text
stringlengths 78
4.36M
| domain
stringclasses 2
values |
---|---|
Quế Hương
Ngã Ba Trần Ai
Phần 1
Bà lại rón rén nhìn qua ổ khóa. Trong căn phòng thoáng mát yên tĩnh có rèm cửa, lọ hoa, tranh tường, chồng bà, nhà văn kiêm biên kịch vẫn một cẳng hạ thổ, một cẳng thượng ghế, tay chống cằm, mắt ngó mây bay! Quần đùi, áo may-ô và kiểu ngồi ấy khiến lão thật xấu xí. Thì ra chính công việc đã cho lão cái vẻ. Khi lão cắm mặt gõ như điên vào cái máy đánh chữ cũ kỹ, lão trông khác kia! Tóc rủ xuống trán, đầu gục như tải quá nặng, gương mặt đồng ám, lão trông cũng "văn sĩ" ra phết! Đôi tay lão nhảy múa như điên khiến cái máy đánh chữ già nua thỉnh thoảng phải dừng lại thở hào hển, ngắc ngứ lấy hơi trước khi bắn ra một chuỗi tành tạch quái dị khác. Mặt lão cũng không hẳn của lão nữa. Thường nó nhàn nhạt như canh thiếu muối. Thế mà lúc ấy lại là chiến trường sôi động của hỉ nộ ái ố. Mim mím. Cười cười. Thi thoảng rưng rưng theo sự tan nát do lão sắp đặt. Đằng đằng sát khí như sắp choảng nhau với cái gã khốn nạn nào đó mà lão đẻ ra... Ấy là lúc lão không thuộc về bà hay xóm Quậy nữa. Lão không nghe tiếng bà nói, không càu nhàu bởi những tràng văng tục, cãi nhau, lè nhè say xỉn gần như thường trực ở cái ngã-ba-đau-khổ sát bên hông nhà, cách cái bàn thấp lè tè vừa là bàn ăn, bàn tiếp khách lẫn bàn viết của lão chỉ một bức tường. Thế mà từ cái bàn đa dụng bên hông chợ đời ấy, ý tình tuôn dào dạt. Chữ nối chữ, tờ nối tờ. Kín giấy, lão lại thả cho rơi tự do xuống nền nhà, trên chiếc chiếu bà hứng sẵn. Lúc chưa rơi, nó là của lão. Nhưng khi nó nằm xoài trên chiếu, nó là của bà. Bà nhẹ nhàng nhặt lấy, vuốt ve, sắp theo thứ tự. Với bà, chúng như những tờ vé số. Có khi chỉ đôi ba tờ mỏng mảnh, khoảng hai ngàn từ, trúng cái giải năm mười triệu bạc. Có khi cả xấp mà như mớ giấy lộn, lỗ tiền giấy mực, gửi EMS. Bà xúi lão viết nhiều loại. Bà giảng giải cho cái đầu óc giàu mộng mơ mà nghèo thực dụng kia coi việc sáng tạo như công việc bếp núc của bà. Nấu được món canh chẳng lẽ không kho nổi món cá, không nướng được chả, không xào được mực. Chữ sẵn trong đầu, chỉ cần gia giảm, xào xáo như bà nấu ăn đấy thôi! Giờ đây, sau bao tháng năm làm việc hết công suất, bán đi cái nhà cũ, nhận trước tiền của một hãng phim đặt một kịch bản nhiều tập, lão đủ cho bà đổi nhà. Nửa tháng đầu, lão không làm việc để hưởng khoái cảm được ở nhà ra nhà, sống cạnh người ra người. Lão đi dạo, làm quen những người hàng xóm lịch sự mở miệng không kèm tiếng chửi thề, ngắm khoảng không gian thoáng đãng có màu trời, sắc nước trước nhà. Quen với bức tường mốc meo chắn trước cửa bao năm nay, lão vẫn lấy làm lạ về khoảng trống đó lắm. Chiều chiều lão đạp xe đi đâu đó. Tối leo lên sân thượng ngắm trăng sao. Khi bà sốt ruột nhắc lão chuyện viết trả nợ, lão vào thư phòng đóng cửa lại. Cả nhà rón rén như mèo khi qua cái tịnh thất ấy. Thỉnh thoảng, bà đẩy cửa bưng vào một phin cà phê hay một bình trà. Theo thói quen, bà đưa mắt nhìn xuống nền nhà. Trên nền gạch hoa láng bóng lạnh lẽo không một mẩu giấy bởi máy tính vẫn trùm chăn ngủ còn nhà văn ngồi ngó đâu đâu! Đặt phin cà phê xuống, bà nhắc khéo: - Hôm nay tốt ngày. - Ừ. - Nhìn gì đấy ? - Mây. - Mây có gì mà nhìn ? - Bức tranh vân cẩu... Thì ra tại mây. Nhưng cũng không hẳn mây bởi có khi lão ngồi thừ không ngắm gì cả. Hỏi ra mới biết lão đang tống phiền não qua bà để lòng lão trống rỗng. - Không nhẹ nặng, thành bại. Sướng lắm ! - Lão cười. - Không ra tiền là bại ! - Bà khẳng định. Bà chì chiết nữa cũng mỏi miệng vì lão đã coi đồng hồ rồi đi, đi đâu không biết. Bà nghi hoặc ngó theo rít lên: Hay có con đĩ nào ? Chơi chán, lão vào phòng viết mặc chỉnh tề như đi lãnh thưởng. Máy tính cũng ra khỏi chăn, mở mắt sáng trưng. Thế nhưng cuối buổi mong chờ, bà chỉ nhặt được những tờ giấy in ra vo lại, lăn lóc trên nền nhà. Còn lão chảy dài trong ghế! Dạo này, giấc ngủ của lão thường vỡ từng mảnh. Lão bảo tại tụi thằng Bì đi nhậu về xỉn ở ngã ba xóm cứ dô... dô... dô... à lê... a lê... à lề đến 1 giờ sáng. Rồi anh - em - nhà - vô - phước diễu hành cả đêm. Thằng anh đi ra, thằng em đi vào. Chúng kéo lê dép mòn cả hẻm. Hơn 4 giờ sáng tụi đập chó chở những con chó máu me vào bán cho bà hàng chó ở cuối xóm. Tiếng tru của chúng trong cơn hấp hối lạnh cả người... Lão cứ nằm xuống ngồi dậy như thế cả đêm trong căn phòng yên tĩnh thoáng mát chỉ có gió lay động rèm cửa và ánh trăng rọi vào. Bà càu nhàu. Lão ôm gối qua phòng viết. Thế này là thế nào nhỉ ? - Đến phiên lão tự hỏi mình. Lão đang ở nhà mới, trong một khu phố mới chẳng mấy ai biết ai. Ngày làm ăn, tối đóng cửa nhà ai nấy sống. Chỉ có những ngọn đèn trước hiên hoặc trên ban-công thức, tỏa ra thứ ánh sáng đường bệ lạnh lùng như những tên lính canh. Thế mà lão cứ giật mình thon thót bởi những âm thanh náo động đã xa lắc xa lơ. Khi còn ở xóm Quậy, ngày làm việc mệt nhọc, vào giường lão lăn ra ngủ giữa những tiếng ồn. Bây giờ giữa yên ắng, lão lại mất ngủ vì xóm Quậy. Thế là thế nào ? Đêm trở thành ngày luôn khi người ta mất ngủ. Lão bật đèn, vớ gì đọc nấy. Đôi khi cả sách của lão. Thường lão chán đọc những gì mình viết tựa như bác hàng phở chán phở. Khi tác phẩm in thành sách, quy thành tiền và dư luận, lão như đứa trẻ trơ trọi lúc người lớn bận rộn. Lão được tự do làm những điều vớ vẩn - chơi với chó mèo, lang thang, nhậu rượu đế ở quán bà Lành với dân xóm Quậy. Thi thoảng lão cũng chửi thề cùng họ đôi ba tiếng. Giờ đọc lại những gì mình viết, lão chợt nhận ra những nhân vật của lão đều mang ít nhiều hình bóng của xóm Quậy, ngay cả con chó, con mèo. Nhân vật chính trong truyện Đồ ngu như chó! chính là con Xỉn nhà Hai Xị chứ đâu ! Khi cho nó chết bởi tên chủ mà nó nặng tình, lão nhớ lão đã không cầm nước mắt. Con khướu nhà ông đường sắt cũng vào trong cái truyện cực ngắn 100 chữ ! Có điệu hót ra rả của con chim bị nhốt trong lồng mà mỗi người dịch mỗi kiểu. Bà cụ kế bên chép miệng: "Khổ chưa... khổ chưa!". Lũ trẻ đứng ngoài hàng rào nhại: "Ngộ Không... Ngộ Không! ". Bà Tư bán xôi kế đó ganh tị: "Chi khổ... chi khổ! Không làm mà vẫn có ăn như mày tao tình nguyện biến thành chim !". Thế là nên truyện! Bây giờ xa xóm Quậy, sáng sáng lão vẫn nghe nó hót, tiếng hót như gai nhọn đâm lỗ chỗ mảng trời xanh trước mặt. Thì ra truyện của lão, xuơng cốt đích thị là của xóm Quậy! Lão đã rứt trộm những mảng tường sặc mùi nước tiểu, âm thanh quái dị, ngôn ngữ quái chiêu, những mảnh đời méo mó của cư dân xóm, nhào nặn mông má đôi chút rồi để họ oằn vai chuyển tải ý tưởng cho lão. Lão đã bắt họ rướn cao quá tầm. Bây giờ chữ hết thiêng, họ ngã nhào xuống, trở lại nguyên trạng, giương mắt chế giễu lão. Cái áng mây màu hồng lững lờ trên mảng trời trước mặt bỗng uốn éo rồi mang hình dáng "Hương ngựa" đang đánh mông gợi tình. Góc mặt gồ ghề lồi lõm vì bị tạt a-xít của ả giấu sau mớ tóc dài hoang dại. Chỉ có thân hình như sóng lượn của ả cứ dập dềnh trong giấc ngủ của lũ đàn ông nóng máu. Ả quyết trả hận cho gương mặt đẹp bằng cách dùng ngực đồi mông núi hạ đo ván những thằng có tiền. Nghe nói ả tiếp khách trong ánh đèn mờ ảo, với cái mạng che mặt của nữ hoàng Ai Cập. Quái dị nhưng đầy hấp lực. Đêm đêm có cả xe hơi ngừng ở xóm Quậy đưa ả trở về. Mùi nước hoa đêm nồng nặc sặc sụa của ả bám vào truyện của lão, thoảng mùi hồ ly ! oOoLão trở thành cư dân của xóm Quậy chỉ vì nghèo. Thế nhưng muốn hòa nhập với xóm, nghèo chưa đủ. Ít học. Nhậu cấp tá. Còn chửi thề phải cấp kiện tướng! Không nhậu dứt khoát không là dân xóm Quậy, mở miệng không văng tục cũng dứt khoát là thứ lộn sòng. Trẻ con học nói sau tiếng ba... ba... mẹ... mẹ là tiếng chửi thề đầu môi của xóm Quậy. Ai không hội đủ các yếu tố ấy thường là dân ngụ cư, đến ở tạm đợi làm ăn kha khá cuốn gói ra khỏi xóm. Căn nhà thổ tả lão mua đúng mười một chỉ vàng nghe nói đã đổi chủ đến lần thứ năm. Hôm dọn đến, thấy hai xe ba gác thì gần một xe sách, cư dân xóm Quậy bĩu môi: "Đ. m, kiểu này cũng sớm xéo! ". Sớm của lão là 18 năm 4 tháng! Vợ chồng lão đếm từng ngày, làm việc như điên cũng để có cái ngày cuốn xéo ấy. Bạn bè, bà con ai đến chơi ở lại một lần sau cạch luôn. Ồn như cái chợ, chợ họp ngay ngã ba xóm sát bên nhà lão, không để bán buôn mà chỉ vì dân xóm Quậy có thói quen tụ tập ở đấy. Nhậu về xỉn đó. Gây nhau đó. Kể chuyện mánh mung, quậy phá, rủi ro đó. Hẹn hò trai gái đó. Đái đó. Hết đám lớn đến đám choai choai, đàn ông đến đàn bà. Đích thị đó là chỗ giải tỏa sự đời của dân xóm Quậy. Những tuần đầu, tiếng chửi thề, văng tục liên tu bất tận từ đó vẳng ra cứ ong óng trong đầu lão khiến lão tưởng chừng phát điên. Còn vợ lão bị dị ứng bởi mùi nước đái nồng nặc hách xì liên tục. Than phiền, góp ý, lý sự lập tức bị quẳng dơ lên mái nhà. Vợ lão bàn nhập gia tùy tục, phép vua thua lệ... xóm ! Sống yên lặng tử tế là được. Tử tế đến mức cho mượn tiền đến người thứ ba mới nhớ chẳng ai thèm trả. Vật dụng trong nhà cũng lần lượt đội nón đến ở nhà hàng xóm. Tiếc của đòi lập tức sinh chuyện. Xóm Quậy chỉ nể mặt những ai hàm hồ ngang ngược sẵn sàng xắn quần ngang bẹn quậy tung xóm chỉ vì một cây kim ! Nhận ra điều đó, vợ lão khóc. Lão an ủi bằng một câu "ranh ngôn" để mụ hiểu bên Tây cũng vậy chớ riêng gì xóm Quậy: "Con người là đồ súc sinh. Nếu ta tàn bạo, nó kính trọng và sợ. Nếu ta tốt, nó móc mắt ta. Hãy giữ khoảng cách". Việc cần làm ngay là học chửi ! Rồi cũng quen dần. Thì ra con người dễ cam chịu với tất cả những gì thoạt đầu tưởng không chịu nổi. Thứ nắng hướng Tây xỉa xói vào mặt người, tiếng ồn tạp chủng, bức tường chắn luôn vấy nước đái và cả lời chào bằng chửi thề. Đôi khi lão còn bắt gặp lão cười một mình khi thưởng thức tràng chửi vô tiền khoáng hậu của những mụ đàn bà xóm Quậy. Từ ngã ba trần ai, vốn từ, vốn sống của lão cũng phong phú hẳn. Dân xóm Quậy phần lớn đạp xích lô, phụ thợ nề, cạo sườn, bán hột vịt lộn, đi xe thồ, bia ôm, dẫn mối, ăn cắp, ngồi không, cho thuê từng phân nhà nên ngã ba là nơi thu gom mọi vẻ trần ai trong những câu chuyện. Dân ở đây ruột để ngoài da có gì kể hết. Lão nhặt đủ thứ tiếng lóng và chửi thề, những mánh khóe hành nghề, đánh quả, biết được mùi vị từ xa của những quán kà-rà-ôm-ké, mát xa mát gần, thịt chó, thịt mèo, thịt dê, thịt lừa... Dần dần, ăn xong, lão bắc ghế hóng chuyện ngã ba. Chuyện trong xóm, chuyện ngoài đường, chuyện đẩu đầu đâu! Những chuyện ấy dần dần nhập tâm, chạy tọt vào trang viết của lão. Hồi mới về, lão chỉ mới tập tễnh viết dăm bài cho báo địa phương. Những gì nghe, nhìn, nhặt nhạnh từ ngã ba trần đời được lão để tâm vì nó ngồ ngộ, sau đó lão biến chúng thành những truyện ngăn ngắn bằng cách mông má, hư cấu, thêm thắt. Không ngờ gửi đâu được đăng đó, lại còn có giải nữa. Thế là lão trở thành nhà văn xóm Quậy. Xóm Quậy chẳng hề biết chuyện vặt của xóm thành chuyện văn chương. Họ gọi lão là thằng cha pê-đê. Đàn ông gì thời buổi này lại không nhậu, không chửi, cũng không ngồi lê đôi mách ở quán cà phê ! Lão nhớ chuyện tình đầu tiên lão viết sặc mùi ngã ba! Hồi ấy, cứ khoảng 11 giờ đêm, lão lại nghe tiếng xe đạp phanh ở ngã ba rồi có tiếng thì thầm: "Em vô ăn khoai đi, còn nóng đấy, anh ủ trong ngực" - "Còn tiền ăn sáng? "- Giọng đứa con gái dấm dẳng - "Mai ăn đỡ gói xôi, đêm nay có cua, mốt em ăn bún". Đứa con gái ngoe nguẩy bước, nện guốc thình thịch. Đêm nào cũng vậy, trả đứa con gái xuống ngã ba bao giờ gã cũng có một món quà cho cô ăn khuya tùy theo những đồng tiền vét túi. Dần dần lão biết đó là một gã soi cua đêm còn đứa con gái là con bà bán vịt lộn trong xóm. Nhà ấy nghèo, con đông, lại chẳng đứa nào có công ăn việc làm nên nhông nhông quậy phá. Đứa con gái tên Dẹp. Thế nhưng người nó tròn lẳn. Đêm đêm lão bắt gặp mình chờ đôi tình nhân trở về. Lão muốn biết anh chàng soi cua giấu gì trong ngực áo cho con bé đêm ấy. Tùy món quà hôi hổi sát trái tim gã trai mà tiếng guốc cô vào hẻm nhẹ hay nặng. Có khi cô nói: "Đi soi đi !". Thế là biết đêm ấy hột vịt lộn hoặc bánh bao ủ trong ngực và chắc chắn sáng mai con bé được điểm tâm bằng phở hoặc bún bò. Mối tình nối giữa cái dạ dày nhiều đòi hỏi và cái ví lép không thọ lâu dài. Mùa mưa gió anh chàng không đi soi cua được. Món quà ủ ấm trong ngực đơn sơ dần đi khiến con bé chẳng bỏ công ra ngã ba nữa mặc cho mưa gió quất vào mặt người chờ. Những đêm ấy trái tim mùa đông của lão cũng không ngủ yên. Lão trông mùa mưa chấm dứt. Thế nhưng khi mùa xuân đến, gã soi cua không còn dịp mua quà khuya cho con kia nữa. Sau Tết, con bé bô bô kể ở ngã ba nó chài được một lão Hồng Kông ở quán bar nó mới làm tiếp viên. Nó chài hay đến nỗi mùa hè năm đó nó lấy chồng nước ngoài. Đám cưới của cô Đẹp (nó tự đổi tên) là một sự kiện ở xóm Quậy. Gần như cả xóm được mời đi ăn cưới nhà hàng. Ba năm sau, con bé về thăm xóm, sang đẹp như bà hoàng. Nó cho mẹ tiền sửa nhà, cho xóm tiền tráng xi măng con hẻm và bắc một bóng đèn điện ở ngã ba trần ai. Con Đẹp đi, mang ra khỏi xóm hai đứa con gái muốn vẻ vang như chị Đẹp. Cũng từ đó, con hẻm tráng xi măng trơn tru sạch sẽ, hai đầu thông với hai con đường đêm ngày rầm rập tiếng xe qua. Lão lại chịu đựng thống khổ mới - không khí sực mùi xăng bụi và tiếng xe máy đinh tai điếc óc do bức tường chắn hẻm giam lại. Thế mà cái hẻm dung tục sền sệt tiếng chửi thề, nồng nặc nước đái và rượu ấy lại cho lão cảm hứng để viết đến mấy truyện tình ! Ngoài chuyện tình thổ tả của con Dẹp và gã soi cua, chuyện tình của mụ Ba bán bún bò cũng làm ngòi bút lão rối loạn. Mụ ta quê tận xứ lụa Hà Đông, dắt con vào Nam tìm chồng. Tìm ra thì ông ta đã có vợ khác. Mụ xuôi lạc về đây, với gánh bún nuôi ba đứa con khôn lớn. Vào độ tuổi "tri thiên mệnh", cháu nội ngoại đùm đề, trái tim khô héo của mụ đột ngột được tưới mát bởi một cựu chiến binh già cô đơn, khách của gánh bún và đùng đùng tuyên bố tái giá. Nhà mụ đì đoàng suốt ngày bởi cuộc chiến không ngang sức giữa một bà già đơn độc và một bầy con dâu rể cháu đông thấy sợ. Đến lúc đó mụ mới chợt nhận ra chúng không hề yêu mụ. Chúng chỉ yêu con bò sữa vắt cạn thanh xuân, vắt kiệt sức lực phục vụ chúng. Mụ bán nhà, quẳng cho chúng hơn nửa rồi thuê phòng hiên ngang sống với lão kia. Xóm Quậy cười hô hố khi mụ cặp tay lão già đi qua ngã ba với đầu tóc nhuộm đen, sực nức son phấn và huê tình. Chúng trêu: "Bà Ba bán bún bò bị bò báng bể bụng". Mụ cười tươi rói. Mảnh tình cuối cùng ấy có tác dụng như giọt nước cành dương. Cả hai đều trẻ lại có mươi tuổi, ngời ngợi hạnh phúc đến phát ganh. Lạ một điều từ khi có chồng mụ Ba bán bún bò không sa sả chửi nữa dù trước đó mụ rất ghiền chửi, không chửi con chửi cháu thì chửi hàng xóm, cô hồn. Giờ mụ hay cười, ánh mắt mơ mòng, tong tả giành giật từng mẩu thời gian để yêu. Lão chồng mở lớp dạy chữ, kiểu bình dân học vụ cho con nít xóm Quậy. Lớp không bàn, không ghế, không bảng. Lũ học trò bò lê bò càng trên nền nhà loang lổ học vần, học viết, học tính. Thỉnh thoảng thầy còn bỏ tiền túi mua kẹo thưởng cho thằng quậy nhí nào suốt buổi học không mở miệng chửi thề. Mụ Ba bán bún bò rất hãnh diện vì được gọi là cô, ăn theo chồng. Dáng đi, kiểu nói của mụ cố ra vẻ bà giáo. Tiếng ồn của nhà thầy cô trở nên dễ nghe nhất xóm. Nhưng hạnh phúc thường mong manh. Sau ba năm mật ngọt, thầy ngủ luôn không dậy dạy nữa. Đêm đêm xóm bồn chồn theo tiếng khóc như rút ruột của cô Ba. Cạn nước mắt, cô xài nước bọt. Chửi ra rả. Bù ba năm nín chửi. Cô chửi thần chết ganh ghét giành giật hạnh phúc của cô, giờ cô mất nhà, mất con, mất cháu, mất cả khả năng sống. Khi tiếng chửi như dao bằm thớt im bặt, xóm Quậy kinh hoàng nhận ra cô đã thành cố chỉ trong một tuần cô đơn! Cố nằm trên giường, quầng tóc bết dính mồ hôi nước mắt không còn một sợi đen. Gương mặt rúm ró, chằng chịt nếp gấp vết cào, nước mắt nước bọt, bị tàn phá còn hơn trận bão. Đôi mắt sưng húp như hai cái chén con, cái miệng đanh đá khép chặt như một vết thương, những con sóng xô lệch vầng trán kinh dị đến nỗi lũ con gái xóm răn đe nhau yêu xớt xớt kẻo như mụ Ba bán bún bò ! Nhưng đó là mụ Ba bán bún bò trong truyện. Ngoài đời, mụ còn sống nhăn, sinh thói uống rượu một mình trong quán bà Lành. Bây giờ chớ dại mà đụng vào mụ. Chửi cấp chín !
Quế Hương
Ngã Ba Trần Ai
Phần 2
Phú ơi là Phú...!". "Phú ơi là Phú !". Đang lơ mơ ngủ ngồi trong ghế, lão bỗng choàng dậy bởi tiếng mụ Cháu. Rõ ràng tiếng mụ, gọi như không gọi. Chẳng vọng vào con. Chẳng vọng vào ai. Thằng con điên cứ đi. Xóm cứ dửng dưng. Mụ đi sau, nó đi trước. Nó đi trước, mụ theo sau. Hai mẹ con cứ thế vô ra xóm hàng chục bận. Thằng Phú tay bao giờ cũng sờ cằm, miệng nhai răng nhóp nhép. Ông bố già ho lao da bọc xương của nó thì cắp tay sau đít, cũng "hàm liên tục". Nhà có năm người thì ba vô ra mòn hẻm. Còn hai thằng anh ngồi nhẵn cả ngã ba! Khi chưa có bệnh cao huyết áp, bà mẹ bán hột vịt lộn. Giờ chỉ có thằng con thứ hai thi thoảng được kêu phụ thợ nề. Được đồng nào lập tức đem ra quán bà Lành đổi rượu, về ngã ba xỉn, quậy tưng bừng hoa lá, hết gáy như gà đến vỗ ngực la "Tao là ma-xi-a đây!". Nó muốn nói là mafia đấy. Thằng anh cả, người nhẹ hẫng như sắp bay, ai hỏi trả lời: "Dại chi làm, chơi sướng hơn". Xóm gọi là nhà "hai đờ" - điên và đói. Giờ tự nhiên nhà "hai đờ" lại hiện ra, bơi liêu xiêu trong nắng. Bóng ngả vào những trang viết chứa chan nỗi khổ và tình người của lão như mỉa mai: "Được cái mồm. Thử đưa tay kéo chúng tao vào bờ đi nào!". Lão bắt tay viết truyện Nhà hai đờ với mục đích tốt đẹp - nhuận bút cho nhà ấy. Nhưng mãi vẫn không xong. Hội bia bọt la cà tán gẫu làm lão mất thì giờ không ít. Phần cái động cơ nhân đạo ấy không hề hấp dẫn. Phần lão sinh chứng ngủ gật. Vào giường, mắt mở thô lố. Nhưng ngồi trước máy tính khoảng nửa giờ là "cái ngủ" ùn ùn kéo đến. Thần trí lơ mơ, đôi tay gà gật trên bàn phím, lão làm việc trong trạng thái ngủ, thành thử Nhà hai đờ vẫn là bản Lambada nổi loạn của những con chữ. Chúng muốn điều khiển lão thay vì để lão điều khiển như bấy lâu nay. Nổi cáu cuối buổi làm việc, lão vo viên sản phẩm. Bộ xương "Hai đờ" mãi không đắp nổi thịt da để trở thành một tác phẩm. Thì ra biến điều thiện thành hành động không dễ chút nào! Lão coi đồng hồ rồi lật đật đạp xe đi. Xỉn mẹ, Xỉn con không có đồng hồ nhưng bao giờ cũng có mặt ở điểm hẹn khoảng 5 giờ chiều. Đồng hồ sinh học của chúng chỉ xê xích với đồng hồ khoa học của lão nhiều nhất là mươi lăm phút. Về thấu xóm cũ, lão đã thấy hai mẹ con nó ngồi chồm hổm đợi trước cánh cửa đóng kín. Đó là cánh cửa hông nhà cũ của lão. Hồi lão còn ở, cứ vào giờ ấy cửa lại mở ra để chờ một con chó đen xơ xác không hề nhậu nhưng lại có tên Xỉn. Những ngày có xương lão chờ nôn nóng nhất. Lão ngóng nó như ngóng người thân và khi con chó cái xơ xác vì đẻ và thiếu ăn xuất hiện, ngửi ngửi cánh cửa rồi bước vào, nằm xoài gác mõm lên nền, thở hắt ra như một kẻ trở về nhà nằm trên giường sau một ngày mệt mỏi, lão nghe lòng cười. Nó nằm, chưa ăn ngay đâu. Con nhà nghèo nhưng ra vẻ lắm! Nó nằm một lúc để hưởng cảm giác an bình thương yêu cho đến khi lão đẩy thức ăn đến, vuốt đầu nó, dịu dàng bảo: "Ăn đi con!" mới đứng dậy ăn. Chủ nó rất ít khi cho nó ăn. Gã sống bằng rượu hơn bằng cơm và thường hãnh diện khoe: "Tao nuôi chó khỏe re! Không tốn cơm mà vẫn béo tốt". Lão kết bạn với con chó cái này có mấy năm rồi. Bao giờ cũng thấy nó có bầu, có con. Con mở mắt, chủ đem đổi rượu, chỉ giữ lại một con khỏe nhất, đẹp nhất nuôi lớn bán thịt. Con Xỉn bao giờ cũng dắt con đó ra trình diện với lão. Đó là thời kỳ nó xơ xác nhất vì cho con bú và nhường cho con ăn. Vợ lão cằn nhằn ghê lắm nhưng lão không hề nhượng bộ. Lão yêu con Xỉn, yêu cái cách nó đón nhận tình cảm của lão và biểu lộ tình cảm của nó - lặng lẽ, từ tốn, tự trọng. Nó nằm dài, tin tưởng cho lão vuốt ve chuyện trò nhưng chưa bao giờ liếm tay, liếm người mừng đến cuống quýt như đối với gã chủ sặc mùi rượu của nó. Loài chó không muốn hai chủ, nó phân biệt rạch ròi ai là chủ, ai chỉ là người tốt với nó. Chính nó đã làm nên dòng nước mắt khi lão giã từ xóm Quậy. Từ đó cứ khoảng 5 giờ chiều là lão lại trở về xóm cũ với bịch thức ăn thừa của nhà hoặc một gói xương từ chỗ nhậu. Con Xỉn vẫn chờ lão trước cánh cửa hông nhà cũ cùng con nó. Khi xa xóm Quậy, lão chợt nhận ra đó cũng chính là xóm Khổ. Khổ tứ xứ, khổ thâm căn về hội tụ đó. Khổ nối khổ, nghèo nối nghèo, quậy nối quậy. Nơi khác đến nhập xóm cũng khổ lây như gã Chiều qua lão lại gặp gã ở ngã ba, mặt chảy dài, vêu vao. Đứa con nhỏ ngồi trên giường cùng với nồi niêu mền chiếu. Chiếc giường dừng ở ngã ba như mọi bận để gã trút nỗi niềm với xóm còn con vợ xắn quần chõ miệng về phía nhà mình chửi. Về nhà gã thì cha mẹ gã không chấp nhận con gái xóm Quậy là con dâu. Lên nhà cha mẹ vợ thì năm lần y năm bận ở khoảng một hai tuần. Lần này để được ở lâu, gã bỏ cả nửa chỉ vàng sửa lại mái tôn. Thế mà chỉ mươi hôm lại bắt đầu chửi nhau loạn xạ. Cái giường của gã bị quẳng ra đường, đe dọa chẻ chụm nếu không chở đi. Nó đứng bơ vơ ở ngã ba xóm, chất đầy rối rắm đau khổ. Xe qua lại phải lui đi ngả khác vì cái giường cứ ì ra đó. Đám đông ở ngã ba cũng không chịu giải tán, tụ tập đông vui, nói cười ầm ĩ. Sự cố cuộc đời đối với dân xóm Quậy chẳng có gì quan trọng. Quen rồi! "Ri-ri-ri-ri... ri-ri-ri... Ri-ri-ri...". Lão dỏng tai đón âm thanh quen thuộc như vọng tự thời thơ ấu phát ra từ đám cỏ dại lẫn với đất đá bên lề đường, dấu vết của công trình đô thị hóa. "Cơ-ri-ri... Cơ-ri-i...". Chao ôi chuyển gam rồi! Đúng là giọng một anh chàng dế cô đơn đang da diết gọi tình. Một anh chàng dế lạc loài vì lưu luyến chỗ cũ. Đáp trả chỉ có tiếng nhạc xập xình văng vẳng từ đám "cù lao nhân tạo" mọc khoảng hai tháng nay trên đám ruộng rau mênh mông trải dài bên kia đường, cách nhà lão khoảng vài chục mét. Đèn xanh đỏ chớp lòe như vạt đom đóm dỏm. "Cầu khỉ" bắc qua quán cũng dỏm nốt nhưng trò khỉ thì thật nên thiên hạ dập dìu lui tới. Hồi lão mới về ở, bên kia con đường mới mở rộng mang dáng dấp xa lộ là ruộng rau, ruộng lúa bát ngát hương đồng gió nội. Giờ đường đến đâu, quán đến đó. Đủ loại - cà phê vườn, biệt thự quán, cù lao quán, bạch đàn quán, tre trúc quán... Chỉ trong vòng mấy tháng, khu phố mới ngó ra con đường mới quay cuồng trong dịch mở quán. Dịch phát triển mạnh đến nỗi vợ lão đứng ngồi không yên, hăm he: "Viết không ra thì tránh bên cho tui làm. Tui mở Đồng Sông quán. Ông kéo giới văn nghệ sĩ của ông đến. Bảo đảm vài năm tui mua biệt thự cho ông". Lão phải xáng vỡ một cái bình pha lê mới trấn áp được nỗi sợ trước viễn cảnh ấy. Thế nhưng Đồng Sông quán vợ lão phác họa lại lừng lững hiện ra, rõ ràng đến từng dải yếm. Này thơ đề vách theo lối thư họa. Này tranh khỏa thân sao chép của các danh họa. Này gái đẹp vận váy thâm, yếm đào chuốc bia Heineken và rượu ngoại. Rồi tên quán. Ai lại gọi bằng cái tên nhà quê đặc thế! Đổi là Điền Dã quán nghe vừa chữ vừa nghĩa. Ả vào tận phòng văn núp sau các con chữ. Ả cũng theo lão về tận xóm cũ khiến lão buột miệng nói với hai mẹ con Xỉn: "Rồi chúng mày tha hồ gặm xương!". Ả bám dai như đỉa. Cả trong giấc ngủ bể nát của lão, ả vẫn mọc thêm lông, tóc. Lão làm việc trong trạng thái hoang mang không biết mình thích hợp với nhà văn xóm Quậy hay chủ quán Đồng Sông ? Truyện của lão cũng bắt đầu mất hồn vía. Xác chữ ngổn ngang, ý tứ lẩy bẩy như âm binh chưa đủ ngày tháng. Lão đâm nhớ cái ngã ba trần ai, nơi xóm Quậy giải tỏa sự đời. Sự đời ở đó diễn ra hồn nhiên như thế giới vẫn đầy man rợ, dối lừa, xinh đẹp. Dân xóm Quậy không hoài công chia cái thế giới nhỏ hẹp của họ thành hạnh phúc-đau khổ, thiện-ác, hữu hạn với vô cùng... Họ để nguyên trạng và điềm nhiên dự phần. Tiếng đời ở đó vọng đến khiến lão thành nhà văn. Còn đám ruộng rau xanh rì, rặng bạch đàn ngả ngớn sát con đường lịch sự láng cóng kia có cơ biến lão thành chủ quán thịt rừng. Ngồi trên sân thượng bằng phẳng có ban-công mà lão cứ có cảm giác chông chênh như trên sóng tôn nhà cũ. Căn gác xép ọp ẹp có một ô cửa nhỏ mở ra mái tôn, vừa là sân phơi quần áo vừa là chỗ hóng mát. Lão để ở đấy mấy chậu cây tưới ngày hai bận mới cầm cự với cái nắng ghê người. Khi bức bối bực bội chạm sắc lá xanh lòng dịu lại. Nằm trên sân tôn ngắm mảnh trăng gầy, lão an ủi: "Nguyệt lai môn hạ, nhàn". Nhưng "nhàn" cứ giật mình thon thót bởi những câu chuyện ngã ba. Trăng cũng tái mặt vì tiếng gào ăn, gào thuốc của thằng Phú điên, tiếng hờ người tình đã khuất của mụ Ba bán bún bò, tiếng bà-già-mèo tha thiết gọi con... Bà già ấy cũng có tên tuổi hẳn hoi nhưng xóm Quậy thường đặt tên lần nữa cho ai nhập xóm. Chồng con bốc hơi mỗi người mỗi kiểu để bà già một mình trên trần thế. Bà-già-mèo bán vé số nuôi thân và khoảng nửa chục con mèo. Nuôi lớn độ vài ký, thanh niên xóm Quậy lại bắt làm thịt nhậu còn chơi ác thả lông trước cửa. Mụ chửi nhưng hơi sức chẳng còn bao lăm nên chẳng đứa nào sợ. Mất con nào mụ đau con ấy. Nếu không có nhúm lông để chắc rằng con vật yêu thương đã chết, mụ gọi nó đến khản cả tiếng. Biết tẩy, tụi ác ôn bắt mụ bỏ tiền chuộc. Thèm rượu đến xin đểu. Tính mạng mỗi con mèo được tính bằng xị. Bà già đột tử khi chứng kiến cái chết thương tâm của con mèo đen mắt vàng mà bà yêu nhất. Con mèo ấy đã trèo lên được bức tường ngăn xóm để nhảy vào nhà thì bị thằng Bì trông thấy. Nó túm đuôi giật xuống và cứ thế cầm đuôi quay tít rồi quật mạnh xuống mặt đường. Bà-già-mèo đi bán vé số về chứng kiến từ xa vừa chạy vừa la nhưng không làm gì được. Âm thanh phát ra chỉ là tiếng ú ớ cuồng loạn. Bà già té quỵ, đầu va xuống đường nhưng không chết vì vết thương ở đầu mà vì vỡ tim. Xóm Quậy rúng động vì hai cái chết tươi cùng một lúc ấy. Thằng Bì bị công an giam mấy ngày giáo dục rồi cũng thả vì người ta không thể ở tù vì giết một con mèo. Sau "sự cố" ấy, không khí xóm Quậy trầm xuống hẳn, ít ra ba ngày xóm lo đám tang. Chuyện ấy cũng ám ảnh lão cả mấy tháng trời nhưng biến nó thành truyện thì lão không làm. Cái ác hồn nhiên và cái đẹp rưng rưng chua xót ấy ngôn từ của lão không đủ sức diễn tả! Chiều nay lão lại đem xương về xóm Quậy cho con Xỉn. Nhưng lão chỉ thấy một mình Xỉn con ngồi chóc ngóc trước cửa hông nhà cũ. "Mẹ mày đâu?"- Lão bàng hoàng - " Âu... âu... âu... âu ?" - Cún con cũng ngơ ngác hỏi lão, mắt như có nước - Thôi rồi! - Lão rên lên, thả rơi gói xương trên tay. Chuyện chó chết, xóm này xảy ra như cơm bữa, nhất là khi cuối xóm có một nhà làm thịt chó. Ngày hôm nay không giống ngày hôm qua làm sao lão lại cứ tin rằng con Xỉn mãi chờ lão vào 5 giờ trước cánh cửa nhà cũ? Lòng tê tái, lão bế Xỉn con lên nhưng nó nhoài người xuống, nhìn lão như muốn hỏi tại sao mẹ nó không hiện ra. "Về với tao, không như mẹ mày!" - Lão nhìn quanh rồi bế thốc cún lên. Đêm ấy, cả nhà không ngủ được vì tiếng khóc của Xỉn con. Nó nhớ mẹ và xó bếp tồi tàn quen thuộc. Con chó nhỏ chỉ còn là một nhúm mềm oặt trên xa lộ khi lão tìm thấy. Nó bị xe tông trên đường tìm về nhà cũ. Giữa máu me và dòng nước mắt, lão chợt thấy mình đã cập bờ, không lênh đênh nữa. Ít ra trên trang viết, lão không bất lực như trong cuộc đời ! Hết
Mục lục
Phần 1
Phần 2
Ngã Ba Trần Ai
Quế HươngChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Tieu BoiNgoan : Sư tầm Nguồn: Vnthuquan - Thư viện OnlineĐược bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 25 tháng 9 năm 2005 | vanhoc |
Peachia quinquecapitata là tên của một loài thuộc bộ Hải quỳ nằm trong họ Haloclavidae. Người ta phát hiện ra chúng ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương.
Mô tả
Loài này chỉ sống bên dưới cát và đưa ra 12 xúc tu lên khỏi bề mặt. Phần đầu của nó có miệng ở giữa và có màu đỏ. Những cái xúc tu của nó thì trong suốt, có những dải màu vàng sẫm và nâu đen hình chữ V xen kẽ nhau.
Phân bố
Người ta thấy rằng chúng sống ở những vùng nước nông của Tây Bắc Thái Bình Dương thuộc Mỹ, bao gồm cả eo biển Puget.
Chu kỳ sống
Chu kỳ sống của loài sinh vật này được các nhà khoa học nghiên cứu tại phòng thí nghiệm. Khi loài sứa Phialidium gregarium (nay được đổi tên thành Clytia gregaria) ăn ấu trùng của loài này vào bụng thì ấu trùng vẫn tiếp tục phát triển. Ban đầu ấu trùng ăn thức ăn bên trong dạ dày nhưng sau đó 11 ngày thì chúng bắt đầu ăn tuyến sinh dục của vật chủ và rồi đi đến những mô khác. Trong vòng 2 ngày, nó sẽ tiêu thụ hoàn toàn tuyến sinh dục của loài sứa này. Đến ngày thứ ba thì chúng phát triển thành con non. Khi ấy chúng sẽ tách ra khỏi vật chủ và chìm xuống đáy biển để bắt đầu sống độc lập. Việc ký sinh này gây hại đến vật chủ nhưng lại có lợi với loài động vật này. Vì khi ấy ấu trùng có thể phát triển an toàn mà không bị kẻ thù ăn phải và có thể phân tán rộng hơn. Vào mùa xuân tại thị trấn Friday Harbor, Washington, tỷ lệ bị nhiễm kí sinh của loài sứa Clytia gregaria lên đến 62%.
Tham khảo
Động vật được mô tả năm 1913 | wiki |
Fairey Gannet là một loại máy bay hoạt động trên tàu sân bay của Anh sau Chiến tranh thế giới II, nó được Fairey Aviation Company phát triển cho Không quân Hải quân Hoàng gia.
Biến thể
Type Q
Quốc gia sử dụng
Không quân Hải quân Hoàng gia Australia
Marineflieger
Không quân Hải quân Indonesia
Không quân Hải quân Hoàng gia
Tính năng kỹ chiến thuật (Gannet AS.1)
Xem thêm
Tham khảo
Ghi chú
Tài liệu
Smith, Dave. "Hit The Deck." Flypast, No. 328, November 2008.
Sturtivant, Ray and Theo Ballance. The Squadrons of the Fleet Air Arm. London: Air-Britain, 1994. ISBN 0-85130-223-8.
Taylor, H.A. Fairey Aircraft Since 1915. London: Putnam, 1974. ISBN 0-370-00065-X.
Taylor, John W.R. "Fairey Gannet". Combat Aircraft of the World from 1909 to the Present. New York: G.P. Putnam's Sons, 1969 (reprinted 1977). ISBN 0-425-03633-2, ISBN 978-0-425-03633-4.
Thetford, Owen. British Naval Aircraft Since 1912. London: Putnam, 1978. ISBN 0-370-30021-1.
Velek, Martin, Michal Ovčáčík and Karel Susa. Fairey Gannet Anti-submarine and Strike Variants, AS Mk.1 & AS Mk.4 . Prague, Czech Republic: 4+ Publications, 2007. ISBN 978-80-86637-04-4.
Williams, Ray. Fly Navy: Aircraft of the Fleet Air Arm Since 1945. London: Airlife Publishing, 1989. ISBN 1-85310-057-9.
Willis, David. "Fairey's Versatile Gannet - Part Two", Air Enthusiast, Number 124, July–August 2006.
Liên kết ngoài
List of surviving Gannets
"XT752: The world's last flying Fairey Gannet T5"
Gannet
Máy bay quân sự Anh thập niên 1940
Máy bay tác chiến điện tử Anh 1940–1949
Máy bay hoạt động trên tàu sân bay
Máy bay chiến đấu
Máy bay chống tàu ngầm
Máy bay huấn luyện
Máy bay tác chiến điện tử
Máy bay phản lực
Máy bay cánh giữa
Máy bay một động cơ cánh quạt | wiki |
Ababil (Nhạn) là một máy bay không người lái do Iran chế tạo. Iran phát triển một số kiểu khác nhau, bao gồm cả chiếc Ababil-5 chiến thuật dùng để trinh sát và giám sát mức trung bình, chiếc Ababil-T dùng để tấn công mức trung bình/ngắn, và cũng như chiếc Ababil-B và -S.
Công dụng
Phi cơ không người lái loại Ababil của Iran có tầm hoạt động tối đa khoảng 144 cây số và ở cao độ khoảng hơn 4.000 mét. Phi cơ thường được dùng vào việc do thám và thu thập tin tức tình báo.
Sử dụng
Israel nói rằng Hezbollah nhận ít nhất 12 chiếc Ababils trước cuộc Chiến tranh Liban 2006, và phóng ba chiếc vào Israel trong cuộc xung đột, mặc dù cả ba chiếc bị các máy bay phản lực của Israel bắn rơi trước khi gây tổn thất.
Ngày 16 tháng 3 năm 2009, quân đội Hoa Kỳ loan tin các phi cơ phản lực Hoa Kỳ bắn rơi phi cơ không người lái Ababil 3 của Iran vào ngày 25 tháng 2 năm 2009, trong lãnh thổ Iraq, cách thủ đô Bagdad chừng 100 cây số về phía Đông Bắc. Một bản tin quân sự Hoa Kỳ nói chiếc Ababil 3 đã bị theo dõi trong khoảng 70 phút trước khi các phản lực cơ Hoa Kỳ bắn rơi chiếc phi cơ này "sâu trong không phận Iraq" và sự hiện diện của chiếc phi cơ trong lãnh thổ Iraq "không phải là do bất cẩn." Một viên chức Iraq nói rằng chiếc phi cơ Iran rớt xuống khu vực gần thị trấn Mandali ở sát biên giới. Các giới chức Hoa Kỳ thường xuyên cáo buộc Iran cung cấp võ khí, giúp huấn luyện và tiền bạc cho các nhóm Shiite quá khích chống lại quân đội Hoa kỳ và chính quyền Iraq. Iran bác bỏ những lời tố cáo này và nói rằng sự bất ổn tại Iraq là kết quả của sự "chiếm đóng" của Hoa Kỳ. Phía Iran coi sự hiện diện của khoảng 140.000 binh sĩ Mỹ ở quốc gia láng giềng Iraq là mối đe dọa cho an ninh của chính họ.
Tham khảo
Lục quân Iran
Trang thiết bị quân sự của Iran
Máy bay Ghods
Máy bay không người lái Iran | wiki |
Tả chim đại bàng
Hướng dẫn
Với truyền hình cáp chương trình trên ti vi phong phú hơn. Một số kênh truyền hình chuyên về một chương trình nào đó và rất được khán giả ưa chuộng. Trong số đó em rất yêu thích chương trình “Thế giới động vật”. Hôm nay chương trình ấy giới thiệu hình ảnh và tập tính sống của chim đại bàng.
Đại bàng còn gọi là chim ưng là một loài chim săn mồi cỡ lớn. Đại bàng loại lớn có chiều dài cơ thể hơn một mét nặng bảy ki-lô-gam. Nó có cái đầulớn như quả đấm của võ sĩ quyền anh. Bộ lông của đại bàng là một áo choàng đẹp: lông đầu màu trắng ngà hơi pha màu kem sữa, lông mình và lông cánh màu đen, lông ngực và lông bụng của đại bàng màu trắng. Mắt của đại bàng to, hơi xếch, có màu do cam viền quanh con người rất đẹp. Mỏ của nó cứng, màu nâu khoằm xuống. Sải cánh của đại bàng dài từ một mét rưỡi đến hai mét. Đại bàng thường làm tổ trên núi cao hoặc cây cao. Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước. Đại bàng có dáng đẹp và uy dũng. Nó là loài chim săn mồi giỏi, thường được thợ săn nuôi và huấn luyện để bắt mồi. Đại bàng biểu tượng cho sức mạnh và lòng can đảm, tầm nhìn xa và sự bất tử. Nó được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần lối cao. Vì thế hình ảnh đại bàng được dùng dế làm huy hiệu cho một số lực lượng như Trung tâm rình báo Mỹ. Đại bàng là chúa tể các loài chim giống như hô là chúa sơn lâm của rừng sơn vậy. | vanhoc |
Johnny English: Tái xuất giang hồ (tên gốc tiếng Anh: Johnny English Strikes Again) là bộ phim điện ảnh hành động hài điệp viên của Anh Quốc năm 2018 do David Kerr đạo diễn. Đây là phần tiếp nối của bộ phim Điệp viên không không thấy tái xuất ra mắt năm 2011 và cũng là phần phim thứ ba của loạt phim Johnny English. Phần kịch bản phim do William Davies đảm nhiệm và phần sản xuất được giao cho Rowan Atkinson, người đồng thời cũng thủ vai chính trong bộ phim. Johnny English: Tái xuất giang hồ được hãng Universal Pictures khởi chiếu tại Việt Nam vào ngày 21 tháng 9 năm 2018 và tại Anh Quốc vào ngày 12 tháng 10 năm 2018.
Nội dung
Một đêm, MI7 (Cơ quan Tình báo Quân sự Anh) ghi nhận một cuộc tấn công không gian mạng từ một thực thể không rõ danh tính dẫn đến việc lộ danh tính của tất cả các điệp viên hiện tại của họ. MI7 buộc phải phục hồi lại các đầu mối cũ và các điệp viên đã ngừng hoạt động. Johnny English, lúc này đang là một giáo viên địa lý bí mật dạy học sinh của mình các hoạt động tình báo cũng được MI7 triệu tập. Tuy nhiên, English lại vô tình vô hiệu hóa các điệp viên đã về hưu khác, vì vậy ông được giao nhiệm vụ. English yêu cầu được đi cùng với người phụ tá cũ của ông, Angus Bough (từng làm phụ tá của English trong phần phim thứ nhất). Trong khi đó, Thủ tướng Anh đang xem xét một cuộc họp với một tỷ phú ở thung lũng Silicon là Jason Volta, để xây dựng một thỏa thuận rằng bà có thể thiết lập một cuộc họp G12 giữa 12 quốc gia lớn (Úc, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Pakistan, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ).
Johnny English và Angus Bough đi đến miền Nam nước Pháp và bắt đầu cuộc điều tra của họ. Họ nhận được manh mối rằng cuộc tấn công mạng đến từ một chiếc du thuyền mang tên Dot Calm. Sau khi xâm nhập, English đã đánh dấu chiếc du thuyền như một mục tiêu tiềm năng bằng một máy phát bí mật. Tuy nhiên, khi đang tẩu thoát khỏi du thuyền, cả hai bị một phụ nữ người Nga tên Ophelia ngăn chặn. Ngày hôm sau, English và Bough quyết định theo dõi Ophelia khi cô rời khỏi du thuyền Dot Calm, nhưng thay vào đó cô lại tiếp cận họ và yêu cầu gặp họ sau đó. Trong khi đó, tại London, Thủ tướng Anh gặp Volta tại nơi mà sau này đã xảy ra cuộc tấn công hệ thống quản lý giao thông của thành phố và giải quyết một trong các cuộc tấn công trên mạng. Còn khi English đang gặp Ophelia, Bough phát hiện ra rằng cô có thể cũng là điệp viên. English không tin tưởng và trở về phòng khách sạn của mình trong đêm đó. Ophelia được tiết lộ là một điệp viên người Nga và được cấp trên của mình ra lệnh thủ tiêu English nhưng cô đã không thể hoàn thành nhiệm vụ này khi English vô tình uống nhầm viên thuốc khiến ông trở nên tăng động.
Sáng hôm sau, khi các tác dụng phụ của viên thuốc vẫn còn, Bough báo cho English biết rằng chiếc du thuyền chính là của Volta. English và Bough đã ngay lập tức quay trở lại MI7 và báo cáo cho Pegasus (lãnh đạo MI7). Tuy nhiên, Pegasus không thật sự tin tưởng và yêu cầu một bằng chứng cụ thể. Vì vậy, English và Bough quyết định xâm nhập vào dinh thự của Volta ở nước Anh. Trong khi đó, sau một loạt các cuộc tấn công không gian mạng, Thủ tướng Anh và Volta đạt được một thỏa thuận sẽ được tiết lộ trong cuộc họp G12. Để chuẩn bị xâm nhập vào dinh thự của Volta, English được yêu cầu hoàn thành một bài mô phỏng thực tế ảo giống như ông sẽ điều tra dinh thự thật của Volta. English sau đó đã xâm nhập vào dinh thự của Volta và ông gặp Ophelia trong dinh thự, thuyết phục thành công Ophelia hợp tác với mình để lật tẩy Volta. Sau khi quay phim lại bằng chứng về mục tiêu thực sự của Volta bằng điện thoại của Ophelia, nhưng trong khi bị lộ khi vô tình bấm nhầm nút mở nhạc trên điện thoại. Ophelia đã phải giả bộ bắt sống English để tránh bị lộ với Volta. English sau đó trốn thoát nhờ một phụ nữ đang học lái xe nhưng lại vô tình cầm nhầm chiếc điện thoại của người phụ nữ này và không thể thuyết phục được Pegasus và Thủ tướng Anh về Volta. Thủ tướng Anh đuổi việc English và quyết định tiến hành cuộc họp G12 tại Scotland.
Bough thuyết phục English tiếp tục công việc và ngăn cản Volta mà không cần tới sự hỗ trợ từ MI7. Họ tranh thủ nhờ sự giúp đỡ của vợ Bough, Lydia, thuyền trưởng của một tàu ngầm nguyên tử Hải quân Hoàng gia. Đội tàu ngầm này đi tới bên hồ (thông với biển) để bảo vệ hội nghị, và đã cho Johnny cùng Bough đi cùng. Ở Scotland, Volta tiết lộ với Ophelia rằng hắn đã biết danh tính thực sự của cô ngay từ đầu và định dùng súng làm hoàn toàn từ nhựa in 3D để thủ tiêu cô. English đã kịp can thiệp để ngăn cản Volta, giúp Ophelia trốn thoát nhưng bản thân bị rơi xuống hồ. Volta sau đó đã tham gia cuộc họp G12 với Thủ tướng Anh và các lãnh đạo các quốc gia khác. English cố gắng ngăn cản Volta nhưng một lần nữa thất bại. Volta sau đó tiết lộ kế hoạch của hắn là sẽ moi dữ liệu từ các lãnh đạo G12 để kiểm soát quốc gia họ. Sau lần thất bại thứ hai, English quyết định gọi cho Pegasus để tìm sự giúp đỡ mà quên mất lời cảnh báo của vợ Bough về việc sử dụng điện thoại gần tàu ngầm. Cuộc gọi điện của English khiến cho tàu ngầm phóng tên lửa phá hủy du thuyền Dot Calm mà English đã đánh dấu trước đó và vô tình phá hủy luôn kế hoạch của Volta. Volta cố gắng tẩu thoát nhưng cuối cùng English đã hạ gục hắn. English trở lại trường tiếp tục giảng dạy sau khi hoàn thành nhiệm vụ và giới thiệu với các học sinh những đồ nghề mà ông đã dùng và thầy hiệu trưởng vô tình sử dụng một trong số chúng.
Diễn viên
Rowan Atkinson vai Johnny English
Olga Kurylenko vai Ophelia
Ben Miller vai Angus Bough
Adam James vai Pegasus
Emma Thompson vai Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Vicki Pepperdine vai Lydia
Pippa Bennett-Warner vai Lesley
Jake Lacy vai Jason Volta
Miranda Hennessy vai Tara
Irena Tyshyna vai Viola Lynch
David Mumeni vai Fabian
Tuncay Gunes vai Khách mời Ted
Samantha Russell vai Thủ tướng Thụy Điển
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phim năm 2018
Phim Vương quốc Liên hiệp Anh
Phim tiếng Anh
Phim hài Vương quốc Liên hiệp Anh
Phim hành động Anh
Phim khoa học viễn tưởng Anh
Phim tiếp nối
Phim tiếp nối Vương quốc Liên hiệp Anh
Phim hãng StudioCanal
Phim hãng Working Titles Films
Phim của Universal Pictures
Phim lấy bối cảnh ở trường học
Phim lấy bối cảnh ở khách sạn
Phim lấy bối cảnh trên tàu thủy
Phim lấy bối cảnh ở Luân Đôn
Phim lấy bối cảnh ở Anh
Phim lấy bối cảnh ở Vương quốc Liên hiệp Anh
Phim lấy bối cảnh ở Pháp
Phim lấy bối cảnh ở châu Âu
Phim quay tại Luân Đôn
Phim quay tại Anh
Phim quay tại Vương quốc Liên hiệp Anh
Phim quay tại Pháp
Phim quay tại châu Âu
Phim tiếp nối thập niên 2010
Phim hài thập niên 2010
Phim hành động thập niên 2010
Phim gián điệp thập niên 2010
Phim khoa học viễn tưởng thập niên 2010
Phim lấy bối cảnh ở thập niên 2010 | wiki |
Lập dàn ý tả con đường từ nhà em đến trường – văn lớp 5
Hướng dẫn
1. Mở bài:
Tuổi thơ của em gắn liền với ngôi nhà, mái trường, dòng sông, đường phố…
Con đường em đến trường luôn ‘gắn bó với em.
2. Thân bài:
– Con đường dài khoảng hai ki-lô-mét, rộng hơn ba mươi mét.
– Vỉa hè tương đối rộng, được lót gạch.
– Mặt đường bằng phảng.
– Hàng cây hai bên vệ đường xanh tươi.
– Xe cộ đi trên đường nhộn nhịp, các loại xe đều đi đúng phần đường qui định.
– Lòng đường bóng loáng vào những buổi trưa hè.
– Người đi tập thể dục trên vỉa hè rất đông vào buổi tối và sáng sớm.
– Các cửa hàng và nhà cao tầng ở hai bên đường rất nguy nga, làm tăng vẻ đẹp sầm uất cho con đường
– Đại lộ về đêm rất sạch đẹp bởi bàn tay lao động của các cô công nhân quét rác.
3. Kết bài:
– Em rất yêu con đường phố quê em.
– Em thầm biết ơn các bác công nhân vệ sinh đã ngày đêm quét rác cho con đường luôn sạch đẹp. | vanhoc |
Hankiz Omar (, sinh ngày 29 tháng 1 năm 1996 tại Ürümqi, Tân Cương), phiên âm Quan thoại là Hanikezi Wumai'er (giản thể: 哈妮克孜·吾买尔; phồn thể: 哈妮克孜·吾買爾, Hán-Việt: Cáp Ni Khắc Tư - Ngô Mãi Nhĩ), thường gọi là Cáp Ni Khắc Tư là một nữ diễn viên, vũ công Người Uyghur ở Trung Quốc, trực thuộc công ty giải trí Thái Dương Xuyên Hòa.
Tiểu sử
Cáp Ni Khắc Tư sinh ra trong một gia đình Uyghur tại Tân Cương. Tên của cô trong tiếng Uyghur có nghĩa là "nhân tài trong giới nữ", có phát âm gần giống với từ "bọ rùa" (瓢虫). Cũng chính vì cái tên này mà cô thường gặp phải những phiền toái không đáng có lúc còn bé. Sau khi lớn lên, bên cạnh việc học đại học, cô từng tham gia đoàn văn công quân đội trong vòng hai năm.
Sự nghiệp
Năm 2018, Cáp Ni Khắc Tư được Công ty TNHH Văn hóa và Truyền thông Thái Dương Xuyên Hòa phát hiện và trở thành nghệ sĩ ký hợp đồng, đồng thời chính thức khởi đầu sự nghiệp diễn xuất. Tháng 10 năm đó, cô tham gia Quốc Phong Mỹ Thiếu Niên, một chương trình truyền hình với mục đích tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của Trung Quốc của IQIYI. Dù cuối cùng đã bị loại, nhưng cô đã trở nên nổi tiếng và thu hút nhiều sự chú ý bằng màn biểu diễn vũ đạo "Nhất mộng Đôn Hoàng". Vào ngày 1 tháng 11, cô tham gia thi đấu tại đại hội thể thao "Super Nova Games" của Tencent trong hạng mục chạy 50 mét. Cuối năm đó, Cáp Ni Khắc Tư cùng Hoàng Nhẫm Khâm và Bành Tịch Ngạn đã đảm nhận vai trò MC trong chương trình truyền hình đêm giao thừa của Đài vệ tinh Chiết Giang.
Ngày 1 tháng 1 năm 2019, cô tham gia chương trình Bữa tiệc mừng năm mới của đài CCTV và múa phụ họa cho ca sĩ Dimash Kudaibergen khi anh trình diễn bài dân ca Mạt ly hoa (Hoa nhài). Sau đó, cô cũng tham gia biểu diễn Buổi dạ tiệc Lễ hội mùa xuân của Hồ Nam TV, trình diễn vũ đạo "Phi nhạc ti lộ" cùng Chu Khiết Quỳnh và một số nghệ sĩ khác.
Danh sách phim
Phim truyền hình/ Phim chiếu mạng
Phim điện ảnh
Video âm nhạc
Hoạt động khác
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 1996
Nữ diễn viên Trung Quốc
Diễn viên Trung Quốc
Nghệ sĩ Trung Quốc sinh năm 1996
Người Tân Cương
Người Duy Ngô Nhĩ
Nhân vật còn sống | wiki |
Từ kinh (zh. 慈經, pi. mettā-sutta), cũng được gọi là Từ bi kinh, là một bài kinh văn hệ Pali, giúp Phật tử phát huy lòng từ ái. Kinh này được phổ biến rất rộng rãi ở các nước theo truyền thống Thượng toạ bộ, được tăng ni tụng niệm hàng ngày.
Toàn văn kinh Từ (bản dịch của Thích Thiện Châu) (Sutta-Nipāta, 143-152):
143
Ai khôn ngoan muốn tìm hạnh phúc
Và ước mong sống với an lành
Phải tài năng, ngay thẳng, công minh
Nghe lời phải, dịu dàng khiêm tốn.
144
Ưa thanh bần, dễ dàng chịu đựng
Ít bận rộn, vui đời giản dị
Chế ngự giác quan và thận trọng
Không liều lĩnh, chẳng mê tục luỵ.
145
Không chạy theo điều quấy nhỏ nhoi
Mà thánh hiền có thể chê bai
Đem an vui đến cho muôn loài
Cầu chúng sinh thảy đều an lạc.
146
Không bỏ sót một hữu tình nào
Kẻ ốm yếu hoặc người khỏe mạnh
Giống lớn to hoặc loại dài cao
Thân trung bình hoặc ngắn, nhỏ, thô.
147
Có hình tướng hay không hình tướng
Ở gần ta hoặc ở nơi xa
Đã sinh rồi hoặc sắp sinh ra
Cầu cho tất cả đều an lạc.
148
Với ai và bất luận ở đâu
Không lừa dối, chẳng nên khinh dễ
Lúc căm hờn hoặc khi giận dữ
Đừng mưu toan gây khổ cho nhau.
149
Như mẹ hiền thương yêu con một
Dám hi sinh bảo vệ cho con
Với muôn loài ân cần không khác
Lòng ái từ như bể như non.
150
Tung rãi từ tâm khắp vũ trụ
Mở rộng tình thương không giới hạn
Từng trên, phía dưới và khoảng giữa
Không vướng mắc oán thù ghét bỏ.
151
Khi đi, khi đứng hoặc nằm ngồi
Hễ lúc nào tinh thần tỉnh táo
Phát triển luôn dòng chính niệm này
Là đạo sống đẹp cao nhất đời.
152
Đừng để lạc vào nơi mê tối
Đủ giới đức, trí huệ cao vời
Và dứt bỏ lòng tham dục lạc
Được như thế thoát khỏi luân hồi.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
T | wiki |
Y Ban
Phút dành cho tình yêu
Ngày mai tôi đi lấy chồng. Đêm tôi nằm trằn trọc với bao ý nghĩ về tương lai. Có một trời sao hạnh phúc hay một biển khổ đau? Làm sao mà biết trước được. Dẫu rằng cuộc hôn nhân này do tình yêu sắp đặt. Chợt tiềm thức tôi quay về một câu chuyện đã qua. Tôi không hiểu sao câu chuyện này lại quay trở về với tôi vào cái đêm trước ngày cưới. Mặc dù đã lâu lắm rồi, tôi đã quên đi. Linh cảm? Điềm báo?... Có lẽ câu chuyện đó xảy ra đúng vào lúc tôi mới chớm biết đến khái niệm về tình yêu, hạnh phúc... *Đó là phiên trực đầu tiên trong đời bác sĩ của tôi. Một đêm trăng rất đẹp. Trăng sáng mênh mông như càng lộng lẫy hơn ở bệnh viện trắng toát này. Quả là yên tĩnh, đến những lá cây cũng chẳng khẽ khàng lay động. Rực rỡ và thanh bình. Khoảng chín giờ tối tôi đi tua một lượt.Buồng số hai, buồng của một bệnh nhân nữ. Căn buồng có hai cửa thông với hai hành lang. Buồng không có ánh đèn nên trăng ùa vào đầy phòng. Ở hành lang phía sau có một người đàn ông nằm. Dưới ánh trăng gương mặt anh ta dãn ra thanh thản. Đầu hơi nghẹo sang bên. Hai cánh môi hé mở.Trong căn phòng, trên chiếc giường có một bóng trắng khẽ động đậy rồi ngồi bật dậy. Đó là lúc tôi quá ngạc nhiên vì cái điều khó xảy ra ấy, nên định chạy lại đỡ mà rồi khựng đứng. Tôi dừng lại trân trối nhìn. Bóng trắng kéo mình ra mép giường rồi thò hai chân xuống đất. Hai cánh tay bíu vào cọc giường định đứng lên nhưng khuỵu xuống ngay. Bóng trắng xệp xuống sàn nhích lại gần phía tường. Hai cánh tay bám vào tường rồi kéo lê mình trên sàn đá hoa. Nhích dần, nhích dần lại phía cửa, nơi có chiếc đi văng. Rất lâu như cả một cuộc đợi chờ, như cả một cuộc đời trắc trở, bóng trắng nhích ra đến cửa. Từ cửa ra đến chỗ đi văng bóng trắng thò hai tay xuống đất bò. Cuối cùng thì đã đến nơi. Bóng trắng ngồi thật sát vào đi văng và gục mặt vào lòng người đàn ông. Người đàn ông vẫn ngủ mê mệt. Hai tay bóng trắng vươn lên đu vào cổ người đàn ông. Mặt cúi sát vào mặt người đàn ông thì thào.- Anh thân yêu của em!Người đàn ông choàng dậy hốt hoảng?- Trời ơi em, sao em không gọi anh? Làm sao em ra đây được thế này?- Anh thân yêu! Lâu lắm rồi em mới gọi ba từ thân thiết này.Người đàn ông đứng dậy bế xốc bóng trắng đặt lên trên đi văng rồi quỳ xuống bên cạnh. Bóng trắng lùa những ngón tay vào tóc người đàn ông.- Trăng đẹp quá làm em không đau nữa. Em nhớ cái đêm trăng thế này khi lần đầu em đi chơi với anh.- Ngủ đi em!- Em cảm thấy yêu anh và hạnh phúc hơn bao giờ hết.- Em! Người đàn ông trút tiếng thở dài.- Anh cho em vào nhà kẻo lạnh nhé.- Đừng, để cho em nằm đây. Em muốn anh nằm xuống bên cạnh em.- Anh ở bên em.- Thật chứ? Anh không giận em chứ!- Không.- Em muốn anh nằm xuống bên cạnh cơ. Một đêm trăng tuyệt quá. Giờ thì em mới hiểu rằng sống bên anh hạnh phúc đến thế. Em sẽ sống chứ anh?- Em sẽ sống.Người đàn ông lựa mình nằm xuống bên bóng trắng. Hai cánh tay bóng trắng vẫn vít lấy cổ người đàn ông.- Em rất toại nguyện. Em yêu và thương anh vô cùng. Em giận mình. Em chưa kịp làm gì cho anh. Cả một chút hạnh phúc là yêu anh thực lòng. Giờ thì em yêu anh mãi mãi. Đừng khóc. Anh xem em có khóc không nào. Em sẽ sống chứ? - Đúng, em sẽ sống. Em sống để cho anh yêu em.- Anh sẽ yêu em mãi mãi.- Thật đấy, kìa sao anh lại khóc. Em bảo anh đừng khóc cơ mà. Thật đấy, em không đau nữa đâu.- Em sẽ sống, anh tin như vậy.- Em cù anh đây này.Bóng trắng bật lên một tiếng cười giòn giã và tắt ngay.- Hôn em đi nào! Em chưa kịp tự mình hôn anh bao giờ. Rồi em sẽ sống. Chúng mình sẽ có tất cả, tình yêu, hạnh phúc và cả những đứa con nữa. Đêm tuyệt vời. Hình như không có ai ở đây nữa phải không anh? Bế em vào giường đi. Yêu em đi nào.Tiếng người đàn ông nấc lên.- Sao anh cứ khóc thế. Em cười đây này.Người đàn ông nâng bóng trắng trên tay nhẹ như thiên thần trước vầng trăng. Mặt người đàn ông ngửa lên, không gian ngưng lại. Vẳng đến tai tôi một tiếng nấc khô, trầm, sâu lắng. Tôi vội vàng bước đi.*- Bác sĩ, thưa bác sĩ.- Có chuyện gì thế?- Mời bác sĩ đến ngay phòng số hai ạ.- Tôi đến ngay.Tôi nhìn đồng hồ. Bốn giờ sáng. Trăng đã tàn. Đêm chuyển sang đen thẫm trước khi bình minh dậy. Phòng số hai bật đèn sáng trưng. Bóng trắng tối qua bây giờ được ánh sáng soi rõ. Đó là một người đàn bà trẻ nhưng gầy một cách khủng khiếp, trên gương mặt mọi đường nét đều nhô ra nhọn hoắt. Chị hướng đôi mắt lanh lợi về phía người đàn ông.- Em đau lắm. Anh nói với bác sĩ tiêm cho em một ống thuốc đi.ánh mắt của chị van lơn. ánh mắt truyền qua chỗ tôi:- Bác sĩ ơi em đau quá. Làm thế nào cho em khỏi đau bây giờ.- Chị cố gắng ngủ đi.- Em không thể. Em đau khủng khiếp. Em van bác sĩ thương em với. Anh nói với bác sĩ hộ em.- Chị y tá... Hãy tiêm cho bệnh nhân một ống moócphin.- Vâng.Ánh mắt người phụ nữ trẻ dịu xuống.- Bây giờ dễ chịu rồi.Chị hướng đôi mắt về phía người đàn ông.- Em muốn anh ở lại với em.Mắt chị hơi nhíu lại như buồn ngủ.- Em dễ chịu lắm. Đừng giận em anh nhé! Em chưa kịp mang đến hạnh phúc cho anh. Ngày mai...- Em ngủ đi!- Đừng giận em!Mắt chị khép lại, hơi thở đều đều. Gương mặt chị dãn ra. Các nét bớt nhô cao. Tôi cầm tay chị bắt mạch và lắc đầu chán nản. Tôi hất chăn và sờ xuống chân. Đôi chân lạnh giá.- Chị ấy đã kịp dặn dò anh chưa?- Gì cơ?- Chị ấy?- Bác sĩ nói sao? Không thể, cô ấy đang ngủ cơ mà.- Đúng, chị ấy đang ngủ, nhưng chị ấy sẽ không kịp tỉnh lại nữa đâu! Liều thuốc cuối cùng cho cái đau vĩnh viễn dừng lại. Đáng nhẽ không nên tiêm, nhưng sự tỉnh táo với cơn đau sẽ hành hạ chị ấy cho đến giây phút cuối cùng. Như thế này sẽ thanh thản hơn.- Bác sĩ lảm nhảm gì thế? Cô ấy đang ngủ rất ngon. Đây này, cô ấy đang ngủ.Người đàn ông quỳ xuống nâng mặt người bệnh trên tay và quay về phía tôi như để chứng minh điều đó. Mắt người bệnh khép chặt. Gương mặt thanh thản. Hai cánh môi hé mở. Bỗng nhiên người bệnh mở choàng mắt. Đôi mắt ngưng đọng một điều gì chưa nói hết. Hai cánh môi khẽ mấp máy. Người đàn ông vội vàng ghé tai xuống. Chỉ có tiếng gió hít vào. Rồi hai cánh mắt khép chặt lại. Tất cả bỗng trở nên yên lặng và bình thản. Người đàn ông nhìn trân trối vào gương mặt người phụ nữ cũng dường như đang thanh thản trở lại. Tiếng nấc cuối cùng bật ra thì gương mặt trên tay người đàn ông nặng trĩu. Người đàn ông nhẹ nhàng đặt gương mặt đó xuống gối. Thật nhẹ nhàng như sợ làm vỡ đi một cái gì đó mỏng manh phủ trên gương mặt người đàn bà. Một thoáng cười nhẹ nhõm chăng? Bỗng nhiên như biến hết. Không có đau thương bệnh tật. Không có chết chóc. Chỉ có tình yêu và hạnh phúc. Một nụ cười phảng phất trên gương mặt người chết.- Chị ấy đi rồi. Tôi thở dài.Người đàn ông buông thõng tay ngẩng nhìn tôi như tôi vừa nói điều gì thật vô lý. Rồi người đàn ông nhìn ra cửa sổ. Phía chân trời ửng đỏ. Bình minh đã dậy. Người đàn ông quay xuống gương mặt người đàn bà.- Chị ấy nói dối phải không em? Chẳng phải thế này đâu. Cô ấy hẹn ngày mai sẽ đem đến hạnh phúc cho tôi. Tôi chẳng hằng đợi chờ đấy ư? Ngày mai đến đây rồi. Em chưa kịp tỉnh dậy đó thôi. Dậy đi em. Em chưa kịp mang tình yêu hạnh phúc đến cho anh kia mà.Mặt người đàn bà bỗng giật giật mấy cái rồi mở toang đôi mắt, người đàn ông như reo lên:- Bác sĩ thấy không? Cô ấy mở mắt ra cười với tôi đấy. Cô ấy sống rồi. Người đàn ông vội vàng cuối xuống. Từ phía túi áo ngực anh rơi ra một tờ giấy. Tôi vội nhặt lên đọc để che giấu sự xúc động của mình. Bỗng nhiên tôi cứng đờ cả người. Tôi trân trối nhìn dòng chữ:“Giấy gọi ra toà ly hôn”(Lần thứ nhất)Đúng... ngày...Ngày mai đến rồi đây. Ngày mai đến rồi! Tôi ngẩng lên nhìn người đàn ông. Anh buông xuôi tay đau đớn. Tôi đưa trả anh tờ giấy. Anh nhìn kinh ngạc không hiểu. Rồi đột nhiên vồ lấy tờ giấy ép chặt vào mặt cười sằng sặc. Cười mãi đến khi tờ giấy nhũn ra rơi lả tả xuống. Người đàn ông buông thõng tay, khẽ rên lên:- ít ỏi quá! Cô hiểu không?Tôi lặng lẽ ra khỏi phòng. Lòng không một cảm giác gì. Chỉ có một câu hỏi quá lớn ám ảnh tôi.- Cô hiểu không?Quả tình tôi chưa hiểu được gì cả.1987 - 1990
Mục lục
Phút dành cho tình yêu
Phút dành cho tình yêu
Y BanChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Đánh máy: Nguyễn Học( Mỏ Hà Nội) Nguồn: Nguyễn Học ( Mỏ Hà Nội)Được bạn: Ct.Ly đưa lên vào ngày: 21 tháng 5 năm 2007 | vanhoc |
Vuthithorn "Woody" Milintachinda (, sinh ngày 25/11/1976) là nam MC truyền hình, radio người Thái Lan.
