title
stringlengths 10
250
⌀ | url
stringlengths 42
251
| content
stringlengths 0
71.6k
| published_date
stringlengths 10
10
⌀ | author
stringlengths 0
1.02k
| category
stringclasses 76
values | source
stringclasses 4
values |
---|---|---|---|---|---|---|
Góc nhìn toàn cảnh về năng lực thu hút và giữ chân tập đoàn đa quốc gia của Việt Nam so với Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Indonesia... | https://cafebiz.vn/goc-nhin-toan-canh-ve-nang-luc-thu-hut-va-giu-chan-tap-doan-da-quoc-gia-cua-viet-nam-so-voi-trung-quoc-an-do-mexico-indonesia-20200901170344749.chn | Các doanh nghiệp lớn thực sự muốn mở rộng hoạt động ở quốc gia nào, Việt Nam, Ấn Độ hay Thái Lan, Indonesia? Và có đúng là họ muốn thoát Trung như lời đồn? Trong Báo cáo năng lực cạnh tranh đầu tư toàn cầu 2019/2020: Xây dựng lại niềm tin của nhà đầu tư trong thời điểm không chắc chắn, Ngân hàng Thế giới đã thực hiện một cuộc khảo sát với 2400 giám đốc kinh doanh làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia (MNE) tại 10 quốc gia thu nhập trung bình trong đó có Việt Nam. Kết quả khảo sát đã chỉ ra rất nhiều điểm mạnh, điểm yếu của Việt Nam so với các đối thủ trong cuộc đua thu hút FDI. 1. MNE hoạt động tại Việt Nam xuất khẩu nhiều hơn phục vụ thị trường nội địa Khi được hỏi Trong năm tài chính trước, bao nhiêu phần trăm doanh thu của công ty bạn là từ xuất khẩu?, có tới 74% CEO các công ty đa quốc gia trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam trả lời có. Trong khi tại Ấn Độ, con số này chỉ là 30%. Ở Trung Quốc là 48% và ở Thái Lan là 38% đáp án có cho câu hỏi này. Trong lĩnh vực dịch vụ, số lượng doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu lại cao ở Ấn Độ và Thái Lan, trong khi ở Trung Quốc chỉ 21% và Việt Nam là 29%. 2. Đầu vào cho quá trình sản xuất tại Việt Nam phụ thuộc nguồn nước ngoài Đầu vào của hoạt động sản xuất và cả dịch vụ của MNE tại Việt Nam cũng phải nhập khẩu nhiều hơn so với các quốc gia khác, từ Mexico, Malaysia đến Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan. Trung Quốc là quốc gia nơi doanh nghiệp ít phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào nhất. 3. Áp lực cạnh tranh của MNE tại Việt Nam chủ yếu đến từ công ty nước ngoài khác, không phải nội địa Trả lời câu hỏi: Trong 3 năm gần nhất, mặt hàng chủ chốt của công ty bạn tăng, giảm hay giữ nguyên thị phần tại quốc gia đầu tư?. 66% doanh nghiệp Ấn Độ trả lời thị phần của họ tăng, Việt Nam đứng thứ 3 với 55%. Đối với MNE tại Việt Nam, áp lực cạnh tranh lớn nhất đến từ các công ty nước ngoài khác, chiếm tới 61% (bao gồm cả công ty hoạt động tại Việt Nam và ở nước ngoài). Chỉ có 24% đến từ công ty trong nước và 5% đến từ hàng nhập khẩu. Áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa ở Việt Nam là thấp nhất trong số 10 quốc gia. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa ở Trung Quốc và Ấn Độ là rất cao, áp lực cạnh tranh đến từ doanh nghiệp nước ngoài khác là tương đối thấp. 4. 91% doanh nghiệp đa quốc gia sẽ còn gắn bó với Việt Nam trong 3 năm tới Khảo sát cho thấy, 46% MNE hoạt động tại Việt Nam cho biết sẽ mở rộng kinh doanh, 45% sẽ duy trì hoạt động, 1% sẽ thu hẹp hoạt động và 8% có ý định rời Việt Nam trong 3 năm tới. Số liệu cũng cho thấy không có nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc muốn mở rộng hoạt động (chỉ chiếm 17%). Nhưng có tới 73% doanh nghiệp cho biết họ sẽ duy trì hoạt động ở Trung Quốc và gần như 0% muốn thoái lui khỏi quốc gia tỷ dân này. Kết quả của Việt Nam trong câu hỏi này có phần khả quan lớn Thái Lan và Malaysia, nhưng lại kém hơn Indonesia. Đối thủ đáng gờm của Việt Nam cũng có thể sẽ là Ấn Độ khi có tới 97% công ty hoạt động tại đây sẽ mở rộng hoạt động hoặc ít nhất là duy trì. Chỉ có 1% muốn thu hẹp hoạt động. 5. 3 điểm khó của MNE tại Việt Nam: phê duyệt đầu tư, tỷ lệ nội địa hóa và ràng buộc với lao động nước ngoài Doanh nghiệp ở cả 10 quốc gia đều cho rằng quy trình phê duyệt đầu tư là trở ngại lớn nhất đối với doanh nghiệp nước ngoài. Về trở ngại lớn thứ hai, trong khi có tới 6 quốc gia trục trặc về ràng buộc giá, công nghệ, sản phẩm thì doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam lại gặp khó về yêu cầu nội địa hóa. Ràng buộc thứ ba tại Việt Nam là các quy định với người lao động nước ngoài. H.A | 2020-09-01 | H.A | Kinh tế vĩ mô | cafebiz |
Xuất khẩu tháng 8 tăng 6,5% nhờ điện thoại Made in Vietnam | https://cafebiz.vn/xuat-khau-thang-8-tang-65-nho-dien-thoai-made-in-vietnam-20200901093556513.chn | Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở trong nước và trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có một vài điểm sáng trong tình hình thương mại. Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở trong nước và trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2020 ước tính đạt 336,32 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6%; nhập khẩu đạt 162,21 tỷ USD, giảm 2,2%. Khu vực kinh tế trong nước vẫn tiếp tục là điểm sángtrong hoạt động xuất nhập khẩu khi kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 8 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng cao 15,3%; nhập khẩu đạt 72,05 tỷ USD, tăng 2,9%. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng ước tính xuất siêu 11,9 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 7/2020 đạt 24873 triệu USD, cao hơn 1873 triệu USD so với số ước tính, trong đó điện thoại và linh kiện cao hơn 585 triệu USD; điện tử, máy tính và linh kiện cao hơn 464 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng cao hơn 285 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2020 ước tính đạt 26,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước. Theo Tổng cục Thống kê, mức tăng này chủ yếu do Công ty Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới Note 20. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,5 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 17 tỷ USD, tăng 8%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2020 tăng 2,5%,trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 4,6%. Tính chung 8 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng với kim ngạch xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng 15,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 113,31 tỷ USD (chiếm 65,1% tổng kim ngạch xuất khẩu), giảm 4,5%. Trong 8 tháng có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 89,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điện thoại và linh kiện chiếm 18,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 31,5 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này đã giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước. HS | 2020-09-01 | HS | Xã hội | cafebiz |
Đất Xanh Miền Trung lên tiếng phủ nhận một số dự án BĐS của công ty liên quan đến ông chủ “thần đèn” MyAladdinz | https://cafebiz.vn/dat-xanh-mien-trung-len-tieng-phu-nhan-mot-so-du-an-bds-cua-cong-ty-lien-quan-den-ong-chu-than-den-myaladdinz-20200901090159575.chn | Đất Xanh Miền Trung vừa phát đi thông cáo, cho biết các dự án như One World Regency, One River Villas hay Le Pavillon do đơn vị này là chủ đầu tư hoặc hợp tác phát triển đều không thuộc quyền sở hữu hay có mối quan hệ hợp tác với vợ chồng chủ nhân ứng dụng gây xôn xao dư luận gần đây là MyAladdinz. Trước đó, trên tờ Viettimes có bài viết Chân dung ông chủ thần đèn MyAladdinz, trong đó có nêu thông tin hồi tháng 6/2018, ông Hoàn cùng vợ là bà Lưu Thị Diệm (SN 1989) thành lập CTCP Địa ốc Empala (Empala), có vốn điều lệ 5 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập là ông Lê Hoàn (nắm giữ 70% VĐL), bà Lưu Thị Diệm (nắm giữ 29% VĐL) và bà Lê Thị Hải Yến (nắm giữ 1% VĐL). Bà Diệm đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật. Đáng chú ý, trên website của Empala tự giới thiệu đang sở hữu loạt dự án bất động sản lớn như dự án One River Villas (Đà Nẵng), dự án LePavillon Luxury (Đà Nẵng), dự án One World Regency (Đà Nẵng), dự án Cao Xanh Hà Khánh (Hạ Long – Quảng Ninh) và dự án Dragon Smart City (Đà Nẵng). Trên website của Empala đăng tải One World Regency là “dự án của Empala. Tuy nhiên, Đất Xanh Miền Trung cho biết thông tin, hình ảnh, video đều copy còn nguyên logo Đất Xanh Miền Trung. Trao đổi với chúng tôi xung quanh thông tin về những dự án này, đại diện Đất Xanh Miền Trung phủ nhận có liên quan đến Empala cũng như ông chủ của ứng dụng MyAladdinz. Đồng thời khẳng định những thông tin sở hữu dự án này của Empala trên website là sai sự thật. Bộ phận pháp chế Đất Xanh Miền Trung, công ty này cho biết, Empala không hề đồng sở hữu hay đầu tư vào những dự án nêu trên. Doanh nghiệp này cũng không phải là sàn giao dịch bất động sản được Đất Xanh Miền Trung cấp quyền phân phối sản phẩm. Từ phương diện cá nhân, bản thân ông chủ MyAladdinz Lê Hoàn lẫn vợ mình, bà Lưu Thị Diệm cũng không nằm trong danh sách khách hàng giao dịch bất kỳ sản phẩm nào của Đất Xanh Miền Trung. Vì vậy, thông tin đăng tải trên website Empala, nói rằng One World Regency, Le Pavillon, One River Villas, Dragon Smart City thuộc dự án của Empala là sai sự thật. thông cáo của Đất Xanh Miền Trung nêu rõ. Cũng tại thông cáo này, Công ty Đất Xanh Miền Trung khẳng định 4 trên 6 dự án mà Empala lựa chọn quảng bá, xưng quyền sở hữu đều liên quan đến Đất Xanh Miền Trung. Trong đó, Đất Xanh Miền Trung là chủ đầu tư dự án One River Villas. Công ty cũng là chủ đầu tư dự án phố thương mại Le Pavillon. Đất Xanh Miền Trung đóng vai trò nhà phát triển dự án Dragon Smart City, và One World Regency - dự án khu đô thị nghỉ dưỡng cao cấp, ven sông Cổ Cò, gần biển với tổng diện tích dự án 22ha. Bình An | 2020-09-01 | Bình An | Kinh doanh | cafebiz |
Có tiền tỷ nhưng vợ chồng tôi vẫn ở nhà thuê chứ không mua nhà | https://cafebiz.vn/co-tien-ty-nhung-vo-chong-toi-van-o-nha-thue-chu-khong-mua-nha-20200901085941747.chn | Có sẵn 3 tỷ đồng, thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng đều đặn khoảng 40 triệu đồng/tháng nhưng chị Thu Nga ở Hà Nội chia sẻ vợ chồng chị vẫn ở nhà thuê thay vì mua nhà. “Nghĩ đến cảnh hàng tháng phải tính toán chi tiêu để trả nợ ngân hàng, ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sinh hoạt của gia đình khiến tôi thực sự thấy điều đó là gánh nặng vì thế vợ chồng tôi quyết định thuê nhà thay vì cố mua nhà và tôi vẫn có thể ở căn hộ chung cư như mong muốn mà không bị áp lực trả tiền lãi vay ngân hàng như các bạn bè của mình”, chị Nga nói.Khi thấy bạn bè mình mua những căn chung cư 3-4 tỷ đồng nhưng thường tài chính của họ chỉ có khoảng hơn nửa, số còn lại phải đi vay ngân hàng và trả nợ hàng tháng nên chị Nga cảm thấy rất áp lực. Các chung cư được vợ chồng chị Nga chọn thuê đều ở gần chỗ làm của chị để thuận tiện trong việc đi lại, không mất nhiều thời gian hít khói bụi ngoài đường. Chị Nga cho hay, vợ chồng chị thường chi tối đa 30% tổng thu nhập của hai vợ chồng để thuê nhà. Với số tiền 10-12 triệu đồng mỗi tháng thì có thể thuê những căn chung cư có giá trị mấy tỷ đồng để ở. Số tiền sẵn có vẫn nguyên 3 tỷ đồng gửi ngân hàng lấy lãi. Theo chị Nga, kể cả lúc lãi suất ngân hàng xuống thấp thì tiền lãi cũng đủ để thuê nhà. “Mỗi năm tiền thuê nhà chúng tôi chỉ mất khoảng 100 - 120 triệu đồng, nhưng số tiền sẵn có nếu không mang đi đầu tư mà chỉ gửi ngân hàng cũng có 180 – 240 triệu đồng/năm, tùy mức lãi suất cao thấp khác nhau. Căn nhà rộng 70m2, 2 phòng ngủ rất phù hợp với gia đình hai vợ chồng và 1 con nhỏ của chúng tôi. Như thế tôi thấy thuê nhà vẫn có lợi hơn là đi mua nhà”, chị Nga phân tích. Chị Nga cho rằng, với cách này thì vợ chồng chị cảm thấy rất nhàn, trong khi nhiều người cứ nghĩ bỏ ra một số tiền rồi vay mượn thêm ngân hàng, hàng tháng trả lãi và gốc cũng bằng hoặc hơn số tiền đi thuê nhà một chút thì sau vài năm là có quyền sở hữu cả căn nhà đó, suy nghĩ này chưa hẳn đã đúng. “Nếu cứ dồn hết cả tiền sẵn có với thu nhập vào chuyện trả nợ ngân hàng mỗi tháng không những mệt mỏi mà sau này khi trả hết nợ ngân hàng, con cái lớn lên, thu nhập của hai vợ chồng cũng tăng thêm thì liệu có còn thích ở căn nhà đã mua đó không hay lại muốn sở hữu căn hộ cao cấp hơn, rộng rãi hơn? Hoặc công ty chuyển địa điểm hay thay đổi công việc thì lại phải di chuyển đi làm xa hơn, khi ấy sẽ cảm thấy rất bất tiện”, chị Nga nói. Ngoài ra, chị Nga cho rằng, số tiền sẵn có nếu không gửi ngân hàng thì bất kể lúc nào chồng chị cần vốn đầu tư ngắn hạn vào dự án này, dự án kia đều sẵn có mà không phải đi vay ngân hàng. Chị Nga cho rằng, chúng ta nên tách biệt nhu cầu về nhà ở và nhu cầu về sở hữu nhà ở. Xưa nay người Việt thường có quan niệm an cư lạc nghiệp, tuy nhiên quan niệm này có lẽ không còn đúng với thời này nữa bởi nếu có nhu cầu về nhà ở, theo chị Nga việc đi thuê nhà là hợp lý và kinh tế hơn, duy chỉ mất công chuyển đồ đạc mỗi lần chuyển nhà mà thôi. Vì thế, dù đã đi thuê nhà 5 năm nay nhưng chị Nga cho hay, vợ chồng chị chưa khi nào có ý định mua nhà, nhất là nhà chung cư mà cứ thuê ở như hiện nay rất tiện lợi, kinh tế, không phải lo gánh nặng về vay mượn và cuộc sống luôn đảm bảo khi luôn ở những chung cư khu trung tâm sạch đẹp. Minh Thư | 2020-09-01 | Minh Thư | Kinh doanh | cafebiz |
Khaleej Times: Việt Nam là phép màu kinh tế khu vực châu Á | https://cafebiz.vn/khaleej-times-viet-nam-la-phep-mau-kinh-te-khu-vuc-chau-a-20200902210720077.chn | Ngày 1/9, tờ Khaleej Times đã đăng bài cho biết sau 75 năm giành độc lập, Việt Nam đã đóng vai trò chủ chốt trong khu vực Đông Nam Á với nền văn hóa, xã hội không ngừng phát triển, đời sống tinh thần và hoạt động thương mại được cải thiện cùng với nền chính trị ổn định. Thêm vào đó, tờ báo cũng khẳng định rằng thời gian gần đây, danh tiếng và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng cao. Sau hơn 7 thập kỷ, Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đóng vai trò là người bạn, đối tác tin cậy, và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Năm 2019 được coi là một cột mốc quan trọng khi lần thứ hai Việt Nam giành được vị trí trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đây được đánh giá là một trong những chiến tháng quan trọng của Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng đóng vai trò là Chủ tịch ASEAN vào năm 2020. Điều này là cơ hội để Việt Nam tận dụng các mối quan hệ song phương với các quốc giá khác, từ đó tạo ra động lực mới với mục tiêu nâng cao vai trò và vị thế của mình. Ngân hàng Thế giới (WB) vừa qua cũng đã đánh giá Việt Nam là một môi trường kinh doanh ổn định, đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. WB cũng dự đoánh nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong tương lai. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế cũng đánh giá cao việc gia tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trog hàng chục năm qua. Đồng thời, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam đứng thứ 42/129 các quốc gia và vùng lãnh thổ, xếp thứ nhất trong số 26 quốc gia thu nhập trung bình và thứ 3 ở ASEAN. Theo Q.L | 2020-09-02 | Theo Q.L | Kinh tế vĩ mô | cafebiz |
Việt Nam tự cường nhìn từ diễn biến Chính phủ đi vay | https://cafebiz.vn/viet-nam-tu-cuong-nhin-tu-dien-bien-chinh-phu-di-vay-20200902194257468.chn | Kết quả đi vay của Chính phủ thay đổi lớn về chất lượng, có tính tự cường cao hơn trước. Ngày 01/9, Kho bạc Nhà nước gọi thầu 5500 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ với các kỳ hạn 5, 10, 15 và 20 năm. Kết quả, phiên đấu thầu đã huy động được tổng cộng 7782 tỷ đồng. Kết quả huy động lớn hơn do có thêm đấu thầu phụ. Đấu thầu thêm, nguồn tiền trên thị trường vẫn đáp ứng. Tiền lớn vẫn đang dồn về kênh trái phiếu Chính phủ. Tỷ lệ trúng thầu trên 90% thời gian gần đây phản ánh kết quả thuận lợi. Thuận lợi khi có cầu lớn, cầu lớn lãi suất phải trả giảm đi, chi phí ngân sách tiết kiệm thêm. CHI PHÍ TỐT NHẤT TỪ TRƯỚC TỚI NAY Ở phiên đấu thầu nói trên, cũng như kết quả gần đây, lãi suất trúng thầu kỳ hạn 5 năm chỉ xoay quanh 1,7%/năm; kỳ hạn 10 năm quanh 2,9%/năm; kỳ hạn 15 năm quanh 3%/năm; kỳ hạn 30 năm quanh 3,5%/năm. Đó là vùng lãi suất thấp nhất từ trước đến nay, kể từ khi Chính phủ đi vay qua phát hành và đấu thầu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Không những thấp nhất mà vùng lãi suất hiện nay thấp hơn rất nhiều so với những năm trước. Cụ thể, dữ liệu BizLIVE tập hợp cho thấy, lãi suất bình quân trái phiếu Chính phủ phát hành trong 8 tháng đầu năm nay chỉ vào khoảng 2,95%/năm, thấ hơn rất nhiều so với lãi suất phát hành bình quân năm 2019 (4,51%/năm), năm 2018 (4,71%); đặc biệt rất thấp so với giai đoạn trước, như mức bình quân năm 2015 6%/năm, 6,54% năm 2014; còn nếu giai đoạn 2010-2013 thì lên tới trên 8%/năm… Giá trị của giảm thiểu chi phí như trên cũng bắt đầu so sánh sát hơn với chi phí Chính phủ vay vốn ưu đãi nước ngoài. Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2019, lãi suất vay vốn nước ngoài vào khoảng 2%/năm. Sang năm 2020, cập nhật gần đây trong một dự thảo của Bộ Tài chính cho biết, mức lãi suất này giảm xuống một chút, khoảng 1,9%/năm. Điểm được nhìn đến là bước sang năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), liên tiếp cắt giảm và đưa lãi suất về gần 0. Tuy nhiên, lãi suất vay nước ngoài nói trên của Việt Nam vẫn không giảm nhiều. Một phần nguyên do, lãi suất Chính phủ vay trước đây mang tính cố định với các khoản vay kỳ hạn dài. Nhưng, trong cơ cấu và xu hướng, nguồn vay sẽ dần theo lãi suất thả nổi, thương mại hơn và bớt dần ưu đãi, khi Việt Nam đã từng bước thực hiện thành công công cuộc xóa đói giảm nghèo… TỰ CƯỜNG HƠN, CHỦ ĐỘNG HƠN Với xu hướng trên, chi phí lãi vay nước ngoài có thể sẽ tăng thêm, khi bớt dần ưu đãi. Ngoài ra, vay nước ngoài vẫn tiềm ẩn chi phí rủi ro tỷ giá, có những giai đoạn chi phí này còn cao hơn cả lãi suất. Tuy nhiên, từ trong năm 2019 và đến nay, Việt Nam đã tự cường hơn nguồn lực đáp ứng nhu cầu đi vay của Chính phủ. Dũ liệu từ báo cáo của Chính phủ cuối 2019 cho biết, tỷ lệ vay bằng đồng Việt Nam đã tăng lên, từ 55% vào cuối năm 2015 lên 62,3% dư nợ Chính phủ tính đến hết năm 2019. Cơ cấu trên dự báo sẽ tiếp tục tăng lên, gắn với kết quả phát hành trái phiếu Chính phủ thuận lợi, với khối lượng lớn được đáp ứng từ nguồn lực trong nước. Đáng chú ý, tính tự cường còn thể hiện ở cả nguồn vốn vay bằng ngoại tệ. Cụ thể, hiện Chính phủ vẫn còn dư nợ 1,7 tỷ USD sẽ đáo hạn trong năm nay và 2021. Nguồn này hoàn toàn do định chế tài chính trong nước đáp ứng, thay vì vay nước ngoài. Ở đây cũng cho thấy tiềm lực của một số định chế tài chính Việt Nam đã mạnh lên, chủ động nguồn ngoại tệ so với những giai đoạn trước đây. Như trên, tỷ lệ vay trong nước và bằng VND tăng lên, Chính phủ cũng giảm thiểu rủi ro chi phí biến động tỷ giá, nhất là khi các đồng tiền chính trong dự nợ (USD, EUR, JPY) thường biến động mạnh. Năm 2020, Chính phủ có kế hoạch đi vay quy mô đáng kể qua kênh trái phiếu. Đến nay đã huy động được 176340 tỷ đồng. Nguồn huy động trong 2019 và hiện nay một phần để cân đối lại kỳ hạn và thanh khoản, do giai đoạn trước trái phiếu Chính phủ chủ yếu có kỳ hạn ngắn. Trong trường hợp Chính phủ gia tăng quy mô huy động nữa, với nguồn tiền trong nước hiện nay, thuận lợi nói trên, khả năng thành công và tính tự chủ, tự cường dự báo sẽ tiếp tục thể hiện. BizLIVE sẽ có bài viết thêm về diễn biến của các nguồn tiền lớn trong nước hiện nay. Minh Đức | 2020-09-02 | Minh Đức | Xã hội | cafebiz |
Vingroup rút khỏi dự án sân golf, khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Quảng Ninh | https://cafebiz.vn/quang-ninh-thu-hoi-dia-diem-nghien-cuu-quy-hoach-to-hop-san-golf-nghi-duong-cua-vingroup-20200902131809687.chn | Quảng Ninh thu hồi địa điểm nghiên cứu quy hoạch tổ hợp sân golf, nghỉ dưỡng của Vingroup Tổ hợp sân golf, nghỉ dưỡng khu đồi Khe Chè được kêu gọi đầu tư. Ảnh:TTXTĐT Quảng Ninh, UBND tỉnh Quảng Ninh vừa quyết định thu hồi địa điểm nghiên cứu quy hoạch tổ hợp sân golf; khu du lịch, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao, biệt thự cao cấp tại khu hồ Khe Chè, thị xã Đông Triều. Dự án này đã được tỉnh đồng ý chủ trương để Tập đoàn Vingroup nghiên cứu quy hoạch từ năm 2017, có 2 lần nghe tập đoàn báo cáo phương án quy hoạch trong năm 2018. Tuy nhiên đến nay, quy hoạch chưa được phê duyệt và Vingroup đề nghị không tiếp tục nghiên cứu quy hoạch. UBND tỉnh hủy bỏ các văn bản ban hành liên quan quá trình triển khai nghiên cứu quy hoạch dự án. UBND thị xã Đông Triều cần xây dựng lại khu vực theo định hướng quy hoạch chung, quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực được phê duyệt. Dự án trên nằm trong danh mục kêu gọi thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2015. Theo đó, diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng 270 ha, đầu tư sân golf 27 lỗ. Vốn đầu tư dự kiến do nhà đầu tư đề xuất. Tiến độ thực hiện dự kiến 2016 - 2020. Dự án lúc này đã được cập nhật vào quy hoạch chung, chưa triển khai lập quy hoạch, lập dự án đầu tư. Trong một phương án quy hoạch từng được Vingroup nêu ra, Chủ tịch UBND Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đã yêu cầu trước mắt nghiên cứu sân golf 18 lỗ, diện tích tối đa 100 ha và dành quỹ đất dự trữ phù hợp để bố trí sân golf 9 lỗ ở giai đoạn sau để phù hợp với điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến hết năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) đã được phê duyệt. Ông Nguyễn Đức Long cũng đề nghị không nghiên cứu vào đất rừng tự nhiên, hạn chế tối đa việc nghiên cứu vào diện tích đất lúa và hạn chế tối đa san gạt địa hình; việc bố trí bãi tắm và khu biệt thự cao cấp ở phía Bắc bãi tắm chưa phù hợp với điều kiện địa hình và cảnh quan chung khu vực; nghiên cứu tầng cao khách sạn chính 5 tầng để đảm bảo quy hoạch chung xây dựng... Lê Xuân | 2020-09-02 | Lê Xuân | Kinh doanh | cafebiz |
Nhiều chuyên gia dự báo bất động sản vẫn là kênh đầu tư sinh lời tốt và hấp dẫn trong trung và dài hạn | https://cafebiz.vn/nhieu-chuyen-gia-du-bao-bat-dong-san-van-la-kenh-dau-tu-sinh-loi-tot-va-hap-dan-trong-trung-va-dai-han-20200902133531452.chn | Dù ảnh hưởng khá nặng nề từ dịch Covid-19 nhưng theo các chuyên gia, thị trường BĐS còn nhiều “cửa sáng” trong thời gian tới. Dĩ nhiên, với kênh đầu tư này không phải cuộc chơi ngắn hạn. Tại hội thảo diễn ra mới đây, ông Nguyễn Đức Hưởng, Nguyên Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank nêu góc nhìn, sau chứng khoán, vàng, chắc chắn sẽ đến lúc sốt đất. Đầu tư vào đất chỉ có lãi. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, thị trường BĐS Việt Nam đang mất cân đối, cầu đang chờ cung do chúng ta đang thiếu cơ sở pháp lý để cung có hàng. Cũng tại hội thảo này, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC nhấn mạnh, về lâu dài BĐS vẫn là kênh hấp dẫn nhất và có khả năng sinh lời cao nhất. Trong thời gian qua, nếu nhà đầu tư thua lỗ chủ yếu là do chạy theo phong trào. Ông Quyết tin rằng trong những năm tới, thị trường BĐS vẫn còn rất nhiều lợi thế. Tuy nhiên, với quy trình thủ tục pháp lý hiện nay, việc hoàn thiện dự án BĐS gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ với BĐS đô thị, từ khâu lên dự án cho đến khi đưa ra thị trường, hoàn thiện điện đường trường trạm…, quy trình phải mất ít nhất 3 - 4 năm, với điều kiện luân chuyển tiền một cách có hệ thống. Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ khó mà theo được với quy trình này. Dù thị trường ảnh hưởng bởi 2 đợt dịch, tôi vẫn chưa thấy dấu hiệu giảm giá hay bán phá giá BĐS, ông Quyết nhấn mạnh. Cùng quan điểm, Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho hay, về trung và dài hạn, BĐS vẫn là kênh đầu tư sinh lợi tốt nhất, an toàn nhất và có dư địa lớn nhất. Về yếu tố sinh lợi thông qua giá trị, thị trường BĐS trong suốt nhiều năm qua, chưa có cuộc khủng hoảng nào mà BĐS giảm giá. Ngược lại, BĐS vẫn tăng đều, bình quân từ 5-7%. Ngoài ra, BĐS còn có khả năng sinh lợi khi khai thác kinh doanh để gia tăng thêm lãi. Theo vị chuyên gia này, giá BĐS ở Việt Nam nhìn chung vẫn đang ở mức thấp. BĐS ở những khu vực mới phát triển, và phát triển tốt thì phân khúc đất nền là phân khúc nhà đầu tư có thể xem xét đầu tư. Với BĐS nghỉ dưỡng, đây là phân khúc có lợi thế, dư địa lớn để phát triển. Nếu có ít tiền thì nên đầu tư vào ngân hàng vì an toàn và vẫn sinh lợi. Trong bối cảnh này lãi suất ngân hàng vẫn ổn. Còn nếu có nhiều tiền hơn một chút thì nhà đầu tư có thể xem xét đến nhiều kênh hơn như vàng, chứng khoán. Còn thực sự có nhiều tiền thì mới nên đầu tư vào BĐS. Nếu ít tiền và phải sử dụng đòn bẩy tài chính thì tôi khuyên là chưa nên tham gia vì chúng ta chưa thể biết tình hình Covid đến khi nào được kiểm soát, ông Đính đưa lời khuyên. Trước đó, khi trao đổi về thị trường BĐS, ôngLê Minh Trí, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Nam Group cho hay,theokinh nghiệm của bản thân có một thực tế là BĐS không bao giờ xuống giá, mà chỉ có tăng giá. Vì thế, đầu tư vào BĐS chỉ có lãi. Có chăng, có một vài thời điểm do tác động của yếu tố ngoại cảnh khiến giá BĐS chững lại, đi ngang rồi tiếp tục tăng khi thị trường ổn định, không có chuyện BĐS xuống giá theo thời gian. Quan điểm về kênh đầu tư trên thị trường, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, CEO Đại Phúc Land khẳng định, trong ngắn hạn có thể một vài thời điểm BĐS chững lại do các yếu tố khách quan, còn về dài hạn BĐS vẫn là kênh mang lại lợi nhuận tốt so với các kênh đầu tư khác. Lấy ví dụ ở dự án của doanh nghiệp mình, bà Hương cho biết, dự án Vạn Phúc City trong vòng 3 năm, giá đất tăng gấp 5 lần, giá nhà tăng gấp 3 lần. Lúc thị trường tốt, theo kinh nghiệm giá trị BĐS tăng trưởng 20-25%, lúc thị trường chững mức độ tăng ít hơn tầm 10-15%. Việc đầu tư vào kênh nào lúc này phụ thuộc vào khẩu vị, ngân sách của mỗi NĐT cá nhân. Riêng đối với NĐT có tổ chức họ sẽ phân tích, đánh giá rất kỹ các yếu tố, phương pháp để vào thị trường. Họ sẽ phân tích trên các yếu tố như uy tín của CĐT, loại hình sản phẩm, vị trí sản phẩm tọa lạc…và đưa ra quyết định. Nếu quá thận trọng NĐT sẽ mất cơ hội, còn kì vọng quá lớn thì phải chấp nhận rủi ro, bà Hương chia sẻ. Dĩ nhiên, đối với bất cứ kênh đầu tư nào cũng có những rủi ro. Với BĐS, có nhiều NĐT BĐS chịu thua lỗ do vào thị trường không đúng thời, hoặc không tìm hiểu kỹ thị trường. Nhưng không thể phủ nhận một điều, rất nhiều người phất lên nhờ đầu tư vào BĐS. Biên lợi nhuận trong dài hạn với những người có dòng tài chính sẵn có luôn hấp dẫn rõ nét hơn các kênh đầu tư khác. Còn với cách đầu tư lướt sóng ngắn hạn thì chắc chắn dù vào thị trường thời điểm nào cũng thiếu bền vững, dễ rủi ro, thất bại theo kiểu được cả ngã về không. Hạ Vy | 2020-09-02 | Hạ Vy | Bất động sản | cafebiz |
[Bài học đầu tư] Đầu tư vào nỗi sợ hãi của thị trường là cách 90% triệu phú USD tại Việt Nam giàu lên nhờ bất động sản | https://cafebiz.vn/bai-hoc-dau-tu-dau-tu-vao-noi-so-hai-cua-thi-truong-la-cach-90-trieu-phu-usd-tai-viet-nam-giau-len-nho-bat-dong-san-20200902131101015.chn | Hãy đầu tư vào BĐS trung và dài hạn, đừng nhìn ngắn hạn, ngắn hạn rất nguy hiểm. Bất kỳ phân khúc nào của BĐS cũng đều rất tốt ở dài hạn, ông Đặng Văn Quang, Giám đốc JLL Việt Nam khẳng định. Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc JLL Việt Nam cho biết, theo số liệu thống kê, hiện nay ở Việt Nam số lượng triệu phú tiền USD dựa trên con số công khai, số lượng người có 1 triệu USD ở Việt Nam khoảng trên 12000 người. Và 90% số lượng này đều trực tiếp hoặc gián tiếp kinh doanh BĐS. Đặc biệt trong nhóm 100 người giàu nhất Việt Nam, tức là có trên 30 triệu USD, con số liên quan trực tiếp đến kinh doanh BĐS là 99,1%, và đây là con số đáng suy ngẫm. Vậy thời điểm bây giờ có nên đầu tư BĐS? Tôi cho rằng, hãy đầu tư vào nỗi sợ hãi của thị trường. Thị trường sợ hãi nhất điều gì chúng ta đầu tư vào đấy..., ông Quang khẳng định. Ông Quang khẳng định BĐS không phải cuộc chơi ngắn hạn, việc kiếm tiền ngắn hạn trên thị trường BĐS không bền vững. BĐS là cuộc chơi của trung và dài hạn, như hiện tại cần phải bỏ qua rủi ro từ Covid-19, bởi thế giới sẽ tìm được vắc xin. Theo đó, hãy coi Covid-19 như trạng thái bình thường mới... Chuyên gia của JLL Việt Nam khuyến nghị nhà đầu tư nên đầu tư trung hạn chứ không ngắn hạn trên thị trường BĐS. Với Việt Nam, trong trung hạn GDP dự báo tăng trưởng tốt, triển vọng trung hạn vẫn rất tốt. Thậm chí ông Quang tin rằng, nếu 30 năm nữa có thiết bị bay cá nhân thì thị trường BĐS sẽ rất khác. Đó là xu hướng sẽ là tất cả các đô thị vệ tinh sẽ được kết nối, lúc đó sẽ kết nối luôn với trung tâm, khi đó những bất động sản cách 1, 2 tiếng lái xe so với trung tâm thành phố vô cùng hấp dẫn. Hãy đầu tư vào BĐS trung và dài hạn, đừng nhìn ngắn hạn, ngắn hạn rất nguy hiểm. Bất kỳ phân khúc nào của BĐS cũng đều rất tốt ở trung hạn, ông Quang cho biết. Cùng quan điểm với ông Quang, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cũng nêu quan điểm đầu tư bất động sản phải có nguyên tắc. Dù mỗi nguyên tắc là phù hợp với khẩu vị rủi ro của từng nhà đầu tư nhưng tựu trung lại đều phải tuân thủ 4 nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Đầu tư nhìn theo hướng trung và dài hạn; lướt sóng hay đầu cơ ở thời điểm này là rất khó. Nguyên tắc 2: Không theo phong trào. Nguyên tắc 3: Không dùng đòn bẩy tài chính quá nhiều. Nguyên tắc 4: Đa dạng hóa kênh đầu tư. Theo ông Lực về BĐS, hiện có một số phân khúc được quan tâm là Second home và BĐS nhà ở. Hiện tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam là 39% cuối năm ngoái, Chính phủ đặt mục tiêu tăng tỷ lệ này lên 50-52% vào năm 2030 nên nhu cầu nhà ở ở Việt Nam còn rất lớn. Còn với BĐS du lịch, ông Lực đánh giá là một câu chuyện đầu tư lâu dài. Nếu quyết định đầu tư lâu dài thì BĐS du lịch là một kênh đáng lưu ý. Lan Nhi | 2020-09-02 | Lan Nhi | Bất động sản | cafebiz |
Nhiều chuyên gia dự báo bất động sản vẫn là kênh đầu tư sinh lời tốt và hấp dẫn trong trung và dài hạn | https://cafebiz.vn/nhieu-chuyen-gia-du-bao-bat-dong-san-van-la-kenh-dau-tu-sinh-loi-tot-va-hap-dan-trong-trung-va-dai-han-2020090211124003.chn | Dù ảnh hưởng khá nặng nề từ dịch Covid-19 nhưng theo các chuyên gia, thị trường BĐS còn nhiều “cửa sáng” trong thời gian tới. Dĩ nhiên, với kênh đầu tư này không phải cuộc chơi ngắn hạn. Tại hội thảo diễn ra mới đây, ông Nguyễn Đức Hưởng, Nguyên Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank nêu góc nhìn, sau chứng khoán, vàng, chắc chắn sẽ đến lúc sốt đất. Đầu tư vào đất chỉ có lãi. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, thị trường BĐS Việt Nam đang mất cân đối, cầu đang chờ cung do chúng ta đang thiếu cơ sở pháp lý để cung có hàng. Cũng tại hội thảo này, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC nhấn mạnh, về lâu dài BĐS vẫn là kênh hấp dẫn nhất và có khả năng sinh lời cao nhất. Trong thời gian qua, nếu nhà đầu tư thua lỗ chủ yếu là do chạy theo phong trào. Ông Quyết tin rằng trong những năm tới, thị trường BĐS vẫn còn rất nhiều lợi thế. Tuy nhiên, với quy trình thủ tục pháp lý hiện nay, việc hoàn thiện dự án BĐS gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ với BĐS đô thị, từ khâu lên dự án cho đến khi đưa ra thị trường, hoàn thiện điện đường trường trạm…, quy trình phải mất ít nhất 3 - 4 năm, với điều kiện luân chuyển tiền một cách có hệ thống. Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ khó mà theo được với quy trình này. Dù thị trường ảnh hưởng bởi 2 đợt dịch, tôi vẫn chưa thấy dấu hiệu giảm giá hay bán phá giá BĐS, ông Quyết nhấn mạnh. Cùng quan điểm, Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho hay, về trung và dài hạn, BĐS vẫn là kênh đầu tư sinh lợi tốt nhất, an toàn nhất và có dư địa lớn nhất. Về yếu tố sinh lợi thông qua giá trị, thị trường BĐS trong suốt nhiều năm qua, chưa có cuộc khủng hoảng nào mà BĐS giảm giá. Ngược lại, BĐS vẫn tăng đều, bình quân từ 5-7%. Ngoài ra, BĐS còn có khả năng sinh lợi khi khai thác kinh doanh để gia tăng thêm lãi. Theo vị chuyên gia này, giá BĐS ở Việt Nam nhìn chung vẫn đang ở mức thấp. BĐS ở những khu vực mới phát triển, và phát triển tốt thì phân khúc đất nền là phân khúc nhà đầu tư có thể xem xét đầu tư. Với BĐS nghỉ dưỡng, đây là phân khúc có lợi thế, dư địa lớn để phát triển. Nếu có ít tiền thì nên đầu tư vào ngân hàng vì an toàn và vẫn sinh lợi. Trong bối cảnh này lãi suất ngân hàng vẫn ổn. Còn nếu có nhiều tiền hơn một chút thì nhà đầu tư có thể xem xét đến nhiều kênh hơn như vàng, chứng khoán. Còn thực sự có nhiều tiền thì mới nên đầu tư vào BĐS. Nếu ít tiền và phải sử dụng đòn bẩy tài chính thì tôi khuyên là chưa nên tham gia vì chúng ta chưa thể biết tình hình Covid đến khi nào được kiểm soát, ông Đính đưa lời khuyên. Trước đó, khi trao đổi về thị trường BĐS, ông Lê Minh Trí, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Nam Group cho hay,theokinh nghiệm của bản thân có một thực tế là BĐS không bao giờ xuống giá, mà chỉ có tăng giá. Vì thế, đầu tư vào BĐS chỉ có lãi. Có chăng, có một vài thời điểm do tác động của yếu tố ngoại cảnh khiến giá BĐS chững lại, đi ngang rồi tiếp tục tăng khi thị trường ổn định, không có chuyện BĐS xuống giá theo thời gian. Quan điểm về kênh đầu tư trên thị trường, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, CEO Đại Phúc Land khẳng định, trong ngắn hạn có thể một vài thời điểm BĐS chững lại do các yếu tố khách quan, còn về dài hạn BĐS vẫn là kênh mang lại lợi nhuận tốt so với các kênh đầu tư khác. Lấy ví dụ ở dự án của doanh nghiệp mình, bà Hương cho biết, dự án Vạn Phúc City trong vòng 3 năm, giá đất tăng gấp 5 lần, giá nhà tăng gấp 3 lần. Lúc thị trường tốt, theo kinh nghiệm giá trị BĐS tăng trưởng 20-25%, lúc thị trường chững mức độ tăng ít hơn tầm 10-15%. Việc đầu tư vào kênh nào lúc này phụ thuộc vào khẩu vị, ngân sách của mỗi NĐT cá nhân. Riêng đối với NĐT có tổ chức họ sẽ phân tích, đánh giá rất kỹ các yếu tố, phương pháp để vào thị trường. Họ sẽ phân tích trên các yếu tố như uy tín của CĐT, loại hình sản phẩm, vị trí sản phẩm tọa lạc…và đưa ra quyết định. Nếu quá thận trọng NĐT sẽ mất cơ hội, còn kì vọng quá lớn thì phải chấp nhận rủi ro, bà Hương chia sẻ. Dĩ nhiên, đối với bất cứ kênh đầu tư nào cũng có những rủi ro. Với BĐS, có nhiều NĐT BĐS chịu thua lỗ do vào thị trường không đúng thời, hoặc không tìm hiểu kỹ thị trường. Nhưng không thể phủ nhận một điều, rất nhiều người phất lên nhờ đầu tư vào BĐS. Biên lợi nhuận trong dài hạn với những người có dòng tài chính sẵn có luôn hấp dẫn rõ nét hơn các kênh đầu tư khác. Còn với cách đầu tư lướt sóng ngắn hạn thì chắc chắn dù vào thị trường thời điểm nào cũng thiếu bền vững, dễ rủi ro, thất bại theo kiểu được cả ngã về không. Theo Hạ Vy | 2020-09-02 | Theo Hạ Vy | Kinh doanh | cafebiz |
Nhà riêng lẻ 4 tầng hầm ở Hà Nội gây xôn xao từng bị xử phạt 2 lần | https://cafebiz.vn/nha-rieng-le-4-tang-ham-o-ha-noi-gay-xon-xao-tung-bi-xu-phat-2-lan-20200903161116312.chn | Việc công trình nhà ở riêng lẻ tại lô đất B3 phố Sơn Tây (phường Điện Biên) được UBND quận Ba Đình cấp phép 5 tầng nổi nhưng có đến 4 tầng hầm gây xôn dư luận từng bị xử phạt vi phạm hành chính 2 lần. Chủ công trình từng bị xử phạt 2 lần Trước những kiến nghị của các hộ dân tại ngõ 15 phố Sơn Tây về một số nội dung liên quan đến việc thi công xây dựng công trình tại lô B3 (phía Nam số 13 phố Sơn Tây) được cấp phép 5 tầng nổi nhưng có đến 4 tầng hầm , UBND phường Điện Biên cho biết, công trình do ông Lê Công và bà Vương Thị Vân Anh làm chủ đầu tư, được UBND quận Ba Đình cấp GPXD số 447 ngày 24/9/2019, và GPXD điều chỉnh số 617 ngày 18/12/2019. Qua quá trình kiểm tra, ngày 21/1 và ngày 20/5, UBND phường đã ban hành quyết định số 05/QĐ-UBND và Quyết định số 83/QĐ-UBND, xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư về hành vi “dựng tường rào trái phép trong phạm vi đất dành cho người đi bộ” và “tổ chức thi công xây dựng công trình để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định”. Xác nhận với PV, lãnh đạo UBND phường Điện Biên cho biết, số tiền mà UBND phường đã phạt chủ đầu tư là 750000 đồng về vấn đề vệ sinh môi trường. Hành vi lấn chiếm vỉa hè, bày vật liệu ra vỉa hè nên chúng tôi phạt về hành vi vệ sinh môi trường, vị này lý giải. Dùng tiêu chuẩn từ 16 năm trước đã bị hủy bỏ để cấp GPXD là bất thường NhưTiền Phongthông tin, công trình nhà ở riêng lẻ tại lô đất B3 phố Sơn Tây, phường Điện Biên được UBND quận Ba Đình cấp GPXD lạ có đến 4 tầng hầm với tổng diện tích sàn gần bằng tổng diện tích sử dụng của 5 tầng nổi đang gây tranh cãi trong giới chuyên môn và các cấp quản lý. Theo Luật sư Trần Thanh Quyết, việc phòng Quản lý đô thị Ba Đình (đơn vị tham mưa về cấp GPXD-PV) viện dẫn các căn cứ, tiêu chuẩn, quy chuẩn cũ đã bị thay thế để cấp GPXD cho công trình nhà ở riêng lẻ tại lô đất B3 phố Sơn Tây có đến 4 tầng hầm là không đúng thẩm quyền và tạo nhiều tiền lệ trong quản lý đô thị. UBND quận Ba Đình đã áp dụng cả tiêu chuẩn từ 16 năm trước, đã bị hủy bỏ, để cấp phép là không đúng. Dùng tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 323:2004 từ 16 năm trước để cấp 4 tầng hầm là không phù hợp vì hiện nay tiêu chuẩn này đã bị hủy bỏ theo Quyết định số 212/QĐ-BXD ngày 25/2/2013 của Bộ Xây dựng và được thay thế bằng tiêu chuẩn mới, vị Luật sư phân tích. Nhiều ý kiến cho rằng, việc cơ quan chức năng UBND quận Ba Đình viện dẫn các căn cứ, tiêu chuẩn để cấp phép xây dựng cho công trình nhà ở riêng lẻ tại lô đất B3 phố Sơn Tây (phường Điện Biên) là không đúng quy định hiện hành, sai thẩm quyền cấp phép. Theo tìm hiểu của PV, tại văn bản 6761/QHKT ngày 22/11/2019 của Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội phục vụ cấp GPXD điều chỉnh tại thửa đất lô B3 nêu rõ: “Việc nghiên cứu xây dựng 4 tầng hầm (tương đương với công trình cấp II) cần đảm bảo các yêu cầu về PCCC, thoát người khi có sự cố, tuân thủ quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn PCCC cho nhà và công trình QCXD 06:2010/BXD...”. Trước đó, Bộ Xây dựng cũng đã có các văn bản trả lời rõ Sở Xây dựng Hà Nội về thẩm quyền cấp GPXD và thẩm định hồ sơ thiết kế đối với nhà ở riêng lẻ có từ 2-5 tầng hầm theo phân cấp quy định tại Thông tư số 03/2016 của Bộ Xây dựng. Tại Phụ lục 2 - Phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết cấu (Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng) đã quy định, loại kết cấu nhà, thuộc cấp công trình cấp III chỉ được phép xây dựng 1 tầng hầm, với số tầng nổi từ 2-7 tầng, văn bản quy định nêu rõ. Chạy theo nhu cầu chủ đầu tư? Người dân ở cạnh công trình B3 Sơn Tây (phường Điện Biên) cho rằng, việc cấp GPXD cho nhà ở riêng lẻ tại khu đông đúc dân cư thuộc quy hoạch Khu trung tâm hành chính Ba Đình có đến 4 tầng hầm với tổng diện tích hầm gần bằng tổng diện tích tầng sàn sử dụng (5 tầng nổi) là bất thường, là “lách luật” để chạy theo nhu cầu của chủ đầu tư. Cần phải làm rõ việc thẩm định mục đích, công năng sử dụng của 4 tầng hầm là gì? Nếu không rất dễ trở thành một 8B Lê Trực dưới lòng đất, bởi vì công trình này nằm đối diện công trình sai phạm 8B Lê Trực hiện đang bị xử lý sai phạm về chiều cao và mật độ xây dựng”, một người dân cạnh công trình lo lắng. Đình Phong | 2020-09-03 | Đình Phong | Bất động sản | cafebiz |
EVFTA thúc đẩy doanh nghiệp phục hồi nhanh sau đại dịch? | https://cafebiz.vn/evfta-thuc-day-doanh-nghiep-phuc-hoi-nhanh-sau-dai-dich-20200903152237171.chn | Bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam cho rằng, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) sẽ là động lực lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh cơ hội phục hồi và hội nhâp sau đại dịch. Dịch Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực, làm suy giảm nền kinh tế toàn cầu trong đó có cả Châu Âu và Việt Nam. Thương mại quốc tế đã ghi nhận con số tăng trưởng âm trong những tháng đầu năm 2020. Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết quý 2/2020 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt hơn 240 tỷ USD, giảm -1,4% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với châu Âu là gần 30 tỷ USD, giảm -5,8%; trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu sang EU giảm -8,9% nhưng nhập khẩu tăng 5%. Trong bối cảnh đó, EVFTA sẽ là động lực lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh cơ hội phục hồi và hội nhâp sau đại dịch. Liên minh Châu Âu với 27 nước thành viên, tổng dân số khoảng 500 triệu người và thu nhập bình quân đầu người hàng năm khoảng 32900 USD sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường, thúc đẩy xuất nhập khẩu, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phục hồi nhanh sau đại dịch. Bà Trang cho biết, trong lúc chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị gián đoạn bởi đại dịch, Việt Nam nổi lên như một nước kiểm soát tốt đại dịch, nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu trong khu vực, và chính trị ổn định. Với hiệp định EVFTA có hiệu lực trong thời điểm này sẽ là cơ hội lớn cho Việt Nam thu hút đầu tư và xu hướng chuyển dịch sản xuất trên toàn cầu. Để nắm bắt cơ hội hồi phục nhanh sau đại dịch, theo bà Trang, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh quảng bá thương hiệu thông qua các hình thích trực tuyến và giao dịch điện tử; thay cho hình thức tiếp xúc trực tiếp và xúc tiến thương mại truyền thống. Đại dịch đã đẩy nhanh quá trình số hóa nói chung và thương mại điện tử trong ngành bán lẻ nói riêng. Lộ trình triển khai và thực hiện của EVFTA được ghi nhận là ngắn hơn so với các với tổng thời gian thực thi trung bình kéo dài khoảng 10 năm. Trong EVFTA, thời gian mà Việt Nam thực hiện cam kết ngắn hơn chỉ trong 7 năm, trong đó, nhiều điều khoản và thỏa thuận sẽ thực hiện trong vòng 2 đến 3 năm kể từ ngày ký hiệp định. Đây là thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu và đảm bảo thực hiện đúng các cam kết về chất lượng hàng hóa xuất khẩu sang EU. Có thể nhận thấy những hạn chế của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam như quy mô và nguồn lực nhỏ, nhiều hàng hóa chưa đạt chất lượng, mẫu mã kém đa dạng, giá cả còn cao, thiếu sự liên kết chuỗi sản xuất phân phối trong nước... Các doanh nghiệp cũng sẽ đối mặt với các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và quy tắc xuất xứ hàng hóa tại Châu Âu khi các nước trong EU phải cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu được ưu đãi từ Việt Nam. Để có thể tận dụng lợi thế của EVFTA, bà Trang cho rằng, các doanh nghiệp trong nước cần khai thác và đẩy mạnh các lợi thế hiện hữu cũng như tìm phương hướng để biến thách thức thành cơ hội, tập trung vào các mặt hàng chủ lực vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam như nông sản và thực phẩm, tìm hiểu nhu cầu thực tế và hành vi tiêu dùng của người dân Châu Âu là điều không thể thiếu để đẩy nhanh quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, tăng cường mối liên kết giữa sản xuất và phân phối để để thắt chặt mối quan hệ cung-cầu, tìm kiếm cơ hội và đẩy mạnh các kênh phân phối mới, góp phần cải thiện chất lượng, hình ảnh và sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Ngoài ra, cần liên kết, hợp tác với các đối tác ngoài nước để tận dụng công nghệ, quản lý và cả thị trường, qua đó, tăng cường khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước có thể phát triển thành công ty toàn cầu. Các doanh nghiệp cần xây dựng và tạo ra cho mình chuỗi cung ứng trong nước và khu vực, đặc biệt là các nước có hiệp định thương mại với cả EU và Việt Nam để tận dụng ưu đãi thuế quan từ EVFTA. Bên cạnh nổ lực tự vươn lên để xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam, sự hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể từ Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng biện pháp bảo vệ doanh nghiệp nội địa theo hướng lập các hàng rào kỹ thuật và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài, cũng như đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền về các quy định theo cam kết của EVFTA, bà Trang nhấn mạnh. Phương Nga | 2020-09-04 | Phương Nga | Xã hội | cafebiz |
Chung cư Hà Nội cắt lỗ mạnh nửa tỷ, tặng kèm quà vẫn khó bán | https://cafebiz.vn/chung-cu-ha-noi-cat-lo-manh-nua-ty-tang-kem-qua-van-kho-ban-20200904161507468.chn | Người mua chung cư hiện có thể “săn” được những căn hộ ưng ý khi các chủ nhà đang cắt lỗ mạnh tới 300-400 triệu đồng mỗi căn, còn nếu mua trực tiếp từ chủ đầu tư thì cũng có khá nhiều ưu đãi… Thị trường bất động sản chịu tác động chung bởi dịch bệnh khiến nhiều chủ đầu tư phải tung đủ “chiêu” để thu hút khách mua. Theo quan sát trên thị trường bất động sản Hà Nội, hiện có nhiều dự án chủ đầu tư bán nhà kèm quà tặng, khuyến mại để “câu” khách bên cạnh mức giá bán phải hợp lý. Đơn cử, dự án Green Park đang được chủ đầu tư bán với giá theo diện tích thông thủy 25-27 triệu đồng/m2, giá theo diện tích tim tường 23-25 triệu đồng/m2. Với các diện tích các căn hộ khác nhau từ 58-110 m2 thì căn hộ có diện tích nhỏ nhất ở dự án này có giá 1,4 tỷ đồng hoặc trên 2 tỷ đồng. Bên cạnh mức giá bán này, người mua nhà còn được tặng kèm vài chỉ vàng, thậm chí còn được chiết khấu tới vài phần trăm nếu thanh toán sớm. Hay có dự án ở phía Tây Hà Nội, bên cạnh việc tổ chức bốc thăm những món quà có giá trị thì chủ đầu tư còn “bắt tay” với ngân hàng đưa ra gói hỗ trợ tài chính cho người mua nhà vay tới 70% giá trị căn hộ, hỗ trợ lãi suất 0% và cam kết miễn phí trả nợ trước hạn trong 24 tháng. Nếu khách hàng có khả năng thanh toán sớm bằng vốn tự có của mình sẽ được chiết khấu lên đến 10% giá bán căn hộ. Thậm chí, có dự án ở Cầu Giấy còn tặng cả cây vàng cho người mua căn hộ bên cạnh việc hỗ trợ lãi suất 0% trong 18 tháng. Nhà đầu tư “cắt lỗ” sốc Không chỉ các chủ đầu tư phải nghĩ cách bán căn hộ mà ngay cả các nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp hiện cũng xoay mọi cách để “đẩy” hàng. Theo tìm hiểu, có căn hộ chủ nhà cắt lỗ tới 300 – 400 triệu đồng/căn so với lúc mua mà vẫn khó bán. Đơn cử, một nhà đầu tư từng mua căn chung cư hơn 70m2 tại dự án Ecolife Capitol trên đường Tố Hữu (Hà Đông) tính cả tiền nhà và tiền làm nội thất căn hộ hết khoảng 3 tỷ đồng nhưng khi rao bán chỉ dám ra giá 2,4 tỷ đồng nhưng hiện giờ vẫn chưa bán được. Chung cư ở thị trường thứ cấp được chủ căn hộ rao bán cắt lỗ nhiều Một căn hộ được rao bán cắt lỗ 200 triệu đồng so với giá của chủ đầu tư. Tương tự, chủ căn hộ khác ở cùng dự án nói trên cũng đã đầu tư chi phí hết 3,2 tỷ đồng, nhưng khi cần tiền muốn bán căn hộ, chủ căn hộ này đã rao bán từ đầu năm ngoái đến bây giờ vẫn chưa thể bán, dù giá bán căn hộ mỗi lúc rao đều giảm dần từ 3,2 tỷ xuống còn 2,8 tỷ đồng nhưng đến nay vẫn chưa bán được. Một dự án khác cũng xuất hiện tình trạng rao bán “cắt lỗ” hàng trăm triệu là Anland Lake View. Theo đó, chủ căn hộ có diện tích 89m2 với thiết kế 3 phòng ngủ, được rao bán cắt lỗ tới 200 triệu đồng. Vì cần tiền gấp nên chủ căn hộ chấp nhận bán cắt lỗ, thấp hơn giá chủ đầu tư hiện tại 200 triệu đồng và bao phí sang tên. Cùng với đó, người mua vẫn được hưởng các chính sách từ chủ đầu tư như hỗ trợ lãi suất 0%, miễn phí 1 năm phí dịch vụ… Nhận định về phân khúc chung cư trên thị trường Hà Nội, ông Nguyễn Đức Thêm - Quản lý Kinh doanh, Bộ phận Kinh doanh Quốc tế, Savills Hà Nội cho hay, giá bán căn hộ chung cư từ thị trường thứ cấp hiện giảm hơn so với thời gian trước. Còn giá bán căn hộ ở thị trường sơ cấp không có biến động hay nhiều thay đổi. “Quỹ đất trung tâm ngày càng eo hẹp, làn sóng ồ ạt nhiều dự án là không có, chính sách liên quan đến luật và các chính sách khác sẽ khiến các dự án bất động sản ra hàng từ từ. Những dự án đủ điều kiện chủ đầu tư sẽ đưa ra những chính sách tốt để bán hàng, hết tháng Ngâu cũng sẽ không có quá nhiều biến động liên quan đến giá nhà”, ông Thêm nhận định. Có ý kiến cho rằng, đây là thời điểm tốt để mua nhà bởi hiện nay lãi suất ngân hàng giảm, chủ đầu tư có nhiều chính sách ưu đãi, sản phẩm sẽ có nhiều lựa chọn. Đặc biệt, đối với phân khúc nhà ở có giá trên dưới 2 tỷ đồng thì nguồn cầu lúc nào cũng có trong khi nguồn cung hạn chế. Minh Thư | 2020-09-04 | Minh Thư | Bất động sản | cafebiz |
BIDV rao bán tòa nhà Crystal Palace trong khu Phú Mỹ Hưng với giá 356 tỉ đồng | https://cafebiz.vn/bidv-rao-ban-toa-nha-crystal-palace-trong-khu-phu-my-hung-voi-gia-356-ti-dong-2020090414102189.chn | Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace ở Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM vừa được Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) rao bán 356 tỉ đồng, giảm khá mạnh so với mức 535 tỉ đồng tòa nhà này được rao bán cuối năm ngoái. Cụ thể, BIDV cũng thông báo tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất là Trung tâm hội nghị tiệc cưới Crystal Palace tại lô C17-1-2, phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM với giá khởi điểm 356 tỉ đồng. Trung tâm tiệc cưới này được Tập đoàn Khải Vy xây trên khu đất rộng 2675m2, thời hạn sử dụng đến năm 2058 gồm 2 tầng hầm, 8 tầng nổi và sân thượng. Trước đó từ cuối năm 2019, trung tâm tiệc cưới này đã được rao bán trên mạng với giá 535 tỉ đồng, nếu thuê là 36 tỉ đồng/tháng. Được biết, Khải Vy đã đầu tư hơn 580 tỷ đồng để xây dựng Trung Tâm Hội Nghị Tiệc Cưới và Khách sạn MerPerle Crystal Palace tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Quận 7, TP.HCM), quy mô bao gồm 4 phòng tiệc cưới sức chứa hơn 1500 khách, cùng 80 phòng khách sạn chuẩn 4 sao. Trung tâm này đã được khai trương vào tháng 10/2015. Lan Nhi | 2020-09-04 | Lan Nhi | Bất động sản | cafebiz |
Khách sạn 5 sao ế ẩm chưa từng có, giá phòng khách sạn Metropole xuống thấp kỷ lục chỉ còn hơn 1 triệu đồng/ngày | https://cafebiz.vn/khach-san-5-sao-e-am-chua-tung-co-gia-phong-khach-san-metropole-xuong-thap-ky-luc-chi-con-hon-1-trieu-dong-ngay-20200904102126171.chn | Phân khúc khách sạn cao cấp 3-5 sao như Hilton, Hanoi Opera, Melia, Authentic Hanoi, Thắng Lợi,... rơi vào khủng hoảng trầm trọng do không có khách quốc tế. Có khách sạn công suất chỉ đạt 7%, hầu như rất ít sáng đèn. Báo cáo mới nhất của Sở Du lịch Hà Nội cho thấy, ngoài tác động tiêu cực của dịch Covid-19, ngày Quốc khánh 2/9 năm nay được nghỉ 1 ngày nên lượng khách du lịch đến Hà Nội không nhiều. Các cơ sở lưu trú du lịch khá vắng khách, mặc dù giá dịch vụ tại các cơ sở lưu trú giảm tới 40-60%. Tiêu biểu như khách sạn Pan Pacific ưu đãi hơn 40% còn 19 triệu đồng/1 đêm phòng Deluxe, tặng 500 nghìn đồng cho dịch vụ ẩm thực, ưu đãi 30% ăn uống tại nhà hàng và bar; InterContinental Hanoi Landmark 72 giá 4 triệu đồng/đêm với ưu đãi: Buffet sáng, trưa hoặc bữa tối cho 2 người, miễn phí nâng hạng phòng, ưu đãi 20% tại nhà hàng, quán bar, giảm 30% khi đặt phòng thứ 2; miễn phí dịch vụ trong KS. Đặc biệt, khách sạn Metropole giá 1,160 triệu đồng/ngày bao gồm phòng ngủ thuộc khu vực Opera Wing, sử dụng hồ bơi, phòng gym và một số đồ uống không cồn tại bar... Mặc dù giảm giá mạnh, nhưng công suất bình quân sử dụng buồng phòng khá thấp, uớc tính khối khách sạn 1-5 sao đạt 106%, giảm 534 % so với cùng kỳ năm 2019, cụ thể: Khách sạn Lotte đạt 30%, Khách sạn Metropole 25%, Crown Plaza Hà Nội 18%; Deawoo 7%... Nguyên nhân phân khúc khách sạn cao cấp 3-5 sao như Hilton, Hanoi Opera, Melia, Authentic Hanoi, Thắng Lợi,... rơi vào khủng hoảng trầm trọng bởi các khách sạn này chủ yếu phục vụ khách quốc tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19, hiện nay lượng khách quốc tế sang Việt Nam rất ít. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt chuẩn phục vụ khách, mặc dù các cơ sở đồng loạt đưa ra các gói giảm giá dịch vụ từ 40-50% tuy nhiên lượng khách vẫn rất vắng. Tại các khách sạn, nhà hàng và các trung tâm thương mại, mua sắm, ăn uống, giải trí... lượt khách và sức mua rất hạn chế, ước tính doanh thu giảm 80% so với cùng kỳ năm 2019. Đánh giá về triển vọng khách sạn, ông Nguyễn Trọng Thức - Phó Giám đốc của CBRE Hotels Việt Nam, Thị trường khách sạn trong giai đoạn 2020-2021 được dự báo sẽ luôn ở trong tư thế phòng thủ, với tình hình hoạt động có thể thay đổi liên tục do phải đối mặt với những biến động khó lường về dịch bệnh cho đến khi có vắc-xin phòng ngừa hoặc phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Quan sát trên thị trường hiện nay cho thấy hiện nhiều tập đoàn, quỹ đầu tư bắt đầu vào cuộc săn đón những tài sản bị áp lực nợ (distressed assets) với mức định giá thấp. Tuy nhiên, thị trường khách sạn 4-5 sao hiện vẫn chưa ghi nhận nhiều tài sản rơi vào tình thế này. Việc tài sản bị định giá thấp chủ yếu tập trung ở những khách sạn thuộc phân khúc bình dân trở xuống. Song song đó nhiều cơ hội cũng mở ra khi những chủ sở hữu các chuỗi khách sạn cũng đang tìm cách thoái vốn tại một số tài sản kém hiệu quả. Mặc dù Covid-19 sẽ để lại nhiều thiệt hại và tác động sâu rộng đến thị trường du lịch và khách sạn, theo ông Thức, diễn biến phòng chống dịch Covid-19 tích cực là một điểm cộng lớn. Việt Nam được cả thế giới biết đến là một trong những quốc gia ứng phó thành công và hiệu quả nhất trong đại dịch. Điều này đã giúp Việt Nam xây dựng hình ảnh một điểm đến an toàn trên bản đồ du lịch thế giới, giúp thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát. Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến nước ta trong tháng 8 đạt 16,3 nghìn lượt người, tăng 16,9% so với tháng trước. Con số tăng này chủ yếu là các chuyên gia Trung Quốc, Hàn Quốc làm việc tại các dự án; lái xe vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ; lưu học sinh Lào, Campuchia quay trở lại Việt Nam học tập. Tổng lượng khách quốc tế vẫn giảm 98,9% so với cùng kỳ năm 2019 do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế. Tính chung 8 tháng năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt gần 3,8 triệu lượt người, giảm 66,6% so với cùng kỳ năm trước. Lan Nhi | 2020-09-04 | Lan Nhi | Kinh doanh | cafebiz |
