url
stringlengths
20
200
date
stringlengths
0
10
title
stringlengths
5
162
content
stringlengths
38
52.9k
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/yeu-nguy-co-gay-rung-nhi-vi
Yếu tố nguy cơ gây rung nhĩ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ Nội Tim mạch và Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Rung nhĩ là một trong những dạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất trên thế giới. Việc phòng bệnh hoặc điều trị tốt bệnh rung nhĩ đóng vai trò quan trọng trong việc tránh được những biến chứng nặng nề mà rung nhĩ có thể gây ra, bao gồm cả đột quỵ. 1. Rung nhĩ là gì? Ở người bình thường, tim gồm có bốn buồng, hai tâm nhĩ ở trên và hai tâm thất lớn hơn nằm bên dưới. Tâm nhĩ phải nhận máu nghèo oxy từ các cơ quan trong cơ thể, đưa xuống tâm thất phải để tống máu lên phổi, nơi xảy ra quá trình trao đổi khí để trở thành máu giàu oxy. Tâm nhĩ trái nhận máu giàu oxy từ phổi và đưa xuống tâm thất trái để đưa máu đi nuôi khắp cơ thể.Sở dĩ có dòng màu luân chuyển được tim là nhờ vào hoạt động co bóp đồng bộ và nhịp nhàng của các buồng tim. Tim có khả năng tự phát xung động nhờ vào nút xoang chủ nhịp nằm trong tâm nhĩ phải, gần với vị trí đổ vào buồng nhĩ phải của tĩnh mạch chủ trên. Xung động do nút xoang phát ra có tần số trung bình khoảng 60 - 100 nhịp / phút và được dẫn truyền đến các thành phần khác trong quả tim thông qua một hệ thống dẫn truyền đến tận từng tế bào cơ tim. Chính nhờ sự phát xung và hệ thống dẫn truyền xung động này mà các buồng tim co bóp đều đặn và thực hiện tốt nhiệm vụ bơm máu đi nuôi cơ thể của mình.Khi có bất thường trong hệ thống phát xung và/ hoặc dẫn truyền xung động, rối loạn nhịp tim sẽ xuất hiện. Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp rất phổ biến trên lâm sàng. Trong bệnh rung nhĩ, nút xoang mất khả năng làm chủ nhịp, thay vào đó nhiều vị trí khác nhau trong buồng nhĩ thay nhau phát xung liên tục kích thích các thớ cơ của tâm nhĩ rung lên. Tần số phát xung tại các điểm trong hai buồng nhĩ rất lớn nhưng không đều, khoảng 350 - 600 nhịp/ phút. Hai tâm nhĩ không co bóp nửa mà chỉ rung lên, vì thế giảm lượng máu xuống tâm thất và tăng lượng máu ứ đọng lại ở buồng tâm nhĩ, kích thích quá trình đông máu dẫn đến việc hình thành các cục máu đông nhỏ trong buồng nhĩ. Ngoài ra, nếu các xung động với tần số nhanh này lan xuống hai tâm thất, sẽ làm tăng tần số nhịp tim, trong trường hợp tần số tim quá nhanh sẽ tạo ra những nhát bóp không hiệu quả (nhát bóp rỗng), làm giảm lượng máu đưa đi nuôi cơ thể, người bệnh có thể bị hạ huyết áp hoặc ngất xỉu.Nhiều thống kê cho thấy trong dân số, số lượng người mắc rung nhĩ rất cao. Bệnh rung nhĩ còn làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ lên đến 5 lần so với những người bình thường và là nguyên nhân cho hơn 25% các trường hợp đột quỵ trên lâm sàng. Bệnh rung nhĩ không thể tự khỏi và thường tiến triển nặng lên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh rung nhĩ còn làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ lên đến 5 lần so với những người bình thường 2. Yếu tố nguy cơ gây rung nhĩ Nguyên nhân trực tiếp và cơ chế xuất hiện rung nhĩ hiện vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Tuy nhiên, các chuyên gia đã đưa ra nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh rung nhĩ. Yếu tố nguy cơ không phải là nguyên nhân gây bệnh, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, đặc biệt là những người có các yếu tố nguy cơ, có khả năng bị bệnh rung nhĩ cao hơn hoặc nếu khi mắc bệnh thì nguy cơ diễn tiến nặng và gặp nhiều biến chứng cũng tăng lên. Một số yếu tố nguy cơ đã được công nhận như:Tuổi: người cao tuổi, nhất là những người trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn trong nhóm các bệnh nhân rung nhĩ so với người trẻ.Bệnh lý tim mạch: Rung nhĩ có mối liên quan chặt chẽ tới bệnh tăng huyết áp. Các bệnh lý liên quan đến hệ động mạch vành, bệnh van tim, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, hoặc sau các phẫu thuật can thiệp lên tim, bệnh tim bẩm sinh cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh rung nhĩ.Bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, lạm dụng chất kích thích làm tăng khả năng bị rung nhĩ.Một số bệnh toàn thân như cường giáp không được phát hiện và kiểm soát tốt cũng tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp nhĩ như nhịp nhanh nhĩ đa ổ, rung nhĩ. Rung nhĩ có mối liên quan chặt chẽ tới bệnh tăng huyết áp 8 dấu hiệu rối loạn nhịp tim
https://tamanhhospital.vn/trat-khop-cung-don/
07/10/2020
Trật khớp cùng đòn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh
Chiếm 9-10% chấn thương vùng vai, hội chứng trật khớp cùng đòn (trật khớp cùng vai đòn) là bệnh lý thường gặp ở nhóm người trẻ tuổi, hoạt động thể thao. Nếu không được điều trị chệch khớp cùng vai đòn kịp thời, chấn thương có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Khớp cùng đòn là gì? Khớp cùng đòn (tiếng Anh làacromioclavicular joint) là một khớp động giữa đầu ngoài xương đòn và mặt trong của mỏm cùng vai, diện khớp được bao phủ bởi sụn sợi. Bao khớp của khớp cùng đòn rất mỏng, tuy nhiên nó được giữ vững bởi ba hệ thống phức hợp dây chằng gồm dây chằng nón, dây chằng thang và dây chằng cùng đòn (là sự dày lên của bao khớp trước trên). Các sợi của cơ delta và cơ thang hòa lẫn vào phần trên dây chằng cùng đòn làm tăng độ vững của khớp. (1) Mục lụcTrật khớp cùng đòn là gì?Nguyên nhân gây sai khớp cùng vai đònDấu hiệu nhận biết sai khớp cùng vai đònPhương pháp chẩn đoán chệch khớp cùng đòn ở vaiPhác đồ điều trịPhòng ngừa bằng cách nào?Trật khớp cùng đòn là gì? Trật khớp cùng đòn (tiếng Anh là Acromioclavicular Joint Dislocation) là chấn thương vùng vai xảy ra khi bệnh nhân té ngã đập vai với tư thế cánh tay áp sát thân mình. Tùy theo độ lệch và tổn thương dây chằng, sai khớp cùng đòn được phân thành 6 cấp độ (theo tác giả Rockwood) (2): Độ I: giãn dây chằng cùng đòn Độ II: đứt dây chằng cùng đòn, giãn dây chằng quạ đòn Độ III: đứt dây chằng quạ đòn, khớp cùng đòn trật hoàn toàn Độ IV: đầu ngoài xương đòn trật ra sau, vào hoặc xuyên qua cơ thang Độ V: đầu ngoài xương đòn di lệch lên trên rất nhiều Độ VI: với phần xương đòn đi lệch xuống dưới mỏm cùng vai hoặc mỏm quạ. Khoảng gian quạ – đòn thu hẹp so với bên lành. Phân loại trật khớp cùng đòn theo Rockwood Nguyên nhân gây sai khớp cùng vai đòn Khớp cùng đòn bị trật xảy ra khi bạn té ngã khiến vai bị va đập. Cơ chế chấn thương có thể trực tiếp hoặc gián tiếp: Cơ chế trực tiếp: Chấn thương xảy ra do người bệnh ngã đập vai trong tư thế khớp vai khép, làm mỏm cùng vai bị đẩy vào trong và xuống dưới. Cơ chế gián tiếp: Người bệnh ngã chống tay khiến lực truyền dọc theo trục xương cánh tay đến khớp cùng đòn. Cơ chế di lệch trong chấn thương gián tiếp Dấu hiệu nhận biết sai khớp cùng vai đòn Tương tự như các chấn thương trật khớp khác, người bị sai khớp cùng đòn có thể gặp các triệu chứng (3) bao gồm: Đau và hạn chế vận động khớp vai; Vai bên chấn thương xệ xuống, đầu ngoài xương đòn nhô lên khỏi mỏm cùng vai; Dấu hiệu phím đàn: Dễ dàng ấn xương đòn về vị trí ban đầu, nhưng khi bỏ tay ra đầu ngoài xương đòn lại nhô lên; Phần vai chấn thương bị sưng, bầm tím, đau đớn. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào như nêu trên, người bệnh cần được thăm khám để chẩn đoán chính xác bệnh lý, từ đó điều trị kịp thời, dứt điểm, tránh những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Ngoài ra, nếu bạn có dấu hiệu chệch vai, hãy đọc ngay bài viết chệch khớp vai ngay nhé! Hình ảnh lâm sàng của chấn thương, đầu ngoài xương đòn bị nhô lên khỏi mỏm cùng vai Phương pháp chẩn đoán chệch khớp cùng đòn ở vai Việc chẩn đoán các chấn thương khớp cùng đòn dựa trên những dấu hiệu lâm sàng và thực hiện chụp X-quang để có thể đưa ra kết luận chính xác. Chụp X-quang khớp vai 3 tư thế: X-quang vai thẳng, X-quang xương bả vai chữ Y và X-quang nách. X-quang Zanca: Tương tự như X-quang vai thẳng, nhưng đầu phát tia chếch 10 độ về phía đầu. Kỹ thuật này giúp quan sát đầu khớp cùng đòn tốt hơn. Chụp phim X-quang stress (X-quang thẳng với tay đeo tạ 4 – 6kg và so sánh 2 bên) Mỗi mức độ tổn thương khác nhau sẽ có những biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng riêng biệt, cụ thể như sau: Mức độ tổn thương Biểu hiện lâm sàn Biểu hiện trên phim X-quang I Đau khớp cùng quạ đòn, hạn chế vận động vai. Không đau vùng gian – quạ đòn Không thấy biểu hiện bất thường II Đầu ngoài xương đòn nhô lên một chút so với mỏm cùng vai; Dấu hiệu phím đàn; Ấn đau vùng gian quạ – đòn Đầu ngoài xương đòn hơi nhô cao, khớp cùng đòn giãn rộng; X – quang stress: không thây thay đổi so với bên lành III Đầu ngoài xương đòn nhô lên rõ rệt hơn mức độ II, gồ lên mặt da Đầu xương đòn nhô cao so với mỏm cùng vai; X – quang stress: khoảng gian quạ – đòn tăng lên 25% 100% so với bên lành IV Mức độ đau hơn mức độ III, đầu ngoài xương đòn trật ra sau so với mỏm cùng vai. X – quang nách hoặc CT – scan: đầu ngoài xương đòn di lệch ra sau V Tương tự như loại III nhưng mức độ nặng hơn rất nhiều Da bị gồ lên rất nhiều Khoảng gian quạ đòn tăng lên 100% 300% so với bên lành VI Vai phẳng, mỏm cùng vai nhô lên rõ Có thể có gãy xương đòn, xương sườn hoặc tổn thương đám rối cánh tay kèm theo Có 2 trường hợp: Đầu ngoài xương đòn trật nằm dưới mỏm cùng vai và dưới mỏm quạ Phác đồ điều trị Tùy theo mức độ tổn thương và nhu cầu của người bệnh, bác sĩ điều trị có thể chọn phương pháp điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. (4) Phương pháp điều trị bảo tồn được chỉ định đối với tổn thương mức độ I, II và bệnh nhân tổn thương mức độ III nhưng có nhu cầu vận động ít. Cách thức điều trị đối với phương pháp này là: Nghỉ ngơi, chườm đá; Đeo túi treo tay 4-6 tuần; Tập phục hồi chức năng: 4-6 tuần đầu tập tầm vận động thụ động khớp vai, sau đó tập tầm vận động chủ động, tăng sức cơ. Đối với những trường hợp tổn thương mức độ III nhưng bệnh nhân còn trẻ, có nhu cầu vận động nhiều và những trường hợp nặng hơn, mức độ tổn thương ở loại IV, V, VI, phương pháp phẫu thuật sẽ hiệu quả hơn, cụ thể các kỹ thuật thực hiện gồm: Phẫu thuật cố định khớp cùng đòn; Cố định xương đòn vào mỏm quạ; Tái tạo dây chằng quạ đòn bằng gân tự thân hoặc gân đồng loại, chuyển dây chằng quạ cùng thành dây chằng quạ đòn; Phẫu thuật nội soi cố định quạ – đòn. Phòng ngừa bằng cách nào? Để phòng ngừa chấn thương trật khớp cùng đòn, theo Bác sĩ Vũ Tú Nam, trong sinh hoạt thường ngày bạn cần lưu ý: Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, đúng cách; Tham gia giao thông có ý thức, đúng luật, đi lại cẩn thận; Tham gia tuyên truyền, giáo dục về luật giao thông và lao động để mọi người có thể tự bảo vệ bản thân; Tìm hiểu cách sơ cứu tại chỗ cơ bản các trường hợp chấn thương. Khi gặp bất kỳ khó khăn hay trường hợp khẩn cấp nào, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn cụ thể. Những kiến thức sơ cứu tại chỗ cơ bản sẽ giúp người bệnh bảo vệ bản thân, hạn chế những biến chứng do chấn thương gây nên Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ: HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858 TP.HCM: 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh Hotline: 0287 102 6789 – 093 180 6858 Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh Trật khớp cùng đòn là một trong những chấn thương vai phổ biến nhất. Nếu bạn phát hiện những dấu hiệu hay các cơn đau bất thường ở vai thì cần đến ngay cơ quan y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị. Thảo Nguyễn
https://suckhoedoisong.vn/chan-doan-khoi-u-o-tim-169164319.htm
08-10-2019
Chẩn đoán khối u ở tim
( Trần Đình Long - Đà Nẵng) U nhầy tim thường là một khối u có cuống cắm vào bất kỳ vị trí nào từ trong lòng quả tim. Cuống khối u có thể ở tâm nhĩ, tâm thất hoặc ở trên van tim. Khối u có thể lớn trên 10cm đường kính nhưng thông thường độ 5 - 6cm, bao bọc quanh khối u là các tế bào viêm, huyết khối. Trong thực tế hay gặp u nhầy ở tâm nhĩ và nhĩ trái chiếm đến 90%, cuống của nó xuất phát từ vách liên nhĩ. Bệnh này hay gặp ở nữ giới (gấp 2 - 3 lần so với nam) và hiếm thấy ở trẻ em. Khối u này nằm trong lòng của các buồng tim gây cản trở dòng máu lưu chuyển trong tim và gây ra triệu chứng tương ứng. Chúng ta biết quả tim là một khối cơ có chức năng cơ bản là co bóp và màng ngoài tim bao bọc. Khối u của tim đều xuất phát từ 2 phần này: tim và màng tim. Biểu hiện lâm sàng của khối u tim cũng tùy vào mức độ ảnh hưởng của khối u trên cấu trúc màng tim hay tim, nếu ảnh hưởng đến màng tim sẽ có những triệu chứng của viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng ngoài tim (biểu hiện đau ngực, khó thở, biến đổi huyết áp…). Nếu ở tim sẽ dẫn đến loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền điện học của tim, các triệu chứng của mạch vành (từ thiếu máu cơ tim đến nhồi máu cơ tim), kể cả các triệu chứng của tổn thương van tim. Tất nhiên còn có những triệu chứng toàn thân như sốt, sụt cân, khó thở, thiếu máu… Các triệu chứng vừa nêu ở trên rõ ràng là không điển hình, nó có mặt ở phần lớn các bệnh tim mạch với xét nghiệm thường không ghi nhận bất thường (ngoài biểu hiện của phản ứng viêm). Muốn chẩn đoán chính xác bệnh u của tim chỉ cần làm siêu âm tim hoặc cao cấp hơn là thông tim (trên DSA). Riêng X-quang hoặc đo điện tâm đồ sẽ không đặc trưng mà chỉ có ý nghĩa gợi ý mà thôi..
https://dantri.com.vn/suc-khoe/chuyen-quyen-luc-tren-giuong-20151029151708451.htm
20151029
Chuyện “quyền lực” trên giường
Bắt đầu với “ảnh hưởng” nắm bắt được. Không khó đoán, đa phần, quyền chỉ trỏ thuộc về các ông. Màn đổi ngôi sang bà, ngày xưa hơi biệt lệ, nhưng nay không có gì quá sửng sốt. Cần mở ngoặc việc trao “quyền trượng” này không hoàn toàn mang ý nghĩ truất phế mà có thể đơn giản đó là cách ông buông rèm nhiếp chính hay tạo cơ hội chung vai sát cánh cho bà. Dù ông hay bà, một khi “quyền” được xác lập thì mọi sự trên giường phải tuân theo, hình thức này hay hình thức khác. Một ông chồng lăng xăng trông có vẻ sinh sát thật tình là đang dõi theo ánh mắt hài lòng của vợ mà hành sự. Cùng kịch bản, vẻ “ăn tươi nuốt sống” có thể không thật sự phản ảnh dục tình của cô vợ mà thực bụng cô đang chiều theo bóng tùng quân. Dù ông hay bà khoác long bào có vẻ không phải vấn đề gì lớn, chỉ phiền khi “ảnh hưởng” thật sự lại nằm trong tay kẻ khác. Cô vợ cố công chiều chuộng để giữ chân chồng, bản thân ông cũng sốt sắng vải thưa che mắt thánh, rốt cuộc chính cái “phòng nhì” mới thực sự khuynh loát chuyện ấy của đôi uyên ương. Nhận lệnh “quân pháp bất vị thân” kiếm bằng được thằng cháu đích tôn nên chung quy xoay xở trên giường của đôi vợ chồng son do bà mẹ chồng xếp sắp. Cám cảnh hơn là những đôi vợ chồng mong khởi sắc phòng the, chữa chạy chăn gối mà đồng lòng ăn nằm theo sách vở, chỉ bảo của ai đó. Câu hỏi là cầm lên đặt xuống với “quyền lực” làm gì bởi dù là giường chiếu cũng không thể để chúng rơi vào tình trạng “vô chính phủ”? Không sai, chỉ hiềm khi chiếc gậy chỉ huy thay vì dẫn dắt lại trở đầu thọc bánh xe tình dục. Nhắc lại, “ảnh hưởng” trên giường không phải lúc nào cũng mang bộ mặt sắt đá mà lắm khi chúng khá dễ thương, dễ mến, vấn đề là dễ mến vẫn có thể... vô duyên lúc nào đó. Anh chồng mê mải làm đẹp lòng vợ, sẵn lòng xếp thứ quyền lợi của mình nên rốt cuộc giường chiếu rơi vào cảnh khập khiễng, đi không ra đi, chạy không ra chạy. Cũng vậy với cô vợ hết lòng thượng tôn đặc lợi cho chồng, khiến chẳng những gối chăn nửa nạc nửa mỡ mà kẻ chịu thương chịu khó cũng phải mắc nạn lây trầm uất, lãnh cảm. Với những loại quyền “trên trời rớt xuống” càng cần xem xét. Điển hình với những đôi vợ chồng lên giường kiểu “thị phạm” từ băng hình, trang mạng. Nhận ra “quyền lực” lỗi thời thì việc phải làm là thay đổi hoặc biến cãi nó. Đừng cho rằng đây là việc nâng quan điểm thái quá với chuyện giường nhà. Hãy thử nghĩ tới có thể bạn không khó nhận ra bấy lâu mình và người bạn đời chỉ cốt giữ cho giường chiếu tồn tại chứ không phát triển. Nếu đặt hạnh phúc gối chăn làm đầu thì cú vặn mình này, thật ra, khá nhẹ nhàng. Theo BS. Đỗ Minh Tuấn Sức khoẻ & Đời sống
https://suckhoedoisong.vn/tam-quan-trong-cua-tiem-nhac-phong-bach-hau-ho-ga-uon-van-bai-liet-cho-tre-4-6-tuoi-169211020092540605.htm
20-10-2021
Tầm quan trọng của tiêm nhắc phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt cho trẻ 4-6 tuổi
Kháng thể đối với bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt không tồn tại suốt đời mà sẽ giảm dần theo thời gian. Trong giai đoạn 4-6 tuổi, trẻ cần được tiêm nhắc để tăng khả năng bảo vệ trước 4 bệnh nguy hiểm trên. Hiểu đúng việc tiêm nhắc các loại vắc-xin cho trẻ SKĐS - Tiêm nhắc vắc-xin sẽ giúp hệ miễn dịch tái sản xuất lượng kháng thể mà trước đó đã được tạo ra sau đợt chủng ngừa cơ bản đầu tiên cho trẻ. Xem thêm video đang được quan tâm 6 biện pháp đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 PL Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://suckhoedoisong.vn/tre-viem-tieu-phe-quan-co-nen-dung-thuoc-khang-sinh-169240426103357842.htm
02-05-2024
Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?
1. Viêm tiểu phế quản là gì? Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ em dưới 24 tháng tuổi, đa số dưới 12 tháng tuổi, đỉnh điểm là 2-6 tháng. Nguyên nhân của viêm tiểu phế quản là RSV - một loại virus hợp bào hô hấp. Ngoài ra còn có các tác nhân khác. RSV thường lây qua đường hô hấp, giọt tiết từ người nhiễm bệnh và lây cho người lành. Bệnh thường khởi đầu bằng các triệu chứng ho, sốt, sổ mũi… sau đó 1-2 ngày sẽ khò khè, thở nhanh, thở co lõm ngực, quấy khóc, bỏ bú…và có thể tím tái, lừ đừ. Khám sẽ thấy rale ẩm và rale ngáy… Tất cả trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu chẩn đoán viêm tiểu phế quản bác sĩ sẽ khuyên nhập viện theo dõi vì nhóm tuổi này nguy cơ trở nặng tại nhà. Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vì vậy, khi thấy bé có dấu hiệu ho, khò khè, thở nhanh hơn bình thường, mệt mỏi, bỏ bú… đều phải đi khám trực tiếp bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị phù hợp. Việc khám sớm giúp bé có thể điều trị sớm, tránh bệnh tiến triển nặng. 2. Viêm tiểu phế quản có nên dùng kháng sinh ? RSV là siêu vi, nên về nguyên tắc, hiện nay chỉ khuyến cáo điều trị hỗ trợ không gồm thuốc kháng sinh, không thuốc giãn phế quản vì cơ chế gây khò khè của RSV khác với trong bệnh hen suyễn, chỉ là hạ sốt, bù nước, theo dõi các biến chứng suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm phổi… Tuy nhiên, có thể sử dụng kháng sinh trong trường hợp bác sĩ khám ghi nhận có thể có nhiễm trùng đi kèm nhiễm RSV hoặc có suy hô hấp. Nếu bé được kê kháng sinh thì cha mẹ cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để nắm rõ về liều lượng, cách cho trẻ uống thuốc và khi nào thì ngưng. 3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ viêm tiểu phế quản tại nhà - Đầu tiên đó chính là bù đủ nước: Viêm tiểu phế quản thường gây sốt, thở nhanh… nên bé sẽ mất nước nhiều hơn bình thường. Có nhiều bé mất nước rất nặng, da khô, mệt nhiều... nên ở nhà nếu bé bị bệnh về hô hấp nói chung, không riêng viêm tiểu phế quản cần cho trẻ uống nhiều nước. Nước còn có tác dụng làm loãng đàm rất tốt, giúp bé dễ dàng tống xuất đàm hoặc nuốt xuống, tránh vướng cổ gây kích thích và gây ho - Thứ hai là thông thoáng đường thở bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9%: Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi, họng cho thông thoáng đường thở, giúp bé thở và trao đổi khí tốt hơn. - Thứ ba đó là siro ho : Cần lưu ý, một số loại siro ho có tác dụng ức chế ho thì không nên dùng vì việc ức chế ho sẽ gây tắc đàm nhớt trong phổi bé, gây xẹp phổi và biến chứng nặng nề hơn. Nếu trẻ trên 12 tháng tuổi thì mật ong hỗ trợ ho rất tốt. Việc dùng thuốc kháng sinh, thuốc khí dung hay corticoid cho bé đều phải do bác sĩ chỉ định. - Thứ tư đó là hạ sốt nếu như có sốt >38 độ C (kẹp nách) với liều paracetamol 15mg/kg mỗi 4-6 tiếng/lần và một ngày không được quá 4 liều. Việc hạ sốt giúp bé đỡ mệt hơn, đỡ mất nước hơn. - Cuối cùng, những thuốc như phun khí dung, giãn phế quản, kháng sinh hay corticoid… đều không được khuyến cáo dùng thường quy trong viêm tiểu phế quản. Tuy nhiên, thực tế mỗi bé khác nhau sẽ có điều trị khác nhau và một số trường hợp việc dùng thuốc kháng sinh hay corticoid cho bé đều phải do bác sĩ chỉ định. Thường các bé mức độ nhẹ sẽ tái khám sau 2-3 ngày. Nếu bé bỏ bú, sốt cao, thở mệt, tím tái… cha mẹ cần cho bé tái khám ngay. 4. Làm gì để phòng ngừa viêm tiểu phế quản? - Vệ sinh cá nhân và môi trường sống. - Người lớn hút thuốc lá là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trẻ bị viêm phổi hay các bệnh hô hấp. - Tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là cúm hàng năm cho trẻ từ 6 tháng tuổi... Trẻ mắc viêm tiểu phế quản khi nào cần gặp bác sĩ? SKĐS - Viêm tiểu phế quản ở trẻ là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nguyên nhân phổ biến là do virus gây ra. Vào mùa đông và thời gian đầu của mùa xuân, khi thời tiết ở miền Bắc lạnh và ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Mời xem thêm video được quan tâm: Người viêm họng nên ăn và kiêng thực phẩm nào? | SKĐS BS. CKI. Nguyễn Thanh Sang Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hau-het-chan-thuong-so-nao-o-tre-em-deu-xay-ra-tai-nha-vi
Hầu hết chấn thương sọ não ở trẻ em đều xảy ra tại nhà
Hơn 4 triệu trẻ mỗi năm bị chấn thương sọ não và điều ngạc nhiên là nguyên nhân phổ biến nhất gây chấn thương sọ não ở trẻ dưới 5 tuổi là do trẻ bị ngã tại nhà đập đầu vào đồ đạc và vật dụng trong nhà như trẻ bị ngã cầu thang, sàn nhà, giường, tường, bàn và ghế. 1. Chấn thương sọ não ở trẻ là gì? Chấn thương đầu còn thường được gọi là chấn thương sọ não (Traumatic brain injury - TBI), tùy thuộc vào mức độ chấn thương chấn thương sọ não có thể nhẹ như một vết sưng, bầm tím hoặc có vết xước trên đầu. Cũng có thể là một chấn động, một vết cắt sâu hoặc vết thương hở, vỡ xương sọ, chảy máu trong hoặc tổn thương não.Các loại chấn thương đầu bao gồm:Chấn động não: Não bộ bị xê dịch, rung lắc quá mạnh gây nên những vi tổn thương. Bệnh nhi thường bị ảnh hưởng đến tuần hoàn và dịch ngoại bào giữa các khoang và tế bào thần kinh.Giập não: Khi có chấn động quá mạnh, tế bào não có thể bị dập một phần, tổ chức não bị phù nề và nhiều tế bào thần kinh gặp phải tình trạng nửa sống nửa chết.Máu tụ nội sọ: Là thể nặng nhất trong chấn thương sọ não, có thể gây tử vong ngay nếu ổ chảy máu nhiều và lớn. Máu tụ nội sọ là thể nặng nhất trong chấn thương sọ não 2. Nguyên nhân của chấn thương sọ não ở trẻ Các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ chấn thương sọ não cao nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ sơ sinh bị chấn thương sọ não thường gặp nhất là do ngã. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây chấn thương sọ não ở trẻ, bao gồm:Chấn thương thể thaoTai nạn xe cơ giới hoặc bị xe tông khi đang đi bộTrẻ bị ngược đãi... 3. Triệu chứng của chấn thương sọ não ở trẻ Các triệu chứng của chấn thương sọ não ở mỗi trẻ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Các triệu chứng của chấn thương đầu nhẹ có thể bao gồm:Trẻ quấy khóc, vật vã hoặc lừ đừ, rể rỉ, bỏ bú.Nôn hoặc buồn nôn nhiều lần ngay cả khi không ăn gì.Ở trẻ lớn hơn, sẽ thấy trẻ than đau đầuTrường hợp nặng, tổn thương trong sọ, có thể nhận biết các dấu hiệu thần kinh như co giật, yếu liệt chân, giãn đồng tử, hôn mê, gọi không tỉnh dậy, chảy máu hoặc chảy dịch từ lỗ tai... Các triệu chứng của chấn thương sọ não ở mỗi trẻ khác nhau 4. Xử lý trẻ bị chấn thương sọ não như thế nào? Nếu trẻ nhỏ bị ngã hoặc va đập mạnh kèm theo những triệu chứng trên, phụ huynh cần biết những bước xử lý ban đầu trong lúc chờ đợi xe cứu cấp.Khuyến khích trẻ bị thương giảm thiểu mọi cử động ở đầu hoặc cổ. Trong trường hợp, vết thương trên đầu bị chảy máu nhiều, cần cầm máu vết thương bằng cách ấn trực tiếp và băng. Trấn an trẻ và cố gắng giữ bình tĩnh.Trong quá trình vận chuyển nạn nhân, cho trẻ nằm ngửa, đầu nghiêng về một bên và không gối cao. Cần cho trẻ nằm trên ván cứng để tránh tổn thương cột sống và biến chứng tủy sống.Tuyệt đối không để bệnh nhân đi bộ, ngồi dậy hay vận động mạnh.Đưa trẻ đến bệnh viện đa khoa gần nhất có khoa chấn thương, ngoại thần kinh, phòng hồi sức cấp cứu để thăm khám và chẩn đoán sơ bộ. 5. Phòng ngừa té ngã gây chấn thương sọ não ở trẻ Trẻ em thường rất hiếu động, nghịch ngợm nên trong quá trình vui chơi, trẻ có thể gặp phải các chấn thương, va đập, ngã từ trên cao...Vì thế để phòng ngừa té ngã gây chấn thương sọ não ở trẻ cha mẹ cần chú ý.Phải luôn có người quan sát trẻ nhỏ, hạn chế cho trẻ chơi đùa ở những nơi cầu thang, ban công... không có thanh bảo vệ. Sắp xếp hoặc sửa đổi để đảm bảo môi trường vui chơi an toàn cho trẻ em.Kiểm tra việc sử dụng dây an toàn khi trẻ ngồi trên bất kỳ phương tiện nàoĐảm bảo trẻ em đội mũ bảo hiểm khi chơi thể thao, đi xe đạp, trượt patin, trượt ván hoặc trượt tuyết.Tùy từng trường hợp chấn thương nặng hay nhẹ bác sĩ sẽ quyết định phương án điều trị phù hợp nhất. Nếu bạn nghi ngờ còn bạn bị chấn thương sọ não có thể đưa trẻ đến khám tại Khoa Nhi tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.Khoa Nhi tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã tiếp nhận nhiều ca chấn thương sọ não ở trẻ và đã có những xử lý kịp thời, hạn chế tối thiểu biến chứng để lại. Tại đây, trẻ sẽ được các chuyên gia hàng đầu thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị chặt chẽ, tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện trên 7 lĩnh vực: vận động tinh, vận động thô, ngôn ngữ, giác quan, nhận thức, cảm xúc - xã hội, phát triển cá nhân. Phải luôn có người quan sát trẻ nhỏ, hạn chế cho trẻ chơi đùa ở những nơi cầu thang, ban công Nguồn tham khảo: babycenter.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-xuat-hien-bach-cau-ai-toan-tai-thuc-quan-vi
Nguyên nhân xuất hiện bạch cầu ái toan tại thực quản
Bài viết được viết bởi ThS, BS. Mai Viễn Phương, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Khi cơ thể phơi nhiễm với yếu tố dị nguyên sẽ xuất hiện bạch cầu ái toan tại thực quản, ống tiêu hóa, ruột non. Viêm thực quản do bạch cầu ái toan là tình trạng thâm nhiễm bạch cầu ái toan tại thực quản gây ra các triệu chứng lâm sàng. Bệnh lý này đặc trưng với các vòng tròn đồng tâm xuất hiện ở thực quản trên quan sát nội soi, bệnh có thể gây các triệu chứng nuốt khó, nuốt nghẹn và các biến chứng hẹp, thủng thực quản. 1. Thực quản là gì? Thực quản nằm ở đâu? Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa dẫn thức ăn từ hầu đến dạ dày, dài khoảng 25cm, tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẻo, có hình dẹt vì các thành áp sát vào nhau và có hình ống khi nuốt thức ăn. Phía trên thực quản nối với hầu ngang mức đốt sống cổ 6, phía dưới thông dạ dày ở tâm vị, ngang mức đốt sống ngực 10. Thực quản nằm ở phía sau khí quản, đi xuống vùng trung thất sau, nằm ở phía sau tim và trước động mạch chủ ngực, xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày. Hình 1: Vị trí của thực quản trong lồng ngực Hình 2: Hình ảnh nội soi của thực quản bình thường 2. Bạch cầu ái toan là gì? Eosinophils là một trong những thành phần của bạch cầu được sản sinh từ tủy xương và là một trong những tế bào có vai trò thúc đẩy tiến trình viêm, đặc biệt các phản ứng viêm dị ứng. Do vậy, một số lượng lớn eosin có thể tích tụ trong các mô như là thực quản, dạ dày, ruột non và đôi khi trong máu khi những cá nhân đó phơi nhiễm với yếu tố dị nguyên.Bạch cầu ái toan nói riêng và các loại bạch cầu nói chung đều có những đặc điểm sau:Xuyên mạch: Có khả năng thay đổi hình dạng, xuyên qua vách giữa các tế bào để di chuyển tới những nơi cần bạch cầu.Chuyển động: Có khả năng chuyển động bằng chân giả (giống amip) với tốc độ 40 mm/phút.Có đáp ứng với các kích thích hoá ứng động và nhiệt ứng động: Khi có những chất do mô viêm sản xuất hoặc do vi khuẩn tạo ra hoặc có những chất hoá học đưa từ ngoài vào cơ thể, thu hút bạch cầu ái toan đến, hoặc xua đuổi bạch cầu ra xa hơn.Thực bào: Có khả năng thực bào, ẩm bào. Tuy nhiên khả năng thực bào của bạch cầu ái toan yếu. Hình 3: Bạch cầu ái toan có vai trò rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch 3. Bạch cầu ái toan ở ống tiêu hóa Trong điều kiện bình thường, bạch cầu ái toan (BCAT) có thể gặp ở các đoạn khác nhau của đường tiêu hóa, trừ thực quản. Các tế bào này đóng vai trò quan trọng trong cơ chế miễn dịch bẩm sinh với chức năng bảo vệ chống lại các tác nhân tấn công khác nhau. Tình trạng tăng bạch cầu ái toan ở đường tiêu hóa có thể gặp trong nhiều bệnh như nhiễm khuẩn, kí sinh trùng các bệnh lý viêm ruột mạn tính, hội chứng tăng bạch cầu ái toan, các bệnh lý mô liên kết, tăng sinh tủy ác tính, mẫn cảm với các thuốc. Nếu không phải do các nguyên nhân kể trên, cần xem xét đó có phải là viêm đường tiêu hóa do bạch cầu ái toan hay không. Đây là một bệnh chẩn đoán chủ yếu dựa vào mô bệnh học với tình trạng tăng số lượng BCAT ở mảnh sinh thiết niêm mạc đường tiêu hóa và loại trừ các nguyên nhân gây tăng BCAT tại chỗ. 4. Tăng bạch cầu ái toan ở thực quản có thể gặp trong những bệnh lý nào? Bình thường, niêm mạc thực quản có thể có một số tế bào lympho nhưng không có bạch cầu ái toan. Khi có tình trạng viêm do dị ứng, tế bào biểu mô của lớp niêm mạc sẽ tăng sản và bắt đầu xuất hiện bạch cầu ái toan. Tình trạng xuất hiện bạch cầu ái toan ở lớp biểu mô thực quản được gọi là tăng bạch cầu ái toan ở thực quản.Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào kết quả mô bệnh học, không thể khẳng định chẩn đoán viêm thực quản do bạch cầu ái toan (VTQDBCAT). Tình trạng này còn có thể gặp trong các bệnh lý khác tại thực quản như trào ngược dạ dày thực quản (GERD), tăng bạch cầu ái toan do đáp ứng với thuốc ức chế bơm proton (proton pump inhibitor responsive esophageal eosinophilia - PPI REE), co thắt tâm vị hoặc một số bệnh lý ngoài thực quản như bệnh Celiac, Crohn, nhiễm trùng, hội chứng tăng bạch cầu ái toan, tăng nhạy cảm với thuốc, viêm mạch, pemphigus, các bệnh lý mô liên kết, thải ghép.... Năm 2007, trong đồng thuận đầu tiên trên thế giới về VTQDBCAT chưa nêu được rõ ràng định nghĩa của bệnh lý này nhưng đến đồng thuận thứ hai ra đời năm 2011, VTQDBCAT được định nghĩa là bệnh lý thực quản mạn tính do cơ chế miễn dịch/kháng nguyên đặc trưng bởi các triệu chứng liên quan đến rối loạn chức năng thực quản và tình trạng viêm với sự xuất hiện chủ yếu của bạch cầu ái toan trên mô bệnh học. Định nghĩa này vẫn được đồng thuận trong các khuyến cáo tiếp theo của Hội Tiêu hóa Mỹ năm 2013 và Hội Tiêu hóa châu Âu năm 2017.Khuyến cáo của Hội Tiêu hóa Mỹ năm 2013 đã nhấn mạnh nếu tăng BCAT tìm thấy ở thực quản cần đặt ra 3 khả năng thường gặp: VTQTCAT, viêm thực quản trào ngược (GERD) và tăng BCAT thực quản đáp ứng với thuốc kháng tiết axít PPI (viết tắt là PPI-REE). 5. Bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan Viêm thực quản do bạch cầu ái toan (VTQDBCAT – Eosinophil Esophagitis - EoE) là tình trạng thâm nhiễm bạch cầu ái toan tại thực quản gây ra các triệu chứng lâm sàng. Bệnh lý này đặc trưng với các vòng tròn đồng tâm xuất hiện ở thực quản trên quan sát nội soi, bệnh có thể gây các triệu chứng nuốt khó, nuốt nghẹn và các biến chứng hẹp, thủng thực quản. Hình 4: Viêm thực quản do bạch cầu ái toan gây ảnh hưởng đến vận động thực quản 6. Bệnh lý viêm thực quản trào ngược Viêm thực quản là tình trạng viêm lớp niêm mạc lót bên trong lòng thực quản, đoạn ống tiêu hóa nối từ họng đến dạ dày có chức năng đưa thức ăn vào cơ thể. Bệnh có thể do trào ngược axit, nhiễm trùng, phản ứng phụ của một số sản phẩm thuốc hoặc dị ứng thực phẩm khiến cho người bệnh khó nuốt, đau tức phần ngực. Hình 5: Bệnh lý viêm thực quản trào ngược cũng gây nên tình trạng xuất hiện bạch cầu ái toan tại thực quản 7. Tăng BCAT thực quản đáp ứng với thuốc kháng tiết axít PPI (Proton Pump Inhibitor – Responsive Esophageal Eosinophilia, PPI-REE) Trong giai đoạn từ 1993 đến 2008, bệnh lý viêm thực quản do bạch cầu ái toan (EoE) và GERD được coi là những thực thể riêng biệt: Tăng bạch cầu ái toan thực quản khi tiếp xúc với tình trạng tăng axit ở thực quản khi theo dõi pH thực quản hoặc đáp ứng với liệu pháp ức chế bơm proton (PPI – thuốc kháng tiết axit) sẽ được chẩn đoán là GERD, trong khi theo dõi pH bình thường hoặc không đáp ứng với PPI sẽ được chẩn đoán là EoE. Các hướng dẫn cập nhật vào năm 2011 đã mô tả một kiểu hình mới, tăng bạch cầu ái toan thực quản đáp ứng với chất ức chế bơm proton (PPI-REE), đề cập đến những bệnh nhân dường như có EoE trên lâm sàng, nhưng đã thuyên giảm hoàn toàn sau khi điều trị bằng PPI. Hiện tại,PPI-REE phải được loại trừ chính thức trước khi chẩn đoán EoE, vì 30-40% bệnh nhân nghi ngờ EoE cuối cùng được chẩn đoán với PPI-REE.Điều thú vị là PPI-REE và EoE vẫn không thể phân biệt được dựa trên các phát hiện lâm sàng, nội soi và mô học, theo dõi pH thực quản, và đo lường các dấu hiệu mô học và cytokine liên quan đến viêm bạch cầu ái toan, khả năng ức chế axit của liệu pháp PPI, đang trở nên lỗi thời. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy PPI-REE không thể phân biệt được về mặt di truyền và kiểu hình với EoE và liệu pháp PPI đơn thuần có thể đảo ngược hoàn toàn các triệu chứng viêm dị ứng. Như vậy, PPI-REE có thể tạo thành một kiểu phụ của EoE và liệu pháp PPI có thể là bước điều trị đầu tiên và chế độ ăn kiêng / steroid có thể đại diện cho liệu pháp nâng cao. Có thể, thuật ngữ PPI-REE sẽ sớm được thay thế bằng EoE đáp ứng PPI. Cơ chế tại sao một số bệnh nhân đáp ứng với liệu pháp PPI (PPI-REE) trong khi những người khác thì không (EoE), vẫn còn được làm sáng tỏ.Rất nhiều nghiên cứu đã cố gắng tìm ra cách để chẩn đoán phân biệt giữa PPI-REE và VTQDBCAT. Cả hai bệnh lý đều có những đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học khá tương đồng. Bản thân thuốc kháng tiết axít cũng có tác dụng chống viêm và một số nghiên cứu gần đây cho thấy điều trị PPI giúp làm giảm tình trạng viêm do cơ chế miễn dịch qua yếu tố Th2 ở bệnh nhân PPI-REE tương tự như sự thuyên giảm của bệnh nhânVTQDBCAT khi điều trị steroid tại chỗ.Có một số đặc điểm có thể giúp phân biệt GERD và VTQTBCAT. Đặc điểm khác biệt thường gặp là kết quả đo pH thực quản của VTQTBCAAT sẽ bình thường, còn GERD sẽ có kết quả bất thường, bệnh nhân GERD sẽ có đáp ứng tốt với thuốc kháng tiết axit, còn bệnh nhân VTQTBCAT hầu như không đáp ứng điều trị với thuốc này. Hình ảnh nội soi của VTQTBCAT với hình ảnh đặc trưng và các vòng tròn đồng tâm của thực quản, dưới kính hiển vi sẽ thấy có nhiều bạch cầu ái toan (nhiều hơn 15 bạch cầu ái toan trên 1 quang trường), còn đối với bệnh nhân GERD, chủ yếu là hình ảnh các vết xước trên đường Z và có rất ít bạch cầu ái toan (ít hơn 5 bạch cầu ái toan/ 1 quang trường). Tuy nhiên cần lưu ý cả GERD và VTQDBCAT đều hay gặp ở bệnh nhân trẻ và đôi khi có thể cùng xuất hiện trên một bệnh nhân. Ở bệnh nhân có rối loạn chức năng thực quản đã được thiết lập chẩn đoán GERD bằng nội soi hoặc đo pH, vẫn chưa thể loại trừ hoàn toàn VTQDBCAT. Mối quan hệ giữa GERD và VTQDBCAT khá phức tạp và có thể là tác động qua lại hai chiều. Giả thuyết được đặt ra là khi bệnh nhân mắc GERD, tính thẩm của niêm mạc thực quản thay đổi dẫn đến dễ bị tác động bởi các dị nguyên và hoạt hóa phản ứng miễn dịch hơn. Ngược lại, ở bệnh nhân VTQDBCAT, có tình trạng tăng nhạycảm với sự xuất hiện của acid trên niêm mạc thực quản so với những người khỏe mạnh. Do vậy,VTQDBCAT cũng có thể tạo ra các thay đổi về cấu trúc và chức năng ở thực quản và gây ra GERD thứ phát.Để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý, bao gồm:Gói khám sức khỏe tổng quát VipGói khám sức khỏe tổng quát tiêu chuẩnKết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội. Tài liệu tham khảoLandres RT, Kuster GG, Strum WB (1978). Eosinophilic esophagitis in a patient with vigorous achalasia. Gastroenterology, 74(6): 1298 - 1301. 2. Lucendo AJ và cộng sự (2017). Guidelines on Esophageal eosinophiliaevidence based statements and recommendations for diagnosis and management in children and adults. United European Gastroenterol J, 5(3): 335-58. 3. Straumann A, Spichtin HP, Bernoulli Rvà cộng sự (1994). Idiopathic eosinophilic esophagitis: a frequently overlooked disease with typical clinical aspects and discrete endoscopic findings. Schweiz Med Wochenschr, 124: 1419 -29.Hirano I, Moy N và cộng sự (2013). Endoscopic assessment of the esophagus features of eosinophilic oesophagitis: validation of a novel classification and grading system. Gut, 62(4),: 489 -95
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/soi-mat-nhung-dieu-can-biet-vi
Sỏi mật: Những điều cần biết
Bài viết được viết bởi Bác sĩ Đặng Anh Sơn - Khoa cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Sỏi mật là chất cặn cứng của dịch tiêu hóa có thể hình thành trong túi mật. Túi mật là một cơ quan nhỏ, hình quả lê nằm ở bên phải bụng, ngay bên dưới gan. Túi mật chứa một chất lỏng tiêu hóa được gọi là mật được tiết vào ruột non. Sỏi mật có kích thước từ nhỏ bằng hạt cát đến lớn bằng quả bóng gôn. Một số người chỉ phát triển một viên sỏi mật, trong khi những người khác phát triển nhiều viên sỏi mật cùng một lúc.Những người gặp phải các triệu chứng do sỏi mật thường yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Sỏi mật không gây ra bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng thường không cần điều trị. 1. Triệu chứng sỏi mật Sỏi mật có thể không gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:Đau: đau đột ngột và dữ dội ở phần trên bên phải của bụng hoặc ngay dưới xương ức.Buồn nôn hoặc nôn.Vàng da vàng mắt.Sốt cao kèm theo ớn lạnh. Vàng da là một triệu chứng của bệnh sỏi mật 2. Các yếu tố thuận lợi gây sỏi mật Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi mật bao gồm:Nữ giớiTừ 40 tuổi trở lênLà người Mỹ bản địaLà một người Mỹ gốc MexicoThừa cân hoặc béo phìÍt vận độngCó thaiĂn một chế độ ăn nhiều chất béoĂn một chế độ ăn giàu cholesterolĂn một chế độ ăn ít chất xơCó tiền sử gia đình bị sỏi mậtBị bệnh tiểu đường Bệnh nhân tiểu đường tăng nguy cơ mắc sỏi mật Bị một số rối loạn về máu: thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc bệnh bạch cầu.....Giảm cân rất nhanhDùng thuốc có chứa estrogen: thuốc tránh thai hoặc thuốc điều trị hormone...Bị bệnh gan 3. Các biến chứng sỏi mật Các biến chứng của sỏi mật có thể bao gồm:Viêm túi mật: Sỏi mật bị mắc kẹt trong cổ túi mật có thể gây viêm túi mật.Sự tắc nghẽn của ống mật chủ: Sỏi mật có thể làm tắc các ống (ống dẫn) mà mật chảy từ túi mật hoặc gan đến ruột non của bạn. Có thể dẫn đến đau dữ dội, vàng da và nhiễm trùng ống mật.Sự tắc nghẽn của ống tụy: Ống tụy là một ống chạy từ tuyến tụy và nối với ống mật chủ ngay trước khi vào tá tràng. Dịch tụy, hỗ trợ tiêu hóa, chảy qua ống tụy.Sỏi mật có thể gây ra tắc nghẽn trong ống tụy, có thể dẫn đến viêm tụy. Viêm tụy gây đau bụng dữ dội, liên tục và thường phải nhập viện.Ung thư túi mật: Những người có tiền sử sỏi mật tăng nguy cơ ung thư túi mật. Nhưng ung thư túi mật rất hiếm gặp nên dù nguy cơ ung thư tăng cao nhưng khả năng bị ung thư túi mật vẫn rất nhỏ. Viêm túi mật là biến chứng của bệnh sỏi mật 4. Chẩn đoán sỏi mật Lâm sàngĐau bụng vùng hạ sườn phải.Sốt gai rét.Nôn, buồn nôn.Vàng da vàng mắt.Cận lâm sàngXét nghiệm máu. Xét nghiệm máu có thể phát hiện nhiễm trùng, vàng da, viêm tụy hoặc các biến chứng khác do sỏi mật gây ra.Các xét nghiệm hình ảnh khác: siêu âm ổ bụng, chụp MRI đường mật... Bệnh sỏi mật có thể được phát hiện khi xét nghiệm máu 5. Điều trị sỏi mật Hầu hết những người bị sỏi mật không gây ra triệu chứng sẽ không bao giờ cần điều trị. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên cảnh giác với các triệu chứng của biến chứng sỏi mật, chẳng hạn như cơn đau dữ dội ở vùng bụng trên bên phải. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng sỏi mật xảy ra bạn có thể điều trị.Hiện tại, Vinmec có nhiều biện pháp can thiệp đối với những trường hợp sỏi mật cần can thiệp như:Phẫu thuật cắt bỏ túi mật nội soi: là một phẫu thuật nhằm cắt bỏ túi mật thông qua phương pháp nội soi, thực hiện qua nhiều đường mổ nhỏ ( 2-3 đường mổ) thay vì phương pháp phẫu thuật mở truyền thống. Với phương pháp này người bệnh sẽ hồi phục nhanh hơn, ít chảy máu, nguy cơ nhiễm khuẩn thấp hơn và thẩm mỹ hơn.Nội soi mật tụy ngược dòng hay còn gọi là ERCP (Endoscopic Retrograde Cholangiopancreatography) là kỹ thuật nội soi tá tràng dưới màn tăng sáng X quang để chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường mật và tụy tạng. Kỹ thuật được tiến hành đưa catheter vào đường mật hoặc đường tụy qua máy nội soi tá tràng, qua đó bơm thuốc cản quang vào đường mật hoặc đường tụy với mục đích chẩn đoán và điều trị bệnh lý của đường mật và đường tụy.Với những bệnh nhân có sỏi ống mật chủ sẽ được tiến hành lấy sỏi theo phương pháp này; đây là phương pháp ít xâm nhập, ít tác động vào cơ thể người bệnh, ít biến chứng hơn, thời gian lưu viện ngắn, hồi phục sức khỏe nhanh.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/khi-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-phai-lam-gi-vi
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm gì?
Rối loạn tiêu hóa là một trong những chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Hầu hết các trường hợp rối loạn tiêu hóa đều không quá nguy hiểm nhưng nếu phụ huynh chủ quan, để kéo dài không điều trị thì có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của bé. Vậy khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá phải làm gì? Cùng tham khảo ngay. 1. Biểu hiện trẻ rối loạn tiêu hóa Đối với trẻ nhỏ (đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi), do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên khi thay đổi một chế độ ăn uống không phù hợp, bé dễ bị rối loạn tiêu hóa. Để có phương án điều trị kịp thời, cha mẹ cần chú ý ngay khi bé có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như:Táo bón: Tình trạng táo bón thường xảy ra nếu trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu như thức ăn cứng, ít chất xơ, các loại đạm khó tiêu,... Táo bón không chỉ gây đau đớn cho trẻ mà còn tạo ra nhiều tác động tâm lý tiêu cực khiến bé sợ đi vệ sinh, ăn kém, bỏ ăn,... và gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột;Nôn trớ: Triệu chứng này thường xảy ra do trẻ chưa hoàn thiện hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi bé lớn lên, cấu trúc hệ tiêu hóa dần hoàn thiện thì triệu chứng nôn trớ cũng sẽ biến mất;Đi ngoài phân sống: Là triệu chứng xảy ra do sự mất cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và có hại trong đường ruột. Nếu tỷ lệ hại khuẩn trong cơ thể lớn bất thường có thể gây loạn khuẩn đường ruột, gây một số biểu hiện như đi ngoài phân sống, phân lỏng, đôi khi trong phân có lẫn chất nhầy,...;Đau bụng: Em bé bị rối loạn tiêu hóa có thể bị đau bụng với các cơn đau có hình thái, mức độ khác nhau, từ đau nhẹ tới đau quằn quại. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái và đôi khi cũng có thể đau ở những vị trí khác;Đi ngoài phân nát: Là triệu chứng điển hình của tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề, thức ăn sẽ không trải qua quá trình tiêu hóa đầy đủ mà nhanh chóng bị đẩy ra ngoài nên trẻ dễ bị mất nước;Đầy hơi: Do sự lên men của các vi sinh vật hoặc tình trạng rối loạn chuyển hóa tinh bột trong hệ tiêu hóa mà trẻ có thể gặp các triệu chứng như đầy hơi, đi kèm sình bụng, bụng trướng to;Triệu chứng khác: Ợ chua, đắng miệng, hôi miệng, buồn nôn và ói mửa,... 2. Nguyên nhân trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm gì, cha mẹ cần nắm được những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này. Theo đó, tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa đi vào máu. Quá trình này bắt đầu từ miệng, đi đến trực tràng. Nếu có bất kỳ nguyên nhân nào làm đảo lộn quá trình tiêu hóa thức ăn này thì đều được gọi là rối loạn tiêu hóa.Một số nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em gồm:Sức đề kháng yếu: Hệ tiêu hóa của trẻ 0 - 6 tuổi còn non nớt, kết hợp với sức đề kháng yếu nên bé dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,...;Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh: Khi thuốc kháng sinh đi vào cơ thể, bên cạnh tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại thì nó cũng có thể đi kèm các tác dụng phụ như tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi. Từ đó, hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, dẫn tới rối loạn tiêu hóa;Ăn uống, sinh hoạt: Trẻ sống trong môi trường bị ô nhiễm, ăn nguồn thực phẩm kém vệ sinh,... cũng dễ bị rối loạn tiêu hóa;Biến chứng từ một số bệnh: Khi mắc phải các bệnh như viêm tai giữa, viêm mũi họng cấp, viêm phổi, viêm phế quản,... trẻ thường tiết ra đờm chứa vi khuẩn. Thay vì khạc nhổ ra ngoài, trẻ lại nuốt đờm vào cơ thể, dẫn tới nhiễm khuẩn đường ruột và gây rối loạn tiêu hóa;Dinh dưỡng không hợp lý: Tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo như xúc xích, bánh kẹo, lạp xưởng,... cũng là nguyên nhân gây các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em. 3. Giải đáp: Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm gì? Nên làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa? Vì tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên các phụ phụ huynh cần căn cứ vào nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ để có phương án điều trị phù hợp nhất.3.1 Áp dụng một số mẹo trị rối loạn tiêu hóaSau đây là một số cách trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà các bậc phụ huynh có thể thực hiện tại nhà:Ăn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa: Ngay cả khi trẻ không bị rối loạn tiêu hóa thì cha mẹ cũng nên cho bé ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua để giúp bảo vệ lợi khuẩn đường ruột;Sử dụng lá ổi: Lá ổi có vị chát với thành phần chứa tanin, có chất làm săn se, có tác dụng trị tiêu chảy rất tốt. Vì vậy, nhiều phụ huynh sử dụng lá ổi để trị rối loạn tiêu hóa. Cách làm: Lấy vài búp ổi non, rửa sạch, nấu với nước. Mỗi lần, lấy 1 cốc nước nhỏ, cho trẻ uống từng ít một để tránh bị sặc. Nên uống 3 lần/ngày x 2 - 3 ngày, tình trạng tiêu chảy sẽ thuyên giảm rõ rệt;Uống trà bạc hà, hoa cúc: Là loại trà có chứa hoạt chất chống viêm, giảm đau, tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trà hoa cúc giúp tinh thần sảng khoái, giảm chướng bụng và buồn nôn. Lá bạc hà chứa tinh dầu và các chất chống co thắt dạ dày, giúp làm dịu triệu chứng bệnh hiệu quả;Uống nước chanh: Nước chanh tươi là loại nước giải khát, nâng cao sức đề kháng, có tác dụng làm giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Mỗi ngày, cha mẹ cho bé uống 1 cốc nước chanh tươi - khoảng 1 thìa nước cốt chanh pha với nước ấm để cải thiện hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, cha mẹ chú ý không nên cho bé uống nước chanh lúc đói hoặc uống quá nhiều chanh vì có thể gây hại cho dạ dày (do lượng axit trong chanh tương đối lớn);Gừng: Từ lâu, gừng đã được biết đến với công dụng trị chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn,... Vì vậy, cha mẹ có thể cho bé sử dụng gừng nếu bé đang gặp một số vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Cách làm: Cạo vỏ gừng, rửa sạch, thái thành từng lát mỏng. Mỗi lần, cho 3 - 4g gừng tươi pha vào tách trà, uống nước. Lưu ý: Không uống quá nhiều gừng để tránh gây ợ chua, rát cổ họng;Chuối tiêu xanh: Các bậc phụ huynh có thể lấy chuối tiêu xanh, gọt bỏ phần vỏ mỏng bên ngoài, giữ lại lớp vỏ xanh bên trong rồi xay nhuyễn và đem nấu cháo cho bé ăn. Ăn 2 lần/ngày khoảng 3 ngày sẽ thấy tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ thuyên giảm rõ rệt;Cam thảo: Theo Đông y, cam thảo có tác dụng chống viêm, chống co thắt đường tiêu hóa. Cam thảo cũng có tác dụng làm giảm đau bụng, khó tiêu, giúp điều trị hiệu quả chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Cách làm: Khi bé bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ có thể cho bé nhai một ít cam thảo hoặc lấy cam thảo pha với nước cho con uống. Tốt nhất nên uống nước cam thảo trước bữa ăn khoảng 30 phút hoặc uống sau khi ăn 1 tiếng để phát huy được công dụng;Ăn đu đủ chín: Trong đu đủ có chứa enzyme papain - có công dụng chuyển đổi protein trong cơ thể thành các axit amin. Nhờ hoạt động của papain, hệ tiêu hóa có thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, ngăn ngừa các vấn đề khác của đường tiêu hóa. Đặc biệt, trẻ nhỏ bị táo bón nếu ăn đu đủ chín có thể cải thiện tình trạng này hiệu quả;Hồng xiêm xanh: Có vị chát, thường dùng trong các bài thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ. Cách làm: Thái hồng xiêm xanh thành từng lát mỏng, đem sao vàng, phơi khô dùng dần. Mỗi lần, lấy khoảng 10 lát hồng xiêm, sắc với nước để uống dần. Ngày uống 2 lần, liên tục vài ngày để trị chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ;Cà rốt: Mẹ lấy khoảng 500g cà rốt, cạo vỏ, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ. Tiếp theo, đem cà rốt nấu với khoảng 2 lít nước tới khi cạn còn 1 lít thì tắt bếp. Sau đó, chắt lấy nước cho bé uống hoặc nấu cháo cà rốt cho trẻ ăn để giảm tiêu chảy.3.2 Thăm khám bác sĩ và sử dụng thuốcKhi trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm gì? Trong trường hợp bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám với bác sĩ để được xác định nguyên nhân và tư vấn phương án điều trị thích hợp.Cha mẹ có thể cho bé sử dụng một số loại thuốc kháng sinh đúng liều để tránh nguy cơ viêm nhiễm đường tiêu hóa. Tuy nhiên, phụ huynh cần tuân thủ việc cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa diễn biến nghiêm trọng hơn.Bên cạnh đó, nếu trẻ có những biểu hiện như đi ngoài ra máu, sốt cao, tiêu chảy mất nước,... thì cha mẹ nên đưa trẻ nhập viện ngay để được điều trị kịp thời, tránh được nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. 4. Nên cho trẻ ăn gì và kiêng gì khi bị rối loạn tiêu hóa? Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm gì, ăn gì và kiêng gì? Sau đây là một số gợi ý cho các bậc phụ huynh:4.1 Thực phẩm tốt cho trẻ rối loạn tiêu hóaMột số thực phẩm trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gồm:Chuối: Là loại quả giúp hỗ trợ các chức năng của dạ dày vì nó có chứa pectin - 1 chất giúp quá trình tiêu hóa, đại tiện trở nên thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, chuối rất giàu kali - một chất điện giải cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là khi trẻ bị mất nước do tiêu chảy, nôn mửa. Ngoài ra, chuối còn giúp bổ sung cho trẻ 11 loại khoáng chất, 6 loại vitamin thiết yếu;Sốt táo: Trong táo có chứa lượng pectin dồi dào, giúp làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên cho bé ăn sốt táo thay vì táo tươi vì táo đã được nấu chín dễ tiêu hóa hơn, cung cấp nhiều calo hơn. Bên cạnh đó, táo còn chứa nhiều chất xơ, tốt cho việc cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón;Thức ăn từ gạo: Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ có thể cho bé ăn các món từ gạo như cơm trắng, cháo xay, cháo hạt,... vì đây là thực phẩm dễ tiêu, không gây áp lực lên hệ tiêu hóa của bé, giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy hiệu quả;Rau xanh: Với trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ có thể tăng khẩu phần rau của bé để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp tiêu hóa các chất béo không lành mạnh - một nguyên nhân gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa;Thịt gà: Đây là loại thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa khá thấp. Khi được chế biến đúng cách, thịt gà trở thành nguồn thực phẩm dễ tiêu hóa và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Các enzyme trong thịt gà có thể làm dịu tình trạng khó chịu ở dạ dày của trẻ;Sữa chua: Là thực phẩm giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn vì có chứa các vi khuẩn có lợi, cải thiện tình trạng rối loạn đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng sữa chua cho những trẻ gặp tình trạng bất dung nạp lactose;Ngũ cốc nguyên hạt: Là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm và chứa các loại dầu thực vật tự nhiên, thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh.4.2 Thực phẩm nên kiêng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóaMột số thực phẩm các bé đang bị rối loạn tiêu hóa nên tránh:Đồ ăn nhanh khó tiêu: Thịt hộp, xúc xích, pizza, thịt xông khói, hamburger,...;Trẻ bị tiêu chảy: Nên kiêng thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh, nước ngọt,... và chất xơ như các loại đậu;Trẻ bị táo bón: Nên kiêng thực phẩm giàu tinh bột như đậu, bắp và thức ăn giàu chất béo vì chúng sẽ khiến phân khô hơn, bé khó đi tiêu hơn;Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp lactose trong sữa: Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi sang sử dụng loại sữa có hàm lượng lactose thấp hơn, phù hợp cho trẻ. 5. Các biện pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ Rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Vì vậy, để tránh phải đối diện với tình trạng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm gì, tốt nhất cha mẹ nên tìm biện pháp phòng ngừa bệnh sớm bằng cách:Cho trẻ bú mẹ: Trẻ sơ sinh nên được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời, duy trì bú mẹ càng lâu càng tốt. Bú mẹ chính là cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng đường ruột, giúp bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh về đường tiêu hóa và nhiều bệnh lý khác;Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng: Bữa ăn của trẻ cần cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng quan trọng với tỷ lệ cân bằng. Mỗi bữa ăn cho trẻ nên có đủ 4 nhóm dưỡng chất là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cha mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều hoặc quá ít một loại dưỡng chất để tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ;Đảm bảo vệ sinh thực phẩm: Thực phẩm cho bé ăn cần phải tươi ngon, sạch sẽ, không chứa hóa chất. Khi chế biến đồ ăn cho bé, các bậc phụ huynh nên dùng nguồn nước sạch, cho bé ăn chín, uống sôi;Vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của trẻ: Ngoài việc giữ vệ sinh trong ăn uống, cha mẹ cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ. Đồng thời, nên thường xuyên lau rửa nhà cửa, vệ sinh đồ dùng và đồ chơi của bé để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ đồ vật sang trẻ;Luyện tập cho bé thói quen ăn chậm, nhai kỹ: Khi thực phẩm được nhai kỹ, chúng sẽ được nghiền nhỏ, hòa trộn tốt hơn với enzyme tiêu hóa. khi đi xuống dạ dày, thức ăn cũng được tiêu hóa nhanh hơn. Do đó, trẻ sẽ có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa;Khuyến khích trẻ vận động: Cha mẹ nên khuyến khích bé tập luyện với các bài tập phù hợp với độ tuổi như đá bóng, đạp xe, chơi bóng rổ, đánh cầu lông, bơi lội,... Các bài tập này vừa kích thích trẻ phát triển chiều cao vừa tăng cường sự trao đổi chất, giúp bé ăn ngon, tiêu hóa tốt, tăng cân đều và khỏe mạnh hơn;Lưu ý khác: Bổ sung men vi sinh hoặc lợi khuẩn cho trẻ, rèn luyện cho bé thói quen đi vệ sinh khoa học (mỗi ngày đi đại tiện 1 lần vào cùng 1 thời điểm).Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm gì? Tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Đồng thời, phụ huynh cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng hằng ngày, cải thiện sức đề kháng để trẻ ít ốm vặt hoặc các vấn đề về tiêu hóa.
https://vnvc.vn/tiem-phong-ung-thu-co-tu-cung-hpv-nhung-dieu-can-biet/
21/12/2017
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung (HPV) giá bao nhiêu và những điều cần biết
Tiêm phòng ung thư cổ tử cung giúp ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung đang là bệnh phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới và xếp thứ 4 về các bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong trên toàn cầu. Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp đứng thứ 3 ở phụ nữ Việt Nam từ độ tuổi 15 – 44. 80% phụ nữ bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời. Mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung, 14 trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh. Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung, tuy nhiên, có hơn 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, gần 5.000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, hơn 2.000 trường hợp tử vong vì ung thư cổ tử cung trong năm 2018. Virus HPV có thể tồn tại âm thầm và phát triển trong cơ thể mà không tạo ra bất kỳ triệu chứng nào. Biện pháp phòng ngừa tối ưu đến 90% ung thư cổ tử cung chính là tiêm vắc xin phòng chống virus HPV đối với bé gái và phụ nữ từ 9-45 tuổi. Có những loại vắc xin phòng HPV nào? Độ tuổi và đối tượng tiêm ngừa ung thư cổ tử cung? Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không? Bị nhiễm HPV có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không? Bị sùi mào gà có tiêm vắc xin HPV được không? Tiêm phòng ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?… Mục lụcVắc xin phòng HPV là gì?Có nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung?Độ tuổi và đối tượng tiêm ngừa ung thư cổ tử cungLịch tiêm HPV phòng ung thư cổ tử cungGiá vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) là bao nhiêu?Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không?Tác dụng phụ của vắc xin phòng HPVBị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?Khả năng nhiễm bệnh khi không tiêm phòng ung thư cổ tử cungTiêm phòng ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?Bị sùi mào gà có tiêm vắc xin HPV được không?Địa điểm tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) uy tínVắc xin phòng HPV là gì? Vắc xin phòng HPV là vắc xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do virus sinh u nhú ở người HPV (Human Papilloma Virus) gây ra; nhiễm ở những tế bào biểu mô da và niêm mạc, có liên quan đến bất thường cổ tử cung (gồm tổn thương tiền ung thư, ung thư), mụn cóc và bệnh đa u nhú đường hô hấp tái diễn. HPV cũng có liên quan đến những ung thư khác như ung thư tế bào gai của hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật, ung thư vùng đầu và cổ. Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục: tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể lây truyền virus HPV. Ngoài ra, virus này còn có thể lây truyền không qua đường tình dục như dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót… HPV cũng có thể lây truyền dọc từ mẹ sang con trong lúc sinh và gây ra đa bướu gai đường hô hấp cho trẻ sơ sinh. Có hơn 140 tuýp Papillomavirus (HPV) được phát hiện ở người. Khoảng 40 loại có thể nhiễm vào vùng sinh dục như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, trực tràng, hậu môn, dương vật và bìu cũng như miệng và cổ họng. Những loại HPV này lây lan trong quá trình quan hệ tình dục. Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV ở bộ phận sinh dục hoàn toàn không gây hại và tự biến mất. Nhưng một số loại HPV có thể dẫn đến mụn cóc sinh dục hoặc một số loại ung thư. Hai loại HPV (tuýp 6 và 11) gây ra hầu hết các trường hợp mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Mụn cóc sinh dục là những mụn nhìn thấy được ở vùng sinh dục của đàn ông và phụ nữ. Những mụn này có thể nhỏ hoặc lớn, nhô hoặc bẹt và không gây đau. Mụn cóc không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể khó đối phó vì khả năng tái nhiễm sau điều trị. Tuy nhiên, mụn cóc sinh dục được coi là virus có nguy cơ thấp vì không dẫn đến ung thư hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Hơn 10 chủng virus HPV có thể dẫn đến ung thư, trong đó có 2 chủng đặc biệt (loại 16 và 18) dẫn đến phần lớn các trường hợp ung thư. Đây được gọi là HPV nguy cơ cao. Ung thư cổ tử cung có liên quan phổ biến nhất với HPV, nhưng HPV cũng có thể gây ung thư ở âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và hầu họng. Tuýp HPV 16,18 cũng là 2 tuýp chính gây nên ung thư cổ tử cung và còn là tác nhân gây ra các loại ung thư như: Ung thư âm hộ (50%), Ung thư âm đạo (65%), Ung thư hầu họng (70%). Nhiễm trùng HPV từ đường sinh dục là rất phổ biến. Trên thực tế, hầu hết những người có quan hệ tình dục đều bị nhiễm virus tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Hầu hết những người bị nhiễm virus không có triệu chứng và cảm thấy hoàn toàn ổn, vì vậy họ thường không biết mình bị nhiễm bệnh. Theo thống kê của HPV Information Centre, cứ 4 phút trôi qua lại có 1 người chết vì ung thư cổ tử cung, mỗi ngày tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Hiện chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Nhưng có rất nhiều điều bạn có thể làm để giữ cho HPV không có tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Có những loại vắc xin có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm một số loại HPV nhất định. Nhiễm virus HPV nguy cơ cao thường có thể dễ dàng điều trị trước khi tiến triển thành ung thư, đó là lý do tại sao việc tiêm phòng và tầm soát ung thư hàng theo định kỳ rất quan trọng. Xem thêm: Địa điểm, giá tiêm vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung HPV ở Hà Nội và Hồ Chí Minh Có nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung? Cho đến nay, tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Vắc xin phòng HPV khá an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV. Bác sĩ khuyến cáo trẻ em và người lớn trong độ tuổi 9-45 tuổi nên tiêm loại vắc xin này để đảm bảo được bảo vệ trước khi phơi nhiễm loại virus này. Độ tuổi và đối tượng tiêm ngừa ung thư cổ tử cung Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin được chỉ định tiêm cho cả nam và nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 45 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Các chuyên gia khuyến cáo, các chị em nên đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc xin có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm. Phụ nữ tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm, khả năng đáp ứng miễn dịch càng cao Các nhà khoa học cho rằng các bé trai trong độ tuổi dậy thì cũng có thể thụ hưởng được lợi ích từ tiêm phòng HPV. Hiện nay, theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), cần xem xét mở rộng chương trình tiêm phòng HPV cho các bé trai, sau khi một nghiên cứu cho thấy số nam giới mắc bệnh ung thư do nhiễm virus HPV sẽ vượt xa nữ giới, và nhiễm HPV có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư miệng, lưỡi ở nam giới cũng như ung thư đường sinh dục nam giới (hậu môn, dương vật…). Xem thêm: Tiêm phòng ung thư cổ tử cung cho bé gái khi nào? Ở đâu? Lịch tiêm HPV phòng ung thư cổ tử cung Vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung là một trong những vắc xin thường xuyên khan hiếm. Hiện nay, ở nước ta đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV gồm: vắc xin Gardasil và Gardasil 9 (xuất xứ: Mỹ). Vắc xin Gardasil giúp bảo vệ bạn khỏi virus HPV chủng 16 và 18 – hai loại virus này được xem là nguy hiểm nhất vì chúng có thể gây ra các căn bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo và hậu môn. Ngoài ra, vắc xin cũng có tác dụng chống lại virus HPV chủng 6 và 11, hai chủng virus này có thể gây ra bệnh mụn cóc sinh dục. Đối với vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 được xem là vắc xin bình đẳng giới vì mở rộng đối tượng bảo vệ cả cho nam giới và nữ giới, với khả năng bảo vệ khỏi 9 tuýp virus HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58, hiệu quả trên 90% Loại vắc xin Gardasil (xuất xứ: Mỹ) Gardasil 9 (Mỹ) Số chủng phòng ngừa Phòng 4 týp HPV (6, 11, 16 và 18) Phòng 9 tuýp virus HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 Đối tượng tiêm Tiêm cho nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi Chỉ định tiêm chủng cho cả nam giới và nữ giới, từ 9 tuổi đến 45 tuổi. Lịch tiêm HPV Gồm 3 mũi: Mũi 1: Lần tiêm mũi đầu tiên. Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1. Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2. Người từ tròn 9 tuổi đến dưới 15 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên: Phác đồ 2 mũi Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi Mũi 2: cách mũi 1 từ 6-12 tháng. Nếu mũi 2 tiêm cách mũi 1 < 5 tháng, cần tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng. Phác đồ 3 mũi (0-2-6) Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng Người từ tròn 15 tuổi đến 45 tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên: Phác đồ 3 mũi (0-2-6): Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 2 tháng Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 4 tháng. Phác đồ tiêm nhanh: Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi. Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng Mũi 3: cách mũi 2 ít nhất 3 tháng. Tác dụng Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn. Giá vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) là bao nhiêu? Vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) đang là vắc xin nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của nhiều người. Vì thế tình trạng khan hiếm, đôi khi loạn giá vắc xin đã xảy ra ở nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc. Riêng ở VNVC với nguồn vắc xin ổn định, khách hàng yên tâm vì sẽ được sử dụng những vắc xin chất lượng tốt nhất, được nhập khẩu từ các hãng sản xuất vắc xin uy tín trên thế giới, với giá thành hợp lý. VNVC đang có sẵn 2 loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung do hãng Merck Sharp and Dohm (Mỹ) sản xuất, giúp phòng bệnh hiệu quả theo tiêu chuẩn của WHO. Giá vắc xin ung thư cổ tử cung có sự khác nhau phụ thuộc vào loại vắc xin. STT Phòng bệnh Tên vắc xin Nước sản xuất Giá bán lẻ (VNĐ) 1 Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn. Gardasil Mỹ 1.790.000 2 Gardasil 9 Mỹ 2.950.000 Khi tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung tại VNVC, khách hàng sẽ không phải trả phí dịch vụ khám và tư vấn trước tiêm, đồng thời còn được thụ hưởng nhiều ưu đãi đi kèm. Xem bảng giá các loại vắc xin khác của VNVC tại đây. Tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không? Tiêm vắc xin phòng HPV không cần xét nghiệm trước tiêm. Nữ giới nằm trong độ tuổi 9 – 45, không mang thai, không dị ứng với thành phần nào của vắc xin, không đang điều trị các bệnh cấp tính… đều đủ điều kiện tiêm vắc xin này. Tất cả chị em nên được khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng Tác dụng phụ của vắc xin phòng HPV Nhiều người có thể chủng ngừa mà không gặp bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phản ứng phụ nhẹ đến trung bình sau khi chủng ngừa như: Phản ứng tại chỗ tiêm, quầng đỏ, đau hoặc sưng; Sốt nhẹ; Nổi mề đay; Đau đầu; Mệt mỏi; Đau cơ; Đau khớp; Buồn nôn và nôn; Rối loạn dạ dày ruột: đau bụng, tiêu chảy; Quá mẫn… Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc nếu triệu chứng vẫn còn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không? Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Bởi trên thực tế, virus HPV rất dễ tái nhiễm – tức là sau khi cơ thể đào thải virus vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng được tái nhiễm, nhưng vắc xin lại có thể làm được điều này. Bên cạnh đó, HPV có nhiều type khác nhau. Việc bạn đã từng bị nhiễm một tuýp HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh lây nhiễm những tuýp HPV khác. Khả năng nhiễm bệnh khi không tiêm phòng ung thư cổ tử cung Một thực tế cho thấy virus HPV rất dễ lây lan, theo một số thống kê thì có đến 20% trường hợp nhiễm HPV trong 4 tháng đầu phát sinh quan hệ tình dục và 50% trường hợp bị nhiễm HPV trong 2 năm đầu phát sinh quan hệ tình dục. Virus HPV xâm nhập vào biểu mô cổ tử cung, tạo nên các biến đổi của tế bào và diễn tiến này kéo dài từ 10 đến 20 năm với biểu hiện từ tổn thương viêm nhiễm đơn giản đến tân sinh trong biểu mô, ung thư tại chỗ và xâm lấn. Do đó, việc phát hiện sớm bằng tế bào học, xét nghiệm tầm soát là cần thiết, giúp tăng khả năng dự phòng, điều trị sớm tổn thương cổ tử cung nhằm giảm tỷ lệ tử vong của bệnh và nghiên cứu triển khai vắc xin phòng ngừa Human Papilloma virus ở phụ nữ trẻ tuổi. Nếu chưa tiêm vắc xin, bạn rất có thể sẽ bị nhiễm virus HPV nếu có các yếu tố sau: Quan hệ tình dục không an toàn; Quan hệ tình dục đồng giới; Quan hệ nhiều bạn tình; Tiếp xúc với mụn cóc; Có hệ miễn dịch bị suy giảm; Dinh dưỡng kém. Tiêm phòng ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai? Khi có dự định lập gia đình, phụ nữ cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung sớm. Nếu có thai khi đang tiêm vắc xin thì sẽ tạm hoãn lịch tiêm, hoàn tất lịch tiêm tiếp tục sau khi sinh con. Bị sùi mào gà có tiêm vắc xin HPV được không? Bệnh sùi mào gà là tình trạng xuất hiện những mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Chúng có thể là một nốt sùi nhỏ hoặc hình dạng trông giống như cây súp lơ. Trong nhiều trường hợp, mụn cóc có thể rất nhỏ và khó có thể nhìn thấy. Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục, gây ra bởi virus human papilloma (HPV). Virus này có thể gây bệnh sùi mào gà cũng như bệnh ung thư cổ tử cung. Tiêm phòng HPV là hoạt động tiêm một loại vacxin vào cơ thể để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiễm virus HPV. Tiêm vắc xin không đem lại tác dụng tương đương thuốc đặc hiệu điều trị bệnh sùi mào gà, mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn. Do đó, nếu đã bị bệnh sùi mào gà, người bệnh nên khám chuyên khoa da liễu, làm xét nghiệm PCR HPV; nếu chưa nhiễm các tuýp này thì có thể tiêm phòng. Trong trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán mắc bệnh sùi mào gà, và đang điều trị bệnh sùi mào gà theo đơn thuốc của bác sĩ thì có thể tiêm vắc xin phòng ngừa tái phát và hỗ trợ điều trị bệnh sùi mào gà theo hướng dẫn của các bác sĩ. Địa điểm tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) uy tín Với hơn 170 trung tâm trên toàn quốc, được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, khang trang và dịch vụ tiêm chủng vắc xin an toàn, cao cấp với giá thành hợp lý, Hệ thống tiêm chủng vắc xin cho trẻ em và người lớn VNVC đã đáp ứng tốt nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, tiết kiệm chi phí, thời gian và được tận hưởng dịch vụ tiêm chủng cao cấp, trở thành địa chỉ tin cậy cho hàng triệu gia đình Việt. Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC có đầy đủ các loại vắc xin dành cho trẻ em và người lớn. Các loại vắc xin có nguồn gốc rõ ràng, được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trong và ngoài nước, vắc xin được bảo quản trong hệ thống kho lạnh GSP theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, giúp đảm bảo lưu giữ vắc xin trong nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C. Tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) tại VNVC, khách hàng sẽ không phải lo lắng việc vắc xin sẽ bị giảm tác dụng do quy trình tiêm chủng không an toàn, vắc xin không đạt chất lượng hay quên lịch tiêm. Để đặt lịch tiêm phòng HPV, khách hàng có thể điền thông tin tại đây hoặc gọi đến tổng đài: 028 7102 6595, liên hệ qua fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp Hệ thống trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc để đăng ký vắc xin phòng bệnh lây qua đường tình dục và ung thư cổ tử cung. Khách hàng được khám sàng lọc miễn phí khi tiêm vắc xin phòng HPV tại VNVC Tiêm phòng ung thư cổ tử cung (HPV) tại Trung tâm tiêm chủng VNVC, khách hàng sẽ được miễn phí khám và tư vấn trước tiêm, theo dõi sức khỏe sau tiêm, hỗ trợ giữ vắc xin theo lịch tiêm chủng từng người, nhắc lịch tiêm tự động… Nguồn vắc xin phòng HPV luôn có sẵn, được VNVC bảo quản nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của WHO.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-nho-hat-sen-co-tot-khong-vi
Trẻ nhỏ ăn hạt sen có tốt không?
Hạt sen là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ nhỏ ngay từ trong bụng mẹ. Vậy trẻ 7 tháng tuổi ăn hạt sen được không? Thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn hạt sen là khi nào? 1. Thành phần dinh dưỡng của hạt sen Hạt sen còn được gọi là hạt liên nhục, thường được sử dụng như một loại thực phẩm bổ dưỡng, vừa có tác dụng an thai, vừa tốt cho cả trẻ từ khi còn trong bụng mẹ. Hạt sen có thể được sử dụng khi tươi hoặc ở dạng sấy khô đều đảm bảo lượng dinh dưỡng nhất định, cụ thể như sau:Hạt sen tươi: Mỗi 100g sẽ cung cấp cho cơ thể 162 calo và 30g gluxit, 9,5g protit, 17mg vitamin C, 0,21g vitamin B1, 0,17g vitamin B2 và rất nhiều khoáng chất khác như canxi, kali, photpho, sắt,...Hạt sen khô: Tương tự như hạt sen tươi, mỗi 100g có thể chứa tới 92mg canxi, 6,4mg sắt, 263 mg photpho, 17g protit, 60g gluxit 2. Trẻ nhỏ ăn hạt sen có tốt không? Hạt sen là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, vì vậy thêm hạt sen vào khẩu phần ăn của trẻ sẽ đem lại các lợi ích sau:Giúp trẻ phát triển tốt về thần kinh và trí nãoHạt sen không chỉ giúp trẻ có một giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn mà còn hỗ trợ cho trẻ phát triển tốt về hệ xương khớpHạt sen có tính mát, giúp thanh nhiệt cơ thể, phòng ngừa táo bón ở trẻ và giúp trẻ hạn chế cơn đau nhức khi trẻ mọc răng.Tại thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm, việc sử dụng hạt sen để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ rất được các bậc phụ huynh quan tâm. Vậy trẻ 6 tháng ăn hạt sen được không? Câu trả lời là được, vì khẩu phần ăn của trẻ cần được biến đổi đa dạng, nên dùng thực phẩm tươi để chế biến thành bột, mì, súp cho trẻ. Vì vậy cháo hạt sen cho trẻ 6 tháng tuổi là sự lựa chọn hoàn hảo.Tuy nhiên, mẹ cần chú ý băm nhỏ hoặc xay nhuyễn hạt sen để không làm trẻ bị hóc, cũng không nên cho trẻ ăn quá thường xuyên sẽ gây nên cảm giác ngán do vị ngọt và bùi của hạt sen Trẻ em ăn hạt sen giúp đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ 3. Có nên cho trẻ ăn hạt sen mỗi ngày? Với những dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời, hạt sen thường được các bậc phụ huynh lựa chọn trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì việc sử dụng hạt sen dù rất tốt nhưng đối với trẻ không nên ăn thường xuyên quá 50g cho mỗi bữa. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ còn khá yếu nên với một số loại hạt thì cơ thể trẻ khó có thể hấp thụ hết được số lượng lớn trong một lúc. Không những thế, trẻ ăn quá nhiều hạt sen sẽ gây ra tình trạng dị ứng, nôn mửa hoặc khiến trẻ có cảm giác buồn nôn.Tóm lại, hạt sen mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên với đối tượng là trẻ nhỏ chúng ta chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ trong mỗi bữa ăn để trẻ có thể hấp thu tốt và đảm bảo được sự phát triển toàn diện.Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:Các dấu hiệu bé thiếu kẽmThiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻHãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chan-doan-va-dung-thuoc-trong-dieu-tri-viem-loet-dai-truc-trang-chay-mau-vi
Chẩn đoán và dùng thuốc trong điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu
Thói quen ăn uống sinh hoạt chưa khoa học là nguyên nhân chính lý giải cho vấn đề ngày nay có rất nhiều người bị viêm loét đại tràng. Viêm loét đại trực tràng có nhiều biểu hiện khác nhau, mức độ gây đau đớn nhẹ hay nặng còn tùy thuộc vào vị trí viêm loét. Vậy dấu hiệu bị viêm loét đại trực tràng ra sao? Bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin về bệnh cũng như chẩn đoán và dùng thuốc trong điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu. 1. Đại trực tràng nằm ở đâu? Chức năng của đại trực tràng Đại trực tràng còn được gọi là ruột già là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa. Đại trực tràng có chức năng tiếp nhận và bài biết các thức ăn không tiêu hóa được (phân) 2. Viêm loét đại trực tràng là gì? Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng chảy máu? Viêm loét đại-trực tràng chảy máu là bệnh viêm mạn tính, có tính chất tự miễn. Bệnh gây ra tình trạng bị loét và chảy máu tại khu vực đại trực tràng, gây tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, vị trí chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng phải.Nguyên nhân gây viêm loét đại trực tràng đến nay vẫn chưa rõ, tuy nhiên theo nghiên cứu, bệnh có liên quan tới quá trình đáp ứng miễn dịch. Viêm loét đại tràng chảy máu và bệnh Crohn được gọi chung là nhóm bệnh viêm ruột (Inflammatory Bowel Disease – IBD). Bệnh lúc đầu có thể chỉ khu trú tại trực tràng, về sau lan dần vào trong, gây tổn thương có thể toàn bộ đại tràng, đôi khi có thể lan cả sang một phần của đoạn cuối ruột non. Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh viêm mạn tính có tính tự miễn 3. Triệu chứng, dấu hiệu mắc viêm loét đại trực tràng? Dấu hiệu lâm sàng:Dấu hiệu người bệnh có thể nhận thấy trong quá trình sinh hoạt hằng ngày:Đau bụng, ruột thấy khó chịu, không thoải mái, đầy bụng, chướng bụngHoạt động ruột thay đổi liên tục gây ra tình trạng bị rối loạn phân: Đại tiện phân lỏng hoặc táo bón, thấy có nhày máu (màu đỏ tươi hoặc sẫm màu) nhiều lần trong ngày, phân màu đỏ.Sốt hiếm khi thường ở thể tiến triển nặng, thể có biến chứng.Phân nhỏ hơn so với bình thườngTriệu chứng ngoài tiêu hóa: bị đau khớp, viêm màng bồ đào, viêm xơ hóa đường mật.Toàn thân: gầy sút cân không rõ nguyên do, thiếu máu, đôi khi phù do thiếu dinh dưỡngCơ thể mệt mỏiDấu hiệu cận lâm sàng:Khi thực hiện thủ thuật nội soi đại trực tràng, thấy phạm vi tổn thương:Viêm loét trực tràng: tổn thương chỉ ở trực tràngViêm loét trực tràng và đại tràng sigma: tổn thương từ trực tràn đến giữa đại tràng sigma.Viêm loét đại tràng trái: tổn thương từ trực tràng lên đến đại tràng góc lách.Viêm loét đại tràng phải: tổn thương từ trực tràng lên đến đại tràng góc gan.Viêm loét đại tràng toàn bộ.Sau khi nội soi, lấy 1 mảnh tế bào bị viêm để làm xét nghiệm (xét nghiệm mô bệnh học). Đây là tiêu chuẩn đánh giá quan trọng, kết luận cuối cùng để biết mức độ viêm loét đại trực tràng chảy máu. Kết quả cho thấy:Tổn thương chỉ ở lớp niêm mạc, dưới niêm mạc, không tổn thương đến lớp cơ.Biểu mô phủ bong tróc, mất bằng phẳng.Cấu trúc khe tuyến bất thường: ngắn lại, mất song song, chia nhánh, giảm số lượng tế bào hình đài cạn kiệt chất nhày.Tương bào thâm nhập xuống lớp mô đệm.Áp xe khe hốc.Xuất huyết niêm mạc, các mạch máu xung huyết. Xét nghiệm mô tế bào bị viêm là tiêu chuẩn đánh giá quan trọng để xác định tình trạng bệnh Làm xét nghiệm thêm thấy:Bị thiếu máu ở các mức độ tùy vào tình trạng xảy ra sớm hay lâuNếu không khám, điều trị kịp thời, viêm loét đại trực tràng chảy máu gây ra những biến chứng nguy hiểm khác:Phình giãn đại tràng: thường gặp ở thể viêm loét đại tràng nặng, viêm toàn bộ đại tràng. Đại tràng giãn to chủ yếu giãn đại tràng ngang, d > 6cm. đay là 1 cấp cứu nội khoa vì có nguy cơ thủng đại tràng.Thủng đại tràng: bệnh cảnh viêm phúc mạc. là cấp cứu ngoại khoa.Xuất huyết tiêu hóaUng thư hóa theo dõi CEA, CA 19.9. 4. Điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu Đối với các trường hợp chưa từng điều trị: Khởi đầu cho sử dụng 1 loại thuốc, sau đó đánh giá đáp ứng dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân sau 10- 15 ngày;Đối với trường hợp đã hoặc đang điều trị có đợt tiến triển nặng: Cần bắt đầu lại điều trị bằng 2 loại thuốc đang điều trị và kết hợp thêm 1 loại thuốc khác;Trường hợp đã được điều trị và ngừng điều trị từ lâu: Điều trị khởi đầu giống như trường hợp chưa từng được điều trị, nên bắt đầu điều trị bằng loại thuốc khác;Trường hợp thể tổn thương nhẹ tối thiểu ở trực tràng và đại tràng sigma nên kết hợp thêm thuốc điều trị tại chỗ viên đặt hậu môn và thuốc thụt; Viêm loét đại trực tràng chảy máu có thể được điều trị bằng việc sử dụng thuốc 5. Thuốc điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu Để điều trị bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu mức độ nhẹ.(tổn thương ở trực tràng), điều trị bằng thuốc:5- ASA đường uống: pentasa5 - ASA tại chỗ : nang đặt hậu môn.Có thể kết hợp steroid tại chỗ nang đạn đặt hoặc dung dịch thụt hoặc dạng bột: 100mg x 1-2 lần/ngày.Kháng sinh uống: ciprofloxacin hoặc metronidazolĐiều trị bệnh nhân bị viêm loét đại trực tràng chảy máu mức độ vừa ( tổn thương ở đại tràng trái )5 - ASA đường uống: pentasa n5 - ASA tại chỗ: dung dịch thụt hoặc bột.Dung dịch hydrocortisone 100mg thụt vào mỗi buổi sángKháng sinh uống: ciprofloxacin hoặc metronidazolNếu không đáp ứng: kết hợp corticoid uốngNếu vẫn không đáp ứng:methylprednisolonĐiều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu mức độ vừa hoặc nặng ( tổn thương đại tràng phải hoặc toàn bộ đại tràng ):5- ASA đường uống: pentasaPrednisolon uốngNếu không đáp ứng: corticoid liều cao tiêm TM, methylprednisolon 16-20mg/8h, hydrocortisone 100mg/8h (TM). Nếu lâm sàng cải thiện sau 7-10 ngày giảm liều dần mỗi 5mg/tuần và cắt hẳn. nếu không đáp ứng kết hợp dùng thuốc ức chế miễn dịch.Kháng sinh: ciprofloxacin hoặc metronidazol Tùy thuộc vào mức độ viêm loét đại trực tràng chảy máu để sử dụng thuốc điều trị phù hợp 6. Lưu ý trong quá trình điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩXây dựng chế độ ăn uống khoa học, tuân thủ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, lựa chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ít chất xơ như cơm nhão, cháo, thịt nạc, cá, sữa đậu nành, lưu ý tránh ăn rau sống, bắp...Kiêng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng.Hạn chế căng thẳng quá mức khiến bệnh thêm trầm trọng, nên thư giãn, thoải mái đầu óc, không sử dụng các chất kích thích, uống đủ nước. Đây cũng là những biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu đối với những người khỏe mạnh.Cho tới nay, chưa có thuốc đặc trị khỏi bệnh hoàn toàn viêm loét đại trực tràng chảy máu. Chỉ có thể điều trị giúp hạn chế bệnh, giảm đau đớn cho bệnh nhân. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần thực hiện các chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh stress và cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.Ngay khi có triệu chứng, cần đi khám bệnh sớm để được điều trị kịp thời khi tổn thương chưa lan rộng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bpa-la-gi-va-no-co-tot-cho-suc-khoe-khong-vi
BPA là gì và nó có tốt cho sức khỏe không?