Thời thơ ấu
Woody từng theo học trung học tại New York, sau đó anh quay lại Thái Lan và tốt nghiệp bằng Cử nhân Đại học Thammasat.
Sự nghiệp
Woody, sinh năm 1976, tên thật Vuthithorn Woody Milintachinda, là nhân vật nổi tiếng hàng đầu của truyền thông, showbiz Thái Lan. Từng được CNN bình chọn là top 100 người ảnh hưởng nhất Châu Á. Anh là một trong những nhà sản xuất, truyền thông cũng như host của các chương trình và là người có sức ảnh hưởng xa hội to lớn tại Thái Lan.
Anh là người sáng lập các sự kiện âm nhạc và giải trí quy mô lớn như S2O Music Festival (có ở Thái Lan và Nhật Bản), Bangkok Countdown, Circuit Asia, Thailand festival, FITFEST....
Với vai trò đa dạng trong lĩnh vực giải trí và truyền thông, DJ, VJ, người dẫn chương trình truyền hình, diễn viên và nhà sản xuất, Woody là đại diện tiêu biểu của Thái Lan trong các cuộc phỏng vấn với các nhân vật nổi tiếng thế giới như: Britney Spears, David Beckham, Thành Long, Dara (2NE1).
Đời tư
Anh là một người đồng tính công khai.
Show Host: TV and Online
Phim tham gia
Giải thưởng và đề cử
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 1976
Nhân vật còn sống
Người dẫn chương trình truyền hình
Nam diễn viên Thái Lan | wiki |
Nhóm ngôn ngữ Kipchak (còn được gọi là Kypchak, Qypchaq hay Turk Tây Bắc) là một nhánh của ngữ hệ Turk được sử dụng bởi khoảng 31,3 triệu người ở phần lớn Trung Á và Đông Âu, trải dài từ Ukraina đến Trung Quốc. Một số ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trong nhóm này là tiếng Kazakh, tiếng Kyrgyz và tiếng Tatar.
Ngôn ngữ Kipchak theo số người bản ngữ
Ngữ hệ Turk bao gồm ít nhất 35 ngôn ngữ được ghi chép lại, được sử dụng bởi các dân tộc Turk. Số lượng người nói từ thống kê hoặc ước tính (2019) và được làm tròn:
Đặc điểm ngôn ngữ
Nhóm ngôn ngữ Kipchak chia sẻ một số đặc điểm đã khiến các nhà ngôn ngữ học phân loại chúng với nhau. Một số đặc điểm được chia sẻ với các ngôn ngữ Turk thông thường khác; những đặc điểm còn lại chỉ có ở nhóm Kipchak.
Phân loại
Nhóm ngôn ngữ Kipchak có thể được chia thành bốn nhóm con, dựa trên địa lý và các đặc điểm có chung: Ngôn ngữ in đậm vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.
* Lưu ý: Gốc Kipchak-Cuman, nhưng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các ngôn ngữ Oghuz.
Xem thêm
Người Cuman
Tham khảo
Tài liệu
Ngữ hệ Turk
Ngôn ngữ chắp dính
Nhóm ngôn ngữ Kipchak
Ngôn ngữ tại Nga
Ngôn ngữ tại Kazakhstan
Ngôn ngữ tại Kyrgyzstan | wiki |
Giã từ những đêm hoang là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh do Nguyễn Đỗ Khoa và Phạm Lộc làm đạo diễn. Phim phát sóng vào lúc 22h00 từ thứ 2 đến thứ 5 hàng tuần bắt đầu từ ngày 14 tháng 6 năm 2022 và kết thúc vào ngày 4 tháng 8 năm 2022 trên kênh HTV9.
Nội dung
Giã từ những đêm hoang xoay quanh Lâm Sói (Huỳnh Trường Thịnh) - một thanh niên giang hồ bị gài bẫy vào tù. Sau ba năm anh ra trại và quyết truy tìm sự thật về kẻ giết chết người chú ruột đã nuôi dưỡng, bảo bọc anh từ đứa trẻ mồ côi.
Diễn viên
Huỳnh Trường Thịnh trong vai Lâm Sói
Tăng Huỳnh Như trong vai Quỳnh
Huỳnh Điệp Kiều Ngân trong vai Xuân
Trần Kim Hải trong vai Ba Đông
Thành Khôn trong vai Thái
Tuyết Quyên trong vai Phượng
Đức Thịnh trong vai Tư Phước
Ngân Quỳnh trong vai Bà Ngân
Huy Cường trong vai Nam Đen
Hoàng Yến trong vai Bích
Ngô Thái Hiển trong vai Long
Cùng một số diễn viên khác....
Ca khúc trong phim
Em có tin vào ý trời
Sáng tác: Nguyễn Thanh Tú
Thể hiện: Minh Nhật
Bài hát ru tuổi 25
Sáng tác: Nguyễn Thanh Tú
Thể hiện: Văn Quân - Khánh Uyên
Khi nỗi đau dừng lại
Sáng tác: Nguyễn Minh Cường
Thể hiện: Khánh Uyên
Sợ
Sáng tác: Vũ Ngọc Bích
Thể hiện: Isaac Thái
Giải thưởng
Tham khảo
Liên kết ngoài
Giã từ những đêm hoang trên HPLUS Films
Phim truyền hình Việt Nam ra mắt năm 2022
Phim truyền hình Việt Nam phát sóng trên kênh HTV9
Chương trình truyền hình nhiều tập của TFS | wiki |
Ngân Hoàng
Đôi Mắt Hình Cánh Phượng
Tôi đi dạo một vòng quanh trường nội trú mới. Dừng chân bên một góc cây phượng còn một vài chùm hoa ở góc sân, tôi nhìn lên một lúc thì nghe tiếng nói từ phía sau lưng. Giật mình. - Ðịnh trèo lên hái phượng à? - Ðâu có... tôi... tôi... - Hay chú muốn tìm ai? - Không... chú... anh... vào trường chơi một chút đó mà. Cô bé nhìn tôi từ đầu đến chân dò xét. Một lúc cô bé nói: - Nhìn anh không phải là người tốt... í, lộn người xấu. À, anh học lớp mấy vậy? - Theo nhỏ thì tôi học lớp mấy? - Lớp 10 là cùng! - Còn nhỏ? – Tôi hỏi lại. - Lớp 9. - Vậy mà tôi cứ tưởng nhỏ học lớp 12 chớ! – Tôi kê tủ đứng lại. - Anh... chú... ông... - Gì vậy nhỏ? Thôi tôi đi nghen. Bye! Tôi rảo bước trở về phòng mình. Ðêm ấy trong giấc mơ tôi thấy ánh mắt giận dữ của cô bé sắc như lá sậy ở quê tôi. Những giây phút lạ trường, lạ lớp, lạ bạn bè, thầy cô ban đầu không còn nữa. Tôi vào học ngay cái lớp giống như “lạc vào Tây Lương nữ quốc”, tỉ số trong lớp gồm 24 nữ và 11 nam. Một hôm, lớp tôi kiểm tra một tiết tập trung toàn khối vào tiết thứ năm nên ra trễ. Vừa đi xuống thang lầu thì gặp cô bé với một xâu chìa khóa trên tay, tôi nói: - Chào nhỏ. Cũng với ánh mắt dò xét như lần đầu, cô bé nói: - Ông anh là ai vậy? - Bộ nhỏ không nhớ tôi hả? - Hông. Ba em nhốt mấy người đi trễ ở ngoài nhiều lắm. Mỗi lần như thế họ đều năn nỉ em mở cửa cho vào. Nhiều người lắm em hổng nhớ đâu. - Tôi chưa hân hạnh được nhỏ mở cửa cho đi vào trường vì tội đi trễ. Nhỏ không nhớ tôi thật sao? - Thật mà – Cô bé khẳng định. - Tôi là cái chú... anh... ông... bữa kia đó. - À, thì ra là vậy. - Trí nhớ của nhỏ kém thật! Tôi nghĩ là cô bé sẽ phản ứng lại trước câu trêu chọc của tôi, nhưng không. Cô bé chậm rãi nói: - Mỗi lần gặp ông anh đều để lại cho em ấn tượng khó quên. - Thật không? - Thật. Lần trước gặp ông anh em vừa giận vừa tức... cười cho một anh chàng ngổ ngáo. - Rồi làm sao hết giận và tức? – Tôi hỏi. - Ăn. Ăn là một biện pháp hữu hiệu nhất để giải tỏa nỗi buồn. - Câu nói hay nhất trong tháng! Chiều nay mời nhỏ đi ăn bún cua nha. - Rất tiếc bây giờ em không buồn. – Cô bé nhún vai – Bây giờ em phải đi khóa tất cả các lớp lại. - Thì ra nhỏ là con chú Sáu bảo vệ à? - Ðúng. - Tôi sẽ giúp nhỏ khóa hết các lớp học. Sau đó chúng ta sẽ đi ăn bún cua. Nhỏ đừng nghĩ là ta buồn nhưng cái bao tử của chúng ta thì hình như đang buồn. - Em chịu thua ông anh luôn. – Cô bé vừa lắc đầu vừa cười. Ðến bây giờ tôi mới biết tôi và cô bé cùng cư ngụ trong “khu vực” của trường. Nhà chú Sáu bảo vệ - ba cô bé - nằm ở một góc sân. Trước cửa một bên là cây phượng già cỗi, một bên là cái giá treo một cái trống lớn. Cô bé đề nghị tôi để gạo và đồ ăn bên nhà để nấu giùm tôi luôn. Mỗi bữa cơm tôi chỉ qua phụ dọn rồi cùng ăn với cô bé và chú Sáu. Một hành động đẹp, dại gì tôi không chấp nhận (!) Cái tin tôi quen thân với cô bé nhanh chóng lan ra trong lớp. Bọn con trai thường đi trễ nhìn tôi với ánh mắt cảm phục nửa như van lơn. Từ lâu cô bé được mệnh danh là “cô bé tim đá”, bởi vì một lẽ đơn giản bất chấp mọi lời van xin, cô bé không bao giờ mở cổng cho những học sinh đi trễ vào trường. Một buổi chiều, sau khi ăn cơm xong, tôi phụ cô bé rửa chén ở sau nhà. Tôi hỏi: - Nhỏ chấp nhận lời rêu rao và biệt danh là “cô bé tim đá” à? Cô bé im lặng, chỉ có tiếng nước xối mạnh hơn. Tôi hỏi tiếp: - Tại sao nhỏ không trả lời? - Ông anh lúc nào cũng chỉ biết đặt câu hỏi cho người khác. Có những câu hỏi mà ý nghĩa của chúng chính là ở chỗ không có câu trả lời. Ông anh hiểu chứ? - Hơi... hơi hiểu. - Mọi người nghĩ về em thế nào em không ngại. Chỉ sợ... ông anh nghĩ xấu về em thôi. - Không bao giờ. - Em không tin. Tôi đưa tay lên trời định thề một câu để cô bé tin, nhưng cô bé ngăn lại: - Những người hay thề thốt thường giả dối. - Nhưng tôi thì ngược lại. - Em không tin. Ông anh có khi lại gấp đôi những người đó. Nói xong, cô bé ném về cho tôi một nụ cười lém lỉnh. Tôi với tay hái một trái chùm ruột gần đó đưa lên nói: - Nụ cười của nhỏ đẹp như... trái chùm ruột này. - Ðó là trái chùm ruột chua mà. - Mặc kệ, chua mà ngọt chứ đừng ngọt mà chua. Tôi quăng trái chùm ruột lên cao đưa miệng hứng lấy. Thấy vậy, cô bé nhăn mặt. - Chua quá! Khoảng nửa tháng tôi về thăm quê một lần. Thường thì sáng thứ hai vừa lên tới, tôi để đồ trong phòng rồi chạy vội lại nhà cô bé. Căn nhà đóng cửa. Gặp một thầy giám thị đi ngang, tôi hỏi: - Chú Sáu đi đâu mà đóng cửa vậy thầy? - Hình như con chú ấy bệnh tối qua chở vô nhà thương rồi. À tới giờ đánh đổi tiết, để thầy vô đánh trống. - Dạ, cám ơn thầy. Tôi chạy vội qua bệnh viện. Ði vòng vòng tìm một lúc không thấy, tôi định trở về, chợt thấy chú Sáu từ dãy hành lang đằng xa đi ra. Tôi mừng rỡ chạy lại: - Chú Sáu. - Minh hả con. Con nhỏ tối qua bị bệnh... - Nhỏ nằm phòng nào vậy chú? - Kia kìa. Con vô thăm nó đi. Chú ra ngoài xin miếng nước sôi. - Dạ. Cô bé đang ngủ, khuôn mặt cô bé khi ngủ nhìn thánh thiện làm sao. Lúc này tôi mới chú ý, cô bé ốm nhiều và xanh xao thấy rõ. Tôi không dám gây tiếng động mạnh sợ cô bé thức giấc. Một lúc lâu, cô bé trở mình. Giường bên cạnh có tiếng ho lớn làm cô bé thức giấc. Mở mắt ra thấy tôi, cô bé tỏ ra vui mừng: - Em tưởng đâu không còn gặp lại ông anh nữa chớ. - Sao vậy? - Tự dưng em ngất xỉu, tỉnh dậy thấy nằm trong đây. - Bây giờ cảm thấy thế nào rồi? - Em cảm thấy khỏe nhiều rồi. - Vậy thì tốt. oOoMới đó mà đã ba năm rồi! Một mùa hoa phượng nữa lại tới. Tôi đang tất bật ôn thi. Cô bé thì dạo này hay trở bệnh lắm. Căn bệnh tim của cô bé nếu chữa trị khỏi phải rất tốn kém. Nhưng với số tiền lương khiêm tốn của cha cô bé, liệu có thể đủ không? Tôi phải tìm cách giúp đỡ cho cô bé. Thế rồi kỳ thi tốt nghiệp, tôi cũng đã thi xong. Tôi chia tay cô bé lên thành phố thi Ðại học. Ðêm ấy, chúng tôi đã ngồi rất lâu dưới gốc cây phượng trước nhà cô bé. Cả hai đều lặng im bởi có lúc âm thanh là vô nghĩa. Mấy con ve trên cành thi nhau hòa âm những khúc nhạc buồn. Tôi quay qua vuốt tóc cô bé: - Cố gắng giữ sức khỏe nghen nhỏ. - Ông anh cũng vậy nha! - Ừ. Thế rồi cả hai lại im lặng. Ðến khi tôi đứng dậy chuẩn bị về, tôi nắm lấy tay em nói: - Ðợi anh về nha. Anh sẽ chữa khỏi bện cho nhỏ. Trong đêm, hai ánh mắt của cô bé như hai vì sao sáng. Hai vì sao ấy đang lung linh. Không, cô bé đang khóc, chẳng biết cô bé khóc vì sao? Vì bệnh của mình hay là vì lời hứa của tôi? Tiếng ve trên cành như ngừng lại trước câu nói của cô bé: - Vâng, em sẽ đợi anh. Chỉ chờ có vậy, mấy con ve trên cành lại tiếp tục làm nhiệm vụ của nó. Ðôi mắt của cô bé lúc này sao giống như hai cánh phượng vĩ tròn và to. Tôi biết, đôi mắt ấy sẽ chắp cánh cho ước mơ của tôi sớm thành sự thật. Ngân Hoàng
Mục lục
Đôi Mắt Hình Cánh Phượng
Đôi Mắt Hình Cánh Phượng
Ngân HoàngChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Thời áo trắngĐược bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003 | vanhoc |
Nghê () còn gọi là Tiểu Chu Lâu (小邾婁國) hay Tiểu Chu (小邾國) là một nước chư hầu thời Xuân Thu Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Quốc quân mang họ Tào của thị tộc Nhan với tước vị tử tước. Nước này về sau bị Sở tiêu diệt vào những năm đầu thời Chiến Quốc.
Nguồn gốc nước Nghê
Trước thời kỳ Ân Thương, hậu duệ của Hoàng Đế đã lập nên bộ lạc Chu Lâu. Sau khi nhà Thương bị Chu Vũ vương tiêu diệt, Chu Lâu được phong làm nước chư hầu gọi là Chu (邾), cố đô nằm tại hướng nam Dịch Sơn (nay là nội thành Trâu Thành). Thời kỳ Chu Công Đán nhiếp chính, vì muốn làm suy yếu thế lực của các nước chư hầu bèn áp dụng phương pháp chia để trị, nhân Di Phụ Nhan của nước Chu có công với triều đình nhà Chu, bèn phong cho người con thứ của ông là Hữu ở đất Nghê, vì vậy mà gọi là nước Nghê. Do tách ra từ nước Chu nên còn gọi là nước Tiểu Chu.
Vua nước Nghê
Tham khảo
Sử ký – Chu bản kỷ
Tả truyện – Trang công ngũ niên
Liên kết ngoài
Mối quan hệ giữa thị tộc Nhan với nước Tiểu Chu
Lược dịch về hai món binh khí của Nghê công Phụ
Tây Chu
Xuân Thu
Các nước chư hầu Trung Quốc cổ đại
Lịch sử Sơn Đông | wiki |
Quốc lộ 8 là một tuyến giao thông đường bộ quốc gia của Lào. Tuyến đường này dài 132 km, nằm trọn trong tỉnh Borikhamxay .
Điểm đầu tuyến đường là ngã ba Vieng Kham giao cắt với quốc lộ 13 Nam cách Pakxane 17 km về phía Nam, cách sông Mê Kông 13 km. Điểm cuối là đỉnh đèo Keo Nưa với cửa khẩu quốc tế Namphao trên biên giới Lào-Việt.
Quốc lộ 8 gồm 2 làn đường ngược chiều nhau. Mặt đường đá dăm láng nhựa. Từ đường 13 đến Lak Sao, đường đi qua địa hình đồi núi, nên có nhiều đoạn dốc và cua tay áo. Từ Lak Sao đến cửa khẩu Namphao tương đối phẳng và thẳng. Đường bị nhiều sông suối chia cắt. Hiện tại, phần lớn các cầu trên đường 8 là cầu cũ có từ thời Pháp thuộc.
Quốc lộ 8 là tuyến giao thông quan trọng đối với Borikhamxay. Hiện tại (2010), 60% thu ngân sách của tỉnh là từ các hoạt động liên quan đến quốc lộ 8, nhất là hoạt động thương mại trung chuyển giữa Thái Lan và Việt Nam.
Quốc lộ 8 của Lào được xây từ thời Pháp thuộc và nối với quốc lộ 8 của Việt Nam qua cặp cửa khẩu Namphao-Cầu Treo (Hương Sơn, Hà Tĩnh). Đây là tuyến đường ngắn nhất nối Đông Bắc Thái Lan và Lào với Biển Đông.
Tham khảo
Xem thêm
Quốc lộ 8
AH15
Đường bộ Lào
Borikhamxay
Đường Xuyên Á | wiki |
Nhà máy Điện Ninh Bình (Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình) là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nhà máy được thành lập ngày 17-1-1974. Đây là một trong số những nhà máy điện đầu tiên của Việt Nam.
Lịch sử hình thành
Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình được khởi công xây dựng ngày 5/3/1971 với 4 tổ máy công suất 100 MW, tháng 5/1972 việc xây dựng nhà máy phải ngừng do Mỹ ném bom trực tiếp vào khu vực núi Cánh Diều, nơi xây dựng nhà máy. Năm 1974, Nhiệt điện Ninh Bình chính thức hòa nhập vào mạng lưới điện lực Việt Nam và trở thành một trong 3 nguồn điện chủ yếu của lưới điện miền Bắc.
Ngày 30/03/2005, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định số 13/2005/QĐ-BCN-TCCB chuyển Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình thành Công ty Nhiệt điện Ninh Bình, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Ngày 29/12/2006, Bộ Công nghiệp đã có Quyết định số 3954/QĐ-BCN về việc phê duyệt phương án CPH và chuyển Công ty Nhiệt điện Ninh Bình thành Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình.
Ngày 18/04/2007, Công ty Nhiệt điện Ninh Bình tổ chức đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán: Hà Nội Ngày 11/12/2007, Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình đã được tổ chức tại Hội trường Công ty. Đại hội đã nhất trí thực hiện đăng ký niêm yết và giao dịch cổ phiếu của Công ty trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Đại hội ủy quyền cho Hội đồng quản trị chỉ đạo thực hiện chủ trương và thời điểm niêm yết.
Ngày 01/01/2008 Công ty Nhiệt điện Ninh Bình chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theo Giấy chứng nhân Đăng ký kinh doanh số 0903000161 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp.
Qua hơn 30 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và các ngành, các cấp trao tặng nhiều danh hiệu.
Lĩnh vực hoạt động
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0903000161 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp ngày 31 tháng 12 năm 2007, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:
-Sản xuất điện năng;
-Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện; nhiệt, cơ, công trình kiến trúc nhà máy điện;
-Lắp đặt hệ thống điện (đường dây và trạm biến áp);
-Sản xuất đất đèn, vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng;
-Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác;
-Đầu tư tài chính xây dựng các dự án nguồn điện;
-Kinh doanh bất động sản;
-Lập dự án đầu tư, xây dựng, quản lý các dự án xây dựng; tư vấn, giám sát thi công lắp đặt công trình;
-Đào tạo phát triển nguồn nhân lực về quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị nhà máy điện;
-Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Thành tích
Huân chương Độc lập hạng Nhì ngày 8/11/2013
Huân chương Lao động Hạng nhất năm 2003
Huân chương Lao động Hạng hai năm 1978, 1986, 1997
Huân chương Lao động Hạng ba năm 1975, 1982
Huân chương Chiến công Hạng ba năm 1990
Cờ thi đua xuất sắc Chính phủ năm 2006
Cờ thi đua xuất sắc tập đoàn 2007
Cờ thi đua xuất sắc tỉnh Ninh Bình năm 2006
Giải nhất giải thưởng Vifotech về ứng dụng khoa học công nghệ năm 2003
Giải thưởng môi trường của Bộ TNMT năm 2005
Giải thưởng thương hiệu xanh bền vững năm 2008
Tham khảo
Website Công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình
Báo cáo phân tích cổ phiếu nhiệt điện Ninh Bình
Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình 35 năm xây dựng và phát triển
Công trình xây dựng ở Ninh Bình
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Công ty cổ phần Việt Nam
Nhà máy nhiệt điện Việt Nam
Ninh Bình | wiki |
Bài làm
Con người sinh ra trong xã hội đều có những sóng gió, vấp ngã cần phải vượt qua, nhiều bạn trẻ thường có suy nghĩ ích kỷ rằng trong cuộc sống “Trước hết phải sống cho mình”. Phải tạo ra sự nghiệp riêng của mình, sống vì những nhu cầu lợi ích của mình, vì cảm xúc của mình trước tiên.
Nhưng chính quan niệm sống này đã gây nhiều bất đồng trong xã hội. Một bên đồng tình với ý kiến này bởi họ cho rằng con người nếu không vì mình thì trời tru đất diệt. Một con người muốn lo cho người thân, lo lắng cho những người xung quanh mình thì trước tiên phải lo được cho bản thân mình.
Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến không đồng tình với quan niệm sống này, bởi cho rằng nó ích kỷ. Những người sống ích kỷ luôn sống vì lợi ích cá nhân mình thì không bao giờ biết hy sinh cho người khác.
Một xã hội toàn những con người ích kỷ thì làm sao có sự yêu thương, sẻ chia giúp đỡ lẫn nhau để tạo ra một xã hội toàn mỹ, hoàn thiện giàu lòng nhân ái. Giống như tác giả Tố Hữu đã từng viết:
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
Ôi sống đẹp là sống sao hỡi bạn?”
Hay như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết trong những bài hát của mình rằng: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không, để gió cuốn đi…”
Như vậy có nghĩa sống trong cuộc sống điều quan trọng nhất là phải có tấm lòng nhân ái, biết hy sinh sẻ chia những khó khăn của người xung quanh mình để tạo ra một xã hội văn minh nhân ái.
Câu nói “Trước hết phải sống cho mình” thể hiện tâm thế quyết tâm đòi quyền sống quyền hạnh phúc của mình. Nó thể hiện những nhu cầu hưởng thụ, đòi hỏi quyền làm người quyền hạnh phúc thực tế của con người.
Đúng như Bác Hồ ta từng nói “con người sinh ra ai cũng có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền mà không ai có thể tước đi được…Trong đó, có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
Chính vì vậy, câu nói sống cho mình cũng có những mặt tích cực riêng của nó. Khi một con người biết sống cho mình, thực hiện ước mơ hoài bão của mình thì sẽ khiến cho người đó có động lực tiến lên, động lực để đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi, quyền công bằng.
Một người sống cho mình thì phải có tinh thần trách nhiệm cao với những điều mà bản thân mình làm, sống nghiêm túc, không sa ngã vào những tệ nạn xã hội những thói hư tật xấu
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều bạn trẻ đang lấy câu nó đó làm chuẩn mực và hiểu sai ý nghĩa của câu nói đó “Sống cho mình”. Họ chỉ nghĩ được là sống vị kỷ, không nghĩ tới lợi ích của những người xung quanh. Quá đề cao cái tôi cá nhân của mình mà quên mất cá nhân và tập thể luôn đi đôi cùng nhau.
Những con người này thường có lối sống khá thực tế, thực dụng luôn muốn giành phần chiến thắng, phần hơn về mình. Họ thường xuyên đòi hỏi quyền lợi cho mình và đẩy người xung quanh vào tình huống khó khăn,
Đây chính là lối sống ích kỷ, thực dụng mà xã hội cần phải lên tiếng phê phán. Chúng ta cần phải loại bỏ cách sống này để cho xã hội của chúng ta ngày càng trong sạch hơn.
Những con người sống ích kỷ như vậy thì sẽ luôn bị cô lập, sống cô đơn những lúc vui buồn không có bạn bè cùng sẻ chia, giúp đỡ. | vanhoc |
Cầu vương Lâm Phượng Tường (, 1825 -1855), tướng lĩnh Thái Bình Thiên Quốc. Ông xuất thân nông dân, người Vũ Duyên (nay là Vũ Minh), Quảng Tây, các thuyết khác là Quế Bình, Quảng Tây hoặc Yết Dương, Quảng Đông, dân tộc Tráng. Ông được xưng tụng là một trong Ngũ hổ tướng của cuộc khởi nghĩa, cùng với Lý Khai Phương, Hồ Dĩ Hoảng, Hoàng Văn Kim, La Đại Cương.
Tham gia khởi nghĩa, hổ tướng Thái Bình
Lâm Phượng Tường mất mẹ từ nhỏ, được cha chiều chuộng không quản thúc, sinh hoạt phóng đãng không biết giữ gìn. Năm Đạo Quang thứ 28 (1848), vì đánh chết người có thân thế trong huyện, chú bảy là Lâm Tú Trung bán bốn con heo làm lộ phí cho ông bỏ trốn. Phượng Tường lăn lộn giang hồ, bày hàng bán quẻ, qua đó gặp gỡ Hồng Tú Toàn, Dương Tú Thanh. Ngày 11 tháng 1 năm Hàm Phong đầu tiên (1851), ông tham gia khởi nghĩa Kim Điền, là một trong 40 anh em kết bái với Hồng Tú Toàn.
Khi Hồng Tú Toàn kiến quốc tại Vĩnh An, Phượng Tường được thụ làm Ngự lâm thị vệ. Tháng 4 năm Hàm Phong thứ 2 (1852) ông theo Tây vương Tiêu Triều Quý từ Vĩnh An lên phía bắc, tháng 6 tiến vào Hồ Nam, chiếm Đạo Châu, liên tiếp hạ được các nơi Giang Hoa, Vĩnh Minh, Quế Dương Châu, Sâm Châu… Ngày 11 tháng 9, quân Thái Bình tiến đến chân thành Trường Sa, Phượng Tường chiếm lấy đồi cao ở phía nam thành, từ đó nổ pháo oanh kích, khiến cho quân Thanh tan rã. Ông được thăng làm Thổ quan chánh tướng quân. Ngày 2 tháng 12, quân Thái Bình đánh hạ Ích Dương, Dương Tú Thanh lệnh cho Lâm Phượng Tường, Lý Khai Phương soái lĩnh cánh quân tiên phong đi đánh Nhạc Châu và Hán Dương. Chưa đến 10 ngày, hạ được Hán Dương, ông được thăng làm Điện tả nhất chỉ huy.
Ngày 12 tháng 1 năm thứ 3 (1853), quân Thái Bình kết thuyền làm cầu, vượt Trường Giang tấn công Vũ Xương, Lâm, Lý lĩnh quân đi trước chôn địa lôi, làm nổ tung cửa thành. Họ xông vào, cùng quân Thanh giao chiến kịch liệt trong các ngõ hẻm, đánh bại quân Thanh, chiếm lấy Vũ Xương. Ngày 14 cùng tháng, Đông vương Dương Tú Thanh thăng Phượng Tường làm Điện tả nhất kiểm điểm. Không lâu sau, Thiên vương Hồng Tú Toàn lại gia phong ông làm Thiên quan phó thừa tướng.
Ngày 9 tháng 2, quân Thái Bình chia 2 đường thủy, lục tiến xuống phía đông. Lâm, Lý thụ mệnh thống lĩnh lục quân, nhanh chóng hạ được các nơi Cửu Giang, Đồng Lăng, Vu Hồ, phủ Thái Bình, Hòa Châu,… Ngày 19 tháng 3, ông tham gia đánh chiếm Nam Kinh.
Chấn động Bắc Kinh, thất thủ Liên trấn
Sau khi Thái Bình Thiên định đô ở Nam Kinh, Lâm, Lý phụng mệnh soái quân đông tiến, đầu tháng 4 đánh hạ Dương Châu. Tháng 5, họ thống soái quân Thái Bình từ Dương Châu tiến hành bắc phạt, vờ đánh vào An Huy, liên tiếp hạ được các nơi Trừ Châu, Phượng Dương. Tháng 6, vào lúc quay lại thì được sự phối hợp của quân Niệp, thẳng tiến Hà Nam, đánh bại hơn 4000 quân Thanh do Hà Nam tuần phủ Lục Ứng Cốc chỉ huy, bắt được 1 lượng lớn thuốc nổ, chiếm phủ Quy Đức. Sau đó bao vây Khai Phong, đóng doanh ở trấn Chu Tiên. Nghĩa quân từ trấn Chu Tiên tây tiến, khi ấy gặp mưa lớn, mặt đất ngập sâu cả thước. Họ đi qua Trung Mưu, Trịnh Châu, Huỳnh Dương đến huyện Củng, ở sông Lạc, huyện Củng cướp thuyền dân vượt Hoàng Hà. Tháng 9, quân Thái Bình thẳng tiến Sơn Tây, rồi ngoặt về Hà Nam, từ Vũ An đông tiến Trực Lệ, ngày 29 hạ được Lâm Minh quan, đánh bại hơn 1 vạn quân của Trực Lệ tổng đốc Nột Nhĩ Kinh Ngạch. Nghĩa quân tiếp tục vượt qua các nơi Sa Hà, Nhâm Thành, Cảo Thành, Thâm Châu… Ngày 13 tháng 10, họ bức đến trấn Trương Đăng cách thành Bảo Định 30 dặm về phía nam. Bắc Kinh chấn động, hơn 3 vạn hộ bỏ trốn.
Tín báo tiệp truyền về Thiên Kinh, Phượng Tường được phong Tĩnh hồ hầu. Do quân Thái Bình đã đi xa ngàn dặm, không có viện binh bổ sung, không đủ lương thực, đạn dược cung ứng, khả năng tác chiến suy giảm mạnh. Lâm, Lý không thể đột phá phòng tuyến Bảo Định, đành phải thay đổi kế hoạch. Họ men sông Hô đông tiến, từ 1 dải Tấn Châu, Thâm Châu, huyện Hiến, Thương Châu nhắm đến Thiên Tân, ý đồ từ Thiên Tân thọc vào Bắc Kinh. Thiên Tân tri huyện Tạ Tử Trừng tổ chức Đoàn luyện địa phương được hơn 4000 người chống lại nghĩa quân, cho phá con đê ở phía nam Vận Hà, khiến ngoài thành Thiên Tân trở thành ao hồ. Phượng Tường chỉ còn cách lui về giữ Tĩnh Hải, cùng Lý Khai Phương ở Độc Lưu hình thành thế ỷ giốc, giằng co với quân Thanh hơn 3 tháng, dần rơi vào cảnh nguy khốn.
Ngày 5 tháng 2 năm thứ 4 (1854), Lâm, Lý lui về Phụ Thành, bị quân Thanh bao vây. Tháng 5, họ đột vây đến Liên trấn, dựa vào Vận Hà cố thủ để đợi viện quân. Nghe tin viện quận đã lên phía bắc, Phượng Tường bèn chia kỵ binh cho Lý Khai Phương đi đón. Trung tuần tháng 2 năm sau (1855), quân Thanh đánh gấp Liên trấn, Phượng Tường đốc quân khổ chiến, nhiều lần đẩy lui kẻ địch, nhưng vì thiếu ăn lâu ngày, nghĩa quân đói đến nỗi không nhấc nổi cánh tay. Tháng 3, ông soái tàn quân còn hơn 6000 người đột vây, không may trúng tên thụ thương nên bị bắt, áp giải về Bắc Kinh.
Chịu sự tra khảo tàn khốc của nhà Thanh, nhưng bản cung của Phượng Tường chỉ vỏn vẹn có 403 chữ, ghi lại thân thế và kinh lịch của ông. Ngày 15 (hoặc 13) tháng 3, ông bị xử lăng trì ở chợ tây. Vào lúc chịu hình, đao đến chỗ nào, Phượng Tường nhìn chỗ ấy, rốt cục không kêu 1 tiếng. Năm Đồng Trị thứ 2 (1863), Hồng Tú Toàn truy phong ông làm Điện Tiền Hạ Quý Sát Thiên Quân Đính Thiên Phù Triều Cương Cầu Vương Hiệp Thiên Tuế.
Xem thêm
Thái Bình Thiên Quốc bắc phạt
Tham khảo
Quách Đình Dĩ, Cận đại Trung Quốc sử cương - Thượng sách.
Mao Gia Kỳ (Quách Đình Dĩ hiệu bổ), Thái Bình Thiên Quốc sử sự nhật chí.
La Nhĩ Cương, Thái Bình Thiên Quốc sử, quyển 50.
Chú thích
Người Quảng Đông
Người Quảng Tây
Sinh năm 1825
Mất năm 1855
Nhân vật quân sự Thái Bình Thiên Quốc
Người bị lăng trì
Người Tráng | wiki |
Saab JAS 39 "Gripen" (Griffin hay "Gryphon") là một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ do công ty hàng không Saab Thụy Điển phối hợp với Ericson (hệ thống điện tử) và Volvo (động cơ) chế tạo. Loại máy bay này đã phục vụ trong Không quân Thụy Điển, Không quân Cộng hòa Czech và Không quân Hungary, và đã được Không quân Nam Phi, Không quân Thái Lan đặt hàng. Tháng 4 năm 2007, Na Uy đã ký một thoả thuận về một chương trình phát triển chung loại máy bay này.
Gripen International là tổ chức đại diện chính và chịu trách nhiệm marketing, bán hàng và hỗ trợ máy bay Gripen trên khắp thế giới.
Phát triển
Gripen được thiết kế để trở thành loại máy bay chiến đấu có khả năng thao diễn thấp linh động, hiệu quả và khả năng tồn tại cao. Tên định danh JAS là viết tắt của Jakt (Không đối không), Air-to-surface (Không đối đất), và Spaning (Trinh sát), thể hiện rằng Gripen là một máy bay đa nhiệm vụ có thể đảm nhận các loại phi vụ. Gripen được đặt tên sau một cuộc thi công khai năm 1982. Con sư tử đầu chim là huy hiệu trên logo của Saab và thích hợp với các đặc tính đa nhiệm vụ của chiếc máy bay này. Hơn nữa, sư tử đầu chim là con vật biểu tượng của Södermanland, một tỉnh cận kề nơi đóng trụ sở chính của Saab AB (Linköping, Östergötland).
Thụy Điển đã lựa chọn phát triển Gripen thay vì mua một biến thể của F-16, F/A-18A/B, hay phiên bản "F-5S" của loại Northrop F-20 Tigershark.
Thiết kế
Khi thiết kế chiếc máy bay, nhiều mô hình đã được nghiên cứu. Cuối cùng Saab lựa chọn một thiết kế cánh mũi không ổn định. Kiểu bố trí cánh mũi mang lại tỷ lệ "pitch" tấn công lớn, lực cản thấp cho phép máy bay bay nhanh hơn, tầm hoạt động rộng hơn và mang trọng tải lớn hơn.
Sự kết hợp cánh tam giác và cánh mũi khiến JAS 39 Gripen rõ ràng có các đặc tính bay và khả năng cất cánh, hạ cánh tốt hơn. Các hệ thống điện tử hàng không tích hợp biến nó trở thành một chiếc máy bay "lập trình được". Gripen cũng có một thiết bị tác chiến điện tử lắp đặt sẵn, khiến nó có thể mang theo nhiều vũ khí ở thân ngoài hơn mà không mất đi các khả năng tự vệ.
JAS 39 Gripen có khả năng linh hoạt cao hơn máy bay chiến đấu thuộc các thế hệ trước của Thụy Điển, và các chi phí hoạt động của nó khoảng bằng 2/3 chi phí của chiếc JA 37 Viggen.
Các đặc điểm kỹ thuật của chiếc Gripen đòi hỏi hoạt động từ các đường băng dài 800m trở lên. Giai đoạn đầu của chương trình, tất cả các chuyến bay xuất phát từ cơ sở của Saab tại Linköping đều cất cánh từ một đường băng được sơn vạch 9 m × 800 m bên ngoài đường chạy. Khoảng cách dừng được giảm xuống bằng cách mở rộng phanh không khí vốn đã khá lớn; sử dụng việc kiểm soát các bề mặt nhằm ép máy bay xuống đường băng giúp phanh bánh có thêm lực và ép nghiêng cánh mũi ra phía trước, biến chúng thành những phanh không khí lớn đẩy máy bay ép thêm xuống mặt đất.
Một đặc tính đáng chú ý là khả năng hạ cánh trên đường cao tốc của Gripen. Khi đã ở dưới mặt đất, nó có thể được tái nạp nhiên liệu và vũ khí trong 10 phút bởi 5 kỹ thuật viên cơ động trên một chiếc xe tải, sau đó cất cánh trở lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.
Lịch sử hoạt động
Gripen hiện đang hoạt động trong Không quân Thụy Điển, vốn đã đặt hàng 204 chiếc (gồm 28 chiếc 2 chỗ ngồi). Không quân Czech và Không quân Hungary cũng đã sử dụng Gripen, và hiện mỗi bên thuê 14 chiếc của Không quân Thụy Điển, với tùy chọn mua lại chúng. Trong cả hai trường hợp, 2 chiếc trong số máy bay sẽ là kiểu 2 chỗ ngồi. Không quân Czech và Hungary là bên sử dụng đầu tiên loại Gripen trong NATO. Gripen cũng đã được Không quân Nam Phi đặt hàng (28 chiếc, gồm 9 chiếc 2 chỗ ngồi). Không quân Thái Lan đặt mua 6 chiếc. Trường Sát hạch Phi công Đế chế (ETPS) đóng trụ sở tại Anh Quốc sử dụng Gripen làm loại máy bay thử nghiệm cao cấp cho các phi công của họ trên khắp thế giới.
Sự tham gia của BAE Systems
Năm 1995, Saab Military Aircraft và British Aerospace (hiện là BAE Systems) đã hình thành công ty liên doanh Saab-BAe Gripen AB, với mục tiêu chuyển đổi, chế tạo, tiếp thị và hỗ trợ cho Gripen trên phạm vi quốc tế. Thỏa thuận này nhằm lợi dụng kinh nghiệm ưu thế tiếp thị toàn cầu của BAe. BAe đã thiết kế và chế tạo một loại cánh cải tiến, và sản xuất tới 45% khung loại máy bay xuất khẩu. BAE hiện coi Gripen là một cơ sở chế tạo phụ cho loại máy bay hiện nay của họ, lắp ráp loại máy bay tấn công/huấn luyện hạng nhẹ Hawk và các máy bay chiến đấu lớn hơn Tornado và Typhoon. Sự hợp tác này đã được kéo dài tới năm 2001 với việc thành lập Gripen International cho cùng mục đích.
Tháng 12 năm 2004, SAAB và BAE đồng ý rằng từ tháng 1 năm 2005 SAAB sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm việc tiếp thị Gripen với khả năng tiếp thị xuất khẩu toàn cầu của SAAB.
Sự tham gia của Thales
Tháng 6 năm 2007, Thales Norway A/S và Saab đã ký một hợp đồng liên quan tới việc phát triển các hệ thống liên lạc cho máy bay chiến đấu Gripen. Hợp đồng cho công ty Na Uy này là hợp đồng đầu tiên được trao theo Thư thỏa thuận được ký bởi Bộ quốc phòng Na Uy và Gripen International ngày 26 tháng 4 năm 2007.
Khách hàng tiềm năng
Không quân Croatia đã thông báo các kế hoạch nhằm thay thế những chiếc MiG-21 bis của họ, có lẽ bằng hoặc JAS 39 Gripen hoặc F-16 Falcon. Quyết định có lẽ sẽ được đưa ra năm 2008/2009.
Na Uy đã ký một thư thỏa thuận về việc hợp tác phát triển các phiên bản tương lai loại máy bay này. Giá trị của hợp đồng, có sự tham gia của các công ty Na Uy, khoảng 150 triệu Krone Na Uy trong vòng hai năm.
Không quân Pakistan cũng bày tỏ sự quan tâm tới loại máy bay này.
Không quân Rumani đã thông báo họ sẽ thay thế loại máy bay MiG-21 đã cũ của mình vào năm 2008, có lẽ bằng JAS 39 Gripen hay Eurofighter Typhoon.<ref>[http://www.cotidianul.ro/index.php?id=45&art=25285&nr=3&cHash=b2e1d334a5 SUA şi UE se intrec să ne doboare MiG-urile (Replacement of the MiG-21)], from Cotidianul, January 2007</ref>
Ấn Độ đã bày tỏ quan tâm tới việc đánh giá Gripen cho gói thầu 126 chiếc Máy bay Chiến đấu Đa nhiệm (Xem Cuộc cạnh tranh cung cấp Máy bay Chiến đấu Đa nhiệm cho Ấn Độ). Các quốc gia khác cũng quan tâm tới Gripen gồm Đan Mạch, Na Uy, Slovakia, Chile, Brasil, cùng một số nước khác. Các khách hàng xuất khẩu tiềm năng gồm Bulgaria, Croatia, Estonia, Hy Lạp, Hungary, Latvia, Litva, Philippines, Rumani, Thụy Sĩ, Thái Lan và các nước khác.
Biến thể
JAS 39A Phiên bản máy bay chiến đấu lần đầu tiên đi vào sử dụng năm 1996. 31 chiếc trong số đó đã được cải tiến theo tiêu chuẩn C/D.
JAS 39B Phiên bản 2 chỗ ngồi của biến thể A.
JAS 39C Phiên bản tương thích với NATO của Gripen với khả năng sử dụng vũ khí, điện tử,... được nâng cấp.
JAS 39D Phiên bản 2 chỗ ngồi của biến thể C.
JAS 39E/F Các phiên ban được lập kế hoạch cho năm 2010 và sau đó. Sẽ có dung tích bình chứa nhiên liệu lớn hơn, các hệ thống điện tử hiện đại và một số cải tiến khác.
Bên sử dụng
Không quân Séc: 14 chiếc Gripen thuê.
Không quân Hungary: 14 chiếc Gripen thuê.
Không quân Nam Phi: đã đặt hàng 28 chiếc, gồm 9 chiếc 2 chỗ ngồi.
Không quân Thụy Điển: đã đặt hàng 204 chiếc (138 đang hoạt động), gồm 28 chiếc 2 chỗ ngồi.
Trường Sát hạch Phi công đế chế
12 chiếc JAS-39 Gripen, gồm 8 chiếc JAS 39C và 4 chiếc JAS 39D
Vụ việc
Năm chiếc Gripen đã lao xuống đất, hai trong số đó trước khi được chuyển giao cho Không quân Thụy Điển.
Đặc điểm kỹ thuật (JAS 39 Gripen)
Đặc điểm chung
Phi đội: 1–2
Chiều dài: 14.1 m (46 ft 3 in)
Sải cánh: 8.4 m (27 ft 7 in)
Chiều cao: 4.5 m (14 ft 9 in)
Diện tích cánh: 25.54 m (274.9 ft)
Trọng lượng rỗng: 6.620 kg (14.600 lb)
Trọng lượng chất tải: 8.720 kg (19.200 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 14.000 kg (31.000 lb)
Động cơ: 1 động cơ phản lực cánh quạt đẩy Volvo Aero RM12 (GE F404) có buồng đốt lần hai, 54 kN khô, 80 kN có sử dụng buồng đốt lần hai (12.000 lbf/18.100 lbf)
Đặc điểm bay
Tốc độ tối đa: Mach 2
Tầm hoạt động: Bán kính chiến đấu 800 km, (500 miles), (430 nm).
Trần bay: 15.000 m (50.000 ft)
Tốc độ lên:
Chất tải cánh: 341 kg/m² (70,3 lb/ft²)
Lực đẩy/Trọng lượng: 0.94
Trang bị vũ khí
1 × 27 mm pháo Mauser BK-27
6 × AIM-9 Sidewinder (tên định danh Thụy Điển Rb-74) hay IRIS-T (tên định danh Thụy Điển Rb-98)
4 × AIM-120 AMRAAM (tên định danh Thụy Điển Rb-99), BAe Skyflash (tên định danh Thụy Điển Rb-71 Skyflash), MICA hay Meteor
AGM-65 Maverick (tên định danh Thụy Điển Rb-75), KEPD 350, hay nhiều loại bom điều khiển laser, mấu rocket.
Tên lửa chống tàu RBS-15 Mark 2
Bom chùm Bombkapsel 90
Ghi chú
Chú thích
Tham khảo
Griffiths, Dave. "AFM Evaluates the Gripen." AirForces Monthly, No. 144, tháng 3 năm 2000.
Winchester, Jim (ed.). "Saab JAS 39 Gripen." Modern Aircraft (Aviation Factfile)''. Rochester, Kent, UK: Grange Books plc, 2004. ISBN 1-84013-640-5.
Liên kết ngoài
Saab Gripen- Official website
JAS-39 Gripen
SAAB GRIPEN at Greg Goebel's Air Vectors
Gripen on Czech army page
Saab Gripen bay biểu diễn
Chủ đề liên quan
Máy bay có tính năng tương tự:
Eurofighter Typhoon
Dassault Rafale
F-35 Lightning II
Dassault Mirage 2000
F-16 Fighting Falcon
FMA SAIA 90
Novi Avion
Danh sách tiếp nối:
32 - 35 - 37 - 39
Danh sách liên quan:
Danh sách máy bay chiến đấu
Danh sách máy bay quân sự Thuỵ Điển
Xem thêm:
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4
Không quân Thuỵ Điển
39
Máy bay tiêm kích Thụy Điển 1980–1989
Máy bay tác chiến điện tử Thụy Điển 1980–1989
Máy bay chiến đấu
Máy bay quân sự
Máy bay tiêm kích
Máy bay tác chiến điện tử
Máy bay một động cơ
Máy bay phản lực
Máy bay cánh trên
Máy bay cánh tam giác
Máy bay cánh mũi
Máy bay một động cơ phản lực | wiki |
Trong cuộc đời hơn 80 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên được Đảng, Nhà nước và Quân đội trao nhiều trọng trách trên nhiều lĩnh vực. Dù ở cương vị nào, lĩnh vực nào, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên cũng ghi dấu ấn, thể hiện bản lĩnh của một chiến sĩ cộng sản kiên cường, tài năng và đức độ. Nhưng có lẽ gần 10 năm đảm nhận cương vị Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn là thời gian mà trí tuệ và bản lĩnh kiên cường của ông tỏa sáng nhất.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và lãnh đạo Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam, tại Đại hội nhiệm kỳ II, ngày 18/5/2016. (Ảnh tư liệu).
Đồng chí
Đồng Sỹ Nguyên
cùng với Bộ Tham mưu Bộ đội Trường Sơn đã chỉ huy lực lượng hùng hậu gồm 9 sư đoàn và 21 trung đoàn trực thuộc, vượt qua mọi hiểm nguy, để hoàn thành xuất sắc sự nghiệp chi viện cho các chiến trường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ba nước Đông Dương.
Có thể nói đồng chí Đồng Sỹ Nguyên là vị chỉ huy đã góp phần đặc biệt to lớn vào thành tích, chiến công, vị trí và tầm vóc vĩ đại của Bộ đội Trường Sơn, làm nên “Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh huyền thoại”.
Khi được Đảng và Quân đội giao trọng trách Tư lệnh Bộ Tư lệnh 559 (1/1/1967), đồng chí Đồng Sỹ Nguyên đã nhận thức sâu sắc về vị trí và tầm quan trọng to lớn của tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn.
Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, đồng chí tổ chức ngay một chuyến đi nghiên cứu và khảo sát tình hình chiến đấu của các đơn vị trên tuyến. Từ nghiên cứu thực tiễn, phân tích sâu sắc sức mạnh của ta và địch…, với tư duy sắc sảo và sự nhạy cảm của một vị Tư lệnh chiến trường dày dạn kinh nghiệm, đồng chí đã phát hiện ra nhiều bất cập, cần phải có các giải pháp cụ thể nhằm thay đổi căn bản công tác tổ chức chi viện.
Đồng chí đã đề xuất tư tưởng chỉ đạo cùng những giải pháp khắc phục cho tất cả các binh chủng một cách cụ thể (xe, pháo, công binh, bộ binh, giao liên và các lực lượng bảo đảm khác), đặc biệt là việc triển khai tác chiến hiệp đồng binh chủng trong công tác chi viện chiến lược.
Đồng chí yêu cầu cán bộ, chiến sĩ và các cấp trên toàn chiến trường quán triệt sâu sắc tư tưởng tiến công và tiến công liên tục trong chiến đấu hiệp đồng binh chủng một cách hiệu quả; lấy lực lượng xe làm chủ đạo, các lực lượng khác hiệp đồng chiến đấu phục vụ hiệu quả cho công tác vận chuyển chi viện.
Quyết định này đã làm thay đổi sâu sắc cuộc chiến đấu của quân đội ta trên chiến trường Trường Sơn.
Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên đã sớm hình thành tư tưởng chỉ đạo: Xây dựng và tổ chức lực lượng tuyến chi viện chiến lược 559 phải vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến, vừa là hậu cứ chung cho chiến trường miền nam Việt Nam và Lào, Campuchia. Đồng chí xác định: Công tác chi viện chỉ có thể hiệu quả bằng vận chuyển cơ giới. Muốn thắng lợi phải chiến thắng sự đánh phá ngăn chặn ác liệt của không quân Mỹ.
Vì vậy, trước tiên phải xây dựng thế trận cầu đường một cách vững chắc: Đường cho xe cơ giới trọng tải lớn, tận dụng ưu thế địa hình địa vật của núi rừng và không gian dài, rộng của Trường Sơn; để đối phó với B52, AC130 và sự đánh phá ác liệt của không quân Mỹ, Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên chủ trương: Tăng cường mở đường kín (đường K) kết hợp với trồng cây ngụy trang, tăng cường làm dàn ngụy trang đường “hở”, tăng cường nghi binh… xây dựng thế trận chạy ngày. Đặc biệt là tận dụng chạy lấn sáng, lấn chiều, mở ra thời kỳ đối phó hiệu quả trước các thủ đoạn đánh phá, ngăn chặn của không quân Mỹ.
Việc xây dựng hệ thống đường Trường Sơn với 5 trục dọc và 21 trục ngang hình thành một hệ thống đường ngang, đường dọc, đường tránh… như một “trận đồ bát quái” trên tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn…
Khi thiết kế phương thức tác chiến hợp đồng binh chủng, Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên đã chỉ rõ: Muốn thực hiện thành công tác chiến hiệp đồng binh chủng trong vận chuyển thì thông tin liên lạc vô cùng quan trọng. Nó là yếu tố bảo đảm cho chỉ huy tác chiến nhanh chóng, thống nhất và kịp thời. Ông chỉ thị nhanh chóng xây dựng hệ thống thông tin các loại đến tất cả các đơn vị trên toàn tuyến.
Đầu năm 1971, hệ thống thông tin tải ba đã được Bộ đội Trường Sơn nối thông suốt tới tất cả các hướng chiến trường của ba nước Đông Dương; bảo đảm sự chỉ huy thông suốt từ Tổng hành dinh Hà Nội tới tận chiến trường Nam Bộ, bảo đảm chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng hiệu quả của Trường Sơn.
Công tác bảo đảm xăng dầu trong vận chuyển cơ giới là yếu tố sống còn. Đầu năm 1969, Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên đã vạch kế hoạch xây dựng tuyến đường ống xuyên suốt Trường Sơn. Đến tháng 3/1975, Bộ đội Trường Sơn đã hoàn tất xây dựng đường ống xăng dầu hoàn chỉnh cả đông và tây Trường Sơn vào đến Nam Bộ, bảo đảm cung ứng xăng dầu cho tất cả lực lượng vận tải của Bộ đội Trường Sơn và của các hướng chiến trường, phục vụ hiệu quả cho các chiến dịch.
Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên đánh giá: “Đường ống xăng dầu Trường Sơn là huyền thoại trong huyền thoại Trường Sơn”.
Trong chiến đấu, Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên đã dày công cùng các cơ quan nghiên cứu về các thủ đoạn và phương thức đánh phá tàn bạo của kẻ thù; nghiên cứu các loại vũ khí, đạn dược và các trang thiết bị quân sự tối tân mà Mỹ sử dụng ở Trường Sơn, để từ đó có các giải pháp đối phó khôn ngoan, hiệu quả và phù hợp, làm thất bại âm mưu ngăn chặn của đế quốc Mỹ, hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất của ta…
Việc vận chuyển chi viện tính đến đầu năm 1970 chủ yếu theo không gian tác chiến và cung độ ngắn của mỗi binh trạm, vì thế đã bộc lộ nhiều hạn chế. Việc chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng cần phải được mở rộng mới đáp ứng được yêu cầu chi viện ngày càng lớn. Muốn vậy, toàn tuyến Trường Sơn cần được chia ra 5 khu vực, mỗi khu vực được tổ chức thành một Bộ Tư lệnh khu vực (tương đương cấp sư đoàn) để chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng…
Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên đã trình bày kế hoạch về thay đổi mô hình tổ chức lực lượng của Bộ đội Trường Sơn với Đảng ủy và Bộ Tư lệnh. Ngày 20/4/1970, Bộ Tư lệnh 470 (tương đương cấp sư đoàn) đầu tiên được thành lập. Sau đó Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng tiếp tục phê chuẩn phương án tổ chức thêm ba Bộ Tư lệnh khu vực là: 471, 472, 473 và Bộ Tư lệnh hậu cứ 571.
Từ tháng 7/1971, toàn chiến trường được vận hành tác chiến hiệp đồng binh chủng do các Bộ Tư lệnh khu vực đảm nhiệm. Năng suất vận chuyển chi viện tăng lên rõ rệt, đạt 145% kế hoạch được giao.
Hiệp định Paris được ký kết mở ra các điều kiện mới cho chiến trường Trường Sơn. Mô hình tác chiến của Bộ Tư lệnh khu vực đã không còn phù hợp trong điều kiện mới. Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên đã xây dựng đề án mô hình tổ chức các sư đoàn và trung đoàn binh chủng. Kế hoạch này nhanh chóng được Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Như vậy, tính đến tháng 5/1974, lực lượng của Bộ Tư lệnh Trường Sơn bao gồm bốn Sư đoàn Công binh (470, 472, 473, 565), hai Sư đoàn Ô-tô vận tải (571 và 471), Sư đoàn Bộ binh 968, Sư đoàn Phòng không 377 và Đoàn Chuyên gia cố vấn, cùng 21 trung đoàn binh chủng trực thuộc.
Việc thành lập các sư đoàn và trung đoàn binh chủng của Bộ đội Trường Sơn đã tạo ra một bước ngoặt mới, đáp ứng yêu cầu ngày một to lớn của công tác chi viện chiến lược, nhất là việc trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ các chiến dịch lớn trong Xuân 1975.
Không chỉ là vị tướng tài ba và có tầm nhìn sắc sảo, Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên còn là một vị chỉ huy có tâm và thấm đẫm truyền thống dân tộc. Vì thế, tại Hội nghị Đảng ủy Bộ Tư lệnh sau Hiệp định Paris (1973), ông đã đề xuất chủ trương tổ chức lực lượng cất bốc hài cốt hàng vạn liệt sĩ hy sinh ở Tây Trường Sơn đưa về nước. Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên chỉ thị: Vì nghĩa cả, vì truyền thống, đạo lý dân tộc, bằng mọi giá, Bộ đội Trường Sơn phải làm cho bằng được…
Từ cuối năm 1974, kế hoạch xây dựng Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn đã được ông vạch ra. Với tầm nhìn vượt thời gian, ông đã chỉ đạo các nhà chuyên môn: Phải thiết kế, xây dựng Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn trở thành một địa điểm tâm linh và văn hóa đặc biệt… Ông đã trực tiếp chọn địa điểm đặt Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn. Và ngày 24/2/1975, Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên đã bổ nhát cuốc đầu tiên khởi công xây dựng Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn…
Từ tầm nhìn của tướng Đồng Sỹ Nguyên, hôm nay đất nước ta có Nghĩa trang liệt sĩ lớn nhất và đẹp nhất, với tầm vóc, quy mô và sự linh thiêng không thể diễn tả hết bằng lời…
10 năm chỉ là chặng đường của một đời người. Song những năm tháng chiến đấu ở Trường Sơn là quãng đời đẹp nhất, thể hiện sự thăng hoa của trí tuệ, bản lĩnh kiên cường, trách nhiệm cao cả làm cho tên tuổi Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên sáng nhất với tên gọi: “Tư lệnh của Trường Sơn huyền thoại”! Ông là một vị tướng với phẩm chất như đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Thông minh-sáng tạo-trí tuệ và nghĩa tình.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên sống mãi trong lòng các chiến sĩ Trường Sơn! Sống mãi với lịch sử vĩ đại của Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh huyền thoại!
Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam | vanhoc |
Hướng dẫn
Thử tài
Ngày xưa có một cậu bé rất thông minh. Nhà vua muốn thử tài, bèn cho gọi cậu đến, bảo: “ Ngươi hãy về lấy tro bếp bện cho ta một sợi dây thừng. Nếu làm được, ta sẽ thưởng”.
Cậu bé về nhờ mẹ chặt cây tre, chẻ nhỏ rồi bện thành một sợi dây thừng. Bện xong, cậu cuộn tròn sợi dây, đặt lên chiếc mâm đồng, phơi cho khô rồi đốt thành tro. Khi lửa tắt, đám tro hiện rõ hình cuộn dây. Cậu đem dâng vua. Vua mừng lắm nhưng vẫn muốn thử tài lần nữa.
Lần này, vui sai quân đem chiếc sừng trâu cong như vòng thúng đưa cho cậu bé, bảo: “Ngươi hãy nắn thẳng chiếc sừng này cho ta. Nếu được, ta sẽ thưởng to”.
Cậu bé về nhà, bỏ sừng trâu vào cái chảo to, đổ đầy nước rồi ninh kĩ. Sừng trâu mêm ra và dễn uốn. Cậu lấy đoạn tre vót nhọn thọc vào sừng trâu rồi đem phơi khô. Khi rút đoạn tre, chiếc sừng trâu đã được uốn thẳng.
Thấy cậu bé thực sự thông minh, nhà vua bèn thưởng rất hậu và đưa cậu vào trường học để nuôi dạy thành tài.
( Phỏng theo Truyện cổ dân tộc Dao )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Lần đầu, nhà vua giao việc gì để thử tài cậu bé?
a- Lấy tre khô bện một sợi dây thừng
b- Lấy tre tươi bện một sợi dây thừng
c- Lấy tro bếp bện một sợi dây thừng
2. Cậu bé làm thế nào để nắn thẳng chiếc sừng trâu?
a- Ninh sừng cho mềm, lấy đoạn tre buộc vào sừng, rồi đem phơi khô
b- Ninh sừng cho mềm, lấy đoạn tre thọc vào sừng rồi đem phơi khô
c- Ninh sừng cho mềm, dùng tay nắn lại cho thẳng rồi đem phơi khô
3. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện?
a- Ca ngợi cậu bé ngoan ngoãn
b- Ca ngợi cậu bé chăm chỉ
c- Ca ngợi cậu bé thông minh
4. Qua câu chuyện, em hiểu thế nào là người có tài?
a- Người có khả năng đặc biệt khi làm một việc nào đó
b- Người có thể làm được một việc đặc biệt khó khăn
c- Người có thể làm được một việc hơn hẳn người khác.
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Chép lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống:
a) l hoặc n
Anh ta …eo …ên …ưng chim. Chim đập cánh ba …ần mới …ên…ổi.
b) an hoặc ang
Trời nắng ch….ch…. Tiếng tu hú gần xa r….r….
2. Gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong mỗi khổ thơ sau:
Như hoa đầu cành
Hoa hồng hồng nụ
Cánh tròn ngón xinh.
Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa
Con cò bay lả, bay la
Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng.
3. Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu văn sau:
a) Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.
( Vũ Tú Nam )
b) Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú.
( Ngô Văn Phú )
4. Điền nội dung cần thiết vào chỗ trống để hoàn thành lá đơn dưới đây:
Kính gửi: Thư viện ……………………………………………………….
Em tên là: …………………………………………………………………
Sinh ngày: …………………Nam ( nữ ):…………………………………
Nơi ở:………………………………………………………………………
Học sinh lớp:………………Trường:……………………………………..
Em làm đơn này xin đề nghị Thư viện cấp thẻ cho em thẻ đọc sách năm ….
Được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hiện đúng nội quy của Thư viện.
Em xin trân trọng cảm ơn.
( Kí và ghi rõ họ tên )
…………………….
Tải về file word tại đây. | vanhoc |
là một loại chả cá của Nhật làm từ các nguyên liệu như surimi cá, muối, đường, tinh bột, mì chính và lòng trắng trứng. Sau khi trộn đều chúng, chúng được bọc quanh một que tre hay thép và được hấp hay chưng. Từ chikuwa ("vòng tre") đến từ hình dáng khi nó đã được thái.
Các biến thể của sản phẩm surimi như kamaboko và satsuma age được ưa chuộng. Ở Tottori, mức tiêu thụ trên mỗi hộ gia đình là mức cao nhất trong số các tỉnh trong 30 năm qua, kể từ năm đầu tiên kỷ lục này được giữ. Vì nó rẻ và là một nguồn protein tương đối ít chất béo, chikuwa là một món ăn nhẹ phổ biến.
Không nên nhầm lẫn Chikuwa với chikuwabu, đây là một sản phẩm hoàn toàn khác.
Thành phần
Lựa chọn cá
Cá thịt trắng được sử dụng để làm surimi (tiếng Nhật: 擂 り 身, nghĩa đen là "thịt xay") bao gồm:
Cá minh thái Alaska (Theragra chalcogramma)
Các loài cá mập khác nhau (Selachimorpha)
Nhiều loài cá chuồn (Exocoetidae)
Cá thu Okhotsk atka (Pleurogrammus azonus)
Cá tráp vây vàng (Nemipterus virgatus)
Bass đen
Cá vược miệng nhỏ (Micropterus dolomieu)
Cá vược miệng lớn (Micropterus salmoides)
Cá vược đen Florida (Micropterus floridanus)
Sử dụng
Chikuwa có thể được ăn ngay. Nó cũng thường được sử dụng như một thành phần cho nimono như Oden, chikuzenni, chirashizushi, udon, yakisoba, yasai-itame, và cà ri Nhật Bản.
Biến thể khu vực
Có một số biến thể ở các khu vực khác nhau. Ở phía đông của Tottori và một phần của Nagasaki, đậu phụ chikuwa được sản xuất để thêm đậu phụ vào surimi. Thường thì đậu phụ cứng là lựa chọn được ưu tiên.
Ở Yawatahama, Ehime, kawa-chikuwa (nghĩa đen là chikuwa có da) được sản xuất: da cá được quấn quanh xiên và nướng. Đây là sản phẩm biến thể của chikuwa thông thường, tuy nhiên chúng có kết cấu và hương vị khác nhau.
Ở Shikokuchūō, Ehime, có ebi-chikuwa, là surimi có nhân tôm.