Bất động sản Bắc Ninh 'nóng', lưu ý gì khi đầu tư? | https://cafebiz.vn/bat-dong-san-bac-ninh-nong-luu-y-gi-khi-dau-tu-20200904084844155.chn | Bất động sản Bắc Ninh 'nóng', lưu ý gì khi đầu tư? 8 tháng công bố thông tin về 10 dự án khu đô thị mới Ngay từ đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã cùng lúc phê duyệt 3 dự án xây dựng khu nhà ở tại huyện Tiên Du. Cụ thể, khu nhà ở xã Việt Đoàn có diện tích sử dụng đất khoảng 2,7 ha, tổng mức đầu tư phần hạ tầng kỹ thuật là 24 tỷ đồng. Khu nhà ở xã Lạc Vệ có diện tích sử dụng đất khoảng 5,5 ha, tổng mức đầu tư phần hạ tầng kỹ thuật là 48,085 tỷ đồng. Khu nhà ở xã Đại Đồng có diện tích sử dụng đất gần 7,7 ha, tổng mức đầu tư phần hạ tầng kỹ thuật là 65,46 tỷ đồng. Bước sang tháng 3, tỉnh trình Thủ tướng phê duyệt khu vực phát triển đô thị Khu đô thị, du lịch, sinh thái, văn hoá, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí trên địa bàn huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn. Theo tờ trình này, dự án thuộc địa bàn các xã Tương Giang, xã Tam Sơn - thị xã Từ Sơn và thị trấn Lim, xã Nội Duệ, xã Phú Lâm - huyện Tiên Du. Quy mô khu vực phát triển đô thị khoảng 1687 ha, trong đó khoảng 1445 ha để phát triển khu đô thị mới; 242 ha đất làng xóm cũ, đất dự trữ phát triển dân cư địa phương, đất trồng cây cảnh… Dự kiến tổng kinh phí đầu tư dự án khoảng 126.008 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho khu vực phát triển đô thị mới là hơn 122000 tỷ đồng; vốn đầu tư cải tạo, chỉnh trang làng xóm cũ, phát triển dân cư địa phương là 3843 tỷ đồng. Chỉ tron 8 tháng, Bắc Ninh công bố thông tin về 10 dự án khu đô thị mới.Ảnh: UBND tỉnh Bắc Ninh Cũng trong tháng này, tỉnh tiếp tục ra văn bản tìm nhà đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng Khu thương mại dịch vụ tại phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Theo quyết định này, TP Bắc Ninh chịu trách nhiệm tổ chức mời thầu, thời gian lựa chọn nhà đầu tư bắt đầu từ tháng 2 năm nay. Dự án có quy mô sử dụng đất là 0,74 ha với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, trong đó chi phí thực hiện dự án là 297 tỷ đồng; chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng là 3 tỷ đồng. Đến cuối tháng 3, thị trường bất động sản Bắc Ninh tiếp tục có thêm thông tin về việc duyệt nhiệm vụ Quy hoạch 1/500 khu đô thị (phân khu A1) thuộc khu đô thị mới TP Bắc Ninh. Khu vực lập quy hoạch thuộc phường Hoà Long và phường Vũ Ninh. Quy mô dân số dự kiến là 14000 người, tổng diện tích lập quy hoạch là 98,8 ha. Mục tiêu của đồ án là quy hoạch khu đô thị đảm bảo tiêu chí hiện đại, sinh thái và thông minh, có bố trí các công trình kiến trúc cao tầng ở trên trục đường H, tạo điểm nhấn về không gian kiến trúc cảnh quan cho đô thị, phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Hay mới đây, trong tháng 7, công ty con của Vingroup là CTCP Vinfa đã tài trợ lập Quy hoạch 1/500 dự án khu đô thị Tây Bắc, TP Bắc Ninh với quy mô 360 ha. Sau đó, đến tháng 8, UBND tỉnh Bắc Ninh công bố phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Chợ - Trung tâm thương mại tại xã Yên Trung, huyện Yên Phong với tổng diện tích gần 10 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 1.026 tỷ đồng. Nhà đầu tư trúng thầu là CTCP Hateco Hà Nội. Tiếp đến, Bắc Ninh cũng cho biết đã chọn xong nhà đầu tư cho dự án Tổ hợp dịch vụ thương mại kết hợp nhà ở để bán tại phường Khúc Xuyên, TP Bắc Ninh. Dự án sẽ do Liên danh VIF - Tân Phát làm chủ đầu tư với mức vốn hơn 370 tỷ đồng, diện tích diện tích 0,88 ha. Gần đây nhất, UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch chi tiết Khu đô thị tại TP Bắc Ninh và huyện Quế Võ (thuộc ranh giới đồ án quy hoạch phân khu khu đô thị Đông Nam TP Bắc Ninh). Phạm vi nghiên cứu thuộc địa phận phường Vũ Ninh, xã Kim Chân, TP Bắc Ninh và xã Phương Liễu, xã Đại Xuân, huyện Quế Võ với tổng diện tích nghiên cứu khoảng 500 ha, dự kiến dân số khoảng 30000 người. Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm hẹn đầu tư Không chỉ bất động sản nhà ở, bất động sản công nghiệp Bắc Ninh cũng đón nhiều thông tin mới. Hồi tháng 1, tỉnh thành lập khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn giai đoạn 2 với diện tích gần 96 ha, tổng vốn đầu tư là 1.097 tỷ đồng. Đến tháng 2, Viglacera khởi công khu công nghiệp Yên Phong II-C với quy mô 221 ha, tổng mức đầu tư 2234 tỷ đồng và đồng thời khánh thành và khánh thành khu nhà ở xã hội dành cho công nhân tại khu công nghiệp Yên Phong với 4749 căn hộ dành cho công nhân và 108 căn hộ cho chuyên gia. Tháng 6, UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Thuận Thành I, tỷ lệ 1/2000 do lập. Dự án có quy mô khoảng 250 ha, được nghiên cứu quy hoạch tại các xã Nghĩa Đạo, Trạm Lộ và Ninh Xá, huyện Thuận Thành. Tháng 8, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp Gia Bình II, tỷ lệ 1/2000. Quy mô quy hoạch khoảng 261,8 ha, trong đó diện tích khu công nghiệp khoảng 250 ha. Dự án dự kiến nằm trên địa bàn các xã Nhân Thắng, Bình Dương, Thái Bảo và Vạn Ninh, có ranh giới phía Đông Bắc giáp đường QL17, phía Tây Bắc giáp xã Thái Bảo, đường tỉnh 282, phía Tây Nam giáp xã Nhân Thắng và xã Bình Dương. Thị trường không mới nhưng nhà đầu tư vẫn cần cẩn trọng Một báo cáo gần đây của website Batdongsan.com.vn cho thấy bất động sản Bắc Ninh tiếp tục nằm trong nhóm được quan tâm nhất khu vực phía Bắc. Giá bất động sản tại đây cũng đang neo ở mức cao, trung bình từ 21,5 – 25,4 triệu đồng/m2 đối với sản phẩm đất nền trong 6 tháng đầu năm. Bắc Ninh vẫn là thị trường được quan tâm hàng đầu tại khu vực phía Bắc.Nguồn: Batdongsan.com.vn Bắc Ninh vốn không phải là một thị trường mới nổi. Được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương, khả năng kết nối tốt cộng với sự phát triển không ngừng của bất động sản công nghiệp, Bắc Ninh hút nhiều nhà đầu tư với các đại dự án hàng trăm ha trong 3 năm qua. Bắc Ninh cũng được ví là đường đua của các doanh nghiệp địa ốc, không chỉ doanh nghiệp ở phía Bắc mà cả các doanh nghiệp lớn từng nằm vùng ở thị trường phía Nam. Cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, bất động sản Bắc Ninh đang tiếp tục chứng minh tiềm năng và thế mạnh của mình. Tuy vậy, không ít chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản vẫn cho rằng việc đầu tư vào các thị trường bất động sản tỉnh lẻ vẫn luôn có những rủi ro tiềm ẩn. Ông Diêm Anh Tú, Giám đốc sàn bất động sản Bắc Ninh Land, cho rằng từ đầu năm tới nay, không nằm ngoài ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường Bắc Ninh ghi nhận những diễn biến không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, tuy nhiên, ông Tú cho rằng các ảnh hưởng này vẫn ở mức chấp nhận được. Chẳng hạn, mức giá trung bình của bất động sản tại Bắc Ninh về cơ bản vẫn đi ngang, đặc biệt giá tại các khu vực như TP Bắc Ninh, Từ Sơn hay Thuận Thành vẫn duy trì, thậm chí tăng trưởng ở mức ổn định. Tỷ lệ giao dịch thành công, theo ông Tú, là không thể bằng các năm trước, bị điều chỉnh khoảng 20% do những tác động toàn diện của dịch bệnh. Nhìn nhận về cơ hội cũng như rủi ro của thị trường bất động sản Bắc Ninh trong những năm tới, ông Tú cho rằng trước mắt, trong 2 năm từ nay đến 2022, tức trong khoảng thời gian tỉnh đầu tư vào hạ tầng, quy hoạch để tiến tới thành phố trực thuộc Trung ương, bất động sản Bắc Ninh vẫn có nhiều dư địa tăng giá, đặc biệt tại các khu vực quỹ đất không còn nhiều như trung tâm thành phố Bắc Ninh. Còn sau 2022, khi mức giá đã có thể đạt đỉnh, thị trường sẽ có sự điều chỉnh, ông Tú nói. Tuy nhiên, cơ hội và rủi ro sẽ khác nhau ở từng phân khúc. Giám đốc sàn Bắc Ninh Land cho hay một số loại hình như chung cư cao cấp đang gặp khó ở thị trường Bắc Ninh, đặc biệt ở phân khúc hướng tới mục đích cho thuê quanh các khu công nghiệp, giá có thể giảm tới 30% so với đỉnh điểm hồi 2017-2018. Với loại hình này, ông Tú cho rằng nhà đầu tư cần cẩn trọng, xem xét kỹ trước khi xuống tiền. Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, cho rằng nhìn chung, đất nền tỉnh lẻ là phân khúc sáng nhất trong thời điểm hiện tại khi thị trường tại Hà Nội và TP HCM sụt giảm, bất động sản nghỉ dưỡng đang tồn tại những lấn cấn về pháp lý và ảnh hưởng của dịch bệnh. Song ông Đính cho rằng bất động sản tỉnh lẻ thời gian qua chứng kiến rất nhiều cơn sốt ảo, mà nguyên nhân chủ yếu đến từ tâm lý đám đông của các nhà đầu tư. Vị chuyên gia này nhìn nhận ở bất kể thị trường nào, giá bất động sản cũng phản ánh tiềm năng của khu vực và tỷ lệ thuận với những giá trị về mặt hạ tầng, quy hoạch... Khi giá đất bị đẩy lên quá cao, nhà đầu tư không nên chạy theo phong trào nữa mà cần cân nhắc cẩn trọng để có phương án hợp lý. Chưa kể, ông cũng quan niệm thị trường bất động sản đang phát triển đi ngang chứ không còn là giai đoạn phát triển đi lên như giai đoạn 2015 - 2018 nữa. Tại các địa phương, quỹ đất để phát triển đô thị vẫn còn khá nhiều nên việc tăng giá bất thường hay tăng giá mạnh sẽ khó xảy ra. Tại thị trường Bắc Ninh và phần lớn thị trường tỉnh lẻ, hầu hết nhà đầu tư đều không có nhu cầu ở thực mà chủ yếu mua đất để đầu cơ. Nhưng đã qua thời kỳ có thể đầu tư lướt sóng, đầu cơ vào đất nền rồi. Thị trường đang bước vào giai đoạn bình ổn, giá cả sẽ không có sự biến động mạnh. Với những kịch bản ảm đạm cho năm 2020 như đã được dự báo, không lướt sóng là cách phòng vệ tốt nhất tránh rủi ro cho các nhà đầu tư”, ông Đính nói Lâm Tùng | 2020-09-04 | Lâm Tùng | Bất động sản | cafebiz |
Thị trường bất động sản sẽ bắt đầu hồi phục từ cuối năm 2020 | https://cafebiz.vn/thi-truong-bat-dong-san-se-bat-dau-hoi-phuc-tu-cuoi-nam-2020-20200904082500577.chn | Theo Báo cáo đánh giá giữa năm về Triển Vọng Thị Trường Bất động sản khu vực Châu Á – TBD của CBRE, hầu hết các mảng thị trường bất động sản sẽ bắt đầu hồi phục từ cuối năm 2020 đến cuối năm 2021. Tuy nhiên, tốc độ hồi phục của thị trường bất động sản (BĐS) thương mại sẽ chậm hơn nền kinh tế nói chung. Mặc dù tình trạng giãn cách xã hội cùng với những hạn chế trong việc đi lại đã được nới lỏng tại hầu hết các khu vực ở Châu Á-TBD, mức độ hồi phục của các hoạt động kinh tế và thị trường bất động sản nhìn chung không đồng đều tại các nước. Theo như Chỉ số đo lường mức độ phục hồi của các nước do CBRE đánh giá dựa trên hoạt động kinh tế, vận tải, hoạt động mua sắm, giải trí, du lịch, làm việc; New Zealand, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đang dẫn đầu. CBRE dự kiến thị trường Công nghiệp & Kho vận sẽ phục hồi nhanh chóng khỏi sự suy thoái kinh tế do dịch bệnh gây ra. Yếu tố kích cầu sẽ đến từ sự phát triển của mảng thương mại điện tử. CBRE đánh giá, các mảng thị trường bất động sản khác sẽ cần nhiều thời gian hơn để thích nghi với xu hướng phát triển mới, bao gồm: Các mặt bằng và toà nhà văn phòng sẽ cơ cấu lại để tăng tính linh hoạt trong việc đáp ứng các nhu cầu thuê đa dạng từ khách thuê; các khách sạn đang chờ sự quay lại của nhóm khách du lịch theo đoàn; và mảng bán lẻ sẽ phải thích nghi với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, những cửa hàng mua sắm truyền thống sẽ có ít khách lui tới hơn, nhưng lượng chi tiêu của khách cho một lần mua sắm sẽ cao hơn trước đây. Theo Báo cáo đánh giá giữa năm về Triển Vọng Thị Trường Bất động sản khu vực Châu Á – TBD trong năm 2020 của CBRE, các công ty công nghệ vẫn sẽ tiếp tục dẫn dắt nguồn cầu thị trường văn phòng khu vực Châu Á – TBD. Số lượng yêu cầu thuê tăng lên từ ngành dược phẩm, cùng với sự hồi phục của thị trường Trung Quốc góp phần tạo nên một viễn cảnh khả quan hơn trong thời gian tới. Đối với mảng công nghiệp & kho vận, nhu cầu thuê vẫn sôi động do các công ty thương mại điện tử phát triển với tốc độ phi mã. Mảng bán lẻ và khách sạn sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn tuy vẫn có nhiều tiềm năng phục hồi. Về thị trường đầu tư, nhà đầu tư tổ chức trong khu vực đang tìm kiếm cơ hội trong lãnh vực kho vận thông qua liên doanh hoặc/và đầu tư vốn. Một số nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đang có chiến lược đầu tư vào các tài sản văn phòng tại vị trí đắc địa của các thành phố cửa ngõ của Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore. Bà Đặng Phương Hằng, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam, cho biết, Đại dịch này đã để lại ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, khu vực Châu Á – TBD được tin rằng sẽ bắt đầu hồi phục từ cuối năm nay cho đến hết năm 2021. Bà Hằng cũng cho biết thêm, Trong khủng hoảng kinh tế lần này, lãi suất sẽ được giữ ở mức thấp nhất nhằm giúp kích cầu cho thị trường bất động sản thương mại khu vực Châu Á – TBD trong bối cảnh chênh lệch giữa tỷ suất đầu tư vào bất động sản và trái phiếu chính phủ ngày càng lớn. Các nhà đầu tư vẫn rất quan tâm vào bất động sản thương mại mặc cho lệnh hạn chế di chuyển và họ cũng đang tiếp cận các cơ hội đầu tư khác như các khoản nợ, tài sản có doanh thu ổn định và đất phát triển công nghiệp & kho vận. Báo cáo đánh giá về Triển Vọng Thị Trường Bất động sản khu vực Châu Á – TBD được CBRE phát hành vào đầu năm nay đã chỉ ra các xu hướng chính ảnh hưởng đến thị trường bất động sản thương mại như xu hướng đi ngược toàn cầu hóa, giảm phát, và thay đổi về nhân khẩu học. Trong báo cáo cập nhật giữa năm, CBRE vẫn giữ vững quan điểm về các xu hướng này và cập nhật thêm tình hình cũng như ảnh hưởng từ đại dịch đến các xu hướng trên. Lan Nhi | 2020-09-04 | Lan Nhi | Bất động sản | cafebiz |
4 gợi ý từ các “sói già bất động sản”: Ưu tiên an toàn vốn, đầu tư vào nơi người giàu hay lưu tới | https://cafebiz.vn/4-goi-y-tu-cac-soi-gia-bat-dong-san-uu-tien-an-toan-von-dau-tu-vao-noi-nguoi-giau-hay-luu-toi-20200903163949999.chn | Trong khi lãi suất tiết kiệm giảm sâu, vàng biến thiên chóng mặt, các lĩnh vực kinh doanh đều “nằm thở chờ thời” – thì bất động sản vẫn vững ngôi đầu bảng về sự an toàn và bền vững. 4 gợi ý sau từ các “sói già bất động sản” có thể sẽ hữu ích cho các nhà đầu tư trong bối cảnh đầy biến động này. Biến nguy thành cơ giữa mùa Covid-19 Cây viết chuyên bất động sản Nathan Yale (Singapore) cho rằng, dù bị tác động mạnh mẽ từ dịch Covid-19 nhưng giá nhà đất nói chung và bất động sản cao cấp không hề giảm mà còn đi lên bởi những người có tiền nhàn rỗi vẫn sốt sắng tìm mua đất chờ thị trường phục hồi. Dù bị tác động mạnh mẽ từ Covid-19 nhưng bất động sản cao cấp sẽ không giảm giá. Các khu bất động sản cao cấp luôn sở hữu những lợi thế vàng để sinh lời. Tại Việt Nam, tình trạng cũng tương tự. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản được Công ty chứng khoán SSI công bố mới đây, giá bất động sản tại khu vực Hà Nội có thể tăng từ 2-3%, và TPHCM có thể tăng từ 7-10% trong năm 2020, bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ Covid-19. Ngoài lý do chi phí đầu vào tăng và nguồn cung hạn chế (theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cả năm 2019 chỉ có 1 dự án được chạy) thì tâm lý tranh thủ mua nhà đất nhằm bắt dao rơi cũng khiến thị trường duy trì sức hấp dẫn. Từng chứng kiến và trải qua tất cả những thăng trầm và phát triển của thị trường, ông Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam cũng nhận định:Covid-19 sẽ còn kéo dài đến cuối năm 2020, nhưng thị trường bất động sản sẽ sớm phục hồi và phát triển lớn mạnh trong giai đoạn tiếp theo 2021-2022. Đây được xem là thời điểm để tìm cơ hội trong khó khăn, các nhà đầu tư bất động sản có tầm nhìn tận dụng được các ưu đãi kích cầu từ chủ đầu tư. An toàn vốn là ưu tiên số 1 Theo Noel Christopher, nhà phát triển kinh doanh của Renters Warehouse - công ty dịch vụ đầu tư bất động sản hàng đầu của Mỹ - lợi ích chính của đầu tư bất động sản là tạo dòng tiền và tăng khoản thu nhập hàng tháng. Một tài sản có lợi nhuận 10% hoặc cao hơn thì chắc chắn tạo ra dòng tiền, nhưng thấp hơn hoặc không có lợi nhuận thì tốt nhất nhà đầu tư nên xem lại. Điểm mấu chốt của kinh doanh bất động sản là dự đoán và ước tính chính xác độ rủi ro và số lợi nhuận tiềm năng. Vì thế, nhà đầu tư sẽ chỉ rót vốn vào các bất động sản có giá trị sử dụng thật, pháp lý tuyệt đối an toàn, quản lý và thanh khoản bất động sản được đảm bảo. Nếu làm được điều này, nhà đầu tư sẽ tính toán được thời điểm mua, bán bất động sản và sẽ có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn nhiều so với các kênh đầu tư khác. Mua bất động sản tại nơi những người giàu có hay lui tới Đây là lời khuyên của vị Tổng thống giàu có nhất nước Mỹ - Donald Trump. Trước khi tham gia vào chính trường, Donald Trump đã từng là một trong những trùm kinh doanh lừng lẫy nhất xứ cờ hoa. Nhà tài phiệt này đổ hầu hết tiền bạc của mình vào những dự án đầu tư bất động sản cao cấp, vì cho rằng, nơi mà giới nhà giàu hay lui đến là nơi tốt nhất để kiếm lời. Thực chất, các khu bất động sản cao cấp luôn sở hữu những lợi thế vàng để sinh lời: Từ vị trí thuận tiện, giao thông kết nối dễ dàng, cảnh quan đẹp, môi trường sinh thái, đồng bộ tất cả dịch vụ trong một. Cũng vì lợi thế đó, những người đầu tư có thể dễ dàng bán lại bất động sản của mình cho những người có nhiều tiền, hoặc thu được lợi nhuận lớn từ việc cho thuê. Người đứng đầu đế chế bất động sản hàng đầu nước Mỹ nhấn mạnh rằng:Đừng mua bất động sản chỉ vì nó rẻ. Hãy mạnh dạn đầu tư vào những cơ ngơi hạng nhất trong thị trường. Những cơ ngơi rẻ tiền sẽ không giúp bạn kiếm được số tiền mà bạn mong muốn. Ngược lại, những bất động sản đắt tiền trong thời điểm hiện tại có thể vẫn rẻ so với một vài năm sắp tới. Chọn mặt gửi vàng đảm bảo khả năng sinh lời bền vững Chuyên gia đầu tư BĐS Anthony Hitt đúc kết: Để thành công trong lĩnh vực bất động sản, bạn phải luôn đặt lợi ích tốt nhất cho khách hàng của mình trước. Khi làm điều đó, bạn sẽ nhận được nhiều điều mà mình mong muốn và không thể tưởng tượng được. Đây là câu Hitt nói với các chủ đầu tư, nhưng cũng chính là lời khuyên chọn mặt gửi vàng dành cho những người đang muốn sinh lời từ lĩnh vực này. Nhà đầu tư phải biết chọn mặt gửi vàng: chọn các dự án của những chủ đầu tư uy tín, đã có chỗ đứng trên thị trường. Bất động sản luôn được coi là kênh đầu tư một vốn bốn lời. Tuy nhiên, lưu ý quan trọng nhất mà giới chuyên gia nhấn mạnh với các nhà đầu tư bất động sản cần phải quan tâm đầu tiên là uy tín từ chủ đầu tư. Bởi chủ đầu tư có tầm nhìn chiến lược và tâm huyết sẽ luôn làm đúng những gì đã cam kết với khách hàng, tránh tình trạng đem con bỏ chợ. Bất kể một dự án nào nhà đầu tư bất động sản có ý định rót vốn đều phải có pháp lý rõ ràng, minh bạch, tiến độ đúng chuẩn. Điều này chỉ có được với những chủ đầu tư uy tín, lâu năm và có chỗ đứng trên thị trường. Chỉ như vậy, sản phẩm bất động sản mới đem lại lợi nhuận tối ưu cho các nhà đầu tư. T.D | 2020-09-04 | T.D | Kinh doanh | cafebiz |
[Bài Học Đầu Tư ] Chuyên gia mách nước nên xuống tiền mua vào BĐS lúc thị trường khó khăn | https://cafebiz.vn/bai-hoc-dau-tu-chuyen-gia-mach-nuoc-nen-xuong-tien-mua-vao-bds-luc-thi-truong-kho-khan-20200905110632577.chn | Theo TS. Đinh Thế Hiển, Chuyên gia Tài Chính, với các nhà đầu tư (NĐT) cá nhân, chỉ nên mua BĐS ở những vùng sẽ có đô thị hóa, có dân sinh sống, chấp nhận chờ 3-5 năm, thậm chí là 10 năm, cơ hội sẽ rất lớn. NĐT dài hạn chọn lúc thị trường khó khăn để xuống tiền Theo vị chuyên gia này, hiện nay khi đầu tư phải xác định đầu tư dài hạn. Cơ hội chỉ thực sự đến với những người biết chờ đợi. Với NĐT cá nhân thì luôn luôn có cơ hội. Các NĐT tham gia thị trường trong khoảng thời gian 3 -5 năm sẽ chọn lúc thị trường khó khăn, đi xuống để bỏ tiền đầu tư. Còn với những NĐT lướt sóng thì lại chọn đầu tư khi thị trường đang lên. Với các NĐT cá nhân, chỉ nên mua những vùng nào sẽ có đô thị hóa, sẽ có dân sinh sống và mua phải chấp nhận chờ đợi trong trung – dài hạn thì cơ hội mới lớn, ông Hiển nhấn mạnh. Chia sẻ về xu hướng đầu tư Farmstay ở các tỉnh lân cận Tp.HCM, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, do giá đất các khu vực vùng ven ở Tp.HCM tăng rất cao. Khi giá đất tăng đến mức nào đó cơ hội đầu tư không còn nên NĐT phải đi xa. TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính Nhưng hiện rất khó để thành công với mô hình Farmstay này vì giá đất của các khu vực đã tăng rất mạnh, khoảng 5 - 10 lần trong vòng 5 năm nay, trong khi đất chủ yếu là đất nông nghiệp. Nhìn trong dài hạn, ông Hiển cho rằng tiềm năng BĐS phía Nam vẫn tốt. Nguyên tắc BĐS đi sau nền kinh tế, nhưng trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay nhưng lạm phát vẫn ở mức 3%, tỷ giá không biến động mạnh, xuất khẩu dù giảm nhưng vẫn tốt so với các nước, dự trữ ngoại hối có thể đạt 100 tỷ USD vào cuối năm, xu thế công nghiệp hóa mạnh, kéo theo làn sóng di dân nên động lực thúc đẩy cho thị trường BĐS phát triển theo. Có tiền nhàn rỗi nên về tỉnh mua đất giá hợp lý Theo ông Hiển, xu hướng đổ về các thị trường tỉnh lân cận để mua BĐS không còn là xu hướng mới. Điều này đã diễn ra trong nhiều năm trước đó, nhưng hiện nay được thể hiện rõ nét hơn. Nếu có tiền vốn nhàn rỗi thì tiến về vùng lân cận để tìm kiếm các BĐS giá mềm trên dưới 1 tỉ đồng/sản phẩm là điều hợp lý ở thời điểm này. Tu vậy, người mua nên nhắm đến các khu vực mà có cơ sở về dân cư sinh sống, có tốc độ đô thị hóa cao. Ông Hiển cho rằng, nếu nói về thị trường BĐS Long An thì sẽ tập trung vào hai khu vực là Bến Lức và Cần Giuộc – Cần Đước. Cần Giuộc – Cần Đước thì trước đây đã sốt đất do nằm liền kề với cảng Hiệp Phước của Tp.HCM. Cảng này ban đầu được xác định sẽ xây dựng thành cảng biển nước sâu tuy nhiên sau đó kế hoạch này không đạt được khiến cho giá bất động sản khu vực này có giảm đôi chút. Tuy nhiên, nếu làm tốt các đường sông kết nối với Tp.HCM thì cảng biển Hiệp Phước vẫn có thể đón được các tàu từ 5000 – 10000 tấn. Do đó, nếu mạng lưới kết nối đường sông này được phát triển tốt thì BĐS Cần Đước – Cần Giuộc vẫn tiềm năng. Đối với Bến Lức đây là khu vực đang có nhiều dự án đô thị lớn, có dòng sông Vàm Cỏ Đông rất đẹp, mặt đất bằng phẳng. Đặc biệt, nơi đây phù hợp với loại hình khu công nghiệp đặc thù 4.0. Những khu công nghiệp này không thể làm tại Tp.HCM vì không còn quỹ đất nhưng Long An lại đáp ứng tốt. Trong tương lai gần, với sự kết nối của cao tốc Bến Lức – Long Thành, Bến Lức có thể lên thành phố với hai hướng là khu đô thị dân cư liền kề Tp.HCM và BĐS khu công nghiệp nhẹ, công nghiệp 4.0, ông Hiển nhấn mạnh. Theo vị chuyên gia này, thị trường BĐS hiện nay đang đứng trong thế phân vân. Đầu tư vào BĐS đều có 2 xu thế là tâm lý và giá cả. BĐS hiện nay nếu là do Covid-19 thì không sợ vì dịch bệnh có thể qua, còn phát triển BĐS tầm nhìn từ 5-10 năm thì không đáng lo ngại do dịch. NĐT dài hạn họ vẫn xuống tiền và chờ đợi thị trường tốt lên. Còn mấu chốt của việc vì sao BĐS ở giai đoạn này chậm hẳn là bởi đã có thời gian khá dài BĐS liên tục tăng giá mạnh. Từ năm 2007-2008, BĐS rất mạnh. 2013 đi xuống đến năm 2014-2015 bắt đầu tăng giá trở lại. Giai đoạn này việc tăng giá được xem là bình thường vì bù lại khoảng thời gian trước đó giá BĐS bị nén quá lâu, phục hồi tăng là hợp lý. Thế nhưng, theo ông Hiển, từ năm 2016-2019, giá BĐS tăng một cách bất hợp lý. Dường như không có miếng đất nào không tăng giá lên gấp 2-3 lần so với một năm trước đó. Nguyên tắc của thị trường là khi giá đã tăng một cách đột biến thì cần có thời gian để đi ngang. Phải qua năm 2021 thì mới có thể tăng lại một cách hợp lý, ông Hiển nhấn mạnh. Hạ Vy | 2020-09-05 | Hạ Vy | Bất động sản | cafebiz |
Chuyên gia hiến kế phát triển “Thành phố Thủ Đức” trong tương lai trở thành đô thị sáng tạo tầm cỡ châu Á | https://cafebiz.vn/chuyen-gia-hien-ke-phat-trien-thanh-pho-thu-duc-trong-tuong-lai-tro-thanh-do-thi-sang-tao-tam-co-chau-a-20200905105958843.chn | Trong nguyên lý đô thị, đô thị sinh ra từ đất, tức là khai thác quỹ đất và cứ thế phát triển cơ sở hạ tầng dần dần lên. Nhưng đất đai ở khu vực này hiện tại đang có tình trạng đầu cơ, khai thác như thế nào là thách thức. Đó là một trong các ý kiến của chuyên gia tại buổi tọa đàm Những điều kiện cần và đủ để hiện thực hóa TP Thủ Đức - TP sáng tạo: Thuận lợi, thách thức và lộ trình diễn ra mới đây tại Tp.HCM. Chuyên gia hiến kế cho Thành phố Thủ Đức TP Thủ Đức dự kiến có diện tích 21000ha và có hơn 1 triệu dân, tức chiếm khoảng 1/10 diện tích, 1/10 dân số toàn Tp.HCM, được kỳ vọng sẽ giúp Tp.HCM thực hiện giấc mơ chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tri thức, sáng tạo, công nghệ... mà gần 2 thập niên qua TP chưa thực hiện được. Căn cứ các quy định pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đồng ý thực hiện chủ trương thành lập TP Thủ Đức thuộc Tp.HCM, trên cơ sở sắp xếp quận 2, 9 và Thủ Đức theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021. TS. Võ Kim Cương, Nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP: Cần phải phối hợp với các chủ đất để phát triển thành phố Theo ông Cương, từnăm 1993, lãnh đạo TP đã có xu hướng phát triển TP về phía Đông. Nay đã có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện ý tưởng này. Song trước tiên phải tìm cho ra những khó khăn, thách thức để có giải pháp vượt qua. Đầu tiên là mô hình TP trong TPvề mặt luật pháp không sai, nhưng một TP trực thuộc tỉnh là cấp huyện, vậy TP trực thuộc TP là cấp nào và đi liền theo đó là một loạt chính sách theo các cấp hành chính. Nên đặt ra và so sánh giữa phương án lập 1 đơn vị hành chính TP và phương án khác không lập 1 đơn vị hành chính, vẫn là 3 đơn vị hành chính nhưng có 1 cơ quan phát triển chung, do TP trực thuộc chỉ đạo. Nên có những phương án như vậy và từng phương án có nội dung cụ thể để so sánh, từ đó sẽ tìm ra mô hình tổ chức phù hợp để triển khai kế hoạch này. TS Võ Kim Cương Thứ haivề mặt tiềm lực để phát triển, giá trị đầu tư cho các đô thị phát triển mới trên thế giới rất lớn. Và ở đây đặt ra thách thức lớn nhất cho chúng ta là tiền ở đâu, kinh phí ở đâu để làm? Trong nguyên lý đô thị, đô thị sinh ra từ đất, tức là khai thác quỹ đất và cứ thế phát triển cơ sở hạ tầng dần dần lên. Nhưng đất đai ở khu vực này hiện tại đang có tình trạng đầu cơ, khai thác như thế nào là thách thức. Tôi đã từng đề nghị nên khoán kinh phí đầu tư hạ tầng của TP đó trên từng m2đất, và mỗi m2đất đó có nghĩa vụ đóng góp cho xây dựng. Hễ ai là chủ đất đều phải đóng góp chứ không phải Nhà nước bỏ ra hết. Nếu thực hiện được điều đó, có thể sẽ có được giải pháp về tài chính, để trước tiên phát triển hệ thống hạ tầng. Còn bây giờ chưa có gì cả, hạ tầng đụng vào đâu cũng đền bù giải tỏa. Ở đây phải đặt vấn đề là các chủ đất chứ không phải nhân dân và cần phải phối hợp với các chủ đất để phát triển TP này như thế nào, cần phải làm rõ - KTS Võ Kim Cương nhấn mạnh. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM: Tình trạng đầu cơ, thổi giá đất khu Đông đang là rào cản trong việc thành lập Thành phố Thủ Đức Tánthành đề án TP trong TP, song ông Lê Hoàng Châu bày tỏ sự lo ngại về tình trạng đầu cơ, thổi giá, phân lô bán nền tràn lan hiện nay tại các quận dự kiến hợp nhất thành TP Thủ Đức. Theo ông đây đang là rào cản lớn trong việc quy hoạch TP mới này. Ông Lê Hoàng Châu Để tháo gỡ rào cản này, ông Châu kiến nghị chính quyền TP cần có giải pháp để tạo cơ hội cho người dân sống lâu năm tại các quận trên phải được hưởng lợi trước nhất, tránh để họ bán lúa non. Đồng thời, tạo ra cơ hội như có quỹ đất lớn đón các nhà đầu tư tầm cỡ nhằm phát triển các dự án mang tính đồng bộ, có tiềm năng để góp phần thúc đẩy phát triển chung của TP mới. Đặc biệt, cần sớm công bố các thông tin quy hoạch thật nhanh, đầy đủ, chi tiết và công khai để mọi người dân nắm càng nhanh càng tốt, hạn chế việc đầu cơ, gây sốt ảo trên thị trường BĐS. Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Phuc Khang Coporation: Hạ tầng là yếu tố quan trọng cốt lõi cần ưu tiên hàng đầu Theo bà Mẫu, Thành lập Thành phố Thủ Đức phải nhìn trên quan hệ liên vùng, liên tỉnh, có chất lượng tri thức và đời sống cao, không chỉ đơn giản gom 3 quận thành 1 theo cơ sở địa giới hành chính (bao gồm cả TPHCM, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các đô thị lân cận…). Đặc biệt, phải tránh tình trạng quy hoạch manh mún từng khu vực như cách làm trước đây do thiếu chiến lược phát triển đồng bộ. Hạ tầng là yếu tố quan trọng cốt lõi cần ưu tiên hàng đầu. Xây nhà từ móng, tức phát triển 1 TP phải bắt đầu từ hạ tầng, tránh những bài học Tp.HCM hiện nay đang phải đối mặt như ngập lụt, kẹt xe, quá tải và xuống cấp hạ tầng nghiêm trọng. TP sáng tạo và TP công nghệ không thể là TP suốt ngày sống trong kẹt xe và ngập lụt. Nếu chỉ loanh quanh giải quyết các bài toán về hạ tầng và cơm áo đời sống, sẽ rất khó bật lên để trở thành TP sáng tạo, có sức cạnh tranh trong khu vực và tầm quốc tế. Bà Lưu Thị Thanh Mẫu Bên cạnh đó, chiến lược phát triển kinh tế xã hội Tp.Thủ Đức cần đi kèm với chiến lược phát triển không gian. Theo đó cần có bộ khung hướng dẫn thiết kế đô thị cho TP, xác định rõ các khu vực cao tầng, các khu vực điểm nhấn để kiến tạo hình ảnh, bộ mặt đặc trưng cho đô thị, đặc biệt là hình bóng đô thị (Silhouette/Skyline) mặt sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Khung hướng dẫn thiết kế đô thị cho TP cũng sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng định hình quy mô và mức độ đầu tư tại các khu vực trung tâm của TP. Quy hoạch TP mới cần dành chỗ cho các không gian công cộng (Public space), đặc biệt là dải đất ven sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Những công viên cảnh quan dọc 2 bên bờ sông sẽ góp phần làm đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trường, thu hút người dân và khách du lịch, làm tăng gấp nhiều lần giá trị đất đai và sức thu hút đầu tư. Xây dựng cho TP những quy chế đặc thù. Bởi lẽ để xây dựng cần nguồn vốn, mà muốn vậy TP cần được tự chủ và tự quyết trong cả kế hoạch phát triển kinh tế, thu hút đầu tư lẫn quy hoạch không gian và phát triển hạ tầng. Để làm được như vậy TP Thủ Đức cần có sự đổi mới và tinh gọn trong bộ máy quản lý lẫn quyền được quản lý, giúp đô thị này thực sự năng động để bật lên so với các khu vực khác - bà Thanh Mẫu chia sẻ. GS. Trần Ngọc Thơ, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia:Cần môi trường và thể chế pháp lý để hút đầu tư về GS. Trần Ngọc Thơ đặt ra 3 vấn đề cần lưu ý. Thứ nhất,dự án này phải tính đến hành vi thay đổi vĩnh viễn của con người, của các tập đoàn tài chính, các tập đoàn đa quốc gia sau đại dịch Covid-19. Nếu không tính đến yếu tố này có thể dẫn đến những đầu tư và quyết định sai lầm. Lấy ví dụ, từ trung tâm tài chính quốc tế Dubai của Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất đang đứng trước nguy cơ phá sản, do được xây dựng trên nền tảng các cửa hàng siêu thị bán lẻ khổng lồ, các nhà hàng cao cấp, các khách sạn 5-6 sao đồ sộ... nhưng khách hàng ngày càng vắng, GS. Thơ đặt câu hỏi TP Thủ Đức (nếu được thành lập) là một TP ban ngày sống động, ban đêm nhộn nhịp. Vậy liệu rằng vốn đầu tư bỏ ra sau này có thể trở thành TP chết hay không? GS. Trần Ngọc Thơ Vấn đề thứ hai,lấy nguồn vốn từ đâu để đầu tư? Hiện nhiều ý kiến đề cập đến quỹ đất. Theo GS. Trần Ngọc Thơ, tư duy như vậy có đúng hay không? Quỹ đất luôn luôn là hữu hạn, trong khi nguồn tài chính, ý tưởng sáng tạo bất tận luôn là cơ hội mới tạo ra liên tục, nhất là sau đại dịch Covid-19. Do đó, cách tư duy của chúng ta phải ngược lại, không nên như truyền thống. Có nghĩa chúng ta nên từ chính sách tạo môi trường đẳng cấp quốc tế cao nhất, luật phải là luật tư pháp độc lập, đồng tiền của chúng ta phải là đồng tiền chuyển đổi được hay ít nhất phải có khu kinh tế đặc biệt, khu tài chính đặc biệt, cho phép đồng vốn nước ngoài chuyển ra chuyển vào một cách tự do… Những điều này sẽ tạo nguồn tài chính, không phải chỉ nghĩ đến quỹ đất. Tóm lại, chúng ta cần môi trường và thể chế pháp lý để hút đầu tư về. Thứ ba,luồng vốn chảy ra chảy vào cho các trung tâm này được tự do hóa, tự do chuyển đổi thế nào, đánh thuế thế nào, được quản lý, bảo mật ra sao. Hàng loạt vấn đề chẳng những liên quan đến tài chính ngân hàng mà còn liên quan đến an ninh quốc gia. Điều đó cho thấy vấn đề rất đa chiều và phức tạp. Do đó, dự án TP Thủ Đức này phải được đặt trong tổng thể cả chiến lược quốc gia. PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM: Cơ chế ngân sách không điều tiết theo tỷ lệ, mà khoán cho Tp.HCM Vị chuyên gia này bày tỏ,ngân sách cho Tp.HCM rất ít, chỉ còn 18% so với mức rất cao trước đây 33%. Tp.HCM đã liên tục có những đề xuất Trung ương giảm mức độ điều tiết, tăng phần ngân sách để lại cho TP. Tuy nhiên, ở khía cạnh ngược lại cũng thấy rằng 1-2% ngân sách của Tp.HCM bằng cả 1 tỉnh miền núi phía Bắc, nên cũng có cái khó của các cơ quan Trung ương. Do đó, nếu cứ theo cách kiến nghị cũ xin tăng tỷ lệ ngân sách giữ lại sẽ khó được giải quyết. Thay vào đó có thể kiến nghị lớn hơn, có tính chất vĩ mô hơn, đề nghị thay đổi mô hình ngân sách của Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo Mô hình ngân sách của Việt Nam hiện nay là mô hình ngân sách tập trung, trong khi phần lớn quốc gia trên thế giới muốn phát triển hạ tầng, phát triển đô thị đã chuyển sang mô hình ngân sách phi tập trung. Có nghĩa nên đề nghị cơ chế ngân sách không điều tiết theo tỷ lệ, mà khoán cho Tp.HCM, sau khi hoàn thành nghĩa vụ ngân sách đó, Tp.HCM được toàn quyền sử dụng khoản ngân sách còn lại để đầu tư cho TP. Mô hình ngân sách phi tập trung đó sẽ giải quyết được cơ bản chuyện tăng 1% của tỉnh này thì mất 1% của tỉnh khác. Chúng ta phải khai thác tối đa môi trường đầu tư, môi trường đất lành chim đậu, nơi mà dòng vốn quốc tế giao dịch nhộn nhịp, như vậy mới tạo được sự khác biệt cho Tp.HCM so với các TP khác trên cả nước - PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo nhấn mạnh. ThS.KTS Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Tp.HCM: Quan trọng nhất là kinh phí thực hiện chương trình Vị Phó GĐ Sở Xây dựng TPcho biết đơn vị được TP giao làm 3 việc lớn. Thứ nhất, lập chương trình phát triển đô thị TP phía Đông song hành chương trình phát triển đô thị TPHCM đến năm 2025 tầm nhìn 2050. Thứ hai, chuẩn bị nội dung đề án thành lập TP Thủ Đức trực thuộc TPHCM trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức. Thứ ba, thực hiện đề án đề nghị công nhận khu vực phát triển đô thị tại 3 quận này thuộc TPHCM đạt tiêu chí loại I. ThS.KTS Huỳnh Thanh Khiết Hiện Sở Xây dựng đang lập đề cương, nên cũng sẽ tổ chức hội nghị, hội thảo lắng nghe ý kiến đóng góp cho nhiều vấn đề xung quanh, trong đó có tài chính. Theo đó, phải xác định danh mục lộ trình phát triển của các khu vực phát triển đô thị giai đoạn 2021-2025 có các mục tiêu cụ thể, các chỉ tiêu, các nhu cầu đầu tư. Quan trọng nhất là kinh phí thực hiện chương trình, kế hoạch quan trọng nhất là nguồn vốn thực hiện chương trình nằm ở đâu. Kế hoạch huy động vốn cụ thể từng giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030, các giải pháp nguồn vốn, chính sách, quản lý… Hạ Vy | 2020-09-05 | Hạ Vy | Bất động sản | cafebiz |
Xu hướng “bỏ phố về vườn” xây homestay, farmstay: Những người đầu tư nghiêm túc thì dù thất bại, 5 năm sau giá đất vẫn tăng gấp đôi | https://cafebiz.vn/xu-huong-bo-pho-ve-vuon-xay-homestay-farmstay-nhung-nguoi-dau-tu-nghiem-tuc-thi-du-that-bai-5-nam-sau-gia-dat-van-tang-gap-doi-20200904220006921.chn | Chuyên gia bất động sản cũng chỉ ra những vấn đề mà nhà đầu tư phải lưu tâm khi quyết định rót vốn vào một dự án homestay hay nhà vườn. Chia sẻ quan điểm trong tọa đàm “Bất động sản thời kỳ mới: Đầu tư vào đâu?”, ông Trần Khánh Quang - Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, một chuyên gia lâu năm trên thị trường cho biết, trong những năm vừa qua, bất động sản nghỉ dưỡng đều tập trung chủ yếu vào các khu vực như Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang, trong khi Đà Lạt, Bà Rịa - Vũng Tàu hay Đồng Nai đang bị bỏ rơi. Tuy nhiên, gần đây, việc “bỏ phố về vườn” hay xây dựng các homestay/farmstay đang nổi lên như một xu hướng và được cho là thuận theo tự nhiên, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân hiện nay. Ông Quang cho biết hiện tại có thể chia cách thức đầu tư homestay/farmstay theo hai dạng. Thứ nhất là “bỏ phố về vườn”, những bạn trẻ sẵn sàng bán hết nhà cửa về lập nghiệp. Thứ hai, nhóm đối tượng là cư dân thành phố muốn mua một mảnh vườn hay căn nhà nhỏ để làm nơi nghỉ dưỡng cuối tuần và cho thuê khi phòng trống. Với nhóm thứ nhất, ông Quang bày tỏ quan điểm:“Đối tượng đó tôi thực sự rất hoan nghênh vì họ cảm thấy cuộc sống của mình nhẹ nhàng hơn.Còn dưới góc độ bất động sản, tôi quan sát thấy rằng sau một thời gian làm homestay, những bạn “bỏ phố về vườn” mà đam mê nông nghiệp thực sự, làm nghiêm túc, dù sau 5 năm có thể thất bại nhưng giá những lô đất đó lúc nào cũng tăng gấp đôi.” Ông Trần Khánh Quang. Với nhóm thứ hai, việc đầu tư một mảnh vườn nhỏ rồi xây nhà làm nơi nghỉ dưỡng có thể đối mặt với rất nhiều vấn đề. Theo vị chuyên gia này, chúng ta không phải ai cũng biết làm nông nghiệp, đừng nghĩ mua đất là có thể trồng được cây, làm được vườn. Việc chăm sóc từng loại cây đều cần kỹ thuật, chưa kể đến việc không quen với môi trường sống dân dã tại nông thôn. Về mặt pháp lý, không phải cứ có đất là xây được nhà. Nếu như người dân nông thôn đã sinh sống ở đó từ lâu, họ xây một căn nhà nhỏ thì có thể được chấp nhận, nhưng với người từ thành phố về, nếu không phải đất thổ cư thì chính quyền sẽ không cho phép xây dựng. Do đó, phải mua đất đã được chuyển đổi sang thổ cư. Đồng thời, khi làm nhà vườn hay homestay nên lưu ý chọn khu vực có mật độ dân cư cao. Ông Quang chỉ ra thực trạng hiện nay, nhiều khu vực “sốt” giá như ở Bảo Lộc (Lâm Đồng), giá đã tăng gấp 3 - 5 lần thậm chí ngang ngửa với TP. Hồ Chí Minh nhưng mật độ dân cư cực kỳ thấp. “Nếu mua không đúng vùng, nhiều khi tối không dám ngủ một mình”, ông nói đùa. Ngoài ra, vị trí miếng đất phải gần trục đường giao thông. Về mặt quản lý, nhà vườn hay farmstay đều cần đầu tư nguồn tài chính và công sức chăm sóc, duy trì không hề nhỏ. Ví dụ, sau khi mua mảnh đất hết 1 tỷ đồng, nhà đầu tư tiếp tục phải chi tiền cải tạo khoảng 200 - 300 triệu đồng, xây thêm nhà mất 400 - 500 triệu đồng, chưa kể hàng tháng phải bỏ ra tiền chăm sóc khoảng 10 triệu đồng. Một điểm khác mà nhà đầu tư nên lưu tâm đó là tiềm năng phát triển của khu vực đó. Trong tương lai, khu vực này có phát triển thành khu dân cư hoặc khu nghỉ dưỡng hay không? Nếu mua một lô đất trong rừng mà 10 năm tới nó vẫn là rừng hoặc thuộc diện bị nhà nước thu hồi thì tiền đầu tư của chúng ta sẽ trở nên vô ích. Các chuyên gia cho rằngnhà đầu tư nên xác định rõ mục đích của mình là gì, chủ yếu để gia đình nghỉ dưỡng hay cho thuê, mục tiêu lợi suất là bao nhiêu, từ đó đưa ra quyết định “rót tiền” vào loại hình bất động sản phù hợp. T.D | 2020-09-05 | T.D | Kinh doanh | cafebiz |
Nhiều doanh nghiệp BOT đang phải huy động từ các nguồn tiền khác trả cho ngân hàng để tránh bị nợ xấu | https://cafebiz.vn/nhieu-doanh-nghiep-bot-dang-phai-huy-dong-tu-cac-nguon-tien-khac-tra-cho-ngan-hang-de-tranh-bi-no-xau-20200906112057124.chn | Bộ GTVT cho biết đang tập hợp phân tích, đã tham vấn nhiều cơ quan liên quan, gồm cả NHTM và NHNN để đưa ra các kiến nghị giải pháp. Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020 diễn ra chiều 4/9, phóng viên đã đặt câu hỏi với về tín dụng mảng BOT. Cu thể, các doanh nghiêp BOT bị ảnh hưởng nhiều do dịch COVID-19 và thu phí không được như cam kết. Nếu để rơi vào nhóm nợ xấu, mất đi quyền đấu thầu sẽ bị ảnh hưởng, trong khi đây là những DN chủ chốt trong ngành xây dựng và nhiều lao động. Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho biết, ngành GTVT có 61 dự án BOT, trong đó có 60 dự án đã đưa vào khai thác, còn 1 dự án đang đầu tư xây dựng. Qua theo dõi, nhiều hợp đồng có nguồn thu sụt giảm so với dự kiến do 3 nguyên nhân. Thứ nhất, do định hướng chung về ổn định giá, giảm giá vé xe vận tải, xe tải, nhóm 4, 5. Thứ hai là do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nên lưu lượng giao thông giảm. Thứ ba là chưa thực hiện điều khoản trợ giá cho các nhà đầu tư, cần có thời gian nhất định để tăng trưởng mức thu… Bộ GTVT tập hợp phân tích, đã tham vấn nhiều cơ quan liên quan, gồm cả NHTM và NHNN để đưa ra các kiến nghị giải pháp. Chúng tôi có phân tích các nguyên nhân do tác động khách và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là tác động do dịch COVID-19, phát triển kinh tế không như ban đầu. Còn nguyên nhân chủ quan là do quá trình lập dự án, phương án tài chính..., Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết. Do đó, bộ GTVT đề nghị các yếu tố nào do khách quan thì cần xem xét tháo gỡ cho các nhà đầu tư. Nếu không cho tăng giá thì khó khăn, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong đó có việc giảm chi phí vận tải như giảm giá vé các phương tiện giao thông tại các dự án BOT… nhưng cần lộ trình. Vì hiện nay, nhiều nhà đầu tư BOT phải huy động từ các nguồn tiền khác trả cho ngân hàng để tránh bị nợ xấu, khó khăn để DN hoạt động, gần đây bộ đã có các biên bản trình lên VPCP, báo cáo để có chỉ đạo. Thu Thủy | 2020-09-06 | Thu Thủy | Xã hội | cafebiz |
Sovico Group đã phát hành 9400 tỷ đồng trái phiếu kể từ đầu năm | https://cafebiz.vn/sovico-group-da-phat-hanh-9400-ty-dong-trai-phieu-ke-tu-dau-nam-20200906112313015.chn | Hai doanh nghiệp liên quan đến nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là CTCP Tập đoàn Sovico và Địa ốc Phú Long vừa lần lượt huy động 1200 tỷ đồng trái phiếu, thời gian thực hiện vào cuối tháng 8/2020. Lãi suất không được công bố. Sovico Group là cái tên khá quen thuộc trên thị trường trái phiếu thời gian qua khi liên tiếp huy động lượng trái phiếu lớn hàng ngàn tỷ đồng. Gần nhất theo thống kê riêng trong tháng 7 của HNX, Tập đoàn Sovico đã huy động 2000 tỷ thông qua 17 lần huy động. Theo dữ liệu của chúng tôi, lũy kế từ đầu năm, Sovico Group đã huy động 9400 tỷ đồng trái phiếu, nâng tổng lượng trái phiếu đã phát hành lên gần 15000 tỷ đồng. Bên cạnh đó Phú Long cũng phát hành tổng cộng 2500 tỷ đồng trái phiếu từ đầu năm. Về phần Địa ốc Phú Long, thành viên của Sovico được biết đến với siêu dự án Dragon City quy mô 65ha với tổng mức đầu tư 1 tỷ USD tại khu Nam Sài Gòn (Nhà Bè), liền kề Khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Công ty còn hợp tác đầu tư vào rất nhiều dự án khác ở Tp.HCM, Hà Nội và Phú Quốc. Đáng chú ý, năm 2018, Địa ốc Phú Long đã ra mua lại toàn bộ 50% cổ phần tại Liên doanh An Khánh JVC từ Công ty xây dựng Posco E&C (Hàn Quốc), chính thức nhảy vào siêu dự án Splendora (Bắc An Khánh, Hà Nội). Tham vọng của Phú Long đưa ra sẽ phát triển Splendora tương đương Khu đô thị Phú Mỹ Hưng tại Tp.HCM. Tuy nhiên, những bất đồng quan điểm kinh doanh với nhóm cổ đông lớn đối trọng khiến dự án trì trệ, thua lỗ hàng ngàn tỷ dù đtrên 264,13 ha. Động thái mới nhất, HĐQT Vinaconex ra quyết định phê duyệt phương án chuyển nhượng toàn bộ phần góp vốn tại An Khánh JVC, rút khỏi dự án Splendora. Thay thế là Đầu tư và phát triển Pacific Star, nắm giữ 50% vốn của An khánh JVC. Pacific Star mới được thành lập vào ngày 9/7/2020, địa chỉ trụ sở chính nằm tại Tòa nhà Republic Plaza, số 18E Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Tp.HCM, đây là một trong các dự án thuộc CTCP Thương mại Thùy Dương – Đức Bình. Người đại diện của Thùy Dương – Đức Bình cũng trùng với đại diện của Phú Long tại An Khánh JVC. Điều này cho thấy nhiều khả năng, Phú Long đã toàn quyền quyết định số phận của Splendora, kỳ vọng sẽ dứt điểm tồn đọng và phát triển siêu đô thị trong tương lai. Bảo An | 2020-09-06 | Bảo An | Kinh doanh | cafebiz |
Làm thế nào để không bị “ sập bẫy lừa đảo khi mua nhà đất? | https://cafebiz.vn/lam-the-nao-de-khong-bi-sap-bay-lua-dao-khi-mua-nha-dat-20200906094339093.chn | Dù nhiều người mua BĐS đã được cảnh báo nhưng việc dính bẫy các CĐT bán dự án “ma” vẫn diễn ra trên thị trường BĐS, nhất là ở phân khúc đất nền. Người mua BĐS cần làm gì để tránh những “bẫy lừa đảo” từ phía người bán?. Bà Nguyễn Thị Vân Khanh – Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam cho rằng, để không rơi vào bẫy lừa đảo thì thứ nhất, những người mua BĐS vùng ven nên thận trọng tính thanh khoản của thị trường. Vì đối với người mua nhà để đầu tư, sau thời gian họ cần bán để thu hồi vốn, chốt lời do đó, tính thanh khoản rất quan trọng. Những dự án ở vùng ven có quy mô tương đối lớn lên đến hơn 100ha, nguồn cung tham gia thị trường rất là nhiều. Ở những đợt ra hàng kế tiếp, người mua hàng ở đợt đầu bán lại trên thị trường thứ cấp phải cạnh tranh với chính nhà đầu tư. Các chủ đầu tư thường có xu hướng mở bán đợt sau các căn hộ có vị trí đẹp hơn, giá bán cao hơn, trên thị trường thứ cấp sẽ cạnh tranh rất khốc liệt. Thứ hai là các cá nhân đầu tư nên yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đầy đủ pháp lý dự án, đảm bảo về tính minh bạch của thị trường. Mua đất tự xây nhà thì cần đảm bảo có đủ pháp lý để xây, sau đó được cấp sổ. Ngoài ra cũng cần lựa chọn chủ đầu tư có tiềm lực tài chính, uy tín,… để đầu tư. Nhiều khách hàng mất ăn mất ngủ vì mua phải dự án ma. Ảnh: Nguồn Vietnamnet Cùng quan điểm, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Quản lý cấp cao, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam nhấn mạnh, nếu mua đất nền thì thực sự phải am hiểu về phân khúc này, quy trình pháp lý của một dự án như thế nào. Thực tế có rất nhiều khách hàng hiện nay không hình dung được chuỗi quy trình về pháp lý của một dự án ra sao, không hiểu rõ pháp lý dự án đó đang ở mức độ nào, giai đoạn nào… khiến dễ bị dính vào bẫy pháp lý mà CĐT cố tình giăng ra. Vì thế, theo ông Kiệt, NĐT khi mua BĐS cần trang bị kỹ kiến thức về tính pháp lý của dự án. Bên cạnh đó, hầu hết trên thị trường hiện nay là xuất hiện tâm lý đầu tư theo đám đông, thậm chí có những người không hiểu rõ đầu tư vào cái gì, sẽ được cái gì… đó là những đối tượng dễ bị các đơn vị làm ăn chụp giật lừa đảo. Khi không trang bị đủ kiến thức hệ lụy xảy ra là các CĐT lợi dụng để tạo ra những sản phẩm ảo, bán cho khách, chưa kể hệ lụy liên quan đến pháp lý, ông Kiệt nhấn mạnh. Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, trước khi tìm hiểu mua BĐS, người mua cần tìm hiểu CĐT đó là ai , năng lực tài chính đó như thế nào, đặc biệt không đầu tư theo đám đông, những NĐT nhỏ lẻ, tài chính kém chắc chắn sẽ bị bỏ lại sau cùng vì kiểu đầu tư này. Còn theo ông Trần Khánh Quang, Chuyên gia BĐS, đầu tư BĐS muốn thắng phải có tầm nhìn. BĐS đi theo một quy luật, 10 năm tăng gấp 3 lần, tức khi bỏ vốn vào BĐS sản phải xác định đầu tư dài hạn và bài bản chứ không phải mua theo phòng trào. Nói về những khu đô thị ma sau thời gian bán ra, ông Quang cho rằng, đô thị ma nơi nào trên thế giới cũng có chứ không chỉ là ở Việt Nam. Các chủ đầu tư có xu hướng làm nhỏ thành công rồi làm lớn hơn. Thành ra nhiều BĐS không có người ở. Theo ông Quang, hiện nay có 20% các khu đô thị trên 20ha ở Long An, Đồng Nai, Bình Dương,… là không có ai ở. Việc này là do nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố khi mua người mua kỳ vọng hạ tầng sẽ tạo động lực tăng giá. Chẳng hạn từ khi khu Đông phát triển BĐS tăng giá mạnh thì Nhơn Trạch trở thành điểm đến vì nhiều nhà đầu tư kỳ vọng khi có cây cầu nối qua giá sẽ tăng mạnh. Thế nhưng, cầu khi nào xây thì chưa rõ. Hạ Vy | 2020-09-06 | Hạ Vy | Kinh doanh | cafebiz |
Forbes: Không một đối tác thương mại nào của Mỹ có nền kinh tế phát triển nhanh hơn Việt Nam trong vòng 2 thập kỷ qua | https://cafebiz.vn/forbes-khong-mot-doi-tac-thuong-mai-nao-cua-my-co-nen-kinh-te-phat-trien-nhanh-hon-viet-nam-trong-vong-2-thap-ky-qua-2020090719194039.chn | Việt Nam lọt top 2 các các đối tác thương mại của Mỹ có nền kinh tế phát triển nhanh nhất tính từ đầu năm đến nay. Campuchia lọt top 1 đối tác phát triển nhanh nhất trong tháng 8. Đối tác thương mại Mỹ có nền kinh tế phát triển nhanh nhất (tính từ đầu năm đến nay) Xếp ở vị trí thứ nhất trong danh sách này là Thụy Sĩ, quốc gia có dự trữ vàng bình quân đầu người lớn nhất trên thế giới. Tính đến tháng 7, kim ngạch thương mại Mỹ - Thụy Sĩ tăng 55,13% so với cùng kỳ năm 2019. Vào thời điểm này năm ngoái, Thụy Sĩ đứng thứ 19 trong top các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Hiện nay, quốc gia này xếp ở vị trí thứ 8. Xếp ở vị trí thứ 2 chính là Việt Nam. Forbes nhận định rằng trong vòng 2 thập kỷ qua, không có đối tác thương mại nào của Mỹ phát triển nhanh như Việt Nam – quốc gia đang dần trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới. Năm ngoái, Việt Nam đứng thứ 28 trong danh sách các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Năm nay, Việt Nam vượt lên vị trí 10. Đối tác thương mại Mỹ có nền kinh tế phát triển nhanh nhất (chỉ trong tháng 8) Campuchia, quốc gia láng giềng của Việt Nam chính là cái tên đầu tiên đứng trong danh sách này. Họ là quốc gia sản xuất hàng may mặc, với thế mạnh đặc biệt là ba lô túi xách và quần áo. Kim ngạch thương mại Mỹ - Campuchia tăng 65,79% từ tháng 6 đến tháng 7, cải thiện thứ hạng từ vị trí 57 lên vị trí thứ 47. Xếp ngay sau Campuchia là Hungary. Mặt hàng chủ lực mà quốc gia này xuất khẩu vào Mỹ bao gồm xe cơ giới, máy tính, phụ tùng máy bay và pin. Tháng 8 vừa rồi, kim ngạch xuất khẩu giữa Mỹ và Hungary tăng tới 62,02%, đủ để đưa quốc gia này từ vị trí thứ 53 lên vị trí thứ 44. Quốc gia nhập khẩu lớn nhất của Mỹ (tính từ đầu năm đến nay) Xếp ở vị trí cao nhất là Thụy Điển. Xuất khẩu của Mỹ sang Thụy Điển đã tăng 378,94 triệu USD trong năm nay. Tuy nhiên, đó chưa phải là một mức tăng quá lớn. Dầu mỏ và vắc-xin là hai mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Mỹ sang Thụy Điển. Ngay sau Thụy Điển là Đan Mạch. Trong năm nay, kim ngạch xuất khẩu Mỹ vào Thụy Điển đã tăng 218,99 triệu USD, và ¼ số đó là dầu mỏ. Theo Thư Thư | 2020-09-07 | Theo Thư Thư | Kinh tế vĩ mô | cafebiz |
Môi giới bất động sản âm thầm xoay sở thời Covid-19: Thất nghiệp, chuyển nghề... | https://cafebiz.vn/moi-gioi-bat-dong-san-am-tham-xoay-so-thoi-covid-19-that-nghiep-chuyen-nghe-2020090719245439.chn | Theo các chuyên gia trong ngành, thị trường BĐS đang “khó chồng khó” khiến hàng chục nghìn môi giới mất việc, vì thế rất cần có cơ chế hỗ trợ để không gây nhiều tác động xấu đến nền kinh tế. Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố tại cuộc họp báo tình hình lao động việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm năm 2020, tổ chức ngày 10-7, tại Hà Nội cho biết tại Việt Nam trong quý 2 có thêm 2,4 triệu lao động mất việc, tỉ lệ thất nghiệp cả nước quý 2 năm nay tăng 2,73% (khoảng 1,3 triệu người), trong đó khu vực thành thị tăng 4,46% so với quý trước. Đây là mức tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong 10 năm qua, trong đó tỉ lệ thất nghiệp tăng nhiều nhất ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn thấp. Ở lĩnh vựcbất động sản, số liệu tổng hợp của Tổng cục thống kê cho thấy trong 7 tháng đầu năm, có 927 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tạm dừng kinh doanh. Còn theo Hiệp hội môi giới bất động sản trong 2 quý đầu năm có đến hơn 800 sàn giao dịch đóng cửa, tạm dừng hoạt động. Với gần một nghìn doanh nghiệp BĐS tạm dừng hoạt động sẽ có tới cả chục nghìn người lao động mất việc theo. Việc môi giới bất động sản thất nghiệp, chuyển sang nghề khác có lẽ chưa bao giờ nhiều như hiện nay. Covid-19 hoành hành khiến thị trường đóng băng, dự án bung ra không khách nào ngó đến, môi giới bất động sản trở nên thừa thãi. Cầm cự mãi không được, nhiều môi giới đành chuyển sang chạy Grab, bán trà đá, hải sản hoặc kinh doanh online để kiếm thêm thu nhập. Nhiều môi giới đã không trụ nổi tại các thành phố lớn đành tạm thời lánh về quê đợi dịch bệnh kết thúc. Hồ Thị Nhân, một môi giới bất động sản tại Hà Nội tâm sự, khi dịch Covid-19 bùng phát hồi đầu năm, Nhân quyết định về quê chờ hết dịch để lên đi làm lại. Nhưng dịch hết chưa được bao lâu lại bùng phát trở lại, nên chị quyết định bán hàng online để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống. Cũng theo Nhân, nhiều môi giới cùng công ty cũng chuyển nghề sang chạy Grab, mở quán trà đá hay shipper. Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, 100% các sàn giao dịch, cá nhân môi giới BĐS chịu ảnh hưởng từ tình hình dịch bệnh; vừa thiếu nguồn hàng để bán, vừa không có được sự quan tâm từ khách hàng, nhà đầu tư vì phải lo chống dịch. Điều này khiến hàng nghìn môi giới không chỉ rơi vào tình trạng phải chuyển nghề, thậm chí mất luôn kế sinh nhai. Trong bối cảnh khó khăn của nghề môi giới, năm từ đầu năm 2020 đã chứng kiến hàng loạt đại gia bất động sản liên tục tung ra những chương trình hỗ trợ sale. Trong đó, có những chương trình hỗ trợ ngắn hạn nhưng cũng có những chương trình hỗ trợ dài hạn. Đơn cử như để hỗ trợ các sàn giao dịch nhỏ lẻ CenHomes đã công bố chiến lược Cen Xspace hợp tác với các sàn liên kết, sẵn sàng hỗ trợ chỗ ngồi cho nhân viên các sàn này. Theo đó, toàn bộ các sàn liên kết với CenHomes tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM sẽ được cung cấp địa điểm làm việc miễn phí, phong phú, đa dạng phân khúc với khoảng 400 dự án bất động sản trên cả nước. Cùng với kho hàng chung, các sàn liên kết được sử dụng các dịch vụ và công nghệ từ hệ thống CenHomes bao gồm: check căn, đặt cọc, giữ hàng và thanh toán trực tuyến. Hay mới đây, Apec Group đã tung ra chương trình 1000 học bổng kinh doanh trị giá 16 tỷ đồng. Chương trình mở ra cho những lao động phát triển theo định hướng kinh doanh, đặc biệt kinh doanh bất động sản có kinh nghiêm dưới 1 năm đang chịu ảnh hưởng do Covid. Mỗi suất học bổng sẽ được nhận mức hỗ trợ 3 triệu/tháng và tham dự miễn phí khóa học thực chiến kinh doanh trị giá 10 triệu đồng trong vòng 2 tháng. Được biết, trước đó Apec Group cũng đã triển khai các dự án Siêu thị Hạnh Phúc 0đ, cây ATM gạo trong mùa dịch Covid. Ông Nguyễn Quang Huy, đại diện Apec Group chia sẻ: “Chúng ta đang phải trải qua những khó khăn chưa từng có do ảnh hưởng bởi dịch. Trước vấn nạn cắt giảm nhân sự liên tục thì nền kinh tế khó mà trụ vững qua thời kỳ thử thách này. Đó là lý do tại sao chúng tôi chọn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động bởi yếu tố con người mang tính quyết định đến sức khỏe của nền kinh tế. Chúng tôi hi vọng với chương trình 1000 suất học bổng này cứu trợ được phần nào các cá nhân đang phải chịu ảnh hưởng từ dịch covid.” Theo các chuyên gia trong ngành, thị trường BĐS đang “khó chồng khó”, vì thế rất cần có cơ chế hỗ trợ để không gây nhiều tác động xấu đến nền kinh tế. Đại diện Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, cũng cho biết đang ghi nhận những khó khăn chung của thị trường BĐS, trong đó có việc hàng loạt môi giới bất động sản chuyển nghề. Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, môi giới bất động sản cần được định vị là trung tâm của thị trường, cân bằng mọi hoạt động của thị trường bất động sản, giúp thị trường phát triển một cách minh bạch, bền vững. Chính vì thế, hơn lúc nào hết môi giới cần được sự hỗ trợ đúng mức từ các doanh nghiệp BĐS để có thể sống sót với nghề qua thời kỳ khó khăn của thị trường. Theo Lan Nhi | 2020-09-07 | Theo Lan Nhi | Kinh doanh | cafebiz |
Bất động sản phía Đông Tp.HCM liệu có sốt nóng theo “Thành phố Thủ Đức”? | https://cafebiz.vn/bat-dong-san-phia-dong-tphcm-lieu-co-sot-nong-theo-thanh-pho-thu-duc-20200907161729327.chn | Với bối cảnh thị trường như hiện nay, yếu tố tâm lý và tài chính ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định của các nhà đầu tư (NĐT) cá nhân. Khi được hỏi, liệu BĐS khu Đông Sài Gòn liệu có diễn ra cơn sốt trong thời gian tới khi có chủ trương thành lập Thành phố Thủ Đức, nhiều chuyên gia trong ngành đã bày tỏ quan điểm của mình. Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Quản lý cấp cao, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam cho rằng, trên thực tế, khi xuất hiện các thông tin về thay đổi quy hoạch đều kéo theo sự thay đổi trong tâm lý của các NĐT cá nhân. Ngay thời điểm hiện tại, dù mới chỉ xuất hiện thông tin duyệt chủ trương nhưng BĐS khu Đông một vài nơi đã tăng giá cao trong khoảng thời gian ngắn. Nhiều NĐT, đặc biệt nhà đầu cơ hầu hết đều tận dụng thông tin này để tăng giá BĐS. Theo ông Kiệt, thực tế xu hướng này trước đây đã xuất hiện khá nhiều trên thị trường, tại các khu vực như Q9, Q2, Củ Chi, Bình Chánh…vì thế, không loại trừ khả năng là Thành phố Thủ Đức sẽ tạo ra một đợt tăng giá ở một số khu vực. Tuy vậy, việc duy trì làn sóng này kéo dài hay không, mức độ sóng cao hay thấp, tính lan rộng đến đâu còn phụ thuộc vào tình hình chung của thị trường BĐS ở thời điểm đó. Như chúng ta biết, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tài chính chung của các NĐT đến thời điểm này không còn dồi dào như trước đây, nên có thể thị trường khu vực này tăng nhưng chỉ tập trung ở một số khu vực, một số phân khúc ở nhóm NĐT có tiềm lực tài chính mạnh, ông Kiệt khẳng định. Bên cạnh đó, ông Kiệt cho rằng, với kinh nghiệm trải qua nhiều đợt nóng sốt BĐS, các NĐT hiện nay tỏ ra thận trọng hơn rất nhiều khi vào thị trường, chưa kể tài chính hiện tại cũng khó khăn hơn trước, cho nên sẽ không có chuyện đổ xô đi mua BĐS như trước đây. BĐS khu Đông trong thời gian tới dự báo sẽ sôi động. Còn việc sóng về giá hay không còn phụ thuộc vào mức độ hấp thụ của thị trường nói chung và cả sự thận trọng của NĐT. Dĩ nhiên khi có thông tin tốt các CĐT dự án sẽ tận dụng để tạo sóng về giá cả, nhưng với thời điểm này mà tăng giá quá cao chính các CĐT sẽ đẩy mình vào rủi ro. Bởi lẽ, trong lúc thị trường biến động, các NĐT cá nhân sẽ nhận thấy, mức giá bị đẩy lên quá cao liệu có duy trì được lâu dài hay không, đa số họ sẽ có tâm lý e ngại khi quyết định đầu tư vào thời điểm này, vị chuyên gia CBRE Việt Nam nhấn mạnh. Việc tận dụng thông tin Thành phố Thủ Đức để tăng giá, ông Kiệt cho rằng các CĐT cần suy tính kỹ càng, quan trọng vẫn là tính hấp thụ của thị trường ở mức độ nào. Bởi hiện nay 2 yếu tố tâm lý và tài chính ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định của các NĐT cá nhân. Nếu thị trường có thông tin sẽ ảnh hưởng đến một nhóm NĐT có tiềm lực tài chính tốt, còn hiện nay đa số NĐT đang trong trạng thái e dè, mặc dù họ có nguồn tiền nhưng chính họ lại không tin tưởng việc thị trường có ổn định lâu dài hay không trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Chắc chắn thị trường BĐS khu Đông thời điểm hiện tại sẽ rất khó xảy ra cơn sốt lan rộng như thời điểm trước đây. Có thể chỉ xuất hiện làn sóng nhẹ ở một số khu vực, một số phân khúc. Còn nếu khi dịch bệnh kiểm soát tốt, hạ tầng tiếp tục được đầu tư mạnh tay thì có thể tạo ra một xu hướng trên thị trường địa ốc, ông Kiệt khẳng định. Có một thực tế, theo vị chuyên gia này đang diễn ra trên thị trường địa ốc là kì vọng của các CĐT vào thị trường, vào giá BĐS còn khá cao. Cho nên nhiều CĐT vẫn kì vọng lợi nhuận tốt dù thị trường khó khăn do dịch bệnh. Ngoài ra, một số CĐT có tâm lý bù lại khoản hụt do Covid-19 gây ra trước đó trong hoạt động kinh doanh cho nên giá bán ra trên thị trường thứ cấp vẫn xu hướng tăng chứ không giảm. Thậm chí, giá bán sản phẩm đợt sau tăng mạnh so với đợt trước. Tại khu Đông thì thời điểm hiện tại rất khó tìm kiếm các căn hộ có mức giá dưới 2000 USD, đó là một thực tế. Theo vị chuyên gia này, đây cũng là bài toán về nhu cầu an cư thực của người dân trong tương lai. Theo ông Kiệt, hiện tại rất khó để xảy ra đợt sốt đất khu Đông như thời điểm trước đây. Chia sẻ thêm về câu chuyện này, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, CEO Đại Phúc Land cho hay, việc thành lập Thành phố Thủ Đức là một điểm sáng cho thị trường khu Đông Tp.HCM. NĐT kỳ vọng vào sự thay đổi của khu Đông mang đến cơ hội phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn cho khu vực này. Trong ngắn hạn yếu tố tâm lý sẽ tác động tích cực đến thị trường dẫn đến sự quan tâm đến các sản phẩm khu Đông cũng tăng theo. Mặt bằng giá khu vực này chính vì lý do này sẽ tăng nhẹ. Cũng không tránh khỏi hiện tượng thổi giá cục bộ xảy ra ở 1 số vị trí, tuy nhiên NĐT cần tỉnh táo để cân nhắc trong quyết định đầu tư. Mặc dù có chủ trương thành lập Tp.Thủ Đức, tuy nhiên cần một lộ trình dài hơi trong quá trình triển khai. Thành phố cần sớm công bố các thông tin định hướng quy hoạch phát triển cũng như kế hoạch thực thi nhằm cung cấp thông tin đầy đủ và xác thực cho người dân, bà Hương chia sẻ. Trước đó, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D DKRA cũng có những quan điểm về vấn đề này. Theo ông Hoàng, hiện nay vẫn chưa thể hình dung ra diện mạo một thành phố trong thành phố. Trong khi đó, chỉ với thông tin thành lập thành phố phía Đông, nhiều chủ đầu tư đã tận dụng thời cơ để quảng cáo nâng tầm giá trị dự án BĐS và qua đó tác động làm tăng giá BĐS khu vực nói chung. Bên cạnh đó, mặt bằng giá BĐS nhà ở tại khu vực trong thời điểm này đã lên rất cao so với thu nhập và mức tăng thu nhập của người dân. Điển hình, dù thị trường có nhiều suy giảm so với trước, nhưng hiện tại khu Đông vẫn không thể tìm thấy một dự án căn hộ có giá dưới 40 triệu đồng/m2. Nhà ở vừa túi tiền và nhà ở lần đầu thì khó có thể chen chân vào khu vực này. Nếu như vẫn không có quy hoạch cụ thể và tình hình hiện tại cứ tiếp diễn, tôi e rằng trong 5 năm nữa, nơi đây sẽ trở thành một khu đô thị của những người có điều kiện tài chính với giá BĐS quá cao so với mặt bằng chung của thành phố, chuyên gia này bày tỏ. Vì vậy, theo ông Hoàng, việc quy hoạch chi tiết để đáp ứng cho những điểm còn nhiều quan ngại là rất quan trọng, trong đó phải chú ý đến chương trình nhà ở vừa túi tiền và nhà ở lần đầu trong cơ cấu mật độ dân cư - dân số và hạ tầng xã hội. Hạ Vy | 2020-09-07 | Hạ Vy | Kinh doanh | cafebiz |