BPA là một hóa chất công nghiệp có thể nhiễm vào thức ăn và đồ uống. Một vài chuyên gia nhận định rằng BPA có độc và mọi người nên nỗ lực để tránh xa khỏi nó. Nhưng có lẽ bạn vẫn cho rằng liệu nó có thực sự nguy hiểm đến mức đó hay không? Bài viết này cung cấp thông tin một cách chi tiết về BPA và những ảnh hưởng đến sức khỏe của nó. 1. BPA là gì? BPA (bisphenol A) là một hóa chất được thêm rất nhiều vào trong thành phần các sản phẩm thương mại, gồm các vật dùng để đựng thực phẩm và các đồ đạc vệ sinh cá nhân.Dù được phát hiện lần đầu vào những năm 1890, nhưng đến những năm 1950 các nhà hóa học mới nhận ra rằng việc trộn BPA với những thành phần khác sẽ làm gia tăng độ dẻo và chắc chắn của sản phẩm.Ngày nay, các loại nhựa chứa BPA thường được sử dụng để tạo ra đồ đựng thực phẩm, bình bú cho trẻ, và các sản phẩm khác. BPA cũng được sử dụng để tạo ra nhựa epoxy, sản phẩm dùng để bôi vào các lớp bên trong của các hộp đựng thực phẩm nhằm giữ cho kim loại không bị ăn mòn và bị vỡ. 2. Sản phẩm nào có chứa nhựa BPA? Các sản phẩm phổ biến có thể chứa BPA bao gồm:Các mặt hàng được đóng gói bằng nhựa.Thực phẩm đóng hộp.Đồ dùng vệ sinh cá nhân.Sản phẩm vệ sinh phụ nữ.Giấy in hoá đơn nhiệt.Đĩa CD và DVD.Mặt hàng điện tử gia dụng.Mắt kính.Thiết bị thể thao.Chất trám răng.Điều đáng chú ý là nhiều sản phẩm dán nhãn không chứa BPA vì chỉ đơn thuần là công ty sản xuất đã thay chất này bằng BPS (bisphenol-S) và BPF (bisphenol-F).Nhưng chỉ cần một nồng độ nhỏ của BPS và BPS cũng có thể gây nguy hại cho chức năng của các tế bào tương tự như BPA. Vì thế, việc lựa chọn các sản phẩm chai nhựa không chứa BPA không phải là một giải pháp đúng đắn.Các sản phẩm nhựa được đóng nhãn tái chế từ số 3 đến 7 hoặc có chữ “PC” hầu như đều chứa BPA, BPS hoặc BPF. Thực phẩm đóng hộp có chứa nhựa BPA 3. BPA xâm nhập cơ thể bạn như thế nào? Nguồn tiếp xúc chủ yếu với BPA chính là thông qua việc ăn uống.Không phải toàn bộ lượng BPA đều có liên kết chắc chắn khi các đồ dùng để chứa đựng được sản xuất . Điều này cho phép một phần BPA thoát ra bề mặt và tiếp xúc với vật phẩm bên trong vật chứa.Ví dụ, một nghiên cứu gần đây phát hiện được rằng nồng độ BPA trong nước tiểu giảm 66% sau 3 ngày khi người tham gia tránh sử dụng thực phẩm đóng gói.Một nghiên cứu khác, người tham gia được cho sử dụng thực phẩm tươi sạch hoặc súp đóng hộp hằng ngày trong vòng 5 ngày. Lượng BPA xác định được trong nước tiểu của những người tiêu thụ súp đóng hộp cao hơn 1,221% so với những người ăn thực phẩm tươi sạch.Thêm vào đó, Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo rằng nồng độ chất BPA ở những trẻ được cho bú bằng vú mẹ thấp hơn đến 8 lần so với những trẻ được cho bú sữa công thức bằng bình bú chứa chất BPA. BPA xâm nhập cơ thể thông qua việc ăn uống 4. BPA có tác động xấu đến sức khoẻ không? Nhiều chuyên gia nhận định rằng chất BPA rất có hại -- nhưng một số khác lại không chấp thuận với ý kiến này.Phần dưới đây sẽ giải thích việc chất BPA có tác động gì bên trong cơ thể và tại sao nó vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. 4.1 Cơ chế sinh học của chất BPA Chất BPA được cho là có khả năng bắt chước các cấu trúc và chức năng của hóc môn estrogen.Vì chất này có hình dạng giống với estrogen, BPA có thể liên kết với các thụ thể estrogen và gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cơ thể, chẳng hạn như sự tăng trưởng, sửa chữa tế bào, quá trình phát triển của thai nhi, năng lượng hoạt động, và sinh sản.Hơn nữa, chất BPA còn có thể liên kết với các thụ thể hóc môn khác, chẳng hạn như việc làm thay đổi chức năng của các thụ thể tuyến giáp.Cơ thể chúng ta rất nhạy cảm với những thay đổi trong nồng độ các hóc môn, đó là lý do tại sao khả năng bắt chước estrogen của chất BPA được tin là gây ảnh hưởng đến cơ thể. Chất BPA có hình dạng giống với estrogen 4.2 Sự tranh cãi về chất BPA Như thông tin được đưa ra ở trên, nhiều người băn khoăn tại sao chất BPA nên bị cấm.Việc sử dụng loại chất này đã được hạn chế ở EU, Canada, Trung Quốc và Malaysia - đặc biệt là các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.Một số tiểu ban của Hoa Kỳ đã áp dụng luật cho loại hóa chất này, nhưng vẫn chưa có quy định liên bang nào được thiết lập.Năm 2014, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ra báo cáo mới nhất, báo cáo này xác nhận về giới hạn phơi nhiễm hằng ngày chính thức của thập niên 1980 là 50 microgram BPA trên mỗi kilogram và đưa ra kết luận rằng BPA an toàn khi ở mức cho phép.Tuy nhiên, những nghiên cứu trên động vật gặm nhấm cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của chất BPA xuất hiện thấp hơn ở mức độ cho phép rất nhiều.Hơn nữa, nghiên cứu ở khỉ cho thấy lượng BPA ở mức độ tương đương với con người gây ảnh hưởng đến sự sinh sản của chúng.Một khảo sát tiết lộ về việc các nghiên cứu được tài trợ bởi các công ty công nghiệp không cho thấy bất kì sự tai tiếng nào của chất BPA. Trong khi đó, có đến 92% các nghiên cứu không nhận được sự tài trợ từ các công ty công nghiệp tìm thấy những tác động tiêu cực đáng kinh ngạc của BPA. 4.3 BPA có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ BPA có thể gây ảnh hưởng đến một nhiều khía cạnh của khả năng sinh sản.Một nghiên cứu quan sát được rằng ở những phụ nữ thường xuyên bị sảy thai thường có nồng độ BPA trong máu cao gấp 3 lần so với những phụ nữ có thai kỳ thành công.Hơn nữa, những nghiên cứu ở các phụ nữ đang tiến hành các phương pháp hỗ trợ sinh sản cũng cho thấy lượng BPA cao khiến những phụ nữ này có sản lượng trứng ít hơn và khả năng nang mang thai của họ giảm đến 2 lần.Trong số các cặp vợ chồng trải qua việc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), những cặp mà người chồng có nồng độ BPA cao thì phôi của họ có chất lượng thấp hơn từ 30 đến 46%.Một nghiên cứu riêng biệt cho thấy rằng những đàn ông có mức BPA cao hơn bình thường 3 đến 4 lần có nồng độ và số lượng tinh trùng thấp.Thêm vào đó, những đàn ông làm việc tại các công ty sản xuất BPA ở Trung Quốc cho rằng việc cương dương với họ khó hơn đến 4,5 lần và sự thỏa mãn tình dục cũng giảm hơn so với những người đàn ông khác. BPA có thể là nguyên nhân gây sảy thai ở phụ nữ 4.4 Những ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ nhỏ Hầu hết các nghiên cứu (không phải tất cả) nhận thấy rằng những trẻ nhỏ có mẹ tiếp xúc BPA tại nơi làm việc có cân nặng lúc mới sinh nhẹ hơn 0,2 kg so với những trẻ có mẹ không tiếp xúc với loại chất này.Trẻ được sinh ra từ những phụ huynh phơi nhiễm với chất BPA cũng có khoảng cách từ hậu môn đến cơ quan sinh dục ngắn hơn, điều này chỉ ra việc nội tiết tố bị ảnh hưởng trong quá trình phát triển thai nhi.Hơn nữa, trẻ được sinh ra bởi người mẹ có nồng độ BPA cao hơn thường có chiều hướng dễ bị tăng động, lo lắng và trầm cảm hơn. Những trẻ em này cũng cho thấy khả năng phản ứng cảm xúc cao hơn 1,5 lần và có tính hung hăng cao hơn 1,1 lần.Cuối cùng, việc bị phơi nhiễm BPA trong giai đoạn đầu đời cũng được cho là sự ảnh hưởng làm tăng khả năng ung thư tuyến tiền liệt và mô vú.Tuy nhiên, dù có nhiều nghiên cứu trên động vật ủng hộ rằng sự tác động của BPA lên con người là rất tiêu cực, các nghiên cứu ở người ít có sự kết luận hơn. 4.5 Có liên quan đến bệnh tim và đái tháo đường loại 2 Các nghiên cứu ở người cho thấy một nguy cơ lớn hơn từ 27 đến 135% mắc bệnh cao huyết áp ở những người có nồng độ BPA cao.Hơn thế nữa, một khảo sát ở 1,455 người Mỹ có liên quan đến chất BPA có rủi ro mắc bệnh tim cao hơn từ 18 đến 63% và nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn từ 21 đến 60%.Trong một nghiên cứu khác, nồng độ BPA cao có liên quan đến rủi ro mắc đái tháo đường loại 2 cao hơn từ 68 đến 130%.Những người có mức BPA cao thường có nguy cơ kháng insulin cao hơn đến 37%, nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng chuyển hóa và đái tháo đường loại 2.Tuy nhiên, có vài nghiên cứu cho thấy không có sự liên hệ nào giữa chất BPA và những bệnh lý trên. 4.6 Có thể làm tăng nguy cơ béo phì Những phụ nữ béo phì thường có nồng độ BPA cao hơn 47% so với những phụ nữ có cân nặng bình thường.Vài nghiên cứu cũng báo cáo về việc những người có nồng độ BPA cao có 50 đến 85% khả năng bị béo phì và 59% khả năng có vòng eo lớn hơn bình thường -- dù chưa phải tất cả các nghiên cứu đều chấp thuận kết quả này. Những dấu hiệu tương tự cũng được nhận thấy ở trẻ em và thanh thiếu niên.Mặc dù việc phơi nhiễm trước khi sinh có liên hệ với việc gia tăng cân nặng ở động vật. Điều này vẫn chưa thực sự được xác nhận ở con người. Phơi nhiễm BPA làm tăng nguy cơ béo phì 4.7 Có thể gây ra các vấn đề khác về sức khỏe Phơi nhiễm BPA cũng có liên hệ đến một số vấn đề sức khỏe sau:Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): nồng độ BPA cao hơn 46% ở những phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang khi so sánh với những phụ nữ không mắc bệnh này.Sinh non: những phụ nữ có lượng BPA trong cơ thể cao hơn bình thường dường như sẽ có 91% khả năng sinh con trước 37 tuần.Hen suyễn: việc phơi nhiễm trước khi sinh với chất BPA có liên quan đến rủi ro mắc chứng thở khò khè cao hơn 130% ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Việc bị phơi nhiễm với BPA khi còn nhỏ sẽ để khiến chứng thở khò khè kéo dài đến sau này.Chức năng gan: Mức BPA cao có liên quan đến việc làm tăng 29% rủi ro khiến cho men gan bất thường.Chức năng miễn dịch: Lượng BPA cao còn góp phần làm cho hệ miễn dịch suy yếu.Chức năng tuyến giáp: Nồng độ BPA cao cũng liên hệ đến sự bất thường của hóc môn tuyến giáp, cho thấy chức năng tuyến giáp đang bị suy giảm.Chức năng não: Những con khỉ xanh Châu Phi sau khi được cho tiếp xúc với chất BPA (đã được đánh giá tính an toàn bởi Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ) cho thấy sự mất liên kết giữa các tế bào não. Phơi nhiễm BPA có thể ảnh hưởng đến chức năng não 4.8 Làm thế nào để giảm bớt sự phơi nhiễm với chất BPA Với tất cả những tác động tiêu cực mà loại chất này tiềm ẩn. Có thể bạn sẽ muốn tránh xa khỏi BPA.Mặc dù việc loại bỏ BPA là rất khó, vẫn có một số cách để chúng giảm đến mức tối đa việc tiếp xúc với loại hóa chất này:Tránh ăn thực phẩm đóng gói: Hãy ăn chủ yếu những thực phẩm tươi, nguyên chất. Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp và thực phẩm được đóng gói trong bao bì nhựa có dán nhãn tái chế từ 3 đến 7 hoặc có các chữ “PC”.Uống nước từ vật chứa làm bằng thủy tinh: Hãy mua các loại nước được bán trong chai lọ thủy tinh thay vì nhựa hoặc lon, và dùng những loại ly nước thủy tinh nhỏ thay cho những cái làm từ nhựa.Tránh xa khỏi các sản phẩm chứa BPA: Hãy hạn chế việc tiếp xúc với các biên lai thu nhận hết mức có thể vì chúng chứa rất nhiều chất BPA.Chọn lọc đồ chơi cho trẻ: Hãy chắc chắn về việc những món đồ chơi bạn mua cho trẻ được làm từ các chất liệu không chứa BPA -- đặc biệt là những món mà trẻ nhỏ có thể nhai hoặc mút bằng miệng.Đừng đưa các vật chứa bằng nhựa vào lò vi sóng: Hãy hâm nóng và dự trữ thức ăn bằng các vật chứa làm từ thủy tinh.Mua sữa bột công thức cho trẻ sơ sinh: Một số chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng sữa bột thay cho sữa lỏng vì chất lỏng có khả năng hấp thụ nhựa nhiều hơn từ hộp đựng.Trước những bằng chứng sáng tỏ về sự độc hại của chất BPA, việc từng bước giới hạn đi sự tiếp xúc với chất BPA và các độc tố có trong thực phẩm khác là rất quan trọng. Đặc biệt, sẽ rất có lợi cho phụ nữ mang thai khi tránh tiếp xúc với chất BPA -- nhất là trong những giai đoạn đầu của thai kỳ. Chúng ta hoàn toàn không cần phải lo lắng khi thỉnh thoảng uống phải nước từ các chai nhựa làm từ BPA hoặc ăn thực phẩm đóng hộp.Dù vậy, việc bỏ sử dụng các vật chứa làm bằng nhựa và thay vào đó sử dụng các loại không chứa BPA chỉ đòi hỏi một chút sự nỗ lực nhưng lại có thể đạt được những lợi ích sức khỏe to lớn.Nếu bạn nhắm tới việc ăn uống những thực phẩm tươi sạch, nguyên chất, thì bạn sẽ tự động giới hạn đi sự tiếp xúc với chất BPA.Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ tốt nhất.Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, mayoclinic.org, webmd.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-trai-cay-tot-cho-tim-mach-vi
Các trái cây tốt cho tim mạch
“Người bệnh tim nên ăn trái cây gì” nhận được sự quan tâm từ rất nhiều người. Do hiện nay, bệnh tim đã trở thành một trong những bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các vấn đề sức khỏe. Ngoài các phương pháp điều trị y học, các chuyên gia y tế thường khuyến khích bệnh nhân duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và kiểm soát tình trạng sức khỏe một cách tối ưu. Dưới đây là danh sách các loại trái cây có lợi cho sức khỏe tim mạch. 1. Lý do người bệnh tim nên ăn trái cây là gì? 1.1 Trái cây chứa nhiều chất xơ Chất xơ là một thành phần phổ biến có mặt trong hầu hết các loại trái cây, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chất béo có hại việc xâm nhập vào máu thông qua quá trình tiêu hoá.Cụ thể, các chất xơ, chẳng hạn chất xơ hoà tan (như pectin), khi nhập vào cơ thể sẽ tạo ra một lớp màng nhầy. Từ đó, hỗ trợ cơ thể trong việc giảm sự hấp thụ của chất béo có hại từ thức ăn.Nhờ vào tác động này, nồng độ cholesterol xấu trong máu được kiểm soát, làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành, đột quỵ, và suy tim. 1.2 Trái cây là nguồn vitamin dồi dào Hoa quả chứa đựng hầu hết các loại vitamin thiết yếu giúp duy trì sức khỏe tim mạch, bao gồm:● Vitamin C và E (như bưởi, cam, quýt, dứa): Đây là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn chặn tổn thương từ các chất oxi hóa và gốc tự do. Ngoài ra, chúng còn cải thiện chất lượng mạch máu và tăng khả năng co bóp của cơ tim, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của hệ thống tim mạch.● Vitamin nhóm B (như chuối, nho, kiwi): Các loại vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tim mạch khỏi nhiều vấn đề như suy tim, đột quỵ, bệnh tim bẩm sinh, và thiếu máu. Đặc biệt, chúng có tác động tích cực đối với sự phát triển của hệ thống tim mạch ở thai nhi.Việc tích hợp hoa quả vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch và giúp duy trì một hệ thống tim mạch khỏe mạnh. 1.3 Trái cây cung cấp khoáng chất cho tim mạch Ngoài các loại vitamin, khoáng chất như kali, magie, và canxi cũng đóng vai trò tích cực đối với sức khỏe của hệ tim mạch. Kali, chẳng hạn, giúp ngăn chặn rối loạn nhịp tim và ổn định huyết áp, trong khi magie và canxi đảm bảo sự hiệu quả trong quá trình co bóp của tim và vận chuyển máu đến khắp cơ thể. Các khoáng chất này được tìm thấy trong nhiều loại quả như chuối, cà chua, bưởi, lựu, dưa hấu, tạo nên một nguồn dồi dào và đa dạng cho chế độ dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe tim mạch. 1.4 Trái cây giàu chất polyphenols Hàm lượng cao các polyphenol như quercetin, kaempferol, catechin trong trái cây cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch. Nhóm chất chống oxy hóa này không chỉ giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm và tổn thương tế bào, mà còn có khả năng giảm nồng độ cholesterol xấu và kiểm soát đường huyết hiệu quả. Các loại trái cây giàu polyphenol bao gồm việt quất, mâm xôi, nho đỏ, cam quýt, táo, dâu dây, bưởi, tạo ra một sự đa dạng và ngon miệng trong chế độ ăn hỗ trợ sức khỏe tim mạch. 1.5 Trái cây chứa nhiều carotenoids Giống như polyphenols, carotenoids cũng là một nhóm chất chống oxy hóa đáng kể có trong trái cây, đặc biệt là trong các loại quả có màu vàng, cam, và đỏ. Nhóm chất này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, suy tim, đột quỵ, và nhồi máu cơ tim, nhờ vào khả năng chống viêm và khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. Các loại trái cây có hàm lượng cao carotenoids, bao gồm dưa hấu, đu đủ, cà chua, lựu, anh đào, đều đặn xuất hiện trong danh sách đáp án của câu hỏi “người bệnh tim nên ăn trái cây gì". 2. Người bệnh tim nên ăn trái cây gì? Người bệnh tim nên ăn trái cây gì? 2.1 Cà chua Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tufts ở Boston đã chỉ ra rằng việc ăn cà chua và các thực phẩm giàu lycopene ít nhất 5 lần mỗi tuần trong khoảng thời gian 11 năm có thể giúp giảm đến 26% nguy cơ mắc bệnh mạch vành.Lycopene, một hợp chất chống oxy mạnh mẽ, được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế tác động của gốc tự do và các yếu tố gây ra xơ vữa động mạch, đồng thời cung cấp một lợi ích đáng kể cho sức khỏe tim mạch khi tích hợp vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. 2.2 Các loại quả mọng Một số trái cây quả mọng, như việt quất, dâu tây, mâm xôi, phúc bồn tử, và mứt của chúng, là những nguồn dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu cho sức khỏe tim mạch. Những loại trái cây này không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như anthocyanin, giúp đối phó với phản ứng viêm và stress oxy hóa, tạo điều kiện bảo vệ cho sự phát triển của hệ tim mạch.Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ nhiều trái cây quả mọng liên quan đến giảm huyết áp tâm thu, giảm lượng cholesterol "xấu" LDL, cải thiện chỉ số khối cơ thể (BMI), và làm giảm dấu hiệu viêm. Đặc biệt, các loại trái cây này có hàm lượng calo thấp, là sự lựa chọn lý tưởng để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Kết hợp chúng với rau củ và loại trái cây khác có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đồng thời đạt được nhiều lợi ích sức khỏe to lớn. 2.3 Bơ Bơ từ lâu đã là nguồn cung cấp chất chất béo vô cùng có lợi cho sức khỏe tim mạch vì đây là các chất béo không bão hòa sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu cũng như nguy cơ mắc bệnh tim.Đã có một thử nghiệm được thực hiện để kiểm tra ảnh hưởng của quả bơ đến sự giảm cholesterol ở người thừa cân, béo phì. Kết quả là những người mỗi ngày đều ăn một quả bơ cho thấy hàm lượng cholesterol “xấu” LDL trong máu giảm ở mức đáng ghi nhận. LDL-cholesterol là một yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh lý tim mạch.Bên cạnh đó, thành phần kali có trong bơ là một dưỡng chất cần thiết cho tim mạch. Trung bình mỗi trái bơ có thể cung cấp đến 975mg kali, đáp ứng khoảng 28% nhu cầu kali cần trong một ngày. Bạn cũng cần biết rằng việc bổ sung ít nhất 4,7g kali hàng ngày có thể giúp làm giảm 8,0/4,1 mmHg huyết áp trung bình và 15% nguy cơ đột quỵ.Trái bơ cũng rất có lợi cho những người mắc bệnh tim vì các chất béo đơn không bão hòa và kali có trong bơ giúp giảm hàm lượng cholesterol, hạn chế tăng huyết áp và giảm nguy cơ mắc các hội chứng chuyển hóa như rối loạn lipid, đái tháo đường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các bệnh lý tim mạch. 2.4 Táo Lợi ích của táo cho sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng đã được biết đến từ lâu. Táo là một nguồn cung giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và chất polyphenol tốt cho tim mạch. Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu cho rằng thói quen thường xuyên ăn táo có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Nguyên nhân được chỉ ra là nhờ hợp chất polyphenol có tác dụng làm giảm cholesterol có nhiều trong vỏ táo.Ngoài ra, ăn táo thường xuyên cũng giúp cải thiện khả năng làm giảm cholesterol. Tác dụng này nhờ vào các hợp chất khác có trong thành phần quả táo như epicatechin, procyanidin B1, catechin và beta-carotene. 2.5 Các loại quả họ cam Cam và các loại quả thuộc họ cam là những lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ sức khỏe tim mạch. Trong cam, chúng ta tìm thấy hesperidin, một hợp chất có khả năng giảm tắc nghẽn trong động mạch và cải thiện chức năng của hệ thống mạch máu. Ngoài ra, các thành phần như vitamin C, A, B6 và chất xơ cũng đóng góp tích cực vào việc cải thiện sức khỏe của mạch máu.Một nghiên cứu của Đại học Hebrew ở Jerusalem trên chuột đã chỉ ra rằng những con chuột được cho ăn cam có huyết áp thấp hơn từ 20 đến 25% so với nhóm không ăn cam.Tại Đại học Glasgow, nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng tiêu thụ bưởi (ăn hoặc uống nước ép) có tác động giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu. Các loại lipid xấu này thường là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch, một yếu tố khởi phát cho nhiều bệnh tim mạch. Cam luôn nằm trong danh sách đáp án của câu hỏi “người bệnh tim nên ăn trái cây gì" 2.6 Kiwi Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng vào năm 2013 ghi nhận rằng việc tiêu thụ đều đặn hai quả kiwi mỗi ngày trong thời gian 8 tuần có thể giảm đáng kể nồng độ cholesterol LDL trong máu.Lợi ích của kiwi và các dưỡng chất có trong đó đã được công nhận từ lâu. Vitamin C và các chất chống oxy hóa, không chỉ giúp giảm viêm nhiễm ở tim mạch mà còn hỗ trợ việc hạ huyết áp. Hơn nữa, thành phần kali có trong quả kiwi cũng đóng góp vào việc duy trì sự ổn định của huyết áp. 2.7 Chuối Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích mọi người thêm chuối vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ vì chúng dễ ăn, thơm ngon và chi phí thấp, mà còn bởi những lợi ích to lớn mà chúng mang lại cho sức khỏe. Chuối là nguồn vitamin phong phú, đặc biệt là vitamin B6, vitamin C, kali, magie, và chất xơ.Kali và magie đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng tim và ổn định huyết áp. Thêm vào đó, vitamin B6 trong chuối đóng góp vào việc điều chỉnh homocysteine, một loại acid amin liên quan đến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Việc thường xuyên bao gồm chuối trong chế độ dinh dưỡng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. 2.8 Lựu Lựu được đánh giá cao là một loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Trái lựu là nguồn phong phú acid ellagic, một yếu tố có khả năng ngăn chặn sự tích tụ của lipid xấu như cholesterol trong động mạch, đồng thời giảm nguy cơ phát triển xơ vữa mạch máu. Hơn nữa, hàm lượng kali cao trong trái lựu cũng hỗ trợ người bệnh kiểm soát huyết áp ở mức ổn định. 2.9 Dưa hấu Dưa hấu là một trong những loại trái cây có lợi cho sức khỏe tim mạch, nhờ sở hữu hàm lượng cao chất xơ, vitamin A, C, magnesium, và đặc biệt là lycopene. Lycopene là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng bảo vệ mạch máu khỏi tổn thương do căng thẳng oxy hóa. Điều này giúp máu lưu thông hiệu quả, bảo toàn chức năng tim mạch và đảm bảo hoạt động của nó diễn ra tối ưu. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch chỉ bằng cách ăn các loại trái cây trong danh sách “người bệnh tim nên ăn trái cây gì" Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và cải thiện các bệnh lý tim mạch. Tìm được đáp án cho câu hỏi “Người bệnh tim nên ăn trái cây gì" và sử dụng các loại trái cây này mỗi ngày là một phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả. Giúp mọi người tránh xa các yếu tố nguy cơ có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kham-benh-tri-la-kham-nhung-gi-vi
Khám bệnh trĩ là khám những gì?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ. BSCK II Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bệnh trĩ là một trong những bệnh khá phổ biến ở người lớn và đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng đến nhập viện. Do tính chất công việc cũng như sinh hoạt của mọi người chính là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. Trong đó thành phần hay gặp nhất là khối dân văn phòng và những người cao tuổi. 1. Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ là một bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Bản chất của trĩ là các đám rối mạch máu trong ống hậu môn, khi máu không được lưu thông, bị ứ đọn lại tĩnh mạch căng và giãn dần, tùy từng mức độ gây nên nhiều hay ít búi trĩ. Dựa vào vị trí phát sinh của búi trĩ ở phía trên hay phía dưới ranh giới đường lược ở hậu môn, bệnh trĩ được chia ra 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.Bệnh trĩ có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi.Trĩ nội: là búi trĩ xuất phát phía trên đường lược. Búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.Trĩ ngoại: khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược ( hay còn gọi đường hậu môn – trực tràng). Búi trĩ được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu mônTrĩ hỗn hợp là sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại 2. Vì sao bệnh trĩ cần được phát hiện sớm? Bệnh trĩ thường có tiến triển âm thầm và lặng lẽ, thời gian đầu các biểu hiện của bệnh chưa thực sự rõ ràng cộng với tâm lý e ngại của người bệnh không đi khám và điều trị sớm. Khi bệnh trở nên nặng hơn, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và có nhiều biến chứng khác. Đến lúc này, việc điều trị sẽ vô cùng phức tạp và rất tốn kém.Bệnh trĩ càng nặng thì thời gian điều trị bệnh càng lâu. Vì vậy, bệnh trĩ cần được phát hiện sớm và điều trị càng sớm càng tốt để có thể đạt được hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí hơn. Bệnh trĩ càng nặng thì thời gian điều trị bệnh càng lâu Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã có gói khám và chẩn đoán bệnh trĩ. Khi khách hàng sử dụng gói khám, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán, thăm khám, nội soi để phát hiện bệnh và có hướng điều trị phù hợp.Khách hàng sử dụng gói khám và chẩn đoán bệnh trĩ tại Vinmec sẽ được hưởng đầy đủ các dịch vụ bao gồm:Được thăm khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa giàu kinh nghiệmSử dụng phương pháp nội soi trực tràng, hậu mônHình ảnh về tình trạng hậu môn được ghi lạiBệnh trĩ nếu để lâu ngày sẽ gây viêm hậu môn mãn tính, rò hậu môn, trực tràng bị hẹp đi, nứt kẽ hậu môn và đặc biệt có thể tiến triển thành ung thư. Chính vì vậy, bệnh trĩ cần phải được thăm khám sớm và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn. 3. Vì sao nên khám bệnh trĩ tại Vinmec? Với các trang thiết bị hiện đại cùng kỹ thuật cao, Vinmec đang đem đến cho khách hàng những sự lựa chọn tối ưu nhất. Tùy theo thương tổn cụ thể của trĩ mà lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.Tại Vinmec, đang sử dụng phương pháp tiêm thuốc gây xơ trực tiếp vào búi trĩ và các vùng xung quanh búi trĩ, phương pháp phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ theo phương pháp Longo. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã có gói khám và chẩn đoán bệnh trĩ Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh trĩ Phân biệt sa trực tràng và trĩ
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-bi-tieu-duong-co-uong-duoc-mat-ong-khong-vi
Người bị tiểu đường có uống được mật ong không?
Mật ong là thực phẩm khá bổ dưỡng và rất nhiều người uống mật ong để bồi bổ sức khỏe hiện nay. Nhưng mọi người đã biết sử dụng nó đúng cách. Và liệu rằng người tiểu đường có uống mật ong được không? Hôm nay mọi người hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé! 1. Những công dụng của mật ong đối với cơ thể Với một người có thể trạng bình thường, không mắc các bệnh về đường huyết như tiểu đường thì việc uống mật ong là rất nên làm. Điều này giúp cơ thể có thêm các chất đề kháng và hỗ trợ phòng ngừa cũng như điều trị một số bệnh. Tuy nhiên, việc dùng mật ong cũng nên được kiểm soát, nếu sử dụng quá mức cũng có thể dẫn đến nguy cơ bị tiểu đường.Thành phần chính của mật ong là đường fructose, ngoài ra còn có một số các khoáng chất, vitamin, và vài enzym khác,... Theo nhiều nghiên cứu khoa học và thực nghiệm chứng minh thì mật ong có thể giúp điều trị ho, phòng táo bón, cung cấp năng lượng năng, giảm nhiệt miệng, dùng mỗi muỗng mật ong một ngày sẽ làm cho cơ thể bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Nhưng một lưu ý nhỏ là người bị tiêu chảy không nên dùng mật ong, vì nó sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn nhé! Các bác sĩ không khuyến nghị bệnh nhân tiểu đường dùng mật ong Một người khỏe mạnh, thể chất tốt thì một ngày dùng 2-3 muỗng mật ong sẽ là một việc làm rất tốt. Nếu mật ong được kết hợp với nước chanh sẽ là chất giải rượu tuyệt vời. Khi kết hợp chanh với bơ sẽ tạo ra mặt nạ dưỡng trắng mà chị em rất ưa chuộng. Với những trẻ bị ho khó dùng thuốc tây thì việc cho trẻ ngậm một ít mật ong cũng làm cải thiện rất lớn đối với tình trạng trẻ. Trắc nghiệm dành riêng cho người mắc đái tháo đường: Chế độ ăn của bạn đã hợp lý chưa? Người bị bệnh đái tháo đường cần phải quan tâm nhiều hơn đến cách tính toán khẩu phần ăn sao cho phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe. Nếu chưa rõ, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài trắc nghiệm ngắn sau đây. Bắt đầu 2. Người bị tiểu đường uống mật ong được không? Tiểu đường là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa các chất trong trong cơ thể làm cho đường huyết cao, gây nên các biến chứng cực kỳ nặng nề như cách bệnh tim, suy thận, hoại tử chi, mù lòa... Chính vì vậy, ở người bị tiểu đường thì việc kiểm soát lượng đường dung nạp vào cơ thể là rất quan trọng. Nếu việc kiểm soát được tốt, bệnh nhân hoàn toàn có thể sống tốt như người bình thường.Mật ong là một trong những chất có thể làm tăng lượng đường máu của bệnh nhân tiểu đường. Vậy tiểu đường uống mật ong được không, và nên uống như thế nào. Dù mật ong chứa lượng đường lớn, và các bác sĩ không khuyến nghị bệnh nhân tiểu đường dùng mật ong. Nhưng người tiểu đường vẫn có thể dùng mật ong với lượng thấp hơn người bình thường nếu thể trạng bệnh nhân không thừa cân, béo phì. Các bệnh nhân tiểu đường có thể trạng lớn, BMI> 23kg/m2 thì việc kiêng ngọt, kể cả kiêng mật ong là điều tất yếu để bảo vệ sức khỏe. Những bệnh nhân có thể trạng cơ thể bình thường vẫn có thể dùng mật ong lượng nhỏ khoảng 5ml mật ong nguyên chất pha loãng với nước để sử dụng.Trong một số trường hợp bệnh nhân tiểu đường dùng thuốc hạ đường huyết quá liều. Làm cho người bệnh rơi vào tình trạng mất tri giác, lúc này mật ong trở thành thuốc cực kỳ tốt. Khi đó uống mật ong với một lượng vừa đủ giúp làm đường máu người bệnh tăng nhanh chóng, hạn chế được tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân. Đây là một giải pháp an toàn, hiệu quả mà không kém phần đơn giản mà mỗi gia đình có người mắc bệnh tiểu đường cần ghi nhớ. Uống mật ong có thể giúp đường máu người bệnh tăng nhanh chóng trong trường hợp nguy hiểm như hạ đường huyết gây mất tri giác Trong thời buổi hiện nay thì tiểu đường không còn là căn bệnh hiếm gặp nữa. Nên việc có cho mình một chế độ ăn hợp lý là rất quan trọng và cần thiết cho mỗi người. Mật ong là một sản phẩm tốt cho cơ thể nếu được sử dụng một cách phù hợp. Những người mắc bệnh tiểu đường muốn sử dụng mật ong nên nhờ sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ để vừa đảm bảo cơ thể hấp thu tốt các dinh dưỡng cũng như tránh các nguy cơ gây tăng nặng tình trạng bệnh. Qua bài viết này, mong mọi người đã giải đáp được thắc mắc bệnh tiểu đường có uống được mật ong không. Hy vọng đây là một bài viết hữu ích cho bệnh nhân cũng như người nhà của bệnh nhân tiểu đường.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-gi-khi-tre-bi-tieu-chay-cap-vi
Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp?
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là căn bệnh không hiếm gặp và thường có triệu chứng ồ ạt, đặc biệt trong 2 - 3 ngày đầu. Bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Do đó các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý để xử trí kịp thời trong một số trường hợp khẩn cấp. 1. Biểu hiện của bệnh tiêu chảy cấp trẻ em Tiêu chảy cấp ở trẻ là tình trạng đi đại tiện nhiều hơn bình thường, đặc biệt phân có thể thay đổi theo dạng lỏng, nước, một số trường hợp có máu và kéo dài khoảng 14 ngày.Nếu ở trẻ bú mẹ có thể đi tiêu 5-7 lần/ngày, phân sệt, lợn cợn màu xanh mùi chua. Trong trường hợp này trẻ vẫn ăn ngủ bình thường và chơi đùa vui vẻ thì không có vấn đề gì lo lắng.Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp thì cần sớm đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám.Một số dấu hiệu cụ thể về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em như sau:Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có có tần suất đi tiêu nhiều lần trong ngày, trung bình khoảng từ 3 - 10 lần/ ngày, hoặc nhiều hơn. Phân có thể sệt, lỏng, nhiều màu vàng, xanh, hoặc nâu.Trẻ bú sữa mẹ có thể dễ sản xuất phân nhiều lần hơn và phân có nước nhiều hơn so với trẻ uống sữa công thức. Trẻ từ 1 tuổi trở lên, thông thường có khoảng 1 - 2 lần đi tiêu một ngày.Dấu hiệu phân trong bệnh tiêu chảy cấp là lỏng nhiều, có nước kèm mùi hôi tanh. Bên cạnh đó trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như quấy khóc, buồn nôn và nôn, đau bụng. Dựa vào tính chất và màu sắc của phân có thể giúp cha mẹ nhận biết tình trạng tiêu chảy ở trẻ 2. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện kéo dài hoặc tình trạng rối loạn tiêu hóa hấp thu ở ruột khi đổi sữa cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ em có thể phòng tránh như sau:Trẻ trong độ tuổi bắt đầu ăn dặm dễ mắc bệnh tiêu chảy cấp do làm quen với nguồn dinh dưỡng mới.Trẻ bị suy dinh dưỡngTrẻ bị suy giảm miễn dịchDo trẻ có tập quán không tốt như bú bình, ăn dặm không đúng cách, sử dụng nước ô nhiễm, không chế biến thực phẩm vệ sinh.Ngoài ra, điều kiện thời tiết tại nước ta cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn, đặc biệt là rotavirus hay tấn công trẻ vào mùa khô lạnh. 3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp? Bệnh tiêu chảy cấp có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vì thế các bậc cha mẹ cần chú ý trang bị cho mình thêm kiến thức chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy.Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường tránh tình trạng mất nước: Đối với trẻ bú mẹ cần cho trẻ bú thường xuyên hơn và lâu hơn, bởi lúc này trẻ cần năng lượng để hoạt động và tăng trưởng, đồng thời gia tăng thêm sức đề kháng.Cho trẻ uống dung dịch ORS: Hòa một gói dung dịch ORS pha 1 lít nước đun sôi và cho trẻ uống 50-100ml sau mỗi lần tiêu tiêu chảy ở trẻ < 2 tuổi, 100-200ml ở trẻ > 2 tuổi, cho trẻ uống từng muỗng hoặc uống từng ngụm nhỏ. Ngoài các, nên cho trẻ uống thêm nước cháo hoặc nước đun sôi để nguội. Phụ huynh cần pha thuốc theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định Cho trẻ uống viên kẽm theo chỉ dẫn của bác sĩ.Thực tế, có rất nhiều các bậc cha mẹ thường giữ tâm lý khi trẻ bị tiêu chảy cấp không cho trẻ ăn hoặc hạn chế cho trẻ ăn dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu sức đề kháng, điều này càng làm bệnh tiêu chảy cấp trở nên nguy hiểm. Vì thế, các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn bình thường, hạn chế kiêng cữ và nên chia nhỏ các bữa ăn để trẻ hấp thụ tốt và có cảm giác ngon miệng hơn.Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp nhưng không có các dấu hiệu mất nước và trẻ vẫn ăn, ngủ chơi và bú bình thường thì mẹ có thể điều trị cho trẻ tại nhà theo hướng dẫn của các bác sĩ mà không cần sử dụng kháng sinh.Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có các biểu hiện mất nước như khát nước, môi khô, khóc không có nước mắt, li bì, hôn mê, có máu trong phân, tiêu chảy và nôn ói nhiều thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và sớm có hướng điều trị. 4. Một số lưu ý khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ Để đảm bảo tối đa an toàn, khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp, cha mẹ không nên tự ý sử dụng dung dịch điện giải khi chưa có chỉ định của bác sĩ, kể cả trong trường hợp điều trị tại nhà cho trẻ. Bởi việc tự ý sử dụng dung dịch điện giải có thể khiến trẻ mệt mỏi và làm giảm lượng bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Với một số trẻ lớn hơn, việc sử dụng dung dịch điện giải có thể kiểm soát.Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng nên chú ý không nên cho trẻ uống nước trái cây nguyên chất vì sẽ làm cho bệnh tiêu chảy có thể có diễn biến nặng hơn, vì hầu hết nước trái cây chứa khá nhiều đường. Nếu trong trường hợp trẻ vẫn uống uống thì nên pha loãng cùng với nước đun sôi.Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ, các bác sĩ khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ, sử dụng nguồn nước sạch vệ sinh ăn uống, đồng thời thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay thường xuyên với xà phòng. Đặc biệt các bậc cha mẹ nên chích ngừa đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh tả, thương hàn và cho trẻ uống rota phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus theo đúng lịch. Phương pháp này được coi là phương pháp tối ưu nhất để phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra. Tiêm chủng đầy đủ theo lịch có thể giúp trẻ phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, trong đó có vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra. Tại Vinmec có đầy đủ cơ sở vật chất y tế hiện đại đạt chuẩn để bảo quản vắc-xin cũng như có không gian vui chơi thoải mái cho trẻ trước và sau quá trình theo dõi tiêm. Đặc biệt, khách hàng sẽ được thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới.Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ và người thân trong gia đình, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY. Mách mẹ những mũi tiêm vắc-xin bảo vệ con cả đời
https://tamanhhospital.vn/mo-noi-soi-cot-song-hai-cong/
05/04/2024
Mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) là gì, điều trị những bệnh nào?
Mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) là một kỹ thuật mổ hiện đại, giúp điều trị thành công nhiều bệnh cột sống – thần kinh nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống… Vậy mổ UBE là gì, có ưu điểm ra sao? Với tính ứng dụng cao và nhiều ưu điểm vượt trội, kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) đang được Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh ứng dụng điều trị hiệu quả các bệnh lý nguy hiểm về cột sống – thần kinh. Mục lụcKỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) là gì?Kỹ thuật mổ UBE chuyên điều trị bệnh gì?1. Thoát vị đĩa đệm2. Thoái hóa cột sống3. Trượt đốt sống4. Hẹp ống sống5. Gai cột sống6. U cột sống/u tủy sống7. Các chấn thương thần kinh – cột sốngƯu điểm của kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE)1. Hiệu quả điều trị cao hơn2. An toàn cấu trúc thần kinh3. Có thể áp dụng cho nhiều đối tượng4. Giảm đau sau mổ5. Hồi phục nhanh6. Yếu tố thẩm mỹKỹ thuật mổ UBE được ứng dụng khi nào?Quy trình mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE)Nguy cơ có thể gặp phải sau mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE)Cách chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi cột sống hai cổng UBENhững lưu ý sau mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE)Kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) là gì? Kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng hay nội soi cột sống hai cổng ở một bên (Unilateral biportal endoscopy – UBE) là một kỹ thuật phẫu thuật tiên tiến, sử dụng phương pháp mổ nội soi xâm lấn tối thiểu, với đường rạch da rất nhỏ, để tiếp cận và can thiệp vào các vùng bệnh lý của cột sống, thần kinh mà không cần mổ hở với vết mổ lớn. (1) Kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) dùng để điều trị hiệu quả các bệnh cột sốt thần kinh như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, trượt/hẹp ống sống, gai cột sống, thần kinh tọa… Kỹ thuật mổ UBE cột sống được thực hiện thông qua 2 vết rạch da siêu nhỏ, chỉ từ 5mm – 7mm tùy trường hợp. Các thiết bị nội soi và dụng cụ phẫu thuật được đưa vào cơ thể thông qua 2 lỗ nhỏ đó, tiếp cận đến vị trí tổn thương cần xử lý. Với những ưu điểm vượt trội, kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng ngày càng được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, dù kỹ thuật này mới chỉ được áp dụng trong thời gian gần đây nhưng đã nhận được sự chú ý, đánh giá cao từ cộng đồng chuyên môn và người bệnh nhờ hiệu quả vượt trội mà nó mang lại cho người bệnh. Hiện nay, kỹ thuật mổ nội soi hai cổng (UBE) đã được Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần Kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh lý thần kinh – cột sống. Bệnh viện đã đầu tư nhiều hệ thống thiết bị y tế chuyên dụng hiện đại nhất cũng như cử nhiều bác sĩ tu nghiệp ở các nước tiên tiến hàng đầu trên thế giới về phẫu thuật UBE, đáp ứng đầy đủ yêu cầu thăm khám và điều trị bệnh các bệnh lý thần kinh- cột sống bằng kỹ thuật UBE nói riêng và phẫu thuật thần kinh nói chung. Kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng Kỹ thuật mổ UBE chuyên điều trị bệnh gì? Kỹ thuật mổ nội soi cột sống – thần kinh có những ưu điểm vượt trội so với phương pháp mổ truyền thống. Dưới đây là các trường hợp bệnh thường được bác sĩ chỉ định mổ nội soi cột sống hai cổng: (2) 1. Thoát vị đĩa đệm Đây là tình trạng cấu trúc đĩa đệm giữa hai đốt sống bị thoái hóa và tổn thương, dẫn đến sự di lệch của đĩa đệm ra khỏi vị trí bình thường của chúng, nếu khối đĩa đệm thoát vị này gây chèn ép lên cấu trúc thần kinh cột sống gần đó thì có thể làm tổn thương cấu trúc thần kinh và gây ra triệu chứng bệnh lý. Triệu chứng chính thường gặp là đau nghiêm trọng tại vị trí đốt sống bị ảnh hưởng, đau tê lan xuống chân (thần kinh tọa) hoặc lan xuống cánh tay (nếu ở cột sống cổ) hoặc có thể làm rối loạn cảm giác da như tê bì, mất cảm giác, thậm chí liệt hoàn toàn tay chân, rối loạn tiêu tiểu. (3) 2. Thoái hóa cột sống Thoái hóa cột sống là tình trạng tổn thương của các cấu trúc của cột sống như đĩa đệm, đốt sống, khớp liên đốt sống và các cấu trúc dây chằng cột sống, chúng diễn tiến nặng dần theo thời gian. Bệnh có thể gây đau lưng kéo dài, đau tê lan xuống chân hoặc cánh tay tùy vào vị trí bị thoái hóa, yếu tay chân, cầm nắm, đi lại khó khăn dần. 3. Trượt đốt sống Trượt đốt sống là bệnh lý các cấu trúc khớp và dây chằng của cột sống không giữ được hai đốt sống kế cận với nhau khiến đốt sống trượt ra khỏi vị trí bình thường so với đốt sống kia, thường gặp ở cột sống lưng. Triệu chứng bệnh thường gặp là đau lưng, tê yếu hai chân. 4. Hẹp ống sống Ống sống là cấu trúc dạng khoang nằm trong cột sống chứa các cấu trúc thần kinh quan trọng như tủy sống, các dây thần kinh cột sống. Tình trạng hẹp ống sống có thể gây chèn ép các cấu trúc thần kinh này. Nguyên nhân hẹp ống sống thường do thoái hóa làm biến dạng dần các cấu trúc của cột sống như dây chằng, khối khớp liên đốt sống, đĩa đệm hoặc thân đốt sống, từ đó làm ống sống bị hẹp lại dần. 5. Gai cột sống Sự phát triển bất thường các cấu trúc xương ở cột sống tạo thành các “gai” hay chồi xương ở cạnh đốt sống. Bệnh lý này chứng tỏ có một sự thoái hóa cột sống kéo dài do đó bệnh nhân thường có biểu hiện đau lưng. Ngoài ra, các gai xương này có thể gây ra những biểu hiện bệnh lý thần kinh khi chúng chèn ép lên các cấu trúc thần kinh của cột sống. 6. U cột sống/u tủy sống U cột sống hoặc u tủy sống là khối u của cấu trúc xương sống, màng tủy hoặc của cấu trúc thần kinh bên trong ống sống, có thể là u lành tính hoặc ác tính. Khối u có thể gây chèn ép lên dây thần kinh hoặc tủy sống, từ đó gây ra các biểu hiện triệu chứng bệnh lý thần kinh như đau, tê bì, mất cảm giác, yếu liệt chi. 7. Các chấn thương thần kinh – cột sống Mổ UBE còn được áp dụng cho các trường hợp chấn thương cột sống gây chèn ép các cấu trúc thần kinh, chẳng hạn như chấn thương do tai nạn giao thông, té ngã hoặc những chấn thương do nguyên nhân khác. Ưu điểm của kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) Được đánh giá là phương pháp mổ tiên tiến, kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) có những ưu điểm vượt trội như: 1. Hiệu quả điều trị cao hơn Kỹ thuật mổ nội soi UBE cho phép bác sĩ quan sát rõ nét, chính xác hơn ở khu vực can thiệp, phát hiện và xử lý tốt các tổn thương một cách chính xác, giúp nâng cao tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật. 2. An toàn cấu trúc thần kinh Khi thực hiện thao tác, các cấu trúc trong vùng phẫu thuật được ghi hình rõ nét và phóng đại trên màn hình nên việc sử dụng kỹ thuật mổ UBE giúp bác sĩ dễ dàng tránh được những tổn thương không mong muốn ở các cấu trúc thần kinh, mạch máu trong vùng phẫu thuật. 3. Có thể áp dụng cho nhiều đối tượng Người cao tuổi và người bệnh mắc bệnh nội khoa cũng có thể được thực hiện mổ nội soi cột sống hai cổng để điều trị bệnh lý cột sống – thần kinh. Không giống như phẫu thuật mở, các vết thương trong phẫu thuật UBE rất nhỏ nên dễ lành hơn, người bệnh tiểu đường, người cao tuổi và những người mắc các bệnh nội khoa khác có thể lựa chọn phương pháp mổ UBE để giảm thiểu nguy cơ chậm lành vết mổ. Kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng UBE có thể áp dụng cho người bệnh đang mắc các bệnh lý mạn tính 4. Giảm đau sau mổ Người bệnh cảm thấy đau ít hơn ở vị trí vết mổ so với phẫu thuật hở truyền thống do vết mổ nhỏ, không làm tổn thương cơ và các cấu trúc xung quanh. Nhờ vậy trong thời gian phục hồi sau mổ, người bệnh cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. 5. Hồi phục nhanh Nhờ giải quyết tốt bệnh lý mà không gây ra các tổn thương các cấu trúc cơ cạnh sống nên sau mổ bằng kỹ thuật UBE người bệnh có thể tập vận động và ra viện sớm hơn. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể xuất viện từ 1 – 3 ngày sau khi mổ nội soi. 6. Yếu tố thẩm mỹ Nhờ đường rạch da nhỏ và không banh vén da nhiều nên vết rạch da sau mổ bằng kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng UBE thường rất ít để lại sẹo, giữ lại vẻ thẩm mỹ tốt nhất cho người bệnh. Kỹ thuật mổ UBE được ứng dụng khi nào? Hầu hết các trường hợp có chỉ định mổ bằng phương pháp truyền thống thì đều có thể mổ bằng kỹ thuật nội soi Các trường hợp cần can thiệp để điều trị bệnh lý cột sống – thần kinh sau khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả. Người bệnh lớn tuổi, người mắc các bệnh mạn tính có nguy cơ cao khi áp dụng các kỹ thuật mổ thông thường. Người bệnh lo ngại các vấn đề về sẹo sau mổ hoặc có khả năng chịu đau kém, cần thực hiện phương pháp phẫu thuật hạn chế tối đa xâm lấn. Quy trình mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) Trước khi thực hiện mổ UBE, bác sĩ đã hội chẩn và tiến hành tư vấn chi tiết cho người bệnh các ưu điểm của kỹ thuật cũng như nguy cơ có thể xảy ra. Người bệnh cũng được thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá xem tình trạng sức khỏe có đáp ứng điều kiện làm phẫu thuật hay không, chẳng hạn như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, đo điện tim, chụp X-quang… Sau khi khám tiền mê và hoàn tất các quy trình đảm bảo an toàn phẫu thuật tốt nhất, người bệnh được đưa vào phòng phẫu thuật. Bệnh nhân được gây mê toàn thể, bác sĩ tiến sẽ hành rạch da hai đường nhỏ ở vùng cột sống để đưa ống nội soi và dụng cụ mổ tiếp cận vùng tổn thương. Qua hình ảnh nội soi trực tiếp trên màn ảnh, bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác phẫu thuật cắt bỏ tổn thương, chỉnh sửa và giải phóng các cấu trúc thần kinh bị chèn ép. Cuối cuộc mổ, người bệnh được khâu da hai mũi và chỉ cần băng các vết mổ bằng băng keo cá nhân và được đưa về phòng chăm sóc hậu phẫu. Sau mổ, bác sĩ sẽ khám và đánh giá khả năng hồi phục của bệnh nhân. Sau vài ngày, người bệnh có thể xuất viện và được hẹn tái khám theo đúng lịch của bác sĩ đề ra. Mổ UBE hạn chế tối đa xâm lấn Nguy cơ có thể gặp phải sau mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) Nhìn chung, việc ứng dụng kỹ thuật mổ nội soi hai cổng UBE để điều trị bệnh lý cột sống – thần kinh mang đến sự an toàn cho người bệnh và làm tăng tỷ lệ điều trị thành công. Tuy nhiên, theo y văn, vẫn có một số nguy cơ của phẫu thuật như: Người bệnh có thể cảm thấy đau ở vị trí vết mổ một thời gian. Bệnh nhân cũng có thể gặp các biến chứng khác như dò dịch não tủy, nhiễm trùng vết mổ, chảy máu… Tuy nhiên các biến chứng này rất hiếm xảy ra với tỷ lệ thấp hơn nhiều so với phương pháp mổ truyền thống. Cách chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi cột sống hai cổng UBE Khi chăm sóc người bệnh sau mổ UBE, người chăm sóc cần lưu ý: Hỗ trợ người bệnh vệ sinh vị trí vết mổ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không cho các chất lỏng, dung dịch rửa hay bất kỳ loại thuốc bôi nào lên vị trí vết thương nếu chưa có ý kiến của bác sĩ. Nhắc nhở người bệnh dùng thuốc đầy đủ và đúng giờ, đúng chỉ định của bác sĩ. An ủi, động viên người bệnh để người bệnh có tâm lý thoải mái trong suốt quá trình hồi phục. Thường xuyên đỡ người bệnh ngồi dậy, đi bộ và vận động nhẹ nhàng. Tránh để người bệnh nằm yên một chỗ quá lâu sẽ dễ gây lở loét da vùng lưng, làm máu lưu thông kém, dễ tắc nghẽn. Kiểm tra vết thương xem có tình trạng chảy dịch, mủ hoặc sưng hay không. Nếu có, nên đưa người bệnh đến bệnh viện để tái khám. Những lưu ý sau mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) Sau khi phẫu thuật điều trị bệnh lý thần kinh – cột sống bằng phương pháp mổ UBE, người bệnh cần nghỉ ngơi và vận động đúng cách để phục hồi nhanh. Một số lưu ý trong quá trình hồi phục sau mổ nội soi cột sống hai cổng UBE gồm có: Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý bỏ thuốc hay thay đổi liều dùng thuốc. Ngoài ra, nếu người bệnh có các toa thuốc điều trị các bệnh lý nền mãn tính kèm theo thì cần có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Tái khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ khám, kiểm tra vết mổ để tư vấn phương pháp chăm sóc phục hồi tiếp theo. Một ngày sau phẫu thuật có thể đứng, đi bộ nhẹ nhàng vừa sức. Đi bộ làm tăng lưu lượng máu, giảm nguy cơ đông máu, giảm nguy cơ bị viêm phổi trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Hạn chế vận động mạnh, các hoạt động gây tác động lực lớn lên vùng phẫu thuật trong một vài tuần đầu tiên. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Việc bổ sung hợp lý protein và vitamin trong chế độ ăn uống rất quan trọng để chữa lành vết thương sau phẫu thuật. Nghỉ ngơi hợp lý sau phẫu thuật. Tùy tính chất công việc, người bệnh có thể quay trở lại làm việc sau khoảng một tuần tính từ thời điểm phẫu thuật. Có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về thời điểm quay trở lại làm việc. Nên nghỉ ngơi và dùng thuốc đúng theo tư vấn của bác sĩ sau mổ UBE Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Kỹ thuật mổ nội soi cột sống hai cổng (UBE) đang được Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh ứng dụng là một kỹ thuật hiện đại, là giải pháp hiệu quả giúp chữa trị thành công rất nhiều bệnh lý thần kinh – cột sống. Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm, mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho người bệnh, giúp phục hồi nhanh, không để lại vết sẹo lớn, làm cho người bệnh khỏe mạnh và tự tin trở lại công việc hàng ngày.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cong-dung-cua-vi-thuoc-kim-tien-thao-vi
Công dụng của vị thuốc kim tiền thảo
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Đỗ Phú Thắng - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông Kim tiền thảo hay còn có tên gọi khác là cây mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng,... là bộ phận trên mặt đất của cây kim tiền thảo. Đây là cây thuốc nam có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như sỏi thận, sỏi đường tiết niệu. 1. Đặc trưng về cây kim tiền thảo Tên khoa học của cây kim tiền thảo là Desmodium styracifolium. Cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)Về hình dáng: Đây là cây thân thảo, mọc bò trên mặt đất, sau đứng thẳng, cao khoảng 0.3 – 0.5 m. Ngọn cây dẹt, có nhiều khía và có nhiều lông tơ trắng. Lá cây mọc so le, gồm 1 hoặc 3 lá chét hình tròn, dài từ 1.5 đến 3.4 cm, gốc bằng hoặc hơi hình tim, có gân lá khá rõ, mặt dưới phủ lông màu trắng bạc; lá kèm có lông, có khía; cuống lá dài 1-2cm.Hoa mọc thành từng chùm nhỏ, ngắn ở trong kẽ lá hoặc đầu ngọn thân thành; lá bắc sớm rụng; hoa màu hồng; đài 4 răng đều, có lông ngắn, tràng hoa có dạng cánh cờ hình bầu dục, các cánh hoa bên thuôn dạng thìa cong; bầu hơi có lông.Quả kim tiền thảo đầu hơi cong xuống và hạt có lông. 2. Kim tiền thảo có tác dụng gì? 2.1. Tác dụng lợi tiểuCây thuốc kim tiền thảo có nhiều tác dụng giúp lợi tiểu hay còn được hiểu là tăng thể tích nước tiểu, đồng thời làm chậm quá trình to lên của viên sỏi và có thể bào mòn sỏi. Vị thuốc có ít tác dụng phụ nên có thể sử dụng điều trị trong thời gian dài.Theo những tài liệu Y Học Cổ Truyền, kim tiền thảo còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi niệu. Vị thuốc này thường được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiết niệu như trừ sỏi, các chứng tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu vàng sẫm... Vì tác dụng lợi tiểu của Kim tiền thảo, vì vậy sẽ khiến lượng nước tiểu và số lần đi tiểu trong 1 ngày của bạn nhiều hơn, có thể xảy ra một số bất tiện trong quá trình sử dụng thuốc. Cũng không nên dùng vào buổi tối, sẽ khiến bạn buồn tiểu và ảnh hưởng đến giấc ngủ2.2. Giảm đào thải canxi niệuTheo các nghiên cứu đã chứng minh rằng, kim tiền thảo làm giảm nồng độ canxi trong nước tiểu. Nhờ đó, có công dụng giúp đào thải lượng canxi cặn ra bên ngoài cơ thể mà không lắng đọng tạo thành tinh thể khi chưa đạt đến nồng độ bão hòa.Đồng thời, thảo dược này còn có tác dụng giúp tăng bài tiết lượng citrat niệu qua đó tăng đào thải oxalat, giảm hình hình thành canxi oxalat và giảm hình thành sỏi thận.2.3. Kháng viêm, kháng khuẩnTác dụng kháng viêm, kháng khuẩn của kim tiền thảo giúp giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống niệu quản và bị đẩy ra ngoài.Với những công dụng như kể trên, dược liệu kim tiền thảo đã được nhiều người biết đến và sử dụng như một vị thuốc quan trọng nhất trong điều trị các bệnh sỏi thận viêm đường tiết niệu và sỏi đường tiết niệu. Kim tiền thảo có tác công dụng giúp cơ thể kháng viêm kháng khuẩn 3. Những bài thuốc kim tiền thảo trị bệnh sỏi thận Để việc điều trị sỏi thận bằng kim tiền thảo mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp vị thuốc này với những loại thảo dược khác có cùng tác dụng lợi tiểu như râu ngô, trà atiso, râu mèo,... để làm tăng công năng của loại thảo dược này.Bài 1: Kim tiền thảo 30g, dừa nước 15g, hạt mã đề 15g, kim ngân hoa 15g. Sắc lấy nước uống hàng ngày. Công dụng điều trị viêm đường tiết niệu, hệ thống tiết niệu có sỏi.Bài 2: Kim tiền thảo 25g, đông quỳ tử 15g, xuyên phá thạch 15g, hoạt thạch 15g và ngưu tất 12g. Sắc lấy nước uống trong ngày, chữa bệnh sỏi đường tiết niệu.Bài 3: Kim tiền thảo 30g, xa tiền tử 10g, ô dược 10g, thanh bì 10g, đào nhân 10g và ngưu tất 12g. Sắc lấy nước uống trong ngày, có tác dụng tốt trong trị bệnh sỏi đường tiết niệu, tiểu buốt, kèm táo bón.Bài 4: Kim tiền thảo 30g, tỳ giải 20g, xa tiền tử 20g, hoạt thạch 20g kèm theo sinh địa, tục đoạn, đan sâm, mỗi thứ 9g. Sắc lấy nước uống trong ngày có tác dụng trong điều trị sỏi hệ thống tiết niệu, tiểu buốt, rắt, tiểu ra máu.Bài 5: Kim tiền thảo 40g, tỳ giải 20g, xa tiền thảo 20g, trạch tả 12g, uất kim 12g, ngưu tất 12g và kê nội kim 8g. Sắc lấy nước uống trong ngày điều trị sỏi tiết niệu kèm tiểu đục, tiểu buốt. Trong đông y kim tiền thảo cần được sử dụng theo chỉ dẫn của thầy thuốc 4. Uống kim tiền thảo nhiều có ảnh hưởng gì không? Theo Y Học Cổ Truyền, kim tiền thảo là loại cây lành tính, an toàn và không để lại tác dụng phụ gì nhiều đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần lưu ý một số trường hợp sau:Điều trị bệnh sỏi thận: Như đã trình bày ở trên, kim tiền thảo có tác dụng tốt trong điều trị sỏi thận và sỏi đường tiết niệu. Nhưng, kim tiền thảo chỉ có giá trị trong điều trị sỏi nhỏ hơn 1cm. Vì vậy trước khi bạn có ý định sử dụng vị thuốc này trong điều trị bạn cần xác định được kích thước và tình trạng sỏi thận của mình.Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, nếu muốn sử dụng vị thuốc này bạn cần sự tư vấn và theo dõi sát từ các bác sĩ sản khoa. Bởi đây có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho thai nhi.Điều trị hoặc tiền sử mắc bệnh dạ dày: Bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá trước khi sử dụng kim tiền thảo.Tóm lại, trước khi sử dụng kim tiền thảo hay bất cứ loại thảo dược nào trong điều trị bệnh hoặc sử dụng hàng ngày bạn cần tham khảo và được tư vấn bởi các chuyên gia y tế. Điều này giúp việc sử dụng đạt được hiệu quả tốt nhất và hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-thieu-mau-co-nen-nghe-khong-vi
Người thiếu máu có nên ăn nghệ không?
Nghệ không chỉ là một loại gia vị độc đáo mà nó còn chứa các hợp chất hoá học, điển hình là curcumin, rất tốt cho sức khỏe. Vậy những người thiếu máu có nên ăn nghệ hay không? 1. Nghệ có rất nhiều công dụng điều trị bệnh Nghệ là một loại gia vị phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nền ẩm thực của Châu Á. Nó được biết đến là nguyên liệu chính trong món cà ri. Nghệ thường có vị đắng, ấm và được sử dụng để tạo hương vị cũng như tạo màu cho món ăn.Bên cạnh đó, củ nghệ cũng được áp dụng rộng rãi để làm thuốc. Nó có chứa một chất hoá học màu vàng có tên là curcumin, dùng để tạo màu cho thực phẩm và mỹ phẩm. Hiện nay, loại gia vị này đang được sử dụng để hỗ trợ điều trị cho các tình trạng liên quan đến viêm và đau, chẳng hạn như viêm xương khớp. Ngoài ra, nghệ cũng có tác dụng cải thiện cho các triệu chứng của bệnh sốt cỏ khô, cholesterol cao, trầm cảm, chứng ngứa và bệnh gan. Nhiều người cũng dùng nghệ để điều trị cho chứng ợ nóng, giảm khả năng tư duy và trí nhớ, căng thẳng, bệnh viêm ruột và nhiều tình trạng khác.XEM THÊM: Ăn củ nghệ có thể chống lại ung thư? 2. Những người thiếu máu có nên ăn nghệ không? Củ nghệ được xem là một chất chống viêm và chống ung thư hiệu quả. Tuy nhiên, trong một thí nghiệm trên chuột đã cho thấy các hợp chất hoá học trong nghệ có thể liên kết với sắt trong ruột và gây ra tình trạng thiếu sắt.Thực tế, nghệ là một trong những gia vị được biết đến là có khả năng ức chế sự hấp thụ sắt từ 20 – 90% ở người. Hoạt chất curcumin trong nghệ liên kết với sắt ferric (Fe3+) để tạo thành phức hợp ferric-curcumin. Ngoài ra, curcumin cũng ức chế sự tổng hợp của hepcidin, một trong những peptit có quan hệ mật thiết với sự cân bằng sắt. Tình trạng thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng. Do đó, những người có biểu hiện thiếu máu do thiếu sắt nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung từ nghệ nào.Nhìn chung, khả năng hấp thụ sắt ở ruột của nghệ có thể có lợi cho những người đang gặp phải tình trạng quá tải sắt, chẳng hạn như bệnh huyết sắc tố hoặc bệnh thiếu máu huyết tán (ví dụ như bệnh hồng cầu hình liềm).XEM THÊM: Ăn nghệ có tốt cho gan không? Những người thiếu máu nên hạn chế ăn nghệ 3. Một số lợi ích khác khi sử dụng nghệ Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe đáng chú ý của việc tiêu thụ nghệ, bao gồm: 3.1. Cải thiện các triệu chứng của bệnh sốt hoa cỏ Hợp chất curcumin trong nghệ giúp làm giảm các triệu chứng đặc trưng của bệnh sốt hoa cỏ, chẳng hạn như sổ mũi, ngứa, hắt hơi và nghẹt mũi. 3.2. Giảm thiểu tình trạng trầm cảm Hầu hết các nghiên cứu đã cho thấy, việc sử dụng curcumin từ nghệ có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm ở những người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh trầm cảm. 3.3. Giảm cholesterol trong máu Củ nghệ có thể được sử dụng để làm giảm mức độ chất béo trong máu, hay còn được gọi là các chất béo trung tính. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm mức cholesterol cao trong máu. Nghệ có tác dụng giảm cholesterol trong máu 3.4. Tốt cho gan Những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có thể uống chiết xuất nghệ để làm giảm thiểu các dấu hiệu tổn thương gan. Nghệ được cho là có khả năng ngăn ngừa sự tích tụ nhiều chất béo trong gan ở những người mắc phải tình trạng này. 3.5. Giảm đau xương khớp Một số nghiên cứu cho thấy, dùng chiết xuất nghệ riêng biệt hoặc kết hợp với các thành phần thảo dược khác có thể giảm đau và cải thiện chức năng của hệ xương ở những người bị thoái hoá khớp gối. Bên cạnh đó, nghệ cũng hoạt động tương tự như ibuprofen, một chất có tác dụng giảm đau xương khớp hiệu quả. 3.6. Cải thiện các triệu chứng ngứa do khí mù tạt Một nghiên cứu ban đầu cho thấy, khi sử dụng sản phẩm kết hợp giữa C3 Complex và Sami Labs LTD có chứa curcumin cùng với hạt tiêu đen hàng ngày trong vòng 4 tuần có thể làm giảm được mức độ ngứa và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân bị ngứa mãn tính do khí mù tạt. 3.6. Giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) Việc uống chiết xuất nghệ hàng ngày trong vòng 7 ngày trước kỳ kinh nguyệt và tiếp tục uống trong 3 ngày sau khi kinh nguyệt kết thúc có thể giúp bạn cải thiện được các tình trạng đau đầu, mệt mỏi và khó chịu do hội chứng PMS gây ra. 4. Tác dụng phụ và an toàn khi sử dụng nghệ Nghệ được cho là an toàn tuyệt đối khi sử dụng bằng đường uống trong một thời gian ngắn. Các sản phẩm từ nghệ cung cấp tới 8 gam curcumin mỗi ngày cũng được xem là an toàn khi sử dụng tối đa 2 tháng. Thực tế, nghệ hầu như không gây ra các tác dụng phụ quá nghiệm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, một số người có thể gặp phải các tác dụng phụ nhẹ như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và chóng mặt. Những phản ứng phụ này có thể xảy ra nếu bạn sử dụng nghệ ở liều cao.Bên cạnh đó, nghệ cũng an toàn tuyệt đối khi được thoa lên da. Nó cũng có thể không gây ra tác dụng phụ khi được thoa lên vùng da bên trong miệng. Ngoài ra, khi thoa nghệ vào trực tràng cũng rất an toan, thậm chí loại củ này có thể làm thuốc xổ. Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ của nghệ 5. Một số cảnh báo đặc biệt khi sử dụng nghệ 5.1. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú Nghệ là thực phẩm an toàn tuyệt đối khi được tiêu thụ bằng đường uống với một số loại thực phẩm trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, nó sẽ không an toàn khi được dùng bằng đường uống với một số loại thuốc trong thai kỳ. Vì nó có thể thúc đẩy kinh nguyệt hoặc kích thích tử cung, gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé. 5.2. Các vấn đề liên quan đến túi mật Nghệ có thể khiến cho các vấn đề về túi mật trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn không nên sử dụng nghệ nếu bị mắc bệnh sỏi thận hoặc tắc nghẽn ống mật. 5.3. Tình trạng chảy máu Sử dụng nghệ có thể làm chậm lại quá trình đông máu. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị chảy máu và bầm tím ở những người mắc rối loạn chảy máu. 5.4. Cơ thể trở nên nhạy cảm với hormone Chất hoá học curcumin trong nghệ có thể hoạt động như một hormone estrogen trong cơ thể. Điều này khiến cho cơ thể trở nên nhạy cảm với hormone hơn. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy, nghệ có thể làm giảm sự tác động của estrogen ở một số tế bào ung thư nhạy cảm với hormone, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng. Vì vậy, nếu bạn đang mắc phải một bệnh lý nhất định, bạn hãy sử dụng nghệ một cách thận trọng để tránh khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn do tiếp xúc với hormone. 5.5. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản Tiêu thụ nghệ có thể làm giảm mức hormone testosterone và sự di chuyển của tinh trùng ở nam giới. Điều này có thể làm cản trở khả năng sinh sản, do đó bạn nên cân nhắc sử dụng nghệ nếu đang cố gắng sinh con. 5.6. Thiếu sắt Việc sử dụng nghệ có thể làm cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Do đó, những người bị thiếu sắt nên thận trọng khi dùng chúng. Người mắc bệnh thiếu sắt nên cân nhắc khi sử dụng nghệ 5.7. Bệnh gan Nghệ được cho là có nguy cơ làm hỏng gan, đặc biệt là ở những người mắc các bệnh về gan. Vì thế, để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn không nên sử dụng loại gia vị này nếu đang có các vấn đề về gan. 5.8. Phẫu thuật Việc sử dụng nghệ có thể làm chậm quá trình đông máu, khiến tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn trong và sau khi phẫu thuật. Vì thế, bạn nên dừng sử dụng nghệ ít nhất 2 tuần trước khi thực hiện cuộc phẫu thuật theo sự chỉ định của bác sĩ.Cuối cùng, việc sử dụng nghệ cùng với một số loại thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ bị bầm tím và chảy máu. Những loại thuốc chống đông máu phổ biến nhất, bao gồm clopidogrel (Plavix), aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác), diclofenac (Voltaren, Cataflam và những loại khác), enoxaparin (Lovenox), dalteparin (Fragmin), warfarin (Coumadin) hoặc heparin. Vì thế bạn hãy thông báo với bác sĩ khi sử dụng nghệ cùng với các loại thuốc này để được điều chỉnh phù hợp. Nguồn tham khảo: webmd.com, .ncbi.nlm.nih.gov
https://tamanhhospital.vn/thinh-luc-do/
24/05/2024
Thính lực đồ: Hướng dẫn cách đọc kết quả, thế nào là bình thường?
Sau khi thực hiện đo thính lực, bạn sẽ nhận được báo cáo về thính lực đồ. Tuy nhiên, nhiều người còn mơ hồ vì không biết cách đọc kết quả trên thính lực đồ để có cái nhìn tổng quan về vấn đề mà mình đang gặp phải như thế nào. THS.BS.CKI ​​Trương Trí Tường – Trung tâm Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ cách đọc kết quả thính lực đồ, đâu là kết quả bình thường. Mục lụcThính lực đồ là gì?Thính lực đồ dùng để làm gì?Ai cần đo thính lực đồ?Quy trình kiểm tra thính lực đồNhững ký hiệu của thính lực đồÝ nghĩa các ký hiệu trên thính lực đồHướng dẫn cách đọc thính lực đồMinh họa đọc kết quả thính lực đồ1. Thính lực đồ của người có thính giác bình thường2. Thính lực đồ của người mất thính lực dẫn truyền3. Thính lực đồ của người mất thính lực tiếp nhận thần kinh4. Thính lực đồ của người mất thính lực hỗn hợpĐo thính lực đồ tại BVĐK Tâm Anh TP.HCMThính lực đồ là gì? Thính lực đồ được định nghĩa là một báo cáo đưa ra các chỉ số thính lực, được hiển thị dưới dạng một biểu đồ với trục ngang là tần số (Hz) cùng trục dọc là cường độ (dB). Bên cạnh đó, thính lực đồ được hiểu là biểu đồ minh họa nhằm phát hiện và báo cáo tình trạng thính lực của một người. Trong quá trình kiểm tra, thính giác được đánh giá qua các tần số khác nhau. Thông thường, ngưỡng nghe trung bình của một người có khả năng nghe bình thường là 0-25 dB. Nếu kết quả đo thính lực đồ vượt quá ngưỡng này, cho thấy khả năng nghe có dấu hiệu bất thường, ảnh hưởng đến sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Thính lực đồ là biểu đồ biểu diễn khả năng nghe của một người Đo thính lực đồ nói chung và biểu đồ thính lực nói riêng giúp xác định được mức độ mất thính giác nặng hay nhẹ, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, thích hợp nhất bằng các biện pháp như sử dụng thiết bị trợ thính hoặc có thể can thiệp y khoa để cải thiện khả năng thính giác. Thính lực đồ dùng để làm gì? Đo thính lực hay thính lực đồ là phương pháp giúp đánh giá rõ nét, chuẩn xác tình trạng thính lực của người bệnh. Có thể nói, kết quả từ phương pháp đo thính lực rất quan trọng, qua đó, bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề về thính giác của người bệnh và đưa ra những giải pháp giúp khắc phục, chữa lành những khiếm khuyết mà người bệnh đang gặp phải. Nếu bạn đang có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan vấn đề thính giác, việc thực hiện đo thính lực sẽ giúp kiểm tra, đánh giá và xác định những dấu hiệu bất thường của thính giác. Thính lực đồ như là một bài kiểm tra giúp bạn yên tâm hơn về khả năng nghe của mình. Ai cần đo thính lực đồ? Đối tượng cần đo thính lực đồ là những người nghi ngờ khả năng nghe của mình, có dấu hiệu suy giảm thính lực (1). Và phương pháp đo thính lực cũng có thể được chỉ định cho những trường hợp có triệu chứng sau đây: Trẻ em có dấu hiệu bất thường về khả năng nghe, không phản xạ lại với tiếng động phía sau. Trẻ em không giật mình với tiếng động lớn cho thấy trẻ có thể có vấn đề về khả năng nghe. Người làm việc trong môi trường quá nhiều tiếng ồn. Người mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến tai như viêm tai giữa, viêm tai trong, viêm màng não,… Người thường xuyên dùng thuốc điều trị các bệnh lý như tim mạch, ung thư, lao có thể dẫn đến ù tai và ảnh hưởng đến chức năng nghe của tai. Người cao tuổi cảm thấy nghe kém. Người có các dấu hiệu như điếc đột ngột, lãng tai, ù tai, nghe kém. Quy trình kiểm tra thính lực đồ Quy trình kiểm tra thính lực đồ cần tuân theo một số nguyên tắc cụ thể và lưu ý phương pháp này chỉ được thực hiện trong môi trường cách âm chuẩn y khoa để đảm bảo kết quả đánh giá được chính xác nhất. Trong quá trình kiểm tra thính lực đồ, bạn sẽ nghe được các loại âm thanh khác nhau được truyền trực tiếp qua tai nghe, bắt đầu từ âm lượng thấp và tăng dần. Việc này được thực hiện riêng lẻ cho từng bên tai. Kỹ thuật viên thính học được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp sẽ xác định được chính xác các tần số và cường độ âm thanh mà bạn có thể cảm nhận được. Khi đó, kết quả thính lực đồ sẽ thể hiện được khả năng nghe của người bệnh qua biểu đồ thính lực và báo cáo kết quả cho người bệnh khi có sự thay đổi bất thường nào so với trạng thái nghe của người bình thường. Khi đo thính lực, sẽ có sự khác biệt được quan sát dưới hình thức, mức độ nghiêm trọng khác nhau, tùy thuộc vào vùng tai bị ảnh hưởng. Tiếp theo sau quá trình đo thính lực âm đơn, kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra độ rõ lời nói khi thực hiện đo thính lực lời nói. Với bước này, bác sĩ chuyên khoa kiểm tra được mức độ hiểu lời nói của người bệnh. Bài kiểm tra thính lực lời nói đánh giá được sự suy giảm, khả năng nghe kém, bước kiểm tra này yêu cầu người bệnh lặp đi lặp lại các từ, cụm từ hoặc âm thanh truyền qua tai nghe. Kỹ thuật viên sẽ đánh giá khả năng hiểu lời nói trong hai môi trường khác nhau bao gồm môi trường yên tĩnh và môi trường ồn ào. Phương pháp này giúp kiểm tra được mức độ giới hạn khả năng nghe thông qua việc đánh giá mức độ nghe khó khăn hay dễ dàng trong các môi trường khác nhau. Kết quả của bài kiểm tra được biểu hiện trên thính lực đồ dưới dạng một đường cong thể hiện sức nghe ở từng tần số. Nếu thính giác bình thường thì ngưỡng nghe đạt được ở cường độ 20 dB hoặc thấp hơn. Bên cạnh đó, bài kiểm tra ngưỡng khó chịu của thính giác cũng giúp xác định, kiểm tra xem ngưỡng nghe của người bệnh có bình thường hay không. Với âm thanh ở mức độ lớn, kỹ thuật viên sẽ đánh giá cường độ âm thanh ở mức nào sẽ khiến người nghe cảm thấy khó chịu. Những ký hiệu của thính lực đồ Hiện nay, có nhiều ký hiệu được sử dụng trên thính lực đồ, nhưng nhìn chung, hầu hết các bộ ký hiệu đều theo tiêu chuẩn ASHA năm 1990. Những ký hiệu này nhằm mô tả, đánh dấu chi tiết những thông tin về khả năng nghe của người bệnh. Để hiểu hơn về các ký hiệu của thính lực đồ, bạn có thể tìm hiểu dưới phần ý nghĩa các ký hiệu trên thính lực đồ. Ý nghĩa các ký hiệu trên thính lực đồ Trên thính lực đồ có thể hiển thị nhiều con số khác nhau nhằm biểu thị tần số (Hz) và cường độ (dB). Trong đó, các tần số sắp xếp theo chiều ngang từ trái sang phải lần lượt từ tần số thấp (125 Hz) đến tần số cao (8000 Hz). Còn âm lượng thì được sắp xếp theo chiều dọc từ trên xuống dưới, âm lượng dao động từ rất nhỏ (0 dB) cho đến rất to (120 dB). Dưới đây là bảng mô tả các ký hiệu có thể nhìn thấy trên thính lực đồ cùng ý nghĩa: Ngưỡng dẫn truyền khí Ngưỡng dẫn truyền xương không làm ù Ngưỡng dẫn truyền xương có làm ù Tai trái X > ] Tai phải O < [ Thông thường, các biểu tượng tai trái sẽ có màu xanh và tay phải sẽ có màu đỏ. Thuật ngữ “làm ù” và “không làm ù” ám chỉ việc tiếng ồn phát vào tai không đo nhằm hỗ trợ đo thính lực. Hướng dẫn cách đọc thính lực đồ Dựa theo hướng dẫn cách đọc thính lực đồ, người bệnh có thể tự kiểm tra kết quả đo thính lực của mình để biết rằng liệu mình có bị mất thính giác hay suy giảm thính giác không. Từ đó, phân loại được mức độ của thính giác. Theo như biểu đồ, kết quả đo thính lực càng xa phạm vi thính lực của người bình thường thì khả năng nghe càng kém. Thông thường, tiêu chuẩn để đo thính giác giúp người bệnh nhận thức được tầm quan trọng, sự ảnh hưởng của việc suy giảm thính lực đối với bản thân. Tiêu chuẩn để đo thính lực thường được sử dụng là của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). (3, 4) Dưới đây là bảng tổng quan về mức độ nghe của một người dựa trên ngưỡng âm lượng. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn, giải thích cặn kẽ, chi tiết về mức độ mất thính giác và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho từng người bệnh. Mức độ mất thính lực Ngưỡng nghe Ghi chú Bình thường 0-25 dB Nghe hoàn toàn bình thường ở môi trường yên tĩnh và môi trường ồn ào. Nhẹ 26-40 dB Nghe môi trường yên tĩnh nhưng khó nghe trong môi trường ồn ào. Trung bình 41-55 dB Nghe hiểu được trong không gian yên tĩnh khi đối thoại trực tiếp nhưng bỏ lỡ 70% thông tin. Trung bình – nặng 56-70 dB Cố gắng nghe trong không gian yên tĩnh nhưng bỏ lỡ hầu hết thông tin. Nặng 71-90 dB Chỉ nghe được thông tin khi người khác nói to hoặc có thể không nghe thấy mọi âm thanh. Điếc sâu 90 dB trở lên Không nghe được hoàn toàn ngay cả với âm thanh lớn, chỉ có thể cảm nhận lời nói dưới dạng rung động. Minh họa đọc kết quả thính lực đồ 1. Thính lực đồ của người có thính giác bình thường Ngưỡng của người có thính giác bình thường là 0-25 dB, decibel càng lớn thì chứng tỏ âm thanh càng to và thính giác càng tệ. 2. Thính lực đồ của người mất thính lực dẫn truyền Với thính lực đồ của người mất thính lực dẫn truyền sẽ có kết quả ngưỡng nghe đường khí mất thính lực nhưng ngưỡng nghe đường xương lại hoàn toàn bình thường. Kết quả cho thấy người bệnh có vấn đề ở tai ngoài hoặc tai giữa khiến sự dẫn truyền âm thanh bị gián đoạn. Hình minh họa thính lực đồ của người mất thính lực dẫn truyền 3. Thính lực đồ của người mất thính lực tiếp nhận thần kinh Với thính lực đồ của người mất thính lực tiếp nhận thần kinh sẽ cho ra kết quả ngưỡng nghe theo đường xương và ngưỡng nghe theo đường khí khi đều chỉ ra mất thính lực cùng một mức độ. Kết quả cho thấy người bệnh đang gặp vấn đề ở tai trong, có thể do tiếng ồn trong thời gian dài gây ra. Hình minh họa thính lực đồ của người mất thính lực thần kinh giác quan 4. Thính lực đồ của người mất thính lực hỗn hợp Thính lực đồ của người mất thính lực hỗn hợp chỉ ra kết quả ngưỡng nghe của cả đường xương và đường khí đều mất thính lực nhưng đường khí ở mức độ nặng hơn. Khi người bệnh gặp phải trường hợp này, nguyên nhân có thể xuất phát từ tai ngoài, tai giữa và cả tai trong. Hình minh họa thính lực đồ của người mất thính lực hỗn hợp Đo thính lực đồ tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM Tại Trung tâm Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, các phương pháp đo thính lực được các bác sĩ chuyên khoa và kỹ thuật viên thính lực giàu kinh nghiệm trực tiếp thực hiện. Mỗi độ tuổi, mỗi đối tượng sẽ có phương pháp đo thính lực khác nhau tùy theo nhu cầu và tình trạng của người bệnh. Đo thính lực đồ sớm giúp phát hiện trường hợp giảm thính lực sớm, từ đó điều trị bằng các phương pháp nhẹ nhàng như đeo máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai. Tuy nhiên, nếu phát hiện vấn đề suy giảm khả năng nghe ở trường hợp muộn, phương pháp điều trị có thể sẽ phức tạp hơn. Khi có các dấu hiệu bất thường ở tai, người bệnh nên đến chuyên khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám, chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Để đặt lịch đo thính lực đồ, bạn có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM theo thông tin sau: Bài viết đã cung cấp thông tin quan trọng về thính lực đồ nhằm giúp bạn có thêm thông tin tổng quan về việc đo và khám thính lực. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe tai mũi họng của mình.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xet-nghiem-gen-cho-benh-tim-mach-di-truyen-vi
Xét nghiệm gen cho bệnh tim mạch di truyền
Bài viết được viết bởi TS.Đào Thị Mai Lan - Chuyên viên Y tế - Công nghệ Gen - Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec Bệnh di truyền là bệnh gây ra bởi những thay đổi trong gen và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình. Một số bệnh tim mạch cũng là bệnh do di truyền ví dụ như bệnh cao huyết áp hoặc bệnh động mạch vành có tính chất gia đình là kết quả của một số đột biến gen khác nhau được di truyền trong gia đình. 1. Bệnh tim mạch di truyền Xét nghiệm gen cho bệnh tim mạch hiện đang được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới. Ví dụ bệnh về cơ tim như bệnh cơ tim phì đại (HCM), bệnh cơ tim giãn (DCM) và bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp (ARVC) hoặc bệnh về hệ thống điện của tim gây ra rối loạn nhịp tim như hội chứng QT dài và hội chứng Brugada. Người mắc bệnh tim mạch di truyền cần được chăm sóc y tế không chỉ của cá nhân bệnh nhân mà cả các thành viên trong gia đình để có biện pháp phòng ngừa bệnh sớm. 2. Di truyền đột biến gen trong gia đình được thể hiện như thế nào? Gen là đơn vị cơ bản của di truyền và được tạo thành từ phân tử DNA. Các gen cung cấp mật mã để tạo ra các protein thực hiện tất cả các chức năng của cơ thể và hình thành các đặc điểm hình thái, thể chất của mỗi người. Mỗi người có hơn 20.000 gen, và mỗi gen có hai bản sao. Một bản sao được thừa hưởng từ mẹ và một bản sao được thừa hưởng từ bố. Biến đổi di truyền là do sự thay đổi (hoặc đột biến) trong một hoặc nhiều gen được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.Hầu hết các bệnh tim mạch di truyền là di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Di truyền trên nhiễm sắc thể thường có nghĩa là cả nam và nữ đều có xác suất bị ảnh hưởng như nhau. Di truyền trội có nghĩa là mặc dù có hai bản sao của mỗi gen, nhưng đột biến xảy ra trong một bản sao cũng đủ để gây bệnh. Xác suất truyền bản sao đột biến cho con là 50% và mỗi con có 50% xác suất thừa hưởng cả 2 bản sao bình thường của gen và không có nguy cơ mắc bệnh (Hình 1). Hình 1: Tính di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường trong gia đình. Bố mang đột biến gen trội trên NST thường. Có 50% khả năng đứa trẻ sinh ra sẽ thừa hưởng bản sao gen đột biến này. Trong ví dụ này, Con 1 và Con 3 đều thừa hưởng bản sao có đột biến gen từ bố và do đó có nguy cơ phát triển bệnh. 3. Xác định bệnh tim mạch di truyền trong gia đình Để xác định xem bệnh tim mạch có di truyền trong gia đình hay không cần xem xét phả hệ của gia đình đó. Cây phả hệ giúp sắp xếp thông tin về tiền sử bệnh của các thành viên trong gia đình, minh họa ai bị ảnh hưởng, xác định kiểu di truyền và xác định ai sẽ có nguy cơ mắc bệnh.Khi vẽ phả hệ, điều quan trọng là phải biết liệu người thân của bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bất kỳ bệnh tim nào, bị đột tử hoặc có các bệnh lý khác hay không. Đôi khi một người có thể không biết rằng họ bị bệnh tim vì triệu chứng quá nhẹ, hoặc không đi khám bác sĩ hoặc chưa thực hiện các xét nghiệm thích hợp. Tiền sử bệnh của thành viên trong cây phả hệ càng chi tiết càng tốt.Thế hệ con của bệnh nhân tim mạch di truyền có 50% nguy cơ thừa hưởng đột biến gen gây bệnh, do đó nếu một người được chẩn đoán mắc tình trạng này, thì những người thân cấp một của người đó sẽ cần được đánh giá. 4. Tại sao cần làm xét nghiệm gen cho bệnh tim mạch di truyền Xét nghiệm gen là quá trình lấy mẫu DNA của một người để tìm kiếm những thay đổi có thể gây ra bệnh tim mạch di truyền. Xét nghiệm gen có thể được sử dụng để:Làm rõ/khẳng định chẩn đoán cho bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh tim mạch di truyềnXác định nguyên nhân của bệnh tim mạch trong một gia đìnhDự đoán thành viên nào trong gia đình có nguy cơ mắc bệnh tim mạchCung cấp các thông tin cho kế hoạch gia đình, bao gồm chẩn đoán di truyền trước làm tổ để cố gắng tránh truyền đột biến gây bệnh cho con cáiXét nghiệm gen có thể xác định nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch cho bệnh nhân. Xét nghiệm cũng có thể giúp xác định những người thân nào trong gia đình nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên kết quả không thể dự đoán khi nào bệnh sẽ phát triển hoặc mức độ nghiêm trọng của nó. Ngoài ra, việc thừa hưởng đột biến cũng không chắc chắn rằng bệnh sẽ phát triển, mặc dù nó gây ra bệnh ở nhiều người.Xét nghiệm gen dự đoán là loại xét nghiệm có thể được thực hiện cho thành viên trong gia đình bệnh nhân sau khi xác định được đột biến gen gây bệnh. Xét nghiệm gen dự đoán nhằm xác định nguy cơ thành viên gia đình (hiện đang khỏe mạnh) sẽ mắc bệnh tim mạch trong tương lai. Nếu mang đột biến gen, thành viên của gia đình có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nên đi khám định kỳ. Nếu không có đột biến gen, thành viên của gia đình không có khả năng phát triển bệnh do di truyền nhưng cần được đánh giá kỹ lưỡng nếu có bất kỳ thay đổi nào về tình trạng sức khoẻ. Xét nghiệm gen có thể xác định nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch cho bệnh nhân 5. Xét nghiệm gen cho bệnh tim mạch di truyền được tiến hành như thế nào? Xét nghiệm gen nên được thực hiện cho cả gia đình hơn là chỉ cho bệnh nhân. Mặc dù quy trình xét nghiệm có thể bắt đầu bằng cách lấy mẫu máu từ người bệnh, nhưng kết quả sẽ được hiểu rõ nhất khi cả gia đình được đánh giá. Việc kết hợp kết quả xét nghiệm gen và kết quả xét nghiệm y tế cung cấp bức tranh chính xác nhất về cách di truyền đột biến gen gây bệnh trong gia đình. Xem xét tiền sử gia đình giúp xác định người nào trong gia đình cần được làm xét nghiệm trước để tìm ra đột biến gen gây bệnh.Xét nghiệm gen thường kiểm tra một nhóm nhiều gen liên quan. Trình tự DNA của bệnh nhân được so sánh với trình tự tham chiếu của người bình thường để tìm sự khác biệt. Một thay đổi duy nhất trong một gen cũng đủ để gây ra bệnh. Trong một số trường hợp, hai hoặc nhiều đột biến có thể là nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ tư vấn di truyền sẽ đưa ra lời khuyên quan trọng trước và sau khi xét nghiệm và tư vấn cho bệnh nhân để đưa ra quyết định về việc làm xét nghiệm gen có phù hợp với họ hay không. Nó cũng giúp đảm bảo rằng cá nhân và gia đình có được chăm sóc sức khỏe thích hợp và hiểu được ý nghĩa trong kết quả xét nghiệm gen.Có thể mất vài tuần đến vài tháng để có kết quả tùy thuộc vào xét nghiệm gen được chỉ định. Có ba dạng kết quả có thể nhận được: dương tính, âm tính và không kết luận. Khả năng nhận được kết quả dương tính khác nhau tùy theo từng bệnh nhân.Kết quả dương tính có nghĩa là đã xác định được một hoặc một số đột biến gen có thể gây ra bệnh tim mạch di truyền của bệnh nhân. Kết quả dương tính giúp các thành viên có nguy cơ trong gia đình quyết định có nên làm xét nghiệm sàng lọc. Các thành viên trong gia đình mang đột biến gen giống nhau có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cần được theo dõi. Những cá nhân này cũng có nguy cơ truyền đột biến cho con cái và những đứa trẻ này nên được kiểm tra định kỳ. Những người thân không mang đột biến gen gây bệnh thì ít có khả năng phát triển bệnh và không truyền đột biến cho con cái họ. Tuy nhiên, vì hiểu biết của chúng ta về di truyền của bệnh tim mạch chưa hoàn hảo, do vậy các thành viên trong gia đình bệnh nhân tim mạch cần phải theo dõi sức khỏe thường xuyên.Kết quả âm tính có nghĩa là không có đột biến có khả năng gây bệnh được tìm thấy ở bất kỳ gen nào được đánh giá. Kết quả này được coi là không hữu dụng vì vẫn có thể có nguyên nhân di truyền gây ra bệnh tim mạch mà không được phát hiện bởi công nghệ được sử dụng hoặc nằm trong gen khác mà chưa được đánh giá. Trong trường hợp này, không thể cung cấp xét nghiệm sàng lọc cho các thành viên khác trong gia đình và không xác định nguy cơ phát triển bệnh tim của họ. Do đó, tất cả các thành viên trong gia đình cấp độ một nên tiếp tục theo dõi sức khoẻ. Xét nghiệm gen có thể được xem xét làm lại trong tương lai nếu có thông tin mới về các nguyên nhân di truyền tiềm ẩn của bệnh.Không kết luận: là trường hợp tìm thấy có sự thay đổi trong gen, nhưng không chắc chắn liệu sự thay đổi đó có khả năng gây ra bệnh tim hay không, liệu sự thay đổi có thể thay đổi mức độ nghiêm trọng của bệnh hay liệu sự thay đổi DNA mà họ tìm thấy chỉ là vô hại. Loại kết quả không thuyết phục này thường được gọi là một biến thể có ý nghĩa không xác định (gọi là VUS). VUS không cung cấp bất kỳ thông tin bổ sung nào cho gia đình. Kiểm tra các thành viên khác trong gia đình bị ảnh hưởng có thể giúp hiểu rõ hơn tầm quan trọng của VUS. Nếu nó xuất hiện ở tất cả các thành viên khác trong gia đình bị ảnh hưởng, như dự kiến ​​nếu nó là nguyên nhân gây ra tình trạng tim của gia đình, thì phát hiện đó cung cấp thêm hỗ trợ mà VUS gây ra bệnh. Đây là trường hợp đặc biệt nếu có nhiều (hơn 5) người thân bị ảnh hưởng. Mặt khác, nếu không tìm thấy VUS dù chỉ một người thân bị ảnh hưởng, điều đó cho thấy đó không phải là nguyên nhân gây ra bệnh tim của gia đình. Việc kiểm tra các thành viên gia đình không bị ảnh hưởng để xem họ có mắc bệnh VUS hay không thường không được khuyến khích vì nó không chắc sẽ cung cấp thông tin hữu ích về việc liệu VUS có thể gây ra bệnh tim mạch hay không.Theo tiến bộ của khoa học, các thông tin về gen liên quan đến bệnh tim mạch sẽ được cập nhật. Trong một số trường hợp, phòng xét nghiệm có thể sửa đổi kết quả đã báo cáo trước đó về đột biến gen được phát hiện. Ví dụ, một đột biến gen trước đây được cho là gây ra bệnh cuối cùng có thể trở nên vô hại nếu nó được tìm thấy ở những người khỏe mạnh với số lượng đủ lớn. Mặt khác, đột biến gen trước đây chưa được biết đến và sau này có thể được xác định là gây bệnh nếu nó được tìm thấy ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch với số lượng đủ lớn. Do đó, phòng xét nghiệm gen cần giữ liên lạc với bệnh nhân để cập nhật những thông tin mới. Xét nghiệm gen cho kết quả dương tính được xác định bởi một gen đột biến gây ra bệnh tim mạch 6. Những lưu ý khi có kết quả xét nghiệm gen Việc xác định bệnh nhân hoặc người thân của bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch di truyền có thể gây ra những ảnh hưởng về tâm lý bao gồm buồn, sợ hãi và lo lắng. Một số người có thể cảm thấy nhẹ nhõm khi loại bỏ nghi ngờ về việc liệu họ và con cái của họ có mang đột biến gen hay không.Một số người khác có thể cảm thấy thất vọng hoặc lo lắng khi biết rằng họ hoặc con cái của họ đã mang đột biến gen và chắc chắn có nguy cơ phát triển bệnh tim, đặc biệt là vì hiện tại không có phương pháp điều trị để thay đổi cách thức, thời điểm và nếu bệnh có thể phát triển. Biết được rằng bạn không mang đột biến của gia đình thường sẽ là một sự nhẹ nhõm, nhưng cũng có thể gây ra cảm giác tội lỗi. Điều quan trọng là phải xem xét cách bệnh nhân có thể phản ứng với cả kết quả tích cực và tiêu cực trước khi tiến hành xét nghiệm gen.Ngoài ra, vì xét nghiệm gen thường liên quan đến nhiều thành viên trong một gia đình nên có thể tác động đến các mối quan hệ trong gia đình. Một số thành viên trong gia đình có thể không muốn biết hoặc có thể không muốn chia sẻ tình trạng di truyền của họ. Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một cách tiếp cận thay thế cho những gia đình không muốn tiến hành xét nghiệm gen.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Bài viết tham khảo nguồn:Circulation. 2013 July 2; 128(1): e4–e8. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.113.002252
https://suckhoedoisong.vn/cam-cum-thuong-keo-dai-bao-lau-169231214081303272.htm
14-12-2023
Cảm cúm thường kéo dài bao lâu?
Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm là do một số loại virus gây ra nên có thể dễ lây truyền từ người này sang người khác. Các loại virus gây cảm cúm phổ biến và xuất hiện thường xuyên là Influenza virus. Loại virus này xuất hiện chủng mới thường xuyên và có thể lây lan giữa người và động vật. Chủng virus thường thấy không có tính chất quá nguy hiểm nhưng khi những biến thể xuất hiện có thể gây đại dịch cúm. Hoặc khi cảm cúm kéo dài cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm. Bộ Y tế nhắc các tỉnh, thành ngăn chặn bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam, lây nhiễm sang người Cảm lạnh có diễn biến như thế nào, cách phân biệt với cảm cúm? Những ai dễ mắc cảm cúm? Virus gây bệnh cảm cúm tồn tại trong cơ thể người bệnh và lây truyền cho người khác qua đường hô hấp. Khi người khỏe mạnh hít phải các giọt nước có chứa virus cúm của người bệnh trong không khí do hắt hơi, ho thì có thể nhiễm bệnh nhanh chóng. Hoặc khi tiếp xúc qua các đồ vật do chạm tay như bàn ghế, điện thoại, máy tính... virus cúm cũng có thể thâm nhập vào cơ thể người lành. Những đối tượng như người già, trẻ em, người ốm yếu, có sức đề kháng kém thường dễ mắc cảm cúm. Do hệ miễn dịch của cơ thể không đủ mạnh để chống lại sức tấn công của virus. Những nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện, doanh trại quân đội, các lễ hội,... sẽ là điều kiện để virus cúm lây lan nhanh. Khi cảm cúm kéo dài cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm. Biểu hiện cảm cúm và phân biệt với cảm lạnh thông thường Khi mắc cảm cúm người bệnh có một số triệu chứng cơ bản như: Người bệnh đau đầu , đau xương khớp và các cơ, ho khan, rát họng. Đôi khi người bệnh có chảy nước mũi và sốt. Nhiều người bệnh thường băn khoăn vậy phân biệt cảm cúm và cảm lạnh ra sao. Với cảm lạnh thông thường thì nguyên nhân là do một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó hay gặp nhất là các chủng Rhinovirus. Với bệnh cảm lạnh thông thường, chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng) và các xoang (viêm xoang). Các triệu chứng của cảm lạnh thường biểu hiện từ từ, cơ thể mệt mỏi khoảng 3-4 ngày và tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày. Còn đối với cảm cúm nguyên nhân gây bệnh là qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Là một bệnh truyền nhiễm thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra. Bệnh cúm thường có tốc độ lây lan khá nhanh, do người bệnh hít phải không khí có chứa virus cúm. Có nhiều chủng virus cúm có thể gây bệnh từ nhẹ, hoặc thành đại dịch, một số chủng có độc tính cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Cảm cúm có thể tự khỏi không, bao lâu thì hết bệnh? Trong một năm, một người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm từ 2-4 lần, với những triệu chứng thông thường như đau họng, sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, đau nhức cơ thể…. Cũng từ đó nên mọi người thường cho rằng đây là bệnh thông thường, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng trên thực tế, theo khuyến cáo khi người bị cảm cúm có triệu chứng nêu trên kéo dài, cần phải uống thuốc và chữa trị tích cực, nếu không có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng nghiêm trọng nhất mà bệnh cảm cúm gây ra viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, viêm tai giữa, viêm xoang… Trên thực tế, hầu hết những người bị cúm có thể tự điều trị ở nhà và không cần đến gặp bác sĩ. Cảm cúm thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày và đa phần mọi người đều bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cảm cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng. Nếu nghi ngờ mình mắc các loại virus cúm nguy hiểm như H5N1, H1N1, H7N9… hay có các triệu chứng cúm trở nặng cần đi khám ngay. Vì vậy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay nếu nghi ngờ mình mắc các loại virus cúm nguy hiểm như H5N1, H1N1, H7N9… hay có các triệu chứng cúm trở nặng và có nguy cơ bị biến chứng như: – Sốt cao hơn hoặc ho nặng hơn, đau rát họng nhiều, đau đầu đau cơ nhiều – Thở gấp hoặc đau ngực, ho ra đờm có máu, đau cổ hoặc cứng cổ. Tóm lại: Cảm cúm là bệnh thường gặp, nếu có biểu hiện cảm cúm, đến ngày thứ 3 mà không thấy đỡ thì hãy nên đến cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm xem mình có nhiễm virus cúm hay không. Sau đó, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị. Đồng thời có các giải pháp hỗ trợ để trị bệnh cũng như giữ sức khỏe cho người bệnh. Để phòng ngừa cảm cúm người bệnh cần chặn đứng sự lây lan của virus bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc gel diệt khuẩn, dùng khăn giấy để che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, vứt tất cả khăn giấy sau khi sử dụng xong. Có thể tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể để chống lại bệnh cúm bằng cách uống nhiều nước, ít nhất từ 2 đến 3 lít mỗi ngày; Ăn nhiều các rau củ quả giàu vitamin C như ổi, cam, dâu tây, kiwi, đu đủ, súp lơ… Tập thể dục thể thao thường xuyên. Ngoài ra, cần tiêm phòng tiêm vaccine cúm hằng năm. Mỗi năm một mũi theo định kỳ để cơ thể có kháng thể phòng virus cúm. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên là bắt đầu tiêm vaccine này. Bộ Y tế nhắc các tỉnh, thành ngăn chặn bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam, lây nhiễm sang người SKĐS - Tại Việt Nam, dịch cúm trên gia cầm vẫn xảy ra rải rác tại các địa phương. Bên cạnh đó, thời tiết hiện nay đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. Đồng thời, người dân có xu hướng tăng nuôi gia cầm để chuẩn bị phục vụ dịp Tết Nguyên đán năm 2024... BS. Trần Quang Đại Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nen-chup-cong-huong-tu-thong-khi-phoi-de-chan-doan-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-vi
Nên chụp cộng hưởng từ thông khí phổi để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Nguyễn Vân Anh - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một trong những bệnh lý hô hấp mãn tính, gây khó thở trường diễn và thường khởi phát những đợt cấp gây nên tình trạng suy hô hấp. Chụp cộng hưởng từ thông khí phổi để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một trong những phương pháp mang lại nhiều hiệu quả không những đánh giá chức năng mà còn giúp khảo sát hình thái đường dẫn khí. 1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì? Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease – COPD) là bệnh lý bao gồm hai tình trạng chính là viêm phế quản tắc nghẽn và khí phế thũng Đây cũng là bệnh lý hô hấp thường gặp nhất ở người lớn tại các nước phát triển.Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là tình trạng viêm và sưng mạn tính các đường dẫn khí, làm chúng trở nên nhỏ hơn bình thường. Sự thu hẹp này cản trở không khí đi ra trong thì thở ra của bệnh nhân, gây nên tình trạng ứ khí. Lâu dần các phế nang bị giãn nở, vách phế nang bị tổn thương mất tính đàn hồi. Kết quả hình thành các túi khí ứ đọng trong phổi. Đây được gọi là tình trạng khí phế thủng. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý bao gồm hai tình trạng chính là viêm phế quản mạn và khí phế thủng 2. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được chẩn đoán dựa trên kết hợp các triệu chứng đường hô hấp như khó thở, ho kéo dài, khạc đờm kết hợp với có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường.Về cận lâm sàng, khí phế thủng có thể thấy được trên X-quang ngực hoặc CT-scan. Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định COPD, bệnh nhân cần được đo chức năng hô hấp với sự xuất hiện của hội chứng tắc nghẽn đường thở ra, FEV1 giảm; tăng dung tích khí cặn.Ngoài thăm dò chức năng hô hấp bằng đo chức năng hô hấp, bệnh nhân có thể được đánh giá chức năng hô hấp bằng cách chụp cộng hưởng từ thông khí phổi. Đây được xem là một công cụ mới mang lại nhiều ưu điểm trong chẩn đoán COPD, không những đánh giá được chức năng hô hấp mà còn khảo sát được đặc điểm hình thái đường dẫn khí của bệnh nhân. 3. Có nên chụp cộng hưởng từ thông khí phổi để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính? Ngoài chỉ định đánh giá chức năng thông khí phổi trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chụp cộng hưởng từ thông khí phổi còn được chỉ định ở những bệnh lý hô hấp khác như hen phế quản,...
https://suckhoedoisong.vn/ngo-doc-thuc-pham-khi-di-du-lich-cach-dung-thuoc-va-phong-ngua-16923041712063357.htm
23-04-2023
Ngộ độc thực phẩm, cách dùng thuốc và phòng ngừa
1. Vì sao đi du lịch hay bị ngộ độc thực phẩm ? Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do sự tiếp xúc với các loại thực phẩm hoặc đồ uống chứa độc tố gây hại cho cơ thể con người. Các loại độc tố này có thể được sản xuất bởi vi khuẩn, virus, nấm, các chất hóa học... Ngộ độc thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng , buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt, và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn nếu không được xử lý kịp thời. Đây là vấn đề xảy ra phổ biến khi đi du lịch. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm: Thực phẩm không được chế biến đúng cách: Đôi khi, các nhà hàng hoặc quán ăn không tuân thủ các quy định vệ sinh thực phẩm hoặc không chế biến thực phẩm đúng cách, dẫn đến sự lây lan của vi khuẩn và chất độc tố trong thực phẩm. Tiếp xúc với nguồn nước không an toàn: Nước uống không an toàn, đặc biệt là ở những nơi chưa được xử lý hoặc có nhiều vi khuẩn, cũng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Thay đổi chế độ ăn uống: Khi đi du lịch, có thể ăn uống các loại thực phẩm mà cơ thể không quen thuộc, gây ngộ độc thực phẩm. Bất cẩn khi lưu trữ thực phẩm: Nếu thực phẩm không được lưu trữ ở nhiệt độ đúng hoặc được đóng gói và vận chuyển đầy đủ, nó có thể trở nên ôi thiu và gây ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do sự tiếp xúc với các loại thực phẩm hoặc đồ uống chứa độc tố gây hại cho cơ thể. 2. Các nhóm thuốc điều trị ngộ độc thực phẩm Một số loại thuốc và phương pháp điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Các phác đồ khác nhau có thể được khuyến nghị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và cá nhân người mắc. Các nhóm thuốc điều trị ngộ độc thực phẩm bao gồm : Thuốc kháng sinh : Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn gây ra. Các loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm amoxicillin, ciprofloxacin, azithromycin và metronidazole. Thuốc chống nôn và tiêu chảy : Các thuốc chống nôn và tiêu chảy được sử dụng để giảm các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Thuốc bổ sung điện giải: Các loại thuốc bổ sung điện giải được sử dụng để giúp thay thế các chất điện giải bị mất đi do tiêu chảy. Men vi sinh : Có thể giúp giảm các triệu chứng ngộ độc thực phẩm và kiểm soát các đợt bệnh do thực phẩm trong tương lai. Ngoài ra một số loại thực phẩm như gừng và trà gừng có thể giúp làm dịu dạ dày, cũng như các loại trà thảo mộc như bạc hà, có thể giúp giảm nôn khan. 3. Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc? Một số lưu ý để phòng tránh ngộ độc thực phẩm ĐỌC NGAY Khi sử dụng thuốc điều trị ngộ độc thực phẩm, có một số lưu ý quan trọng sau đây phải lưu ý: Nếu không chắc chắn về loại thực phẩm gây ngộ độc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và được chỉ định thuốc phù hợp. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc và tuân thủ chính xác theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ. Dùng thuốc không vượt quá liều lượng được chỉ định, vì có thể gây ra tác dụng phụ và nguy hiểm đến tính mạng. Cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi sử dụng thuốc. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là nếu đang mang thai hoặc cho con bú, đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, cần bổ sung đủ nước và dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ để phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Sau khi dùng thuốc, cần tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. 4. Làm gì để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch? Để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch, nên tuân thủ các quy định vệ sinh thực phẩm, tránh uống nước không an toàn và chỉ ăn uống các loại thực phẩm chế biến đúng cách. Mang theo thuốc và dùng khi cần thiết. Không uống rượu quá nhiều, tránh sử dụng nước giải khát không đảm bảo nguồn gốc. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như đau bụng, tiêu chảy hoặc buồn nôn, hãy tìm bác sĩ hoặc nhân viên y tế địa phương để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, cũng nên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo sức khỏe của địa phương nơi đến, và tuân thủ các quy định liên quan để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. Mời xem thêm video đang được quan tâm: Một biến thể mới của Omicron đang được WHO theo dõi vì lây lan nhanh Ds. Lê Thanh Hoà Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sieu-am-bung-tre-em-sieu-am-nhi-khoa-vi
Siêu âm bụng trẻ em (Siêu âm nhi khoa)
Bài viết được viết bởi ThS.BS Hoàng Làn Văn Đức - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Siêu âm bụng trẻ em là phương pháp khám xét vùng bụng của trẻ bằng sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh, nó không sử dụng bức xạ như X quang nên không có tác hại nào. Siêu âm rất có giá trị trong khám xét để đánh giá và phát hiện nguyên nhân của đau bụng, vùng chậu và bìu của trẻ. 1. Phương pháp siêu âm ổ bụng là gì? Phương pháp này sử dụng máy siêu âm với các đầu dò thích hợp, khi siêu âm, đầu dò sẽ được bôi một lớp gel để tăng sự tiếp xúc và truyền sóng siêu âm giữa da và đầu dò (vì các bóng khí giữa da và đầu dò sẽ chặn sự truyền sóng siêu âm từ đầu dò vào cơ thể).Sóng âm tần số cao truyền từ đầu dò vào cơ thể, khi đi qua mỗi cơ quan bộ phận trong cơ thể, chúng lại có những sóng âm dội lại, khi đó đầu dò thu lại những sóng đó về máy tính và phân tích tái tạo lại hình ảnh những cơ quan bộ phận mà sóng âm đi qua. Quá trình từ khi phát sóng âm truyền vào cơ thể, sóng âm dội lại và đầu dò thu nhận lại, đến khâu xử lý tạo ra hình ảnh rất nhanh, gần như tức thì, nên có thể thu nhận được hình ảnh các cấu trúc, cơ quan với sự vận động thời gian thực, như các quai ruột nhu động, thấy luồng trào ngược dạ dày – thực quản, hay máu chảy trong lòng mạch trên siêu âm màu,..Siêu âm đơn giản chỉ là đặt đầu dò tiếp xúc với da nơi cần quan sát các cơ quan bên trong, nên không xâm lấn và không đau. Mặt khác, nó không sử dụng tia bức xạ như trong chụp X quang nên không lo trẻ bị nhiễm xạ. Đây là những điều mà hầu hết các bậc cha mẹ lo lắng khi cho trẻ đi siêu âm. 2. Siêu âm ổ bụng trẻ em để phát hiện những vấn đề gì? Các bộ phận có thể thăm khám được trên siêu âm như: gan, mật, tụy, lách, thận, bàng quang, tử cung và buồng trứng với trẻ nữ, dạ dày, ruột.Một số bệnh lý hoặc tình trạng bệnh mà siêu âm có thể phát hiện:Giúp xác định nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ: hay gặp như viêm hoặc áp xe ruột thừa, lồng ruột, viêm ruột, giãn các quai ruột kèm tăng nhu động ngược chiều như trong tắc ruột, viêm túi mật,...Giúp xác định nguyên nhân gây nôn ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ như: lồng ruột (có thể lồng hồi- hồi tràng, lồng hồi – manh tràng,..), hẹp phì đại môn vị bẩm sinh,..Đánh giá kích thước các cơ quan như gan to, lách to, xơ gan teo, teo thận do suy thận,...Đánh giá vị trí các cơ quan, như trong đảo ngược phủ tạng lách nằm bên phải, gan quay sang trái, hay thận sa xuống hố chậu,..Đánh giá sự xuất hiện và vị trí của dịch bất thường trong ổ bụng.Đánh giá hạch to ổ bụng như hạch mạc treo ruột, hạch khoang sau phúc mạc.Ngoài ra, khi siêu âm có thể kết hợp với Doppler để đánh giá và phát hiện tốt hơn các bất thường:Hẹp, tắc mạch máu trong ổ bụng (như do cục máu đông).Các khối u giàu mạch, hoặc các dị dạng mạch máu bẩm sinh.Giảm hoặc mất tưới máu kèm hình xoáy nước của bó mạch như trong xoắn buồng trứng (có thể gặp ở trẻ nữ), xoắn tinh hoàn ở trẻ nam. Siêu âm ổ bụng giúp xác định nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ Vì siêu âm cung cấp hình ảnh thời gian thực, nên Bác sĩ có thể sử dụng nó để hướng dẫn chọc hút bằng kim nhỏ hoặc sinh thiết. Ngoài ra, siêu âm còn được sử dụng để hướng dẫn việc đặt ống thông hoặc các thiết bị dẫn lưu khác. Điều này đảm bảo an toàn và chính xác. 3. Đi siêu âm ổ bụng cho trẻ có phải chuẩn bị gì không? Đối với các trường hợp cấp cứu như trẻ đau bụng, nôn trớ ... thì cho trẻ đi khám ngay, và nếu bác sĩ khám có chỉ định siêu âm cho con bạn, thì cho trẻ siêu âm ngay theo chỉ dẫn của nhân viên y tế mà không cần phải chuẩn bị gì nhiều.Đối với một số trường hợp đặc biệt cần chuẩn bị như:Trẻ nghi ngờ teo đường mật bẩm sinh thì sẽ siêu âm vào các thời điểm trẻ đói (nhịn ăn hoặc bú ít nhất 3 giờ), sau ăn hoặc bú từ 15 phút cho đến 1,5 giờ.Trẻ nữ cần đánh giá tử cung buồng trứng trong trường hợp nghi ngờ dậy thì sớm hoặc dị dạng, cần uống nước nhịn tiểu để bàng quang có đủ nước tiểu, khi siêu âm. Bác sĩ sẽ đặt đầu dò phía trước bàng quang, sử dụng bàng quang đầy nước tiểu như là cửa sổ siêu âm để quan sát tử cung và buồng trứng phía sau. 4. Trong quá trình siêu âm con bạn có khó chịu gì không? Thường thì con bạn sẽ trải qua quá trình siêu âm một cách dễ dàng, nhanh chóng và không đau. Hầu hết các máy siêu âm ở Bệnh viện Vinmec đều có chức năng sưởi ấm gel, vì vậy mà không sợ trẻ bị lạnh hoặc giật mình, hay khó chịu như khi siêu âm với gel lạnh vào mùa đông.Một số trường hợp trẻ sợ khi gặp Bác sĩ, hoặc trẻ vừa lấy máu hoặc tiêm truyền xong thì khi gặp bất cứ nhân viên y tế nào sẽ sợ và khóc, làm hạn chế quá trình làm siêu âm. Khi đó, bạn có thể dỗ dành con, đưa cho trẻ các món đồ chơi để trẻ hợp tác với Bác sĩ trong quá trình siêu âm, thậm chí có một số trường hợp phải có sự can thiệp bằng cách giữ yên trẻ để làm siêu âm. Cha mẹ nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám cho trẻ 5. Siêu âm có những lợi ích và rủi ro gì? Lợi ích:Hầu hết siêu âm là thăm khám không xâm lấn (không dùng kim tiêm hay thuốc).Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm tần số cao, không sử dụng tia X nên an toàn, không bị nhiễm xạ.Siêu âm cho hình ảnh rõ ràng về mô mềm mà không thấy được trên hình ảnh X quang thông thường.Siêu âm có thể gây khó chịu một chút, nhất là với những người nhạy cảm (như có máu buồn), nhưng không gây đau.Siêu âm là phương pháp thăm khám phổ biến, dễ thực hiện và ít tốn kém hơn so với hầu hết các phương pháp thăm khám hình ảnh khác.Siêu âm rất hữu ích trong các thăm khám đánh giá cơn đau bụng, vùng chậu hoặc bìu ở trẻ em.Rủi ro: Với siêu âm chẩn đoán thì hầu như chưa phát hiện các tác hại nào với con người. 6. Những hạn chế của siêu âm bụng với trẻ em là gì? Với trẻ nhỏ quấy khóc, không hợp tác có thể làm quá trình siêu âm mất nhiều thời gian hơn, hình ảnh thu được không rõ nét.Những trẻ đầy bụng, chướng hơi làm cho việc thăm khám hạn chế hơn, do sóng siêu âm không xuyên qua được không khí.Trẻ em bị béo phì cũng làm hạn chế siêu âm, do mỡ nhiều sẽ làm suy yếu sóng siêu âm đi vào cơ thể.Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,.... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/retinol-la-gi-phan-loai-tac-dung-va-cach-su-dung-vi
Retinol là gì? Phân loại, tác dụng và cách sử dụng
Là một dẫn xuất vitamin A nên Retinol được coi hoạt chất mỹ phẩm và có mặt trong các sản phẩm chăm sóc da dạng không kê toa. Retinol sẽ tác động đến các tế bào khác của làn da, thẩm thấu vào da và tăng quá trình tái sinh tế bào, kích thích sản sinh collagen cũng như hỗ trợ trị mụn và kháng khuẩn, từ đó mang lại làn da tươi trẻ. Tuy nhiên, để retinol phát huy hết tác dụng của nó thì cần sử dụng liên tục, thường xuyên và đúng cách. 1. Retinol là gì? Retinol chính là một dẫn xuất vitamin A thuộc nhóm retinoid. Retinol hoạt động bằng cách trung hòa những gốc tự do có trong làn da, những gốc tự do này có thể làm tổn thương đến tế bào collagen.Là một dẫn xuất vitamin A nên Retinol được coi là hoạt chất mỹ phẩm và có mặt trong các sản phẩm chăm sóc da dạng không kê toa. Tuy nhiên, để retinol phát huy hết tác dụng của nó thì bạn cần sử dụng chúng liên tục, thường xuyên nhưng phải đúng cách. 2. Phân loại khác của nhóm Retinoids Về phân loại, nhóm Retinoids có 5 loại cơ bản như sau:Retinyl palmitate: Retinyl palmitate được xem là loại retinoid không kê toa nhẹ nhất cho làn da. Nếu sở hữu một làn da nhạy cảm hoặc quá khô và ít nếp nhăn thì có thể sử dụng Retinyl palmitate;Retinaldehyd: Đối với Retinaldehyd thì nó sẽ mạnh hơn so với retinyl palmitate;Retinol: Là một thành phần mạnh nhất có trong những sản phẩm chứa nhóm chất retinoids không kê đơn;Tretinoin: Đây là một dạng thuộc nhóm retinoid mạnh nên nó cần sự kê toa từ bác sĩ;Tazarotene: Loại chất này thuộc dạng mạnh nhất trong nhóm chất Retinoids, nó thường được dùng để điều trị các vấn đề về lão hóa da nhiều, do đó cần có sự can thiệp liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.Bên cạnh thắc mắc “retinol là gì?” thì việc lựa chọn retinol loại nào thay vì các dẫn xuất vitamin A rất được quan tâm. Thông thường, retinol sẽ là sự lựa chọn bôi ngoài da gây ít kích ứng và nhẹ nhàng nhất. Còn những dạng retinoids còn lại thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.Kết cấu của một loại sản phẩm nào đó có chứa hoạt chất retinol cũng ảnh hưởng đến công dụng của chúng. Do đó, các loại retinol dạng gel được xem là có hiệu quả nhất vì da dễ dàng hấp thụ, phù hợp với làn da nhạy cảm. Còn nếu bạn thuộc loại da khô thì retinol dạng kem sẽ là sự lựa chọn phù hợp và hiệu quả nhất cho bạn. Retinol sẽ là sự lựa chọn bôi ngoài da gây ít kích ứng và nhẹ nhàng nhất 3. Retinol có tác dụng gì? Là một dẫn xuất của vitamin A nên Retinol được coi là hoạt chất mỹ phẩm và có mặt trong các sản phẩm chăm sóc da dạng không kê toa. Retinol hoạt động giống như một thành phần liên kết tế bào, trung hòa các gốc tự do phía trong da. Có nghĩa là nó sẽ tác động đến các tế bào khác của làn da, thẩm thấu vào da và tăng quá trình tái sinh tế bào, kích thích sản sinh collagen cũng như hỗ trợ trị mụn và kháng khuẩn, từ đó mang lại làn da tươi trẻ.Vì vậy, hoạt chất Retinol giúp bạn có thể điều trị các vấn đề về mụn, nếp nhăn trên bề mặt da. Tác dụng cụ thể như sau:Retinol có tác dụng giúp chống lão hóa daMột phương pháp để chống lão hóa da đó chính là sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất Retinol. Bởi bên cạnh việc dưỡng ẩm, chống nắng để bảo vệ cho làn da thì còn cần phải bổ sung các thành phần tăng cường cũng như kích thích da tăng sinh collagen. Các hoạt chất này lại có trong Retinol và khả năng chống lão hóa đối với da rất tốt, Retinol sẽ giúp giảm thiểu các vấn đề về da như nám, sạm, thâm tàn nhang và đặc biệt là bảo vệ da trước các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài.Đồng thời, Retinol còn có tác dụng kích thích quá trình sản sinh collagen, làm mờ thâm nám, trẻ hóa làn da để giúp người dùng có một làn da tươi sáng hơn. Sự tăng sinh collagen trên da sẽ giúp làm giảm bớt các nếp nhăn trên da cũng như làm chậm quá trình lão hóa của da. Một phương pháp để chống lão hóa da đó chính là sử dụng các sản phẩm có chứa hoạt chất Retinol Retinol có tác dụng cải thiện vấn đề lỗ chân lông và mụnNgoài tác dụng trị thâm nám, tàn nhang trên da thì một tác dụng nổi bật vượt trội khác của Retinol được nhiều người dùng công nhận đó chính là khả năng trị mụn. Vì vậy, khi đã thử một số loại mỹ phẩm điều trị mụn mà không mang lại hiệu quả thì bạn có thể sử dụng Retinol để trải nghiệm.Retinol có thể loại bỏ các tác nhân gây mụn chủ yếu như bụi bẩn, dầu thừa, da chết tích tụ dưới lỗ chân lông, làm thông thoáng lỗ chân lông bị tắc và giảm thiểu tuyến dầu nhờn, từ đó giúp da thông thoáng, ngăn ngừa mụn tái phát hiệu quả.Bên cạnh đó, Retinol còn có tác dụng chống sưng và kháng khuẩn trên bề mặt da nên nó rất có hữu hiệu trong việc trị mụn, cải thiện vấn đề mụn da mà bạn đang gặp phải. Do đó, nếu bị các loại mụn (như mụn trứng cá, mụn bọc, mụn đầu đen,...) và bị nám, tàn nhang, các vấn đề lão hóa da thì nên sử dụng hoạt chất Retinol để khắc phục các vấn đề đó trên da. 4. Hướng dẫn sử dụng Retinol Khi sử dụng bất kỳ một loại sản phẩm nào đó thì người dùng cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để hạn chế tác dụng không mong muốn cũng như phát huy tối đa hiệu quả của sản phẩm đó. Đối với Retinol, nên sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa hoạt chất này như sau:Kiểm tra mức độ nhạy cảm của làn da trước khi sử dụng retinolTrước khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm mới nào để chăm sóc da hàng ngày thì người dùng cần đảm bảo rằng sản phẩm và các thành phần có trong sản phẩm đó không gây kích ứng, phản tác dụng trên làn da của mình. Do đó, khi sử dụng retinol, để biết hoạt chất này có gây kích ứng hay có phù hợp với làn da của bạn hay không thì bạn nên thoa sản phẩm lên vùng da cẳng tay rồi che phủ và tránh tiếp xúc phần da đó với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 ngày.Nếu sau khi thử, làn da của bạn không gặp bất kỳ triệu chứng gì khác thường thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng retinol để trị mụn hoặc sử dụng với các mục đích dưỡng da khác ở mặt.Tần suất áp dụng cách sử dụng retinolLàn da rất mong manh và nhạy cảm, do đó nó luôn cần có thời gian để thích nghi với bất kỳ một sản phẩm hay hoạt chất mới. Do vậy, khi dùng retinol trong thời gian đầu thì bạn chỉ nên sử dụng 1 tuần/lần. Sau khi da đã dần dần thích nghi với retinol, bạn có thể tăng dần tần suất sử dụng sản phẩm và có thể dùng chúng mỗi tối khi da đã hoàn toàn thích ứng với loại dẫn xuất vitamin A này. Khi dùng retinol trong thời gian đầu thì bạn chỉ nên sử dụng 1 tuần/lần Thứ tự dùng retinol trong quy trình chăm sóc da buổi tốiRetinol là một hoạt chất có công dụng trị mụn, nám, làm trẻ hóa làn da, chúng không phải một dạng tẩy da chết hóa học, vì vậy trước khi dùng Retinol trong quy trình chăm sóc da, bạn cần tẩy trang, sau đó rửa mặt bằng sữa rửa mặt, toner, Serum và bôi Retinol, sau cùng là sử dụng các loại gel dưỡng, nước dưỡng cấp nước, kem dưỡng.Tuy nhiên, trong trường hợp nếu bạn phải sử dụng các sản phẩm có chứa nồng độ acid như serum vitamin C trong cùng một buổi với hoạt chất retinol thì tốt nhất bạn phải đợi từ 30 phút trở lên. Bởi hoạt chất của dẫn xuất vitamin A này đòi hỏi sự cân bằng độ pH trên da để chuyển đổi thành retinoic acid, nhưng phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với làn da khỏe mạnh, không nhạy cảm.Bên cạnh thắc mắc retinol là gì và cách sử dụng hay tác dụng của chúng như thế nào thì khi dùng Retinol, người dùng nên dùng retinol cách ngày với các sản phẩm AHA, BHA, vitamin C. Đồng thời, cần lưu ý về việc xác định đúng mục đích và mục tiêu trong việc lựa chọn dùng retinol là trị mụn hay làm mờ nếp nhăn và ngăn ngừa lão hóa. Bởi thành phần nào có lợi cho làn da cũng sẽ được vận dụng tối đa công dụng trong quá trình sản xuất.Việc xem xét kỹ mục đích sử dụng sẽ giúp bạn dùng sản phẩm ở mức độ an toàn và đúng cách, từ đó phát huy được hiệu quả tối đa của sản phẩm cũng như ngăn ngừa được các tác dụng phụ không mong muốn của sản phẩm đó.
https://suckhoedoisong.vn/mon-an-dieu-tri-viem-tien-liet-tuyen-16962201.htm
23-12-2015
Món ăn điều trị viêm tiền liệt tuyến
Viêm tuyến tiền liệt mạn là do phòng dục quá độ làm tổn thương tinh khí gây nên thận khí suy yếu, thấp nhiệt tà xâm lấn, hoặc do ngày thường rượu chè quá mức làm cho tỳ vị bị tổn thương, thấp nhiệt sinh ra ở bên trong, dồn xuống dưới khiến cho kinh lạc bị trở, khí huyết ứ trệ gây nên. Ngoài việc dùng thuốc để điều trị, có thể dùng các món ăn, bài thuốc để hỗ trợ, rất tốt như dưới đây. Cháo ngao biển, trứng muối Nguyên liệu: gạo tẻ ngon 100g, thịt ngao 50g, trứng muối 1 quả. Cách làm: ngao biển rửa sạch, hấp chín, bỏ vỏ, thái nhỏ thịt ngao, trứng muối luộc chín, lấy lòng đỏ. Cho gạo vào nước nấu nhừ thành cháo, khi cháo chín cho thịt ngao băm nhỏ và lòng đỏ trứng muối vào đánh đều, nêm gia vị vừa đủ. Ăn nóng. Ảnh minh họa. (nguồn: internet) Cháo sinh địa hoàng Nguyên liệu: gạo tẻ 100g, xa tiền thảo 30g, mật ong 50g, sinh địa hoàng 50g. Cách làm: sinh địa hoàng hầm lấy nước, sau đó cho gạo vào nước sinh địa hoàng nấu thành cháo, khi cháo gần chín, cho mật ong vào nấu sôi, bắc ra ăn nóng. Ngày có thể ăn 2 lần vào buổi sáng và tối. Cháo trai Nguyên liệu: thịt trai 100g, gạo tẻ 100g, hành răm, gia vị vừa đủ dùng. Cách làm: trai sống ngâm vào nước vo gạo 1 - 2 ngày cho nhả hết đất, rửa sạch vỏ, đem luộc chín, lấy thịt thái nhỏ, thêm gia vị, nước mắm ướp cho ngấm, xào chín với dầu thực vật hoặc mỡ lợn cho thơm. Gạo cho vào nồi nấu với nước luộc trai thành cháo. Sau khi cháo nhừ mới cho thịt trai đã xào vào đun sôi, cho thêm hành răm, gia vị, ăn cháo lúc nóng. Canh thận dê nấu với hướng dương Nguyên liệu: thận dê một đôi, hướng dương (đông quy) 500g, gừng 5g, hành 5 nhánh, nước đủ dùng. Cách làm: thận dê rửa sạch, bỏ gân, thái miếng nhỏ. Cho thận dê đã thái nhỏ vào nồi cùng hướng dương, gừng, hành, đổ nước đủ dùng, nấu chín nhừ rồi nêm muối, gia vị vừa đủ ăn lúc nóng. Cá trạch hầm đậu phụ Nguyên liệu: cá trạch 250g, đậu phụ 250g, gia vị, hành, gừng đủ dùng. Cách làm: cá trạch làm sạch, bỏ mang, ruột. Hầm nhừ cá mới cho đậu phụ, gừng, hành vào đun sôi, thêm gia vị, ăn nóng. Cháo bí ngô Nguyên liệu: gạo tẻ 50g, bí ngô 200g, đường đỏ 50g. Cách làm: cho gạo vào 800ml nước đun lửa to cho đến khi sôi. Đem rửa sạch bí ngô, cắt thành miếng nhỏ cho vào nồi, đun nhỏ lửa cho đến khi thành cháo. Cho thêm đường đỏ là có thể ăn. Chia làm 1 - 2 lần, ăn khi đói.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/an-toan-va-hieu-qua-hon-trong-tre-hoa-bang-soi-huu-co-20190327095400872.htm
20190327
An toàn và hiệu quả hơn trong trẻ hoá bằng sợi hữu cơ
Được chứng nhận bởi FDA và được thí nghiệm trên hàng nghìn ca lâm sàng, cận lâm sàng trong nhiều năm, mang lại thành công cao. Sợi hữu cơ lành tính – Bio Switz là giải pháp vượt bậc trong trẻ hóa làn da nhờ cấu trúc đặc biệt hình chóp kim cương nên khả năng dính chắc với da, củng cố mạng lưới collagen và elastin kiên cố, giúp da căng chắc, đàn hồi hơn, cùng với lớp Vitamin C bọc bọc bên ngoài sợi sẽ nuôi dưỡng các tế bào khỏe mạnh, giúp làn da sáng mịn, đều màu. Bio Switz là sợi hữu cơ lành tính giúp trẻ hóa, định hình dựa trên nguyên lý hoạt động: + Các sợi hữu cơ đang xen nhau và khóa vững chắc nhờ độ kết dính giữa các sợi với nhau nên khả năng tái tạo và giảm thiểu chùng nhão, yếu kém do tuổi tác gây ra cho bộ khung “Collagen và Elastin” + Tổng hợp Collagen và Elastin thông qua quá trình tạo tổn thương giả bên trong hạ bì nhằm kích thích khả năng sản sinh lượng Collagen từ phản ứng của cơ thể theo cơ chế làm lành vết thương. Do đó, làn da căng mịn, trẻ hóa lên gấp đôi + Là sợi hữu cơ nên các các hoạt chất bên trong sợi có tác dụng nuôi dưỡng tế bào tốt hơn, giúp tế bào khỏe mạnh. + Hoạt động theo vòng xoắn ốc nên các sợi hữu cơ sau khi được cấy vào lớp da hạ bì , bắt đầu thực hiện theo cơ chế “matxa” và điều này giúp lưu lượng máu lưu thông tốt hơn, hiệu quả hơn rất nhiều trong việc giúp da sáng mịn, hồng hào. Nếu mỗi sợi hữu cơ mềm mại, mỏng mịn, nhỏ thì khi tạo nên mạng lưới mắc cá lại trở thành khung đỡ vững chắc, cố định đủ giúp làn da được căng mịn, trẻ hóa, săn chắc và sáng hồng theo thời gian. Ngoài ra, giải pháp từ “ Sợi Hữu Cơ Lành Tính – Bio Switz” được chỉ định ở các lĩnh vực làm đẹp như: + Nâng mũi + Căng cơ vùng cổ và mặt + Nhấn mí + Nâng cung chân mày + Xóa nhăn, chùng nhão da + Nâng mí mắt (loại bỏ sụp mí) Ưu điểm của Sợi Hữu Cơ: + Lành tính: sợi hữu cơ theo thời gian sẽ tan ra thành collagen, tương tự như cấu tạo cơ thể, thay thế lượng collagen đã thất thoát nên chỉ giúp làn da căng, cấu trúc da đàn hồi,… + An toàn: được chứng nhận bởi FDA và được thí nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng trên cơ thể người qua các giai đoạn nhiều năm + Linh hoạt: có thể chỉnh sửa được + Không biến chứng: được tổng hợp từ hữu cơ, thân thiện với cơ thể . Chỉ với 45 phút, không phải phẫu thuật, không đau, không mất thời gian nghỉ dưỡng và không tác dụng phụ như filler silicon, bạn sẽ sở hữu làn da săn chắc, mịn màng, khuôn mặt thanh tú theo thời gian. Viện Trẻ Hóa by Karen Trần là địa chỉ được chuyển giao công nghệ độc quyền “ Sợi Hữu Cơ Lành Tính – Bio Switz”, bởi đạt đủ tiêu chuẩn của một nơi thẩm mỹ trẻ hóa bền vững và đúng quy trình, phù hợp cho mỗi cá nhân. Với các chuyên gia được đào tạo từ các nước như Mỹ, Úc, Thụy Sỹ,…và kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, cùng kỹ thuật luôn cải tiến, hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả mang lại, Viện Trẻ Hóa by Karen Trần đã mang đến hạnh phúc và sự tin tưởng cho hàng ngàn khách hàng trong thời gian vừa qua. Không chỉ thế, uy tín – cam kết – trách nhiệm đã tạo nên vị thế không thay đổi trong lòng khách hàng. Viện Trẻ Hoá là trung tâm thẩm mỹ ở Việt nam được vinh danh Tìm hiểu thêm về SỢI HỮU CƠ LÀNH TÍNH có thể liên lạc: VIỆN TRẺ HÓA – ANTI AGING BY KAREN TRAN Địa chỉ: Villa 5, D5, Saigon Pearl, 92 Nguyễn Hữu CảnhWebsite:https://www.vien418plus.com Facebook: https://www.facebook.com/antiaging.karen/ Hotline: 18006718 - 0902332418
https://suckhoedoisong.vn/thuoc-dai-trang-thao-duoc-voi-ban-sac-y-hoc-co-truyen-169197019.htm
14-07-2021
Thuốc đại tràng thảo dược với bản sắc y học cổ truyền
Kế thừa tinh hoa y học cổ truyền trong bào chế thuốc Y học cổ truyền là “toàn bộ kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa trên lý luận, niềm tin và kinh nghiệm vốn có của những nền văn hóa khác nhau, được sử dụng để duy trì sức khỏe, cũng như để phòng bệnh, chẩn đoán, cải thiện hoặc điều trị tình trạng đau ốm về thể xác hoặc tinh thần” (Định nghĩa về y học cổ truyền của Tổ chức Y tế Thế giới, 2000). Lý luận y học cổ truyền rất phong phú, độc đáo, sâu sắc, tiếp cận vấn đề sức khỏe và bệnh tật trên cơ sở phương pháp tư duy tổng thể, biện chứng. Thực hành chẩn đoán và điều trị của y học cổ truyền mặc dù đã được thực nghiệm trên thực tế trên hàng trăm triệu người trong suốt hàng ngàn năm lịch sử nhưng dưới góc nhìn của khoa học hiện đại vẫn còn nhiều thách thức. Việc tìm hiểu, học tập, thừa kế, phổ biến, phát huy y học cổ truyền gặp không ít khó khăn trong đời sống và xã hội hiện đại khi hiệu quả cũng như giá trị của y học cổ truyền còn nhiều “bí ẩn”. Hiện đại hóa y học cổ truyền là đòi hỏi thực tế của xu hướng hiện tại nếu muốn nâng cao hiệu quả điều trị của các thuốc, các phương pháp y học cổ truyền. Hiện đại hóa y học cổ truyền chính là sử dụng kiến thức, công cụ và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kỹ thuật hiện đại để tìm hiểu, chứng minh cơ sở khoa học của các nguyên lý, lý thuyết và phương pháp chữa bệnh, phòng bệnh, các vị thuốc, bài thuốc y học cổ truyền. Khéo léo vận dụng những phương pháp khoa học vào bào chế và sản xuất các thuốc y học cổ truyền nhằm nâng cao hiệu quả và giá trị của bài thuốc gốc. Bài thuốc đại tràng bằng thảo dược dưới góc nhìn khoa học Trong bào chế thuốc y học cổ truyền, để vừa gìn giữ được bản sắc, vừa đưa ánh sáng của khoa học kỹ thuật vào trong hành trình bảo tồn phát triển thuốc thì cần phải thừa kế tốt cả lý luận và các phương pháp của y học cổ truyền. Thừa kế là cơ sở để phát huy, phát triển. Phải hiểu sâu sắc và thừa kế tốt lý luận y học cổ truyền vì hệ thống lý luận này là bản sắc của y học cổ truyền. Trên cơ sở thừa kế, cần sử dụng khoa học hiện đại làm công cụ nghiên cứu để chứng minh, giải thích và nâng cao. Hiện đại hóa y học cổ truyền cũng có nghĩa là sử dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để làm cho y học cổ truyền có hiệu quả hơn. Với bài thuốc đại tràng bằng thảo dược, làm thế nào để bảo tồn được giá trị tinh túy của hai bài thuốc cổ phương nghìn năm tuổi “ sâm linh bạch truật tán” và “ hương sa lục quân tử”, giữ được dạng bào chế truyền thống của thuốc y học cổ truyền mà vẫn đảm bảo thành phẩm thuốc được sản xuất ra có hiệu lực điều trị cao nhất, chất lượng tốt, an toàn, dễ bảo quản, tiện dùng, phù hợp với điều kiện sống của xã hội công nghiệp là thách thức không nhỏ của những người làm thuốc. Ngoài những nỗ lực trong nghiên cứu, gia giảm từ hai bài thuốc gốc thì việc đưa thuốc đại tràng thảo dược vào sản xuất trên dây truyền đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt của Tổ chức Y tế thế giới (GMP – WHO) là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho những cố gắng của các dược sĩ, bác sĩ, lương y đông dược Phúc Hưng trong sứ mệnh gìn giữ và bảo tồn tinh hoa thuốc cổ truyền dân tộc. Dây truyền sản xuất đảm bảo GMP – WHO giúp đảm bảo mỗi sản phẩm ra đời đều được trải qua quy trình sản xuất ổn định và được kiểm soát theo đúng các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với mục đích sử dụng cũng như đúng các quy định của giấy phép lưu hành, đồng thời giảm thiểu các rủi ro không kiểm soát. Thực hành tốt sản xuất thuốc được kiểm soát tiêu chuẩn gắt gao từ sản xuất đến kiểm tra chất lượng sản phẩm. Dây truyền công nghệ, sản xuất hoạt động đồng bộ, một chiều và khép kín để cho ra đời sản phẩm thuốc đạt chất lượng cao, đảm bảo tính chất hóa học cũng như hoạt chất sinh học của từng vị thuốc. Với sự vận hành của các hệ thống: - Hệ thống nồi chiết đa năng: có thể điều khiển được nhiệt độ chiết, có hệ thống bơm tuần hoàn dung môi để trích kiệt hoạt chất, có bộ phận thu hồi tinh dầu. Quá trình chiết xuất diễn ra nhanh, lấy kiệt được hoạt chất từ nguyên liệu thô. - Hệ thống thiết bị cô tuần hoàn chân không: Dịch chiết trước khi vào thiết bị cô đặc được lọc qua thiết bị lọc thô và lọc tinh (Kích thước lưới lọc 150 µm). Kế đến, dịch chiết được cô ở nhiệt độ thấp (khoảng 60ºC - 70ºC, áp suất giảm từ -0,03 Mpa đến -0,07 Mpa, dịch cô luôn chuyển động tuần hoàn trong thiết bị. Do vậy thời gian cô nhanh và hầu như không làm thay đổi tính chất hóa học cũng như hoạt chất sinh học của hoạt chất. - Hệ thống thiết bị sấy phun sương: Dịch chất sau khi được cô đặc được lọc tinh qua thiết bị lọc, thu được dịch chiết cao lỏng hoặc thể bột (dùng bào chế dạng viên hoàn) có tỷ lệ như quy ước. Toàn bộ hệ thống thiết bị đều được sản xuất bởi vật liệu an toàn, ngoài 3 hệ thống chính còn có hệ thống phụ trợ như lò hơi đốt tầng sôi cung cấp hơi quá nhiệt, khí nén, chân không, tháp giải nhiệt, hệ thống lạnh, hệ thống xử lý nước thải.... Mỗi sản phẩm thuốc đại tràng thảo dược ra đời đều được đánh giá chất lượng , đảm bảo đủ 3 tiêu trí trước khi đưa ra thị trường: Tác dụng điều trị; Tính an toàn; Quy chuẩn chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn về bào chế như tính đồng đều, giải phóng đủ lượng hoạt chất theo quy định, ổn định bền vững trong một thời gian nhất định, tiện dụng, dễ bảo quản. Hơn 20 năm đồng hành trong cuộc chiến đẩy lùi bệnh viêm đại tràng Theo tổ chức ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) ước tính năm 2018, nước ta có 14.000 người mắc ung thư đại trực tràng và hơn 7.000 trường hợp tử vong vì bệnh này. Theo thống kê năm 2015, khoảng 20% người mắc viêm đại tràng có thể biến chứng sang ung thư. Để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ viêm đại tràng tiến triển nặng và gây biến chứng nguy hiểm, phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của người bệnh và sự đồng hành của bác sĩ trong quá trình theo dõi điều trị. 20 năm có mặt trên thị trường, hàng triệu sản phẩm thuốc đại tràng thảo dược đã đến tay người bệnh thông qua hệ thống nhà thuốc trên khắp mọi miền tổ quốc, không một phút giây nào, thuốc đại tràng thảo dược quên đi sứ mệnh của mình trong việc đồng hành cùng người bệnh, chia sẻ cùng người bệnh những lo lắng về căn bệnh mạn tính dai dẳng đang ảnh hưởng tới chất lượng sống, sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Các bác sĩ, dược sĩ của chúng tôi sẽ luôn có mặt để lắng nghe và đồng hành cùng người bệnh. Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị miễn cước 1800 5454 35 luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về các bệnh lý đại tràng. Thuốc thảo dược ĐẠI TRÀNG HOÀN P/H ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM ĐẠI TRÀNG CẤP VÀ MẠN TÍNH ĐAU BỤNG, ĐẦY HƠI, KHÓ TIÊU Thành phần (cho 1 gói x 4g) : Bột Bạch truật 0,65g; Bột Mộc hương 0,35g; Bột Hoàng đằng 0,40g; Bột Hoài sơn 0,42g; Bột Trần bì 0,25g; Bột Hoàng liên 0,54g; Bột Bạch linh 0,35g;Bột Sa nhân 0,35g; Bột Bạch thược 0,35g; Cao đặc cam thảo 0,04g; Cao đặc đảng sâm 0,22g; Mật ong vừa đủ 4g Công dụng : Chữa chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, kiết lỵ, viêm đại tràng cấp và mạn tính. Cách dùng và liều dùng : Ngày uống 3 lần, mỗi lần 01 gói, uống sau bữa ăn. Đợt điều trị 4 – 6 tuần. Thận trọng : Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con phú Tác dụng không mong muốn : Chưa thấy có báo cáo. Nhà sản xuất và phân phối Công ty TNHH Đông dược Phúc Hưng 96 – 98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội Liên hệ: 1800 5454 35 – 0916 561 338 https://viemdaitrang.com.vn/ Số giấy xác nhận 0790/2018/XNQC/QLD Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. PV
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vacxin-soi-don-co-may-loai-vi
Vacxin sởi đơn có mấy loại
Hỏi: Sởi có thể tiêm được mũi đơn phải không bệnh viện? Tư vấn cho tôi với. Khu nhà tôi đang có dịch thì có nên tiêm dự phòng không?Nguyễn Thị Mai Anh (1982) Trả lời: Chào bạn,Việt Nam hiện tại vẫn còn dịch sởi nên theo khuyến cáo của Bộ y tế, cần tiêm Vắc xin phòng sởi từ 9 tháng tuổi, nếu tiêm tại xã, phường thì 18 tháng nhắc lại vắc xin Sởi – Rubella là MR (Ấn Độ ).Theo chương trình tiêm chủng dịch vụ, 9 tháng tiêm sởi đơn thì 6 tháng sau tiêm MMR (Mỹ) mũi 1 và nhắc lại MMR sau 4 năm. Khu vực có dịch sởi, sởi đơn có thể chỉ định tiêm từ 6 tháng tuổi bạn nhé. Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc-xin - Khoa Ngoại trú Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Câu hỏi liên quan:Đang dịch sởi có nên tiêm thêm sởi6 tháng có tiêm được MMRBài viết cùng chủ đề:Chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị bệnh sởiBệnh sởi có lây không?Những điều cần biết về vắc xin phế cầu Synflorix Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec
https://tamanhhospital.vn/truy-tim/
26/06/2024
Trụy tim: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa
Trụy tim là tình trạng xảy ra khi các chức năng tim và nhịp tim bị mất một cách đột ngột. Trong quá trình tim ngừng hoạt động, máu không được bơm đến não và các cơ quan trọng của cơ thể sẽ khiến người bệnh hoàn toàn mất ý thức và nguy hiểm hơn là dẫn đến tử vong. Vậy trụy tim là gì? Những biểu hiện trụy tim mạch và nguyên nhân bắt nguồn từ đâu hãy cùng khám phá các kiến thức về căn bệnh này qua bài viết sau đây! Mục lụcTrụy tim là gì?Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh trụy tim?Nguyên nhân trụy tim mạchTriệu chứng trụy tim mạchChẩn đoán bệnh trụy timĐiều trị bệnh trụy tim1. Cấp cứu trụy tim mạch2. Điều trị lâu dàiCách phòng ngừa trụy tim mạchThắc mắc thường gặp1. Trụy tim có nguy hiểm không?2. Trụy tim có sao không?3. Trụy tim có chết không?4. Trụy tim mạch có phải là một cơn đau tim không?5. Khi nào cần gặp bác sĩ?Trụy tim là gì? Trụy tim (hay trụy tim mạch) là tình trạng bệnh xảy ra khi tim ngừng đập đột ngột và bất ngờ khiến máu không thể chảy đến não hoặc những cơ quan quan trọng khác. Tình trạng này thường xảy ra do ảnh hưởng của một số loại rối loạn nhịp tim nguy hiểm, rối loạn chức năng cơ tim, van tim, mất một lượng máu lớn,… Trụy tim nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề lâu dài. Khi tim ngừng đập, não và các tế bào trong cơ thể không nhận được oxy sẽ bị tổn thương. Tổn thương não do thiếu oxy xảy ra trong vòng 4-6 phút, kéo dài hơn thời gian này sẽ dẫn đến tổn thương não không hồi phục, còn gọi là chết não. (1) Vì vậy, khi phát hiện có người bị trụy tim mạch phải gọi cấp cứu và đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để được xử trí. Cơn đau tim thường xảy ra đột ngột và bất ngờ Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh trụy tim? Trụy tim là tình trạng nguy kịch, có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là người lớn tuổi, có bệnh tim mạch nền. Những đối tượng có nguy cơ cao bị trụy tim mạch: Bệnh động mạch vành mạn: Đa số các trường hợp bị ngừng tim đột thường xảy ra ở những người mắc bệnh động mạch vành, động mạch bị hẹp nặng làm giảm lưu lượng máu đến tim do mảng xơ vữa được hình thành từ cholesterol xấu và các chất lắng đọng khác. Nhồi máu cơ tim cấp: Một nhánh chính của động mạch vành bị tắc nghẽn đột ngột do cục máu đông có thể làm tim ngừng đập đột ngột hoặc vài giờ đầu sau nhồi máu cơ tim cấp, cơ tim bị tổn thương có thể sinh ra rối loạn nhịp nguy hiểm (rung thất, nhanh thất, nhịp tự thất,…) dẫn đến truỵ mạch. Bệnh cơ tim (bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim dãn nở, bệnh cơ tim hạn chế, bệnh cơ tim sinh loạn nhịp): Trường hợp khi cơ tim căng ra hoặc dày lên bất thường sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim, có nguy cơ trụy tim. Bệnh van tim: Khi van tim bị rò rỉ hoặc bị hẹp có thể dẫn đến tình trạng cơ tim bị kéo căng hoặc dày lên, các van tim này mở rộng hoặc suy yếu sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn nhịp tim và gây trụy tim. Hẹp van động mạch chủ nặng dễ có nguy cơ trụy mạch và đột tử nếu không được phẫu thuật đúng thời điểm. Bệnh tim bẩm sinh: Bệnh tim bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trụy tim ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Đối với người trưởng thành từng phẫu thuật hoặc đã được can thiệp dị tật tim vẫn có khả năng cao bị ngừng tim đột ngột. Bất thường kênh ion trong hệ dẫn truyền điện của cơ tim: thường do nguyên nhân di truyền như hội chứng QT dài, QT ngắn, hội chứng Brugada. Người bệnh có nguy cơ rối loạn nhịp thất nguy hiểm, ngưng tim, đột tử khi có yếu tố khởi kích thuận lợi. Người đã từng có tiền sử bị trụy tim hoặc người thân gia đình có người từng bị trước đó. Người bị mất cân bằng về dinh dưỡng, người bị thừa cân, béo phì, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích. Nguyên nhân trụy tim mạch Trụy tim là tình trạng tim và hệ thống mạch máu không hoạt động hiệu quả hoặc ngừng hoạt động, không đưa máu đến nuôi các cơ quan, thường xảy ra đột ngột và diễn tiến nhanh chóng. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể xuất phát từ tim, mạch máu hoặc não. Từ tim: nhồi máu cơ tim cấp, sốc tim, rung thất, cuồng thất, nhịp nhanh thất, rung nhĩ đáp ứng thất rất nhanh, nhịp tự thất, ngưng xoang, vô tâm thu,… Tim lúc này co bóp không hiệu quả hoặc không còn hoạt động bơm máu như bình thường. Khi tim ngừng đập kéo dài trên 3 giây, sẽ có triệu chứng thiếu máu ở não gây lơ mơ hoặc mất tri giác. Mạch máu: chấn thương gây vỡ mạch máu, gây xuất huyết, mất một lượng máu lớn như vỡ gan, vỡ lách, vỡ động mạch chủ, xuất huyết tiêu hoá người bệnh có thể bị trụy mạch ngay. Não: như xuất huyết não, nhồi máu não diện rộng gây tổn thương hoặc đè ép trung tâm vận mạch ở trong não dẫn đến ngưng tim, ngưng tuần hoàn. Một số nguyên nhân khác: sốc nhiễm trùng, nhiễm độc, sốc mất nước, rối loạn điện giải (hạ natri máu, tăng kali máu,..), rối loạn chuyển hóa, suy thượng thận mạn,… cũng có thể diễn tiến đến truỵ mạch nếu không xử trí kịp thời. Nguyên nhân phổ biến gây nên trụy tim bắt nguồn từ rung thất và rung nhĩ Triệu chứng trụy tim mạch Là bộ phần trung tâm của hệ tuần hoàn, trái tim chịu trách nhiệm bơm máu, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đồng thời giúp loại bỏ chuyển hóa ra khỏi các mô trong cơ thể. Được xem là “máy bơm” của toàn bộ cơ thể nên khi tim gặp vấn đề thì tất cả các cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Triệu chứng thường xảy ra đột ngột và nặng nề, người bệnh sẽ có biểu hiện triệu chứng ở nhiều cơ quan, từ mức độ nhẹ đến nặng như: Tim: hồi hộp, tim đập nhanh, đánh trống ngực, khó thở, đau thắt ngực Não: bệnh nhân thay đổi tính khí, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, lừ đừ, nặng hơn là lơ mơ, hôn mê hoặc ngất. Da: da ẩm, lạnh, vã mồ hôi, hoặc có khi tái nhợt hoặc nổi bông tím. Các cơ quan khác: tiểu ít, không có nước tiểu trong vòng 6 giờ, buồn nôn, nôn ói, đi tiêu không tự chủ,… Khi gặp những triệu chứng trên, hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời tránh gặp các biến chứng nguy hiểm và tử vong. Chẩn đoán bệnh trụy tim Truỵ tim mạch thường được chẩn đoán nhanh chóng dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, thăm khám như đo nhịp tim, huyết áp, bắt mạch, nghe tim phổi và các cơ quan. Sau khi có chẩn đoán truỵ mạch, bác sĩ sẽ xử trí khẩn cấp, duy trì sinh hiệu gồm huyết áp, nhịp tim và oxy cho người bệnh. Đồng thời sẽ làm một số cận lâm sàng cần thiết để tìm nguyên nhân đưa đến truỵ tim mạch và điều trị theo đúng nguyên nhân. Các cận lâm sàng cơ bản gồm ECG, chụp XQ tim phổi, xét nghiệm máu. Khi bệnh nhân ổn định về huyết động có thể được làm thêm các cận lâm sàng chuyên sâu siêu âm tim, siêu âm bụng tổng quát, MSCT hoặc MRI,.. để tìm nguyên nhân và hướng dẫn điều trị tiếp theo. Điều trị bệnh trụy tim Để điều trị bệnh trụy tim mạch điều quan trọng nhất là cần phải cấp cứu bệnh nhân kịp thời, sau đó mới tiến hành điều trị lâu dài để người bệnh phục hồi sức khỏe. 1. Cấp cứu trụy tim mạch Nếu bạn hoặc một ai đó cảm thấy đang có những dấu hiệu của trụy tim, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, bởi những tổn thương não hoặc cơn đột tử sẽ xảy ra vô cùng nhanh chóng chỉ trong vòng 4 đến 6 phút. Thực hiện những cấp cứu cơ bản để tăng cơ hội sống cho người bệnh Ở điều kiện bình thường, não có thể chịu đựng thiếu oxy tối đa 5 phút, khi bệnh nhân mất ý thức và rơi vào trạng thái ngất xỉu hoặc “chết lâm sàng”, việc cung cấp máu cho não và oxy cần được tiến hành cấp bách trong giai đoạn này. Trong thời gian chờ xe cấp cứu hoặc trong quá trình đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế, chúng ta có thể thực hiện các bước cấp cứu cơ bản sau để tăng cơ hội sống cho người bệnh: Khai thông đường thở: Đầu tiên cần đặt bệnh nhân nằm ngửa trên nền cứng, đầu và cổ đặt ưỡn tối đa và quay mặt sang một bên. Sau đó dùng một tay mở miệng của bệnh nhân móc sạch đờm dãi và dị vật ra ngoài. Ép tim phía ngoài lồng ngực: là động tác quan trọng bậc nhất khi đã xác định người bệnh ngừng tim bất tỉnh. Người cấp cứu chọn một vị trí thích hợp ở một bên của nạn nhân, dùng một bàn tay đặt lên giữa ½ xương ức, bàn tay kia sẽ đặt chồng lên bàn tay trước, những ngón tay xen kẽ cùng chiều với nhau. Sau đó, dùng lực ép vuông góc xuống lồng ngực nạn nhân sao cho xương ức lún xuống khoảng 4 đến 5cm, nhấc tay lên thức hiện thao tác nhịp ép lần thứ hai, tần số thực hiện ít nhất 100 lần mỗi phút. Giúp bệnh nhân thổi ngạt: Người cấp cứu có thể thổi bằng miệng – miệng hoặc miệng – mũi, để đạt hiệu quả tốt nhất thì nên dùng phương pháp thổi miệng-miệng. Người cấp cứu thực hiện bằng cách dùng một bàn tay đặt trên trán bệnh nhân, sau đó ấn ngửa đầu bệnh nhân ra phía sau, dùng ngón trỏ và ngón cái kẹp mũi nạn nhân lại. Tiếp theo, dùng các ngón tay của bàn tay thứ hai nâng hàm dưới của bệnh nhân ra, đồng thời mở miệng người bệnh. Người cấp cứu hít sâu áp chặt sát miệng vào miệng của nạn nhân sau đó thổi hết không khí được dự trữ qua miệng của nạn nhân. Nên thổi với tần số 10-12 lần/phút, sau mỗi lần thổi sẽ thấy lồng ngực bệnh nhân nở vồng lên là đúng kỹ thuật. Người cấp cứu cần kết hợp hai động tác ép tim và thổi nhạt xen kẽ nhau nhịp nhàng theo chu kỳ hồi sinh tim phổi, ở mỗi chu kỳ hồi sinh sẽ gồm 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt. 2. Điều trị lâu dài Bệnh nhân sống sót sau khi được cấp cứu qua cơn trụy tim, cần phải thực hiện các phương pháp điều trị mang tính lâu dài theo sự hướng dẫn của bác sĩ để phục hồi sức khỏe và tránh tái phát. Sau đây là một số phương pháp giúp điều trị lâu dài dành cho bệnh nhân: Thay đổi lối sống: tập thể dục đều đặn, bỏ thuốc lá, rượu bia, giảm cân nếu dư cân, ăn ngủ điều độ, giảm căng thẳng, lo lắng. Điều trị bệnh nền của người bệnh như đặt stent mạch vành, mổ bắc cầu nếu hẹp mạch vành; mổ van tim nếu hẹp hở van tim nặng; đặt máy tạo nhịp hoặc máy phá rung (ICD) nếu bệnh nhân bị rối loạn nhịp hoặc suy tim giai đoạn D,.. Điều trị các bệnh đi kèm (nếu có) như huyết áp cao, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, …. Tái khám đều, theo dõi sát tình trạng sức khoẻ, gặp BS sớm khi sức khoẻ có thay đổi như mệt, đau ngực, phù chân, sốt cao,… Thường xuyên luyện tập thể thao đều đặn và cân bằng cuộc sống Cách phòng ngừa trụy tim mạch Để phòng ngừa bệnh tim mạch và kiểm soát tình trạng bệnh một cách hiệu quả bạn cần lưu ý áp dụng một số biện pháp sau đây:(2) Cân bằng dinh dưỡng bằng cách ăn uống đủ chất và lành mạnh: Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày là điều vô cùng quan trọng. Để có một trái tim khỏe mạnh thì người bệnh cần giảm tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa cholesterol cao và nên bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất bằng rau củ và trái cây. Quan tâm cân nặng, tránh thừa cân, béo phì: Lưu ý luôn duy trì trọng lượng cơ thể cân đối để làm giảm áp lực lên tim và mạch máu. Những bệnh nhân tim mạch nên thiết kế thực đơn dinh dưỡng dành riêng cho mình và kế hoạch vận động đều đặn để duy trì cân nặng phù hợp. Ngưng hút thuốc và hạn chế sử dụng bia, rượu và chất kích thích: Thuốc lá luôn là kẻ thù của sức khỏe, chúng gây hại cho tim và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Sử dụng các chất kích thích như rượu bia có thể làm tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Đây đều là những thói quen không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe cần loại bỏ càng sớm càng tốt. Vận động thể chất đều đặn: Việc duy trì luyện tập thể chất mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa, cải thiện các vấn đề về tim mạch hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, thăm khám định kỳ: Đối với những bệnh nhân gặp các vấn đề về tim mạch như: suy tim, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành, van tim,… đều phải thường xuyên thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kịp thời phát hiện tiến triển của bệnh tránh gặp những biến chứng nguy hiểm. Thắc mắc thường gặp 1. Trụy tim có nguy hiểm không? Trụy tim mạch là một tình trạng rất nguy hiểm, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể gây tàn tật vĩnh viễn và nghiêm trọng nhất là tử vong. 2. Trụy tim có sao không? Trụy tim mạch hay còn gọi là trụy tim là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm và khẩn cấp, người bệnh có thể bị tàn tật do thiếu máu và oxy lên não làm tổn thương đến não, chết não, sống thực vật hoặc tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng cách. 3. Trụy tim có chết không? Trụy tim mạch có thể gây tử vong trong vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời và sơ cứu đúng cách. 4. Trụy tim mạch có phải là một cơn đau tim không? Trụy tim mạch là tình trạng tim ngừng hoạt động bơm máu lên não và các cơ quan khác của cơ thể. Tình trạng này thường do bệnh tim mạch, nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác như sốc mất máu, mất nước, nhiễm trùng nặng, hay rối loạn chuyển hóa nặng. 5. Khi nào cần gặp bác sĩ? Người bệnh cần gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng như khó thở, đau đầu, chóng mặt, nhịp tim đập nhanh, chậm hoặc không đều,… Để ngăn ngừa các trường hợp nguy hiểm, người bệnh nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường và theo dõi điều trị. Để đặt lịch khám, tư vấn và điều trị trực tiếp với các bác sĩ tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin sau: Tim là bộ phận quan trọng của cơ thể, để có một trái tim khỏe mạnh ngoài việc lưu ý duy trì lối sống khỏe, sinh hoạt lành mạnh, người bệnh trụy tim cũng cần thường xuyên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, theo dõi theo chỉ định của bác sĩ.
https://suckhoedoisong.vn/nam-gioi-cang-tuc-vung-kin-canh-giac-voi-tran-dich-mang-tinh-hoan-169210913193349526.htm
14-09-2021
Cảnh giác với tràn dịch màng tinh hoàn
Làm gì khi nam giới bị viêm mào tinh hoàn? SKĐS - Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ống tinh hoàn, nơi tích trữ và nuôi dưỡng tinh trùng. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở nam giới. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản ở nam giới. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý và khả năng sinh sản của nam giới. Vì vậy, việc tìm hiểu về bệnh tràn dịch tinh hoàn có vai trò rất quan trọng trong để giúp nam giới thoát khỏi căn bệnh gây nhiều phiền toái này. Lý do nào khiến nam giới dễ mắc tràn dịch màng tinh hoàn Tràn dịch màng tinh hoàn là lượng dịch tập trung một túi bên trong bìu bên cạnh tinh hoàn. Thường thì xảy ra ở một bên nhưng đôi khi cả hai bên tinh hoàn. Tinh hoàn bình thường được bao quanh bởi một túi mô mềm bảo vệ. Túi mô mềm này tạo ra một lượng nhỏ dịch để bôi trơn cho phép tinh hoàn di chuyển tự do, đồng thời đó là cách giữ cho nhiệt độ của tinh hoàn được ổn định nhất so với nhiệt độ môi trường. Lượng dịch dư thừa thường được hấp thu bởi tĩnh mạch trong bìu. Nếu sự cân bằng bị thay đổi giữa lượng dịch tạo ra và lượng dịch thoát đi, thì sẽ gây ra ứ đọng dịch và gây ra tràn dịch màng tinh hoàn. Tinh hoàn bình thường được bao quanh bởi một túi mô mềm bảo vệ Nguyên nhân không được biết rõ trong hầu hết các trường hợp. Một số người tràn dịch màng tinh hoàn là do có vấn đề về tinh hoàn như các nhiễm trùng, viêm nhiễm , chấn thương hoặc khối u của tinh hoàn có thể dẫn đến hình thành dịch trong màng tinh hoàn. Một nguyên nhân hay gặp là do ký sinh trùng giun chỉ , sau mổ thoát vị bẹn , thắt giãn tĩnh mạch tinh. Ở trẻ nhỏ với những trẻ bị tràn dịch màng tinh bẩm sinh, nguyên nhân xác định là do quá trình di chuyển tinh hoàn xuống bìu bị rối loạn. Khi đó khiến đường ống phúc tinh mạc không đóng kín, gây ứ dịch trong ổ bụng và màng tinh. Trẻ nhỏ bị tràn dịch màng tinh hoàn thường đi kèm với hiện tượng thoát vị vùng bẹn. Ngoài ra, nguyên nhân gây tràn dịch tinh mạc ở bé trai có khả năng bắt nguồn từ hiện tượng tràn dịch tinh hoàn ở thai nhi. Điều này có nghĩa là trẻ nhỏ đã bị bệnh từ trong thai kỳ, trước khi trẻ chào đời. Tràn dịch màng tinh hoàn là lượng dịch tập trung một túi bên trong bìu bên cạnh tinh hoàn. Dấu hiệu nhận biết tràn dịch màng tinh hoàn Tràn dịch màng tinh hoàn thường không đau. Nếu nó lớn có thể gây khó chịu do kích thước. Đi bộ hoặc hoạt động tình dục có thể trở nên không thoải mái nếu tràn dịch màng tinh hoàn rất lớn. Dấu hiệu gợi ý cho thấy có thể một hoặc cả 2 bên bìu to tăng dần, căng tức, không đau. Khi lượng dịch màng tinh hoàn lớn thì: Khó có thể sờ nắn được tinh hoàn, mào tinh. Không kẹp được màng tinh hoàn. Soi đèn vào bìu, phần dịch sáng hơn và phân biệt được với tinh hoàn, mào tinh có màu tối. Trên thực tế, đa số trường hợp dựa chủ yếu vào lâm sàng, siêu âm tinh hoàn có giá trị chẩn đoán đặc hiệu. Khi khám ống bẹn, lỗ bẹn bình thường. Hình ảnh siêu âm tinh hoàn và mào tinh bình thường, được bao quanh là khối dịch đồng nhất, di động. Siêu âm còn có giá trị cao để chẩn đoán phân biệt với thoát vị bẹn, nang mào tinh, nang thừng tinh, u tinh hoàn, u mào tinh hoàn, xoắn thừng tinh, thoát vị bẹn nghẹt, viêm tinh hoàn… Hình ảnh tràn dịch màng tinh hoàn trên siêu âm. Điều trị sớm để tránh ảnh hưởng khả năng sinh sản Về điều trị trẻ nhỏ thì theo dõi, có thể tự khỏi. Đối với các trường hợp cần điều trị thì sử dụng phương pháp ngoại khoa là chủ yếu. Đối với trẻ sơ sinh và người tinh hoàn bị tràn dịch vô căn thường được theo dõi trong khoảng thời gian từ 6 -12 tháng trước khi can thiệp điều trị. Trẻ bị tràn dịch tinh hoàn bẩm sinh hay nam giới bị tràn dịch vô căn thường không phải thực hiện điều trị cấp cứu. Với những trường hợp này, dịch ứ có thể biến mất trong khoảng 12 - 24 tháng đối với trẻ em. Và ở người trưởng thành, lượng dịch cũng có thể tự giảm dần. Đừng chủ quan khi bị đau tinh hoàn Chứng đau tinh hoàn và “chuyện ấy” Phòng biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị Tuy nhiên, nếu dịch ứ xung quang tinh hoàn không tự biến mất, bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định dẫn lưu dịch ra bên ngoài bằng những phương pháp như: Chọc hút lượng dịch trong màng tinh hoàn, sau đó lấy dịch đi làm xét nghiệm tế bào, PCR lao... Phương pháp điều trị này giúp làm bìu của bệnh nhân xẹp rất nhanh, không phải mổ, thường áp dụng ở người lớn nhưng cũng có nguy cơ: Chọc vào tinh hoàn, chảy máu màng tinh hoàn, nhiễm trùng màng tinh hoàn gây ứ mủ màng tinh hoàn… Cách chữa bệnh này khá đơn giản, tiến hành nhanh chóng và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiện tượng tràn dịch tại tinh hoàn vẫn có khả năng tái phát sau đó nên hiệu quả của phương pháp chữa trị này không được đánh giá cao. Nam giới bị tràn dịch màng tinh hoàn thường không phải thực hiện điều trị cấp cứu Giải pháp dẫn lưu lượng dịch trong màng tinh hoàn sẽ phù hợp đối với những nam giới không có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn. Người bệnh không mong muốn dùng kỹ thuật điều trị xâm lấn, còn lại các trường hợp sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật . Đối với trẻ nhỏ, áp dụng phương pháp phẫu thuật nếu túi dịch trong bìu quá lớn hay tình trạng bệnh không cải thiện dần theo thời gian. Hoặc trẻ nam được chẩn đoán là tràn dịch màng tinh hoàn thể còn ống phúc tinh mạc còn thông thương với ổ bụng, có thoát vị bẹn kèm theo; trên siêu âm đường kính ống cổ phúc tinh mạc lớn > 4mm. Vì vậy, khi có các biểu hiện bất thường cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể, điều trị thích hợp. Do một số trường hợp nam giới có thể phải đối mặt với các biến chứng như: Ảnh hưởng khả năng sinh sản do áp lực của dịch màng tinh hoàn gây cản trở dòng máu tới nuôi nhu mô tinh hoàn (Chứa ống sinh tinh, tế bào nội tiết…) gây nhiễm trùng thứ phát… ảnh hưởng tới việc sản xuất tinh trùng, hormone nam giới… Dẫn đến chất lượng cũng như số lượng tinh trùng sẽ bị suy giảm, khả năng sinh sản của phái mạnh bị ảnh hưởng. Thắt ống phúc tinh mạc nội soi trẻ em điều trị tràn dịch màng tinh hoàn với ưu điểm: Không thấy sẹo, ít đau, nhanh ra viện
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cong-dung-cay-song-ran-vi
Công dụng cây sóng rắn
Cây sóng rắn là một loại cây cam thảo có tác dụng dùng để giải nhiệt, chữa ho. Khi sử dụng loại cây này đúng liều lượng, đúng bài thuốc, chúng có thể làm bệnh thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. 1. Cây sóng rắn là gì?Cây sóng rắn còn được biết đến với các tên gọi khác các như cây sóng giận ăn cây sắn nhiều lá,... Chúng thường mọc thành các bụi, cây sóng rắn còn có tên khoa học là Albizia myriophylla Benth thuộc họ đậu.Cây sóng rắn có thể phát triển đến độ cao trung bình từ 2 đến 4 m. Loại cây này thường tựa vào các cây to để sinh sóng và phát triển. Vỏ của thân cây có màu nâu, các cành nhỏ có lông. Nếu sử dụng dao chặt thân cây có thể thấy nước từ bên trong chảy ra.Lá của cây sóng rắn có hình lông chim dạng kép hai lần. Hoa của loại cây này thường mọc thành chùm, phân bố chủ yếu ở đầu cành cây. Do cây thuộc họ đậu, vì vậy quả của cây có hình trái đậu, tuy nhiên độ dày của quả mỏng hơn. Quả chứa nhiều hạt trung bình từ 4 đến 9 hạt.Cây sóng rắn phân bố chủ yếu ở miền Nam nước ta. Hiện nay loại cây này đã được nhiều người dân trồng để sử dụng làm dược liệu, áp dụng vào các bài thuốc Đông y. 2. Cách sử dụng và bảo quản cây sóng rắnNgười ta thường lấy phần vỏ rễ và vỏ của cây sóng rắn để sử dụng làm thuốc. Cây sóng rắn sau khi được người dân thu hái về sẽ được tách vỏ, chỉ lấy vỏ phần thân và rễ. Sau đó đem chúng rửa sạch để loại bỏ đất, bụi bẩn cũng như các loại vi khuẩn bám trên cây. Vỏ của cây sau khi đã được làm sạch cần đem đi phơi nắng hoặc sử dụng máy sấy khô để dùng dần.Phương pháp bảo quản loại cây này cũng khá đơn giản chỉ cần để để phần vỏ của rễ và thân cây đã chế biến ở nơi khô ráo thoáng mát. Nếu không rất dễ làm chúng bị ẩm mốc, hư hỏng. Cây sóng rắn còn được biết đến với các tên gọi khác các như cây sóng giận ăn cây sắn nhiều lá,... 3. Một số công dụng của cây sóng rắn có thể bạn chưa biếtCây sóng rắn được coi là một vị thuốc không gây độc cho cơ thể. Chúng có tính mát, khi uống có vị ngọt, tuy nhiên sau đó sẽ có cảm giác lợm giọng.Theo các bài thuốc y học cổ truyền, cây sóng rắn có một số số tác dụng dược lý như: Giải độc, lương huyết, tiêu cam sát trùng, tả can nhiệt, nhuận tràng, thoái tâm hỏa,...Loại cây này thường được sử dụng để chữa trị cho những trường hợp: Trẻ em bị nứt môi, ho, nổi mề đay, giải nhiệt, u nhọt,... 4. Những bài thuốc từ cây sóng rắn được áp dụng với các trường hợp ho giải nhiệtChuẩn bị nguyên liệu: 10 đến 20g sóng rắn đã được làm sạch và sơ chếQuy trình thực hiện: Sau khi dược liệu đã được làm sạch, đem toàn bộ chúng sắc với nước lọc theo tỷ lệ hợp lý. Hỗn hợp đun trên lửa nhỏ cho đến khi dung dịch trong nồi chuyển màu và sắc lại thì có thể tắt bếp. Sử dụng phần nước để uống bỏ lại phần bã, dùng hết trong vòng một ngày. Với bài thuốc này bạn cần sử dụng thường xuyên và đều đặn để có kết quả điều trị rõ ràng. Cây sóng rắn chữa trị trẻ em bị nổi mề đay 5. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng các bài thuốc với cây sóng rắnĐể đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ thì khi sử dụng những bài thuốc từ cây sóng rắn, bạn cần chú ý những điều sau đây:Khi thấy dược liệu có dấu hiệu hư hỏng hay nấm mốc cần phải loại bỏ không nên sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Việc làm này có thể giúp bạn tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra, giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.Đối với các trường hợp như phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em sơ sinh, trẻ nhỏ khi muốn sử dụng loại dược liệu này còn phải hỏi ý kiến của các thầy thuốc hoặc các chuyên gia ra. Do cây sóng rắn có chứa một số thành phần có thể gây hại đến sức khỏe của các đối tượng kể trên.Tuyệt đối không được kết hợp cây sóng rắn cùng với các loại thuốc tây. Việc làm này có thể gây ra các tương tác thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như quá trình điều trị.Cần tuân thủ theo các hướng dẫn của người thầy thuốc đã chỉ định. Không được lạm dụng hay sử dụng quá nhiều loại thuốc này. Việc sử dụng quá nhiều cây sóng rắn không đem lại tác dụng tốt cho quá trình điều trị mà chúng có thể khiến cho bạn gặp các vấn đề về sức khỏe và phản ứng dị ứng,...Bất kỳ loại thuốc nào khi sử dụng đều cần có sự kiên trì, đều đặn, không được bỏ ngắt quãng. Nếu bạn muốn bắt đầu sử dụng lại thuốc sau khi đã bỏ một thời gian, bạn cần gặp thầy thuốc để được tư vấn về liều lượng và thời gian sử dụng.Trong quá trình sử dụng cây sóng rắn nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng ảnh bất thường nào trên cơ thể để cần báo cho các bác sĩ, đồng thời ngừng sử dụng thuốc.Cây sóng rắn là một loại thảo dược quý. Với tác dụng chữa trị hiệu quả các bệnh như nổi mày đay, mụn nhọt,...đặc biệt là ho và giải nhiệt, dược liệu này được áp dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người, do đó trước khi bắt đầu bạn nên tham khảo ý kiến từ những người thầy thuốc.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nho-rang-so-7-co-can-trong-lai-khong-vi
Nhổ răng số 7 có cần trồng lại không?
Răng số 7 đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động ăn nhai của mỗi con người. Tuy nhiên, việc nhổ răng số 7 có cần trồng lại không là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Để giải đáp thắc mắc, mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây. 1. Răng số 7 là răng nào? Có vai trò gì? Răng số 7 đảm nhận vai trò chủ lực trong việc ăn nhai. Sở dĩ gọi là răng số 7 bởi đây là chiếc răng ở vị trí thứ 7 tính từ phía răng cửa vào. Với mỗi cung hàm trên và dưới thì sẽ có 2 chiếc răng số 7 nằm ở 2 bên đối diện nhau.Thông thường chiếc răng vĩnh viễn số 7 mọc khá muộn, bắt đầu hình thành khi chúng ta lên 12 – 13 tuổi. Nhiệm vụ chính của răng số 7 là nhai, nghiền nát thức ăn trước khi chúng được đưa tới dạ dày.Theo như kết quả giải phẫu khi nhổ răng số 7 thì hàm trên có 3 chân và hàm dưới 2 chân. Ngoài ra, do cấu trúc răng tương đối lớn nên chúng thường có 3 ống tủy trở lên. Điều này là do răng số 7 thường đảm nhận vai trò ăn nhai chủ lực nên cần số lượng chân lớn để giữ vững cấu trúc răng, giúp quá trình ăn nhai hàng ngày được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.2. Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?Răng số 7 chỉ mọc duy nhất 1 lần ở mỗi người, không mọc lại khi mất nên bạn cần phải chú ý chăm sóc răng miệng kỹ để giữ gìn chiếc răng quan trọng này luôn khỏe mạnh.Độ tuổi mọc răng số 7 vĩnh viễn là khi con người 12 tuổi, răng sữa đã thay hết. Mỗi một người có 4 răng số 7, 2 cái ở hàm trên và 2 cái hàm dưới.Chiếc răng số 7 có hình dạng, kích thước lớn và cấu tạo phức tạp. Do đó, nhổ răng số 7 có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào một số yếu tố sau đây:Khi bạn bị mất răng hàm số 7, việc ăn uống sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, lực nhai yếu đi, thức ăn không được nghiền kỹ trước khi đưa vào dạ dày, từ đó ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa;Khi răng số 7 bị mất đi mà không được phục hình sớm thì sẽ dẫn tới tình trạng tiêu xương hàm, tụt lợi;Nhổ răng số 7 có bị hóp má không? Câu trả lời cho bạn là có. Mất răng số 7 sẽ khiến 2 má bị hóp vào, da mặt chảy xệ, vùng da xung quanh miệng sẽ xuất hiện các nếp nhăn khiến gương mặt của bạn trông già đi so với tuổi thật;Một khi răng số 7 bị nhổ bỏ sẽ tạo khoảng trống trên khuôn hàm, các răng bên cạnh có nguy cơ đổ nghiêng, xô lệch và thậm chí là ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống nhai;Mất răng hàm số 7 cũng khiến các răng đối diện không còn sự nâng đỡ, từ đó tạo áp lực lớn lên quai hàm, các cơn đau nhức như đau cơ hàm, đau đầu, mỏi vai gáy... sẽ xuất hiện theo khiến bạn rất khó chịu.Xáo trộn khớp cắn: Các răng kế cận có xu hướng bị xê dịch vào khoảng trống mất răng, các răng đối diện vùng mất răng sẽ trồi lên hoặc thòng xuống quá mức. Về lâu dài, tình trạng này sẽ gây ra các vấn đề về khớp cắn. 3. Nhổ răng số 7 có cần trồng lại? Với những nguy cơ về sức khỏe nêu trên, việc phục hình răng số 7 bị mất là điều cần thiết để giúp bạn:Khôi phục được chức năng ăn nhai bình thường của răng hàm;Khi bạn trồng lại răng số 7 sẽ giúp lấy lại được tính thẩm mỹ cho hàm răng và bảo vệ, phòng ngừa các bệnh răng miệng khác ảnh hưởng tới sức khỏe.4. Bị mất răng số 7 phục hình bằng phương pháp nào?Hiện nay có 2 phương pháp phục hình răng cố định thường được áp dụng trong trường hợp mất răng, thiếu răng đó là làm cầu răng sứ và cấy ghép Implant.Tuy nhiên, khi bạn bị mất răng số 7 thì phương pháp làm cầu răng không thể áp dụng được. Bởi vì nếu muốn trồng lại răng đã mất thì bạn cần có đầy đủ 2 răng ở 2 bên cạnh răng số 7 để mài làm trụ bám. Tuy nhiên, răng số 7 là chiếc răng cuối cùng trong cung hàm (khi chưa xuất hiện chiếc răng khôn nào). Khi đó, nếu làm cầu răng sứ thì chỉ có một bên trụ răng để bám. Vì lẽ đó mà các yêu cầu để làm cầu răng không đảm bảo nên không thể tiến hành được. Ngay cả khi bạn có chiếc răng khôn thì cũng không nên dùng răng này để làm trụ bám cho cầu răng mới, bởi đó là chiếc răng có nguy cơ bệnh lý cao, khiến cầu răng cũng bị hỏng.Phương pháp tối ưu nhất hiện nay được áp dụng đối với tình trạng mất răng số 7 là cấy ghép Implant răng. Cấy ghép răng Implant có thể khắc phục được tất cả các nhược điểm khi làm cầu răng giả. Phương pháp này không làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh và cũng là giải pháp duy nhất có thể ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm, co rút nướu, bảo vệ các răng xung quanh và cấu trúc xương hàm luôn khỏe mạnh.Quy trình cấy ghép răng Implant được thực hiện thông qua 5 bước dưới đây:Bước 1: Khám tổng quan và tư vấn từ bác sĩ. Trước khi muốn cấy ghép răng Implant, bạn cần phải tiến hành khám tổng quan về sức khỏe cũng như răng miệng. Thông qua phương pháp chụp CT Scanner 3D, nha sĩ sẽ nắm được cấu trúc, chất lượng xương hàm cũng như vị trí răng bị mất. Từ đó, tiến hành một số xét nghiệm để biết bạn có đủ sức khỏe thực hiện phương pháp này hay không. Sau khi đã biết rõ về tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các loại trụ Implant, chi phí thực hiện cấy ghép...Bước 2: Tiến hành cấy ghép trụ. Nha sĩ sẽ khám tổng quát lại cho bạn thêm một lần nữa để chắc chắn rằng sức khỏe ổn định. Trước khi tiến hành cấy ghép Implant, bạn sẽ được gây tê tại vùng đặt trụ Implant để giảm thiểu cảm giác đau đớn. Quá trình đặt trụ thường diễn ra trong vòng 7 - 10 phút.Bước 3: Lấy dấu hàm và gắn răng tạm thời. Sau khoảng 2 - 3 ngày được đặt trụ, bạn cần quay lại trung tâm theo lịch hẹn để nha sĩ thực hiện gắn răng tạm thời, thuận tiện cho quá trình ăn uống.Bước 4: Tái khám sau khi bạn đã cấy ghép Implant. Tiếp theo đó khoảng 7 - 10 ngày, nha sĩ sẽ hẹn bạn đến tái khám nhằm kiểm tra độ lành của nướu.Bước 5: Bước cuối cùng là gắn mão sứ lên trên trụ và cố định. Khi xương hàm và trụ gắn chặt với nhau, nha sĩ sẽ tiến hành gắn mão sứ và cố định lại bằng các khớp nối. Sau khi hoàn tất cấy ghép, bạn sẽ được nha sĩ tư vấn và hướng dẫn việc chăm sóc răng miệng tại nhà.Răng số 7 chỉ mọc duy nhất 1 lần ở mỗi người, không mọc lại khi mất nên bạn cần phải chú ý chăm sóc răng miệng kỹ để giữ gìn chiếc răng quan trọng này luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc phải nhổ bỏ răng số 7, bạn nên chọn phương pháp phù hợp với mình để phục hình răng.
https://tamanhhospital.vn/khong-biet-bi-tieu-duong-uong-nuoc-ngot-giai-khat/
23/05/2023
Không biết bị tiểu đường, uống nước ngọt giải khát
Không biết bị tiểu đường, mỗi ngày chị N. uống 2-3 chai nước ngọt; đến khi người bệnh khó thở, ngã khuỵu… đến BVĐK Tâm Anh TP.HCM mới phát hiện ra. Mục lụcĐường huyết tăng 3-5 lầnTrên 35 tuổi cần tầm soát tiểu đườngĐường huyết tăng 3-5 lần Chị N.T.N. (50 tuổi, Quận 12) đang làm việc bỗng choáng váng, mệt, khó thở, lơ mơ, được đồng nghiệp đưa đến khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM vào sáng 22/5. Tiếp nhận người bệnh trong tình trạng lơ mơ, bác sĩ CKI Nguyễn Hoàng Khương, lập tức chỉ định đo huyết áp, xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực. Kết quả xét nghiệm cho thấy đường huyết tăng cao đến 500mg/dl, gấp 3-5 lần (bình thường trước khi ăn dao động từ 90 – 130mg/dl và sau khi ăn 180mg/dl). Trong khi đó, huyết áp tụt chỉ còn 83/50 mmHg (bình thường 120/80mmHg). Đồng thời, chỉ số HbA1C (đánh giá đường huyết trong vòng 3 tháng) cao đến 11.22% (bình thường 4-5.6%), kali máu giảm còn 2.73 meq/l (bình thường 3,5 -5 meq/l). Với kết quả trên, bác sĩ Khương nhận định chị N. bị tiểu đường nhưng không hay biết, không điều trị dẫn đến tăng đường huyết, hạ kali, tụt huyết áp, hôn mê. Nếu không được điều trị kịp, tính mạng chị N. rơi vào nguy kịch. Sau khi truyền bù bịch, điện giải, insulin, chị N. tỉnh táo, hết khó thở. Người bệnh được tiếp tục theo dõi với bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường. Tỉnh dậy trên giường bệnh, chị N. ngỡ ngàng khi bác sĩ thông báo bị tiểu đường. Chị kể làm phụ hồ tại công trình xây dựng, khuân vác vật nặng, làm ngoài nắng liên tục, thường uống 2-3 chai nước ngọt mỗi ngày và các loại nước mát, thảo dược (gừng, cỏ mần trầu…) chứa nhiều đường. Theo bác sĩ Khương, đái tháo đường là bệnh mạn tính với đặc trưng đường huyết cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân tuyến tụy không sản xuất hoặc sản xuất ít insulin, tế bào trong cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả. Việt Nam có hơn 5 triệu người bị tiểu đường, trong đó 50% trường hợp không biết mắc bệnh như chị N. do không nhận ra triệu chứng tiểu đường: khát nước và uống nhiều nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, ăn nhiều nhưng sụt cân… Nhiều người bệnh vô tình biết mình bị tiểu đường khi đi khám sức khỏe hoặc bệnh trở nặng hay biến chứng như: suy tim, suy thận, mờ mắt, bàn chân đái tháo đường, vết thương lâu lành,… Nguy hiểm hơn, khi không biết mình bị tiểu đường lại thường xuyên uống nước ngọt, các loại nước từ lá cây dân gian khiến đường huyết tăng cao, dễ dẫn đến các biến chứng cấp tính: tăng áp lực thẩm thấu máu, nhiễm toan cetoan (máu chứa nhiều axit). Đường huyết tăng giảm thất thường trong thời gian dài dẫn đến các biến chứng mạn tính: suy thận, mờ mắt, tổn thương mạch máu, bàn chân đái tháo đường… Bác sĩ Khương nhận định chị N. bị tiểu đường nhưng không hay biết, không điều trị dẫn đến tăng đường huyết, hạ kali, tụt huyết áp, hôn mê. Trên 35 tuổi cần tầm soát tiểu đường Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường: trên 35 tuổi, thừa cân, béo phì, tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường, đái tháo đường thai kỳ, rối loạn lipid máu… Trong đó, chế độ ăn nhiều tinh bột (cơm, bún, phở, cháo…), thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt, ít vận động… là các yếu tố nguy cơ thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan trên 196.000 người Mỹ trong suốt 22–26 năm, đánh giá lặp đi lặp lại về chế độ ăn sau mỗi 4 năm cho thấy tiêu thụ hơn 120ml đồ uống có đường (nước ngọt, nước ép trái cây nguyên chất) mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 16% so với uống nước lọc. Nếu tăng đồ uống có đường lên hơn 120ml, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên 18%. Nghiên cứu cũng cho thấy nếu thay thế đồ uống có đường bằng nước lọc, trà… có thể giảm 2%-10% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bác sĩ Nguyễn Hoàng Khương khuyên người bệnh tiểu đường nên uống thuốc đều đặn mỗi ngày. Trong chế độ ăn hàng ngày, cần đảm bảo các nhóm chất dinh dưỡng (tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất…), không nên quá kiêng khem gây suy kiệt sức khỏe. Người bệnh cần cắt giảm đường trong chế độ ăn, ít hơn 9 muỗng cà phê (tương đương 36 gam đường); tránh dùng thức uống có vị ngọt, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Tái khám định kỳ giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết, tầm soát, phát hiện biến chứng ở giai đoạn sớm để điều trị kịp thời, kéo dài tuổi thọ. Với người bình thường, cần cắt giảm đường trong bữa ăn hàng ngày. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo cần cắt giảm đáng kể lượng đường bổ sung giúp ngăn ngừa bệnh béo phì và bệnh tim. Đối tượng Lượng đường 2 – 18 tuổi Trẻ em vẫn phát triển bình thường mà không cần thêm đường vào chế độ ăn hàng ngày. Do đó, cần giảm lượng đường bổ sung hàng ngày dưới 6 muỗng cà phê hoặc 24 gam mỗi ngày. Nữ giới trưởng thành Không quá 100 calo mỗi ngày (khoảng 6 thìa cà phê hoặc 24 gam) Nam giới trưởng thành Không quá 150 calo mỗi ngày (khoảng 9 thìa cà phê hoặc 36 gam đường) Trong chế độ ăn hàng ngày, người dân nên uống nước lọc, các loại nước không đường; dùng nước ép từ quả mọng để tạo vị ngọt cho sữa, sữa chua… thay vì thêm đường hay sữa đặc; ăn trái cây thay vì uống nước ép. Bên cạnh đó, người dân nên luyện tập thể dục, đi bộ 30 phút mỗi ngày để hạn chế nguy cơ thừa cân, béo phì. Khi có các triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân… nên khám bác sĩ để được đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe, điều trị kịp thời.
https://suckhoedoisong.vn/benh-thuong-han-nguy-hiem-the-nao-169152528.htm
09-01-2019
Bệnh thương hàn nguy hiểm thế nào?
