text
stringlengths
78
4.36M
domain
stringclasses
2 values
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 482/QĐ-BVHTTDL về việc đưa Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa đèn chạy chữ, hát chèo chải cổ, xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa , tỉnh Thanh Hóa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Múa đèn chạy chữ gắn liền với Lễ hội Ngư võng phường của làng Nhân Cao, xã Thiệu Quang, diễn ra từ ngày 8 đến 12 tháng Giêng âm lịch. Vào ngày hội, làng tổ chức nhiều trò chơi truyền thống, trò diễn dân gian như: Rước thuyền, đánh đu, chọi gà, đánh cờ người, múa lân, hát chèo chải cổ và múa đèn chạy chữ. Nét độc đáo của điệu Múa đèn chạy chữ là sự kết hợp giữa hát chèo chải cổ cùng các động tác múa để tạo nên tổ khúc múa đèn, mang ý nghĩa ca ngợi công ơn Đức thánh cả và thành hoàng làng cũng như thể hiện ước vọng của nhân dân về một cuộc sống ấm no, bình an và hạnh phúc. Cùng với Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa đèn chạy chữ, hát chèo chải cổ, trong đợt này còn có Lễ hội Mừng cơm mới của người Bru Vân Kiều ở xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy , tỉnh Quảng Bình được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
vanhoc
ADOdb là một thư viện ở mức trừu tượng dành cho PHP và Python dựa trên cùng khái niệm với ActiveX Data Objects của Microsoft. Nó cho phép nhà phát triển (developer) viết các ứng dụng theo một cách khá thống nhất bất kể cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin phía dưới là gì. Lợi điểm của điều này là cơ sở dữ liệu có thể thay đổi mà không phải viết lại mọi lời gọi đến nó trong ứng dụng. Từ website ADOdb và các trang cho lập trình viên, nó hỗ trợ các cơ sở dữ liệu sau: ActiveX Data Objects* DB2 Firebird Foxpro FrontBase Informix Interbase LDAP Microsoft Access Microsoft SQL Server MySQL Netezza Oracle PostgreSQL SAP DB SQLite Sybase Teradata Valentina ODBC tổng quát và ODBTP ADOdb sử dụng SQL. Vì mỗi cơ sở dữ liệu lại hiện thực SQL một cách hơi khác, lập trình viên sẽ cần phải chú ý tránh các đặc tính và các hàm cụ thể cho từng cơ sở dữ liệu nếu họ muốn duy trì sự dễ tái sử dụng. ADOdb cung cấp các hàm chuyển đổi ngày tháng để bạn có thể tạo ra ngày tháng ở bất kỳ định dạng nào rồi chèn chúng vào mã SQL của bạn theo định dạng đúng cho cơ sở dữ liệu mà bạn đang có; nó là một bước thực hiện trước các lệnh SQL độc lập cơ sở dữ liệu. Một số cơ sở dữ liệu hỗ trợ nhóm từ Limit xuất hiện đầu tiên trong MySQL và giờ là một phần của SQL. Lệnh SelectLimit() của ADOdb dịch giới hạn thành nhiều cơ chế khác nhau tùy thuộc vào mỗi cơ sở dữ liệu và có thể kiểm tra hạn chế của các cơ sở không có mức hạn chế tương đương. Việc biên dịch sẽ được thực hiện một cách hiệu quả. Việc kiểm tra thực hiện khác chậm vì nó trả về quá nhiều hàng rồi sau đó chỉ sử dụng một số hàng phù hợp với giới hạn. ADOdb có những biến có chứa SQL đúng dành cho một cơ sở dữ liệu đối với một số hàm cụ thể. Ví dụ, để kiểm tra giá trị rỗng (null), null có thể thay bằng biến ADOdb có chứa định nghĩa SQL đúng đắn của null và việc kiểm tra giá trị rỗng sẽ hoạt động được trên mọi cơ sở dữ liệu. Xem thêm ADOdb Lite PHP Data Objects Tham khảo Liên kết ngoài ADOdb home page comparison of the database abstraction layers , including ADOdb Cơ sở dữ liệu Thư viện PHP Thư viện Python
wiki
Bard là một chatbot trí tuệ nhân tạo tổng hợp đàm thoại được phát triển bởi Google. Ban đầu, nó được dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) LaMDA và sau đó là PaLM LLM. Bard ra đời nhằm đáp ứng trực tiếp sự phát triển của ChatGPT của OpenAI và được phát hành vào tháng 3 năm 2023 với số lượng hạn chế. Ban đầu, Bard nhận được những phản hồi khác nhau trước khi mở rộng sử dụng sang các quốc gia khác vào tháng 5. Vào tháng 7, 2023, Bard hỗ trợ khoảng 40 ngôn ngữ, có tiếng Việt (theo Bản cập nhật mới nhất của Bard vào ngày 13 tháng 7, 2023). Bối cảnh Vào tháng 11 năm 2022, OpenAI đã giới thiệu ChatGPT, một chatbot dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn GPT-3. ChatGPT nhanh chóng thu hút sự chú ý toàn cầu sau khi ra mắt và trở thành một hiện tượng trên Internet. Lo ngại về tiềm năng đe dọa của ChatGPT đối với Google Tìm kiếm đã khiến các giám đốc điều hành của Google phải đưa ra cảnh báo "mã đỏ" và chỉ định lại một số nhóm để hỗ trợ nỗ lực trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty. Sundar Pichai, Giám đốc điều hành của Google và công ty mẹ Alphabet, được cho là đã đưa ra cảnh báo này, tuy nhiên, Pichai sau đó đã phủ nhận điều này trong cuộc trò chuyện với The New York Times. Larry Page và Sergey Brin, những người sáng lập Google và từng giữ vai trò đồng Giám đốc điều hành của Alphabet cho đến năm 2019, đã tham gia cuộc họp khẩn cấp với các giám đốc điều hành của công ty để thảo luận về phản ứng của Google đối với ChatGPT, một động thái hiếm thấy và chưa từng có. Đầu năm đó, Google đã tiết lộ một mô hình ngôn ngữ lớn nguyên mẫu mang tên LaMDA, nhưng không công bố chính thức. Khi được các nhân viên hỏi về việc liệu LaMDA có thể cạnh tranh với ChatGPT hay không, Pichai và giám đốc AI của Google, Jeff Dean, tuyên bố rằng mặc dù công ty có khả năng tương tự như ChatGPT, việc tiến xa quá nhanh trong lĩnh vực này sẽ mang đến rủi ro lớn đối với danh tiếng của Google so với OpenAI. Vào tháng 1 năm 2023, Giám đốc điều hành của DeepMind, Demis Hassabis, đã tiết lộ kế hoạch phát triển một đối thủ cho ChatGPT, và các nhân viên của Google đã được hướng dẫn để đẩy nhanh tiến độ phát triển một chatbot đối thủ, được gọi là "Apprentice Bard" và các chatbot khác. Pichai đã cam đoan với các nhà đầu tư trong cuộc họp thu nhập hàng quý của Google vào tháng 2 rằng công ty đã có kế hoạch mở rộng tính khả dụng và ứng dụng của LaMDA. Trợ lý ảo Phần mềm Google Chatbot Phần mềm năm 2023
wiki
nhỏ|171x171px|Phong cách cắm hoa phái Sansen Nihon kadō Sansenryū (日本家道山川流 Nghĩa: Nhật Bản Gia Đạo Sơn Xuyên Phái) là một trường phái cắm hoa Ikebana mới của Nhật Bản. Ra đời nhằm mang theo ý nghĩa “Con đường đến với hòa bình thế giới là thông qua nghệ thuật cắm hoa”. Với lý tưởng kết hợp giữa sự “ dung hòa” và “đoàn kết”, tất cả những ai tham gia cắm hoa đều đồng tâm nguyện cầu sự bình an cho gia đình, xã hội và hòa bình Thế Giới, khi đó tạo ra “Bông hoa hòa hợp” cả thể giới thành một thể thống nhất. Sự phát triển và phong cách Phong cách cắm hoa Sansen phái dựa trên lý thuyết mỗi con người là một cành hoa. Gồm một cành trụ ở giữa (tượng trưng cho bản thân ngươi cắm), và các cành phụ (Tượng chưng cho những mối quan hệ xung quanh người cắm) được cắm liền kề xung quanh cành trụ và mở rộng dần ra xung quanh. Tạo thành các vòng tròn nhiều lớp nối tiếp nhau. Người cắm hoa theo Sansen phái sẽ không cần phải để ý quá nhiều đến bố cục của tác phẩm. Mà chỉ cần làm theo công thức trên. Số lượng hoa được sử dụng trong Ikebana cơ bản thường là số lẻ như 1, 3, 5, 7..., người cắm phải tính toán kỹ càng số lượng hoa sử dụng. Tuy nhiên, ở Sansen phái, số lượng hoa được phép sử dụng là ngẫu nhiên và không có giới hạn (Số lượng hoa phụ thuộc vào số lượng các mỗi quan hệ xã hội của người cắm hoa). Độ dài của các cành hoa cũng đều là ngẫu nhiên (Tượng chưng cho sự khác biệt về ngoại hình bên ngoài của mỗi con người). Phong cách cắm này nhằm khiến cho người cắm nhớ lại và suy ngẫm về các mối quan hệ của bản thân, giá trị của sự hợp tác, chống phân biệt chủng tộc và sắc tộc, chống bất bình đẳng trong xã hội. Sansen phái còn là một trường phái cắm hoa tập thể Sū nindō (数人道 Nghĩa: Số Nhân Đạo). Là cách cắm khi mà mỗi người tham gia sẽ lần lượt cầm một cành hoa bất kỳ để cắm vào một bình hoa lớn. Để tạo ra một tác phẩm lớn. Tượng chưng cho sự hợp tác, phát triển giữa con người với con người nhằm hướng tới một thế giới hòa bình, hợp tác và ổn định. Đóng góp Sansen phái đã có đóng góp trong hoạt động gắn kết tình hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản, Tham gia trình diễn sân khấu bằng hoa cho buổi lễ kỷ niệm 45 năm quan hệ Việt Nhật. Sự kiện “Những ngày Kansai-việt Nam 2018” (từ ngày 9-11/11/2018 tại thành phố Osaka và thành phố Sakai) do Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam ở Osaka tổ chức. Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung đã tham dự. Sansen phái cũng tham gia các buổi thính giảng tại trường đại học ở Việt Nam. Giúp cho sinh viên Việt Nam hiểu thêm về nghệ thuật cắm hoa Ikebana Nhật Bản và lý tưởng về hòa bình. Người sáng lập môn phái Sansen Endo Yuko (遠藤祐子) Sinh ra và lớn lên tại Hokkaido trong một gia đình quan chức địa phương. Bà theo học cắm hoa Ikenobo truyền thống từ năm 8 tuổi. Sau này bà sáng lập và đăng ký thương hiệu môn phái cắm hoa riêng lấy tên là Nihon Kado Sansenryu. Với phong cách cắm hoa mới mang tính chất đưa mọi người đến gần nhau hơn, đề cao tình cảm gia đình và hướng đến một thế giới hòa bình. Nhờ những đóng góp của bà. Bà được nhận những giải thưởng cao quý như: Giải Nobel đại chúng cho phát kiến hữu ích – Higashi Kuni No Miya Kinen Sho, Giải Nobel văn hóa đại chúng – Higashi Kuni No Miya Bunka Hosho Tham khảo Trang chủ Sansenryu Thông tin sự kiện Ngày hội Kansai Về Sansenryu Báo Osaka nichi shinbun viết về Sansenryu Ikebana Sansenryu
wiki
Ở bất cứ trường học nào cũng luôn có hình ảnh các bác bảo vệ đêm ngày túc trực bên trường. Đó là một người rất gần gũi, thân quen với lớp lớp học sinh, là người lặng lẽ chứng kiến sự trưởng thành của biết bao thế hệ học trò. Bất kể ngày hay đêm, ngày thứ hay ngày nghĩ, ngày làm việc hay lễ tết, bác đều ở trường bảo vệ sự an toàn cho trường. Với kiểu đề “Tả bác bảo vệ trường em lớp 5” – một đề văn không khó nhưng đòi hỏi người viết cần chú ý tập trung làm nổi bật hình ảnh bác bảo vệ với các công việc hằng ngày ở trường, sự gần gũi của bác với học sinh cũng như tình cảm của người viết đối với bác bảo vệ. Dưới đây là bài văn mẫu tả bác bảo vệ trường em lớp 5 giúp mọi người có định hướng rõ hơn khi làm đề văn này. Có một người vẫn lặng lẽ đêm ngày gắn bó với mái trường thân yêu, bảo vệ sự an toàn cho trường. Có một người luôn hết lòng với những công việc hành chính của trường. Đó chính là bác bảo vệ. Em rất yêu quý bác Lâm – bác bảo vệ trường em. Bác Lâm năm nay đã ngoài tuổi bốn mươi nhưng trông bác vẫn khỏe mạnh và lạc quan, yêu đời lắm. Dáng bác hao hao gầy, dong dỏng cao, lúc nào cũng quen thuộc với đồng phục bảo vệ màu xanh lam. Mái tóc bác đã qua thời tuổi trẻ, mái tóc xanh giờ đã điểm vài sợi bạc. Có lẽ bởi bác đã nghĩ suy nhiều. Sự khó nhọc một đời hằn lên những vết nhăn trên vầng trán cao rộng của bác. Đôi mắt bác khi thì ánh lên những cái nhìn nghiêm nghị của một bảo vệ, khi lại ánh lên những cái nhìn rất đỗi trìu mến của một người bác hết lòng vì con cháu. Bác Lâm nghiêm khắc lắm. Nhưng những lúc chúng em mắc lỗi, bác chỉ phê bình chứ không quát năng lời nhẹ chúng em. Hằng ngày, bác lặp đi lặp lại những công việc quen thuộc: đánh trống báo giờ, mở cổng, khóa cổng, canh cổng, kiểm tra các lớp sau giờ học. Công việc tưởng chừng như lặp đi lặp lại nhàm chán nhưng đòi hỏi phải chính xác, tỉ mỉ. Ấy và, bác đã gắn bó với nó được ngót nghét chục năm trời rồi. Bác Lâm thân thiện với học sinh lắm. Mỗi lúc đến thăm bác, bác kể cho chúng em những câu chuyện ngày xưa, hồi bác mới về trường. Bác kể về các lứa học sinh đã trưởng thành như thế nào. Bác đã gắn bó với trường mấy mươi năm, ngày ngày đánh trống báo giờ, lặng lẽ khóa cổng, mở cổng, kiểm tra lớp sau giờ học. Có những ngày nghỉ, bác vẫn ở trường canh cả ngày lẫn đêm. Công việc thầm lặng ấy để đảm bảo sự an cho trường và cho chính chúng tôi. Thầy cô, học sinh trong trường ai cũng quý bác Lâm lắm. Học sinh đến chơi với bác, khi thì bác cho cái bánh, cái kẹo, lúc lại gọt hoa quả cho ăn. Bác coi học sinh chúng em như con, như cháu mình, lúc nào cũng động viên chúng em khi có một kì thi sắp sửa. Em yêu quý bác Lâm và cũng coi bác như một người bác ruột của mình. Sau này, như những cánh chim bay đi khắp nẻo, em nhất định sẽ luôn về thăm bác, sẽ mãi nhớ về bác Lâm – bác bảo vệ tuyệt vời trường em. Mỗi buổi sáng đạp xe tới trường, em lại bắt gắp hình bóng thân quen của bác bảo vệ. Bác Sơn là người bảo vệ ở trường được mọi người kính nể. Năm nay bác đã ngoài năm mươi tuổi dáng người cao, gầy của bác in đậm những khó khăn mưu sinh. Mái tóc bác điểm vài sợi bạc, trên gương mặt gầy gầy, xương xuất hiện nếp nhăn theo năm tháng. Ánh mắt bác hiền từ, bác luôn nhìn lũ học trò chúng em tới trường, vui chới với cái nhìn trìu mến và nụ cười nhân hậu. Mỗi lúc như vậy, em như thấy bác lạc quan hơn, yêu đời hơn khi ngắm nhìn những mầm non hồn nhiên, tràn đầy sức sống. Bác gắn bó với trường em hơn ba năm rồi. Ngày trước bác từng tham gia nhập ngũ và chiến tranh đã cướp đi một cánh tay của bác nhưng với nghị lực sống kiên cường, bác không chấp nhận sống ỷ vào tiền trợ cấp. Công việc làm bảo vệ không quá khó khăn mà đó cũng là lúc bác thấy mình sống ý nghĩa hơn khi cống hiến sức mình để chúng em có cuộc sống như ngày hôm nay.
vanhoc
Biện Hàn, cũng gọi là Biện Thần, là một liên minh lỏng lẻo của các bộ lạc tồn tại từ thời Công nguyên đến thế kỷ thứ 4 tại nam bộ bán đảo Triều Tiên. Biện Hàn là một trong Tam Hàn, cùng với Mã Hàn và Thìn Hàn. Lịch sử Biện Hàn, cũng như hai liên minh còn lại của Tam Hàn xuất hiện với vị thế là hậu duệ của Thìn Quốc ở miền nam bán đảo. Các bằng chứng khảo cổ đã cho thấy sự gia tăng của các hoạt động quân sự và sản xuất vũ khí tại Biện Hàn vào thế kỷ thứ 3, đặc biệt là gia tăng các mũi tên và áp giáp sắt. Điều này có thể liên hệ đến sự suy tàn của Biện Hàn và sự lớn mạnh của liên minh Già Da (Gaya) có tính tập trung cao hơn. Gìa Da về sau bị sáp nhập vào lãnh thổ Tân La, một trong Tam Quốc Triều Tiên. Văn hóa-thương mại Theo Tam quốc chí, ngôn ngữ và văn hóa của Biện Hàn về cơ bản tương tự như Thìn Hàn, và các vật khảo cổ chỉ cho thấy những khác biệt nhỏ. Biện Hàn có thể đơn giản chỉ là các bộ lạc ở phía nam và tây của thung lũng sông Nakdong không là thành viên chính thức của liên minh Thìn Hàn. Cũng theo Tam quốc chí, Biện Hàn được biết đến với sản xuất đồ sắt; nó xuất khẩu các loại đồ sắt sang các quận do người Hán cai quản ở phía bắc, Yamato tại Nhật Bản cũng như các nơi khác trên bán đảo Triều Tiên. Biện Hàn cũng là trung tâm của sản xuất đồ đá. Tiểu quốc bộ lạc Theo Tam quốc chí, Biện Hàn gồm 12 tiểu quốc bộ lạc: Mirimidong (, Di Li Di Đống Quốc), nay thuộc Miryang. Jeopdo (, Tiếp Đồ Quốc), nay thuộc Haman. Gojamidong (, Cổ Tư Di Đống Quốc), nay thuộc Goseong. Gosunsi (, Cổ Thuần Thị Quốc), nay thuộc Jinju, Sacheon hay Goseong. Ballo (, Bán Lộ Quốc), nay thuộc Seongju. Nangno (, Lạc Nô Quốc), nay thuộc Hadong hay Namhae. Gunmi (, Quân Di Quốc), nay thuộc Sacheon. Mioyama (, Di Ô Da Ma Quốc), nay thuộc Goryeong. Gamno (, Cam Lộ Quốc), nay thuộc Gimcheon. Guya (, Cẩu Da Quốc), nay thuộc Gimhae. Jujoma (, Tẩu Tào Mã Quốc), nay thuộc Gimcheon. Anya (, An Da Quốc), nay thuộc Haman. Dokgno (, Độc Lô Quốc), nay thuộc Dongnae. Xem thêm Lịch sử Triều Tiên Tham khảo Barnes, G.L. (2000). Archeological armor in Korea and Japan: Styles, technology and social setting. Journal of East Asian Archeology 2 (3–4), 61–96. (Electronic Version). http://enc.daum.net/dic100/viewContents.do?&m=all&articleID=b09b2934a http://100.naver.com/100.php?id=75359 http://100.empas.com/dicsearch/pentry.html/?i=146183 Lịch sử Triều Tiên Tân La Cựu quốc gia trong lịch sử Triều Tiên
wiki
Al-Saadi al-Gaddafi (; sinh ngày 25 tháng 5 năm 1973) là con trai thứ ba của nhà lãnh đạo Libya Muammar al-Gaddafi. Ông là một doanh nhân và cựu cầu thủ bóng đá Libya. Trong nội chiến Libya 2011, ông là người chỉ huy một đội quân đặc biệt và có liên quan đến chiến tranh. Interpol đã ra thông báo màu da cam để bắt giữ ông. Ông là một trong những người thân cận với cha mình. Vào ngày 11 tháng 9 năm 2011, một đội hộ tống đã đưa al-Saadi vượt biên giới sang Niger. Sự nghiệp cầu thủ Al-Saadi từng chơi bóng tại Libya cho câu lạc bộ Al Ahly Tripoli. Vào ngày 6 tháng 6 năm 2000, BBC ghi nhận rằng Al-Saadi al-Gaddafi đã ký với câu lạc bộ Birkirkara F.C. của Malta và ông sẽ chơi bóng tại câu lạc bộ tại giải UEFA Champions League. Tuy nhiên điều này đã không trở thành hiện thực. Bóng đá Libya đã có nhiều ưu ái với Saadi. Một luật đã được ban ra và theo đó cấm báo chí đưa tin tên của bất kỳ cầu thủ bóng đá nào ngoại trừ Saadi. Trên thực tế, ngoài Saadi, chỉ có một số cầu thủ khác đã được nêu tên khi đưa tin. Các trọng tài cũng dành sự ưu ái cho câu lạc bộ của Saadi và các lực lượng an ninh được sử dụng để dập tắt các phản kháng của các đội khác. Ông đã ký hợp đồng với một câu lạc bộ tại giải Serie A của Ý là Perugia vào năm 2003. Tuy nhiên, ông đã chỉ chơi cho câu lạc bộ một trận đấu duy nhất và sau đó có kết quả dương tính trong một cuộc xét nghiệm ma túy. Ông từng là thành viên của ban điều hành câu lạc bộ Juventus, một tập đoàn Libya sở hữu 7,5% trong câu lạc bộ này, nhưng ông đã từ bỏ việc này để thi đấu cho Perugia. Ông từng là đội trưởng của đội tuyển Libya, đội trưởng của câu lạc bộ tại Tripoli, và chủ tịch của Liên đoàn bóng đá Libya. Al-Saadi al-Gaddafi từng được quyền thi dấu cho đội Udinese Calcio tại UEFA Champions League trong mùa giải 2005–06, ông đã thi đấu 10 phút trong một trận đấu vào cuối mùa giải với đội Cagliari Calcio. Ông cũng từng gia nhập câu lạc bộ U.C. Sampdoria trong mùa giải 2006–07, tuy nhiên ông đã không thi đấu trận bóng nào. Thống kê sự nghiệp |- |2003-04||rowspan="2"|Perugia||Serie A||1||0|||||||||||||||| |- |2004-05||Serie B||0||0|||||||||||||||| |- |2005-06||Udinese||Serie A||1||0|||||||||||||||| |- |2006-07||Sampdoria||Serie A||0||0|||||||||||||||| 2||0|||||||||||||||| 2||0|||||||||||||||| Hoạt động kinh doanh Năm 2006, Al-Saadi al-Gaddafi và chính phủ Libya đã đưa ra một kế hoạch thành lập một thành phố bán tự trị theo mô hình Hồng Kông tại Libya, thành phố dự kiến nằm giữa thủ đô Tripoli và biên giới với Tunisia. Thành phố mới này được kỳ vọng sẽ là một trung tâm công nghệ cao, ngân hàng, y tế, giáo dục và mọi người sẽ không cần thị thực để vào thành phố. Thành phố sẽ có sân bay quốc tế của riêng mình cùng một hải cảng. Al-Saadi al-Gaddafi đã hứa hẹn rằng sẽ có sự khoan dung tôn giáo với cả "giáo đường Do Thái và nhà thờ Thiên Chúa" và sẽ không có việc phân biệt đối xử tại thành phố mới này. Thành phố mới sẽ có luật kinh doanh theo kiểu phương Tây và do đó các công ty Âu Mỹ sẽ có cảm giác tự nhiên và quen thuộc. Al-Saadi al-Gaddafi cũng tập trung vào ngành lọc dầu và các công ty tiếp thị của chính phủ Libya. Xét xử Tháng 7 năm 2010, Al-Saadi al-Gaddafi đã bị một tòa án Ý tuyên phải trả 392.000 Euro cho một khách sạn sang trọng vì chưa trả tiền phòng sau kỳ nghỉ hè của ông vào năm 2007. Cá nhân Saadi đã kết hôn với con gái của một chỉ huy quân sự Libya. Tham khảo Liên kết ngoài Gaddafi dời Udinese Cầu thủ bóng đá Libya Gia tộc Gaddafi Người Libya lưu vong Cầu thủ bóng đá Serie A Cầu thủ bóng đá U.C. Sampdoria Cầu thủ bóng đá Udinese Cầu thủ bóng đá A.C. Perugia Calcio
wiki
,ấu danh Suga-no-miya, là cựu thành viên Hoàng gia Nhật Bản. Bà cũng là con gái thứ năm và là con út của Chiêu Hòa Thiên hoàng vớiHương Thuần Hoàng hậu, và là em gái của Thiên hoàng Nhật Bản hiện tại, Akihito. Bà kết hôn với Hisanaga Shimazu vào ngày 3 tháng 3 năm 1960. Do đó, bà đã từ bỏ tước hiệu hoàng gia và rời khỏi Hoàng thất Nhật Bản, theo yêu cầu của Hiến pháp. Tiểu sử Nội thân vương Takako được sinh ra tại Hoàng cung Tokyo. Ấu danh của bà là . Như với các chị gái của bà, bà không được nuôi dưỡng bởi cha mẹ ruột của mình, mà bởi một loạt các nữ quan tại một cung điện riêng được xây dựng cho bà và các chị em ở quận Marunouchi của Tokyo. Bà sau đó tốt nghiệp trường Gakushuin, và cũng được dạy kèm cùng với anh chị em của mình bằng tiếng Anh bởi một gia sư người Mỹ, Elizabeth Gray Vining trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Nội thân vương Takako tốt nghiệp trường Đại học nữ sinh Gakushuin với bằng văn học Anh vào tháng 3 năm 1957. Vào ngày 10 tháng 3 năm 1960, Nội thân vương Takako kết hôn với Hisanaga Shimazu (sinh ngày 29 tháng 3 năm 1934, Tokyo), con trai của Bá tước Hisanori Shimazu và lúc đó còn là một nhà phân tích tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Nhật Bản (JEXIM). Cặp đôi được giới thiệu bởi những người quen biết tại Gakushuin. Họ có chung sở thích về âm nhạc của Perez Prado. Sau khi kết hôn, Nội thân vương đã từ bỏ tước hiệu Hoàng thất của mình và lấy họ của chồng, theo Hoàng Thất Điển Phạm năm 1947. Mặc dù được nhắc tới bởi các nguồn truyền thông phương Tây lúc bấy giờ là "nhân viên ngân hàng thường dân", song chồng bà thực tế lại là cháu nội của vị lãnh chúa cuối cùng của phiên Satsuma, Shimazu Tadayoshi, và do đó là anh em họ đầu tiên của bà với Hoàng hậu một lần loại bỏ. Takako và chồng có một con trai, Yoshihisa Shimazu, sinh ngày 5 tháng 4 năm 1962. Năm 1963, ba năm sau khi kết hôn, bà thoát chết trong một vụ bắt cóc đã được tính toán sẵn. Do truyền thông đưa tin rộng rãi, vị trí nhà của vợ chồng bà vô cùng phổ biến, cũng như của hồi môn hôn nhân trị giá 500.000 đô la của bà (ở Nhật Bản, cô dâu được tặng một khoản tiền cho cuộc hôn nhân của mình). Một thành viên của nhóm tội phạm đã lật đổ cảnh sát trước khi vụ bắt cóc xảy ra. Hisanaga Shimazu đã theo đuổi sự nghiệp ba mươi năm với JEXIM, bao gồm các bài đăng tới Washington DC ở Hoa Kỳ và Sydney, Úc cùng với vợ. Ông trở thành thành viên Hội đồng quản trị của Tập đoàn Sony sau khi nghỉ hưu từ ngân hàng năm 1987, từng là giám đốc điều hành của Quỹ giáo dục khoa học Sony từ năm 1994 đến 2001, và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện nghiên cứu sinh vật học Yamashina. Cựu Nội thân vương đã xuất hiện rất nhiều trên truyền hình Nhật Bản với tư cách là nhà bình luận về các sự kiện thế giới, và cũng nằm trong Hội đồng quản trị của chuỗi khách sạn Prince. Tước hiệu 2 tháng 3 năm 1939 - 3 tháng 3 năm 1960: Nội thân vương Suga 3/3/1960 - nay: Bà. Hisanaga Shimazu Danh dự Danh dự quốc gia Grand Cordon của Huân chương Vương miện quý giá Tổ tiên Thư viện ảnh Ghi chú Tham khảo Hiệp hội đối ngoại Nhật Bản, Cuốn sách năm Nhật Bản (Tokyo: Kenkyusha Press, 1939 Hóa40, 1941 Phản42, 1944 Quay45, 1945 Phép46, 1947 1948). Takie Sugiyama Lebra, Trên mây: Văn hóa hiện trạng của người Nhật Bản hiện đại (Berkeley: Nhà in Đại học California, 1992). Ben-ami Shillony, Bí ẩn của các Hoàng đế: Sự phụ thuộc thiêng liêng trong lịch sử Nhật Bản (Kent, UK: Global Oriental, 2006). Người Tokyo Công chúa Nhật Bản Nhân vật còn sống Sinh năm 1939
wiki
Kenneth Elton Kesey (17 tháng 9 năm 1935 – 10 tháng 11 năm 2001) là một tiểu thuyết gia, người viết tiểu luận và nhân vật văn hóa đối kháng người Mỹ. Ông tự coi mình là dấu gạch nối giữa Thế hệ Beat của thập niên 1950 và những người hippie của thập niên 1960. Kesey sinh ra ở La Junta, Colorado và lớn lên tại Springfield, Oregon, sau đó tốt nghiệp Đại học Oregon vào năm 1957. Ông bắt đầu sáng tác truyện One Flew Over the Cuckoo's Nest (Bay trên tổ chim cúc cu) vào năm 1960 sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh chuyên ngành sáng tác tại Đại học Stanford. Cuốn tiểu thuyết này ngay lập tức đạt thành công về mặt thương mại và được lòng giới phê bình khi được ấn hành vào thời điểm hai năm sau đó. Trong thời gian này, Kesey có tham gia vào các nghiên cứu của chính phủ liên quan đến các loại thuốc gây ảo giác (mescaline và LSD) để tăng thêm thu nhập. Sau khi xuất bản One Flew Over the Cuckoo's Nest, ông dời nhà đến La Honda, California gần đó và bắt đầu tổ chức tiệc tùng với những đồng nghiệp cũ từ Stanford, với những nhân vật trong làng văn học và những kẻ phóng túng (nổi bật nhất là Neal Cassady), cũng như với hội bạn bè biệt danh Merry Pranksters. Những người này sử dụng LSD khi diễn tấu các màn biểu diễn đa phương tiện trong những bữa tiệc được gọi là Acid Test. Ông hướng dẫn nhóm Grateful Dead trong suốt thời gian này và tiếp tục có ảnh hưởng sâu sắc đến cả nhóm trong suốt sự nghiệp lâu dài của họ. Sometimes a Great Notion là tiểu thuyết thành công về doanh số nhưng gây ra sự chia rẽ trong giới phê bình và độc giả khi ra mắt năm 1964, mặc dù đây là cuốn sách mà Kesey coi là kiệt tác của mình. Năm 1965, sau khi bị bắt vì hành vi tàng trữ cần sa và tự sát giả, Kesey đi tù năm tháng. Không lâu sau, ông trở về nhà tại thung lũng Willamette và định cư ở Pleasant Hill, Oregon, nơi ông duy trì lối sống khép kín, dành thời giờ cho gia đình trong suốt quãng đời còn lại. Trong thời gian giảng dạy tại Đại học Oregon, ông hợp tác với các sinh viên sau đại học của ông để cho ra đời cuốn tiểu thuyết Caverns (1989) dưới bút danh "O. U. Levon". Ngoài ra, ông tiếp tục thường xuyên viết truyện hư cấu và phóng sự đăng trên các ấn phẩm như Esquire, Rolling Stone, Oui, Running và The Whole Earth Catalogue. Một số truyện trong số này đã được chọn lọc vào các cuốn Kesey Garage Sale (1973) và Demon Box (1986). Giai đoạn từ 1974 đến 1980, Kesey xuất bản sáu tập Spit in the Ocean; đây là một tạp chí văn học chuyên đăng các trích đoạn từ cuốn tiểu thuyết dang dở Seven Prayers by Grandma Whittier (viết về sự chống chọi của người bà của Kesey với bệnh Alzheimer) cũng như từ những tác giả có tiếng như Margo St James, Kate Millett, Stewart Brand, Saul-Paul Sirag, Jack Sarfatti, Paul Krassner và William S. Burroughs. Sau khi xuất bản cuốn tiểu thuyết thứ ba là Sailor Song vào năm 1992, ông tái hợp với hội Merry Pranksters và bắt đầu xuất bản các tác phẩm trên mạng Internet cho đến khi sức khỏe suy yếu. Tham khảo Nhà văn từ California Chết vì ung thư gan Nam tiểu thuyết gia Mỹ Tiểu thuyết gia Mỹ thế kỷ 20 Mất năm 2001 Sinh năm 1935
wiki
Ngày quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc (; Trung Hoa Dân quốc Quốc khánh nhật), còn gọi là Lễ song thập (雙十節), Song thập quốc khánh (雙十國慶), Song thập khánh điển (雙十慶典), là ngày kỷ niệm xảy ra cuộc Khởi nghĩa Vũ Xương 10 tháng 10 năm 1911, tức ngày 19 tháng 8 âm lịch, năm Tân Hợi (tức năm Tuyên Thống thứ 3, nhà Thanh). Khởi nghĩa Vũ Xương còn gọi là Cách mạng Tân Hợi. Sau 2 tháng kể từ ngày khởi nghĩa, phong trào cách mạng đã thành công trên phạm vi cả nước Trung Quốc, làm sụp đổ hoàn toàn chế độ phong kiến nhà Thanh. Ngày Quốc khánh Trung Hoa Dân Quốc là một trong những ngày lễ của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và cộng đồng người Hoa hải ngoại. Ở Đài Loan các chính quyền địa phương đều tổ chức lễ kỷ niệm, cộng đồng người Hoa hải ngoại thường tổ chức tuần hành nhân ngày lễ này tại các Khu phố Tàu (Chinatown). Hình trang trí song thập thường thấy trong ngày lễ. Tham khảo Trung Hoa Dân Quốc Ngày lễ Trung Quốc Lễ hội của người Hoa Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Mười
wiki
Thùy Dương Bùa yêu Ngày trẻ bà ngoại là cô gái đẹp trong làng - Nhưng đường tình duyên chẳng hề may mắn. Hai đời chồng, bà có hai cô con gái và ở vậy từ năm 29 tuổi. Khi đã già, bà lại nuôi cháu cho con gái. Bà thường kể đủ thứ chuyện khi dỗ tôi và em gái ngủ. Lớn lên trong tôi chỉ còn rõ nhất câu chuyện về cô Thảo đẹp nhất làng, yêu người trai nghèo không lấy được đã nhảy sông tự vẫn. Đêm tối trời, cô thường hiện lên hết khóc rồi lại hát, kết các loại bùa yêu thả chúng bay khắp nơi... Mùa thu. Trời xanh nao lòng và nắng vàng cũng ngơ ngẩn. Tôi chạy chân trần đuổi bắt những con chuồn chuồn ớt. Đâm sầm vào bụi cúc tần, tôi bắt gặp màu vàng nồng nàn của những búi tơ hồng vấn vương. Những chiếc lá vàng lơi lả mà chú tiểu trong chùa vun lại, đủ cho tôi chơi nửa ngày không chán. Trong không trung, thỉnh thoảng có sợi tơ trăng mỏng mảnh nhẹ nhàng bay ngang, lúc căng dài lúc co tròn lại. "Bùa yêu..." tôi hét lên và chạy đuổi theo. Khó khăn lắm tôi mời bắt được chúng. Đám bạn trong làng ngơ ngác nhìn tôi. Một bà lão móm mém đi qua nhổ một bãi quết trầu, day day đôi mắt mờ đỏ lắc đầu "Trông như cô Thảo ngày xưa ấy ư... Rõ khổ!". Mẹ đón tôi về thị xã (thực ra cách nhà bà ngoại có 2-3 cây số). Sau mấy năm đi Tây cùng chồng -trông mẹ đẹp ra và chẳng hề thay đổi. Chỉ có điều mẹ luôn luôn trong trạng thái nôn nóng và bồn chồn: "Bố mày ở lại bên đó và chạy theo con... Cái đồ gái Tây thô bỉ... Rồi mẹ đến phải sang nữa thôi!". Tôi tròn mắt nhìn mẹ, một nữ trí thức xinh đẹp, quần áo lúc nào cũng hợp mốt, duyên dáng, lại có thể thốt ra những lời đó sao. Mà tôi đã nói bao lần rồi mẹ chẳng chịu nghe cho. Tôi không thể gọi ông ta - chồng của mẹ - bằng bố. Ai thì cũng chỉ có một người bố duy nhất - dù người đó đã bỏ hai đứa con gái 7 tuổi và hơn 2 tuổi ra đi. Căm giận bố, mẹ đã cấm cửa ông, gửi phắt chúng tôi về bà ngoại và cũng đi tít mít. Bây giờ mới về được vài tháng thì đã thế... "Năm nay con đã vào đại học, rồi mẹ sẽ chuẩn bị cơ sở để con có thể tự lập được và lo cho cả em. Mẹ phải sang để cột lão ta lại...". Chẳng nhìn tôi, mẹ cứ lẩm bẩm như một mụ hàng xén đang tính toán với gánh hàng của mình. Ừ thì mẹ đi. Chị em tôi dường như không quen rồi đến phải quen và đã quen với những ngày tháng dằng dẵng xa mẹ. Tôi cũng đã quen tháng tháng ra bưu điện lĩnh mấy cân hàng rồi mang đến nhà người quen bán đi, trang trải mọi thứ cho ba bà cháu, trả tiền học thêm cho hai chị em... Chỉ khổ thân cho mẹ - sao cứ bồn chồn, bứt dứt không yên thế!? Có phải do yêu mà mẹ cứ long đong mãi sao? Tiếc rằng mẹ chẳng có bùa yêu... Không giữ được tình yêu với bố, mẹ lao đi tìm và tìm bằng được những người giống, hoặc hao hao giống bố. Ông bố dượng hiện thời của chúng tôi là một ví dụ không phải đầu tiên nhưng cũng chưa hẳn cuối cùng. Mẹ yêu ông ta, than thở, trách giận ông ta lẫn với hờn ghen, giận dữ đối với bố. Bao nhiêu năm rồi chúng tôi chưa gặp mặt bố, chỉ nhận những món quà do ông gửi qua bưu điện. Nhưng mẹ lại biết rõ từng đường đi nước bước của ông, những mối tình và trắc trở mà ông gặp. Mẹ kể lại những điều ấy với bà, với chị em tôi giọng hả hê, đắc thắng xen lẫn sự ghen tuông không giấu giếm. Thật là kỳ lạ. Rồi mẹ lại đi khi biết tin bố tôi cũng trở sang bên ấy và người chồng của mẹ có một cô bồ mới. "Con gái lớn rồi phải biết giữ thân con ạ. Tốt nhất là đừng có xiêu lòng trước những lời tán tỉnh của bọn con trai. Bao giờ lấy chồng con sẽ chọn người đàn ông nào yêu con nhất. Đàn bà mà yêu nhiều rồi sẽ khổ..." "Như mẹ phải không?" Tôi thầm hỏi trong lòng và ôm lấy mẹ, cảm thấy hơi ấm nồng nàn từ đôi bầu vú mẹ phả vào ngực và cảm nhận được cả những cái run rẩy từ đôi vai để trần của mẹ. Năm thứ hai đại học thì tôi yêu. Anh ấy đẹp, và dường như hứa hẹn, lấp lánh một tài năng nào đó. Tôi đến nhà anh và reo lên khi thấy bó hoa cắm ngoài phòng khách. Những bông hoa trắng xanh khiêm nhường thường mọc chốn đồng quê có cái tên hết sức bình dị thật thà. Nhưng với tôi chúng mang một cái tên đặc biệt khác: Hoa sương. Bởi những bông hoa chẳng khác nào những chiếc mạng nhiện mắc đầy sương "Hoa sương ư? Em hay thật...". Anh cười kéo tay tôi "Mốt thời thượng đấy mà - người ta chở từ quê ra thành phố đủ các loại hoa, cỏ dại khờ?". Trong phòng của anh duy nhất chỉ có một bông hoa hồng trắng ngậm sương, "Đây mới chính là anh - em biết không - và là cả em nữa!". Chúng tôi hôn nhau bên bông hồng. Hương hoa quyện trong hương vị của nụ hôn đầu tiên - ngọt ngào, man mác, chẳng thể nào quên. Bốn tháng, sau những lần hò hẹn, những nụ hôn dài mê mải đắm say, tôi bỗng nhận được một lá thư ngắn ngủi và đầy sự có lý của anh. "Chúng ta phải chia tay. Đừng hỏi anh vì sao em yêu ạ, cũng như anh không hỏi vì sao những loài hoa dại đã có tên mà em vẫn cứ đặt những cái tên ngộ nghĩnh, dễ thương khác cho nó. Chúng ta đã có những giờ phút có thể gọi là hạnh phúc, dễ chịu bên nhau. Em đã đem niềm vui cho anh và anh với em - cũng vậy. Thế là hoà và vì điều ấy, xin em đừng tìm gặp hay căn vặn gì anh. Chúc em may mắn và hạnh phúc!". Câu cuối cùng như cười giễu tôi. Hạnh phúc ư - Có thể hạnh phúc được không khi phải chia tay với mối tình đầu của mình, với chàng trai đầu tiên mà mình yêu? Tôi bỗng nhớ lại câu nói của anh ta hôm nào: "Những loài hoa cỏ dại khờ mang từ quê ra...". Có lẽ tôi lúc ấy cũng là một kiểu mốt thời thượng của anh ta... Tôi phá lên cười, xé tan lá thư và ném nó vào gió. Những mảnh giấy trắng như những cánh bướm bay tan tác, lung tung. Nước mắt tôi tràn ra, chảy ướt cằm. Chiều thu. Tôi lang thang trong dãy phố nhỏ, ấm thấp và u ám. Những chiếc lá vàng thả chầm chậm, quấn lấy bước chân. Tôi thèm được trở lại ngày xưa, chân trần chạy khắp nơi, chẳng hề biết trên đời lại có nỗi buồn trĩu nặng lòng và dư vị ngọt ngào lân cay đắng của mối tình đầu vương vấn mãi, bỗng một gương mặt nhăn nhúm ló ra từ ô cửa sổ: "Mời cô vào trong này. Cô vào đi!" Như một cái máy, tôi bước vào ngôi nhà cổ có đến hàng trăm năm, tường đã chóc lớp vứa trát, lộ ra cả màu gạch hồng hồng. Ông già lôi ở đâu đó ra một chiếc thước dây đã xỉn màu, chẳng nói chẳng rằng loay hoay đo đo, tính tính. "Cô là người của mùa thu. Tôi sẽ may cho cô bộ váy áo kết bằng nắng vàng và tơ trời mùa thu. Tôi đã để dành và chờ đợi từ 60 mùa thu trước. Tuần sau, vào buổi chiều này, cô nhớ đến lấy... Nhớ chưa!". Tôi vâng dạ chào ông ấy ra về. Cũng chẳng thấy ngạc nhiên, dù chưa hề có ý định may sắm gì trước đó. Đôi chân cứ tự đưa tôi đến khu phố cổ. Chẳng dám gõ cửa, tôi e dè đứng trước căn nhà khép kín. Bỗng có cô gái đẩy cửa bước ra: "Trao cho cô gái đến đây bác tôi dặn đi dặn lại như thế. Tiền nong à? Tôi không thấy bác nói gì hết. Tôi không dám nhận đâu. Bác tôi già rồi, sống một mình và kỹ tính lắm. Được nếu có ai về quê - tôi sẽ hỏi giúp chị...". Tôi giũ tung bọc giấy. Một bộ váy áo vàng nồng nàn điểm những sợi trắng mỏng manh. Tôi khoác chúng lên người. Trong gương, một cô gái mắt mở lớn, sáng lóng lánh - một màu vàng say như sắc mật. Làn da mịn như ngà ửng sáng... Cô gái nhoẻn miệng cười - những đốm trắng cũng nhấp nháy cười theo. Tôi khép cửa bước ra đường. Ánh nắng thu nhảy nhót theo bước chân. Bao người đi đường nhìn tôi có nhiều người đi xa còn ngoái đầu nhìn lại... Tôi, bộ váy áo màu vàng và cùng với nắng thu cuốn nhau đi nhẹ êm, không ồn ã. Anh ta đứng trước mặt tôi, cái người tôi đã yêu với mối tình đầu ấy, và chết sững nhìn. Tôi dường như thấy nhẹ nhõm trong lòng. "Em đi đâu vậy? Dạo này em sao rồi?" "Em ư - bình thường thôi mà!". Anh ta nắm lấy tay tôi thì thào: "Trời ơi - sao mà màu mắt em lại vàng óng lên thế". Trước đây sao anh chẳng nhận thấy và chẳng hề biết nó đẹp đến như vậy... Chúng mình đi cùng nhau được không?" "Không đâu - em đang bận". "Bận gì nào - anh sẽ cùng làm với em!" "Em còn bận thương nhớ Mùa thu - có làm với em được không?". Tôi phá ra cười giòn giã, vô tư khi nhìn lại guơng mặt tẽn tò ngớ ngẩn của anh ta. Sao ngày xưa tôi lại thấy gương mặt ấy hứa hẹn điều gì đó như tài năng nhỉ? Thời gian trôi qua rồi. Lúc tôi yêu và chờ đợi - sao anh ta chẳng đến. Giờ đây tôi không còn là cô bé ấy nữa và anh đã trở thành người xa lạ. Bà ngoại bê lên một bát canh rau tập tàng hái trong vườn nhà, mấy ngọn dền cơm, nắm lá ớt, khoai lang rau muống, rau đay và mấy nụ mướp... Trên mâm chỉ độc có một bát tép rang khế và chiếc nồi gang còn vương tàn rơm, thơm hôi hổi mùi cơm mới. Tôi sà vào xới cơm. Canh bà nấu ngon hơn tất cả những thứ trên đời tôi đã từng ăn. Bà vừa quạt cho tôi vừa mắng yêu: "Cha mẹ nhà chị - rõ là lớn quá rồi. Cơm gạo nuôi quả là không phí. Thế có đám nào chưa - nói bà nghe xem...". "Sắp rồi bà ạ... Chỉ ít lâu nữa là cháu dẫn về để bà xem mặt". Bà quay đi thở dài: "Con gái trông thế kia - khéo lại cao số cũng nên. Mà con mẹ thì dễ đến ba năm rồi mà chẳng về qua nhà lấy một chốc!". Tôi ôm ngang lưng bà, cái lưng mảnh khảnh đã còng còng. "Cháu lớn rồi, sắp đi làm đến nơi. Cháu sẽ lo được cho bà và cái Nhu mà...". Mắt bà rân rấn: "Phần bà đâu có lo gì. Lo là lo cho mày kia kìa... con ạ". Cái Nhu chở tôi ra bến. Nó láu táu: "Chị có nhớ chuyện ngày xưa bà kể không - Cô gái đẹp đêm đêm hiện lên bờ sông thả bùa yêu ấy... Cái anh trai làng không lấy được cô đã bỏ đi biệt xứ - giờ mới trở về đây. Eo ơi giờ ông ấy đã ngoài 70 tuổi rồi, chẳng vợ chẳng con gì cả...". Tôi giật thót cả tim - vậy ra ông ấy đấy ư. Nhưng có khi không phải. Trên đời này thiếu gì chuyện trùng hợp. Sắp tới lúc xe chạy, cái Nhu mới bảo: "Em sẽ thi Cao đẳng sư phạm chị ạ. Vừa học gần nhà, ra trường có thể xin dạy ngay tại thị xã". Tôi không tin vào tai mình nữa. "Sao em lạ thế. Sức em đủ để vào đại học kia mà. Trên ấy lại có chị có em. Mẹ cũng đã nhờ người tìm mua cho chúng mình một căn hộ nhỏ". Nó kiên quyết lắc đầu: "Em thích nghề giáo viên - lại muốn ở gần bà. Em đã quyết định rồi. Tối nay em sẽ viết thư cho mẹ". Tàu chạy, nhìn bóng em gái bé nhỏ, lọt thỏm giữa sân ga, nước mắt tôi trào ra: "Nhu ơi nghĩ lại đi em. Chúng mình sẽ được ở bên nhau...". Thư Nhu viết ngay tối hôm tôi lên trường: "Chị đừng lo gì cho em. Em không giống mẹ và cũng không giống chị. Mẹ luôn luôn theo đuổi cái mà mẹ đã đánh mất. Chị luôn đi tìm những điều chị khao khát - dù có thể chính chị cũng chẳng hiểu nó là cái gì. Còn em đơn giản hơn nhiều. Em bằng lòng với những cái mà mình có. Em sợ những cuộc phiêu lưu, sợ đánh mất mình và hạnh phúc của mình...". Thư của tôi gửi về tới tấp. Những suy nghĩ trăn trở và cả những dự định về tương lai của hai chị em mà tôi vẽ ra đầy hào hứng đã không được nó chia sẻ. Bình tĩnh và cương quyết nó làm theo ý mình. Mẹ tôi bay về một tháng cũng chẳng thay đổi được gì. Bởi ngoài quyết định của nó, bà ngoại là người ủng hộ mạnh mẽ không kém. Mẹ và tôi đành bó tay. Tôi gặp anh trong một dạ tiệc. Anh có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi cảm nhận rõ một dòng điện xuyên suốt từ anh sang tôi. Bất cứ anh ở góc nào đang làm gì, dù chẳng hề nhìn thì tôi cũng biết rõ... Lại có cảm giác rằng anh sẽ làm được một điều gì đó to lớn hoặc phi thường lắm. Tôi chẳng hề hỏi mình xem anh có đẹp trai hay không - như những lần tôi vẫn nhận xét một cách hờ hững nhưng người đến với mình. Trong tôi lúc này chỉ duy nhất có một điều đang được nhắc đi nhắc lại hàng trăm, hàng nghìn lần. Anh ấy đấy! Nhưng tôi biết giấu cảm xúc của mình - hay chính tôi tưởng thế. Trong trang phục đen, dường như tôi kiêu kỳ và bí ẩn. Chỉ một lần duy nhất đứng đối diện nhau, tôi đã nhìn chiếu vào mắt anh. Tôi thả cho cảm xúc của tôi được tự do. Ngay sau cái nhìn đó tôi quay đi, rời bàn tiệc. Đêm. Tôi ngủ thật ngon lành. Sáng ra trở dậy tôi bỗng xôn xao về một điều gì... Mùa thu đã trở về sao? Tôi lục tung tủ quần áo và bắt gặp màu vàng rực rỡ của bộ váy áo ngày nào. "Ôi mùa thu...". Tôi giật mình ngẩng lên khi nghe ai đó gọi. Là anh. Anh nhìn vào mắt tôi. Tôi cũng nhìn lại. Trong mắt tôi là những đốm lửa vàng nóng sáng đang nhảy nhót lung linh. Dường như chúng tôi đã gặp, đã yêu và đã tin nhau từ lâu lắm rồi - ở một nơi nào đó, từ một kiếp nào trước đó và cho đến tận bây giờ vẫn bên nhau! Tôi nhảy bổ về nhà chỉ để kể cho em gái nghe những cảm xúc kỳ lạ của mình. Nó chăm chú nghe và mỉm cười đầy vẻ bà cụ non: "Niềm khao khát và tình yêu của chị đã gặp nhau, hoà làm một. Chị có nghe bà vẫn bảo không: Gái ham tài, trai ham sắc. Điều đó bà nói về chị đấy?". Tôi vội vàng quay trở về Hà Nội. Anh đã đợi tôi ở sân ga từ lúc nào. Tôi ngả đầu vào tấm lưng rắn rỏi, hít hít cái hương vị dễ chịu toả ra tử anh và lòng dâng lên một cảm giác lạ lùng. Chỉ muốn nhắm mắt ngủ trên lưng anh - yên ổn - hạnh phúc. Tôi ngạc nhiên rồi sửng sốt khi bắt gặp cô gái lạ chờ trước cửa phòng ở của mình. "Tôi đã lấy hết can đảm để có thể đến gặp chị. Anh ấy là của tôi từ rất lâu rồi, từ ngày tôi còn là một cô bé thích chơi trò hoàng tử công chúa. Ngày ấy chúng tôi đã có chung một đứa con là cậu búp bê tóc xoăn miệng rộng. Anh ấy bảo không thể để thằng bé không cha như anh. Lớn lên anh hứa sẽ lấy tôi làm vợ - suốt đời. Mọi việc đã gần như thành sự thật thì chị xuất hiện... Chị có thể gặp được người như anh ấy hay tốt đẹp hơn cả anh ấy. Chị thừa sức để làm điều đó. Nhưng tôi thì chẳng bao giờ... Tôi chỉ có mỗi anh ấy thôi - Chị hiểu không...?". Cố giấu vẻ tuyệt vọng trong đáy mắt, cô gái cúi mặt và lặng lẽ bỏ đi. Tôi không thốt được lời nào để bảo vệ mình, bảo vệ tình yêu của mình. Bàn chân tôi chạm nền đá hoa cứ run rẩy không vững. ở bên anh, suốt đời tôi sẽ chẳng cảm thấy yên ổn và hạnh phúc nữa mỗi khi nhớ đến ánh mắt tuyệt vọng của cô ta! Nhu đã ra dáng một thiếu phụ lắm rồi. Cái bụng tròn tròn nhu nhú, hai tay ve vẩy khoan thai mỗi bước đi. Chị em tôi dắt nhau đi chợ. Nó thèm ăn đủ các thứ linh tinh. Tôi dốc tiền ra mua cho nó hàng lô hàng lốc các thứ quà, ăn đến mấy ngày chả hết. Nó bắt tôi ngồi rồi tự mình thu vén dọn dẹp căn nhà nhỏ sạch sẽ tinh tươm đến phát sợ rồi chốc chốc lại ngong ngóng ra phía cửa. Tôi phát nhẹ vào vai: "Sáng nay chồng em đã nói là trưa không về - sao còn mong gì nữa". Nó cười ngượng nghịu: "Em biết vậy mà vẫn cứ mong...". Bà đón chúng tôi từ ngõ, nghe tôi kể tội nó bà móm mém cười: "Thì nó bao giờ chẳng thế. Chồng bận công tác đưa sang đây với bà mà cứ ngóng ra ngóng vào. Mà chị mày lớn đầu còn dại, chẳng hiểu cái gì sất. Khi con Nhu đòi học cao đẳng bà biết ngay. Nó với thằng Huy quý yêu nhau từ thời còn lê la nghịch đất. Sáng nào thằng ấy chẳng sang rủ con Nhu đi học... Chả là con bé này sợ ngỗng đuổi mà...". Bà lại nấu canh rau tập tàng, ép chúng tôi mỗi đứa ăn thêm lưng bát cơm rồi gạt đũa chép miệng: "Mẹ mày thì có lẽ bà chết mới về. Chị em ruột thịt phải thương xót đùm túm nhau con ạ - Mà con bảo đưa người yêu về cho bà xem mặt đâu? Chúng mày tổ chức đi, bà còn khoẻ, bà lên bế cháu cho...". Bà vừa nói chuyện vừa gà gật ngủ. Bà đã già quá rồi còn gì... Tôi cảm thấy trên vai mình thêm một gánh nặng phải mang. Cái Nhu kéo tôi vào buồng, vạch khoe tôi cái bụng tròn thu lu nổi rõ một đường sọc nâu nâu. Gương mặt nó nghiêng nghiêng như lắng nghe mầm sống cựa quậy trong mình và tràn trề hạnh phúc, bỗng dưng tôi liên tưởng em gái tôi với cô xa lạ hôm nào. Thả lá thư vào nhà anh, tôi thấy trống trải và bơ vơ lạ lùng. Giờ này chắc anh vẫn mỏi chân chờ tôi ở chỗ hẹn. Anh trở về nhà đi. Rồi bùa yêu sẽ hết, anh sẽ chẳng thể nhớ gì về em. Và anh sẽ, trở về với cô gái ấy - người đã gắn bó với anh từ những ngày thơ ấu... Tôi cùng với bộ váy áo mùa thu nhiệm màu cứ đi lang thang trong thành phố. Vừa đi vừa nức nở, tôi cồn cào mong sẽ có một người nào đó - như anh nhận ra tôi và khẽ gọi: "Ơi mùa thu!". Mục lục Bùa yêu Bùa yêu Thùy DươngChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Đăc TrưngĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 11 tháng 6 năm 2005
vanhoc
Bệnh cơ tim là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến cơ tim. Giai đoạn sớm có thể có ít hoặc không có triệu chứng. Một số người có thể khó thở, cảm thấy mệt mỏi, hoặc bị sưng chân do suy tim. Một nhịp tim bất thường có thể xảy ra cũng như ngất xỉu. Những người bị ảnh hưởng có nguy cơ đột tử do tim tăng cao. Các loại bệnh cơ tim bao gồm bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim giãn nở, bệnh cơ tim hạn chế, loạn sản thất phải loạn nhịp thất, và rối loạn cơ tim takotsubo (hội chứng tim bị vỡ). Trong bệnh cơ tim phì đại cơ tim to và dày lên. Trong bệnh cơ tim giãn nở, tâm thất mở rộng và suy yếu. Trong bệnh cơ tim hạn chế tâm thất cứng lại. Nguyên nhân thường không rõ. Bệnh cơ tim phì đại thường được kế thừa, trong khi bệnh cơ tim giãn nở được thừa hưởng trong một phần ba các trường hợp. Bệnh cơ tim giãn nở cũng có thể do rượu, kim loại nặng, bệnh tim mạch vành, sử dụng cocain và nhiễm virus. Bệnh cơ tim bị hạn chế có thể do amyloidosis, hemochromatosis và một số phương pháp điều trị ung thư. Hội chứng tim bị vỡ là do căng thẳng về mặt tình cảm hoặc thể chất. Điều trị phụ thuộc vào loại bệnh cơ tim và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Điều trị có thể bao gồm thay đổi lối sống, thuốc hoặc phẫu thuật. Vào năm 2015, bệnh cơ tim và viêm cơ tim đã ảnh hưởng đến 2,5 triệu người. Bệnh cơ tim phì đại ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 500 người trong khi bệnh cơ tim giãn nở ảnh hưởng đến 1 trong 2.500. Chúng dẫn đến 354.000 người chết từ 294.000 người vào năm 1990. Chứng loạn sản thất trái phải là loạn nhịp phổ biến hơn ở người trẻ. Tham khảo RTT RTTEM
wiki
Hướng dẫn I – Bài tập về đọc hiểu Về thăm bà Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ: – Bà ơi! Thanh bước xuống giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần. – Cháu đã về đấy ư? Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương. – Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu! Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ … Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. ( Theo Thạch Lam ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Hình dáng của người bà được tả qua các chi tiết nào? a- Mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc đi vào, lưng đã còng b- Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, mến yêu Thanh c- Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, lưng đã còng 2. Chi tiết nào dưới đây thể hiện sự săn sóc ân cần của bà đối với cháu? a- Hỏi cháu đã về đấy ư b- Giục cháu vào nhà kẻo nắng c- Sẵn sàng chờ đợi để mến yêu cháu 3. Vì sao Thanh luôn thấy thanh thản và bình yên khi được trở về với bà? a- Vì được sống ở khu vườn yên tĩnh và căn nhà có giàn thiên lí mát mẻ b- Vì được sống trong căn nhà rất mát mẻ và được bà che chở cho mình c- Vì được sống ở nơi mát mẻ, hiền lành và được bà yêu thương, săn sóc 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý chính của bài văn? a- Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu b- Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương sâu nặng của cháu đối với bà kính yêu. c- Tình cảm biết ơn sâu nặng của Thanh đối với người bà yêu quý và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu. II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống a) tr hoặc ch – …ơ trụi /……………… -……ơ vơ /…………. b) ăc hoặc oăc – lạ h ……../…………… – mùi hăng h……/……………. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau, câu văn sau: Như một chiếc đĩa nhôm Nhấc vó: mặt trời lọt Đáy vó: toàn những tôm. Bướm bay như lời hát Con tàu là đất nước Đưa ta tới bến xa … c) Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ như một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới. 3. Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đặt 3 dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu. Đêm mùa đông, trời mưa phùn gió lạnh thổi ào ào ngoài cửa sổ nằm trong nhà, Hồng lắng nghe tiếng mưa rơi em chỉ thương đàn gà phải co ro trong giá rét mùa đông. 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) giới thiệu về những người trong gia đình em với cô giáo ( thầy giáo ) chủ nhiệm lớp. Gợi ý: a) Gia đình em có mấy người, đó là những ai? b) Từng người trong gia đình em hiện đang làm việc gì, ở đâu? c) Tình cảm của em đối với những người trong gia đình ra sao? Tải về file word tại đây.