Choáng ngợp với ngôi nhà 11 mái ở Hà Nội, nhìn thôi đã thấy mê mẩn rồi! | https://cafebiz.vn/choang-ngop-voi-ngoi-nha-11-mai-o-ha-noi-nhin-thoi-da-thay-me-man-roi-20200907162003687.chn | Căn nhà không chỉ được tái tạo 1 - 2 ngôi nhà mà còn tạo cảm giác về cả một ngôi làng. Ngôi nhà nằm ở một làng cổ ngoại thành Hà Nội, trên khu đất tổ rộng trên 700 m2, có nhà thờ. Nhu cầu sử dụng của gia đình bao gồm nhà thờ, sân rộng để hội họp,... ...chỗ ở sinh hoạt hàng ngày cho ông bà và cho con cháu vào dịp cuối tuần. Với dự án này, nhóm kiến trúc sư tập trung vào việc đổi mới cũng như bảo tồn bản sắc nông thôn và thực hiện một số thử nghiệm tại Hà Nội - nơi các làng ven đô truyền thống đang bị đe dọa bởi làn sóng đô thị hóa. Trong trường hợp này, ý tưởng là biến sự xung đột của các hình khối thành cách nhấn thị giác. Căn nhà không chỉ được tái tạo 1 - 2 ngôi nhà mà còn xây dựng tạo cảm giác về cả một ngôi làng. Các khối nhà có mái dốc tách biệt và quay theo những hướng khác nhau nhằm tạo ra hình ảnh sinh động về không gian. Tất cả khối nhà được bố trí xung quanh khoảng sân phía trước gian thờ. Hàng hiên và mái hiên hình elip đa hướng, đa trung tâm tạo ra sự kết nối mềm mại, biến sự đối lập thành đối thoại. Ông bà cần sự yên tĩnh, nhưng nhóm kiến trúc sư đã khéo léo bố trí để có thể ở cùng những đứa cháu nhỏ đầy hiếu động. Cách làm này không chỉ để tạo ra nhiều cơ hội giao lưu giữa các thế hệ mà còn tạo cho các bậc phụ huynh có sự độc lập nhất định. Các góc thú vị trong căn nhà là nơi kích thích trẻ khám phá. Cổng của căn nhà có thể mở rộng ở góc khu đất, phục vụ cho nhu cầu tại các sự kiện đặc biệt của toàn tổ tiên. Vật liệu chính được chọn sử dụng trong ngôi nhà là gạch và ngói. Sân được lát theo các mẫu khác nhau của đường làng xưa; ngói được sản xuất thủ công để rêu mọc. Đây cũng là cơ hội để áp dụng và cải tiến các kỹ thuật xây dựng truyền thống: Tường hai lớp, tường lấy sáng có lỗ thông gió, mái nhiều lớp... Kết quả là một khung cảnh hồi tưởng được tạo dựng, có hiệu quả về mặt thị giác. Sơ đồ bố trí trong căn nhà. (theo Archdaily) Pha Lê | 2020-09-07 | Pha Lê | Bất động sản | cafebiz |
Vingroup nhảy vào dự án KCN Nam Cam Ranh, kỳ vọng hồi sinh sau 2 lần trắc trở với Becamex IDC và Công ty đóng tàu Cam Ranh | https://cafebiz.vn/vingroup-nhay-vao-du-an-kcn-nam-cam-ranh-ky-vong-hoi-sinh-sau-2-lan-trac-tro-voi-becamex-idc-va-cong-ty-dong-tau-cam-ranh-20200907135424968.chn | Từ trước đến nay đã có một số nhà đầu tư tiếp cận dự án Khu Công nghiệp Nam Cam Ranh. Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến dự án này bị lỡ nhịp. Hai lần lỡ nhịp Dự án KCN Nam Cam Ranh (xã Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh) có tổng diện tích khoảng 352ha, mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận các ngành công nghiệp cơ khí, phụ trợ, chế tạo, lắp ráp, công nghiệp nhẹ… ít gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, KCN Nam Cam Ranh có vị trí liền kề với khu quy hoạch phát triển đô thị nên khá thuận lợi để phát triển mô hình KCN, dịch vụ, đô thị ven biển, gắn với vịnh Cam Ranh. Dự án có điều kiện giao thông thuận lợi cả về đường biển, đường không, đường bộ và đường sắt, với các cơ sở hạ tầng sẵn có, đang khai thác như: Sân bay quốc tế Cam Ranh, Cảng tổng hợp Cam Ranh, kết nối đường sắt quốc gia, Quốc lộ 1 và kết nối với vùng Tây Nguyên theo Quốc lộ 27 qua tỉnh Ninh Thuận... Khu vực được quy hoạch Khu Công nghiệp Nam Cam Ranh. Tuy có rất nhiều điểm thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, song dự án này đã nhiều lần trắc trở. Ngay từ năm 2009, Ban quản lý (BQL) Khu Kinh tế Vân Phong đã cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án KCN Nam Cam Ranh cho Công ty Công nghiệp tàu thủy Nha Trang, hiện nay là Công ty TNHH một thành viên Đóng tàu Cam Ranh (được Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin giao làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng). Sau gần 10 năm không triển khai, năm 2017, dự án này bị thu hồi để thu hút các nhà đầu tư mới. Tiếp đó, năm 2018, Tổng Công ty Becamex IDC (tỉnh Bình Dương) xin nghiên cứu để đầu tư. Tuy nhiên, thay vì chỉ đầu tư KCN Nam Cam Ranh theo quy hoạch, chủ đầu tư đề xuất thành lập dự án Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ đô thị cảng biển Nam Cam Ranh với diện tích khoảng 1.050ha, gồm: KCN Nam Cam Ranh với diện tích tối thiểu 550ha và Khu đô thị, dịch vụ liền kề với diện tích khoảng 500ha. Chính vì diện tích quá lớn nên dự án phải điều chỉnh nhiều hạng mục và các quy hoạch trước đó. Chỉ tính riêng hạng mục KCN Nam Cam Ranh, phần lớn diện tích bị chia cắt bởi dự án Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam và dự án Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Tổng Công ty Becamex IDC đã đề nghị điều chỉnh hướng tuyến, hành lang an toàn và phương án xây dựng trạm thu phí vào cao tốc. Song, dự án Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam đã được UBND TP. Cam Ranh triển khai công tác giải phóng mặt bằng theo hướng tuyến đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, vì vậy, việc đề xuất điều chỉnh là không phù hợp. Ngoài ra, dự án Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ đô thị cảng biển Nam Cam Ranh còn bị hạn chế bởi vành đai an toàn quân sự và nhiều hạng mục khác nên không khả thi. Với những vướng mắc không thể giải quyết, Tổng Công ty Becamex IDC xin tạm dừng nghiên cứu đầu tư. Kỳ vọng vào nhà đầu tư mới Theo lãnh đạo BQL Khu Kinh tế Vân Phong, ngay sau khi Tổng Công ty Becamex IDC xin tạm dừng nghiên cứu đầu tư dự án Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ đô thị cảng biển Nam Cam Ranh, Công ty Đầu tư KCN Vinhomes đã xin đầu tư vào dự án KCN Nam Cam Ranh. Được biết, Công ty Đầu tư KCN Vinhomes trực thuộc Vingroup, có định hướng phát triển bất động sản nhà ở, văn phòng và KCN. Với nhà đầu tư nhiều tiềm năng này, chính quyền địa phương kỳ vọng dự án KCN Nam Cam Ranh sẽ sớm được triển khai, tạo động lực để khu vực Cam Ranh nói riêng và phía nam tỉnh nói chung phát triển. Ông Hoàng Đình Phi - Trưởng BQL Khu Kinh tế Vân Phong cho biết, ngày 9-7, BQL Khu Kinh tế Vân Phong đã có văn bản đề xuất UBND tỉnh xem xét chấm dứt việc nghiên cứu đầu tư dự án của Tổng Công ty Becamex IDC và cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Vinhomes nghiên cứu đầu tư KCN Nam Cam Ranh (350ha) theo quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nếu Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Vinhomes được đầu tư thì sẽ không gặp những vướng mắc tương tự Tổng Công ty Becamex IDC, việc triển khai khả thi hơn rất nhiều. Ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa: Theo đề nghị của BQL Khu Kinh tế Vân Phong, UBND tỉnh đồng ý cho phép Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Vinhomes tiếp cận, nghiên cứu, đề xuất dự án đầu tư hạ tầng KCN Nam Cam Ranh. UBND tỉnh giao BQL Khu Kinh tế Vân Phong phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thủ tục chấm dứt đề xuất nghiên cứu dự án hạ tầng KCN Nam Cam Ranh của Tổng Công ty Becamex IDC theo quy định; đồng thời, hướng dẫn, giúp đỡ Công ty Cổ phần Đầu tư KCN Vinhomes trong quá trình thực hiện nội dung trên theo chức năng, nhiệm vụ được giao và đúng quy định pháp luật. Đình Lâm | 2020-09-07 | Đình Lâm | Kinh doanh | cafebiz |
Vốn ngoại đổ vào ngành năng lượng | https://cafebiz.vn/von-ngoai-do-vao-nganh-nang-luong-2020090709090903.chn | Tăng trưởng nhu cầu điện toàn quốc giai đoạn 2021-2025 dự kiến khoảng 8,5%/năm và khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2026-2030 giúp Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn của các nhà đầu tư năng lượng nước ngoài. Sự kiện tỉnh Bạc Liêu trao quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng Bạc Liêu công suất 3200 MW, vốn đầu tư 4 tỉ USD, cho Công ty TNHH Delta Offshore Energy Pte. Ltd (DOE Singapore) hồi đầu năm nay từng được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận xét là góp phần thổi luồng gió mới vào tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có phần ảm đạm. Nhộn nhịp nhà đầu tư ngoại Tại Diễn đàn Cấp cao năng lượng Việt Nam 2020 diễn ra hồi tháng 7, hàng loạt hợp tác triển khai đầu tư các dự án năng lượng được ký kết. Chẳng hạn, tập đoàn tiên phong trong ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi tại châu Á - Thái Bình Dương CopenhagenInfrastructure Partners (CIP - Đan Mạch) và tỉnh Bình Thuận đã ký biên bản ghi nhớ phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn với tổng công suất lên đến 3,5 GW, vốn đầu tư 10 tỉ USD. Điểm đặc biệt của dự án là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên của Việt Nam được triển khai với sự hợp tác của đối tác nước ngoài. Nhà đầu tư (NĐT) này cam kết sẽ biến dự án nói trên thành một hình mẫu về chuyển giao công nghệ thành công song song với sử dụng tối đa các nguồn lực tại địa phương. Một dự án khác cũng được quan tâm nhiều là tổ hợp dự án khí - điện tại Khu Kinh tế Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa). Theo đó, Công ty Millennium của Mỹ đã được Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Phong cho phép khảo sát, nghiên cứu khả thi tổ hợp dự án gồm dự án trung tâm LNG (trên 10 triệu m3) và nhà máy điện (công suất 4800 MW) với tổng vốn đầu tư ban đầu 8 tỉ USD và nâng dần lên 15 tỉ USD. Nhiều NĐT cho rằng Nghị quyết 55-NQ/TW định hướng phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hóa các loại hình năng lượng, ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch là cơ hội lớn cho họ khi tìm kiếm cơ hội đầu tư. Công ty Wartsila (Phần Lan) đang có hoạt động tiếp thị mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam với hy vọng tăng doanh số nhờ cung cấp công nghệ cho các dự án điện, nhất là điện tái tạo - mảng kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp (DN) này. Với sự thúc đẩy của Chính phủ, vài năm trở lại đây, năng lượng tái tạo phát triển vô cùng mạnh mẽ tại Việt Nam. Chúng tôi nhận định đây là thời cơ rất tốt để đầu tư vào lĩnh vực năng lượng - đại diện công ty nói. Một nhà cung cấp các giải pháp phát triển hệ thống năng lượng hỗn hợp là Công ty Fortum Power and Heat OY Finland cũng mong chờ Nghị quyết 55-NQ/TW sớm đi vào cuộc sống bởi cơ cấu nguồn điện được đưa ra trong nghị quyết này rất phù hợp với khả năng cung ứng của DN. Chẳng hạn, công nghệ của Công ty Fortum Power and Heat OY Finland cho phép thay thế tới 40% lượng than bằng nguyên liệu khác trong các nhà máy nhiệt điện than để giảm thiểu ô nhiễm hoặc giúp vận hành nhà máy thủy điện hiệu quả, giảm thiểu sửa chữa lớn và ngừng hoạt động của các nhà máy... Dòng vốn FDI có xu hướng đổ vào ngành điện. Ảnh: HOÀI DƯƠNG Cân nhắc chọn dự án Cũng như bất cứ lĩnh vực nào khác, việc sàng lọc và lựa chọn NĐT vào lĩnh vực năng lượng là tối cần thiết bởi ngành này hội tụ rất nhiều yếu tố nhạy cảm và tác động trực tiếp đến kinh tế quốc gia. PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), đánh giá thời gian qua, nhiều dự án nguồn điện lớn của NĐT nước ngoài được triển khai theo hình thức BOT đã đóng góp rất đáng kể cho ngành điện trong việc thu xếp vốn, bảo đảm an ninh năng lượng. Tuy nhiên, thu hút FDI vào lĩnh vực năng lượng sẽ phải đối mặt với cả lợi ích lẫn nguy cơ. Ông Lạng phân tích: Ngành năng lượng cần đầu tư cực lớn để có thể đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực điện, nhu cầu này càng cấp bách hơn nữa bởi nguy cơ thiếu điện đã hiện hữu trước mắt. Trong khi đó, giá điện trong nước chưa hấp dẫn NĐT nên bất cứ DN ngoại nào chấp nhận đầu tư vào ngành điện trong giai đoạn này cũng đều đáng quý. Tuy vậy, chúng ta có thể phải đánh đổi lại nguy cơ NĐT nước ngoài chiếm lĩnh ngành độc quyền tự nhiên, đưa công nghệ chất lượng kém vào hoặc tình trạng sang nhượng, bán dự án cho các NĐT khác để kiếm lời như trong lĩnh vực điện tái tạo thời gian qua. Cũng theo PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, không phải vì rủi ro tiềm ẩn mà hạn chế tư nhân trong và ngoài nước tham gia thị trường điện để tăng sức cạnh tranh. Để khắc phục rủi ro về mặt công nghệ, việc sàng lọc dự án FDI ngành năng lượng cũng phải bám sát Nghị quyết 50 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tức là kiên quyết loại bỏ các dự án có công nghệ nguồn không bảo đảm cho vận hành điện cũng như đáp ứng tiêu chí bảo vệ môi trường, không cam kết chuyển giao công nghệ… Ưu tiên cho NĐT châu Âu bởi các NĐT ở khu vực này thường có uy tín và năng lực tốt. Hơn nữa, các hiệp định thương mại và đầu tư của Việt Nam với châu Âu cũng là bàn đạp cho các NĐT này thâm nhập thị trường Việt Nam. Với các đối tác đến từ các quốc gia kém phát triển hơn hoặc từng đầu tư dự án kém hiệu quả, cần xem xét kỹ và không ngần ngại loại bỏ - ông Lạng nêu quan điểm và nhấn mạnh nên có chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực năng lượng sạch bởi đây chính là tương lai của ngành điện. Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), cho rằng cần xử lý tốt mối tương quan giữa giá điện với việc thu hút nguồn lực nước ngoài vào ngành này. Khi NĐT thấy mức giá bảo đảm thu lại được chi phí bỏ ra và có lợi nhuận thì họ sẽ đầu tư. Thậm chí, NĐT sẵn sàng bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng truyền tải để bảo đảm nguồn lợi nhuận này - ông Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh khi nhắc đến câu chuyện một DN muốn đầu tư trạm biến áp và đường dây truyền tải 220 KV/500 KV để giải tỏa công suất cho dự án điện mặt trời của họ cũng như các dự án lân cận khác. Theo tính toán của Bộ Công Thương, Việt Nam ước tính sẽ thiếu khoảng 6,6 tỉ KWh điện vào năm 2021; 11,8 tỉ KWh vào năm 2022 và trên 13 tỉ KWh vào năm 2023. Sản lượng điện thiếu hụt này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư đến 130 tỉ USD cho các dự án mới tính đến năm 2030, tương ứng 12 tỉ USD mỗi năm. Thùy Dương | 2020-09-07 | Thùy Dương | Bất động sản | cafebiz |
Đầu tư bất động sản vùng ven TP HCM: Đừng sợ đô thị 'ma' | https://cafebiz.vn/dau-tu-bat-dong-san-vung-ven-tp-hcm-dung-so-do-thi-ma-20200907090545905.chn | Các chủ đầu tư tìm kiếm cơ hội và đồng loạt đẩy mạnh phát triển nhiều khu đô thị lớn ở vùng ven, khi TP HCM eo hẹp về quỹ đất. Chuyên gia cho rằng đô thị 'ma' ở đâu cũng có, vấn đề là lựa chọn bất động sản có hiểu biết, mang tầm nhìn dài hạn. Nhà đầu tư bất động sản vùng ven cần quan tâm tới tính thanh khoản thị trường và pháp lý dự án. Ồ ạt khu đô thị vùng ven Những khu vực vùng ven TP HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu từ trước tới nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, nhưng trở nên sôi động hơn trong thời gian gần đây với sự xuất hiện của hàng loạt dự án đô thị lớn. Nam Long, doanh nghiệp với các dòng sản phẩm trung cấp, vừa túi tiền đang triển khai đại đô thị Waterpoint (Bến Lức, Long An) giai đoạn 1. Quy mô dự án là 165 ha, bao gồm các sản phẩm nhà phố thương mại, căn nhà phố vườn, shophouse, biệt thự đơn lập và biệt thự song lập. Tại Đồng Nai, Nam Long cũng có 2 dự án khác tại Đồng Nai là Đồng Nai Waterfront, diện tích 170 ha và Paragon Đại Phước, diện tích 45 ha. Tập đoàn Novaland có khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City, diện tích hơn 600 ha với 70% diện tích cho mảng xanh và tiện ích nội khu. Tập đoàn Đất Xanh ghi dấu ở khu vực vùng ven với đại dự án Gem Sky World hơn 92 ha gần sân bay Long Thành; Tập đoàn Kim Oanh cũng có dự án Century City 50 ha tại huyện Long Thành… Tỉnh Đồng Nai thống kê có khoảng 40 khu đô thị, khu dân cư có quy mô lớn khoảng 40 - 750 ha. Các chủ dự án vẫn tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn tất thủ tục để xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị, khu dân cư. Khu vực có nhiều dự án được các doanh nghiệp triển khai là TP Biên Hòa cùng các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom. Vùng ven TP HCM được đánh giá có nhiều cơ hội đầu tư, một phần nguyên nhân từ hạ tầng. Ảnh: Lê Xuân Cũng theo ông Kiệt, thị trường vùng ven TP HCM là Long An có cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư, trong 6 tháng đến hết 2021, nhiều dự án mới được triển khai và nhà đầu tư sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Đại phương này gần TP HCM, kết nối thuận tiện về TP HCM qua tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương hay cao tốc Bến Lức - Long Thành đang được xây dựng.Tại buổi tọa đàm mới đây về xu hướng đầu tư thời kỳ mới do Cafeland tổ chức, ông Võ Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận tiếp thị dự án nhà ở CBRE Việt Nam, lý giải xu hướng các doanh nghiệp lớn dịch chuyển ra vùng ven để làm các đô thị có quy mô lớn là quỹ đất tại TP HCM khan hiếm, nhiều dự án hạ tầng vùng ven được đẩy mạnh. Ví dụ tại Đồng Nai, nhiều công trình giao thông trọng điểm được đầu tư xây dựng như dự án sân bay quốc tế Long Thành sắp triển khai. Những vị trí gần sân bay trở thành nơi săn đón của các doanh nghiệp để tìm quỹ đất làm dự án. Bên cạnh đó, theo ông Kiệt, phân khúc bất động sản công nghiệp phát triển mạnh kéo theo loại hình đô thị phục vụ cho các khu bất động sản công nghiệp nở rộ. Không lo ngại đô thị ma Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hoà, với góc nhìn cá nhân, cho rằng đô thị ma nơi nào trên thế giới cũng có chứ không chỉ ở Việt Nam. Theo ông Quang, khoảng 20% các khu đô thị trên 20 ha ở Long An, Đồng Nai, Bình Dương… không có ai ở. Lý giải nguyên nhân, ông Quang nhấn mạnh yếu tố khi mua, người mua mong muốn hạ tầng sẽ tạo động lực tăng giá nhưng thực tế thì chưa đạt được kỳ vọng. Để tránh tình trạng này, ông Quang gợi ý nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi nên mua bất động sản mình yêu thích và hiểu rõ tiềm năng phát triển. Giá trị bất động sản tăng theo quy luật, khi bỏ vốn đầu tư phải xác định tính dài hạn và bài bản, tránh đua theo phong trào. Bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, cho rằng những người mua bất động sản vùng ven nên thận trọng tính thanh khoản của thị trường vì đối với người mua nhà để đầu tư, sau một thời gian cần bán để thu hồi vốn, chốt lời. Đồng thời, những dự án ở vùng ven có quy mô tương đối lớn, có thể hơn 100 ha, nguồn cung tham gia thị trường nhiều. Ở những đợt ra hàng kế tiếp, người mua hàng ở đợt đầu bán lại trên thị trường thứ cấp phải cạnh tranh với chính nhà đầu tư. Các chủ đầu tư thường có xu hướng mở bán đợt sau các căn hộ có vị trí đẹp hơn, giá bán cao hơn, trên thị trường thứ cấp sẽ cạnh tranh rất khốc liệt. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý, nguồn cung đối với người mua nhà. Cũng theo bà Khanh, các cá nhân đầu tư nên yêu cầu chủ đầu tư cung cấp đầy đủ pháp lý dự án, đảm bảo về tính minh bạch của thị trường. Nếu cá nhân đầu tư mua đất tự xây thì cần đảm bảo có đủ pháp lý để sau đó được cấp sổ. Lê Xuân | 2020-09-07 | Lê Xuân | Bất động sản | cafebiz |
TS Nguyễn Đức Thành: Việt Nam cần tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối | https://cafebiz.vn/ts-nguyen-duc-thanh-viet-nam-can-tiep-tuc-tang-du-tru-ngoai-hoi-20200908135159515.chn | Việc tích lũy thêm dự trữ ngoại hối một cách liên tục có thể dẫn đến rủi ro bị Mỹ cáo buộc thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, vị chuyên gia cho rằng, việc mua vào ngoại tệ thời gian qua là cần thiết và Việt Nam vẫn cần tăng dự trữ ngoại hối lên khoảng 150 tỷ USD trong vòng 12-18 tháng tới. Theo thông tin tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 mới đây, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã đạt khoảng 92 tỷ USD và đến cuối năm nay có thể đạt con số 100 tỷ USD. TS Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định, việc Ngân hàng Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ là điều cần thiết, nếu không sẽ khiến tiền Việt Nam đồng sẽ lên giá. Đồng tiền Việt lên giá sẽ gây bất lợi cho người xuất khẩu Việt Nam khi thu tiền về. Đồng thời, những năm gần đây, nhờ chính sách ổn định tỷ giá và lãi tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ bằng không, hiện tượng đô la hóa đã giảm đáng kể. Do đó, theo vị chuyên gia này, đối với chính sách ngoại tệ, chỉ cần duy trì ổn định tỷ giá, không cần phải dùng đến biện pháp tăng giá VNĐ. Tuy nhiên, việc tích lũy thêm dự trữ ngoại hối một cách liên tục, có thể gặp rủi ro bị Mỹ cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ. Vị chuyên gia nêu quan điểm: Việt Nam nên sử dụng tối đa các biện pháp ngoại giao để xoa dịu Mỹ, nếu rủi ro này tăng lên. Trong khi đó, vẫn tiếp tục duy trì chính sách này trong thực tiễn. Vì việc tiếp tục can thiệp vào thị trường nhằm tăng dự trữ ngoại hối là cần thiết. Theo ước tính của TS. Nguyễn Đức Thành, Việt Nam cần tăng dự trữ ngoại hối lên khoảng 6 tháng nhập khẩu. Trong tình trạng hiện nay, mục tiêu cụ thể trong vòng 12-18 tháng tới nên là mốc 150 tỷ USD. Theo thời gian, quy mô của nền kinh tế VN sẽ tiếp tục tăng, và cùng với đó là quy mô xuất - nhập khẩu, thì mục tiêu của dự trữ ngoại hối có thể còn cao hơn nữa. Khi kinh tế phục hồi sau Covid-19, nhu cầu USD của Việt Nam có thể tăng nhanh trở lại, khi đó, chúng ta sẽ phải sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp. Khi đó, dự trữ ngoại hối có thể giảm hoặc ít nhất cũng không tăng như vừa qua. Tóm lại, việc dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng không phải là một kỳ tích, vì nó chỉ đơn giản là phản ánh diễn biến của nền kinh tế, cũng như quan điểm điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Và trong bối cảnh hiện nay, tôi cho rằng đó là chính sách phù hợp. Chỉ cần lưu ý, là nên trung hòa vừa đủ số ngoại hối mua được, tránh gây lạm phát, ông Thành khuyến nghị. Từ vừa đủ hàm ý rằng có thể trung hòa hơi lỏng một chút, không cần quá chặt chẽ, vì như thế cũng là một cách nới lỏng nhẹ tiền tệ, phục vụ cho mục đích chống suy giảm kinh tế trong thời gian dịch Covid. Thu Thủy | 2020-09-08 | Thu Thủy | Kinh tế vĩ mô | cafebiz |
Nikkei: Lý do Việt Nam giảm dự báo tăng trưởng GDP xuống 2-2,5% | https://cafebiz.vn/nikkei-ly-do-viet-nam-giam-du-bao-tang-truong-gdp-xuong-2-25-20200908134141687.chn | Theo Nikkei Asia Reviews, tăng trưởng GDP là yếu tố quan trọng để Chính phủ Việt Nam vạch ra đường lối kinh tế của đất nước trong tương lai. Vừa qua, Chính phủ đã giảm dự kiến mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay xuống 2%, nếu điều kiện cho phép phấn đấu đạt khoảng 2,5%. Nguyên nhân chính là làn sóng dịch bệnh Covid-19 mới đã dẫn đến suy thoái toàn, ảnh hưởng đến xuất khẩu của đất nước, du lịch trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trước đó vào tháng 5, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu phấn đấu GDP tăng trưởng trên 5%. Tuy nhiên, sau làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ hai lan rộng trên cả nước hồi tháng 7, con số này đã phải giảm. Tại cuộc họp nội các vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định Việt Nam đang cố kiểm soát dịch bệnh, đồng thời duy trì tăng trưởng kinh tế. Chính phủ đưa ra mục tiêu mới sau khi công bố tốc độ tăng trưởng GDP giảm mạnh từ 3,82% trong quý I xuống 0,36% trong quý II. Mục tiêu GDP sửa đổi dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 11. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: Cho đến nay, Việt Nam vẫn có thể duy trì tăng trưởng kinh tế bất chấp nhiều thách thức do đại dịch gây ra. Ngoài ra, trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt hơn 174 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019. Hàng không là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch. Vietnam Airlines dự kiến lỗ 15000 tỷ đồng (647 triệu USD), trong khi VietJet Air lỗ 90,5 triệu USD nửa đầu năm 2020. Tại trung tâm kinh tế cả nước - Thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 90% doanh nghiệp du lịch đã tạm ngừng hoạt động, với 20000 nhân viên, tương đương 70% lực lượng lao động hiện không có việc làm. Trong 8 tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt gần 3,7 triệu người, giảm 66,6% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh số bán hàng ngành du lịch và khách sạn giảm 54,4%, doanh thu dịch vụ ăn uống giảm 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lần đầu tiên sau 25 năm, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đề xuất không tăng lương tối thiểu vào năm 2021. Cố vấn trưởng tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam, ông Nguyễn Đức Thành cho biết: Quyết định được Bộ Lao động đưa ra cho thấy cam kết của Chính phủ nhằm duy trì ổn định kinh tế trong bối cảnh đại dịch. Mức lương sàn thay đổi theo khu vực và chạm đáy ở mức 3 triệu đồng/tháng. Theo ông Thành, mặc dù tiền lương sẽ không thay đổi vào năm 2021, hầu hết người lao động có thu nhập nhiều hơn mức lương tối thiểu. Ông Nguyễn Đức Thành nói thêm: Chính phủ hiện đang cố gắng duy trì ổn định trong đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát và nền kinh tế đang rất khó khăn. Điều này đã tác động đáng kể đến tiêu dùng. Tính chung 8 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3225,1 nghìn tỷ đồng, giảm 0,02% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 4,5% (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,5%). Trong khi đó, tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2019. Nhằm hỗ trợ nền kinh tế, Thủ tướng đã yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng lớn, đồng thời khuyến khích đầu tư tư nhân và nước ngoài. Tính chung 8 tháng năm 2020, vốn đầu tư thực hiện từ NSNN đạt 250,5 nghìn tỷ đồng, bằng 50,7% kế hoạch năm và tăng 30,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhìn chung, tăng trưởng GDP vẫn là vấn đề quan trọng, là cơ sở để Chính phủ vạch ra đường lối kinh tế của đất nước trong thập kỷ tới. Tại phiên họp ngày 4/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra những kết quả tích cực trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng toàn cầu. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng kết luận: Chúng ta ghi nhận kết quả này nhưng phải có những giải pháp mạnh mẽ hơn, nhất là xúc tiến thu hút đầu tư tốt hơn nữa. Q.L | 2020-09-08 | Q.L | Kinh tế vĩ mô | cafebiz |
Cần có chính sách để mở cửa các điểm du lịch càng sớm càng tốt | https://cafebiz.vn/can-co-chinh-sach-de-mo-cua-cac-diem-du-lich-cang-som-cang-tot-20200908101024874.chn | Không ít doanh nghiệp lữ hành, khách sạn lớn đã phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, buộc người lao động làm việc luân phiên hoặc cho nghỉ không lương từ 60%-90% nhân lực. Trước đợt dịch bùng phát trở lại, Tổng cục Du lịch và các địa phương đã triển khai nhiều chương trình kích cầu trong nước và ngành du lịch đã có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của đợt dịch COVID-19 lần thứ 2 tại Việt Nam từ thành phố Đà Nẵng - trung tâm du lịch lớn của cả nước, ngành du lịch lại chịu những tác động tiêu cực mới, có thể sẽ nặng nề và lâu dài hơn. Được biết, lượng khách hủy tour chiếm 95-100% trong tháng 7 và tháng 8, là hai tháng cao điểm của du lịch nội địa Việt Nam. Trong khi đó, thị trường khách du lịch quốc tế vẫn đang tiếp tục đóng băng khiến cho hoạt động du lịch, lữ hành trên cả nước một lần nữa bị ngưng trệ. Với diễn biến phức tạp của đợt dịch COVID-19 lần thứ 2 từ thành phố Đà Nẵng ngành du lịch lại chịu những tác động tiêu cực mới, có thể sẽ nặng nề và lâu dài hơn. Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, tình hình kinh doanh khó khăn khiến 137 doanh nghiệp lữ hành quốc tế xin thu hồi giấy phép, nhiều lao động trực tiếp trong ngành du lịch và gián tiếp bị mất việc làm. Không ít doanh nghiệp lữ hành, khách sạn lớn đã phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, buộc người lao động làm việc luân phiên hoặc cho nghỉ không lương từ 60%-90% nhân lực. Ông Nguyễn Tuấn Linh, Giám đốc Mr Linh’s Adventures cho biết, nhân sự du lịch giờ một phần đã đi mất hoặc đổi nghề vì không có việc làm, cụ thể Công ty Mr Linh’s Adventures cũng đã có những nhân sự không làm du lịch nữa mà phải kiếm nghề khác vì không có việc làm. Mr Linh’s Adventures là công ty chuyên về Inbound, hơn 6 tháng qua chúng tôi phải hoạt động cầm chừng. Công ty đang cho nhân viên nghỉ ở nhà đối với những bạn yêu nghề và muốn bám nghề trong thời gian tới (Công ty hỗ trợ 30% lương + BHXH). Bên cạnh đó, chúng tôi đã thành lập thêm công ty chuyên về đặc sản hữu cơ cho nhân viên tham gia để tạo thêm việc làm với kỳ vọng kết hợp với sản phẩm du lịch bền vững tại các địa phương và mô hình du lịch sinh thái, sau này khi khách nước ngoài trở lại Việt Nam có thể kết hợp việc đi du lịch và trải nghiệm tại các nông trại Organic… Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chọn con đường khác vì lương không đủ chi trả cho cuộc sống và cũng một phần nản vì không biết khi nào mới có khách quay lại Việt Nam, ông Linh chia sẻ. Tổng cục Du lịch cần có những hướng dẫn cụ thể và định hướng kích cầu du lịch hoặc các chương trình xúc tiến cụ thể trong thời gian tới. Tổng Cục Du lịch nhận định, nhiều doanh nghiệp du lịch tập trung vào những kế hoạch duy trì hoạt động, nghiên cứu xây dựng và làm mới sản phẩm chuẩn bị cho việc đón khách trở lại. Tuy vậy, các doanh nghiệp đang rất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước trong các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng của dịch và phương hướng phục hồi sau mùa dịch. Về phía doanh nghiệp, Giám đốc Mr Linh’s Adventures cho rằng, Tổng cục Du lịch cần có những hướng dẫn cụ thể và định hướng kích cầu du lịch hoặc các chương trình xúc tiến cụ thể trong thời gian tới, cụ thể cuối năm 2020 và năm 2021 để các doanh nghiệp biết được tình hình triển vọng của ngành trong tương lai. Nên mở cửa các điểm du lịch trở lại càng sớm càng tốt, giờ phải xác định sống chung với dịch và duy trì những biện pháp an toàn song song. Bên cạnh đó, sau khi tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới giảm, có vaccine nếu Việt Nam đón khách nước ngoài trở lại thì có thể sử dụng tiêu chí mở cửa đón khách toàn cầu và ưu tiên người nào có chứng nhận đã hoàn thành chương trình tiêm vaccine COVID-19 là cho nhập cảnh, ông Linh kiến nghị. Theo Nguyễn Hà | 2020-09-08 | Theo Nguyễn Hà | Kinh tế vĩ mô | cafebiz |
Lộ loạt bất cập, Bộ Xây dựng yêu cầu quản chặt căn hộ Condotel | https://cafebiz.vn/lo-loat-bat-cap-bo-xay-dung-yeu-cau-quan-chat-can-ho-condotel-20200908160309171.chn | Do tồn tại nhiều bất cập, Bộ Xây dựng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản chặt việc đầu tư xây dựng dự án có bố trí căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà ở thương mại liên kế. Nhiều chủ đầu tư xin chuyển sang căn hộ ở Bộ Xây dựng cho biết, trong những năm qua, tại một số tỉnh, thành phố đã xuất hiện loại hình bất động sản mới như căn hộ lưu trú/căn hộ du lịch (Condotel), văn phòng kết hợp lưu trú (Officetel), biệt thự nghỉ dưỡng/ biệt thự du lịch (Resort villa), nhà ở thương mại liên kế (Shophouse) nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, đa dạng hóa sản phẩm của thị trường bất động sản. Cùng với việc thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo các quy định hiện hành của pháp luật về đất đai, quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, môi trường,... hành lang pháp lý cũng đang được tiếp tục hoàn thiện để điều chỉnh các yếu tố đặc thù của loại hình này. Theo đó, Bộ VH-TT&DL đã có Quyết định số 3720 ngày 28/10/2019 ban hành Quy chế quản lý, kinh doanh loại hình căn hộ du lịch và biệt thự du lịch. Bộ TNMT đã có văn bản số 703 ngày 14/02/2020 hướng dẫn chế độ sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở. Bộ Xây dựng đã có văn bản số 276 ngày 20/01/2020 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý đầu tư, xây dựng, kinh doanh căn hộ du lịch, biệt thự du lịch; đề nghị thực hiện công tác quản lý đầu tư, xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với loại hình công trình căn hộ du lịch, biệt thự du lịch theo đúng quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo phù hợp quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển du lịch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; lưu ý cần xem xét thận trọng việc chuyển đổi công năng công trình thương mại, dịch vụ nói chung, căn hộ dịch vụ nói riêng sang thành nhà ở. Cùng với đó, Bộ Xây dựng đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có các quy định cho loại hình bất động sản này, cụ thể: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2019/BXD, trong đó đã yêu cầu đối với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng: “dân số dự báo, xác định phải bao gồm dân số vãng lai tại các khu đất ở và các khu đất xây dựng các công trình hỗn hợp có yếu tố ở bao gồm cả dịch vụ lưu trú (nếu có)”; “Quy hoạch các công trình hỗn hợp có yếu tố ở bao gồm cả các dịch vụ lưu trú (nếu có) phải xác định quy mô dân số để tính toán nhu cầu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.” Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư QCVN 04:2019/BXD có quy định đối với với nhà chung cư hỗn hợp có bố trí căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú: “dân số cho nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải được tính toán thống nhất cho toàn bộ các bước lập hồ sơ thiết kế theo quy định, phải xác định phù hợp với chỉ tiêu dân số đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho dự án đầu tư xây dựng”. Ngoài ra, Bộ Xây dựng đã soạn thảo để Bộ Khoa học và Công nghệ công bố các tiêu chuẩn quốc gia, để đưa ra các yêu cầu chung về thiết kế cho các loại hình công trình này... Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng trong quá trình đầu tư xây dựng, vận hành các công trình có loại hình bất động sản nêu trên, vẫn còn một số vấn đề tồn tại như: tại một số đồ án quy hoạch xây dựng tuy đã xác định chức năng căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú, biệt thự nghỉ dưỡng song chưa tính toán cụ thể về dân số của loại hình lưu trú này; xuất hiện một số vướng mắc, bất cập trong vận hành, quản lý sử dụng tòa nhà có chức năng căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú do có nhiều chủ sở hữu, chủ sử dụng, vận hành khai thác; thiếu quy định pháp lý ràng buộc trong quan hệ hợp đồng giữa các nhà đầu tư ban đầu và nhà đầu tư thứ cấp; các địa phương vẫn còn lúng túng trong việc cấp giấy tờ sở hữu cho các căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú, biệt thự nghỉ dưỡng,… Ngoài ra, khi kinh doanh gặp khó khăn, một số chủ đầu tư xin chuyển đổi loại hình căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú sang căn hộ ở gây áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực. Bộ Xây dựng yêu cầu quản chặt Do đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trong quản lý đầu tư xây dựng, các cơ quan chuyên môn về xây dựng trong thực thi thủ tục hành chính các dự án đầu tư xây dựng có bố trí căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà ở thương mại liên kế cần lưu ý một số nội dung sau: Thứ nhất, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi xem xét thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng cần đảm bảo việc tuân thủ quy định của hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, phải làm rõ về quy mô về diện tích sàn xây dựng, số lượng căn, chỉ tiêu dân số đối với việc bố trí các chức năng căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú, biệt thự du lịch, nhà ở thương mại liên kế để xác định các chỉ tiêu, yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Thứ hai, khi quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng có các loại hình bất động sản nêu trên cần đảm bảo tính thống nhất về mục đích đầu tư, mục đích sử dụng đất với chức năng của công trình; lưu ý việc hình thành và phát triển loại hình bất động sản này phải phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương theo từng thời kỳ. Thứ ba, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, cân nhắc công tác cấp mới các thủ tục pháp lý cho phép đầu tư xây dựng (phê duyệt quy hoạch, quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng có các loại hình bất động sản nêu trên) trong khi việc quản lý, vận hành các loại hình bất động sản này vẫn còn một số tồn tại như đã nêu tại văn bản này. Cuối cùng, cơ quan chuyên môn về xây dựng khi thực hiện công tác thẩm định dự án, thiết kế xây dựng, cấp phép xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu cần kiểm tra, rà soát kỹ các cơ sở pháp lý về quy hoạch xây dựng, chủ trương đầu tư, đánh giá việc tuân thủ hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về căn hộ lưu trú, văn phòng kết hợp lưu trú, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà ở thương mại liên kế mới được ban hành; trường hợp còn thông tin chưa rõ liên quan đến dân số của chức năng lưu trú, khả năng đáp ứng hạ tầng khu vực thì cần có văn bản gửi cơ quan quản lý quy hoạch của địa phương để được làm rõ. Thông báo kết quả thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu cần gửi đồng thời đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý trong quá trình dự án được triển khai xây dựng và khai thác sử dụng. Trước đó, Bộ Công an đã có báo cáo Thủ tướng về các bất cập trong quy định pháp luật liên quan đến căn hộ du lịch, biệt thự du lịch và văn phòng kết hợp lưu trú. Theo Bộ Công an, một số địa phương như Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu đang rà soát, đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản căn hộ du lịch cho người mua, dần hợp thức các căn hộ du lịch thành nhà ở, gây áp lực cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh kinh tế, an ninh xã hội. Bộ Công an kiến nghị Chính phủ chỉ đạo: Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung luật kinh doanh, mua bán, cho thuê căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú; Bộ VH-TT&DL hoàn thiện quy định về quản lý, vận hành các dự án; Bộ TNMT nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về phân loại đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của các loại hình bất động sản mới để các địa phương có cơ sở thực hiện. Bộ Công an đề xuất Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc triển khai các dự án căn hộ du lịch, biệt thự du lịch tại một số địa phương phát triển nhiều loại hình bất động sản trên, phát hiện sai phạm đề xuất xử lý. Đề xuất UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án bất động sản trên từ khâu quy hoạch dự án, cấp phép sử dụng đất, cấp phép xây dựng đến việc quản lý kinh doanh vận hành, quản lý cư trú… Trước mắt không phát triển các dự án bất động sản căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, không hợp thức cho các loại hình căn hộ này thành nhà ở. Đình Phong | 2020-09-08 | Đình Phong | Bất động sản | cafebiz |
Số lượng các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng mạnh ở tất cả 17 lĩnh vực | https://cafebiz.vn/so-luong-cac-doanh-nghiep-tam-ngung-kinh-doanh-tang-manh-o-tat-ca-17-linh-vuc-20200908145715249.chn | Theo dữ liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh ngắn hạn trong 8 tháng đầu năm nay là 34288 doanh nghiệp, tăng 70,8% với cùng kỳ năm 2019. Dù số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú - ăn uống và doanh nghiệp dịch vụ việc làm, du lịch có lượng đăng ký tạm rời thị trường nhiều nhưng tỷ lệ tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất lúc này lại rơi vào nhóm doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Một điểm đáng lưu ý là so với cùng kỳ năm ngoái, số lượng các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng mạnh ở tất cả 17 lĩnh vực. Cụ thể với lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống trong thời gian trên có đến 1918 doanh nghiệp đăng ký tạm rời thị trường, tăng 89,7% so với cùng kỳ. Đối với lĩnh vực dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác có đến 1927 doanh nghiệp tạm ngừng, tăng 85,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Hay đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có đến 2.015 doanh nghiệp tạm rời thị trường trong tình hình khó khăn này, tăng 61,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, theo cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh, tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất trong 8 tháng vừa qua rơi vào doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Dù cùng thời gian trên số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đăng ký rời thị trường là 923 doanh nghiệp nhưng lại là lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 136,1%). Giới quan sát cho rằng đây là một tỷ lệ rời thị trường rất cao so với mức tăng trung bình trong 8 tháng vừa qua là khoảng 70%. Hay mảng kinh doanh có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh cao vị trí thứ hai là doanh nghiệp về giáo dục và đào tạo cũng chưa tới mức 100% (với 612 doanh nghiệp, tăng 95,5%). Không chỉ dừng lại tạm ngừng kinh doanh mà lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh BĐS cũng có tỷ lệ hoàn tất giải thể cao nhất. Cụ thể trong cùng thời gian nói trên, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 10353 doanh nghiệp thì kinh doanh BĐS có 620 doanh nghiệp, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong số các lĩnh vực có doanh nghiệp giải thế trong tám tháng đầu năm nay. Doanh nghiệp hoạt động trong mảng sản xuất phân phối, điện, nước, gas và lĩnh vực giáo dục và đào tạo có số lượng hoàn tất giải thể cũng tăng cao nhưng với tỷ lệ tăng lần lượt là 40,9% và 30,3%. Phương Nga | 2020-09-08 | Phương Nga | Kinh doanh | cafebiz |
Sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất của Bộ GD-ĐT, Bộ Công thương và Bộ GTVT tại Tp.HCM | https://cafebiz.vn/sap-xep-lai-xu-ly-cac-co-so-nha-dat-cua-bo-gd-dt-bo-cong-thuong-va-bo-gtvt-tai-tphcm-20200908151537171.chn | Thường trực Ban chỉ đạo 167 đã tham mưu UBND Tp.HCM ban hành quyết định thu hồi 10 nhà, đất do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH MTV (Saigontourist) quản lý, giao Trung tâm phát triển quỹ đất - Trung tâm quản lý nhà và giám định xây dựng quản lý.dựng quản lý. Đó là phát biểu của ông Ngô Quang Vinh, Trưởng phòng Quản lý công sản Sở Tài chính tại báo cáo tại buổi giám sát của Thường trực HĐND Tp.HCM với Sở Tài chính mới đây. Được biết, năm 2017 Thanh tra TP có kết luận về việc thanh tra toàn diện Saigontourist, nêu rõ các địa chỉ cho thuê chưa đúng mục đích sử dụng đất, chưa đúng quy định, để trống. Đồng thời, nhằm thực hiện chỉ đạo của UBND Tp.HCM, năm nay thường trực Ban chỉ đạo 167 đã 2 lần phát công văn, đề nghị Saigontourist rà soát, báo cáo toàn bộ các địa chỉ nhà, đất do đơn vị này và các công ty trực thuộc đang quản lý, sử dụng, để báo cáo tiến độ thực hiện phương án phê duyệt và đề xuất phương án xử lý. Cho đến nay, Saigontourist chưa có báo cáo nội dung này. Theo lãnh đạo Sở Tài chính, hiện nay việc quản lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước đã thay đổi. Trước đây quỹ nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước sử dụng vào mục đích nhà làm việc, sản xuất, kinh doanh được UBND Tp.HCM giao cho các tổ chức có chức năng cho thuê nhà, đất của địa phương tạm quản lý, giữ hộ cho thuê như Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận, huyện; Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP; Công ty TNHH MTV Kho bãi thành phố và thực hiện theo phương án được UBND TP phê duyệt. Trước khi các công ty nêu trên thực hiện cổ phần hóa, UBND Tp.HCM đã thành lập Trung tâm quản lý nhà và Giám định xây dựng (Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở Xây dựng để quản lý, vận hành quỹ nhà đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn TP. Sau hơn 2 năm thành lập, Trung tâm đã hoàn thành việc kiểm tra và lập danh sách 1.069 địa chỉ nhà, đất. Tuy nhiên, qua rà soát các văn bản báo cáo và kết quả kiểm tra thực địa lại có sự khác nhau về số liệu diện tích, sàn sử dụng; hiện trạng sử dụng chỉ nêu là kinh doanh nhưng không nêu rõ là đang cho tổ chức, cá nhân nào thuê, thời hạn hợp đồng… Sở Tài chính đã yêu cầu Trung tâm rà soát cụ thể, đầy đủ để báo cáo UBND Tp.HCM. Theo báo Sài Gòn Giải phóng, cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Tài chính đã có văn bản trả lời TP về tiến độ thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất đối với 3 bộ gồm: Bộ GD-ĐT, Bộ GTVT, Bộ Công thương, sẽ sớm thực hiện. Hạ Vy | 2020-09-08 | Hạ Vy | Bất động sản | cafebiz |
Cẩn trọng với hình thức huy động vốn lãi “khủng” trong bất động sản | https://cafebiz.vn/can-trong-voi-hinh-thuc-huy-dong-von-lai-khung-trong-bat-dong-san-2020090813440414.chn | Hô hào góp vốn đầu tư vào các dự án “bánh vẽ” bất động sản (BĐS), khai thác khoáng sản, khách sạn... để hưởng mức lãi “trên trời”. Theo các chuyên gia, người dân cần thận trọng khi tham gia đầu tư vào các dự án có mức lãi suất không tưởng theo hình thức huy động với lãi suất cao, bởi tiểm ẩn rất nhiều rủi ro. Muôn hình vạn trạng cách huy động vốn Mới đây, tại thị trường Bình Dương xôn xao với dự án được quảng cáo đây là dự án lớn nhất Bình Dương và được cam kết mua lại với lợi nhuận lên đến 25%. Trước đó, một dự án khác là cũng được quảng cáo cam kết lợi nhuận lên đến 15%/năm. Hầu hết các dự án rao bán chưa có giấy phép xây dựng nhưng vẫn có những cam kết lãi khủng. Ngoài ra, trên thị trường, một số doanh nghiệp tung ra những lời mời chào hấp dẫn góp vốn đầu tư hưởng lợi nhuận 36%/năm, mua trái phiếu lãi suất 18%/năm. Một vài hình thức kiểu như, khách hàng tham gia gói 1,5 tỷ đồng được nhận lãi 35%/năm trong 24 tháng, tặng xe, sau 42 tháng nhận tiền gốc hoặc BĐS có giá trị tương đương… Bài học nhãn tiền cho việc cam kết lợi nhuận chính là vụ lừa đảo của địa ốc Alibaba Theo các chuyên gia, để che lấp những hạn chế về pháp lý cũng như cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, một số doanh nghiệp đã tung ra chính sách cam kết mua lại sản phẩm cho khách hàng. Tuy nhiên, bài học nhãn tiền cho việc cam kết lợi nhuận chính là vụ lừa đảo của địa ốc Alibaba, và nhiều dự án condotel. Trước đó, tại Đắk Lắk vẫn cũng từng nổi lên với việc một doanh nghiệp địa ốc huy động vốn kinh doanh cho lãi suất khủng âm ỉ một thời gian dài. Trong đó, có nhiều dự án huy động vốn lãi suất rất cao. Hình thức của các công ty này khá giống nhau: Mở hội thảo, thuyết trình tại các nhà hàng, khách sạn sang trọng để lôi kéo khách mua các sản phẩm hữu hình như thực phẩm chức năng, đồ gia dụng… hoặc có thể là đầu tư sản phẩm vô hình như tiền ảo bitcoin, BĐS hay kinh doanh nhà hàng, khách sạn… để huy động tài chính. Chiêu trò của các dự án này thường lấy tiền của người sau trả cho người trước để tạo lòng tin, kéo thêm nhiều nạn nhân mới vào. Huy động vốn cho BĐS không khó, cái khó là doanh nghiệp lấy gì để trả? Các chuyên gia kinh tế cho rằng lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Thị trường BĐS đang trong giai đoạn khó khăn. Với mức lợi nhuận khủng như trên càng phải cân nhắc kỹ càng. Câu hỏi đặt ra là nếu có những phương án kinh doanh tốt, dự án có chỉ số sinh lời cao, tại sao doanh nghiệp không tìm đến các ngân hàng để vay vốn? Nếu dự án thật sự tốt và hấp dẫn, chắc chắn các ngân hàng sẽ cho vay, thậm chí vay với lãi suất thấp. Phải chăng các dự án của doanh nghiệp chưa đủ sức thuyết phục ngân hàng cho vay? Tại Diễn đàn về Dòng tiền bất động sản 2020 diễn ra tại Tp.HCM, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã có những tranh luận về việc huy động vốn với doanh nghiệp BĐS. Ông Lê Thành Trung, Phó Tổng giám đốc HD Bank cho biết việc ngân hàng siết tín dụng BĐS đến từ nhiều yếu tố, trong đó việc doanh nghiệp thiếu độ tin cậy đã gây ảnh hưởng đến dòng vốn từ ngân hàng rót cho BĐS. Theo ông Trung, để huy động vốn tốt thì doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng cần phải có niềm tin vào thị trường. BĐS tuy có lúc thăng lúc trầm nhưng đây là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, đứng sau chứng khoán nhưng mức lan tỏa mạnh hơn cả chứng khoán. Đây là thị trường có sức ảnh hưởng đến toàn thể người dân, bao gồm doanh nghiệp, nhà đầu tư, các công ty vật liệu, người dân có nhu cầu ở thực… đều tham gia vào thị trường này nên cần phải quan tâm tạo dựng nguồn vốn để phát triển. Vị này khẳng định ngân hàng vẫn luôn tạo điều kiện để doanh nghiệp huy động vốn. Tuy nhiên, cái khó là doanh nghiệp liệu có đủ sức để trả, doanh nghiệp lấy gì để trả khi mà họ chỉ có 30% vốn tự có, 70% vốn đi vay nhưng tiền lại luôn đi trước giấy tờ. Thực tế thời gian qua, doanh nghiệp thường lo chạy đi huy động vốn trước khi triển khai dự án. Nhiều dự án chưa xong đấu giá đất, thủ tục giấy tờ còn treo mà đã huy động vốn mang về, sau đó thì vướng rủi ro pháp lý, tiền lãi ăn luôn vào tiền vốn khiến doanh nghiệp rơi vào vòng luẩn quẩn. Tôi ví dụ anh đến ngân hàng nói tôi có miếng đất này 3 ha, 5 ha, quy hoạch 1/500 rồi, sổ đỏ rồi, nhà nước duyệt đầy đủ hồ sơ rồi thì anh cứ ở nhà, chúng tôi sẽ tự mang tiền đến cho anh vay. Chúng ta thường nói là doanh nghiệp tay không bắt giặc, mà anh muốn làm thì anh phải có vốn, muốn có vốn thì phải đi vay. Nhưng vay ở ngân hàng mà giấy tờ chưa có thì không ai dám cho anh vay cả, ông Trung khẳng định. Còn trên thực tế thì có rất ít doanh nghiệp làm được câu chuyện trên. Thông thường là tiền đi trước giấy ra sau, tiền ra cả năm nhưng giấy tờ chưa có. Do đó, theo ông Trung để tạo vốn thì trước tiên doanh nghiệp phải có đất sạch… Đây là bài toán phải giải trước tiên rồi mới tính đến bài toán vốn. Giải bài toán này xong thì sẽ có cơ chế giao đất, đấu giá đất, đền bù giải tỏa rõ ràng thì việc huy động vốn thông thoáng hơn rất nhiều. Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải có vốn tự có, sau đó đi huy động thêm chứ không thể tay không bắt giặc. Trong xu thế hiện nay, 30% vốn tự có, 70% đi vay không còn là tỉ lệ vàng mà chỉ là tương đối. Theo các chuyên gia, quan trọng nhất là khả năng trả nợ của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động. Trường hợp thất bại, sẽ khó có thể trả vốn và lãi cho nhà đầu tư như cam kết. Theo đó, NĐT cần đánh giá, xem xét kỹ các dự án cũng như năng lực của doanh nghiệp, không nên vì quá ham lãi mà dẫn đến rủi ro dòng tiền. Theo ông Trung, tính minh bạch của doanh nghiệp BĐS là rất quan trọng. Minh bạch về sổ sách, kiểm toán, đưa ra được bằng chứng, doanh nghiệp phải dám mở sổ ra thì mới vay được tiền dù là trái phiếu hay tín dụng. Tiếp đến là năng lực triển khai dự án. Nhiều doanh nghiệp có đất, có tiền, nhưng năng lực không có nên dự án cứ nằm đắp chiếu nhiều năm trời. NĐT phải xem xét đến nhiều yếu tố để quyết định đầu tư hay không. Hạ Vy | 2020-09-08 | Hạ Vy | Bất động sản | cafebiz |
Sở hữu một loạt đất vàng, bất động sản cùng các cửa hàng vàng bạc, đá quý, kim cương, Doji kiếm được bao nhiêu tiền? | https://cafebiz.vn/so-huu-mot-loat-dat-vang-bat-dong-san-cung-cac-cua-hang-vang-bac-da-quy-kim-cuong-doji-kiem-duoc-bao-nhieu-tien-20200908093941233.chn | Doji cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, vốn điều lệ của công ty đã tăng lên gần 3400 tỷ đồng và đạt lợi nhuận sau thuế 45,5 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu là 1,34%. Công ty cổ phần Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji vừa công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu cùng các chỉ tiêu tài chính cơ bản của doanh nghiệp trong 6 tháng năm 2020. Theo đó, Doji đã phát hành 7,5 triệu trái phiếu mệnh giá 100000 đồng/trái phiếu, tương ứng giá trị phát hành 750 tỷ đồng. Trái phiếu có lãi suất 9,5%/năm, được phát hành vào ngày 31/7/2020 và đáo hạn vào ngày 31/7/2023. Doji huy động trái phiếu trong bối cảnh thời gian gần đây, vốn chủ sở hữu của công ty liên tục tăng mạnh. Tính đến 30/6/2020, vốn chủ sở hữu của công ty là gần 3400 tỷ đồng, gấp rưỡi so với thời điểm tháng 6/2019. Hồi tháng 4/2020, Doji đã chính thức thâu tóm chuỗi cửa hàng Thế Giới Kim Cương, một thương hiệu có lịch sử 15 năm tại Việt Nam và là một trong 3 công ty lớn nhất trong lĩnh vực bán lẻ trang sức tại Việt Nam. Hiện nay, Thế Giới Kim Cương có khoảng 96 cửa hàng trên cả nước. Bên cạnh thương vụ thâu tóm này, Doji còn đang lấn sân sang mảng bất động sản với việc sở hữu rất nhiều dự án. Tại Hạ Long, Doji có Dự án tổ hợp căn hộ cao cấp và condotel tại Trung tâm Thành phố Hạ Long mang tên The Sapphire Residence và Best Western Premium Sapphire Ha Long với tổng diện tích 4,7 ha và tổng mức đầu tư lên tới 8000 tỷ đồng; Dự án khách sạn 5 sao Diamond Halong Hotel. Tại Hải Phòng, Tập đoàn có Dự án tổ hợp Trung tâm Thương mại Căn hộ cao cấp và Văn phòng cho thuê. Tại Vĩnh Phúc, Doji có Dự án đầu tư Khu Đô thị mới Nam Vĩnh Yên tại Thành phố Vĩnh Yên và Huyện Yên Lạc với tổng diện tích 70,6 ha và Dự án Khu Du lịch sinh thái Hồ Xạ Hương, Tam Đảo gần 220 ha. Ngoài ra, Doji còn có Dự án Khu đô thị String of Gems tại Tp Huế và Dự án Tòa nhà chung cư căn hộ tại 137 Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, TP. HCM; Bên cạnh hàng loạt dự án bất động sản, Doji còn đang sở hữu nhiều khu đất vàng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, điển hình như trụ sở chính của công ty được đặt tại tòa nhà Doji Tower số 5 Lê Duẩn, Quận Ba Đình, Hà Nội, cao 16 tầng và 3 tầng hầm, tổng diện tích sử dụng 18883 m2. Cùng với đó là Tòa nhà văn phòng Ruby Plaza tại số 44 Lê Ngọc Hân, Hà Nội, cao 17 tầng; tổng diện tích sử dụng 12000 m2; Tòa nhà Vàng bạc Đá quý, Trang sức và Văn phòng tại 214 Phan Đăng Lưu, TPHCM, cao 10 tầng; tổng diện tích sử dụng 4454 m2; Tòa nhà văn phòng Ruby Tower tại số 81-83-85 Hàm Nghi, TPHCM, cao 20 tầng, tổng diện tích sử dụng 13500 m2. 6 tháng đầu năm 2020, Doji đạt 45,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm khoảng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong bối cảnh vốn chủ sở hữu tăng cao, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) của Doji chỉ còn 1,34% so với mức 2,13% của năm ngoái. PV | 2020-09-08 | PV | Kinh doanh | cafebiz |