Hồng Minh (Hà Nội) Bệnh thương hàn là một bệnh cấp tính toàn thân, do vi khuẩn thương hàn và phó thương hàn gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Thương hàn là một hội chứng gồm các biểu hiện đường tiêu hóa và toàn thân. Bệnh nhân bị bệnh thương hàn có dấu hiệu đặc biệt là sốt liên tục, sốt cao đến 40 o C, vã nhiều mồ hôi, viêm dạ dày, ruột và tiêu chảy. Có thể kèm theo ban dát, chấm màu đỏ hồng trên da. Người bị bệnh thương hàn có thể gặp nhiều biến chứng nặng như xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột, viêm cơ tim, viêm não dễ dẫn đến tử vong. Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, lưu hành ở những khu vực có tình trạng vệ sinh thấp kém, đôi khi bùng phát thành dịch. Bệnh thương hàn lây lan nhiều nhất ở độ tuổi từ 5-19 tuổi. Người bị bệnh do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Bệnh lây lan khi vi khuẩn trong phân người bị bệnh nhiễm vào thức ăn hay thức uống và truyền sang người khác. Thời gian ủ bệnh từ 5-14 ngày. Các trường hợp dễ bị lây bệnh là: uống nước lã, nước đá; ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn như trai, ốc, hến, hàu, nghêu, sò... chưa nấu chín kỹ; ăn rau sống; dùng sữa và các chế phẩm từ sữa bị nhiễm vi khuẩn thương hàn; ruồi, nhặng làm lây nhiễm vi khuẩn từ bệnh phẩm vào thức ăn. Vì vậy cần vê sinh môi trường sống sạch sẽ và thực hiện ăn chín uống sôi để phòng bệnh. BS. Xuân Hòa
https://suckhoedoisong.vn/cach-bo-sung-glucosamine-phong-ngua-thoai-hoa-khop-169230315173507757.htm
18-03-2023
‏Cách bổ sung glucosamine phòng ngừa thoái hóa khớp
‏ 1. Vai trò của glucosamine trong phòng ngừa thoái hóa khớp ‏ ‏PGS.TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Hà Nội cho biết, glucosamine là một hợp chất hóa học tự nhiên trong cơ thể, là thành phần cấu tạo nên sụn khớp. Hơn nữa, glucosamine cũng giúp sản xuất ra các cấu trúc của khớp như dây chằng, gân, sụn và hoạt dịch của khớp. ‏ ‏Chính vì vậy, bổ sung glucosamine đúng cách có thể góp phần ổn định sụn khớp và dịch khớp, giúp cho khớp khỏe mạnh hơn và cải thiện khả năng vận động của khớp. Glucosamine trong thực phẩm bổ sung thường được chiết xuất từ động vật có vỏ, bổ sung có sẵn ở hai dạng là glucosamine sulfate và glucosamine hydrochloride. ‏ ‏Bổ sung glucosamine đúng cách có thể giúp cho khớp khỏe mạnh hơn.‏ ‏‏ 2. Tác dụng phụ của glucosamine‏ ‏Hầu hết các thực phẩm bổ sung glucosamine đều khá an toàn. Tuy nhiên, có thể gặp phải một số phản ứng bất lợi bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ợ nóng, đau bụng… khi dùng glucosamine. ‏ ‏Bên cạnh đó, glucosamine có thể làm tăng lượng đường trong máu, do đó những người mắc bệnh đái tháo đường nên thận trọng khi bổ sung thành phần này.‏ ‏Những người dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu) nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng glucosamine và chondroitin, vì những chất bổ sung này cũng có tác dụng làm loãng máu. Do đó, người dùng các chất bổ sung này, có thể cần xét nghiệm máu thường xuyên hơn.‏ ‏Ngoài ra, người bị dị ứng với động vật có vỏ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng glucosamine, bởi glucosamine được chiết xuất từ một chất trong động vật có vỏ.‏ ‏Glucosamine không được khuyến cáo cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ có thể mang thai.‏‏ ‏Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để lựa chọn loại glucosamine phù hợp.‏ ‏ ‏3. Lưu ý khi sử dụng glucosamine‏ ‏PGS.TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc nhấn mạnh, sử dụng glucosamine với liều lượng không chính xác hoặc thời gian dùng không dài sẽ không mang đến tác dụng. Vì vậy, ‏PGS.TS.BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc khuyến cáo, nên sử dụng theo đợt kéo dài 6 tháng, sau đó dừng 1-2 tháng rồi bổ sung đợt tiếp theo. Sau mỗi đợt bổ sung, nên kiểm tra sức khỏe nhằm đánh giá tình trạng định kỳ. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ cơ xương khớp để chọn cho mình loại glucosamine phù hợp với tình trạng sức khỏe. Tăng huyết áp có dùng được glucosamin? ĐỌC NGAY Chất bổ sung này không có tác dụng thay thế các loại thuốc điều trị bệnh xương khớp khác nếu có.‏ ‏‏Bổ sung glucosamine có thể xảy ra tương tác với các loại thuốc khác bạn đang sử dụng, ví dụ như thuốc trợ tim , thuốc làm loãng máu và thuốc điều trị đái tháo đường . Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.‏ ‏Glucosamin có thể làm tăng hấp thu kháng sinh tetracyclin ở dạ dày - ruột, có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol , thuốc điều trị tăng lipid máu nhóm statin... nên tránh dùng glucosamin cùng lúc với các loại thuốc này. ‏Dùng glucosamine kết hợp với chất bổ sung chondroitin có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu warfarin. Điều này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.‏ Mời bạn đọc xem tiếp video: Cảnh báo 6 dấu hiệu gan của bạn đang ‘cầu cứu’ An Minh Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mo-noi-soi-cat-polyp-co-bang-quang-vi
Mổ nội soi cắt polyp cổ bàng quang
Polyp cổ bàng quang hình thành từ sự quá phát ở tổ chức niêm mạc đường bài tiết nước tiểu, tính tại vị trí cổ bàng quang. Polyp cổ bàng quang hầu hết là lành tính và có thể chẩn đoán thông qua các dấu hiệu lâm sàng và các phương pháp cận lâm sàng. 1. Biểu hiện lâm sàng của polyp cổ bàng quang Người bệnh polyp cổ bàng quang sẽ có những biểu hiện như:Đái máu: Đột ngột, không đau, tái phát;Đái khó, đái tắc khi polyp chèn ép vùng cổ bàng quang;Đái buốt, đái rắt, đau vùng tiểu khung, đau thắt lưng khi đi tiểu...Khám hệ tiết niệu: Có cầu bàng quang do bí đái cấp, miệng sáo dương vật có máuBằng các phương pháp cận lâm sàng, người bệnh dễ dàng nhận thấy polyp cổ bàng quang thông qua:Siêu âm ổ bụng: Có hình ảnh khối tổ chức dày đặc, lồi vào lòng bàng quang, di động theo tư thế, có cuống, thành bàng quang dày hơn bình thường, có máu cục do viêm nhiễm, đái kèm máuChụp cắt lớp vi tính đánh giá chính xác hình ảnh polyp bàng quang, khối lồi bàng quang, có cuống, không có hình ảnh xâm lấn thành bàng quangNội soi đi kèm sinh thiết làm giải phẫu bệnh chẩn đoán chính xác polyp cổ bàng quangXét nghiệm nước tiểu có hồng cầu vi thể giúp chẩn đoán sàng lọc chính xác. Xét nghiệm nước tiểu cũng là phương pháp chẩn đoán polyp bàng quang 2. Chỉ định mổ nội soi cắt polyp cổ bàng quang Sau khi kết luận có polyp cổ bàng quang, các trường hợp người bệnh sau được chỉ định mổ nội soi cắt polyp cổ bàng quang:Chẩn đoán nguyên nhân gây tiểu máu, xác định polyp cổ bàng quang hay có u bàng quang.Chẩn đoán phân biệt các bệnh lý: Bàng quang tăng hoạt do hoặc không do nguyên nhân thần kinh, tiểu không tự chủ, viêm bàng quang kẽ, rò bàng quang âm đạo hoặc rò bàng quang ruột và trường hợp nghi ngờ bị lao niệu - sinh dục.Đánh giá các trường hợp bất thường về giải phẫu và cấu trúc của đường tiểu dưới: Hẹp cổ bàng quang, hẹp niệu đạo, túi thừa bàng quang, túi thừa niệu đạo, sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, dị vật trong lòng bàng quang. 3. Chống chỉ định mổ nội soi cắt polyp cổ bàng quang Viêm niệu đạo cấpViêm tuyến tiền liệt cấp tínhViêm tinh hoàn, mào tinh hoàn cấpSốt do nhiễm trùng đường tiết niệuRối loạn đông máu Rối loạn đông máu là một trong số nhũng trường hợp được chống chỉ định mổ nội soi 4. Thực hiện nội soi cắt polyp cổ bàng quang Để chuẩn bị thực hiện mổ nội soi cắt polyp cổ bàng quang, người bệnh cần được kiểm tra sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa ngoại tiết niệu. Sau khi tiến hành vô cảm bằng gây tê tủy sống, hoặc gây mê nội khí quản, người bệnh được để nằm ở tư thế sản khoa để thực hiện nội soi qua các bước:Dùng gel Xylocain vô khuẩn cho vào bơm tiêm 10ml bơm vào niệu đạo nhằm mục đích bôi trơn niệu đạoĐưa máy soi qua miệng sáo vào niệu đạo dưới hướng dẫn của camera từ từ tiến vào bàng quangQuan sát qua màn hình cổ bàng quang, vùng tam giác bàng quang, 2 lỗ niệu quản, 2 thành bên, mặt đáy và mặt trước bàng quangĐưa lưỡi dao cắt đến vị trí polyp, cắt hết chân polyp lấy ra làm giải phẫu bệnhĐốt cầm máu diện cắtKiểm tra cầm máu kỹ, đảm bảo đã hết polypRút máy soiĐặt ống thông 3 nhánh niệu đạo súc rửa bàng quang liên tụcBệnh nhân sau khi kết thúc nội soi cắt polyp cổ bàng quang cần được theo dõi nhằm hạn chế tối đa các tai biến trong và sau phẫu thuật. Đồng thời người bệnh không quên theo dõi tiến triển của bệnh bằng cách siêu âm định kỳ sau mỗi 3 tháng. Tai biến sau mổ nội soi cắt polyp cổ bàng quang 5. Tai biến sau mổ nội soi cắt polyp cổ bàng quang Một số bệnh nhân sẽ không thể tránh khỏi một số tai biến sau phẫu thuật như:Nhiễm trùng: Quá trình nội soi có thể đưa theo vi trùng vào đường tiểu, gây nhiễm trùng, người bệnh có thể được uống thuốc kháng sinh trước và sau khi nội soi bàng quang để ngăn ngừa nhiễm trùngChảy máu: Nội soi gây ra tổn thương niêm mạc niệu đạo, bàng quang chảy máu, tùy vào mức độ, bác sĩ điều trị sẽ có những xử lý phù hợp, thường là đặt ống thông niệu đạo và rửa bàng quang liên tục.Đau: Người bệnh sẽ có cảm giác đau bụng, nóng rát khi đi tiểu, tình trạng này sẽ giảm dần theo thời gianThủng bàng quang ở vị trí thành bên do kích thích thần kinh bịt gây giật chân: Thường gặp thủng ngoài phúc mạc, tùy theo tổn thương có thể điều trị bảo tồn nếu thủng không hoàn toàn hoặc phẫu thuật mở nếu thủng hoàn toàn. XEM THÊMBiến chứng của viêm bàng quangBàng quang thần kinh là bệnh gì?Bệnh viêm bàng quang cấp có nguy hiểm không?
https://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-viem-tai-giua-va-dieu-tri-viem-tai-giua-16986965.htm
21-01-2019
Những điều cần biết về viêm tai giữa và điều trị viêm tai giữa
Bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất trong các bệnh lý của tai, được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Viêm tai thường gây đau đớn vì viêm nhiễm và tích tụ các chất dịch trong tai giữa. Viêm tai giữa cấp tính có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý. Cấu tạo tai Tai được chia làm 3 phần, bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ (màng nhĩ có nhiệm vụ bảo vệ tai giữa và tai trong để phần niêm mạc của tai giữa hoạt động trong môi trường kín, bảo vệ hệ thống xương tai tránh bị tổn thương). Tai giữa và tai trong được ngăn cách với nhau bởi lớp màng ở cửa sổ tròn rất dễ hấp thu các loại thuốc và là một trong những cơ chế ngộ độc tai trong gây điếc nặng không hồi phục. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi). Viêm tai giữa xảy ra có thể do một loại vi khuẩn hoặc virut trong tai giữa. Nhiễm khuẩn này thường là kết quả của một căn bệnh: bệnh cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng là nguyên nhân gây tắc nghẽn và sưng đường mũi, họng và ống Eustachian. Sự khởi đầu và triệu chứng của viêm tai giữa thường nhanh chóng. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ em bao gồm: đau tai, nhất là khi nằm xuống, sốt 38,5oC hoặc cao hơn, khó ngủ, khóc và cáu kỉnh nhiều hơn bình thường, khó nghe hoặc phản ứng với âm thanh, đau đầu, chảy dịch từ tai, chán ăn, ói mửa, tiêu chảy. Triệu chứng viêm tai giữa thường gặp ở người lớn: đau tai, sốt, chảy dịch từ tai, giảm thính lực... Hình ảnh tai bình thường và đau tai do viêm. Viêm tai giữa thường được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Thầy thuốc sẽ xác định giai đoạn của viêm tai giữa để chỉ định thuốc điều trị. Lưu ý dùng thuốc điều trị viêm tai giữa Viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng. Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ được cân nhắc sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn xung huyết. Khi viêm tai giữa đi qua hai giai đoạn này, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ bị thủng. Giai đoạn này việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn. Thuốc điều trị toàn thân Sử dụng kháng sinh đường uống hoặc tiêm: Nhóm bêta - lactam (ampicillin, cephalosporin thế hệ II, III), nhóm macrolid, nhóm quinolon là lựa chọn hàng đầu để điều trị viêm tai giữa. Lưu ý hạn chế sử dụng nhóm kháng sinh aminoglycosid (gentamycin, kanamycin...) đặc biệt với trẻ dưới 3 tuổi, là độ tuổi đang tập nói, trong khi đó nhóm kháng sinh này có khả năng gây độc ốc tai cho trẻ. Nếu dùng trẻ có thể sẽ bị câm điếc do thuốc. Thuốc chống viêm corticoid ngắn ngày (7 - 10 ngày) hoặc thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc chống viêm giảm phù nề nhằm ngăn chặn tiến triển viêm, để phục hồi cấu trúc của mô bị tổn thương, đồng thời hỗ trợ kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây viêm. Thuốc hạ sốt, giảm đau: thông dụng và an toàn nhất là paracetamol, dùng liều lượng tùy theo cân nặng của trẻ, người lớn dùng theo hướng dẫn sử dụng đính kèm thuốc. Thuốc điều trị tại chỗ Thuốc nhỏ mũi: dùng thuốc chống sung huyết, co mạch, giảm phù nề, chống viêm) được sử dụng với mục đích là làm sạch hốc mũi và trả lại sự thông thoáng tai giữa và mũi họng, điều này giúp cho việc phục hồi niêm mạc viêm trong tai giữa dễ dàng hơn và dẫn lưu dịch mủ từ tai giữa ra ngoài qua đường vòi tai. Thuốc hay sử dụng là otrivin 0,05%, sunfarin, collydexa, naphtazoline, xylomethazoline,... Với thuốc nhỏ tai cần lưu ý: Thuốc nhỏ tai được chia làm hai loại tùy theo thành phần cơ bản của thuốc là thuốc nhỏ cho những trường hợp viêm tai không thủng màng nhĩ và thuốc dùng cho viêm tai có thủng màng nhĩ. Nếu viêm tai không thủng màng nhĩ: Giai đoạn sung huyết dùng thuốc nhỏ tai kết hợp giữa kháng sinh và kháng viêm: cortiphenicol, polydexa... Thuốc nhỏ tai có tính sát khuẩn và giảm đau: cồn boric ấm, otipax... Trường hợp viêm tai có bị thủng màng nhĩ: Dùng những thuốc nhỏ tai được bào chế bằng những kháng sinh có tính an toàn cao cho ốc tai như rifamycin, effexin... Việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa phải được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa tai-mũi-họng. Người bệnh không tự ý dùng thuốc dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm, không hồi phục, nguy hiểm nhất là điếc dẫn đến câm ở trẻ nhỏ... DS. Lâm Thanh
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-lam-thit-bo-sot-tieu-den-vi
Cách làm thịt bò sốt tiêu đen
Bò sốt tiêu đen là một trong những món ăn giàu dinh dưỡng và rất dễ làm từ thịt bò. Đây cũng là món ăn được nhiều chị em nội trợ lựa chọn trong danh sách các món ngon cho gia đình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm thịt bò sốt tiêu đen đúng cách, giữ được dinh dưỡng trong thực phẩm và giúp nâng cao sức khỏe. 1. Lợi ích của thịt bò với sức khỏe của bạn Thịt bò rất giàu protein, vitamin nhóm B, kẽm, sắt, phốt pho và selenCung cấp lượng lớn L-carnitine - đóng một vai trò trong quá trình chuyển hóa chất béo có tác động tích cực đến tăng huyết áp, căng thẳng oxy hóa, oxit nitric, viêm nhiễm, cải thiện lượng đường huyết lúc đói và lượng cholesterol tổng thể.Cung cấp glutathione - chất chống oxy hóa bậc nhất giúp chống lão hóa, tăng tuổi thọ, phòng ngừa bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính, tăng cường hệ thống miễn dịch.Ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt.Cung cấp lượng lớn carnosine có đặc tính chống glycosyl hóa - trung tâm của quá trình lão hóa khiến cơ thể bạn có thể bị xơ vữa động mạch và nhiều bệnh khác.Chứa Creatine hỗ trợ tăng cường sức khỏe cơ bắp, cải thiện sức bền. Thịt bò chứa rất nhiều chất dinh dưỡng 2. Cách lựa chọn thịt bò Mách nhỏ bạn cách lựa chọn thịt bò ngon: Miếng thịt bò mới sẽ có màu đỏ tươi, sờ có cảm giác dính tay, thịt chắc, thở thịt nhỏ, không khô quá cũng không ướt quá. Mỡ bò có màu vàng tươi sáng, gân màu trắng và có cảm giác cứng khi ấn vào.Thử độ đàn hồi của thịt bằng cách ấn nhẹ vào miếng thịt. Nếu thịt nhanh chóng trở lại nguyên trạng ban đầu thì đó là thịt bò mới, rất ngon.Khi mua thịt, bạn lưu ý nên chọn miếng thịt có thớ nhỏ, sờ mềm nhưng không quá mịn. Thịt bò cái thường ngon hơn bò đực, thịt bò non sẽ ngọt nước hơn thịt bò già.Để lựa chọn thịt bò cho món, bò sốt tiêu đen nên sử dụng thịt phi lê hoặc thịt thăn. Thịt bò ở những vị trí này khi chế biến thường khá mềm, không dai và có vị ngọt. 3. Cách chế biến món bò sốt tiêu đen 3.1. Kiểu Châu Á Nguyên liệu:300 gam thịt bò thăn.1 quả ớt chuông đỏ và 1 quả ớt chuông xanh.1 củ hành tây.10 gam hạt tiêu đen.1 nhánh gừng và 1 củ tỏi.10 - 20 gam bột mì.Gia vị: Hạt nêm, mắm, mì chính, dầu ăn, nước tương, dầu hào,...Nên có: Búa đập thịt. Chuẩn bị nguyên liệu cho món bò sốt tiêu đen Sơ chế:Thịt bò: Rửa với nước muối pha loãng rồi rửa với nước sạch. Lấy khăn sạch thấm khô miếng thịt, thái miếng mỏng vừa ăn theo chiều ngang của thớ thịt. Dùng búa đập nhẹ từng miếng thịt cho mềm rồi tẩm ướp gia vị giúp miếng thịt thấm đều và không bị dai khi chế biến. Cho toàn bộ phần thịt bò vào một tô lớn, thêm phần bột mì vào trộn đều lên để thịt không bị mất nước khi ướp. Tiếp đến, thêm bột nêm, mắm muối, đường, 1 thìa dầu ăn vào ướp khoảng 20 phút.Ớt chuông rửa sạch, tách bỏ phần núm cuống và hạt, thái miếng dài hay vuông tùy sở thích.Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, thái miếng.Gừng, tỏi rửa sạch, băm nhỏ.Phần sốt tiêu đen và rau củ:Tiêu đen cho vào chảo rang nhỏ lửa cho đến khi thơm, rồi cho vào cối giã dập.Cho 2 thìa nước tương, 2 thìa dầu hào, 2 thìa đường, 2 thìa nước lọc rồi cho phần tiêu đã giã dập vào bát khuấy đều sao cho hỗn hợp hòa quyện lại với nhau và đường tan hết. Bạn lưu ý, không nên cho qua nhiều tiêu, phần thịt bò sẽ bị hăng và quá cay.Đun nóng chảo trên bếp, cho 2 muỗng dầu ăn vào đun nóng rồi cho phần ớt chuông, hành tây vào xào với lửa lớn đến khi chín thì cho ra trải đều trên đĩa dài.Phần thịt bò sốt tiêu:Cho 2 muỗng dầu ăn vào chảo đang nóng trên bếp, đun nóng già dầu rồi cho toàn bộ phần thịt bò vào xào to lửa cho săn lại rồi cho ra đĩa, chỉ xào bò sơ qua lửa để bò mềm.Lấy chảo vừa dùng cho thêm chút dầu ăn vào đun nóng, thêm gừng tỏi băm nhỏ vào phi thơm rồi đổ nước sốt tiêu đen vào đun sôi. Khi thấy nước sốt đã sôi thì cho toàn bộ phần bò đã xào săn vào đảo đều cho thấm nước sốt. Thêm chút hạt tiêu chưa giã vào rồi tắt bếp.Đổ toàn bộ phần thịt bò này vào đĩa rau củ vữa nãy trang trí cho đẹp mắt rồi cùng nhau thưởng thức. 3.2. Kiểu Châu Âu (Bò bít tết sốt tiêu đen) Chọn miếng bít tết:Dày và ngon ngọt - miếng bít tết dày và dai có độ dày ít nhất 1 inch (càng dày càng tốt), chúng mất nhiều thời gian để nấu hơn nhưng ngon và ẩm hơn.Mỏng - miếng bít tết sẽ giòn hơn và ít ẩm hơn.Lưu ý:Dù bạn chọn cách cắt nào, hãy luôn mua những miếng bít tết có độ dày đều nhau. Để có kết quả tốt nhất, hãy ướp bít tết qua đêm hoặc ít nhất 6 giờ trước khi nấu. Sau khi lấy bít tết đã ướp ra khỏi tủ lạnh, hãy để chúng ở nhiệt độ phòng trong 30 phút trước khi nướngLàm nóng vỉ nướng, chảo hoặc chảo nướng của bạn, trước khi đổ dầu lên trên nó và khi bạn đặt thịt lên trên, hãy để lửa vừa. Để ráo miếng bít tết trước khi đặt chúng lên vỉ nướng. Việc ướp quá nhiều gia vị trong vỉ nướng hoặc chảo rán không thể để thịt chín vàng, thịt sẽ cháy chứ không có được những đường nướng vàng đẹp mắt. Nước xốt có thể được phủ lên miếng bít tết trong khi nấu hoặc nướng để có thêm hương vị và độ ngon.Sau khi nướng, không lật hoặc lật miếng bít tết nhiều lần. Nấu mỗi bên trong 5 - 8 phút rồi trở mặt, một hoặc hai lần. Không đổ bít tết quá nhiều trên chảo, hãy đi chậm, một hoặc hai miếng bít tết cùng một lúc để có kết quả tốt nhất.Không bao giờ bỏ nước trái cây và nước xốt / phần chất lỏng còn lại trong chảo nấu hoặc nướng, bạn có thể sử dụng nó trong nước sốt của mình để có hương vị thú vị đó. Đặt miếng bít tết đã nấu / nướng lên đĩa trong vài phút để ngấm đều tất cả các hương vị và nước ép ra xung quanh. Chú ý về chả và thịt bò của bạn khi làm món bò sốt tiêu đen Nguyên liệu:Thịt bò thăn.Tiêu đen nguyên hạt hoặc đã đập dập nhưng không quá nát.Nước cốt trái cây (cam, xoài, dứa).Cà chua.Bột mì.Rượu trắng.Hành khô, gừng, tỏi băm nhỏ.Dấm trắng, dầu hào, nước tương,...Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, mì chính,...Tiến hành:Ướp thịt bò với 2 thìa cafe tiêu đen đập dập, 1 thìa rượu trắng, 1/2 thìa nước cốt trái cây, muối, hạt nêm, gừng tỏi hành khô băm nhuyễn, xoa bóp nhẹ miếng thịt để chúng thấm gia vị. Nếu ướp qua đêm được thì quá tốt nếu không để trong khoảng thời gian 30 phút - 1 tiếng.Nước sốt: đun sôi nước, khía vỏ quả cà chua rồi cho vào nồi nước sôi chần sơ. Tiếp đến vớt cà chua cho ngay vào bát nước lạnh, bóc bỏ vỏ, bỏ hạt. Toàn bộ phần thịt quả cho vào máy xay nhuyễn. Bắc nồi lên bếp cho 2 thìa dầu ăn, 1 thìa dầu hào, 1 chút rượu trắng và phần cà chua xay nhuyễn vào đun cho sôi sệt. Nhớ nêm nếm vừa ăn. Hòa tan 1 thìa bột mì với nước lọc rồi đổ từ từ vào nồi nước sốt, vừa đổ vừa quấy cho đến khi sốt sệt lại là được. Nước sốt bắc ra cho thêm chút tiêu đen đập dập.Phần thịt bò sau khi tẩm ướp xong, cho dầu oliu vào tráng mặt chảo, đun cho nóng rồi cho thịt vào áp chảo, làm cho đến khi thịt bò chín đều thì gắp ra.Miếng thịt bò cho ra đĩa rưới thêm phần nước sốt lên trên, trang trí thêm vài vọng hành ngò là có thể thưởng thức được rồi. Nguồn tham khảo: hoidaubepaau.com, eva.vn, nutritionadvance.com
https://tamanhhospital.vn/mat-ngu-keo-dai/
10/09/2022
Mất ngủ kéo dài: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Mất ngủ kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải, sức khỏe suy giảm,… Để điều trị mất ngủ, trước tiên người bệnh cần hiểu mất ngủ kéo dài là bệnh gì, nguyên nhân mất ngủ kéo dài ra sao, mất ngủ kéo dài ảnh hưởng gì đến sức khoẻ,… Một giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như ngủ đủ giờ, đủ sâu, khi thức dậy cảm thấy khỏe khoắn,… Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ của một người giảm dần theo độ tuổi và bị tác động bởi nhiều yếu tố như sức khỏe, tâm lý,… của người đó. Hiện nay, tỷ lệ người bị mất ngủ kéo dài ngày một tăng cao. Nếu không cải thiện tình trạng mất ngủ liên tục có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy, đâu là những triệu chứng mất ngủ kéo dài bạn cần lưu ý? Và việc điều trị mất ngủ kéo dài nên như thế nào? Mục lụcMất ngủ kéo dài là bệnh gì?Nguyên nhân mất ngủ kéo dàiTriệu chứng mất ngủ kéo dàiTác hại của mất ngủ kéo dàiCách điều trị chứng mất ngủ kéo dàiDùng thuốc điều trị mất ngủ kéo dàiLiệu pháp hành vi nhận thức (CBT)Thay đổi chế độ ăn uốngVận động thể dục thể thaoCác liệu pháp khácCách phòng tránh chứng mất ngủ liên tụcChế độ dinh dưỡng cho người bị khó ngủ kéo dàiMất ngủ kéo dài nên ăn gì?Kiêng gì khi bị mất ngủ kéo dài?Các câu hỏi thường gặp về chứng mất ngủ liên tục kéo dài nhiều ngàyMất ngủ kéo dài bao lâu được coi là bất thường?Bệnh mất ngủ kéo dài bao lâu?Khám và điều trị mất ngủ kéo dài ở đâu?Mất ngủ kéo dài có gây trầm cảm không?Mất ngủ kéo dài có sao không và nên làm gì?Mất ngủ kéo dài là bệnh gì? Mất ngủ kéo dài (tên tiếng anh là insomnia) là tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh gặp các vấn đề về sức khỏe, tinh thần giảm sút và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau liên quan tới thần kinh, tim mạch. Theo Học viện Y học giấc ngủ Mỹ, ước tính có khoảng 10% người trưởng thành bị mất ngủ kéo dài và từ 15 -35% người trưởng thành bị chứng mất ngủ cấp tính diễn ra trong vài ngày, vài tuần, thậm chí lên đến 3 tháng. Thực tế, chứng mất ngủ có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. (1) Ngày càng có nhiều người bị mất ngủ kéo dài Nguyên nhân mất ngủ kéo dài Việc hiểu và xác định rõ tại sao mất ngủ kéo dài là bước quan trọng giúp cho quá trình điều trị mất ngủ kéo dài được thuận lợi. Nguyên nhân mất ngủ kéo dài khá đa dạng, có thể kể tới một số lý do như: (2) Stress trong công việc và cuộc sống: Đây được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chứng mất ngủ kéo dài. Cuộc sống hiện đại khiến khối lượng công việc, cuộc sống trở nên bận rộn, lúc này con người cũng trong guồng quay lo toan về cơm áo gạo tiền. Điều này khiến chúng ta dễ rơi vào trạng thái lo âu và mất ngủ là một trong những hệ lụy sau đó. Những người trẻ tuổi là đối tượng chính trong nhóm nguyên nhân này. Sử dụng rượu bia, chất kích thích: Các loại đồ uống có cồn như bia rượu hoặc chất chứa caffeine như cà phê thường khiến hưng phấn hệ thần kinh và dẫn tới hậu quả rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài. Thuốc: Khi lạm dụng một số thuốc điều trị tăng huyết áp, corticoid, thuốc chống trầm cảm,… cũng có thể khiến các triệu chứng mất ngủ kéo dài xuất hiện. Môi trường sống và thói quen sinh hoạt: Lệch múi giờ hoặc thói quen sinh hoạt không hợp lý cũng có thể gây mất ngủ. Bên cạnh đó, nếu môi trường sống bị ô nhiễm, nhất là ô nhiễm tiếng ồn do xe cộ hoặc các công trình sẽ phá hỏng chu kỳ ngủ của người dân. Bệnh lý: Nhiều bệnh lý mạn tính với các triệu chứng kéo dài, dai dẳng hoặc thường xuyên xuất hiện vào ban đêm có thể làm người bệnh khó chịu và mất ngủ như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận mãn, phì đại tuyến tiền liệt,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến đưa đến bệnh mất ngủ kéo dài, đặc biệt ở nhóm người lớn tuổi. Thường xuyên căng thẳng cũng có thể trở thành nguyên nhân mất ngủ kéo dài Triệu chứng mất ngủ kéo dài Bệnh mất ngủ kéo dài có nhiều biểu hiện khác nhau trên lâm sàng, thay đổi tùy theo từng đối tượng. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận biết và phát hiện tình trạng này thông qua một số triệu chứng mất ngủ kéo dài như sau: (3) Đau đầu: Nguyên nhân gây đau đầu khi mất ngủ kéo dài được cho là do tế bào thần kinh không được cung cấp đủ máu, căng thẳng thần kinh. Triệu chứng đau đầu thường xuất hiện vào ban đêm và càng khiến bệnh mất ngủ kéo dài diễn tiến xấu hơn. Tuy nhiên, cũng có người trải qua cảm giác đau đầu vào buổi sáng sau một đêm không ngon giấc. Mệt mỏi, chán ăn: Khi không ngủ ngon, cơ thể không được hồi phục năng lượng nên thường cảm thấy mệt mỏi uể oải và mất cảm giác thèm ăn. Mất ngủ vào buổi tối: Người bệnh thường khó đi vào giấc ngủ, dễ tỉnh giấc giữa đêm nhưng khó ngủ lại hoặc thức dậy sớm vào buổi sáng. Cảm giác mệt mỏi, đau đầu, tinh thần căng thẳng vừa là nguyên nhân mất ngủ kéo dài, vừa có thể là hậu quả của tình trạng rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ vào buổi trưa: Bình thường chúng ta được khuyến khích ngủ một giấc ngắn khoảng 30-60 phút vào buổi trưa để tái tạo năng lượng. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh mất ngủ kéo dài thì một giấc ngủ ngắn cũng gặp khó khăn, khiến tinh thần khó chịu và cơ thể uể oải hơn. Suy giảm trí nhớ, khó tập trung vào công việc và học tập: Đây là dấu hiệu đáng báo động, lúc này bệnh mất ngủ kéo dài đã thực sự ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Các rối loạn tâm lý kèm theo: Nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần kinh, trong đó trầm cảm khá thường gặp khi bị triệu chứng mất ngủ kéo dài hành hạ. Chất lượng giấc ngủ suy giảm: Khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn thấy mệt, tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ (mỗi lần 30 phút). Xem thêm: Mất ngủ kinh niên là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa. Triệu chứng mất ngủ kéo dài ra sao? Tác hại của mất ngủ kéo dài Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng gì tới tinh thần và cuộc sống sinh hoạt của con người? Dưới đây là một số hậu quả của việc mất ngủ kéo dài như: (4) Ảnh hưởng tới tâm lý: Dễ cáu gắt, bực bội, giảm thích ứng trong cuộc sống… Giảm khả năng tập trung chú ý và ghi nhớ, ảnh hưởng tới năng suất chất lượng công việc và học tập. Giảm thời gian phản ứng: Một người buồn ngủ trong khi lái xe có thể gục đầu chợp mắt trong vài giây mà không hề hay biết – một thời gian vừa đủ để gây tai nạn. Các vấn đề về thăng bằng như dễ mất thăng bằng, dễ té ngã,… Ảnh hưởng tới sức khỏe: Mất ngủ kéo dài gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nguy cơ nhồi máu cơ tim cao, nguy cơ béo phì, đái tháo đường. Ảnh hưởng xấu đến làn da, mái tóc. Xem thêm: 12 tác hại của mất ngủ kéo dài cần lưu ý và khắc phục ngay. Cách điều trị chứng mất ngủ kéo dài Khi bị mất ngủ kéo dài phải làm sao? Tác hại của mất ngủ kéo dài ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, tinh thần cũng như cuộc sống thường nhật của con người nên cần được điều trị càng sớm càng tốt. Muốn điều trị chứng mất ngủ kéo dài cần kết hợp điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, để điều trị mất ngủ kéo dài cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến, cụ thể gồm: Dùng thuốc điều trị mất ngủ kéo dài Mất ngủ kéo dài nên uống thuốc gì? Một số loại thuốc hiện nay được điều chế để cải thiện các triệu chứng mất ngủ nhanh chóng. Nhưng những thuốc này thường không được khuyến khích dùng trong thời gian dài vì một số tác dụng phụ như buồn ngủ vào ban ngày, hay quên, mộng du, các vấn đề về thăng bằng…Dưới đây là một số thuốc điều trị mất ngủ thường được dùng: Zolpidem Eszopiclone Zaleplon Doxepin Diphenhydramine Melatonin Thuốc điều trị các bệnh lý nguyên nhân: Tăng huyết áp, trào ngược dạ dày thực quản,… gây mất ngủ. Một số thuốc có thể hỗ trợ điều trị mất ngủ kéo dài Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) CBT được thực hiện nhằm cải thiện thói quen và hành vi ngủ của con người. Phần nhận thức của liệu pháp này giúp người bệnh kiểm soát hay loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, nỗi lo gây tỉnh táo dẫn đến mất ngủ. Phần hành vi của CBT giúp người bệnh phát triển những thói quen ngủ tốt và tránh các hành vi gây mất ngủ kéo dài. Liệu pháp hành vi nhận thức gồm một số kỹ thuật đặc biệt tập trung vào chứng mất ngủ kéo dài như: Kỹ thuật nhận thức: Viết ra những lo lắng, băn khoăn trước khi đi ngủ để giúp người bệnh không suy nghĩ trong khi ngủ. Kiểm soát kích thích: Loại bỏ các yếu tố cản trở giấc ngủ. Hạn chế ngủ: Liệu pháp này nhằm hạn chế thời gian ở trên giường, kể cả việc tránh ngủ trưa. Mục đích khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ để tăng dần thời gian giấc ngủ vào buổi tối. Kỹ thuật thư giãn: Các bài tập yoga, thiền,… được sử dụng để giảm căng cơ, kiểm soát nhịp thở, nhịp tim. Ý định nghịch lý: Điều này liên quan đến việc tỉnh táo trên giường thay vì cố gắng đi vào giấc ngủ. Kỹ thuật này giúp giảm lo lắng để dễ đi vào giấc ngủ. Thay đổi chế độ ăn uống Tránh caffeine, nicotine và rượu vào cuối ngày: Caffeine và nicotine là những chất kích thích phổ biến khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Rượu có thể khiến bạn thức giấc giữa đêm và làm giảm chất lượng giấc ngủ. Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung các thực phẩm có tác dụng cải thiện giấc ngủ như: Mật ong, tâm sen, nụ hoa tam thất. Không ăn nhiều bữa vào cuối ngày hay ăn quá no vào buổi tối. Nếu đói trước khi đi ngủ thì có thể ăn nhẹ giúp dễ ngủ hơn. Vận động thể dục thể thao Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thường xuyên vận động thể dục thể thao giúp duy trì cân nặng hợp lý, tăng tuần hoàn máu lưu thông khắp cơ thể, giải tỏa căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ điều trị mất ngủ kéo dài. Bạn có thể thực hiện một số động tác nhẹ nhàng với yoga hoặc ngồi thiền định trước khi ngủ để cảm thấy thư giãn. Tuy nhiên, cần tránh tập thể dục gần giờ đi ngủ vì có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên tập thể dục ít nhất 3-4 giờ trước khi đi ngủ để không phản tác dụng. Tập thể dục và ăn uống lành mạnh giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ kéo dài Các liệu pháp khác Châm cứu giúp tăng cường máu lưu thông, đả thông kinh mạch và cải thiện bệnh mất ngủ một cách toàn diện. Cơ chế tác dụng của châm cứu được giải thích nhờ vào sự giải phóng các chất nội sinh như serotonin, endorphin giúp thư giãn, an thần và giảm đau, giảm căng thẳng và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Ngoài ra, cũng có thể thực hiện bấm huyệt để ngủ ngon và sâu giấc hơn, khắc phục dần triệu chứng mất ngủ kéo dài. Cách phòng tránh chứng mất ngủ liên tục Mất ngủ kéo dài có thể xảy ra ở người trẻ do căng thẳng liên tục và người lớn tuổi do tuổi tác cùng các bệnh lý đi kèm. Do đó, cần duy trì nhịp sinh học ổn định cũng như một thói quen ngủ tốt có thể giúp phòng ngừa chứng mất ngủ. Ngoài ra, một số biện pháp phòng ngừa tình trạng mất ngủ như: Đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm và thức dậy vào cùng một giờ vào mỗi buổi sáng. Cố gắng không ngủ trưa quá lâu vào ban ngày, nhiều nhất là 60 phút. Không sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, tivi hoặc sách điện tử trước khi đi ngủ. Vì ánh sáng xanh từ những thiết bị này có thể khiến bạn khó ngủ hơn. Tránh caffeine, nicotine và rượu vào cuối ngày. Tập thể dục thường xuyên Không ăn nhiều bữa vào cuối ngày hay ăn quá no vào buổi tối. Làm cho không gian phòng ngủ thoải mái: Tối, yên tĩnh và không quá ấm hoặc quá lạnh. Thực hiện một thói quen để thư giãn trước khi đi ngủ như đọc sách, nghe nhạc, đi tắm, hoặc ngồi thiền,… Không nên sử dụng giường cho bất cứ điều gì khác ngoài việc đi ngủ và tình dục. Nếu bạn không thể đi vào giấc ngủ và không buồn ngủ, hãy thức dậy và làm điều gì đó giúp tĩnh tâm, chẳng hạn như đọc sách cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Nếu bạn có xu hướng nằm thao thức và lo lắng về mọi việc, hãy lập danh sách việc cần làm trước khi đi ngủ. Điều này có thể giúp bạn gạt mối bận tâm của mình sang một bên và thoải mái hơn trước khi ngủ. Chế độ dinh dưỡng cho người bị khó ngủ kéo dài Mất ngủ kéo dài nên làm gì? Bên cạnh việc tìm ra nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định, thì việc duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt cho an thần là điều cần thiết. Đây là phương pháp an toàn, dễ áp dụng và mang lại hiệu quả cao trong hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Mất ngủ kéo dài nên ăn gì? Thực phẩm giàu vitamin B6: Vitamin B6 giúp tích cực tổng hợp và sản sinh serotonin – chất giúp điều trị và cân bằng giấc ngủ. Do vậy, các loại thực phẩm giàu vitamin B6 như: Cá hồi, cá ngừ, khoai tây, thịt bò, trứng, đậu xanh,… rất tốt cho người bị mất ngủ. Thực phẩm giàu magie: Khoáng chất Magie giúp cơ thể thư giãn, chống căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu magie như: Bơ, các loại hạt, đậu phụ, cá béo, cây họ đậu,… trong chế độ ăn để hỗ trợ chữa bệnh mất ngủ. Quả óc chó: Hàm lượng cao melatonin có trong quả óc chó – một loại hormone giúp cơ thể điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Người bệnh có thể sử dụng hạt óc chó trước khi ngủ khoảng 1 tiếng để giúp cơ thể thư giãn và có trạng thái ngủ sâu hơn. Chuối: Chuối là loại hoa quả cung cấp lượng magie dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, trong chuối còn chứa tryptophan – loại axit amin tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất serotonin và melatonin. Vì vậy, ăn nhiều chuối sẽ giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và có giấc ngủ sâu hơn. Kiwi: Đây là loại trái cây giàu dưỡng chất cần thiết và tốt cho giấc ngủ như: Vitamin, folate và serotonin. Bạn có thể bổ sung kiwi vào các món salad hoặc thưởng thức trực tiếp trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Hạt sen, tâm sen, củ sen: Sen được biết đến như một vị thuốc an thần, đem lại tác dụng thư giãn đầu óc, giảm chứng mệt mỏi, đau đầu, hồi hộp, căng thẳng, giúp người bệnh dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Các loại cá béo: Các loại cá béo chứa nhiều vitamin D và axit béo Omega-3 có trong cá hồi, cá ngừ, cá thu rất tốt cho sức khỏe. Hai chất này cũng liên quan tới quá trình điều chỉnh serotonin trong cơ thể. Các loại cá béo như cá hồi có thể trị mất ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn Kiêng gì khi bị mất ngủ kéo dài? Vitamin C: Người mất ngủ kéo dài không nên bổ sung quá nhiều vitamin C trong một ngày. Đặc biệt ăn trái cây chứa nhiều vitamin C vào buổi tối sẽ làm cho não tỉnh táo và gây ra hiện tượng mất ngủ. Thức ăn nhiều vị cay: Đồ ăn có vị chua cay nóng làm nhiệt độ cơ thể tăng lên và gây ra hiện tượng mất ngủ trầm trọng. Do đó, người bị mất ngủ kéo dài không nên ăn thức ăn cay, nóng, nhất là vào buổi tối. Thịt xông khói: Khi chế biến món thịt xông khói người ta thường ướp một lượng muối lớn. Cùng với lượng tyrosine có trong thịt xông khói sẽ làm cho não sản sinh ra chất dopamine gây hưng phấn. Đây là món ăn cản trở rất nhiều đến giấc ngủ và sức khỏe của bạn. Trà nhân sâm: Thức uống này giúp ức chế và giảm căng thẳng nhưng không tốt cho người có triệu chứng mất ngủ kéo dài. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên dùng loại trà này vào buổi chiều, tối, nhất là người có kèm theo tăng huyết áp. Các loại thức ăn gây ra đầy bụng, khó tiêu: Một số thực phẩm cần tránh như bắp cải, súp lơ xanh, táo, đậu, nước có ga,… nên hạn chế ăn vào buổi tối để tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu và mất ngủ kéo dài. Thức ăn có quá nhiều nước: Bàng quang bị đầy và quá trình lọc thận bị thúc đẩy liên tục khiến giấc ngủ của bạn bị làm phiền liên tục. Do đó, cần hạn chế các thực phẩm nhiều nước như súp hay cháo loãng,… Cà phê: Thức uống giúp bạn tỉnh táo vào buổi sáng nhưng không thể tốt cho những người bị mất ngủ kéo dài. Do đó, người bệnh cần hạn chế dù buổi sáng hay buổi tối. Các câu hỏi thường gặp về chứng mất ngủ liên tục kéo dài nhiều ngày Mất ngủ kéo dài bao lâu được coi là bất thường? Hiện tượng mất ngủ kéo dài có thể diễn ra trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc có thể kéo dài trong thời gian dài (mãn tính). Mất ngủ cấp tính: Có thể chỉ là một đêm hoặc vài tuần. Mất ngủ mãn tính: Tình trạng mất ngủ ít nhất 3 đêm/tuần trong suốt một tháng hoặc lâu hơn, thường gặp trong các bệnh lý như suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm… Có hai loại mất ngủ bao gồm nguyên phát và thứ phát. Mất ngủ nguyên phát: Là tình trạng mất ngủ mà các vấn đề về giấc ngủ không liên quan đến bất kỳ tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe nào khác. Mất ngủ thứ phát: Là tình trạng khó ngủ do những vấn đề về sức khỏe (như hen suyễn, trầm cảm, viêm khớp, ung thư hoặc ợ chua), sử dụng một số loại thuốc men, hoặc sử dụng chất kích thích (như rượu). Những triệu chứng đi kèm với tình trạng mất ngủ bao gồm: Buồn ngủ vào ban ngày Mệt mỏi Gắt gỏng Các vấn đề về trí nhớ hoặc sự tập trung Xem thêm: Cách trị mất ngủ ban đêm: Nguyên nhân, triệu chứng và tác hại. Bệnh mất ngủ kéo dài bao lâu? Mất ngủ có thể kéo dài trong thời gian ngắn (1 ngày hoặc 1 tuần) và thời gian dài (vài tuần đến vài tháng). Tình trạng mất ngủ được coi là bất thường khi nó diễn ra trong thời gian từ vài tuần cho tới vài tháng và có đi kèm với những triệu chứng trên. Nếu tình trạng mất ngủ cấp tính không được can thiệp điều trị thì sẽ tiến triển thành mãn tính và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Khám và điều trị mất ngủ kéo dài ở đâu? Điều trị chứng mất ngủ kéo dài được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Do đó, nếu bạn nghi ngờ bản thân hoặc người xung quanh bị mất ngủ kéo dài, hãy đến thăm khám, tư vấn và điều trị các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Hiện nay, Khoa Nội Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chuyên khám và điều trị các bệnh lý thần kinh nói chung và bệnh mất ngủ nói riêng. Trung tâm quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Không chỉ vậy, tại Trung tâm còn có hệ thống máy móc hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán bệnh thần kinh trong đó có mất ngủ một cách chính xác. Mất ngủ kéo dài có gây trầm cảm không? Theo các chuyên gia y tế, mối quan hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe tâm thần, cụ thể là bệnh trầm cảm là mối quan hệ hai chiều. Cụ thể, tình trạng mất ngủ kéo dài hoặc giấc ngủ bị gián đoạn gây ra bệnh trầm cảm hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm. Một số nghiên cứu tổng hợp chỉ ra những người thường xuyên bị mất ngủ và không có tiền sử trầm cảm trước đó, thì họ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn gấp 4 lần so với những người không có tiền sử mất ngủ kéo dài. Không chỉ như vậy, những người bị trầm cảm nếu mất ngủ có nguy cơ đối mặt với tình trạng trầm cảm nặng hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh vừa thiếu ngủ và vừa mắc bệnh trầm cảm thì cũng không dễ để tìm ra cái nào có trước. Nhưng việc điều trị các vấn đề về giấc ngủ sớm có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm và ngăn ngừa tình trạng tăng nặng bệnh trầm cảm. Mất ngủ kéo dài làm bệnh trầm cảm thêm nghiêm trọng Mất ngủ kéo dài có sao không và nên làm gì? Giấc ngủ đạt tiêu chuẩn giúp cơ thể và bộ não con người tự sửa chữa các tổn thương. Nếu chứng mất ngủ kéo dài mà không được can thiệp sẽ gây ra một số biến chứng như: Nguy cơ cao mắc những vấn đề sức khỏe khác như: Đái tháo đường, huyết áp cao, béo phì và trầm cảm,… Nguy cơ ngã cao Sự lo ngại Gắt gỏng Thời gian phản ứng chậm có thể dẫn đến tai nạn giao thông Khi không may mắc phải tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các nhân viên y tế sẽ khai thác các thông tin liên quan đến nghề nghiệp, môi trường sống và các sang chấn tâm lý, tiền sử bệnh tật của người bệnh để tìm kiếm các nguyên nhân có thể. Loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh mất ngủ kéo dài sẽ giúp định hướng và tăng hiệu quả điều trị. Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Tóm lại, hiện tượng mất ngủ kéo dài đi kèm với những triệu chứng như mệt mỏi, cáu gắt,… được coi là bất thường. Nếu tình trạng này không được điều trị sớm sẽ gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa thì nếu không may bị mất ngủ kéo dài, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế để có lộ trình điều trị phù hợp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sieu-am-tim-qua-thuc-quan-vi
Siêu âm tim qua thực quản
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Nguyễn Thùy Đoan Trang - Trưởng nhóm Tuần hoàn ngoài cơ thể - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ là chuyên gia về Tuần hoàn ngoài cơ thể trong phẫu thuật tim và hồi sức tim, điều trị nội khoa Tim mạch. Siêu âm tim qua thực quản là phương pháp sử dụng sóng siêu âm với đầu dò được đưa qua đường miệng vào trong thực quản để thực hiện siêu âm, nhằm phát hiện nhiều bệnh lý của tim. 1. Siêu âm tim qua thực quản (TEE: transesophageal echocardiogram (TEE) test) là gì? Siêu âm tim là phương pháp sử dụng sóng siêu âm tạo ra các hình ảnh chuyển động tim và các mạch máu chính. Siêu âm tim giúp phát hiện các bệnh lý van tim, khối u, bệnh cơ tim, bệnh màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng và các bất thường bẩm sinh tim cũng như phát hiện phình dãn động mạch chủ ngực.Siêu âm tim qua thực quản là phương pháp siêu âm tim với phương pháp tiếp cận gần tim hơn bằng việc đưa đầu dò siêu âm qua đường miệng vào trong thực quản để thực hiện siêu âm, đạt kết quả chính xác hơn so với siêu âm tim qua thành ngực. 2. Bạn cần làm gì trước khi siêu âm tim qua thực quản? Không ăn, uống, kể cả nước, trong vòng 6 tiếng trước siêu âm.Chỉ uống thuốc với một ngụm nước rất nhỏ.Tháo răng giả, bao gồm răng tháo lắp toàn bộ hay một phần và báo bác sĩ các răng lung lay (nếu có).Nằm lên giường và nghiêng bên trái.Lắp máy theo dõi huyết áp, nhịp tim và Spo2.Bạn sẽ được truyền an thần liều nhẹ qua đường tĩnh mạch (nếu cần).Gây tê vùng hầu họng bằng các thuốc dạng Gel/xịt (Lidocain hoặc xylocaine dạng xịt) hoặc an thần nhẹ đường tĩnh mạch hoặc gây mê ngắn.Bạn há miệng to, lộ vùng hầu họng xịt thuốc 5 nhát và giữ 5- 10 giây trước khi nuốt. Lặp lại thao tác lần 2 sau 5 phút.Bạn phải cắn vào hàm nhựa để bảo vệ răng và ống sonde.Lưu ý: báo với nhân viên y tế nếu bạn nghi ngờ hoặc đang mang thai, dị ứng hoặc nhạy cảm với thuốc tê, latex hoặc bất cứ thuốc gì, thuốc hiện đang sử dụng,. Bệnh nhân cần nằm lên giường và nghiêng bên trái 3. Quá trình thực hiện cho bạn như thế nào? Nhân viên y tế sẽ giải thích quy trình thực hiệnĐiều dưỡng thiết lập đường truyền tĩnh mạch và được truyền an thần liều nhẹ qua đường tĩnh mạch (nếu cần).Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào họng của bạn và yêu cầu bạn nuốt.Bác sĩ sẽ đẩy chiếc ống xuống thực quản từ 20-30cm. Đầu dò sẽ ghi lại hình ảnh các cấu trúc tim phía trên.Bác sĩ sẽ đưa chiếc ống xuống sâu hơn từ 30-40cm.Đầu dò sẽ ghi lại hình ảnh các cấu trúc tim phía dưới.Đầu dò sẽ được đặt tại mỗi vị trí từ 5 đến 10 phút. Một chiếc ống hút nước bọt nhỏ bằng nhựa sẽ giúp hút bỏ nước bọt trong miệng.Sau khi bác sĩ đã hoàn thành siêu âm, đầu dò, miếng dán điện cực và đường truyền tĩnh mạch sẽ được tháo ra.Bác sĩ và điều dưỡng sẽ theo dõi cho đến khi bạn tỉnh táo hoàn toàn. Siêu âm tim tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec 4. Bạn cần làm gì sau khi siêu âm? Bạn được ăn, uống sớm nhất 1 giờ sau siêu âm. Do tác dụng an thần, không được uống rượu sau khi thực hiện thủ thuật 1-2 ngày. Tác dụng của thuốc gây tê sẽ kéo dài hết thời gian này. 5. Những biểu hiện bình thường của bạn sau siêu âm là gì? Nguy cơ xảy ra biến chứng là rất thấp, có thể là đau họng hoặc chảy máu ít.Thường bạn sẽ có rối loạn nuốt chút ít ngay sau làm thủ thuật nhưng sẽ cải thiện sau vài giờ. Bạn có thể bị đau họng nhẹ trong 24 giờ sau khi siêu âm.Bác sĩ có thể kê đơn viên ngậm họng để giảm cảm giác đau họng cho bạn. Bệnh nhân có thể bị đau họng nhẹ sau siêu âm 6. Bạn cần báo bác sĩ ngay khi nào? Khó thởSặc thức ăn, chất lỏng hoặc nước bọt.Đau hoặc chảy máu nhiều tại miệng hay họng.Nhịp tim rối loạn, không đều Khi nào cần siêu âm tim qua thực quản?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/khi-ban-gia-di-dung-trai-qua-khoang-thoi-gian-kho-khan-mot-minh-vi
Khi bạn già đi: Đừng trải qua khoảng thời gian khó khăn một mình
Khi bạn già đi bạn có thể trải qua những khoảng thời gian khó khăn một mình. Bạn sẽ cảm thấy cô đơn và mình là người duy nhất trên thế giới phải trải qua sự khó khăn này. Lời khuyên là đừng để sự cô đơn ở tuổi già ảnh hưởng đến bạn, hãy tìm sự trợ giúp từ người thân hoặc từ xã hội. 1. Cô đơn ở tuổi già là gì? Các nhà nghiên cứu định nghĩa cô đơn là “sự cô lập xã hội được nhận thức”. Nếu hai người có cùng số lượng bạn bè như nhau, cùng dành thời gian và nói về những điều giống nhau, nhưng một người có thể cảm thấy hoàn toàn hài lòng trong khi người còn lại có thể cảm thấy cô đơn.Nói cách khác, cô đơn là cảm giác chủ quan, đó là khoảng cách u ám giữa những mối quan hệ bạn có và những mối quan hệ bạn muốn. Đây là lý do tại sao mọi người ở mọi lứa tuổi có xu hướng cô đơn hơn khi họ có nhiều mối quan hệ đau khổ và kém vui vẻ hơn, không hài lòng với các mối quan hệ của họ hoặc muốn có nhiều thời gian hơn với bạn bè.Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chúng ta có xu hướng cảm thấy cô đơn ở tuổi già hơn.2. Khi bạn già đi, đừng vượt qua khoảng thời gian khó khăn một mìnhBạn có thể cảm thấy “một mình trong nhóm, một mình trong gia đình, một mình giữa những người bạn. Cảm thấy không được biết đến về mặt cảm xúc.Một mạng lưới hỗ trợ có thể dẫn đến một hành trình tốt hơn và sức khỏe tổng thể tốt hơn. Một số người nhận được sự hiểu biết họ cần từ gia đình và bạn bè. Nhưng đối với những người khác, một nhóm người phải đối mặt với những thách thức giống nhau sẽ cung cấp nhiều thứ bạn cần hơn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng chúng ta có xu hướng cảm thấy cô đơn ở tuổi già hơn. Nhóm hỗ trợ lẫn nhau hoặc nhóm tự lực là một tập hợp những người gặp nhau để nói về một điều cụ thể, có thể là điều kiện, vấn đề sức khỏe hoặc điều gì đó cá nhân. Những người trong những nhóm này có cơ hội để dành thời gian với những người biết chính xác những gì họ đang trải qua. Bạn có thể so sánh các ghi chú và thông tin chi tiết mà bạn chỉ có thể nhận được từ một người có kiến ​​thức sâu sắc về vấn đề của họ.Nhóm hỗ trợ có 4 tính năng cơ bản sau:Các thành viên đang trải qua (các) vấn đề giống nhau hoặc tương tự;Mong đợi cho và nhận;Lãnh đạo là người bên trong nhóm;Không tính phí hoặc chỉ tính phí thấp.Có cả nhóm hỗ trợ trực tuyến và trực tiếp có sẵn cho hầu hết mọi tình huống mà bạn có thể gặp phải. Để tìm một nhóm trực tiếp, bạn có thể tìm kiếm tại:Các tổ chức xử lý chủ đề của bạn;Bệnh viện;Nhà thờ.Mọi người đều muốn điều gì đó khác biệt, nhưng đây là một số điều bạn sẽ muốn biết trước khi tham gia một nhóm hỗ trợ nào đó:Nhóm sẽ gặp nhau ở một nơi thuận tiện cho bạn không?Các cuộc thảo luận dựa trên giải pháp vấn đề bạn đang gặp phải;Thành viên của nhóm có ổn định không?Các thành viên trong nhóm hỗ trợ hoặc kiểm duyệt nhóm;Bất cứ điều gì được thảo luận trong nhóm đều được bảo mật.Một số nhóm có thể có một nhà tâm lý học hoặc nhà trị liệu liên kết với nhóm. Những nhóm hoạt động hiệu quả nhất có các nhà tâm lý học được đào tạo đặc biệt cung cấp cho nhóm các công cụ để tự vận hành, nhưng không can thiệp một cách thường xuyên.Nếu bạn không cảm thấy có sự kết nối với nhóm, bạn sẽ biết đó không phải là nhóm phù hợp với mình.Một số điều khác cần chú ý tránh khi lựa chọn nhóm tham gia, bao gồm:Phí cao;Áp lực mua sản phẩm hoặc dịch vụ;Một chương trình tôn giáo thúc đẩy các thành viên;Lời hứa về một phương pháp chữa bệnh;Một hoặc hai thành viên độc quyền trong cuộc thảo luận;Tiêu cực không có giải pháp;Các nhóm lớn với các cuộc họp ngắn.Một nhóm hỗ trợ tốt sẽ có những phẩm chất sau:Sự trung thực dẫn đến sự thân mật thực sự;Chấp nhận và không phán xét;Sự đồng cảm và khả năng thể hiện nó.Nếu bạn tìm thấy những người cùng chí hướng chia sẻ những phẩm chất này, bạn sẽ cảm thấy an toàn và tin tưởng, điều này sẽ làm giảm khả năng bị tổn thương. Bạn biết mình đã tìm được nhóm phù hợp nếu thường xuyên ra về vào cuối buổi hợp với cảm giác rằng bạn đã có trải nghiệm thực sự thấu hiểu về mặt cảm xúc. Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com
https://suckhoedoisong.vn/che-do-an-cho-nguoi-roi-loan-noi-tiet-to-169240409140838797.htm
16-04-2024
Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố gây ra nhiều biến động khó chịu, ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống như gây căng thẳng lớn, khó ngủ, mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục ... Việc đạt được lượng hormone cân bằng là điều có thể thực hiện được. Với chế độ dinh dưỡng, vitamin phù hợp và lối sống lành mạnh, giúp điều chỉnh lượng hormone, tránh các triệu chứng không mong muốn. 1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người rối loạn nội tiết tố Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát rối loạn nội tiết tố. Sự mất cân bằng nội tiết tố xảy ra khi có quá ít hay quá nhiều một/nhiều loại hormone nhất định trong cơ thể. Khi mức độ hormone dao động trong ngày và trong suốt cuộc đời, chẳng hạn như ở tuổi dậy thì, mang thai, mãn kinh, các yếu tố như căng thẳng và một số loại thuốc có thể dẫn đến mất cân bằng hormone. Các tình trạng mạn tính ảnh hưởng đến nội tiết tố thường liên quan đến khối u, các vấn đề tự miễn dịch hoặc tổn thương tuyến nội tiết, nơi giải phóng hormone vào máu. Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát rối loạn nội tiết tố. Thực phẩm là nền tảng để nuôi dưỡng cơ thể, cũng quan trọng với sức khỏe hormone. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng với nhiều loại thực vật, chất béo lành mạnh , protein, chất xơ , vitamin giúp cung cấp cho cơ thể năng lượng cần thiết và các chất dinh dưỡng để chuyển hóa hormone hiệu quả. 2. Các dưỡng chất thiết yếu cho người rối loạn nội tiết tố Rối loạn nội tiết tố khi nữ giới bước sang tuổi 40? ĐỌC NGAY Protein nạc Việc tiêu thụ đủ lượng protein là vô cùng quan trọng. Protein không chỉ cung cấp các acid amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tạo để sản xuất các hormone có nguồn gốc từ protein - còn được gọi là hormone peptide. Lượng protein ảnh hưởng đến các hormone kiểm soát sự thèm ăn và lượng thức ăn nạp vào, truyền đạt thông tin về trạng thái năng lượng đến não. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn protein làm giảm hormone đói ghrelin và kích thích sản xuất hormone giúp cảm thấy no. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn tối thiểu mỗi bữa 15 – 30g protein (100 g thịt có khoảng 26 g protein). Bổ sung các thực phẩm giàu protein như trứng, ức gà, đậu lăng hoặc cá vào mỗi bữa ăn cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và hormone. Chất xơ Chất xơ đã được chứng minh là đóng một vai trò quan trọng để cân bằng hormone, giúp kiểm soát, ổn định lượng đường trong máu và kháng insulin , cả hai đều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe nội tiết tố tổng thể. Cả chất xơ không hòa tan và hòa tan đều giúp ích cho nội tiết tố, có lợi cho thời kỳ mãn kinh. Chất xơ cũng hỗ trợ nhu động ruột giúp chúng ta cảm thấy no. Vitamin D Vitamin D kiểm soát việc sản xuất và hoạt động của estrogen, progesterone để giữ cho các hormone này được cân bằng. Vitamin này cũng giúp điều chỉnh lượng insulin và lượng đường trong máu. Ngoài việc điều chỉnh quá trình chuyển hóa xương, cân bằng nội môi canxi và phốt pho, vitamin D còn đóng vai trò có lợi trong việc kiểm soát các bệnh về tuyến giáp. Vitamin D có trong cá béo, lòng đỏ trứng cũng như các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như ngũ cốc. Vitamin C Acid ascoricic (vitamin C) là một loại vitamin, chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa phổ biến. Lợi ích nội tiết tố của vitamin C bao gồm: Điều chỉnh nồng độ cortisol và adrenaline. Bảo vệ mức testosterone cho nam giới chống lại sự phá hủy, cải thiện chức năng miễn dịch, giảm căng thẳng và lo lắng, giảm huyết áp, giúp phục hồi khả năng sinh sản cho phụ nữ, hạ đường huyết lúc đói cho bệnh nhân đái tháo đường, giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ… Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, bông cải xanh, dưa đỏ, cải xoăn, kiwi… nên việc bổ sung lượng vitamin C hàng ngày rất dễ dàng. Vitamin B Vitamin B là một nhóm vitamin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau. Vitamin B12: Ngoài việc là chất tăng cường năng lượng và trí não phổ biến, B12 còn tác động đến tuyến giáp. Thiếu B12 có liên quan đến tuyến giáp hoạt động kém và nguy cơ mắc bệnh suy giáp cao hơn. Vitamin B6: B6 giúp hệ thần kinh và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin này cũng rất tốt trong việc giảm bớt các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, đặc biệt là sự thay đổi tâm trạng. Vitamin B có nhiều trong sữa, trứng, cá hồi, cá ngừ, hạt chia… Vitamin E Vitamin E mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ cân bằng nội tiết tố cho phụ nữ. Vitamin E hỗ trợ bổ sung nội tiết tố estrogen, hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng mỗi khi tới kỳ kinh. Làm giảm những triệu chứng khó chịu, bực bội không rõ nguyên nhân trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số thực phẩm giàu vitamin E tự nhiên đó là bơ, thịt, cá, sữa, rau cải xanh, hạnh nhân, trứng, trái cây, đậu nành... Omega-3 Acid béo omega-3 là chất dinh dưỡng có thể cải thiện chức năng tế bào và tác động đến việc sản xuất hormone. Nếu đang mắc bệnh tim, viêm mạn tính, ung thư hoặc đái tháo đường, mức insulin có thể quá cao. Tiêu thụ thực phẩm giàu omega-3 tốt cho tình trạng kháng insulin. Omega-3 có nhiều trong các thực phẩm như các loại như cá thu, cá trích, cá mòi, cá hồi, hàu, dầu gan cá tuyết, trứng cá muối, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, đậu nành… 3. Thực phẩm nên ăn và nên tránh cho người rối loạn nội tiết tố Thực phẩm nên ăn Ăn nhiều loại thực phẩm giàu protein nạc, vitamin B, C, D, acid béo lành mạnh là chìa khóa để duy trì nội tiết tố. Hạt chia Hạt chia rất giàu vitamin, chất chống oxy hóa và chất béo lành mạnh mà cơ thể cần, đồng thời hàm lượng chất xơ cao khiến chúng trở thành sự lựa chọn ưu việt. Hạt chia chứa khoảng 10g chất xơ trong mỗi khẩu phần 28g, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu chất xơ mỗi ngày. Thêm hạt chia xay vào sinh tố, sữa chua, bột yến mạch hoặc các món ăn khác để tăng hàm lượng chất xơ. Dầu ô liu Dầu ô liu là một trong những thực phẩm giúp bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả. Dầu ô liu chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng các acid béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe, giúp phòng tránh bệnh tật, rất tốt cho tim mạch. Trộn ô liu vào các món salad, thêm vào các món xào hay làm nước sốt. Cá hồi Cá hồi rất giàu acid béo omega-3, bao gồm acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA). Cá hồi cũng giúp chuyển hóa estrogen, ngăn không cho nó được lưu trữ trong cơ thể. Cá hồi là một trong những siêu thực phẩm hàng đầu về sức khỏe hormone. Rau cải Các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải cũng rất tốt trong việc chuyển hóa các hormone, bao gồm cả estrogen. Họ rau đa năng này chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật, vitamin và chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ mức estrogen khỏe mạnh cũng như sức khỏe hormone tổng thể. Các loại rau họ cải cũng có nhiều chất xơ và làm no, khiến chúng trở thành món ăn chính hoặc bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn. Rau lá xanh đậm Các loại rau có màu xanh lá sẫm hoặc đậm như cải xoăn, rễ bồ công anh, cải rổ, rau bina rất giàu vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể, gan và tuyến giáp. Chúng là những loại thực phẩm có hàm lượng glutathione cao hoặc chất chống oxy hóa cao, đồng thời cho biết thêm rằng glutathione có thể tăng cường sức khỏe của não và tim cũng như giảm viêm. Các loại rau lá xanh thường chứa lượng lớn vitamin A, C, E, rất quan trọng để cân bằng hormone khỏe mạnh. Khoai lang Khoai lang là một loại củ thơm ngon, giàu chất xơ, kali và đặc biệt nhất là vitamin A. Ngoài việc giúp duy trì sức khỏe tổng thể còn hỗ trợ cân bằng hormone. Một củ khoai lang cỡ vừa cung cấp đủ lượng vitamin A cần trong một ngày. Đó là một món ăn phụ tuyệt vời giúp cân bằng nội tiết tố. Đậu nành Đậu nành chứa dồi dào Isoflavone, giúp giảm nguy cơ ung thư vú, kiểm soát các triệu chứng mãn kinh, điều chỉnh mức cholesterol và kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tim. Phụ nữ dễ dàng bổ sung nội tiết tố nữ bằng các sản phẩm chứa Isoflavone như đậu phụ, sữa đậu nành và đậu nành non. Quả hạch Các loại hạt rất giàu chất dinh dưỡng, có hàm lượng selen cao tự nhiên, một loại khoáng chất cần thiết để duy trì chức năng tuyến giáp. Ngoài ra còn chứa nhiều magie và chất béo lành mạnh. Trứng Ăn trứng có thể làm tăng độ nhạy của hormone insulin, làm giảm nồng độ hormone ghrelin, ngăn cản sự thèm ăn và khiến cảm thấy no hơn. Trứng luộc là một món ăn nhẹ rất bổ dưỡng nên thêm vào thực đơn để giúp cân bằng nội tiết tố. Thực phẩm nên hạn chế Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có đường, rượu, cafein và chất béo không lành mạnh là những thực phẩm góp phần làm mất cân bằng nội tiết tố khiến các rối loạn nội tiết tố trở nên trầm trọng hơn. Rối loạn nội tiết tố có thể làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường, bệnh tim, rối loạn sức khỏe tâm thần cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác. Một lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ăn uống điều độ có tác động tới việc cải thiện nội tiết tố, hạn chế sự suy giảm một số loại nội tiết tố do quá trình lão hóa. Nếu lo lắng về mức độ hormone hoặc các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố, hãy đi khám nội tiết. Xem thêm: Mụn do nội tiết tố xử lý như thế nào? SKĐS - Nội tiết tố đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của da. Khi bị rối loạn nội tiết tố có thể gây mụn (mụn do nội tiết tố). Có cách nào để kiểm soát tình trạng này?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/7-dau-hieu-can-luu-y-khi-mang-thai-vi
7 dấu hiệu cần lưu ý khi mang thai
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bạn có thể thắc mắc những triệu chứng nào trong thai kỳ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức và những triệu chứng nào có thể đợi cho đến lần khám tiền sản tiếp theo của bạn. Hãy luôn hỏi bác sĩ khi bạn thăm khám về những lo lắng của bạn. Nhưng hãy nhớ rằng, một số triệu chứng sau cần được quan tâm hơn. 1. Chảy máu khi mang thai Chảy máu có thể xuất hiện trong bất kỳ khoảng thời gian thai kỳ của bạn. Chảy máu có thể xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến xuất huyết vừa phải hoặc thậm chí là xuất huyết nặng kèm với đau bụng. Nếu bạn có ra máu âm đạo lượng ít trong khoảng thời gian ba tháng đầu thai kỳ kèm với đau bụng thì đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng thụ tinh và làm tổ ở một nơi khác ngoài tử cung, có thể đe dọa tính mạng.Chảy máu nhiều kèm theo đau trằn bụng cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai trong 3 tháng đầu hoặc đầu thai kỳ thứ hai. Ngược lại, ra máu kèm theo đau bụng trong tam cá nguyệt thứ ba có thể là dấu hiệu của bong nhau thai, xảy ra khi nhau thai tách khỏi niêm mạc tử cung.Chuyên gia sức khỏe phụ nữ luôn nói rằng, chảy máu luôn là dấu hiệu cần phải lưu ý khẩn cấp. Bất kỳ hiện tượng chảy máu nào khi mang thai đều cần được chú ý ngay lập tức. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn hoặc đến phòng cấp cứu khi phát hiện ra các triệu chứng chảy máu. Chảy máu khi mang thai là dấu hiệu bạn cần đặc biệt lưu ý. 2. Buồn nôn và nôn nặng Cảm giác buồn nôn khi mang thai rất phổ biến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng nôn này có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tình trạng nôn nghén nặng trong ba tháng đầu có thể dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như thai trứng hoặc cũng có thể xuất hiện trong những trường hợp mang đa thai. Có thể đây cũng chỉ là dấu hiệu của những bệnh lý nội khoa như ngộ độc thức ăn.Nếu bạn không thể ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, bạn sẽ có nguy cơ bị mất nước. Suy dinh dưỡng và mất nước có thể gây hại cho em bé của bạn. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn nghiêm trọng, hãy nói với bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc khuyên bạn nên thay đổi chế độ ăn uống. 3. Thai giảm hoạt động Thai giảm hoạt động có nghĩa là tình trạng thai giảm các cử động trong buồng tử cung. Bình thường, thai nhi sẽ hoạt động với một tần suất vừa phải đủ để bà mẹ có thể cảm nhận được là em bé của mình vẫn đang khoẻ mạnh. Tuy nhiên, nếu tần suất hoạt động của trẻ giảm đi khiến bà mẹ cảm thấy bất thường thì đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo rằng em bé của bạn không được khoẻ.Một số cách để xác định cử động của em bé. Các bác sĩ gợi ý rằng, trước tiên, bạn nên uống thứ gì đó lạnh hoặc ăn thứ gì đó. Tiếp theo, bạn hãy nằm nghiêng để xem em bé cử động hay không. Nicole Ruddock, MD, trợ lý giáo sư về y học bà mẹ và thai nhi tại Đại học Y khoa Texas tại Houston cho biết, đếm những cử động thai cũng có thể hữu ích. “Không có số lượng cử động tối đa hay tối thiểu,” cô nói, “nhưng nhìn chung, bạn nên thiết lập một đường cơ sở và có nhận thức chủ quan về việc bé di chuyển nhiều hay ít. Theo nguyên tắc chung, bạn nên đếm được 10 cử động thai trở lên trong 2 giờ. Nếu ít hơn con số đó, hãy gọi điện cho bác sĩ của bạn. "Hãy gọi cho bác sĩ của bạn càng sớm càng tốt. Bác sĩ của bạn có thiết bị theo dõi có thể được sử dụng để xác định xem em bé có đang di chuyển và phát triển thích hợp hay không. 4. Các cơn co tử cung sớm trong tam cá nguyệt thứ ba Các cơn co thắt có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non. Tuy vậy, nhiều người lần đầu làm mẹ có thể nhầm lẫn giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả. Các cơn gò chuyển dạ giả được gọi là cơn gò Braxton-Hicks. Chúng không thể đoán trước, không nhịp nhàng và không tăng cường độ. Chúng sẽ giảm dần sau 1 giờ trong khi các cơn co thắt thông thường cách nhau khoảng 10 phút hoặc ít hơn và tăng cường độ.Nếu bạn đang ở trong tam cá nguyệt thứ ba và nghĩ rằng mình đang có những cơn co thắt, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Nếu quá sớm để sinh em bé, bác sĩ có thể cho bạn ngừng chuyển dạ. 5. Vỡ nước ối Bạn bước vào bếp để uống nước và cảm thấy một dòng nước tràn xuống chân. Màng ối của bạn có thể đã bị hỏng nhưng khi mang thai, tử cung mở rộng cũng có thể gây áp lực lên bàng quang của bạn. Vì vậy, nó có thể là rò rỉ nước tiểu. Đôi khi, người phụ nữ bị són tiểu cũng có thể gây một dòng chảy mạnh của nước tiểu. Nếu bạn không chắc đó là nước tiểu hay là vỡ màng thực sự, hãy vào phòng tắm và làm rỗng bàng quang. Nếu chất lỏng vẫn tiếp tục thì bạn đã bị vỡ ối. Gọi cho bác sĩ của bạn ngay hoặc đến bệnh viện. Cần phân biệt chính xác giữa vỡ ối và rò rỉ nước tiểu. 6. Đau đầu dữ dội dai dẳng, đau bụng, rối loạn thị giác và phù trong tam cá nguyệt thứ ba của bạn Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Đó là một tình trạng nghiêm trọng phát triển trong thai kỳ và có khả năng gây tử vong. Rối loạn này được đánh dấu bằng huyết áp cao và lượng protein dư thừa trong nước tiểu của bạn, thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ.Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức và kiểm tra huyết áp của bạn. Chăm sóc trước khi sinh tốt có thể giúp phát hiện sớm tiền sản giật. 7. Các triệu chứng cúm Điều quan trọng đối với phụ nữ mang thai là phòng ngừa cúm vì phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị ốm và có các biến chứng nghiêm trọng do cúm hơn những phụ nữ khác trong mùa cúm. Việc mắc cúm hoặc số bệnh lý nhiễm trùng trong thời gian mang thai như Rubella có thể gây dị tật cho cho em bé của bạn. Vì vậy, tiêm ngừa vacxin là một trong những công cụ hiệu quả giúp phòng ngừa những nguy cơ này.Nhưng nếu bạn bị cúm, đừng vội đến bệnh viện hoặc văn phòng bác sĩ, nơi bạn có thể lây bệnh cho những phụ nữ mang thai khác. Bạn nên gọi cho bác sĩ của mình trước để được tư vấn.Tóm lại, khi xuất hiện các dấu hiệu trên trong quá trình mang thai,cần khám, siêu âm và thực hiện các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán để điều trị. Nguồn tham khảo: webmd.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-16-thang-tuoi-phat-trien-chat-van-dong-nhan-thuc-va-cam-xuc-vi
Trẻ 16 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Đến tháng thứ 16, kỹ năng tay của trẻ đã tương đối thuần thục, đặc biệt là kỹ năng cầm nắm. Bé đã biết di chuyển các đồ vật từ nơi này đến nơi khác và không phải bằng hành động ném nữa. Bé đã có thể đi được một mình, vừa đi vừa kéo đồ chơi theo sau. 1. Bé 16 tháng tuổi biết làm gì? Khi được “16 tháng tuổi trẻ biết làm gì?” là thắc mắc của nhiều cha mẹ, thực tế, giai đoạn này trẻ sẽ thích nghe bạn hát những vần điệu và bài hát dành cho trẻ ở tuổi mẫu giáo hoặc cố gắng hát theo bố mẹ bằng vốn từ ngữ ít ỏi của mình. Trẻ 16 tháng tuổi sẽ tập nói và nói được khoảng 3 từ, nhiều bé thậm chí nói được đến 15-20 từ.Bạn sẽ rất dễ đoán được sở thích của bé yêu vì trẻ nhỏ có xu hướng thích lặp đi lặp lại một vài hành động.Mặc dù bố mẹ có thể ngạc nhiên về những điều bé 16 tháng tuổi làm được trong quãng thời gian này nhưng bé yêu sẽ không kiên nhẫn lắm đâu. Đôi khi, thiên thần nhỏ dễ dàng khóc quấy nếu chẳng hài lòng về vấn đề nào đó. Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn? Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé! Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Ma Văn Thấm Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Nhi Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Đăng ký khám Bắt đầu 2. Phát triển thể chất trẻ 16 tháng tuổi Kỹ năng tay của trẻ đã tương đối thuần thục nhất là kỹ năng cầm nắm. Bé đã biết di chuyển các đồ vật từ nơi này đến nơi khác mà không bằng hành động ném nữa.Một số trẻ đã có thể chạy được, tuy nhiên chạy chỉ nhanh hơn đi được một chút. Trẻ rất muốn được giúp đỡ bố mẹ, do đó mẹ hãy nhờ bé làm nhiều việc nhẹ nhàng như đưa khăn giấy cho mẹ, lấy chìa khóa ở trên bàn...Trẻ chắc chắn sẽ rất vui vẻ làm giúp vì khi đó trẻ thấy mình có ích.Bạn chắc hẳn sẽ ngạc nhiên khi đá một quả bóng về phía trẻ và thấy trẻ phản hồi lại bằng cách chuyền bóng lại cho bạn đấy. Mặc dù vậy quả bóng có thể chỉ đi được một quãng đường và không đến được đích mà trẻ muốn.Bé phát triển và thực hành các kỹ năng leo trèo, chạy, nhảy, nắm, ném nhiều hơn và thuần thục hơn theo mỗi ngày. Trẻ 16 tháng đã có thể bước những bước đi đầu tiên 3. Phát triển vận động trẻ 16 tháng tuổi Dưới đây là một số kỹ năng vận động thường thấy ở trẻ 16 tháng tuổi, đánh dấu sự phát triển thể chất khá rõ rệt.Trèo lên các đồ vật, có thể tự mình leo ra khỏi cũiTập đi một mình hoặc ít nhất có thể vịn vào đồ vật và bước điCó thể đi lùi và đi theo vòng trònCó thể cố gắng đá vào một quả bóng với độ chính xác không caoCó khả năng chạyBò lên cầu thang, có thể đi lên cầu thang nếu được giúp đỡCó thể nhảy múaCó chủ ý khi thả vật dụng ra khỏi tay, nhất là vào thời điểm gần 18 tháng tuổiSử dụng muỗng hoặc nĩaTự cởi quần áo ra; giơ thẳng tay chân lúc mặc quần áoBiết lật các trang sáchCó thể vẽ nguệch ngoạcCó khả năng ném các vật lên cao Trẻ 16 tháng rất thích các hoạt động như leo cầu thang 4. Phát triển nhận thức trẻ 16 tháng tuổi Từ 16 đến 18 tháng tuổi là thời điểm cho giai đoạn tiếp theo trong phát triển trẻ nhận thức: mẹ sẽ thấy sự thay đổi từ việc sao chép hành động sang chơi tượng trưng. Điều này có nghĩa là bé 16 tháng có thể tự lấy điện thoại để thực hiện cuộc gọi giả vờ sử dụng các khối hoặc thìa làm điện thoại để gọi điện.Như đã nói, đây là sự ra đời của trí tưởng tượng. Bé bây giờ có sức mạnh của tâm trí để tưởng tượng những điều mà không thực sự ở đó và chơi theo trí tưởng tượng luôn phong phú và vô cùng bận rộn của mình.Nhưng mặc dù tâm trí của bé có thể đang phát triển mạnh mẽ hơn, nhưng sự chú ý của bé vẫn rất ngắn. Thông thường, trẻ mới biết đi ở độ tuổi này chỉ có thể tập trung trong một vài phút tại 1 thời điểm và dễ bị phân tâm.Vì vậy mẹ đừng cố bắt em tập trung – bắt ngồi tại chỗ không làm gì – vì em chưa phát triển đến mức độ này. Hãy chơi và làm mọi thứ với bé một cách ngắn gọn.Khi đọc sách – bé có thể chạy loanh quanh hay không tập trung. Cách để làm cho nó thú vị hơn là hãy cho bé biến thành nhân vật, giả vờ giọng của nhân vật trong sách, biến đổi âm thanh sẽ hấp dẫn bé tham gia và tập trung sự chú ý của mình hơn.Và đừng lo lắng sao bé không thể tập trung sự chú ý vì mọi thứ sẽ dần phát triển lên. Tại thời điểm này, bé có thể quan tâm nhiều hơn đến việc chỉ vào những bức ảnh và bình luận về những bức ảnh đó. Đi theo hướng dẫn của bé, và để cho chính mình bị cuốn đi bởi sự nhiệt tình của bé.Nếu bạn muốn bé thấm nhuần đọc sách từ khi còn nhỏ, hãy cố gắng đọc thường xuyên hơn thay vì lâu hơn để đạt được số phút mục tiêu của bạn. Cha mẹ hãy dành thời gian đọc sách cho trẻ 16 tháng 5. Phát triển xã hội và cảm xúc Trẻ 16 tháng tuổi bắt đầu biết giữ đồ chơi của mình, không thích chia sẻ đồ chơi yêu thích của mình, thậm chí là sự quan tâm chú ý của mẹ. Sự tập trung của bé vẫn là về bản thân và nhu cầu của bé là trước tiên và quan trọng nhất. Vì vậy, đừng lo lắng nếu bé không dễ dàng từ bỏ đồ chơi của mình cho người khác ngay cả khi bé không chơi đầu tiên.Sự ra đời của trí tưởng tượng cũng có nghĩa là bé có thể bắt đầu tưởng tượng những người khác cảm thấy như thế nào. Nói cách khác, bé sẽ bắt đầu hiểu cảm xúc và sự đồng cảm.Ở đây mẹ sẽ đóng một vai trò quan trọng bằng cách bắt đầu gắn nhãn cảm xúc cho bé bằng cách nói những điều như: “con đang khóc, con buồn à” và “ ồ con đang cười, con đang vui đấy”. Bằng cách hiểu cách bé cảm thấy bản thân và sử dụng sức mạnh trí tưởng tượng mới của mình, bé có thể bắt đầu hiểu rằng những người khác cũng cảm thấy như vậy.Đây là lúc bé có sự tập trung và chú ý ngắn, vì vậy bé cũng rất nhanh cười, nhanh khóc, nhanh giận dữ, và cũng nhanh chuyển sự chú ý của mình qua việc khác.Trẻ 16 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Vì sao trẻ bị dị ứng đạm sữa bò?