Ở Komatsushima, Tokushima, có chikuwa (nghĩa đen là chikuwa có tre), vẫn còn trên que tre sau khi nó được nướng chín.
Các nhà hàng sushi ở Úc có thể nhồi phô mai vào phần rỗng (loại đã qua chế biến hoặc mềm như Brie) và chiên chúng trong bột tempura.
Xem thêm
Kamaboko
Satsuma-age
Tham khảo
Ẩm thực Nhật Bản | wiki |
Chó săn Serbia tam thể (, /srpski trobojni gonič or тробојац/trobojac) là một giống chó săn. Trước đây, giống chó này được gọi là Chó săn Nam Tư tam thể (Yugoslavian Tricolour Hound), cái tên được thay đổi sau khi Giải tán Nam Tư vào năm 1991. Giống này lần đầu tiên được trưng bày tại triển lãm vào năm 1950. Tại một thời điểm nó được coi là một biến thể của Chó săn Serbia, nhưng được công nhận là giống riêng biệt vào năm 1961 bởi Liên minh nghiên cứu chó quốc tế (FCI).
Chó săn Serbia tam thể là một scenthound kích thước trung bình được nuôi như một con chó săn chạy tự do. Nó được sử dụng để săn lợn hoang hoặc heo rừng và các động vật ớn khác cũng như thỏ rừng và cáo.
Lịch sử
Chó săn Serbia tam thể là một trong những giống chó scenthound ã từng tồn tại ở vùng Balkan trong một thời gian dài. Trong nhiều năm, giống chó này được coi là các giống chó scenthound Serbia khác, nhưng vào năm 1946, giống này bị loại bỏ và trở thành một giống chó riêng biệt. Liên minh nghiên cứu chó quốc tế (FCI) đã công nhận giống vào năm 1961. dưới cái tên Yugoslavian Tricolour Hound.
Ngày nay, Chó săn Serbia tam thể vẫn còn phổ biến ở xứ sở của Serbia, mặc dù hầu như không được nhìn thấy ngoài biên giới của nó.
Tiêu chuẩn
Nguông gốc: Serbia
Chiều cao (ở vai): Đực: 45–55 cm/18–22 in; Cái: 44–54 cm/17½–21½ in
Nặng: 44–55 lb/20–25 kg
Bộ lông: Lông ngắn, dồi dào, lấp lánh và hơi dày, nằm trên khắp cơ thể. Lớp lông được phát triển khá tốt. Lông dài hơn một chút ở phía sau đùi và mặt dưới của đuôi.
Màu: Bộ lông cơ sở có màu đỏ đậm hoặc màu đỏ cáo với một lớp lông màu đen. Điểm màu trắng trên đầu, trải dài xuống mõm, tạo thành một cổ áo hoàn chỉnh hoặc một phần bên dưới và quanh cổ.
Dấu: Một dấu màu trắng trên ngực có thể kéo dài đến tận đỉnh đầu của xương ức, chạm vào bụng và bên trong chân. Đầu đuôi có thể trắng.
Tuổi thọ: trung bình 12 năm.
Một con chó cỡ trung bình với đầu hơi tròn và mõm ngắn. Mũi phát triển tốt và màu đen. Đôi mắt hình quả hạnh có kích thước trung bình và thích hợp càng tối càng tốt. Đôi tai dài trung bình, treo gần gò má. Cổ hơi cong. Thân hình chữ nhật có một đường thẳng trên cùng và lưng chắc khỏe. Chân trước khỏe, thẳng, cơ bắp và song song với vai cơ bắp và rắn chắc. Chân sau mạnh mẽ, thẳng và song song với đùi mạnh mẽ và mạnh mẽ.
Tập tính
Chó săn Serbia tam thể là một giống chó yêu thương, sinh động và tận tụy, hoàn toàn trung thành với chủ nhân của nó. Bản chất tử tế và đáng tin cậy của nó đã giúp nó trở nên phổ biến cả trong nhà và trong lĩnh vực mà sự kiên trì của nó trong cuộc săn lùng được ngưỡng mộ rất nhiều.
Xem thêm
Chó săn Serbia
Tham khảo
Serbia | wiki |
Quận Anderson là một quận trong tiểu bang South Carolina. Năm 2000, dân số quận này là 173.500 người; năm 2005, Cục điều tra dân số Hoa Kỳ ước tính dân số quận là 175.514 người. Quận lỵ đóng ở Anderson.. Quận này thuộc vùng đô thị Anderson, South Carolina.
Quận được đặt tên theo nhà cách mạng thời chiến tranh cách mạng Mỹ Robert Anderson, quận nằm ở phía tây bắc bang South Carolina, dọc theo ranh giới với bang Georgia. Quận Anderson có hồ Hartwell.
Quận Anderson có Đại học Anderson.
Địa lý
Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có tổng diện tích 757 dặm Anh vuông (1.962 km²), trong đó, 718 dặm Anh vuông (1.860 km²) là diện tích đất và 39 dặm Anh vuông (102 km²) trong tổng diện tích (5.21%) là diện tích mặt nước.
Các quận giáp ranh
Quận Pickens, South Carolina - Bắc
Quận Greenville, South Carolina - Đông bắc
Quận Laurens, South Carolina - Đông
Quận Abbeville, South Carolina - Nam
Quận Elbert, Georgia - Tây nam
Quận Hart, Georgia - Tây
Quận Oconee, South Carolina - Tây bắc
Thông tin nhân khẩu
Theo cuộc điều tra dân số tiến hành năm 2000, quận này có dân số 165.740 người, 65.649 hộ, và 47.276 gia đình sinh sống trong quận này. Mật độ dân số là 231 người trên mỗi dặm Anh vuông (89/km²). Đã có 73.213 đơn vị nhà ở với một mật độ bình quân là 102 trên mỗi dặm Anh vuông (39/km²). Cơ cấu chủng tộc của dân cư sinh sống tại quận này gồm 81.56% người da trắng, 16,59% người da đen hoặc người Mỹ gốc Phi, 0.22% người thổ dân châu Mỹ, 0.42% người gốc châu Á, 0.02% người các đảo Thái Bình Dương, 0.40% từ các chủng tộc khác, và 0.79% từ hai hay nhiều chủng tộc. 1.11% dân số là người Hispanic hoặc người Latin thuộc bất cứ chủng tộc nào. 26.9% là người Mỹ, 10.6% người Ireland, 10.5% người Anh và 7.7% người Đức theo kết quả điều tra dân số năm 2000.
Có 65.649 hộ trong đó có 31.60% có con cái dưới tuổi 45 sống chung với họ, 55.00% là những cặp kết hôn sinh sống với nhau, 12.80% có một chủ hộ là nữ không có chồng sống cùng, và 28.00% là không gia đình. 24.30% trong tất cả các hộ gồm các cá nhân và 9.60% có người sinh sống một mình và có độ tuổi 65 tuổi hay già hơn. Quy mô trung bình của hộ là 2.48 còn quy mô trung bình của gia đình là 2.94.
In the county, the population was spread out with 24.60% dưới độ tuổi 18, 8.40% từ 18 đến 24, 29.10% từ 25 đến 44, 24.30% từ 45 đến 64, và 13.70% người có độ tuổi 65 tuổi hay già hơn. Độ tuổi trung bình là 37 tuổi. Cứ mỗi 100 nữ giới thì có 93.50 nam giới. Cứ mỗi 100 nữ giới có độ tuổi 18 và lớn hơn thì, có 90.20 nam giới.
Thu nhập bình quân của một hộ ở quận này là $36.807, và thu nhập bình quân của một gia đình ở quận này là $44.229. Nam giới có thu nhập bình quân $32.316 so với mức thu nhập $23.834 đối với nữ giới. Thu nhập bình quân đầu người của quận là $18.365. Khoảng 9.10% gia đình và 12.00% dân số sống dưới ngưỡng nghèo, bao gồm 15.30% những người có độ tuổi 18 và 13.80% là những người 65 tuổi hoặc già hơn.
Các thành phố và thị trấn
Không hợp nhất
Anderson
Belton
Clemson (territory in Pickens và Anderson Counties)
Easley (territory in Pickens và Anderson Counties)
Honea Path (territory in Anderson and Abbeville Counties)
Iva
Pelzer
Pendleton
Starr
West Pelzer
Williamston
Hợp nhất
Centerville
Homeland Park
La France
Northlake
Piedmont (territory in Anderson and Greenville Counties)
Powdersville
Sandy Springs
Townville
Tham khảo
Liên kết ngoài
Anderson County Website
Anderson County Convention Bureau Website
Anderson University Web Site
Anderson County Library
Anderson County Networking
Radio Station WAIM - AM 1230
A | wiki |
Pháp chế là một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Pháp chế cũng biểu thị quá trình tạo lập nên pháp luật. Pháp chế và pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng không đồng nhất. Pháp chế thể hiện sự đòi hỏi và những yêu cầu đối với các chủ thể pháp luật, phải triệt để tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội.
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, Lênin có đưa ra thêm khái niệm Pháp chế xã hội chủ nghĩa, theo đó Pháp chế xã hội chủ nghĩa được hiểu là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị-xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, nhân viên nhà nước và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện Hiến pháp, pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của tập thể, của công dân đều bị xử lý theo pháp luật.
Tham khảo
Luật pháp
Cơ quan lập pháp
Chính trị
Luật thành văn | wiki |
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
Nỗi lòng của Sách
Tác giả là cư dân San Jose, đã góp nhiều bài viết đặc biệt. Ông viết nhiều truyện ngắn, thuộc nhiều loại đề tài khác nhau. Đây là chuyện ngắn mới của ông.
Tôi về đây từ ngày cha đẻ của tôi tổ chức buổi ra mắt tại một địa điểm quy tụ khá đông người. Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học. Tôi vui mừng và hãnh diện nằm trong tủ sách gia đình của ông ấy. Một chiếc tủ được đóng khá công phu vừa trang nhã vừa sang trọng. Tủ có cửa kiếng ngăn bụi nên các bạn của tôi ở đây đã mấy năm rồi mà vẫn sạch sẽ, láng lẩy. Tôi được xếp chung trong ngăn tủ theo thứ tự lớp lang trông rất đẹp mắt. Có bạn sinh ra từ nước Pháp nước Anh. Nhưng phần lớn ra đời ở Mỹ. Qua các lần tiếp xúc, tôi mới biết các bạn được chủ nhân đem về đây từ những buổi trình làng. Trên mỗi trang đầu đều có chữ ký của tác giả ghi tặng. Tuy sống trong cái tủ ấm cúng, sáng sủa và thơm tho nhưng không một khuôn mặt nào vui tươi, phấn khởi. Đó là nguyên nhân sâu xa mà sau này tôi mới hiểu và thấm thía cho hoàn cảnh. Chủ nhân làm gì, ở đâu, chúng tôi không rõ, chỉ thấy sáng đi, chiều về. Nghe nói vợ ông ấy làm chủ một tiem nail ở downtown. Chúng tôi chưa bao giờ thấy ông chủ dành thì giờ rảnh rỗi cuối tuần để thưởng thức một bình trà hay ly cà phê cho trọn ve.n. Tôi về đây đã gần ba năm mà lúc nào cũng thấy ông ấy tất bật, hết công việc này, đến công việc khác. Lâu lâu ông đặt thêm vào ngăn tủ một cuốn sách mới xuất bản. Hàng ngày cũng có tờ báo Mỹ vất trước cửa garage từ sáng đến chiều. Ở sở làm về, ông nhặt nó lên, ngồi vào bàn nước, đọc lướt qua mấy cái tựa lớn rồi cho nó vào chồng báo cũ. Vợ ông thì đặc biệt hơn, bà đọc khá kỹ những trang quảng cáo về mỹ phẩm, áo quần kiểu mới nhất và rất chịu khó cắt những coupons bỏ vào chiếc túi nhỏ bằng da gắn trên cửa tủ lạnh. Một hôm, bất ngờ cha đẻ của tôi được ông chủ mời đến nhà dự tiệc Giáng sinh. Mắt bố sáng lên khi trông thấy cái tủ sách lộng lẫy đứng dựa lưng vào vách dối diện với bộ sô-pha giữa phòng khách. Như bắt gặp của quý, ông ồ lên rồi tấm tắc khen ông chủ tôi có tâm hồn yêu sách, bỏ công của ra để sưu tập một tủ sách có giá trị. Dù chưa đầy ba năm mà bố tôi gầy đi trông thấy. Cặp kính lão hình như dày hơn trước. Mái tóc đã bạc và rụng nhiều để lộ vầng trán hói của Người lên khá cao. Bố tôi xem qua một lượt những đề tựa sách. Chợt nhìn thấy tôi, ông liền mở cửa tủ nhẹ nhàng ôm tôi vào lòng. Từ ngày xa cách, tôi nhớ bố vô cùng. Giờ được nằm trong vòng tay bố, tôi cảm động đến rơi nước mắt. Sách tôi là đứa con thứ ba của bố sinh ra và được bố yêu chiều nhất. Trong lòng bố, tôi lặng nghe từng hơi thở, từng nhịp tim gõ nhẹ trong lồng ngực tuy không còn nở nang nhưng vẫn tràn đầy nhiệt huyết của thời thanh xuân. Ông đã đem hết nhuệ khí của tuổi đời vào sinh ra tử nơi quê hương Việt Nam. Ông luôn giữ đúng cương vị của một nhà giáo, rồi trách nhiệm của một quân nhân trong thời chiến. Rất nhiều đêm, bố tôi đã để rơi nước mắt trên tờ giấy bản thảo khi Người viết lại những năm tháng bị tù đày, đói khát và tủi nhục sau ngày miền Nam đổi chủ. Qua tôi, bố muốn gởi đến các bạn trẻ và thế hệ mai sau nơi hải ngoại một điều mong mỏi thiết tha: "Xin hãy giữ gìn tiếng Việt như gìn giữ nhịp đập quả tim mình. Như nhà văn kỳ cựu Thinh Quang đã hằng kỳ vọng nền văn học trong nước cũng như ở ngoài nước được tiến triển hơn lên, hy vọng trong làng văn hải ngoại và quốc nội xuất hien nhiều nhà làm văn hóa lỗi lạc hầu bắt kịp với nền văn minh của nhân loại. Tôi thường được nghe ý hướng của bố tôi tâm sự với bạn bè rằng, bố viết không phải để làm nổi cái "tôi” của tác giả, mà mục đích chính là lưu lại cho giới trẻ những kinh nghiệm đau thương của thế hệ đi trước đã trải qua trên nửa thế kỷ dưới một chủ nghĩa tàn độc phủ trùm trên đất nước Việt Nam, cùng những di lụy đến ngày hôm nay do cái chủ nghĩa vô nhân tính của nó đã hủy hoại tận gốc rễ những tập tục, đời sống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bố tôi cũng thường tỏ ra bất bình đối với một số người, chỉ vì đồng tiền đã làm cho họ mờ mắt không nhìn thấy cả dân tộc Việt đang quằn quại dưới ách độc tài, áp bức, bóc lột, nhũng lạm của hai triệu tên cướp cạn trá hình đảng viên Cộng sản. Họ đã chối bỏ căn cước tỵ nạn, quên đi thời điểm sau tháng Tư, Bảy lăm, đã dắt dìu con cái chạy trốn trước họng súng hận thù ngày đêm săn đuổi trên rừng sâu, nơi biển cả, trực diện với cái chết từng giờ từng phút. Giờ đây họ thành công trên xứ người, đã quay mặt làm ngơ với những cuộc đấu tranh kiên trì, không ngơi nghỉ của bao người có tâm huyết cho tự do dân chủ nơi quê nhà. Bố nâng tôi lên, âu yếm đặt môi hôn vào gáy tôi rồi quay nhìn chủ nhà đang loay hoay chế trà. Với ánh mắt đầy thiện cảm, bố tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn. Ông rất hãnh diện khi tác phẩm của mình được đặt ngang hàng với những tác giả danh tiếng từ xưa đến nay. Với ánh mắt hướng về người bạn trẻ của bố, tôi đoán biết bố muốn hỏi một câu mà theo thói quen của ông thường hay trao đổi với những độc giả đã xem qua sách của mình: "Thế nào, đọc hết tác phẩm Thân Phận, ông bạn có cao kiến gì không?”. Nhưng bố tôi chợt phát giác cuốn sách còn nguyên vẹn chưa được bàn tay nào dở qua. Lật tới, lật lui từ trang đầu đến trang cuối, nhiều trang sách còn dính vào nhau chứng tỏ sách chưa bao giờ được đọc. Những dòng chữ của bố viết tặng cho chủ nhân, nét mực vẫn còn mới nguyên. Đó là nỗi buồn của tôi và nỗi xót xa của bố. Người thở dài, lặng lẽ đặt tôi vào chỗ cũ rồi chọn vài cuốn sách khác của những tác giả nổi tiếng từ khi còn ở Việt Nam mà đã có hàng chục tác phẩm xuất bản. Niềm khắc khoải hiện rõ trên khuôn mặt âm u của Người. Hàng trăm cuốn sách nằm trong tủ đều mang nỗi buồn như tôi. Người ta biến chúng tôi thành vật trang sức trí tuệ cho căn nhà thêm phần sang trọng chăng? Bố tôi ngồi vào ghế sô-pha uống tách nước trà Đài Loan do chủ nhà trao. Hương vị chát ngọt của trà trở thành chất đắng ngấm vào cổ họng. Hình như chủ tôi chỉ biết bố là nhà văn nhưng không biết bố tôi đã viết những gì và tên các tác phẩm của ông đã xuất bản. Bố thật sự thất vọng. Nỗi thất vọng hằn sâu thêm những vết nhăn đã hiện rõ trên vầng trán rộng. Vầng trán đầy nét ưu tư mà bố tôi thường bày tỏ với bạn bè về những tác phẩm văn chương Việt ngữ trên xứ người có còn được duy trì đến các thế hệ mai sau nữa hay không? Chủ nhà không thấy được điều đó. Nhưng là con ruột của bố sinh ra, tôi cảm nhận được niềm tuyệt vọng đó. Bố ơi, nếu tác giả của những cuốn sách cùng số phận như con biết được thực trạng này họ cũng không tránh khỏi nỗi day dứt trong lòng như bố. Tiệc mãn, bố đến trước tủ sách nhìn tôi lần cuối cùng rồi bắt tay chủ nhà từ biệt. * * * Thời gian trôi qua. Ngày lại ngày, lũ sách chúng tôi âm thầm nhìn nhau mong đợi những bàn tay, những ánh mắt trìu mến dành cho chúng tôi. Vào ngày thứ hai hàng tuần, chúng tôi lại ngán ngẩm nhìn khuôn mặt lầm lỳ quen thuộc của người đàn bà làm thuê đến quét dọn lau chùi nhà cửa, bàn ghế. Mặt tủ gương sạch bụi nhưng lòng chúng tôi lại âu sầu như đám mây đen đang vần vũ ngoài kia. Một hôm, tôi nghe vợ chồng chủ nhà bàn thảo sẽ tổ chức buổi tiệc kỷ niệm mười năm ngày cưới vào ngày thứ bảy tới. Lòng tôi lại rộn ràng khấp khởi sắp được gặp gỡ người cha ruột của mình. Từ thời điểm này, tôi có cảm tưởng kim đồng hồ treo tường nhích từng bước nặng nề chậm chạp như loài rùa bước đi lười nhác. Tôi thao thức đếm từng tiếng tích tắc của quả lắc mong ngóng từng phút từng giây. Dù thời gian mười ngày dài lê thê, cuối cùng ngày vui cũng đến. Bàn ghế đã được sắp xếp sẵn. Những bình hoa đủ màu sặc sỡ, những dãy đèn sáng choang. Khách mời đã bắt đầu tề tựu từ lúc 5 giờ chiều. Từng cặp nam nữ dìu nhau bước đi giữa hai luống hoa hồng đang mùa nở rộ. Trông người nào cũng rạng rỡ trong những bộ y phục dạ hội. Các bà, các cô mặc những chiếc áo đầm hở vai đủ màu sắc và đeo những bộ chuỗi kim cương, ngọc trai lấp lánh trên chiếc cổ trắng ngần... Hồi còn ở với bố, anh em chúng tôi sống chung trong những chiếc thùng cát-tông đầy bụi bặm dồn vào một góc garage chật chội, nồng nặc mùi xăng nhớt. Hôm nay lần đầu tiên tôi chứng kiến được buổi tiệc dạ vũ có cả ban nhạc sống xập xình tiếng trống. Mùi nước hoa thoảng bay sực nức hương thơm. Buổi tiệc đã bắt đầu. Bạn bè của chủ nhân đến tham dự rất đông nhưng tuyệt nhiên không có mặt bố tôi. Nỗi lo âu thay cho niềm vui rộn rã trong lòng, tôi nhủ thầm: "Có chuyện gì xảy ra hở bố? Sức khỏe của bố hiện giờ như thế nào? Cách đây một năm trông bố còn tráng kiện lắm mà. Nếu có được quyền năng hóa phép, tôi đã tông cửa tủ đến kéo tay chủ nhà hỏi lý do nào mà bố tôi không tới dự tiệc hôm nay. Tôi thổ lộ nỗi lo âu ấy với các bạn nằm gần tôi. Anh bạn có tên "Khuôn Mặt”, tác phẩm của một nhà văn kỳ cựu thì thầm: "Có lẽ ông cụ nhà anh chưa nguôi cơn buồn.. Tiếng nhạc, tiếng ca, tiếng cười nói râm ran từ phòng tiệc vọng lên cũng không làm nhòa đi hình ảnh người bố thất chí, tiều tụy xanh xao đang lởn vởn trong trí tưởng tượng của tôi. Giữa bữa tiệc, có mấy ông lớn tuổi ra sân hút thuốc rồi ghé vào xem tủ sách. Chợt một ông mang kính cận khá dày, thốt lên: - Đây rồi ! Vừa nói vừa mở cửa tủ cầm lấy tôi, ông bảo: - Mục giới thiệu sách mới trong Nguyệt san KNM có đề cập đến tác phẩm Thân Phận. Moa có thưởng thức những truyện ngắn đọc trên đài phát thanh, báo chí Việt ngữ hải ngoại và một vài website đăng tải những bài viết của tác giả này. Ở bên tiểu bang mình cư ngụ đói sách chữ Việt lắm. Thỉnh thoảng mới có vài tác phẩm được tổ chức ra mắt tại đó, còn lại thì nhờ bạn bè mua hộ gởi sang. Một ông khác có thân hình gầy đét nhưng ánh mắt thì sáng quắc như một tráng sĩ, cầm lấy tôi, vỗ vỗ vào bìa, ngắt lời: - Tác phẩm "Thân Phận này được tái bản lần thứ hai rồi đấy nhé. Đây là cuốn in lần đầu cách nay đã ba năm rồi. Truyện kể rất xúc động, kích thích người đọc lắm. Moa đã thức trọn đêm để xem cho hết tập truyện này đấy. Đến nỗi bà nhà tôi lấy sách cất đi, cằn nhằn: " Áp huyết cao mà ham thức khuya! Chợt, tiếng nói của chủ nhà vang lên: - Mời quý vị vào bàn tiệc tiếp tục chứ, lại đến cữ ghiền sách rồi sao! Ông kính cận chìa tôi ra trước mặt chủ nhà: - Chú mầy vui lòng cho bác mượn tác phẩm này về đọc, sẽ gởi trả trước khi bác lên máy bay về lại bên đó. - Chuyện nhỏ mà bác - chủ nhà ngắt lời, bác với ba con là bạn nối khố từ thuở bé ở quê hương. Chúng con xem như người nhà cả, xin biếu bác cuốn sách đó gọi là quà kỷ niệm nhân chuyến viếng thăm vùng con ở. Khuôn mặt ông kính cận bỗng hồng lên, hai tay ôm tôi vào ngực, miệng cảm ơn rối rít. Tôi vui sướng như trống giục trong lòng khi ông kính cận mở chiếc xách tay thận trọng đặt tôi nằm nơi ngăn kéo êm ái nhất. Tôi như được mọc cánh, ước gì bay bổng trên bầu trời cao. Bầu trời mênh mông, núi rừng trùng điệp, biển xanh bát ngát và tâm hồn tôi rực rỡ mang hương sắc của các loài hoa. * * * Thế là tôi được một chuyến đi xa đầy lý thú. Suốt cuộc hành trình bằng đường hàng không từ Tây sang Đông nước Mỹ, tôi luôn ở kề cận bên ông chủ mới. Ông nghiền ngẫm từng trang sách. Có lúc ông đặt tôi lên đùi suy tư điều gì đó và nhiều lần lấy khăn lau mắt kính. Tiểu bang Michigan nằm trong vùng "Ngũ Đại Hồ rộng thênh thang. Bầu trời trong vắt nhưng cảnh vật dưới đất thì phủ đầy tuyết trắng xóa. Tuyết kết thành bông tơ nở trên cành cây. Tuyết trải trên mái nhà như lợp bằng bạc óng ánh. Tuyết nằm vun cao hai bên đường như những con đê chắn lũ. Ánh thái dương chiếu lấp lánh trên những mặt hồ nước xanh màu ngọc bích. Tôi về đây rất ít bạn bè. Chủ mới của tôi, người mang kính cận, sách không nhiều chỉ vỏn vẹn vài ba chục cuốn đặt trên cái kệ tuy nhỏ hẹp nhưng toàn những tác phẩm có giá trị được chọn lựa. Bà vợ của ông là người cũng ham đọc sách. Số sách chồng bà mua từ tiểu bang Cali trong chuyến đi này chiếm riêng một va-li nhỏ. Lục lọi một hồi, bất ngờ bà chủ chọn tôi đọc trước tiên. Đêm nay, bà chong đèn ngồi đọc tôi một cách say mê bên chiếc bàn nhỏ. Hết trang này tới trang khác không ngừng. Có những giọt lệ bất chợt rơi ướt mặt tôi, rõ ràng là bà ấy đã xúc động trước những truyện của bố tôi viết. Nỗi buồn trong tôi trước đây bỗng nhiên tan biến. Lòng tôi ấm lại và nghĩ đến cha đẻ của tôi. Người sẽ vui biết bao khi biết được ở hải ngoại nầy còn có những độc giả yêu văn chương với tâm hồn trong sáng như vợ chồng của vị chủ mới của tôi bây giờ. Bố ơi, con biết dù là mùa nắng ấm ở Cali bắt đầu nhưng lòng bố vẫn còn tê tái vì những đố kỵ của những con người không dám nhìn thẳng vào thực tài và năng khiếu bẩm sinh của tác giả. Đêm nay, nơi con ở, tiểu bang tận cùng của miền bắc nước Mỹ, ngoài trời, gió mang theo những cánh tuyết giá buốt nhưng không gơn một tí bụi nhơ, nó hoàn toàn thanh khiết như cuộc đời của bố. Trong căn phòng ấm, khiến con nhớ bố nhiều. Con lại càng cảm phục bố đã quyết chí vượt qua những khó khăn ban đầu nơi đất khách quê người sau bao năm sống trong cảnh ngục hình tại quê hương đầy nghiệt ngã để thực hiện cho kỳ được hoài bão của mình. Con khắc sâu trong lòng hình ảnh người cha một đời "lập thân lập chí‘ đã sinh ra con. Người đã viết từ trái tim mình, viết từ trí tuệ mình để con có được niềm kiêu hãnh ngày nay. Bố ơi, người bạn cùng trên đường về đã khuyên con một câu rất chí lý khi biết được nỗi buồn của con: "Giá trị của một tác phẩm tự nó phát sáng như loài đom đóm, không có ma lực nào làm tắt đi được. Đó là ánh sáng bẩm sinh dù rất nhỏ nhoi nhưng cũng làm cho khách lữ hành đi trong đêm tối đỡ phần quạnh vắng.“Thế là tôi thật sự hòa nhập vào gia đình mới, đơn sơ nhưng đầy ắp tình người. Gần ba chục bạn nằm quanh tôi trên chiếc kệ mộc mạc nhưng lúc nào cũng được chủ tôi săm soi, gìn giữ và lần lượt đọc hết cuốn sách này qua cuốn khác. Anh bạn mới nằm bên tôi là một tác phẩm sưu khảo in từ Việt Nam. Bạn mang tâm tư u ẩn luôn giữ kín trong lòng theo thói quen hồi còn ở Việt nam, điều gì cũng sợ. Một hôm bạn hỏi tôi: - Bố anh bây giờ ở đâu? - Tiểu bang California, thuộc Liên bang Hoa Kỳ, nằm về phía bờ biển Thái Bính Dương, tôi trả lời. - Như thế là hạnh phúc lắm rồi - hắn tiếp : Bố tôi hiện giờ ở Việt Nam nghèo đói lắm, ông sống như người tu khổ hạnh chứ quyết không chạy theo cái đám bồi bút ăn càn nói sảng. Ông bảo: "Toàn một lũ nhồng bu quanh trái ớt xiêm cố liếm lấy để có chút cay hầu cho trong giọng mà hót với chủ. Buông tiếng thở dài não nuột, hắn hồi tưởng: - Hồi bố tôi xin phép cho tôi ra đời, chúng nó kèn cựa, hạch hỏi đủ điều. Nào ban văn hóa bôi xóa, ban chính trị kiểm duyệt gạch bỏ, tập bản thảo trông như đống giấy lộn. Nhìn những điều mà bố tôi viết ưng ý nhất bị chúng cắt bỏ chẳng khác gì những nhát dao cắt vào ruột gan của ông. Anh buồn vì số người đọc sách tiếng Việt nơi hải ngoại này ngày một giảm. Nhưng thử hỏi trên 80 triệu dân ở quê nhà ngày nay đã có mấy người đọc sách. Họ phải chạy kiếm miếng ăn từng bữa đến mờ mắt còn thời giờ đâu mà sách với báo. Người nông dân năm tháng làm việc như úp mặt xuống ruộng đồng, mà bọn "sứ quân‘ tìm cách lấy đất bán cho ngoại nhân. Cái nhóm cán bộ đảng viên lo chạy mánh, buôn lậu, ăn cắp của công thì còn tha thiết gì đến sách. Bọn họ đàn đúm ăn nhậu, phè phỡn hưởng thụ trên thân xác của những người con gái ngây thơ tuổi đáng con cháu của mình. Thử hỏi còn tìm đâu ra tinh hoa văn học, giá trị nhân bản trong xã hội đầy dẫy bất công hơn bao giờ! Sách không còn là phẩm vị của ngọn đèn trí tuệ thì xã hội ngập chìm trong bóng tối của suy đồi. Đó mới thật sự là nỗi đau của chúng ta, nỗi buồn của sách! Khi chưa rời khỏi Việt Nam, tôi đã chứng kiến đủ điều. Xin kể một mẩu đối thoại sau đây để cho các bạn thấy rõ thực tiễn nền văn học nước nhà hien nay: " ... - Phúc cho mày là tao không thèm viết bao giờ. " - Nếu anh cũng viết thì sao? " - Thì mày sẽ không được phép viết hay hơn tao. Hay hơn tao là tao giết. "Thế nếu không phải tôi, mà là những người khác thì sao? " Thằng nào thì cũng thế cả, đều không được phép viết hay hơn tao. Chính những đứa cùng viết văn cũng đối xử với nhau như vậy đấy (trích LTV) - Các bạn thấy đó, trên lãnh vực viết lách mà còn chèn ép nhau như thế, huống hồ những quyền lợi khác. Chưa kể đến chuyện ăn cắp bản quyền vô tội vạ xảy ra hà rằm như bọn cướp đường. Anh bạn ở Việt Nam ngưng kể như để trấn tĩnh tinh thần, rồi lên tiếng hỏi: - Trong số anh em ta sinh ra ở đây có anh nào chưa nghe kể đến cuộc hành quyết tập thể hàng triệu cuốn sách được xuất bản dưới chế đô. Việt Nam Cộng Hòa đã bị cho vào lò hỏa thiêu sau ngày "Giải phóng 30- 4-75?” Hỏi xong hắn không cần câu trả lời, ngả người vào lưng tôi chán nản. Bỗng, tiếng nói của một nàng thơ từ góc bên kia lên tiếng: - Không riêng gì chúng tôi mà cả thế giới đều biết đến thảm nạn đó. Lịch sử sẽ lên án hành động điên cuồng ti tiện của chính quyền Hà Nội như đã lên án chính sách của Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn học trò của Trung Hoa. Thưa các bạn, tôi là nữ giới, sinh trưởng từ quốc gia láng giềng Canada, xin bộc lộ với quý vị một điều mà từ bao lâu nay tôi mang uẩn khúc trong lòng: Mẹ đẻ của tôi là một nữ sĩ, tuổi đã ngoài 80. Tôi là đứa con tinh thần sinh sau đẻ muô.n. Mẹ tôi đã lặn lội mang tôi qua nước Mỹ, nơi có khá đông thi văn hữu là bạn thân của bà cụ sẵn sàng đứng ra tổ chức cuộc ra mắt cho đứa con út của bà. Không biết vì lý do gì mà có vài người cho rằng thơ bà không chống cộng. Lấy cớ đó họ vận động một số người khác tẩy chay khiến mẹ đẻ tôi nhiều đêm mất ngủ. Tôi thật sự đau đớn và phẫn nộ bởi thơ của bà có khá nhiều bài chống cộng với lời thơ bóng bẩy, thâm thúy và đầy trăn trở. Chị bạn ngưng một khắc, hình như để tránh bức xúc rồi đọc bài "Vĩnh biệt Xã Hội Chủ Nghĩa” với giọng đầy xúc cảm: "Thế giới người ta tỉnh cả rồi, Nước mình mê ngủ mãi không thôi. Giáo điều rã mục từ trong gốc, Chủ nghĩa tan tành ở tận nôi. Còn kẻ rao hàng ôm xác chết, Cản người xịt thuốc khử mùi hôi. Mau lay nhau dậy bừng con mắt Ngẩng măt cho, không tủi giống nòi! T.H. Chị bạn thơ vừa ngưng đọc, người bạn nằm gần chị vội vàng lên tiếng bình phẩm: - Ôi, ở đời sao có kẻ ác tâm đến thế, đi đánh phá một người đem cả tâm huyết cuối đời lưu lại một thi phẩm cho nền văn học nước nhà. - Thân chào các thân hữu, tôi cũng từ tiểu bang Cali sang đây. Anh bạn kế bên nàng Thơ tự giới thiệu rồi lên giọng triết lý: - Cuốn sách nào cũng mang theo nỗi buồn của nó. Bố nuôi của tôi là một nhà thơ nổi tiếng. Tài làm thơ nhanh của ông được người đời bây giờ truyền tụng: "Chỉ bảy bước là xong một bài thơ đường luật. Trước năm 75, cụ từng là chủ bút một tờ báo lớn tai miền Nam. Những bài thơ đăng trong mục "đàn ngang cung‘ đã nhiều lần cụ chọc viết vào "hang hùm” chẳng chút e dè. Mười mấy năm tù cộng sản, bố nuôi tôi vẫn bền lòng, giữ tư cách và chí khí của một nhà trí thức miền Nam. Tôi còn nhớ một giai thoại về ông cụ trong những năm ở tù Cộng Sản đã được nhà thơ Trường Giang từng sống chung trong tù kể lại. Nói đến đây bỗng dưng anh bạn im bặt. Chờ đợi hồi lâu không nghe anh ấy tiếp, cả kệ sách bèn nhao nhao lên tiếng: - Xin bạn tường thuật cho chúng tôi nghe về giai thoại ấy đi. - Kể lại câu chuyện nầy, bố nuôi tôi sẽ phiền lòng lắm bởi ông cụ không muốn ai ca ngợi lẫn bênh vực mình, nhưng chiều lòng các bạn tôi xin kể sơ lược câu chuyện mà thôi : - "Trong giờ lao động tại trại tù Z30A, tên cán bộ coi tù mặt còn non choẹt thấy bố nuôi tôi bỏ cuốc vào bụi để tránh cơn xây xẩm vì say nắng, hắn liền đến trước mặt ông cụ, rồi lớn tiếng giáo dục. Nào là chây lười, mang thói ngồi không ăn bám, trước kia chỉ biết ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc, nay làm việc như thế chỉ bốc cứt mà ăn... Ông cụ ngồi yên nghe hắn mạt sát, nói trên trời dưới đất như một con vẹt. Khi bài "thuyết giảng chấm dứt, cụ bảo với hắn: - Cán bộ nói xong rồi, bây giờ cho phép tôi có vài lời. Cán bộ có đồng ý cho tôi trao đổi trên tinh thần cởi mở không? - Được, cho anh nói nhưng phải đứng dậy lễ phép và phát biểu nghiêm chỉnh. Đứng trước mặt tên vệ binh coi tù, ông cụ bình tĩnh lên tiếng chậm rãi, thẳng thắn: - Nhìn khuôn mặt, tôi đoán tuổi tác cán bộ ở vào hàng vai vế cháu con tôi. Còn chữ viết, cán bộ chỉ là anh học trò lớp bảy hay lớp tám là cùng. Trong khi đó học trò của tôi ngoài đời có người đã là giáo sư đại học, là tướng lãnh. Nguyễn S. là ông tướng của chế độ hiện giờ cũng là học trò cũ của tôi đấy. Tôi là người đã từng xuất ngoại hàng chục lần đến các nước trên thế giới để thuyết trình về nền văn học nước nhà, còn anh chỉ lẩn quẩn trong cái phạm vi xã thôn với cái cuốc cái cày nhiều lắm anh đi từ Bắc vô Nam. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Tôi đi xa hơn anh cả ngàn lần thế mà anh đòi giáo dục tôi, thì giáo dục cái gì! Tôi là người trí thức được đào tạo để làm công việc bằng trí óc. Hãy thử giao công việc bằng trí óc cho tôi, tôi sẽ không thua bất cứ một lãnh đạo nào của anh, kể cả Tố Hữu. - A, anh này láo ! Cán bộ chặn lại - Anh là cái thớ gì mà dám đem so sánh với Phó Thủ Tướng. - Muốn biết tôi là ai, cán bộ đi hỏi Tố Hữu là hắn phải biết tôi. Tố Hữu một thời là bạn thơ của tôi đấy. Ngay cả anh ta cũng chưa dám giáo dục tôi nữa là anh. Là kẻ chiến thắng, có súng trong tay các anh bắt chúng tôi nói con chó là con bò, chúng tôi cũng phải nói theo. Nhưng trong thâm tâm, chúng tôi vẫn cho đó là con chó, không thể nào khác đươ.c. Vì vậy những điều anh "giáo dục” khiến tâm tôi đã không phục mà khẩu cũng không phục luôn. Tri thức con người không cho phép chúng tôi nhắm mắt tin theo. Tên cán bộ đỏ mặt quát: - Anh là tên ngụy cực kỳ phản động, hãy bước ra ngoài hien trường đi lao động ngay, tối về viết tờ kiểm điểm. Tuy rất cay cú, nhưng đã lỡ hứa cho phép nên hắn đành ngậm đắng nghe ông cụ chửi khéo. Thế là bố nuôi tôi phải qua nhiều đêm bị phê bình kiểm điểm trong đội. Sau cùng ông cụ bị đưa ra toàn trại tuyên phạt 30 ngày cùm trong nhà kỷ luật. Cái hình phạt bị cùm đã ớn lạnh còn thêm cái bao tử phải đối phó với cơn đói dày vò vì tiêu chuẩn phần ăn bị cắt bớt thì càng khủng khiếp hơn. Thế mà khi hết cùm, tinh thần ông cụ vẫn cứng cỏi như thường.Vì bị cùm lâu ngày chân ông cụ rất yếu không đi lao động ngoài đươ.c. Trại cho cụ làm công tác y tế, giữ vệ sinh trong phòng ăn tập thể của tù bằng cách cầm cái quạt mo cau đằp ruồi cho hàng chục dãy bàn có đặt sẵn thức ăn. Tức cảnh, óc khôi hài châm biếm không ngăn được, cụ làm ngay một bài thơ. Một hôm, cả đội tù ngồi nghỉ giải lao mười phút trên đồi trồng sắn, anh bạn tù vui miệng đọc cho nhau nghe bài thơ: "Ba miếng da trâu, một miếng lòng, Mừng ngày cách mạng đã thành công. An tâm tin tưởng nhờ khoai sắn, Từng bước đi lên đến đại đồng‘Vì thiếu cảnh giác để cán bộ bảo vệ nghe được, chiều về anh bạn đọc thơ bị kêu viết kiểm điểm. Không còn phương cách nào giấu giếm, anh đành khai thực bài thơ đó là của ông PXN. Thế là bố nuôi tôi bị kỷ luật thêm lần nữa. Trong tù cộng sản, ông cụ khí khái như thế đấy. Vậy mà ở hải ngoại này có người chê ông cụ là "không biết làm thơ chống cộng‘ rồi nghênh ngang làm thơ lếu láo chống báng ông. Có lần ông cụ phát biểu: " Làm thơ tranh đấu mà như hô khẩu hiệu thì Cộng sản làm giỏi hơn. Thơ như thế có in ra cũng không ai đọc, bán không ai mua! Về thơ, cụ sáng tác đủ thể loại có đến hàng chục ngàn bài nhưng nhất quyết không chịu xuất bản mặc dù có khá nhiều "Mạnh Thường Quân” đề nghị đứng ra bảo trợ tài chánh. Thơ ông như những luồng sinh khí ngào ngạt hương thơm phát ra từ đóa hoa mới nở, ông không cần giữ lại. Bạn bè, có người nào thích thì ghi chép lưu giữ. Kẻ nhớ thì đọc lại cho người sau thưởng thức. Kệ sách trong nhà ông cụ không sang trọng, đẹp đẽ nhưng toàn những cuốn sách có giá trị của nhiều tác giả từ các nơi trên thế giới gởi tặng. Ví như tôi đây được sinh ra từ nước Úc. Cha đẻ tôi đã gởi tôi qua Mỹ tặng cho ông cụ. Kể từ ngày đó, tôi xem ông cụ như là bố nuôi của tôi bởi vì ông yêu quý chúng tôi thật lòng. Đã nhiều lần cụ phát biểu: Tôi yêu thơ nên yêu người làm thơ. Tôi trân trọng những tác phẩm mà tác giả đã dành cả tâm huyết nuôi dưỡng đứa con tinh thần của mình lớn lên trong nền văn học nghệ thuật của nước nhà. Ông cụ thông cảm cảnh nghèo của người làm thơ như Nguyễn Bính đã khuyên con: "Khuyên con chớ lấy chồng thi sĩ Nghèo lắm con ơi, khổ lắm con!”Sau ngày bố nuôi của tôi mừng lễ Thượng thọ 88 tuổi, ông gọi hai học trò cũ đến nhà. Ông dẫn họ đến trước kệ chứa trên 100 cuốn sách thốt lên với giọng ngùi ngùi: - Mắt tôi đến nay mờ lắm rồi không còn đọc sách được nữa. Con cháu tôi thì ở xa mà chúng nó thì lại thích đọc tiểu thuyết viết bằng Anh ngữ. Các anh còn nhỏ tuổi, hai mươi năm nữa mới bằng tuổi tôi. Biết hai anh là người quý sách, tôi giao số sách này cho hai anh giữ lấy. Hy vọng các anh bảo tồn được số sách Việt ngữ xuất bản tại hải ngoại nầy mà theo tôi hiểu thì mỗi ngày một khan hiếm. Mai này chúng tôi lại phải dời nhà sang một khu housing khác không còn đủ sức di chuyển nữa. Vợ chồng tôi ở cái tuổi gần đất xa trời mà vẫn chưa được an cư. Thế là anh em nhà sách chúng tôi sống bên nhau có kẻ mười năm, kẻ mười lăm năm đành phải chịu cảnh phân ly đôi ngả như đàn con của Âu Cơ - Lạc Long Quân, năm mươi lên rừng, năm mươi xuống biển. Giờ phút chia xa, tôi đã rơi nước mắt vì thương tuổi già ông cụ. Chúng tôi là những đứa con tinh thần được ông cụ lúc nào cũng nâng niu, che chở. Giờ chia tay, bố nuôi tôi đứng trong khung cửa thẫn thờ nhìn theo những thùng sách được mang ra xe. Về với chủ mới gần hai tháng, bỗng một hôm tôi được đóng gói với ba bạn khác rồi gởi đi theo đường bưu điện về tận Houston, Texas. Nhưng vì cái số còn lận đận, tôi lại phải theo chân ông chủ mang kính cận về đây trong cuộc hành trình bằng xe hơi từ cực Nam nước Mỹ đến tiểu bang Michigan này.Người bạn sách sinh trưởng từ châu Úc bất thình lình ngưng kể, dường như có tiếng nấc nghẹn ngào trong những trang sách. Niềm vui trong tôi bỗng tắt lịm. Tôi lại liên tưởng đến ngày nào đó không xa, anh em chúng tôi đang quây quần trên kệ sách này cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh phân ly. Chợt hình ảnh tuyệt vọng của bố tôi hiện ra như thân phận ông đồ ngày xưa mà nhà thơ Vũ Đình Liên đã chạnh lòng trước cảnh tàn lụi của nền nho học trên đất nước mình: "Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
Mục lục
Nỗi lòng của Sách
Nỗi lòng của Sách
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn ÍchChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: vietnoĐược bạn: NHDT đưa lên vào ngày: 14 tháng 7 năm 2007 | vanhoc |
Nhân trường hợp chị Thỏ Bông là một tập tản văn của Thảo Hảo (bút hiệu của nhà văn Phan Thị Vàng Anh, con gái nhà thơ Chế Lan Viên). Tác phẩm gồm 34 tản văn đã từng được viết và đăng trường kỳ từ tháng 3 năm 2002 đến tháng 1 năm 2004 trên báo Thể thao & Văn hóa và được nhà xuất bản Hội nhà văn tập hợp và xuất bản thành sách vào tháng 9 năm 2004. Đây là một tập truyện viết về những nghịch lý xã hội với nhiều chiêm nghiệm và được phân tích theo lối văn hơi châm biếm.
Nội dung
Sách là 1 tập hợp 34 tản văn, gồm:
Tôi cũng muốn ăn cắp
Tôi có đủ thuốc ngủ rồi
Học cách chết
Có đức mà không có tài
Cái bệnh hòn non bộ
Ai cho mày chê con tao xấu?
Ra về lúc giải lao
Biết tin ai bây giờ?
Để bóp (gần) chết lòng yêu nghề
May mà không biết vẽ
Ai sẽ làm việc này đây?
Ai khiến mày lạ?
Ở đâu có bán kính viễn vọng?
Sự nan giải của Tí
Giao trứng cho ác
Món nợ của ngành giáo dục
Cuối cùng là lè lưỡi Nhân trường hợp chị Thỏ Bông.
Không có chồng thì đừng có làm giàu
À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói!
Tư cách con cá
"Nếu tao là nhà nước"
Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào?
150 diễn viên = 75 cân thịt
Hàng không có biết thương dân?
Cái không thuộc về y đức
Nhật ký (gã) đào đường
Học phí trả bằng máu
Không bao giờ hoàn hảo
Đánh kẻ ngã ngựa
Mì gói, bạn hay thù?
Gửi Đoàn của tôi
Lên đường đi các bác!
Tôi muốn đời tôi màu gì?
Nhận xét
Thu Hà, trên VnExpress nhận xét rằng "Trong nhịp sống gấp gáp đang trôi qua hờ hững, khi đọc những dòng suy nghĩ của Thảo Hảo, người ta bỗng giật mình vì dường như mình đã làm vuột qua nhiều điều thú vị trong cuộc sống [...] Trong Nhân trường hợp chị thỏ bông, người viết hay đi lang thang, theo sự triền miên của cảm xúc nhưng nếu để ý kỹ sẽ thấy sự "thơ thẩn" ấy không đơn giản. Nó có sự logic sắc sảo của lý trí, phân tích nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều [...] Tác giả không ngại nói thẳng, thậm chí ngoa ngoắt khi bàn đến những mặt trái trong cuộc sống. Sự trớ trêu được chị tìm kiếm đến tận cùng trong bản thân các hiện tượng[...] Ẩn sau mỗi sự kiện là tâm trạng nôn nóng, tấm lòng trách nhiệm của người cầm bút."
Chú thích
Liên kết ngoài
Trong nhiều Vàng Anh, có một Vàng Anh, bài viết của Lê Hồng Lâm, Sinh viên Việt Nam số 49 (15/12/2004).
Truyện ký Việt Nam
Tùng thoại
Sách năm 2004 | wiki |
Marguerite Germaine Marie Donnadieu (, 4 tháng 4 năm 1914 – 3 tháng 3 năm 1996), được biết với bút danh Marguerite Duras (), là một tiểu thuyết gia, kịch tác gia, biên kịch, nhà viết tiểu luận và nhà làm phim thể nghiệm người Pháp. Kịch bản cho bộ phim Hiroshima mon amour (1959) của bà đã được nhận đề cử Giải Oscar cho kịch bản gốc xuất sắc nhất.
Niên thiếu và giáo dục
Duras sinh ra tại Gia Định, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương (nay thuộc Việt Nam) với tên khai sinh Margarite Donnadieu, là con gái duy nhất trong trong gia đình có cha mẹ đều là giáo viên, đã tới định cư ở vùng đất thuộc địa theo lời kêu gọi của chính quyền Pháp.
Cha và mẹ bà là Henri và Marie Donnadieu, đã rời bỏ nước Pháp sang Đông Dương sau khi mới lấy nhau. Cuộc hôn nhân này đều là lần thứ 2 của họ. Từ năm 1913 đến 1917, gia đình họ sống ở Sài Gòn, sau đó chuyển đến Hà Nội. Marguerite có người anh nghiện ngập nhiều lần lấy cắp tiền và người em thì quá yếu đuối. Cha bà là giáo sư toán, quay về Pháp năm 1918 rồi mất vì bệnh kiết lị. Mẹ bà làm giáo viên tiểu học với đồng lương khốn khó đã ở vậy nuôi 3 người con trong cảnh nghèo túng. Mẹ bà trải qua nhiều nhiệm sở Hà Nội, Phnôm Pênh, Vĩnh Long rồi sau được bổ nhiệm là hiệu trưởng Trường École de jeunes filles (nay là trường tiểu học Trưng Vương) ở Sa Đéc, Đồng Tháp.
Năm 1928, bà Donnadieu khánh kiệt vì đã dồn hết tiền để dành đổ vào miếng đất ở Campuchia thuê lại của chính quyền thuộc địa, một phần để xây bờ đê (nhiều lần) chắn biển tràn vào đất trồng trọt, phần khác để kiện tụng các viên chức thuộc địa đã lừa gạt bà. Ký ức này đã truyền cảm hứng cho tác phẩm Bờ đê chắn biển (Un barrage contre le Pacifique) của bà.
Ký ức về người cha của Marguerite Duras hầu như không rõ ràng bởi ông đã qua đời khi bà mới lên 4. Catherine Bouthors - Paillart thì cho rằng ông mất năm Marguerite 7 tuổi rưỡi. Sau này Duras kể lại rằng cuộc sống của gia đình bà giáo không hạnh phúc, gọi đúng phải là bi kịch. Dù không phải đói, nhưng rất khổ, có lúc họ phải ăn cả đồ lòng cò, vạc, cá sấu.
Trải qua tuổi thơ và thời niên thiếu ở Việt Nam, những kỷ niệm ở đây đã gợi nên nhiều cảm hứng và in đậm trong những tác phẩm của bà. Ở tuổi 17, Duras trở về Pháp, quê gốc của cha mẹ, và bắt đầu học lấy bằng toán học, nhưng sớm bỏ ngang để tập trung vào khoa học chính trị, sau đó là luật. Sau khi hoàn thành việc học, đến năm 1941, bà làm việc cho chính phủ Pháp ở Bộ Thuộc địa; trong những năm 1930, bà cũng đổi tên thành Marguerite Duras, theo tên một làng ở vùng Lot-et-Garonne, nơi có ngôi nhà của cha mẹ. Năm 1939, bà cưới nhà văn Robert Antelme.
Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, từ 1942 tới 1944, Duras làm việc cho chính phủ Vichy trong một văn phòng phân bổ hạn ngạch giấy cho các nhà xuất bản và trong quá trình vận hành một hệ thống kiểm duyệt sách de facto. Bà cũng trở thành một thành viên tích cực của Đảng Cộng sản Pháp (PCF) và là thành viên của phong trào Kháng chiến Pháp với tư cách là thành viên của một nhóm nhỏ bao gồm cả François Mitterrand, sau này trở thành Tổng thống Pháp và vẫn là bạn suốt đời của Duras. Người chồng của bà, Antelme, bị bắt và bị gửi tới trại tập trung Buchenwald vào năm 1944 vì dính líu tới phong trào Kháng chiến, và gần như không thể sống sót khi rời khỏi trại tập trung Dachau (cân nặng khi ông được phóng thích, theo Duras, chỉ là 38 kg). Năm 1945, mặc dù đã có ý muốn ly dị, nhưng bà vẫn ở lại chăm sóc chồng một năm sau khi ông rời khỏi trại tập trung, và 2 ông bà chia tay ngay sau khi ông hồi phục.
Sự nghiệp
Duras được biết tới vào năm 1950 với cuốn tự truyện Un barrage contre le Pacifique. Những tác phẩm sau của bà đã góp phần làm mới cho thể loại tiểu thuyết. Năm 1984, Duras đoạt giải thưởng Goncourt với Người tình (L'Amant), cuốn tiểu thuyết viết về cuộc tình nồng nàn và lãng mạn giữa bà với điền chủ gốc Hoa giàu có Huỳnh Thủy Lê tại Sa Đéc. Cả hai bắt đầu gặp gỡ nhau trên một bến phà nối liền Vĩnh Long và Sa Đéc hơn 75 năm trước, khi bà và gia đình đến sống tại Sa Đéc. Người tình là một thành công lớn, với giải thưởng Goncourt năm 1984, được dịch ra hơn 40 thứ tiếng và được dựng thành phim vào năm 1992.
Tác phẩm Duras gồm khoảng bốn mươi tiểu tuyết và mười vở kịch. Bà cũng đã thực hiện nhiều bộ phim, trong đó có India Song và Les enfants. Cuộc đời của Duras cũng như một cuốn tiểu thuyết. Bà không ngừng viết, những câu chuyện về nỗi đau, về bão tố, về rượu và những nỗi muộn phiền, về những lời nói và sự im lặng...
Những tác phẩm đầu của Duras thường được viết theo một dạng nhất định (tính chất lãng mạn của chúng đã bị nhà văn bạn Raymond Queneau chỉ trích), nhưng kể từ Moderato Cantabile bà đã thử các lối viết mới, đặc biệt là cắt bỏ những đoạn văn dài để làm tăng phần quan trọng của những gì không được viết ra.
Bà thường được xếp vào phong trào Tiểu thuyết mới trong văn học Pháp. Các phim của bà cũng mang tính chất thực nghiệm, thường tránh dùng âm thanh thu cùng hình ảnh mà dùng lời của người kể truyện, không phải để kể lại câu truyện mà để ám chỉ đến một truyện có thể xảy ra với các hình ảnh đó. Năm 1989, bà được trao Giải quốc gia Áo cho Văn học châu Âu.
Đời tư
Năm 1939, Duras kết hôn với nhà thơ Robert Antelme. Họ có một con trai đã qua đời vào năm 1942. Cùng năm đó, Marguerite Duras làm quen với người tình sau này là Dionys Mascolo. Marguerite Duras và Robert Antelme từng tham gia kháng chiến chống phát xít Đức. Một lần đội của họ bị mai phục, Marguerite Duras trốn thoát nhờ sự giúp đỡ của François Mitterrand nhưng Robert Antelme bị bắt và bị gửi tới một trại ngày 1 tháng 6 năm 1944. Năm 1945, mặc dù đã có ý muốn ly dị, nhưng bà vẫn ở lại chăm sóc chồng một năm sau khi Antelme ra khỏi trại tập trung Dachau. Bà đã kể lại thời kỳ đó trong cuốn La Douleur. Họ ly dị vào năm 1946. Duras cũng từng gia nhập Đảng cộng sản Pháp nhưng bị khai trừ vào năm 1955.
Qua đời
Những năm cuối đời, Marguerite Duras còn có một mối tình với Yann Andréa, một sinh viên trẻ say mê các tác phẩm của bà, kém Duras tới 38 tuổi. Andréa thuộc giới đồng tính luyến ái và nhận làm người bạn đường suốt quãng đời còn lại của bà. Mặc dù đã bị liệt cánh tay mặt và đi lại khó khăn, bệnh gan thận vì nghiện rượu nhưng Duras vẫn sáng tác bằng cách đọc cho Andréa chép rồi đánh máy lại. Chính Duras nhìn nhận cuốn "M.D." (1983) Andréa viết về bà đã gợi hứng cho bà viết "L’Amant".
Marguerite Duras mất ngày 3 tháng 3 năm 1996 ở Paris, được chôn cất tại Nghĩa trang Montparnasse. Trên bia mộ của bà khắc hai đóa hoa và hai chữ viết tắt M.D. của tên tuổi Marguerite Duras cùng hai tấm chân dung, một khi còn trẻ và một khi đã già.
Tác phẩm
Văn học
Les Impudents, Nhà xuất bản Plon, 1943.
La Vie tranquille, Gallimard, 1944.
Un barrage contre le Pacifique, Gallimard, 1950.
Le Marin de Gilbaltar, Gallimard, 1950.
Les Petits chevaux de Tarquinia, Gallimard, 1953.
Des journées entières dans les arbres, Le Boa, Madame Dodin, Les Chantiers, Gallimard, 1954.
Le Square, Gallimard, 1955.
Moderato Cantabile, Les Éditions de Minuit, 1958.
Les Viaducs de la Seine et Oise, Gallimard, 1959.
Hiroshima mon amour, Gallimard, 1960.
L'après-midi de M. Andesmas, Gallimard, 1960.
Le Ravissement de Lol V. Stein, Gallimard, 1964.
Théâtre I: les Eaux et Forêts-le Square-La Musica, Gallimard, 1965.
Le Vice-consul, Gallimard, 1966.
L'Amante Anglaise, Gallimard, 1967.
Théâtre II: Suzanna Andler-Des journées entières dans les arbres-Yes, peut-être-Le Shaga-Un homme est venu me voir, Gallimard, 1968.
Détruire, dit-elle, Les Éditions de Minuit, 1969.
Abahn Sabana David, Gallimard, 1970.
L'Amour (Người tình), Gallimard, 1971.
"Ah! Ernesto", Hatlin Quist, 1971.
India Song, Gallimard, 1973.
Nathalie Granger, tiếp theo La Femme du Gange, Gallimard, 1973.
Le Camion, tiếp theo Entretien avec Michelle Porte, Les Éditions de Minuit, 1977.
L'Eden Cinéma, Mercure de France, 1977.
Le Navire Night, tiếp theo Césarée, les Mains négatives, Aurélia Steiner, Mercure de France, 1979.
Vera Baxter ou les Plages de l'Atlantique, Albatros, 1980.
L'Homme assis dans le couloir, Les Éditions de Minuit, 1980.
L'Eté 80, Les Éditions de Minuit, 1980.
Les Yeux verts, trong les Cahiers du cinéma, n°312-313, tháng 6 năm 1980 và lần xuất bản mới năm 1987.
Agatha (Người tình Hoa Bắc), Les Éditions de Minuit, 1981.
Outside, Albin Michel, 1981.
L'Homme atlantique, Les Éditions de Minuit, 1982.
Savannah Bay, Les Éditions de Minuit, 1982, lần xuất bản thứ hai năm 1983 có viết thêm.
La Maladie de la mort, Les Éditions de Minuit, 1982.
Théâtre III: -La Bête dans la jungle, dựa theo Henry James, adaptation de James Lord và M. Duras; -Les Papiers d'Aspern, dựa theo H. James, adaptation de M. Duras và Robert Antelme; -La Danse de mort, dựa theo August Strindberg, adaptation de M. Duras, Gallimard, 1984.
L'Amant, Les Éditions de Minuit, 1984; giải Goncourt.
La Douleur, POL, 1985.
La Musica deuxième, Gallimard, 1985.
Les Yeux bleus Cheveux noirs, Les Éditions de Minuit, 1986.
La Pute de la côte normande, Les Éditions de Minuit, 1986.
La Vie matérielle, POL, 1987.
Emily L., Les Éditions de Minuit, 1987.
La Pluie d'été, POL, 1990.
L'Amant de la Chine du Nord, Gallimard, 1991.
Điện ảnh
1967: La Musica
1969: Détruire, dit-elle
1972: Jaune le soleil
1972: Nathalie Granger
1974: La Femme du Gange
1975: India Song
1976: Des journées entières dans les arbres
1976: Son nom de Venise dans Calcutta désert
1977: Le Camion
1977: Les Plages de l'Atlantique (Baxter, Vera Baxter)
1978: Les Mains négatives (phim ngắn)
1978: Cesarée
1979: Aurélia Steiner (Vancouver) (phim ngắn)
1979: Aurelia Steiner (Melbourne) (phim ngắn)
1979: Le Navire Night
1981: Agatha et les lectures illimitées
1981: L'Homme atlantique
1982: Il Dialogo di Roma (phim tài liệu)
1984: Les Enfants
Tham khảo
Sinh năm 1914
Mất năm 1996
Nhà văn Pháp
Nhà làm phim Pháp
Người đoạt giải Goncourt
Người Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà biên kịch phim Pháp
Nữ biên kịch gia
Đạo diễn điện ảnh Pháp
Người viết hồi ký nữ
Nhà soạn kịch thế kỷ 20
Nữ nhà văn thế kỷ 20
Chết vì ung thư thực quản
Người Sài Gòn | wiki |
Đế chế Pala là một đế quốc mạnh trong giai đoạn cuối cổ đại ở tiểu lục địa Ấn Độ, bắt nguồn từ vùng Bengal. Nó được đặt tên theo triều đại cầm quyền, có các vị vua mang tên có hậu tố là Pala, có nghĩa là "người bảo vệ" trong ngôn ngữ cổ Prakrit. Họ là tín đồ của các tông phái Đại Thừa và Tantras của Phật giáo. Đế chế này được thành lập với cuộc bầu cử của Gopala là hoàng đế của Gauda trong năm 750. Kinh đô của Pala đóng ở ở Bengal và Bihar, bao gồm các thành phố chính Vikrampura, Pataliputra, Gauda, Monghyr, Somapura, Ramvati (Varendra), Tamralipta và Jaggadala.
Các vị vua Pala là những nhà ngoại giao sắc sảo và những người chinh phục quân sự. Quân đội của họ nổi bật với các kị binh cưỡi voi chiến đông đảo. Hải quân của họ đã thực hiện cả vai trò thương mại và phòng thủ tại vịnh Bengal. Các vị vua Pala là những người quảng bá quan trọng triết học, văn học, hội họa và điêu khắc Ấn Độ cổ đại. Họ đã xây dựng các đền thờ lớn và các tu viện, bao gồm Somapura Mahavihara, và bảo trợ các trường đại học lớn của Nalanda và Vikramashila. Ngôn ngữ Proto-Bengal được phát triển dưới sự cai trị của Pala. Đế chế này có quan hệ với Đế chế Srivijaya, Đế chế Tây Tạng và Vị Caliphat Ả Rập Abbasid. Hồi giáo lần đầu tiên xuất hiện ở Bengal trong thời kỳ Pala, do sự gia tăng thương mại giữa Bengal và Trung Đông. Tiền đồn Abbasid được tìm thấy ở các địa điểm khảo cổ học của Pala, cũng như các ghi chép về các sử gia Ả Rập, chỉ ra những mối liên hệ thương mại và buôn bán sôi động. Ngôi nhà của sự khôn ngoan ở Baghdad đã thu hút được những thành tựu toán học và thiên văn của nền văn minh Ấn Độ trong thời kỳ này.
Vào đầu thế kỷ 9, Đế chế Pala là quyền lực chiếm ưu thế ở tiểu lục địa phía Bắc, với lãnh thổ trải dài qua các vùng phía Đông Pakistan ngày nay, phía bắc và đông bắc Ấn Độ, Nepal và Bangladesh. Đế chế này đạt đến đỉnh cao dưới thời hoàng đế Dharmapala và Devapala. Palas cũng có ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ dưới thời Atisa ở Tây Tạng, cũng như ở Đông Nam Á. Sự kiểm soát của Pala ở miền Bắc Ấn Độ cuối cùng cũng không còn, vì họ phải giao tranh với Gurjara-Pratiharas và Rashtrakutas để kiểm soát Kannauj và đã bị đánh bại. Sau một thời kỳ suy sụp ngắn ngủi, Hoàng đế Mahipala I đã bảo vệ các pháo đài của đế quốc ở Bengal và Bihar chống lại sự xâm lăng của Chola ở Nam Ấn. Hoàng đế Ramapala là người cai trị Pala cuối cùng, người đã giành quyền kiểm soát Kamarupa và Kalinga. Đế chế bị suy yếu đáng kể vào thế kỷ 11, với nhiều khu vực chìm trong các cuộc bạo loạn.
Triều đại Hindu Sena hồi phục đã phá vỡ Đế chế Pala vào thế kỷ 12, chấm dứt triều đại của quyền lực đế quốc lớn cuối cùng ở tiểu lục địa. Thời kỳ Pala được coi là một trong những thời kỳ vàng của lịch sử Bengal. Những vua Pala mang lại sự ổn định và thịnh vượng cho Bengal sau nhiều thế kỷ của cuộc nội chiến giữa các sư đoàn chiến đấu. Họ nâng cao những thành tựu của nền văn minh Bengali trước đây và tạo ra các tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc xuất sắc. Họ đã đặt nền móng cho ngôn ngữ Bengal, bao gồm tác phẩm văn học đầu tiên, Charyapada. Di sản Pala vẫn còn được phản ánh trong Phật giáo Tây Tạng.
Tham khảo
Đế quốc Pala | wiki |
Sự kiện Dalnegorsk hay còn gọi là Sự kiện UFO Điểm cao 611, đề cập đến vụ UFO gặp nạn rơi xuống ở Dalnegorsk, Primorsky Krai, Liên Xô, vào ngày 29 tháng 1 năm 1986. Điểm cao 611 (còn được gọi là Núi Izvestkovaya) là một ngọn đồi nằm trên lãnh thổ của thị trấn Dalnegorsk.
Diễn biến
Một quả bóng màu đỏ đã được người dân trong thị trấn chú ý vào khoảng 8 giờ tối ngày hôm đó. Các nhân chứng nói rằng quả bóng dường như to bằng một nửa đĩa Mặt Trăng. Quả bóng bay song song với mặt đất; không có âm thanh đi kèm với vật thể này. Sau đó, người ta đã xác định rằng tốc độ của vật thể là khoảng 15 m/s (34 dặm/giờ) và nó đang bay cách mặt đất khoảng 700–800 mét. Khi vật thể bay tới Điểm cao 611, nó bắt đầu hạ xuống và sau đó đâm vào ngọn đồi. Tất cả các nhân chứng ngoại trừ một người nói rằng không có âm thanh khi vật thể chạm đất.
Quá trình hạ thấp xuống được các nhân chứng mô tả khác nhau. Một số người nói rằng vật thể rơi xuống với một đèn flash và không thể nhìn thấy sau đó; những người khác cho rằng nó dao động ở độ cao trên ngọn đồi, phát ra ánh sáng có cường độ khác nhau khi vật thể bay lên bay xuống. Ánh sáng phát ra từ vật thể được mô tả bởi một số người giống như một đám cháy rừng, kéo dài khoảng một giờ.
Một số tảng đá tại khu vực va chạm có những giọt kim loại bạc, sau đó được xác định là chì. Loại chì được tìm thấy trên Điểm cao 611 khác với loại chì được tìm thấy trong mỏ chì địa phương. Ngoài ra, các hạt màu đen, thủy tinh, hình giọt và mảnh lưới lóng lánh đã được tìm thấy tại nơi này. Tổng cộng, khoảng 70 g chì, 5 g mảnh lưới và 40 g hạt đã được phát hiện. Mức độ phóng xạ của mặt đất là bình thường. Nhóm đã chụp ảnh nơi này bằng hai máy ảnh khác nhau; thế nhưng bộ phim sau đó trở nên trắng xóa không có gì cả.
Tiếp theo
Những quả bóng bay tương tự đã được phát hiện trên lãnh thổ Dalnegorsky, huyện Kavalerovsky, huyện Olginsky và Terneysky tại Primorsky Krai vào tháng 11 năm 1987. Một trong những quả bóng được chú ý trên Điểm cao 611 chiếu sáng mặt đất trên đỉnh đồi. Các mô tả về những quả bóng được đưa ra bởi các nhân chứng khớp với các mô tả về UFO bị rơi trên Điểm cao 611 năm 1986. Một tuyên bố về việc UFO hạ cánh trên Điểm cao 611 cũng được đưa ra vào năm 1989.
Chú thích
Tham khảo
Leonard H. Stringfield, Status Report VI, UFO Crash/Retrievals: The Inner Sanctum, 1991, self-published, pp. 74–82. .
Liên kết ngoài
2006 interview with Valery Dvuzhilny
Dalnegorsk UFO Crash Witnessed by Hundreds, Pravda.ru, 2004.
Vụ rơi UFO
Sự kiện UFO
Vùng Primorsky
Hiện tượng quan sát thấy UFO | wiki |
Khashaat (tiếng Mông Cổ: Хашаат, có rào chắn) là một sum của tỉnh Arkhangai ở miền trung Mông Cổ. Vào năm 2010. dân số của sum là 2.820 người.
Lịch sử
Khashaat chủ yếu được biết đến bởi một vài di tích của một đế chế Turk cổ đại. Ở đây, những tấm bia với những ký tự Turk cổ được phát hiện. Ngoài ra nơi này còn có phế tích Khar Balgas, một thành phố Mông Cổ cổ đại.