Thời điểm vàng để vay mua nhà? | https://cafebiz.vn/thoi-diem-vang-de-vay-mua-nha-20200908101524624.chn | Lãi suất giảm nhưng vay tiền để đầu tư lướt sóng bất động sản thời điểm này được xem là việc làm mạo hiểm. Cùng với xu hướng giảm lãi suất huy động, nhiều ngân hàng (NH) thương mại cũng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay mua nhà , triển khai các gói tín dụng ưu đãi lãi suất trong thời gian đầu. Bên cạnh đó, giá nhiều loại bất động sản cũng chững lại khiến nhiều người băn khoăn thời điểm này đã thích hợp cho việc vay mua nhà, đất để ở hoặc đầu tư. Lãi suất cho vay đi xuống Anh Lê Thuận (ngụ quận Thủ Đức, TP HCM) cho biết vừa vay 550 triệu đồng tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), cộng thêm khoản tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng để mua căn hộ ở quận Thủ Đức. Sau khi tìm hiểu một số NH, thấy mức lãi suất dao động khoảng 9%-11%/năm, một số NH có chương trình ưu đãi từ 7%-9%/năm trong khoảng 12 tháng đầu..., anh quyết định chọn vay tại Agribank với lãi suất cố định là 10,5%/năm. Mỗi tháng trả 3 triệu tiền gốc, 4,8 triệu tiền lãi trong khoảng 20 năm. Tiền vay mua nhà chưa bằng lương một người trong nhà nên cũng không quá áp lực. Mức lãi suất này cũng hợp lý, nếu xoay xở được trả trước hạn, phí phạt khoảng 1%-1,5% trên tổng số tiền trả trước hạn - anh Lê Thuận nói. Tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), lãi suất cho vay dài hạn áp dụng cố định 3 tháng từ 8,5%/năm; cố định 6 tháng 9%/năm và cố định 12 tháng là 9,5%/năm. Sau thời gian cố định, lãi suất sẽ được điều chỉnh định kỳ 3 tháng/lần. Tương tự, NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng vừa điều chỉnh giảm thêm lãi suất cho vay mua nhà đất theo chương trình ưu đãi vay tiêu dùng với khách hàng cá nhân ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cụ thể, lãi suất vay mua nhà dự án giảm từ 7,7%/năm xuống còn khoảng 6,8%/năm... Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm đáng kể so với cuối năm ngoái. Theo số liệu của NH Nhà nước, hiện lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ đối với một số ngành, lĩnh vực ở mức 5%/năm, xu hướng giảm lãi suất tiếp tục diễn ra ở nhiều NH thương mại. Thống kê của NH Nhà nước Chi nhánh TP HCM, lãi suất cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ đối với các khoản đầu tư, kinh doanh bất động sản được áp dụng cao nhất chỉ còn 12%/năm. Chuyên gia kinh tế - TS Cấn Văn Lực nhận xét lãi suất hiện đã và đang giảm. Lãi suất cho vay mới đã giảm từ 0,5-2 điểm % so với hồi đầu năm. Dù tín dụng ra nền kinh tế vẫn rất thấp nhưng tín dụng bất động sản hết quý II/2020 vẫn tăng khoảng 1,5%. Tín dụng bất động sản bao gồm cả cho vay nhà ở tương đương 1,6 triệu tỉ đồng, chiếm 19,3% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, nếu chỉ tính tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản vào khoảng 600000 tỉ đồng. Khách hàng tìm hiểu về một dự án căn hộ tại TP HCM. Ảnh: TẤN THẠNH Không nên vay quá nhiều Về cơ chế chính sách, NH Nhà nước mới đây đã có thông tư chính thức về việc lùi thời điểm siết tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn thêm một năm. Đây được xem là một trong những điều chỉnh chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tín dụng trung, dài hạn - nhu cầu vốn vay mua nhà thường là trung, dài hạn từ 10-25 năm. Lãi suất đi vay để mua nhà hiện tương đối hấp dẫn. Nhiều NH tung ra các gói cho vay hấp dẫn với kỳ hạn dưới 9 năm, lãi suất chỉ từ 7%-9%/năm. Dù vậy, những người có nhu cầu mua nhà không nên vay quá cao mà chỉ nên chiếm 30%-35% giá trị bất động sản là hợp lý. Những người vay mua bất động sản để đầu tư cũng nên nhìn theo hướng trung và dài hạn, đừng nghĩ đến chuyện lướt sóng hay đầu cơ thời điểm này - TS Cấn Văn Lực nói. Nhìn ở góc độ khác, chuyên gia tài chính - TS Huỳnh Trung Minh cho rằng lãi suất vay mua nhà dù có giảm thật nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến thu nhập của nhiều người cũng sụt giảm mạnh, kinh tế bị ảnh hưởng nặng nhưng giá bất động sản chỉ chững lại hoặc giảm không đáng kể. Một số phân khúc bất động sản giảm nhiều nhất chỉ 5%-10%. Do đó, những người thật sự có nhu cầu vay mua nhà để ở cần tính toán khả năng trả nợ, còn với người vay mua để đầu tư, kinh doanh, lướt sóng bất động sản càng cần cân nhắc kỹ hơn. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các doanh nghiệp bất động sản, đây là thời điểm tốt nhất mua nhà, căn hộ để ở; dự án đã bàn giao hoặc đất nền có sổ đỏ ở khu dân cư, nhà phố hiện hữu… Ông Nguyễn Văn Thành, một người chuyên phân lô xây nhà phố khu vực Bình Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức (TP HCM)... cho hay nếu như trước đây, mỗi năm giá nhà đất thường tăng từ 10%-20% nhưng từ đầu năm đến nay, nhiều khu vực gần như không tăng giá, thậm chí còn giảm. Đó là lý do người mua nhà để ở có thể xuống tiền. Đơn cử, tại khu chung cư Vinhomes (quận Bình Thạnh, TP HCM), giá bán căn hộ 3 phòng ngủ tùy khu hiện chỉ 5,5-6 tỉ đồng, trong khi trước Tết, giá giao dịch phải 6-6,5 tỉ đồng. Một số dự án căn hộ đã bàn giao ở quận 2, giá từ trước Tết đến nay vẫn ở mức 2,9-3 tỉ đồng, giảm khoảng 200 triệu đồng so với năm ngoái… Ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Bất động sản Việt An Hòa, cho rằng thời điểm này nhiều người cần tiền mặt trả nợ, kinh doanh thua lỗ hoặc khó khăn ở các lĩnh vực khác nên quyết định bán bất động sản khá nhiều. Đó cũng là cơ hội cho người có nhu cầu mua nhà, đất chọn lựa được sản phẩm tốt, vừa ý, với giá chấp nhận được. Tuy vậy, tùy theo phân khúc, sản phẩm mà người mua cân nhắc. Căn hộ mua để ở, nhà phố có vị trí tốt hay đất có sổ đỏ vẫn là ưu tiên. Người đầu tư nên tránh chọn lựa sản phẩm giá trị quá cao nhưng chưa thể sinh lãi ngay. Đặc biệt, tránh tình trạng mua nhầm sản phẩm không rõ ràng pháp lý sẽ dễ bị chôn tiền và mất đi cơ hội đầu tư vào sản phẩm khác với mức sinh lời tốt hơn - ông Trần Khánh Quang nói. Trả bớt khoản vay để giảm áp lực tài chính Trong khi nhiều người rục rịch tìm hiểu lãi suất để vay mua nhà đất thì một số người khác lại tranh thủ trả bớt nợ để giảm áp lực tài chính trong bối cảnh dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế. Nhân viên tín dụng một NH thương mại nhà nước cho biết gần đây không ít khách hàng liên hệ xin trả nợ trước hạn một phần hoặc toàn bộ khoản vay mua nhà. Ngoài ra, những người vay mua nhà để cho thuê, đầu tư chờ tăng giá hoặc lướt sóng, nay thị trường chững lại hoặc giao dịch kém cũng đua nhau rao bán nhà để tránh bị NH thu hồi nhà, phát mãi. Chị Kim Ngân (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết vừa trả bớt 500 triệu đồng trong tổng số nợ 2 tỉ đồng vay mua nhà của gia đình. Tôi tính để 500 triệu đồng này đầu tư đất vùng ven hoặc ở tỉnh nhưng giờ dịch bệnh, thanh khoản thị trường kém trong khi khả năng tăng giá cũng chưa rõ ràng. Do đó, tôi quyết định đem trả nợ, chờ khi thị trường ấm trở lại sẽ tìm cơ hội đầu tư sau - chị Kim Ngân nói. Thái Phương - Sơn Nhung | 2020-09-08 | Thái Phương - Sơn Nhung | Kinh doanh | cafebiz |
'Bong bóng du lịch' của Hồng Kông sẽ bao gồm Việt Nam | https://cafebiz.vn/bong-bong-du-lich-cua-hong-kong-se-bao-gom-viet-nam-20200909211837452.chn | Tờ South China Morning Post cho biết, Việt Nam nằm trong danh sách 11 quốc gia mà Hồng Kông (Trung Quốc) muốn hợp tác bong bóng du lịch. Thời gian vừa qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông (Trung Quốc) đã có dấu hiệu thuyên giảm. Do vậy, chính quyền đặc khu quyết định nới lỏng giãn cách xã hội cho các nhà hàng, trung tâm thể thao và nơi tụ tập đông người từ ngày 4/9. Theo đó, hàng ăn được sắp xếp 4 chỗ ngồi cho một bàn, thay vì 2 chỗ như trước đây, và tập trung nơi công cộng không quá 4 người. Theo tờ SCMP, các quan chức cấp cao cho biết công viên giải trí và trung tâm triển lãm có thể được phép mở cửa trở lại vào tuần tới. Đồng thời, chính quyền kêu gọi mọi người tham gia vào chương trình xét nghiệm diện rộng cho toàn dân nhằm củng cố niềm tin của người nước ngoài về công tác ứng phó với dịch bệnh Covid-19 của Hồng Kông. Cục trưởng Cục Phát triển Thương mại và Kinh tế Hồng Kông - ông Khâu Đằng Hoa nhấn mạnh: Việc tăng cường kiểm tra và tham gia tích cực vào chương trình xét nghiệm diện rộng sẽ tạo thêm niềm tin cho các đối tác thương mại. Bên cạnh đó, ngày 8/9, ông Khâu Đằng Hoa khẳng định, chính quyền đặc khu muốn thiết lập bong bóng du lịch với 11 quốc gia bao gồm Việt Nam, Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Australia và New Zealand. Bong bóng du lịch là thuật ngữ chỉ việc mở cửa biên giới giữa các nước và vùng lãnh thổ với nhau khôi phục ngành du lịch. Trong đó, công dân các nước hoặc vùng lãnh thổ sẽ được đi lại giữa biên giới với thời gian cách ly tối thiểu hoặc không cần cách ly nếu đến từ vùng kiểm soát được dịch bệnh. Cục trưởng Khâu Đằng Hoa nhận định việc hợp tác bong bóng du lịch với các nước có thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó liên quan đến tình hình dịch bệnh và khả năng kiểm soát dịch khu vực đó. Những biện pháp an toàn nếu thực hiện bong bóng du lịch có thể sẽ bao gồm xét nghiệm đối với du khách trước khi khởi hành, và xét nghiệm lần hai sau khi đến điểm du lịch. Theo đó, nếu bong bóng du lịch có thể thực hiện thành công, đây có thể là bước đầu nhằm phục hồi ngành hàng không, du lịch và khách sạn hiện đang ế ẩm tại vùng lãnh thổ này. Tuy nhiên, việc phục hồi thực sự và phát triển kinh tế trở lại vẫn phụ thuộc phần lớn và việc có vắc-xin và tình hình dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn. Theo Q.L | 2020-09-09 | Theo Q.L | Kinh tế vĩ mô | cafebiz |
Các công ty Mỹ ở Trung Quốc phớt lờ lời kêu gọi về nước của ông Trump, nếu đi, Đông Nam Á là điểm đến hàng đầu | https://cafebiz.vn/cac-cong-ty-my-o-trung-quoc-phot-lo-loi-keu-goi-ve-nuoc-cua-ong-trump-neu-di-dong-nam-a-la-diem-den-hang-dau-2020090921134528.chn | Một cuộc khảo sát mới được tiến hành với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở Trung Quốc cho thấy họ hầu hết không quan tâm tới lời đề nghị của ông Trump. Bloomberg dẫn khảo sát của AmCham Thượng Hải cho biết, chỉ 4% trong số hơn 200 doanh nghiệp được Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải khảo sát cho biết họ sẽ chuyển các hoạt động sản xuất từ Trung Quốc về Mỹ. 75% số doanh nghiệp khác cho biết họ hoàn toàn không có ý định chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong khi 14% cho biết họ có ý định chuyển một số hoạt động sang các quốc gia khác. 7% còn lại cho biết có kế hoạch chuyển hoạt động sang các địa điểm khác ở Trung Quốc. Đông Nam Á là điểm đến phổ biết nhất. Chắc chắn không phải là Mỹ, Ker Gibbs, Chủ tịch AmCham Thượng Hải, cho biết về điểm đến của các doanh nghiệp muốn chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Ngoài ra, khảo sát cũng cho thấy một cái nhìn bi quan về tương lai mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. 26,9% số người được hỏi cho rằng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ kéo dài vô thời hạn, tăng mạnh so với mức 169% của năm ngoái. 22,5% nghĩ rằng căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ kéo dài từ 3 đến 5 năm, tăng từ con số 12,7% của năm 2019. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đưa ra lời đe dọa mới nhất nhằm vào các doanh nghiệp Mỹ, bỏ quê hương. Chúng tôi sẽ áp đặt thuế quan đối với các công ty bỏ Mỹ để mang lại việc làm cho Trung Quốc và các quốc gia khác, ông Trump tuyên bố. Tuy nhiên, Amcham Thượng Hải cũng nhận thấy hầu hết các công ty không có kế hoạch cắt giảm quy mô việc làm ở Trung Quốc. Thậm chí, 2/3 trong số đó còn có kế hoạch duy trì hoặc gia tăng số lao động. Trong khi đó, 29% số doanh nghiệp có kế hoạch cắt giảm nhưng chủ yếu là do đại dịch. Trong khi đó, các nhà kinh tế của Bloomberg nói rằng sự căng thẳng của Trung Quốc và Mỹ sẽ chấm dứt dòng chảy thương mại và công nghệ, vốn đóng vai trò thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng. Nó sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc xuống 3,5% vào năm 2030, giảm so với dự báo 4,5%. Hiện nay, Chính quyền Trump đang nhắm mục tiêu vào các công ty Trung Quốc, chẳng hạn như Huawei Technologies Co. Hồi tháng 8, ông Trump đã ký một lệnh hành pháp, đe dọa cấm cửa WeChat của Trung Quốc. Đây là ứng dụng phổ biến thuộc sở hữu của Tencent Holdings Ltd. có trụ sở tại Thâm Quyến. Nó góp phần đẩy mạnh một xã hội không tiền mặt của Trung Quốc. Lệnh hành pháp của ông Trump sẽ có hiệu lực vào ngày 20/9, thời điểm mà Bộ Thương mại Mỹ dự kiến sẽ công bố phạm vi của lệnh cấm. Gibbs cho biết, các thành viên của AmCham Thượng Hải đang lo lắng việc áp dụng rộng rãi lệnh cấm có thể khiến họ bị cắt đứt với các phương tiện thanh toán phổ biến ở Trung Quốc. Điều này có thể khiến các khách hàng Trung Quốc tìm đến các đối thủ của chúng tôi, những doanh nghiệp không phải của Mỹ. TikTok chỉ là thứ gì đó như đồ chơi còn WeChat đã ăn sâu vào hệ sinh thái kinh doanh của Trung Quốc, Chủ tịch AmCham Thượng Hải cho biết. Các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc lúc này đều hy vọng Bộ Thương mại Mỹ sẽ áp dụng hạn chế lệnh cấm ở Mỹ và cho phép các công ty Mỹ có thể sử dụng nó ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa có gì rõ ràng. Tham khảo: Bloomberg Theo Linh Anh | 2020-09-09 | Theo Linh Anh | Kinh tế vĩ mô | cafebiz |
Nikkei: Đóng cửa nhà máy TV ở Thiên Tân, Samsung sẽ chuyển một phần hoạt động sản xuất sang Việt Nam | https://cafebiz.vn/nikkei-dong-cua-nha-may-tv-o-thien-tan-samsung-se-chuyen-mot-phan-hoat-dong-san-xuat-sang-viet-nam-20200909152349312.chn | Theo Nikkei Asian Review, Samsung đã chấm dứt sản xuất TV tại Thiên Tân, gia nhập cuộc di cư của các công ty đang hoạt động tại Trung Quốc. Cụ thể, Nikkei đưa tin Samsung Electronics sẽ đóng cửa nhà máy sản xuất TV Trung Quốc duy nhất tại Thiên Tân vào cuối tháng 11, Samsung cho biết hôm 8/9. Samsung, nhà sản xuất và phân phối TV màn hình phẳng hàng đầu thế giới, đang mất thị phần tại Trung Quốc do cạnh tranh đến từ các công ty địa phương cũng như các cuộc tẩy chay do Chính quyền Seoul quyết định triển khai lá chắn tên lửa do Mỹ phát triển vào năm 2016 trước sự phản đối của Bắc Kinh. Chi phí lao động cũng đang gia tăng ở Trung Quốc. Nhà máy Thiên Tân, mở cửa vào năm 1993, hiện còn sử dụng khoảng 300 nhân sự sau nhiều đợt cắt giảm quy mô. Samsung có kế hoạch phân công lại những công nhân này cho các cơ sở khác hoặc giúp họ tìm việc làm mới. Hoạt động sản xuất từ nhà máy này sẽ chuyển sang Việt Nam, Mexico, Hungary, Ai Cập và các nơi khác. Công ty cho biết, động thái này giúp hoạt động sản xuất toàn cầu của Samsung hiệu quả hơn. Samsung cũng đã đóng cửa các nhà máy sản xuất điện thoại thông minh của mình ở Thiên Tân và Huệ Châu, miền nam Trung Quốc trước cuối năm 2019. Công ty cũng cho biết vào tháng 6 rằng họ sẽ ngừng một nhà máy sản xuất máy tính ở Tô Châu. Samsung vẫn vận hành một nhà máy sản xuất thiết bị ở Tô Châu và hai nhà máy sản xuất chip ở Tây An. H.S | 2020-09-09 | H.S | Kinh tế vĩ mô | cafebiz |
Thị trường ngày 09/9: Dầu WTI lao dốc gần 8%, vàng đảo chiều tăng | https://cafebiz.vn/thi-truong-ngay-09-9-dau-wti-lao-doc-gan-8-vang-dao-chieu-tang-20200909081515827.chn | Giá dầu giảm mạnh trong phiên đêm qua sau khi Saudi Arabia cắt giảm giá bán chính thức đồng thời số ca nhiễm virus corona phục hồi tại một số nước. Trong khi đó, vàng tăng trở lại khi các thị trường chứng khoán toàn cầu và giá dầu lao dốc khiến các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn an toàn trong kim loại này. Dầu giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6 Giá dầu giảm mạnh trong phiên đêm qua, với dầu Brent giảm xuống dưới 40 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 6 và dầu thô Mỹ giảm gần 8% sau khi Saudi Arabia cắt giảm giá bán chính thức đồng thời số ca nhiễm virus corona tăng trở lại tại một số nước. Số ca nhiễm virus đang tăng tại Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha và một số nơi ở Mỹ. Sự bùng phát trở lại các ca nhiễm bệnh có thể làm suy yếu sự phục hồi kinh tế toàn cầu và phá hoại nhu cầu nhiên liệu. Chốt phiên 8/9, dầu WTI giảm 3,01 USD hay 7,6% xuống 36,76 USD, trước đó đã xuống mức thấp nhất kể từ ngày 15/6. Dầu thô Brent giảm 2,23 USD hay 5,3% xuống 39,78 USD/thùng. Cả hai loại dầu này đang giao dịch dưới mức đã tồn tại kể từ tháng 8. Dầu Brent giảm ngày thứ 5 và đã mất hơn 10% kể từ cuối tháng 8. Giá dầu đã phục hồi từ mức thấp nhất lịch sử hồi tháng 4, nhờ tổ chức OPEC+ cắt giảm nguồn cung kỷ lục. Các nhà sản xuất này sẽ nhóm họp vào ngày 17/9 để xem xét việc cắt giảm này. Khí tự nhiên giảm 7% Khí tự nhiên của Mỹ giảm hơn 7% trong phiên qua với sản lượng khí tăng và dự báo thời tiết mát hơn đồng thời nhu cầu giảm trong cuối tháng 9. Giá khí giảm bất chấp xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng hàng ngày tăng sau khi doanh số bán sang Mexico ở mức kỷ lục. Khí tự nhiên giảm 18,8 US cent hay 7,3% đóng cửa ở mức thấp nhất 2 tuần tại 2, 4 USD/mmBtu, mức sụt giảm một ngày lớn nhất kể từ đầu tháng 5. Vàng tăng trở lại Giá vàng phục hồi từ mức thấp nhất trong gần 2 tuần sau khi các thị trường chứng khoán bị bán tháo thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn. Vàng giao ngay tăng 0,4% lên 1936,87 USD/ounce sau khi giảm khoảng 1,2% xuống 1906,24 USD. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 đóng cửa phiên tăng 0,5% lên 1943,2 USD/ounce. Giá vàng đảo chiều từ mức thấp do các thị trường chứng khoán toàn cầu và giá dầu lao dốc sau khi các cổ phiếu công nghệ bị bán tháo mạnh, tình trạng Brexit không rõ ràng và lo ngại về sự bùng phát các trường hợp nhiễm virus corona. Vàng tăng bất chấp USD mạnh lên (tăng 0,7% so với các đồng tiền đối thủ). Vàng đã tăng hơn 27% từ đầu năm tới nay, sau khi các ngân hàng trung ương trên toàn cầu tung ra các gói kích thích kinh tế khổng lồ đề bù đắp thiệt hại do đại dịch virus corona gây ra. Đồng giảm Giá đồng giảm do các thị trường chứng khoán và giá dầu giảm và USD mạnh lên, nhưng giá vẫn gần mức cao nhất trong hai năm do dự trữ của sàn LME ở mức thấp nhất 15 năm và các nhà đầu cơ đặt cược giá sẽ tăng tiếp. Đồng giao sau 3 tháng trên sàn LME giảm 1,8% xuống 6670,5 USD/tấn. Kim loại này đã đạt 6830 USD/tấn trong ngày 1/9 (tăng hơn 50% từ mức thấp hồi tháng 3) do nhu cầu từ nước tiêu dùng hàng đầu, Trung Quốc hồi sinh và các nhà đầu tư đã nâng đặt cược về giá tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2018. Cổ phiếu công nghệ đã kéo giá chứng khoán Mỹ giảm và giá dầu giảm hơn 5% trong khi USD mạnh lên khiến các kim loại (định giá bằng USD) đắt hơn cho những người mua bằng đồng tiền khác. Dự trữ đồng trên sàn LME giảm 1000 tấn xuống 76550 tấn, thấp nhất kể từ tháng 12/2005, và chênh lệch lớn giữa giá đồng giao ngay và giá giao sau 3 tháng cho thấy một thị trường hạn hẹp. Dự trữ tại sàn Comex ở Mỹ cũng đang sụt giảm, nhưng tồn kho tại sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải và các kho ngoại quan của Trung Quốc tăng kể từ tháng 6. Thép tiếp tục giảm giá Giá thép tại Trung Quốc giảm, với thép cuộn cán nóng giảm phiên thứ 4 liên tiếp và thép thanh giảm phiên thứ ba, bởi số liệu xuất khẩu yếu khi nhu cầu đối với các nguyên liệu công nghiệp chủ chốt ở nước ngoài vẫn thấp. Hợp đồng thép cuộn cán nóng giao tháng 1/2021 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa giảm 1,4% xuống 3842 CNY/tấn. Thép thanh dùng trong xây dựng giảm 0,9% xuống 3719 CNY/tấn. Giá thép giảm sau khi Trung Quốc báo cáo xuất khẩu sản phẩm thép trong tháng 8 giảm 26,6% so với năm trước. Tăng trưởng sản lượng và tiêu thụ thép toàn cầu sẽ thấp trong năm 2020/21 so với giai đoạn năm 2017/19, ngoài ra Trung Quốc sẽ vẫn là động lực thúc đẩy tiêu thụ thép nói chung. Công ty Fitch Solution dự đoán thị trường thép dư thừa nhẹ 1,1 triệu tấn trong năm 2020, so với thiếu hụt 16,7 triệu tấn trong năm ngoái. Quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm 1,6% xuống 844 CNY/tấn. Giá quặng sắt giao ngay hàm lượng 62% xuất sang Trung Quốc tăng lên 127,5 USD/tấn trong ngày 7/9. Thép không gỉ giao tháng 11 ở Thượng Hải tăng 0,5% lên 14880 CNY/tấn. Cao su Nhật Bản mất chuỗi giảm 4 ngày Giá cao su Nhật Bản mất chuỗi giảm 4 ngày liên tiếp do việc săn giá hời và lo lắng về nguồn cung từ Thái Lan bởi thời tiết xấu và tính trạng thiếu hụt lao động trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 2/2021 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa tăng 0,7 JPY hay 0,4% lên 180,3 JPY (1,7 USD)/kg, phục hồi từ mức thấp nhất 2 tuần đã chạm tới trong phiên liền trước. Giá cao su trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giao tháng 1/2021 giảm 10 CNY xuống 12510 CNY (1830 USD)/tấn. Giá giao ngay tăng ở Thái Lan phản ánh nguồn cung thắt chặt hơn đã thúc đẩy giá trên sàn Osaka, đặc biệt với các hợp đồng ngắn hạn. Dự đoán nhu cầu phục hồi ổn định cũng hỗ trợ giá. Tuy nhiên lo lắng về căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã hạn chế đà tăng. Đường tăng Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa tăng 0,11 US cent hay 0,9% lên 12,04 US cent/lb sau khi đã xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7 tại 11,78 US cent trong phiên này. Ai Cập gia hạn lệnh cấm nhập khẩu đường trắng và đường thô thêm 3 tháng trong một nỗ lực xử lý các kho dự trữ tại nước này. Đường trắng kỳ hạn tháng 10 tăng 1,4 USD hay 0,4% lên 360,4 USD/tấn. Cà phê giảm Cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 chốt phiên giảm 1,9 US cent hay 1,4% xuống 1,321 USD/lb trong một phiên giao dịch biến động có lúc giá đã giảm 5%. Các đại lý cho biết cà phê đang điều chỉnh sau một đợt tăng giá mạnh, bị áp lực bởi USD mạnh lên nhưng không có bất cứ yếu tố cung cầu mới nào. Dự trữ cà phê arabica trên sàn giao dịch ICE vẫn ở mức thấp nhất 20 năm, đã củng cố giá cà phê. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 đóng cửa giảm 16 USD hay 1,1% xuống 1411 USD/tấn. Giá bắp cải Trung Quốc cao hơn nhiều so với năm ngoái Giá bắp cải của Trung Quốc tăng đáng kể trong vài ngày qua. Giá cao hơn nhiều so với thời điểm này năm ngoái. Nguyên nhân chính là do diện tích trồng bắp cải ở Trung Quốc sụt giảm. Một lý do khác là tần suất mưa lớn ở Hà Bắc khi mùa thu đến gần, thỉnh thoảng là các cơn bão kèm theo mưa đá. Năm ngoái, nông dân trồng bắp cải ở Trung Quốc kiếm được 2200 -2700 CNY trên mỗi 0,07 ha. Năm nay con số này lên mức cao 4000 CNY nhưng hiện nay đã tăng lên 6000 CNY tại một số khu vực. Giá thị trường phải duy trì ở mức 1,40 – 1,45 CNY/ 0,5 kg nếu không những người bán buôn sẽ thua lỗ. Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 09/9 Minh Quân | 2020-09-09 | Minh Quân | Xã hội | cafebiz |
Lạ mắt với ngôi nhà 1000 m2 tại Hóc Môn vừa xuất hiện trên báo Mỹ | https://cafebiz.vn/la-mat-voi-ngoi-nha-1000-m2-tai-hoc-mon-vua-xuat-hien-tren-bao-my-20200909160343452.chn | Ngôi nhà được thiết kế nhằm thích ứng với khí hậu nhiệt đới, tăng sự kết nối giữa con người với nhau và với thiên nhiên. Ngôi nhà này có vị trí nằm tại Hóc Môn, T.p Hồ Chí Minh. Đây là nơi sinh hoạt, vui chơi của một gia đình ba thế hệ. Diện tích lô đất 1000 m2, diện tích xây dựng 450 m2. Kiến trúc sư thực hiện dự án này là Nguyễn Văn Thiên, Nguyễn Sỹ Tuấn. Ngôi nhà được thiết kế nhằm thích ứng với khí hậu nhiệt đới, tăng sự kết nối giữa con người với nhau và với thiên nhiên thông qua không gian sống bằng các giải pháp kiến trúc. Không gian chung ở giữa khuyến khích các hoạt động chung. Không gian chung ở giữa nhà, nơi diễn ra nhiều hoạt động như góc uống trà của ông nội, bếp nấu ăn của bà nội và nơi vui chơi của trẻ nhỏ xung quanh sân. Các không gian riêng xung quanh có thể nhìn thấy và kết nối trực tiếp với không gian chung này. Với cách bài trí này, mọi người có xu hướng tập trung ở gian giữa. Điều này khuyến khích các hoạt động chung và tăng khả năng xuất hiện ở mọi nơi trong nhà. Các khối tách biệt tạo sự thông thoáng và cuộc sống hài hòa với thiên nhiên. Phòng riêng trong các khối hộp được ngăn cách với nhau tạo nhiều khoảng trống và đối lưu không khí đến mọi ngóc ngách trong nhà. Đồng thời, cách bố trí tường lệch tạo không gian sân chung lớn nhỏ đa dạng dưới mái dốc, không vách ngăn với sân vườn, ánh nắng và cây xanh. Các phòng riêng này đều mở ra vườn sau nhỏ tạo nên không gian sống chan hòa với thiên nhiên. Để đủ phòng cho nhu cầu sinh hoạt, các kiến trúc sư đã tạo thêm các khối hộp trên tầng 2 xuyên qua các mái dốc. Điều này tạo cảm giác giống như một ngôi nhà một tầng hài hòa với bối cảnh của những ngôi nhà thấp tầng xung quanh và đồng thời tạo ra một không gian thú vị trên mái nhà. Kiến trúc này được tạo ra từ sự tương phản giữa kiến trúc khối hộp hiện đại và mái đá cổ. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa chất liệu thô ráp và sần sùi của mái nhà và độ nhẵn của các khối hộp. Pha Lê | 2020-09-09 | Pha Lê | Sống | cafebiz |
'Nóng' trái phiếu bất động sản: Lãi suất “khủng” đi kèm rủi ro | https://cafebiz.vn/nong-trai-phieu-bat-dong-san-lai-suat-khung-di-kem-rui-ro-20200909104539562.chn | Doanh nghiệp BĐS phát hành trái phiếu với lãi suất cao tới 18% đồng nghĩa với việc họ phải tạo ra lợi nhuận lớn, ít nhất 30%, trong khi dự án bất động sản để có thể có lợi nhuận 30% là rất khó. Doanh nghiệp BĐS ồ ạt phát hành trái phiếu lãi suất cao Việc siết chặt quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp kể từ ngày 1/9/2020 theo Nghị định 81 khiến các doanh nghiệp phải tăng tốc phát hành trái phiếu trước thời điểm này nhằm kịp huy động vốn trước khi các điều kiện phát hành bị siết. Đáng chú ý trên thị trường, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng đã chạy đua phát hành trái phiếu trị giá hàng ngàn tỷ đồng với các mức lãi suất hấp dẫn. Doanh nghiệp bất động sản đua nhau phát hành trái phiếu lãi suất “khủng”. Đơn cử, chỉ trong tháng 7, Tập đoàn Novaland đã có 3 đợt phát hành khác nhau với tổng giá trị trái phiếu lên đến 1420 tỷ đồng, kỳ hạn 36 tháng. Sang đầu tháng 8, Hội đồng quản trị Tập đoàn Novaland liên tục thông qua các nghị quyết phát hành trái phiếu với tổng trị giá lên đến 2500 tỷ đồng, mức lãi suất 10,6%. Hay như Công ty CP Đầu tư & Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam với hơn 5300 tỷ đồng chia thành nhiều đợt phát hành, lãi suất bình quân 10,9%, kỳ hạn hơn 4 năm; Công ty Phú Mỹ Hưng phát hành 900 tỷ đồng với lãi suất 7,15%; Tập đoàn Sovico mới đây cũng phát hành 1550 tỷ đồng.... Đáng chú ý, mới đây Công ty CP Tập đoàn Apec (Apec Group) cũng đã thông qua phương án phát hành 3000 tỷ đồng trái phiếu có tên gọi “HappyBond” với lãi suất lên tới 18%, mức lãi suất trái phiếu vào hàng cao nhất trên thị trường bất động sản hiện nay. Lô trái phiếu này dự kiến phát hành vào tháng 9, mệnh giá 100000 đồng mỗi trái phiếu. Theo bảng lãi suất mà Apec Group công bố, nếu khách hàng lựa chọn kỳ hạn 5 năm, trả lãi 6 tháng, mức lãi suất nhận được sẽ là 15%/năm. Nếu khách hàng lựa chọn kỳ hạn 5 năm, nhận lãi một lần duy nhất vào cuối kỳ, mức lãi suất sẽ là 18% mỗi năm, tương đương lợi nhuận 90% tại thời điểm đáo hạn. Đại diện Apec Group chia sẻ với truyền thông rằng, đợt phát hành sẽ được sử dụng để tăng quy mô vốn hoạt động, đa dạng hóa nguồn vốn nhằm phục vụ cho việc tăng trưởng kinh doanh bền vững của Tập đoàn trong thời gian sắp tới. Cùng với đó, Tập đoàn đang trong giai đoạn phát triển mạnh với nhiều dự án bất động sản trọng điểm đang được triển khai và cần bổ sung nguồn vốn lưu động. Bên cạnh đó, chiến lược phát triển của Tập đoàn giai đoạn tới còn bao gồm kế hoạch mua lại một số dự án lớn, thâu tóm các khu đất vàng giàu tiềm năng, tái cơ cấu và nâng tỷ lệ sở hữu các công ty con trong Tập đoàn... Theo tìm hiểu, Apec Group cùng với IDJ Việt Nam đang triển khai một số dự án bất động sản mang thương hiệu Apec ở nhiều tỉnh như Lạng Sơn, Hải Dương và Thái Nguyên, Phan Thiết, Phú Yên, Ninh Thuận. Trong đó, tập trung phát triển dòng sản phẩm căn hộ khách sạn (condotel) – đây vốn là phân khúc đang gặp nhiều thách thức trên thị trường khi chưa được hoàn thiện khung pháp lý. Rất đáng lo ngại! Trao đổi với PV Infonet, TS Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính cho rằng, rất đáng lo ngại trước việc doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu với lãi suất quá cao. “Doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất cao tới 18% thì họ phải dùng tiền đó để tạo ra lợi nhuận ít nhất 30% để trả cho trái chủ 18% và còn hơn 10% để trang trải chi phí khác. Dự án bất động sản để có thể có lợi nhuận đến 30% là rất khó”, ông Hiếu nói. Hơn nữa, vị chuyên gia này đặt câu hỏi với những trái chủ mua trái phiếu đó, trừ ngân hàng ra thì có bao nhiêu trái chủ có thể phân tích được về mặt tín dụng với tiền gốc và lãi suất như mức doanh nghiệp đưa ra, liệu họ có khả năng thanh toán số tiền lãi đó cho mình hay không? Trái chủ chỉ có thể phân tích được nếu có báo cáo tài chính của những công ty đó từ nhiều năm. Vì thế, đó là rủi ro cho trái chủ, có thể không lấy lại được tiền họ bỏ ra nếu không cẩn thận nắm chắc được các nhà phát hành cùng khả năng trả nợ. “Đây là rủi ro rất lớn nếu trái chủ không nghiên cứu kỹ, rất nhiều nhà phát hành đã phát hành riêng lẻ, không thông qua việc kiểm soát của Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng như cơ quan kiểm soát là điều hết sức rủi ro cho hệ thống tài chính”, ông Hiếu nói. Ông Hiếu đưa ra lời khuyên, những nhà đầu tư cần xem xét kỹ báo cáo tài chính của các công ty phát hành ít nhất là 3 năm liền kề và được kiểm toán độc lập. Nếu không có báo cáo tài chính như thế thì đừng đụng vào. Hoặc có thể thông qua công ty tài chính để tham vấn và giúp phân tích tín dụng của các nhà phát hành. “Nếu tự mình chỉ đi thông qua các công ty kinh doanh bất động sản hay chứng khoán thì dễ dàng rơi vào “bẫy” của nợ xấu”, ông Hiếu nói. Thời gian gần đây, Bộ Tài chính cũng đã không dưới hai lần nhắc nhở nhà đầu tư thận trọng với các đợt phát hành, đặc biệt với các lô trái phiếu có mức lãi cao đột biến. Nhà đầu tư được khuyến nghị cân nhắc tiềm lực tài chính của đơn vị phát hành, mục đích sử dụng vốn cũng như tính hiệu quả kinh doanh. Có thể thấy, không có doanh nghiệp nào lựa chọn một kênh huy động vốn lãi suất cao, nếu họ còn lựa chọn khác khả dĩ hơn. Minh Thư | 2020-09-09 | Minh Thư | Kinh doanh | cafebiz |
Nghịch lý ông lớn Trường Thịnh: Vốn 2620 tỷ, kinh doanh từ BĐS nghỉ dưỡng đến năng lượng, BOT… song lãi nửa đầu năm vỏn vẹn 1,2 tỷ, tương đương ROE 0,05% | https://cafebiz.vn/nghich-ly-ong-lon-truong-thinh-von-2620-ty-kinh-doanh-tu-bds-nghi-duong-den-nang-luong-bot-song-lai-nua-dau-nam-von-ven-12-ty-tuong-duong-roe-005-20200909102528733.chn | Trường Thịnh được đánh giá là doanh nghiệp lớn của tỉnh Quảng Bình, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng. Một số dự án nổi bật như Khu du lịch Mỹ Cảnh nay là Sun Spa Resort tại bán đảo Bảo Ninh; Khu du lịch sinh thái Động Thiên Đường; Khu đô thị mới Bảo Ninh; Khu nghỉ dưỡng tại xã Quảng Đông… Tập đoàn Trường Thịnh vừa công bố các chỉ tiêu tài chính cơ bản 6 tháng đầu năm 2020. Ghi nhận, vốn chủ sở hữu tăng 24,1% lên 2620 tỷ. Tương ứng, hệ số nợ trên vốn chủ giảm 1,45 về 1,1. Tính theo hệ số này, tổng nợ của Trường Thịnh vào mức 2882 tỷ đồng. Nửa đầu năm, Công ty nộp ngân sách nhà nước hơn 285 tỷ. Cùng với đó, ghi nhận tại báo cáo thanh toán nợ gốc trái phiếu, trong kỳ Trường Thịnh chi gần 181 tỷ đồng thanh toán lãi và gốc cho lô trái phiếu chào bán hồi tháng 10/2019 (trị giá 435 tỷ đồng). Được biết, đây là lô trái phiếu không chuyển đổi, có tài sản bảo đảm và không kèm chứng quyền, lãi suất là 10,5%/năm, kỳ hạn trả lãi là 6 tháng/lần kể từ ngày phát hành. Về Trường Thịnh, Tập đoàn có tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Trường Thịnh được thành lập vào năm 1994, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Bắt đầu tư một đơn vị nhỏ với vốn điều lệ chỉ vào mức 4,5 tỷ đồng, Tập đoàn đã liên tục tăng vốn và mở rộng quy mô, trở thành Tập đoàn đa ngành lớn nhất tỉnh Quảng Bình. Hiện tại, Trường Thịnh quản lý hàng chục đơn vị thành viên gồm Tư vấn Xây dựng Trường Thịnh, Trường Thịnh 5, BOT Trường Thịnh, Thủy điện Trường Thịnh, Du lịch Suối Bang Trường Thịnh, Trường Thịnh Golf & Resort, Xây lắp Trường Thịnh, Du lịch Trường Thịnh…. Mang dấu ấn lớn trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, từ đường cầu Quán Hầu, Sông Gianh, Hiền Lương, Đông Hà đến đường Hồ Chí Minh, QL4, sân bay Đồng Hới… Trường Thịnh còn tham gia lĩnh BOT với dự án đường tránh Đồng Hới và tránh Quảng Trị. Năm 2000, có được vốn luyến tích góp từ mảng cốt lõi, ông chủ Trường Thịnh – doanh nhân Võ Mình Hoài – đem tiền đổ vào lĩnh vực bất động sản. Tên tuổi người cầm cương lúc bấy giờ được biết đến với tham vọng biến dải cát trắng trên bán đảo Bảo Ninh thành khu du lịch sinh thái, tương đương dự án Tuần Châu, Hòn Ngọc Việt (Khánh Hòa) hay Furama (Đà Nẵng). Đến nay, Trường Thịnh được đánh giá là doanh nghiệp lớn của tỉnh Quảng Bình, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng. Một số dự án nổi bật như Khu du lịch Mỹ Cảnh nay là Sun Spa Resort tại bán đảo Bảo Ninh; Khu du lịch sinh thái Động Thiên Đường; Khu đô thị mới Bảo Ninh; Khu nghỉ dưỡng tại xã Quảng Đông… Đặc biệt, năm 2019 Tập đoàn này được UBND tỉnh cho thuê hơn 200000 m2 đất thực hiện dự án đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng suối nước nóng Bang tại xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy. Được biết, dự án này trước đây do Công ty du lịch và nước khoáng Cosevco làm chủ đầu tư, sau này chuyển giao cho Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương, sau đó bị thu hồi do vướng mắc trong quá trình triển khai. Bên cạnh các lĩnh vực trên, Trường Thịnh còn đầu tư ngành điện (thuỷ điện và năng lượng tái tạo). Một số dự án kể tên gồm Thủy điện La Trọng - Sông Gianh 1 (mức đầu tư 370 tỷ đồng), Trạm thu phí Quán Hàu, Trạm thu phí Triệu Phong – Quảng Trị… Một số dự án của Trường Thành. Mang tầm vóc một doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh, được giao xây dựng các dự án lớn và trải dài từ BOT, bất động sản, năng lượng… Cùng với quy mô vốn 2620 tỷ, đồng thời liên tục huy động tiền tương ứng thanh toán lãi gốc với hàng trăm tỷ đồng, lợi nhuận Trường Thịnh khá bất ngờ khi chỉ vỏn vẹn 1,2 tỷ đồng (nửa đầu năm 2020). Con số này đi ngang so với nửa đầu năm 2019 là 1,1 tỷ đồng. Theo đó, hệ số ROE của Tập đoàn khá thấp chỉ đạt 0,05%. Chỉ tiêu cơ bản của Trường Thành nửa đầu năm 2020. Tri Túc | 2020-09-09 | Tri Túc | Bất động sản | cafebiz |
Chuyện chưa kể về hành trình xây dựng khu du lịch Suối Tiên của doanh nhân kín tiếng Đinh Văn Vui | https://cafebiz.vn/chuyen-chua-ke-ve-hanh-trinh-xay-dung-khu-du-lich-suoi-tien-cua-doanh-nhan-kin-tieng-dinh-van-vui-20200909095459015.chn | Vốn kín tiếng trên thương trường, ông Đinh Văn Vui, Chủ tịch Suối Tiên Group là chủ của nhiều công trình để đời, trong đó có dự án khu du lịch Suối Tiên. Ông Đinh Văn Vui – Chủ tịch Suối Tiên Group, ông chủ của khu du lịch Suối Tiên, sinh năm 1954 tại Sóc Trăng và mồ côi cha từ nhỏ. Bước ngoặc cuộc đời doanh nhân này diễn ra trong năm 1978, khi ông tìm đến với vùng đất Suối Tiên – một địa danh nằm ở Ấp Tân Nhơn, Xã Tân Phú, Huyện Thủ Đức (nay là Quận 9) cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 19km và bắt đầu khai khẩn lập trang trại. Từ một miền đất hoang hóa, khởi đầu chỉ với 6600 m2, khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên (105 hecta ) ra đời một thời được xem là biểu tượng công viên chủ đề của TP.HCM và hiện nay vẫn là nơi du lịch tham quan của người dân cả nước. Nhớ về những ngày đầu xây dựng, ông Vui nói: Trong những ngày đầu khai khẩn đất lập trang trại, tôi cùng 6 người cộng sự phát hiện một mạch nước phun trào lên. Tôi cảm thấy lạ và tìm hiểu, được biết đó là dòng suối chảy ngầm trong lòng đất, có huyền thoại về 7 cô gái cùng tuổi Rồng lần lượt quy tiên tại dòng suối nên dân trong vùng gọi là Suối Tiên. Trong tôi bỗng trào dâng một cảm xúc khó tả, một linh cảm chợt đến như duyên tiền định và thôi thúc tôi một cách mãnh liệt: Phải khơi dậy mạch sống của vùng đất này, phải làm một cái gì đó cho mảnh đất huyền thoại này. Theo Chủ tịch Suối Tiên Group, trong những năm đầu lập nghiệp với nông trại và sau này là khu du lịch Suối Tiên ông gặp rất nhiều khó khăn khi mà đồng vốn còn hạn hẹp, cơ chế còn nhiều khó khăn. Với quyết tâm biến ý tưởng thành hiện thực, ông Vui đã cùng với các cộng sự tâm huyết, chí cốt bắt tay vào việc khai khẩn lập trang trại Suối Tiên. Diện tích ban đầu của lâm trại chỉ có 6600 m2 đất hoang và chỉ là một trại nuôi trăn nhỏ. Đầu năm 1992, dự án xây dựng khu du lịch văn hóa Suối Tiên được phôi thai và hình thành, các hạng mục công trình lần lượt mọc lên. Ngày 2/9/1995, khu du lịch văn hóa Suối Tiên chính thức mở cửa đón du khách. Đây là mốc đáng nhớ khởi đầu cho khu du lịch văn hóa Suối Tiên phát triển và trở thành thương hiệu nổi tiếng như hiện nay, ông Vui nói. Từ năm 1987, bắt đầu lập trang trại đến ngày 2/9/1995, khu du lịch Văn hóa Suối Tiên chính thức mở cửa là một quá trình nhiều gian khó; nuôi trăn xuất khẩu, canh tác trồng cây, cải tạo đất, sản xuất xuất khẩu gỗ xẻ, làm hàng mỹ nghệ cao cấp trên diện tích chỉ vẻn vẹn là 6600m2. Khó khăn lớn nhất lúc bấy giờ là sức ép về đầu ra của sản phẩm, cộng với việc xuất khẩu hàng hoá và tìm kiếm thị trường nước ngoài là vô cùng mới mẻ và cực kỳ khó khăn trong giai đoạn này. Thu nhập dần dần tạo nguồn vốn, lấy ngắn nuôi dài để tạo đà cho những ấp ủ mở rộng và phát triển về sau. Còn về hoạt động du lịch ở nước ta vào thập niên 1990 chưa thật sự được chú trọng, những khu du lịch, giải trí lúc bấy giờ còn nhiều hạn chế về loại hình và tầm vóc hiện đại. Mô hình du lịch của Suối Tiên giai đoạn đầu được ông Vui chia sẽ là do mình học hỏi kinh nghiệm từ Thái Lan. Ông kể, sau khi Suối Tiên mở cửa đón khách được hai năm,ông được một đơn vị mời đi tham quan Thái Lan. ‘Khi đi thăm công viên của họ, tôi đã lạc vào một trại nuôi cá sấu. Vốn biết tiếng Suối Tiên, ông chủ trại hỏi tôi: Liệu bao giờ Việt Nam mới có một công viên như ở Thái Lan? Tôi trả lời: Ba năm nữa tôi sẽ theo kịp các ông. Ông ta tỏ ý không tin. Quả thật, chuyến đi này rất có ý nghĩa với tôi, nó làm thay đổi cả nhận thức lẫn tư duy của tôi trong định hướng làm du lịch. Là người cầu thị, tôi học hỏi được nhiều điều từ nước bạn, nhưng không có chuyện cóp py, ông Vui kể lại. Khu du lịch Suối Tiên – biểu tượng phát triển công viên của Tp.HCM một thời. Học hỏi Thái Lan và tự xây dựng Suối Tiên theo bản sắc riêng của người Việt. Ngay khi xây dựng con rồng dài 400 mét, Suối Tiên vẫn bám chắc chủ đề về lịch sử, con người và đất nước Việt Nam. Từ những công trình như bàn chân Giao Chỉ, đài tưởng niệm Vua Hùng, Hồ Gươm – Rùa Vàng… ông Vui đều muốn đưa du khách trở về với cội nguồn dân tộc một cách nhẹ nhàng, không khiên cưỡng. Và cứ như vậy, du lịch văn hóa Suối Tiên hằng năm cho ra đời từ 1 đến 2 công trình giải trí mới để đáp ứng nhu cầu của du khách ngày càng đa dạng. Đặc biệt, vào năm 2014, du lịch văn hóa Suối Tiên đổi mới toàn diện cảnh quan, công nghệ giải trí đầu tư gần 200 tỷ đồng cho ra 8 công trình vui chơi, giải trí mới lạ, hiện đại. Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Suối Tiên trở thành một Công ty Du lịch hàng đầu của cả nước, đồng thời khẳng định được vị thế trong khu vực và thế giới. Với diện tích 105ha, trên 150 công trình, mô hình vui chơi giải trí, đa dạng và phong phú. Vốn đầu tư tính đến nay là: 4000 tỷ đồng và hơn 800 lao động, hàng năm Suối Tiên đón khoảng 4,5 triệu lượt khách đến tham quan. Không như nhiều gia đình khác, 5 người con và vợ của ông Đinh Văn Vui đều phục vụ cho Suối Tiên Group. Trong những lần phỏng vấn trước đây, ông Vui từng tiết lộ, những người con của ông đều phụ giúp việc điều hành các hoạt động của khu du lịch văn hóa Suối Tiên và các dự án đầu tư khác. Còn vợ ông chính là người điều hành trực tiếp mảng nhà hàng – ăn uống trong khu giải trí Suối Tiên. Trong Ban Giám đốc của khu du lịch Suối Tiên, chúng ta có thể thấy tên những người con của ông Vui là bà Đinh Thị Ngọc Mai – phụ trách sale-marketing và ông Đinh Văn Sơn – phụ trách mảng kinh doanh – sản xuất, bà Đinh Thị Hiếu – Giám đốc nhà hàng Long Hoa Thiên Bảo. Mặc dù ông và những người con đều là những người thành công trong lĩnh vực du lịch, nhưng họ ít khi xuất hiện trong vai trò là doanh nhân. Trên truyền thông, hình ảnh của họ thường chỉ được biết đến trong vai trò là những phật tử thích làm từ thiện, thiện nguyện. Khánh hà | 2020-09-09 | Khánh hà | Bất động sản | cafebiz |
Lộ diện siêu dự án quy mô 3500 ha cùng loạt biệt thự khổng lồ của đại gia Phát ‘dầu’ vừa bị bắt | https://cafebiz.vn/lo-dien-sieu-du-an-quy-mo-3500-ha-cung-loat-biet-thu-khong-lo-cua-dai-gia-phat-dau-vua-bi-bat-2020090909304803.chn | Ông Ngô Văn Phát nổi tiếng là người giàu có và đặc biệt là sở hữu những biệt thự to như lâu đài ở Hải Phòng và Thái Bình, trị giá hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, ông Phát còn là ông chủ siêu dự án Casino, khách sạn nghỉ dưỡng quy mô 3500 tỷ đồng tại Thái Bình. Tối 8/9, Công an TP.Hải Phòng cho biết, ông Ngô Văn Phát cùng 3 nhân viên của đại gia này đã bị bắt vào tối 30/8 ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng vì hành vi buôn bán hóa đơn giá trị gia tăng với trị giá lên đến hơn 5000 tỷ đồng. Ông Ngô Văn Phát (SN 1964, ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình). Ông Phát là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thương mại xăng dầu Phát - Petraco, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thành. Ông Phát nổi tiếng là người giàu có và đặc biệt là sở hữu những biệt thự to như lâu đài ở Hải Phòng và Thái Bình, trị giá hàng trăm tỷ đồng và là ông chủ của siêu dự án Cồn Vành. Ông Phát nổi tiếng với loạt biệt thự khủng và siêu dự án nghìn ha. Cụ thể, trong thời gian gần đây, ông Ngô Văn Phát được nhắc đến nhiều trong vai trò là Chủ tịchCTCP Tập đoàn Phú Thành và siêu dự án Cồn Vành tại Thái Bìnhmà Tập đoàn này đóng vai trò đơn vị tài trợ quy hoạch, tư vấn lập qui hoạch. Nêu lý do xây dựng dự án này, trên website Phú Thành ông Phát từng cho biết: Tôi là người con của Tiền Hải, suốt cuộc đời gắn bó với biển, với Cồn Vành, nên rất hiểu giá trị của biển, nhất là tiềm năng, lợi thế của vùng đất Tiền Hải khi Khu kinh tế Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập. Cồn Vành mang trong mình tiềm năng lớn và đa dạng về du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, nhưng chưa được đầu tư tương xứng. Qui hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 Khu đô thị, du lịch Cồn Vành - Cồn Thủ. Để biến ý tưởng đầu tư xây dựng bãi biển Cồn Vành (huyện Tiền Hải) thành Khu du lịch sinh thái Cồn Vành hiện đại, thông minh, năm 2016, Tập đoàn Phú Thành đã thuê chuyên gia Mỹ thiết kế dự án Khu du lịch sinh thái Cồn Vành. Tổng diện tích quy hoạch 6993 ha, bao gồm các phương án quy hoạch từ giao thông, lõi sinh thái rừng ngập mặn, đến việc sử dụng cơ cấu các loại đất, cấp điện, cấp nước, quy hoạch san nền và thoát nước mưa, quy hoạch thoát nước thải… Mô hình đồ án khu du lịch sinh thái Cồn Vành, huyện Tiền Hải, Thái Bình với đầy đủ các dịch vụ tiện ích, đẳng cấp. Ngày 31/12/2019, UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thành được nghiên cứu lập và tài trợ sản phẩm quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 một số khu chức năng trong Khu kinh tế Thái Bình với tổng diện tích 3499ha; trong đó Khu du lịch Cồn Vành 620ha, Khu du lịch Cồn Thủ 613ha, Khu hỗn hợp Cồn Thủ - Cồn Vành 2155ha và Khu cảng Ba Lạt 111ha. Định hướng các phân khu chức năng chính của Khu du lịch sinh thái Cồn Thủ và Cồn Vành được đơn vị tư vấn xây dựng gồm: khu sân golf 36 lỗ, khu casino và khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao, khu du lịch sinh thái - tâm linh, khu công viên vui chơi giải trí cảm giác mạnh, khu đô thị du lịch sinh thái và đô thị mới, khu vực các công trình hạ tầng xã hội và khu hạ tầng kỹ thuật. Mô hình đồ án khu du lịch sinh thái Cồn Vành, huyện Tiền Hải, Thái Bình mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo tồn thiên nhiên. Ngoài siêu dự án Cồn Vành,tại quê nhà ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), ông Phát sở hữu căn biệt thự khổng lồ có thể đỗ trực thăng trên mái. Toà lâu đài được xây dựng trên diện tích hàng nghìn m2, gồm 5 tầng nhà, xây dựng theo phong cách châu Âu . Biệt thự khổng lồ được xây theo phong cách châu Âu. Trên mái nhà, chủ nhân cho xây dựng hẳn một mái phẳng để đậu trực thăng. Cổng căn biệt thự tựa như cung điện. Còntại Hải Phòng, tòa lâu đài hoành tráng của đại gia này nằm trên đường Lê Hồng Phongvới diện tích hàng trăm m2, thuộc khu đất 2300m2 với mặt tiền rất dài. Nằm tại một trong những vị trí đất vàng thuộc khu nhà giàu tại Hải Phòng, tòa lâu đài cũng được thiết kế theo phong cách Châu Âu với hệ thống cổng, tường kiên cố, tòa lâu đài có hệ thống camera an ninh giám sát chặt chẽ. Khoảng gần chục năm kể từ khi động thổ khởi công thì công trình mới cơ bản hoàn thiện. Để có đủ diện tích đất xây dựng, ông Phát đã phải mất nhiều công sức. Thanh Ngà | 2020-09-09 | Thanh Ngà | Bất động sản | cafebiz |
Lướt sóng bất động sản thời điểm này 90% là thất bại | https://cafebiz.vn/luot-song-bat-dong-san-thoi-diem-nay-90-la-that-bai-20200909091846046.chn | Đại dịch COVID - 19 kéo dài đã khiến thị trường bất động sản ít nhiều bị ảnh hưởng, theo các chuyên gia thời điểm này không còn là cuộc chơi của những nhà đầu tư lướt sóng. Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam, thị trường bất động sản thời gian qua đã có sự chậm nhịp. Những năm 2017 - 2018, chúng ta có thể chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường, nhà nhà đổ xô đầu tư bất động sản.Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2019, các chỉ số của thị trường ngay lập tức giảm xuống, lượng hấp thụ chỉ còn khoảng 70% so với năm 2018. Ông Đính cũng cho rằng, thời gian qua chính sách của thị trường bất động sản cũng đã bộc lộ những yếu điểm. Nhiều dự án ở các đô thị lớn phải dừng lại để thanh kiểm tra, cũng như hạn chế phát triển các dự án ở các địa phương. Mỗi địa phương có khoảng 20-30 dự án bị dừng triển khai, còn các đô thị lớn như Hà Nội hay TP.HCM còn tới cả trăm dự án. Cho đến đầu năm nay, với nhiều dự báo tích cực nhưng COVID-19 đã thay đổi hành vi đầu tư của người Việt. Xu hướng giữ tiền mặt được lựa chọn nhiều hơn thay vì đi đầu tư. Đồng quan điểm, theo ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC cũng cho rằng chính những yếu tố trên đã khiến dòng tiền lưu thông chậm và sẽ diễn ra sự sàng lọc lớn trên thị trường. Đầu tư ngắn hạn chỉ mang yếu tố thời điểm khi có các thông tin mới như công bố quy hoạch, nâng cấp hạ tầng... Còn thời điểm hiện tại, với các nhà đầu tư vốn yếu và có sử dụng đòn bẩy tài chính cao sẽ dễ lệch đường ray - ông Quyết nhận định . Ông Quyết cũng cho rằng, thời gian qua các nhà đầu tư thua lỗ chủ yếu do đầu tư phong trào, việc vài tháng rồi rút tiền ra ngay như vậy 90% là thất bại. Đầu tư theo phong trào đã khiến nhiều nhà đầu tư mắc cạn sau cơn sốt đất (Ảnh: Đất nông nghiệp tại Phú Quốc bị phân lô, tách thửa trong cơn sốt) Có thể kể đến câu chuyện Vân Đồn, Phú Quốc, Nha Trang… Tất cả nhà đầu tư bài bản, xem xét thủ tục pháp lý cho dù là thời điểm yếu nhất… tại thời điểm ấy, nhà đầu tư thường quan sát địa phương không theo phong trào thì đều thành công. Thời gian qua, đầu tư ở Hà Nội hay TP.HCM, dù vùng ven đều có hiệu quả bởi bất động sản để đấy 1 - 2 năm có thể tăng giá gấp đôi gấp ba, còn nếu theo phong trào như nói ở trên thì rút vốn ra còn khó chứ đừng nói đến hiệu quả - ông Quyết khẳng định. Dự cảm thị trường về thị trường, theo ông Đặng Văn Quang - Giám đốc Công ty TNHH Jones Lang Lasalle Việt Nam (Jll Việt Nam), trong 12 - 18 tháng tới thị trường sẽ tương đối khó khăn, nhà đầu tư nên cẩn trọng lướt sóng đầu tư. Ông Quang cho rằng, thời điểm này cần lựa chọn đúng dự án có pháp lý rõ ràng, chủ đầu tư uy tín và tiến độ thực hiện đảm bảo. Ngoài ra, việc đầu tư thời điểm này cũng không nên dùng quá nhiều đòn bẩy tài chính, tránh việc thị trường bị ảnh hưởng kéo dài, lãi suất ngân hàng trở thành gánh nặng. Ông Quang cũng khẳng định về lâu dài, thị trường bất động sản vẫn là kênh đầu tư sinh lời tốt nhất. Đặc biệt, hiện nay ở Việt Nam số lượng triệu phú tiền USD, dựa trên con số công khai, số lượng người có từ 1 triệu USD khoảng trên 12000 người. Và 90% số lượng này đều trực tiếp hoặc gián tiếp kinh doanh bất động sản. Đặc biệt trong nhóm 100 người giàu nhất Việt Nam, tức là có trên 30 triệu USD, con số liên quan trực tiếp đến kinh doanh bất động sản là 99,1%, và con số này cũng cần phải được suy ngẫm. Diệu Hoa | 2020-09-09 | Diệu Hoa | Bất động sản | cafebiz |
Chuyên gia cảnh báo rủi ro 'lướt sóng' vàng | https://cafebiz.vn/chuyen-gia-canh-bao-rui-ro-luot-song-vang-20200910142207584.chn | 2 chuyên gia từ đại học RMIT chia sẻ về tác động của giá vàng đối với nền kinh tế, đặc biệt là với các nhà đầu tư cá nhân đang muốn đầu tư vào vàng. Khi vàng từ lâu được xem là khoản đầu tư an toàn ở những thị trường đầy rủi ro và biến động, hai chuyên gia tài chính từ Đại học RMIT nhắn nhủ các nhà đầu tư cần suy nghĩ thận trọng, hiểu mình muốn gì, đồng thời nâng cao kiến thức về đầu tư vàng để đảm bảo đầu tư phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của mình. Từ việc giá vàng tăng vọt thời gian gần đây, Tiến sĩ Phạm Nguyễn Anh Huy và Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh thuộc Khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT đã chia sẻ ý kiến quanh những câu hỏi thường gặp về tác động của giá vàng đối với nền kinh tế, đặc biệt là với các nhà đầu tư cá nhân đang muốn đầu tư vào vàng. Tiến sĩ Phạm Nguyễn Anh Huy và Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Linh thuộc Khoa Kinh doanh và Quản trị Đại học RMIT. Ông đánh giá thế nào về thị trường vàng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc giá vàng tăng vọt trong thời gian qua? Tiến sĩ Huy: Thị trường vàng tăng vọt rồi giảm mạnh trong 30 ngày qua do những bất ổn từ Covid-19. Đại dịch đã khiến các nền kinh tế tê liệt, hạ giá dầu và suy yếu đồng đôla. Thêm vào đó, chính phủ các nước đã và đang đưa ra những gói cứu trợ kinh tế khổng lồ khiến cho lợi suất trái phiếu chính phủ suy giảm. Tất cả các yếu tố này đã đẩy giá vàng toàn cầu đạt đỉnh cao nhất chưa từng thấy trước khi sụt giảm. Tất nhiên, thị trường vàng Việt Nam cũng không đứng ngoài đợt bùng phát này. Suốt đợt tăng giá vừa rồi, thị trường vàng trong nước biến động khá sát sao với thị trường thế giới. Điều này tương đối hợp lý vì kinh tế Việt Nam đang hội nhập với thế giới hơn bao giờ hết. Một số nhà đầu tư đổ xô đi mua vàng với hy vọng kiếm lời nhưng cũng chuẩn bị sẵn tâm thế đón lỗ. Từ quan điểm của một nhà kinh tế học, theo ông các nhà đầu tư có nên tìm cách tăng tài sản của mình theo cách này không? Tiến sĩ Huy: Tâm lý đám đông luôn là một vấn đề nghiêm trọng với mọi nền kinh tế, đặc biệt là ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Khi các nhà đầu tư (đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ) thấy thị trường biến động mạnh, họ thường có xu hướng chạy theo đám đông. Điều này cực kỳ nguy hiểm do họ chỉ đầu tư với tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội chứ không hiểu rõ về thị trường. Vàng là một dạng tài sản khá an toàn, ít rủi ro và được dùng để bảo vệ (hay phòng ngừa) trước các biến động của nền kinh tế. Thường nhà đầu tư sẽ chuyển một phần tài sản sang vàng để giảm thiểu rủi ro danh mục đầu tư và bảo toàn tài sản khỏi biến động giá cổ phiếu hoặc những thay đổi không thể lường trước của nền kinh tế. Do đó, các nhà đầu tư thông thái thường không gia tăng giá trị tài sản về lâu dài bằng cách đầu tư vào vàng. Việc nhiều nhà đầu tư Việt Nam lướt sóng thị trường vàng với mong muốn làm giàu nhanh chóng là một hành vi cực kỳ rủi ro ở bất kỳ thị trường nào vì luôn có khoảng chênh lệch cực lớn giữa giá mua vào và bán ra khi thị trường biến động. Các nhà đầu tư có thể phải chịu khoản lỗ rất lớn ngay thời điểm quyết định đầu tư. Một điểm quan trọng các nhà đầu tư cần chú ý là vàng được xem là một dạng tài sản không sinh lời. Điều này có nghĩa khoản tiền đầu tư vào vàng sinh lợi rất ít so với vào các tài sản khác. Đâu là nơi tốt nhất các nhà đầu tư cá nhân nên bỏ tiền vào lúc này? Tiến sĩ Linh: Các nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ trước khi đầu tư quá nhiều tiền vào vàng và nên đa dạng hóa danh mục đầu tư hoặc sử dụng đòn bẩy (để mua vàng). Nếu không, vàng có thể là một khoản đầu tư khá rủi ro. Khoản đầu tư tốt nhất mà các nhà đầu tư cá nhân có thể thực hiện ngay lúc này là khoản phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro/hồ sơ rủi ro cũng như tình hình tài chính của họ. Nhà đầu tư cần đánh giá mức độ rủi ro mà họ sẵn sàng và có thể chấp nhận. Với giá cả cực kỳ biến động và không chắc chắn như hiện nay, vàng có thể được coi là khá rủi ro nên có thể không phù hợp với những nhà đầu tư không thích mạo hiểm. Thay vào đó, những nhà đầu tư này nên đa dạng hóa các khoản đầu tư và phân bổ tài chính thích hợp cho các khoản đầu tư khác an toàn hơn (ví dụ như tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu). Tình hình tài chính cũng rất quan trọng trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay và có lẽ cả trong tương lai gần. Do đó, các nhà đầu tư nên đảm bảo duy trì thu nhập thường xuyên và tính thanh khoản từ các khoản đầu tư để đáp ứng nhu cầu của bản thân (và gia đình) họ. Thưa bà, giá vàng tác động như thế nào đến nền kinh tế? Tiến sĩ Linh: Tại Việt Nam, vàng là kênh đầu tư truyền thống của các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, giá vàng tăng vọt có thể khiến dòng vốn đổ vào vàng tăng mạnh tạo ra một số tác động đến nền kinh tế hiện tại. Hiện trạng này có thể làm giảm tính thanh khoản (dòng chảy tự do) của thị trường chứng khoán khi các nhà đầu tư chuyển vốn sang vàng. Các kênh đầu tư khác như trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Nguồn vốn lớn chảy vào vàng đặc biệt có thể ảnh hưởng đến thị trường cho vay ngân hang, vốn là kênh gây quỹ chính cho doanh nghiệp trong nước (tiền gửi ngân hàng giảm sẽ khiến tiền khả dụng cho các công ty vay sẽ ít hơn). Tuy nhiên, đây có thể không phải là vấn đề lớn với hoàn cảnh hiện tại vì COVID-19 và suy thoái kinh tế khiến nhu cầu vay vốn ngân hàng được cho là vẫn ở mức thấp. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tốc độ tăng trưởng tín dụng sáu tháng đầu năm 2020 (tính đến ngày 16/6) chỉ đạt 2,13%. PV | 2020-09-10 | PV | Kinh doanh | cafebiz |
Vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn tài trợ 5 triệu USD lập quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong | https://cafebiz.vn/vua-hang-hieu-johnathan-hanh-nguyen-tai-tro-5-trieu-usd-lap-quy-hoach-khu-kinh-te-van-phong-20200910112509756.chn | Chủ tịch IPPG cho biết, nếu để tỉnh tự bỏ kinh phí ra làm quy hoạch, thì sẽ rất lâu mới có thể hoàn thành và như vậy sẽ lỡ nhịp phát triển. IPPG của ông Hạnh Nguyễn sẽ chỉ tài trợ việc lập quy hoạch mà không xin bất kỳ cơ chế gì. Sau khi có quy hoạch, công ty của ông Hạnh Nguyễn sẽ tham gia đấu thầu như các doanh nghiệp khác. Chiều 9/9, UBND tỉnh Khánh Hòa và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (Công ty IPPG) đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác xúc tiến đầu tư phát triển Khu Kinh tế Vân Phong. Thời gian qua, Công ty IPPG đã rất quan tâm và đầu tư một số dự án lớn tại tỉnh Khánh Hòa, đồng thời có đề xuất tham gia tài trợ việc tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong. Công ty IPPG là doanh nghiệp có nhiều dự án triển khai thành công tại Việt Nam, gần đây nhất tại Khánh Hòa là dự án Nhà ga quốc tế sân bay Cam Ranh, mang lại hình ảnh tích cực về môi trường đầu tư của tỉnh. Trên cơ sở các chủ trương đã được Thủ tướng Chính phủ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy chấp thuận, thời gian qua, UBND tỉnh và Công ty IPPG đã tiến hành trao đổi, thống nhất việc ký kết Bản ghi nhớ về việc hợp tác, xúc tiến đầu tư phát triển Khu kinh tế Vân Phong. Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch IPPG cho biết, với tâm nguyện đóng góp cho quê hương, sau Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, ông hướng đến Khu kinh tế Vân Phong với mong muốn tạo sự đột phá cho kinh tế khu vực bắt đầu từ Vân Phong. Từ nền tảng quy hoạch cũ, Công ty IPPG phối hợp cùng các đơn vị liên quan sẽ lên quy hoạch tổng thể Khu kinh tế Vân Phong với hạt nhân là trung tâm thương mại, giải trí, dịch vụ cảng biển... Theo vua hàng hiệu, IPPG sẽ tài trợ khoảng 5 triệu USD để thực hiện quy hoạch khu vực Vân Phong. IPPG đã có bước chuẩn bị quy hoạch từ trước, do đó thời gian quy hoạch sẽ kết thúc sớm vào năm 2021 để trình Chính phủ thông qua; dự kiến khoảng quý II/2021 sẽ hoàn thành. Quy hoạch này sẽ gắn liền với khu vực nam Phú Yên để phát huy lợi thế kinh tế vùng cũng như 2 sân bay chủ lực là Cam Ranh và Tuy Hòa. Nói về lý do tài trợ tới 5 triệu USD, ông Hạnh Nguyễn cho biết, ông làm việc này vì quê hương. Gia đình ông là người Nha Trang - Khánh Hòa, nên việc tài trợ lập quy hoạch này như một món quà ông dành tặng quê hương của mình. Nếu để tỉnh bỏ kinh phí ra làm thì sẽ rất lâu nữa mới có quy hoạch cho Vân Phong, như vậy sẽ lỡ nhịp phát triển. Cách đây 35 năm, cũng đúng ngày 9/9/1985, ông đã giúp mở đường bay quốc tế đầu tiên nối Việt Nam đến Philippines, đưa Việt Nam ra thế giới sau khi hòa bình. Đến nay, cũng ngày 9/9/2020, ông muốn đưa Vân Phong - Khánh Hòa ra quốc tế. Ông tin rằng sau sự kiện này sẽ có nhiều nhà đầu tư tìm hiểu để đầu tư vào Vân Phong. Mặc dù tài trợ 5 triệu USD để thực hiện quy hoạch, ông Johnathan Hạnh Nguyễn khẳng định, IPPG không đòi hỏi quyền lợi,không xin giao đất, không xin ân huệ. IPPG muốn sau khi có quy hoạch, tỉnh sẽ cho đấu thầu rộng rãi. Nếu IPPG không đủ năng lực sẽ để cho các nhà đầu tư có năng lực hơn thực hiện. Hiện nay, Vân Phong chỉ là những đồi cát, nhưng theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, đây lại chính là lợi thế của Vân Phong mà các nơi khác không có được. Với 1500ha, có nhiều đất còn trống sẽ thuận lợi để phát triển kinh tế. Nếu đầu tư vào Vân Phong, IPPG sẽ hình thành các khu vực casino, khu mua sắm, khu khách sạn và nghỉ dưỡng cao cấp, khu giải trí, cơ sở thể dục - thể thao (khoảng 100ha). Ngoài ra, doanh nghiệp cũng muốn thực hiện các khu dân cư và công nghiệp; cơ sở hạ tầng (năng lượng công nghệ thông tin; cung cấp nước sạch; xử lý nước thải; viễn thông); sân bay quốc tế và đường bộ; khu vực cảng (vận tải hàng hải, vận tải hành khách, bến đỗ cho các tàu du lịch quốc tế); ngành hậu cần (hệ thống giao thông liên tỉnh, trung tâm hậu cần đa chức năng). Trước đây, IPPG dự kiến sẽ vận động, thu hút khoảng 40 tỷ USD từ các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới đầu tư vào Khu Kinh tế Vân Phong. Tuy nhiên, sau khi làm việc với các công ty, tập đoàn trên thế giới thì hiện nay có khoảng 200 đơn vị đăng ký nghiên cứu, dự kiến sau khi quy hoạch hoàn thành sẽ thu hút khoảng 60 tỷ USD vốn đầu tư. Trong tình hình dịch bệnh, các nước đang bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng năm 2021, Việt Nam đã có thể phát triển rồi và Khánh Hòa sẽ là lá cờ đầu trong bứt phá với Khu Kinh tế Vân Phong. Hà My | 2020-09-10 | Hà My | Kinh doanh | cafebiz |