vanhoc
Bài làm Nhắc đến hình ảnh làng quê đất nước chúng ta thì không thể thiếu được những hình ảnh về những cây tre cao vút mọc thành từng khóm bên nhau và trong thơ Nguyễn Duy cũng vậy,bài thơ Tre Việt Nam mang tới cho chúng ta một ý nghĩa sâu sắc về nhân dân ta,đó không chỉ là bài thơ viết đơn thuần về cây tre mà còn thể hiện được những phẩm chất đẹp của con người Việt Nam chúng ta. Nhà thơ Nguyễn Duy bắt đầu bài thơ với hai từ tre xanh và tiếp đến đó là câu hỏi tre có từ bao giờ: “Tre xanh Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh” Hai tiếng tre xanh gợi lên cho bất cứ những người con Việt Nam nào cũng không khỏi bag khuâng xao xuyến chạnh lòng mà nhớ tới. Nhà thơ hỏi tre xanh có từ bao giờ, nghĩa là từ khi sinh ra nhà thơ cũng đã thấy những rặng tre mọc san sát bên nhau, chứng tỏ cây tre có từ đời xa xưa. Cách mở đầu đi vào bằng hình ảnh cây tre này đã tạo nên sự hấp dẫn cho người đọc bởi vì tre xanh đối với người dân Việt Nam thì đó là loài cây thể hiện cho sự đấu tranh bền bỉ và lâu dài. Cho tới ngày nay thì cây tre vẫn đi vào huyền thoại như câu chuyện về thánh gióng đánh giặc,cây tre trăm đốt…Tóm lại là cây tre xuất hiện từ lúc con người nhận ra vẻ đẹp của nó. Đến với những câu thơ mộc mạc tiếp theo thì chúng ta thấy được vẻ đẹp của tre xanh và qua những vẻ đẹp tiềm tàng đó chúng ta thấy được phẩm chất cao quý tốt đẹp của con người Việt Nam chúng ta. Thứ nhất đó là vẻ đẹp màu sắc và hình dáng của những cây tre xanh ở nước ta: “Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu” Cây tre Việt Nam hiện lên với một thân hình mong manh cứ đung đưa trước gió. Những câu từ ấy khiến cho chúng ta liên tưởng tới những khóm tre có thân gầy guộc lại đứng thẳng trước bão tố,trước những cơn gió. Thế nhưng cây tre vẫn đứng thẳng hàng thành từng lũy cho dù bờ đất đai khô cằn,trên nền đất đá vôi bạc màu thì vẫn xanh tốt. Qua đây ta lại thấy được phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam,con người Việt nam tuy là nhỏ bé nhưng lại ngay thẳng thật thà giống như cây tre và cho dù sống ở đâu và ở môi trường nào thì cũng vẫn có thể sống tốt, sống ngay thẳng như những cây tre kia. Những con người Việt Nam luôn sống đoàn kết như những khóm tre kia. Thứ hai, cây tre Việt Nam luôn có sức sống mãnh liệt, con người Việt Nam cũng vậy: “Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm” Đất đá kia bạc màu không dưỡng chất nhưng tre vẫn xanh tươi và rễ luôn bám sâu chắc vào đất để tìm kiếm nguồn dinh dưỡng cho mình, và vẫn luôn xanh tốt.Tre vươn mình đu đưa trong ngọn gió,cứ như thế tre luôn vươn mình trên nền trời xanh mướt, tạo một màu sắc bình yên vốn có của đất nước ta. Qua những hình ảnh ấy thì tác giả muốn nói tới hình ảnh,phẩm chất của con người Việt Nam,đó là hình ảnh con người tuy nhỏ bé nhưng cho dù nghèo đói cũng không chịu khuất phục,không chịu cúi đầu mà vẫn ngay thẳng lo cho cuộc sống. Sự cần cù đó đối với nhân dân ta là một đức tính không thể thiếu. Thứ ba đó là vẻ đẹp được tạo nên những khóm tre sát bên nhau,bao bọc lấy nhau trước những bão táp,sóng gió của đất trời: “Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con” Tre ở đây cũng được nhân hóa giống như con người vậy, nó cũng có tay,có tình cảm như chúng ta vậy. Những cây tre ôm lấy nhau vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời thể hiện sự đùm bọc đoàn kết lẫn nhau,tre không chịu đứng một mình mà hình thành theo từng khóm chụm lại. Người ta bảo tre già măng mọc là vậy,khi chúng gãy đi thì vẫn còn cái gốc cho măng mọc, để tiếp tục sinh tồn và phát triển. Hình ảnh tre được ẩn dụ thành manh áo cộc để nhường nhịn cho đàn con của mình. Cây tre giống như một người mẹ hiền hòa yêu thương đàn con vậy. Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối tiếp của ông cha ta và duy trì nòi giống được nhân dân ta thể hiện rất rõ tong bài thơ này. Đồng thời qua hình ảnh về cây tre thì chúng ta còn thấy được dự đoàn kết,không hề tách biệt nhau. Chúng ta sống theo từng gia đình chứ không hề riêng lẻ Ở khổ thơ cuối cùng nhà thơ miêu tả hình ảnh măng non như biểu tượng cho những thế hệ thiếu niên nhi đồng: “Măng non là búp măng non Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre Năm qua đi, tháng qua đi Tre già măng mọc có gì lạ đâu Mai sau, Mai sau, Mai sau…
vanhoc
Dương Đầu (chữ Hán: 杨头, ? – ?), người dân tộc Đê, tông tộc, tướng lĩnh nước Cừu Trì vào đời Nam Bắc triều. Sau khi thủ lĩnh Dương Văn Đức bị cầm tù ở Kinh Châu, ông trở thành nhân vật có quyền lực nhất của dòng dõi họ Dương ở Cừu Trì, phục vụ chánh quyền Lưu Tống, cho đến khi Dương Nguyên Hòa được lập làm thủ lĩnh. Cuộc đời và sự nghiệp Xét vai vế trong tông tộc họ Dương, Đầu là em họ của thủ lĩnh Dương Văn Đức. Năm 450, Văn Đức thua trận, bị kết tội, phải chịu cầm tù ở Kinh Châu. Triều đình Lưu Tống lấy Đầu thay thế Văn Đức đồn thú ở thành Gia Lô. Đầu có mẹ, vợ con và anh em đều bị đưa sang Bắc Ngụy, nhưng vẫn trung thành với Lưu Tống. Ung Châu thứ sử Vương Huyền Mô nhận xét Gia Lô là thành trì trọng yếu để tranh giành khu vực Hán Xuyên, Đầu lại là người trung thành đáng tin, nên tiến cử ông trở thành Cừu Trì thủ lĩnh, nhưng Lưu Tống Văn đế không nghe. Năm 455, Văn đế cho con của thủ lĩnh Dương Bảo Tông là Dương Nguyên Hòa được nối tước Vũ Đô vương, làm Chinh lỗ tướng quân, đồn thú Bạch Thủy; còn Đầu làm Phụ quốc tướng quân, tiếp tục giữ Gia Lô. Sử cũ không chép thêm gì nữa về Đầu, nhưng đến năm 466, Nguyên Hòa tự thấy không đảm đương được, bèn chạy sang Bắc Ngụy; em họ Nguyên Hòa là Tăng Tự tự lập làm thủ lĩnh, đồn trú Gia Lô: có lẽ khi ấy Đầu đã mất. Tham khảo Tư trị thông giám 128, 131 - Tống kỷ 10, 13 Tống thư quyển 98, liệt truyện 58 – Đê Hồ truyện Ngụy thư quyển 101, liệt truyện 89 – Đê truyện Bắc sử quyển 96, liệt truyện 84 – Đê truyện Chú thích Lịch sử Cam Túc Người Đê Người Cam Túc Năm sinh không rõ Năm mất không rõ
wiki
Thẩm Thanh Vương hậu () là dự án hợp tác đầu tiên trong lĩnh vực phim hoạt hình dành cho trẻ em của Điện ảnh hai miền Triều Tiên, phát hành vào năm 2005. Nội dung Phỏng theo một câu chuyện dân gian nổi tiếng của Triều Tiên, bộ phim kể về số phận gian truân cô gái Thẩm Thanh biết hi sinh bản thân, quyết tâm chống lại con quỷ biển để mang lại ánh sáng cho người cha mù. Sau đó, nàng đã gặp rồi nên duyên với Thái tử Triều Tiên và trở thành Vương hậu. Không chỉ có vậy, với sự thêm thắt tình tiết, đặc biệt có sự xuất hiện của những nhân vật là loài vật rất nghịch ngợm (Chó Danchu, Ngỗng Gae và Rùa Taebong), đây thực sự là một cuộc phiêu lưu rất kỳ thú, vừa mang thông điệp về giáo dục tình yêu thương con người vừa hài hước, vui nhộn. Hậu trường Đây là bộ phim đầu tiên đã được phát hành đồng thời ở cả hai miền Bắc và Nam Triều Tiên - ngày 12 tháng 8 năm 2005. "Thẩm Thanh Vương hậu" là một dự án cá nhân của đạo diễn Sin Neung-gyun và hãng phim AKOM của ông, bộ phim đã phải mất tới 8 năm để khai thông bế tắc từ khâu phê duyệt và thêm ba năm rưỡi để hoàn thành khâu sản xuất. Hầu hết phần hình ảnh của bộ phim được thực hiện ở Xưởng phim SEK Studio, còn phần nhạc được thực hiện bởi Đài phát thanh - truyền hình Bình Nhưỡng. Có thể xem Thẩm Thanh Vương hậu là một động thái bất thường nhất cho ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc khi mà tiếng nói của các nhân vật trong phim đã được sử dụng bằng cả hai miền Bắc và Nam do sự khác biệt phương ngữ. Tuy nhiên, các phiên bản Quốc tế của bộ phim đều sử dụng phương ngữ của Hàn Quốc. Vinh danh Năm 2004 - tức là trước khi phát hành chính thức một năm, bộ phim đã được trao giải thưởng tượng trưng tại Liên hoan phim hoạt hình Quốc tế Annecy. Bộ phim cũng nhận được nhiều khen ngợi của giới phê bình và giải thưởng khác ở quê hương Hàn Quốc. Tham khảo Liên kết ngoài Xem trailer bộ phim Kênh thông tin Điện ảnh Hàn Quốc "Gia đình Simpson" bật tung những cánh cửa Bắc Triều Tiên bởi một câu chuyện dân gian "Thẩm Thanh Vương hậu" vẽ nên một Triều Tiên thống nhất - Mark Russell, International Herald Tribune (30-8-2005) Phim năm 2005 Phim của SEK Studio Phim hoạt hình CHDCND Triều Tiên Phim thiếu nhi CHDCND Triều Tiên Phim hoạt hình Hàn Quốc Phim thiếu nhi Hàn Quốc Phim dựa theo truyện cổ tích
wiki
Hai original soundtrack albums đã được phát hành cho Jigoku Shōjo. Album đầu tiên bao gồm 24 tracks được phát hành vào 25 tháng 1, 2006 bởi Sony Music Entertainment dưới số catalog SVWC-7331. Album thứ hai bao gồm 26 tracks và được phát hành vào 19 tháng 4, 2006 bởi Sony Music Entertainment dưới số catalog SVWC-7348. Hai original soundtrack albums khác cũng đã được phát hành cho Jigoku Shōjo Futakomori. Album đầu tiên bao gồm 23 tracks được phát hành vào 24 tháng 1, 2007 bởi Sony Music Entertainment dưới số catalog SVWC-7440. Album thứ hai bao gồm 23 tracks và được phát hành vào 21 tháng 3, 2007 bởi Sony Music Entertainment dưới số catalog SVWC-7454. Ngoài ra, hai original soundtrack albums khác cũng đã được phát hành cho Jigoku Shōjo: Mitsuganae. Album đầu tiên bao gồm 28 tracks được phát hành vào 17 tháng 12, 2008 bởi Sony Music Entertainment dưới số catalog SVWC-7597. Album thứ hai bao gồm 27 tracks và được phát hành vào 4 tháng 3, 2009 bởi Sony Music Entertainment dưới số catalog SVWC-7612. Jigoku Shōjo Original Soundtrack Jigoku Shōjo Original Soundtrack II Jigoku Shōjo Futakomori Original Soundtrack Jigoku Shōjo Futakomori Original Soundtrack II Jigoku Shōjo Mitsuganae Original Soundtrack ~Nikushoku~ Jigoku Shōjo Mitsuganae Original Soundtrack ~Soushoku~ Tham khảo Jigoku Shōjo
wiki
Phạm Công Thiện (1941–2011) là một thi sĩ, nhà văn, triết gia, học giả và cư sĩ Phật giáo người Việt Nam với pháp danh Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 1960 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ. Bút danh khác: Hoàng Thu Uyên. Tiểu sử Phạm Công Thiện sinh ngày 1 tháng 6 năm 1941 tại Mỹ Tho. Từ tuổi thiếu niên ông đã nổi tiếng thần đồng về ngôn ngữ, năm 15 tuổi đã đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, và Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tiếng Sanskrit và tiếng Latinh. Năm 1957, 16 tuổi, ông xuất bản cuốn tự điển Anh ngữ tinh âm, nhưng từ vài năm trước đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1970, ông đã cộng tác với các báo và tạp chí Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ. Từ những năm cuối thập niên 1950 ông đi dạy Anh ngữ tại một số trường tại Sài Gòn. Năm 1960, ông khởi sự viết cuốn Ý thức mới trong văn nghệ và triết học khi chưa được 19 tuổi. Đầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc "khủng hoảng tinh thần." Tại đây ông quy y ở chùa Hải Đức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Sài Gòn. Từ năm 1966–1968, ông là giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả các phân khoa của Viện Đại học Vạn Hạnh. Từ năm 1968–1970, giữ chức trưởng phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện đại học. Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng. Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Đức, rồi sống lâu dài tại Pháp. Tại đây ông lập gia đình và sau đó làm giáo sư triết học Tây phương của Viện Đại học Toulouse. Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, làm giáo sư ở College of Buddhist Studies. Từ khoảng năm 2005, ông sang cư ngụ tại Houston, tiểu bang Texas cho đến lúc qua đời ngày 8 tháng 3 nằm 2011 (mồng 4 tháng 2 năm Tân Mão). Tác phẩm Thơ, văn, tiểu luận Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư Thiền tông (Tân Ý Thức, Nha Trang, 1964) Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (An Tiêm, Sài Gòn, 1965; in lần thứ 4, 1970) Trời tháng Tư (An Tiêm, Sài Gòn, 1966) Ngày sanh của rắn (Hoa Nắng, Paris, 196?; An Tiêm in chính thức tại Sài Gòn, 1966; Trần Thi in lần mới nhất, California, 1988), thơ. Im lặng hố thẳm (An Tiêm, Sài Gòn, 1967 và 1969; Phạm Hoàng, 1969) Hố thẳm của tư tưởng (An Tiêm, Sài Gòn, 1967; Phạm Hoàng in lần thứ 3, 1970) Mặt trời không bao giờ có thực (An Tiêm, Sài Gòn, 1967; Phạm Hoàng in lần thứ 2, 1969) Chỉ còn tiếng thơ trên mặt đất – Trở về Rainer Maria Rilke (1969) Henry Miller (Phạm Hoàng, Sài Gòn, 1969) Bay đi những cơn mưa phùn (Phạm Hoàng, Sài Gòn, 1970) Ý thức bùng vỡ (Đồng Nai, Sài Gòn, 1970) Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (1988) Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư tưởng Phật giáo (1994) Triết lý Việt Nam về sự vượt biên (1995) Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc (Viện Triết lý Việt Nam và Triết học Thế giới, California, 1996) Khơi mạch nguồn thơ thi sĩ Seamus Heaney, Giải Nobel Văn Chương 1995 (Viện Triết lý Việt Nam và Triết học Thế giới, California, 1996) Làm thế nào để trở thành một bậc bồ tát sáng rực khắp bốn phương trời (1998) Tinh tuý trong sáng của đạo lý Phật giáo (1998) Trên tất cả đỉnh cao là im lặng (Trần Thi, California, 1988; Văn hóa Sài Gòn tái bản, TP. Hồ Chí Minh, 2009), thơ. Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử (2000) Khai ngôn cho một câu hỏi dễ hiểu: Triết học là gì? (2000) Đối mặt với 1000 năm cô đơn của Nietzsche (2000) Dịch phẩm Tự do đầu tiên và cuối cùng (An Tiêm, Sài Gòn, 1968), dịch của Jiddu Krishnamurti. Về thể tính của chân lý (Hoàng Đông Phương, Sài Gòn, 1968), dịch của Martin Heidegger. Triết lý là gì? (An Tiêm, Sài Gòn, 1969), dịch của Martin Heidegger. Tôi là ai? Đây là người mà chúng ta mong đợi!, dịch của Friedrich Nietzsche.(Phạm Hoàng, Sài Gòn, 1969) Rèn luyện tâm thuật huyền linh (1991), dịch của Nikos Kazantzakis. Những tác phẩm khác Anh ngữ tinh âm tự điển (Hoàng Long, Mỹ Tho, 1957) Dialogue (Lá Bối, Sài Gòn, 1965), viết chung với Thích Nhất Hạnh, Bùi Giáng, Tam Ích, và Hồ Hữu Tường bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Đánh giá "Phạm Công Thiện ao ước trở thành một nghệ sĩ lớn, như Rimbaud, trong khi nhiều người cầm bút khác lại ca tụng Phạm Công Thiện như là một triết gia. Tôi thì tôi coi Phạm Công Thiện chủ yếu là một nhà thơ và một nhà tuỳ bút. Nói cách khác, theo tôi, Phạm Công Thiện là một nhà thơ trước khi là một nhà tuỳ bút; là một nhà tuỳ bút trước khi là một nhà văn; là một nhà văn trước khi là một nhà tư tưởng; là một nhà tư tưởng trước khi là một người phá phách và là một người phá phách trước khi là một kẻ lập dị. Suốt mấy chục năm nay, Phạm Công Thiện luôn luôn chịu đựng một sự đánh giá bất công cũng như những sự khen ngợi oan ức khi người ta nhìn ông theo một chiều hướng khác, ngược lại." "Lúc nào cũng nồng nhiệt. Lúc nào cũng rộng rãi. Lúc nào cũng cực đoan. Có người cực đoan vì đần. Phạm Công Thiện cực đoan nhưng vẫn toát lên vẻ thông minh và rất thông thái. Sự cực đoan ở nhiều người khác gợi lên ấn tượng hẹp hòi và hung bạo. Phạm Công Thiên cực đoan một cách hồn nhiên và vô hại. Bao trùm lên tất cả, ông cực đoan một cách chân thành và duyên dáng. Đọc, thấy ngay ông cực đoan, nhưng không ai nỡ bắt bẻ. Bắt bẻ, tự nhiên có cảm giác là mình tỉnh táo một cách nhỏ nhen [...] Không ít người vẫn cho văn của Phạm Công Thiện là tối tăm. Tôi nghĩ ngược lại. Vấn đề không chừng là ở cách đọc [...] Tôi đã đọc (lại) các tác phẩm của Phạm Công Thiện như đọc những bài thơ. Với một tâm cảm thơ. Và tôi thấy mọi thứ đều dễ dàng. Trong vắt." Chú thích Liên kết ngoài Phạm Công Thiện, trang mạng chính thức (?). Loạt bài Tưởng niệm Phạm Công Thiện (1941–2011) trên trang Tiền Vệ. Một số sáng tác của Phạm Công Thiện trên trang văn học Tiền Vệ. Một số tác phẩm thơ: Ngày sanh của rắn (in năm 1966), Trường giang Mỹ Tho (1980), Thơ cho khoảng trống (1989). Một số bài viết của Phạm Công Thiện trên trang buddhismtoday. Nguyễn Mạnh Trinh, Thi thi ca thành tôn giáo: Phạm Công Thiện, phusaonline. Tạp chí Tư Tưởng (1967–1975), cơ quan luận thuyết của Viện Đại học Vạn Hạnh. Sinh năm 1941 Mất năm 2011 Người Mỹ Tho Nhà báo Việt Nam Nhà thơ Việt Nam thời kỳ 1945–1975 Nhà văn Việt Nam thời kỳ 1945–1975 P Dịch giả Việt Nam Nhà văn Việt Nam Cộng hòa Nhà thơ Việt Nam Cộng hòa Giáo sư gốc Việt Người Pháp gốc Việt
wiki
USS Charles J. Kimmel (DE-584) là một tàu hộ tống khu trục lớp Rudderow từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Trung úy Thủy quân Lục chiến Charles Jack Kimmel (1918-1942), người từng phục vụ cùng lực lượng Thủy quân Lục chiến tại Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon, đã tử trận trong cuộc tấn công Matanikau vào ngày 2 tháng 11, 1942 và được truy tặng Huân chương Chứ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1947, rồi cuối cùng bị đánh chìm như mục tiêu ngoài khơi California vào năm 1969. Charles J. Kimmel được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo Lớp Rudderow có thiết kế hầu như tương tự với lớp Buckley trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Dàn pháo chính được nâng cấp lên hai khẩu pháo /38 cal trên hai tháp pháo nòng đơn, được phân bố một phía trước mũi và một phía sau tàu. Hỏa lực phòng không được nâng lên hai khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và mười pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu. Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 , và được trang bị radar SL dò tìm không trung và radar SC/SA dò tìm mặt biển. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ. Charles J. Kimmel được đặt lườn tại Xưởng tàu Bethlehem-Hingham ở Hingham, Massachusetts vào ngày 1 tháng 12, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 1, 1944, được đỡ đầu bởi bà C. J. Kimmel, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 4, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Frederick G. Storey, Jr. Lịch sử hoạt động Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy huấn luyện tại khu vực Bermuda, Charles J. Kimmel phục vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải ven biển giữa Norfolk, Virginia và New York cho đến tháng 8, 1944. Nó khởi hành vào ngày 2 tháng 8 để hộ tống một đoàn tàu vượt Đại Tây Dương để hướng sang Bắc Phi, đi đến Oran, Algeria, và từ đây di chuyển độc lập để hộ tống một tàu vận tải đi sang Naples, Ý. Các hoạt động này nhằm hỗ trợ cho Chiến dịch Dragoon, cuộc đổ bộ của lực lượng Đồng Minh lên miền Nam nước Pháp. Con tàu quay trở lại cùng đội hộ tống tại Oran vào ngày 26 tháng 8 cho chặng quay trở về Hoa Kỳ, về đến Boston, Massachusetts vào ngày 18 tháng 9. Tại đây con tàu bắt đầu được chuẩn bị để điều động sang Mặt trận Thái Bình Dương. Sau khi băng qua kênh đào Panama, Charles J. Kimmel đi đến Manus vào ngày 7 tháng 11. Nó lại lên đường vào ngày 20 tháng 11 để đi đến Hollandia, New Guinea, nơi nó tham gia thành phần hộ tống một đoàn tàu vận tải tiếp vận đi sang Leyte, Philippines. Khi quay trở lại New Guinea, nó tiếp tục chuẩn bị cho đợt đổ bộ tiếp theo lên vịnh Lingayen. Lên đường vào ngày 28 tháng 12, nó hộ tống cho Lực lượng Tấn công San Fabian hướng sang Luzon, và lúc trên đường đi đoàn tàu bị máy bay tấn công tự sát Kamikaze liên tục quấy nhiễu. Hỏa lực phòng không của các tàu hộ tống đã giúp đưa đoàn tàu vận tải đi đến ngoài khơi bãi đổ bộ vào ngày 9 tháng 1. Charles J. Kimmel tiếp tục phục vụ tuần tra và hộ tống vận tải tại khu vực Philippines cho đến khi chiến tranh chấm dứt. Nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi từ New Guinea đến Leyte và Lingayen cũng như giữa các đảo tại quần đảo Philippine. Nó từng hai lần hộ tống tàu bè đi Palaus, rồi từ ngày 2 tháng 6 đã phục vụ cùng lực lượng tại chỗ trong vịnh Davao, đảm trách vai trò liên lạc và tìm kiếm-cứu hộ. Con tàu từng đấu pháo với lực lượng đối phương trên đảo Auqui để giải cứu 22 người từ một máy bay vận tải Không quân, và bắn hải pháo để hỗ trợ cho binh lính Philippine truy quét khoảng 600 tàn quân Nhật Bản tại Piso Point. Sau khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 15 tháng 8, giúp chấm dứt vĩnh viễn cuộc xung đột, Charles J. Kimmel lên đường hộ tống một đoàn tàu vận tải đi sang Okinawa để làm nhiệm vụ chiếm đóng, rồi quay trở lại khu vực Philippines để hoạt động tuần tra cho đến ngày 29 tháng 11. Nó rời Samar, Philippines để quay trở về Hoa Kỳ, về đến San Diego, California vào ngày 18 tháng 12. Con tàu được cho xuất biên chế vào ngày 15 tháng 1, 1947, và được đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 30 tháng 6, 1968, và cuối cùng con tàu bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi California vào ngày 13 tháng 11, 1969. Phần thưởng Charles J. Kimmel được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Tham khảo Chú thích Thư mục Liên kết ngoài Photo gallery of USS Charles J. Kimmel (DE-584) at Navsource.org Lớp tàu hộ tống khu trục Rudderow Khinh hạm và tàu hộ tống khu trục của Hải quân Hoa Kỳ Tàu hộ tống khu trục trong Thế Chiến II Tàu bị đánh chìm như mục tiêu Xác tàu đắm ngoài khơi bờ biển California Sự cố hàng hải năm 1969 Tàu thủy năm 1944
wiki
"Hoot" () là đĩa đơn chủ đề của Hoot, mini-album thứ ba của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation và được phát hành vào ngày 25 tháng 10 năm 2010. Bài hát đã đứng đầu nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và trở thành bản hit thứ chín của nhóm,. Phiên bản tiếng Nhật của "Hoot" xuất hiện trong album phòng thu tiếng Nhật đầu tay của nhóm Girls' Generation (2011). Bối cảnh Ban đầu "Hoot" có tên là "Bulletproof" và được phổ lời tiếng Anh. Bài hát được sáng tác bởi hai nhạc sĩ-nhà sản xuất âm nhạc người Đan Mạch Martin Michael Larsson và Lars Halvor Jensen cùng với nhạc sĩ người Anh Alex James. Bản demo của bài hát được thu âm bởi Nina Woodford tại Anh và sau đó được phối và hoàn thiện tại Đan Mạch. Pelle Lidell của Universal Music Publishing Group đã giới thiệu bài hát với S.M. Entertainment. Sau đó lời bài hát được dịch sang tiếng Hàn, nhưng một số từ tiếng Anh trong bản gốc như "trouble, trouble, trouble" đã được giữ lại. Bảng xếp hạng Hàng tuần Cuối năm Doanh số Chú thích Đĩa đơn năm 2010 Bài hát của Girls' Generation Đĩa đơn của SM Entertainment Bài hát năm 2010 Bài hát tiếng Triều Tiên Đĩa đơn quán quân Gaon Digital Chart
wiki
Aloha from Hell là 1 ban nhạc Rock đến từ Aschaffenburg (Bavaria, Đức). Sự nghiệp Aloha from Hell thành lập năm 2006. Nhưng sự nghiệp của ban nhạc bắt đầu bằng chiến thắng trong cuộc thi BRAVO Bandnewcomer Contests vào năm 2007 với một hợp đồng thu âm của Sony BMG. Thành công lớn đầu tiên của họ là buổi biểu diễn trong cuộc thi BRAVO Supershow 2008 với hơn 6000 khán giả. Ngày 06 tháng 6 năm 2008, đĩa đơn đầu tay của họ, Don't gimme that, đã được phát hành dưới sự sản xuất của Alex và René Rennefeld, âm nhạc theo motiv của Die Happy, Nickelback, Avril Lavigne, Paramore và Evanescence. Ban nhạc chỉ hát bằng tiếng Anh (chúng ta đều biết rằng tiếng Đức của người vùng Bavaria rất khó nghe). Album No more Days to waste đã được phát hành vào ngày 16 tháng 1 năm 2009. Ngày 29 tháng 5 năm 2009 họ đã đoạt giải thưởng Comet trong lễ trao giải Bester Durchstarter. Ngoài thành công tại bảng xếp hạng Áo, họ còn tạo được bước đột phá trên nhiều nước châu Âu khác với nhiều chuyến lưu diễn tại Brussels / BE (3 tháng sáu), Paris / FR (June 4), Lyon / FR (5 tháng sáu) và Strasbourg / FR (6 tháng sáu). Họ bắt đầu tấn công thị trường âm nhạc Nhật Bản. Single và Album No more Days to waste hiện đang nằm trong top 10 của bảng xếp hạng Nhật Bản. Tháng 6 năm 2009 họ đã đến Nhật Bản để quảng bá cho Single mới Can you hear me Boys. Tháng 12 năm 2009 Vivi nói rằng họ đang chuẩn bị công việc thu âm album tiếp theo để cho ra album vào khoảng cuối năm 2010. Tuy nhiên ngày 15 tháng 7 năm 2010, Aloha from hell tuyên bố tan rã, buổi diễn cuối cùng của họ diễn ra tại Hainsfahrt (Đức) ngày 24 tháng 7 năm 2010. Thành viên Vocal: Eileen Vivien "vivi" Bauer Schmidt (10 tháng mười một, 1992) Guitar: Moritz "Moo" Keith (tháng bảy 18, 1990) Guitar: Andreas "Andy" Gerhard (28 tháng tư, 1987) Bass: Maximilian "Max''Forman (tháng sáu 17, 1991) Trống: Felix "Feli" Keith (26 tháng năm, 1993) Đĩa đơn 2008: Don't gimme that 2008:walk away 2009:No more Days to waste 2009:Can you hear me Boys Album No more Days to waste (26 tháng 1 năm 2009) Giải thưởng Comet trong "Bester Durchstarter" Tham khảo Nhóm nhạc pop Đức
wiki
Lựu pháo M1931 (B-4) (, định danh GRAU: 52-G-625) là một loại lựu pháo hạng nặng cỡ nòng 203 mm (8 inch) của Liên Xô. Trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới lần thứ 2, nó nằm trong thành phần lực lượng dự bị chiến lược của Stavka. Pháo M1931 được lính Đức đặt cho biệt danh là "búa tạ của Stalin". Lựu pháo M1931 đã được Hồng quân sử dụng thành công trong việc phá huỷ các hoả điểm kiên cố của Phần Lan trong Phòng tuyến Mannerheim, các cứ điểm hoả lực trong các trận giao tranh đường phố với quân Đức nhờ khả năng phá huỷ các toà nhà và bunker. Chúng được sử dụng cho đến tận Trận Berlin, trong trận chiến này, Hồng quân đã sử dụng lựu pháo M1931 để nghiền nát các công sự phòng ngự của Đức bằng các phát đạn pháo 203 mm bắn t�hẳng. Mùa thu năm 1944, lựu pháo được kết hợp với khung gầm xe tăng hạng nặng KV-1S nhằm tạo ra pháo tự hành S-51. Tuy nhiên do độ giật quá lớn của pháo khiến cho tổ lái bị đẩy bật ra khỏi ghế và gây hỏng bộ truyền động nên cuối cùng khẩu pháo tự hành này không được phát triển thêm. Với góc ngẩng 60 độ và 12 liều phóng khác nhau, khẩu lựu pháo B-4 hoàn tất mọi nhiệm vụ mà nó được giao phó, và có khả năng phá huỷ mục tiêu thông qua đường đạn bắn thẳng. Bối cảnh ra đời Hội đồng uỷ ban pháo binh (tên viết tắt Artkom), đứng đầu là R.A. Durlyakhov đã đưa ra yêu cầu chế tạo khẩu lựu pháo mới cho viện thiết kế pháo binh từ tháng Mười một năm 1920, với Tổng công trình sư là Frantz Lender. Viện thiết kế pháo binh này được giao nhiệm vụ chế tạo lựu pháo tầm xa cỡ nòng 203 mm từ tháng Một năm 1926, với thời gian phát triển trong vòng 46 tháng. Nhà máy Bolshevik (nay là Nhà máy cơ khí Obukhov, St. Peterburg) tiếp quản công việc sau khi Lender qua đời năm 1927, với thiết kế pháo 122mm và pháo 203/152 mm. phải|nhỏ|Lựu pháo B-4 trên tem kỷ niệm 30 năm thành lập Hồng quân. Pháo 203 mm có hai phiên bản, với một phiên bản có bù giật đầu nòng và một phiên bản không có bù giật. Ngoài ra hai phiên bản giống hệt nhau. Hồng quân ưa thích sử dụng phiên bản không có chóp bù giật với bản vẽ thiết kế của Viện thiết kế Artkom, cùng với xe bánh xích thiết kế bởi nhà máy Bolshevik đầu năm 1931. Các thử nghiệm được tiến hành từ tháng Bảy đến tháng Tám năm 1931. Pháo model 1931 cỡ nòng 203 mm được đưa vào sử dụng sau khi được thử nghiệm trên chiến trường năm 1933. Sản xuất Pháo B-4 được sản xuất tại nhà máy cơ khí Bolshevik và nhà máy cơ khí Barrikady (nay là nhà máy cơ khí Titan-Barrikady). Hai nhà máy chỉ có khả năng xuất một khẩu pháo duy nhất vào năm 1933 (nhưng khẩu pháo chưa được hoàn thiện). Hai khẩu pháo đầu tiên được chuyển giao cho quân đội vào nửa đầu năm 1934, cùng với 13 khẩu pháo khác được sản xuất tính đến cuối năm, sau đó việc sản xuất pháo B-4 tại nhà máy bị ngừng lại cho đến năm 1938, nguyên nhân là do nhà máy chuyển sang sản xuất pháo A-19 cỡ nòng 122 mm. Nhà máy cơ khí Bolshevik sản xuất được 104 khẩu lựu pháo từ năm 1932 đến năm 1936 và 42 khẩu vào năm 1937. Việc sản xuất sau đó được chuyển về lại Stalingrad. 75 khẩu đã xuất xưởng tại đây vào năm 1938 và 181 khẩu được chế tạo vào năm tiếp theo. Nhà máy Barrikady sản xuất 165 khẩu vào năm 1940, và thêm 300 khẩu vào năm 1941. Nhà máy chế tạo Novokramatorsky cũng bắt đầu sản xuất pháo B-4 vào năm 1938/1939 sản xuất được 49 khẩu (1938), 48 khẩu (1939), 3 khẩu (1940) và 26 khẩu (1941). Trong số 326 khẩu lựu pháo B-4 được sản xuất năm 1941, 221 khẩu đã được chuyển giao nửa đầu năm 1941, với serie cuối cùng được sản xuất vào tháng 10 năm 1941 khi chín khẩu pháo cuối cùng được bàn giao. Tổng cộng có 1011 khẩu pháo B-4 được sản xuất từ năm 1932 đến năm 1942. Các bản vẽ thiết kế pháo B-4 tại các nhà máy cơ khí là khác nhau, với việc các nhà máy tự tiến hành sửa đổi khẩu pháo để việc sản xuất trở nên thuận tiện hơn. Kết quả là đã có hai kiểu pháo khác nhau ra đời. Bản vẽ thiết kế M-4 không được thống nhất cho đến năm 1937, khi thiết kế được thống nhất, và được đưa vào thử nghiệm, sản xuất loạt. Cải tiến chính là xe bánh xích chở pháo, cho phép pháo có thể tác xạ trực tiếp mà không cần tới bất kỳ một nền tảng đặc biệt nào, không giống như các thiết kế pháo khác. Xe kéo �ánh xích cũng được sử dụng vì Liên Xô sở hữu nhiều nhà máy sản xuất máy kéo trong những năm 1920s và 1930s, khiến cho việc sản xuất xe bánh xích có chi phí hợp lý hơn. 36 khẩu pháo B-4 được dự kiến sẽ trang bị cho 17 trung đoàn pháo theo kế hoạch đến năm 1939, mỗi trung đoàn sẽ có 1374 binh sĩ. Trong đó có 13 trung đoàn sẽ có 2 khẩu lựu pháo thay vì 1 khẩu. Số lượng lựu pháo mà Hồng quân cần là 612 đơn vị, không thể được cung cấp kịp thời khi chiến tranh vệ quốc nổ ra, chỉ đến tháng Sáu năm 1941, Hồng quân mới được trang bị tổng cộng 849 khẩu pháo B-4. Để bù đắp số lượng pháo đã mất trong cuộc chiến, 571 khẩu pháo khác đã được chế tạo bổ sung. Quá trình chiến đấu Pháo B-4 được triển khai lần đầu trong cuộc Chiến tranh mùa Đông, với 142 khẩu được triển khai trên tiền tuyến ngày 1 tháng Ba năm 1940, có bốn khẩu pháo bị loại khỏi vòng chiến đấu. 23 khẩu B-4 đã bị quân Phát xít Đức chiếm tại thị trấn Dubno đêm ngày 25/6/1941. Tổng cộng Hồng quân mất 75 khẩu pháo B-4 tính từ 22/6 đến ngày 1/12/1941, nhà máy chế tạo thêm 105 khẩu pháo để bù đắp lại thiệt hại. Sau khi cuộc chiến tranh vệ quốc nổ ra, các Trung đoàn lựu pháo được sơ tán ra xa khỏi cuộc chiến để bảo toàn, và chúng chỉ được tung trở lại chiến trường ngày 19/11/1942 khi lợi thế chiến lược rơi vào tay Liên Xô. Lựu pháo B-4 được trang bị cho các lực lượng dự bị cho đến khi kết thúc chiến tranh. Các khẩu pháo B-4 bị quân Đức bắt giữ được Đức định danh lại là 20,3 cm H.503(r), bắn đạn phá bê tông G-620 và đạn pháo của Đức. Không có tài liệu nào hướng dẫn bắn pháo B-4 trực xạ, tuy nhiên Chỉ huy Ivan Vedmedenko đã thực hiện các phát bắn trực diện vào quân Đức từ khẩu lựu pháo này và đã được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Liên Xô nhờ phát kiến trên. Pháo tự hành SU-14 cũng lắp đặt tháp pháo B-4. Đạn pháo Lựu pháo B-4 có cơ chế nạp đạn và liều phóng rời, với 11 loại liều phóng khác nhau. Khối lượng liều phóng từ 3,24 kg đến 15-15,5 kg. Pháo B-4 có thể bắn đạn pháo F-265 (nặng 100 kg) hoặc đạn nổ mạnh F-625D hoặc đạn G-620/G-620T chuyên dùng phá bunker nặng 100–146 kg. Pháo B-4 cũng có khả năng bắn đạn hạt nhân nặng 150 kg với tầm bắn 18 km, và hiện vẫn còn được quân đội Nga sử dụng. Sơ tốc đầu nòng đạt từ 288 �đến 607 m/s đối với đạn nổ mạnh, tuỳ thuộc vào liều phóng sử dụng, trong khi đạn phá boong ke có sơ tốc đầu nòng đạt 607 m/s. Các nước trang bị Xem thêm 152 mm gun M1935 (Br-2) sử dụng chung nền tảng bánh xích 280 mm mortar M1939 (Br-5) sử dụng chung nền tảng bánh xích 8 inch Howitzer M1 pháo tương đương của Hoa Kỳ BL 7.2-inch howitzer pháo tương đương của quân đội Anh 2S7 Pion/Malka một loại pháo tự hành hiện đại của Liên Xô có cùng cỡ nòng 203 mm Ghi chú Tham khảo Shunkov V. N. - The Weapons of the Red Army, Mn. Harvest, 1999 (Шунков В. Н. - Оружие Красной Армии. — Мн.: Харвест, 1999.)
wiki
Flavius Eugenius (? – 394) là kẻ tiếm vị ngôi vua của Đế quốc Tây La Mã, trị vì từ năm 392 đến 394 nhằm chống lại Hoàng đế Theodosius I. Dù sùng đạo Cơ Đốc, ông được giới sử học coi là vị Hoàng đế cuối cùng còn ủng hộ thờ Đa thần giáo La Mã và chống lại việc Cơ Đốc hóa Đế quốc La Mã. Tiểu sử Tiếm vị Xuất thân từ một thầy giáo chuyên giảng dạy về văn phạm và thuật hùng biện cho tới khi được thăng lên chức magister scrinorum. Ngoài ra, Eugenius còn là người quen của Arbogast, viên magister militum (Đại tướng Quân) gốc Frank đồng thời là người cai trị không chính thức Đế quốc Tây La Mã lúc bấy giờ. Sau cái chết của Hoàng đế Valentinianus II, do không thể tự mình kế vị vì nguồn gốc xuất thân man tộc và không được sự ủng hộ của Viện Nguyên Lão La Mã nên Arbogast đã chọn Eugenius lên ngôi Hoàng đế vào ngày 22 tháng 8 năm 392. Sau khi lên ngôi, Eugenius bắt đầu can thiệp vào công việc triều chính của Đế quốc phía Tây, trước tiên ông cách chức những quan lại và cận thần cấp cao phụng sự dưới thời Valentinianus II để thay bằng những kẻ thân tín xuất thân từ tầng lớp Nguyên Lão Nghị viên nguyện trung thành với ông như Virius Nicomachus Flavianus Già được bổ nhiệm làm Pháp quan thái thú Ý, con là Nicomachus Flavianus Trẻ nhận tước vị Thái thú La Mã, trong khi viên praefectus annonae mới được phong là Numerius Proiectus. Eugenius trên danh nghĩa là một tín đồ Cơ Đốc giáo, do đó đã miễn cưỡng chấp nhận đề ra chương trình hỗ trợ cho Đa thần giáo. Tuy nhiên, đám cận thần dưới quyền thuyết phục Eugenius nên sử dụng tiền công để tài trợ cho những dự án Ngoại giáo, chẳng hạn như hiến dâng lại Đền Vệ Nữ ở thành La Mã và khôi phục Bệ thờ Chiến thắng trong cung đình (đã bị Hoàng đế Gratianus xóa bỏ). Chính sách tôn giáo này đã tạo ra sự căng thẳng với Theodosius I và vị Giám mục đầy uy quyền và có ảnh hưởng nhất là Ambrose. Ông tavđã rời bỏ thành Milano khi triều đình của Eugenius đến kiểm soát. Eugenius cũng thành công trong lĩnh vực quân sự, đặc biệt là thay đổi liên minh cũ với man tộc Alamanni và Frank. Arbogast cùng với đội quân gồm người tộc Alamanni và Frank hành quân đến biên giới sông Rhine, tại đây ông nhanh chóng khuất phục các bộ tộc người German nổi loạn. Thất bại Để củng cố ngôi vị của mình, Eugenius phái sứ giả tới yêu cầu Theodosius I công nhận tính hợp pháp của ông. Theodosius I bề ngoài giả vờ chấp thuận nhưng lại bí mật tập hợp quân đội kéo sang phương Tây triệt hạ Eugenius. Đồng thời, Theodosius còn thăng cho Honorius, cậu con trai mới lên tám của ông này danh hiệu "Augustus" Tây La Mã vào tháng 1 năm 393. Tiếp theo, Theodosius I dẫn đại quân khởi hành từ Constantinopolis tới giao chiến với liên quân của Eugenius và Arbogas tại Trận Frigidus (nay thuộc biên giới Ý-Slovenia) vào ngày 6 tháng 9 năm 394. Trận ác chiến kéo dài tới hai ngày, phía liên quân Eugenius và Arbogas do gặp phải thời tiết xấu nên cuối cùng bị Theodosius đánh bại hoàn toàn. Arbogast tự sát ngay lập tức còn Eugenius bị giải về kinh thành và xử trảm, Theodosius còn cho người phơi đầu của ông ngay tại nơi đóng quân để làm gương cho những kẻ tiếm vị khác. Tham khảo Liên kết ngoài Roberts, Walter, "Flavius Eugenius (392-394)", De Imperatoribus Romanis Mất năm 394 Năm sinh không rõ Kẻ tiếm vị La Mã thế kỷ thứ 4 Nhà Valentinian Quan chấp chính tối cao Đế quốc La Mã Sinh thế kỷ 4 Chấp chính quan của Đế quốc La Mã
wiki
{{Infobox spy | name = Yossef Bodansky | birth_place = Israel | occupation = Giám đốc Ủy ban đặc nhiệm chống khủng bố và chiến tranh phi quy ước của Quốc hội (1988-2004), Giám đốc nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Biên tập viên cao cấp của tờ Defense and Foreign Affairs' }} Yossef Bodansky (sinh tại Israel) là một nhà khoa học chính trị người Mỹ gốc Israel từng giữ chức Giám đốc Ủy ban đặc nhiệm chống khủng bố và chiến tranh phi quy ước của Quốc hội thuộc Hạ viện Mỹ từ năm 1988 đến năm 2004. Ông còn là Giám đốc nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế và là học giả thỉnh giảng tại Nhóm Nghiên cứu Quốc tế cao cấp Trường Paul H. Nitze của Đại học Johns Hopkins (SAIS). Trong những năm 1980, ông đóng vai trò là cố vấn cấp cao của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao. Công việc của Ủy ban đặc nhiệm của Quốc hội (được thành lập vào năm 1981) gồm bộ phận xuất bản những gì mà họ mô tả là "sự thật thiết yếu" bởi "những cuộc viếng thăm được lặp đi lặp lại đến các khu vực mà họ đang nghiên cứu và [phát triển] những mối quan hệ đối diện bằng các nguồn tư liệu của mình" và tham gia tích cực trong việc hỗ trợ cho họ. Theo một tập tài liệu gồm các bản báo cáo của Ủy ban đặc nhiệm được xuất bản vào năm 2007, "Thành viên Ủy ban đặc nhiệm đã tới Afghanistan và cưỡi ngựa cùng với nhóm chiến binh thánh chiến mujahideen khi họ chiến đấu chống lại Liên Xô. Họ đã giúp đỡ các chiến binh bảo vệ kho vũ khí và viện trợ nhân đạo cần thiết và sơ tán những người bị thương nặng." Ủy ban đặc nhiệm còn góp phần vào hoạt động lập pháp có liên quan, bao gồm cả tác giả "những phần quan trọng của Đạo luật An ninh Ngoại giao và Chống khủng bố" (1986), cho phép FBI điều tra bên ngoài nước Mỹ. Các báo cáo của Ủy ban đặc nhiệm thường không tiết lộ nguồn gốc trong những bản báo cáo công khai, và các bản tham khảo đầy đủ các báo cáo của họ chỉ được phát hành riêng cho Chủ tịch Ủy ban đặc nhiệm, và ngay cả các thành viên ủy ban khác cũng không được tiếp cận các bản báo cáo này. Bodansky còn là một biên tập viên cấp cao cho nhóm ấn phẩm Defense and Foreign Affairs và là người đóng góp cho bộ bách khoa toàn thư International Military and Defense Encyclopedia và cho Hội đồng tư vấn của Hội nghị thượng đỉnh Cơ quan tình báo. Nhiều bài viết của Bodansky đã được công bố trong các báo Global Affairs, Jane's Defense Weekly, Defense and Foreign Affairs: Strategic Policy và các tờ báo xuất bản định kỳ khác. Đồng thời là Giám đốc Hội thảo Toàn cầu nước Mỹ (Quỹ Hội thảo Toàn cầu), và là giám đốc liên quan đến Hiệp hội Praha, một tổ chức phi chính phủ kết nối doanh nghiệp giữa chính phủ và khu vực tư nhân. Tác phẩm Sách Target America: Terrorism in the U.S. (1993, Shapolsky Publishers Inc.). Crisis in Korea (1994, Shapolsky Publishers Inc.). Terror: The Inside Story of The Terrorist Conspiracy in America (1994, Shapolsky Publishers Inc.). Offensive in the Balkans: The Potential for a Wider War as a Result of Foreign Intervention in Bosnia-Herzegovina (1995, International Media Corp./ISSA). (Online version) Some Call It Peace: Waiting for War In the Balkans (1996, International Media Corp./ISSA). (Online version) Bin Laden: The Man Who Declared War on America (1999, 2001, Random House).Những xung đột bất tận, Lưu Văn Hy dịch, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin (2006). Islamic Anti-Semitism as a Political Instrument (1999, 2000, ACPR Publications and Tammuz Publishers). The High Cost of Peace: How Washington's Middle East Policy Left America Vulnerable to Terrorism (2002, Random House). The Secret History of the Iraq War (2004, HarperCollins). Chechen Jihad: Al Qaeda's Training Ground and the Next Wave of Terror (2007, HarperCollins). Bài viết và bình luận "Jerusalem in Context," Freeman Center for Strategic Studies Broadcast, ngày 7 tháng 6 năm 1995; print copy ngày 12 tháng 6 năm 1995 (found archived on internet). "The Rise Of The Trans-Asian Axis: Is It The Basis Of New Confrontation?" kimsoft.com, 1997. "Expediting the Return of Salah Al-Din," JINSA Online, ngày 1 tháng 6 năm 1998. Tham khảo Liên kết ngoài Yossef Bodansky trên SourceWatch Một số tác phẩm của Yossef Bodansky. Richard J. Leitner, Peter M. Leitner (chủ biên), Unheeded Warnings: The Lost Reports of the Congressional Task Force on Terrorism and Unconventional Warfare Volume 1: Islamic Terrorism and the West, Washington: Crossbow Books 2007. ISBN 978-0-ngày 92 tháng 6 năm 2236 Richard J. Leitner, Peter M. Leitner (chủ biên), Unheeded Warnings: The Lost Reports of the Congressional Task Force on Terrorism and Unconventional Warfare Volume 2: The Perpetrators and the Middle East'', Washington: Crossbow Books 2007. ISBN 978-0-ngày 99 tháng 7 năm 2236 Nhân vật còn sống Năm sinh không rõ Di dân Israel đến Mỹ Người Mỹ gốc Israel Nhân vật Đại học Johns Hopkins Nhà văn quân đội Mỹ Địa chính trị Học giả quan hệ quốc tế Nhà phân tích tình báo
wiki
Hướng dẫn Em hãy tả lại cảnh đẹp về một ngôi chùa cổ hay nhà bảo tàng, công viên hoặc một thắng cảnh nào đó Cứ nói đến Hồ Gươm là em lại nhớ đến bài học lịch sử về giai thoại vị anh hùng trả lại kiếm cho thần Kim Quy. Tên gọi Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm xuất phát từ đấy. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong như tấm gương soi hình bầu dục. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn Tháp Rùa nối lên uy nghiêm. Có lúc hồ trong veo như tấm kính, phản chiếu cảnh trời xanh mây trắng. Trên bờ hồ, dưới những tán lá cây phượng vĩ là những chiếc ghế đá mà sau những buổi chiều đi học về em cùng các bạn ngồi đó để khoe điểm với nhau. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn tiếng chim trong các lùm cây tạo thành một bản hòa tấu kéo dài. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy chiếu những tia nắng đầu tiên xuống, mặt hồ như được dát vàng. Xa xa, cầu Thê Húc cong cong, màu đỏ son như chiếc lược đồi mồi. Đó là đường vào đền Ngọc Sơn, một di tích lịch sử nổi tiếng của Thủ đô. Trên cầu, em đã cùng chị gái thả những hạt cơm cho cá. Mỗi khi mưa, mặt hồ lại lăn tăn gợn sóng gợi cho em nhớ cảnh cá đớp mồi. Những “chị” liễu ở gần đó rủ mái tóc dài thướt tha xuống mặt đất như đang chải chuốt. Những “anh” cọ thẳng đứng, cao vút như muốn vươn tới trời cao. Vào những ngày hội, hồ lung linh, rạo rực giữa muôn ngàn ánh đèn màu. Mọi người vui mừng ca hát, reo hò. Em cùng mẹ đến ngồi trên nhà hàng nổi ở mặt nước, đó là nhà hàng Thủy Tạ. Cách đó không xa, một tòa nhà lớn mọc lên, đó là Bưu điện thành phố. Trên nóc nhà, chiếc đồng hồ lớn ngân nga điểm giờ. Lan tỏa đâu đây, mùi hương dìu dịu của những bông hoa sữa đậu xuống vai áo người đi đường. Thảo nào, cái Hương bạn em cứ chun mũi vào hít lấy hít để như muốn tận hưởng cái giây phút kì thú ấy. Mai đây dù có đi xa, em cũng không thể nào quên được Hồ Gươm với mùi hương hoa sữa quen thuộc, nơi đã gắn bó với em trong suốt quãng đời thơ ấu với bao kỉ niệm đẹp. Bài làm 2 Có tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong trẻo, ngây thơ ấy làm tôi bừng tỉnh giấc. Tôi chui ra khỏi màn, bước ra vườn và khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Tôi chợt nhận ra cái khoảnh vườn nhỏ nhà mình hôm nay mới đẹp làm sao!