Địa lý
Khashaat là sum cực đông của Arkhangai, nằm gần trung tâm Mông Cổ về mặt địa lý, và có diện tích khoảng 2600 km². Nó giáp với các sum Khotont, Ögii nuur thuộc Arkhangai, giáp với tỉnh Bulgan ở phía đông bắc và tỉnh Övörkhangai ở phía nam. Trung tâm sum, Bayan, nằm cách thủ đô Ulaanbaatar 315 km và tỉnh lị Tsetserleg 175 km.
Cảnh quan ở Khashaat chủ yếu là thảo nguyên, không có rừng, không như nhiều sum khác ở Arkhangai. Sum có sông Orkhon chảy qua.
Động vật có sói, cáo, cáo corsac và thỏ rừng.
Có trữ lượng quặng sắt, hóa chất và vật liệu xây dựng.
Khí hậu
Sum có khí hậu lục địa khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở khu vực này là 5 °C. Tháng ấm nhất là tháng 7, khi nhiệt độ trung bình là 24 °C và lạnh nhất là tháng 1, với -18 °C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 346 mm. Tháng nhiều mưa nhất là tháng 7, với lượng mưa trung bình 94 mm và khô nhất là tháng 2, với lượng mưa 2 mm.
Kinh tế
Nền kinh tế của Khashaat chủ yếu dựa vào chăn nuôi gia súc. Các tiện ích tại đây bao gồm một xưởng làm việc, một trường học và bệnh viện.
Giao thông
Một con đường trải nhựa đã được hoàn thành, kết nối Khashaat với thủ đô Ulaanbaatar.
Hành chính
Sum Khashaat được chia thành 5 bag (xã):
Jargalant
Nomgon
Tsaidam
Tsagaankhad
Bayan (trung tâm sum)
Người nổi tiếng
Battsetseg Soronzonbold - đô vật nữ, hai lần vô địch thế giới, đoạt huy chương đồng Olympic
Sanjaadamba Chimedregzen - đô vật vô địch quốc gia
Mijiddorj Ulambayar - đô vật
Tham khảo
Sum của tỉnh Arkhangai
Khu dân cư ở Mông Cổ | wiki |
Đề bài: Em hãy tả cảnh một cơn mưa mà em đã từng thấy
Trong ngày bế giảng đề về nghỉ hè. Mọi người đang rất chăm chú nghe các thầy cô nói thì bất chợt có một cơn mưa rào rất to dội xuống.
Lúc sáng nhìn khung cảnh trời rất là thoáng đãng không có bất kì dấu hiệu gì là của mưa vậy mà khi mọi người vừa tập trung được lúc thì trên bầu trời tự dưng như đám mây bay nhanh hơn và dần chuyển sang màu xám. Sau đó những cơn gió bắt đầu một to hơn và trời bắt đầu đổ cơn mưa rào rất lớn. Bọn em vội chạy hết vào bên trong lớp.
Trời mưa tầm hai mươi phút nhưng mưa rất to và khi mưa xong trời lại nắng lên bình thường như không có chuyện gì sảy ra. Nhìn khung cảnh trường lúc này thật là quang đãng và thoáng mát. Những hàng cây xà cừ to như được tắm mát một cậy sau những ngày nắng nóng nó trở nên tươi tỉnh hẳn lên. Những cây phượng nở hoa đỏ rực rỡ cả một bầu trời cũng có những hạt mưa đậu trên cánh hoa cùng gió đung đa đung đưa lấp lánh dưới ánh nắng của mặt trời rất là đẹp.
Nhưng khung cảnh lúc này em cảm thấy rất buồn vì sau vài tiếng nữa thôi là chúng em phải chia tay ngôi trời vài tháng. Chúng em sẽ không còn được nhìn thấy trường và những cơn mưa bất chợt như ngày hôm nay nữa. Có một số bạn khi thấy mưa xong bắt đầu ra nghịch nước và nô đùa với nhau như thể chơi đùa nốt hôm nay thôi mai được nghỉ hè rồi không được đến trường nữa.Xem thêm: Kể một tầm gương sáng về một câu chuyện trong cuộc sống
Cơn mưa rào ngày hôm ấy mãi in sâu trong tâm trí em. Dường như em chưa bao giờ quên hình ảnh cơn mưa ở trường ngày hôm ấy. | vanhoc |
Pseudochromis bitaeniatus, thường được gọi là cá đạm bì hai sọc, là một loài cá biển thuộc chi Pseudochromis trong họ Cá đạm bì. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1931.
Phân bố và môi trường sống
P. bitaeniatus tương đối phổ biến ở khắp vùng biển nhiệt đới phía tây Thái Bình Dương, từ phía đông Philippines đến Palau, đảo New Britain và quần đảo Solomon; phía nam đến Indonesia và phía bắc bang Queensland, Úc. P. bitaeniatus thường sống xung quanh các rạn san hô hoặc trong những khe nứt của đá ngầm ở độ sâu khoảng 2 – 38 m.
Mô tả
P. bitaeniatus trưởng thành dài khoảng 12 cm. Đầu của P. bitaeniatus có màu vàng. Phần thân có hai dải màu nâu đen được chia tách bởi một dải màu xám trắng ở giữa.
Lieske và Myers (1994) cho rằng, P. bitaeniatus giống với cá thể chưa trưởng thành của loài Pholidichthys leucotaenia, tuy nhiên mối quan hệ tương đồng này không rõ ràng và cũng không được chứng minh. Cá con của P. leucotaneia có vẻ giống với loài Plotosus lineatus hơn.
Số gai ở vây lưng: 3; Số vây tia mềm ở vây lưng: 25 - 27; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số vây tia mềm ở vây hậu môn: 14; Số vây tia mềm ở vây ngực: 16 - 18; Số vây tia mềm ở vây bụng: 5.
Thức ăn của P. bitaeniatus có lẽ là rong tảo và các sinh vật phù du nhỏ. Chúng thường sống đơn độc.
P. bitaeniatus thường được đánh bắt để phục vụ cho ngành thương mại cá cảnh.
Chú thích
Pseudochromis
Động vật được mô tả năm 1931 | wiki |
Robert John Walker (19 tháng 7 năm 1801 - 11 tháng 11 năm 1869) là chính khách, tác giả, và nhà kinh tế học người Mỹ thuộc đảng Dân chủ, từng là Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ thứ 18. Walker cũng từng là Lãnh đốc bang Kansas thứ 4 (1857), Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ thứ 18 (1845 - 1849) do tổng thống James Knox Polk bổ nhiệm và là Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đến từ Mississippi (1835 - 1845).
Tuổi thơ
Robert John Walker sinh ngày 19 tháng 7 năm 1801 tại Northumberland thuộc bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Bố mẹ của Walker không rõ tên, chỉ biết nghề nghiệp của bố ông là gì. Bố của Walker là thẩm phán. Ngoài ra, ông cũng từng sống ở Bellefonte, Pennsylvania từ năm 1806 đến năm 1814, nơi cha ông đang chủ trì làm thẩm phán của quận tư pháp. Walker đã được đào tạo tại Học viện Bellefonte. Ông tốt nghiệp Học viện Bellefonte vào năm 1819 ở phía trên cùng lớp học của mình tại trường Đại học Pennsylvania, nơi ông là thành viên của Hiệp hội Philomathean, và được nhận vào các quán bar ở Pittsburgh năm 1821. Ông hành nghề luật tại Pittsburgh từ năm 1822 cho đến năm 1826 khi ông chuyển đến Mississippi. Ở đó, ông gia nhập anh trai của mình, Duncan Walker, trong một hành nghề luật hấp dẫn. Walker đã trở thành một nhà đầu cơ trong bông, đất đai và nô lệ. Năm 1838, ông được giải phóng nô lệ của riêng mình do áp lực to lớn của Quốc hội.
Đời tư
Về sau, Robert John Walker kết hôn với Mary Bache Walker, họ có một con gái, đó là Mary Walker Brewster
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đến từ Mississipi (1835 - 1845)
Ông trở nên nổi bật và nổi tiếng hơn về sự nghiệp chính trị trong cuộc khủng hoảng đình chỉ. Ngày 4 tháng 3 năm 1835, ông trở thành Thượng viện Hoa Kỳ và là một thành viên đảng Dân chủ. Là một bành trướng mãnh liệt, ông bỏ phiếu cho sự công nhận của nước Cộng hòa Texas vào năm 1837 và cho việc giải quyết sáp nhập doanh của năm 1845, và ủng hộ việc đề cử và bầu cử James K. Polk năm 1844. Ông thích các giải thưởng của đất công cho các quốc gia mới; xác nhận mức thuế thấp; phân phối phản đối của các quỹ thặng dư liên bang vì sợ tạo ra một cái cớ để tăng mức thuế; và, đáng kể, hỗ trợ các ý tưởng hệ thống Kho bạc độc lập. Ông cũng phản đối về Ngân hàng Hoa Kỳ.
Là một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đến từ bang Mississippi, Walker là một hậu vệ đam mê của chế độ nô lệ, cho cả lợi ích kinh tế, và bởi vì ông tin rằng nô lệ của người Mỹ gốc Phi sẽ rơi vào sa đọa hoặc điên rồ mà không chủ công ty. Ông tuyên bố rằng Texas độc lập đã được sáp nhập vào ngăn chặn nó rơi vào tay của Vương quốc Anh, mà sẽ sử dụng nó để lây lan lật đổ khắp miền Nam. Ông cảnh báo rằng nếu miền Bắc nước Anh thành công trong việc phá hoại chế độ nô lệ, các freedmen sẽ đi về phía bắc, nơi mà "người nghèo nhà và nhà tù, các nhà thương của người câm điếc, mù, thằng ngốc và điên rồ, sẽ được đầy tràn.
Ngày 5 tháng 3 năm 1845, ông từ chức Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đến từ Mississipi.
Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ thứ 18 (1845 - 1849)
Ngày 8 tháng 3 năm 1845, Phó tổng thống George M. Dallas thuyết phục tổng thống Hoa Kỳ James Knox Polk bổ nhiệm Robert John Walker làm Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ. Mãi sau Polk mới đồng ý. Ngày 8 tháng 3 năm 1845, tổng thống James Knox Polk bổ nhiệm Walker làm Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ thứ 18, sau khi George Mortimer Bibb từ chức.
Khi Robert Walker được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ thứ 18 của Tổng thống Mỹ James Knox Polk vào năm 1845, ông đã thành lập mình như là một người ủng hộ một kế hoạch hệ thống Kho bạc độc lập và sứ đồ của thương mại tự do. mối quan tâm đầu tiên của ông là thư ký đã thành lập độc lập hệ thống Kho bạc năm 1846, theo đó Bộ Tài chính đã được thực hiện tự chịu trách nhiệm cho việc xử lý các khoản tiền công. Hệ thống mới thành lập subtreasuries cho bộ sưu tập, giữ hộ, chuyển nhượng, và giải ngân các nguồn thu nào.
Ngày 5 tháng 3 năm 1849, khi Tổng thống Mỹ Zachary Taylor làm được 1 ngày thì Walker từ chức Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ.
Lãnh đốc bang Kansas, 1857
Walker được Tổng thống Mỹ James Buchanan bổ nhiệm làm Lãnh đốc bang Kansas vào ngày 27 tháng 5 năm 1857. Nhưng chưa đày 7 tháng, ngày 15 tháng 12 năm 1857, Walker từ chức Lãnh đốc bang Kansas.
Walker cũng từng là cha rể của Benjamin H. Brewster, Tổng chưởng lý dưới thời Tổng thống Mỹ Chester A. Arthur.
Cái chết
Robert John Walker qua đời tại Washington, D.C vào ngày 11 tháng 11 năm 1869 ở tuổi 68.
Lễ kỷ niệm
Các tàu khảo sát Robert Walker, đã phục vụ trong Điều tra Bờ biển Hoa Kỳ từ năm 1848 cho đến năm 1860, đã được lấy tên của Robert J. Walker.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 1801
Mất năm 1869
Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ | wiki |
Giải bóng đá U18 quốc gia 2004 có tên gọi chính thức là Giải bóng đá U18 Quốc gia - Cúp Báo Bóng đá 2004 là giải đấu đầu tiên báo Bóng đá đứng ra tổ chức thông qua VFF từ ngày 21 tháng 7 đến 30 tháng 7 năm 2004.
Các đội bóng
+ Tám đội bóng tiêu biểu tham dự vòng chung kết được chia làm 2 bảng A và B, Bảng A gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành Long-TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang; còn bảng B gồm ICC An Giang, PJICO Sông Lam-Nghệ An, DELTA- Đồng Tháp và Phú Yên.
+ Các đội thi đấu vòng tròn một lượt ở bảng đấu để chọn ra 2 đội nhất nhì mỗi bảng thi đấu ở vòng bán kết. Đội thắng ở vòng bán kết được đá trận chung kết còn hai đội còn lại sẽ đồng giải ba chung cuộc.
Vòng chung kết
Vòng bảng
Bảng A
Bảng B
Vòng bán kết
Trận chung kết
Tổng kết
Vô địch: U18 Sông Lam Nghệ An
Hạng nhì: U18 Thành Long
Đồng hạng ba: U18 Đồng Tháp, U18 Đà Nẵng
Cầu thủ xuất sắc nhất: Tiền đạo Nguyễn Văn Khải (U18 Thành Long)
Thủ môn xuất sắc nhất: Nguyễn Thanh Tùng (U18 Hải Phòng)
Vua phá lưới: Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Mộc (U18 Đồng Tháp) - 4 bàn.
Giải phong cách: U18 Đồng Tháp.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Liên đoàn bóng đá Việt Nam
Giải bóng đá QG U18 - Cúp báo Bóng Đá 2004
2004
Bóng đá Việt Nam năm 2004 | wiki |
Chợ Đông Ba là một ngôi chợ tại thành phố Huế, Việt Nam. Đây là ngôi chợ truyền thống lâu đời, có lịch sử hơn 100 năm xây dựng và phát triển, được xem là một trong những biểu tượng của vùng đất cố đô Huế.
Vị trí
Chợ Đông Ba nằm bên bờ bắc sông Hương, trên đường Trần Hưng Đạo thuộc phường Đông Ba, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặt bằng chợ nằm trải dài từ chân cầu Trường Tiền đến cầu Gia Hội với tổng diện tích là 47.614 m², bao gồm cả bến, bãi đỗ xe và khu hoa viên đường Chương Dương.
Lịch sử
Theo Đại Nam nhất thống chí, chợ có tên là Đông Gia, nằm ở đông nam cầu Đông Gia thuộc huyện Hương Trà. Dưới thời vua Gia Long, chợ nằm ở ngay bên ngoài quách cửa Chính Đông của kinh thành, giữa chợ có một ngôi đình ngói hai tầng tên là đình Quy Giả (nên chợ cũng được gọi là "Quy Giả thị"). Năm 1885, chợ bị đốt sạch khi Kinh đô Huế thất thủ. Năm Đồng Khánh thứ 2 (1887), sau khi lập phố Cửa Đông, vua cho xây dựng lại chợ, suất đội Nguyễn Đình Nên tình nguyện làm đình chợ và hai dãy quán lợp ngói hai bên tả hữu nên triều đình cho lĩnh trưng luôn thuế chợ trong 6 năm, mỗi năm 1.300 quan. Sau đó viên suất đội này lại được châm chước cho lĩnh trưng thêm 3 năm nữa.
Năm 1899, khi chỉnh trang đô thị Huế, vua Thành Thái cho dời chợ đến phố Trường Tiền (tức vị trí hiện nay), còn đình chợ cũ ở ngoài cửa Chính Đông sau trở thành trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba. Chợ được xây dựng bốn dãy quán: tả, hữu, tiền, hậu với tổng cộng 48 gian ngói, ở giữa là một lầu chuông ba tầng có đồng hồ. Bên cạnh đó trong chợ còn xây một giếng nước đá, khi lấy nước thì dùng tay quay máy. Để nhắc lại sự kiện vua Thành Thái cho di dời chợ, người Huế xưa đã có câu ca dao:
Năm 1967, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho phá dỡ chợ và xây mới, tuy nhiên công trình đang xây dựng dang dở thì bị trúng bom trong Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968. Sau chợ được sửa chữa tạm cho tiểu thương buôn bán. Đến năm 1987, chợ Đông Ba được chính quyền tỉnh Bình Trị Thiên cho đại trùng tu. Công trình gồm nâng cấp lầu chuông, xây thêm bốn khu nhà hai tầng ở bốn góc chợ, năm dãy nhà kiốt với nhiều khu hàng mới khang trang, diện tích mặt bằng xây dựng là 15.600 m².
Hoạt động buôn bán
Chợ Đông Ba có đủ loại hàng hóa nông, lâm, thủy hải sản, chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ của Huế và các vùng phụ cận cũng như các mặt hàng thị trường tại Việt Nam. Trước năm 1975, chợ có 56 mặt hàng được bày bán, đến năm 1985 thì có thêm 8 mặt hàng mới như: hạt giống, sửa đồng hồ, củi bó, dép cao su, phụ tùng xe đạp, xay xát, sơn, gác lưới...
Từ khi thành lập, chợ Đông Ba đã có số lượng tiểu thương người Việt đông đảo. Các tiểu thương kinh doanh nhiều loại mặt hàng, bày bán ở các quầy trong chợ. Theo Ban Quản lý chợ, trước năm 1975 có 2.614 lô hàng chính có đăng ký kinh doanh, 300 lô hàng bạ (không đăng ký) và trên 400 lỗ chợ trời. Năm 1977, gần 400 lô chợ trời ở múi bắc cầu Trường Tiền được dời sang chợ Tây Lộc. Năm 1985, số hộ đăng ký kinh doanh là 3.122 hộ từ 54 phường xã trong tỉnh.
Tính đến năm 2020, toàn chợ có hơn 2.700 lô và hơn 1.800 hộ kinh doanh được phân bổ tại 6 khu vực trên diện tích 22.749 m². Chợ kinh doanh khoảng 60 ngành hàng, buôn bán các mặt hàng từ cao cấp đến bình dân, góp phần tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Mỗi ngày số lượng người đến chợ khoảng 7.000–10.000, gồm du khách và người mua bán.
Trong thơ ca
Do đã trở thành biểu tượng, gắn bó với người dân Huế hơn một thế kỷ nên chợ Đông Ba được nhắc đến trong nhiều tác phẩm thơ ca. Chợ được nhắc đến trong câu hát "Phiên Đông Ba buồn qua cửa chợ/Bến Văn Lâu thuyền vó đơm sầu" trong ca khúc "Tiếng Sông Hương" của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Nhạc phẩm "Mưa trên phố Huế" (Minh Kỳ – Tôn Nữ Thụy Khương) có câu "Chợ Đông Ba khi mình qua/Lá me bay bay là đà". Trong một bài hò mái nhì Huế có câu "Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá/Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình".
Xem thêm
Cầu Trường Tiền
Chú thích
Liên kết ngoài
Ban Quản lý Chợ Đông Ba
Đông Ba
Du lịch Huế | wiki |
Thái thượng Pháp hoàng (chữ Hán: 太上法皇; Kana: だじょうほうおうDajō Hō-ō) là một danh hiệu của Thái thượng Thiên hoàng sau khi vị Thái thượng Thiên hoàng đã xuất gia.
Tóm lược
Danh hiệu Thái thượng Thiên hoàng cũng như Thái thượng hoàng ở Trung Quốc và Việt Nam, dùng cho các Hoàng đế đã thoái vị vì nhiều lý do chính trị hoặc chủ quan. Thái thượng Thiên hoàng trong lịch sử Nhật Bản không ít người đã xuất gia (Nhật Bản gọi là "Nhập đạo"), cho nên mới hình thành danh xưng "Pháp hoàng" để phân biệt.
Thời Nara cùng thời Heian, Nhật Bản ưa chuộng Phật giáo, không ít các vị Thái thượng Thiên hoàng yêu mến Phật môn mà xuất gia, chuyên nghiên cứu Phật đạo. Vị Thái thượng Thiên hoàng đầu tiên từng xuất gia là Thiên hoàng Shōmu, nhưng khi ấy không có ghi nhận ông dùng danh xưng "Pháp hoàng", người đầu tiên tự xưng là Thiên hoàng Uda, nhưng sau đó không lâu lại dùng tiếp xưng hiệu Thái thượng Thiên hoàng.
Tuy rằng Pháp hoàng ở bản chất chính là Thượng hoàng, nhưng ở pháp luật trình tự thì người được xưng Pháp hoàng chưa chắc sẽ được làm lễ tấn tôn trở thành Thượng hoàng, nhưng Thượng hoàng vẫn có thể được gọi là Pháp hoàng một cách thoải mái. Ví dụ như Thân vương Morisada, ông được tôn gọi Hậu Cao Thương viện (後高倉院), lại cụng gọi là Trì Minh viện Pháp hoàng (持明院法皇). Cho nên, nhìn chung tôn hiệu Pháp hoàng, chỉ là một biệt xưng của Thái thượng Thiên hoàng, không phải trải qua sắc phong lễ như Thái thượng Thiên hoàng.
Trong thời kỳ Viện chính, địa vị của các Pháp hoàng rất cao, xưng gọi Trị thiên chi Quân (治天之君; ちてんのきみChiten no Kimi). Bọn họ tự tôn hiệu theo cách là 「(Mỗ viện) Thái thượng Pháp hoàng; 某院太上法皇」, trong đó "Mỗ viện" là tên hiệu viện của vị Pháp hoàng, ví dụ như Thiên hoàng Go-Toba tự xưng Hậu Điểu Vũ viện Thái thượng Pháp hoàng (后鸟羽院太上法皇). Tuy nhiên khi đã xưng "Mỗ viện" không, thì hầu hết đều lược bỏ 4 chữ "Thái thượng Pháp hoàng" cho bớt dài dòng.
Đại đa số Pháp hoàng không hỏi chính sự, chỉ dốc lòng nghiên cứu tu hành Phật học. Sau này có các Nhiếp chính quan cùng Mạc phủ, thì địa vị của các Viện chính của Pháp hoàng càng bị uy hiếp. Song, trong lịch sử không phải không có các Pháp hoàng lợi dụng mâu thuẫn của Mạc phủ mà trục lợi, như Thiên hoàng Go-Shirakawa trong Chiến tranh Genpei, ông tích cực dàn xếp giữa Nguyên thị cùng Bình gia, sau đó lại châm ngòi cho mâu thuẫn giữa Minamoto no Yoritomo cùng Minamoto no Yoshitsune.
Xem thêm
Thái thượng Thiên hoàng
Thái thượng hoàng
Hoàng gia Nhật Bản
Tham khảo
Thiện nhượng
Hoàng thất Nhật Bản
Thiên hoàng
Tước hiệu hoàng gia
Thái thượng Pháp hoàng | wiki |
Cá mũi voi Peters, tên khoa học Gnathonemus petersii, là một loài cá mũi voi trong chi Gnathonemus.
Mô tả
Cá mũi voi Peters có nguồn gốc từ các con sông của Tây Phi và Trung Phi, đặc biệt là lưu vực sông Niger, sông Ogun và thượng lưu sông Chari. Nó thích bùn, di chuyển chậm chạp trên các con sông bao gồm cả các nhánh sông ngập nước. Nó có một màu nâu sẫm đến màu đen, dẹp bề ngang (trung bình 23-25 cm), với vây lưng và vây hậu môn sau cùng độ dài. Vây đuôi hoặc đuôi của nó được chia hai. Nó có hai sọc thấp hơn vuông góc. Đặc điểm nổi bật nhất của nó, như tên của nó cho thấy, là một chiếc vòi lồi lên trên đầu. Đây thực sự không phải một chiếc mũi mà là một phần mở rộng của mũi, nó sử dụng chúng để tự vệ, thông tin liên lạc, định vị, và tìm kiếm sâu và côn trùng để ăn.
Cá mũi voi Peters có thị lực kém và sử dụng một điện trường yếu, mà nó tạo ra bởi các cơn co thắt cơ bắp, để tìm thức ăn, để di chuyển trong vùng nước tối hoặc đục, và để tìm một người bạn đời. Cá mũi voi Peters sống đến khoảng 6-10 năm, nhưng có những báo cáo khoa học cho thấy nó có thể sống lâu hơn.
Xem thêm
Danh sách các loài cá cảnh nước ngọt
Chú thích
Tham khảo
Larousse des poissons et aquariums, Larousse, 2009, 383 p..
Peter Cain and Sapna Malwal, Landmark use and development of navigation behaviour in the weakly electric fish Gnathonemus petersii (Mormyridae; Teleostei), Journal of Experimental Biology, 205, 3915-3923 (2002),
Günther Sterba: Süsswasserfische der Welt, Urania-Verlag, 1990, ISBN 3-332-00109-4
un Gnathonemus petersii en captivité
un banc de Gnathonemus petersii en captivité
Une équipe de recherche sur les rythmes des impulsions du poisson-éléphant.
Die elektrorezeptiven Foveae von Gnathonemus petersii: Rezeptorverteilung, Rezeptormorphologie und Futtersuchverhalten (Thèse de Michael Hollmann, Mars 2008, 156 pages, Université de Bonn), en Allemand)
Photo (BBC News)
Sci-toys.com instructions on making elephant nose electrical emissions audible.
Schlauer Fisch mit Taschenlampe im Schwanz in: Netzeitung vom 21. August 2007
Gnathonemus petersii oder der Elefantenrüsselfisch Zugriff: 31. Januar 2008
P
P
Động vật được mô tả năm 1862 | wiki |
SDK Máy bay MiG-15 và MiG-17 không người lái.
SDK Tiếng Nga "Самолет-дублер Кометы СДК".
Máy bay nghiên cứu thử nghiệm trong quá trình thiết kế tên lửa Kometa.
(Kometa là phiên âm tiếng nga từ "Sao chổi").
Chương trình nghiên cứu tên lửa hành trình của Liên Xô cũ bắt đầu trong chiến tranh thế giới. Trong thời gian này, nước Đức đưa ra nhiều phương án bom lượn và tên lửa chống chiến hạm, điều khiển qua vô tuyến và hướng theo sóng radio. Người Anh phát hiện ra mã điều khiển radio, nên chương trình này của Đức đình lại, cho đến khi họ chế ra thiết bị có tên "củ cải", lái bom lượn và tên lửa hướng theo sóng radio phản xạ từ tàu biển (radio horming). Người Đức không kịp sử dụng các phương án này. Năm 1944, người Anh gửi cho đồng minh là Liên Xô những phần còn lại của tên lửa hành trình V-1 bị bắn rơi. Liên Xô chế tạo theo mẫu đó tên lửa KH-10, rồi sau đó là KH-16 (hai động cơ). V-1, KH-10 và KH-16 có hệ thống dẫn dường rất đơn giản, động cơ phản lực xung pulse ramjet. Những hạn chế này làm cho các bản tên lửa trên chỉ dừng ở mức thử nghiệm. Liên Xô theo đuổi phát triển những tên lửa hành trình tin cậy hơn, chương trình có tên Sao Chổi, sản phẩm sau này được sản xuất hàng loạt là tên lửa chống chiến hạm KS-1 Kometa (Tiếng Nga là "КС-1 КОМЕТА". Tên lửa hành trình trước đây còn được gọi là tên lửa có cánh). Tên lửa Kometa có thể lái theo ba cách, một là hệ thống dẫn đường quán tính, hai là hệ thống lái từ xa, ba là tự hướng đến mục tiêu bằng tín hiệu radar. Việc xây dựng kỹ thuật phi công tự động lúc đó rất khó khăn. Người ta sử dụng máy bay có người lái thường tìm liếm những kỹ thuật lái tự động. Các mẫu thử nghiệm như thế có ở các đời máy bay phản lực đầu tiên dòng MIG là MIG-9,15,17. Các máy bay thử nghiệm này do phòng thiết kế Raduga phát triển, đây là một bộ phận của viện thiết kế máy bay Mikoyan-Gurevich.
(Việc tranh giành quyền lực sau khi Stalin mất ảnh hưởng khá lớn đến các tên lửa hành trình. Nguyên do là Chelomey, người theo đuổi phát triển theo hướng tên lửa Đức V-1, tác giả của Kh-10, Kh-14 và Kh-16 mất dần công việc và vị trí cùng với kết quả tiến trình này trong thời Stalin. Việc phát triển tên lửa có cánh được chuyển giao sang nhóm Mikoyan-Gurevich, sản phẩm là Kometa. Tuy nhiên, Khruschev khi Stalin mất đã gây nhiều náo động, một trong những việc như thế là chuyển tiến trình phát triển tên lửa có cánh trở lại tay "nạn nhân của Stalin" là Chelomey. Một lý do là người thân của Beria ở trong nhóm phát triển KS-1, tuy nhiên, Chelomey sau đó tự chứng minh năng lực thấp nhiều hơn là số phận hẩm hiu. Sau này Raduga tiếp tục cho ra đời nhiều tên lửa hành trình, trở thành nhà thiết kế lớn nhất Liên Xô và Nga mặt này).
Ban đầu, các máy bay MiG-9 được sử dụng thử nghiệm. Đến năm 1949, máy bay MIG-9L-FK (tiếng Nga МиГ-9Л ФК) được đóng với mục đích làm phòng thí nghiệm bay, hoàn thiện các phương pháp lái tự động. Máy bay hoàn thành ngày 14 tháng 5 năm 1949, hai chỗ ngồi, phi công và người vận hành thiết bị. Các chuyến bay thử nghiệm bắt đầu trong năm 1949, kéo dài 4 năm.
Các máy bay thử nghiệm SDK-5 dựa trên thiết kế cơ sở MIG-15bis-P, các máy bay SDK-7 dựa trên MIG-17-P. Có 4 mẫu SDK-5 được thử nghiệm, sau đó, mẫu SDK-5C được chọn làm mẫu chế tạo tên lửa hành trình KS-1. Ngày 4 tháng giêng 1952 phi công thử nghiệm nổi tiếng Amet- khan Sultan cất cánh lần đầu. SDK-5C còn được gọi là Kometa-3. các máy bay thử nghiệm SDK có trọng lượng 2453 đến 2550 kg, mang tải 385 kg, nhiên liệu 284l. Tốc độ cao nhất ở độ cao 3 km là 1060 km/h, tốc độ hạ cánh 270–290 km/h. Động cơ RD-500 lực đẩy 1500 kg. Sau 150 chuyến bay thử có người lái, tháng 5 năm 1952 chuyến bay tự động hoàn toàn được thực hiện. Ban đầu, tên lửa có cánh lắp dưới bụng máy bay ném bom TU-4. Đầu năm 1953, một trung đoàn trang bị 50 quả đầu tiên, đã có ý kiến sử dụng tên lửa tiến công tàu sân bay Mỹ ở Triều Tiên, nhưng vì lý do hạn chế xung đột, nên không thực hiện. Lúc đó, người Mỹ không có điều kiện chống lại tên lửa này.
"Viên đạn mang hình máy bay", tên đầu tiên dùng cho tên lửa hành trình có chiều dài 8,3 mét rộng 1,2 mét, sải cánh 4,72 mét. Cánh xiên lùi 57,5 độ lúc đó rất lớn (MIG-15 35 độ, MIG-17 45 độ). Trọng lượng lúc phóng 2760 kg, trọng lượng rỗng 1651 kg. Máy bay TU-4 mang hai đạn dưới cánh, trang bị hệ thống điều khiển RLS K-1. Hệ thống này là tổ hợp radar, dẫn đường, chỉ thị mục tiêu và điều khiển từ xa, radar làm việc ở bước sóng 3 cm. Ban đầu, radar tìm kiếm RLS xác định vị trí mục tiêu là tàu biển. Tên lửa xuất phát từ máy bay mẹ ở độ cao 3–4 km, tốc độ trên 360 km/h. Hệ thống dẫn đường quán tính điều khiển tên lửa xuất phát, động cơ tên lửa khởi động trước khi rời máy bay mẹ. Quỹ đạo tên lửa võng xuống, chui vào chùm tín hiệu từ máy bay mẹ phát bởi thiết bị K-1. Tổ hợp antena và thiết bị thu ở hai đầu mút cánh và ngã ba đuôi tên lửa xác định hướng, chuyển sang thời kỳ hành trình bằng điều khiển từ xa đến mục tiêu. K-1 giữ tên lửa trong đường bay, tên lửa truyền về thông tin độ cao do được bằng áp kế. Tốc độ 1060 km/h đến 1200 km/h, độ cao trung bình 400 mét. Giai đoạn 3 bắt đầu khi cách mục tiêu 10–20 km, radar K-2 trên đầu đạn bắt chùm chỉ thị mục tiêu từ K-1, chuyển sang chế độ tự hướng mục tiêu.
Thời kỳ hành trình khó điều khiển hai tên lửa cùng lúc, nhưng giai đoạn 3 dễ dàng tiến công song song, việc điều khiển hai tên lửa cùng xuất phát chắc chắn hơn khi góc tiến công giữa hai tên lửa nhỏ hơn 90 độ. Năm 1953, việc sản xuất hàng loạt máy bay ném bom đường dài phản lực TU-16 bắt đầu, mang hai bộ K-1, máy bay này điều khiển hai tên lửa tiến công cùng lúc thuận lợi hơn. Tháng 7-1957, tên lửa trang bị cho lực lượng không quân thuộc hạm đội Biển Đen, tháng 12 năm đó, cuộc tập trận bắn đạn thật đầu tiên của hạm đội này thực hiện. Biên chế đơn vị gồm 12 máy bay mang tên lửa, 1 máy bay tác chiến điện tử, 6 máy bay tiếp dầu trên không. Ở TU-16, tên lửa rời máy bay mẹ ở độ cao 5 km, tốc độ 420 km/h. Tầm tác chiến 3000 km-5000 km. Tầm bắn của đạn 80–90 km, sau này động cơ mới tăng lên 130 km.
KS-1 là kết quả quá trình nghiên cứu lâu dài, là tên lửa hành trình tin cậy đầu tiên được sản xuất hàng loạt. Nó chứng tỏ phương án Đức của Chelomey đẳng cấp quá thấp. Sau thành công KS-1, Khruschev nhét kinh phí chế tạo tên lửa hành trình vào tay Chelomey, dẫn đến bước đi thụt lùi KS-2, động cơ dùng chất oxy hóa dạng lỏng bay trong tầng không khí đặc. Tuy nhiên, những người bạn của Beria vẫn cho ra đời những tên lửa chống chiến hạm lừng danh Nga đến ngày nay.
Tham khảo:
http://en.wikipedia.org/wiki/MKB_Raduga
http://en.wikipedia.org/wiki/V-1
Nguồn tin và hình ảnh lấy từ Russian Airwar. Đề nghị ghi thêm điều này nếu sử dụng lại. Sử dụng lại miễn phí.
Tham khảo
MiG
Công ty sản xuất máy bay Liên Xô
Máy bay chiến đấu Liên Xô và Nga
Máy bay quân sự Liên Xô thập niên 1950 | wiki |
Diệt chủng Assyria (còn được gọi là Sayfo hoặc Seyfo, ("Sword")) hoặc ) đề cập đến việc giết hàng loạt người dân Assyria của Đế quốc Ottoman và những người ở Ba Tư (do quân đội Ottoman tiến hành) trong chiến tranh thế giới thứ nhất, kết hợp với các cuộc diệt chủng người Armenia và Hy Lạp.
Dân chúng Assyrian thượng Mesopotamia (vùng Tur Abdin, các tỉnh Hakkari, Van, và Siirt ngày nay đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và các khu vực Urmia tây bắc Iran) bị ép buộc di dời và bị tàn sát bởi các quân đội Ottoman Hồi giáo (Thổ Nhĩ Kỳ), cùng với các dân tộc khác có vũ trang và đồng minh Hồi giáo, bao gồm cả người Kurd, người Chechnya và Circassia, giữa năm 1914 và 1920, với các cuộc tấn công thêm vào thường dân bỏ chạy không vũ trang tiến hành bởi lực lượng dân quân Ả Rập địa phương.
Các vụ diệt chủng Assyria đã diễn ra trong bối cảnh tương tự như diệt chủng người Armenia và Hy Lạp. Do vụ diệt chủng Assyria đã diễn ra trong bối cảnh của cuộc diệt chủng Armenia được người ta biết nhiều hơn, ít các học giả xem vụ diệt chủng Assyria là một sự kiện riêng biệt, với ngoại lệ của các tác phẩm của David Gaunt và Hannibal Travis, những người đã phân loại các tội diệt chủng như một chiến dịch có hệ thống của chính phủ Turk trẻ. Các học giả khác, chẳng hạn như Hilmar Kaiser, Donald Bloxham và Taner Akçam đã ý kiến khác nhau liên quan đến các phạm vi tham gia của chính phủ và tính hệ thống của nạn diệt chủng, khẳng định một chính sách có hệ thống ít hơn và điều trị khác biệt với Armenia.
Chú thích
Lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ
Đế quốc Ottoman
Vụ diệt chủng
Thế chiến thứ nhất | wiki |
"Where Have You Been" là một bài hát của nghệ sĩ thu âm người Barbados Rihanna nằm trong album phòng thu thứ sáu của cô, Talk That Talk (2011). Nó được phát hành như là đĩa đơn thứ năm trích từ album ở Hoa Kỳ và thứ ba trên toàn cầu vào ngày 8 tháng 5 năm 2012 bởi Def Jam Recordings và SRP Music Group. Bài hát được đồng viết lời bởi Ester Dean, cộng tác viên quen thuộc xuyên suốt sự nghiệp của nữ ca sĩ, với những nhà sản xuất nó Dr. Luke, Cirkut và Calvin Harris, bên cạnh sự tham gia đồng sản xuất của Kuk Harrell cũng như tham chiếu phần lời từ bài hát năm 1959 của Geoff Mack "I've Been Everywhere", được sáng tác bởi chính ông. "Where Have You Been" là một bản dance-pop, techno và electro house chịu nhiều ảnh hưởng từ nhiều thể loại âm nhạc khác nhau như R&B, hip hop, house và trance mang nội dung đề cập đến mong muốn và ước nguyện của một người phụ nữ trong việc tìm kiếm một người đàn ông có thể thỏa mãn và khiến cô hài lòng ở mọi phương diện trong tình yêu.
Sau khi phát hành, "Where Have You Been" nhận được những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ liên tưởng đến đĩa đơn đầu tiên từ Talk That Talk là "We Found Love" vốn cũng được sản xuất bởi Harris và đĩa đơn năm 2007 của Rihanna "Don't Stop the Music". Ngoài ra, bài hát còn gặt hái nhiều giải thưởng và đề cử tại những lễ trao giải lớn, bao gồm một đề cử giải Grammy cho Trình diễn đơn ca pop xuất sắc nhất tại lễ trao giải thường niên lần thứ 55. Nó cũng tiếp nhận những thành công lớn về mặt thương mại với việc lọt vào top 10 ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm những thị trường lớn như Úc, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Hungary, Ireland, New Zealand, Na Uy và Vương quốc Anh. Tại Hoa Kỳ, "Where Have You Been" đạt vị trí thứ năm trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, trở thành đĩa đơn thứ 22 của Rihanna vươn đến top 10 tại đây. Tính đến nay, nó đã bán được hơn 6 triệu bản trên toàn cầu, trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại.
Video ca nhạc cho "Where Have You Been" được đạo diễn bởi Dave Meyers, trong đó bao gồm những cảnh Rihanna xuất hiện dưới nhiều bộ trang phục và địa điểm khác nhau nhằm tìm kiếm người đàn ông lý tưởng cho bản thân, tương tự như nội dung lời bài hát. Nó đã phá vỡ kỷ lục lúc bấy giờ về lượng người xem trong ngày đầu phát hành trên Vevo với 4.93 triệu lượt, đồng thời nhận được một đề cử tại giải thưởng âm nhạc NRJ năm 2013 cho Video của năm và hai đề cử tại giải Video âm nhạc của MTV năm 2012 cho Video có vũ đạo xuất sắc nhất và Kĩ xảo xuất sắc nhất. Để quảng bá bài hát, nữ ca sĩ đã trình diễn "Where Have You Been" trên nhiều chương trình truyền hình và lễ trao giải lớn, bao gồm American Idol, Saturday Night Live và Lễ hội âm nhạc và nghệ thuật Thung lũng Coachella năm 2012, cũng như trong nhiều chuyến lưu diễn của cô. Kể từ khi phát hành, nó đã được hát lại và sử dụng làm nhạc mẫu bởi nhiều nghệ sĩ, như Samantha Jade, Stooshe và Cimorelli.
Danh sách bài hát
Tải kĩ thuật số
"Where Have You Been" — 4:03
Tải kĩ thuật số – The Calvin Harris phối mở rộng
"Where Have You Been" (The Calvin Harris phối mở rộng) — 6:01
Đĩa CD tại châu Âu
"Where Have You Been" (bản album) — 4:02
"Where Have You Been" (Hector Fonseca radio chỉnh sửa) — 3:57
EP phối lại ở Hoa Kỳ
"Where Have You Been" (Hardwell Club phối) — 6:34
"Where Have You Been" (Hardwell không lời) — 6:34
"Where Have You Been" (Papercha$er phối lại) — 6:35
"Where Have You Been" (Papercha$er không lời) — 6:34
"Where Have You Been" (Hector Fonseca radio chỉnh sửa) — 3:56
"Where Have You Been" (Hector Fonseca phối lại) — 8:00
"Where Have You Been" (Hector Fonseca Dub) — 6:38
"Where Have You Been" (Vice Club phối) — 5:35
"Where Have You Been" (Vice không lời) — 5:36
Thành phần thực hiện
Thành phần thực hiện được trích từ ghi chú của Talk That Talk, Def Jam Recordings, SRP Records.
Thu âm
Thu âm tại Eightysevenfourteen Studios, Los Angeles, California; Eyeknowasecret Studio, Brentwood, California.
Thành phần
Giọng hát – Rihanna
Viết lời – Ester Dean, Lukasz Gottwald, Calvin Harris, Henry Walter, Geoff Mack
Sản xuất, nhạc cụ, lập trình – Dr. Luke, Cirkut, Calvin Harris
Kỹ sư và thu âm giọng hát – Kuk Harrell, Marcos Tovar
Hỗ trợ thu âm giọng hát – Jennifer Rosales
Kỹ sư – Aubry "Big Juice" Delaine, Clint Gibbs
Phối khí – Serban Ghenea
Xếp hạng
Xếp hạng tuần
Xếp hạng cuối năm
Chứng nhận
!scope="col" colspan="3"|Streaming
|-
Lịch sử phát hành
Xem thêm
Danh sách đĩa đơn bán chạy nhất thế giới
Billboard Hot 100 cuối năm 2012
Tham khảo
Liên kết ngoài
Đĩa đơn năm 2012
Bài hát năm 2011
Bài hát của Rihanna
Bài hát nhạc dance-pop
Đĩa đơn quán quân Billboard Dance/Mix Show Airplay
Đĩa đơn quán quân Billboard Hot Dance Club Songs
Video âm nhạc do Dave Meyers đạo diễn
Bài hát sản xuất bởi Kuk Harrell
Bài hát về tình dục
Đĩa đơn của Def Jam Recordings | wiki |
Đoàn Hưng Trí (段興智, ?-1260) là vị đại hoàng đế cuối cùng của nước Đại Lý, tại vị từ năm 1251-1254. Ông là con của Đoàn Tường Hưng.
Năm 1253, quân Mông Cổ công phá thành Đại Lý, tể tướng Cao Thái Tường bị giết, Đoàn Hưng Trí dẫn quân lui về Thiện Xiển (nay là Côn Minh). Năm sau, Hốt Tất Liệt sai Ngột Lương Hợp Thai tấn công Thiện Xiển, Đoàn Hưng Trí bị bắt tại Côn Trạch (nay là huyện Nghi Lương). Nước Đại Lý diệt vong.
Năm 1255, Đoàn Hưng Trí được đưa vào yết kiến Hốt Tất Liệt ở Đại Đô. Ông lấy bản đồ nước Đại Lý dâng nộp Hốt Tất Liệt. Năm 1257, Hốt Tất Liệt phong ông là "Đại Lý tổng quản" (大理總管), cho phép ông trở về Đại Lý. Họ Đoàn được thế tập trấn thủ Vân Nam đến khi nhà Nguyên mất.
Năm 1258, Đoàn Hưng Trí theo phò các Ngột Lương Hợp Thai và tham gia các trận đánh Đại Việt.
Năm 1260, ông đi về phía bắc với em trai Đoàn Thật (Đoàn Tín Tư Nhật) để tiếp kiến Hốt Tất Liệt, nhưng đã chết trên đường đi.
Tham khảo
Sơ khai nhân vật Trung Quốc
Vua Đại Lý | wiki |
Việc Tối Ưu Quảng Cáo Ads là việc mà bất kỳ những người làm Quảng Cáo chúng ta ai cũng phải làm, thậm trí là còn làm rất tỉ mỉ và đòi hỏi chúng ta mất nhiều thời gian và công sức. Nếu việc Tối Ưu Quảng Cáo Ads của chúng ta được tăng cường sẽ giúp cho Quảng Cáo Ads hiệu quả hơn, chi phí Ads cũng rẻ hơn và quan trọng là khả năng ra Đơn cũng cao hơn. Một chút Chia Sẻ của mình mong rằng phần nào giúp ích cho Ai Đó đang cần.
Đầu tiên thì chúng ta chắc hẳn ai cũng biết rằng Facebook có cơ sở dữ liệu người dùng rất chính xác và rộng lớn và tất cả đều nằm trong Insights mà Facebook cung cấp cho những người làm Quảng Cáo như chúng ta. Nếu chúng ta chưa bao giờ dùng qua Audience Insights trước đây thì giờ là lúc cần đến chúng vì thông tin Audience Insights cung cấp có thể giúp bạn dễ dàng Target đến khách hàng tiềm năng mới dựa trên những thông tin như đặc điểm, sở thích của những người đã thích Fanpage của bạn.
Việc làm nội dung cũng cực kỳ quan trọng và không thể không làm thành quy chuẩn. Tất cả nội dung bài Post trên Fanpage cần thống nhất với nội dung trên trang đích bởi chúng ta sẽ có điểm phù hợp ( Mức độ phù hợp của quảng cáo ) cao hơn, điều này mình thấy giá Ads/ tương tác cũng sẽ giảm. Càng ngày càng có nhiều đơn vị, công ty bán hàng trên Facebook Fanpage đồng nghĩa với việc các Quảng Cáo cũng tăng lên, cạnh tranh và giá Facebook Ads cũng vì đó mà trở lên đắt đỏ hơn do đó điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu nội dung trên Facebook Fanpage và nội dung trên trang đích có sự thống nhất chặt chẽ sẽ làm tăng được tỉ lệ Conversion Rate. Tâm lý là khi người dùng Click vào một mẫu quảng cáo Ads bất kì thì cái họ mong muốn được xem cũng phải tương tự những gì đã được hứa hẹn trong Content của chúng ta, thế nên nếu những người làm Quảng Cáo chúng ta làm được điều này thì dĩ nhiên độ Trust của Thương Hiệu và Fanpage cũng tăng theo và sẽ có nhiều khách hàng trở thành khách hàng tiềm năng của chúng ta hơn !!!
Đối với việc Test Ads thì thay vì việc tạo ra nhiều mẫu quảng cáo khác nhau và chạy Test, chúng ta còn có thể tạo ra nhiều điểm thay đổi của bất kì mẫu quảng cáo nào đang chạy hiệu quả nhất hiện tại, và thay đổi từng yếu tố một để tìm ra sự kết hợp hoàn hảo nhất cho chiến dịch Ads của mình. Ngoài ra, chúng ta có thể kết hợp các bài Test khác nhau để có sự so sánh. Ví dụ, lấy một tiêu đề hiệu quả kết hợp với các mô tả khác nhau để tìm ra mô tả nào hiệu quả nhất. Sau đó lấy mô tả hiệu quả đó kết hợp với các tiêu đề đã được Test trước đây xem cặp nào sinh lại hiệu quả nhất cho chiến dịch của bạn.
Vị trí hiển thị Quảng Cáo Ads cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của Ads và giá Ads :
Thay vì chỉ chọn hiển thị quảng cáo ở cột bên phải hoặc trên News Feed thì chúng ta có thể chạy Test ở nhiều vị trí hiển thị quảng cáo khác nhau. Ví dụ tạo ra ba chiến dịch hoặc 3 Ad Set: một cho những mẫu quảng cáo hiện ở cột bên phải News Feed, một cho những mẫu quảng cáo hiện ở News Feed trên PC, và một cho những mẩu quảng cáo hiện ở News Feed trên thiết bị di động. Thiết lập như vậy cho phép chúng ta dễ dàng theo dõi được ngân sách hơn là gom mọi quảng cáo vào trong một chiến dịch hoặc trong cùng một Ad Set. Nhiều người cho rằng quảng cáo nằm ở Newsfeed Desktop sẽ nhận được CTR cao nhất. Nhiều người lại khẳng định chi phí dành cho một lượt click tại cột phải có giá tốt nhất. Và một số người lại cho rằng chọn vị trí hiển thị quảng cáo trên thiết bị di động quảng cáo chạy ổn định và có CPM tối ưu nhất.
Lưu ý : Facebook là một cỗ máy và có những thuật toán để tối ưu hoá và đẩy mạnh những quảng cáo hiển thị tốt nhất và đưa ra giá thấp nhất, chúng ta có thể dễ dàng thấy điều này khi tạo một chiến dịch với nhiều hình ảnh và nội dung khác nhau. Để có vị trí cho Quảng Cáo Ads được phù hợp và nâng cao hiệu quả của chiến dịch thì theo cá nhân mình thấy trước khi chọn được một vị trí hiển thị Quảng Cáo phù hợp nhất với Ads của chúng ta thì nên nghiên cứu qua về đối tượng khách hàng tiềm năng của Ads đó. Ví dụ :
Cá nhân mình thấy thì lý do lớn nhất ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả quảng cáo đó là nội dung. Hãy đưa ra một nội dung tốt nhất, hãy đăng thử một Content mà chúng ta viết ra lên Timeline Facebook cá nhân của mình và hỏi các Bạn Bè của mình, có thể họ không phải là Dân Content Marketing hoặc là họ là Dân Content Marketing thì những ý kiến góp ý của họ vẫn là điều tuyệt vời nhất bởi vì họ cũng có thể đóng vài trò là một Người Dùng được tiếp cận với Content Marketing của bạn. Sau đó tiến hành các phép thử, các bước tối ưu. Tối ưu hoá hình ảnh, cân đối Text không quá 20% và tạo ra đột phá bằng nội dung hấp dẫn, tính tò mò, đánh vào tâm lý người tiêu dùng và nên nhớ là Content Marketing nên có những lời Kêu Gọi Hành Động ( Call To Action ) và các bạn đừng nghĩ là dùng những hình ảnh Kích Động không mấy Thân Thiện để tôi ưu chi phi nhé vì những hình ảnh đó sẽ phần nào đọng lại Ấn Tượng đối với người dùng tiếp cận Ads của bạn, sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng cộng đồng Fanpage lâu dài của bạn sau này. Việc Ads của chúng ta hiển thị quảng cáo ở cột phải cũng không hẳn sẽ là lựa chọn cuối cùng cho các nhà quảng cáo. Để tối ưu hoá cột phải hình ảnh là vấn đề quan trọng nhất, tiếp đến là giật Title và cuối cùng đó là nội dung truyền tải. Việc thủ hiên thị vị trí quảng cáo cũng cự kỳ quan trọng vì nếu kích thước hình ảnh sai, nó hoàn toàn hiển thị đúng ở máy tính để bàn và thiết bị di động, tuy nhiên cột phải thì không hẳn. Đó là lý do vô hình chung đẩy chi phí quảng cáo của các bạn lên trên mức bình thường.
Và cuối cùng là việc tập trung nhắm vào đối tượng dựa theo vị trí địa lí vì Facebook cho phép chúng ta lựa chọn khu vực địa lí để hiển thị quảng cáo, cách này đặc biệt giúp bạn tiết kiệm ngân sách vì chi phí mỗi cú click có thể dao động trong biên độ từ rất nhỏ cho tới rất lớn. Nên tách các đối tượng địa lí ngay từ đầu bởi nó giúp bạn dễ dàng điều chỉnh giá Bid sau này, nơi nào thấy cần thì đừng ngại đặt Bid cao lên hoặc loại bỏ hoàn toàn nhóm đối tượng đó ra khỏi chiến dịch.
Trong Quảng Cáo Facebook Ads điều quan trọng nhất vẫn là Tư Duy và sự Sáng Tạo Quảng Cáo của chúng ta, cập nhật và tối ưu liên tục, liên tục.
Chúc Các Bạn Thành Công !!!
Tham gia ngay | vanhoc |
Valens (Latin: Augustus Valens Flavius Julius; 328-9 tháng 8 năm 378) là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 364-378. Ông đã được trao cho nửa phía đông của đế quốc bởi Valentinianus I, anh trai của ông sau khi ông ta lên ngôi. Valens, đôi khi được gọi là Người La mã đích thực cuối cùng, đã bị đánh bại và bị giết chết trong trận Adrianople, đánh dấu sự bắt đầu sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã.
Cuộc đời
Lên ngôi hoàng đế
Valens và anh trai của ông Valentinianus đã được cả hai sinh ra ở Cibalae (ngày nay là Croatia) trong một gia đình gốc Illyria vào năm 328 và 321 tương ứng. Trong khi Valentinianus đã có được một sự nghiệp quân sự thành công trước khi ông được tôn làm hoàng đế, Valens dường như đã không được như vậy. Ông đã dành phần lớn thời trai trẻ của mình ở trên đất đai của gia đình và chỉ gia nhập quân đội trong khoảng năm 360, tham gia với anh trai của ông trong chiến dịch Ba Tư của Hoàng đế Julianus.
Trong tháng 2 năm 364, Hoàng đế đương vị Jovianus, trong khi tiến nhanh tới Constantinopolis để bảo đảm ngai vàng của mình, đã qua đời đột ngột trong khi dừng lại ở Dadastana, 100 dặm về phía đông của Ankara. Trong số các quan chức của Jovianus có Valentinianus, lúc đó giữ chức tribunus scutariorum. Ông được tuyên bố là Augustus vào ngày 26 tháng hai, năm 364. Valentinianus cảm thấy rằng ông cần sự giúp đỡ để cai trị một đế chế rộng lớn và có nhiều vấn đề, và vào ngày 28 tháng 3 cùng năm, ông phong cho Valens, em trai của mình như là đồng hoàng đế trong cung điện Hebdomon. Hai Augusti đã du hành cùng với nhau qua Adrianople và Naissus để tới Sirmium, nơi đó họ tiến hành phân giữa họ, và Valentinianus tiến về phía Tây.
Valens nhận nửa phía đông của bán đảo Balkan, Hy Lạp, Ai Cập, Syria và Tiểu Á, xa về phía đông là Ba Tư. Valens sau đó đã trở lại thủ đô của ông, Constantinopolis vào tháng 12 năm 364.
Cuộc nổi loạn của Procopius
Valens thừa kế phần phía đông của một đế chế đã gần đây đã rút bỏ hầu hết các vùng đất của mình ở vùng Lưỡng Hà và Armenia vì một hiệp ước mà người tiền nhiệm của ông Jovianus đã ký kết với Shapur II của đế quốc Sassanid. Ưu tiên đầu tiên của Valens sau mùa đông năm 364 là tiến về phía đông với hy vọng chống đỡ tình hình. Đến mùa thu năm 365 ông đã tiến đến Cappadocian Caesarea khi ông biết được rằng một người kẻ cướp ngôi đã tuyên bố là vua tại Constantinopolis. Khi qua đời, Julianus đã để lại phía sau một người họ hàng còn sót lại, một người anh em họ ngoại tên là Procopius. Procopius đã được giao một bộ phận phía bắc của quân đội Julianus trong cuộc viễn chinh Ba Tư và đã không có mặt tại cuộc bầu chọn hoàng khi kế vị Julianus. Mặc dù Jovianus đã hòa giải nhằm xoa dịu người thừa kế tiềm năng này, Procopius ngày càng bị nghi ngờ trong năm đầu tiên của triều đại Valens.
Sau khi thoát khỏi bị bắt trong gang tấc, ông đã ẩn náu và tái xuất tại Constantinople, nơi ông đã có thể thuyết phục hai đơn vị quân đội hành quân qua kinh đô, tuyên bố ông là hoàng đế vào ngày 28 tháng 9 năm 365.
Chú thích
Tham khảo
Lenski, Noel, "Valens (364–378 A.D)", De Imperatoribus Romanis
Liên kết ngoài
Laws of Valens
This list of Roman laws of the fourth century shows laws passed by Valens relating to Christianity.s]
Sinh năm 328
Mất năm 378
Triều đại Valentinianus
Hoàng đế La Mã tử trận
Người Illyria
Hoàng đế La Mã
Chấp chính quan của Đế quốc La Mã | wiki |
Nhà thờ Thánh Stephen (Tiếng Anh: St. Stephen's Basilica, Budapest, Hungary) là một nhà thờ cổ thuộc Giáo Hội Công Giáo Rô-ma, tọa lạc tại thành phố Budapest, Hungary. Nhà thờ đặt theo tên của vị vua Stephen I (975–1038), người có công lớn trong việc thống nhất Hungary theo Ki-tô Giáo và sau đó ông được phong thánh bởi Giáo Hội Công Giáo Rô-ma. Ngày nay, đây là công trình nhà thờ lớn thứ ba ở Hungary ngày nay.
Sự hình thành
Nhà thờ Thánh Stephen trước đây là một nhà hát vào thế kỷ 18. Nhà hát này, được gọi là Hetz-Theater, từng là nơi tổ chức các trận đấu với động vật. Một nhà quý tộc là Janos Zitterbarth đã tài trợ cho việc xây dựng một nhà thờ tạm thời.
Năm 1800, giáo xứ Lipótváros được thành lập. Họ bắt đầu tổ chức gây quỹ để xây dựng một nhà thờ có kiến trúc vững chắc và lớn hơn nhà thờ tạm. Tuy nhiên, việc gây quỹ kéo dài khá lâu cho đến khi ngân quỹ được đảm bảo để khởi công xây dựng vào năm 1860.
Năm 1905, Nhà thờ được hoàn thành. Các công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Miklós Ybl và được giám sát hoàn thành bởi József Kauser. Sự chậm trễ là do sự sụp đổ của một mái vòm vào năm 1868, đòi hỏi phải phá bỏ hoàn toàn một số cấu trúc đã được xây dựng cho đến thời điểm đó và được xây lại từ những nền móng và cấu trúc cũ.
Nhà thờ Thánh Stephen đóng một vai trò rất tích cực trong nền âm nhạc Budapest, kể từ khi được cung hiến (khánh thành)vào năm 1905. Những người chơi organ chính của nhà thờ luôn là những nhạc sĩ có trình độ rất cao. Trong thế kỷ trước, vương cung thánh đường đã tổ chức các buổi ca nhạc hợp xướng, nhạc cổ điển, cũng như các buổi biểu diễn âm nhạc đương đại.
Tham khảo | wiki |
Maria Jarema (sinh ngày 24 tháng 11 năm 1908 - mất ngày 1 tháng 11 năm 1958) là một họa sĩ, nhà điêu khắc, họa sĩ vẽ phối cảnh và diễn viên người Ba Lan.
Cuộc đời và sự nghiệp
Maria Jarema sinh ngày 24 tháng 11 năm 1908 tại Staryi Sambir (tiếng Ba Lan: Stary Sambor) thuộc Vương quốc Galicia và Lodomeria. Trong các năm 1929–1935, bà học điêu khắc tại Học viện Mỹ thuật Jan Matejko ở Kraków, làm học trò của Xawery Dunikowski. Năm 1930, bà đồng sáng lập Nhóm Kraków tiên phong, cấp tiến cánh tả.
Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Maria Jarema chủ yếu làm nghề điêu khắc nhưng sau chiến tranh, bà tập trung vào hội họa. Tác phẩm của bà chủ yếu là tranh trừu tượng. Năm 1951, Maria Jarema tạo ra kỹ thuật in mô-nô-tip. Bà đã vẽ nhiều bức tranh nổi tiếng bằng kỹ thuật in này, đôi khi kết hợp với vẽ bằng sơn dầu và màu keo, bao gồm Penetracje (Penetrations) và Rytmy (Rhythms). Các tác phẩm tranh của bà toát ra sự mê hoặc lớn đối với hình dạng con người, vị trí của con người trong không gian tranh và chuyển động trong tranh. Một đặc điểm nổi bật khác trong các tác phẩm tranh của bà là sự cân bằng giữa hình ảnh tượng trưng và dấu hiệu trừu tượng. Maria Jarema cùng Józef Jarema, Henryk Gotlib và Zbigniew Pronaszko là những người sáng lập sân khấu thực nghiệm Cricot (1933–1938). Bà cũng cộng tác nghệ thuật với sân khấu thực nghiệm Cricot 2 của Tadeusz Kantor và nhà hát múa rối của Adam Polewka. Các tác phẩm tranh của bà được triển lãm tại một số bảo tàng ở Ba Lan bao gồm cả Phòng triển lãm Nghệ thuật Quốc gia Zachęta.
Năm 2018, bức tranh Formy (Forms) của Maria Jarema đã được bán trong một cuộc đấu giá với giá hơn 1 triệu zloty (khoảng 270.000 đô la), trở thành bức tranh đắt giá nhất của một nữ họa sĩ được bán ở Ba Lan lúc bấy giờ.
Đời tư
Maria Jarema là em gái của họa sĩ Józef Jarema và diễn viên Władysław Jarema - người sáng lập Nhà hát Groteska ở Kraków. Bà kết hôn với tiểu thuyết gia kiêm nhà văn viết truyện ngắn Kornel Filipowicz.
Tham khảo
Sinh năm 1908
Mất năm 1958
Họa sĩ Ba Lan thế kỷ 20
Họa sĩ thế kỷ 20 | wiki |
The Walking Dead (mùa 1) (tạm dịch: Xác sống mùa 1) là phần đầu tiên của series phim về đại dịch xác sống The Walking Dead, được lên sóng lần đầu tiên vào ngày 31 tháng 10 năm 2010 trên kênh truyền hình cáp AMC. Tập cuối cùng của mùa 1 được phát sóng vào ngày 5 tháng 12 năm 2010. Bộ phim được dựa trên tác phẩm truyện tranh cùng tên của Robert Kirkman, Tony Moore và Charlie Adlard, được phát triển bởi Frank Darabont - người đã viết kịch bản và đồng biên kịch cho bốn trên sáu tập phim, đồng thời là đạo diễn cho tập phim mở đầu - "Days Gone Bye".
Tóm lược nội dung
Tập 1: Days Gone Bye
Tỉnh dậy tại bệnh viện sau cơn hôn mê, sĩ quan cảnh sát Rick Grimes nhận thấy thế giới xung quanh anh đã hoàn toàn thay đổi. Một dịch bệnh càn quét khắp địa cầu, khiến những người đã chết sống lại và trở thành những kẻ khát máu. Sau khi gặp một người sống sót khác và được nghe kể rằng có một trung tâm tị nạn tại thành phố Atlanta, Rick lên đường tới đó với hy vọng tìm được vợ con mình.
Tập 2: Guts
Rick bất ngờ nhận được sự giúp đỡ khi anh đang mắc kẹt bên trong một chiếc xe tăng bị bao vây bởi hàng loạt xác sống. Người cứu mạng Rick đưa anh đến gặp các thành viên khác của nhóm anh ta đang trú ẩn trong một tòa nhà gần đó. Tuy nhiên, những người này tỏ vẻ không mấy thân thiện với Rick vì những tiếng súng của anh trước đó đã thu hút xác sống từ khắp nơi đổ tới. Rick buộc phải cùng họ tìm ra cách để thoát khỏi Atlanta.
Tập 3: Tell It To The Frogs
Bất chấp sự khuyên can của mọi người, Rick cùng một vài thành viên trong nhóm quyết định quay lại Atlanta để lấy lại túi súng đã đánh rơi, đồng thời hy vọng sẽ cứu được người đã bị nhóm anh bỏ lại. Lori và Shane bị shock trước sự trở lại của người mà họ tưởng rằng đã chết.
Tập 4: Vatos
Nhóm của Rick gặp phải một số vấn đề không lường trước khi quay trở lại Atlanta.
Tập 5: Wildfire
Sau khi khu trại của cả nhóm bị xác sống tấn công, Rick cùng những người sống sót sau thảm kịch này quyết định rời khỏi & lên đường tới trung tâm CDC tại Atlanta, nơi mà họ hy vọng có thể tìm thấy cách cứu chữa căn bệnh quái ác.
Tập 6: TS-19
Một vị tiến sĩ lạ mặt cho phép nhóm của Rick được vào bên trong tòa nhà CDC. Nhưng mọi thứ không hề ổn như họ nghĩ.
Thông tin cơ bản
Dưới đây là những thông tin cơ bản của các tập phim Xác Sống mùa 1.
Dàn diễn viên
Diễn viên chính
Andrew Lincoln vai Rick Grimes
Jon Bernthal vai Shane Walsh
Sarah Wayne Callies vai Lori Grimes
Laurie Holden vai Andrea
Jeffrey DeMunn vai Dale Horvath
Steven Yeun vai Glenn Rhee
Chandler Riggs vai Carl Grimes
Diễn viên định kỳ
Lennie James vai Morgan Jones
Emma Bell vai Amy
Michael Rooker vai Merle Dixon
Andrew Rothenberg vai Jim
Juan Gabriel Pareja vai Morales
Norman Reedus vai Daryl Dixon
Noel Gugliemi vai Felipe
Noah Emmerich vai Edwin Jenner
Các diễn viên khác
Jim R. Coleman vai Lambert Kendal
Linds Edwards vai Leon Basset
Keisha Tillis vai Jenny Jones
Adrian Kali Turner vai Duane Jones
IronE Singleton vai T-Dog
Jeryl Prescott Sales vai Jacqui
Adam Minarovich vai Ed Peletier
Melissa McBride vai Carol Peletier
Madison Lintz vai Sophia Peletier
Maddie Lomax vai Eliza Morales
Neil Brown Jr. vai Guillermo
Gina Morelli vai Abuela
Anthony Guajardo vai Miguel
James Gonzaba vai Jorge
Viviana Chavez-Vega vai Miranda Morales
Noah Lomax vai Louis Morales
Đánh giá
Phần đầu tiên của The Walking Dead nhận được phản hồi tích cực với điểm trên trang Metacritic là 82 trên 100. Với trang Rotten Tomatoes, mùa đầu tiên có 89% trong tổng số 24 bài phê bình mang tính tích cực (điểm trung bình các tập là 87%). Nhận xét tóm lược của trang này cho rằng: "Với những khoảnh khắc đẫm máu, sự cộng hưởng của cảm xúc và mạch truyện dồn dập, The Walking Dead là một hướng đi mới đầy thông minh cho thể loại phim về xác sống vốn đã có quá nhiều tác phẩm đi trước". Sau khi xem xong tập cuối Phần 1, James Poniewozik từ tạp chí Time nhận xét đầy tích cực rằng: "Sự dồn dập và táo bạo của bộ phim khiến nó trở nên thật đặc biệt".
Bên cạnh đó, cũng có một vài ý kiến trung lập, trong đó có quan điểm của Sean McKenna từ trang TV Fanatic rằng mùa đầu của bộ phim "có cả những điểm hay và dở". Anh cho rằng trong phần tiếp theo, The Walking Dead nên tập trung vào một cốt truyện cụ thể rõ ràng hơn và củng cố việc phát triển nhân vật.
Bên lề
Vào thời điểm được lên sóng, Phần 1 của phim đã trở thành series phim truyền hình được xem nhiều nhất trong lịch sử truyền hình cáp cho một season thử nghiệm.
Tập cuối cùng của Phần 1, "TS-19" nắm giữ lượt xem cao nhất trong season với 6 triệu lượng người xem và rating xấp xỉ 4.1.
Đây là phần phim ngắn nhất của The Walking Dead với chỉ 6 tập phim.
Trong số 20 nhân vật được biết tên xuất hiện ở trại, chỉ có 11 người là đến từ bộ truyện tranh cùng tên với phim (Rick, Lori, Carl, Shane, Carol, Sophia, Jim, Dale, Andrea, Amy và Glenn).
Tham khảo
Liên kết ngoài
Mùa 1
Mùa truyền hình Mỹ năm 2010
Chương trình truyền hình lấy bối cảnh ở Atlanta | wiki |
Hoằng Hà là một xã thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Xã Hoằng Hà có diện tích 4,22 km², dân số năm 1999 là 4252 người, mật độ dân số đạt 1008 người/km². Theo điều tra dân số ngày 1/4/2009 người dân có mặt ở xã Hoằng Hà là 4.245 người với tổng số hộ, tăng gấp hơn hai lần so với năm 1945.
Chú thích
Khái quát tình hình, địa lý – dân số - kinh tế - văn hóa, xã hội xã Hoằng Hà.
Đặc điểm địa lý: Xã Hoằng Hà thuộc vùng đồng bằng, nằm về phía đông bắc của Huyên Hoằng Hóa, cách trung tâm Huyện lỵ khoảng 6 km, cách của sông lạch trường khoảng 8 km trải dài theo hữu ngạn sông lạch trường và tả ngạn sông cung. Phía tây giáp xã Hoằng Đạt, phía nam giáp sông Đằng (bên kia sông là xã Hoằng Đạo), phía đông giáp sông lạch trường (bên kia sông là xã Hoằng yến), phía bắc giáp xã xuân lộc Huyện hậu lộc qua khúc sông lạch trường, xã Hoằng Hà không có núi chỉ có sông lạch trường và sông cung bao quanh phía bắc và phía đông. Với tổng diện tích tự nhiên là 409,5 ha, trong đó có 274ha đất nông nghiệp.