923 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tạm ngừng hoạt động vì Covid-19 | https://cafebiz.vn/923-doanh-nghiep-bat-dong-san-giai-the-tam-ngung-hoat-dong-vi-covid-19-2020091016095585.chn | Trong 8 tháng đầu năm 2020, có đến 923 doanh nghiệp bất động sản trên toàn quốc giải thể, tạm ngừng hoạt động do tác động của đại dịch Covid-19, tăng 136% so với cùng kỳ, cao nhất so với các lĩnh vực kinh tế khác. Đó là nội dung trong Báo cáo đánh giá thị trường bất động sản giai đoạn 2016-2020 và kiến nghị các giải pháp để thị trường phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định và bền vững mà Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa công bố. Cụ thể, kể từ đầu tháng 3/2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực rất lớn đến kinh tế, xã hội của cả nước. Covid-19 cũng làm trầm trọng thêm các khó khăn của thị trường bất động sản. Các phân khúc bị ảnh hưởng như thị trường bất động sản cho thuê (nhà phố, căn hộ, văn phòng, trung tâm thương mại, dịch vụ… cho thuê); phân khúc bất động sản du lịch (khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch - condotel) và thị trường bất động sản thứ cấp, mua đi bán lại của các nhà đầu tư lướt sóng. Theo HoREA, đại dịch Covid-19 đã tác động đến tất cả các doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động môi giới, hoặc đầu tư các khu du lịch nghỉ dưỡng. Trong 8 tháng đầu năm 2020, có đến 923 doanh nghiệp bất động sản trên toàn quốc giải thể, tạm ngừng hoạt động do tác động của đại dịch Covid-19, tăng 136% so với cùng kỳ, cao nhất so với các lĩnh vực kinh tế khác. Giá nhà có xu thế tăng trong các năm qua và trong thời gian đại dịch Covid-19, giá nhà sơ cấp vẫn “neo” cao, vì chi phí đầu tư cao và các chủ đầu tư nỗ lực tối đa để chịu đựng và giữ giá. Chỉ xuất hiện tình trạng sụt giảm mạnh giá cho thuê bất động sản (nhà phố, cơ sở thương mại, dịch vụ cho thuê), hoặc tình trạng sụt giảm giá bán nhà trên thị trường sơ cấp, do nhà đầu tư không chịu đựng nổi áp lực trả lãi, trả nợ gốc, phải chấp nhận “bán lỗ để cắt lỗ”. Đại dịch Covid-19 đã, đang và sẽ tiếp tục làm thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu và thị trường bất động sản, thay đổi lớn cả về nhận thức và hành vi của xã hội, của từng người trong quá trình thực hiện giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh. Trong đó có việc định hình lại nhu cầu nhà ở, tìm kiếm thông tin, giao kết hợp đồng và thanh toán của khách hàng, của nhà đầu tư thứ cấp. Điều này buộc các doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản cũng phải thay đổi triệt để để đáp ứng các yêu cầu mời. Cụ thể, các doanh nghiệp chuyển hướng mạnh mẽ sang nền kinh tế số hóa, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo, công nghệ Blockchain, làm việc và kết nối trực tuyến, thanh toán I-banking…trong tình trạng bình thường mới, sống chung an toàn với Covid-19. Theo HoREA, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, có thể còn kéo dài trong 1-2 năm tới. Và sự ảnh hưởng có liên quan đến tất cả các chủ thể trên thị trường bất động sản. Cụ thể là các chủ đầu tư dự án; người mua nhà; nhà môi giới; nhà thầu xây lắp; các tổ chức tín dụng; người cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng… Những tác động trên làm giảm sự đóng góp của lĩnh vực bất động sản vào tăng trưởng GDP và làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Đỗ Lan | 2020-09-10 | Đỗ Lan | Bất động sản | cafebiz |
Ồ ạt rao bán khách sạn và kêu cứu! | https://cafebiz.vn/o-at-rao-ban-khach-san-va-keu-cuu-20200910082936233.chn | Kinh doanh thua lỗ, không cầm cự được trước tác động của dịch COVID-19, nhiều nhiều khách sạn từ vài chục tỷ đồng đến vài trăm tỷ đồng ở khắp các điểm đến du lịch nổi tiếng trên cả nước đồng loạt rao bán. Nhưng trong bối cảnh khó này, không dễ để sang tên. Bán cả khách sạngần ngàn tỷ Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tình hình kinh doanh của lĩnh vực dịch vụ lưu trú bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khách quốc tế không có trong khi khách trong nước sụt giảm nặng nề. Từ các đô thị lớn như TPHCM, Hà Nội đến các TP du lịch như Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt…, thị trường khách sạn đối mặt với khủng hoảng vì kinh doanh thua lỗ. Thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, tính chung 7 tháng năm 2020, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,13 triệu lượt khách, giảm 63,3% so với cùng kỳ năm trước. Cùng lúc, thông tin rao bán khách sạn tại Hà Nội ngày một ồ ạt. Từ khách sạn vài chục tỷ đến gần nghìn tỷ đều thi nhau rao bán. Nằm vị trí vàng trên phố cổ Hà Nội, khách sạn của anh Nguyễn Mạnh ở Hàng Bông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có diện tích 130m2, 8 tầng, 30 phòng. Anh Mạnh chia sẻ: “Trước khi xảy ra dịch bệnh, doanh thu khách sạn khoảng 300 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, vì dịch COVID-19 nên khách sạn hầu như không có khách. Trước đây, khách sạn chỉ phục vụ khách nước ngoài nay cố gắng giảm giá phòng để phục vụ khách trong nước nhưng cũng không ăn thua”. Theo anh Mạnh, dù có một khách, khách sạn vẫn phải duy trì từng đó nhân viên, thang máy, điện, nước phục vụ cả tòa nhà. “Mỗi tháng, tôi lỗ mấy chục triệu đồng và cố duy trì vài tháng nay. Đến nay cá nhân tôi không cầm cự được nữa nên quyết định đóng cửa khách sạn và rao bán. Giá bán mong muốn là 72 tỷ đồng”, anh Mạnh nói. Tương tự khách sạn L’Heritage Diamond (Cửa Đông, Hoàn Kiếm) với 12 phòng, 6 tầng được rao bán 66 tỷ đồng; khách sạn 3 sao ở Mã Mây cũng rao bán 34 tỷ đồng; khách sạn Hàng Bè 69 tỷ đồng… Thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, tính chung 7 tháng năm 2020, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,13 triệu lượt khách, giảm 63,3% so với cùng kỳ năm trước. Cùng lúc, thông tin rao bán khách sạn tại Hà Nội ngày một ồ ạt. Từ khách sạn vài chục tỷ đến gần nghìn tỷ đều thi nhau rao bán. Chủ khách sạn trên phố Mã Mây tâm sự: “Doanh thu khách sạn chưa có dịch lớn nhưng chi phí lớn. Nếu không có nguồn thu như hiện nay, mỗi tháng, tôi phải gánh cả trăm triệu tiền duy trì khách sạn, trả lương nhân viên và lãi ngân hàng. Nằm mơ tôi không nghĩ có ngày ngành du lịch đóng băng như hiện nay và không biết bao giờ mới kết thúc nên chỉ còn cách bán cắt lỗ”. Theo khảo sát của phóng viên, hầu hết thông tin rao bán khách sạn thuộc nhóm khách sạn từ 1 đến 3 sao giá dao động từ vài chục tỷ đồng đến khoảng 200 tỷ đồng tùy vị trí và quy mô khách sạn. Tuy số lượng hiếm hơn nhưng cũng xuất hiện thông tin của một vài khách sạn 4 - 5 sao vị trí ngay trung tâm thành phố rao bán giá khoảng 400 - 800 tỷ đồng. Hầu hết các khách sạn đều cam kết thu nhập từ 80 - 200 triệu đồng/tháng như: khách sạn Atlanta Hà Nội với quy mô 16 tầng trên diện tích 560m2, ở Hàng Chuối, quận Hai Bà Trưng cũng đang rao bán với giá 480 tỷ đồng. Săn lùng tài sản rẻ Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến thị trường du lịch và khách sạn gần như rơi vào trạng thái tê liệt ngủ đông trong suốt nửa đầu năm 2020. Sau nhiều năm liên tục đạt tốc độ tăng trưởng du lịch ấn tượng, Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận sự sụt giảm về lượng khách du lịch quốc tế và nội địa trong sáu tháng đầu năm 2020 với mức giảm lần lượt là 56% và 50% so với cùng kỳ năm trước. Với việc Việt Nam tạm dừng các chuyến bay quốc tế kể từ cuối tháng 3, lượng khách quốc tế đến giảm mạnh gần 99% chỉ trong quý 2. Dịch bệnh bùng phát khiến nhiều kế hoạch du lịch bị trì hoãn và ngành kinh doanh khách sạn vì thế gặp nhiều khó khăn hơn. Theo thống kê, doanh thu trên mỗi phòng trong nửa đầu năm tại thị trường Hà Nội và TPHCM lần lượt giảm khoảng 56% và 64% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu trên mỗi phòng cho cả Việt Nam trong cùng kỳ ghi nhận mức giảm tương tự khoảng 55%. “Sự hồi phục hoàn toàn của ngành dịch vụ lưu trú sẽ còn phải đối mặt với nhiều biến động khó lường và phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kiểm soát dịch của thế giới. Tình hình hoạt động của các khách sạn trong quý 3 dự báo sẽ không có nhiều biến chuyển so với quý 2”, ông Mauro nói. Còn ông Nguyễn Trọng Thức - Phó Giám đốc của CBRE Hotels Việt Nam cho hay, thị trường khách sạn trong giai đoạn 2020-2021 được dự báo sẽ luôn ở trong tư thế phòng thủ, với tình hình hoạt động có thể thay đổi liên tục do phải đối mặt với những biến động khó lường về dịch bệnh cho đến khi có vắc-xin phòng ngừa hoặc phương pháp điều trị hiệu quả hơn. CBRE cũng cho biết, nhiều tập đoàn, quỹ đầu tư đang săn đón những tài sản đang bị áp lực nợ với mức định giá thấp. Tuy nhiên, theo quan sát chung, thị trường khách sạn hiện vẫn chưa ghi nhận nhiều tài sản như thế này ở phân khúc 4 - 5 sao, mà chủ yếu tập trung ở những phân khúc thấp hơn. Các ông lớn khách sạn 5 sao ở Hà Nội kêu cứu Mới đây, nhóm khách sạn quốc tế ở Hà Nội gửi công văn lên Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam xin giãn đóng bảo hiểm xã hội cho hơn 3000 lao động từ tháng 4/2020 đến tháng 12/2020. Nguyên nhân bởi 8 khách sạn trong nhóm này các sụt giảm doanh thu từ 30% đến 90% trong năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể: khách sạn Sheraton Hà Nội doanh thu 392,963 tỷ đồng (năm 2019) còn 151,285 tỷ đồng (năm 2020 bao gồm thực tế và dự kiến); khách sạn Pullman Hà Nội: 201,387 tỷ đồng (năm 2019) còn 93,411 tỷ đồng (năm 2020); Melia Hà Nội: 479,302 tỷ đồng (năm 2019) còn 136,375 tỷ đồng (năm 2020); Intercontinental Hà Nội: 401,485 tỷ đồng (năm 2019) còn 171,424 tỷ đồng (năm 2020)… Ngọc Mai | 2020-09-10 | Ngọc Mai | Bất động sản | cafebiz |
Điểm tên 9 ngành đau vì Covid-19 nhất | https://cafebiz.vn/diem-ten-9-nganh-dau-vi-covid-19-nhat-2020091109224374.chn | Những ngành này đều có tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động trên 90%. Tổng cục Thống kê cho biết, thời gian qua, tình hình dịch COVID-19 đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội của người dân, đặc biệt ảnh hưởng nặng nề đến tình hình sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Trước yêu cầu đòi hỏi cung cấp thông tin kịp thời, làm cơ sở để Chính phủ đưa ra những chính sách điều hành phù hợp, Tổng cục Thống kê đã triển khai cuộc điều tra đánh giá tác động của dịch COVID-19 đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào tháng 4/2020 và nhận được sự đánh giá cao từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp. Kết quả điều tra lần 1 cho thấy, tính đến thời điểm kết thúc khảo sát (20/4/2020) với 126565 doanh nghiệp tham gia trả lời (chiếm 20% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm hiện nay, trong đó có 51/66 tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn), có tới 85,7% số doanh nghiệp được hỏi trên cả nước bị tác động bởi dịch COVID-19. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ chịu nhiều tác động nhất từ dịch COVID-19 với tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động lần lượt là 86,1% và 85,9%; trong khi khu vực nông, lâm, thủy sản chịu ảnh hưởng ít hơn với 78,7%. Đáng chú ý, một số ngành kinh tế có tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19 cao, điển hình như: Ngành hàng không 100%, dịch vụ lưu trú 97,1%, dịch vụ ăn uống 95,5%, hoạt động của các đại lý du lịch 95,7%, giáo dục và đào tạo 93,9%, tiếp đến là các ngành dệt may, sản xuất da, các sản phẩm từ da, sản xuất các sản phẩm điện tử, sản xuất ô tô đều có tỷ lệ trên 90%. Trong bối cảnh dịch COVID-19 quay trở lại từ tháng 7/2020 với diễn biến phức tạp, Tổng cục Thống kê tiếp tục tiến hành cuộc Điều tra đột xuất đánh giá tác động của dịch COVID-19 tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lần thứ 2 theo Quyết định số 1369/QĐ-BKHĐT, ngày 7/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Mục đích của cuộc điều tra lần này nhằm thu thập thông tin về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; cũng như đánh giá mức độ hỗ trợ và sự lan tỏa của các chính sách của Chính phủ, các cấp, các ngành đối với doanh nghiệp trong thời gian qua. Thông qua đó, Chính phủ, các cấp, các ngành và địa phương có các chính sách, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp ứng phó tốt hơn trước dịch COVID-19 lần 2. Phạm vi điều tra là các doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc; hoạt động trong tất cả các ngành kinh tế VSIC 2018, không bao gồm ngành O (hoạt động của Đảng; tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc) và ngành T (hoạt động làm thuê các công việc trong các gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình). Nội dung điều tra bao gồm: Thông tin nhận dạng đơn vị điều tra (tên, địa chỉ, điện thoại, fax, email, mã số thuế, loại hình kinh tế, ngành hoạt động sản xuất kinh doanh chính); tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; các giải pháp ứng phó của doanh nghiệp trước ảnh hưởng của dịch COVID-19; đánh giá hiệu quả các giải pháp của Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu thiệt hại do dịch COVID-19; thông tin chuyên đề về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều tra sử dụng phương pháp điều tra trực tuyến, thông qua sử dụng bảng hỏi web-form, điều tra viên trực tiếp hướng dẫn doanh nghiệp cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử điều tra trực tuyến của cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2020. Cuộc điều tra triển khai thu thập thông tin từ 10-20/9, kết quả công bố dự kiến cuối tháng 9/2020. H.S | 2020-09-11 | H.S | Kinh tế vĩ mô | cafebiz |
Vụ đại gia Phát 'dầu' bị bắt: Cục Thuế TP. Hải Phòng nói gì? | https://cafebiz.vn/vu-dai-gia-phat-dau-bi-bat-cuc-thue-tp-hai-phong-noi-gi-20200911090939068.chn | Cục trưởng Cục Thuế TP. Hải Phòng cho biết, qua rà soát bước đầu, ông Phát “dầu” thành lập tới 14 công ty từ năm 2012, nay chỉ còn 1 công ty hoạt động kinh doanh xăng dầu. Chiều 9/9, trao đổi vớiTiền Phong, ông Hà Văn Trường - Cục trưởng Cục Thuế TP. Hải Phòng cho biết, đơn vị đang rà soát, cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan tới hoạt động kê khai, nộp thuế của Công ty cổ phần xăng dầu Phát và các công ty liên quan từ trước tới nay cho Công an TP. Hải Phòng điều tra. “Qua rà soát bước đầu, ông Ngô Văn Phát - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xăng dầu Phát đã lập tới 14 công ty, rải rác từ các năm 2012. Trong đó 13 công ty đã ngừng hoạt động từ năm 2019, còn một công ty kinh doanh xăng dầu bên huyện An Dương vẫn hoạt động bình thường, không nợ thuế. ”, ông Trường cho hay. Theo ông Trường, ngoài hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu, các công ty của ông Phát chủ yếu buôn bán xăng dầu ra thị trường. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của Công ty cổ phần xăng dầu Phát cho thấy, doanh nghiệp này được cấp phép thành lập ngày 9/3/2012, mã số thuế 0201246532, đăng ký thuế tại Chi cục Thuế huyện An Dương. Công ty trên đang đăng ký kinh doanh tại xã Nam Sơn, huyện An Dương, TP. Hải Phòng. Ngành nghề chính là bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan. Ngoài ra, công ty trên còn kinh doanh các lĩnh vực khác như khai thác đá, cát sỏi; Vận tải hàng hóa; Bán buôn kim loại và quặng kim loại... Trước đó, theo Công an TP. Hải Phòng, qua công tác nắm tình hình và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Thủy Nguyên phát hiện trên địa bàn xuất hiện nhiều công ty đăng ký kê khai nộp thuế tại Chi cục thuế huyện Thủy Nguyên có dấu hiệu mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT). Quá trình điều tra, xác minh, Công an huyện Thủy Nguyên đã triệt phá ổ nhóm đối tượng lập nhiều công ty “ma” để mua bán trái phép hóa đơn GTGT với số lượng lớn do Ngô Văn Phát (1964, trú tại số 60 Trần Quang Khải, quận Hồng Bàng, Hải Phòng, chỗ ở số 9 Lê Hồng Phong, quận Hải An, Hải Phòng) cầm đầu. Ngô Văn Phát , còn được gọi là Phát dầu là Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần xăng dầu Phát ( PHAT PETRACO), kiêm chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phú Thành. Ông Phát được biết đến là một đại gia có tiếng trong lĩnh vực xăng dầu tại Việt Nam và sở hữu lâu đài hàng trăm tỷ ở Hải Phòng. Ông Phát cũng sở hữu biệt thự hàng trăm tỷ tại quê Thái Bình. Từ ngày 4-7/9, Cơ quan CSĐT - Công an huyện Thủy Nguyên đã ra Quyết định khởi tố vụ án về tội “Mua bán bán trái phép hóa đơn”, theo điều 203 Bộ Luật hình sự năm 2015. Ngoài Ngô Văn Phát, Công an huyện Thủy Nguyên khởi tố thêm 6 bị can khác, gồm: Nguyễn Thị Loan (SN 1989, chỗ ở số 04-2/Venice Vinhome Imperia, Hồng Bàng, Hải Phòng); Vũ Văn Bảy (SN 1950, quê xã Đông Dương, huyện Đông Hưng, Thái Bình; trú tổ 4, khu 2 phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh)-Giám đốc Công ty cổ phần xăng dầu Phát; Trần Thị Hằng (SN 1992, trú xã Nam Cường, Tiền Hải, Thái Bình, đang ở quận Hồng Bàng, Hải Phòng); Nguyễn Thị Thúy (SN 1978, trú xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên, đang ở xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng); Mai Thị Nhài (SN 1994, trú xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình, đang ở Thị trấn An Dương, huyện An Dương, Hải Phòng); Lương Văn Giao (SN 1991, trú xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, đang ở xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng). Tuấn Nguyễn | 2020-09-11 | Tuấn Nguyễn | Kinh tế vĩ mô | cafebiz |
Lộ lý do 22000 căn hộ chung cư ở TPHCM bị ‘treo’ sổ hồng | https://cafebiz.vn/lo-ly-do-22000-can-ho-chung-cu-o-tphcm-bi-treo-so-hong-20200911181326162.chn | Hiện ở TPHCM đang có tới 22000 căn hộ chung cư chưa được cấp sổ hồng. Vì không tính được tiền sử dụng đất đã đẩy người dân vào thế mua nhà nhưng không được cấp sổ hồng, khiến quyền và lợi ích hợp pháp của cư dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Người dân và doanh nghiệp cùng “khóc” Ông Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sơn Kim Land cho biết, thời gian qua cư dân chung cư Gateway Thảo Điền (quận 2, TPHCM) kêu trời vì chậm được cấp sổ hồng. Sơn Kim Land được UBND TPHCM giao 10943,7m2 đất vào năm 2010 để xây chung cư Gateway Thảo Điền. Ngày 3/2/2016, UBND TPHCM đã có quyết định số 412 duyệt phương án xác định giá đất cụ thể đối với khu đất 10943,7m2 với giá trị quyền sử dụng đất là hơn 120 tỷ đồng, Sơn Kim Land đã hoàn thành nghĩa vụ nộp. Đến nay, Sơn Kim Land đã bàn giao 100% căn hộ cho khách hàng nhưng vẫn chưa được cấp sổ hồng, dẫn đến bức xúc của hàng trăm khách hàng tại dự án này. Theo ông Sơn, nguyên nhân khiến dự án chưa được cấp sổ hồng là bởi tầng hầm có diện tích đất 9.089,2 m2 lớn hơn so với khối đế là 5742,8 m2 đã nộp tiền sử dụng đất. “Doanh nghiệp sống được nhờ khách hàng, nhu cầu cấp sổ hồng của cư dân là nhu cầu hoàn toàn chính đáng. Bởi bản thân tôi cũng đi mua chung cư mà chưa được cấp sổ hồng và rất bức xúc. Trong khi vướng mắc không được cấp sổ hồng là từ phía cơ quan chức năng. Chính vì vậy, rất mong cơ quan chức năng ưu tiên cấp sổ hồng cho cư dân”, ông Sơn nói. Tương tự, ông Trần Quốc Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết, công ty có 13 dự án, tương đương 8791 căn hộ chưa được Sở Tài nguyên Môi trường cấp sổ hồng vì hầu hết bị vướng ở khâu xác định tiền sử dụng đất. Điển hình như khu chung cư Lavita Garden (quận Thủ Đức), thủ tục thẩm định giá đất được triển khai từ cuối năm 2015, Sở Tài nguyên Môi trường đã 4 lần trình phương án giá đất lên Hội đồng thẩm định giá đất TPHCM. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa được duyệt thông qua, chưa có kết quả thẩm định giá đất, doanh nghiệp phải tạm nộp theo đơn giá cao nhất. Thậm chí, có những dự án đủ điều kiện cấp sổ hồng nhưng cũng bị gây phiền hà cho doanh nghiệp. Cụ thể như dự án 8X Plus trong quá trình thực hiện các thủ tục cấp sổ hồng, Sở Tài nguyên Môi trường đã làm thất lạc 5 sổ đỏ và xử lý, giải quyết các thủ tục cấp sổ hồng chậm trễ, kéo dài từ thời điểm tháng 7/2019 đến nay vẫn chưa có kết quả giải quyết. Dự án Moonlight ParkView (quận Bình Tân) chủ đầu tư đã hoàn thành xong nghĩa vụ tài chính theo thông báo nộp tiền của Cục thuế TPHCM nhưng vẫn bị đùn đẩy, chuyển lòng vòng giữa các cơ quan. “Cần ưu tiên cấp sổ hồng cho cư dân. Có thể tạm thời chưa cấp sổ hồng các phần diện tích sở hữu riêng của chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư thực hiện ký quỹ, cam kết nộp tiền sử dụng đất khi có quyết định nộp tiền sử dụng đất bổ sung”, ông Dũng kiến nghị. Còn ông Bùi Xuân Huy, Tổng giám đốc Tập đoàn Novaland cho biết, doanh nghiệp này hiện đang thực hiện hơn 40 dự án nhà ở tại TPHCM. Trong quá trình phát triển, Tập đoàn gặp nhiều vướng mắc về chính sách pháp luật liên quan quản lý đất đai, trong đó có thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho khách hàng. Việc này gây tâm lý hoang mang cho cư dân, ảnh hưởng uy tín doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng môi trường đầu tư bất động sản TPHCM. Thông kê của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho thấy, có 11 doanh nghiệp với 44 dự án, gồm hơn 22000 căn hộ, đang bị “treo” sổ hồng. HoREA cho rằng, đây là vấn đề bức xúc cho người dân lẫn doanh nghiệp suốt thời gian qua. Việc tắc tiền sử dụng đất đã đẩy người dân vào thế mua nhà nhưng không được cấp sổ hồng, khiến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Không thể tính được tiền sử dụng đất Ông Trần Quốc Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cho rằng, trước đây khâu tính tiền sử dụng đất do Sở Tài chính phụ trách theo Luật Đất đai 2003. Nhưng sau năm 2014, Luật Đất đai 2013 và Nghị định 44, công tác này được giao Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM lập kế hoạch định giá đất cụ thể và tổ chức thực hiện việc xác định giá đất. Điểm tắc nghẽn nằm ở đây. Đáng nói, nếu với các dự án bất động sản thực hiện ngoài TPHCM, trung bình chỉ mất 3-4 tháng đã có kết quả thẩm định và phương án tính tiền sử dụng đất thì tại TPHCM, hầu hết hồ sơ tính tiền sử dụng đất kéo dài nhiều năm vẫn chưa được giải quyết xong hoặc bị yêu cầu bổ sung nhiều lần, bị chuyển lòng vòng. Quá trình thẩm định giá đất, xác định tiền sử dụng đất mất rất nhiều thời gian, doanh nghiệp phải từ 3 năm mới nộp được tiền sử dụng đất, thậm chí nếu nộp tiền sử dụng đất trước khi công nhận, chủ đầu tư cũng mất đến 5-7 năm vẫn chưa được thông qua phương án giá đất. Đề xuất các giải pháp gỡ vướng cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Lê Mỹ Hưng, Giám đốc điều hành dự án khu vực TPHCM của Tập đoàn Novaland đưa ra 2 kiến nghị. Đối với các dự án chưa được định giá, UBND TPHCM và các sở ngành sớm xem xét định giá làm cơ sở để chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính, trên cơ sở đó nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân cư. Đối với các dự án mà chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính nhưng người dân chưa được xét cấp sổ hồng, đơn vị quản lý nhanh chóng xem xét, giải quyết để sớm ổn định đời sống cho cư dân. Ông Trần Văn Thạch, Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM thừa nhận, so với thực tế, việc giải quyết các bất cập liên quan thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân vẫn rất chậm. Trong 5 năm qua, TPHCM chỉ thu được thu 3-5% tiền sử dụng đất tại các dự án. Hiện còn hơn 100 hồ sơ của doanh nghiệp chưa được giải quyết. Ông Thạch nhận định, quy trình tính giá sử dụng đất chủ yếu vướng về mặt kỹ thuật, pháp lý. Đơn cử, một dự án thực hiện đầy đủ quy trình thủ tục một cách bài bản thì việc cấp giấy không vướng. Tuy nhiên, đối với các dự án lớn, thời gian thực hiện kéo dài, trong quá trình triển khai có rất nhiều luật, quy định thay đổi, điều chỉnh nên vướng nhiều pháp lý. Khó khăn đôi khi từ cấp Trung ương nên cơ quan địa phương khi vận dụng Luật để làm cũng khó. Duy Quang | 2020-09-11 | Duy Quang | Kinh doanh | cafebiz |
Vingroup, Novaland, Hưng Thịnh, Ecopark, Him Lam,…cùng hàng loạt đại gia BĐS khác rầm rộ tiến vào thành phố này, và đây là lý do | https://cafebiz.vn/vingroup-novaland-hung-thinh-ecopark-him-lamcung-hang-loat-dai-gia-bds-khac-ram-ro-tien-vao-thanh-pho-nay-va-day-la-ly-do-20200911143759272.chn | Gần đây, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) trở thành vùng đất mới thu hút hàng chục nhà đầu tư BĐS lớn đến tìm hiểu cơ hội đầu tư. Trong đó, đã có có những tập đoàn lớn như Vingroup, Novaland, Hưng Thịnh, Him ... Khu vực một số tỉnh Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng đã và đang trở thành điểm dừng chân của nhiều ông lớn BĐS đến đặt vấn đề đầu tư các dự án BĐS quy mô lớn. Chẳng hạn như FLC đầu tư ở tỉnh Đắk Lắk khi ký kết ghi nhớ đầu tư với chính quyền địa phương dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng vui chơi giải trí và đô thị sinh thái hồ Ea Nhái tại huyện Krông Pắc và huyện Cư M'gar với vốn đầu tư dự kiến 10000 tỷ đồng; Tập đoàn T&T cũng có kế hoạch đầu tư khu đô thị và dự án trồng cây ăn quả ở địa phương này với quy mô khoảng 5000 tỷ: Vingroup làm dự án nhà phố tại TP Buôn Ma Thuột quy mô 2500 tỷ… Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), hàng loạt ông lớn địa ốc cũng bắt đầu triển khai những kế hoạch tìm kiếm quỹ đất và cơ hội đầu tư từ khoảng đầu 2019 đến nay. Theo thông tin từ tỉnh Lâm Đồng, riêng TP Bảo Lộc đã thu hút khoảng hơn 20 nhà đầu tư lớn, trong đó có những cái tên lớn như TTC, Hưng Thinh, T&T Group, Him Lam, Ecopark, Văn Phú… đổ về đây tìm hiểu đầu tư dự án. Được biết, hiện Bảo Lộc đang kêu gọi các tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp đầu tư vào 48 dự án để hướng đến việc định hình TP Bảo Lộc là một trung tâm về du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng nhờ có lợi thế về thiên nhiên và thời tiết mát mẻ. Trong đó phải kể đến nhiều dự án hạ tầng trọng điểm như đường cao tốc kết nối với Tp.HCM và đặc biệt là sân bay, cùng các đô thị sinh thái nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao, sân golf, cáp treo… Các dự án này gồm: sân bay Lộc Phát với quy mô 50 ha đến 100 ha; Dự án Tổ hợp khu thương mại - khách sạn 5 sao (tại chợ cũ Bảo Lộc); Sân golf Lộc Phát - Lộc Thắng; Khu tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái sân golf, cáp treo núi Sapung, quy mô hơn 2500 ha và Dự án Khu đô thị, dịch vụ giải trí – nghỉ dưỡng hồ Nam Phương 1 và hồ Nam Phương 2 (quy mô khoảng 390 ha, tại Phường 1 và phường Lộc Phát)…Hầu hết các ông lớn BĐS đều quan tâm đến các dự án trên. Mới đây nhất, hồi tháng 7 vừa qua Tập đoàn Novaland đã đến tìm hiểu và dự định đầu tư một số dự án trên địa bàn thành phố Bảo Lộc. Chia sẻ về lý do đến Bảo Lộc để nghiên cứu đầu tư các dự án. Theo chia sẻ của đại diện tập đoàn Novaland, không chỉ mong muốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS mà tập đoàn Novaland còn hướng đến tìm hiểu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, hàng tiêu dùng, du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái. Không chỉ Vingroup hay Novaland, mà nhiều đại gia BĐS khác cũng đang xúc tiến đầu tư vào Bảo Lộc. Theo đại diện Him Lam, tập đoàn này hiện đang hướng đến việc đầu tư một số dự án ở phường B’Lao, khu du lịch sinh thái thác Đá Bàn (sông Đại Bình) và các tuyến đường kết nối giao thông trục Bắc – Nam, khu đô thị du lịch Thiên đường mắc ca có tổng diện tích hơn 187 ha nằm khu vực phía Nam TP Bảo Lộc thuộc các phường B’Lao, Lộc Sơn, Lộc Nga và xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm). Trong khi đó, Văn Phú – Invest vừa đề xuất đầu tư vào 3 dự án, bao gồm: Dự án Khu đô thị dịch vụ giải trí hồ Nam Phương 2; Nghiên cứu phát triển Dự án Sân bay Lộc Phát; Qui hoạch xây dựng Khu phố đi bộ shophouse, dịch vụ thương mại, chợ đêm tại khu chợ cũ Bảo Lộc. Tập đoàn Ecopark đang hướng tới 2 dự án tại TP Bảo Lộc là Khu tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái sân golf, cáp treo núi Sapung và Khu đô thị, dịch vụ giải trí – nghỉ dưỡng hồ Nam Phương 1 và hồ Nam Phương 2. Vì sao ông lớn BĐS đổ bộ Bảo Lộc? Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia địa ốc thì Bảo Lộc là vùng đất có khí hậu ôn hòa, thiên nhiên ưu đãi lại cách Tp.HCM chỉ khoảng 200km, rất phù hợp để phát triển các loại hình BĐS sinh thái nghỉ dưỡng. Trong khi, gần đây các dự án BĐS tại nhiều TP lớn gặp khó khăn về phát triển nguồn cung mới do rà soát lại pháp lý, cùng với đó là xu hướng mới về sở hữu ngôi nhà thứ hai (second home) đang lên ngôi của giới nhà giàu. Bên cạnh đó, hạ tầng là câu chuyện quyết định đến việc đầu tư BĐS. Bất động sản luôn luôn được hưởng lợi từ việc phát triển hạ tầng đô thị. Bảo Lộc lại là nơi còn nhiều tiềm năng để phát triển hạ tầng đô thị với việc chủ trương đầu tư cao tốc kết nối với Tp.HCM cùng với sân bay Lộc Phát được đầu tư. Đó là lý do gần đây TP này thu hút các nhà đầu tư lớn. Bảo Lộc lọt vào tầm ngắm của cả doanh nghiệp BĐS lớn đến các NĐT cá nhân nhỏ, lẻ. Xu hướng bỏ phố lên rừng cũng là cách mà những NĐT nhạy bén lựa chọn trong bối cảnh thị trường BĐS nhiều biến động. Chủ trương đầu tư dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương với vốn đầu tư lên đến 65000 tỉ đồng, kết nối Tp.HCM – Bảo Lộc chỉ còn 2 tiếng, tạo nên liên kết vùng Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế cho các địa phương ở cả 2 khu vực này. Trong đó, đoạn cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (60 km), Tân Phú - Bảo Lộc (66 km), Bảo Lộc - Liên Khương (73 km) nằm trong kế hoạch xây dựng giai đoạn 2021-2025. Ngoài ra, thông tin thành phố Bảo Lộc sẽ quy hoạch mở rộng ra các vùng phụ cận, trong đó có xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm để đẩy mạnh phát triển toàn diện, hoàn thiện mục tiêu trở thành đô thị loại II và hướng đến tầm nhìn trở thành đô thị loại I đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư (NĐT) BĐS đến với thị trường này. Nhật Minh | 2020-09-11 | Nhật Minh | Kinh doanh | cafebiz |
Biệt thự vườn 2000 m2, có hồ cá Koi của đại gia Nam Định được rao bán với giá không tưởng | https://cafebiz.vn/biet-thu-vuon-2000-m2-co-ho-ca-koi-cua-dai-gia-nam-dinh-duoc-rao-ban-voi-gia-khong-tuong-20200911084156615.chn | Biệt thự rộng 800 m2, nằm trong khu vườn 1200 m2, toàn bộ diện tích khu biệt thự vườn là 2000 m2... được rao bán 20 tỷ đồng. Mới đây, hình ảnh căn biệt thự vườn tại thành phố Nam Định được rao bán trên loạt nhóm bất động sản Facebook với giá 20 tỷ đồng nhận được sự quan tâm của không ít người. Theo người đăng tải thông tin, biệt thự rộng 800 m2, nằm trong khu vườn 1200 m2, toàn bộ diện tích khu biệt thự vườn là 2000m2. Theo đoạn video và hình ảnh giới thiệu của tài khoản rao bán, căn biệt thự 2 tầng sơn trắng với khu nhà phụ và một nhà lầu nằm trong khuôn viên rộng với rất nhiều tiểu cảnh, hồ cá và khu vườn với các loại cây cảnh khác nhau. Khu nhà được thiết kế hòa trộn nhiều phong cách, so với thiết kế tân cổ điển thường thấy thì khác biệt và hiện đại hơn do sử dụng nhiều cửa kính. Ngoài ra, hệ mái lại theo phong cách kiểu Trung – Nhật. Khu nhà khi lên đèn trở nên nổi bật. (Nguồn ảnh: Khắc Thành) Khu sân vườn rộng với nhiều tiểu cảnh, cây xanh và hồ cá. (Nguồn ảnh: Khắc Thành) Đại gia Nam Định có lẽ đã chi không ít tiền cho cảnh quan. Theo ý kiến của không ít người, tuy chưa thật sự xuất sắc về thiết kế, nhưng biệt thự ghi điểm ở khu vườn đẹp, rộng rãi khiến nhiều người không khỏi thích thú. Trước hàng trăm lượt yêu thích, bình luận, người đăng tải cho biết, sẽ hé lộ thêm hình ảnh nội thất, có thể sẽ gây bất ngờ hơn là ngoại thất và cảnh quan vừa hé lộ. Bên cạnh bình luận về cảnh quan đáng mơ ước của căn nhà, nhiều người tỏ ra băn khoăn vì mức giá bán được rao không đắt đỏ như thông thường. Khu vườn rất rộng, có nhiều cây cảnh, không hiểu vì sao gia chủ rao bán giá này. Không lẽ, nội thấy không có gì sao?, tài khoản Minh Hoàng bình luận. Biệt thự vườn được đại gia Nam Định sử dụng kinh doanh nhà hàng ẩm thực. Hiện chưa rõ thông tin rao bán và mức giá này có xác thực hay không, nhưng theo tìm hiểu, đây thực chất là một nhà hàng ẩm thực chuyên các món ăn Việt Nam nằm trên đường Lạc Long Quân, TP Nam Định. Tại đây chuyên nhận tổ chức sự kiện, đặt tiệc cưới, liên hoan. Số điện thoại hotline nhà hàng hiện không thể liên lạc. Cũng rao bán, một căn biệt thự rộng gần 300m2 tại Tân Bình, TPHCM có giá lên tới 55 tỷ đồng. Nhà gồm 1 triệt 3 lầu, mỗi lầu 2 phòng ngủ, đầy đủ nội thất, lắp đặt thang máy và nằm ở phố lớn nên mức giá không hề dễ chịu. Đáng chú ý nhất là toàn bộ nội thất phủ gỗ kín mít, với rất nhiều họa tiết, hoa văn cầu kỳ. Biệt thự gỗ rao bán 55 tỷ đồng. Gia chủ phủ gỗ nội thất không chừa chỗ nào. Tuy vậy, nhiều người cho rằng, nội thất gỗ tuy thể hiện được sự sang trọng, giàu có của gia chủ nhưng do được sử dụng quá nhiều khiến cho căn nhà không thoáng, gây cảm giác nhàm chán, đơn điệu, thậm chí có phần nặng nề, bí bách. Hoàng Linh | 2020-09-11 | Hoàng Linh | Kinh doanh | cafebiz |
Thanh Hóa phê duyệt ĐTM dự án khu đô thị quảng trường biển Sầm Sơn của Sun Group | https://cafebiz.vn/thanh-hoa-phe-duyet-dtm-du-an-khu-do-thi-quang-truong-bien-sam-son-cua-sun-group-20200912084719662.chn | UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị quảng trường biển Sầm Sơn, TP. Sầm Sơn của của Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group). Ngày 10/9, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định sô 3741 về việc phê duyệt ĐTM dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị quảng trường biển Sầm Sơn, TP. Sầm Sơn tại phường Trung Sơn, TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa do Sun Group làm chủ đầu tư. Theo đó, chủ đầu tư có trách nhiệm lập và gửi kế hoạch quản lý môi trường của dự án để niêm yết công khai theo quy định của pháp luật. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và quyết định phê duyệt ĐTM của dự án là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường của dự án. Vị trí thực hiện dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị quảng trường biển Sầm Sơn là khu đất thuộc Khu I-1- quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch biển Sầm Sơn với tổng diện tích quy hoạch là 69,9 ha trong đó: diện tích theo hình thức BT là 15,3 ha, diện tích được đối ứng là 39,4 ha, còn lại là công trình giao thông, khách sạn hiện trạng và tái định cư. Phối cảnh quảng trường biển Sầm Sơn. Ảnh: internet Diện tích khu đất được bàn giao thực hiện dự án Khu đô thị là khoảng 39,4ha. Trong đó, diện tích đất nhà liền kề là 104832 m2 (818 lô liền kề); diện tích đất tái định cư là 58728 m2 (710 lô đất tái định cư); diện tích đất khách sạn là 27311 m2 ; diện tích đất công trình công cộng: 11800m2 ; diện tích đất cây xanh đô thị, cây xanh cách ly, cây xanh cảnh quan: 13.005 m2 ; đất giao thông 178324 m2 . Các hạng mục xây dựng gồm: San nền toàn bộ diện tích khu đất thực hiện dự án đến cao độ thiết kế; xây dựng hạ tầng kỹ thuật (hệ thống đường giao thông; cây xanh, khuôn viên thảm cỏ; cấp nước và phòng cháy chữa cháy; hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải và cấp điện, điện chiếu sáng) phục vụ dự án; xây thô hoàn thiện mặt ngoài 818 lô liền kề (từ 1-5 tầng), xây dựng hoàn chỉnh 10 block minihotel (từ 6-15 tầng), 2 căn khách sạn quy mô 15 tầng; dự kiến xây dựng 1 nhà hát quy mô 1 tầng. Được biết, Sun Group cũng đang xúc tiến đầu tư vào 2 dự án khác tại Thanh Hóa gồm: Khu đô thị Đông Nam TP. Thanh Hóa với tổng mức đầu tư khoảng 5000 tỷ đồng và khu nghỉ dưỡng biển cao cấp Quảng Vinh, TP. Sầm Sơn với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 2000 tỷ đồng. Ngoài ra còn có khảo sát, nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch khu vực phát triển đô thị tại huyện Đông Sơn với quy mô khoảng 1600 ha. Danh sách 8 dự án đối ứng của Sun Group tại Thanh Hóa Khu đô thị quảng trường biển Sầm Sơn bao gồm quảng trường biển, trục cảnh quan với quy mô lên tới 35,3 ha; Khu đô thị phía Đông đại lộ Nam Sông Mã (Trục cảnh quan – đây là giai đoạn 2 được bố trí nằm ở phía Tây đường Trần Hưng Đạo và phía Nam Đại lộ Nam Sông Mã) có tổng diện tích quy hoạch 28,1 ha; Khu công viên chuyên đề Sun Word – Sầm Sơn hay còn được gọi là công viên chuyên đề phía Nam đại lộ Nam Sông Mã có diện tích 43,9 ha; Khu đô thị phía Nam Sông Mã hay còn được gọi là khu biệt thự sinh thái phía Bắc đại lộ Nam Sông Mã có quy mô rộng tới 41,6 ha; Khu nghỉ dưỡng phía Nam Sông Mã (phía Bắc Đại lộ Nam Sông Mã), diện tích 31,4 ha; Khu đô thị phía Tây Sông Đơ, diện tích 64,7 ha; Khu đô thị phía Đông Sông Đơ, diện tích quy hoạch 45,9 ha; Khu đô thị phía Bắc Đại lộ 47, diện tích 19,2 ha. Văn Dũng | 2020-09-12 | Văn Dũng | Kinh doanh | cafebiz |
Thị trường bất động sản khó khăn: Rộ các hình thức gọi vốn | https://cafebiz.vn/thi-truong-bat-dong-san-kho-khan-ro-cac-hinh-thuc-goi-von-20200912083640975.chn | Thị trường bất động sản (BÐS) khó khăn từ cuối năm 2019 đến nay khiến nhiều doanh nghiệp hụt hơi. Ðói vốn, không ít ông lớn địa ốc phải xoay xở tìm cách lách luật bán hàng, hợp tác kinh doanh, phát hành trái phiếu… Lách luật? Dự án TMS Đầm Cói (còn có tên gọi khác là TMS Homes Wonder World) được chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tập đoàn TMS (TMS Group) quảng bá trên trang website tmshomesvinhyen.com khá rầm rộ. Theo đó, các căn liền kề có giá 1 - 1,3 tỷ đồng; shophouse có giá 1,9 - 5,7 tỷ đồng; biệt thự có giá trên 6 tỷ đồng; tiến độ thanh toán thành 16 đợt bao gồm cả quá trình đặt cọc. Thông tin rao bán không chỉ được tư vấn tại đường dây nóng của TMS, nhiều công ty BĐS cũng vào cuộc như: Đại An, Vạn Phúc, Hải Phát Land… Đồng thời, ngoài tư vấn, các đơn vị này sẵn sàng ký hợp đồng với khách hàng sẵn sàng xuống tiền kèm những chính sách cam kết lợi nhuận tới 15%/năm, chiết khấu cao. Làm việc với Sở Xây dựng, chủ đầu tư dự án TMS Land Đầm Cói phủ nhận việc nhận huy động vốn, “bán lúa non” và cho biết, đó là do các sàn tự triển khai. Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc vừa ra thông báo về việc dự án Khu đô thị TMS Land Đầm Cói chưa đủ điều kiện huy động vốn, bán sản phẩm. Theo đó, trường hợp các tổ chức, cá nhân có bằng chứng về việc ký hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua bán sản phẩm dự án giữa khách hàng và chủ đầu tư, đề nghị cung cấp về Sở Xây dựng, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường, UBND thành phố Vĩnh Yên hoặc UBND huyện Yên Lạc để xem xét xử lý theo quy định pháp luật. Gọi vốn lãi khủng,không tưởng Mới đây, Tập đoàn AG Land (vừa được thành lập vào tháng 1/2020 có địa chỉ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) đột ngột đưa ra thông báo chính sách cho gói hợp tác kinh doanh BĐS với cam kết lợi nhuận lên đến 35%.Đơn vị này quảng cáo trong vòng 2 tháng, khách hàng nào tham gia gói hợp tác kinh doanh 1 - 3 tỷ đồng đều được hưởng cam kết lợi nhuận với lãi suất lên tới 35%/năm, gấp 6-7 lần lãi suất tiết kiệm hiện nay của các ngân hàng. Dự án Revex của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thế Kỷ (CenGroup) cho phép khách mua góp vốn mức tối thiểu từ 1 triệu đồng, lãi cam kết 10 - 14%/năm. Bên cạnh sản phẩm hợp tác kinh doanh, đầu tư - tài chính, một vài doanh nghiệp BĐS gần đây còn huy động vốn lãi suất cao thông qua phát hành trái phiếu. Apec Group thông qua phương án huy động 3000 tỷ đồng thông qua trái phiếu với lãi suất lên tới 18%/năm, kỳ hạn 5 năm. Đặc biệt, nếu khách hàng lựa chọn kỳ hạn 5 năm thì lợi nhuận nhận một lần duy nhất vào cuối kỳ. Điều này có nghĩa sẽ thu về lợi nhuận 90% tại thời điểm đáo hạn. Trước đó, TNR Holdings đã phát hành 2925 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 4.Lượng trái phiếu này đều là loại không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo. Kỳ hạn trái phiếu 60 tháng với lãi suất cố định 10,9%/năm, trả lãi hằng năm. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho rằng, mời mua BĐS, huy động vốn bằng trái phiếu thực chất là một phương thức đầu tư tài chính, chứa đựng rủi ro. Hình thức này đánh trúng tâm lý của các nhà đầu tư luôn muốn lãi suất cao. Về bản chất, hình thức huy động vốn nhưng tài sản lại không thuộc quyền sở hữu của người góp vốn. Mọi ràng buộc pháp lý chỉ dựa vào hợp đồng hợp tác với đơn vị phát hành nên rủi ro cao. “Doanh nghiệp ít khi minh bạch thông tin, báo cáo tài chính việc họ dùng tiền huy động vào mục đích gì.Hơn nữa, đó đều là các thỏa thuận dân sự, hợp tác đầu tư lãi thì chia, lỗ cùng nhau chịu.Vì thế nếu có bất cứ rủi ro nào, hai bên đều phải gánh và tự dàn xếp”.Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM Ngọc Mai | 2020-09-12 | Ngọc Mai | Bất động sản | cafebiz |
Bắt mạch quản lý tòa nhà: Chi phí dọn vệ sinh tăng giảm ra sao trong đại dịch? | https://cafebiz.vn/bat-mach-quan-ly-toa-nha-chi-phi-don-ve-sinh-tang-giam-ra-sao-trong-dai-dich-20200911163351334.chn | Một trong những khoản chi tăng mạnh nhất trong ngân sách quản lý tòa nhà thương mại thuộc về hạng mục dọn dẹp và vệ sinh. Hơn một nửa các đơn vị tham gia báo cáo đánh giá mức tăng từ 10% trở lên, theo Tổ chức nghiên cứu về bất động sản Propmodo. Một bất động sản về cảm quan sạch sẽ và được bảo trì tốt sẽ tạo được niềm tin lớn, thậm chí có ảnh hưởng tích cực với sức khỏe tinh thần của cư dân và người ở trong không gian đó, bà Vũ Kiều Hạnh, Giám đốc Bộ phận Quản lý Vận hành Bất động sản, Savills Hà Nội cho biết. Trong thời điểm Covid-19, cư dân, khách thuê hay người làm việc trong tòa nhà sẽ khó có lựa chọn nào khác ngoài việc đặt niềm tin vào công tác quản lý vận hành của Ban quản lý Tòa nhà. Theo bà Kiều Hạnh, thời điểm Covid-19 là cơ hội tốt để các chủ đầu tư và chủ sở hữu nhìn nhận, đánh giá lại công tác quản lý vận hành bất động sản. Việc này không chỉ đảm bảo cho các tiện ích, cơ hạ tầng, các dịch vụ… của bất động sản luôn trong trạng thái hoạt động tốt và tối ưu hóa, mà còn xây dựng được niềm tin của cư dân về một môi trường sống và làm việc an toàn và bền vững, từ đó giữ uy tín cho chủ sở hữu bất động sản đó. Khảo sát FiT Office gần đây của Savills cũng ghi nhận, 61% người tham gia cảm thấy tin tưởng vào sự sạch sẽ tại nhà mình. Vì vậy, các chủ đầu tư và đơn vị liên quan vẫn còn nhiều việc phải làm để tạo niềm tin, thuyết phục người dân an tâm quay trở lại và sử dụng không gian công cộng. Điều này tác động đến các nhà quản lý bất động sản, khiến họ thận trọng hơn trong việc đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cộng đồng theo đúng quy trình được khuyến cáo và phù hợp với lịch sinh hoạt của cư dân. Bà Hạnh khẳng định, hoạt động làm sạch và khử trùng là một phần quan trọng của việc mở cửa trở lại các không gian công cộng tại khu chung cư. Nếu lập kế hoạch và kiểm soát quản lý vận hành tốt, các hoạt động ứng phó và phòng dịch bệnh vẫn diễn ra hiệu quả đồng thời chi phí dành cho hoạt động này không tăng đột biến. Ngay từ thời điểm dịch Covid-19 có nguy cơ lan rộng tại các khu chung cư, Savills đã chủ động triển khai các phương án và hướng dẫn vệ sinh tại Ban Quản lý dự án, duy trì cuộc sống an toàn cho cư dân và cán bộ nhân viên. Chi phí phát sinh cho việc dọn dẹp và làm sạch tại các tòa nhà tăng nhẹ nhưng không đáng kể, đa phần là dành cho mua hóa chất làm sạch. Các chuyên gia y tế dự báo tình hình dịch bệnh có thể còn kéo dài 1 đến 2 năm, do đó các nhà quản lý bất động sản cần cân nhắc phương án vệ sinh phù hợp và kiểm soát chi phí. Đơn cử, hoạt động phun Cloramin B cần được đảm bảo tuân theo quy trình bắt buộc và phù hợp với thời gian sinh hoạt của cư dân, bà Kiều Hạnh chia sẻ. Theo bà Hạnh, một loạt các hoạt động vệ sinh trong tòa nhà mùa dịch nên gồm: - phun Cloramin B một tuần/lần vào ngày nghỉ - Ban Quản lý sử dụng cồn để vệ sinh vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc - Tại cửa ra vào, có thể đặt thảm dày tẩm Cloramin B để sát trùng giày dép Đây là những biện pháp phòng tránh hiệu quả và không quá tốn kém, bà Hạnh nói. Trong xu thế thị trường nhà ở và văn phòng tại Việt Nam phát triển mạnh, các chủ đầu tư ngày một chú trọng đến công tác quản lý vận hành, và xem đó như một giá trị gia tăng thêm cho dự án. Giá trị của hoạt động quản lý bất động sản chuyên nghiệp nằm ở tính hiệu quả dài hạn và khả năng xử lý tình huống hợp lý trong trường hợp khó khăn, buộc các doanh nghiệp quản lý bất động sản không ngừng chuyên nghiệp hóa, nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý. Bình An | 2020-09-12 | Bình An | Kinh doanh | cafebiz |
Hà Nội muốn phát triển kinh tế đêm | https://cafebiz.vn/ha-noi-muon-phat-trien-kinh-te-dem-20200913110042365.chn | Quận Hoàn Kiếm đang đặt nhiều kỳ vọng trong việc phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn để tạo điểm nhấn cho du lịch UBND quận Hoàn Kiếm vừa có văn bản báo cáo UBND TP Hà Nội xem xét cho phép triển khai thực hiện đề án Tổ chức thí điểm phát triển kinh tế ban đêm (KTBĐ) trên địa bàn quận. Nhiều thuận lợi UBND quận Hoàn Kiếm cho biết với vị trí trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa của Hà Nội, quận này có nhiều tiềm năng để phát triển KTBĐ một cách đồng bộ. Những năm gần đây, số lượng du khách quốc tế lưu trú trên địa bàn tăng nhanh (năm 2016: 1,4 triệu lượt; 2017: 1,8 triệu lượt; 2018: 2,1 triệu lượt; 2019: 2,35 triệu lượt). Việc đa dạng các sản phẩm dịch vụ du lịch ban đêm tạo cơ hội cho du khách có thêm nhiều trải nghiệm thú vị và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, góp phần tăng thời gian lưu trú cũng như mức chi tiêu. Du khách từ châu Âu, Mỹ, Úc, Đài Loan (Trung Quốc)… đã quen với việc tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ban đêm tại nước của họ, do vậy cũng kỳ vọng sẽ được khám phá những nét đặc sắc ở sản phẩm du lịch đêm tại điểm đến du lịch này. Hoàn Kiếm gắn liền với lịch sử, truyền thống văn hóa Thăng Long - Hà Nội, hội tụ rất nhiều điều kiện để phát triển KTBĐ, đặc biệt có tài nguyên du lịch đa dạng. Trên địa bàn quận Hoàn Kiếm hiện có 190 di tích, trong đó nhiều di tích tiêu biểu của thủ đô và đất nước; có các không gian sáng tạo đã phát triển thành các sản phẩm du lịch mang tầm thương hiệu, như: không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; không gian đi bộ trong khu phố cổ; không gian bích họa phố Phùng Hưng; tuyến phố ẩm thực đêm Tống Duy Tân - Cấm Chỉ...; có chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối, trung tâm bán buôn của thủ đô và toàn miền Bắc; có các tuyến phố chuyên doanh, thương mại sầm uất; tập trung nhiều ngân hàng, trung tâm tài chính, chứng khoán, với 676 khách sạn, cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành... đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến quận Hoàn Kiếm. Ngoài ra, Hà Nội nói chung, quận Hoàn Kiếm nói riêng, có tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, rất thuận lợi cho phát triển KTBĐ. Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm đang dần trở thành một điểm đến không thể thiếu của du khách khi đến Hà Nội Đồng bộ nhiều giải pháp Mặc dù việc phát triển KTBĐ chắc chắn sẽ góp phần thu hút thêm du khách nhưng nhiều chuyên gia cũng cảnh báo sẽ dễ phát sinh các vấn đề về an ninh, trật tự. Vì vậy, cần nghiên cứu đề ra dịch vụ mới, chính sách phù hợp để thu hút các cơ sở kinh doanh tham gia nhưng không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Để phát triển KTBĐ tốt hơn, quận Hoàn Kiếm cần xây dựng một chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu của du khách, nhất là du khách nước ngoài. Ngoài những hoạt động văn hóa, giải trí, lễ hội, dịch vụ ngân hàng, bưu chính, tài chính… thì cần có những dịch vụ như chợ đêm, quán bar, karaoke, casino… Phải nghiên cứu để các dịch vụ, mặt hàng bảo đảm tính địa phương, vùng miền tốt nhất. Ông Nguyễn Anh Quân, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho biết quận này sẽ phối hợp các doanh nghiệp du lịch, xây dựng các chương trình, tour du lịch ban đêm để du khách trải nghiệm, như: tham quan di tích lịch sử, văn hóa; khám phá ẩm thực về đêm; xem các buổi biểu diễn nghệ thuật... Tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận sẽ có các hoạt động lễ hội đường phố lớn hội tụ các vùng miền của quốc gia và thủ đô, tạo sức hấp dẫn, thu hút các nguồn lực, các hoạt động đặc sắc để trở thành điểm đến, điểm hẹn, điểm nhấn của du lịch TP; triển khai phương án tổ chức các hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch xung quanh hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình kinh doanh sang phục vụ khách du lịch. Đồng thời, các cơ quan, ban ngành của quận sẽ nỗ lực tuyên truyền, giáo dục và trang bị kiến thức cho các cơ sở kinh doanh bảo đảm tuân thủ những quy định về an ninh trật tự, trật tự đô thị, văn minh thương mại, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh trật tự... Đòn bẩy du lịch Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt, đặc biệt là du lịch… Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng việc phát triển KTBĐ có thể coi là đòn bẩy cho du lịch khi dịch Covid-19 cơ bản được khống chế, tạo thêm nguồn thu cho người dân địa phương cũng như đóng góp cho ngân sách. Theo ông Phạm Hải Quỳnh, Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam, phát triển KTBĐ phải gắn và lấy du lịch làm động lực. Để KTBĐ thực sự là đòn bẩy cho du lịch khi dịch Covid-19 cơ bản được khống chế và tiến tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần đặt và lấy lợi ích của cộng đồng làm tiêu chí để quy hoạch, xây dựng các quy chế, chế tài cho hoạt động kinh tế này. Muốn làm cho bài bản, chuyên nghiệp thì phải có kế hoạch cũng như quy chế rõ ràng, cụ thể cho cộng đồng tham gia vào phát triển, gắn liền với quyền lợi cũng như trách nhiệm của mỗi cá thể trong đó. Hoạt động đến 24 giờ UBND quận Hoàn Kiếm dự kiến việc triển khai thí điểm giai đoạn 1 (từ khi được UBND TP phê duyệt đến ngày 31-8-2021): Tập trung phát triển các không gian động lực cho KTBĐ để tạo tiền đề phát triển toàn diện trên toàn địa bàn. Giai đoạn 2 (từ ngày 1-9-2021): Phát triển KTBĐ toàn diện trên địa bàn. Phạm vi hoạt động KTBĐ chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ: Văn hóa, vui chơi, giải trí, ăn uống, mua sắm, chăm sóc sức khỏe, du lịch; các hoạt động vận chuyển; hoạt động tài chính, ngân hàng bổ trợ. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ được tổ chức không giới hạn thời gian vào tất cả các ngày trong tuần. Không gian đi bộ trong khu phố cổ và không gian văn hóa, dịch vụ, thương mại, du lịch Phùng Hưng - Gầm Cầu sẽ tổ chức đồng bộ với thời gian tổ chức không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Các hoạt động ngoài trời tổ chức đến 24 giờ; các điểm di tích, di sản cũng mở cửa đến 24 giờ. Bạch Huy Thanh | 2020-09-13 | Bạch Huy Thanh | Xã hội | cafebiz |
Chuỗi giá trị toàn cầu sau Covid-19: Số hóa mạnh mẽ, tập trung và gần với thị trường bán lẻ hơn | https://cafebiz.vn/chuoi-gia-tri-toan-cau-sau-covid-19-so-hoa-manh-me-tap-trung-va-gan-voi-thi-truong-ban-le-hon-2020091209451249.chn | Trong tương lai, các chuỗi giá trị cần phải điều chỉnh phương thức hoạt động bằng cách số hóa, tập trung và gần với thị trường bán lẻ hơn. Các nhà cung cấp tại các nước phát triển như Ethiopia hay Việt Nam cũng cần tự điều chỉnh bản thân để không bị bỏ lại phía sau. Các chuỗi giá trị toàn cầu(GVC) đã thúc đẩy chuyển đổi kinh tế bằng cách cho phép các nước đang phát triển chuyên môn hóa và thúc đẩy tăng trưởng cũng như tạo việc làm. Nhưng Covid-19 đặt ra những thách thức chưa từng có với chuỗi giá trị toàn cầu khi gây gián đoạn đối với cả cung và cầu hàng hóa. Theo World Bank, đại dịch đã gây ra gián đoạn trên diện rộng đối với các GVC. Ở Ethiopia, sụt giảm nhu cầu tiêu dùng đối với quần áo và việc các cửa hàng bán lẻ ở quốc gia có thu nhập cao đóng cửa đã ảnh hưởng đáng kể đối với các nhà cung cấp mặt hàng dệt may. Tác động đối với doanh nghiệp không giống nhau trong toàn ngành. Ví dụ, những doanh nghiệp tập trung vào mặt hàng thể thao đang phục hồi trở lại, khi các biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ và cửa hàng ở các thị trường lớn đang mở cửa trở lại, trong khi doanh nghiệp cung cấp trang phục trang trọng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ở Việt Nam, chuỗi giá trị điện tử chịu tác động của tình trạng phong tỏa đối với các nhà cung cấp ở nước ngoài và gián đoạn dịch vụ kho vận, ảnh hưởng đến cả việc vận chuyển nguyên vật liệu thô và linh kiện điện tử - và phân phối sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Covid-19 có ảnh hưởng đáng kể đối với sản phẩm - sản xuất của chúng tôi tại Việt Nam. Đại dịch này ảnh hưởng đến đầu vào cả về nguyên liệu và linh kiện từ các nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt từ các nước châu Á, bàn Hoàng Thu Thủy – Phó Tổng Giám đốc Bộ phận mua hàng toàn cầu, Panasonic Việt Nam tiết lộ trong hội thảoChuỗi giá trị toàn cầu trong thời Covid-19: Kinh nghiệm của Ediopia và Việt Namdo Word Bank tổ chức. Ngoài ra, việc gián đoạn này đã nêu bật những hạn chế của chuỗi cung ứng đường dài. Ví dụ, các công ty may mặc truyền thống mua vải từ châu Á, cắt may thành quần áo ở các nước khác, sau đó vận chuyển đến Hoa Kỳ hoặc châu Âu. Những chuỗi cung ứng đường dài này có thể làm chậm khả năng phản ứng nhanh chóng của doanh nghiệp trước khủng hoảng và khiến doanh nghiệp đối mặt với tình cảnh hàng tồn kho chất chồng. Đại dịch đã cho thấy tình trạng kém hiệu quả trong các chuỗi giá trị ngành, khiến mọi người nhận ra khối lượng hàng tồn kho trong hệ thống và tình trạng thiếu linh hoạt trong hoạt động, ông Mark Green – Phó Chủ tịch Chuỗi cung ứng toàn cầu, Tập đoàn PVH nêu thực trạng. Ông Mark Green – Phó Chủ tịch Chuỗi cung ứng toàn cầu, Tập đoàn PVH Do vậy, đại dịch đã tạo động lực mới để xây dựng một mạng lưới sản xuất linh hoạt hơn, đẩy nhanh xu hướng tái cấu trúc các GVC trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng. Các GVC được xây dựng dựa trên quan hệ lâu dài giữa các tập đoàn đa quốc gia (MNE) chủ chốt và các nhà cung cấp chính của những doanh nghiệp này. Những tập đoàn này cũng quan tâm đến việc các nhà cung cấp chính của họ tiếp tục tồn tại và kinh doanh. Đối với nhiều tập đoàn đa quốc gia, đại dịch cho thấy rõ lợi ích của việc dịch chuyển các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp về gần nhau hơn, nhằm xây dựng và duy trì mạng lưới sản xuất bền vững và linh hoạt hơn. Đại dịch cũng mang lại cơ hội, bao gồm tái cân bằng để hướng tới nền kinh tế địa phương. Trên thực tế, cuộc tọa đàm đã thảo luận về các GVC mang tính định hướng theo hướng từ địa phương đến địa phương, và các chuỗi cung ứng gần hơn với thị trường bán lẻ. Các MNE đang rút ngắn khoảng cách giữa nhà cung cấp và khách hàng và tích hợp theo chiều dọc nhiều hơn nữa nhằm cải thiện tính linh hoạt trong sản xuất và hoạt động bền vững hơn. Đại dịch cũng khuyến khích doanh nghiệp trong nước áp dụng công nghệ mới và nâng cấp mô hình kinh doanh. Ví dụ, việc phong tỏa người lao động có thể khuyến khích doanh nghiệp tự động hóa một số chức năng nhất định, khuyến khích số hóa và sử dụng các nền tảng trực tuyến… và thúc đẩy thương mại điện tử, bà Victoria Kwakwa – Phó Chủ tịch, Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương thuộc Ngân hàng Thế giới, tiếp lời. Để ứng phó với thời cuộc, một số doanh nghiệp đang điều chỉnh mô hình kinh doanh để đối phó với khủng hoảng. Như chia sẻ của diễn giả trong các phiên thảo luận, hãng Hàng không Ethiopia đã thích nghi với tình hình sụt giảm số lượng hành khách bằng cách chuyển đổi máy bay chở khách thành chở hàng. Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của Ethiopia đã trang bị lại để sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE). Những công ty khác ứng phó bằng cách tập trung vào các sản phẩm căn bản và các nhà cung cấp chính. Covid-19 cũng đẩy nhanh xu hướng số hóa. Ví dụ, việc người lao động bị phong toả tạo ra động cơ mạnh mẽ cho doanh nghiệp chuyển đổi tự động hóa một số chức năng nhất định, khuyến khích số hóa và sử dụng các nền tảng trực tuyến. Những biện pháp hạn chế đi lại khuyến khích bán hàng trực tuyến và thúc đẩy thương mại điện tử, cho phép doanh nghiệp đưa hàng hóa và dịch vụ đến với người tiêu dùng mới. Công nghệ in 3D nhận được nhiều sự quan tâm hơn, vì có thể rút ngắn chuỗi cung ứng và đẩy nhanh thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Một số thay đổi đã diễn ra trước đại dịch, nhưng hiện đang được đẩy nhanh để giúp doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với điều kiện bình thường mới. Ông Anas Tazi, Giám đốc Quốc gia Ethiopia từ Decathlon Chuỗi cung ứng của chúng tôi phải có tốc độ nhanh hơn và tính linh hoạt cao hơn, nghĩa là chúng tôi phải định hình lại chuỗi cung ứng. Chúng tôi sẽ xây dựng nhiều chuỗi cung ứng nội địa hơn và gần hơn với thị trường bán lẻ, ông Anas Tazi, Giám đốc Quốc gia Ethiopia thuộc Tập đoàn Decathlon chia sẻ giải pháp của doanh nghiệp mình. Theo đó, các chuỗi cung ứng hàng may mặc đang trở nên nhạy bén hơn và bền vững hơn về môi trường – nhờ đưa nhiều công đoạn sản xuất hơn tới cùng một địa điểm. Tuy nhiên, thách thức chính là phối hợp với các doanh nghiệp khác trong chuỗi giá trị và với chính quyền. Để tận dụng được tính kinh tế nhờ quy mô, cần có các khoản đầu tư lớn từ nhà cung cấp, điều này chỉ có thể thực hiện được khi một vài công ty chủ chốt kết hợp nhu cầu với nhau. Chính phủ Việt Nam đang tập trung vào các vấn đề năng lực cạnh tranh lâu dài và bền vững bằng việc cải thiện năng suất của doanh nghiệp trong nước. Thúc đẩy việc áp dụng và phổ biến công nghệ, xây dựng năng lực và áp dụng chiến lược mới để thu hút FDI, trong đó tập trung vào doanh nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cho chuỗi cung ứng trong nước, bà Nguyễn Thị Xuân Thúy – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp Việt Nam cho biết. Cũng theo Word Bank, chính sách sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với các mô hình kinh doanh mới. Ví dụ, xung đột thương mại có thể được giảm thiểu thông qua các hiệp định thương mại sâu rộng không chỉ bao gồm thương mại mà còn bao gồm các lĩnh vực chính sách bổ trợ, như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và môi trường, như CPTPP và EVFTA tại Việt Nam. Mạng lưới cung ứng có thể được mở rộng và tăng cường thông qua các chính sách nhằm xúc tiến công cụ kết nối kỹ thuật số từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B), nâng cao kỹ năng và năng lực cũng như cơ sở hạ tầng kho vận bổ trợ. Trong tương lai, cách tiếp cận phối hợp giữa chính phủ và khu vực tư nhân có khả năng trở nên quan trọng hơn. Việc phối hợp như vậy có thể giúp các nước đang phát triển thúc đẩy áp dụng và phổ biến công nghệ, xây dựng năng lực của doanh nghiệp trong nước, và thực hiện các chiến lược mới nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - đặc biệt là từ các doanh nghiệp giúp gia tăng giá trị cho chuỗi cung ứng trong nước. Quỳnh Như | 2020-09-13 | Quỳnh Như | Kinh doanh | cafebiz |