https://tamanhhospital.vn/dat-tinh-hoan-nhan-tao/
07/11/2023
Đặt tinh hoàn nhân tạo có an toàn không? Ưu và nhược điểm
Bác sĩ Đoàn Ngọc Thiện, Khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ đặt tinh hoàn nhân tạo nhằm mục đích thay thế tinh hoàn bị cắt bỏ sau điều trị một số bệnh như ung thư tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, teo/ẩn tinh hoàn, viêm tinh hoàn hay do chấn thương. Đây là phương pháp có tính nhân văn, giúp người bệnh vơi bớt mặc cảm, tự ti do khiếm khuyết một phần quan trọng trên cơ thể. Vậy đặt tinh hoàn nhân tạo có lợi ích gì cho nam giới? Mục lụcTinh hoàn nhân tạo là gì?Đặt tinh hoàn nhân tạo là gì?Cơ chế hoạt động của tinh hoàn nhân tạoKhi nào nên lựa chọn đặt tinh hoàn nhân tạo?Đặt tinh hoàn nhân tạo có an toàn không?Ưu và nhược điểm của kỹ thuật đặt tinh hoàn nhân tạo1. Ưu điểm2. Nhược điểmTác dụng phụ có thể gặp khi lựa chọn đặt tinh hoàn nhân tạoĐối tượng nào có thể đặt tinh hoàn nhân tạo?Quy trình đặt tinh hoàn nhân tạoHướng dẫn chăm sóc sau khi đặt tinh hoàn nhân tạoCâu hỏi liên quan1. Đặt tinh hoàn nhân tạo bao nhiêu tiền?2. Đặt tinh hoàn nhân tạo ở đâu tốt?Đặt tinh hoàn nhân tạo tại BVĐK Tâm AnhTinh hoàn nhân tạo là gì? Tinh hoàn nhân tạo (testicular prosthesis) là bộ phận mô phỏng hình dáng tinh hoàn thật, mục đích thay thế vị trí tinh hoàn thật bị mất sau khi điều trị bệnh, dị dạng do bệnh hoặc bẩm sinh hay do chấn thương vật lý. Tinh hoàn nhân tạo được làm từ silicon, bên trong chưa đầy dung dịch nước muối, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận an toàn cho sức khỏe người bệnh. (1) Tinh hoàn nhân tạo có nhiều kích thước, khối lượng khác nhau. Trước khi cấy ghép, bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn tinh hoàn nhân tạo tương ứng với tinh hoàn thật để mang lại cảm giác tốt nhất cho người bệnh. Về chức năng, tinh hoàn nhân tạo không có khả năng sản sinh hormone testosterone, sản xuất tinh trùng như tinh hoàn thật. Tuy nhiên, tinh hoàn nhân tạo có ý nghĩa xoa dịu mặc cảm, tự ti ở nam giới không may bị thiếu một bên hoặc toàn bộ 2 tinh hoàn, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống người bệnh. Tinh hoàn nhân tạo Đặt tinh hoàn nhân tạo là gì? Đặt tinh hoàn nhân tạo là phẫu thuật nhằm đưa tinh hoàn nhân tạo thay thế vào vị trí tinh hoàn thật bị mất trong bìu. Ca phẫu thuật cấy ghép tinh hoàn nhân tạo đầu tiên trên thế giới được thực hiện vào năm 1939 tại New York, Mỹ. Trong số các nguyên nhân cấy ghép tinh hoàn nhân tạo, có 35% số trường hợp do teo/ẩn tinh hoàn bẩm sinh, 23% trường hợp nhằm thay thế tinh hoàn bị cắt bỏ sau điều trị ung thư, 17% trường hợp do xoắn tinh hoàn, 16% trường hợp do ung thư tuyến tiền liệt di căn, 8% do viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn và chỉ 1% do chấn thương. (2) Phẫu thuật cấy ghép tinh hoàn nhân tạo không giúp phục hồi chức năng của tinh hoàn thật không may bị mất nhưng giúp tái tạo hình dáng và khôi phục cảm giác ở bìu, ngăn chặn bìu co rút. Ngoài ra, việc đặt tinh hoàn nhân tạo có thể ví như “liệu pháp tâm lý” bởi giúp những người đàn ông phải cắt bỏ tinh hoàn để điều trị bệnh hoặc không may mất đi tinh hoàn do tai nạn ổn định tinh thần, chữa lành tổn thương tâm lý do thiếu mất phần cơ thể vô cùng quan trọng của nam giới. Cơ chế hoạt động của tinh hoàn nhân tạo Tinh hoàn nhân tạo là một khối hình bầu dục (hoặc hình trứng) làm từ silicone chưa đầy dung dịch nước muối. Khi đặt tinh hoàn nhân tạo vào bên trong bìu (túi da chứa 2 tinh hoàn) giúp lấp đầy khoảng trống do thiết tinh hoàn thật. Đặt tinh hoàn nhân tạo giúp lấp đầy khoảng trống do tinh hoàn thật mất đi Khi nào nên lựa chọn đặt tinh hoàn nhân tạo? Đặt tinh hoàn nhân tạo hoàn toàn là lựa chọn của người bệnh. Bác sĩ sẽ tư vấn và hỏi quyết định của người bệnh có mong muốn đặt tinh hoàn nhân tạo sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn hay không. Nếu người bệnh đồng ý, bác sĩ sẽ lựa chọn loại tinh hoàn nhân tạo phù hợp để cấy ghép cho người bệnh. Những trường hợp có thể thực hiện cấy ghép tinh hoàn nhân tạo bao gồm: Tinh hoàn bị dị dạng, teo tinh hoàn, tinh hoàn ẩn bẩm sinh. Cắt bỏ tinh hoàn do xoắn tinh hoàn không được cấp cứu kịp thời dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, hoại tử tinh hoàn. Tinh hoàn đã bị cắt bỏ do nhiễm trùng. Do gặp tai nạn ở vùng bìu khiến tinh hoàn bị tổn thương nghiêm trọng phải cắt bỏ. Cắt bỏ tinh hoàn để điều trị ung thư tinh hoàn. Là một phần của phẫu thuật chuyển giới từ nữ sang nam. Đặt tinh hoàn nhân tạo hay không là lựa chọn của người bệnh Đặt tinh hoàn nhân tạo có an toàn không? Có. Tinh hoàn nhân tạo có cấu tạo gồm lớp vỏ silicone và dung dịch nước muối bên trong. Thành phần này đã được FDA chứng nhận an toàn cho sức khỏe người bệnh được cấy ghép, kể cả khi cấy ghép tiến hành ngay sau phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn điều trị bệnh. (3) Ưu và nhược điểm của kỹ thuật đặt tinh hoàn nhân tạo Giống như mọi phẫu thuật, cấy ghép tinh hoàn nhân tạo tồn tại ưu và nhược điểm nhất định, bao gồm: 1. Ưu điểm Thời gian phẫu thuật ngắn, khoảng 30 – 60 phút. Tinh hoàn nhân tạo đáp ứng tốt với cơ thể người bệnh, nguy cơ đào thải, biến chứng rất thấp. Ít đau, ít chảy máu. Người bệnh phục hồi nhanh. Giúp xoa dịu tâm lý người bệnh. 2. Nhược điểm Không giúp người bệnh phục hồi khả năng sản xuất tinh trùng và sản sinh nội tiết tố nam testosterone. Tác dụng phụ có thể gặp khi lựa chọn đặt tinh hoàn nhân tạo Có một số tác dụng phụ, biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện cấy ghép tinh hoàn nhân tạo, bao gồm: Đau nhẹ, khó chịu trong 24 – 48 giờ sau phẫu thuật. Chảy máu. Nhiễm trùng. Sưng, phù nề, tụ dịch vùng bìu. Hình thành sẹo xung quanh tinh hoàn nhân tạo. Tinh hoàn nhân tạo lạc vị trí cấy ghép ban đầu. Vỡ hoặc rò rỉ dịch bên trong tinh hoàn nhân tạo. Cơ thể không dung nạp tinh hoàn nhân tạo. Kết quả sau phẫu thuật không làm người bệnh hài lòng. Những tác dụng phụ, nguy cơ nêu trên có thể giảm thiểu khi chọn thực hiện đặt tinh hoàn nhân tạo tại một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép, có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Nam khoa giàu kinh nghiệm và được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại. Đối tượng nào có thể đặt tinh hoàn nhân tạo? Cấy ghép tinh hoàn là lựa chọn của người bệnh. Những trường hợp sau có thể chọn thực hiện phẫu thuật này: Người bệnh phải cắt bỏ tinh hoàn sau điều trị ung thư tinh hoàn. Người bệnh bị xoắn tinh hoàn dẫn đến hoại tử. Người bệnh bị nhiễm trùng tinh hoàn phải cắt bỏ tinh hoàn và đã điều trị xong nhiễm trùng. Người bị mất tinh hoàn do dị tật bẩm sinh như teo tinh hoàn hay tinh hoàn ẩn. Người không may gặp tai nạn nghiêm trọng ở vùng bìu khiến tinh hoàn bị tổn thương không thể khôi phục. Phụ nữ có mong muốn được chuyển giới thành nam giới. Ngoài ra, những trường hợp không nên thực hiện phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo bao gồm: Người chưa điều trị dứt điểm nhiễm trùng tinh hoàn hoặc nhiễm trùng tại bộ phận bất kỳ trên cơ thể. Người bệnh có bệnh toàn thân nghiêm trọng, không đáp ứng gây tê, gây mê để phẫu thuật như: bệnh tăng huyết áp, rối loạn đông máu, suy tim nặng, suy hô hấp, bệnh nội tiết chưa ổn định… Xoắn tinh hoàn là dị tật bẩm sinh nguy cơ phải cắt bỏ tinh hoàn nếu không cấp cứu kịp thời Quy trình đặt tinh hoàn nhân tạo Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo đòi hỏi cao ở kinh nghiệm, tay nghề của phẫu thuật viên do cần đặt một vật ngoại lai vào cơ thể người bệnh. Vì vậy, cần có quy trình phẫu thuật nghiêm ngặt bao gồm các bước sau: Bước 1: Bác sĩ khám, đánh giá ban đầu điều kiện sức khỏe, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người bệnh. Bác sĩ giải thích cho người bệnh hiểu về phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo để người bệnh đưa ra quyết định cuối cùng. Bước 2: Sau khi thống nhất ý kiến với người bệnh, bác sĩ cho người bệnh làm bộ xét nghiệm trước phẫu thuật nhằm chắc chắn tình trạng sức khỏe người bệnh có thể đáp ứng cuộc phẫu thuật. Bước 3: Người bệnh nhập viện trước phẫu thuật 1 ngày để bác sĩ theo dõi sức khỏe. Bước 4: Sát trùng và tiến hành phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo. Bước 5: Theo dõi sức khỏe, chăm sóc vết thương của người bệnh sau phẫu thuật, cho người bệnh xuất viện nếu tình trạng sức khỏe ổn định trong 48 – 72 giờ sau phẫu thuật. Hướng dẫn chăm sóc sau khi đặt tinh hoàn nhân tạo Dù là một phẫu thuật nhỏ, vết thương không lớn nhưng người bệnh cần chú ý chăm sóc vết thương tốt nhất để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau đây: Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Uống thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ trong vòng 24 – 48 giờ đầu sau phẫu thuật để giảm bớt cơn đau, cảm giác khó chịu. Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm (nếu có) theo kê đơn của bác sĩ. Không tự ý tháo băng vết thương nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi đi tiểu cần cẩn thận, tránh để nước tiểu tiếp xúc với băng gạc. Không vận động mạnh, mang vác vật nặng tập tạ, chơi các môn thể thao cường độ cao như: bóng đá, bơi lội, đạp xe, chạy bộ… trong ít nhất 30 ngày sau phẫu thuật. Không mặc đồ lót, mặc quần rộng, thoải mái, mềm để tránh cọ vào vết thương. Bỏ hút thuốc lá, chất gây nghiện; hạn chế bia rượu. Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất nhằm đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Nam giới phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo cần chú ý chăm sóc tốt vết thương để thúc đẩy quá trình phục hồi Câu hỏi liên quan 1. Đặt tinh hoàn nhân tạo bao nhiêu tiền? Chi phí phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo phụ thuộc vào loại tinh hoàn nhân tạo được lựa chọn để cấy ghép cho người bệnh. Bác sĩ sẽ khám, đánh giá rồi tư vấn lựa chọn tối ưu cho người bệnh. 2. Đặt tinh hoàn nhân tạo ở đâu tốt? Khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm trong điều trị các bệnh Nam khoa. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ không ngừng trau dồi, cập nhật các kỹ thuật điều trị mới, hiện đại trên thế giới như: phẫu thuật cắt bao quy đầu bằng công nghệ Stapler tiên tiến nhất hiện nay, ít xâm lấn, nhanh chóng, không đau; phẫu thuật thắt ống dẫn tinh giúp nam giới san sẻ gánh nặng sinh nở với vợ, đặt tinh hoàn nhân tạo; điều trị rối loạn cương dương; điều trị suy giảm nội tiết tố nam… Nam giới băn khoăn, chưa hiểu rõ về phương pháp đặt tinh hoàn nhân tạo có thể đến khám riêng với đội ngũ bác sĩ khoa Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. Các bác sĩ luôn sẵn sàng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và tư vấn, giúp bạn an tâm và tự tin hơn trong quyết định của mình. Đặt tinh hoàn nhân tạo tại BVĐK Tâm Anh Người bệnh đặt tinh hoàn nhân tạo tại khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ được đội ngũ bác sĩ khám, tư vấn, chăm sóc tận tình, đảm bảo sự riêng tư, giúp người bệnh an toàn khi lựa chọn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. Với hệ thống phòng mổ hiện đại tiêu chuẩn 5 sao, được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị tân tiến hỗ trợ phẫu thuật như: hệ thống máy nội soi Olympus công nghệ Đức, hệ thống phẫu thuật nội soi 3D/4K Karl Storz của Đức, máy chụp X-quang di động C-arm, máy MRI 3 tesla thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, hệ thống máy siêu âm 3D đàn hồi Real-time Tissue Elastography tiên tiến nhất thế giới… mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, rút ngắn thời gian phục hồi, giảm thiểu tối đa biến chứng sau phẫu thuật. Phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo dù không có ý nghĩa về mặt điều trị y khoa nhưng giúp xóa mờ rào cản tâm lý do khiếm khuyết một phần cơ thể của người bệnh. Dù kỹ thuật đơn giản, nhanh chóng nhưng đòi hỏi cao tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật. Do đó, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế có khoa Nam học uy tín để thực hiện phẫu thuật này an toàn, đạt kết quả tối ưu.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/bi-quyet-cua-nhung-nguoi-yeu-nhieu-20160901170202645.htm
20160901
Bí quyết của những người “yêu” nhiều
Nhưng giữa công việc bận rộn và lịch trình cá nhân dày đặc, liệu ai còn có thời gian để bận rộn hơn nữa chứ? Thực ra những người có cuộc sống tình dục sôi nổi và lành mạnh không phải là những thầy phù thủy. Họ chỉ có những thói quen khoa học. May mắn thay, bất cứ ai cũng có thể đánh cắp những bí quyết này từ những người luôn dành ưu tiên cho “chuyện ấy”. Chẳng cần đến Kama Sutra hay sách vở nào. Trong thực tế, tất cả đều dựa trên tâm lý của riêng bạn. Dưới đây là sáu bí quyết đã được khoa học xác nhận: 1. Những người “yêu” nhiều thường vô tư lự Tính cách ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống của bạn - bao gồm cả tình dục. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Research in Personality phát hiện ra rằng các cặp vợ chồng mới cưới mà người phụ nữ được xếp hạng cao về sự dễ chịu, hay mong muốn làm hài lòng người khác, có xu hướng quan hệ thường xuyên hơn so với các cặp vợ chồng khác. Nghiên cứu này xem xét 5 đặc điểm tính cách chính - tận tâm, dễ chịu, cởi mở, bất ổn và hướng ngoại - để đưa ra kết luận. Nghiên cứu cũng thấy rằng trong khi nam giới hay là người cố bắt đầu “cuộc yêu” hơn, song cuối cùng phụ nữ mới là người quyết định liệu cả hai có cùng “hành động” hay không. 2. Họ nghỉ ngơi đầy đủ Bạn đang tìm thứ thuốc làm tăng thành tích? Thực ra không cần tìm gì khác ngoài chiếc giường. Một nghiên cứu nhỏ thấy rằng số giờ ngủ thêm có tương quan với mức độ ham muốn cao hơn ở các thiếu nữ tuổi đại học. Và quá trình này cũng có chu kỳ: Một nghiên cứu khác cho thấy “hiệu ứng tồn dư” của quan hệ tình dục - như việc giải phóng oxytocin và các chất làm giảm stress khác - có thể đồng nghĩa với giấc ngủ tốt hơn. (Và cũng mang lại một số điều khá tuyệt vời cho sức khỏe của bạn). 3. Họ nói "anh yêu em/em yêu anh" trong thời điểm đó Sự gần gũi về tình cảm thực sự có thể châm ngòi cho sự gần gũi về thể xác. Một nghiên cứu được công bố trên tờ Journal of Sex Research hồi đầu năm nay cho thấy 75% nam giới hài lòng trong quan hệ tình dục và 74% phụ nữ hài lòng trong quan hệ tình dục kể rằng “nửa kia” của họ đã nói "Anh yêu em/Em yêu anh" trong lần gần gũi mới nhất. Nhiều người cũng cho rằng việc hình thành tâm trạng và trò chuyện về chuyện “yêu” cũng giúp đạt được sự thỏa mãn trong quan hệ. 4. Họ chịu khó thử nghiệm Đây là lúc Kama Sutra có thể giúp ích. Cũng trong nghiên cứu trên tờ Jourrnal of Sex Research, các tác giả phát hiện ra rằng việc thử những điều mới mẻ trên giường khiến đối tượng được hỏi thấy hạnh phúc hơn. Và ai lại không muốn thường xuyên tham gia vào một hoạt động khiến họ hạnh phúc xuyên hơn cơ chứ? 5. Họ tập thể dục Nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất thường xuyên có thể tăng cường ham muốn tình dục, đặc biệt nếu bạn là nam giới. Những người đàn ông tập thể dục nhiều hơn thường cho biết có chức năng cương dương tốt hơn, theo một nghiên cứu năm 2015. Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp đẩy lùi tình trạng giảm ham muốn tình dục thấp. 6. Họ không quan hệ vì nghĩa vụ Sex được coi là một thú vui, chứ không phải là một mục trong danh sách những việc phải làm. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon phát hiện ra rằng khi các cặp vợ chồng được giao nhiệm vụ phải quan hệ tình dục nhiều hơn, họ sẽ xem nó giống như một việc nhà và sau đó thường bị suy sụp tâm trạng. Vì vậy, để đạt mục tiêu quan hệ tình dục tốt hơn thì có lẽ tốt nhất không nên biến nó thành một mục tiêu, mà hãy để ham muốn dẫn dắt bạn. Nghe có vẻ khá đơn giản, phải không? Cẩm Tú Theo Huffingtonpost
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/canh-giac-tre-bieng-an-benh-ly-vi
Cảnh giác trẻ biếng ăn bệnh lý
Trong quá trình chăm sóc trẻ, không ít lần cha mẹ phải chứng kiến con bị bệnh với nhiều triệu chứng khó chịu, một trong số đó là biếng ăn bệnh lý ở trẻ. Để tình trạng này không ảnh hưởng nhiều đến trẻ nhỏ, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ về biếng ăn bệnh lý. 1. Biếng ăn bệnh lý là gì? Biếng ăn bệnh lý ở trẻ là triệu chứng thường gặp khi bé mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Đặc biệt những trẻ đang trong giai đoạn mọc răng dễ bị các tổn thương vùng miệng, từ đó dẫn đến biếng ăn. Khi gặp tình trạng biếng ăn bệnh lý, trẻ thường có những triệu chứng như khó nhai và nuốt, không cảm thấy ngon miệng khi ăn.... Nếu các tình trạng này kéo dài dễ khiến trẻ trở nên cực kỳ chán ăn. 2. Nguyên nhân gây biếng ăn bệnh lý ở trẻ Việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây biếng ăn bệnh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không chỉ giúp các mẹ điều trị được chứng chán ăn của con, mà còn khôi phục thể trạng khỏe mạnh cho trẻ. Chán ăn ở trẻ thường do vào các nguyên nhân như sau:Rối loạn tiêu hóa hoặc chức năng tiêu hóa kém: Trong trường hợp này, các bé sẽ thường xuyên cảm thấy đau bụng, buồn nôn mỗi bữa ăn, nặng hơn là táo bón, tiêu chảy cấp tính hoặc dài ngày,... những biểu hiện này đều khiến trẻ không muốn ăn gì hoặc ăn rất ít. Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hệ tiêu hóa này thường do đường ruột của bé bị loạn khuẩn, rối loạn tiết dịch hoặc sự co bóp bất thường trong ruột và dạ dày.Quá trình mọc răng: Đây là giai đoạn phát triển rất bình thường ở trẻ nhỏ, nhưng khi trải qua nhiều bé cảm thấy khó chịu ở khoang miệng, gây nên tình trạng chán ăn.Nhiễm trùng: Hệ miễn dịch của bé còn rất yếu và non nớt nên khó có khả năng giúp bé chống lại tất cả các loại vi khuẩn gây hại. Chính vì thế mà bé dễ bị các bệnh vặt như mệt mỏi, cảm cúm, ho,... thậm chí nặng hơn là nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi) và các bệnh về tiêu hóa như viêm ruột, viêm dạ dày,... Đồng thời, nhiễm khuẩn cũng khiến hàm lượng các chất dinh dưỡng và khoáng chất (như vitamin A, C, B, kẽm, magie, sắt,...) bị mất đi, làm xảy ra tình trạng biếng ăn. Đôi khi điều trị nhiễm khuẩn cần phải dùng kháng sinh, nhưng cũng chính loại thuốc này lại dẫn đến tình trạng loạn khuẩn, khó tiêu, đầy bụng và chán ăn ở trẻ.Các loại thuốc: Khi bị bệnh các bé thường phải điều trị bằng thuốc, vitamin hoặc một vài loại kháng sinh trong thời gian chỉ định để giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý vì các loại thuốc trên cũng rất dễ gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ.Một số loại bệnh khác: Viêm tai giữa, viêm họng, sốt, nhiễm ký sinh trùng như giun,... cũng là một trong những tác nhân khiến trẻ không muốn ăn. Một số loại thuốc có thể gây biếng ăn bệnh lý ở trẻ em 3. Cách điều trị biếng ăn sinh lý ở trẻ Trẻ biếng ăn do bị bệnh thường có trạng thái chung là ăn gì cũng không ngon, mệt mỏi trong mọi bữa ăn. Việc biếng ăn kéo dài dễ khiến lượng khoáng chất và dinh dưỡng trong cơ thể bé bị thiếu hụt, gây ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của bé. Để khắc phục tình trạng này, các mẹ cần đảm bảo chế độ ăn phù hợp, khẩu phần mỗi ngày cân bằng để tăng cường sức đề kháng cũng như thể lực cho bé. Thêm vào đó, mẹ cũng cần chú ý những cách khắc phục chứng biếng ăn bệnh lý ở trẻ như sau:Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trước và trong khi ăn để kích thích sự hứng thú, niềm vui ăn uống ở trẻNên trình bày các món ăn thật hấp dẫn và đẹp mắt để kích thích thị giác của béCân bằng 4 nhóm chất trong một bữa ăn cho trẻ, bao gồm chất đạm, đường bột, vitamin, chất béo và các khoáng chất.Đặc biệt, mẹ nên bổ sung các nhóm vi khoáng thiết yếu như vitamin A, B, C, sắt, kẽm, magie,, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.Không nên lạm dụng quá nhiều kháng sinh khi điều trị bệnh vì sẽ gây rối loạn đường ruột, khiến trẻ khó tiêu, đầy bụng và chán ănNên chế biến các món ăn lỏng để bé dễ ăn hơn khi đang trong giai đoạn mọc răng. Trình bày món ăn đẹp mắt có thể kích thích sự hứng thú ở trẻ biếng ăn bệnh lý Đồng thời muốn khắc phục triệt để tình trạng trẻ biếng ăn bệnh lý, sự tư vấn đến từ các bác sĩ có chuyên môn cao cũng rất cần thiết. Việc tham khảo ý kiến từ chuyên gia không chỉ giúp có mẹ liệu trình điều trị bệnh và chứng biếng ăn của con một cách khoa học, mà còn giúp các mẹ tránh được những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình chăm sóc con.Biếng ăn bệnh lý không quá nghiêm trọng nhưng nếu ba mẹ chủ quan sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng không tốt cho trẻ sau này. Chính vì thế khi phát hiện những biểu hiện biếng ăn bệnh lý ở trẻ, phụ huynh cần quan tâm, tìm hiểu hiểu kỹ nguyên nhân, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời và phù hợp.Trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/che-do-dinh-duong-cho-tre-em-duoi-5-tuoi-vi
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi
Dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi là một vấn đề đang ngày càng được quan tâm. Trẻ trong độ tuổi từ dưới 1 đến 5 có nhu cầu tăng trưởng và phát triển khá cao. Bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi cả về mặt thể trạng và trí tuệ qua từng ngày. Dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi nếu không được đáp ứng đủ hoặc được bổ sung quá dư thừa có thể để lại các tác động không tốt lên sức khỏe ở thời điểm hiện tại và sau này của trẻ. 1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi Trẻ dưới một tuổi là đối tượng nhạy cảm trong việc nuôi dưỡng. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong độ tuổi này khá cao, tuy nhiên hệ cơ quan tiêu hóa chưa thực sự phát triển hoàn chỉnh. Ngoài ra, việc nuôi dưỡng trẻ còn bị cản trở bởi hệ miễn dịch hoạt động yếu, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng.Tốc độ tăng trưởng của những trẻ dưới 1 tuổi thường khá cao. Cân nặng tăng trung bình 1000g/ tháng trong 3 tháng đầu tiên, 500g/ tháng trong 3 tháng tiếp theo và khoảng 300g/ tháng trong 6 tháng còn lại. Lúc tròn 1 tuổi, một trẻ phát triển khỏe mạnh có thể nặng gấp 3 lần so với lúc mới sinh. Chiều cao trung bình của trẻ tăng 3cm/ tháng trong 3 tháng đầu tiên, 2cm/ tháng trong 3 tháng tiếp theo và khoảng 1cm hằng tháng trong 6 tháng còn lại. Một trẻ phát triển khỏe mạnh có chiều cao gấp 1,5 lần khi tròn 1 tuổi so với lúc mới sinh.Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng phục vụ cho các quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, hoạt động thể chất hằng ngày và sự tăng trưởng của cơ thể. Trong đó, năng lượng cần thiết cho sự trao đổi chất bên trong cơ thể chiếm hơn 50%. Trẻ em dưới 1 tuổi cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh Bên cạnh việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi cũng cần bao gồm đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết, bao gồm:Chất đạm (protein): cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ, xương, và các mô trong cơ thể. Thực phẩm giàu protein nên được bổ sung cho trẻ là sữa, thịt, trứng. Đối với những trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, bú sữa mẹ hoàn toàn được chứng minh cung cấp đủ protein cho trẻ.Chất béo (lipid): là nguồn dưỡng chất sản sinh năng lượng quan trọng nhất cho trẻ. Ngoài ra, nhóm chất béo còn là dung môi đóng vai trò hỗ trợ cho việc hấp thu một số dưỡng chất khác như vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K. Sữa mẹ là nguồn cung cấp chất béo dồi dào, đặc biệt là những axit béo chuỗi dài mạch kép cần cho sự phát triển của não bộ. Khi bắt đầu ăn dặm, trẻ cần được bổ sung thêm các thực phẩm giàu lipid vì lúc này trẻ sẽ bú mẹ ít hơn hoặc ngừng hẳn.Chất bột đường (glucid): sữa mẹ cung cấp lactose, một loại chất bột đường dễ hấp thu đối với cơ thể trẻ. Nhu cầu chất bột đường sẽ tăng nhiều hơn theo lứa tuổi và nên được cung cấp từ các nguồn thực phẩm đa dạng khi trẻ bắt đầu ăn dặm.Vitamin và khoáng chất: Sữa mẹ là nguồn cung cấp đủ các vitamin tan trong nước, bao gồm vitamin C và các vitamin nhóm B. Tuy nhiên, các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A và vitamin D cần được bổ sung thêm bằng cách khác. Vitamin A được dự trữ tại gan ngay từ khi trẻ sinh ra, phụ thuộc vào dinh dưỡng của người mẹ trong thời kỳ mang thai. Vitamin D có hàm lượng rất thấp trong sữa mẹ nên cần được bổ sung ngay trong tuần tuổi đầu tiên với lượng khoảng 200 UI mỗi ngày. Canxi, sắt, kẽm là nhóm các khoáng chất không được bỏ qua đối với nhóm trẻ dưới một tuổi. Canxi hỗ trợ cho sự phát triển của răng và xương, được cung cấp chủ yếu từ sữa mẹ trong các tháng đầu tiên. Sắt cần thiết để tạo máu, tuy nhiên một trẻ được sinh ra bình thường sẽ có nguồn dự trữ sắt đủ trong 3 tháng đầu đời. Kẽm có nhiệm vụ trong việc tăng trưởng, tạo cảm giác ngon miệng và sự phát triển hệ miễn dịch của cơ thể trẻ. 2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi Trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 5 có những thay đổi khác biệt so với trẻ dưới 1 tuổi. Sự phát triển thể chất và trí tuệ diễn ra với tốc độ chậm lại nhưng trải qua các cột mốc quan trọng. Chế độ dinh dưỡng đã được chứng minh đóng một vai trò quyết định cho sự phát triển trong những năm đầu tiên của trẻ. Nên bổ sung cho trẻ đa dạng các nhóm thức ăn để đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng và đậm độ năng lượng Trẻ từ 1 – 3 tuổi bắt đầu tập đi, đứng, tập nói nên sự tiêu hao năng lượng sẽ tăng lên so với những trẻ dưới 1 tuổi. Hệ tiêu hóa của trẻ trong độ tuổi này cũng dần được hoàn thiện. Nhu cầu năng lượng trung bình khoảng 1300 kcal mỗi ngày. Tương tự như người lớn, trẻ em cũng cần được bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng. Thức ăn của trẻ của từ 1 đến 3 tuổi nên được chế biến mềm, đa dạng hóa dần các loại thức ăn để tránh gây sự nhàm chán cho trẻ. Lưu ý cung cấp đủ nước cho trẻ.Trẻ từ 3 đến 5 tuổi: đây là độ tuổi trẻ bắt đầu đi tham gia vào các lớp mầm non. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non nên được lưu ý vì tốc độ phát triển trong giai đoạn này vẫn còn nhanh. Cân nặng tăng trung bình 2kg mỗi năm và chiều cao tăng khoảng 7cm mỗi năm. Trẻ mầm non có tần suất và cường độ hoạt động thể lực nhiều hơn nên nhu cầu năng lượng cũng cao hơn, khoảng 1600 kcal mỗi ngày. Protein, lipid và glucid nên được bổ sung một cách cân bằng, ưu tiên nguồn protein từ các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Luyện tập và hình thành thói quen ăn uống và khoa học là việc cần thực hiện ở lứa tuổi này.Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cả về tinh thần lẫn thể chất, cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:Các dấu hiệu bé thiếu kẽmThiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-bo-sung-kem-cho-tre-bieng-an-vi
Cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long Biếng ăn là tình trạng trẻ không ăn đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu dẫn đến thiếu dưỡng chất, chậm tăng trưởng. Biếng ăn rất phổ biến ở trẻ em và xảy ra ở tất cả các lứa tuổi. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, giảm khẩu vị là do thiếu kẽm. Hãy cùng tìm hiểu cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn như thế nào thông qua bài viết dưới đây. 1. Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn Thông thường các bậc cha mẹ có thể nhận biết trẻ biếng ăn thông qua các dấu hiệu:Thời gian ăn của trẻ kéo dài (ngậm thức ăn không chịu nuốt, ăn kéo dài hơn 30 phút).Số bữa ăn trong mỗi ngày và lượng thức ăn trong mỗi bữa ít hơn so với các trẻ cùng độ tuổi.Né tránh một số loại thức ăn hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn.Thường xuyên bỏ ăn mà không có cảm giác đói.Chạy trốn khi tới bữa ăn, khi nghe tiếng dọn bàn.Nhìn thấy thức ăn có phản ứng khó chịu, buồn nôn.Toát mồ hôi nhiều khi ăn.Giả vờ bệnh hoặc kêu no để khỏi phải ăn.Quấy khóc, phun nhè thức ăn hay cố tình làm đổ thức ăn để khỏi phải ăn.Khi bị biếng ăn, trẻ dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như:Thường xuyên mệt mỏi, mất tập trung, hay buồn ngủ.Dễ bị nhiễm trùng, mắc các bệnh nhiễm khuẩn.Trẻ bị chậm phát triển về chiều cao và thể chất. Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn là việc quan trọng cha mẹ cần chú ý 2. Mối liên hệ giữa kẽm với trẻ biếng ăn Kẽm được xem là yếu tố vi khoáng quan trọng có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của toàn bộ cơ thể con người. Kẽm tham gia trực tiếp vào thành phần cấu trúc hoặc là chất xúc tác cho 100 loại men và tiền men trong quá trình chuyển hóa. Tế bào trong cơ thể cũng cần có kẽm nhưng kẽm tập trung chủ yếu ở xương và cơ. Kẽm có vai trò tạo nên vị giác và khứu giác, mang lại cảm giác ngon miệng khi ăn, thúc đẩy khả năng hấp thu, tăng cường hệ miễn dịch...Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em là chế độ ăn thiếu kẽm, khả năng hấp thu kẽm tại màng ruột kém, tình trạng thất thoát kẽm do bệnh lý. Nếu không kịp bổ sung kẽm cho trẻ em thì sẽ xảy ra tình trạng nồng độ kẽm trong máu và mô giảm, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nhiều loại tế bào và suy giảm chức năng của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như:Các bệnh về da: viêm da, sạm da, da dày sừng, bong da (vảy cá).Ảnh hưởng đến tóc: Rụng tóc nhiều, đặc biệt ở phần chân tóc trước trán gây hói, sợi tóc mỏng, dễ gãy, giảm sắc tố.Ảnh hưởng lên móng: loạn dưỡng móng như mất bóng, nhăn, móng có vệt trắng, chậm mọc...Vấn đề về mắt: khô giác mạc, ngứa mắt, giảm tiết nước mắt.Bán niêm mạc: Môi khô tróc vảy, lở mép, dễ bị các áp-tơ trong niêm mạc miệng, viêm quanh âm hộ, hậu môn...Chậm tăng trưởng ở trẻ em hoặc thai nhi, suy dinh dưỡng nặng. Trẻ bị thiếu kẽm từ trong bụng mẹ có thể chào đời với tình trạng suy dinh dưỡng kết hợp với các biểu hiện tổn thương trên da, tóc, lông, móng. 3. Hướng dẫn bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn đúng cách 3.1. Bổ sung kẽm qua chế độ dinh dưỡngKẽm có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: thịt gia súc, gia cầm, hải sản (hàu, sò, cá, tôm, cua, lươn...). Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa rất ít kẽm, ngoại trừ các loại hạt, đậu (đặc biệt là đậu nành).Ngoài ra, để tối ưu hóa lượng chất kẽm cho trẻ em thì khẩu phần ăn nên tăng cường bổ sung thêm vitamin C và giảm bớt các thực phẩm giàu chất xơ, sắt, đồng.Riêng với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn bổ sung kẽm giàu dinh dưỡng và dễ hấp thu nhất chính là cho trẻ dùng sữa mẹ. Ngoài ra, người mẹ nên tăng cường bổ sung kẽm cho trẻ em từ các loại thực phẩm giàu chất kẽm để đảm bảo lượng kẽm cần thiết cho cả mẹ và bé. Có thể bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn qua thực phẩm hàng ngày 3.2. Bổ sung kẽm dưới dạng thuốcKẽm mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng không có nghĩa bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn càng nhiều thì sẽ càng tốt. Kẽm chỉ an toàn nếu được bổ sung đúng liều khuyến cáo, tức 0,5-1,5mg kẽm nguyên tố/kg cân nặng/ngày đối với trẻ em.Cha mẹ chú ý không tùy tiện bổ sung kẽm cho trẻ em (khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ), đặc biệt là với liều lượng cao vì tình trạng thừa kẽm có thể dẫn tới các nguy cơ về rối loạn chuyển hóa và tăng trưởng cho trẻ.Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn là vấn đề các bậc phụ huynh nên quan tâm và thực hiện đúng cách. Tìm hiểu kỹ vấn đề trẻ gặp phải, cũng như có thông tin đầy đủ về các sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp cha mẹ có được những lựa chọn hiệu quả, giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn.Tình trạng thiếu kẽm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát và bổ sung kịp thời nguồn vitamin quan trọng này.Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa kẽm và các vi khoáng chất thiết yếu như Lysine, crom, selen, vitamin B1... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.>> Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm: Thiếu kẽm gây bệnh gì? Khi nào nên bổ sung kẽm?, Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cung-cap-nuoc-lanh-manh-cho-nguoi-lon-va-thanh-thieu-nien-vi
Cung cấp nước lành mạnh cho người lớn và thanh thiếu niên
Bổ sung nước cho cơ thể mỗi ngày là rất quan trọng. Tác dụng của mỗi loại đồ uống là khác nhau đối với sức khỏe và phụ thuộc vào cơ thể mỗi người lại có nhu cầu về lượng nước cần bổ sung khác nhau. 1. Tại sao cần bổ sung nước cho cơ thể? Nước chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ thể - trung bình 60% trọng lượng cơ thể ở nam giới và 50-55% ở phụ nữ (vì phụ nữ có tỷ lệ mỡ trong cơ thể cao hơn). Nước có nhiều chức năng trong cơ thể bao gồm điều chỉnh nhiệt độ, vận chuyển các chất dinh dưỡng trong máu, loại bỏ các chất thải qua nước tiểu và hoạt động như một chất bôi trơn và giảm xóc ở các khớp. Nước bị mất qua nước tiểu và mồ hôi, ngoài ra một lượng nước nhỏ cũng bị mất trong ngày khi thở và bay hơi qua da.Để tránh mất nước, bạn cần bổ sung nước cho cơ thể thường xuyên thông qua thức ăn và đồ uống. Bạn cũng nhận được nước từ thực phẩm bạn ăn, ước tính rằng thực phẩm cung cấp khoảng 20% ​​tổng lượng nước cho cơ thể 2. Điều gì xảy ra khi cơ thể bị mất nước? Các triệu chứng của mất nước nhẹ bao gồm khô miệng, đau đầu và kém tập trung. Khi cơ thể phát hiện ra rằng cần thêm nước, điều đầu tiên xảy ra là thận sẽ giảm lượng nước mất qua nước tiểu. Điều này có nghĩa là màu sắc của nước tiểu trở nên sẫm màu hơn và bạn có thể sử dụng màu sắc của nước tiểu để biết bạn đã bổ sung đủ nước hay chưa. Nếu bạn uống đủ, nước tiểu của bạn sẽ có màu vàng rơm hoặc vàng nhạt. Nếu nó sậm màu hơn thì có lẽ bạn cần bổ sung thêm nước cho cơ thể. Cơn khát bắt đầu xuất hiện khi cơ thể đã thiếu nước thực sự. Các triệu chứng của mất nước nhẹ bao gồm khô miệng, đau đầu và kém tập trung 3. Bổ sung nước cho cơ thể bao nhiêu là đủ ? Lượng chất lỏng cơ thể cần phụ thuộc vào nhiều điều bao gồm thời tiết, mức độ hoạt động thể chất và độ tuổi nhưng các tổ chức y tế thường khuyên bổ sung khoảng 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Nếu thời tiết nóng bức hoặc đang tập thể dục, cơ thể có thể cần được bổ sung nhiều hơn thế. Bạn có thể hydrat hóa cơ thể từ gần như tất cả các chất lỏng mà bạn uống, ngoại trừ đồ uống có cồn mạnh hơn như rượu vang và rượu mạnh.Có thể uống quá nhiều nước không?Khi bổ sung nước cho cơ thể ở mức quá nhiều, cơ thể không thể loại bỏ lượng nước dư thừa đủ nhanh và nồng độ natri trong máu trở nên thấp một cách nguy hiểm. Điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe mặc dù không thường xuyên xảy ra trên thực tế.Bạn có cần nước uống thể thao khi tập thể dục?Hoạt động thể chất cũng làm tăng nhu cầu chất lỏng cần tiêu thụ để thay thế lượng nước mà bạn mất đi dưới dạng mồ hôi. Nhu cầu bổ sung nước cho cơ thể lúc này phụ thuộc vào thời gian bạn hoạt động, cường độ hoạt động và thời tiết có nóng ẩm hay không. Các hoạt động thể chất nên được bắt đầu với lượng nước đầy đủ và uống cách quãng trong khi tập luyện. Cần bổ sung nước sau khi tập thể dục. Tuy nhiên, đối với các bài tập cường độ cao kéo dài hơn 1 giờ hoặc lâu hơn, đồ uống có chứa một số đường và natri (muối), chẳng hạn như đồ uống bổ sung chất điện giải, có thể tốt hơn là nước uống thông thường. Lượng chất lỏng cơ thể cần phụ thuộc vào nhiều điều bao gồm thời tiết, mức độ hoạt động thể chất và độ tuổi nhưng các tổ chức y tế thường khuyên bổ sung khoảng 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày 4. Thức uống nào nên được lựa chọn để bổ sung nước cho cơ thể? Tất cả đồ uống không cồn có thể góp phần hydrat hóa và một số loại còn chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều thức uống, chẳng hạn như nước ngọt và nước ép trái cây có nhiều đường có chứa nhiều năng lượng (calo). Lượng calo này góp phần làm tăng lượng calo tiêu thụ hàng ngày của bạn giống như lượng calo từ thực phẩm bạn ăn. Ngoài ra tiêu thụ nhiều đồ uống có đường có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 và tăng cân ở trẻ em. Việc chăm sóc răng miệng cũng rất quan trọng và việc tiêu thụ đồ uống có đường quá thường xuyên có thể gây hại cho răng của bạn, đặc biệt nếu bạn không đánh răng thường xuyên bằng kem đánh răng có chứa fluor. Một số đồ uống có tính axit (ví dụ như nước trái cây và đồ uống có ga) có thể gây mòn răng (làm hỏng men răng) nếu chúng được tiêu thụ thường xuyên.Nước lọc là một lựa chọn tuyệt vời vì nó cung cấp chất lỏng mà không chứa calo hoặc đường có thể gây hại cho răng. Trà hoặc cà phê cũng có thể làm tăng lượng nước cho cơ thể mặc dù caffeine có trong trà và cà phê có thể khiến cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn. Tuy nhiên tiêu thụ một lượng vừa phải dường như không ảnh hưởng đến quá trình hydrat hóa. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên tiêu thụ quá 200mg caffeine mỗi ngày. Điều này tương đương với khoảng hai cốc cà phê hòa tan hoặc khoảng hai cốc rưỡi trà.Các loại đồ uống nóng khác như trà thảo mộc, socola nóng và đồ uống mạch nha có thể cung cấp nước nhưng nếu những đồ uống này được làm ngọt bằng đường sẽ làm tăng hàm lượng calo. Đường trong đồ uống nóng cũng làm tăng khả năng làm hỏng răng nếu không vệ sinh răng miệng tốt.Sữa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như protein, một số vitamin B, iốt và canxi cũng như là một nguồn cung cấp nước. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứa chất béo bão hòa và vì vậy, người lớn và trẻ lớn hơn nên chọn sữa chứa ít hơn 2% chất béo, hoặc 1% sữa đã tách kem. Đối với trẻ từ một đến hai tuổi, sữa được khuyến khích là sữa nguyên kem. Từ hai tuổi trở đi có thể dùng dần sữa tách béo.Nước trái cây và sinh tố cung cấp cho cơ thể nước cùng với một số vitamin và khoáng chất.... Nhưng nước trái cây và sinh tố có chứa đường có thể có tính axit, vì vậy chúng có thể gây hại cho răng. Nước ép trái cây và sinh tố nên được uống tổng cộng là 150ml mỗi ngày. Tuy nhiên nước ép trái cây không chứa chất xơ có trong toàn bộ trái cây và rau quả. Sữa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như protein, một số vitamin B, iốt và canxi cũng như là một nguồn cung cấp nước Đồ uống có đường, chẳng hạn như đồ uống có ga, nước ép, nước trái cây và nước có hương vị có thể chứa nhiều đường và thường cung cấp ít chất dinh dưỡng - điều này làm tăng lượng calo cho cơ thể và đường có thể gây hại cho răng nếu đồ uống được tiêu thụ thường xuyên. Bạn nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ đồ uống có đường và thay thế bằng các loại đồ uống dành cho ăn kiêng, không đường.Đồ uống thể thao thường chứa một số carbohydrate và chất điện giải, phổ biến nhất là natri. Bổ sung các yếu tố này có thể giúp chất lỏng từ thức uống được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn, thay thế một phần natri có thể bị mất do đổ mồ hôi và cũng sẽ cung cấp một số năng lượng. Tuy nhiên, những điều này chỉ thực sự cần thiết với những người đang luyện tập ở cường độ cao, ví dụ: trong các môn thể thao sức bền, nơi lượng mồ hôi thất thoát nhiều hơn và có thể cần thêm năng lượng. Nếu luyện tập ở mức độ thấp hơn thì nước lỏng có khả năng đủ để thay thế lượng chất lỏng mất đi và lượng natri bị mất trong mồ hôi sẽ được thay thế khi ăn thức ăn. Carbohydrate trong thức uống sẽ bổ sung calo, có thể không cần thiết và sẽ phản tác dụng nếu một phần lý do của việc vận động là để kiểm soát cân nặng. Đường trong đồ uống thể thao cũng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng.Nước tăng lực có thể chứa nhiều đường, caffeine và các chất kích thích khác. Chúng có thể chứa hàm lượng caffeine cao nên không thích hợp cho trẻ em.Đồ uống có cồn có tác dụng lợi tiểu, tức là nguyên nhân khiến bạn mất nhiều nước trong nước tiểu, vì vậy uống rượu có thể dẫn đến mất nước. Một điều quan trọng nữa là phải giữ mức tiêu thụ rượu trong giới hạn khuyến nghị (không quá 14 đơn vị mỗi tuần cho cả nam và nữ). Đồ uống có cồn chứa calo, vì vậy chúng có thể làm tăng lượng calo bổ sung vào cơ thể, ví dụ: một ly rượu vang 12% tiêu chuẩn (175ml) chứa khoảng 126 kcal và một lít rượu 5% chứa khoảng 215 kcal.Thức ăn - có thể ngạc nhiên khi biết rằng trung bình chúng ta nhận được 20% tổng lượng nước từ thức ăn! Một số loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, đặc biệt là trái cây và rau quả, thường có hơn 80% là nước. Thực phẩm như súp và món hầm, có nhiều nước được thêm vào trong quá trình chuẩn bị, cũng là một nguồn cung cấp nước. Vì vậy, thực phẩm có thể cung cấp thêm nước, ngoài 6-8 ly chất lỏng bạn nên uống mỗi ngày.Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào về chủ đề dinh dưỡng, có thể để lại câu hỏi tại mục HỎI BÁC SĨ VINMEC trên website. Câu hỏi sẽ được bác sĩ tư vấn và gửi tới Quý khách trong thời gian sớm nhất. Bài viết được tham khảo tại nguồn: nutrition.org.uk
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chan-doan-va-dieu-tri-rubella-bam-sinh-vi
Chẩn đoán và điều trị rubella bẩm sinh
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Nguyễn Thái Ngọc Châu - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác có 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi - Sơ sinh, nguyên là Phó khoa nhi Bệnh viện Quốc Tế Phương Châu (Cần Thơ). Thế mạnh của bác là khám và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em, hồi sức cấp cứu nhi, điều trị bệnh lý nhi khoa. Rubella (tên gọi khác là sởi Đức) là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus rubella (virus ARN giống Rubivirus họ Togaviridae) gây nên. Bệnh lây truyền từ người bệnh, người mang virus sang người lành qua đường hô hấp hoặc từ mẹ sang thai nhi.Rubella biểu hiện bằng việc cơ thể sốt, phát ban, nổi hạch. Bệnh thường diễn biến lành tính nhưng cũng có thể gây một số biến chứng như viêm não – màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu... 1. Rubella bẩm sinh là gì? Phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh rubella, đặc biệt trong 18 tuần đầu của thai kỳ, có thể gây sẩy thai, thai lưu, sinh non và các tổn thương nặng nề cho thai nhi. Các trường hợp bị Rubella bẩm sinh ở trẻ gồm:Trẻ sinh ra từ mẹ có tiền sử nhiễm rubella khi mang thai và trẻ có xét nghiệm rubella IgM dương tính với rubella;Hội chứng rubella bẩm sinh: Với các dị dạng thai nhi thuộc 2 nhóm:Nhóm A: Đục thủy tinh thể, glaucoma bẩm sinh, bệnh tim bẩm sinh, tổn thương thính giác, bệnh võng mạc sắc tố;Nhóm B: Ban tím, gan lách to, vàng da, não nhỏ, chậm phát triển, viêm não màng não, bệnh xương trong (hình ảnh X-quang). 2. Chẩn đoán rubella bẩm sinh thế nào? Việc chẩn đoán xác định trẻ sơ sinh bị nhiễm Rubella căn cứ vào việc xét nghiệm kháng thể trong máu cuống rốn. Có thể khẳng định nhiễm khi tìm thấy cả rubella IgM dương tính và IgG dương tính. Việc chẩn đoán xác định trẻ sơ sinh bị nhiễm Rubella căn cứ vào việc xét nghiệm kháng thể trong máu cuống rốn 3. Điều trị rubella bẩm sinh thế nào? Không thể tiêm chủng vắc xin phòng bệnh rubella ở phụ nữ đang có thai. Vì vậy, nếu chưa tiêm phòng trước khi mang thai thì việc chẩn đoán nhiễm rubella ở thai phụ giữ vai trò rất quan trọng.Trong trường hợp phụ nữ đang mang thai bị mắc rubella:Trong 3 tháng đầu của thai kỳ: Tư vấn đình chỉ thai nghén khi đã có chẩn đoán xác định.Ở giai đoạn 13 - 18 tuần của thai kỳ: nguy cơ bé bị rubella bẩm sinh là rất cao. Cần kết hợp chọc ối để xét nghiệm chẩn đoán xác định. Nếu thấy rubella trong nước ối thì tư vấn đình chỉ thai; ngược lại, trường hợp âm tính thì tiếp tục theo dõi.Ở giai đoạn sau 18 tuần của thai kỳ: Nguy cơ bé bị rubella bẩm sinh là tương đối thấp, nhưng vẫn cần theo dõi thai kỳ chặt chẽ.Ngoài ra, thai phụ cũng cần được điều trị triệu chứng như:Giảm đau, hạ nhiệt;Giữ ấm, tránh gió lạnh trong thời gian phát ban, đề phòng bội nhiễm viêm đường hô hấp;Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng;Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin;Trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh cần được điều trị những biến chứng do bệnh gây ra. 4. Phụ nữ có thai bị Rubella có nguy hiểm không? Phụ nữ mang thai mắc rubella rất nguy hiểm. Điều đáng quan tâm nhất là những dị tật của thai nhi trong bụng mẹ:3 tháng đầu: 70-100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan tim, mắt, não;Hơn 3 tháng sau: Nếu thai được 13-16 tuần thì trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi thai được 17-20 tuần thì tỷ lệ này là 5%. Và khi thai hơn 20 tuần, tỷ lệ đó là 0%.Đặc biệt, phụ nữ nhiễm rubella trong 18 tuần đầu của thai kỳ cũng rất dễ bị sảy thai, thai chết lưu trong tử cung hoặc sinh non. Nếu tiếp tục kéo dài được thai kỳ thì trẻ cũng khó phát triển khỏe mạnh, thường nhẹ cân, chậm lớn, dễ bị đau ốm bệnh tật và trí tuệ kém.Chính vì vậy, trong thời gian mang thai, phụ nữ cần đến các cơ sở y tế tin cậy hoặc bệnh viện chuyên khoa uy tín để làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Khi bà mẹ mang thai giai đoạn 3 tháng đầu bị bệnh Rubella thì rất dễ bị sẩy thai hoặc thai chết lưu 5. Phòng bệnh rubella bẩm sinh thế nào? Hai biện pháp chính của phòng bệnh rubella là cách ly và tiêm phòng vắc-xin. Tiêm phòng vắc-xin Rubella giảm độc lực, tạo nên miễn dịch ít nhất là 16 năm hoặc có thể cả đời. Vì vậy nên tiêm phòng Rubella rộng rãi cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi.Để phòng hội chứng Rubella bẩm sinh, phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ (15-40) nếu chưa mắc bệnh bao giờ hoặc chưa tiêm khi còn nhỏ thì cần tiêm bổ sung vắc-xin này, giúp phòng bệnh Rubella và phòng khi mang thai bị bệnh sẽ gây hội chứng Rubella bẩm sinh cho thai nhi.Chú ý: Sau tiêm phòng ít nhất 3 tháng mới nên có thai.Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thànhKỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tinh-trang-khong-dung-nap-fructose-va-mot-so-loai-gia-vi-bieu-hien-nhu-nao-vi
Tình trạng không dung nạp Fructose và một số loại gia vị biểu hiện như thế nào?
Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Ở những người không dung nạp fructose, loại đường này không được hấp thụ vào máu một cách hiệu quả. Thay vào đó, đường fructose sẽ đi đến ruột già, nơi nó được lên men bởi vi khuẩn đường ruột, gây ra tình trạng khó tiêu hóa. 1. Không dung nạp fructose là gì? Fructose là một loại đường đơn giản được tìm thấy trong trái cây và rau quả cũng như các chất tạo ngọt như mật ong, Si-rô ngô có hàm lượng fructose cao.Việc tiêu thụ đường fructose, đặc biệt là từ đồ uống có đường, đã tăng đáng kể và có liên quan đến sự gia tăng bệnh béo phì, gan và tim mạch. Bên cạnh sự gia tăng các bệnh liên quan đến fructose thì cũng có sự gia tăng về chứng kém hấp thu và không dung nạp fructose.Ở những người không dung nạp fructose, loại đường này không được hấp thụ vào máu một cách hiệu quả. Thay vào đó, đường fructose sẽ đi đến ruột già, nơi nó được lên men bởi vi khuẩn đường ruột, gây ra tình trạng khó tiêu hóa.Các biểu hiện không dung nạp fructose bao gồm :Trướng bụngBệnh tiêu chảyBuồn nônĐau bụngNôn mửaĐể kiểm soát các triệu chứng không dung nạp fructose, người bệnh nên tránh các loại thực phẩm sau đây:Nước ngọtMật ongTáo, nước táo và rượu táoMật hoa cây thùaThực phẩm chứa si-rô ngô nhiều fructoseMột số loại trái cây như dưa hấu, anh đào, lê...Một số loại rau như đậu Hà Lan ngâm đường Tiêu chảy là một trong những triệu chứng không dung nạp fructose 2. Một số loại thực phẩm và gia vị thực phẩm không dung nạp khácTuy nhiên, có nhiều loại thực phẩm và thành phần khác mà mọi người cũng có thể không dung nạp, bao gồm:Aspartame: Aspartame là một chất làm ngọt nhân tạo thường được sử dụng như một chất thay thế đường. Mặc dù nghiên cứu còn mâu thuẫn, một số nghiên cứu đã báo cáo các tác dụng phụ như trầm cảm và khó chịu ở những người nhạy cảm.Trứng: Một số người bệnh sẽ bị khó tiêu khi ăn lòng trắng trứng nhưng không bị dị ứng với trứng. Không dung nạp trứng có liên quan đến các triệu chứng như tiêu chảy và đau bụng.Bột ngọt: Bột ngọt được sử dụng như một chất phụ gia tăng hương vị trong thực phẩm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn một lượng lớn bột ngọt có thể gây đau đầu, nổi mề đay và đau ngực.Chất tạo màu thực phẩm: Chất tạo màu thực phẩm đã được chứng minh là gây phản ứng quá mẫn ở một số người. Các triệu chứng không dung nạp chất tạo màu thực phẩm bao gồm phát ban, sưng da và nghẹt mũi.Nấm men: Những người không dung nạp nấm men thường ít gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn những người bị dị ứng nấm men. Các triệu chứng không dung nạp nấm men thường giới hạn ở hệ tiêu hóa.Rượu đường: Rượu đường thường được sử dụng làm chất thay thế không calorie cho đường. Chúng có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa lớn ở một số người, bao gồm đầy hơi và tiêu chảy.Có nhiều loại thực phẩm và phụ gia thực phẩm mà mọi người không dung nạp được. Chất tạo màu thực phẩm, bột ngọt, trứng, đường aspartame và rượu đường đều được chứng minh là có thể gây ra các triệu chứng ở một số người. 3. Kết luậnBiểu hiện không dung nạp thực phẩm khác với dị ứng. Hầu hết không dung nạp thực phẩm không kích hoạt hệ thống miễn dịch và các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh.Do đó, nếu nghi ngờ rằng bạn có thể không dung nạp một loại thực phẩm hoặc phụ gia thực phẩm nhất định, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn xét nghiệm và điều trị để ngăn ngừa các triệu chứng không mong muốn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-tuy-man-tinh-xay-ra-the-nao-vi
Viêm tụy mạn tính xảy ra thế nào?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Viêm tụy mạn là tổn thương tụy kéo dài, chức năng tụy không còn được đảm bảo, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Dù bệnh ít gặp trong cộng đồng nhưng tác động khá nặng nề, trong khi phần lớn các trường hợp là có thể phòng tránh được. 1. Viêm tụy mạn là gì? Tụy là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, hình chiếc lá và nằm ẩn vào thành sau ổ bụng. Cơ quan này vừa có chức năng nội tiết, vừa có chức năng ngoại tiết.Chức năng nội tiết của tụy là tiết ra các hormone duy trì nồng độ glucose trong máu; nếu insulin do tụy tiết ra quá ít hay các mô cơ thể có sự đề kháng, lượng đường trong máu tăng lên gây ra đái tháo đường. Đối với chức năng ngoại tiết, tụy sản xuất ra các men tiêu hóa, theo ống tụy cùng với dịch mật đổ vào tá tràng, phân giải thức ăn thành các phân tử dinh dưỡng để hấp thu vào trong máu.Những đợt viêm cấp tính xảy trên nhu mô tụy cuối cùng sẽ dẫn đến viêm tụy mạn. Đây là một quá trình bệnh lý đặc trưng bởi sự tổn thương tụy không hồi phục, được xác định bằng các bất thường mô học bao gồm viêm mạn tính, xơ hóa và sự phá hủy mô tụy ngoại tiết lẫn nội tiết. 2. Các nguyên nhân gây viêm tụy mạn Nguyên nhân gây viêm tụy mạn rất đa dạng. Có thể nói bất cứ tác nhân nào làm viêm tụy cấp tái đi tái lại đều dẫn đến viêm tụy mạn.Trong đó, rượu là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm tụy mạn, chiếm 70% các trường hợp. Lượng cồn cần tiêu thụ để dẫn đến viêm tụy mạn phải đạt ít nhất 150g mỗi ngày và kéo dài trong ít nhất 5 năm. Theo đó, rượu sẽ gây viêm tụy từng đợt cấp ở các đối tượng nghiện rượu sau khi tiêu thụ sau một thời gian dài. Ban đầu là các cơn đau đột ngột, dữ dội; sau đó, các cơn rút ngắn khoảng cách và cũng giảm dần về mức độ đau, người bệnh đau âm ỉ kéo dài kèm suy kiệt do không hấp thu được dinh dưỡng.Trong nhóm nguyên nhân độc chất và chuyển hóa, còn có yếu tố viêm tụy mạn do hút thuốc lá, tăng calci máu, tăng lipid máu, suy thận mạn hay dùng các loại thuốc.Tương tự như viêm tụy cấp, viêm tụy mạn cũng có thể là hệ quả của sự tắc nghẽn kéo dài như tắc nghẽn ống tụy mật, dị dạng phôi thai tụy đôi, rối loạn cơ vòng Oddi, nang tá tràng trước nhú. Bên cạnh đó, bệnh lý này còn là di chứng sau viêm tụy cấp hoại tử, viêm tụy do bệnh lý mạch máu, thiếu máu cục bộ tại tụy.Ngoài ra, viêm tụy mạn còn có nguyên nhân do các bệnh lý tự miễn, các bất thường trong di truyền cũng như viêm tụy vô căn. 3. Triệu chứng của viêm tụy mạn như thế nào? Giống như viêm tụy cấp, tổn thương tụy mạn tính cũng đặc trưng bởi tình trạng đau bụng Giống như viêm tụy cấp, tổn thương tụy mạn tính cũng đặc trưng bởi tình trạng đau bụng. Tuy nhiên, người bệnh có quá trình đau kéo dài tại thượng vị hay đôi khi chỉ là cảm giác căng tức. Cơn đau thường tăng lên rõ rệt vào mỗi bữa ăn hoặc khi có uống rượu. Đau lan xuyên ra sau lưng hoặc ra một nửa phần bụng trên, thỉnh thoảng lan xuống nửa dưới. Để hạn chế đau, người bệnh thường bất động trong tư thế khum người như ngồi cúi ra trước hoặc nằm co chân, rất hạn chế nằm ngửa hay ưỡn người vì sẽ khiến đau nhiều hơn.Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng thường buồn nôn, nôn ói, chán ăn, ăn uống rất kém. Hệ quả là họ bị sụt cân liên tục đến mức suy kiệt. Nguyên nhân sụt cân phần lớn do ăn ít vì sợ đau bụng tăng lên hơn, một phần khác do kém hấp thu và đái tháo đường không kiểm soát.Điểm khác biệt của viêm tụy cấp so với viêm tụy mạn là sự biểu hiện rõ ràng của suy giảm chức năng nội tiết và ngoại tiết của tụy. Đái tháo đường do tụy nội tiết là loại đái tháo đường phụ thuộc hoàn toàn vào insulin với những biến chứng, nguy cơ tim mạch tương tự như đái tháo đường vô căn.Đối với chức năng ngoại tiết, do tụy không còn bài tiết được các men tiêu hóa nên thực phẩm ăn vào không được tiêu thụ, người bệnh bị tiêu chảy kéo dài. Đặc trưng bệnh lý tuyến tụy là tiêu phân mỡ với váng mỡ nổi trên mặt nước bồn cầu, mùi tanh hôi. Biểu hiện này xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh khi lượng men tiết ra đã giảm chỉ còn 10% so với bình thường.Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể có các triệu chứng khác như vàng da do tụy chèn ép ống mật chủ, báng bụng hoặc tràn dịch màng phổi do rò dịch tụy từ ống tụy hoặc nang giả tụy, nốt đau ở chân do hoại tử mỡ, viêm đa khớp ở bàn tay (hiếm gặp)... 4. Viêm tụy mạn có nguy hiểm không? Do là một cơ quan vừa nội tiết, vừa ngoại tiết, tổn thương trong viêm tụy mạn khó hồi phục lại như ban đầu, chức năng không còn được đảm bảo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Người bệnh không sử dụng được phân tử đường trong chuyển hóa tế bào nên bị tăng đường huyết. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng từ thức ăn cũng không được phân giải và hấp thụ nên bệnh nhân nhanh chóng sụt cân, suy kiệt.Ngoài ra, viêm tụy mạn cũng có thể gây ra các biến chứng thực thể như hình thành nang giả tụy với kích thước lớn và không tự thoái lui, bị rò dịch tụy nên gây báng bụng dịch tụy hoặc dễ tạo lập huyết khối trong tĩnh mạch lách, tĩnh mạch chủ dưới trong khi cũng dễ bị xuất huyết dãn tĩnh mạch...Đặc biệt, viêm tụy mạn tính kéo dài cũng là một yếu tố nguy cơ của ung thư tụy, với thời gian sống còn khá ngắn cho dù phát hiện sớm và tích cực điều trị triệt căn từ đầu. 5. Cách điều trị khi bị viêm tụy mạn Đóng vai trò cốt lõi trong điều trị viêm tụy mạn là phải ngưng rượu bia, ngưng thuốc lá càng sớm càng tốt Đóng vai trò cốt lõi trong điều trị viêm tụy mạn là phải ngưng rượu bia, ngưng thuốc lá càng sớm càng tốt. Chỉ khi làm được như vậy thì mới có thể bảo tồn được phần nào nhu mô tụy còn lại.Song song đó, người bệnh cần tuân thủ theo một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Trong đó, thức ăn cần được chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày nhằm tránh áp lực đòi hỏi lượng nhiều men tụy cùng lúc. Chú ý tránh chất béo hay thức ăn nhiều dầu mỡ. Lúc này, cũng cần theo dõi việc cung cấp và tiêu thụ các vitamin tan trong dầu, nhất là vitamin D, theo dõi mật độ xương. Cân nhắc việc bổ sung men tụy bằng các viên men không vỏ bọc để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn.Bên cạnh đó, cần chú ý điều trị giảm đau cho người bệnh, gián tiếp giúp họ tiêu thụ thức ăn tốt hơn, không hạn chế ăn uống chỉ vì lý do đau đớn. Loại thuốc giảm đau có thể dùng là acetaminophen, aspirin, các dẫn xuất á phiện cũng như các thuốc chống trầm cảm, giảm đau thần kinh. Tuy nhiên, trong các trường hợp dùng kéo dài, cần cân nhắc khả năng bị nghiện thuốc giảm đau.Mặt khác, có thể xem xét về việc dùng octreotide lâu dài. Tác nhân này cũng có thể giảm đau do giảm tiết men tụy cũng như gián tiếp tác động thông qua giảm các hormone kích thích bài tiết dạ dày – ruột trong máu.Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường do tổn thương tụy, tiếp cận điều trị cũng giống như tiểu đường tuýp 1 nhưng lượng insulin cần dùng thường thấp hơn. Lý do là vì các đối tượng này có nguy cơ bị hạ đường huyết cao hơn. Tuy nhiên, việc phòng tránh các biến chứng cấp và mạn của đái tháo đường cũng tương tự bệnh lý đái tháo đường thông thường.Cuối cùng, chỉ định can thiệp ngoại khoa cần cân nhắc sớm trong các trường hợp viêm tụy do tắc nghẽn, giúp bảo tồn phần nào nhu mô tụy lành lặn còn lại. Các thủ thuật qua nội soi có thể dẫn lưu ống tụy để giảm tắc nghẽn, bằng cách lấy sỏi ống tụy, đặt stent ống tụy hay cắt cơ vòng ống tụy để vừa đặt stent, vừa để lấy sỏi ống tụy. Có thể chuyển sang phẫu thuật khi các biện pháp trên thất bại.Tóm lại, viêm tụy mạn là một bệnh lý mạn tính nặng nề trên đường tiêu hóa, ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Do chức năng của tuyến tụy nên đến nay vẫn chưa thể tái lập hoàn toàn bằng nhân tạo được. Tuy nhiên, có kiến thức để đề phòng bệnh lý này, phát hiện và tích cực điều trị ngay từ đầu sẽ phần nào thuyên giảm được những tác động nặng nề mà bệnh gây ra.Với kinh nghiệm 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội soi – Nội tiêu hóa, Bác sĩ Đồng Xuân Hà thực hiện thành thạo các kỹ thuật nội soi tiêu hóa chẩn đoán, can thiệp cấp cứu và can thiệp điều trị. Hiện tại, là Bác sĩ Nội soi tiêu hoá Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/giup-con-xa-stress-truoc-khi-thi-vi
Giúp con xả stress trước khi thi
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Lê Thu Phương - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Các bệnh lý về rối loạn tâm thần, lo âu, trầm cảm ngày càng có xu hướng gia tăng ở trẻ tuổi học đường đặc biệt vào mùa thi cử. Nguyên nhân đa phần là do áp lực các kì thi. Vậy làm thế nào để giúp con xả stress trước khi thi? 1. Vì sao trẻ dễ bị stress trước khi thi Hiện nay, trên thực tế số lượng học sinh, sinh viên tử tự do học tập căng thẳng ngày càng tăng và đây là con số đang ở mức báo động. Bác sĩ chuyên khoa cảnh báo: Căng thẳng thi cử quá mức là yếu tố tâm lý nguy hiểm cần được nhận biết.Sự căng thẳng quá mức không kiểm soát được sẽ tác động và gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Kết quả học tập thấp kém không như mong đợi khiến trẻ chán nản, khó hòa nhập với cuộc sống bình thường và ảnh hưởng đến tương lai về sau. Các nguyên nhân gây ra căng thẳng, stress cho trẻ đó là:Áp lực thi cử từ gia đình, thầy cô, bạn bè, áp lực về điểm số,.. Những trẻ có tâm lý yếu dễ xúc động, thường xuyên bị nghe những lời chỉ trích từ cha mẹ, hay bị so sánh với các bạn cùng lớp, bị cha mẹ bắt học những thứ mà bản thân trẻ không thích hay áp lực khi bị điểm kém, bị thầy cô phê bình, trượt môn,... làm trẻ lo lắng gây nên những căng thẳng không thể nào giải tỏa được. Trầm cảm Các kì thi chuyển cấp, học dồn dập để thi tốt khiến trẻ không tiếp thu được hết hậu quả dẫn đến sự lo lắng bất an xảy ra trước kì thi làm trẻ học tập không hiệu quả, không đạt được các kì thi như mong muốn. Sau đó trẻ tiếp tục bị chỉ trích, căng thẳng lại càng căng thẳng tâm lý hơn hậu quả trẻ dễ bị mắc các rối loạn lo âu, trầm cảm, cuối cùng trẻ có thể có các hành vi hủy hoại bản thân như tự tử, bất mãn,...Điểm học tập hàng ngày thấp đến kì thi bắt buộc phải đạt kết quả cao mới qua môn càng làm cho trẻ chịu nhiều áp lực hơnKhông có ai để chia sẻ, cảm thông, lắng nghe trước những áp lực đóChưa tìm được phương pháp học tập hiệu quả khiến trẻ nhanh quên. Hàng ngày trẻ có thể nhớ biết cách làm bài tuy nhiên đến kì thi lại mau quên.Cha mẹ đòi hỏi ở con quá nhiều, vượt qua khả năng học tập của con, không chấp nhận năng lực thực sự của con, ép con phải đạt được những mong muốn của cha mẹNếu tâm sự được với trẻ có thể biết được các biểu hiện thường gặp trước kì thi như: Vã mồ hôi, hồi hộp đập trống ngực, tim đập nhanh, cảm giác buồn nôn, đau bụng, muốn đi vệ sinh, run tay chân, ngủ kém, cảm giác đau đầu, đau các cơ. Cảm xúc không ổn định: khóc lóc, lo lắng, bồn chồn, bứt rứt, khó chịu, đứng ngồi không yên và phản ứng quá căng thẳng trước những sự việc thường nhật hàng ngày và không thể nào thoát ra khỏi được sự lo lắng đó 2. Làm thế nào để giúp con xả stress trước khi thi Cha mẹ không nên gây áp lực cho con Cha mẹ không gây áp lực cho con mình về mọi mặt:Không đòi hỏi con mình phải được như những đứa trẻ cùng trang lứa khác, tuyệt đối không so sánh kết quả học tập với đứa trẻ khác, không đòi hỏi con mình phải đạt kết quả thật cao hay phải nhất lớp. Cha mẹ phải luôn thấu hiểu con mình, quan tâm đến học tập của con, biết con học lực ở mức nào mà mà có những tiêu chuẩn cho con 1 cách phù hợp nhất.Động viên trẻ bằng những món quà thay cho phần thưởng để con có động lực phấn đấu, khích lệ con tiếp tục cố gắng trong các kì thi sau.Trước khi thi nên tạo cảm giác an tâm, tinh thần thoải mái, thường xuyên động viên con, nấu những món ngon cho con, nên nói chuyện nhẹ nhàng, bình tĩnh với con.Nếu con bị điểm thấp cần giữ bình tĩnh, không nên mắng mỏ, đay nghiến, không chỉ trích, chê bai con, dồn con vào con đường cùng, không nói những lời làm tổn thương con như: “Bố mẹ thất vọng về con”, “ Cho bao tiền ăn học mà học hành không ra gì”, “Con đã làm ảnh hưởng tới danh dự của gia đình”, “Con biến đi cho khuất mắt”... Những lời lẽ nóng giận của cha mẹ có thể khiến trẻ buồn bã, mất bình tĩnh, muốn bỏ nhà ra đi, tự tử,...Cha mẹ trẻ cần học cách biết lắng nghe để tìm ra nguyên nhân như con học kém môn này, con chưa biết làm dạng bài này hay tự nhiên vào phòng thi con quên hết,... để từ đó tìm cách khắc phục cho con.Động viên con bằng những lời lẽ yêu thương như gia đình, bố mẹ luôn là nơi yêu thương, che chở cho conCha mẹ giúp con học. Cha mẹ hãy như một người bạn tâm sự của con, chia sẻ những kinh nghiệm học tập giúp con mình có phương pháp học tốt, đạt hiệu quả cao.Khuyến khích trẻ tham gia thể dục thể thao. Hướng dẫn trẻ chơi những môn thể thao mà trẻ thích như đạp xe, chạy bộ, đá bóng, đánh cầu... thư giãn đầu óc với tivi, trò chơi,...Đảm bảo giấc ngủ đủ và sâu. Cha mẹ cần quan tâm đến giấc ngủ của trẻ, trẻ ngủ đủ giấc giúp con bạn cải thiện trí óc và khả năng tập trung. Ngược lại nếu trẻ mất ngủ kéo dài cần được khám và chữa trị kịp thời.Chế độ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết trong suốt quá trình thi cử vất vả. Làm nhiều món ngon với trái cây, rau, ngũ cốc, món ăn nhiều protein... Tránh lạm dụng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá...Khi thấy con em mình có những biểu hiện bất thường trong hành vi, lời nói, các bố mẹ cần phải đưa ngay con mình đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được khám, tư vấn và có hướng điều trị thích hợp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cong-dung-cua-cot-khi-cu-duoc-lieu-vi
Công dụng của cốt khí củ dược liệu
Cốt khí củ là một vị thuốc nam nổi tiếng dùng để điều trị các bệnh xương khớp, tim mạch,... Hãy cùng tìm hiểu xem cốt khí củ dược liệu là gì cũng như những công dụng của cốt khí củ. 1. Cốt khí củ là gì? Cốt khí củ là loài cây mọc hoang ở các vùng đồi núi rất cao nước ta như ở Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang,... với khoảng độ cao trên 1000m đến 1600m. Trong trường hợp cần trồng thì có thể sử dụng củ hoặc hạt của cốt khí củ, có thể trồng mà không cần chăm sóc quá nhiều.Cây cốt khí có dạng thân gỗ bán rỗng với các hạch to. Cây tuy nhỏ chỉ giao động cao từ 0,5m đến 1m nhưng lại là cây sống lâu năm. Thân cây trơn không có lông, trên cành và thân cây thường có những đốm đốm màu tím.Lá cây cốt khí mọc so le với phần cuống ngắn, phiến là rộng và nhọn dần về phía trên. Mặt lá có màu xanh đậm ở mặt trên và màu nhạt hơn ở mặt dưới. Hoa của cây mọc thành chùm, có nhiều hoa nhỏ màu trắng. Hoa rất nhỏ nên thường bị bỏ qua, nên có khá nhiều người nói cây cốt khí củ không có hoa.Có thể thu hoạch cốt khí củ quanh năm nhưng đặc biệt chất lượng của vị thuốc cốt khí củ tốt nhất là khi thu hoạch vào mùa thu khoảng tháng 8 - tháng 9. Sau khi đào cẩn thận không làm gãy củ về sẽ rửa sạch cát bụi, cắt thành mẩu ngắn hoặc thái mỏng. Cuối cùng phơi nắng hay sấy khô để bảo quản. Cốt khí củ dược liệu chính là phần thân rễ sau khi đã được sơ chế phơi khô của cây cốt khí củ. Hình ảnh dược liệu cốt khí củ 2. Công dụng của cốt khí củ dược liệu Theo đông y, cốt khí củ dược liệu có vị ngọt đắng, tính ấm có tác dụng tiêu viêm, trừ phong thấp, sát khuẩn, trị đau nhức gân khớp, phong tê thấp, mỏi lưng, đau bụng dưới,...Y Học Hiện Đại cũng chứng minh vị thuốc cốt khí củ có thể tác dụng hỗ trợ chữa trị những bệnh như:Huyết áp caoTiêu viêm, cầm máuAn thầnLợi tiểu, giải độcCải thiện ho suyễnHỗ trợ điều hòa kinh nguyệtChướng bụng, đầy hơiĐau xương khớpĐau đầu gối, sưng mu bàn chânĐau bụng kinhSỏi tiết niệu, sỏi mật, viêm túi mậtViêm ganChữa bỏngBầm máu do té ngãTrị rắn độc cắn, ung nhọtViêm họngThoái hóa đốt sống cổĐiều trị xơ vữa động mạch, cholesterol caoUng thưBệnh gout Trong đông y cốt khí củ có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau 3. Những lưu ý khi sử dụng cốt khí củ dược liệu? Có rất nhiều bài thuốc sử dụng cốt khí củ. Nhưng đây là một loại dược liệu có dược tính khá mạnh, không phù hợp sử dụng cho những trường hợp sau:Phụ nữ đang mang thai: Cốt khí củ có tác dụng hoạt huyết mạnh nên không dùng cho phụ nữ có thai. Sử dụng có thể làm tăng co bóp tử cung và gây sảy thai, sinh non.Phụ nữ đang mong muốn mang thai: Mặc dù rất tốt cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, vô kinh, căng tức ngực,... nhưng do dược tính của dược liệu, nếu dùng quá nhiều dễ khiến cơ thể mẫn cảm, khó thụ thai.Không sử dụng đồng thời với thuốc chống đông máu và thuốc co mạch, không dùng cho người bị rong kinh. Bởi cốt khí củ có thể làm chậm quá trình đông máu, tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.Những trường hợp nhạy cảm như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, u xơ,... không nên sử dụng cốt khí củ. Bởi có một số trường hợp chứng minh cốt khí củ có thể hoạt động như estrogen.Với người bệnh chuẩn bị phẫu thuật: Nên ngừng sử dụng cốt khí củ trước khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần. Bởi cốt khí củ có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu khi phẫu thuật.Hạn chế cho trẻ em dưới 13 tuổi sử dụng loại thuốc này vì cây có thể gây ra những đột biến, biến đổi mà chúng ta không thể lường trước được.Nên uống thuốc cốt khí củ sau bữa ăn khoảng 20 - 30 phút tốt nhất nên uống khi còn nóng.Không dùng thuốc để qua đêm, vì vi sinh vật lên men có thể gây chướng bụng, đau bụng.Trong thời gian dùng cốt khí củ, nên tránh ăn đồ cay, rau muống, đồ tanh, đậu xanh, rượu, bia, các chất kích thích khiến thuốc mất tác dụng hoặc phản tác dụng.Trong trường hợp bị dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm, dược liệu, chất bảo quản hay thuốc nhuộm nào cũng không nên tự động sử dụng cốt khí củ.Nếu đang trong quá trình sử dụng thuốc đặc trị, cần có sự tham khảo và kê đơn của bác sĩ mới được bổ sung cốt khí củ. Bởi cốt khí củ có thể tương thích nhưng cũng có thể tương khắc với nhiều hợp chất khác nhau trong thuốc.Liều lượng và từng phương pháp sử dụng cốt khí củ dược liệu trong từng trường hợp là khác nhau. Không có một công thức cụ thể nào cả mà bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe người bệnh, mục đích sử dụng, độ tuổi và cả giới tính để kê nên một đơn thuốc thích hợp nhất.Hiện nay, cốt khí củ dược liệu có thể sử dụng ở dạng tươi, chiết xuất thành bột hoặc thành dạng viên nang. Trước khi sử dụng cốt khí củ khô cần phải ngâm mềm, dược liệu này rất dễ mốc và giảm chất lượng vị thuốc. Chính vì vậy việc thu hoạch, điều chế và bảo quản cần được đảm bảo đúng kỹ thuật nhất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-gay-viem-dau-da-day-khi-mang-thai-vi
Nguyên nhân gây viêm, đau dạ dày khi mang thai
Đau dạ dày khi mang thai là một tình trạng hay gặp khiến cho bà bầu khó chịu và lo lắng. Tìm hiểu nguyên nhân và yếu tố gây đau dạ dày khi mang thai rất quan trọng để khắc phục hoặc giảm nhẹ triệu chứng, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. 1. Nguyên nhân gây viêm, đau dạ dày khi mang thai Viêm dạ dày là tình trạng gây ra do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ. Điều này đối với phụ nữ mang thai có thể do rất nhiều yếu tố gây ra như sauPhụ nữ khi mang thai thường bị căng thẳng và lo lắng, nhất là những người mới mang thai lần đầu. Những yếu tố tâm lý này làm ảnh hưởng tới sự co bóp dạ dày, tăng tiết dịch vị và nếu kéo dài sẽ gây viêm dạ dày.Nôn nghén: 3 tháng đầu thai kỳ thai phụ dễ bị ốm nghén với các triệu chứng buồn nôn, nôn điều này có thể tác động đến hoạt động tiêu hóa, khiến cho dạ dày bị kích thích, tăng co bóp quá mức dẫn đến tăng tiết dịch vị và đau dạ dày.Sự thay đổi nội tiết khi mang thai: Khi mang thai hormone progesterone ở người phụ nữ sẽ tăng đột ngột. Loại hormone này có vai trò giúp phát triển các yếu tố nuôi dưỡng thai nhi trong tử cung và giúp hạn chế nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, việc hormon này tăng lên bất thường lại dễ làm cho nhu động ruột giảm, gây tăng áp lực ổ bụng và kích thích dạ dày. Điều này sẽ làm dạ dày có xu hướng bài tiết dịch vị nhiều hơn, co bóp quá mức và đau.Phát triển thai nhi: Trong suốt thời kỳ mang thai, tử cung của người phụ nữ sẽ giãn nở để làm sao đủ không gian cho thai nhi phát triển và điều này trở thành tác nhân làm tăng áp lực ổ bụng, khiến cho bàng quang, hậu môn và dạ dày bị kích thích. Do đó, đây chính là lý do khiến nhiều bà bầu đau dạ dày.Chế độ ăn uống: Nếu như mẹ bầu có một chế độ ăn uống không phù hợp thì có thể dẫn tới đau dạ dày khi mang thai.Nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm dạ dày tá tràng. HP có thể lây qua đường tiêu hoá và nếu ăn uống không đảm bảo vệ sinh có thể gây nhiễm vi khuẩn này. Đau dạ dày khi mang thai là một tình trạng hay gặp 2. Một số dấu hiệu đau dạ dày khi mang thai Hầu hết thai phụ khi bị đau dạ dày sẽ có các dấu hiệu sau:Đau vùng thượng vị: Bà bầu khi bị viêm dạ dày sẽ thấy đau bụng vùng trên rốn. Đau có cảm giác nóng rát, thường đau rát hơn khi quá đói hay quá no.Ợ chua, ợ hơi: Tình trạng này gây ra do luồng hơi từ lượng thức ăn bị tích trữ lâu ngày trong dạ dày trào ngược lên thực quản và qua khoang miệng. Khi bị đau dạ dày nặng, luồng hơi còn mang theo dịch vị acid trong dạ dày nên gây ợ chua.Buồn nôn và nôn: Thai phụ khi bị đau dạ dày sẽ rất dễ nhầm lẫn triệu chứng này với hiện tượng ốm nghén, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đau dạ dày khi mang thai thường kèm theo các biểu hiện khác ở trên như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua.Chướng bụng: Dạ dày bị viêm sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Thức ăn tiêu hóa chậm sẽ dẫn tới tồn đọng lâu ngày, từ đó gây ra tình trạng chậm tiêu, chướng bụng.Chán ăn: Người bị đau dạ dày thường hay bị thay đổi khẩu vị nên dẫn tới chán ăn, ăn không ngon miệng. 3. Làm sao khi mang thai bị đau dạ dày? Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt có thể giúp mẹ bầu giảm bớt khó chịu khi bị viêm dạ dày.3.1. Thay đổi chế độ ăn uốngĐể hạn chế tình trạng đau dạ dày khi mang thai, mẹ bầu cần:Tránh tuyệt đối các nhóm thức ăn và đồ uống gây kích thích dạ dày như: Rượu bia, nước ngọt có gas, đồ ăn nhanh...Không nên tăng lượng thức ăn đột ngột: Tránh việc ăn nhiều quá mức làm tăng áp lực cho dạ dày. Trong giai đoạn thai kỳ nên bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe của mẹ và đáp ứng nhu cầu của thai nhi một cách tăng dần.Nên chia nhỏ từ 4 đến 5 bữa mỗi ngày để giảm áp lực lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa.Phụ nữ mang thai nên ăn chín uống sôi tránh nhiễm khuẩn, ăn chậm nhai kỹ và tránh nằm vận động ngay sau khi ăn.Tăng cường bổ sung nước, các loại vitamin và chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày. Thay đổi chế độ ăn uống thể giúp giảm bớt khó chịu nếu bị đau dạ dày khi mang thai 3.2. Thay đổi thói quen sinh hoạtTrong thời gian đầu, thai phụ nên dành thời gian nghỉ ngơi cho cơ thể thích nghi với việc có thêm em bé trong bụng. Tránh lo nghĩ, căng thẳng để giảm ảnh hưởng tới em bé và cơ thể mẹ. Mẹ bầu có thể giảm căng thẳng với một số biện pháp như ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách...Sau 3 tháng đầu mang thai, khi thai nhi ổn định nên bắt đầu luyện tập các động tác có cường độ nhẹ nhàng. Việc luyện tập không chỉ giúp cải thiện khung xương và nâng cao sức khỏe mà còn giúp điều hòa nhu động ruột và giảm cơn đau dạ dày.Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Hầu hết các nguyên nhân đều có thể kiểm soát bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống và nó cũng giảm bớt sau sinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên xây dựng một thói quen sống khoa học và lành mạnh để hạn chế nguy cơ bị viêm dạ dày.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/noi-hach-o-vi-tri-nay-co-the-canh-bao-ung-thu-di-can-20230116105743476.htm
20230116
Nổi hạch ở vị trí này có thể cảnh báo ung thư di căn
Theo Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, việc chẩn đoán giai đoạn là cơ sở để bác sĩ quyết định phương pháp điều trị tối ưu nhất đối với bệnh nhân. Giai đoạn mô tả mức độ phát triển hoặc lan rộng của ung thư từ vị trí nguyên phát ban đầu. Nó cũng cho biết liệu bệnh ung thư đã lan tới cơ quan nào khác ở gần hay xa hơn. Bệnh ung thư có thể ở giai đoạn 0, 1, 2, 3, 4. Con số càng thấp, ung thư càng ít có khả năng di căn. Ở số cao hơn, như giai đoạn 4, nghĩa là ung thư đã trở nên trầm trọng hơn vì nó đã từ vị trí ban đầu lan tới cơ quan khác. Ung thư vòm họng di căn tiến triển âm thầm trong nhiều năm và người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác (Ảnh: Getty). Bệnh ung thư vòm họng chẩn đoán và điều trị gặp rất nhiều khó khăn vì: - Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng "mượn" của các cơ quan lân cận, vì vậy dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh lý khác. - U nguyên phát ở vòm họng tiến triển âm thầm và kín đáo. Nhiều khi khối u đã xâm lấn vào nền sọ mà bệnh tích ở vòm họng vẫn chưa phát hiện được. - Bệnh thường được chẩn đoán muộn (80% đã ở giai đoạn 3 hoặc 4), vì khối u nằm ở sâu khó quan sát trực tiếp. Khi phát hiện được khối u đã lớn, xâm lấn rộng vì vậy tiên lượng rất xấu. Ung thư vòm họng di căn tiến triển âm thầm trong nhiều năm và người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Tùy thuộc vào vị trí mà ung thư vòm họng di căn tới mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau. Khi đã tiến triển đến thời kỳ di căn, người bệnh ung thư vòm họng có thể sẽ đối mặt với nhiều hậu quả rất nặng nề từ những tế bào ung thư di chuyển tới nhiều bộ phận, cơ quan của cơ thể. Lúc này, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện nhiều sự rối loạn tại những cơ quan mà tế bào ung thư vòm họng di căn tới như: tai, khoang mũi, hạch bạch huyết, não. Ngoài ra, ung thư vòm họng có thể di căn tới các cơ quan khác như: phổi, gan, xương. Ung thư vòm họng di căn hạch là một tình trạng tương đối phổ biến. Phần lớn bệnh nhân đến khám vì xuất hiện hạch cổ, thường hạch cổ cùng bên với khối u. Dễ chẩn đoán nhầm là ung thư hạch tiên phát. Hạch điển hình hay nhìn thấy ở sau góc hàm, dãy hạch cảnh trên, hạch lúc đầu nhỏ sau to dần, hạch cứng, ấn không đau, không có viêm quanh hạch, di động hạn chế dần. Sau hạch cố định dính vào cơ, da. Bệnh nhân ung thư vòm họng di căn có thể đối mặt với những tình trạng như: - Sức khỏe người bệnh suy giảm, gầy gò xanh xao, hay bị sốt cao. - Ăn uống kém, rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, ngủ không sâu giấc), thay đổi màu sắc của da (da vàng hơn). - Hay bị nhiễm trùng nhiễm khuẩn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-ban-cu-xi-hoi-vi
Tại sao bạn cứ xì hơi?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huyền Nhung - Bác sĩ Nội Tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Xì hơi là một hiện tượng bình thường ở cơ thể khỏe mạnh. Chúng gây nên tiếng động và mang mùi hương khiến người xung quanh khó chịu. Theo các bác sĩ cho hay tần suất xì hơi 5 - 10 lần / ngày là bình thường. Nhưng bị xì hơi hoài là bệnh gì? Nguyên nhân xì hơi liên tục là gì? 1. Nguyên nhân bạn xì hơi liên tục Hiện tượng xì hơi thường xuyên diễn ra ở mỗi người. Tuy nhiên xì hơi liên tục lại là một dấu hiệu bất thường. Khi bạn ăn hay uống nước thì lượng khí sẽ đi vào cơ thể. Lúc đó cơ thể sẽ dần hình thành nên phản ứng xì hơi. Đây là hiện tượng không khí lọt vào cơ thể quá nhiều. Đồng thời hoạt động xì hơi hay ợ hơi sẽ đẩy bớt khí tích tụ trong cơ thể giúp bạn thoải mái hơn.Xì hơi là hiện tượng hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu bạn xì hơi nhiều và có mùi hương khó chịu thì đó là do chế độ sinh hoạt. Nguyên nhân xì hơi có mùi khó chịu thường nằm trong danh sách sau đây:Ăn nhiều thực phẩm sinh hơi.Cơ thể bị kém dung nạp thức ănMột số loại thuốc kháng sinh khiến bạn gặp rắc rốiBạn gặp vấn đề về hệ tiêu hóa đặc biệt là táo bónVi khuẩn đường tiêu hóa đang tích tụ và ngày càng lớn dầnThông thường bạn xì hơi hiếm khi mùi hương khiến mọi người vô cùng khó chịu. Tuy nhiên nếu bạn gặp vấn đề có mụn rộp sinh dục hay ung thư ruột kết thì nguy cơ xuất hiện mùi khó chịu sẽ diễn ra cao hơn.Một số nhóm thực phẩm được liệt kê vào danh sách khó tiêu như: đậu, bông cải, cám gạo, sữa, đồ uống có ga. Các thực phẩm này được cho là những nguồn chất xơ dồi dào đồng thời nó cũng chứa một lượng đường ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của cơ thể. Không phải tất cả nhưng đa số ai dùng nhóm thực phẩm này dễ dẫn đến xì hơi mất kiểm soát.Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân khiến cho sự hoạt động của đường ruột bị ảnh hưởng. Từ đó các ức chế sẽ tác động lên hệ tiêu hóa và làm cho người bệnh xì hơi liên tục. Một số nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa chính là: Viêm tụy mãn, tiểu đường, rối loạn nguồn dinh dưỡng, trào ngược thực quản, đau dạ dày, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, cơ thể kém dung nạp lactose, loét dạ dày tá tràng, viêm loét đại tràng.Một số trường hợp lại xì hơi quá mức khi gặp căng thẳng. Đây có thể là dấu hiệu nhận biết bạn đang gặp hội chứng ruột kích thích. Thậm chí khi bạn hút thuốc, nhai kẹo cao su, ăn đồ ngọt hoặc uống đồ có chứa cồn cũng dẫn đến xì hơi không kiểm soát.Táo bón là một hiện tượng không thể đẩy chất thải trong hệ tiêu hóa ra khỏi cơ thể. Những chất cặn bã khi đưa đến ruột già sẽ được đưa ra ngoài. Nếu chúng tích tụ lại quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng lên men và bốc mùi. Do vậy bạn xì hơi sẽ có mùi khó chịu và ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.Uống thuốc kháng sinh hay ăn thực phẩm không đảm bảo có nguy cơ gây hại cho đường ruột. Khi cơ thể ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn chúng sẽ đi vào hệ tiêu hóa và làm cơ quan này suy yếu. Sự co bóp của đường ruột không đủ để tống chất thải ra ngoài sẽ khiến người mắc phải xì hơi liên tục. Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân khiến bạn liên tục xì hơi 2. Giải pháp giúp bạn giảm xì hơi Việc làm giảm hay ngăn chặn xì hơi quá mức đầu tiên bạn cần nắm rõ nguyên nhân. Khi đó chúng ta có thể kiểm soát tình hình và đưa ra phương án thích hợp nhất. Sau đây là một số gợi ý xử lý khi bạn gặp phải vấn đề xì hơi quá nhiều:Hạn chế nhóm thực phẩm làm tăng hiện tượng xì hơiBạn nên có danh sách về những nhóm thực phẩm khiến số lần xì hơi tăng cao. Hãy cố gắng tăng cường sử dụng những thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa. Đó là một trong những phương pháp tự nhiên ít xâm lấn và tốt cho sức khỏe của chính bạn.Phân nhỏ bữa ăn để dễ dàng hấp thụCó thể do bạn ăn quá nhiều nên hệ tiêu hóa bị căng thẳng. Vì vậy bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Những khẩu phần ăn nhẹ cũng sẽ giúp ích cho bạn. Từ đó, hệ tiêu hóa sẽ hấp thụ tốt hơn và hạn chế lượng khí tích tụ trong cơ thể.Tập ăn chậm và nhai kỹĂn uống quá nhanh sẽ khiến không khi dễ bị lọt vào trong. Do vậy bạn ăn chậm nhai kỹ sẽ giảm ảnh hưởng từ xì hơi. Thêm vào đó ăn chậm nhai kỹ còn hạn chế đau dạ dày và giúp hệ tiêu hóa đỡ đi một công đoạn xử lý thức ăn dạng thôXây dựng thói quen luyện tập để giảm bớt khi thừa tích tụTheo khuyến nghị từ các chuyên gia bạn nên luyện tập thể thao 30 phút/ ngày. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để rèn luyện sức bền. Đồng thời sự kết hợp của hệ hô hấp sẽ giúp giảm đi khi tích tụ trong cơ thể.Giảm các thức ăn chứa chất béoThực phẩm giàu chất béo sẽ khiến bạn khó tiêu. Điều này là một trong những nguyên nhân chính là người ăn xì hơi nhiều. Khi đó lượng thức ăn thừa sẽ có thời gian lên men và tạo mùi khó chịu khi người ăn xì hơi.Sử dụng thuốc kê đơn theo chỉ địnhMột số trường hợp xì hơi mất kiểm soát bạn có thể liên hệ cho bác sĩ. Họ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp. Một vài trường hợp sẽ được kê đơn thuốc giúp hạn chế cơn xì hơi của bạn.Từ bỏ thói quen hút thuốc cũng như nhai kẹo cao suHành động hút thuốc hay nhai kẹo sẽ khiến lượng không khí dễ xâm nhập vào cơ thể. Điều này sẽ làm bạn liên tục xì hơi khi những khí đó tích tụ quá nhiều. Do vậy bạn có thể hạn chế hành động này để giảm xì hơi.Hạn chế đồ uống có ga và chứa cồnĐồ uống có ga hay có cồn làm tăng lượng không khí đi vào cơ thể. Hơn nữa phần lớn thực phẩm này còn gây nên hiện tượng khó tiêu. Khi đó bạn sẽ bị tích tụ nhiều khí và cần xì hơi để loại bỏ. Ăn uống khoa học giúp giảm hiện tượng xì hơi quá mức 3. Bị xì hơi hoài là bệnh gì? Bạn có nên đến bác sĩ Xì hơi là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường không đáng ngại. Nhưng nếu quá 5 - 10 lần ngày bạn cần phải chú ý. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến những người xung quanh và còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn. Nếu không sớm làm giảm bạn sẽ bị đồng nghiệp bạn bè xa lánh.Việc điều trị xì hơi không quá khó và có thể cải thiện nhanh chóng. Việc cần thiết đầu tiên và dễ nhất chính là cân bằng thói quen sinh hoạt cùng chế độ dinh dưỡng. Một số trường hợp nặng hơn bạn có thể nhờ đến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.Xì hơi sẽ nguy hiểm đến sức khỏe nếu đi kèm một số biểu hiện sau:Đau bụng, đầy hơi dai dẳng không giảmTiêu chảy hoặc táo bónCơ thể sụt cân nhanh chóngĐại tiện không tự chủĐi ngoài ra máu.Nôn mửa, sốt,ớn lạnh hoặc đau nhức cơ, khớpTrên đây là nguyên nhân xì hơi cùng lý giải bị xì hơi hoài là bệnh gì . Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào kể trên hãy báo cho bác sĩ. Hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ tư vấn và kiểm tra sớm. Nếu bạn bị xì hơi đi kèm các dấu hiệu bất thường như đau bụng, đầy hơi dai dẳng thì bạn mới cần gặp bác sĩ Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website (vinmec.com) để được phục vụ. Nguồn tham khảo: healthline.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-phuong-phap-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-cot-song-lung-vi
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Dương Tiến - Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nhẹ thì gây đau đớn, khó chịu, nặng thì có thể gây tàn phế, bại liệt tứ chi. 1. Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thể hiện tình trạng nhân nhầy ở đĩa đệm cột sống bị thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi và gây ra sự chèn ép vào ống sống hoặc các rễ thần kinh sống, khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu. Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra tại nhiều vị trí khác nhau của cột sống như: cột sống cổ, thắt lưng, lưng, cùng cụt... nhưng thắt lưng là dễ gặp phải nhất.Bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, tuy nhiên, ở lứa tuổi lao động là dễ mắc phải nhất. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 65% bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nằm trong độ tuổi từ 20 – 50. Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến cuộc sống, năng suất và hiệu quả lao động.Trong cuộc sống, có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như:Do người bệnh phải lao động nặng nhọc trong thời gian dài;Do nâng, nhấc một vật nặng quá đột ngột sai tư thế và gây tác động mạnh đến vòng xơ bao quanh đĩa đệm;Do tuổi tác, đĩa đệm cột sống thắt lưng thường sớm bị loạn dưỡng, thoái hóa tổ chức;Do người bệnh bị chấn thương, tai nạn.... 2. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng Ngay khi có dấu hiệu và nghi ngờ bản thân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và tiến hành các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh chính xác. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) với độ phân giải cao, cho hình ảnh sắc nét sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và các vùng khác, đồng thời qua những hình ảnh mà MRI cung cấp cũng có thể giúp đánh giá tủy sống và các dây chằng chính xác hơn.Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp MRI khi:Bệnh nhân có biểu hiện đau thắt lưng kèm theo đau rễ L4, L5 hoặc S1;Bệnh nhân chỉ đau rễ L4, L5 hoặc S1 mà không bị đau thắt lưng;Bệnh nhân bị teo cơ vùng cẳng chân, có hoặc không đau thắt lưng;Bị teo cơ cẳng chân kèm rối loạn cơ vòng;Ngoài ra, trong các trường hợp khác, bệnh nhân nếu khám lâm sàng đau theo rễ không điển hình thì cũng có thể làm MRI để tầm soát thêm các bệnh lý khác như: năng quan rễ S2 hoặc S3, trượt đốt sống thắt lưng, khối u chùm đuôi ngựa, u dây sống cùng cụt hoặc lao cột sống.... 3. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng 3.1 Các phương pháp điều trịĐiều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ thực hiện theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Đa số các trường hợp người bệnh sẽ được điều trị nội khoa từ 3 đến 4 tuần lễ, nếu trong khoảng thời gian này mà phương pháp điều trị nội khoa có thể đáp ứng trên 50% cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân có thể tiếp tục điều trị nội khoa lâu dài hơn.Trường hợp khi vòng xơ của người bệnh đã vỡ, nhân đệm đi qua khe hở của dây chằng dọc sau vào trong ống sống hoặc lỗ thần kinh và chèn ép nặng rễ và chùm đuôi ngựa (thể hiện rõ trên MRI) thì người bệnh nên đặt vấn đề can thiệp ngoại khoa sớm.3.2 Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng?Bác sĩ sẽ chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng khi:Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng kèm đau rễ điển hình (đau một hoặc hai chân);Bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng kèm theo triệu chứng teo cơ cẳng chân và tê ở bàn chân hoặc ngón chân;Nhân đệm đã nằm trong ống sống của người bệnh;Bệnh nhân bị hẹp quá nặng lỗ thần kinh kèm đau rễ điển hình.3.3 Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưngMột điều đặc biệt lưu ý khi mổ thoát thoát vị đĩa đệm thắt lưng là nên cân nhắc lựa chọn phương pháp nào có thể giúp đem lại hiệu quả cao và lâu dài. Cho đến hiện tại, có 2 phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng, đó là:Ứng dụng vi phẫu thuật để loại bỏ nhân đệm: Ca phẫu thuật thoát vị đệm thành công tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Với đặc điểm là sử dụng kính vi phẫu thuật để loại bỏ nhân đệm giúp giải phóng rễ thần kinh. Nhờ có kính vi phẫu thuật, các phẫu thuật viên sẽ quan sát rất rõ tủy sống, rễ thần kinh và các tĩnh mạch quanh màng cứng, nhân đệm, đồng thời có thể giúp hạn chế đến mức thấp nhất những tai biến có thể xảy ra trong khi tiến hành phẫu thuật.Ưu điểm của phương pháp vi phẫu thuật để lấy nhân đệm là thời gian mổ thoát vị đĩa đệm thắt lưng ngắn, bệnh nhân hồi phục nhanh, có thể ngồi dậy, đi lại sau mổ 24 và chỉ mất 3-4 ngày nằm viện.Lấy nhân đệm qua nội soi:Từ thập niên 90, phương pháp nội soi đã áp dụng phổ biến trong các lĩnh vực ngoại thần kinh, trong đó có ứng dụng nội soi để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Mặc dù kết quả điều trị của phương pháp lấy nhân đệm qua nội soi và ứng dụng vi phẫu để loại bỏ nhân đệm hoàn toàn giống nhau, nhưng nội soi để lấy nhân đệm vẫn còn nhiều hạn chế so với phương pháp lấy nhân đệm vi phẫu. Một số trường hợp đây không thể sử dụng được nội soi gồm:Bệnh nhân đã mổ thoát vị đĩa đệm lưng trước đây;Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhiều tầng và thoát vị trung tâm;Bị hẹp ống sống kèm theo hoặc hẹp lỗ liên hợp, hẹp ngách bên, hẹp khoang đĩa đệm và hẹp lỗ liên hợp;Bị thoát vị đĩa đệm tái phát và xơ hóa;Bệnh nhân bị mất vững cột sống.Tóm lại, bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống lưng rất phổ biến. Một khi đã mắc phải căn bệnh này nếu không có phương án điều trị sớm sẽ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, nhờ vào phương pháp chẩn đoán chụp cộng hưởng từ MRI, các phẫu thuật viên sẽ chọn lựa và chỉ định phương án điều trị phù hợp, giúp mang lại hiệu quả cao. Đó đó, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm, điều trị càng sớm thì hiệu quả càng tăng lên. Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay ;Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.
https://tamanhhospital.vn/benh-ran-mu/
01/03/2023
Bệnh rận mu: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa
Bệnh rận mu là bệnh đường sinh dục phổ biến. Tiến sĩ Cameron Webb, một nhà khoa học tại Đại học Sydney (Úc) cảnh báo có tới 750.000 người sử dụng ứng dụng hẹn hò Tinder bị nhiễm bệnh rận mu. Bài viết dưới đây chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa bệnh rận mu. Mục lụcBệnh rận mu là gì?Dấu hiệu của bệnh rận mu thường gặpNguyên nhân gây ra bệnh rận muKhi nào cần gặp bác sĩ?Các yếu tố rủi ro tăng khả năng nhiễm bệnhĐối tượng có khả năng nhiễm bệnhBệnh rận mu có nguy hiểm không? Biến chứng có thể gặpChẩn đoán bệnh rận muPhương pháp điều trị bệnh rận mu1. Những lưu ý cho người bệnh rận mu2. Điều trị bệnh rận mu bằng thuốcCách ngăn ngừa bệnh rận mu quay trở lạiBệnh rận mu là gì? Bệnh rận mu là bệnh gây ngứa vùng kín hoặc khu vực xung quanh bộ phận sinh dục. Người bệnh có cảm giác ngứa kéo dài khoảng 5 ngày sau khi bị nhiễm rận mu, cảm giác này sẽ dữ dội hơn vào ban đêm. (1) Rận mu là loài côn trùng nhỏ sống trên lông mu (vùng lông xung quanh bộ phận sinh dục) của người. Rận mu được xếp vào hàng ký sinh trùng vì chúng hút máu người để tồn tại. Rận mu khác với chí rận (chấy rận) tồn tại trên tóc hoặc trên cơ thể người. Tuy nhiên, loại rận này có thể xuất hiện ở một số bộ phận khác trên cơ thể có lông thô, bao gồm: Nách. Râu, ria mép hoặc lông mặt. Ngực. Lông mày và lông mi (phổ biến hơn ở trẻ em). Rận mu là loài côn trùng nhỏ sống trên lông mu của người Dấu hiệu của bệnh rận mu thường gặp Triệu chứng của bệnh rận mu xuất hiện sau khi mắc khoảng 5 ngày, phổ biến nhất là cảm giác ngứa dữ dội ở vùng mu do cơ thể phản ứng với vết cắn của rận. Thế nhưng, một số người không nhận thấy hoặc nghĩ rằng bị phát ban…(2) Các triệu chứng của bệnh rận mu ở da vùng kín bao gồm: Ngứa nhiều ở vùng sinh dục. Phát hiện những con rận siêu nhỏ ở vùng lông mu bằng cách nhìn kỹ hoặc có thể cần dùng kính lúp. Rận mu có màu nâu xám hoặc trắng xám và trông giống như những con cua nhỏ. Màu sắc của rận mu sẽ sẫm hơn khi chúng hút đầy máu. Những người mắc bệnh rận mu sẽ tìm thấy trứng rận nằm ở phần chân của lông mu. Trứng rận mu rất nhỏ, có hình bầu dục, màu trắng hoặc vàng và nằm theo từng cụm. Các nốt màu xanh xuất hiện trên vùng da bị rận mu cắn. Sốt nhẹ, khó chịu hoặc mệt mỏi. Xuất hiện các đốm màu nâu hoặc đỏ sẫm bên trong quần lót (phân của rận mu). Nguyên nhân gây ra bệnh rận mu Bệnh rận mu lây từ người sang người thông qua tiếp xúc gần, đặc biệt quan hệ tình dục. Ngoài ra, việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn trải giường và quần áo cũng gián tiếp gây bệnh rận mu. Khi nào cần gặp bác sĩ? Người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da trong các trường hợp: (3) Các sản phẩm thuốc không kê đơn đem lại hiệu quả chưa cao. Người bệnh đang trong thời kỳ mang thai. Người bệnh có vết trầy xước trên da bị nhiễm trùng do gãi. Các yếu tố rủi ro tăng khả năng nhiễm bệnh Những yếu tố rủi ro tăng khả năng mắc bệnh rận mu bao gồm: Quan hệ tình dục với người có rận mu. Có nhiều bạn tình khác nhau. Dùng chung quần áo, khăn tắm, khăn trải giường. Đối tượng có khả năng nhiễm bệnh Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm bệnh rận mu. Căn bệnh này phổ biến nhất với thanh thiếu niên và người trưởng thành. Tuy nhiên, trẻ em và người lớn tuổi vẫn có nguy cơ mắc bệnh rận mu. Bệnh rận mu có nguy hiểm không? Biến chứng có thể gặp Bệnh rận mu không gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Biểu hiện chính thường thấy nhất của bệnh là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Thời gian điều trị bệnh rận mu dao động trong khoảng 2 tuần. Bệnh có thể tái phát và người bệnh cần lặp lại điều trị nếu không ngăn ngừa. Dưới đây là các biến chứng thường gặp của bệnh rận mu: Lở loét, nhiễm trùng da do gãi quá nhiều. Viêm kết mạc với người có rận mu ở lông mi. Bệnh có thể tái phát nếu vẫn còn trứng rận. Chẩn đoán bệnh rận mu Bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da chẩn đoán bệnh rận mu bằng cách khám và sử dụng kính lúp để kiểm tra có rận mu tồn tại ở lông cơ quan sinh dục hay không. Trong một số trường hợp, rận mu cũng được phát hiện tại các cơ quan khác ngoài vùng sinh dục (lông mi). Phương pháp điều trị bệnh rận mu 1. Những lưu ý cho người bệnh rận mu Bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da chỉ định người bệnh sử dụng các loại xà phòng, thuốc xịt và kem đặc hiệu để điều trị rận mu, đây là các loại dược phẩm không cần kê đơn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ các bước: Khi phát hiện rận mu, người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ, giặt quần áo, giường chiếu. Theo dõi và vệ sinh sạch sẽ vùng lông có rận mu trên cơ thể. Thoa kem đặc hiệu lên những vùng lông có rận mu theo chỉ định của bác sĩ. Rận mu thường được điều trị bằng kem permethrin (A-200, Nix và RID,). Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn về các sản phẩm an toàn hơn. Có thể loại bỏ rận mu khỏi cơ thể bằng cách sử dụng xà phòng, dầu gội đầu và các dạng sản phẩm bôi ngoài da không kê đơn khác. Đọc kỹ hướng dẫn để biết chính xác liều lượng, tần suất và thời gian cần giữ sản phẩm trên da trước khi rửa lại với nước. Khi các sản phẩm bôi ngoài da không kê đơn ít tác dụng, có thể cần dùng thuốc theo toa. Sau thời gian điều trị, có trường hợp một số trứng rận cứng đầu vẫn tồn tại trên lông. Người bệnh có thể sử dụng kính lúp để xem kỹ và loại bỏ những quả trứng còn sót lại bằng lược răng thưa, nhíp hoặc ngón tay. Không chỉ áp dụng các liệu pháp điều trị trên cơ thể, người bệnh cần làm sạch, khử trùng nhà cửa và các đồ vật đã tiếp xúc. Hút bụi, lau nhà và nhà tắm bằng dung dịch tẩy rửa. Giặt tất cả khăn tắm, khăn trải giường, chăn, quần áo bằng xà phòng và nước nóng, sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô (sức nóng từ máy sấy có tác dụng tiêu diệt rận mu). Đối với một số loại quần áo không thể giặt trong nước, chúng phải được giặt khô và cho vào túi nilon buộc kín trong 72 giờ. Để tránh lây nhiễm, người mắc bệnh rận mu cần tránh quan hệ tình dục với người khác trong thời gian điều trị và ngược lại. 2. Điều trị bệnh rận mu bằng thuốc Nếu rận vẫn còn sống sau khi áp dụng toàn bộ các liệu pháp điều trị nêu trên, cần dùng đến các loại thuốc mạnh hơn như: Malathion (Ovide): lotion bôi ngoài da, dùng để bôi lên vùng lông có rận và để trong 8-12 tiếng. Ivermectin (Stromectol): viên uống. Lindane: loại thuốc trị rận mu theo toa mạnh nhất, chỉ cần để sản phẩm trên khu vực có rận trong 4 phút rồi rửa sạch. Bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da khuyến cáo không sử dụng sản phẩm này cho trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Đối với rận mu ở lông mi, có thể dùng nhíp gắp rận và trứng rận hoặc dùng tăm bông thấm một ít Vaseline bôi lên lông mi vào buổi tối trước lúc đi ngủ (lưu ý rửa sạch vào sáng hôm sau). Làm điều này liên tục trong vài tuần, nhưng cần cẩn thận để không dây vào mắt. Tuy nhiên, để trị rận quanh mắt hiệu quả và an toàn, người bệnh cần lưu ý tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị rận mu vùng mắt phù hợp và an toàn. Có cảm giác ngứa kéo dài trong khoảng 2 tuần do cơ thể phản ứng với vết cắn của rận mu. Trường hợp vết cắn sưng đỏ, da bị đổi màu (sắc độ da không bình thường mà chuyển sang hơi xanh) hoặc rỉ nước từ vết thương thì cần đi khám bác sĩ ngay. Cách ngăn ngừa bệnh rận mu quay trở lại Khi nghi ngờ mắc phải hoặc tái phát bệnh rận mu, cần gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da Để giảm nguy cơ mắc rận mu hoặc ngăn bệnh quay trở lại, người bệnh có thể thực hiện các cách sau đây: Không tiếp xúc gần gũi hoặc quan hệ tình dục với người mắc bệnh rận mu. Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như quần áo hoặc khăn tắm. Hạn chế số lượng bạn tình, tránh quan hệ tình dục với những người có nhiều bạn tình. Đi mua sắm, lúc thử đồ cần mặc đồ lót. Khi nghi ngờ mắc phải hoặc tái phát bệnh rận mu, cần gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để được tư vấn liệu pháp chữa trị phù hợp. Bệnh rận mu là bệnh đường sinh dục phổ biến, có nguy cơ lây lan nhanh chóng nhưng không nguy hiểm. Khi phát hiện dấu hiệu nhiễm bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để được khám và điều trị kịp thời.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thoi-gian-xu-tri-nhoi-mau-co-tim-toi-uu-hon-tai-benh-vien-vinmec-vi
Thời gian xử trí nhồi máu cơ tim tối ưu hơn tại bệnh viện Vinmec
Với thời gian xử trí nhồi máu cơ tim rút ngắn còn 60 phút so với tiêu chuẩn 90 phút, bệnh nhân Vinmec có thể tránh các biến chứng nguy hiểm sau khi cấp cứu.Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ chuyên ngành Nội Tim mạch, tại bệnh viện Vinmec Nha Trang. 1. Thời gian xử trí nhồi máu cơ tim thông thường kéo dài dưới 90 phút Tất cả các trường hợp nhồi máu cơ tim đều sẽ được đặt trong tình trạng cấp cứu, do đó, quyết định về phương pháp điều trị cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim theo cấp độ được đưa ra bởi các bác sĩ tại khoa cấp cứu. Mọi người sẽ cùng hợp tác với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch và tuân theo các phác đồ điều trị của bệnh viện. Thời gian cấp cứu nhồi máu cơ tim từ lúc đến bệnh viện rất quan trọng để đảm bảo tính mạng và sức khỏe sau khi phục hồi của bệnh nhân Khi có khả năng thực hiện can thiệp động mạch vành trong vòng 12 giờ kể từ khi bắt đầu cảm giác đau ngực, nếu có thể, quá trình can thiệp cần được thực hiện một cách nhanh chóng - với thời gian tiêu chuẩn nên kéo dài dưới 90 phút kể từ lúc bệnh nhân đến viện. 2. Can thiệp mạch vành “chuẩn Mỹ” tại Vinmec được rút ngắn chỉ còn 60 phút Theo GS.TS Bùi Đức Phú, Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Hệ thống Y tế Vinmec, trong trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, quy trình kích hoạt can thiệp khẩn cấp giúp giảm thời gian từ khi bệnh nhân đến cổng cấp cứu đến khi thực hiện nong bóng động mạch vành dưới 60 phút. Điều này đóng vai trò then chốt giúp cơ tim được nuôi dưỡng trở lại sớm nhất, giảm thiểu hoại tử.“Tất cả các quy trình được thực hiện trên nền tảng chuyên môn chuẩn, giúp xử trí mọi tình huống phát sinh một cách tối ưu. Sau khi hoàn thành can thiệp, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi, hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng, phục hồi chức năng và giáo dục sức khỏe, đảm bảo phục hồi sức khỏe nhanh chóng và xuất viện an toàn. Đây là những bước quan trọng giúp đảm bảo an toàn và chất lượng cho bệnh nhân,” ThS.BS Đỗ Xuân Chiến chia sẻ thêm. Thời gian xử trí nhồi máu cơ tim tại Vinmec được rút ngắn chỉ còn 60 phút, thay cho mốc 90 phút tiêu chuẩn thông thường Trước khi thực hiện can thiệp, các bác sĩ tại Vinmec cũng tiến hành đánh giá nguy cơ để dự phòng các biến cố trong và sau quá trình can thiệp. Đồng thời, sự phối hợp đa chuyên khoa giữa các bác sĩ can thiệp, bác sĩ hồi sức cấp cứu, bác sĩ gây mê, và bác sĩ ngoại tim mạch đóng vai trò quan trọng để đảm bảo quá trình can thiệp diễn ra an toàn và hiệu quả.Theo thống kê, sau gần một năm triển khai tiêu chuẩn ACC, tất cả bệnh nhân nhồi máu cơ tim sau can thiệp mạch vành tại Vinmec, kể cả những trường hợp cấp cứu nhồi máu cơ tim nặng đều xuất viện an toàn trong vòng 2 ngày. Tỷ lệ biến chứng thường gặp nhất, là suy thận do chất cản quang sau can thiệp, giảm từ 17% xuống xấp xỉ 0%. 3. Các nghiên cứu giúp cải thiện thời gian xử trí nhồi máu cơ tim Vinmec đang tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành Trung tâm Xuất sắc (COE) về tim mạch đầu tiên tại Việt Nam khi liên tục đạt được hai tiêu chuẩn uy tín nhất thế giới về can thiệp mạch vành và quản lý bệnh suy tim từ ACC.Theo các tiêu chuẩn từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC - American College of Cardiology), mục tiêu không chỉ là giải quyết bệnh mà còn là đo lường mức độ cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị. Các bác sĩ của Vinmec tiếp cận bệnh nhân bằng việc sử dụng bộ câu hỏi "Đau thắt ngực" của ACC để đánh giá hạn chế của bệnh động mạch vành đối với hoạt động hàng ngày của bệnh nhân trước can thiệp. Vinmec đang hướng đến mục tiêu trở thành Trung tâm Xuất sắc về tim mạch đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế Trước khi đạt chuẩn ACC về can thiệp mạch vành, Vinmec đã là hệ thống y tế đầu tiên tại châu Á đạt chứng chỉ ACC về quản lý bệnh suy tim. Việc chinh phục các tiêu chuẩn khắt khe và uy tín nhất thế giới không chỉ mang lại chất lượng điều trị cao cho bệnh nhân tại Vinmec, mà còn đưa hệ thống y tế tư nhân hàng đầu Việt Nam gần hơn tới mục tiêu trở thành Trung tâm Xuất sắc (COE) về tim mạch đầu tiên tại Việt Nam.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nang-hoang-anh-huong-den-kha-nang-mang-thai-nao-vi
Nang hoàng thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai thế nào?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Như Trang - Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Nang hoàng thể là tình trạng khá thường gặp ở phụ nữ. Tình trạng này thường không đáng lo ngại nhưng cũng có thể diễn tiến xấu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi. 1. Nang hoàng thể là gì? U nang buồng trứng là bệnh thường gặp ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, có 2 dạng là u buồng trứng cơ năng và u buồng trứng thực thế. Nang hoàng thể là u buồng trứng cơ năng, là tình trạng thường gặp và đa số là vô hại. Nguyên lý hình thành nang hoàng thể như sau:Theo chu kỳ sinh lý của buồng trứng, mỗi tháng, tại một bên buồng trứng, một nang trứng sẽ được nuôi dưỡng và phát triển. Dưới tác dụng của đỉnh LH (nội tiết tố của tuyến yên) sẽ xảy ra hiện tượng rụng trứng, vỏ nang vỡ ra, noãn được giải phóng vào vòi trứng, chờ tinh trùng đến thụ tinh. Lúc này tại buồng trứng, từ phần còn lại của nang trứng, hoàng thể hay còn được gọi là nang hoàng thể sẽ được hình thành. Có thể hiểu đơn giản hơn rằng hoàng thể là giai đoạn sau rụng trứng nhưng kết thúc trước kỳ kinh mới. Trứng không được thụ tinh, nang hoàng thể sẽ tồn tại khoảng 12 đến 14 ngày rồi thoái hóa để lại một vết sẹo nhỏ trên buồng trứng. Còn nếu trứng được thụ tinh, tế bào nuôi sẽ tiết hormone hCG (Human chorionic gonadotropin) để hoàng thể to ra trở thành hoàng thể thai kỳ.Nang hoàng thể khi mang thai có vai trò rất quan trọng với việc duy trì và phát triển của thai kỳ. Bởi ngay từ ban đầu, hoàng thể đã tiết ra hormone progesterone – nội tiết tố quan trọng nhất giúp nội mạc tử cung sẵn sàng chuẩn bị cho phôi làm tổ và duy trì thai.Khi thai đã ổn định và lớn hơn vào khoảng từ 8 – 10 tuần, hoàng thể thai kỳ sẽ thoái hóa dần. Quá trình thoái hóa kéo dài đến khi hết 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi lúc này bánh nhau đã đủ khả năng thay thế buồng trứng để tiết chế các nội tiết cần thiết duy trì thai.Nang hoàng thể thường tự tiêu biến trong quý đầu thai kì và không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai. Đôi khi, chúng có thể tăng trưởng lớn, tự xuất huyết trong nang hoặc gây xoắn buồng trứng, gây triệu chứng đau đớn. Khi nang bị vỡ, nó gây đau đột ngột và dữ dội ở vùng bụng. Nang hoàng thể là u buồng trứng cơ năng, là tình trạng thường gặp và đa số là vô hại 2. Nang hoàng thể có ảnh hưởng tới khả năng mang thai không? U nang hoàng thể thường hình thành do thay đổi nội tiết trong thời kỳ mang thai và thường tiêu biến sau 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là u nang lành tính, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nang hoàng thể vẫn có thể gây ảnh hưởng tới khả năng mang thai của phụ nữ.Với phụ nữ chưa mang thai, nang hoàng thể ở 1 hoặc 2 bên buồng trứng thường nhỏ, không có hại, không gây ảnh hưởng tới khả năng có thai.Với phụ nữ đang mang thai, tốc độ phát triển của thai nhi khá nhanh, đặc biệt là trong giai đoạn giữa của thai kỳ. Nếu nang hoàng thể không tiêu biến có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Một số biến chứng của nang hoàng thể trong thai kỳ là tình trạng xoắn buồng trứng, vỡ nang. Tuy nhiên, phần lớn các nang hoàng thể không gây nguy hiểm đến thai kỳ và không cần điều trị.Khi có nang hoàng thể, cần theo dõi sát để có biện pháp can thiệp kịp thời đặc biệt trong 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ.Để mẹ và bé được khỏe mạnh, thai phụ cần lưu ý:Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.Sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.
https://suckhoedoisong.vn/nguyen-nhan-gay-sa-sinh-duc-va-ai-co-nguy-co-bi-sa-sinh-duc-169230526114427076.htm
27-05-2023
sa sinh dục là gì?