Đặc điểm dân số: Theo điêu tra dân số ngày 1/4/2009 người dân có mặt ở xã Hoằng Hà là 4.245 người với tổng số hộ, tăng gấp hơn hai lần so với năm 1945. Riêng ngọc đỉnh trước kia chưa đến 500 người mà nay đã có 327 hộ với 1.456 người chiến 1/3 dân số cả xã, tăng gấp 3 lần so với dân số ngọc đỉnh trước năm 1945.
Đặc điểm kinh tế: Bất cứ ở đâu khi nói đến nghề mộc Đạt tài thì ai cũng biết. Từ một tốp thợ ngoài Bắc vào truyền nghề cho, rồi về sau trò lại giỏi hơn thầy, tiếng thơm ngày một lan xã, thợ mộc Đạt tài – Hoằng Hà, không chỉ giỏi làm nhà, làm đình, chùa, nghè, miếu, làm nhà thánh, làm cung điện, không chỉ trong tỉnh, ngoài tỉnh và đến cả kinh đô.
Khi tổng đốc Thanh Hóa vương duy trinh, đi công cán qua đây cũng để lại đôi câu đối đề ở văn chỉ làng Đạt tài như sau.
Thiên tích thông minh Hoằng Hóa dục
Thánh phù công dụng đạt tài năng
Dịch nghĩa là:
Trời phú thông minh Hoằng Hóa tiến phát
Thánh phò công dụng Đạt tài lừng danh
Đặc điểm văn hóa – xã hội:
Làng đạt tài có 4 đình, 3 nghè, 2 chùa, 1 đền và 1 văn chỉ, ở mỗi giáp có 1 đình đó là: Đình hưng, đình tây, đình đông và đình quán, mỗi đình thường từ 5 đến 7 gian, mỗi đình dài từ 15 đến 21 mét rộng khoảng 7 mét và cao trên 3 mét. Đó là những nơi hội họp của làng vào những ngày hội lớn.
+ Còn 3 nghè của làng để thờ các vị thiên thần đó là:
- Làng thượng, thờ ngũ vị tinh tú
- Nghè tây, thờ thần khai canh
- Nghè đông, thờ nhân ảnh thần
+ Một văn chỉ: Có tấm bia từ chỉ dựng năm 1745 vào thời Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng.
Làng Hà Thái có một nghè thờ, một ngôi đình và có một chùa cũ thờ phật bà, có 1 văn chỉ. Nghè có 4 bán hương thờ các vị thánh thần như sau:
- Thờ tứ vị thượng đẳng thần
- Ngũ vị tinh tú bắc đẩu tinh quân
- Ngọ lang tiên bòng
- Và thờ Ông Lê Quang Giám (người đã hiến đất xây dựng đình nghè)
Nhà thờ đức chúa Giê – su ở Làng Ngọc Đỉnh xây dựng 1915 và được tu bổ năm 1937 và 1998. Ngày nay, đây là nhà thờ lớn nhất và khang trang bề thế ở Hoằng Hóa. Đây là nơi bà con giáo dân được thả tâm hồn được thanh thản, thể hiện nét vui tươi, phấn khởi, một nét văn hóa lành mạnh của bà con theo đạo được tỏ lòng “ kính chúa – yêu nước”. Người dân sưng tội để khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm của mình, để họ được sống “ tốt đời, đẹp đạo”.
Tham khảo | wiki |
Keegan Connor Tracy (sinh ngày 3 tháng 12 năm 1971) là một nữ diễn viên và tác giả người Canada. Cô được biết đến nhiều nhất với các vai Audrey Malone trong loạt phim truyền hình hài kịch Beggars and Choosers (1999–2000) của Showtime, Nàng tiên xanh trong loạt phim giả tưởng ABC Once Upon a Time (2011–18), Miss Blaire Watson trong Sê-ri phim truyền hình A&E Bates Motel (2013–16) và Giáo sư Lipson trong sê-ri giả tưởng Syfy The Magicians (2016–2020). Công việc đáng chú ý khác của Tracy bao gồm các vai diễn trong phim truyền hình Jake 2.0, The 4400, Stargate SG-1, Supernatural, Psych và Battlestar Galactica.
Trong phim điện ảnh, cô nổi tiếng với các vai Kat Jennings trong phim kinh dị siêu nhiên Final Destination 2 (2003), Mirabelle Keegan trong phim kinh dị siêu nhiên White Noise (2005), Dolly Dupuyster trong phim hài kịch The Women (2008) ), Ellen trong phim chính kịch Words and Pictures (2013) và Nữ hoàng Belle trong phim ca nhạc giả tưởng Descendants (2015), Descendants 2 (2017) và Descendants 3 (2019).
Cuộc sống cá nhân
Tracy sinh ra ở Windsor , Ontario, Canada. Cô tốt nghiệp trường trung học Công giáo St. Patrick ở Sarnia, Ontario. Tracy tiếp tục lấy bằng Tâm lý xã hội tại Đại học Wilfrid Laurier ở Waterloo , Ontario, Canada. Khi còn học đại học, cô ấy đã dành một năm làm việc ở Châu Âu.
Sự nghiệp
Đóng phim
Giải thưởng và đề cử
Tài liệu tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 1971 | wiki |
Hạng đấu C UEFA Nations League 2022–23 (UEFA Nations League C 2022–23) là hạng đấu cao thứ ba của UEFA Nations League mùa giải 2022–23, mùa giải thứ ba của giải đấu bóng đá quốc tế có sự tham gia của các đội tuyển quốc gia nam trong số 55 liên đoàn thành viên của UEFA.
Thể thức
Hạng đấu C bao gồm 16 thành viên UEFA xếp hạng từ 33–48 trong danh sách tham dự UEFA Nations League 2022–23, được chia thành bốn bảng gồm bốn đội. Mỗi đội thi đấu sáu trận trong bảng của mình, sử dụng thể thức đấu vòng tròn sân nhà và sân khách vào tháng 6 (bốn lượt trận) và tháng 9 năm 2022 (hai lượt trận). Đội nhất của mỗi bảng được thăng hạng lên hạng đấu B UEFA Nations League 2024–25, và đội xếp thứ tư của mỗi bảng đi tiếp vào vòng play-out xuống hạng.
Vì Hạng đấu C có bốn bảng trong khi Hạng đấu D chỉ có hai bảng, nên hai đội thuộc Hạng đấu C xuống hạng đến hạng đấu D UEFA Nations League 2024–25 được xác định bằng vòng play-out vào tháng 3 năm 2024. Dựa trên bảng xếp hạng tổng thể Nations League, đội xếp thứ nhất đối mặt với đội xếp thứ tư, và đội xếp thứ hai đối mặt với đội xếp thứ ba. Hai cặp đấu được diễn ra qua hai lượt, mỗi đội thi đấu một lượt tại sân nhà (đội có thứ hạng cao hơn tổ chức trận lượt về). Đội nào ghi tổng số bàn thắng nhiều hơn qua hai lượt trận trụ lại ở Hạng đấu C, trong khi đội thua bị xuống hạng đến Hạng đấu D. Nếu tổng tỷ số bằng nhau, hiệp phụ được diễn ra (luật bàn thắng sân khách không được áp dụng). Nếu vẫn hòa sau hiệp phụ, loạt sút luân lưu được sử dụng để phân định thắng thua.
Các đội tuyển
Thay đổi đội tuyển
Sau đây là những thay đổi đội tuyển của Hạng đấu C từ mùa giải 2020–21:
Xếp hạt giống
Trong danh sách tham dự 2022–23, UEFA xếp hạng các đội dựa trên bảng xếp hạng tổng thể Nations League 2020–21. Các nhóm hạt giống cho giai đoạn đấu hạng đã được xác nhận vào ngày 22 tháng 9 năm 2021, và được dựa trên bảng xếp hạng danh sách tham dự.
Lễ bốc thăm cho giai đoạn đấu hạng diễn ra tại trụ sở UEFA ở Nyon, Thụy Sĩ vào lúc 18:00 giờ CET, ngày 16 tháng 12 năm 2021. Mỗi bảng chứa một đội từ mỗi nhóm. Do hạn chế của việc đi lại quá nhiều, bất kỳ bảng nào cũng có thể chứa tối đa một trong các cặp sau: Bắc Ireland và Kazakhstan, Gibraltar và Azerbaijan.
Các bảng
Danh sách lịch thi đấu đã được UEFA xác nhận vào ngày 17 tháng 12 năm 2021, một ngày sau lễ bốc thăm.
Thời gian là CEST (UTC+2), do UEFA liệt kê (giờ địa phương, nếu khác nhau thì nằm trong ngoặc đơn).
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3
Bảng 4
Vòng play-out xuống hạng
Các đội xếp thứ tư của Hạng đấu C tham dự vòng play-out xuống hạng để xác định hai đội bị xuống hạng. Vòng play-out xuống hạng được lên lịch cùng ngày với vòng play-off vòng loại UEFA Euro 2024. Nếu ít nhất một trong các đội tham dự vòng play-out xuống hạng cũng lọt vào vòng play-off vòng loại Euro 2024, thì vòng play-out xuống hạng bị hủy bỏ và các đội ở Hạng đấu C xếp hạng 47 và 48 ở bảng xếp hạng tổng thể Nations League bị tự động xuống hạng.
Các cặp đấu play-out như sau, với các đội có thứ hạng cao hơn tổ chức trận lượt về:
Đội xếp thứ nhất đối đầu với đội xếp thứ tư
Đội xếp thứ hai đối đầu với đội xếp thứ ba
Thời gian là CET (UTC+1), do UEFA liệt kê (giờ địa phương, nếu khác nhau thì nằm trong ngoặc đơn).
Bảng xếp hạng
Tóm tắt
|}
Các trận đấu
Các cầu thủ ghi bàn
Bảng xếp hạng tổng thể
16 đội thuộc Hạng đấu C được xếp hạng từ 33 đến 48 chung cuộc ở UEFA Nations League 2022–23 theo các quy tắc sau:
Các đội kết thúc ở vị trí thứ nhất các bảng được xếp hạng 33 đến 36 theo kết quả của giai đoạn đấu hạng.
Các đội kết thúc ở vị trí thứ nhì các bảng được xếp hạng 37 đến 40 theo kết quả của giai đoạn đấu hạng.
Các đội kết thúc ở vị trí thứ ba các bảng được xếp hạng 41 đến 44 theo kết quả của giai đoạn đấu hạng.
Các đội kết thúc ở vị trí thứ tư các bảng được xếp hạng 45 đến 48 theo kết quả của giai đoạn đấu hạng.
Play-off Vòng loại UEFA Euro 2024
Bốn đội mạnh nhất Hạng đấu C nhưng đã không thành công tại vòng loại thứ nhất (vòng bảng) vẫn có thể giành quyền tham dự vòng chung kết thông qua vòng loại thứ hai (vòng play-off).
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài | wiki |
Nghiện máy tính có thể được mô tả là việc sử dụng máy tính quá mức. Việc sử dụng máy tính vẫn tiếp tục mặc dù có những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng đối với chức năng cá nhân, xã hội hoặc nghề nghiệp. Một khái niệm rõ ràng khác được Block nêu ra, cụ thể rằng "Về mặt khái niệm, chẩn đoán là một rối loạn phổ cưỡng bức liên quan đến việc sử dụng máy tính trực tuyến và/hoặc ngoại tuyến và bao gồm ít nhất ba loại phụ: chơi game quá mức, bận tâm tình dục quá mức và e-mail/nhắn tin văn bản quá mức". Mặc dù người ta dự đoán rằng loại nghiện mới này sẽ tìm thấy một vị trí trong các rối loạn bắt buộc trong DSM-5, phiên bản hiện tại của Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, nó vẫn được coi là một rối loạn không chính thức. Khái niệm nghiện máy tính được chia thành hai loại, đó là nghiện máy tính ngoại tuyến (offline) và nghiện máy tính trực tuyến (online). Thuật ngữ nghiện máy tính ngoại tuyến thường được sử dụng khi nói về hành vi chơi game quá mức, có thể được thực hiện cả ngoại tuyến và trực tuyến. Nghiện máy tính trực tuyến, còn được gọi là nghiện Internet, nói chung được chú ý nhiều hơn từ nghiên cứu khoa học so với nghiện máy tính ngoại tuyến, chủ yếu là do hầu hết các trường hợp nghiện máy tính có liên quan đến việc sử dụng Internet quá mức.
Mặc dù nghiện thường được sử dụng để mô tả sự phụ thuộc vào các chất, nghiện cũng có thể được sử dụng để mô tả việc sử dụng Internet bệnh lý. Các chuyên gia về nghiện Internet đã mô tả hội chứng này là một cá nhân đang làm việc mạnh mẽ trên Internet, sử dụng Internet kéo dài, sử dụng Internet không kiểm soát được, không thể sử dụng Internet với thời gian hiệu quả, không quan tâm đến thế giới bên ngoài, không dành thời gian bên ngoài với những người từ thế giới bên ngoài, và sự gia tăng cảm giác cô đơn và sự thất vọng của họ. Tuy nhiên, chỉ cần làm việc nhiều giờ trên máy tính không có nghĩa là ai đó bị nghiện.
Triệu chứng
Bị máy tính thu hút ngay khi thức dậy và trước khi đi ngủ.
Thay thế sở thích cũ bằng việc sử dụng quá nhiều máy tính và sử dụng máy tính làm nguồn giải trí và lý do trì hoãn chính của một người
Thiếu tập thể dục và/hoặc tiếp xúc ngoài trời vì sử dụng máy tính liên tục, điều này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như béo phì
Các hiệu ứng
Việc sử dụng máy tính quá mức có thể dẫn đến hoặc xảy ra với:
Thiếu mặt đối mặt với giao tiếp xã hội
Hội chứng thị giác máy tính
Nguyên nhân
Kimberly Young chỉ ra rằng nghiên cứu trước đây liên quan đến nghiện internet/máy tính với các vấn đề sức khỏe tâm thần hiện có, đáng chú ý nhất là trầm cảm. Cô nói rằng nghiện máy tính có ảnh hưởng đáng kể về mặt xã hội như lòng tự trọng thấp trong tâm lý và nghề nghiệp khiến nhiều đối tượng có kết quả học tập kém.
Theo một nghiên cứu của Hàn Quốc về nghiện internet / máy tính, việc sử dụng internet một cách bệnh lý dẫn đến những tác động tiêu cực đến cuộc sống như mất việc làm, đổ vỡ hôn nhân, nợ tài chính và thất bại trong học tập. 70% người dùng internet ở Hàn Quốc được báo cáo là chơi trò chơi trực tuyến, 18% trong số đó được chẩn đoán là nghiện trò chơi liên quan đến nghiện internet/máy tính. Các tác giả của bài báo đã thực hiện một nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi của Kimberly Young. Nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn những người đáp ứng yêu cầu nghiện internet/máy tính phải chịu những khó khăn và căng thẳng giữa các cá nhân và những người nghiện trò chơi trực tuyến đặc biệt trả lời rằng họ hy vọng dùng máy tính để né tránh thực tế.
Tham khảo
Máy tính
Nghiện hành vi | wiki |
Suy nghĩ về văn bản “Mẹ hiền người thầy dạy con”
Hướng dẫn
Gần đây, Thứ Sơn đề thơ vào bức tranh “Tiễn Tu đình dạ phỏng thu kinh đồ”:
“Tân cần câu hỏa dạ đăng minh,
Nhiễu tất thư thanh họa phỏng thanh.
Thủ chấp nữ công, thính cú độc,
Tu trì từ mầu thị tiên sinh”
Bức tranh “Đêm mẹ dệt vải, con đọc sách” một kiệt tác treo trong Tiễn Tu đình. Bài tuyệt cú có nghĩa là:
“Nghèo khổ, chăm chỉ trước ánh đèn thâu đêm,
Vây quanh gối mẹ là tiếng đọc sách và tiếng thoi dệt vải.
Tay thì cầm thoi đưa, tai thì nghe con đọc sách,
Mới hay mẹ hiền chính là người thầy dạy con vậy”
(Theo “Tùy viên thi thoại”- Viên Mai)
* Lời bình:
Tranh đã đẹp, lời thơ lại hay. “Thi trung hữu họa; họa trung hữu thi” là vậy. Cái gốc tạo nên cái đẹp của bức tranh, cái hay của bài thơ treo ở Tiễn Tu đình là gì? Đó là hình ảnh người mẹ nghèo, chong đèn thâu đêm để vừa dệt vải vừa chăm sóc việc học hành của con. Mẹ lấy gương cần cù của mình, tình thương của mình để khích lệ con biết dùi mài kinh sử, biết chăm chỉ đèn sách.
Ca dao ta có nhiều câu rất hay nói về người mẹ:
–“Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”…
–“Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”…
Mặc dù chưa bao giờ được xem bức tranh kiệt tác “Đêm mẹ dệt vải, con đọc sách” nhưng bài thơ đề dưới bức tranh là một ý tưởng đẹp. Đặc biệt ý thơ “mẹ hiền – người thầy dạy con” đã làm cho chúng ta thấm thía về' tình thương, đức hi sinh và công ơn trời bể của người mẹ hiền thân yêu của mỗi chúng ta.
Nguồn: thêm: Thuyết minh về những tác hại của thuốc lá | vanhoc |
Air Austral là hãng hàng không thuộc Pháp có trụ sở tại đảo Reunion tại khu vực quần đảo ở phía Nam Châu Phi. Hiện nay, hãng có tram trung chuyển chính và trụ sở tại Sân bay Rolland Gorros tại Sainte Marie, Reunion, thuộc Pháp. Hãng hiện nay đang phục vụ các chuyến bay ở Châu Phi, Tân Caledonia, Thái Lan, Nam Ấn Độ Dương và Pháp. Tính tới thời điểm này, hãng có tổng cộng hơn 900 nhân viên.
Lịch sử
Air Austral được thành lập với một nhà kinh doanh đia phương vào tháng 12 năm 1974. Lúc đó, hãng được biết tới với hãng hàng không dân dụng đầu tiên của đảo Reunion với tên gọi là Reunion Air Service (RAS).
Vào tháng 8 năm 77, hãng thực hiện những chuyến bay đầu tiên giữa Sainte Marie và Mayotte bằng dòng máy bay Hawker Siddeley HS748 Turboprop với 32 chỗ ngồi. Hãng đổi tên từ Reunion Air Service sang Air Reunion vào tháng 12 năm 1986.
Vào tháng 10 năm 1990, Air Reunion được mua bởi Sematra, một công ty địa phương chiếm tới 46% cổ phần từ hội đồng địa phương và với các cổ phiếu còn lại sở hữu bởi các ngân hàng và công ty tư nhân khác.
Một tháng sau, AIr Reunion đổi tên thành Air Austral. Hai tháng sau, Air Austral mua cho mình chiếc Boeing B737-500 đầu tiên cho mình. Các chiếc B737-500 khác cũng được mua lại vào năm 1994 và năm 1997, hãng mua thêm chiếc Boeing B737-300, dùng cho cả các chuyến chở khách và hàng hóa.
Năm 2000, hãng nhận thêm chiếc ATR 72, một chiếc máy bay cánh quạt tầm ngắn vào đội bay của hãng. Sau đó, Air Austral cho hoạt động cả hai sân bay Rolland Gorros ở Sainte Marie và cả sân bay Pierrefonds ở Saint Pierre với các dịch vụ đi Mayotte, Johannesburg ở Nam Phi, Comoros, Mauritius, quần đảo Seychelles, và cả bốn điểm bay ở Madagascar (bao gồm: Antananarivu, Nosy Be, Tamatave và Majunga).
Năm 2003, Air Austral cho ra mắt tuyến bay mới kết nối từ đảo Reunion và Paris bằng hai chiếc Boeing B777-200ER. Sau đó, đội bay B777-200ER được hãng tăng cường với thêm một chiếc nữa vào năm 2005. Sau đó, các chuyến bay kết nối từ Reunion và Marseilles và Lyon được hình thành.
Tháng 7 năm 2010, hãng thông báo sẽ kết nối đảo Reunion và Nantes và Brodeux vào tháng 2 năm 2011.
Tháng 8 năm 2011, hãng mua chiếc Boeing B777-200LR đầu tiên cho chuyến từ Mayotte đi Reunion.
Các điểm đến
Hiện nay, Air Austral đang bay tới 19 điểm bay tại ba châu lục là Phi, Á, Úc và Âu.
Chủ đề chính:Các điểm đến của Air Austral
Đội máy bay
Các máy bay đã sử dụng
Boeing 737-300
Boeing 737-500
Tới tháng 3/2006, tuổi trung bình các máy bay của Air Austral là 7.7 năm
Tham khảo
Liên kết ngoài
Air Austral
Hãng hàng không Réunion
Hãng hàng không Pháp | wiki |
Johanna Solano Lopez (sinh ngày 9 tháng 10 năm 1990) là một người dẫn chương trình truyền hình, người mẫu và thí sinh cuộc thi sắc đẹp Costa Rica, đại diện cho đất nước của cô tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2011 và được xếp hạng trong Top 10.
Đầu đời
Solano sinh tại San José với song thân là Sergio Solano Serrano và Ileana Lopéz Araya. Cô là người thứ hai trong bốn người con. Cô thông thao tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Anh, hiện đang nghiên cứu tâm lý học tại Đại học Hispanameric, nằm ở Heredia.
Hoa hậu Mỹ Latinh 2009
Tổ chức Queens của Costa Rica quyết định gửi một thí sinh mới sau khi tham gia Cuộc thi Cà phê Quốc tế và được trao vương miện trong lần tổ chức thứ 23 của cuộc thi Hoa hậu Mỹ Latinh 2009 tại Punta Cana, Cộng hòa Dominica vào ngày 23 tháng 5.
Hoa hậu Costa Rica 2011
Vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, Solano được trao vương miện Hoa hậu Costa Rica 2011 trong một sự kiện được tổ chức tại National Auditorium Children ở San José. Chiến thắng này đã cho Johanna quyền đại diện cho Costa Rica tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2011.
Hoa hậu Hoàn vũ 2011
Vào ngày 12 tháng 9 năm 2011 Johanna đại diện cho Costa Rica tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2011, được tổ chức tại Credicard Hall ở São Paulo, Brazil, ở cuộc thi này cô đã lọt vào Top 10. Đây là lần đầu đại diện của Costa Rica được xếp hạng kể từ năm 2004.
Bước nhảy hoàn vũ Costa Rica 2018
Vào năm 2018 Johanna đã tham dự chương trình Bước nhảy hoàn vũ phiên bản Costa Rica và đã giành được ngôi vị quán quân, bạn nhảy khi đó của cô là vũ công Kevin Vera.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Official Miss Costa Rica website
Sinh năm 1990
Hoa hậu Costa Rica
Nhân vật còn sống
Người Costa Rica | wiki |
Hôn nhân cùng giới đã trở thành hợp pháp tại bang Baja California của México vào ngày 3 tháng 11 năm 2017. Vào ngày đó, Chính phủ Tiểu bang tuyên bố sẽ ngừng thi hành lệnh cấm kết hôn cùng giới và Đăng ký dân sự sẽ bắt đầu chấp nhận đơn xin giấy phép kết hôn bởi các cặp cùng giới. Điều này phù hợp với luật học được thành lập bởi Tòa án Tối cao México, nơi đã phán quyết rằng các lệnh cấm kết hôn cùng giới là vi hiến. Ngoài ra, các cặp cùng giới được phép nhận con nuôi trong tiểu bang.
Baja California trở thành tiểu bang thứ 12 của Mexico hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới.
Lịch sử
Vào ngày 23 tháng 8 năm 2010, ngay sau phán quyết của Tòa án Tối cao Mexico yêu cầu tất cả các quốc gia công nhận hôn nhân cùng giới được thực hiện hợp lệ ở một tiểu bang khác, các nhà lập pháp tiểu bang đã đưa ra một sửa đổi cho điều 7 của Hiến pháp của bang Baja California, thêm định nghĩa kết hôn như là sự kết hợp của một người đàn ông và một người phụ nữ. Vào ngày 29 tháng 9 năm 2010, Đại hội Baja California đã bầu chọn 18 chiếc1 ủng hộ sửa đổi, và sau khi được chính quyền thành phố chấp thuận, nó đã được xuất bản vào ngày 27 tháng 5 năm 2011. Vào ngày 13 tháng 11 năm 2014, Tòa án Tối cao Mexico đã ra phán quyết rằng lệnh cấm hiến pháp của Baja California đối với hôn nhân cùng giới là vi hiến.
Bởi vì Cơ quan lập pháp đã không nỗ lực kể từ năm 2011 để cải cách Bộ luật Dân sự và Hiến pháp, một khiếu nại đã được đệ trình lên Comisión Ciudadana de Derechos Humanos del Noroeste (CCDH) vào ngày 27 tháng 11 năm 2014.
Vào ngày 14 tháng 1 năm 2015, Raúl Ramírez Baena, giám đốc của CCDH, đã đệ đơn kiến nghị lên Thống đốc và năm cán bộ thành phố của bang yêu cầu họ phải thông báo cho các nhà đăng ký trong toàn bộ khu vực pháp lý về cách tiến hành các cuộc hôn nhân cùng giới tuân thủ Hiến pháp México.
Vào ngày 22 tháng 2 năm 2017, người đứng đầu cơ quan nhận con nuôi của Baja California tuyên bố rằng các cặp cùng giới có quyền nhận con nuôi trong tiểu bang; phù hợp với luật học được thành lập bởi Tòa án tối cao.
Thống kê hôn nhân
Từ năm 2015 đến giữa năm 2018, khoảng 34 cặp cùng giới đã kết hôn ở Baja California; 18 ở Tijuana, 12 ở Mexicali, 3 ở Ensenada, và 1 ở Tecate. Comisión Estatal de Derechos Humanos (Ủy ban Nhân quyền) đã lưu ý rằng, trong khi hôn nhân cùng giới đã hợp pháp tại tiểu bang kể từ cuối năm 2017, một số cặp cùng giới đã bị từ chối giấy phép kết hôn. Vào tháng 7 năm 2018, Ủy ban đã ghi nhận 72 trường hợp, chủ yếu là ở Tijuana. Một số cặp vợ chồng đã thấy yêu cầu của họ bị từ chối dựa trên luật hôn nhân của tiểu bang, vẫn giữ lệnh cấm kết hôn cùng giới. Ủy ban đã kêu gọi Cơ quan lập pháp Nhà nước sửa đổi rõ ràng luật hôn nhân của mình để đóng lại những sơ hở, và nhắc nhở các quan chức nhà nước rằng việc từ chối cấp giấy phép kết hôn cùng giới.
Vào cuối năm 2018, 186 cặp cùng giới đã kết hôn tại bang này; phần lớn trong số đó đã làm như vậy ở Tijuana.
Dư luận
Một cuộc thăm dò ý kiến năm 2017 được thực hiện bởi Gabinete de Comunicación Estratégica nhận thấy rằng 53% cư dân Baja California ủng hộ hôn nhân cùng giới. 43% phản đối.
Theo khảo sát năm 2018 của Instituto Nacional de Estadística y Geografía (INEGI), 31% công chúng Baja California phản đối hôn nhân cùng giới. Đây là mức thấp thứ hai trong toàn bộ Mexico, sau Thành phố Mexico ở mức 29%.
Tham khảo
Baja California
Hôn nhân cùng giới ở México | wiki |
Trạm vũ trụ Hòa Bình, hay trạm vũ trụ Mir, (tiếng Nga: Мир - Mir - có nghĩa là "hòa bình"), là một trạm nghiên cứu được phóng lên vũ trụ vào ngày 19 tháng 2 năm 1986, chuyên chú vào các thí nghiệm khoa học phục vụ mục đích hòa bình và sự phát triển của con người. Mir chấm dứt hoạt động ngày 23 tháng 3 năm 2001 và bị phá vỡ khi tiếp xúc khí quyển.
Các mô-đun của trạm
Trạm Mir là trạm vũ trụ đa mô-đun đầu tiên trên thế giới. Trạm được xây dựng từ nhiều mô-đun khác nhau từ nhiều lần phóng tên lửa.
*Mô-đun Kvant-2, Spektr, Kristall và Priroda là những mô-đun dựa trên Khối hàng hóa chức năng (ФГБ - FGB - Functional Cargo Block) của tàu vũ trụ thử nghiệm TKS
Những kỉ lục
Suốt 15 năm bay vòng quanh Trái Đất với 23.000 thí nghiệm khoa học, đây là kỉ lục độc nhất của ngành hàng không vũ trụ thế kỉ 20. Trạm đã đón nhận 104 lượt phi hành gia từ nhiều quốc gia khác nhau, đa phần là phi hành gia Nga và Mỹ và một số phi hành gia từ các nước khác như Pháp, Đức, Anh, Áo, Nhật,... đến làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Đợt lưu trú dài nhất trên Mir, và cũng là kỉ lục chuyến bay vũ trụ dài nhất của một con người là của phi hành gia Nga Valeri Vladimirovich Polyakov (437 ngày).
Mir cũng không thể thoát một số tai nạn khi thực hiện sứ mệnh: hỏa hoạn (2/1997), mất điện và tụt áp suất do tàu vận tải Tiến bộ̣ va chạm vào trạm (6/1997), mất liên lạc với mặt đất suốt hai tháng (2000).
Về Trái Đất
Đầu năm 2001, Nga quyết định đưa Mir về Trái Đất vì nó tồn tại quá lâu, phục vụ nhân loại gấp ba lần thời hạn thiết kế ban đầu là 5 năm và dọn đường cho Trạm Vũ trụ Quốc tế vì Nga không có đủ kinh phí vận hành cả hai trạm vũ trụ cùng một lúc.
Vào ngày 24 tháng 1 năm 2001, tàu vận tải Progress M1-5 đã phóng lên và kết nối Mir ba ngày sau. Khoảng 2 tháng sau, vào ngày 23 tháng 3 năm 2001, sau nhiều thao tác điều chỉnh độ cao, tàu Progress đã thực hiện ba lần đốt động cơ - với lần đốt động cơ cuối cùng là đốt tới khi hết nhiên liệu vào lúc 05:27:36 GMT - từ từ đưa trạm về Trái Đất. Tín hiệu cuối cùng từ trạm Mir đã nhận lúc 5:31 GMT cùng ngày. Mir cùng với tàu Progress sau đó cháy và tan vỡ trong khí quyển, những mảnh vỡ sót lại đã rơi xuống mặt Thái Bình Dương lúc 06:00 GMT.
Trước khi về Trái Đất, người ta cũng khá lo ngại về trường hợp Mir có thể gây ra những thảm họa khi nó rơi xuống các khu dân cư hay thành phố lớn. Nhưng điều này không xảy ra, Mir đã được cố ý phá vỡ khi gia nhập khí quyển và các phần vỡ đã chọn một diện tích 1500 km² trên vùng biển Nam Thái Bình Dương để làm phần mộ của mình.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Mir space station (27KS)
Hòa bình
Tàu không gian có người lái
Tàu không gian quay trở lại năm 2001
Chuyến bay vào không gian năm 1986
Chương trình không gian có người lái Liên Xô
Chương trình không gian có người lái Nga | wiki |
Intel i486DX2, tin đồn như 80486DX2 (sau mua IntelDX2) là một CPU sản xuất bởi Intel được giới thiệu trong năm 1992. Các i486DX2 đã gần giống với i486DX, nhưng nó đã có thêm đồng hồ nhân mạch. Đây là lần đầu tiên con chip để sử dụng đồng hồ tăng gấp đôi, nhờ đó mà xử lý chạy hai logic nội bộ đồng hồ chu kỳ mỗi bên ngoài, xe buýt, chu kỳ. Một i486 DX2 là do đó đáng kể nhanh hơn một i486 HAM xuống bus cùng tốc độ nhờ 8K trên con chíp bộ nhớ đệm bóng chậm hơn tốc độ bên ngoài bus.
Cho nhiều người chơi video game trong đầu và giữa năm 1990, về phía cuối của DOS, chơi game thời đại i486DX2-66 là một người rất phổ biến bộ vi xử lý. Thường được kết hợp với 8 - 16 MB RAM và một VLB video thẻ mạng di đã có khả năng chơi mỗi tiêu đề có sẵn trong vài năm sau khi nó được phát hành, làm cho nó là "ngọt" trong hiệu suất, và tuổi thọ. Sự ra đời của 3D viết cuối 486 trị vì bởi vì sử dụng điểm nổi tính toán và sự cần thiết phải nhanh hơn nhớ tạm và nhiều hơn nữa nhớ băng thông. Phát triển bắt đầu nhắm mục tiêu P5 Pentium xử lý gia đình hầu như chỉ với x 86 ngôn ngữ hội tối ưu đó dẫn đến việc sử dụng các điều khoản như Pentium tương thích bộ vi xử lý cho phần mềm yêu cầu. Một i486DX2-50 phiên bản cũng đã có sẵn, nhưng vì bus tốc độ là 25 MHz chứ không phải 33 MHz, đây là một ít hơn đáng kể phổ biến bộ vi xử lý.
Có hai phiên bản chính của DX2 - xác Định bởi P24 và P24D, sau này có một nhanh hơn L1 nhớ tạm chế độ gọi là "viết-trở lại", rằng cải thiện hiệu suất. Ban đầu P24 phiên bản cung cấp chỉ chậm hơn "viết-qua" nhớ tạm chế độ. AMD và Cyrix cả sản xuất một đối thủ cạnh tranh cho các Intel i486DX2.
Tham khảo
Intel eDX4
Đường dẫn
Intel Catalogue
Nhúng i486DX2
Vi xử lý Intel
Vi xử lý Intel x86 | wiki |
John Edward Gray (12-2-1800 – 7-3-1875) là một nhà động vật học người Anh. Ông là anh của George Robert Gray và là con của nhà thực vật học và dược học Samuel Frederick Gray (1766–1828).
Các cấp phân loại được đặt theo tên ông
Gray đã mô tả và đặt tên nhiều loài ốc biển như:
Chi Lithopoma Gray, 1850
Chi Euthria Gray, 1850
Các loài được đặt theo tên ông:
Ardeola grayii
Cá voi mõm khoằm Gray (Mesoplodon grayi)
Chuột chù Luzon (Crocidura grayi)
Một số công trình tiêu biểu
1821: "A natural arrangement of Mollusca, according to their internal structure." London Medical Repository 15: 229–239.
1821: "On the natural arrangement of Vertebrose Animals." London Medical Repository 15: 296–310.
1824: "A revision of the family Equidae." Zool. J. Lond. 1: 241-248 pl. 9.
1824: "On the natural arrangement of the pulmonobranchous Mollusca." Annals of Philosophy, new series 8: 107–109.
1825: "A list and description of some species of shells not taken notice of by Lamarck." Annals of Philosophy (2)9: 407-415.
1825: "An outline of an attempt at the disposition of the Mammalia into tribes and families with a list of the genera apparently appertaining to each tribe." Annals of Philosophy (ns) 10: 337-344.
1826: "Vertebrata. Mammalia." (Appendix B in part). p. 412-415 in King, P.P. (ed.) Narrative of a Survey of the Intertropical and Western Coasts of Australia. Performed between the years 1818 and 1822. With an Appendix, containing various subjects relating to hydrography and natural history. London: J. Murray Vol. 2.
1827: "Synopsis of the species of the class Mammalia." p. 1-391 in Baron Cuvier The Animal Kingdom Arranged in Conformity with its Organization, by the Baron (G) Cuvier, with additional descriptions by Edward Griffith and others. (16 vols: 1827-1835). London: George B. Whittaker Vol. 5.
1828: "Spicilegia Zoologica, or original figures and short systematic descriptions of new and unfigured animals." Pt 1. London: Treuttel, Würtz & Co.
1829: "An attempt to improve the natural arrangement of the genera of bat, from actual examination; with some observations on the development of their wings." Philos. Mag. (ns) 6: 28-36.
1830: "A synopsis of the species of the class Reptilia." pp 1–110 in Griffith, E. The animal kingdom arranged in conformity with its organisation by the Baron Cuvier. London: Whitaker and Treacher and Co. 9: 481 + 110 p.
1830-1835: "Illustrations of Indian zoology; chiefly selected from the collection of Major-General Hardwicke, F.R.S..." 20 parts in 2 volumes. Illus. Indian Zool.
1831: "Description of twelve new genera of fish, discovered by Gen. Hardwicke, in India, the greater part in the British Museum." Zool. Misc.
1831: "Descriptions of some new genera and species of bats." các trang 37–38 in Gray, J.E. (ed.) The Zoological Miscellany. To Be Continued Occasionally. Pt 1. London: Treuttel, Würtz & Co.
1832: "Characters of a new genus of Mammalia, and of a new genus and two new species of lizards, from New Holland." Proc. Zool. Soc. Lond. 1832: 39-40.
1834: "Characters of a new species of bat (Rhinolophus, Geoffr.) from New Holland." Proc. Zool. Soc. Lond. 1834: 52-53.
1837: "Description of some new or little known Mammalia, principally in the British Museum Collection." Mag. Nat. Hist. (ns) 1: 577-587.
1838: "A revision of the genera of bats (Vespertilionidae), and the description of some new genera and species." Mag. Zool. Bot. 2: 483-505.
1839: "Descriptions of some Mammalia discovered in Cuba by W.S. MacLeay, Esq. With some account of their habits, extracted from Mr. MacLeay's notes." Ann. Nat. Hist. 4: 1-7 pl. 1.
1840: "A Synopsis of the Genera and Species of the Class Hypostoma (Asterias, Linnaeus)." Ann. Mag. Nat. Hist., 6: 275.
1840-10-16: "Shells of molluscous animals." In: Synopsis of the contents of the British Museum, ed. 42: 105-152.
1840-11-04: "Shells of molluscous animals." In: Synopsis of the contents of the British Museum, ed. 42, 2nd printing: 106-156.
1844: Catalogue of the Tortoises, Crocodiles, and Amphisbænians, in the Collection of the British Museum.
1845: Catalogue of the Specimens of Lizards in the Collection of the British Museum. London: Trustees of the British Museum. (Edward Newman, printer). xxviii + 289 pp.
1847-11: "A list of genera of Recent Mollusca, their synonyma and types." Proceedings of the Zoological Society of London, 15: 129-182.
1849: Catalogue of the Specimens of Snakes in the Collection of the British Museum. Trustees of the British Museum. London. xv + 125 pp.
1850: Figures of molluscous animals selected from various authors. Etched for the use of students by M. E. Gray. Volume 4. Longman, Brown, Green & Longmans, London. iv + 219 pp.
1855: Catalogue of Shield Reptiles in the Collection of the British Museum - Part 1, Testudinata (Tortoises).
1860-10: "On the arrangement of the land pulmoniferous Mollusca into families." Annals and Magazine of Natural History, series 3, 6: 267-269.
1862: A Hand Catalogue of Postage Stamps for the use of the Collector. London: Robert Hardwicke. Free download here.
1864: "Revision of the species of Trionychidae found in Asia and Africa, with descriptions of some new species." Proc. Zool. Soc. London 1864: 76-98.
1866: The Genera of Plants. Unpublished fragment with R. A. Salisbury
1870: Supplement to the Catalogue of Shield Reptiles in the Collection of the British Museum - Part 1, Testudinata (Tortoises).
1872: Catalogue of Shield Reptiles in the Collection of the British Museum - Part 2, Emydosaureans, Rhynchocephalia, and Amphisbaenians.
1873: "Notes on Chinese Mud-Tortoises (Trionychidae), with the Description of a new Species sent to the British Museum by Mr. Swinhoe, and Observations on the Male Organ of this Family." Annals and Magazine of Natural History, series 4, vol. XII, 1873. pp. 156–161 and Plate V.
Tài liệu
Biographies for Birdwatchers - Barbara and Richard Mearns ISBN 0-12-487422-3
Tham khảo
Liên kết ngoài
John Edward Gray, the Indian Pond Heron and Walsall (RSPB Walsall Local Group)
Sinh năm 1800
Mất năm 1875
Người Walsall
Nhà động vật học
Nhà thực vật học với tên viết tắt
Hội viên Hội Hoàng gia
Nhà động vật học với tên viết tắt | wiki |
The 11th Hour là một trò chơi phiêu lưu giải đố tương tác năm 1995 với bối cảnh kinh dị. Đây là phần tiếp theo của tựa game The 7th Guest năm 1993. Một phiên bản trên máy 3DO Interactive Multiplayer đã được lên kế hoạch nhưng chưa bao giờ phát hành.
Cốt truyện
Câu chuyện mở ra 60 năm sau các sự kiện của The 7th Guest. Thời điểm trong game là năm 1995, người chơi vào vai Carl Denning, một phóng viên điều tra của bộ phim truyền hình "Vụ án chưa được giải quyết". Robin Morales, nhà sản xuất và cũng là người yêu của anh, đã biến mất một cách bí ẩn ba tuần trước ở Harley-on-the-Hudson, New York. Cô đang điều tra về vụ án giết người và mất tích hàng loạt trong vài tháng qua, gây ra sự đáng sợ tại thị trấn ngoại ô êm đềm. Manh mối tiềm năng duy nhất của Denning là một máy tính xách tay có tên là GameBook, chỉ với một dấu bưu điện cho biết nó được chuyển đi từ Harley. Khi khởi động, GameBook hiển thị lời van xin giúp của Robin, mong giúp cô trốn thoát.
Lối chơi
Nhìn chung, lối chơi tương tự như phiên bản tiền nhiệm với cấu trúc dựa trên các câu đố giống nhau, nhưng có thêm yếu tố truy tìm kho báu.
Phát hành
Mặc dù Trilobyte đã nhấn mạnh vào năm 1993 — thậm chí trước khi The 7th Guest ra mắt — rằng hãng đã lên kế hoạch phát hành The 11th Hour tháng 10 cùng năm, nhưng game đã ra mắt muộn hơn hai năm (cuối cùng phát hành tháng 12 năm 1995) và không đáp ứng được kỳ vọng về doanh số khi phát hành. Ngay từ khi mới phát triển, một bản port sang hệ máy 3DO đã được lên kế hoạch và công bố ngày phát hành là tháng 5 năm 1994, nhưng nó đã bị lùi lại đến tháng 3 năm 1995, và cuối cùng bị hủy bỏ.
Trilobyte đã xác nhận trò chơi sẽ được phát hành trên cả hai nền tảng iPhone và iPad. Bản phát hành cho iOS đã được lên kế hoạch cho quý 2/quý 3 năm 2011, nhưng đến tháng 3 năm 2012, Trilobyte đã hoãn phát hành vô thời hạn do "các thách thức kỹ thuật nghiêm trọng".
Tháng 4 năm 2012, ứng dụng The 7th Guest: Book of Secrets dành cho iOS đã đổi tên thành Book of Secrets, và được cập nhật để bao gồm hướng dẫn và kịch bản cho The 11th Hour, giống như 7th Guest.
Năm 2012, The 11th Hour phát hành lại trên Windows, dưới dạng bản tải xuống từ DotEmu và GOG.com. Ngày 18 tháng 10 năm 2013, game được phát hành lại một lần nữa trên Steam, như một phần của sự hợp tác giữa Trilobyte và Night Dive Studios.
Phát triển
Các nhà sản xuất trò chơi ban đầu dự định cho game chứa nhiều nội dung người lớn hơn trong các đoạn phim cắt cảnh; kịch bản cho trò chơi (được xuất bản như một phần của hướng dẫn) bao gồm một số cảnh sex được xếp hạng R. Ngay lập tức có tin đồn rằng có tồn tại một phiên bản "chưa cắt" của 11th Hour, dẫn đến việc các nhà sản xuất trò chơi ra thông báo rằng những phân cảnh xếp hạng R, mặc dù được lên kế hoạch, nhưng chưa bao giờ quay.
Nhiều đoạn phim trong game sử dụng tính năng quay địa điểm; cảnh thứ năm sử dụng màn hình xanh kết hợp một tấm rèm màu xanh lam trung tính. Macintosh Premier dùng để chuyển đổi phim chụp thành hình ảnh và video số hóa. Một chương trình có tên là 'Wavelet', dùng để nén các đoạn video của trò chơi.
Game do Trilobyte phát triển và sử dụng phiên bản mới hơn của engine đồ họa Groovie so với phiên bản từng được The 7th Guest sử dụng. The 11th Hour còn có âm nhạc của George "The Fat Man" Sanger và Team Fat.
Đón nhận
Trò chơi ban đầu có nhiều nhận xét trái chiều khi phát hành. Sau khi hết lời khen ngợi đồ họa của trò chơi, các câu đố đầy thách thức, cốt truyện và bầu không khí, cũng như lượng máu me vô cớ thấp hơn khi so sánh với The 7th Guest, một người đánh giá cho Maximum đã kết luận "Dù vậy, điểm mấu chốt là 11th Hour về cơ bản là một phiên bản nâng cao hơn của 7th Guest." Một người đánh giá cho Next Generation cũng nhận thấy trò chơi quá giống với tiền nhiệm của nó, đặc biệt là khi ông ta coi toàn bộ thể loại phiêu lưu giải đố là một sự lãng phí thời gian. Ông cũng chỉ trích trò chơi có thời gian tải lâu trừ phi chạy trên máy tính cao cấp. Steve Honeywell từ Computer Game Review gọi đó là một "sự thất vọng to lớn". Arinn Dembo đã đánh giá trò chơi cho Computer Gaming World. Năm 2010, UGO đã đưa trò chơi vào bài báo có nhan đề The 11 Weirdest Game Endings (11 Kết thúc trò chơi kỳ lạ nhất).
Đến tháng 4 năm 1995, Trilobyte dự định ra mắt The 11th Hour với lô hàng 250.000 bản. Tuy nhiên, đến tháng 12, các nhà bán lẻ ở Mỹ đã đặt hàng 500.000 bản game. Theo Geoff Keighley, "The 11th Hour có số lượng bán ra nhiều nhất cho đến thời điểm đó - gần nửa triệu bản". Trò chơi đã thành công về mặt thương mại, với doanh số gần 300.000 bản chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ vào tháng 5 năm 1996.
Tham khảo
Liên kết ngoài
The rise and fall of Trilobyte - Bài báo chi tiết về công ty, bao gồm cả việc tạo ra The 11th Hour.
Trò chơi điện tử năm 1995
Trò chơi DOS
Trò chơi trên macOS
Trò chơi trên Windows
Trò chơi điện tử một người chơi
Trò chơi điện tử phần tiếp theo
Trò chơi điện tử phiêu lưu
Trò chơi giải đố
Cưỡng dâm trong các tác phẩm giả tưởng
Trò chơi điện tử phát triển ở Mỹ
Trò chơi điện tử nhiều kết thúc
Trò chơi điện tử dựa trên FMV
Trò chơi phiêu lưu góc nhìn thứ nhất
Trò chơi điện tử lấy bối cảnh ở Hoa Kỳ
Trò chơi kinh dị tâm lý
Trò chơi điện tử điện ảnh tương tác
Trò chơi Virgin Interactive | wiki |
Biên niên sử phim Ba Lan () (1944-95) là một bản tin dài 10 phút được chiếu ở các rạp chiếu phim Ba Lan trước khi bộ phim chính. Nó tiếp tục truyền thống của Cơ quan điện báo Ba Lan trước chiến tranh, và ở Ba Lan Cộng sản nó thường được sử dụng làm công cụ để tuyên truyền. Biên niên lần đầu tiên được trình bày tại các rạp chiếu phim Ba Lan vào ngày 1 tháng 12 năm 1944. Nó được sản xuất hai tuần một lần bởi Wytwornia Filmow Dokumentalnych i Fabularnych của Warsaw (Hãng phim tài liệu và phim truyện, WFDiF), với sự hợp tác của Film Studio Czolowka.
Biên niên sử phục vụ như một công cụ tuyên truyền của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Ba Lan. Nó trình bày các sự kiện hiện tại, kinh tế, thể thao và tin tức văn hóa, bình luận và báo chí ý kiến, cũng giải trí, như cuộc sống riêng tư của Irena Szewińska. Thông thường một tin thời sự bao gồm năm phần, mỗi phần mô tả một chủ đề khác nhau. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như ngày lễ chính thức (ví dụ Ngày quốc tế công nhân), toàn bộ thời sự được dành riêng cho các sự kiện của ngày lễ này. Ngoài các rạp chiếu phim, biên niên sử cũng được trình bày vào những năm 1960 bởi Đài truyền hình Ba Lan. Trong một số trường hợp được lựa chọn, biên niên trình bày tin tức từ bên ngoài lãnh thổ Ba Lan, nhưng điều này rất hiếm, vì nó tập trung vào các vấn đề trong nước.
Tổng biên tập đầu tiên của Biên niên phim Ba Lan là Jerzy Bossak, và trong số các diễn giả của nó có những diễn viên nổi tiếng như Władysław Hańcza và Andrzej Łapicki. Trong số các cá nhân khác hợp tác với biên niên sử có Andrzej Munk và Władysław Szpilman. Hầu như tất cả các bản tin đều có màu đen và trắng, mặc dù đã có từ những năm 1950, các sản phẩm màu đầu tiên đã được thực hiện, với công nghệ Sovcolor. Trong số các bản tin màu là những bản mô tả các sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt, chẳng hạn như xây dựng Cung điện Văn hóa và Khoa học năm 1952 tại Warsaw, 1953 tái thiết Phố cổ Warsaw, Cuộc diễu hành 1000 năm của Ba Lan (1966), hoặc chuyến bay của Mirosław Hermaszewski (1978).
Biên niên sử phim Ba Lan đã bị hủy bỏ tại các rạp chiếu phim vào ngày 1 tháng 1 năm 1995. Xưởng phim tài liệu và phim truyện của Warsaw vẫn tồn tại và tiếp tục tạo ra các bản tin.
Nguồn
Historia o historii, czyli Polska Kronika Filmowa. Đài phát thanh Ba Lan bài viết về biên niên. 28.01.2013
Tham khảo
Liên kết ngoài
1979 Biên niên điện ảnh Ba Lan về mùa đông của thế kỷ
Điện ảnh Ba Lan
Thời sự Ba Lan | wiki |
Waldi () là linh vật Thế vận hội chính thức đầu tiên, được thiết kế cho Thế vận hội Mùa hè 1972 tại München. Waldi là một con chó Dachshund, một giống chó phổ biến ở Đức. Đường chạy marathon được thiết kế theo thiết kế của Waldi, và trong giai đoạn xây dựng làng vận động viên và sân vận động Thế vận hội 1972, Waldi đã được sử dụng trong các áp phích châm biếm không chính thức.
Nguồn gốc
Waldi do nhà thiết kế người Đức Otl Aicher, một trong những người chịu trách nhiệm thiết kế logo cho hãng hàng không Đức Lufthansa, tạo ra. Dachshund là linh vật Olympic chính thức đầu tiên, vì linh vật đầu tiên tại Thế vận hội Mùa đông 1968 là một quả bóng màu đỏ trên ván trượt có tên "Schuss" và là linh vật không chính thức. Waldi được thiết kế để đại diện cho các thuộc tính được mô tả là cần thiết cho các vận động viên — kháng cự, bền bỉ và nhanh nhẹn.
Waldi dựa trên một chú chó Dachshund lông dài có thật mà Aicher đã sử dụng làm hình mẫu, có tên là Cherie von Birkenhof. Mặc dù Waldi từng có nhiều cách phối màu khác nhau, đôi khi lại có thông tin cho rằng cách phối màu chính được thiết kế để phù hợp với màu của các vòng tròn Olympic, bao gồm xanh dương, vàng, cam và xanh lá cây. Tuy nhiên, thiết kế chính không có màu đen hoặc đỏ, bởi đó là một quyết định có chủ đích của Aicher nhằm loại trừ những màu liên quan đến Đảng Quốc xã. Thế vận hội 1972 được thiết kế để trở thành một "Trò chơi Cầu vồng" đầy lạc quan.
Tiếp thị
50 giấy phép đã được cấp cho các nhà sản xuất với mức phí cấp phép tối thiểu là 245.000 Mác Đức và hơn hai triệu mặt hàng liên quan đến Waldi đã được bán trên toàn thế giới. Các sản phẩm về Waldi có dạng đồ chơi nhồi bông, đồ chơi bằng nhựa, xuất hiện trên cúc áo, áp phích và nhãn dán, và dưới dạng ghim. Tuy nhiên, sản phẩm ghim dạng Waldi chỉ xuất hiện sau Thế vận hội vài năm.
Đường chạy marathon của Thế vận hội 1972
Đường chạy marathon của Thế vận hội 1972 được tạo ra giống với thiết kế của Waldi. Đường đua được sắp xếp sao cho đầu của con chó hướng về phía tây, và các vận động viên sẽ chạy ngược chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ gáy của con chó và tiếp tục chạy quanh tai. Miệng của con chó là bằng con đường xuyên qua Công viên Nymphenburg, và bàn chân trước của nó là đường chạy qua Hirschgarten. Phần bụng là con phố chính ở trung tâm thành phố München, còn chân sau, mông và đuôi của nó đều nằm trong Vườn phong cảnh kiểu Anh, một khu đất công viên kéo dài dọc theo sông Isar. Các vận động viên tiếp tục chạy dọc theo lưng chó để tiến vào Sân vận động Olympic.
Kế thừa
Trong quá trình xây dựng, chi phí của riêng Sân vận động Olympic đã tăng từ ước tính ban đầu là 3,5 triệu đô la lên 63 triệu đô la. Tổng chi phí lên tới 750 triệu đô la, gấp ba lần số tiền mà México đã chi cho Thế vận hội 1968, dẫn đến các áp phích không chính thức về Waldi sử dụng Tháp Olympic làm Vòi cứu hỏa.
Cùng lúc Phaidon Press xuất bản chuyên khảo đầu tiên về tác phẩm của Otl Aicher, một cuộc triển lãm tác phẩm của ông về Thế vận hội 1972 đã được trưng bày tại Luân Đôn vào năm 2007, bao gồm cả tác phẩm của ông liên quan đến Waldi.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Amateur athletic foundation
Thế vận hội Mùa hè 1972
Linh vật Thế vận hội | wiki |
Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu câu nói:
+ Mỗi người một hoàn cảnh, không ai giống ai cả.Đức Phật nói: “Sướng khổ tại tâm”. Không quan trọng rằng bộ quần áo bạn đang mặc xấu hay đẹp, không quan trọng rằng bạn giàu hay nghèo, điều quan trọng là tâm bạn đang nghĩ gì, và bạn chọn cách sống như thế nào. Hạnh phúc hay đau khổ đều do quan niệm và cách sống của mỗi người mang lại.
+ Trích dẫn câu nói:Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống”
Thân bài:
Bước 1: Giải thích ý kiến
Cần giải thích những từ khoá trọng tâm, sau đó giải thích ý cả câu
– Nơi mình sinh ra (quê quán, gia đình, điều kiện, hoàn cảnh, ) là điều không thể chọn lựa.
– Cách mình sẽ sống (cách học tập, cách đối nhân xử thế, cách vươn lên trong cuộc sống, cách thực hiện ước mơ,…) là điều có thể chọn lựa.
Ý nghĩa của câu nói trên: Trong cuộc sống có những điều có thể chọn lựa và những điều không thể chọn lựa, chúng ta có thể thay đổi cách sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình
Bước 2: Phân tích, bình luận, chứng minh ý nghĩa câu nói
* Bạn không được chọn nơi mình sinh ra: Mỗi người ngay từ khi sinh ra đã thuộc về một ngôi nhà, một quê hương, xứ sở. Gia đình ấy, quê hương ấy, sướng khổ, giàu nghèo, sang hèn, là cái có sẵn, ta không lựa chọn được.
* Nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống: Người khác có thể định hướng cách sống cho bạn nhưng không thể thay bạn nhận những điều mà cách sống đó mang lại.
– Cách thứ nhất:
+ Tự tin, không mặc cảm, tự hào về gia đình, quê hương dù ở trong hoàn cảnh nào.
+ Vượt khó, vươn lên, khắc phục những khó khăn trong cuộc sống, biến ước mơ thành hiện thực.
+ Đối xử chân thành, cởi mở, biết sẻ chia, giúp đỡ mọi người xung quanh.
+ Biết cống hiến và hưởng thụ cuộc sống.
->>Cách sống tích cực, lạc quan, có ích cho xã hội, sẽ gặt hái được thành công, hạnh phúc và được mọi người yêu quý, trân trọng.
– Cách thứ hai:
+ Luôn tự ti, mặc cảm, thậm chí phủ nhận, rũ bỏ nguồn cội của mình.
+ Đổ lỗi cho hoàn cảnh, không chịu vươn lên.
+ Cư xử với mọi người: hẹp hòi, ích kỉ, bon chen, đố kị,
->>>Cách sống tiêu cực, không những không đạt được thành công, hạnh phúc mà còn có thể làm ảnh hưởng đến người khác.
* Nêu lựa chọn cách sống của bản thân: Cách thứ nhất, lí giải
Dẫn chứng:Nhà giáo ưu tú, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký quê ở xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định. Tên tuổi ông từ lâu đã đi vào văn học và lịch sử Việt Nam, như tấm gương sáng về nghị lực phi thường đương đầu với số phận, không cam lòng với tật nguyền của chính mình. Năm 4 tuổi, ông gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. 7 tuổi, ông quyết tâm đến trường, cắn răng chịu đau luyện tập dùng chân để viết.Nhìn lại 67 năm qua ta có thể tưởng tượng quá trình gian nan vất vả mà Nguyễn Ngọc Ký đã trải qua. Nhưng với con người huyền thoại ấy, ta thấy nghị lực và niềm tin không bao giờ cạn.
3. Bài học nhận thức và hành động:
– Mỗi người nên tự làm chủ cuộc đời mình, đừng để người khác quyết định thay việc mình sẽ sống như thế nào.
– Cần lựa chọn lối sống đẹp: Dù gặp khó khăn, bạn vẫn phải mạnh mẽ. Vì khi mạnh mẽ thì người khác mới dễ dàng giúp được bạn. Còn bạn yếu đuối thì dù người khác có giúp thì bạn cũng khó vượt qua khó khăn lắm. Mình ở hoàn cảnh nào thì phải theo hoàn cảnh đó, biết chấp nhận hoàn cảnh, sống đúng với hoàn cảnh của mình, thích nghi với mọi hoàn cảnh bạn sẽ hạnh phúc.
– Sống lạc quan, hướng tới những điều tốt đẹp
Kết bài:Khẳng định ý nghĩa câu nói
Mỗi con người đều có một nhật kí riêng cho đời mình, từ khi sinh ra cho đến khi hóa vào cát bụi. Có người may mắn nhưng cũng có người bất hạnh, may mắn hay bất hạnh đôi khi do bạn nghĩ. Bởi vì bạn không được chọn nơi bạn sinh ra nhưng được chọn cách mình sống như thế nào. Chính cách sống của bạn mới đem lại may mắn hay bất hạnh cho chính bạn. Nơi mình sinh ra không có nghĩa là nơi mình sẽ chết đi. Vì thế chúng ta hãy sống đẹp, sống đúng với chính mình.
Chúng ta ắt hẳn ai cũng có một gia đình, chính gia đình là nơi mình sinh ra. Có gia đình tràn đầy hạnh phúc, tiếng cười, nhưng cũng có gia đình lạnh giá, thậm chí cuộc sống như địa ngục. Có gia đình nghèo hèn suốt đời lam lũ, nhưng cũng có gia đình giàu sang, khi sinh ra bạn đã sống trong nhung lụa. Có gia đình bé nhỏ, thiếu tình thương, bạn sinh ra đã nhận thức được sự đói nghèo và bất hạnh. Dù cho trong gia đình nào thì nơi ấy cũng ảnh hưởng không ít đến bạn, có thể giúp bạn sống tốt hơn nhưng cũng có thể dìm chết bạn. Thế nhưng bạn có quyền chọn “ cách mình sẽ sống”, đó là cách bạn vượt lên hoàn cảnh, thích nghi với cuộc sống. Chính cách sống quy định con người bạn, làm thay đổi hoàn cảnh của bạn. Bạn không được chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống.
Mỗi người có một cảnh ngộ riêng, đó là điều không thể lựa chọn tùy ý, hay chê trách, hay bác bỏ. Nơi mình sinh ra dù là nông thôn nghèo hay đô thị phù hoa thì nơi ấy chỉ gắn bó với một phần đời của bạn. Bạn không có quyền lựa chọn bởi đơn giản bạn bất lực. Tất nhiên sinh ra trong một gia đình giàu sang, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi ra ra trong một gia đình nông dân nghèo. Khi lớn lên đôi khi mình sẽ ước rằng được sinh ra trong một gia đình khá giả hơn thế nhưng nào có được đâu. Bạn cần phải nhận ra điều đó và vứt bỏ những ham muốn viễn vong. Được sinh ra trong một gia đình nhà giáo ưu tú, giáo sư Ngô Bảo Châu cũng may mắn tiếp nhận những kiến thức từ gia đình. Hay con của những nhà tài phiệt thì suốt cuộc đời của họ giàu sang, phú quý. Thế nhưng chúng ta đừng vội đố kị, đừng thèm muốn hay suýt xoa. Nếu giáo sư Ngô Bảo Châu không cố gắng, không học hỏi hết mình thì cũng như bao người khác, không bao giờ chạm tới giải thưởng field danh giá. Nếu như con của Bill Gate không làm việc quần quật mà phá gia chi tử như bao quý tử khác thì dù có giàu nức đố đổ vách đến cuối đời vẫn đói trơ xương. Điển hình như người được mệnh danh là công tử Bạc Liêu, cậu cả Huy của Bá Hệ Trạch, giàu đến khinh người thế nhưng chàng công tử này lại sống một đời xa xỉ, buông thả, tiêu tốn hơn tám ngàn tấn vàng để rồi cuối đời phải kiếm sống chật vật bằng nghề xe ôm. Chúng ta thấy đấy, dù sinh ra trong hoàn cảnh nào nhưng cách mình sẽ sống là tùy chúng ta chọn.
Nếu bạn chọn được cách sống tốt bạn sẽ thành công hơn mong đợi. Nếu sinh ra trong gia đình nghèo hèn, vùng quê lam lũ khiến bạn luôn nuôi ý chí thoát nghèo, thoát cảnh đói, thoát khỏi cuộc sống tối tăm thì sớm muộn gì một ngày không xa bạn sẽ chớp lấy cơ hội và trở nên giàu có. Chính cái nghèo đã thúc đẩy bạn trở nên giàu có vì thế không phải mình sinh ra nghèo hèn, bất lợi thì luôn đẩy bạn đến bên vực thẳm. Chính bạn sẽ thay đổi hoàn cảnh của chính mình. Công ty điện tử Sam Sung trước khi vững mạnh thì chỉ là một tiệm bán cá khô. Đấy, chính hoàn cảnh đã thúc đẩy họ lớn mạnh, chính hoàn cảnh đã thúc đẩy bao người vươn lên trong cuộc sống. Giá như bạn sống trong cảnh phú quý, xa hoa, thế nào bạn cũng có suy nghĩ cần gì phải lao động nữa, đó là suy nghĩ cực kì sai lầm. Nếu chọn cách sống ấy thế nào bạn cũng tán gia bại sản. Một số người, một số quốc gia giàu có, sắn sàng chi tiền cho những sự kiện xa xỉ để cuối cùng nợ ngập đầu, điển hình như Hy Lạp. Thế đấy chúng ta cần chọn cho mình cách sống phù hợp để lấy cảnh ngộ mình làm điểm bắt đầu và tiến lên.
Chúng ta cần vượt lên cảnh ngộ của mình, dù nghèo hèn hay giàu sang, chúng ta cần vứt bỏ suy nghĩ cố hữu về cảnh ngộ của gia đình mình. Cảnh ngộ ấy không ảnh hưởng nhiều đến chúng ta. Hãy bắt đầu và tiếp tục lập kế hoạch thoát khỏi cảnh ngộ, phải sống là chính mình. Bạn sống sao, bạn hưởng vậy, ai sống hay hưởng nhờ cho bạn. Hãy vượt lên nghịch cảnh, quẳng gánh lo đi và vui sống.
Chúng ta cần biết rằng: “Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống”. Vì thế hãy sống cho chính bạn. Chính cách sống bạn chọn sẽ thay đổi cảnh ngộ của chính mình.
Có bao giờ bạn trách tại sao mình lại không được sinh ra trong một gia đình sung túc có đầy đủ điều kiện và sống một cuộc sống sung sướng. Có bao giờ bạn mơ về một cuộc sống giàu sang mà hi vọng rằng một ngày đó theo một cách thức nào đó bạn sẽ đổi đời hay chăng. Nhưng hãy luôn nghĩ về hiện thực của mình và lên tiếng phấn đấu cho những điều đang xảy ra và đang đến. Chúng ta có niềm tự hào rằng không ai trong số chúng ta có quyền được chọn nơi mình sinh ra nhưng bằng chính nỗ lực và vươn lên của bản thân chúng ta chọn được cho mình chỗ có thể vươn lên.
Thường những mầm non sống trong điều kiện tươi tốt lại yếu ớt hơn những mầm cây vốn sinh ra không được chăm sóc chu đáo. Cây bắt đầu vươn mình tới những gốc gác và ngọn nguồn dinh dưỡng bám sâu vào lòng đất để hút lấy chất dinh dưỡng quý giá từ đất mẹ. Tất nhiên lúc vừa mới nảy mầm nó cũng chẳng hề muốn mình sỉnh ra trong môt điều kiện khắc nghiệt như thế. Nhưng cuộc sống đã chọn nó cho nên nó phải sống và vươn về phía có ánh sáng, kiêu hãnh đẹp đẽ. | vanhoc |
Chuyến bay 901 của Air New Zealand (TE-901) là một chuyến bay ngắm cảnh Nam Cực thường lệ của hãng Air New Zealand hoạt động giữa năm 1977 và 1979, từ sân bay Auckland đến Nam Cực và trở về thông qua Christchurch. Ngày 28 tháng 11 năm 1979, chuyến bay thứ 14 của TE-901, một chiếc máy bay McDonnell Douglas DC-10-30 đăng ký ZK-NZP, đã va vào núi Erebus trên đảo Ross, Nam Cực, khiến tất cả 237 hành khách và 20 phi hành đoàn tử nạn. Tai nạn này thường được gọi là Tai họa núi Erebus.
Điều tra ban đầu kết luận vụ tai nạn là do lỗi của phi công nhưng việc công chúng phản đối kịch liệt đã dẫn đến việc thành lập một Ủy ban Điều tra Hoàng gia điều tra tai nạn này. Ủy ban này, chủ trì bởi Peter Mahon, đã kết luận rằng vụ tai nạn đã bị gây ra bởi một sự điều chỉnh tọa độ của đường bay đêm trước khi thảm họa, cùng với việc không thể thông báo trước cho tổ bay về thay đổi, với kết quả là máy bay, thay vì được chỉ dẫn bởi máy tính xuống eo biển McMurdo (như các phi hành đoàn giả định), đã được chuyển hướng vào con đường núi Erebus. Cáo buộc cuối cùng đã dẫn đến thay đổi lãnh đạo cấp cao của hãng hàng không Air New Zealand. Vụ tai nạn này là vụ tai nạn có số người chết nhiều nhất New Zealand trong thời bình.
Chuyến bay này được thiết kế và được tiếp thị với vai trò trải nghiệm tham quan độc đáo, mang theo một người hướng dẫn Nam Cực giàu kinh nghiệm để chỉ cho khách các địa điểm nổi bật và danh lam thắng cảnh bằng cách sử dụng hệ thống truyền thanh máy bay, trong khi hành khách được thưởng thức chuyến bay thông qua eo biển McMurdo. Chuyến bay sẽ rời đi và trở lại New Zealand trong cùng ngày.
Chuyến bay 901 theo lịch sẽ rời sân bay quốc tế Auckland vào lúc 8:00 sáng để đến Nam Cực, và sẽ quay lại sân bay quốc tế Christchurch lúc 7:00 pm sau khi bay tổng cộng quãng đường dài . Máy bay sẽ dừng ở Christchurch 45 phút để đổ xăng và thay phi hành đoàn trước khi bay quãng đường còn lại đến Auckland, đến vào lúc 9:00 pm. Vé bán vào thời điểm tháng 11 năm 1979 cho khách trên chuyến bay này là 360 $ mỗi người (tương đương khoảng 1218 USD vào thời điểm tháng 9 năm 2009).
Các chức sắc, chẳng hạn như Sir Edmund Hillary đã làm người hướng dẫn trên các chuyến bay trước đó. Hillary dự kiến sẽ làm người hướng dẫn cho các chuyến bay gây tử vong ngày 28 tháng 11 năm 1979, nhưng đã phải hủy bỏ do các cam kết khác. Bạn lâu năm và người đồng hành leo núi của ông, Peter Mulgrew, đã làm hướng dẫn thay ông trong chuyến bay này.
Chiếc máy bay này thường có lượng khách khoảng 85% số ghế; các ghế trống, thường nằm ở giữa trung tâm, cho phép hành khách di chuyển dễ dàng giữa khoang để nhìn qua cửa sổ.
Chiếc máy bay sử dụng cho các chuyến bay Nam Cực là chiếc McDonnell Douglas DC-10-30 thứ 8 của hãng Air New Zealand. Chiếc máy bay này có số đăng ký ngày 28 tháng 11 là ZK-NZP.
Là chiếc DC-10 thứ 182 được sản xuất, và chiếc DC-10 thứ 4 được giới thiệu bởi hãng Air New Zealand, ZK-NZP đã được giao cho hãng hàng không này ngày 12 tháng 12 năm 1974 tại nhà máy Long Beach của McDonnell Douglas. Nó là chiếc DC-10 của Air New Zealand lắp động cơ General Electric CF6-50C vào thời điểm lắp đặt chiếc máy bay, và đã có 20.750 giờ bay đến thời điểm rơi.