Vì sao hàng loạt BĐS có giá hàng trăm tỉ đồng được ngân hàng nhiều lần phát mãi với giá giảm 15-25%? | https://cafebiz.vn/vi-sao-hang-loat-bds-co-gia-hang-tram-ti-dong-duoc-ngan-hang-nhieu-lan-phat-mai-voi-gia-giam-15-25-20200913162902053.chn | Theo một vị lãnh đạo ngân hàng, các tài sản giá trị vài chục tỉ đồng đã phải mất tới 5-9 lần hạ giá với mức giảm 15-25% mới có thể thanh lý. Nhiều dự án khu công nghiệp có giá trị trên dưới 1000 tỉ rao bán nhiều lần, giảm giá hàng trăm tỉ nhưng đến nay vẫn không có NĐT tham gia. Thời gian gần đây, nhiều ngân hàng đồng loạt rao bán thanh lý tài sản BĐS từ BĐS nhà ở đến khách sạn, khu công nghiệp… để thu hồi nợ. Tuy nhiên, có những BĐS đại hạ giá rao bán 5-7 lần vẫn ế. So với các tài sản như ô tô, thiết bị điện tử…thì các tài sản đảm bảo bằng BĐS việc thanh lý trở nên khó khăn hơn nhiều do giá trị lớn, và nhiều tài sản còn vướng thủ tục pháp lý vì vậy dù được đại hạ giá nhưng vẫn vắng người mua. Với diễn biến thị trường như hiện nay, các BĐS thế chấp sẽ khó xử lý hơn. Nhiều ngân hàng có thể phải bán với giá thấp, hoặc chấp nhận tăng nợ xấu. Nhiều trường hợp thanh lý lần thứ 5 - 7, giá thấp hơn 20-30% nhưng vẫn không có khách mua, một vị đại diện ngân hàng nhấn mạnh trên báo chí. Chẳng hạn, sau 28 lần bán đấu giá tài sản đảm bảo của Công ty CP Thúy Đạt với mức giá giảm hàng chục lần so với mức chào bán lần đầu, nhưng BIDV vẫn không tìm được người mua. Tài sản của nhóm Công ty CP Thuận Thảo Nam Sài Gòn cũng giảm gần 2000 tỷ đồng so với nợ gốc và lãi. Trước đó, CTCP Nhà Hưng Ngân cũng là một trường hợp điển hình rao bán kèm đại hạ giá nhiều lần nhưng không ai mua tại BIDV. Cụ thể, đầu tháng 6/2020, BIDV tổ chức bán đấu giá khoản nợ Nhà Hưng Ngân, bao gồm toàn bộ dư nợ gốc và dư nợ lãi phát sinh đến thời điểm thực hiện giao dịch bán nợ. Đây đã là lần thứ 4 BIDV rao bán khoản nợ này với giá chào bán khởi điểm gần 396 tỷ đồng. So với lần đấu giá đầu tiên vào tháng 2/2020, giá rao bán khởi điểm hiện tại đã giảm gần 24%. So với lần rao bán thứ 3 hồi tháng 5/2020, giá giao bán cũng giảm 6%. Một vị lãnh đạo ngân hàng cũng từng thừa nhận với những tài sản có giá trị thấp (dưới 5 tỉ đồng ) như ôtô hay căn hộ chung cư… thanh khoản thị trường tương đối cao. Nhưng những tài sản giá trị lớn như khách sạn, dự án BĐS, khu công nghiệp… giá trị từ vài trăm tỷ cho tới vài nghìn tỷ đồng rất khó để bán trong 1-2 lần đấu giá. Thông thường, các tài sản giá trị vài chục tỉ đồng đã phải mất tới 5-9 lần hạ giá với mức giảm 15-25% mới có thể thanh lý. Nhiều dự án khu công nghiệp có giá trị trên dưới 1000 tỉ rao bán nhiều lần, giảm giá hàng trăm tỷ nhưng đến nay vẫn không có nhà đầu tư tham gia. Đánh giá về tác động tới thị trường BĐS, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc bán ào ạt cho thấy thị trường đang xuất hiện dấu hiệu suy giảm mạnh, quỹ đạo đang theo hướng đi xuống. Đây có thể coi là hiện tượng tiêu cực cho ngành BĐS. Nếu các ngân hàng bán ra càng nhiều khoản nợ xấu , càng đẩy giá BĐS giảm sâu hơn. Hiện tượng này tạo ra vòng xoáy đi xuống trên thị trường BĐS. Một nhà đầu tư đánh giá, thị trường mua bán nợ xấu của Việt Nam có điểm hạn chế là quá vướng quan điểm định giá khoản nợ, chênh lệch giữa giá trị sổ sách và giá trị khoản nợ theo thị trường. Sở dĩ nhiều cuộc đấu giá khoản nợ xấu, đấu giá tài sản đảm bảo của nợ xấu phải đấu giá 5 - 6 lần vẫn ế là do định giá quá cao. Một luật sư cũng cho biết, hiện ngân hàng cũng rất khó bán được hàng vì diễn biến dịch bệnh còn phức tạp. Chưa kể giá trị tài sản quá lớn nên dù có hời thì cũng ít người có đủ tiềm lực tài chính để mua để dành. Hơn nữa, mua BĐS phát mại cũng có rủi ro khi người mua nhà phát mại mua trực tiếp từ chủ nhà cũ, tức là con nợ thông qua sự giới thiệu của ngân hàng. Lý do vì đây là loại tài sản bị tịch biên, khi người mua làm việc trực tiếp với chủ tài sản (con nợ) nghĩa là họ đang giao dịch với người không sở hữu hoàn toàn tài sản. Nếu không nắm kỹ những thông tin này, người mua có thể gặp rắc rối và phải mất nhiều thời gian để giải quyết. Hạ Vy | 2020-09-13 | Hạ Vy | Kinh doanh | cafebiz |
Khoảng 60 tỷ USD được các nhà đầu tư dự định rót vào Vân Phong | https://cafebiz.vn/khoang-60-ty-usd-duoc-cac-nha-dau-tu-du-dinh-rot-vao-van-phong-20200913194504162.chn | Chia sẻ thông tin trên báo chí mới đây, tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn IPPG, tiết lộ đang có khoảng 200 nhà đầu tư có ý định đầu tư vào Vân Phong, chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ... Khu kinh tế Vân Phong đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mới đây, tập đoàn IPPG của tỷ phú IPPG tài trợ 5 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) chi phí nghiên cứu đầu tư vào vịnh Vân Phong, kéo được các nhà đầu tư, tư vấn quốc tế thuộc top đầu thế giới làm quy hoạch, đưa Khu kinh tế Vân Phong trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển hiện đại, phát triển đột phá cho tỉnh và khu vực. IPPG cũng đang là nhà đầu tư có nhiều tham vọng đầu tư vào Vân Phong. Mới đây, tập đoàn này đã ký kết Biên bản ghi nhớ cùng với về việc xúc tiến đầu tư với UBND tỉnh Khánh Hoà. Được biết, Khu kinh tế ven biển nằm trên địa bàn huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được thành lập với tổng diện tích khoảng 150000 ha (70000 ha mặt đất và 80000 ha mặt nước), giao thông thuận lợi, sở hữu cảnh quan tiềm năng có thể phát triển đa ngành, đa lĩnh vực gắn với kinh tế biển. Trước đó, theo tiết lộ của ông Johnathan Hạnh Nguyễn, ban đầu các nhà đầu tư quan tâm dự tính rót vốn đầu tư vào đây khoảng 40 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện nay Vân Phong được nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới quan tâm, đến nay con số đã lên khoảng 60 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ...Họ quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ chiếm phần lớn. Có thể đến như Tập đoàn Dầu khí Millenium (Mỹ) muốn đầu tư dự án điện khí hóa lỏng tại khu vực Nam Vân Phong (thị xã Ninh Hòa), thuộc Khu Kinh tế (KKT) Vân Phong với tổng vốn đầu tư lên đến 15 tỷ USD, với kỳ vọng muốn biến kho cảng LNG ở Nam Vân Phong thành trung tâm năng lượng của Đông Nam Á. Bình An | 2020-09-13 | Bình An | Kinh doanh | cafebiz |
Đang gặp hạn, có nên sửa nhà? | https://cafebiz.vn/dang-gap-han-co-nen-sua-nha-20200913110144647.chn | Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, việc sửa sang lại nhà cửa để cải vận là việc rất khuyến khích mọi người nên làm. 90% khách hàng khi đề cập tới mong muốn được tư vấn phong thủy, họ đều chia sẻ là rất lo ngại việc sửa chữa nhà cửa khi đang trong giai đoạn khó khăn. Trong dân gian có nhiều lời khuyên về việc làm nhà, sửa nhà. Đặc biệt có những lời khuyên nếu đang vận hạn sửa nhà hay làm nhà sẽ xui xẻo. Có những người tính tuổi làm nhà rất kỹ càng, sợ phạm tam tai, tam ốc, kim lâu…theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương những suy nghĩ này là sai lầm. Việc sửa chữa lại ngôi nhà cho sáng sủa, dọn dẹp thường xuyên cho ngăn nhà ngăn nắp. Sửa lại nhà cửa để cải vận là việc khuyến khích mọi người làm, chuyên gia Phạm Cương nhấn mạnh. Có những quan niệm của gia chủ, có một ngày có ông giám đốc hay đến nhà thì thấy nhà phát lên. Họ lầm tưởng nghĩ rằng có quý nhân đến nhà sẽ khiến nhà phát lên nhưng bản chất nằm ở chỗ là do có người đến nhà nên gia chủ tự ý thức sắp xếp, sữa chữa lại ngôi nhà. Về mặt phong thủy, theo chuyên gia Phạm Cương có nguồn năng lượng mới cho căn nhà, khiến mọi việc tốt lên. Chẳng hạn, bộ bàn ghế ọp ẹp thay cái chân hoặc cái nệm, sân nhà hay bếp lem nhem sửa lại cho sáng sủa lên. Kiểu âm khí đang suy mình cấu trúc lại khiến mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp, sáng sủa lên nghĩa là năng lượng của ngôi nhà đã khác đi rồi. Việc sửa nhà theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương chỉ mất một vài tuần đến 1-2 tháng, không mất quá nhiều thời gian, công sức nên khuyến khích gia chủ nên làm. Thực tế, những căn nhà phong thủy tốt chỉ cần vài động tác đơn giản, tự mình làm cho phong thủy tốt lên cho bản thân, gia đình có năng lượng mới. Nhiều người ngại sửa nhà, ngại làm nhà, nhất là nghĩ đang lúc vận hạn càng không tốt đó là suy nghĩ không đúng. Theo tôi, nên mạnh dạn sữa chữa, quan trọng là mời đúng chuyên gia tốt để xem ngày tháng, chọn ngày lành tháng tốt để làm, chuyên gia phong thủy Phạm Cương chia sẻ. Hạ Vy | 2020-09-13 | Hạ Vy | Kinh doanh | cafebiz |
Tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn đầu tư gì ở Vân Phong? | https://cafebiz.vn/ti-phu-johnathan-hanh-nguyen-dau-tu-gi-o-van-phong-2020091308122499.chn | Tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn kỳ vọng sẽ thu hút 40 triệu lượt khách về Vân Phong - Khánh Hòa, sau khi tài trợ 5 triệu USD làm quy hoạch khu vực này Ban Quản lý Khu Kinh tế (KKT) Vân Phong cho biết Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) là đơn vị quan tâm đề xuất tham gia đầu tư vào KKT Vân Phong từ tháng 11-2017. Nhà đầu tư liên tục đề xuất tài trợ toàn bộ chi phí tư vấn thiết kế quy hoạch tổng thể khu vực Bắc Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh và đầu tư khu phi thuế quan tại KKT Vân Phong. Chi 5 triệu USD làm quy hoạch KKT Vân Phong có tổng diện tích khoảng 150000 ha hồm 70000 ha mặt đất và 80000 ha mặt nước, nằm trên địa bàn huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa. Lợi thế của KKT này là nằm ven biển, có cảng nước sâu có thể tiếp nhận tàu 200000 DWT; giao thông thuận lợi nhờ nằm trên giao lộ Bắc Nam và Tây Nguyên; cảnh quan du lịch phong phú, đầy tiềm năng để có thể phát triển đa ngành, đa lĩnh vực gắn với kinh tế biển. Tuy nhiên, khu vực này từng có chủ trương xây dựng quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu) nên chưa triển khai lập quy hoạch các khu chức năng để nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp. Do đó, nhiều khu vực chưa được định hướng quy hoạch, chưa đồng bộ, nhiều nơi chưa được quy hoạch. Hiện nay, Thủ tướng đã cho phép dừng làm đặc khu nên việc điều chỉnh quy hoạch chung của KKT Vân Phong đến năm 2030 là hết sức cần thiết để phù hợp với tình hình thực tế. Khu Kinh tế Vân Phong đang được đầu tư đường ven biển để đón các nhà đầu tư Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết KKT Vân Phong đã thu hút được 129 dự án với tổng vốn hơn 4,1 tỉ USD, trong đó số vốn thực hiện 1,15 tỉ USD (đạt 29%) tuy đạt được một số kết quả quan trọng nhưng trong quá trình xây dựng và phát triển, KKT Vân Phong vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức; chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của khu vực; chưa đáp ứng được kỳ vọng trở thành đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cả nước. Trên cơ sở các chủ trương đã được Thủ tướng Chính phủ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy chấp thuận, UBND tỉnh và IPPG đã tiến hành trao đổi, thống nhất việc ký kết bản ghi nhớ về việc hợp tác, xúc tiến đầu tư phát triển KKT Vân Phong. Chúng tôi rất hoan nghênh IPPG đã đồng hành với tỉnh Khánh Hòa tài trợ khoảng 5 triệu USD để điều chỉnh quy hoạch cho KKT Vân Phong. Đây là điểm mới, trước mắt sẽ tạo được đà cho công tác quy hoạch, quản lý bài bản, từ đó có cơ sở vững chắc để thu hút đầu tư - ông Tuân đánh giá. Hy vọng thu hút nhiều tỉ phú Điều dư luận quan tâm hiện nay là tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn (Chủ tịch HĐQT IPPG) sẽ thực hiện quy hoạch khu vực KKT Vân Phong như thế nào? Lý do vì sao lại tài trợ 5 triệu USD làm quy hoạch? Trả lời các thắc mắc này, ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhấn mạnh trước tiên là vì quê hương (ông nội của ông là người Ninh Hòa, mẹ ông là người Vạn Ninh). Việc tài trợ lập quy hoạch này như một món quà tôi dành tặng quê hương. Nếu dùng ngân sách tỉnh bỏ ra làm quy hoạch sẽ rất lâu mới xong, như vậy sẽ lỡ nhịp phát triển của Vân Phong - vị tỉ phú chia sẻ. Theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, IPPG đã có bước chuẩn bị từ mấy năm trước nên thời gian quy hoạch sẽ kết thúc sớm vào năm 2021 để trình Chính phủ thông qua và nhanh nhất trong năm 2022, Khánh Hòa có thể đưa ra đấu thầu các dự án. Đơn vị thực hiện quy hoạch chủ chốt là Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - VIUP (Bộ Xây dựng) và các đối tác tư vấn là KPMG và Boston Consultanting Group (BCG) - những đơn vị giàu kinh nghiệm của thế giới. Về ý tưởng, tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết khu vực này sẽ hình thành các khu casino, khu mua sắm, khu khách sạn và nghỉ dưỡng cao cấp, khu giải trí, cơ sở thể dục - thể thao... Ngoài ra, còn có các khu dân cư và công nghiệp, cơ sở hạ tầng năng lượng công nghệ thông tin, cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, viễn thông, khu vực cảng trung chuyển, vận tải hàng hải, vận tải hành khách, bến đỗ cho các tàu du lịch quốc tế... Hiện nay, IPPG đang hướng đến đầu tư Airport city, tuy mới ở Việt Nam nhưng trên thế giới đã làm cách đây 20 năm, đến nay có 80 Airport city. Theo vua hàng hiệu này, IPPG có lợi thế là mối quan hệ mật thiết với 108 thương hiệu hàng đầu trên thế giới mà phía sau là 108 tỉ phú. Do đó, trong quy hoạch, IPPG dự kiến dành khoảng 1000 ha đất ở để làm khu phi thuế quan, đô thị và vui chơi giải trí... Khu phi thuế quan không phải thất thu thuế mà có thể kéo hàng trăm triệu du khách đến đây để mua sắm, vui chơi giải trí. Quy hoạch này sẽ gắn liền với khu vực Nam Phú Yên để phát huy lợi thế kinh tế vùng cũng như 2 sân bay chủ lực là Cam Ranh và Tuy Hòa. Mỗi sân bay dự kiến nâng công suất lên 20 triệu lượt khách. Như vậy, chúng ta sẽ gói gọn trong 40 triệu lượt khách. Hàng không đã ăn vào máu tôi rồi nên tôi có thể định lượng được việc phát triển của ngành này như thế nào - ông Johnathan Hạnh Nguyễn quả quyết. Dự kiến 60 tỉ USD đầu tư vào Vân Phong Ông Johnathan Hạnh Nguyễn khẳng định IPPG không xin giao đất mà chỉ xin được làm quy hoạch KKT Vân Phong. Tỉnh Khánh Hòa sẽ kêu gọi đầu tư qua hình thức đấu thầu và IPPG sẽ tham gia như các nhà đầu tư khác. IPPG sẽ không vào các dự án trái với chuyên môn, thế mạnh. Trước đây, IPPG dự kiến sẽ thu hút khoảng 40 tỉ USD từ các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới nhưng đến nay có tới 200 đơn vị đăng ký nghiên cứu, dự kiến sau khi quy hoạch hoàn thành sẽ thu hút khoảng 60 tỉ USD vốn đầu tư. Kỳ Nam | 2020-09-13 | Kỳ Nam | Kinh doanh | cafebiz |
Học hỏi bí quyết kiếm 1 triệu đô trong 5 năm nhờ công việc tay trái - kinh doanh bất động sản của cặp vợ chồng người Mỹ | https://cafebiz.vn/hoc-hoi-bi-quyet-kiem-1-trieu-do-trong-5-nam-nho-cong-viec-tay-trai-kinh-doanh-bat-dong-san-cap-vo-chong-nguoi-my-20200908100514124.chn | Andrew Herrig là một chuyên gia đầu tư bất động sản và tài chính cá nhân. Anh ấy đam mê giúp những người khác đạt được sự độc lập về tài chính và ghi lại hành trình của chính gia đình mình tại blog của mình - WealthyNickel. Andrew và vợ đã tăng giá trị tài sản ròng của họ lên 1 triệu đô la qua việc đầu tư bất động sản trong 5 năm. Bắt đầu khi tôi 27 tuổi, rất nhiều điều thay đổi đã đến trong cuộc đời tôi. Tôi kết hôn với một người vợ tuyệt vời và có hai đứa con thông minh xinh xắn. Trong 5 năm sau đó, chúng tôi kiếm được số tiền 1 triệu đô la thêm vào giá trị tài sản ròng của mình thông qua công việc làm thêm tay trái - bất động sản. Tôi có được số tiền này khi vẫn đang làm công việc toàn thời gian với vị trí là một nhà phân tích tài chính cho một công ty kỹ thuật lớn. Khi mới kết hôn, tài sản ròng của vợ chồng tôi là 100000 đô la. Năm sau đó, chúng tôi mua bất động sản cho thuê đầu tiên và bắt đầu công việc tay trái của mình trong lĩnh vực bất động sản bao gồm môi giới, mua và bán lại, bán buôn. Năm đó tài sản ròng của chúng tôi tăng lên gấp đôi. Trong vài năm tiếp theo, chúng tôi tiếp tục phát triển công việc của mình. Khi tôi 30 tuổi, cùng với sự ra đời của đứa con đầu lòng, chúng tôi cũng mua được thêm ba căn nhà cho thuê nữa. Cuộc hành trình hướng tới tự do tài chính của chúng tôi không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhưng nó thực sự đáng giá. Và đây là cách chúng tôi thực hiện điều đó. Đặt mục tiêu Tự do tài chính Trong khi tìm kiếm lời khuyên về việc nên đầu tư vào đâu, tôi tình cờ xem được một số bài viết trên các blog giới thiệu về ý tưởng tự do tài chính. Lần đầu tiên tôi nhận ra rằng tôi không muốn dành 40 năm tiếp theo của cuộc đời trong một căn phòng nhỏ hẹp và tôi thực sự không cần phải như vậy. Trước đây, tôi đã có kinh nghiệm làm việc chăm chỉ và sống tiết kiệm. Tôi có một khoản vay sinh viên trị giá 25000 đô la, nhưng đã may mắn trả gần hết bằng tiền làm thêm kiếm được khi vẫn còn đi học ở trường: tôi được trả lương khá tốt khi còn là một sinh viên thực tập; tôi cũng đã làm việc tổng cộng 12 tháng khi còn đi học. Trước khi tốt nghiệp, tôi chỉ còn nợ 5000 đô la, số tiền này một năm sau đó được tôi trả hết bằng tiền tiết kiệm từ lương. Sau khi kết hôn, thu nhập của cả hai vợ chồng tôi lúc đó vào khoảng 100000 đô la một năm. Nhưng chúng tôi quyết định rằng sau khi có con vợ tôi sẽ không làm việc toàn thời gian nữa và chúng tôi sẽ sống bằng lương của tôi. Với một khoản nợ thế chấp, các khoản vay mua ô tô và một đứa trẻ, chúng tôi biết mình cần trợ giúp. Tôi đã nghiên cứu tất cả các loại công việc làm thêm tay trái và các ý tưởng kinh doanh - kế toán, các công việc làm tự do, thậm chí bắt đầu viết blog – nhưng cuối cùng tôi quay lại đầu tư bất động sản. Đó là công việc mà tôi có thể làm vào ban đêm và cuối tuần. Nó phù hợp với tính cách con người tôi. Và dường như tôi có thể xây dựng sự giàu có một cách thụ động mà không cần đánh đổi thời gian của mình để kiếm tiền. Hoặc tôi nghĩ vậy. Bắt đầu từ những việc nhỏ và học hỏi từ những sai lầm Chúng tôi đã mắc hầu hết mọi sai lầm với tài sản cho thuê đầu tiên của mình. Nhưng mặc dù có một số trục trặc ban đầu, đó vẫn là một trong những tài sản có hiệu quả hoạt động tốt nhất của chúng tôi cho đến nay. Vào năm 2013, chúng tôi mua một căn song lập bị ngân hàng xiết nợ. Một bên được cho thuê ngay và bên kia cần rất nhiều việc phải làm. Điều này hóa ra lại là cơ hội học hỏi hoàn hảo cho chúng tôi, vì tiền thuê nhà một bên dùng để trả khoản thế chấp trong khi phần còn lại được chúng tôi sửa chữa và cho thuê sau đó. Trong quá trình sửa chữa, chúng tôi nhận ra rằng mình đã dự tính chi phí quá thấp, vì vậy số tiền 40000 đô la dự liệu nhanh chóng biến thành hơn 60000 đô la. Chúng tôi cũng gặp phải vấn đề với nhà thầu đầu tiên của mình. Chúng tôi đã trả trước cho anh ta quá nhiều, và khi dự án bắt đầu tiến hành ổn thỏa, anh ta biến mất và không nghe các cuộc gọi của chúng tôi. Vào thời điểm chúng tôi từ bỏ việc tìm kiếm anh ta, chúng tôi đã trả hơn 15000 đô la cho công việc mà anh ta chưa hoàn thành. Mặc dù những sai lầm này gây đau đớn và tốn kém, nhưng nó khiến chúng tôi có kinh nghiệm và sau đó tạo ra cho mình hệ thống kiểm soát tốt hơn để các dự án tiếp theo diễn ra suôn sẻ hơn nhiều. Nhiều nhà đầu tư bất động sản mới tham gia thị trường thường phấn khích muốn chinh phục thế giới và nhanh chóng xây dựng đế chế bất động sản của họ. Tôi luôn cảnh báo họ thực hiện từng bước một. Bạn sẽ không biết những gì bạn không biết, và với đầu tư bất động sản, hầu hết các bài học đều được rút ra từ kinh nghiệm. Coi công việc làm thêm tay trái như một công việc chính thức, không phải một khoản đầu tư Tôi học được rằng để đạt được tối đa những lợi thế của việc kinh doanh bất động sản, tôi không nên coi tài sản của mình giống như một khoản đầu tư thụ động mà cần coi nó giống như một công việc tay trái thực thụ - nghĩa là nó đòi hỏi nỗ lực tích cực và thường xuyên. Có rất nhiều lợi ích khi sở hữu bất động sản, và một trong số đó là bạn càng dành nhiều thời gian làm việc với nó, bạn càng có thể kiếm được nhiều tiền. Thay vì mua những căn nhà đã được sửa sang toàn bộ để làm nhà cho thuê, chúng tôi chủ động tìm kiếm những căn nhà cần sửa sang lại nhiều hoặc chủ cần bán nhanh và sẵn sàng bán với mức giá chiết khấu. Chúng tôi phát triển mối quan hệ với các đại lý bất động sản và thậm chí thiết lập một trang web và cả các chiến dịch email bán hàng. Trong nhiều trường hợp, chúng tôi có thể mua nhà với giá 70 hoặc 80 xu tính trên một đô la, mang lại sự tăng giá trị ngay lập tức vào giây phút chúng tôi chốt đơn hàng. Không chỉ dừng lại ở việc mua nhà và cho thuê, ngay sau khi mua bất động sản đầu tiên, chúng tôi nhận ra rằng để phát triển danh mục đầu tư của mình nhanh hơn, chúng tôi cần phải tìm cách tạo thêm các khoản tiền khác ngoài số tiền nhỏ chúng tôi tiết kiệm được từ công việc hàng ngày. Ban đầu, vợ tôi thi lấy tấm bằng hành nghề bất động sản chỉ với mục đích tiết kiệm cho chúng tôi chi phí giao dịch. Nhưng trong quá trình học lấy bằng, cô ấy lại tìm ra công việc tay trái cho chính mình trong vai trò một nhà môi giới bất động sản, giúp bạn bè, gia đình và những người trong cộng đồng của chúng ta mua và bán nhà của họ. Và với tất cả các hoạt động tiếp thị mà chúng tôi thực hiện khi đó, cuối cùng chúng tôi đã mua đi bán lại hoặc bán buôn rất nhiều ngôi nhà khác nhau mà chúng không nhất thiết phải là bất động sản cho thuê của chúng tôi. Có rất nhiều việc phải làm và tất nhiên khác hẳn với kiểu đầu tư thụ động. Nhưng chúng tôi đã có thể đem về hơn 300000 đô la từ những công việc kinh doanh bất động sản để đầu tư trở lại nhiều hơn vào các căn nhà cho thuê của mình. Sử dụng sức mạnh của lãi kép Khi đứa con thứ hai ra đời, chúng tôi giảm đáng kể công việc kinh doanh bất động sản để tập trung nhiều hơn cho gia đình. Chúng tôi đơn giản chỉ muốn hỗ trợ mục tiêu độc lập tài chính của mình chứ không phải xây dựng một đế chế kinh doanh bất động sản mà quên đi gia đình. Đến thời điểm này, chúng tôi cũng đã xây dựng được một danh mục đầu tư nhỏ gồm chín bất động sản cho thuê do chúng tôi tự quản lý. Chúng đem lại dòng tiền khoảng 30000 đô la mỗi năm cho gia đình tôi. Thật ngạc nhiên, đây là lúc thành quả lao động thực sự của chúng tôi bắt đầu nở rộ. Chúng tôi đã có các căn hộ cho thuê của mình trong khoảng thời gian 5 năm và chúng cũng đã dần tăng giá trị trong thời gian đó. Tài sản ban đầu của chúng tôi, được mua với giá 180000 đô la sau khi sửa chữa, giờ giá trị của nó là 300000 đô la. Trong khi dòng tiền hàng tháng ngày một tốt lên, sự giàu có thực sự cũng đang đến theo sau đó, sử dụng đòn bẩy thông minh và dùng tiền từ những người thuê nhà trả tiền cho các khoản nợ thế chấp. Mặc dù giá trị nhà không được đảm bảo sẽ luôn tăng, nhưng về lâu dài, nhà ở đã tăng giá khoảng 3% đến 4% mỗi năm ở Mỹ. Ví dụ đơn giản, nếu bạn mua một ngôi nhà 100000 đô la với khoản trả trước 20000 đô la, và ngôi nhà tăng giá trị 3% ($ 3000) mỗi năm. 3000 đô la đó thể hiện lợi tức hàng năm 15% cho khoản đầu tư 20000 đô la ban đầu của bạn và đó chỉ là mức tăng giá trung bình. Ngoài ra, một phần của khoản thanh toán thế chấp của bạn sẽ được chuyển vào số dư nợ gốc, do đó hàng tháng khoản nợ của bạn sẽ giảm dần. Trong danh mục đầu tư của chúng tôi, lợi nhuận mỗi năm từ việc tăng giá và trả bớt nợ đã vượt xa dòng tiền thuần túy. Đây là quyền năng thực sự của việc sở hữu bất động sản trong thời gian dài. Chúng tôi không có bất kỳ thông tin nội bộ nào khi bắt đầu hành trình bất động sản của mình. Nhưng bằng cách chủ động và chờ đợi để có được những thỏa thuận tốt, sẵn sàng tham gia vào công việc, sử dụng thời gian và sức mạnh của lãi kép làm lợi thế, chúng tôi đã có thể đạt được mục tiêu của mình. Sỹ Nguyên | 2020-09-13 | Sỹ Nguyên | Kinh doanh | cafebiz |
Việt Nam tiếp tục xuất siêu kỷ lục 13,5 tỷ USD, thặng dư gấp gần 2,5 lần cùng kỳ | https://cafebiz.vn/viet-nam-tiep-tuc-xuat-sieu-ky-luc-135-ty-usd-thang-du-gap-gan-25-lan-cung-ky-20200914191713725.chn | Theo dữ liệu Tổng cục Hải quan vừa công bố chiều 14/9, trong tháng 8, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 50,4 tỷ USD. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt 27,7 tỷ USD, tăng 11,4% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 22,7 tỷ USD, tăng 2,8% so với tháng trước. Theo Tổng cục Hải Quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm đạt 336,92 tỷ USD; tổng trị giá xuất khẩu đạt 175,36 tỷ USD, tăng 2,3% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 161,9 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ 2019. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, cán cân thương mại xuất siêu gần 13,5 tỷ USD, gấp gần 2,5 lần so với số thặng dư cùng kỳ năm 2019 (5,47 tỷ USD). Tháng 8 có 6 nhóm hàng xuất khẩu khác đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: điện thoại và linh kiện 5,35 tỷ USD, tăng tới 24,8% so với tháng 7/2020; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,2 tỷ USD (tăng 3,4%); dệt may đạt gần 2,97 tỷ USD (giảm 2,5%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt gần 2,7 tỷ USD (tăng 17,6%); giày dép gần 1,4 tỷ USD (tăng 1%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,15 tỷ USD (tăng 1,9%). Tính chung 8 tháng đầu năm, nhóm hàng điện thoại và linh kiện tiếp tục đứng đầu với gần 31,6 tỷ USD nhưng kim ngạch giảm 5,4% so với cùng kỳ 2019. Về nhập khẩu, nhóm hàng nhập lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch hơn 6 tỷ USD, tăng 7,6% so với tháng trước. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 38,75 tỷ USD, tăng 15,6% và vẫn là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất. Theo H.A | 2020-09-14 | Theo H.A | Kinh tế vĩ mô | cafebiz |
Doanh nghiệp, người lao động đuối sau Covid-19: Kiệt quệ vì dịch bệnh | https://cafebiz.vn/doanh-nghiep-nguoi-lao-dong-duoi-sau-covid-19-kiet-que-vi-dich-benh-20200914134351334.chn | L.T.S: Đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, việc làm và thu nhập của hơn 30 triệu lao động Việt Nam. Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó và kéo giảm thất nghiệp, rất cần có sự đồng lòng, chung sức của toàn xã hội. Để trụ được trong lúc khó khăn, nhiều chủ doanh nghiệp phải chuyển hướng kinh doanh, bán hàng qua mạng, làm thêm nghề tay trái để lấy ngắn nuôi dài. Dịch Covid-19 tác động nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó doanh nghiệp (DN) Việt cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Khó khăn chồng chất Báo cáo khảo sát của Hiệp hội DN TP HCM tại một hội thảo do Viện Nghiên cứu kinh tế TP tổ chức cách đây vài ngày cho biết tại TP HCM, mới chỉ có 5% DN chuyển về trạng thái bình thường; 9% DN bắt đầu vượt qua khó khăn; 44% DN vẫn còn khó khăn, 40% DN còn rất nhiều khó khăn; 40% DN thiếu vốn kinh doanh; 88% DN thị trường bị thu hẹp. Do khó khăn, có đến 52% DN sẽ phải cắt giảm lao động. Ông Dương Hoan Tuyên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH LEO (sở hữu thương hiệu thêu tay Ninh Khương), thừa nhận DN của ông đã phải cắt giảm hết các chi phí có thể để tiếp tục duy trì bộ máy và hoạt động kinh doanh. Từ 24 cửa hàng trong cả hệ thống trước đây, đến giờ công ty chỉ còn 6 cửa hàng hoạt động và đang lỗ từ 10 đến 18 tỉ đồng. Tổng số công nhân của công ty khoảng 3000 người, nay chỉ còn 120 người; nhân viên 150 người giảm xuống 31 người. Dịch đến lần một, rồi lần hai, sóng sau dồn sóng trước và chưa biết khi nào mới trở lại nhịp sống bình thường. Đến nay, chúng tôi tồn tại được là nhờ phải tiết kiệm, chắt chiu từng đồng đang có - ông Dương Hoan Tuyên chia sẻ. Trong giai đoạn khó khăn, Công ty Truyền thông Du lịch Việt hợp tác với Công ty Ecom Net sản xuất, xuất khẩu khẩu trang và đồ bảo hộ y tế Ảnh: LAM GIANG Điều may mắn của DN này, theo ông Tuyên, đó là đội ngũ nhân sự vẫn còn gắn bó, dù họ được trả lương không đầy đủ… Tâm huyết lớn nhất của chúng tôi lúc này là làm sao giữ được nghề thêu tay truyền thống. Còn một người thợ vẫn là còn nghề, việc gầy dựng lại rất khó. Khó khăn cũng là cơ hội để DN có thêm kinh nghiệm, vượt qua được giai đoạn này sẽ còn cơ hội phát triển trong tương lai - ông Tuyên bày tỏ lạc quan. Còn theo nữ giám đốc một công ty xây dựng tại TP HCM, nhiều tháng qua, các dự án, công trình xây dựng bị đình trệ, công nhân không có việc làm. Bà trăn trở: Nhân sự của công ty hơn 100 người, trong đó nhiều công nhân làm việc gần chục năm nay, giờ không có việc cũng không thể cho nghỉ. Mà duy trì tất cả nguồn lao động thì gánh nặng quá lớn cho DN. Áp lực với lãnh đạo công ty là khủng khiếp, tôi mất ngủ thường xuyên. Nửa năm nay, lãnh đạo một công ty sản xuất sơn tường có hơn 10 tổng đại lý và hàng chục nhà phân phối khắp cả nước lo lắng khi hầu hết đại lý và nhà phân phối đều báo tồn kho rất lớn, thậm chí nhiều nơi muốn trả lại hàng. Sản lượng tiêu thụ chung toàn hệ thống của công ty giảm 70%. Có đến 2/3 dây chuyền sản xuất sơn đã phải ngừng vận hành từ tháng 3 đến tháng 6. Đến đợt dịch thứ hai, từ tháng 7 đến nay, toàn bộ dây chuyền ngưng hoạt động. Phần lớn công nhân đang tạm nghỉ không lương, chỉ giữ lại kế toán và vài người có nhiệm vụ giao vận, phân phối được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Chúng tôi duy trì hỗ trợ một phần lương cho một số công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chứ không kham được hết - vị lãnh đạo công ty than vãn. Từ du lịch chuyển qua... bán đủ thứ Lãnh đạo một công ty du lịch có thương hiệu ở TP cho rằng dịch bệnh Covid-19 làm đảo lộn mọi thứ và du lịch là ngành bị thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều DN đã phải đóng cửa, số còn lại thì điêu đứng, tìm mọi cách để tồn tại, trong đó có công ty của ông. Trong tình thế khó khăn, vị lãnh đạo DN này chuyển hướng bán khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn, thức ăn nhanh, gạo, thực phẩm… qua mạng. Buổi tối, trước cổng công ty, nhân viên mở quán bán sinh tố để kiếm thêm thu nhập. Đích thân ông và vợ lập chợ online để bán gạo. Tôi muốn làm gương cho nhân viên nỗ lực vượt khó trong lúc còn dịch bệnh. Bán gạo không hẳn lãi nhưng có thứ lãi lớn hơn tiền bạc. Lãnh đạo đi giao hàng cũng như chủ tịch hay giám đốc công ty du lịch làm hướng dẫn viên, trực tiếp phục vụ và chăm sóc khách… là cách PR và marketing trực quan, độc đáo, hiệu quả - vị lãnh đạo này trải lòng. DN gặp khó khăn ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người lao động. Ngọc, hướng dẫn viên tour nội địa ở TP HCM, nói anh đang chạy chân môi giới bất động sản tạm thời trong giai đoạn này để có thu nhập nuôi 2 con nhỏ. Từ một hướng dẫn viên tự do kín lịch trong dịp hè, cuối tuần chạy sô liên tục cho các công ty hoặc tự nhận tour riêng, anh trở thành ông nội trợ chính gốc khi ở nhà chăm con. Tôi sẽ không bỏ nghề du lịch nhưng trước khi trụ lại được với nghề thì phải có tiền nuôi con, nên môi giới nhà đất là nghề tạm thời lúc này - anh Ngọc tâm sự. Theo thống kê sơ bộ của Sở Du lịch TP HCM, tại TP có tới 90%-95% DN lữ hành đã tạm ngừng hoạt động. Với các cơ sở lưu trú du lịch, công suất phòng giảm trên 90%. Hàng loạt khách sạn 4-6 sao ở TP giảm giá phòng, ưu đãi để kích cầu, kéo khách nhưng tình hình không mấy khả quan; trong khi nhiều khách sạn 2-3 sao được rao bán. Dù đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng với tinh thần lạc quan của doanh nhân, nỗ lực của DN, người lao động, cùng với việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp từ Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, kỳ vọng các DN sẽ vượt qua. 24200 DN ngừng hoạt động Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ tháng 1 đến tháng 8-2020, cả nước có 34300 DN tạm ngừng kinh doanh, tăng 70,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, có 24200 DN ngừng hoạt động chờ thủ tục giải thể; 10400 DN hoàn tất thủ tục giải thể... Theo các chuyên gia kinh tế, những kết quả thống kê hiện nay chưa phản ánh đầy đủ những tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế, đặc biệt là khó khăn của DN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kỳ tới: Xoay trở để tồn tại Theo Thái Phương - Thùy Dương - Phương An | 2020-09-14 | Theo Thái Phương - Thùy Dương - Phương An | Kinh tế vĩ mô | cafebiz |
Các nước đang dùng chính sách tiền tệ và tài khoá như thế nào để vượt khó khăn do Covid-19? | https://cafebiz.vn/cac-nuoc-dang-dung-chinh-sach-tien-te-va-tai-khoa-nhu-the-nao-de-vuot-kho-khan-do-covid-19-20200914111217272.chn | Nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19, Chính phủ và NHTW các nước đã thực hiện nhiều chính sách tiền tệ nới lỏng và tài khóa mở rộng với các gói hỗ trợ quy mô lớn chưa từng có... Dịch Covid-19 xuất hiện từ cuối năm 2019 đã và đang gây ra muôn vàn khó khăn cho toàn thế giới. Nhiều tổ chức đánh giá ảnh hưởng của đại dịch này tới nền kinh tế còn nghiêm trọng hơn nhiều so với đại khủng hoảng 2007 - 2008. Số liệu thống kê đến ngày 13/9 cho thấy toàn thế giới đã có hơn 29 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó hơn 925 nghìn người đã tử vong. Nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19, Chính phủ và NHTW các nước đã thực hiện nhiều chính sách tiền tệ nới lỏng và tài khóa mở rộng với các gói hỗ trợ quy mô lớn chưa từng có, cùng với các chính sách y tế - xã hội nhằm giảm thiểu thiệt hại từ dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội. 7 giải pháp chính về chính sách tiền tệ - tín dụng Theo báo cáo vừa công bố ngày 13/9 của TS. Cấn Văn Lực và các tác giả Viện Nghiên cứu & Đào tạo BIDV, về chính sách tiền tệ - tín dụng, Chính phủ, NHTW các nước thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ một cách mạnh mẽ, chưa từng có tiền lệ (như chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp của Fed hay cho vay lãi suất 0% hỗ trợ trả lương của Ngân hàng TW Trung Quốc - PBoC). Các chính sách này có thể tổng hợp gồm 7 giải pháp chính. Một là: Hạ lãi suất điều hành tạo định hướng lãi suất và giảm lãi suất cho các tổ chức tín dụng (qua kênh cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu) để các tổ chức tín dụng (TCTD) có thể hạ lãi suất cho vay (đa số các nước, trong đó có cả Việt Nam); Hai là: hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc để các TCTD có thêm nguồn vốn cho vay, qua đó gián tiếp bơm thêm tiền vào nền kinh tế (như Mỹ, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia); Ba là; hỗ trợ thanh khoản thị trường thông qua cam kết mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và chứng khoán thế chấp bằng nhà ở (như Mỹ có gói nới lỏng định lượng trị giá 700 tỷ USD để mua lại các khoản vay, trái phiếu; EU có chương trình mua trái phiếu khẩn cấp (PEPP) trị giá 1350 tỷ EUR đến giữa năm 2021, bổ sung 120 tỷ EUR cho chương trình mua tài sản năm 2020, Nhật Bản tăng hạn mức mua trái phiếu, thương phiếu doanh nghiệp lên 7400 tỷ Yên (70 tỷ USD); Trung Quốc mua lại các khoản cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ nhằm tăng thanh khoản và nguồn vốn rẻ cho các NHTM; Bốn là: cho các NHTM vay lãi suất thấp để có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi hơn (một dạng hỗ trợ lãi suất như Anh, Nhật, Thái Lan); Năm là: cung cấp gói tín dụng ưu đãi để hỗ trợ thanh khoản và trả lương (Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Việt Nam); Sáu là: cho phép giãn, hoãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ và cho vay mới với lãi suất ưu đãi hơn (Việt Nam, Trung Quốc, Anh); Và bảy là:tăng cường các biện ổn định tỷ giá và thanh khoản của hệ thống tài chính thông qua việc thực hiện thỏa thuận hoán đổi tiền tệ (Mỹ, Canada, Nhật Bản, Châu Âu, Thụy Sỹ). Tập trung nhiều vào các gói tài khoá Theo các chuyên gia của Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, các chính sách tài chính - tiền tệ là các chính sách được áp dụng trong bối cảnh hết sức đặc biệt, với mức độ nới lỏng khác nhau, tùy thuộc vào thể chế và mức độ thiệt hại do dịch gây ra. Tuy nhiên, dư địa của chính sách tiền tệ dần bị thu hẹp vì lãi suất đã ở mức rất thấp và thường chỉ mang tính thời điểm, khẩn cấp; do đó, các nước tập trung nhiều hơn vào chính sách tài khóa. Thống kê của nhóm tác giả cho biết, chính phủ các nước đã công bố và triển khai các gói tài khóa với quy mô khác nhau, tùy thuộc vào thể chế, khả năng ngân sách và mức độ thiệt hại do dịch gây ra. Các nền kinh tế lớn như Đức, Nhật Bản, Anh, Mỹ, Canada...v.v. đều liên tiếp công bố các gói hỗ trợ với quy mô trung bình tương đương 18% GDP (đặc biệt Đức công bố các gói hỗ trợ lên tới 33% GDP và Nhật Bản 21% GDP). Tại Châu Á, các quốc gia cũng đã có các gói hỗ trợ với quy mô nhỏ hơn như Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Malaysia khoảng 10-14% GDP;Trung Quốc (6,5% GDP); Việt Nam, Phillippines, Indonesia có quy mô chỉ ở mức từ 1,5-6% GDP(theo IMF, McKinsey và tác giả tổng hợp). Các gói tài khóa nhìn chung tập trung vào 9 mục đích chính: (i) đầu tư nghiên cứu, sản xuất vaccine và thiết bị y tế (như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ấn Độ, Philippines…); (ii) trợ cấp người lao động phải tạm nghỉ việc hoặc thất nghiệp (như Mỹ trợ cấp 3000 USD/người lớn, Đức trợ cấp mỗi gia đình 300 Euro/trẻ em, Anh trả 80% lương cho người thất nghiệp tối đa 2500 Bảng/tháng, Hàn Quốc hỗ trợ mỗi lao động khoảng 407 USD/tháng trong 3 tháng,Việt Nam hỗ trợ 1 triệu đồng/ tháng trong 3 tháng….; (iii) chia tiền mặt cho người dân thu nhập trung bình và thấp (Úc hỗ trợ người thu nhập thấp 750 AUD/người…), (iv) cho vay lãi suất thấp đối với DNNVV và DN kiệt quệ tài chính, khó khăn thanh khoản (Mỹ dành 510 tỷ USD để cung cấp các khoản vay, bảo lãnh nhằm ngăn doanh nghiệp phá sản, trong đó dùng 25 tỷ USD cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp hàng không, Đức cung cấp gói 100 tỷ EUR và Singapore với gói 4 tỷ USD hỗ trợ DN gặp khó khăn tài chính…); (v) cho vay, bão lãnh vay vốn hoặc mua lại cổ phần các công ty (Đức có gói bảo lãnh cho vay DN trị giá 400 tỷ EUR, Anh có gói bảo lãnh 80% giá trị các khoản vay của các DN bị ảnh hưởng…), (vi) cho phép giãn, hoãn nộp thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, BHXH (như Mỹ, EU, Pháp, Trung Quốc, Việt Nam…); (vii) giảm thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân (Trung Quốc giảm thuế thu nhập DN trị giá 200 tỷ NDT, Singapore giảm 25% thuế thu nhập DN và Việt Nam giảm thuế 30% đối với DN nhỏ, hộ gia đình và HTX trong năm 2020...v.v.); (viii) kích cầu tiêu dùng, du lịch và hỗ trợ xuất khẩu (Thái Lan có gói kích thích du lịch nội địa trị giá 5 tỷ Bath tương đương 160 triệu USD, Malaysia miễn thuế dịch vụ cho lĩnh vực khách sạn, Indonesia với gói 10,3 nghìn tỷ Rupiah tương đương 725 triệu USD để kích cầu tiêu dùng và du lịch, Philippines với gói tài khóa 14 tỷ Peso để tài trợ các dự án du lịch…); và (ix) có riêng gói an sinh xã hội (Indonesia với gói 171 nghìn tỷ Rupiah tương đương 11,7 tỷ USD để tăng cường hỗ trợ hệ thống an sinh xã hội, Thái Lan phát tiền mặt cho người lao động không có BHXH, Việt Nam với gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ VND, Mỹ hỗ trợ chi trả bảo hiểm thất nghiệp …). (Trích từ Báo cáo của Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV) H. K | 2020-09-14 | H. K | Kinh tế vĩ mô | cafebiz |
InterContinental Westlake, Metropole nằm trong danh sách 8 khách sạn của Hà Nội làm cơ sở cách ly thu phí người nhập cảnh | https://cafebiz.vn/intercontinental-westlake-metropole-nam-trong-danh-sach-8-khach-san-cua-ha-noi-lam-co-so-cach-ly-thu-phi-nguoi-nhap-canh-20200914164810397.chn | UBND TP. Hà Nội vừa có thông tin về danh mục hồ sơ đề nghị cho người nhập cảnh cách ly tại Hà Nội và danh sách các khách sạn được phép là cơ sở cách ly. Cụ thể, 8 khách sạn được UBND TP. Hà Nội cho phép là cơ sở cách ly tập trung tiếp nhận người nước ngoài có nguyện vọng và tự nguyện chi trả phí lưu trú, các dịch vụ liên quan của khách sạn gồm: 1. Khách sạn Hòa Bình (do UBND quận Hoàn Kiếm quản lý): Số 27, phố Lý Thường Kiệt, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2. Khách sạn InterContinental Westlake Hanoi (khu vực đảo Pavilion 1) do UBND quận Tây Hồ quản lý: Số 5, phố Từ Hoa, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. 3. Khách sạn Sofitel Legend Metropole HaNoi (do UBND quận Hoàn Kiếm quản lý): Số 15, phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 4. Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La (do UBND quận Hà Đông quản lý): Số 66 Phúc La, khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội. 5. Khách sạn Bình An 3 (do UBND huyện Sóc Sơn quản lý): Thôn Lâm Nghiệp, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. 6. Khách sạn Crown Plaza (do UBND quận Nam Từ Liêm quản lý): Số 36 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. 7. Khách sạn Bình An 1 (do UBND huyện Sóc Sơn quản lý): Thôn Bình An, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. 8. Khách sạn Wyndham Garden Hà Nội (do UBND quận Hà Đông quản lý): HH01, đường Tố Hữu, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội. PV | 2020-09-14 | PV | Kinh doanh | cafebiz |
Dân đầu tư lướt sóng ôm hận vì chạy theo ông lớn bất động sản | https://cafebiz.vn/dan-dau-tu-luot-song-om-han-vi-chay-theo-ong-lon-bat-dong-san-20200914153533522.chn | Thực tế có khá nhiều nhà đầu tư (NĐT) BĐS lao vào thị trường theo cách ở đâu có ông lớn đổ về, ở đó BĐS sôi động, đa số là đầu tư lướt sóng theo thông tin để kiếm lời trong khoảng thời gian ngắn. Đầu tư BĐS kiểu chạy theo thông tin Không thể phủ nhận, nhiều NĐT BĐS thắng lớn do đón đầu quy hoạch, hạ tầng, siêu dự án lớn triển khai... Nhất là những dự án quy mô lớn, có tác động mạnh mẽ đến thị trường BĐS. Thế nhưng, ngược lại cũng không ít trường hợp NĐT ôm hận vì chạy theo những thông tin mãi chỉ nằm trên giấy. Thực tế cho thấy, có những dự án dù mới chỉ là ý tưởng, đề xuất cũng đã gây sốt và tạo nên làn sóng đầu tư ăn theo nhưng kèm với đó là không ít rủi ro. Đặc biệt, nhiều ông lớn BĐS gầy dựng được thương hiệu và uy tín trên thị trường, có sức ảnh hưởng rất lớn đến thị trường BĐS mỗi khi có thông tin về đầu tư dự án. Thậm chí, dù chỉ mới manh nha các thông tin về ông lớn kéo về làm dự án đã được đồn thổi trong giới đầu tư. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều cơn sốt đất diễn ra ở các khu vực từ trước đến nay. Tâm lý của giới đầu tư, đặc biệt đầu tư lướt sóng là ở đâu có thông tin tốt liền dồn về đó để kiếm lời. Nhiều cơn sốt đất chóng vánh diễn ra cũng từ những hoạt động mua bán qua tay của giới đầu cơ. Thậm chí, dân đầu cơ dùng các chiêu trò để thổi giá để kiếm lợi từ NĐT khác. Bài học nhãn tiền đã để lại từ nhiều cơn sốt đất ở các khu vực phía Bắc, phía Nam. Rất nhiều NĐT thứ cấp cuối cùng phải ôm những quả bom nổ chậm, chôn vốn vì đầu tư kiểu lướt sóng, chạy theo thông tin. Ông lớn rút dự án, dân đầu tư như ngồi trên đống lửa Mới đây, khi có thông tin một tập đoàn có văn bản gửi UBND tỉnh Long An về việc xin rút khỏi dự án có quy mô 3490ha tại xã Bình Đức và xã Thạnh Hoà, huyện Bến Lức gây xôn xao trong giới đầu tư BĐS. Lý do là để tập trung cho các dự án đô thị mới tại huyện Đức Hòa và huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Bên cạnh nhiều NĐT hái quả ngọt thì cũng không ít NĐT nếm trái đắng vì không thoát được hàng Việc rút dự án đầu tư ảnh hưởng phần nào đến hoạt đông đầu tư BĐS ở các khu vực này. Bởi trước đó, khi có thông tin ông lớn này về đây làm dự án thì nhiều NĐT đã đổ về để gom đất chờ những động thái triển khai của dự án. Khi dự án chính thức rút, chắc chắn sẽ có nhiều NĐT BĐS đổ vỡ, ôm hận. Bài học về việc chạy theo thông tin tạo sóng chóng vánh cũng đã diễn ra trước đó, tại xã Bình Ba, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngay sau khi có thông tin về việc một Tập đoàn BĐS đề xuất xin khảo sát thực hiện hai dự án quy mô hơn 800ha tại đây, ngay lập tức sóng đầu tư BĐS tràn về. Thời điểm đó, chỉ trong vài ngày đã có nhiều giao dịch BĐS diễn ra, giới đầu cơ thổi giá đất tăng chóng mặt từng giờ. Tuy nhiên, cơn sốt đất này chỉ kéo dài khoảng hơn chục ngày rồi hạ nhiệt khi chính quyền vào cuộc, công khai thông tin về việc dự án chỉ mới nằm ở mức ý tưởng, đề xuất. Cơn sốt đất Bình Ba khiến không ít NĐT thứ cấp phải khóc ròng vì không kịp thoát. Tương tự, tại khu vực phía Bắc, cơn sốt đất ở huyện Thạch Thất, Hà Nội cũng bùng phát theo đúng mô típ ăn theo ông lớn BĐS. Khi một tập đoàn BĐS đề nghị xây dựng 2 khu đô thị tại địa phương này, ngay lập tức cơn sốt đất diễn ra, giá đất khu vực này tăng chóng mặt và tụt dốc không phanh khi công an vào cuộc, cho rằng các thông tin về khu đô thị chỉ mới trên ý tưởng, đề xuất. Quả thực, trong BĐS, chỉ cần thông tin từ một văn bản, một đề xuất là đã đủ để khiến cho những NĐT bỏ tiền chóng vánh. Bên cạnh những NĐT có được lợi nhuận không tưởng thì cũng không ít người lao đao vì không thoát được ra, thậm chí vỡ nợ. Trả lời trên báo chí trước đó, ông Nguyễn Văn Hậu, CEO Asian Holding cho rằng, việc đầu tư đón đầu các đại dự án lớn cũng giống như con dao hai lưỡi. Trường hợp chạy đua gom đất để đón đầu dự án nếu thuận buồn xuôi gió, đại dự án được chấp thuận đầu tư, doanh nghiệp triển khai xây dựng thì nhà đầu tư sẽ hốt bạc vì đã mua được quỹ đất giá rẻ trước đó. Ngược lại, nếu đại dự án không được chấp thuận, hay doanh nghiệp chỉ khảo sát rồi bỏ cuộc thì nhà đầu tư nếu ôm đất trước đó sẽ rất nguy hiểm vì khả năng thoát hàng là rất thấp. Đặc biệt, với những người sử dụng đòn bẫy tài chính để đầu tư càng rủi ro, tài sản bị chôn vùi. Ông Hậu cho rằng, nếu nhà đầu tư muốn tham gia cuộc chơi này đòi hỏi phải là người có kinh nghiệm và nắm bắt được thông tin đa chiều. Tốt nhất chỉ nên xuống tiền khi có những cơ sở nhất định như chấp thuận chủ trương đầu tư, doanh nghiệp được giao đất. Còn nếu dự án chỉ mới ở mức khảo sát quy hoạch thì việc đầu tư đón đầu là rất rủi ro. Hạ Vy | 2020-09-14 | Hạ Vy | Bất động sản | cafebiz |
Phá dỡ biệt thự cổ nhường chỗ cho dự án đường nghìn tỷ | https://cafebiz.vn/pha-do-biet-thu-co-nhuong-cho-cho-du-an-duong-nghin-ty-202009141403146.chn | Ngôi biệt thự cổ (nhóm 2) thuộc trạm phát sóng Bạch Mai tại số 10 Đại La (quận Hai Bà Trưng) chính thức bị phá bỏ để phục vụ dự án đường trên cao Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở. Người dân tại đây cho biết, ngôi biệt cổ số 10 ngõ 128C Đại La (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị phá bỏ trong đêm 11/9. Ngôi biệt thự cổ có kiến trúc đẹp và giá trị lịch sử bị phá bỏ khiến nhiều người cảm thấy tiếc nuối. Được biết, ngôi biệt thự cổ nêu trên và một số công trình thuộc Trạm Phát sóng Bạch Mai bị tháo dỡ để thực hiện dự án đường trên cao Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở theo quy hoạch mở rộng đường vành đai 2 của TP Hà Nội. Theo ghi nhận của PV, ngày 13/9, ngôi biệt thự cổ tại số 10 ngõ 128C Đại La đã bị san phẳng, chỉ còn lại đống đổ nát. Ngổn ngang gạch ngói, phế thải xây dựng sau khi ngôi biệt thự bị san phẳng. Công nhân đang tiến hành dọn dẹp, thu gom những gì còn sót lại của ngôi biệt thự cổ. Những viên gạch còn nguyên vẹn sau hơn 100 năm được giữ lại, xếp gọn gàng để chuyển đi. Trước đó, Đài Tiếng nói Việt Nam có công văn gửi UBND TP Hà Nội về việc phối hợp bảo tồn di tích lịch sử Trạm phát sóng Bạch Mai, trong đó kiến nghị xem xét bảo tồn ngôi biệt thự cổ thuộc trạm phát sóng Bạch Mai tại số 10 Đại La. (Ảnh chụp thời điểm trước khi bị phá bỏ). Ngôi biệt thự cổ tại địa chỉ số 10 ngõ 128C Đại La (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được Pháp xây dựng năm 1912 làm Đài Phát tín Bạch Mai. (Ảnh chụp thời điểm trước khi bị phá bỏ). Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Trạm vô tuyến điện này được sử dụng làm trạm phát sóng phát thanh cho Đài Phát thanh Quốc gia (Trạm Phát sóng Bạch Mai). Tại đây, vào hồi 11h30, ngày 7/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh chụp thời điểm trước khi bị phá bỏ). “Với một công trình kiến trúc mang dấu ấn lịch sử quốc gia như Trạm Phát sóng Bạch Mai, Đài tiếng nói Việt Nam đề nghị UBND TP Hà Nội quan tâm, chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện một số phương án bảo tồn như ý kiến của một số chuyên gia trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, giữ lại tòa nhà tại vị trí hiện tại, hoặc di chuyển tòa nhà sang một vị trí khác, hoặc giữ lại một phần của tòa nhà, chỉnh trang thành địa chỉ lịch sử về trạm phát sóng Bạch Mai”, công văn nêu rõ. (Ảnh chụp thời điểm trước khi bị phá bỏ). Theo tìm hiểu của PV, trong danh mục nhà biệt thự thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo “Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn TP Hà Nội” thì ngôi biệt thự cổ số 10 ngõ 128C Đại La, phường Đồng Tâm thuộc Nhóm 2. Vì vậy, theo quy định biệt thự cổ Nhóm 2 cần được bảo tồn theo nguyên tắc phải giữ đúng kiểu dáng kiến trúc bên ngoài và quy hoạch của nhà biệt thự về mật độ xây dựng, số tầng cao, độ cao không được phả bỏ. (Ảnh chụp thời điểm trước khi bị phá bỏ). Đình Phong | 2020-09-14 | Đình Phong | Kinh doanh | cafebiz |
22000 hộ dân Sài Gòn mòn mỏi chờ 'sổ hồng': Không lối thoát vì 'tắc' tiền sử dụng đất | https://cafebiz.vn/22000-ho-dan-sai-gon-mon-moi-cho-so-hong-khong-loi-thoat-vi-tac-tien-su-dung-dat-20200914101511193.chn | Phó TGĐ Tập đoàn Hưng Thịnh Trần Quốc Dũng nói, doanh nghiệp cũng là nạn nhân trong việc sổ hồng của cư dân bị treo suốt nhiều năm. Bởi không một cơ quan nào chịu trách nhiệm, đẩy doanh nghiệp v... Chờ 20 năm vẫn chưa nộp được tiền sử dụng đất Phát biểu tại hội thảo Tắc tiền sử dụng đất ngày 10/9, ông Lê Hoàng Châu (Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM - HoREA), nhận định đây là vấn đề bức xúc của người dân lẫn doanh nghiệp thời gian qua. Tắc tiền sử dụng đất khiến người dân không được cấp sổ hồng, từ đó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chính người mua và kể cả doanh nghiệp. Bởi, khi có sổ hồng doanh nghiệp mới thu được 5% còn lại sau khi bàn giao nhà ở. Tiền của doanh nghiệp là 'tiền vay bạc hỏi', nếu chậm ngày nào doanh nghiệp khó khăn ngày đó, áp lực rất lớn, ông Châu nói. Ông Lê Hoàng Châu (Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM). Ảnh: K.H Bên cạnh đó, việc người dân khiếu kiện, thậm chí tập trung căng băng rôn, khiếu nại gay gắt ở các dự án đòi được cấp sổ hồng cũng ảnh hưởng đến uy tín của chủ đầu tư. Chủ tịch HoREA chỉ ra số liệu mới nhất vào ngày 9/9, số tiền sử dụng đất nhà Nước thu được trong 8 tháng đầu năm chỉ ở mức 4453 tỷ đồng - giảm 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo ông Châu, dự án lâu nhất vẫn chưa được nộp tiền sử dụng đất kéo dài đến 20 năm. Trong 4 năm trở lại đây, thành phố đã có nhiều cuộc họp trực tiếp với doanh nghiệp, người dân để giải quyết vấn đề này, song vẫn có nhiều dự án bị vướng mắc. Theo số liệu thống kê của HoREA, có 11 doanh nghiệp với 44 dự án gồm hơn 22000 căn hộ chưa được cấp sổ hồng. Chậm cấp sổ hồng, doanh nghiệp cũng là nạn nhân? Cụ thể, ông Bùi Xuân Huy (Tổng giám đốc Tập đoàn Novaland) cho biết, từ năm 2017-2018, tập đoàn đã được UBND TP.HCM chấp thuận cho tạm nộp 50% tiền sử dụng đất đối với các dự án: số 119 đường Phổ Quang; số 38 Trương Quốc Dung; 130 - 132 Hồng Hà; dự án số 239 - 241 Tân Phú, song, đến nay thủ tục để xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng vẫn chưa hoàn thành. Ông Bùi Xuân Huy (Tổng giám đốc Tập đoàn Novaland). Ảnh: K.H Thậm chí Novaland đã hoàn thành công tác định giá, đóng đủ 100% tiền sử dụng đất và nộp hồ sơ xin cấp sổ hồng cho người dân tại các dự án như 148 Nguyễn Văn Trỗi, số 8 Hoàng Minh Giám... nhưng hồ sơ vẫn ngâm tại Sở Tài nguyên - Môi trường (TNMT). Cũng vướng ở khâu xác định tiền sử dụng đất, ông Trần Quốc Dũng (Phó TGĐ Tập đoàn Hưng Thịnh) cho biết doanh nghiệp này có 13 dự án với 8791 căn hộ chưa được Sở TNMT cấp sổ hồng. Ông Dũng nêu rõ, tất cả các dự án này đã thực hiện xây dựng đúng theo giấy phép, thẩm duyệt, nghiệm thu đưa vào theo đúng quy định; đã nộp đầy đủ hồ sơ lên Sở TNMT để xem xét cấp sổ, cơ quan kiểm tra liên ngành xác định dự án đủ điều kiện cấp sổ. Nhưng một mấu chốt quan trọng nhất, đó là tắc tiền sử dụng đất, cụ thể là có hay không việc nộp tiền sử dụng đất bổ sung cho các dự án. Mong ban quản trị, cư dân đồng hành, hiểu cho doanh nghiệp cũng là nạn nhân trong vấn đề này. Bởi hệ lụy đó đổ lên doanh nghiệp, chịu sự bội tín với cam kết của mình với khách hàng, ông Dũng nói. Phó TGĐ Tập đoàn Hưng Thịnh khẳng định, nếu phải đóng tiền sử dụng đất bổ sung, doanh nghiệp này sẽ lập tức đóng để đủ điều kiện cấp sổ cho cư dân. Nhưng không một cơ quan nào chịu trách nhiệm, đẩy doanh nghiệp vào thế lòng vòng, không lối thoát. Cụ thể, dự án Lavita Garden (quận Thủ Đức) đã triển khai thủ tục thẩm định giá đất từ cuối năm 2015, Sở TNMT đã 4 lần trình phương án giá đất lên Hội đồng thẩm định giá đất TP. Tuy nhiên, kéo dài 5 năm nhưng vẫn chưa có kết quả thẩm định giá đất, Tập đoàn Hưng Thịnh phải tạm nộp theo đơn giá cao nhất. Ông Trần Quốc Dũng (Phó TGĐ Tập đoàn Hưng Thịnh). Ảnh: K.H Ông Dũng còn bày tỏ sự bức xúc với dự án 8X Plus (quận 12), bởi trong quá trình thực hiện các thủ tục cấp sổ, Sở TNMT đã làm thất lạc 5 sổ đỏ. Doanh nghiệp muốn Sở lập biên bản về việc này, thực hiện đăng báo, có quyết định hủy 5 sổ và cấp sổ cho cư dân. Đợi mãi, doanh nghiệp phải tự đăng báo nhưng Sở không công nhận kết quả. Phó TGĐ Tập đoàn Hưng Thịnh chỉ ra, bất động sản thực hiện ngoài TP.HCM trung bình chỉ mất 3-4 tháng đã có kết quả thẩm định và phương án tính. Trong khi đó, tại TP.HCM, các doanh nghiệp phải mất 3-7 năm vẫn chưa hoàn thành được quy trình cho một dự án về đóng tiền sử dụng đất. Ông Dũng cho biết, trước đây Sở Tài chính đảm nhiệm việc xác định tiền sử dụng đất. Sau năm 2014, theo Luật Đất đai 2013 và Nghị định 44, Sở TNMT được giao phụ trách công tác này. Đầu mối Sở TNMT nhận hồ sơ để thực hiện thủ tục cấp sổ, Sở TNMT cũng là đơn vị chủ trì việc xác định tiền sử dụng đất. Phải chăng đây là một lý do dẫn đến việc tắc nghẽn khi các sở ban ngành khác không cùng vào cuộc?, ông Dũng đặt vấn đề. Không phải cơ quan chức năng làm khó doanh nghiệp Đề xuất các giải pháp gỡ vướng cho doanh nghiệp, đại diện Tập đoàn Novaland nêu, đối với các dự án chưa được định giá, UBND TP và các sở ngành cần sớm xem xét định giá làm cơ sở để chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính. Đối với các dự án chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, chính quyền cần nhanh chóng xem xét, giải quyết để sớm ổn định đời sống cho cư dân. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho phép chúng tôi ký quỹ một khoảng tiền, rồi cấp sổ cho cư dân. Có thể tạm chưa cấp sổ cho các diện tích thuộc sở hữu riêng của dự án. Cứ để đó, ưu tiên cấp sổ cho cư dân trước. Chúng tôi đã thực hiện đầy đủ hết rồi, bây giờ chỉ cần xác định có cần đóng bổ sung hay không nhưng cũng không trả lời chúng tôi, Phó TGĐ Tập đoàn Hưng Thịnh Trần Quốc Dũng nêu quan điểm. Theo ông Lê Hoàng Châu cho biết, HoREA cũng sẽ kiến nghị khi sửa Luật Đất đai nên phân quyền việc ký cấp sổ hồng cho các quận huyện để nhanh hơn, thay vì chỉ tập trung vào Sở TNMT. Ông Trần Văn Thạch (Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM). Ảnh: K.H Lắng nghe phản ánh, góp ý của các doanh nghiệp, Phó giám đốc Sở TNMT Trần Văn Thạch thừa nhận so với thực tế, việc giải quyết các vướng mắc vẫn rất chậm. Trong 5 năm qua, thành phố chỉ thu được thu 3-5% tiền sử dụng đất tại các dự án. Hiện, còn hơn 100 hồ sơ của doanh nghiệp chưa được giải quyết. Đơn vị này đã tính giá đất được cho 38 dự án, sắp tới sẽ trình UBND TP.HCM thông qua thêm 49 dự án. Theo ông Thạch, quy trình tính tiền sử dụng đất không khó, chủ yếu vướng về mặt kỹ thuật, pháp lý. Đối với các dự án lớn thực hiện trong thời gian dài, sẽ có rất nhiều luật, quy định thay đổi, điều chỉnh nên vướng nhiều pháp lý. Phó giám đốc Sở TNMT cho rằng không phải cơ quan chức năng làm khó doanh nghiệp, vì thực tế khi đi sâu vào từng dự án có rất nhiều vấn đề, nhiều khó khăn về pháp lý. Từ đó, Sở phải xét từng dự án và nương theo các bộ luật để điều chỉnh. Thời gian vừa qua ban giám đốc cũng có thiếu sót. Những điều anh em gặp khó, kiến nghị cần được phân loại. Vấn đề nào trình được thì phải báo để họp giải quyết, còn lại phải có văn bản phúc đáp để cùng tháo gỡ, chứ không được im lặng, ông Thạch nhận lỗi. Phó giám đốc Sở TNMT cho biết, Sở đang tập hợp, phân loại các dự án vướng mắc, báo cáo UBND TP để kiến nghị lên các Bộ có những cơ chế gỡ vướng cho doanh nghiệp và người dân. Kỳ Hoa | 2020-09-14 | Kỳ Hoa | Bất động sản | cafebiz |
