grade,chapter,lesson,context 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế,"Sản xuất của cải vật chất Thế nào là sản xuất của cải vật chất ? Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình Vai trò của sản xuất của cải vật chất Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội. Trong đời sống xã hội, loài người có nhiều mặt hoạt động như hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học... Các hoạt động này ngày càng phong phú, đa dạng. Để tiến hành các hoạt động nói trên, trước hết con người phải tồn tại. Muốn tồn tại, con người phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở, phương tiện đi lại và nhiều thứ cần thiết khác. Để có những thứ đó, con người phải sản xuất và sản xuất với quy mô ngày càng lớn. Xã hội sẽ không tồn tại nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất. Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội. Sư phát triển của hoạt động sản xuất là tiền đề, là cơ sở thúc đẩy việc mở rông các hoạt động khác của xã hội, sáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Đồng thời, thông qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, con người ngày càng được hoàn thiện và phát triển toàn diện. Vì vậy, Sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phẩt triển của xã hội, xét đên cùng quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế,"Sản xuất của cải vật chất Thế nào là sản xuất của cải vật chất ? Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình Vai trò của sản xuất của cải vật chất Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội. Trong đời sống xã hội, loài người có nhiều mặt hoạt động như hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học... Các hoạt động này ngày càng phong phú, đa dạng. Để tiến hành các hoạt động nói trên, trước hết con người phải tồn tại. Muốn tồn tại, con người phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở, phương tiện đi lại và nhiều thứ cần thiết khác. Để có những thứ đó, con người phải sản xuất và sản xuất với quy mô ngày càng lớn. Xã hội sẽ không tồn tại nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất. Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội. Sư phát triển của hoạt động sản xuất là tiền đề, là cơ sở thúc đẩy việc mỏ rông các hoạt động khác của xã hội, sáng tạo ra toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Đồng thời, thông qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, con người ngày càng được hoàn thiện và phát triển toàn diện. Vì vậy, Sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phẩt triển của xã hội, xét đên cùng quyết định toàn bộ sự vận động của đời sống xã hội." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế,"Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất Mọi quá trình sản xuất đều là sự kết hợp của ba yêu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Sức lao động Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình Sản xuất. Sức lao động khác với lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tư nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. Lao động là hoạt động bản chất nhất của con người, là tiêu chuẩn để phân biệt con người với loài vật. Hoạt động tư giác, có ý thức, có mục đích, biết chế tạo ra công cụ lao động là phẩm chất đặc biệt của con người. Đối tượng lao động Đối tượng lao động là những yếu tố của tư nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người. Đối tượng lao động có thể chia thành hai loại: Loại có sẵn trong tư nhiên như gỗ trong rừng, quặng trong lòng đất, tôm cá dưới sống, biển... mà con người chỉ cần khai thác là dùng được. Loại này thường là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp khai thác. Loại đã trải qua tác động của lao động, được cải biến ít nhiều như sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy... gọi là nguyên liệu. Loại này thường là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến. Cùng với sự phát triển của lao động sản xuất và khoa học kĩ thuật, đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú; con người ngày càng tạo ra nhiều nguyên vật liệu ""nhân tạo"" có tính năng, tác dung theo ý muốn. Tuy nhiên, những nguyên vật liệu ""nhân tạo"" đó cũng đều có nguồn gốc từ tư nhiên." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế,"Tư liệu lao động Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đôi tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người. Tư liệu lao động được chia thành ba loại: Công cụ lao động hay công cụ sản xuất như: cày, cụốc, máy móc,... Hệ thống bình chứa của sản xuất như: ống, thùng, hộp... Kết cấu hạ tầng của sản xuất như: đường sá, bến cảng, sân bay... là điều kiện rất cần thiết đối với sản xuất. Do vậy, phát triển kết cấu hạ tầng của sản xuất phải đi trước một bước so với sản xuất trưc tiếp. Trong các yếu tố"" cấu thành tư liệu lao động thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất. Nó là một trong những căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế. C. Mác viết: ""Những thời đại kinh tế khác nhau không phải là ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào"" . Một vật nào đó là tư liệu lao động hay là đối tượng lao động tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng gắn với chức năng mà nó đảm nhận trong quá trình sản xuất. Ví dụ: Cây gấc là đối tượng lao động của người thợ mộc, nhưng là tư liệu lao động của người thợ chống lỗ trong hầm mỏ. Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành tư liệu sản xuất. Vì vậy, quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất. Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, tư liệu lao động và đối tượng lao động bắt nguồn từ tư nhiên. Còn sức lao động với tính sáng tạo, giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất. Suy đến cùng, trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là sự phản ánh sức lao động sáng tạo của con người. Một quốc gia không giàu về tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn có thể trở thành một cường quốc kinh tế, nếu ở đó sức lao động có chất lượng cao. Một xã hội muốn có nhiều của cải vật chất phải thường xuyên chăm lo phát triển nguồn lực con người; khôi phục và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường; sử dụng các yếu tố sản xuất một cách hợp lí và có hiệu quả nhất. Vì vậy, việc thường xuyên rèn luyện, học tập để nâng cao hiệu quả lao động và góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường là trách nhiệm của mọi công dân." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế,"Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đôi với cá nhân, gia đình và xã hội Phát triển kinh tế phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội. Phát triển kinh tế bao gồm ba nội dung chủ yếu: Phát triển kinh tế biểu hiện trước hết ở sự tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế là căn cứ quan trọng để xác định phát triển kinh tế, trong đó có sự tác động của mức tăng dân số. Vì vậy, để phát triển kinh tế, các quốc gia không chỉ chú ý thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn phải có chính sách dân số phù hợp. Sư tăng trưởng kinh tế phải dưa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Mọi nền kinh tế đều tồn tại và vận động trong một cơ cấu nhất định. Cơ cấu kinh tế là tổng thể mối quan hệ hữu cơ, phu thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế. Trong các cơ cấu kinh tế nói trên của nền kinh tế thì cơ cấu kinh tế ngành là quan trọng nhất. Cơ cấu kinh tế hợp lí là cơ cấu kinh tế phát huy được mọi tiềm năng, nội lực của toàn bộ nền kinh tế; phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại; gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế. Cơ cấu kinh tế biến đổi theo hướng tiến bộ là cơ cấu kinh tế có tỉ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng dần, tỉ trọng của ngành nông nghiệp giảm dần. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thu kết quả của tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế phải phù hợp với sự biến đổi nhu cầu phát triển toàn diện của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người thể hiện ở sự tăng lên của thu nhập thưc tế và chất lượng văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường... mà mỗi người dân được hưởng. Nội dung này của phát triển kinh tế phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế cao tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết công bằng xã hội, khi công bằng xã hội được đảm bảo sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế,"ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội Đối với cá nhân Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn định, cụộc sống ấm no; có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thợ; đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng phong phú; có điều kiện học tập, tham gia các hoạt động xã hội, phát triển con người toàn diện... Đối với gia đình Phát triển kinh tế là tiền đề, là cơ sở quan trọng để thưc hiện tốt các chức năng của gia đình: chức năng kinh tế, chức năng sinh sản, chức năng chăm sóc và giáo dục, đảm bảo hạnh phúc gia đình; xây dựng gia đình văn hoá... để gia đình thực sự là tổ ấm hạnh phúc của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội. Đối với xã hội Phát triển kinh tế làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cụộc sống của cộng đồng được cải thiện như giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em; giảm bớt tình trạng đói nghèo... Phát triển kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội. Phát triển kinh tế là tiền đề vật chất để phát triển văn hoá, giáo dục, kinh tế và các lĩnh vưc khác của xã hội; đảm bảo ổn định về kinh tế" 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 2: Hàng hóa Tiền tệ Thị trường,"Hàng hoá Hàng hóa là gì ? Trong nền sản xuất hàng hoá, mỗi người chỉ chuyên sản xuất ra một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhưng cuộc sống lại cần thoả mãn nhu cầu nhiều mặt nên họ phải tiên hành trao đổi sản phẩm với nhau. Chẳng hạn, người nông dân sản xuất ra lúa gạo, một phần để tiêu dùng cho bản thân và gia đình, phần còn lại đem bán, trao đổi lấy các sản phẩm tiêu dùng khác. Sản phẩm chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ ba điều kiện: do lao động tạo ra; có công dụng nhất định để thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người; trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua bán. Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán. Hàng hoá là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá. Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tương mua bán trên thị trường. Hàng hoá có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể (hàng hoá dịch vụ)." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 2: Hàng hóa Tiền tệ Thị trường,"Hai thuộc tính của hàng hoá Giá trị sử dụng của hàng hoá Mỗi hàng hoá đều có một hay một số công dụng nhất định có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người, hoặc là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân về vật chất và tinh thần như: lương thưc, thưc phẩm, quần áo, sách báo, phương tiện thông tin, đi lại..., hoặc là nhu cầu cho sản xuất như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu... Chính công dụng của sản phẩm làm cho hàng hoá có giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Giá trị sử dụng của hàng hoá được phát hiện dần và ngày càng đa dạng, phong phú cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học kĩ thuật. Ví dụ: Than đá, dầu mỏ luc dấu chỉ dùng làm chất đốt, sau dó dùng làm nguyên liệu cho một sè ngành công nghiệp dể chế biến ra nhiều loại sản phẩm khác phục vụ cho đời sống. Người sản xuất hàng hoá luôn tìm mọi cách làm cho hàng hoá của mình có chất lượng cao và có nhiều công dụng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, do đó có thể bán được trên thị trường. Trong nền kinh tế hàng hoá, muốn tiêu dùng giá trị sử dụng của hàng hoá phải mua được hàng hoá đó. Giá trị của hàng hoá Giá trị của hàng hoá được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của nó. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 2: Hàng hóa Tiền tệ Thị trường,"Tiền tệ Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hoá và của các hình thái giá trị. Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên Hình thái giá trị giản đơn xuất hiện khi xã hội Công xã nguyên thuỷ tan rã, lúc này sản phẩm được đem ra trao đổi còn rất ít, tỉ lệ trao đổi chưa cố định và mang tính ngẫu nhiên. Ví dụ: 1 con gà = 10 kg thóc. Ở đây giá trị của gà được biểu hiện ở thóc, còn thóc là phương tiện để biểu hiện giá trị của gà. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng Khi sản xuất hàng hoá phát triển hơn nữa, số lượng hàng hoá được đem ra trao đổi nhiều hơn thì một hàng hoá có thể trao đổi được với nhiều hàng hoá khác. Ví dụ: 1 con gà = 10 kg thóc, hoặc = 5 kg chè, hoặc = 2 cái rìu, hoặc = 0,2 gam vàng... Ở đây, giá trị của một hàng hoá được biểu hiện nhiều hàng hoá khác nhau. Nhưng việc trao đổi trưc tiếp hàng lấy hàng gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, người có gà muốn đổi lấy thóc, nhưng người có thóc không muốn đổi lấy gà, mà cần chè... Do đó, cần phải có một hàng hoá tách ra đóng vai trò vật ngang giá chung, làm môi giới cho việc trao đổi. Hình thái tiền tệ Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phắt triển hơn nữa, sản xuất hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng thì có nhiều hàng hóa làm vật ngang giá chung, làm cho trao đổi giữa cắc địa phương gặp khó khăn, đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất. Khi vật ngang giá chung được cố'"" định ở vàng và bạc thì hình thái tiền tệ của giá trị xuất hiện. Nhưng vàng có ưu thế hơn bạc nên cuối cùng hình thái tiền tệ được cố định ở vàng. Thứ nhất, vàng cũng là một hàng hoá, có giá trị sử dụng và giá trị, đóng vai trò vật ngang giá chung. Giá trị của vàng cũng được đo bằng lương lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó (tìm kiếm, khai thác vàng). Hơn nữa, vàng là thứ kim loại hiếm nên với một khối lượng nhỏ nhưng chứa đung một lượng giá trị lớn. Thứ hai, vàng có thuộc tính tự nhiên đặc biệt thích hợp với vai trò làm tiền tệ như: thuần nhất, không hư hỏng, dễ chia nhỏ... Khi tiền tệ xuất hiện thì thế giới hàng hoá phân làm hai cực: một bên là những hàng hoá thông thường, một bên là hàng hoá (vàng) đóng vai trò tiền tệ. Như vậy, tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá trị; đồng thời, tiền tệ biểu hiện môi quan hệ sản xuất gỉữa những người sản xuất hàng hoá. Đó là bản chất của tiền tệ." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 2: Hàng hóa Tiền tệ Thị trường,"Tiền tệ Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hoá và của các hình thái giá trị. Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên Hình thái giá trị giản đơn xuất hiện khi xã hội Công xã nguyên thuỷ tan rã, lúc này sản phẩm được đem ra trao đổi còn rất ít, tỉ lệ trao đổi chưa cố định và mang tính ngẫu nhiên. Ví dụ: 1 con gà = 10 kg thóc. Ở đây giá trị của gà được biểu hiện ở thóc, còn thóc là phương tiện để biểu hiện giá trị của gà. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng Khi sản xuất hàng hoá phát triển hơn nữa, số lượng hàng hoá được đem ra trao đổi nhiều hơn thì một hàng hoá có thể trao đổi được với nhiều hàng hoá khác. Ví dụ: 1 con gà = 10 kg thóc, hoặc = 5 kg chè, hoặc = 2 cái rìu, hoặc = 0,2 gam vàng... Ở đây, giá trị của một hàng hoá được biểu hiện nhiều hàng hoá khác nhau. Nhưng việc trao đổi trưc tiếp hàng lấy hàng gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn, người có gà muốn đổi lấy thóc, nhưng người có thóc không muốn đổi lấy gà, mà cần chè... Do đó, cần phải có một hàng hoá tách ra đóng vai trò vật ngang giá chung, làm môi giới cho việc trao đổi. Hình thái tiền tệ Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phắt triển hơn nữa, sản xuất hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng thì có nhiều hàng hóa làm vật ngang giá chung, làm cho trao đổi giữa cắc địa phương gặp khó khăn, đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất. Khi vật ngang giá chung được cố định ở vàng và bạc thì hình thái tiền tệ của giá trị xuất hiện. Nhưng vàng có ưu thế hơn bạc nên cuối cùng hình thái tiền tệ được cố định ở vàng. Thứ nhất, vàng cũng là một hàng hoá, có giá trị sử dụng và giá trị, đóng vai trò vật ngang giá chung. Giá trị của vàng cũng được đo bằng lương lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó (tìm kiếm, khai thác vàng). Hơn nữa, vàng là thứ kim loại hiếm nên với một khối lượng nhỏ nhưng chứa đung một lượng giá trị lớn. Thứ hai, vàng có thuộc tính tự nhiên đặc biệt thích hợp với vai trò làm tiền tệ như: thuần nhất, không hư hỏng, dễ chia nhỏ... Khi tiền tệ xuất hiện thì thế giới hàng hoá phân làm hai cực: một bên là những hàng hoá thông thường, một bên là hàng hoá (vàng) đóng vai trò tiền tệ. Như vậy, tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá trị; đồng thời, tiền tệ biểu hiện môi quan hệ sản xuất gỉữa những người sản xuất hàng hoá. Đó là bản chất của tiền tệ." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 2: Hàng hóa Tiền tệ Thị trường,"Quy luật lưu thông tiến tệ Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hoá, phuc vu cho sự lưu thông hàng hoá. Vì vậy, lưu thông tiền tệ do lưu thông hàng hoá quyết định. Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ là xác định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hoá ở mỗi thời kì nhất định. Quy luật này được thể hiện như sau: M = (P nhân Q ) chia V Trong đó: M: là số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông. P: là mức giá cả của một đơn vị hàng hoá. Q: là số lượng hàng hoá đem ra lưu thông. V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ. Như vậy, lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với tổng số giá cả của hàng hoá đem ra lưu thông (P nhân Q) và tỉ lệ nghịch với số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ (V). Đây là quy luật chung của lưu thông tiền tệ. Tiền vàng là tiền có đầy đủ giá trị, cho nên nếu số lượng tiền vàng nhiều hơn mức cần thiết cho lưu thông hàng hoá thì tiền vàng sẽ rời khỏi lưu thông, đi vào cất trữ và ngược lại. Tiền giấy chỉ là kí hiệu của giá trị, không có giá trị thực như tiền vàng.  Vì vậy, khi tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát. Khi lạm phát xảy ra thì giá cả của hàng hoá tăng, sức mua của tiền tệ giảm, đời sống của nhân dân lao đông gặp khó khăn, các công cụ quản lí kinh tế của Nhà nước kém hiệu lực... Hiểu được nôi dung của quy luật lưu thông tiền tệ, công dân không nên giữ nhiều tiền mặt, mà nên tích cực đầu tư vào sản xuất, kinh doanh hoặc gửi tiền tiết kiệm vào ngăn hàng, góp phần làm tăng mức lưu thông tiền tệ, hạn chế lạm phát, vừa ích nước vừa lợi nhà." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 2: Hàng hóa Tiền tệ Thị trường,"Thi trường Thị trường là gì ? Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà Ở đó các chủ thể kinh tế tác đông qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ. Thị trường xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thị trường Ở dạng giản đơn sơ khai là nơi diễn ra việc trao đổi, mua bán hàng hoá gắn với một không gian, thời gian nhất định như các chợ, tu điểm mua bán, cửa hàng... Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển thì thị trường ngày càng mở rộng, đa dạng và phong phú. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ diễn ra một cách linh hoạt thông qua các hình thức môi giới, trung gian, quảng cáo, tiếp thị... để khai thông các quan hệ mua bán và kí kết các hợp đồng kinh tế. Các nhân tố cơ bản của thị trường là: hàng hoá; tiền tệ; người mua; người bán. Từ đó hình thành các quan hệ: hàng hoá tiền tệ, mua bán, cung cầu, giá cả hàng hoá. Các chức năng cơ bản của thị trường Thị trường có các chức năng cơ bản sau: Chức năng thưc hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá. Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá. Vì vậy, khi người sản xuất mang hàng hoá ra thị trường, những hàng hoá nào thích hợp với nhu cầu, thị hiếu của xã hội thì bán được. Điều đó cũng có nghĩa là những chi phí lao động để sản xuất ra hàng hoá đó được xã hội chấp nhận, giá trị của hàng hoá được thưc hiện. Em hãy cho biết, nếu hàng hoá không bán được sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người sản xuất hàng hoá và quá trình sản xuất của xã hội ? Chức năng thông tin. Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với cả người bán lẫn người mua ? Thị trường cung cấp cho các chủ thể tham gia thị trường những thông tin về quy mô cung cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua bán... các hàng hoá, dịch vụ. Những thông tin này là căn cứ quan trọng giúp cho người bán đưa ra các quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận; còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. Sư biến động của cung cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hoá từ nơi này sang nơi khác. Khi giá cả môt hàng hoá nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hoá đó nhiều hơn, nhưng lại lầm cho nhu cầu của người tiêu dùng về hàng hoá đó bị hạn chế. Ngược lại, khi giá cả môt hàng hoá giảm xuống sẽ kích thích tiêu dùng và hạn chế việc sản xuất hàng hoá đó. Như vậy, hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất và Nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vầo những mục tiêu xác định." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa,"Nội dung của quy luật giá trị Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dưa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá. Nội dung của quy luật giá trị đươc bỉểu hiện trong sản xuất và lưu thông hàng hoá: Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu câu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra từng hàng hoá phải phù hơp với thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng hoá đó; và tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất tổng hàng hoá phải phù hơp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết của tổng hàng hoá đó. Ví dụ: Trong xã hội có 3 người sản xuất cùng một hàng hoá có chất lượng như nhau, nhưng có thời gian lao động cá biệt khác nhau: người sản xuất thứ nhất là 10 giờ, người sản xuất thứ hai là 8 giờ, và người sản xuất thứ ba là 12 giờ. Trong khi đó trên thi trường, xã hội chỉ thừa nhận mua và bán vối thời gian lao động xã hội cẩn thiết là 10 giờ. Từ các trường hơp trên cho thấy, người thứ nhất thưc hiện đúng yêu câu của quy luật giá trị nên không những bù đắp đươc chi phí sản xuất mà còn có lợi nhuận; người thứ hai thưc hiện tốt quy luật giá trị nên thu được lợi nhuận nhiều hơn người thứ nhất vì thời gian lao động cá biệt ít hơn người thứ nhất, nhưng được bán theo thời gian lao động xã hội cần thiết; còn người thứ ba thời gian lao động cá biệt vượt quá thời gian lao động xã hội cần thiết, vi phạm yêu cầu quy luật giá trị nên bị thua lỗ. Trong lưu thông, trên thị trường việc trao đổi hàng hoá cũng phải dưa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết. Nói cách khác, phải dưa theo nguyên tắc ngang giá. Điều đó có nghĩa là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá A và hàng hoá B bằng nhau thì chúng được trao đổi với nhau. Trên thị trường, giá cả của từng hàng hoá có thể cao hoặc thấp hơn giá trị hàng hoá hình thành trong sản xuất, do ảnh hưởng của cạnh tranh, cung cầu. Nhưng bao giờ giá cả hàng hoá cũng vận động xoay quanh trục giá trị hàng hoá hay xoay quanh trục thời gian lao động xã hội cần thiết. Tuy nhiên, nếu xem xét không phải một hàng hoá mà xem xét tổng hàng hoá và trên phạm vi toàn xã hội, thì quy luật giá trị yêu cầu: Tổng giá cả hàng hoá sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hoá được tạo ra trong quá trình sản xuất. Không thưc hiện đúng yêu cầu này sẽ vi phạm quy luật giá trị, làm cho nền kinh tế mất cân đối và rối loạn, nếu Nhà nước hoặc người sản xuất không có dư trữ hoặc không được điều chỉnh kịp thời." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa,"Tác động của quy luật giá trị Quy luật giá trị có ba tác động sau đây: Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá thông qua giá cả trên thị trường. Có thể hiểu điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường. Ví dụ: Một người nào đó sản xuất mặt hàng A và đem ra bán trên thị trường. Giá cả mặt hàng này thấp hơn giá trị cá biệt mà họ đầu tư, nếu tiếp tục họ sẽ thua lỗ. Trong khi đó, trên thị trường mặt hàng B cố giá cả cao, vì vậy, sản xuất cố lẵi, họ phải điều chỉnh từ sản xuất mặt hàng A sang sản xuất mặt hàng B theo tín hiệu của giá cả trên thị trường. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên Hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường, hàng hoá lại được trao đổi, mua bán theo giá trị xã hội của hàng hoá. Trong điều kiện đó, người sản xuất, kinh doanh muốn không bị phá sản, đứng vững và chiến thắng trên thương trường để thu được nhiều lợi nhuận, họ phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động; hợp lí hoá sản xuất, thưc hành tiết kiệm..., làm cho giá trị hàng hoá cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá. Việc cải tiến kĩ thuật lúc đầu còn lẻ tẻ và về sau mang tính phổ biến trong xã hội. Kết quả là làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao. Ví dụ: Khi năng suất lao động ở mức trung bình, mởi ngày 8 giờ, người lao động sản xuất ra 8 hàng hoá, lượng giá trị của 1 hàng hoá là: 8 giờ/8 hàng hoá = 1 giờ, nhưng nhơ di tiến kĩ thuật, lực lượng sản xuất phát triển làm cho năng suất lao động của người lao động tăng lên gấp dôi, kết quả là cùng trong 8 giờ nhưng họ sản xuất ra không phải 8 hàng hoá mà là 16 hàng hoá, nên lượng giá trị của 1 hàng hoá chỉ còn là: 8 giờ/16 hàng hoá = 1/2 giờ. Rõ ràng là năng suất lao động tăng lên không chỉ tác động làm cho số lương hàng hoá sản xuất ra tăng lên, mà còn tác động làm cho lượng giá trị của 1 hàng hoá giảm xuống và lợi nhuận cũng theo đó tăng lên (nêu giá cả hàng hoá đó trên thị trường không đổi)." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa,"Phân hoá giàu nghèo giữa những ngươi sản xuất hàng hoá Trong nền sản xuất hàng hoá, điều kiện sản xuất của từng người không hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới kĩ thuật, công nghệ và hợp lí hoá sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác nhau, nhưng quy luật giá trị lại đối xử như nhau, nghĩa là không có ngoại lệ đối với họ. Vì vậy, không tránh khỏi tình trạng một số người có giá trị hàng hoá cá biệt thấp hoặc bằng so với giá trị xã hội của hàng hoá nên có lãi, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất. Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro, nên họ bị thua lỗ, dẫn đến phá sản. Hiện tượng này dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo. Như vậy, sự tác động này của quy luật giá trị thông qua sự chọn lọc tư nhiên, một mặt đã làm cho một số người sản xuất, kinh doanh giỏi trở nên giàu có, qua đó thúc đẩy sản xuất và lun thông hàng hoá phát triển từ thấp lên cao. Mặt khác, những người sản xuất, kinh doanh kém sẽ thua lỗ, bị phá sản và trở thành người nghèo, dẫn đên sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội. Đây là một trong những mặt hạn chế của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cần được tính đến khi vận dụng nó ở nước ta hiện nay." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa,"Vận dụng quy luật giá trị Vê phía Nhà nước Nhà nước vận dụng quy luật giá trị vào việc đổi mới nền kinh tế nước ta thông qua xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thưc hiện chế độ một giá, một thị trường thống nhất trong cả nước và mở cửa với thị trường nước ngoài. Ví dụ: Từ năm 1986 vê trước, nước ta thực thi mô hình kinh tế chỉ huy tập trung quan liêu bao cấp, nên nội dung và tác dộng của quy luật giá trị hầu như không dược Nhà nước vận dụng hoặc vận dụng không dóng. Nhưng từ năm 1986 dến nay, vận dụng quy luật giá trị thông qua đá mới nên kinh tế, nước ta chuyển sang xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường dịnh hướng xã hội chu nghĩa, nhờ dó dẩ dưa nước ta ra khỏi khung hoảng kinh tế xã hội và dã dạt những thành tựu dáng kể. Nhà nước thông qua việc ban hành và sử dụng pháp luật, các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và bằng thưc lực kinh tế của mình, để điều tiết thị trường nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và những tiêu cực xã hội khác, thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Ví dụ: Nhà nước ban hành Luật Doanh nghiệp, Luật Dầu tư và thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách kinh tế nhiêu thành phần, làm cho mọi thành phần kinh tế, mọi người dân dêu có quyên tự do kinh doanh, nhờ dó dã khai thác và phát huy mọi người lực của các thành phần kinh tế dẩu tư vào sản xuất kinh doanh, có tác dụng thóc dẩy tăng trương và phát triển kinh tế xã hội, làm cho mục tiêu dân giàu, nưốc mạnh, xã hội dân chu, cổng bằng, văn minh từng bước dược thực hiện ở nước ta." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa,"Về phía công dân Có thể vận dụng nội dung và tác động của quy luật giá trị qua các khía cạnh như: Phấn đấu giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hoá để bán được nhiều hàng, thu nhiều lợi nhuận, đứng vững và chiến thắng trên thương trường. Vận dung tác động điều tiết của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường, kịp thời điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng trên thị trường trong nước và quốc tế. Ví dụ: Người bán hàng A đang bán mặt hàng vải, nhưng khi trên thị trường mặt hàng vải bán quá chậm, giá thấp, mà mặt hàng may sẵn lại bán nhanh hơn và giá cao hơn; để không bị ứ đọng vốn, không thua lỗ và thu dược lợi nhuận, vận dụng tác động diều tiết lưu thổng của quy luật giá trị, người bán hàng A tìm cách chuyển đổi từ kinh doanh mặt hàng vải sang kinh doanh mặt hàng may sẵn môt cách thích ứng. Áp dung các biện pháp đổi mới kĩ thuật và công nghệ, hợp lí hoá sẵn xuất. Vì đổi mới kĩ thuật và công nghệ, hợp lí hoá sản xuất làm cho chất lượng sản phẩm và năng suất lao động tăng lên, đến lượt nó, năng suất lao động tăng lên lại làm cho chi phí sản xuất giảm xuống và lợi nhuận tăng lên." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa,"Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh Khái niệm cạnh tranh Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, ""cạnh tranh"" được dùng để gọi tắt của cum từ ""cạnh tranh kinh tế. Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hoá nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận. Khái niệm cạnh tranh trên đây cho thấy, nội dung cốt lõi của nó thể hiện ở ba khía cạnh chủ yếu là: tính chất của cạnh tranh; các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh; mục đích của cạnh tranh. Nguyên nhân dẫn dến cạnh tranh Sản xuất và lưu thông hàng hoá xuất hiện, thì cạnh tranh ra đời, tồn tại và phát triển. Trong nền sản xuất hàng hoá, các chủ sở hữu khác nhau tồn tại với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, có lợi ích riêng, do đó họ không thể không cạnh tranh với nhau. Mặt khác, do điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể kinh tế khác nhau về trình độ trang bị kĩ thuật và công nghệ, trình độ nghề nghiệp, vốn, trình độ quản lí, điều kiện nguyên, nhiên vật liệu, môi trường sản xuất, kinh doanh, nên chất lượng hàng hoá và chi phí sản xuất khác nhau, làm cho kết quả sản xuất, kinh doanh giữa họ không giống nhau: có người thu lợi nhuận nhiều, có người thu lợi nhuận ít, có người thua thiệt, mất vốn, phá sản... Để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, tất yếu giữa họ có sự cạnh tranh với nhau. Như vậy, sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tư do sản xuất, kinh doanh; có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau đã trở thành nguyên nhân dẫn đên cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa,"Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh tranh Mục đích của cạnh tranh Muc đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác. Muc đích này thể hiện ở những mặt sau: Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác; Giành ưu thế về khoa học và công nghệ; Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng và các đơn đặt hàng; Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hoá, kể cả lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, phương thức thanh toán..." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa,"Các loại cạnh tranh Tuỳ theo các căn cứ khác nhau, người ta chia cạnh tranh thành các loại: Cạnh tranh giữa người bán với nhau, thường xuất hiện khi trên thị trường nhiều người có cùng loại hàng hoá đem bán, nhưng có ít người mua hàng hoá đó. Ví dụ: Tại phố X, có nhiều người cùng bán một mặt hàng A, giữa họ tất yếu cạnh tranh với nhau để giành khách hàng và theo đó giành nhiều lợi nhuận hơn người khác. Muốn vậy, họ phải tìm cách nâng cao chât lượng hàng hoá, thái độ phục vụ, địa điểm thuận lợi, giá thấp để bán được nhiều hàng. Cạnh tranh giữa người mua với nhau, thường xuất hiện khi trên thị trường hàng hoá đem ra bán ít nhưng người mua hàng hoá đó quá nhiều. Ví dụ: Tại một thời điểm trong phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu của công ti X dược niêm yết với số lượng xác định, có ít người muốn bán, nhưng lại có nhiều người muốn mua cổ phiếu của công ti này. Để mua được, giữa họ tất yếu có sự cạnh tranh với nhau bằng cách đưa ra mức giá cao và tất nhiên người đặt giá cao hơn sẽ mua được cổ phiếu đó. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng. Ví dụ: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp may mặc trong ngành hàng may mặc với nhau. Cạnh tranh giữa các ngành là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau. Ví dụ: Giả sử trong xã hội có ba ngành sản xuất A,B,C cùng cạnh tranh với nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có nhiều lợ nhuận, muốn vây họ phải di chuyển các yếu tế của sản xuất từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao. Nhưng việc di chuyển này chỉ có thể thực hiện khi có những điều kiện như giao thông vận tải phải phát triển; việc cho vay vốn của ngăn hàng được đảm bảo và việc cung ứng máy móc, thiết bị kĩ thuật công nghệ cho ngành mói phải sẵn sàng. Để tối đa hoá lợi nhuận, các ngành A, B, C tất yếu cạnh tranh với nhau. Thực chất cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh giành giật các điều kiện sản xuất, kinh doanh thuận lợi nói trên giữa các ngành A, B, C với nhau. Cạnh tranh trong nước với nước ngoài. Loại cạnh tranh này xuất hiện khi thị trường vượt khỏi phạm vi trong nước để vươn ra thị trường khu vưc và thế giới, gắn với xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Ví dụ: Nhờ đổi mới mô hình kinh tế, việc sản xuất lương thực nước ta không chỉ đủ cho nhân dân ta tiêu dùng, dự trữ dôi dào, mà còn tham gia xuất khẩu lương thực (gạo) trên thị trường thế giới. Và tất yếu chung ta phải tham gia cạnh tranh với một số chủ thể kinh tế khác cùng xuất khẩu lương thực (gạo) với nước ta như: Thái Lan, Mĩ, Ấn Độ..." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa,"Tính hai mặt của cạnh tranh Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, hoạt động cạnh tranh có hai mặt: mặt tích cực và mặt hạn chế. Mặt tích cực của cạnh tranh Cạnh tranh giữ vai trò là một động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Điều đó được biểu hiện ở chỗ: Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước vào việc đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Mọi sự cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các mặt tích cực nói trên là cạnh tranh lành manh. Chỉ có cạnh tranh lành mạnh mới thực sự là động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Ngược lại, sự cạnh tranh nào vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh không lành mạnh, và thường gắn với những mặt hạn chế của cạnh tranh dưới đây. Mặt hạn chế của cạnh tranh Bên cạnh mặt tích cực là chủ yếu, cạnh tranh không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Đó là: Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tư nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho môi trường, môi sinh suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng. Ví dụ: Khai thác gỗ bừa bãi làm cho rừng bị tàn phá, gây hiện tượng lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng đến môi trường sản xuất và đời sống của con người. Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp và bất lương. Ví dụ: Làm hàng giả, kinh doanh hàng quèc câm; gian lận thương mại để trốn thuế, vi phạm pháp luật của Nhà nước làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của người tiêu dùng và thất thu ngăn sách nhà nước. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Ví dụ: Việc một số ít người dùng tiên vơ vết xi măng để đầu cơ tích trữ, làm cho số lượng cung ứng xi măng trên thị trường thiếu nhiêu so với nhu cầu xi măng của ngươi tiêu dùng, làm cho giá xi măng bị đẩy lên cao, gây ra rối loạn thị trương. Từ đó, họ nâng giá bán xi măng trên thị trương để thu nhiêu lợi nhuận bât chính, nếu Nhà nước không phát hiện và điêu tiết kịp thơi. Tóm lại, cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan của sản xuất và lưu thông hàng hoá, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế, nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang tính trội, còn mặt hạn chế của cạnh tranh sẽ được Nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế xã hội thích hợp." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 5: Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa,"Khái niệm cung, cầu Trong nền sản xuất hàng hoá, mục đích của sản xuất là để tiêu dùng, để bán. Trong đó, sản xuất thường gắn với cung và tiêu dùng thường gắn với cầu. Tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống cá nhân. Khái niệm cầu Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Trên thị trường giả định không mua bán chịu mà mua bán trả tiền ngay. Trong điều kiện đó, khái niệm cầu nói trên được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu mà người tiêu dùng cần mua, được bảo đảm bằng số lượng tiền mả họ nước có tương ứng. Ví dụ: Anh A có nhu cầu mua một chiếc ô tô, nhưng chưa có tiền để mua, thì đó chưa phải là nhu cầu có khả năng thanh toán và chưa phải là cầu. Chỉ khi anh A có đủ số tiền để mua ô tô theo giá cả tương ứng, thì lúc đó nhu cầu có khả năng thanh toán (cầu) mới xuất hiện. Khái niệm cung Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 5: Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa,"Khái niệm cung, cầu Trong nền sản xuất hàng hoá, mục đích của sản xuất là để tiêu dùng, để bán. Trong đó, sản xuất thường gắn với cung và tiêu dùng thường gắn với cầu. Tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống cá nhân. Khái niệm cầu Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Trên thị trường giả định không mua bán chịu mà mua bán trả tiền ngay. Trong điều kiện đó, khái niệm cầu nói trên được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu mà người tiêu dùng cần mua, được bảo đảm bằng số lượng tiền mả họ sẵn có tương ứng. Ví dụ: Anh A có nhu cầu mua một chiếc ô tô, nhưng chưa có tiền để mua, thì đó chưa phải là nhu cầu có khả năng thanh toán và chưa phải là cầu. Chỉ khi anh A có đủ số tiền để mua ô tô theo giá cả tương ứng, thì lúc đó nhu cầu có khả năng thanh toán (cầu) mới xuất hiện. Khái niệm cung Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 5: Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa,"Mối quan hệ cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá Nội dung của quan hệ cung cầu Trên thị trường, giá cả của từng hàng hoá có thể cao hoặc thấp hơn giá trị hàng hoá không chỉ do tác động của cạnh tranh, mả còn do tác động của quan hệ cung cầu. Quan hệ cung cầu là môi quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ. Trên thị trường, quan hệ cung cầu tác động khá phức tạp theo những chiều hướng và mức độ khác nhau. Dưới đây là những biểu hiện của nội dung quan hệ cung cầu. Cung cầu tác động lẫn nhau Khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hoá tăng lên và ngược lại khi cầu giảm xuống, sản xuất, kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hoá giảm xuống. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường Khi cung lớn hơn cầu, hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất. Còn trường hợp cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất. Chỉ khi cung bằng cầu thì giá cả thị trường mới bằng giá trị hàng hoá trong sản xuất. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung cầu Về phía cung, khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại, khi giá cả giảm xuống, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, lượng cung giảm xuống. Về phía cầu, khi giá cả giảm xuống, thì nói chung cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại. Trên thực tế, các trường hợp của cung cầu thường vận động không ăn khớp với nhau, nói cách khác, thường diễn ra thông qua các trường hợp cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu. Còn trường hợp cung bằng cầu xảy ra chỉ là kết quả của việc san bằng su chênh lệch giữa giá cả và giá trị hàng hoá, thông qua cạnh tranh giữa người bán và người mua trên thị trường khi xét toàn bộ hàng hoá đem ra lưu thông." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 5: Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa,"Vai trò của quan hệ cung cầu Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, quan hệ cung cầu có vai trò to lớn: Là cơ sở để nhận thức vì sao giá cả trên thị trường và giá trị hàng hoá trong sản xuất lại không ăn khớp với nhau. Giá cả thị trường có thể bằng, lớn hoặc nhỏ hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất. Buộc người sản xuất, kinh doanh phải nắm vững các trường hợp vận động của cung cầu để đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Là cơ sở để người tiêu dùng lưa chọn việc mua hàng hoá cho phù hợp với nhu cầu và có hiệu quả kinh tế tương ứng với các trường hợp quan hệ cung cầu trên thị trường." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 5: Cung cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa,"Vận dụng quan hệ cung cầu Đối với Nhà nước Vận dung thông qua việc điều tiết cung cầu trên thị trường. Chẳng hạn, khi thị trường bị rôi loạn do nguyên nhân khách quan (lũ lut, hạn hán...), hoặc do hoạt động tư phát đầu cơ tích trữ của một số tư nhân, làm cho trên thị trường cung nhỏ hơn cầu và giá cả tăng lên đột biến. Khi đó, Nhà nước cần thông qua pháp luật, chính sách..., nhằm cân đối lại cung cầu, ổn định giá cả và đời sống của nhân dân. Đối với người sản xuất kinh doanh Vận dung quan hệ cung cầu bằng cách thu hẹp sản xuất, kinh doanh mặt hàng trên thị trường khi cung lớn hơn cầu, giá cả bán thấp hơn giá trị, có thể bị thua lỗ. Và để có lãi họ phải chuyển sang sản xuất, kinh doanh mặt hàng trên thị trường khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hoá bán cao hơn giá trị hàng hoá. Đối với người tiêu dùng Vận dung quan hệ cung cầu bằng cách giảm nhu cầu mua các mặt hàng nào đó khi cung nhỏ hơn cầu và giá cả cao để chuyển sang mua các mặt hàng nào khi cung lớn hơn cầu và có giá cả thấp tương ứng. Ví dụ: Chuyển từ mặt hàng thịt giá cao sang mặt hàng cá, đậu phụ có giá cả thấp hơn, phù hợp với nhu cầu có khả năng thanh toán của người mua." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,"Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước","Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Do yếu cầu phải xây dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng của khoa học và công nghệ tiên tiến, được hình thành và phân bố có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tố quốc dân. Do yếu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế , kĩ thuật công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới. Sau hơn 30 năm đổi mới (1986 đến nay), nhất là 10 năm 2001-2010, nền kinh tế nước ta đã đạt những thành tựu rất quan trọng, trong đó cơ sở vật chất kĩ thuật bước đầu được tăng cường. Tuy nhiên, đất nước vẫn đang tồn tại nhiều yếu kém, sự yếu kém này đã và đang là nguyên nhân làm hạn chế chất lượng tăng trưởng, chất lượng cạnh tranh và chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế , nhất là khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Do yếu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội. Xã hội sau muốn tiến bộ hơn xã hội trước, thì điều trước hết và chủ yếu là phải làm cho năng suất lao động của xã hội sau cao hơn hẳn năng suất lao động của xã hội trước, mà điều đó chỉ có thể trông chờ ở việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế , giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân. Tạo ra lực lượng sản xuất mới làm tiền đề cho việc củng cố"" quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tăng cường mới quan hệ liên minh giữa công nhân nông dân trí thức. Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ví dụ: Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại tạo tiền đề cho nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa phát triển theo hướng hiện đại. Tạo cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc xây dụng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế , củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,"Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước","Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Do yếu cầu phải xây dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng của khoa học và công nghệ tiên tiến, được hình thành và phân bố có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tố quốc dân. Do yếu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế , kĩ thuật công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới. Sau hơn 30 năm đổi mới (1986 đến nay), nhất là 10 năm 2001-2010, nền kinh tế nước ta đã đạt những thành tựu rất quan trọng, trong đó cơ sở vật chất kĩ thuật bước đầu được tăng cường. Tuy nhiên, đất nước vẫn đang tồn tại nhiều yếu kém, sự yếu kém này đã và đang là nguyên nhân làm hạn chế chất lượng tăng trưởng, chất lượng cạnh tranh và chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế , nhất là khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Do yếu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội. Xã hội sau muốn tiến bộ hơn xã hội trước, thì điều trước hết và chủ yếu là phải làm cho năng suất lao động của xã hội sau cao hơn hẳn năng suất lao động của xã hội trước, mà điều đó chỉ có thể trông chờ ở việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế , giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân. Tạo ra lực lượng sản xuất mới làm tiền đề cho việc củng cố"" quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tăng cường mới quan hệ liên minh giữa công nhân nông dân trí thức. Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ví dụ: Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại tạo tiền đề cho nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa phát triển theo hướng hiện đại. Tạo cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc xây dụng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế , củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,"Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước","Nội dụng cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất Nội dụng này thể hiện thông qua việc: Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội, bằng cách chuyển nền kinh tế từ chỗ dựa trên kĩ thuật thủ công sang dựa trên kĩ thuật cơ khí; chuyển nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành của nền kinh tế quốc dân. Thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại thường gắn với ""hiện đại hóa"", gắn với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, gắn với bước chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Thực hiện bằng cách gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức. Xây dụng một cơ câu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả Cơ cấu kinh tế là Tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế , cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế . Thực hiện nội dụng này thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả và bất hợp lí, sang một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả. Xu hướng của sự chuyển dịch này là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại. Đi đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế tri thức là tiền đề chi phối xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng thời kì ở nước ta. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa quyết định tính chất xã hội chủ nghĩa của lực lượng sản xuất, của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tóm lại, ba nội dụng cơ bản nói trên của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân có mới quan hệ mật thiết với nhau. Thực chất của mới quan hệ này là mới quan hệ biện chứng nhân quả giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,"Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước","Nội dụng cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất Nội dụng này thể hiện thông qua việc: Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội, bằng cách chuyển nền kinh tế từ chỗ dựa trên kĩ thuật thủ công sang dựa trên kĩ thuật cơ khí; chuyển nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành của nền kinh tế quốc dân. Thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại thường gắn với ""hiện đại hóa"", gắn với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, gắn với bước chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Thực hiện bằng cách gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức. Xây dụng một cơ câu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả Cơ cấu kinh tế là Tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế , cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế , trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế . Thực hiện nội dụng này thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả và bất hợp lí, sang một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả. Xu hướng của sự chuyển dịch này là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại. Đi đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế tri thức là tiền đề chi phối xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng thời kì ở nước ta. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa quyết định tính chất xã hội chủ nghĩa của lực lượng sản xuất, của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tóm lại, ba nội dụng cơ bản nói trên của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân có mới quan hệ mật thiết với nhau. Thực chất của mới quan hệ này là mới quan hệ biện chứng nhân quả giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,"Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước","Nội dụng cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất Nội dụng này thể hiện thông qua việc: Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội, bằng cách chuyển nền kinh tế từ chỗ dựa trên kĩ thuật thủ công sang dựa trên kĩ thuật cơ khí; chuyển nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành của nền kinh tế quốc dân. Thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại thường gắn với ""hiện đại hóa"", gắn với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, gắn với bước chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Thực hiện bằng cách gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức. Xây dụng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả Cơ cấu kinh tế là Tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế , cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế , trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó là cốt lõi của cơ cấu kinh tế . Thực hiện nội dụng này thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả và bất hợp lí, sang một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả. Xu hướng của sự chuyển dịch này là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại. Đi đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế tri thức là tiền đề chi phối xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng thời kì ở nước ta. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa quyết định tính chất xã hội chủ nghĩa của lực lượng sản xuất, của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tóm lại, ba nội dụng cơ bản nói trên của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân có mới quan hệ mật thiết với nhau. Thực chất của mới quan hệ này là mới quan hệ biện chứng nhân quả giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,"Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước","Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong sản xuất, kinh doanh cần lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, nhất là khi nước ta là thành viên của WTO. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất để tạo nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp, có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng hiện đại, đáp ứng nguồn lao động có kĩ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,"Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước","Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Có nhân thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong sản xuất, kinh doanh cần lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới, nhất là khi nước ta là thành viên của WTO. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất để tạo nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp, có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng hiện đại, đáp ứng nguồn lao động có kĩ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,"Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước","Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng kĩ thuật: Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động cơ khí, từ đó xuất hiện khái niệm công nghiệp hoá. Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao đông thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biên sức lao động dưa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dưa trên công cu tư động hoá, sử dụng rộng rãi người máy và những công nghệ hiện đại khác, từ đó xuất hiện khái niệm hiện đại hoá. Hiện đại hoá là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tưu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội. Trong thời đại ngày nay, một nước thưc hiện công nghiệp hoá muộn như Việt Nam, muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển, đòi hỏi công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biên sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,"Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước","Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hoa, hiện đại hoá đất nước Tính tất yêu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Do yêu cầu phải xây dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, trình độ xã hội hoá cao, dựa trênnền tảng của khoa học và công nghệ tiên tiến, được hình thành và phân bố có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tố quốc dân. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vuc và thế giới. Sau hơn 30 năm đổi mới (1986 đên nay), nhất là 10 năm 2001 2010, nền kinh tấ nước ta đã đạt những thành tuu rất quan trọng, trong đó cơ sở vật chất kĩ thuật bước đầu được tăng cường. Tuy nhiên, đất nước vẫn đang tồn tại nhiều yếu kém, sự yêu kém này đã và đang là nguyên nhân làm hạn chê chất lượng tăng trưởng, chất lượng cạnh tranh và chất lượng hội nhập kinh tấ quốc tế, nhất là khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội. Xã hội sau muốn tiến bộ hơn xã hội trước, thì điều trước hết và chủ yếu là phải làm cho năng suất lao động của xã hội sau cao hơn hẳn năng suất lao động của xã hội trước, mà điều đó chỉ có thể trông chờ ở việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân. Tạo ra lực lượng sản xuất mới làm tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tăng cường mới quan hệ liên minh giữa công nhân nông dân trí thức. Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Ví dụ: Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyển thông hiện đại tạo tiền đề cho nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa phát triển theo hướng hiện đại. Tạo cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tư chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước,"Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần Khái niệm thành phần kinh tế Thành phần kinh tế là một khái niệm có liên quan đến vấn đề sở hữu tự liệu sản xuất, tức là liên quan đến mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu tự liệu sản xuất. Sở hữu tự liệu sản xuất được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn khác nhau và là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế . Từ đó có thể định nghĩa: Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tự liệu sản xuất. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là tất yếu khách quan vì: Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước đây, chưa thể cải biến ngay được; đồng thời, trong quá trình xây dụng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa lại xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể... Các thành phần kinh tế cũ và mới tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ. Nước ta bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội với lực lượng sản xuất thấp kém và nhiều trình độ khác nhau, nền có nhiều hình thức sở hữu về tự liệu sản xuất khác nhau. Hình thức sở hữu về tự liệu sản xuất là căn cứ trực tiếp để xác định các thành phần kinh tế ." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước,"Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần Khái niệm thành phần kinh tế và tính tất yếu khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần Khái niệm thành phần kinh tế Thành phần kinh tế là một khái niệm có liên quan đến vấn đề sở hữu tự liệu sản xuất, tức là liên quan đến mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu tự liệu sản xuất. Sở hữu tự liệu sản xuất được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn khác nhau và là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế . Từ đó có thể định nghĩa: Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tự liệu sản xuất. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là tất yếu khách quan vì: Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước đây, chưa thể cải biến ngay được; đồng thời, trong quá trình xây dụng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa lại xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể... Các thành phần kinh tế cũ và mới tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ. Nước ta bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội với lực lượng sản xuất thấp kém và nhiều trình độ khác nhau, nền có nhiều hình thức sở hữu về tự liệu sản xuất khác nhau. Hình thức sở hữu về tự liệu sản xuất là căn cứ trực tiếp để xác định các thành phần kinh tế ." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước,"Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần Trên cơ sở nhân thức được sự cần thiết phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mỗi công dân có thể xác định trách nhiệm của mình qua các việc làm sau đây: Tin tượng, ủng hộ và chấp hành tốt chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Tham gia lao động sản xuất ở gia đình (nếu gia đình có hoạt động trổng trọt, chăn nuôi hoặc các hình thức sản xuất, kinh doanh khác). Vận động người thân trong gia đình đầu tự vốn và các Nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh. Tổ chức sản xuất, kinh doanh trong các thành phần kinh tế , các ngành, nghề và mặt hàng mà pháp luật không cấm. Bằng cách đó, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Chủ động tìm kiếm việc làm ở các ngành nghề thuộc các thành phần kinh tế phù hợp với khả năng của bản thân." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước,"Vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước Sự cần thiết khách quan phải có vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước Trong lịch sử hình thành và phát triển nhà nước, ở mỗi thời kì khác nhau, vai trò quản lí kinh tế của nhà nước có mức độ khác nhau. Trong giai đoạn đầu của kinh tế thị trường, giai đoạn mà ở đó cơ chế vận hành của nó là cơ chế thị trường tự điều chỉnh thì chưa có sự can thiệp của nhà nước. Chỉ đến những thập niên đầu thế kỉ XX, khi kinh tế thị trường tự do chuyển sang kinh tế thị trường hiện đại, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, thì lúc này việc quản lí kinh tế của nhà nước đối với nền kinh tế mới đặt ra như là một tất yếu khách quan không chỉ đối với kinh tế thị trường tự bản chủ nghĩa mà cả với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong chủ nghĩa xã hội, nhà nước với tự cách là người đại diện cho chế độ sở hữu toàn dân về tự liệu sản xuất và đại diện cho xã hội, Thực hiện việc điều tiết và quản lí kinh tế , đảm bảo nền kinh tế xã hội phát triển ổn định và đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, để phát huy vai trò tích cực, khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường, Nhà nước không thể không điều tiết và quản lí nền kinh tế . Cần nhấn mạnh rằng, chỉ có Nhà nước xã hội chủ nghĩa mới có khả năng giải quyết có hiệu quả và triệt để những hạn chế của kinh tế thị trường, đưa kinh tế thị trường nước ta phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước,"Nội dụng quản lí kinh tế của Nhà nước Nhà nước xã hội chủ nghĩa có vai trò quản lí kinh tế chủ yếu sau đây: Quản lí các doanh nghiệp kinh tế thuộc thành phần kinh tế nhà nước. Các doanh nghiệp kinh tế thuộc thành phần kinh tế nhà nước dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tự liệu sản xuất. Với tự cách là người chủ sở hữu, Nhà nước có vai trò trực tiếp quản lí các doanh nghiệp nhà nước đó, thông qua các hình thức như: đầu tự 100% hoặc trên 50% vốn điều lệ; bổ nhiệm (hoặc miễn nhiệm) chủ tịch hội đồng quản trị; thành tra và kiểm tra hoạt động kinh tế tài chính các doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo toàn và phát triển vốn, chống lãng phí, thất thóat và tham nhũng. Quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường mà nước ta chủ trưởng xây dụng phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò này được Thực hiện thông qua việc định hướng sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; tạo môi trường pháp lí cho các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, có trật tự kỉ cương; điều tiết nền kinh tế theo hướng giảm tối đa sự can thiệp hành chính quá nhiều vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp như trước đây, đồng thời bảo đảm tính bền vững các cân đối chung, hạn chế rủi ro và tác động tiêu cực của thị trường." 10,Chương 1: Công dân với kinh tế,Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước,"Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế của Nhà nước Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế của Nhà nước cần Thực hiện tốt các giải pháp sau đây: Tiếp tục đổi mới các công cụ kế hoạch hóa, pháp luật, chính sách và cơ chế quản lí kinh tế theo hướng: đồng bộ, tôn trọng các nguyên tắc của thị trường, mở cửa và hội nhập; tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích và thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ; thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội; tăng cường pháp luật, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời, có tính đến sự phù hợp với thông lệ quốc tế , nhất là khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Tăng cường lực lượng vật chất của Nhà nước để điều tiết thị trường. Giải pháp này được Thực hiện thông qua việc tăng cường lực lượng dự trữ quốc gia đối với các vật tự, hàng hóa chiến lược và dự trữ sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới kĩ thuật công nghệ và trình độ quản lí nhằm tạo nhiều hàng hóa có năng lực cạnh tranh cao để tối đa hóa lợi nhuận và tăng cường vai trò nòng cốt của các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. Tiếp tục cải cách hành chính bộ máy nhà nước, chế độ công chức theo hướng công khai, minh bạch; tình gọn, có năng lực; trong sạch và vững mạnh." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 8: Chủ nghĩa xã hội,"Chủ nghĩa xã hội và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho đến nay đã và đang trải qua năm chế độ xã hội khác nhau, từ xã hội có trình độ phát triển thấp lên xã hội có trình độ phát triển cao hơn và tiến bộ hơn: xã hội cộng sản nguyên thuỷ, xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tự bản chủ nghĩa, xã hội cộng sản chủ nghĩa. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thay đổi đó là sự phát triển của kinh tế , trong đó sự phát triển của lực lương sản xuất là yếu tố quyết định nhất. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển qua hai giai đoạn cơ bản từ thấp lên cao: Giai đoạn đầu (hay giai đoạn thấp) của xã hội cộng sản chủ nghĩa gọi là chủ nghĩa xã hội. Một trong những đặc trưng của giai đoạn này là sự phát triển kinh tế "", đặc biệt là sự phát triển của lực lương sản xuất mới đạt tới giới hạn bảo đảm cho xã hội Thực hiện nguyên tắc phân phối ""Làm theo năng lực, hưởng theo lao động"". Giai đoạn sau (hay giai đoạn cao) của xã hội cộng sản chủ nghĩa gọi là chủ nghĩa cộng sản. Ở giai đoạn này, sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là sự phát triển của lực lương sản xuất sẽ tạo ra năng suất lao động rất cao và ngày càng tăng, các nguồn của cải dồi dào, xã hội có đủ điều kiện vật chất và tình thần để Thực hiện nguyên tắc phân phối ""Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu"". Tóm lại, xã hội cộng sản chủ nghĩa có quá trình phát triển lâu dài qua hai giai đoạn cơ bản, trong đó chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 8: Chủ nghĩa xã hội,"Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin vào Thực tiễn cách mạng Việt Nam, nhất là trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta đã xác định chủ nghĩa xã hội ở nước ta có những đặc trưng sau: Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Do nhân dân làm chủ; Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiên bộ phù hợp; Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Những đặc trưng trên đây cho chúng ta thấy, chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đang xây dụng là một xã hội phát triển ưu việt hơn, tốt đẹp hơn các xã hội trước." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 8: Chủ nghĩa xã hội,"Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Bàn về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác Lênin đã khẳng định rằng: ""Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không thể tránh khỏi"" và đều phải trải qua một thời kì quá độ thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác Lênin còn khẳng định có hai hình thức quá độ: Một là, quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tự bản lên chủ nghĩa xã hội. Hai là, quá độ gián tiếp từ xã hội tiền tự bản lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ tự bản chủ nghĩa. Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường phát triển tiếp theo là đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tự bản chủ nghĩa. Đây là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và nhân dân ta. bởi vì: Chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì đất nước mới Thực sự độc lập. Đi lên chủ nghĩa xã hội mới xoá bỏ được áp bức, bóc lột. Đi lên chủ nghĩa xã hội mới có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc; mọi người mới có điều kiện phát triển toàn diện. Thực tiễn xây dụng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là mấy chục năm đổi mới do Đảng ta lãnh đạo đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ những điều đó. Đảng ta đã khẳng định: ""Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tự bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tự bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế"" thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế"" độ tự bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dụng nền kinh tế hiện đại"". Từ những điều phân tích trên đây cho thấy quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế"" độ tự bản chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của thời đại." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 8: Chủ nghĩa xã hội,"Đặc điểm thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước lạc hậu và kém phát triển về kinh tế , bỏ qua chế độ tự bản chủ nghĩa. Do vậy, đặc điểm nổi bật và bao trùm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là sự tồn tại đan xen lẫn nhau và đấu tranh với nhau giữa những yếu tố của xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa đang được xây dụng và những tàn dự của xã hội cũ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc điểm này được biểu hiện cụ thể như sau: Trên lĩnh vực chính trị: Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với toàn xã hội ngày càng được tăng cường; Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng được củng cố và hoàn thiện để trở thành Nhà nước Thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trên lĩnh vực kinh tế : Do lực lượng sản xuất còn ở trình độ phát triển thấp, lại chưa đồng đều, nền trong thời kì này nền kinh tế ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Trên lĩnh vực tự tượng và văn hóa: Còn tồn tại nhiều loại, nhiều khuynh hướng tự tượng, văn hóa khác nhau. Bên cạnh những tự tượng, văn hóa xã hội chủ nghĩa, vẫn còn tồn tại những tàn dự tự tượng và văn hóa của chế độ cũ. Trên lĩnh vực xã hội: Do đặc điểm kinh tế trên đây quy định, trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn tồn tại nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau, trong đó, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là hạt nhân đoàn kết các giai cấp, tầng lớp trong xã hội để xây dụng thành công chủ nghĩa xã hội. Do còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế , nền trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn sự chếnh lệch về đời sống của nhân dân giữa các vùng, miền của đất nước, vẫn còn sự khác biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Những đặc điểm trên đây cho chúng ta thấy thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thời kì, xét trên mọi phương diện, còn tồn tại nhiều yếu tố khác nhau, thậm chí đối lập nhau, thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Cùng với những bước tiến trong quá trình xây dụng chủ nghĩa xã hội, các thành phần, nhân tố mang tính chất xã hội chủ nghĩa sẽ ngày càng phát triển và vươn lên giữ vị trí chi phối trên mọi lĩnh vực để đảm bảo cho chủ nghĩa xã hội được xây dụng thành công ở nước ta." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa,"Nguồn gốc và bản chất của nhà nước Nguồn gốc của nhà nước Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua một thời kì chưa có nhà nước đó là xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Trong xã hội này, trình độ của lực lượng sản xuất còn rất thấp kém, khối lượng sản phẩm lao động chỉ đủ duy trì ở mức nhu cầu tối thiểu của các thành viên trong xã hội, không có sản phẩm dự thừa làm của riêng, chưa có tự hữu tài sản, chưa có sự phân chia giai cấp, chưa có bóc lột, do đó chưa có nhà nước. Vào thời kì cuối của xã hội cộng sản nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất phát triển và sự phân công lao động xã hội được mở rộng đã làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm lao động làm ra ngày càng nhiều hơn so với nhu cầu ở mức cần thiết của xã hội, đã xuất hiện điều kiện chiếm đoạt của cải dự thừa của công xã nguyên thuỷ làm tài sản riêng. Những người có địa vị trong công xã như tự trưởng, thủ lĩnh quân sự lợi dụng ưu thế của mình chiếm đoạt tài sản đó của công xã. Quá trình tự hữu tài sản diễn ra, chế độ tự hữu hình thành, xã hội đã phân chia thành hai giai cấp đối lập nhau: giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Do lợi ích đối lập nhau nền mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột ngày càng trở nền gay gắt, không thể điều hoà được. Để duy trì trật tự và quản lí một xã hội đã có những thay đổi rất căn bản ấy, đòi hỏi phải có một Tổ chức với quyền lực mới. Tổ chức đó do giai cấp chiếm ưu thế về kinh tế lập ra để Thực hiện sự thống trị giai cấp, làm dịu bớt sự xung đột giữa các giai cấp và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng ""trật tự”, bảo vệ lợi ích và địa vị của giai cấp mình. Tổ chức đó chính là nhà nước. Như vậy, nhà nước chỉ ra đời khi xuất hiện chế độ tự hữu về tự liệu sản xuất, khi xã hội phân hóa thành các giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hoà được. V.I. Lênin viết: ""Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào, mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, thì nhà nước xuất hiện.""" 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa,"Bản chất của nhà nước Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, do đó nhà nước bao giờ cũng mang bản chất giai cấp. Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện: Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. Trong xã hội có giai cấp, sự thống trị giai cấp, xét về mặt nội dụng, thể hiện ở ba mặt: kinh tế , chính trị, tự tượng. Để Thực hiện sự thống trị của mình, giai cấp thống trị phải Tổ chức và sử dụng nhà nước để duy trì quyền lực kinh tế , chính trị và tự tượng của mình đối với toàn xã hội. Bằng nhà nước và thông qua nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấp thống trị về chính trị và tự tượng; ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện thành ý chí nhà nước, bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo. Nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác. Bất kì nhà nước nào cũng có những lực lượng đặc biệt được vũ trang như quân đội, cảnh sát v.v... Để bảo vệ địa vị thống trị và lợi ích của mình, giai cấp thống trị sử dụng những lực lượng đặc biệt đó đàn áp sự phản kháng của các giai cấp bị thống trị. Như vậy, nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa,"Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Để hiểu được thế nào là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trước hết phải hiểu nhà nước pháp quyền là gì. Nhà nước pháp quyền là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật; mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, Tổ chức xã hội và mọi công dân đều được Thực hiện trên cơ sở pháp luật. Từ quan niệm trên đây, chúng ta hiểu: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Vì vậy, Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được thể hiện tập trung nhất ở sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước. dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn bộ hoạt động của Nhà nước từ pháp luật, cơ chế, chính sách đến những nguyên tắc Tổ chức và hoạt động của Nhà nước đều thể hiện quan điểm của giai cấp công nhân, nhàm Thực hiện lợi ích, ý chí và nguyện vọng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Như vậy, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Tính nhân dân của Nhà nước ta thể hiện: Nhà nước ta là Nhà nước của dân, vì dân, do nhân dân lập nền và nhân dân tham gia quản lí; Nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, là công cụ chủ yếu để nhân dân Thực hiện quyền làm chủ của mình. Tính dân tộc của Nhà nước ta được thể hiện: Trong Tổ chức và Thực hiện, Nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc; Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, coi đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược và động lực to lớn để xây dụng và bảo vệ Tổ quốc." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa,"Chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhà nước có nhiều chức năng khác nhau, bởi vì hoạt động của nhà nước rất đa dạng và phức tạp. Trong phạm vi bài học này, chúng ta đề cập đến hai chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một là chức năng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Để xây dụng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Nhà nước ta sử dụng toàn bộ sức mạnh của mình để phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu gây rối, phá hoại, bạo loạn, xâm hại đến nền an ninh quốc gia, đến sự ổn định chính trị trong nước, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội, tạo điều kiện hoà bình, ổn định cho công cuộc xây dụng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Hai là, chức năng Tổ chức và xây dụng, bảo đảm Thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân. Đây là một chức năng Tổng hợp bao gồm các nội dụng cơ bản sau: Tổ chức xây dụng và quản lí nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tổ chức xây dùng và quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học. Tổ chức xây dùng và bảo đảm Thực hiện các chính sách xã hội. Xây dụng hệ thống pháp luật để bảo đảm Thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân. Hai chức năng cơ bản trên đây của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có mối quan hệ hữu cơ và thống nhất với nhau, trong đó chức năng Tổ chức và xây dụng là căn bẩn nhất và giữ vai trò quyết định. bởi vì, với nhà nước xã hội chủ nghĩa, chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ""mới chỉ là những công việc quét dọn trước khi xây dụng, chứ chưa phải là đích thân việc xây dụng"" như Lê nin đã khắng định" 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa,"Vai trò của Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị Để hiểu được vấn đề này, trước hết chúng ta cần hiểu hệ thống chính trị là gì. Hệ thống chính trị là tập hợp các thiết chế"" chính trị, bao gồm nhà nước, các đảng phái chính trị, các Tổ chức chính trị xã hội có quan hệ gắn bó hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau nhàm Thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Tổ chức chính trị xã hội khác như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam... Là một yếu tố cấu thành của hệ thống chính trị, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những vai trò sau: Thể chế hóa và Tổ chức Thực hiện đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam; thể chế hóa và Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Tổ chức xây dụng xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa. Là công cụ hữu hiệu để Đảng thực hiện vai trò của mình đối với toàn xã hội. Là công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dụng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa,"Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dụng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, vì vậy, mọi công dân đều phải có trách nhiệm trong việc tham gia xây dụng và bảo vệ Nhà nước. Cụ thể là: Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tích cực tham gia các hoạt động: xây dụng, củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tu, an toàn xã hội. Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật. Thường xuyên nêu cao tình thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,"Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Để hiểu bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, trước hết cần hiểu dân chủ là gì. Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước; dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị, do đó dân chủ luôn mang bản chất giai cấp. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời và từng bước phát triển từ khi chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thành lập. sự hình thành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất so với các nền dân chủ trước đó. Về bản chất, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân, được Thực hiện chủ yếu bằng nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,"Xây dụng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không thể có đầy đủ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động vừa giành được chính quyền mà phải trải qua một quá trình hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện. Quá trình đó diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế , chính trị, văn hóa, xã hội và bao gồm những nội dụng cơ bản sau: Nội dụng cơ bản của dân chủ trong lỉnh vực kinh tế Nội dụng cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế là Thực hiện quyền là m chủ của công dân đối với tự liệu sản xuất, trên cơ sở đó làm chủ quá trình quản lí sản xuất và phân phối sản phẩm. Biểu hiện của quyền làm chủ về kinh tế ở nước ta hiện nay là chính sách kinh tế nhiều thành phần. Mọi công dân cũng như các thành phần kinh tế đều bình đắng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, làm chủ trực tiếp quá trình sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm của mình và làm nghĩa vụ đối với nhà nước. Tuy nhiên, quyền dân chủ của công dân không có nghĩa là công dân chỉ được hưởng quyền mà còn phải làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế , cùng với quyền tự do kinh doanh, công dân còn có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật,... Làm chủ trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở củng cố quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực chính trị." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,"Nội dụng cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị Nội dụng cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực chính trị là mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện trước hết ở những quyền sau đây của công dân: Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các Tổ chức chính trị xã hội; Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương; Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước Tổ chức trưng cầu ý dân; Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Ngoài ra, dân chủ trong lĩnh vực chính trị còn được thể hiện ở quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo... của công dân. Khi Thực hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị, cùng với các quyền được hưởng, công dân có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,"Nội dụng cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa là Thực hiện những quyền làm chủ của công dân trong lĩnh vực văn hóa. Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa được thể hiện trước hết ở những quyền sau đây của công dân: Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa; Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của chính mình; Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật. Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa còn được thể hiện ở việc giải phóng con người khỏi những thiện kiến lạc hậu, loại bỏ mọi sự áp bức về tình thần và đưa văn hóa đến cho mọi người. đồng thời với việc hưởng quyền, công dân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,"Nội dụng cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội Theo em, những quyền nào thuộc về quyền dân chủ của nhân dân trong lĩnh vực xã hội ? Dân chủ trong lĩnh vực xã hội được thể hiện trước hết ở việc đảm bảo những quyền sau đây của công dân: Quyền lao động; Quyền bình đẳng nam nữ; Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội; Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe; Quyền được bảo đảm về mặt vật chất và tình thần khi không còn khả năng lao động; Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiện và hưởng thu của các thành viên trong xã hội. Bên cạnh các quyền của mình, công dân có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào xã hội ở địa phương, cơ quan, trường học... Những nội dụng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nêu trên càng cho chúng ta thấy rõ bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Để quyền lực hoàn toàn thuộc về nhân dân, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến các yếu cầu sau đây: Hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện cơ chế đảm bảo cho nhân dân thật sự tham gia vào quá trình quản lí nhà nước như bầu củ, ứng củ vào các cơ quan quyền lực nhà nước và các Tổ chức chính trị xã hội. Đào tạo, bổi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có phẩm chất đạo đức, có chuyên môn nghiệp vụ giỏi..., tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của công dân. Ngăn chặn và khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ cục đoan, đồng thời nghiệm trị những hành động lợi dụng dân chủ để phá hoại, gây rối." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,"Những hình thức cơ bản của dân chủ Dân chủ được thực hiện thông qua hai hình thức cơ bản sau đây: Dân chủ trực tiếp Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước. Đây là hình thức tham gia của mọi công dân một cách bình đẳng (không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, tôn giáo...) và trực tiếp vào các quyết định trong các lĩnh vực kinh tế , chính trị, văn hóa, xã hội... theo biểu quyết đa số. Dân chủ trực tiếp là sự thể hiện một cách trực tiếp ý chí của chủ thể quyền lực về những vấn đề quan trọng nhất. Ví dụ: Tất cả cống dân trực tiếp tham gia bẩu trưởng thôn, trưởng ấp, Tổ trưởng dân phố. Hội nghị toàn dân quyết định tu bổ đường sá, nhà văn hóa thôn... Những hình thức phổ biến nhất của dân chủ trực tiếp ngày nay là: Trưng cầu ý dân (trong phạm vi toàn quốc). Thực hiện sáng kiến pháp luật (nhân dân được tham gia xây dụng, sửa đổi, bổ sung các đạo luật). Dân chủ trực tiếp còn là việc làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, xây dụng và Thực hiện các quy ước, hương ước phù hợp với pháp luật." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,"Dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện) Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước. Nói cách khác, dân chủ gián tiếp là hình thức nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của những người đại diện, cơ quan đại diện của mình ở các cấp chính quyền cũng như ở Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Ví dụ: Trong lĩnh vực chính trị, dại biểu Quốc hội là người dại diện cho nhân dân (chia theo tỉnh, thành phế hoặc lĩnh vực sản xuất, quản lí...), dưới sự uỷ thác của nhân dân, thay mặt nhân dân tham gia xây dụng các đạo luật dể quản lí xã hội. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là hình thức chủ yếu của chế dộ dân chủ dại diện. Dân chủ gián tiếp là hình thức hiện Thực hóa quyền làm chủ của người dân. Cơ cấu Tổ chức của hình thức dân chủ gián tiếp cho phép bao quát toàn bô lãnh thổ từ địa phương đến trung ương, cho phép người dân làm chủ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp đều là hình thức của chế đô dân chủ và có quan hê mật thiết với nhau. Dân chủ trực tiếp mang tính quần chúng rông rãi nhưng lại phu thuộc vào trình đô nhân thức của người dân. Hạn chế của dân chủ gián tiếp là nguyện vọng của công dân không được phản ánh trực tiếp, mà phải thông qua người đại diện của mình, nhiều khi phô thuộc vào khả năng của người đại diện. Vì vậy, cần phải kết hợp sử dông tốt cả hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp để phát huy tối đa hiệu quả của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm,"Chính sách dân số Một quốc gia muốn có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí để phát triển nhanh và bền vững thì phải có chính sách dân số đúng đắn. Đảng, Nhà nước ta coi chính sách dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội; coi đầu tự cho công tác dân số là đầu tự cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội to lớn. tình hình dân số nước ta Gần đây, tuy đã giảm được mức sinh, nhân thức về dân số kê hoạch hóa gia đình của người dân được nâng lên, nhưng vấn đề dân số nước ta vẫn đang đứng trước những thách thức lớn: quy mô dân số lớn, tốc độ tăng còn nhanh; kết quả giảm sinh chưa thật vững chắc, chất lương dân số thấp, mật độ dân số cao và phân bố chưa hợp lí. Đây là một trong những nguyên nhân cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết việc làm và thu nhập, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Mục tiều và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số Xuất phát từ yếu cầu phát triển đất nước, mụctiêu của chính sách dân số ở nước ta là: tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số, sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí, nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Để nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế xã hội, chúng ta cần tập trung vào những phương hướng cơ bản sau: Tăng cường công tác lãnh đạo và quẩn lí, Tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ Trung ương đến cơ sở, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành đối với công tác dân số. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục với nội dụng thích hợp, hình thức đa dạng nhằm phổ biến rộng rãi các chủ trưởng, biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình, bình đắng giới, sức khoe sinh sản, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tình thần. Nhà nước đầu tự đúng mức, tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước; Thực hiện xã hội hóa công tác dân số, tạo điều kiện thuận lợi để mọi gia đình, cá nhân tự nguyện, chủ động tham gia công tác dân số. Thực hiện có hiệu quả chính sách dân số theo những phương hướng cơ bản trên, nước ta sẽ không những sớm giảm được tốc độ tăng dân số mà còn nâng cao được chất lượng dân số." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm,"Chính sách giải quyết việc làm Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản, là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế , làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yếu cầu của nhân dân, khuyến khích làm giàu theo quy định của pháp luật. tình hình việc làm ở nước ta hiện nay Gần đây, Chính phủ đã ban hành những chính sách nhằm mở rộng sản xuất, dịch vụ, đa dạng hóa ngành nghề, thực hiện tốt kê hoạch và các chương trình kinh tế xã hội, nền đã tạo ra được nhiều việc làm mới. Tuy vậy, tình trạng thiếu việc làm ở nước ta vẫn là vấn đề rất bức xúc ở cả nông thôn và thành thị. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm Xuất phát từ yếu cầu khách quan của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mụctiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là: tập trung sức giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp và tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề. Để tạo nhiều việc làm mới với chất lượng ngày càng cao đáp ứng yếu cầu phát triển của đất nước, chúng ta cần Thực hiện những phương hướng cơ bản sau: Thúc đẩy phất triển sản xuất và dịch vụ. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế , các nhà đầu tự trong và ngoài nước sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhằm tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật tự do hành nghề, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp nhằm giải quyết yếu cầu trước mắt và lâu dài, tăng thu nhập cho người lao động. sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mụctiêu quốc gia để giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Là nước có tốc độ tăng dân số cao, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nếu Thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm, nước ta sẽ sớm ổn định mọi mặt đời sống xã hội và thóat khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm,"Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm Để Thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm, mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm: Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số. Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động. Động viên người thân trong gia đình và những người khác cùng chấp hành, đồng thời đấu tranh chống những hành vi vi phạm chính sách dân số và giải quyết việc làm. Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng nghề nghiệp đứng đắn để tích cực, chủ động tìm việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần thức đẩy sự phát triển chung của đất nước." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường,"Bảo vệ tài nguyên, môi trường là vấn đề có ý nghĩa sống còn, là một trong những nội dụng cơ bản trong đường lối, chủ trưởng và kế"" hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, là cơ sở quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững ở nước ta. tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay Do đặc điểm khí hậu và địa hình nền nguồn tài nguyên thiện nhiên nước ta rất đa dạng, khóang sản khá phong phú (dầu mở, sắt, bô xít, crôm, thiếc, than...); đất đai màu mỡ; rừng có nhiều loài quý hiếm (động vật có: voi, tế giác, bò rừng, hổ, báo, hươu sao, vượn...; Thực vật có: đinh, lim, sến, táu, cẩm lai, giáng hương, lát hoa.); biển rộng lớn, phong cảnh đẹp, có nhiều hải sản quý; không khí, ánh sáng và nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Như vậy, có thể nói, nước ta có nguồn tài nguyên phong phú, nêu được khai thác, sử dụng hợp lí, có hiệu quả, chúng ta sẽ tạo ra được sự phát triển bền vững. Những điều đáng lo ngại hiện nay là: Về tài nguyên: khóang sản có nguy cơ cạn kiệt, diện tích rừng đang bị thu hẹp, nhiều loài động, Thực vật quý hiếm đã bị xoá sổ hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, chất lượng đất sự giảm, đất canh tác bị thu hẹp dần, tài nguyên biển ở vùng gần bờ cũng sự giảm đáng kể. Về môi trường: ô nhiễm nước, không khí và đất đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều vấn đề vệ sinh môi trường đã phát sinh ở cả thành thị và nông thôn. Môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết là do khai thác dầu. Các sự cố môi trường như bão, lụt, hạn hán ngày càng tăng lên. Hậu quả trên do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là nguyên nhân chính. Việc nâng cao nhân thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường cho toàn dân chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được mọi nguồn lực tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường. Hiện nay, ở nước ta vẫn còn tình trạng: khai thác, sử dụng tài nguyên bừa bãi; nạn chặt phá rừng, săn bắt thú quý hiếm chưa được ngăn chăn; ý thức bảo vệ môi trường kém. Hơn nữa, do dân số nước ta tăng nhanh và tập trung quá đông vào các đô thị lớn nền tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước ngày càng trầm trọng. Điều quan trọng là tình trạng trên đang trực tiếp ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khoe của con người." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường,"Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường mụctiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là: sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Để đạt được mụctiêu trên, chúng ta cần phải Thực hiện tốt những phương hướng cơ bản sau: Tăng cường công tác quẩn lí của Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; ban hành các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường; mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế"" hoặc trả tiền thuê. Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dụng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân. Nhà nước tạo điều kiện đe mọi người tiếp nhân được các thông tin về môi trường, xây dụng nếp sống vệ sinh, tiết kiệm, đẩy mạnh các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. Coi trọng công tác nghiện cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế , khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tham gia các chương trình hợp tác để giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường chung với các quốc gia có liên quan. Chủ động phòng ngừa, ngăn chẵn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiện nhiên. Nhà nước áp dụng những biện pháp hiệu quả để tăng tỉ lệ che phủ rừng, bảo vệ động, Thực vật, nhất là những động, Thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, xây dụng các khu bảo tồn thiện nhiên, vườn quốc gia, bảo vệ đa dạng sinh học, chống ô nhiễm đất, nước, không khí. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiện nhiên. Trước mắt, chúng ta cần chấm dứt tình trạng khai thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên rừng, sự thóai đất và ô nhiễm môi trường. Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải, rác, bụi, tiếng ồn, nhất là ở các thành phố lớn. Thực hiện những phương hướng cơ bản trên, nước ta sẽ kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ tài nguyên và môi trường." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường,"Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường Bảo vệ tài nguyên, môi trường là yếu cầu bức thiết của toàn nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng; có ý nghĩa đối với cả hiện tại và tựơng lai; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Vì vậy, mỗi chúng ta đều phải: Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương và ở nơi mình hoạt động như: tham gia tròng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, mở rộng diện tích rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, giữ gìn, phát triển các khu bảo tồn thiện nhiên, vườn quốc gia, tham gia vệ sinh môi trường, Thực hiện các quy định về vệ sinh công cộng, phê phán việc săn bắt, tiêu diệt động vật quý hiếm. Vận động mọi người cùng Thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,"Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa","Chính sách giáo dục và đào tạo Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo Theo em, giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ gì ? Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Chính vì vậy, giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, có nhiệm vụ: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao. Phương hướng cơ bản dể phát triển giáo dục và đào tạo Để Thực hiện nhiệm vụ trên, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta cần phát triển theo phương hướng sau: Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. Đây là đòi hỏi khách quan của đất nước. Muốn vậy, chúng ta phải Thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dụng, phương pháp dạy học; cơ cấu Tổ chức, cơ chế quản lí, có chính sách đúng đắn trong việc phát hiện, đào tạo, bổi dưỡng, sử dụng nhân tài. MỞ rộng quỵ mô giáo dục. Trên cơ sở chất lượng và hiệu quả, gắn với yếu cầu phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước mở rộng quy mô giáo dục từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp. Ưu tiên đầu tự cho giáo dục. Nhà nước huy động mọi Nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo, xây dụng cơ sở vật chất cho các trường học, Thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Đây là vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta, bảo đảm học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. Phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân, vì vậy cần đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục, xây dụng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp với yếu cầu phát triển của nước ta, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thê giới. Thực hiện những phương hướng cơ bản trên sẽ góp phần vào việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yếu cầu của sự nghiệp xây dụng và bảo vệ Tổ quốc." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,"Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa","Chính sách khoa học và công nghệ Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ Kinh nghiệm cho thấy, các nước phát triển nhanh, giàu có, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ là nhờ nhân thức đúng đắn về tầm quan trọng và sử dụng được những thành tựu của khoa học và công nghệ. Từ một nền kinh tế kém phát triển đang Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, nước ta coi khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước. Để góp phần Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học và công nghệ có nhiệm vụ: giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và Thực tiễn do cuộc sống đặt ra; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước; đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ. Phương hưóng cơ bảnphát triển khoa học và công nghệ Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiện cứu khoa học, lí luận. Nhà nước đầu tự ngân sách vào các chương trình nghiện cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới; huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số"" lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ. Để có thị trường khoa học và công nghệ, nước ta phải tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đắng, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ, hoàn thiện cơ sở pháp lí và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ, trọng dụng nhân tài. Xây dụng tiềm lực khoa học và công nghệ, tập trung nghiện cứu cơ bản định hướng ứng dụng. Nhà nước coi trọng việc nâng cao chất lương, tăng thêm số lượng đội ngũ cán bộ khoa học; tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiện cứu khoa học và công nghệ. Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh nghiện cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới. Thực hiện những phương hướng cơ bản trên sẽ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ nước ta, đồng thời đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực này." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,"Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa","Chính sách văn hóa Nhiệm vụ của văn hóa Văn hóa là nền tảng tình thần của xã hội, vừa là mụctiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Văn hóa khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hoà giữa đời sống vật chất và tình thần. Xuất phát từ yếu cầu của sự nghiệp cách mạng nước ta, nhiệm vụ của văn hóa là: xây dụng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dùng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tự tượng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo. Nền văn hóa tiên tiến thể hiện tình thần yếu nước và tiến bộ mà nội dụng cốt lõi là lí tượng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác Lênin, tự tượng Hổ Chí Minh, nhằm mụctiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sù phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Nền văn hóa đậm đà bẳn sắc dân tộc là nền văn hóa chứa đùng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc, bao gồm những giá trị bền vững, những tình hoa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dùng nước và giữ nước. Đó là lòng yếu nước nổng nàn, ý chí tự cường của dân tộc, tình thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân gia đình xã hội Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dụng, trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, tình tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,"Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa","Phương hướng cơ bằn xây dụng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Để xây dùng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yếu cầu của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế"" quốc tế"", chúng ta cần phải: Làm cho chủ nghĩa Mác Lênin và tự tượng Hổ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tình thần của nhân dân. Chủ nghĩa Mác Lênin giúp ta có nhân thức đúng đắn về tự nhiên, xã hội và tự duy để xây dùng xã hội mới. tự tượng Hổ Chí Minh là sù vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cu thể của nước ta và đã trở thành những giá trị tình thần, tài sản quý báu của dân tộc ta. Những giá trị ấy đã và đang cổ vũ dân tộc ta trong công cuộc xây dùng, bảo vệ Tổ quốc và xây dùng nền văn hóa mới. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dần tộc. Đồng thời với việc kế thừa, phát huy những giá trị tình thần, đạo đức, thẩm mĩ, văn hóa, nghệ thuật, thuần phong mĩ tục của dân tộc, Đảng, Nhà nước ta coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước. Tiếp thu tình hoa văn hóa nhân loại. Đó là tiếp thu những tự tượng tiến bộ, nhân đạo, những thành tựu trên các lĩnh vực của nhân loại đe làm giàu cho trí tuệ, tâm hổn người Việt Nam. Trong điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế , chúng ta phải ngăn chăn sự xâm nhập của các văn hóa phẩm độc hại, tệ sùng bái đồng tiền, coi thường đạo lí, các giá trị nhân văn và kiên quyết chống các hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thu văn hóa, phất huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân, bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật, cổ vũ cái đúng, cái đẹp, phê phán cái ác, cái thấp hèn; nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dụng lối sống mới. Thực hiện những phương hướng cơ bản trên, chúng ta sẽ từng bước xây dụng được nền văn hóa tiên tiến, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,"Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa","Trách nhiệm công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa Để đưa nước ta từ tình trạng là một nước kém phát triển trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh, mọi người dân có cuộc sống hạnh phúc, mỗi công dân cần phải: Tin tượng và chấp hành đúng chủ trưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa. Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, coi trọng việc tiếp thu tình hoa văn hóa nhân loại. Ra sức trau dổi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại để Thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh. Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, biết phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,"Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa","Chính sách khoa học và công nghệ Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ Kinh nghiệm cho thấy, các nước phát triển nhanh, giàu có, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ là nhờ nhân thức đúng đắn về tầm quan trọng và sử dụng được những thành tựu của khoa học và công nghệ. Từ một nền kinh tế kém phát triển đang Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, nước ta coi khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước. Để góp phần Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học và công nghệ có nhiệm vụ: giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và Thực tiễn do cuộc sống đặt ra; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước; đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ. Phương hướng cơ bản phát triển khoa học và công nghệ Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiện cứu khoa học, lí luận. Nhà nước đầu tự ngân sách vào các chương trình nghiện cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới; huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số"" lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ. Để có thị trường khoa học và công nghệ, nước ta phải tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đắng, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ, hoàn thiện cơ sở pháp lí và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ, trọng dụng nhân tài. Xây dụng tiềm lực khoa học và công nghệ, tập trung nghiện cứu cơ bản định hướng ứng dụng. Nhà nước coi trọng việc nâng cao chất lương, tăng thêm số lượng đội ngũ cán bộ khoa học; tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiện cứu khoa học và công nghệ. Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh nghiện cứu các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới. Thực hiện những phương hướng cơ bản trên sẽ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ nước ta, đồng thời đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực này." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,"Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa","Phương hướng cơ bằn xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yếu cầu của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế"" quốc tế"", chúng ta cần phải: Làm cho chủ nghĩa Mác Lênin và tự tượng Hổ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tình thần của nhân dân. Chủ nghĩa Mác Lênin giúp ta có nhân thức đúng đắn về tự nhiên, xã hội và tự duy để xây dùng xã hội mới. tự tượng Hổ Chí Minh là sù vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cu thể của nước ta và đã trở thành những giá trị tình thần, tài sản quý báu của dân tộc ta. Những giá trị ấy đã và đang cổ vũ dân tộc ta trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nền văn hóa mới. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dần tộc. Đồng thời với việc kế thừa, phát huy những giá trị tình thần, đạo đức, thẩm mĩ, văn hóa, nghệ thuật, thuần phong mĩ tục của dân tộc, Đảng, Nhà nước ta coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước. Tiếp thu tình hoa văn hóa nhân loại. Đó là tiếp thu những tự tượng tiến bộ, nhân đạo, những thành tựu trên các lĩnh vực của nhân loại đe làm giàu cho trí tuệ, tâm hổn người Việt Nam. Trong điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế , chúng ta phải ngăn chăn sự xâm nhập của các văn hóa phẩm độc hại, tệ sùng bái đồng tiền, coi thường đạo lí, các giá trị nhân văn và kiên quyết chống các hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thu văn hóa, phất huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân, bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật, cổ vũ cái đúng, cái đẹp, phê phán cái ác, cái thấp hèn; nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng lối sống mới. Thực hiện những phương hướng cơ bản trên, chúng ta sẽ từng bước xây dụng được nền văn hóa tiên tiến, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh,"Vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh Vai trò của quốc phòng và an ninh Trước đây, trong chiến tranh, cả nước hướng vào nhiệm vụ đánh thắng kẻ thù xâm lược để giành độc lập, tự do. Ngày nay, trong hoà bình, nhiệm vụ hàng đầu của dân tộc là xây dụng chủ nghĩa xã hội, nhưng không được lới lỏng nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc. bởi vì, các thế lực thù địch vẫn Thực hiện âm mưu ""diễn biên hoà bình"", gây rối, tìm mọi cơ hội đe gây bạo loạn, lật đo và can thiệp vũ trang. Mặt khác, trong thời kì mở cửa, bên cạnh những mặt tích cực, ở nước ta còn có những biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, quốc phòng và an ninh có vai trò trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ của quốc phòng va an ninh Quốc phòng và an ninh gắn bó chặt chẽ và hỗ trợ nhau cùng Thực hiện nhiệm vụ: xây dụng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thô của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hóa tự tượng và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỉ cương, an toàn xã hội; góp phần giữ vững ôn định chính trị của đất nước, ngăn chặn, đay lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thê lực thù địch, không đe bị động, bất ngờ. Coi trọng nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị nội bộ. Như vậy, bảo vệ Tổ quốc có nội dụng rất rộng, toàn diện. Đó là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh,"Những phương hướng cơ bản nhằm tâng cường quốc phòng và an ninh Để Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần phải Thực hiện những phương hướng cơ bản sau: Phát huy sức mạnh Tổng hợp của khôi đại đoàn kết toàn dân tộc, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nền quốc phòng và an ninh của nước ta là nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân nền phát huy được sức mạnh Tổng hợp của dân tộc và sức mạnh thời đại. Sức mạnh Tổng hợp do nhiều yếu tố tạo nền, nhưng yếu tố có ý nghĩa quyết định là sức mạnh dân tộc, con người, chính trị, tình thần mà biểu hiện tập trung ở sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kết hợp sức mạnh dần tộc với sức manh thời đại. Sức mạnh dân tộc bao gồm những truyền thống tốt đẹp, sức mạnh của văn hóa tình thần và sức mạnh vật chất của dân tộc. Sức mạnh thời đại là sức mạnh của khoa học và công nghệ, sức mạnh của các lực lượng tiên bộ và cách mạng trên thế giới. Kết hợp quốc phòng với an ninh. Đó là kết hợp sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng với sức mạnh của lực lượng và thê trận an ninh. lực lượng quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân bao gồm con người, phương tiện vật chất và các khả năng khác của dân tộc. Thế trận quốc phòng và an ninh nhân dân là việc Tổ chức hợp lí lực lượng trên địa bàn của cả nước, trong từng địa phương. Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và an ninh.  Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dụng và bảo vệ Tổ quốc tất yếu phải kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng và an ninh. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội phải gắn với chiến lược quốc phòng và an ninh, chiến lược quốc phòng và an ninh phục vụ cho chiến lược kinh tế xã hội. Trong tình hình hiện nay, việc xây dụng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trở thành lực lượng chính quy, tình nhuệ, từng bước hiện đại; đồng thời tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, đối với sự nghiệp quốc phòng và an ninh là một đòi hỏi khách quan của nước ta." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh,"Những phương hướng cơ bản nhằm tâng cường quốc phòng và an ninh Để Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần phải Thực hiện những phương hướng cơ bản sau: Phát huy sức mạnh Tổng hợp của khôi đại đoàn kết toàn dân tộc, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nền quốc phòng và an ninh của nước ta là nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân nền phát huy được sức mạnh Tổng hợp của dân tộc và sức mạnh thời đại. Sức mạnh Tổng hợp do nhiều yếu tố tạo nền, nhưng yếu tố có ý nghĩa quyết định là sức mạnh dân tộc, con người, chính trị, tình thần mà biểu hiện tập trung ở sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kết hợp sức mạnh dần tộc với sức manh thời đại. Sức mạnh dân tộc bao gồm những truyền thống tốt đẹp, sức mạnh của văn hóa tình thần và sức mạnh vật chất của dân tộc. Sức mạnh thời đại là sức mạnh của khoa học và công nghệ, sức mạnh của các lực lượng tiên bộ và cách mạng trên thế giới. Kết hợp quốc phòng với an ninh. Đó là kết hợp sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng với sức mạnh của lực lượng và thê trận an ninh. lực lượng quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân bao gồm con người, phương tiện vật chất và các khả năng khác của dân tộc. Thế trận quốc phòng và an ninh nhân dân là việc Tổ chức hợp lí lực lượng trên địa bàn của cả nước, trong từng địa phương. Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và an ninh. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dụng và bảo vệ Tổ quốc tất yếu phải kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng và an ninh. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội phải gắn với chiến lược quốc phòng và an ninh, chiến lược quốc phòng và an ninh phục vụ cho chiến lược kinh tế xã hội. Trong tình hình hiện nay, việc xây dụng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trở thành lực lượng chính quy, tình nhuệ, từng bước hiện đại; đồng thời tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, đối với sự nghiệp quốc phòng và an ninh là một đòi hỏi khách quan của nước ta." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh,"Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Vì vậy, công dân có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động quốc phòng và an ninh. Đó là: Tin tượng vào chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước. Thường xuyên nêu cao tình thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn tình vi của kẻ thù. Chấp hành pháp luật về quốc phòng và an ninh, giữ gìn trật tự, an ninh quốc gia. sẵn sàng Thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh tại nơi cư trú." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh,"Vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh Vai trò của quốc phòng và an ninh Trước đây, trong chiến tranh, cả nước hướng vào nhiệm vụ đánh thắng kẻ thù xâm lược để giành độc lập, tự do. Ngày nay, trong hoà bình, nhiệm vụ hàng đầu của dân tộc là xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng không được lới lỏng nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc. bởi vì, các thế lực thù địch vẫn Thực hiện âm mưu ""diễn biên hoà bình"", gây rối, tìm mọi cơ hội đe gây bạo loạn, lật đo và can thiệp vũ trang. Mặt khác, trong thời kì mở cửa, bên cạnh những mặt tích cực, ở nước ta còn có những biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, quốc phòng và an ninh có vai trò trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ của quốc phòng va an ninh Quốc phòng và an ninh gắn bó chặt chẽ và hỗ trợ nhau cùng Thực hiện nhiệm vụ: xây dụng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thô của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hóa tự tượng và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỉ cương, an toàn xã hội; góp phần giữ vững ôn định chính trị của đất nước, ngăn chặn, đay lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thê lực thù địch, không đe bị động, bất ngờ. Coi trọng nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị nội bộ. Như vậy, bảo vệ Tổ quốc có nội dụng rất rộng, toàn diện. Đó là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 15: Chính sách đối ngoại,"Vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại Nước ta là một bộ phận của thế giới, vận động trong bối cảnh chung của thế giới. Vì vậy, chính sách đối ngoại có vai trò: chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới; góp phần tạo ra điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế . Chính vì vậy, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại ở nước ta là: Giữ vững môi trường hoà bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đay mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dụng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 15: Chính sách đối ngoại,"Nguyên tắc của chính sách đối ngoại Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta được Thực hiện theo những nguyên tắc sau: Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lanh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Nguyên tắc này đòi hỏi nước ta tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lanh thổ của nước khác, đồng thời nêu cao tình thần độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế và làm thất bại những hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ nước ta. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Các nước trên thế giới dù lớn hay nhở đều có quyền sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc, phát triển. Nguyên tắc này yếu cầu nước ta tôn trọng quyền của các nước và đòi hỏi các nước tôn trọng quyền bình đẳng của Việt Nam. đồng thời, các nước tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, hợp tác cùng có lợi." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 15: Chính sách đối ngoại,"Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại Thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế và xuất phát từ xu thế hoà bình, hợp tác, phát triển trên thế giới, phương hướng cơ bản của chính sách đối ngoại ở nước ta là: Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế , đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới, mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân. Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người. sẵn sàng đối thoại với các nước, các Tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền. Kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và ổn định chính trị của Việt Nam. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. Đây là một đòi hỏi khách quan của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước nhằm phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế , Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với tình thần Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế , tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực, nước ta sẽ ngày càng có nhiều bè bạn, tranh thủ được nhiều Nguồn lực để xây dụng và bảo vệ Tổ quốc." 10,Chương 2: Công dân với các vấn đề chính trị xã hội,Bài 15: Chính sách đối ngoại,"Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại Để tích cực góp phần vào việc Thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, mỗi công dân cần phải: Tin tượng và chấp hành nghiệm túc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Luôn luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nước ta trên trường quốc tế . Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối ngoại như rèn luyện nghề, nâng cao trình độ văn hóa và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ... Khi quan hệ với các đối tác nước ngoài cần thể hiện ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, có thái độ hữu nghị, đoàn kết, lịch sự, tế nhị." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng,"Thế giới quan và phương pháp luận Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của Triết học Để nhận thức và cải tạo thế giới, nhân loại đã xây dựng nên nhiều môn khoa học, Triết học là một trong những môn khoa học ấy. Tuy có mối quan hệ hữu cơ với nhau, nhưng Triết học và các môn khoa học cụ thể như Toán học, Vật lí học... đều có đối tượng nghiên cứu riêng. Mỗi môn khoa học cụ thể chỉ đi sâu nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt nào đó của thế giới, còn Triết học nghiên cứu những vấn đế chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. Ví dụ: Hóa học nghiên cứu sự cấu tạo, tính chất, sự biến đổi của các chất. Sử học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung, hoặc nghiên cứu lịch sử của một quốc gia, một dân tộc nói riêng. Triết học nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa lí luận và thực tiễn, nghiên cứu các quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. Do đối tượng nghiên cứu của Triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy nên Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người. " 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng,"Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm Theo cách hiểu thông thường, thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới. Những quan niệm này luôn luôn phát triển biểu hiện sự hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về thế giới xung quanh, từ thế giới quan thần thoại đến thế giới quan Triết học. Thế giới quan của người nguyên thuỷ được thể hiện trong các truyện thần thoại có sự hoà quyện giữa các yếu tố cảm xúc và lí trí, lí trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thực và cái ảo, thần và người... Dựa vào tri thức của các ngành khoa học cụ thể, Triết học diễn tả thế giới quan của con người dưới dạng một hệ thống các phạm trù, quy luật chung nhất, cắt nghĩa về mặt lí luận các hiện tượng xung quanh, tạo niềm tin và định hướng cho con người trong hoạt động. Vì vậy, ta có thể hiểu thế giới quan là toàn hệ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống. Bất luận thế giới quan nào đều phải quan tâm giải quyết các câu hỏi: Thế giới quanh ta là gì, có thực hay chỉ là ảo ảnh, thế giới có bắt đầu và kết thúc không ? Con người có nguồn gốc từ đâu và con người có nhận thức được thế giới xung quanh không ?... Những câu hỏi đó đều có liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại... Đó là vấn đề cơ bản của các hệ thống thế giới quan, cũng chính là vấn để cơ bản của Triết học. ‘Vấn đề cơ bản lớn của mọi Triết học, đặc biệt là của Triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng,"Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm hai mặt. Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất (tồn tại, tự nhiên) và ý thức (tư duy, tinh thần), cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào ? Mặt thứ hai trả lài câu hỏi: Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan hay không ? Tuỳ cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học trên đây mà các hệ thống thế giới quan được xem là duy vật (chủ nghĩa duy vật) hay duy tâm (chủ nghĩa duy tâm). Thế giới quan duy vật cho rằng, giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập đối với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được. Ví dụ: Talét (624-547 trước Công nguyên) cho rằng nước là bán nguyên của mọi cái đang tồn tại; Đêmôcrít (460-370 trước Công nguyên) cho ràng nguyên tử (hạt vật chất không thể phân chia được) và chân không là hai nhân tố tạo nên mọi vật v.v... Thế giới quan duy tâm cho rằng, ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên. Thực tế khẳng định rằng, thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học, nâng cao vai trò của con người đối với giới tự nhiên và sự tiến bộ xã hội. Ngược lại, thế giới quan duy tâm thường là chỗ dựa về lí luận cho các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển xã hội." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng,"Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình Thuật ngữ ""phương pháp"" bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp là methoảos, có nghĩa chung nhất là cách thức đạt tới mục đích đặt ra. Trong quá trình phát triển của khoa học, những cách thức này dần dần được xây dựng thành hệ thống (thành học thuyết) chặt chẽ về phương pháp gọi là phương pháp luận. Vì vậy, phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới (bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể). Căn cứ vào phạm vi ứng dụng, có phương pháp luận riêng thích hợp cho từng môn khoa học (phương pháp luận toán học, phương pháp luận sử học...), có phương pháp luận chung thích hợp cho nhiều môn khoa học (phương pháp luận khoa học xã hội, phương pháp luận khoa học tự nhiên...). Phương pháp luận chung nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy đó là phương pháp luận Triết học. Trong lịch sử Triết học, có hai phương pháp luận cơ bản đối lập nhau là phương pháp luận biện chứng (còn gọi là phép biện chứng) và phương pháp luận siêu hình (còn gọi là phép siêu hình). Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng. Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác. Ví dụ: T. Hốpxơ (1588-1679), nhà Triết học người Anh, là một nhà Vật lí học. Do không nắm được đặc tính riêng của giới hữu cơ, ông đã cho ràng, cơ thể con người giống như các bộ phận của một cỗ máy (các bộ phận của con người giống như các bộ phận của một chiếc đồng hồ cơ học), tim là lò xo, dây thân kinh là sợi chỉ, khớp xương là bánh xe làm cho cơ thể chuyển động. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình đều là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới khách quan. Do hạn chế của nó, phương pháp luận siêu hình không thể đáp ứng được những yêu cầu mới của nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng,"Chủ nghĩa duy vật biện chứng sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng Trước khi Triết học Mác ra đời, do hạn chế của điều kiện lịch sử, nhận thức khoa học và lập trường giai cấp, nhiều nhà triết học, kể cả các bậc tiền bối của C. Mác như Phoiơbắc, Hêghen... chưa đạt được sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Thường là, họ có được thế giới quan duy vật, nhưng không vận dụng được thế giới quan ấy để xây dựng phép biện chứng. Hoặc là, họ có được những tư tưởng biện chứng, nhưng lại đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm. Ví dụ: L. Phoiơbắc (1804-1872), nhà Triết học người Đức, về thế giới quan, ông là nhà duy vật kiệt xuất khi chứng minh ràng, bản chất thế giới là vật chất, giới tự nhiên tồn tại ngoài con người, không phụ thuộc vào ý thức con người, giới tự nhiên không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được. Nhưng, về phương pháp luận, ông là nhà siêu hình khi tuyệt đối hoá một sinh học của con người, mà không thấy một xã hội của con người. G. Hêghen (1770-1831), nhà Triết học người Đức, vể phuơng pháp luận, ông là nhà biện chứng lỗi lạc khi trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một quá trình vận động và phát triển không ngừng. Nhưng, về thế giới quan, ông lại là nhà duy tâm khi khẳng định rằng, khởi nguyên của thế giới là một 'ý niệm tuyệt đối"" thần bí nào đó. Bởi vậy, phép biện chứng của ông là phép biện chứng duy tâm (phép biện chứng của ý niệm tuyệt đối, có trước giới tự nhiên, thể hiện thành giới tự nhiên). Trong Triết học Mác, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau. Thế giới vật chất là cái có trước, phép biện chứng phản ánh nó là cái có sau; Thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển theo những quy luật khách quan. Những quy luật này được con người nhận thức và xây dựng thành phương pháp luận. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng gắn bó với nhau, không tách rời nhau. Sự thống nhất này đòi hỏi chúng ta trong từng vấn đề, từng trường hợp cụ thể: Về thế giới quan: Phải xem xét chúng với quan điểm duy vật biện chứng. Về phương pháp luận: Phải xem xét chúng vói quan điểm biện chứng duy vật." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan,"Thế giới vật chất là vô cùng vô tận, gồm vô vàn sự vật, hiện tượng tồn tại dưới những dạng khác nhau: có các thiên thể rất lớn nhưng lại có những nguyên tử, các hạt cơ bản rất bé; có dạng ở thể rắn, có dạng ở thể lỏng, thể hơi; có giới vô sinh, có giới hữu sinh; có động vật bậc thấp, có động vật bậc cao; có những cái có sẵn trong tự nhiên, lại có những cái do con người tạo ra... Song, các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất dù có muôn hình, muôn vẻ đến thế nào đi nữa, chúng đều là những sự vật, hiện tượng có thật như nó vốn tồn tại, không phụ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người và con người có thể nhận thức được chúng." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan,"Giới tự nhiên tồn tại khách quan Theo nghĩa rộng, toàn bộ thế giới vật chất là giới tự nhiên. Theo nghĩa này, con người và xã hội loài người là một bộ phận của giới tự nhiên ấy. Có nhiều quan niệm khác nhau về sự ra đời và tồn tại của giới tự nhiên: Các nhà Triết học duy tâm, tôn gido cho rằng, giới tự nhiên là do thần linh, thượng đế sáng tạo ra. Các nhà Triết học duy vật lại khẳng định: giới tự nhiên là cái sẵn có, là nguyên nhân tồn tại, phát triển của chính nó. Từ năm 1828, các nhà khoa học dã chứng minh: các chất hữu cơ urê có thể tống hợp được từ các chất vô cơ. Điều đó đã nối thông nhịp cầu vô cơ và hữu cơ, cũng có nghĩa là bác bỏ các thuyết về sự thần bí trong các chất hữu cơ. Hiện nay, tuy còn nhiều tranh luận về nguồn gốc của sự sống, nhưng những công trình khoa học về nhân chủng, địa chất, vũ trụ... đã chứng minh giới tự nhiên là tự có, phát triển tuần tự từ vô cơ đến hữu cơ, từ giới tự nhiên chưa có sự sống đến giới tự nhiên có sự sống, từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao. Thông qua chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo trong một quá trình phát triển lâu dài, giới tự nhiên mới dần dần đa dạng, phong phú như hiện nay. Ý thức của con người (thông qua hoạt động) tuy có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của giới tự nhiên, song sự tồn tại và phát triển của giới tự nhiên vẫn luôn tuân theo những quy luật riêng của chúng, con người không thể quyết định hoặc thay đổi những quy luật đó theo ý muốn chủ quan của mình. Ví dụ: Bằng khoa học kĩ thuật, con người có thể tác động vào giới tự nhiên như tạo ra mưa nhân tạo hoặc làm tan cơn mưa. Song, đó chỉ là sự tác động dựa trên việc nắm bắt và vận dụng các quy luật của giới tự nhiên mà không thể thay đổi được các quy luật đó. Như vậy, giới tự nhiên là tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí nào tạo ra. Mọi sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên đều có quá trình hình thành khách quan, vận động và phát triển theo những quy luật vốn có của nó." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan,"Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên Con người là sản phẩm của giới tự nhiên Khi còn hiểu biết quá ít về giới tự nhiên và về bản thân mình, loài người đã có những quan niệm huyền hoặc về nguồn gốc của mình. Ví dụ: Trong truyện thần thoại Trung Quốc, Nữ Oa đã dùng bùn vàng nặn ra con người và thổi vào đó sự sống. Ngày nay, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy: Loài người có nguồn gốc từ động vật và là kết quả phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Chúng ta đã biết, tất cả các quy luật, các yếu tố sinh học đặc trưng cho động vật có vú vẫn chi phối hoạt động của cơ thể người. Nhưng con người không sống theo bản năng, thích nghi một cách thụ động với giới tự nhiên mà con người biết sử dụng tự nhiên theo cách của mình, như biết trồng trọt, chăn nuôi, nấu chín thức ăn, đun nước sôi để uống... Điểm khác biệt đó là do lao động và hoạt động xã hội của con người tạo nên. Kế thừa quan điểm của các nhà duy vật đi trước và kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học, Triết học Mác Lênin khẳng định: Con người không phải được tạo ra bởi sức mạnh thần bí nào, mà ""Bản thân con người là sản phẩm của giới tự nhiên, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên"" (Ph. Ảngghen)." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan,"Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên Sự ra đời của con người và xã hội loài người là một quá trình tiến hoá lâu dài. Kết cấu quần thể của loài vượn cổ chính là tiền đề tự nhiên lành thành xã hội loài người. Khi loài vượn cổ tiến hoá thành người, cũng đồng thời hình thành nên các mối quan hệ xã hội tạo nên xã hội loài người. Điều đó cho thấy, xã hội là kết quả phát triển tất yếu, lâu dài của giới tự nhiên. Xã hội loài người từ khi ra đời đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao tuân theo quy luật khách quan. Mọi sự biến đổi của xã hội là do hoạt động của con người, chứ không phải do một thế lực thần bí nào tạo ra. Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của giới tự nhiên, cho nên, xã hội cũng là sản phẩm của giới tự nhiên, nhưng là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên. Bởi lẽ, xã hội là hình thức tổ chức cao nhất của giới tự nhiên, có cơ cấu mang tính lịch sử riêng, có những quy luật riêng như: quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật đấu tranh giai cấp... Những quy luật này hình thành trên cơ sở hoạt động có ý thức của con người." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 2: Thế giới vật chất tồn tại khách quan,"Con người có thể nhận thức, cải tạo thế giới khách quan Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan. Tuy có những ý kiến khác nhau về khả năng nhận thức của con người nhưng đa số các nhà Triết học (trong đó có cả một số nhà Triết học duy tâm) đều cho rằng: Con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan. Nhờ các giác quan, nhờ hoạt động của bộ não, con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được thế giới khách quan. Khả năng nhận thức của con người ngày càng nâng lên. Nếu trước đây, cứ 100 năm tri thức của nhân loại mới tăng lên hai lần, riêng thập kỉ 90 (thế kỉ XX), tri thức của nhân loại đã tăng gấp hai lần. Hiện nay, trong thế giới vật chất, còn nhiều điều con người chưa biết, nhưng với khát vọng và ý chí vươn lên làm chủ thế giới, tất cả các sự vật, hiện tượng dù kì lạ đến đâu, chắc chắn sẽ dần dần được con người nhận thức. Con người có thể cải tạo thế giới khách quan. Từ khi xuất hiện đến nay, con người không ngừng tác động vào giới tự nhiên, cải tạo giới tự nhiên theo hướng có lợi cho mình như đắp đê chống lũ lụt, đắp đập ngăn sông để tạo hồ thuỷ lợi, thuỷ điện, thụ phấn nhân tạo cho cây trồng... Với những tiến bộ của khoa học k7 thuật như hiện nay, khả nâng sáng tạo của con người ngày càng lớn. Con người còn có thể sáng tạo ra nhiều hợp chất hoá học mới, nhiều loại cây trồng, vật nuôi mới, thậm chí còn sáng tạo ra ""người máy thông minh""... Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, nếu không có các nguyên tố hoá học, các nhiễm sắc thể vốn có, cùng hàng loạt các quy luật hoá học, biến đổi gen... các phát minh kia cũng không thể thực hiện được. Con người không thể tạo ra giới tự nhiên, nhưng có thể cải tạo giới tự nhiên trên cơ sở tuân theo những quy luật vận động khách quan vốn có của nó. Ngược lại, làm trái các quy luật khách quan, con người sẽ phải hứng chịu những hậu quả khôn lường. Cùng với việc cải tạo giới tự nhiên, với khả năng và nỗ lực của mình, con người còn không ngừng cải tạo xã hội. Nhờ đó, xã hội loài người đã không ngừng phát triển. Thực tế cho thấy, muốn cải tạo được tự nhiên và xã hội, con người phải nhận thức và vận dụng đúng các quy luật khách quan." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 3: Sự vậng động và phát triển của thế giới vật chất,"Thế giới vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình bằng vận động. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của quá trong vận động của sự vật và hiện tượng. Thế giới vật chất luôn luôn vận động khái niệm vận động Quan sát các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan, ta thấy chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, luôn luôn biến đổi, chuyển hoá từ cái này thành cái khác. Có những biến đổi, chuyển hoá ta có thể trực tiếp quan sát được như chiếc xe đang rời bến, người nông dân đang cày cấy, gieo hạt v.v... Nhưng cũng có những biến đổi, chuyển hoá ta không thể trực tiếp quan sát được như sự biến đổi của các hạt cơ bản, của từ trường, của sóng điện từ v.v... Tất cả những biến đổi, chuyển hoá đó là khách quan, gắn liền với các dạng cụ thể của thế giới vật chất. Khái quát những hiện tượng trên đây, Triết học Mác Lênin cho rằng: Vận động là mọi sự biến đổi (biến hoá) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 3: Sự vậng động và phát triển của thế giới vật chất,"vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất chúng ta biết rằng: Trái Đất chỉ tồn tại khi tự quay quanh trục của nó và quay xung quanh Mặt Trời. Sự sống chỉ tồn tại khi có trao đổi chất với môi trường bên ngoài. Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng luôn luôn vận động. Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Bởi vậy, vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 3: Sự vậng động và phát triển của thế giới vật chất,"Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất Thế giới vật chất rất phong phú và đa dạng, vì vậy, hình thức vận động của nó cũng rất phong phú và đa dạng. Triết học Mác Lênin khái quát thành năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao như sau: Vận động cơ học: sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. Vận động vật lí: sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các quá trong nhiệt, điện v.v... Vận động hoá học: quá trong hoá hợp và phân giải các chất. Vận động sinh học: sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường. Vận động xã hội: sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử. Các hình thức vận động trên, tuy có những đặc điểm riêng, nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau và trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau. Nghiên cứu sự vận động và các hình thức vận động của thế giới vật chất, nhắc nhở chúng ta khi xem xét các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội cần phải xem xét chúng trong trạng thái vận động, không ngừng biến đổi, tránh các quan niệm cứng nhắc bất biến. Ph. Ăngghen đã chỉ rõ, đối với một sự vật không vận động thì không có gì để mà nói về nó cả." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 3: Sự vậng động và phát triển của thế giới vật chất,"Thế giới vật chất luôn luôn phát triển Sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng có quan hệ mật thiết với nhau. Không có sự vận động thì sẽ không có một sự phát triển nào cả. Song không phải bất kì sự vận động (sự biến hoá) nào cũng là sự phát triển. Sự vật vận động có thể đi theo nhiều hướng khác nhau: vận động theo chiếu hướng tiến lên, vận động theo chiều hướng thụt lùi, vận động theo chiều hướng tuần hoàn, còn phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. Sự phát triển diễn ra một cách phổ biến ở tất cả các lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy. Giới tự nhiên đã phát triển từ vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất chưa có sự sống đến các loài thực vật, động vật, đến con người. Xã hội loài người đã phát triển từ chế độ công xã nguyên thuỷ, qua các chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa đến xã hội chủ nghĩa. Trí tuệ con người cũng đã phát triển không ngừng, từ chỗ người nguyên thuỷ chỉ chế tạo được các công cụ sản xuất bằng đá, ngày nay, con người đã chế tạo ra được các máy móc tinh vi, đưa được các con tàu bay vào vũ trụ v.v..." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 3: Sự vậng động và phát triển của thế giới vật chất,"Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất Quá trong phát triển của các sự vật và hiện tượng không diễn ra một cách đon giản, thẳng tắp, mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp, đôi khi có bước thụt lùi tạm thời. Song, khuynh hướng tất yếu của quá trong đó là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu. Với quan niệm về phát triển trên đây, chúng ta càng hiểu rằng khi xem xét một sự vật, hiện tượng, hoặc đánh giá một con người, cần phát hiện ra những nét mới, ủng hộ cái tiến bộ, tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học","Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng","Mọi sự vật và hiện tượng trên thế giới luôn trong quá trình vận động và phát triển. Những người theo chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo thường cho rằng, mọi biến hoá trong vũ trụ đều do một lực lượng siêu tự nhiên nào đó (trời, thần thánh, v.v...) gây ra. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng, nguồn gốc vận động, phát triển của mọi sự vật và hiện tượng là do mâu thuẫn tồn tại trong bản thân chúng." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học","Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng","Với quan niệm thống thường, mâu thuẫn được hiểu là trạng thái xung đột, chống đối nhau. Trong Triết học, khái niệm mâu thuẫn được dùng với ý nghĩa sâu sắc hơn, đầy đủ hơn. Bất kì sự vật nào, hiện tượng nào cũng chứa đựng những mặt đối lập. Hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tác động lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn. Theo Triết học Mác Lênin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. Để hiểu về một mâu thuẫn, chúng ta cần nắm được: Thế nào là mặt đối lập, thế nào là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học","Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng","Mặt đối lập của mâu thuẫn Thế nào là mặt đối lập của mâu thuẫn? Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm... mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau. Ví dụ: Mỗi sinh vật đều có mặt đồng hóa với dị hóa. Đồng hóa là quá trình trao đổi chất làm cho các tế bào nảy sinh, còn dị hoá thì ngược lại. Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm, hoạt động tiêu dùng lại triệt tiêu sản phẩm. Khi nói đến mặt đối lập của mâu thuẫn là nói đến những mặt đối lập ràng buộc nhau bên trong mỗi sự vật và hiện tượng cụ thể, không nên hiểu đó là mặt đối lập bất kì giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật và hiện tượng kia (mặt di truyền ở cơ thể này không đối lập với mặt biến dị ở cơ thể kia)." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học","Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng","Sự thống nhất giữa các mặt đối lập Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập. Trong các ví dụ trên, ta thấy: Mỗi sinh vật có quá trình đồng hoá thì phải có quá trình dị hoá, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết. Trong hoạt động kinh tế, nếu không có sản xuất thì không có sản phẩm để tiêu dùng; ngược lại, nếu không có tiêu dùng thì sản xuất mất lí do để tồn tại. Ta cần phân biệt khái niệm ""thống nhất"" trong quy luật mâu thuẫn với cách nói thống nhất được dùng hằng ngày với nội dung là sự hợp lại thành một khối (thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động)." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học","Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng","Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng Sự vật và hiện tượng nào cũng bao gồm nhiều mâu thuẫn khác nhau. Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật và hiện tượng chứa đựng nó cũng chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác. Giải quyết mâu thuần Mỗi mâu thuẫn đều bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho các sự vật và hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ. Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật và hiện tượng mới. Quá trình này tạo nên sự vận động, phát triển vô tận của thế giới khách quan. Do đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. Ví dụ: Sự đấu tranh giữa mặt di truyền và biến dị trong điều kiện môi trường hết sức đa dạng và luôn luôn thay đổi đà làm cho các giống, loài mới của sinh vật xuất hiện. Sự đấu tranh giữa giai cấp nô lệ với giai cấp chủ nô đã làm cho xã hội chiếm hữu nô lệ tiêu vong, hình thành xã hội phong kiến với mâu thuẫn giai cấp mới là mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân. Trong lĩnh vực nhận thức, sở dĩ các tư tưởng khoa học ngày càng phát triển vì luôn luôn có sự đấu tranh giữa nhận thức đúng và nhận thức sai, giữa nhận thức kém sâu sắc và nhận thức sâu sắc hơn." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học","Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng","Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh Khi nghiên cứu về mâu thuẫn, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến nguyên tắc sau đây: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hoà mâu thuẫn. Vận dụng những hiểu biết trên đây vào cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần phải biết phân tích những mâu thuẫn trong nhận thức, trong rèn luyện phẩm chất đạo đức. Phải phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, cái gì là tiến bộ, cái gì là lạc hậu để nâng cao nhận thức khoa học, phát triển nhân cách. Biện pháp thường xuyên để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống tập thể là phải tiến hành phê bình và tự phê bình, tránh thái độ xuê xoa, ""dĩ hoà vi quý"", không dám đấu tranh chống lại những cái lạc hậu, tiêu cực." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học","Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng","Sự vận động, phát triển của các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan rất đa dạng. Cách thức phổ biến nhất của chúng là sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng về chất. Mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất với nhau." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học","Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng","Chất Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác. Ví dụ: Nguyên tố đồng có nguyên tử luợng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083 độ c, nhiệt độ sôi là 2880 độ c v.v... Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác. Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở nuớc ta, duới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân, một mặt, đánh đuổi bọn thục dân xâm luợc, giành lại quyền độc lộp cho dân tộc, mặt khác, đánh đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân. Vì vậy, cuộc cách mạng ấy, về chất, là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, khác về chất so với nhũng cuộc cách mạng khác." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học","Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng","Lượng Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng hiển thị trình dộ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận dộng (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)... của sự vật và hiện tượng. Đối với mỗi phân tử nước (H2O), lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức 2 nguyên tử Hiđrô (H) và 1 nguyên tử ôxi (O). Đối với mỗi quốc gia, lượng là dân số, diện tích lãnh thổ của nước ấy. Như vậy, mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất với nhau. Chất và lượng đều là thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, không thể có chất và lượng ""thuần tuý"" tồn tại bên ngoài các sự vật và hiện tượng, cũng như không thể có chất tồn tại ngoài lượng và ngược lại." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học","Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng","Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay. Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là độ. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là điểm nút. Ví dụ: Trong điều kiện bình thường, đồng (Cu) ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1083 độ c, đồng sẽ nóng chảy. Ở ví dụ này, độ là khoảng giới hạn trong đó nhiệt độ của đồng chưa đạt tới 1083 độ c và điểm nút là nhiệt độ 1083 độ c." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học","Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng","Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng Mỗi sự vật và hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Ví dụ: Khi nước từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi thì thể tích của nó đã khác trước, vận tốc của các phân tử nước và độ hoà tan của nó cũng khác trước. Nghiên cứu về cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng rất có ý nghĩa đối với chúng ta trong cuộc sống. Để tạo ra sự biến đổi về chất, nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định. Vì vậy, trong học tập và rèn luyện, chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ; mọi hành động nôn nóng hoặc nửa vời đều không đem lại kết quả như mong muốn." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng,"Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình Phủ định là xoá bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó. Có hai quan niệm cơ bản về phủ định: phủ định biện chứng và phù định siêu hình. Phủ định siêu hình Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. Gió bão làm đổ cây cối, con người dùng hoá chất độc hại tiêu diệt sinh vật... Phủ định biện chứng Phủ định hiện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới. Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản sau đây: Tính khách quan: Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng. Đó là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn, lượng đổi dẫn đến chất đổi, cái mới ra đời thay thế cái cũ. Vì vậy, phủ định biện chứng mang tính tất yếu, khách quan và tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển. Ví dụ: Trong sinh vật: Các giống loài mới xuất hiện phủ định các giống loài cũ là kết quà của quá trình đấu tranh giữa di truyền và biến dị trong bản thân sinh vật tạo ra. Trong xã hội: Chế độ phong kiến phủ định chế độ chiếm hữu nô lệ là kết quả của cuộc đấu tranh giữa giai cấp nô lệ và giai cấp chủ nô trong bản thân chế độ chiếm hữu nô lệ để lại. Tính kế thừa: Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, cái mới không ra đời từ hư vô, mà ra đời từ trong lòng cái cũ, từ cái trước đó. Bởi vậy, nó không phủ định ""sạch trơn"", không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ. Nó chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ, đồng thời giữ lại những yếu tố tích cực còn thích hợp để phát triển cái mới. Tính kế thừa này cũng là tất yếu và khách quan, đảm bảo cho các sự vật và hiện tượng phát triển liên tục. Trong sinh vật: Các giống loài phát triển theo quy luật di truyền. Thế hệ con cái kế thừa nhũng yếu tố tích cực của thế hệ bố mẹ, gạt bỏ đi những yếu tố không còn thích hợp với hoàn cành mới. Trong xã hội: Chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời từ xã hội cũ. Nó không xoá bỏ sạch trơn xã hội cũ, mà tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các thành quả mà nhân loại đã đạt đuọc dưới chế độ cũ." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng,"Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình Phủ định là xoá bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó. Có hai quan niệm cơ bản về phủ định: phủ định biện chứng và phù định siêu hình. Phủ định siêu hình Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. Gió bão làm đổ cây cối, con người dùng hoá chất độc hại tiêu diệt sinh vật... Phủ định biện chứng Phủ định hiện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới. Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản sau đây: Tính khách quan: Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng. Đó là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn, lượng đổi dẫn đến chất đổi, cái mới ra đời thay thế cái cũ. Vì vậy, phủ định biện chứng mang tính tất yếu, khách quan và tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển. Ví dụ: Trong sinh vật: Các giống loài mới xuất hiện phủ định các giống loài cũ là kết quà của quá trình đấu tranh giữa di truyền và biến dị trong bản thân sinh vật tạo ra. Trong xã hội: Chế độ phong kiến phủ định chế độ chiếm hữu nô lệ là kết quả của cuộc đấu tranh giữa giai cấp nô lệ và giai cấp chủ nô trong bản thân chế độ chiếm hữu nô lệ để lại. Tính kế thừa: Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng, cái mới không ra đời từ hư vô, mà ra đời từ trong lòng cái cũ, từ cái trước đó. Bởi vậy, nó không phủ định ""sạch trơn"", không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ. Nó chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ, đồng thời giữ lại những yếu tố tích cực còn thích hợp để phát triển cái mới. Tính kế thừa này cũng là tất yếu và khách quan, đảm bảo cho các sự vật và hiện tượng phát triển liên tục. Trong sinh vật: Các giống loài phát triển theo quy luật di truyền. Thế hệ con cái kế thừa nhũng yếu tố tích cực của thế hệ bố mẹ, gạt bỏ đi những yếu tố không còn thích hợp với hoàn cành mới. Trong xã hội: Chế độ xã hội chủ nghĩa ra đòi từ xã hội cũ. Nó không xoá bỏ sạch trơn xã hội cũ, mà tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các thành quả mà nhân loại đã đạt đuọc dưới chế độ cũ." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng,"Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật và hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Triết học gọi đó là sự phủ định của phủ định, nó vạch ra khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật và hiện tượng. Ph. Ăngghen đưa ra một ví dụ trong Sinh học như sau: Gieo một hạt thóc trong điều kiện bình thường, nó sẽ nảy mầm. Hạt thóc đã bị thay thế bởi một cây lúa do nó sinh ra, đấy là sự phủ định hạt thóc. Cây lúa lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cũng sinh ra những hạt thóc mới, và khi hạt thóc đã chín thì thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ định. Kết quả sự phủ định của phủ định này là chúng ta lại có hạt thóc như ban đầu, nhưng không phải chỉ là một hạt, mà là nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần. Như vậy, khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, sự ra đời của cái mới không đơn giản, dễ dàng, mà phải trải qua sự đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và cái lạc hậu. Đôi khi cái mới tạm thời bị thất bại, bị cái cũ, cái lạc hậu lấn át, nhưng theo quy luật chung, cuối cũng, cái mới sẽ chiến thắng cái cũ. Cơ sở lí luận trên đây nhắc nhở chúng ta không nên ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới, đồng thời giúp chúng ta vững tin về sự tất thắng của cái mới, vì đó là khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật và hiện tượng. Phân tích về triển vọng của chủ nghĩa xã hội, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã nêu rõ: ""Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả nâng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội""" 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức,"Con người luôn mong muốn khám phá thế giới xung quanh và khám phá chính mình. Nhưng muốn khám phá đối tượng nào cũng phải xuất phát từ thực tiễn mới có khả năng nhận thức được bản chất đối tượng. Để biến đổi sự vật, cải tạo thế giới khách quan, con người phải hiểu biết sự vật, phải có tri thức về thế giới. Tri thức không có sẵn trong con người. Muốn có tri thức con người phải tiến hành hoạt động nhận thức. Thế nào là nhận thức ? Triết học duy vật biện chứng cho rằng, nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, quá trình nhận thức diễn ra rất phức tạp, gồm hai giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. Nhận thức cảm tính: là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng. Ví dụ: Khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi cho ta biết muối không có mùi; luỡi cho ta biết muối có vị mặn. Nhận thức lí tính: là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá,... tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. Nhờ đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể của muối, công thức hoá học của muối, điều chế được muối... Như vậy, nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức,"Thực tiễn là gì ? Triết học duy vật biện chứng cho rằng: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Hoạt động thực tiễn rất đa dạng và ngày càng phong phú, chúng ta có thể khái quát thành ba hình thức cơ bản là: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học. Trong những hoạt động kể trên, hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất vì nó quyết định các hoạt động khác, và xét cho cùng, các hoạt động khác đều nhằm phục vụ hoạt động cơ bản này." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức,"Vai trò của thực tiễn đối vối nhận thức Triết học duy vật biện chứng khẳng định: Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Mỗi người, mỗi thế hệ không chỉ có những nhận thức do thực tiễn và kinh nghiệm trực tiếp đem lại mà còn kế thừa, tiếp thu những tri thức của các thế hệ trước, của người khác đem lại. Song, suy cho cùng, mọi sự hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng. Ví dụ: Những tri thức về thiên văn, toán học, trồng trọt... của người xưa đều được hình thành từ việc quan sát thời tiết, tính toán chu kì vận động của mặt trời, của tuần trăng, sự đo đạc ruộng đất, sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tế gieo trồng hàng năm... Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện các giác quan của con người. Nhờ đó, khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Khi biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, bàn tay con người trở nên khéo léo hơn, tư duy phát triển hơn... Thực tiễn là động lực của nhận thức Thực tiễn là động lực thúc đẩy nhận thức phát triển vì thực tiễn luôn luôn vận động, luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức và tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết thức đẩy nhận thức phát triển. Ví dụ: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bác sĩ Đặng Văn Ngữ (1910-1967) đã điều chế được nước lọc pênixilin từ giống nấm pênixilin mà ông đưa từ Nhật về. Lúc đó, thứ thuốc này được coi là thần dược, đã làm lành vết thương cứu sống bao người, nhưng lại không chữa được những vết thương mãn tính đã mưng mủ. Thực tế đó đặt ra yêu cầu y học phải nghiên cúu tìm ra loại kháng sinh mới. Năm 1952, Wátman tìm ra stréptômixin. Là người luôn theo dõi tình hình y học thế giới, bác sĩ Ngữ liền bắt tay nghiên cúu loại nấm mới này trong các mẫu đất. Sau ba tháng, ông đã tìm ra 18 loại stréptômixin. Trong đó, có nhiều loại điều trị được vết thương mãn tính đã mưng mủ." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức,"Thực tiễn là mục đích của nhận thức Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: ""Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông"". Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí Nhận thức ra đời từ thực tiễn, song nhận thức lại diễn ra ở từng người, từng thế hệ cụ thể với những điều kiện chủ quan, khách quan khác nhau. Bởi vậy, tri thức của con người về sự vật và hiện tượng có thể là đúng đắn hoặc sai lầm. Chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn còn có tác dụng bổ sung, hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ. Thuyết Nhật tâm của Côpécníc cho ràng, Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Nhờ có kính viễn vọng tự sáng chế và kiên trì quan sát bầu trời, Galilê (1564-1642) đã khẳng định Thuyết Nhật tâm của Côpécníc là đúng và còn bổ sung: Mặt Trời còn tự quay xung quanh trục của nó. Tóm lại, thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội,"Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội ở những thời kì lịch sử khác nhau, có những tư tưởng và quan điểm khác nhau. Sở dĩ như vậy vì ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh những điểu kiện sinh hoạt vật chất, những mối quan hệ kinh tế khác nhau trong tiến trình phát triển của lịch sử. Chúng ta biết rằng, trong xã hội Cộng sản nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất còn thấp kém, mọi hoạt động của con người đều là hoạt động tập thể trên cơ sở chế độ công hữu vế tư liệu sản xuất. Mọi người sản xuất chung, hưởng thụ chung, không ai lấy của chung làm của riêng, do đó chưa nảy sinh quan niệm về tư hữu. Khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành thì xã hội phân hoá thành kẻ giàu, người nghèo, người này ăn bám, bóc lột người khác. Do đó, ý thức của con người cũng biến đổi, đầu óc tư hữu, tư tưởng ăn bám, chủ nghĩa cá nhân xuất hiện và phát triển. Khi chế độ chiếm hữu nô lệ hưng thịnh, xã hội được duy trì và chỉ có thể được duy trì bằng lao động của nô lệ thì những nhà tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ cho rằng chế độ nô lệ là một hiện tượng tự nhiên và cần thiết. Khi lao động của nô lệ được thay thế bằng lao động của nông nô có năng suất cao hơn, quan hệ sản xuất phong kiến ra đời thì chế độ chiếm hữu nô lệ bị chỉ trích, coi nó là trái với chính nghĩa, cần phải xoá bỏ. Tiếp đó, chế độ phong kiến suy tàn, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển ngay trong lòng xã hội phong kiến thì ý thức con người lại cho rằng, chế độ phong kiến là vô nhân đạo, cần phải thay thế nó bằng chế độ tư bản. Khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nữa thì lại nảy sinh những tư tưởng mới, những học thuyết mới phê phán xã hội tư bản và chủ trương xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp hơn. Những điều phân tích trên đây cho thấy, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội sinh ra và quyết định, khi tồn tại xã hội thay đổi thì sớm muộn ý thức xã hội cũng thay đổi theo. Đúng như c. Mác đã khẳng định: ""Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết đinh ý thức của họ."". Từ đó, ta có thể rút ra kết luận, khi muốn tìm hiểu nguồn gốc của các hiện tượng ý thức, tư tưởng, cần phải phân tích những điều kiện sinh hoạt vật chất đã sản sinh ra nó ." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội,"Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội ở những thời kì lịch sử khác nhau, có những tư tưởng và quan điểm khác nhau. Sở dĩ như vậy vì ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh những điểu kiện sinh hoạt vật chất, những mối quan hệ kinh tế khác nhau trong tiến trình phát triển của lịch sử. Chúng ta biết rằng, trong xã hội Cộng sản nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất còn thấp kém, mọi hoạt động của con người đều là hoạt động tập thể trên cơ sở chế độ công hữu vế tư liệu sản xuất. Mọi người sản xuất chung, hưởng thụ chung, không ai lấy của chung làm của riêng, do đó chưa nảy sinh quan niệm về tư hữu. Khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành thì xã hội phân hoá thành kẻ giàu, người nghèo, người này ăn bám, bóc lột người khác. Do đó, ý thức của con người cũng biến đổi, đầu óc tư hữu, tư tưởng ăn bám, chủ nghĩa cá nhân xuất hiện và phát triển. Khi chế độ chiếm hữu nô lệ hưng thịnh, xã hội được duy trì và chỉ có thể được duy trì bằng lao động của nô lệ thì những nhà tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ cho rằng chế độ nô lệ là một hiện tượng tự nhiên và cần thiết. Khi lao động của nô lệ được thay thế bằng lao động của nông nô có nâng suất cao hơn, quan hệ sản xuất phong kiến ra đời thì chế độ chiếm hữu nô lệ bị chỉ trích, coi nó là trái với chính nghĩa, cần phải xoá bỏ. Tiếp đó, chế độ phong kiến suy tàn, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển ngay trong lòng xã hội phong kiến thì ý thức con người lại cho rằng, chế độ phong kiến là vô nhân đạo, cần phải thay thế nó bằng chế độ tư bản. Khi quan hộ sản xuất tư bản chủ nghĩa không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nữa thì lại nảy sinh những tư tưởng mới, những học thuyết mới phê phán xã hội tư bản và chủ trương xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp hơn. Những điều phân tích trên đây cho thấy, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội sinh ra và quyết định, khi tồn tại xã hội thay đổi thì sớm muộn ý thức xã hội cũng thay đổi theo. Đúng như c. Mác đã khẳng định: ""Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết đinh ý thức của họ."". Từ đó, ta có thể rút ra kết luận, khi muốn tìm hiểu nguồn gốc của các hiện tượng ý thức, tư tưởng, cần phải phân tích những điều kiện sinh hoạt vật chất đã sản sinh ra nó ." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội,"Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội Ớ những thời kì lịch sử khác nhau, có những tư tưởng và quan điểm khác nhau. Sở dĩ như vậy vì ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh những điểu kiện sinh hoạt vật chất, những mối quan hệ kinh tế khác nhau trong tiến trình phát triển của lịch sử. Chúng ta biết rằng, trong xã hội Cộng sản nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất còn thấp kém, mọi hoạt động của con người đều là hoạt động tập thể trên cơ sở chế độ công hữu vế tư liệu sản xuất. Mọi người sản xuất chung, hưởng thụ chung, không ai lấy của chung làm của riêng, do đó chưa nảy sinh quan niệm về tư hữu. Khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành thì xã hội phân hoá thành kẻ giàu, người nghèo, người này ăn bám, bóc lột người khác. Do đó, ý thức của con người cũng biến đổi, đầu óc tư hữu, tư tưởng ăn bám, chủ nghĩa cá nhân xuất hiện và phát triển. Khi chế độ chiếm hữu nô lệ hưng thịnh, xã hội được duy trì và chỉ có thể được duy trì bằng lao động của nô lệ thì những nhà tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ cho rằng chế độ nô lệ là một hiện tượng tự nhiên và cần thiết. Khi lao động của nô lệ được thay thế bằng lao động của nông nô có nâng suất cao hơn, quan hệ sản xuất phong kiến ra đời thì chế độ chiếm hữu nô lệ bị chỉ trích, coi nó là trái với chính nghĩa, cần phải xoá bỏ. Tiếp đó, chế độ phong kiến suy tàn, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển ngay trong lòng xã hội phong kiến thì ý thức con người lại cho rằng, chế độ phong kiến là vô nhân đạo, cần phải thay thế nó bằng chế độ tư bản. Khi quan hộ sản xuất tư bản chủ nghĩa không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nữa thì lại nảy si nil những tư tưởng mới, những học thuyết mới phê phán xã hội tư bản và chủ trương xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp hơn. Những điều phân tích trên đây cho thấy, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội sinh ra và quyết định, khi tồn tại xã hội thay đổi thì sớm muộn ý thức xã hội cũng thay đổi theo. Đúng như c. Mác đã khẳng định: ""Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết đinh ý thức của họ."". Từ đó, ta có thể rút ra kết luận, khi muốn tìm hiểu nguồn gốc của các hiện tượng ý thức, tư tưởng, cần phải phân tích những điều kiện sinh hoạt vật chất đã sản sinh ra nó ." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội,"Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội ở những thời kì lịch sử khác nhau, có những tư tưởng và quan điểm khác nhau. Sở dĩ như vậy vì ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh những điểu kiện sinh hoạt vật chất, những mối quan hệ kinh tế khác nhau trong tiến trình phát triển của lịch sử. Chúng ta biết rằng, trong xã hội Cộng sản nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất còn thấp kém, mọi hoạt động của con người đều là hoạt động tập thể trên cơ sở chế độ công hữu vế tư liệu sản xuất. Mọi người sản xuất chung, hưởng thụ chung, không ai lấy của chung làm của riêng, do đó chưa nảy sinh quan niệm về tư hữu. Khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành thì xã hội phân hoá thành kẻ giàu, người nghèo, người này ăn bám, bóc lột người khác. Do đó, ý thức của con người cũng biến đổi, đầu óc tư hữu, tư tưởng ăn bám, chủ nghĩa cá nhân xuất hiện và phát triển. Khi chế độ chiếm hữu nô lệ hưng thịnh, xã hội được duy trì và chỉ có thể được duy trì bằng lao động của nô lệ thì những nhà tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ cho rằng chế độ nô lệ là một hiện tượng tự nhiên và cần thiết. Khi lao động của nô lệ được thay thế bằng lao động của nông nô có năng suất cao hơn, quan hệ sản xuất phong kiến ra đời thì chế độ chiếm hữu nô lệ bị chỉ trích, coi nó là trái với chính nghĩa, cần phải xoá bỏ. Tiếp đó, chế độ phong kiến suy tàn, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển ngay trong lòng xã hội phong kiến thì ý thức con người lại cho rằng, chế độ phong kiến là vô nhân đạo, cần phải thay thế nó bằng chế độ tư bản. Khi quan hộ sản xuất tư bản chủ nghĩa không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nữa thì lại nảy sinh những tư tưởng mới, những học thuyết mới phê phán xã hội tư bản và chủ trương xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp hơn. Những điều phân tích trên đây cho thấy, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội sinh ra và quyết định, khi tồn tại xã hội thay đổi thì sớm muộn ý thức xã hội cũng thay đổi theo. Đúng như c. Mác đã khẳng định: ""Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết đinh ý thức của họ."". Từ đó, ta có thể rút ra kết luận, khi muốn tìm hiểu nguồn gốc của các hiện tượng ý thức, tư tưởng, cần phải phân tích những điều kiện sinh hoạt vật chất đã sản sinh ra nó ." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội,"Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, Triết học Mác Lênin đồng thời thừa nhận tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Một trong những biểu hiện của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội là sự tác động trở lại của nó đối với tồn tại xã hội. Những ý thức xã hội tiên tiến có thể phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan, chỉ đạo con người trong hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao, thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển và hoàn thiện hơn. Ngược lại, những ý thức xã hội lạc hậu có tác động kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội,"Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối vói tồn tại xã hội khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, Triết học Mác Lênin đồng thời thừa nhận tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Một trong những biểu hiện của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội là sự tác động trở lại của nó đối với tồn tại xã hội. Những ý thức xã hội tiên tiến có thể phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan, chỉ đạo con người trong hoạt động thực tiễn đạt kết quả cao, thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển và hoàn thiện hơn. Ngược lại, những ý thức xã hội lạc hậu có tác động kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội,"Đời sống xã hội gồm hai lĩnh vực là đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Triết học Mác Lênin hiểu đời sống vật chất là tồn tại xã hội, đời sống tinh thần là ý thức xã hội Tồn tại xã hội Các xã hội trong lịch sử, muốn tồn tại và phát triển phải lao động sản xuất làm ra của cải vật chất nuôi sống xã hội. Muốn lao động sản xuất, xã hội phải có một số người nhất định (dân số) mới có nguồn lực lao động, và con người phải gắn với môi trường tự nhiên, vì mọi của cải vật chất đều được khai thác từ tự nhiên. Trong quá trình sản xuất ấy, bao giờ con người cũng phải tiến hành theo một cách thức nào đó (phương thức sản xuất). Môi trường tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất là ba yếu tố không thể thiếu được đối với sự tồn tại của xã hội. Vì vậy, ta có thể phát biểu như sau: Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, bao gồm môi trường tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất. Trong những yếu tố ấy, phương thức sản xuất là yếu tố quyết định, bởi vì trình độ của phương thức sản xuất như thế nào sẽ quyết định sự tác động của con người đến môi trường tự nhiên và quy mô phát triển dân số như thế ấy." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội,"Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bao gồm những điều kiện địa lí tự nhiên (đất đai, rừng núi, sống ngòi, khí hậu...), của cải trong thiên nhiên (tài nguyên, khoáng sản, thú rừng, hải sản...), những nguồn năng lượng tự nhiên (sức gió, sức nước, ánh sáng mặt trời...). Môi trường tự nhiên là điều kiện sinh sống tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nó có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc gây ra những khó khăn cho quá trình sản xuất của con người. Thật vậy, những nơi nào có môi trường tự nhiên đa dạng, phong phú thì nơi đó con người gặp thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Ngược lại, ở những nơi nào hoàn cảnh địa lí khắc nghiệt thì chẳng những nơi đó khó phát triển ngành nghề, phân công lao động xã hội, mà bao phí trong quá trình sản xuất cũng sẽ tăng lên. Như vậy, môi trường tự nhiên có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của con người và sự tiến bộ của xã hội, nhưng mức ảnh hướng của nó đến đâu lại tuỳ thuộc vào trình độ văn hoá, khoa học và kĩ thuật của con người, tuỳ thuộc vào tính chất của các chế độ xã hội. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể làm cho tự nhiên biến đổi theo hai hướng: Nếu biết tác động vào tự nhiên một cách hợp lí, sẽ làm cho tự nhiên ngày càng phong phú. Ngược lại, nếu chỉ biết khai thác một cách tuỳ tiện, không biết tái tạo giới tự nhiên, sẽ làm cho nó ngày một nghèo nàn, cạn kiệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ, gây hiểm hoạ cho cuộc sống của con người." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội,"Dân số Cùng với môi trường tự nhiên, dân số cũng là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Thật vậy, mỗi quốc gia, dân tộc đều cần có một số dân nhất định mới đủ người để lao động sản xuất, bảo vệ đất nước. Dân số và tốc độ phát triển dân số của mỗi nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt của nước đó. Ở những nước có điều kiện tự nhiên tương tự nhau, nhưng số lượng và chất lượng dân số khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cũng như vai trò của môi trường tự nhiên, điều kiện dân số không phải là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội,"Phương thức sản xuất Trên đây, chúng ta đã phân tích ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, dân số đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nhưng ảnh hưởng của những nhân tố đó như thế nào lại phụ thuộc vào các chế độ xã hội, mà chế độ xã hội lại do phương thức sản xuất quyết định. Phương thức sản xuất là cách thức con người làm ra của cải vật chất trong những giai đoạn nhất định của lịch sử. Mỗi phương thức sản xuất đều có hai bộ phận là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất Muốn tiến hành sản xuất phải có tư liệu sản xuất và người lao động. Lực lượng sản xuất là sự thống nhất giữa tư liệu sản xuất và người sử dụng tư liệu ấy để sản xuất ra của cải vật chất. Tư liệu sản xuất gồm có tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động: gồm công cụ lao động như máy móc và các phương tiện vật chất khác như nhà kho, sân bãi, đường sá... Trong tư liệu lao động, công cụ lao động là quan trọng nhất, vì công cụ lao động ngày càng tinh vi, hiện đại, tạo ra năng suất lao động ngày càng cao, sản phẩm lao động càng dồi dào. Công cụ lao động là yếu tố tiêu biểu cho trình độ sản xuất của mỗi thời đại. Đối tượng lao động: gồm những bộ phận thuộc giới tự nhiên được đưa vào sản xuất. Có đối tượng lao động đã sẵn có trong tự nhiên như đất trồng, quặng kim loại, than, dầu mỏ... Có đối tượng lao động là sản phẩm lao động do con người tạo ra như các sản phẩm nông nghiệp dùng cho công nghiệp. Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, phản ánh trình độ làm chủ tự nhiên của con người. Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, người lao động giữ vai trò quyết định, bởi vì chính con người sáng tạo ra công cụ lao động và sử dụng nó trong quá trình sản xuất, không có người lao động thì mọi yếu tố của tư liệu sản xuất sẽ không phát huy được tác dụng. Quan hệ sản xuất Để tiến hành sản xuất, ngoài quan hệ giữa con người với tự nhiên, còn phải có sự kết hợp giữa con người với con người theo một cách thức nào đó. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, bao gồm các quan hệ sở hữu, quản lí và phân phối. Các yếu tố trên đây có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định đối với các quan hệ khác, phản ánh bản chất của các kiểu quan hệ sản xuất trong lịch sử. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Trong quá trình phát triển của phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất là mặt luôn luôn phát triển, còn quan hệ sản xuất thay đổi chậm hơn. Khi lực lượng sản xuất đã phát triển lên một trình độ mới, quan hệ sản xuất không còn phù hợp với nó nữa, sẽ nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt của phương thức sản xuất, kiểu quan hệ sản xuất cũ sẽ bị thay thế bằng một kiểu quan hệ sản xuất mới. Sự thay thế này cũng có nghĩa là sự chấm dứt của phương thức sản xuất đã lỗi thời và sự ra đời của phương thức sản xuất mới. Khi quan hệ sản xuất mới ra đời phù hợp với lực lượng sản xuất, nó sẽ có tác dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội,"Ý thức xã hội Ý thức xã hội là gì? Ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội, bao gồm toàn bộ những quan niệm, quan điểm của các cá nhân trong xã hội từ các hiện tượng tình cảm, tâm lí đến các quan điểm và các học thuyết về chính trị, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật, khoa học, triết học... Hai cấp độ của ý thức xã hội Tất cả những hiện tượng ý thức trên đây đều có nguồn gốc từ tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội với những phương thức và mức độ khác nhau. Xét về cấp độ phản ánh, ý thức xã hội bao gồm tâm lí xã hội và hệ tư tưởng. Tâm lí xã hội là toàn bộ những tâm trạng, thói quen, tình cảm của con người, được hình thành một cách tự phát do ảnh hưởng trực tiếp của những điều kiện sinh sống hằng ngày, chưa được khái quát thành lí luận. Hệ tư tưởng là toàn bộ những quan niệm, quan điểm đã được hệ thống hoá thành lí luận, học thuyết về đạo đức, chính trị, pháp quyền... Hệ tư tưởng không hình thành một cách tự phát, mà hình thành một cách tự giác do các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định xây dựng nên, nhằm phản ánh và bảo vệ lợi ích giai cấp của họ. Vì vậy, các hệ tư tưởng trong xã hội luôn luôn mang tính giai cấp (hệ tư tưởng của giai cấp chủ nô, giai cấp địa chủ, giai cấp tư sản và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân). So với tâm lí xã hội, hệ tư tưởng phản ánh tồn tại xã hội một cách sâu sắc hon, nó có khả năng vạch ra bản chất của các mối quan hệ xã hội, quy luật vận động của xã hội. Thông thường, hệ tư tưởng của các giai cấp cách mạng có sứ mệnh lật đổ xã hội cũ lỗi thời, xây dựng xã hội mới, tiến bộ hơn là hệ tư tưởng khoa học. Ngược lại, hệ tư tưởng gắn liền với các giai cấp đã lỗi thời, phản động đang cố duy trì quyền lợi ích kỉ của chúng là hệ tư tưởng không khoa học." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội,"Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Vận dụng quan điểm Triết học Mác Lênin về vấn đề cơ bản của triết học vào lĩnh vực đời sống xã hội sẽ giúp chúng ta hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tránh được quan niệm duy tâm và quan niệm duy vật kinh tế về lịch sử. Theo Triết học Mác Lênin, sản xuất vật chất là nền tảng để phát triển xã hội và các học thuyết về chính trị, đạo đức v.v... ngược lại, tất cả những hình thái ý thức xã hội này đều có tác động trở lại đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. " 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội,"Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội Ở những thời kì lịch sử khác nhau, có những tư tưởng và quan điểm khác nhau. Sở dĩ như vậy vì ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh những điều kiện sinh hoạt vật chất, những mối quan hệ kinh tế khác nhau trong tiến trình phát triển của lịch sử. Chúng ta biết rằng, trong xã hội Cộng sản nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất còn thấp kém, mọi hoạt động của con người đều là hoạt động tập thể trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Mọi người sản xuất chung, hưởng thụ chung, không ai lấy của chung làm của riêng, do đó chưa nảy sinh quan niệm về tư hữu. Khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành thì xã hội phân hoá thành kẻ giàu, người nghèo, người này ăn bám, bóc lột người khác. Do đó, ý thức của con người cũng biến đổi, đầu óc tư hữu, tư tưởng ăn bám, chủ nghĩa cá nhân xuất hiện và phát triển. Khi chế độ chiếm hữu nô lệ hưng thịnh, xã hội được duy trì và chỉ có thể được duy trì bằng lao động của nô lệ thì những nhà tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ cho rằng chế độ nô lệ là một hiện tượng tự nhiên và cần thiết. Khi lao động của nô lệ được thay thế bằng lao động của nông nô có nâng suất cao hơn, quan hệ sản xuất phong kiến ra đời thì chế độ chiếm hữu nô lệ bị chỉ trích, coi nó là trái với chính nghĩa, cần phải xoá bỏ. Tiếp đó, chế độ phong kiến suy tàn, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển ngay trong lòng xã hội phong kiến thì ý thức con người lại cho rằng, chế độ phong kiến là vô nhân đạo, cần phải thay thế nó bằng chế độ tư bản. Khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nữa thì lại nảy sinh những tư tưởng mới, những học thuyết mới phê phán xã hội tư bản và chủ trương xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp hơn. Những điều phân tích trên đây cho thấy, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội sinh ra và quyết định, khi tồn tại xã hội thay đổi thì sớm muộn ý thức xã hội cũng thay đổi theo. Đúng như C.Mác đã khẳng định: ""Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ."". Từ đó, ta có thể rút ra kết luận, khi muốn tìm hiểu nguồn gốc của các hiện tượng ý thức, tư tưởng, cần phải phân tích những điều kiện sinh hoạt vật chất đã sản sinh ra nó." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội,"Khác với lịch sử phát triển của tự nhiên, lịch sử xã hội loài người được tạo nên và phát triển bới các hoạt động có ý thức của con người. Con người là chủ thể của lịch sử Vai trò chủ thể lịch sử của con người được thể hiện ở những điểm sau: Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình. Lịch sử loài người được hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động. Nhờ có công cụ lao động, việc ăn, ở... của người tối cổ không còn hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên. Từ đó, con người tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội cũng bắt đầu. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. Để tồn tại và phát triển, con người cần có cái ăn, cái mặc, nhà ở và các phương tiện sinh hoạt khác. Do đó, con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội. Với ý nghĩa đó, c. Mác nói rằng: Hành động lịch sử đầu tiên của con người là sản xuất ra tư liệu cần thiết cho đời sống. Xã hội sẽ tiêu vong nếu người ta ngừng lao động sản xuất. Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người. Quá trình này không chỉ tạo ra của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội, mà còn thúc đẩy trình độ phát triển của xã hội. Con người còn sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội. Đời sống sinh hoạt hằng ngày và kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đấu tranh với tự nhiên và đấu tranh xã hội... của con người là nguồn để tài vô tận cho các phát minh khoa học và cảm hứng sáng tạo của văn học, nghệ thuật. Và cũng chính con người là tác giả của các công trình khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật... Ví dụ: Cuộc sống, tâm hồn và hoạt động sáng tạo của con ngưòi Việt Nam đã tạo nên những kiệt tác được UNESCO công nhộn là di sàn văn hoá phi vật thể của thế giới như Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội,"Khác với lịch sử phát triển của tự nhiên, lịch sử xã hội loài người được tạo nên và phát triển bới các hoạt động có ý thức của con người. Con người là chủ thể của lịch sử. Vai trò chủ thể lịch sử của con người được thể hiện ở những điểm sau: Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình. Lịch sử loài người được hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động. Nhờ có công cụ lao động, việc ăn, ở... của người tối cổ không còn hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên. Từ đó, con người tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội cũng bắt đầu. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội. Để tồn tại và phát triển, con người cần có cái ăn, cái mặc, nhà ở và các phương tiện sinh hoạt khác. Do đó, con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội. Với ý nghĩa đó, c. Mác nói rằng: Hành động lịch sử đầu tiên của con người là sản xuất ra tư liệu cần thiết cho đời sống. Xã hội sẽ tiêu vong nếu người ta ngừng lao động sản xuất. Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người. Quá trình này không chỉ tạo ra của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội, mà còn thúc đẩy trình độ phát triển của xã hội. Con người còn sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội. Đời sống sinh hoạt hằng ngày và kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đấu tranh với tự nhiên và đấu tranh xã hội... của con người là nguồn để tài vô tận cho các phát minh khoa học và cảm hứng sáng tạo của văn học, nghệ thuật. Và cũng chính con người là tác giả của các công trình khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật... Ví dụ: Cuộc sống, tâm hồn và hoạt động sáng tạo của con ngưòi Việt Nam đã tạo nên những kiệt tác được UNESCO công nhộn là di sàn văn hoá phi vật thể của thế giới như Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội,"Khác với lịch sử phát triển của tự nhiên, lịch sử xã hội loài người được tạo nên và phát triển bới các hoạt động có ý thức của con người. Con người là chủ thể của lịch sử. Vai trò chủ thể lịch sử của con người được thể hiện ở những điểm sau: Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình. Lịch sử loài người được hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động. Nhờ có công cụ lao động, việc ăn, ở... của người tối cổ không còn hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên. Từ đó, con người tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội cũng bắt đầu. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội Để tồn tại và phát triển, con người cần có cái ăn, cái mặc, nhà ở và các phương tiện sinh hoạt khác. Do đó, con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội. Với ý nghĩa đó, c. Mác nói rằng: Hành động lịch sử đầu tiên của con người là sản xuất ra tư liệu cần thiết cho đời sống. Xã hội sẽ tiêu vong nếu người ta ngừng lao động sản xuất. Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người. Quá trình này không chỉ tạo ra của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội, mà còn thúc đẩy trình độ phát triển của xã hội. Con người còn sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội. Đời sống sinh hoạt hằng ngày và kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đấu tranh với tự nhiên và đấu tranh xã hội... của con người là nguồn để tài vô tận cho các phát minh khoa học và cảm hứng sáng tạo của văn học, nghệ thuật. Và cũng chính con người là tác giả của các công trình khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật... Ví dụ: Cuộc sống, tâm hồn và hoạt động sáng tạo của con ngưòi Việt Nam đã tạo nên những kiệt tác được UNESCO công nhộn là di sàn văn hoá phi vật thể của thế giới như Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội,"Khác với lịch sử phát triển của tự nhiên, lịch sử xã hội loài người được tạo nên và phát triển bới các hoạt động có ý thức của con người. Con người là chủ thể của lịch sử Vai trò chủ thể lịch sử của con người được thể hiện ở những điểm sau: Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình Lịch sử loài người được hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động. Nhờ có công cụ lao động, việc ăn, ở... của người tối cổ không còn hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên. Từ đó, con người tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội cũng bắt đầu. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội Để tồn tại và phát triển, con người cần có cái ăn, cái mặc, nhà ở và các phương tiện sinh hoạt khác. Do đó, con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội. Với ý nghĩa đó, c. Mác nói rằng: Hành động lịch sử đầu tiên của con người là sản xuất ra tư liệu cần thiết cho đời sống. Xã hội sẽ tiêu vong nếu người ta ngừng lao động sản xuất. Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người. Quá trình này không chỉ tạo ra của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội, mà còn thúc đẩy trình độ phát triển của xã hội. Con người còn sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội. Đời sống sinh hoạt hằng ngày và kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đấu tranh với tự nhiên và đấu tranh xã hội... của con người là nguồn để tài vô tận cho các phát minh khoa học và cảm hứng sáng tạo của văn học, nghệ thuật. Và cũng chính con người là tác giả của các công trình khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật... Ví dụ: Cuộc sống, tâm hồn và hoạt động sáng tạo của con người Việt Nam đã tạo nên những kiệt tác được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới như không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội,"Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội. Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội. Biểu hiện cụ thể là các cuộc đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội. Các cuộc cách mạng xã hội thay thế quan hệ sản xuất đã lỗi thời bằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn. Quan hệ sản xuất mới ra đời kéo theo sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới. Mỗi khi phương thức sản xuất thay đổi nó sẽ thúc đẩy sự biến đổi về mọi mặt của đời sống xã hội. Lịch sử xã hội từ xã hội cộng sản nguyên thủy đến nay, trước hết, là lịch sử phát triển và thay thế lẫn nhau của các phương thức sản xuất. Những điều nêu trên chứng tỏ rằng, lịch sử phát triển của xã hội khác với lịch sử phát triển của tự nhiên. Nếu như sự phát triển của tự nhiên diễn ra một cách tự động không gắn liền với ý thức của con người thì lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của con người hoạt động theo mục đích của mình." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội,"Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội Nhu cầu vẻ một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội. Biểu hiện cụ thể là các cuộc đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội. Các cuộc cách mạng xã hội thay thế quan hệ sản xuất đã lỗi thòi bằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn. Quan hệ sản xuất mới ra đời kéo theo sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới. Mỗi khi phương thức sản xuất thay đổi nó sẽ thúc đẩy sự biến đổi về mọi mặt của đời sống xã hội. Lịch sử xã hội từ xã hội cộng sản nguyên thủy đến nay, trước hết, là lịch sử phát triển và thay thế lẫn nhau của các phương thức sản xuất. Những điều nêu trên chứng tỏ rằng, lịch sử phát triển của xã hội khác với lịch sử phát triển của tự nhiên. Nếu như sự phát triển của tự nhiên diễn ra một cách tự động không gắn liền với ý thức của con người thì lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của con người hoạt động theo mục đích của mình." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội,"Con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải là vì con người, thoả mãn những như cầu vật chất, tinh thần của con người. Ngay từ thời còn mông muội vừa thoát khỏi thế giới động vật, loài người đã luôn cháy bỏng hoài bão được sống tự do, hạnh phúc và luôn đấu tranh để hoài bão đó trở thành hiện thực. CMác coi hình tượng (Prômêtê (trong thẩn thoại Hi Lạp) lấy cắp lửa của Trời cho loài người là hình tượng tuyệt đẹp về hhát vọng tự đo, ý chí hết hhuất của con người. Cừ hình tượng Đăm Săn (trong ""Trường ca Đăm Săn"" của dân tộc Êdê ỏ Tây Hguyên) cũng là hình tượng tuyệt vời về ý chí hiên cường, lòng dũng cảm và khát vọng vượt qua mọi ràng buộc của tự nhiên, XÃ hội dể vươn tối cuộc sống tự do, hạnh phúc. Khi xã hội phân chia thành giai cấp thì sự phát triển xã hội lại dẫn tới áp bức, bất công, mất bình đẳng; tự do của một số ít người đã hạn chế, tước đoạt tự do, hạnh phúc của số đông người trong xã hội. Cho nên, loài người không ngừng đấu tranh để chống lại sự áp bức, bất công đó. Xã hội ngày càng văn minh, nhưng trong mỗi bước tiến của nến văn minh vẫn chứa đựng những yếu tố, những khuynh hướng đi ngược lại lợi ích chung của loài người, nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật bị lợi dụng, gây hại cho con người như môi trường bị ô nhiễm, nạn thất nghiệp, khủng bố, chiến tranh... Vì vậy, nhân loại phải đấu tranh để mọi thành tựu của khoa học kĩ thuật không chống lại con người, để văn minh gắn với nhân đạo, trớ thành điếu kiện nâng cao hơn nữa hạnh phúc của con người, đem lại sự phồn vinh cho mọi quốc gia, dân tộc. Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm hảo các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội,"Con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải là vì con người, thoả mãn những như cầu vật chất, tinh thần của con người. Ngay từ thời còn mông muội vừa thoát khỏi thế giới động vật, loài người đã luôn cháy bỏng hoài bão được sống tự do, hạnh phúc và luôn đấu tranh để hoài bão đó trở thành hiện thực. CMác coi hình tượng (Prômêtê (trong thẩn thoại Hi Lạp) lấy cắp lửa của Trời cho loài người là hình tượng tuyệt đẹp về khát vọng tự đo, ý chí của con người. Cừ hình tượng Đăm Săn (trong ""Trường ca Đăm Săn"" của dân tộc Êdê ở Tây Nguyên) cũng là hình tượng tuyệt vời về ý chí hiên cường, lòng dũng cảm và khát vọng vượt qua mọi ràng buộc của tự nhiên, xã hội để vươn tối cuộc sống tự do, hạnh phúc. Khi xã hội phân chia thành giai cấp thì sự phát triển xã hội lại dẫn tới áp bức, bất công, mất bình đẳng; tự do của một số ít người đã hạn chế, tước đoạt tự do, hạnh phúc của số đông người trong xã hội. Cho nên, loài người không ngừng đấu tranh để chống lại sự áp bức, bất công đó. Xã hội ngày càng văn minh, nhưng trong mỗi bước tiến của nến văn minh vẫn chứa đựng những yếu tố, những khuynh hướng đi ngược lại lợi ích chung của loài người, nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật bị lợi dụng, gây hại cho con người như môi trường bị ô nhiễm, nạn thất nghiệp, khủng bố, chiến tranh... Vì vậy, nhân loại phải đấu tranh để mọi thành tựu của khoa học kĩ thuật không chống lại con người, để văn minh gắn với nhân đạo, trớ thành điếu kiện nâng cao hơn nữa hạnh phúc của con người, đem lại sự phồn vinh cho mọi quốc gia, dân tộc. Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm hảo các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội,"Con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải là vì con người, thoả mãn những như cầu vật chất, tinh thần của con người. Ngay từ thời còn mông muội vừa thoát khỏi thế giới động vật, loài người đã luôn cháy bỏng hoài bão được sống tự do, hạnh phúc và luôn đấu tranh để hoài bão đó trở thành hiện thực. CMác coi hình tượng Prômêtê (trong thẩn thoại Hi Lạp) lấy cắp lửa của Trời cho loài người là hình tượng tuyệt đẹp về khát vọng tự đo, ý chí của con người. Cừ hình tượng Đăm Săn (trong ""Trường ca Đăm Săn"" của dân tộc Êdê ở Tây Nguyên) cũng là hình tượng tuyệt vời về ý chí hiên cường, lòng dũng cảm và khát vọng vượt qua mọi ràng buộc của tự nhiên, xã hội để vươn tối cuộc sống tự do, hạnh phúc. Khi xã hội phân chia thành giai cấp thì sự phát triển xã hội lại dẫn tới áp bức, bất công, mất bình đẳng; tự do của một số ít người đã hạn chế, tước đoạt tự do, hạnh phúc của số đông người trong xã hội. Cho nên, loài người không ngừng đấu tranh để chống lại sự áp bức, bất công đó. Xã hội ngày càng văn minh, nhưng trong mỗi bước tiến của nến văn minh vẫn chứa đựng những yếu tố, những khuynh hướng đi ngược lại lợi ích chung của loài người, nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật bị lợi dụng, gây hại cho con người như môi trường bị ô nhiễm, nạn thất nghiệp, khủng bố, chiến tranh... Vì vậy, nhân loại phải đấu tranh để mọi thành tựu của khoa học kĩ thuật không chống lại con người, để văn minh gắn với nhân đạo, trớ thành điếu kiện nâng cao hơn nữa hạnh phúc của con người, đem lại sự phồn vinh cho mọi quốc gia, dân tộc. Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm hảo các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội,"Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người. Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn đang còn cơ sở để tồn tại và phát triển. Nhưng theo quy luật tiến hoá của lịch sử, tương lai sẽ thuộc về một xã hội tốt đẹp hơn. Đó là một xã hội không có tình trạng áp bức, bóc lột; một xã hội thống nhất giữa văn minh với nhân đạo; một xã hội mà trong đó mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc. Xã hội ấy chỉ có thể là xã hội xã hội chủ nghĩa. Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện là mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: ""Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành"". Chủ nghĩa xã hội đã phải trải qua bước phát triển quanh co, đầy thử thách của lịch sử, nhưng đang vững bước đi lên và đạt nhiều kết quả trong mục tiêu vì sự phát triển toàn diện con người. Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nghèo. Tuy vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng con người, coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều vì sự phát triển toàn diện của con người, nhằm xây dựng đất nước theo mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội,"Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn đang còn cơ sở để tồn tại và phát triển. Nhưng theo quy luật tiến hoá của lịch sử, tương lai sẽ thuộc về một xã hội tốt đẹp hơn. Đó là một xã hội không có tình trạng áp bức, bóc lột; một xã hội thống nhất giữa văn minh với nhân đạo; một xã hội mà trong đó mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc. Xã hội ấy chỉ có thể là xã hội xã hội chủ nghĩa. Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện là mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội. chủ tịch HỒ chí Minh đã từng nói: ""Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành"" Chủ nghĩa xã hội đã phải trải qua bước phát triển quanh co, đầy thử thách của lịch sử, nhưng đang vững bước đi lên và đạt nhiều kết quả trong mục tiêu vì sự phát triển toàn diện con người. Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nghèo. Tuy vậy, Đảng và Nhà nưóc ta luôn coi trọng con người, coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều vì sự phát triển toàn diện của con người, nhằm xây dựng đất nước theo mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh." 11,"Chương 1: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học",Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội,"Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội. Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội. Biểu hiện cụ thể là các cuộc đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội. Các cuộc cách mạng xã hội thay thế quan hệ sản xuất đã lỗi thòi bằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn. Quan hệ sản xuất mới ra đời kéo theo sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới. Mỗi khi phương thức sản xuất thay đổi nó sẽ thúc đẩy sự biến đổi về mọi mặt của đời sống xã hội. Lịch sử xã hội từ xã hội cộng sản nguyên thủy đến nay, trước hết, là lịch sử phát triển và thay thế lẫn nhau của các phương thức sản xuất. Những điều nêu trên chứng tỏ rằng, lịch sử phát triển của xã hội khác với lịch sử phát triển của tự nhiên. Nếu như sự phát triển của tự nhiên diễn ra một cách tự động không gắn liền với ý thức của con người thì lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của con người hoạt động theo mục đích của mình." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 10: Quan niệm về đạo đức,"Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông. Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực của đạo đức trong đời sống xã hội. Quan hệ xã hội là quan hệ đặc trưng của con người. Đó là hệ thống các quan hệ rất đa dạng và phức tạp, bao gồm quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Trong cuộc sống, các cá nhân cần phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng. Một cá nhân biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của người khác được coi là một người có đạo đức. Ngược lại, một cá nhân chỉ biết đến lợi ích của mình, bất chấp lợi ích của người khác, của xã hội sẽ bị coi là người thiếu đạo đức. Tự điều chỉnh hành vi của cá nhân không phải là việc tuỳ ý mà luôn phải tuân theo một hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xác định. Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc, chuẩn mực này cũng biến đổi theo. Lịch sử nhân loại đã từng tồn tại nhiều nén đạo đức xã hội khác nhau và các nền đạo đức này luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp thống trị. Chẳng hạn, trong chế độ phong kiến, ""trung"" có nghĩa là trung thành vô điều kiện với vua. Ngày nay, ""trung"" nghĩa là trung thành với lợi ích của đất nước, của nhân dân. Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Nến đạo đức mới của chúng ta vừa kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa kết hợp và phát huy những tinh hoa văn hoá của nhân loại." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 10: Quan niệm về đạo đức,"Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông. Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực của đạo đức trong đời sống xã hội. Quan hệ xã hội là quan hệ đặc trưng của con người. Đó là hệ thống các quan hệ rất đa dạng và phức tạp, bao gồm quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Trong cuộc sống, các cá nhân cần phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng. Một cá nhân biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của người khác được coi là một người có đạo đức. Ngược lại, một cá nhân chỉ biết đến lợi ích của mình, bất chấp lợi ích của người khác, của xã hội sẽ bị coi là người thiếu đạo đức. Tự điều chỉnh hành vi của cá nhân không phải là việc tuỳ ý mà luôn phải tuân theo một hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xác định. Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc, chuẩn mực này cũng biến đổi theo. Lịch sử nhân loại đã từng tồn tại nhiều nét đạo đức xã hội khác nhau và các nền đạo đức này luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp thống trị. Chẳng hạn, trong chế độ phong kiến, ""trung"" có nghĩa là trung thành vô điều kiện với vua. Ngày nay, ""trung"" nghĩa là trung thành với lợi ích của đất nước, của nhân dân. Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Nến đạo đức mới của chúng ta vừa kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa kết hợp và phát huy những tinh hoa văn hoá của nhân loại." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 10: Quan niệm về đạo đức,"Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người. Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng không phải là phương thức duy nhất. Pháp luật và phong tục, tập quán cũng là những phương thức có khả năng điều chỉnh nhất định đối với hành vi của con người. Tuy nhiên, sự điều chỉnh hành vi của đạo đức có khác biệt với sự điều chỉnh hành vi của pháp luật và phong tục, tập quán. Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được quy định bằng văn bản của nhà nước, buộc các cá nhân và tổ chức phải tuân theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội. Trong khi đó, sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức. Tuân theo phong tục, tập quán là tuân theo những thói quen, những trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời trong cuộc sống hằng ngày, trong khi đó các hành vi đạo đức lại tuân theo những quy tắc chuẩn mực xã hội xuất phát từ những quan niệm sống, những hiểu biết về mối quan hệ giữa lợi ích của cá nhân với lợi ích của người khác và của xã hội, về những yêu cầu của xã hội đối với con người trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, tại một thời điểm xác định, có những phong tục, tập quán không còn phù hợp và trở nên lỗi thời, trái với đạo đức và bị coi là những hủ tục, cần phải thay đổi hoặc loại trừ. Lại có rất nhiều phong tục, tập quán lâu đời không những vẫn còn phù hợp với xã hội hiện nay, mà còn trở thành những nét đẹp trong đời sống đạo đức và được coi là những thuần phong, mì tục cần duy trì và phát huy." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 10: Quan niệm về đạo đức,"Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng không phải là phương thức duy nhất. Pháp luật và phong tục, tập quán cũng là những phương thức có khả năng điều chỉnh nhất định đối với hành vi của con người. Tuy nhiên, sự điều chỉnh hành vi của đạo đức có khác biệt với sự điều chỉnh hành vi của pháp luật và phong tục, tập quán. Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được quy định bằng văn bản của nhà nước, buộc các cá nhân và tổ chức phải tuân theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội. Trong khi đó, sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức. Tuân theo phong tục, tập quán là tuân theo những thói quen, những trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời trong cuộc sống hằng ngày, trong khi đó các hành vi đạo đức lại tuân theo những quy tắc chuẩn mực xã hội xuất phát từ những quan niệm sống, những hiểu biết về mối quan hệ giữa lợi ích của cá nhân với lợi ích của người khác và của xã hội, về những yêu cầu của xã hội đối với con người trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, tại một thời điểm xác định, có những phong tục, tập quán không còn phù hợp và trở nên lỗi thời, trái với đạo đức và bị coi là những hủ tục, cần phải thay đổi hoặc loại trừ. Lại có rất nhiều phong tục, tập quán lâu đời không những vẫn còn phù hợp với xã hội hiện nay, mà còn trở thành những nét đẹp trong đời sống đạo đức và được coi là những thuần phong, mì tục cần duy trì và phát huy." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 10: Quan niệm về đạo đức,"Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. Trong những hoạt động xã hội, đạo đức là vấn đề luôn được đặt ra với tất cả các cá nhân để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và quan điểm của giai cấp cầm quyền mà sự tác động của đạo đức đến cá nhân, gia đình và xã hội có khác nhau. Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau: Đối với cá nhân Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tâng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn ý nghĩa. Đối với gia đình Đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc. Sự tan vỡ của một số gia đình hiện nay thường có nguyên nhân từ việc vi phạm nghiêm trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức như con cái không nghe lài cha mẹ, các thành viên trong gia đình không tôn trọng lẫn nhau, vợ chồng không chung thuỷ... Đối với xã hội Nếu ví xã hội là một cơ thể sống, thì đạo đức có thể được coi là sức khoẻ của cơ thể sống ấy. Một xã hội trong đó các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố, phát triển thì xã hội đó có thể phát triển bền vững. Ngược lại, trong một môi trường xã hội mà các chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, không được tôn trọng thì nơi ấy dễ xảy ra sự mất ổn định, thậm chí CÒN có thể dẫn đến sự đổ vỡ nhiều mặt trong đời sống xã hội. Xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại, mà còn góp phần xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 10: Quan niệm về đạo đức,"Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. Trong những hoạt động xã hội, đạo đức là vấn đề luôn được đặt ra với tất cả các cá nhân để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và quan điểm của giai cấp cầm quyền mà sự tác động của đạo đức đến cá nhân, gia đình và xã hội có khác nhau. Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau: Đối với cá nhân Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tâng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn ý nghía. Đối với gia đình Đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc. Sự tan vỡ của một số gia đình hiện nay thường có nguyên nhân từ việc vi phạm nghiêm trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức như con cái không nghe lài cha mẹ, các thành viên trong gia đình không tôn trọng lẫn nhau, vợ chồng không chung thuỷ... Đối với xã hội Nếu ví xã hội là một cơ thể sống, thì đạo đức có thể được coi là sức khoẻ của cơ thể sống ấy. Một xã hội trong đó các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố, phát triển thì xã hội đó có thể phát triển bền vững. Ngược lại, trong một môi trường xã hội mà các chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, không được tôn trọng thì nơi ấy dễ xảy ra sự mất ổn định, thậm chí CÒN có thể dẫn đến sự đổ vỡ nhiều mặt trong đời sống xã hội. Xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại, mà còn góp phần xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 10: Quan niệm về đạo đức,"Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội Trong những hoạt động xã hội, đạo đức là vấn đề luôn được đặt ra với tất cả các cá nhân để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và quan điểm của giai cấp cầm quyền mà sự tác động của đạo đức đến cá nhân, gia đình và xã hội có khác nhau. Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau: Đối với cá nhân đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tâng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn ý nghía. Đối với gia đình Đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc. Sự tan vỡ của một số gia đình hiện nay thường có nguyên nhân từ việc vi phạm nghiêm trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức như con cái không nghe lài cha mẹ, các thành viên trong gia đình không tôn trọng lẫn nhau, vợ chồng không chung thuỷ... Đối với xã hội Nếu ví xã hội là một cơ thể sống, thì đạo đức có thể được coi là sức khoẻ của cơ thể sống ấy. Một xã hội trong đó các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố, phát triển thì xã hội đó có thể phát triển bền vững. Ngược lại, trong một môi trường xã hội mà các chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, không được tôn trọng thì nơi ấy dễ xảy ra sự mất ổn định, thậm chí CÒN có thể dẫn đến sự đổ vỡ nhiều mặt trong đời sống xã hội. Xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại, mà còn góp phần xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 10: Quan niệm về đạo đức,"Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội Trong những hoạt động xã hội, đạo đức là vấn đề luôn được đặt ra với tất cả các cá nhân để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và quan điểm của giai cấp cầm quyền mà sự tác động của đạo đức đến cá nhân, gia đình và xã hội có khác nhau. Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau: Đối với cá nhân Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tâng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn ý nghía. Đối với gia đình Đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc. Sự tan vỡ của một số gia đình hiện nay thường có nguyên nhân từ việc vi phạm nghiêm trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức như con cái không nghe lài cha mẹ, các thành viên trong gia đình không tôn trọng lẫn nhau, vợ chồng không chung thuỷ... Đối với xã hội Nếu ví xã hội là một cơ thể sống, thì đạo đức có thể được coi là sức khoẻ của cơ thể sống ấy. Một xã hội trong đó các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố, phát triển thì xã hội đó có thể phát triển bền vững. Ngược lại, trong một môi trường xã hội mà các chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, không được tôn trọng thì nơi ấy dễ xảy ra sự mất ổn định, thậm chí CÒN có thể dẫn đến sự đổ vỡ nhiều mặt trong đời sống xã hội. Xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại, mà còn góp phần xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 10: Quan niệm về đạo đức,"Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. Trong những hoạt động xã hội, đạo đức là vấn đề luôn được đặt ra với tất cả các cá nhân để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và quan điểm của giai cấp cầm quyền mà sự tác động của đạo đức đến cá nhân, gia đình và xã hội có khác nhau. Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau: Đối với cá nhân Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tâng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn ý nghía. Đối với gia đình Đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc. Sự tan vỡ của một số gia đình hiện nay thường có nguyên nhân từ việc vi phạm nghiêm trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức như con cái không nghe lài cha mẹ, các thành viên trong gia đình không tôn trọng lẫn nhau, vợ chồng không chung thuỷ... Đối với xã hội Nếu ví xã hội là một cơ thể sống, thì đạo đức có thể được coi là sức khoẻ của cơ thể sống ấy. Một xã hội trong đó các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố, phát triển thì xã hội đó có thể phát triển bền vững. Ngược lại, trong một môi trường xã hội mà các chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, không được tôn trọng thì nơi ấy dễ xảy ra sự mất ổn định, thậm chí còn có thể dẫn đến sự đổ vỡ nhiều mặt trong đời sống xã hội. Xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại, mà còn góp phần xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 10: Quan niệm về đạo đức,"Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. Trong những hoạt động xã hội, đạo đức là vấn đề luôn được đặt ra với tất cả các cá nhân để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và quan điểm của giai cấp cầm quyền mà sự tác động của đạo đức đến cá nhân, gia đình và xã hội có khác nhau. Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau: Đối với cá nhân đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tâng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn ý nghĩa. Đối với gia đình Đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc. Sự tan vỡ của một số gia đình hiện nay thường có nguyên nhân từ việc vi phạm nghiêm trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức như con cái không nghe lời cha mẹ, các thành viên trong gia đình không tôn trọng lẫn nhau, vợ chồng không chung thuỷ... Đối với xã hội Nếu ví xã hội là một cơ thể sống, thì đạo đức có thể được coi là sức khoẻ của cơ thể sống ấy. Một xã hội trong đó các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố, phát triển thì xã hội đó có thể phát triển bền vững. Ngược lại, trong một môi trường xã hội mà các chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, không được tôn trọng thì nơi ấy dễ xảy ra sự mất ổn định, thậm chí còn có thể dẫn đến sự đổ vỡ nhiều mặt trong đời sống xã hội. Xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại, mà còn góp phần xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 10: Quan niệm về đạo đức,"Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. Trong những hoạt động xã hội, đạo đức là vấn đề luôn được đặt ra với tất cả các cá nhân để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và quan điểm của giai cấp cầm quyền mà sự tác động của đạo đức đến cá nhân, gia đình và xã hội có khác nhau. Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau: Đối với cá nhân đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tâng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn ý nghĩa. Đối với gia đình Đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc. Sự tan vỡ của một số gia đình hiện nay thường có nguyên nhân từ việc vi phạm nghiêm trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức như con cái không nghe lời cha mẹ, các thành viên trong gia đình không tôn trọng lẫn nhau, vợ chồng không chung thuỷ... Đối với xã hội nếu ví xã hội là một cơ thể sống, thì đạo đức có thể được coi là sức khoẻ của cơ thể sống ấy. Một xã hội trong đó các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố, phát triển thì xã hội đó có thể phát triển bền vững. Ngược lại, trong một môi trường xã hội mà các chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, không được tôn trọng thì nơi ấy dễ xảy ra sự mất ổn định, thậm chí còn có thể dẫn đến sự đổ vỡ nhiều mặt trong đời sống xã hội. Xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại, mà còn góp phần xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 10: Quan niệm về đạo đức,"Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông. Người luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng và tích cực của đạo đức trong đời sống xã hội. Quan hệ xã hội là quan hệ đặc trưng của con người. Đó là hệ thống các quan hệ rất đa dạng và phức tạp, bao gồm quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Trong cuộc sống, các cá nhân cần phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng. Một cá nhân biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của người khác được coi là một người có đạo đức. Ngược lại, một cá nhân chỉ biết đến lợi ích của mình, bất chấp lợi ích của người khác, của xã hội sẽ bị coi là người thiếu đạo đức. Tự điều chỉnh hành vi của cá nhân không phải là việc tuỳ ý mà luôn phải tuân theo một hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xác định. Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc, chuẩn mực này cũng biến đổi theo. Lịch sử nhân loại đã từng tồn tại nhiều nén đạo đức xã hội khác nhau và các nền đạo đức này luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp thống trị. Chẳng hạn, trong chế độ phong kiến, ""trung"" có nghĩa là trung thành vô điều kiện với vua. Ngày nay, ""trung"" nghĩa là trung thành với lợi ích của đất nước, của nhân dân. Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Nền đạo đức mới của chúng ta vừa kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa kết hợp và phát huy những tinh hoa văn hoá của nhân loại." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 10: Quan niệm về đạo đức,"Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. Trong những hoạt động xã hội, đạo đức là vấn đề luôn được đặt ra với tất cả các cá nhân để bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và quan điểm của giai cấp cầm quyền mà sự tác động của đạo đức đến cá nhân, gia đình và xã hội có khác nhau. Vai trò của đạo đức được thể hiện như sau: Đối với cá nhân Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tâng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại. Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn ý nghía. Đối với gia đình đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. Đạo đức là nhân tố không thể thiếu của một gia đình hạnh phúc. Sự tan vỡ của một số gia đình hiện nay thường có nguyên nhân từ việc vi phạm nghiêm trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức như con cái không nghe lài cha mẹ, các thành viên trong gia đình không tôn trọng lẫn nhau, vợ chồng không chung thuỷ... Đối với xã hội Nếu ví xã hội là một cơ thể sống, thì đạo đức có thể được coi là sức khoẻ của cơ thể sống ấy. Một xã hội trong đó các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn được củng cố, phát triển thì xã hội đó có thể phát triển bền vững. Ngược lại, trong một môi trường xã hội mà các chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, không được tôn trọng thì nơi ấy dễ xảy ra sự mất ổn định, thậm chí còn có thể dẫn đến sự đổ vỡ nhiều mặt trong đời sống xã hội. Xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại, mà còn góp phần xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng. Trong cuộc sống, mỗi cá nhân luôn có những nhu cầu và lợi ích nhất định cần được thoả mãn để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của bản thân. Tuy nhiên, mỗi cá nhân dù cố gắng đến đâu cũng không thể tự thoả mãn được các nhu cầu và lợi ích đó nếu không có sự kết hợp với các cá nhân khác và toàn xã hội. Ví dụ: Trẻ em cần được đi học, muốn vậy phải có trường học và đội ngũ thầy, cô giáo. Do đó, cha mẹ học sinh và tất cà ngưòi lao động phái đóng thuế và dùng một phan tiền đó xây dựng trường, trả lương cho các thầy, cô giáo. Để bảo đảm hài hoà những nhu cầu và lợi ích của các thành viên, xã hội đặt ra các yêu cầu chung áp dựng cho tất cả mọi người. Khi các cá nhân ý thức được và biến những yêu cầu đó thành trách nhiệm của bản thân thì những trách nhiệm này được gọi là nghĩa vụ của cá nhân. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Cần chú ý, trong thực tế không phải khi nào nhu cầu và lợi ích của cá nhân cũng phù hợp với nhu cầu, lợi ích của xã hội, thậm chí có khi còn mâu thuẫn. Trong những trường hợp này, cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Không những thế, còn phải biết hi sinh quyền lợi của mình vì quyền ìợi chung. Tuy nhiên, xã hội cũng phải có trách nhiệm bảo đảm cho sự thoả mãn nhu cầu và lợi ích chính đáng của các cá nhân, bởi vì, suy cho đến cùng, xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh trên cơ sở bảo đảm được những nhu cầu và lợi ích của mỗi cá nhân." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Nghĩa vụ la sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng. Trong cuộc sống, mỗi cá nhân luôn có những nhu cầu và lợi ích nhất định cần được thoả mãn để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của bản thân. Tuy nhiên, mỗi cá nhân dù cố gắng đến đâu cũng không thể tự thoả mãn được các nhu cầu và lợi ích đó nếu không có sự kết hợp với các cá nhân khác và toàn xã hội. Ví dụ: Trẻ em cần được đi học, muốn vậy phải có trường học và đội ngũ thầy, cô giáo. Do đó, cha mẹ học sinh và tất cà ngưòi lao động phái đóng thuế và dùng một phan tiền đó xây dựng trường, trả lương cho các thầy, cô giáo. Để bảo đảm hài hoà những nhu cầu và lợi ích của các thành viên, xã hội đặt ra các yêu cầu chung áp dựng cho tất cả mọi người. Khi các cá nhân ý thức được và biến những yêu cầu đó thành trách nhiệm của bản thân thì những trách nhiệm này được gọi là nghĩa vụ của cá nhân. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Cần chú ý, trong thực tế không phải khi nào nhu cầu và lợi ích của cá nhân cũng phù hợp với nhu cầu, lợi ích của xã hội, thậm chí có khi còn mâu thuẫn. Trong những trường hợp này, cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Không những thế, còn phải biết hi sinh quyền lợi của mình vì quyền ìợi chung. Tuy nhiên, xã hội cũng phải có trách nhiệm bảo đảm cho sự thoả mãn nhu cầu và lợi ích chính đáng của các cá nhân, bởi vì, suy cho đến cùng, xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh trên cơ sở bảo đảm được những nhu cầu và lợi ích của mỗi cá nhân." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng. Trong cuộc sống, mỗi cá nhân luôn có những nhu cầu và lợi ích nhất định cần được thoả mãn để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của bản thân. Tuy nhiên, mỗi cá nhân dù cố gắng đến đâu cũng không thể tự thoả mãn được các nhu cầu và lợi ích đó nếu không có sự kết hợp với các cá nhân khác và toàn xã hội. Ví dụ: Trẻ em cần được đi học, muốn vậy phải có trường học và đội ngũ thầy, cô giáo. Do đó, cha mẹ học sinh và tất cả người lao động phái đóng thuế và dùng một phần tiền đó xây dựng trường, trả lương cho các thầy, cô giáo. Để bảo đảm hài hoà những nhu cầu và lợi ích của các thành viên, xã hội đặt ra các yêu cầu chung áp dựng cho tất cả mọi người. Khi các cá nhân ý thức được và biến những yêu cầu đó thành trách nhiệm của bản thân thì những trách nhiệm này được gọi là nghĩa vụ của cá nhân. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Cần chú ý, trong thực tế không phải khi nào nhu cầu và lợi ích của cá nhân cũng phù hợp với nhu cầu, lợi ích của xã hội, thậm chí có khi còn mâu thuẫn. Trong những trường hợp này, cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Không những thế, còn phải biết hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. Tuy nhiên, xã hội cũng phải có trách nhiệm bảo đảm cho sự thoả mãn nhu cầu và lợi ích chính đáng của các cá nhân, bởi vì, suy cho đến cùng, xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh trên cơ sở bảo đảm được những nhu cầu và lợi ích của mỗi cá nhân." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay. Một là, chăm lo rèn luyện đạo đức bản thân. Có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, dám đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, góp phần xây dựng một xã hội mới dân chủ, công bằng, văn minh. Hai là, không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao nhận thức về chính trị, xã hội để làm chủ đất nước và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ba là, tích cực lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất, văn hoá tinh thần, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh; mỗi người phải lao động cần cù, sáng tạo, trung thực và có trách nhiệm; phê phán những hiện tượng lười biếng, làm bừa, làm ẩu, gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội và cho chính những người đó. Bốn là, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay Một là, chăm lo rèn luyện đạo đức bản thân. Có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, dám đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, góp phần xây dựng một xã hội mới dân chủ, công bằng, văn minh. Hai là, không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao nhận thức về chính trị, xã hội để làm chủ đất nước và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ba là, tích cực lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất, văn hoá tinh thần, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh; mỗi người phải lao động cần cù, sáng tạo, trung thực và có trách nhiệm; phê phán những hiện tượng lười biếng, làm bừa, làm ẩu, gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội và cho chính những người đó. Bốn là, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Trong cuộc sống, những người có đạo đức luôn tự xem xét, đánh giá các mối quan hệ giữa bản thân với những người xung quanh, với xã hội. Trên cơ sở đánh giá hành vi của mình, cá nhân tự giác điếu chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức... Đó là lương tâm. Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong môi quan hệ với người khác và xã hội. Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái. Khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, thì cá nhân cảm thấy hài lòng, thoả mãn với chính mình. Đó là trạng thái thanh thản của ì ương tâm. Lương tâm dù tồn tại ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con người tự tin hơn vào bản thân và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình. Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Một cá nhân thường làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứt lương tâm thì bị coi là kẻ vô lương tâm." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Trong cuộc sống, những người có đạo đức luôn tự xem xét, đánh giá các mối quan hệ giữa bản thân với những người xung quanh, với xã hội. Trên cơ sở đánh giá hành vi của mình, cá nhân tự giác điếu chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức... Đó là lương tâm. Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong môi quan hệ với người khác và xã hội. Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái. Khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, thì cá nhân cảm thấy hài lòng, thoả mãn với chính mình. Đó là trạng thái thanh thản của lương tâm. Lương tâm dù tồn tại ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con người tự tin hơn vào bản thân và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình. Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Một cá nhân thường làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứt lương tâm thì bị coi là kẻ vô lương tâm." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học," Trong cuộc sống, những người có đạo đức luôn tự xem xét, đánh giá các mối quan hệ giữa bản thân với những người xung quanh, với xã hội. Trên cơ sở đánh giá hành vi của mình, cá nhân tự giác điếu chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức... Đó là lương tâm. Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong môi quan hệ với người khác và xã hội. Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái. Khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, thì cá nhân cảm thấy hài lòng, thoả mãn với chính mình. Đó là trạng thái thanh thản của lương tâm. Lương tâm dù tồn tại ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con người tự tin hơn vào bản thân và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình. Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Một cá nhân thường làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứt lương tâm thì bị coi là kẻ vô lương tâm." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Lương tâm là đặc trưng của đời sống đạo đức, là yếu tố nội tâm làm nên giá trị của đạo đức con người. Nhờ có lương tâm mà những cái tốt đẹp trong đời sống được duy trì và phát triển, do đó trong cuộc sống không chỉ đòi hỏi mỗi cá nhân phải có lương tâm mà còn phải biết giữ gìn lương tâm. Muốn vậy, mỗi người cần phải: Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng và tự giác thực hiện các hành vi đạo đức hằng ngày để biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đức. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện, phấn đấu trớ thành một công dân tốt, người có ích cho xã hội. Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ trong quan hộ giữa người với người. Hướng nhận thức con người đến sự cao thượng, không chỉ biết yêu thương con người mà còn biết sống vì người khác." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Làm thế nào để trở thành người cố lương tâm ? Lương tâm là đặc trưng của đời sống đạo đức, là yếu tố nội tâm làm nên giá trị của đạo đức con người. Nhờ có lương tâm mà những cái tốt đẹp trong đời sống được duy trì và phát triển, do đó trong cuộc sống không chỉ đòi hỏi mỗi cá nhân phải có lương tâm mà còn phải biết giữ gìn lương tâm. Muốn vậy, mỗi người cần phải: Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng và tự giác thực hiện các hành vi đạo đức hằng ngày để biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đức. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện, phấn đấu trớ thành một công dân tốt, người có ích cho xã hội. Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ trong quan hộ giữa người với người. Hướng nhận thức con người đến sự cao thượng, không chỉ biết yêu thương con người mà còn biết sống vì người khác." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Mỗi con người luôn có những phẩm chất nhất định. Những phẩm chất này làm nên giá trị của cá nhân. Đó là nhân phẩm. Nhân phẩm là toàn hộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người. Ví dụ: Bạn M là học sinh lớp. Một hôm, trên đường đến lớp, M nhặt được chiếc túi xách trong đó có nhiều giấy tờ và tiền. Bạn đã mang túi xách đó nộp cho các chú công an phường, được các chú khen là học sinh tốt. Ta nói bạn M là người có nhân phẩm. Nhìn chung, mọi người đều có ý thức quan tâm và giữ gìn nhân phẩm của mình, trừ một số kẻ xấu xa, coi thường nhân phẩm của chính mình để đạt được một mục đích thấp hèn nào đó. Ví dụ: Những kẻ bán hàng giả cố tình lùa dối những người mua để trục lợi. Người có nhân phẩm là người được xã hội đánh giá cao và được kính trọng. Người thiếu nhân phẩm hoặc tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh giá thấp, bị coi thường và khinh rẻ. Người có nhân phẩm là người có lương tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội và người khác, biết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó. Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có danh dự. Ví dụ: Danh dự đoàn viên thanh niên, danh dự nhà giáo... Như vậy, danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận. Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con người đối với xã hội, với người khác. Là con người, ai cũng đóng góp ít nhiều cho cuộc sống, cho xã hội, do đó, ai cũng có danh dự. Mỗi người cần phải luôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của mình, tôn trọng danh dự của người khác. Khi biết giữ gìn danh dự của mình, các cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt và không làm điều xấu. Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng tự trọng. Người có lòng tự trọng biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng và cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội, đồng thời biết quý trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Tự trọng khác với tự ái. Tự ái là việc do quá nghĩ đến bản thân, để cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường. Người hay tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình; khi tự ái họ hay có những phản ứng thiếu sáng suốt và dễ rơi vào sai lầm." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người dó. Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có danh dự. Ví dụ: Danh dự đoàn viên thanh niên, danh dự nhà giáo... Như vậy, danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận. Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con người đối với xã hội, với người khác. Là con người, ai cũng đóng góp ít nhiều cho cuộc sống, cho xã hội, do đó, ai cũng có danh dự. Mỗi người cần phải luôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của mình, tôn trọng danh dự của người khác. Khi biết giữ gìn danh dự của mình, các cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt và không làm điều xấu. Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng tự trọng. Người có lòng tự trọng biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng và cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội, đồng thời biết quý trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Tự trọng khác với tự ái. Tự ái là việc do quá nghĩ đến bản thân, để cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường. Người hay tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình; khi tự ái họ hay có những phản ứng thiếu sáng suốt và dễ rơi vào sai lầm." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Trong lịch sử, từng tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc. Sở dĩ có những quan niệm khác nhau đó là vì hạnh phúc gắn với cảm nhận và đánh giá của cá nhân, xã hội về cuộc sống thực tại. Sự cảm nhận và đánh giá này lại phụ thuộc vào từng cá nhân, đồng thời, lại phụ thuộc vào những tiêu chuẩn, sự đánh giá và sự thừa nhận của xã hội... Điều đó làm cho quan niệm về hạnh phúc vừa mang nội dung khách quan, vừa mang nội dung chủ quan. Nói đến hạnh phúc, là nói đến sự đáp ứng ở những mức độ nhất định những nhu cầu vật chất của cuộc sống con người. Tuy nhiên, thoả mãn nhu cầu vật chất đến mức độ nào còn tuỳ thuộc vào từng con người cụ thể, vào trình độ phát triển của xã hội cụ thể. Bên cạnh các nhu cầu vật chất, con người còn có những nhu cầu về tinh thần. Nhu cầu tinh thần vô cùng đa dạng và không giới hạn, nó không chỉ đơn thuần là những nhu cầu hưởng thụ các giá trị tinh thần mà nhân loại đã sáng tạo ra mà còn là những mong muốn được cống hiến cho xã hội, khẳng định giá trị của bản thân đối với cuộc sống. Nhu cầu này làm cho cuộc sống con người trở nên đẹp đẽ, phát triển được tính sáng tạo và nhân cách cao đẹp của con người. Vậy, hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sông khi được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần. Ví dụ: Những đứa con khoẻ mạnh, chăm học và biết vâng lài làm cho cha mẹ vô cùng vui sướng. Đó là hạnh phúc của ngưòi làm cha, làm mẹ." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Hạnh phúc Hạnh phúc là gì ? Trong lịch sử, từng tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc. Sở dĩ có những quan niệm khác nhau đó là vì hạnh phúc gắn với cảm nhận và đánh giá của cá nhân, xã hội về cuộc sống thực tại. Sự cảm nhận và đánh giá này lại phụ thuộc vào từng cá nhân, đồng thời, lại phụ thuộc vào những tiêu chuẩn, sự đánh giá và sự thừa nhận của xã hội... Điều đó làm cho quan niệm về hạnh phúc vừa mang nội dung khách quan, vừa mang nội dung chủ quan. Nói đến hạnh phúc, là nói đến sự đáp ứng ở những mức độ nhất định những nhu cầu vật chất của cuộc sống con người. Tuy nhiên, thoả mãn nhu cầu vật chất đến mức độ nào còn tuỳ thuộc vào từng con người cụ thể, vào trình độ phát triển của xã hội cụ thể. Bên cạnh các nhu cầu vật chất, con người còn có những nhu cầu về tinh thần. Nhu cầu tinh thần vô cùng đa dạng và không giới hạn, nó không chỉ đơn thuần là những nhu cầu hưởng thụ các giá trị tinh thần mà nhân loại đã sáng tạo ra mà còn là những mong muốn được cống hiến cho xã hội, khẳng định giá trị của bản thân đối với cuộc sống. Nhu cầu này làm cho cuộc sống con người trở nên đẹp đẽ, phát triển được tính sáng tạo và nhân cách cao đẹp của con người. Vậy, hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sông khi được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần. Ví dụ: Những đứa con khoẻ mạnh, chăm học và biết vâng lài làm cho cha mẹ vô cùng vui sướng. Đó là hạnh phúc của ngưòi làm cha, làm mẹ." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Trong lịch sử, từng tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc. Sở dĩ có những quan niệm khác nhau đó là vì hạnh phúc gắn với cảm nhận và đánh giá của cá nhân, xã hội về cuộc sống thực tại. Sự cảm nhận và đánh giá này lại phụ thuộc vào từng cá nhân, đồng thời, lại phụ thuộc vào những tiêu chuẩn, sự đánh giá và sự thừa nhận của xã hội... Điều đó làm cho quan niệm về hạnh phúc vừa mang nội dung khách quan, vừa mang nội dung chủ quan. Nói đến hạnh phúc, là nói đến sự đáp ứng ở những mức độ nhất định những nhu cầu vật chất của cuộc sống con người. Tuy nhiên, thoả mãn nhu cầu vật chất đến mức độ nào còn tuỳ thuộc vào từng con người cụ thể, vào trình độ phát triển của xã hội cụ thể. Bên cạnh các nhu cầu vật chất, con người còn có những nhu cầu về tinh thần. Nhu cầu tinh thần vô cùng đa dạng và không giới hạn, nó không chỉ đơn thuần là những nhu cầu hưởng thụ các giá trị tinh thần mà nhân loại đã sáng tạo ra mà còn là những mong muốn được cống hiến cho xã hội, khẳng định giá trị của bản thân đối với cuộc sống. Nhu cầu này làm cho cuộc sống con người trở nên đẹp đẽ, phát triển được tính sáng tạo và nhân cách cao đẹp của con người. Vậy, hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sông khi được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần. Ví dụ: Những đứa con khoẻ mạnh, chăm học và biết vâng lời làm cho cha mẹ vô cùng vui sướng. Đó là hạnh phúc của ngưòi làm cha, làm mẹ." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội. Hạnh phúc là cảm xúc của con người nên nó luôn gắn với từng cá nhân. Vì vậy, khỉ nói đến hạnh phúc trước hết là nói đến hạnh phúc cá nhân. Không thể đẻ cập đến một thứ hạnh phúc chung chung mà không gắn với những cá nhân cụ thể trong xã hội. Con người sống trong xã hội nên hạnh phúc cá nhân không tách rời hạnh phúc xã hội. Giữa hạnh plnìc cá nhân và hạnh phúc xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong xã hội chúng ta hiện nay, hạnh phúc xã hội là cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người. Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội luôn gắn bó vói nhau: hạnh phúc từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội và khi được sống trong một xã hội hạnh phúc thì các cá nhân có đầy đủ điều kiện để phấn đấu cho hạnh phúc của mình. Do đó, khi các cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân mình, thì cũng đồng thời phải biết thực hiện nghĩa vụ đối với người khác, với cộng đồng; chỉ như vậy, hạnh phúc của mỗi người mới trớ nên trọn vẹn và có ý nghĩa xã hội. Hạnh phúc xã hội không thể có được nếu mỗi người chỉ biết thu vén cho hạnh phúc của riêng mình." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội. Hạnh phúc là cảm xúc của con người nên nó luôn gắn với từng cá nhân. Vì vậy, khỉ nói đến hạnh phúc trước hết là nói đến hạnh phúc cá nhân. Không thể đề cập đến một thứ hạnh phúc chung chung mà không gắn với những cá nhân cụ thể trong xã hội. Con người sống trong xã hội nên hạnh phúc cá nhân không tách rời hạnh phúc xã hội. Giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong xã hội chúng ta hiện nay, hạnh phúc xã hội là cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người. Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội luôn gắn bó vói nhau: hạnh phúc từng cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội và khi được sống trong một xã hội hạnh phúc thì các cá nhân có đầy đủ điều kiện để phấn đấu cho hạnh phúc của mình. Do đó, khi các cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân mình, thì cũng đồng thời phải biết thực hiện nghĩa vụ đối với người khác, với cộng đồng; chỉ như vậy, hạnh phúc của mỗi người mới trở nên trọn vẹn và có ý nghĩa xã hội. Hạnh phúc xã hội không thể có được nếu mỗi người chỉ biết thu vén cho hạnh phúc của riêng mình." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức, đặc biệt, giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ là một trong những nét đặc trưng của đời sống con người, khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng. Trong cuộc sống, mỗi cá nhân luôn có những nhu cầu và lợi ích nhất định cần được thoả mãn để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của bản thân. Tuy nhiên, mỗi cá nhân dù cố gắng đến đâu cũng không thể tự thoả mãn được các nhu cầu và lợi ích đó nếu không có sự kết hợp với các cá nhân khác và toàn xã hội. Ví dụ: Trẻ em cần được đi học, muốn vậy phải có trường học và đội ngũ thầy, cô giáo. Do đó, cha mẹ học sinh và tất cả người lao động phải đóng thuế và dùng một phần tiền đó xây dựng trường, trả lương cho các thầy, cô giáo. Để bảo đảm hài hoà những nhu cầu và lợi ích của các thành viên, xã hội đặt ra các yêu cầu chung áp dựng cho tất cả mọi người. Khi các cá nhân ý thức được và biến những yêu cầu đó thành trách nhiệm của bản thân thì những trách nhiệm này được gọi là nghĩa vụ của cá nhân. Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Cần chú ý, trong thực tế không phải khi nào nhu cầu và lợi ích của cá nhân cũng phù hợp với nhu cầu, lợi ích của xã hội, thậm chí có khi còn mâu thuẫn. Trong những trường hợp này, cá nhân phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Không những thế, còn phải biết hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. Tuy nhiên, xã hội cũng phải có trách nhiệm bảo đảm cho sự thoả mãn nhu cầu và lợi ích chính đáng của các cá nhân, bởi vì, suy cho đến cùng, xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh trên cơ sở bảo đảm được những nhu cầu và lợi ích của mỗi cá nhân." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học,"Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay: Một là, chăm lo rèn luyện đạo đức bản thân. Có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, dám đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, góp phần xây dựng một xã hội mới dân chủ, công bằng, văn minh. Hai là, không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao nhận thức về chính trị, xã hội để làm chủ đất nước và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ba là, tích cực lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất, văn hoá tinh thần, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh; mỗi người phải lao động cần cù, sáng tạo, trung thực và có trách nhiệm; phê phán những hiện tượng lười biếng, làm bừa, làm ẩu, gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội và cho chính những người đó. Bốn là, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,"Bài 12: Công nhân với tình yêu, hôn nhân và gia đình","Trong đời sống tình cảm của cá nhân, tình yêu giữ một vị trí đặc biệt. Nó không chỉ góp phần điều chỉnh hành vi của con người mà còn làm bộc lộ nhiều phẩm chất đạo đức của cá nhân. Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của con người, xuất hiện ở cả nam và nữ khi đến tuổi trưởng thành. Trong thực tế, biểu hiện của tình yêu rất đa dạng và phong phú. Mỗi mối tình có một biểu hiện, sắc thái riêng. Do đó tình yêu là vấn để luôn được mọi người quan tâm, là để tài muôn thuở của nhân loại. Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới, ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cẩu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của minh. Tình yêu là tình cảm sâu sắc, đáng trân trọng của cá nhân, tuy nhiên không nên cho rằng đó chỉ hoàn toàn là việc riêng tư của mỗi người. Tình yêu luôn luôn mang tính xã hội. Trước hết, tình yêu được bắt nguồn và bị chi phối bới những quan niệm, kinh nghiệm sống của những người yêu nhau (mà những quan niệm, kinh nghiệm này lại phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà cá nhân đang sống, vào vị trí xã hội và đặc điểm của thời đại...). Mặt khác, tình yêu luôn luôn đặt ra những vấn đề mà xã hội cần phải quan tâm, chăm lo như việc kết hôn, xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ... Vì thế, xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu, đặc biệt là ở những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,"Bài 12: Công nhân với tình yêu, hôn nhân và gia đình","Trong lịch sử, các giai cấp luôn có quan niệm và thái độ khác nhau về tình yêu. Ví dụ: Trong chế độ phong kiến, với quan niệm ""nam nữ thụ thụ bất thân”, nam nữ không được gần gũi nhau. Việc hôn nhân phái môn đăng hộ đối và hoàn toàn do cha mẹ định đoạt theo nguyên tắc cha mẹ đột đâu, con ngồi đấy. Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. Một tình yêu chân chính phải có các biểu hiện cơ bản sau đây: Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó giũa một nam và một nữ, biểu hiện bằng sự mong muốn luôn được gần gũi bên nhau, sự đồng cảm sâu sắc về tâm tư, nguyện vọng, ước mơ, hoài bão..., sự hòa hợp về tính cách giữa hai người. Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, không vụ lợi, thể hiện bằng sự chăm lo đến những nhu cầu, lợi ích của nhau, tự nguyện xác định cho mình những nghĩa vụ đối với người mình yêu. Tinh yêu chân chính đòi hỏi mỗi người phải biết sống vì nhau, trong nhiều trường hợp còn biết hi sinh cho nhau để đạt được những ước mơ, hoài bão tốt đẹp. Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía. Thiếu đi sự chân thành, tin cậy và tôn trọng với người mình yêu thì tình yêu sẽ không có cơ sở để tồn tại. Có lòng vị tha và sự thông cảm. Bởi vì trong cuộc sống không ai là hoàn thiện. Sự cố chấp và thiếu lòng vị tha sẽ là kẻ thù nguy hiểm của tình yêu. Tinh yêu chân chính làm cho con người trưởng thành và hoàn thiện hơn. Bởi vì, tình yêu là động lực mạnh mẽ để các cá nhân vươn lên tự hoàn thiện bản thân." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,"Bài 12: Công nhân với tình yêu, hôn nhân và gia đình","Một số điểu nên tránh trong tình yêu của nam nứ thanh niên. Tự do yêu đương là quyền của mỗi người. Tuy nhiên, trong tình yêu nam nữ hiện nay có một số biểu hiện chưa đúng, cần phải tránh, đó là: Yêu đương quá sớm. Tuổi từ 15 đến 17 vẫn đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện, chưa ổn định về mặt nhận thức, chưa thực sự trưởng thành, quan hệ giữa nam và nữ dù có thể có nhiều thiện cảm, thậm chí rất gắn bó thì quan hệ ấy chủ yếu vẫn là quan hệ tình bạn. Yêu sớm thường sao nhãng học tập, dễ có những quyết định mà bản thân chưa có quyền hoặc chưa đủ khả năng giải quyết, vì còn đang phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ. Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả nâng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi. Đây là những biểu hiện nên tránh vì tình yêu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng của con người, là một phần quan trọng của cuộc sống tương lai, do đó trong tình yêu cần có sự suy nghĩ chín chắn, không nên đùa cợt với tình yêu. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Ở Việt Nam, quan hệ tình dục trước hôn nhân chưa bao giờ được dư luận xã hội đồng tình. Hơn nữa, một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể mang lại nhiều hậu quả tai hại: có thai ngoài ý muốn, gây tác động xấu đến cuộc sống của bản thân và gia đình; nạo, phá thai dễ gây tổn thương đến cơ quan sinh sản dẫn tới vô sinh về sau; khi quan hệ tình dục không an toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, như AIDS..." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,"Bài 12: Công nhân với tình yêu, hôn nhân và gia đình","Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên. Tự do yêu đương là quyền của mỗi người. Tuy nhiên, trong tình yêu nam nữ hiện nay có một số biểu hiện chưa đúng, cần phải tránh, đó là: Yêu đương quá sớm. Tuổi từ 15 đến 17 vẫn đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện, chưa ổn định về mặt nhận thức, chưa thực sự trưởng thành, quan hệ giữa nam và nữ dù có thể có nhiều thiện cảm, thậm chí rất gắn bó thì quan hệ ấy chủ yếu vẫn là quan hệ tình bạn. Yêu sớm thường sao nhãng học tập, dễ có những quyết định mà bản thân chưa có quyền hoặc chưa đủ khả năng giải quyết, vì còn đang phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ. Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả nâng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi. Đây là những biểu hiện nên tránh vì tình yêu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng của con người, là một phần quan trọng của cuộc sống tương lai, do đó trong tình yêu cần có sự suy nghĩ chín chắn, không nên đùa cợt với tình yêu. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Ở Việt Nam, quan hệ tình dục trước hôn nhân chưa bao giờ được dư luận xã hội đồng tình. Hơn nữa, một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể mang lại nhiều hậu quả tai hại: có thai ngoài ý muốn, gây tác động xấu đến cuộc sống của bản thân và gia đình; nạo, phá thai dễ gây tổn thương đến cơ quan sinh sản dẫn tới vô sinh về sau; khi quan hệ tình dục không an toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, như AIDS..." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,"Bài 12: Công nhân với tình yêu, hôn nhân và gia đình","Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên. Tự do yêu đương là quyền của mỗi người. Tuy nhiên, trong tình yêu nam nữ hiện nay có một số biểu hiện chưa đúng, cần phải tránh, đó là: Yêu đương quá sớm. Tuổi từ 15 đến 17 vẫn đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện, chưa ổn định về mặt nhận thức, chưa thực sự trưởng thành, quan hệ giữa nam và nữ dù có thể có nhiều thiện cảm, thậm chí rất gắn bó thì quan hệ ấy chủ yếu vẫn là quan hệ tình bạn. Yêu sớm thường sao nhãng học tập, dễ có những quyết định mà bản thân chưa có quyền hoặc chưa đủ khả năng giải quyết, vì còn đang phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ. Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi. Đây là những biểu hiện nên tránh vì tình yêu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng của con người, là một phần quan trọng của cuộc sống tương lai, do đó trong tình yêu cần có sự suy nghĩ chín chắn, không nên đùa cợt với tình yêu. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Ở Việt Nam, quan hệ tình dục trước hôn nhân chưa bao giờ được dư luận xã hội đồng tình. Hơn nữa, một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể mang lại nhiều hậu quả tai hại: có thai ngoài ý muốn, gây tác động xấu đến cuộc sống của bản thân và gia đình; nạo, phá thai dễ gây tổn thương đến cơ quan sinh sản dẫn tới vô sinh về sau; khi quan hệ tình dục không an toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, như AIDS..." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,"Bài 12: Công nhân với tình yêu, hôn nhân và gia đình","Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nứ thanh niên. Tự do yêu đương là quyến của mỗi người. Tuy nhiên, trong tình yêu nam nữ hiện nay có một số biểu hiện chưa đúng, cần phải tránh, đó là: Yêu đương quá sớm. Tuổi từ 15 đến 17 vẫn đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện, chưa ổn định về mặt nhận thức, chưa thực sự trưởng thành, quan hệ giữa nam và nữ dù có thể có nhiều thiện cảm, thậm chí rất gắn bó thì quan hệ ấy chủ yếu vẫn là quan hệ tình bạn. Yêu sớm thường sao nhãng học tập, dễ có những quyết định mà bản thân chưa có quyền hoặc chưa đủ khả năng giải quyết, vì còn đang phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ. Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi. Đây là những biểu hiện nên tránh vì tình yêu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng của con người, là một phần quan trọng của cuộc sống tương lai, do đó trong tình yêu cần có sự suy nghĩ chín chắn, không nên đùa cợt với tình yêu. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Ở Việt Nam, quan hệ tình dục trước hôn nhân chưa bao giờ được dư luận xã hội đồng tình. Hơn nữa, một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể mang lại nhiều hậu quả tai hại: có thai ngoài ý muốn, gây tác động xấu đến cuộc sống của bản thân và gia đình; nạo, phá thai dễ gây tổn thương đến cơ quan sinh sản dẫn tới vô sinh về sau; khi quan hệ tình dục không an toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, như AIDS..." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,"Bài 12: Công nhân với tình yêu, hôn nhân và gia đình","Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nứ thanh niên Tự do yêu đương là quyến của mỗi người. Tuy nhiên, trong tình yêu nam nữ hiện nay có một số biểu hiện chưa đúng, cần phải tránh, đó là: Yêu đương quá sớm. Tuổi từ 15 đến 17 vẫn đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện, chưa ổn định về mặt nhận thức, chưa thực sự trưởng thành, quan hệ giữa nam và nữ dù có thể có nhiều thiện cảm, thậm chí rất gắn bó thì quan hệ ấy chủ yếu vẫn là quan hệ tình bạn. Yêu sớm thường sao nhãng học tập, dễ có những quyết định mà bản thân chưa có quyền hoặc chưa đủ khả năng giải quyết, vì còn đang phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ. Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả nâng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi. Đây là những biểu hiện nên tránh vì tình yêu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng của con người, là một phần quan trọng của cuộc sống tương lai, do đó trong tình yêu cần có sự suy nghĩ chín chắn, không nên đùa cợt với tình yêu. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Ở Việt Nam, quan hệ tình dục trước hôn nhân chưa bao giờ được dư luận xã hội đồng tình. Hơn nữa, một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể mang lại nhiều hậu quả tai hại: có thai ngoài ý muốn, gây tác động xấu đến cuộc sống của bản thân và gia đình; nạo, phá thai dễ gây tổn thương đến cơ quan sinh sản dẫn tới vô sinh về sau; khi quan hệ tình dục không an toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, như AIDS..." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,"Bài 12: Công nhân với tình yêu, hôn nhân và gia đình","Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên. Tự do yêu đương là quyến của mỗi người. Tuy nhiên, trong tình yêu nam nữ hiện nay có một số biểu hiện chưa đúng, cần phải tránh, đó là: Yêu đương quá sớm. Tuổi từ 15 đến 17 vẫn đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện, chưa ổn định về mặt nhận thức, chưa thực sự trưởng thành, quan hệ giữa nam và nữ dù có thể có nhiều thiện cảm, thậm chí rất gắn bó thì quan hệ ấy chủ yếu vẫn là quan hệ tình bạn. Yêu sớm thường sao nhãng học tập, dễ có những quyết định mà bản thân chưa có quyền hoặc chưa đủ khả năng giải quyết, vì còn đang phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ. Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi. Đây là những biểu hiện nên tránh vì tình yêu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng của con người, là một phần quan trọng của cuộc sống tương lai, do đó trong tình yêu cần có sự suy nghĩ chín chắn, không nên đùa cợt với tình yêu. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Ở Việt Nam, quan hệ tình dục trước hôn nhân chưa bao giờ được dư luận xã hội đồng tình. Hơn nữa, một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể mang lại nhiều hậu quả tai hại: có thai ngoài ý muốn, gây tác động xấu đến cuộc sống của bản thân và gia đình; nạo, phá thai dễ gây tổn thương đến cơ quan sinh sản dẫn tới vô sinh về sau; khi quan hệ tình dục không an toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, như AIDS..." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,"Bài 12: Công nhân với tình yêu, hôn nhân và gia đình","Tình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân được đánh dấu bằng sự kết hôn. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. Hôn nhân thể hiện nghĩa vụ, quyền lợi và quyển hạn của vợ chồng đối với nhau, được pháp luật công nhận và do đó được luật pháp bảo vệ. Sau khi đăng kí kết hôn, các đôi nam nữ thường tổ chức lễ cưới, với mục đích chính thức ra mắt họ hàng, làng xóm, bạn bè... Lễ cưới nên tổ chức trang trọng, vui vẻ, tiết kiệm, không nên tổ chức linh đình, phô trương, gây tốn kém tiền của, thời gian, sức khoẻ của gia đình và người thân, cần bài trừ các hủ tục trong việc cưới xin. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là chế độ hôn nhân mới, tốt đẹp với hai nội dung cơ bản: Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính. Khác với các chế độ xã hội trước đây, hôn nhân thường dựa trên lợi ích kinh tế, lợi ích giai cấp. Tình yêu không được coi là cơ sở của hôn nhân. Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật định. Tuy nhiên, tự do kết hôn không phải nhận vai trò khuyên nhủ, tư vấn tích cực của cha mẹ, người thân, bạn bè... Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bải đảm về mặt pháp lí, tức là phải đăng kí kết hôn theo luật. Điều này thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, thể hiện tinh thần trách nhiệm trước xã hội và có ý thức chăm lo, bảo vệ cuộc sống gia đình hạnh phúc. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm quyền tự do li hôn. Li hôn là cần thiết khi tình yêu giữa vợ và chồng không còn nữa và cuộc sống gia đình trở nên không thể chịu đựng nổi. Cần chú ý rằng li hôn chỉ được coi là việc bất đắc dĩ, vì li hôn gây ra nhiều hậu quả xấu cho cả hai người, đặc biệt là đối với con cái. Thứ hai: Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng. Bởi vì, tình yêu là không thể chia sẻ dược. Vợ chồng phải chung thuỷ, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới. Sự bình đẳng không phải là sự công bằng, chia đôi... mà là vợ chồng có nghĩa vụ và quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình. Vợ chồng phải biết tôn trọng ý kiến và nhân phẩm, danh dự của nhau, mỗi người luôn có ý thức hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình tuỳ theo khả năng của mình." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,"Bài 12: Công nhân với tình yêu, hôn nhân và gia đình","Tình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân được đánh dấu bằng sự kết hôn. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. Hôn nhân thể hiện nghĩa vụ, quyền lợi và quyển hạn của vợ chồng đối với nhau, được pháp luật công nhận và do đó được luật pháp bảo vệ. Sau khi đăng kí kết hôn, các đôi nam nữ thường tổ chức lễ cưới, với mục đích chính thức ra mắt họ hàng, làng xóm, bạn bè... Lễ cưới nên tổ chức trang trọng, vui vẻ, tiết kiệm, không nên tổ chức linh đình, phô trương, gây tốn kém tiền của, thời gian, sức khoẻ của gia đình và người thân, cần bài trừ các hủ tục trong việc cưới xin. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là chế độ hôn nhân mới, tốt đẹp với hai nội dung cơ bản: Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính. Khác với các chế độ xã hội trước đây, hôn nhân thường dựa trên lợi ích kinh tế, lợi ích giai cấp. Tình yêu không được coi là cơ sở của hôn nhân. Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật định. Tuy nhiên, tự do kết hôn không phải nhận vai trò khuyên nhủ, tư vấn tích cực của cha mẹ, người thân, bạn bè... Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bảo đảm về mặt pháp lí, tức là phải đăng kí kết hôn theo luật. Điều này thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, thể hiện tinh thần trách nhiệm trước xã hội và có ý thức chăm lo, bảo vệ cuộc sống gia đình hạnh phúc. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm quyền tự do li hôn. Li hôn là cần thiết khi tình yêu giữa vợ và chồng không còn nữa và cuộc sống gia đình trở nên không thể chịu đựng nổi. Cần chú ý rằng li hôn chỉ được coi là việc bất đắc dĩ, vì li hôn gây ra nhiều hậu quả xấu cho cả hai người, đặc biệt là đối với con cái. Thứ hai: Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng. Bởi vì, tình yêu là không thể chia sẻ dược. Vợ chồng phải chung thuỷ, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới. Sự bình đẳng không phải là sự công bằng, chia đôi... mà là vợ chồng có nghĩa vụ và quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình. Vợ chồng phải biết tôn trọng ý kiến và nhân phẩm, danh dự của nhau, mỗi người luôn có ý thức hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình tuỳ theo khả năng của mình." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,"Bài 12: Công nhân với tình yêu, hôn nhân và gia đình","Tình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân được đánh dấu bằng sự kết hôn. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. Hôn nhân thể hiện nghĩa vụ, quyền lợi và quyển hạn của vợ chồng đối với nhau, được pháp luật công nhận và do đó được luật pháp bảo vệ. Sau khi đăng kí kết hôn, các đôi nam nữ thường tổ chức lễ cưới, với mục đích chính thức ra mắt họ hàng, làng xóm, bạn bè... Lễ cưới nên tổ chức trang trọng, vui vẻ, tiết kiệm, không nên tổ chức linh đình, phô trương, gây tốn kém tiền của, thời gian, sức khoẻ của gia đình và người thân, cần bài trừ các hủ tục trong việc cưới xin. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là chế độ hôn nhân mới, tốt đẹp với hai nội dung cơ bản: Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính. Khác với các chế độ xã hội trước đây, hôn nhân thường dựa trên lợi ích kinh tế, lợi ích giai cấp. Tình yêu không được coi là cơ sở của hôn nhân. Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do kết hôn theo luật định. Tuy nhiên, tự do kết hôn không phải nhận vai trò khuyên nhủ, tư vấn tích cực của cha mẹ, người thân, bạn bè... Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân bải đảm về mặt pháp lí, tức là phải đăng kí kết hôn theo luật. Điều này thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, thể hiện tinh thần trách nhiệm trước xã hội và có ý thức chăm lo, bảo vệ cuộc sống gia đình hạnh phúc. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm quyền tự do li hôn. Li hôn là cần thiết khi tình yêu giữa vợ và chồng không còn nữa và cuộc sống gia đình trở nên không thể chịu đựng nổi. Cần chú ý rằng li hôn chỉ được coi là việc bất đắc dĩ, vì li hôn gây ra nhiều hậu quả xấu cho cả hai người, đặc biệt là đối với con cái. Thứ hai: Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ một chồng. Bởi vì, tình yêu là không thể chia sẻ được. Vợ chồng phải chung thuỷ, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là nguyên tắc cơ bản trong gia đình mới. Sự bình đẳng không phải là sự công bằng, chia đôi... mà là vợ chồng có nghĩa vụ và quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình. Vợ chồng phải biết tôn trọng ý kiến và nhân phẩm, danh dự của nhau, mỗi người luôn có ý thức hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình tuỳ theo khả năng của mình." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,"Bài 12: Công nhân với tình yêu, hôn nhân và gia đình","Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên. Hôn nhân sẽ tạo ra cuộc sống gia đình. Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Trong gia đình, quan hệ hôn nhân thể hiện trong quan hệ giữa vợ và chồng; quan hệ huyết thống thể hiện trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ giữa ông bà với các cháu, giữa anh, chị, em ruột với nhau. Gia đình có các chức năng sau: Chức năng duy trì nòi giống. Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên để thế hệ nối tiếp thế hệ, duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chức năng kinh tế. Các gia đình phải biết làm kinh tế với những hình thức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của mình, tạo ra nguồn thu nhập chính đáng để đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu của gia đình. Chức năng tổ chức đời sống gia đình. Gia đình phải tạo ra cho mỗi thành viên một môi trường sống an toàn, lành mạnh và dễ chịu. Gia đình là nơi con cái được yêu thương, trở thành nguồn vui và sự động viên cho cha mẹ, là nơi người già được quan tâm, sống vui với con cháu; người lao động được nghỉ ngơi và hưởng thụ những thành quả lao động của mình và các thành quả văn hoá khác của xã hội... Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Cha mẹ không chỉ có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu ăn, mặc, học hành... của con cái mà còn phải biết nuôi con một cách khoa học để chúng được khoẻ mạnh và thông minh. Ngoài ra, cha mẹ còn phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục con cái trở thành những công dân có ích cho xã hội. Ông bà, cha mẹ phải dạy bảo con cháu những điều hay lẽ phải, rèn luyện những thói quen, nếp sống lành mạnh..." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,"Bài 12: Công nhân với tình yêu, hôn nhân và gia đình","Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên. Quan hệ giữa vợ và chồng. Quan hệ vợ chồng được hình thành dựa trên cơ sở tình yêu và được pháp luật công nhận. Vợ chồng phải có trách nhiệm chung thuỷ, yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho con cái được học tập nên người, không phân biệt đối xử giữa các con, tôn trọng ý kiến và quyền lợi hợp pháp của các con. Cha mẹ có trách nhiệm dạy dỗ, giáo dục con cái trở thành người con hiếu thảo trong gia đình, là công dân có ích cho xã hội. Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, biết lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự và truyền thống tốt đẹp của gia đình. Đối với cha mẹ già, con cái có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo, không được có những hành vi ngược đãi, xúc phạm. Quan hệ giữa ông bà và các cháu: Ông bà (nội, ngoại) có trách nhiệm yêu thương, quan tâm chăm sóc, giáo dục các cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Cháu có bổn phận yêu thương, kính trọng, hiếu thảo và có trách nhiệm phụng dưỡng ông bà. Quan hệ giữa anh, chị, em: Anh, chị, em luôn có quan hệ gắn bó, vì vậy, giữa anh, chị, em phải có trách nhiệm thương yêu, tôn trọng, đùm bọc và biết bảo ban, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tóm lại, tình yêu, hôn nhân và gia đình là những vấn đế liên quan chặt chẽ với nhau. Tinh yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân sẽ tạo ra cuộc sống gia đình. Một gia đình hạnh phúc không chỉ mang lại những điều tốt đẹp cho mỗi thành viên mà còn trở thành một tế bào lành mạnh của xã hội. Hiểu rõ mối quan hệ tình yêu, hôn nhân, gia đình không chỉ là trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân đối với xã hội, mà còn thể hiện trách nhiệm đạo đức đối với bản thân." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,"Bài 12: Công nhân với tình yêu, hôn nhân và gia đình","Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên Quan hệ giữa vợ và chồng. Quan hệ vợ chồng được hình thành dựa trên cơ sở tình yêu và được pháp luật công nhận. Vợ chồng phải có trách nhiệm chung thuỷ, yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng và tạo điểu kiện cho con cái được học tập nên người, không phân biệt đối xử giữa các con, tôn trọng ý kiến và quyến lợi hợp pháp của các con. Cha mẹ có trách nhiệm dạy dỗ, giáo dục con cái trở thành người con hiếu thảo trong gia đình, là công dân có ích cho xã hội. Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, biết lắng nghe những lài khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự và truyền thống tốt đẹp của gia đình. Đối với cha mẹ già, con cái có nghía vụ nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo, không được có những hành vi ngược đãi, xúc phạm. Quan hệ giữa ông hà và các cháu: Ông bà (nội, ngoại) có trách nhiệm yêu thương, quan tâm chăm sóc, giáo dục các cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Cháu có bổn phận yêu thương, kính trọng, hiếu thảo và có trách nhiệm phụng dưỡng ông bà. Quan hệ giữa anh, chị, em: Anh, chị, em luôn có quan hệ gắn bó, vì vậy, giữa anh, chị, em phải có trách nhiệm thương yêu, tôn trọng, đùm bọc và biết bảo ban, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tóm lại, tình yêu, hôn nhân và gia đình là những vấn đế liên quan chặt chẽ với nhau. Tinh yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân sẽ tạo ra cuộc sống gia đình. Một gia đình hạnh phúc không chỉ mang lại những điều tốt đẹp cho mỗi thành viên mà còn trở thành một tế bào lành mạnh của xã hội. Hiểu rõ mối quan hệ tình yêu, hôn nhân, gia đình không chỉ là trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân đối với xã hội, mà còn thể hiện trách nhiệm đạo đức đối với bản thân." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,"Bài 12: Công nhân với tình yêu, hôn nhân và gia đình","Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên Quan hệ giữa vợ và chồng. Quan hệ vợ chồng được hình thành dựa trên cơ sớ tình yêu và được pháp luật công nhận. Vợ chồng phải có trách nhiệm chung thuỷ, yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng và tạo điểu kiện cho con cái được học tập nên người, không phân biệt đối xử giữa các con, tôn trọng ý kiến và quyến lợi hợp pháp của các con. Cha mẹ có trách nhiệm dạy dỗ, giáo dục con cái trở thành người con hiếu thảo trong gia đình, là công dân có ích cho xã hội. Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, biết lắng nghe những lài khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự và truyền thống tốt đẹp của gia đình. Đối với cha mẹ già, con cái có nghía vụ nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo, không được có những hành vi ngược đãi, xúc phạm. Quan hệ giữa ông hà và các cháu: Ông bà (nội, ngoại) có trách nhiệm yêu thương, quan tâm chăm sóc, giáo dục các cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Cháu có bổn phận yêu thương, kính trọng, hiếu thảo và có trách nhiệm phụng dưỡng ông bà. Quan hệ giữa anh, chị, em: Anh, chị, em luôn có quan hệ gắn bó, vì vậy, giữa anh, chị, em phải có trách nhiệm thương yêu, tôn trọng, đùm bọc và biết bảo ban, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tóm lại, tình yêu, hôn nhân và gia đình là những vấn đế liên quan chặt chẽ với nhau. Tinh yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân sẽ tạo ra cuộc sống gia đình. Một gia đình hạnh phúc không chỉ mang lại những điều tốt đẹp cho mỗi thành viên mà còn trở thành một tế bào lành mạnh của xã hội. Hiểu rõ mối quan hệ tình yêu, hôn nhân, gia đình không chỉ là trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân đối với xã hội, mà còn thể hiện trách nhiệm đạo đức đối với bản thân." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,"Bài 12: Công nhân với tình yêu, hôn nhân và gia đình","Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên Quan hệ giữa vợ và chồng. Quan hệ vợ chồng được hình thành dựa trên cơ sớ tình yêu và được pháp luật công nhận. Vợ chồng phải có trách nhiệm chung thuỷ, yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng và tạo điểu kiện cho con cái được học tập nên người, không phân biệt đối xử giữa các con, tôn trọng ý kiến và quyến lợi hợp pháp của các con. Cha mẹ có trách nhiệm dạy dỗ, giáo dục con cái trở thành người con hiếu thảo trong gia đình, là công dân có ích cho xã hội. Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, biết lắng nghe những lài khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự và truyền thống tốt đẹp của gia đình. Đối với cha mẹ già, con cái có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo, không được có những hành vi ngược đãi, xúc phạm. Quan hệ giữa ông hà và các cháu: Ông bà (nội, ngoại) có trách nhiệm yêu thương, quan tâm chăm sóc, giáo dục các cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Cháu có bổn phận yêu thương, kính trọng, hiếu thảo và có trách nhiệm phụng dưỡng ông bà. Quan hệ giữa anh, chị, em: Anh, chị, em luôn có quan hệ gắn bó, vì vậy, giữa anh, chị, em phải có trách nhiệm thương yêu, tôn trọng, đùm bọc và biết bảo ban, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tóm lại, tình yêu, hôn nhân và gia đình là những vấn đế liên quan chặt chẽ với nhau. Tinh yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân sẽ tạo ra cuộc sống gia đình. Một gia đình hạnh phúc không chỉ mang lại những điều tốt đẹp cho mỗi thành viên mà còn trở thành một tế bào lành mạnh của xã hội. Hiểu rõ mối quan hệ tình yêu, hôn nhân, gia đình không chỉ là trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân đối với xã hội, mà còn thể hiện trách nhiệm đạo đức đối với bản thân." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,"Bài 12: Công nhân với tình yêu, hôn nhân và gia đình","Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên Quan hệ giữa vợ và chồng. Quan hệ vợ chồng được hình thành dựa trên cơ sớ tình yêu và được pháp luật công nhận. Vợ chồng phải có trách nhiệm chung thuỷ, yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng và tạo điểu kiện cho con cái được học tập nên người, không phân biệt đối xử giữa các con, tôn trọng ý kiến và quyến lợi hợp pháp của các con. Cha mẹ có trách nhiệm dạy dỗ, giáo dục con cái trở thành người con hiếu thảo trong gia đình, là công dân có ích cho xã hội. Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, biết lắng nghe những lài khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự và truyền thống tốt đẹp của gia đình. Đối với cha mẹ già, con cái có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo, không được có những hành vi ngược đãi, xúc phạm. Quan hệ giữa ông bà và các cháu: Ông bà (nội, ngoại) có trách nhiệm yêu thương, quan tâm chăm sóc, giáo dục các cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Cháu có bổn phận yêu thương, kính trọng, hiếu thảo và có trách nhiệm phụng dưỡng ông bà. Quan hệ giữa anh, chị, em: Anh, chị, em luôn có quan hệ gắn bó, vì vậy, giữa anh, chị, em phải có trách nhiệm thương yêu, tôn trọng, đùm bọc và biết bảo ban, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tóm lại, tình yêu, hôn nhân và gia đình là những vấn đế liên quan chặt chẽ với nhau. Tinh yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân sẽ tạo ra cuộc sống gia đình. Một gia đình hạnh phúc không chỉ mang lại những điều tốt đẹp cho mỗi thành viên mà còn trở thành một tế bào lành mạnh của xã hội. Hiểu rõ mối quan hệ tình yêu, hôn nhân, gia đình không chỉ là trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân đối với xã hội, mà còn thể hiện trách nhiệm đạo đức đối với bản thân." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,"Bài 12: Công nhân với tình yêu, hôn nhân và gia đình","Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên Quan hệ giữa vợ và chồng. Quan hệ vợ chồng được hình thành dựa trên cơ sớ tình yêu và được pháp luật công nhận. Vợ chồng phải có trách nhiệm chung thuỷ, yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ có trách nhiệm yêu thương, nuôi dưỡng và tạo điểu kiện cho con cái được học tập nên người, không phân biệt đối xử giữa các con, tôn trọng ý kiến và quyến lợi hợp pháp của các con. Cha mẹ có trách nhiệm dạy dỗ, giáo dục con cái trở thành người con hiếu thảo trong gia đình, là công dân có ích cho xã hội. Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, biết lắng nghe những lài khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự và truyền thống tốt đẹp của gia đình. Đối với cha mẹ già, con cái có nghía vụ nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo, không được có những hành vi ngược đãi, xúc phạm. Quan hệ giữa ông bà và các cháu: Ông bà (nội, ngoại) có trách nhiệm yêu thương, quan tâm chăm sóc, giáo dục các cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Cháu có bổn phận yêu thương, kính trọng, hiếu thảo và có trách nhiệm phụng dưỡng ông bà. Quan hệ giữa anh, chị, em: Anh, chị, em luôn có quan hệ gắn bó, vì vậy, giữa anh, chị, em phải có trách nhiệm thương yêu, tôn trọng, đùm bọc và biết bảo ban, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tóm lại, tình yêu, hôn nhân và gia đình là những vấn đế liên quan chặt chẽ với nhau. Tinh yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân sẽ tạo ra cuộc sống gia đình. Một gia đình hạnh phúc không chỉ mang lại những điều tốt đẹp cho mỗi thành viên mà còn trở thành một tế bào lành mạnh của xã hội. Hiểu rõ mối quan hệ tình yêu, hôn nhân, gia đình không chỉ là trách nhiệm đạo đức của mỗi công dân đối với xã hội, mà còn thể hiện trách nhiệm đạo đức đối với bản thân." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 13: Công dân với cộng đồng,"Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. Ví dụ: Cộng đồng dân cư, cộng đồng làng xã, cộng đồng ngôn ngữ, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài,... Vai trò của cộng đồng đối vớị cuộc sống của con người. Muốn duy trì cuộc sống của mình, con người phải lao động và liên hệ với những người khác, với cộng đồng. Không ai có thể sống ớ bên ngoài cộng đồng và xã hội. Đời sống con người về bản chất là có tính xã hội. Theo c. Mác: ""Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội."" Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội của con người. Đó là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và của cả cộng đồng. Mỗi người là một thành viên, một tế bào của cộng đồng. Cá nhân có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy định, những nguyên tắc của cộng đồng. Cộng đồng chăm lo cho cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để phát triển. Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu nó được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc công bằng, dân chủ, kỉ luật. Đời sống cộng đồng cần có sự kết hợp đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể và xã hội. Cộng đồng giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa lợi ích với trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ. Cá nhân phát triển trong cộng đồng và nhờ sự phát triển đó của từng người mà cộng đồng trở nên lớn mạnh. Con người tham gia vào nhiều cộng đồng khác nhau, ví dụ như: cộng đồng gia đình, cộng đồng lớp học, cộng đồng nhà trường, cộng đồng dân cư, cộng đồng dân tộc, v.v..." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 13: Công dân với cộng đồng,"Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. Ví dụ: Cộng đồng dân cư, cộng đồng làng xã, cộng đồng ngôn ngữ, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài,... Vai trò của cộng đồng đối vớị cuộc sống của con người. Muốn duy trì cuộc sống của mình, con người phải lao động và liên hệ với những người khác, với cộng đồng. Không ai có thể sống ở bên ngoài cộng đồng và xã hội. Đời sống con người về bản chất là có tính xã hội. Theo c. Mác: ""Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội."" Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội của con người. Đó là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và của cả cộng đồng. Mỗi người là một thành viên, một tế bào của cộng đồng. Cá nhân có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy định, những nguyên tắc của cộng đồng. Cộng đồng chăm lo cho cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để phát triển. Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu nó được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc công bằng, dân chủ, kỉ luật. Đời sống cộng đồng cần có sự kết hợp đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể và xã hội. Cộng đồng giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa lợi ích với trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ. Cá nhân phát triển trong cộng đồng và nhờ sự phát triển đó của từng người mà cộng đồng trở nên lớn mạnh. Con người tham gia vào nhiều cộng đồng khác nhau, ví dụ như: cộng đồng gia đình, cộng đồng lớp học, cộng đồng nhà trường, cộng đồng dân cư, cộng đồng dân tộc, v.v..." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 13: Công dân với cộng đồng,"Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng Mỗi cộng đồng đều có những chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử riêng mà mỗi cá nhân sống trong đó phải có nghĩa vụ tuân thủ. Đối với tập thể lớp học, nhà trường và cộng đồng dân cư nơi cư trú, nhân nghĩa, hoà nhập và hợp tác là những chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất mà công dân hiện nay cần phải có. Nhân nghĩa Thế nào là nhân nghĩa ? Nhân là lòng thương người, nghĩa là điều được coi là hợp lẽ phải làm khuôn phép cho cách xử thế của con người trong xã hội. Nhân nghĩa là lòng thương người và đôi xử với người theo lẽ phải. Nhân nghĩa có thể hiểu là một giá trị đạo đức cơ bản của con người thể hiện ớ suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp của quan hệ giữa người với người. Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn; giúp người ta thêm yêu cuộc sống và có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Nhân nghĩa là truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc ta, được hun đúc qua các thế hệ từ ngàn xưa cho đến nay và ngày càng được duy trì, phát triển. Nhân nghĩa trước hết thể hiện ở lòng nhân ái, sự thương yêu, giúp đỡ lần nhau trong hoạn nạn, lúc khó khăn; không đắn đo tính toán. Đạo lí nhường nhịn, đùm bọc nhau lúc sa cơ lỡ bước đã là tình cảm của con người Việt Nam trong tình làng nghĩa xóm và trở thành hành vi ứng xử hằng ngày của người Việt Nam qua các thế hệ. Nhân nghĩa còn thể hiện ở sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, trong cuộc sống hằng ngày với mong muốn mọi người cùng hạnh phúc, ấm no. Truyền thống nhân nghĩa Việt Nam thể hiện sâu sắc ở lòng vị tha cao thượng, không cố chấp với người có lỗi lầm biết hối cải, đối xử khoan hồng ngay đối với cả tù binh và hàng binh trong chiến tranh. Nét đặc trưng nổi bật, thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam chính là ở chỗ: các thế hệ sau luôn ghi lòng tạc dạ công lao cống hiến của các thế hệ đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khai sáng nền vãn hoá của dân tộc, của cộng đồng và từng dòng họ. Phát huy truyền thống nhân nghía của dân tộc, mỗi học sinh chúng ta cần: Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau, lúc già yếu. Quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn với những người xung quanh, trước hết là những người thân trong gia đình, thầy, cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng. Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn; tích cực tham gia các hoạt động uống nước nhớ nguồn; hoạt động đền ơn đáp nghĩa; các hoạt động nhân đạo do lớp, trường, cộng đồng dân cư tổ chức như: giúp đỡ các bạn học sinh nghèo vượt khó, ủng hộ nhân dân các vùng bị thiên tai, lũ lụt, ùng hộ các nạn nhân của chất độc màu da cam,... Kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, với dân tộc." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 13: Công dân với cộng đồng,"Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng. Mỗi cộng đồng đều có những chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử riêng mà mỗi cá nhân sống trong đó phải có nghĩa vụ tuân thủ. Đối với tập thể lớp học, nhà trường và cộng đồng dân cư nơi cư trú, nhân nghĩa, hoà nhập và hợp tác là những chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất mà công dân hiện nay cần phải có. Nhân là lòng thương người, nghĩa là điều được coi là hợp lẽ phải làm khuôn phép cho cách xử thế của con người trong xã hội. Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải. Nhân nghĩa có thể hiểu là một giá trị đạo đức cơ bản của con người thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp của quan hệ giữa người với người. Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn; giúp người ta thêm yêu cuộc sống và có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Nhân nghĩa là truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc ta, được hun đúc qua các thế hệ từ ngàn xưa cho đến nay và ngày càng được duy trì, phát triển. Nhân nghĩa trước hết thể hiện ở lòng nhân ái, sự thương yêu, giúp đỡ lần nhau trong hoạn nạn, lúc khó khăn; không đắn đo tính toán. Đạo lí nhường nhịn, đùm bọc nhau lúc sa cơ lỡ bước đã là tình cảm của con người Việt Nam trong tình làng nghĩa xóm và trở thành hành vi ứng xử hằng ngày của người Việt Nam qua các thế hệ. Nhân nghĩa còn thể hiện ở sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, trong cuộc sống hằng ngày với mong muốn mọi người cùng hạnh phúc, ấm no. Truyền thống nhân nghĩa Việt Nam thể hiện sâu sắc ở lòng vị tha cao thượng, không cố chấp với người có lỗi lầm biết hối cải, đối xử khoan hồng ngay đối với cả tù binh và hàng binh trong chiến tranh. Nét đặc trưng nổi bật, thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam chính là ở chỗ: các thế hệ sau luôn ghi lòng tạc dạ công lao cống hiến của các thế hệ đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khai sáng nền văn hoá của dân tộc, của cộng đồng và từng dòng họ. Phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, mỗi học sinh chúng ta cần: Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau, lúc già yếu. Quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn với những người xung quanh, trước hết là những người thân trong gia đình, thầy, cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng. Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn; tích cực tham gia các hoạt động uống nước nhớ nguồn; hoạt động đền ơn đáp nghĩa; các hoạt động nhân đạo do lớp, trường, cộng đồng dân cư tổ chức như: giúp đỡ các bạn học sinh nghèo vượt khó, ủng hộ nhân dân các vùng bị thiên tai, lũ lụt, ùng hộ các nạn nhân của chất độc màu da cam,... Kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, với dân tộc." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 13: Công dân với cộng đồng,"Sống hoà nhập là sông gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng. Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Ngược lại, người sống không hoà nhập sẽ cảm thấy đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống sẽ kém ý nghĩa. Thanh niên học sinh chúng ta cần phải sống hòa nhập với tập thể lớp học, trường học, với cộng đồng nơi ở. Muốn vậy, chúng ta cần: Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, vui vẻ, cởi mớ, chan hoà với thầy cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh; không xa lánh, bè phái, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết vói người khác; Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức; đồng thời vận động bạn bè và mọi người cùng tham gia." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 13: Công dân với cộng đồng,"Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Hợp tác biểu hiện ở việc mọi người cùng bàn bạc với nhau trong công việc chung, phối hợp nhịp nhàng với nhau, biết về nhiệm vụ của nhau và sãn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết. Hợp tác khác với việc chia bè, kéo cánh, kết thành phe phái để gây mâu thuẫn, mất đoàn kết, tranh giành nhau vì mục đích trục lợi cho cá nhân hoặc cho một nhóm người... Mỗi người đểu có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tác trong công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung. Mặt khác, trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều phụ thuộc vào nhau, ràng buộc lẫn nhau; mỗi người như một chi tiết của một cỗ máy lớn, phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể hành động đơn lẻ. Vì vậy, biết hợp tác trong công việc chung là một phẩm chất quan trọng của người lao động mói, là yêu cầu đối với người công dân trong một xã hội hiện đại. Hợp tác phải dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác. Sự hợp tác có nhiều mức độ và cấp độ: Hợp tác song phương (hai bên) hoặc đa phương (nhiều bên). Hợp tác về từng lĩnh vực, từng hoạt động hoặc hợp tác toàn diện về tất cả các mặt, các lĩnh vực. Hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các cộng đồng, giữa các dân tộc hoặc giữa các quốc gia. Ví dụ: Hợp tác giữa các học sinh trong nhóm để giải quyết một nhiệm vụ học tập do thày, cô giáo giao cho hoặc để chuẩn bị cho một buổi tham quan, dã ngoại,... Sự hiệp đồng tác chiến giữa các đon vị quân đội trong một trận đánh. Hợp tác giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thanh niên học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người trong các hoạt động học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Cụ thể là cần phải: Biết cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho phù hợp với khả năng của từng người; Nghiêm túc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được phân công; Biết phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công việc; sẵn sàng chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm, sáng kiến; sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hoạt động; Biết cùng các thành viên trong nhóm đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để có thể cùng nhau hợp tác tốt hơn trong các hoạt động tiếp theo." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 13: Công dân với cộng đồng,"Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào dó vì mục đích chung. Hợp tác biểu hiện ở việc mọi người cùng bàn bạc với nhau trong công việc chung, phối hợp nhịp nhàng với nhau, biết về nhiệm vụ của nhau và sãn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết. Hợp tác khác với việc chia bè, kéo cánh, kết thành phe phái để gây mâu thuẫn, mất đoàn kết, tranh giành nhau vì mục đích trục lợi cho cá nhân hoặc cho một nhóm người... Mỗi người đểu có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tác trong công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung. Mặt khác, trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều phụ thuộc vào nhau, ràng buộc lẫn nhau; mỗi người như một chi tiết của một cỗ máy lớn, phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể hành động đơn lẻ. Vì vậy, biết hợp tác trong công việc chung là một phẩm chất quan trọng của người lao động mói, là yêu cầu đối với người công dân trong một xã hội hiện đại. Hợp tác phải dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác. Sự hợp tác có nhiều mức độ và cấp độ: Hợp tác song phương (hai bên) hoặc đa phương (nhiều bên). Hợp tác về từng lĩnh vực, từng hoạt động hoặc hợp tác toàn diện về tất cả các mặt, các lĩnh vực. Hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các cộng đồng, giữa các dân tộc hoặc giữa các quốc gia. Ví dụ: Hợp tác giữa các học sinh trong nhóm để giải quyết một nhiệm vụ học tập do thày, cô giáo giao cho hoặc để chuẩn bị cho một buổi tham quan, dã ngoại,... Sự hiệp đồng tác chiến giữa các đon vị quân đội trong một trận đánh. Hợp tác giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thanh niên học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người trong các hoạt động học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Cụ thể là cần phải: Biết cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho phù hợp với khả năng của từng người; Nghiêm túc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được phân công; Biết phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công việc; sẵn sàng chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm, sáng kiến; sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hoạt động; Biết cùng các thành viên trong nhóm đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để có thể cùng nhau hợp tác tốt hơn trong các hoạt động tiếp theo." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 13: Công dân với cộng đồng,"Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Hợp tác biểu hiện ở việc mọi người cùng bàn bạc với nhau trong công việc chung, phối hợp nhịp nhàng với nhau, biết về nhiệm vụ của nhau và sãn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết. Hợp tác khác với việc chia bè, kéo cánh, kết thành phe phái để gây mâu thuẫn, mất đoàn kết, tranh giành nhau vì mục đích trục lợi cho cá nhân hoặc cho một nhóm người... Mỗi người đểu có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tác trong công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung. Mặt khác, trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều phụ thuộc vào nhau, ràng buộc lẫn nhau; mỗi người như một chi tiết của một cỗ máy lớn, phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể hành động đơn lẻ. Vì vậy, biết hợp tác trong công việc chung là một phẩm chất quan trọng của người lao động mới, là yêu cầu đối với người công dân trong một xã hội hiện đại. Hợp tác phải dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác. Sự hợp tác có nhiều mức độ và cấp độ: Hợp tác song phương (hai bên) hoặc đa phương (nhiều bên). Hợp tác về từng lĩnh vực, từng hoạt động hoặc hợp tác toàn diện về tất cả các mặt, các lĩnh vực. Hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các cộng đồng, giữa các dân tộc hoặc giữa các quốc gia. Ví dụ: Hợp tác giữa các học sinh trong nhóm để giải quyết một nhiệm vụ học tập do thày, cô giáo giao cho hoặc để chuẩn bị cho một buổi tham quan, dã ngoại,... Sự hiệp đồng tác chiến giữa các đon vị quân đội trong một trận đánh. Hợp tác giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thanh niên học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người trong các hoạt động học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Cụ thể là cần phải: Biết cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho phù hợp với khả năng của từng người; Nghiêm túc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được phân công; Biết phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công việc; sẵn sàng chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm, sáng kiến; sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hoạt động; Biết cùng các thành viên trong nhóm đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để có thể cùng nhau hợp tác tốt hơn trong các hoạt động tiếp theo." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 13: Công dân với cộng đồng,"Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Hợp tác biểu hiện ở việc mọi người cùng bàn bạc với nhau trong công việc chung, phối hợp nhịp nhàng với nhau, biết về nhiệm vụ của nhau và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết. Hợp tác khác với việc chia bè, kéo cánh, kết thành phe phái để gây mâu thuẫn, mất đoàn kết, tranh giành nhau vì mục đích trục lợi cho cá nhân hoặc cho một nhóm người... Mỗi người đểu có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tác trong công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung. Mặt khác, trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều phụ thuộc vào nhau, ràng buộc lẫn nhau; mỗi người như một chi tiết của một cỗ máy lớn, phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể hành động đơn lẻ. Vì vậy, biết hợp tác trong công việc chung là một phẩm chất quan trọng của người lao động mới, là yêu cầu đối với người công dân trong một xã hội hiện đại. Hợp tác phải dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác. Sự hợp tác có nhiều mức độ và cấp độ: Hợp tác song phương (hai bên) hoặc đa phương (nhiều bên). Hợp tác về từng lĩnh vực, từng hoạt động hoặc hợp tác toàn diện về tất cả các mặt, các lĩnh vực. Hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các cộng đồng, giữa các dân tộc hoặc giữa các quốc gia. Ví dụ: Hợp tác giữa các học sinh trong nhóm để giải quyết một nhiệm vụ học tập do thày, cô giáo giao cho hoặc để chuẩn bị cho một buổi tham quan, dã ngoại,... Sự hiệp đồng tác chiến giữa các đon vị quân đội trong một trận đánh. Hợp tác giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thanh niên học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người trong các hoạt động học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Cụ thể là cần phải: Biết cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho phù hợp với khả năng của từng người; Nghiêm túc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được phân công; Biết phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công việc; sẵn sàng chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm, sáng kiến; sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hoạt động; Biết cùng các thành viên trong nhóm đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để có thể cùng nhau hợp tác tốt hơn trong các hoạt động tiếp theo." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 13: Công dân với cộng đồng,"Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Hợp tác biểu hiện ở việc mọi người cùng bàn bạc với nhau trong công việc chung, phối hợp nhịp nhàng với nhau, biết về nhiệm vụ của nhau và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết. Hợp tác khác với việc chia bè, kéo cánh, kết thành phe phái để gây mâu thuẫn, mất đoàn kết, tranh giành nhau vì mục đích trục lợi cho cá nhân hoặc cho một nhóm người... Mỗi người đểu có những điểm mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tác trong công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung. Mặt khác, trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều phụ thuộc vào nhau, ràng buộc lẫn nhau; mỗi người như một chi tiết của một cỗ máy lớn, phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không thể hành động đơn lẻ. Vì vậy, biết hợp tác trong công việc chung là một phẩm chất quan trọng của người lao động mói, là yêu cầu đối với người công dân trong một xã hội hiện đại. Hợp tác phải dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác. Sự hợp tác có nhiều mức độ và cấp độ: Hợp tác song phương (hai bên) hoặc đa phương (nhiều bên). Hợp tác về từng lĩnh vực, từng hoạt động hoặc hợp tác toàn diện về tất cả các mặt, các lĩnh vực. Hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm, giữa các cộng đồng, giữa các dân tộc hoặc giữa các quốc gia. Ví dụ: Hợp tác giữa các học sinh trong nhóm để giải quyết một nhiệm vụ học tập do thày, cô giáo giao cho hoặc để chuẩn bị cho một buổi tham quan, dã ngoại,... Sự hiệp đồng tác chiến giữa các đơn vị quân đội trong một trận đánh. Hợp tác giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thanh niên học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người trong các hoạt động học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Cụ thể là cần phải: Biết cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho phù hợp với khả năng của từng người; Nghiêm túc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được phân công; Biết phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công việc; sẵn sàng chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm, sáng kiến; sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình hoạt động; Biết cùng các thành viên trong nhóm đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để có thể cùng nhau hợp tác tốt hơn trong các hoạt động tiếp theo." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 13: Công dân với cộng đồng,"Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội. Ví dụ: Cộng đồng dân cư, cộng đồng làng xã, cộng đồng ngôn ngữ, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài,... Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người. Muốn duy trì cuộc sống của mình, con người phải lao động và liên hệ với những người khác, với cộng đồng. Không ai có thể sống ớ bên ngoài cộng đồng và xã hội. Đời sống con người về bản chất là có tính xã hội. Theo c. Mác: ""Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội."" Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội của con người. Đó là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và của cả cộng đồng. Mỗi người là một thành viên, một tế bào của cộng đồng. Cá nhân có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy định, những nguyên tắc của cộng đồng. Cộng đồng chăm lo cho cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để phát triển. Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu nó được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc công bằng, dân chủ, kỉ luật. Đời sống cộng đồng cần có sự kết hợp đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể và xã hội. Cộng đồng giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa lợi ích với trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ. Cá nhân phát triển trong cộng đồng và nhờ sự phát triển đó của từng người mà cộng đồng trở nên lớn mạnh. Con người tham gia vào nhiều cộng đồng khác nhau, ví dụ như: cộng đồng gia đình, cộng đồng lớp học, cộng đồng nhà trường, cộng đồng dân cư, cộng đồng dân tộc, v.v..." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc,"Lòng yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của người công dân đối với Tổ quốc. Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tố quốc. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người như yêu gia đình, yêu người thân, yêu những thành quả lao động do mình tạo ra, yêu nơi mình đã sinh ra và lớn lên... Những tình cảm giản dị ban đầu đó dần dần phát triển thành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước. Lòng yêu nước ở mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua những biến cố, thử thách." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc,"Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc. Người Việt Nam yêu đất nước của mình, tình yêu đó được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm và lao động xây dựng đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về truyền thống yêu nước của nhân dân ta như sau: ""Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lãng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước..."". Chính truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta, dân tộc ta vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và giặc ngoại xâm, tồn tại và phát triển với đầy đủ bản sắc của mình. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện ở những điểm sau: Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước: Người Việt Nam yêu nước luôn luôn hướng về cội nguồn, về ông bà, cha mẹ, tổ tiên và quê hương của mình. Khi phải xa quê hương, đất nước, luôn nhớ về quê hương, hướng về Tổ quốc. Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc: Đồng bào, giống nòi là những gì thiêng liêng nhất gắn bó con người Việt Nam với nhau. Mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều cảm thông sâu sắc với nỗi đau của đồng bào, dân tộc, luôn mong muốn đồng bào của mình được sống ấm no, hạnh phúc. Lòng tự hào dân tộc chính đáng: Người Việt Nam luôn tự hào về truyền thống văn hoá lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc và có sức sống mạnh mẽ của dân tộc mình, tự hào về những con người của quê hương, đất nước, những anh hùng hào kiệt, những danh nhân văn hoá, tự hào về non sông gấm vóc và những sản vật phong phú của quê hương. Đoàn kết, kiên cường bất khuất chông giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc, không bao giờ chịu làm nô lệ, làm người dân mất nước hoặc lệ thuộc nước ngoài. Tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm là nét nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam. Cần cù và sáng tạo trong lao dộng để xây dựng, phát triển nền văn hoá dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Người Việt Nam vốn có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động. Mỗi người Việt Nam yêu nước đều lao động hết mình để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đóng góp xây dựng quê hương và có những hành động thiết thực góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc,"Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc. Người Việt Nam yêu đất nước của mình, tình yêu đó được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm và lao động xây dựng đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về truyền thống yêu nước của nhân dân ta như sau: ""... Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước..."". Chính truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước ta, dân tộc ta vượt qua bao khó khăn, thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và giặc ngoại xâm, tồn tại và phát triển với đầy đủ bản sắc của mình. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện ở những điểm sau: Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước: Người Việt Nam yêu nước luôn luôn hưóng về cội nguồn, về ông bà, cha mẹ, tổ tiên và quê hương của mình. Khi phải xa quê hương, đất nước, luôn nhớ về quê hương, hưóng về Tổ quốc. Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc: Đồng bào, giống nòi là những gì thiêng liêng nhất gắn bó con người Việt Nam với nhau. Mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều cảm thông sâu sắc với nỗi đau của đồng bào, dân tộc, luôn mong muốn đồng bào của mình được sống ấm no, hạnh phúc. Lòng tự hào dân tộc chính đáng: Người Việt Nam luôn tự hào về truyền thống văn hoá lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc và có sức sống mạnh mẽ của dân tộc mình, tự hào về những con người của quê hương, đất nước, những anh hùng hào kiệt, những danh nhân văn hoá, tự hào về non sống gấm vóc và những sản vật phong phú của quê hương. Đoàn kết, kiên cường bất khuất chông giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc, không bao giờ chịu làm nô lệ, làm người dân mất nước hoặc lệ thuộc nước ngoài. Tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm là nét nổi bật của truyền thống yêu nước Việt Nam. Cần cù và sáng tạo trong lao dộng để xây dựng, phát triển nền văn hoá dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Người Việt Nam vốn có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động. Mỗi người Việt Nam yêu nước đều lao động hết mình để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đóng góp xây dựng quê hương và có những hành động thiết thực góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc,"Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc Đất nước ta có được như ngày hôm nay là nhờ các thế hệ đi trước đã đổ bao mồ hôi, xương máu, vì vậy, chúng ta phải có trách nhiệm tiếp bước cha ông xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, đưa đất nước tiến lên, thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, trở thành nước Việt Nam hoà bình, độc lập, phồn vinh. Cụ thể là thanh niên học sinh chúng ta cần phải: Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn: Học để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước. Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh với các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá đạo đức truyền thống của dân tộc. Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương, của đất nước. Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng như: bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng,... Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc,"Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc Lịch sử đã cho thấy dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Giành được chính quyền đã khó nhưng giữ được chính quyền còn khó hơn. Ngày nay, đất nước ta tuy đã hoàn toàn được thống nhất, nhưng chúng ta vẫn phải luôn cảnh giác, chống lại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù để bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của mỗi công dân. Là những công dân trẻ tuổi yêu nước, thanh niên học sinh chúng ta có trách nhiệm: Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Cảnh giác trước mọi âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ. Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng do nhà trường, địa phương tổ chức. Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại,"ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường ô nhiễm môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người như: đất, nước, khí quyển, tài nguyên các loại trong lòng đất, dưới biển, trên rừng,... có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Cuộc sống của con người luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên. Lao động sáng tạo của con người làm cho cuộc sống ngày một nâng cao. Song, quá trình hoạt động của con người đã vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên một cách liên tục và ngày càng lớn. Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản, các giống loài động, thực vật ngày một cạn kiệt do khai thác bừa bãi. Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, hạn hán kéo dài; mưa lớn, bão lũ bất ngờ ập đến; mưa đá, mưa lưu huỳnh, mưa axít xảy ra nhiều, tầng ôdôn bị chọc thủng nhiều chỗ, Trái Đất có xu hướng nóng dần lên;... ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng nếu tiếp tục huỷ hoại môi trường sống, loài người có nguy cơ tự hủy diệt mình. ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc; là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của môi người công dân." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại,"Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người không phá võ các yếu tố cân bằng của tự nhiên. Ngày 5-6-1992, Hội nghị Thượng đỉnh về bảo vệ môi trường ở RiÔ đê Gianêrô (Braxin) với 120 nước tham dự, trong đó có 116 nước mà trưởng đoàn là nguyên thủ quốc gia, đã ra lài kêu gọi nhân loại tiên thế giới cùng nhau bảo vệ Trái Đất, bảo vệ hành tinh, xây dựng cuộc sống bến vững cho mọi người. Nước ta cũng đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và kí các văn kiện quốc tế quan trọng cam kết bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời sẵn sàng hợp tác với các nước và cộng đồng quốc tế về vấn đế bảo vệ môi trường. Là thanh niên học sinh, chúng ta có nghĩa vụ phải thực hiện tốt luật pháp và các chính sách của Nhà nước ta về bảo vệ môi trường. Cụ thể là phải: Giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học, trường học, nơi ở và nơi công cộng; không vứt rác, xả nước thải bừa bãi. Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: bảo vệ nguồn nước, bảo vệ các giống loài động, thực vật; không đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi; không dùng chất nổ, điện,... để đánh bắt thuỷ, hải sản; không tham gia vào các hành vi vận chuyển, mua bán động vật quý hiếm. Tích cực tham gia tổng vệ sinh trường lớp, nơi ở, đường làng, ngõ xóm; tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc. Có thái độ phê phán đối với các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường; phát hiện, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại,"Sự bùng nổ về dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số Sự bùng nổ về dân số Bùng nổ về dân sô là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. Bùng nổ dân số đã trở thành nỗi lo của nhiều nước trên thế giới, của cả cộng đồng quốc tế, làm phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên, xã hội; làm cạn kiệt tài nguyên, suy thoái trầm trọng nền kinh tế quốc dân, gây ra nạn đói, dịch bệnh, thất nghiệp, thất học, suy thoái nòi giống, ô nhiễm môi trường, uy hiếp trực tiếp đến sự tồn tại của loài người. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số Ở nước ta, sau gần 40 năm thực hiện công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, chúng ta đã đạt được một số thành tích, nhưng mức tăng dân số vẫn cao, làm cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Là những công dân, chúng ta cần: Nghiêm chỉnh thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình của Nhà nước: không kết hôn sớm, không sinh con ở tuổi vị thành niên, thực hiện mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con. Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người xung quanh thực hiện tốt Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình của Nhà nước." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại,"Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đây lùi những dịch bệnh hiểm nghèo Những dịch bệnh hiểm nghèo Nhân loại ngày nay đang phải đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm như: lao, sốt rét, dịch tả, tim mạch, huyết áp, ung thư, cúm gia cầm và đặc biệt là AIDS. Các dịch bệnh hiểm nghèo thực sự đang uy hiếp đến sự sống của toàn nhân loại. Vì vậy, các quốc gia, dân tộc, cộng đồng quốc tế và cả loài người cần phải hợp tác, đầu tư trí tuệ, sức lực và của cải để ngăn chặn, đẩy lùi những căn bệnh hiểm nghèo. Tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo không những là nghĩa vụ mà còn là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của tất cả mọi người. Trách nhiệm công dân trong việc tham gia phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiếm nghèo Là những học sinh, chúng ta cần phải: Tích cực rèn luyện thân thể, tập luyện thể dục thể thao, ăn uống điều độ, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ. Sống an toàn, lành mạnh, tránh xa các tộ nạn xã hội, tránh xa các hành vi có thể gây hại cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội. Tích cực tham gia tuyên truyền phòng tránh các dịch bệnh hiểm nghèo; tuyên truyền phòng chống ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác trong cộng đồng." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân,"Thế nào là tự nhận thức về bản thân ? Mỗi người đều có bản sắc riêng, với những tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu riêng, không ai giống nhau hoàn toàn. Lứa tuổi thanh thiếu niên cũng vậy, các em có những điểm đáng tự hào, hài lòng về mình và có những điểm còn hạn chế, cần cố gắng rèn luyện thêm. Chúng ta cần tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân mình, đừng mặc cảm, tự ti. Điều quan trọng là cần phát huy điểm mạnh; khắc phục, hạn chế điểm yếu để ngày càng tiến bộ hơn. Tự nhận thức về bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu,... của bản thân. Tự nhận thức về bản thân là một kĩ năng sống rất cơ bản của con người. Có hiểu đúng về mình, con người mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân; mới giao tiếp, ứng xử phù hợp với người khác. Đánh giá quá cao hoặc quá thấp về bản thân đều có thể dẫn con người đến những sai lầm, thất bại trong cuộc sống. Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng, mà cần phải qua rèn luyện." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân,"Tự hoàn thiện bản thân Thế nào là tự hoàn thiện bản thân ? Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn, tiến hộ hon. vì sao phải tự hoàn thiện bản thân ? Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng, chẳng có ai hoàn thiện, hoàn mĩ. Mặt khác, xã hội không ngừng phát triển, luôn đẻ ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với mỗi thành viên. Vì vậy, ai cũng cần tự hoàn thiện mình để phát triển và đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội. Người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ dần dần trở nên lạc hậu và tự đào thải mình. Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong một xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng ngày một phát triển tốt hơn." 11,Chương 2: Công dân với đạo đức,Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân,"Tự hoàn thiện bản thân như thế nào ? Mỗi người đều có quyền phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội và có quyền nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn bè, xã hội,... để thực hiện mục tiêu tự hoàn thiện bản thân. Để tự hoàn thiện bản thân, chúng ta cần: Tự nhận thức đúng về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức xã hội; Lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân theo từng mốc thời gian cụ thể; Xác định rõ những biện pháp cần thực hiện; Xác định những thuận lợi đã có, những khó khăn có thể gặp phải và cách vượt qua các khó khăn đó; Xác định được những người tin cậy có thể hỗ trợ, giúp đỡ mình; Có quyết tâm thực hiện và biết tìm kiếm sự giúp đỡ của những người tin cậy."