Theo thống kê của Bộ y tế khoảng 10% phụ nữ Việt Nam mắc bệnh sa sinh dục (sa tử cung). Bệnh thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi. Sa sinh dục là gì? Sa sinh dục là hiện tượng tử cung sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ. Trên thực tế, không chỉ tử cung mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo. Trong trường hợp nặng các tạng trên có thể sa ra ngoài âm hộ. Tuy là bệnh không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng tới sinh hoạt, lao động của phụ nữ. Vì bệnh ở vùng kín , cùng tâm lý ngại tìm hiểu, thiếu thông tin, nhiều phụ nữ có thói quen cam chịu, giấu bệnh, chỉ đến khi bệnh chuyển nặng mới tìm đến bác sĩ. Tử cung thuộc bộ phận sinh dục nữ nằm trong tiểu khung . Nó được giữ tại chỗ bằng lớp cơ và các tổ chức vùng đáy chậu (dàn của phần dưới khung xương chậu), bởi các thành âm đạo và các dây chằng trong bụng và chậu hông. Nếu vì một lý do nào đó, các bộ phận cố định hay giữ tử cung bị giãn, nhão ra và khi áp lực trong ổ bụng tăng (như khi thở, rặn, ho) và sức nặng của tử cung sẽ đẩy, kéo nó tụt dần xuống thấp gây nên sa sinh dục với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Sa sinh dục (sa tử cung) thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi Nguyên nhân sa sinh dục Nguyên nhân tình trạng sa sinh dục là do hệ thống cơ và dây chằng vùng đáy chậu bị lão hóa, dãn ra, các phủ tạng trong ổ bụng đè lên vùng đáy chậu khiến các cơ quan vùng chậu dễ dàng tụt xuống theo các khe hở tự nhiên của đáy chậu. Các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi thường gặp: Di truyền, chủng tộc (người da trắng bị nhiều hơn người Á Đông, Châu Phi) Sinh đẻ Công việc làm nặng nhọc Tuổi Thiếu Estrogen - sau thời kỳ tắt kinh Béo phì Tăng áp lực ổn bụng kéo dài (Táo bón, ho mạn tính) Phẫu thuật (cắt tử cung toàn phần) Triệu chứng sa sinh dục - Giai đoạn sớm : Người bệnh thấy có khối phồng ở vùng âm hộ, khối phồng xuất hiện không thường xuyên, chỉ thấy khi ngồi xổm hoặc khi ho rặn đi cầu. Càng ngày, khối phồng vùng âm hộ càng sa ra ngoài nhiều hơn và thường xuyên hơn. Đến khi tình trạng thật nặng thì khối sa thường trực nằm ở ngoài âm hộ không đẩy vào trong âm đạo được nữa, liên tục cọ xát vào quần áo gây cảm giác vướng víu, khó chịu cho sinh hoạt thường ngày. Đây cũng là lúc tử cung dễ bị viêm loét, hoại tử và phải phẫu thuật cắt bỏ. Điều đáng nói là với tâm lý e ngại bệnh lý vùng kín, nhiều chị em đành "sống chung" với bệnh và âm thầm chịu đựng. - Rối loạn tiểu tiện: Sa sinh dục thường kèm với những rối loạn đi tiểu như tiểu không tự chủ khi gắng sức, nghĩa là khi người bệnh ho, cười nước tiểu chảy ra không kiểm soát, gây mất tự tin và bất tiện trong cuộc sống. Người bệnh thường tiểu gấp, tiểu nhiều lần, không đi hết nước tiểu được, tiểu yếu, hay bị nhiễm trùng đường tiểu - Rối loạn đại tiện: Người bệnh không đại tiện hết được, có khi phải dùng tay đẩy cục lồi vào bên trong mới đại tiện được. Ngoài ra có thể gặp táo bón hoặc không kiểm soát được trung tiện. - Rối loạn về sinh dục: Âm đạo rộng, không có cảm giác hoặc khối sa làm dương vật không vào âm đạo được. Người bệnh có thể đau, chảy máu khi quan hệ. Những phụ nữ có tiền sử chuyển dạ kéo dài, đẻ khó, đẻ nhiều lần, đi làm quá sớm sau sinh có nguy cơ bị sa sinh dục Ai có nguy cơ bị sa sinh dục? Những người có nguy cơ bị sa sinh dục gồm: - Những phụ nữ có tiền sử chuyển dạ kéo dài, đẻ khó, đẻ nhiều lần, đi làm quá sớm sau sinh. - Những phụ nữ lao động nặng như công nhân, nông dân phải làm việc ở tư thế đứng kéo dài, gánh vác nặng làm tăng áp lực lên vùng đáy chậu. - Sa sinh dục cũng có thể gặp ở phụ nữ chưa sinh đẻ do thể trạng yếu, dây chằng mỏng, tử cung tư thế trung gian nên khi có áp lực mạnh trong bụng sẽ đẩy tử cung xa dần xuống dưới. Tóm lại: Nhiều người bị sa sinh dụcnhưng kinh nguyệt vẫn bình thường và vẫn có khả năng có thai. Nhưng những phụ nữ này thường dễ sẩy thai và đẻ non. Chảy máu, khí hư ra nhiều do cổ tử cung viêm nhiễm, cọ xát khiến người bệnh đi lại khó khăn, hạn chế lao động… Vì thế, s a sinh dục không chỉ gây mất thẩm mỹ vùng kín, mà còn ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống. Các bác sĩ khuyên người bệnh khi có bất thường về vùng tầng sinh môn thì nên đi kiểm tra để có được tư vấn, điều trị kịp thời. Cụ bà 90 tuổi âm thầm chịu đựng sa sinh dục suốt 20 năm SKĐS - Cụ Bá Thị Chích (92 tuổi, xã Trường Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang), tuy tuổi cao nhưng còn rất minh mẫn. 20 năm nay, bà bị sa dạ con nhưng vẫn âm thầm chịu đựng, để rồi... TS Trần Ngọc Dũng Khoa KCB theo yêu cầu BV Đại học Y Hà Nội Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://suckhoedoisong.vn/benh-duong-ruot-do-trung-roi-thia-16940051.htm
27-04-2011
Bệnh đường ruột do trùng roi thìa
Trùng roi thìa Giardia intestinalis ít gặp nhưng có khả năng gây bệnh đường ruột, đặc biệt là đối với trẻ em. Biểu hiện lâm sàng thường thấy như đau bụng, đi tiêu lỏng, đôi khi xen kẽ với táo bón. Trong những trường hợp nặng, phân thải có thể có chất nhầy máu. Cần quan tâm đến căn bệnh đường ruột này. Bệnh lý do trùng roi thìa gây nên Mọi lứa tuổi kể cả nam và nữ đều có thể bị nhiễm trùng roi thìa. Chúng có khả năng lây lan mạnh qua đường tiêu hóa theo thức ăn, nước uống, rau sống, bàn tay và đồ chơi trẻ em nhiễm bẩn... mang mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể con người. Khi trùng roi thìa ký sinh ở đường tiêu hóa sẽ gây bệnh cho người. Tuy nhiên, tùy theo số lượng trùng roi thìa và đặc điểm của từng người bệnh mà có biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Ở người trưởng thành, có khoảng 50% các trường hợp bị nhiễm trùng roi thìa thường ít hoặc không có biểu hiện bệnh lý lâm sàng, vì vậy đây là nguồn bệnh nguy hiểm. Trẻ em bị nhiễm trùng roi thìa đều có biểu hiện triệu chứng ít hoặc nhiều. Trùng roi thìa. Trùng roi thìa thường bám chặt vào niêm mạc ruột và luôn luôn hoạt động, thay đổi vị trí nên thường xuyên kích thích các đầu mút thần kinh ở ruột. Hậu quả dẫn đến tình trạng rối loạn tiết dịch, rối loạn nhu động ruột và dẫn đến viêm ruột. Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường thấy đau bụng, đi tiêu chảy, đôi khi xen kẽ bị táo bón... Trường hợp nặng có thể thấy phân có chất nhầy lẫn máu. Do bị viêm ruột và do số lượng trùng roi thìa rất lớn, có thể có hàng triệu trùng roi thìa trên 1cm2 diện tích niêm mạc ruột nên chúng phủ kín niêm mạc ruột, ngăn cản sự hấp thu các chất dinh dưỡng ở ruột. Sự hấp thu chất mỡ, các loại vitamin A, D, E, K... hòa tan trong mỡ cần thiết cho sự phát triển hệ cơ, xương ở cơ thể trẻ em bị hạn chế. Hậu quả dẫn đến trẻ em bị suy dinh dưỡng, còi cọc, gây sút cân, đau bụng, đi tiêu chảy có tính chất chu kỳ, phân có mỡ... Ngoài ra, các sản phẩm chuyển hóa của trùng roi thìa có tác dụng độc đối với hệ thần kinh, gây nên mất ngủ, biếng ăn ở trẻ em. Đôi khi trùng roi thìa còn gây ra bệnh lý viêm đường dẫn mật và túi mật. Chẩn đoán và điều trị bệnh Khi bị nhiễm trùng roi thìa, nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng khó phân biệt với các bệnh khác, nhất là đối với trẻ em bị suy dinh dưỡng và còi xương. Vì vậy cần căn cứ vào việc chẩn đoán ký sinh trùng học như: Xét nghiệm phân có thể dễ dàng phát hiện thể kén của trùng roi thìa, đôi khi có thể thấy cả thể hoạt động. Thể kén và thể hoạt động thường gặp trong phân lỏng, còn phân đóng cục chỉ phát hiện được thể kén. Xét nghiệm dịch tá tràng có thể thấy thể hoạt động của trùng roi thìa. Hiện nay, việc chẩn đoán huyết thanh miễn dịch bằng phương pháp Elisa (Enzyme-linked immunosorbent assay) đã được áp dụng để chẩn đoán phát hiện kháng nguyên của trùng roi thìa. Ngoài ra, một số phòng xét nghiệm sinh học phân tử cũng có thể thực hiện được chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) để phát hiện trùng roi thìa. Điều trị bệnh trùng roi thìa bằng các loại thuốc đặc hiệu như: quinacrin, metronidazol. Kết hợp với thuốc đặc hiệu, cần điều trị toàn diện bằng việc bổ sung thêm các loại viatamin A, D, E, K... Trùng roi thìa gây bệnh đường ruột. Phòng chống bệnh trùng roi thìa Biện pháp phòng chống bệnh trùng roi thìa cũng tương tự như các bệnh nhiễm trùng qua đường tiêu hóa, cụ thể là: Phát hiện những người bị nhiễm trùng roi thìa, kể cả người bệnh và người lành mang trùng để điều trị. Vệ sinh ăn uống như thức ăn phải được bảo vệ không để ruồi, nhặng, gián và các loài côn trùng truyền bệnh khác làm ô nhiễm thức ăn. Giữ gìn đồ chơi và bàn tay của trẻ em sạch sẽ vì trẻ em thường hay mút tay và ngậm đồ chơi. Cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Quản lý tốt nguồn phân thải của người đúng nguyên tắc vệ sinh, phải tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao ý thức cho cộng đồng, không được phóng uế bừa bãi ra môi trường sống. Đặc điểm của loại trùng roi thìa Trùng roi thìa có các tên khoa học khác nhau như Giardia intestinalis, Lamblia giardia, Lamblia intestinalis, Giardia duodenalis, được nhà khoa học Lambl, người Tiệp Khắc phát hiện lần đầu tiên vào năm 1859. Ðây là một loại trùng roi sống ký sinh ở ruột và gây bệnh cho con người. Mầm bệnh là thể kén của trùng roi thìa. Trùng roi thìa lây lan dễ dàng qua đường tiêu hóa. Kén trùng roi thìa theo thức ăn, nước uống, rau sống, bàn tay bẩn, đồ chơi trẻ em... xâm nhập vào cơ thể. Mọi lứa tuổi, kể cả nam lẫn nữ đều có thể bị nhiễm loại trùng roi thìa. TTƯT. BS. Nguyễn Võ Hinh
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-tri-huyet-thuong-quan-o-dau-vi
Vị trí huyệt thượng quản ở đâu?
Vị trí huyệt thượng quản nằm phía trên rốn với khoảng cách 5 khoát ngón tay. Đây là một điểm có vai trò vô cùng hữu ích cho các vấn đề dạ dày như nôn mửa, thoát vị gián đoạn, nấc cụt, đau vùng thượng vị. Chính vì thế, khi biết huyệt thượng quản là gì và vị trí huyệt thượng quản, mỗi người có thể tự xử lý các triệu chứng rối loạn tiêu hóa một cách đơn giản tại nhà. 1. Vị trí huyệt thượng quản nằm ở đâu? Huyệt thượng quản có vị trí nằm ở vùng bụng trên và thuộc đường giữa trước, cách 3 khoát ngón tay dưới góc xương ức hay 5 khoát ngón tay nếu tính từ điểm rốn (huyệt Thần Quế) hướng lên hay 1 khoát ngón tay về phía dưới của huyệt Cự Khuyết.Ở cùng vĩ tuyến với vị trí huyệt thượng quản, có thể tìm thấy:Huyệt Thông Cốc: nửa khoát ngón tay ngoài đường giữa phía trướcHuyệt Thừa Mãn: 2 khoát ngón tay ngoài đường giữa phía trướcHuyệt Nhật Nguyệt: xấp xỉ ở mức này, trong khoang liên sườn thứ 7 và trên đường trung đòn 2. Các tính năng đặc biệt của điểm huyệt thượng quản Huyệt thượng quản nằm ở thành trước và gần vị trí trung tâm của cơ thể có các tính năng đặc biệt như sau:Điểm giao nhau với các kinh lạc của dạ dày và ruột nonĐiểm tác động cục bộ của vùng thượng vịĐiểm tốt nhất để làm chủ dạ dày khi nguyên khí vượngĐiểm có khả năng kích thích chức năng tuyến giáp Vị trí huyệt thượng quản trên cơ thể con người 3. Tác dụng của huyệt thượng quản trong chỉ định trị liệu Phục hồi vượng khí của Dạ dày: chống buồn nôn, trào ngược dạ dày, viêm dạ dày cấp tính, nôn ra máu, thoát vị gián đoạn, nuốt khó, trào ngược axit, căng tức vùng thượng vị hoặc đau bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, nấc cụt, tiêu chảy hay táo bón.Điều chỉnh các vấn đề về tim liên quan đến suy kinh lá lách: đau tim, tăng huyết áp, cảm giác nóng, lo lắng và bồn chồn đột ngột và đánh trống ngực, động kinh do gió (phong hàn) hoặc tích tụ nhiều đờm, mất ngủ, rối loạn hưng cảm và trầm cảm.Tản nhiệt ẩm và hóa đờm (tan đàm), cường tỳ vị (khó thở và ho nhiều đờm).Các chỉ định khác: chóng mặt, mất khả năng quay sang một bên và nhức đầu, chứng tăng tiết nước bọt. 4. Tương quan và phối hợp với các huyệt đạo khác Do vị trí huyệt thượng quản nằm gần trung tâm của nhiều tạng phủ trong cơ thể, huyệt đạo này có nhiều mối tương quan và phối hợp với các huyệt trên kinh mạch khác như sau:Huyệt Thần Môn: rối loạn lưỡng cực, lo lắng kèm theo bồn chồnHuyệt Thần Môn, huyệt Đại Lăng, huyệt Cự Khuyết, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Phế Du, huyệt Thân Trụ, huyệt Tỳ Du: Liệu pháp tâm lý châm cứuHuyệt Đại Lăng: Nôn ra máuHuyệt Lương Môn (huyệt Nội Quan): phục hồi chức năng tạo khí của dạ dàyHuyệt Lương Môn, huyệt Phong Long, huyệt Gian Sử, huyệt Trung Quản: Đau tim kèm theo nôn mửa, cảm lạnh (thương hàn)Huyệt Thiên Xu, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Nội Quan, huyệt Khí Hải, huyệt Trung Quản, huyệt Kinh Môn: đầy bụng, chậm tiêu do khí của ruột ngưng trệHuyệt Thiên Xu, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Nội Quan, huyệt Khí Hải, huyệt Hạ Quản, huyệt Trung Quản: Đau vùng thượng vịHuyệt Thiên Xu, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Nội Quan, huyệt Khí Hải, huyệt Hạ Quản, huyệt Trung Quản: đau vùng thượng vịHuyệt Túc Tam Lý, huyệt Thái Xung, huyệt Nội Quan, huyệt U Môn, huyệt Dương Lăng Tuyền: Ức chế gan khíHuyệt Túc Tam Lý, huyệt Hợp Cốc: Đau thượng vịHuyệt Túc Tam Lý, huyệt Nội Quan: điều trị chứng ốm nghén khi mang thaiHuyệt Túc Tam Lý, huyệt Nội Quan, huyệt Thủ Tam Lý: viêm dạ dày cấp tínhHuyệt Phong Long, huyệt Nội Đình, huyệt Đại Lăng, huyệt Bản Thần, huyệt Thần Đình: Tất tán, trừ phong, thanh nhiệt hóa đờm.Huyệt Hành Gian, huyệt Khúc Tuyền, huyệt Trạch : Nhiệt huyết ngưng trệ và nôn ra máuHuyệt Hành Gian, huyệt Chi Câu, huyệt Dương Lăng Tuyền, huyệt Hiệp Khê: khí ngưng trệ biến thành lửaHuyệt Thái Xung: ợ hơi thường xuyênHuyệt Lão Công, huyệt Phong Long: dung hòa nhân tâmHuyệt Âm Bài, huyệt Gan Thục, huyệt Tỳ Thục: Cầm máu hoặc xuất huyết ngoài tự phát; nôn ra máu và đi ngoài ra máu tự phátHuyệt Công Tôn, huyệt Nội Quan: điều chỉnh nhịp timHuyệt Kiến Lý: điều hòa dạ dàyHuyệt Âm Lăng Tuyền: Dành cho những người có các triệu chứng rõ ràng của lá lách và dạ dày như khó tiêu và tiêu chảyHuyệt Nội Quan, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Thủ Tam Lý: Viêm dạ dày cấp tínhHuyệt Nội Quan, huyệt Công Tôn: đau ngực co thắt ở timHuyệt Đại Lăng: Đau bụng không chịu đượcHuyệt Hạ Quản: Trường hợp đau dữ dội do huyết ứ.Huyệt Trung Quản: Đau ngực, đau dạ dày, cảm lạnh do thức ăn và khó tiêuHuyệt Trung Quản, huyệt Hạ Quản: điều trị các bệnh lý của Tỳ Vị và Dạ dàyHuyệt Cự Khuyết: Căng tức và đầy bụng.Huyệt Thượng Tinh: Tăng tiết mồ hôi Huyệt thượng quản cần được xoa bóp và tác động chính xác Tuy nhiên, cần lưu ý chống chỉ định là tránh bấm huyệt, day ấn hay châm cứu tại vị trí huyệt thượng quản ở phụ nữ mang thai vì sẽ gây co thắt tử cung.Tóm lại, vị trí huyệt thượng quản là nằm ở thành ngực trước, thuộc vùng trên ổ bụng và là nơi gặp nhau của kinh mạch dạ dày với các kênh ruột non. Tác dụng của huyệt thượng quản rất phổ quát, đem lại nhiều lợi ích trong việc điều chỉnh và thuyên giảm các khó chịu hằng ngày, như từ đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, nôn đến mất ngủ, động kinh... một cách an toàn và tự nhiên.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chat-beo-nau-khac-voi-cac-chat-beo-khac-nhu-nao-vi
Chất béo nâu khác với các chất béo khác như thế nào?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Viết Lệ Diễm - Bác sĩ Nội tổng quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. So sánh chức năng giữa mỡ trắng và mỡ nâu, mỡ nâu phá vỡ lượng đường trong máu và các phân tử chất béo để tạo nhiệt giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, trong khi mỡ trắng có nhiệm vụ dự trữ thêm năng lượng. 1.Sự khác biệt giữa các loại chất béo 1.1 Chất béo nâu (mỡ nâu)Trong các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người gầy có xu hướng có nhiều mỡ nâu hơn những người thừa cân, béo phì. Khi chất béo nâu được kích thích nó có thể đốt cháy calo.Các nhà khoa học đang xem chất béo nâu như một phương pháp điều trị béo phì tiềm năng bằng cách tăng mỡ nâu hoặc kích thích mỡ nâu hiện có trong cơ thể.Người ta biết rằng trẻ em có nhiều mỡ nâu hơn người lớn, mỡ nâu giúp trẻ giữ ấm.Khi được kích hoạt, mỡ nâu đốt cháy mỡ trắng. Người trưởng thành gầy hơn thì sẽ có nhiều mỡ nâu hơn. Một người nặng 150 pound có thể có 20 hoặc 30 pound chất béo.Và họ sẽ chỉ có 2 hoặc 3 ounce chất béo màu nâu. Nhưng 2 ounce đó nếu được kích thích tối đa, nó có thể đốt cháy 300 đến 500 calo mỗi ngày, đủ để giảm tới một pound trong một tuần.1.2 Chất béo trắng (Mỡ trắng)Chất béo trắng giúp lưu trữ năng lượng và sản xuất hormone sau đó được tiết vào máu.Các tế bào mỡ nhỏ tạo ra hormone có tên là adiponectin, khiến gan và cơ nhạy cảm với hormone insulin, trong quá trình này khiến chúng ta ít mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.Khi con người trở nên béo, việc sản xuất adiponectin chậm lại hoặc ngừng nên khiến họ mắc bệnh. Sự khác biệt giữa tế bào mỡ nâu và mỡ trắng 1.3 Mỡ dưới daMỡ dưới da được tìm thấy trực tiếp dưới da. Đó là lượng mỡ được đo bằng thước cặp da để ước tính tổng lượng mỡ trong cơ thể bạn.Về mặt sức khỏe tổng thể, mỡ dưới da ở đùi và mông, có thể không xấu và có thể có một số lợi ích tiềm năng. Nó có thể không gây ra nhiều vấn đề như các loại chất béo khác, đặc biệt là chất béo nội tạng sâu hơn.1.4 Chất béo nội tạngChất béo nội tạng gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn có vòng eo hoặc bụng lớn, tất nhiên bạn có mỡ nội tạng. Mỡ nội tạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ và thậm chí là mất trí nhớ.Chất béo nội tạng được cho là có ảnh hưởng lớn hơn trong việc kháng insulin - làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với chất béo khác.1.5 Mỡ bụngMỡ bụng là một chất béo không lành mạnh. Mỡ bụng là sự kết hợp giữa cả nội tạng và dưới da.Mỡ bụng được xem là nguy cơ sức khỏe cao hơn mỡ hông hoặc đùi. Và điều đó có thể có nghĩa là mỡ bụng có thể làm tăng tình trạng kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ảnh hưởng xấu hơn đến rối loạn lipid máu, tăng nguy cơ đột quỵ và mắc bệnh lý tim mạch. 2. Tầm quan trọng của khám sức khỏe tổng quát Khám sức khỏe tổng quát để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời Mỡ bụng không chỉ khiến bạn gặp phiền toái khiến quần áo mà nó còn gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Mỡ bụng gồm mỡ dưới da và mỡ nội tạng, đây là một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim và các tình trạng khác.Nhiều tổ chức y tế sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI) để phân loại cân nặng và dự đoán nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa. Tuy nhiên, điều này đúng hoàn toàn đúng vì những người có mỡ bụng dư thừa cũng có nguy cơ gia tăng ngay cả khi tổng thể họ trông gầy.Do đó, để đánh giá chính xác nguy cơ mắc bệnh ở những người có bụng to, bạn cần đi đến các cơ sở y tế uy tín và có trạng thiết bị máy móc hiện để đánh giá chính xác lượng mỡ thừa là bao nhiêu và mỡ thừa đã ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào. Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org, webmd.com, medicalnewstoday.comXEM THÊM:Hít thở để giảm mỡ bụngPhẫu thuật tạo hình thành bụng: Những điều cần biếtU mỡ: Khi nào đáng lo? Nên dùng mỡ lợn hay dầu ăn? Cái nào tốt hơn cho sức khỏe?
https://tamanhhospital.vn/dot-quy-o-tre-em/
10/06/2022
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở trẻ em - Phụ huynh nên lưu ý
Trẻ em đau đầu dữ dội, nôn ói, lơ mơ, không linh hoạt như thường ngày, co giật, yếu tay chân một bên…. có thể báo hiệu cơn đột quỵ sắp xảy ra. Chị Nguyễn Thị Như (Bình Chánh, TP HCM) đang chăm đứa con trai mới 7 tuổi vừa bịđột quỵ, kể lại, hôm đó thấy con kêu đau đầu dữ dội, không tỉnh táo chị vội vàng đưa con đi khám và nhập bệnh viện địa phương trong tình trạng bé lơ mơ, yếu nửa người. Bác sĩ cho biết bé có thể bị đột quỵ khiến chị bất ngờ và tức tốc chuyển lên bệnh viện lớn. Kết quả chụp MRI phát hiện bé bị đột quỵ nhồi máu não do huyết khối. Ngay sau đó các bác sĩ tiến hành can thiệp lấy huyết khối bằng đường động mạch cho bé. Phụ huynh cần cảnh giác những cơn đau đầu, nôn ói, co giật, lơ mơ, méo miệng và yếu một bên người ở trẻ Mục lụcNguyên nhân đột quỵ ở trẻ emDấu hiệu đột quỵ ở trẻ emTầm soát đột quỵ ở trẻ emNguyên nhân đột quỵ ở trẻ em TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức – Trưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh Viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, nghe tới đột quỵ người ta thường nghĩ đó là bệnh của người lớn. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ trẻ em hoặc người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này dù không nhiều vẫn có thể xảy ra. Nhiều trẻ bị đột quỵ được cứu sống kịp thời, nhiều trẻ để lại di chứng và nhiều trẻ đã không thể cứu chữa được do đến bệnh viện quá muộn. Theo BS Minh Đức, đột quỵ ở trẻ em đang là một thách thức không nhỏ đối với các bác sĩ trong việc chẩn đoán, nhận biết bệnh vì trẻ con không biết cách than phiền, nhất là trẻ chưa biết nói. Trẻđau đầuchỉ có thể quấy khóc. Đây cũng không phải là bệnh phổ biến hay gặp ở trẻ em. Nguyên nhân thường do dị dạng bẩm sinh mạch máu não, một số trường hợp do các bệnh tim bẩm sinh hay các rối loạn đông cầm máu. Điều này kéo theo việc chẩn đoán bệnh chậm trễ, quá giờ vàng để can thiệp cứu sống các bé. Do đó, phụ huynh cần lưu ý khi trẻ than đau đầu dữ dội, nôn ói, méo miệng kèm theo co giật hoặc yếu liệt một bên hay trẻ quấy khóc, nôn vọt sau bú… thì cần đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên khoa nhi để khám, can thiệp và điều trị kịp thời. Các bé được đưa đến bệnh viện cấp cứu và chẩn đoán đột quỵ thông thường ở độ tuổi từ 9-12 và có bé chưa đầy một tuổi, phần lớn bị hẹp động mạch nội sọ, vỡ mạch máu dị dạng hay có kèm theo bệnh tim bẩm sinh. “Đối với trẻ em, vỡ dị dạng mạch máu não là nguyên nhân phải nghĩ đến đầu tiên trong bệnh cảnh đột quỵ não. Điều này khác hoàn toàn với đột quỵ ở người cao tuổi vốn có nguyên nhân thường gặp là tắc mạch gây nhồi máu não nhiều hơn. Nếu như đột quỵ ở người lớn liên quan đến các bệnh lý như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường và lối sống (ăn nhiều dầu mỡ, hút thuốc, lười vận động…); thì đột quỵ ở trẻ không liên quan đến lối sống mà chủ yếu là do bệnh lý tim bẩm sinh, bất thường mạch máu não…”, BS Minh Đức cho biết. Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em Dấu hiệu của đột quỵ trẻ em sắp xảy ra là trẻ đột ngột than đau đầu dữ dội hay quấy khóc liên tục kèm theo nôn ói. Sau nôn trẻ có thể giảm đau đầu, co giật mất ý thức, miệng méo lệch sang bên khi trẻ ăn, uống hay khóc. Trẻ cầm nắm cũng không được như bình thường, đi lê chân một bên hay có những tiếng kêu lạ trong đầu, dễ bị tím tái khi gắng sức. Nếu trẻ có những triệu chứng trên phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám cẩn thận. Phát hiện trễ thì khả năng tử vong rất cao hoặc sau điều trị sẽ để lại di chứng nặng nề cho trẻ như liệt nửa người không thể tự sinh hoạt, chăm sóc bản thân được. Để nhận diện nhanh những người có thể bị đột quỵ nói chung, trước hết cần chú ý tới khuôn mặt. Hãy yêu cầu trẻ hay người bệnh cười để xem một bên mặt có bị chảy xệ xuống hay không. Ngoài ra, người bệnh cần giơ cùng lúc cả hai tay lên để xem một bên tay có bị rũ xuống hay không thể giơ lên không. Bên cạnh đó, nếu trẻ nói lắp hoặc nói không rõ từng lời, nói khó hiểu, đó cũng là dấu hiệu đột quỵ. Máy chụp MRI hoặc CT hiện đại tại Bệnh viện Tâm Anh có thể chụp cho cả trẻ em để tìm ra nguyên nhân gây đột quỵ “Nếu trẻ có những biểu hiệu trên, nhiều khả năng trẻ đã bị tai biến mạch máu não. Do đó, gia đình cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu bởi thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ là rất quan trọng, chỉ tính bằng giây”, BS Minh Đức cho biết. Ngoài các dấu hiệu trên, bệnh tai biến mạch máu não có thể có biểu hiện khác như giảm hoặc mất thị lực, đau đầu đột ngột dữ dội nhưng không có nguyên nhân rõ ràng và kèm theo nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt,… Tầm soát đột quỵ ở trẻ em Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trang bị hệ thống thiết bị hiện đại tầm soát đột quỵ cho cả trẻ em và người lớn Để tầm soát, dự phòng hay chẩn đoán đột quỵ ở người trẻ tuổi, có hai phương pháp khảo sát mạch não là chụp cộng hưởng từ mạch máu não và chụp cắt lớp vi tính mạch máu não có tiêm thuốc. Nếu phát hiện dị dạng mạch, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị nút mạch chủ động trước khi dị dạng bị vỡ. Việc chẩn đoán sớm được dị dạng mạch máu não lúc chưa vỡ sẽ mang lại kết quả điều trị cao, chủ động hoàn toàn và an toàn hơn gấp 10 lần so với can thiệp lúc đã vỡ. Do đó, BS Minh Đức khuyến cáo, khi trẻ có những cơn đau đầu kèm theo nôn ói, méo miệng, tê yếu nửa người, co giật, lơ mơ thì nhanh chóng chuyển trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Hiện nay, các phương tiện chẩn đoán hiện đại như MRI, CT, CTA, DSA… như tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh giúp chẩn đoán đột quỵ ở trẻ em hiệu quả và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Phụ huynh không nên sử dụng các biện pháp xử trí dân gian sẽ làm trễ “thời gian vàng” cấp cứu cho trẻ. Xem thêm: Tầm soát đột quỵ bao nhiêu tiền, ở đâu và các gói khám xét nghiệm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/be-4-tuoi-nang-bao-nhieu-kg-la-vua-vi
Bé 4 tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa?
Nhiều cha mẹ luôn quan tâm đến vấn đề bé 4 tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa. Tuy nhiên, cân nặng cũng không hẳn là yếu tố duy nhất nên cha mẹ không cần quá nặng nề về cân nặng của trẻ mà hãy tìm cách giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể trạng cũng như trí não. 1. Trẻ 4 tuổi là thời điểm vàng của quá trình phát triển cân nặng Theo các chuyên gia đánh giá thì đối với trẻ nhỏ, cân nặng có lẽ được xem như yếu tố quan trọng không chỉ đánh giá tình trạng dinh dưỡng mà còn giúp nhận định được mức độ phát triển của trẻ có đúng với khuyến nghị hay không. Do đó, nhiều cha mẹ luôn quan tâm đến vấn đề bé 4 tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa. Tuy nhiên, cân nặng cũng không hẳn là yếu tố duy nhất nên cha mẹ không cần quá nặng nề về cân nặng của trẻ mà hãy tìm cách giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể trạng cũng như trí não.Đa số trẻ khi 4 tuổi đều được đi học nên sự phát triển của trẻ cũng rất nhanh cả về thể chất lẫn những kỹ năng cần thiết. Riêng về thể chất thì ở độ tuổi này tốc độ phát triển cân nặng tăng khá nhanh. Bởi vì chế độ ăn của trẻ ở thời kỳ này đa dạng hơn và trẻ cũng đã quen với rất nhiều loại thực phẩm. Để có chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng theo nhu cầu phát triển, số lượng bữa ăn của trẻ ở độ tuổi này thường áp dụng 3 bữa chính và có thể thêm 2 bữa phụ.Để biết được khối lượng cơ thể “trẻ 4 tuổi cân nặng bao nhiêu là đủ”, ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn thì trẻ 4 tuổi cũng cần được hướng dẫn các kỹ năng vận động như chạy nhảy, cầu trượt, học bơi, đạp xe... Và cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ có thể thực hiện các hoạt động này.Hơn nữa, chất lượng giấc ngủ của trẻ cũng góp phần vào việc trẻ em 4 tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa. Bởi vì giấc ngủ sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn về cân nặng. Đối với trẻ 4 tuổi thì trung bình trẻ cần ngủ đủ mỗi ngày với khoảng thời gian từ 11 đến 12 tiếng. Để giúp trẻ có giấc ngủ ngon và ngủ sâu hoặc trẻ không bị đánh thức giữa giấc ngủ thì cha mẹ cần hình thành thói quen ngủ khoa học, đúng giờ và ngủ sớm dậy sớm... cho trẻ. Thêm vào đó, cha mẹ nên cho trẻ có giấc ngủ trưa với khoảng thời gian từ 1 đến 2 tiếng để giúp trẻ nạp thêm năng lượng, phục vụ cho những hoạt động vào buổi chiều. Giải đáp bé 4 tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa? 2. Bé 4 tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa? Theo bảng thống kê cân nặng cho trẻ đến 5 tuổi được áp dụng cho trẻ em Việt Nam nói riêng và trẻ em thế giới nói chung thì số liệu được tổ chức Y tế thế giới công bố như sau:Nếu là trẻ gái thì cân nặng đạt tiêu chuẩn khoảng 14.5 - 17.3 kgNếu là trẻ trai thì cân nặng đạt tiêu chuẩn khoảng 15 - 17.6 kg.Khối lượng cơ thể của trẻ còn tùy thuộc vào thể trạng hiện tại, chẳng hạn nếu trẻ béo phì hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng thì cha mẹ mới có thể tìm cách kiểm soát cân nặng của trẻ ở mức chuẩn và phù hợp nhất.Cân nặng của trẻ được xem như một chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên căn cứ vào thông số này mà gây áp lực cho trẻ. Bởi vì ngoài cân nặng thì việc đánh giá sự phát triển của trẻ còn cần nhiều yếu tố quyết định, bao gồm thể trạng, tinh thần và trí tuệ. Chăm sóc dinh dưỡng khoa học có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và thể chất của trẻ 3. Một vài vấn đề liên quan đến cân nặng của trẻ 4 tuổi Chăm sóc dinh dưỡng khoa học cho trẻ được xem có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và thể chất của trẻ. Khi trẻ được bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh và ít khi mắc bệnh tật. Nhưng ngược lại, nếu trẻ ăn ít, không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng hoặc sử dụng các thực phẩm không lành mạnh có thể gây nên nhiều hệ luỵ và gây cản trở tăng trưởng của trẻ.Cha mẹ có thể sử dụng một số loại thực phẩm lành mạnh giúp trẻ đạt được mục tiêu cân nặng theo yêu cầu:Sữa tươi được xếp vào danh sách thực phẩm có lợi nhiều cho sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Thành phần trong sữa tươi chứa khá nhiều chất đạm, chất béo cùng với các vitamin và khoáng chất. Sữa cũng được xem như thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhất giúp mẹ tiết kiệm thời gian nuôi trẻ mà trẻ vẫn khỏe mạnh và thông minh.Cá hồi có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm đạm, omega-3, canxi, vitamin D ... đều giúp thúc đẩy phát triển trẻ.Đậu phụ: Được làm từ đậu nành giúp bổ sung nguồn protein thực vật dồi dào cùng với hàm lượng sắt, vitamin B1 cao. Chất xơ cùng với đồng, magie, kẽm... trong đậu phụ giúp tăng cường sức khoẻ và thúc đẩy phát triển của trẻ.Trứng giàu hàm lượng protein, bổ sung vitamin D và canxi cùng với các chất khoáng quan trọng khác. Protein trong trứng khá tốt vì nó cung cấp đầy đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể.Tôm giàu đạm, sắt, magie, kali... Cha mẹ nên lựa chọn thực phẩm này cho bữa ăn của trẻ nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.Trong trường hợp trẻ bị thừa cân béo phì cha mẹ nên:Đưa trẻ đến khám bác sĩ bởi béo phì có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên và trong đó dinh dưỡng được xem như yếu tố chủ chốt quyết định tình trạng này.Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cắt giảm chế độ ăn của trẻ hoặc sử dụng các sản phẩm bổ trợ giúp cải thiện tình trạng của trẻ. Vì trẻ ở độ tuổi này rất cần nhiều dưỡng chất để phát triển.Còn nếu trẻ bị suy dinh dưỡng - tình trạng có thể khiến cho trẻ kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Thậm chí còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi dưỡng chất cần thiết không cung cấp đủ cho trẻ thì trẻ không thể phát triển theo một cách toàn diện được. Khi đó, cha mẹ cần:Đưa trẻ đi khám để được tư vấn về việc xây dựng thực đơn hợp lý cho trẻ. Chế độ ăn này phải đảm bảo có chứa đủ 4 nhóm thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng. Nên cung cấp chất béo cho trẻ ở giai đoạn này trong khoảng từ 30 đến 40% hàm lượng năng lượng mỗi ngày.Số lượng bữa ăn của trẻ nên thực hiện chia thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Trong các bữa phụ cha mẹ nên thêm trái cây và sữa cho trẻ, còn trong bữa chính nên thêm chất xơ và ngũ cốc nguyên hạt.Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn có chứa nhiều đường, muối hoặc chất béo dạng rắn. Không nên cho trẻ sử dụng quá nhiều nước ngọt. Bởi vì đây là loại nước uống mà hàm lượng đường, phẩm màu rất nhiều. Những loại nước này khiến cho trẻ no dẫn đến tình trạng lười ăn. Không những vậy, uống quá nhiều nước ngọt sẽ gây ra hiện tượng đào thải canxi ra ngoài, khiến cơ thể trẻ thiếu hụt vi chất này.Tóm lại, cân nặng của trẻ được xem như một chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng, nhưng cha mẹ không nên căn cứ vào thông số này mà gây áp lực cho trẻ. Bởi vì ngoài cân nặng thì việc đánh giá sự phát triển của trẻ còn cần nhiều yếu tố quyết định, bao gồm thể trạng, tinh thần và trí tuệ.Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://vnvc.vn/benh-viem-mang-nao-mo-cau-o-nguoi-lon/
11/06/2024
Bệnh viêm màng não mô cầu ở người lớn nguy hiểm không? Cách phòng ngừa
Bệnh viêm màng não mô cầu ở người lớn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, điều trị khó khăn, tốn kém, ngay cả khi được điều trị tích cực người bệnh vẫn có nguy cơ tử vong hoặc chịu những di chứng nặng nề, kéo dài. Tỷ lệ tử vong của viêm màng não do não mô cầu khi được điều trị tích cực từ 5-15%. 20% người bệnh sống sót phải đối mặt với các di chứng về thể chất và tinh thần. BS Bùi Công Sự – Quản lý Y khoa vùng 3 – miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: “Vi khuẩn não mô cầu có 13 nhóm khác nhau có khả năng gây bệnh. Trong đó A, B, C, Y và W-135 là 5 nhóm vi khuẩn gây bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất. Viêm màng não mô cầu có thể khiến người bệnh tử vong trong vòng 24 giờ và cần được cấp cứu khẩn cấp. 50% người bệnh tử vong nếu không được phát hiện và điều trị, dù được điều trị tích cực tỷ lệ tử vong vẫn rất cao, có thể lên đến 15%. Với các bệnh nhân may mắn sống sót sau điều trị, có 20% trường hợp chịu nhiều di chứng về thể chất và tinh thần như cắt cụt chi, điếc, mù lòa, rối loạn tâm lý, thiểu năng trí tuệ…”. Mục lụcTổng quan về bệnh viêm màng não mô cầuBệnh viêm não mô cầu ở người lớn có nguy hiểm không?Não mô cầu lây qua người lớn bằng đường nào? Ai có nguy cơ cao?Các triệu chứng viêm màng não mô cầu ở người trưởng thànhDiễn biến của bệnh não mô cầu ở người lớnCách phòng ngừa bệnh viêm não mô cầu cho người lớnChẩn đoán viêm màng não mô cầu ở người lớnĐiều trị bệnh viêm màng não mô cầu ở người lớnTổng quan về bệnh viêm màng não mô cầu Viêm màng não do não não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có tỷ lệ mắc cao, lên đến 2,3/100.000 dân. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,2 triệu ca mắc viêm màng não do não mô cầu, trong đó có 135.000 trường hợp tử vong. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận hàng chục ca mắc viêm màng não do não mô cầu các nhóm khác nhau. Vi khuẩn não mô cầu có 13 nhóm khác nhau có khả năng gây bệnh, trong đó A, B, C, Y và W-135 là 5 nhóm vi khuẩn gây bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất. Bệnh có các thể lâm sàng đa dạng như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm khớp, trong đó viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết là thường gặp và nguy hiểm nhất. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là nhóm có nguy cơ mắc não mô cầu cao nhất, thanh thiếu niên và người lớn thường mang vi khuẩn não mô cầu không triệu chứng nên bệnh khởi phát đột ngột và là nguồn lây truyền chủ yếu trong cộng đồng, thường là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ dịch viêm màng não. Bệnh viêm não mô cầu ở người lớn có nguy hiểm không? RẤT NGUY HIỂM. Bệnh viêm màng não mô cầu ở người lớn vẫn còn là một thách thức lớn về sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Viêm màng não do não mô cầu có thể khiến người bệnh tử vong trong vòng 24 giờ và cần được cấp cứu khẩn cấp. 50% người bệnh tử vong nếu không được phát hiện và điều trị, dù được điều trị tích cực tỷ lệ tử vong vẫn rất cao, có thể lên đến 15%. Với các bệnh nhân may mắn sống sót sau điều trị, có 20% trường hợp chịu nhiều di chứng về thể chất và tinh thần như cắt cụt chi, điếc, mù lòa, rối loạn tâm lý, thiểu năng trí tuệ… Di chứng của bệnh viêm màng não mô cầu ở người lớn ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, sức khỏe người bệnh, là một gánh nặng lớn về kinh tế. Mù lòa, điếc, cắt cụt chi gây khó khăn cho người bệnh trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Rối loạn tâm lý, thiểu năng trí tuệ thậm chí còn khiến người bệnh đánh mất khả năng học tập, làm việc, cần phải có sự chăm sóc đặc biệt của gia đình. Viêm màng não do não mô cầu còn mang lại gánh nặng lớn về kinh tế, khi chi phí điều trị một ca bệnh có thể tốn kém hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng, phải huy động nhiều thiết bị và nguồn lực. Đó là chưa kể đến gánh nặng chi phí khi chăm sóc người tàn tật về sau. Viêm màng não do não mô cầu có thể khiến người bệnh tử vong trong vòng 24 giờ và cần được cấp cứu khẩn cấp. Não mô cầu lây qua người lớn bằng đường nào? Ai có nguy cơ cao? Con người là ổ chứa vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên. Vì vậy, nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và những người lành mang trùng. Trong các vụ dịch viêm màng não do não mô cầu, có đến 25% người nhiễm khuẩn không biểu hiện triệu chứng lâm sàng và trên 50% người khỏe mạnh mang vi khuẩn não mô cầu. Não mô cầu khuẩn lây truyền bằng việc tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp, khi người lành hít phải các giọt bắn chứa vi khuẩn từ người bệnh. Lây truyền gián tiếp qua đồ vật hiếm khi xảy ra. Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm màng não do não mô cầu có thể kể đến như: Trẻ nhỏ: Trẻ dưới 1 tuổi và đặc biệt là dưới 5 tháng tuổi, hệ miễn dịch đang trong giai đoạn phát triển, sức đề kháng với bệnh tật kém. 6 tháng sau sinh, miễn dịch trẻ có được qua nhau thai và sữa mẹ đã giảm dần và mất đi, nồng độ kháng thể bảo vệ từ mẹ suy giảm dẫn đến khả năng diệt khuẩn thấp, tăng nguy cơ mắc bệnh. Theo thống kê, trẻ dưới 1 tuổi có tỷ lệ mắc viêm màng não mô cầu xâm lấn cao gấp 10 lần (3,6/100.000) so với tỷ lệ dân số (0,28/100.000) và nhóm huyết thanh B chiếm 65% số trường hợp. [1] Thanh thiếu niên, người lớn: đây là nhóm đối tượng thường bị bỏ quên tiêm chủng trong khi đó, tỷ lệ người lành mang vi khuẩn não mô cầu nhóm B ở thanh thiếu niên chiếm đa số. Theo kết quả theo dõi tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, có khoảng 25% tân binh ở 18-25 tuổi mang vi khuẩn não mô cầu không biểu hiện triệu chứng. Trong đó, nhóm vi khuẩn mô cầu B chiếm 53,19% trường hợp. Người cao tuổi, người có bệnh lý nền mạn tính: người cao tuổi, người có bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, thận mãn tính… mắc viêm màng não do não mô cầu có thể rất nghiêm trọng. Sức đề kháng ở nhóm đối tượng này đã rất yếu do tuổi cao và các bệnh lý nền “bào mòn”, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và khi mắc thêm bất kỳ căn bệnh nào khác cũng có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn, tỷ lệ tử vong cũng cao hơn so với người có sức khỏe bình thường. Người cao tuổi, người có bệnh nền mắc viêm màng não do não mô cầu có thể rất nghiêm trọng. Các triệu chứng viêm màng não mô cầu ở người trưởng thành Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm màng não mô cầu ở người lớn, các triệu chứng thường không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn với các bệnh siêu vi thông thường. Người bệnh có thể có các triệu chứng như một đợt cảm, cúm hay nhiễm Adenovirus, Rhinovirus: nhức đầu, đau họng, ho, sốt, buồn nôn… Do đó bệnh rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu, dễ chẩn đoán sai dẫn đến điều trị muộn. 15 giờ sau khi nhiễm mô cầu khuẩn, vi khuẩn xâm lấn hệ thần kinh trung ương, gây cứng cổ. Các triệu chứng đặc trưng như nổi tử ban hình sao, màu da bất thường, hay ban đỏ thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh (từ giờ thứ 17 trở đi), việc điều trị lúc này đã trở nên khó khăn, tỷ lệ tử vong và di chứng cao. Diễn biến của bệnh não mô cầu ở người lớn Bệnh viêm màng não mô cầu ở người lớn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, tiến triển nhanh trong vòng 24 giờ từ các triệu chứng không đặc hiệu. Bệnh thường khởi phát với triệu chứng sốt cao đột ngột, nhức đầu và đau họng. Sau 12 giờ từ khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện, người bệnh khó chịu, buồn nôn, giảm sự thèm ăn. Sau 17 giờ tử ban xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể, tập trung ở vùng thân mình và chi dưới, đi kèm các triệu chứng tiêu chảy, cứng cổ, lạnh tay chân, khó thở. 40% trẻ viêm màng não cấp tính do vi khuẩn có triệu chứng co giật. Triệu chứng có thể xảy ra ở cả người lớn. 12% người bệnh hôn mê. Sau 24 giờ, viêm màng não do não mô cầu có thể khiến người bệnh tử vong. Cách phòng ngừa bệnh viêm não mô cầu cho người lớn Cách phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu ở người lớn và trẻ em hiệu quả nhất là tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch. Hiện vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu chưa có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ tiêm vắc xin chưa cao dẫn đến số người có miễn dịch phòng bệnh rất thấp. Bên cạnh đó, người lành mang trùng cao là nguồn phát tán mầm bệnh ra cộng đồng khó kiểm soát. Nên không chỉ người lớn mà trẻ em, thanh thiếu niên, thanh niên cũng cần tiêm vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu để ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng. Các chuyên gia khuyến cáo trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn, đặc biệt là những người có bệnh lý nền mạn tính cần tiêm vắc xin phòng bệnh sớm. Các nhóm huyết thanh phòng các chủng gây ra do viêm màng não không phòng ngừa chéo, do đó dù đã được chủng ngừa vắc xin phòng viêm màng não mô cầu nhóm B, vẫn cần tiêm thêm vắc xin phòng các nhóm A, C, Y và W-135. Hiện Hệ thống tiêm chủng VNVC là đơn vị tiêm chủng duy nhất tại Việt Nam có đầy đủ 3 loại vắc xin phòng các nhóm huyết thanh não mô cầu nguy hiểm, kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em và người lớn từ 2 tháng tuổi đến 55 tuổi, gồm: vắc xin phòng não mô cầu nhóm B thế hệ mới (Bexsero – Ý); vắc xin phòng ngừa não mô cầu nhóm BC (Mengoc BC – Cuba) và ACYW-135 (Menactra – Mỹ). Cả 3 loại vắc xin này được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, các vắc xin thế hệ mới như Bexsero và Menactra được ưu tiên sử dụng, để phòng ngừa nhiều hơn các chủng vi khuẩn não mô cầu. Hiện Hệ thống tiêm chủng VNVC là đơn vị tiêm chủng duy nhất tại Việt Nam có đầy đủ 3 loại vắc xin phòng các nhóm huyết thanh não mô cầu nguy hiểm cho trẻ em và người lớn. Vắc xin não mô cầu thế hệ mới Bexsero được sản xuất trên công nghệ tiên tiến mới nhất, tiếp cận dựa trên hệ gen não mô cầu khuẩn, chứa 4 thành phần kháng nguyên của nhóm B mang đến khả năng tiêu diệt hiệp đồng cao và bao phủ nhiều chủng vi khuẩn não mô cầu nhóm B hơn. Vắc xin có hiệu quả bảo vệ lên đến 95% trước các bệnh lý não mô cầu xâm lấn nhóm B như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,… Vắc xin Menactra được Sanofi Pasteur sản xuất theo công nghệ Polysaccharide cộng hợp, phòng được 4 nhóm huyết thanh A, C, Y, W-135. Từ khi được đưa vào sử dụng, vắc xin giảm đến 90% các ca bệnh ở các nhóm huyết thanh chính gây bệnh là C, Y và W-135. Để được tư vấn chi tiết và đặt lịch tiêm các loại vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu tại VNVC, Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline 028 7102 6595 hoặc trungtamtiemchungvnvc để được hỗ trợ. ⇒ Xem thêm:Nên tiêm viêm màng não mô cầu AC hay BC?Cần tiêm Bexsero không? Chẩn đoán viêm màng não mô cầu ở người lớn Người có triệu chứng thực thể như sốt, thay đổi trạng thái tinh thần và gáy cứng nên nghi ngờ viêm màng não do vi khuẩn. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng ban đầu của bệnh có thể khác nhau ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể nhẹ và thậm chí không xuất hiện ở người bệnh cao tuổi, người nghiện rượu hoặc suy giảm miễn dịch. Chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu lâm sàng có thể rất khó khăn ở các đối tượng sau: Ở người từng phẫu thuật can thiệp thần kinh: có thể làm thay đổi trạng thái tâm thần và độ cứng cổ. Ở người cao tuổi, bệnh nhân nghiện rượu: thay đổi trạng thái tâm thần do bệnh não chuyển hóa, do té ngã dẫn đến tụ máu dưới màng cứng hoặc do nhiều nguyên nhân khác. Trong các trường hợp trên, triệu chứng lâm sàng không điển hình có thể gây nhầm lẫn trong chẩn đoán và chậm trễ trong điều trị,. Do đó, nếu phát hiện những gợi ý nghi ngờ viêm màng não do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm thường quy bao gồm: Phân tích dịch não tủy Công thức máu toàn phần và công thức bạch cầu Xét nghiệm bilan chuyển hóa Cấy máu cộng với phản ứng chuỗi polymerase (PCR), nếu có. Điều trị bệnh viêm màng não mô cầu ở người lớn Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị chính cho các trường hợp viêm màng não do vi khuẩn. Ngoài ra, phương pháp điều trị còn bao gồm chống viêm dây thần kinh sọ não và giảm ICP (tăng áp lực nội sọ). Trong hầu hết các trường hợp viêm màng não mô cầu, bệnh nhân phải nhập viện khoa hồi sức tích cực ICU. Một số loại thuốc kháng sinh thường được dùng để điều trị và dự phòng viêm màng não do não mô cầu có thể kể đến như sunfamit, penicillin. Khi quyết định sử dụng thuốc kháng sinh, các bác sĩ phải đảm bảo chắc chắn thuốc nhạy cảm với vi khuẩn não mô cầu. Đối với người lớn điều trị đặc hiệu viêm màng não mô cầu sử dụng thuốc kháng sinh, bác sĩ thường chỉ định dùng penicillin G 2 triệu đơn vị, tiêm tĩnh mạch cách 2 giờ/lần hoặc ampicillin 2 gam, hoặc cephalosporin thế hệ III 2 gam, tiêm tĩnh mạch 4 lần trong 24 giờ. Thời gian điều trị trung bình 10 ngày. Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác bao gồm: [2] Truyền dịch Thuốc chống động kinh Điều trị nhiễm trùng kèm theo Điều trị các biến chứng cụ thể.[3] Viêm màng não mô cầu vẫn còn là một thách thức lớn về sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Bệnh viêm màng não mô cầu ở người lớn và trẻ em có khả năng gây tử vong chỉ trong vòng 24 giờ. Dù được phát hiện và điều trị tích cực nguy cơ tử vong vẫn rất cao, đi kèm các di chứng và ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, sức khỏe người bệnh, mang lại gánh nặng lớn về kinh tế cho gia đình. Do đó, trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên và người lớn, đặc biệt là những người có bệnh lý nền mạn tính cần tiêm vắc xin phòng bệnh sớm.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/cham-dut-17-nam-dau-nguc-kho-tho-nho-bom-con-sinh-hoc-20240629105834650.htm
20240629
Chấm dứt 17 năm đau ngực, khó thở nhờ bơm cồn sinh học
Bệnh nhân Nguyễn Quang Thanh và TS.BS Hồ Minh Tuấn trước giờ xuất viện (Ảnh: FV). 17 năm đau ngực, khó thở do bệnh cơ tim phì đại Năm 2007, ông Nguyễn Quang Thanh bị các cơn mệt mỏi, khó thở kéo dài. Ông đi khám và được chẩn đoán bị mắc chứng cơ tim phì đại. Do bệnh viện tỉnh không có đủ phương tiện để điều trị căn bệnh này, các bác sĩ khuyên ông đi điều trị ở các bệnh viện tuyến trên. Ông tới một bệnh viện tại TPHCM để thăm khám và được chỉ định dùng thuốc. Tuy nhiên cơn khó thở và buốt ngực ngày càng tăng, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi. Sau đó, ông tìm đến nhiều bệnh viện, phòng khám tim mạch, nhưng không nơi nào cho ông phương án điều trị khả thi. Tình cờ ông đọc được một bài báo viết về cách phương pháp điều trị cơ tim phì đại do TS.BS. Hồ Minh Tuấn cùng các cộng sự viết. "Trong bài báo đó, các triệu chứng được miêu tả y chang như xảy ra đối với tôi, không sai một li nào, nên tôi quyết tâm tìm đến bác sĩ Tuấn", ông Thanh nhớ lại. Tháng 6/2024, đến Bệnh viện FV, ông Thanh được TS.BS Hồ Minh Tuấn - Trưởng khoa Tim thăm khám. Bác sĩ Tuấn nhận thấy bề dày cơ tim của bệnh nhân lên tới 23mm làm tắc nghẽn đường ra thất trái, là nguyên nhân dẫn tới chứng hở van tim hai lá độ 4. Nếu không được điều trị triệt để, những triệu chứng đau tức ngực, khó thở càng nặng thêm, có thể gây đột tử. Bác sĩ Tuấn cho biết, có hai cách điều trị cho ông Thanh, đó là mổ hở để cắt bỏ phần cơ tim bị dày lên hoặc can thiệp để làm giảm độ dày vách cơ tim bằng liệu pháp bơm cồn sinh học. Mổ hở là phẫu thuật lớn, phức tạp và không phải thể trạng bệnh nhân nào cũng đáp ứng được. Do đó, bác sĩ đề nghị dùng phương pháp bơm cồn sinh học để điều trị cho ông Thanh. "Giảm độ dày vách cơ tim bằng cồn sinh học là phương pháp thông tim can thiệp qua da. Bệnh nhân được chích một mạch máu nhỏ ngoại biên vùng cổ tay hoặc đùi, bác sĩ luồn dụng cụ có gắn bóng chứa cồn sinh học tuyệt đối, tìm tới vùng mạch máu nuôi vùng cơ tim bị dày. Sau khi xác định đúng vị trí mạch máu, cồn sinh học sẽ được bơm vào làm nghẽn mạch, khiến vùng cơ tim dày trở nên mỏng lại", bác sĩ Tuấn giải thích. TS.BS Hồ Minh Tuấn và ê-kip thực hiện thủ thuật bơm cồn sinh học điều trị bệnh cơ tim phì đại (Ảnh: FV). Ông Nguyễn Quang Thanh được ê-kip của bác sĩ Tuấn thực hiện thủ thuật thông tim bơm cồn sinh học. Thời gian thực hiện khoảng 1 tiếng đồng hồ, chỉ cần gây tê tại chỗ nên bệnh nhân vẫn trong trạng thái tỉnh táo. Kết quả sau khi thực hiện thủ thuật rất ngoạn mục: vùng cơ tim bị dày lên đã xẹp xuống đồng thời hết tình trạng hở van hai lá. TS.BS. Hồ Minh Tuấn khám cho bệnh nhân sau thủ thuật (Ảnh: FV). "Ca can thiệp cho bệnh nhân Nguyễn Quang Thanh đã giải quyết được 2 vấn đề: độ nghẽn giảm đi - từ 23mm giảm còn khoảng hơn 10mm và tình trạng hở van 2 lá từ độ 4 giảm xuống còn độ 1. Cũng nhờ đó, các triệu chứng khó thở và đau ngực của ông chấm dứt hoàn toàn", bác sĩ Tuấn cho biết. Xuất viện 2 ngày sau đó, ông Thanh mừng rỡ vì giờ đây có thể hít thở thoải mái và nhẹ nhàng. Trải nghiệm điều trị tại FV của ông vô cùng đặc biệt: bác sĩ Tuấn giải thích kỹ càng bệnh tình và phương pháp điều trị giúp ông thật sự an tâm, thủ thuật nhanh chóng, nhẹ nhàng. "Phương pháp phức tạp vậy mà bác sĩ Tuấn thực hiện êm ru. Trong quá trình làm thủ thuật, tôi chỉ thấy tức ngực khoảng chừng 30 giây, còn lại không đau đớn gì. Nếu biết sớm tôi đã không phải chịu đựng những cơn đau ngực khó thở suốt 17 năm qua", ông Thanh xúc động nói. Điều trị cơ tim phì đại: bệnh nhân cần lưu ý điều gì? Bác sĩ Tuấn cho biết, bệnh cơ tim phì đại là một bệnh lý tim mạch khá phổ biến, có yếu tố di truyền hoặc do đột biến gien, khiến cơ tim bị dày bất thường, có thể gây tắc nghẽn đường ra thất trái, hở van hai lá, rối loạn chức năng tâm trương, thiếu máu cơ tim và loạn nhịp tim. Hình minh họa tim bình thường (trái) và tim bị bệnh cơ tim phì đại (phải) với thành tim dày lên (Ảnh: Freepik). Bệnh cơ tim phì đại chia làm 2 loại: Cơ tim phì đại không tắc nghẽn và Cơ tim phì đại có tắc nghẽn. "Cả 2 loại bệnh cơ tim phì đại đều có thể bị loạn nhịp tim, thậm chí đột tử. Điển hình là tình trạng vận động viên thể thao bị đột tử: có tới 30% vận động viên trẻ tuổi đột tử trên sân là do bệnh này", TS.BS Hồ Minh Tuấn cho hay. Để xác định chính xác bệnh cơ tim phì đại, người bệnh sẽ được thăm khám, đo điện tim, siêu âm tim, có thể chụp thêm CT hoặc MRI tim. Các hình ảnh học giúp phát hiện chính xác bệnh này, cụ thể khi vách tim dày trên 15mm là được kết luận bệnh nhân bị cơ tim phì đại. Đây là căn bệnh không thể điều trị triệt để vì có thể tái phát, mục tiêu điều trị là giúp người bệnh có cuộc sống bình thường, kéo dài tuổi thọ. Bệnh nhân cơ tim phì đại không tắc nghẽn hầu như chỉ cần dùng thuốc. Còn những bệnh nhân cơ tim phì đại tắc nghẽn thì cần điều trị kết hợp thuốc với các kỹ thuật chuyên sâu, điển hình là phương pháp bơm cồn sinh học. Thách thức của phương pháp bơm cồn sinh học là đòi hỏi tay nghề của kỹ thuật viên cao: Trước tiên phải tìm ra chính xác nhánh mạch máu nuôi vùng cơ tim dày lên gây tắc nghẽn. Khi dò được đúng mạch máu li ti này, bác sĩ can thiệp sẽ kiểm tra lại bằng cách bơm thuốc cản quang, vùng cơ tim dày đột biến này sáng lên thì chứng tỏ đã tìm đúng. Tiếp theo, bác sĩ can thiệp đưa vào mạch máu chiếc bóng đặc biệt đường kính 1-3mm bên trong chứa cồn tuyệt đối, bít mạch máu lại và bơm cồn. Những thao tác trên cần được thực hiện một cách tỉ mỉ, liều lượng cồn bơm đủ, nếu không dễ gặp những biến chứng như giảm nhịp tim, bị rò cồn sang các vị trí khác, chảy máu… Ngoài ra, thủ thuật này phải được thực hiện trong phòng Cathlab trang bị tân tiến. Các thiết bị như máy siêu âm hiện đại, hệ thống đo áp lực trong buồng tim, máy tạo nhịp… giúp bác sĩ nắm đầy đủ thông số, hình ảnh rõ nét, từ đó thao tác chính xác. "Kỹ thuật điều trị cơ tim phì đại bằng bơm cồn sinh học ra đời nhiều năm, hiện phổ biến tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên ở Việt Nam còn khá ít trung tâm tim mạch đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật này", bác sĩ Tuấn cho hay. Bệnh viện FV trang bị phòng Catlab hiện đại (Ảnh: FV). Khoa Tim mạch, Bệnh viện FV được trang bị phòng Cathlab hiện đại, đội ngũ y bác sĩ dày dạn kinh nghiệm, có thể điều trị toàn diện bệnh cơ tim phì đại cho mọi đối tượng, từ trẻ em tới người cao tuổi. Thời gian qua, Bệnh viện FV cho biết đã thực hiện thành công khoảng hàng chục ca điều trị cơ tim phì đại bằng bơm cồn sinh học. Sau điều trị, bệnh nhân được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp. Mỗi lần tái khám, bệnh nhân được đo thể lực trên máy gắng sức tim phổi, từ đó bác sĩ sẽ đề xuất mức hoạt động thể lực phù hợp với thể trạng. Về dinh dưỡng, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn giảm mỡ động vật, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, ăn cá nhiều hơn. Bệnh nhân cần tái khám định kỳ. Bác sĩ Tuấn khuyến cáo, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này cần khám tim mạch và tái khám định kỳ sau 3-5 năm. Bạn có nhu cầu khám và tư vấn các vấn đề tim mạch có thể liên hệ Khoa Tim, Bệnh viện FV qua số điện thoại: (028) 54 11 33 33.
https://suckhoedoisong.vn/ket-qua-xet-nghiem-hiv-duoc-bao-mat-hoan-toan-169221023231251899.htm
24-10-2022
Kết quả xét nghiệm HIV được bảo mật hoàn toàn
Truyền hình trực tuyến: Xét nghiệm HIV - Dễ dàng tiếp cận, hoàn toàn miễn phí SKĐS - Vào 20h, thứ Hai, ngày 17/10/2022, Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề " Xét nghiệm HIV: Dễ dàng tiếp cận, hoàn toàn miễn phí". Chương trình được phát trực tiếp trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube, Fanpage và Tiktok của báo Sức khoẻ&Đời sống. Pháp luật quy định rất chặt chẽ bảo mật thông tin liên quan đến xét nghiệm HIV Xét nghiệm HIV là một trong những "mắt xích" vô cùng quan trọng nhằm hướng tới kiểm soát dịch HIV/AIDS bền vững vào năm 2030. Chỉ có xét nghiệm mới giúp người bệnh biết được tình trạng của mình để có thể có các biện pháp điều trị kịp thời và giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Xét nghiệm HIV được pháp luật bảo đảm bí mật Ông Nguyễn Văn Triển, cán bộ dự án Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (EPIC) cho biết, không chỉ riêng dự án EPIC mà ở tất cả dự án, các nhân viên tư vấn chuyên hoặc không chuyên kể cả những cộng tác viên, đồng đẳng viên đều phải tuân theo 5 nguyên tắc của Bộ Y tế khi tư vấn xét nghiệm HIV là Đồng thuận, Bảo mật, Tư vấn, Chính xác, Kết nối với chăm sóc, điều trị . 5 nguyên tắc gồm: Đồng thuận, Bảo mật, Tư vấn, Chính xác, Kết nối với chăm sóc, điều trị. -Đồng thuận: Khách hàng cần được thông báo khi xét nghiệm HIV và chỉ thực hiện khi họ đồng ý (trừ trường hợp xét nghiệm HIV bắt buộc). -Bảo mật: Đảm bảo bí mật thông tin của người được tư vấn và xét nghiệm HIV. -Tư vấn: Tất cả các trường hợp làm xét nghiệm HIV đều phải được cung cấp đầy đủ thông tin trước xét nghiệm và tư vấn sau xét nghiệm. -Chính xác: Các cơ sở xét nghiệm thực hiện nghiêm ngặt quy trình thực hành chuẩn về xét nghiệm HIV và áp dụng phương cách xét nghiệm quốc gia, đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm. -Kết nối với chăm sóc, điều trị và dự phòng: Người được chẩn đoán khẳng định nhiễm HIV cần được kết nối ngay với chăm sóc, điều trị và dự phòng. Người không nhiễm HIV nhưng vẫn có hành vi nguy cơ nhiễm HIV được kết nối với can thiệp dự phòng để không nhiễm HIV. Trong các nguyên tắc tư vấn xét nghiệm HIV, tính bảo mật thông tin cũng như kết quả xét nghiệm của bất cứ người nào được đặt lên hàng đầu, thậm chí được pháp luật bảo vệ. THs. BS Võ Hải Sơn - Trưởng Phòng Giám sát và xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, người dân không nên quá lo ngại về tính bí mật xét nghiệm HIV, hệ thống pháp luật quy định rất chặt chẽ đối với vấn đề liên quan đến xét nghiệm HIV. Luật Phòng chống HIV/AIDS đã quy định rất rõ về vấn đề này. Chỉ có xét nghiệm HIV mới biết được tình trạng lây nhiễm HIV của một người. "Chỉ những nhân viên y tế được biết kết quả xét nghiệm HIV mới được thông báo kết quả cho người nhiễm bao gồm: người trực tiếp tư vấn xét nghiệm HIV, người tham gia vào quá trình điều trị ARV cho người nhiễm HIV hoặc cơ quan giám sát dịch tễ học HIV. Theo quy định của pháp luật, những người đó không được tiết lộ thông tin của người nhiễm HIV cho người khác. Hệ thống quản lý dữ liệu được bảo mật tuyệt đối, không phải ai cũng tiếp cận được với thông tin người nhiễm HIV. Chúng tôi đã phổ biến quy định này xuống tất cả nhân viên y tế các cấp, nếu ai cố tình làm lộ thông tin người nhiễm HIV sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, tùy theo mức độ. Như vậy, việc đảm bảo thông tin người nhiễm HIV trong các cơ sở y tế là tuyệt đối", THs. BS Võ Hải Sơn cho biết. Khi nào nên đi xét nghiệm HIV? Tại hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS được Ban hành kèm theo Quyết định số 5465/QĐ-BYT ngày 20/11/2019 của Bộ Y tế đã hướng dẫn cụ thể về công tác tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán HIV. Trong đó, các trường hợp cần được tư vấn xét nghiệm HIV gồm: Người có hành vi nguy cơ nhiễm HIV: tiêm chích ma túy, bán dâm, quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới, người có quan hệ tình dục không an toàn với người sử dụng ma túy. Người mắc một số bệnh như lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm gan C. Người bệnh được khám lâm sàng và cận lâm sàng, nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng gợi ý nhiễm HIV. Phụ nữ mang thai. Vợ/chồng/con của người nhiễm HIV; anh chị em của trẻ nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV. Các trường hợp khác có nhu cầu. Hãy xét nghiệm HIV sau 45 ngày kể từ ngày bạn có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam vẫn ghi nhận hàng nghìn người nhiễm HIV mới. Khi xã hội ngày càng cởi mở, việc quan hệ tình dục không an toàn, thiếu kiểm soát, đặc biệt trong nhóm nam quan hệ đồng giới (MSM) … khiến số ca nhiễm HIV vẫn gia tăng. Thậm chí có cả những trường hợp không may bị phơi nhiễm HIV. Vậy sau khi có những quan hệ không an toàn hay bị phơi nhiễm với HIV, nên xét nghiệm HIV vào thời điểm nào để cho kết quả chính xác? Chiến dịch ‘Alo PrEP’ – truyền thông tạo cầu về dự phòng trước phơi nhiễm HIV ĐỌC NGAY Trả lời câu hỏi này THs. BS Võ Hải Sơn - Trưởng Phòng Giám sát và xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, hiện nay có rất nhiều sinh phẩm chẩn đoán sớm một người có bị nhiễm HIV hay không, có sinh phẩm trong vòng 14-20 ngày có thể xác định được. "Các xét nghiệm hiện nay chủ yếu dựa vào kháng thể. Thông thường sau khi nhiễm HIV từ 4-6 tuần, cơ thể xuất hiện kháng thể, lúc đó hầu hết các kháng thể đều có phản ứng với các sinh phẩm xét nghiệm. Có thể sau 1 tháng, chắc chắn nhất là 45 ngày thì cho kết quả chính xác 100%", BS Võ Hải Sơn cho biết. Như vậy, nếu bạn là người có nguy cơ, có quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc có nhu cầu xét nghiệm HIV…, tốt nhất sau 45 ngày kể từ ngày bạn có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, bạn hãy đến các cơ sở y tế, các nhóm cộng đồng hoặc đăng ký nhận sinh phẩm để tự xét nghiệm tại nhà qua trang web tuxetnghiem.vn. Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ đồng tính (MSM) SKĐS - Trong những năm gần đây, nhờ các biện pháp can thiệp, tỷ lệ lây nhiễm HIV ở nhóm người nghiện, người tiêm chích ma tuý, mại dâm ổn định hoặc giảm trong khi đó nhóm nam quan hệ đồng tính (MSM) tăng mạnh. Truyền hình trực tuyến: Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ điều trị bằng thuốc thay thế Methadone SKĐS- Vào 20 giờ, thứ Năm, ngày 6/10/2022, Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ điều trị bằng thuốc thay thế". Chương trình được phát trực tiếp trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube, Fanpage và Tiktok của báo Sức khoẻ & Đời sống. Hải Yến Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tac-dung-cua-cay-noc-soi-vi
Tác dụng của cây nọc sởi
Cây nọc sởi hay còn có tên gọi khác là cây cỏ ban, cây cỏ vỏ lúa, điền nhĩ thảo hoặc điền hoàng cơ. Công dụng chính của cây nọc sởi là giải độc rất tốt khi bị lên sởi hay được hiểu là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi mọc ở nhiều nơi trong nước ta, từ miền núi đến trung du và vùng đồng bằng. 1. Giới thiệu chung về cây nọc sởi Cây nọc sởi hay còn có tên gọi khác là cây cỏ ban, cây cỏ vỏ lúa, điền nhĩ thảo hoặc điền hoàng cơ. Công dụng chính của cây nọc sởi là giải độc rất tốt khi bị lên sởi hay được hiểu là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có tên khoa học là Hypericum japonicum Thunb, thuộc họ Ban - Hypericaceae, họ là Hypericaceae.1.1. Mô tả cây nọc sởiCây nọc sởi là một loại cỏ nhỏ, thân nhỏ mang nhiều cành, cao chừng 10-20cm, thân nhẵn. Lá cây mọc đối, hình bầu dục, không cuống, trên phiến lá có những điểm chấm nhỏ, soi lên sáng lại càng rõ. Phiến lá dài từ 7 đến 10mm, rộng từ 3 đến 5mm. Hoa nhỏ mọc màu vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, có cuống dài từ 4 đến 5mm. Lá bắc và lá đài nhẵn (do đó khác loài Hypericum nepalense).Quả nang hình trứng, dài 4mm. Hạt cây nọc sởi có hình trụ, hơi thon dài có vạch dọc, chiều dài chừng 1mm.1.2. Phân bố, thu hái và chế biến cây nọc sởiCây nọc sởi mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, bạn có thể gặp loại cây này ở ruộng mạ, ruộng bỏ hoang, đất hơi ẩm. Mùa xuân cây bắt đầu xuất hiện, mùa hạ nở hoa, sang thu đông lại lụi hết. Ở thế giới thì cây nọc sởi thường mọc ở vùng Quảng Tây, Trung Quốc, các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và cũng được sử dụng làm thuốc.Phần được sử dụng làm dược liệu là toàn cây tươi, có khi phơi hay sấy khô.1.3. Thành phần hóa họcToàn thân cây có chứa sarotranol, isojacareubin. 2. Tác dụng của cây nọc sởi Theo y học cổ truyền thì cây nọc sởi có vị đắng, ngọt, tính mát hoặc bình. Quy vào kinh tâm, can, thận và có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt, tán ứ tiêu thũng, giảm đau, lợi tiểu.Cây nọc sởi chữa bệnh gì? Theo kinh nghiệm dân gian, ở nước ta, cây nọc sởi được sử dụng để trị lên bệnh sởi ở trẻ em, điều trị viêm gan vàng da. Theo kinh nghiệm dân gian, cây ban có tác dụng thanh thấp nhiệt, tiêu thũng trướng, khứ tích tiêu thực hay được hiểu là tiêu hóa kém, đầy hơi, dùng chữa cam tích, thấp nhiệt hoàng đản, dùng ngoài chữa rắn cắn, bị thương kèm theo sưng đau. Khi sử dụng thảo dược này với tác dụng để giải độc sởi, có thể thu hái toàn cây, rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần.Ở Trung Quốc, cây nọc sởi còn được sử dụng để điều trị bệnh viêm gan cấp tính, viêm ruột thừa, viêm amidan, cam tích ở trẻ emỞ Malaysia, cây nọc sởi vò nát đắp ngoài vết thương, cây giã nát với gừng chữa sốt rét. 3. Các bài thuốc từ cây nọc sởi Giải độc sởi: Dùng 50g nọc sởi tươi hoặc 20g sấy khô, sắc lấy nước, thêm chút đường quấy đều, uống ngày 2 đến 3 lần, trước khi ăn, hoặc phối hợp với 4 đến 6g kim ngân hoa cùng sắc và uống. Nếu kèm theo sốt, cùng sắc nọc sởi với diếp cá, nhọ nồi đồng lượng. Nếu kèm theo ho, phối hợp nọc sởi với 6g cây cóc mẳn, hoặc 6g bách bộ cùng sắc uống.Điều trị viêm thận cấp tính sử dụng 50g nọc sởi và 12g táo thuốc sắc uống 3 lần trong ngày.Điều trị mụn nhọt sưng đau, lở loét dùng nọc sởi nấu thành cao, bôi lên những vùng da bị bệnh.Điều trị viêm gan cấp tính có hoặc không kèm theo vàng da thì dùng nọc sởi 40g sắc uống trong ngày.Điều trị lên sởi ở trẻ em dùng cây nọc sởi tươi 1 nắm, sắc nước uống hằng ngày để giải độc; hoặc có thể phối hợp với kim ngân hoa hay lá Diếp cá mỗi vị 1 nắm cùng sắc lấy nước uống.Điều trị ỉa chảy, nôn mửa, kiết lỵ dùng cây nọc sởi 20g, sắc nước uống.Điều trị viêm niêm mạc miệng dùng cây nọc sởi tươi 70g, giã nát ép lấy nước, tẩm vào vải gạc rồi lau rửa miệng ngày 1 đến 2 lần, người lớn có thể ngậm.Điều trị ngã có tổn thương sử dụng cây nọc sởi 30g, sắc nước bỏ bã, thêm 50ml rượu nấu sôi chia 2 lần uống. Mặt khác lấy cây nọc sởi tươi rửa sạch, giã nát, cho thêm chút rượu trắng vào bó ngoài vết thương.Điều trị rắn độc cắn dùng cây nọc sởi với khoảng 30g, thiên hồ tuy hay còn gọi là rau má mỡ với 30g, thanh mộc hương 15g. Sắc nước pha rượu uống kết hợp dùng ngoài lấy nọc sởi giã nhuyễn thêm chút băng phiến đắp lên vết cắn đã chích mở rộng ra. Ngoài ra, còn có thể dùng cây nọc sởi chữa rắn cắn bằng cách khác là lấy cây tươi giã nát, thêm ít băng phiến, trộn đều, đắp vào nơi rắn cắn sau khi đã được chích rộng dần ra.Nọc sởi có thể dùng ngoài dưới dạng nước sắc để rửa, trị viêm kết mạc, viêm niêm mạc miệng: lấy 50g cây nọc sởi tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, rồi lau rửa vào chỗ viêm, ngày dùng từ 2 đến 3 lần.Dù có rất nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh thì trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào liên quan đến cây nọc sởi thì bạn cần lưu ý, phân biệt cây nọc sởi với cây lưỡi rắn, hay còn gọi là cây xương cá. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng để tránh gây ra những ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe.