Hà Nội: Phân khúc biệt thự, liền kề, shophouse tăng giá bất chấp dịch Covid-19, hút nhà đầu tư | https://cafebiz.vn/ha-noi-phan-khuc-biet-thu-lien-ke-shophouse-tang-gia-bat-chap-dich-covid-19-hut-nha-dau-tu-20200914091238225.chn | Trong khi chung cư, bất động sản nghỉ dưỡng trầm lắng, phân khúc biệt thự, liền kề, shophouse tại Hà Nội vẫn âm thầm tăng giá do khan hiếm nguồn cung. Đáng chú ý, giá sơ cấp trung bình của shophouse khoảng 7306 USD/m2 (tương đương gần 170 triệu đồng/m2), tăng 18% theo quý so với hồi đầu năm. Báo cáo thị trường mới đây của Savills cho biết mặc dù lượng giao dịch giảm nhưng biệt thự, liền kề, shophouse vẫn là điểm sáng trên thị trường, giá vẫn tăng mạnh bất chấp dịch bệnh trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Theo đó, giá sơ cấp trung bình của biệt thự là 4764 USD/m2 (tương đương hơn 110 triệu đồng/m2), tăng tới 19% theo quý. Giá trung bình liền kề đạt 4458 USD/m2 (tương đương hơn 100 triệu đồng/m2), tăng 9% theo quý và shophouse khoảng 7306 USD/m2 (tương đương gần 170 triệu đồng/m2), tăng 18% theo quý. Trong khi đó, giá trung bình thứ cấp toàn thị trường tăng nhẹ hơn. Cụ thể theo số liệu Savills, tăng 1,1% theo quý cho biệt thự, tăng 0,5% theo quý cho liền kề và 0,1% theo quý cho shophouse. Nguồn cung giảm mạnh đến gần một nửa so với năm 2019 là nguyên nhân đẩy giá biệt thự, liền kề tăng mạnh (nguồn Savills). Do khan hiếm nguồn cung nên hiện nay ngay cả những khu biệt thự, liền kề, shophouse hoang hóa ở khu vực xa trung tâm cũng đang được nhà đầu tư săn lùng. Khảo sát cho thấy biệt thự, liền kề, shophouse khu vực Nam An Khánh, Splendora, Geleximco đã âm thầm tăng giá khoảng 30% trong vòng chưa đầy 1 năm qua. Lý giải về nguyên nhân đẩy giá biệt thự, liền kề, shophouse tăng mạnh trong thời gian vừa qua, các chuyên gia cho biết sự khan hiếm quỹ đất đã khiến số lượng biệt thự, liền kề, shophouse ra mắt trong thời gian vừa qua ngày càng hiếm. Thiếu nguồn hàng đã đẩy người mua dồn về những dự án xa xôi, hạ tầng xã hội chưa hoàn thiện. Số liệu của Savills cho thấy, số lượng cái dự án ra mắt trong 9 tháng đầu năm 2020 chỉ vỏn vẹn 1-2 dự án xa các khu trung tâm. Từ nay đến cuối năm, thị trường mới đón nhận thêm dự án hiếm hoi shophouse 2 mặt tiền, 6 tầng tại Him Lam Vạn Phúc (Hà Đông). Sau Him Lam Vạn Phúc, phải đợi đến đầu năm 2021 thị trường chứng kiến thêm một số nguồn cung mới nhưng chủ yếu xa khu vực trung tâm, tại các quận huyện phía Đông và Tây Ha Nội như như Vinhomes Wonder Park ở Đan Phượng, BRG – Sumitomo Smart City ở Đông Anh, Xuân Mai Smart City ở Chương Mỹ, hay hai khu đô thị của Vinhomes ở Hòa Lạc. Theo đánh giá của giới đầu tư, trong khi căn hộ chung cư liên tục tụt giá chỉ sau 2-3 năm đưa vào sử dụng thì biệt thự, liền kề, shophouse càng để lâu càng tăng giá. Tính bền vững và bất biến của phân khúc này là nguyên nhân chính kéo nhà đầu tư trở lại thị trường sau một thời gian mải mê đu sóng theo đất nền tỉnh lẻ và condotel và nếm trái đắng. Những kênh đầu tư ăn xổi đã bắt đầu lộ rõ những yếu điểm trong dịch Covid-19. Thị trường chững lại đồng nghĩa với việc những phân khúc không bền vững trên thị trường đứng im, thậm chí gẫy sóng như condotel hay đất nền không rõ pháp lý. Nhà đầu tư có xu hướng tìm về những sản phẩm an toàn vừa có tính đầu tư vừa có giá trị sử dụng, một nhà đầu tư có kinh nghiệm chia sẻ. Nam Anh | 2020-09-14 | Nam Anh | Kinh doanh | cafebiz |
Bi hài chuyện ở chung cư: Cư dân New Horizon City bức xúc vì quy định gửi xe dưới tầng hầm | https://cafebiz.vn/bi-hai-chuyen-o-chung-cu-cu-dan-new-horizon-city-buc-xuc-vi-quy-dinh-gui-xe-duoi-tang-ham-20200914084308318.chn | Chủ đầu tư và Ban quản lý chung cư New Horizon City - 87 Lĩnh Nam (phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội) đưa ra quy định gửi xe tầng hầm không hợp lý khiến cư dân bức xúc. Phản ánh vớiDiễn đàn Doanh nghiệp, anh Lê Mạnh Tuấn - chủ căn hộ tầng 29, tòa N02 - chung cư New Horizon City cho biết, anh đang phải chịu cảnh dở khóc dở cười vì phải mang xe máy lên tận căn hộ vì những yêu cầu vô lý của chủ đầu tư và Ban quản lý tòa nhà. Anh Tuấn cho biết, anh sở hữu căn hộ 3 phòng ngủ, 5 nhân khẩu đang ở và sử dụng dịch vụ gửi 3 xe máy theo vé tháng dưới hầm tòa nhà N02 từ tháng 3/2020. Thế nhưng, đến ngày 4/9, gia đình anh đánh mất 1 thẻ xe máy nên xuống Ban quản lý để đăng ký lại thẻ xe nhưng họ không đồng ý. Họ đưa cho tôi đơn đề nghị và cam kết đã soạn sẵn, yêu cầu tôi ký tên vào mới được gửi xe ở hầm. Nhưng đơn đề nghị này có nội dung rất vô lý đó là khi hầm xe hết chỗ thì gia đình tôi không được sử dụng dịch vụ gửi xe tháng cho chiếc xe máy thứ 3 nữa. Bên cạnh đó, là đơn đề nghị nhưng rõ ràng là đơn họ soạn sẵn, không xuất phát từ nhu cầu thực tế của tôi, đây là một sự ép buộc và không đúng với quy định của pháp luật - anh Tuấn bức xúc. Nhiều cư dân New Horizon City chia sẻ thêm, cách đây 2 tháng, Ban quản lý bỗng nhiên đưa ra thông báo mỗi căn hộ chỉ được gửi tối đa 2 xe máy, việc này cũng chỉ được thông báo qua loa phát thanh, không có một văn bản cụ thể nào được gửi đến các căn hộ, cũng chưa từng lấy ý kiến cư dân. Không những vậy, không một quy định nào trong hợp đồng mua bán căn hộ ghi về giới hạn số lượng xe máy trên mỗi căn hộ. Ngoài ra, khi Ban quản lý thông báo điều này, Ban quản lý vận hành cũng như chủ đầu tư chưa có một văn bản thống kê nào công bố cụ thể cho toàn bộ cư dân biết số lượng giới hạn xe để dưới hầm là bao nhiêu và số lượng thực tế đang gửi là bao nhiêu. Sau những yêu cầu vô lý trên, anh Tuấn đã làm việc 3 lần với Ban quản lý nhưng không được giải quyết, bất đắc dĩ cư dân này buộc phải dắt xe vào thang máy đưa lên tầng căn hộ. Cư dân buộc phải mang xe máy lên căn hộ vì những quy định vô lý của đơn vị quản lý vận hành Ngay tối cho xe lên nhà, công an phường Mai Động đã đến làm việc, yêu cầu tôi cho xe xuống hầm. Tôi đã đồng ý đưa xe để ở hầm tối 7/9, nhưng trong vòng 24h không được giải quyết triệt để, buộc lòng tôi một lần nữa phải mang xe lên nhà. Căn hộ của tôi có tới 3 phòng ngủ, việc yêu cầu chỉ được gửi 2 xe máy là quá vô lý - anh Tuấn phản ánh. Để làm rõ hơn về phản ánh trên,Diễn đàn Doanh nghiệpđã liên hệ với Ban quản trị chung cư 87 Lĩnh Nam, đại diện Ban quản trị cho biết chưa bao giờ đồng ý với số lượng xe máy ở tầng hầm mà chủ đầu tư đơn phương đưa ra bởi họ không có minh chứng cụ thể làm cách nào thống kê con số này. Bên cạnh đó, đại diện Ban quản trị cũng cho rằng, theo quy định của Bộ Xây dựng, với 100m2 diện tích sử dụng chung cư thương mại phải bố trí tối thiểu 20m2 chỗ để xe. Hầm để xe thông thoáng và còn rất nhiều vị trí chưa được sử dụng hết Pháp luật không có quy định về việc mỗi hộ gia đình được để bao nhiêu xe máy. Hợp đồng mua bán cũng ghi rõ đáp ứng đủ nhu cầu gửi xe gắn máy cho cư dân, chủ đầu tư cũng như Ban quản lý vận hành không có căn cứ nào để ngăn cấm cư dân để quá 2 xe cả - đại diện Ban quản trị khẳng định. Ngoài ra, phóng viên cũng đã liên lạc với ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Ban quản lý vận hành chung cư New Horizon City nhưng không nhận được hồi âm. Trao đổi với PV, luật sư Bùi Quang Hưng – Trưởng Văn phòng Luật sư BQH và Cộng sự cho biết: Không có quy định pháp luật nào ngăn cấm là không được để quá 3 hay 4 xe máy. Nếu còn chỗ để xe thì phải để cư dân để, trừ khi hết chỗ. Pháp luật cũng không quy định một hộ gia đình được để bao nhiêu xe máy, ông Hưng nói. Dự án New Horizon City do Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật Việt Nam (Vinaenco) làm chủ đầu tư. Dự án được bàn giao từ năm 2017, cư dân đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư nhưng đến nay gần 1000 căn hộ vẫn chưa được cấp sổ hồng. Nguyên nhân là chủ đầu tư xây dựng một số hạng mục sai phạm, chưa khắc phục được nên cơ quan chức năng treo sổ đỏ của cư dân. Bên cạnh đó, dự án đã thành lập Ban quản trị hơn 1 năm nay nhưng chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao về công tác quản lý vận hành cũng như quỹ bảo trì. Diệu hoa | 2020-09-14 | Diệu hoa | Bất động sản | cafebiz |
ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam từ 4,1% xuống còn 1,8% | https://cafebiz.vn/adb-ha-du-bao-tang-truong-gdp-viet-nam-tu-41-xuong-con-18-20200915123139631.chn | 8 tháng đầu năm 2020, gần 34300 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước. Trong cùng thời kỳ, 7,8 triệu người mất việc làm và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao nhất trong 10 năm qua, ADB dẫn các số liệu thống kê và dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 sẽ ở mức 1,8%. Tiêu dùng nội địa giảm sút và nhu cầu toàn cầu suy yếu do Covid-19 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn dự kiến, ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam - nhận định. Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2020, ấn bản kinh tế thường niên hàng đầu củaADB, đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam từ mức 4,1% hồi tháng 6. Đây là lần hạ dự báo thứ hai của ADB. Trước đó, tăng trưởng GDP của Việt Nam 2020 được ADB dự báo ở mức 4,8%. Tăng trưởng kinh tế đã giảm mạnh từ 3,7% so với cùng kỳ năm trước trong quý 1/2020 xuống 0,4% trong quý 2, kéo tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2020 xuống còn 1,8%, mức thấp nhất kể từ 2011. Về phía cung, tăng trưởng khu vực dịch vụ giảm từ 6,7% trong 6 tháng đầu năm 2019 xuống 0,6% trong cùng kỳ năm nay do lượng khách du lịch nước ngoài giảm 56%, làm cho mức đóng góp của khu vực dịch vụ vàotăng trưởng GDPgiảm từ 2,5 điểm phần trăm cùng kỳ năm trước xuống 0,2 điểm phần trăm trong năm nay. Du lịch nội địa bắt đầu phục hồi vào tháng 5 và tháng 6, nhưng lại bị chững lại do Covid-19 quay trở lại vào tháng 7. Tăng trưởng chậm lại được phản ánh qua mức thu nhập và chi tiêu thấp hơn.Tăng trưởng tiêu dùng tư nhân giảm từ 7,2% trong 6 tháng đầu năm 2019 xuống chỉ còn 0,2% trong 6 tháng đầu năm 2020. Doanh số bán lẻ trong tháng 8 giảm 2,7% so với tháng trước và giảm 0,02% trong 8 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, tiêu dùng công tăng lên do chi tiêu của chính phủ, nâng mức tăng trưởng từ 5,6% trong sáu tháng đầu năm 2019 lên 6,1% trong cùng kỳ năm nay. Tăng trưởng suy giảm làm cho nhiều doanh nghiệp đóng cửa và nhiều người lao động mất việc làm.Trong 8 tháng đầu năm 2020, gần 34300 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước. Trong cùng thời kỳ, 7,8 triệu người mất việc làm và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao nhất trong 10 năm qua. Thu nhập cá nhân bình quân giảm 5,1% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù vậy, ADB nhận định tăng trưởng kinh tế vẫn sẽ vững vàng trong năm 2020, phần lớn là nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát sự lây lan của Covid-19. Tăng trưởng kinh tế sẽ được hỗ trợ bởi sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, tăng cường chi tiêu công và những cải cách đang tiến hành nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, ông Andrew Jeffries nói thêm. Theo ADB, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ gia tăng ở mức 6,3% trong năm 2021. ADB cho biết nền kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự chuyển hướng sản xuất đang tiếp diễn từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) sang Việt Nam, sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, và việc thực thi hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu. Tăng trưởng thấp sẽ kìm giữ lạm phát ở mức 3,3% trong năm 2020 và 3,5% trong năm 2021. Triển vọng kinh tế của Việt Nam trong trung hạn và dài hạn vẫn rất tích cực. Việc Việt Nam tham gia một số lượng lớn các hiệp định thương mại song phương và đa phương sẽ giúp nền kinh tế của đất nước phục hồi. Việt Nam cũng có nhiều khả năng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển hiện nay của các chuỗi cung ứng sang những quốc gia có chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, những nguy cơ lớn vẫn còn. Đại dịch Covid-19 kéo dài trên toàn cầu vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay và năm sau. Báo cáo cũng nhận định những mối đe dọa khác là căng thẳng thương mại toàn cầu, dẫn tới gia tăng bảo hộ thương mại và các rủi ro tài chính có thể trầm trọng thêm bởi đại dịch kéo dài. Bình An | 2020-09-15 | Bình An | Xã hội | cafebiz |
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 1,8% năm 2020 | https://cafebiz.vn/adb-du-bao-kinh-te-viet-nam-tang-truong-18-nam-2020-20200915134845397.chn | Nền kinh tế Việt Nam được dự kiến tăng trưởng 1,8% trong năm 2020 giữa bối cảnh đại dịch do vi-rút corona gây ra (COVID-19) và gia tăng ở mức 6,3% trong năm 2021, theo nhận định trong Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2020. Theo báo cáo, tiêu dùng nội địa được dự báo sẽ tiếp tục ở mức thấp. Mặc dù doanh số bán lẻ có phục hồi trong tháng 7 và lạm phát duy trì ở mức thấp, tiêu dùng sẽ bị kìm hãm bởi thu nhập hộ gia đình và doanh nghiệp giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và thêm nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Triển vọng đầu tư không đồng đều, đầu tư tư nhân vẫn yếu và đầu tư nước ngoài liên quan đến thương mại tiếp tục giảm. Tuy nhiên, việc đẩy nhanh đầu tư công trong sáu tháng cuối năm 2020 sẽ bù đắp cho những điểm yếu này. Sang năm 2021, đầu tư sẽ được đẩy mạnh nhờ cải thiện giải ngân đầu tư công, hoạt động sản xuất tiếp tục chuyển hướng từ Trung Quốc sang Việt Nam, kinh tế Trung Quốc phục hồi và hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu đi vào thực hiện để tự do hóa thương mại. Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản đã công bố danh sách 15 doanh nghiệp Nhật Bản sẽ chuyển hoạt động sản xuất của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp chuyển sang Việt Nam sản xuất thiết bị y tế, và các doanh nghiệp còn lại sản xuất thiết bị bán dẫn, linh kiện điện thoại, máy điều hòa không khí hoặc mô-đun nguồn. Từ phía cung, khu vực nông nghiệp gặp khó khăn trong năm 2020 do thời tiết khắc nghiệt và sẽ tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu bên ngoài và nội địa đều yếu. Khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ bị kìm hãm trong năm nay do xuất khẩu yếu, hạn chế đi lại và lượng cầu nội địa giảm do mất thu nhập và việc làm, mặc dù sẽ tăng trở lại trong năm 2021. Điện thoại và linh kiện điện thoại cùng với hàng điện tử vẫn là những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, lần lượt chiếm 18% và 16% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu điện thoại và linh kiện giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập giảm và hạn chế di chuyển cũng sẽ cản trở sự phục hồi của ngành du lịch nội địa và quốc tế. Lạm phát có thể bị đẩy lên do giá hàng hóa cơ bản tăng và thanh khoản tăng do đẩy nhanh đầu tư công. Tuy nhiên, lạm phát sẽ tiếp tục ở mức thấp trong năm 2020, thấp hơn so với mục tiêu 4,0% của ngân hàng trung ương, do tình trạng tăng trưởng và chi tiêu thấp vẫn kéo dài (Xem biểu đồ 3449). Hoạt động cho vay sẽ vẫn tiếp tục yếu mặc dù ngân hàng trung ương đã áp dụng những biện pháp hỗ trợ. Về phần mình, các ngân hàng có thể không muốn nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay để chấp nhận bảng cân đối kế toán yếu hơn của doanh nghiệp, do lo ngại gia tăng nợ xấu khi kết thúc thời hạn tái cơ cấu khoản vay. Nhu cầu tín dụng từ phía doanh nghiệp cũng giảm, đi đôi với lượng cầu thấp đối với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, tín dụng ngân hàng được dự báo chỉ tăng 10% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng năm 14,0% của ngân hàng trung ương. Tỷ lệ thất nghiệp có khả năng tiếp tục tăng. Một nghiên cứu chung của Tổ chức Lao động Quốc tế và Ngân hàng Phát triển Châu Á dự đoán rằng 548000 người lao động trẻ của Việt Nam sẽ mất việc làm nếu đại dịch kéo dài và con số này là 370000 ngay cả khi đại dịch được kiềm chế hiệu quả. Với số thu thuế giảm do thu nhập và thu từ hoạt động xuất khẩu đều giảm, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội tăng cao và khả năng bổ sung gói hỗ trợ ngân sách trong năm 2020, thâm hụt tài khóa dự báo sẽ tăng lên tương đương 6,0% GDP vào năm 2020, và sẽ giảm xuống 3,5% vào năm 2021. Giải ngân đầu tư công trong 6 tháng đầu năm 2020 còn chậm, nhưng sẽ tăng tiến độ trong 6 tháng cuối năm, giúp nền kinh tế tiếp tục duy trì. Thặng dư tài khoản vãng lai dự kiến sẽ giảm xuống mức tương đương 1,0% GDP vào năm 2020 và phục hồi nhẹ, lên mức 1,5% vào năm 2021. Mặc dù xuất khẩu sẽ giảm trong những tháng cuối năm, nhập khẩu dự kiến sẽ còn giảm mạnh hơn nữa, giữ cán cân thương mại duy trì thặng dư. Tuy nhiên, mức thặng dư này không phải là một chỉ báo về sức khỏe kinh tế, vì nó phát sinh từ việc sản lượng và nhu cầu đều suy yếu. Trong khi đó, áp lực làm cho tài khoản vãng lai giảm khả năng lớn nhất đến từ nguồn kiều hối, được dự báo sẽ giảm 18,0% trong năm 2020. Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, ông Andrew Jeffries, nhận định: Tiêu dùng nội địa giảm sút và nhu cầu toàn cầu suy yếu do COVID-19 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn dự kiến. Nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn sẽ vững vàng trong năm 2020, phần lớn là nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát sự lây lan của COVID-19. Tăng trưởng kinh tế sẽ được hỗ trợ bởi sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, tăng cường chi tiêu công và những cải cách đang tiến hành nhằm cải thiện môi trường kinh doanh. Tóm lại, triển vọng kinh tế của Việt Nam trong thời gian trước mắt sẽ có nhiều khó khăn, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và sự suy giảm trong nước đang cho thấy xấu hơn dự kiến. Tuy nhiên, Việt Nam đang thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn hầu hết các nền kinh tế tương tự khác, và triển vọng của nền kinh tế trong trung và dài hạn vẫn tích cực. Các nền tảng kinh tế vẫn chưa bị suy giảm, và Việt Nam có triển vọng được hưởng lợi từ các xu hướng thương mại, đầu tư và sản xuất toàn cầu hiện nay. H.S | 2020-09-15 | H.S | Kinh tế vĩ mô | cafebiz |
Toàn cảnh đại công trường 402 tỷ đồng nối vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng | https://cafebiz.vn/toan-canh-dai-cong-truong-402-ty-dong-noi-vanh-dai-3-voi-cao-toc-ha-noi-hai-phong-20200915161617053.chn | Dự án nút giao đường vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội–Hải Phòng được khởi công từ đầu tháng 1/2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2021. Dự án có tổng mức đầu tư trên 402 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của thành phố. Dự án có tổng mức đầu tư 402 tỉ đồng từ nguồn ngân sách của thành phố, trong đó chi phí xây dựng trên 335 tỉ đồng, còn lại là các chi phí khác. Dự án đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo qui hoạch nút giao thông đường Vành đai 3 với đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được khởi công từ ngày 6/1/2020. Công trình sau khi hoàn thành chính là cầu nối phát huy tối đa hiệu quả đầu tư của tuyến đường Vành đai 3, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường Cổ Linh (Long Biên - Thạch Bàn), góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Dự án nằm trên địa bàn quận Long Biên và huyện Gia Lâm, dự kiến, sẽ hoàn thành vào năm 2021. Hiện tại, đại diện Ban quản lí dự án cho biết, đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng đường, cầu vượt đường Vành đai 3.... Thi công tuyến đường chính cao tốc, đường nhánh, đường gom và xử lý đất nền yếu. Trên công trường, công nhân đang hối hả thi công để kịp hoàn thành tiến độ. Hiện tại dự án đã hoàn thành được khoảng trên 30% khối lượng công việc. Với việc hoàn thiện nút giao này, phương tiện từ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có thể kết nối trực tiếp với đường Cổ Linh và ngược lại thay vì phải đi vòng như hiện nay. Tuyến đường được hoàn thành sẽ tạo điều kiện cho các phương tiện tham gia giao thông kết nối ra vào nút giao thông được thuận lợi, đảm bảo rút ngắn được hành trình. Nguyễn Trọng Tài | 2020-09-15 | Nguyễn Trọng Tài | Kinh doanh | cafebiz |
Ưu tiên cấp sổ hồng cho cư dân | https://cafebiz.vn/uu-tien-cap-so-hong-cho-cu-dan-20200915144321756.chn | Người mua nhà nếu đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải được ưu tiên giải quyết cấp sổ hồng. Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi UBND TP HCM để báo cáo về thực trạng chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ( sổ hồng ) trên địa bàn TP trong 5 năm qua đang gây ra nhiều hệ quả khó lường. Cư dân, doanh nghiệp đều khổ Tại văn bản này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho biết dù mới chỉ tổng hợp số liệu từ 56 dự án thuộc 14 tập đoàn và doanh nghiệp (DN) trong tổng số 490 dự án nhà ở được phê duyệt trong các năm 2015-2019 nhưng đã ghi nhận đến 29.068 căn nhà và căn officetel (căn hộ văn phòng), gồm 26375 căn nhà (chủ yếu là căn hộ chung cư) và 2693 căn officetel bị chậm cấp sổ hồng . Nếu thống kê đầy đủ số liệu của hàng trăm dự án đã bàn giao nhà cho khách hàng nhưng chưa được tính tiền sử dụng đất thì số lượng căn nhà bị chậm cấp sổ hồng còn lớn hơn nhiều lần - ông Châu nhấn mạnh. Thực tế, câu chuyện treo sổ hồng nhiều năm qua luôn là đề tài nóng với những người đã mua căn hộ chung cư. Chị Phương, một cư dân ở chung cư Lexington (quận 2), cho biết gia đình chị sống gần 5 năm ở dự án này, dù đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ với chủ đầu tư nhưng vẫn chưa được cấp sổ. Rất nhiều lần cư dân ở đây tụ tập căng băng rôn phản đối, đòi quyền lợi từ chủ đầu tư. Ban quản trị chung cư cũng liên tục gửi đơn đến cơ quan chức năng từ TP đến trung ương để nhờ can thiệp, để cư dân sớm được cấp sổ. Nguyên nhân ách tắc việc cấp sổ hồng của dự án này là do khu đất hành lang trồng cây xanh phía trước chung cư không thể xác định được tiền sử dụng đất. Một dự án chung cư ở quận 2 đang bị “treo” sổ hồng nhiều năm Ảnh: THÁI PHƯƠNG Cư dân thuộc một dự án khác cũng ở quận 2 phản ánh vì căn hộ của họ chưa được cấp sổ nên việc mua bán, giao dịch đều rất khó, muốn thế chấp để vay ngân hàng cũng không được. Chưa kể, khi rao bán còn bị ép giá. Một căn hộ 76 m2 với 2 phòng ngủ ở khu này không bao giờ dưới 3 tỉ đồng nhưng nếu ai cần tiền bán gấp chỉ được 2,6-2,7 tỉ đồng - một cư dân ở chung cư này than thở. Trước thực trạng này, HoREA chỉ rõ việc chậm cấp sổ hồng do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do các chủ đầu tư không nộp được tiền sử dụng đất, dẫn đến tắc sổ hồng cấp cho người mua nhà. Nổi lên hàng đầu là công tác thực thi pháp luật của một số cơ quan chuyên môn và một số cán bộ công chức còn bất cập. Bên cạnh đó, có những quy định pháp luật như đánh đố, làm cho cán bộ công chức lúng túng. Đại diện Tập đoàn Hưng Thịnh cho hay DN có đến 13 dự án ở TP HCM, với gần 8800 căn hộ chưa được cấp sổ, vướng mắc lớn nhất nằm ở khâu xác định tiền sử dụng đất. Theo chủ đầu tư này, trước đây, khâu này do Sở Tài chính phụ trách. Sau năm 2014, Luật Đất đai 2013 và Nghị định 44 có hiệu lực, công tác này được giao Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP lập kế hoạch định giá đất và tổ chức thực hiện. Từ đó, hầu hết hồ sơ tính tiền sử dụng đất kéo dài nhiều năm vẫn chưa được giải quyết hoặc bị yêu cầu bổ sung nhiều lần. Theo ông Bùi Xuân Huy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland, đơn vị đang có 40 dự án tại TP HCM với hàng chục ngàn căn hộ, trong quá trình phát triển dự án, công ty đã gặp nhiều vướng mắc liên quan đất đai, đóng tiền sử dụng đất, cấp chủ quyền cho cư dân… Việc chậm trễ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất đã gây tâm lý hoang mang cho cư dân, ảnh hưởng uy tín DN cũng như ảnh hưởng môi trường đầu tư tại TP. Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Sơn Kim Land, cho biết công ty đã nộp 120 tỉ đồng tiền sử dụng đất cho dự án Gateway Thảo Điền (quận 2) và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ tháng 4-2016, dự án cũng đã được nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa được xem xét cấp sổ hồng khiến hàng trăm khách hàng bức xúc; khiếu kiện, khiếu nại khắp nơi để đòi sổ. Vướng mắc nhiều khâu Theo ông Lê Hoàng Châu, việc tắc tiền sử dụng đất dẫn đến tắc sổ hồng cho người mua nhà đã dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực như không bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng vừa gây tâm lý hoang mang, bất an cho khách hàng mua nhà, đồng thời còn làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Ngoài ra, việc này còn làm thiệt hại cho chủ đầu tư dự án, vì chẳng những không thu được 5% giá trị hợp đồng còn lại mà còn bị mang tiếng bội tín với khách hàng. Đáng quan ngại là đã có một số trường hợp người mua nhà khiếu kiện gay gắt, phát sinh tụ tập đông người, căng băng rôn, biểu ngữ, ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Ông Trần Văn Thạch, Phó Giám đốc Sở TN-MT TP, thừa nhận công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho các dự án trên địa bàn TP thời gian qua bị tắc nghẽn khá dài. Năm năm qua, TP chỉ thu được 3%-5% tiền sử dụng đất tại các dự án. Tuy nhiên, những vướng mắc phổ biến không chỉ ở khâu tính tiền sử dụng đất mà còn nằm ở nghĩa vụ bổ sung (do dự án có sự điều chỉnh khác với ban đầu) hoặc vướng đất công xen cài, vướng tài sản có nguồn gốc công sản... Theo Phó Giám đốc Sở TN-MT TP, 6 tháng đầu năm 2020, đơn vị này đã tính giá đất được cho 38 dự án, sắp tới sẽ trình UBND TP thông qua thêm 49 dự án. Ông Thạch cho rằng quy trình tính tiền sử dụng đất không khó, chủ yếu vướng về mặt kỹ thuật, pháp lý. Trả lời báo chí về sự việc này, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT TP, khẳng định với những dự án pháp lý hoàn chỉnh thì sở giải quyết ngay việc cấp sổ hồng. Còn dự án có vướng mắc phát sinh, lãnh đạo Bộ TN-MT sẽ làm việc với UBND TP để tháo gỡ kịp thời. Theo ông Thắng, vướng mắc lớn nhất của các dự án hiện nay là thời điểm định giá đất. Khoản 3 điều 108 Luật Đất đai 2013, quy định: Thời điểm tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là thời điểm nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất nhưng thực tế tại TP HCM có khá nhiều dự án mà thủ tục pháp lý diễn ra từ nhiều năm trước nên căn cứ pháp lý phải theo quy định của pháp luật về đất đai trước đó. Sau vì nhiều lý do mà dự án phải điều chỉnh, bổ sung về quy mô, ranh giới, diện tích, vị trí cũng như chỉ tiêu quy hoạch, cơ cấu sử dụng đất theo quy định của từng thời kỳ... đến nay bị tắc khi giải quyết tiếp tục theo quy định của pháp luật hiện hành. Ông Thắng cho hay từ đầu năm 2015 đến nay, Sở TN-MT đã có nhiều văn bản báo cáo, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Trong đó, nhiều vấn đề đã được các bộ ngành chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời. Tuy vậy, vẫn còn không ít vướng mắc dù đã kiến nghị nhưng cần có thời gian để các bộ ngành nghiên cứu để đưa vào thông tư, nghị định và luật. Thời gian qua, sở cũng đã phối hợp cùng các sở ngành là thành viên Hội đồng Thẩm định giá đất TP nghiên cứu xây dựng đưa ra dự thảo bộ nguyên tắc xác định giá đất để TP trình lên các bộ, ngành Chính phủ phê duyệt nhằm rút ngắn thời gian phê duyệt giá đất. 7 kiến nghị Tại văn bản gửi UBND TP, HoREA đã kiến nghị 7 hướng tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy nhanh việc cấp sổ hồng cho người mua nhà. Thứ nhất, đề nghị UBND TP xem xét ưu tiên giải quyết cấp sổ hồng trước cho khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng mua nhà, để triệt tiêu các bất ổn xã hội tiềm ẩn. Thứ hai, về nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất bổ sung (nếu có) giữa chủ đầu tư dự án với nhà nước, nên tách ra xử lý riêng với một số biện pháp bảo đảm. Các căn hộ và diện tích kinh doanh chủ đầu tư giữ lại chưa cấp sổ hồng và sẽ cấp sau, khi đã có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoặc chủ đầu tư ký quỹ một khoản tiền hay có văn bản cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính bổ sung (nếu có). Thứ ba, kiến nghị UBND TP chỉ đạo xây dựng hoàn thiện quy trình công tác xác định giá đất, thẩm định giá đất của Sở TN-MT và Sở Tài chính, nhất là công tác điều tra khảo sát, thu thập các thông tin về giá chuyển nhượng, giá cho thuê và các yếu tố khác hình thành doanh thu của các dự án. Thứ tư, kiến nghị UBND TP chỉ đạo Sở TN-MT, Sở Tài chính xem xét, sớm giải quyết các dự án đã tạm nộp tiền sử dụng đất. Thứ năm, TP nên xem xét không thu thêm tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất làm hồ bơi, vườn hoa, lối đi nội bộ, bãi đậu xe nổi... đối với các dự án nhà chung cư đã được duyệt phương án xác định giá đất cụ thể và chủ đầu tư đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất. Thứ sáu, với những trường hợp dự án đã được duyệt phương án xác định giá đất cụ thể và chủ đầu tư đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, kiến nghị UBND TP xem xét chỉ đạo Sở TN-MT cấp sổ hồng cho toàn bộ diện tích tầng hầm, bao gồm cả phần diện tích tầng hầm nằm ngoài ranh diện tích xây dựng khối đế tòa nhà chung cư. Thứ bảy, kiến nghị UBND TP chỉ đạo các sở, ngành khẩn trương xem xét, kết luận các trường hợp dự án có điều chỉnh quy hoạch xây dựng, có hay không có phát sinh nghĩa vụ tài chính bổ sung. Đồng thời, TP cần sớm giải quyết những vướng mắc cụ thể của từng dự án và kịp thời trả lời cho các chủ đầu tư, không để tình trạng tiếp tục treo dự án, gây bức xúc cho DN và người mua nhà. Sơn Nhung | 2020-09-15 | Sơn Nhung | Kinh doanh | cafebiz |
TP.HCM: Cảnh báo về dự án đất nền “ma” đang rao bán tại trung tâm quận 10 | https://cafebiz.vn/tphcm-canh-bao-ve-du-an-dat-nen-ma-dang-rao-ban-tai-trung-tam-quan-10-20200915104200693.chn | UBND quận 10 cho biết, khu đất 502 đường 3/2 đang quảng cáo bán đất nền trên mạng xã hội đã được quy hoạch là đất sử dụng làm cơ sở sản xuất kinh doanh, thuộc Công ty Cổ phần Giầy da và May mặc xuất khẩu Legamex. Mới đây, UBND quận 10,TP.HCMđã có văn bản gửi các đơn vị có liên quan nhằm thông tin cho người dân được biết về tính pháp lý của khu đất số 502 (số cũ 106) đường 3/2, phường 14, quận 10. Theo UBND quận 10, thời gian qua, trên trang Facebook Đất Vàng Lega Fashion Q10 đã đăng một số thông tin với nội dung quảng cáo Khai trương dự án đất nền nhà phố - mặt tiền đường 3/2 quận 10, giá chỉ từ 55 triệu/m2, trong đó đính kèm hình ảnh khu đất tại số 502 đường 3/2, phường 14, quận 10. Ngoài ra còn có các nội dung khác như Cuộc sống xanh giữa lòng đô thị; cơ hội đầu tư sinh lời cực cao – an cư lạc nghiệp cực tốt; mở bán 1 đợt duy nhất 50 nền; sổ hồng riêng – hỗ trợ thủ tục công chứng sang tên sổ; ngân hàng hỗ trợ vay lên tới 70% trong 15 năm (Sacombank) để giới thiệu, quảng cáo, rao bán sản phẩm đất nền cho các nhà đầu tư. Quận 10 thông tin, khu đất số 502 đường 3/2 có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở và Tài sản khác gắn liền với đất số BB971036 do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 6/8/2010 cho Công ty Cổ phần Giầy da và May mặc xuất khẩu Legamex, theo pháp lý sử dụng đất thì lô đất trên sử dụng vào mục đích đất cơ sở sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tại Quyết định số 4450/QĐ-UBND của UBND TP về duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 khu dân cư phường 14, quận 10 thì khu đất có ký hiệu C4 là đất thương mại dịch vụ. Do đó, UBND quận 10 thông tin cho người dân được biết về tình trạng hiện nay của khu đất số 502 (số cũ 106) đường 3/2, phường 14, quận 10, nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, tránh thiệt hại về tài sản khi tham gia các giao dịch mua bán, đầu tư, sang nhượng tài sản tại khu đất nêu trên. Đồng thời, quận tiến hành lắp dựng biển cảnh báo, tổ chức kiểm tra, xử lý việc quảng cáo, rao bán sản phẩm đất nền theo đúng quy định pháp luật. Huyền Trâm | 2020-09-15 | Huyền Trâm | Kinh doanh | cafebiz |
Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản: 'Lướt sóng' năm nay rất rủi ro | https://cafebiz.vn/pho-chu-tich-hoi-moi-gioi-bat-dong-san-luot-song-nam-nay-rat-rui-ro-20200915103651412.chn | Năm 2020, bất động sản đối mặt với những khó khăn toàn diện song đây vẫn chưa là giai đoạn khủng hoảng của thị trường. Trước những khó khăn liên tục bủa vây thị trường bất động sản,Người Đồng Hànhcó cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, về thách thức, cơ hội của thị trường năm nay. Chưa thể gọi là khủng hoảng - Năm nay, phần lớn các loại hình BĐS đều gặp khó, đã có thể xem đây là giai đoạn thị trường khủng hoảng? - Thị trường BĐS năm nay gặp rất nhiều khó khăn. Giao dịch chững lại, nhiều khu vực thậm chí còn đóng băng, bất động sản du lịch tê liệt, nhà phố ồ ạt sang nhượng, doanh nghiệp địa ốc cũng chứng kiến tình trạng giải thể chưa từng thấy... Tuy nhiên, để nói là có khủng hoảng hay không thì theo tôi là không. Nói chính xác hơn, bản thân thị trường BĐS Việt Nam đang chịu tác động của những khủng hoảng về chính sách lẫn khủng hoảng về dịch bệnh chứ nội tại của thị trường này thì chưa khủng hoảng. Chúng ta thấy rằng chính sách làm cho nguồn cung BĐS trở nên khan hiếm hơn trong những năm gần đây, còn dịch bệnh thì làm cho giao dịch, các hoạt động mua bán trên thị trường tê liệt. Trên quan điểm của tôi, 2020 là một năm thử thách sức khỏe của thị trường, doanh nghiệp và cả các nhà đầu tư, ai trụ được qua thời điểm này chứng tỏ là rất có năng lực. Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch hội Môi giới bất động sản Việt Nam.Ảnh: L.T - Khó khăn bủa vây là thế nhưng các báo cáo về thị trường cho thấy giá BĐS không những không giảm mà còn tăng. Ông có nghĩ đó là nghịch lý? - Đây không phải lần đầu tiên thị trường BĐS rơi vào cảnh khó khăn, nói chính xác thì đây đã là lần thứ tư rồi. Qua 3 giai đoạn khó khăn trước đây, thậm chí 3 giai đoạn đó có thể xem là 3 giai đoạn khủng hoảng rồi, trong đó bao gồm cả những đợt khủng hoảng kéo dài và trầm trọng như hồi 2012-2013, thì chưa bao giờ BĐS xuống giá cả. Thực tế trong bối cảnh giao dịch chậm lại, một số đơn vị cần tiền đã đưa ra chính sách kích cầu, tung các chương trình khuyến mại, tặng quà. Tuy nhiên, có thể thấy là chưa có đơn vị nào hạ giá sản phẩm của mình cả. Đó là quy luật của thị trường. Bản chất BĐS là những sản phẩm có giới hạn, không phải vô hạn. Khi nguồn cung có giới hạn, đặc biệt là nguồn cung nằm ở vị trí đắc địa, có tiềm năng phát triển tốt ngày càng hiếm thì không có lý do gì lại có thể xuống giá. Nhìn vào nguồn hàng cao cấp ở nội đô Hà Nội chẳng hạn, chúng ta thấy nguồn cung đang rất hạn chế nếu không muốn nói là không có các sản phẩm mới. Nếu có, khách hàng cũng giành nhau đăng ký mua. Như vậy có thể thấy thấy nhu cầu của thị trường vẫn rất lớn, dù khó khăn thì cũng chưa thể ảnh hưởng đến giá được. - Nói như vậy thì giá BĐS không hề chạm đáy như một số nhận định? - Đúng vậy. Như tôi đã nói, giá BĐS không bao giờ có dòng quay ngược giảm xuống, chỉ có thể tạm dừng đợi thời cơ hoặc tăng. Vẫn có cơ hội giữa khó khăn - Vậy theo ông, năm nay có phải là năm có thể đầu tư BĐS? - Nếu đầu tư theo dạng lướt sóng, tôi khẳng định năm nay không thể. Thị trường chưa sôi động trở lại, nếu lướt sóng thì rất rủi ro, vì chúng ta chưa thể biết chính xác đến lúc nào thị trường mới có thể phục hồi. Chưa kể, thị trường bất động sản thời gian qua đã có sự chậm nhịp. Những năm 2017 - 2018, chúng ta chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường.Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2019, các chỉ số của thị trường đã có dấu hiệu giảm xuống, lượng hấp thụ chỉ còn khoảng 70% so với năm 2018. Thời gian qua, chính sách của thị trường bất động sản cũng đã bộc lộ những điểm hạn chế. Nhiều dự án ở các đô thị lớn phải dừng lại để thanh tra, kiểm tra, một số địa phương cũng hạn chế phát triển các dự án mới. Mỗi địa phương có khoảng 20-30 dự án bị dừng triển khai, còn các đô thị lớn như Hà Nội hay TP HCM thì có thể có tới cả trăm dự án như vậy. Rồi đến năm nay, dịch Covid-19 đã làm thay đổi hành vi đầu tư của nhà đầu tư. Xu hướng giữ tiền mặt được lựa chọn nhiều hơn. Còn cơ hội đầu tư dài hạn, bền vững, theo tôi thì có. Gần như không có cơ hội đầu cơ lướt sóng bất động sản trong năm nay.Ảnh: Thủy Tiên. - Với tình hình này, thị trường bao giờ mới có thể phục hồi? - Nếu Chính phủ kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, có thể tin tưởng trong quý IV, hoạt động của thị trường sẽ trở lại một cách tốt hơn, dù không sôi động như mọi năm. - Người ta vẫn nói trong nguy có cơ, theo ông, giữa lúc thị trường gặp khó, cơ hội là gì và sẽ dành cho ai? - Tất nhiên vẫn luôn tồn tại cơ hội trong khó khăn. Giữa mùa dịch, giữa lúc thị trường chững lại, cơ hội sẽ thuộc về những nhà đầu tư, những doanh nghiệp có tiềm năng, tiềm lực, sức khỏe tốt. Chúng ta thấy thời gian vừa rồi vẫn có nhiều đơn vị duy trì việc bán hàng bằng cách thích ứng, đưa ra các hình thức tiếp cận khách hàng khác nhau. Rồi các thương vụ M&A xuất hiện rất nhiều trên thị trường, có thể xem là một cách để thanh lọc, loại bỏ các đơn vị, hình thức kinh doanh yếu kém, thiếu phù hợp, đón những doanh nghiệp, nhà đầu tư có năng lực hơn tham gia thị trường... Theo tôi, cơ hội rõ ràng là có và luôn dành cho những người có tiềm lực và biết nắm bắt thời cơ. Lâm Tùng | 2020-09-15 | Lâm Tùng | Bất động sản | cafebiz |
Mâu thuẫn tăng cao, Gamuda Land bất ngờ yêu cầu khách hàng trả nhà | https://cafebiz.vn/mau-thuan-tang-cao-gamuda-land-bat-ngo-yeu-cau-khach-hang-tra-nha-20200915092432209.chn | Ngày 4/9, Công ty Gamuda Land Việt Nam (Gamuda Land) khiến nhiều khách hàng bất ngờ khi ra văn bản chấm dứt hợp đồng, thu lại nhà liền kề đã bán cho khách tại Dự án Khu đô thị mới C2 Gamuda Garden (Dahlia Homes - ST5). Sự việc mâu thuẫn giữa khách hàng và Công ty Gamuda Land Việt Nam tại Dự án Khu đô thị mới C2 Gamuda Garden (Dahlia Homes - ST5) diễn ra từ đầu năm 2020 liên quan đến các vấn đề về diện tích, hạ tầng, phí đặt cọc khi hoàn thiện căn hộ. Cụ thể, theo phản ánh của khách mua nhà, các căn biệt thự, liền kề tại ST5 thiếu hụt diện tích từ 13-20 m2. Khách hàng khu ST5 cũng cho rằng chủ đầu tư tự ý nâng phí quản lý vận hành từ 7700 đồng/m2 theo hợp đồng mua bán lên mức 11000 đồng/m2. Cùng với đó, khách hàng cũng không đồng tình với mức thu cọc 50 triệu đồng khi cư khách hàng thiện căn hộ. Đặc biệt, nhóm khách hàng còn phản ánh Gamuda Land bàn giao nhà khi chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng, gồm hạ tầng kỹ thuật các con đường nằm trong Dự án, hạ tầng xã hội Club House và các tiện ích khác. Sau nhiều lần đối thoại bất thành, nhiều khách hàng đã thông báo đến Chủ đầu tư Gamuda Land về việc tạm dừng nghĩa vụ tài chính từ đợt 6 (đến hạn 30/6/2020) theo hợp đồng thương mại cho đến khi những vấn đề trên được khắc phục. Trong khi những mâu thuẫn chưa được giải quyết, khách hàng cho biết Gamuda Land đã gửi văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng đến hai khách hàng mua nhà liền kề tại Dự án Khu đô thị mới C2 Gamuda Garden (Dahlia Homes - ST5). Theo thông báo chấm dứt hợp đồng, Gamuda Land yêu cầu khách hàng phải phục hồi nguyên trạng, dỡ bỏ mọi trang bị, di dời đồ vật khỏi căn nhà để phục vụ việc chấm dứt hợp đồng này; phải chấm dứt cư ngụ, sử dụng căn nhà, và bàn giao lại toàn bộ căn nhà cho Công ty trong vòng 7 ngày kể từ ngày của Thông báo này. Công ty bảo lưu các quyền và biện pháp khắc phục liên quan đến việc lấy lại căn nhà. Gamuda Land cũng khẳng định: Từ ngày 11/9/2020, Ông/bà sẽ không còn bất kỳ quyền lợi, quyền yêu cầu hay bất kỳ lợi ích nào đối với công ty Chúng tôi liên quan đến căn nhà hay mọi đồ vật để lại tại căn nhà. Chúng tôi có toàn quyền xử lý hoặc thuê nhà thầu phục hồi căn nhà, loại bỏ các đồ vật này theo phương thức chúng tôi cho là phù hợp, định đoạt căn nhà mà không cần bất kỳ sự tham khảo hoặc thông báo trước tới Ông/bà. Trong trường hợp phát sinh chi phí cho phần việc này, chi phí này sẽ được tính vào khoản bồi thường cho thiệt hại mà Công ty phải gánh chịu và chúng tôi sẽ cập nhật lại cho Ông/bà như đã đề cập bên trên. . Văn bản chấm dứt hợp đồng và yêu cầu trả nhà của Gamuda Land gửi đến khách hàng. Theo Gamuda Land lý do chấm dứt hợp đồng là do Công ty đã nhiều lần gửi thông báo nhắc nhở đến hai khách hàng về việc thanh toán đợt 6 (đến hạn ngày 30/6/2020) và đợt 7 (đến hạn vào 31/7/2020). Tuy nhiên, đã quá hạn thanh toán cả hai đợt trên 30 ngày nhưng hai khách hàng vẫn không đóng tiền. Như vậy, Ông/bà đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thanh toán theo Hợp đồng mua bán, đây là một vi phạm cơ bản hợp đồng, gây thiệt hại cho công ty và làm cho chúng tôi không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, văn bản của Gamuda Land nêu rõ. Ngay sau khi nhận được văn bản của Gamuda Land, khách hàng mua nhà tại khu liền lề Dahlia Homes - ST5 bức xúc cho biết kể từ khi ký hợp đồng mua bán căn nhà họ đều đặn nộp tiền và các nghĩa vụ tài chính theo đúng hợp đồng. Tuy nhiên, khi được nhận bàn giao nhà, khách hàng đã kiểm tra và phát hiện hàng loạt vấn đề và đã nhiều lần kiến nghị khắc phục, đồng thời, thông báo bằng văn bản đến chủ đầu tư về việc sẽ dừng mọi nghĩa vụ tài chính cho đến khi các sai phạm được khắc phục. Và trong lúc các kiến nghị chưa được giải quyết, chủ đầu tư lại đơn phương ra quyết định thu hồi căn hộ là không hợp pháp. Đặc biệt, khách hàng cho biết theo Điều 172 của hợp đồng mua bán, trong trường hợp có tranh chấp nào phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng thì các bên giải quyết trước tiên qua thương lượng. Sau 30 ngày kể từ khi một bên phát hành thông báo bằng văn bản cho Bên kia về tranh chấp phát sinh mà tranh chấp vẫn không giải quyết được, mỗi Bên đều có quyền đưa tranh chấp đó ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Được biết, trước những phản ánh gay gắt của khách hàng, ngày 10/9/2020 trước ngày chấm dứt Hợp đồng mua bán, Gamuda Land tiếp tục gửi đến khách hàng Thông báo về việc gia hạn thời gian bàn giao lại căn nhà. Theo đó, thông báo nêu rõ, sau cuộc họp ngày 10/9/2020 giữa Công ty và khách hàng, công ty đồng ý gia hạn thời gian bàn giao lại căn nhà đến ngày 21/9/2020. Thông báo của Gamuda Land cũng khẳng định trong khoảng thời gian này, các bên có thể thống nhất được phương án giải quyết mọi vấn đề vướng mắc còn tồn đọng. Trường hợp không thống nhất được phương án giải quyết, Gamuda Land sẽ thực hiện các quyền theo quy định Hợp đồng mua bán nhà ở đã ký. Tuy nhiên, theo khách hàng mua nhà tại Dahlia Homes - ST5 phản ánh, bản chất văn bản chấm dứt hợp đồng đơn phương yêu cầu trả nhà của Gamuda Land đã không đúng theo quy định hiện hành nên việc có gia hạn 10 ngày hay thậm chí lâu hơn cũng không có ý nghĩa. Điều quan trọng, Gamuda phải giải quyết những mâu thuẫn hiện tại, tìm được tiếng nói chung với khách hàng. Lan Nhi | 2020-09-15 | Lan Nhi | Bất động sản | cafebiz |
Giá bất động sản Đà Nẵng giảm mạnh | https://cafebiz.vn/gia-bat-dong-san-da-nang-giam-manh-20200915091932193.chn | Vốn đã gặp nhiều khó khăn vào cuối năm 2019, đến khi dịch Covid-19 bùng phát thì BĐS Đà Nẵng mới thực sự “thấm đòn”. Nhiều dự án có hiện tượng giảm giá sâu lên đến 25-40% trong bối cảnh thị trường gần như đóng băng. Giảm giá vẫn không có giao dịch Năm 2018, Đà Nẵng và một số huyện giáp ranh thuộc tỉnh Quảng Nam bắt đâu nổi lên cơn sốt đất chưa từng có, nhất là phân khúc đất thổ cư. Vào thời điểm cuối năm cuối 2018 đầu 2019 giá đất nền tại khu vực này tăng một cách chóng mặt, có những nơi giá đất tăng gấp 3-4 lần so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng, đến cuối năm 2019, sau thời gian nóng sốt bất thường, đất Đà Nẵng có dấu hiệu chững lại, nhiều nhà đầu tư (NĐT) giảm giá nhẹ để ra hàng nhưng cũng khá khó khăn. Đến đầu năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát thì thị trường BĐS nơi đây thực sự lao dốc cả giao dịch lẫn giá bán. Nhiều dự án, NĐT rao bán với giá giảm sâu nhưng cũng khó ra hàng. Mức giảm trung bình từ 15-20% (tùy khu vực), một số dự án, sản phẩm giảm giá đến 30-40%, thậm chí 50% để có thể ra được hàng. Đất nền Đà Nẵng đang có hiện tượng giảm giá sâu Khảo sát một số trang rao bán bất động sản, cho thấy đất nền ở một số khu vực tại Đà Nẵng giảm giá khá sâu so với thời đỉnh cơn sốt. Chẳng hạn, tại khu vực phía Nam Đà Nẵng, giá chuyển nhượng đất khu Hòa Xuân giai đoạn 2018 được rao ở mức gần 4 tỉ đồng/lô, giờ hiện đã giảm xuống còn 3 tỉ đồng/lô. Đất dự án khu đô thị FPT City hiện cũng giảm còn 2,4 tỉ đồng/lô so với mức giá 3,6 tỉ đồng/lô đầu năm 2019. Hay, giá đất dự án khu đô thị Golden Hills, khu đô thị Phước Lý đã giảm từ khoảng 3,6 tỉ đồng/lô xuống còn 2,2 tỉ đồng/lô có diện tích 100m2 và mặt đường 7,5m. Có những lô đất 100m2 tại Nam Hòa Xuân đầu năm 2019 có giá trên 4 tỉ đồng, nhưng ở thời điểm hiện tại chỉ còn khoảng trên 2 tỉ đồng/nền. Tại phía Nam đường Nguyễn Tri Phương, mức giá giao dịch cũng chỉ còn gần 3 tỉ đồng/lô 100m2, trong khi mức giá trước đó vào thời điểm sốt (năm 2018) khoảng là 45 tỉ đồng/nền. Mặc dù có hiện tượng giảm giá sâu nhưng hoạt động giao dịch mua bán tại Đà Nẵng hiện tại khá ít, có những khu vực trước đó dân đầu tư đổ về mua bán ồ ạt thì hiện nay vắng bóng. Bên cạnh việc nhiều NĐT có tâm lý phòng thủ, lựa chọn giữ tiền mặt để tránh rủi ro trong thời kỳ dịch bệnh và kinh tế suy giảm thì có nhiều NĐT còn mắc cạn tại đây vì không ra được hàng. Giá bị đẩy lên cao, nhiều NĐT ôm bom Ghi nhận cho thấy, sau thời gian ngắn sốt nóng, đến gần giữa năm 2019 không ít NĐT nhỏ mua vào nhưng không kịp bán ra hiện tại đối mặt với nhiều hệ lụy như thua lỗ, mất vốn, nợ nần. Nhiều NĐT rao bán cắt lỗ sâu đến 2/3 giá trị sản phẩm cũng không có người hỏi mua. Tại thị trường này, các NĐT đã rút gần hết cho nên hiện xuất hiện nhiều tình trạng ế ẩm không có người mua. Những người bán cắt lỗ đa số là NĐT lướt sóng, nguồn vốn sẵn có mỏng, chủ yếu dùng đòn bẩy tài chính ngân hàng để đầu tư nay phải bắt buộc bán lỗ do không gánh nỗi tiền lãi. Họ cũng chính là những NĐT vào thị trường giai đoạn cuối cùng lúc thời điểm sốt. Theo các chuyên gia, tình trạng bán lỗ, bán tháo, giảm giá sâu thể hiện giá đất Đà Nẵng đã bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực. Những người ôm hàng trước đó hiện khốn đốn với việc ra sản phẩm. Sau thời gian ôm bom hiên nhiều NĐT bắt đầu tìm cách nhả hàng nhưng tìm người mua ở bối cảnh này không phải dễ dàng. Nhiều NĐT đang bị chôn vốn tại thị trường này. Ảnh: Minh họa Tại báo cáo thị trường BĐS Đà Nẵng mới đây, DKRA Vietnam cho rằng, trong 7 tháng đầu năm 2020, thị trường BĐS nhà ở Đà Nẵng chứng kiến sự sụt giảm mạnh ở hầu hết các phân khúc do tác động của dịch bệnh. Đặc biệt, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng vốn là thế mạnh của Đà Nẵng càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn. Có thể nói, BĐS nghỉ dưỡng gần như ngủ đông trong suốt thời gian qua. Mặc dù cuối tháng 5 và tháng 6 có những dấu hiệu tích cực trở lại với một vài dự án được đưa ra thị trường nhưng gần như chỉ mang tính chất thăm dò. Trong khi đó, phân khúc đất nền, giá bán sơ cấp và thứ cấp giảm mạnh, sức tiêu thụ chung của toàn thị trường ở mức thấp, xu hướng giảm kéo dài từ giữa năm 2019 đến nay. Giao dịch thứ cấp kém sôi động, thị trường có dấu hiệu giảm giá sơ cấp và thứ cấp ở một số dự án. Dự báo về thị trường BĐS Đà Nẵng đến hết năm 2020, đại diện đơn vị này cho rằng, ở phân khúc đất nền, giá bán có thể tiếp tục xu hướng giảm đến hết năm 2020. Các dự án tập trung chủ yếu ở khu Nam và khu Bắc của thành phố. Ở phân khúc nhà phố và biệt thự, thị trường tiếp tục khan hiếm nguồn cung. Sức mua chung của toàn thị trường tiếp tục xu hướng giảm từ giữa cuối năm 2019. Các dự án tập trung chủ yếu ở khu Bắc, nằm xen giữa các dự án đất nền quy mô lớn đã triển khai trước đó. Mặt bằng giá có thể sẽ duy trì xu hướng đi ngang và không có nhiều biến động so với đầu năm. Cục bộ, giá bán có thể giảm ở vài giao dịch đơn lẻ do một số nhà đầu tư bị áp lực dòng tài chính bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. Với BĐS nghỉ dưỡng, nguồn cung mới condotel có thể sẽ khan hiếm. Đồng thời, sức mua chung toàn thị trường vẫn duy trì ở mức rất thấp và khó có sự phục hồi rõ nét vào cuối năm. Các dự án tập trung chủ yếu dọc theo trục đường ven biển Võ Nguyên Giáp -Trường Sa- Lạc Long Quân kết nối Đà Nẵng và Hội An. Hạ Vy | 2020-09-15 | Hạ Vy | Bất động sản | cafebiz |
Làn sóng ồ ạt rao bán khách sạn, dự án BĐS chưa từng có trong nhiều năm qua | https://cafebiz.vn/lan-song-o-at-rao-ban-khach-san-du-an-bds-chua-tung-co-trong-nhieu-nam-qua-20200916151124928.chn | Do tác động bởi dịch bệnh khiến kinh tế khó khăn, thị trường BĐS trầm lắng khiến nhu cầu rao bán các tài sản BĐS lớn gia tăng, nhất là các khách sạn vừa và nhỏ. Rầm rộ phát mại tài sản, rao bán dự án Theo nhận định của giới đầu tư BĐS, chưa năm nào hiện tượng rao bán các khách sạn cũng như các BĐS giá trị lớn lại đang diễn ra mạnh như năm nay trong nhiều năm qua. Làn sóng này được cho là bởi tác động của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là sau lần dịch bệnh thứ 2 bùng phát. Hiện nay thông tin rao bán các BĐS lớn tại các thị trường trọng điểm, trước đây từng là điểm nóng như Tp.HCM, Hà Nội hay các thủ phủ du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…tràn ngập trên các trang mạng về BĐS, hoặc trong các room về BĐS trên mạng. Nhiều cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng thời gian qua rơi vào tình trạng khốn đốn do du lịch gần như đóng băng để phòng, chống dịch Covid-19. Một con số rất đáng chú ý khi đại diện Sở Du lịch Đà Nẵng vừa có chia sẻ với tờ Zing, đó là có tới 24,7% trong tổng số 1.080 cơ sở lưu trú đang rao bán do tình hình kinh doanh rất khó khăn, tương đương khoảng 250 – 260 khách sạn/căn hộ/biệt thự. Thực tế cho thấy, các tuyến phố nhỏ nơi tập trung nhiều các khách sạn 2-3 sao ở Tp.HCM thường là các tài sản được rao bán nhiều, hoặc nhiều khách sạn mini ở trung tâm Đà Nẵng và Nha Trang cũng đang được rao bán rầm rộ. Trên các tuyến phố như Lý Tự Trọng, Bùi Thị Xuân hay Lê Thánh Tông ở Tp.HCM có nhiều dự án khách sạn nhỏ được rao bán từ vài chục tỷ đồng cho đến vài trăm tỷ đồng, quy mô khách sạn dưới 100 phòng. Chẳng hạn khách sạn 3 sao Alagon Saigon Hotel & Spa nằm trên đường Lý Tự Trọng (quận 1) với quy mô 110 phòng, 8 lầu đang được rao bán với giá 230 tỷ đồng; Gần đó một khách sạn 12 tầng trên đường Sương Nguyệt Ánh, phường Bến Thành, quận 1, được chào giá 1170 tỷ đồng; Một khách sạn quy mô 85 phòng tọa lạc trên đường Võ Văn Tần, quận 3 được rao bán với giá 380 tỷ đồng… Tương tự tại Hà Nội, nhiều khách sạn nhỏ cũng được rao bán như khách sạn L’Heritage Diamond (Cửa Đông, Hoàn Kiếm) với 12 phòng, 6 tầng được rao bán 66 tỷ đồng; khách sạn 3 sao ở Mã Mây cũng rao bán 34 tỷ đồng; khách sạn Hàng Bè 69 tỷ đồng… Tại Đà Nẵng, nhiều khách sạn cũng phải rao bán như chủ khách sạn 8 tầng trên đường Võ Văn Kiệt, quận Sơn Trà, rao bán 29 tỉ đồng, một khách sạn 6 tầng trên đường Lê Quang Đạo, quận Ngũ Hành Sơn, gần biển, ngay khu phố du lịch An Thượng cũng được rao bán với giá 33 tỉ đồng, và nhiều khách sạn khác trên các con đường khách sạn tại Đà Nẵng như Hồ Nghinh, Hà Bổng, Trần Bạch Đằng, Võ Nguyên Giáp, Hồ Xuân Hương…được rao bán khá nhiều. Hay mới đây, nhiều ngân hàng cũng ra thông báo phát mãi tài sản. Trong đó, nhiều tài sản là các BĐS lớn hoặc dự án. Đơn cử như Sacombank vừa thông báo bán đấu giá để thu hồi nợ lô đất hơn 6300m2 có địa chỉ tại số 245/61B Hòa Bình, phường Hiệp Tân, Tân Phú giá khởi điểm là 355 tỷ đồng (chưa bao gồm VAT). Trước đó, lô đất cũng được chào giá 413 tỷ. Lô đất này của CTCP Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Bất động sản Tân Phong. Dự kiến phiên đấu giá được diễn ra vào đầu tháng 10 tới, nhà đầu tư muốn tham gia phải đặt trước 5% giá khởi điểm của tài sản, tương đương 17,75 tỷ đồng. Ngoài ra, Sacombank cũng vừa thông báo phát mại khách sạn Ngân Kiều tại số 41-45 đường 281 Lý Thường Kiệt, phường 15, quận 11 (TP.HCM), tổng diện tích sử dụng hơn 4000 m2, giá khởi điểm cho tài sản này là 122 tỷ đồng. Không chỉ Sacombank, BIDV và một số ngân hàng khác gần đây cũng đua nhau bán đấu giá tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Như trường hợp dự án có diện tích 834m2 quyền sử dụng trong mảnh đất có diện tích 2832 m2 tại số 2-4 phố Đội Nhân, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình (Hà Nội), giá khởi điểm 98 tỷ đồng, là lần thứ 2 BIDV đấu giá với giá giảm 2 tỷ; Vietcombank mới đây cũng phát mại hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị của Nhà máy Vinaxuki Thanh Hóa để thu hồi nợ. So với giá thanh lý lần đầu là 44,3 tỷ (tháng 4), giá rao bán lần thứ 5 của ngân hàng đã giảm 8 tỷ, còn 36,3 tỷ đồng… Không dễ mua Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Xuân Cần cho biết, hiện nay thông qua SohoVietnam có rất nhiều nhà đầu tư (là những quỹ đầu tư nước ngoài hoặc giới nhà giàu ở các lĩnh vực khác – PV) quan tâm đến câu chuyện mua lại các tài sản là BĐS, chỉ riêng trong lĩnh vực khách sạn và khu nghỉ tổng số tiền đang mà các nhà đầu tư này sẵn sàng chi tiêu vào khoảng 8000 – 10000 tỷ đồng. Tiêu chí mà các nhà đầu tư đặt ra là các tài sản đã xây xong, đang vận hành, hoặc xây dựng dở dang, đất dự án. Quy mô từ 100 – 500 phòng khách sạn tại các địa điểm như Tp HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Hội An, Hạ Long, Huế, Quy Nhơn, Vũng Tàu… Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Sohovietnam Mới đây một quỹ đầu tư nước ngoài có đặt hàng chúng tôi với ngân sách cho việc mua bất động sản tại Việt Nam giai đoạn này vào khoảng 3000 tỷ đồng. Tiền thì sẵn sàng nhưng để đi đến một thương vụ mua bán thành công là rất khó khăn, không hề dễ dàng, ông Cần chia sẻ. Cũng theo ông Cần, có 2 lý do khiến không có nhiều thương vụ khớp lệnh thành công. Một là, thực tế mức độ giảm giá sâu về BĐS chưa đạt được như người mua kỳ vọng. Những tài sản hoa hậu ít được rao bán và nhiều tài sản cũng chỉ giảm giá nhẹ. Hai là, nếu như các tài sản rao bán với mức giảm tương đối thì có thể lại gặp vấn đề về pháp lý của dự án. Nhiều chuyên gia địa ốc nhận định thị trường M&A bất động sản sẽ diễn ra sôi động trong thời khủng hoảng. Tuy nhiên, thực tế thì giao dịch mua bán thành công hiện nay trên thị trường không nhiều. Theo bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc bộ phận nghiên cứu, tư vấn phát triển và thẩm định giá của CBRE Việt Nam tại Hà Nội, đây là xu hướng diễn ra mạnh, trước khó khăn của thị trường BĐS do đại dịch Covid-19, nhiều dự án rơi vào tình trạng khó khăn về vốn và đây là cơ hội cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã quan tâm đến các dự án tại Việt Nam, tuy nhiên, do BĐS là tài sản giá trị lớn họ không thể khảo sát hay tiến hành giao dịch trực tuyến, giai đoạn này họ gặp trở ngại do dịch nhưng đích ngắm đã rõ. Theo khảo sát của Savills Việt Nam, thị trường vốn trong thời gian gần đây ghi nhận ngày càng nhiều các giao dịch mua bán cổ phần từ 49-76%, không giới hạn việc cần phải mua toàn bộ dự án.Tiến sỹ Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, trong nửa cuối năm, một số giao dịch M&A sẽ thuận buồm xuôi gió.Thị trường bất động sản sẽ sớm phục hồi và phát triển lớn mạnh trong giai đoạn tiếp theo 2021 - 2022. Nhật Minh | 2020-09-16 | Nhật Minh | Kinh doanh | cafebiz |