vanhoc
Damien Moore (sinh ngày 26 tháng 4 năm 1980) là một chính khách của đảng Bảo thủ Anh. Ông là Thành viên Quốc hội (MP) cho Southport và một cựu Ủy viên Hội đồng thành phố Preston. Ông được bầu trong tổng tuyển cử năm 2017 với đa số 2.914 phiếu bầu, ngồi vào vị trí trước đây do đảng Dân chủ Tự do John Pugh nắm giữ cho đến khi nghỉ hưu. Tuổi thơ và giáo dục Moore được sinh ra tại Workington ở Cumbria. Ông học lịch sử tại Đại học Central Lancashire. Sau khi tốt nghiệp, anh làm việc trong nhiều vai trò khác nhau trong lĩnh vực bán lẻ, được thăng chức làm quản lý bán lẻ cho Asda. Lần đầu tiên ông được bầu làm ủy viên hội đồng đảng bảo thủ trong Hội đồng thành phố Preston vào ngày 3 tháng 5 năm 2010 cho Greyfriars Ward. Mặc dù tỷ lệ phiếu bầu cho đảng Bảo thủ đã giảm, ông đã giành được đa số lớn. Ông đã được bầu lại với đa số tăng vào ngày 5 tháng 5 năm 2016. Ông đã từng là phó lãnh đạo của nhóm Bảo thủ trong Hội đồng và là Chủ tịch Hiệp hội Bảo thủ Preston. Ông đã không thành công trong vai trò ứng cử viên bảo thủ trong bộ phận Preston West trong cuộc bầu cử Hội đồng Hạt Lancashire năm 2013 và 2017. Đời tư Moore sống ở Southport. Ông là người đồng tính công khai. Tham khảo Liên kết ngoài Profile at Preston City Council Sinh năm 1980 Nhân vật còn sống Chính khách đồng tính nam
wiki
Phragmites là một chi thực vật nhỏ, bao gồm các loài sậy thuộc họ Poaceae. Các loài Theo The World Checklist of Selected Plant Families, xuất bản bởi Kew Garden tại Luân Đôn, thì chi này gồm 4 loài: Phragmites australis (Cav.) Trin. ex Steud. – khắp thế giới. Phragmites japonicus Steud. – Nhật Bản, Triều Tiên, quần đảo Lưu Cầu, Viễn đông Nga. Phragmites karka (Retz.) Trin. ex Steud. – Châu Phi nhiệt đới, Nam Á, Australia, một số đảo trên Thái Bình Dương. Phragmites mauritianus Kunth – Trung + nam châu Phi, Madagascar, Mauritius. Tuy nhiên, nhiều tài liệu chỉ công nhận một loài Phragmites australis. Chú thích Tham khảo The Great Lakes Phragmites Collaborative Online Field guide to Common Saltmarsh Plants of Queensland Invading Species.com Ontario Ministry of Natural Resources and Ontario Federation of Anglers and Hunters Species Profile- Common Reed (Phragmites australis) , National Invasive Species Information Center, United States National Agricultural Library. Lists general information and resources for common reed. Cryptic invasion by a non-native genotype of the common reed, Phragmites australis, into North America (pdf file) Phragmites australis swamp and reed beds. On the MarLIN website. Brandweiner O. et al., Phragmites australis as Alternative Fuel for Clinker Production, DeopTech 2006, Leoben, Austria Phragmites australis Photos, drawings, description from Nature Manitoba.
wiki
Kiến trúc sinh thái, một từ ghép giữa " kiến trúc" và" sinh thái ", là tầm nhìn về các nguyên tắc thiết kế kiến trúc đối với môi trường sống đông dân cư. Khái niệm này được đặt ra năm 1960 bởi kiến trúc sư Paolo Soleri, người tin rằng một kiến trúc nhân tạo toàn diện sẽ có đủ không gian cho nhiều công trình dân cư, thương mại và nông nghiệp trong khi vẫn giảm thiểu tác động của con người đối với môi trường. Tuy nhiên, các cấu trúc này vẫn chỉ là giả thuyết khi mà chưa một kiến trúc nhân tạo nào thực sự được thực hiện. Phát triển Một kiến trúc sinh thái được phân biệt với một tòa nhà lớn ở chỗ nó được thiết kế cho sự bền vững, sử dụng tất cả hoặc hầu hết các nguồn lực sẵn có để thiết kế một cuộc sống tiện nghi: điện, kiểm soát khí hậu, sản xuất lương thực, bảo tồn nước và không khí, lọc và xử lý nước thải,...Nó được thiết kế để có khả năng cung cấp các nhu cầu này cho một lượng lớn dân số. Một kiến trúc nhân tạo sẽ cung cấp và duy trì kết nối riêng của mình để cơ sở hạ tầng thành phố, thị xã hoạt động. Các kiến trúc sinh thái đã được đề xuất để giảm thiểu tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên. Thiết kế kiến trúc sinh thái có thể áp dụng cho xây dựng và công trình dân dụng kỹ thuật thông thường trong các dự án rất lớn. Nhưng thực tế, để đạt được kinh tế cho người đi bộ với quy mô đã được chứng minh, chỉ sau ô tô, là việc khó có thể đạt được bằng những cách khác. Frank Lloyd Wright đề xuất một phiên bản đầu gọi là thành phố Broadacre. Mặc dù trái ngược với một số kiến trúc sinh thái, ý tưởng của Wright tương đối hai chiều và phụ thuộc vào một mạng lưới đường bộ. Kế hoạch của Wright mô tả các hệ thống giao thông vận tải, nông nghiệp, thương mại và có thể hỗ trợ nền kinh tế. Các nhà phê bình nói rằng giải pháp của Wright không chiếm tăng trưởng dân số, và giả định một nền dân chủ cứng nhắc hơn so với Mỹ thực sự có. Buckminster Fuller đề xuất các dự án thành phố Man sông của Old, một thành phố với mái vòm công suất 125.000. Nó được xem như một giải pháp cho các vấn đề nhà ở tại Đông St. Louis, bang Illinois. Paolo Soleri đề xuất các giải pháp sau và đặt ra thuật ngữ "kiến trúc nhân tạo". Soleri mô tả cách nén cấu trúc thành phố trong ba chiều để chống lại sự mở rộng đô thị hai chiều, để tiết kiệm về vận chuyển và sử dụng năng lượng khác. Giống như Wright, Soleri đề xuất những thay đổi trong giao thông vận tải, nông nghiệp và thương mại. Soleri khám phá giảm tiêu thụ tài nguyên và nhân bản, cải tạo đất. Ông cũng đề nghị loại bỏ giao thông tin nhất. Ông ủng hộ cho "thanh đạm" hơn và được ưa chuộng sử dụng nhiều hơn các nguồn lực xã hội chia sẻ, bao gồm cả vận chuyển công cộng (và các thư viện công cộng). Dự án thực tế tương tự Các dự án kiến trúc nhân tạo lớn nhất được phát triển hiện nay là Thành phố Masdar, nằm gần Abu Dhabi của Các Tiểu vương quốc Ả rập. Nó được xây dựng giữa 45.000 và 50.000 cư dân trên 6 ki-lô-mét vuông, và để có một công trình bền vững, không chất thải, sinh thái học. Arcosanti là một thử nghiệm "kiến trúc nhân tạo nguyên mẫu" - một dự án trình diễn được xây dựng ở trung tâm Arizona. Được thiết kế bởi Paolo Soleri, mục đích chính của nó là để chứng minh thiết kế cá nhân của Soleri, ứng dụng của ông về nguyên tắc của arcology để tạo ra một hình thái đô thị cho người đi bộ thân thiện. Nhiều thành phố trên thế giới đã đề xuất dự án tôn trọng những nguyên tắc thiết kế của khái niệm arcology, như Tokyo, và Dongtan gần Thượng Hải Các dự án Dongtan có thể đã sụp đổ, và nó không mở cho World Expo Thượng Hải năm 2010 Một số dự án đô thị phản ánh nguyên tắc arcology. Hệ thống kết nối cho người đi bộ thường cung cấp một loạt các hàng hóa và dịch vụ trong một cấu trúc thống nhất. Một số ví dụ bao gồm: 15 hệ thống trong trung tâm thành phố Calgary, Montréal của Reso, các hệ thống đường chim bay Minneapolis và The kiếng trong Fermont, Quebec. Chúng bao gồm siêu thị, khu mua sắm và vui chơi giải trí phức hợp. Các +15 là skywalk rộng lớn nhất trên thế giới, ở tuổi 16 km (9,9 mi) trong tổng chiều dài. Minneapolis có con đường duy nhất, ở mức 13 km (8 dặm). Thành công Seward, Alaska đã không bao giờ được xây dựng, nhưng sẽ là một thành phố nhỏ ngay bên ngoài của Anchorage. Chicago có một hệ thống đường hầm khá lớn được gọi là Chicago Pedway kết nối một phần của các tòa nhà trong vòng Chicago. The Las Vegas Strip có nhiều tính năng arcology để bảo vệ những người từ nhiệt độ 45 °C (113 °F). Nhiều sòng bạc lớn được nối với nhau bằng các đường hầm, cầu khỉ, và nhu cầu lớn TP.HCM. Có thể đi từ Vịnh Mandalay ở cuối phía nam của Strip đến Trung tâm Hội nghị Las Vegas ba dặm (5 km) về phía bắc, mà không cần sử dụng đường phố. Trong nhiều trường hợp, nó có thể di chuyển giữa các sòng bạc khác nhau mà không bao giờ đi ra ngoài. Nó có thể sống trong phức tạp này mà không cần phải liên doanh bên ngoài, ngoại trừ Strip đã chung không được coi là tự bền vững. Soleri không bênh vực cho thành phố kèm theo, mặc dù ông đã phác thảo một thiết kế và xây dựng một mô hình của một 'arcology' cho không gian bên ngoài. The Toronto khu vực trung tâm thành phố có mạng cho người đi bộ dưới lòng đất, PATH. Nhiều nhà cao tầng được kết nối bởi một loạt các đường hầm dưới lòng đất. Nó có thể sống trong phức tạp này mà không cần phải liên doanh bên ngoài, nhưng các mạng PATH không phải là tự duy trì, cũng không phải là hiện nay tự bền vững. Tổng mạng kéo dài 28 km (17 dặm). McMurdo ga của Chương trình Nam Cực Hoa Kỳ và các trạm nghiên cứu khoa học khác trên lục địa của Nam Cực giống với quan niệm phổ biến của một arcology là một cộng đồng công nghệ tiên tiến tương đối tự túc của con người. Các cơ sở nghiên cứu Nam Cực cung cấp tiện nghi sinh hoạt và vui chơi giải trí cho khoảng 3.000 nhân viên những người ghé thăm mỗi năm. Xa xôi và các biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân của mình từ các môi trường khắc nghiệt cho nó một nhân vật đảo. Các nhà ga không phải là tự cung tự cấp - quân đội Mỹ cung cấp 30.000 mét khối (8 × 10 6 US gal) nhiên liệu và 5 kilotonnes (11 triệu bảng) của vật tư, thiết bị hàng năm thông qua nó Operation Deep Freeze tiếp tế nỗ lực nhưng nó được phân lập từ các mạng lưới hỗ trợ thông thường. Các cơ sở sản xuất điện với các nhà máy điện riêng của mình, và phát triển các loại trái cây và rau quả trong một ngôi nhà màu xanh lá cây thủy canh khi tiếp tế là không tồn tại. Theo hiệp ước quốc tế, thì phải tránh thiệt hại cho các hệ sinh thái xung quanh. Crystal Island là một kiến trúc nhân tạo đề xuất ở Moscow, Nga. năm 2009, việc xây dựng đã bị hoãn lại vô thời hạn do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các Begich Towers hoạt động giống như một arcology quy mô nhỏ bao gồm gần như tất cả dân số của Whittier, Alaska. Các cặp tòa nhà có nhà ở cũng như trường học, cửa hàng tạp hóa, và văn phòng thành phố. Xem thêm Thành phố ngầm Đô thị sinh thái Tham khảo Chú thích Đọc thêm Soleri, Paolo Arcology: The City in the Image of Man 1969:Cambridge, Massachusetts MIT Press Liên kết ngoài Arcology.com – Useful links The Night Land by William Hope Hodgson (Full text online) Victory City A discussion of arcology concepts Arcology.com ("An arcology in southern China" on front page) Arcology ("An arcology is a self-contained environment...") SculptorsWiki: Arcology ("The only arcology yet on Earth...") Review of Shadowrun: Renraku Arcology ("What's an arcology? A self-contained, largely self-sufficient living, working, recreational structure...") Floating Arcology A design to prevent against rising sea levels. Tưởng nhớ kiến trúc sư Paolo Soleri 1919-2013 Công nghệ mới nổi Thiết kế môi trường Môi trường sống của con người Kế hoạch hóa đô thị Quy hoạch đô thị Kiến trúc bền vững Thuật ngữ quy hoạch đô thị
wiki
Hồ Dĩ Hoảng là một lãnh đạo quân sự cao cấp của Thái Bình Thiên Quốc, một nhà nước chống lại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông giữ chức Hộ Quốc hầu khi Thái Bình Thiên Quốc được thành lập và sau đợt phong vương năm 1854 tại Thiên kinh ông được Thiên vương phong là Dự vương, là con trai Hồ Vạn Thăng tập tước, xưng là Ấu Dự vương Cường thiên tuế. Vai trò của ông trong Thái Bình Thiên Quốc thì cũng không có gì nổi bật mặc dù rằng ông là một trong hai vị vương gia bổ sung (sau khi Nam Vương và Tây Vương mất) của Thái Bình Thiên Quốc thời kỳ đầu, dù cùng là tước vương nhưng ông ở dưới Dực vương Thạch Đạt Khai và Yến vương Tần Nhật Cương trong Thái Bình Thiên Quốc lúc này, chữ Dự trong tước vị của ông là do ông từ tước Dự được phong thẳng lên tước Vương, cũng có thể hiểu là ''danh dự'', rất có thể ông được phong vương là do là người trong thân tộc với Thiên vương còn tài năng quân sự của ông và cuộc đời thì cũng không được nhắc tới nhiều. Tham khảo Nhân vật quân sự Thái Bình Thiên Quốc
wiki
Giải thưởng Hội chợ sách Leipzig (tiếng Đức: Preis der Leipziger Buchmesse) là một giải thưởng hàng năm của Hội chợ sách Leipzig dành cho những tác phẩm văn học xuất sắc mới phát hành thuộc 3 thể loại: "Hư cấu", "Không hư cấu" và "Dịch". Giải này được sự hỗ trợ của thành phố Leipzig, bang tự do Sachsen cùng "Literarischen Colloquium Berlin" (Hội thảo văn học Berlin), và được coi là giải thưởng sách quan trọng thứ nhì của Đức, sau Giải Sách Đức". Khoản tiền thưởng của mỗi thể loại sách là 15.000 euro. Các sách đoạt giải 2005 Hư cấu: Terézia Mora, Alle Tage Không hư cấu: Rüdiger Safranski, Schiller oder die Erfindung des Deutschen Idealismus Dịch: Thomas Eichhorn, dịch Fredy Neptune của Les Murray 2006 Hư cấu: Ilija Trojanow, Der Weltensammler Không hư cấu: Franz Schuh, Schwere Vorwürfe. Schmutzige Wäsche Dịch: Ragni Maria Gschwend, dịch Gli esordi của Antonio Moresco 2007 Hư cấu: Ingo Schulze, Handy Không hư cấu: Saul Friedländer, Das Dritte Reich und die Juden 2. Die Jahre der Vernichtung 1939–1945 (tiếng Anh: The Years of Extermination: Nazi Germany and the Jews, 1939-1945) Dịch: Swetlana Geier, dịch Подросток (tiếng Anh: The Raw Youth) của Fyodor Dostoyevsky 2008 Hư cấu: Clemens Meyer, Die Nacht, die Lichter Không hư cấu: Irina Liebmann, Wäre es schön? Es wäre schön! Dịch: Fritz Vogelgsang, dịch Tirant lo Blanc của Joanot Martorell 2009 Hư cấu: Sibylle Lewitscharoff, Apostoloff Không hư cấu: Herfried Münkler, Die Deutschen und ihre Mythen Dịch: Eike Schönfeld, dịch Humboldt's Gift của Saul Bellow 2010 Hư cấu: Georg Klein, Roman unserer Kindheit Không hư cấu: Ulrich Raulff, Kreis ohne Meister. Stefan Georges Nachleben Dịch: Ulrich Blumenbach, dịch Unendlicher Spaß của David Foster Wallace 2011 Hư cấu: Clemens J. Setz, Die Liebe zur Zeit des Mahlstädter Kindes Không hư cấu: Henning Ritter, Notizhefte Dịch: Barbara Conrad, dịch War and Peace của Leo Tolstoy 2012 Hư cấu: Wolfgang Herrndorf, Sand Không hư cấu: Jörg Baberowski, Verbrannte Erde. Stalins Herrschaft der Gewalt Dịch: Aus dem Ungarischen von Christina Viragh, dịch Parallelgeschichten của Péter Nádas 2013 Hư cấu: David Wagner, Leben Không hư cấu: Helmut Böttiger, Die Gruppe 47. Als die deutsche Literatur Geschichte schrieb Dịch: Eva Hesse, dịch Die Cantos của Ezra Pound 2014 Hư cấu: Saša Stanišić, Vor dem Fest Không hư cấu: Helmut Lethen, Der Schatten des Fotografen Dịch: Robin Detje, dịch Europe Central của William T. Vollmann Tham khảo Liên kết ngoài Leipzig Book Fair Prize, official website Giải thưởng văn học Giải thưởng dịch thuật Giải thưởng thành lập năm 2005 Giải thưởng cho tiểu thuyết Sự kiện tại Leipzig Giải thưởng văn học tiếng Đức Giải thưởng văn học phi hư cấu Giải thưởng văn học Đức
wiki
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh (sinh 1942) nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (Central Institute for Economic Management - CIEM), Hà Nội, Việt Nam. Thân thế và học tập Lê Đăng Doanh, sinh năm 1942 ở Hà Nội, là con trai của Lê Tư Lành nhà giáo, nhà nghiên cứu lịch sử, văn học. Ông là một trong 350 Moritzburger . Sau khi tốt nghiệp đại học tại trường Đại học Kỹ thuật Leuna-Merseburg (Đức) năm 1967 ông sang Moskva năm 1984 để học bồi dưỡng về quản lý kinh tế và được cấp chứng chỉ tại Viện hàn lâm kinh tế quốc gia Nga. Ông bảo vệ tiến sĩ kinh tế ở Việt Nam năm 1997. Sự nghiệp Từ năm 1968 đến năm 1978, ông làm chuyên viên Văn phòng Chính phủ Việt Nam và là trưởng phòng ở CIEM từ năm 1987 đến năm 1988. Ông là chuyên viên cao cấp từ năm 1988-1990, từng làm thư ký kinh tế cho văn phòng của các nhà lãnh đạo Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Nguyễn Duy Trinh,... Ông được bổ nhiệm làm viện trưởng CIEM từ năm 1993. Ông đã viết rất nhiều bài về kinh tế Việt Nam và về vấn đề tham nhũng. Từ năm 2007 đến 2009, ông là thành viên sáng lập của Viện nghiên cứu Phát triển IDS. Vào đầu tháng 7 năm 2015, Liên Hợp Quốc đã bổ nhiệm Tiến sĩ Lê Đăng Doanh làm thành viên Ủy ban chính sách phát triển của Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 1/1/2016 đến 31/12/2018. Ý kiến Có mặt trong danh sách những người đã ký trong "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992" phổ biến vào ngày 19 tháng 01 năm 2013 tại Hà Nội Theo BBC Việt ngữ, ngày 9.12.2015, ông cùng với 126 người khác, trong đó có các nhân vật như Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, TS Nguyễn Quang A, GS Nguyễn Huệ Chi, GS Nguyễn Đình Cống, GS Chu Hảo, GS Tương Lai, Huỳnh Tấn Mẫm, Hồ Ngọc Nhuận, GS Trần Văn Thọ, GS Nguyễn Đăng Hưng, Đại sứ Nguyễn Trung, GS Phạm Xuân Yêm..., đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bức thư đề nghị "đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp" đồng thời nêu ý kiến "Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin". Chú thích nguồn Liên kết ngoài Bài thuyết trình của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh Nói với thế hệ trẻ/Bài của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh Đã dến lúc tiến hành công cuộc đổi mới lần 2 29 thg 12, 2021 tại Dân trí L L Nhóm Kiến nghị 72 Thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng
wiki
Tây Hoàng (chữ Hán 西黃) là một nước chư hầu được thành lập vào khoảng giữa thời Tây Chu và bị diệt vong vào khoảng giữa thời Xuân Thu, nghĩa là thời gian tồn tại của nó trong lịch sử Trung Quốc có thể xác nhận chừng trên dưới 300 năm. hình thành Các sách sử chính thống không có quyển nào nhắc đến cội nguồn của quốc gia này và vua đầu tiên của nó là ai, tuy nhiên sự hiện diện của nó thì lại thấy đề cập đến bởi quan hệ ngoại giao giữa các nước lớn tranh hùng tranh bá thời Xuân Thu. Theo ghi chép từ Gia Phả họ Hoàng của người Trung Quốc thì vào đời Chu Hiếu Vương đã phân phong nước Tây Hoàng cho hậu duệ ngành thứ thế hệ thứ 53 của Huệ Liên thời Nghiêu Thuấn, ngày nay địa bàn nước ấy thuộc vùng đất phía đông Hán thủy thuộc huyện Nghi Thành tỉnh Hồ Bắc. Đành rằng Gia Phả là nguồn tự xuất bản nên không đủ uy tín để kiểm chứng thông tin nên chúng ta chưa thể khẳng định nó là đúng hay sai, vấn đề này còn đang tranh cãi và phải chờ thêm thời gian để các học giả hay các nhà khảo cổ học nghiên cứu để trả lời. Nhưng có điều ta biết được rằng sở dĩ quốc gia này gọi là Tây Hoàng bởi thời kỳ đó đã và đang tồn tại một nước Hoàng khác có vị trí ở phía đông triều đình nhà Chu, vậy nên các sử gia hậu thế phải chua thêm chữ "tây" bên cạnh để phân biệt. diệt vong Trong những cuộc chiến khốc liệt giữa các nước chư hầu thì Tây Hoàng là quốc gia nhỏ bé nên tầm ảnh hưởng không lớn do vậy chỉ được nhắc qua loa trong một số lần minh hội mà thôi, theo quy luật tự nhiên "cá lớn nuốt cá bé" mình không nuốt được họ ắt sẽ bị họ nuốt mà cuối cùng nước Tây Hoàng bị diệt vong. Còn vấn đề nước Tây Hoàng bị nước nào xóa sổ thì sử sách lại không nói đến nhưng Gia Phả họ Hoàng thì cho rằng đó là nước Sở, nhưng nước Hoàng ở phương đông kia ở Gia Phả nói rằng bị nước Tấn đánh bại mà trong các sử sách chính thống của người Trung Quốc cũng ghi bị nước Sở tiêu diệt do vậy còn nhiều điểm nghi vấn ta chưa thể khẳng định. Giá như cuốn Gia Phả họ Hoàng kia mà là chính sử hoặc ít ra cũng do một người nổi tiếng về lĩnh vực này viết thì hay biết mấy, hoặc là người viết Gia Phả họ Hoàng cũng là nhà sử học lỗi lạc hay chuyên gia khảo cổ học thì đâu có gì phải bàn cãi nữa. Dù sao thì sự tồn vong của nước Tây Hoàng cũng có chút ảnh hưởng chính trị nhất định đến cục diện thời Xuân Thu, vua cuối cùng của nước này là Hoàng Mục hầu bị thất trận mà phải trốn chạy lưu vong sang nước Tề. Các vị quân chủ Hoàng Di 19 đời không thể khảo chứng Hoàng Hi hầu Hoàng Huệ hầu Hoàng Văn hầu Hoàng Chiêu hầu Hoàng Huệ hầu Hoàng Cảnh hầu Hoàng Thành hầu Hoàng Vũ hầu Hoàng Mục hầu xem thêm Tham Hồ nước Hoàng Chu Hiếu Vương tham khảo Trúc thư kỉ niên Chu sử kinh Xuân Thu sách Kinh Sở tuế thời ký Gia Phả họ Hoàng Sử ký, Sở thế gia Các nước chư hầu Trung Quốc cổ đại Lịch sử Hồ Bắc Tây Chu Xuân Thu
wiki
Atyidae là một họ tôm. Đây là họ duy nhất trong siêu họ Atyoidea thuộc phân thứ bộ Caridea. Đặc điểm Các loài trong họ này có chung đặc điểm càng ngắn khác với các loài thuộc họ Tôm gai Palaemonidae có càng dài râu dài. Chúng hiện diện ở khắp các vùng nước nhiệt đới và phần lớn vùng nước ôn đới. Con trưởng thành của các loài trong họ này luôn luôn giới hạn ở vùng nước ngọt. Chi và loài Phân loại sau đây theo De Grave (2010), và các bổ sung sau đó. Antecaridina Edmondson, 1954 Archaeatya Villalobos, 1959 Atya Leach, 1816 Atyaephyra de Brito Capello, 1867 Atydina Cai, 2010 Atyella Calman, 1906 Atyoida Randall, 1840 Atyopsis Chace, 1983 Australatya Chace, 1983 Caridella Calman, 1906 Caridina H. Milne-Edwards, 1837 Caridinides Calman, 1926 Caridinopsis Bouvier, 1912 Delclosia Rabadà, 1993 † Dugastella Bouvier, 1912 Edoneus Holthuis, 1978 Gallocaris Sket & Zakšek, 2009 Halocaridina Holthuis, 1963 Halocaridinides Fujino & Shokita, 1975 Jolivetya Cals, 1986 Jonga Hart, 1961 Lancaris Cai & Bahir, 2005 Limnocaridella Bouvier, 1913 Limnocaridina Calman, 1899 Mancicaris Liang, Z. L. Guo & Tang, 1999 Marosina Cai & Ng, 2005 Micratya Bouvier, 1913 Monsamnis Richard, De Grave & Clark, 2012 Neocaridina Kubo, 1938 Palaemonias Hay, 1902 Paracaridina Liang, Z. L. Guo & Tang, 1999 Paratya Miers, 1882 Parisia Holthuis, 1956 Potimirim Holthuis, 1954 Puteonator Gurney, 1987 Pycneus Holthuis, 1986 Pycnisia Bruce, 1992 Sinodina Liang & Cai, 1999 Stygiocaris Holthuis, 1960 Syncaris Holmes, 1900 Troglocaris Dormitzer, 1853 Typhlatya Creaser, 1936 Typhlocaridina Liang & Yan, 1981 Typhlopatsa Holthuis, 1956 Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài
wiki
Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ được cử hành vào ngày 25 tháng 11 hàng năm, là ngày do Liên Hợp Quốc đặt ra nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức công chúng về việc loại bỏ bạo hành đối với phụ nữ trên toàn thế giới. Lịch sử Ngày 17.12.1999 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chỉ định ngày 25 tháng 11 hàng năm là Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ (Nghị quyết Đại hội đồng Liên Hợp Quốc số 54/134). Liên Hợp Quốc kêu gọi các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ khắp thế giới tổ chức các hoạt động vào ngày này để nâng cao ý thức mọi người về tình trạng bạo hành với phụ nữ như "mãi dâm cưỡng bách", "lạm dụng tình dục", "du lịch tình dục", "cưỡng hiếp", "cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ", "bạo hành trong gia đình", "hôn nhân cưỡng bách" vv…. Trước đó, trong cuộc "Mít tinh đầu tiên của các nhà tranh đấu cho Nữ quyền châu Mỹ latinh và vùng Caribê" (First Meeting of Latin American and Caribbean Feminist) năm 1981 tại Bogota, Colombia đã lấy ngày 25 tháng 11 làm "Ngày quốc tế không bạo lực đối với phụ nữ" (International Day of No Violence Against Women), nhắc nhở ngày xảy ra vụ ám sát tàn bạo 3 chị em Mirabal năm 1960, những nhà hoạt động chính trị ở Cộng hòa Dominica, theo lệnh của nhà độc tài Rafael Trujillo (1930–1961). Năm 1993 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một bản Tuyên ngôn về loại bỏ bạo lực đối với Phụ nữ, trong đó định nghĩa thuật ngữ «bạo hành với phụ nữ» như sau: "mọi hành vi bạo lực dựa trên giới tính, có thể hoặc thực sự gây ra những thiệt hại thể xác, tính dục hoặc tâm lý, kể cả những đe dọa, cưỡng ép hay ngăn cấm cách độc đoán quyền tự do, dù công khai hay trong tư gia". Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hợp Quốc (UNIFEM) cũng thường xuyên cử hành ngày này. Tháng 10 năm 2006 đã có một "Nghiên cứu về mọi hình thức bạo hành đối với phụ nữ" được đệ trình Liên Hợp Quốc, trong đó có những khuyến nghị cụ thể cho các quốc gia, với những phương sách hữu hiệu và những biện pháp phòng ngừa cùng việc phục hồi nhân phẩm phụ nữ. Có nhiều thông tin về lịch sử của ngày này cùng những xuất bản phẩm của Liên Hợp Quốc liên quan tới việc bạo hành đối với phụ nữ tại Dag Hammarskjöld Library. Xem thêm Bạo hành gia đình Tham khảo Liên kết ngoài International Day for the Elimination of Violence against Women An International Day to Raise Awareness, Take Action International Day for the Elimination of Violence against Women BBC News - UN unveils Network of Men to fight abuse of women Ngày nhận thức công dân Giới thiệu năm 1981 Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Mười Một Ngày Liên Hợp Quốc Bạo lực đối với phụ nữ Ngày kỷ niệm Liên Hợp Quốc
wiki
Ngày quốc tế về bảo tồn hổ hay còn gọi là Ngày quốc tế Hổ là ngày 29 tháng 7 hàng năm, bắt đầu từ năm 2010 được quốc tế chính thức công bố là ngày Quốc tế về Bảo tồn loài hổ. Ngày này được ghi nhận để góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về việc bảo tồn sự sống còn cho loài hổ vốn đang đứng bên bờ tuyệt chủng do sự săn bắn hổ trái phép quá mức. Lịch sử Sự kiện công nhận ngày Quốc tế Hổ diễn ra ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh về Hổ diễn ra tại thành phố Xanh Pê-téc-bua của Nga với sự hiện diện của các quốc gia có hổ. Hội nghị có sự tham dự của Thủ tướng Nga Vladimir Putin. Các nước tham dự gồm: Nga, Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghi đã quy tụ những người đứng đầu các nước có hổ với cam kết nhân đôi số lượng hổ hoang dã vào năm 2022 với kinh phí đầu tư gần 350 triệu USD. Kể từ đó, ngày 29 tháng 7 hàng năm được tổ chức kỷ niệm để nhấn mạnh tình hình đáng báo động của loài hổ và kêu gọi ủng hộ công tác bảo tồn chúng ở tất cả 13 nước còn hổ sống ngoài tự nhiên. Mục tiêu của ngày này là hoạch định chiến lược bảo vệ và khôi phục loài hổ trên Trái Đất cũng như tìm kiếm giải pháp bảo vệ loài thú dữ quý hiếm này trong môi trường tự nhiên của chúng. Văn hóa Trên thế giới hiện chỉ còn khoảng 3200 cá thể hổ sống sót ngoài tự nhiên. Từ năm 1900 đổ lại đây, số lượng hổ đã giảm tới 97% trong khi sinh cảnh của hổ giảm đến 93%. Sự suy giảm này phần lớn là do săn bắn trái phép, buôn lậu hổ và các bộ phận cơ thể của hổ, ngoài ra còn do mất sinh cảnh sống và quần thể các loài thú mồi của hổ. Việt Nam là một thị trường nóng về buôn bán hổ trái phép do cao hổ và rượu ngâm từ các bộ phận của hổ đang ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là đối với giới nhà giàu và quan chức, do những công dụng được cho là có thể chữa bệnh mặc dù chưa được y học kiểm chứng một cách chính thức. Ngày quốc tế này được hưởng ứng đầu tiên và nhiệt liệt tại Việt Nam, vào năm 2011, đúng sáng ngày 29 tháng 7, Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế về Bảo tồn Hổ do Tổng cục Môi trường tổ chức với hỗ trợ của WWF, TRAFFIC, và Sáng kiến Hổ Toàn cầu (GTI) – một liên minh các chính phủ, các cơ quan quốc tế, và khu vực tư nhân cùng nhau hợp tác để bảo vệ Hổ khỏi sự tuyệt chủng. Trong Ngày Quốc tế về bảo tồn hổ lần thứ nhất một trong những biện pháp mà các nhà khoa học đề cao trong việc bảo tồn loài hổ là tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân. Sau đó, Việt Nam tiếp tục đăng cai hội nghị thảo luận về việc triển khai chương trình tăng số lượng hổ toàn cầu tự nhiên với sự tham gia của 13 quốc gia có hổ sinh sống. Đây được xem là kế hoạch tổng thể nhằm nhân đôi số lượng hổ tự nhiên từ nay đến 2022. Bên cạnh việc Kỷ niệm Ngày quốc tế về Bảo tồn Hổ thường niên lần thứ nhất cùng nhiều hoạt động diễn ra nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng trong việc bảo tồn loài hổ và kêu gọi ngăn chặn nạn buôn bán hổ trái phép và tiêu thụ các sản phẩm từ hổ. Ngày quốc tế về hổ ở Việt Nam sẽ tập trung vào giảm thiểu nhu cầu về sản phẩm từ hổ, quảng bá các hoạt động bảo tồn hổ ngoài tự nhiên, triển lãm tranh, phim về hổ Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) tuyên bố Trung Quốc đang cho phép tự do buôn bán các bộ phận của loài hổ cho dù nước này đã ký sáng kiến toàn cầu bảo vệ loài hổ. Thông cáo bí mật của chính phủ Trung Quốc còn cho phép bán loại rượu ngâm cao hổ cốt cho các hộp đêm và bệnh viện. Da hổ đang được bán công khai với sự chấp thuận của nhà nước. Những bộ da này được lấy từ các con vật nuôi trong các trang trại hổ và các vườn thú chật hẹp. Tuy Trung Quốc đã ủng hộ Công ước của Liên Hợp Quốc về buôn bán các loài vật nguy hiểm có quy định cấm buôn bán các bộ phận của loài hổ nhưng họ vẫn hành xử như trên. Sự mâu thuẫn giữa lời hứa cứu nguy loài hổ hoang dã và chính sách nói trên của Trung Quốc như là một trong những sự dối trá lớn nhất trong lịch sử bảo tồn loài hổ. Tham khảo Xem thêm Bảo tồn loài hổ Hình tượng con hổ trong văn hóa Tục thờ hổ Liên kết Hổ trong văn hóa đại chúng Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Bảy
wiki
Suy giảm thị lực hay mất thị lực (tiếng Anh: visual impairment, vision impairment hoặc vision loss) là một bệnh giảm khả năng nhìn ở một mức độ gây ra những vấn đề không thể khắc phục bằng phương tiện thông thường như kính. Bệnh này cũng có ở những người có khả năng kém bởi họ không đeo kính hoặc kính áp tròng. Suy giảm thị lực thường được định nghĩa là mức độ thị lực tốt nhất kém hơn 20/40 hoặc 20/60. Từ mù được sử dụng để chỉ mất thị lực gần như hoàn toàn hoặc hoàn toàn.. Suy giảm thị lực có thể khiến con người gặp khó khăn với những hoạt động thường nhật bình thường như đọc sách, lái xe, giao tiếp và đi bộ. Những nguyên nhân phổ biến nhất của suy giảm thị lực trên toàn cầu là tật khúc xạ (43%), cườm khô (33%) và cườm nước (2%). Các tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị, lão thị và loạn thị. Cườm khô là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự suy giảm thị lực. Các rối loạn khác có thể gây ra những vấn đề thị lực bao gồm thoái hóa điểm vàng, bệnh võng mạc tiểu đường, đau mắt đỏ, mù lòa ở trẻ em và một số trường hợp là nhiễm trùng. Suy giảm thị lực cũng có thể gây ra bởi những vấn đề trong não do tai biến mạch máu não, sinh non hoặc chấn thương. Những trường hợp này có thể coi là suy giảm thị lực vỏ não. Việc kiểm tra những vấn đề thị lực ở trẻ em có thể cải thiện tầm nhìn tương lai và thành tích học tập trong tương lai. Việc khám mắt người lớn không có triệu chứng cũng chưa chắc chắn có lợi. Cách chẩn đoán duy nhất là khám mắt. Tổ chức Y tế Thế giới (viết tắt là WHO) ước tính 80% số người bị suy giảm thị lực không thể phòng ngừa hoặc chữa khỏi khi điều trị. Những trường hợp này bao gồm cườm khô, nhiễm trùng của bệnh mù do giun chỉ Onchocerca, mắt hột, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc do tiểu đường, tật khúc xạ và một số là mù lòa ở trẻ em. Nhiều người bị suy giảm thị lực được hỗ trợ đáng kể từ phục hồi thị lực, thay đổi môi trường và các thiết bị hỗ trợ. Tính đến năm 2015 đã có 940 triệu người bị suy giảm thị lực, trong đó 246 triệu người có thị lực thấp và 39 triệu người bị mù. Phần lớn những người có thị lực kém đều ở những nước đang phát triển và trên 50 tuổi. Tỉ lệ suy giảm thị lực đã giảm từ thập niên 1990. Những người suy giảm thị lực đã phải chi trả đáng kể, trực tiếp bởi chi phí điều trị và gián tiếp do giảm khả năng làm việc. Tại Việt Nam có khoảng 2 triệu người mù lòa và thị lực kém theo thống kê của Bộ Y tế, trong đó 1/3 là người nghèo không có tiền điều trị, theo Phó giáo sư, Thạc sĩ Nguyễn Chí Dũng của bệnh viện Mắt Trung ương. Tham khảo Xem thêm Gậy trắng Chó dẫn đường Mù lòa ở trẻ em Khám mắt Phục hồi thị lực Liên kết ngoài Các điều kiện của mắt (RNIB) Center for the Partially Sighted Nguồn và thông tin về thị lực kém. Việt Nam hiện có khoảng 400.000 người mù loà. Vov.vn Rạp chiếu phim cho người mù. Vietnamnet Nguyên nhân khiến 1,5 triệu người Việt bị mù lòa?. Thăng Long Chính phủ.vn Thị lực của bạn có kém đi không?. Viện Y học Ứng dụng Việt Nam Khiếm thị
wiki
Giai đoạn lịch sử Hoa Kỳ từ 1945 đến 1964 bao gồm một thời kỳ bắt đầu từ thời Chiến tranh Lạnh cho đến Phong trào đòi quyền dân sự. Trong Lịch sử Hoa Kỳ, đây được xem là một gia đoạn có chính sách đối ngoại chủ động của Mỹ trong việc trợ giúp châu Âu khỏi bị tàn phá trong Thế chiến thứ hai và các hoạt động ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Đối với trong nước, sau một thời gian chuyển đổi ngắn, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh chóng, mối đe dọa chiến tranh hạt nhân đối với thế giới. Một cuộc chạy đua vũ khí với các cường quốc khác, đặc biệt là Liên Xô. Lính Mỹ đã được phái đi Triều Tiên để tham chiến. Các nước Xã hội chủ nghĩa đã hợp tác quân sự thông qua Hiệp ước Warszawa để đối trọng với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ dẫn đầu. Nhưng đối với nhiều người sinh sống ở Mỹ, căng thẳng quốc tế đã được cân bằng bằng các thành tựu kinh tế trong nước, đặc biệt sau năm 1955, người Mỹ được thụ hưởng mức lương cao, các tiện nghi sinh hoạt như xe hơi, máy giặt, máy hút bụi, bàn ủi điện… tiết kiệm sức. Các hộ gia đình được hưởng nhiều tiện nghi khác như nước nóng sưởi ấm trung tâm trong các căn hộ, các loại đồ đạc đẹp và rẻ hơn. Tham khảo 1945-1964
wiki
{{Bảng phân loại | image = Cyclophora prunelliaria.jpg | image_width = 300px | image_caption = Cyclophora prunelliaria | regnum = Animalia | phylum = Arthropoda | classis = Insecta | ordo = Lepidoptera | familia = Geometridae | subfamilia = Sterrhinae | tribus = Cosymbiini | genus = Cyclophora | genus_authority = Hübner, 1822 | synonyms = Anisodes Guenée, 1858 Codonia Hübner, 1823 Cosymbia Hübner, 1823 Cyclophora Stephens, 1829 Ephyra Duponchel, 1929 Euephyra Packard, 1873 Heterephyra Warren, 1895</small> Leucophthalmia Hübner, 1823 Matella Gistl, 1848 Pachythalia Warren, 1897 Pisoraca Walker, 1862 Prostenodes Warren, 1903 Streptopteron Swinhoe, 1892 Zonosoma Lederer, 1853 | name = Cyclophora}}Cyclophora là một chi bướm đêm thuộc họ Geometridae. Các loàiCyclophora acutaria (Walker, 1863)Cyclophora aguzata (Dognin, 1893)Cyclophora albidiscata (Warren, 1897)Cyclophora albiocellaria Hubner, 1789Cyclophora albipunctata (Hufnagel, 1767)Cyclophora anaisaria (Schaus, 1901)Cyclophora angeronaria (Warren, 1895)Cyclophora annularia (Fabricius, 1775)Cyclophora ariadne (Reisser, 1939)Cyclophora arthura (Schaus, 1901)Cyclophora auricosta (Prout, 1916)Cyclophora aurora (Warren, 1903)Cyclophora azorensis (Prout, 1920)Cyclophora benjamini (Prout, 1936)Cyclophora binocellaria (Herrich-Schaffer, 1855)Cyclophora calama (Prout, 1920)Cyclophora carsoni Holloway, 1997Cyclophora coecaria (Herrich-Schaffer, 1870)Cyclophora couturieri Herbulot, 1993Cyclophora culicaria (Guenee, 1857)Cyclophora dataria (Hulst, 1887)Cyclophora decussata (Sepp, 1855)Cyclophora difficilis (Prout, 1920)Cyclophora diplosticta (Prout, 1918)Cyclophora dispergaria (Moschler, 1882)Cyclophora dyschroa (Prout, 1918)Cyclophora endospila (Prout, 1920)Cyclophora eos (Prout, 1916)Cyclophora flavissima (Warren, 1907)Cyclophora funginaria (Guenee, 1858)Cyclophora geranium (Prout, 1917)Cyclophora heterostigma (Dognin, 1912)Cyclophora hyponoea (Prout, 1935)Cyclophora impudens (Warren, 1904)Cyclophora inaequalis (Warren, 1902)Cyclophora indecisa (Warren, 1907)Cyclophora iners (Prout, 1920)Cyclophora lennigiaria (Fuchs, 1883)Cyclophora leonaria (Walker, 1861)Cyclophora linearia (Hubner, 1799)Cyclophora lowi Holloway, 1997Cyclophora lutearia (Dewitz, 1881)Cyclophora maderensis (Bethune-Baker, 1891)Cyclophora megista (Druce, 1892)Cyclophora mesotoma (Prout, 1920)Cyclophora mossi (Prout, 1936)Cyclophora myrtaria (Guenee, 1857)Cyclophora nanaria (Walker, 1861)Cyclophora nigrescens Herbulot, 1993Cyclophora oothesia (Prout, 1920)Cyclophora packardi (Prout, 1936)Cyclophora pendularia (Clerck, 1759)Cyclophora pendulinaria (Guenee, 1857)Cyclophora poeciloptera (Prout, 1920)Cyclophora porata (Linnaeus, 1767)Cyclophora prunelliaria (Herrich-Schaffer, 1855)Cyclophora punctaria (Linnaeus, 1758)Cyclophora puppillaria (Hubner, 1799)Cyclophora quercimontaria (Bastelberger, 1897)Cyclophora ruficiliaria(Herrich-Schaffer, 1855)Cyclophora rufiplaga (Warren, 1903)Cyclophora sanguinata (Warren, 1904)Cyclophora semirosea (Butler, 1882)Cyclophora serveti Redondo & Gastón, 1999Cyclophora staudei Hausmann, 2006Cyclophora stella (Butler, 1881)Cyclophora subdolaria (Swinhoe, 1886)Cyclophora sublunata (Swinhoe, 1904)Cyclophora subrosea (Warren, 1906)Cyclophora subrubrata (Warren, 1905)Cyclophora subsimilis (Warren, 1900)Cyclophora suppunctaria (Zeller, 1847)Cyclophora sympathica (Alpheraky, 1883)Cyclophora sypharioides (Prout, 1920)Cyclophora tharossa (Druce, 1899)Cyclophora umbrata (Butler, 1882)Cyclophora unocula (Warren, 1897)Cyclophora zeuctospila (Prout, 1920) Các loài trước đây thuộc chi AnisodesCyclophora acampes (Prout, 1938)Cyclophora acritophyrta (West, 1930)Cyclophora aedes (Prout, 1938) Cyclophora aequalipunctata (Dognin, 1901) Cyclophora ampligutta (Warren, 1896) Cyclophora anablemma (Prout, 1938) Cyclophora annularis (Felder & Rogenhofer, 1875) Cyclophora antennaria (Jones, 1921) Cyclophora apogona (Prout, 1938) Cyclophora aquila (Schaus, 1912) Cyclophora argenticristata (Warren, 1901) Cyclophora argyromyces (Prout, 1938) Cyclophora aspera (Warren, 1901) Cyclophora atrimacula (Dognin, 1911) Cyclophora aurantiata (Warren, 1904) Cyclophora bipartita (Warren, 1900) Cyclophora bipunctata (Warren, 1904) Cyclophora bizaria (Jones, 1921) Cyclophora brevipalpis (Dognin, 1913) Cyclophora caducaria (Moschler, 1886) Cyclophora carolina (Jones, 1921) Cyclophora castraria (Schaus, 1901) Cyclophora cedrici (Herbulot, 1991) Cyclophora circummaculata (Holloway, 1976) Cyclophora coenosata (Warren, 1907) Cyclophora colysirrhachia (Prout, 1938) Cyclophora compacta (Warren, 1898) Cyclophora concinnipicta (Prout, 1918) Cyclophora conferta (Warren, 1900) Cyclophora connexa (Prout, 1932) Cyclophora cora (Prout, 1920) Cyclophora costinotata (Warren, 1900) Cyclophora coxaria (Guenee, 1858) Cyclophora dewitzi (Prout, 1920) Cyclophora dicycla (Prout, 1936) Cyclophora dilogia (Prout, 1938) Cyclophora dimerites (Prout, 1932) Cyclophora discofera (Swinhoe, 1894) Cyclophora dispilota (Prout, 1920) Cyclophora dognini (Prout, 1934) Cyclophora dulcicola (Dognin, 1911) Cyclophora effeminata (Prout, 1914) Cyclophora epicoccastria (Prout, 1920) Cyclophora evocata (Prout, 1938) Cyclophora fantomaria (Schaus, 1901) Cyclophora fasciata (Dognin, 1912) Cyclophora fastidiosa (Dognin, 1900) Cyclophora ferruginata (Warren, 1900) Cyclophora flavicornis (Warren, 1906) Cyclophora flavidiscata (Warren, 1904) Cyclophora flavipuncta (Warren, 1906) Cyclophora flavistigma (Warren, 1907) Cyclophora frenaria (Guenee, 1857) Cyclophora germaini (Prout, 1938) Cyclophora gigantula (Warren, 1904) Cyclophora globaria (Guenee, 1858) Cyclophora glomerata (Warren, 1903) Cyclophora gracililinea (Warren, 1907) Cyclophora granillosa (Dognin, 1893) Cyclophora griseomixta (Warren, 1907) Cyclophora heydena (Swinhoe, 1894) Cyclophora hieroglyphica (Warren, 1904) Cyclophora hirtifemur (Prout, 1932) Cyclophora hirtipalpis (Prout, 1932) Cyclophora hypocris (Prout, 1928) Cyclophora hypomion (Prout, 1933) Cyclophora ignea (Warren, 1907) Cyclophora illinaria (Guenee, 1858) Cyclophora imparistigma (Warren, 1904) Cyclophora imperialis (Berio, 1937) Cyclophora incumbens (Prout, 1920) Cyclophora inhibita (Prout, 1938) Cyclophora inquinata (Dognin, 1906) Cyclophora insigniata (Warren, 1900) Cyclophora intermixtaria (Swinhoe, 1892) Cyclophora japaria (Jones, 1921) Cyclophora jonaria (Schaus, 1901) Cyclophora khakiata (Warren, 1907) Cyclophora lancearia (Felder & Rogenhofer, 1875) Cyclophora landanata (Mabille, 1898) Cyclophora lateritica (Holloway, 1979) Cyclophora lautokensis (Prout, 1929) Cyclophora lechriostropha (Turner, 1941) Cyclophora leptopasta (Turner, 1908) Cyclophora leucaniata (Warren, 1906) Cyclophora lichenea (Warren, 1900) Cyclophora liosceles (Prout, 1938) Cyclophora lutosicosta (Prout, 1938) Cyclophora lyciscaria (Guenee, 1858) Cyclophora maculidiscata (Warren, 1904) Cyclophora major (Dognin, 1911) Cyclophora marginepunctata (Dognin, 1902) Cyclophora maroniensis (Dognin, 1906) Cyclophora matthias (Prout, 1925) Cyclophora mediolineata (Warren, 1904) Cyclophora melitia (Druce, 1892) Cyclophora mesocupha (Prout, 1938) Cyclophora metamorpha (Prout, 1925) Cyclophora mezclata (Dognin, 1893) Cyclophora mionectes (Prout, 1938) Cyclophora misella (Prout, 1932) Cyclophora monera (Schaus, 1901) Cyclophora morbosa (Dognin, 1910) Cyclophora nebuligera (Butler, 1881) Cyclophora nebulosata (Walker, 1863) Cyclophora nigropustulata (Warren, 1900) Cyclophora nivestrota (Dognin, 1914) Cyclophora nodigera (Butler, 1881) Cyclophora nudaria (Guenee, 1858) Cyclophora obstataria (Walker, 1861) Cyclophora ochricomata (Warren, 1904) Cyclophora ockendeni (Prout, 1920) Cyclophora ocularis (Warren, 1900) Cyclophora orboculata (Prout, 1922) Cyclophora ordinata (Walker, 1863) Cyclophora palingenes (Prout, 1923) Cyclophora paratropa (Prout, 1920) Cyclophora parciscripta (Warren, 1907) Cyclophora parcisquamata (Prout, 1910) Cyclophora parvidens (Warren, 1907) Cyclophora patruelis (Moore, 1887) Cyclophora pepira (Prout, 1938) Cyclophora perpunctulata (Prout, 1938) Cyclophora pilibrachia (Prout, 1920) Cyclophora pintada (Dognin, 1893) Cyclophora plenistigma (Warren, 1901) Cyclophora plethophora (Prout, 1938) Cyclophora poliotaria (Dyar, 1913) Cyclophora polysticta (Prout, 1932) Cyclophora pomidiscata (Warren, 1904) Cyclophora portenta (Prout, 1936) Cyclophora posticamplum (Swinhoe, 1892) Cyclophora posticipuncta (Prout, 1938) Cyclophora proconcava (Prout, 1932) Cyclophora psilomera (Prout, 1936) Cyclophora ptochopoea (Prout, 1936) Cyclophora punctulosa (Prout, 1936) Cyclophora raspata (Dognin, 1900) Cyclophora recreta (Prout, 1938) Cyclophora renifera (Prout, 1922) Cyclophora renistigma (Prout, 1910) Cyclophora resignata (Prout, 1938) Cyclophora rhodobapta (Turner, 1941) Cyclophora rhodostigma (Warren, 1904) Cyclophora rotundata (Warren, 1897) Cyclophora rubrannulata (Prout, 1910) Cyclophora ruficeps (Warren, 1907) Cyclophora ruficosta (Warren, 1905) Cyclophora rufifrons (Prout, 1938) Cyclophora rufistigma (Warren, 1904) Cyclophora rufulata (Warren, 1904) Cyclophora scintillans (Warren, 1907) Cyclophora sciota (Turner, 1908) Cyclophora scriptata (Walker, 1861) Cyclophora seposita (Prout, 1922) Cyclophora silas (Schaus, 1912) Cyclophora sopater (Schaus, 1912) Cyclophora sordida (Dognin, 1910) Cyclophora spadix (Prout, 1922) Cyclophora spatara (Dognin, 1900) Cyclophora spectabilis (Prout, 1938) Cyclophora spiculifer (Warren, 1907) Cyclophora spissata (Warren, 1900) Cyclophora sticta (Turner, 1941) Cyclophora stigmatilinea (Prout, 1920) Cyclophora stramineata (Warren, 1900) Cyclophora stricticata (Warren, 1906) Cyclophora striginota (Prout, 1938) Cyclophora subaenescens (Warren, 1904) Cyclophora subcarnearia (Warren, 1900) Cyclophora suberea (Dognin, 1900) Cyclophora subpallida (Warren, 1900) Cyclophora subviolescens (Warren, 1906) Cyclophora superflua (Warren, 1897) Cyclophora suspiciens (Prout, 1922) Cyclophora sypharia (Guenee, 1858) Cyclophora taiwana (Wileman, 1911) Cyclophora temperata (Prout, 1936) Cyclophora terrens (Warren, 1906) Cyclophora timotheus (Schaus, 1912) Cyclophora tolinta (Schaus, 1901) Cyclophora torsivena (Warren, 1904) Cyclophora transecta (Schaus, 1912) Cyclophora tricrista (Prout, 1925) Cyclophora turneri (Prout, 1920) Cyclophora tychicus (Schaus, 1912) Cyclophora urcearia (Guenee, 1857) Cyclophora viator (Prout, 1920) Cyclophora vineotincta (Schaus, 1912)Cyclophora violens (Prout, 1936) Cyclophora vuha (Schaus, 1929) Cyclophora warreni (Dognin, 1913) Cyclophora xenocometes (Prout, 1938) Hình ảnh Chú thích Tham khảo 2003: New Sterrhinae from Europe, North Africa, and the Caucasus (Lepidoptera: Geometridae). Entomologische Zeitschrift'' 113 (11): 319-328. Cyclophora at funet.fi Natural History Museum Lepidoptera genus database Cyclophora at Afro Moths Cosymbiini
wiki