Ghi chú
Tham khảo
Đọc thêm
NZAVA Operation Deep Freeze – The New Zealand Story, 2002.
Operation Overdue–NZAVA Archives 2002.
C.H.N. L'Estrange, The Erebus enquiry: a tragic miscarriage of justice, Auckland, Air Safety League of New Zealand, 1995
Stuart Macfarlane, The Erebus papers: edited extracts from the Erebus proceedings with commentary, Auckland, Avon Press, 1991
Report of the Royal Commission to Inquire into the Crash on Mount Erebus, Antarctica of a DC10 Aircraft Operated by Air New Zealand Limited (66 Mb file), Wellington, Government Printer, 1981 (located at Archives New Zealand ; item number ABVX 7333 W4772/5025/3/79-139 part 3)
R Chippendale, Air New Zealand McDonnell-Douglas DC10-30 ZK-NZP, Ross Island, Antarctica ngày 28 tháng 11 năm 1979, Office of Air Accidents Investigation, New Zealand Ministry of Transport, Wellington, 1980 (only some parts there)
Air New Zealand History Page , including a section about Erebus
Liên kết ngoài
The Erebus Story – Loss of TE901 (includes Newspaper Articles and Video footage) – New Zealand Air Line Pilots' Association
Aviation Safety Network: Transcript of flight 901
The original brochure advertising Air New Zealand flights to Antarctica
(audio file) ABC Radio National program "Ockham's Razor": "Arthur Marcell takes us through some of the events leading up to the crash and has a few questions for modern navigators." transcript
NZ Special Service Medal (Erebus) 2006
Erebus disaster (NZHistory.net.nz)–includes previously unpublished images and sound files
Erebus Aircraft Accident–Christchurch City Libraries
Erebus for Kids–This site is for young school children to provide information about the Erebus Tragedy.
Erebus Disaster: Lookout – official TV New Zealand YouTube site with programme on the Royal Commission enquiry into the crash.
Tai nạn và sự cố hàng không năm 1979
Air New Zealand | wiki |
Đức Tắc (; 1654 – 1670) là một hoàng thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, người thừa kế 1 trong 12 tước vị Thiết mạo tử vương. Kỳ tịch của ông thuộc Viễn chi Tông thất Tương Lam kỳ Đệ ngũ tộc.
Cuộc đời
Đức Tái sinh vào giờ Tỵ, ngày 1 tháng 10 (âm lịch) năm Thuận Trị thứ 10 (1654), trong gia tộc Ái Tân Giác La, tại Trịnh vương phủ ở Kinh sư. Ông là con trai thứ ba của Giản Thuần Thân vương Tế Độ, mẹ ông là Đích Phúc tấn Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị – con gái của Bối lặc Xước Nhĩ Tế, em gái của Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu và Thục Huệ phi. Năm Thuận Trị thứ 17 (1660), phụ thân ông qua đời, ông được thế tập tước vị Giản Thân vương (簡親王) đời thứ 2, tức Trịnh Thân vương đời thứ 3. Năm Khang Hi thứ 9 (1670), ngày 22 tháng 3 (âm lịch), buổi trưa, ông qua đời khi còn khá trẻ, khi mới 17 tuổi, được truy thụy Giản Huệ Thân vương (簡惠親王). Tước vị do anh trai ông là Lạt Bố thừa kế.
Gia đình
Đích Phúc tấn: Nữu Hỗ Lộc thị (纽钴禄氏), con gái của Tam đẳng Thị vệ Sắc Lượng (色亮) – con trai Át Tất Long.
Tham khảo
Thanh sử cảo, Quyển 5, Bản kỷ ngũ, Thế tổ Bản kỷ nhị
Thanh sử cảo, Quyển 215, Liệt truyện nhị, Chư vương nhất
Thanh sử cảo, Quyển 161, Biểu nhất, Hoàng tử thế biểu nhất
Ái Tân Giác La Tông phổ
Trịnh Thân vương
Người Mãn Châu Tương Lam kỳ | wiki |
Katayama Sen, phiên âm tiếng Việt là Ca-tai-a-ma Xen (片山 潜, Hán-Việt: Phiến Sơn Tiềm, 26 tháng 12 năm 1859 – 5 tháng 11 năm 1933), tên khai sinh Yabuki Sugatarō (藪木 菅太郎, Tẩu Mộc Gian Thái Lang), là một trong những thành viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Hoa Kỳ, đồng thời là người đồng sáng lập Đảng Cộng sản Nhật Bản năm 1922.
Tiểu sử
Sugataro Yabuki là con thứ hai của Kunizo và Kichi Yabuki. Ông xuất thân trong một gia đình làm nghề nông, chào đời năm 1859 tại hạt Hideki, tức là quận Okayama của Nhật Bản sau này.
Ông đến kinh đô Tōkyō năm 1881, tại đây ông vào nghề công nhân ấn loát và bắt đầu học thêm tiếng Anh. Ông đến học Trường Đại học Yale (và cũng làm việc) ở Hoa Kỳ ba năm sau (1884). Để tìm hiểu phong trào thực tế của phong trào công nhân tại Vương quốc Anh, ông còn đến Luân Đôn về sau.
Trong thời gian sinh sống và học tập ở ngoại quốc, ông trở thành một người theo chủ nghĩa xã hội đồng thời là một tín đồ Ki-tô giáo.
Lãnh đạo phong trào công nhân Nhật
Sen trở về Nhật Bản năm 1896. Từ năm 1897 đến năm 1901, ông biên tập báo Lao động thế giới (労働世界). Ông còn thiết lập Hội nghiên cứu chủ nghĩa Marx và vài tổ chức của giai cấp công nhân, mà công đoàn luyện kim là một ví dụ. Tháng 5 năm 1901, Đảng Xã hội Dân chủ Nhật Bản được ông thành lập, nhưng đảng đã tan rã không lâu sau đó. Năm 1904, trong lúc tham gia đại hội Đệ Nhị Quốc tế ở Amsterdam (Hà Lan), ông và nhà cách mạng Georgi Valentinovich Plekhanov (Nga) đã bắt tay nhau. Hai ông ra quyết nghị phản đối chiến tranh, giữa lúc chiến tranh sắp bùng nổ giữa hai đế quốc Nhật Bản và Nga.
Tháng 2 năm 1911, công nhân xe điện Tōkyō tổ chức bãi công, nhằm mục đích đòi tăng lương. Dưới sự lãnh đạo của Sen, bãi công giành thắng lợi, nhưng Sen bị bắt. Sau khi được phóng thích, ông rời Nhật đến California (Hoa Kỳ). Ông còn đến México và sau đó là Moskva, nơi ông được hoan nghênh như một vị lãnh tụ của phong trào Cộng sản Nhật. Ông trở thành uỷ viên Ban Chấp hành và uỷ viên Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Đệ Tam Quốc tế năm 1922. Katayama Sen sống tại Liên bang Xô viết cho tới khi qua đời vào ngày 5 tháng 11 năm 1933 và được chôn cất ở Nghĩa trang tường Điện Kremli.
Katayama Sen có hai đứa con với người vợ thứ nhất là Fude. Bà qua đời năm 1903, đến năm 1907 ông cưới Hari Tama. Bà này đã sinh hạ cho ông một đứa con gái khác.
Nhận định
Katayama Sen là vị lãnh tụ nổi tiếng của giai cấp công nhân trong lịch sử Nhật Bản. Ông người đầu tiên trong số những người đã truyền bá hệ tư tưởng Marxist đến Nhật. Với bản tính kiên cường, ông đã dẫn đầu cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại chế độ quân phiệt Nhật. Ngoài ra, những vấn đề khác mà ông quan tâm là phong trào độc lập dân tộc, cùng với phong trào cộng sản tại các xứ thuộc địa và nửa thuộc địa.
Hoạt động
The Labor Movement in Japan. Chicago: Charles H. Kerr & Co., 1918.
Japan and Soviet Russia , The People's Russian Information Bureau, 1919.
Xem thêm
Đảng Cộng sản Nhật Bản
Đảng Dân chủ Xã hội Nhật Bản
Đệ Nhị Quốc tế
Chú thích
Tham khảo
Nhân vật Lịch sử Và Danh Nhân Văn Hóa Thế giới
Kublin, Hyman; Asian Revolutionary: The Life of Sen Katayama, (Princeton University Press, 1964).
Orii, Kazuhiko and Conroy, Hilary; "Japanese Socialist in Texas: Sen Katayama, 1904-1907," Amerasia Journal 8 (1981).
Handbook of Texas Short Biography
Sawada, Mitziko; Tokyo Life, New York Dreams: Urban Japanese Visions of America, 1890-1924, (University of California Press, 1996) chapter
Liên kết ngoài
Sen Katayama Archive at Marxists Internet Archive
Nhà báo Mỹ
Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản
Người Mỹ gốc Nhật
Nhà hoạt động nhân quyền Nhật Bản
Tín đồ Ki-tô giáo Nhật Bản
Người Nhật theo chủ nghĩa Cộng sản
Nhà báo Nhật Bản
Nhà báo chủ nghĩa Marx
Nhà hoạt động nhân quyền Hoa Kỳ
Nhà hoạt động xã hội Hoa Kỳ
Người Mỹ theo chủ nghĩa Marx
Người Okayama
Mất năm 1933 | wiki |
Supermarine Walrus là một loại máy bay trinh sát hai tầng cánh lưỡng cư của Anh. Do R. J. Mitchell thiết kế, trang bị cho Không quân Hải quân Hoàng gia (FAA). Nó còn được trang bị cho Không quân Hoàng gia (RAF), Không quân Hoàng gia Australia (RAAF), Không quân Hoàng gia Canada (RCAF), Hải quân Hoàng gia New Zealand (RNZN) và Không quân Hoàng gia New Zealand (RNZAF).
Biến thể
Seagull V
Phiên bản gốc có thân làm bằng kim loại.
Walrus I
Phiên bản có thân làm bằng kim loại.
Walrus II
Phiên bản có thân làm bằng gỗ.
Quốc gia sử dụng
Quân sự
Hải quân Argentina
Không quân Hải quân Argentina
Không quân Hoàng gia Australia
Không quân Hoàng gia Canada
Hải quân Hoàng gia Canada
Hải quân Pháp
Aeronavale
Quân đoàn Không quân Ireland
Không quân Hoàng gia New Zealand
Không quân Hải quân Xô viết
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ
Không quân Hải quân Hoàng gia
Không quân Hoàng gia
Dân sự
Amphibious Airways
Kenting Aviation
Vestlandske Luftfartsskelskap
United Whalers
Tính năng kỹ chiến thuật (Supermarine Walrus)
Xem thêm
Tham khảo
Chú thích
Tài liệu
Andrews, C.F. and Morgan, E.B. Supermarine Aircraft Since 1914. London: Putnam Books Ltd.,2nd revised edition 2003. ISBN 0-85177-800-3.
Brown, David. "Supermarine Walrus I & Seagull V Variants". Aircraft in Profile, Volume 11. Windsor, Berkshire, UK: Profile Publications Ltd., 1972.
Green, William. War Planes of the Second World War, Volume Five: Flying Boats. London: Macdonald & Co.(Publishers) Ltd., 1962 (5th Impression 1972). ISBN 0-356-01449-5.
Hall, Alan W. "Aircraft in Detail-The Supermarine Walrus". Scale Aircraft Modelling Magazine, Vol.8 No.7, April 1986.
Kightly, James and Wallsgrove, Roger. Supermarine Walrus & Stranraer. Sandomierz, Poland/Redbourn, UK: Mushroom Model Publications, 2004. ISBN 83-917178-9-5.
London, Peter. British Flying Boats. Sutton Publishers Ltd., 2003. ISBN 0-7509-2695-3
Mitchell, Gordon. R. J. Mitchell - Schooldays to Spitfire. The History Press Ltd., 2006. ISBN 0-7524-3727-5
Nicholl, Lt/Cdr George William Robert. The Supermarine Walrus: The Story of a Unique Aircraft. London, G.T. Foulis & Company, 1966.
Liên kết ngoài
Flying the Supermarine Walrus by Flt Lt Nick Berryman
Project Walrus The restoration project of Solent Sky's aircraft, G/RNLI.
Fleet Air Arm Archive
Video of catapult launching from land and from ship.
Video showing detailed preparation and launch of Walrus from ship.
Máy bay quân sự Anh thập niên 1930
Walrus
Thủy phi cơ
Tàu bay
Máy bay chiến đấu
Máy bay trinh sát
Máy bay hai tầng cánh
Máy bay một động cơ cánh quạt | wiki |
Chu Hiếu Thiên (Phồn thể: 朱孝天; Bính âm: Zhū Xiàotiān) là một ca sĩ trong nhóm F4 của Đài Loan. Anh sinh ra ngày 15 tháng 1 năm 1979 và sang Singapore. Sau đó anh gia nhập nhóm F4 tại Đài Loan cùng Chu Du Dân, Ngôn Thừa Húc, Ngô Kiến Hào vào năm 2001.
Anh nói được tiếng tiếng Quan Thoại, tiếng Anh và tiếng Quảng Đông.
Tiểu sử
Anh sinh ra tại Đài Loan. Đầu tiên anh làm việc cho một nhà hàng tại một thành phố ở Đài Loan. Đến năm 2000 anh gia nhập F4 và trở thành ca sĩ.
Vào tháng 1 năm 2005, anh đóng phim Delicious Relations của Đài Loan.
4 tháng 7 năm 2006 anh đến Trung Quốc lần đầu tiên
25 tháng 11 năm 2006 anh cùng nhóm đến biểu diễn tại Nhật Bản và sau đó đã trở thành ca sĩ được ưa thích tại châu Á.
Anh còn bị báo chí chê là quá béo và suýt gây ra tai nạn.
Vào năm 2007, F4 tan rã. Anh phải tách ra hát riêng.
Đặc điểm
Ngôn ngữ sử dụng: Quan Thoại, Anh, tiếng phổ thông, Quảng Đông, Thái, và Nhật.
Chiều cao: 1.8m
Cân nặng: 73 kg
Loại nhạc: Ghita, trống và Percussions
Tôn giáo: Đạo Phật
Album
Hiện nay Chu Hiếu Thiên đã có 8 album. Dưới đây là danh sách:
Ca khúc được ưa thích
Xem thêm
JVKV
Âm nhạc
Danh sách các album của F4
Tham khảo
Liên kết ngoài
Nhóm F4 Đài Loan sắp giải tán.
Nhân vật còn sống
Nam ca sĩ Đài Loan
Nam diễn viên điện ảnh Đài Loan
Thành viên của F4
Sinh năm 1979
Nhà văn Đài Loan | wiki |
Doanh trại hay trại lính là tòa nhà, khối nhà riêng lẻ hoặc khu liên hợp các tòa nhà được thiết kế một cách chuyên nghiệp và xây dựng với mục đích dành cho chỗ ở một cách thường trực của quân đội hoặc các bộ phận quan trọng trong quân đội như chỉ huy, tham mưu... hay dành cho việc đóng trú, huấn luyện, đồn trú để kiểm soát các địa điểm quan trong về mặt quân sự. Mục đích chính của việc xây dựng các trại lính là để tách binh lính từ nhà ở dân thường và tăng cường rèn luyện tinh thần kỷ luật, tính chuyên nghiệp của nhà binh và đào tạo và tinh thần phối hợp đồng đội. Doanh trại đôi khi là các tòa nhà kém chất lượng, sơ sài hay là những kiến trúc tráng lệ như doanh trại Collins và những doanh trại khác ở Paris, Berlin, Madrid, Viên, Luân Đôn...
Lịch sử
Một trong những Doanh trại quân đội ra đời sớm là các trại của Lực lượng Cảnh vệ pháp quan La Mã được xây dựng để tập trung các lực lượng ưu tú trong quân đội. Có một số lượng còn lại của quân đội La Mã được dựng doanh trại trong những pháo đài, ở biên giới chẳng hạn như Vercovicium và Vindolanda. Sau đó các doanh trại lớn, lâu đài quân sự đã được phát triển trong thế kỷ 18 bởi hai quốc gia chiếm ưu thế của thời kỳ này là Pháp và Tây Ban Nha. Trong thế kỷ 19, sự tinh xảo ngày càng tăng dẫn doanh trại quân sự có sự phân biệt nhà ở cho các cấp bậc khác nhau (cán bộ chỉ huy, tướng tá luôn luôn có các phòng lớn hơn, tiên nghi hơn cấp dưới) và các điểm giải trí, phòng ăn và nhà bếp, nhà tắm, phòng tổng hợp, phòng đọc sách, bệnh viện dã chiến, chuồng ngựa... được thiết kế ngày càng hoàn thiện.
Các trại huấn luyện có quy mô lớn đầu tiên được xây dựng tại Pháp và Đức trong những năm đầu thế kỷ 19. Quân đội Anh đã xây dựng trại Aldershot từ 1854. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, các trung đoàn bộ binh, pháo binh và kỵ binh đều có doanh trại riêng biệt phù hợp với trang bị, khí tài và tính chiến đấu của mỗi binh chủng. Các doanh trại hải quân đầu tiên bằng gỗ cũ kỹ, thiếu vệ sinh đã được thay thế bằng doanh trại hải quân lớn ở các thị trấn Xưởng đóng tàu lớn của châu Âu và Hoa Kỳ. Trong doanh trại kiểu này người ta thường nằm võng thay vì giường. Trong chiến tranh thế giới thứ II, nhiều doanh trại quân đội Mỹ đã được thiết kế một cách khoa học, hiện đại.
Tham khảo
Black, Jeremy, A Military Revolution?: Military Change and European Society, 1550-1800 (London, 1991)
Dallemagne, François, Les casernes françaises, (1990)
Douet, James, British Barracks, their social and architectural importance, 1660-1914 (London, 1997)
Roberts, Michael The Military Revolution, 1560-1660 (Belfast, 1956); reprinted with some amendments in Rogers, Clifford, ed., The Military Revolution Debate Rogers, Clifford, ed., The Military Revolution Debate: Readings on the Military Transformation of Early Modern Europe (Boulder, 1995)
1911 Encyclopædia Britannica
Xem thêm
Căn cứ quân sự
Trại quân sự
Trại
Lâu đài
Đơn vị quân sự theo loại
Môi trường sống của con người
Tổ chức biệt lập | wiki |
Type 96 có thể đề cập đến:
Xe tăng Type 96, một loại xe tăng chiến đấu chủ lực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Tàu ngầm lớp Type 096, một lớp tàu ngầm mới đang được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phát triển
Mitsubishi A5M, máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay Type 96 của Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Mitsubishi G3M, máy bay tấn công mặt đất Type 96 của Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Howa Type 96, một loại súng phóng lựu tự động 40 mm của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
Xe bọc thép chở quân Type 96, một loại xe bọc thép chở quân bánh lốp của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
Cối tự hành 120 mm Type 96, một loại cối tự hành bánh xích của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
Lựu pháo 15 cm Type 96 của Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Súng cối 150 mm Type 96 của Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Xe kéo pháo phòng không Type 96 của Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Súng máy hạng nhẹ Type 96 của Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Mìn Type 96 của Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Pháo đa dụng 25 mm Type 96 của Hải quân Đế quốc Nhật Bản | wiki |
Nhóm từ R (viết tắt của Nhóm từ nguy hiểm, tiếng Anh: Risk Phrases) được định nghĩa trong Phụ lục III Hướng dẫn 67/548/EEC của Liên minh châu Âu: Những hợp chất và chất điều chế nguy hiểm nghi ngờ gây hại nghiêm trọng đến tự nhiên. Danh sách được thống nhất và xuất bản trong Hướng dẫn 2001/59/EC, có thể tìm thấy bản dịch sang những ngôn ngữ của các nước châu Âu khác.
Những nhóm từ nguy hiểm này được sử dụng quốc tế chứ không chỉ ở châu Âu và có những nỗ lực hiện tại hướng về việc hoàn thành tính hài hòa quốc tế. (Chú ý: thiếu sự kết hợp giữa chữ R và chữ số chỉ ra rằng nhóm từ đã được xóa hay thay thế bởi một nhóm từ khác).
R1: Nổ khi khô
R2: Gây nổ nguy hiểm bởi va chạm, ma sát, bắt lửa hay tiếp xúc với nguồn nhiệt.
R3: Gây nổ vô cùng nguy hiểm bởi va chạm, ma sát, bắt lửa hay tiếp xúc với nguồn nhiệt.
R4: Tạo hợp chất với kim loại rất dễ gây nổ.
R5: Đốt nóng có thể gây nổ.
R6: Nổ khi có hoặc không có tiếp xúc với không khí.
R7: Có thể gây cháy.
R8: Tiếp xúc với vật liệu dễ bắt lửa có thể gây cháy.
R9: Nổ khi tạo hỗn hợp với vật liệu dễ bắt lửa.
R10: Dễ cháy.
R11: Rất dễ cháy.
R12: Vô cùng dễ cháy.
R13: Khí hóa lỏng vô cùng dễ cháy.
R14: Phản ứng mãnh liệt với nước.
R15: Tiếp xúc với nước sinh ra khí vô cùng dễ cháy.
R16: Nổ khi tạo hỗn hợp với hợp chất oxy hóa.
R17: Tự bốc cháy trong không khí.
R18: Có thê tạo hỗn hợp hơi dễ cháy nổ trong không khí khi sử dụng.
R19: Có thể tạo thành peroxide gây nổ.
R20: Nguy hiểm khi hít vào.
R21: Nguy hiểm khi tiếp xúc với da.
R22: Nguy hiểm khi nuốt.
R23: Độc khi hít vào.
R24: Độc khi tiếp xúc với da.
R25: Độc khi nuốt.
R26: Rất độc khi hít vào.
R27: Rất độc khi tiếp xúc với da.
R28: Rất độc khi nuốt.
R29: Tiếp xúc với nước sinh ra khí độc.
R30: Có thể tạo thành chất rất dễ cháy khi sử dụng.
R31: Tiếp xúc với axit sinh ra khí độc.
R32: Tiếp xúc với axit sinh ra khí rất độc.
R33: Nguy hiểm khi bị dồn nén.
R34: Gây phỏng.
R35: Gây bỏng nghiêm trọng.
R36: Gây kích thích mắt.
R37: Gây kích thích hệ thống hô hấp.
R38: Gây kích thích da.
R39: Nguy hiểm nghiêm trọng không thể khắc phục được.
R40: Nghi ngờ gây ung thư.
R41: Gây hại nghiêm trọng với mắt.
R42: Có thể gây dị ứng khi hít vào.
R43: Có thể gây dị ứng khi tiếp xúc với da.
R44: Gây nổ nguy hiểm nếu bị đốt kín.
R45: Có thể gây ung thư.
R46: Gây hại đến gen di truyền.
R47: Có thể gây khuyết tật ở thai nhi.
R48: Gây nguy hiểm tàn phá nghiêm trọng đến sức khỏe nếu tiếp xúc bên ngoài kéo dài.
R49: Gây ung thư nếu hít vào.
R50: Rất độc với thủy sinh vật.
R51: Độc với thủy sinh vật.
R52: Gây hại với thủy sinh vật.
R53: Có thể gây tác hại lâu dài với môi trường nước (thủy quyển).
R54: Độc với hệ thực vật.
R55: Độc với hệ động vật.
R56: Độc với địa sinh vật.
R57: Độc với côn trùng.
R58: Có thể gây tác hại lâu dài với môi trường.
R59: Nguy hiểm cho tầng ozon.
R60: Có thể làm suy yếu khả năng sinh sản.
R61: Có thể làm nguy hại đến bào thai.
R62: Có thể gây nguy hại đến khả năng sinh sản.
R63: Có thể gây nguy hại đến bào thai.
R64: Có thể gây nguy hại đến trẻ đang bú.
R65: Nguy hiểm, có thể tàn phá phổi nếu nuốt vào.
R66: Tiếp xúc bên ngoài nhiều lần có thể gây khô hoặc nứt da.
R67: Hơi có thể gây mê hoặc choáng váng, chóng mặt.
R68: Có thể gây nguy hại không thể khắc phục được.
Tham khảo
Tiêu chuẩn quốc tế
An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Quy tắc an toàn | wiki |
Kenbak-1 được Bảo tàng Lịch sử Máy tính và Bảo tàng Máy tính Hoa Kỳ công nhận là một trong những "máy tính cá nhân" đầu tiên trên thế giới, do John V. Blankenbaker (1930-) của Tập đoàn Kenbak phát minh vào năm 1970, và được bày bán lần đầu tiên vào đầu năm 1971. Chỉ có 50 máy đã được chế tạo. Hệ thống này ban đầu được bán với giá 750 USD. Ngày nay chỉ có 14 máy được tin là tồn tại trên toàn thế giới, nằm trong tay của các nhà sưu tập khác nhau. Quá trình sản xuất Kenbak-1 bị dừng lại vào năm 1973 khi Kenbak phá sản, và bị hãng CTI Education Products, Inc đoạt lấy. CTI đã cho đổi lại thương hiệu và đổi tên thành H5050, mặc dù doanh số vẫn không sụt giảm.
Kể từ lúc Kenbak-1 được phát minh ra trước cả bộ vi xử lý đầu tiên, máy không có một con chip CPU nhưng thay vào đó nó chỉ dựa hoàn toàn vào các chip tích hợp nhỏ TTL. Máy 8-bit có bộ nhớ 256 byte, chạy trên thanh ghi MOS cổng silicon kiểu 1404 của Intel. Thời gian chu trình chỉ dẫn là 1 phần triệu giây (tương đương với chỉ dẫn tốc độ đồng hồ 1 MHz), nhưng tốc độ thực thi trung bình dưới 1000 lệnh mỗi giây do các ràng buộc về mặt kiến trúc như chậm truy cập vào bộ nhớ nối tiếp.
Máy được lập trình bằng mã máy thuần túy sử dụng một loạt các nút bấm và công tắc. Đầu ra bao gồm một dãy đèn.
Xem thêm
Datapoint 2200, một cỗ máy hiện đại với màn hình và bàn phím chữ số, thích hợp để chạy các chương trình ứng dụng nhỏ.
Altair 8800, một loại máy vi tính rất phổ biến năm 1975.
Tham khảo
Liên kết ngoài
KENBAK-1 Computer Article
KENBAK-1 Computer – Official Kenbak-1 website at www.kenbak-1.net
KENBAK-1 Series 2 – Official Kenbak-1 reproduction kit at www.kenbakkit.com
Kenbak-1 Emulator – Online Kenbak-1 Emulator
Kenbak-1 Emulator – Kenbak-1 Emulator download
The Kenbak 1 - The first Personal Computer – At the Computer Museum of Nova Scotia
Kenbak 1 – Images and information at www.vintage-computer.com
Kenbak documentation at bitsavers.org
KENBAK-uino Hardware-based Kenbak-1 Emulator
Recreating the First PC article about KENBAK-uino at hackaday.com
KENBAK-1 Emulator/Trainer , RetroWiki.es (Invalid, 2015-02-10)
Máy vi tính đầu tiên
[[Thể loại:Máy vi tính
Giới thiệu về máy tính vào năm 1971 | wiki |
Petrona Eyle (18 tháng 1 năm 1866, Baradero, Argentina - 12 tháng 4 năm 1945, Buenos Aires ) là một bác sĩ và nhà hoạt động nữ quyền người Argentina đã vận động cho quyền lợi của những người phụ nữ Mỹ Latin.
Tuổi thơ
Eyle là con gái của những người nhập cư Thụy Sĩ thế hệ đầu tiên định cư ở trung tâm tỉnh Buenos Aires trong khoảng thời gian từ 1856 đến 1860. Là người thụ hưởng chương trình phân chia đất đai cho người nhập cư, gia đình Eyle định cư xung quanh Baradero, tại đó Eyle được sinh ra.
Năm 1886, Eyle tốt nghiệp trường Colegio Nacional de Concepción del Uruguay và nhận được mức độ của ma sĩ bình thường. Ngày nay, một cánh của thư viện được đặt theo tên của Eyle. Năm 1887, Eyle đến Thụy Sĩ, nơi bà theo học trường y. Cô tốt nghiệp năm 1891 ở tuổi 25; Luận án của bà, được viết bằng tiếng Đức và tiếng Anh, có tựa đề "Sự bất thường của tai các tội phạm" ("Anomalías de las orejas de los delincuentes").
Hoạt động xã hội
Năm 1893, cô trở về Argentina, nơi cô làm việc trong các bệnh viện công. Ở đó, cô bắt đầu sự nghiệp với tư cách là một nhà hoạt động nữ quyền, vận động ủng hộ cải thiện tình hình của phụ nữ. Đó là sự thống trị của nam giới trong xã hội Argentina mà hoạt động của cô không được đón nhận ngay cả với hầu hết phụ nữ.
Eye đã thành lập Hội đồng Phụ nữ Argentina (Consejo Argentino de Mujeres) vào năm 1901 và Hiệp hội Phụ nữ Sinh viên Đại học Argentina (Asociación Universitarias argentinas) vào năm 1910 với Cecilia Grierson. Tận dụng các lễ kỷ niệm trăm năm của Cách mạng Tháng Năm năm 1910, Eyre đã tổ chức Đại hội Nữ quyền Quốc tế lần thứ nhất (Primer Congreso Women'sista Internacional) tại Buenos Aires, và đó là một thành công vang dội.
Hiệp hội Phụ nữ Sinh viên Đại học Argentina đã đề xuất nhiều luật trong quốc hội, về các chủ đề như Bảo vệ quyền làm mẹ (1903), Sức khỏe và Phúc lợi (1906), Nghỉ hưu của giáo viên (1907) và Quyền công dân bình đẳng cho phụ nữ (1919).
Năm 1924, bà thành lập Liên minh chống nô lệ trắng (Liga contra la trata de blancas). Vào thời điểm đó, Liên minh các quốc gia đã bắt đầu thực hiện vấn đề buôn người với một hội nghị quốc tế về chủ đề "nô lệ trắng". (Tên của dự án Liên minh các quốc gia sau đó đã được thay đổi thành trung lập về chủng tộc.)
Eyle, với tư cách là chủ tịch của Liên đoàn, đã vận động cho quyền của trẻ em, đặc biệt là về lao động bóc lột và mang thai sớm do lạm dụng tình dục hoặc mại dâm.
Năm 1945, bà xuất bản tạp chí Our Cause (Nuestra causa) và trở thành giám đốc đầu tiên của nó. Thông qua ấn phẩm này, bà đã vận động cho quyền bầu cử của phụ nữ, tích cực tham gia vào chính trị và giữ chức vụ công. Hai năm sau, vào năm 1947, phụ nữ Argentina trên thực tế đã giành được quyền bỏ phiếu.
Một đường phố trong khu phố Puerto Madero của Buenos Aires được đặt theo tên của Eyle.
Tham khảo
Mất năm 1945
Sinh năm 1866 | wiki |
Nhớ làm sao một buổi chiều quê thơm nồng hương lúa chín. Quên sao được ánh hoàng hôn trải nắng trên sông ráng chiều. Có ai quên một triền đê tít tắp nơi ta thong dong đưa những cánh diều tuổi thơ bay cao trên nền trời xanh thẳm. Buổi chiều trên quê hương, ấy là một bức tranh yên bình, nên thơ, làm biết bao con người nhớ nhung da diết. Người yêu buổi hoàng hôn trên quê hương, nhưng cũng có biết bao con người trót thương nhớ cảnh buổi sáng thanh khiết trên mọi nẻo đường thôn, đồng lúa, mảnh vườn nơi quê nhà dấu yêu. Nơi mỗi mái nhà mộc mạc ấy, những khu vườn nhỏ xinh ươm đầy hoa trái đều thật đẹp mỗi buổi sớm mai. Không khí, sắc nắng, hương gió một thoáng bình minh…tất cả đều như một nét chấm phá điểm tô cho nét đẹp vườn quê, góp sắc cho làng mạc thanh bình, yên ả. Dưới đây là dàn ý chi tiết miêu tả cảnh buổi sáng trong một vườn cây các bạn có thể tham khảo. Để bài viết ấn tượng, các bạn nên sử dụng khéo léo phép đối lập, đặt cảnh buổi sáng trong sự đối sánh với cảnh xế chiều để làm nổi bật nét đẹp riêng ấn tượng. Bên cạnh đó, một vài câu văn cảm thán bày tỏ trực tiếp cảm xúc cá nhân khi được ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ấy hay một vài câu văn nhân hóa cho sự vật cũng góp phần giúp bài viết của bạn sinh động hơn. Chúc các bạn thành công!
I. Mở bài:
Hè vừa rồi là một quãng thời gian ý nghĩa, đong đầy kỉ niệm khi em được mẹ cho về quê thăm ông bà. Những ngày ở đây, em đã được chiêm ngưỡng biết bao cảnh đẹp, nhưng có lẽ ấn tượng nhất đối với em đó chính là cảnh buổi sáng trong vườn cây thân thương nhà bà.
II. Thân bài:
III. Kết bài: | vanhoc |
TIME gợi ý 2 khách sạn mới của Sun Group tại Hà Nội và Phú Quốc- nơi vừa lọt top điểm đến tuyệt vời nhất thế giới 2021
Hà Nội, Phú Quốc và TP Hồ Chí Minh vừa được tạp chí danh tiếng TIME (Mỹ) ghi nhận trong “Top 100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới 2021”. Trong đó, hai khách sạn, resort mới độc đáo của Sun Group tại
Hà Nội
và
Phú Quốc
được TIME gợi ý như những điểm lưu trú ấn tượng.
Là tạp chí uy tín bậc nhất nước Mỹ suốt gần 100 năm qua, Top 100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới của TIME luôn là bảng xếp hạng uy tín hàng năm dành cho giới xê dịch. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gần 2 năm qua, danh sách năm nay được TIME lựa chọn theo tiêu chí các thành phố du lịch đẹp, có triển vọng phục hồi và thích nghi tốt giữa Covid-19.
Việc Hà Nội, TP.
Hồ Chí Minh
và Phú Quốc được vinh danh trong danh sách này đã thể hiện khả năng thích ứng và không ngừng đổi mới của những điểm đến này trong đại dịch. Trong đó, sự góp mặt của các khách sạn mới như Capella Hanoi hay New World Phu Quoc Resort đã góp phần làm nên sức hấp dẫn cho các điểm đến này với thị trường quốc tế.
New World Phu Quoc Resort- làng biển bên Bãi Kem
TIME mô tả Phú Quốc là “viên kim cương” của Việt Nam và là một trong những điểm đến có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Đông Nam Á. Năm 2019, Phú Quốc thu hút 5 triệu lượt khách, tăng 30% so với 2018. TIME cũng đưa thông tin, hòn đảo thiên đường dự kiến sẽ mở cửa trở lại cho khách quốc tế vào mùa thu năm nay, với thời gian lưu trú miễn visa lên tới 30 ngày. New World Phu Quoc Resort, khu nghỉ dưỡng 5 sao mới nhất do Sun Group đầu tư và đưa vào vận hành hồi tháng 5/2021 gồm 375 căn villa với bãi biển riêng tư và những khu vườn xanh mát, được TIME nhắc đến đầu tiên trong những điểm nghỉ dưỡng đáng trải nghiệm khi đến Phú Quốc.
Sở hữu bờ biển tuyệt đẹp của Bãi Kem- top 100 bãi biển đẹp nhất thế giới do Flight Network bình chọn, New World Phu Quoc Resort gây ấn tượng với thiết kế tổng thể như một làng chài ven biển nên thơ. Những biệt thự mái lá ẩn mình dưới rặng cây xanh mướt, mỗi biệt thự 3-4 phòng ngủ mang nét thiết kế dung hòa giữa truyền thống và hiện đại, với những vật dụng trang trí từ chất liệu thân thuộc như gỗ, mây, tre… New World Phu Quoc Resort khiến khách trong nước như được “về nhà”, và khách quốc tế cảm nhận rõ nét một Phú Quốc truyền thống hiện diện ở khu nghỉ dưỡng này.
Khu nghỉ dưỡng cũng sở hữu những tiện ích đẳng cấp cho một kỳ nghỉ tuyệt vời cho cả gia đình hay các nhóm bạn: bể bơi vô cực dài 120 mét tới sát biển, khu trò chơi dưới nước dành cho trẻ em, trung tâm fitness, yoga, spa và câu lạc bộ trẻ em. Hội tụ tới 4 nhà hàng và quán bar: Bay Kitchen, Lửa, The Lounge và Bar bể bơi, resort bên Bãi Kem cũng mang đến những trải nghiệm ẩm thực đẳng cấp từ hải sản và nguyên liệu phong phú của vùng biển Phú Quốc.
Được kiến tạo bởi Sun Group và quản lý vận hành bởi New World Hotels & Resorts – thuộc sở hữu của Tập đoàn khách sạn top đầu thế giới Rosewood Hotel Group, đây là những bảo chứng cho chất lượng dịch vụ của New World Phu Quoc Resort, và cũng là lý do khu nghỉ này được TIME ưu ái nhắc đến đầu tiên, khi gợi ý các điểm lưu trú tại đảo ngọc Phú Quốc.
Capella Hanoi- một Hà Nội xưa tái hiện
Hà Nội – thủ đô nghìn năm văn hiến của Việt Nam được TIME mô tả “đang từng ngày phát triển, đồng thời vẫn duy trì được dấu ấn bản sắc mạnh mẽ của mình”. Và minh chứng cho sự phát triển cân bằng này chính là sự ra đời của khách sạn Capella Hanoi – tác phẩm mới nhất của Sun Group và kiến trúc sư lừng danh Bill Bensley.
Capella Hanoi tọa lạc tại con phố trung tâm – Lê Phụng Hiểu, với quy mô 47 phòng, được thiết kế với cảm hứng từ thời kỳ huy hoàng của dòng nhạc opera của thế kỷ trước.
Kiến trúc Art Deco (phong cách thịnh hành và được giới nghệ sĩ trên thế giới đặc biệt yêu thích vào những năm 1920-1930) hòa quyện với những sáng tạo mới mẻ chưa từng có ở bất cứ nơi nào đã thổi vào khách sạn boutique sang trọng bậc nhất Hà Nội một hơi thở vừa cổ điển vừa sang trọng, tinh tế.
Như một cung điện xa hoa giữa lòng thủ đô, Capella Hanoi tái hiện không khí quyến rũ, mê hoặc của những năm 1920, khi nơi đây từng là quán trọ nhỏ gần kề Nhà hát lớn Hà Nội, điểm hẹn thời thượng của các diễn viên, danh ca nhạc kịch, nhà soạn nhạc, nhà thiết kế sân khấu, nhà thiết kế trang phục opera vĩ đại nhất. Khi tấm rèm sân khấu buông xuống, những nhân vật có tầm ảnh hưởng tìm đến đây như một điểm hẹn của hội hè, của sự đồng điệu, để thư giãn nghỉ ngơi trước khi một ngày mới bắt đầu.
Bước vào thế giới đầy mê hoặc của Capella Hanoi, bạn sẽ được đắm mình theo dòng chảy của nghệ thuật opera những tháng năm huy hoàng nhất. Mỗi căn phòng như một bản giao hưởng được phổ nhạc bằng những câu chuyện ly kì của xã hội nhạc kịch hơn 150 năm qua, với phong cách bài trí độc nhất vô nhị cùng những trang phục sân khấu, hàng ngàn kỉ vật cổ và các bức chân dung được vẽ bởi họa sĩ tài ba Kate Spencer. Mỗi phòng cũng là một câu chuyện kể về thế giới riêng tư đầy bí ẩn của những nghệ sỹ tên tuổi, những huyền thoại trong quá khứ.
Quầy bar Diva’s Lounge là nơi du khách đắm mình trong những ly coktail cầu kỳ, mang dấu ấn và câu chuyện của những nữ diva lừng danh thế giới thập niên 20. Còn nhà hàng Backstage gây ấn tượng đặc biệt với tông màu đỏ nồng ấm, nổi bật, cùng những rương hòm, trang phục, cổ vật, nội thất gợi nhắc một không gian xa hoa, lộng lẫy, nơi nghệ sĩ tụ họp, trang điểm hay thư giãn, chuẩn bị cho những tiết mục bùng nổ của mình ở thời vàng son của nghệ thuật opera.
Là khách sạn đầu tiên của Sun Group tại thủ đô, được vận hành bởi Tập đoàn quản lý khách sạn Capella Hotel Group nổi tiếng thế giới của Singapore, Capella Hanoi là một trong những biểu tượng mới của nghỉ dưỡng xa xỉ tại thủ đô, đồng thời vẫn hài hòa và tôn vinh nét đẹp cổ kính, thanh lịch của khu phố cổ Hà Nội. Đó là lý do để TIME đưa Capella Hanoi như một dẫn chứng cho sự phát triển mà vẫn giữ được bản sắc thanh lịch cùng bề dầy văn hóa, lịch sử của đất Hà thành ngàn năm văn hiến. | vanhoc |
Giới thiệu khái quát huyện Vũng Liêm
Vũng Liêm có tổng diện tích tự nhiên là 309,57 km
2
, trung tâm huyện nằm cách trung tâm TP Vĩnh Long khoảng 35 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 53. Tọa độ địa lý từ 09
0
56’23” đến 10
0
10’42” vĩ độ Bắc và từ 106
0
04’11” đến 106
0
17’23” kinh độ Đông. Vị trí giáp giới như sau:
– Phía Đông và Đông Bắc giáp
Tỉnh Bến Tre
;
– Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Tam Bình và Trà Ôn;
– Phía Nam và Đông Nam giáp Tỉnh Trà Vinh;
– Phía Bắc giáp huyện Mang Thít.
Toàn huyện có 19 xã, 01 thị trấn với 168 ấp – khóm. Diện tích tự nhiên 30.957 ha, có 24.637 ha đất nông nghiệp, gần 80% hộ dân sống bằng nghề trồng lúa và vườn cây ăn trái, số còn lại kinh doanh thương mại, mua bán nhỏ và một số ngành nghề khác. Có 3 dân tộc cùng sinh sống gồm Kinh, Hoa, Khmer, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là người Kinh.
Vũng Liêm có 2 sông lớn chảy qua đồng thời cũng là ranh giới huyện: sông Tiền (với 2 nhánh là sông Pang Tra, sông Cổ Chiên) và sông Mang Thít, đây là các tuyến giao thông thủy quốc gia và quốc tế của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Vũng Liêm nói riêng. Về giao thông đường bộ có Quốc lộ 53 và đường tỉnh 901, 902, 906, 907 là các tuyến giao thông nối Vũng Liêm với các trung tâm kinh tế của tỉnh Vĩnh Long và trung tâm các tỉnh thành lân cận.
Giao thông đường bộ, đường thủy đều thuận lợi, góp phần tích cực vào việc phát trriển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện.
2 xã cù lao Thanh Bình – Quới Thiện và vùng đất phù sa ven sông Cổ Chiên, sông Măng Thít có nước ngọt quanh năm, là điều kiện lý tưởng để trồng cây ăn quả, nuôi thủy sản và hình thành các điểm du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp sản xuất TTCN và làng nghề truyền thống.
Địa hình huyện Vũng Liêm thuộc dạng địa hình đồng bằng do phù sa bồi đắp tạo nên, tương đối bằng phẳng, tiểu địa hình cao ở các xã ven sông Cổ Chiên và sông Măng Thít thấp dần về phía Nam của huyện, chia ra các cấp sau:
– Vùng có cao trình < 0,6 m chiếm 0,07 % diện tích đang sử dụng, phân bố ở xã Hiếu Thành;
– Vùng có cao trình từ 0,6 – 0,8m chiếm 7,11 % diện tích đang sử dụng, phân bố nhiều ở 2 xã Hiếu Thành và xã Hiếu Nghĩa và phần ít ở các xã còn lại;
– Vùng có cao trình từ 0,8 – 1,0 m chiếm 21 % diện tích đang sử dụng, phân bố ở các xã Trung Thành, Trung Thành Đông, Trung Ngãi, Trung Thành Tây, Hiếu Phụng, Hiếu Thuận, Hiếu Thành, Hiếu Nhơn, Hiếu Nghĩa, Tân Quới Trung và xã Tân An Luông;
– Vùng có cao trình từ 1,0 – 1,2 m chiếm 44,61% diện tích đang sử dụng, phân bố tập trung ở các xã Trung Hiếu, Trung Thành, Trung Ngãi, Trung Nghĩa, Trung Thành Tây, Thị Trấn, Trung An, Trung Chánh, Trung Hiệp, Quới An và một phần ở Thanh Bình, Quới Thiện và xã Tân An Luông;
– Vùng có cao trình từ 1,2 – 1,4 m chiếm 24,43% diện tích đang sử dụng, phân bố các xã Thanh Bình, Quới Thiện, Quới An, Trung Hiệp, Trung Thành, Thị Trấn, Trung Thành Tây, Trung Thành Đông, Trung Chánh và xã Tân Quới Trung;
– Vùng có cao trình từ 1,4 – 2,0 m chiếm 2,78% diện tích đang sử dụng, chỉ có ở Thị Trấn Vũng Liêm khu vực đất giồng cát.
Vũng Liêm có đặc điểm cũng như toàn tỉnh Vĩnh Long, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng, ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào, với các đặc trung như sau:
– Nhiệt độ bình quân trong năm biến động từ 27,3 – 28,7
0
C, vào mùa khô đặc biệt tháng 4, 5, nhiệt của toàn tỉnh lên cao 35,5 – 38
0
C;
– Bức xạ trên địa bàn huyện tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong một ngày là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600 cal/m
2
. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.550 – 2.700 giờ/năm;
– Độ ẩm không khí bình quân 81-85%, tháng có độ ẩm không khí cao nhất là 88% (vào tháng 9) và tháng có độ ẩm không khí thấp nhất là 777% (vào tháng 3);
– Lượng mưa: Số ngày mưa bình quân trong năm là 100 – 115 ngày với lượng mưa trung bình đạt 1.550 – 1.650 mm/năm.
Vũng Liêm có đặt điểm cũng như toàn tỉnh Vĩnh Long chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông thông qua các sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Măng Thít, có đặc tính địa hình rất nhạy cảm với chế độ nước trên sông, rạch, trong ngày có 2 con nước lớn, ròng, trong tháng thì có 2 con nước rong vào những ngày đầu và giữa của tháng âm lịch. Hệ kinh trục phân bố khá đều trên toàn huyện với mật độ bình quân trên 13,7m/ha. Trong khi đó mật độ kinh mương nội đồng trung bình 20 m/ha và phân bố không đều. Nước ngọt hầu như quanh năm (chỉ nhiễm mặn nhẹ diễn ra vài ngày trong năm ở các xã ven sông Cổ Chiên), tạo thuận lợi cho tưới tiêu trong nông nghiệp, giao thông thuỷ, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng của Chương trình đất Tỉnh Vĩnh Long năm 1990 và kết quả điều tra khảo sát, chỉnh lý, đánh giá biến động các đơn vị đất trên toàn Tỉnh năm 2002, thực hiện trên bản đồ nền tỷ lệ 1:25.000 cho thấy đặc điểm về tài nguyên đất của huyện có 4 nhóm chính:
– Nhóm đất phù sa
: chiếm 31,77% diện tích đang sử dụng, gồm 4 nhóm phụ (18 đơn vị đất), trong đó:
+ Đất phù sa chưa phát triển (2 đơn vị đất): chiếm 6,23% nhóm đất phù sa, phân bố ở 2 xã cù lao Thanh Bình, Quới Thiện và xã Trung Thành Đông;
+ Đất phù sa bắt đầu phát triển (4 đơn vị đất): chiếm 6,89% nhóm đất phù sa, phân bố phần lớn ở 2 xã Trung Thành Đông và Quới An;
+ Đất phù sa phát triển sâu (6 đơn vị đất): chiếm 46,52 % nhóm đất phù sa, phân bố Trung Ngãi, Hiếu Nghĩa, Thị trấn, Trung Hiệp, Trung Thành Tây;
+ Đất phù sa phát triển sâu trên chân giồng cát (6 đơn vị đất): chiếm 40,35 % nhóm đất phù sa, phân bố Trung Thành, Trung Thành Đông, Thị Trấn, Trung Ngãi, Trung Hiếu.
– Nhóm đất phèn tiềm tàng
: chiếm 62,89% diện tích đang sử dụng của huyện, gồm có 5 nhóm phụ (22 đơn vị đất):
+ Đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn trong vòng 50 cm: chiếm 2,26% nhóm đất phèn tiềm tàng, phân bố ở Hiếu Thuận, Hiếu nhơn, Thanh Bình, Quới Thiện;
+ Đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn từ 50 đến 80 cm: chiếm 34,28% nhóm đất phèn tiềm tàng, phân bố các xã Thanh Bình, Quới Thiện, Hiếu Nhơn, Hiếu Thuận, Trung Thành tây, Tân An Luông, Quới An;
+ Đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn từ 80 đến 120 cm: chiếm 45,24% nhóm đất phèn tiềm tàng, phân bố các xã Trung Chánh, Hiếu Phụng, Hiếu Nhơn, Hiếu Thuận, Tân An Luông, Trung An, Hiếu Thành;
+ Đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn từ 120 đến 150 cm: chiếm 7,49% nhóm đất phèn tiềm tàng, phân bố các xã Hiếu Nhơn, Hiếu Thành, Trung An, Trung Hiệp, Tân An Luông;
+ Đất phèn tiềm tàng có tầng sinh phèn trên 150 cm: chiếm 10,73% nhóm đất phèn tiềm tàng, phân bố các xã Trung Nghĩa, Trung Ngãi, Hiếu Thành, Hiếu Nghĩa, Trung An, Trung Hiệp.
– Nhóm đất phèn phát triển
: chiếm 4,88% diện tích đang sử dụng của huyện, gồm có 2 nhóm phụ (5 đơn vị đất):
+ Đất phèn phát triển nông có tầng phèn từ 50 – 80 cm: chiếm 36,07% nhóm đất phèn phát triển, phân bố ở Hiếu Thuận, Hiếu nhơn, Trung Hiếu, Trung An, Hiếu Thành;
+ Đất phèn phát triển có tầng phèn từ 80 đến 120 cm: chiếm 63,93% nhóm đất phèn phát triển, phân bố các xã Trung Hiếu, Trung An, Hiếu Nhơn, Hiếu Thành, Hiếu Nghĩa.
Trong đó, nhóm đất phèn tiềm tàng chiếm tỷ lệ cao (62,89%) phân bố tập trung ở các vùng trũng thấp (có tầng sinh phèn xuất hiện trong vòng 50cm đến 120cm).
– Nhóm đất cát giồng
: chiếm 0,46% diện tích đất đang sử dụng. Phân bố ở vùng có địa hình cao thuộc xã Trung Thành, Thị trấn Vũng Liêm và một phần ít ở Trung Ngãi.
Tài nguyên nước
* Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt cung cấp chính cho toàn huyện chủ yếu từ Sông Cổ Chiên thông qua hệ thống các sông nhỏ như sông Măng Thít, Vũng Liêm, Mây Tức và hệ thống kinh rạch nội đồng cung cấp nước cho toàn bộ đất canh tác và sinh hoạt của huyện. Chất lượng nguồn nước được đánh giá như sau:
– Lượng nước mùa kiệt trên sông đủ thỏa mãn cho nhu cầu tưới của cây trồng và sinh hoạt và khả năng tải nước cực đại sông Tiền, sông Cổ Chiên lên tới 12.000 – 19.000m
3
/s (có chiều rộng từ 800 – 2000m và độ sâu từ 20 – 40m). Sông Măng Thít có chiều rộng trung bình 110-150m, chiều sâu từ 8-14m, có lưu lượng cực đại và bình quân chảy ra, vào tại 2 cửa: phía Cổ Chiên 1.500 – 1.650m
3
/s (bình quân 949 – 994m
3
/s); phía Sông Hậu 525 – 650m
3
/s (bình quân 310 – 435m
3
/s);
– Chất lượng nguồn nước có độ
P
H từ 6,8 – 7,0. Riêng mùa lũ, nguồn nước có lượng phù sa từ 200 – 450 g/m
3
, qua đó làm tăng độ phì nhiêu đất đai và tăng thêm nguồn lợi thuỷ sản từ tự nhiên trên địa bàn của huyện.
* Nguồn nước dưới đất
Nước dưới đất của toàn tỉnh nói chung và của huyện Vũng Liêm nói riêng là khá phong phú, song việc khoanh định phạm vi phân bố và xác định trữ lượng, chất lượng nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt thì hạn chế. Trong những năm gần đây nước dưới đất được khai thác khá nhiều, chủ yếu là quy mô nhỏ và tầng khai thác là các tầng nước nông và đây là nguồn nước cấp cho sinh hoạt của nhiều hộ dân trong huyện. Nhìn chung, nước dưới đất tầng nông có độ cứng hơi cao, có canxi carbonate và bị nhiễm mặn, ở một vài khu vực hàm lượng sắt và Asen khá cao. Do khai thác khá nhiều nên phần lớn nguồn nước dưới đất tầng nông có chất lượng khá tốt nhưng đã và đang bị ô nhiễm các thành phần dinh dưỡng, chất hữu cơ.
Tài nguyên khoáng sản
* Tài nguyên sét
Theo kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên sét trên địa bàn huyện năm 2010 cho thấy, toàn huyện có 27 thân sét phân bố tập trung ở các xã Trung Thành, Trung Hiệp, Quới An, Tân An Luông, Tân Quới Trung, Trung Chánh, Hiếu Phụng, Trung Hiếu, Trung An, Trung Ngãi, Trung Nghĩa, Hiếu Thành và xã Hiếu Nghĩa với diện tích có khả năng khai thác 7.776,5 ha, với tổng tiềm năng tài nguyên khoáng sản sét được đánh giá là 76,687 triệu m
3
, chiều dày thân sét trung bình là 0,99m và chiều dày tầng phủ trung bình là 0,23m.
* Tài nguyên cát lòng sông
Theo kết quả QH thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên cát lòng sông tỉnh Vĩnh Long của công ty cổ phần địa chất và khoáng sản (năm 2009), trong đó huyện Vũng Liêm có nguồn tài nguyên cát lòng sông khá phong phú, theo khảo sát có 4 thân cát tập trung ở các xã ven sông Cổ Chiên như: Quới An, Thanh Bình, Quới Thiện, Trung Thành Đông, Trung Thành tây với tổng chiều dài hơn 23,8km, rộng trung bình 200 – 600m, độ dày cát từ 2,4 – 4,24 m, chủ yếu là cát hạt nhỏ (0,24 -0,1mm), hạt trung (0,5 – 0,25mm), cát hạt lớn (2 – 0,5mm) và nhóm bột sét (<0,1mm) với trữ lượng là 12,727 triệu m
3
.
Tài nguyên nhân văn
Nhân dân Vũng Liêm có truyền thống cách mạng kiên cường, ngoài kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, người dân Vũng Liêm còn có truyền thống sản xuất tiểu thủ công nghiệp như: trồng lát se lõi lát và dệt chiếu, thảm xuất khẩu…
Dân số của huyện đến năm 2013 là 161.092 người, chiếm 15,48% tổng dân số toàn tỉnh, mật độ dân số bình quân 520 người/km
2
, thấp hơn mật độ dân số của Tỉnh (684 người/km
2
). Dân số của huyện có 95,92% sống ở khu vực nông thôn và khoảng 4,08% ở khu vực đô thị. Ngoại trừ thị trấn Vũng Liêm và trung tâm các chợ xã, dân cư của huyện thường phân bố thành các tuyến dọc theo các trục giao thông thuỷ bộ, riêng hai xã cù lao, dân cư sống theo hình thức vườn nhà, phù hợp với đặc điểm tập quán của vùng, thuận lợi về giao thông thuỷ bộ, về nguồn nước sinh hoạt, tiện canh tiện cư của nhân dân.
Phần lớn dân số của huyện sống theo đạo Phật với tục thờ cúng ông bà là một phong tục tập quán thuần tuý, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số 97,5%, dân tộc người Khơme chiếm 1,7%, dân tộc Hoa 0,4%, còn lại các dân tộc khác 0,4%. Đa phần người dân của huyện sống và canh tác SXNN, chủ yếu trồng lúa và làm vườn, trong đó có 2 xã cù lao Thanh Bình, Quới Thiện trồng cây ăn trái phát triển mạnh và đa dạng.
Từ những thành tích đó, Vũng Liêm được nhà nước tuyên dương danh hiệu anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân, cùng với 13 xã, 16 cá nhân, 575 bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu danh dự bà mẹ Việt Nam anh hùng, các đối tượng chính sách như thương binh, liệt sĩ, cán bộ và những người có công được Nhà nước tặng thưởng gần 10 ngàn Huân – Huy chương các loại.
Di tích hồ Vũng Linh
Di tích nằm cách tượng đài Lê Cẩn không xa, là nơi đã ghi lại tội ác của thực dân Pháp và tay sai. Đó là sau thất bại trận Cầu Vông, vào ngày 23/2/1872 thực dân Pháp chỉ huy Tôn Thọ Tường, Tổng đốc Trần Bá Lộc và Huỳnh Công Tấn tiến hành càn quét, khủng bố dã man nhân dân quanh vùng. Bọn chúng nhẫn tâm đốt sạch nhà cửa, giết hại điên cuồng trên 500 người dân vô tội ở làng Trung Trạch, máu và thây của những người dân vô tội đã lấp đầy cả “Vũng Linh” cũng từ đó tên Vũng Linh luôn gắn liền với sự kiện chiến thắng Cầu Vông của đốc binh Lê Cẩn – Nguyễn Giao, đồng thời nó cũng tố cáo đanh thép tội ác trời không dung đất không tha của bọn thực dân pháp xâm lược.
Tượng đài Lê Cẩn – Nguyễn Giao và di tích hồ Vũng Linh được khánh thành và đưa vào phát huy hiệu quả vào ngày 23/11/2005. Đây cũng là di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Vĩnh Long.
Tượng đài đốc binh Lê Cẩn – Nguyễn Giao:
Khu quần thể di tích tượng đài Đốc binh Lê Cẩn – Nguyễn Giao và di tích Hồ Vũng Linh tọa lạc tại Ngã ba An Nhơn, thị trấn Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, được xây dựng vào năm 2004, khánh thành 2005
Khu quần thể di tích tượng đài Đốc binh Lê Cẩn – Nguyễn Giao và di tích Hồ Vũng Linh tọa lạc tại Ngã ba An Nhơn, thị trấn Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, được xây dựng vào năm 2004, khánh thành 2005. Đây là công trình tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Lê Cẩn và Nguyễn Giao, trong lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ quê hương, đồng thời ghi dấu tội ác của thực dân Pháp và tay sai.
Tượng đài Lê Cẩn – Nguyễn Giao cao 7,5m (riêng phần đế cao 2,5m); chất liệu bằng đồng, nặng 21,5 tấn, theo mẫu tượng đài của nhà điêu khắc Trần Văn Trầm. Tượng đài được xây dựng trong quần thể rộng 2 ha với nhiều hạng mục công trình lịch sử văn hóa của Vũng Liêm.
Sau khi ba tỉnh miền Tây Nam kỳ rơi vào tay thực dân Pháp (1867), cùng với các địa phương khác nhân dân Vĩnh Long vùng lên phản kháng quân xâm lược. Đầu tiên có nhóm Đàng cựu (đây là nhóm quan của triều đình đoàn kết lại) khởi binh, rồi đến hai người con của cụ Phan Thanh Giản là Phan Tôn và Phan Liêm phất cờ khởi binh, song tất cả các cuộc nổi dậy ấy lần lượt bị thất bại dưới nanh vuốt của thực dân cùng bọn tay sai Việt gian theo trợ lực. Trong các cuộc nổi dậy đó, lịch sử ghi nhận cuộc khởi nghĩa do Đốc binh Lê Cẩn – Nguyễn Giao và phó Mai lãnh đạo đã thể hiện tinh thần quật cường của nhân dân Vĩnh Long không cam chịu khuất phục ách thống trị của ngoại xâm.
Năm 1872, cuộc khởi nghĩa ở Vũng Liêm do Đốc binh Lê Cẩn – Nguyễn Giao lãnh đạo bùng nổ ở huyện Vĩnh Trị (nay là huyện Vũng Liêm). Các ông đều xuất thân từ nông dân nhưng có ít nhiều học thức và tinh thần yêu nước nồng nàn đã kêu gọi nhân dân cùng đứng lên đánh đuổi bọn ngoại xâm. Đông đảo nông dân và sĩ phu quanh vùng hăng hái hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa lan toả ra các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre. Cuộc khởi nghĩa có hai chiến công vang dội là trận tiến công vào dinh quận Vũng Liêm và trận phục kích địch ở Cầu Vông (nay thuộc xã Trung Ngãi, huyện Vũng Liêm).
Vào tháng 11 năm 1871, Đốc binh Lê Cẩn, Nguyễn Giao, Phó Mai cùng nhóm dân quân đã hoạch định chiến lược tấn công chớp nhoáng vào dinh quận, giết chết tên chủ quận Hồ Thiện Thực cùng sáu tên lính và thu nhiều vũ khí.
Sau trận tập kích chớp nhoáng của nghĩa quân vào dinh quận Vũng Liêm, thực dân Pháp đàn áp dữ dội. Chúng đưa Tôn Thọ Tường đến trấn nhậm Vũng Liêm để thay tên chủ quận vừa bị nghĩa quân tiêu diệt.
Ngoài Tôn Thọ Tường còn có chánh tham biện tỉnh Vĩnh Long Alix Salicetti, nổi tiếng nham hiểm, mà nhân dân vẫn thường gọi là Bồi Xê. Chúng vừa đàn áp cuộc khởi nghĩa vừa kêu gọi nghĩa quân đầu hàng. Để củng cố lòng dân, dập tắt tham vọng của thực dân Pháp và bọn tay sai, nghĩa quân của Đốc binh Lê Cẩn – Nguyễn Giao giả vờ đầu hàng và hẹn gặp chúng tại Cầu Vông.
Ngày 15/02/1872, Bồi Xê dẫn đoàn tùy tùng ra đi từ Vĩnh Long đi xuống Vũng Liêm để gặp các thủ lãnh nghĩa quân. Vượt ngã ba An Nhơn đến địa phận Cầu Vông, Bồi Xê gặp phục binh của nghĩa quân. Bên kia Cầu Vông, Đốc binh Lê Cẩn vừa trong thấy tên Bồi Xê ngồi ngựa đến gần đầu cầu, liền nhanh như chớp, ông chống cây tầm vông nhảy vọt qua, ôm ngay tên Bồi Xê vật ngã nhào xuống đất.
Lúc ấy, trống trận lập tức vang lên, Nguyễn Giao dẫn nghĩa quân kéo ra tiêu diệt hơn 10 tên lính Pháp và tay sai. Trong khi đó, Đốc binh Lê Cẩn và tên tham biện vẫn tiếp tục vật nhau cùng lăn xuống sông. Cả hai đều chết. Nguyễn Giao cắt thủ cấp của tên tham biện Bồi Xê. Sau đó, cùng với nghĩa quân chôn cất Lê Cẩn một bên mé rừng.
Ngày 23/02/1872 các tên Việt gian Trần Bá Lộc, Huỳnh Tấn, Tôn Thọ Tường dẫn quân đến tàn sát dã man người dân vô tội. Chúng đốt sạch, phá sạch, giết sạch người dân xung quanh địa điểm tên Bồi Xê bị tiêu diệt. Khoảng 500 người dân vô tội bị sát hại. Thây người chồng chất quanh ngã ba An Nhơn.
Sau những đợt đàn áp khốc liệt của kẻ thù cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Giao lãnh đạo vẫn tiếp tục duy trì. Nghĩa quân kháng chiến ở khu vực Suối Cạn, ven sông Cổ Chiên.
Đến ngày 10/05/1885 Nguyễn Giao hy sinh trên sông Cổ Chiên.
Tuy cuộc khởi nghĩa bất thành, nhưng những chiến công cùng sự hy sinh anh dũng của Đốc Binh Lê Cẩn – Nguyễn Giao vẫn còn mãi trong lòng của người dân Vũng Liêm nói riêng, nhân dân Vĩnh Long nói chung.
Hiện nay, nhân dân Vĩnh Long xây dựng công viên tượng đài Lê Cẩn – Nguyễn Giao để tưởng nhớ hai vị anh hùng dân tộc và giáo dục truyền thống bất khuất kiên cường của hai ông cho thế hệ mai sau
Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt:
Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt được khởi công xây dựng vào ngày: 6/9/2010 và khánh thành vào ngày 23/11/2012 nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh Cố Thủ tướng Chính phủ (Võ Văn Kiệt 23/11/1922 – 23/11/2012).
Khu tưởng niệm cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt được khởi công xây dựng vào ngày: 6/9/2010 và khánh thành vào ngày 23/11/2012 nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh Cố Thủ tướng Chính phủ (Võ Văn Kiệt 23/11/1922 – 23/11/2012). Với tổng diện tích 17.000m2, tọa lạc tại số 10, đường Nam kỳ khởi nghĩa, khóm 2, thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Về tổng thể Khu tưởng niệm là cụm công trình phát triển, kế thừa từ những công trình sẵn có và cần được lưu giữ; kiến trúc theo lối 4 mái dốc đơn giản, hài hòa với cảnh quang thiên nhiên, tạo thành tổng thể kiến trúc mở truyền thống, giản dị; tạo nên nét riêng đặc biệt, gần với phối cảnh của ngôi nhà vườn Nam bộ truyền thống.
Toàn khu tưởng niệm hình thành nên một trục tâm linh – dòng tưởng niệm nối thẳng các hạng mục:
1. Nhà trưng bày: (DT: 550m2)
Là nơi trưng bày hình ảnh – hiện vật về thân thế và sự nghiệp của cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.
2. Nhà tưởng niệm: (DT: 350m2)
Là nơi thắp hương tưởng niệm cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.
3. Nhà nghỉ: (DT: 212m2).
4. Diện tích còn lại trồng cây xanh.
Là nơi nghỉ ngơi của cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt khi về làm việc với quê hương Vũng Liêm, Vĩnh Long. | vanhoc |
Diana Macarena Croce García (sinh ngày 17 tháng 4 năm 1997) là một người mẫu thời trang và một người đẹp Venezuela. Cô chiến thắng giải Á hậu 1 tại Hoa hậu Venezuela 2016 và đại diện cho Venezuela tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2016. Ngoài ra, cô cũng đại diện cho Venezuela tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2017 và kết thúc cuộc thi với vị trí Á hậu 2.
Cuộc sống cá nhân
Diana là một người mẫu hàng đầu kể từ khi cô 14 tuổi. Cô đã luyện tập cưỡi ngựa từ rất nhỏ. Diana sở hữu những bước đi tuyệt với, hai năm liên tiếp góp mặt trong Tuần lễ thời trang New York của Mercedes Benz.
Các cuộc thi
Hoa hậu Venezuela 2016
Croce thi đấu với tư cách Hoa hậu Nueva Esparta 2016, một trong 24 thí sinh tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc gia, cô nhận được danh hiệu và giải thưởng Hoa hậu Glamour tại Interactive Beauty Gala trong phần thi sơ bộ của Hoa hậu Venezuela 2016. Đêm cuối cùng của cuộc thi là vào ngày 6 tháng 10 năm 2016 ở Caracas, phần thi kết thúc cuộc thi và cô được xếp hạng Á hậu 1.
Hoa hậu Thế giới 2016
Croce được bổ nhiệm bởi Osmel Sousa, giám đốc điều phối quốc gia của cuộc thi Hoa hậu Venezuela, đại diện cho Venezuela tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm 2016 tổ chức tại National Harbor ở Washington, DC, Hoa Kỳ vào ngày 18 tháng 12 năm 2016. Trong cuộc thi này, cô không có mặt trong Top 20 người đẹp nhất.
Croce chính thức được trao vương miện Hoa hậu Thế giới Venezuela năm 2016 bởi chủ tịch danh dự Anyela Galante, Hoa hậu Thế giới Venezuela 2015, vào ngày 5 tháng 11 năm 2016, tại Estudio 1 of Venevision.
Hoa hậu quốc tế 2017
Croce được bổ nhiệm bởi Osmel Sousa, giám đốc điều phối quốc gia của cuộc thi Hoa hậu Venezuela, đại diện cho Venezuela tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2017 được tổ chức tại Tokyo Dome City Hall ở Tokyo, Nhật Bản vào ngày 14 tháng 11 năm 2017. Cô đạt danh hiệu Á hậu 2 ở cuộc thi này.
Tham khảo
Hoa hậu Venezuela
Sinh năm 1997
Người Venezuela
Nhân vật còn sống | wiki |
The Oxford Dictionary of Byzantium (tạm dịch: Từ điển Oxford về Byzantium, thường viết tắt là ODB) là một bộ từ điển lịch sử ba tập do Oxford University Press (Nhà xuất bản Đại học Oxford) của Anh xuất bản. Cùng với hơn 5000 đầu mục, nó chứa những thông tin toàn diện bằng tiếng Anh về các chủ đề liên quan đến Đế quốc Byzantine. Bộ từ điển được Tiến sĩ Alexander Kazhdan biên soạn và được xuất bản lần đầu vào năm 1991. Kazhdan là một giáo sư tại Đại học Princeton đã trở thành Viện sĩ Nghiên cứu Cấp cao tại Dumbarton Oaks, Washington, DC trước khi qua đời. Kazhdan đã đóng góp nhiều bài viết trong bộ từ điển luôn luôn ký tắt hai chữ đầu A.K. trong tên mình ở phần cuối của bài viết để biểu thị đóng góp của ông.