Trước lùm xùm yêu cầu khách hàng trả nhà vì mâu thuẫn, Gamuda Land đang lãi lớn với 2 dự án tại Việt Nam | https://cafebiz.vn/truoc-lum-xum-yeu-cau-khach-hang-tra-nha-vi-mau-thuan-gamuda-land-dang-lai-lon-voi-2-du-an-tai-viet-nam-2020091614223474.chn | Không cần tới những ồn ào gần đây để tổ hợp dự án Gamuda Việt Nam được chú ý. Trước đó, tổ hợp dự án tại Việt Nam luôn xuất hiện trên báo cáo của Tập đoàn Gamuda Berhad với những lời nhận định có cánh. Điều này cũng tương đồng với kết quả kinh doanh trong hai năm gần nhất, khi Việt Nam chính là thị trường đóng góp tới 2/3 doanh thu nước ngoài cho tập đoàn của Malaysia. Công ty Gamuda Land Việt Nam (Gamuda Land) vừa khiến nhiều khách hàng bất ngờ khi ra văn bản chấm dứt hợp đồng, thu lại nhà liền kề đã bán cho khách tại Dự án Khu đô thị mới C2 Gamuda Garden (Dahlia Homes - ST5), Quận Hoàng Mai - Hà Nội. Sự việc phát sinh từ mâu thuẫn giữa khách hàng và Gamuda Land - chủ đầu tư dự án Gamuda City - từ đầu năm nay liên quan đến các vấn đề về diện tích, hạ tầng, phí đặt cọc khi hoàn thiện căn hộ. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu các dự án của Gamuda dính tai tiếng và cũng không phải tới nay, tập đoàn này mới thu hút sự chú ý. Báo cáo thường niên những năm gần đây của Gamuda Berhad nhắc đến Việt Nam là một trong những thị trường trọng tâm của tập đoàn này, đóng góp tới 2/3 doanh thu từ thị trường nước ngoài. Kết quả này cũng phần nào tương đồng với số liệu tài chính của Gamuda Land Việt Nam - pháp nhân thực hiện dự án Gamuda City tại Hà Nội và Gamuda Land HCMC - pháp nhân thực hiện dự án Celadon City tại TP HCM. Niên độ tài chính 2017-2018, tổng doanh thu của hai công ty này đạt 2672 tỷ, nhưng đến năm tài chính 2018-2019, con số này tăng mạnh lên 4273 tỷ đồng khi dự án tại TP HCM bước vào giai đoạn ghi nhận doanh thu. Tổng lợi nhuận cũng tăng vọt từ mức 200 tỷ lên hơn 1000 tỷ đồng trong năm tài chính gần nhất. Con số doanh thu và lợi nhuận của hai pháp nhân tại Việt Nam thậm chí còn vượt trội hơn nếu nhìn từ báo cáo của công ty mẹ Gamuda Berhad. Theo đó, trong năm tài chính 2019 của tập đoàn Malaysia (kết thúc ngày 31/7, so với ngày kết thúc năm tài chính 30/6 của hai doanh nghiệp Việt Nam), doanh thu tại thị trường Việt Nam đạt tới 1,3 tỷ ringit, tương đương hơn 7500 tỷ đồng. Việt Nam luôn được xếp trong nhóm những thị trường có vai trò quan trọng nhất của tập đoàn này. Theo báo cáo thường niên của Gamuda Berhad, cả hai pháp nhân này đều do tập đoàn Malaysia sở hữu 100%, là chủ đầu tư của hai dự án phát triển đô thị quy mô lớn tại Việt Nam là Gamuda City tọa lạc gần công viên Yên Sở, Hà Nội với vốn đầu tư 3,5 tỷ USD từ năm 2007 và dự án Celadon City tại TP.HCM trị giá 1,16 tỷ USD được tập đoàn phát triển từ năm 2010. Dự án đang chịu tai tiếng gần đây - Gamuda City - có diện tích 474 ha, cách khu vực trung tâm Hà Nội 6 km với các hạng mục công trình gồm Gamuda Central, Gamuda Plaza, Gamuda Gardens, trung tâm thương mại Gamuda City và Gamuda Lakes. Giai đoạn đầu, dự án này phát triển phân khu Gamuda Gardens có quy mô 73 ha, cung cấp hơn 2100 căn hộ, 2000 nhà phố, 100 shophouse, 200 căn nhà liền kề và 100 căn biệt thự. Tổng vốn đầu tư của Gamuda Gardens là 850 triệu USD. Trong một bài viết năm 2017, tờ New Straits Times từng cho biết, sau khi đối mặt với nhiều thách thức tại Việt Nam trong các năm 2013 và 2014, Gamuda Land đã có sự phục hồi mạnh mẽ về doanh số bất động sản khi đạt 125 triệu USD vào năm 2015 và 220 triệu USD trong 2016 tại Việt Nam. Lãnh đạo Gamuda nhận định, thị trường bất động sản của Việt Nam trong giai đoạn đi lên nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Malaysia đã tạo ra hàng ngàn việc làm và giúp thu nhập người dân tăng lên. Thời điểm đó, tập đoàn từ Malaysia cũng đặt rất nhiều kỳ vọng về các dự án bất động sản tại TP HCM và Hà Nội khi đặt mục tiêu doanh thu hàng năm hơn 400 triệu USD kể từ năm tài chính 2019 trở đi. Tuyết Lan | 2020-09-16 | Tuyết Lan | Kinh doanh | cafebiz |
Cư dân chung cư The Vesta tố Hải Phát lừa dối khách hàng khi bán xong nhà thì phá sân chơi trẻ em xây bãi đậu xe | https://cafebiz.vn/cu-dan-chung-cu-the-vesta-to-hai-phat-lua-doi-khach-hang-khi-ban-xong-nha-thi-pha-san-choi-tre-em-xay-bai-dau-xe-20200916140356115.chn | Sáng 15-9, hàng trăm cư dân tại hai tòa nhà V3 và V6 thuộc chung cư The Vesta (do công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư, thuộc phường Phú Lãm, Q.Hà Đông, Hà Nội) bức xúc trước việc có nhiều người xuất hiện trước chung cư để thực hiện việc phá dỡ khuôn viên cây xanh và khu vui chơi của trẻ em để làm bãi xe. Dự án khu nhà ở xã hội Phú Lãm (tên chính thức là nhà ở xã hội The Vesta) do Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát - Hải Phát Invest (HoSE: HPX) làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư 2300 tỷ đồng, diện tích xây dựng hơn 45000m2 với dân số 3909 người. Dự án gồm 8 tòa cao tầng (V1-V8), mật độ dân cư đông đúc. Theo các cư dân sinh sống tại đây, khi mua nhà họ được giới thiệu dự án có các khu vui chơi trẻ em với không gian sống xanh mát và nhiều tiện ích đi kèm. Tuy nhiên, sau khi sinh sống ổn định được 2 năm thì các cư dân khá bất ngờ khi Hải Phát thông báo khu vui chơi trẻ em giữa khu V3-V6, V1-V4 thực chất được quy hoạch là đất xây dựng bãi đậu xe Nếu Hải Phát nói rõ ngày từ đầu khu vực khuôn viên cây xanh và khu vui chơi cho trẻ em là bãi giữ xe thì tôi đã không mua nhà ở đây. Một tòa nhà có 18 tầng, mỗi tầng có 16 căn hộ gia đình, hầu hết mỗi gia đình đều có trẻ em. Bây giờ phá khu cây xanh đi, trẻ em sẽ chơi ở đâu. Rõ ràng Hải Phát lừa dối người mua nhà, cư dân bức xúc. Nhiều băng rôn, khẩu hiệu đỏ rực được người dân mang xuống sân để phản đối chủ đầu tư (Ảnh cư dân cung cấp). Cư dân The Vesta bức xúc cho rằng hải Phải cố tình lừa dối khách hàng (Ảnh cư dân cung cấp). Người dân treo kín băng rôn yêu cầu Hải Phát giữ lại khu vui chơi trẻ em (Ảnh cư dân cung cấp). Băng rôn treo đỏ các tòa chung cư (Ảnh cư dân cung cấp). Được biết, từ tháng 6/2020 Hải Phát đã gửi đến các cư dân văn bản số 536 với nội dung: Tại thời điểm xây dựng dự án The Vesta, với mong muốn đem đến cho cư dân nhiều tiện ích và không gian sống nhiều cây xanh, chủ đầu tư đã chủ động giành phần đất thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư là ô đất (ký hiệu P-01, P-02) tại khu vực sân vườn cây CX3, CX4 có chức năng là bãi đỗ xe để xây dựng vườn hoa và khu vui chơi cho trẻ em. Theo yêu cầu của cơ quan chức năng, Công ty Hải Phát buộc phải hoàn thiện bãi đỗ xe theo quy hoạch đã được phê duyệt. Tuy nhiên, các cư dân sinh sống tại chung cư The Vesta khẳng định việc xây dựng 2 khu vui chơi này được chủ đầu tư hoàn thành vào tháng 1/2018, khi đó còn rất nhiều căn hộ ở The Vesta chưa được bán. Hải Phát đã cố tình xây dựng cảnh quan và môi trường không theo thiết kế nhằm thu hút khách hàng và dễ dàng bán được nhà. Đến bây giờ khi tất cả các căn hộ đã được bán/cho thuê xong thì họ bắt đầu phá bỏ để khôi phục lại đúng chức năng như phê duyệt. Điều này chứng tỏ chủ đầu tư đã cố tình lừa dối khách hàng. Cũng theo phản ánh của các cư dân The Vesta, trước đó ngày 16/7/2020, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã có văn bản số 552 hướng dẫn Hải Phát điều chỉnh quy hoạch để vẫn có thể giữ lại khu vui chơi. Cụ thể, văn bản nêu rõ: Trường hợp Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát và Ban quản trị Tòa nhà chung cư V1-V2 The Vesta mong muốn thực hiện khu vui chơi trẻ em tại ô đất P-01 và P-02, đề nghị Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát liên hệ với Sở quy hoạch Kiến trúc để thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì Hải Phát lại cố tình tiến hành tháo dỡ khu vui chơi, anh Đức, một cư dân sinh sống tại The Vesta cho biết. Được biết, liên quan đến dự án The Vista năm 2019 hàng nghìn cư dân sinh sống tại đây phản nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm amoni rất nặng, dù đã nhiều lần gửi đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết. Ngoài The Vista, Hải Phát cũngliên tục bị cư dân sính sống tại các khu chung cư do doanh nghiệp này đầu tư xây dựng tố hàng loạt vi phạm. Cụ thể, theo phản ánh của cư dân sinh sống tại chung cư The Pride (Hà Đông) từ khi về sinh sống tại khu chung cư họ gặp rất nhiều bất cập, bức xúc như: Tình trạng thang máy rơi tự do và hỏng liên tục; Bể phốt vỡ thường xuyên làm mùi hôi thối nồng nặc; Tiền phí bảo trì của gần 2000 hộ dân sống ở đây bị chủ đầu tư khất lần hơn 3 năm nay; Tự ý cắt xén các hạng mục tiện ích của căn hộ dù đã ghi rõ trong hợp đồng… Không chỉ khu chung cư The Pride, Công ty Cổ phần đầu tư Hải Phát cũng “dính” lùm xùm ở khu HHB Tân Tây Đô. Cư dân sinh sống tại đây liên tục phản ánh và có đơn thư gửi tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền “tố” hàng loạt tồn tại, vi phạm của Hải Phát liên quan tới hoạt động xây dựng, quản lý vận hành. Đỉnh điểm là Sở Xây dựng Hà Nội đã phải lập đoàn kiểm tra để xác định vi phạm tại chung cư HHB Tân Tây Đô trước loạt bức xúc của người dân. Thanh Ngà | 2020-09-16 | Thanh Ngà | Bất động sản | cafebiz |
Tp.HCM: Căn nhà nhiều cửa sổ đẹp ngỡ ngàng sau khi được cải tạo bằng những đồ dùng bỏ đi | https://cafebiz.vn/tphcm-can-nha-nhieu-cua-so-dep-ngo-ngang-sau-khi-duoc-cai-tao-bang-nhung-do-dung-bo-di-20200916093435865.chn | Chủ nhân ngôi nhà đã tích trữ tất cả các đồ cũ bỏ đi của bạn bè rồi mang về phục vụ cho việc tu sửa, cải tạo dự án. Căn nhà này nằm cạnh một căn hộ được xây dựng từ năm 1965. Gia chủ làm nghề du lịch, lữ hành, đã từng cho thuê căn nhà và định cải tạo thành nơi sinh hoạt văn hóa. Chính nơi này, mọi người gặp gỡ, chia sẻ và nấu những món ăn truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là món thuần chay. Họ cũng có thể ở lại đây trong thời gian ở Việt Nam. Chủ nhân của nó đã tích trữ tất cả các đồ cũ bỏ đi của bạn bè rồi mang về phục vụ cho việc tu sửa, cải tạo dự án. Đó là mọi loại đồ đạc như bàn, ghế, tủ quần áo, cửa sổ và chụp đèn. Với kinh phí eo hẹp, kiến trúc sư muốn khai thác những thứ cũ này với những thứ có sẵn, kết hợp cùng những thứ mới để tạo ra một không gian tươi mới hơn mà vẫn giữ những giá trị truyền thống của ngôi nhà trước đây. Các cửa sổ cũ được sử dụng làm vật liệu chính để tạo ra một diện mạo đặc biệt. Loại cửa sổ này đã được sử dụng ở Việt Nam từ rất lâu vì tính thông thoáng của nó. Hiện chúng được sắp xếp lại thành một mặt tiền mới với nhiều màu sắc khác nhau tạo nên sức hút đặc biệt, cũng như hài hòa với sự cổ kính của toàn bộ khu vực. Một số cửa sổ mở trên mái cung cấp không gian và ánh sáng tự nhiên cho cây cối bên dưới. Điều này tượng trưng cho sự phát triển, hy vọng về tương lai và sự tốt lành từ nền tảng truyền thống. Các cửa sổ này cũng hướng lên bên trong ngôi nhà như những vách ngăn để ngăn cách và trang trí cho không gian. Ở tầng trệt có tủ bếp cong dài đi xuyên nhà. Phòng bếp lớn phía trước là nơi mọi người nấu nướng, trò chuyện và thưởng thức những món ăn cùng nhau trong phòng ăn phía sau. Khu vườn và một cầu thang cũ lên tầng một nằm trong số những không gian này. Tầng 1 bố trí phòng ngủ phía trước vừa là nơi thư giãn hoặc làm việc. Một cầu thang thép mới được xây dựng bên cạnh giếng trời lên tầng hai - không gian trước đó không được sử dụng đến. Một phòng ngủ được tạo thêm bằng những tấm thép cũ có sẵn, nằm cách hệ thống mái một khoảng ngắn để ngăn nhiệt tác động vào bên trong. Từ phòng này ra phía trước, có một khu vườn để uống trà... ...và nhìn ra bầu trời đêm qua cửa sổ chiếu sáng. Hai nhà vệ sinh cũng được thiết kế cho các phòng ngủ. Một giếng trời nhỏ được đặt ở cuối để thông gió xuyên phòng, nó cũng cung cấp ánh sáng tự nhiên bên dưới nhà vệ sinh. Bề mặt xi măng không tinh chế, cửa sổ bằng gỗ và phên tre trên trần tạo nên một không gian vừa hiện đại vừa cổ kính, đồng thời làm sống lại kiến trúc Việt Nam những năm 60 - 70. Kiến trúc sư mong muốn tạo ra một nơi ở mới cho những người mới đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Trên cơ sở sắp xếp lại sự vật cũ theo phương thức mới thì sự vật cũ và cái mới đều có thể tồn tại và hỗ trợ lẫn nhau. Thời gian trôi qua, con người nơi đây sẽ thổi sức sống mới, linh hồn mới cho ngôi nhà này. (theo Archdaily) Pha Lê | 2020-09-16 | Pha Lê | Bất động sản | cafebiz |
Những điều bất ngờ về ông chủ dự án điện mặt trời cung cấp cho cả miền Tây | https://cafebiz.vn/nhung-dieu-bat-ngo-ve-ong-chu-du-an-dien-mat-troi-cung-cap-cho-ca-mien-tay-20200916085832412.chn | Mới đây, Tập đoàn Sao Mai (gọi tắt là ASM) đã tổ chức lễ khởi động lắp đặt hệ thống thiết bị chính của Nhà máy điện mặt trời Sao Mai (giai đoạn II) có công suất 106Mwp với vốn đầu tư hơn 3000 tỷ đồng. Giai đoạn II của dự án được triển khai tại huyện Tịnh Biên. Theo lãnh đạo Sao Mai, Tập đoàn này sẽ hoàn thành tổng thể Nhà máy điện mặt trời có tổng công suất 210 MWp, trên diện tích khoảng 270 ha, vốn đầu tư chạm mốc 6000 tỷ đồng vào cuối năm 2020. Dự án này còn có thể cung cấp cho cả khu vực ĐBSCL nói chung trong bối cảnh cả nước đang thiếu điện sinh hoạt cũng như phục vụ sản xuất. Là vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được kỳ vọng sẽ là mảnh đất cung cấp năng lượng sạch cho cả nước trong thời gian tới. ĐBSCL có khí hậu gió mùa, nóng và ẩm với 2 mùa rõ rệt. Mỗi năm, vùng đồng bằng này nhận trung bình 2200 - 2500 giờ nắng, với năng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngày 4,3 - 4,9 kWh/m2. Tiềm năng khai thác năng lượng ánh sáng rõ ràng rất lớn. Ước tính, cứ 1 m2 lắp đặt các tấm pin mặt trời có thể thu 5 kWh điện mỗi ngày. Nguồn chiếu sáng này rất ổn định với hơn 90% số ngày trong năm đều nhận được ánh sáng mặt trời đủ mạnh để vận hành các tấm thu năng lượng mặt trời. Tại tỉnh An Giang, là nơi có địa hình cao nhất ĐBSCL, mỗi năm trung bình có tới 2400 giờ nắng, cường độ bức xạ mỗi ngày khoảng 4,7 - 5,1 kWh/m2, phân bố khắp địa bàn Dự án Nhà máy điện năng lượng Mặt Trời Sao Mai được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào điều chỉnh Quy hoạch điện VII; Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung quy hoạch lưới điện đấu nối vào hệ thống điện quốc gia. Dự án cũng được Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3511/QĐ-UBND ngày 23/11/2017. Tập đoàn Sao Mai là Tập đoàn đa ngành tập trung vào 4 lĩnh vực chính, gồm bất động sản, du lịch, thủy - hải sản và năng lượng tái tạo. Dù không được nhắc đến nhiều như một tay chơi đáng chú ý trong lĩnh vực điện tái tạo như BIM hay Trung Nam, Sao Mai là nhà đầu tư tiên phong trong lĩnh vực điện mặt trời ở Việt Nam. Trong năm 2016, Sao Mai mở rộng hướng đi sang lĩnh vực năng lượng sạch, tiên phong khai thác kho báu năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Bắt đầu với hai dự án điện mặt trời tại An Giang có tổng công suất hơn 340MW và các dự án tại Ninh Thuận, Bình Thuận. Tháng 5/2017, Tập đoàn Sao Mai đã đưa vào vận hành dự án điện mặt trời mái nhà (công suất 1 MW) - lớn nhất Việt Nam thời điểm đó, khi chưa có đơn vị nào tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Tập đoàn Trung Nam, cái tên được chú ý nhất trong lĩnh vực năng lượng tái tạo hiện nay, đầu tư điện mặt trời vào năm 2018 (sau Sao Mai). BIM Group cũng bắt đầu đầu tư điện mặt trời trong năm này. Tiền thân của Tập đoàn Sao Mai (tên gọi khác của công ty cổ phần Đầu tư & Xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang) là công ty liên doanh Kiến trúc tỉnh An Giang được thành lập năm 1988. Đến năm 1997, theo xu hướng mở cửa hội nhập của nền kinh tế lúc bấy giờ, các cán bộ chủ chốt đã tách ra thành lập công ty cổ phần Xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang. Đây là doanh nghiệp ngoài quốc doanh có chi bộ Đảng đầu tiên của Tỉnh. Ban đầu, nhân sự của Sao Mai dưới 50 người. Vốn điều lệ 905 triệu đồng sau đó tăng lên vài tỷ đồng, hoạt động chủ yếu là thi công xây lắp công trình tại các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ rồi phát triển mở rộng lên Tây Nguyên. H.A | 2020-09-16 | H.A | Bất động sản | cafebiz |
Nốt 'thăng trầm' của thị trường bất động sản TP HCM 5 năm qua | https://cafebiz.vn/not-thang-tram-cua-thi-truong-bat-dong-san-tp-hcm-5-nam-qua-2020091608505385.chn | Căn hộ cao cấp áp đảo thị trường cho thấy sự lệch pha cung cầu, phát triển thiếu cân đối của thị trường khi thiếu nhà ở vừa túi tiền. Khổng Chiêm | 2020-09-16 | Khổng Chiêm | Kinh doanh | cafebiz |
Hưởng nhiều ưu đãi, vì sao TP.HCM vẫn xin cho Samsung chuyển sang doanh nghiệp chế xuất? | https://cafebiz.vn/huong-nhieu-uu-dai-vi-sao-tphcm-van-xin-cho-samsung-chuyen-sang-doanh-nghiep-che-xuat-20200917201249053.chn | Theo một cán bộ Cục Thuế Xuất nhập khẩu, thuộc Tổng cục Hải quan, Cty TNHH điện tử Samsung HCMC CE Complex (SEHC) đang là doanh nghiệp FDI, được hưởng hàng loạt ưu đãi ở mức kịch khung. Việc SEHC muốn xin chuyển sang doanh nghiệp chế xuất nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. UBND TP.HCM vừa kiến nghị Thủ tướng chấp thuận về chủ trương cho Cty TNHH điện tử Samsung HCMC CE Complex (SEHC) chuyển đổi sang doanh nghiệp (DN) chế xuất theo hình thức DN chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu (XK) hoạt động trong Khu công nghệ cao. Điều kiện đưa ra là SEHC phải đạt tỷ lệ giá trị xuất khẩu (XK) từ 90% trở lên và phải có cam kết bằng văn bản. Kiến nghị này được UBND TP.HCM lý giải nhằm hỗ trợ Samsung đầu tư sản xuất XK hiệu quả và hiệu suất cao hơn. Đồng thời tạo điều kiện để các DN phụ trợ trong chuỗi cung ứng Samsung cũng như những DN phụ trợ trên địa bàn thành phố đầu tư sản xuất kinh doanh có trọng tâm, đem lại giá trị thặng dư tốt hơn. Theo UBND TP.HCM, việc này cũng thể hiện cam kết tạo môi trường đầu tư thuận lợi, ổn định, củng cố niềm tin của Tập đoàn Samsung. Ngoài ra, cũng định hướng Việt Nam sẽ là trọng tâm của hoạt động đầu tư sản xuất, XK của Tập đoàn Samsung cung cấp cho thị trường toàn cầu. SEHC đang hoạt động tại Khu công nghệ cao, quận 9, TP HCM với ngành nghề sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử gia dụng gồm tivi thông minh, tivi LED và màn hình có độ phân giải cao... Tại đây, SEHC thành lập Trung tâm nghiên cứu phát triển các sản phẩm ứng dụng kỹ thuật tiên tiến cho các nhà máy điện tử của Tập đoàn Samsung. Doanh nghiệp này cũng thành lập phòng thí nghiệm đo kiểm trong lĩnh vực điện tử, viễn thông để đo kiểm các chỉ số của tivi theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định, DN chế xuất là DN được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc DN chuyên sản xuất sản phẩm để XK hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế. DN chế xuất được miễn thuế XK, thuế nhập khẩu (NK) đối với hàng hóa từ khu chế xuất XK ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài NK vào khu chế xuất, được hưởng các ưu đãi về thuế đối với trường hợp khuyến khích, đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo một cán bộ Cục Thuế Xuất nhập khẩu, thuộc Tổng cục Hải quan, SEHC hiện đang là DN FDI, được hưởng hàng loạt ưu đãi ở mức kịch khung. Nguyên nhân chính của đề xuất trên được cán bộ Hải quan đưa ra là SEHC đang tăng vốn, lượng tiêu thụ trong nước thấp nên muốn chuyển đổi thành DN chế xuất với 100% sản phẩm hàng hóa XK để xuất đi các nước khác. Theo báo cáo của công ty này, ước tính giá trị xuất khẩu hàng hóa năm nay khoảng 4,4 tỷ USD trên tổng doanh thu 4,9 tỷ USD, đạt tỷ lệ 90% doanh thu hoạt động sản xuất của công ty. Trước đó, năm 2018, Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP HCM đã đề nghị Bộ Tài chính chuyển Công ty SEHC thành DN chế xuất. Tuy nhiên, Bộ này sau đó trả lời bằng văn bản rằng, SEHC được thành lập và hoạt động trong khu công nghệ cao, không phải hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp hay khu kinh tế. Mặt khác, theo Bộ này, tổng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng của Samsung từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2018 là 165613 tỷ đồng, trong đó hơn 75% là doanh thu chịu thuế suất 0% (doanh thu XK). Như vậy, tỷ lệ XK của SEHC chỉ đạt trung bình khoảng 75%, chưa đảm bảo điều kiện là DN chuyên sản xuất sản phẩm để XK hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của Nghị định 82/2018. Do đó, chưa có cơ sở cho phép công ty này chuyển thành DN chế xuất. Theo Tuấn Nguyễn | 2020-09-17 | Theo Tuấn Nguyễn | Kinh tế vĩ mô | cafebiz |
Một tập đoàn Mỹ cần 200 nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam | https://cafebiz.vn/mot-tap-doan-my-can-200-nha-cung-cap-cong-nghiep-ho-tro-viet-nam-20200917200921787.chn | Các nhà sản xuất đầu cuối nước ngoài đang có nhà máy tại Việt Nam ráo riết tìm kiếm doanh nghiệp về công nghiệp hỗ trợ để tăng tỉ lệ nội địa hóa, tối ưu chi phí sản xuất Trao đổi bên lề Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2020 lần thứ 3 do UBND TP HCM chủ trì, Sở Công Thương TP cùng Ban quản lý các khu chế xuất & khu công nghiệp TP HCM và Ban quản lý khu công nghệ cao TP HCM phối hợp tổ chức vừa khai mạc sáng 17-9 tại Trung tâm hội nghị 272 Võ Thị Sáu, quận 3, bà Lê Nguyễn Duy Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ TP, cho hay các tập đoàn sản xuất lớn của thế giới hoạt động tại Việt Nam đang đẩy mạnh tìm kiếm nhà cung cấp tại chỗ để tăng tỉ lệ nội địa hóa. Đáng chú ý nhất là Tập đoàn TTI của Mỹ (vừa đầu tư 65 triệu USD vào Khu Công nghệ cao TP HCM) cần phát triển 200 nhà cung cấp nội địa trong vòng 1 năm và hiện mới tìm được hơn 50 nhà cung cấp. Sở Công Thương TP đang tích cực giới thiệu doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP và các tỉnh lân cận cho TTI; đồng thời cùng tập đoàn này khảo sát, đánh giá cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp có tiềm năng tham gia chuỗi cung ứng của TTI. Các doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại hội nghị Dịch Covid-19 vừa qua làm sản xuất công nghiệp giảm 50% nhưng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vẫn duy trì được hoạt động cho thấy họ rất có thực lực. Đặc biệt, qua 3 kỳ hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ, khoảng 45 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp cho những tập đoàn sản xuất lớn. Một số doanh nghiệp điển hình như Hiệp Phước Thành, Nhật Minh, Tiến Thịnh... đã có nhiều đơn hàng, cung ứng cho nhiều nhà sản xuất lớn và đang tìm thêm mặt bằng để mở thêm nhà máy- bà Duy Oanh vui mừng thông tin. Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2020 có sự tham gia của 14 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm công nghiệp đầu cuối thuộc lĩnh vực điện tử, cơ khí chế tạo và ngành y tế kỹ thuật cao; tham gia kết nối với khoảng 60 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của thành phố với hơn 250 cuộc kết nối đã được sắp xếp tại sự kiện. Ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP, cho hay sự kiện này là hoạt động kết nối cung cầu trực tiếp giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động sản xuất tại Việt Nam và TP HCM. Chương trình năm nay có bố trí các khu vực trưng bày gồm: khu trưng bày các Sản phẩm công nghiệp chủ lực, khu trưng bày Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tiêu biểu TP HCM và khu trưng bày Chương trình thí điểm phát triển nhà cung cấp, khu trưng bày Các doanh nghiệp cung ứng tiềm năng cũng như tổ chức cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thành phố đi tham quan nhà máy của doanh nghiệp TTI tại khu công nghệ cao. Phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP, cho biết TP HCM đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, trong đó tập trung các giải pháp, chương trình hành động cụ thể thiết thực đến cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, từ đó tạo điều kiện cải thiện hoạt động sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường. Đây là một trong những hoạt động được lãnh đạo TP quan tâm và tập trung phát triển. Theo P.An | 2020-09-17 | Theo P.An | Kinh tế vĩ mô | cafebiz |
Goldman Sachs: Kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi nhờ xuất khẩu | https://cafebiz.vn/goldman-sachs-kinh-te-viet-nam-se-som-phuc-hoi-nho-xuat-khau-20200917111812693.chn | Trong báo cáo lần đầu phát hành về kinh tế vĩ mô của Việt Nam, Goldman Sachs dự báo tăng trưởng GDP năm nay chỉ ở mức 2,7%, song sẽ phục hồi mạnh mẽ lên 8,1% vào năm sau - cao nhất từ 1997. Goldman Sachs vừa lần đầu tiên công bố báo cáo riêng về kinh tế vĩ mô Việt Nam, trong đó dự báo tăng trưởng GDP năm nay là 2,7%, thấp hơn con số WB và ADB đưa ra trước đó là 2,8% và 3,1%. Tuy vậy, lạm phát sẽ được kiểm soát dưới 4%, theo mục tiêu trước đó đã được Quốc hội thông qua. Sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế và lạm phát được kiểm soát, cán cân thanh toán được cải thiện trong năm tới là những chỉ báo cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Bước sang năm 2021, tổ chức này cho rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 8,1%, mức tăng trưởng cao nhất kể từ 1997. Động lực lớn nhất giúp nền kinh tế sớm phục hồi đó là xuất khẩu. Goldman Sachs cho rằng vị trí trong chuỗi cung ứng và địa lý có đường biên giới giáp Trung Quốc, chỉ mất 2-3 giờ lái xe tính từ phía Bắc là lợi thế của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu. Đồng thời, chi phí lao động cạnh tranh hơn, khiến nhà đầu tư nước ngoài đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... hoạt động trong những ngành sử dụng nhiều lao động vẫn xem Việt Nam là điểm đến hấp dẫn. Đáng nói, xu hướng này bắt đầu từ 2010, trước thời điểm chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra và tập trung vào những ngành như may mặc, da giày, túi xách... Đồng thời, các hiệp định thương mại tự do (FTA) với những đối tác lớn còn giúp Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa bảo hộ thương mại ngày một gia tăng. Minh chứng cho điều này có thể kể đến kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ năm ngoái tăng trưởng gần 30% và đạt kim ngạch hơn 61,3 tỷ USD. Do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, người tiêu dùng Mỹ đã chuyển việc mua hàng, trong đó có thiết bị viễn thông từ Trung Quốc sang Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc). Đồng thời, việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực vào 1/8 vừa qua, một lần nữa bổ sung lợi thế cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Tiếp nữa, việc xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao với sản lượng lớn và giá trị cao tiếp tục được hưởng lợi từ nhu cầu sử dụng thiết bị gia dụng và thiết bị phục vụ làm việc tại nhà có xu hướng gia tăng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đó, xuất khẩu sản phẩm công nghệ, thông tin và truyền thông từ Việt Nam tăng 6,3% trong 8 tháng, chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Những mặt hàng như điện thoại thông minh, điện tử gia dụng và máy tính đã soán ngôi những mặt hàng có giá trị và kim ngạch xuất khẩu lớn của dệt may, da giày từ 2015. Ngoài ra, quan hệ thương mại truyền thống lâu đời với Trung Quốc cũng mang lại lợi ích cho Việt Nam trong thời gian tới. Trường hợp Trung Quốc là một trong số ít những nền kinh tế thế giới có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay sẽ kéo theo nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam gia tăng. ASEAN từng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng kể từ năm 2009, Trung Quốc đã dần thay thế vị trí này, với cơ cấu tăng từ 40% lên khoảng 50% năm 2020, trong bối cảnh đại dịch toàn cầu. Goldman Sachs dự báo triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sẽ duy trì đà phục hồi tuy nhiên mức độ và xu hướng như thế nào phụ thuộc vào diễn biễn của dịch Covid-19. Trong kịch bản cơ sở, xuất khẩu Việt Nam sẽ đạt hơn 180 tỷ USD vào cuối 2021, với điều kiện vaccine sử dụng rộng rãi ở thời điểm giữa năm tới và những đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều mở cửa trở lại. Ngoài ra, ở kịch bản xấu nhất, thế giới vẫn chưa có vaccine và ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm Covid-19 mới thì kim ngạch xuất khẩu có thể giảm trong năm nay và chỉ tăng nhẹ trong năm tới dù dịch Covid-19 trong nước đã được kiểm soát. Báo cáo này còn chỉ ra, dịch Covid-19 mang đến cho Việt Nam cả cơ hội và thách thức. Việt Nam có 1.044 ca nhiễm Covid-19 trên tổng số 96,5 triệu người tính đến 1/9. Như vậy tỷ lệ nhiễm Covid-19 của Việt Nam là 11 người trên 1 triệu dân, thấp hơn rất nhiều so với con số 3500 người của thế giới. Chính phủ Việt Nam đã áp dụng biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4, sau đó, duy trì việc nới lỏng giãn cách đến tháng 7. Việc thực hiện giãn cách đã tiêu tốn những khoản chi phí lớn đối với nền kinh tế và số lượng người lao động mất việc lớn. Ví dụ, doanh số bán lẻ giảm 31% vào tháng 4 và số người mất việc làm là 2,4 triệu vào quý II, lần đầu tiên thị trường lao động ghi nhận số lượng thất nghiệp lớn nhất, kể từ thời điểm giữa năm 2012. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đã tăng lên con số 4,5% vào quý II, mức cao nhất trong một thập kỷ và tập trung chủ yếu ở lĩnh vực dịch vụ. Đồng thời, tăng trưởng GDP quý I giảm mạnh, chỉ đạt 3,8%, sau đó giảm xuống còn 0,4% vào qúy II, mức tăng trưởng thấp kỷ lục từ khi thực hiện thống kê. Tuy nhiên, Goldman Sachs dự báo tăng trưởng GDP sẽ bước vào đà phục hồi vào quý III khi hoạt động công nghiệp, dịch vụ, bán lẻ, xuất khẩu và đầu tư công. Triển vọng chính sách tài khóa và tiền tệ Giải pháp hỗ trợ nền kinh tế ứng phó bởi những khó khăn của dịch Covid-19 bằng chính sách tài khoá hay tiền tệ được Goldman Sachs kỳ vọng sẽ tiếp tục được ban hành trong trường hợp cần thiết. Do phải củng cố tài khóa, kiểm soát nợ công dưới mức 65% GDP nên dư địa có thể không còn nhiều. Sau hai lần giảm lãi suất cơ bản lên tới 150 điểm phần trăm vào tháng 3 và 5, chính sách tiền tệ được kỳ vọng duy trì việc nới lỏng tiền tệ trong những tháng tới. Đồng thời, cán cân thanh toán dù đã được cải thiện trong những năm gần đây những vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, thị trường tài chính địa phương kém phát triển, khả năng tiếp cận các nguồn vốn như tài trợ từ nước ngoài bị hạn chế. Thêm nữa, dự trữ ngoại hối đến nay còn khiêm tốn, khoảng 85 tỷ USD. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu lạm phát phải được kiểm soát dưới mức 4% như chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra. Tuy nhiên, trên thực tế trong những tháng vừa qua, chỉ số nhóm lương thực, thực phẩm đóng góp 31% vào mức tăng chung của chỉ số giá tiêu dùng. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và sản lượng tăng trưởng âm là những trở ngại trong việc thực hiện chỉ tiêu lạm phát năm nay. Dựa trên những chỉ báo vừa nêu, Goldman Sachs dự báo mức chênh lệch sản lượng của nền kinh tế năm nay so với năm ngoái vẫn sẽ âm cho đến cuối 2022 theo kịch bản cơ sở. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp được giảm dần qua các năm, trong đó khu vực sản xuất sẽ phục hồi nhanh hơn so với dịch vụ. Tương tự, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị sẽ giảm chậm hơn so với khu vực nông thôn, nơi có 67% lực lượng lao động sinh sống vào 2019. Cán cân thanh toán (BOP) sẽ được cải thiện trong những tháng cuối năm do cán cân thương mại tăng trưởng mạnh và dòng vốn đầu tư nước ngoài phục hồi và Ngân hàng Nhà nước không phải tiến hành các biện pháp thắt chặt tiền tệ để bảo vệ tiền đồng. Nhìn chung, kinh tế vĩ mô được nhìn nhận sẽ tiếp tục ổn định trong năm tới với chính sách điều hành hiện nay. Ngọc Hà-Bảo Linh | 2020-09-17 | Ngọc Hà-Bảo Linh | Xã hội | cafebiz |
Thị trường bất động sản TP HCM sau đợt dịch thứ 2 sẽ ra sao? | https://cafebiz.vn/thi-truong-bat-dong-san-tp-hcm-sau-dot-dich-thu-2-se-ra-sao-20200917160030303.chn | Thị trường bất động sản TP HCM sau đợt dịch thứ 2 sẽ ra sao? Những 'e dè' trong tháng 8 Ông Võ Hồng Thắng, Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển (R&A) DKRA Việt Nam, cho biết dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 2 khiến nguồn cung và sức cầu thị trường nhà ở TP HCM giảm ở cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp. Với căn hộ, tháng 8 có 5 dự án mở bán mới cung cấp ra thị trường khoảng 2000 căn hộ, giảm 33% so với tháng trước. Tỷ lệ tiêu thụ khoảng 70% trên nguồn cung mới. Sức cầu toàn thị trường (cả sơ cấp và thứ cấp) đều giảm đáng kể so với tháng trước. Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh bùng phát lần 2 kéo dài đã ảnh hưởng đến sự phục hồi của nền kinh tế, đồng thời vào đúng tháng 7 âm lịch đã tác động tâm lý người mua. Diễn biến thị trường căn hộ từ đầu năm. Nguồn:R&D DKRA Việt Nam Với đất nền, thị trường TP HCM có 3 tháng liên tiếp không ghi nhận dự án mở bán mới, nguồn cung chủ yếu đến từ các dự án mở bán trước đó. Đại diện DKRA cho biết thị trường thứ cấp vẫn duy trì mức thanh khoản tương đối thấp. Trước tình hình dịch bệnh kéo dài, giá bán cục bộ một số khu vực có dấu hiệu giảm so với tháng trước do nhiều nhà đầu tư bị áp lực về dòng tiền trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. Ở các thị trường giáp ranh TP HCM, DKRA ghi nhận 18 dự án đất nền mở bán, cung cấp ra thị trường gần 3000 căn, tăng 91% tháng trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 32%. Tuy nhiên, sức cầu chung toàn thị trường ở mức khá thấp, giảm đáng kể so với tháng trước. Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các nhà đầu tư ưu tiên việc giữ tiền mặt hoặc tâm lý chờ đợi, chưa thực sự mạnh dạn chuyển tiền vào bất động sản. Tuy nhiên, về lâu dài, đất nền vẫn là kênh đầu tư được ưa chuộng. Một điểm đặc biệt mà ông Thắng nhấn mạnh, đó là TP HCM có 2 thái cực về giá nhà ở sơ cấp và thứ cấp. Với thị trường sơ cấp, sức cầu, nguồn cung giảm nhưng mặt bằng giá không giảm mà lại tăng, một số dự án căn hộ tăng mạnh. Ở thị trường thứ cấp, trong tháng 8, giá giảm đáng kể, thậm chí nhà đầu tư chấp nhận cắt lỗ. Ông Thắng cũng nhận thấy tình trạng trong tháng 7, giá nhà ở thị trường thứ cấp giảm cục bộ nhưng tới tháng 8, quy mô giảm giá rộng hơn, diễn ra ở nhiều phân khúc hơn như đất nền, nhà phố, căn hộ. Rục rịch ra hàng R&D DKRA nhận định trong tháng 9, nguồn cung căn hộ mới có thể sẽ tăng nhẹ, sức cầu chung toàn thị trường có thể sẽ tăng nhưng khó có sự đột biến. Một số điểm sáng tích cực của thị trường như đợt bùng phát dịch trở lại ở TP HCM cơ bản được kiểm soát, lệnh hạn chế tập trung được dỡ bỏ; các chủ đầu tư đưa sản phẩm ra thị trường nhằm tranh thủ làn sóng khách hàng có nhu cầu tìm mua nhà vào dịp cuối năm. Với nhà phố, biệt thự, DKRA cho biết nhiều dự án đang trong giai đoạn truyền thông, dự kiến khi lệnh hạn chế tập trung đông người được gỡ bỏ, nguồn cung và tiêu thụ sẽ tăng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể. Nguồn cung thị trường tháng 9 và các quý cuối năm được dự báo có thể tăng ở một số phân khúc. Ảnh:Lê Xuân Trong ngắn hạn, nguồn cung và sức cầu thị trường biệt thự biển và nhà phố/shophouse biển có thể tăng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể. Với condotel, theo quan sát của R&D DKRA Việt Nam, nguồn cung và sức cầu thị trường tiếp tục xu hướng giảm từ cuối năm 2019. Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, xu hướng giảm có thể kéo dài đến hết năm nay. Khảo sát thực tế, nhiều chủ đầu tư vẫn duy trì hoạt động mở bán, giới thiệu, ra mắt dự án với nhiều hình thức khác nhau. Trong tháng 7, Nam Long giới thiệu gần 500 sản phẩm biệt thự song lập, đơn lập, nhà phố vườn, thương mại, villa tại dự án Waterpoint (Long An). Cuối tháng 9, công ty này cũng dự kiến sẽ tung shophouse mặt tiền đại lộ thương mại tại dự án Akari City giá trung bình khoảng 20 tỷ đồng/căn, sẽ mở bán tiếp những sản phẩm khác. Diện tích trung bình mỗi căn 400 m2, giá khoảng 20 tỷ đồng/căn. Công ty Bất động sản Rio Land cũng giới thiệu ra thị trường dự án Precia (quận 2) với giá trung bình 49 triệu đồng/m2. Thắng Lợi Group giới thiệu giai đoạn 2 thuộc dự án J-Dragon (Long An) nằm ở vị trí mặt tiền, tiếp giáp tuyến đường giao thương chính tại chợ Cần Đước. Ông Võ Hồng Thắng cho rằng thời gian qua, các dự án mở bán, đưa ra thị trường được chủ đầu tư áp dụng chính sách hấp dẫn hơn như giảm tiến độ thanh toán, hỗ trợ lãi suất ngân hàng, chỉ đóng 30 - 50% trước khi nhận nhà, ngày mở bán chiết khấu thêm giá bán, tặng vàng... Các chính sách này được chủ đầu tư đưa ra nhằm hỗ trợ dòng tài chính để khách hàng yên tâm. Nhiều chuyên gia nhận định các chính sách ưu đãi này sẽ vẫn được chủ đầu tư duy trì trong hoạt động mở bán, giới thiệu sản phẩm cho tới cuối năm nhằm kích cầu thị trường. Khổng Chiêm | 2020-09-17 | Khổng Chiêm | Kinh doanh | cafebiz |
Khách sạn 4 sao có hồ bơi, view ngắm cảnh đêm Sài Gòn được rao bán với giá bất ngờ | https://cafebiz.vn/khach-san-4-sao-co-ho-boi-view-ngam-canh-dem-sai-gon-duoc-rao-ban-voi-gia-bat-ngo-2020091715582874.chn | Trong thời gian rao bán, khách sạn 10 tầng này vẫn đang hoạt động và đón khách lưu trú. Tin rao bán khách sạn tại các khu trung tâm như phố cổ Hà Nội hay Sài Gòn hay Nha Trang, Đà Nẵng, Đà Lạt… nơi vốn phát triển rất mạnh khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch ngày càng nhiều từ giữa đợt Covid-19 thứ hai, Mới đây, một khách sạn 4 sao tại phường Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh chào bán với giá 350 tỷ đồng nhận được nhiều sự quan tâm bởi thiết kế không gian tại đây được nhiều người đánh giá đẹp mắt. Theo một môi giới đang chào bán, khách sạn gồm 10 tầng, diện tích 196m2, 66 phòng ngủ, có tầm nhìn ra quang cảnh Sông Sài Gòn và Bến Bạch Đằng và nhiều tiện nghi như bể sục ngoài trời, quán bar trên sân thượng cũng như nhà hàng và trung tâm spa. Không gian bên trong khách sạn. Khối tài sản này đang rao bán 350 tỷ đồng. Phòng khách sạn. Hồ bơi tầng thượng là điểm nhấn gây chú ý của khách sạn. Không gian khá đẹp. Cảnh đêm từ tầng thượng. Thực tế cho thấy, không chỉ khách sạn 10 tầng này mà rất nhiều dự án có quy mô dưới 100 phòng nằm trên các con phố Lý Tự Trọng, Bùi Thị Xuân hay Lê Thánh Tông đang rao bán với giá giá từ vài chục tỷ đồng cho đến vài trăm tỷ đồng như Alagon Saigon Hotel & Spa hay Golden Central Sài Gòn, Fusion. Đã bắt đầu xuất hiện cả những khách sạn có quy mô lớn hơn, rao bán cả nghìn tỷ đồng nằm trên đường Sương Nguyệt Ánh, phường Bến Thành, quận 1. Theo Tuấn Anh, môi giới bất động sản tại TP HCM, khách sạn mà anh đang chào bán có thu nhập hàng tháng từ 120 – 160 triệu đồng. Gia chủ sẵn phần mềm quản lý, doanh thu và độ lấp phòng, thu chi qua điện thoại, các giấy tờ mua bán hợp pháp và sẵn sàng giảm giá 5% hoặc tùy thương lượng cho người mua có thiện chí. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn do dịch bệnh, số người hỏi mua khách sạn rất ít. 10 năm làm nghề, chưa khi nào mà việc rao bán khách sạn lại khó như thế này, Tuấn Anh than thở. Mặc dù được đánh giá tốt về vị trí thuận tiện giao thông, thiết kế đẹp, nhưng việc đẩy nhanh giao dịch mua bán của các khách sạn trong dịch Covid-19 vẫn đang gặp khó. Giới bất động sản nhận định, chưa năm nào hiện tượng rao bán các khách sạn cũng như các bất động sản giá trị lớn lại đang diễn ra mạnh như năm nay trong 10 năm qua. Giới chuyên gia bất động sản nhận định, làn sóng rao bán khách sạn năm nay chưa từng thấy trong nhiều năm qua. Theo ông Nguyễn Trọng Thức, Phó giám đốc của CBRE Hotels Việt Nam, thị trường khách sạn trong giai đoạn 2020 - 2021 sẽ luôn trong tư thế phòng thủ. Hoạt động kinh doanh của thị trường có thể thay đổi liên tục do phải đối mặt với những biến động khó lường về dịch bệnh cho đến khi có vắc xin phòng ngừa hoặc phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Hiện nhiều tập đoàn/quĩ đầu tư đang săn đón những tài sản đang bị áp lực nợ với mức định giá thấp. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa ghi nhận nhiều tài sản như thế này ở phân khúc 4-5 sao, mà chủ yếu tập trung ở những phân khúc thấp hơn. Song song với đó, nhiều cơ hội cũng mở ra khi những chủ sở hữu các chuỗi khách sạn cũng đang tìm cách thoái vốn tại một số tài sản kém hiệu quả. Đánh giá trong dài hạn, báo cáo CBRE chỉ ra rằng, triển vọng phát triển của ngành khách sạn ở Việt Nam khả quan nhờ vào cơ sở hạ tầng cải thiện, chính sách thị thực ưu đãi và định hướng đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Nhà nước. Hơn nữa, Việt Nam được cả thế giới biết đến là một trong những quốc gia ứng phó thành công và hiệu quả nhất trong đại dịch, xây dựng hình ảnh một điểm đến an toàn trên bản đồ du lịch thế giới, sẽ thu hút khách du lịch trở lại. Hoàng Linh | 2020-09-17 | Hoàng Linh | Kinh doanh | cafebiz |
Sở hữu những vị trí đắc địa nhất cạnh Hồ Tây, 2 khu đô thị Starlake và Ciputra đang lời lãi ra sao? | https://cafebiz.vn/so-huu-nhung-vi-tri-dac-dia-nhat-canh-ho-tay-2-khu-do-thi-starlake-va-ciputra-dang-loi-lai-ra-sao-20200917083040443.chn | Được phát triển bởi các doanh nghiệp bất động sản ngoại, khu vực Tây Hồ Tây đang cho thấy hiệu quả sinh lời ấn tượng, đồng thời cũng hứa hẹn trở thành trung tâm mới của nội đô Hà Nội trong tương lai. Bất động sản khu vực phía Tây Hồ Tây đang ngày càng trở nên sôi động trong vòng 5 năm trở lại đây. Với vị trí đắc địa, mật độ dân cư thấp và gần các trục giao thông huyết mạch nối với sân bay Nội Bài, đây được kỳ vọng là khu trung tâm mới trong địa bàn nội đô, tầm nhìn đến 2030. Hai cấu phần chính của Tây Hồ Tây, khu đô thị Starlake và khu đô thị Ciputra đều đang dưới bàn tay phát triển của các doanh nghiệp ngoại, những công ty hàng đầu của Hàn Quốc và Indonesia. Starlake Dự án của chủ đầu tư Daewoo E&C (Hàn Quốc) được xây dựng trên diện tích 186 ha, trong đó 84% diện tích dành cho không gian xanh. Theo quy hoạch, đây sẽ là địa điểm dịch chuyển tới của các cơ quan thuộc Chính phủ, đại sứ quán, công trình văn hóa… Phối ảnh khu đô thị Tây Hồ Tây. Nguồn: Starlake Tại Việt Nam, Daewoo E&C giao cho Công ty TNHH Phát triển THT (sở hữu 100%) làm đơn vị chịu trách nhiệm phát triển dự án. Thực tế, Starlake được cấp phép đầu tư từ năm 2006, nhưng đến năm 2014 mới bắt đầu khởi công xây dựng hạ tầng giai đoạn 1 sau khi hoàn thành thủ tục pháp lý và giải phóng mặt bằng. Hai năm sau đó, THT bắt đầu mở bán những sản phẩm đầu tiên, khu biệt thự đợt 1, 2 (giai đoạn 1) tổng số gần 250 căn. Năm 2017, công ty bán tiếp biệt thự đợt 3 gần 50 căn và bàn giao các đợt trước đó. Năm 2018, Starlake mở bán dự án chung cư đầu tiên ( tổng số 603 căn), và bán biệt thự đợt 4 (66 căn). Quá trình xây dựng hạ tầng Starlake giai đoạn 2 bắt đầu được thực hiện từ năm 2019. Trong năm nay THT đã mở bán biệt thự đợt 1, và đến tháng 10 dự kiến bàn giao chung cư giai đoạn 1 cho khách hàng. Sự phát triển của dự án Starlake được phản ánh vào kết quả kinh doanh của công ty THT theo từng năm. Theo dữ liệu của chúng tôi, THT bắt đầu ghi nhận nguồn thu từ năm 2017, nhưng đến năm ngoái đã đem về tới 6830 tỷ đồng doanh thu và 2876 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Kết quả này vượt trội so với hai năm trước đó. Hiệu quả của Starlake là khá ấn tượng và đang tăng lên theo thời gian với biên lãi gộp năm ngoái đạt 54%, gần gấp đôi so với 2018. Mới chỉ đi những bước đầu tiên, tuy nhiên Starlake đã cho thấy tiềm năng lợi nhuận là hết sức rõ ràng. Bên cạnh việc tự phát triển những dự án của riêng mình, công ty tạo dựng hạ tầng thu hút đầu tư các dự án lớn khác. Tháng 3 năm nay, Samsung Việt Nam đã bắt đầu xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (R&D) tại Starlake. Dự án có quy mô đầu tư khoảng 220 triệu USD dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Cũng trong giai đoạn này, Tập đoàn Edufit cũng khởi công dự án xây dựng Trường mầm non Sakura Montessori - Trường PTLC Gateway Tây Hồ Tây trên diện tích 2 ha. Dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2020, sẽ đón học sinh đến trường vào học kỳ 2 năm học 2020 – 2021. Ngoài ra, tại Starlake chủ đầu tư Daewoo E&C còn kết hợp với nhiều doanh nghiệp trong, ngoài nước phát triển các dự án khách sạn 5 sao, văn phòng hạng A, trung tâm thương mại, giải trí, ẩm thực, thể thao quy tụ các thương hiệu nổi tiếng theo phong cách đô thị Hàn Quốc hiện đại. Ciputra Hà Nội Khu đô thị Nam Thăng Long, hay Ciputra Hà Nội quy mô 301 ha, được đầu tư bởi Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long. Đây là một liên doanh giữa Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Đô thị (UDIC) và Tập đoàn Ciputra (Indonesia). Trong đó, phía công ty Việt Nam sở hữu 30% vốn cổ phần. Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2019, UDIC cho biết đã đầu tư giá gốc hơn 1910 tỷ đồng vào dự án. Tổ hợp 3 tòa TheLINK345. Nguồn: Ciputra Hà Nội Ciputra Hà Nội phát triển theo mô hình khu đô thị sinh thái, 77 ha diện tích dành cho cây xanh và mặt nước. Dân cư ở Ciputra cũng đang dạng quốc gia, với gần 1/3 là người nước ngoài. Trong những năm gần đây, Ciputra Hà Nội liên tục cho ra mắt, mở bán, bàn giao các dự án thấp và cao tầng. Có thể kể đến như khu biệt thự Grand Gardenville Tây Hồ, Central Park, chung cư cao cấp TheLINK, Parklane, Concord… Nhìn vào kết quả kinh doanh, doanh thu của Ciputra Hà Nội tăng mạnh trong hai năm gần đây, vượt mức 3000 tỷ đồng mỗi năm. Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế năm 2019 đạt 1300 tỷ đồng, gấp hơn 2,4 lần năm trước đó. Biên lợi nhuận gộp cũng tăng từ 20% lên tới gần 48%, cho thấy dự án đang dần đi vào giai đoạn hiệu quả nhất. Xin lưu ý rằng, biên lợi nhuận gộp ở mức quanh 50% là thuộc top đầu trong số các công ty bất động sản của Việt Nam. Lấy ví dụ như Vinhomes, Đất Xanh năm ngoái dẫn đầu đạt khoảng 53%. Các thương hiệu lớn khác như Novaland, Nam Long chỉ đạt từ 30% - 40%. Phải dành đôi dòng nói về cổ đông lớn nhất tại Ciputra Hà Nội, Tập đoàn Ciputra là một trong những công ty gia đình hàng đầu Indonesia. Lĩnh vực sở trường của doanh nghiệp này là phát triển các dự án đồng bộ quy mô lớn, kết hợp nhà ở, giải trí, tổ hợp đa năng… Ciputra cho biết đã phát triển hơn một trăm dự án quy mô từ hàng trăm đến hàng nghìn ha tại Indonesia và trên thế giới, bao gồm các khu đô thị ở Campuchia, Ấn Độ và Trung Quốc. Tại Việt Nam ngoài dự án KĐT Nam Thăng Long, Ciputra còn ghi dấu ấn với khách sạn 5 sao Pullman Hà Nội. Người sáng lập Tập đoàn Ciputra từ năm 1981, được mệnh danh là huyền thoại đầu tư bất động sản Indonesia, Dr. (HC) Ir. Ciputra đã qua đời vào tháng 11 năm ngoái, hưởng thọ 88 tuổi. Bản thân cổ đông còn lại UDIC từ 2018 mỗi năm ghi nhận hàng trăm tỷ đồng cổ tức vào doanh thu tài chính. Hai năm gần nhất, UDIC lần lượt đem về 735 tỷ đồng và 324 tỷ đồng, nhiều khả năng phần lớn trong số này là tiền được chia từ liên doanh Ciputra Hà Nội. Bạch Mộc | 2020-09-17 | Bạch Mộc | Bất động sản | cafebiz |
Vì sao lãi suất của Việt Nam vẫn cao? | https://cafebiz.vn/vi-sao-lai-suat-cua-viet-nam-van-cao-20200918155715631.chn | Tỷ giá cũng là một trong những tham số quan trọng để quyết định có cắt giảm lãi suất hay không... Mặc dù Ngân hàng Nhà (NHNN) nước đã hai lần cắt giảm lãi suất chính sách năm nay, hồi tháng 3 và tháng 5, xuống còn 4,5% (Hình 1, với nguồn số liệu từ Tradingeconomics) nhưng nhìn chung lãi suất của Việt Nam vẫn thuộc dạng cao trong khu vực, kể cả so với những nền kinh tế cùng thứ hạng như Philippines, Indonesia hoặc Ấn Độ. Nhiều cá nhân và tổ chức đã khuyến nghị NHNN tiếp tục giảm lãi suất chính sách thêm nữa trong bối cảnh lãi suất trong nước vẫn cao và nhiều nước vẫn đang tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và thậm chí là nới lỏng định lượng (ngân hàng trung ương trực tiếp mua trái phiếu Chính phủ) kể từ đầu năm nay. Trên thực tế, không thể chỉ đơn thuần nhìn vào mức chênh lệch lãi suất với các nền kinh tế để kêu gọi hạ lãi suất ở Việt Nam. Bởi lãi suất có giảm được hay không và bao nhiêu phụ thuộc trước tiên vào mức lạm phát của Việt Nam so với khu vực và thế giới. Như Hình 2 cho thấy, trong khi xu hướng chung khi đại dịch nổ ra là lạm phát có xu hướng sụt giảm mạnh, thậm chí là tụt xuống dưới 0, nhưng ở một số nước như Việt Nam và Ấn Độ lạm phát vẫn neo ở mức đáng kể, trên 3%/năm vào các tháng gần đây. Một điểm đáng lưu ý trong Hình 2 là đã có một mối liên hệ rõ ràng giữa lạm phát với lãi suất. Những nước có lạm phát càng thấp, thậm chí là âm như Singapore, Malaysia và Thái Lan thì lãi suất của họ cũng rơi xuống mức rất thấp. Indonesia là một trong số những ngoại lệ. Tuy lạm phát của họ khá thấp trong những tháng gần đây nhưng lãi suất lại không được cắt giảm tương ứng – chững lại ở mức 4% kể từ lần điều chỉnh mới nhất hồi tháng 7 năm nay. Điều này là bởi ngân hàng trung ương nước này lo ngại việc cắt giảm thêm lãi suất chính sách sẽ tiếp tục làm suy yếu đồng bản tệ nước này, vốn đã giảm 1% giá trị so với USD, trở thành đồng tiền có kết quả tệ nhất trong khu vực trong tháng 8 nên họ đã quyết định giữ nguyên lãi suất sau 2 cuộc họp về chính sách trong tháng này. Như vậy, có thể thấy tỷ giá cũng là một trong những tham số quan trọng khác để quyết định có cắt giảm lãi suất hay không. Liên hệ với Việt Nam, khó có thể phủ nhận rằng lãi suất được cắt giảm có chừng mực là một yếu tố, bên cạnh sự can thiệp trực tiếp vào tỷ giá (mua vào USD của NHNN), giúp duy trì sự ổn định của tỷ giá USD/VND trong suốt thời gian qua. Sự ổn định tỷ giá có thể là một chính sách ưu tiên của NHNN trong thời gian qua. Sự ổn định này có thể được nhìn nhận là một biểu hiện thành công trong điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của NHNN. Trong bối cảnh Mỹ cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ thì NHNN càng có thêm lý do để không nới lỏng thêm quá mức chính sách tiền tệ (cắt giảm thêm lãi suất điều hành) để tỷ giá suy yếu đi, bởi làm thế sẽ giúp khẳng định thêm tính chính đáng của lời cáo buộc của Mỹ. Trong những tháng tới, liệu NHNN có thể, có nên cắt giảm thêm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế không? Câu trả lời trước hết vẫn phải phụ thuộc vào diễn biến của lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới. Nếu lạm phát tiếp tục có xu hướng dịu đi thì rõ ràng NHNN sẽ có thêm dư địa để cắt giảm lãi suất hơn nữa. Dù sự cắt giảm lãi suất này có thể sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của tỷ giá, làm tiền đồng mất giá danh nghĩa nhẹ so với USD, nhưng điều này không phải, không nên được coi là một yếu tố rủi ro châm ngòi cho sự trả đũa thương mại của Mỹ. Bởi, như người viết đã lập luận trước đây, cáo buộc thao túng tiền tệ của Mỹ hay của bất cứ nước nào không được phép dựa trên những hành động chính sách trong nước của nước sở tại như nới lỏng chính sách tiền tệ (để thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế), mà chỉ được phép dựa trên những bằng chứng rõ ràng cho thấy nước sở tại can thiệp trực tiếp vào tỷ giá (mua USD, bán bản tệ). Cần lưu ý thêm rằng cho chênh lệch lạm phát giữa Mỹ và Việt Nam vẫn ở mức độ tương đối đáng kể trong năm nay (và những năm tới) nên tỷ giá thực của VND so với USD đã và sẽ tiếp tục tăng lên, ảnh hưởng tiêu cực tới tính cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Bởi vậy, duy trì sự ổn định tỷ giá danh nghĩa tiền đồng so với USD sẽ là không đủ để hạn chế sự lên giá thực này của tiền đồng. Thay vào đó, cần phải để tỷ giá danh nghĩa tiền đồng so với USD yếu đi theo mức độ chênh lệch lạm phát giữa hai nước, cũng như bản thân mức lạm phát tại Việt Nam so với lạm phát mục tiêu đã đề ra. Việc điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa yếu đi, nếu có, cần được thực hiện chủ yếu thông qua điều chỉnh lãi suất chính sách thay vì can thiệp trực tiếp bằng việc mua USD như trong thời gian qua. TS. Phan Minh Ngọc | 2020-09-18 | TS. Phan Minh Ngọc | Kinh tế vĩ mô | cafebiz |
Chuyên gia tiết lộ bí quyết đầu tư bất động sản trong thời điểm hiện tại | https://cafebiz.vn/chuyen-gia-tiet-lo-bi-quyet-dau-tu-bat-dong-san-trong-thoi-diem-hien-tai-20200918174437631.chn | Đại dịch mang đến cơ hội để các nhà đầu tư và doanh nghiệp nhìn nhận thực tế hơn về đầu tư bất động sản và hiện tượng tăng giá của thị trường trong các điều kiện bất khả kháng. Làn sóng Covid-19 thứ hai xuất hiện khi các doanh nghiệp chưa có điều kiện phục hồi sau làn sóng thứ nhất của đại dịch. Hiện, doanh nghiệp đang phải rà soát lại các dự án và triển khai các kế hoạch dài hơi hơn, đồng thời các nhà đầu tư thận trọng khi chọn kênh đầu tư phù hợp. Theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội, đại dịch mang đến cơ hội để các nhà đầu tư và doanh nghiệp nhìn nhận thực tế hơn về đầu tư bất động sản và hiện tượng tăng giá của thị trường trong các điều kiện bất khả kháng. Vượt khó trong Covid-19: 3 yếu tố trọng tâm của doanh nghiệp Báo cáo thị trường bất động sản nửa đầu năm 2020 của Savills cho thấy, tại một số phân khúc, Covid-19 có ảnh hưởng rõ rệt khi định hình lại thị trường, tạo ra các xu hướng mới, hoặc tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các bên. Theo Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội, các doanh nghiệp cần lưu ý đến những điểm sau để có thể vượt qua khó khăn, thách thức trong và sau Covid-19: Thứ nhất, doanh nghiệp cần quan tâm hàng đầu đến yếu tố pháp lý. Pháp lý tốt sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn bất khả kháng như đại dịch và phát triển bền vững. Pháp lý rõ ràng sẽ hỗ trợ cho tính thanh khoản của sản phẩm; trong trường hợp không thanh khoản ngay được tại thị trường thì doanh nghiệp vẫn tìm được các phương án phù hợp để tạo ra tính thanh khoản, hỗ trợ quá trình đầu tư. Thứ hai, doanh nghiệp cần phải tính đến yếu tố chiến lược dành cho ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Có những dòng sản phẩm không phù hợp kinh doanh vào thời điểm hiện tại. Doanh nghiệp cần rà soát lại các đối tượng khách hàng, các phân khúc ở từng địa bàn mà doanh nghiệp có thể khai thác. Đơn cử, các chủ đầu tư hiện nay hướng đến việc đầu tư vào bất động sản đô thị có khung pháp lý tốt ở nhiều tỉnh thành; những dòng sản phẩm này sẽ hướng nhiều đến thu hút khách hàng tại địa phương; sau đó là khách từ các địa phương lân cận, đồng thời sẽ gia tăng và mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu nếu có chất lượng cạnh tranh tương đồng với các sản phẩm ở đô thị lớn. Thứ ba, yếu tố hoàn thiện hóa hệ sinh thái của dự án rất cần được coi trọng như phát triển thêm các dòng sản phẩm, tiện ích mới, những sản phẩm tích hợp các yếu tố chăm sóc sức khỏe, đảm bảo tính an toàn, hoặc có nguồn cầu lớn mà chưa được thử nghiệm khai thác, như sản phẩm chăm sóc người già kết hợp nghỉ dưỡng. Covid-19 làm cho tiến trình triển khai các dự án chậm lại nhưng cũng là dịp để các chủ đầu tư xem xét việc phát triển áp dụng công nghệ 4.0 vào việc hỗ trợ bán sản phẩm, quản lý vận hành bất động sản …Các chủ đầu tư lớn có điều kiện, chi phí đầu tư nhiều, làm ra các sản phẩm bài bản, sẽ tạo được sự khác biệt trong tương lai. Tuy nhiên các chủ đầu tư ở quy mô và năng lực vừa phải hơn, thì nên tính đến việc tích hợp công nghệ 4.0 ở mức có thể. Đầu tư bất động sản: Nhìn nhận đúng về giá tăng nhẹ và chiến lược sản phẩm Bà Đỗ Thị Thu Hằng nhận định, thị trường ghi nhận chiều hướng giá bất động sản tăng nhẹ trên thị trường sơ cấp - mức giá chủ đầu tư trực tiếp bán ra cho các nhà đầu tư. Trong xu hướng thị hiếu của người tiêu dùng và các yêu cầu của nhà đầu tư thay đổi, chủ đầu tư cần tính toán tạo ra các sản phẩm gần với giá trị mở bán, thay vì chỉ dựa vào các yếu tố bên ngoài như các công trình hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội lớn, để bán với giá cao. Trên thực tế, nếu đầu tư thực chất vào các yếu tố đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, tiện ích đa dạng, …sẽ dẫn đến hiện tượng mặt bằng giá tăng lên. Nhóm các sản phẩm trước đây không đáp ứng được kỳ vọng của người mua sẽ không bán được, dẫn đến mặt bằng chung các sản phẩm mới ra có xu hướng giá cao hơn, làm tăng giá của thị trường sơ cấp. Đối với thị trường thứ cấp, khi các dòng sản phẩm đã đi vào sử dụng một thời gian (khoảng trên 5 năm), mức giá sẽ không thể tốt như thị trường sơ cấp. Những sản phẩm mới ra thị trường sẽ có thể giữ giá, hoặc tăng giá tốt hơn nhưng chỉ tăng ở các chủ đầu tư tốt, sản phẩm tốt, bà Hằng khẳng định. Trong đầu tư bất động sản, nếu đầu tư ngắn hạn thì nhà đầu tư cần cân nhắc tập trung vào các dòng sản phẩm ở khu vực có nhu cầu cao, thanh khoản tốt, nguồn cung sản phẩm hạn chế. Song, vẫn có một thực tế là cần đầu tư bất động sản với một tầm nhìn dài hạn. Các sản phẩm đô thị có ưu thế hơn so với sản phẩm nghỉ dưỡng vì trong bối cảnh hiện tại, giới đầu tư thường đặt ra câu hỏi liên quan đến vấn đề kiểm soát dịch và việc quản lý khai thác các dòng sản phẩm đầu tư đó. Gần đây, khi có sự việc bất khả kháng xảy ra, việc di chuyển là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Các dự án bất động sản có thể di chuyển tới bằng đường bộ hoặc bằng cách dễ dàng, nhanh chóng sẽ thu hút được các nhà đầu tư hơn. Ngoài ra, nếu chủ đầu tư đưa ra các quy trình khai thác, quy trình vận hành đầu tư hợp lý cũng sẽ thu hút được các nhà đầu tư. Lan Nhi | 2020-09-18 | Lan Nhi | Kinh doanh | cafebiz |