Giới thiệu khái quát huyện Phú Ninh 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Phú Ninh là một trong những huyện đồng bằng và thuộc vùng kinh tế động lực của tỉnh Quảng Nam . Tổng diện tích tự nhiên là 25.152ha. Với vùng ranh giới chính như sau: – Phía đông giáp thành phố Tam Kỳ chiều dài hơn 21km và huyện Núi Thành với chiều dài 30km. – Phía tây giáp huyện Tiên Phước chiều dài 32.8km. – Phía nam giáp huyện Bắc Trà My chiều dài 9km. – Phía bắc giáp huyện Thăng Bình chiều dài 19,4km. 1.2. Địa hình Huyện Phú Ninh nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi gò xen kẽ các dãi đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ tây sang đông. 1.3. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất Tổng diện tích đất là 25.152ha, trong đó: – Đất nông nghiệp: 8.932,0ha – Đất lâm nghiệp: 5.476,5ha – Đất chuyên dùng: 4.039,4ha – Đất ở: 417,9ha – Đất chưa sử dụng: 5.189,6ha – Đất hạ tầng giao thông: 1.096,0ha 1.4. Khí hậu Phú Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa thuộc khu vực Đông Trường Sơn chia làm hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình 250C, lượng mưa trung bình 2.600mm. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 83 – 86%. 1.5. Tài nguyên nước Hồ Phú Ninh là hồ thủy lợi lớn nhất của cả tỉnh, có dung tích hơn 370 triệu m3 có chức năng điều hòa, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho toàn huyện và khu vực. Ngoài hồ Phú Ninh trên địa bàn còn có những sông suối nhỏ như: sông Bàn Thạch, sông Bồng Miêu, suối La Gà, suối Nhà Ngũ, suối Tây Yên, suối Trương Chi,… với lưu lượng nước cũng không đáng kể. 1.6. Tài nguyên rừng Tổng diện tích đất rừng tập trung trên địa bàn huyện là 4.903ha, trong đó đất rừng tự nhiên sản xuất 1.408ha, đất có rừng trồng sản xuất 2.255ha và đất có rừng trồng phòng hộ 1.240ha. Ngoài ra ước tính diện tích có rừng phân tán của các hộ trên địa bàn huyện là 500ha. Theo đó độ che phủ hiện nay của rừng trên địa bàn huyện đạt 21,5%. 1.7. Tài nguyên khoáng sản Mỏ vàng Bồng Miêu là một trong những mỏ có giá trị khai thác lớn của tỉnh hiện nay đang được đầu tư khai thác, đóng góp không nhỏ cho nguồn thu ngân sách của tỉnh. Ngoài ra huyện cũng có nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng quí giá như: mỏ nước khoáng, đá granite, quặng sắt-chì, nguồn nước, rừng và hệ thực vật phong phú là nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp khai thác. 2. Tình hình kinh tế – xã hội – Cơ cấu kinh tế NN-CNXD-TMDV: 22% – 44,5% – 33,5% ; – Giá trị NN: 932 tỷ đồng, tăng 5,5% so với 2014 (KH tăng 5,5%, theo GSS 2010 thì ƯTH tốc độ tăng là 4,3%). – Giá trị CN-XD: 1.888 tỷ đồng, tăng 24,6% so với 2014 (KH tăng 24%, theo GSS 2010 thì ƯTH tốc độ tăng là 14,9%). Trong đó, CN-TTCN thuần 1.297 tỷ đồng, tăng hơn 20,5% so với 2014 (KH tăng 20%, theo GSS 2010 thì ƯTH tốc độ tăng là 17,8%). – Giá trị TM-DV: 1.416 tỷ đồng, tăng 23,1% so với 2014 (KH tăng 23%, theo GSS 2010 thì ƯTH tốc độ tăng là 21,1%). – Xây dựng 08 xã đạt tiêu chí nông thôn mới (KH 04 xã). – Giải quyết việc làm mới hơn 1.200 lao động (KH 1.200 lao động). – Tỷ lệ lao động qua đào tạo 55,2%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm trên 50,2%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên 91,25%. – Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,7% (KH 3,7%); Hộ cận nghèo giảm còn 5,28% (KH 5,28%); – Giảm tỷ suất sinh thô 0,75%o (KH giảm 0,37%o). – Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi: nhẹ cân: 8,45% (KH 8,46%), thấp còi: 13,3% (KH 13,45%). – Có 08 xã, thị trấn đạt chuẩn văn hóa NTM, văn minh đô thị (KH 7 xã, thị trấn); 92% thôn, khối phố (KH 70%), 90,5% hộ gia đình (KH 90%), 95% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (KH 100%) đạt tiêu chí văn hóa. – Giao quân đạt 100% chỉ tiêu trên giao. – Thu phát sinh kinh tế trên địa bàn do huyện quản lý thu 35,49 tỷ đồng. Trong đó thu phát sinh kinh tế (trừ khai thác quỹ đất) do huyện quản lý thu 18,19 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch (KH 17,3 tỷ đồng). – Thu nhập bình quân đầu người đạt 26,1 triệu đồng (KH 26 triệu đồng). 3. Hạ tầng giao thông 3.1. Đường hàng không: Cách sân bay quốc tế lớn của Miền Trung là sân bay Đà Nẵng khoảng 70km và sân bay Chu Lai khoảng 30 km, trong đó sân bay Đà Nẵng có các tuyến bay quốc tế trực tiếp đi các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Liên bang Nga…Sân bay Chu Lai đang được nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng thành sân bay trung chuyển hàng hoá quốc tế cấp 4F và trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay hạng nặng duy nhất của Việt Nam. 3.2. Đường biển: Nằm giữa 2 hệ thống cảng biển quốc tế là Đà Nẵng và Kỳ Hà, gần tuyến hàng hải quốc tế Bắc Nam, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá với các tuyến trong nước và quốc tế, trong đó Cảng Đà Nẵng có khả năng tiếp nhận tàu 50.000 DWT, tàu container 3.000 Teus; Cảng Kỳ Hà, Tam Hiệp có khả năng tiếp nhận tàu 20.000 DWT. 3.3. Đường bộ: Nằm trên trục giao thông chính của quốc gia với hệ thống Quốc lộ 1A, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi, đường ĐT 615, Đường quốc lộ 40B thuộc Hành lang kinh tế Đông – Tây nối với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, đảm bảo giao thông thông suốt với tất cả các tỉnh thành trong nước và quốc tế., đảm bảo giao thông thông suốt với tất cả các tỉnh thành trong nước và quốc tế. 3.4. Đường sắt: Cách Ga Tam Kỳ 3km về phía Đông với hệ thống đường sắt xuyên Việt đảm bảo vận chuyển hành khách và hàng hoá đi tất cả các địa phương trong nước. 3.4. Hạ tầng điện, nước, viễn thông, xử lý nước thải, chất thải: Hạ tầng điện, nước, viễn thông đáp ứng đầy đủ nhu cầu các dự án đầu tư; được đầu tư đến ranh giới dự án hoặc đến hàng rào các nhà máy trong khu công nghiệp. 3.5. Dịch vụ tiện ích Các hạ tầng xã hội và dịch vụ tiện ích khác như trường học, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí cơ bản đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư, công nhân lao động và gia đình của họ. Hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, các tổ chức tín dụng có mặt ở hầu hết các địa phương, trong đó các ngân hàng cấp quốc gia như Vietcombank, BIDV, Agribank, ACB… 4. Hồ Phú Ninh Vùng hồ Phú Ninh là khu du lịch sinh thái hấp dẫn, cách thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 7km về phía Tây. Đây là vùng sinh thái đa dạng có tổng diện tích trên 23,4 nghìn ha, trong đó diện tích mặt hồ là 3.433ha cùng 30 đảo nhỏ và bán đảo xinh đẹp. Bao quanh lòng hồ là những núi non, hồ, suối thơ mộng, những rừng phi lao, bạch đàn, thông caribe tươi tốt. Nơi đây có hệ thống thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, không khí trong lành, giúp du khách thảnh thơi. Vì vậy, Phú Ninh còn được coi là một Vịnh Hạ Long thu nhỏ giữa Miền Trung. Đến với đảo Rùa, đảo Su, hố Khế, hố Ba Trăng… rồi bến Đợi Chờ,… với hàng trăm loài thực vật và dược liệu quý cùng hệ thống động vật phong phú với nhiều loại thú quý hiếm như: sói đỏ, khỉ mặt chó, gấu, sơn dương- tất cả đều để lại một ấn tượng rất khó phai mờ trong lòng du khách. Đặc biệt, Hồ Phú Ninh còn có mỏ nước khoáng nóng tự nhiên, nóng trên 70oC với nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng chữa bệnh, kích thích tiêu hóa, sảng khoái tinh thần và không thua bất kỳ loại nước khoáng nào đang có mặt trên thị trường, đây là tiềm năng rất lớn để đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch như: tắm khoáng, tắm bùn, chữa bệnh, nghỉ dưỡng tại khu du lịch Hồ Phú Ninh. Và cùng với các danh thắng: Thác Trắng và các di tích lịch sử, văn hóa như Đình Chiên Đàn, nhà thờ cụ Phan Chu Trinh,…tạo cho Phú Ninh có một lợi thế so sánh và tiềm năng rất lớn để phát du lịch Với tiền năng trên, UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định số 3598/QĐ-UBND ngày 14/11/2007 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng hồ Phú Ninh, quy hoạch này do Tập đoàn ASCONIS- PHÁP làm tư vấn và vùng NORS PAS DE CALAIS- PHÁP tài tợ. Hiện nay đã có 01 nhà đầu tư đang khai thác du lịch tại Đồi Đá Đen với các dịch vụ: Nghỉ dưỡng, tắm khoáng, tắm bùn, tắm tia, đua thuyền…và 01 nhà đầu tư đang nghiên cứu đầu tư du lịch tâm linh (Thiền viện Trúc Lâm Quảng Nam). Từ các điều kiện trên, cùng với chính sách cởi mở và khuyến khích đầu tư vào du lịch hồ Phú Ninh và các điểm du lịch khác, huyện sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư đến nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác vào các lĩnh vực trên địa bàn huyện đặc biệt là du lịch. Cách thành phố Tam Kỳ khoảng 7km về phía tây, khu du lịch Phú Ninh là nơi hội tụ của cảnh đẹp của hồ nước, của hệ thống động thực vật phong phú đa dạng…Hồ Phú Ninh – danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở đất Quảng Nam, được công nhận là di tích lịch sử thắng cảnh cấp quốc gia và là một trong những công trình thủy lợi lớn nhất Việt Nam. Đặc trưng Hồ Phú Ninh Trong vùng lòng hồ có gần 30 đảo lớn, nhỏ, tạo nên một quần thể sơn thuỷ hữu tình; trong đó có một số đảo lớn như: đảo ông Sơ, đảo 61, đảo Rùa…, tất cả giống như một Hạ Long thu nhỏ. Xung quanh đảo, người dân cũng trồng thêm một số loại cây như bạch đàn, thông Caribê để giữ nước. Và cũng từ đó, những hòn đảo xanh um tùm cây lá đã biến Phú Ninh chẳng khác nào một viên ngọc xanh. Hệ thống động, thực vật ở đây khá phong phú, có nhiều loài được ghi vào sách đỏ thế giới. Đặc biệt, trong hồ Phú Ninh còn có mỏ nước khoáng thiên nhiên phun trào từ lòng đất và hệ thống khu du lịch sinh thái. Cảnh đẹp Hồ Phú Ninh Khu du lịch Phú Ninh là vùng sinh thái đa dạng có tổng diện tích trên 23,4 nghìn ha, trong đó diện tích mặt hồ là 3.433 ha cùng 30 đảo nhỏ và bán đảo xinh đẹp. Bao quanh lòng hồ là những núi non, hồ, suối thơ mộng, những rừng phi lao, bạch đàn, thông ca-ri-bê tươi tốt với mầu xanh bất tận. Nơi đây có hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, không khí trong lành, giúp du khách thảnh thơi. Phú Ninh còn được coi là một Hạ Long thu nhỏ ở miền Trung. Công trình đại thủy nông Phú Ninh đã được hoàn thành vào năm 1986, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, hạn chế lũ lụt hằng năm ở thị xã Tam Kỳ và một số địa phương lân cận. Ngoài ra, nguồn thủy năng của nhà máy thủy điện Phú Ninh đạt hằng năm từ 1,5 triệu kWh đến 3 triệu kWh; mỗi năm còn thu hoạch hơn 80 tấn cá các loại. Đặc biệt tại lòng hồ Phú Ninh còn có mỏ nước khoáng nóng tự nhiên với nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng chữa bệnh, kích thích tiêu hóa, sảng khoái tinh thần, giúp điều trị một số bệnh về cơ khớp, gan, mật và không thua bất kỳ loại nước khoáng nổi tiếng nào đang có mặt trên thị trường. Đến với Phú Ninh vào những ngày nắng nóng, du khách sẽ thấy lòng dịu lại bởi màu xanh mướt mát của những xóm làng, những cánh đồng lúa trĩu hạt. Ngay trong mùa nóng bức nhất, không khí ở khu hồ thường xuyên mát dịu, thu hút những đàn chim từ mọi miền bay về trú ngụ cùng với thảm thực vật phong phú, tươi tốt. Thấp thoáng trên những hòn đảo rợp bóng cây là những nhà nghỉ đẹp hài hòa cùng cảnh trí thiên nhiên. Những chuyến du thuyền nhẹ lướt trên mặt hồ đưa du khách đi thăm cảnh hồ, các đảo, điểm nước khoáng nóng… Ở Phú Ninh, đẹp và ấn tượng nhất là khu du lịch cách cổng chính vào hồ chừng 5 km rẽ trái theo con đường đồi dốc thoai thoải rợp bóng cây xanh. Nơi đây có khu nhà nghỉ tiện nghi, nhà hàng ăn uống giải khát, đội thuyền du lịch sinh thái và thuyền đạp nước phục vụ du khách; những điểm câu cá tuyệt vời… Ở đây, các dịch vụ đều nhằm để du khách tận hưởng những gì thiên nhiên ưu đãi và với một giá rẻ đến không ngờ. Chẳng hạn, ngồi trên thuyền đến các đảo nhỏ nằm giữa lòng hồ du khách có thể câu cá bống trong các khe đá, rồi tự chế biến món ăn ưa thích giữa cảnh thiên nhiên.
vanhoc
Eviota specca, tên thông thường là tearful dwarfgoby, là một loài cá biển thuộc chi Eviota trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2014. Từ nguyên Theo ngôn ngữ của người Anglo-Saxon, từ specca trong danh pháp của E. specca có nghĩa là "lốm đốm", ám chỉ những chấm đốm chi chít trên khắp cơ thể của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống E. specca có phạm vi phân bố ở Tây Thái Bình Dương. Loài cá này chỉ được tìm thấy ở xung quanh đảo Iriomote-jima thuộc quần đảo Ryukyu (Nhật Bản). Mô tả Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở E. specca là 1,2 cm. Đầu và thân trong mờ, có màu trắng. Các vết sẫm màu trên đầu, gáy, vùng lưng của cơ thể và gốc vây ngực có màu vàng. Nhiều chấm vàng li ti phủ khắp đầu và thân, tập trung nhiều ở nửa thân trên. Số gai ở vây lưng: 7; Số tia vây ở vây lưng: 8; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 16. Tham khảo Chú thích S Cá Nhật Bản Động vật được mô tả năm 2014
wiki
Họ Lục bình hay họ Bèo tây (danh pháp khoa học: Pontederiaceae) là một họ thực vật hạt kín. Hệ thống APG III năm 2009 (không thay đổi so với Hệ thống APG II năm 2003 và Hệ thống APG năm 1998) đặt họ này trong bộ Commelinales của nhánh commelinids thuộc nhánh lớn là monocots. Đây là một họ nhỏ chứa các loài thực vật thủy sinh sống trôi nổi hay cắm rễ xuống bùn, rễ chùm, có hoa lưỡng tính, đối xứng tỏa tia là chủ yếu, nhưng có loài đối xứng hai bên. Điểm đặc biệt là hoa dị kiểu (hay dị nhụy), sinh sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Charles Darwin đã từng có sự quan tâm tới dạng đặc biệt của hoa dị kiểu được tìm thấy trong họ này, được gọi là hoa ba kiểu. Tất nhiên không phải loài nào trong họ cũng là dạng hoa dị kiểu. Thân sinh dưỡng ngắn hay bò lan, mập. Lá mọc thành dạng giống như nơ hay phân bố dọc theo thân, xếp thành 2 dãy. Họ này theo APG chứa khoảng 33 loài. Loài được biết đến nhiều nhất có lẽ là lục bình hay bèo tây (Eichhornia crassipes), một loài thực vật xâm hại tại nhiều vùng nước. Loài biến đổi cao Hydrothrix gardneri là thực vật thủy sinh với hoa giả (đầu hoa) gồm 2 hoa. Phân loại Các hệ thống phân loại ghi nhận 2 tới 6 hoặc 9 chi và khoảng 33 loài trong họ như sau. Heteranthera Ruiz & Pav., 1794 (gồm cả Buchosia, Heterandra, Leptanthus, Lunania, Phrynium, Schollera, Triexastima): Dị nhị hoa. Khoảng 11 loài tại Tây bán cầu và châu Phi. Eurystemon Alexander, 1937. Có thể gộp trong chi Heteranthera. Hydrothrix J.D.Hooker, 1887 (gồm cả Hookerina): 1 loài lục thủy sam ở đông Brasil. Có thể gộp trong chi Heteranthera. Scholleropsis H.Perrier, 1936: 1 loài tại Madagascar. Có thể gộp trong chi Heteranthera. Zosterella Small, 1913: Nghĩ cam tảo. Có thể gộp trong chi Heteranthera. Pontederia L., 1753 (gồm cả Umsema, Unisema, Narukila, Hirschtia): Thoa ngư thảo. Khoảng 6 loài ở Tây bán cầu. Eichhornia Kunth, 1842 (bao gồm cả Cabanisia, Leptosomus, Piaropus): Bèo tây, bèo lục bình, bèo Nhật Bản, phượng nhãn lam. Một số tài liệu ghi nhận tới 7 loài trong chi này. Có thể gộp vào chi Pontederia. Monochoria C.Presl, 1827 (gồm cả Calcarunia, Carigola, Gomphima, Limnostachys): Rau mác, vũ cửu hoa. Khoảng 8 loài ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Phi, châu Á và Australia. Có thể gộp vào chi Pontederia. Reussia Endlicher, 1836. Có thể gộp trong chi Pontederia. Ở Việt Nam có 2 chi (Monochoria, Eichhornia) và 5 - 6 loài. Phát sinh chủng loài Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III. Trong phạm vi nội bộ họ Pontederiaceae thì Eichhornia là cận ngành hoặc đa ngành, với Pontederia và Monochoria lồng sâu trong nó. Heteranthera luôn được phục hồi như là cận ngành với các chi đơn loài Eurystemon, Hydrothrix, Scholleropsis và Zosterella. Do Zosterella từng được coi như là một phần của Heteranthera (ví dụ trong MacMillan, 1892), còn loài duy nhất của Eurystemon (Eurystemon mexicanus) nguyên được mô tả trong Heteranthera như là Heteranthera mexicana Watson, 1883, nên việc gộp lại trong Heteranthera là tự nhiên và việc tái tổ hợp tên gọi là không cần thiết. Các phát sinh chủng loài sử dụng bộ dữ liệu hình thái cũng phục hồi Hydrothrix và Scholleropsis là lồng sâu trong Heteranthera (Eckenwalder & Barrett 1986); trong khi các bộ dữ liệu phân tử và tổ hợp lại phục hồi Hydrothrix hoặc là lồng trong Heteranthera (Graham & Barrett 1995, Graham et al. 1998, Ness et al. 2011), trong đa phân với Heteranthera (Barrett & Graham 1997, Graham et al. 1998, Ness et al. 2011), hoặc như là nhóm chị - em của nó (Kohn et al. 1996, Barret & Graham 1997, Graham et al. 1998, Ness et al. 2011). Tuy nhiên, mặc cho chứng cứ quan hệ phát sinh chủng loài mật thiết của 2 chi này với Heteranthera, các loài của Hydrothrix và Scholleropsis cho tới năm 2017 chưa bao giờ được chuyển chính thức sang Heteranthera. Năm 2017, Pellegrini đã chuyển chúng sang Heteranthera, với các danh pháp tương ứng là Hydrothrix gardneri = Hydrothrix verticillaris= Hookerina gardneri = Heteranthera gardneri và Scholleropsis lutea = Heteranthera lutea. Tham khảo Liên kết ngoài Pontederiaceae trong L. Watson và M.J. Dallwitz (1992 trở đi) The families of flowering plants : descriptions, illustrations, identification, information retrieval. Phiên bản: 20-5-2010. http://delta-intkey.com . Pontederiaceae trong Flora of North America Pontederiaceae trong Flora of China Phân loại tại NCBI Liên kết tại CSDL, Texas Thực vật thủy sinh Lục bình
wiki
Có ít nhất 74.155 vụ cháy rừng ở Brazil từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2019, đại diện cho số vụ cháy rừng cao nhất kể từ khi Brasil bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 2013, theo Cơ quan Vũ trụ của Brasil, Viện nghiên cứu không gian quốc gia (INPE), sử dụng các vệ tinh để theo dõi các vụ cháy.. Hơn 60 phần trăm của Amazon được nằm trong biên giới của Brasil, và hơn một nửa các vụ cháy rừng xảy ra trong rừng nhiệt đới Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới được coi là "quan trọng để chống lại ấm lên toàn cầu." Có những đám cháy đang bùng cháy trong rừng nhiệt đới ở bốn bang Amazon của Brazil gồm Amazonas, Rondônia, Mato Grosso và Pará. Ít nhất 39.194 vụ cháy đã được phát hiện ở Amazonas, đây là bang lớn nhất ở Brazil (theo khu vực) và có "vùng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới". Brasil đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 11 tháng 8.. Tuy nhiên thủ tướng Jair Bolsonaro đã yêu cầu từ chối sự giúp đỡ các quốc gia như G7, các quốc gia châu Á, hoặc các quốc gia châu Âu,... Điều này làm tệ hại dẫn đến khu vực rừng Amazon và ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu và 20% lượng oxy do rừng Amazon cung cấp bay đi lên khí quyển và có ảnh hưởng liên quan đến trái đất sau này. Tổng quan Lưu vực sông Amazon, có kích thước tương đương nước Úc, được bao phủ trong một thảm thực vật dày đặc với 400 tỷ cây. Kể từ những năm 1970, Brazil đã chặt và đốt khoảng 20% diện tích rừng, tức , rộng hơn tiểu bang Texas. Hai phần ba rừng nhiệt đới Amazon nằm trong biên giới của Brazil. Vào năm 2015, Viện nghiên cứu không gian quốc gia (INPE) đã tạo ra dự án Terra Brasilis lấy dữ liệu từ hệ thống cảnh báo vệ tinh phá rừng thời gian thực (DETER), thường xuyên xuất bản dữ liệu hàng tháng và hàng ngày cập nhật trang web của chính phủ Viện môi trường Brazil. DETER hỗ trợ "giám sát và kiểm soát nạn phá rừng và suy thoái rừng". Đến ngày 11 tháng 8, Amazonas đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Hình ảnh của NASA vào ngày 13 tháng 8 cho thấy khói từ đám cháy có thể nhìn thấy được từ không gian. Nguyên nhân Cháy rừng xảy ra tự nhiên trong mùa khô vào tháng 7 và tháng 8 do thời tiết khô hạn của tháng 8 cùng mùa gió khu vực Nam Mỹ đang hoạt động mạnh nên công tác dập lửa rất khó khăn. Theo Euronews, các vụ cháy rừng đã gia tăng khi ngành nông nghiệp đã "đẩy vào lưu vực Amazon và thúc đẩy nạn phá rừng". Một số vụ hỏa hoạn có thể xảy ra bởi những người nông dân muốn phá rừng hợp pháp hoặc bất hợp pháp để chăn thả gia súc. Vào tháng 8, nông dân địa phương ở bang Pará của Amazon, đã đăng một quảng cáo trên tờ báo địa phương về một queimada hoặc "Ngày cháy" vào tháng 8. Ngay sau đó, số vụ hỏa hoạn đã tăng lên. Trong những năm gần đây, "kẻ chiếm đất" (grileiros) đã chặt cây trái phép trong "lãnh thổ bản địa của Brasil và các khu rừng được bảo vệ khác trên khắp Amazon". Kể từ cuộc bầu cử vào tháng 10, họ đã cắt ở vùng đất của Apurinã bị cô lập trước đó ở Amazonas, nơi "các khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới" được tìm thấy. Theo các nhà bảo tồn, Tổng thống Jair Bolsonaro, người nhậm chức vào tháng 1 năm 2019, đã "khuyến khích người khai thác gỗ và nông dân dọn đất", dẫn đến nạn phá rừng mưa nhiệt đới Amazon nhanh chóng – tăng 88% trong tháng 6 so với tháng 6 đến tháng 6 năm 2018, theo INPE. Tham khảo Liên kết ngoài Current worldwide map of airborne particulates about one micrometer in diameter, including smoke Brasil năm 2019 Thiên tai tại Peru Nam Mỹ năm 2019 Bolivia Lịch sử Paraguay Lịch sử Peru
wiki
Điểm tô vẻ cổ kính của đất cố đô là ngôi chùa có lịch sử từ hàng trăm năm gắn liền với chiếc giếng thiêng. Là vùng đất của những công trình kiến trúc cổ từ nhiều thế kỷ trước, có thể nói dọc khắp các con phố, ngõ hẻm ở Huế đều có những địa điểm mang đậm giá trị thời gian và văn hóa, cùng với đó là gắn liền nhiều câu chuyện xưa thú vị. Một trong những nơi ít được nhắc đến nhưng không kém phần uy nghi, trầm mặc, gợi nhớ về hình ảnh của đất nước trong những năm tháng phong kiến, đó chính là chùa Báo Quốc. Ngôi chùa tọa lạc trên đồi Hàm Long nằm ở đường Báo Quốc, thuộc phường Phường Đúc, thành phố Huế . Chùa Báo Quốc xuất phát điểm là một am thảo được khai sơn vào cuối thế kỷ XVII, sau được xây dựng thành chùa lấy tên theo ngọn núi ở nơi đây, được đặt là Hàm Long Thiên Thọ Tự (gọi tắt là chùa Hàm Long). Đến năm 1747, ngôi chùa được chúa Nguyễn Phúc Khoát mở rộng quy mô và ban tên là Báo Quốc Tự. Sau những thăng trầm cùng năm tháng lịch sử, chùa được tái thiết, cải tổ nhiều lần và cuối cùng giữ được hiện trạng như ngày nay. Đây là ngôi chùa thuộc hệ Bắc tông với diện tích khuôn viên rộng khoảng 2ha. Điểm gây ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến đây chính là dãy bậc thang cao dẫn đến cổng Tam Quan đồ sộ, được phủ màu rêu phong. Bậc thang phủ đầy rêu dẫn đến cổng Tam Quan. (Ảnh: iryota_gram) Ngay từ cánh cổng, du khách đã có thể cảm nhận được sự cổ kính toát lên trong từng mái ngói, bệ gạch. (Ảnh: genevieve_fields) Bước qua chiếc cổng cổ kính, hiện ra trước mắt là một khuôn viên tĩnh lặng với vườn cây xanh mát bao quanh. Các công trình chánh điện, tòa nhà khách và tăng xá tạo thành một dãy nhà khép kín hình vuông, lẩn khuất sau những hàng cây cổ thụ trăm tuổi càng tăng thêm màu sắc cổ xưa, giúp nơi đây như tách biệt với thế giới hiện đại bên ngoài. Khuôn viên bên trong chùa mang vẻ thanh tịnh, nghiêm trang. (Ảnh: iryota_gram) Vườn cây cổ thụ và các tòa tháp lâu năm trong chùa. (Ảnh: timtam_break) Một không gian hoài cổ như đưa du khách ngược dòng thời gian trở về với những năm tháng của thế kỷ trước. (Ảnh: genevieve_fields) Bên cạnh cảnh sắc hữu tình, hoài cổ của vườn cây quý, chùa Báo Quốc còn thu hút khách tham quan về chiếc giếng Hàm Long mang dấu ấn lịch sử. Theo đó, chiếc giếng được cho là xuất hiện từ những năm 1674, mạch nước theo lỗ đá phun ra như vòi rồng, trong và rất thơm, ngọt. Nước giếng sau này trở thành một chiếc giếng thiêng, giếng cấm vì chỉ được tiến dâng cho các Chúa, dân thường không được phép sử dụng. Giếng Hàm Long nằm ngay dưới chân đồi Hàm Long. (Ảnh: phatviet) Cùng với năm tháng, chùa Báo Quốc vẫn tồn tại vững chãi không chỉ là nơi tu tập tâm linh mà còn trở thành một thắng cảnh lưu giữ những giá trị của văn hóa và lịch sử. Không quá nguy nga, đồ sộ nhưng kiến trúc và không gian tĩnh mặc, hoài cổ của ngôi chùa vẫn đủ sức lôi cuốn để trở thành một trong những địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Huế, đặc biệt là với những ai yêu thích khám phá những di tích cổ ở đất cố đô. Chùa Báo Quốc là địa điểm lý tưởng để tìm về chút hoài niệm xưa trong không gian đậm chất trầm mặc, cổ kính. (Ảnh: hung.nguyen.dinh128)
vanhoc
Metaphenomics nghiên cứu bộ kiểu hình của thực vật hoặc các sinh vật khác bằng phương pháp phân tích tổng hợp. Mục tiêu chính là thiết lập các mối quan hệ phản ứng liều lượng của một loạt các đặc điểm kiểu hình cho một tập hợp lớn các yếu tố môi trường phi sinh học. Cơ sở lý luận Một cách phổ biến để nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến thực vật là thiết lập các thí nghiệm trong đó các nhóm cá thể của một loài được quan tâm được cho tiếp xúc với các mức độ khác nhau của một yếu tố môi trường (ví dụ: ánh sáng, cacbon dioxide - CO2), trong khi tất cả các yếu tố khác đều tương tự nhau. Những nghiên cứu này đã mang lại nhiều hiểu biết sâu sắc đối với cách thức mà các loài thực vật phản ứng với môi trường, nhưng có thể là thách thức để tích hợp bằng các công cụ của phân tích tổng hợp cổ điển. Một trong những lý do cho điều đó là các đặc điểm kiểu hình thường phản ứng với môi trường theo cách phi tuyến tính. Thay vì đánh giá sự khác biệt giữa các cây mọc trong môi trường 'ít CO2' và 'nhiều CO2', sẽ tốt hơn nếu lấy được các đường cong phản ứng liều lượng, trong đó có tính đến các mức CO2 mà các thí nghiệm được thực hiện. Metaphenomics sử dụng một phương pháp để tính toán các đường cong phản ứng liều lượng từ nhiều thí nghiệm khác nhau, và có thể áp dụng cho đặc điểm kiểu hình bất kỳ và nhiều biến môi trường. Phương pháp Cốt lõi của phương pháp được sử dụng trong metaphenomics là chia tỷ lệ tất cả dữ liệu kiểu hình cho một loài hoặc một kiểu gen nhất định trên tất cả các mức của biến môi trường quan tâm (ví dụ CO2) theo giá trị mà chúng có ở giá trị tham chiếu của biến môi trường đó (ví dụ: nồng độ CO2 là 400 ppm). Theo cách này, sự thay đổi vốn có giữa các loài hoặc giữa các kiểu gen trong đặc điểm quan tâm được loại bỏ, vì đối với tất cả các thí nghiệm và loài, giá trị tỷ lệ ở 400 ppm sẽ là 1,0. Sau đó, các đường cong phản ứng liều lượng nói chung có thể được suy ra bằng cách khớp các phương trình toán học với dữ liệu. Kết quả Các kết quả thường là một tập hợp các đường cong trong đó các đường cong phản ứng liều lượng cho một đặc điểm kiểu hình được so sánh với một loạt các biến môi trường khác nhau, hoặc trong đó nhiều đặc điểm kiểu hình khác nhau được phân tích cho phản ứng của chúng với một yếu tố môi trường. Điều này cung cấp một mô tả tổng quan đơn giản và định lượng về nhiều cách thức mà thực vật hoặc các sinh vật khác phản ứng với môi trường của chúng. Xem thêm Quan hệ phản ứng liều lượng Phân tích tổng hợp Bộ kiểu hình Tham khảo Thực vật Kiểu hình học Phân tích tổng hợp
wiki
Khâm Tấn Tường (? - ?) là quan nhà Nguyễn và là một thủ lĩnh trong phong trào kháng Pháp ở nửa sau thế kỷ 19 tại Tây Ninh, Việt Nam. Tiểu sử Không rõ thân thế của Khâm Tấn Tường. Chỉ biết khi triều đình nhà Nguyễn hạ lệnh bãi binh theo Hòa ước Nhâm Tuất (1862), lúc bấy giờ, ông đang là viên quan trấn nhậm ở phủ Tây Ninh (thuộc Gia Định). Không tuân lệnh ấy, ông rút quân về An Cơ (nay thuộc Châu Thành, Tây Ninh) lập căn cứ kháng chiến. Căn cứ An Cơ nằm trên khu đất cao, mặt trước có bờ thành cao với lũy tre dày kiên cố; dưới thành là rạch Sóc Om (còn gọi là rạch Vịnh) tạo thành hào thiên nhiên bao quanh. Tại đây, nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Khâm Tấn Tường, đã dùng chiến thuật "bẫy gỗ" và cung tên "hỏa hổ", đẩy lui nhiều cuộc tấn công của quân Pháp. Sau đó, để triệt hạ căn cứ, thực dân Pháp cử viên sĩ quan tên là Larcleauze dốc toàn lực bao vây, đánh phá, có cộng sự là người Việt chỉ lối. Khâm Tấn Tường cùng nghĩa quân chiến đấu kiên cường. Cuối cùng, ông tuẫn tiết , căn cứ An Cơ tan vỡ. Tham khảo Nhiều người soạn (Nguyễn Ngọc Dũng chủ biên), Lịch sử địa phương tỉnh Tây Ninh. Nhà xuất bản Giáo dục, 2011. Chú thích Năm mất thiếu Quan lại nhà Nguyễn Nghĩa quân chống Pháp
wiki
Tam luận tông (zh. sānlùn-zōng 三論宗, ja. sanron-shū, ko. samnon chong), là một tông phái Đại thừa của Phật giáo Trung Quốc. Danh xưng này xuất phát từ ba bộ luận căn bản của tông này (Tam luận): Trung quán luận (zh. 中觀論, sa. madhyamaka-kārikā) của Nāgārjuna (Long Thụ); Thập nhị môn luận (zh. 十二門論, sa. dvādaṣadvāra-śāstra hoặc dvādaśanikāya-śāstra) cũng của Nāgārjuna; và Bách luận (zh. 百論, sa. śata-śāstra) của Āryadeva (zh. 聖天, Thánh Thiên). Các bộ luận này được Cưu-ma-la-thập dịch và chú giải trong thế kỉ thứ 5. Cưu-ma-la-thập sau truyền cho đệ tử là Đạo Sinh (道生), Tăng Triệu (zh. 僧肇), Tăng Duệ (zh. 僧叡) và Đạo Dung (zh. 道融). Các vị này vạch rõ sự khác nhau giữa tông phái mình với Thành thật tông và có thể xem là những người sáng lập Tam luận tông. Trong thế kỉ thứ 6, Tam luận tông rất thịnh hành và những Cao tăng thời này là Pháp Lãng (zh. 法朗) và đệ tử là Cát Tạng (zh. 吉藏). Trong thế kỉ thứ 7, Tam luận tông được Cao tăng Huệ Quán (z. 慧灌), đệ tử của Cát Tạng truyền qua Nhật. Tam luận tông dần dần mất ảnh hưởng sau khi Pháp tướng tông ra đời. Tam luận tông bắt nguồn từ Trung quán tông của Ấn Độ nhưng cũng có những nét đặc thù của Trung Quốc: Tam luận tông cho rằng Phật đã chỉ dạy hai phép tu, là Thanh văn thừa và Bồ Tát thừa, và Tam luận tông thuộc về Bồ Tát thừa. Tông này cho rằng có ba thời giáo: kinh Hoa nghiêm là thời giáo thứ nhất. Kinh này chứa những lời khai thị cho Bồ Tát nhưng các đệ tử Phật thời đó chưa đủ sức lĩnh hội. Vì vậy thời giáo thứ hai, kéo dài giữa thời kinh Hoa nghiêm và kinh Diệu pháp liên hoa, trong đó mọi giáo pháp của Phật bao gồm cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa, có giá trị cho Thanh văn thừa, Độc giác thừa và Bồ Tát thừa. Thời kì thứ ba là thời kì mà mọi đệ tử đã sẵn sàng để nghe kinh Diệu pháp liên hoa, đó là thời Phật thừa, chỉ một pháp duy nhất. Tam luận tông Nhật Bản (ja. sanron-shū) được đưa từ Trung Quốc qua năm 625 do Cao tăng người Triều Tiên Huệ Quán (慧 灌) truyền lại. Huệ Quán có hai đệ tử chính và Tam luận tông Nhật Bản cũng vì vậy mà có hai chi phần. Tam luận tông không có mấy ảnh hưởng tại Nhật, mặc dù nhiều trường phái khác cũng tham khảo giáo pháp của tông này để hiểu thêm kinh điển Đại thừa. Tam luận tông có ảnh hưởng lớn lên hoàng thân Thánh Đức (shotoku, 574-622), người đã thống nhất nước Nhật. Trong thiền viện của vị hoàng thân này thời đó có ba vị luận sư Triều Tiên của Tam luận tông giảng dạy. Trong "hiến pháp" của Nhật Bản mà Thánh Đức soạn thảo, người ta thấy có vài yếu tố của Tam luận tông. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Ducor, Jérôme et Isler, Henry W. : Jizang 吉藏, Le Sens des arcanes des Trois Traités (Sanlun xuanyi / Sanron gengi 三論玄義), contribution à l'étude du Mādhyamika dans le bouddhisme d'Extrême-Orient ; Genève, Librairie Droz, 2022; 416 pp., bibliographie (ISBN-13: 978-2-600-06383-8) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Phật giáo Trung Quốc Tông phái Phật giáo Triết lý Phật giáo Phật giáo Nhật Bản Trung quán tông
wiki
Dung Trai tùng thoại (, ) là nhan đề hậu sinh đặt cho hợp tuyển những bài kí tác giả Thành Hiện soạn giai đoạn 1499 - 1504. Lịch sử Năm 1498, Thành Hiện là một trong số ít quan viên thoát nạn trong sự kiện Mậu Ngọ sĩ họa (戊午士禍, 무오사화), nhưng từ đó đến khi qua đời không còn được trọng dụng nữa. Thất thế, trong khoảng các năm 1499 - 1504, Thành Hiện tận dụng thời gian rỗi soạn một tuyển tập mà ngày nay gọi Dung Trai tùng thoại (慵齋叢話, 용재총화), gồm ước chừng 324 bài kí Hán văn, nhưng phải đến năm 1525 người con trưởng Thành Thế Xương mới san định Dung Trai tùng thoại thành 3 tập, khắc in bí mật tại Khánh Châu phủ - địa điểm cách khá xa kinh kì - để tránh tai mắt triều đình. Nhờ vậy, tác phẩm được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, bất chấp bao phen lửa loạn, được giới nhân sĩ ngâm tụng từ lâu, hầu như được học giới hiện đại coi là pho tư liệu trọng yếu và cũng hấp dẫn nhất về bối cảnh Triều Tiên sơ kì. Năm 1909, Triều Tiên cổ thư san hành hội (朝鮮古書刊行會, 조선고서간행회) sưu tầm lại các thủ bản Dung Trai tùng thoại để đưa vào bộ Đại Đông dã thừa (大東野乘, 대동야승), ấn phẩm mà ngày nay tại Nam Cao Ly gọi là Hàn Quốc dân tục văn học tự điển (韓國民俗文學詞典), thể loại cố sự và tự luận, do tác giả Lý Khang Ốc (李康沃, 토론자) trình bày. Ngày nay, tại Khuê Chương các Đại học Seoul lưu trữ bộ ba tập Dung Trai tùng thoại, còn Đại học Diên Thế lưu giữ bản gồm năm tập. Nội dung Ở thời điểm trước khi ấn loát, Dung Trai tùng thoại là 10 cuốn sổ trình bày không theo thứ tự nào, gồm những điều vụn vặt mà tác giả xưng Tôi nhớ được đến đâu thì chép ra đến đấy. Bản thân tác giả là quan viên nhiều năm, trải không ít thăng trầm trên hoạn lộ, cộng với việc có hai người anh cũng là quan lớn, trâm anh thế phiệt, nên kinh nghiệm tích trữ được đã giúp ông tạo ra một tác phẩm quý giá. Đối với giới nghiên cứu, Dung Trai tùng thoại là nguồn tư liệu phong phú và xác đáng nhất về phong tục tập quán trải từ thời Cao Ly đến Triều Tiên sơ kì. Gồm: Phong hóa, lịch sử, địa lí, học thuật, tông giáo, văn học, âm nhạc và thư pháp. Bên cạnh đó, Dung Trai tùng thoại cũng phác lại chân dung khá nhiều nhân vật đặc biệt của một giai đoạn lịch sử Triều Tiên ở mọi giai cấp từ thấp lên cao. Tác phẩm cũng ghi lại một số văn thi phẩm và truyện tiếu lâm phổ biến đương thời mà nay khó tìm lại dấu vết. Ảnh hưởng Năm 2010, dựa theo những biên chép của Thành Hiện về Thành Quân quán, lối khoa cử cùng cảnh sống của nho sinh Triều Tiên, kênh KBS đã công bố bộ phim Thành Quân Quán phi văn (成均館緋聞, 성균관 스캔들), gây cơn sốt toàn Á châu. Năm 2014, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn phát hành cuốn Tản mạn xứ kim chi là tuyển lựa chừng 50 bài kí đặc sắc nhất trong Dung Trai tùng thoại của dịch giả Đào Thị Mỹ Khanh. Xem thêm Văn học Cao Ly Tham khảo Recueil des récits de Yongjae Văn học cổ điển Cao Ly Sách Triều Tiên Tùng thoại
wiki
Điều trị lao tiềm ẩn Phác đồ Điều quan trọng là việc đánh giá để loại trừ lao hoạt tính được thực hiện trước khi bắt đầu điều trị LTBI. Để điều trị bệnh lao tiềm ẩn cho người bị bệnh lao hoạt động là một lỗi nghiêm trọng: bệnh lao sẽ không được điều trị đầy đủ và có nguy cơ nghiêm trọng phát triển các chủng vi khuẩn lao kháng thuốc. Có một số phác đồ điều trị hiện đang được sử dụng: 9H - isoniazid trong 9 tháng là tiêu chuẩn vàng (93% hiệu quả, ở những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính và tổn thương xơ phổi tương thích với bệnh lao. 6H - Isoniazid trong 6 tháng có thể được thông qua bởi một chương trình lao địa phương dựa trên hiệu quả chi phí và sự tuân thủ của bệnh nhân. Đây là chế độ hiện đang được khuyến cáo ở Anh để sử dụng thường xuyên. Hướng dẫn của Hoa Kỳ không bao gồm phác đồ này khi sử dụng ở trẻ em hoặc người có bằng chứng phóng xạ về bệnh lao trước (tổn thương fibrotic cũ) (hiệu quả 69%). 6 đến 9H 2 - Một phác đồ hai lần một tuần liên tục cho 2 phác đồ điều trị trên là một phương án thay thế nếu được sử dụng theo liệu pháp được quan sát trực tiếp (DOT). 4R - rifampicin trong 4 tháng là một lựa chọn thay thế cho những người không thể dùng isoniazid hoặc những người đã biết tiếp xúc với lao kháng isoniazid. 3HR - Isoniazid và rifampin có thể được dùng hàng ngày trong ba tháng. 2RZ - Phác đồ 2 tháng rifampin và pyrazinamide không còn được khuyến cáo điều trị LTBI vì tăng nguy cơ viêm gan và tử vong do thuốc gây ra. 3HP - phác đồ ba tháng (12 liều) của rifapentine hàng tuần và isoniazid. Phác đồ 3HP phải được quản lý theo DOT. Một liệu pháp tự điều trị (SAT) của 3HP được điều tra trong một nghiên cứu quốc tế lớn. Bằng chứng về hiệu quả điều trị Tổng quan Cochrane năm 2000 bao gồm 11 thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên, mù đôi và 73.375 bệnh nhân đã kiểm tra 6 tháng và 12 tháng của isoniazid (INH) để điều trị bệnh lao tiềm tàng. HIV dương tính và bệnh nhân hiện đang hoặc điều trị trước đây cho bệnh lao đã được loại trừ. Kết quả chính là nguy cơ tương đối (RR) là 0,40 (khoảng tin cậy 95%CI 0,31 đến 0,52) để phát triển bệnh lao hoạt động hơn hai năm hoặc lâu hơn cho bệnh nhân được điều trị bằng INH, không có sự khác biệt đáng kể giữa các phác đồ điều trị 6 hoặc 12 tháng (RR 0,44, KTC 95% 0,27 đến 0,73 trong sáu tháng, và 0,38, KTC 95% 0,28 đến 0,50 trong 12 tháng). Một nghiên cứu hệ thống được công bố năm 2013 đánh giá bốn phác đồ thay thế khác nhau đối với đơn trị liệu INH để ngăn ngừa lao hoạt tính ở những người nhiễm HIV có nhiễm lao tiềm ẩn. Bằng chứng từ nghiên cứu tổng quan này cho thấy không có sự khác biệt giữa các phác đồ ngắn hơn của Rifampicin hoặc hàng tuần, Rifapentine và INH được quan sát trực tiếp so sánh với đơn trị liệu INH trong phòng ngừa lao hoạt động ở những người có HIV âm tính có nguy cơ phát triển nó. Tuy nhiên, tổng quan cho thấy phác đồ Rifampicin ngắn hơn trong 4 tháng và theo dõi trực tiếp Rifapentine cộng với INH trong ba tháng "có thể có lợi thế bổ sung khi hoàn thành điều trị cao hơn và cải thiện sự an toàn". Hiệu quả điều trị Không có bảo đảm "chữa bệnh" cho bệnh lao tiềm ẩn. "Những người bị nhiễm vi khuẩn lao có nguy cơ mắc bệnh lao suốt đời..." với những người có hệ miễn dịch bị tổn thương, những người mắc bệnh tiểu đường và những người sử dụng thuốc lá có nguy cơ cao hơn. Một người đã hoàn thành liệu trình Isoniazid (hoặc toa thuốc toàn diện khác cho bệnh lao) theo lịch trình thường xuyên, kịp thời có thể đã được chữa khỏi. "Liệu pháp tiêu chuẩn hiện nay là isoniazid (INH) làm giảm nguy cơ lao hoạt động tới 90% (ở những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm LTBI dương tính và tổn thương phổi tương ứng với lao ) nếu dùng hàng ngày trong 9 tháng." Tuy nhiên, nếu một người đã không hoàn thành thuốc chính xác theo quy định, "chữa bệnh" là ít có khả năng, và tỷ lệ "chữa bệnh" là tỷ lệ thuận với việc điều trị theo quy định cụ thể như khuyến cáo. Hơn nữa, "Nếu bạn không uống thuốc đúng cách và bạn bị bệnh lao lần thứ hai, bệnh lao có thể khó điều trị hơn nếu nó trở nên kháng thuốc." Nếu bệnh nhân được chữa khỏi, điều đó có nghĩa là mỗi vi khuẩn đơn lẻ trong hệ thống bị loại bỏ hoặc chết, và người đó không thể mắc bệnh lao (trừ khi bị nhiễm lại). Tuy nhiên, không có thử nghiệm nào để đảm bảo rằng mỗi vi khuẩn đơn lẻ đã bị giết trong cơ thể của bệnh nhân. Như vậy, một người được chẩn đoán mắc bệnh lao tiềm ẩn có thể yên tâm giả định rằng, ngay cả sau khi điều trị, họ sẽ mang vi khuẩn - có khả năng cho phần còn lại của cuộc đời họ. Hơn nữa, "Người ta ước tính rằng có tới một phần ba dân số thế giới bị nhiễm M. tuberculosis, và dân số này là một hồ chứa quan trọng để kích hoạt lại bệnh." Điều này có nghĩa là ở những nơi mà bệnh lao là điều trị đặc hiệu có thể thậm chí còn ít hơn để "chữa" bệnh lao, vì việc tái nhiễm có thể kích hoạt hoạt hóa của TB tiềm ẩn đã có ngay cả trong trường hợp điều trị được theo dõi hoàn toàn. Tài liệu tham khảo Tham khảo
wiki
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa là danh xưng chức vụ của người đứng đầu và giữ vai trò Nguyên thủ Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1955-1963 và 1967-1975. Chức vị Tổng thống Việt Nam Cộng hòa là chức vị chính thức được thành lập bởi Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa, do dân chúng bầu trong qua cuộc bầu cử trực tiếp. Mặc dù mang tính dân cử rất cao, nhưng trên thực tế, do điều kiện chiến tranh, hầu hết thời gian tồn tại của mình, hầu hết các vị Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đều ít nhiều bị chỉ trích về sự độc tài và gian lận bầu cử. Trong suốt thời gian 20 năm tồn tại, chế độ Việt Nam Cộng hòa có 2 lần thay đổi lớn dẫn đến sự thay đổi về quy định về chức vị Tổng thống. Theo Hiến pháp Đệ nhất cộng hòa, Tổng thống kiêm quyền đứng đầu chính phủ (Thủ tướng). Theo Hiến pháp Đệ nhị cộng hòa, tuy có sự phân quyền với chính phủ, đứng đầu bởi Thủ tướng, nhưng Tổng thống vẫn có quyền chỉ định và bãi miễn thủ tướng. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa sinh sống và làm việc tại Dinh Độc Lập (trừ một thời gian ngắn phải làm việc tại Dinh Gia Long), nay vẫn giữ nguyên tên ở Thành phố Hồ Chí Minh. Còn Phó Tổng thống thì làm việc tại Dinh Phó Tổng thống, nay là Nhà Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh. Danh sách Trong lịch sử tồn tại của chính thể Việt Nam Cộng hòa, chỉ có 4 nhân vật chính thức giữ chức vị: Xem thêm Thủ tướng Việt Nam Chủ tịch nước Việt Nam Nguyên thủ Việt Nam Cộng hòa Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Tham khảo Việt Nam Cộng hòa Tổng V
wiki
Octave Leopold Boudouard (1872–1923) là một nhà hóa học người Pháp nổi tiếng với sự khám phá phản ứng Boudouard năm 1905. Nghề nghiệp Octave Leopold Boudouard là giáo sư tại Conservatoire national des arts et métiers ở Paris. Ông đã làm việc trong các lĩnh vực hóa học ứng dụng khác nhau, chẳng hạn như hóa học nhiên liệu và đất sét. Công trình quan trọng nhất của ông là nghiên cứu về cân bằng hóa học khi khử oxide sắt trong lò cao. Năm 1901, ông đề xuất lý thuyết đầu tiên về quá trình hydro hóa carbon monoxide, trong đó ông cho rằng oxide kim loại phản ứng với carbon. Năm 1905, Boudouard đề xuất phản ứng Boudouard, giải thích phản ứng carbon và carbon dioxide kết hợp để tạo thành carbon monoxide ở nhiệt độ cao, trong khi phản ứng ngược lại xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn. Năm 1912, ông xuất bản một bài báo về không khí ở Paris, nghiên cứu các chất hóa học gây ô nhiễm không khí thành phố đó. Phản ứng Boudouard Phản ứng Boudouard có phương trình như sau: 2CO <=> CO2 + C Boudouard phát hiện ra rằng khi một lượng dư than cốc phản ứng với không khí hoặc các oxide kim loại, dưới khoảng 400 °C sẽ tạo ra carbon dioxide và bồ hóng, trong khi ở nhiệt độ trên 1.000 °C thì tạo ra carbon monoxide. Nhờ cân bằng hóa học này, hỗn hợp khí carbon monoxide, carbon dioxide và bồ hóng được tạo ra. Vận dụng phản ứng Boudouard là một yếu tố quan trọng trong việc thiết kế lò cao với mục tiêu là tối đa hóa việc sử dụng nhiên liệu đồng thời giảm thiểu việc tạo ra bồ hóng. Công trình tiêu biểu Tham khảo Chú thích Thư mục Mất năm 1923 Sinh năm 1872 Cân bằng hóa học
wiki
Abdul Rahman Baba (sinh ngày 2 tháng 7 năm 1994), tên thường gọi là Baba Rahman, là cầu thủ bóng đá người Ghana chơi bóng ở vị trí hậu vệ cánh trái ở câu lạc bộ PAOK và đội tuyển quốc gia Ghana. Baba Rahman được đào tạo ở câu lạc bộ Dreams FC, anh chơi trong giải Ghanaian Premier League với câu lạc bộ Asante Kotoko. Trong năm 2012, anh ký hợp đồng với câu lạc bộ Greuther Fürth giải Bundesliga, nơi anh chơi ở đó 2 mùa. Sau đó anh chơi cho FC Augsburg trước khi gia nhập Chelsea FC trong năm 2015 với mức giá 14 triệu bảng Anh, có khả năng tăng lên 22 triệu bảng Anh. Rahman đã ra mắt sự nghiệp thi đấu quốc tế của mình trong năm 2014 và là một phần trong đội hình của đội tuyển quốc gia Ghana mà họ mà là á quân tại giải đấu cúp bóng đá châu Phi 2015. Sự nghiệp Ghana Rahman khởi đầu sự nghiệp của anh ấy tại câu lạc bộ Dreams FC của giải Ghana Division Two. Sau mùa giải ấn tượng, anh ấy được cho mượn tới câu lạc bộ Asante Kotoko SC của giải Ghanaian Premier League với 1 mùa. Mùa giải 2012, Rahman đã vào chung kết với giải thưởng cầu thủ triển vọng của năm, họ thua đội bóng Joshua Oniku. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Đội tuyển quốc gia Bàn thắng quốc tế Bàn thắng và kết quả của Ghana được để trước Tham khảo Sinh năm 1994 Cầu thủ bóng đá Bundesliga Cầu thủ bóng đá Chelsea F.C. Nhân vật còn sống Người Ghana Cầu thủ bóng đá Premier League Cầu thủ bóng đá FC Schalke 04 Cầu thủ bóng đá Ghana Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Đức Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Anh Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Pháp Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022
wiki
Giống cá vàng là sự đang dạng của các giống cá được chọn giống từ loài cá vàng phục vụ cho nhu cầu cá cảnh. Trên thế giới rất đa dạng về các giống cá vàng, chỉ riêng tại Trung Quốc đã có 300 giống cá vàng được công nhận. Các quốc gia khác cũng nổi tiếng về thú chơi và lai tạo cá vàng như Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan và Việt Nam. Cá vàng vốn thuộc họ cá Chép, xuất xứ từ Trung Quốc, ngày nay được phổ biến khắp nơi trên thế giới, đang là đối tượng được nhiều người ưa chuộng, dùng làm vật cảnh nuôi giải trí trong nhà. Các giống Thân dài, vây đuôi đơn: Cá vàng thông thường (Common Goldfish) Cá vàng sao chổi (Comet) Cá vàng kim tuyến đỏ (Shubunkin) Thân dài, vây đuôi đôi:​ Cá vàng đuôi bướm (Jikin) Cá vàng đuôi công (Tosakin) Cá vàng Wakin (Wakin) Thân ngắn, vây đuôi dài: Cá vàng đuôi voan (Veiltail) Cá vàng đầu lân (Oranda), Hạc đỉnh hồng (Redcap Oranda​) Cá mắt lồi đen (Broadtail Moor Goldfish/Black Moor) Cá vàng hướng thiên (Demeranchu) hay Hướng thiên nhãn (Telescope) Thân ngắn, đuôi ngắn, có vây lưng: Cá vàng đuôi quạt (Fantail) Cá vàng ngọc trai (Pearlscale) Thân ngắn, đuôi ngắn, không có vây lưng: Cá vàng Thủy bao nhãn (Bubble Eye) Cá vàng mắt lồi (Demekin-Celestial) Cá vàng phượng hoàng (Egg Goldfish)​ Cá vàng sư tử (Lionhead) Cá vàng Lan Thọ (Ranchu) Cá vàng Lan sư (Lionchu) Cá vàng Thọ tinh Cá vàng Pompon Các loại khác: Cá vàng Lưu kim/Lưu kim nhật (Ryukin) Cá vàng gấu trúc Cá vàng xà cừ Tham khảo Cá cảnh Cá vàng Giống cá vàng Danh sách cá