Mô tả
Bộ từ điển có sẵn trong các phiên bản in ấn và tài liệu điện tử tham khảo từ Oxford Reference Online. Nó bao gồm các sự kiện lịch sử chính của Byzantium, cũng như các sự kiện xã hội và tôn giáo quan trọng. Nó cũng bao gồm tiểu sử của các nhân vật chính trị và văn học nổi tiếng và mô tả chi tiết các chủ đề về tôn giáo, xã hội, văn hóa, luật pháp và chính trị. Những chủ đề văn hóa bao gồm âm nhạc, thần học và nghệ thuật. Những chủ đề khác bao gồm chiến tranh, nhân khẩu học, giáo dục, nông nghiệp, thương mại, khoa học, triết học, và y học cung cấp một bức tranh toàn diện về các cấu trúc chính trị và xã hội phức tạp và tiến bộ của xã hội Byzantine.
Chú thích và Tham khảo
Liên kết ngoài
ODB on the Oxford University Press General Catalogue
Oxford Reference Online
Sách năm 1991
Từ điển Oxford
Nghiên cứu Byzantine
Sách về Đế quốc Byzantine
Đế quốc Byzantine
Đế quốc La Mã | wiki |
Dân gian ta có câu: Lời chào cao hơn mâm cỗ. Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Hướng dẫn
Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao lời chào lại có ý nghĩa và giá trị lớn như vậy?
Khẳng định “Lời chào cao hơn mâm cỗ” nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào. Nhắc đến “mâm cỗ” là nhắc đến sự cao sang, quý giá (trong xã hội xưa, khi có sự kiện quan trọng ông cha ta mới làm cỗ). “Lời chào cao hơn mâm cỗ” mang hàm ý: mâm cỗ đã cao sang, quý giá nhưng lời chào còn cao sang, quý giá hơn. Tại sao vậy?
Lời chào là lời chào hỏi nhau khi những người quen thân nhau gặp mặt, thường là người dưới, người nhỏ tuổi cất lời chào trước. Thậm chí, không cần là những người đã thân quen, chỉ cần một hai lần gặp nhau đến tiếp theo gặp lại cũng niềm nở bắt tay chào hỏi. Hơn thế, trong những cuộc gặp gỡ, chuyện trò, bạn bè có thểgiới thiệu nhau với nhau, trong lần gặp đầu tiên ấy cũng cần chào hỏi chân tình. Lời chào phải là một câu nói có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và chữ “chào” rất trang trọng: “Cháu chào bác ạ!”, “Em chào cô ạ”… Đáp lại, những người trên sẽ mỉm cười và tùy theo mức độ thân quen họ sẽ nói: “Bác chào cháu”, “Cô chào em”,… hoặc “Chào cháu”, “Chào em”,…
Như vậy, lời chào có một ý nghĩa rất quan trọng. Lời chào trước hết thể hiện thái độ lễ phép, tôn kính của người dưới đối với người trên. Nhận được lời chào, có ai không vui vẻ, hạnh phúc khi nhận được tình cảm yêu mến của những người xung quanh dành cho mình?! Thứ nữa, với lời chào đáp lễ, lời chào thểhiện sự tôn trọng của người trên dành cho người dưới. Nhận được lời chào ấy, người con, người cháu, người học trò nào… cũng thấy sung sướng, mãn nguyện. Chẳng những vậy, lời chào trong những cuộc gặp gỡ còn có tác dụng mở đầu cuộc trò chuyện giúp người gần người hơn.
Qua câu tục ngữ trên, dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống. Lời chào được nói ra phải là lời chào chân thành, niềm nở phản ánh được mức độ kính trọng của người chào dành cho người trên. Muốn được như vậy, không gì hơn là cần rèn cho mình một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết lễ phép và tôn trọng những người xung quanh. | vanhoc |
Nguyên Hương
Mối Tình Đầu tiên
Khi người mình yêu trở thành chị dâu của mình thì cuộc đời sẽ ra sao ? Chẳng sao cả . Mây vẫn cứ bay và ráng chiều vẫn đỏ ửng ở cuối chân trời . Trăng mười ba vẫn huyền hoặc vờn trên cây cỏ và bướm đêm thỉnh thoảng vẫn lạc vào nhà . Em tôi vẫn đi học và mẹ tôi vẫn bán chè ở đầu ngõ hàng ngày . Trên bàn thờ, khuôn mặt ba vẫn lung linh sau làn khói nhang bay .Chẳng có gì thay đổi .- Đồ con nít !Câu nói lồ lộ trong mắt Hà mỗi khi tôi định làm điều gì hay hay . Như lúc tôi lạng xe một đường lả lướt trước cổng trường, bọn con gái nghiêng vào nhau còn Hà thì bĩu môi . Như khi tôi móc hết tiền trong túi ra trút vào mũ của đứa bé ăn xin trước mặt Hà, mắt Hà lườm lượm Như khi tôi đợi Hà uống xong ly nước, tôi phóng tới trả tiền.- Sơn chỉ là đồ con nít ! Mắt Hà vẫn không khác một mảy may .Hà đến nhà tôi để cùng làm bài . Trời mưa và Hà bị ướt. Tôi còn đang lóng ngóng thì anh tôi đưa cho Hà một cái khăn, chưa đủ, còn thêm ly trà nóng thoảng mùi gừng ấm cả màn mưa trắng xoá .- Cô bé tên là gì vậy ? - Anh tôi hỏi khi Hà về .- Con nhỏ đó hả ? Nó tên là Hà ! - Tôi trả lời với giọng điệu coi thường- " Con nhỏ" đó dốt toán nhất lớp.Rồi cái xe đạp Hà đổ ra hư . Trong khi tôi cắn bút để tìm cách nào dễ hiểu nhất để giảng cho Hà bài toán khó thì anh tôi vác cờ-lê, mỏ-lết ra ...Xong bài toán, Hà leo lên xe đạp thử . Chiếc xe êm ru . Đuôi tóc Hà nhông nhổng theo nhịp chân:- Trời ơi, anh tài ghê, xe êm ru à !Cứ vậy . Lúc thế này lúc thế kia ... Anh tôi là một người đàn ông biết làm mọi việc đúng nơi, đúng lúc . Còn tôi vẫn chỉ là đồ con nít trong mắt Hà .Ai cũng khen cô dâu, chú rể xứng đôi . Vai anh tôi rộng, vững chãi; Hà nhỏ bé e lệ kề bên.Tôi mỉm cười bê thức ăn lên bàn tiệc, tôi mỉm cười chụp hình chung với anh chị, tôi mỉm cười trò chuyện với khách khứa họ hàng. Đến tối, khi rúc vào giường của mình tôi khóc. Tôi cắn nghiến môi lại ghìm tiếng nấc và nước mắt trào tuôn.Anh yêu em, Hà ơi ! Tôi gọi tên Hà suốt hành lang trường đại học Tôi chết sững giữa sân trường khi nhớ đến cái lườm dài hàng cây số . Bài vở biến khỏi đầu óc khi cô sinh viên cùng tên Hà ngúc ngoắc đuôi tóc nhổng đi ngang qua lớp tôi và đứa bạn tinh nghịch hét to :- Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi !..Suốt hai năm trời tôi chỉ về nhà vào ngày giỗ ba tôi và ngày Tết. Lấy lý do tập trung thời gian cho việc học, tôi ở lỳ trong ký túc xá . Tôi trốn !Mà mình trốn ai đây ?Câu hỏi chợt xẹt ngang tâm trí và tôi bỗng như giật mình tỉnh giấc. Tôi đi chầm chậm trên đường chiều . Gió đong đưa những chùm lá biếc trên cao . Cũng trên con đường ngày hôm nào, tôi ngồi thẫn thờ suýt bị xe tông. Tôi mỉm cười nhớ lại khuôn mặt ông tài xế thò đầu ra cửa kiếng:- Ăn vạ hả ?Cũng với khuôn mặt quàu quạu của ông là khuôn mặt ngày nào:- Đồ con nít !Tự nhiên tôi bật cười . Và tôi bỗng thấy nhớ nhà như đã đi đâu hàng trăm năm. Vẫy một chiếc xe lam, tôi đu lên và ba mươi phút sau tôi bước chân vào nhà .- Sơn đó hả con ? - Mẹ mừng rỡ .- Nhà đi đâu hết rồi hả mẹ ? - Tôi hỏi mẹ Một cảm giác lâng lâng kỳ lạ dâng đầy trong tôi .- Anh con đi làm, em con đi học Mẹ mệt quá nên hôm nay về sớm để chị con bạn." Để chị bán" . Chị của tôi ! Chị của tôi ! Tôi buột miệng huýt gió . Mẹ nhăn mặt Tôi ngậm miệng lại .- Con ra ăn một ly chè cho mát đi .- Dạ .Từng bước quả quyết tôi đi ra đầu ngõ . Tôi muốn đối diện với Hà một lần nữa . Hà ngồi ngay sau khay ly thuỷ tinh trong suốt, mỉm cười khi nhìn thấy tôi và tiếp tục múc chè cho khách.Tôi khựng lại . Hà đó sao ? Mái tóc uốn cao và nụ cười thấp thoáng vết mờ bên khoé môi . Khuôn mặt tròn hơn xưa, lấm tấm vài vết nám nâu nâu . Đôi bàn tay đầy vết nứt có lẽ do tiếp xúc với đá lạnh nhiều, và lạy trời, hình như Hà có bầu ...Cái nhìn đó vỡ ra trong tôi và đồng thời cái gì đó dâng lên như niềm thương cạm Còn đâu cô bé bĩu môi với cái lườm dài ngoằng khiến cậu bé ngày xưa chết sựng Còn đôi mắt trong ngày nào tôi háo hức chờ đợi một ánh nhìn.Bất giác tôi nhắm mắt lại . Tôi chỉ muốn nhớ về cô bé tóc nhổng đuôi gà mà thôi, mặc dù tôi vừa bất chợt hiểu cô bé ấy giờ đây đã vĩnh viễn biến mất.
Mục lục
Mối Tình Đầu tiên
Mối Tình Đầu tiên
Nguyên HươngChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003 | vanhoc |
SỢI TÓC – TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN THẠCH LAM
Thạch Lam (7-7-1910 – 28-6-1942), là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam thời kỳ tiền chiến. Tác phẩm: Gió đầu mùa, truyện ngắn, Ðời Nay, Hà Nội, 1937. Nắng trong vườn, truyện ngắn, Ðời Nay, Hà Nội, 1938, Ngày mới, truyện dài, Ðời Nay, Hà Nội, 1939. Theo giòng, tiểu luận văn học, Ðời Nay, Hà Nội, 1941. Sợi tóc, truyện ngắn, Ðời Nay, Hà Nội, 1942. Hà Nội băm sáu phố phường, biên khảo, Ðời Nay, Hà Nội, 1943. Truyện ngắn Sợi tóc được xem như là một kiệt tác thể hiện cái thiên tài hiếm có của ông trong nghệ thuật miêu tả tâm lý con người…Sau đây,
vansudia.net
xin giới thiệu truyện ngắn độc đáo này cùng bạn đọc
vansudia.net
Anh Thành nhỏm dậy, nghiêng mình chống khuỷu tay xuống giường rồi bắt đầu nói với một giọng trầm và thong thả khiến người nghe hiểu được hết các ý tứ của câu chuyện:
Tôi có một người anh họ rất giầu và rất ngốc (có lẽ mình cho anh ta là ngốc, bởi vì hắn không xử sự như mình, không có những quan niệm về cuộc đời như mình; nhưng thật ra biết đâu cách ăn ở của anh ta lại không khôn ngoan hơn, bởi vì anh ta đã giầu và sung sướng?). Tên anh ta là Bản, Bản rất phục tôi, coi tôi là một người sành sỏi, thạo đời và nhất là thạo các ngón ăn chơi. Bởi vậy, động có việc gì, hoặc là muốn mua bán cái gì, anh ta đều không quên đến hỏi tôi trước.
Hôm ấy, Bân đến rủ tôi cùng đi mua một cái đồng hồ. Anh ta muốn mua hạng thật tốt, và nhờ tôi xem hộ. Hai chúng tôi đến hiệu Chabot ở phố Tràng Tiền. Đồng hồ ở hãng này thì không còn phải nói gì nữa: Thật là những đồng hồ các hiệu có tiếng, có bảo hành chắc chắn và cố nhiên là giá đắt. Tôi chọn cho hắn ta cái đồng hồ đeo tay hiệu Movado, xuống nước hay vùi cát cũng không hề gì. Chiếc đồng hồ trông rất đẹp. Tôi thấy anh ta mân mê cầm lên ngắm nghía, xem chừng cũng muốn mua lắm. Nhưng cái tính hà tiện của anh ta lại thắng cái thích, nên rồi lưỡng lự một lát, anh ta trả lại nhà hàng, kéo tôi đi ra và bảo:
– Đẹp thì đẹp thật, nhưng mà đắt quá, anh ạ. Thôi, chúng ta lại các hiệu khách mà mua thì hơn.
Tôi yên lặng gật đầu, và theo đi, cũng chả muốn nói gì. Trong bụng nghĩ anh chàng này thật là ngốc, có tiền mà không biết chơi đồng hồ tốt. Lại kiệt nữa. Không biết hắn để tiền làm cái gì?
Vào một hiệu ở Hàng Ngang, sau khi mặc cả ráo riết từng hào, anh ta bằng lòng mua một cái đồng hồ hiệu không mấy ai biết tiếng. Hắn có hỏi ý kiến tôi, song tôi cũng ừ hữ bảo dùng được cho xong chuyện, vì hắn có mua được thứ tốt hay không, bấy giờ tôi thực không thấy quan hệ mấy.
Lúc trả tiền, tôi thấy hắn giở ra một cái ví da lớn, phồng chặt. Hắn đếm giấy bạc thong thả và cẩn thận. Thoáng nhìn qua, tôi cũng biết trong ví nhiều tiền lắm: ngoài số tiền bạc lẻ hắn mang ra trả, tôi còn thấy gấp ở ngăn trên đến năm, sáu cái giấy bạc một trăm nữa, những giấy bạc mới, màu còn tươi nguyên – “Quái, thằng cha này làm gì mà lắm tiền thế? Mình thì chả bao giờ có đến được một trăm bạc bỏ túi!” Tôi nghĩ thầm và so sánh thế.
Mua xong đồng hồ. Bân rủ tôi đi ăn:
– Ta lên hiệu chén, rồi lát nữa làm một chầu chứ, – hắn vỗ vào túi – tôi có đủ tiền đây!
Chúng tôi vào hiệu. Bân ăn vui vẻ lắm, có lẽ hắn vừa ý vì cái đồng hồ mua rẻ. Tôi thì trong óc cứ vơ vẩn cái ý nghĩ sao một thằng ngốc như hắn – tôi thấy hắn càng ngốc – lại có lắm tiền thế, còn mình…
Tuy vậy, ý nghĩ cũng không làm tôi ăn mất ngon. Tôi tỏ mặt sành, gọi những thức ăn quý và đắt tiền, và hai chúng tôi uống rượu say sưa.
Cơm xong, Bân đưa tôi xuống Vạn Thái, vào nhà một người nhân tình của hắn. Hình như đã lâu không được đi hát, nên hắn có vẻ tha thiết và sung sướng đến đáng ghét. Về phần tôi, không thấy hứng lắm, – đi chơi với một anh có nhiều tiền mà mình lại khinh là ngốc, không có thú vị mấy – nhưng chẳng lẽ lại bỏ hắn nửa chừng. Tôi định bụng ở chơi qua quýt đến nửa đêm thì về.
Nhà hát, ngoài cô nhân tình của Bân, các con em khác trông cũng khá. Tôi nằm bên bàn đèn nói vài câu chuyện tầm phơ. Còn Bân, hắn không nghe hát hiếc gì cả. Ngồi nói chuyện với tôi một lát lấy lệ, rồi hắn cùng với cô nhân tình vào buồng trong đi nằm một chỗ. Hắn không quên – tính cẩn thận của anh kiệt! – đem cả cái áo tây trong có ví tiền vào chỗ nằm, vất trên thành đầu giường.
Một mình tôi ở ngoài đâm chán. Nằm một lát rồi tôi cũng đứng dậy sửa soạn ra về; Bân vẫn ở trong màn, nói vọng ra giữ lại:
– Anh hãy ở chơi đã, về làm gì vội. Ngày mai chủ nhật cơ mà.
– Thôi, tôi phải về. Sáng mai còn có việc.
Vừa nói tôi vừa với cái áo tây của tôi treo trên mắc. Bỗng nhiên có cái gì chuyển mạnh qua tim: tay tôi yên hẳn lại; tôi vừa mới nhận ra rằng cái áo tôi đương cầm không phải là áo của tôi. Thì ra lúc mang áo vào giường nằm, Bân đã mang nhầm áo. Hai chúng tôi cùng mặc thứ hàng len giống màu, như vậy dễ lẫn lắm. Tôi ghé nhìn vào phía trong áo thấy cái ví tiền ở túi thò ra ngoài một ít. Cái ví tiền… mấy tờ giấy bạc…
– Ở chơi đã anh. Ở chơi sáng sớm mai về với tôi một thể.
– Ờ… ờ…
Tôi điềm nhiên treo cái áo vào chỗ cũ, quay ra. Mấy chị em cũng phụ họa vào lời mời của Bân, nài nỉ:
– Tội gì mà về bây giờ anh, khuya và lạnh chết.
Tôi chỉ thoáng nghe thấy, trong trí như còn bận sự gì. Bâng khuâng tôi lại gần giường; một chị nâng chén mời:
– Anh uống chén nước nóng. Rồi nằm xuống đây có hơn không?
– Ờ thì hẵng nằm một lát đã.
Tiếng Bân trong màn đưa ra:
– Phải đấy, đến mai hẵng về. Tôi bảo chị Lan phải làm thế nào giữ anh ấy lại thì làm…
– Không… thể nào tôi cũng phải về, anh ạ…
Những lời đối đáp ấy cứ tự nhiên buột miệng ra, tôi không để ý đến. Trước mắt tôi, mấy tờ giấy bạc một trăm gấp trong ngăn ví, hiện ra rất rõ rệt. Lấy mấy tờ, độ hai tờ – tại sao lại hai? Tôi không biết – thật dễ dàng quá. Tôi cứ việc điềm nhiên với lấy áo, mở ví rút ra hai tờ, rồi khoác áo ở trên vai, ra ý sắp sửa về. Rồi chọn lúc mọi người vô ý – mà dẫu có ý cũng không ai biết được – tôi đổi lấy áo của tôi vắt ở đầu giường Bân… Thế là xong, và gọn. Mai dậy Bân biết mất chắc chẳng bao giờ dám nghi ngờ cho tôi. Mà nghi ngờ thế nào được?
Tôi về từ đêm cơ mà! Vả lại cái áo đựng tiền hắn đã cẩn thận mang vào giường ngay từ chập tối, vậy nếu có người lấy, thì chỉ có người nhà cô đầu mà thôi. Mà người nhà thì cũng khó lòng đến đấy lấy được, họa chăng có ngay cô nằm với Bân. ừ, có lẽ Bân sẽ nghi cho nhân tình của hắn lấy… Chắc thế. Tôi mỉm cười: Bân sẽ không dám nói gì đâu; biết nhân tình lấy, hắn sẽ im lặng, sợ làm cho nhân tình xấu hổ, và sợ làm tai tiếng chủ nhà. Hắn vốn tính nhát, với lại hai trăm đối với hắn chắc chả là bao.
Tất cả những cách xếp đặt ấy diễn qua rất nhanh trong trí tôi. Chỉ một thoáng thôi, tôi đủ tưởng trước được các việc xảy ra như thế, êm thấm và yên lặng, và trôi chảy… dễ dàng quá, mà không còn sợ cái gì cả…
– Mời anh xơi thuốc.
Tôi giật mình đỡ lấy dọc tẩu. Cô Lan đã tiêm xong điếu thuốc từ bao giờ, quay dọc sang mời. Mắt cô nhìn tôi âu yếm. Tôi đưa mắt nhìn xuống, cầm lấy dọc hút. Điếu thuốc kêu vo vo, tiếng như ở đâu đưa lại. Qua làn khói trắng tỏa ra, tôi tưởng nhìn thấy tập giấy bạc một trăm, còn mới nguyên gấp trong ngăn ví. Hắn làm gì mà có lắm tiền thế? Lại mang để trong ví làm gì? Rõ anh chàng ngốc không biết dùng đồng tiền, tiền ở trong tay hắn cũng uổng. Ngộ có đứa lấy đi thì sao? Để thế có bữa mất thật…
– Anh nghĩ gì mà thần người ra thế? Say thuốc có phải không?
Lan để tay nhẹ nhàng lên người tôi, lẳng lơ đưa mắt hỏi. Tôi giả vờ cười không đáp, rồi xoay nằm ngửa, nhìn lên trần nhà. Trong người bứt rứt không yên… Lắng nghe thấy tiếng Bân thì thào và tiếng cười khúc khích của nhân tình hắn trong màn. Chiếc áo vắt ở đầu giường – chiếc áo của tôi – chắc vẫn còn y nguyên ở đấy.
Tôi tưởng tượng khi có hai trăm trong túi rồi, lên xe về điềm tĩnh đi nằm ngủ. Sớm mai mất tiền, thế nào hắn chả về qua nhà mình. Hắn gọi cửa vào, đánh thức mình dậy và bơ phờ bảo:
– Tôi mất hai trăm bạc tối hôm qua rồi, anh ạ…
Tôi thấy trước bộ mặt ngạc nhiên của tôi lúc bấy giờ – một vẻ mặt rất tự nhiên, – và tôi hỏi: “Chết chửa, mất bao giờ? Ở đâu?” – Hắn sẽ thuật lại buổi tối hôm nay, lúc mang áo vào giường, đến lúc thấy mất: “Chỉ có con nhân tình tôi nó lấy thôi, anh ạ. Chả còn ai vào đấy nữa…”
– Thế giấy bạc của anh có biên số không?
Nếu hắn không biên số thì mình cứ việc tiêu tự nhiên! Vạn nhất hắn có biên số rồi, thì bảo hắn đi trình cẩm. Nhưng mình sẽ tiêu ngay hôm ấy… Một người như mình cầm tờ giấy trăm vào Gô Đa mua hàng, ai dám nghi ngờ?…
Tôi nhớ lúc ấy tuy vẫn nói chuyện với mấy cô em, tôi xếp đặt đâu vào đấy rất chu đáo, phòng ngừa đủ mọi việc xảy ra. Chỉ còn việc lấy, và đổi áo nữa là xong. Rất dễ.
– Ấy kìa, anh đi đâu đấy?
– Tôi đi về đây, mai có việc bận, không thể ở lại được.
Tôi đã nhổm dậy đến bên mắc, với áo, chiếc áo của Bân. Qua lần vải tôi thấy chiếc ví kềnh kệnh răn rắn. Khoác áo lên một bên vai, tôi đi lại trong nhà, bồn chồn nóng ruột. Một cô đầu lê guốc ra hé cửa, nhìn ra ngoài trời:
– Tối lắm. Phải vạ gì mà đi bây giờ anh ạ.
– Đâu xem nào…
Tôi cũng đến bên cửa nghiêng nhìn ra ngoài. Tay tôi đưa vào trong áo, luồn vào khe ví, sờ vào mấy tấm giấy bạc. Tôi rùng mình. Mấy ngón tay mân mê đầu tấm giấy, một cái, hai cái…
– Thôi, vào không gió, anh ạ. Vào nằm cho ấm…
Tôi bỏ tay ra – thong thả, không vội gì, – theo vào, cái áo vẫn đè trĩu trên vai. Tôi ngồi ghé xuống cạnh giường, cầm chén nước lên nhấp, rồi lại đặt xuống.
Tiếng Bân trong nhà cất lên:
– Ông ấy về rồi à?
Tôi đáp:
– Không, đã về đâu. Tí nữa.
Bân nói câu gì sau, tôi cũng không nghe thấy. Tâm hồn tôi lúc bấy giờ thế nào, tôi không biết rõ. Tôi đứng lên, ngồi xuống, như một cái máy. Tôi chỉ băn khoăn, bứt rứt, và thời giờ qua… tôi cảm thấy đi qua tâm hồn tôi từ bên này sang bên kia… như thế không biết trong bao nhiêu lâu… Tôi khẽ thở dài, đứng lên lần này thì nhất định.
– Về thôi. Không mai đi sớm lại nhọc chết.
Bân hỏi vọng ra:
– Ồ, anh về à? Mấy giờ rồi đấy nhỉ?
– Gần một giờ rồi. Anh cứ ở đây. Cả mấy cô này nữa, đi ngủ đi cho béo mắt. Bận sau tôi ở lâu nhé.
Tôi đưa tay vuốt mái tóc một cô sán đến gần, hai tay để lên vai tôi, mắt nhìn ra vẻ âu yếm. Hai cô khác ngồi yên trên giường, cũng đưa mắt nhìn tôi như chờ đợi.
– Thôi đi ngủ đi.
Tôi gạt tay cô ấy ra, gấp cái áo tây trên cánh tay, rồi đi vào phía giường Bân nằm. Tôi cúi xuống, tì vào thành giường – cố ý tì vào chỗ vắt cái áo – nhìn vào trong, qua màn.
– Anh ở lại nhé – tôi mỉm cười – tri kỷ hết đêm nay cho nó sướng…
Cô nhân tình khúc khích trong chăn. Và Bân ngửa đầu trông lên, tay với vào tấm màn:
– Mai nhé.
– Oui, à demain.
Nhưng tôi chưa quay ra. Tôi vẫn cứ tì mình trên thành giường, lưỡng lự, một lát bấy giờ sao lâu thế. Rồi, không biết tại sao, bỗng nhiên:
– Áo anh đây này, đây là áo của tôi.
Và nói thêm bằng tiếng Pháp:
– Anh đếm lại tiền đi. Và để cẩn thận vào trong ấy.
Bân nhỏm nửa người dậy, cầm lấy áo:
– Merci, được rồi.
Tôi bước một bước lùi ra. Thế là hết. Bây giờ thì không sao đụng đến ví được nữa. Tôi bần thần ngơ ngẩn, mặc lấy chiếc áo của tôi, và đội mũ… Vừa gài khuy, tôi vừa nói mấy câu bông đùa vô vị với cô ả đứng ở chân giường sắp tiễn tôi về. Tôi trùng trình uống nước và hút thuốc, muốn cái thời khắc này cứ kéo dài ra mãi.
Đến khi ngồi trên xe về qua những phố khuya vắng vẻ, tâm trí tôi mới dần bình tĩnh lại. Gió lạnh thổi mát trên vừng trán nóng, và cái cảm giác mát ấy khiến tôi dễ chịu. Tôi nghĩ lại đến những cử chỉ và dự định của tôi lúc nãy, thật vừa như một người khôn khéo lại như một người mất hồn. Tất cả những cái đó bây giờ xa quá. Tâm trí tôi giãn ra, như một cây tre uốn cong trở lại cái thẳng thắn lúc thường. Tôi cảm thấy một cái thú khoái lạc kỳ dị, khe khẽ và thầm lặng rung động trong người, có lẽ là cái khoái lạc bị cám dỗ, mà cũng có lẽ cái khoái lạc đã đè nén được sự cám dỗ. Và một mối tiếc ngấm ngầm, tôi không tự thú cho tôi biết và cũng cố ý không nghĩ đến, khiến cho cái cảm giác ấy của tâm hồn tôi thêm một vẻ rờn rợn và sâu sắc.
*
* *
Sáng hôm sau tỉnh dậy ở nhà, tôi ngẩn ngơ nghĩ lại các việc tối hôm trước, y như trong một giấc mộng, chứ không phải việc đã xảy ra… Tôi ngạc nhiên tự hỏi sao mình hãy còn là người lương thiện, không phải là kẻ ăn cắp. Mà tôi thú thực rằng nếu bấy giờ tôi đã là kẻ ăn cắp, cái đó cũng không khiến tôi lấy làm ngạc nhiên hơn. Mà còn là người lương thiện, tôi tự thấy cũng chẳng có gì là đáng khen. Tôi nhớ rõ lúc đó không có một ý nghĩ nào về danh dự, về điều phải, điều trái ngăn cản tôi, và khiến tôi đi vào con đường ngay, như người ta vẫn nói. Không, không có một chút gì như thế. Cái gì đã giữ tôi lại? Tôi không biết… Có lẽ chỉ một lời nói không đâu, một cử chỉ nào đấy, về phía này hay phía kia, đã khiến tôi có ăn cắp hay không ăn cắp. Chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới của hai bên… Tôi có tiếc đã không lấy hay không, hay bằng lòng mình vì đã chống giữ lại cái ý xấu? Tôi cũng không tìm biết rõ hơn. Hình như ý nghĩ ham muốn hay trù trừ tối ấy không phải là của tôi, hình như của ai ấy, của một người nào khác lạ, khác với cái người thường của tôi bây giờ…
Chúng tôi đều yên lặng. Anh Thành nói xong, với cái điếu hút một hơi thuốc lào rất kêu. Rồi anh thở ra thong thả, mắt lờ mờ nhìn dõi theo làn khói đi. | vanhoc |
Wilde là một bộ phim tiểu sử của Anh năm 1997 do Brian Gilbert đạo diễn và Stephen Fry đóng vai chính. Kịch bản của Julian Mitchell dựa trên tiểu sử đoạt giải Pulitzer năm 1987 của Oscar Wilde của Richard Ellmann.
Nội dung
Bộ phim mở đầu bằng cuộc viếng thăm năm 1882 của Oscar Wilde tới Leadville, Colorado trong chuyến diễn thuyết tại Hoa Kỳ. Mặc dù tính cách hào nhoáng và hóm hỉnh, anh ta chứng tỏ mình là một người thành công với những người khai thác bạc địa phương khi anh ta kể lại những câu chuyện về thợ bạc thời Phục hưng Benvenuto Cellini.
Wilde trở về London và cưới Constance Lloyd (Jennifer Ehle) và họ sớm có hai đứa con trai gần tuổi nhau. Trong khi đứa con thứ hai của họ vẫn còn là một đứa trẻ sơ sinh, cặp vợ chồng gặp một người Canada trẻ tên là Robbie Ross (Michael Sheen), người đã dụ dỗ Wilde và giúp anh ta thỏa thuận với xu hướng đồng tính luyến ái của mình. Trong đêm khai mạc vở kịch Lady Windermere's Fan, Wilde được giới thiệu với nhà thơ Lord Alfred Douglas (Jude Law), người mà anh ta đã gặp một thời gian ngắn trước đó, và hai người rơi vào một mối quan hệ say đắm và nóng bỏng.
Chủ nghĩa khoái lạc Douglas không bằng lòng duy trì tình trạng một vợ một chồng và thường xuyên tham gia vào các hoạt động tình dục với những chàng trai bao trong khi người yêu lớn tuổi của anh ta đóng vai trò là người xem.
Cha của Douglas, hầu tước xứ Queensberry (Tom Wilkinson), phản đối mối quan hệ của con trai ông với Wilde và hạ bệ nhà viết kịch ngay sau khi mở ra The Importance of Being Earnest. Khi Wilde kiện Hầu tước vì tội phỉ báng, xu hướng đồng tính luyến ái của anh ta bị phơi bày công khai; cuối cùng anh ta bị xét xử vì sự thiếu đứng đắn và bị kết án hai năm lao động khổ sai. Trong tù, anh ta được vợ đến thăm, anh ta nói rằng cô ta không ly dị anh ta mà đang đưa con trai của họ đến Đức và anh ta được chào đón khi đến thăm miễn là anh ta không bao giờ gặp lại Douglas. Wilde được ra tù và đi thẳng đến Châu Âu lưu vong. Bất chấp lời khuyên hay sự phản đối của người khác, cuối cùng anh cũng gặp Douglas.
Xuyên suốt bộ phim, một phần của câu chuyện Wilde rất được yêu thích The Selfish Giant được dệt nên, đầu tiên là Wilde kể chuyện cho các con của mình, sau đó là người kể chuyện, kết thúc câu chuyện khi bộ phim kết thúc.
Diễn viên
Stephen Fry vai Oscar Wilde
Jude Law vai Lord Alfred "Bosie" Douglas
Tom Wilkinson vai John Douglas, Hầu tước thứ 9 xứ Queensberry
Jennifer Ehle vai Constance Lloyd Wilde
Gemma Jones vai Sibyl Douglas, Nữ hầu tước xứ Queensberry
Judy Parfitt vai Lady Mount-Temple
Michael Sheen vai Robbie Ross
Vanessa Redgrave vai Jane Francesca Agnes "Speranza", Lady Wilde
Zoë Wanamaker vai Ada Leverson
Ioan Gruffudd vai John Gray
Albert Welling vai Arthur
Orlando Bloom vai Rentboy
Ghi chú sản xuất
Trong một kỳ tích về phát hành DVD của bộ phim, nhà sản xuất Marc Samuelson thú nhận việc chọn Stephen Fry trong vai trò tiêu đề là cả một phước lành và một vấn đề. Mọi người đều đồng ý rằng anh ta hoàn hảo về mặt thể chất và hơn cả khả năng mang nó đi, nhưng thực tế anh không phải là một sự hiện diện lớn trong các bộ phim khiến họ gặp khó khăn trong việc có được tài chính cho dự án.
Trong phần bình luận DVD, Fry, người đồng tính, thừa nhận anh rất lo lắng về những cảnh yêu đương với bạn diễn khác giới. Anh ta nói Jude Law, Michael Sheen và Ioan Gruffudd đã nhanh chóng giúp anh ta thoải mái.
Cảnh được quay tại Knebworth House ở Hertfordshire; Lulworth Cove, Vịnh Studland và Bến tàu Swanage ở Dorset; Nhà nghỉ Houghton ở Hampshire; Luton Hoo ở Bedfordshire; Đại học Magdalen ở Oxford; Nhà trọ của Lincoln ở Holborn và Nhà Somerset ở khu phố cổ.
Bộ phim được công chiếu tại Liên hoan phim Venice năm 1997 và là lựa chọn đêm khai mạc tại Liên hoan phim quốc tế San Francisco năm 1998.
Orlando Bloom xuất hiện lần đầu trên màn ảnh trong bộ phim này với một vai ngắn là một cậu bé thuê.
Phát hành
Phản ứng phê phán
Trong bài đánh giá của mình trên tờ Thời báo New York, Janet Maslin đã gọi bộ phim là "một bức chân dung rộng rãi nhưng thân mật" và nói thêm, "Đóng vai nhà văn bảnh bao lớn với sự thích thú rõ ràng, Stephen Fry trông giống như Wilde và thể hiện một hỗn hợp sắc sảo của sự siêu phàm và dễ bị tổn thương Mặc dù bộ phim bị một trường hợp quip-lash nhờ những lời dặn dò không mệt mỏi của người Wildean... Màn trình diễn đầy thiện cảm của Fry tìm thấy sự dịu dàng bên dưới sự dí dỏm."
Roger Ebert của Chicago Sun-Times cho biết bộ phim "có may mắn là ngôi sao Stephen Fry, một tác giả, diễn viên và diễn viên hài người Anh trông rất giống Wilde và có nhiều thuộc tính giống nhau: Anh ấy rất cao, anh ấy có phần đầy đặn, anh ấy là người đồng tính, anh ấy hài hước và anh ấy biến cuộc trò chuyện của mình thành một nghệ thuật. Rằng anh ấy cũng là một diễn viên tốt là quan trọng, bởi vì bộ phim đòi hỏi anh ấy thể hiện nhiều khía cạnh mâu thuẫn trong cuộc sống của Wilde... [Anh ấy] mang đến chiều sâu và sự dịu dàng cho vai diễn."
Trên tờ Los Angeles Times, Kevin Thomas tuyên bố bộ phim "đã tìm thấy một giải Oscar hoàn hảo trong bộ phim Stephen Fry tài năng ghê gớm... Cùng với kịch bản tuyệt vời của Julian Mitchell... và toàn bộ cam kết của đạo diễn Brian Gilbert với nó và với dàn diễn viên xuất sắc của mình, Wilde cảm động sâu sắc này có khả năng vẫn là sự đối xử dứt khoát của Oscar Wilde trong nhiều năm tới... Gilbert rõ ràng đã cho Fry và Law tự tin đóng những vai cần phải có linh hồn, và họ rất đắc thắng... Thật không may, bộ phim bị hủy hoại bởi điểm số tình cảm quá mức của Debbie Wiseman, có tác dụng không cần thiết phải gạch chân mọi điểm trên đường đi mà đã được thực hiện một cách tinh tế. Nó đặc biệt làm suy yếu giai điệu buồn bã của nó trong các phần cuối của bộ phim, khi tốc độ chậm lại một cách tự nhiên khi cuộc sống của Wilde bước vào giai đoạn cuối. Mọi người khác tham gia vào việc tạo ra Wilde đã thực hiện một công việc mẫu mực, soi sáng một người đàn ông và thời đại của anh ta."
Mick LaSalle của San Francisco Chronicle gọi nó là "một sự cảm thông và, phần lớn, nhận ra một cách độc đáo về cuộc sống riêng tư của tác giả lòe loẹt" và nhận xét, "Stephen Fry có vai trò tiêu đề, và thật khó để tưởng tượng một cách phù hợp hơn diễn viên... Trong phần ba cuối cùng, bộ phim bị trật bánh phần nào bằng cách chuyển hướng... Mặc dù [nó] nắm bắt được nét quyến rũ riêng biệt của chủ đề, nhưng cuối cùng nó không công bằng với sự phức tạp của anh ta."
Trong San Francisco Examiner, David Armstrong nói rằng bộ phim "được hưởng lợi từ trang phục và bối cảnh thời kỳ tươi tốt của nó, nhưng thậm chí còn thu được nhiều hơn từ một diễn viên tài năng và diễn viên sân khấu người Anh... Stephen Fry... trượt ngay dưới da tựa đề nhân vật [và] thể hiện một bức chân dung đa chiều của một người đàn ông phức tạp... Tuy nhiên, Wilde, giống như Wilde, là thiếu sót. Hướng của Gilbert là mạnh mẽ nhưng không mệt mỏi, và phần của Ehle được bảo lãnh. Trước sự tin tưởng của mình, Ehle xúc động truyền tải nỗi thất vọng buồn bã mà Wilde cấy vào người vợ cô đơn của mình; nhưng Ehle phải thực hiện công việc, thể hiện cảm xúc của mình trên khuôn mặt, với sự giúp đỡ từ kịch bản của Julian Mitchell."
Derek Elley của Variety đã quan sát, "Brian Gilbert, cho đến nay chỉ là một đạo diễn hành trình, mang đến bức tranh hầu hết những phẩm chất đáng nhớ vắng mặt trong trang phục trước đây của anh ấy, Tom & Viv - lưu loát thị giác, cảm xúc sâu sắc và chơi đầu tiên diễn viên của anh ấy."
Trong tờ Evening Standard, Alexander Walker gọi bộ phim là "một tác phẩm ấn tượng và cảm động về trí thông minh, lòng trắc ẩn và tầm vóc bi thảm" và cho biết Stephen Fry "trở lại đỉnh cao của lớp với màn trình diễn vượt trội".
Trong bài đánh giá của mình trên Time Out New York, Andrew Johnston đã nhận xét rằng "Giờ đầu tiên - với sự hài hước sắc sảo và tình dục đồng tính ướt át - mang đến một bức chân dung hoàn toàn hiện đại của Wilde, và Fry (người trong trang phục mang một nét tương đồng đáng kinh ngạc với nhà văn) anh ấy với sự kết hợp hoàn hảo giữa sự tự mãn và ấm áp."
Phương tiện truyền thông gia đình
Bộ phim được phát hành trên DVD vào năm 2002. Một đĩa Blu-ray khu vực 2 đã được phát hành vào tháng 12 năm 2015.
Giải thưởng
Golden Globe Award for Best Actor - Motion Picture Drama (Stephen Fry, Đề cử)
BAFTA Award for Best Actress in a Supporting Role (Jennifer Ehle and Zoë Wanamaker, Đề cử)
Evening Standard British Film Award for Most Promising Newcomer (Jude Law, Đề cử)
Evening Standard British Film Award for Best Technical/Artistic Achievement (Maria Djurkovic, Đề cử)
GLAAD Media Award for Outstanding Film (Đề cử)
Satellite Award for Best Actor - Motion Picture Drama (Fry, Đề cử)
Seattle International Film Festival Golden Space Needle Award for Best Actor (Fry, Đoạt giải)
Ivor Novello Award for Best Score (Debbie Wiseman, Đoạt giải)
Xem thêm
The Happy Prince một bộ phim năm 2018 tập trung vào cuộc sống của Wilde sau khi ra tù.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phim tiểu sử về nhà văn
Phim liên quan đến LGBT của Vương quốc Liên hiệp Anh
Phim Vương quốc Liên hiệp Anh
Phim lấy bối cảnh ở Anh
Phim lấy bối cảnh ở Luân Đôn
Phim lấy bối cảnh ở thập niên 1880
Phim liên quan đến LGBT dựa trên sự kiện có thật
Phim của PolyGram Filmed Entertainment
Phim liên quan đến đồng tính nam | wiki |
William Shakespeare
HAMLET, HOÀNG TỬ ĐAN MẠCH
H
oàng tử Hamlet, con vua Đan Mạch, được vua cha gửi sang trường đại học Wittemberg, nước Đức, để hoàn tất việc học. Đó là một thiếu niên tài trí, một trang dũng kiệt, một văn nhân tao nhã, đóa hoa thơm và nguồn hy vọng của vương quốc. Nhưng trước khi khóa học chấm dứt, chàng bị triệu hồi về nước vì nhà vua vừa đột ngột băng hà. Hamlet buồn khổ nhiều, bởi chàng rất mực yêu mến cha. Đau đớn và sầu thảm suốt cuộc hành trình, khi về đến lâu đài ở Elseneur(1), chàng thấy hoàng hậu Gertrude, mẹ chàng đã tái giá. Trước khi đôi giày bà mang để tiễn đưa người chồng cũ kịp mòn, trước khi hai tháng trôi qua đủ làm khô nước mắt, bà đã lấy em trai của nhà vua quá cố. Hoàng tử Hamlet không ưa chú mình tí nào, ông ta khác xa người cha yêu quý mà chàng giữ mãi hình ảnh trong tâm khảm. Tâm hồn chàng không chịu nổi sự lãng quên mau chóng đó. Tuy nhiên, triều đình đón chàng rất tưng bừng. Nhà vua mới không cho phép chàng quay lại trường đại học, muốn giữ lại bên cạnh mình vị thái tử của vương quốc rất được mẹ quý mến, đã khuyên chàng nên sớm nguôi ngoai, bởi vì cha chết trước con cũng là điều tự nhiên thôi, và để tôn vinh chàng, nhà vua vừa uống rượu mừng sức khỏe chàng, vừa ra lệnh bắn đại bác. Nhưng Hamlet vẫn u sầu và sửng sốt khi một người bạn cũng về Đan Mạch dự đám tang, và cũng như chàng, bị bất ngờ vì gặp hôn lễ, đến báo cho chàng hay một việc lạ kì. Mỗi đêm các sĩ quan phòng vệ sân trước của lâu đài ở Elseneur đều trông thấy một hồn ma lẩn khuất, võ trang từ chân đến đầu, thơ thẩn đến lúc gà gáy sáng mới biến mất. Horatio đã thức rình xem và tận mắt trông thấy; qua bộ áo giáp và nhất là qua đôi mày nhíu lại, anh đã nhận ra nhà vua quá cố. Cả lính gác, cả Horatio nữa đều khiếp hãi, không ai dám nói chuyện với ngài. Hamlet, xúc động mãnh liệt, bảo bạn hãy giấu kín sự việc lạ lùng đó và ngay đêm sau, khoảng mười một giờ đến nửa đêm, chàng thấp thỏm đợi chờ hồn ma xuất hiện. Trên khu sân rộng băng giá, hắt hiu gió bấc, vị hoàng tử trẻ ngồi chờ giữa lúc kèn và tiếng đại bác báo hiệu rằng giữa tiệc, vị vua Claudius vừa nốc cạn bình rượu chát xứ Rhin. Mười hai giờ vừa gõ, hồn ma mặc áo giáp, xanh xao và đờ đẫn xuất hiện trước mặt chàng. Hamlet run lẩy bẩy vì được gặp lại cha, vội khẩn: - Dẫu rằng người là vong linh hay oan hồn, ý định của người hiểm độc hay nhân ái, ta, Hamlet hoàng tử Đan Mạch, gọi ngươi là vua cha! Ôi! Hãy trả lời ta! Tại sao xương cốt người có thể sống dậy? Tại sao mộ phần lại hé cánh cửa cẩm thạch nặng nề cho người thoát ra? Tại sao người đứng đó, cái tử thi mang khí giới từ chân đến đầu, khiến ta kinh hoàng dưới ánh trăng, vì ta bị ám ảnh bởi những ý tưởng từ bên kia cõi chết? Thoắt cái, hồn ma lôi chàng đi, và mặc dù khiếp sợ, Hamlet vẫn bước theo, buông xuôi cho định mệnh, rời khỏi những người bạn đang kinh hãi vì sự bồng bột của chàng. Hồn ma dừng lại nói: - Ta là vong hồn cha của con bị hình phạt, ban đêm thì phải lang thang vất vưởng đó đây, và ban ngày thì bùng cháy cho đến khi đền xong tội lỗi. Nếu ta kể con nghe về ngục thất của ta, lòng con sẽ tan nát và con sẽ táng đởm kinh hồn. Nhưng tiết lộ với đôi tai phàm tục về chốn vĩnh cửu cũng chẳng ích gì. Hãy nghe đây! Ôi! Hãy nghe đây! Nếu con vẫn thương cha –và Hamlet rên rỉ, kêu trời- hãy báo thù cho cha đối với con quỷ đê tiện và vô luân đó. Hồn ma kể lại cái chết tức tưởi của mình. Đứa em khốn nạn đã đầu độc ngài, lúc ngài thiu thiu ngủ trong vườn, đoạt cả vợ và ngai vàng, đưa ngài sang thế giới bên kia, hồn đầy tội lỗi, không kịp sám hối, không lễ rửa tội. Ngài van nài Hamlet hãy chấm dứt sự kiện ô nhục đó, hãy cứu con mồi đáng thương khỏi bàn tay sát nhân, nhưng tuyệt đối không được đụng đến mẹ, cứ để mặc thượng đế trừng phạt bà và lòng hối hận cấu xé bà. Rồi thấy ánh sáng đom đóm nhạt dần, vừng đông sắp ló dạng, hồn ma biến mất sau khi nhắc lại:“Vĩnh biệt, Hamlet, hãy nhớ đến cha!” Hình như đất trời rung chuyển quanh Hamlet khi chàng nghe tiết lộ câu chuyện bi thảm đó. Bao kỉ niệm phù phiếm, bao ý đẹp lời hay trong sách vở và những ấn tượng về một thời quá khứ vàng son, tất cả những gì tuổi trẻ đã hấp thụ, chợt nhạt nhòa đi và biến khỏi ký ức; Trong tâm não chàng chỉ còn lại vỏn vẹn một lời thề sắt đá: vâng lời hồn ma và không được quên lời dặn. Đối với lũ bạn tò mò, chàng không giải thích gì, chỉ nói:“Ta là một kẻ xấu số, ta phải đi cầu nguyện đây!”. Chàng buộc các bạn phải thề trên lưỡi kiếm của chàng là họ sẽ giữ kín mọi chuyện trong khi từ lòng đất vọng lên tiếng nói vang rền:“Hãy thề đi!”. Rồi trước sự kinh ngạc của bạn bè, Hamlet nói thêm:“Còn biết bao điều trong trời đất mà triết học của các bạn chưa hề với tới!”. Bản thân chàng cũng rất hoang mang, bởi chàng chưa rõ điều hồn ma nói có đúng là sự thật không và chàng trù tính sẽ bí mật tìm ra manh mối vụ án. Định mệnh khắc nghiệt đã đặt lên đôi vai gầy yếu của chàng một nhiệm vụ nặng nề: tìm ra sự thật và báo thù. Bỗng nhiên có tiếng đồn lan khắp triều đình rằng hoàng tử Hamlet đã đổi hẳn tính nết: trang phục xộc xệch, áo mở phanh ngực, chàng đi lang thang, tất giày lem luốc bẩn thỉu, dây buộc cẩu thả, mặt mày tái xanh, bước ngả nghiêng với cái nhìn ảo não, như thể chàng vừa từ địa ngục thoát ra để gieo kinh hoàng cho con người; thỉnh thoảng chàng dừng lại, đăm đăm nhìn một khuôn mặt tình cờ bắt gặp, rồi thở dài, loạng choạng bước đi, đờ đẫn và ngơ ngác. Chẳng ai nhận ra chàng nữa, kể cả những bạn cũ hay quan thị vệ Polonius và tiểu thư Ophélia dịu hiền mà Hamlet vẫn thương yêu; hoàng hậu, mẹ chàng và vua Claudius, chú chàng, cũng thế. Nhà vua nghĩ –hay giả vờ nghĩ, và khối người e ngài không hề lầm - rằng hoàng tử trẻ bị khủng hoảng tinh thần bởi quá sầu muộn vì cái chết của vua cha. Đức vua và hoàng hậu giao cho hai người bạn thời thơ ấu của chàng là Rosencrantz và Guildenstern nhiệm vụ an ủi chàng, nếu có thể, và nhất là tìm hiểu chàng. Nhưng Hamlet nhanh chóng hiểu ra cái lý do đích thực khiến chúng đến với chàng, nên liền tuôn ra với chúng những lời lẽ điên rồ, hai nghĩa. Theo chàng, Đan Mạch là một nhà ngục với ngục tối, xà lim và vọng canh; chàng có thể chui vào vỏ trái hồ đào và từ đấy, có thể xem mình như chúa tể nhiều lãnh thổ bao la… cùng vô vàn những điều phi lý khác, nhưng chàng luôn tỏ vẻ hết sức trân trọng và lịch sự đối với hai người bạn. Và bởi chàng thú nhận rằng mình đã mất hết niềm hứng khởi và xao lãng mọi cuộc luyện tập, rằng chàng rất u buồn và phiền muộn, hai người bạn mới lưu ý chàng về đoàn hát mà trước đây chàng vẫn thích, vừa đến lâu đài. Trong lúc bàn tán về thành tích của nhóm kịch sĩ này so với các đoàn hát khác, Hamlet chợt nảy ra một ý định kỳ quặc, phù hợp với tâm trạng bối rối của chàng. Chàng tiếp đón niềm nở gánh hát rong, bàn luận về các vai trò và diễn viên, muốn được thưởng thức tức khắc cái trường đoạn mà chàng thích thú nhất –câu chuyện trong đó chàng Enée(2) kể cho nữ hoàng Didon(2) nghe người ta đã giết chết đức vua già Priam ra sao- rồi chàng nhờ quan thị vệ Polonius trông coi xếp đặt cho thỏa đáng việc ăn ở của đoàn hát. Sau đó, một mình với trưởng đoàn, hoàng tử yêu cầu hắn ta trình diễn một vở do mình chọn lựa, “Cái chết của vua Gonzague” và chen vào đó độ mười hai câu thơ do chàng sáng tác. Bởi chừng hoàng tử thấy đó là một thử thách quyết định. Vở tuồng, do chàng sửa đổi, sẽ diễn lại vụ mưu sát cha chàng chính xác đến nỗi, chỉ cần nghe thôi, bọn thủ phạm cũng không thể nào che giấu xúc động và như thế, buổi trình diễn chắc chắn sẽ là cơ hội để chàng bắt chộp được lương tâm nhà vua. Vì Hamlet vốn yếu đuối và đa cảm vẫn chưa tin hẳn những lời nói của hồn ma, chàng nghĩ rằng vong hồn ấy biết đâu chẳng hiểm độc, và chỉ tìm cách đày đọa chàng mà thôi. Với ý chí tê liệt, tâm hồn mơ mộng, chàng nguyền rủa tội ác, nhưng không dám ra tay trừng phạt, khinh miệt kẻ sát nhân nhưng chẳng có can đảm vạch mặt nó, thiếu quyết tâm báo thù, tự an ủi mình bằng lời nói hơn là hành động, đến nỗi cuối cùng phải buộc tội hồn ma để bào chữa cho sự bất lực của bản thân mình. Trong khi đó, mọi người đều rắp tâm tìm hiểu nguyên nhân sự điên loạn hiển nhiên và ngày càng trầm trọng của hoàng tử Hamlet. Polonius, cha cô gái đẹp tuyệt trần Ophélia, ngỡ như mình đã hiểu ra. Với tính cách một người cha thận trọng, ông ra lệnh cho con gái đừng nghe chuyện, cũng đừng nhận tặng vật gì của Hamlet, vị quân vương tương lai đó không thể nào làm chồng nàng được. Nhận thấy hoàng tử hoàn toàn mất trí, ông cho rằng tình yêu bị hất hủi đã khiến chàng ngây dại và đó chẳng phải cái gì khác hơn là một cơn điên loạn vì tình. Ông vội chạy đi báo cho đức vua và hoàng hậu về điều mình vừa phát hiện, thế là cả bọn quyết định bày cách thử chàng. Người ta đặt cô Ophélia dịu hiền, với quyển sách mở rộng trước mặt, -để cho việc nàng ngồi một mình dễ chấp nhận hơn- trong một hành lang mà Hamlet vẫn thường lui tới trầm mặc. Rồi nhà vua và Polonius nấp sau một bức tường, rình nghe cuộc trò chuyện của đôi lứa để có thể khẳng định cơn điên của hoàng tử có phải là do thất vọng vì tình không. Chẳng mấy chốc Hamlet bước vào, đi chậm rãi, vừa lẩm bẩm những câu triết lý theo thói quen, nghĩ đến những hồn ma bóng quế và ranh giới ngăn cách người sống với kẻ chết: - Tồn tại hay không tồn tại, đó là vấn đề. Chết, ngủ! Chẳng có gì hơn. Có thể nói giấc ngủ chấm dứt mọi thống khổ mà xác thân phải chịu đựng! Chết, hay ngủ. Ngủ, là nằm mơ, có lẽ. Ừ, câu hỏi chính là ở đó. Cơn mơ nào sẽ đến với ta trong giấc ngủ triền miên của cái chết? Đó là điều buộc ta phải suy nghĩ trở trăn. Mấy ai thích gánh chịu sự khinh miệt của người đời, những nỗi bất công, những điều sỉ nhục, nỗi đau khổ của tình phụ khi người ta có thể tự tìm đến với bình yên thanh thản bằng một nhát dao găm? Mây ai muốn rên siết và đổ mồ hôi dưới gánh nặng của một kiếp sống nhọc nhằn mà lại chẳng có điều phải sợ hãi sau khi lọt vào cõi chết, cái xứ sở xa lạ mà chẳng du khách nào đó lại được trở về! Rồi chàng nghĩ rằng sự hèn hạ của người đời chẳng qua là do sợ hãi những điều chưa biết. Đôi mắt dịu dàng của Ophélia có nghĩa gì trước những vấn đề khắc khoải đó? Tuy nhiên, khi trông thấy nàng, chàng cũng nhã nhặn chào và đứng lại trò chuyện. Có thể chàng ao ước được nàng an ủi chăng? Nhưng vì hờn giận, hoài nghi, chàng thốt lên những lời cay đắng khiến cô gái đáng thương kinh hoàng; chàng không tin ai hết, kể cả nàng, dù trong trắng và dịu hiền là thế. Rồi hồi tưởng lại quá khứ, chàng nói thật phũ phàng: - Ngày xưa, tôi đã từng yêu tiểu thư. - Quả thực, thưa ngài, ngài đã khiến tôi tin như thế. - Lẽ ra tiểu thư chẳng nên tin tôi, bởi tôi không còn yêu tiểu thư nữa. Rồi chàng nói đến những điều xấu xa bằng mấy lời bóng gió khó hiểu: - Hãy vào tu viện đi, vào tu viện đi, và nhanh lên nào. Tất cả chúng ta đều là những kẻ đểu giả quá đỗi; chẳng nên tin một ai trong chúng ta cả. Vĩnh biệt! Và chàng bỏ mặc cô gái tội nghiệp, sững sờ khiếp đảm, cô tự nhủ thầm: “Ôi! Hỡi những quyền lực thiêng liêng, hãy trả lại lý trí cho chàng! Bất hạnh thay cho tôi, phải nhìn thấy vẻ đẹp tuyệt vời của thanh xuân bị hủy hoại vì điên loạn!”. Nhà vua hiểu rõ căn bệnh mất trí của người cháu nên lo lắng tột độ, ngài quyết định tức khắc đưa chàng rời khỏi Đan Mạch và gửi chàng sang nước Anh với một sứ mệnh. Nhà vua cho rằng cuộc hành trình, mặt biển, với những khung cảnh mới lạ diễn ra trước mắt sẽ xua tan nỗi sầu muộn và những định kiến của chàng nhưng cái điều mà tên phản trắc không nói ra ấy là cuộc hành trình phải được tổ chức như thế nào để Hamlet không bao giờ còn quay lại nữa. Tuy nhiên, vua Claudius còn phải chờ hoàng hậu gặp mặt con, sau buổi kịch, để cho bà tìm cách làm cho con mình thổ lộ nguyên nhân nỗi sầu khổ nó vẫn ấp ủ trong lòng, mới loan báo dự định đó. Tên quan thị vệ Polonius vừa thất bại trong mưu đồ của hắn, ra vẻ xun xoe rối rít xin lãnh phần rình mò cuộc tiếp xúc của hai mẹ con. Đêm hát đã chuẩn bị bắt đầu. Cả triều đình đều đến dự trong lễ phục long trọng, mỗi người ngồi theo chức vị của mình, thành hình vòng cung quanh hoàng hậu và đức vua, ngự trên ngai đối diện với bọn kịch sĩ. Sau khi nhắc lại những câu thơ cho các diễn viên -điều mà Hamlet quan tâm hơn cả là mọi người phải nghe thật rõ- chàng từ chối chỗ ngồi vinh dự bên cạnh mẹ, bởi chàng muốn quan sát tường tận nét mặt nhà vua. Hơn nữa, lần đầu tiên chàng đã tiết lộ phần nào những nỗi ngờ vực của mình cho Horatio biết, để anh ta có thể giúp chàng dò xét sắc diện của tên phản bội. Hoàng tử như muốn đùa bỡn, đến ngồi dưới chân nàng Ophélia dịu hiền, phía cuối vòng cung. Từ đó, đưa mắt về phía mẹ chàng nói: - Hãy xem nét mặt hớn hở của mẹ tôi kìa, cha tôi chỉ mới mất hai giờ thôi đấy! Nghe thế, cô bé hồn nhiên Ophélia, ngây thơ trả lời: - Không đâu! Thưa ngài, đã hai lần hai tháng rồi đấy chứ! - Sao, lâu thế cơ à! –Hamlet chế giễu- chết đã lâu thế mà chưa bị lãng quên! Thế thì hy vọng rằng ký ức về một bậc vĩ nhân có thể sẽ không phai mờ sau khi chết sáu tháng, nhưng Thánh mẫu ơi! Muốn thế, người ấy phải xây dựng bao nhiêu nhà thờ! Suốt màn kịch câm và đoạn mở đầu, mọi người lặng im phăng phắc! Rồi vở kịch khởi diễn. Trên sân khấu, một ông vua và một hoàng hậu đối thoại bằng thơ; còn dưới này Hamlet oang oang giải thích cốt truyện cho Ophélia nghe. Người ta thấy cảnh vị vua già nhu nhược được bà vợ xảo quyệt ru ngủ bằng những lời thề nguyền chung thủy, rồi ngay sau đó, bị kẻ đồng lõa với bà đầu độc. Đúng lúc đó, vua Claudius đứng bật dậy, bước nhanh ra khỏi phòng và giữa sự nhốn nháo liền sau đó, Hamlet cược với Horatio một nghìn lirve rằng, hồn ma đã nói đúng, bởi vì chỉ mỗi tiếng “đầu độc” thôi, đủ khiến tên sát nhân phải bỏ đi. Trước khi Hamlet kịp trấn tĩnh, mẹ chàng cho gọi chàng đến bên bà, không quên nói với Rosencrantz và Guildenstern vài lời cuồng dại, diễn tiếp vai trò mà chàng vẫn đặt ra cho mình. Chàng chua xót lẩm bẩm một mình: - Bọn họ rồi sẽ biến ta thành kẻ điên mất, vì cứ buộc ta phải giả điên mãi thế này. Hãy đi tìm mẹ ta vậy! Đã đến giờ của những phù phép về đêm, giờ mà các nghĩa trang nhả ra những người chết và địa ngục thải uế khí tràn lan mặt đất. Ôi! Tim ta ơi! Hãy đừng đánh mất bản tính của mình! Đừng bao giờ để tâm hồn một Néron(3) len lỏi vào giữa ngực ta. Cứ tàn nhẫn đi, nhưng đừng vô luân. Miệng ta cứ phóng ra toàn dao găm, nhưng tay ta sẽ không hề động đến một ai. Polonius đến núp sẵn sau bức màn để rình nghe cuộc đối thoại giữa hoàng hậu và con trai bà, bởi vì như ông ta tâu với nhà vua -giờ đây đã nhất quyết thanh toán hoàng tử, tốt hơn là để một người khác không phải là mẹ, tự nhiên phải thiên vị con mình- đến nghe lén những điều mà câu chuyện có thể tình cờ để lộ ra. Còn lại một mình, nhà vua lên tiếng cầu nguyện, cố ăn năn và hối tiếc tội ác đã gây ra, nhưng vẫn không thể được, bởi vì chẳng phải là ông ta đang thụ hưởng thành quả do tội ác của chính ông ta gây ra mang lại đó sao? Trong lúc ông ta quì gối, kêu gọi thiên thần cứu rỗi, thì Hamlet lặng lẽ bước vào, tính mạng kẻ thù kể như nằm trong tay, chàng có thể mặc tình hành động, nhưng chàng vẫn còn chần chừ, và cứ mãi quẩn quanh với mình. - Kìa, hắn ta đang cầu nguyện! Ta có thể khử hắn trong lúc này. Nhưng như thế, hắn sẽ được lên thiên đàng! Báo thù mà như thế ư? Đó là điều cần nghĩ lại. Sao! Tên vô lại đã giết cha ta giữa lúc cha ta đang trong tình trạng tội lỗi nghiêm trọng, và theo như ta biết, những tội lỗi ấy đè nặng trên người. Thế mà ta, đứa con duy nhất, ta lại đưa tên phản trắc này lên thiên đàng, giữa lúc tâm hồn hắn thanh khiết, khác nào hắn được chuẩn bị tốt cho cuộc hành trình vào cõi chết! Không! Hãy dành cho hắn nhát gươm khủng khiếp hơn: ta sẽ hạ hắn khi nào hắn đang say sưa, mê ngủ, đang truy hoan hay lộng ngôn nghịch đạo. Để linh hồn hắn cũng bị đày đọa và đen tối như địa ngục mà hắn phải rơi vào! Chính trong tâm trạng đó, chàng đến gặp mẹ. Chàng thốt lên những lời độc địa, rồi bất thình lình nghe có tiếng động sau bức màn, rút gươm ra đâm bâng quơ một nhát, vừa la lên:“Một con chuột!” rồi giết chết Polonius ẩn trong đó. Và chàng lại tiếp tục đay nghiến mẹ bằng những lời trách móc hung hăng, dẫn bà đến trước chân dung của hai anh em, buộc bà phải so sánh, làm tình làm tội bà đủ điều; bỗng nhiên hồn ma hiện ra, rồi cất lên tiếng nói: - Con ơi! Đừng quên cuộc viếng thăm của ta không nhằm mục đích nào khác hơn là nung nấu cái ý chí báo thù giờ đây hầu như đã nguội lạnh trong con! Nhìn mẹ của con kìa: bà ấy và tâm hồn bà ấy đang cấu xé nhau. Con hãy can thiệp vào cuộc cấu xé đó đi. Chính những kẻ yếu đuối nhất mới là những kẻ mà trí tưởng tượng hoạt động mạnh nhất. Hamlet! Hãy nói với mẹ con đi. Nhưng Hamlet nhìn trân trối vào khoảng không, tóc dựng ngược vì khiếp đảm, cố chỉ cho hoàng hậu thấy hồn ma, nhưng vô ích. - Hỡi các vì thiên sứ, hãy che chở và bao phủ ta bằng đôi cánh của các ngươi Ngài, ngài kìa! Hãy nhìn ánh mắt nhợt nhạt của ngài. Ngài khiến đá cũng phải mủi lòng. Hãy nhìn kìa! Hãy nhìn bước chân ngài xa dần như thế nào. Đó là cha ta hệt như khi người còn sống. Hãy nhìn kìa! Người vừa bước ra khỏi cửa! Hoàng hậu chẳng thấy gì cả, ngỡ chàng lại lên cơn điên loạn: - Hamlet ơi! Con khiến mẹ tan nát cõi lòng! Nhưng chàng vẫn nói mãi, tố cáo mẹ bằng những lời độc ác và thách bà cứ bảo với nhà vua về sự giả điên của mình rồi chàng đi ra, lôi theo cái xác của Polonius vừa tụng lên bài điếu văn sau đây:“Thực ra, lúc sống viên cố văn này là một thằng ngốc và ba hoa nhưng bây giờ hắn đã thật sự lặng thinh kín đáo và nghiêm trang rồi. Đi thôi, thưa ông! Thế là xong nhé! Chúc mẹ ngủ ngon!”. Vụ sát nhân là bằng chứng sự điên loạn của chàng. Nhưng vì chàng được thần dân yêu mến, nên nhà vua chẳng dám đụng đến chàng ngay tại Đan Mạch. Vì vậy, viện cớ chàng đã trở nên nguy hiểm, Claudius thực hiện ý đồ đưa chàng sang Anh, kèm theo hai người bạn Rosencrantz và Guildenstern, với những lá thư niêm kín. Hoàng tử nghi ngờ có cạm bẫy, nên trong cuộc hành trình chàng tìm cách lấy trộm cái bọc đựng thư, và được biết có lệnh giết chàng ngay khi đến đất Anh, như một tên điên loạn không có khả năng trị vì. Chàng liền thảo lá thư khác, điền vào đấy lệnh xử tử không được trì hoãn những kẻ mang thư, rồi lục tìm trong túi ấn tín của cha, mẫu quốc ấn của nước Đan Mạch, khéo đến nỗi lá thư vẫn y nguyên như cũ khi chàng đặt trả trong bao. Hai ngày sau, một bọn cướp biển cặp sát tàu rồi ập lên giết sạch thủy thủ đoàn, chỉ tha chết cho mỗi hoàng tử, mà chúng hy vọng sẽ được lãnh tiền chuộc. Chẳng bao lâu sau đó, nhà vua nhận được thư của bọn thủy thủ báo tin ngày về nhanh chóng của vị hoàng tử đáng ghét; ông ta bèn nghiền ngẫm mưu kế mới; ông ta khơi gợi lòng thù hận của Laerte, con trai Polonius, khi về đến Elseneur hay cha mình bị giết chết và em gái là Ophélia hóa dại. Cô gái dịu hiền không thể cùng một lúc chịu đựng hai nỗi khổ đau quá lớn giày xéo lòng cô; sự ruồng bỏ của Hamlet và cái chết của cha nàng. Trong nhiều ngày, nàng thơ thẩn khắp các phòng trong lâu đài, kể lể với những người bạn âu sầu những chuyện đâu đâu, đôi khi hét lên, rồi hát nghêu ngao những bài trước đây nàng chưa hề dám hát. Nàng ôm trong tay nhiều bó hoa dại; thỉnh thoảng phân phát cho từng người tùy tâm trạng mỗi lúc. Nhưng hôm sau, nàng đến một cánh đồng ven dòng sông, ngồi dưới gốc một cây liễu soi bóng lá xanh trên mặt nước im lìm, nàng kết những tràng hoa kỳ dị với nào mao-lương, tầm-ma, hoàng cúc và với mấy cánh hoa dại màu đỏ thẫm thường gọi là hoa lồng đèn; rồi nàng lại muốn treo cái tràng hoa sặc sỡ ấy lên cành liễu. Nàng nhoài người tựa vào nhánh cây, cành liễu oàn xuống, và cô bé Ophélia trong trắng cùng với tràng hoa trượt dần xuống nước. Trong một lát, quần áo nổi lềnh bềnh giữ nàng trên mặt sông như một nàng tiên cá, và thật hồn nhiên, nàng vẫn cất lên những khúc hát cổ xưa. Nhưng xiêm y thấm ướt nặng dần, kéo nàng xuống và nàng chìm xuống đáy nước bặt tăm. Khi hay cái chết bi thảm đó, Laerte bất bình và phẫn uất, ưng thuận cùng với nhà vua xếp đặt một cuộc so gươm, trong đó lưỡi gươm tẩm độc của hắn nhất định chạm vào người Hamlet. Để cho được chắc chắn hơn, nhà vua còn pha chế một cốc nước gớm ghiếc có thể vĩnh viễn làm đông đặc máu của người uống lúc khát. Họ tin chắc lần này chàng không thể nào thoát được. Tuy nhiên, khi trở về, Hamlet không vội vã vào thành Elseneur, mà cứ quẩn quanh bên ngoài. Chàng dừng bước ở một nghĩa trang gần đó, nơi những người phu đào huyệt vừa đào vừa cười đùa, tán chuyện gẫu với nhau. Hamlet vấp những khúc xương mà cái xẻng vừa hất lên, lại bắt đầu suy tưởng về cái chết và sự sống: - Cái sọ này đây –chàng nói với Horatio- xưa kia chứa đựng một cái lưỡi có thể ca hát. Như cái thỏi xương quái quỉ vừa khiến anh ngã lăn kia, chẳng khác nào là xương hàm của Cain(4) là kẻ đầu tiên phạm tội giết người. Cũng có thể đó là một cái đầu của một nhà chính trị, một kẻ tin rằng mình có thể đánh lừa cả Thượng đế. Và bây giờ, thế đấy, mặc cho dòi bọ chui rúc, lại phải nhận một nhát xẻng vào mồm. Như vậy là chế tạo ra những mảnh xương này chẳng tốn bao công sức cũng như chỉ có thể dùng chúng để chơi “ki”(5) thôi! Phần tôi, chỉ nghĩ đến xương của cha mình, đã thấy đau rồi. Gã phu đào huyệt vẫn bỡn cợt, gã nghêu ngao những điệu dân ca vừa nêu lên những trò chơi chữ, vừa đào một cái huyệt mà theo gã nói, không phải cho một người đàn bà, mà cho một người đã từng là đàn bà. Gã khoe mình bắt đầu hành nghề đúng vào ngày cậu bé Hamlet ra đời và bây giờ thì cậu ta trở nên điên rồ và bị tống sang Anh quốc. Hamlet ớn lạnh cả mình, nhưng bị câu chuyện mê hoặc bèn hỏi: “Phải mất bao nhiêu năm, con người chôn dưới đất mới mục rã?”. - Tám hay chín năm –gã kia đáp- cái sọ này đã nằm đây từ hai mươi ba năm. Đó là sọ của Yorick, tên hề của nhà vua. - Than ôi! Tội nghiệp cho Yorick! –Hamlet kêu lên- Ta biết hắn, Horatio ạ. Đó là một chàng trai rất vui tính, trí tưởng tượng hết sức phong phú. Hắn đã nghìn lần cõng ta trên lưng, mà bây giờ chỉ tưởng tượng đến cũng đủ rợn tóc gáy! Ta buồn nôn quá! Kia là cặp môi ta đã hôn bao lần. Giờ đây còn đâu những lời bỡn cợt, những trò vui nhộn, những khúc hát, những câu bông lơn, từng gây ra những trận bão cười trong cung điện? Giờ đây, cũng chẳng còn những lời khôi hài nào để chế giễu cái nhăn nhó của chính người nữa. Ngươi đã phải hoàn toàn câm miệng lại rồi! Và trong lúc chàng để mình phiêu diêu theo những tư tưởng thê thảm đó, một đám tang đi tới. Đó là một đam tang theo nghi thức trọng thể, có mặt đức vua, hoàng hậu và tất cả quần thần. Chàng trông thấy theo nhịp tiếng chuông ngân, trong trang phục trắng tinh, đầu kết vòng hoa trắng, tiểu thư Ophélia dịu hiền đã chết. Chàng thấy hoàng hậu vẫn tiếp tục rắc hoa lên quan tài và phủ những gì kiều diễm nhất lên thi hài cô gái kiều diễm và Laerte điên cuồng vì đau đớn, nhảy bừa xuống huyệt để hôn đứa em gái thân yêu lần cuối. Hờn ghen và tức giận, Hamlet nhảy bổ lên anh ta, và cả hai lăn xả vào cuộc ẩu đả ác liệt. Người ta phải nhọc nhằn lắm mới can họ ra được. Hamlet hét lên: - Ta yêu Ophélia! Dù bốn vạn người anh dồn tất cả tình thương lại cũng không thể nào sánh nổi lòng ta yêu nàng! Người ta tìm cách buộc chàng nín lặng, họ cố gắng hòa giải hai người, và hoàng hậu dắt con mình đi. Nhưng nhà vua vẫn chưa quên những mưu đồ đen tối của mình. Và ngày sau, một sĩ quan tự ý đến đề nghị cùng Hamlet một trận so kiếm với Laerte. Nhà vua đánh cuộc bằng sáu con ngựa Bắc Phi rằng con ghẻ của mình sẽ thắng cuộc, còn món cuộc của Laerte chỉ có sáu trường kiếm và sáu đoản kiếm kiểu Pháp với mọi thứ phụ tùng khác. Điều kiện trận đấu đã được qui định, nhà vua cho rằng Laerte không thể nào chạm được vào người Hamlet ba lần trong mười hai hiệp; còn Laerte thì đánh cuộc rằng mình sẽ đâm trúng chín lần. Nhà kiếm thuật lỗi lạc như sống dậy trong Hamlet và chàng quên khuấy trong một lúc nỗi mơ mộng của mình để chỉ nghĩ đến trận đấu. Trận đấu được chuẩn bị rộn rịp và trọng thể với sự hiện diện của các vị quân vương. Trước khi bắt đầu, hai địch thủ nhã nhặn cam kết sẽ xóa bỏ hết mọi hận thù. Người ta chọn kiếm thật cẩn thận. Nhà vua quyết định rằng mỗi nhát kiếm đánh trúng của Hamlet sẽ được loan báo bằng một phát đại bác, và mỗi lần như thế, chàng sẽ được uống cạn một cốc rượu ngâm ngọc trai để tán thưởng chàng. Người ta sửa soạn nhiều bình rượu vang, còn tên gian trá thì hờm sẵn cốc rượu độc. Hamlet nhanh chóng đâm trúng Laerte, nhưng say sưa vì trận đấu, chàng từ chối không uống và định mệnh ác nghiệt đã muốn rằng hoàng hậu bỗng dưng khát nước, vội cầm lấy và uống cạn cốc rượu độc, đúng vào lúc đến lượt Laerte chạm kiếm vào người Hamlet. Trong cơn hăng say, họ đổi kiếm cho nhau, và cả hai lần lượt trúng thương bởi lưỡi gươm có tẩm độc nên đều rỉ máu. Lúc đó hoàng hậu bỗng ngã lăn ra, ai cũng ngỡ bà xúc động vì trông thấy máu, nhưng bà chợt hiểu ra, và kêu lên: - Không, không, vì rượu đấy. Ồ! Hamlet, con thân yêu của mẹ, mẹ đã bị đầu độc. - Bọn phản trắc! –Hamlet la lên- Hãy đóng tất cả các cửa lại! Có sự phản bội! Phải tìm cho ra từ đâu! - Ở ngay đây thôi! –Laerte, bị lương tâm giày vò, nên thú nhận- Hamlet ơi! Ngài đã bị mưu sát. Chẳng có thuốc nào trên thế gian chữa nổi cho ngài, ngài chỉ còn sống khoảng nửa giờ thôi. Công cụ phản bội đang ở trong tay ngài đấy, gớm ghiếc và độc hại. Mưu kế hiểm ác đã hại cả tôi. Kiệt sức rồi, tôi sẽ quỵ xuống đây và chẳng bao giờ trở dậy nữa. Chính nhà vua, chính nhà vua đã gây ra mọi điều! Lần này, Hamlet không chần chừ nữa. Chàng đâm tên vua phản bội một nhát kiếm tẩm thuốc độc rồi tưới rượu độc lên người hắn. Thế là tất cả nạn nhân của nhau, đều ngã gục theo lời nói cuối cùng của Hamlet: - Cái còn lại là sự im lặng! Đối với chúng ta, phải chăng nên kết luận bằng nhận định của một trong những nhân vật: - Có cái gì thối rữa trong vương quốc Đan Mạch. Chú thích 1) Tên Đan Mạch là Hen-xin-giơ, một hải cảng của Đan Mạch. Ở đây có lâu đài Crông-bo (Kronborg) nơi Shakespeare dùng làm bối cảnh cho vở kịch Hamlet này. 2) Nhân vật trong vở kịch của nhà thơ Ý cổ đại La Mã Viêcgin (70-19 Trước CN) 3) Tên bạo chúa của La Mã cổ đại (37-68 trước CN) nổi tiếng vì đã ra lệnh đốt cháy thành Roma, đã giết mẹ, giết vợ. 4) Nhân vật trong kinh thánh, con của Adam và Eva, đã giết chết em của mình là Aben 5) Ki (quille): một trò chơi trong đó người ta dùng một quả bóng để quật ngã những quân “ki” làm bằng gỗ như cái chày con.