https://tamanhhospital.vn/khi-hu-ba-dau/
19/07/2023
Khí hư bã đậu: Nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa
Khí hư bã đậu là một trong những dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người phụ nữ, thế nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân do đâu. Trong bài viết dưới đây, Bác sĩ Nguyễn Thị Trang, Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội chia sẻ cụ thể về hiện tượng âm đạo tiết khí hư như bã đậu, giúp chị em chủ động theo dõi và bảo vệ sức khỏe. Khí hư âm đạo là chất dịch nhầy được tiết ra từ âm đạo và cổ tử cung, đảm nhận nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe nữ giới. Trong âm đạo luôn có một lượng khí hư nhất định để duy trì độ ẩm và cân bằng độ pH môi trường âm đạo, bảo vệ âm đạo trước nguy cơ bị vi khuẩn có hại tấn công và gây bệnh. Ngoài ra, khí hư còn đóng vai trò là chất bôi trơn, tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển đến tử cung gặp trứng và diễn ra quá trình thụ tinh. (1) Bác sĩ Trang chia sẻ, khí hư khi bình thường có màu trắng trong suốt, dính và dai có thể kéo thành sợi như lòng trắng trứng, không mùi hoặc có mùi nhẹ không gây khó chịu. Thông thường âm đạo chỉ có một lượng ít khí hư, và chỉ tiết ra nhiều hơn khi chuẩn bị tới kỳ kinh nguyệt, giai đoạn rụng trứng hoặc khi được kích thích tình dục. Vì thế, nếu nhận thấy khí hư có những dấu hiệu khác lạ so với bình thường chị em cần lưu ý. Mục lụcKhí hư bã đậu là gì?Nguyên nhân xuất hiện khí hư như bã đậuKhí hư bã đậu là triệu chứng của bệnh gì?1. Viêm âm đạo2. Nhiễm nấm Candida3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung4. Viêm vùng chậu5. Khô âm đạo6. Các bệnh phụ khoa khácCần làm gì nếu gặp tình trạng ra khí hư bã đậu?Điều trị khí hư bã đậu như thế nào?Cách phòng ngừa tái phát tình trạng khí hư vón cục như bã đậuKhí hư bã đậu là gì? Khí hư bã đậu là một trong những hiện tượng bất thường mà chị em cần thăm khám ngay, nhất là khi khí hư ra nhiều, kèm theo các triệu chứng như có mùi hôi tanh nồng khó chịu, ngứa rát ở âm đạo… vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm nhiễm âm đạo hoặc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm khác. Khí hư vón cục như bã đậu là hiện tượng bất thường mà chị em cần thăm khám và điều trị sớm Nguyên nhân xuất hiện khí hư như bã đậu Bác sĩ Trang cho biết, tình trạng âm đạo tiết khí hư bã đậu không mùi không ngứa diễn ra vài ngày sẽ không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn 5-7 ngày và đi kèm các triệu chứng khác như có mùi hôi khó chịu, sưng đỏ, ngứa rát âm đạo, đau khi tiểu tiện hoặc đau khi giao hợp… thì chị em cần thăm khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một vài vấn đề liên quan đến sức khỏe cơ quan sinh dục nữ cần phát hiện và điều trị sớm. (2) Có nhiều nguyên nhân khiến âm đạo ra khí hư như bã đậu, trong đó phải kể đến: Thói quen vệ sinh vùng kín không thường xuyên hoặc không đúng cách, sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa hoặc thụt rửa sâu trong âm đạo khiến các vi khuẩn có hại tấn công và phát triển gây bệnh. Tiền sử bị viêm nhiễm âm đạo hoặc bệnh phụ khoa nhưng không được điều trị triệt để. Lạm dụng thuốc tránh thai gây ra tác dụng phụ tiết nhiều khí hư và vón cục như bã đậu. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không bổ sung đầy đủ dưỡng chất hoặc ăn quá nhiều chất kích thích và thực phẩm có mùi. Tâm lý lo lắng, căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể cũng làm thay đổi màu sắc và mùi của khí hư. Quan hệ tình dục không lành mạnh và chung thủy, có nhiều bạn tình hoặc quan hệ thô bạo khiến vùng kín bị tổn thương. Vệ sinh vùng kín không thường xuyên và sai cách là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng âm đạo ra khí hư như bã đậu Khí hư bã đậu là triệu chứng của bệnh gì? Khí hư được ví như tấm gương phản chiếu sức khỏe của hệ thống cơ quan sinh dục nữ giới, do đó bất kỳ biểu hiện khác lạ nào ở dịch tiết âm đạo đều phản ánh vấn đề bệnh lý tiềm ẩn mà cơ thể đang gặp phải. Trong đó, hiện tượng khí hư vón cục như bã đậu thường gặp ở những bệnh lý sau: 1. Viêm âm đạo Viêm âm đạo là một trong những căn bệnh phổ biến ở nữ giới. Bác sĩ Trang cho biết, bình thường trong âm đạo đã tồn tại vi khuẩn và nấm không gây hại, khi cơ thể có những tác động gây thay đổi môi trường âm đạo như vệ sinh không đúng cách hoặc thói quen tình dục mạnh bạo sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển trở thành phần tử gây bệnh. Ngoài ra còn có những tác nhân gây bệnh khác như tạp khuẩn, trùng roi Trichomonas… Chị em bị viêm âm đạo sẽ thấy khí hư màu xanh, có thể lẫn máu và kèm mùi hôi khó chịu. Một số trường hợp âm đạo sẽ ra khí hư như bã đậu, vón cục hoặc lợn cợn như sữa chua kèm theo bị sưng đỏ, ngứa rát ở vùng kín hoặc đau khi quan hệ tình dục. Ngay khi gặp những triệu chứng này, chị em cần thăm khám ngay để tránh những biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng sống. Viêm âm đạo do vi khuẩn, nấm hoặc trùng roi là bệnh lý thường gặp ở nữ giới với triệu chứng đặc trưng là khí hư như bã đậu và có mùi hôi 2. Nhiễm nấm Candida Âm đạo ra khí hư như bã đậu là triệu chứng thường gặp của tình trạng nhiễm nấm Candida. Bình thường, loại nấm này chỉ tồn tại trong cơ thể với một lượng nhỏ và bị ức chế bởi lợi khuẩn trong âm đạo. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm Candida sẽ sinh sôi và phát triển mạnh làm thay đổi tính chất, màu sắc và mùi khí hư. Nếu không điều trị sớm sẽ khiến âm đạo bị viêm nhiễm nặng nề. (3) 3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tổn thương lành tính do các tế bào tuyến bình thường nằm trong ống cổ tử cung đột nhiên phát triển và xâm lấn ra bên ngoài gây tổn thương. Chị em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ có triệu chứng đầu tiên là âm đạo tiết nhiều khí hư màu vàng hoặc vón cục, đi kèm là mùi hôi khó chịu và sưng đỏ, ngứa rát ở vùng kín. 4. Viêm vùng chậu Viêm vùng chậu là căn bệnh phụ khoa cực kỳ nguy hiểm với những triệu chứng đặc trưng là khí hư vón cục như bã đậu, đau âm ỉ ở bụng dưới và đau khi quan hệ tình dục. Vì những triệu chứng của viêm vùng chậu khá tương đồng với nhiều bệnh phụ khoa khác nên thường bị ngó lơ. Thế nhưng, nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách, viêm vùng chậu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến buồng trứng, tử cung, ống dẫn trứng… làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. 5. Khô âm đạo Khô âm đạo chỉ tình trạng âm đạo không tiết dịch nhầy một cách thường xuyên, khiến khí hư bị ứ đọng lâu ngày và vón cục như bã đậu. Tình trạng này không được giải quyết sớm sẽ ảnh hưởng đến đời sống chăn gối vợ chồng, lâu ngày ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Khô âm đạo khiến khí hư vón cục như bã đậu và đau khi quan hệ tình dục, nếu không được can thiệp xử trí sớm có thể ảnh hưởng đến chuyện chăn gối, đe dọa hạnh phúc vợ chồng 6. Các bệnh phụ khoa khác Ngoài những bệnh lý kể trên, hiện tượng khí hư bã đậu còn là triệu chứng cảnh báo của một số căn bệnh phụ khoa khác như viêm nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung… Vì thế, chị em cần chủ động theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu khí hư bất thường để thăm khám ngay, tránh những biến chứng nguy hiểm đến khả năng sinh sản và chất lượng sống. Cần làm gì nếu gặp tình trạng ra khí hư bã đậu? Khi phát hiện âm đạo tiết nhiều khí hư vón cục như bã đậu, đi kèm các triệu chứng như sưng đỏ, ngứa rát ở âm đạo, đau khi tiểu tiện hoặc khi quan hệ tình dục… chị em hãy sắp xếp đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra tìm nguyên nhân. (4) “Tình trạng âm đạo ra nhiều khí hư như bã đậu không thể coi thường, cần thăm khám và điều trị sớm. Tốt nhất, chị em nên lựa chọn cơ sở y tế có chuyên khoa Sản Phụ khoa uy tín để được điều trị một cách hiệu quả và toàn diện nhất”, bác sĩ Trang nhắn nhủ. Điều trị khí hư bã đậu như thế nào? Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám và hỏi các thông tin về thói quen vệ sinh vùng kín, thói quen và tần suất quan hệ tình dục, thông tin tiền sử bệnh lý viêm nhiễm hoặc bệnh phụ khoa nếu có… Một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định chị em thực hiện một số kiểm tra bổ sung như soi tươi dịch âm đạo, phết mẫu tế bào ở cổ tử cung… để xác định chính xác nguyên nhân khiến âm đạo tiết khí hư bã đậu, nhờ đó áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh và mong muốn sinh con của người phụ nữ mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị thích hợp, có thể là điều trị nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật ngoại khoa. Trong quá trình điều trị, chị em cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị, liều lượng và cách dùng thuốc của bác sĩ để mang lại kết quả nhanh chóng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, thay đổi liều lượng hoặc áp dụng các mẹo điều trị chưa được kiểm chứng khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh làm tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn. Trung tâm Sản Phụ khoa Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám và điều trị cá thể hóa… giúp phát hiện chính xác nguyên nhân khiến âm đạo tiết khí hư như bã đậu ở nữ giới, nhờ đó can thiệp điều trị bệnh một cách hiệu quả và dứt điểm, bảo vệ sức khỏe, khả năng sinh sản và chất lượng sống. Để đặt lịch hẹn khám và tư vấn với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến: Cách phòng ngừa tái phát tình trạng khí hư vón cục như bã đậu Để phòng ngừa nguy cơ tái phát các bệnh lý gây ra hiện tượng khí hư vón cục như bã đậu, chị em cần nắm rõ nhưng lưu ý sau: Tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị của bác sĩ như loại thuốc, thời gian và liều lượng dùng thuốc, tuyệt đối không tự ý thay đổi hoặc ngừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trong suốt thời gian điều trị nên kiêng quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm chéo cho đối phương khiến việc điều trị kéo dài và khó khăn. Luôn giữ cân bằng môi trường âm đạo bằng việc áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ nhóm chất cần thiết, tập luyện thể dục thể thao điều độ… Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày để ngăn vi khuẩn có hại gây bệnh. Chú ý vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh và trước, sau khi quan hệ tình dục. Không thụt rửa sâu trong âm đạo. Không mặc quần lót quá chật hoặc bó sát. Nên chọn quần có chất liệu thoáng mát. Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi hiệu quả điều trị, cũng như để điều chỉnh phác đồ điều trị khi cần thiết. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp chị em biết nguyên nhân của khí hư bã đậu là do đâu, nhờ đó thăm khám sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhiem-trung-duong-tiet-nieu-tren-benh-nhan-dai-thao-duong-vi
Nhiễm trùng đường tiết niệu trên bệnh nhân đái tháo đường
Bài được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phan Phi Tuấn - Trưởng khoa và Bác sĩ Nguyễn Xuân Tịnh - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Ở bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn có thể xâm nhập bằng nhiều con đường khác nhau như đường ngược dòng từ niệu đạo, đường bạch huyết, đường máu và đôi khi do chính thủ thuật y khoa gây nên. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta cũng có nhiều cơ chế chống đỡ với tình trạng này. Khi bị đái tháo đường lâu ngày, các cơ chế đề kháng chống nhiễm trùng cũng suy giảm như giảm trương lực bài tiết, rối loạn thần kinh ở bàng quang gây ứ đọng nước tiểu.... và khi nhiễm trùng đường huyết lại tăng lên, làm nặng thêm bệnh lý đái tháo đường trước đó. 1. Biến chứng của đái tháo đường lên nhiễm trùng đường tiết niệu Biến chứng đáng sợ của nhiễm trùng đường tiết niệu trên bệnh nhân đái tháo đường là hoại tử gai thận do tắc nghẽn động mạch nuôi thận làm thiếu máu cục bộ gai thận, gây ra hoại tử gai thận. Những nhu mô hoại tử trên có thể được đào thải theo đường tiết niệu nhưng đôi khi cũng bị chặn lại, gây ứ nước làm nặng thêm cả quá trình nhiễm trùng và hoại tử gai thận.Bệnh cảnh hoại tử gai thận thường gặp có một số triệu chứng như: thiểu niệu hay vô niệu do bế tắc đường bài tiết trong thận, nhiễm trùng huyết, viêm thận bể thận nặng. Đôi khi biểu hiện nhẹ nhàng hơn với đau thắt lưng, đái máu nhẹ và từ từ suy giảm chức năng thận. Bệnh cảnh hoại tử gai thận Một dạng đáng sợ khác là viêm thận bể thận sinh hơi. Khoảng 90 – 95% số bệnh nhân có tình trạng đái tháo đường (đặc biệt bệnh nhân chưa kiểm soát được đường huyết). Các vi khuẩn lên men đường tạo ra hơi và gây viêm hoại tử mô thận rất nhanh, dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc toàn thân. Bệnh diễn tiến âm thầm nhưng chuyển nặng rất nhanh (giai đoạn III, IV), có nguy cơ tử vong rất cao (khoảng 60 – 70%), đặc biệt nếu không phẫu thuật cắt thận cấp cứu và hồi sức tích cực kịp thời. Ngoài ra, bệnh nhân có thể có dạng lâm sàng nhẹ hơn, tương tự như nhiễm trùng đường tiết niệu trên bệnh nhân bình thường với biểu hiện:Cảm giác buồn tiểu thường xuyên.Đau rát bàng quang hoặc niệu đạo khi đi tiểu.Nước tiểu có màu đục hoặc hơi đỏ.Phụ nữ cảm thấy áp lực ở phía trên xương mu.Nam giới cảm thấy đầy ở trực tràng.Tuy nhiên, diễn tiến trở nặng rất nhanh nếu ta không cảnh giác. Vì vậy, khi có các biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu như trên ở bệnh nhân bị đái tháo đường cần nhanh chóng đi khám bệnh và có hướng điều trị hợp lý. Người bệnh xuất hiện triệu chứng đau rát bàng quang 2. Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu trên bệnh nhân đái tháo đường Dạng nhiễm trùng đường tiết niệu thông thường có thể được điều trị bằng kháng sinh và hầu hết bệnh nhân sẽ khỏi sau vài ngày điều trị. Đối với những trường hợp nặng hơn như nhiễm trùng đường tiết niệu trên, việc điều trị bằng kháng sinh có thể kéo dài đến vài tuần. Đối với những bệnh cảnh như viêm thận – bể thận sinh hơi nặng nề, cần cân nhắc khả năng cắt thận để cứu sống bệnh nhân. Sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu 3. Phương pháp dự phòng Kiểm soát đường huyết ổn định rất cần thiết để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu. Bên cạnh đó, một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày như uống nhiều nước hơn, đi tiểu bất cứ khi nào muốn đi, đi tiểu sau khi quan hệ tình dục, tập thể dục, giảm cân nếu béo phì... cũng là những cách phòng ngừa hiệu quả.XEM THÊM:Hướng dẫn phòng ngừa biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đườngĐái tháo đường biến chứng thế nào?Nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cham-soc-da-dau-de-tranh-mun-trung-ca-vi
Chăm sóc da dầu để tránh mụn trứng cá
Dầu (bã nhờn) là chất sáp được cơ thể sản xuất để bảo vệ và giữ ẩm cho da. Tuy nhiên nếu cơ thể tiết ra quá nhiều dầu sẽ khiến da bóng nhờn, tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn trứng cá. Vì thế bạn cần kiểm soát lượng dầu thừa trên mặt bằng cách chăm sóc da hợp lý sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ hình thành các bệnh về da. 1. Rửa mặt đúng cách Rửa mặt hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối là cách hiệu quả nhất để kiểm soát da dầu. Hãy sử dụng loại sữa rửa mặt dịu nhẹ cho da, tránh các loại sữa rửa mặt có chất tẩy rửa mạnh vì có thể kích thích da tăng sản xuất dầu. Sau khi rửa mặt, hãy lau khô mặt bằng khăn mềm, không nên dùng khăn lau quá cứng vì chúng sẽ gây ma sát với da, kích thích da sản xuất nhiều dầu hơn.Nếu đã dùng sữa rửa mặt mà da đổ dầu nhiều phải làm sao? Nếu những loại sữa rửa mặt thông thường không làm giảm sự bóng nhờn trên da, bạn hãy thử các sản phẩm chứa các thành phần axit như benzoyl peroxide, axit salicylic, axit glycolic hoặc axit beta-hydroxy. Những sản phẩm này thường dùng để chăm sóc da mặt bị mụn trứng cá nhưng chúng cũng tốt cho da dầu. Một số thành phần trong sản phẩm có thể gây kích ứng da, do đó bạn hãy dùng trên một vùng da nhỏ trước khi dùng cho toàn bộ khuôn mặt. Hãy mua tuýp nhỏ để dùng thử, nếu hiệu quả tốt thì hãy mua tuýp lớn. Thường thì bạn phải thử qua nhiều sản phẩm trước khi tìm thấy sản phẩm sữa rửa mặt phù hợp với mình. Ngoài ra, hãy rửa mặt bằng nước ấm, nước ấm giúp giãn nở lỗ chân lông qua đó giúp sữa rửa mặt làm sạch sâu và hiệu quả hơn. Không nên dùng nước quá nóng vì nhiệt độ quá cao có thể gây kích ứng da. Rửa mặt bằng nước ấm sẽ giúp giãn nở lỗ chân lông 2. Sử dụng toner Các loại toner làm săn da thường có xu hướng gây kích ứng da và có thể làm da sản xuất nhiều dầu hơn. Do đó, các bác sĩ da liễu khuyên người có làn da dầu chỉ nên sử dụng toner ở vùng chữ T bao gồm trán, mũi và cằm, tránh dùng toner cho các vùng da khô.Theo lý thuyết, có người sẽ có làn da khô, người có da dầu, tuy nhiên trên thực tế thì hầu hết mọi người đều có làn da hỗn hợp, da dầu ở một số vị trí trên mặt và khô ở vị trí khác. 3. Dùng miếng trị liệu (Medicated pads) Những miếng trị liệu chứa axit salicylic, axit glycolic hoặc các thành phần axit giúp giảm dầu thừa khác là một lựa chọn hữu ích với người có làn da dầu, đặc biệt là da dầu bị mụn. Bạn có thể để những miếng trị liệu này trong ví, và sử dụng bất cứ lúc nào cảm thấy da bị bóng nhờn. 4. Sử dụng giấy thấm dầu Khi bạn đi học, đi làm mà da đổ dầu nhiều phải làm sao? Giấy thấm dầu là một lựa chọn hiệu quả, giúp loại bỏ dầu thừa mà không làm khô da. Đây là một sản phẩm tiện lợi và dễ sử dụng. Khi cảm thấy da bóng nhờn, bạn chỉ cần dùng giấy thấm dầu áp vào các vùng da tiết dầu như trán, mũi, cằm trong 15-20 giây để giấy hấp thụ dầu. Không nên dùng giấy chà xát lên da vì kém hiệu quả. Sử dụng giấy thấm dầu là lựa chọn cứu cánh cho chị em da dầu 5. Đắp mặt nạ đất sét Mặt nạ đất sét giúp hút bỏ chất nhờn và làm sạch lỗ chân lông, hữu ích cho da dầu bị mụn. Tuy nhiên nếu dùng quá thừa xuyên có thể gây khô da. Do đó, mặt nạ đất sét chỉ thỉnh thoảng sử dụng ở những vùng da tiết nhiều dầu. 6. Sử dụng kem dưỡng ẩm Da dầu có cần dưỡng ẩm? Những người có làn da dầu thường không dùng kem dưỡng ẩm vì lo ngại kem làm bít lỗ chân lông và làn da sẽ trở nên bóng nhờn hơn. Tuy nhiên điều này không chính xác. Da dầu không có nghĩa là da có đủ nước hoặc đủ độ ẩm cần thiết. Bạn cần dùng kem dưỡng ẩm để cung cấp nước cho da. Hãy chọn kem dưỡng công thức không dầu dạng gel, lotion hoặc sữa dưỡng. 7. Sử dụng kem chống nắng không dầu Kem chống nắng thông thường không phù hợp với da dầu vì chúng thường khá dày và có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, tăng nguy cơ sinh mụn trứng cá. Nếu có làn da dầu, bạn nên lựa chọn kem chống nắng trên nhãn có từ “No sebum” (không gây nhờn), “Oil free” (không chứa dầu), hoặc kem chống nắng dạng nước, dạng gel hoặc dạng xịt. Sử dụng kem chống nắng không dầu phù hợp với người da dầu 8. Linh hoạt trong chế độ chăm sóc da Sự sản xuất dầu của da bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như hormone, tâm trạng, thời tiết,... Do đó, tình trạng tiết dầu trên da không cố định mà có thể thay đổi theo mùa, theo tuần, thậm chí thay đổi từng ngày. Một số người da chỉ tiết nhiều dầu vào mùa hè khi ra mồ hôi còn những thời điểm còn lại trong năm thì da hoàn toàn bình thường. Do đó, hiểu được sự thay đổi của làn da để điều chỉnh chế độ chăm sóc là vô cùng cần thiết. Bạn chỉ nên dùng những sản phẩm sữa rửa mặt chứa axit beta-hydroxy hay axit glycoxit vào khoảng thời gian da tiết quá nhiều dầu, da dầu bị mụn mà không cần dùng trong những khoảng thời gian khác. Sử dụng hợp lý các sản phẩm kiểm soát da dầu giúp tránh tình trạng da bị khô. 9. Khám bác sĩ da liễu Nếu các mỹ phẩm không kê đơn không đủ để giúp bạn kiểm soát da nhờn, hãy đi khám bác sĩ để được điều trị chuyên sâu hơn. Các liệu pháp có thể sử dụng như điều trị bằng laser, lột hóa chất, kem điều trị với thành phần tretinoin, adapalene hoặc tazarotene,...Các loại mỹ phẩm này giúp se khít lỗ chân lông và giảm tiết dầu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng những loại kem này khi có chỉ định của bác sĩ, trên các khu vực có da dầu.Bạn có biết, sản xuất dầu là một hoạt động bình thường của làn da khỏe mạnh và những người có làn da dầu tự nhiên thường có ít nếp nhăn hơn và làn da khỏe mạnh hơn. Loại bỏ dầu thừa trên da là cần thiết nhưng đừng nỗ lực kiểm soát sự tiết dầu của da quá mức. Duy trì một lượng dầu vừa phải là cần thiết để làn da chống lão hóa một cách tự nhiên.Nguồn tham khảo: webmd.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/su-phat-trien-cua-tre-12-tuan-tuoi-sau-sinh-vi
Sự phát triển của trẻ 12 tuần tuổi sau sinh
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bước sang 12 tuần tuổi, em bé của bạn đang dần phát triển một chút tính cách và đáp ứng một vài cột mốc mới. Ở thời kỳ này, bạn hãy chú ý đến sự phát triển khác của bé. Bài viết này có thể giúp bạn tìm thấy tất cả các câu trả lời bạn cần về những gì bạn mong đợi khi bé được 12 tuần tuổi. 1. Phát triển thể chất của trẻ 12 tuần tuổi Khi được ba tháng tuổi, em bé của bạn đã tăng chiều dài của bé khoảng 2.5cm mỗi tháng kể từ khi bé được sinh ra. Bé cũng tăng cả về trọng lượng khoảng 3 kg.Bé có thể sẽ ăn nhiều hơn vào đợt này, và đôi khi khi bạn không đáp ứng được nhu cầu của bé thì bé có thể biểu hiện các cảm xúc tiêu cực chằng hạn như: cáu gắt, khóc....Khi cơ thể nhỏ bé phát triển không ngừng, chân tay và toàn thân trở nên mũm mĩm hơn. Lúc này bé có thể đứng thẳng lên, đồng thời bạn cũng sẽ nhận thấy em bé có khả năng kiểm soát cơ bắp nhiều hơn và các cử động của chúng trở nên linh hoạt hơn. Bé thậm chí có thể tự đẩy mình lên khi nằm sấp. Nếu bé cần cải thiện ở giai đoạn này, bạn hãy thử nằm xuống với bé khi bé chơi và khuyến khích bé nhìn lên bạn. Các hoạt động này có vai trò rất quan trọng, vì vậy hãy dành một vài phút mỗi lần chơi với em bé 12 tuần tuổi của bạn và sau đó tăng thời gian này lên đến 15-20 phút. Trắc nghiệm: các chỉ số cần chú ý về sự phát triển thể chất của trẻ Chiều cao, cân nặng của bé ở từng giai đoạn nên là bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường? Cùng ThS.BS Ma Văn Thấm điểm lại xem bạn đã nắm được các chỉ số phát triển thể chất của bé chưa nhé! Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Ma Văn Thấm Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Nhi Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Đăng ký khám Bắt đầu 2. Phát triển nhận thức của trẻ 12 tuần tuổi Khi các cử động của trẻ 12 tuần tuổi ngày càng được kiểm soát tốt, thì em bé của bạn bắt đầu hiểu được nguyên nhân và kết quả của những hành động đó. Bé sẽ bắt đầu nhận ra rằng đá và đấm vào đồ vật, hoặc túm lấy đồ chơi, nghĩa là làm cho chúng di chuyển.Tuần 12 là một tuần tốt để cải thiện cảm giác xúc giác của bé khi tiếp xúc với da nhiều hơn. Hãy thử massage cho bé, nó cũng làm tăng sự liên kết và có thể giúp hệ tiêu hóa của chúng. Giai đoạn 12 tuần tuổi sau sinh, trẻ thích cầm nằm đồ vật 3. Cột mốc bé 12 tuần tuổi Em bé của bạn cuối cùng đã quen với việc ra ngoài để chơi. Chúng có thể phát triển về thể chất và nhận thức mỗi ngày, nhưng hy vọng em bé của bạn sẽ bắt đầu ổn định thói quen và hiểu thế giới xung quanh. Điều đó có nghĩa là khóc, bồn chồn và sự khó chịu có xu hướng dễ giải quyết hơn. 4. Tiêm chủng cho bé 12 tháng tuổi Trong cuộc hẹn đầu tiên, bé đã nhận được liều tiêm 5 trong 1 đầu tiên chống bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và Hib (Haemophilus cúm type B). Tiêm chủng 12 tuần sẽ cho bé uống liều thứ hai tiêm, cộng với một liều vắc-xin Rotavirus khác (chất lỏng rơi thẳng vào miệng) và PCV (vắc-xin liên hợp phế cầu khuẩn) chống lại nhiễm trùng phế cầu khuẩn. 5. Thời gian ngủ của bé 12 tuần tuổi Vào lúc 12 tuần, em bé của bạn có khả năng ngủ khoảng 12 giờ vào ban đêm và chia nhỏ bởi hai lần bú. Mỗi bé sẽ có thời gian ngủ khác nhau nhưng có một số điều bạn có thể mong đợi trong khoảng từ ba tháng đến mười hai tháng tuổi sẽ có nhiều thay đổi trong giấc ngủ của bé. Thời gian này có thể dài hoặc ngắn khác nhau, nhưng số lần dạy cho bé bú thường xảy ra ít nhất ba lần. Điều quan trọng là các bé vẫn cần tiếp tục ngủ trưa vào ban ngày, điều này không chỉ giúp bé ngủ ngon vào ban đêm mà còn tốt cho sự phát triển trí não của chúng.Giấc ngủ của bé là một vấn đề đối với nhiều cha mẹ. Bạn có thể mất một thời gian dài để hiểu các kiểu ngủ của bé và biến chúng thành thói quen cho bé. Nếu bạn gặp vấn đề liên tục với giấc ngủ của bé, có một số mẹo và thủ thuật bạn có thể sử dụng để giúp bé ngủ ngon hơn. Hãy tăng cường hoóc môn giấc ngủ của bé một cách tự nhiên để giúp điều chỉnh đồng hồ cơ thể của chúng với sự trợ giúp của ánh sáng mặt trời. Thời gian ngủ của trẻ vào khoảng 12 giờ đồng hồ và ban đêm 6. Bé 12 tuần tuổi nên ăn bao nhiêu? Bây giờ em bé của bạn đang có nhu cầu tăng cao trong các bước ăn, bé sẽ ăn nhanh hơn và nhiều hơn, đôi khi chỉ trong 5-10 phút. Trong vài tuần tới, em bé của bạn có thể bắt đầu bị phân tâm trong thời gian bú, điều này sẽ đạt đỉnh khi bé được bốn tháng tuổi. Trong khi em bé của bạn sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm, chúng vẫn sẽ thức dậy một vài lần cho thức ăn đêm.Khi nói đến trẻ bú sữa công thức, bé vẫn sẽ cần khoảng 150-200ml mỗi kg trọng lượng cơ thể, mặc dù điều này sẽ giảm trong vài tuần tới. Nếu bạn cho con bú, thì bé sẽ là người biết rõ nhất nhu cầu ăn của bé. Vì thế, bạn hãy chú ý đến biểu cảm của bé và đáp ứng đủ nhu cầu cho bé. 7. Những vấn đề cha mẹ cần lưu ý với em bé 12 tuần tuổi 7.1. Nheo mắtTrong vài tuần đầu tiên của cuộc đời bé, khi mắt bé phát triển và thị lực được cải thiện, bạn có thể nhận thấy một cái nheo mắt nhẹ với tất cả nỗ lực tập trung của bé. Tuy nhiên, ở thời kỳ 12 tuần tuổi, nếu bé vẫn còn nheo mắt, thì lúc này bạn nên cho trẻ đi khám xem có phải là do vấn đề thị lực không.7.2. Hội chứng đầu phẳngNếu em bé của bạn dành nhiều thời gian hoạt động đối với lưng, mà bé thường thích nằm sấp, chúng có thể có nguy cơ phát triển Hội chứng đầu phẳng. Áp lực liên tục lên một điểm trên đầu sẽ gây ra một điểm phẳng Trong thời gian chơi.7.3. Cơn đau ngày càng tăngMặc dù em bé của bạn cuối cùng đã ổn định, nhưng cũng có một số trẻ sơ sinh trở nên quấy khóc nhiều hơn. Tất cả điều này đều gây ra hậu quả và bé có thể trở nên bồn chồn và khóc nhiều hơn.7.4. Trầm cảm sau sinhTrầm cảm sau sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên của cuộc đời em bé. Bạn có bị choáng ngợp bởi cảm giác tội lỗi hay cảm giác thất bại không? Bạn có cảm thấy mọi thứ có thể sai và đó là lỗi của bạn? và nói về khả năng trầm cảm sau sinh. Với một trong mười phụ nữ đối phó với nó, bạn chắc chắn không cô đơn. Một số người mẹ có thể gặp trạng thái trầm cảm sau sinh Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa trẻ đến hệ thống Y tế Vinmec để được khám và điều trị kịp thời. Nguồn tham khảo: parents.com; todaysparent.com; motherandbaby.co.ukXEM THÊM:Đặc điểm tâm lý và các rối loạn do căn nguyên tâm lý ở trẻ nhỏ lứa tuổi bồng bếĐặc điểm tâm lý trẻ em độ tuổi 1 - 6 tuổiNuôi con bằng sữa mẹ tốt cho cả mẹ lẫn bé như thế nào?
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-dieu-tri-mun-tham-tu-mau-vi
Cách điều trị mụn thâm tụ máu
Mụn thâm tụ máu là hiện tượng khá phổ biến ở da của những người thường xuyên nặn mụn. Điều này mang lại khá nhiều phiền toái cho bản thân người bệnh. Vì vậy, việc tìm cách xử lý các đốm mụn với tình trạng mụn thâm tụ máu là mối quan tâm của những trường hợp này. Vậy cách điều trị tình trạng mụn thâm tụ máu như thế nào để đạt hiệu quả cao. 1. Mụn thâm tụ máu và nguyên nhân gây nên tình trạng này Mụn thâm thường gây mất thẩm mỹ lớn cho làn da. Biểu hiện của loại mụn này thường bắt đầu bằng khối đỏ hồng, kích thước và màu sắc theo đổi dựa vào sự tổn thương ban đầu của da. Mụn thâm có thể gặp các tác động vật lý trên da, khiến cho da bị tổn thương như nặn mụn, gãi, cào gây tình trạng trầy xước da...Nguyên nhân gây tình trạng mụn thâm tụ máu. Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mụn thâm tụ máu. Tuy nhiên, mụn thâm tụ máu sẽ do các yếu tố chủ yếu như: Nhiễm trùng da, viêm nang lông và thay đổi nội tiết tố.Việc thực hiện nặn mụn không dứt điểm hoặc vừa nặn mụn xong có thể khiến cho các mạch máu bên dưới da bị vỡ ra. Dần dần lâu ngày sẽ tạo thành các mảng bầm bên trong da. Nếu người bệnh chủ quan và không điều trị kịp thời hoặc sử dụng thuốc, mỹ phẩm không phù hợp thì sẽ sẽ gây tiến triển xấu cho làn da.Nổi mụn thường xuyên có thể xảy ra lỗ chân lông của da bị tắc nghẽn hoặc có thể do tác động của vi khuẩn, mồ hôi hoặc các chất bụi bẩn trong không khí. Mụn thâm tụ máu thường nghiêm trọng khi có sự thay đổi nội tiết tốt ở thanh thiếu niên hoặc phụ nữ đã trưởng thành hoặc cũng có khi do một tác nhân như stress, mất ngủ kéo dài, hoặc do các tác động từ môi trường như thay đổi thời tiết, gió, bụi, nhiệt độ không khí tăng.... hoặc có thể do người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, cũng như chế độ ăn chứa hợp lý với nhiều đồ ăn cay nóng và lạm dụng chất kích thích.Hoặc có thể do tác động hoặc sử dụng bạo lực lên vùng da mụn làm cho mạch máu, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch bị tổn thương và máu chảy vào các mô sau đó tích tụ thành bầm máu. Ổ tụ máu có thể nhỏ nhưng sẽ gây nên tình trạng sưng tấy, đỏ rát nghiêm trọng.Mạch máu có thể liên tục được phục hồi, nhưng nếu vẫn tiếp tục đè ép vùng da mụn nhiều lần thì máu sẽ tiếp tục rò rỉ làm sáng da thêm tổn thương và ổ tụ máu có kích thước to hơn.Máu thoát ra từ các mạch máu lớn nhỏ có thể làm cho tế bào da ngoài cũng dễ bị sưng tấy, viêm nhiễm, đỏ loét. Ở vùng da mặt được xem là vùng da dễ bị kích ứng, nhạy cảm nên tụ máu bầm gây sưng và phù nề ở các vùng da khác.Các loại mụn thâm tụ máu: Có khá nhiều loại mụn khác nhau, và có thể được phân loại thành mụn không viêm và mụn viêm. Khi thực hiện nặn mụn với bất kể hình thức nào cũng sẽ khiến hình thành mụn thâm, tụ máu.Mụn không viêm thường đáp ứng tốt với các biện pháp tự khắc phục tại nhà hoặc các phương pháp điều trị bằng thuốc không kê đơn: mụn đầu đen hình thành do lỗ chân lông bị tắc bởi bã nhờn và tế bào chết. Mụn đầu trắng được hình thành khi các tế bào chế, dầu và vi khuẩn bị mắc kẹt bên trong lỗ chân lông. Tuy vậy, mụn đầu trắng sẽ không giống mụn đầu đen. Bởi vì nó được hình thành dưới bề mặt của một lỗ chân lông đang bị đóng kín. Và mụn đầu trắng khó điều trị hơn mụn màu đen.Mụn viêm được đặc trưng bởi mụn đỏ và được phần thành sần do sự phá vỡ của các lỗ chân lông do viêm. Các triệu chứng bao gồm đau và đỏ da. Mụn mủ gần giống với sàn và có chứa đầy mủ trong mụn,... 2. Làm thế nào để hết mụn thâm tụ máu? Sau 1 thời gian mụn thâm tụ máu sẽ tự lành lại nếu không có các tác động nào đến mụn. Khi nặn mụn không đúng cách thì có thể khiến lây lan vi khuẩn từ vùng này sang vùng khác trên khuôn mặt hoặc trên cơ thể. Vì vậy cần giữ sạch khu vực xung quanh mụn bằng cách rửa sạch vùng da ít nhất mỗi ngày hai lần, có thể lựa chọn những loại chất tẩy rửa hoặc xà phòng để có thể vệ sinh phù hợp cho mụn và vùng da.Một số cách điều trị mụn thâm tụ máu gồm:Điều trị với thuốc không kê đơn:Có khá nhiều phương pháp điều trị mụn thâm tụ máu mà không cần sử dụng thuốc kê đơn. Tuy nhiên với mỗi trường hợp mụn có thể sử dụng các loại thuốc như:Retinoids tại chỗ có thành phần chính là vitamin giúp giảm sản xuất dầu trong da đồng thời giúp ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc.Acid salicylic giúp loại bỏ tế bào chết có tác động hiệu quả trên các mụn không bị viêm chẳng hạn như mụn đầu đen và mụn đầu trắng.Điều trị mụn thâm tụ máu theo kê đơn của bác sĩ:Sử dụng kháng sinh hàng ngày bằng thuốc viên. Kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm có thể được bôi trực tiếp trên da. Thuốc tránh thai có nồng độ hormone dao động có thể gây tình trạng nooir munj. Ở phụ nữ và trẻ em gái có thể sử dụng thuốc tránh thai kê toa của bác sĩ giúp kiểm soát nồng độ hormone và làm sạch làn da. Isotretinoin thuộc nhóm thuốc retinoid theo toa chỉ định của bác sĩ thường sử dụng liên tục từ 4 đến 5 tháng. Thuốc có thể gây ra tình trạng gây tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu cực đến con người.Các điều trị khác có thể áp dụng cho những người bệnh có tình trạng mụn thâm tụ máu và các loại mụn ở mức độ khác nhau.Rạch mủ và tháo dịch nhằm giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời giảm cả viêm và đau.Điều trị bằng laser vào phần da nổi mụn có thể làm giảm hoặc loại bỏ vi khuẩn gây mụn khỏi da.Phương pháp điều trị microdermabrasion giúp loại bỏ lớp da trên cùng từ đó giúp loại bỏ được các loại mụn,Cách điều trị mụn thâm tụ máu tại nhà:Sử dụng muối hồng himalaya. Thành phần của muối có hàm lượng sắt, magie, đồng, canxi, phospho... cao. Muối có thể sử dụng giúp rửa các vết thương mụn tụ máu bầm đồng thời cải thiện nhanh tình trạng của da. Magie và một số vi khoáng khác được hấp thu trực tiếp vào da chữa lành các vết thương ở mô làm tan máu bầm. Hơn nữa, muối còn giúp tăng khả năng kháng khuẩn cực mạnh giúp giảm viêm sưng...Sử dụng mật ong để cải thiện tình trạng mụn thâm tụ máu. Bởi vì mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa lên đến 90%. Đồng thời mật ong có giúp duy trì môi trường vết thương ẩm và hàng rào bảo vệ cũng như ngăn ngừa vi khuẩn trong vết thương lây lan.Sử dụng chè dây giúp điều trị mụn ở mức độ nhẹ và trung bình. Với 5% dầu cây chè có hiệu quả trong điều trị viêm của mụn tốt hơn. Mặc dù thành phần này tác động chậm hơn so với hóa chất benzoyl peroxide nhưng ít gây phản ứng phụ.3. Một số cách phòng ngừa tình trạng mụn thâm tụ máuKhông nên nặn hoặc chạm vào mụn vì có thể tăng nguy cơ lây lan nhiễm trùng và gia tăng tỷ lệ xuất hiện mụn thâm và tụ máu.Sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ để vệ sinh mặt mỗi hai hai lần giúp loại bỏ tế bào chết, vi khuẩn cũng như tạp chất.Không sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh hoặc vải thô trên mặt. Vì có thể gây kích ứng cho da và làm tổn thương da từ đó phát triển các phản ứng gây viêm.Thường xuyên giặt chăn gối, khăn tắm để đảm bảo vệ sinh khi tiếp xúc với da.Chọn sản phẩm trang điểm hoặc dưỡng da phù hợp với loại da. Đặc biệt không sử dụng loại có mùi thơm dễ gây kích ứng cho da.Giữ tóc được sạch và gọn gàng tránh tình trạng tóc quệt vào da mặt. Vì tóc nhờn chứa nhiều dầu có thể gây kích ứng da làm tắc lỗ chân lông.
https://tamanhhospital.vn/tang-testosterone-tu-nhien/
28/02/2022
13 cách tăng Testosterone tự nhiên hiệu quả nhất cho nam giới
Sức khỏe xuống dốc, tâm lý bất ổn định, khả năng sinh lý, sinh sản gặp trục trặc… là những vấn đề nam giới thường phải đối mặt khi hormone Testosterone trong cơ thể bị suy giảm. Vậy làm cách nào để cải thiện? Bên cạnh việc điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ, thì việc tăng Testosterone tự nhiên được xem là biện pháp an toàn và bền vững được nhiều người quan tâm. Mục lụcTổng quan về Testosterone và tình trạng suy giảm Testosterone ở nam giớiLợi ích khi bổ sung Testosterone13 cách tăng Testosterone tự nhiên hiệu quả nhất cho nam giới1. Ngủ đủ giấc2. Tập thể dục3. Bổ sung thực phẩm giàu protein, chất béo lành mạnh và tinh bột4. Giảm thiểu căng thẳng5. Tăng cường vitamin D6. Bổ sung vitamin và khoáng chất7. Sinh hoạt tình dục lành mạnh8. Hạn chế tiếp xúc các hợp chất tương tự như estrogen9. Giảm cân, duy trì cân nặng hợp lý10. Hạn chế chất kích thích11. Tránh các loại thuốc gây suy giảm Testosterone12. Hạn chế tiêu thụ đườngTổng quan về Testosterone và tình trạng suy giảm Testosterone ở nam giới Testosterone là hormone sinh dục của nam giới, được xem là “nhạc trưởng”, có vai trò chỉ huy, điều phối gần như toàn bộ mọi cơ quan của cơ thể, từ hệ sinh dục đến hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ cơ xương… Nội tiết tố nam Testosterone được sản sinh từ các tế bào Leydig ở tinh hoàn chiếm đến 95%, còn lại do tuyến thượng thận tiết ra (5%). Hormone này được khuếch tán vào máu, đi đến các cơ quan quan trọng của cơ thể như não bộ, thận, gan, tuyến sinh dục, tuyến tiền liệt, hệ cơ xương tham gia hoạt động ở những cơ quan này. Nồng độ Testosterone trong máu ở người đàn ông trưởng thành đạt mức ổn định trong khoảng 10-35 nanomol/lít để duy trì mọi hoạt động và chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, sau tuổi 30, cùng với sự lão hóa và các yếu tố tác động, hormone này không ngừng suy giảm, mỗi năm giảm từ 1-2%. Khi hormone sinh dục nam Testosterone thấp hơn ngưỡng bình thường, phái mạnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, cũng như khả năng sinh lý, sinh sản của người đàn ông bị sụt giảm. Testosterone suy giảm theo từng độ tuổi Lợi ích khi bổ sung Testosterone Liệu pháp bổ sung Testosterone từ bên ngoài thường được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, áp dụng cho những người thiếu hụt Testosterone nghiệm trọng mà không thể sản xuất hoặc chỉ sản xuất rất ít ỏi. Liệu pháp bổ sung Testosterone có tác dụng về mặt tâm lý và thể chất cho nam giới. Cụ thể: Cải thiện về sức khỏe: Thiếu hụt Testosterone sẽ ảnh hưởng đến khối lượng cơ, xương, tăng nguy cơ béo phì, loãng xương và các bệnh lý như: tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường… Việc đưa Testosterone về mức bình thường sẽ giúp quý ông cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý này.… Đưa nồng độ Testosterone về mức ổn định chính là cách cải thiện sức khỏe, phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Cải thiện khả năng sinh lý cho nam giới: Khi lượng Testosterone tồn tại ở mức ổn định sẽ giúp nam giới cải thiện khả năng ham muốn, tìm được hứng thú, khoái cảm tình dục, khả năng cương dương, kéo dài thời gian quan hệ, cũng như nâng cao chất lượng và số lượng của tinh trùng. Cân bằng về mặt cảm xúc: Nam giới thiếu hụt Testosterone dễ rơi vào trạng thái bực bội, tức giận, cáu gắt, thậm chí trầm cảm. Vì vậy, việc bổ sung Testosterone có tác dụng giúp nam giới vượt qua tâm trạng khó chịu, lấy lại cân bằng cảm xúc. Bên cạnh những mặt ưu điểm có thể giải quyết nhanh các biểu hiện tiêu cực thì việc sử dụng Testosterone bổ sung từ bên ngoài vào có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: gây ngưng thở trong khi ngủ, tăng nguy cơ đột quỵ, gây phì đại và ung thư tuyến tiền liệt, teo tinh hoàn, có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới… Vì vậy, khi sử dụng liệu pháp này cần trao đổi kỹ với bác sĩ về những ưu, khuyết điểm để cân nhắc trước khi lựa chọn, và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. 13 cách tăng Testosterone tự nhiên hiệu quả nhất cho nam giới Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe thì việc tăng Testosterone tự nhiên được xem là phương pháp lành tính, an toàn và bền vững. Sau đây là một số biện pháp giúp tăng Testosterone tự nhiên dễ áp dụng cho nam giới. 1. Ngủ đủ giấc Giấc ngủ có vai trò quan trọng không chỉ đối với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nội tiết tố trong cơ thể. Mỗi ngày cần ngủ ít nhất 7-8 giờ để đảm bảo sức khỏe dài lâu và lượng Testosterone của người đàn ông. Một nghiên cứu cho thấy, một người chỉ ngủ 5 giờ mỗi đêm, hormone nam giảm xuống 15%. Một nghiên cứu dài hạn đã quan sát thấy rằng những người chỉ ngủ bốn giờ mỗi đêm có mức độ thiếu hụt quá mức giới hạn. Vì vậy, tránh thức khuya, nên ngủ đủ giấc chính là cách giúp nam giới tăng cường Testosterone hiệu quả mà quý ông không nên bỏ qua. 2. Tập thể dục Thường xuyên tập thể dục thể thao chính là giải pháp tích cực tăng hệ miễn dịch, sự dẻo dai cho hệ cơ xương mà còn là cách tăng Testosterone hiệu quả cho nam giới. Tuy nhiên, việc tập luyện phải thường xuyên, tập vừa sức, tránh tập quá nhiều với cường độ cao sẽ gây tác dụng ngược. Nên dành thời gian 30-60 phút mỗi ngày, và mỗi tuần duy trì ít nhất là 5 lần. Những bài tập tăng cường Testosterone được khuyến khích: Kegel, cử tạ, đi bộ nhanh, bơi lội, cử tạ, squat, plank… (1) Luyện tập thể dục thể là cách rèn luyện sức khỏe, tăng Testosterone hiệu quả cho nam giới 3. Bổ sung thực phẩm giàu protein, chất béo lành mạnh và tinh bột Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất đến lượng nội tiết tố trong cơ thể. Để tăng cường sức khỏe nam giới và khả năng sinh lý cho phái mạnh cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học, cân bằng 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất (2). Chế độ dinh dưỡng cho nam giới cần nhớ các nguyên tắc sau đây: Ăn vừa đủ tinh bột: Đây Là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng chính cho tế bào, duy trì cho các cơ. Tinh bột chiếm khoảng 60% tổng số nhu cầu năng lượng. Nhu cầu cần thiết là 5-7g/kg ngày. Ăn đủ chất đạm: Là thành phần quan trọng để phát triển các cơ quan như: xương, cơ, mạch máu… Chiếm khoảng 15% nhu cầu năng lượng của cơ thể. Lượng đạm cần thiết mỗi ngày là 1g đạm/kg cân nặng. Tăng cường chất béo lành mạnh: Chất béo tuy là thành phần quan trọng của màng tế bào và đặc biệt là có rất nhiều ở não và tế bào thần kinh và để tổng hợp acid mật và làm tiền chất của hormone steroid và vitamin D. Tuy nhiên, sử dụng các chất béo không lành mạnh từ động vật nhiều có thể gây ra tình trạng thừa cholesterol, có nguy cơ xơ vữa động mạch. Vì thế, cần ưu tiên các loại chất béo lành mạnh từ dầu thực vật, các loại hạt, cá… Nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất kẽm, sắt, vitamin A, B, C, D, E có trong các nhóm thực phẩm như: hải sản, nhóm rau củ, trái cây tươi. Nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày. 4. Giảm thiểu căng thẳng Theo nghiên cứu, căng thẳng thường xuyên là nguyên nhân kích thích cơ thể sản sinh hormone cortisol. Khi hormone này tăng cao sẽ khiến cơ thể ức chế sản sinh Testosterone. Vì vậy, kiểm soát và giảm thiểu căng thẳng là điều hết sức chú ý. Kiểm soát, giải tỏa căng thẳng bằng cách bố trí, sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý, đọc sách, nghe nhạc, xem phim, thiền, yoga…(3) 5. Tăng cường vitamin D Nghiên cứu đã chỉ ra, vitamin D có thể hoạt động như một chất tăng cường Testosterone tự nhiên. Một nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung khoảng 3.000 IU vitamin D3 mỗi ngày liên tục 12 tháng sẽ làm tăng mức Testosterone lên khoảng 25%. Cách tốt nhất để tăng cường vitamin D là thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bổ sung bằng thuốc, ăn thức ăn giàu vitamin D như trứng, sữa, cá hồi… Bổ sung vitamin D là cách tăng cường hormone nam giới hiệu quả 6. Bổ sung vitamin và khoáng chất Vitamin và khoáng chất có vai trò không chỉ tốt đối với sức khỏe nền tảng mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh lý của người đàn ông. Đặc biệt là vitamin B, kẽm có tác dụng thúc đẩy cơ thể sản sinh nội tiết tố nam, tăng chất lượng tinh trùng lên 74%. Bên cạnh ưu tiên bổ sung vitamin và khoáng chất từ việc ăn uống thì có thể sử dụng vitamin tổng hợp. 7. Sinh hoạt tình dục lành mạnh Lạm dụng tình dục, quan hệ quá độ, không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây làm sụt giảm lượng nội tiết nam trong cơ thể. Theo các chuyên gia, việc sinh hoạt tình dục đều đặn, lành mạnh, an toàn vừa tốt cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện nồng độ nội tiết tố nam trong máu. Tùy theo độ tuổi mà có số lần quan hệ phù hợp, trung bình sinh hoạt tình dục 2-3 lần/ tuần. Nên sử dụng bao cao su, chung thủy 1 vợ 1 chồng để không 8. Hạn chế tiếp xúc các hợp chất tương tự như estrogen Bên cạnh việc ăn uống, sinh hoạt thì việc phơi nhiễm với các hóa chất có cấu trúc tương tự như estrogen cũng ảnh hưởng đến lượng Testosterone của nam giới. Hạn chế tiếp xúc với các chất này, bao gồm BPA (chất dùng trong chế tạo nhựa), paraben (chất bảo quản trong mỹ phẩm) và các hóa chất khác có trong một số loại nhựa (hộp nhựa đựng thực phẩm, khay nhựa…). 9. Giảm cân, duy trì cân nặng hợp lý Béo phì, thừa cân và Testosterone có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác động qua lại với nhau. Khi thừa cân, các tế bào mỡ chuyển hóa Testosterone thành estrogen, làm giảm nồng độ Testosterone. Đặc biệt, béo phì còn làm giảm mức độ globulin liên kết với hormone giới tính (SHBG), một loại protein mang Testosterone trong máu. Ít hormone SHBG có nghĩa là Testosterone tự do sẽ ít hơn mức bình thường. Vì vậy, để tăng hormone Testosterone cần giảm cân. (4) 10. Hạn chế chất kích thích Rượu bia ngăn cản cơ thể sản sinh Testosterone trong thời điểm ngắn hạn. Các nghiên cứu chỉ ra, lượng Testosterone có thể giảm xuống sau 30 phút sau khi uống rượu bia. Việc sử dụng thức uống có cồn thường xuyên và quá nhiều có thể tổn thương tế bào Leydig ở tinh hoàn, tuyến yên, là cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất Testosterone. Đặc biệt, uống rượu nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng tinh dịch và khả năng chuyển động của tinh trùng. Theo khuyến cáo, mỗi người sử dụng rượu bia không nên vượt quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày (tương đương khoảng 350ml bia, 1 ly rượu vang (150ml) hay 44ml rượu mạnh. Rượu bia có thể ngăn cản cơ thể sản sinh Testosterone 11. Tránh các loại thuốc gây suy giảm Testosterone Một số tác loại thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn làm suy giảm Testosterone thường gặp như: thuốc opioid, thuốc glucocorticoid và steroid đồng hóa. Trong trường hợp bạn đang sử dụng các loại thuốc này mà có các biểu hiện suy giảm nội tiết tố thì nên báo ngay với bác sĩ để được thay thế, hoặc điều chỉnh loại thuốc tương tự, tránh những tác dụng không mong muốn. 12. Hạn chế tiêu thụ đường Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể, tuy nhiên việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể tăng nồng độ Insulin trong máu, và điều này có nguy cơ gây suy giảm lượng Testosterone của nam giới. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lượng đường tiêu thụ của người trưởng thành là 5g mỗi ngày. Do vậy, nam giới cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, các loại nước ngọt… Khoa Nam học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh với đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm, nhiệt tình, tự tin làm chủ những kỹ thuật tiến bộ nhất cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy siêu âm; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet; cơ sở vật chất khang trang… sẽ giúp phát hiện sớm và có phương án điều trị một cách an toàn, hiệu quả. Để đặt lịch khám và điều trị vô sinh nam với các chuyên gia đầu ngành tại Khoa Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Trên đây là cách tăng Testosterone tự nhiên đơn giản, hiệu quả tại nhà mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được để bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất. Trong trường hợp lượng nội tiết suy giảm nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thì nên đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện có chuyên khoa Nam học để thăm khám và điều trị kịp thời.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/suy-tim-va-phuong-phap-giam-can-dung-cach-vi
Suy tim và phương pháp giảm cân đúng cách
Suy tim là một bệnh tim mạch rất nguy hiểm, nhất là trong trường hợp thừa cân. Vậy, người bệnh suy tim cần làm gì để giảm cân đúng cách? 1. Ảnh hưởng của cân nặng đến bệnh suy tim Người bệnh suy tim thừa cân dễ gặp các biến chứng nguy hiểm 1.1 Huyết áp cao Mối liên hệ giữa cân nặng và huyết áp là một trong những yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của người bệnh tim mạch. Người béo phì hoặc có cân nặng cao thường gặp áp lực máu cao hơn.Huyết áp cao làm tăng nguy cơ xuất hiện các vấn đề về tim mạch. Cân nặng tăng cao, tạo áp lực lên hệ thống mạch máu, khiến cho tim phải làm việc gắng sức hơn để đẩy máu đi qua các mạch máu đang bị co thắt. Cả hai tác động này có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, và suy tim. 1.2 Đường huyết cao Tăng đường huyết (đường huyết cao) có mối liên quan mật thiết với béo phì và có thể dẫn đến tiểu đường tuýp 2. Béo phì là một yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Nguyên nhân chính là do tăng cường mô mỡ bên ngoài và trong các tế bào, đặc biệt là tế bào mỡ bên trong bụng, làm tăng sự kháng insulin.Tăng đường huyết do kháng insulin không chỉ gây hại cho tim , mà còn có thể dẫn đến sự hình thành của các hợp chất có hại cho mạch máu. Mối liên quan giữa tiểu đường, béo phì, kháng insulin, và bệnh tim mạch đã được nghiên cứu rộng rãi và đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt đối với việc duy trì chế độ ăn, tập luyện lành mạnh và kiểm soát cân nặng để giảm nguy cơ phát triển các bệnh đường huyết và tim mạch. 1.3 Tăng mỡ máu Tăng huyết áp, đường huyết cao, mỡ trong máu cao là những biểu hiện rõ rệt nhất ở người bệnh suy tim bị thừa cân Mức độ mỡ trong máu là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tim mạch. Người béo phì thường có mức độ mỡ máu cao, đặc biệt LDL - cholesterol xấu.Mỡ trong máu cao là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra các vấn đề tim mạch và các tai biến mạch máu. Béo phì thường đi kèm với mức độ mỡ máu cao, và việc giảm cân có thể giúp cải thiện mức độ mỡ máu. 2. Bí quyết giảm cân cho người suy tim 2.1 Bệnh nhân suy tim thừa cân nên ăn gì hằng ngày? “Người bệnh tim nên ăn gì” hiện đang là câu hỏi nhận được sự quan tâm từ nhiều người. Người bệnh tim thừa cân lại cần phải quan tâm đến chế độ ăn uống nhiều hơn. Các nhóm thực phẩm sau rất cần thiết để xây dựng một trái tim khỏe mạnh nhưng vẫn có thể kiểm soát tốt cân nặng của người bị thừa cân Rau và trái cây Rau và trái cây rất tốt cho sức khỏe của người bệnh tim mạch. Trong đó, có chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hoá và chống viêm... Hải sản Cá hồi chứa một lượng lớn Omega 3, tốt cho người bệnh suy tim Các loại hải sản như cá hồi, cá trích,... là nguồn cung cấp chất béo Omega 3 tốt cho cơ thể và nhất là đối với người bệnh suy tim. Theo các kết quả nghiên cứu, ăn nhiều thực phẩm chứa Omega 3 sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch vành, đau tim và suy tim. Hạt và ngũ cốc nguyên hạt Hạt và ngũ cốc bổ sung rất nhiều chất xơ và các loại khoáng chất tốt cho tim mạch như Potassium, Magnesium. Người bệnh suy tim bị thừa cân có thể thay thế gạo thông thường bằng yến mạch quinoa, gạo lứt trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Thảo mộc và một số gia vị thực vật Trong các loại gia vị thực vật thường sử dụng hằng ngày như tỏi, gừng, saffron, nghệ... chứa một lượng lớn hoạt chất chống viêm và có khả năng làm giảm các yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 2.2 Tham khảo các chế độ ăn giảm cân dành cho người bệnh suy tim Chế độ ăn Địa Trung Hải Người bệnh suy tim có thể lựa chọn chế độ ăn Địa Trung Hải Chế độ ăn Địa Trung Hải sẽ ưu tiên lựa chọn thực phẩm chứa nhiều chất béo có lợi như omega 3, chất chống oxy hóa và chất xơ. Những thành phần này có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch và giúp giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch, chẳng hạn như suy tim, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Đối với chế độ ăn Địa Trung Hải, các loại thực phẩm như thịt chế biến sẵn, thịt đỏ (như thịt bò và heo), và ngũ cốc đã qua quá trình tinh chế thường bị hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn.Người ăn chế độ ăn Địa Trung Hải sẽ ăn nhiều rau cải, trái cây, hạt và ngũ cốc nguyên hạt, dầu olive và các loại cá giàu Omega 3 trong bữa ăn hằng ngày. Chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật Tương tự như chế độ ăn Địa Trung Hải, chế độ ăn này tập trung vào việc ăn nhiều trái cây, rau cải, và thực phẩm giàu chất xơ và khoáng chất. Chất xơ giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ các vấn đề tim mạch liên quan đến béo phì. Cả hai chế độ ăn này đều thúc đẩy việc ăn các thực phẩm tự nhiên và lành mạnh, và có lợi cho sức khỏe tổng thể, đặc biệt là cho tim mạch. 2.3 Nói không với căng thẳng Tinh thần vui vẻ sẽ giảm các nguy cơ phát triển bệnh suy tim Căng thẳng là một trong những yếu tố gây hại cho bệnh tim mạch. Tình trạng căng thẳng có thể khiến nhịp tim nhanh, gây tăng huyết áp và tạo điều kiện cho bệnh tim mạch phát triển. Bên cạnh đó, việc căng thẳng lâu ngày dẫn đến cơ thể sẽ hình thành các hormone có khả năng kích thích sự thèm ăn, đặc biệt là các thực phẩm có nhiều đường và chất béo. Để giảm căng thẳng, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:● Yoga: Yoga là một hình thức tập luyện tuyệt vời để làm giảm căng thẳng ● Thiền: Thiền giúp bạn tập trung tinh thần và giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và sức khỏe tim mạch.● Hoạt Động Vận Động Nhẹ Nhàng: Dù chỉ là những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ nhanh chóng, đi xe đạp, hoặc bơi lội, hoạt động vận động có lợi cho người bệnh tim mạch và giúp giảm căng thẳng. 2.4 Hoạt động thể chất nhiều hơn Ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nên bạn hãy cố gắng ngồi ít và di chuyển nhiều hơn.Tăng cường hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng cho việc cải thiện sức khỏe tim mạch. Dù bạn đang mắc suy tim, vẫn có thể thực hiện những bài tập nhẹ nhàng và cải thiện tim mạch, hoặc đơn giản nhất là bạn chỉ cần đi dạo xung quanh nhiều hơn. 5. Người bệnh suy tim thừa cân cần sự hướng dẫn từ bác sĩ Hướng dẫn giảm cân từ bác sĩ là vô cùng cần thiết đối với người bệnh suy tim Giảm cân là một phần quan trọng của việc cải thiện sức khỏe tim mạch cho người mắc suy tim. Một cân nặng thích hợp giúp hệ tim mạch làm việc hiệu quả hơn và giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.Trước khi quyết định thực hiện chế độ ăn nào hay bắt đầu kế hoạch tập luyện, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn. Bác sĩ sẽ gửi bạn một hướng dẫn chi tiết có đầy đủ kiến thức chuyên môn để bạn đạt được kế hoạch giảm cân và cải thiện sức khỏe tim mạch một cách an toàn.Việc quản lý cân nặng và thực hiện các bí quyết giảm cân này có thể giúp người bệnh suy tim cải thiện sức khỏe tim mạch và chất lượng cuộc sống. Hãy nhớ rằng quyết tâm, kiên nhẫn và lắng nghe mọi hướng dẫn của bác sĩ trong hành trình này.
https://suckhoedoisong.vn/tiem-phong-cum-giam-nguy-co-mac-benh-alzheimer-169220625235050415.htm
30-06-2022
Tiêm phòng cúm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi GS. TS. Avram S. Bukhbinder, Trường Y McGovern, và tác giả Paul.E. Schulz , chuyên gia cao cấp về Thần kinh học tại Trường Y McGovern, đã so sánh nguy cơ mắc bệnh Alzheimer giữa những bệnh nhân có và không tiêm phòng vaccine cúm. Việc tiêm phòng cúm ở người lớn tuổi làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer. Kết quả của nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc tiêm phòng vaccine cúm ở người lớn tuổi làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer trong nhiều năm.Sức mạnh của tác dụng bảo vệ này tăng lên theo số năm mà một người được tiêm vaccine cúm hàng năm - nói cách khác, tỷ lệ phát triển bệnh Alzheimer thấp nhất ở những người liên tục được tiêm vaccine cúm hàng năm. Nghiên cứu trong tương lai sẽ đánh giá xem liệu việc tiêm phòng cúm có liên quan đến tỷ lệ tiến triển của triệu chứng ở những bệnh nhân đã mắc chứng sa sút trí tuệ Alzheimer hay không. Nghiên cứu diễn ra 2 năm sau khi các nhà khoa học tìm thấy mối liên hệ giữa vaccine cúm và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Họ đã phân tích một mẫu lớn hơn so với các nghiên cứu trước đó, bao gồm 935.887 bệnh nhân đã tiêm phòng cúm và 935.887 bệnh nhân không tiêm phòng. Trong các cuộc hẹn tái khám kéo dài 4 năm cho thấy, 8,5% bệnh nhân không tiêm chủng đã phát triển bệnh Alzheimer trong quá trình theo dõi. Thuốc trị bệnh Alzheimer, dùng thế nào cho an toàn, hiệu quả? Không tự ý mua thuốc điều trị Alzheimer Alzheimer làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng và tử vong Theo các nhà nghiên cứu, những kết quả này nhấn mạnh tác dụng bảo vệ mạnh mẽ của vaccine cúm chống lại bệnh Alzheimer.Tuy nhiên, các cơ chế cơ bản đằng sau quá trình này vẫn cần được nghiên cứu thêm. Bệnh Alzheimer ảnh hưởng đến hơn 6 triệu người sống ở Mỹ, với số lượng người bị ảnh hưởng ngày càng tăng do dân số già hoá.Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra giảm nguy cơ sa sút trí tuệ liên quan đến việc tiếp xúc trước đó với các loại vaccine ở tuổi trưởng thành, bao gồm cả vaccine uốn ván , bại liệt và herpes, ngoài vaccine cúm và các loại vaccine khác... Mời xem thêm video đang được quan tâm: Hậu covid- Phục hồi chức năng cho người mắc COVID-19 nhẹ và không triệu chứng Duy Đăng (Theo eurekalert) Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/vao-noi-chuyen-gioi-chui-2016122109121859.htm
20161221
Vào nơi chuyển giới “chui”
Ngày 11/12, khao khát muốn chuyển giới sang nữ, anh P.N.H (SN 1994; ngụ quận Tân Bình, TP HCM) tìm đến một ngôi nhà trong hẻm trên đường Bình Thới (quận 11). Vừa vào đầu hẻm, 3 xe máy phóng ra, trên có 4 người chuyển giới. Giá siêu rẻ Trước nhà, một phụ nữ ngồi chắn cửa. Bên trong, nhiều người đang hí hoáy ghi chép thông tin trên những cuốn sổ hộ chiếu. Thấy người lạ, tất cả quay lại dò xét. “Ai giới thiệu đến đây? Sao thấy lạ vậy?”. Khi anh H. nhắc tên một số “khách hàng thân thiết”, những người này mới cởi mở hơn. Một người tên Trinh bước ra, hỏi anh H. muốn mua loại thuốc sản xuất từ Thái Lan hay Đức. Thuốc của Thái Lan giá 130.000 đồng/hộp, Đức 180.000 đồng/hộp. Tiếp đó, bà Trinh yêu cầu chúng tôi vào nhà rồi khóa trái cửa. “Chuyển giới từ nam sang nữ không cần phẫu thuật. Em phải mua mấy loại thuốc này về chích, ngực sẽ nở, da trắng trẻo hơn. Sau 4 tháng thì tính chuyện sang Thái Lan” - bà Trinh tư vấn. Dứt lời, bà Trinh yêu cầu một nam thanh niên lấy một hộp nhựa chứa khá nhiều ống kim tiêm, nhiều lọ thuốc chi chít dòng chữ lạ. Theo lời tư vấn, cứ khoảng 3-4 ngày, anh H. phải chích một lần thuốc cho đến khi thấy cơ thể có nhiều chuyển biến. Thấy anh H. có vẻ lưỡng lự, bà Trinh vỗ vai trấn an rằng ở đây, mỗi ngày bán cho hàng chục người. Khi anh H. chích thuốc xong, bà sẽ dẫn sang Thái Lan phẫu thuật với phí 3.000 USD “bao” đi lại, ăn uống suốt 10 ngày. Nghe nhắc về trường hợp đến đây tiêm thuốc tử vong, bà Trinh đổi giọng đe nẹt: “Thuốc tốt làm sao chết được! Do mấy người đó nóng vội nên dùng thuốc quá liều. Muốn phẫu thuật thành công phải nghe lời tôi, tới đây thường xuyên!”. Nói xong, bà Trinh lấy điện thoại ra đưa cho chúng tôi xem ảnh những người được bà dẫn đi chuyển giới thành công. Bà Trinh khẳng định các loại hoóc môn chuyển giới không bán ở Việt Nam, cũng không có phòng khám và bệnh viện nào nhận chuyển giới. Vì vậy, nhu cầu rất nhiều nên bà phải sống từ nghề bán thuốc “chui” đến “cò” phẫu thuật. Ngày 15/12, phóng viên Báo Người Lao Động cùng anh H. lần nữa tiếp cận cơ sở bán thuốc của ông Long “gầm” trên đường Âu Cơ (quận Tân Phú). Trước cửa nhà ông là một tủ đựng nhiều đồ tạp hóa. Theo ông Long, một ngày ông bán cho hơn 30 người, cứ có nhu cầu là làm. Sau khi xem một số loại thuốc, ông Long yêu cầu anh H. vào trong căn phòng kín để bơm trực tiếp vào bắp vai. Sau 5 phút tiêm thuốc, anh H. bước ra có vẻ đau đớn ở bắp vai. Ông Long thu 170.000 đồng và dặn 4 ngày sau gặp lại sẽ tiếp tục bơm thêm lần nữa rồi cho thuốc về nhà tự “xử”. Ngay đêm đầu tiên, anh H. phát sốt; ngày thứ hai thì tức ngực, khó thở và sau 5 ngày, mắt cay xè, cơ thể mệt mỏi. Mặc dù phóng viên khuyên nhủ nên ngừng tiêm thuốc và đến bệnh viện uy tín để kiểm tra lại nhưng anh H. từ chối vì muốn trở thành... con gái. Chết người như chơi Bà T.T.T (ngụ phường 2, quận 10) suốt một năm nay vừa dạy học vừa chạy vạy khắp nơi kiếm tiền lo điều trị cho con trai tên L.P.Ph (20 tuổi). Con trai bà là người đồng tính và khát khao muốn trở thành con gái. Do hoàn cảnh khó khăn, bà T. không có điều kiện cho con sang Thái Lan phẫu thuật. Sau đó, trong một lần đi chơi, bà được một người bạn giới thiệu cho đầu mối tiêm hoóc môn và dẫn đi phẫu thuật với giá siêu rẻ. Kết quả, 3 tháng điều trị tốn gần 90 triệu đồng mà anh Ph. hình hài chẳng ra nam cũng không giống nữ. Nuốt nước mắt, bà T. bộc bạch: “Nghe nói đi Thái Lan phẫu thuật ít nhiều gì cũng trên dưới 500 triệu đồng. Nhà không có điều kiện, ít kiến thức nên tôi đã tin lời người lạ bày trò tiêm, chích không có sự giám sát của bác sĩ. Thà bản thân tôi bị biến chứng còn hơn để con trai giờ ra nông nỗi, khó cứu vãn”. Quả thật, vóc dáng hiện tại của anh Ph. hơi khác lạ, phần thì teo tóp, phần thì phình to bất thường. Trong đó, vai, ngực và gáy rất dị dạng. Anh Ph. rầu rĩ: “Tôi chỉ mơ ước trở thành phụ nữ nhưng giờ nửa chừng đã bị biến chứng. Nhưng tôi còn may mắn hơn những người khác”. Theo lời anh Ph., trong những người bạn đồng tính mà anh chơi chung có 2 người đi tiêm, chích dẫn đến tử vong. Một người bạn nữ chuyển giới sang nam, được tiêm chích hoóc môn và đưa sang Thái Lan để mổ lấy tuyến vú. Sau khi về nhà, người này bị sốt và nhiễm trùng rồi qua đời. Người bạn thứ hai là nam chuyển giới thành nữ, bị sưng phù vùng kín; đưa đến bệnh viện cấp cứu và cũng chết do mất nhiều máu. Anh Ph. cho biết hiện nay, trên địa bàn TP HCM có gần 10 địa điểm chích hoóc môn, dẫn mối sang Thái Lan phẫu thuật. Trong đó, phải kể đến điểm của bà Thuận (ngụ quận 11), ông Long “gầm” (quận Tân Phú) hoặc nhóm của Tín “gà” (quận Thủ Đức)… Không có thuốc đặc trị chuyển giới Bác sĩ Dương Phương Mai cho biết những loại thuốc được cho là “thần dược” chuyển giới hiện nay tập trung 2 loại, gồm: Estradiol (dành cho nam chuyển sang nữ) và Sustanon (dành cho nữ muốn thành nam). “Đây là loạt thuốc được quản lý chặt chẽ, cấm bán ở các nhà thuốc tư nhân. Dùng thuốc phải có sự giám sát của cơ quan chức năng để tránh gây biến chứng” - bác sĩ Mai khuyến cáo. Theo đó, các loại thuốc nói trên dùng để cân bằng nội tiết, sinh lý chứ không phải đặc trị để chuyển giới. Theo Lê Phong Người lao động
https://dantri.com.vn/suc-khoe/bua-sang-cua-nhung-nguoi-song-tho-nhat-the-gioi-co-gi-20231010071804553.htm
20231010
Bữa sáng của những người sống thọ nhất thế giới có gì?
Bí quyết ăn sáng giúp trường thọ "Vùng Xanh" là thuật ngữ dùng để chỉ những nơi có tỷ lệ người sống đến trăm tuổi trở lên cao nhất trên thế giới. Có 5 Vùng Xanh nổi tiếng trên thế giới, bao gồm: Ikaria ở Hy Lạp, Okinawa ở Nhật Bản, Sardinia ở Ý, Loma Linda ở California (Mỹ) và Nicoya ở Costa Rica. Đáng chú ý, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những người dân ở vùng Xanh thường áp dụng chung một nguyên tắc đơn giản cho bữa sáng, được xem là một trong những bí quyết trường thọ. Nguyên tắc đó là ăn hầu hết lượng calo trong cả ngày vào bữa sáng. Mỗi vùng Xanh có một chế độ ăn khác nhau, nhưng tất cả đều tập trung vào việc cân bằng các dưỡng chất từ rau củ, trái cây, các loại đậu, hạt, chất béo lành mạnh và ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó, chế độ ăn của họ cũng hạn chế lượng chất béo bão hòa. "Vùng Xanh" là thuật ngữ dùng để chỉ những nơi có tỷ lệ người sống đến trăm tuổi trở lên cao nhất trên thế giới (Ảnh: Getty). Người Ikaria và người Sardinia thường xem bữa sáng và trưa là bữa ăn chính trong ngày. Dinh dưỡng của người Ikaria tuân theo chế độ ăn Địa Trung Hải. Người dân ở đây ưa chuộng trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế thịt, thực phẩm chế biến sẵn và đường tinh luyện. Người sống đến trăm tuổi tại đây thường ăn nhiều khoai tây, đậu, dầu ô liu và cá. Ở Sardinia, thịt là thành phần chính trong chế độ ăn, với đặc sản như thịt cừu và thịt bò. Các loại rau chủ yếu trong bữa ăn bao gồm: củ cải, thì là và cần tây tự trồng. Trong bữa sáng, người Nicoya ở Costa Rica thường thưởng thức các món chứa đậu giàu protein và chất xơ. Ngoài ra, người dân Nicoya cũng ưu tiên lựa chọn món gallo pinto. Đây là món ăn truyền thống của Costa Rica, được làm từ đậu đen, gạo, hành tây, ớt và rau mùi. Ngoài ra, người dân ở khu vực này cũng thường chỉ ăn bữa tối rất nhẹ nhàng. Ở Okinawa (Nhật Bản), bữa sáng thường bao gồm súp miso, cơm cùng ít nhất một món chứa protein (trứng, cá hồi, đậu phụ…), carbohydrate (bánh mì nướng, cháo) và sữa. Người Nhật cho rằng bữa sáng quá nhiều dầu mỡ sẽ gây gánh nặng cho dạ dày và đường ruột, đồng thời dễ dẫn đến tăng mỡ máu. Một bữa sáng điển hình của người Nhật (Ảnh: Getty). Chế độ ăn này xuất phát từ quan điểm về dinh dưỡng: Thời điểm buổi sáng khi cơ thể mới tỉnh dậy thích hợp với thực đơn thanh đạm nhưng bổ dưỡng. Do đó, nên cố gắng tránh đồ chiên rán càng tốt. Một số người có thể bỏ bữa tối vì đã ăn đủ dinh dưỡng vào buổi sáng. Với người dân ở Loma Linda, khẩu phần ăn mỗi ngày thường chỉ gồm hai bữa: Một bữa vào giữa buổi sáng và bữa ăn còn lại vào lúc 16h. Bữa sáng của họ có thể là bất cứ thứ gì từ cháo đến đậu phụ, họ thường tránh hầu hết các sản phẩm động vật. Lợi ích của việc dồn calo vào bữa sáng cho cơ thể Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ hầu hết lượng calo vào buổi sáng có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh béo phì và bệnh tim. Một nghiên cứu trên 93 phụ nữ thừa cân và béo phì, được công bố trên tạp chí Béo phì, đã xem xét tác động của việc ăn nhiều hơn vào buổi sáng so với buổi tối đối với quá trình giảm cân. 1/2 số người tham gia nghiên cứu được xây dựng chế độ ăn với: 700 calo vào bữa sáng, 500 calo vào buổi trưa và 200 calo vào buổi tối. Trong khi đó, nhóm đối chứng sẽ ăn 200 calo vào buổi sáng, 500 calo vào buổi trưa và 700 calo vào buổi tối. Sau 12 tuần, nhóm ăn nhiều hơn vào buổi sáng giảm cân tốt hơn gấp 2,5 lần so với nhóm ăn nhiều hơn vào buổi tối. Mỡ máu của họ cũng giảm đi 1/3 trong suốt quá trình nghiên cứu, trong khi đó, nhóm ăn nhiều hơn vào buổi tối tăng lên 14,6%. Từ kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học kết luận rằng, việc ăn sáng nhiều calo và giảm lượng calo vào buổi tối có thể mang lại nhiều lợi ích và có thể là một sự lựa chọn sáng suốt trong việc kiểm soát béo phì và vấn đề chuyển hóa.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/an-duong-co-gay-viem-trong-co-the-khong-vi
Đường có gây viêm trong cơ thể không?
Viêm được xem một phần của quá trình chữa bệnh tự nhiên của cơ thể. Trong thời gian bị thương hoặc nhiễm trùng, cơ thể tiết ra các hóa chất để giúp bảo vệ và chống lại mọi sinh vật có hại khiến cho các dấu hiệu đỏ, nóng và sưng tấy xuất hiện. Một số thực phẩm như đường cũng có thể góp phần gây viêm trong cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều thực phẩm gây viêm có thể gây ra viêm cấp thấp mãn tính, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường, ung thư và dị ứng. 1. Mối liên quan giữa đường và viêm nhiễm Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều đường bổ sung dẫn đến béo phì, kháng insulin, tăng tính thấm của ruột và viêm mức độ thấp. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại xác nhận mối liên hệ giữa lượng đường được thêm vào và các dấu hiệu phản ứng viêm của cơ thể ở mức cao hơn.Một nghiên cứu trên 29 người khỏe mạnh được cho sử dụng nhiều đường cho thấy rằng, chỉ tiêu thụ 40 gam đường bổ sung từ một lon nước ngọt 375ml mỗi ngày đã dẫn đến sự gia tăng các dấu hiệu viêm, kháng insulin và cholesterol LDL, đồng thời còn có xu hướng tăng cân nhiều hơn .Một nghiên cứu khác ở những người thừa cân và béo phì cho thấy, tiêu thụ một lon nước ngọt thông thường hàng ngày trong sáu tháng dẫn đến tăng nồng độ axit uric, một nguyên nhân gây viêm và kháng insulin. Những đối tượng uống soda ăn kiêng, sữa hoặc nước không bị tăng nồng độ axit uric.Uống đồ uống có đường có thể làm tăng mức độ viêm của cơ thể. Hơn nữa, hiệu ứng này có thể kéo dài trong một khoảng thời gian đáng kể.Tiêu thụ một liều lượng 50 gam fructose gây ra sự gia tăng đột biến các dấu hiệu viêm như protein phản ứng C (CRP) chỉ 30 phút sau đó. Hơn nữa, protein phản ứng C (CRP) vẫn ở mức cao trong hơn hai giờ tiếp theo.Ngoài việc bổ sung đường, ăn quá nhiều carbohydrate tinh chế cũng có liên quan đến việc gia tăng chứng viêm, trong đó bao gồm cả viêm mạch máu.Trong một nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu chỉ ăn 50 gam carbs tinh chế dưới dạng bánh mì trắng đã dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn và tăng chỉ số viêm Nf-kB. 2. Bổ sung đường ảnh hưởng đến cơ thể của bạn như thế nào? Sử dụng quá nhiều đường bổ sung và carbohydrate tinh chế gây ra một số thay đổi trong cơ thể. Đây cũng là lý do giúp giải thích tại sao chế độ ăn có bổ sung nhiều đường dẫn đến viêm mãn tính hoặc viêm mức độ thấp.Sản xuất dư thừa AGEs: Sản phẩm cuối cùng của quá trình glycation nâng cao (AGEs) là những hợp chất có hại hình thành khi protein hoặc chất béo kết hợp với đường trong máu. Quá nhiều sản phẩm dư thừa AGE dẫn đến căng thẳng oxy hóa và viêm.Tăng tính thấm của ruột: Vi khuẩn, độc tố và các mảnh thức ăn không được tiêu hóa có thể dễ dàng di chuyển ra khỏi ruột và vào máu hơn, có khả năng dẫn đến viêm .Cholesterol LDL cao hơn: Cholesterol LDL dư thừa có liên quan đến mức độ cao hơn của protein phản ứng C (CRP), một dấu hiệu của chứng viêm.Tăng cân: Chế độ ăn có hàm lượng đường và carbohydrate tinh chế cao có thể dẫn đến tăng cân và tích tụ chất béo dư thừa. Bổ sung quá nhiều đường vào chế độ ăn có thể gây viêm mãn tính hoặc viêm mức độ thấp. 3. Đường bổ sung có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài 3.1. Bệnh timNghiên cứu với hơn 75.000 phụ nữ đã phát hiện ra rằng, những người tiêu thụ một chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế và đường có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn tới 98% so với những phụ nữ tiêu thụ lượng carb tinh chế thấp nhất.Lý do có thể là tác động của việc tiêu thụ đường đối với các yếu tố nguy cơ của bệnh tim; chẳng hạn như tăng cholesterol LDL, tăng huyết áp, béo phì, kháng insulin và tăng các dấu hiệu viêm trong cơ thể.3.2. Ung thưMột số nghiên cứu cho thấy, những người tiêu thụ nhiều đường có thể có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn.Một nghiên cứu xem xét chế độ ăn của hơn 35.000 phụ nữ đã phát hiện ra rằng, những người tiêu thụ nhiều thức ăn và đồ uống có đường nhất có nguy cơ phát triển ung thư ruột kết cao gấp đôi so với những người ăn chế độ ăn ít đường nhất.Trong khi các nghiên cứu vẫn cần tiến hành thêm, người ta cho rằng nguy cơ ung thư tăng lên có thể là do tác dụng gây viêm của đường. Về lâu dài, tình trạng viêm do đường có thể làm hỏng DNA và tế bào cơ thể. Một số chuyên gia tin rằng mức insulin cao mãn tính, có thể là do tiêu thụ quá nhiều đường, cũng có thể đóng một vai trò trong sự phát triển ung thư.3.3. Bệnh tiểu đườngMột phân tích ở hơn 38.000 người đã phát hiện ra rằng, chỉ một khẩu phần đồ uống có đường hàng ngày có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cao cao khoảng 18% .Một nghiên cứu khác liên quan đến bệnh tiểu đường của đường cho thấy rằng, việc tăng lượng siro ngô có liên quan chặt chẽ đến bệnh tiểu đường. Ngược lại, lượng chất xơ trong loại siro này lại giúp bảo vệ chống lại sự phát triển của bệnh tiểu đường.3.4. Béo phìBéo phì thường được gọi là bệnh viêm cấp thấp. Sử dụng quá nhiều đường có liên quan đến tăng cân và béo phì. Các chuyên gia cho rằng, chế độ ăn hiện đại thường chứa nhiều tinh bột tinh chế và đường bổ sung, có thể dẫn đến mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Điều này có thể giải thích phần nào sự phát triển của bệnh béo phì. Ăn quá nhiều đường bổ sung có thể làm tăng nguy mắc bệnh béo phì. Một đánh giá của 88 nghiên cứu liên quan đến tình trạng béo phì cho thấy rằng, việc tiêu thụ nhiều soda có đường hơn có liên quan đến việc tiêu thụ nhiều calo hơn, trọng lượng cơ thể cao hơn và hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác thấp hơn.3.5. Những căn bệnh khácViệc hấp thụ nhiều đường bổ sung và tinh bột có liên quan đến sự phát triển của các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh gan, bệnh viêm ruột, suy giảm tinh thần, viêm khớp hay một số bệnh khác.Đặc biệt, sử dụng quá nhiều fructose có liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Cho đến nay, vẫn chưa có đầy đủ căn cứ để giải thích nhưng nguyên nhân được cho là do sự kết hợp của sự gia tăng tính thấm của ruột, cùng với sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột gây nên tình trạng viêm cấp độ thấp.Tuy nhiên, bằng chứng mối liên quan giữa đường với các vấn đề sức khỏe chủ yếu dựa trên các nghiên cứu quan sát. Do đó, chưa thể chứng minh rằng đường là nguyên nhân duy nhất gây ra những vấn đề sức khỏe này. 4. Đường tự nhiên không liên quan đến chứng viêm Bạn cần xác định rõ sự khác biệt giữa đường bổ sung và đường tự nhiên. Đường bổ sung đã qua xử lý, được thêm vào thực phẩm và đồ uống để làm chất tạo ngọt hoặc tăng thời hạn sử dụng. Đường bổ sung có ở hầu hết trong thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn, đường ăn cũng được coi là đường bổ sung. Các dạng đường bổ sung phổ biến khác bao gồm: Si-rô ngô có hàm lượng fructose cao (HFCS), sucrose, fructose, glucose và đường ngô.Khoảng 13% người trưởng thành ở Mỹ có tổng lượng calo đến từ đường bổ sung. Con số này ở mức cao vì các hướng dẫn của chính phủ khuyên rằng, không nên có quá 5% đến 15% lượng calo từ cả chất béo rắn và đường bổ sung.Tuy nhiên, đường tự nhiên lại không liên quan đến chứng viêm. Trên thực tế, nhiều loại thực phẩm chứa đường tự nhiên, chẳng hạn như trái cây và rau quả, có thể chống viêm. Đường tự nhiên bao gồm những loại đường có trong thực phẩm, như fructose trong trái cây và lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa.Đường tự nhiên hoạt hoạt động rất khác với đường bổ sung khi được tiêu thụ và tiêu hóa trong cơ thể. Đường tự nhiên thường được tiêu thụ trong thực phẩm tự nhiên. Do đó, chúng thường đi kèm với các chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như protein và chất xơ, khiến đường tự nhiên được hấp thụ chậm. Sự hấp thụ ổn định của đường tự nhiên ngăn ngừa sự tăng đột biến của lượng đường trong máu. Một chế độ ăn nhiều thực phẩm như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể có những lợi ích sức khỏe khác. Các loại đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm không liên quan đến triệu chứng viêm. 5. Thay đổi lối sống có thể giảm tình trạng viêm Thay đổi nhất định trong lối sống, chẳng hạn như giảm lượng thức ăn có đường và thực phẩm chế biến sẵn, có thể dẫn đến mức độ viêm trong cơ thể thấp hơn Chẳng hạn, mức độ tiêu thụ đường fructose có tác động đối với chứng viêm, có nghĩa là bạn càng ăn nhiều, tình trạng viêm trong cơ thể càng nghiêm trọng.Ngoài ra, lối sống ít vận động, hút thuốc và mức độ căng thẳng cao cũng có liên quan đến chứng viêm mãn tính cấp độ thấp. Tuy nhiên, hoạt động thể chất thường xuyên đã được chứng minh là có thể làm giảm mỡ bụng và các dấu hiệu viêm nhiễm ở người. Do đó, bạn có thể giảm mức độ viêm bằng cách thay đổi chế độ ăn uống cũng như lối sống.Một nghiên cứu áp dụng việc thay thế thực phẩm đã qua chế biến bằng thực phẩm nguyên hạt cho kết quả rằng, thực phẩm chưa qua chế biến giúp cải thiện kháng insulin, mức cholesterol và giảm huyết áp, tất cả đều liên quan đến triệu chứng viêm. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng, việc giảm tiêu thụ đường fructose giúp cải thiện các dấu hiệu viêm trong máu tới gần 30%.Một số mẹo đơn giản để giúp giảm viêm:Hạn chế thực phẩm và đồ uống đã qua chế biến: Bằng cách giảm hoặc loại bỏ các sản phẩm này, bạn sẽ tự nhiên loại trừ các nguồn bổ sung đường chính như soda, bánh ngọt, bánh quy và kẹo, cũng như bánh mì trắng, mì ống và gạo.Đọc nhãn thực phẩm: Nếu bạn không chắc chắn về một số sản phẩm nhất định, hãy tập thói quen đọc nhãn thực phẩm. Bạn nên để ý các thành phần như sucrose, glucose, Si-rô ngô có hàm lượng fructose cao, maltose và dextrose.Chọn carbs nguyên hạt: Chúng bao gồm yến mạch, mì ống nguyên hạt, gạo lứt, quinoa và lúa mạch. Carbs nguyên hạt có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và bảo vệ chống lại chứng viêm.Ăn nhiều trái cây và rau quả: Trái cây và rau quả có chứa chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, có thể bảo vệ và giảm viêm trong cơ thể.Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Sử dụng nhiều các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp chống lại chứng viêm một cách tự nhiên. Chúng bao gồm các loại hạt, quả bơ, cá nhiều dầu và dầu ô liu.Duy trì hoạt động: Hoạt động thể chất thường xuyên, bao gồm cả tập thể dục nhịp điệu và thể dục thể thao, có thể giúp bảo vệ khỏi tăng cân và viêm nhiễm.Quản lý căng thẳng: Học cách quản lý căng thẳng thông qua các kỹ thuật thư giãn và tập thể dục có thể giúp giảm viêm.Bằng chứng cho thấy rằng, ăn quá nhiều đường và quá nhiều carbohydrate tinh chế sẽ gây ra tình trạng viêm trong cơ thể bạn. Theo thời gian, tình trạng viêm do thói quen ăn uống thiếu khoa học có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường, bệnh gan và ung thư.Tuy nhiên, tình trạng viêm cũng có thể do nhiều yếu tố khác gây ra, bao gồm căng thẳng, thuốc, hút thuốc và hấp thụ chất béo dư thừa. Nhưng bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp để giúp chống lại chứng viêm, bao gồm tập thể dục thường xuyên và kiểm soát mức độ căng thẳng của bạn một cách hiệu quả. Hơn nữa, bạn hãy cắt giảm thực phẩm và đồ uống đã qua chế biến, chọn thực phẩm nguyên hạt và hạn chế ăn thêm đường và carbohydrate tinh chế để có một sức khỏe tốt nhất.Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để có thể cập nhật nhiều thông tin bổ ích khác. Nguồn tham khảo: healthline.com
https://tamanhhospital.vn/chan-doan-dieu-tri-rau-tien-dao/
31/07/2022
Cách điều trị rau tiền đạo và phương pháp chẩn đoán chuyên sâu | Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Rau tiền đạo là một trong những biến chứng thai kỳ nguy hiểm với tỷ lệ mắc phải 1/200 ở phụ nữ mang thai. Việc điều trị rau tiền đạo phụ thuộc vào tuổi thai, mức độ xuất huyết nhiều hoặc ít và thai phụ đã có chuyển dạ hay chưa. Mục lụcTổng quan về rau tiền đạoBiến chứng có thể gặp phải nếu không chẩn đoán và xử trí kịp thờiĐối với thai phụĐối với thai nhiChẩn đoán rau tiền đạo như thế nào?Thăm khám triệu chứng lâm sàngKiểm tra cận lâm sàngCách điều trị rau tiền đạo như thế nào?1. Điều trị trước khi chuyển dạ2. Điều trị khi chuyển dạĐiều trị rau tiền đạo biến chứng rau cài răng lượcChăm sóc cho bệnh nhân sau khi điều trị rau tiền đạoVề phía người mẹVề phía trẻ sơ sinhTổng quan về rau tiền đạo Rau tiền đạo (còn có tên gọi khác là nhau tiền đạo) là tình trạng rau thai không bám ở mặt trước và sau đáy tử cung như bình thường, mà bám vào một phần hoặc toàn bộ đoạn tử dưới tử cung. Nói cách khác, rau thai nằm chặn ngay cổ tử cung của người mẹ, làm cản đường ra của thai nhi khi sinh nở. Theo giải phẫu, rau tiền đạo được chia thành 5 loại là: rau bám mép, rau bám thấp, rau bám bên, rau tiền đạo bán trung tâm và trung tâm. PGS.TS.BS Nguyễn Đức Hinh, Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, nhau thai tiền đạo có thể gây xuất huyết âm đạo bất thường trong 3 tháng cuối thai kỳ, trong chuyển dạ hoặc sau sinh. Đồng thời, bệnh có thể gây nên tình trạng sinh khó hoặc ngôi thai không thuận, ảnh hưởng sức khỏe và đe dọa tính mạng hai mẹ con. “Tuy nhiên, với sự phát triển của y học cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại, hiện nay đã có thể đề phòng và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm của rau tiền đạo nếu phát hiện sớm vị trí bất thường của bánh rau”, bác sĩ Nguyễn Đức Hinh cho biết thêm. Biến chứng có thể gặp phải nếu không chẩn đoán và xử trí kịp thời Bác sĩ Nguyễn Đức Hinh cho biết, triệu chứng rõ ràng nhất của rau tiền đạo là xuất huyết âm đạo bất thường trong thai kỳ (thường gặp vào 3 tháng cuối thai kỳ), có màu đỏ tươi, có hoặc không kèm cơn đau bụng, thường xảy ra đột ngột. Lượng máu thường chảy ít trong thời gian đầu, sau đó có thể ngưng tự nhiên nhưng dễ tái phát. Khi tái phát bệnh gây mất máu nhiều hơn. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, xuất huyết kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng cả thai phụ lẫn thai nhi. Cụ thể là: Đối với thai phụ Thai phụ bị mất nhiều máu có thể rơi vào trạng thái bị sốc, choáng, đe dọa tính mạng. Trường hợp rau thai không thể tách khỏi lớp niêm mạc tử cung, phải chỉ định cắt bỏ tử cung. Tử cung là môi trường duy nhất để phôi thai làm tổ và phát triển trong suốt thai kỳ thành thai nhi chào đời khỏe mạnh. Nếu cắt bỏ tử cung, đồng nghĩa người phụ nữ không còn khả năng mang thai và sinh con. Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, rối loạn đông máu. Mổ lấy thai khẩn cấp là sự lựa chọn duy nhất cho những trường hợp không thể tiếp tục theo dõi thai kỳ. Thống kê cho thấy, rau tiền đạo làm tăng nguy cơ nằm viện theo dõi dài hạn, tăng nguy cơ truyền máu, sinh non, cắt bỏ tử cung vì tỷ lệ băng huyết tăng cao lên đến 5,3%, nguy hiểm nhất là tăng nguy cơ tử vong ở thai phụ. Thai phụ mắc bệnh có thể mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt do thiếu máu Đối với thai nhi Ngôi thai bất thường như ngôi ngang hoặc ngôi mông, không thuận lợi cho cuộc sinh. Thai phụ thiếu máu không cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi thai nhi, khiến thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng, suy thai. Trong trường hợp thai phụ bị xuất huyết âm đạo trầm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai khẩn cấp để cứu sống hai mẹ con. Nếu thai nhi còn non tháng hoặc chưa trưởng thành, bị sinh non có thể là lý do khiến tỷ lệ tử vong chu sinh của bé tăng cao nhiều lần so với một thai kỳ bình thường. Trẻ sơ sinh của thai phụ rau tiền đạo phần lớn sinh non do buộc phải mổ lấy thai khẩn cấp cứu sống thai phụ lẫn thai nhi Chính vì những nguy hiểm đó, bác sĩ Nguyễn Đức Hinh khuyến cáo thai phụ khi được chẩn đoán rau tiền đạo cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế đi lại hoặc vận động mạnh, không quan hệ tình dục hoặc bất kỳ hành động nào làm co thắt tử cung hoặc tổn thương ở cổ tử cung. Chú ý các dấu hiệu bất thường của cơ thể, nhập viện sớm trước khi chuyển dạ để được theo dõi chặt chẽ, can thiệp kịp thời và hiệu quả. Chẩn đoán rau tiền đạo như thế nào? Bác sĩ Nguyễn Đức Hinh cho biết, phương pháp chẩn đoán chuyên sâu dựa trên thăm khám triệu chứng lâm sàng và kiểm tra cận lâm sàng. Cụ thể như sau: Thăm khám triệu chứng lâm sàng Trước khi chuyển dạ Triệu chứng cơ năng: Có xuất huyết âm đạo vào 3 tháng cuối thai kỳ, tính chất chảy máu đột ngột, máu có màu đỏ tươi, có khi lẫn máu cục, không kèm đau bụng. Lượng máu có thể chảy ồ ạt rồi ít dần mặc dù không điều trị. Sau đó tái phát trở lại mới mức độ chảy máu tăng dần. Triệu chứng toàn thân: Xuất hiện các triệu chứng của thiếu máu như mệt mỏi, hoa mắt, choáng, chóng mặt. Triệu chứng thực thể: Không có triệu chứng thực thể, có thể gặp trường hợp ngôi ngang, ngôi mông hoặc ngôi đầu cao. Khi chuyển dạ Triệu chứng cơ năng: Thường gặp tình trạng xuất huyết âm đạo trong 3 tháng cuối của thai kỳ, máu chảy ồ ạt, có màu đỏ tươi, có kèm cơn đau bụng do xuất hiện cơn co tử cung. Triệu chứng toàn thân: Tùy vào mức độ thiếu máu mà thai phụ có những triệu chứng tương tự. Triệu chứng thực thể: Nắn bên ngoài thấy ngôi thai bất thường. Khám âm đạo: Sờ thấy rau qua cổ tử cung, sử dụng mỏ vịt thấy máu trong cổ tử cung chảy ra. Kiểm tra cận lâm sàng Xét nghiệm máu: Xem tình trạng mất máu. Siêu âm: Xác định vị trí bám của bánh rau. Đây là kiểm tra rất có giá trị trong chẩn đoán rau tiền đạo và rau cài răng lược. Thông qua hình ảnh siêu âm màu Doppler sẽ thấy các mạch máu đi xuyên qua thành cơ tử cung hoặc bàng quang. Chụp MRI: Kỹ thuật này cũng được dùng để chẩn đoán rau tiền đạo nhưng có độ nhạy thấp, hiện ít được chỉ định do sự phát triển của hệ thống máy móc siêu âm hiện đại. Soi bàng quang: Chỉ được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ rau cài răng lược đâm xuyên qua cơ bàng quang, thai phụ có triệu chứng tiểu tiện ra máu. Siêu âm là phương pháp chẩn đoán rau tiền đạo có giá trị nhất Cách điều trị rau tiền đạo như thế nào? Bác sĩ Nguyễn Đức Hinh cho biết, nguyên tắc chung trong điều trị rau tiền đạo là cầm máu để cứu mẹ. Dựa vào tuổi thai nhi, mức độ mất máu và khả năng nuôi dưỡng sơ sinh mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp là tiếp tục theo dõi, kéo dài tuổi thai hoặc mổ lấy thai khẩn cấp. Quan trọng nhất, luôn luôn đánh giá mức độ mất máu ở thai phụ để truyền bù máu phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Đức Hinh cũng khuyến cáo, khi nghi ngờ hoặc được chẩn đoán mắc rau cài răng lược, thai phụ cần chọn lựa bệnh viện có chuyên khoa Sản uy tín, đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, hệ thống máy móc hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt… để được theo dõi thai kỳ chặt chẽ, can thiệp điều trị phù hợp và hiệu quả cho từng giai đoạn. Tùy vào tuổi thai, mức độ xuất huyết, khả năng nuôi dưỡng thai nhi… mà bác sĩ sẽ có chỉ định tiếp tục theo dõi thai kỳ hoặc mổ lấy thai khẩn cấp 1. Điều trị trước khi chuyển dạ Chủ yếu là thai phụ cần nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, tăng cường bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trường hợp đau bụng do cơn co tử cung, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm co như Spasmaverin 40mg (1-4 viên/ngày), Progesterone, Salbutamol. Cân nhắc sử dụng Corticoid để trưởng thành phổi thai nhi. Với trường hợp thai nhi đủ tháng: Tiến hành mổ lấy thai chủ động nếu bệnh ở thể rau tiền đạo trung tâm. Các thể rau tiền đạo còn lại có thể cân nhắc theo dõi chờ chuyển dạ. Với trường hợp rau tiền đạo gây xuất huyết ồ đạt đe dọa tính mạng thai phụ: Mổ lấy thai khẩn cấp ở bất kỳ tuổi thai nào. 2. Điều trị khi chuyển dạ Với thể rau tiền đạo bán trung tâm và trung tâm: Mổ lấy thai chủ động. Với thể rau bám mép: Thực hiện mổ lấy thai cấp cứu trong trường hợp máu ra nhiều. Nếu máu ra ít, ngôi thai và cổ tử cung thuận lợi tiến hành bấm ối và xé màng ối về phía không có bánh rau để cầm máu. Nếu đã xé màng ối mà vẫn ra máu, nên mổ lấy thai ngay. Nếu không ra máu, theo dõi sinh ngả âm đạo. Với thể rau bám bên và rau bám thấp: Tương tự như trên, mổ lấy thai nếu ra nhiều máu, nếu không ra máu hoặc ra ít máu tiến hành theo dõi chuyển dạ. Sau khi mổ lấy thai và rau thai, nếu máu vẫn chảy tiến hành khâu cầm máu bằng các mũi khâu chữ X. Nếu máu vẫn chảy, dựa vào nguyện vọng sinh con của bệnh nhân để có chỉ định cắt bỏ hoặc bảo tồn tử cung. Điều trị rau tiền đạo biến chứng rau cài răng lược Rau cài răng lược là hình thái bệnh lâm sàng nặng nề nhất của rau tiền đạo bởi mạch máu tăng sinh nhiều ở đoạn dưới tử cung, đâm xuyên vào bàng quang. Tình trạng này thường gặp ở thai phụ có vết mổ đẻ cũ, do đó gây khó khăn khi phẫu thuật, thai phụ mất nhiều máu và dễ tổn thương ở bàng quang. Bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai chủ động khi thai nhi đủ tháng. Điều trị trường hợp này cần có chuyên gia Sản khoa và ekip gây mê hồi sức giàu kinh nghiệm, các phương tiện truyền máu và hồi sức đầy đủ, do đó thai phụ cần chọn lựa cơ sở y tế có chuyên khoa Sản uy tín. Chăm sóc cho bệnh nhân sau khi điều trị rau tiền đạo Về phía người mẹ Theo dõi chặt chẽ giai đoạn hậu sản để đề phòng trường hợp chảy máu thứ phát sau sinh và các nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Ở thời kỳ hậu sản, nếu người mẹ bị thiếu máu buộc phải truyền máu kết hợp uống thêm viên sắt để bù lại lượng máu đã mất. Về phía trẻ sơ sinh Trẻ sơ sinh có mẹ bị rau tiền đạo phần lớn là trẻ sinh non tháng, do đó cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong xử trí các biến chứng thai kỳ và tai biến sản khoa nguy hiểm; sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là hệ thống máy siêu âm 3D, 4D, siêu âm màu Doppler thế hệ mới, máy siêu âm GE E10 tiên tiến… cung cấp hình ảnh siêu âm rõ nét, hỗ trợ chẩn đoán chính xác tình trạng thai kỳ. Đặc biệt, Trung tâm Sản Phụ khoa còn liên kết mật thiết cùng nhiều chuyên khoa trong bệnh viện như Trung tâm Sơ sinh, khoa Nhi, khoa Gây mê hồi sức,… đảm bảo quá trình mang thai và sinh nở thuận lợi, cuộc sinh an toàn, mẹ tròn con vuông, trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng và chăm sóc tích cực, đảm bảo đủ nền tảng sức khỏe để phát triển tối ưu trong tương lai. Để đặt lịch khám và theo dõi thai kỳ với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, thai phụ vui lòng liên hệ đến: Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp chẩn đoán và điều trị rau tiền đạo. Thai phụ cần lưu ý, thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị của chuyên gia Sản khoa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, thai phụ có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được hỗ trợ hiệu quả!
https://suckhoedoisong.vn/u-buong-trung-xoan-3-vong-tim-den-khien-nguoi-phu-nu-dau-bung-quan-quai-169220905160639615.htm
05-09-2022
U buồng trứng xoắn 3 vòng tím đen khiến người phụ nữ đau bụng quằn quại
Ngày 5/9, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, khoa Phụ ngoại đã phẫu thuật cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân nữ bị u buồng trứng xoắn 3 vòng, tình trạng cấp cứu phụ khoa nguy hiểm. Ca phẫu thuật diễn ra thành công, bệnh nhân phục hồi tốt và xuất viện sớm sau can thiệp. Bệnh nhân là chị P.T.T. (43 tuổi, trú huyện Diễn Châu), trước đó nhập viện với tình trạng đau bụng quằn quại vùng hạ vị, đau liên tục, buồn nôn, nôn nhiều ra thức ăn và dịch, mệt mỏi. Qua kiểm tra, các bác sĩ khoa Phụ ngoại phát hiện vùng hạ vị của bệnh nhân có khối đường kính khoảng 10cm, mật độ mềm, ấn đau. Hình ảnh siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo xác định vùng hạ vị có nang ranh giới rõ, kích thước 64x91x78 mm. Bệnh nhân được hội chẩn khoa và chỉ định mổ nội soi cấp cứu cắt u buồng trứng xoắn. Trong quá trình phẫu thuật, khi ê kíp đưa ống soi vào ổ bụng, buồng trứng phải có nang kích thước khoảng 10x12 cm, xoắn 3 vòng, tím đen, có dấu hiệu hoại tử. Vòi trứng phải xoắn cùng nang buồng trứng phải. Bệnh nhân được các bác sĩ dùng phương pháp cắt u buồng trứng xoắn. Sau chưa đến một giờ, cuộc mổ thành công và bệnh nhân được chuyển về khoa theo dõi hậu phẫu. U buồng trứng xoắn là hiện tượng khối u nang buồng trứng ở người phụ nữ bị xoắn lại, đặc biệt chiếm tỷ lệ cao nhất là những khối u nang buồng trứng có cuống dài, u nang không dính liền với những tạng lân cận, kích thước đường kính khoảng 8cm đến 10cm và có trọng lượng vừa. Tình trạng này xảy ra khi buồng trứng ở người phụ nữ bị chùng lật, dẫn đến hiện tượng xoắn buồng trứng và gây ra sự mất đi nguồn cung cấp máu cho buồng trứng. Bác sĩ khoa Phụ Ngoại khuyến cáo: Dấu hiệu của u buồng trứng xoắn có thế thường thấy đó là đau vùng bụng dưới một cách dữ dội, kèm theo tình trạng nôn ói; choáng váng, da niêm mạc xanh xao nhợt nhạt, vã mồ hôi, hoảng sợ; chướng bụng ở vị trí hạ vị, xuất hiện điểm đau khu trú vùng hố chậu ở phía có u buồng trứng xoắn. Người bệnh có thể có cảm giác mắc tiểu, đi tiểu rắt, tiểu khó do u di chuyển chèn ép bàng quang, hoặc bị táo bón do u chèn ép trực tràng, cũng có thể bị phù 2 chi dưới do u chèn ép hệ tĩnh mạch. Cắt bỏ 2 khối u buồng trứng lớn khỏi mẹ bầu, thai nhi vẫn an toàn SKĐS - Các bác sĩ cho biết, nếu không phẫu thuật kịp thời, khối u có thể bị xoắn nặng hơn, dẫn đến hoại tử buồng trứng, vỡ u nang buồng trứng, sảy thai, nguy hiểm tới tính mạng cả sản phụ và thai nhi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-non-theo-chu-ky-vi
Hội chứng nôn theo chu kỳ
Bài viết bởi Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Mô hình xen kẽ của bệnh và giai đoạn không mắc bệnh giúp phân biệt hội chứng nôn theo chu kỳ (CVS ) với các rối loạn buồn nôn và nôn khác. Bệnh lý này ngày càng được công nhận ở người lớn và dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh đáng kể và chất lượng cuộc sống kém. Các mô hình giới thiệu gần đây cho thấy tỷ lệ phổ biến lên đến 0,2% ở dân số trưởng thành và lời giải thích cho cảm giác buồn nôn và nôn ở 12% dân số giới thiệu đến một trung tâm học thuật giảng dạy. Trong bài viết này, chúng tôi thảo luận về hướng điều trị bệnh lý này. 1. Giới thiệu Hội chứng nôn mửa theo chu kỳ (CVS ) ở người lớn là một rối loạn đặc trưng bởi các cơn buồn nôn, nôn mửa và đau bụng tái diễn đột ngột, cách nhau bởi các giai đoạn sức khỏe bình thường khác nhau. Mô hình bệnh tật xen kẽ này và giai đoạn không mắc bệnh giúp phân biệt hội chứng nôn mửa theo chu kỳ với các rối loạn buồn nôn và nôn khác. Thực thể này ngày càng được công nhận ở người lớn và dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh đáng kể và chất lượng cuộc sống kém. Các mô hình giới thiệu gần đây cho thấy tỷ lệ phổ biến lên đến 0,2% ở dân số trưởng thành và giải thích cho chứng buồn nôn và nôn ở 12% dân số giới thiệu đến một trung tâm giảng dạy học thuật. 2. Đánh giá chẩn đoán Chẩn đoán hội chứng nôn mửa theo chu kỳ yêu cầu loại trừ các rối loạn đã biết và có thể điều trị được. Chẩn đoán phân biệt cho những bệnh nhân có hội chứng nôn mửa theo chu kỳ cần được loại trừ, qua đó bệnh nhân có biểu hiện cấp tính buồn nôn, nôn, đau bụng thượng vị nên được đánh giá để các chẩn đoán khác có thể được loại trừ bằng tiền sử, khám sức khỏe và các nghiên cứu cơ bản trong phòng thí nghiệm bao gồm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa hoàn chỉnh (CMP) với các xét nghiệm chức năng gan, amylase và lipase, phân tích nước tiểu cũng như các xét nghiệm khảo sát các bệnh lý đường tiêu hoá trên / ruột non. Siêu âm bụng có thể giúp đánh giá khả năng mắc sỏi mật, viêm tụy và tắc nghẽn khúc nối bể thận niệu quản.Nội soi dạ dày tá tràng (EGD) nên được thực hiện ở những bệnh nhân bị nôn mửa cấp tính có hoặc không kèm theo nôn mửa để loại trừ tắc nghẽn đường ra dạ dày hoặc bệnh loét dạ dày tá tràng cũng như H. pylori. Các nghiên cứu hình ảnh như CT bụng nên được xem xét để loại trừ các tổn thương cấu trúc. Người bệnh có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị giúp bác sĩ chẩn đoán hội chứng 3. Chọn lựa xét nghiệm chẩn đoán Quyết định thực hiện xét nghiệm chẩn đoán nào cần được điều chỉnh cho phù hợp với biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân. Ở người lớn, phải cân nhắc nhiều để phân biệt hội chứng nôn mửa theo chu kỳ với chứng liệt dạ dày. Một số ít bệnh nhân mắc chứng liệt dạ dày vô căn hoặc đái tháo đường có biểu hiện nôn theo chu kỳ tương tự như hội chứng nôn mửa theo chu kỳ. Bệnh nhân mắc chứng liệt dạ dày có biểu hiện triệu chứng mãn tính hàng ngày nghiêm trọng hơn và chậm làm rỗng dạ dày trong nghiên cứu xạ hình. Ngược lại, quá trình làm rỗng dạ dày thường được đẩy nhanh hoặc bình thường và không bị trì hoãn ở bệnh nhân hội chứng nôn mửa theo chu kỳ trong giai đoạn không có triệu chứng khi không có nôn. 4. Điều trị Một khi cơn nôn theo chu kỳ đang diễn ra, các biện pháp hỗ trợ được đặt lên hàng đầu trong việc xử trí. Nên truyền dịch tĩnh mạch để ngăn ngừa mất nước và mất cân bằng điện giải. Cách tiếp cận điều trị trong bối cảnh cấp cứu là gây an thần, ngủ và thư giãn chủ yếu thông qua lorazepam IV (1-2mg mỗi 4 giờ) với sự hỗ trợ của morphin, kháng histamin và thuốc chống nôn để chấm dứt giai đoạn nôn mặc dù thường phải nhập viện để đạt được mục tiêu điều trị. Sự tham gia của gia đình là một phần quan trọng của quản lý để đối phó với một căn bệnh khó lường, gây rối loạn, không rõ nguyên nhân thường bị chẩn đoán sai. 5. Điều trị lâu dài hội chứng nôn mửa theo chu kỳ Điều trị lâu dài hội chứng nôn mửa theo chu kỳ dựa trên việc cố gắng xác định các phân nhóm căn nguyên, đặc biệt là vai trò của căng thẳng tâm lý trong khi kê đơn thuốc dự phòng và liệu pháp cắt cơn và các biện pháp hỗ trợ để cải thiện các đợt nôn cấp tính. Liên quan đến các yếu tố gây căng thẳng tâm lý, các kỹ thuật quản lý căng thẳng cũng như lorazepam hàng ngày (1mg tối đa 6 giờ một lần) sẽ giúp giảm lo lắng. Đối với một số ít bệnh nhân bị trầm cảm nặng, có thể chỉ định đồng quản lý với bác sĩ tâm thần để lựa chọn các liệu pháp chống trầm cảm ít có khả năng làm trầm trọng thêm bệnh nôn. Nên bắt đầu điều trị dự phòng chống đau nửa đầu ở những bệnh nhân hội chứng nôn mửa theo chu kỳ có tiền sử gia đình hoặc tiền sử cá nhân bị đau nửa đầu. Thuốc chống đau nửa đầu có hiệu quả trong việc giảm số cơn hoặc mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu bao gồm sumatriptan, propranolol và topamax. Sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp 6. Điều trị hội chứng nôn ói theo chu kỳ ở bệnh nhân có tiền sử dụng thuốc gây nghiện mãn tính Bệnh nhân có tiền sử sử dụng thuốc gây nghiện mãn tính nên được tư vấn về cách ngừng thuốc thường dẫn đến cải thiện triệu chứng. Các nghiên cứu từ dân số bệnh nhân của chúng tôi cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc gây nghiện cao ở một nhóm nhỏ bệnh nhân mắc hội chứng nôn mửa theo chu kỳ . Những bệnh nhân này cần liều amitriptyline cao hơn để kiểm soát các cuộc tấn công hội chứng nôn mửa theo chu kỳ của họ so với những người không sử dụng cần sa. Do đó, điều quan trọng là phải xác định hội chứng nôn do cannabinoid là một phần của hội chứng nôn mửa theo chu kỳ , vì mục tiêu dài hạn là giảm và ngừng sử dụng thuốc gây nghiện ở những bệnh nhân này. 7. Giảm thiểu và thực sự ngăn ngừa các cơn buồn nôn trong tương lai nên được chú trọng Quản lý lâu dài là tập trung vào việc giảm thiểu và thực sự ngăn ngừa các cơn buồn nôn trong tương lai. Đi đầu trong việc quản lý hội chứng nôn mửa theo chu kỳ , thuốc chống trầm cảm ba vòng (thuốc chống trầm cảm 3 vòng ), đặc biệt là amitriptylin, đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị dự phòng bằng dược lý. Chúng được dung nạp tốt và rất hiệu quả trong điều trị bệnh nhân người lớn bị hội chứng nôn mửa theo chu kỳ với liều lượng từ 50 đến 200mg khi cần thiết và được dung nạp. Thuốc ba vòng hoạt động bằng cách giảm sự dẫn truyền thần kinh cholinergic và điều chỉnh các thụ thể alpha-2-adrenorenorenoreceptor, do đó làm giảm hệ thống thần kinh giao cảm và rối loạn chức năng tự chủ của não - ruột.
https://suckhoedoisong.vn/phay-khuan-ta-nguy-hiem-hon-do-bien-doi-cau-truc-16938775.htm
17-02-2011
Phẩy khuẩn tả nguy hiểm hơn do biến đổi cấu trúc?