wiki
Châm Tầm () là tên một quốc gia bộ lạc từng tồn tại ở khu vực thuộc địa phận tỉnh Sơn Đông ngày nay trong suốt thời kỳ nhà Hạ, tổ tiên các quân chủ nước này có công giúp Hạ Vũ trị thủy nên đã được thụ phong trong hội nghị Miêu Sơn. Những dấu ấn trong lịch sử Sau khi vua Trọng Khang nhà Hạ bị Hậu Nghệ đánh bại uất hận mà chết, con trai là đế Tướng chạy đến nước Châm Tầm nhờ vả vua nước này. Quân chủ nước này hết sức giúp đỡ nhà vua phát triển lực lượng và chỉ huy quân đội, đế Tướng ở đây từng đem quân chinh phạt thu phục một số bộ lạc man di để gian tăng thế lực. Lúc Hậu Nghệ sai Hàn Trác đem quân tiến đánh Châm Tầm thì đế Tướng lại chạy sang Châm Quán thị, một thời gian sau Hậu Nghệ lại xuất binh tấn công Châm Quán thị và đế Tướng lại chạy sang vùng Châm Tầm từng là quốc đô của vua Thái Khang ngày trước. Ở nơi đây đế Tướng lại tiếp tục xây dựng lực lượng tổ chức chiến tranh nhân dân với mục tiêu trường kỳ kháng chiến, tuy nhiên Hậu Nghệ không để yên cho nhà vua thời gian mà chuẩn bị tức tốc xua quân đánh dồn dập khiến đế Tướng thua to phải tự vẫn mà chết. 40 năm sau vua Thiếu Khang khôi phục lại cơ nghiệp nhà Hạ nhớ ơn nước này trước đã cưu mang cha mình bèn sai người đi tìm hậu duệ của Châm Tầm để tái phong, nước Châm Tầm nhờ đó được khôi phục và tiếp tục làm chư hầu phên dậu cho nhà Hạ. Không rõ sau khi vua Thành Thang nhà Thương đánh đuổi vua Hạ Kiệt ra Nam Sào thì nước Châm Tầm còn tiếp tục duy trì nữa không, ta chỉ có thể biết rằng nước này có mặt trên vũ đài lịch sử không dưới 400 năm. Xem thêm Hạ Vũ Thái Khang Hạ Tướng Hạ Kiệt Tham khảo Sử Ký Tư Mã Thiên - Hạ bản kỷ Tư trị thông giám - phần ngoại kỷ Trúc thư kỷ niên sách Trung Quốc thông sử của Phạm văn Lan - kỷ nhà Hạ sách vương triều và hoàng đế Trung Quốc - kỷ nhà Hạ Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc Chư hầu nhà Hạ Lịch sử Sơn Đông
wiki
Chaunax russatus, tên thông thường là cá nóc hòm đỏ, là một loài cá biển thuộc chi Chaunax trong họ Chaunacidae. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2013. Danh pháp khoa học Danh pháp khoa học của loài cá này, russatus, trong tiếng Latinh có nghĩa là "bộ trang phục màu đỏ", ám chỉ đến màu sắc đỏ thẫm khi còn sống của chúng. Phân bố và môi trường sống C. russatus có phạm vi phân bố ở vùng biển Tây Nam Thái Bình Dương. Loài này được thu thập xung quanh đảo Bắc của New Zealand và một phần phía bắc của đảo Nam, và cũng được tìm thấy ở một số rặng núi ngầm ngoài khơi. Chúng được tìm thấy ở độ sâu khoảng từ 512 đến 1200 m. Mô tả Chiều dài tối đa được ghi nhận ở C. russatus có kích thước khoảng 17 cm. Màu sắc của các mẫu vật khi còn sống: đỏ thẫm với các mảng màu sẫm hơn trên cơ thể. Tiêu bản của các mẫu vật có màu trắng kem với các đốm mờ sẫm màu thường xuất hiện ở trên thân. Số gai ở vây lưng: 3; Số tia vây mềm ở vây lưng: 12 (tia thứ nhất ngắn nhất); Số gai ở vây hậu môn: 0; Số tia vây mềm ở vây hậu môn: 6 – 7 (tia thứ nhất ngắn nhất); Số tia vây mềm ở vây ngực: 11 – 13 (tia thứ 4 hoặc 5 thường dài nhất); Số tia vây mềm ở vây đuôi: 9. Tham khảo Hsuan-Ching Ho, Clive D. Roberts & Andrew L. Stewart (2013), A review of the anglerfish genus Chaunax (Lophiiformes: Chaunacidae) from New Zealand and adjacent waters, with descriptions of four new species, Zootaxa 3620 (1): 89 – 111. Chú thích Chaunax Động vật được mô tả năm 2013
wiki
Hướng dẫn Mỗi tối thứ bảy, em đều dành chút thời gian theo dõi chương trình Thể thao cùng anh trai qua màn ảnh nhỏ. Hôm nay là trận thi đấu kịch tính của những lực sĩ trên khán đài đông nghẹt người xem. Em như bị cuốn vào cuộc so tài chung kết căng thẳng ấy. Chỉ còn 4 thí sinh nằm trong danh sách trận đấu. Sau khi người dẫn chương trình giới thiệu, từng người bước ra sân thi đấu giữa những tiếng reo hò vang dội, lời cổ vũ nồng nhiệt. Anh em thường nói với em rằng: Môn cử tạ luôn đòi hỏi người tham gia phải có sức khỏe và thể lực tốt. Nhìn chú lực sĩ bước đi hùng dũng, oai phong như người chiến binh dũng cảm sẵn sàng xung trận. Chú mặc chiếc áo mỏng, bó sát người làm nổi lên những cơ bắp cuồn cuộn. Các chú khoảng 30 tuổi, dáng người cao to, vạm vỡ khiến nhiều người nể phục. Vai chú vuông, rộng, ngực nở nang hơn người bình thường, cơ bụng sáu múi hiện lên rõ nét. Gương mặt chữ điền cương trực của chú nổi bật với đường lông mày đen và rậm rạp. Nước da chú nâu bóng, coi chú chẳng khác nào một pho tượng đúc. Chú lực sĩ thoáng mỉm cười và cúi chào khán giả, ánh mắt chú khi ấy thật dễ gần. Chú tập qua mấy động tác khởi động để phần được tốt hơn. Chú chọn mức tạ hàng trăm cân, đó là một thử thách khá lớn với chú, bởi ít thí sinh nào có thể vượt qua thử thách đó. Sau tư thế chuẩn bị, chú đến bên quả tạ, choãi hai chân và lấy tư thế vững vàng. Người chú hơi ngả về trước, tay chú nắm chặt lấy thanh sắt nối hai đầu tạ. Mọi khoảnh khắc, tiếng ồn bỗng im bặt, dường như mọi người nín thở chờ xem kết quả của chú lực sĩ. Quả tạ được nâng lên từ từ rồi tới ngang ngực. Chú hơi ưỡn ngực về trước để lấy thăng bằng. Da mặt chú đỏ tía, những giọt mồ hôi lấm tấm trên gương mặt, những đường gân chạy ngoằn ngoèo khắp chân, tay. Bỗng tiếng reo hò vang dội, phá vỡ sự im lặng vừa qua khi chú lực sĩ đưa quả tạ qua đầu. Chú giữ nguyên tư thế đó trong vòng mấy giây rồi chú ném quả tạ xuống trước mặt và bước lùi về phía sau. Chú đã đạt được một thành tích xuất sắc trong cuộc thi này. Chú cúi đầu chào, cảm ơn sự cổ vũ nhiệt tình của mọi người. Một số người chạy lại tặng chú những bó hoa tươi thắm, tất cả đều trầm trồ thán phục khả năng, sức mạnh của chú. Em biết rằng, thành tích ấy là kết quả của cả một quá trình tập luyện bền bỉ, nghiêm túc để đạt lấy vinh quang. Xem thêm: Kể chuyện: Nhà vô địch Cuộc thi chưa dừng lại ở đó, ba lực sĩ còn lại, các chú cũng lần lượt bước lên khán đài thi đấu. Họ cũng thể hiện rõ nét vẻ đẹp thân hình lực lưỡng của mình. Nhưng chưa ai qua được mức tạ của chú lực sĩ đầu tiên thách đấu. Những tiếng “ ồ” tiếc nuối vang lên khi thấy quả tạ chưa được nâng qua đầu thí sinh, đã bị trôi xuống mặt đất. Cuối cùng là lúc trao thưởng, mọi người đều ngưỡng mộ chú lực sĩ đạt giải nhất, đó là phần thưởng vô cùng xứng đáng với mọi nỗ lực của chú. Chương trình khép lại mà lòng em còn in đậm hình ảnh của chú lực sĩ với thể lực cường tráng như người hùng. Em thầm nghĩ: cần cố gắng luyện tập chăm chỉ để có được sức khỏe như chú. Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có cho mình những ước mơ đam mê, đều có cho mình những sở thích riêng như giáo viên, bác sĩ… Mỗi nghề nghiệp đề có những vai trò khác nhau có thể cung cấp tri thức cho mọi người, giúp đỡ mọi người qua những cơn nguy hiểm của bệnh tật. Còn đối với em thì hình ảnh của những anh lực sĩ đang cử tạ lại cho chúng ta ao ước về một thân hình khỏe mạnh, sức khỏe dồi dào. Xem thêm: Đề kiểm tra cuối tuần 19 Tiếng Việt lớp 3 Em là một người rất thích xem thể thao nên tuần vừa qua trên ti vi có chiếu chương trình thể thao về môn cử tạ. Trong đó em rất ấn tượng với anh Hoàng Anh Tuấn vận động viên cử tạ xuất sắc của Việt Nam. Sau lời giới thiệu của người dẫn chương trình anh bước ra sân khấu như một lực sĩ trong sự hò reo vui mừng, cổ vũ nồng nhiệt của khán giả. Bước ra sân khấu, anh mặc bộ quần áo thể thao bó sát người và cử động vài động tác khởi động để trong quá trình thi đấu diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn. Anh có dáng người không cao lắm nhưng trông anh thật khỏe mạnh, thân hình săn chắc. Hai bắp tay cuồn cuộn trông rất khỏe mạnh. . Vai chú vuông, rộng, ngực nở nang hơn người bình thường, cơ bụng sáu múi hiện lên rõ nét Gương mặt với đôi lông mày rậm toát lên vẻ cương nghị nhìn anh thật tự tin bước ra sân khấu. Làn da ngăm đen toát lên vẻ khỏe mạnh của một con người lực sĩ, trông anh như một bức tượng đồng được chạm khắc đáng để ngưỡng mộ. Phần thi của anh Tuấn bắt đầu. Cũng giống như các phần thi khác, có bốn người bước ra sân khấu, mỗi người có một dáng vẻ và thần thái riêng. Một tiếng còi vang lên, các thí sinh bắt đầu vào cuộc. Gương mặt cương nghị của anh Tuấn lộ ra với đầy vẻ quyết tâm. Đôi lông mày nhíu lại, đôi môi mím chặt cho thấy sức mạnh của quả tạ rất nặng. Hai cánh tay ghì chặt xuống để lấy sức nâng quả tạ lên, những bắp tay càng nổi ên cuồn cuộn và săn chắc hơn. Anh đứng choãi chân, lấy thế vững vàng rồi cúi người xuống, ngực hơi ưỡn về đằng trước, hai tay đặt lên thanh sắt đầy chắc chắn. Da mặt chú đỏ tía, những giọt mồ hôi ròng ròng chảy xuống trên gương mặt, những đường gân chạy ngoằn ngoèo khắp chân, tay. Quả ta trước mắt anh bây giờ rất nặng phải lên tới hàng 100 kg. Mọi người xem cũng hồi hộp, nín thở cảm giác như con tim ngừng đập. Xem ti vi mà em cũng có cảm giác nó như đang hiện ra trước mắt vậy. Hai chân trụ vững trãi như dính liền trên mặt đất, từ từ nâng lên cao, đưa người. Với những tư thế như thế và sự chuẩn bị kĩ lưỡng quả tạ được nhấc bổng lên. Và sau vài giây sau anh lại hạ quả ta xuống một cách bình thản. Và màn thi đấu kết thúc. Tất cả người xem đều hò reo, vỗ tay rầm rộ và còn có những giọt nước mắt vỡ òa trong niềm vui hạnh phúc. Anh đã đem vinh quang cho con người và cho cả dân tộc Việt Nam. Chiếc huy chương vàng đã đền đáp xứng đáng cho những tháng ngày tập luyện vất vả của anh.
vanhoc
Người Việt tại Anh là một bộ phận cấu thành nên cộng đồng Việt kiều ở nước ngoài. Người Anh gốc Việt (tiếng Anh: Vietnamese British people, British Vietnamese hoặc Vietnamese Britons) là những người Việt nhập cư vào Anh, họ có thể là công dân hoặc không phải công dân Anh. Có khoảng 30 ngàn người Việt sống hợp pháp ở Anh. Ngoài ra, cảnh sát phỏng đoán khoảng 35 ngàn người khác sống bất hợp pháp ở nước này. (2010) Lịch sử định cư Nhân khẩu học Dân cư Tệ nạn Theo Reuters, Việt Nam luôn nằm trong ba nước có số lượng nạn nhân cao nhất của tệ nạn nô lệ hiện đại ở Anh Quốc. Số liệu cho thấy hơn một nửa nạn nhân là trẻ dưới vị thành niên. Nạn nhân thường bị bóc lột lao động ở các trang trại trồng cần sa hay các tiệm làm móng. Một số còn bị lạm dụng tình dục. Buôn trẻ em Việt làm nô lệ Theo báo "The Guardian" ngày 23/5/2015, Philip Ishola, cựu Cục trưởng Cục Phòng chống nạn buôn người tại Anh, cho biết: “Chúng tôi ước tính có khoảng 3.000 trẻ em Việt Nam đang bị lợi dụng để kiếm tiền cho các băng nhóm tội phạm ở Anh”. Họ bị buộc phải lao động như nô lệ ở Anh để kiếm tiền cho các tổ chức tội phạm đang vận hành các xưởng cần sa, tiệm làm móng, xưởng may quần áo, nhà thổ… Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc ước tính khoảng 30 trẻ em Việt Nam bị đưa bất hợp pháp vào Anh mỗi tháng., Làm móng tay bất hợp pháp Gần 100 người làm việc trong các tiệm làm móng tay ở nước Anh, đa phần là người Việt, đã bị bắt vì tình nghi nhập cư trái phép. Các nhân viên phụ trách nhập cư đã kiểm tra các tiệm làm móng tay trên khắp nước Anh vào khoảng thời gian từ 27/11 tới 3/12/2016. 14 người được xác định có thể là nạn nhân nạn buôn bán người. Chiến dịch truy quét mới nhất chống sử dụng lao động phi pháp ở Anh được Thứ trưởng chuyên trách Nhập cư, ông Robert Goodwill cho là nỗ lực nhằm giải quyết những "tội ác man rợ của chế độ nô lệ hiện đại". Luật về Nạn Nô lệ Hiện đại (Modern Slavery Act 2015) nêu ra hai định nghĩa 'bắt người khác làm nô lệ' (slavery) và 'khai thác, hưởng dụng khổ sai' (servitude) là những hành động phạm pháp. Xem thêm Người Anh Việt kiều Người Mỹ gốc Việt Tham khảo Liên kết ngoài Trafficked and enslaved: the teenagers tending UK cannabis farms, www.theguardian.com, 25.3.2017 Người châu Á Vương quốc Liên hiệp Anh Việt Nam Anh
wiki
Zingiber vittacheilum là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Pramote Triboun và Kai Larsen miêu tả khoa học đầu tiên năm 2014. Mẫu định danh Mẫu định danh: Triboun P. 3405 thu thập ngày 17 tháng 9 năm 2002 ở tọa độ , tại huyện Umphang, tỉnh Tak, miền tây Thái Lan. Holotype lưu giữ tại Văn phòng Bảo vệ các loại Thực vật ở Băng Cốc, Thái Lan (BK); isotype lưu giữ tại Đại học Khon Kaen ở Khon Kaen, Thái Lan (KKU). Phân bố Loài này có tại tỉnh Tak, miền tây Thái Lan. Môi trường sống là bìa các khu rừng từ thường xanh khô tới các rừng khộp (Dipterocarpaceae). Mô tả Các chồi lá cao 2-2,2 m. Các bẹ lá có lông tơ, màu đỏ. Phiến lá hình mác, ~50 × 9 cm, đỉnh nhọn thon, đáy tù, màu xanh lục cả hai mặt, nhẵn nhụi mặt trên, khi non có lông sau trở thành nhẵn nhụi ở mặt dưới, gân giữa rậm lông. Cuống lá dài 6–10 mm, màu đỏ. Lưỡi bẹ nguyên, hình lưỡi, dài ~3 cm, đỉnh cắt cụt hoặc chẻ đôi, màu đỏ ánh nâu, có lông tơ. Cụm hoa 1-2, mọc từ thân rễ. Cuống cụm hoa có bẹ màu đỏ. Cành hoa bông thóc hình đầu. Lá bắc ~4,8 × 1,4 cm, màu đỏ, có lông tơ ở mặt ngoài. Lá bắc con ~4,2 × 1,3 cm, màu đỏ. Đài hoa dài ~2,6 cm; các thùy dài ~1,5 cm, trở thành nhẵn nhụi cả hai mặt. Tràng hoa màu hồng nhạt; ống tràng dài ~3,8 cm, màu trắng, có lông tơ; thùy tràng lưng ~3,7 × 0,7 cm; các thùy tràng bên ~3,6 × 0,6 cm. Cánh môi màu trắng với gân màu tím tươi dọc theo rìa, 3-3,2 × 1,8 cm, các thùy bên tiêu giảm. Bao phấn dài ~1,5-1,7 cm, màu vàng; chỉ nhị dài ~4 mm; phần phụ dài 1-1,2 cm, màu vàng. Bầu nhụy ~7 × 4 mm, rậm lông. Noãn 31-34 mỗi ngăn. Quả không rõ. Ra hoa từ tháng 7 đến tháng 8. Chú thích V Thực vật được mô tả năm 2014 Thực vật Thái Lan
wiki
Ban nhạc rock người Anh Coldplay đã phát hành tổng cộng bảy album phòng thu, bốn album trực tiếp, sáu album tổng hợp, hai album video, mười một đĩa mở rộng, bốn mươi hai đĩa đơn, tám đĩa đơn quảng bá, và bốn mươi ba video âm nhạc. Ban nhạc đã bán được tổng cộng hơn 80 triệu bản thu âm trên toàn thế giới. Coldplay phát hành album phòng thu đầu tiên Parachutes vào ngày 10 tháng 7 năm 2000. Album là một thành công lớn về mặt thương mại, đạt vị trí quán quân tại Vương quốc Anh và đồng thời có diễn biến thương mại khá tốt trên trường quốc tế. Parachutes được chứng nhận đĩa Bạch kim bảy lần bởi British Phonographic Industry (BPI) và đã được tiêu thụ tổng cộng 8.5 triệu bản trên toàn thế giới. Có tất cả bốn đĩa đơn được phát hành từ album; "Yellow" và "Trouble" đều trở thành những đĩa đơn top 10 tại Vương quốc Anh, trong khi đó "Shiver" và "Don't Panic" thì kém thành công hơn. Album phòng thu thứ hai của ban nhạc, A Rush of Blood to the Head, được phát hành vào ngày 26 tháng 8 năm 2002. Album có được doanh số bán mạnh bất thường so với album trước đó, dẫn đầu bảng xếp hạng của Vương quốc Anh và nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Úc và Canada. Đĩa đơn đầu tiên, "In My Place" giành được vị trí á quân tại Anh và ngoài ra cũng đạt những thứ hạng cao tại một vài quốc gia khác. "The Scientist" và "Clocks", hai đĩa đơn tiếp theo từ album, trở thành những đĩa đơn top 10 tại Vương quốc Anh; với "Clocks" đạt được thứ hạng 29 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của Mỹ, trở thành đĩa đơn top 40 đầu tiên của ban nhạc trên bảng xếp hạng này. Album phòng thu thứ ba của Coldplay, X&Y, được phát hành vào ngày 6 tháng 6 năm 2005. Với việc dẫn đầu bảng xếp hạng của một số quốc gia, bao gồm Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, album này là một thành công lớn về mặt thương mại. X&Y trở thành album bán chạy nhất năm 2005, với doanh số 8.3 triệu bản tính đến thời điểm cuối năm đó. Tổng cộng sáu đĩa đơn đã được phát hành từ X&Y. Đĩa đơn đầu tiên, "Speed of Sound", đã có được vị trí á quân tại Vương quốc Anh và trở thành đĩa đơn top 10 trên toàn thế giới. Ba đĩa đơn tiếp đó, "Fix You", "Talk" và "The Hardest Part", cũng đạt được những thành công thương mại nhất định. Viva la Vida or Death and All His Friends, album phòng thu thứ tư của ban nhạc, được phát hành vào ngày 12 tháng 6 năm 2008. Album đã dẫn đầu bảng xếp hạng của tổng cộng ba mươi sáu quốc gia và trở thành album bán chạy nhất năm 2008. "Viva la Vida", đĩa đơn thứ hai của album, trở thành bài hát nổi tiếng toàn cầu và dẫn đầu bảng xếp hạng của nhiều quốc gia như Vương quốc Anh, Hà Lan và Hoa Kỳ. Mylo Xyloto là album phòng thu thứ năm của ban nhạc được phát hành vào ngày 24 tháng 10 năm 2011. Cũng tiếp nối thành công của những sản phẩm trước đó, Mylo Xyloto trở thành album xếp đầu các bảng xếp hạng trên toàn thế giới. Hai đĩa đơn đầu tiên, "Every Teardrop Is a Waterfall" và "Paradise", đạt được nhiều thứ hạng cao tại nhiều quốc gia, với "Paradise" trở thành đĩa đơn quán quân thứ hai của ban nhạc tại Vương quốc Anh. Album ngoài ra còn có thêm tổng cộng năm đĩa đơn nữa: "Charlie Brown", "Princess of China", "Up with the Birds", "Hurts Like Heaven" và "Up in Flames". Đi cùng với các đĩa đơn "Magic", "Midnight" và "A Sky Full of Stars", album phòng thu thứ sáu của Coldplay, Ghost Stories được phát hành vào ngày 19 tháng 5 năm 2014 và lên thẳng vị trí quán quân tại 15 quốc gia. Album thứ bảy A Head Full of Dreams được phát hành vào ngày 4 tháng 12 năm 2015, cùng với Ghost Stories trở thành hai album có khoảng cách phát hành ngắn nhất của ban nhạc. Vì thành công vang dội liên tục của album 25 của Adele, A Head Full of Dreams ra mắt trên bảng xếp hạng với vị trí á quân, đánh mất ngôi vị bảy lần liên tiếp ra mắt ở vị trí quán quân tại Anh. Tuy nhiên sau màn biểu diễn tại Super Bowl, A Head Full of Dreams leo lên vị trí quán quân trên bảng xếp hạng của Vương quốc Anh, trở thành album thứ bảy của ban nhạc có được vị trí quán quân tại quốc gia này. Đến nay, Coldplay đã bán được tổng cộng 18.2 triệu album và 33.6 lựot tải về các bài hát tại Mỹ. Album Album phòng thu Album trực tiếp Album tổng hợp Album video Đĩa mở rộng Đĩa đơn Đĩa đơn quảng bá Các bài hát khác Các xuất hiện khác Video âm nhạc Video lời nhạc Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức Coldplay tại AllMusic C Coldplay C Danh sách đĩa nhạc của nhóm nhạc rock
wiki
Hamamelis mollis là một loài thực vật có hoa trong họ Hamamelidaceae. Loài này được Oliv. ex F.B.Forbes & Hemsl. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1888. Đây là loài bản miền trung và miền đông Trung Quốc, ở An Huy, Quảng Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên và Chiết Giang. Đây là một loại cây bụi lớn hoặc cây nhỏ rụng lá cao tới 8 m. Các lá hình bầu dục, dài 8–15 cm và 6–10 cm, xiên ở gốc, nhọn hoặc tròn ở đỉnh, có hình lượn sóng rìa có thùy hoặc nông, và cuống lá ngắn dài 6–10 mm; chúng có màu xanh đậm và lông mỏng ở trên và màu xám bên dưới có lông xám dày đặc. Hamamelis mollis phát tán hạt bằng cách bắn hạt ra môi trường. Chúng nén từ từ các hạt bên trong quả. Hạt của chúng cũng tiến hóa có hình dạng giúp giảm sức cản của không khí để đạt được khoảng cách xa nhất. Hạt có thể được phát tán với vận tốc lên đến 12,3 m/s. Hạt từ quả trên cao có thể bay xa 18 m. Trồng và sử dụng H. mollis được trồng rộng rãi dưới dạng cây cảnh, có giá trị cho những bông hoa có mùi thơm mạnh mẽ xuất hiện vào mùa đông khi ít cây khác mọc. Nhiều loại giống đã được chọn, để thay đổi màu sắc và kích thước của hoa, và trong cây bụi kích thước và thói quen. Đây cũng là một trong hai cha mẹ của khu vườn nổi tiếng lai H. × intermedia (cây cha mẹ kia là H. japonica). Các giống ‘Jermyns Gold’ và ‘Wisley Supreme’ đã giành được Hội làm vườn Hoàng gia ho Giải thưởng bằng khen về vườn. Chú thích Liên kết ngoài M Thực vật được mô tả năm 1888 Thực vật đặc hữu Trung Quốc
wiki
Hiệp hội phê bình phim New York (NYFCC) (tên gốc tiếng Anh: New York Film Critics Circle) được thành lập vào năm 1935, gồm các nhà phê bình phim của các nhật báo, tuần báo và tạp chí định kỳ. Vào tháng 12 hàng năm, Hội tổ chức một cuộc bỏ phiếu để bầu chọn phim hay nhất trong các phim được phát hành trong năm trước. Giải thưởng của Hiệp hội phê bình phim New York (tiếng Anh: New York Film Critics Circle Awards, viết tắt là NYFCC) là một giải thưởng được phát hàng năm cho các phim tốt nhất trên khắp thế giới do "Hội phê bình phim New York" bầu chọn. Giải này được coi là một trong các giải quan trọng nhất tiên phong cho Giải Oscar. Các giải thưởng gồm có: Giải của Hội phê bình phim New York cho nam diễn viên xuất sắc nhất Giải của Hội phê bình phim New York cho nữ diễn viên xuất sắc nhất Giải của Hội phê bình phim New York cho phim hoạt hình hay nhất Giải của Hội phê bình phim New York cho quay phim xuất sắc nhất Giải của Hội phê bình phim New York cho đạo diễn xuất sắc nhất Giải của Hội phê bình phim New York cho phim tài liệu hay nhất Giải của Hội phê bình phim New York cho phim hay nhất Giải của Hội phê binh phim New York cho phim đầu tay hay nhất Giải của Hội phê bình phim New York cho phim ngoại ngữ hay nhất Giải của Hội phê bình phim New York cho phim không hư cấu hay nhất Giải của Hội phê bình phim New York cho kịch bản hay nhất Giải của Hội phê bình phim New York cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất Giải của Hội phê bình phim New York cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất Hội phê bình phim New York cũng dành một giải đặc biệt cho các cá nhân hoặc tổ chức có đóng góp quan trọng, đáng kể cho ngành điện ảnh nói chung. Các phim đoạt giải 1935 - The Informer 1936 - Mr. Deeds Goes to Town 1937 - The Life of Emile Zola 1938 - The Citadel 1939 - Wuthering Heights 1940 - The Grapes of Wrath 1941 - Citizen Kane 1942 - In Which We Serve 1943 - Watch on the Rhine 1944 - Going My Way 1945 - The Lost Weekend 1946 - The Best Years of Our Lives 1947 - Gentleman's Agreement 1948 - The Treasure of the Sierra Madre 1949 - All the King's Men 1950 - All About Eve 1951 - A Streetcar Named Desire 1952 - High Noon 1953 - From Here to Eternity 1954 - On the Waterfront 1955 - Marty 1956 - Around the World in Eighty Days 1957 - The Bridge on the River Kwai 1958 - The Defiant Ones 1959 - Ben-Hur 1960 - Sons and Lovers & The Apartment 1961 - West Side Story 1962 - Không trao giải (báo chí New York đình công) 1963 - Tom Jones 1964 - My Fair Lady 1965 - Darling 1966 - A Man for All Seasons 1967 - In the Heat of the Night 1968 - The Lion in Winter 1969 - Z 1970 - Five Easy Pieces 1971 - A Clockwork Orange 1972 - Cries and Whispers 1973 - Day for Night 1974 - Amarcord 1975 - Nashville 1976 - All the President's Men 1977 - Annie Hall 1978 - The Deer Hunter 1979 - Kramer vs. Kramer 1980 - Ordinary People 1981 - Reds 1982 - Gandhi 1983 - Terms of Endearment 1984 - A Passage to India 1985 - Prizzi's Honor 1986 - Hannah and Her Sisters 1987 - Broadcast News 1988 - The Accidental Tourist 1989 – My Left Foot 1990 – Goodfellas 1991 – The Silence of the Lambs 1992 – The Player 1993 – Schindler's List 1994 – Quiz Show 1995 – Leaving Las Vegas 1996 – Fargo 1997 – L.A. Confidential 1998 – Saving Private Ryan 1999 – Topsy-Turvy 2000 – Traffic 2001 – Mulholland Drive 2002 – Far From Heaven 2003 – The Lord of the Rings: The Return of the King 2004 – Sideways 2005 – Brokeback Mountain 2006 – United 93 2007 – No Country for Old Men 2008 – Milk Lễ phát giải thưởng 1935: 2.3.1936 (lần đầu) 1936: 24.1.1937 (lần thứ nhì) 1937: 9.1.1938 (lần thứ ba) 1938: 8.1.1939 (lần thứ tư) 1939: 7.1.1940 (lần thú năm) 1940: 5.1.1941 (lần thứ sáu) 1941: 10.1.1942 (lần thứ bảy) 1942: 3.1.1943 (lần thứ tám) 1943: không rõ ngày tháng (lần thứ chín) 1944: không rõ ngày tháng (lần thứ 10) 1945: 20.1.1946 (lần thứ 11) 1946: 9.1.1947 (lần thứ 12) 1947: 19.1.1948 (lần thứ 13) 1948: 21.1.1949 (lần thứ 14) 1949: 5.2.1950 (lần thứ 15) 1950: 28.1.1951 (lần thứ 16) 1951: 20.1.1952 (lần thứ 17) 1952: 17.1.1953 (lần thứ 18) 1953: 23.1.1954 (lần thứ 19) 1954: không rõ ngày tháng (lần thứ 20) 1955: 21.1.1956 (lần thứ 21) 1956: 19.1.1957 (lần thứ 22) 1957: không rõ ngày tháng (lần thứ 23) 1958: 24.1.1959 (lần thứ 24) 1959: 23.1.1960 (lần thứ 25) 1960: 23.1.1961 (lần thứ 26) 1961: 20.1.1962 (lần thứ 27) 1962: không phát giải thưởng 1963: 18.1.1964 (lần thứ 29) 1964: 23.1.1965 (lần thứ 30) 1965: 29.1.1966 (lần thứ 31) 1966: 29.1.1967 (lần thứ 32) 1967: 28.1.1968 (lần thứ 33) 1968: 26.1.1969 (lần thứ 34) 1969: 25.1.1970 (lần thứ 35) 1970: 18.1.1971 (lần thứ 36) 1971: 23.1.1972 (lần thứ 37) 1972: 28.1.1973 (lần thứ 38) 1973: 27.1.1974 (lần thứ 39) 1974: 26.1.1975 (lần thứ 40) 1975: 25.1.1976 (lần thứ 41) 1976: 30.1.1977 (lần thứ 42) 1977: 29.1.1978 (lần thứ 43) 1978: 28.1.1979 (lần thứ 44) 1979: 1.2.1980 (lần thứ 45) 1980: 25.1.1981 (lần thứ 46) 1981: 31.1.1982 (lần thứ 47) 1982: 30.1.1983 (lần thứ 48) 1983: 29.1.1984 (lần thứ 49) 1984: 27.1.1985 (lần thứ 50) 1985: 26.1.1986 (lần thứ 51) 1986: 25.1.1987 (lần thứ 52) 1987: 24.1.1988 (lần thứ 53) 1988: 15.1.1989 (lần thứ 54) 1989: 14.1.1990 (lần thứ 55) 1990: 13.1.1991 (lần thứ 56) 1991: 12.1.1992 (lần thứ 57) 1992: 17.1.1993 (lần thứ 58) 1993: 16.1.1994 (lần thứ 59) 1994: 22.1.1995 (lần thứ 60) 1995: 7.1.1996 (lần thứ 61) 1996: 5.1.1997 (lần thứ 62) 1997: 4.1.1998 (lần thứ 63) 1998: 10.1.1999 (lần thứ 64) 1999: 9.1.2000 (lần thứ 65) 2000: 14.1.2001 (lần thứ 66) 2001: 6.2.2002 (lần thứ 67) 2002: không rõ ngày tháng (lần thứ 68) 2003: không rõ ngày tháng (lần thứ 69) 2004: 9.1.2005 (lần thứ 70) 2005: 8.1.2006 (lần thứ 71) 2006: 7.1.2007 (lần thứ 72) Tham khảo Liên kết ngoài New York Film Critics Circle Awards Official Website Giải thưởng của Hội phê bình phim New York Giải thưởng điện ảnh Mỹ Giải thưởng điện ảnh quốc tế Khởi đầu năm 1935 ở New York New York
wiki
Vũ Công Tự (1855-1920), tự Kế Chi, hiệu là Tinh Hải ngư nhân và Trúc Thôn; là chiến sĩ trong phong trào Cần Vương và là nhà thơ Việt Nam. Tiểu sử sơ lược Vũ Công Tự sinh ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc (nay là thành phố Nam Định) tỉnh Nam Định. Ông là con trai thứ ba của tiến sĩ Vũ Công Độ, làm quan lớn triều Nguyễn. Vì vậy, tuy thi Hương không đỗ, nhưng Vũ Công Tự vẫn được vào học trường Quốc tử giám ở Huế nhờ có chân ấm sinh. Đến khi anh rể là Trần Bích San làm tuần phủ Hà Nội, ông ra giúp việc cho anh rồi cho cha, khi Vũ Công Độ được cử làm bố chính Bắc Ninh và Hải Dương. Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885, sau cuộc tấn công quân Pháp ở Huế thất bại, vua Hàm Nghi xuất bôn rồi ban dụ Cần Vương, Vũ Công Tự liền cùng với bố chính về hưu là Bùi Công Kỳ, cử nhân Võ Huy Sĩ và một nhóm văn thân trong tỉnh chiêu mộ quân dũng, rồi tuyên bố chống Pháp đến cùng. Mãi đến năm 1906, Vũ Công Tự mới âm thầm trở về sống ở làng, khi mà các cuộc khởi nghĩa kháng Pháp lần lượt đã bị đối phương tiêu diệt hết. Năm 1920, Vũ công Tự mất, thọ 65 tuổi. Tác phẩm Thơ của Vũ Công Tự hiện còn lại 150 bài chữ Hán, được chép trong: Lãi Minh thi thảo Thính già thi thảo Thơ ông nồng đượm tình yêu nước thương dân, ý tứ khoáng đạt... Thơ Vũ Công Tự Trong sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (1858-1920) có giới thiệu 5 bài thơ của Vũ Công Tự. Ở đây trích giới thiệu một bài: Chú thích Sách tham khảo Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992. Nhiều người soạn (Huỳnh Lý chủ biên), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (1858-1920). Nhà xuất bản Văn Học, 1984. Người Nam Định Thủ lĩnh quân sự phong trào Cần Vương Nghĩa quân chống Pháp Nhà thơ Việt Nam thời Pháp thuộc
wiki
Vulcanoid là một quần thể giả thuyết của các tiểu hành tinh quay quanh Mặt Trời trong vùng ổn định động bên trong quỹ đạo của Sao Thủy. Chúng được đặt theo tên của hành tinh giả thuyết Vulcan, sự tồn tại của nó đã không được chứng minh vào năm 1915 với sự ra đời của thuyết tương đối rộng. Cho đến nay, không có vulcanoid nào được phát hiện, và vẫn chưa rõ liệu có tồn tại hay không. Nếu chúng tồn tại, các vulcanoid sẽ khó bị phát hiện vì chúng sẽ rất nhỏ và gần ánh sáng chói của Mặt Trời. Do sự gần gũi của chúng với Mặt Trời, các tìm kiếm từ mặt đất chỉ có thể được thực hiện trong thời gian hoàng hôn hoặc nhật thực. Bất kỳ vulcanoid nào cũng phải có đường kính trong khoảng 100 mét (330 ft) đến 6 km (3,7 mi) và có lẽ nằm trong các quỹ đạo gần tròn gần rìa ngoài của vùng ổn định hấp dẫn. Các vulcanoid, nếu chúng được tìm thấy, có thể cung cấp cho các nhà khoa học vật liệu từ thời kỳ đầu tiên hình thành hành tinh, cũng như hiểu biết về các điều kiện phổ biến trong Hệ Mặt Trời đầu tiên. Mặc dù mọi khu vực ổn định hấp dẫn khác trong Hệ Mặt trời đã được tìm thấy có chứa các vật thể, nhưng các lực không hấp dẫn (như hiệu ứng Yarkovsky) hoặc ảnh hưởng của một hành tinh di cư trong giai đoạn đầu phát triển của Hệ Mặt trời có thể đã làm cạn kiệt khu vực này bất kỳ tiểu hành tinh nào có thể đã ở đó. Lịch sử và quan sát Các thiên thể nằm bên trong quỹ đạo của Sao Thủy đã được đưa ra giả thuyết và được tìm kiếm trong nhiều thế kỷ. Nhà thiên văn học người Đức Christoph Scheiner nghĩ rằng ông đã nhìn thấy các vật thể nhỏ đi qua trước Mặt trời vào năm 1611, nhưng những thứ này sau đó được hiển thị là vết đen mặt trời. Vào những năm 1850, Urbain Le Verrier đã thực hiện các tính toán chi tiết về quỹ đạo của Sao Thủy và tìm thấy một sự khác biệt nhỏ trong suy đoán sai lầm của hành tinh từ các giá trị dự đoán. Ông yêu cầu rằng ảnh hưởng của lực hấp dẫn của một hành tinh nhỏ hoặc vòng các tiểu hành tinh trong quỹ đạo của Sao Thủy sẽ giải thích cho sự sai lệch. Ngay sau đó, một nhà thiên văn nghiệp dư tên là Edmond Lescarbault tuyên bố đã nhìn thấy hành tinh được đề xuất của Le Verrier trên Mặt trời. Hành tinh mới nhanh chóng được đặt tên là Vulcan nhưng không bao giờ được nhìn thấy nữa và hành vi dị thường của quỹ đạo của Sao Thủy đã được giải thích bằng lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein vào năm 1915. Các vulcanoid lấy tên từ hành tinh giả thuyết này. Những gì Lescarbault nhìn thấy có lẽ là một vết đen mặt trời khác. Quỹ đạo Vulcanoid là một tiểu hành tinh trên quỹ đạo ổn định với bán trục lớn nhỏ hơn Sao Thủy (tức là 0,387 AU). Điều này không bao gồm các vật thể như sao chổi sung, mặc dù chúng có củng điểm bên trong quỹ đạo của Sao Thủy, có trục bán chính lớn hơn nhiều. Vùng này, được đại diện bởi vùng màu da cam, trong đó các núi lửa có thể tồn tại, so với quỹ đạo của Sao Thủy, Sao Kim và Trái Đất Các vulcanoid được cho là tồn tại trong một dải ổn định hấp dẫn bên trong quỹ đạo của Sao Thủy, ở khoảng cách 0,06 - 0,21 AU từ Mặt trời. Tất cả các vùng ổn định tương tự khác trong Hệ Mặt trời đã được tìm thấy có chứa các vật thể, mặc dù các lực không hấp dẫn như áp suất bức xạ, Poynting cảm thấy Robertson kéo và hiệu ứng Yarkovsky có thể đã làm suy giảm khu vực vulcanoid của lượng chứa ban đầu của nó. Có thể có không quá 300 - 900 vulcanoid lớn hơn 1 km (0,62 mi) trong bán kính, nếu có. Sự ổn định về lực hấp dẫn của khu vực núi lửa là một phần do thực tế là chỉ có một hành tinh lân cận. Về mặt đó, nó có thể được so sánh với vành đai Kuiper. Đặc điểm vật lý Bất kỳ vulcanoid nào tồn tại phải tương đối nhỏ. Các tìm kiếm trước đây, đặc biệt là từ tàu vũ trụ STEREO, loại trừ các tiểu hành tinh có đường kính lớn hơn 6 km (3,7 mi). Kích thước tối thiểu là khoảng 100 mét (330 ft); các hạt nhỏ hơn 0,2 μm bị đẩy mạnh bởi áp suất bức xạ và các vật thể nhỏ hơn 70 m sẽ bị hút vào Mặt trời bởi lực kéo Poynting của Robertson. Giữa các giới hạn trên và dưới này, một quần thể các tiểu hành tinh có đường kính từ 1 km (0,62 dặm) đến 6 km (3,7 dặm) được cho là có thể. Chúng sẽ gần như đủ nóng để phát sáng màu đỏ nóng. Người ta cho rằng các vulcanoid sẽ rất giàu các nguyên tố có điểm nóng chảy cao, chẳng hạn như sắt và niken. Chúng không có khả năng sở hữu một regolith vì vật liệu bị phân mảnh này nóng lên và nguội đi nhanh hơn, và bị ảnh hưởng mạnh mẽ hơn bởi hiệu ứng Yarkovsky, hơn là đá rắn. Các vulcanoid có lẽ tương tự như Sao Thủy về màu sắc và suất phản chiểu, và có thể chứa vật liệu còn sót lại từ giai đoạn đầu tiên của sự hình thành Hệ Mặt trời. Có bằng chứng cho thấy Sao Thủy bị tấn công bởi một vật thể lớn tương đối muộn trong quá trình phát triển của nó, một vụ va chạm đã tước đi phần lớn lớp vỏ và lớp phủ của Sao Thủy, và giải thích độ mỏng của lớp phủ của Sao Thủy so với lớp phủ của mặt đất khác những hành tinh. Nếu một tác động như vậy xảy ra, phần lớn các mảnh vụn có thể vẫn quay quanh Mặt trời trong khu vực vulcanoid. Ý nghĩa Vulcanoid, là một lớp thiên thể hoàn toàn mới, sẽ rất thú vị theo cách riêng của chúng, nhưng khám phá liệu chúng có tồn tại hay không sẽ mang lại hiểu biết sâu sắc về sự hình thành và tiến hóa của Hệ Mặt trời. Nếu chúng tồn tại, chúng có thể chứa vật chất còn sót lại từ thời kỳ hình thành hành tinh sớm nhất, và giúp xác định các điều kiện theo đó các hành tinh trên mặt đất, đặc biệt là Sao Thủy, hình thành. Đặc biệt, nếu các vulcanoid tồn tại hoặc tồn tại trong quá khứ, chúng sẽ đại diện cho một quần thể tác động bổ sung không ảnh hưởng đến hành tinh nào khác ngoài Sao Thủy, làm cho bề mặt hành tinh đó trông già hơn so với thực tế. Nếu tìm thấy các vulcanoid không tồn tại, điều này sẽ đặt ra những hạn chế khác nhau đối với sự hình thành hành tinh và gợi ý rằng các quá trình khác đã hoạt động trong vùng trong Hệ Mặt Trời, chẳng hạn như di chuyển hành tinh ra khỏi khu vực. Xem thêm Vulcan Tham khảo Thiên thể giả thuyết của Hệ Mặt Trời Tiểu hành tinh Sao Thủy
wiki
Hoàng hậu của La Mã thần thánh (tiếng Latinh: Romanorum Imperatrix; tiếng Đức: Römisch-deutscher Kaiserin hoặc Kaiserin des Heiligen Römischen Reiches; tiếng Anh: Holy Roman Empresses) là danh hiệu dành cho phối ngẫu của Hoàng đế La Mã Thần thánh. Cuộc tuyển cử bầu chọn của các Tuyển hầu tước chỉ dùng để bầu chọn Hoàng đế, còn vị hôn phối của Hoàng đế sau đó sẽ được sắc phong theo chồng mình chứ không qua bất kì cuộc tuyển bầu nào cả. Và vì ngôi vị Hoàng đế La Mã Thần thánh chỉ dành cho nam giới, nên trong lịch sử chưa bao giờ có một Nữ hoàng của Thánh chế La Mã, trừ những người giữ vai trò nhiếp chính như Theophanu và Maria Theresia của Áo, những người đã dùng quyền lực của mình để cai trị như một quân chủ. Trước năm 924, tước vị Hoàng đế La Mã thần thánh thường không gắn kết với Vương hiệu của Vương quốc Đức, trong một thời kì có thể vừa có Hoàng đế La Mã và vừa có Quốc vương Đức với thế lực hoàn toàn khác nhau. Kể từ năm 962, với sự chuyên chế của Otto II trong việc sử dụng Hoàng vị, tước hiệu Hoàng đế La Mã Thần thánh luôn đi kèm với tước vị Quốc vương nước Đức (King of Germany). Từ đó, Hoàng hậu của Thánh chế La Mã cũng được nhận thêm danh hiệu Vương hậu nước Đức (Queens of Germany). Nhà Caroling Nhà Otto Nhà Salian Nhà Supplinburg Nhà Staufer Nhà Welf Nhà Staufer Nhà Wittelsbach Nhà Luxemburg Nhà Habsburg Nhà Wittelsbach Nhà Habsburg-Lothringen Xem thêm Hoàng đế La Mã Thần thánh Đế quốc La Mã Thần thánh Danh sách Hoàng hậu Áo Danh sách Hoàng hậu La Mã Tham khảo Hoàng hậu La Mã Thần thánh Đế quốc La Mã Thần thánh Danh sách Thánh chế La Mã Lịch sử Đức Hoàng hậu La Mã
wiki
Giuse Nhạc Phúc Sinh (, Joseph Yue Fu-sheng; sinh 1964) là một giám mục bất hợp thức người Trung Quốc. Ông được Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc bổ nhiệm vào chức vụ Giám mục Giáo phận Hắc Long Giang, một giáo phận do chính quyền Trung Quốc thiết lập, với địa hạt gần tương ứng với Hạt Giám quản Tông Tòa Cáp Nhĩ Tân. Tòa Thánh Vatican không thừa nhận việc bổ nhiệm này và đã ra án phạt vạ tuyệt thông đối với ông. Kể từ ngày 22 tháng 9 năm 2018, ông được giải vạ, trở về hiệp thông với Giáo hội Công giáo Rôma. Tiểu sử Giuse Nhạc Phúc Sinh sinh vào tháng 4 năm 1964 tại Trung Quốc. Sau thời gian tu tập, tháng 8 năm 1988, ông được thụ phong chức vụ linh mục. Ông hoạt động tích cực Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, là Chủ tịch Ủy ban Giáo vụ Công giáo, kiêm Chủ tịch Hội Công giáo Yêu nước tỉnh Hắc Long Giang, đồng thời là Ủy viên Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh. Năm 1999, ông được đề cử chức vụ Giám mục. Từ năm 2004 đến năm 2010, ông là Phó thư ký Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc. Năm 2012, ông được bầu là Phó chủ tịch hội này. Tháng 5 năm 2012, chính quyền Trung Quốc phê chuẩn bổ nhiệm ông làm Giám mục Giáo phận Hắc Long Giang. Ngày 6 tháng 7 năm 2012, lễ phong chức giám mục cho ông được tổ chức. Ngày 10 tháng 7, Tòa Thánh Vatican tuyên bố phạt vạ tuyệt thông đối với Giuse Nhạc Phúc Sinh vì tự tiện thụ phong chức giám mục mà không có sự phê chuẩn của Tòa Thánh. Kể từ ngày 22 tháng 9 năm 2018, ông được giải vạ, trở về hiệp thông với Giáo hội Công giáo Rôma. Tham khảo Người Hà Bắc Giám mục Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc Giám mục Công giáo Trung Quốc
wiki
Nicholas Le Quesne Herbert, Nam tước Herbert xứ South Downs, (sinh ngày 7 tháng 4 năm 1963) là một chính khách đảng Bảo thủ Anh và là Nghị sĩ Quốc hội (MP) cho khu vực Arundel và South Downs từ năm 2005 đến 2019. Ông là Bộ trưởng Bộ Cảnh sát và Tư pháp hình sự, với thời gian tách ra giữa Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp từ năm 2010–2012. Vào ngày 5 tháng 11 năm 2019, ông tuyên bố quyết định không tham gia bầu cử lại trong cuộc Tổng tuyển cử tháng 12 năm 2019. Vào ngày 31 tháng 7 năm 2020, Thủ tướng Boris Johnson thông báo rằng Herbert sẽ vào Viện Quý tộc. Đời tư Herbert thích săn thỏ rừng kể từ khi còn nhỏ, dành 14 năm làm chủ nhân của chó Beagles Newmarket. Trước đó, ông là bậc thầy của Trinity Foot Beagles và cũng đi săn với Chó săn chồn Essex và đi theo Chó rừng Cambridgeshire. Herbert tham gia cùng bạn đời lâu dài của mình, Jason Eades, trong quan hệ kết hợp dân sự vào đầu tháng 1 năm 2009. Họ đã có mối quan hệ từ năm 1999. Tham khảo Liên kết ngoài Nick Herbert MP official constituency website Profile at the Conservative Party Reform.co.uk David Cameron's rising star Nick Herbert 'marries' his boyfriend, Richard Eden, The Telegraph, ngày 4 tháng 1 năm 2009 |- |- |- Sinh năm 1963 Chính khách đồng tính nam Nhân vật còn sống
wiki
Hướng dẫn So sánh: “Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người” (ca dao) Hơn thế nữa, áo gấm còn biểu trưng cho sự thành đạt trong học hành, thi cử. Những người học trò sau các kỳ thi hương, thi hội trở về quê (vinh quy bái tổ) đều mặc áo gấm để tỏ rõ sự thành đạt, công thành doanh toại của mình trước họ hàng làng nước. Nhân dân ta hay nói: áo gấm mặc về chính là nói về sự đỗ đạt trong thi cử, một mong ước chính đáng của những người lều chõng đi thi. “Cũng đừng áy náy lòng quê Bao giờ áo gấm mặc về mới thôi” (Phan Trần) Áo gấm chỉ mặc ban ngày mới được mọi người nhận thấy sự rực rỡ của nó. Đối với người giàu có, sự rực rỡ của áo gấm phô bày cho thiên hạ biết anh ta thuộc hạng người lắm tiền, nhiều của. Đối với các chàng học trò sau khi thi trở về, áo gấm, mách bảo cho mọi người về sự đỗ đạt của anh ta. Ấy thế mà mặc áo gấm ban đêm, đi trên đường làng thuở trước với khung cảnh tối tăm mù mịt như thế thì ai hay biết, ai phân biệt gấm vóc với các thứ vải khác được. Trong Hán sử (Trung Quốc) có câu “Phú quý bất quy cố hương như cẩm y dạ hành” (Giàu sang mà không trở về quê thì cũng như mặc áo gấm đi đêm). Thành ngữ này được dùng trong tiếng Việt với hai nghĩa: (1) Của quý mà không dùng đúng lúc, đúng chỗ thì cũng hoài phí (giống như mặc chiếc áo gấm – loại áo may bằng vải gấm, biểu tượng cho sự giàu sang trước đây mà đi trong đêm thì ai nhìn thấy được, nên nó cũng giống như mọi áo may bằng vải thường khác mà thôi). (2) Lối khoe khoang phô trương sự giàu có một cách kệch cỡm, không phải lối, không tương hợp với hoàn cảnh hay chính con người đó. Những điều phân tích, luận giải ở trên cũng cho thấy, đối lập với thành ngữ áo gấm đi đêm là thành ngữ áo gấm ban ngày. Cũng vậy, trái với gấm đêm (dạng rút gọn của áo gấm đi đêm) là gấm ngày (dạng rút gọn của áo gấm ban ngày): “Vẻ vang rực rỡ gấm ngày
vanhoc
Phân tích người mẹ trong Cổng trường mở ra của Lý Lan Bài làm “Cổng trường mà ra” là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp Một. Không có sự kiện, không có cốt truyện nhưng văn bản này vẫn hấp dẩn chúng ta, bởi vì từng câu văn, từng dòng chữ dạt dào biết bao nỗi niềm tâm sự của một người mẹ rất mực thương yêu con, không nguôi nghĩ tới trách nhiệm của mình đối với những đứa con bé bỏng. Đứa con trong bài văn là một cậu bé chuẩn bị vào lớp Một. Còn chúng ta, những học sinh lớp Bảy, đã qua lớp Một từ lâu rồi, vậy mà khi đọc bài văn “cổng trường mở ra”, lòng ta vẫn rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, cứ như đang được một chiếc máy thời gian dẫn về những ngày ấu thơ đẹp đẽ… Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con rất khác nhau. Hình ảnh cậu học sinh lớp Một được miêu tả ở phần đầu bài văn thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt cậu thanh thoát, tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình Lheir.ì chúm lại như đang mút kẹo. Ngày mai khai trường, ngày mai được đi học. được vào lớp Một, vậy mà đêm nay cậu bé vẫn ngủ một cách thanh thản, bôi vì cáu dã được mẹ giúp chuẩn bị mọi việc, mọi thứ sẩn sàng. Cũng có niềm háo hức như ưước những chuyến đi xa, nhưng giờ đây trong lòng cậu bé không có mô: bận lâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Như vậy. trong cái đêm trước ngày khai trường, tâm hồn đứa con, cậu học sinh lớp Một ảv thật là thanh thản, nhẹ nhàng, hồn nhiên, vô tư… Biết đâu, trong đêm nav. cậu bé sẽ mơ một giấc mơ đẹp, giấc mơ về gia đình hạnh phúc, về cuộc đời tươi sans. Đứa con, cậu học sinh lớp Một ấy và tất cả chúng ta, những học sinh tiểu học, trung học sơ sở… có được những giây phút thanh thản, vô tư để mơ những giấc mơ đẹp là nhờ đâu? Phải chăng, trước hết là nhờ tình thương yêu, sự chăm sóc dạy dỗ của người mẹ. Nhà văn Lý Lan, chắc cũng là một người mẹ, đã ghi lại biết bao suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng của một người mẹ như thế trong đêm chuẩn bị cho con vào lớp Một. Mọi việc chuẩn bị đã xong, mẹ tự bảo mình cũng nên đi ngủ sớm. Nhưng lên giường năm, mẹ cứ “trằn trọc” mãi. Nhà văn đã dùng một từ láy đúng chỗ – trằn trọc. “Trằn trọc lù trở mình luôn, cố ngủ mà không ngủ được vì có nhiều điều phải lo nghĩ”. Người mẹ ấy đã lo nghĩ những điều gì? Trước hết, người mẹ tin ở con, tin ở mình. “Mẹ tin lù con sẽ không bỡ ngỡ… Mẹ tin đứa con của mẹ lân rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con…”. Điệp ngữ “mẹ tin” được nhắc lại ba lần vang vọng trong tâm hồn người mẹ, chứng tỏ người mẹ đã yên lòng, không phải lo lắng gì về con, về mình. Nhưng, “vẫn không ngủ được”, vẫn “trằn trọc”. Bởi vì trong lòng người mẹ trào lên bao hồi tưởng đẹp đẽ, bao suy nghĩ lắng sâu. Do đó, sau những niềm tin, người mẹ nhớ lại những kỉ niệm xa xưa, ngày còn thơ ấu, ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Bên tai người mẹ bỗng vang lên tiếng đọc bài trầm bổng: “Hùng năm, cứ vào cuối thu… Mẹ tỏi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. Trong đoạn văn này xuất hiện hai từ ghép đẳng lập thật đặc sắc. Từ “trầm bổng” tả âm thanh tiếng đọc bài khi thấp, khi cao, nhẹ nhàng, vang xa mãi không dứt. Từ “âu yếm” biểu hiện tình thương yêu, trìu mến, sự chăm sóc dịu dàng của người mẹ đôi với đứa con. Thế là từ một tiếng đọc bài trầm bổng, trong cuốn sách giáo khoa xưa, ùa dậy những ấn tượng khắc sâu mãi trong lòng người mẹ về cái ngày “hôm nay tôi đi học”. “Mẹ cồn nhớ sự nân nao, hồi hộp khi cùng bù ngoại đi tới gần ngôi trường vù nỗi chơi vơi hốt hoang khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cúi thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Chỉ trong một thời khắc ngắn ngủi mở đầu cuộc đời cắp sách mà cô học trò nhỏ bé – tuổi thơ của người mẹ ngày nay – trải qua bao nhiêu tâm trạng. Nào là nôn nao, hồi hộp, nào là chơi vơi, hốt hoảng… Bên cạnh những từ ghép đẳng lập biểu hiện tâm trạng nhân vật, nhà văn đã dùng những từ ghép chính phụ để miêu tả sự vật và con người khá rõ nét như: bù ngoại, ngôi trường, cổng trường, cánh cổng. Ngôn ngữ văn chương và nội dung, ý nghĩa hài hòa với nhau khiến người đọc dễ hiểu và thích thú. Trở lại với tâm trạng của người mẹ trong bài văn, chúng ta hiểu rằng, người mẹ ấy nhớ những kỉ niệm xưa, không chỉ để được sông lại tuổi thơ đẹp đẽ của mình mà còn muôn “nhẹ nhàng cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bùng khuâng, xao xuyến”. Điều đó có nghĩa là người mẹ muốn truyền cho cậu học sinh lớp Một kia những cung bậc tâm trạng đẹp đẽ của cuộc đời, những người được cắp sách đến trường trong ngày đầu vào lớp Một… Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy mở rộng ý nghĩ, liên tưởng tới một nét văn hóa rất đẹp của nước Nhật. “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội… không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai… Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ anh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thế’ đưa thế hệ ấy đi chệch cả hùng dặm sau này…”. Nghĩ về chuyện của thế giới, để hiểu rõ và ghi nhớ trách nhiệm vinh quang và nặng nề của chính bản thân mình đổĩ với việc chăm lo, giáo dục con cái nói riêng và cả thế hệ trẻ của đất nước mình nói chung. Tấm lòng người mẹ ấy đẹp đẽ, cao cả biết bao. Ý tưởng này của nhà văn Lý Lan sâu sắc và nhân văn biết bao! Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của nhân vật người mẹ. Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con, nhưng thực ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm của chính mình. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật, cũng chính là của tác giả. Nói khác đi đây là một kiểu văn chương trữ tình, có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ. Nhân vật người mẹ trong bài văn cứ thủ thỉ tâm tinh tự nói với mình, theo kiểu “một mình mình biết, một mình mình hay”. Nhà văn cũng vậy, không răn bảo ai bằng những lời khô cứng mà hóa thân vào nhân vật để tâm sự với bạn đọc, rất nhẹ nhàng, rất tinh tế mà vô cùng thấm thìa, lay mạnh ý nghĩ và tình cảm người đọc. Vậy đấy, đọc bài “Cống trường mở ra” trí tuệ và tâm hồn của những học sinh lớp Bảy chúng ta được mở rộng, hiểu biết và rung cảm biết bao điều quý giá. Chúng ta hiểu rằng: “Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trải qua ngày khai trường đầu tiên”. Nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường, mẹ mình đã làm gì và nghĩ gì. Đọc bài văn này, ta hiểu và thấm thìa tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của mẹ đối với ta và vai trò lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, cổng trường mở rộng bao nhiêu, tình mẹ dạt dào sâu nặng bấy nhiêu. Mẹ cha, gia đình, thầy cô, bạn bè, trường lớp luồn luôn hài hoà gắn bó với nhau, để đưa chúng ta vào một thế giới tuổi trẻ kì diệu, vô cùng đẹp đẽ, cao cả và… không ít những gian truân. Hãy can đảm lên, người lính nhỏ của đạo quân… sách vở là vũ khí, lớp học lù đơn vị, trận địa là hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại…