Mục lục
HAMLET, HOÀNG TỬ ĐAN MẠCH
HAMLET, HOÀNG TỬ ĐAN MẠCH
William ShakespeareChào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di độngNguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Lời cuối:Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.Nguồn: hành: Nguyễn Kim Vỹ.Đánh máy : Thangkho19862001 Nguồn: Được bạn: NHDT đưa lên vào ngày: 13 tháng 11 năm 2004 | vanhoc |
Crespéou () là một món bánh mặn có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Provence. Chúng được làm từ trứng ốp lết, kết hợp với các loại thảo mộc và rau xếp thành từng lớp. Món ăn này có thể ăn nguội, đôi khi ăn kèm với cà chua. Về phần công thức, dường như nó có nguồn gốc từ Avignon và Haut-Vaucluse (Piolenc và Orange), đã trở nên phổ biến khắp quận Venaissin, vùng Provence và vùng nông thôn xung quanh Nice.
Xuất xứ
Tên gọi của món ăn bắt nguồn từ crespèu, một dạng của từ tiếng Pháp crêpe trong tiếng Occitan. Tương tự như fougasse, crespèu ở Occitania có nhiều biến thể. Món ăn này còn được gọi là trouchia hay omelette à la moissonneuse. Cái tên thứ hai gợi ý rằng nó có nguồn gốc là một món ăn được chế biến theo truyền thống cho công việc đồng áng và đặc biệt cho mùa thu hoạch.
Hương vị và màu sắc
Món ăn thường được nướng và úp mặt. Nó bao gồm tối thiểu ba hoặc bốn lớp trứng tráng có màu sắc khác nhau, thường được cho bởi cà chua đỏ, cà rốt màu cam, rau bina xanh hoặc củ cải và ô liu đen. Ớt, với sự đa dạng về màu sắc của chúng cũng cho phép tạo ra bánh crespéou nhiều màu. Một số chế phẩm sử dụng xúc xích hoặc cá thái lát để có lớp màu be. Ở Nice, luôn có món trứng tráng làm từ sườn củ cải. Có thể dùng các loại rau khác như bí xanh, cà tím, hành tây hoặc húng quế.
Việc kết hợp món ăn với rượu
Theo truyền thống, bánh crespéou không nhất thiết phải đi kèm với rượu. Tuy nhiên, với hương vị cực kỳ dễ nhận biết của món ăn, nó có thể kết hợp với rượu vang hồng được chứng nhận có nguồn gốc (AOC) từ Côtes du Roussillon hoặc Coteaux d'Aix-en-Provence.
Hình ảnh
Xem thêm
Frittata
Tham khảo
Liên kết ngoài
Ẩm thực Pháp
Văn hóa Pháp
Bánh Pháp
Món trứng
Món mặn | wiki |
Thiết Kế là một xã thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Địa giới hành chính
Xã Thiết Kế nằm ở phía tây của huyện Bá Thước.
Phía đông giáp các xã Ban Công và Thiết Ống, huyện Bá Thước.
Phía nam giáp các xã Văn Nho và Kỳ Tân, huyện Bá Thước.
Phía tây giáp xã Kỳ Tân, huyện Bá Thước và xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn.
Phía bắc giáp xã Xuân Phú, huyện Quan Hóa.
Lịch sử hành chính
Xã Thiết Kế là một phần của đất Mường Kế, vào thời Lê-Nguyễn là vùng đất thuộc huyện Cẩm Thủy, phủ Thiệu Thiên, Thanh Hóa. Đến năm Thành Thái thứ 14 (1902), thuộc tổng Thiết Ống, châu Lang Chánh. Vào năm Khải Định thứ 10 (1925), tổng Thiết Ống chuyển về châu Tân Hóa mới thành lập. Năm 1943, tổng Thiết Ống nhập với tổng Cổ Lũng thành một bang của châu Quan Hóa. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), tổng Thiết Ống thuộc châu Tân Hóa mới tái lập, đến tháng 11 năm 1945, châu Tân Hóa đổi thành châu Bá Thước theo tên của thủ lĩnh Cầm Bá Thước trong phong trào Cần vương.
Tháng 3 năm 1948, xã Thiết Kế lúc này là vùng đất thuộc xã Văn Nho, huyện Bá Thước.
Năm 1964, xã Văn Nho được chia thành 3 xã là Văn Nho, Thiết Kế và Kỳ Tân. Sau khi thành lập, xã Thiết Kế gồm các chòm: Kế, Chà Ống, Luồng.
Giao thông
Xã Thiết Kế có quốc lộ 15A và tỉnh lộ 217 chạy qua.
Chú thích
Tham khảo | wiki |
Sabratha, Sabratah hay Siburata (), thuộc quận Az Zawiyah nằm ở góc tây bắc của đất nước Libya, từng là điểm cực tây của "ba đô thị" của Tripolis La Mã. Từ 2001 đến 2007, nơi đây là thủ phủ của huyện Sabratha wa Sorman. Nó nằm bên bờ Địa Trung Hải và nằm cách phía tây của Tripoli . Khu khảo cổ còn lại được bảo tồn và đã được UNESCO ghi nhận là Di sản Thế giới vào năm 1982.
Sabratha cổ đại
Cảng Sabratha có thể đã được lập ra vào năm 500 TCN, đóng vai trò như một địa điểm giao thương của Phoenicia trên khu vực ven biển và vùng nội địa châu Phi. Người Phoenicia đã lấy tên bằng tiếng Lybico-Berber 'Sbrt'n', vốn là tên từ trước khi người Phoenicia đến làm tên gọi chính thức. Sabratha trở thành một phần của vương quốc Numidia của Massinissa trong một thời gian ngắn trước khi bị La Mã hóa và được tái xây dựng vào thế kỷ 2 và 3 SCN. Hoàng đế Septimus Severus được sinh ra gần Leptis Magna, và Sabratha đã đạt tới sự phát triển cực thịnh dưới thời Severans. Thành phố bị thiệt hại nghiêm trọng bởi các vụ động đất vào thế kỷ 4, đặc biệt là vào năm 365. Thành phố được tái xây dựng dưới thời Byzantine. Sau hàng trăm năm người Ả Rập chinh phục Maghreb, việc giao thương đã chuyển địa điểm tới các cảng khác và Sabratha bị co lại thành một ngôi làng.
Di chỉ khảo cổ
Với Nhà hát tại Sabratha vẫn giữ lại được ba tầng kiến trúc cơ bản, Sabratha còn có điện thờ được thiết kế dành riêng cho thần Liber Pater, Serapis và Isis. Ngoài ra còn có một Nhà thờ Thiên Chúa giáo được xây dựng dưới thời Justinian và một số tàn tích của các phòng ốc của thời La Mã, như Villa Sileen, gấnAl-Khams. Một số di tích nhà tắm cổ nhìn ra biển và các bảo tàng chứa nhiều châu báu, nhưng hiện chúng được cất giữ tại bảo tàng quốc gia ở Tripoli.
Năm 1943, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhà khảo cổ học Max Mallowan là chồng của tiểu thuyết gia Agatha Christie làm việc tại Sabratha với tư cách là trợ lý cho Cán bộ Nội vụ cấp cao của tỉnh Tây của Tripolitania. Nhiệm vụ chính của ông là giám sát việc phân bổ ngũ cốc nhưng theo lời của Christie thì Mallowan sống trong một biệt thự kiểu Ý với sân nhìn ra biển, ăn thịt cá tươi và ôliu.
Tham khảo
Đọc thêm
Matthews, Kenneth D. (1957) Cities in the Sand, Leptis Magna and Sabratha in Roman Africa University of Pennsylvania Press, Philadelphia, OCLC 414295
Ward, Philip (1970) Sabratha: A Guide for Visitors Oleander Press, Cambridge, UK, ISBN 0-902675-05-2
Liên kết ngoài
UNESCO archaeological site of Sabratha
Complete photo coverage of the archeological site
"Sabratah, Libya" Falling Rain Genomics, Inc.
Sabratha, image from the BSR Library and Archive digital collections. Ward-Perkins photographic collection
Di tích La Mã tại Libya
Tripolitania
Di sản thế giới tại Libya
Di sản thế giới bị đe dọa
Khu dân cư ở Libya
La Mã cổ đại | wiki |
Đối với câu lạc bộ bóng đá Ligue 1, xem RC Strasbourg.
Association Sportive Pierrots Vauban Strasbourg là một đội bóng đá Pháp có trụ sở tại Strasbourg, Alsace, Pháp. Câu lạc bộ chơi tại Stade Vauban ở Strasbourg, có sức chứa 3.000. Cựu huấn luyện viên của Arsenal, Arsène Wenger đã chơi cho đội từ năm 1975 đến 1978 và ghi 20 bàn sau 80 lần ra sân.
Lịch sử
Câu lạc bộ được thành lập vào tháng 2 năm 1921. Đội đã chơi hoàn toàn ở cấp độ nghiệp dư, ngoại trừ một mùa giải ở giải hạng 2 năm 1970. Vào những năm 1980, câu lạc bộ đã từ chối lời mời chuyển sang chuyên nghiệp và gia nhập Division 2, sau đó, chủ tịch Emile Stahl tuyên bố rằng việc thăng chức sẽ là "một cuộc phiêu lưu tự sát sẽ dẫn dắt câu lạc bộ đến cái chết của nó."
Câu lạc bộ đã giành được chiến thắng Division d'Honneur, Alsace 8 lần (1964, 1965, 1977, 1989, 1993, 1994, 1998 và 2015) và cấp độ thứ ba của hệ thống giải bóng đá Pháp 4 lần (1969, 1970, 1981 và 1982)
Câu lạc bộ đã lọt vào vòng 1/8 của Coupe de France hai lần (1964 và 1977)
Theo mùa
Tham khảo
Liên kết ngoài
Câu lạc bộ bóng đá Pháp | wiki |
Concerto cho vĩ cầm cung Mi trưởng, BWV 1042, được sáng tác bởi nhà soạn nhạc Johann Sebastian Bach là một bản concerto dựa trên mô hình concerto ba chương theo phong cách người Venice, mặc dù tác phẩm có một vài đặc điểm khác thường vì mỗi chương của tác phẩm đều có "đặc điểm không phải của Ý". Tác phẩm được viết chính cho violin, dàn nhạc dây và bè trầm liên tục. Dưới đây là danh sách ba chương nhạc:
Allegro, nhịp , tiết tấu ritornello cung Mi trưởng
Adagio, nhịp , với ground bass cung Đô thăng thứ
Allegro assai, nhịp , với cấu trúc tổng thể theo rondo cung Mi trưởng
Mặc dù xuất hiện hai bản nhạc giống nhau tồn tại trong thế kỷ 18 mà không có chữ ký của ông, Bach đã sử dụng lại bản concerto làm mẫu cho Bản hòa tấu Harpsichord cung Rê trưởng, BWV 1054, được tìm thấy trong bản thảo có chữ ký của ông vào năm 1737 đến 1739 về những tác phẩm này. Bản concerto này được cho là ông viết khi đang làm việc cho triều đình Köthen hoặc khi Bach ở Leipzig.
Liên kết ngoài
Tham khảo
Tác phẩm của Johann Sebastian Bach
Tác phẩm theo nhà soạn nhạc
Nhạc khúc Mi trưởng
Concerto cho vĩ cầm
Tác phẩm sáng tác cho vĩ cầm
Tác phẩm cổ điển
Tác phẩm âm nhạc cổ điển | wiki |
Sân bay quốc tế Budapest Ferihegy () là sân bay quốc tế phục vụ thủ đô của Hungary Budapest, là sân bay lớn nhất trong 5 sân bay quốc tế của quốc gia này. Sân bay này đang có các tuyến bay kết nối với các tuyến bay ở châu Âu, châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ. Trong năm 2007, sân bay này phục vụ 8,6 triệu lượt khách.
Sân bay này có cự ly về phía đoong nam của trung tâm thủ đô Budapest.
Ferihegy có thể phục vụ các loại máy bay như Boeing 747, Antonov An-124 và Antonov An-225.
Ngày 8 tháng 12 năm 2005, 75% cổ phần của sân bay Ferihegy đã được BAA plc mua với giá 464,5 triệu HUF (khoảng 2,1 tỷ USD), bao gồm cả quyền được vận hành trong 75 năm.
Ngày 6 tháng 6 năm 2007, BAA và một liên danh do HOCHTIEF AirPort (HTA) dẫn đầu đã hoàn thành việc bán cổ phần của BAA trong Budapest Airport (BA) cho HOCHTIEF AirPort Consortium.
Hãng hàng không và tuyến bay
Terminal 1
Terminal 2A
Terminal 2B
Although connected to Terminal 2A, it is referred to as a separate terminal (opened in December 1998). It serves all non-Schengen destinations.
Nhà ga hàng không tổng hợp
Máy bay tư nhân
Các hãng vận tải hàng hóa
ABC-Air Hungary
Air Bridge Cargo
Cargolux
European Air Transport (DHL)
Farnair Hungary
FedEx Express
TNT Airways
UPS Airlines
World Airways Cargo
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang mạng chính thức tiếng Anh
BAA closing in on Hungarian deal (BBC)
Sân bay Hungary
Giao thông Budapest
Budapest | wiki |
Xuân Hòa là một xã thuộc huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Xã có diện tích 116,77 km², dân số năm 2008 là 3698 người, mật độ dân số đạt 32 người/km².
Lịch sử
Nông trường Bãi Trành được thành lập năm 1961 theo quyết định số 131 NN/QĐ của Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hoá ngày 17/01/1961 là khu vực bỏ hoang giữa hai xã Quảng Dạ và Bình Lương huyện Như Xuân giao cho nông trường Sao Vàng khai phá để phát triển chăn nuôi.
Thị trấn Nông trường Bãi Trành được thành lập từ nông trường Bãi Trành theo quyết định số 128 /nv của bộ Nội vụ và 318 TC/UBTH của UBNHC tỉnh Thanh Hoá ngày 15/03/1969.
Năm 2004, Thị trấn Nông trường Bãi Trành bị giải thể. Xã Bãi Trành thuộc huyện Như Xuân được thành lập trên cơ sở 1.253,79 ha diện tích tự nhiên của Nông trường Bãi Trành đang sử dụng thuộc địa giới hành chính của xã Xuân Bình và 1.283,48 ha diện tích tự nhiên của xã Xuân Bình; 2.516 nhân khẩu của thị trấn nông trường Bãi Trành và 2.216 nhân khẩu của xã Xuân Bình. Ngoài ra, xã Xuân Hòa thuộc huyện Như Xuân cũng được thành lập trên cơ sở 2.431 ha diện tích tự nhiên của Nông trường Bãi Trành đang sử dụng thuộc địa giới hành chính xã Xuân Bình và 9.245,75 ha diện tích tự nhiên của xã Xuân Bình; 232 nhân khẩu của thị trấn nông trường Bãi Trành và 1.953 nhân khẩu của xã Xuân Bình.
Số nhân khẩu còn lại của Thị trấn Nông trường Bãi Trành chuyển về các xã như sau: 1.833 nhân khẩu về xã Xuân Bình, 254 nhân khẩu về xã Xuân Thái.
Sự kiện nổi bật
- Tháng 1 năm 2008, Xuân Hòa vinh dự được đón đồng chí Nguyễn Hữu Thọ về thăm và ăn tết tại đây.
- Hiện nay Xuân Hòa là một trong những địa phương có tốc độ phá rừng nhanh nhất cả nước.Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập các xã Bãi Trành, Xuân Hòa:
Xã Xuân Bình thuộc huyện Như Xuân có 3.859,94 ha diện tích tự nhiên và 4.982 nhân khẩu.
Xã Xuân Thái thuộc huyện Như Thanh có 11.972 ha diện tích tự nhiên và 3.669 nhân khẩu.
Chú thích
Tham khảo | wiki |
Kehinde Bankole là một nữ diễn viên, người mẫu người Nigeria. Bà xuất hiện trước công chúng vào năm 2003 trong cuộc thi hoa hậu của Nigeria rồi tham tiếp vào cuộc thi "Mỹ nhân Nigeria" (tiếng Anh: Most Beautiful Girl in Nigeria). Bà nhận được giải thưởng ở lễ trao giải những bộ phim xuất sắc của Nollywood (ngành công nghiệp điện ảnh của Nigeria) vào năm 2009, tức là hai năm sau khi bà đóng phim lần đầu tiên là loạt phim Super story của nhà sản xuất phim Wale Adenuga.
Lí lịch
Bà là con thư 4 trong gia đình 6 anh chị em, ngoài ra, bà ra, bà còn có một người chị em sinh đôi, tuy không phải là diễn viên nhưng đôi khi cũng diễn xuất. Bà từng học tại trường Tunwase Nursery, thành phố Ikeja, bang Lagos. Sau đó, bà học ngành truyền thông đại chúng tại đại học Olabisi Onabanjo, nhưng vào năm 2004, bà đã bỏ dở việt học để tập trung vào công việc người mẫu của mình.
Sự nghiệp
Người mẫu
Bà dự thi cuộc thi hoa hậu của Nigeria. Và bà chỉ lọt vào danh sách 10 người đứng đầu cuộc thi (top 10). Sau đó bà cũng dự thi cuộc thi "Mỹ nhân Nigeria" nhưng không vào được danh sách 5 người đứng đầu cuộc thi (top 5).
Sau khi hợp đồng làm gương mặt thương hiệu (tức là gương mặt đại diện) của Genevieve Nnaji kết thúc, bà được chọn là gương mặt thương hiệu mới của hãng xà phòng Lux vào năm 2007.
Diễn xuất
Bà xuất hiện lần đầu tiên với vai trò là một diễn viên khi đóng phim chính kịch the thể loại gia đình Super story: Everything it Takes. Ngoài ra bà cũng góp mặt mặt trong một số sản phẩm phim của Wale Adeguna như Papa Ajasco và This Life.
Liên kết ngoài
Kehinde Bankole at the Internet Movie Database
Tham khảo
Người Nigeria | wiki |
Soạn bài Tình hữu nghị
Hướng dẫn
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Kể những điều em biết về sự giúp đỡ của bạn bè năm châu dành cho Việt Nam.
Gợi ý:
– Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là nhà máy lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á do Liên Xô (Nga) giúp đỡ xây dựng và vận hành, có công suất sản sinh điện năng rất lớn.
– Đường hầm Thủ Thiêm là hầm vượt hiện đại nhất Đông Nam Á, gồm sáu làn xe được dìm dưới lòng sông Sài Gòn. Đây là nguồn vốn đầu tư từ Hỗ trự phát triển chính thức của chính phủ Nhật Bản, do các nhà thầu Nhật Bản thi công.
3.a) Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A.
Gợi ý:
a) 1 — b; 2 — c; 3 — a; 4 — d.
5.Dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi:
1)Bài đọc có những nhân vật nào?
2)Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
3)Cảnh vật hôm đó có gì đẹp?
4)Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
Gợi ý: Tìm các chi tiết miêu tả vóc dáng, trang phục, mái tóc, khuôn mặt A-lếch-xây.
5)Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp (anh Thuỷ và anh A-lếch-xây) diễn ra như thế nào?
Gợi ý:
1) Bài đọc có anh phiên dịch, anh Thuỷ và anh A-lếch-xây.
2)Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở công trường xây dựng.
3)Đó là một buổi sáng đầu xuân, trời đẹp, gió nhẹ và hơi lạnh. Ánh nắng nhạt loãng trên vùng đất đỏ tạo nên một hoà sắc êm dịu.
4)Anh A-lếch-xây có vóc dáng cao lớn; thân hình chắc khoẻ; vận bộ quần áo xanh màu công nhân; mái tóc vàng óng; khuôn mặt to, chất phác; gợi nét giản dị, thân mật.
5)Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra trong không khí thân mật và tình hữu nghị thắm thiết.
6.Mỗi em phát biểu ý kiến riêng của mình: Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
Gợi ý:
Em nhớ nhất chi tiết anh A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của anh Thuỷ lắc mạnh.
Cử chỉ thân thiện, thái độ ân cần của một chuyên gia nước ngoài đã nêu bật được tình hữu nghị, hợp tác của các nước bạn với Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2.a) Ghi vào vở những tiếng có uô hoặc ua trong bài văn dưới đây:
Anh hùng Núp tại Cu Ba
Xem thêm: Bài văn tả một người thân của em lớp 5
Năm 1964, Anh hùng Núp tới thăm đất nước Cu-ba theo lời mời của Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô. Người Anh hùng Tây Nguyên được đón tiếp trong tình anh em vô cùng thân mật. Anh Núp thấy người Cu-ba giông người Tây Nguyên mình quá, cũng mạnh mẽ, sôi nổi, bụng dạ hào phóng như cánh cửa bỏ ngỏ, thích nói to và đặc biệt là thích nhảy múa. Tới chỗ đông người nào, sau một lúc chuyện trò, tất cả lại cùng nhảy múa.
Bị cuốn vào những cuộc vui ấy, anh Núp thấy như đang sống giữa buôn làng Tây Nguyên muôn vàn yêu dấu của mình.
Theo NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
b) Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng có uô và ua.
Gợi ý:
a) – ua: của, múa.
– uô: cuốn, cuộc, buôn, muôn.
b) Các tiếng có ua thì ghi dấu thanh ở chữ cái đầu vì không có âm cuối.
Các tiếng có uô thì ghi dấu thanh ở chữ cái thứ hai vì có âm cuối.
3.Tìm tiếng có chứa uô hoặc ua thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây rồi ghi vào vở (SGK/77).
Gợi ý:
a) Muôn người như một.
b)Chậm như rùa.
c)Ngang như cua.
d)Cày sâu cuốc bẫm.
e)Khua trống gõ mõ.
g) Đói ăn rau, đau uống thuốc.
4.Chọn thẻ chữ nêu đúng nghĩa của từ hoà hình.
a) Trạng thái bình thản.
b) Trạng thái không có chiến tranh.
c) Trạng thái hiền hoà, yên ã.
Gợi ý:
b) Trạng thái không có chiến tranh.
5. Tìm từ đồng nghĩa với từ hoà bình.
bình yên, lặng yên, hiền hoà, thanh bình, tĩnh lặng, bình thản, thái bình, thanh thản, yên tĩnh, tĩnh mịch
Gợi ý:
Đáp án: bình yên, thanh bình, thái bình.
6.Mỗi em đặt một câu có từ đồng nghĩa với từ hoà bình.
Gợi ý:
Chiến tranh kết thúc, mọi người cùng xây dựng đất nước thái bình.
Xem thêm: Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Văn học lớp 9
7.Viết đoạn văn (từ 2 đến 3 câu) miêu tả cảnh thanh bình của bức tranh làng quê dưới đây (SGK/78).
Gợi ý
Bức tranh làng quê vô cùng yên tĩnh. Dòng kênh hiền hoà dẫn nước vào ruộng lúa, mang đầy cá tôm. Bên gốc cổ thụ, con trâu ung dung nhai rơm mới trông thật thanh thản. Trên đường làng, các cô chú nông dân quang gánh kĩu kịt những bó rau thơm, những chùm quả ngọt vừa thu hoạch về. Cuộc sống hạnh phúc và bình yên quá! | vanhoc |
Ảnh: minh họa.
Tổ chức Khí tượng thế giới cảnh báo, 1/3 số quốc gia trên thế giới đang thiếu nước và đến năm 2025, con số này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tài nguyên nước (TNN) nước ta tuy phong phú, song phụ thuộc lớn vào nguồn cấp ngoài biên giới. Bởi, hơn 2/3 lượng nước trên các hệ thống sông của Việt Nam được hình thành từ ngoài lãnh thổ, trong khi cơ chế, chính sách hợp tác, chia sẻ nguồn nước giữa các quốc gia chưa hiệu quả.
Đáng lo ngại là tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước vẫn tiếp tục gia tăng, trong khi cơ chế kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, ngăn chặn phá rừng chưa hiệu quả, cộng với tác động của biến đổi khí hậu đến TNN đang ngày càng rõ rệt hơn.
Thời tiết, thiên tai cực đoan, nhất là nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ngày càng gia tăng cả về mức độ nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng khiến nước ta đang phải đối mặt với những thách thức lớn liên quan đến bảo vệ, giữ gìn TNN.
Dự báo, dân số Việt Nam sẽ ở mức 120 triệu người trong vòng 2-3 thập kỷ tới. Sự gia tăng dân số và yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống sẽ cần nhiều nước hơn cho sản xuất và dân sinh. Nếu không có giải pháp quản lý hiệu quả TNN quốc gia, thiếu nước sẽ là vấn đề nghiêm trọng đe dọa quá trình phát triển bền vững và gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất và đời sống.
Nhiều chuyên gia cảnh báo, chúng ta đang sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả. Tính về hiệu suất, giá trị khai thác, sử dụng nước của
Việt Nam
vào khoảng 2,37 USD/m3, chỉ bằng 12% so với mặt bằng thế giới (19 USD/m3).
Nguyên do từ việc quản lý nguồn nước đang chồng chéo. Đơn cử, một con sông chịu sự quản lý của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Giao thông Vận tải… Đây cũng là lý do khiến các thủ tục hành chính, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc khai thác, sử dụng nước chưa thống nhất.
Chính vì chưa phân định rõ chức năng quản lý nhà nước, việc chỉ đạo chồng chéo, thậm chí còn trái ngược nhau dẫn đến TNN trong tình trạng “cha chung không ai khóc”. Các cấp chính quyền buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường, nguồn nước, gây khó cho người dân, doanh nghiệp khi tham gia khai thác nguồn nước. Cùng với đó, tình trạng ô nhiễm nguồn nước chưa được giải quyết triệt để đã làm suy giảm chất lượng nước khi chỉ có 15% lượng nước thải ra môi trường được xử lý.
Theo các chuyên gia, vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ TNN, bảo đảm an ninh nguồn nước là nhanh chóng sửa đổi hệ thống pháp luật về TNN, đồng thời tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách quản lý, khai thác, sử dụng nước một cách bền vững.
Trong đó, Chính phủ sớm phê duyệt quy hoạch TNN quốc gia, hoàn thiện hệ thống giám sát TNN, hoạt động khai thác, sử dụng nước; phân định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý nguồn nước, bảo vệ TNN và kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nước.
Để khai thác tối đa nguồn lực TNN, Nhà nước cần có chính sách phù hợp để khuyến khích nghiên cứu, đầu tư vào lĩnh vực này; ứng dụng công nghệ số trong quản trị, điều hành nguồn nước, chuyển dần từ quản lý bằng công cụ hành chính sang quản lý bằng công cụ kinh tế thông qua các chính sách về giá nước, thuế, phí cấp quyền khai thác TNN…
Điều quan trọng nhất là mỗi người dân cần thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, quản lý, sử dụng nguồn nước. Không chỉ sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, mà mỗi người còn là một giám sát viên bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước và hướng tới cuộc sống xanh. | vanhoc |
Chi Cỏ roi ngựa thơm (danh pháp khoa học: Aloysia) là một chi thực vật có hoa thuộc họ Cỏ roi ngựa, Verbenaceae. Chi này có khoảng 41 loài cây bụi có hương thơm thường được gọi chung là beebrushes trong tiếng Anh, với loài nổi tiếng nhất là cỏ roi ngựa hương chanh (A. citrodora). Danh pháp của chi vinh danh Maria Luisa xứ Parma (1751-1819), vợ vua Carlos IV của Tây Ban Nha.
Phân bố
Các loài trong chi này là bản địa khu vực cận nhiệt đới, ôn đới và sa mạc châu Mỹ, nhưng một số loài đã du nhập vào châu Âu.
Mô tả
Các loài trong chi này là cây bụi, cây bụi nhỏ hoặc cây gỗ cao từ 0,5 m đến 15 m. Nhiều loài có hương rất thơm. Thân cây có thể có dạng bốn cạnh và nhẵn khi còn non, trở nên góc cạnh hơn hoặc thuôn tròn hơn và thường có rãnh hoặc khía khi già. Lá thường xanh hoặc sớm rụng vào mùa khô. Chúng thường mọc đối hoặc mọc vòng, nhưng có thể so le hoặc mọc thành cụm. Các phiến lá có hình dạng thay đổi, có răng cưa hoặc có rìa nhẵn, từ không lông đến có lông thô nhám ở mặt trên. Mặt dưới có thể có lông tuyến. Cụm hoa thường là chùm bao gồm các cụm với khoảng cách rộng từ 3 đến 6 hoa mỗi cụm. Các lá bắc giống như lá ở dưới các hoa có thể sặc sỡ ở một số loài. Đài hoa có 2 hoặc 4 thùy và bền, bao quanh quả khi nó phát triển. Tràng hoa hình ống với miệng rộng hơn được chia thành 4 thùy, một trong số đó có thể có khe chẻ. Tràng hoa có thể có màu trắng, ánh tía, xanh lam hoặc hồng. Vòi nhụy hẹp với đầu nhụy chia 2 thùy và có 4 nhị. Quả là quả nứt.
Các loài
Các loài hiện tại được công nhận bao gồm:
Aloysia arequipensis Siedo, 2012
Aloysia barbata (Brandegee) Moldenke, 1940
Aloysia brasiliensis Moldenke, 1949
Aloysia castellanosii Moldenke, 1940
Aloysia catamarcensis Moldenke, 1942
Aloysia chamaedryfolia Cham., 1832
Aloysia chiapensis Moldenke, 1947
Aloysia citrodora Paláu, 1874– cỏ roi ngựa hương chanh (Argentina, Paraguay, Brasil, Uruguay, Chile, và Peru)
Aloysia coalcomana Siedo, 2012
Aloysia cordata Siedo, 2012
Aloysia crenata Moldenke, 1963
Aloysia decipiens Ravenna, 2007
Aloysia densispicata (K.Koch & C.D.Bouché) Moldenke, 1965
Aloysia deserticola (Phil.) Lu-Irving & N.O'Leary, 2014
Aloysia dusenii Moldenke, 1940
Aloysia fiebrigii (Hayek) Moldenke, 1937
Aloysia gentryi Moldenke, 1980
Aloysia gratissima (Gillies & Hook.) Tronc., 1962
Aloysia hatschbachii Moldenke, 1967
Aloysia herrerae Moldenke, 1941
Aloysia macrostachya (Torr.) Moldenke, 1934– cỏ roi ngựa thơm Rio Grande
Aloysia nahuire Gentry & Moldenke, 1941
Aloysia oblanceolata Moldenke, 1949
Aloysia ovatifolia Moldenke, 1940
Aloysia peruviana (Turcz.) Moldenke, 1937
Aloysia polygalifolia Cham., 1832
Aloysia polystachya (Griseb.) Moldenke, 1940
Aloysia pulchra (Briq.) Moldenke, 1934
Aloysia riojana (Hieron. ex Moldenke) Lu-Irving & N.O'Leary, 2014
Aloysia salsoloides (Griseb.) Lu-Irving & N.O'Leary, 2014
Aloysia salviifolia (Hook. & Arn.) Moldenke, 1940
Aloysia schulziana Moldenke, 1940
Aloysia scorodonioides (Kunth) Cham., 1832
Aloysia sonorensis Moldenke, 1965
Aloysia spathulata (Hayek) Moldenke, 1934
Aloysia tarapacana (Botta) Lu-Irving & N.O'Leary, 2014
Aloysia trifida (Gay) Lu-Irving & N.O'Leary, 2014
Aloysia unifacialis Ravenna, 2006
Aloysia velutina Siedo, 2012
Aloysia virgata (Ruiz & Pav.) Pers., 1806–cỏ roi ngựa hương hạnh nhân.
Aloysia wrightii A.Heller, 1906 – oreganillo, cỏ roi ngựa thơm Wright (Tây Nam Hoa Kỳ, miền Bắc México)
Chưa xác định
Aloysia dodsoniorum Moldenke, 1982 (Ecuador)
Loài từng được xếp vào đây
Mulguraea ligustrina (Lag.) N.O'Leary & P.Peralta, 2009 (tên cũ A. ligustrina (Lag.) Small)
Hình ảnh
Liên kết ngoài
Jepson Manual Treatment
USDA Plants Profile
Tham khảo | wiki |
Valonia ventricosa, cũng được biết đến như "tảo bong bóng" là một loài tảo được tìm thấy tại vùng đại dương nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Nó là một trong những loài sinh vật đơn bào lớn nhất trên thế giới.
Đặc điểm
Valonia ventricosa thường phát triển đơn lẻ, nhưng trong trường hợp hiếm chúng có thể phát triển theo nhóm.
Môi trường
Chúng xuất hiện tại các vùng thủy triều khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, như vùng biển Caribbean, phía bắc qua Florida, phía nam tới Brazil, và ở Ấn Độ-Thái Bình Dương. Nói chung, chúng sống hầu như tất cả đại dương trên toàn thế giới, thường sống trong san hô vụn. Độ sâu nhất chúng còn có khả năng tồn tại là khoảng .
Sinh lý và sinh sản
Sinh vật đơn bào này có hình thể từ hình cầu đến hình trứng, và màu sắc thay đổi từ màu cỏ xanh đến màu xanh đậm, mặc dù trong nước chúng có thể xuất hiện màu bạc, mòng két, hoặc thậm chí đen. Điều này được xác định bởi số lượng lạp lục của nó. Bề mặt của tế bào tỏa sáng như thủy tinh.
Sinh sản xảy ra bởi sự phân chia tế bào, khi tế bào đa nhân mẹ tạo ra tế bào con, và rể giả hình thành "bong bóng" mới, trở nên tách biệt với tế bào mẹ.
Xem thêm
Xenophyophorea
Tham khảo
Liên kết ngoài
V | wiki |
Chu sa liên hay thanh mộc hương, bội xà sinh (danh pháp hai phần: Aristolochia tuberosa) là một loài thực vật thuộc họ Mộc hương nam. Đây là loài đặc hữu của Trung Quốc. Môi trường sống của loài này là các bụi rậm, các thung lũng hay các vách núi đá vôi ở cao độ 100-1.600 m tại các tỉnh Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên và Vân Nam.
Đặc điểm
Cây thân thảo leo cuốn; rễ hình thoi hay hình cầu. Thân góc cạnh, nhẵn nhụi. Cuống lá 7–10 cm, không lông; phiến lá hình tim, 8-14 × 5–11 cm, cả hai mặt không lông, gân lá hình chân vịt, 2-3 cặp từ gốc lá, gốc lá hình tim, lõm gian thùy sâu 1-2,5 cm, đỉnh tù. Có 1-3 hoa trên mỗi nách lá. Cuống hoa thẳng dần lên, khoảng 1,5 cm, không lông; lá bắc con hình trứng, khoảng 5 × 6 mm, mọc gần cuống hoa. Đài hoa màu vàng lục, họng màu tía sẫm; ống tràng thẳng, không lông ở đầu xa trục; túi nhỏ hình cầu, đường kính khoảng 5 mm, không cuống; ống tràng có kích thước khoảng 9 × 1,5 mm; phiến lá đài ở một bên, có lưỡi bẹ, thuôn dài, khoảng 2 × 0,4 cm, đỉnh tù hay có điểm nhọn trên đầu. Bao phấn hình elip, kích thước 0,3-0,4 mm. Bộ nhụy 6 thùy. Quả nang hình trứng ngược, khoảng 3 × 2,5 cm, nứt theo chiều hướng ngọn. Hạt hình trứng, khoảng 4 × 3 mm. Ra hoa tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau, kết quả từ tháng 6 tới tháng 10.
Chú thích
Tham khảo
China Plant Specialist Group 2004. Aristolochia tuberosa. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 20 tháng 8 năm 2007.
Thực vật đặc hữu Trung Quốc
T | wiki |
Hướng dẫn
Bây giờ tôi đã là một hạt gạo trắng thơm nằm yên trong một chiếc bao mới tinh cùng nhiều bạn bè khác và chờ chuyến xuất ngoại vào sáng mai. Tôi vừa vui mừng, kiêu hãnh vì mình đủ sức vươn ra thị trường quốc tế, vừa tự nhắc nhở mình không bao giờ được quên nguồn gốc, rằng mình là một hạt lúa Việt Nam và là con cháu của dòng họ lúa Việt.
Tôi không biết chính xác họ hàng nhà lúa chúng tôi có mặt trên Trái Đất từ bao giờ, nhưng từ khi tôi còn nhỏ, cha mẹ đã dạy chúng tôi rằng tổ tiên của mình là một loại lúa hoang phổ biến tên là Oryza sativa có nguồn gốc tại khu vực xung quanh vùng Đông Nam Á và được thuần hóa, nuôi dưỡng từ một vạn năm trước. Các tư liệu lịch sử vê’ tổ tiên của chúng tôi đã hư hao và mất mát nên tôi không chắc lắm về hình dáng của cụ tổ Oryza sativa. Dù vậy, tất cả chúng tôi đểu biết rằng tổ tiên mình là một loại cầy lương thực cổ có vị trí quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của con người. Ngày nay, truyền thống và vai trò ấy vẫn còn nguyên vẹn.
Từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, đâu đâu cũng có sự góp mặt của họ hàng nhà lúa chúng tôi. Mặc dù chúng tôi phần bố không đồng đểu trên cả nước nhưng ở đâu, chúng tôi cũng luôn nỗ lực tạo nên vẻ đẹp quê hương Việt Nam. Từ những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên núi đồi Tây Bắc đến những cánh đổng thẳng cánh cò bay Nam Bộ, từ những làng quê xanh lũy tre miền Bắc đến những dải lụa mểm mại của miền Trung biển xanh cát trắng, đâu đâu họ hàng lúa chúng tôi cũng mang nét đẹp rất riêng của
Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của quê hương đất nước đã gọi tên và tôn vinh chúng tôi:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…
Chúng tôi đã đi vào thơ ca bằng vẻ đẹp nên thơ như thế. Dù không yêu kiều như hoa hồng, đài các như hoa mai hay mang vẻ thuần khiết như hoa sen, tôi vẫn luôn tự hào vì mình thuộc họ nhà lúa, một dòng họ trâm anh thế phiệt trong làng lương thực xưa nay. Dòng họ của tôi là dòng họ quan trọng bậc nhất trong nhóm ngũ cốc. Chúng tôi có một lá mầm với rễ chùm vững chắc, luôn miệt mài tìm kiếm nguồn dinh dưỡng quý báu từ đất và nước. Là loài thân cỏ rỗng, chúng tôi mềm yếu và dễ gục ngã trước những cơn gió hay mưa lớn nhưng chúng tôi rất đoàn kết và biết nương tựa vào nhau. Khi gió mưa đi qua, chúng tôi bên nhau nghênh đón, có khi cùng đổ rạp về một phía nhưng nhất định không chịu khuất phục. Chúng tôi có những chiếc lá mỏng phiến dài mọc bao quanh thần để chiếc vỏ rỗng thêm vững vàng. Không chỉ thế, những chiếc lá còn giúp chúng tôi quang hợp, dự trữ Hidratcacbon trước quá trình trổ bông. Chúng tôi cũng có hoa như các loài cây khác, nhưng đặc biệt hơn một chút, chúng tôi không có bao hoa và hoa là loài lưỡng tính, chúng tôi có khả năng tự thụ phấn mà không cẩn nhờ đến gió hay các loài khác. Đến khi trưởng thành, chúng tôi đổng loạt thay quần áo mới, cả thân, lá, quả đều ngả sang màu vàng. Ngay cả bộ rễ chùm cũng chuyển từ màu trắng non, nâu nhạt sang màu nâu sẫm, hạt gạo nằm bên trong vỏ trấu màu trắng ngày càng chắc mẩy. Mọi người gọi thời kì ấy là thời kì lúa chín, đó cũng là thời ki chúng tôi nhuận sắc nhất.
Cuộc sống của họ nhà lúa gắn liền với sự lam lũ, vất vả của người nông dân Việt Nam. Họ phải lựa chọn kĩ những hạt giống tốt. Đến khi được gieo xuống lớp đất tơi xốp, chúng tôi chắt chiu những chất dinh dưỡng từ đất để từ hạt thóc nảy mầm thành mạ non. Sau đó, chúng tôi được người nông dân đem cấy trên những cánh đồng đã cày bừa kĩ càng. Từ đó chúng tôi lại cẩn cù lao động để đem về nước và muối khoáng đi nuôi cơ thể, để những cây mạ non như chúng tôi mau chóng lớn lên, phát triển khỏe mạnh, chống lại sâu bệnh và đẻ nhánh, làm đốt, làm đòng. Chúng tôi trổ bông rồi lại làm hạt, nở hoa, thụ phấn rồi hình thành hạt chín. Từ khi chín sữa, chín sáp đến chín hoàn toàn, chúng tôi càng phải làm việc chăm chỉ hơn.
Đó là vòng đời của bất kì “cư dân” nào Trong họ lúa dù chúng tôi gồm rất nhiều giống, loài. Chia theo cách gieo trồng, chúng tôi có lúa cấy, lúa sạ, lúa trời. Chia theo thời vụ gieo trổng, chúng tôi lại có lúa chiêm, lúa mùa, lúa xuân hè, lúa hè thu và nhiểu loại khác. Ngay cả theo cách thông thường nhất, mọi người thường biết đến họ hàng chúng tôi gồm lúa nếp và lúa tẻ thì mỗi loại cũng được chia thành những loại nhỏ khác nhau. Đặc biệt, với thành tựu khoa học kĩ thuật, các kĩ sư nông nghiệp đã lai tạo được hơn ba mươi giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia nên việc phân loại trong họ hàng chúng tôi lại càng phong phú hơn.
Tạm gác lại chuyện phân loại ấy, dòng họ chúng tôi có thể trở thành dòng họ quan trọng bậc nhất trong nhóm ngũ cốc chính bởi những cống hiến
của mình. Chúng tôi tích lũy trong mình nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là tinh bột. Vì lẽ đó, tổ chức Dinh dưỡng quốc tế còn đặt cho chúng tôi cái tên hạt của sự sống, chúng tôi được 40% dân số thế giới coi là lương thực chính. Chúng tôi còn có giá trị kinh tế to lớn, vừa đem lại thu nhập trang trải cuộc sống cho người nông dân, vừa đưa Việt Nam lên vị trí thứ ba trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo, sau Ấn Độ và Thái Lan.
Không chỉ thế, chúng tôi còn làm nên một nét đẹp trong văn hóa người Việt. Hình ảnh cánh đổng lúa và người nông dân với con trâu, cái cày sẽ mãi là biểu tượng gần gũi, thân quen của làng quê Việt Nam. chúng tôi, trên đường xuất khẩu, sẽ mang đến nước bạn không chỉ hình ảnh ấy, mà còn mang theo tên của một nền văn minh: nển văn minh lúa nước. Chúng tôi có mặt trong mọi thời điểm của cuộc đời người dân Việt Nam. Đó là những bữa ăn gia đình ấm êm, giản dị; là những bữa tiệc linh đình, sang trọng đãi khách hay những phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc như tục gói bánh chưng, bánh giầy, lễ hội lồng tồng, ăn cơm mới; là những câu ca dao, tục ngữ nồng hậu:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần!
Chúng tôi hiểu rằng, mình là hiện thân của ước mơ no ấm, hạnh phúc, bình yên của người dân và được bao đời nay hi sinh máu xương để gìn giữ, bảo vệ. Chúng tôi cũng là biểu tượng in trên quốc huy và xuất hiện trong hành động giã gạo khắc trên trống đổng của đất nước thân yêu này. Ngày nay, chúng tôi còn góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch tại các vùng núi cao. Nếu các bạn đã từng thấy những ngọn núi, ngọn đổi uốn lượn nhấp nhô của vùng Tầy Bắc chắc cũng sẽ không quên bạn bè tôi trên những thửa ruộng bậc thang uốn lượn như đường vẽ mềm mại của người họa sĩ. vẻ đẹp của các bạn ấy đã được biết bao phượt thủ ghi lại trong những chuyến xê dịch đến Mù Cang Chải hay Hoàng Su Phì. Đặc biệt, các bạn lúa ở Bắc Sơn đã từng xuất hiện lộng lẫy trên báo nước ngoài, cụ thể là trang tư vấn du lịch when on earth. Chúng tôi còn | vanhoc |
Norberto Rivera Carrera (sinh 1942) là một Hồng y người Mexico của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông từng đảm nhận vị trí Tổng giám mục Tổng giáo phận México từ năm 1995 đến cuối năm 2017.
Tiểu sử
Hồng y Carrera sinh ngày 6 tháng 6 năm 1942 tại La Purísima, Tepehuanes,thuộc Tổng giáo phận Durango, Mexico. Cha mẹ ông là ông bà Ramón Rivera Cháidez và Soledad Carrera de Rivera. Sau khi hoàn thành chương trình tiểu học năm 1955, cậu bé Carrera vào chủng viện Durango, nơi cậu được dạy về nghiên cứu cổ điển, triết học và một năm thần học. Ông lấy bằng tiến sĩ thần học từ Đại học Pontifical Gregorian, Rome. Sau quá trình tu học, ông được thụ phong linh mục bởi Giám mục Giáo hoàng Phaolô VI, thuộc linh mục đoàn Tổng giáo phận Durango. Sau khi thực hiện các công việc mục vụ tại Rio Grande, ông đã dạy thần học giáo điều trong 18 năm tại Đại chủng viện Durango, nơi ông cũng là Trưởng ban Kỷ luật. Ngoài ra, ông cũng dạy thánh kinh và thần học mục vụ và thần linh. Năm 1982, ông trở thành giáo sư về khoa học giáo khoa tại Đại học Giáo hoàng Mexico.
Ngày 5 tháng 15 năm 1985, Tòa Thánh công bố việc tuyển chọn linh mục Carrera làm Giám mục, chức vị Giám mục chính tòa Giáo phận Tehuacán, Puebla. Lễ tân phong cho vị tân chức được cử hành sau đó vào ngày 21 tháng 12, bởi các vị chủ sự nghi thức gồm: Antonio López Aviña, Tổng giám mục Tổng giáo phận Durango làm chủ phong; Hai giám mục phụ phong gồm Adolfo Antonio Suárez Rivera, Tổng giám mục Monterrey, Nuevo León và Tổng giám mục Rosendo Huesca Pacheco từ Tổng giáo phận Puebla de los Ángeles, Puebla. Tân giám mục chọn khẩu hiệu: Lumen Gentium.
Ngày 13 tháng 6 năm 1995, Tòa Thánh loan tin thăng Giám mục Carrera làm Tổng giám mục Tổng giáo phận México. Trong Công nghị 1998 được cử hành ngày 21 tháng 2, Giáo hoàng Gioan Phaolô II vinh thăng Tổng giám mục Carrera tước vị Hồng y Nhà thờ San Francesco d’Assisi a Ripa Grande. Ông đã đến nhận nhà thờ này ngày 18 tháng 8 cùng năm.
Từ ngày 23 tháng 10 năm 2010 đến ngày 24 tháng 2 năm 2014, ông là Thành viên Hội đồng các Hồng y để nghiên cứu các vấn đề về tổ chức và kinh tế của Tông tòa. Ngày 8 tháng 3 năm 2014, ông được chọn vào Hội đồng Kinh tế Tòa Thánh.
Ngày 7 tháng 12 năm 2017, Tòa Thánh loan báo tin đã chấp thuận đơn xin từ nhiệm của ông, và đề cử thuyên chuyển Hồng y Carlos Aguiar Retes, hiện là Tổng giám mục chính tòa Tổng giáo phận Tlalnepantla kế vị ông làm Tổng giám mục México.
Tham khảo
Liên kết ngoà
Sinh năm 1942
Nhân vật còn sống
Hồng y do Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm | wiki |
Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật văn học mà em yêu thích
Gợi ý
DÀN BÀI ĐẠI CƯƠNG
A. MỞ BÀI:
– Giới thiệu khái quát về nhân vật mà mình chọn.
– Nêu một cách ngắn gọn tình cảm của bản thân đối với nhân vật.
B. THÂN BÀI:
– Triển khai sự hiểu biết của em về nhân vật.
– Trình bày lí do để em thích về nhân vật đó.
– Biết diễn tả tình cảm của bản thân đối với nhân vật.
C. KẾT LUẬN:
– Khái quát những đặc điểm của nhân vật.
– Trở lại việc bày tỏ tình cảm của em đối với nhân vật – chốt lại và gợi mở, cảm xúc xôn xao…
Vanmau.edu.vn
Xem thêm: Một số bạn học sinh lớp 12 hiện nay cho rằng: “Chỉ có vào đại học thì cuộc đời mới có tương lai”. Anh (chị) hãy cho biết ý kiến về vấn đề đó | vanhoc |
Hướng dẫn
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ chiếm một vị trí quan trọng và có số lượng khá lớn. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian. Khác với ca dao – dân ca thiên về biểu hiện tình cảm con người, tục ngữ mang tính trí tuệ, triết lí. Những triết lí, trí tuệ trong tục ngữ bắt rễ từ cuộc sống sinh động phong phú nên nội dung cũng như hình thức của tục ngữ không khô khan mà nó vẫn như cây đời xanh tươi. Tục ngữ Việt Nam có rất nhiều chủ đề. Trong đó nổi bật là những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất, về con người và xã hội.
1.Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Đọc lướt qua một lần chùm tục ngữ – tám câu – mà sách giáo khoa giới thiệu, chúng ta thấy: về hình thức, tục ngữ là một câu nói, diễn đạt một ý trọn vẹn, thể hiện một nhận xét, một phán đoán, đúc kết một quy luật nào đó. Tục ngữ rất ngắn gọn, có cậu chỉ bốn âm tiết (như Tấc đất, tấc vàng). Kết cấu tiếng và âm trong tục ngữ bền vững, có hình ảnh, nhịp điệu, dễ nhớ và dễ lưu truyền (ví dụ Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa ; Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống,…). Đa số tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất chỉ có nghĩa đen, nghĩa cụ thể trực tiếp gắn với hiện tượng mà nó phản ánh. Tuy vậy, vẫn có một vài câu ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng, nghĩa gián tiếp, ví ngầm, biểu tượng. Nhân dân ta sáng tác tục ngữ dể làm gì? Tục ngữ được nhân dân sử dụng vào mọi hoạt động đời sống để nhìn nhận, ứng xử, thực hành và để cho lời nói thêm hay, thêm sinh động, sâu sắc, gây ấn tượng đối với người nghe,
Với tám câu tục ngữ trong bài, ta có thể chia làm hai nhóm:
Nhóm 1: Câu 1, 2, 3, 4 là những câu tục ngữ về thiên nhiên, nêu kinh nghiệm nhận xét, dự báo thời tiết.
Nhóm 2: Gác câu 5, 6, 7, 8 là những câu tục ngữ nói về lao động sản xuất, đúc kết những kinh nghiệm cấy trồng, chăn nuôi nhằm đem lại ấm no, hạnh phúc cho con người.
Tuy là những kinh nghiệm mang tính dân gian, nhưng đa số những câu tục ngữ về thiên nhiên đều dựa trên những quy luật vận động của trái đất, của gió, của nắng, mưa, không khí và sự hoạt động của côn trùng, chim muông, cây cỏ. Do đó về cơ bản, những thông tin dự báo thời tiết trong tục ngữ khá chính xác. Chẳng hạn như câu tục ngữ Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. ớ nước ta, mùa lũ thường bắt đầu từ tháng sáu, kéo dài sang cả tháng bảy (âm lịch). Từ sự quan sát thực tế, nhân dân ta tổng kết quy luật: kiến bò nhiều vào tháng bảy là điềm báo sắp mưa to, gió lớn, lũ lụt. Tại sao khi “kiến bò” lại cỏ “10 lụt”? Vì loài kiến rất nhạy cảm với những thay đổi thời tiết nhờ cơ thể có nhũng tế bào chuyên biệt. Khi sắp có mưa to, kéo dài, khí hậu ẩm ướt, kiến từ trong tổ cũ, nhất là những tổ ở thấp, kéo hàng đàn dài bò đi tránh mưa, làm tổ mới ở nơi an toàn. Lũ lụt là một thiên tai thường xuyên xảy ra ở nước ta. Vì vậy, nhân dân ta thường xuyên có ý thức quan sát mọi biến thái của thời tiết, mọi thay đổi của muôn loài – kể từ những con vật bé nhất như con kiến, để chủ động phòng chống lũ lụt. Tục ngữ dự đoán thời tiết của Việt Nam chúng ta vô cùng phong phú. Câu tục ngữ trên dùng cách nói chân phương, tả thực. Có nhiều câu dùng từ ngữ cường điệu: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng – Ngày tháng mười chưa cười đã tối, hoặc dùng vần điệu của thơ lục bát Chuồn chuồn bay thấp thì mưa – Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm… khá thú vị.
Tục ngữ về lao động sản xuất, trước hết là sản xuất nông nghiệp, cũng có nhiều điều thú vị khác. Ví dụ: Tấc đất, tấc vàng là câu nói ngắn gọn, cô đúc, được kết cấu theo cách so sánh và cường điệu, nhấn mạnh. Tấc đất là mảnh đất rất nhỏ, theo cách tính diện tích ngày xưa chỉ rộng khoảng 2,4m2 (Bắc Bộ), hay 3,3m2 (Trung Bộ). Vàng là kim loại quý, thường được đo bằng cân tiểu li, hiếm khi đo bằng tấc, bằng thước. Tấc vàng là một lượng vàng lớn, quý giá vô cùng. Câu tục ngữ lấy cái rất nhỏ (tấc đất) tính ngang bằng với cái rất lớn (tấc vàng). Theo lẽ thường, con người thường coi rẻ đất, coi trọng vàng. Dùng cách nói Tấc đất, tấc vãng, nhân dân ta nhấn mạnh giá trị của đất. Vì sao? Vì đất là nơi ta ở, nơi ta sản xuất. Qua bàn tay và trí tuệ, tinh thần lao động, từ một mảnh đất cỏn con, chúng ta có thể làm ra lúa, gạo, làm ra của cải, đem lại cuộc sống ấm no. Do đó, đất chính là vàng, một loại vàng sinh sôi, phát triển. Người có vàng, ăn mãi rồi cũng hết (miệng ăn núi lở). Còn vàng trong đất thì khai thác mãi không cạn. Câu tục ngữ ấy vừa phê phán ai đó để lãng phí đất đai, không chịu chăm chỉ lao động, sản xuất, vừa đề cao giá trị của đất đai, nhất là đất ở những vùng được thiên nhiên ưu đãi về thời tiết, địa hình và độ màu mỡ, dễ trồng trọt, làm ăn. Cùng với cách nhìn nhận, đánh giá giá trị của đất, cha ông ta cũng đã đúc kết nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp bằng những câu tục ngữ ngắn gọn, tương tự: Nhất nước, nhì phản, tam cần, tứ giống. Đây là bốn khâu quan trọng trong quá trình làm ra cây lúa, hạt gạo trên đồng ruộng Việt Nam. Theo cách nói trên, cha ông ta đã sắp xếp thứ tự quan trọng của bốn yếu tố, cũng có thể gọi là bốn quy trình kĩ thuật, bốn điều kiện, nguyên nhân để sản xuất thắng lợi. Thứ nhất là “ruộng phải có nước”, nước nhiều và đủ. Thứ hai là “ruộng phải bón phân”, bón đúng thời vụ, bón đủ yêu cầu. Rồi tiếp đó phải chuyên cần, chăm chỉ vun xới, làm cỏ, trừ sâu, theo dõi từng bước sinh trưởng của cây. Cuối cùng, việc thứ tư: cần coi trọng giống lúa, giống cây. Tất nhiên, trong khoa học nông nghiệp ngày nay, thứ tự nhất, nhì, ba, tư đó không phải máy móc, lúc nào cũng như thế, nơi nào cũng như thế… Song, quy trình bốn yếu tố nước, phân, cần, giống phải luôn đầy đủ, hài hoà ; là những kinh nghiệm quý báu giúp các kĩ sư nông nghiệp, những chiến sĩ trên đồng ruộng Việt Nam ngày nay làm tốt nhiệm vụ sản xuất lúa gạo, đem lại no ấm cho nhân dân ta, Tổ quốc ta.
Chỉ điểm qua vài câu tục ngữ đặc sắc như thế, chúng ta cũng hiểu rằng ; bằng lối nói ngắn gọn, có vần nhịp, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thời tiết và trong sản xuất nông nghiệp. Những câu tục ngữ ấy là bài học thiết thực, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cha ông ta xưa cũng như chúng ta ngày nay dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động.
2.Những câu tục ngữ về con người và xã hội
Về nghệ thuật, so với tám câu tục ngữ thiên nhiên, lao động sản xuất, chùm tục ngữ chín câu về con người và xã hội sử dụng nhiều biện pháp thú vị hơn: so sánh nhiều cách (Một mặt người bằng mười mặt của, Học thầy không tày học bạn, Thương người như thể thương thân) ; dùng ẩn dụ, đa nghĩa (Đói cho sạch, rách cho thom, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây) ; dùng vần điệu lục bát nhẹ nhàng (Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao) Bằng nhiều biện pháp nghệ thuật sinh động như thế, dưới hình thức những nhận xét, lời khuyên nhủ, cha ông ta đã truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích về cách nhìn nhận con người, cách học, cách sống và ứng xử hằng ngày. Đấy là tấm lòng của người xưa, là cuốn giáo khoa giáo dục công dân đơn giản mà sâu sắc đối với học sinh chúng ta.
Đọc chín câu tục ngữ mà sách giáo khoa tuyển chọn, chúng ta thấy câu nào cũng hay, câu nào cũng dạy chúng ta bài học về đạo lí rất thiết thực.
Câu một, câu hai:
– Một mặt người bằng mười mặt của.
– Cái răng, cái tóc là góc con người.
dạy chúng ta coi trọng nhân cách và thân thể của mỗi con người.
Câu 3, 4, 5, 6 dạy chúng ta rèn luyện, tu dưỡng, học tập để trở thành người tốt, có ích cho đời.
Câu 7, 8, 9 dạy chúng ta cách ứng xử đối với mọi người bằng tình thương, lòng ân nghĩa, tình đoàn kết,…
Trong số những lời khuyên dạy của chín câu tục ngữ ấy, đối với học sinh, có lẽ câu 5, 6 là thiết thực nhất:
-Không thầy đố mày làm nên.
-Học thầy không tày học bạn.
Hai câu tục ngữ ấy nói về hai đối tượng – thầy và bạn – mà người học sinh hằng ngày đều cần phải quan tàm và cư xử cho đúng mực. Do đó, chúng thường đi sóng đôi với nhau, tạo thành một cặp hô ứng hài hoà, dạy chúng ta một bài học trọn vẹn. Câu thứ nhất Không thầy đố mày làm nên thuộc loại câu hỏi tu từ, cấu trúc kiểu câu phủ định, thách đố. Tuy là câu thách đố, phủ định, nhưng người hỏi, người đố lại muốn khẳng định rằng: công lao dạy dỗ, giáo dục của thầy, cô giáo đối với học sinh là vô cùng to lớn. Thầy, cô dạy chúng ta về kiến thức, rèn giũa cho ta về đạo đức, về cách sống, từ đó giúp ta trưởng thành nên người, làm nên sự nghiệp có ích cho bản thân, gia đình và đất nước. Nói gọn lại, mọi sự thành đạt, mọi thứ ta làm nên trong hiện tại và sau này đều nhờ ở công sức và tấm lòng của người thầy. Do đó, học sinh đang học cũng như đã trưởng thành đều phải kính trọng thầy, tìm thầy để học. Câu tục ngữ thứ hai Học thầy không tày học bạn được cấu trúc hai vế kiểu so sánh. Theo nghĩa gốc thì câu ấy nhấn mạnh việc học tập, noi theo, làm theo bạn nhiều khi tốt hơn, thuận tiện và hiệu quả hơn học thầy. Điều đó không có ý hạ thấp việc “học thầy”, coi bạn quan trọng hơn thầy mà muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác, trong quả trình học hỏi, rèn luyện của con người. Với bạn bè, ta gần gũi hơn, có thể hỏi, có thể học ở nhiều nơi, nhiều lúc và nhiều điều hơn so với học thầy. Đồng thời, bạn và ta cùng trang lứa, dễ cảm thông, hiểu biết nhau hơn. Bạn còn là hình ảnh tương đồng của chính ta. Sự thành công, thất bại, nỗi niềm buồn vui của bạn, ta dễ dàng hiểu và cảm thông hơn. Câu tục ngữ khuyên khích, mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học hỏi, khuyên nhủ chúng ta về việc tìm bạn, kết bạn để học hỏi, giúp nhau cùng tiến hộ.
Hai câu tục ngữ trên nói về hai đối tượng khác nhau, hái phương pháp khác nhau. Nhưng chúng đều nhấn mạnh một nội dung là “phải chăm học và biết cách học”. Câu một vừa nhấn mạnh công lao to lớn của thầy, vừa lưu ý việc học thầy. Câu thứ hai nói về tầm quan trọng của việc học bạn. Để cạnh nhau, mới thoáng qua, ta tưởng chúng mâu thuẫn nhau, nhưng thực ra chúng bổ sung cho nhau. Người học sinh khôn ngoan cần luôn ghi nhớ công ơn thầy, biết “học thầy” một cách tự giác, đồng thời biết quý trọng tin yêu bạn để “học bạn” một cách thường xuyên, mạnh dạn, thực sự cầu thị, không giấu dốt, cũng không kiêu ngạo. Càng suy ngẫm, chúng ta càng thấy cha ông ta đúc kết được một kinh nghiệm vô cùng quý báu, dạy ta một bài học, một phong cách sống vừa mang tính đạo lí truyền thống vừa hiện đại. Với các câu tục ngữ khác trong chùm tục ngữ về Con người và xã hội, chủng ta cũng rút ra được nhiều điều bổ ích tương tự.
Tục ngữ về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc, dùng từ, đặt câu khá linh hoạt, ngắn gọn mà mang nhiều ý nghĩa. Những câu tục ngữ này luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên, về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có… | vanhoc |