Phẩy khuẩn tả trở nên nguy hiểm hơn do biến đổi cấu trúc. Đây là lời cảnh báo của các chuyên gia y tế. Theo các chuyên gia, chính sự thay đổi nhân tố truyền bệnh khiến cho các nhà khoa học phải xem xét lại những kế hoạch toàn cầu đối phó với dịch bệnh này. Dịch tả bắt nguồn từ đồng bằng sông Hằng (Ấn Độ) lan ra khắp thế giới kể từ thế kỷ XIX. Từ năm 1817 đến nay, đã có khoảng 7 đại dịch, đều có nguồn gốc từ châu Á. Đại dịch cuối cùng bắt đầu từ năm 1961 tại Inđônêxia, và kéo dài cho đến nay. Các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong thời gian gần đây như Haiti, Angôla, Dimbabuê, Pakixtan. Sở dĩ dịch tả hiện nay dai dẳng và cực kỳ nguy hiểm là vì phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae đã chuyển hóa hẳn về cấu trúc thành hai loại mới, có khả năng gây tử vong cho những người đã được tiêm phòng tả loại cũ. Phẩy khuẩn tả mới có khả năng sống dai dẳng, và chúng có thể truyền đi một cách lặng lẽ qua nhiều người, mà không để lại một triệu chứng gì. Phẩy khuẩn tả mới có thể làm từ 1 đến 5% người bị nhiễm thiệt mạng, so với tỷ lệ 1% của loại cũ. Ngọc Anh (Theo Le Monde, 2/2011)
https://tamanhhospital.vn/thieu-mau-can-bo-sung-gi/
13/05/2024
Bị thiếu máu cần bổ sung gì? Các loại vi chất cần cơ thể hấp thu
Thiếu máu cần bổ sung gì là thắc mắc chung của nhiều người bệnh thiếu máu. Một số dưỡng chất nên cần ưu tiên có trong thực đơn của người bệnh. Vậy thiếu máu là thiếu chất gì? Thiếu máu bổ sung chất gì giúp hỗ trợ cải thiện bệnh? Bài viết được tư vấn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM. Mục lụcThiếu máu là loại bệnh gì?Thiếu máu là thiếu chất gì?Bị thiếu máu cần bổ sung gì?1. Sắt2. Đồng3. Kẽm4. Folate5. Protein6. Vitamin B127. Vitamin C8. Vitamin ANgười bị thiếu máu ăn gì?Gợi ý thực đơn cho người thiếu máuLưu ý khi bổ sung cho người thiếu máuThiếu máu là loại bệnh gì? Trước khi giải đáp thắc mắc thiếu máu cần bổ sung gì, chúng ta cần tìm hiểu một số thông tin tổng quan về căn bệnh thiếu máu. Thiếu máu là căn bệnh rối loạn về máu, khiến cho số lượng hồng cầu/nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu bị thấp. Người bệnh thiếu máu có mức độ huyết sắc tố thấp hơn 120 g/L. Hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy đi từ phổi đến những tế bào và mô trong cơ thể. Tiếp đó, hồng cầu mang CO2, chất thải trở lại phổi để thải ra bên ngoài. Huyết sắc tố (hemoglobin) là một loại protein giàu sắt có trong hồng cầu, đảm nhận chức năng vận chuyển các phân tử O2. Nếu không có đủ sắt trong cơ thể, tủy xương không thể tạo ra đủ hàm lượng huyết sắc tố. Nếu lượng huyết sắc tố trong cơ thể ở mức thấp, tủy xương sẽ tạo ra tế bào hồng cầu ít hơn. Lúc này, các tế bào được sản sinh có xu hướng nhỏ và nhợt nhạt hơn tế bào hồng cầu bình thường. Một khi những tế bào hồng cầu không thể cung cấp đủ lượng O2 để phục vụ cho nhu cầu của cơ thể thì sẽ dẫn đến căn bệnh thiếu máu. Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), ước tính trên toàn cầu có khoảng 40% trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 59 tháng tuổi, 30% phụ nữ trong độ tuổi từ 15 – 49 tuổi, 37% thai phụ bị thiếu máu. Ước tính có khoảng 1,93 tỷ người bị thiếu máu trong năm 2021. Thiếu máu là thiếu chất gì? Thiếu máu là bệnh lý có nhiều loại khác nhau. Trong đó có một số loại bệnh thiếu máu xảy ra do thiếu chất, chẳng hạn như: Thiếu sắt: Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi trong cơ thể không có đủ lượng sắt. Đây là loại bệnh thiếu máu xuất hiện phổ biến hơn cả. Người bệnh thiếu máu do thiếu sắt mức độ nhẹ/trung bình có thể không gặp bất kỳ triệu chứng gì. Người bệnh thiếu máu do thiếu sắt mức độ nặng hơn có thể gặp những triệu chứng như nặng ngực, choáng váng, khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh, hồi hộp, da nhợt nhạt, tay chân lạnh… Thiếu vitamin B12: Thiếu máu do thiếu vitamin B12 là tình trạng cơ thể thiếu những tế bào hồng cầu mạnh khỏe do hàm lượng vitamin B12 thấp hơn bình thường. Nhìn chung, bệnh thiếu máu này thường phát triển chậm trong vài tháng cho đến nhiều năm. Có thể khó để nhận biết những dấu hiệu ban đầu. Chỉ khi bệnh diễn tiến nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp những triệu chứng như da tái xanh/nhợt nhạt, tim đập nhanh, hồi hộp, tê ngứa tay chân, sụt cân, yếu cơ… Thiếu axit folic (folate/vitamin B9): Thiếu máu do thiếu axit folic xảy ra khi cơ thể hấp thu axit folic kém hoặc người bệnh có chế độ ăn uống thiếu axit folic. Thiếu máu do thiếu axit folic ít phổ biến hơn loại bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12. >> Xem thêm: Bị thiếu máu có nguy hiểm không? Yếu tố nào tăng nguy cơ mắc bệnh? Một số loại bệnh thiếu máu xảy ra do thiếu chất Bị thiếu máu cần bổ sung gì? Thiếu máu cần bổ sung gì là băn khoăn của nhiều người bệnh. Dưới đây là danh sách gợi ý các vi chất nên bổ sung cho cơ thể khi bị thiếu máu: 1. Sắt Sắt là thành phần có vai trò quan trọng để cấu tạo hồng cầu – tế bào vận chuyển O2 đi nuôi cơ thể (1). Thế nên thiếu sắt là nguyên do hàng đầu dẫn đến bệnh thiếu máu. Mỗi người có thể chủ động bổ sung khoáng chất sắt thông qua khẩu phần ăn uống hàng ngày để giúp gia tăng trữ lượng sắt bên trong cơ thể. 2. Đồng Đồng là khoáng chất cần thiết cho quá trình sản sinh tế bào hồng cầu. Đồng cũng giúp cơ thể tạo ra laccase – enzyme hỗ trợ cơ thể hấp thụ và dùng sắt được hiệu quả hơn. Điều này đồng gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cũng như tái tạo máu. Cơ thể bị thiếu đồng làm tăng nguy cơ mắc chứng thiếu máu do thiếu sắt. 3. Kẽm Kẽm là chất xúc tác cho nhiều enzyme có vai trò cần thiết cho quá trình hình thành tế bào hồng cầu. Áp dụng chế độ dinh dưỡng thiếu kẽm làm khả năng tái tạo hồng cầu mạnh khỏe bị suy giảm. 4. Folate Folate (axit folic/vitamin B9) là dưỡng chất cần thiết cho quá trình sản sinh tế bào máu. Thiếu folate làm mật độ hồng cầu sụt giảm, dẫn đến bệnh thiếu máu do thiếu folate. Khi cơ thể bị thiếu folate, những tế bào hồng cầu thường có kích thước lớn một cách bất thường, làm chúng dễ bị tắc nghẽn tại tủy xương, khó lưu thông để cung cấp đầy đủ O2 cho cơ thể, gây ra căn bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (MA). Cơ thể mỗi người không thể lưu trữ số lượng lớn folate. Thế nên bạn cần liên tục bổ sung folate thông qua chế độ ăn uống hàng ngày để giúp duy trì hàm lượng folate chuẩn trong máu. 5. Protein Protein là thành phần cấu tạo khung tế bào, tham gia vào những phản ứng sinh học trong tế bào. Protein có trong chất nền ngoại bào, nhân tế bào, giúp duy trì cũng như phát triển mô. Protein có vai trò quan trọng trong việc định hình, duy trì hoạt động của các tế bào máu. Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, để duy trì sức khỏe tối ưu, nam/nữ trưởng thành cần bổ sung trung bình 1,13 gam protein/kg/ngày. Thiếu máu cần bổ sung gì? Người bệnh thiếu máu cần bổ sung protein 6. Vitamin B12 Vitamin B12 giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể sản sinh tế bào hồng cầu. Nồng độ vitamin B12 thấp làm quá trình sản sinh tế bào hồng cầu sụt giảm, ngăn hồng cầu phát triển một cách bình thường. Ở trạng thái mạnh khỏe, hồng cầu thường có kích thước nhỏ, hình tròn. Thế nhưng khi nồng độ vitamin B12 trong cơ thể sụt giảm, các hồng cầu thường có kích thước to, hình bầu dục, khiến chúng khó di chuyển từ tủy xương đi vào máu, dẫn đến căn bệnh thiếu máu đặc thù – thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (MA). Bổ sung vitamin B12 có thể giúp phòng tránh căn bệnh thiếu máu này. 7. Vitamin C Thiếu máu cần bổ sung gì? Bạn có thể chủ động bổ sung vitamin C. Mặc dù vitamin C không đóng góp trực tiếp trong sự cấu tạo, phát triển tế bào máu, thế nhưng việc dung nạp loại vitamin này hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt một cách hiệu quả hơn, từ đó sản sinh được nhiều hồng cầu hơn. Tiêu thụ khoảng 100 mg vitamin C/ngày giúp cơ thể cải thiện khoảng 67% khả năng hấp thụ sắt. 8. Vitamin A Vitamin A cũng là chất giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể sản sinh hồng cầu. Mỗi người có thể chủ động bổ sung vitamin A qua khẩu phần hàng ngày để giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu. Người bị thiếu máu ăn gì? Ngoài việc tìm hiểu thiếu máu cần bổ sung gì, người bệnh thiếu máu nên biết bản thân nên ăn loại thực phẩm nào. Người bị thiếu máu nên dùng những loại thực phẩm chứa nhiều axit folic, sắt, vitamin C… giúp cơ thể tăng cường sản xuất hồng cầu, huyết sắc tố trong máu, ví dụ như: Cải bó xôi: Cải bó xôi chứa hàm lượng cao folate cùng những vi chất quan trọng như vitamin A, C, K, sắt… Tất cả các dưỡng chất này đều có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ cơ thể phát triển, bao gồm cả hệ thống tuần hoàn máu. Củ dền: Củ dền chứa nhiều vitamin C, hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn và sản sinh hồng cầu hiệu quả. Củ dền cũng chứa những vi chất có lợi khác như sắt, folate… Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt cừu…) đều chứa hàm lượng sắt dồi dào. Thịt đỏ còn chứa các dưỡng chất khác như folate, protein, vitamin B12… giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu. Bơ đậu phộng: Bơ đậu phộng chứa hàm lượng protein, sắt, folate… phong phú, giúp cơ thể ngăn ngừa chứng thiếu máu. Cà chua: Thành phần dưỡng chất chính trong cà chua có thể giúp phòng ngừa chứng thiếu máu, bao gồm vitamin C, A, folate, đồng, kẽm… Lựu: Lựu giàu vitamin C, folate, sắt, kẽm… giúp cải thiện hiệu suất sản sinh máu và tái tạo hồng cầu. Lựu còn chứa nhiều hợp chất polyphenolic giúp cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ chữa trị những triệu chứng thiếu máu phổ biến. Đậu nành: Đậu nành chứa hàm lượng protein và sắt dồi dào, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu. Cá biển: Cá biển (cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích…) chứa hàm lượng vitamin B12, kẽm, sắt, đồng… cao giúp phòng ngừa sớm những triệu chứng của bệnh thiếu máu. Những dưỡng chất trong cá biển cần thiết cho quá trình sản sinh và duy trì lượng hồng cầu ở mức ổn định. Thiếu máu cần bổ sung gì? Cải bó xôi chứa folate, vitamin A, C, K, sắt… cần thiết cho người bị thiếu máu Thiếu máu nên bổ sung gì? Ngoài những loại thực phẩm kể trên, người bị thiếu máu có thể dùng thêm trứng, mật ong, nội tạng động vật (thận, tim, gan), hải sản giáp xác, hạt bí, nho khô… để góp phần cải thiện triệu chứng thiếu máu. Gợi ý thực đơn cho người thiếu máu Chúng ta đã biết thiếu máu cần bổ sung gì, người bị thiếu máu nên ăn gì, tiếp theo hãy cùng tham khảo thực đơn bổ máu được gợi ý dưới đây: Thực đơn hàng ngày dành cho người thiếu máu nên được xây dựng bao gồm 3 bữa chính xen kẽ với 3 bữa phụ. Các món ăn được đưa vào thực đơn phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp cải thiện chứng thiếu máu. Thực đơn bữa sáng: Người bệnh thiếu máu cần được cung cấp đủ năng lượng từ bữa sáng để có thể tham gia vào những hoạt động trong ngày với trạng thái sức khỏe tốt. Bạn có nhiều lựa chọn cho bữa sáng thông qua các món nước, hấp, cháo… ví dụ như: Món nước: Hủ tiếu sườn, phở bò, bánh canh cá lóc, miến gà, miến vịt, nuôi nấu thịt băm, bánh canh cua, bánh canh ghẹ… Món cháo: Cháo gạo nếp gan lợn, cháo thịt bò, cháo cá hồi, cháo gà, cháo tôm, cháo trứng gà, cháo nghêu, cháo hàu… Món hấp: Bánh bao, bánh cuốn, bánh giò, bánh bèo, há cảo, bánh ướt, khoai lang hấp… Các món khác: Cơm tấm, bánh mì xíu mại, bánh mì trứng, bún chả giò, bún thịt xào, bánh mì sandwich phết bơ đậu phộng… Thực đơn bữa trưa: Bữa trưa trong thực đơn dành cho người thiếu máu nên có đủ 5 món cơm, mặn, canh, xào, tráng miệng (trái cây). Bạn có thể kết hợp đa dạng nhiều món ăn ngon, bổ máu trong bữa trưa, chẳng hạn như: Món mặn: Cá mòi kho, sườn ram nước dừa, thịt heo kho cà rốt, gà kho gừng, bò cuốn lá lốt, sườn nướng mật ong, cá ngừ kho thơm… Món xào: Thịt bò xào hành tây, thịt bò xào giá hẹ, thịt heo xào bông cải xanh, sò huyết xào mướp, nấm kim châm xào thịt heo… Món canh: Canh sườn non hầm củ cải trắng, canh cải bó xôi nấu cua xay, canh bí đao nấu xương bò, canh cải cúc nấu lá lách, canh giò heo củ dền… Trái cây: Táo, nho, dâu tây, dưa hấu, ổi, bưởi, cam, chuối chín, quýt, kiwi, dưa lưới… Thực đơn bữa tối: Bữa tối trong thực đơn dành cho người thiếu máu nên có đủ 5 món cơm, mặn, canh, xào, tráng miệng (trái cây). Ở bữa tối, bạn không nên dùng những món chứa nhiều dầu mỡ để hạn chế gây áp lực cho dạ dày. Dưới đây là một vài món ăn phù hợp để người bị thiếu máu dùng trong bữa tối: Món mặn: Tôm hấp nước dừa, trứng cút kho tôm khô, thịt băm kho lá quế, đậu hũ kho rau củ, cá lóc hấp bầu, cá thu kho cà chua… Món xào: Nấm rơm xào cải thìa, rau củ xào thập cẩm, củ sắn xào thịt băm, su hào xào tôm, giá hẹ xào huyết, măng tây xào tôm… Món canh: Gà hầm thuốc bắc, canh gà hầm tam thất, canh bầu nấu tôm xay, canh cà chua nấu trứng, canh rau dền thịt băm… Trái cây: Quả anh đào, lê, chôm chôm, bơ, hồng, lựu, việt quất, đu đủ chín, nho khô… Thực đơn bữa phụ: Người bị thiếu máu có thể uống sữa hạt hoặc sữa công thức (loại phù hợp với người thiếu máu) trong 2 bữa phụ (sau 2 bữa sáng và tối). Ở bữa phụ sau bữa trưa, bạn có thể dùng các món bánh, chè. Người bệnh thiếu máu có thể tham khảo thực đơn bữa phụ sau đây: Sữa: Sữa bí đỏ, sữa hạt sen, sữa công thức, sữa đậu xanh, sữa bắp, sữa mè đen, sữa đậu phộng, sữa đậu nành… Chè: Chè đậu đỏ, chè đậu đen, chè hạt sen, chè đậu xanh, chè đậu trắng, chè thập cẩm… Bánh: Bánh quế, bánh khoai mì nướng, bánh da lợn, bánh chuối, bánh su kem, bánh bông lan… Các món ăn khác: Rau câu, đậu hũ nước đường, sâm bổ lượng… Thiếu máu nên bổ sung gì? Người bị thiếu máu nên bổ sung các vi chất cần thiết thông qua khẩu phần khoa học, phù hợp Lưu ý khi bổ sung cho người thiếu máu Bên cạnh việc tìm hiểu thiếu máu cần bổ sung gì, người bệnh thiếu máu nên lưu ý thêm một số vấn đề khi bổ sung vi chất thông qua chế độ dinh dưỡng, cụ thể như sau: Người bị thiếu máu cần hạn chế dùng những món ăn bổ máu cùng với các thực phẩm chứa lượng canxi quá nhiều, ví dụ như sữa đặc, sữa chua, phô mai… do canxi khiến cơ thể giảm hấp thu sắt. Những loại thức uống như cà phê, trà thường có chứa nhiều polyphenol, tanin làm cản trở quá trình hấp thu sắt. Thế nên bạn không nên uống cà phê, trà chung với những loại thực phẩm giúp bổ máu. Vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Người bệnh thiếu máu nên kết hợp dùng những loại thực phẩm bổ máu với các thực phẩm dồi dào vitamin C, chẳng hạn như cam, ổi, nước ép bưởi, bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi… nhằm giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn. Người bị thiếu máu cần đảm bảo sự cân đối khi tiến hành bổ sung sắt thông qua hai nguồn thực phẩm từ thực vật và động vật một cách linh hoạt. Người bệnh nên cải thiện chất lượng bữa ăn sao cho đảm bảo cung cấp đầy đủ chất sắt theo nhu cầu được bác sĩ khuyến nghị (dựa trên giới tính, độ tuổi…). Trong việc chữa trị, phòng ngừa bệnh thiếu máu, ngoài việc bổ sung vi chất thông qua thực phẩm bổ máu, người bệnh có thể cân nhắc dùng thuốc để cải thiện tình trạng bệnh. Hiện nay, các loại thuốc bổ máu thường chứa đủ những thành phần có ích cho quá trình sản sinh máu, ví dụ như kẽm, folate, vitamin B12, sắt… qua đó giúp mức hồng cầu mạnh khỏe nhanh chóng khôi phục, đẩy lùi bệnh thiếu máu. Lưu ý, người bệnh chỉ nên dùng thuốc bổ máu theo chỉ định của bác sĩ. Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Khoa Nội tổng hợp, Quý khách vui lòng liên hệ: Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đọc đã biết thiếu máu cần bổ sung gì. Khi băn khoăn thiếu máu nên bổ sung gì, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám để nhận được tư vấn trực tiếp từ bác sĩ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-bao-nhieu-calo-trong-salad-vi
Có bao nhiêu calo trong salad?
Salad là món ăn chủ yếu được kết hợp giữa nhiều loại rau củ quả cùng với nước sốt chuyên dụng hoặc gia vị thường dùng. Có thể thêm thịt, trứng, xúc xích, thịt hun khói... vào món ăn này nên salad rất được yêu thích, đặc biệt những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân. Tuy nhiên “hàm lượng calo trong salad là bao nhiêu” thì không phải ai cũng biết đến. 1. Các loại Salad phổ biến 1.1. Sa lát caesarSalad Caesar thường bao gồm xà lách romaine và bánh mì nướng. Thành phần của loại salad này cũng có nước sốt salad Caesar, được làm từ bột cá cơm, lòng đỏ trứng, nước cốt chanh, mù tạt Dijon, tỏi và pho mát Parmesan. Vì vậy, phần lớn calo trong salad Caesar đến từ nước sốt này và bánh mì nướng. Một số loại món ăn cũng có thịt gà, giúp bổ sung thêm protein cho món ăn.Thành phần dinh dưỡng trong một chén (100 gam) salad Caesar không chứa thịt gà bao gồm:Lượng calo: 190Chất đạm: 4 gamCarb: 8 gamChất béo: 16 gam1.2. Salad mì ốngSalad mì ống là một món ăn phụ thông thường bao gồm mì ống, phô mai mozzarella và các loại rau tươi như cà chua, dưa chuột và ô liu, tất cả đều được trộn trong một loại nước sốt thơm đậm đà của Ý. Do làm từ ngũ cốc nên món salad này có chứa nhiều calo và carbs hơn các loại salad rau xanh khác.Thành phần dinh dưỡng trong một chén (204 gam) salad mì ống với sốt Ý bao gồm:Lượng calo: 269Chất đạm: 7,5 gamCarbs: 43 gamChất béo: 7,5 gam1.3. Salad ChefMặc dù các thành phần chính xác trong món salad Chef khác nhau, nhưng hầu hết các phiên bản đều có rau diếp, dưa chuột, pho mát, cà chua và trứng luộc. Món salad Chef thường bao gồm một loại thịt nguội, chẳng hạn như giăm bông, gà tây, gà hoặc cá ngừ, giúp tăng hàm lượng protein.Thành phần dinh dưỡng trong một khẩu phần (249 gam) salad Chef với gà tây, giăm bông và nước sốt bao gồm:Lượng calo: 371Chất đạm: 15 gamCarb: 8 gamChất béo: 31 gam1.4. Salad Hy LạpMón salad truyền thống của Hy Lạp bao gồm dưa chuột, cà chua, ô liu, ớt chuông, hành tím và pho mát feta. Món ăn này thường được phủ lên trên bằng một loại nước sốt dầu giấm đơn giản được làm từ các nguyên liệu như dầu ô liu, giấm rượu vang đỏ, tỏi, mù tạt Dijon và nước cốt chanh.So với các món salad khác, salad Hy Lạp tương đối ít calo, carbs và món ăn này cũng chứa một lượng vừa phải chất béo có lợi cho tim mạch từ các nguyên liệu như ô liu, pho mát feta.Thành phần dinh dưỡng trong một phần ăn (319 gam) salad Hy Lạp bao gồm:Lượng calo: 211Chất đạm: 6 gamCarbs: 13 gamChất béo: 15 gam1.5. Salad CobbSalad Cobb-một món salad thông thường bao gồm các thành phần như hỗn hợp rau xanh, thịt xông khói, trứng luộc chín, thịt gà, gà tây, cà chua và bơ. Món ăn này thường được kết hợp với một lọ dấm rượu vang đỏ, mặc dù nó cũng có thể được thưởng thức với các loại nước sốt khác.Salad Cobb chứa nhiều protein hơn nhiều loại salad khác nhờ các thành phần giàu protein như trứng, thịt gà hoặc gà tây. Tuy nhiên, món salad này cũng bao gồm một số thành phần calo cao như thịt xông khói và bơ.Thành phần dinh dưỡng của một khẩu phần (206 gam) salad Cobb bao gồm:Lượng calo: 290Chất đạm: 16 gramCarb: 5 gamChất béo: 23 gram Phần lớn calo trong salad Caesar đến từ nước sốt này và bánh mì nướng. 2. Hàm lượng calo trong salad Là một món ăn thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng và được liệt kê vào danh sách thực phẩm dùng để giảm cân, vì vậy nhiều người thường thắc mắc “ăn salad có béo không” hay “salad có bao nhiêu calo”. Tuy nhiên, tùy vào từng loại salad mà hàm lượng calo trong món ăn này khác nhau.2.1. Salad làm từ Mayonnaise2.1.1. Món salad cá ngừSalad cá ngừ là một món salad lạnh xoay quanh sốt mayonnaise và cá ngừ. Món ăn này cũng có thể chứa các thành phần như cần tây, hành tây, cải ngọt hoặc dưa chua và nó thường được thưởng thức nguyên như vậy hoặc trong món salad xanh, bánh mì sandwich, bánh mì pita, bánh mì gói. Cá ngừ có hàm lượng protein cao, trong khi sốt mayonnaise làm tăng hàm lượng calo và chất béo.Thành phần dinh dưỡng trong một chén (238 gram) salad cá ngừ bao gồm:Calo trong salad cá ngừ: 466Chất đạm: 24 gramCarbs: 7 gramChất béo: 38 gram2.1.2. Salad trứngSalad trứng thường được làm với trứng luộc hoặc trứng bác, sốt mayonnaise (mayo), mù tạt, hành lá, thì là và cần tây. Tương tự như các món salad làm từ mayo khác, mỗi khẩu phần chứa một lượng chất béo và calo tương đối cao. Tuy nhiên, vì được làm từ trứng nên nó cung cấp một lượng protein tốt.Thành phần dinh dưỡng của một chén (222 gam) salad trứng bao gồm:Lượng calo: 571Chất đạm: 23 gramCarb: 2 gramChất béo: 51 gram2.1.3. Salad gàSalad gà được làm từ ức gà, sốt mayonnaise và mù tạt Dijon. Món salad này cũng có thể chứa các thành phần như nho đỏ, cần tây, hành lá, ớt hoặc dưa chua. Lựa chọn salad này chứa nhiều calo, chất béo và protein, đồng thời cũng có lượng carbs tương đối thấp, tùy thuộc vào các thành phần cụ thể được sử dụng.Thành phần dinh dưỡng trong một chén (226 gam) salad gà bao gồm:Lượng calo: 531Chất đạm: 32 gramCarbs: 6 gramChất béo: 42 gram2.1.4. Salad MacaroniNgoài mì ống macaroni, món salad này thường bao gồm sốt mayonnaise, hành tây, cần tây, ớt và dưa chua. Bởi vì mì ống macaroni được xem như thành phần chính, nên món salad này thường có hàm lượng protein thấp hơn và lượng carbs cao hơn so với các món salad làm từ mayo khác. Thêm trứng luộc hoặc ức gà được xem như một cách tuyệt vời để tăng lượng protein trong mỗi khẩu phần.Thành phần dinh dưỡng của một chén (204 gam) salad mì ống bao gồm:Lượng calo: 451Chất đạm: 9 gamCarbs: 50 gamChất béo: 24 gam2.1.5. Salad khoai tâyHầu hết các công thức làm salad khoai tây bao gồm khoai tây luộc trộn với sốt mayonnaise, mù tạt, hành tây và cần tây, cùng với nhiều loại rau thơm và gia vị. Vì loại salad này có hàm lượng protein thấp nhưng nhiều tinh bột, calo và chất béo, nên bạn chỉ nên thưởng thức vừa phải hoặc dùng như một món ăn phụ và kết hợp với các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác.Thành phần dinh dưỡng trong một chén (275 gam) salad khoai tây bao gồm:Lượng calo: 462Chất đạm: 4 gamCarbs: 43 gramChất béo: 31 gram2.2. Salad thương phẩm2.2.1. Wendy’sNếu bạn đang tìm kiếm một số loại salad được sử dụng khi di chuyển, bạn có thể lựa chọn Wendy’s cung cấp nhiều loại salad trong thực đơn. Tuy nhiên, hàm lượng calo trong salad Wendy’s thường là từ các nguyên liệu như pho mát, bơ và khoai tây chiên tortilla.Hàm lượng calo trong salad Wendy’s bao gồm:Jalapeño Popper Salad: 660 caloSalad Parmesan Caesar: 440 caloSalad bơ tây nam: 570 caloTaco Salad: 690 caloTáo Pecan Salad: 550 calo2.2.2. Olive GardenSalad của Olive Garden, được làm từ rau diếp cắt nhỏ, cà chua, ô liu, bánh mì nướng, hành tím và ớt pepperoncini. Mặc dù món này thường được phục vụ với sốt Ý đặc trưng của nhà hàng, nhưng bạn có thể chọn sốt Ý ít béo hoặc dầu và giấm để thay thế.Hàm lượng calo và chất béo trong món salad của Olive Garden:Không có sốt : 290 calo và 17 gam chất béoSốt kiểu Ý: 370 calo và 25 gam chất béo2.2.3 SubwaySubway có thể nổi tiếng với món bánh mì kẹp nhưng gần đây họ cũng đã giới thiệu món salad. Giống như các món khác trong thực đơn của Subway, bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh bữa ăn của mình bằng cách thêm hoặc bớt rau, protein và nước sốt. Đương nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng.Hàm lượng calo cho mỗi món salad trong thực đơn của Subway:Black Forest Ham: 120 caloThịt viên Marinara: 290 caloGà nướng bỏ lò: 130 caloBít tết & Phô mai: 200 caloTeriyaki hành ngọt: 210 caloCá ngừ: 310 caloỨc gà tây: 110 caloVeggie Delite: 50 calo2.2.4. Panera BreadPanera Bread chuyên cung cấp các loại salad tươi, ngon, theo mùa.Hàm lượng calo trong các sản phẩm của Panera Bread bao gồm:Salad hạt anh túc dâu tây với gà: 360 caloGreen Goddess Cobb Salad với gà: 530 caloFuji Apple Salad với gà: 580 caloCaesar Salad: 330 caloCaesar Salad với gà: 470 caloSalad Hy Lạp: 400 caloSalad mè châu Á với gà: 430 caloTây Nam Chile Lime Ranch Salad với gà: 670 caloSalad gà BBQ: 510 calo Hàm lượng calo trong salad phụ thuộc vào từng loại salad và cách chế biến chúng 3. Các loại sốt và lớp phủ phổ biến sử dụng trong salad Giá trị dinh dưỡng của món salad có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào loại nước sốt và lớp phủ mà bạn thêm vào. Bởi vì nhiều nước sốt và lớp trên bề mặt chứa nhiều calo, việc ăn quá nhiều có thể nhanh chóng biến món salad lành mạnh thành một bữa ăn có hàm lượng calo cao. Do đó, nếu bạn đang muốn giảm cân, hãy cân nhắc điều chỉnh khẩu phần ăn của mình và chọn các loại nước sốt, lớp phủ có hàm lượng calo thấp.Hàm lượng calo trong một khẩu phần 2 muỗng canh (30 gram) nước sốt salad thông thường:Sốt pho mát xanh: 145 caloNước sốt Thousand Island: 114 caloSốt caesar: 163 caloSốt kiểu Ý: 71 caloSốt mù tạt mật ong: 139 caloHàm lượng calo trong các lớp phủ phổ biến:Croutons: 122 calo mỗi cốc (30 gam)Bơ: 234 calo mỗi cốc (146 gam)Hạt hướng dương: 165 calo (28 gam)Hạnh nhân: 164 calo mỗi ounce (28 gam)Thịt xông khói: 33 calo (7 gam)Phô mai parmesan: 119 calo (28 gam)Phô mai Thụy Sĩ: 111 calo (28 gam)Phô mai mozzarella: 85 calo (28 gam)Tóm lại, Salad thường được xem như lựa chọn tốt cho sức khỏe và giảm cân, giá trị dinh dưỡng cũng như hàm lượng calo trong salad thay đổi đáng kể tùy thuộc vào các thành phần được sử dụng. Để tối đa hóa giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn của bạn, hãy chọn các món salad rau xanh với nhiều rau và một nguồn protein tốt. Nguồn tham khảo: healthline.com
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-hemophilia-co-dieu-tri-khoi-duoc-khong-vi
Bệnh Hemophilia có điều trị khỏi được không?
Bài viết bởi Bác sĩ Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Hemophilia là một bệnh chảy máu di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính X, gây ra do giảm hoặc bất thường chức năng yếu tố VIII (Hemophilia A) hoặc yếu tố IX (Hemophilia) . Tai Việt Nam, ước tính có 6000 người bệnh và 30.000 người mang gen bệnh. Điều trị Hemophilia là truyền các yếu tố VIII hoặc IX thiếu hụt cho bệnh nhân. 1. Nguyên tắc điều trị Khi có nghi ngờ có chảy máu cần áp dụng RICE để hỗ trợ cầm máu (RICE Là chữ viết tắt của của các từ tiếng Anh: Rest = nghỉ ngơi, Ice = chườm đá, Compression= băng ép, Elevation= nâng cao chỗ tổn thương):Bổ xung yếu tố VIII/ IX đủ để cầm máu cho bệnh nhân càng sớm càng tốt khi có chảy máu.Nguồn yếu tố VIII/ IX là chế phẩm sinh học có từ các nguồn sau: Yếu tố VIII có trong huyết tương tươi, huyết tương tươi đông lạnh, tủa lạnh yếu tố VIII cô đặc nguồn gốc huyết tương người, yếu tố VIII cô đặc tái tổ hợpNguồn yếu tố IX: Huyết tương tươi, huyết tương tươi đông lạnh, huyết tương đã tách tủa, yếu tố IX cô đặc nguồn gốc huyết tương người, yếu tố IX cô đặc tái tổ hợpYếu tố VIII/ IX cần đạt phụ thuộc vào vị trí chảy máu, mức độ chảy máu và theo dõi hiệu quả điều trị. 2. Cách tính liều yếu tố đông máu Hemophilia A và Hemophilia B Hemophilia A: Yếu tố VIII cần (UI)= (VIIIcđ –VIIIbn)% x P(kg)/ 2Hemophilia B: Yếu tố IX cần(ui) = (IXcđ –IX bn)% x P(kg)VIIIIcđ, IX cđ: Là nồng độ yếu tố VIII, IX cần đạt(%). Nồng độ cần đạt của các yếu tố này phụ thuộc vào vị trí chảy máu.VIII bn, IX bn: Là nồng độ yếu tố VIII, IX ngay trước khi điều trị của người bệnh(%)P là cân nặng của người bệnh (kg)Thời gian bán hủy của yếu tố VIII từ 8-12 giờ vì vậy khi chảy máu nặng, vị trí nguy hiểm cần bổ xung yếu tố VIII mỗi 8-12 giờ.Thời gian bán hủy của yếu tố IX từ 18 đến 24 giờ vì vậy bổ xung yếu tố IX cứ 24 giờ / lần. 3. Hemophilia còn cần các điều trị hỗ trợ Thuốc ức chế tiêu Fibrin như Acid Tranexamic(Transamin)Desmopressin làm tăng nồng độ yếu tố VIIII. Chỉ định cho Hemophilia mức độ nhẹ và trung bình.Corticoid trong những trường hợp viêm khớp đã ngừng chảy máu.Chú ý chườm đá, băng ép, nâng cao vị trí tổn thương, an thần giảm đau.Điều trị các biến chứng: Bổ sung sắt, truyền khối HC khi có thiếu máu nặng. Dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng. Điều trị viêm gan B, C nếu cóĐiều trị khi người bệnh cần phẫu thuật: Các phẫu thuật, thủ thuật như nhổ răng, cắt amidan... cần bổ xung yếu tố VIII hoặc IX cho đủ trước khi tiến hành 4. Quản lý bệnh nhân Hemophilia Bệnh nhân Hemophilia cần phải tiêm chủng đầy đủ Mỗi người bệnh cần được đăng ký và quản lý tại các trung tâm Hemophilia.Được đánh giá và hướng dẫn bệnh nhân tập phục hồi chức năng sau mỗi đợt chảy máuĐánh giá chức năng cơ khớp tại chuyên khoa cơ khớp hoặc phục hồi chức năng 1 năm /lầnKiểm tra răng miệng 1 năm / lầnĐánh giá tình trạng chảy máu và sử dụng yếu tố đông máu, chất lượng sống của người bệnh hàng năm.Người bệnh cần được lập phả hệ để xác định sớm những người có khả năng mắc bệnh hoặc mang gen bệnh trong gia đình để tư vấn di truyền .Bệnh nhân mắc bệnh Hemophilia cần tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt là vắc-xin phòng viêm gan A và B nếu chưa nhiễm.Hemophilia là một bệnh phải theo dõi, điều trị suốt đời vì vậy cần sự phối hợp chặt chẽ của người bệnh, gia đình người bệnh( nhất là trẻ em). Trách nhiệm của chuyên ngành huyết học điều trị bệnh và biến chứng, quản lý người bệnh từ khi còn là những bệnh nhi nhỏ tuổi sao cho bệnh nhân hemophilia có chất lượng cuộc sống tốt nhất.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị bệnh hemophilia tại Bệnh viện. XEM THÊMSự hình thành bệnh ưa chảy máu HemophiliaTìm hiểu đột biến gen Hemophilia gây bệnh máu khó đôngXét nghiệm ối tìm gen Hemophilia ở phụ nữ mang thai, xác định bệnh máu khó đông
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dac-diem-te-bao-da-vi
Đặc điểm tế bào da
Da là cơ quan bao bọc toàn bộ lớp bên ngoài của 1 cơ thể. Đây là cơ quan lớn nhất, chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể. Trong da bao gồm 70% là nước, 25% protein và 2% lipit. Trong tế bào da bao gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì, hạ bì và các phần phụ của da. 1. Đặc điểm tế bào da Tổng bề mặt da của một người trưởng thành là từ 4 – 6 m2. Da gồm 3 lớp: thượng bì, trung bì, hạ bì và các phần phụ của da. Trong đó:1.1 Thượng bìThượng bì hay còn gọi là biểu bì. Đây là lớp ngoài cùng ở da.Các lớp thượng bì không có mạch máu nhưng chúng được nuôi dưỡng bởi các mạch máu ở lớp trung bì. Độ dày trung bình của lớp biểu bì là 0,5 – 1 mm tuy nhiên có thể dày hoặc mỏng hơn do phụ thuộc vào từng da của từng vị trí trên cơ thể. Trong đó phần biểu bì mỏng nhất là ở vùng quanh mắt, dày nhất là ở phần da ở lòng bàn chân và lòng bàn tay.Thượng bì được thành 5 lớp: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng và lớp sừng.Lớp sừngLớp sừng là lớp ở trên cùng, các tế bào dẹt hoàn toàn, màng bào tương dầy, nhân biến mất.Hầu hết tế bào có trong lớp biểu bì là keratinocytes bắt nguồn từ các tế bào ở sâu nhất ở lớp biểu bì hay còn gọi là lớp đáy. Các tế bào sừng mới được tạo ra sẽ di chuyển về phía bề mặt của lớp biểu bì. Khi các tế bào sừng đã tới bề mặt da, chúng sẽ dần dần bị sừng hóa và tróc ra khỏi da sau đó được thay thế bởi các tế bào mới hơn. đây được gọi là quá trình sừng hóa ở da. Sừng hóa da là khi tế bào sừng mới được tạo ra di chuyển lên lớp biểu bì và tróc ra khỏi da Lớp sángLớp này chỉ xuất hiện ở các khu vực lòng bàn tay, bàn chân. Lớp sáng nằm ở trên lớp hạt bao gồm những tế bào trong, thuần nhất, không có nhân, dẹt, xếp thành 2 hoặc 3 hàng.Các tế bào này chứa chất eleidin, hình thành do hoá lỏng các hạt sừng trong chứa nhiều nhóm disulfit.Lớp hạtCác tế bào của lớp hạt bao gồm từ 3- 4 hàng, chúng có hình dẹt, nằm trên lớp gai. Trong bào tương chứa các hạt sừng keratohyalin. Khi xuất hiện hạt sừng keratohyanlin nghĩa là quá trình sừng hoá bắt đầu.Bề dày của lớp hạt sẽ phụ thuộc vào mức độ sừng hóa. Lớp hạt sẽ dầy ở những nơi có lớp sừng dày.Lớp gaiTế bào gai nằm trên lớp đáy, có từ 5 -10 hàng tế bào. Các tế bào lớp gai nằm sát nhau, nối với nhau bằng các cầu nối bào tương, rõ rệt hơn ở lớp đáy.Các tế bào gai cũng có khả năng sinh sản bằng gián phân. Hoạt động gián phân của lớp đáy và lớp gai đều mạnh mẽ và liên tục. Trong khoảng thời gian từ 19-20 ngày thượng bì của con người sẽ được đổi mới một lần.Lớp đáyỞ lớp đáy có 2 tế bào là tế bào đáy hay còn gọi là tế bào sinh sản và tế bào sắc tố.Lớp biểu bì có chứa các tế bào tua (langerhans), đây là một phần của hệ miễn dịch trên da. Chúng có tác dụng ngăn chặn các chất lạ xâm nhập vào da.Tình trạng da trên lớp biểu bì sẽ phản ánh 1 cách chính xác sức khỏe của làn da xem có được đủ độ ẩm không. Cấu trúc thượng bì, hạ bì và các phần phụ của da 1.2 Trung bìLớp trung bì là lớp ở giữa trong cấu tạo da. Đây là lớp da dày nhất, có chứa nhiều collagen và eslatin giúp cho da có độ đàn hồi và dẻo dai hơn. Trong đây có chứa nhiều protein quan trọng với collagen chịu trách nhiệm trong hỗ trợ cấu trúc da và elastin giúp phục hồi làn da.Trung bì gồm tế bào xơ hình thoi có tác dụng làm da lên sẹo. Tổ chức bào hình thoi hoặc hình sao, nó có thể biến thành đại thực bào đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Tương bào tham gia quá trình chuyển hoá heparin, histamin.Lớp trung bì cũng chứa dây thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, nang lông và mạch máu.Dây thần kinh ở lớp trung bì sẽ phản ánh, biết cảm giác đau, kích ứng, nhiệt độ cao hay áp suất lớn. Ở một số vùng da nhất định như đầu ngón tay, ngón chân sẽ có nhiều dây thần kinh hơn so với vùng khác nhạy cảm hơn khi chạm vào.Tuyến bã nhờn tiết ra dầu nhờn giúp giữ được độ ẩm và bảo vệ da. Khi tuyến bã nhờn tiết ra quá ít dầu đặc biệt đối với người cao tuổi sẽ gây ra tình trạng da bị khô và dễ tạo thành nếp nhăn. Ngược lại, khi tuyến bã nhờn tạo ra nhiều ở độ tuổi tuổi dậy thì sẽ dễ dẫn tới mụn trứng cá.Các nang lông tóc tạo ra lông ở khắp cơ thể. Lông trên da có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bảo vệ khỏi các chấn thương từ tác nhân bên ngoài.Các mạch máu giúp cung cấp dinh dưỡng cho da và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cao sẽ làm mạch máu giãn to ra và cho phép một lượng máu lớn lưu thông gần bề mặt da để giảm nhiệt và khi trời lạnh các mạch máu sẽ co lại giúp giữ ấm cơ thể.Ở mỗi vị trí khác nhau số lượng dây thần kinh, nang lông hay các tuyến bã nhờn cũng sẽ thay đổi khác nhau. Lớp trung bì dày có chứa nhiều collagen và eslatin giúp tăng độ đàn hồi của da 1.3 Lớp hạ bìLớp hạ bì nằm dưới lớp trung bì, chứ mô liên kết và phân tử chất béo nên lớp hạ bì chính là lớp mỡ dưới da. Lớp bì giống như 1 lớp đệm giúp bảo vệ và cách nhiệt các mô bên dưới da khỏi các chấn thương cơ học và nhiệt độ.Lớp mỡ dưới da sẽ thay đổi độ dày ít hay nhiều tùy vào từng bộ phận trên cơ thể.Trong quá trình lão hóa sẽ khiến mất đi mô mỡ dưới da khiến xuất hiện tình trạng da bị nhăn và các dấu hiệu lão hóa da khác.Có nhiều bệnh liên quan tới da, trong đó có tế bào hắc sắc tố hay còn gọi là u hắc tố bào – 1 dạng của ung thư da. U hắc tố bào có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào ở trên cơ thể. Ban đầu là một thương tổn da giống như một nốt ruồi hay tàn nhang, đường kính chỉ vài milimet, nhưng sau đó vùng này tăng trưởng nhanh dần. Ban đầu là lớp da phẳng sau đó trở nên dày và gồ lên. Một số trường hợp có ngứa hay đau kèm theo. Khi thương tổn tiến triển có thể dễ chảy máu.Một trong những yếu tố chính gây u hắc tố bào đó do tiếp xúc da trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào những thời điểm nắng cực độ như giữa trưa. Vì vậy cần chú ý phòng ngừa và giảm tiến triển của u hắc tố bào:Hạn chế tiếp xúc ánh sáng mặt trời, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiềuCần đội nón rộng vành, che chắn da cẩn thận bằng cách mang khẩu trang vải sẫm màu, kính râm, sử dụng kem chống nắng đúng cách.Thường xuyên theo dõi sự xuất hiện và tiến triển của các vết thương tổn da hay những nốt ruồi mọc bất thường trên cơ thể.Đi khám và kiểm tra da định kỳ với bác sĩ da liễu nếu thất bất thường trên da.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-nao-giup-tre-tang-can-hieu-qua-vi
Cách nào giúp trẻ tăng cân hiệu quả?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Trẻ chậm tăng cân, còi hơn so với những bạn đồng trang lứa, khiến không ít cha mẹ lo lắng. Để có thể tìm ra cách giúp trẻ tăng cân hiệu quả, bạn có thể cùng các chuyên gia tìm hiểu các cách giúp trẻ tăng cân nhanh chóng. 1. Tại sao trẻ chậm tăng cân? Hầu hết cân nặng của trẻ sẽ tăng gấp 2 lần khi được 6 tháng tuổi và khi trẻ được 1 tuổi cân nặng sẽ tăng gấp 3 lần so với cân nặng lúc mới sinh ra. Những đứa trẻ phát triển chậm sẽ không đạt được lộ trình tăng cân này. trẻ chậm tăng cân do nhiều nguyên nhân, gồm có:Trẻ sinh non, nhẹ cân: Trẻ sinh thiếu tháng khiến cho sức khỏe yếu hơn và quá trình tăng cân cũng chậm hơn so với những đứa trẻ được sinh đủ ngày. Do đó, bạn cần cho trẻ một chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp trẻ phát triển kịp với các bạn cùng lứa tuổi.Trẻ bị rối loạn đường ruột: Các tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu... là một trong những trở ngại lớn gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, khiến trẻ thiếu chất và chậm tăng cân.Hệ miễn dịch của trẻ không tốt, trẻ thường xuyên bị ốm vặt: Các bệnh lý về tai – mũi – họng, viêm đường hô hấp, viêm phế quản... khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn hoặc ăn không ngon, sụt giảm cân và chậm lớn.Trẻ biếng ăn: Chứng biếng ăn ở trẻ thường xuất hiện trong giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, mọc răng và cai sữa. Bé biếng ăn dẫn đến ăn không ngon, từ đó không hấp thu đủ chất và chậm tăng cân là điều khó tránh.Giờ giấc ăn uống thiếu khoa học: Nhiều bậc phụ huynh chủ quan, cho trẻ ăn theo lịch trình công việc của mình, không đều, dẫn đến trẻ bị rối loạn giờ giấc sinh hoạt, ăn ngủ không được điều độ, khiến cho hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả, dẫn tới khó hấp thu dinh dưỡng và chậm tăng cân. Khắc phục chứng biếng ăn là một trong các cách giúp trẻ tăng cân hiệu quả 2. Các biện pháp giúp trẻ tăng cân hiệu quả, nhanh chóng 2. 1. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻBạn hãy cân đối lại chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học cho trẻ, giúp bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé phát triển toàn diện. Một khẩu phần ăn khoa học cho trẻ nhỏ cũng như người lớn cần đảm bảo có đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu: Chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.Lên thực đơn khoa học và cho trẻ ăn theo nhu cầu, đúng thời điểm. Mỗi khi đói, dạ dày của trẻ sẽ tiết nhiều enzyme hơn, kích thích khả năng ăn uống, giúp trẻ ăn nhiều và ngon miệng hơn. Do vậy, bạn nên cho trẻ ăn theo nhu cầu và giúp trẻ hình thành thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa.Muốn giúp trẻ tăng cân hiệu quả và nhanh chóng thì việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung những loại thức ăn giàu đạm, chất béo, chất xơ, khoáng chất và vitamin trong từng món ăn giúp trẻ tăng cân nhanh chóng, như là các loại thực phẩm bơ, phô mai, thịt, cá, sữa, trứng, tinh bột, men vi sinh...2. 2. Tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờTập cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa là một nguyên tắc vô cùng quan trọng và cần thiết để tránh tình trạng trẻ biếng ăn, chán ăn, dẫn đến sụt cân ở trẻ. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tập luyện cho trẻ ăn đúng theo thời gian biểu, tuyệt đối không được bỏ các bữa chính, đặc biệt là bữa sáng. Mỗi ngày, ngoài 3 bữa ăn chính, bạn có thể cho bé ăn thêm từ 2 đến 3 bữa phụ vào những khung giờ hợp lý, xen kẽ giữa các bữa ăn chính với các món lành mạnh như hoa quả, sữa chua, bánh mì.... Nên sắp xếp các bữa ăn cách nhau khoảng 2 tiếng, để hệ tiêu hóa của trẻ được nghỉ ngơi và làm việc hiệu quả.Gần đến giờ ăn, bạn không nên cho trẻ uống quá nhiều nước trái cây cũng như ăn các đồ ăn vặt, điều này chỉ khiến trẻ cảm thấy ngang dạ, dẫn đến chán ăn, bỏ ăn và cảm thấy không còn ngon miệng. Nếu trẻ ăn ít và không ăn hết khẩu phần trong bữa ăn thì không nên cố gắng thúc ép trẻ ăn, điều này chỉ khiến cho trẻ càng “sợ” đồ ăn hơn. Thay vào đó, bạn có thể bổ sung đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết đang bị thiếu hụt từ các bữa ăn bằng cách cho trẻ uống thêm sữa. Nếu làm được như vậy, kế hoạch giúp trẻ tăng cân của bạn đã có dấu hiệu thành công. Tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ cũng là cách để trẻ tăng cân nhanh 2. 3. Cho trẻ vận động thường xuyênViệc thường xuyên cho trẻ vận động, tập thể dục thể thao không chỉ giúp trẻ có một cơ thể dẻo dai, sức khỏe tốt hơn mà còn khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn hiệu quả. Bởi việc vận động nhiều sẽ giúp trẻ tiêu hao nhiều năng lượng, có cảm giác thèm ăn, từ đó trẻ sẽ ăn nhiều hơn và hấp thu dưỡng chất một cách hiệu quả hơn. Đây là một trong những cách hữu hiệu giúp trẻ tăng cân nhanh chóng.Vì vậy, bạn nên tạo cho trẻ sở thích vận động và hãy chọn những bài tập phù hợp lứa tuổi của trẻ, với cường độ hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho trẻ tham gia những trò chơi cùng các bạn cùng lứa tuổi như đạp xe, chơi bóng... Điều này còn giúp trẻ sớm thích nghi với môi trường bên ngoài, rèn luyện khả năng tiếp thu một cách nhanh nhạy, đồng thời giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao, cân nặng đều đặn đạt tiêu chuẩn.2. 4. Cho trẻ uống đủ nướcNước đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, uống đủ nước sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, đồng thời phần nào giúp khắc phục được tình trạng trẻ chậm tăng cân. Bạn hãy đảm bảo trẻ được cung cấp đủ nước và sữa mỗi ngày.Hãy chọn sữa có bổ sung lợi khuẩn để giúp củng cố hệ lợi khuẩn trong ruột. Đội quân lợi khuẩn này hoạt động hiệu quả sẽ giúp trẻ tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, giúp trẻ phát triển thể chất (cả chiều cao và cân nặng) tốt hơn.2. 5. Tẩy giun định kỳGiun sán là những ký sinh trong cơ thể, chúng có thể là nguyên nhân khiến trẻ ăn bao nhiêu cũng không lớn. Bởi vì bao nhiêu dưỡng chất đưa vào cơ thể trẻ đã bị giun sán hấp thụ hết. Từ sau 2 tuổi, bạn có thể cho trẻ tẩy giun định kỳ 6 tháng/1 lần và nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề gây cản trở quá trình phát triển về cân nặng của trẻ.Nếu bạn đã thử đủ mọi cách nhưng tình trạng chậm tăng cân của bé vẫn không được cải thiện, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, từ đó sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.Việc giúp trẻ tăng cân một cách an toàn và khỏe mạnh không phải là điều quá khó khăn, bạn chỉ cần kiên nhẫn, thực hiện đúng khoa học từ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt chắc chắn trẻ sẽ phát triển một cách toàn diện theo đúng độ tuổi. Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:Các dấu hiệu bé thiếu kẽmThiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻHãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://tamanhhospital.vn/ung-thu-co-tu-cung-giai-doan-3/
09/01/2023
Ung thư cổ tử cung giai đoạn III: Triệu chứng, tiên lượng và điều trị
Ung thư cổ tử cung giai đoạn III là giai đoạn ung thư khi khối u đã xâm lấn đến 1/3 dưới của âm đạo, lan đến thành chậu hay bệnh đã di căn tới các hạch bạch huyết lân cận, nhưng chưa di căn xa. Giai đoạn III còn được coi là giai đoạn bệnh tiến xa tại chỗ và sẽ rất nhanh phát triển thành giai đoạn IV (giai đoạn cuối) nếu không được điều trị kịp thời. Các phương pháp điều trị với hóa trị, xạ trị có thể giúp cải thiện tiên lượng sống sau 5 năm cho người bệnh. Mục lụcUng thư cổ tử cung giai đoạn III là gì?Phân loại ung thư cổ tử cung giai đoạn IIITriệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn IIITiên lượng tỷ lệ sống còn cho ung thư cổ tử cung giai đoạn IIIChẩn đoán ung thư cổ tử cung giai đoạn IIISoi cổ tử cung:Nội soi bàng quang, nội soi trực tràng:Chẩn đoán hình ảnh học thường dùng:Xét nghiệm khác:Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIIXạ trịHóa trịCác chiến lược điều trị mới đang được nghiên cứuUng thư cổ tử cung giai đoạn III là gì? Hệ thống phân loại của Liên đoàn Sản Phụ khoa Quốc tế (FIGO) chia ung thư cổ tử cung thành 4 giai đoạn (từ giai đoạn I tới IV). Mỗi giai đoạn sẽ cho biết mức độ lớn của khối u và tình trạng di căn. Phân giai đoạn bệnh sẽ giúp các bác sĩ quyết định phương pháp điều trị tối ưu nhất cho người bệnh. Ung thư cổ tử cung giai đoạn III là ung thư đã lan ra khỏi cổ tử cung, xâm lấn tới 1/3 dưới của âm đạo, xâm lấn tới các cấu trúc trong khung chậu, gây ứ nước thận, và di căn hạch (vùng chậu, hạch quanh động mạch chủ). Phân loại ung thư cổ tử cung giai đoạn III Theo FIGO, ung thư cổ tử cung giai đoạn III có thể được chia thành: Ung thư cổ tử cung giai đoạn IIIA (u xâm lấn tới 1/3 dưới âm đạo nhưng chưa lan tới thành chậu) Ung thư cổ tử cung giai đoạn IIIB (u lan tới thành chậu, có thể gây ra ứ nước thận). Ung thư cổ tử cung giai đoạn IIIC (các tế bào ung thư di căn tới hạch bạch huyết vùng chậu (IIIC1) và/hoặc hạch vùng quanh động mạch chủ (IIIC2)). Xem thêm: 4 giai đoạn ung thư cổ tử cung Ung thư cổ tử cung giai đoạn I Ung thư cổ tử cung giai đoạn II Ung thư cổ tử cung giai đoạn IV Triệu chứng ung thư cổ tử cung giai đoạn III Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn III gồm: Các triệu chứng gợi ý bệnh lý tại cổ tử cung như: ra máu âm đạo, rối loạn kinh nguyệt… Đau tức vùng chậu. Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, sút cân, chán ăn… Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng như ứ nước thận, chèn ép bàng quang-trực tràng gây tiểu khó, táo bón… Tiên lượng tỷ lệ sống còn cho ung thư cổ tử cung giai đoạn III Tỷ lệ sống còn 5 năm của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn III là trên 40%. Mặc dù vậy, đây không phải là con số tuyệt đối cho tất cả các trường hợp bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn III. Tiên lượng sống còn của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như: Tuổi Tình trạng sức khỏe chung, bệnh lý kèm theo (như các bệnh lý tim mạch, gan, thận…) Loại giải phẫu bệnh (ung thư biểu mô vảy, ung thư biểu mô tuyến…) Sự dung nạp với các phương pháp điều trị Bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên các yếu tố như tuổi, tình trạng sức khỏe chung của người bệnh, đặc điểm khối u… để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhằm đạt kết quả tối ưu nhất. Không có một phác đồ nào là phù hợp với tất cả người bệnh, cũng như không phải người bệnh nào cũng đều đáp ứng với phác đồ được lựa chọn. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cá thể hoá điều trị, kết hợp đa chuyên khoa, đa mô thức giúp tăng hiệu quả điều trị và tăng tỷ lệ điều trị thành công. Tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư cổ tử cung giai đoạn III ước tính khoảng 40% (theo SEER). Chẩn đoán ung thư cổ tử cung giai đoạn III Việc chẩn đoán ung thư cổ tử cung sẽ dựa trên thăm khám và các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán xác định giai đoạn và đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho người bệnh. Các phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung giai đoạn III bao gồm: Soi cổ tử cung: Phương pháp này nhằm quan sát tổn thương cổ tử cung và bấm sinh thiết lấy mẫu để giải phẫu bệnh. Nội soi bàng quang, nội soi trực tràng: Bác sĩ chỉ định nội soi bàng quang, trực tràng để đánh giá xem u có xâm lấn các bộ phận này hay không. Chẩn đoán hình ảnh học thường dùng: MRI vùng tiểu khung: đánh giá đặc điểm khối u, tình trạng xâm lấn, di căn hạch. CT ngực-bụng-chậu, PET/CT toàn thân: đánh giá tình trạng di căn xa. Xét nghiệm khác: Tổng phân tích tế bào máu, đánh giá chức năng gan-thận… Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn III Với bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn III, điều trị bằng hóa – xạ trị đồng thời là phương pháp điều trị tối ưu nhất. Phác đồ điều trị kết hợp đồng thời hóa trị với xạ trị được đánh giá cao vì hóa trị và xạ trị có thể hoạt động hiệp lực làm tăng hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư. Các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung tiến xa tại chỗ sử dụng đồng thời hóa trị và xạ trị đã chứng minh hiệu quả điều trị và kéo dài thời gian sống thêm cho người bệnh hơn so với chỉ điều trị xạ trị đơn thuần. Ung thư cổ tử cung giai đoạn III có thể được điều trị kết hợp nhiều biện pháp để tăng hiệu quả Xạ trị Xạ trị chiếu ngoài (EBRT) kết hợp với xạ trị áp sát (Brachytherapy) được lựa chọn trong điều trị bệnh. Hóa trị Hóa chất sẽ được cho đồng thời với xạ trị. Việc bổ sung thuốc hóa chất đã cải thiện kết quả điều trị ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Hóa chất có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư và giúp tăng hiệu quả của xạ trị. Hóa chất thường được sử dụng trong phác đồ hóa xạ đồng thời điều trị ung thư cổ tử cung là cisplatin (có thể thay thế bằng carboplatin cho những bệnh nhân không dung nạp được với cisplatin). Các chiến lược điều trị mới đang được nghiên cứu Mặc dù điều trị kết hợp hóa – xạ trị cho ung thư cổ tử cung giai đoạn III, tỷ lệ tái phát bệnh vẫn còn cao (ước tính khoảng 20-40%). Do đó, nhiều chiến lược điều trị đang được nghiên cứu nhằm cải thiện hiệu quả điều trị và kéo dài thời gian sống còn cho người bệnh, đặc biệt là ung thư cổ tử cung giai đoạn III. Những phác đồ hóa trị bổ trợ mới: các chuyên gia nghiên cứu những thuốc mới có thể kết hợp với cisplatin trong điều trị hoá – xạ trị đồng thời. Điều trị tân bổ trợ: hóa trị tân bổ trợ, xạ trị tân bổ trợ trước phẫu thuật đang được nghiên cứu. Điều trị tân bổ trợ với hy vọng sẽ làm giảm kích thước của khối u, giúp loại bỏ khối u dễ dàng hơn bằng phẫu thuật. Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp này đang được nghiên cứu thử nghiệm với bệnh ung thư cổ tử cung nhằm cải thiện bệnh ở giai đoạn tiến xa di căn, trong đó có cả những bệnh nhân ở giai đoạn III. Liệu pháp miễn dịch giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết và loại bỏ tế bào ung thư qua tác dụng tiêu diệt trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch đã được nghiên cứu phát triển trong nhiều năm qua, hứa hẹn cải thiện hiệu quả tiên lượng sống của người bệnh. Ung thư cổ tử cung giai đoạn III có thể nhận biết với triệu chứng như ra máu âm đạo bất thường, đau tức vùng tiểu khung…, tuy nhiên các triệu chứng có thể do nhiều bệnh lý khác. Việc thăm khám bác sĩ chuyên khoa là cần thiết để giúp chẩn đoán chính xác bệnh và giai đoạn. Từ đó, bác sĩ có thể tư vấn và điều trị ngay, không nên chữa trị tại nhà bằng các phương pháp chưa qua kiểm chứng. Điều này sẽ làm mất đi cơ hội điều trị, đồng thời có thể khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sung-phu-sau-sinh-vi-sao-vi
Sưng, phù sau sinh: Vì sao?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trương Thị Phượng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long Tình tay, chân và mặt bị phù sau sinh là dấu hiệu bình thường, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, cần phát hiện sớm để có biện pháp cải thiện tình trạng này kịp thời. 1. Nguyên nhân bị phù sau sinh Có thể nhiều người cho rằng những triệu chứng sưng phù trong quá trình mang thai sẽ hết sau khi sinh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, khuôn mặt của sản phụ vẫn sưng húp, thậm chí chân, bàn chân, mắt cá chân, bàn tay và cánh tay cũng bị sưng phù mặc dù sinh xong.Sưng sau sinh là sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong các mô ngay dưới da của sản phụ. Ngoài ra, góp phần gây ra tình trạng này có thể là do phải truyền chất lỏng bổ sung qua đường tĩnh mạch trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, đặc biệt trong trường hợp sinh mổ.Khi mang thai, cơ thể sẽ giữ lại thêm chất lỏng, khiến lượng máu của sản phụ tăng gần 50%. Sau khi sinh con, cơ thể sẽ loại bỏ dần chất lỏng này thông qua đường nước tiểu và mồ hôi. Nhưng trong khi đó, chất lỏng cũng có thể tiếp tục rò rỉ từ các mạch máu để đi vào mô của cơ thể và gây sưng (phù), phổ biến nhất là ở tay và chân hoặc mắt cá chân.Phù sau khi sinh con sẽ hết sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể kéo dài thêm vài ngày nếu bạn bị tiền sản giật hoặc huyết áp cao liên quan đến thai kỳ, gây ra sưng chân và tay quá mức trong giai đoạn cuối của thai kỳ.Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác góp phần vào hiện tượng bị phù sau sinh:Rặn: Việc rặn trong quá trình chuyển dạ có thể khiến chất lỏng trong khi mang thai di chuyển đến tứ chi và khuôn mặt của sản phụ.Ít vận động: Việc bạn không di chuyển nhiều sau khi sinh, đặc biệt là đối với các trường hợp sinh mổ sẽ khiến cơ thể sản phụ khó đưa chất lỏng ra khỏi cơ thể hơn.Hormone: Khi mang thai, mức progesterone của sản phụ tăng lên. Một trong những tác dụng phụ của progesterone đó là tích nước nên dẫn đến tình trạng sưng phù trong khi mang thai và tiếp tục sưng sau khi sinh. Việc bạn không di chuyển nhiều sau khi sinh, đặc biệt là đối với các trường hợp sinh mổ sẽ khiến cơ thể sản phụ khó đưa chất lỏng ra khỏi cơ thể hơn 2. 10 phương pháp điều trị tự nhiên giúp giảm sưng phù sau sinh Sau khi sinh con, cơ thể cần nhiều thời gian để phục hồi. Ăn uống đúng cách, nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn bình thường sẽ giúp cơ thể trở lại trạng thái khỏe mạnh. Các biện pháp khắc phục tại nhà dưới đây có thể giúp sản phụ giảm sưng phù sau sinh hiệu quả:Uống nướcUống nước thực sự có thể giúp sản phụ đào thải nước đang tích trong cơ thể. Nước cũng giúp đẩy chất thải được lọc ở thận, có thể giữ cho hệ thống trong cơ thể khỏe mạnh và tăng tốc độ phục hồi cơ thể sau khi mang thai và sinh con.Nâng cao bàn chân của bạnĐể giảm sưng ở chân và cải thiện lưu thông tuần hoàn, hãy dành thời gian thực hiện 2 chân nâng cao hơn mức của tim. Điều này sẽ tạo điều kiện cho nước lưu thông khắp cơ thể.Bình thường, chất lỏng trong cơ thể sẽ chảy đến bàn chân khi ở tư thế đứng, do đó việc nâng cao bàn chân có thể giảm sưng tạm thời. Ngoài ra, tránh thực hiện những hành vi làm hạn chế lưu lượng máu đến chân, điều này có thể xảy ra khi sản phụ bắt chéo chân hoặc ngồi xổm.Tập thể dục nhẹ nhàngNhiều người thấy rằng việc tập thể dục nhẹ có thể làm giảm sưng và các triệu chứng liên quan. Di chuyển xung quanh nhà giúp máu và nước lưu thông trong tuần hoàn và ngăn không cho nước rò rỉ ra các tế bào gây sưng phù. Tuy nhiên, sản phụ nên lắng nghe cơ thể mình và tránh những cử động gây đau đớn.Đại học Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (The American College of Obstetricians and Gynecologists) khuyến cáo các bà mẹ sau sinh có thể tập các bài tập thể dục như: Đi dạo, yoga nhẹ nhàng, bơi lội, tập thể dục dưới nước (Aquanatal exercise), tập pilatesMang tất áp lựcCác tác giả của một nghiên cứu năm 2017 cho thấy, mang tất áp lực giúp giảm sưng trong khoảng thời gian 24 giờ sau khi sinh. Tuy nhiên, nhóm tác giả lưu lưu ý rằng vẫn cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn trước khi đưa ra khuyến cáo chính thức.Vớ áp lực giúp tăng lưu lượng máu bằng cách giảm kích thước mạch máu ở chân. Điều này tạo điều kiện cho các mạch máu lưu thông nhiều máu hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn.Mặc quần áo rộngQuần áo bó sát có thể hạn chế lưu thông máu đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Điều này có thể ngăn cơ thể giảm trọng lượng nước và tăng khả năng tích tụ chất lỏng trong cơ thể. Do đó, việc mặc quần áo rộng có thể giúp ngăn ngừa những vấn đề này.Hạn chế muốiCơ thể cần duy trì cân bằng natri và nước. Nếu sản phụ ăn quá nhiều natri hoặc muối, thì sẽ khiến có thể bị tích nhiều nước hơn. Các nguồn natri phổ biến bao gồm muối ăn và thực phẩm chế biến sẵn, như bánh ngọt, khoai tây chiên, thực phẩm đóng hộp và nước ngọt.Hướng dẫn chế độ ăn uống 2015-2020 dành cho người Mỹ khuyến nghị mọi người nên ăn không quá 2.300 miligam natri mỗi ngày.Kiểm tra hàm lượng natri trên bao bì thực phẩm có thể giúp sản phụ biết chính xác sản phẩm đó có bao nhiêu muối và giữ lượng muối tiêu thụ trong phạm vi cho phép và giảm tích nước. Nếu sản phụ ăn quá nhiều natri hoặc muối, thì sẽ khiến có thể bị tích nhiều nước hơn Ăn thực phẩm giàu kaliNatri và kali hoạt động cùng nhau và cơ thể đòi hỏi cần có đủ hàm lượng 2chất này để hoạt động bình thường. Tiêu thụ nhiều kali tự nhiên sẽ làm giảm lượng natri trong cơ thể. Các loại thực phẩm giàu kali bao gồm: Quả mơ, chuối, bơ, rau bina, đậu nướng, đậu lăng, sữa chua, bơ đậu phộng...Uống ít cafeinCà phê và các sản phẩm có chứa caffein có thể khiến cơ thể tăng đào thải nước nên làm tăng nguy cơ mất nước. Sau đó, cơ thể có thể đáp ứng lại bằng cách giữ lại chất lỏng. Do đó, bạn nên thay thế đồ uống chứa cafein bằng trà thảo dược hoặc nước lọc để giữ nước và giảm sưng sau sinh.Sử dụng ống lăn (foam roller)Ống lăn có thể giúp cải thiện lưu thông máu và giảm tích tụ nước trong cơ thể. Ví dụ, sử dụng ống lăn trên chân có thể giúp tăng tốc độ lưu thông máu bằng cách khuyến khích máu di chuyển qua các tĩnh mạch với tốc độ nhanh hơn.Sản phụ có thể tham khảo thêm thông tin về sử dụng ống lăn từ bác sĩ và ống lăn này bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng thể thao hoặc trực tuyến.Cải thiện tuần hoàn với massage sau sinhHiệp hội Thai kỳ của Mỹ (The American Pregnancy Association) khuyên sản phụ nên massage sau sinh để thư giãn, giảm đau và sưng. Massage có thể thúc đẩy tuần hoàn và giúp cơ thể giảm trọng lượng nước dư thừa.Massage sau sinh cũng có thể giúp cân bằng lại mức độ hormone và điều chỉnh mức độ của một số loại hormone gây căng thẳng như cortisol. Cà phê và các sản phẩm có chứa caffein có thể khiến cơ thể tăng đào thải nước nên làm tăng nguy cơ mất nước 3. Khi nào cần liên hệ với bác sĩ về tình trạng bị phù sau sinh? Hầu hết bị phù sau sinh là bình thường và sẽ tự biến mất. Nhưng đôi khi sưng phù xảy ra trong những ngày sau khi sinh có thể chỉ ra bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở Y tế nếu:Nhận thấy sưng phù tăng lên đột ngộtSưng phù tăng sau một vài ngày thay vì giảm dần.Thấy vết lõm trên da nếu ấn vào vùng bị sưng và tình trạng lõm trong hơn một vài phút mà không tự biến mất.Cảm thấy đau hoặc kích thích ở chân kèm theo sưng phù.Một chân bị sưng nhiều hơn chân kia và/hoặc chân có màu đỏ, chuột rút và da ở vùng chân ấm hơn vùng khác kèm theo sưng ở một chân.Nhận thấy sưng phù kèm theo các dấu hiệu tiền sản giật sau sinh khác như đau đầu dữ dội, nôn mửa, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.Bị đau ngực hoặc khó thở.Vết mổ bị sưng và kèm theo đau ngày càng tăng, chảy máu hoặc có mùi hôi hoặc chất lỏng chảy ra.Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng, thai phụ bước vào cuộc đẻ và phải đối mặt với mức độ đau đẻ được so sánh với gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Để cuộc đẻ diễn ra suôn sẻ, an toàn, thai phụ cần hiểu rõ:- Quy trình cuộc chuyển dạ diễn ra như thế nào, thường kéo dài trong bao lâu để có hướng sinh thường hay sinh mổ, bảo vệ sức khỏe tốt cho thai nhi.Các phương pháp giảm đau trong khi sinh, hạn chế đau đớn và giải tỏa áp lực tâm lý khi chuyển dạ.Cách rặn và thở khi sinh thường đúng cách để cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh chóng, thai phụ không mất sức khi sinh.Cách kiểm soát các cơn co tử cung sau sinh trong thời gian ngắn nhất.Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn không gây nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.Tái khám sau sinh sớm để phát hiện những bất thường nguy hiểm như sót nhau, sót gạc.Chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi đầy tháng khỏe mạnh. Nguồn tham khảo: babycenter.com, whattoexpect.com, healthline.comXEM THÊMHướng dẫn chăm sóc vết mổ/vết khâu tầng sinh môn cho sản phụ tại nhàHướng dẫn chăm sóc sản phụ trong tuần đầu tiên sau sinh mổNhững điều cần biết về sinh mổ
https://suckhoedoisong.vn/phoi-hop-xa-tri-va-thuoc-dieu-tri-ung-thu-phoi-cai-thien-ty-le-song-cua-nguoi-benh-169210914104838134.htm
14-09-2021
Phối hợp xạ trị và thuốc điều trị ung thư phổi
Điều trị ung thư phổi bằng các thuốc ức chế điểm kiểm soát Một phần quan trọng trong cơ chế chống lại ung thư của hệ thống miễn dịch là khả năng phân biệt giữa các tế bào bình thường trong cơ thể và những tế bào ung thư. Điều này cho phép hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào ung thư mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào bình thường. Sử dụng liêu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư. Để làm được điều này, các tế bào lympho T trong hệ thống miễn dịch cần có các protein được gọi là "điểm kiểm soát". PD-1 là một loại protein như vậy. Protein PD-1 nằm trên tế bào lympho T và hoạt động như một loại "công tắc kiểm soát" khi được gắn kết với PD-L1 (một protein xuyên màng khác có trên các tế bào bình thường). Khi PD-1 liên kết với PD-L1 về cơ bản, tế bào lympho T sẽ nhận định rằng không có mối nguy hại. Chính từ lý do này, một số tế bào ung thư đột biến cũng có số lượng lớn PD-L1, giúp chúng tránh được cuộc tấn công miễn dịch. Các kháng thể đơn dòng nhắm đến đích PD-1 hoặc PD-L1 có thể ngăn chặn sự gắn kết này và tăng cường phản ứng miễn dịch đối với các tế bào ung thư. Những loại thuốc này đã cho thấy rất nhiều hứa hẹn trong điều trị một số loại ung thư nhất định. Thuốc ức chế điểm kiểm soát có thể gây ra các phản ứng bất lợi. Các thuốc ức chế PD-1 được biết đến bao gồm: Pembrolizumab, nivolumab sử dụng trong điều trị ung thư da ác tính, ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC), ung thư thận, ung thư bàng quang, ung thư vùng đầu và cổ, và u lympho Hodgkin. Các thuốc ức chế PD-L1 được biết đến bao gồm: Atezolizumab, avelumab, durvalumab sử dụng trong điều trị ung thư bàng quang, ung thư phổi không phải là tế bào nhỏ và ung thư tế bào Merkel. Tuy nhiên, các thuốc ức chế điểm kiểm soát này cũng có thể tác động tới các cơ quan khác trong cơ thể, và gây nên nhiều tác dụng phụ đáng lo ngại. Chẳng hạn như thể nhẹ là: Mệt mỏi, buồn nôn, phát ban và ngứa, hoặc nặng hơn là các vấn đề trên phổi, gan, thận và nhiều cơ quan khác. Phối hợp thuốc với xạ trị , tăng thời gian sống cho người bệnh Nghiên cứu được tiến hành trên 164 bệnh nhân ung thư phổi di căn, hầu hết đều bị ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC). Ung thư phổi không tế bào nhỏ là loại ung thư phổi phổ biến nhất, chiếm khoảng 80-85% các trường hợp. Nó thường phát triển và lây lan chậm hơn so với ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC). Tất cả 164 bệnh nhân này đều được dùng thuốc ức chế điểm kiểm soát tại bệnh viện đa khoa Massachusetts. Trong đó, 73 bệnh nhân được xạ trị ngực và 91 bệnh nhân không xạ trị. Các tác giả nhận thấy, so với nhóm chỉ dùng thuốc (không xạ trị), nhóm dùng thuốc kết hợp với xạ trị không làm gia tăng tác dụng phụ mà còn làm tăng thời gian sống của bệnh nhân lên trung bình 12,1 tháng. Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng các tia năng lượng cao để phá hủy hay tiêu diệt các tế bào ung thư. Dữ liệu của nghiên cứu này đã tạo ra giả thuyết mới, và các nghiên cứu tiền cứu ở các giai đoạn di căn và chưa di căn sẽ giúp xác định thời gian tối ưu của xạ trị kết hợp với liệu pháp miễn dịch, cũng như theo dõi các độc tính tiềm ẩn. Tác dụng phụ có thể gặp trong và sau xạ trị ung thư SKĐS - Bệnh nhân ung thư thường lo lắng không biết xạ trị có gặp tác dụng phụ không. Ngoài những tác dụng phụ có thể dễ nhận thấy như rụng tóc thì các biểu hiện khác như thế nào, gây khó chịu gì…? DS. Nguyễn Hải Đăng Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-loet-da-day-o-tre-so-sinh-vi
Viêm loét dạ dày ở trẻ sơ sinh
Viêm loét dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori với đường lây truyền phổ biến là đường miệng hoặc đường phân, qua người và ruồi nhặng. Viêm loét dạ dày ruột còn là hậu quả của tình trạng mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ ở niêm mạc dạ dày của trẻ. 1. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Viêm dạ dày ở trẻ em và bệnh loét dạ dày ở trẻ nhỏ có thể phân thành 2 nhóm nguyên phát và thứ phát:Hầu hết các trường hợp viêm dạ dày ở trẻ em nguyên phát là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (chiếm đến 80% bệnh nhi). HP thuộc nhóm xoắn khuẩn có roi, là một khuẩn nhóm gram âm, được phát hiện ở trong và ở lớp dưới niêm mạc dạ dày.Viêm loét dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thứ phát do các nguyên nhân như: yếu tố stress, sử dụng thuốc (như aspirin, kháng viêm không steroids, corticoides...), các bệnh lý choáng, suy thận và nhiễm trùng...Bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ tập trung nhiều ở các nước đang phát triển, liên quan đến khả năng kinh tế, sự phát triển kém của văn hóa-xã hội, ô nhiễm nguồn nước, tập quán nhai, mớm và đút thức ăn cho trẻ hoặc thói quen cho trẻ ăn cơm sớm (trước 2 tuổi)... Các yếu tố trên làm tăng nguy cơ lây truyền HP giữa các thành viên cho trẻ nhỏ.Một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây viêm loét dạ dày ruột cho trẻ nhỏ nhưng ở mức độ nhẹ bao gồm chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học (sử dụng nhiều các món ăn nhanh, ăn thiếu bữa, không đúng giờ, vừa ăn vừa xem tivi...), áp lực học tập, hoàn cảnh sống... 2. Dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ Viêm loét dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có biểu hiện khác nhau tùy thuộc lứa tuổi và nguyên nhân gây bệnh.Triệu chứng của cơ quan tiêu hóa:Trẻ đau bụng chủ yếu ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn, liên quan đến bữa ăn hoặc đau vào ban đêm. Trẻ lớn thường đau bụng thượng vị tương tự người lớn, đôi khi có cảm giác bỏng rát ở thượng vị và đôi khi rất mơ hồ, không rõ ràng.Buồn nôn, nôn ói.Ăn kém, chán ăn, đôi khi bé khóc dữ dội.Dấu hiệu thiếu máu do suy dinh dưỡng.Biểu hiện biến chứng của loét dạ dày ở trẻ nhỏ:Chảy máu tiêu hóa trên với biểu hiện nôn ói ra máu và tiêu phân đenHẹp môn vị: Trẻ nôn ói tái diễn, đôi khi nôn ra máu hoặc thủng tạngThiếu máu, suy dinh dưỡng. Trẻ nôn ói do loét dạ dày ở trẻ nhỏ gây ra 3. Điều trị bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Biện pháp điều trị viêm loét dạ dày ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được chỉ định bởi các bác sĩ tại các cơ sở y tế. Bé cần được thăm khám kỹ lưỡng trước khi đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa thường chẩn đoán xác định và can thiệp điều trị viêm dạ dày ở trẻ em bằng phương pháp nội soi. Dựa vào hình ảnh, kết quả nội soi, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp, đồng thời có kế hoạch theo dõi, tái khám định kỳ cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm và khỏi bệnh hoàn toàn.Bên cạnh sử dụng thuốc, trẻ bị viêm loét dạ dày ruột cần được kiểm soát chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và cả các hoạt động tinh thần thích hợp. Hạn chế các yếu tố trong cuộc sống làm bé căng thẳng tinh thần, lo lắng, kích động hoặc tổn thương. 4. Chế độ ăn trong bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 4.1. Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị, phục hồi sức khỏe của trẻChế độ dinh dưỡng phù hợp có những lợi ích sau:Bảo vệ niêm mạc dạ dàyHạn chế bài tiết nhiều dẫn đến dư thừa acid dịch vịDuy trì chức năng cơ bản của dạ dày và đường ruộtDự phòng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ4.2. Nguyên tắc ăn uống phụ huynh cần lưu ý khi trẻ bị viêm loét dạ dàyKhẩu phần mà phụ huynh chuẩn bị cho trẻ cần cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để đảm bảo quá trình tăng trưởng của trẻ. Sử dụng các loại thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống tiết acid dịch vị trong chế độ ăn của trẻ bị viêm loét dạ dày như:Nhóm thực phẩm giảm tiết acid dịch vị như mật ong, đường, bánh quy, dầu thực vật...Các món ăn có thể trung hòa acid dịch vị như sữa, trứngThức ăn có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ít mùi vị như gạo nếp, bột sắn, khoai, bánh mìThực phẩm ít xơ sợi như các loại rau củ nonThức uống phù hợp như nước chín, nước chè loãngQuá trình chế biến các món ăn cha mẹ nên ưu tiên hấp luộc, hầm nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn. Điều này góp phần giảm kích thích bài tiết dịch vị và thức ăn vận nhanh qua dạ dày nhanh hơn.Hạn chế hoặc không sử dụng các loại thực phẩm có khả năng kích ứng niêm mạc dạ dày:Các loại nước sốt làm sẵn, dăm bông, lạp xưởng, xúc xíchMón ăn có độ cứng dai, nhiều xơ sợi như thịt có gân, sụn, rau sống, rau quả nhiều chất xơThức ăn chua như dưa cà, hành muối, hoa quả chuaGia vị mạnh như giấm, ớt, tỏi, tiêuRượu, chè, cà phê đặc.Chế độ ăn hợp lý cho trẻ viêm loét dạ dày ruột phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi, mỗi ngày chia số bữa ăn thành 5-6 lần.4.3. Tránh các thói quen sống gây kích thích niêm mạc dạ dàyCha mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày để nương nhẹ chức năng tiêu hóa của dạ dàyTập thói quen ăn uống điều độ, không con quá đói hoặc ăn quá noHạn chế sử dụng các món ăn chế biến bằng quay hay ránCác món ăn nên duy trì ở nhiệt độ thích hợp, không quá nóng hay quá lạnh vì như thế sẽ làm dạ dày co bóp mạnh. Nhiệt độ đồ ăn, thức uống thích hợp là khoảng 40-50 độ C. Hạn chế ăn thức ăn chiên rán sẽ giúp hạn chế tình trạng viêm dạ dày ở trẻ em 5. Phòng ngừa viêm loét dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Một số biện pháp giúp phòng tránh viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ bao gồm:Giữ vệ sinh cá nhân, tắm rửa mỗi ngày, đặc biệt cha mẹ cần rửa tay trước và sau khi cho ăn và sau khi đi vệ sinhHạn chế cho bé sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác vì đây là yếu tố tăng khả năng lây lan nhiều bệnh tật, trong đó viêm loét dạ dày ruột do HPKhông để trẻ vui chơi, nghịch ngợm ở những nơi bẩn. Đây là nơi sinh sống của các tác nhân gây bệnh, khi tiếp xúc giúp vi khuẩn dễ dàng tấn công vào cơ thể và gây các bệnh đường tiêu hóaThay đổi thói quen nhai và mớm thức ăn cho trẻ.Bảo đảm các món ăn của trẻ phải được nấu chín kỹ, vệ sinh sạch sẽ và bảo quản tốtCho trẻ uống nước đã được đun sôi để nguộiHạn chế bổ sung các món ăn chiên xào, món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, chất béo, thức uống có ga, đồ ăn cay nóng, thực phẩm vị chua...Chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất thiết yếu. Điều này giúp cơ thể phát triển toàn diện, nâng cao sức đề kháng và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày ruột nhiều bệnh lý khác nhau.Khi trẻ có dấu hiệu mắc các bệnh viêm loét dạ dày, cha mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra sớm từ đó nhằm có hướng điều trị kịp thời.