vanhoc
Đai WWE Raw Women's Championship là một chức vô địch đấu vật chuyên nghiệp thế giới dành cho các đô vật nữ, được công ty đấu vật chuyên nghiệp Hoa Kỳ tạo ra và phát triển. Đai được bảo vệ trên thương hiệu Raw. Lần đầu ra mắt công chúng, đai được gọi là WWE Women's Championship vào ngày 3 tháng 4 năm 2016, tại WrestleMania 32, nhằm thay thế đai WWE Divas Championship và là chức vô địch duy nhất dành cho nữ, không liên quan đến đai WWE Women's Championship nguyên gốc. Sau WWE Draft 2016, đai trở thành độc quyền cho thương hiệu Raw, cho đến khi SmackDown cũng tạo ra đai WWE SmackDown Women's Championship dành cho đô vật nữ của họ để cân đối. Chức vô địch được đem ra tranh đâú trong các trận đấu vật chuyên nghiệp, nhưng là theo kịch bản, đã có kết quả trước chứ không phải tranh đấu thật. Nhà vô địch đầu tiên là Charlotte Flair, sau đó được gọi đơn giản là Charlotte, giành đai tại WrestleMania 32. Nhà vô địch hiện nay là Bianca Belair, đây là lần đầu tiên cô giành đai. Cô thắng đai khi đánh bại Becky Lynch tại đêm 1 WrestleMania 38 vào ngày 2 tháng 4 năm 2022 ở Arlington, Texas. Tính đến ngày tháng năm , đã có 24 lần vô địch giữa 11 đô vật khác nhau. Charlotte Flair là nhà vô địch đầu tiên và lập kỷ lục sáu lần giành đai. Lần đầu tiên Becky Lynch giữ đai cũng là lần giữ đai lâu nhất, với 398 ngày; trong khi Flair giành đai lần thứ năm là lần giữ đai ngắn nhất với 1 ngày. Lynch cũng có tổng số ngày giữ đai kết hợp lâu nhất là 535 ngày (WWE công nhận 560 ngày). Asuka là nhà vô địch lớn tuổi nhất, 39 tuổi; trong khi Sasha Banks là nhà vô địch trẻ nhất, vô địch ở tuổi 24 và 181 ngày. Lịch sử đai Tên Số lần giữ đai Tính đến ngày tháng năm Thông tin tổng Tính đến ngày tháng năm . Tham khảo
wiki
Phần mềm hệ thống là phần mềm máy tính thiết kế cho việc vận hành và điều khiển phần cứng máy tính và cung cấp một kiến trúc cho việc chạy phần mềm ứng dụng. Phần mềm hệ thống có thể được chia thành hai loại, hệ điều hành và phần mềm tiện ích. Hệ điều hành (đại diện tiêu biểu là Microsoft Windows, Mac OS X và Linux), cho phép các phần của một máy tính làm việc với nhau bằng cách truyền dẫn dữ liệu giữa Bộ nhớ chính và ổ đĩa hoặc xuất dữ liệu ra thiết bị xuất. Nó cũng cung cấp một kiến trúc cho việc chạy phần mềm hệ thống cấp cao và phần mềm ứng dụng. Nhân là phần lõi của một hệ điều hành, cái mà định nghĩa một API cho các chương trình ứng dụng (bao gồm cả một vài phần mềm hệ thống) và trình điều khiển thiết bị. Device driver ví dụ như BIOS và thiết bị phần sụn cung cấp chức năng cơ bản để vận hành và điều khiển phần cứng kết nối hoặc xây dựng từ bên trong máy tính. Giao diện người dùng "giúp cho người dùng tương tác với máy tính". Từ thập niên 1980, giao diện đồ họa (GUI) có lẽ đã là công nghệ giao diện người dùng phổ biến nhất. Giao diện từng dòng lệnh vẫn được sử dụng phổ biến như là một tùy chọn. Phần mềm tiện ích giúp cho việc phân tích, cấu hình, đánh giá và bảo vệ máy tính, ví dụ như bảo vệ khỏi Virus. Trong một số ấn phẩm, thuật ngữ phần mềm hệ thống cũng bao gồm những công cụ phát triển phần mềm (như là trình biên dịch, trình liên kết, trình sửa lỗi). Trái ngược với phần mềm hệ thống, phần mềm cho phép người sử dụng soạn thảo tài liệu, chơi trò chơi, nghe nhạc hoặc truy cập mạng được gọi chung là phần mềm ứng dụng. Tuy nhiên không có ranh giới rõ ràng giữa phần mềm ứng dụng và hệ điều hành. Hầu hết các hệ điều hành đóng gói các phần mềm ứng dụng. Các phần mềm như vậy không được xem xét như là phần mềm hệ thống bởi vì nó có thể được gỡ bỏ mà không ảnh hưởng gì đến chức năng của phần mềm khác. Trường hợp ngoại lệ, ví dụ như là đối với trình duyệt web như là Internet Explorer của Microsoft được tranh luận tại tòa án là phần mềm hệ thống do nó không thể gỡ bỏ. Ví dụ sau này là hệ điều hành Chrome và Firefox OS mà các chức năng trình duyệt như giao diện người dùng và cách thức chạy chương trình (và các trình duyệt web khác không được cài đặt trong vùng của chúng), sau đó chúng có thể bị tranh luận rằng là (bộ phận của) hệ điều hành và sau đó là phần mềm hệ thống. Tham khảo Hệ thống
wiki
Tiếng Korku là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á được nói bởi người Korku ở miền trung Ấn Độ, ở các bang Madhya Pradesh và Maharashtra. Người Korku sống trong vùng người Gond, một dân tộc Dravida, trong khi các dân tộc Munda khác sống ở miền đông Ấn Độ. Tiếng Korku là ngôn ngữ cực tây cùa ngữ hệ Nam Á. Người Korku cũng liên hệ chặt chẽ với người Nihal có truyền thống sống ở các khu đặc biệt của các làng Korku. Tiếng Korku được nói bởi khoảng 200.000 người, chủ yếu ở bốn huyện mạn nam Madhya Pradesh (Khandwa, Harda, Betul, Hoshangabad) và ba huyện mạn bắc Maharashtra (Rajura và Korpanatahsils của Chandrapur, khu vực pahad Manikgarh gần Gadchandur của Chandrapur) (Amravati, Buldana, Akola). Số làng nói tiếng Korku đang giảm dần; ngôn ngữ này đang bị tiếng Hindi lấn át. Vì lý do này, tiếng Korku được UNESCO coi là một ngôn ngữ 'dễ thương tổn'. Từ nguyên Tên gọi Korku xuất phát từ Koro-ku (- ku là số nhiều), Koro nghĩa là 'người, thành viên của cộng đồng Korku' (Zide 2008). Phương ngữ Zide (2008: 256) liệt kê các phương ngữ sau. Phương ngữ Kurku "chính" nói ở phía tây. Hầu hết dữ liệu có được là về tiểu phương ngữ Melghat. Các tiểu phương ngữ khác bao gồm Betul - Hoshangabad. Phương ngữ Lahi của Hoshangabad đáng chú ý vì không có số đôi. Muwasi (Mowasi, Mawasi) được nói ở phía đông, tại các khu vực như huyện Chhindwara ở đông bắc Maharashtra. Phân bố Tiếng Korku được nói ở các khu vực sau (Zide 2008: 256): Nam Trung bộ Madhya Pradesh Huyện Đông Nimar (huyện Khandwa) Huyện Betul Huyện Hoshangabad Huyện Chhindwara (nói phương ngữ Mawasi) Đông Bắc Maharashtra Huyện Amravati (nhiều nhất Maharashtra) Huyện Buldana Huyện Akola Âm vị học Nguyên âm Korku có 6 nguyên âm thường: a, e, i, o, u, ɨ, và 2 hai nguyên âm mũi hoá: ɪ̃, ʊ̃. Phụ âm Korku có 22 phụ âm. Hệ thống chữ viết Ngôn ngữ Korku được viết bằng chữ Devanagari kiểu Balbodh, cũng được sử dụng để viết tiếng Marathi. Sự nguy cấp Việc sử dụng ngôn ngữ Korku đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các ngôn ngữ uy tín hơn, đặc biệt là tiếng Hindi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngôn ngữ mà còn cả phong tục và văn hóa của người Korku truyền thống. Một vài nhóm người Korku thành công hơn trong việc bảo tồn ngôn ngữ của họ, cụ thể là người Korku Potharia (từ dãy núi Vindhya). Cuộc điều tra dân số quốc gia năm 2001 báo cáo có 574.481 người nói tiếng Korku (một ngôn ngữ không nằm trong danh mục 8 của hiến pháp Ấn Độ). Tham khảo Zide, Norman. 2008. "Korku". In Anderson, Gregory D.S (ed). The Munda languages, 256-298. Routledge Language Family Series 3.New York: Routledge. . Đọc thêm Nagaraja, K. S. (1999). Korku language: grammar, texts, and vocabulary. Tokyo: Institute for the Study of Languages and Cultures of Asia and Africa, Tokyo University of Foreign Studies. Zide, N. H. (1963). Korku noun morphology. [Chicago: South Asian Languages Program, University of Chicago. Zide, N. H. (1960). Korku verb morphology. [S.l: s.n. Liên kết ngoài Ae... kalaavati... a korku song tại YouTube.com Nhóm ngôn ngữ Munda Ngôn ngữ tại Ấn Độ
wiki
Anne Murielle Ravina (sinh ngày 8 tháng 4 năm 1995) là một người mẫu và người đẹp đoạt danh hiệu cuộc thi sắc đẹp đến từ Mauritius. Cô đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu Mauritius 2017 và đại diện cho Mauritius tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2021 ở Eilat, Israel nhưng không đạt thành tích gì. Trước đó, cô đã đại diện cho Mauritius tại Hoa hậu Thế giới 2018 và lọt vào Top 12 chung cuộc. Năm 2022, cô tiếp tục được đại diện cho Mauritius tại Hoa hậu Siêu quốc gia 2022 được tổ chức tại Ba Lan. Tiểu sử Ravina sinh ra và lớn lên ở Creve Coeur, Đảo Rodrigues, Mauritius. Cô tốt nghiệp trường Cao đẳng Rodrigues ở Port Mathurin và cũng theo học Đại học Mauritius (UOM) ở Réduit, Moka, Mauritius, nơi cô lấy bằng cử nhân khoa học chính trị. Các cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Mauritius 2017 Vào tháng 9 năm 2017, Ravina đại diện cho Rodrigues tại Hoa hậu Mauritius 2017, và đăng quang ngôi vị hoa hậu. Vào đêm chung kết cô được Bessika Bucktawor trao lại vương miện. Hoa hậu Thế giới 2018 Vào ngày 8 tháng 12 năm 2018, Ravina đại diện cho Mauritius tại Hoa hậu Thế giới 2018 tại Sanya City Arena ở Tam Á, Trung Quốcvà lọt vào Top 12 chung cuộc. Hoa hậu Hoàn vũ 2021 Vào ngày 29 tháng 8 năm 2021, Ravina được tổ chức Hoa hậu Mauritius chỉ định tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2021 ở Eilat, Israel nhưng không đạt thành tích gì. Hoa hậu Siêu quốc gia 2022 Năm 2022, cô tiếp tục được chỉ định là đại diện của Mauritius tại Hoa hậu Siêu quốc gia 2022 được tổ chức tại Ba Lan Tham khảo Liên kết ngoài Anne Murielle Ravina trên Instagram Sinh năm 1995 Người Mauritius Nữ người mẫu Mauritius
wiki
Xin nhận nơi này làm quê hương là một bộ phim tâm lý, khai thác đề tài cuộc Chiến tranh Việt Nam của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc, ra mắt năm 1970. Nội dung Năm người lính biệt kích với năm tâm trạng và năm nếp sống khác biệt nhưng chung một chí hướng. Họ là những người lính sống âm thầm trong bóng tối nhưng những bóng tối đó luôn nuôi dưỡng một mặt trời. Trong một sứ mạng vô cùng nguy hiểm là nhảy dù xuống vùng do đối phương kiểm soát, để dò thám và phá hoại, họ bị lạc giữa rừng già, sau khi hư máy truyền tin. Họ phải tự lực tìm đường về. Bốn người lần lượt gửi xác nơi rừng rậm. Thành - toán phó - là người duy nhất người sống sót, tạm náu thân trong một nhà thờ. Mặc dù có thể tiếp tục sống thanh bình ở nơi này, nhưng anh trở về với một thân hình không còn toàn vẹn và vẫn không chịu trốn thoát cuộc đời. Từ chối mọi hy vọng được cứu rỗi, anh lại ra đi, về đến doanh trại giữa cảnh đổ nát của chiến tranh. Và người yêu vẫn chung thủy với anh. Tình yêu tình thương sẽ hàn gắn lại tất cả, sẽ xây dựng lại tất cả. Diễn viên Tâm Phan Minh Trường Sơn Trần Quang Đoàn Châu Mậu Huy Cường Ngọc Minh Nhạc phim Ca khúc chủ đề: Xin nhận nơi này làm quê hương Sáng tác: Hoàng Trọng Vinh danh Phim được chọn chiếu khai mạc Ngày Điện Ảnh Việt Nam 22 tháng 9 năm 1970 tại rạp Rex, đoạt liên tiếp hai tượng vàng Văn học Nghệ thuật Tổng thống, sau đó lại được cử đi đại diện Việt Nam tại Đại hội điện ảnh quốc tế Frankfurt. Sau Tháng tư Đen, cuộn băng gốc được chuyển về Viện Tư Liệu Điện Ảnh Việt Nam để lưu trữ. Xem thêm Thông tin trên trang YXine Phim Việt Nam Phim về chiến tranh Việt Nam Phim hành động Việt Nam Phim năm 1969
wiki
Vigiliô (Latinh: Vigilius) là vị Giáo hoàng thứ 59 của Giáo hội Công giáo. Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ông đắc cử năm 538 và ở ngôi Giáo hoàng trong 16 năm và khoảng 6 tháng. Niên giám năm 2003 xác định triều đại của ông bắt đầu từ ngày 29 tháng 3 năm 537 cho tới ngày 7 tháng 6 năm 555. Ông đã được Giáo hội suy tôn là thánh sau khi qua đời. Trở thành giáo hoàng Truyền thống cho rằng ông được sinh tại Roma thuộc dòng dõi quý tộc. Ông kế vị ngai Giáo hoàng qua việc buôn bán chức thánh và vu khống cùng với sự đồng loã của Thoedora. Vì sự yếu đuối của mình mà ông bị nữ hoàng Theodora và Hoàng Đế Justinian hăm doạ tống tiền. Guồng máy do Hoàng hậu Thêôđôra chỉ đạo, đưa lên toà Thánh Phêrô một chức sắc, nhiều ít do dính dấp vào vụ chống Đức Silvêrô. Bất chấp những áp lực của hoàng hậu Theodora, ông cương quyết từ chối huỷ bỏ án tuyệt thông phạt những kẻ theo giáo thuyết Eutiches."Hoặc do ơn Chúa ban khi đăng quang, đã soi sáng cho người, hoặc do những khó khăn, do Totila, vua người Gốt, lúc đó gây ra tại nước Ý đã mở mắt cho người, thay vì cam phận làm công cụ dễ sai trong chính sách Đế quốc, Đức Vigilô lại tỏ ra độc lập" (Lịch sử giáo hội công giáo, website: Tamlinhvaodoi). Công đồng Constantinopolis Ông cương quyết chống lại chính sách của hoàng đế Justianô trong vụ "Ba Chương" (Trois Chapitres). Hoàng đế Justinisnus nhận thấy bè Monophysism chống Calcedonia vì cho rằng công đồng đã nhượng bộ Nestorius. Justinisnus liền muốn cứu nguy cho công đồng bằng một giải pháp mà ông gọi là "phi phàm", bắt ép Roma phạt vạ tuyệt thông ba nhà thần học quá cố: Theodorus thành Mopsuest (430), Theodoret thành Cyro (457) và Ibas thành Edessa (449) vì có khuynh hướng Nestorius. Đó là vấn đề "Ba đoạn" (Tria Capitula), danh từ của Justinisnus khi ông tuyên bố về ba tác phẩm của những nhà thần học nói trên. Với sự đồng ý của Giáo hoàng Agapitus, Justinisnus đã triệu tập công đồng tại Constantinople năm 553, để tỏ thái độ về vấn đề "ba đoạn". Công đồng đã được triệu tập tại Constantinople (Constantinopoli II – công đồng chung V) nghĩa là dưới sự "bảo vệ" của binh đội Byzancia, sẵn sàng ủng hộ giáo lý của Hoàng Đế, với hy vọng hão huyền, là đem những người theo thuyết Đơn tính trở về dàn. Công đồng này quy tụ 150 Giám mục phương Đông, 8 Giám mục châu Phi. Giáo hoàng Agapitus từ Roma sang Constantinople, nhưng trái với ý đồ của hoàng đế, Đức Vigilô lại "trở chứng"! Và xảy ra cảnh một vị Giáo hoàng bị binh đội kéo chân, nắm tóc, lôi ra khỏi nhà thờ, nơi người tị nạn, mạnh tay đến lỗi làm đổ cả bàn thờ mà Giáo hoàng bám vào. Để tránh áp lực của các nghị phụ phần đông là Hy Lạp, ông đã bỏ trốn sang thành Calcedonia, nhất là vì ông quyết không chống lại việc luận phi "Ba đoạn", sợ rằng làm như thế sẽ mắc mưu bè Monophysism. Ba tác phẩm của ba nhà thần học nói trên có khuynh hướng Nestorius mà công đồng Cacledonia (451) đã không luận phi vì các tác giả đã chết. Những người theo bè Monophysism bị kết án trong công đồng này muốn Giáo hoàng Agapius bác bỏ ba tác phẩm đó, vì họ nghĩ rằng đức Giáo hoàng luận phi "ba đoạn" tức là luận phi "Ba đoạn" tức là luận phi các việc công đồng Calcedonia. Dù không có mặt Giáo hoàng nhưng giáo chủ Eutykius cứ cho khai mạc Công đồng với sự tham dự của 164 Giám mục. Công đồng đã lên án "Ba đoạn", tuy nhiên không hề có một lời chê công đồng Calcedonia. Để bản án được Giáo hoàng phê chuẩn và công đồng được liệt vào hàng đại công đồng, nhà vua đã dùng áp lực bắt Giáo hoàng Agapitus I phải ký nhận. Người của Hoàng Đế làm hết cách để bắt người phải phục tùng. Cuối cùng bị mắc mưu, cô lập, kiệt sức, bệnh hoạn và áp bức, Giáo hoàng đã nhượng bộ xác nhận nghị quyết của Công Đồng đã họp không có người và bất chấp người. Tuy nhiên khi bác bỏ "Ba đoạn" ông đã tuyên bố: không hề chê trách Calcedonia. Sau đó, Agapitus I đã trở về Roma, nhưng đến thành Syracusa thì qua đời. Hành động của hoàng đế đã không giải quyết được vấn đề. Bè Monophysism vẫn tức tối vì công đồng cũng như Giáo hoàng đã không hề có lời phê phán Calcedonia. Không những thế, bên công giáo bất mãn vì thái độ chuyên quyền quyền tôn giáo của Giáo hoàng Vigiliô. Các Giám mục Phi châu, Bắc Ý và Illyria đả kích hành động của Justinianus, chê trách Giáo hoàng. Hai địa phận Milan và Aquilea chống đối ngôi Giáo hoàng và đại công đồng thứ 5 này trên nửa thế kỷ. Xoá tên trong Diptique Tên của Giáo hoàng Vigiliô lúc bấy giờ bị xóa tên trên "thư giáp bảng" (diptique), nơi ghi danh tính các Giáo hoàng. Ông bị tố cáo là bội giáo, vì người ta cho rằng khi luận phi "Ba đoạn" tức là ông đã "tự rút khỏi giáo hội công giáo". Nhưng trên thực tế, ông vẫn trung thành với lập trường của Cacledonia, được vạch rõ trong bản tuyên ngôn đề ngày 11 tháng 4 năm 548. Chú thích Tham khảo 265 Đức Giáo hoàng, Thiên Hựu Nguyễn Thành Thống, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản tháng 5 năm 2009. Giáo hoàng Vigilius, Các vị Giáo hoàng của giáo hội toàn cầu, hội đồng Giám mục Việt Nam Tóm lược tiểu sử các Đức Giáo hoàng, Đà Nẵng 2003,Jos. TVT chuyển ngữ từ Tiếng Anh. Lịch sử Giáo hội, Website Tâm linh vào đời . V Mất năm 555 Năm sinh không rõ Giáo hoàng người Ý
wiki
Košice–okolie (okres Košice–okolie; ) là một huyện nằm tại vùng Košice, đông Slovakia. Nó bao quanh thành của thành phố Košice. Lịch sử Nó là một phần của Đại Moravia cho đến thế kỷ X. Sau khi tan rã, khu vực này sáp nhập vào các hạt Abaúj và Torna của Vương quốc Hungary. Sau đó nó lại trở thành một phần của hạt Abaúj-Torna từ năm 1882 cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và trở thành một phần lãnh thổ của Tiệp Khắc mới được hình thành. Trừ một phần nhỏ ở phía bắc, huyện đã thành lập một phần của Abovsko-turnianská župa thuộc huyện Šariš từ năm 1918 đến 1923. Từ năm 1923 đến 1928, Košice–okolie được coi là một phần của Košická župa. Từ năm 1923 đến 1938, huyện được coi là đất của Slovakia. Sau Hiệp ước Vienna lần thứ nhất vào năm 1938, huyện này được phân chia giữa Vương quốc Hungary và Cộng hòa Slovakia, một quốc gia đồng minh với Đức Quốc Xã. Sau Thế Chiến lần thứ hai, khu vực này được gọi là huyện Košice-vidiek, một phần của vùng Košický. Košice-okolie được thành lập vào năm 1997. Nhân khẩu học Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2011, dân số của huyện là 119.227 người. Trong đó, 50,3% dân số là nữ và 49,7% là nam giới. Các tôn giáo chính là Công giáo La Mã (68,3%), Thần học Calvin (6,3%), Công giáo Hy Lạp (3,9%) và Phong trào Tin Lành (3,4%). Hơn 5,5% là người vô thần và 11,2% là tôn giáo không xác định. Phần lớn dân số của huyện là người Slovak (74%), tiếp theo là người Hungary (9,9%), người Di-gan (6,5%) và 8,5% là chưa xác định. Đô thị Bačkovík Baška Belža Beniakovce Bidovce Blažice Bočiar Bohdanovce Boliarov Budimír Bukovec Bunetice Buzica Čakanovce Čaňa Čečejovce Cestice Chorváty Chrastné Čižatice Debraď Drienovec Družstevná pri Hornáde Ďurďošík Ďurkov Dvorníky-Včeláre Geča Gyňov Hačava Háj Haniska Herľany Hodkovce Hosťovce Hrašovík Hýľov Janík Jasov Kalša Kecerovce Kecerovský Lipovec Kechnec Kokšov-Bakša Komárovce Košická Belá Košická Polianka Košické Oľšany Košický Klečenov Kostoľany nad Hornádom Kráľovce Kysak Malá Ida Malá Lodina Medzev Milhosť Mokrance Moldava nad Bodvou Mudrovce Nižná Hutka Nižná Kamenica Nižná Myšľa Nižný Čaj Nižný Klátov Nižný Lánec Nová Polhora Nováčany Nový Salaš Obišovce Olšovany Opátka Opiná Paňovce Peder Perín-Chym Ploské Poproč Rákoš Rankovce Rešica Rozhanovce Rudník Ruskov Sady nad Torysou Šemša Seňa Skároš Slančík Slanec Slanská Huta Slanské Nové Mesto Sokoľ Sokoľany Štós Strážne (Slovakia) Svinica Trebejov Trsťany Trstené pri Hornáde Turňa nad Bodvou Turnianska Nová Ves Vajkovce Valaliky Veľká Ida Veľká Lodina Vtáčkovce Vyšná Hutka Vyšná Kamenica Vyšná Myšľa Vyšný Čaj Vyšný Klátov Vyšný Medzev Zádiel Žarnov Ždaňa Zlatá Idka Tham khảo Huyện của Slovakia Vùng Košice
wiki
Ara autocthones là một loài vẹt Macaw đã tuyệt chủng trong chi Ara. Phần còn lại được tìm thấy trên các đảo St. Croix và Puerto Rico thuộc vùng Caribe. Loài này được mô tả vào năm 1937 dựa trên xương tibiotarsus (xương cẳng chân bên trái) được khai quật từ một midden bếp tại một địa điểm tiền Colombia trên St. Croix. Một mẫu vật thứ hai gồm nhiều xương khác nhau từ một địa điểm tương tự ở Puerto Rico đã được mô tả vào năm 2008, trong khi một mẫu vật từ Montserrat có thể thuộc về loài vẹt đuôi dài này hoặc một loài vẹt đuôi dài đã tuyệt chủng khác. Vẹt đuôi dài St. Croix là một trong 13 loài vẹt đuôi dài đã tuyệt chủng được cho là đã sống trên các đảo Caribe. Các loài vẹt Macaws thường xuyên được con người vận chuyển một quãng đường dài trong thời tiền sử và lịch sử, vì vậy không thể biết liệu các loài chỉ được biết đến từ xương hoặc tài liệu là bản địa hay nhập khẩu. Phân loại Năm 1934, nhà khảo cổ học Lewis J. Korn (làm việc tại Bảo tàng Thổ dân châu Mỹ) đã khai quật một midden bếp (bãi chứa rác thải sinh hoạt) tại một địa điểm gần Concordia trên bờ biển phía tây nam của St. Croix, một trong Quần đảo Virgin ở biển Caribe. Đĩa đệm nằm cách bãi biển và độ sâu của nó vào khoảng . Xương của động vật có vú, chim, rùa và cá được lấy từ đáy của điểm khai quật, với xương chim tập trung ở tầng giữa. Không thể xác định tuổi chính xác của vật liệu, nhưng vì không tìm thấy đồ vật có xuất xứ từ châu Âu trong kho, nên nó được cho là tiền Columbia, từ 500 đến 800 năm tuổi. 23 loài chim được đại diện trong số xương được bảo quản tốt, một số loài đã tuyệt chủng. Vào năm 1937, nhà điểu học Alexander Wetmore đã xác định được một số loài trong số những xương này, bao gồm một tibiotarsus (xương cẳng chân bên trái) của một vẹt đuôi dài chưa trưởng thành, điều này thật bất ngờ vì trước đó không có loài chim nào như vậy được biết đến từ St. Croix. Wetmore đã biến tibiotarsus thành mẫu định danh của một loài vẹt đuôi dài mới, mà ông đặt vào chi Ara, là Ara autocthones. tên cụ thể là từ Tiếng Hy Lạp cổ αὐτόχθων (autochthon), có nghĩa là thổ dân hoặc thổ dân. Holotype được đặt cùng với các xương khác được tìm thấy tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Hoa Kỳ, được xếp vào danh mục USNM 483530. Mặc dù nhiều loài vẹt đuôi dài khác đã tuyệt chủng đã được mô tả từ Caribe chỉ dựa trên các tài liệu cũ, nhưng chỉ khác loài được mô tả dựa trên các di tích vật lý vào thời điểm đó là vẹt đuôi dài Cuba (Ara ba màu), được biết đến từ da. Mặc dù Wetmore thừa nhận rằng có nhiều điều không chắc chắn đang xoay quanh bộ xương, đặc biệt là liên quan đến mối quan hệ của nó với các loài vẹt đuôi dài Caribe khác, nhưng ông cho rằng việc chỉ định nó là một loài mới là phù hợp. Tham khảo Ara Tuyệt chủng thế Holocen Chim Puerto Rico
wiki
José Fernandez (1775-1838), tên Việt Nam là Hiền, là một linh mục thuộc Dòng Đa Minh, được Giáo hội Công giáo Rôma tôn phong Hiển Thánh vào năm 1988. Ông sinh ngày 3 tháng 12 năm 1775 tại Giáo phận Avila, vương quốc Tây Ban Nha. Ông khấn lần đầu dòng Đa Minh ở tuổi 27 tại Tu viện Thánh Phaolô và tiếp tục học thần học tại học viện của dòng. Sau khi thụ phong linh mục, ông gia nhập Tỉnh hạt Rất Thánh Mân Côi ở Philippin nên đáp tàu đến Manila. Ngày 18 tháng 2 năm 1806, một chiếc thuyền Anh quốc đưa ông cập bến Cửa Hàn, Đà Nẵng, thời Gia Long. Ông học tiếng bản xứ và nhận tên Việt là Hiền. Ông nhận bài sai phục vụ giáo xứ Kiên Lao, đảm nhiệm Giám đốc Đại chủng viện và Bề Trên Tiểu chủng viện Ninh Cường. Cuối năm 1837, ông bị bắt. Quan khuyên ông bỏ đạo, đạp lên Thánh Giá, ông đáp: "Tôi đến đây không phải để phục vụ vua chúa trần gian này mà chỉ để rao giảng Đạo Đức Chúa Trời thôi". Trưa ngày 24 tháng 7 năm 1838, ông bị trảm quyết.'' Chú thích Tham khảo Tử đạo Kitô giáo Thánh Công giáo Việt Nam
wiki
Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại (tiếng Anh: College Of Foreign Economic Relation) là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực từ bậc cao đẳng trở xuống. Trường trực thuộc Bộ Công thương được thành lập theo quyết định số 48/TTg ngày 24/01/1997 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 0883/BTM-QĐ ngày 07/03/1997 của Bộ Thương mại. Trường đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm khoa học công nghệ phục vụ công tác đào tạo, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong ngành thương mại và xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp giáo dục đào tạo của quốc gia. Chất lượng đào tạo Đội ngũ giảng viên Tính đến tháng 11 năm 2017, trường có 359 giảng viên. Trong đó có 2 phó Giáo sư, 9 tiến sĩ, 129 thạc sĩ và 120 giảng viên có trình độ đại học. Ban Giám Hiệu Hiệu trưởng: PGS.TS. Nguyễn Đức Minh Phó Hiệu trưởng: TS. Lê Phú Hào Ths. Phan Thành Nguyên Ths. Lê Ngọc Trung Quá trình hình thành & phát triển Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại được nâng cấp từ Trường Kinh tế Đối ngoại Trung ương, là Trường được hợp nhất từ các trường qua những giai đoạn Tháng 12/1976: Trường Trung học Vật tư II được thành lập theo quyết định số 1058/VT-QĐ ngày 28/12/1976 Tháng 09/1976: Trường Trung học Thương nghiệp Cần Thơ được thành lập theo quyết định số 26/TN-QĐ ngày 05/09/1976 Tháng 04/1977: Trường Trung học Ngoại thương được thành lập sau được đổi tên thành Trường Kinh tế Đối ngoại Tháng 11/1990: Trường Trung học Thương mại Trung ương III được thành lập theo quyết định số 1100/TN/QĐ, ngày 24/11/1990 trên cơ sở hợp nhất các trường: Trung học Thương nghiệp Cần Thơ, Trung học Thương nghiệp Thủ Đức và Trung học Vật tư II Tháng 12/1995: Trường Trung học Thương mại Trung ương III hợp nhất với trường Kinh tế Đối ngoại thành Trường Kinh tế Đối ngoại Trung ương Tháng 01/1997: Trường Kinh tế Đối ngoại Trung ương được nâng cấp lên Cao đẳng với tên là Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại theo quyết định số 48/TTg ngày 24/01/1997 Cơ cấu tổ chức Phòng ban Phòng Đào tạo Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Công tác chính trị và Quản lý Sinh viên Phòng Tài chính Kế toán Phòng Đầu tư quản trị Phòng Thanh tra Phòng Quản lý thiết bị Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng Phòng Quản lý Khoa học & Nghiên cứu phát triển Khoa Khoa Thương mại Quốc tế Khoa Quản trị Kinh doanh Khoa Tài chính - Kế toán Khoa Ngoại ngữ Bộ môn trực thuộc BGH Bộ môn Khoa học cơ bản Bộ môn Lý luận Chính trị Trung tâm Trung tâm Thông tin & Đảm bảo chất lượng Trung tâm Kết nối doanh nghiệp Trung tâm Tư vấn Dịch vụ Đầu tư & Thương mại (ITSCC) Trung tâm Ngoại ngữ Tin học Kinh tế Đối ngoại (COFERLIT) Cơ sở Cơ sở Cần Thơ Các bậc đào tạo Trường đang đào tạo các bậc I. Bậc Cao đẳng Gồm các chuyên ngành Kinh doanh Xuất nhập khẩu Logistics Quốc tế Quản trị Doanh nghiệp Quản trị Kinh doanh Xăng dầu Marketing Thương mại Quản trị Kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn Kinh doanh Thương mại Điện tử Tin học quản lý Kế toán Doanh nghiệp Tài chính Doanh nghiệp Tiếng Anh Thương mại. II. Bậc Trung cấp chuyên nghiệp Gồm các chuyên ngành Nghiệp vụ Kinh doanh Xuất nhập khẩu Nghiệp vụ Kinh doanh Thương mại Nghiệp vụ Kinh doanh Xăng dầu Nghiệp vụ Kinh doanh Nhà hàng - Khách sạn Quản lý Siêu thị Kế toán Doanh nghiệp. III. Bậc Nghề Gồm các nghề Công nhân Kỹ thuật Xăng dầu Nhân viên mua bán hàng Nhân viên chế biến sản phẩm ăn uống. IV. Bồi dưỡng - Tại chức Bồi dưỡng Cán bộ công chức ngành Thương mại và CBCNV các doanh nghiệp với các lớp: Nghiệp vụ Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bảo hiểm - Vận tải Ngoại thương Tín dụng và thanh toán Quốc tế Luật Thương mại, Luật áp dụng trong Ngoại thương Hội nhập Kinh tế Quốc tế Nghiệp vụ Quản lý Thị trường Sỡ hữu công nghiệp Kế toán trưởng Cửa hàng trưởng Công nhân kỹ thuật xăng dầu và khí hóa lỏng Nhân viên mua bán hàng, Chế biến sản phẩm ăn uống, Lễ tân, Phục vụ nhà hàng Khách sạn Tin học Anh văn Thương mại Nâng bậc nghề: Công nhân Xăng dầu, Phục vụ Nhà hàng khách sạn... V. Liên kết Trường cũng thực hiện tốt các hoạt động hợp tác quốc tế, hội thảo khoa học, duy trì mối quan hệ với các trường đại học trong và ngoài nước đã được ký kết. Hiện trường đang liên kết, hợp tác đào tạo với các trường, trung tâm như: William Jessup University (US) University of Victoria (Australia) Meiho University (Taiwan) Assumption University (Thailand) University of Asia and the Pacific (Philippines) Lyceum of the Philippines University Marie-Victoria College (Canada) ĐH Kinh Tế TP.HCM (hợp tác chiến lược trên 3 lĩnh vực: hợp tác quốc tế, hợp tác đào tạo và hợp tác về chuyên môn), ĐH Thương mại (đào tạo các lớp chuyên đề nâng cao, tổ chức hội thảo khoa học quốc tế, hệ Vừa làm vừa học, Hệ liên thông từ CĐ lên ĐH với các chuyên ngành: quản trị doanh nghiệp thương mại, Kế toán doanh nghiệp thương mại, Marketing quốc tế); Viện nghiên cứu phát triển và đào tạo nhân lực Đông Nam Á… Cơ sở đào tạo và cơ sở vật chất Trụ sở chính Địa chỉ: 287 Phan Đình Phùng, P.15, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: (028)38 446 320 – (028)38 459 971 Fax: (028)38 421 106 Email: cofer@cofer.edu.vn Được trang bị các điểm truy cập internet không dây (wifi). Quận 5, TPHCM  Địa chỉ: 81 Trần Bình Trọng. P.1, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: (028)39 234 363 – (028)39 234 078 Được trang bị thư viện, 04 phòng máy tính với 220 máy nối mạng, các phòng thực hành nghiệp vụ và các điểm truy cập internet không dây (wifi). Quận Phú Nhuận, TPHCM  Địa chỉ: 269 Phan Xích Long, P.2, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: (028)38 446 516 Được trang bị các điểm truy cập internet không dây (wifi). Quận 9, TPHCM  Địa chỉ: 106A Đại lộ 3, Phường Phước Bình, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: (028)37 314 064 Được trang bị 03 phòng máy tính với 100 máy nối mạng, các phòng thực hành nghiệp vụ và các điểm truy cập internet không dây (wifi). Bình Thủy, Cần Thơ Địa chỉ: Số 8 Lê Hồng Phong, Phường Trà An, Quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Điện thoại: (0292)2 212 440 – (0292)3 841 257 Fax: (0292)3 841 257 Email: cosocantho@cofer.edu.vn Được trang bị thư viện, 01 phòng máy tính với 35 máy nối mạng, các phòng thực hành nghiệp vụ và các điểm truy cập internet không dây (wifi). Chú thích Liên kết ngoài Xem thêm Đại học và cao đẳng kinh tế Việt Nam Trường đại học và cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh Trường đại học và cao đẳng tại Cần Thơ Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại
wiki
, được biết đến nhiều hơn với bí danh Megwin, là một YouTuber và diễn viên hài người Nhật. Megwin là một trong những blogger YouTube giàu nhất trên YouTube Nhật Bản, có 969.962 lượt đăng ký theo dõi kênh tính đến ngày 14 tháng 6 năm 2019. Sekine bắt đầu làm hài kịch trực tiếp trước khi chuyển sang YouTube vào năm 2005, nơi anh phát hành video mỗi ngày trong 10 năm cùng với nhiều bạn bè khác nhau và nhân viên của mình. Năm 2011, anh đăng ký công ty riêng mang tên . Anh còn hợp tác với công ty Tanita và tổ chức các buổi diễn thuyết về "Hollywood Số" mới. Năm 2013, Sekine phát hành cuốn sách đầu tiên có tựa đề . Kênh của Sekine trước đây bao gồm bốn thành viên cốt lõi: Bandy, Falcon, Meteo và Megwin. Một video được đăng lên YouTube vào ngày 14 tháng 10 năm 2018 thông báo rằng Bandy sẽ rời khỏi Megwin TV. Bandy tự dựng kênh YouTube riêng cùng với vợ. Falcon và Meteo cũng ngừng xuất hiện trên Megwin TV, mặc dù không có thông báo chính thức về sự ra đi của họ. Họ đã ngừng xuất hiện trong các video vào khoảng tháng 12 năm 2018. Họ còn bắt đầu gầy dựng kênh riêng của mình cùng nhau. Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức của MEGWIN TV Hồ sơ chính thức của MEGWIN trên Twitter Hồ sơ chính thức của MEGWIN trên Facebook Hồ sơ chính thức của MEGWIN trên Instagram Sinh năm 1977 Nhân vật còn sống YouTuber hài YouTuber Nhật Bản Diễn viên hài Nhật Bản Người Yokosuka, Kanagawa Người nổi tiếng trên mạng Người nổi tiếng trên mạng Nhật Bản Kênh YouTube liên quan đến hài kịch
wiki
Ải mỹ nhân là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Hãng phim Xuân Phước do Xuân Phước làm đạo diễn. Phim phát sóng vào lúc 20h00 từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần bắt đầu từ ngày 20 tháng 8 năm 2016 và kết thúc vào ngày 29 tháng 9 năm 2016 trên kênh THVL1. Nội dung Ải mỹ nhân lấy bối cảnh những năm đầu thế kỷ 20, xoay quanh câu chuyện gia đình ông Hội đồng Thanh (NSƯT Thanh Điền) giàu có nổi tiếng đất Cù Lao, có bốn bà vợ gồm bà Cả (Thiên Hương), bà Hai (Đan Thy), bà Tư (Dương Cẩm Lynh) với những cảnh tình éo le, nhiều khúc mắc rắc rối, mâu thuẫn, yêu, ghét, hận thù… Diễn viên NSƯT Thanh Điền trong vai Hội Đồng Thanh NSƯT Công Ninh trong vai Ông Thời Dương Cẩm Lynh trong vai Phụng Kiều Lương Thế Thành trong vai Hai Sanh Thúy Diễm trong vai Lụa Diệp Bảo Ngọc trong vai Mai Thiên Hương trong vai Bà Cả Huy Cường trong vai Bình Đan Thy trong vai Bà Hai Quách Cung Phong trong vai Lợi Trương Hải Vân trong vai Bà Ba Uyên Trinh trong vai Bà Lặt Thanh Hiền trong vai Bà Năm Bích Duyên trong vai Sen Trần Phương trong vai Tèo Cùng một số diễn viên khác.... Ca khúc trong phim Bài hát trong phim là ca khúc "Nước lớn nước ròng" do Vũ Quốc Bình sáng tác và NSƯT Hồ Thanh Danh thể hiện. Tham khảo Liên kết ngoài Ải mỹ nhân trên Hãng phim Xuân Phước Ải mỹ nhân trên THVLi Phim truyền hình Việt Nam phát sóng trên kênh THVL1 Phim truyền hình Việt Nam ra mắt năm 2016
wiki
Mô hình trường học mới Việt Nam hay VNEN là một dự án thí điểm về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục Việt Nam. Lịch sử Mô hình Trường học mới (tiếng Tây Ban Nha là Escuela Nueva) xuất phát từ Colombia giữa những năm 1970. Người xây dựng và phát triển mô hình này là bà Clara Victoria Colbert, con gái của nhà giáo lãnh đạo một trường trường sư phạm và một sĩ quan hải quân Mỹ, cùng với Beryl Levinger, một nhà giáo dục người Mỹ và Oscar Mogollón, hiệu trưởng một trường "thực nghiệm" ở Pamplona, Colombia. Sau khi tốt nghiệp Đại học Stanford, Clara Victoria Colbert về nước và làm việc tại Bộ Giáo dục Colombia. Bà nhận thấy, nếu không có một nền giáo dục cơ bản, không hy vọng thay đổi được tương lai. Bà đã làm việc với Oscar Mogollón, hiệu trưởng một trường "thực nghiệm" ở Pamplona, Colombia để xây dựng một môt hình giáo dục cho phép mỗi học sinh trong lớp ghép có thể làm việc theo tốc độ của riêng mình, đồng thời kết hợp thực hành các hoạt động, và ứng dụng vào thực tế các khái niệm trừu tượng một cách dân chủ và hợp tác. Colbert đã dành 40 năm để truyền bá mô hình giáo dục này. Nó hiện được sử dụng ở khoảng 20.000 trường học nông thôn ở Colombia và 19 quốc gia trên toàn thế giới. Mô hình VNEN Bắt đầu từ năm học 2012-2013, Bộ giáo dục đào tạo Việt Nam chính thức triển khai Phương pháp giáo dục VNEN ở 1.447 trường tiểu học. Dự kiến, dự án GPE-VNEN do Quỹ hỗ trợ giáo dục toàn cầu (Global Partnership for Education - GPE) tài trợ cho VN nghiên cứu, vận dụng để triển khai, ủy thác qua Ngân hàng Thế giới (World Bank); UNESCO tại VN là cơ quan giám sát và điều phối cùng một số đối tác phát triển giáo dục tại VN, được thực hiện ở cấp tiểu học kết thúc vào cuối tháng 5 năm 2016. Từ 1.447 trường thuộc dự án, theo từng năm học, số trường tiểu học tự nguyện áp dụng mô hình VNEN (không có sự hỗ trợ kinh phí của dự án) không ngừng tăng lên. Năm học 2013 - 2014 tăng thêm 257 trường ở 20 tỉnh, thành; năm học 2015 - 2016 có 1.039 trường ở 31 tỉnh, thành phố và năm học 2015 - 2016 có tất cả 2.730 trường (ở 53 tỉnh, thành) tự nguyện áp dụng mô hình, nâng tổng số trường áp dụng VNEN lên 4.177 trường, chiếm gần 30% tổng số trường tiểu học trong toàn quốc. Ngày 18 tháng 8 năm 2016, Bộ GD-ĐT đã có công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH gửi các địa phương về việc triển khai phương pháp giáo dục này từ năm học 2016-2017. Kết quả Thời gian đầu triển khai, mô hình trường học mới VNEN cũng đã đạt được một số thành công và có phản hồi tích cực. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, mô hình trường học mới VNEN đã đem lại nhiều kết quả khả quan, giúp nâng cao chất lượng thầy - trò, nhà trường thông qua học tập tích cực và hợp tác. Tuy nhiên sau vài năm áp dụng, mô hình VNEN bắt đầu nảy sinh nhiều bất cập. Từ năm học 2017-2018 việc áp dụng mô hình trường học mới có sự phân hóa rõ rệt, trong khi nhiều địa phương quyết định dừng áp dụng mô hình đào tạo này thì vẫn có nhiều địa phương áp dụng thành công và đánh giá cao mô hình này. Trong hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 bậc tiểu học, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các Sở GD-ĐT phải rà soát lại, nếu trường nào chưa đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất thì dừng triển khai Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN). Với những người phản đối, dự án mô hình VNEN đã được coi là thất bại từ năm học 2018, nguyên nhân được cho là do sự thiếu chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tập huấn giáo viên... Ngược lại, với những người ủng hộ mô hình này, việc triển khai vẫn được coi là rất thành công, được sự ủng hộ của cả giáo viên lẫn phụ huynh học sinh, nguyên nhân những địa phương ngừng áp dụng được cho là do ngại thay đổi, tư duy bảo thủ. Năm học 2018, Bộ giáo dục đào tạo buộc phải giải trình nguyên nhân bộ sách giáo khoa VNEN giá quá cao với Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sau khi có kết quả khảo sát một số nội dung trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2012-2017 của Ủy ban. Cho đến nay, việc triển khai mô hình này không còn bắt buộc và vẫn được một số ít địa phương vẫn tiếp tục duy trì và áp dụng. Xem thêm Chương trình giáo dục phổ thông mới Cải cách giáo dục ở Việt Nam Tham khảo Đọc thêm Enhancing School Quality in Vietnam through Participative and Collaborative Learning World Bank (2017) The reproduction of ‘best practice’: Following Escuela Nueva to the Philippines and Vietnam International Journal of Educational Development (2018) Hệ thống giáo dục Việt Nam Giáo dục Việt Nam Lịch sử giáo dục Vấn đề giáo dục Cải cách giáo dục tại Việt Nam
wiki
Thông thường, cái dốt do thất học được mọi người dễ dàng thông cảm; còn cái dốt của học trò thì chỉ đáng chê trách, chứ không đáng cười. Người xưa nói:“ Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Thế nhưng trong cuộc sống, nhiều người lại có thói “xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”. Vì thế mà cha ông ta đã sáng tác ra những câu truyện cười truyện ngụ ngôn để phê phán theo một cách hài hước, trong số đó truyện cười Tam đại con gà là một câu truyện khá phổ biến hướng đến sự châm biếm đả kích vào một anh học trò loại người “dài lưng tốn vải ăn no lại nằm”. Anh ta học hành dốt nát nhưng lại có tính khoe khoang đi đâu cũng ra vẻ cũng lên mặt “văn hay chữ tốt”. Cái xấu cái tốt càng che đậy càng dễ lộ ra kệch cỡm và đáng cười hơn rất nhiều lần. “Tam đại con gà” là câu truyện dân gian ngắn có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ kể về những sự việc hành vi tự nhiên của con người với tính chất giải trí. Câu chuyện thu hút người đọc ở các tình huống khó xử khác nhau trong truyện dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ hay tới bất ngờ khác và tiếng cười vang lên khi tình huống cuối cùng khép lại. Mấu chốt của câu chuyện chính là ông thầy được mời về gõ đầu trẻ.Bi kịch đã bắt đầu từ đó và khiến ông thầy không thể xoay xở được.Bắt đầu là việc nhận biết mặt chữ.Thầy đồ đi dạy học trò nhưng “thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối quá học trò lại hỏi gấp,thầy cuống nói liều”. Thầy gặp chữ “kê” mà cũng không biết là chữ gì nên nói bừa “dủ dỉ là con dù dì”. Đọc chữ kê thành dủ dỉ, rồi giảng bậy dủ dỉ là con dù dì quả là thầy đã đi đến chỗ tận cùng liều lĩnh và tận cùng của sự dốt nát thảm hại. Dủ dỉ đâu phải chữ Hán? Và trên đời làm gì có con vật nào tên là dủ dỉ, dù dì? Như vậy là thầy vừa dốt Kiến thức sách vở, lại vừa dốt kiến thức thực tế. Người đọc đọc đến đây phải bật cười ngạc nhiên trước “trình độ” của “ông thầy kì quặc này. Tình huống thứ hai là thầy cũng khôn, sợ nhớ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ. Thầy liều lĩnh khi dạy trẻ nhưng lại thận trọng trong việc giấu dốt, dùng cái láu cá vặt để gỡ và giấu nhẹm cái dốt của mình. Tạm thời, sự láu cá ấy cứu được thầy nhưng thực ra nó càng đẩy nhanh thầy vào ngõ cụt. Thầy khấn hỏi Thổ Công của gia chủ để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì ” không. Lẽ ra, không biết thì thầy phải tìm sách mà học, tìm người mà hỏi. Nhưng chuyện không có cái lẽ ra ấy. Tình huống này làm cho mâu thuẫn phát triển lên tới điểm đỉnh. Nhân vật Thổ Công xuất hiện khiến cho ý nghĩa phê phán và nghệ thuật trào phúng của truyện càng sinh động, sâu sắc. Như một mũi tên bắn trúng hai đích, truyện “khèo” cả Thổ Công vào với thầy mà chế giễu. Té ra thần thánh tưởng là thiêng liêng mà cũng dốt. Cái dốt ấy thể hiện ở chi tiết thầy đổ xin ba đài âm dương, Thổ Công cho được cả ba. Như vậy là Thổ Công đồng ý với thầy đồ chữ ấy đúng là dù dì. Thế là thầy đồ vững bụng, không sợ nữa mà đắc chí lắm… bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì… Với chi tiết ấy, cái dốt của thầy đã được khuếch đại lên gấp nhiều lần Tình huống thứ tư nằm ở phần kết thúc truyện. Khi thầy đồ bộc lộ đến tận cùng sự ngoan cố của thói giấu dốt thì cũng là lúc tiếng cười bật lên. Sự tin tưởng mù quáng vào thần thánh đã đưa thầy đến cuộc chạm trán bất ngờ với chủ nhà. Cái dốt nát của thầy đã bị lật tẩy. Lúc này, thầy đã tự nhận thức được sự dốt nát của mình và thầm trách Thổ Công: Mình đã dốt, Thổ Công nhà nó cũng dốt nữa. Tác giả dân gian đã không hề đi sâu vào nội tâm nhân vật, nhưng chỉ với một câu trong suy nghĩ của anh học trò này đã gây ra tiếng cười hài hước cho người đọc. Vốn “vụng chèo khéo chống”, thầy vẫn cố gượng gạo giấu dốt bằng cách giải nghĩa quanh quẩn rất buồn cười. Không ngờ chữ dủ dỉ vô nghĩa mà lại được thầy tìm ra lắm nghĩa đến thế. Cách chống chế của thầy nhằm mục đích giấu dốt và thầy vẫn ra vẻ ta đây hay chữ, trái ngược với sự tự nhận thức về mình lúc trước. Chính sự trái ngược này đã tạo ra tiếng cười trào phúng hả hê. Truyện khai thác cả vần điệu, cả yếu tố thứ bậc trong tam đại con gà mà chế giễu, chọc cười: Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà. Yếu tố bất ngờ nhất của chuyện khép lại thì cũng là lúc tiếng cười phê phán vang lên không dứt. Câu chuyện ngắn gọn khai thác từ những chi tiết, khía cạnh sâu sắc để vấn đề xoay quanh một chữ kê nhưng đã vẽ ra được chân dung thảm hại của nhân vật thầy đồ đáng phê phán. Sự phê phán nằm trong tiếng cười chính là một bài học cho người đời về vấn đề học thức của mỗi người, không biết thì hỏi, không cần che dấu để rồi dấu đầu hở đuôi làm trò cười cho thiên hạ.
vanhoc
"Bleed It Out" là một bài hát của ban nhạc rock người Mỹ Linkin Park. Bài hát được phát hành làm đĩa đơn thứ 2 trong album phòng thu thứ 3 của họ, Minutes to Midnight. Đĩa đơn được phát hành vào ngày 17 tháng 8 năm 2007. Vào ngày 30 tháng 7 năm 2007, video âm nhạc của bài đã được chiếu trên MTV Đức và MTV Châu Á, cũng như đã được công chiếu lần đầu tại Canada thông qua chương trình Đếm ngược của kênh Muchmusic và trang web phát video trực tuyến MuchAxs của họ. Bài hát này đã đạt hạng 44 trên danh sách 100 bài hát hay nhất năm 2007 của Rolling Stone. Bài hát này cũng đạt hạng 83 trên danh sách Top 100 Hits năm 2007 của MTV châu Á. Hoàn cảnh "Bleed It Out" là ca khúc đầu tiên trong số 2 ca khúc của album có phần rap của Mike Shinoda, ca khúc còn lại là "Hands Held High". Đây cũng là ca khúc thứ 2 trong số 3 ca khúc của album có chứa ngôn từ tục tĩu (ngoài "Given Up" và "Hands Held High"). Cấu trúc của "Bleed It Out" tương tự như bản hit trước đó của ban nhạc, "Faint", đó là cả hai đều có độ dài khá ngắn, có chứa những câu rap, một đoạn điệp khúc và bridge, và cả hai bài đều nói về sự thất vọng. Đoạn guitar riff chính của "Bleed It Out" lặp lại xuyên suốt phần lớn bài hát là do tay guitar Brad Delson đã chơi sai một nốt. Cũng vì vậy mà tiêu đề ban đầu của bài là "Accident" ("Tai nạn"). Theo tập sách album, bài hát chủ yếu là kết quả của việc cả ban nhạc "tận hưởng quá trình" thực hiện album. Ngoài ra, Mike Shinoda nói rằng phần lời của ca khúc này rất khó để hoàn thiện, vì ông đã viết lại lời cho bài hát này khoảng một trăm lần (được nhắc đến trong câu đầu tiên của bài hát: "Here we go for the hundredth time", tạm dịch là "Chúng ta chơi lần thứ 100 trăm nào") cho đến khi ban nhạc hài lòng với kết quả. Bài hát là ca khúc ngắn nhất trong Minutes to Midnight, ngoài bản nhạc cụ mở bài, "Wake". Tuy nhiên, trong các buổi biểu diễn trực tiếp, phần bridge của bài hát thường được mở rộng bằng phần độc tấu trống của Rob Bourdon. Nó được biểu diễn trực tiếp lần đầu tiên trong buổi biểu diễn tại Webster Hall ở Thành phố New York vào ngày 11 tháng 5 năm 2007. Các buổi biểu diễn trực tiếp đáng chú ý khác của bài hát bao gồm khi nó được biểu diễn ở Tokyo vào ngày 7 tháng 7 năm 2007 và được phát sóng trong Live Earth, The Concerts for a Climate in Crisis, cũng như khi nó được biểu diễn vào một tập của Saturday Night Live vào ngày 12 tháng 5 năm 2007. Linkin Park cũng đã trình diễn bài hát tại Lễ trao giải MTV Video Music năm 2007, với phần mở bài hip-hop được thêm vào của Timbaland. Video âm nhạc Video âm nhạc của bài hát được đạo diễn bởi Joe Hahn và được công chiếu vào ngày 31 tháng 7 năm 2007 trên kênh MTV Đức. Video âm nhạc được công chiếu lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 8 năm 2007 suốt cả ngày trên "Unleashed" của MTV2. Nó cũng có buổi ra mắt trên TRL cùng ngày với "Unleashed" của MTV2. Nó ra mắt ở vị trí thứ 27 trên Countdown của Muchmusic vào ngày 3 tháng 8. Video được xướng tên là video Rock số 1 của Muchmusic năm 2007 trong chuỗi chương trình đặc biệt Holiday Wrap hàng năm của họ. Ngoài ra, tại Giải thưởng Video ManyMusic 2008, "Bleed It Out" đã giành được giải Video Quốc tế xuất sắc nhất - Nhóm. Warner Bros. Records đã phát hành một video trực tiếp của "Bleed it Out" độc quyền trên kênh YouTube của họ. Video trực tiếp được quay tại Nhật Bản vào ngày 7 tháng 7 năm 2007, khi Linkin Park đang biểu diễn trong buổi hòa nhạc Live Earth. Phiên bản này được Warner Records kiểm duyệt các từ "fuck" và "noose" ("thòng lọng" - gây liên tưởng đến việc tự tử). Các phiên bản lấy từ các mạng như NBC và MSN có lời bài hát chưa được kiểm duyệt. Tính đến tháng 2 năm 2021, bài hát đã có 110 triệu lượt xem trên YouTube. Phiên bản đã chỉnh sửa Trên phiên bản chỉnh sửa ít sử dụng ngôn từ tục tĩu hơn, tuy nhiên từ "thòng lọng" đã được kiểm duyệt trên MTV và VH1, nhưng không phải trên phiên bản chỉnh sửa của album hoặc chỉnh sửa trên đài phát thanh. Doanh số thương mại Bài hát đã xếp hạng trong các bảng xếp hạng âm nhạc ngay cả trước khi phát hành chính thức. Bài hát đạt vị trí 52 trên Billboard US Hot 100 và 54 trên Billboard Pop 100. Bài hát là đĩa đơn xếp hạng đầu tiên của ban nhạc trên Modern Rock Tracks không đạt được vị trí số 1 kể từ "Pts.Of.Athrty" vào năm 2002. Tuy nhiên nó đã giữ vị trí số 2 trên bảng xếp hạng trong 9 tuần liên tiếp sau đó, để rồi bị thay thế bởi Never Too Late của Three Days Grace, bị từ chối vị trí số 1 bởi "The Pretender" của Foo Fighters. Nó cũng đạt hạng 3 trên bảng xếp hạng Mainstream Rock Tracks. Tính đến tháng 6 năm 2014, "Bleed It Out" đã bán được hơn 1.920.000 bản tại Mỹ, trở thành đĩa đơn bán chạy thứ 7 mọi thời đại của ban nhạc tại Mỹ. Danh sách ca khúc Xếp hạng Bảng xếp hạng hàng tuần Bảng xếp hạng cuối năm Chứng nhận Tham khảo Đĩa đơn của Warner Bros. Records Bài hát sản xuất bởi Rick Rubin Đĩa đơn năm 2007 Bài hát năm 2007 Bài hát của Linkin Park Sử dụng Certification Table Entry cho United States Sử dụng Certification Table Entry cho United Kingdom Bài hát sáng tác bởi Mike Shinoda
wiki
Trong Tân Ước, sự kiện Giêsu đến hội đường Caphácnaum đánh dấu sự khởi đầu sứ vụ giảng đạo của ông. Tại đây, ông đã thực hiện việc trừ quỷ được trình thuật lại trong Phúc âm Mark 1:21-28 và Phúc âm Luca 4:31-37. Theo các sách Phúc Âm này, trong ngày Sabbath, Giêsu và các môn đệ của ông đã đến Caphácnaum để bắt đầu giảng dạy. Mọi người ngạc nhiên trước lời dạy của ông, bởi vì ông đã giảng dạy như một trong những người có thẩm quyền, chứ không phải là một giảng viên luật pháp. Lúc đó, có một người đàn ông bị thần ô uế trong hội đường kêu lên: "Ông Giêsu Nazareth, chuyện chúng tôi can gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!". Nhưng Giêsu nghiêm khắc nói với người này: "Câm đi, hãy xuất khỏi người này!". Quỷ vật vã người đàn ông dữ dội và thét lên xuất khỏi ông ta. Mọi người chứng kiến đều ngạc nhiên và tự hỏi nhau "Lời ấy là thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất!". Tin tức về Giêsu nhanh chóng lan đi khắp trên toàn xứ Galilê. Chú thích Câu chuyện trong Tân Ước Trừ tà Phép lạ của Chúa Giêsu
wiki
Ma mới là một người đang học năm đầu tiên tại một cơ sở giáo dục, thường là trường phổ thông hoặc sau phổ thông. Đối với môi trường Đại học – Cao đẳng, người ta thường gọi là sinh viên năm nhất. Khối Ả Rập Ở nhiều nước trong khối Ả Rập, học viên năm nhất được gọi là "Ebtidae" (Pl. Mubtadeen), dịch sang tiếng Ả Rập của từ "người mới học". Hoa Kỳ Ma mới () thường được sử dụng như một thành ngữ tiếng Anh Mỹ để chỉ đến người mới bắt đầu hay đang học việc, chỉ đến những người ngây thơ, khờ dại, chỉ đến nỗ lực ban đầu, trường hợp đối tượng đầu tiên, hoặc chỉ đến học sinh, sinh viên đang theo học năm đầu tiên của cấp học (thường là bậc phổ thông hoặc Đại học - Cao đẳng). Xem thêm Ma cũ bắt nạt ma mới Học viên năm hai hay sinh viên năm hai Học viên năm ba hay sinh viên năm ba Học sinh cuối cấp hay sinh viên năm cuối Tân binh hay lính mới Người mới hay chiếu mới Tham khảo Liên kết ngoài Giáo dục theo giai đoạn Giáo dục theo năm học Học sinh Sinh viên Người mới
wiki
Tegafur là một tiền chất hóa trị liệu của 5-fluorouracil (5-FU) được sử dụng trong điều trị ung thư. Nó là một thành phần của thuốc kết hợp tegafur/uracil. Khi được chuyển hóa, nó trở thành 5-FU. Nó đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1967 và được chấp thuận cho sử dụng y tế vào năm 1972. Sử dụng trong y tế Là một tiền chất của 5-FU, nó được sử dụng trong điều trị các bệnh ung thư sau: Dạ dày (khi kết hợp với gimeracil và oteracil) Vú (với uracil) Túi mật Phổi (cụ thể là ung thư biểu mô tuyến, điển hình là với uracil) Trực tràng (thường khi kết hợp với gimeracil và oteracil) Đầu và cổ Gan (với uracil) Tụy Nó thường được dùng kết hợp với các loại thuốc làm thay đổi tính khả dụng sinh học và độc tính của nó như gimeracil, oteracil hoặc uracil. Các tác nhân này đạt được điều này bằng cách ức chế enzyme dihydropyrimidine dehydrogenase (uracil/gimeracil) hoặc orotate phosphoribosyltransferase (oteracil). Tác dụng phụ Các tác dụng phụ chính của tegafur tương tự như fluorouracil và bao gồm ức chế tủy, nhiễm độc thần kinh trung ương và nhiễm độc đường tiêu hóa (đặc biệt là tiêu chảy). Nhiễm độc đường tiêu hóa là tác dụng phụ giới hạn liều của tegafur. Nhiễm độc thần kinh trung ương phổ biến hơn với tegafur so với fluorouracil. Dược động học Enzyme dihydropyrimidine dehydrogenase (DPD) chịu trách nhiệm giải độc chuyển hóa fluoropyrimidine, một nhóm thuốc bao gồm 5-fluorouracil, capecitabine và tegafur. Các biến thể di truyền trong gen DPD (DPYD) có thể dẫn đến giảm hoặc không có hoạt động DPD, và các cá nhân dị hợp tử hoặc đồng hợp tử cho các biến thể này có thể bị thiếu DPD một phần hoặc hoàn toàn; ước tính 0,2% cá nhân bị thiếu DPD hoàn toàn. Những người bị thiếu hụt DPD một phần hoặc toàn bộ có nguy cơ tăng độc tính nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong khi điều trị bằng fluoropyrimidine; ví dụ về độc tính bao gồm ức chế tủy, nhiễm độc thần kinh và hội chứng chân tay. Cơ chế hoạt động Nó là một tiền chất của 5-FU, là một chất ức chế tổng hợp thymidylate. Dược động học Nó được chuyển hóa thành 5-FU bởi CYP2A6. Bản đồ đường dẫn tương tác [[Tập tin: [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[]] [[<div style="display:block; width:44px; height:12px; overflow:hidden; position:relative; left:72.0px; top:103px; background:transparent; border:4px black solid"></div>]]|{{{bSize}}}px|alt=Fluorouracil (5-FU) Activity edit]] Fluorouracil (5-FU) Activity edit Xem thêm Tegafur/uracil Tegafur/gimeracil/oteracil Tham khảo
wiki
Đồ thị vô hướng là một đồ thị mà các cạnh của nó không có hướng. Mỗi cạnh luôn là một mối quan hệ hai chiều, và mỗi cạnh có thể được duyệt qua theo hai hướng. Đồ thị có hướng là trường hợp ngược lại của đồ thị vô hướng, với các cạnh có hướng, xuất phát từ hoặc kết thúc tại một đỉnh, thông thường ký hiệu bằng dấu mũi tên. Cho đồ thị . Nếu chúng ta không phân biệt thứ tự của cặp đỉnh liên kết với mỗi cạnh thì sẽ có được đồ thị vô hướng. Đồ thị vô hướng được định nghĩa bởi: tập hợp V ≠ ∅ được gọi là tập các đỉnh của đồ thị; tập hợp là tập các cạnh của đồ thị. mỗi cạnh e ∈ E được liên kết với một cặp đỉnh {i, j} ⊆ X không phân biệt thứ tự. Xem thêm Lý thuyết đồ thị Đồ thị có hướng Tham khảo Liên kết ngoài Bài giảng của một môn học về các thuật toán đồ thị Minh họa hoạt hình về các thuật toán đồ thị Tóm tắt các trang minh họa thuật toán Dữ liệu test chuẩn cho các bài toán đồ thị con đầy đủ lớn nhất (Maximum Clique), tập con độc lập lớn nhất (Maximum Independent Set), phủ đỉnh nhỏ nhất (Minimum Vertex Cover) và tô màu đỉnh (Vertex Coloring) Lý thuyết đồ thị en:Graph (mathematics)#Undirected graph
wiki
Damonen Saduak (Tiếng Thái: ดำเนินสะดวก, phát âm như Đâm-nơn Sà-đuộc, nghĩa là Chợ di chuyển thuận tiện) là chợ nổi không họp trên sông mà họp trên các kênh rạch chằng chịt thuộc huyện Damnoen Saduak, tỉnh Ratchaburi cách Bangkok 105 km về phía Tây Nam. Đây được xem là ngôi chợ khá sầm uất và đa dạng hàng hóa. Chợ là địa điểm thu hút khách du lịch và là chợ du khách có thể mua hàng lưu niệm cũng như khám phá nét đẹp của cuộc sống người dân Thái trên kênh rạch rõ nét nhất. Lịch sử Quay trở lại dòng lịch sử, du khách được biết đến chợ nổi Damnoen Saduak được xây dựng trên các kênh đào từ năm 1866 theo yêu cầu của quốc vương Thái. Khu chợ bắt đầu hoạt động vào năm 1967 và ngày nay nó phát triển, cuốn hút khách du lịch trên toàn thế giới. Chợ nổi hoạt động trên những kênh đào chằng chịt - nút giao thông khá quan trọng, giúp các thành phố liên lạc với nhau dễ dàng, người dân sống dọc các kênh đào thường dùng thuyền như phương tiện giao thông chính trong sinh hoạt. Đặc điểm Chợ khá nhỏ nhưng trải dài vài chục km từ bến thuyền len lõi khắp các kênh rạch. Các lô đất ở đây dược phân lô và bày bán la liệt hàng hóa. Ghe sử dụng của cư dân địa phương chính là loại ghe vuông, bằng mũi và chiếc nón lá đặc trưng. Ở đây có tất cả mọi thứ để thu hút khách du lịch, từ hàng thủ công mỹ nghệ đến nông sản, trái cây, gia vị, hoa và ngay cả massage Thái cổ truyền tại chợ. Ngay cả trái cây cũng được bóc vỏ sẵn. Chợ còn là nơi bán hàng thủ công mỹ nghệ và hàng lưu niệm. Từ chiếc mặt nạ Thái, tượng boxing hay những chú voi bằng gỗ, quần áo may sẵn hay sản phẩm chế biến. Theo hết con chợ sẽ là kênh rạch chằng chịt chảy ngang qua các cánh đồng trái cây như cam, quýt, bưởi,... Chợ mang tính thương mại chủ yếu để phục vụ khách du lịch. Sự giao thương ở đây nhắm đến khách vãng lai là chính và sự can thiệp, "nhân tạo" của ngành du lịch Thái Lan khá đậm nét. Chợ nổi Thái Lan không có sự giao thương rộng lớn (bán sỉ) giữa các cư dân trong vùng; ít thấy cảnh giao nhận hàng mà chỉ là cuộc mua bán nhỏ, lẻ, trực tiếp với người "bên ngoài"và "khách du lịch", nên chợ cũng không nhóm từ khuya mà chỉ bắt đầu khi trời sáng. Vì là chợ mang tính thương mại nên chợ không có cảnh trao đổi hàng hóa, vận chuyển hàng hóa hay các cây bẹo thường thấy ở chợ nổi ở Việt Nam mà thay vào đó là các bảng hiệu. Thời gian tham quan chợ Thời gian tốt nhất để tham quan chợ vào lúc sáng sớm. Giá vé Chương trình trọn gói: 1000 – 1300 Baht trọn gói. Chương trình nửa ngày chợ nổi; 500 Baht. Chương trình cả ngày 1.500 – 1.650 Baht cho tour chợ nổi, vườn hồng, xiếc rắn và bao gồm một bữa ăn trưa. Giá thuyền: 2000 Baht/một thuyền. Phương tiện và cơ sở lưu trú Xe bus: tuyến 78 và chuyến 996 từ bến xe phía Nam. Giá vé 80 Baht/khách. Khách sạn: đến chợ vào buổi tối hôm trước và nghỉ lại khách sạn Noknoi với giá 200-350 Baht/phòng/đêm. Thuê đò tại bến Sukhaphiban với giá 150 – 200 Baht/1 giờ. Chú thích Tham khảo Thái Lan. Tác giả Trịnh Huy Triều. Nhà xuất bản Trẻ (Tháng 01/2004). Thái Lan Venise Phương Đông. Dịch giả: Bùi Tiến Sinh, Nguyễn Văn Điều. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin (Tháng 07/2004). Ts. Đỗ Quốc Thông, Giáo trình địa lý du lịch thế giới. Damnoen Saduak Tỉnh Ratchaburi Damnoen Saduak
wiki
Phân họ Dê cừu là những loài phần lớn có kích thước trung bình tạo thành phân Họ Caprinae thuộc Họ Họ Trâu bò. Cừu và dê nuôi nhà theo cách định nghĩa rộng rãi nhất hoặc đề cập các thành viên của Caprinae không thuộc tông Caprini. Phân loại Các loài còn sinh tồn Họ BOVIDAE Phân họ Caprinae Tông Ovibovini Chi Budorcas Takin, Budorcas taxicolor Chi Ovibos Bò xạ hương, Ovibos moschatus Tông Caprini Chi Ammotragus Cừu Barbary, Ammotragus lervia Chi Arabitragus Arabitragus jayakari Chi Capra Dê hoang dã, Capra aegagrus Dê nhà, Capra aegagrus hircus Sơn dương Tây Kavkaz, Capra caucasia Sơn dương Đông Kavkaz, Capra cylindricornis Sơn dương Markhor, Capra falconeri Dê núi Alps, Capra ibex Dê núi Nubia, Capra nubiana Dê núi Iberia, Capra pyrenaica Dê núi Siberia, Capra sibirica Dê núi Walia, Capra walie Chi Hemitragus Hemitragus jemlahicus Chi Ovis Ovis ammon Ovis aries Ovis canadensis Ovis dalli Ovis musimon Ovis nivicola Cừu núi Trung Á, Ovis orientalis Chi Nilgiritragus Nilgiritragus hylocrius Chi Pseudois Pseudois nayaur Pseudois schaeferi Tông Naemorhedini Chi Capricornis Tỳ linh Nhật Bản, Capricornis crispus Sơn dương Sumatra, Capricornis sumatraensis Sơn dương Đài Loan, Capricornis swinhoei Sơn dương Trung Quốc, Capricornis milneedwardsii Sơn dương đỏ, Capricornis rubidus Sơn dương Himalaya Capricornis thar Chi Nemorhaedus Nemorhaedus baileyi Nemorhaedus griseus Nemorhaedus goral Naemorhedus caudatus Chi Oreamnos Oreamnos americanus Chi Rupicapra Rupicapra pyrenaica Rupicapra rupicapra Các chi hóa thạch Các chi tuyệt chủng trong phân họ Caprinae đã được xác định gồm: †Benicerus †Boopsis †Bootherium †Capraoryx †Caprotragoides †Criotherium †Damalavus †Euceratherium †Gallogoral †Myotragus †Oioceros †Lyrocerus †Makapania †Megalovis †Mesembriacerus †Neotragocerus †Nesogoral †Norbertia †Numidocapra †Olonbulukia †Pachygazella †Pachytragus †Palaeoreas †Palaeoryx †Paraprotoryx †Parapseudotragus †Parurmiatherium †Praeovibos †Procamptoceras †Prosinotragus †Protoryx †Pseudotragus †Samotragus †Sinocapra †Sinomegoceros †Sinopalaeoceros †Sinotragus †Sivacapra †Soergelia †Sporadotragus †Symbos †Tethytragus †Tossunnoria †Tsaidamotherium †Turcocerus †Urmiatherium Chú thích
wiki
Thành phố Cổ (, , , Yerusaghemi hin k'aghak', ) là một khu vực rộng được bao bọc bởi những bức tường khá cao, nằm trong lòng thành phố Jerusalem hiện đại ngày nay. Cho tới năm 1860, khi khu dân cư Hồi giáo Mishkenot Sha'ananim được thành lập, khu vực này đã tạo nên toàn bộ thành phố Jerusalem. Thành Cổ Jerusalem là nơi có nhiều địa điểm tôn giáo quan trọng: Núi Đền và Bức tường phía Tây của Do Thái giáo, Nhà thờ Mộ Thánh của Kitô giáo và Đền Mái vòm Đá cũng như Giáo đường Al-Aqsa của Hồi giáo. Khu vực này được công nhận là một trong những Di sản thế giới UNESCO vào năm 1981. Năm 2007, tổng dân số thành cổ là 36.965 người (26.544 ở Khu Hồi giáo, 5.442 ở Khu Kitô giáo, 2.555 ở Khu Do Thái, và 2.424 ở Khu Armenia). Theo truyền thống, thành cổ được chia thành bốn khu không đều, mặc dù sự định giới như hiện nay mới chỉ được đưa ra vào thế kỷ 19 đó là: Khu Hồi giáo, Khu Kitô giáo, Khu Do Thái, và Khu Armenia. Theo sau cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948, thành cổ bị Jordan chiếm và người Do Thái bị trục xuất. Trong suốt Chiến tranh Sáu ngày năm 1967 chứng kiến cuộc đụng độ trực tiếp trên Núi Đền, Israel đã chiếm được thành cổ cùng với phần còn lại của Đông Jerusalem, sau đó sáp nhập vào lãnh thổ của mình và tái hợp với phần phía Tây của thành phố. Ngày nay, Israel kiểm soát toàn bộ khu vực, và coi đây là một bộ phận của thủ đô quốc gia. Luật Jerusalem năm 1980 - với hệ quả là sáp nhập Đông Jerusalem vào Israel - đã bị tuyên bố là vô hiệu bởi Nghị quyết 478 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đông Jerusalem được cộng đồng quốc tế coi là một phần lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine. Chú thích Di sản thế giới tại Israel Công trình xây dựng tại Jerusalem Khu phố Jerusalem Di tích lịch sử Jerusalem Điểm tham quan ở Jerusalem
wiki
Park Min-young (, sinh ngày 4 tháng 3 năm 1986) là nữ diễn viên và người mẫu Hàn Quốc. Cô được biết đến nhiều nhất và trở nên nổi tiếng khắp châu Á với vai chính trong các phim truyền hình Sungkyunkwan Scandal (2010) và City Hunter (2011).. Park Min-young còn gây ấn tượng với vai chính đầu tay trong phim điện ảnh thuộc thể loại tâm linh "The Cat". Năm 2018 Park Min-young đạt được nhiều thành công khi đóng vai nữ chính trong bộ phim Thư ký Kim sao thế?. Hiện nay cô là một trong những nữ diễn viên nổi tiếng và được yêu thích nhất Hàn Quốc. Danh sách phim Phim truyền hình Phim điện ảnh Music video Giải thưởng 2019 Asia Artist Awards: Best Celebrity Award 2018 APAN Star Awards: K-Star/Ngôi sao Hàn Quốc (Nữ)('What's Wrong With Secretary Kim?") 2018 APAN Star Awards: Excellence Award, Actress in a Miniseries ('What's Wrong With Secretary Kim? ") 2017 Asia Artist Awards: Best Celebrity Award ('Queen for Seven Days") 2017 KBS Drama Awards: Excellence Award, Actress in a Mid-length Drama ('Queen for Seven Days") 2016 SBS Drama Awards: Top Excellence Award, Actress in a Genre Drama ('Remember: War of the Son") (đề cử) 2015 Asia Model Festival Awards: Asia Special Award, Actress 2014 KBS Drama Awards: Excellence Award, Actress in a Mid-length Drama ('Healer") 2014 KBS Drama Awards: Best Couple Award with Ji Chang-wook ('Healer") 2014 MBC Drama Awards: Excellence Award, Actress in a Miniseries ('A New Leaf") (đề cử) 2012 Top Chinese Music Awards: Fashion Artist Award 2011 SBS Drama Awards: Excellence Award, Actress in a Drama Special ('City Hunter") (đề cử) 2011 SBS Drama Awards: Best Couple Award with Lee Min-ho ('City Hunter") (đề cử) 2011 KBS Drama Awards: Top Excellence Actress ('Glory Jane") (đề cử) 2011 KBS Drama Awards: Excellence Award for Mid-Length Drama, Actress ("Glory Jane") 2010 KBS Drama Awards: Excellence Award, Novella Drama - Actress ("Sungkyunkwan Scandal") 2010 KBS Drama Awards: Netizens' Award ("Sungkyunkwan Scandal") 2010 KBS Drama Awards: Best Couple Award với Micky Yoochun ("Sungkyunkwan Scandal") 2008 Asia Model Festival Awards: Model Award 2008 KBS Drama Awards: One Act Series Actress Award ("Hometown Legends") 2007 KBS Drama Awards: Best New Actress Award ("I'm Sam") 2006 MBC Drama Awards: Best New Actress Award, Sitcom Category ("Gia đình là số 1") Tham khảo Liên kết ngoài Park Min-young trên Instagram Park Min-young Nữ diễn viên điện ảnh Hàn Quốc Nữ diễn viên truyền hình Hàn Quốc Nghệ sĩ King Kong by Starship Người mẫu Hàn Quốc Người Seoul Sinh năm 1986 Nhân vật còn sống Tín hữu Công giáo Hàn Quốc Nghệ sĩ SidusHQ Nữ diễn viên Hàn Quốc thế kỷ 21
wiki
Các tập phim Diễn viên Diễn viên chính Diễn viên phụ Những diễn viên phụ sau đã xuất hiện trong mùa phim thứ 8. Họ được đưa vào danh sách dựa trên nơi xuất hiện lần đầu. Phương Bắc Richard Dormer trong vai Beric Dondarrion Ben Crompton trong vai Eddison Tollett Daniel Portman trong vai Podrick Payne Rupert Vansittart trong vai Yohn Royce Bella Ramsey trong vai Lyanna Mormont Megan Parkinson trong vai Alys Karstark Richard Rycroft trong vai Maester Wolkan Harry Grasby trong vai Ned Umber Staz Nair trong vai Qhono Vladimir Furdik trong vai Night King King's Landing Pilou Asbæk trong vai Euron Greyjoy Anton Lesser trong vai Qyburn Hafþór Júlíus Björnsson trong vai Gregor Clegane Gemma Whelan trong vai Yara Greyjoy Marc Rissmann trong vai Harry Strickland Sản xuất Đoàn làm phim Người sáng lập và giám đốc sản xuất David Benioff và D. B. Weiss sẽ là hai nhà sản xuất chính của mùa thứ 8. Tên các đạo diễn phim cho mùa này được công bố vào tháng Chín năm 2017. Miguel Sapochnik - đạo diễn phim "The Gift" và "Hardhome" phần 5, "Battle of Bastards" và "The Winds of Winter" phần 6 trở lại với vai trò đạo diễn. Ông phân chia 5 tập đầu tiên với David Nutter - đạo diễn hai tập phim ở mùa 2, mùa 3 và mùa 5. Benioff và Weiss sẽ đạo diễn tập cuối của mùa 8. Ở buổi lễ South by Southwest vào ngày 12 tháng 3 năm 2017, Benioff và Weiss đã công bố biên kịch của mùa này là Dave Hill (tập 1) và Bryan Cogman (tập 2). Các nhà làm phim sẽ phân chia kịch bản cho bốn tập phim còn lại. Phác thảo Kịch bản cho mùa thứ tám bắt đầu với một 140 trang phác thảo. Benioff chia sẻ rằng việc phân chia các phần cho người viết đã trở nên khó khăn hơn: "Đây sẽ là lần cuối cùng chúng tôi làm việc này". Quay phim Trong một cuộc phỏng vấn với Entertainment Weeky, giám đốc kênh truyền hình HBO Casey Bloys nói rằng, thay vì công chiếu một loạt 6 tập phim cuối cùng của một phim truyền hình, mùa 8 sẽ trở thành "sáu bộ phim lẻ". Ông tiếp tục: "Bộ phim đã chứng tỏ rằng phim truyền hình có thể gây ấn tượng với khán giả như phim chiếu rạp hoặc hơn. Điều họ đang làm rất vĩ đại". Quá trình quay phim bắt đầu vào ngày 23 tháng 10 năm 2017. Hai nhà sản xuất David Benioff và D. B. Weiss nói rằng mùa thứ 7 và mùa thứ 8 có thể bao gồm ít tập phim hơn. Benioff và Weiss tuyên bố, họ sẽ tiến tới 13 tập phim cuối sau mùa 6: "Chúng tôi đang đi đến những chặng đường cuối cùng". Hai nhà làm phim cũng chia sẻ rằng, họ không thể hoàn thành 10 tập phim trong khuôn khổ từ 12 đến 14 tháng. HBO xác nhận vào tháng 7 năm 2016, rằng mùa thứ 7 sẽ bao gồm 7 tập phim và sẽ được công chiếu muộn hơn thường lệ vào giữa năm 2017 do có sự thay đổi trong kế hoạch quay phim. Benioff và Weiss sau đó đã tiết lộ rằng mùa thứ 8 sẽ bao gồm 6 tập phim, và có thể sẽ được chiếu muộn hơn thường lệ vì cùng lý do. Khi nói về phần cuối của series, Benioff và Weiss chia sẻ: "Ngay từ ban đầu chúng tôi muốn sản xuất một bộ phim 70 tiếng. Hóa ra đó lại là một bộ phim 73 tiếng, Nhưng nó vẫn giữ nguyên phần mở đầu, phần giữa và giờ chúng tôi đang tiến tới phần kết. Vấn đề có thể trở nên rất khó khăn nếu chúng tôi mất đi bất kỳ diễn viên chính nào trong quá trình quay phim. Tôi rất vui khi đã giữ được tất cả mọi người và kết thúc bộ phim theo cách mà chúng tôi mong muốn". Mùa thứ 8 sẽ được phát sóng vào năm 2019. Âm nhạc Ramin Djawadi trở lại với vai trò nhạc sĩ cho series phim mùa 8. Số lượt xem Tham khảo Liên kết ngoài   của Mỹ  của Anh Game of Thrones – The Viewers Guide on HBO.com Making Game of Thrones on HBO.com Game of Thrones
wiki
Masaharta (hay Masaherta) là một Đại tư tế của Amun tại Thebes trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Ông là người cai trị trên thực tế của Thượng Ai Cập khoảng từ năm 1054 đến 1045 TCN (có thể đã đồng cai trị với Pinedjem I), song song với Pharaon Smendes thuộc Vương triều thứ 21 ở Hạ Ai Cập. Thân thế Masaharta là một người con trai của Pinedjem I, một Đại tư tế của Amun đã cai trị Thượng Ai Cập trước đó; mẹ của ông có thể là công chúa Duathathor-Henuttawy (con gái của Pharaon Ramesses XI). Masaharta là em của Psusennes I, vị Pharaon thứ ba của Vương triều thứ 21. Sau khi Pinedjem I chính thức trở thành lãnh chúa của Thebes, chức danh Đại tư tế của Amun được truyền lại cho Masaharta. Vợ của Masaharta có thể là Tayuheret, Kỹ nữ của Amun, được chôn cùng trong hầm mộ DB320 với Masaharta do bà có cỗ quan tài gỗ tương tự như của Masaharta. Một người con gái tên Isetemkheb được cho là con của Masaharta, nhưng Isetemkheb cũng có thể là Isetemkheb D, con gái của Menkheperre. Chứng thực Năm thứ 16 của vua Smendes được chứng thực qua những dòng chữ do Masaharta cho khắc trên bức tường góc nam của đền thờ Pharaon Amenhotep II thuộc khu đền Karnak. Cũng trong năm đó, Masaharta thực hiện công việc quấn lại băng vải cho xác ướp của Pharaon Amenhotep I, được ghi rõ trên nắp quan tài của vị vua này. Masaharta còn được chứng thực vào năm thứ 16 trên một tấm bia đã vỡ ở Coptos. Năm thứ 18 và 19, Masaharta tiếp tục thực hiện công việc quấn lại băng vải cho xác ướp của công chúa Ahmose-Meritamun (cũng là chánh cung của Amenhotep I) tại ngôi mộ TT358. Qua đời Trong chuyến tuần du El Hiba ở phía bắc Thebes, Masaharta trở bệnh nặng. Người em trai đi cùng ông là Menkheperre, có lẽ là người đã nhờ một tư tế của vị thần địa phương cầu xin cho Masaharta vượt qua cơn bạo bệnh, nhưng rồi Masaharta cũng qua đời ngay tại đó. Pinedjem I, cha của cả hai, được cho là cũng mất sau đó không lâu. Sau khi Pinedjem I và Masaharta đều qua đời, tại Thebes xảy ra một cuộc bạo loạn. Do Masaharta không có con nối dõi nên một người con trai của Pinedjem là Djedkhonsuefankh đã lên kế ngôi, nhưng chỉ trong vòng 1 năm thì bị sát hại. Menkheperre, người bị nghi là đã giết Djedkhonsuefankh, đã đăng cơ kế nghiệp làm lãnh chúa Thebes. Xác ướp của Masaharta được phát hiện trong hầm mộ DB320 cùng với một số thành viên trong vương thất, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Xác ướp ở Luxor. Tham khảo Aidan Dodson (2012), Afterglow of Empire: Egypt from the Fall of the New Kingdom to the Saite Renaissance, Nhà xuất bản Oxford University Press Beatrice L. Goff (2014), Symbols of Ancient Egypt in the Late Period: The Twenty-first Dynasty, Nhà xuất bản Walter de Gruyter GmbH & Co KG Chú thích Tư tế Amun tại Thebes Xác ướp Ai Cập cổ đại
wiki
Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Trần Nghi (sinh năm 1947) là một nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực ĐỊa chất Trầm tích có nhiều cống hiến trong khoa học, đào tạo. Ông đã có 23 đầu sách đã xuất bản, trong đó có 11 cuốn là chủ biên hoặc viết một mình. Những công trình của ông được giới khoa học đánh giá cao. Trong sự nghiệp đào tạo của mình, GS. Nghi đã và đang hướng dẫn 31 NCS, trong đó đã bảo vệ thành công luận án TS là 28 người, hướng dẫn 39 luận văn Cao học bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ. Ông chính là vị Giáo sư đạt kỷ lục hướng dẫn nhiều NCS nhất trường ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội và tỷ lệ NCS bảo vệ thành công cũng cao nhất. Ông là nhà khoa học đầu tiên xác định được tuổi của Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng. Tên của ông đã được đưa vào Trung tâm Di sản các nhà khoa học bên cạnh tên tuổi các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành khác của Việt Nam. Xuất thân GS. TS. Trần Nghi quê ở làng Minh Lệ, xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch. Ông sinh ngày 10-8-1947 trong gia đình giàu truyền thống hiếu học, sáu đời đều làm nghề dạy học và thầy lang. Em của GS. TS. Trần Nghi là GS. TS. Trần Hữu Bình, nguyên Viện trưởng Viện sức khoẻ Tâm thần Việt Nam. Quá trình học tập, công tác - Tốt nghiệp chuyên ngành Trầm tích luận tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1970. - Năm 1970, tốt nghiệp ĐH với thành tích xuất sắc, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Hà Nội - Số năm trực tiếp giảng dạy: 33 - Bảo vệ luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Trầm tích dầu khí tại Trường Đại học tổng hợp Bucaret, Rumani năm 1980. - Bảo vệ luận án Tiến sĩ chuyên ngành Trầm tích dầu khí tại Trường Đại học Tổng hợp Bucaret, Rumani năm 1982. - Được phong học hàm Giáo sư năm 1996. - Các chức vụ đã đảm nhiệm: Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo, ĐHQG Hà Nội, Viện trưởng Viên Nghiên cứu Địa môi trường và Thích ứng biến đổi khí hậu-LHCHKH&KTVN, Ủy viên Hội đồng học hàm Cơ sở của ĐHKHTN; Ủy viên Hội đồng Trầm tích Thế giới; Ủy viên Hội đồng Học hàm liên ngành Khoa học Trái Đất và Mỏ; Ủy viên Hội đồng KHTN của Bộ Khoa học và Công nghệ (từ 1996 đến nay); Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trái đất (từ 1996 đến nay); Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học Trái Đất của ĐHQGHN; từ 1983-1985 là Chủ tịch Công đoàn Khoa Địa chất - Địa lý, là Chi uỷ viên và Bí thư chi bộ khoa Địa chất - Địa lý ĐHTH HN; 1987-1990 là Đảng uỷ viên ĐHTH HN; từ 2001 đến nay là Đảng uỷ viên ĐHQGHN, Đảng uỷ viên, Thường vụ Đảng uỷ ĐHKHTN. Hoạt động khoa học - Giáo trình giảng dạy chính: Thạch học đá trầm tích, Trầm tích luận, Địa chất biển. - Lĩnh vực nghiên cứu chính: Trầm tích dầu khí, Địa chất Đệ tứ, Trầm tích biển và thạch động lực đới bờ, Trầm tích luận và tướng đá cổ địa lý. Các công trình khoa học tiêu biểu: Nghiên cứu những quy luật tương quan giữa các yếu tố trầm tích để đánh giá chất lượng colect dầu khí của các đá vụn cơ học. Tạp chí khoa học về trái đất, N03, 1985. Reservoir property of Neogen terrigenous deposits of the Hanoi depression by quantitative method. Proc. 1st conf. Geol. Indoch., HoChiMinh City., p. 255 - 264. Trần Nghi, Trần Hữu Thân, Đoàn Thám, 1986. Sedimentary cycles and Quaterary geological evolution of the Red river delta of Vietnam. Proc. Nat. Cent. Sci. Ré. Vietnam, P: 100 - 108. Tran Nghi, Nguyen Van Vuong et al, 1991. Quaternary sedimentation of the principal delta of Vietnam. J. S-A Earth Sci., Vol. 6, No 2, P. 103 - 110.Tran Nghi, Ngo Quang Toan et al, 1991. Tiến hoá trầm tích Kainozoi bồn trũng Sông Hồng trong mối quan hệ với hoạt động kiến tạo. Tạp chí các khoa học về Trái đất 12 - 2000, 290 - 305. Trần Nghi, Chu Văn Ngợi, 2000. Các công trình khoa học đã công bố từ năm 1995 đến nay: Các chu kỳ biển tiến, biển thoái với lịch sử hình thành các đồng bằng ven biển Miền Trung trong Đệ tứ. Những phát hiện mới về KCH: 15 - 17. Trần Nghi, 1995. Mối quan hệ giữa đặc điểm tướng trầm tích và nước ngầm của trầm tích Đệ tứ đồng bằng Sông Hồng. Địa chất, No 226: 11 - 19. Đặc điểm tướng đá, lịch sử tiến hoá môi trường trầm tích đáy biển phía nam quần đảo Hoàng Sa. Các khoa học về Trái đất, 17 (3): 137 - 141. Trần Nghi, 1995. Trần Nghi, Nguyễn Văn Bách, Lê Duy Bách, Nguyễn Tiến Hi, Trần Văn Hưng, 1995. Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về quy luật phân bố và tích tụ trầm tích trong hồ chứa Hoà Bình. Các khoa học về Trái đất, 17 (1): 16 - 21.Trần Nghi, Nguyễn Văn Bách, Nguyễn Tiến Hi, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Huy Phúc, 1995. Những suy nghĩ về mối quan hệ giữa địa chất Đệ tứ phần đất liền và thềm lục địa Việt Nam. Công trình nghiên cứu Địa chất và Địa Vật Lý biển, No 1: 90 - 99. Trần Nghi, Nguyễn Biểu, 1995. Quy luật phân bố sa khoáng biển trong trầm tích Đệ tứ ở Việt Nam. Địa chất, No 237: 19 - 24. Trần Nghi, Nguyễn Biểu, Bùi Công Quế, 1996. Tiến hoá thành hệ cát ven biển Miền Trung trong mối tương tác với sự giao động mực nước biển trong Đệ tứ. Công trình nghiên cứu ĐC và ĐVL biển, No 2: 130 - 138. Trần Nghi, 1996. Đặc điểm trầm tích và lịch sử tiến hoá các thành tạo cát ven biển Qung Bình. Tạp chí khoa học Đại Học Quốc gia Hà Nội, KHTN, T.XIII, No 3: 39 - 47. Trần Nghi, Hoàng Trọng Sở, 1997. Một số đặc điểm tiến hoá địa hoá trầm tích đệ tứ vùng đồng bằng Thừa Thiên - Huế. Địa chất, No 245: 21 - 26.Trần Nghi, Đặng Mai, 1998. Môi trường và cơ chế thành tạo cát đỏ Phan Thiết. Địa chất, No 245: 10 - 20. Trần Nghi, Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận, Vũ Văn Vĩnh, Ma Kông Cọ, Trịnh Nguyên Tính, 1998. Tiến hoá thạch động lực và môi trường trầm tích Oligocen bồn trũng Cửu Long và đánh giá triển vọng dầu khí. Tạp chí các khoa học về trái đất. 20 (4). 265 - 274. 12/1998. Trần Nghi, Phạm Huy Tiến, Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận, 1998. Xác định mô hình phát sinh và phát triển bể dầu khí bằng nguyên lý phân tích bồn. Tạp chí các khoa học về trái đất. 28 (2): 98 - 109. 6/1999.Trần Nghi, Ngô Gia Thắng, Lê Duy Bách, 1999. Découverte de foraminiferes du Trias dans les calcaires de la région de Ninh Binh (Nord - Vietnam). C.R. Acad. Scl. Paris, Sciences de la terre et des planetes, 1998, 326, 113 - 119. Rossana Martini, Louisette Zaninetti, Jcan - Jacques Cornée, Michel Villeneuve, Nghi Tran et Trong Thang Ta, 1998. Tiến hoá trầm tích và cổ địa lý giai đoạn Pliocen - Đệ tứ lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Tạp chí Địa chất, loạt A, phụ trương 2000. Trần Nghi, Mai Thanh Tân, Doãn Đình Lâm, Đinh Xuân Thành, Hoàng Văn Thức, 2000. Đặc điểm địa động lực vùng châu thổ Sông Hồng. Tạp chí Địa chất, loạt A, phụ trương 2000. Số dành riêng cho khoa Địa chất Chu Văn Ngợi, Trần Nghi, Mai Trọng Nhuận, Đặng Văn Luyến, Đỗ Minh Đức, 2000. Sách chuyên môn đã xuất bản: Thạch luận (dịch từ Tiếng Nga in Tipo). Nxb Đại học và THCN, 1978. Trầm tích học (Giáo trình in Tipo năm 2001). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 350 trang Địa chất biển. Giáo trình nhân bản Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN. Hướng dẫn thực tập thạch học dưới kính hiển vi phân cực. Giáo trình nhân bản trường ĐHKHTN, ĐHQGHN. Khen thưởng - Danh hiệu CSTĐ toàn quốc - Danh hiệu Nhà giáo ưu tú (2000) - Huân chương lao động hạng Ba (2002), hạng Hai - Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (2006) - Danh hiệu "Trí thức tiêu biểu của Việt Nam" (2019) Câu nói đáng chú ý "Tôi chờ đợi kết quả nghiên cứu bước 2. Lúc đấy mới có thể kết luận khi nào môi trường biển 4 tỉnh miền Trung thực sự trong sạch, hải sản đánh bắt có thể ăn được và du lịch ven biển trở lại bình thường. Với công bố này, tôi coi đây chưa phải là kết thúc những vấn đề cần nghiên cứu để trả lời các thắc mắc của người dân một cách thỏa đáng" - GS. TS. Trần Nghi phát biểu khi được hỏi ý kiến về kết quả mà nhóm các nhà khoa học thực hiện Dự án điều tra, đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường biển do sự cố Formosa gây ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung năm 2016."Làm địa chất phải vượt núi băng sông/ Đầu đội rừng chân đạp mòn sỏi đá/ Lòng đất này là của con tất cả/ Cuộc hành trình xuyên đá mà đi..." - GS.TS Trần Nghi viết trong bài "Thư gửi mẹ". Tham khảo Nhà giáo Việt Nam thời kỳ 1945–1975 Sinh năm 1947 Nhà địa chất học Việt Nam
wiki
Căn cứ Hải quân Ream là một cơ sở do Hải quân Hoàng gia Campuchia điều hành nằm trên bờ biển Vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Sihanoukville, Campuchia. Căn cứ này có diện tích khoảng 190 mẫu Anh, nằm trên bán đảo ngay phía đông nam của tỉnh lỵ Krong Preah Sihanouk. Kể từ năm 2010, căn cứ này là nơi diễn ra các cuộc tập trận hải quân và huấn luyện chung hàng năm giữa Campuchia và Mỹ trong khuôn khổ chương trình Hợp tác Huấn luyện và Sẵn sàng Chiến đấu trên Biển (CARAT). Lịch sử Do chỉ tập trung vào tác chiến lục quân trong suốt cuộc Nội chiến Campuchia, hải quân bị chính quyền Cộng hòa Khmer bỏ bê. Vào thời điểm diễn ra cuộc đảo chính đưa Lon Nol lên nắm quyền vào năm 1970, Căn cứ Hải quân Ream đang ở trong tình trạng quá sức kiệt quệ với một cầu tàu trong tình trạng tồi tệ, không có hệ thống hỗ trợ hậu cần hiệu quả và khả năng sửa chữa bên trong rất ít. Đến năm 1974, chính phủ của Lon Nol cùng với Hải quân Quốc gia Khmer (MNK) và Hải quân Hoàng gia Anh đã cải thiện đáng kể căn cứ bằng cách thực thi một số hành động: mua sắm 20 chiếc PCF (Duyên tốc đỉnh) trang bị radar mới được chế tạo; trú đóng bốn chiếc PBR (Tuần giang đỉnh) tại khu vực cảng Kompong Som (nay là Sihanoukville); đại tu tất cả tàu thuyền hạng nặng còn lại trong nhà kho; mua sắm ụ nổi mới được tu bổ phần đế; nâng cấp đáng kể trang thiết bị của Xưởng Sửa chữa Ream; lắp đặt hệ thống tiếp vận hiệu quả; và việc hoàn thiện công trình bến tàu hiện đại và khu phức hợp hỗ trợ cho căn cứ. Căn cứ mới được tu sửa và trang bị lại này cho phép Hải quân Quốc gia Khmer đảm nhận công việc tuần tra và giám sát bờ biển Campuchia một cách hiệu quả vốn trước đây được nhà nước Cộng hòa Khmer non trẻ đem cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa (VNN) thuê tạm. Các kế hoạch tiếp theo về một nhà máy phát điện và mua sắm tàu ​​tuần tra lớn hơn, vũ trang tốt hơn chưa kịp hoàn thành khi nước Cộng hòa này sụp đổ trước bước tiến công của Khmer Đỏ vào năm 1975. Kể từ khi chế độ Khmer Đỏ bị lật đổ vào năm 1979 và nền quân chủ lập hiến hiện tại sau cùng được thành lập, chính phủ hợp tác với các nước đồng minh đã biến cơ sở này trở thành một căn cứ hải quân tương đối hiện đại nằm dưới quyền chỉ huy của Đề đốc Ouk Seyha, phó tư lệnh Hải quân Hoàng gia Campuchia. Bị nghi là căn cứ hải quân Trung Quốc Tháng 7 năm 2019, tờ Wall Street Journal đưa tin rằng hải quân Trung Quốc đã bí mật đảm bảo độc quyền tiếp cận khoảng một phần ba căn cứ trong vòng 30 năm, mang lại cho Bắc Kinh một sườn phía nam mới trên Biển Đông, và là cứ điểm hải quân thứ hai ở nước ngoài, sau khi một căn cứ ở Djibouti mở cửa vào năm 2017. Việc cho lực lượng vũ trang nước ngoài đóng quân như vậy sẽ đi ngược lại bản hiến pháp Campuchia cũng như Hiệp định Hòa bình Paris năm 1991 kết thúc Nội chiến Campuchia. Giới chức Campuchia đã phủ nhận sự tồn tại của thỏa thuận này, gọi đó là "tin giả", dù không xuất phát từ giới chức Trung Quốc mà đáng ra vẫn giữ im lặng. Việc Trung Quốc bị tố hiện diện tại Căn cứ Hải quân Ream đã bị Sam Rainsy, cựu Lãnh đạo phe Đối lập Campuchia và là nhà lãnh đạo cuối cùng của Đảng Cứu quốc Campuchia lên án trước khi đảng này bị Tòa án Tối cao Campuchia ra lệnh giải thể. Trong một bài báo đăng trên tờ Foreign Affairs, Rainsy mô tả sự hiện diện của Trung Quốc là "mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định khu vực" và cho đây là một phần trong kế hoạch tổng thể của chính phủ Trung Quốc nhằm quân sự hóa bờ biển Campuchia kết hợp với các dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng ở tỉnh láng giềng Koh Kong. Tháng 10 năm 2020, Phó Đô đốc Vann Bunlieng cho biết công việc nạo vét đang được tiến hành xung quanh căn cứ nhằm tiếp nhận những tàu lớn hơn, thuộc dự án do Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ. Việc mở rộng khu căn cứ này đang được Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc thực hiện. Một trong hai tòa nhà do Mỹ tài trợ trên căn cứ đã bị nhà cầm quyền phá bỏ vào tháng 9 năm 2020. Xem thêm Sự kiện Mayaguez Vườn quốc gia Ream Hải quân Quốc gia Khmer Tham khảo Căn cứ hải quân Quân sự Campuchia Lịch sử quân sự Campuchia
wiki
Inhul () là một phụ lưu tả ngạn của sông Nam Bug (Boh) và là sông dài thứ 14 tại Ukraina. Sông chảy qua các tỉnh Kirovohrad và Mykolaiv của Ukraina. Sông khởi nguồn gần làng Rodnykivka, huyện Oleksandriia của tỉnh Kirovohrad, chảy theo hướng nam và đổ vào sông Nam Bug tại thành phố Mykolaiv, cách nơi sông Nam Bug đổ ra biển Đen . Sông Inhul dài , diện tích của lưu vực sông là 9.890 km². Thung lũng sông chủ yếu là dạng hình thang, với chiều rộng lên đến 4 km và độ sâu lên đến 60 mét. Ở thượng du, sông là một dòng chảy hẹp quanh co cắt qua cao nguyên Dnepr, và các bờ sông nhiều đá của nó có đá granit và gneiss; ở trung lưu và hạ lưu sau khi đi vào Vùng đất thấp Biển Đen, sông rộng 30 mét trở lên. Sông đóng băng vào tháng 12 và tan băng vào tháng 3. Độ sâu của sông chủ yếu từ 0,7-1,2 m, tối đa lên đến 1,5 m. Tốc độ dòng chảy là 0,5 m/s (1,8 km/h), độ dốc của sông là 0,41 m/km. Lưu lượng nước trung bình của sông gần làng Novohorozhene (118 km tính từ cửa sông) là 8,84 m³/s. Một số hồ chứa nước được xây dựng trên sông: Kirovohradske, Dokuchaevske, Inhulske và Sofiivske. Ở trung lưu, sông cạn nước nên các vùng đầm lầy được hình thành, hầu hết là các loài cá dễ sinh sống;— Cá chép nhớt, cá giếc, cá chạch. Ở vùng hạ lưu của sông Inhul các loài cá gần giống các loài cá ở vùng hạ lưu của sông Nam Bug — cá vây tia, cá chó, cá rutilut, Cá vền, cá giếc, cá chép nhớt, cá mè, Squalius, cá chép, Gobio, Leucaspius delineatus, cá pecca, Alburnus albidus. Nước sông Inhul được sử dụng để cung cấp nước và tưới tiêu, một hệ thống thủy lợi được xây dựng trên lưu vực sông phục vụ diện tích 33.000 ha. Trong số các thành phố ven sông có Kropyvnytskyi và Mykolaiv. Tham khảo Liên kết ngoài Sukhenko, O., Domaranskyi, A. Inhul. Majestic and terrible (Інгул. Величний і жахливий). The Ukrainian Week. 31 tháng 5 năm 2017. (Bộ sưu tập hình ảnh) Tỉnh Kirovohrad Tỉnh Mykolaiv Sông Ukraina
wiki
Fiat 3000 là loại xe tăng được sản xuất hàng loạt đầu tiên ở Ý, phát triển dựa trên Renault FT của Pháp. Lịch sử phát triển 1.400 chiếc Fiat 3000 được đặt hàng, việc giao hàng bắt đầu từ tháng 5 năm 1919, tuy nhiên chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc khiến đơn hàng ban đầu bị hủy và chỉ có 100 chiếc được giao. Những chiếc Fiat 3000 đầu tiên đi vào hoạt động vào năm 1921 và được chính thức đặt tên là carro d'assalto Fiat 3000 Mod. 21 (tiếng Ý có nghĩa là "Xe tăng tấn công Fiat 3000, Kiểu 21") Phiên bản nâng cấp của Fiat 3000 được trang bị pháo 37/40 được thử nghiệm vào năm 1929 và chính thức được thông qua vào năm 1930 với tên gọi là carro d'assalto Fiat 3000 Mod. 30.Một số xe Model 30 cũng được sản xuất với vũ khí chính là hai khẩu súng máy 6,5 mm, như trên Type 21, thay cho pháo 37 mm. Một số lượng hạn chế xe Type 21 đã được xuất khẩu sang Albania, Latvia (6 chiếc năm 1926), Hungary, và Abyssinia (Ethiopia) trước năm 1930. Tên gọi của những chiếc xe tăng này đã được thay đổi trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Model 21 được đặt tên lại L5 / 21 và Model 30 được đổi tên thành L5 / 30. Lịch sử chiến đấu Fiat 3000 (Type 21) được sử dụng lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1926 tại Libya, sau đó cũng được sử dụng để chống lại quân Ethiopia trong Chiến tranh Ý-Ethiopia thứ hai vào năm 1935. Fiat 3000 không được quân Ý sử dụng ở Tây Ban Nha trong Nội chiến Tây Ban Nha. Tuy nhiên với việc Ý tham gia Thế chiến thứ hai vào tháng 6 năm 1940, một số lượng hạn chế những chiếc Fiat 3000 phục vụ trong Quân đội Ý đã được biên chế hoạt động trên mặt trận Hy Lạp-Albania.Chúng cũng là một trong số những xe tăng Ý cuối cùng chống lại Đồng minh, như vào tháng 7 năm 1943, khi quân Đồng minh đổ bộ vào Sicily, hai đại đội xe tăng Ý trên đảo vẫn được trang bị Fiat 3000. Một số chiếc còn tồn tại sau trận chiến. Biến thể Fiat 3000A: (Còn được gọi là L5/21) Phiên bản xe tăng trang bị súng máy, có tổng cộng 5 chiếc tiền sản xuất và 100 chiếc được sản xuất hàng loạt. Các phiên bản đầu tiên được trang bị hai súng máy SIA 6,5 mm (với 2000 viên đạn), được lắp trong tháp pháo và có góc ngắm từ +24 đến -17 ° và được trang bị với động cơ Fiat có công suất 50 mã lực. Sau đó, xe được sản xuất với một súng máy 6,5 mm. Fiat 3000B: (Còn được gọi là L5/30) Biến thể trang bị pháo Type 30 37/40 37 mm thay vì súng máy. Xe được trang bị động cơ Fiat 63 mã lực, 52 chiếc được chế tạo. Xe tăng phun lửa Fiat 3000: Một chiếc được sản xuất vào năm 1932. Lựu pháo 105 mm trên khung gầm Fiat 3000B: Một chiếc được chế tạo để thử nghiệm. Fiat 3000B: Phiên bản trang bị hai khẩu pháo 37 mm. Một chiếc được chế tạo để thử nghiệm. Các Quốc Gia Sử Dụng - Ba xe tăng đã được mua từ Ý và được quân đội sử dụng. - Trong những năm 1930, hai chiếc xe tăng đã được quân đội Albania mua từ Ý. - Một chiếc đã được mua để nghiên cứu. - Năm 1936, quân đội Hungary mua ba chiếc xe tăng súng máy Fiat-3000 từ Ý, chúng được trang bị thêm súng máy M.07/12 8 mm. - Năm 1927, sáu xe tăng được mua từ Ý (hai chiếc được trang bị pháo 37 mm, bốn chiếc còn lại được trang bị súng máy Vickers). - Một xe tăng Fiat-3000 đã được mua để nghiên cứu. - Tính đến đầu tháng 4 năm 1941, trước khi cuộc xâm lược của Đức vào Hy Lạp bắt đầu, quân đội Hy Lạp đã có trong biên chế một xe tăng Fiat-3000. Xem thêm Xe tăng Xe tăng hạng nhẹ Danh sách xe tăng Tham khảo Liên kết ngoài Fiat 3000 tại wwiivehicles.com Xe tăng hạng nhẹ Xe tăng Ý Xe tăng thời Thế chiến thứ hai
wiki
Ngày không xả rác (tiếng Ba Lan: Dzień bez Śmiecenia) là một ý tưởng được phát triển bởi giới trẻ từ hơn một chục quốc gia hợp tác theo chương trình quốc tế "Nghị viện thanh niên sinh thái châu Âu". Đây là một dự án được PRO EUROPE tài trợ, và được quốc gia a Lan điều phối và tài trợ tông qua tổ chức Rekopol. Tại Ba Lan, Ngày không xả rác được tổ chức từ năm 2007, vào ngày 11 tháng Năm. Lựa chọn ngày Ngày 11 tháng 5, Hệ thống quản lý chất thải bao bì Ba Lan bắt đầu hoạt động, được tổ chức theo hướng dẫn của Chỉ thị 94/62 của EU. Ngày 11 tháng 5 năm 2001, Sejm (Hạ viện Cộng hòa Ba Lan) đã thông qua các điều luật điều chỉnh về nghĩa vụ của doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý chất thải bao bì, sau đó điều luật được sửa đổi thành Đạo luật ngày 13 tháng 6 năm 2013 về quản lý bao bì và chất thải bao bì. Ngày lễ Mỗi năm, ngày lễ này được tổ chức dưới một khẩu hiệu khác nhau. Một chiếc thẻ điện tử được chuẩn bị hàng năm, có thể được tải xuống từ trang web của chiến dịch và gửi cho mọi người. Chiếc thẻ này khuyến khích tìm hiểu về các quy tắc phân loại chất thải. Vào thời điểm đó, sự kiện môi trường này được tổ chức theo sáng kiến của các doanh nhân, công ty thành phố, chính quyền địa phương và tư nhân. Tham khảo Ngày lễ ở Ba Lan
wiki
Liên kết phát triển vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trong quy hoạch phát triển vùng Vấn đề quy hoạch tổng thể quốc gia nói chung và quy hoạch vùng, liên kết vùng nói riêng nếu đúng và trúng sẽ xác định được con đường đi một cách ngắn nhất, khoa học nhất trong việc tổ chức không gian phát triển, định hướng phát triển, cách thức phát triển phù hợp bối cảnh, tình hình của từng giai đoạn. Để xây dựng và thực hiện quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có chất lượng và tầm nhìn thì phải có sự gắn kết các địa phương trong vùng để tận dụng được lợi thế sẵn có, đồng thời hạn chế được việc triệt tiêu các nguồn lực của từng địa phương Việc thống nhất nhận thức chung về phát triển vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không chỉ là vấn đề của Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành hay của từng địa phương mà còn là vấn đề của tất cả địa phương trong vùng. Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân liên kết vùng thời gian qua chưa đạt được hiệu quả là do thể chế về tổ chức cấp hành chính chưa có chính quyền vùng, ngân sách vùng, cơ chế liên kết điều phối vùng dẫn đến một số địa phương gặp phải vấn đề “xung đột lợi ích”, chưa xem xét việc phối hợp trong lợi ích tổng thể của cả vùng, mà cát cứ, cục bộ “mạnh ai nấy làm” nên xảy ra tình trạng không những không liên kết, hợp tác, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau phát triển mà trái lại còn làm giảm động lực tăng trưởng, không khai thác, phát huy được các tiềm năng, lợi thế của cả vùng. Vấn đề định hướng và tổ chức không gian phát triển là vấn đề vượt ra ngoài ranh giới hành chính một tỉnh, cần tiếp cận và giải quyết theo vùng, thông qua hành động tập thể. Do đó, 14 tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ cần có sự thống nhất nhận thức chung, mục tiêu chung từ đó chủ động trong hợp tác, liên kết với nhau theo phương châm “muốn đi nhanh và đi xa thì hãy đi cùng nhau”. Đó cũng là xu thế liên kết, chia sẻ hợp tác của kinh tế thế giới ngày nay. Quy hoạch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là một cơ hội lớn để đánh giá, nhận diện các vấn đề của vùng một cách toàn diện, xác định rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển của vùng, trên cơ sở đó tổ chức không gian phát triển, khai thác và phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh của vùng, biến khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển. Trong quá trình lập quy hoạch vùng thì vấn đề liên kết vùng là một nội dung quan trọng, được thực hiện như một hợp phần riêng để tích hợp vào quy hoạch vùng. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh, liên kết phát triển vùng là một nhiệm vụ trọng tâm trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025. Thực tiễn phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thời gian qua cho thấy, các hoạt động liên kết của vùng đã được coi trọng gắn với đầu tư phát triển, từng bước hình thành và phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, gắn kết các địa phương và phát triển khu kinh tế cửa khẩu và các hình thức hợp tác xuyên biên giới. Hình thành một số khu nông nghiệp chất lượng cao, vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh có giá trị, như tại các tỉnh Sơn La , Bắc Giang. Bước đầu phát triển được hệ thống các khu du lịch nghỉ dưỡng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, như tại các tỉnh Lào Cai , Hà Giang , Điện Biên , Cao Bằng , Bắc Kạn ,… Dây chuyền sơ chế sản phẩm nông nghiệp tại Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ tại xã LóngLuông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, kết nối với các vùng nguyên liệu cây ăn quả ở Sơn La và Hòa Bình_Ảnh: TTXVN Tuy nhiên, liên kết nội vùng và liên kết với vùng đồng bằng sông Hồng , vùng Thủ đô còn yếu, hiệu quả thấp; không gian phát triển bị chia cắt theo địa giới hành chính, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, thể hiện ở những điểm sau: Một là, chưa có cơ chế liên kết và một hội đồng điều phối vùng để điều phối chung. Hai là, thiếu nguồn lực thực hiện chính sách liên kết vùng. Thiếu cơ chế để điều tiết lợi ích được tạo ra từ liên kết, điều tiết các nguồn lực phân bổ cho các dự án. Ba là, trước khi có Luật Quy hoạch thì vai trò của quy hoạch vùng và quy hoạch ngành còn mờ nhạt, thiếu kết nối giữa các loại quy hoạch, giữa chiến lược – quy hoạch – kế hoạch – đầu tư, thậm chí còn xung đột, mâu thuẫn, chồng chéo. Việc tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập, quy hoạch thường xuyên bị điều chỉnh gây lãng phí tài nguyên và cản trở thu hút đầu tư của xã hội. Chất lượng quy hoạch còn thấp, không gắn với nguồn lực thực hiện. Bốn là, thiếu hệ thống hạ tầng giao thông, đường kết nối giữa các địa phương. Các tuyến liên kết nội vùng chưa được đầu tư đồng bộ, liên thông. Đặc biệt, hệ thống đường kết nối Đông – Tây còn ít. Sự phối hợp giữa các phương thức vận tải chưa hợp lý, đồng bộ, tính kết nối không cao. Hệ thống đường giao thông biên giới còn nhiều khó khăn. Hạ tầng đường sắt không phù hợp cho kết nối quốc tế. Năm là, cơ chế hợp tác còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp. Các địa phương vẫn chủ yếu tập trung phát triển trong địa giới hành chính của mình, ít phối hợp với các tỉnh lân cận để phát huy lợi thế nhờ vào quy mô. Nhiều cụm, ngành kinh tế và sản phẩm chủ lực có lợi thế chưa được liên kết tốt. Chưa có cơ chế hỗ trợ về tài chính đối với các thành phần kinh tế khi tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của vùng. Sáu là, thiếu cơ sở dữ liệu của vùng về các sản phẩm chủ lực, nguồn nhân lực, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm lợi thế cụ thể, dẫn đến hợp tác liên kết nội vùng và liên vùng chưa hiệu quả. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, trong thời gian tới, quá trình lập quy hoạch cần tập trung vào một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, cần tuân thủ đúng quy trình lập quy hoạch và tăng cường sự tham gia, phối hợp của các bên liên quan. Luật Quy hoạch tạo ra bước chuyển mới trong công tác quy hoạch, đặc biệt là quy định về quy hoạch vùng như một cấp quan trọng trong hệ thống quy hoạch quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, nhấn mạnh đến yếu tố không gian phát triển, gắn với đó là quy trình lập quy hoạch được tiếp cận theo hướng tích hợp, đa ngành và coi trọng sự tham gia phối hợp của các bộ, ngành, địa phương để xử lý, giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng. Quá trình đó tạo ra các khu vực khuyến khích phát triển, là cơ sở để tạo lập liên kết các tỉnh trong vùng và thu hút đầu tư phát triển thông qua kết nối về kết cấu hạ tầng các ngành, lĩnh vực, trong đó kết nối về giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, quy hoạch vùng phải hướng tới phát triển kinh tế – xã hội vùng một cách cân bằng và hài hòa với mục tiêu cao nhất là bảo đảm “an sinh – an ninh”, giữ đất, giữ rừng, ổn định dân cư, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội. Thứ hai, phải thể hiện rõ nét định hướng liên kết phát triển vùng trong xây dựng quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh. Khi xây dựng quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, nội dung quy hoạch cần thể hiện rõ yêu cầu liên kết, vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng địa phương trong quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh để triển khai trong thực tiễn, bảo đảm mục tiêu kế hoạch đề ra. Nội dung các quy hoạch cần có sự thống nhất và phân chia một cách hợp lý mục tiêu phát triển, thu hút đầu tư giữa các địa phương để hạn chế tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, không nhất thiết tỉnh nào cũng phải có sân bay, cảng biển hay đường cao tốc. Bên cạnh đó, các quy hoạch cần được bảo đảm bố trí đầy đủ nguồn lực để thực hiện. Thứ ba, chú trọng quy hoạch kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển hạ tầng giao thông với phát triển các hành lang kinh tế vùng. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các địa phương trong vùng. Nút thắt lớn nhất đối với sự phát triển của vùng là sự yếu và thiếu của hệ thống giao thông kết nối nội vùng, kết nối vùng với Thủ đô Hà Nội và đồng bằng sông Hồng và kết nối với thị trường Trung Quốc . Theo đó, từ nay đến năm 2030 cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới hạ tầng giao thông. Đồng thời, trong giai đoạn tới, việc lựa chọn phát triển kết cấu hạ tầng cần gắn kết việc hình thành và phát triển các hành lang kinh tế. Cụ thể: – Với hành lang kinh tế Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn – Cao Bằng : Đây là hành lang kinh tế gắn với đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn mục tiêu chủ yếu là sản xuất, cung ứng và trung chuyển nông sản, hợp tác du lịch, hình thành các khu công nghiệp và các trung tâm dịch vụ của vùng. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các địa phương trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Trong ảnh: Tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn)_Nguồn: Zing.vn – Với hành lang kinh tế Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên: Đây là hành lang kinh tế phía Tây kết nối tiểu vùng Tây Bắc với các vùng kinh tế khác. Toàn bộ hành lang kinh tế này được kết nối bằng hạ tầng giao thông đường bộ, trong đó có tuyến Quốc lộ 6 từ Hòa Lạc đến thành phố Sơn La; đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình – Sơn La. Dự kiến đây sẽ là hành lang tăng trưởng xanh của khu vực miền Bắc, trong đó ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. – Với hành lang Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng : Đây là tuyến hành lang kết nối tiểu vùng với các trung tâm kinh tế lớn, như Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng và là tuyến kết nối ra biển gần nhất của tiểu vùng kinh tế Đông Bắc. Hành lang kinh tế này có tác động trực tiếp đến sự phát triển của vùng phía Bắc và cả nước, tăng cường hợp tác quốc tế với vùng Tây Nam Trung Quốc và là một trong những cửa ngõ của khu vực các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Trung Quốc. Kết nối các địa phương trong vùng và liên vùng thông qua cao tốc Hà Nội – Lào Cai; tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai và Hà Nội – Hải Phòng; cảng hàng không Sa Pa tại Lào Cai. – Với hành lang Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn: Phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác, điện tử, công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghiệp ô tô, xe máy, các sản phẩm máy móc, thiết bị yêu cầu độ chính xác cao tại các khu, cụm công nghiệp dọc hành lang. – Với hành lang kinh tế theo trục dọc Hà Nội – Tuyên Quang – Hà Giang: Phát triển mạnh du lịch, nông nghiệp, dịch vụ và là tuyến kết nối các tỉnh phía Bắc với vùng Thủ đô. – Với 3 tuyến hành lang kinh tế theo trục ngang gồm: Tuyến vành đai 1 (Quốc lộ 4B) – Theo đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc, kết nối các tỉnh biên giới, tạo động lực phát triển kinh tế cửa khẩu, thúc đẩy xuất, nhập khẩu của cả nước với thị trường rộng lớn Trung Quốc, kết hợp bảo đảm an ninh – quốc phòng. Tuyến vành đai 2 (Quốc lộ 279), kết nối các tỉnh theo trục ngang Đông – Tây để hướng đến mục tiêu sản xuất, cung ứng và trung chuyển hàng hóa nông sản, phát triển công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ, hình thành mạng lưới đô thị phù hợp và kết hợp quốc phòng, an ninh. Tuyến vành đai 3 (Quốc lộ 37), hình thành các vùng sản xuất tập trung, kết nối với các trung tâm đầu mối phát triển các sản phẩm cây trái kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ. Thứ tư, thúc đẩy liên kết khu vực động lực, các chuỗi liên kết kinh tế, chuỗi sản phẩm. Trong chiến lược tổng thể về liên kết vùng, ngoài các vấn đề về liên kết giao thông, cần hướng đến một số nội dung, như: 1- Định hướng phát triển vùng động lực của toàn vùng, từ đó lan tỏa, kích thích kinh tế các khu vực lân cận. 2- Định hướng liên kết các chuỗi kinh tế, các chuỗi sản phẩm mang quy mô vùng. Trong đó: Dựa trên các điều kiện phát triển, có thể xác định chuỗi liên kết khu vực động lực của vùng tại vành đai Bắc Giang – Thái Nguyên – Phú Thọ gắn với vùng Thủ đô. Đây là khu vực giữ vai trò quan trọng đối với cả vùng, hiện đóng góp khoảng gần 50% GRDP, 33% thu ngân sách của cả vùng. Hệ thống kết cấu hạ tầng của vùng đã và đang được đầu tư tương đối đồng bộ, nguồn nhân lực chất lượng cao. Vùng có vị trí thuận lợi kết nối theo các phương thức vận tải quốc tế (hàng không, đường sắt, đường thủy, đường bộ), đóng vai trò trung tâm trung chuyển và logistic. Nằm ở vị tr vùng Thủ đô, gắn với các hành lang kinh tế quốc tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, khu vực này có dư địa phát triển dài hạn và có đủ điều kiện để trở thành động lực tăng trưởng cho cả vùng. Định hướng phát triển chính của khu vực là công nghiệp, công nghiệp chế tạo để tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, các ngành công nghiệp điện tử, tin học, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô-tô, công nghiệp hỗ trợ. Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty cổ phần Sun Tech tại cụm công nghiệp Thanh Vân ( huyện Hiệp Hoà , tỉnh Bắc Giang)_Ảnh: TTXVN Hình thành các chuỗi liên kết, trung tâm kinh tế – đô thị vùng tạo động lực phát triển cho cả vùng với các đô thị động lực, như thành phố Việt Trì , Thái Nguyên, Bắc Giang, Hòa Bình. Gắn khu vực động lực tăng trưởng với các khu kinh tế cửa khẩu, gồm Hữu Nghị, Đồng Đăng (Lạng Sơn), Lào Cai. Hình thành chuỗi liên kết các sản phẩm, liên kết kinh tế, trong đó: – Hình thành các chuỗi sản xuất công nghiệp, gắn công nghiệp khai thác với chế biến, chế tạo. Tập trung bố trí phát triển công nghiệp và hình thành các chuỗi liên kết, cụm liên kết tại khu vực vùng động lực phát triển thuộc các tỉnh nằm trong vùng Thủ đô và dọc theo các hành lang phát triển; kết nối với các khu kinh tế cửa khẩu và hợp tác xuyên biên giới. Hình thành cụm liên kết, trung tâm sản xuất cơ khí chế tạo có trình độ cao tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang. – Liên kết trong phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị sản phẩm; liên kết các địa phương trong vùng nhằm hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung quy mô lớn (nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực của vùng). Kết hợp phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch, sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp. Mở rộng diện tích rừng có chứng chỉ rừng quản lý bền vững để phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Hình thành trung tâm chế biến gỗ tại tỉnh Phú Thọ để liên kết với các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn. – Liên kết phát triển du lịch trải nghiệm văn hóa , lịch sử , sinh thái giữa các địa phương trong vùng. Thứ năm, tạo sự liên kết trong phát triển đô thị và nông thôn, gắn với khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. Phát triển và phân bố hợp lý hệ thống đô thị trên địa bàn cả vùng, có tính liên kết tổng thể chặt chẽ, xác định rõ vai trò, chức năng của từng đô thị, nhất là đô thị động lực đối với hệ thống đô thị và vùng nông thôn phụ cận. Tập trung đầu tư các dự án hạ tầng đô thị trọng điểm, các vùng đô thị động lực để lan tỏa, thúc đẩy khu vực phụ cận phát triển. Gắn kết các khu đô thị với xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Thứ sáu, xây dựng cơ chế liên kết trong huy động nguồn lực đầu tư bảo đảm thực thi các dự án vùng, liên vùng. Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước gồm cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho vùng để đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế – xã hội lớn, quan trọng, thiết yếu liên kết vùng, nhất là hoàn thiện, nâng cấp các quốc lộ, các đường nối với cao tốc Hà Nội – Lào Cai, kết nối với các khu kinh tế cửa khẩu, như Đồng Đăng, Trà Lĩnh, cao tốc Hòa Bình – Sơn La, cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang. Nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện một số chính sách nhằm phát huy các thế mạnh của vùng, như chính sách hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng kết nối với đường cao tốc, đường quốc lộ của các địa phương gắn với phát triển du lịch ; hỗ trợ đầu tư các khu, điểm du lịch trọng điểm, vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa, nguyên liệu nông, lâm sản phục vụ chế biến gắn xuất khẩu theo chuỗi sản phẩm; liên kết đầu tư xây dựng hạ tầng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh khu kinh tế cửa khẩu. Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tương đối kém cạnh tranh hơn các vùng lân cận, do đó cần nghiên cứu cơ chế đặc thù ưu đãi thỏa đáng để thu hút đầu tư./.
vanhoc
Grand Bazaar (, có nghĩa là ‘Chợ có mái che’; còn được gọi là , có nghĩa là ‘Chợ Lớn’) ở Istanbul là một trong những thương xá có mái che lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới, với 61 đường phố được bảo hiểm và hơn 4.000 cửa hàng thu hút từ 250.000 đến 400.000 du khách mỗi ngày. Năm 2014, nó được liệt kê số 1 trong số các điểm thu hút khách du lịch tham quan nhiều nhất trên thế giới với 91.250.000 du khách hàng năm. Grand Bazaar tại Istanbul thường được coi là một trong những trung tâm mua sắm đầu tiên trên thế giới. Vị trí Grand Bazaar nằm bên trong các tường thành Constantinople của thành phố Istanbul, thuộc quận Fatih và trong khu phố (mahalle) cùng tên (Kapalıçarşı). Nó trải dài khoảng từ tây sang đông giữa các nhà thờ Hồi giáo Beyazit và Nuruosmaniye. Bazaar có thể dễ dàng đi đến từ Sultanahmet và Sirkeci bằng xe điện (trạm dừng Beyazıt-Kapalıçarşı). Lịch sử Việc xây dựng cốt lõi của Grand Bazaar trong tương lai bắt đầu trong mùa đông 1455/56, ngay sau cuộc chinh phạt Constantinoplis của Ottoman và là một phần của một sáng kiến ​​rộng lớn hơn để kích thích sự thịnh vượng kinh tế ở Istanbul. Sultan Mehmet II cho xây dựng lên một tòa nhà dành cho việc buôn bán hàng dệt và đồ trang sức gần cung điện của ông ở Constantinoplis. Nó được đặt tên là Cevâhir Bedestan ("Bedesten của Gems") và còn được gọi là ("Bedesten Mới") trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman. Từ được chuyển thể từ chữ Ba Tư bezestan, bắt nguồn từ bez ("vải"), và có nghĩa là "chợ của những người bán vải". Tòa nhà - được đặt theo tên xen kẽ ở Thổ Nhĩ Kỳ ("Internal"), ("Ancient"), hoặc ("Old") Bedesten - nằm trên sườn đồi thứ ba của Istanbul, giữa quảng trường cổ Constantinopolis và Theodosius cổ đại. Nó cũng ở gần cung điện của sultan đầu tiên, Cung điện Old (Eski Sarayi), cũng đang được xây dựng trong những năm đó, và không xa Artopoleia (theo tiếng Hy Lạp) (), khu làm bánh của thành phố trong thời Byzantine. Việc xây dựng Bedesten kết thúc vào mùa đông 1460/61, và tòa nhà được ban cho waqf của nhà thờ Hồi giáo Aya Sofya. Phân tích các công trình gạch cho thấy hầu hết các cấu trúc bắt nguồn từ nửa sau của thế kỷ 15, mặc dù một bức phù điêu Byzantine đại diện cho một con đại bàng Comnvian, vẫn được bao quanh trên đỉnh của Cổng Đông (Kuyumcular Kapisi) của Bedesten đã được sử dụng bởi một số các học giả là bằng chứng cho thấy tòa nhà là một cấu trúc Byzantine. Trong một khu chợ gần Bedesten, được đặt tên theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Esir Pazarı, hoạt động buôn bán nô lệ đã từng diễn ra từ thời Byzantine. Các khu chợ quan trọng khác trong vùng lân cận là chợ đồ cũ (), "Long Market" (), tương ứng với Makros Embolos (, "Long Portico"), một trung tâm mua sắm kéo dài xuống dốc từ quảng trường Constantinopolis đến Golden Horn, một trong những khu vực chợ chính của thành phố, trong khi chợ sách cũ (Sahaflar Carsisi) được chuyển từ Bazaar đến địa điểm đẹp như tranh vẽ hiện nay gần Nhà thờ Hồi giáo Beyazid chỉ sau trận động đất ở Istanbul năm 1894. Vài năm sau, (theo các nguồn khác, điều này xảy ra vào năm 1545 dưới thời Sultan Suleyman I) Mehmet II cho xây dựng một khu chợ khác được bảo hiểm, "Sandal Bedesten" (tên đến từ một loại sợi được dệt ở Bursa, có màu của gỗ đàn hương ), cũng được đặt tên là , hoặc (cả hai từ có nghĩa là "Mới") Bedesten, nằm ở phía bắc đầu tiên. Sau khi Sandal Bedesten dựng lên, việc buôn bán hàng dệt chuyển đến đó, trong khi được dành riêng cho việc buôn bán hàng hóa xa xỉ. Lúc đầu hai tòa nhà bị cô lập. Theo nhà du hành người Pháp thế kỷ 16, Pierre Gilles, giữa hai tòa nhà và nhà thờ Hồi giáo Beyazid có một đống đổ nát của các tàn tích và một bể chứa lớn. Tuy nhiên, chẳng mấy chốc, nhiều người buôn bán đã mở cửa hàng của họ giữa và xung quanh đó. Vào đầu thế kỷ 17, Grand Bazaar đã gần hoàn thiện những khu phố cuối cùng. Phạm vi rộng lớn của Đế chế Ottoman ở ba châu lục, và toàn quyền kiểm soát thông tin liên lạc đường bộ giữa châu Á và châu Âu, đã biến Bazaar và những người thuê hoặc caravanserais xung quanh trở thành trung tâm của thương mại Địa Trung Hải. Theo một số du khách châu Âu, từ đầu thế kỷ 17 cho đến nửa đầu thế kỷ 19, khu chợ này không có đối thủ ở châu Âu về số lượng, chủng loại và chất lượng hàng hóa được bán. Vào thời điểm đó, chúng ta được biết đến thông qua các du khách châu Âu rằng Grand Bazaar có một mặt bằng vuông, với hai con đường chính vuông góc ở giữa và một con đường thứ ba chạy dọc theo chu vi bên ngoài. Trong Bazaar có 67 con đường (mỗi con đường mang tên của những người bán hàng hóa đặc biệt), một số hình vuông được sử dụng cho những lời cầu nguyện hàng ngày, 5 nhà thờ Hồi giáo, 7 đài phun nước, 18 cổng được mở mỗi ngày vào buổi sáng và đóng cửa vào buổi tối (từ những cái tên hiện đại của khu chợ này "Khu tổ hợp đóng cửa") (). Khoảng năm 1638, du khách người Thổ Nhĩ Kỳ Evliya elebi đã cho chúng tôi mô tả lịch sử quan trọng nhất về Bazaar và về phong tục của nó. 3.000 gian hàng, cộng với 300 ki ốt nằm ở những khu vực xung quanh nó, các đoàn lữ hành lớn với hai hoặc ba tầng quanh một sân trong, nơi hàng hóa có thể được lưu trữ và thương nhân có thể đến lấy. Trong khoảng thời gian đó, một phần mười các cửa hàng của thành phố đã tập trung trong thị trường và xung quanh nó. Đối với tất cả mọi thứ vào thời điểm đó, khu chợ chưa được bảo hiểm. Thiên tai tái diễn, hỏa hoạn và động đất xảy ra tại Grand Bazaar. Vụ cháy đầu tiên xảy ra vào năm 1515; khác vào năm 1548. Các vụ hỏa hoạn khác đã tàn phá khu phức hợp thương mại vào năm 1588, 1618 (khi bị phá hủy), 1645, 1652, 1658, 1660 (nhân dịp đó toàn bộ thành phố bị tàn phá), 1687, 1688 (thiệt hại lớn xảy ra với ) 1695, và 1701. Trận hỏa hoạn năm 1701 đặc biệt dữ dội, buộc Đại Vizia Nevşehirli Damad Ibrahim Pasha phải xây dựng lại một số phần của khu phức hợp vào năm 1730-1731. Năm 1738, Kizlar Aĝasi Beşir Ağa đã ban cho đài phun nước (vẫn còn tồn tại) gần Mercan Kapi. Trong thời kỳ này, do luật mới chống lại các vụ hỏa hoạn ban hành năm 1696, một số khu vực của thị trường nằm giữa hai Bedesten đã được bao phủ bởi các hầm. Mặc dù vậy, các đám cháy khác đã tàn phá khu phức hợp vào năm 1750 và 1791. Trận động đất năm 1766 gây ra nhiều thiệt hại hơn, được sửa chữa bởi Kiến trúc sư trưởng của Tòa án () Ahmet một năm sau đó. Sự phát triển của thế kỷ 19 của ngành dệt may ở Tây Âu, giới thiệu các phương thức sản xuất hàng loạt, các điều khoản được ký kết giữa đế quốc và nhiều nước châu Âu, và luôn luôn được các thương nhân châu Âu cung cấp nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế đóng cửa của đế chế, là những yếu tố gây ra sự suy giảm sự phát triển của khu tổ hợp. Đến năm 1850, giá thuê ở Bedesten thấp hơn 10 lần so với hai đến ba thập kỷ trước đó. Hơn nữa, sự ra đời của giai cấp tư sản phương Tây và sự thành công về mặt thương mại của các sản phẩm phương Tây đã đẩy các thương nhân thuộc dân tộc thiểu số (Hy Lạp, Armenia, Do Thái) rời khỏi Bazaar, được coi là cổ xưa và mở các cửa hàng mới trong các khu phố thường xuyên được lui tới bởi người châu Âu, như Beyoğlu và Galata. Theo một cuộc khảo sát năm 1890, tại Bazaar có 4.399 cửa hàng đang hoạt động, 2 bedesten, 2195 phòng, 1 phòng tắm, một nhà thờ Hồi giáo, 10 madrasa, 19 đài phun nước (trong đó có hai şadırvan và một sebil), một lăng mộ và 24 han. Trong 30,7 ha của trung tâm thương mại, được bảo vệ bởi 18 cổng, có 3.000 cửa hàng dọc theo 61 đường phố, 2 bedesten, 13 han (cộng thêm một số bên ngoài). Thảm họa lớn cuối cùng xảy ra vào năm 1894: một trận động đất mạnh làm rung chuyển Istanbul. Bộ trưởng Bộ Công chính, Mahmud Celaleddin Pașa, giám sát việc sửa chữa Bazaar bị hư hại cho đến năm 1898, và nhân dịp này, khu phức hợp đã giảm diện tích. Ở phía tây, Bit Pazarı bị bỏ lại bên ngoài vành đai mới và trở thành một con đường mới, được đặt tên là Çadircilar Caddesi ("Đường lều trại"), trong khi cổng cũ và Kütkculer Kapi bị phá hủy. Trong số tất cả những gian hàng thuộc về khu chợ trước kia, nhiều gian hàng bị bỏ ra bên ngoài, và chỉ còn 9 gian hàng được ở lại trong khu tổ hợp. Miêu tả Mặc dù được gọi là chợ nhưng đây thực chất đúng hơn là một khu phố cổ phát triển lan rộng và dồn nén qua hàng trăm năm dưới mái vòm chợ đặc trưng của người Thổ Nhĩ Kỳ. Grand Bazaar đón khách qua 12 cổng lớn từ đó sẽ tỏa ra 64 khu phố kết nối với nhau. Ngày nay, Grand Bazaar dường như không còn thu gọn dưới những mái vòm mà đã lan rộng ra các khu phố xung quanh tạo thành một trung tâm buôn bán sầm uất. Bên trong khu chợ giống như một mê cung lấp loá ánh sáng đèn màu hàng hóa tràn ngập. Khu Kalpakçılar là nơi chuyên bán đồ trang sức, với giá thuê sạp có thể lên tới khoảng 80.000 USD/năm. Những con đường trong khu chợ Grand Bazaar thường mang tên những đồ vật được bán, như phố Kim hoàng (Jewellers street) hay phố Ngọc trai (Pearl street). Trung tâm của chợ là sảnh Cevahir Bedesten, nơi tập trung những món hàng quý giá và cổ xưa nhất của Bazaar trong suốt chiều dài lịch sử. Lịch mở cửa Grand Bazaar được mở mỗi ngày trừ Chủ nhật và ngày lễ ngân hàng từ 9:00 đến 19:00. Tham khảo Nguồn Archnet Digital Library – Covered Bazaar Let's Go Istanbul – Istanbul Covered Bazaar Turkish Culture Portal – Grand Bazaar in Istanbul Grand Bazaar Mobile Application – Grand Bazaar Mobile Application Liên kết ngoài Kapalıçarşı.org.tr: Official Grand Bazaar website in Turkish Grandbazaaristanbul.org: Official Grand Bazaar website in English Republic of Turkey Ministry of Culture: Grand Bazaar Havecamerawilltravel.com: Photos of the Grand Bazaar Chợ
wiki
Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân là một Trường Trung học phổ thông công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh được đặt tên theo tên sĩ phu yêu nước Nguyễn Hữu Huân. Được thành lập từ năm 1962 với tên gọi ban đầu là Trường Trung học Thủ Đức và Trường Trung học Hoàng Đạo, đây là một ngôi trường có lịch sử lâu đời và có chất lượng giáo dục tốt nhất trên địa bàn Thành phố Thủ Đức và nằm trong top những trường có điểm chuẩn đầu vào caovà chất lượng giáo dục tốt nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Lịch sử hình thành Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân được thành lập vào năm 1962- 1963, nhưng mãi đến năm học 1965-1966, trường mới được ban Doanh lý kiến thiết Đại Học Thủ Đức đồng ý cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (trước năm 1975) mượn một lô đất tọa lạc trong 4 con đường dùng làm cơ sở cho Trường trung học Thủ Đức Hiện tại Trường Nguyễn Hữu Huân được bao quanh bởi 4 con đường : Đoàn Kết, Chu Mạnh Trinh, Bác Ái và Võ Văn Ngân. Địa chỉ trước đây của trường là số 1, nay đổi lại là số 11 đường Đoàn Kết, phường Bình Thọ, Thành phố Thủ Đức. Trường được xây dựng mới, khởi công vào ngày 3 tháng 9 năm 2003, khánh thành vào năm học 2005 với tổng kinh phí là 19 tỷ 272 triệu đồng, gồm 37 phòng học, 3 phòng thí nghiệm Lý-Hóa-Sinh, 2 phòng Vi tính, 2 phòng Lab, 1 phòng nghe-nhìn và hơn 10 phòng chức năng khác. Tên gọi qua các năm Giảng dạy, đào tạo Tuyển sinh Trường thực hiện tuyển sinh đầu cấp hệ chuyên và không chuyên theo kết quả Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chung của Thành phố Hồ Chí Minh. Những năm về trước, học sinh ngay từ năm học đầu tiên đã được đăng ký phân chia theo ban để phù hợp với nguyện vọng tham gia xét tuyển các khối trong kì thi Tuyển sinh đại học. Mô hình đào tạo Trường THPT Nguyễn Hữu Huân là 1 trong 7 trường THPT duy nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh có đào tạo hệ chuyên. Trường tổ chức giảng dạy 2 buổi đồng thời lớp thường, lớp chuyên (Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán, Hoá học, Vật lý) và các lớp Tích hợp theo chương trình Cambridge. Ngoài các môn học thường, học sinh cũng được rèn luyện những môn thể chất như Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông và các môn ngoại ngữ tự chọn như Tiếng Nhật và Tiếng Hàn. Thành tích Thành tích chung Năm 2013, Trường được trao tặng Huân chương lao động hạng ba. Nhiều năm được công nhận Tập thể lao động xuất sắc. Được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng Cờ thi đua xuất sắc. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 100% nhiều năm liền. Nằm trong top 100 và 200 trường THPT có tỉ lệ học sinh đạt điểm cao đậu vào các trường đại học, được Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng hình thức ưu tiên xét tuyển. Hằng năm có các học sinh là thủ khoa đầu vào của các trường đại học trên cả nước. Hằng năm, học sinh trường luôn đạt nhiều thành tích cao trong các kì thi như Kì thi Học sinh giỏi cấp thành phố, Cuộc thi Olympic truyền thống 30 tháng 4, Hội thi Nghiên cứu khoa học cấp thành phố,… Thành tích trong các kì thi Kì thi Học sinh Giỏi cấp thành phố Hội thi Học sinh Giỏi Olympic miền Nam Hội thi Olympic Tháng tư Thành phố Hồ Chí Minh Hội thi Nghiên cứu Khoa học cấp Thành phố Cơ sở vật chất Trường có diện tích 16500 m2 với 55 phòng học được trang bị hiện đại, 4 phòng máy vi tính, Phòng thực hành Lý-Hoá-Sinh, phòng STEM cùng Nhà thi đấu đa năng và sân bóng rổ. Hoạt động ngoại khoá Ngoài việc dạy và học, trường còn nổi tiếng với rất nhiều hoạt động ngoại khoá và lễ hội truyền thống hằng năm. Hiện nay, trường có gần 30 câu lạc bộ - đội - nhóm để học sinh tự do tham gia ngoài giờ học chính khoá. Hoạt động truyền thống của trường Hội trại tiếp nhận học sinh khối 10 Hội chợ dân gian Câu lạc bộ CLB Bóng rổ (NHH Basketball Club) CLB Bóng chuyền (NHH Volleyball Club) CLB Bóng bàn (NHH Table Tennis) CLB Báo chí CLB nhạc cụ Sugie Band CLB Diatonic Band CLB Sinh học CLB Hoá học (NHH Chemistry Club) CLB Hoa Ngữ CLB Thiết kế đồ hoạ (Grader Studio) CLB Tranh biện (The Flames) CLB Tiếng Anh (NHH English Club) CLB Môi trường (WECO) CLB Nhiếp ảnh (NHH Photography Club) CLB Mèo Đi Hia CLB Cờ Vua (NHHCO) CLB Kịch (The Actopus) CLB Tin học (NHH IT Club) CLB Olympia (Mega Knowledge) CLB Cổ động (Phoenix Cheering Team) CLB Giáo dục giới tính (TheReal Club) CLB Mỹ thuật (NHH Art Club) CLB Anime & Manga NHHÀ (A&M) CLB De'Apis Tham khảo Trường trung học tại Thành phố Hồ Chí Minh Trường có lớp chuyên Thủ Đức Trường trung học Việt Nam
wiki