grade,chapter,lesson,context 10,Chương 1: Bản đồ,Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản.,"Phép chiếu hình nón là cách thế hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của Địa cầu lên mặt chiếu là mặt hình nón, sau đó triển khai mặt chiếu hình nón ra mặt phẳng; tuỳ thuộc vào vị trí của trục hình nón so với trục của Địa cầu sẽ có các phép chiếu hình nón khác nhau. Để tiến hành phép chiếu hình nón đứng, ngưòi ta lấy mặt chiếu là hình nón chụp lên mặt nón trong phép chiếu hình nón Địa Cầu sao cho trục của hình nón trùng với trục Địa cầu; sau đó từ tâm chiếu (tâm Địa cầu) ta chiếu các điểm trên Địa cầu lên mặt chiếu hình nón. Khi triển khai hình nón ta sẽ được một bản đồ hình quạt, các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm. Chỉ có vĩ tuyến tiếp xúc giữa Địa cầu và mặt nón là chính xác, còn các vĩ tuyến khác đều dài ra, nên phép chiếu này không đảm bảo được hình dạng và diện tích. Phép chiếu hình nón đứng thường dùng để vẽ bản đồ ở các vùng đất thuộc vĩ độ trung bình (khu vực ôn đới) và kéo dài theo vĩ tuyến như: Liên bang (LB) Nga, Trung Quốc, Hoa Kì..." 10,Chương 1: Bản đồ,Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản.,"Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng, trên cơ sở toán học nhất định nhằm thể hiện các đối tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội và mối quan hệ giữa chúng; thông qua khái quát hoá nội dung và được trình bày bằng hệ thống kí hiệu bản đồ. Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng, để mồi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng. Do bề mặt Trái Đất cong nên khi thể hiện lên mặt phẳng, các khu vực khác nhau trên bản đồ không thế hoàn toàn chính xác như nhau. Vì vậy, tuỳ từng yêu cầu sử dụng bản đồ, từng khu vực cần thế hiện trên băn đồ, người ta dùng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau. Khi chiếu có thể giữ nguyên mặt chiếu bản đồ là mặt phẳng hoặc cuộn lại thành hình nón, hình trụ. Mặt chiếu có thể tiếp xúc hoặc cắt bề mặt Địa cầu. Sau đây chỉ đề cập tới những trường hợp mặt chiếu tiếp xúc với mặt Địa cầu." 10,Chương 1: Bản đồ,Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản.,"Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng. Theo phép chiếu này bề mặt Địa cầu được coi là bề mặt Trái Đất, mặt chiếu là một mặt phẳng tiếp xúc với một điểm của Địa cầu. Tuỳ theo vị trí tiếp xúc của mặt chiếu so với trục của mặt chiếu trong phép chiếu phương vị của Địa cầu sẽ có các phép chiếu phương vị khác nhau. Để tiến hành phép chiếu phương vị đứng, người ta cho mặt chiếu (giấy vẽ bản đồ) tiếp xúc với cực của Địa Cầu sao cho trục của Địa cầu vuông góc với mặt chiếu. Với nguồn sáng chiếu từ tâm quả Địa cầu, trên mặt chiếu các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực. Các vĩ tuyến là các vòng tròn đồng tâm ở cực. Càng xa cực, khoảng cách giữa các vĩ tuyến càng dãn ra. Phép chiếu này bảo đảm chính xác ở khu vực trung tâm bản đồ, càng xa trung tâm càng kém chính xác. Phép chiếu này thường dùng để vẽ bản đồ khu vực quanh cực." 10,Chương 1: Bản đồ,Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản.,"Phép chiếu hình nón là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của Địa cầu lên mặt chiếu là mặt hình nón, sau đó triển khai mặt chiếu hình nón ra mặt phẳng; tuỳ thuộc vào vị trí của trục hình nón so với trục của Địa cầu sẽ có các phép chiếu hình nón khác nhau. Để tiến hành phép chiếu hình nón đứng, người ta lấy mặt chiếu là hình nón chụp lên mặt nón trong phép chiếu hình nón Địa Cầu sao cho trục của hình nón trùng với trục Địa cầu; sau đó từ tâm chiếu (tâm Địa cầu) ta chiếu các điểm trên Địa cầu lên mặt chiếu hình nón. Khi triển khai hình nón ta sẽ được một bản đồ hình quạt, các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm. Chỉ có vĩ tuyến tiếp xúc giữa Địa cầu và mặt nón là chính xác, còn các vĩ tuyến khác đều dài ra, nên phép chiếu này không đảm bảo được hình dạng và diện tích. Phép chiếu hình nón đứng thường dùng để vẽ bản đồ ở các vùng đất thuộc vĩ độ trung bình (khu vực ôn đới) và kéo dài theo vĩ tuyến như: Liên bang (LB) Nga, Trung Quốc, Hoa Kì..." 10,Chương 1: Bản đồ,Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản.,"Phép chiếu hình trụ là cách thể hiện lưới kinh, vĩ tuyến của Địa cầu lên mặt chiếu là mặt hình trụ, sau đó triển khai mặt trụ ra mặt phẳng. Tuỳ theo vị trí của trục hình trụ so với trục Địa cầu sẽ có các phép chiếu hình trụ khác nhau. Trong phép chiếu hình trụ đứng, mặt chiếu là một hình trụ bao quanh quả Địa cầu. Vòng tròn tiếp xúc giữa Địa cầu và hình trụ là vòng Xích đạo. Theo phép chiếu này, chỉ có đường Xích đạo là giữ nguyên được độ dài còn khoảng cách và độ dài các vĩ tuyến khác đều bị dãn ra; các vĩ tuyến ở gần Xích đạo bị dãn ít, càng xa Xích đạo càng bị dãn nhiều. Kinh, vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song. Bản đồ này chỉ chính xác ở vùng Xích đạo, càng xa Xích đạo càng kém chính xác. Phép chiếu này thường được dùng để vẽ bản đồ thế giới hoặc các khu vực gần Xích đạo." 10,Chương 1: Bản đồ,Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.,"Phương pháp kí hiệu thường dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể như: các điểm dân cư, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các hải cảng... Những kí hiệu thể hiện từng đối tượng được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ. Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định được vị trí của đối tượng mà còn thể hiện số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển của đối tượng. Ví dụ: Để thể hiện các nhà máy điện có công suất khác nhau, người ta thường dùng các ngôi sao to, nhỏ khác nhau. Nhà máy thuỷ điện được thể hiện là ngôi sao màu xanh, nhà máy thuỷ điện đang xây dựng là ngôi sao màu trắng, nhà máy nhiệt điện là ngôi sao màu đỏ..." 10,Chương 1: Bản đồ,Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.,"Phương pháp kí hiệu đường chuyển động là phương pháp thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên, cũng như các hiện tượng kinh tế - xã hội trên bản đồ. Ví dụ: Trên bản đồ tự nhiên là hướng gió, dòng biển... Trên bản đồ kinh tế - xã hội là các luồng di dân, sự vận chuyển hàng hoá, hành khách, đường hành quân... Bằng phương pháp này người ta không những biểu hiện được hướng di chuyển mà còn thể hiện được cả khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của các đối tượng địa lí bằng những mũi tên dài, ngắn hoặc dày, mảnh khác nhau." 10,Chương 1: Bản đồ,Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.,"Phương pháp chấm điểm biểu hiện các đối tượng phân bố, phân tán, lẻ tẻ (các điểm dân cư nông thôn, các cơ sở chăn nuôi...) bằng các điểm chấm trên bản đồ. Các điểm chấm là yếu tố cơ bản của phương pháp này, mỗi chấm đều có một giá trị (số lượng hoặc khối lượng) nào đó. Ví dụ: để biểu hiện sự phân bố dân cư, một chấm có thể tương ứng với 5000 người; hoặc để biểu hiện diện tích cây trồng, một chấm có thể tương ứng với 1000 ha..." 10,Chương 1: Bản đồ,Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.,"Phương pháp chấm điểm biểu hiện các đối tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ (các điểm dân cư nông thôn, các cơ sở chăn nuôi...) bằng các điểm chấm trên bản đồ. Các điểm chấm là yếu tố cơ bản của phương pháp này, mỗi chấm đều có một giá trị (số lượng hoặc khối lượng) nào đó. Ví dụ: để biểu hiện sự phân bố dân cư, một chấm có thể tương ứng với 5000 người; hoặc để biểu hiện diện tích cây trồng, một chấm có thể tương ứng với 1000 ha..." 10,Chương 1: Bản đồ,Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.,"Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó. Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp khác biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ như: phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp khoanh vùng, phương pháp nền chất lượng..." 10,Chương 1: Bản đồ,Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.,"Bản đồ là một phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về Địa lí. Ví dụ: Thông qua bản đồ có thể xác định được vị trí địa lí một điểm nào đó trên mặt đất (toạ độ địa lí), ở vào đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của biển như thế nào, liên hệ với các trung tâm kinh tế - xã hội ra sao... Qua bản đồ biết được hình dạng và quy mô của châu lục này so với châu lục khác; biết được sự phân bố của các dãy núi và độ cao của chúng, biết được chiều dài của một con sông, phạm vi lưu vực sông... cũng như sự phân bố dân cư, phân bố các trung tâm công nghiệp..." 10,Chương 1: Bản đồ,Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.,"Bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Tìm đường đi, xác định vị trí và đường di chuyển của một cơn bão khi nghe dự báo thời tiết... đều phải dựa vào bản đồ. Bản đồ là hình ảnh cụ thể của thiên nhiên đã được hệ thống hoá trên máy tính, trên giấy, trên đĩa CD ROM... Ngành sản xuất nào cũng cần đến bản đồ. Ví dụ: Làm thuỷ lợi, nghiên cứu thời tiết và khí hậu, canh tác đúng thời vụ, xây dựng các trung tâm công nghiệp, mở các tuyến đường giao thông... Tất cả những công việc đó muốn làm tốt đều phải sử dụng bản đồ. Quân sự lại càng cần tới bản đồ. Ví dụ: để xây dựng phương án tác chiến, cần lợi dụng địa hình, địa vật trong phòng thủ và tấn công,... tất cả những công việc đó đều cần phải có bản đồ." 10,Chương 1: Bản đồ,Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.,"Để đọc một bản đồ trước hết cần xem tỉ lệ của bản đồ, từ đó biết được 1 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu m, bao nhiêu km trên thực địa. Ví dụ: Tỉ lệ bản đồ là 1: 6.000.000 nghĩa là 1 cm trên bản đồ ứng với 60 km trên thực địa. Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu kĩ phần chú giải và kí hiệu để hiểu rõ nội dung các kí hiệu thể hiện trên bản đồ có liên quan đến nội dung cần tìm hiểu. Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ chúng ta cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến. Theo quy ước thì đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam; đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông, đầu bên trái chỉ hướng Tây. Đối với những bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến thì chúng ta cần dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc, từ đó xác định các hướng còn lại." 10,Chương 1: Bản đồ,Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.,"Khi đọc bản đồ ở Atlat, giải thích một sự vật hoặc một hiện tượng địa lí nào đó, chúng ta cần phải tìm hiểu các bản đồ có nội dung liên quan như: để giải thích tình hình phân bố mưa của một khu vực, ngoài bản đồ khí hậu ta cần phải tìm hiểu bản đồ địa hình có liên quan đến khu vực đó; hoặc để giải thích sự phân bố một số trung tâm công nghiệp thực phẩm, chúng ta cần tìm hiểu cả các bản đồ nông nghiệp và ngư nghiệp,... Ngoài ra, khi cần tìm hiểu đặc điểm, bản chất của một đối tượng địa lí ở một khu vực nào đó, chúng ta cần so sánh với bản đồ cùng loại của khu vực khác." 10,Chương 2: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của trái đất,"Bài 5: Vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất.","Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi,...) cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) được gọi là Dải Ngân Hà. Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh (đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch) và các đám bụi khí. Hệ Mặt Trời có tám hành tinh là: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh. Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển. Cũng như các hành tinh khác, Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Các chuyển động này đã tạo ra nhiều hệ quả địa lí quan trọng trên Trái Đất." 10,Chương 2: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của trái đất,"Bài 5: Vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất.","Hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm. Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời). Giờ địa phương không thuận tiện trong đời sống xã hội. Do đó, người ta đã chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greemvich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7. Trong thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo biên giới quốc gia. Một số nước có lãnh thổ rộng nhưng chỉ dùng 1 giờ chung cho cả nước (ví dụ Trung Quốc), một số khác lại chia ra nhiều múi giờ (ví dụ LB Nga có 10 múi giờ, Ca-na-đa có 6 múi giờ). Theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày. Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lùi lại 1 ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì tăng thêm 1 ngày lịch." 10,Chương 2: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của trái đất,"Bài 5: Vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất.","Hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm. Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời). Giờ địa phương không thuận tiện trong đời sống xã hội. Do đó, người ta đã chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greemvich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7. Trong thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo biên giới quốc gia. Một số nước có lãnh thổ rộng nhưng chỉ dùng 1 giờ chung cho cả nước (ví dụ Trung Quốc), một số khác lại chia ra nhiều múi giờ (ví dụ LB Nga có 10 múi giờ, Ca-na-đa có 6 múi giờ). Theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày. Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lùi lại 1 ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì tăng thèm 1 ngày lịch." 10,Chương 2: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của trái đất,"Bài 5: Vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất.","Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động. Lực Côriôlit tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, các dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt đất,..." 10,Chương 2: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của trái đất,"Bài 5: Vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất.","Hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm. Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các Kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các Kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời). Giờ địa phương không thuận tiện trong đời sống xã hội. Do đó, người ta đã chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ Kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greemvich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7. Trong thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo biên giới quốc gia. Một số nước có lãnh thổ rộng nhưng chỉ dùng 1 giờ chung cho cả nước (ví dụ Trung Quốc), một số khác lại chia ra nhiều múi giờ (ví dụ LB Nga có 10 múi giờ, Ca-na-đã có 6 múi giờ). Theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một Kinh tuyến làm mốc để đổi ngày. Người ta quy định lấy Kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua Kinh tuyến 180° thì lùi lại 1 ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây qua Kinh tuyến 180° thì tăng thèm 1 ngày lịch." 10,Chương 2: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của trái đất,Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất.,"Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất) được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. Ở Trái Đất, ta thấy hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23°27’N (ngày 22-12) cho tới 23°27’B (ngày 22-6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23°27’N. Điều đó làm ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải Mặt Trời di chuyển, mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động hiểu kiến hằng năm của Mặt Trời. " 10,Chương 2: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của trái đất,Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất.,"Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Nguyên nhân sinh ra các mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục của Trái Đất không đổi phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm. Người ta chia một năm ra bốn mùa. Ở bán cầu Bắc, thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa của các nước theo dương lịch và một số nước quen dùng âm - dương lịch ở Châu Á không giống nhau. Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy bốn ngày: xuân phân (21-3), hạ chí (22-6), thu phân (23-9) và đông chí (22-12) là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa (hình 6.2). Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu Bắc. Nước ta và một số nước Châu Á quen dùng âm - dương lịch, thời gian bắt đầu của các mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày: - Mùa xuân từ 4 hoặc 5-2 (lập xuân) đến 5 hoặc 6-5 (lập hạ). - Mùa hạ từ 5 hoặc 6-5 (lập hạ) đến 7 hoặc 8-8 (lập thu). - Mùa thu từ 7 hoặc 8-8 (lập thu) đến 7 hoặc 8-11 (lập đông). - Mùa đông từ 7 hoặc 8-11 (lập đông) đến 4 hoặc 5-2 (lập xuân)." 10,Chương 2: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của trái đất,Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất.,"Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên tuỳ vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. Mùa theo dương lịch và độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau. Dưới đây ta xét ở bán cầu Bắc. Mùa xuân: Ngày dài hơn đêm. Song, ngày càng dài và đêm càng ngắn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc. Riêng ngày 21-3 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12 giờ ở mọi nơi. Mùa hạ: Ngày vẫn dài hơn đêm, nhưng khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần. Ngày 22-6 có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm. Mùa thu: Ngày ngắn hơn đêm. Mặt Trời càng xuống gần chí tuyến Nam ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng ngày 23-9 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12 giờ ở mọi nơi. Mùa đông: Ngày vẫn ngắn hơn đêm. Khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì ngày dài dần, đêm ngắn dần. Ngày 22-12 có thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm. Ở Xích đạo, quanh năm có thời gian ngày và đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo, thời gian ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực). Càng gần cực, số ngày, đêm đó càng tăng. Riêng ở hai cực có sáu tháng ngày, sáu tháng đêm." 10,Chương 2: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của trái đất,Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất.,"Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên tuỳ vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. Mùa theo dương lịch và độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau. Dưới đây ta xét ở bán cầu Bắc. Mùa xuân: Ngày dài hơn đêm. Song, ngày càng dài và đêm càng ngắn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc. Riêng ngày 21-3 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đêm, bằng 12 giờ ở mọi nơi. Mùa hạ: Ngày vẫn dài hơn đêm, nhưng khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần. Ngày 22-6 có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm. Mùa thu: Ngày ngắn hơn đêm. Mặt Trời càng xuống gần chí tuyến Nam ngày càng ngắn, đêm càng dài. Riêng ngày 23-9 thời gian ban ngày bằng thời gian ban đèm, bằng 12 giờ ở mọi nơi. Mùa đông: Ngày vẫn ngắn hơn đêm. Khi Mặt Trời càng gần Xích đạo thì ngày dài dần, đêm ngắn dần. Ngày 22-12 có thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm. Ở Xích đạo, quanh năm có thời gian ngày và đêm bằng nhau. Càng xã Xích đạo, thời gian ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực). Càng gần cực, số ngày, đêm đó càng tăng. Riêng ở hai cực có sáu tháng ngày, sáu tháng đêm." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 7: Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng.,"Trái Đất là một vật thể lớn, việc nghiên cứu vật chất trong lòng Trái Đất là một vấn đề khó khăn. Vì vậy, các nhà khoa học phải thông qua các phương pháp nghiên cứu gián tiếp để suy đoán cấu trúc cũng như thành phần và trạng thái của vật chất ở trong lòng Trái Đất. Phương pháp thường dùng hiện nay là phương pháp địa chấn. Dựa vào những tài liệu sóng địa chấn do các máy đo ghi được, các nhà địa chất đã có kết luận là cấu trúc của Trái Đất gồm có nhiều lớp." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 7: Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng.,"Vỏ Trái Đất là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa). Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. Trên cùng thường là tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. Tầng này không liên tục khắp bề mặt Trái Đất và dày mỏng không đều, có nơi rất mỏng, có nơi dày tới 15 km. Tầng granit bao gồm đá granit và các loại đá nhẹ tương tự như đá granit. Tầng granit làm thành nền của các lục địa. Dưới tầng granit là tầng badan, bao gồm đá badan và các loại đá nặng tương tự như đá badan. Tầng badan thường lộ ra ở dưới đáy đại dương. Do có sự khác biệt về cấu tạo địa chất, về độ dày..., nên vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là vỏ lục địa và vỏ đại dương." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 7: Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng.,"Từ vỏ Trái Đất cho tới độ sâu 2900km là lớp Manti (còn gọi là bao Manti). Lớp này chiếm hơn 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất. Tầng Manti trên rất đậm đặc, tuy không còn ở trạng thái rắn chắc như lớp vỏ Trái Đất, nhưng cũng không phải ở trạng thái lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo. Vật chất trong tầng Man ti dưới ở trạng thái rắn. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất, người ta gọi chung là thạch quyển." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 7: Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng.,"Lớp trong cùng là nhân Trái Đất (hay còn gọi là lõi). Lớp này có độ dày khoảng 3470km. Từ 2900km đến 5100km là nhân ngoài, nhiệt độ khoảng 5000°C, áp suất từ 1,3 đến 3,1 triệu atmosphere, vật chất ở trạng thái lỏng. Từ 5100km đến 6370km là nhân trong, áp suất từ 3 đến 3,5 triệu atmosphere, vật chất ở trạng thái rắn, còn được gọi là lõi rắn. Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng như niken (Ni), sắt (Fe), nên người ta còn gọi là nhân Nife." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 7: Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng.,"Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo không chỉ là những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất, mà còn bao gồm cả những bộ phận lớn của đáy đại dương. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất dẻo quánh thuộc phần trên của lớp manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp dẻo quánh này. Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển trên lớp manti là do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất dẻo quánh và có nhiệt độ cao trong tầng manti trên. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau, xô vào nhau hoặc chồm lên nhau. Nhìn chung, ở những vùng tiếp xúc của các mảng, luôn có hoạt động kiến tạo xảy ra; đồng thời, đó cũng là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất, thường sinh ra nhiều hoạt động động đất và núi lửa." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 7: Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng.,"Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo không chỉ là những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất, mà chúng còn bao gồm cả những bộ phận lớn của đáy đại dương. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này. Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển trên lớp manti là do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng manti trên. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau, xô vào nhau hoặc hút chồng lên nhau. Nhìn chung, ở những vùng tiếp xúc của các mảng bao giờ cũng có hoạt động kiến tạo xảy ra, đồng thời đó cũng là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất, thường sinh ra nhiều hoạt động động đất, núi lửa." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 7: Cấu trúc của trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng.,"Từ vỏ Trái Đất cho tới độ sâu 2900km là lớp mãn ti (còn gọi là bao mãn ti). Lớp này chiếm hơn 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất. Tầng mãn ti trên rất đậm đặc, tuy không còn ở trạng thái rắn chắc như lớp vỏ Trái Đất, nhưng cũng không phải ở trạng thái lỏng mà ở trạng thái quảnh dẻo. Vật chất trong tầng mãn ti dưới ở trạng thái rắn. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp mãn ti (đến độ sâu khoảng 100km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất, người ta gọi chung là thạch quyển." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất.,"Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo quy luật của trọng lực, năng lượng của các phản ứng hoá học... Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo, làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống, các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy, gây ra hiện tượng động đất, núi lửa... " 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất.,"Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác lại bị hạ xuống, sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái. Vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra, biểu hiện là một số khu vực đang được nâng lên như vùng phía bắc của Thụy Điển và Phần Lan, trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan lại bị hạ xuống." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất.,"Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách giãn ở khu vực kia, gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. Hiện tượng uốn nếp là hiện tượng các lớp đá uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính chất liên tục của chúng do các lực nén ép theo phương nằm ngang. Cường độ nén ép ban đầu còn yếu chỉ làm cho các lớp đá bị thay đổi thế nằm đầu tiên thành các nếp uốn, về sau cường độ nén ép tăng mạnh làm cho toàn bộ khu vực bị nén ép dâng cao. Sau đó, dưới tác động của các quá trình ngoại lực, bề mặt địa hình bị cắt xẻ trở thành miền núi uốn nếp. Vận động kiến tạo theo phương nằm ngang xảy ra ở những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang, tạo ra các hẻm vực, thung lũng. Thung lũng sông Hồng là một đứt gãy điển hình ở Việt Nam. Sự dịch chuyển với biên độ lớn sẽ làm cho các lớp đá có bộ phận trồi lên, có bộ phận sụt xuống, sinh ra các địa lũy, địa hào. Biển Đỏ và các hồ dài, hẹp ở Đông Phi đều là những địa hào bị ngập nước. Dãy núi Con Voi ở tả ngạn sông Hồng là địa lũy điển hình nằm kẹp giữa hai đứt gãy sông Hồng và sông Chảy." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất.,"Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là từ bức xạ mặt trời. Tác nhân ngoại lực là các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa...), các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển...), sinh vật (động, thực vật) và con người. Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực. Các quá trình ngoại lực bao gồm: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất.,"Quá trình phong hóa là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxy, khí cacbonic, các loại axit có trong thiên nhiên, và sinh vật. Cường độ phong hóa xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất. Phong hóa lý học là quá trình phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau mà không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng. Phong hóa lý học xảy ra chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối. Tác động ma sát hoặc va đập của gió, sóng, nước chảy, hoạt động sản xuất của con người cũng là những tác nhân của loại phong hóa này. Kết quả của phong hóa lý học là làm cho đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn. Phong hóa hóa học là quá trình phá hủy đá và khoáng vật, nhưng chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật. Những tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, ôxy, và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hóa học. Nước có tác động hòa tan nhiều loại đá và khoáng vật, nhiệt độ của nước càng cao thì sức hòa tan của nước càng mạnh. Ở những nơi đá dễ thấm nước và dễ hòa tan như đá vôi, thạch cao, do tác động của nước trên mặt, nước ngầm và khí cacbonic đã xuất hiện các dạng địa hình đặc biệt như địa hình cacxtơ. Quá trình hòa tan và tạo thành những dạng địa hình khác nhau ở trên mặt đất và ở dưới sâu, được gọi là quá trình cacxtơ. Phong hóa sinh học là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật như các vi khuẩn, nấm, rễ cây... Các sinh vật này làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ học vừa bị phá hủy về mặt hóa học. Các sản phẩm của quá trình phong hóa một phần bị nước hoặc gió cuốn đi, phần còn lại phủ trên bề mặt đá gốc tạo thành lớp vỏ phong hóa, tạo ra vật liệu cho quá trình vận chuyển và bồi tụ." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất.,"Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió...) làm các sản phẩm phong hóa dời khỏi vị trí ban đầu của chúng. Tùy theo nhân tố tác động mà quá trình bóc mòn có các tên gọi khác nhau như: xâm thực, mài mòn, thổi mòn... Địa hình xâm thực do nước chảy trên mặt bao gồm nhiều loại khác nhau như các rãnh nông (do nước chảy tràn), khe rãnh xói mòn (do dòng chảy tạm thời), các thung lũng sông, suối (do dòng chảy thường xuyên). Địa hình do gió tạo thành (địa hình thổi mòn, khoét mòn) cũng hết sức đa dạng như những hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong, những ngọn đá sót hình nấm... Tác động xâm thực và mài mòn của sóng biển đã tạo ra các dạng địa hình như hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ. Địa hình do băng hà tạo thành gọi là địa hình băng hà, đó là các vịnh hẹp băng hà (fiord), cao nguyên băng hà, đá trán cừu.." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất.,"Vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. Khoảng cách chuyển dịch xa hay gần phụ thuộc vào động năng của quá trình, vào kích thước và trọng lượng của vật liệu, và vào điều kiện địa lý tự nhiên khác nhau của mặt đất. Vận chuyển có hai hình thức: vật liệu nhỏ, nhẹ được động năng của các ngoại lực cuốn theo; vật liệu lớn, nặng còn chịu thêm tác động của trọng lực làm cho vật liệu lăn trên mặt đất dốc." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất.,"Bồi tụ là quá trình tích tụ (tích lũy) các vật liệu phá hủy. Quá trình bồi tụ diễn ra rất phức tạp, nó phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực. Khi động năng giảm dần, các vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường di chuyển của chúng theo thứ tự kích thước và trọng lượng giảm. Nếu động năng giảm đột ngột, tất cả các loại vật liệu đều tích tụ và phân lớp theo trọng lượng. Kết quả của quá trình bồi tụ đã tạo nên các dạng địa hình bồi tụ. Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau: các quá trình nội lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn, còn quá trình ngoại lực lại có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó. Tuy nhiên, chúng luôn tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất.,"Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió...) làm các sản phẩm phong hóa dời khỏi vị trí ban đầu của chúng. Tùy theo nhân tố tác động mà quá trình bóc mòn có các tên gọi khác nhau như: xâm thực, mài mòn, thổi mòn... Địa hình xâm thực do nước chảy trên mặt bao gồm nhiều loại khác nhau như các rãnh nông (do nước chảy tràn), khe rãnh xói mòn (do dòng chảy tạm thời), các thung lũng sông, suối (do dòng chảy thường xuyên). Địa hình do gió tạo thành (địa hình thổi mòn, khoét mòn) cũng hết sức đa dạng như những hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong, những ngọn đá sót hình nấm... Tác động xâm thực và mài mòn của sóng biển đã tạo ra các dạng địa hình như hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ. Địa hình do băng hà tạo thành gọi là địa hình băng hà, đó là các vịnh hẹp băng hà (fiord), cao nguyên băng hà, đá trán cừu..." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất.,"Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời. Khí quyển rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất, đồng thời là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất. Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia khí quyển thành năm tầng: Tầng đối lưu nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày không đồng nhất: ở Xích đạo khoảng 16 km, còn ở cực chỉ khoảng 8 km. Không khí trong tầng này chuyển động chủ yếu theo chiều thẳng đứng. Tầng đối lưu tập trung tới 80% khối lượng không khí của khí quyển, 3/4 lượng hơi nước (từ 4 km trở xuống) và các phần tử tro bụi, muối, vi sinh vật... Chúng hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ đó mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh; đồng thời còn là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước đọng lại xung quanh thành sương mù, mây, mưa... Các phần tử vật chất rắn này càng lên cao càng ít, cũng là nguyên nhân làm cho nhiệt độ ở tầng này giảm theo độ cao. Tầng bình lưu, không khí khô và chuyển động thành luồng ngang, tầng này tập trung phần lớn ozon, nhất là ở độ cao từ 22 - 25 km. Do tia mặt trời đốt nóng trực tiếp và ozon hấp thụ bức xạ mặt trời nên nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +10°C. Tầng trung lưu từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 - 80 km. Ở tầng này nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -70°C đến -80°C ở đỉnh tầng. Ở đây không khí hết sức loãng, nhưng lại chứa nhiều ion, là những hạt rất nhỏ mang điện tích âm hoặc dương nên có tác dụng phản hồi những sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên. Tầng khí quyển ngoài chủ yếu là khí heli và hidrogen, không khí ở tầng này rất loãng." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất.,"Không khí ở tầng đối lưu, tuỳ theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay hải dương mà hình thành các khối khí khác nhau. Mỗi bán cầu đều có bốn khối khí chính, đó là khối khí: cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo. -Khối khí bắc cực, nam cực rất lạnh với kí hiệu là A. -Khối khí ôn đới lạnh, kí hiệu là p. -Khối khí chí tuyến (nhiệt đới) rất nóng, kí hiệu là T. -Khối khí xích đạo nóng ấm kí hiệu là E. Từng khối khí lại phân biệt thành kiểu hải dương (ẩm), kí hiệu là m và kiểu lục địa (khô), kí hiệu là c. Riêng khối khí xích đạo chỉ có một kiểu là khối khí hải dương, kí hiệu là Em." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất.,"Frông là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí. Các khối khí ngăn cách nhau theo một mặt nghiêng có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió gọi là diện khí hay là frông, kí hiệu là F. Trên mỗi bán cầu có hai frông căn bản: -Frông địa cực (FA). -Frông ôn đới (FP). Giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo thành frông thường xuyên và rõ nét, bởi chúng đều nóng và nói chung có cùng một chế độ gió. Ở khu vực xích đạo, các khối khí xích đạo ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam tiếp xúc với nhau đều là các khối khí nóng ẩm, chỉ có hướng gió khác nhau; vì thế, chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai bán cầu." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất.,"Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là bức xạ mặt trời. Như vậy, nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng. Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái Đất luôn thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ mặt trời, nếu góc chiếu lớn thì nhiệt lượng lớn và ngược lại. " 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất.,"Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. Verkhoyansk (67°B, 134°Đ) có nhiệt độ trung bình năm là -16°C, người ta gọi đó là hàn cực vì lạnh hơn cực Bắc. Một hàn cực khác ở độ cao 3030 m tại hòn đảo Greenland với nhiệt độ trung bình năm là -30,2°C. Nơi có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất không phải là khu vực xích đạo mà là khu vực chí tuyến. Trên lục địa, đường đẳng nhiệt trung bình năm cao nhất là đường 30°C ở khu vực hoang mạc Sahara của Châu Phi. Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ lớn. Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây lục địa. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các dòng biển nóng, lạnh và sự thay đổi hướng của chúng. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm vì càng lên cao không khí càng loãng, bức xạ mặt trời càng mạnh. Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất.,"Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. Véc-khôi-an (67°B, 134°Đ) có nhiệt độ trung bình năm là -16°C, người ta gọi đó là hàn cực, vì lạnh hơn cực Bắc. Một hàn cực khác ở độ cao 3030m tại hung tâm đảo Grơn-len với nhiệt độ trung binh năm là -30,2°C. Nơi có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất không phải là khu vực xích đạo mà là khu vực chí tuyến. Trên lục địa, đường đẳng nhiệt trung bình năm cao nhất là đường 30°c ở khu vực hoang mạc Xa-hara của Châu Phi. Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt độ lớn. Ngoài ra nhiệt độ không khí còn thay đổi theo bờ Đông và bờ Tây lục địa. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các dòng biển nóng, lạnh và sự thay đổi hướng của chúng. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì càng lên cao không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh. Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 12: Sự phân bố khí áp ,"Gió biển và gió đất hình thành ở vùng ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Khí gió mát và ấm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bèn sườn đón gió; khi không khí vượt sang sườn bèn kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng 1°c, nên sườn khuất gió có gió khô và rất nóng." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 12: Sự phân bố khí áp ,"Không khí dù rất nhẹ, vẫn có sức nén xuống mặt Trái Đất gọi là khí áp. Tuỳ theo tình trạng của không khí (co lại hay nở ra) sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau, do đó khí áp cũng khác nhau. Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương. Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, do đó khí áp giảm. Nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm. Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng. Không khí chứa nhiều hơi nước khí áp cũng giảm. Vì cùng khí áp và nhiệt độ như nhau, thì một lít hơi nước nhẹ hơn một lít không khí khô. Khi nhiệt độ cao thì hơi nước bốc lên nhiều chiếm dần chỗ của không khí khô và làm cho khí áp giảm, điều này xảy ra ở vùng áp thấp xích đạo." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 12: Sự phân bố khí áp ,"Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới, thổi gần như quanh năm về phía áp thấp ôn đới. Sở dĩ gọi là gió Tây vì hướng chủ yếu của loại gió này là hướng tây (ở bán cầu Bắc là tây nam, còn ở bán cầu Nam là tây bắc). Gió Tây thổi quanh năm, thường mang theo mưa, suốt bốn mùa độ ẩm rất cao. Ở Valenxia mưa tới 246 ngày/năm với 1416 mm nước, mưa nhỏ, chủ yếu là mưa bụi, mưa phùn. Gió Mậu dịch là loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về Xích đạo, gió này có hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam. Gió thổi quanh năm và khá đều đặn theo hướng gần như cố định, tính chất của gió nói chung là khô." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 12: Sự phân bố khí áp ,"Gió mùa là gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược lại nhau. Gió mùa thường có ở đới nóng như: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc ô xtrây-li-a... và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình như: phía đông Trung Quốc, Đông Nam LB Nga, Đông Nam Hoa Kì... Nguyên nhân hình thành gió mùa khá phức tạp, chủ yếu là do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa, từ đó có sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương. Ví dụ: Ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á vào mùa hạ ở bán cầu Bắc, khu vực chí tuyến nóng nhất do đó hình thành trung tâm áp thấp Iran (Nam Á). Vì vậy, gió Mậu dịch từ bán cầu Nam vượt qua Xích đạo bị lệch hướng trở thành gió tây nam, mang theo nhiều hơi ẩm và mưa. Về mùa đông, lục địa lạnh, các áp cao thường xuyên ở Bắc Cực phát triển mạnh và chuyển dịch xuống phía nam, đến tận Trung Quốc và Hoa Kì... Gió thổi từ phía bắc xuống theo hướng bắc - nam, nhưng bị lệch hướng trở thành gió đông bắc, gió này lạnh và khô." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 12: Sự phân bố khí áp ,"Gió biển và gió đất hình thành ở vùng ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Khí gió mát và ấm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bèn sườn đón gió; khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng 1°c, nên sườn khuất gió có gió khô và rất nóng." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa,"Không khí đã bão hoà mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước, hoặc gặp lạnh thì lượng hơi nước thừa sẽ ngưng đọng. Nhưng hơi nước chỉ ngưng đọng khi có hạt nhân ngưng đọng. Hạt nhân ngưng tụ này là những hạt nhỏ li ti như hạt bụi, khói, hạt muối biển... do gió đưa tới. Sương mù được sinh ra trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ. Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng đọng thành những hạt nước nhỏ và nhẹ, các hạt nước tụ lại thành từng đám, đó là mây. Các hạt nước trong các đám mây không đứng yên, chúng thường xuyên rơi xuống rất chậm, nhưng phần lớn chưa đến mặt đất đã bị nhiệt độ cao làm cho bốc hơi hoặc lại bị các luồng không khí đẩy lên cao. Chỉ khi các hạt nước kết hợp với các hạt nước khác, hoặc được hơi nước ngưng tụ thêm, có kích thước lớn, các luồng không khí thẳng không đủ sức đẩy lên, nhiệt độ cao không làm bốc hết hơi nước, các hạt nước này rơi xuống mặt đất, đó là mưa. Nước rơi gặp nhiệt độ khoảng 0°C trong điều kiện không khí yên tĩnh sẽ tạo thành tuyết rơi. Mưa đá xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng về mùa hạ. Khi các luồng không khí đối lưu từ mặt đất bốc lên rất mạnh, khiến cho các hạt nước bị đấy lên xuống nhiều lần, gặp lạnh trở thành các hạt băng. Các hạt băng lớn dần qua mỗi lần bị đẩy lên xuống, cuối cùng rơi xuống đất thành mưa đá." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa,"Các khu khí áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí ấm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. Các khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất. Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến, nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các cao áp cận chí tuyến thường có những hoang mạc lớn." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa,"Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các sông nóng (khối khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh) cũng như sông lạnh (khối khí lạnh đẩy lùi khối khí nóng), không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây ra mưa trên cả hai sông nóng và lạnh. Miền có sông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều, đó là mưa sông hoặc mưa dải hội tụ." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa,"Những vùng sâu trong các lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì mưa rất ít. Ở đây mưa chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ hồ ao, sông và rừng cây bốc lên tạo thành mưa. Miền có gió mậu dịch mưa ít vì gió mậu dịch chủ yếu là gió khô, miền có gió mùa có lượng mưa nhiều vì trong một năm có nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa,"Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa. Nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được, nên một số nơi mặc dù ở ven bờ đại dương nhưng vẫn là miền hoang mạc như: A ta ca ma, Na-rníp,..." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa,"Địa hình cũng ảnh hưởng nhiều tới sự phân bố mưa. Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa, vì thế ở những sườn núi cao và đỉnh núi cao thường khô ráo. Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa,"Địa hình cũng ảnh hưởng nhiều tới sự phân bố mưa. Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa; vì thế ở những sườn núi cao và đỉnh núi cao thường khô ráo. Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa,"Do tác động của các nhân tố nói trên, nên sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất không đều. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo. Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam. Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam). Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam. Mưa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương và dòng biển nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sống. Một số sống lớn trên trái đất,"Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển, đại đương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. Ở miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa, nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào sự phân bố lượng nước mưa trong năm của nơi đó. Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều hoà chế độ nước của sông. Ở miền ôn đới lạnh và những nơi sông bắt nguồn từ núi cao, nước sông đều do băng tuyết tan cung cấp. Mùa xuân đến, khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sống. Một số sống lớn trên trái đất,"Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng do độ dốc của địa hình. Sau mỗi trận mưa to là nước dồn về các dòng suối, sông. Khi nước mưa rơi xuống mặt đất, một lượng khá lớn được giữ lại ở tán cây, lượng còn lại khi xuống tới mặt đất một phần bị lớp thám mục giữ lại, một phần len lỏi qua các rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên những mạch ngầm, điều hoà dòng chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt. Hồ, đầm nối với sông cũng có tác dụng điều hoà chế độ nước sông. Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ đầm. Khi nước xuống thì nước ở hồ đầm lại chảy ra làm cho nước sông đỡ cạn. Chế độ nước sông Mê Công điều hoà hơn sông Hồng nhờ có Biển Hồ ở Campuchia." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sống. Một số sống lớn trên trái đất,"Sông Nin có diện tích lưu vực 2881000 km2 với chiều dài nhất thế giới: 6685 km, chảy theo hướng nam - bắc qua ba miền khí hậu khác nhau. Sông Nin bắt nguồn từ hồ Victoria ở khu vực xích đạo có mưa quanh năm, nên lưu lượng khá lớn. Tới Khác-tum sông Nin nhận thêm nước từ phụ lưu Nin Xanh ở khu vực cận xích đạo, lưu lượng trở lên rất lớn, mùa nước lũ lên tới trên 90000 m3/s; đến biên giới Ai Cập mặc dù sông Nin chảy giữa miền hoang mạc và không nhận được thêm phụ lưu nào nữa, nước sông vừa ngấm xuống đất, vừa bốc hơi mạnh, gần biển lưu lượng nước giảm nhiều nhưng ở Cai-rô (Ai Cập) về mùa cạn lưu lượng vẫn còn 700 m3/s" 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sống. Một số sống lớn trên trái đất,"Sông A-ma-đôn có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới 7170000 km2, chiều dài thứ nhì thế giới 6437 km, bắt nguồn từ dãy An-đét chảy theo hướng tây - đông đổ ra Đại Tây Dương. Sông nằm trong khu vực khí hậu xích đạo, mưa rào quanh năm, sông lại có tới 500 phụ lưu nằm hai bên đường Xích đạo nên mùa nào sông cũng nhiều nước và có lưu lượng trung bình lớn nhất thế giới 220000 m3/s" 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sống. Một số sống lớn trên trái đất,"Sông I-ê-nit-xây có diện tích lưu vực 2580000 km2 với chiều dài là 4102 km, là con sông chảy ở khu vực ôn đới lạnh, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân đến băng tan. Là con sông chảy từ Nam lên Bắc, nên băng tan ở thượng lưu trước, nước lũ dồn xuống hạ lưu, vì băng ở hạ lưu chưa tan nên đã chắn dòng nước lại, tràn lênh láng ra hai bờ gây lụt lớn; có năm nước sông tràn ra mỗi bên bờ tới 150 km, sang mùa hạ nước rút, mùa thu nước cạn..." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 16: Sóng. Thủy Triều. Dòng Biển,"Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng, nhưng lại cho người ta cảm giác là nước biển chuyển động theo chiều ngang từ ngoài khơi xô vào bờ. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là gió. Gió càng mạnh thì sóng càng to, mặt biển càng nhấp nhô; những phần tử nước biển chuyển động lên cao, khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung toé ra tạo thành bọt trắng, đó là sóng bạc đầu. Sóng thần là sóng thường có chiều cao khoảng 20 - 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ có thể tới 400 - 800 km/h. Khi vào bờ sóng thần có sức tàn phá ghê gớm. Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu là do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun ngầm dưới đáy biển hoặc bão." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 16: Sóng. Thủy Triều. Dòng Biển,"Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương, do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thuỷ triều lớn nhất. Khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời ở vị trí vuông góc thì dao động thuỷ triều nhỏ nhất" 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 16: Sóng. Thủy Triều. Dòng Biển,"Các dòng biển nóng thường phát sinh ở hai bên Xích đạo, chảy về hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực. Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 - 40° thuộc khu vực gần bờ đông của đại dương rồi chảy về phía Xích đạo, hợp với dòng biển nóng tạo thành những vòng hoàn lưu của các đại dương ở từng bán cầu. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở bán cầu Bắc theo chiều kim đồng hồ, ở bán cầu Nam theo chiều ngược lại. Ở bán cầu Bắc còn có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về phía Xích đạo. Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa. Ở Bắc Ấn Độ Dương về mùa hạ dòng biển nóng chảy theo vòng từ Xri Lan-ca lên vịnh Ben-gan rồi xuống Inđô-nê-xi-a, vòng sang phía tây... rồi trở về Xri Lan-ca. Về mùa đông dòng nước này chảy theo chiều ngược lại. Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua bờ các đại dương." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng.,"Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. Độ phì đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dường cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển. Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp này nằm ở bề mặt lục địa - nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển - được gọi là thổ nhưỡng quyển (lớp phủ thổ nhưỡng)." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng.,"Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau: Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất. Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất. Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất. Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất: thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất. Ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mỏng. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn. Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao. Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng.,"Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau: Mọi loại đất đều được hình thành từ nhũng sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất. Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hường tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất. Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chê việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất. Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất: thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất. Ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dề bị xói mòn, tầng đất thường mỏng. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn. Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao. Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đôi của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tô hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng.,"Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tô sau: Mọi loại đất đều được hình thành từ nhũng sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất. Các yếu tô khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hường tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất. Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chê việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất. Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất: thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất. Ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dề bị xói mòn, tầng đất thường mỏng. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn. Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao. Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đôi của đất. Tuổi của đất là nhân tô biểu thị thời gian tác động của các yếu tô hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 17: thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng.,"Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau: Mọi loại đất đều được hình thành từ nhũng sản phẩm phá hủy của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá hủy đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất. Các yếu tô khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy (về mặt vật lí và hóa học) thành những sản phẩm phong hóa, rồi sau đó tiếp tục bị phong hóa thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hường tới sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất. Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chê việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất. Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất: thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bẩm vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất. Ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá hủy đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dề bị xói mòn, tầng đất thường mỏng. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn. Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao. Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tô hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.,"Các đặc tính lí, hoá và độ phi của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật. Ví dụ: Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, bần, mắm..., vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ở các bãi ngập triều ven biển. Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên có rất nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển. Độ cao và hướng sườn ảnh hường tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, thực vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng gây nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật. Thức ăn là nhân tô sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ánh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.,"Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống. Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc giói hạn phân bố của sinh vật. Giới hạn phía trên là nơi tiếp giáp lớp ô dôn của khí quyển (22km). Giới hạn phía dưới xuống tận đáy đại dương (sâu nhất > 1 km); ở lục địa xuống tới đáy của lớp vỏ phong hoá. Tuy vậy, sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển, mà chỉ tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất. Như vậy, giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.,"Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống. Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc giới hạn phân bố của sinh vật. Giới hạn phía trên là nơi tiếp giáp lớp ô dôn của khí quyển (22km). Giới hạn phía dưới xuống tận đáy đại dương (sâu nhất > 1 km); ở lục địa xuống tới đáy của lớp vỏ phong hoá. Tuy vậy, sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển, mà chỉ tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất. Như vậy, giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.,"Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng. Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bố ở nhiệt đới, xích đạo; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn. Nước và độ ẩm không khí: Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ấm và ẩm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ở đây. Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.,"Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật. Ví dụ: Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, bần, mắm..., vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ở các bãi ngập triều ven biển. Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên có rất nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển. Độ cao và hướng sườn ảnh hường tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, thực vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng gây nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật. Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ánh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.,"Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ: con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, trẩu, mía, từ Châu Á và Châu Âu... sang trồng ờ Nam Mĩ và Châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ Châu Mĩ sang trồng ở Châu Á và Châu Phi. Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ Châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi ở Ô xtrây-li a và Niu Di-lân. Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ở nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới. Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.,"Các đặc tính lí, hóa và độ phi của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật. Ví dụ: Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, bần, mắm..., vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ở các bãi ngập triều ven biển. Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên có rất nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển. Độ cao và hướng sườn ảnh hường tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, thực vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng gây nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật. Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại." 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất.,"Trong tự nhiên, trên cùng một diện tích có tính đồng nhất nhất định, các loài thực vật thường sống chung với nhau. Toàn bộ các loài thực vật khác nhau của một vùng rộng lớn được gọi chung là thảm thực vật. Sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc nhiều vào khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt, ẩm); chế độ nhiệt, ẩm lại thay đổi theo vĩ độ và độ cao, do đó các thảm thực vật cũng thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình. Đất chịu tác động mạnh mẽ của cả khí hậu và sinh vật nên sự phân bố đất trên các lục địa cũng thể hiện rõ các quy luật phân bố này. Ở vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm không khí lại tăng lên đến một độ cao nào đó rồi mới giảm. Chính sự khác nhau về nhiệt và ẩm này tạo nên sự thay đối của thực vật và đất theo độ cao. " 10,Chương 3: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.,Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất.,"Trong tự nhiên, trên cùng một diện tích có tính đồng nhất nhất định, các loài thực vật thường sống chung với nhau. Toàn bộ các loài thực vật khác nhau của một vùng rộng lớn được gọi chung là thảm thực vật. Sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc nhiều vào khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt, ẩm); chế độ nhiệt, ẩm lại thay đổi theo vĩ độ và độ cao, do đó các thảm thực vật cũng thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình. Đất chịu tác động mạnh mẽ của cả khí hậu và sinh vật nên sự phân bố đất trên các lục địa cũng thể hiện rõ các quy luật phân bố này. Ở vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm không khí lại tăng lên đến một độ cao nào đó rồi mới giảm. Chính sự khác nhau về nhiệt và ẩm này tạo nên sự thay đổi của thực vật và đất theo độ cao. " 10,Chương 4: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí.,Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.,"Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ờ đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau. Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá).Những hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do các quy luật tự nhiên chi phối, dưới đây là một số quy luật quan trọng nhất." 10,Chương 4: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí.,Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.,"Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mồi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí. Nguyên nhân tạo nên quy luật này là do tất cả những thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực, vì thế chúng không tổn tại và phát triển một cách cô lập. Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh." 10,Chương 4: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí.,Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.,"Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. Ví dụ 1: Sự thay đối lượng nước của sông ngòi vào mùa lũ là do lượng mưa tăng lên. Kết quả làm cho lưu lượng nước sông, lượng phù sa, tốc độ dòng chảy, mức độ xói lở đều bị biến đối theo hướng tăng cường. Khi mùa mưa qua đi, sông ngòi lại trở lại bình thường. Ví dụ 2: Sự biến đổi của khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt sẽ làm chế độ dòng chảy thay đổi, làm tăng quá trình xói mòn, mặt khác làm thực vật phát triển mạnh, quá trình phá huỷ đá và hình thành đất nhanh hơn,... Ví dụ 3: Trong trường hợp thảm thực vật rừng bị phá huỷ, đất sẽ bị xói mòn mạnh, khí hậu bị biến đổi. Từ đó kéo theo sự biến đổi của đất. Ví dụ từ đất feralit trở thành đất xói mòn trơ sỏi đá." 10,Chương 4: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí.,Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.,"Quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí cho chúng ta thấy sự cần thiết phái nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng. Những hoạt động kinh tế của con người như: chặt cây rừng, đốt nương làm rẫy, xây dựng đập ngăn nước sông,... rõ ràng là đã can thiệp vào các mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần của tự nhiên. Sự can thiệp đó nhất định ảnh hưởng tới toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên xung quanh, thậm chí có thể dẫn tới những hậu quả trái với ý muốn của con người." 10,Chương 4: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí.,Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới,"Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực). Nguyên nhân dần đến quy luật địa đới là do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời. Dạng hình cầu của Trái Đất làm cho góc chiếu của tia sáng mặt trời đến bề mặt đất (góc nhập xạ) thay đổi từ Xích đạo về hai cực, do đó lượng bức xạ mặt trời cũng thay đổi theo. Bức xạ mặt trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ở bề mặt đất. Vì thế, sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời đã tạo ra quy luật địa đới của nhiều thành phần địa lí và cảnh quan địa lí trên Trái Đất. Dưới đây là một số biểu hiện của quy luật địa đới." 10,Chương 4: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí.,Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới,"Sự hình thành các vòng đai nhiệt trên Trái Đất không chỉ phụ thuộc vào lượng bức xạ mặt trời tới bề mặt đất, mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác. Vì thế ranh giới các vòng đai nhiệt thường được phân biệt theo các đường đẳng nhiệt. Từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt sau: Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20°c của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30°N). Hai vòng đai ôn hoà ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20°c và đường đẳng nhiệt +10°c của tháng nóng nhất. Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt +10°c và 0°c của tháng nóng nhất. Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°c. Khí hậu được hình thành bởi bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và mặt đệm. Song, các nhân tố này đều thể hiện rõ quy luật địa đới, vì thế chúng đã tạo ra các đới khí hậu." 10,Chương 4: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí.,Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới,"Sự hình thành các vòng đai nhiệt trên Trái Đất không chỉ phụ thuộc vào lượng bức xạ mặt trời tới bề mặt đất, mà còn phụ thuộc vào các nhân tô khác. Vì thế ranh giới các vòng đai nhiệt thường được phân biệt theo các đường đẳng nhiệt. Từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt sau: Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20°c của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30°N). Hai vòng đai ôn hoà ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20°c và đường đẳng nhiệt +10°c của tháng nóng nhất. Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt +10°c và 0°c của tháng nóng nhất. Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°c. Khí hậu được hình thành bởi bức xạ mặt trời, hoàn lưu khí quyển và mặt đệm. Song, các nhân tô này đều thể hiện rõ quy luật địa đới, vì thê chúng đã tạo ra các đới khí hậu." 10,Chương 4: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí.,Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới,"Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan. Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. Nguồn năng lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao." 10,Chương 4: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí.,Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới,"Biểu hiện rõ nhất của quy luật phi địa đới là quy luật đai cao và quy luật địa ô. Khái niệm: Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình. Nguyên nhân tạo nên các đai cao này là do sự giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao. Khái niệm: Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ. Nguyên nhân tạo nên quy luật địa ô là do sự phân bố đất liền và biển, đại dương làm cho khí hậu ờ lục địa bị phân hoá từ đông sang tây, càng vào trung tâm lục địa, tính chất lục địa của khí hậu càng tăng. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến. Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ. Các quy luật địa đới và phi địa đới không tác động riêng lẻ mà diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi quy luật lại đóng vai trò chủ chốt trong từng trường hợp cụ thể, chi phối mạnh mẽ chiều hướng phát triển của tự nhiên." 10,Chương 5: Địa lí dân cư.,Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số.,"Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, tính đến giữa năm 2005 dân số thế giới là 6 tỷ 477 triệu người trong tổng số trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Quy mô dân số giữa các nước rất khác nhau. Có 11 nước đông dân nhất với số dân vượt quá 100 triệu người mỗi nước (chiếm 61% dân số toàn thế giới). Trong khi đó có 17 nước chỉ có số dân từ 0,01-0,1 triệu người mỗi nước (1,18 triệu người, chiếm 0,018% dân số toàn thế giới). " 10,Chương 5: Địa lí dân cư.,Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số.,"Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tô chủ yếu quyết định: sinh đẻ và tử vong. Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Tỉ suất sinh thô được tính theo đơn vị phần nghìn. Có nhiều yếu tố tác động đến tỉ suất sinh làm cho nó thay đổi theo thời gian và không gian, trong đó quan trọng nhất là các yếu tô tự nhiên - sinh học, phong tục tập quán và tâm lí xã hội, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách phát triển dân số của từng nước. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm. Tỉ suất tử thô được tính bằng đơn vị phần nghìn Tỉ suất tử thô trên toàn thế giới nói chung, ở các khu vực và trong từng nước nói riêng có xu hướng giảm đi rõ rệt so với thời gian trước đây nhờ các tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật, nhờ sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các điều kiện sống và thu nhập ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, vần còn có sự khác nhau giữa các nước. Các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô là: kinh tế - xã hội, (chiến tranh, đói kém, bệnh tật...) và các thiên tai (động đất, núi lửa, hạn hán, bão lụt...). Trong tỉ suất tử thô cũng cần lưu ý đến tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi) vì ở mức độ nhất định, nó phản ánh trình độ nuôi dưỡng và tình hình sức khoẻ của trẻ em. Tỉ suất tử thô còn liên quan chặt chẽ đến tuổi thọ trung hình của dân số. Tuổi thọ trung bình của dân cư trên thế giới ngày càng tăng." 10,Chương 5: Địa lí dân cư.,Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số.,"Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tô chủ yếu quyết định: sinh đẻ và tử vong. Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Tỉ suất sinh thô được tính theo đơn vị phần nghìn. Có nhiều yếu tố tác động đến tỉ suất sinh làm cho nó thay đổi theo thời gian và không gian, trong đó quan trọng nhất là các yếu tô tự nhiên - sinh học, phong tục tập quán và tâm lí xã hội, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách phát triển dân số của từng nước. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm. Tỉ suất tử thô được tính bằng đơn vị phần nghìn Tỉ suất tử thô trên toàn thế giới nói chung, ở các khu vực và trong từng nước nói riêng có xu hướng giảm đi rõ rệt so với thời gian trước đây nhờ các tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật, nhờ sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các điều kiện sống và thu nhập ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, vần còn có sự khác nhau giữa các nước. Các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô là: kinh tế - xã hội, (chiến tranh, đói kém, bệnh tật...) và các thiên tai (động đất, núi lửa, hạn hán, bão lụt...). Trong tỉ suất tử thô cũng cần lưu ý đến tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi) vì ở mức độ nhất định, nó phản ánh trình độ nuôi dưỡng và tình hình sức khoẻ của trẻ em. Tỉ suất tử thô còn liên quan chặt chẽ đến tuổi thọ trung bình của dân số. Tuổi thọ trung bình của dân cư trên thế giới ngày càng tăng." 10,Chương 5: Địa lí dân cư.,Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số.,"Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến biến động dân số của một quốc gia và trên toàn thế giới, vì vậy nó được coi là động lực phát triển dân số. Tỉ suất gia tăng dân sổ tự nhiên là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được tính bằng đơn vị phần trăm (%)." 10,Chương 5: Địa lí dân cư.,Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số.,"Gia tăng cơ học bao gồm hai bộ phận: xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến nơi cư trú mới). Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học. Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không có ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì nó lại có ý nghĩa quan trọng." 10,Chương 5: Địa lí dân cư.,Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số.,"Đây là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, một vùng. Nó thể hiện bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học (tính bằng %). Mặc dù gia tăng dân số bao giờ cũng gồm hai bộ phận cấu thành, song động lực phát triển dân số vẫn là gia tăng dân số tự nhiên." 10,Chương 5: Địa lí dân cư.,Bài 23: Cơ cấu dân số.,"Cơ cấu dân số theo giới biếu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. Đơn vị tính bằng phần trăm (%). Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực. Ở những nước phát triển, nữ nhiều hơn nam; ngược lại, ở các nước đang phát triển, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ phát triển kinh tế - xã hội, do tai nạn, do tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam và do chuyến cư. Cơ cấu theo giới có ảnh hưởng đến phân bố săn xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Khi phân tích cơ cấu theo giới, người ta không chỉ chú ý tới khía cạnh sinh học, mà còn quan tâm tới khía cạnh xã hội như vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của giới nam và giới nữ." 10,Chương 5: Địa lí dân cư.,Bài 23: Cơ cấu dân số.,"Cơ cấu dân số theo tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định. Trong dân số học, cơ cấu dân số theo độ tuổi có ý nghĩa quan trọng vì nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia. Trên thế giới người ta thường chia dân số thành ba nhóm tuổi. Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi. Nhóm tuổi lao động: 15-59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi). Nhóm trên tuổi lao động: 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên. Theo Luật lao động ở Việt Nam, tuổi lao động được quy định đối với nam từ 15 đến hết 59 tuổi, với nữ từ 15 đến hết 54 tuổi." 10,Chương 5: Địa lí dân cư.,Bài 23: Cơ cấu dân số.,"Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng tháp dân số (hay tháp tuổi). Nhìn chung có ba kiểu tháp dân số cơ bản sau: Kiểu mở rộng (Bốt-xoa-na): đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải; thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh. Kiểu thu hẹp (Trung Quốc): tháp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp; thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần. Kiểu ổn định (Nhật Bán): tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh; thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp ở nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm già, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu." 10,Chương 5: Địa lí dân cư.,Bài 23: Cơ cấu dân số.,"Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế. Nguồn lao động bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Nguồn lao động được chia làm hai nhóm: Nhóm dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người có việc làm ổn định, có việc làm tạm thời và những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm. Nhóm dân số không hoạt động kinh tế bao gồm học sinh, sinh viên, những người nội trợ và những người thuộc tình trạng khác không tham gia lao động." 10,Chương 5: Địa lí dân cư.,Bài 23: Cơ cấu dân số.,"Hiện nay trên thế giới đang phổ biến cách phân chia các hoạt động kinh tế làm ba khu vực: khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), khu vực II (công nghiệp và xây dựng), khu vực III (dịch vụ). Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư đồng thời cũng là một tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia. Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá người ta thường dựa vào số liệu thống kê tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên. Việt Nam năm 2000 có 94% số người từ 15 tuổi trở lên biết chữ, số năm đến trường là 7,3 năm. Ngoài ra còn có các loại cơ cấu dân số khác như: cơ cấu dân số theo dân tộc, tôn giáo, mức sống..." 10,Chương 5: Địa lí dân cư.,Bài 23: Cơ cấu dân số.,"Hiện nay trên thế giới đang phổ biến cách phân chia các hoạt động kinh tế làm ba khu vực: khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), khu vực II (công nghiệp và xây dựng), khu vực III (dịch vụ). Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, đồng thời cũng là một tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia. Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa, người ta thường dựa vào số liệu thống kê tỷ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên. Việt Nam năm 2000 có 94% số người từ 15 tuổi trở lên biết chữ, số năm đến trường là 7,3 năm. Ngoài ra còn có các loại cơ cấu dân số khác như: cơ cấu dân số theo dân tộc, tôn giáo, mức sống..." 10,Chương 5: Địa lí dân cư.,Bài 23: Cơ cấu dân số.,"Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng tháp dân số (hay tháp tuổi). Nhìn chung có ba kiểu tháp dân số cơ bản sau: kiểu mở rộng (Bốt-xoa-na): đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải; thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh. kiểu thu hẹp (Trung Quốc): tháp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp; thể hiện sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần. kiểu ổn định (Nhật Bán): tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh; thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp ở nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm già, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu." 10,Chương 5: Địa lí dân cư.,Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa.,"Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội. Để thể hiện tình hình phân bố dân cư người ta thường sử dụng tiêu chí mật độ dân số, đó chính là số dân cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích (thường là km). Đơn vị tính mật độ dân số là người/km. Theo thông kê năm 2005, trên Trái Đất có 6477 triệu người, mật độ dân số trung bình là 48 người/km2. Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư..." 10,Chương 5: Địa lí dân cư.,Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa.,"Quần cư là hình thức biểu hiện cụ thể của việc phân bố dân cư trên bề mặt Trái Đất, bao gồm mạng lưới các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định. Có hai loại hình quần cư chủ yếu: quần cư nông thôn và quần cư thành thị. Cơ sở cho việc phân chia này là căn cứ vào một hoặc một số dấu hiệu quan trọng như chức năng của mỗi điểm dân cư, mức độ tập trung dân cư, vị trí địa lí kinh tế, kiến trúc, quy hoạch. Hai kiểu quần cư nông thôn và thành thị thường có sự khác biệt rất lớn về chức năng và mức độ tập trung dân cư. Các điểm dân cư nông thôn xuất hiện sớm, mang tính chất phân tán trong không gian, gắn với chức năng sản xuất nông nghiệp. Các điểm dân cư đô thị gắn với chức năng sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ), quy mô dân số đông, mức độ tập trung dân số cao. Do ảnh hường của quá trình đô thị hoá, hình thức quần cư nông thôn ngày nay đang có nhiều thay đổi về chức năng, cấu trúc và hướng phát triển, về chức năng, nông nghiệp vần là hoạt động chính của các điểm quần cư nông thôn, nhưng ngoài ra còn có thêm chức năng khác như công nghiệp (chủ yếu là chế biến sản phẩm nông nghiệp), thủ công nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, thê thao... Kết quá là tỉ lệ dân phi nông nghiệp ngày càng tăng. Quá trình đô thị hoá cũng làm cho cấu trúc của các điểm quần cư nông thôn trò nên gần giống cấu trúc" 10,Chương 5: Địa lí dân cư.,Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa.,"Quần cư là hình thức biểu hiện cụ thể của việc phân bố dân cư trên bề mặt Trái Đất, bao gồm mạng lưới các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định. Có hai loại hình quần cư chủ yếu: quần cư nông thôn và quần cư thành thị. Cơ sở cho việc phân chia này là căn cứ vào một hoặc một số dấu hiệu quan trọng như chức năng của mỗi điểm dân cư, mức độ tập trung dân cư, vị trí địa lí kinh tế, kiến trúc, quy hoạch. Hai kiểu quần cư nông thôn và thành thị thường có sự khác biệt rất lớn về chức năng và mức độ tập trung dân cư. Các điểm dân cư nông thôn xuất hiện sớm, mang tính chất phân tán trong không gian, gắn với chức năng sản xuất nông nghiệp. Các điểm dân cư đô thị gắn với chức năng sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ), quy mô dân số đông, mức độ tập trung dân số cao. Do ảnh hường của quá trình đô thị hoá, hình thức quần cư nông thôn ngày nay đang có nhiều thay đổi về chức năng, cấu trúc và hướng phát triển, về chức năng, nông nghiệp vẫn là hoạt động chính của các điểm quần cư nông thôn, nhưng ngoài ra còn có thêm chức năng khác như công nghiệp (chủ yếu là chế biến sản phẩm nông nghiệp), thủ công nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, thê thao... Kết quá là tỉ lệ dân phi nông nghiệp ngày càng tăng. Quá trình đô thị hoá cũng làm cho cấu trúc của các điểm quần cư nông thôn trở nên gần giống cấu trúc" 10,Chương 5: Địa lí dân cư.,Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa.,"Đô thị hoá là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. số lượng các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều. Hiện nay trên thế giới có trên 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50 thành phố có số dân từ 5 triệu trở lên. Quá trình đô thị hoá làm cho lối sống của dân cư nông thôn nhích gần lối sống thành thị về nhiều mặt. Đô thị hoá không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyến dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị... Đô thị hoá nếu không xuất phát từ công nghiệp hoá, không phù họp, cân đối với quá trình công nghiệp hoá, thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dần đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội." 10,Chương 6: Cơ cấu nền kinh tế.,Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế.,"Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. Nguồn lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau. Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển. Nguồn lực kinh tế - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, chính sách toàn cầu hoá, khu vực hoá và hợp tác, có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. Hiểu biết và đánh giá đúng cũng như biết huy động tối đa các nguồn lực sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Các nước đang phát triển muốn nhanh chóng thoát khỏi tụt hậu, cần phát hiện và sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có trong nước đồng thời kết hợp với sự hỗ trợ của các nước phát triển." 10,Chương 6: Cơ cấu nền kinh tế.,Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế.,"Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế là: Tổng thể của các bộ phận (thành phần) hợp thành. Các môi quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay ti lệ nhất định. Cơ cấu ngành kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cơ bán nhất của cơ cấu kinh tế, phán ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu, bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. Cơ cấu thành phần kinh tế đang diễn ra theo chiều hướng phát huy nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức tổ chức kinh doanh. Nền kinh tế quốc dân là một không gian thống nhất, được tổ chức chặt chẽ - là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Những khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, những nguyên nhân lịch sử... đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng. Ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả. Ở mỗi một giai đoạn, phù hợp với trình độ phát triển sản xuất nhất định sẽ hình thành một cơ cấu kinh tế tương ứng. Nếu sự phát triển kinh tế trong thực tế tiến sát đến cơ cấu hợp lí thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh. Trong trường hợp ngược lại, nền kinh tế sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, việc xác định đúng cơ cấu kinh tế của từng giai đoạn, cả hiện tại cũng như tương lai có ý nghĩa quan trọng đối với mồi quốc gia." 10,Chương 6: Cơ cấu nền Kinh tế.,Bài 26: Cơ cấu nền Kinh tế.,"Cơ cấu Kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận Kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Nội dung chủ yếu của cơ cấu Kinh tế là: Tổng thể của các bộ phận (thành phần) hợp thành. Các môi quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay ti lệ nhất định. Cơ cấu ngành Kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền Kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. Cơ cấu ngành Kinh tế là bộ phận cơ bán nhất của cơ cấu Kinh tế, phán ảnh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cơ cấu thành phần Kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu, bao gồm nhiều thành phần Kinh tế có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. Cơ cấu thành phần Kinh tế đã diễn ra theo chiều hướng phát huy nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức tổ chức Kinh doanh. Nền Kinh tế quốc dân là một không gian thống nhất, được tổ chức chặt chẽ - là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Những khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện Kinh tế - xã hội, những nguyên nhân lịch sử... đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng. Ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu Kinh tế là cơ cấu ngành Kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần Kinh tế. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó cơ cấu ngành Kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả. Ở mỗi một giai đoạn, phù hợp với trình độ phát triển sản xuất nhất định sẽ hình thành một cơ cấu Kinh tế tương ứng. Nếu sự phát triển Kinh tế trong thực tế tiến sát đến cơ cấu hợp lí thì nền Kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh. Trong trường hợp ngược lại, nền Kinh tế sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, việc xác định đúng cơ cấu Kinh tế của từng giai đoạn, cả hiện tại cũng như tương lai có ý nghĩa quan trọng đối với mồi quốc gia." 10,Chương 7: Địa lí nông nghiệp.,"Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.","Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vần đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không có ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% số lao động thế giới đang tham gia hoạt động nông nghiệp." 10,Chương 7: Địa lí nông nghiệp.,"Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.","Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp. Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quy mô và phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai. Đặc điểm này đòi hỏi trong sản xuất nông nghiệp phải duy trì và nâng cao độ phì cho đất, phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, các cơ thể sống. Chúng sinh trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và chịu tác động rất lớn của quy luật tự nhiên. Vì vậy, việc hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên là một đòi hỏi quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Đây là đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt. Thời gian sinh trường và phát triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài, không giống nhau và thông qua hàng loạt giai đoạn kê tiếp nhau. Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hay vật nuôi. Sự không phù hợp nói trên là nguyên nhân gây ra tính mùa vụ. Để khắc phục tình trạng này, cần thiết phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hoá sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối vụ), phát triển ngành nghề dịch vụ. Đặc điểm này bắt nguồn từ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Cây trồng và vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có đủ năm yếu tô cơ bán của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và dinh dưỡng. Các yếu tố này kết hợp chặt chẽ với nhau, cùng tác động trong một thể thống nhất và không thể thay thế nhau. Biểu hiện cụ thể của xu hướng này là việc hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp và đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao giá trị thương phẩm." 10,Chương 7: Địa lí nông nghiệp.,"Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.","Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các nước, các vùng. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đã và đang xuất hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một số hình thức chủ yếu là: trang trại, thể tổng hợp nông nghiệp, vùng nông nghiệp. Trang trại là hình thức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp, được hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hoá, thay thế cho kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc. Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hoá với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên chuyên môn hoá và thâm canh. Các trang trại đều có thuê mướn lao động. Thể tổng hợp nông nghiệp là một hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở trình độ cao. Đây là sự kết hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp nông nghiệp với các xí nghiệp công nghiệp trên một lãnh thổ, bằng các phương pháp sản xuất công nghiệp tiến bộ, góp phần sử dụng có hiệu quá nhất các điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí và điều kiện kinh tế - xã hội sẵn có. Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Đây là những lãnh thổ sán xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm phân bố hợp lí cây trồng, vật nuôi và hình thành các vùng chuyên môn hoá nông nghiệp. Ngoài ba hình thức trên, tuỳ theo trình độ phát triển của sản xuất nông nghiệp, còn có các hình thức khác như hộ gia đình, hợp tác xã, nông trường quốc doanh..." 10,Chương 7: Địa lí nông nghiệp.,Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt.,"Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và còn là nguồn xuất khẩu có giá trị. Theo giá trị sử dụng, cây trồng được phân thành các nhóm: cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm..." 10,Chương 7: Địa lí nông nghiệp.,Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt.,"Các cây lương thực là nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho người và gia súc, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, và còn là hàng hóa xuất khẩu có giá trị. Các cây lương thực khác (còn gọi là cây hoa màu) được trồng chủ yếu để làm thức ăn cho ngành chăn nuôi, nguyên liệu để nấu rượu, cồn, bia; đối với nhiều nước đang phát triển ở Châu Phi và Nam Á, chúng còn được dùng làm lương thực cho người. Nhìn chung, các cây hoa màu dễ trồng, không kén đất, không đòi hỏi nhiều phân bón, nhiều công chăm sóc và đặc biệt có khả năng chịu hạn tốt. Cây hoa màu của miền ôn đới bao gồm đại mạch, mạch đen, yến mạch, và khoai tây. Ở miền nhiệt đới và cận nhiệt khô hạn có các loại cây như kê, cao lương, khoai lang, và sắn." 10,Chương 7: Địa lí nông nghiệp.,Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt.,"Các cây công nghiệp cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm. Phát triển cây công nghiệp còn khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, phá thê độc canh và góp phần bảo vệ môi trường. Giá trị sản phẩm của các cây công nghiệp tăng lên nhiều lần sau khi được chế biến. Vì thế, ở các vùng trồng cây công nghiệp thường có các xí nghiệp chế biến sản phẩm của các cây này. Ở nhiều nước đang phát triển thuộc miền nhiệt đới và cận nhiệt, các sản phẩm cây công nghiệp là các mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Phần lớn các cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ưa ấm, cần đất thích hợp, cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm. Do vậy, cây công nghiệp chỉ được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất, tạo nên các vùng trồng cây công nghiệp tập trung." 10,Chương 7: Địa lí nông nghiệp.,Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt.,"Rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và cuộc sống con người. Rừng có tác dụng điều hòa lượng nước trên mặt đất, là lá phổi xanh của Trái Đất, góp phần to lớn vào việc hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn. Rừng là nguồn gen quý giá, cung cấp các lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống như gỗ cho công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nguyên liệu làm giấy, thực phẩm đặc sản, các dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người. Trên thế giới, rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi chính con người. Trồng rừng có ý nghĩa quan trọng không chỉ để tái tạo nguồn tài nguyên rừng mà còn góp phần bảo vệ môi trường bền vững. Diện tích trồng rừng trên toàn thế giới ngày càng được mở rộng, từ 17,8 triệu ha năm 1980 lên 43,6 triệu ha năm 1990 và đạt tới trên 187 triệu ha năm 2000. Diện tích trồng mới trung bình hằng năm khoảng 4,5 triệu ha. Những nước có diện tích rừng trồng lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, và Hoa Kỳ." 10,Chương 7: Địa lí nông nghiệp.,Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt.,"Các cây lương thực là nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột và cả chất dinh dưỡng cho người và gia súc, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và còn là hàng hóa xuất khẩu có giá trị. Các cây lương thực khác (còn gọi là cây hoa màu) được trồng chủ yếu đê làm thức ăn cho ngành chăn nuôi, nguyên liệu để nấu rượu, cồn, bia; đôi với nhiều nước đã phát triển ở Châu Phi và Nam Á còn dùng làm lương thực cho người. Nhìn chung, các cây hoa màu dề tính, không kén đất, không đòi hỏi nhiều phân bón, nhiều công chăm sóc và đặc biệt có khá năng chịu hạn giỏi. Cây hoa màu của miền ôn đới có đại mạch, mạch đen, yến mạch, khoai tây. Ở miền nhiệt đới và cận nhiệt khô hạn có kê, cao lương, khoai lang, sắn." 10,Chương 7: Địa lí nông nghiệp.,Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt.,"Các cây công nghiệp cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm. Phát triển cây công nghiệp còn khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, phá thê độc canh và góp phần bảo vệ môi trường. Giá trị sản phẩm của các cây công nghiệp tăng lên nhiều lần sau khi được chế biến. Vì thế, ở các vùng trồng cây công nghiệp thường có các xí nghiệp chế biến sản phẩm của các cây này. Ở nhiều nước đã phát triển thuộc miền nhiệt đới và cận nhiệt, các sản phẩm cây công nghiệp là các mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Phần lớn các cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ưa ấm, cần đất thích hợp, cần nhiều lao động có kĩ thuật và Kinh nghiệm. Do vậy, cây công nghiệp chỉ được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất, tạo nên các vùng trồng cây công nghiệp tập trung." 10,Chương 7: Địa lí nông nghiệp.,Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi.,"Các vật nuôi vốn là các động vật hoang được con người thuần dưỡng, chọn giống, lai tạo, làm cho chúng thích nghi với cuộc sống gần người. Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, sữa, trứng). Sản phẩm của ngành chăn nuôi còn là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu. Ngành chăn nuôi còn cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. Trồng trọt kết hợp với chăn nuôi tạo ra nền nông nghiệp bền vững. Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn. Đây là đặc điểm quan trọng nhất. Ngoài các đồng cỏ tự nhiên thì phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi đều do ngành trồng trọt cung cấp. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học - kĩ thuật. Các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ trồng với các giông mới cho năng suất và chất lượng cao ngày càng phổ biến. Thức ăn cho gia súc, gia cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp. Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức (từ chăn nuôi chăn thả, sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi chuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp) và theo hướng chuyên môn hoá (thịt, sữa, len, trứng...)." 10,Chương 7: Địa lí nông nghiệp.,Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi.,"Các vật nuôi vốn là các động vật hoang được con người thuần dưỡng, chọn giống, lai tạo, làm cho chúng thích nghi với cuộc sống gần người. Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, sữa, trứng). Sản phẩm của ngành chăn nuôi còn là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khấu. Ngành chăn nuôi còn cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. Trồng trọt kết hợp với chăn nuôi tạo ra nền nông nghiệp bền vững. Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn. Đây là đặc điểm quan trọng nhất. Ngoài các đồng cỏ tự nhiên thì phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi đều do ngành trồng trọt cung cấp. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học - kĩ thuật. Các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ trồng với các giông mới cho năng suất và chất lượng cao ngày càng phổ biến. Thức ăn cho gia súc, gia cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp. Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức (từ chăn nuôi chăn thả, sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi chuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp) và theo hướng chuyên môn hoá (thịt, sữa, len, trứng...)." 10,Chương 7: Địa lí nông nghiệp.,Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi.,"Thủy sản là nguồn cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người. Các chất đạm từ cá, tôm, cua dễ tiêu hóa, không gây béo phì và đặc biệt là cung cấp các nguyên tố vi lượng từ biển như iốt, canxi, brôm, natri, sắt, mangan, silic, photpho... rất dễ hấp thụ và có lợi cho sức khỏe. Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị." 10,Chương 7: Địa lí nông nghiệp.,Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi.,"Tuy nguồn thuỷ sản khai thác từ biển và đại dương vẫn còn chiếm tới 4/5 lượng cung cấp thuỷ sản trên thế giới, song nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng phát triển và có một vị trí đáng kể. Sản lượng thuỷ sản thế giới nuôi trồng được trong vòng 10 năm trở lại đây tăng lên gần ba lần, đạt tới 35 triệu tấn. Các loài thuỷ sản không chỉ được nuôi ở các ao, hồ, sông ngòi nước ngọt, ngay trên các ruộng lúa, mà còn được nuôi trồng ngày càng phổ biến ở các vùng nước lợ, nước mặn. Nhiều loài có giá trị kinh tế, thực phẩm cao cấp và đặc sản, đã trở thành đôi tượng nuôi trồng để xuất khẩu như tôm, cua, cá, đồi mồi, trai ngọc, sò huyết và cả rong, tảo biển. Các nước có ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển là Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kì, Ca-na-đa, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á." 10,Chương 8: Địa lí công nghiệp,Bài 31: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp.,"Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp không những cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế, mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội. Công nghiệp còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và củng cố an ninh quốc phòng. Không một ngành kinh tế nào lại không sử dụng các sản phẩm của công nghiệp. Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác nhau, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ. Công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được với nó vì thế tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng thu nhập." 10,Chương 8: Địa lí công nghiệp,Bài 31: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp.,"Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm. Nhìn chung, sản xuất công nghiệp (trừ ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ...) không đòi hỏi những không gian rộng lớn. Tính chất tập trung thể hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. Trên một diện tích nhất định, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm. Công nghiệp là tập hợp của hệ thống nhiều ngành như khai thác (khoáng sản, khai thác rừng, thủy sản...), điện lực, luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm... Các ngành này kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Trong từng ngành công nghiệp, quy trình sản xuất cũng hết sức chi tiết, chặt chẽ. Chính vì vậy các hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp. Hiện nay có nhiều cách phân loại ngành công nghiệp. Cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động. Theo cách này, sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm chính là công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. Còn dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm: công nghiệp nặng (nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B)." 10,Chương 8: Địa lí công nghiệp,Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp,"Công nghiệp dệt - may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Nó giải quyết nhu cầu về may mặc, sinh hoạt cho hơn 6 tỉ người trên Trái Đất và một phần nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nặng. Phát triển công nghiệp dệt - may có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp hoá chất, đồng thời còn có tác dụng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ. Sự ra đời của máy dệt ở nước Anh đã mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp thế giới. Ngành dệt - may hiện nay được phân bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển, dựa trên nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo phong phú (như bông, lanh, lông cừu, tơ tằm, tơ sợi tổng hợp, len nhân tạo...), nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Các nước có ngành dệt - may phát triển là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản... Thị trường tiêu thụ hàng dệt - may rất lớn, nhất là thị trường EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ, LB Nga và các nước Đông Âu. Hằng năm, mức tiêu thụ hàng dệt may ở các nước trên đạt 150 tỉ USD." 10,Chương 8: Địa lí công nghiệp,Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp,"Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng nhất định. Năng lượng là tiền đề của tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Ngành công nghiệp năng lượng gồm có khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.Ngành công nghiệp luyện kim gồm hai lĩnh vực: luyện kim đen (sản xuất ra gang, thép) và luyện kim màu (sản xuất ra các kim loại không có sắt). Luyện kim đen là một trong những ngành quan trọng nhất của công nghiệp nặng, là nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại. Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng các sản phẩm của ngành luyện kim đen. Kim loại đen chiếm trên 90% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên thế giới. Ngành luyện kim đen sử dụng một khối lượng lớn nguyên liệu, nhiên liệu và các chất trợ dung như quặng sắt, than cốc và đá vôi. Quy trình công nghệ để sản xuất ra gang và thép rất phức tạp. Ngành luyện kim đen được phát triển mạnh từ nửa sau thế kỷ XIX cùng với việc phát minh ra động cơ đốt trong, xây dựng đường sắt, chế tạo đầu máy xe lửa và toa xe, tàu thủy và sau này là máy công cụ, máy nông nghiệp, ô tô các loại...Luyện kim màu sản xuất ra các kim loại không có sắt như đồng, nhôm, thiếc, chì, kẽm, vàng... trong đó có nhiều kim loại có giá trị chiến lược. Các kim loại màu được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo máy, đặc biệt là chế tạo ô tô, máy bay, kỹ thuật điện, điện tử, công nghiệp hóa chất và cả trong các ngành kinh tế quốc dân khác như bưu chính viễn thông, thương mại..." 10,Chương 8: Địa lí công nghiệp,Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp,"Ngành công nghiệp cơ khí có vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp, là “quả tim của công nghiệp nặng”. Công nghiệp cơ khí đảm bảo sản xuất các công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế và hàng tiêu dùng cho nhu cầu của xã hội. Ngành công nghiệp cơ khí giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện sống. Ngành công nghiệp cơ khí trên thế giới chế tạo ra đủ loại sản phẩm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Các nước kinh tế phát triển đi đầu trong lĩnh vực này và đạt tới đỉnh cao về trình độ và công nghệ. Còn các nước đang phát triển mới chỉ tập trung vào việc sửa chữa, lắp ráp và sản xuất theo mẫu có sẵn." 10,Chương 8: Địa lí công nghiệp,Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp,"Ngành công nghiệp cơ khí có vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp, là “quả tim của công nghiệp nặng”. Công nghiệp cơ khí đảm bảo sản xuất các công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế và hàng tiêu dùng cho nhu cầu của xã hội. Ngành công nghiệp cơ khí giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện sống. Ngành công nghiệp cơ khí trên thế giới chế tạo ra đủ loại sản phẩm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Các nước kinh tế phát triển đi đầu trong lĩnh vực này và đạt tới đỉnh cao về trình độ và công nghệ. Còn các nước đang phát triển mới chỉ tập trung vào việc sửa chừa, lắp ráp và sản xuất theo mẫu có sẵn." 10,Chương 8: Địa lí công nghiệp,Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp,"Công nghiệp điện tử - tin học là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của mọi quốc gia trên thế giới. Công nghiệp điện tử - tin học ít gây ô nhiễm môi trường, không chiếm diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước, song lại yêu cầu nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử - tin học có thể phân thành bốn nhóm: máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm), thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch...), điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa...) và thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại...). Đứng hàng đầu trong lĩnh vực này là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU... Công nghiệp hóa chất là một ngành công nghiệp nặng tương đối trẻ, phát triển nhanh từ cuối thế kỷ XIX do nhu cầu nguyên liệu cung cấp cho các ngành kinh tế, do sự phát triển mạnh mẽ của tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Công nghiệp hóa chất hiện nay là một ngành sản xuất mũi nhọn trong hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới. Nhờ những thành tựu về khoa học và công nghệ, ngành hóa chất đã sản xuất được nhiều sản phẩm mới, chưa từng có trong tự nhiên. Chúng vừa bổ sung cho các nguồn nguyên liệu tự nhiên, vừa có giá trị sử dụng cao trong đời sống xã hội. Ngành hóa chất còn có khả năng tận dụng những phế liệu của các ngành khác để tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng, nhờ đó mà việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên được hợp lý và tiết kiệm hơn." 10,Chương 8: Địa lí công nghiệp,Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp,"Công nghiệp hóa chất được tập trung ở các nước kinh tế phát triển với đầy đủ các phân ngành và ở một số nước công nghiệp mới. Các nước đang phát triển cũng có những cố gắng nhất định để phát triển ngành này, chủ yếu là sản xuất các hóa chất cơ bản, chất dẻo... Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về trình độ kỹ thuật, trong đó phải kể đến công nghiệp dệt - may, da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh. Sản phẩm của các ngành chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. So với các ngành công nghiệp nặng, ngành này sử dụng nhiên liệu, động lực và chi phí vận tải ít hơn song lại chịu ảnh hưởng lớn hơn của nhân tố lao động, thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu. Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đòi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng tương đối ngắn, quy trình sản xuất tương đối đơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh, thu được lợi nhuận tương đối dễ dàng, có khả năng xuất khẩu. " 10,Chương 8: Địa lí công nghiệp,Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp,"Công nghiệp dệt - may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Nó giải quyết nhu cầu về may mặc, sinh hoạt cho hơn 6 tỷ người trên Trái Đất và cung cấp một phần nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nặng. Phát triển công nghiệp dệt - may có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp hóa chất, đồng thời còn có tác dụng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ. Sự ra đời của máy dệt ở nước Anh đã mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp thế giới. Ngành dệt - may hiện nay được phân bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển, dựa trên nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo phong phú (như bông, lanh, lông cừu, tơ tằm, tơ sợi tổng hợp, len nhân tạo...), nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Các nước có ngành dệt - may phát triển là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản... Thị trường tiêu thụ hàng dệt - may rất lớn, nhất là thị trường EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ, LB Nga và các nước Đông Âu. Hằng năm, mức tiêu thụ hàng dệt - may ở các nước trên đạt 150 tỷ USD." 10,Chương 8: Địa lí công nghiệp,Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp,"Công nghiệp dệt - may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Nó giải quyết nhu cầu về may mặc, sinh hoạt cho hơn 6 tỉ người trên Trái Đất và cung cấp một phần nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nặng. Phát triển công nghiệp dệt - may có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp hóa chất, đồng thời còn giúp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ. Sự ra đời của máy dệt ở nước Anh đã mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp thế giới. Ngành dệt - may hiện nay được phân bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển, dựa trên nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo phong phú (như bông, lanh, lông cừu, tơ tằm, tơ sợi tổng hợp, len nhân tạo...), nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Các nước có ngành dệt - may phát triển là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản... Thị trường tiêu thụ hàng dệt - may rất lớn, nhất là thị trường EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ, LB Nga và các nước Đông Âu. Hằng năm, mức tiêu thụ hàng dệt may ở các nước trên đạt 150 tỉ USD." 10,Chương 8: Địa lí công nghiệp,Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp,"Công nghiệp thực phẩm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người về ăn, uống. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Vì vậy, nó tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Hơn thế nữa, thông qua việc chế biến, công nghiệp thực phẩm còn làm tăng thêm giá trị của sản phẩm đó, tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn, góp phần cải thiện đời sống. Sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm rất phong phú và đa dạng (thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy và đóng hộp, chế biến sữa, rượu bia, nước giải khát...). Công nghiệp thực phẩm có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới. Các nước phát triển thường tiêu thụ rất nhiều thực phẩm chế biến. Họ chú trọng làm ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và tiện lợi khi sử dụng. Ở nhiều nước đang phát triển, ngành công nghiệp thực phẩm thường đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu và giá trị sản xuất công nghiệp." 10,Chương 8: Địa lí công nghiệp,Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.,"Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp rất đa dạng và phong phú. Chúng luôn phát triển từ hình thức đơn giản, trình độ thấp, sang hình thức phức tạp, có trình độ cao và hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động. Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tổ chức lãnh thổ công nghiệp với các hình thức của nó góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp là điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 35: Vai trò. Các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ.,"Các ngành dịch vụ phục vụ cho các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt. Đây là một khu vực có cơ cấu ngành hết sức phức tạp. Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công. Các dịch vụ kinh doanh gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp... Các dịch vụ tiêu dùng bao gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (như y tế, giáo dục, thể dục thể thao)... Các dịch vụ công bao gồm các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể..." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 35: Vai trò. Các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ.,"Các ngành dịch vụ phát triển mạnh có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho người dân. Sự phát triển của các ngành dịch vụ còn cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và sự ưu đãi của tự nhiên, các di sản văn hóa, lịch sử, cũng như các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại để phục vụ con người. Trên thế giới, số người hoạt động trong các ngành dịch vụ đã tăng lên nhanh chóng trong mấy chục năm trở lại đây. Ở các nước phát triển, số người làm việc trong các ngành dịch vụ có thể trên 80% (Hoa Kỳ) hoặc từ 50 đến 79% (các nước khác ở Bắc Mỹ và Tây Âu). Ở các nước đang phát triển thì tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực dịch vụ thường chỉ trên dưới 30%. Ở nước ta, lao động trong khu vực dịch vụ mới chiếm hơn 23% lao động cả nước (năm 2003)." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 35: Vai trò. Các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ.,"Ở các nước phát triển, các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP (trên 60%). Còn ở các nước đang phát triển, tỷ trọng của dịch vụ thường chỉ dưới 50%. Trên thế giới, các thành phố cực lớn đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn, nhất là các dịch vụ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu như dịch vụ về tiền tệ, giao thông vận tải, viễn thông, sở hữu trí tuệ... Các trung tâm lớn nhất là New York, London và Tokyo. Các trung tâm lớn đứng hàng thứ hai về cung cấp các loại dịch vụ là Los Angeles, Chicago, Washington (Hoa Kỳ), São Paulo (Brazil), Brussels (Bỉ), Frankfurt (Đức), Paris (Pháp), Zurich (Thụy Sĩ) và Singapore. Ở mỗi nước lại có các thành phố chuyên môn hóa về một số loại dịch vụ nhất định. Chẳng hạn, các thành phố trước kia là các trung tâm công nghiệp chế biến lớn, thì nay đã biến đổi thành các trung tâm dịch vụ kinh tế lớn. Một số đô thị nổi tiếng là các trung tâm du lịch, giải trí. Lại có các đô thị nổi tiếng là các trung tâm về giáo dục, đào tạo... Trong các thành phố lớn thường hình thành các trung tâm giao dịch, thương mại. Đó là nơi tập trung các ngân hàng, các văn phòng đại diện của các công ty, các siêu thị hay các tổ hợp thương mại, dịch vụ lớn... Ở các thành phố lớn trên thế giới, thường dễ nhận thấy các trung tâm thương mại này bởi sự tập trung của các tòa nhà cao tầng, chọc trời. Một thành phố có thể có trung tâm thương mại chính và một số trung tâm thương mại nhỏ hơn, kết quả của sự phát triển đô thị. Ở nước ta, các thành phố, thị xã thường có khu hành chính (phần “đô”) và khu buôn bán, dịch vụ (phần ""thị""). Ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các trung tâm giao dịch, thương mại của thành phố đang được hình thành rõ nét." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 36: Vai trò. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển. Phân bố ngành giao thông vận tải.,"Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường. Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện. Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng lưới giao thông vận tải. Vì thế, những nơi gần các tuyến vận tải lớn, các đầu mối giao thông vận tải cũng là nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ và dân cư. Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới. " 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 36: Vai trò. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển. Phân bố ngành giao thông vận tải.,"Sản phẩm của ngành giao thông vận tải chính là sự chuyên chở người và hàng hoá. Chất lượng của sản phẩm dịch vụ này được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hoá... Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, người ta thường dùng các tiêu chí: khối lượng vận chuyển (tức số hành khách và số tấn hàng hoá được vận chuyển), khối lượng luân chuyển (tính bằng người.km và tấn.km) và cự ly vận chuyển trung bình (tính bằng km). " 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 36: Vai trò. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển. Phân bố ngành giao thông vận tải.,"Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất khác nhau tới phân bố và hoạt động của các loại hình giao thông vận tải. Điều kiện tự nhiên quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải. Không những thế, để khắc phục điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chi phí xây dựng cũng lớn hơn nhiều. Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải. Ví dụ, ở nước ta vào mùa mưa lũ, hoạt động của ngành vận tải đường ô tô và đường sắt gặp nhiều trở ngại; còn ở nhiều khúc sông, tàu thuyền chỉ có thể qua lại trong mùa nước lớn. Ở xứ lạnh, vào mùa đông nước sông đóng băng, tàu thuyền không qua lại được, còn các sân bay nhiều khi phải ngừng hoạt động do sương mù dày đặc hay do tuyết rơi quá dày. " 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 36: Vai trò. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển. Phân bố ngành giao thông vận tải.,"Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải. Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới sự vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô. Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Ngành vận tải đường sắt có ưu điểm quan trọng là: vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ. Nhược điểm chính của vận tải đường sắt là chỉ hoạt động trên các tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray. Sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá rõ sự phân bố công nghiệp ở các nước, các châu lục. Tổng chiều dài đường sắt trên thế giới khoảng 1,2 triệu km. Tốc độ và sức vận tải đã tăng lên nhiều nhờ các đầu máy chạy dầu (điêzen) và chạy điện. Các toa tàu khách ngày càng tiện nghi, các loại toa chuyên dụng ngày càng phát triển đa dạng. Đường ray khổ tiêu chuẩn và khổ rộng (rộng từ 1,4m đến 1,6m) thay thế các đường ray khổ hẹp (rộng 1m và hẹp hơn). Trên các tuyến đường sắt tối tân nhất, tốc độ chạy tàu đạt tới 250 - 300 km/h hoặc hơn nữa, dùng để chuyên chở hành khách. Tàu chạy trên đệm từ có thể đạt tốc độ 500 km/h. " 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Ngành vận tải đường sắt có ưu điểm quan trọng là: vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ. Nhược điểm chính của vận tải đường sắt là chỉ hoạt động trên các tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray. Sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá rõ sự phân bố công nghiệp ở các nước, các châu lục. Tổng chiều dài đường sắt trên thế giới khoảng 1,2 triệu km. Tốc độ và sức vận tải đã tăng lên nhiều nhờ các đầu máy chạy dầu (điêzen) và chạy điện. Các toa tàu khách ngày càng tiện nghi, các loại toa chuyên dụng ngày càng phát triển đa dạng. Đường ray khổ tiêu chuẩn và khổ rộng (rộng từ 1,4m đến 1,6m) thay thế các đường ray khổ hẹp (rộng 1m và hẹp hơn). Trên các tuyến đường sắt tối tân nhất tốc độ chạy tàu đạt tới 250 - 300 km/h hay hơn nữa, dùng để chuyên chở hành khách. Tàu chạy trên đệm từ có thê đạt tốc độ 500 km/h." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Vận tải bằng ô tô có những ưu điểm nổi bật là sự tiện lợi, tính cơ động và khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình, có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li vận chuyển ngắn và trung bình. Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng, ô tô trở thành phương tiện vận tải phối hợp được với hoạt động của các loại phương tiện vận tải khác như: đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không... Thế giới hiện nay sử dụng khoảng 700 triệu đầu xe ô tô, trong đó 4/5 là xe du lịch các loại. Ở Hoa Kì và Tây Âu cứ 2 đến 3 người có một xe du lịch. Sự bùng nổ trong việc sử dụng phương tiện ô tô đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trường." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Vận tải bằng đường ống là một loại hình vận tải rất trẻ. Tất cả các đường ống trên thế giới chỉ mới được xây dựng trong thê kỉ XX và khoáng một nửa chiều dài đường ống được xây dựng sau năm 1950. Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ và khí đốt. Cùng với sự phát triển của công nghiệp dầu khí, chiều dài đường ống trên thế giới không ngừng tăng lên, nhất là ở Trung Đông, Hoa Kì, LB Nga và Trung Quốc. Hoa Kì là nước có hệ thống ống dẫn dài và dày đặc nhất thế giới. Ở nước ta hiện nay, hệ thống đường ống đang được phát triển, với khoảng 400 km ống dẫn dầu thô và sản phẩm dầu mỏ, 170 km đường ống dẫn khí đổng hành từ mỏ Bạch Hổ và gần 400 km đường ống dần khí của dự án khí Nam Côn Sơn..." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Giao thông vận tải bằng đường thuỷ nói chung có ưu điểm là rẻ, thích hợp với việc chuyên chở các hàng hoá nặng, cồng kềnh, không cần nhanh. Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải với nhau. Các tàu chạy trên sông cũng được cải tiến, nâng tốc độ lèn tới 100 km/h. Ở Châu Âu, hai đường sông quan trọng nhất là sông Rai-nơ và sông Đa-nuyp. Hai sông này được nổi với nhau bằng các kênh đào, và trở thành đường thuỷ huyết mạch của Châu Âu. Ba nước phát triển mạnh giao thông đường sông, hổ là Hoa Kì, LB Nga và Ca-na-đa." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Giao thông vận tải bằng đường thuỷ nói chung có ưu điểm là rẻ, thích hợp với việc chuyên chở các hàng hoá nặng, cồng kềnh, không cần nhanh. Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải với nhau. Các tàu chạy trên sông cũng được cải tiến, nâng tốc độ lên tới 100 km/h. Ở Châu Âu, hai đường sông quan trọng nhất là sông Rai-nơ và sông Đa-nuyp. Hai sông này được nổi với nhau bằng các kênh đào, và trở thành đường thuỷ huyết mạch của Châu Âu. Ba nước phát triển mạnh giao thông đường sông, hổ là Hoa Kì, LB Nga và Ca-na-đa." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Giao thông vận tải bằng đường thuỷ nói chung có ưu điểm là rẻ, thích hợp với việc chuyên chở các hàng hoá nặng, cồng kềnh, không cần nhanh. Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải với nhau. Các tàu chạy trên sông cũng được cải tiến, nâng tốc độ lên tới 100 km/h. Ở Châu Âu, hai đường sông quan trọng nhất là sông Rai-nơ và sông Đa-nuyp. Hai sông này được nổi với nhau bằng các kênh đào, và trở thành đường thuỷ huyết mạch của Châu Âu. Ba nước phát triển mạnh giao thông đường sông, hồ là Hoa Kì, LB Nga và Ca-na-đa." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Vận tải đường biển đảm đương chủ yếu việc giao thông vận tải trên các tuyến đường quốc tế (vận tải viễn dương). Khối lượng vận chuyển hàng hoá tuy không lớn, nhưng do đường dài, nên khối lượng luân chuyến hàng hoá lại rất lớn. Hiện nay, ngành vận tải đường biển đám nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hoá của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới. Khoáng một nửa khối lượng hàng vận chuyển trên đường biển quốc tế là dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ. Việc chở dầu bằng các tàu chờ dầu lớn (tanke) luôn luôn đe doạ gây ô nhiễm biển và đại dương, nhất là ở vùng nước gần các cảng. Chừng 2/3 sô hải cảng nằm ở hai bên bờ đối diện Đại Tây Dương, nối liền hai trung tâm kinh tế lớn của thế giới là Bắc Mĩ và Tây Âu. Cho đến năm 2002, Rôt tec đam (Hà Lan) vẫn là cảng lớn nhất thế giới. Những cảng lớn khác là: Mác-xây (Pháp), Niu Iooc và Phila-đen-phia (Hoa Kì). Hoạt động hàng hải ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương ngày càng sầm uất, cùng với sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ của Nhật Bản và gần đây là của Trung Quốc. Là cảng quá cảnh quan trọng ở Đông Nam Á, Xin-ga-po có lượng hàng qua cảng lớn nhất thế giới (năm 2004). Trung Quốc có 7/10 cảng lớn nhất thế giới (năm 2004). Hiện nay, trên thế giới đang phát triển mạnh các cảng côntenơ (Container) để đáp ứng xu hướng mới trong vận tải viễn dương. Để rút ngắn các khoảng cách vận tải trên biển, người ta đã đào các kênh biển. Kênh Xuy-ê nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Kênh Pa na ma ở Trung Mĩ nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Kênh Ki en nối biển Ban-tích và Biển Bắc. Đội tàu buôn trên thế giới không ngừng tăng lên. Nhật Bản là nước có đội tàu buôn lớn nhất thế giới. Một số nước như Li-bê-ri-a, Pa na ma, Hi Lạp, Síp có đội tàu buôn lớn, nhưng chủ yếu là các tàu chở thuê, và phần nhiều là của các chủ tàu Hoa Kì." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Vận tải đường biển đảm đương chủ yếu việc giao thông vận tải trên các tuyến đường quốc tế (vận tải viễn dương). Khối lượng vận chuyển hàng hoá tuy không lớn, nhưng do đường dài, nên khối lượng luân chuyến hàng hoá lại rất lớn. Hiện nay, ngành vận tải đường biển đám nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hoá của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới. Khoáng một nửa khối lượng hàng vận chuyển trên đường biển quốc tế là dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ. Việc chở dầu bằng các tàu chờ dầu lớn (tanke) luôn luôn đe doạ gây ô nhiễm biển và đại dương, nhất là ở vùng nước gần các cảng. Chừng 2/3 số hải cảng nằm ở hai bên bờ đối diện Đại Tây Dương, nối liền hai trung tâm kinh tế lớn của thế giới là Bắc Mĩ và Tây Âu. Cho đến năm 2002, Rôt tec đam (Hà Lan) vẫn là cảng lớn nhất thế giới. Những cảng lớn khác là: Mác-xây (Pháp), Niu Iooc và Phila-đen-phia (Hoa Kì). Hoạt động hàng hải ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương ngày càng sầm uất, cùng với sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ của Nhật Bản và gần đây là của Trung Quốc. Là cảng quá cảnh quan trọng ở Đông Nam Á, Xin-ga-po có lượng hàng qua cảng lớn nhất thế giới (năm 2004). Trung Quốc có 7/10 cảng lớn nhất thế giới (năm 2004). Hiện nay, trên thế giới đang phát triển mạnh các cảng côntenơ (Container) để đáp ứng xu hướng mới trong vận tải viễn dương. Để rút ngắn các khoảng cách vận tải trên biển, người ta đã đào các kênh biển. Kênh Xuy-ê nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Kênh Pa na ma ở Trung Mĩ nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Kênh Ki en nối biển Ban-tích và Biển Bắc. Đội tàu buôn trên thế giới không ngừng tăng lên. Nhật Bản là nước có đội tàu buôn lớn nhất thế giới. Một số nước như Li-bê-ri-a, Pa na ma, Hi Lạp, Síp có đội tàu buôn lớn, nhưng chủ yếu là các tàu chở thuê, và phần nhiều là của các chủ tàu Hoa Kì." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Vận tải đường biến đảm đương chủ yếu việc giao thông vận tải trên các tuyến đường quốc tế (vận tải viễn dương). Khối lượng vận chuyển hàng hoá tuy không lớn, nhưng do đường dài, nên khối lượng luân chuyến hàng hoá lại rất lớn. Hiện nay, ngành vận tải đường biển đám nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hoá của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới. Khoáng một nửa khối lượng hàng vận chuyển trên đường biển quốc tế là dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ. Việc chở dầu bằng các tàu chờ dầu lớn (tanke) luôn luôn đe doạ gây ô nhiễm biển và đại dương, nhất là ở vùng nước gần các cảng. Chừng 2/3 sô hải cảng nằm ở hai bên bờ đối diện Đại Tây Dương, nối liền hai trung tâm kinh tế lớn của thế giới là Bắc Mĩ và Tây Âu. Cho đến năm 2002, Rôt tec đam (Hà Lan) vẫn là cảng lớn nhất thế giới. Những cảng lớn khác là: Mác-xây (Pháp), Niu Iooc và Phila-đen-phia (Hoa Kì). Hoạt động hàng hải ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương ngày càng sầm uất, cùng với sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ của Nhật Bản và gần đây là của Trung Quốc. Là cảng quá cảnh quan trọng ở Đông Nam Á, Xin-ga-po có lượng hàng qua cảng lớn nhất thế giới (năm 2004). Trung Quốc có 7/10 cảng lớn nhất thế giới (năm 2004). Hiện nay, trên thế giới đang phát triển mạnh các cảng côntenơ (Container) để đáp ứng xu hướng mới trong vận tải viễn dương. Để rút ngắn các khoảng cách vận tải trên biển, người ta đã đào các kênh biển. Kênh Xuy-ê nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Kênh Pa na ma ở Trung Mĩ nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Kênh Ki en nối biển Ban-tích và Biển Bắc. Đội tàu buôn trên thế giới không ngừng tăng lên. Nhật Bản là nước có đội tàu buôn lớn nhất thế giới. Một số nước như Li-bê-ri-a, Pa na ma, Hi Lạp, Síp có đội tàu buôn lớn, nhưng chủ yếu là các tàu chở thuê, và phần nhiều là của các chủ tàu Hoa Kì." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Ngành hàng không có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các mối giao lưu quốc tế, đặc biệt là việc chuyên chở hành khách giữa các châu lục. Ngành này đã sử dụng có hiệu quá những thành tựu mới nhất của khoa học - kĩ thuật. Các máy bay chở khách khổng lồ có thể chở trên 400 hành khách với tốc độ trung bình 800 - 900 km/h. Các máy bay chở hàng lớn cũng chở được tới 300 tấn hàng. Các chuyến bay vượt đại dưong, xuyên lục địa được thực hiện cả trong điều kiện thời tiết xấu, phức tạp. Ngày nay, các chuyến bay thường kì đã nối liền tất cả các nước và các vùng trên Trái Đất. Ưu điểm lớn nhất của ngành hàng không là ở tốc độ vận chuyển nhanh mà không một loại phương tiện nào sánh kịp. Tuy nhiên, cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp. Ngoài ra, người ta lo ngại rằng các chất khí thải từ động cơ máy bay là một nguyên nhân quan trọng gây thủng tầng ôdôn, mà hậu quả là làm tăng bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư da. Trên thế giới có khoảng 5000 sân bay dân dụng đang hoạt động. Gần 1/2 số sân bay quốc tế nằm ở Hoa Kì và Tây Âu. Các cường quốc hàng không trên thế giới là Hoa Kì, Anh, Pháp và LB Nga. Các tuyến hàng không sầm uất nhất là các tuyến xuyên Đại Tây Dương, nối Châu Âu với Bắc Mĩ và Nam Mĩ, các tuyến nối Hoa Kì với các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương" 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Ngành hàng không có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các mối giao lưu quốc tế, đặc biệt là việc chuyên chở hành khách giữa các châu lục. Ngành này đã sử dụng có hiệu quả những thành tựu mới nhất của khoa học - kĩ thuật. Các máy bay chở khách khổng lồ có thể chở trên 400 hành khách với tốc độ trung bình 800 - 900 km/h. Các máy bay chở hàng lớn cũng chở được tới 300 tấn hàng. Các chuyến bay vượt đại dưong, xuyên lục địa được thực hiện cả trong điều kiện thời tiết xấu, phức tạp. Ngày nay, các chuyến bay thường kì đã nối liền tất cả các nước và các vùng trên Trái Đất. Ưu điểm lớn nhất của ngành hàng không là ở tốc độ vận chuyển nhanh mà không một loại phương tiện nào sánh kịp. Tuy nhiên, cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp. Ngoài ra, người ta lo ngại rằng các chất khí thải từ động cơ máy bay là một nguyên nhân quan trọng gây thủng tầng ôdôn, mà hậu quả là làm tăng bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư da. Trên thế giới có khoảng 5000 sân bay dân dụng đang hoạt động. Gần 1/2 số sân bay quốc tế nằm ở Hoa Kì và Tây Âu. Các cường quốc hàng không trên thế giới là Hoa Kì, Anh, Pháp và LB Nga. Các tuyến hàng không sầm uất nhất là các tuyến xuyên Đại Tây Dương, nối Châu Âu với Bắc Mĩ và Nam Mĩ, các tuyến nối Hoa Kì với các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương" 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Ngành hàng không có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các mối giao lưu quốc tế, đặc biệt là việc chuyên chở hành khách giữa các châu lục. Ngành này đã sử dụng có hiệu quá những thành tựu mới nhất của khoa học - kĩ thuật. Các máy bay chở khách khổng lồ có thể chở trên 400 hành khách với tốc độ trung bình 800 - 900 km/h. Các máy bay chở hàng lớn cũng chở được tới 300 tấn hàng. Các chuyến bay vượt đại dưong, xuyên lục địa được thực hiện cả trong điều kiện thời tiết xấu, phức tạp. Ngày nay, các chuyến bay thường kì đã nôi liền tất cả các nước và các vùng trên Trái Đất. Ưu điểm lớn nhất của ngành hàng không là ở tốc độ vận chuyển nhanh mà không một loại phương tiện nào sánh kịp. Tuy nhiên, cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp. Ngoài ra, người ta lo ngại rằng các chất khí thải từ động cơ máy bay là một nguyên nhân quan trọng gây thủng tầng ôdôn, mà hậu quả là làm tăng bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư da. Trên thế giới có khoảng 5000 sân bay dân dụng đang hoạt động. Gần 1/2 số sân bay quốc tế nằm ở Hoa Kì và Tây Âu. Các cường quốc hàng không trên thế giới là Hoa Kì, Anh, Pháp và LB Nga. Các tuyến hàng không sầm uất nhất là các tuyến xuyên Đại Tây Dương, nối Châu Âu với Bắc Mĩ và Nam Mĩ, các tuyến nối Hoa Kì với các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương" 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,Niu Iooc: cảng lớn trên bờ Đại Tây Dương của Hoa Kì. Xan Phnm-xi-xcô: càng lớn bên bờ Thái Bình Dương của Hoa Kì. Vơn-cu-vơ: cảng lớn của Ca na da bên Thái Bình Dương. Van- pa-rai-xô: cảng lớn của Chi-lê. Li-vơ-pun: cảng lớn của nước Anh. Tô-cô-ha-ma: cảng lớn của Nhật Bản. Xit-ni: cảng lớn nhất Ô-xtrầy-li-a. Thượng Hải: cảng lớn nhất Trung Quốc. Xin-ga-po: cảng lớn nhất Đông Nam Á. 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,Niu Iooc: cảng lớn trên bờ Đại Tây Dương của Hoa Kì. Xan Phnm-xi-xcô: càng lớn bên bờ Thái Bình Dương của Hoa Kì. Vơn-cu-vơ: cảng lớn của Ca na da bên Thái Bình Dương. Van- pa-rai-xô: cảng lớn của Chi-lê. Li-vơ-pun: cảng lớn của nước Anh. Tô-cô-ha-ma: cảng lớn của Nhật Bản.Xit-ni: cảng lớn nhất Ô-xtrầy-li-a. Thượng Hải: cảng lớn nhất Trung Quốc. Xin-ga-po: cảng lớn nhất Đông Nam Á. 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,Niu Iooc: cảng lớn trên bờ Đại Tây Dương của Hoa Kì. Xan Phnm-xi-xcô: càng lớn bên bờ Thái Bình Dương của Hoa Kì. Vơn-cu-vơ: cảng lớn của Ca na da bên Thái Bình Dương. Van- pa-rai-xô: cảng lớn của Chi-lê. Li-vơ-pun: cảng lớn của nước Anh. Tô-cô-ha-ma: cảng lớn của Nhật Bản.Xit-ni: cảng lớn nhất ỏ-xtrầy-li-a. Thượng Hải: cảng lớn nhất Trung Quốc. Xin-ga-po: cảng lớn nhất Đông Nam Á. 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Kênh Xuy-ê được đào cắt ngang eo đất Xuy-ê của Ai Cập, nối Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Kênh được đào vào năm 1859 và được mở cho tàu qua lại vào ngày 17 tháng 11 năm 1869. Kênh dài 195 km (121 dặm). Kênh thiết kê cho tàu 150 nghìn tấn tổng trọng tải (TDW) chờ đầy hàng qua được. Sau lần tu bổ vào năm 1984, tàu chở dầu 250 nghìn tấn qua được kênh. Kênh Xuy-ê không cần âu tầu, vì mực nước biển ở Địa Trung Hải và ở Vịnh Xuy-ê gần như bằng nhau. Thời gian qua kênh trung bình 11 đến 12 giờ. Kênh Xuy-ê là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, làm xích gần hai khu vực công nghiệp ở Tây Âu với khu vực Đông Á và Nam Á giàu tài nguyên khoáng sản và các loại nguyên liệu nông nghiệp. Kênh Xuy-ê đã phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế của các nước đê quốc phương Tây, mà chủ yếu là đê quốc Anh. Ngay từ năm 1869, đế quốc Anh đã chiếm quyền quản trị kênh. Tháng 6 năm 1956, Ai Cập tuyên bố quốc hữu hoá kênh Xuy-ê. Cho tới trước năm 1967, năm xảy ra chiến tranh I xra en - Ai Cập, gần 15% các luồng hàng viễn dương và trên 20% các luồng hàng vận chuyển dầu mỏ và sản phần dầu mỏ toàn thế giới đã được vận chuyển qua kênh đào. Kênh Xuy-ê được mở cửa trở lại phục vụ hàng hải từ tháng 6 năm 1975." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Kênh Xuy-ê được đào cắt ngang eo đất Xuy-ê của Ai Cập, nối Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Kênh được đào vào năm 1859 và được mở cho tàu qua lại vào ngày 17 tháng 11 năm 1869. Kênh dài 195 km (121 dặm). Kênh thiết kê cho tàu 150 nghìn tấn tổng trọng tải (TDW) chờ đầy hàng qua được. Sau lần tu bổ vào năm 1984, tàu chở dầu 250 nghìn tấn qua được kênh. Kênh Xuy-ê không cần âu tầu, vì mực nước biển ở Địa Trung Hải và ở Vịnh Xuy-ê gần như bằng nhau. Thời gian qua kênh trung bình 11 đến 12 giờ. Kênh Xuy-ê là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương và An Độ Dương, làm xích gần hai khu vực công nghiệp ở Tây Âu với khu vực Đông Á và Nam Á giàu tài nguyên khoáng sản và các loại nguyên liệu nông nghiệp. Kênh Xuy-ê đã phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế của các nước đê quốc phương Tây, mà chủ yếu là đê quốc Anh. Ngay từ năm 1869, đế quốc Anh đã chiếm quyền quản trị kênh. Tháng 6 năm 1956, Ai Cập tuyên bố quốc hữu hoá kênh Xuy-ê. Cho tới trước năm 1967, năm xảy ra chiến tranh I xra en - Ai Cập, gần 15% các luồng hàng viễn dương và trên 20% các luồng hàng vận chuyển dầu mỏ và sản phần dầu mỏ toàn thế giới đã được vận chuyển qua kênh đào. Kênh Xuy-ê được mở cửa trở lại phục vụ hàng hải từ tháng 6 năm 1975." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Kênh Xuy-ê được đào cắt ngang eo đất Xuy-ê của Ai Cập, nối Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Kênh được đào vào năm 1859 và được mở cho tàu qua lại vào ngày 17 tháng 11 năm 1869. Kênh dài 195 km (121 dặm). Kênh thiết kế cho tàu 150 nghìn tấn tổng trọng tải (TDW) chờ đầy hàng qua được. Sau lần tu bổ vào năm 1984, tàu chở dầu 250 nghìn tấn qua được kênh. Kênh Xuy-ê không cần âu tầu, vì mực nước biển ở Địa Trung Hải và ở Vịnh Xuy-ê gần như bằng nhau. Thời gian qua kênh trung bình 11 đến 12 giờ. Kênh Xuy-ê là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, làm xích gần hai khu vực công nghiệp ở Tây Âu với khu vực Đông Á và Nam Á giàu tài nguyên khoáng sản và các loại nguyên liệu nông nghiệp. Kênh Xuy-ê đã phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế của các nước đê quốc phương Tây, mà chủ yếu là đê quốc Anh. Ngay từ năm 1869, đế quốc Anh đã chiếm quyền quản trị kênh. Tháng 6 năm 1956, Ai Cập tuyên bố quốc hữu hoá kênh Xuy-ê. Cho tới trước năm 1967, năm xảy ra chiến tranh I xra en - Ai Cập, gần 15% các luồng hàng viễn dương và trên 20% các luồng hàng vận chuyển dầu mỏ và sản phần dầu mỏ toàn thế giới đã được vận chuyển qua kênh đào. Kênh Xuy-ê được mở cửa trở lại phục vụ hàng hải từ tháng 6 năm 1975." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Kênh Xuy-ê được đào cắt ngang eo đất Xuy-ê của Ai Cập, nối Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Kênh được đào vào năm 1859 và được mở cho tàu qua lại vào ngày 17 tháng 11 năm 1869. Kênh dài 195 km (121 dặm). Kênh thiết kê cho tàu 150 nghìn tấn tổng trọng tải (TDW) chờ đầy hàng qua được. Sau lần tu bổ vào năm 1984, tàu chở dầu 250 nghìn tấn qua được kênh. Kênh Xuy-ê không cần âu tầu, vì mực nước biển ở Địa Trung Hải và ở Vịnh Xuy-ê gần như bằng nhau. Thời gian qua kênh trung bình 11 đến 12 giờ. Kênh Xuy-ê là con đường ngắn nhất nối Đại Tây Dương và An Độ Dương, làm xích gần hai khu vực công nghiệp ở Tây Âu với khu vực Đông Á và Nam Á giàu tài nguyên khoáng sản và các loại nguyên liệu nông nghiệp. Kênh Xuy-ê đã phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế của các nước đế quốc phương Tây, mà chủ yếu là đê quốc Anh. Ngay từ năm 1869, đế quốc Anh đã chiếm quyền quản trị kênh. Tháng 6 năm 1956, Ai Cập tuyên bố quốc hữu hoá kênh Xuy-ê. Cho tới trước năm 1967, năm xảy ra chiến tranh I xra en - Ai Cập, gần 15% các luồng hàng viễn dương và trên 20% các luồng hàng vận chuyển dầu mỏ và sản phần dầu mỏ toàn thế giới đã được vận chuyển qua kênh đào. Kênh Xuy-ê được mở cửa trở lại phục vụ hàng hải từ tháng 6 năm 1975." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Kênh Pa na ma cắt qua eo đất Pa na ma rộng 50 km là con đường ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Tổng chiều dài của kênh là 64 km (40 dặm), bắt đầu từ vịnh Li-môn bên biển Ca-ri-bê. Dọc tuyến kênh, người ta phải làm nhiều âu tàu để có thê đưa tàu lên hồ nhân tạo Ga-tun (độ cao +25,9m), rồi xuống hồ Mi ra flo ret (Miraflores) (độ cao +10m) và sau đó xuống mực nước Thái Bình Dương. Như vậy, khác với kênh Xuy-ê, kênh Pa na ma ở mồi đầu có tới ba đoạn phái xây dựng âu tàu. Chính điều này làm hạn chê khá năng qua kênh: tàu có trọng tải dưới 65 nghìn tẩn có chở hàng và tàu tới 85 nghìn tấn với trọng tải dằn là qua được. Phec đi năng đo Letxep (Ferdinand de Lesseps), người Pháp, đã trúng thầu để đào kênh Pa na ma và người Pháp đã khỏi công vào năm 1882. Nhưng người Pháp thành công trong đào kênh Xuy-ê thi lại thất bại trong đào kênh Pa na ma do những khó khăn về địa hình, khí hậu nhiệt đới, bệnh dịch, và sai lầm trong thiết kế. Hoa Kì đã thay Pháp, tổ chức đào kênh từ năm 1904. Kênh được đưa vào sử dụng từ năm 1914. Kênh này có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế và cả các hoạt động quân sự của quân đội Hoa Kì. Chính vì vậy, Hoa Kì đà tìm mọi cách để kiểm soát kênh Pa na ma. Từ năm 1904 đến năm 1979, Hoa Kì không những kiểm soát kênh đào mà còn chiếm giữ vùng kênh đào Pa na ma, diện tích tới 1430 km, mỗi bên kênh đào rộng 8 km. Vùng kênh đào đã thực sự là một căn cứ thương mại và quân sự quan trọng của Hoa Kì ở Trung Mĩ. Do sự đấu tranh kiên quyết và bển bỉ của nhân dân Pa na ma, Hoa Kì đã phải kí Hiệp ước kênh đào Pa na ma năm 1977 và vùng kênh đào (do Hoa Kì kiểm soát) đã bị bãi bỏ năm 1979. Kênh đào được trao trả hoàn toàn cho nhân dân Pa na ma vào tháng 12 năm 1999." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Kênh Pa na ma cắt qua eo đất Pa na ma rộng 50 km là con đường ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Tổng chiều dài của kênh là 64 km (40 dặm), bắt đầu từ vịnh Li-môn bên biển Ca-ri-bê. Dọc tuyến kênh, người ta phải làm nhiều âu tàu để có thê đưa tàu lên hồ nhân tạo Ga-tun (độ cao +25,9m), rồi xuống hồ Mi ra flo ret (Miraflores) (độ cao +10m) và sau đó xuống mực nước Thái Bình Dương. Như vậy, khác với kênh Xuy-ê, kênh Pa na ma ở mồi đầu có tới ba đoạn phái xây dựng âu tàu. Chính điều này làm hạn chế khả năng qua kênh: tàu có trọng tải dưới 65 nghìn tẩn có chở hàng và tàu tới 85 nghìn tấn với trọng tải dằn là qua được. Phec đi năng đo Letxep (Ferdinand de Lesseps), người Pháp, đã trúng thầu để đào kênh Pa na ma và người Pháp đã khỏi công vào năm 1882. Nhưng người Pháp thành công trong đào kênh Xuy-ê thi lại thất bại trong đào kênh Pa na ma do những khó khăn về địa hình, khí hậu nhiệt đới, bệnh dịch, và sai lầm trong thiết kế. Hoa Kì đã thay Pháp, tổ chức đào kênh từ năm 1904. Kênh được đưa vào sử dụng từ năm 1914. Kênh này có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế và cả các hoạt động quân sự của quân đội Hoa Kì. Chính vì vậy, Hoa Kì đà tìm mọi cách để kiểm soát kênh Pa na ma. Từ năm 1904 đến năm 1979, Hoa Kì không những kiểm soát kênh đào mà còn chiếm giữ vùng kênh đào Pa na ma, diện tích tới 1430 km, mỗi bên kênh đào rộng 8 km. Vùng kênh đào đã thực sự là một căn cứ thương mại và quân sự quan trọng của Hoa Kì ở Trung Mĩ. Do sự đấu tranh kiên quyết và bển bỉ của nhân dân Pa na ma, Hoa Kì đã phải kí Hiệp ước kênh đào Pa na ma năm 1977 và vùng kênh đào (do Hoa Kì kiểm soát) đã bị bãi bỏ năm 1979. Kênh đào được trao trả hoàn toàn cho nhân dân Pa na ma vào tháng 12 năm 1999." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Kênh Pa na ma cắt qua eo đất Pa na ma rộng 50 km là con đường ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Tổng chiều dài của kênh là 64 km (40 dặm), bắt đầu từ vịnh Li-môn bên biển Ca-ri-bê. Dọc tuyến kênh, người ta phải làm nhiều âu tàu để có thể đưa tàu lên hồ nhân tạo Ga-tun (độ cao +25,9m), rồi xuống hồ Mi ra flo ret (Miraflores) (độ cao +10m) và sau đó xuống mực nước Thái Bình Dương. Như vậy, khác với kênh Xuy-ê, kênh Pa na ma ở mồi đầu có tới ba đoạn phải xây dựng âu tàu. Chính điều này làm hạn chế khả năng qua kênh: tàu có trọng tải dưới 65 nghìn tấn có chở hàng và tàu tới 85 nghìn tấn với trọng tải dằn là qua được. Phec đi năng đo Letxep (Ferdinand de Lesseps), người Pháp, đã trúng thầu để đào kênh Pa na ma và người Pháp đã khởi công vào năm 1882. Nhưng người Pháp thành công trong đào kênh Xuy-ê thi lại thất bại trong đào kênh Pa na ma do những khó khăn về địa hình, khí hậu nhiệt đới, bệnh dịch, và sai lầm trong thiết kế. Hoa Kì đã thay Pháp, tổ chức đào kênh từ năm 1904. Kênh được đưa vào sử dụng từ năm 1914. Kênh này có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế và cả các hoạt động quân sự của quân đội Hoa Kì. Chính vì vậy, Hoa Kì đà tìm mọi cách để kiểm soát kênh Pa na ma. Từ năm 1904 đến năm 1979, Hoa Kì không những kiểm soát kênh đào mà còn chiếm giữ vùng kênh đào Pa na ma, diện tích tới 1430 km, mỗi bên kênh đào rộng 8 km. Vùng kênh đào đã thực sự là một căn cứ thương mại và quân sự quan trọng của Hoa Kì ở Trung Mĩ. Do sự đấu tranh kiên quyết và bển bỉ của nhân dân Pa na ma, Hoa Kì đã phải kí Hiệp ước kênh đào Pa na ma năm 1977 và vùng kênh đào (do Hoa Kì kiểm soát) đã bị bãi bỏ năm 1979. Kênh đào được trao trả hoàn toàn cho nhân dân Pa na ma vào tháng 12 năm 1999." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vân tải.,"Kênh Pa na ma cắt qua eo đất Pa na ma rộng 50 km là con đường ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Tổng chiều dài của kênh là 64 km (40 dặm), bắt đầu từ vịnh Li-môn bên biển Ca-ri-bê. Dọc tuyến kênh, người ta phải làm nhiều âu tàu để có thê đưa tàu lên hồ nhân tạo Ga-tun (độ cao +25,9m), rồi xuống hồ Mi ra flo ret (Miraflores) (độ cao +10m) và sau đó xuống mực nước Thái Bình Dương. Như vậy, khác với kênh Xuy-ê, kênh Pa na ma ở mồi đầu có tới ba đoạn phái xây dựng âu tàu. Chính điều này làm hạn chê khá năng qua kênh: tàu có trọng tải dưới 65 nghìn tẩn có chở hàng và tàu tới 85 nghìn tấn với trọng tải dằn là qua được. Phec đi năng đo Letxep (Ferdinand de Lesseps), người Pháp, đã trúng thầu để đão kênh Pa na ma và người Pháp đã khỏi công vào năm 1882. Nhưng người Pháp thành công trong đão kênh Xuy-ê thi lại thất bại trong đão kênh Pa na ma do những khó khăn về địa hình, khí hậu nhiệt đới, bệnh dịch, và sai lầm trong thiết kế. Hoa Kì đã thay Pháp, tổ chức đão kênh từ năm 1904. Kênh được đưa vào sử dụng từ năm 1914. Kênh này có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền Kinh tế và cả các hoạt động quân sự của quân đội Hoa Kì. Chính vì vậy, Hoa Kì đã tìm mọi cách để Kỹểm soát kênh Pa na ma. Từ năm 1904 đến năm 1979, Hoa Kì không những Kỹểm soát kênh đão mà còn chiếm giữ vùng kênh đão Pa na ma, diện tích tới 1430 km, mỗi bên kênh đão rộng 8 km. Vùng kênh đão đã thực sự là một căn cứ thương mại và quân sự quan trọng của Hoa Kì ở Trung Mĩ. Do sự đấu tranh kiến quyết và bển bỉ của nhân dân Pa na ma, Hoa Kì đã phải kí Hiệp ước kênh đão Pa na ma năm 1977 và vùng kênh đão (do Hoa Kì Kỹểm soát) đã bị bãi bỏ năm 1979. Kênh đão được trao trả hoàn toàn cho nhân dân Pa na ma vào tháng 12 năm 1999." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc.,"Thông tin liên lạc đã tiến bộ không ngừng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Vào thời kì sơ khai con người chuyển thông tin bằng nhiều cách, ví dụ như dùng các ám hiệu (như đốt lửa, đánh trống, thổi tù và...), hoặc dùng các phương tiện vận tải thông thường. Sự phát minh ra giấy viết đã cho phép con người lưu giữ và truyền thông tin chính xác hơn. Và việc vận chuyển thư tín đã làm ra đời ngành bưu chính. Ngày nay, việc đảm bảo thông tin liên lạc trên khoảng cách xa được tiến hành bằng nhiều phương tiện và phương thức khác nhau: như điện thoại, điện báo, telex, fax, internet, các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh (radio), vô tuyến truyền hình... Viễn thông sử dụng các thiết bị cho phép truyền các thông tin điện tử đến các khoảng cách xa trên Trái Đất. Các thiết bị viễn thông gồm các thiết bị thu và phát. Các thiết bị này sẽ chuyển các tín hiệu thông tin khác nhau như âm thanh và hình ánh thành các tín hiệu điện tử rồi truyền đi đến các thiết bị thu nhận. Tại nơi nhận, các thiết bị nhận tin lại chuyển các tín hiệu điện tử này thành các thông tin mà con người hiểu được, thành âm thanh và hình ảnh, có thể hiện lên trên các màn hình ti vi hay màn hình của máy vi tính. Người ta thường hay phân ra các dịch vụ điện thoại và phi thoại (như điện báo, telex, fax, truyền sô liệu...). Tuy nhiên, sự phát triển của ngành viễn thông hiện đại đang xoá nhoà ranh giới giữa các loại dịch vụ này." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc.,"Thông tin liên lạc đã tiến bộ không ngừng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Vào thời kì sơ khai con người chuyển thông tin bằng nhiều cách, ví dụ như dùng các ám hiệu (như đốt lửa, đánh trống, thổi tù và...), hoặc dùng các phương tiện vận tải thông thường. Sự phát minh ra giấy viết đã cho phép con người lưu giữ và truyền thông tin chính xác hơn. Và việc vận chuyển thư tín đã làm ra đời ngành bưu chính. Ngày nay, việc đảm bảo thông tin liên lạc trên khoảng cách xa được tiến hành bằng nhiều phương tiện và phương thức khác nhau: như điện thoại, điện báo, telex, fax, internet, các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh (radio), vô tuyến truyền hình... Viễn thông sử dụng các thiết bị cho phép truyền các thông tin điện tử đến các khoảng cách xa trên Trái Đất. Các thiết bị viễn thông gồm các thiết bị thu và phát. Các thiết bị này sẽ chuyển các tín hiệu thông tin khác nhau như âm thanh và hình ánh thành các tín hiệu điện tử rồi truyền đi đến các thiết bị thu nhận. Tại nơi nhận, các thiết bị nhận tin lại chuyển các tín hiệu điện tử này thành các thông tin mà con người hiểu được, thành âm thanh và hình ảnh, có thể hiện lên trên các màn hình ti vi hay màn hình của máy vi tính. Người ta thường hay phân ra các dịch vụ điện thoại và phi thoại (như điện báo, telex, fax, truyền số liệu...). Tuy nhiên, sự phát triển của ngành viễn thông hiện đại đang xoá nhoà ranh giới giữa các loại dịch vụ này." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc.,"Điện báo là hệ thống phi thoại ra đời từ năm 1844. Hiện nay, điện báo còn được sử dụng rộng rãi để các tàu đang đi trên đại dưong hay các máy bay có thể liên lạc thường xuyên với các trạm mặt đất. Điện thoại dùng để chuyển tín hiệu âm thanh giữa con người với con người, nhưng hiện nay, việc truyền dữ liệu giữa các máy tính cũng được thực hiện qua đường dây điện thoại, nhờ thiết bị gọi là môđem (modem). Việc thực hiện truyền tín hiệu số đã cho phép thực hiện nhiều cuộc gọi hon trên quãng đường dài. Các trạm vệ tinh thông tin được các mạng lưới điện thoại sử dụng để truyền các cuộc gọi viễn thông đến các vùng xa xôi, vượt các đại dương. Hiện nay việc sử dụng điện thoại không dây đang ngày càng phố biến ở các nước. Bình quân sô máy điện thoại trên 1000 dân đã được coi là một tiêu chí để so sánh sự phát triển của ngành thông tin liên lạc giũa các nước, các vùng. Telex là một loại thiết bị điện báo hiện đại, được sử dụng từ năm 1958. Hệ thống này cho phép các thuê bao có thể truyền tin nhắn và sô liệu trực tiếp với nhau, và cũng có thê thông qua những trung tâm thông tin đặc biệt để chuyển các tin nhắn và số liệu tới người không thuê bao dưới dạng các bức điện tín. Fax (Facsimile) là thiết bị viễn thông cho phép truyền văn bản và hình đồ hoạ đi xa một cách dễ dàng và rẻ tiền. Các máy fax có thiết bị quét quang học. Các tín hiệu văn bản và đồ hoạ được số hoá, được mã hoá và truyền đi bằng đường điện thoại. Máy fax nhận tin lại chuyển ngược trở lại các tín hiệu đã mã hoá thành văn bản và đồ hoạ, in ra bằng máy in gắn trong máy fax. Rađiô và vô tuyến truyền hình là các hệ thống thông tin đại chúng. Trong thông tin liên lạc người ta cũng dùng radio để liên lạc hai chiều giữa các cá nhân. Việc thu phát sóng radio cá nhân như vậy thường chỉ trên khoảng cách ngắn (vài km)." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc.,"Điện báo là hệ thống phi thoại ra đời từ năm 1844. Hiện nay, điện báo còn được sử dụng rộng rãi để các tàu đang đi trên đại dương hay các máy bay có thể liên lạc thường xuyên với các trạm mặt đất. Điện thoại dùng để chuyển tín hiệu âm thanh giữa con người với con người, nhưng hiện nay, việc truyền dữ liệu giữa các máy tính cũng được thực hiện qua đường dây điện thoại, nhờ thiết bị gọi là môđem (modem). Việc thực hiện truyền tín hiệu số đã cho phép thực hiện nhiều cuộc gọi hon trên quãng đường dài. Các trạm vệ tinh thông tin được các mạng lưới điện thoại sử dụng để truyền các cuộc gọi viễn thông đến các vùng xa xôi, vượt các đại dương. Hiện nay việc sử dụng điện thoại không dây đang ngày càng phố biến ở các nước. Bình quân sô máy điện thoại trên 1000 dân đã được coi là một tiêu chí để so sánh sự phát triển của ngành thông tin liên lạc giũa các nước, các vùng. Telex là một loại thiết bị điện báo hiện đại, được sử dụng từ năm 1958. Hệ thống này cho phép các thuê bao có thể truyền tin nhắn và sô liệu trực tiếp với nhau, và cũng có thê thông qua những trung tâm thông tin đặc biệt để chuyển các tin nhắn và số liệu tới người không thuê bao dưới dạng các bức điện tín. Fax (Facsimile) là thiết bị viễn thông cho phép truyền văn bản và hình đồ hoạ đi xa một cách dễ dàng và rẻ tiền. Các máy fax có thiết bị quét quang học. Các tín hiệu văn bản và đồ hoạ được sô hoá, được mã hoá và truyền đi bằng đường điện thoại. Máy fax nhận tin lại chuyển ngược trở lại các tín hiệu đã mã hoá thành văn bản và đồ hoạ, in ra bằng máy in gắn trong máy fax. Rađiô và vô tuyến truyền hình là các hệ thống thông tin đại chúng. Trong thông tin liên lạc người ta cũng dùng radio để liên lạc hai chiều giữa các cá nhân. Việc thu phát sóng radio cá nhân như vậy thường chỉ trên khoảng cách ngắn (vài km)." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc.,"Điện báo là hệ thống phi thoại ra đời từ năm 1844. Hiện nay, điện báo còn được sử dụng rộng rãi để các tàu đang đi trên đại dương hay các máy bay có thể liên lạc thường xuyên với các trạm mặt đất. Điện thoại dùng để chuyển tín hiệu âm thanh giữa con người với con người, nhưng hiện nay, việc truyền dữ liệu giữa các máy tính cũng được thực hiện qua đường dây điện thoại, nhờ thiết bị gọi là môđem (modem). Việc thực hiện truyền tín hiệu số đã cho phép thực hiện nhiều cuộc gọi hơn trên quãng đường dài. Các trạm vệ tinh thông tin được các mạng lưới điện thoại sử dụng để truyền các cuộc gọi viễn thông đến các vùng xa xôi, vượt các đại dương. Hiện nay việc sử dụng điện thoại không dây đang ngày càng phố biến ở các nước. Bình quân sô máy điện thoại trên 1000 dân đã được coi là một tiêu chí để so sánh sự phát triển của ngành thông tin liên lạc giũa các nước, các vùng. Telex là một loại thiết bị điện báo hiện đại, được sử dụng từ năm 1958. Hệ thống này cho phép các thuê bao có thể truyền tin nhắn và sô liệu trực tiếp với nhau, và cũng có thê thông qua những trung tâm thông tin đặc biệt để chuyển các tin nhắn và số liệu tới người không thuê bao dưới dạng các bức điện tín. Fax (Facsimile) là thiết bị viễn thông cho phép truyền văn bản và hình đồ hoạ đi xa một cách dễ dàng và rẻ tiền. Các máy fax có thiết bị quét quang học. Các tín hiệu văn bản và đồ hoạ được sô hoá, được mã hoá và truyền đi bằng đường điện thoại. Máy fax nhận tin lại chuyển ngược trở lại các tín hiệu đã mã hoá thành văn bản và đồ hoạ, in ra bằng máy in gắn trong máy fax. Rađiô và vô tuyến truyền hình là các hệ thống thông tin đại chúng. Trong thông tin liên lạc người ta cũng dùng radio để liên lạc hai chiều giữa các cá nhân. Việc thu phát sóng radio cá nhân như vậy thường chỉ trên khoảng cách ngắn (vài km)." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc.,"Điện báo là hệ thống phi thoại ra đời từ năm 1844. Hiện nay, điện báo còn được sử dụng rộng rãi để các tàu đang đi trên đại dương hay các máy bay có thể liên lạc thường xuyên với các trạm mặt đất. Điện thoại dùng để chuyển tín hiệu âm thanh giữa con người với con người, nhưng hiện nay, việc truyền dữ liệu giữa các máy tính cũng được thực hiện qua đường dây điện thoại, nhờ thiết bị gọi là môđem (modem). Việc thực hiện truyền tín hiệu số đã cho phép thực hiện nhiều cuộc gọi hơn trên quãng đường dài. Các trạm vệ tinh thông tin được các mạng lưới điện thoại sử dụng để truyền các cuộc gọi viễn thông đến các vùng xa xôi, vượt các đại dương. Hiện nay việc sử dụng điện thoại không dây đang ngày càng phố biến ở các nước. Bình quân số máy điện thoại trên 1000 dân đã được coi là một tiêu chí để so sánh sự phát triển của ngành thông tin liên lạc giũa các nước, các vùng. Telex là một loại thiết bị điện báo hiện đại, được sử dụng từ năm 1958. Hệ thống này cho phép các thuê bao có thể truyền tin nhắn và sô liệu trực tiếp với nhau, và cũng có thê thông qua những trung tâm thông tin đặc biệt để chuyển các tin nhắn và số liệu tới người không thuê bao dưới dạng các bức điện tín. Fax (Facsimile) là thiết bị viễn thông cho phép truyền văn bản và hình đồ hoạ đi xa một cách dễ dàng và rẻ tiền. Các máy fax có thiết bị quét quang học. Các tín hiệu văn bản và đồ hoạ được sô hoá, được mã hoá và truyền đi bằng đường điện thoại. Máy fax nhận tin lại chuyển ngược trở lại các tín hiệu đã mã hoá thành văn bản và đồ hoạ, in ra bằng máy in gắn trong máy fax. Rađiô và vô tuyến truyền hình là các hệ thống thông tin đại chúng. Trong thông tin liên lạc người ta cũng dùng radio để liên lạc hai chiều giữa các cá nhân. Việc thu phát sóng radio cá nhân như vậy thường chỉ trên khoảng cách ngắn (vài km)." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc.,"Điện báo là hệ thống phi thoại ra đời từ năm 1844. Hiện nay, điện báo còn được sử dụng rộng rãi để các tàu đang đi trên đại dưong hay các máy bay có thể liên lạc thường xuyên với các trạm mặt đất. Điện thoại dùng để chuyển tín hiệu âm thanh giữa con người với con người, nhưng hiện nay, việc truyền dừ liệu giữa các máy tính cũng được thực hiện qua đường dây điện thoại, nhờ thiết bị gọi là môđem (modem). Việc thực hiện truyền tín hiệu số đã cho phép thực hiện nhiều cuộc gọi hon trên quãng đường dài. Các trạm vệ tinh thông tin được các mạng lưới điện thoại sử dụng để truyền các cuộc gọi viễn thông đến các vùng xa xôi, vượt các đại dương. Hiện nay việc sử dụng điện thoại không dây đang ngày càng phố biến ở các nước. Bình quân sô máy điện thoại trên 1000 dân đã được coi là một tiêu chí để so sánh sự phát triển của ngành thông tin liên lạc giũa các nước, các vùng. Telex là một loại thiết bị điện báo hiện đại, được sử dụng từ năm 1958. Hệ thống này cho phép các thuê bao có thể truyền tin nhắn và sô liệu trực tiếp với nhau, và cũng có thê thông qua những trung tâm thông tin đặc biệt để chuyển các tin nhắn và số liệu tới người không thuê bao dưới dạng các bức điện tín. Fax (Facsimile) là thiết bị viễn thông cho phép truyền văn bản và hình đồ hoạ đi xa một cách dễ dàng và rẻ tiền. Các máy fax có thiết bị quét quang học. Các tín hiệu văn bản và đồ hoạ được sô hoá, được mã hoá và truyền đi bằng đường điện thoại. Máy fax nhận tin lại chuyển ngược trở lại các tín hiệu đã mã hoá thành văn bản và đồ hoạ, in ra bằng máy in gắn trong máy fax. Rađiô và vô tuyến truyền hình là các hệ thống thông tin đại chúng. Trong thông tin liên lạc người ta cũng dùng radio để liên lạc hai chiều giữa các cá nhân. Việc thu phát sóng radio cá nhân như vậy thường chỉ trên khoảng cách ngắn (vài km)." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc.,"Điện báo là hệ thống phi thoại ra đời từ năm 1844. Hiện nay, điện báo còn được sử dụng rộng rãi để các tàu đang đi trên đại dương hay các máy bay có thể liên lạc thường xuyên với các trạm mặt đất. Điện thoại dùng để chuyển tín hiệu âm thanh giữa con người với con người, nhưng hiện nay, việc truyền dữ liệu giữa các máy tính cũng được thực hiện qua đường dây điện thoại, nhờ thiết bị gọi là môđem (modem). Việc thực hiện truyền tín hiệu số đã cho phép thực hiện nhiều cuộc gọi hơn trên quãng đường dài. Các trạm vệ tinh thông tin được các mạng lưới điện thoại sử dụng để truyền các cuộc gọi viễn thông đến các vùng xa xôi, vượt các đại dương. Hiện nay việc sử dụng điện thoại không dây đang ngày càng phố biến ở các nước. Bình quân sô máy điện thoại trên 1000 dân đã được coi là một tiêu chí để so sánh sự phát triển của ngành thông tin liên lạc giũa các nước, các vùng. Telex là một loại thiết bị điện báo hiện đại, được sử dụng từ năm 1958. Hệ thống này cho phép các thuê bao có thể truyền tin nhắn và sô liệu trực tiếp với nhau, và cũng có thê thông qua những trung tâm thông tin đặc biệt để chuyển các tin nhắn và số liệu tới người không thuê bao dưới dạng các bức điện tín. Fax (Facsimile) là thiết bị viễn thông cho phép truyền văn bản và hình đồ hoạ đi xa một cách dễ dàng và rẻ tiền. Các máy fax có thiết bị quét quang học. Các tín hiệu văn bản và đồ hoạ được số hoá, được mã hoá và truyền đi bằng đường điện thoại. Máy fax nhận tin lại chuyển ngược trở lại các tín hiệu đã mã hoá thành văn bản và đồ hoạ, in ra bằng máy in gắn trong máy fax. Rađiô và vô tuyến truyền hình là các hệ thống thông tin đại chúng. Trong thông tin liên lạc người ta cũng dùng radio để liên lạc hai chiều giữa các cá nhân. Việc thu phát sóng radio cá nhân như vậy thường chỉ trên khoảng cách ngắn (vài km)." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc.,"Điện báo là hệ thống phi thoại ra đời từ năm 1844. Hiện nay, điện báo còn được sử dụng rộng rãi để các tàu đang đi trên đại dương hay các máy bay có thể liên lạc thường xuyên với các trạm mặt đất. Điện thoại dùng để chuyển tín hiệu âm thanh giữa con người với con người, nhưng hiện nay, việc truyền dữ liệu giữa các máy tính cũng được thực hiện qua đường dây điện thoại, nhờ thiết bị gọi là môđem (modem). Việc thực hiện truyền tín hiệu số đã cho phép thực hiện nhiều cuộc gọi hơn trên quãng đường dài. Các trạm vệ tinh thông tin được các mạng lưới điện thoại sử dụng để truyền các cuộc gọi viễn thông đến các vùng xa xôi, vượt các đại dương. Hiện nay việc sử dụng điện thoại không dây đang ngày càng phố biến ở các nước. Bình quân sô máy điện thoại trên 1000 dân đã được coi là một tiêu chí để so sánh sự phát triển của ngành thông tin liên lạc giũa các nước, các vùng. Telex là một loại thiết bị điện báo hiện đại, được sử dụng từ năm 1958. Hệ thống này cho phép các thuê bao có thể truyền tin nhắn và sô liệu trực tiếp với nhau, và cũng có thê thông qua những trung tâm thông tin đặc biệt để chuyển các tin nhắn và số liệu tới người không thuê bao dưới dạng các bức điện tín. Fax (Facsimile) là thiết bị viễn thông cho phép truyền văn bản và hình đồ hoạ đi xa một cách dễ dàng và rẻ tiền. Các máy fax có thiết bị quét quang học. Các tín hiệu văn bản và đồ hoạ được sô hoá, được mã hoá và truyền đi bằng đường điện thoại. Máy fax nhận tin lại chuyển ngược trở lại các tín hiệu đã mã hoá thành văn bản và đồ hoạ, in ra bằng máy in gắn trong máy fax. Rađiô và vô tuyến truyền hình là các hệ thống thông tin đại chúng. Trong thông tin liên lạc người ta cũng dùng radio để liên lạc hai chiều giữa các cá nhân. Việc thu phát sóng radio cá nhân như vậy thường chỉ trên khoảng cách ngắn (vài km)." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc.," Vô tuyến truyền hình trong một sô trường hợp có thể phục vụ cho việc hội thảo từ xa (teleconferencing). Máy tính cá nhân đã trở thành một thiết bị đa phương tiện (multimedia), nối vào các mạng thông tin liên lạc có thể thực hiện gửi đi và nhận về các tín hiệu âm thanh, văn bản, hình ảnh động, các phần mềm, các loại dữ liệu khác nhau. Khi hệ thống điện thoại sử dụng công nghệ truyền tín hiệu số thì viễn thông máy tính đã có được ưu thế vượt trội. Hiện nay ở một số nước đã sử dụng mạng số dịch vụ tích hợp (ISDN - Integrated Sendees Digital Network) cho phép tích hợp sử dụng nhiều loại dịch vụ thông tin khác nhau. Sự phát triển của thư điện tử (E mail) đã tiến đến chỗ người ta có thể trao đổi trên mạng bằng chat, rồi trò chuyện (voice chat) và có thể truyền trực tiếp các hình ảnh ở hai đầu dây. Internet đã và đang xâm nhập vào cuộc sống dưới nhiều hình thức khác nhau, đang hình thành thương mại, dịch vụ điện tử (E business), thậm chí một số dịch vụ công cũng từng bước được thực hiện qua mạng. Những thay đổi trên của ngành thông tin liên lạc không tách rời những tiến bộ về công nghệ truyền dẫn, như sự áp dụng rộng rãi cáp sợi quang, các trạm vệ tinh thông tin, hệ thống truyền viba..." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc.,"Vô tuyến truyền hình trong một sô trường hợp có thể phục vụ cho việc hội thảo từ xa (teleconferencing). Máy tính cá nhân đã trở thành một thiết bị đa phương tiện (multimedia), nối vào các mạng thông tin liên lạc có thể thực hiện gửi đi và nhận về các tín hiệu âm thanh, văn bản, hình ảnh động, các phần mềm, các loại dữ liệu khác nhau. Khi hệ thống điện thoại sử dụng công nghệ truyền tín hiệu số thì viễn thông máy tính đã có được ưu thế vượt trội. Hiện nay ở một số nước đã sử dụng mạng số dịch vụ tích hợp (ISDN - Integrated Sendees Digital Network) cho phép tích hợp sử dụng nhiều loại dịch vụ thông tin khác nhau. Sự phát triển của thư điện tử (E mail) đã tiến đến chỗ người ta có thể trao đổi trên mạng bằng chat, rồi trò chuyện (voice chat) và có thể truyền trực tiếp các hình ảnh ở hai đầu dây. Internet đã và đang xâm nhập vào cuộc sống dưới nhiều hình thức khác nhau, đang hình thành thương mại, dịch vụ điện tử (E business), thậm chí một số dịch vụ công cũng từng bước được thực hiện qua mạng. Những thay đổi trên của ngành thông tin liên lạc không tách rời những tiến bộ về công nghệ truyền dẫn, như sự áp dụng rộng rãi cáp sợi quang, các trạm vệ tinh thông tin, hệ thống truyền viba..." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 39: Địa lí ngành thông tin liền lạc.,"Ngành thông tin liên lạc đẩm nhiệm sự vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các môi giao lưu giữa các địa phương và các nước. Trong đời sông Kinh tế, xã hội hiện đại không thê thiếu được các phương tiện thông tin liền lạc, thậm chí người ta coi nó như là thước đo của nền văn minh. Những tiến bộ của ngành thông tin liền lạc đã góp phần quan trọng làm thay đổi cách tổ chức nền Kinh tế trên thế giới, nhiều hình thức tổ chức lãnh thố sản xuất mới có thể tồn tại và phát triển, thúc đấy quá trình toàn cầu hóa. Nó cũng đã làm thay đối mạnh mẽ cuộc sống của từng người, từng gia đình." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 39: Địa lí ngành thông tin liền lạc.,"Ngành thông tin liền lạc đẩm nhiệm sự vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các môi giao lưu giữa các địa phương và các nước. Trong đời sông Kinh tế, xã hội hiện đại không thê thiếu được các phương tiện thông tin liền lạc, thậm chí người ta coi nó như là thước đo của nền văn minh. Những tiến bộ của ngành thông tin liền lạc đã góp phần quan trọng làm thay đổi cách tổ chức nền Kinh tế trên thế giới, nhiều hình thức tổ chức lãnh thố sản xuất mới có thể tồn tại và phát triển, thúc đấy quá trình toàn cầu hóa. Nó cũng đã làm thay đối mạnh mẽ cuộc sống của từng người, từng gia đình." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 39: Địa lí ngành thông tin liền lạc.,"Thông tin liên lạc đã tiến bộ không ngừng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Vào thời kì sơ khai con người chuyển thông tin bằng nhiều cách, ví dụ như dùng các ẩm hiệu (như đốt lửa, đảnh trống, thổi tù và...), hoặc dùng các phương tiện vận tải thông thường. Sự phát minh ra giấy viết đã cho phép con người lưu giữ và truyền thông tin chính xác hơn. Và việc vận chuyển thư tín đã làm ra đời ngành bưu chính. Ngày nay, việc đảm bảo thông tin liên lạc trên khoảng cách xã được tiến hành bằng nhiều phương tiện và phương thức khác nhau: như điện thoại, điện báo, telex, fax, internet, các phương tiện thông tin đại chúng như đai phát thanh (radio), vô tuyến truyền hình... Viễn thông sử dụng các thiết bị cho phép truyền các thông tin điện tử đến các khoảng cách xã trên Trái Đất. Các thiết bị viễn thông gồm các thiết bị thu và phát. Các thiết bị này sẽ chuyển các tín hiệu thông tin khác nhau như âm thanh và hình ảnh thành các tín hiệu điện tử rồi truyền đi đến các thiết bị thu nhận. Tại nơi nhận, các thiết bị nhận tin lại chuyển các tín hiệu điện tử này thành các thông tin mà con người hiểu được, thành âm thanh và hình ảnh, có thể hiện lên trên các màn hình ti vi hay màn hình của máy vi tính. Người ta thường hay phân ra các dịch vụ điện thoại và phi thoại (như điện báo, telex, fax, truyền sô liệu...). Tuy nhiên, sự phát triển của ngành viễn thông hiện đại đã xoá nhòa ranh giới giữa các loại dịch vụ này." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 39: Địa lí ngành thông tin liền lạc.,"Thông tin liền lạc đã tiến bộ không ngừng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Vào thời kì sơ khai con người chuyển thông tin bằng nhiều cách, ví dụ như dùng các ẩm hiệu (như đốt lửa, đảnh trống, thổi tù và...), hoặc dùng các phương tiện vận tải thông thường. Sự phát minh ra giấy viết đã cho phép con người lưu giữ và truyền thông tin chính xác hơn. Và việc vận chuyển thư tín đã làm ra đời ngành bưu chính. Ngày nay, việc đảm bảo thông tin liền lạc trên khoảng cách xã được tiến hành bằng nhiều phương tiện và phương thức khác nhau: như điện thoại, điện báo, telex, fax, internet, các phương tiện thông tin đại chúng như đai phát thanh (radio), vô tuyến truyền hình... Viễn thông sử dụng các thiết bị cho phép truyền các thông tin điện tử đến các khoảng cách xã trên Trái Đất. Các thiết bị viễn thông gồm các thiết bị thu và phát. Các thiết bị này sẽ chuyển các tín hiệu thông tin khác nhau như âm thanh và hình ảnh thành các tín hiệu điện tử rồi truyền đi đến các thiết bị thu nhận. Tại nơi nhận, các thiết bị nhận tin lại chuyển các tín hiệu điện tử này thành các thông tin mà con người hiểu được, thành âm thanh và hình ảnh, có thể hiện lên trên các màn hình ti vi hay màn hình của máy vi tính. Người ta thường hay phân ra các dịch vụ điện thoại và phi thoại (như điện báo, telex, fax, truyền sô liệu...). Tuy nhiên, sự phát triển của ngành viễn thông hiện đại đã xoá nhòa ranh giới giữa các loại dịch vụ này." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 40: Địa lí ngành thương mại.,"Thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa người bán (bên bán) và người mua (bên mua). Thị trường hoạt động được là nhờ có sự trao đổi giữa người bán và người mua về những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nào đó. Để đo giá trị của hàng hoá và dịch vụ, cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là tiền. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu. Vì vậy đề cập đến tình hình thị trường, người ta thường nêu vấn để giá cả, xu hướng trong cung và cầu của các sản phẩm, dịch vụ nào đó. Khi cung lớn hơn cầu, thì giá cả trên thị trường có xu hướng giảm, tình hình này sẽ có lợi cho người mua, nhưng không có lợi cho người sản xuất và người bán; sản xuất có nguy cơ đình đốn. Ngược lại, khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng lèn sẽ kích thích mở rộng sản xuất. Đến một lúc nào đó cung và cầu cân bằng, giá cả ổn định. Do quy luật cung cầu nên giá cả trên thị trường thường xuyên bị biến động. Các hoạt động tiếp thị (maketinh), phân tích thị trường ngày càng có vai trò quan trọng trong thương mại, dịch vụ." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 40: Địa lí ngành thương mại.,"Thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa người bán (bên bán) và người mua (bên mua). Thị trường hoạt động được là nhờ có sự trao đổi giữa người bán và người mua về những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nào đó. Để đo giá trị của hàng hoá và dịch vụ, cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là tiền. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu. Vì vậy đề cập đến tình hình thị trường, người ta thường nêu vấn để giá cả, xu hướng trong cung và cầu của các sản phẩm, dịch vụ nào đó. Khi cung lớn hơn cầu, thì giá cả trên thị trường có xu hướng giảm, tình hình này sẽ có lợi cho người mua, nhưng không có lợi cho người sản xuất và người bán; sản xuất có nguy cơ đình đốn. Ngược lại, khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng lên sẽ kích thích mở rộng sản xuất. Đến một lúc nào đó cung và cầu cân bằng, giá cả ổn định. Do quy luật cung cầu nên giá cả trên thị trường thường xuyên bị biến động. Các hoạt động tiếp thị (ma ket tinh), phân tích thị trường ngày càng có vai trò quan trọng trong thương mại, dịch vụ." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 40: Địa lí ngành thương mại.,"Thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa người bán (bên bán) và người mua (bên mua). Thị trường hoạt động được là nhờ có sự trao đổi giữa người bán và người mua về những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nào đó. Để đo giá trị của hàng hoá và dịch vụ, cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là tiền. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu. Vì vậy đề cập đến tình hình thị trường, người ta thường nêu vấn để giá cả, xu hướng trong cung và cầu của các sản phẩm, dịch vụ nào đó. Khi cung lớn hơn cầu, thì giá cả trên thị trường có xu hướng giảm, tình hình này sẽ có lợi cho người mua, nhưng không có lợi cho người sản xuất và người bán; sản xuất có nguy cơ đình đốn. Ngược lại, khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng lèn sẽ kích thích mở rộng sản xuất. Đến một lúc nào đó cung và cầu cân bằng, giá cả ổn định. Do quy luật cung cầu nên giá cả trên thị trường thường xuyên bị biến động. Các hoạt động tiếp thị (ma ket tinh), phân tích thị trường ngày càng có vai trò quan trọng trong thương mại, dịch vụ." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 40: Địa lí ngành thương mại.,"Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua. Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất vì trong một nền sản xuất hàng hoá mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng; vì vậy, nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hoá. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng vì nó có thể tạo ra tập quán tiêu dùng mới. Thương mại được chia làm hai ngành lớn là nội thương và ngoại thương. Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một quốc gia. Ngành nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. Thương nghiệp bán lẻ còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội. Ngoại thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia. Sự phát triển của ngành ngoại thương sẽ góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn, làm cho nền kinh tế đất nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế đất nước tìm được động lực mạnh mẽ đê phát triển, tham gia vào thị trường thế giới, các lợi thế của đất nước được khai thác có hiệu quả và kinh tế hơn." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 40: Địa lí ngành thương mại.,"Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua. Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất vì trong một nền sản xuất hàng hoá mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng; vì vậy, nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hoá. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng vì nó có thể tạo ra tập quán tiêu dùng mới. Thương mại được chia làm hai ngành lớn là nội thương và ngoại thương. Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một quốc gia. Ngành nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. Thương nghiệp bán lẻ còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội. Ngoại thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia. Sự phát triển của ngành ngoại thương sẽ góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn, làm cho nền kinh tế đất nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế đất nước tìm được động lực mạnh mẽ để phát triển, tham gia vào thị trường thế giới, các lợi thế của đất nước được khai thác có hiệu quả và kinh tế hơn." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 40: Địa lí ngành thương mại.,"Quan hệ so sánh giá trị giữa hàng xuất khẩu (còn gọi là kim ngạch xuất khấu) với giá trị hàng nhập khẩu (kim ngạch nhập khấu) được gọi là cán cân xuất nhập khẩu. Nêu giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì gọi là xuất siêu. Nếu giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn hàng xuất khẩu thì gọi là nhập siêu. Các mặt hàng xuất khấu có thể chia thành các nhóm: nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến. Các mặt hàng nhập khẩu có thể chia thành các nhóm: tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc, thiết bị...) và sản phẩm tiêu dùng. Ngoài việc xuất và nhập khấu hàng hoá, các nước còn xuất và nhập khẩu các dịch vụ thương mại." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 40: Địa lí ngành thương mại.,"Quan hệ so sánh giá trị giữa hàng xuất khẩu (còn gọi là kim ngạch xuất khấu) với giá trị hàng nhập khẩu (kim ngạch nhập khấu) được gọi là cán cân xuất nhập khẩu. Nêu giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì gọi là xuất siêu. Nếu giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn hàng xuất khầu thì gọi là nhập siêu. Các mặt hàng xuất khấu có thể chia thành các nhóm: nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến. Các mặt hàng nhập khẩu có thể chia thành các nhóm: tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc, thiết bị...) và sản phẩm tiêu dùng. Ngoài việc xuất và nhập khấu hàng hoá, các nước còn xuất và nhập khẩu các dịch vụ thương mại." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 40: Địa lí ngành thương mại.,"Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu. Sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhiều tổ chức kinh tế ở các khu vực khác trên thế giới cho thấy xu thê toàn cầu hoá nền kinh tế đã trở thành một xu hướng quan trọng nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay. Trong những năm vừa qua, khối lượng buôn bán trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển, đang phát triển trên thế giới tăng liên tục. So với GDP toàn thế giới năm 2004 là 41 nghìn tỉ USD thì tổng giá trị hàng hoá xuất nhập khấu trên thị trường thế giới là 18,5 nghìn tỉ USD (chiếm tỉ lệ 45%). Hoạt động buôn bán trên thị trường thế giới tập trung vào các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, các nước này chiếm tới 73,5% tổng giá trị xuất nhập khẩu. Ba trung tâm buôn bán lớn nhất trên thế giới là Hoa Kì, Tây Âu và Nhật Bản. Các cường quốc về xuất nhập khẩu như Hoa Kì, CHLB Đức, Nhật Bán, Anh, Pháp chi phối rất mạnh nền kinh tế thế giới. Đồng tiền của những nước này là những ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ trên thế giới (đồng Đô la Mĩ, đồng ơrô, đồng Bảng, đồng Yên)." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 40: Địa lí ngành thương mại.,"Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu. Sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhiều tổ chức kinh tế ở các khu vực khác trên thế giới cho thấy xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đã trở thành một xu hướng quan trọng nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay. Trong những năm vừa qua, khối lượng buôn bán trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển, đang phát triển trên thế giới tăng liên tục. So với GDP toàn thế giới năm 2004 là 41 nghìn tỉ USD thì tổng giá trị hàng hoá xuất nhập khấu trên thị trường thế giới là 18,5 nghìn tỉ USD (chiếm tỉ lệ 45%). Hoạt động buôn bán trên thị trường thế giới tập trung vào các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, các nước này chiếm tới 73,5% tổng giá trị xuất nhập khẩu. Ba trung tâm buôn bán lớn nhất trên thế giới là Hoa Kì, Tây Âu và Nhật Bản. Các cường quốc về xuất nhập khẩu như Hoa Kì, CHLB Đức, Nhật Bán, Anh, Pháp chi phối rất mạnh nền kinh tế thế giới. Đồng tiền của những nước này là những ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ trên thế giới (đồng Đô la Mĩ, đồng ơrô, đồng Bảng, đồng Yên)." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 40: Địa lí ngành thương mại.,"Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu. Sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhiều tổ chức kinh tế ở các khu vực khác trên thế giới cho thấy xu thê toàn cầu hoá nền kinh tế đã trở thành một xu hướng quan trọng nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay. Trong những năm vừa qua, khối lượng buôn bán trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển, đang phát triển trên thế giới tăng liên tục. So với GDP toàn thế giới năm 2004 là 41 nghìn tỉ USD thì tổng giá trị hàng hoá xuất nhập khấu trên thị trường thế giới là 18,5 nghìn tỉ USD (chiếm tỉ lệ 45%). Hoạt động buôn bán trên thị trường thế giới tập trung vào các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, các nước này chiếm tới 73,5% tổng giá trị xuất nhập khẩu. Ba trung tâm buôn bán lớn nhất trên thế giới là Hoa Kì, Tây Âu và Nhật Bản. Các cường quốc về xuất nhập khẩu như Hoa Kì, CHLB Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp chi phối rất mạnh nền kinh tế thế giới. Đồng tiền của những nước này là những ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ trên thế giới (đồng Đô la Mĩ, đồng ơrô, đồng Bảng, đồng Yên)." 10,Chương 9: Địa lí dịch vụ.,Bài 40: Địa lí ngành thương mại.,"Do nhu cầu mở rộng các mối liên hệ kinh tế trên thế giới nên nhiều liên kết kinh tế trên thế giới xuất hiện, điều đó góp phần đấy nhanh xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế - xã hội thế giới. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời ngày 15-11-1994. Lúc đầu bao gồm 125 nước thành viên và hoạt động chính thức từ 1-1-1995. Đây là tổ chức quốc tế đầu tiên đề ra các luật lệ buôn bán với quy mô toàn cầu và giải quyết các tranh chấp quốc tế trong lĩnh vực này. Sự ra đời của WTO đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển quan hệ buôn bán trên toàn thế giới." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.,"Môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Con người sống trên Trái Đất, nên môi trường của loài người chính là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong Địa lí học, người ta gọi đó là môi trường xung quanh hay là môi trường địa lí. Môi trường sống của con người, tức là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người (như là một sinh vật và như là một thực thể xã hội), đến chất lượng cuộc sống của con người. Con người là sinh vật, nhưng là sinh vật đặc biệt, do con người chế tạo được các công cụ lao động, nhờ thê con người tác động vào tự nhiên một cách có ý thức, làm biến đổi tự nhiên ở quy mô ngày càng lớn và ngày càng sâu sắc. Ngày nay, hầu như không còn nơi nào trên Trái Đất không chịu tác động của con người. Sự khác nhau căn bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là ở chỗ: Môi trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người. Con người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đối, nhưng các thành phần của tự nhiên vần phát triển theo quy luật riêng của nó. Môi trường nhân tạo là kết quả của lao động của con người, nó tổn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Nêu không có bàn tay chăm sóc của con người, thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị huỷ hoại." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.,"Môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Con người sống trên Trái Đất, nên môi trường của loài người chính là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong Địa lí học, người ta gọi đó là môi trường xung quanh hay là môi trường địa lí. Môi trường sống của con người, tức là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người (như là một sinh vật và như là một thực thể xã hội), đến chất lượng cuộc sống của con người. Con người là sinh vật, nhưng là sinh vật đặc biệt, do con người chế tạo được các công cụ lao động, nhờ thế con người tác động vào tự nhiên một cách có ý thức, làm biến đổi tự nhiên ở quy mô ngày càng lớn và ngày càng sâu sắc. Ngày nay, hầu như không còn nơi nào trên Trái Đất không chịu tác động của con người. Sự khác nhau căn bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là ở chỗ: Môi trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người. Con người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đối, nhưng các thành phần của tự nhiên vần phát triển theo quy luật riêng của nó. Môi trường nhân tạo là kết quả của lao động của con người, nó tổn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Nếu không có bàn tay chăm sóc của con người, thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị huỷ hoại." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.,"Môi trường địa lí có ba chức năng chính: Là không gian sổng của con người. Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên. Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra. Mặc dù môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người, nhưng nó không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội. Nêu giải thích tình trạng lạc hậu hay tiên tiến của một quốc gia, một dân tộc dựa vào các đặc điểm của môi trường tự nhiên, thì sẽ bị rơi vào quan điểm sai lầm là hoàn cảnh địa lí quyết định (còn gọi là duy vật địa lí). Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên có sự thay đổi đáng kể phải trải qua thời gian hàng nghìn, hàng vạn năm, thậm chí hàng triệu năm. Vì vậy, nó không thể là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội. Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về phương thức sản xuất, bao gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất. Con người có thê làm nâng cao chất lượng môi trường hay làm suy thoái chất lượng môi trường. Điều này sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài người." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.,"Môi trường địa lí có ba chức năng chính: Là không gian sổng của con người. Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên. Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra. Mặc dù môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người, nhưng nó không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội. Nếu giải thích tình trạng lạc hậu hay tiên tiến của một quốc gia, một dân tộc dựa vào các đặc điểm của môi trường tự nhiên, thì sẽ bị rơi vào quan điểm sai lầm là hoàn cảnh địa lí quyết định (còn gọi là duy vật địa lí). Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên có sự thay đổi đáng kể phải trải qua thời gian hàng nghìn, hàng vạn năm, thậm chí hàng triệu năm. Vì vậy, nó không thể là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội. Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về phương thức sản xuất, bao gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất. Con người có thê làm nâng cao chất lượng môi trường hay làm suy thoái chất lượng môi trường. Điều này sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài người." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.,"Môi trường địa lí có ba chức năng chính: Là không gian sổng của con người. Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên. Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra. Mặc dù môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người, nhưng nó không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội. Nếu giải thích tình trạng lạc hậu hay tiên tiến của một quốc gia, một dân tộc dựa vào các đặc điểm của môi trường tự nhiên, thì sẽ bị rơi vào quan điểm sai lầm là hoàn cảnh địa lí quyết định (còn gọi là duy vật địa lí). Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên có sự thay đổi đáng kể phải trải qua thời gian hàng nghìn, hàng vạn năm, thậm chí hàng triệu năm. Vì vậy, nó không thể là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội. Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về phương thức sản xuất, bao gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất. Con người có thể làm nâng cao chất lượng môi trường hay làm suy thoái chất lượng môi trường. Điều này sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài người." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.,"Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên (các vật thể và các lực tự nhiên) mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng. Có nhiều cách phân loại tài nguyên: Theo thuộc tính tự nhiên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản (lại chia ra than, dầu, khí...). Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch... Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.,"Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên (các vật thể và các lực tự nhiên) mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thê được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng. Có nhiều cách phân loại tài nguyên: Theo thuộc tính tự nhiên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản (lại chia ra than, dầu, khí...). Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch... Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.,"Loại tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác để sử dụng trong công nghiệp. Sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm, vì vậy các tài nguyên này khi hao kiệt thì không phục hồi được. Do đó, đối với tài nguyên khoáng sản, phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, và cần sản xuất các loại vật liệu thay thế (ví dụ, sản xuất các chất dẻo tổng hợp để thay thế các chi tiết bằng kim loại...). Loại tài nguyên khôi phục được như đất trồng, các loài động vật và thực vật. Nếu sử dụng hợp lí, thì độ phì của đất không những được phục hồi mà đất còn có thể màu mỡ hơn. Tài nguyên sinh vật cũng có thể được tái tạo và phát triển. Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng mặt trời, không khí, nước... không khí và nước có lượng rất lớn đến mức con người không thể sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được. Tuy nhiên, tài nguyên nước không phân bố đều giữa các vùng trên Trái Đất: có nhiều vùng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, đặc biệt là thiếu nước an toàn. Không khí và nguồn nước đang bị đe doạ ô nhiễm, thậm chí ô nhiễm nghiêm trọng, làm ảnh hường rất lớn đến sức khoẻ của con người." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.,"Loại tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác để sử dụng trong công nghiệp. Sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm, vì vậy các tài nguyên này khi hao kiệt thì không phục hồi được. Do đó, đối với tài nguyên khoáng sản, phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, và cần sản xuất các loại vật liệu thay thế (ví dụ, sàn xuất các chất dẻo tổng hợp để thay thế các chi tiết bằng kim loại...). Loại tài nguyên khôi phục được như đất trồng, các loài động vật và thực vật. Nêu sử dụng hợp lí, thì độ phì của đất không những được phục hồi mà đất còn có thê màu mõ hơn. Tài nguyên sinh vật cũng có thê được tái tạo và phát triển. Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng mặt trời, không khí, nước... không khí và nước có lượng rất lớn đến mức con người không thê sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được. Tuy nhiên, tài nguyên nước không phân bố đều giữa các vùng trên Trái Đất: có nhiều vùng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, đặc biệt là thiếu nước an toàn. Không khí và nguồn nước đang bị đe doạ ô nhiễm, thậm chí ô nhiễm nghiêm trọng, làm ảnh hường rất lớn đến sức khoẻ của con người." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.,"Loại tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác để sử dụng trong công nghiệp. Sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm, vì vậy các tài nguyên này khi hao kiệt thì không phục hồi được. Do đó, đối với tài nguyên khoáng sản, phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, và cần sản xuất các loại vật liệu thay thế (ví dụ, sản xuất các chất dẻo tổng hợp để thay thế các chi tiết bằng kim loại...). Loại tài nguyên khôi phục được như đất trồng, các loài động vật và thực vật. Nêu sử dụng hợp lí, thì độ phì của đất không những được phục hồi mà đất còn có thê màu mõ hơn. Tài nguyên sinh vật cũng có thể được tái tạo và phát triển. Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng mặt trời, không khí, nước... không khí và nước có lượng rất lớn đến mức con người không thê sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được. Tuy nhiên, tài nguyên nước không phân bố đều giữa các vùng trên Trái Đất: có nhiều vùng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, đặc biệt là thiếu nước an toàn. Không khí và nguồn nước đang bị đe doạ ô nhiễm, thậm chí ô nhiễm nghiêm trọng, làm ảnh hường rất lớn đến sức khoẻ của con người." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.,"Loại tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác để sử dụng trong công nghiệp. Sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm, vì vậy các tài nguyên này khi hao kiệt thì không phục hồi được. Do đó, đối với tài nguyên khoáng sản, phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, và cần sản xuất các loại vật liệu thay thế (ví dụ, sản xuất các chất dẻo tổng hợp để thay thế các chi tiết bằng kim loại...). Loại tài nguyên khôi phục được như đất trồng, các loài động vật và thực vật. Nêu sử dụng hợp lí, thì độ phì của đất không những được phục hồi mà đất còn có thê màu mõ hơn. Tài nguyên sinh vật cũng có thê được tái tạo và phát triển. -Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng mặt trời, không khí, nước... không khí và nước có lượng rất lớn đến mức con người không thê sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được. Tuy nhiên, tài nguyên nước không phân bố đều giữa các vùng trên Trái Đất: có nhiều vùng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, đặc biệt là thiếu nước an toàn. Không khí và nguồn nước đang bị đe doạ ô nhiễm, thậm chí ô nhiễm nghiêm trọng, làm ảnh hường rất lớn đến sức khoẻ của con người." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.,"Loại tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác để sử dụng trong công nghiệp. Sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm, vì vậy các tài nguyên này khi hao kiệt thì không phục hồi được. Do đó, đối với tài nguyên khoáng sản, phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, và cần sản xuất các loại vật liệu thay thế (ví dụ, sản xuất các chất dẻo tổng hợp để thay thế các chi tiết bằng kim loại...). Loại tài nguyên khôi phục được như đất trồng, các loài động vật và thực vật. Nếu sử dụng hợp lí, thì độ phì của đất không những được phục hồi mà đất còn có thể màu mỡ hơn. Tài nguyên sinh vật cũng có thê được tái tạo và phát triển. -Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng mặt trời, không khí, nước... không khí và nước có lượng rất lớn đến mức con người không thê sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được. Tuy nhiên, tài nguyên nước không phân bố đều giữa các vùng trên Trái Đất: có nhiều vùng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, đặc biệt là thiếu nước an toàn. Không khí và nguồn nước đang bị đe doạ ô nhiễm, thậm chí ô nhiễm nghiêm trọng, làm ảnh hường rất lớn đến sức khoẻ của con người." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.,"Loại tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác để sử dụng trong công nghiệp. Sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm, vì vậy các tài nguyên này khi hao kiệt thì không phục hồi được. Do đó, đối với tài nguyên khoáng sản, phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, và cần sản xuất các loại vật liệu thay thế (ví dụ, sản xuất các chất dẻo tổng hợp để thay thế các chi tiết bằng kim loại...). Loại tài nguyên khôi phục được như đất trồng, các loài động vật và thực vật. Nêu sử dụng hợp lí, thì độ phì của đất không những được phục hồi mà đất còn có thể màu mỡ hơn. Tài nguyên sinh vật cũng có thể được tái tạo và phát triển. Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng mặt trời, không khí, nước... không khí và nước có lượng rất lớn đến mức con người không thê sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được. Tuy nhiên, tài nguyên nước không phân bố đều giữa các vùng trên Trái Đất: có nhiều vùng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, đặc biệt là thiếu nước an toàn. Không khí và nguồn nước đang bị đe doạ ô nhiễm, thậm chí ô nhiễm nghiêm trọng, làm ảnh hường rất lớn đến sức khoẻ của con người." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.,"Loại tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác để sử dụng trong công nghiệp. Sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm, vì vậy các tài nguyên này khi hao kiệt thì không phục hồi được. Do đó, đối với tài nguyên khoáng sản, phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, và cần sản xuất các loại vật liệu thay thế (ví dụ, sàn xuất các chất dẻo tổng hợp để thay thế các chi tiết bằng kim loại...). Loại tài nguyên khôi phục được như đất trồng, các loài động vật và thực vật. Nêu sử dụng hợp lí, thì độ phì của đất không những được phục hồi mà đất còn có thể màu mỡ hơn. Tài nguyên sinh vật cũng có thể được tái tạo và phát triển. Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng mặt trời, không khí, nước... không khí và nước có lượng rất lớn đến mức con người không thể sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được. Tuy nhiên, tài nguyên nước không phân bố đều giữa các vùng trên Trái Đất: có nhiều vùng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, đặc biệt là thiếu nước an toàn. Không khí và nguồn nước đang bị đe doạ ô nhiễm, thậm chí ô nhiễm nghiêm trọng, làm ảnh hường rất lớn đến sức khoẻ của con người." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.,"Loại tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác để sử dụng trong công nghiệp. Sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm, vì vậy các tài nguyên này khi hao kiệt thì không phục hồi được. Do đó, đối với tài nguyên khoáng sản, phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, và cần sản xuất các loại vật liệu thay thế (ví dụ, sàn xuất các chất dẻo tổng hợp để thay thế các chi tiết bằng kim loại...). Loại tài nguyên khôi phục được như đất trồng, các loài động vật và thực vật. Nếu sử dụng hợp lí, thì độ phì của đất không những được phục hồi mà đất còn có thể màu mỡ hơn. Tài nguyên sinh vật cũng có thể được tái tạo và phát triển. Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng mặt trời, không khí, nước... không khí và nước có lượng rất lớn đến mức con người không thể sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được. Tuy nhiên, tài nguyên nước không phân bố đều giữa các vùng trên Trái Đất: có nhiều vùng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, đặc biệt là thiếu nước an toàn. Không khí và nguồn nước đang bị đe doạ ô nhiễm, thậm chí ô nhiễm nghiêm trọng, làm ảnh hường rất lớn đến sức khoẻ của con người." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.,"Loại tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác để sử dụng trong công nghiệp. Sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm, vì vậy các tài nguyên này khi hao kiệt thì không phục hồi được. Do đó, đối với tài nguyên khoáng sản, phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, và cần sản xuất các loại vật liệu thay thế (ví dụ, sản xuất các chất dẻo tổng hợp để thay thế các chi tiết bằng kim loại...). Loại tài nguyên khôi phục được như đất trồng, các loài động vật và thực vật. Nếu sử dụng hợp lí, thì độ phì của đất không những được phục hồi mà đất còn có thể màu mỡ hơn. Tài nguyên sinh vật cũng có thê được tái tạo và phát triển. Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng mặt trời, không khí, nước... không khí và nước có lượng rất lớn đến mức con người không thê sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được. Tuy nhiên, tài nguyên nước không phân bố đều giữa các vùng trên Trái Đất: có nhiều vùng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, đặc biệt là thiếu nước an toàn. Không khí và nguồn nước đang bị đe doạ ô nhiễm, thậm chí ô nhiễm nghiêm trọng, làm ảnh hường rất lớn đến sức khoẻ của con người." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.,"Loại tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác để sử dụng trong công nghiệp. Sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm, vì vậy các tài nguyên này khi hao kiệt thì không phục hồi được. Do đó, đối với tài nguyên khoáng sản, phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp, và cần sản xuất các loại vật liệu thay thế (ví dụ, sàn xuất các chất dẻo tổng hợp để thay thế các chi tiết bằng kim loại...). Loại tài nguyên khôi phục được như đất trồng, các loài động vật và thực vật. Nếu sử dụng hợp lí, thì độ phì của đất không những được phục hồi mà đất còn có thể màu mỡ hơn. Tài nguyên sinh vật cũng có thê được tái tạo và phát triển. Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng mặt trời, không khí, nước... không khí và nước có lượng rất lớn đến mức con người không thể sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được. Tuy nhiên, tài nguyên nước không phân bố đều giữa các vùng trên Trái Đất: có nhiều vùng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, đặc biệt là thiếu nước an toàn. Không khí và nguồn nước đang bị đe doạ ô nhiễm, thậm chí ô nhiễm nghiêm trọng, làm ảnh hường rất lớn đến sức khoẻ của con người." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.,"Môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Con người sông trên Trái Đất, nên môi trường của loài người chính là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong Địa lí học, người ta gọi đó là môi trường xung quanh hay là môi trường địa lí. Môi trường sống của con người, tức là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người (như là một sinh vật và như là một thực thể xã hội), đến chất lượng cuộc sống của con người. Con người là sinh vật, nhưng là sinh vật đặc biệt, do con người chế tạo được các công cụ lao động, nhờ thế con người tác động vào tự nhiên một cách có ý thức, làm biến đổi tự nhiên ở quy mô ngày càng lớn và ngày càng sâu sắc. Ngày nay, hầu như không còn nơi nào trên Trái Đất không chịu tác động của con người. Sự khác nhau căn bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là ở chỗ: Môi trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người. Con người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đối, nhưng các thành phần của tự nhiên vần phát triển theo quy luật riêng của nó. Môi trường nhân tạo là kết quả của lao động của con người, nó tổn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Nêu không có bàn tay chăm sóc của con người, thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị huỷ hoại." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững.,"Loài người đang đứng trước thử thách lớn: các nguồn tài nguyên trên Trái Đất là có hạn. Nhiều tài nguyên đang bị cạn kiệt, trong khi đó yêu cầu của sự phát triển lại không ngừng tăng lên, nền sản xuất xã hội không ngừng được mờ rộng. Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ở tài nguyên khoáng sản cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng để phát triển công nghiệp. Mặt khác, chính trong thời đại mà loài người có những bước tiến nhảy vọt trong kinh tế và khoa học - kĩ thuật, thì cũng là lúc môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã phải báo động về nguy cơ mất cân bằng sinh thái, về khủng hoảng môi trường. Phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, để xã hội phát triển, sao cho sự phát triển hôm nay không làm hạn chế sự phát triển của ngày mai mà phải tạo nền tảng cho sự phát triển của tương lai. Sự phát triển thực sự phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, trong môi trường sống lành mạnh. Đó chính là mục tiêu của sự phát triển bền vừng mà loài người đang hướng tới. Việc giải quyết những vấn đề môi trường đòi hỏi phải có những nỗ lực lớn về chính trị, kinh tế và khoa học - kĩ thuật. Những vấn đề môi trường mà loài người đang phái giải quyết trước hết là hậu quả của sự tác động không hợp lí của con người tới môi trường. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp, nồ lực chung của các quốc gia, của mọi tầng lớp trong xã hội. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất ở Riô đê Gianê-rô (tháng 6 năm 1992) thể hiện sự nỗ lực chung đó của các quốc gia và toàn thế giới. Muốn giải quyết vấn đề môi trường, cần phải chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh, cần giúp các nước đang phát triển thoát cảnh đói nghèo, xoá các vùng nghèo trong nước. Phải thực hiện các công ước quốc tế về môi trường, luật môi trường. Phải áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên, giảm bớt tác động xấu đến môi trường." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững.,"Loài người đang đứng trước thử thách lớn: các nguồn tài nguyên trên Trái Đất là có hạn. Nhiều tài nguyên đang bị cạn kiệt, trong khi đó yêu cầu của sự phát triển lại không ngừng tăng lên, nền sản xuất xã hội không ngừng được mờ rộng. Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ở tài nguyên khoáng sản cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng để phát triển công nghiệp. Mặt khác, chính trong thời đại mà loài người có những bước tiến nhảy vọt trong kinh tế và khoa học - kĩ thuật, thì cũng là lúc môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã phải báo động về nguy cơ mất cân bằng sinh thái, về khủng hoảng môi trường. Phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, để xã hội phát triển, sao cho sự phát triển hôm nay không làm hạn chế sự phát triển của ngày mai mà phải tạo nền tảng cho sự phát triển của tương lai. Sự phát triển thực sự phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, trong môi trường sống lành mạnh. Đó chính là mục tiêu của sự phát triển bền vững mà loài người đang hướng tới. Việc giải quyết những vấn đề môi trường đòi hỏi phải có những nỗ lực lớn về chính trị, kinh tế và khoa học - kĩ thuật. Những vấn đề môi trường mà loài người đang phải giải quyết trước hết là hậu quả của sự tác động không hợp lí của con người tới môi trường. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp, nồ lực chung của các quốc gia, của mọi tầng lớp trong xã hội. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất ở Riô đê Gianê-rô (tháng 6 năm 1992) thể hiện sự nỗ lực chung đó của các quốc gia và toàn thế giới. Muốn giải quyết vấn đề môi trường, cần phải chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh, cần giúp các nước đang phát triển thoát cảnh đói nghèo, xoá các vùng nghèo trong nước. Phải thực hiện các công ước quốc tế về môi trường, luật môi trường. Phải áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên, giảm bớt tác động xấu đến môi trường." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững.,"Những vấn đề môi trường ở các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động môi trường của sự phát triển công nghiệp, những vấn đề của đô thị. Những vấn đề lớn toàn cầu như hiện tượng thủng tầng ôdôn, hiệu ứng nhà kính do tăng phát thải các chất khí, hiện tượng mưa axit... đều từ các trung tâm phát thải khí lớn của thế giới là các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì. Hoa Kì là một trong những nước phát thải lớn nhất các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, nhưng chính phủ Hoa Kì lại không tham gia kí Nghị định thư Ki-ôtô. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã bảo vệ tốt hơn môi trường của nước mình. Tuy nhiên, nhiều công ty tư bản đã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển. Điều này làm cho vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững.,"Những vấn đề môi trường ở các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động môi trường của sự phát triển công nghiệp, những vấn đề của đô thị. Những vấn đề lớn toàn cầu như hiện tượng thủng tầng ôdôn, hiệu ứng nhà kính do tăng phát thải các chất khí, hiện tượng mưa axit... đều từ các trung tâm phát thải khí lớn của thế giới là các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì. Hoa Kì là một trong những nước phát thải lớn nhất các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, nhưng chính phủ Hoa Kì lại không tham gia kí Nghị định thư Ki-ôtô. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã bảo vệ tốt hơn môi trường của nước mình. Tuy nhiên, nhiều công ti tư bản đã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển. Điều này làm cho vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững.,"Các nước đang phát triển chiếm hơn 1/2 diện tích lục địa. Đây là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, cả về trừ lượng và chủng loại. Đặc biệt, các nước đang phát triển rất giàu về tài nguyên khoáng sản (quặng kim loại, dầu mỏ, than, khí đốt...), tài nguyên rừng, đất trồng, khí hậu để phát triển nông nghiệp. 3/4 dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển. Nhìn chung, đây là các nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế - xã hội. Tình trạng chậm phát triển, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học - kĩ thuật, gánh nặng nợ nước ngoài, hậu quả của chiến tranh và xung đột triền miên, sức ép dân số và sự bùng nổ dân số trong nhiều năm, nạn đói... đã làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị huỷ hoại nghiêm trọng. Các công ti xuyên quốc gia lại lợi dụng những khó khăn về kinh tế của các nước đang phát triển để bóc lột tài nguyên. Có thể nói, sự chậm phát triển - sự huỷ hoại môi trường - sự bùng nổ dân số là những cái vòng luẩn quẩn mà các nước đang phát triển bị trói buộc, cần phải tháo gỡ để thoát khỏi đói nghèo." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững.,"Việc khai thác và chế biến khoáng sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế ở nhiều nước đang phát triển: đó là nguồn xuất khấu chủ yếu để thu ngoại tệ ờ các nước Tây Á, nhiều nước Châu Phi, Mĩ La-tinh. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển với nền công nghiệp phát triển cao và lâu đời, là các nước nhập khẩu khoáng sản chủ yếu. Trong thời gian từ giữa thập kỉ 70 của thế kỉ XX trở lại đây, giá nhiều loại nguyên liệu khoáng sản giảm. Nhiều nước đang phát triển phải xuất khẩu khoáng sản để trả các khoản nợ khống lồ so với thu nhập quốc dân trong điều kiện bất lợi, thiệt đơn thiệt kép. Việc khai thác các mỏ lớn mà không chú trọng đến các biện pháp báo vệ môi trường đã làm cho nguồn nước, đất, không khí, sinh vật ở các khu vực có mỏ bị đầu độc bởi các kim loại nặng, các hợp chất chứa lưu huỳnh..." 10,Chương 10: Môi trường và sự phát triển bền vững.,Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững.,"Loài người đang đứng trước thử thách lớn: các nguồn tài nguyên trên Trái Đất là có hạn. Nhiều tài nguyên đang bị cạn kiệt, trong khi đó yêu cầu của sự phát triển lại không ngừng tăng lên, nền sản xuất xã hội không ngừng được mờ rộng. Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ở tài nguyên khoáng sản cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng để phát triển công nghiệp. Mặt khác, chính trong thời đại mà loài người có những bước tiến nhảy vọt trong kinh tế và khoa học - kĩ thuật, thì cũng là lúc môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã phải báo động về nguy cơ mất cân bằng sinh thái, về khủng hoảng môi trường. Phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, để xã hội phát triển, sao cho sự phát triển hôm nay không làm hạn chế sự phát triển của ngày mai mà phải tạo nền tảng cho sự phát triển của tưong lai. Sự phát triển thực sự phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, trong môi trường sống lành mạnh. Đó chính là mục tiêu của sự phát triển bền vừng mà loài người đang hướng tới. Việc giải quyết những vấn đề môi trường đòi hỏi phải có những nồ lực lớn về chính trị, kinh tế và khoa học - kĩ thuật. Những vấn đề môi trường mà loài người đang phái giải quyết trước hết là hậu quả của sự tác động không hợp lí của con người tới môi trường. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp, nồ lực chung của các quốc gia, của mọi tầng lớp trong xã hội. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất ở Riô đê Gianê-rô (tháng 6 năm 1992) thể hiện sự nồ lực chung đó của các quốc gia và toàn thế giới. Muốn giải quyết vấn đề môi trường, cần phải chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh, cần giúp các nước đang phát triển thoát cảnh đói nghèo, xoá các vùng nghèo trong nước. Phải thực hiện các công ước quốc tế về môi trường, luật môi trường. Phải áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên, giảm bớt tác động xấu đến môi trường." 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.,"Các nước trên thế giới được xếp vào những nhóm khác nhau, với sự tương phản rõ rệt về trình độ phát triển kinh tế -xã hội. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, chuyển dần nền kinh tế thế giới sang một giai đoạn phát triển mới, gọi là nền kinh tế tri thức" 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.,"Thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển kinh tế và được xếp vào hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển. Các nước phát triển có tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) cao, đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao. Các nước đang phát triển thường có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều và HDI ở mức thấp. Trong nhóm nước đang phát triển, một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hoá và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp gọi chung là các nước công nghiệp mới (NICs) như: Hàn Quốc, Xin-ga-po, Đài Loan, Bra-xin, Ác-hen-ti-na,... GDP bình quân đầu người có sự chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển." 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.,"Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, nhân loại tiến hành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với đặc trưng là sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. Đây là các công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới, với hàm lượng tri thức cao. Bốn công nghệ trụ cột, có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế -xã hội là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động ngày càng sâu sắc, làm cho kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế mới, dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao, được gọi là nền kinh tế tri thức." 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,"Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.","Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hoá, khoa học,... Toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế -xã hội thế giới. Toàn cầu hoá kinh tế có những biểu hiện rõ nét sau: Thương mại thế giới phát triển mạnh: Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1-2007) chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hoá thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: Từ năm 1990 đến năm 2004 đầu tư nước ngoài đã tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,...Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: Với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử, một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu đã và đang rộng mở trên toàn thế giới. Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đời sống kinh tế -xã hội của các quốc gia. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: Các công ti xuyên quốc gia có phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau, nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng." 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,"Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.","Toàn cầu hoá kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, toàn cầu hoá kinh tế cũng có những mặt trái của nó, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới, những quốc gia có nét tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau đã tạo nên động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng cường tự do hoá thương mại, đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực cũng như giữa các khu vực với nhau, góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên. Đổng thời, cũng thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, tăng cường quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới. Tuy nhiên, xu hướng khu vực hoá cũng đặt ra không ít vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết, như tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia,..." 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,Bài 3: Một số vẫn đề mang tính toàn cầu.,"Cùng với việc bảo vệ hoà bình, nhân loại hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu như: bùng nổ dân số, già hoá dân số, ô nhiễm môi trường,... gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là ở nửa sau của thế kỉ XX. Năm 2005, số dân thế giới là 6477 triệu người. Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển. Các nước này chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng hằng năm của thế giới. Dân số thế giới đang có xu hướng già đi. Trong cơ cấu theo độ tuổi, tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ của dân số thế giới ngày càng tăng." 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,Bài 3: Một số vẫn đề mang tính toàn cầu.,"Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Ước tính trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái Đất nóng lên 0,6 độ C. Dự báo vào năm 2100, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm từ 1,4 độ C đến 5,8 độ C. Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt ở các nước phát triển đã đưa vào khí quyển một lượng lớn khí thải gây ra mưa axít ở nhiều nơi trên Trái Đất. Đổng thời, khí thải CFCs đã làm tầng ôdôn mỏng dần và lỗ thủng tầng ôdôn ngày càng rộng ra. Chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lí đưa trực tiếp vào các sông, hổ đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ở nhiều nơi trên thế giới. Theo Liên hợp quốc, có khoảng 1,3 tỉ người trên toàn cầu, trong đó hơn 1 tỉ người ở các nước đang phát triển bị thiếu nước sạch. Việc đưa các chất thải chưa được xử lí vào sông ngòi và biển, cùng các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu xảy ra ở nhiều nơi đang làm môi trường biển và đại dương chịu nhiều tổn thất lớn. Việc khai thác thiên nhiên quá mức của con người làm cho nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hậu quả là làm mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu của nhiều ngành sản xuất,..." 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,Bài 3: Một số vẫn đề mang tính toàn cầu.,"Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên. Ước tính trong vòng 100 năm trở lại đây, Trái Đất nóng lên 0,6oC. Dự báo vào năm 2100, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm từ 1,4 độ C đến 5,8 độ C. Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt ở các nước phát triển đã đưa vào khí quyển một lượng lớn khí thải gây ra mưa axít ở nhiều nơi trên Trái Đất. Đổng thời, khí thải CFCs đã làm tầng ôdôn mỏng dần và lỗ thủng tầng ôdôn ngày càng rộng ra. Chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lí đưa trực tiếp vào các sông, hổ đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ở nhiều nơi trên thế giới. Theo Liên hợp quốc, có khoảng 1,3 tỉ người trên toàn cầu, trong đó hơn 1 tỉ người ở các nước đang phát triển bị thiếu nước sạch. Việc đưa các chất thải chưa được xử lí vào sông ngòi và biển, cùng các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu xảy ra ở nhiều nơi đang làm môi trường biển và đại dương chịu nhiều tổn thất lớn. Việc khai thác thiên nhiên quá mức của con người làm cho nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hậu quả là làm mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu của nhiều ngành sản xuất,..." 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,Bài 3: Một số vẫn đề mang tính toàn cầu.,"Trong những thập niên cuối của thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố trở thành mối đe doạ trực tiếp tới ổn định, hoà bình của thế giới. Nạn khủng bố ngày nay xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, với rất nhiều cách thức khác nhau (sát hại thủ lĩnh chính trị, bắt cóc con tin, huấn luyện và sử dụng người làm thuê vào hoạt động khủng bố,...). Điều cực kì nguy hiểm là các phần tử khủng bố đã sử dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ để thực hiện hoạt động khủng bố (tấn công bằng vũ khí sinh hoá học, chất nổ, phá hoại mạng vi tính,...). Bên cạnh khủng bố, hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu vũ khí, rửa tiền,...), tội phạm liên quan đến sản xuất, vận chuyển, buôn bán ma tuý,... cũng là những mối đe doạ đối với hoà bình và ổn định trên thế giới. Để giải quyết các vấn đề trên, cần phải có sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia và toàn thể cộng đổng quốc tế." 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,Bài 5: Một số vẫn đề của Châu Lục và Khu vực,"Thời cổ đại, Châu Phi đã từng có nền văn minh sông Nin rực rỡ, do người Ai Cập xây dựng. Hơn 4 thế kỉ bị thực dân Châu Âu thống trị (thế kỉ XVI -XX), Châu Phi bị cướp bóc cả về con người và tài nguyên thiên nhiên. Sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân đã kìm hãm các nước Châu Phi trong nghèo nàn, lạc hậu. Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xa van. Đây là những khó khăn lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước Châu Phi. Khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh. Rừng bị khai phá quá mức để lấy gỗ, chất đốt và mở rộng diện tích canh tác làm cho đất đai của nhiều khu vực bị hoang hoá, nhất là ven các hoang mạc, bán hoang mạc. Việc khai thác khoáng sản nhằm mang lại lợi nhuận cao cho nhiều công ti tư bản nước ngoài đã làm cho nguồn tài nguyên này bị cạn kiệt và môi trường bị tàn phá. Khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và áp dụng các biện pháp thuỷ lợi để hạn chế sự khô hạn là những giải pháp cấp bách đối với đa số quốc gia Châu Phi." 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,Bài 5: Một số vẫn đề của Châu Lục và Khu vực,"Do có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao nên dân số Châu Phi tăng rất nhanh. Tuổi thọ trung bình của người dân Châu Phi thấp. Châu Phi chỉ chiếm gần 14% dân số thế giới nhưng tập trung hơn 2/3 tổng số người nhiễm HIV trên toàn thế giới. Các cuộc xung đột tại Bờ Biển Ngà (Cốt Đi-voa), Công-gô, Xu-đăng, Xô-ma-li,... đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xoá bỏ, xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật đã và đang đe doạ cuộc sống của hàng trăm triệu người Châu Phi, là những thách thức lớn đối với châu lục này. Các nước nghèo ở Châu Phi đang nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức về y tế, giáo dục, lương thực trên thế giới thông qua các dự án chống đói nghèo, bệnh tật. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã gửi chuyên gia sang giảng dạy và tư vấn kĩ thuật cho một số nước Châu Phi." 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,Bài 5: Một số vẫn đề của Châu Lục và Khu vực,"Mặc dù có nguồn tài nguyên khá phong phú, song đa số các nước Châu Phi là những nước nghèo, kinh tế kém phát triển (Châu Phi chỉ đóng góp 1,9% GDP toàn cầu -năm 2004). Đó là hậu quả sự thống trị nhiều thế kỉ qua của chủ nghĩa thực dân. Mặt khác, các cuộc xung đột sắc tộc, sự yếu kém trong quản lí đất nước của nhiều quốc gia Châu Phi non trẻ, trình độ dân trí thấp,... cũng hạn chế nhiều đến sự phát triển của châu lục này. Nền kinh tế của Châu Phi hiện đang phát triển theo chiều hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao trong thập niên vừa qua." 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,Bài 5: Một số vẫn đề của Châu Lục và Khu vực,"Mặc dù đã tuyên bố độc lập từ trên 200 năm nay, song nền kinh tế của hầu hết các nước Mĩ La tinh vẫn đang phụ thuộc vào nước ngoài; đời sống của người dân lao động ít được cái thiện, chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm dân cư rất lớn. Mĩ La tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là quặng kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu. Tài nguyên đất, khí hậu thuận lợi cho phát triển rừng, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới. Tuy nhiên việc khai thác các nguồn tài nguyên giàu có trên chưa mang lại nhiều lợi ích cho đại bộ phận dân cư Mĩ La tinh. Ở hầu hết các nước Mĩ La tinh, dân cư còn nghèo đói, thu nhập giữa người giàu và người nghèo có sự chênh lệch rất lớn. Cho tới đầu thế kỉ XXI, số dân sống dưới mức nghèo khổ của Mĩ La tinh còn khá đông, dao động từ 37% đến 62%. Các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để đã tạo điều kiện cho các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm, dẫn đến hiện tượng đô thị hoá tự phát. Dân cư đô thị của Mĩ La tinh chiếm tới 75% dân số và 1/3 trong số đó sống trong điều kiện khó khăn. Tình trạng trên đã ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết các vấn đề xã hội và tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia Mĩ La tinh. Đa số các nước Mĩ La tinh có tốc độ phát triển kinh tế không đều. Tình hình chính trị không ổn định đã tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế và các nhà đầu tư, khiến cho đầu tư từ nước ngoài vào khu vực này giảm mạnh. Cuối thập niên 90, nguồn FDI vào Mĩ La tinh đạt 70 -80 tỉ USD/năm, đến năm 2003 giảm xuống còn 31 tỉ USD, năm 2004 tăng lên được 40 tỉ USD. Trên 50% nguồn đầu tư là từ Hoa Kì và Tây Ban Nha." 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,Bài 5: Một số vẫn đề của Châu Lục và Khu vực,"Giành được độc lập sớm song các nước Mĩ La tinh đã duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển xã hội. Do chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ, nên các nước Mĩ La tinh phát triển kinh tế chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì. Những năm gần đây, nhiều quốc gia Mĩ La tinh đã tập trung củng cố bộ máy nhà nước, phát triển giáo dục, cải cách kinh tế, quốc hữu hoá một số ngành kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá đất nước, tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài nên tình hình kinh tế từng bước được cải thiện. Biểu hiện rõ nhất là xuất khẩu tăng nhanh, khoảng 10% năm 2003 và 21% năm 2004. Nhiều nước đã khống chế được lạm phát. Tuy nhiên, quá trình cải cách kinh tế đang gặp phải sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có ở các quốc gia Mĩ La tinh này." 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,Bài 5: Một số vẫn đề của Châu Lục và Khu vực,"Vị trí địa lí mang tính chiến lược, nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có, sự tồn tại các vấn đề dân tộc mang tính lịch sử, các tôn giáo với những tín ngưỡng khác biệt và các phần tử cực đoan trong các tôn giáo, sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài... đang là những nguyên nhân chính gây nên sự tranh chấp, xung đột kéo dài tại khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á . " 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,Bài 5: Một số vẫn đề của Châu Lục và Khu vực,"Tây Nam Á có diện tích khoảng 7 triệu km2, số dân hơn 313 triệu người (năm 2005), tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ, khí tự nhiên..., tập trung nhiều nhất ở vùng vịnh Péc-xich. Từ thời cổ đại, ở Tây Nam Á đã xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ. Đây cũng là nơi ra đời của nhiều tôn giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Ngày nay phần lớn dân cư trong khu vực theo đạo Hổi, một phần nhỏ theo các tôn giáo khác. Đạo Hổi là tôn giáo có ảnh hưởng sâu, rộng trong khu vực, nhưng hiện nay bị chia rẽ bởi nhiều giáo phái khác nhau. Những phần tử cực đoan của các tôn giáo, giáo phái đang góp phần gây ra sự mất ổn định trong khu vực." 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,Bài 5: Một số vẫn đề của Châu Lục và Khu vực,"Trung Á có diện tích khoảng 5,6 triệu km2, là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí tự nhiên và than đá (có ở hầu hết các nước), tiềm năng thuỷ điện (Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan), sắt (Ca-dắc-xtan), đổng (Mông Cổ), ngoài ra Trung Á còn có vàng, kim loại hiếm, u-ra-ni-um, muối mỏ,... Khí hậu của Trung Á khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới thì có thể phát triển trồng bông và một số cây công nghiệp khác. Các thảo nguyên thuận lợi cho việc chăn thả gia súc. Về xã hội, Trung Á là khu vực đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo Hổi cao (trừ Mông Cổ). Trung Á từng có “Con đường tơ lụa” đi qua, nên được tiếp thu nhiều giá trị văn hoá của cả phương Đông và phương Tây." 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,Bài 5: Một số vẫn đề của Châu Lục và Khu vực,"Tây Nam Á và Trung Á đều có trữ lượng dầu mỏ lớn, chỉ riêng Tây Nam Á đã chiếm trên 50% trữ lượng thế giới. Các quốc gia trong khu vực có trữ lượng dầu lớn trên thế giới là A-rập Xê-Út (khoảng 263 tỉ thùng), I-ran (khoảng 131 tỉ thùng), I-rắc (khoảng 115 tỉ thùng), Cô-oét (khoảng 94 tỉ thùng), Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (khoảng 92 tỉ thùng -năm 2003). Trong điều kiện thiếu hụt các nguồn năng lượng trên quy mô toàn cầu hiện nay, Tây Nam Á và gần đây là cả Trung Á đã trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc. Nhiều tổ chức tôn giáo, chính trị cực đoan tăng cường hoạt động, gây nên tình trạng mất ổn định, mà nguyên nhân sâu xa là nguồn dầu mỏ và vị trí địa lí -chính trị quan trọng của khu vực." 11,Chương 1: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới,Bài 5: Một số vẫn đề của Châu Lục và Khu vực,"Trong lịch sử khu vực đã diễn ra sự xung đột dai dẳng giữa người A-rập và người Do Thái, điển hình là những cuộc xung đột giữa I-xra-en với Pa-le-xtin trong nửa thế kỉ qua. Tính chất gay gắt trong các cuộc đấu tranh giành đất đai, nguồn nước và các tài nguyên khác ở khu vực Tây Nam Á đã trở nên quyết liệt hơn khi có sự tham gia của các tổ chức chính trị, tôn giáo cực đoan. Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài và những lực lượng khủng bố đã làm mất ổn định khu vực Trung Á và khu vực Tây Nam Á, làm cho tình trạng đói nghèo ngày càng tăng." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 6: Hợp chủng quốc hoa kì.,"Diện tích Hoa Kỳ: 9,83 triệu km2. Về cơ bản, vị trí địa lí của Hoa Kì có một số đặc điểm chính: Nằm ở bán cầu Tây. Nằm giữa hai đại dưong lớn: Đại Tây Dưong và Thái Bình Dưong. Tiếp giáp Ca-na-đa và khu vực Mĩ La tinh. Dân số: 296,5 triệu người (năm 2005) Thủ đô: Oa-sin-ton. Hoa Kì là quốc gia rộng lớn ở trung tâm Bắc Mĩ, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Dân cư được hình thành chủ yếu do quá trình nhập cư. Nền kinh tế của Hoa Kì phát triển mạnh nhất thế giới." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 6: Hợp chủng quốc hoa kì.,"Diện tích: 9,83 triệu km2 Về cơ bản, vị trí địa lí của Hoa Kì có một số đặc điểm chính: Nằm ở bán cầu Tây. Nằm giữa hai đại dương lớn: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tiếp giáp Ca-na-đa và khu vực Mĩ La tinh. Dân số: 296,5 triệu người (năm 2005) Thủ đô: Oa-sin-ton. Hoa Kì là quốc gia rộng lớn ở trung tâm Bắc Mĩ, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Dân cư được hình thành chủ yếu do quá trình nhập cư. Nền kinh tế của Hoa Kì phát triển mạnh nhất thế giới." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 6: Hợp chủng quốc hoa kì.,"Lãnh thổ Hoa Kì gổm phần rộng lớn ở trung tâm Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai. Phần đất ở trung tâm Bắc Mĩ có diện tích hơn 8 triệu km2 với chiều từ đông sang tây khoảng 4500 km và chiều từ bắc xuống nam khoảng 2500 km. Đây là khu vực rộng lớn nên thiên nhiên có sự thay đổi rõ rệt từ ven biển vào nội địa, từ phía nam lên phía bắc. Hình dạng lãnh thổ cân đối là một thuận lợi cho phân bố sản xuất và phát triển giao thông." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 6: Hợp chủng quốc hoa kì.,"Lãnh thổ Hoa Kì có sự phân hoá đa dạng. Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ phân hoá thành 3 vùng tự nhiên: Vùng phía Tây: Vùng phía Tây còn gọi là vùng Coóc-đi-e, bao gổm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, chạy song song theo hướng bắc -nam, xen giữa là các bổn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc. Đây là nơi tập trung nhiều kim loại màu như: vàng, đổng, chì. Tài nguyên năng lượng cũng hết sức phong phú. Diện tích rừng tương đối lớn, phân bố chủ yếu ở các sườn núi hướng ra Thái Bình Dương. Ven Thái Bình Dương có các đổng bằng nhỏ, đất tốt, khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới hải dương. Vùng phía Đông: Gổm dãy núi già A-pa-lat và các đổng bằng ven Đại Tây Dương.Dãy A-pa-lat cao trung bình khoảng 1000m -1500m, sườn thoải, với nhiều thung lũng rộng cắt ngang, giao thông tiện lợi. Khoáng sản chủ yếu là than đá, quặng sắt với trữ lượng rất lớn, nằm lộ thiên, dễ khai thác. Nguổn thuỷ năng phong phú. Khí hậu ôn đới, có lượng mưa tương đối lớn. Các đổng bằng phù sa ven Đại Tây Dương có diện tích tương đối lớn, đất phì nhiêu, khí hậu mang tính chất ôn đới hải dương và cận nhiệt đới, thuận lợi cho trồng nhiều loại cây lương thực, cây ăn quả... Vùng Trung tâm: Vùng này gổm các bang nằm giữa dãy A-pa-lát và dãy Rốc-ki. Phần phía tây và phía bắc có địa hình gò đổi thấp, nhiều đổng cỏ rộng thuận lợi cho phát triển chăn nuôi. Phần phía nam là đổng bằng phù sa màu mỡ và rộng lớn do hệ thống sông Mi-xi-xi-pi bổi đắp, rất thuận lợi cho trồng trọt. Khoáng sản có nhiều loại với trữ lượng lớn như: than đá và quặng sắt ở phía bắc, dầu mỏ, khí tự nhiên ở bang Tếch-dát và ven vịnh Mê-hi-cô. Phần lớn các bang ở phía bắc của vùng có khí hậu ôn đới. Các bang ven vịnh Mê-hi-cô có khí hậu cận nhiệt." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 6: Hợp chủng quốc hoa kì.,"A-la-xca là bán đảo rộng lớn, nằm ở tây bắc của Bắc Mĩ, địa hình chủ yếu là đổi núi. Đây là nơi có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn thứ hai của Hoa Kì. Ha-oai là quần đảo nằm giữa Thái Bình Dương, có tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch. Hoa Kì có số dân đông thứ ba trên thế giới. Dân số tăng nhanh, một phần quan trọng là do nhập cư. Dân nhập cư đa số là người Châu Âu, tiếp đến là Mĩ La tinh, Châu Á, Ca-na-đa và Châu Phi. Người nhập cư đã đem lại cho Hoa Kì nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động lớn mà ít phải mất chi phí đầu tư ban đầu." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 6: Hợp chủng quốc hoa kì.,"Do lịch sử, dân nhập cư phân bố ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, còn người Anh điêng bị dồn vào sinh sống ở vùng đổi núi hiểm trở phía tây. Dân cư đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương. Người dân Hoa Kì chủ yếu sống trong các thành phố. Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2004 là 79%. Các thành phố vừa và nhỏ (dưới 500 nghìn dân) chiếm 91,8% số dân đô thị, do vậy hạn chế được những mặt tiêu cực của đô thị hoá. Thành phần dân cư của Hoa Kì đa dạng. Hiện nay, 83% dân số Hoa Kì có nguồn gốc Châu Âu. Dân cư có nguồn gốc Châu Phi vào khoảng 33 triệu người. Dân cư có nguồn gốc Châu Á và Mĩ La tinh gần đây tăng mạnh. Dân Anh điêng (bản địa) chỉ còn khoảng hơn 3 triệu người." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 6: Hợp chủng quốc hoa kì.,"Do lịch sử, dân nhập cư phân bố ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, còn người Anh điêng bị dổn vào sinh sống ở vùng đổi núi hiểm trở phía tây. Dân cư đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương. Người dân Hoa Kì chủ yếu sống trong các thành phố. Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2004 là 79%. Các thành phố vừa và nhỏ (dưới 500 nghìn dân) chiếm 91,8% số dân đô thị, do vậy hạn chế được những mặt tiêu cực của đô thị hoá. Thành phần dân cư của Hoa Kì đa dạng. Hiện nay, 83% dân số Hoa Kì có nguồn gốc Châu Âu. Dân cư có nguồn gốc Châu Phi vào khoảng 33 triệu người. Dân cư có nguồn gốc Châu Á và Mĩ La tinh gần đây tăng mạnh. Dân Anh điêng (bản địa) chỉ còn khoảng hơn 3 triệu người." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 6: Hợp chủng quốc hoa kì.,"Hoa Kì được thành lập năm 1776, nhưng đến năm 1890 nền kinh tế đã vượt qua Anh, Pháp để giữ vị trí đứng đầu thế giới cho đến ngày nay. GDP bình quân theo đầu người năm 2004 là 39 739 USD. Khu vực dịch vụ phát triển mạnh với tỉ trọng trong GDP năm 1960 là 62,1%, năm 2004 là 79,4%. Ngoại thương: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Hoa Kì năm 2004 là 2344,2 tỉ USD, chiếm khoảng 12% tổng giá trị ngoại thương thế giới. Từ năm 1990 đến năm 2004, giá trị nhập siêu của Hoa Kì ngày càng lớn: năm 1990 nhập siêu 123,4 tỉ USD, năm 2004 nhập siêu 707,2 tỉ USD. Giao thông vận tải: Hệ thống các loại đường và phương tiện vận tải của Hoa Kì hiện đại nhất thế giới. Hoa Kì có số sân bay nhiều nhất thế giới với khoảng 30 hãng hàng không lớn hoạt động, vận chuyển 1/3 tổng số hành khách trên thế giới. Năm 2004, Hoa Kì có tới 6,43 triệu km đường ôtô và 226,6 nghìn km đường sắt. Ngoài ra vận tải biển và vận tải đường ống cũng rất phát triển. Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch: Năm 2002, Hoa Kì có hơn 600 nghìn tổ chức ngân hàng, tài chính thu hút khoảng 7 triệu lao động. Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, đang tạo ra nguồn thu lớn và nhiều lợi thế cho kinh tế Hoa Kì. Thông tin liên lạc của Hoa Kì rất hiện đại. Hoa Kì có nhiều vệ tinh và thiết lập hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cung cấp dịch vụ viễn thông cho nhiều nước trên thế giới. Ngành du lịch của Hoa Kì phát triển mạnh. Năm 2004 có 1,4 tỉ lượt khách đi du lịch trong nước và hơn 46 triệu lượt khách nước ngoài đến Hoa Kì. Doanh thu du lịch (từ khách quốc tế) năm 2004 là 74,5 tỉ USD." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 6: Hợp chủng quốc hoa kì.,"Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì. Tuy nhiên, tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm: năm 1960 là 33,9%, năm 2004 là 19,7%. Sản xuất công nghiệp của Hoa Kì gổm ba nhóm ngành: Công nghiệp chế biến chiếm 84,2% giá trị hàng xuất khẩu của cả nước và thu hút trên 40 triệu lao động (năm 2004). Công nghiệp điện lực gổm nhiệt điện, điện nguyên tử, thuỷ điện và các loại khác như: điện địa nhiệt, điện từ gió, điện mặt trời... Công nghiệp khai khoáng đứng đầu thế giới về khai thác phốt phát, môlipđen; thứ hai về vàng, bạc, đổng, chì, than đá và thứ ba về dầu mỏ." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 6: Hợp chủng quốc hoa kì.,"Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp có sự thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp: luyện kim, dệt, gia công đổ nhựa,... tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp: hàng không -vũ trụ, điện tử,... Trước đây, sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo ô-tô, đóng tàu, hoá chất, dệt... Hiện nay, sản xuất công nghiệp mở rộng xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại như hoá dầu, công nghiệp hàng không vũ trụ, cơ khí, điện tử, viễn thông..." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 6: Hợp chủng quốc hoa kì.,"Hoa Kì có nền nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới. Giá trị sản lượng của nông nghiệp năm 2004 là 105 tỉ USD, chiếm 0,9% GDP. Cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch: giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông và tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp trong giá trị sản lượng toàn ngành nông nghiệp. Phân bố sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kì đã thay đổi theo hướng đa dạng hoá nông sản trên cùng một lãnh thổ. Các vành đai chuyên canh trước kia như: vành đai rau, vành đai lúa mì, vành đai nuôi bò sữa,... đã chuyển thành các vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hoá theo mùa vụ. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp là các trang trại. Số lượng các trang trại có xu hướng giảm, nhưng diện tích bình quân mỗi trang trại lại tăng. Năm 1935 có 6,8 triệu trang trại với diện tích bình quân là 63 ha, đến năm 2000 chỉ còn hơn 2,1 triệu trang trại nhưng diện tích trung bình mỗi trang trại lại là 176 ha. Nền nông nghiệp hàng hoá được hình thành sớm và phát triển mạnh. Hoa Kì là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Hằng năm, xuất khẩu trung bình khoảng 10 triệu tấn lúa mì, 61 triệu tấn ngô, 17 -18 triệu tấn đỗ tương... Giá trị xuất khẩu khoảng 20 tỉ USD. Ngoài ra, nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 6: Hợp chủng quốc hoa kì.,"Hoa Kì có nền nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới. Giá trị sản lượng của nông nghiệp năm 2004 là 105 tỉ USD, chiếm 0,9% GDP. Cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch: giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông và tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp trong giá trị sản lượng toàn ngành nông nghiệp. Phân bố sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kì đã thay đổi theo hướng đa dạng hoá nông sản trên cùng một lãnh thổ. Các vành đai chuyên canh trước kia như: vành đai rau, vành đai lúa mì, vành đai nuôi bò sữa,... đã chuyển thành các vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hoá theo mùa vụ. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp là các trang trại. Số lượng các trang trại có xu hướng giảm, nhưng diện tích bình quân mỗi trang trại lại tăng. Năm 1935 có 6,8 triệu trang trại với diện tích bình quân là 63 ha, đến năm 2000 chỉ còn hơn 2,1 triệu trang trại nhưng diện tích trung bình mỗi trang trại lại là 176 ha. Nền nông nghiệp hàng hoá được hình thành sớm và phát triển mạnh. Hoa Kì là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Hằng năm, xuất khẩu trung bình khoảng 10 triệu tấn lúa mì, 61 triệu tấn ngô, 17 -18 triệu tấn đỗ tương... Giá trị xuất khẩu khoảng 20 tỉ USD. Ngoài ra, nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu dổi dào cho công nghiệp chế biến." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 6: Hợp chủng quốc hoa kì.,"Diện tích: 9,83 triệu km2. Về cơ bản, vị trí địa lí của Hoa Kì có một số đặc điểm chính: Nằm ở bán cầu Tây. Nằm giữa hai đại dưong lớn: Đại Tây Dưong và Thái Bình Dương. Tiếp giáp Ca-na-đa và khu vực Mĩ La tinh. Dân số: 296,5 triệu người (năm 2005) Thủ đô: Oa-sin-ton. Hoa Kì là quốc gia rộng lớn ở trung tâm Bắc Mĩ, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Dân cư được hình thành chủ yếu do quá trình nhập cư. Nền kinh tế của Hoa Kì phát triển mạnh nhất thế giới." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 6: Hợp chủng quốc hoa kì.,"Diện tích: 9,83 triệu km2. Về cơ bản, vị trí địa lí của Hoa Kì có một số đặc điểm chính: Nằm ở bán cầu Tây. Nằm giữa hai đại dương lớn: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tiếp giáp Ca-na-đa và khu vực Mĩ La tinh. Dân số: 296,5 triệu người (năm 2005) Thủ đô: Oa-sin-ton. Hoa Kì là quốc gia rộng lớn ở trung tâm Bắc Mĩ, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Dân cư được hình thành chủ yếu do quá trình nhập cư. Nền kinh tế của Hoa Kì phát triển mạnh nhất thế giới." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 6: Hợp chủng quốc hoa kì.,"Lãnh thổ Hoa Kì gổm phần rộng lớn ở trung tâm Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai. Phần đất ở trung tâm Bắc Mĩ có diện tích hon 8 triệu km2 với chiều từ đông sang tây khoảng 4500 km và chiều từ bắc xuống nam khoảng 2500 km. Đây là khu vực rộng lớn nên thiên nhiên có sự thay đổi rõ rệt từ ven biển vào nội địa, từ phía nam lên phía bắc. Hình dạng lãnh thổ cân đối là một thuận lợi cho phân bố sản xuất và phát triển giao thông." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU),"Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những tổ chức liên kết khu vực có nhiều thành công nhất trên thế giới. Từ khi ra đời đến nay, số lượng các nước thành viên EU liên tục tăng, với sự hợp tác, liên kết được mở rộng và phát triển. Ngày nay, EU đã trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới" 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU),"Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã có nhiều hoạt động nhằm tăng cường quá trình liên kết ở Châu Âu. Năm 1951, các nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua đã thành lập Cộng đổng Than và thép Châu Âu, sau đó sáng lập Cộng đổng Kinh tế Châu Âu (tiền thân của EU ngày nay) vào năm 1957 và Cộng đổng Nguyên tử Châu Âu năm 1958. Năm 1967, Cộng đổng Châu Âu (EC) được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức nói trên. Với hiệp ước Ma-xtrich, năm 1993 Cộng đổng Châu Âu đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU). EU ngày càng mở rộng về số lượng thành viên và phạm vi lãnh thổ. Từ 6 nước thành viên ban đẩu (năm 1957), đến đẩu năm 2007, EU đa có 27 thành viên (EU 27)." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU),"Mục đích của EU là xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó hàng hoá, dịch vụ, con người, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên; tăng cường hợp tác, liên kết không chỉ về kinh tế, luật pháp, nội vụ mà cả trên lĩnh vực an ninh và đối ngoại. Hiện nay, nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị không phải do chính phủ của các quốc gia thành viên đưa ra mà do các cơ quan của EU quyết định (Hội đổng Châu Âu, Nghị viện Châu Âu, Hội đổng bộ trưởng EU, Uỷ ban Liên minh Châu Âu)." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU),"EU đã thành công trong việc tạo ra một thị trường chung có khả năng đảm bảo cho hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên và sử dụng một đổng tiền chung (euro). Nhờ những thành công này, EU đã trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới. Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên. Kinh tế của EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất, nhập khẩu. Các nước thuộc EU đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán với nhau và có chung một mức thuế trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU. Hiện nay, EU đang dẫn đầu thế giới về thương mại. EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, EU đã không tuân thủ đầy đủ những quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khi hạn chế nhập khẩu đối với các mặt hàng “nhạy cảm” như than, sắt và trợ cấp cho hàng nông sản của EU, làm cho giá nông sản của họ thấp hơn so với giá của thị trường thế giới." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU),"EU đã thành công trong việc tạo ra một thị trường chung có khả năng đảm bảo cho hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên và sử dụng một đổng tiền chung (ơ-rô). Nhờ những thành công này, EU đã trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới. Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên. Kinh tế của EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất, nhập khẩu. Các nước thuộc EU đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán với nhau và có chung một mức thuế trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU. Hiện nay, EU đang dẫn đầu thế giới về thương mại. EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, EU đã không tuân thủ đầy đủ những quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khi hạn chế nhập khẩu đối với các mặt hàng “nhạy cảm” như than, sắt và trợ cấp cho hàng nông sản của EU, làm cho giá nông sản của họ thấp hơn so với giá của thị trường thế giới." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU),"Từ 1-1-1993, EU đã thiết lập một thị trường chung. Trong thị trường này, việc tự do lưu thông về hàng hoá, con người, dịch vụ và tiền vốn giữa các nước thành viên được đảm bảo. Các nước thành viên thuộc thị trường chung Châu Âu có chung một chính sách thương mại trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài khối. a)Tự do di chuyển: Bao gổm tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc. Ví dụ: Người Đan Mạch có thể làm việc ở mọi nơi trên nước Pháp như người Pháp. b)Tự do lưu thông dịch vụ: Tự do đối với các dịch vụ như dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch v.v... Ví dụ: Một công ti vận tải của Bỉ có thể đảm nhận một hợp đổng ở bên trong nước Đức mà không phải xin giấy phép của chính quyền Đức. c)Tự do lưu thông hàng hoá: Các sản phẩm sản xuất ở một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường chung Châu Âu mà không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Ví dụ: Một chiếc ô tô của I-ta-li-a bán sang các nước EU khác không phải nộp thuế. d)Tự do lưu thông tiền vốn: Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán bị bãi bỏ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản tại các ngân hàng trong khối. Ví dụ: Một người Bổ Đào Nha có thể dễ dàng mở tài khoản tại các nước EU khác." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU),"Euro với tư cách là đổng tiền chung của EU đã được đưa vào giao dịch, thanh toán từ năm 1999. Đến năm 2004 đã có 13 nước thành viên EU (Bỉ, CHLB Đức, Pháp, Phần Lan, I-ta-li-a, Hà Lan, Áo, Bổ Đào Nha, Tây Ban Nha, Lúc-xăm-bua, Hi Lạp, Ai-len và Xlô-vê-ni-a) sử dụng euro là đổng tiền chung. Việc đưa vào sử dụng đổng tiền chung có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung Châu Âu, xoá bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU và đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU),"Euro với tư cách là đổng tiền chung của EU đã được đưa vào giao dịch, thanh toán từ năm 1999. Đến năm 2004 đã có 13 nước thành viên EU (Bỉ, CHLB Đức, Pháp, Phần Lan, I-ta-li-a, Hà Lan, Áo, Bổ Đào Nha, Tây Ban Nha, Lúc-xăm-bua, Hi Lạp, Ai-len và Xlô-vê-ni-a) sử dụng euro là đổng tiền chung. Việc đưa vào sử dụng đổng tiền chung có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung Châu Âu, xoá bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU và đơn giản hoá công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU),"Tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt (Airbus) có trụ sở ở Tu-lu-dơ (Pháp), do Đức, Pháp, Anh sáng lập, đang phát triển mạnh và cạnh tranh có hiệu quả với các hãng chế tạo máy bay hàng đầu của Hoa Kì. Các nước EU hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc chế tạo các loại máy bay E-bớt nổi tiếng thế giới. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ nối liền nước Anh với Châu Âu lục địa được hoàn thành vào năm 1994. Đây là tuyến giao thông rất quan trọng ở Châu Âu, vì với đường hầm này, hàng hoá có thể vận chuyển trực tiếp từ Anh sang Châu Âu lục địa và ngược lại mà không cần phải trung chuyển bằng phà. Trong tương lai đường hầm dưới biển Măng-sơ có thể cạnh tranh với vận tải hàng không nếu các tuyến đường sắt siêu tốc được đưa vào sử dụng." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU),"Euroregion -từ ghép của Europe ( Châu Âu) và region (vùng) -chỉ một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội và văn hoá trên cơ sở tự nguyện vì những lợi ích chung của các bên tham gia. Liên kết vùng có thể nằm hoàn toàn ở bên trong ranh giới EU hoặc có một phần nằm ngoài ranh giới EU (giữa các nước EU và các nước Châu Âu khác). Năm 2000, EU có khoảng 140 liên kết vùng. Vùng Ma-xơ Rai-nơ (Maas-Rhein) là một ví dụ cụ thể về liên kết vùng Châu Âu, hình thành tại khu vực biên giới của ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ. Hằng ngày, có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc. Hằng tháng, ở khu vực này xuất bản một tạp chí bằng ba thứ tiếng. Các trường đại học trong khu vực phối hợp tổ chức các khoá đào tạo chung. Các con đuờng xuyên biên giới đuợc xây dựng." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU),"Cộng hòa liên bang Đức. Diện tích: 357 nghìn km2. Dân số: 82,5 triệu người (năm 2005) Thủ đô: Béc-lin. Cộng hòa liên bang Đức nằm ở trung tâm Châu Âu, tiếp giáp với 9 nước, Biển Bắc và biển Ban-tích, CHLB Đức có nhiều thuận lợi trong việc thông thương với các nước khác ở Châu Âu, là cầu nối quan trọng giữa Đông Âu và Tây Âu, giữa Bắc Âu và Nam Âu. Cùng với Pháp, CHLB Đức giữ vai trò đầu tàu trong việc xây dựng và phát triển EU. CHLB Đức nằm trong khu vực khí hậu ôn đới. Từ bắc xuống nam có các vùng cảnh quan khác nhau. Sự đa dạng và vẻ đẹp của các cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn nhiều du khách. Tuy nhiên, nước Đức nghèo khoáng sản, đáng kể nhất là than nâu, than đá và muối mỏ." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU),"Nước Đức là nhà nước liên bang (gồm 16 bang). So với các nước trên thế giới, người dân Đức có mức sống cao. Cơ cấu dân số già, tỉ suất sinh vào loại thấp nhất Châu Âu, dân số tăng chủ yếu do nhập cư (khoảng 10% dân số là người nhập cư, trong đó nhiều nhất là người Thổ Nhĩ Kì và người I-ta-li-a). Chính phủ Đức rất khuyến khích việc lập gia đình, sinh nhiều con và dành nhiều ưu tiên, trợ cấp xã hội cho những người có gia đình và nhất là gia đình đông con. Giáo dục, đào tạo được chú trọng đầu tư." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU),"Hiện nay, nước Đức thống nhất là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới. Nền kinh tế -xã hội Đức đang biến đổi mạnh mẽ theo hướng chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Năm 2004, tỉ trọng các khu vực kinh tế trong GDP là: nông nghiệp 1%, công nghiệp và xây dựng 29%, dịch vụ 70%. Nhiều ngành công nghiệp của CHLB Đức có vị trí cao trên thế giới như chế tạo máy, điện tử -viễn thông, hoá chất, sản xuất thép. Năng suất lao động cao, luôn đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại, khả năng tìm tòi, sáng tạo của người lao động và chất lượng sản phẩm cao là những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh của nền công nghiệp Đức. Điều kiện tự nhiên để sản xuất nông nghiệp của CHLB Đức không thật thuận lợi. Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do tăng cường cơ giới hoá, chuyên môn hoá, hợp lí hoá sản xuất, sử dụng ngày càng nhiều phân bón, giống tốt,... nên năng suất đã tăng mạnh. Nông sản chủ yếu của CHLB Đức là lúa mì, củ cải đường, khoai tây, thịt (bò, lợn) và sữa." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 7: liền minh Châu Âu (EU),"Hiện nay, nước Đức thống nhất là một trong những cường quốc Kinh tế hàng đầu trên thế giới. Nền Kinh tế -xã hội Đức đã biến đổi mạnh mẽ theo hướng chuyển từ nền Kinh tế công nghiệp sang nền Kinh tế tri thức. Năm 2004, tỉ trọng các khu vực Kinh tế trong GDP là: nông nghiệp 1%, công nghiệp và xây dựng 29%, dịch vụ 70%. Nhiều ngành công nghiệp của CHLB Đức có vị trí cao trên thế giới như chế tạo máy, điện tử -viễn thông, hóa chất, sản xuất thép. Năng suất lao động cao, luôn đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại, khả năng tìm tòi, sáng tạo của người lao động và chất lượng sản phẩm cao là những yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh của nền công nghiệp Đức. điều kiện tự nhiên để sản xuất nông nghiệp của CHLB Đức không thật thuận lợi. Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do tăng cường cơ giới hóa, chuyên môn hóa, hợp lí hóa sản xuất, sử dụng ngày càng nhiều phân bón, giống tốt,... nên năng suất đã tăng mạnh. Nông sản chủ yếu của CHLB Đức là lúa mì, củ cải đường, khoai tây, thịt (bò, lợn) và sữa." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 7: Liên minh Châu Âu (EU),"Euroregion -từ ghép của Europe ( Châu Âu) và region (vùng) -chỉ một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội và văn hoá trên cơ sở tự nguyện vì những lợi ích chung của các bên tham gia. Liên kết vùng có thể nằm hoàn toàn ở bên trong ranh giới EU hoặc có một phần nằm ngoài ranh giới EU (giữa các nước EU và các nước Châu Âu khác). Năm 2000, EU có khoảng 140 liên kết vùng. Vùng Ma-xơ Rai-nơ (Maas-Rhein) là một ví dụ cụ thể về liên kết vùng Châu Âu, hình thành tại khu vực biên giới của ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ. Hằng ngày, có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc. Hằng tháng, ở khu vực này xuất bản một tạp chí bằng ba thứ tiếng. Các trường đại học trong khu vực phối hợp tổ chức các khoá đào tạo chung. Các con đường xuyên biên giới được xây dựng." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 8: Liên bang Nga,"Liên bang Nga (LB Nga) là nước có diện tích lớn nhất thế giới, nằm ở cả hai châu lục; một đất nước giàu tài nguyên, dân số đông. LB Nga có tiềm lực lớn về khoa học và văn hoá. Nền kinh tế trải qua nhiều biến động trong thập niên 90 (thế kỉ XX) nhưng đang khôi phục lại vị trí cường quốc. LB Nga có diện tích lớn nhất thế giới, nằm ở cả hai châu lục Á, Âu. Lãnh thổ trải dài trên phần lớn đổng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á. LB Nga có đường biên giới xấp xỉ chiều dài Xích đạo. Đất nước trải ra trên 11 múi giờ, giáp với 14 nước (trong đó có 8 nước thuộc Liên Xô trước đây). Riêng tỉnh Ca-li-nin-grát nằm biệt lập ở phía tây, giáp với Ba Lan và Lít-va. LB Nga có đường bờ biển dài. Phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía tây và tây nam giáp biển Ban-tích, Biển Đen, biển Ca-xpi. Những vùng biển rộng lớn này có giá trị nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 8: Liên bang Nga,"Địa hình LB Nga cao ở phía đông, thấp dần về phía tây. Dòng sông Ê-nít-xây chia LB Nga ra thành 2 phần rõ rệt: Phẩn phía Tây: Đại bộ phận là đổng bằng (đổng bằng Đông Âu, đổng bằng Tây Xi-bia) và vùng trũng. Đồng bằng Đông Âu tương đối cao, xen lẫn nhiều đổi thấp, đất màu mỡ, là nơi trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi chính của LB Nga. Phần phía bắc đổng bằng Tây Xi-bia chủ yếu là đầm lầy, nông nghiệp chỉ tiến hành được ở dải đất miền Nam. Đồng bằng này không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng tập trung nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên. Dãy núi U-ran giàu khoáng sản (than, dầu, quặng sắt, kim loại màu...) là ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á -Âu trên lãnh thổ LB Nga. Phẩn phía Đông: Phần lớn là núi và cao nguyên không thuận lợi lắm cho phát triển nông nghiệp nhưng có nguồn khoáng sản, lâm sản và trữ năng thuỷ điện lớn. LB Nga có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú. Diện tích rừng của LB Nga đứng đầu thế giới (886 triệu ha, trong đó rừng có thể khai thác là 764 triệu ha) chủ yếu là rừng lá kim (Taiga). LB Nga có nhiều sông lớn, có giá trị về nhiều mặt. Tổng trữ năng thuỷ điện là 320 triệu kW, tập trung chủ yếu ở vùng Xi-bia trên các sông Ê-nit-xây, ô-bi, Lê-na. Von-ga là sông lớn nhất trên đổng bằng Đông Âu và được coi là một trong những biểu tượng của nước Nga. LB Nga còn có nhiều hổ tự nhiên và hổ nhân tạo, Bai-can là hổ nước ngọt sâu nhất thế giới. Hơn 80% lãnh thổ LB Nga nằm ở vành đai khí hậu ôn đới, phần phía tây có khí hậu ôn hoà hơn phần phía đông. Phần phía bắc có khí hậu cận cực lạnh giá, chỉ 4% diện tích lãnh thổ (ở phía nam) có khí hậu cận nhiệt. Điều kiện tự nhiên của LB Nga có nhiều thuận lợi đối với phát triển kinh tế, nhưng cũng không ít khó khăn: địa hình núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, nhiều vùng rộng lớn có khí hậu băng giá hoặc khô hạn, tài nguyên phong phú nhưng phân bố chủ yếu ở vùng núi hoặc vùng lạnh giá." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 8: Liên bang Nga,"LB Nga là nước đông dân, đứng thứ tám trên thế giới (năm 2005). Tuy nhiên, do tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có chỉ số âm và từ thập niên 90 của thế kỉ XX nhiều người Nga đã di cư ra nước ngoài nên số dân đã giảm đi. Đây cũng là vấn đề mà Nhà nước hết sức quan tâm. LB Nga là nước có nhiều dân tộc (hơn 100 dân tộc), 80% dân số là người Nga. Ngoài ra còn có người Tác-ta, Chu-vát, Bát-xkia,... họ sống trong các nước, các khu tự trị nằm phân tán trên lãnh thổ LB Nga. Mật độ dân số trung bình là 8,4 người/km2. Trên 70% dân số sống ở thành phố (năm 2005), chủ yếu là ở các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 8: Liên bang Nga,"LB Nga có tiềm lực lớn về khoa học và văn hoá với nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học, nghệ thuật, nhiều công trình khoa học có giá trị cao, nhiều nhà bác học nổi tiếng thế giới như M.V. Lô-mô-nô-xốp, Đ.I. Men-đê-lê-ép,... nhiều văn hào lớn như A.X. Pu-skin, M.A.Sô-lô-khốp, nhà soạn nhạc P. Trai-cốp-ski, Tổng công trình sư thiết kế tàu vũ trụ X. Kô-rô-lốp... và nhiều trường đại học danh tiếng. LB Nga là nước đầu tiên trên thế giới đưa con người lên vũ trụ. Khi Liên Xô là cường quốc trong thập niên 60 và 70 của thế kỉ XX, đã chiếm tới 1/3 số bằng phát minh sáng chế của thế giới. LB Nga là quốc gia đứng hàng đầu thế giới về các ngành khoa học cơ bản. Người dân Nga có trình độ học vấn khá cao. Tỉ lệ biết chữ 99%. Đây là yếu tố thuận lợi giúp LB Nga tiếp thu thành tựu khoa học, kĩ thuật của thế giới và thu hút đầu tư nước ngoài" 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 8: Liên bang Nga,"Sau Cách mạng tháng Mười Nga thành công (năm 1917), Liên bang Xô viết được thành lập, LB Nga là một thành viên và đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc. Vào cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém do cơ chế kinh tế cũ tạo ra. Một số nước cộng hoà thành viên của Liên Xô tách ra thành các quốc gia độc lập. Sau khi Liên bang Xô viết tan rã - đầu thập niên 90 và những năm tiếp theo, LB Nga trải qua thời kì đầy khó khăn, biến động: tốc độ tăng trưởng GDP âm, sản lượng các ngành kinh tế giảm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, vị trí, vai trò của LB Nga trên trường quốc tế suy giảm, tình hình chính trị, xã hội bất ổn...." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 8: Liên bang Nga,"Chiến lược kinh tế mới: Từ năm 2000, LB Nga bước vào thời kì mới với chiến lược: đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng, tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường, mở rộng ngoại giao, coi trọng Châu Á, nâng cao đời sống nhân dân, khôi phục lại vị trí cường quốc... Những thành tựu đạt được sau năm 2000: Nhờ những chính sách và biện pháp đúng đắn, nền kinh tế LB Nga đã vượt qua khủng hoảng, đang dần ổn định và đi lên. Kết quả là: sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ lớn thứ tư thế giới (năm 2005), đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời kì Xô viết, giá trị xuất siêu ngày càng tăng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Vị thế của LB Nga ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. Hiện nay, LB Nga nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8). Tuy vậy, trong quá trình phát triển kinh tế, LB Nga còn gặp nhiều khó khăn như sự phân hoá giàu nghèo, nạn chảy máu chất xám..." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 8: Liên bang Nga,"Công nghiệp là ngành xương sống của nền kinh tế LB Nga. Cơ cấu công nghiệp ngày càng đa dạng, bao gổm các ngành công nghiệp truyền thống và các ngành công nghiệp hiện đại. Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn của nền kinh tế, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho đất nước. Năm 2006, LB Nga đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên (trên 500 triệu tấn dầu và 587 tỉ m3 khí tự nhiên)." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 8: Liên bang Nga,"Công nghiệp năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, luyện kim màu, khai thác vàng và kim cương, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xenlulô là các ngành công nghiệp truyền thống của LB Nga. Các trung tâm công nghiệp phần lớn tập trung ở đổng bằng Đông Âu, U-ran, Tây Xi-bia và dọc các đường giao thông quan trọng. Hiện nay, LB Nga tập trung phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: điện tử -tin học, hàng không. LB Nga vẫn là cường quốc công nghiệp vũ trụ, nguyên tử của thế giới. Công nghiệp quốc phòng là thế mạnh của LB Nga, các tổ hợp công nghiệp này được phân bố ở nhiều nơi" 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 8: Liên bang Nga,"LB Nga có quỹ đất nông nghiệp lớn (200 triệu ha), tạo điều kiện thuận lợi phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi. Sản xuất lương thực đạt 78,2 triệu tấn và xuất khẩu trên 10 triệu tấn (năm 2005). Sản lượng một số cây công nghiệp (hướng dương, củ cải đường), cây ăn quả, rau, chăn nuôi, đánh bắt cá nhìn chung đều có sự tăng trưởng." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 8: Liên bang Nga,"LB Nga có cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tương đối phát triển với đủ loại hình. Hệ thống đường sắt xuyên Xi-bia và đường sắt BAM (Bai-can -A-mua) - đóng vai trò quan trọng để phát triển vùng Đông Xi-bia giàu có. Thủ đô Mát-xcơ-va nổi tiếng thế giới về hệ thống đường xe điện ngầm. Gần đây nhiều hệ thống đường được nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng trong nền kinh tế LB Nga. Tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng và LB Nga đã là nước xuất siêu (120 tỉ USD - năm 2005). Các ngành dịch vụ đang phát triển mạnh. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 8: Liên bang Nga,"Quan hệ Nga -Việt là quan hệ truyền thống, được hai nước đặc biệt quan tâm. LB Nga vẫn coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở Đông Nam Á. Nước Nga đang thực hiện chức năng gắn kết Âu -Á của mình với tư cách là không gian cầu nối và liên kết toàn diện giữa Châu Âu và Châu Á. Điều này được thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại của LB Nga là coi trọng Châu Á, trong đó có Việt Nam. Vì thế mối quan hệ hợp tác Nga -Việt được khẳng định là tiếp nối mối quan hệ Xô -Việt trước đây. Quan hệ Nga -Việt trong thập niên 90 (thế kỉ XX) và nâng lên tầm cao mới của đối tác chiến lược vì lợi ích cho cả hai bên. Đưa kim ngạch buôn bán hai chiều Nga -Việt đạt 1,1 tỉ USD (năm 2005) lên 3 tỉ USD vào những năm gần nhất. Hợp tác sẽ diễn ra trên nhiều mặt, toàn diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục và khoa học kĩ thuật." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 8: liền bang Nga,"liền bang Nga (LB Nga) là nước có diện tích lớn nhất thế giới, nằm ở cả hai Châu lục; một đất nước giàu tài nguyên, dân số đông. LB Nga có tiềm lực lớn về khoa học và văn hóa. Nền Kinh tế trải qua nhiều biến động trong thập niên 90 (thế kỉ XX) nhưng đã khôi phục lại vị trí cường quốc. LB Nga có diện tích lớn nhất thế giới, nằm ở cả hai Châu lục Á, Âu. Lãnh thổ trải dài trên phần lớn Đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á. LB Nga có đường biên giới xấp xỉ chiều dài Xích đạo. Đất nước trải ra trên 11 múi giờ, giáp với 14 nước (trong đó có 8 nước thuộc liền Xô trước đây). Riêng tỉnh Ca-li-nin-grát nằm biệt lập ở phía tây, giáp với Ba Lan và Lít-va. LB Nga có đường bờ biển dài. Phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía tây và tây nam giáp biển Ban-tích, Biển Đen, biển Ca-xpi. Những vùng biển rộng lớn này có giá trị nhiều mặt đối với sự phát triển Kinh tế - xã hội của đất nước." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 9: Nhật Bản,"Diện tích: 378 nghìn km2. Dân số: 127,7 triệu người (năm 2005). Thủ đô: Tô-ki-ô. Nhật Bản là quốc gia quần đảo, nghèo tài nguyên khoáng sản, dân cư cần cù. Từ giữa thập niên 50 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã nhanh chóng phát triển thành một cường quốc kinh tế. Cùng với sự phát triển các ngành kĩ thuật, công nghệ cao và đầu tư tài chính ở nhiều nước trên thế giới, nền kinh tế Nhật Bản ngày càng hùng mạnh." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 9: Nhật Bản,"Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo một vòng cung dài khoảng 3800 km trên Thái Bình Dương, gổm 4 đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su (chiếm 61% tổng diện tích), Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mua nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết. Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thuờng có mua to và bão. Trên lãnh thổ hiện có hơn 80 núi lửa đang hoạt động và mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ. Nhật Bản là nuớc nghèo khoáng sản. Ngoài than đá (trữ luợng không nhiều) và đổng, các khoáng sản khác có trữ luợng không đáng kể." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 9: Nhật Bản,"Nhật Bản là nước đông dân, phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển. Tốc độ gia tăng dân số hằng năm thấp và đang giảm dần, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên chỉ còn ở mức 0,1% vào năm 2005. Tỉ lệ nguời già trong dân cu ngày càng lớn. Nguời lao động cần cù, làm việc tích cực, với ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao. Nguời Nhật cũng rất chú trọng đầu tu cho giáo dục." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 9: Nhật Bản,"Nhật Bản là nước đông dân, phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển. Tốc độ gia tăng dân số hằng năm thấp và đang giảm dần, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên chỉ còn ở mức 0,1% vào năm 2005. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn. Người lao động cần cù, làm việc tích cực, với ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao. Người Nhật cũng rất chú trọng đầu tư cho giáo dục." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 9: Nhật Bản,"Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952, kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 -1973. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn (ví dụ: thập niên 50 của thế kỉ XX, tập trung vốn cho ngành điện lực, thập niên 60 -cho các ngành luyện kim, thập niên 70 -cho giao thông vận tải,...). Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Những năm 1973 -1974 và 1979 -1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6%, năm 1980). Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 -1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%. Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 9: Nhật Bản,"Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì. Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,... Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% giá trị GDP (năm 2004). Trong dịch vụ, thuơng mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn. Nhật Bản đứng hàng thứ tu thế giới về thuơng mại (sau Hoa Kì, CHLB Đức và Trung Quốc). Bạn hàng của Nhật Bản gổm cả các nuớc phát triển và đang phát triển ở khắp các châu lục. Trong đó, quan trọng nhất là Hoa Kì, Trung Quốc, EU, các nuớc Đông Nam Á, ô-xtrây-li-a,... Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, hiện đứng hàng thứ ba thế giới. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là Cô-bê, Tô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, ô-xa-ca. Nhật Bản là nuớc có ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tu ra nuớc ngoài ngày càng phát triển." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 9: Nhật Bản,"Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì. Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,... Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% giá trị GDP (năm 2004). Trong dịch vụ, thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn. Nhật Bản đứng hàng thứ tư thế giới về thương mại (sau Hoa Kì, CHLB Đức và Trung Quốc). Bạn hàng của Nhật Bản gổm cả các nước phát triển và đang phát triển ở khắp các châu lục. Trong đó, quan trọng nhất là Hoa Kì, Trung Quốc, EU, các nuớc Đông Nam Á, ô-xtrây-li-a,... Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, hiện đứng hàng thứ ba thế giới. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là Cô-bê, Tô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, ô-xa-ca. Nhật Bản là nước có ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nuớc ngoài ngày càng phát triển." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 9: Nhật Bản,"Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì. Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,... Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% giá trị GDP (năm 2004). Trong dịch vụ, thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn. Nhật Bản đứng hàng thứ tư thế giới về thương mại (sau Hoa Kì, CHLB Đức và Trung Quốc). Bạn hàng của Nhật Bản gồm cả các nước phát triển và đang phát triển ở khắp các châu lục. Trong đó, quan trọng nhất là Hoa Kì, Trung Quốc, EU, các nuớc Đông Nam Á, ô-xtrây-li-a,... Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, hiện đứng hàng thứ ba thế giới. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là Cô-bê, Tô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, ô-xa-ca. Nhật Bản là nước có ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nuớc ngoài ngày càng phát triển." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 9: Nhật Bản,"Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì. Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,... Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% giá trị GDP (năm 2004). Trong dịch vụ, thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn. Nhật Bản đứng hàng thứ tư thế giới về thuơng mại (sau Hoa Kì, CHLB Đức và Trung Quốc). Bạn hàng của Nhật Bản gồm cả các nước phát triển và đang phát triển ở khắp các châu lục. Trong đó, quan trọng nhất là Hoa Kì, Trung Quốc, EU, các nước Đông Nam Á, ô-xtrây-li-a,... Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, hiện đứng hàng thứ ba thế giới. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là Cô-bê, Tô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, ô-xa-ca. Nhật Bản là nước có ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nuớc ngoài ngày càng phát triển." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 9: Nhật Bản,"Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản; tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP hiện chỉ chiếm khoảng 1%. Diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ. Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học -kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản. Lúa gạo là cây trồng chính, chiếm 50% diện tích canh tác. Trong những năm gần đây, một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại cây khác. Chè, thuốc lá, dâu tằm cũng là những loại cây trồng phổ biến ở Nhật Bản. Sản lượng tơ tằm của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới. Chăn nuôi tương đối phát triển. Các vật nuôi chính là bò, lợn, gà được nuôi theo các phương pháp tiên tiến trong các trang trại. Sản lượng hải sản đánh bắt hằng năm lớn (4596,2 nghìn tấn cá, năm 2003), chủ yếu là: cá thu, cá ngừ, tôm, cua. Nghề nuôi trồng hải sản (tôm, sò, ốc, rau câu, trai lấy ngọc,...) được chú trọng phát triển." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 9: Nhật Bản,"Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản; tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP hiện chỉ chiếm khoảng 1%. Diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm chua đầy 14% lãnh thổ. Nền nông nghiệp phát triển theo huớng thâm canh, ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học -kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất luợng nông sản. Lúa gạo là cây trồng chính, chiếm 50% diện tích canh tác. Trong những năm gần đây, một số diện tích trồng lúa đuợc chuyển sang trồng các loại cây khác. Chè, thuốc lá, dâu tằm cũng là những loại cây trồng phổ biến ở Nhật Bản. Sản luợng tơ tằm của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới. Chăn nuôi tuơng đối phát triển. Các vật nuôi chính là bò, lợn, gà đuợc nuôi theo các phuơng pháp tiên tiến trong các trang trại. Sản lượng hải sản đánh bắt hằng năm lớn (4596,2 nghìn tấn cá, năm 2003), chủ yếu là: cá thu, cá ngừ, tôm, cua. Nghề nuôi trồng hải sản (tôm, sò, ốc, rau câu, trai lấy ngọc,...) được chú trọng phát triển." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 9: Nhật Bản,"Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Nhật Bản hiện chiếm vị trí quan trọng trong đầu tư vào các nước ASEAN. Giai đoạn 1995 -2001, đầu tư của Nhật Bản chiếm 15,7% tổng đầu tư nước ngoài vào ASEAN với 22,1 tỉ USD. Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản chiếm tới 60% tổng viện trợ ODA quốc tế dành cho các nước Asean. Từ năm 1991 đến năm 2004, ODA của Nhật Bản vào Việt Nam là gần 1 tỉ USD, chiếm 40% nguồn vốn ODA đầu tư vào Việt Nam." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 9: Nhật Bản,"Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền Kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952, Kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 -1973. Sự phát triển nhanh chóng của nền Kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn (ví dụ: thập niên 50 của thế kỉ XX, tập trung vốn cho ngành điện lực, thập niên 60 -cho các ngành luyện kim, thập niên 70 -cho giao thông vận tải,...). Duy trì cơ cấu Kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Những năm 1973 -1974 và 1979 -1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền Kinh tế giảm xuống (còn 2,6%, năm 1980). Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 -1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%. Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng Kinh tế Nhật Bản đã chậm lại." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 9: Nhật Bản,"Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì. Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,... Dịch vụ là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% giá trị GDP (năm 2004). Trong dịch vụ, thương mại và tài chính là hai ngành có vai trò hết sức to lớn. Nhật Bản đứng hàng thứ tu thế giới về thuơng mại (sau Hoa Kì, CHLB Đức và Trung Quốc). Bạn hàng của Nhật Bản gổm cả các nuớc phát triển và đang phát triển ở khắp các châu lục. Trong đó, quan trọng nhất là Hoa Kì, Trung Quốc, EU, các nuớc Đông Nam Á, ô-xtrây-li-a,... Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, hiện đứng hàng thứ ba thế giới. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là Cô-bê, Tô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, ô-xa-ca. Nhật Bản là nước có ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tu ra nuớc ngoài ngày càng phát triển." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.,"Diện tích: 9572,8 nghìn km2. Dân số: 1303,7 triệu người (năm 2005). Thủ đô: Bắc Kinh. Trung Quốc là nước láng giềng ở phía bắc nước ta, có số dân đông nhất thế giới, với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Trong nhiều năm, Trung Quốc là một quốc gia chậm phát triển, gần đây Trung Quốc đạt được những thành tựu kinh tế to lớn, chiếm vị trí đáng kể trong nền kinh tế thế giới." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.,"Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới (sau LB Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì). Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20o Bắc tới 53o Bắc, khoảng từ 73o Đông đến 135o Đông và giáp 14 nước. Biên giới với các nước chủ yếu là núi cao, hoang mạc; phần phía đông giáp biển, mở rộng ra Thái Bình Dương. Miền duyên hải rộng lớn với đường bờ biển dài khoảng 9000 km, cách không xa Nhật Bản và các quốc gia, các khu vực có hoạt động kinh tế sôi động như Hàn Quốc, Đông Nam Á. Cả nước có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương. Ven biển có hai đặc khu hành chính là Hổng Công và Ma Cao, hình thành trên phần đất được nhượng cho Anh và Bổ Đào Nha (Trung Quốc thu hổi cuối thập niên 90 của thế kỉ XX). Đảo Đài Loan, một phần của lãnh thổ Trung Quốc đã tách khỏi nước này từ năm 1949. (Tuy nhiên, đảo này vẫn được coi là một bộ phận của Trung Quốc)." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.,"Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây. Miền Đông Trung Quốc trải dài từ vùng duyên hải vào đất liền, đến kinh tuyến 105o Đông, chiếm gần 50% diện tích của cả nước. Đây là nơi có các đổng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ và là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Từ Nam lên Bắc, khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa. Những cơn mưa mùa hạ cung cấp nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt, sản xuất, song cũng thường gây lụt lội ở các đổng bằng, nhất là đổng bằng Hoa Nam. Miền Đông nổi tiếng về các khoáng sản kim loại màu. Miền Tây Trung Quốc gổm các dãy núi cao, các sơn nguyên đổ sộ xen lẫn các bổn địa. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Rừng, đổng cỏ và các khoáng sản là tài nguyên chính của miền này. Đây cũng là nơi bắt nguồn của các sông lớn chảy về phía đông như Hoàng Hà, Trường Giang." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.,"Trung Quốc chiếm 1/5 số dân thế giới, với trên 50 dân tộc khác nhau; đông nhất là người Hán chiếm trên 90% số dân cả nước. Ngoài ra, còn có người Choang, Ui-gua (Duy Ngô Nhĩ), Tạng, Hổi, Mông Cổ,... sống tập trung tại các vùng núi và biên giới, hình thành các khu tự trị. Dân thành thị của Trung Quốc chiếm 37% số dân cả nước (năm 2005). Miền Đông là nơi tập trung nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu,... Trung Quốc đã tiến hành chính sách dân số rất triệt để: mỗi gia đình chỉ có một con. Kết quả là tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm, năm 2005 chỉ còn 0,6%. Trong bối cảnh đó, tư tưởng trọng nam đã tác động tiêu cực tới cơ cấu giới tính và lâu dài sẽ ảnh hưởng tới nguồn lao động và một số vấn đề xã hội của đất nước." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.,"Trung Quốc rất chú ý đầu tư cho phát triển giáo dục. Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên (năm 2005) đạt gần 90%. Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành cải cách giáo dục nhằm phát triển mọi khả năng (được gọi là tố chất) của người lao động. Sự đa dạng của các loại hình trường phổ thông, chuyên nghiệp, đại học,... góp phần đáng kể trong việc chuẩn bị đội ngũ lao động có chất lượng cho công cuộc hiện đại hoá đất nước. Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nguồn nhân lực dổi dào ngày càng có chất lượng là những tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế -xã hội của Trung Quốc." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.,"Trung Quốc rất chú ý đầu tư cho phát triển giáo dục. Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên (năm 2005) đạt gần 90%. Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành cải cách giáo dục nhằm phát triển mọi khả năng (được gọi là tố chất) của người lao động. Sự đa dạng của các loại hình trường phổ thông, chuyên nghiệp, đại học,... góp phần đáng kể trong việc chuẩn bị đội ngũ lao động có chất lượng cho công cuộc hiện đại hoá đất nước. Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nguồn nhân lực dồi dào ngày càng có chất lượng là những tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế -xã hội của Trung Quốc." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.,"Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập ngày 1-10-1949. Sau gần 30 năm xây dựng, phát triển, với công cuộc đại nhảy vọt, cách mạng văn hoá và các kế hoạch 5 năm, nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Từ năm 1978, Trung Quốc đã có quyết sách quan trọng, tiến hành hiện đại hoá, cải cách mở cửa đưa nền kinh tế bước sang giai đoạn phát triển mới." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.,"Công cuộc hiện đại hoá đã mang lại những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Việc giữ ổn định xã hội và mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Những năm qua, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, trung bình năm đạt trên 8%. Năm 2004, tổng GDP đạt 1649,3 tỉ USD vươn lên vị trí thứ bảy trên thế giới. Đời sống của nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân theo đầu người tăng khoảng 5 lần trong hơn 20 năm qua, từ 276 USD (năm 1985) lên 1269 USD (năm 2004)." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.,"Trong quá trình chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”, các xí nghiệp, nhà máy được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hoá với thị trường thế giới và cho phép các công ti, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất. Trung Quốc là quốc gia khá thành công trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 2004, đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới, đạt 60,6 tỉ USD. Ngoài ra, Trung Quốc còn chủ động đầu tư, hiện đại hoá trang thiết bị và chú ý phát triển, ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp. Từ đầu năm 1994, Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô và xây dựng. Đây là những ngành có thể tăng nhanh năng suất và đáp ứng được nhu cầu người dân khi mức sống được cải thiện." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.,"Sự phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy móc tự động đã góp phần quyết định trong việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ. Tàu Thần Châu V của Trung Quốc lần đầu tiên đã chở người bay vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn (tháng 10-2003). Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc đều tập trung ở miền Đông, đặc biệt ở vùng duyên hải, tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu,... Trung Quốc đã sử dụng lực lượng lao động dổi dào và nguyên vật liệu sẵn có ở địa bàn nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, đổ gốm, sứ, dệt may, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng khác. Các ngành này đã thu hút trên 100 triệu lao động và cung cấp tới trên 20% giá trị hàng hoá ở nông thôn." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.,"Trung Quốc chỉ có khoảng 100 triệu ha đất canh tác, chiếm 7% đất canh tác của toàn thế giới nhưng phải nuôi số dân gần bằng 20% dân số toàn cầu. Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp (giao quyền sử dụng đất cho nông dân, cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi phòng chống khô hạn và lũ lụt, đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới, miễn thuế nông nghiệp...), tạo điều kiện khai thác tiềm năng lao động, tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Trung Quốc đã sản xuất được nhiều loại nông phẩm với năng suất cao, một số loại có sản lượng đứng hàng đầu thế giới như lương thực, bông, thịt lợn. Ngành trồng trọt chiếm ưu thế so với ngành chăn nuôi. Trong số các cây trồng, cây lương thực chiếm vị trí quan trọng nhất về diện tích và sản lượng. Tuy vậy, bình quân lương thực theo đầu người vẫn thấp. Đồng bằng châu thổ các sông lớn là các vùng nông nghiệp trù phú của Trung Quốc. Các đổng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng nhiều lúa mì, ngô, củ cải đường. Nông sản chính của các đổng bằng Hoa Trung, Hoa Nam là lúa gạo, mía, chè, bông." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.,"Diện tích: 4,5 triệu km2. Dân số: 556,2 triệu người (năm 2005). Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia. Đây được coi là một trong các khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới hiện nay." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.,"Công cuộc hiện đại hóa đã mang lại những thay đổi quan trọng trong nền Kinh tế Trung Quốc. Việc giữ ổn định xã hội và mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài đã tạo điều kiện cho nền Kinh tế phát triển. Những năm qua, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới, trung bình năm đạt trên 8%. Năm 2004, tổng GDP đạt 1649,3 tỉ USD vươn lên vị trí thứ bảy trên thế giới. Đời sống của nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân theo đầu người tăng khoảng 5 lần trong hơn 20 năm qua, từ 276 USD (năm 1985) lên 1269 USD (năm 2004)." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.,"Trong quá trình chuyển đổi từ “nền Kinh tế chỉ huy sang Kinh tế thị trường”, các xí nghiệp, nhà máy được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trung Quốc thực hiện chínhsách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới và cho phép các công ti, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu Kinh tế, các khu chế xuất. Trung Quốc là quốc gia khá thành công trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 2004, đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới, đạt 60,6 tỉ USD. Ngoài ra, Trung Quốc còn chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị và chú ý phát triển, ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp. Từ đầu năm 1994, Trung Quốc thực hiện chínhsách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng. đây là những ngành có thể tăng nhanh năng suất và đáp ứng được nhu cầu người dân khi mức sống được cải thiện." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.,"Trong quá trình chuyển đổi từ “nền Kinh tế chỉ huy sang Kinh tế thị trường”, các xí nghiệp, nhà máy được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới và cho phép các công ti, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu Kinh tế, các khu chế xuất. Trung Quốc là quốc gia khá thành công trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 2004, đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới, đạt 60,6 tỉ USD. Ngoài ra, Trung Quốc còn chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị và chú ý phát triển, ứng dụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp. Từ đầu năm 1994, Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng. đây là những ngành có thể tăng nhanh năng suất và đáp ứng được nhu cầu người dân khi mức sống được cải thiện." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.,"Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía đông nam Châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ân Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa ô-xtrây-li-a. Đông Nam Á bao gổm một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.,"Đông Nam Á gổm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo. Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam hoặc hướng bắc - nam, nhiều nơi núi lan ra sát biển. Giữa các dãy núi là các thung lũng rộng; ven biển có các đổng bằng phù sa màu mỡ của những con sông lớn như sông Mê Công thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, đặc biệt là việc gieo trồng lúa nước. Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy vậy, một phần lãnh thổ Bắc Mi-an-ma, Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh. Đông Nam Á biển đảo là một trong những khu vực tập trung đảo lớn nhất thế giới, bao gổm nhiều quần đảo và hàng vạn đảo lớn, nhỏ. Đông Nam Á biển đảo ít đổng bằng, nhiều đổi, núi và núi lửa. Núi thường có độ cao dưới 3000 m. Đồng bằng lớn chỉ tập trung ở các đảo Ca-li-man-tan, Xu-ma-tra, Niu Ghi-nê...; các đổng bằng này có đất đai màu mỡ vì là đất phù sa có thêm các khoáng chất từ dung nham của núi lửa được phong hoá. Đông Nam Á biển đảo nằm trong hai đới khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.,"Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú (đất feralit đổi núi đặc biệt đất đỏ badan ở các khu vực chịu ảnh hưởng của núi lửa và đất phù sa màu mỡ ở các đổng bằng), mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải. Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng vì thế có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa nhiều dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế. Đông Nam Á có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn, tuy nhiên, đang có nguy cơ bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng. Đông Nam Á có vị trí kề sát vành đai lửa Thái Bình Dương, lại là nơi hoạt động của các áp thấp nhiệt đới nên chịu ảnh hưởng Vấn đề khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, phòng tránh, khắc phục các thiên tai là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong khu vực" 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.,"Đông Nam Á có số dân đông, mật độ dân số cao (trung bình là 124 người/km2 - năm 2005, trong khi thế giới chỉ là 48 người/km2). Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trước đây khá cao, hiện nay đang có chiều hướng giảm. Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%. Nguồn lao động của Đông Nam Á dồi dào, nhưng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế. Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phân bố dân cư ở Đông Nam Á không đều, dân cư tập trung đông ở đổng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ ba dan (đảo Gia-va tập trung tới hơn 100 triệu dân)." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.,"Đông Nam Á có số dân đông, mật độ dân số cao (trung bình là 124 người/km2 - năm 2005, trong khi thế giới chỉ là 48 người/km2). Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trước đây khá cao, hiện nay đang có chiều hướng giảm. Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%. Nguồn lao động của Đông Nam Á dồi dào, nhưng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế. Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phân bố dân cư ở Đông Nam Á không đều, dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ ba dan (đảo Gia-va tập trung tới hơn 100 triệu dân)." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.,"Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới (văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Ầu, Mĩ), Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại (Phật giáo ở Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam; Thiên Chúa giáo ở hầu khắp các nước, đặc biệt là Phi-lip-pin với 80% dân số; Hổi giáo ở Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, chiếm trên 80% dân số). Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.,"Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch ngày càng rõ nét, theo hướng từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế phát triển công nghiệp và dịch vụ." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.,"Công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển theo hướng: tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hoá thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Sự phát triển theo hướng này nhằm tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi quốc gia trong giai đoạn tiếp theo. Những năm gần đây, các ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử... do liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài nên sản phẩm đã có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của nhiều nước trong khu vực. Các ngành này phân bố chủ yếu ở Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam... Ngoài ra, Đông Nam Á còn phát triển các ngành: khai thác dầu khí (Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Ma-lai-xi-a...), khai thác than và các khoáng sản kim loại, dệt may, giày da, các ngành tiểu thủ công nghiệp, chế biến thực phẩm... nhằm phục vụ xuất khẩu. Năm 2003, sản lượng điện của toàn khu vực đạt 439 tỉ kWh; tuy nhiên, lượng điện tiêu dùng bình quân theo đầu người còn thấp (744 kWh/người/năm), mới chỉ bằng 1/3 bình quân lượng điện tiêu dùng theo đầu người của thế giới." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.,"Cơ sở hạ tầng của các nước Đông Nam Á đang từng bước được hiện đại hoá: hệ thống giao thông được mở rộng và tăng thêm, thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp. Hệ thống ngân hàng, tín dụng... cũng được phát triển và hiện đại nhằm phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân trong mỗi nước, tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.,"Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vị trí quan trọng trong việc nuôi sống hơn nửa tỉ dân ở khu vực này. Các ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Á là: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản. Trồng lúa nước: Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực. Sản lượng lúa của các nước trong khu vực không ngừng tăng, từ 103 triệu tấn năm 1985, đã đạt tới 161 triệu tấn năm 2004, đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn). Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Các nước Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực - vấn đề nan giải của nhiều quốc gia đang phát triển. Trồng cây công nghiệp Cao su được trồng nhiều ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Cà phê và hổ tiêu được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, sau đó là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Ngoài ra, Đông Nam Á còn là nơi cung cấp cho thế giới các sản phẩm từ nhiều loại cây lấy dầu, cây lấy sợi. Sản phẩm từ cây công nghiệp chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.,"Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản: Chăn nuôi gia súc ở Đông Nam Á vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng gia súc khá lớn. Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt Nam. Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a. Đông Nam Á cũng là khu vực nuôi nhiều gia cầm. Có lợi thế về sông, biển nên đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển ở Đông Nam Á. Năm 2003, sản lượng cá khai thác đạt 14,5 triệu tấn, trong đó 5 nước đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (4,7 triệu tấn), Thái Lan (2,8 triệu tấn), Phi-lip-pin (2,2 triệu tấn), Việt Nam (1,8 triệu tấn) và Ma-lai-xi-a (1,3 triệu tấn)." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.,"Năm 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), 5 nước: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po đã kí tuyên bố về việc thành lập “Hiệp hội các nước Đông Nam Á” viết tắt là ASEAN. Đây là một trong những sự kiện có thuận tiện trong lịch sử khu vực này. Số lượng thành viên của ASEAN ngày càng tăng: năm 1984 kết nạp Bru-nây, năm 1995: Việt Nam, năm 1997: Mi-an-ma và Lào, năm 1999 là Cam-pu-chia. -Qua 40 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của ASEAN. Năm 2004, GDP của ASEAN đạt là 799,9 tỉ USD, giá trị xuất khẩu đạt gần 552,5 tỉ USD, giá trị nhập khẩu gần 492 tỉ USD, cán cân xuất - nhập khẩu của toàn khối đạt giá trị dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa đều và chưa thật vững chắc. Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt các quốc gia có sự thay đổi nhanh chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hoá. Nhiều đô thị của các nước thành viên như Xin-ga-po (Xin-ga-po), Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a), Băng Cốc (Thái Lan), Cua-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Thành phố Hổ Chí Minh (Việt Nam)... đã dần dần tiến kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến. Tạo dựng được một môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực. Điều này có thuận tiện chính trị - xã hội hết sức quan trọng, bởi nó là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực" 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.,"Trong khi GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2004 của Xin-ga-po rất cao (25 207 USD), thì ở nhiều nước chỉ số này lại rất thấp (Mi-an-ma 166 USD, Cam-pu-chia 358 USD, Lào 423 USD, Việt Nam 553 USD). Đây là thực trạng ở các quốc gia trong ASEAN, mặc dù mức độ đói nghèo ở mỗi quốc gia có khác nhau. Đô thị hoá trong khu vực diễn ra nhanh, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp của xã hội. Các vấn đề khác như tôn giáo, sự hoà hợp dân tộc trong mỗi quốc gia, dịch bệnh, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp lí, thất nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế... đều là những thách thức, đòi hỏi các nước ASEAN cần nỗ lực giải quyết ở cả cấp quốc gia và khu vực." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.,"Gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, từ hợp tác về kinh tế tới hợp tác về văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ, trật tự - an toàn xã hội... Việt Nam đã đóng góp nhiều sáng kiến để cũng cố, nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế và qua đó vị thế của nước ta cũng được nâng cao. Về kinh tế, Việt Nam xuất khẩu gạo sang In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế khu vực. Hàng hoá nhập khẩu chủ yếu của nước ta từ khu vực là xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, một số mặt hàng điện tử, hàng tiêu dùng... Năm 2005, buôn bán giữa Việt Nam với ASEAN chiếm tỉ lệ 30% giao dịch thương mại quốc tế của nước ta. Tham gia vào ASEAN, nước ta có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng có nhiều thách thức cần phải vượt qua như sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, công nghệ, sự khác biệt về thể chế chính trị,..." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.,"Đông Nam Á gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo. Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam hoặc hướng bắc - nam, nhiều nơi núi lan ra sát biển. Giữa các dãy núi là các thung lũng rộng; ven biển có các Đồng bằng phù sa màu mỡ của những con sông lớn như sông Mê Công thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, đặc biệt là việc gieo trồng lúa nước. Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy vậy, một phần lãnh thổ Bắc Mi-an-ma, Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh. Đông Nam Á biển đảo là một trong những khu vực tập trung đảo lớn nhất thế giới, bao gồm nhiều quần đảo và hàng vạn đảo lớn, nhỏ. Đông Nam Á biển đảo ít Đồng bằng, nhiều đổi, núi và núi lửa. Núi thường có độ cao dưới 3000 m. Đồng bằng lớn chỉ tập trung ở các đảo Ca-li-mãn-tan, Xu-ma-tra, Niu Ghi-nê...; các Đồng bằng này có đất đai màu mỡ vì là đất phù sa có thêm các khoáng chất từ dung nham của núi lửa được phong hóa. Đông Nam Á biển đảo nằm trong hai đới khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.,"Đông Nam Á có số dân đông, mật độ dân số cao (trung bình là 124 người/km2 - năm 2005, trong khi thế giới chỉ là 48 người/km2). Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trước đây khá cao, hiện nay đã có chiều hướng giảm. Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%. Nguồn lao động của Đông Nam Á dồi dào, nhưng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế. Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển Kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phân bố dân cư ở Đông Nam Á không đều, dân cư tập trung đông ở Đồng bằng Châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ ba dan (đảo Gia-va tập trung tới hơn 100 triệu dân)." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 11: Khu vực Đông Nam Á.,"Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (văn hóa Trung Hoa, An Độ, Nhật Bản và Ầu, Mĩ), Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại (Phật giáo ở Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam; Thiên Chúa giáo ở hầu khắp các nước, đặc biệt là Phi-lip-pin với 80% dân số; Hồi giáo ở Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, chiếm trên 80% dân số). Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 12: Austraylia.,"Ô- XTRÂY-LI-A (Austraylia) Diện tích: 7,74 triệu km2 Dân số: 20,4 triệu người (năm 2005) Thủ đô: Can-be-ra Là đất nước rộng lớn, nằm ở bán cầu Nam, giàu có về tài nguyên, dân cư đa dân tộc, đa tôn giáo và đa văn hoá, Ô-xtrây-li-a ngày nay là một đất nước phát triển đầy năng động và ngày càng gắn bó nhiều hơn với khu vực châu Á - Thái Bình Dương." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 12: Austraylia.,"Ô-xtrây-li-a là quốc gia duy nhất chiếm cả một lục địa, với diện tích tự nhiên đứng thứ sáu trên thế giới. Địa hình ô-xtrây-li-a có độ cao trung bình thấp (chỉ có 2% đất đai là cao trên 1000m) và chia ra làm ba khu vực chính: cao nguyên miền Tây, vùng đất thấp nội địa, vùng núi (thấp, trung bình), đất cao và núi miền Đông. Khí hậu phân hoá mạnh. Cảnh quan đa dạng (dãy Trường Sơn ở miền Đông, một số cảnh quan trong các hoang mạc ở vùng nội địa, dải San hô ngầm vĩ đại ở vùng biển Đông Bắc...) hấp dẫn nhiều du khách trên thế giới. ô-xtrây-li-a giàu có về khoáng sản như: than, sắt, kim cương, dầu khí, chì, thiếc, đồng, mangan, bôxít, uranium... ô-xtrây-li-a có nhiều loài động vật, thực vật bản địa, quý hiếm. Chính phủ ô-xtrây-li-a rất quan tâm đến bảo vệ môi trường. Hơn 5% diện tích đất đai được dành đểbảo tồn thiên nhiên, trong đó có 11 khu di sản thế giới, 500 công viên quốc gia." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 12: Austraylia.,"Cách đây khoảng 60 nghìn năm đã có thổ dân sinh sống trên lục địa ô-xtrây-li-a. Đến cuối thế kỉ XVIII người châu Âu mới có mặt ở ô-xtrây-li-a. Ra đời năm 1901, ô-xtrây-li-a là nhà nước liên bang, một quốc gia độc lập trong Khối Liên hiệp Anh. Với hơn 20 triệu dân đại diện cho 151 tộc người, ô-xtrây-li-a là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hoá và đang gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Dân cư ở ô-xtrây-li-a phân bố không đều. Mật độ dân cư rất thấp ở vùng nội địa (0,03 - 0,3 người/km2) nhưng lại tập trung rất đông ở dải đồng bằng ven biển phía đông nam và tây nam (nơi đây chỉ chiếm 3% diện tích nhưng tập trung tới 90% dân số cả nước). Mức độ đô thị hoá của ô-xtrây-li-a vào loại cao nhất thế giới (có tới 85% dân cư sống ở các đô thị). Tỉ suất gia tăng dân số trong những thập kỉ qua là 1,4%, chủ yếu do dân nhập cư. ô-xtrây-li-a đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, là quốc gia tiên tiến về khoa học và kĩ thuật (chiếm 2,5% các công trình khoa học trên thế giới và đã giành được 8 giải Nôben về Vật lí, Y học, Hoá học). Chính phủ đầu tư lớn cho nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo nghề và phát triển công nghệ thông tin" 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 12: Austraylia.,"ô-xtrây-li-a có nền kinh tế phát triển. Các ngành kinh tế có hàm lượng tri thức cao hiện đang đóng góp 50% giá trị GDP. Trong những năm gần đây, ô-xtrây-li-a có mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tỉ lệ thất nghiệp thấp và trở thành môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Dịch vụ có vai trò rất quan trọng, chiếm tới 71% GDP - năm 2004. Mạng lưới các ngân hàng, các chi nhánh tài chính ngày càng mở rộng, thương mại điện tử rất phát triển. Đất nước rộng lớn, các thành phố và khu dân cư nằm quá xa nhau, ít thuận lợi cho giao thông đường sắt và đường ô tô, nhưng lại tạo điều kiện cho ngành hàng không nội địa phát triển. Hoạt động ngoại thương phát triển mạnh, chủ yếu thông qua cảng Xít-ni. ô-xtrây-li-a xuất khẩu khoáng sản, lương thực, thực phẩm, máy móc... nhập khẩu thiết bị vận tải, nguyên liệu, hoá chất... Đất nước ô-xtrây-li-a có hơn 20 triệu dân nhưng hằng năm đón tới 5 triệu lượt khách du lịch." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 12: Austraylia.,"ô-xtrây-li-a có trình độ phát triển công nghiệp cao nhưng lại là nước xuất khẩu nhiều nguyên liệu thô; đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu than đá, kim cương. ô-xtrây-li-a cũng là nước xuất khẩu nhiều uranium, dầu thô, khí tự nhiên, vàng, quặng sắt, chì, thiếc, đồng và mangan. Công nghiệp mỏ chiếm 7% GDP (trên 30 tỉ đô la ô-xtrây-li-a) và sử dụng 4% lao động. Gần đây, ô-xtrây-li-a phát triển mạnh các ngành công nghệ cao như sản xuất thuốc và thiết bị y tế, phần mềm máy tính, viễn thông, khai thác năng lượng mặt trời và công nghiệp hàng không. Ngành công nghiệp viễn thông đứng thứ 10 thế giới. Công nghiệp chế biến thực phẩm của ô-xtrây-li-a đạt tiêu chuẩn quốc tế, chiếm 20% giá trị hàng xuất khẩu. Các trung tâm công nghiệp lớn là Xít-ni, Men-bơn, A-đê-lai." 11,Chương 2: Địa lí khu vực và quốc gia,Bài 12: Austraylia.,"ô-xtrây-li-a luôn được đánh giá là nước có nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất dựa vào các trang trại có quy mô lớn và trình độ kĩ thuật cao. Đất trồng trọt và chăn nuôi chiếm 6% diện tích tự nhiên; nông nghiệp sử dụng 5,6% lực lượng lao động, chiếm 4% GDP và đóng góp 25% trị giá xuất khẩu. ô-xtrây-li-a là nước sản xuất và xuất khẩu nhiều lúa mì: trồng nhiều cây công nghiệp và hoa quả, chủ yếu ở vùng Đông Nam. Chăn nuôi chiếm 60% giá trị sản xuất nông nghiệp. Với đàn cừu 150 triệu con, ô-xtrây-li-a đứng đầu thế giới về xuất khẩu len. ô-xtrây-li-a cũng xuất khẩu nhiều sữa, thịt bò sang Hoa Kì, Nhật Bản, Đông Nam Á và Anh." 12,Chương 1: Địa lí Việt Nam.,Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập.,"Ngày 30 - 4 - 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nước ta đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Bối cảnh trong nước và quốc tế vào những năm cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX hết sức phức tạp. Tất cả những điều này đã đưa nền kinh tế nước ta sau chiến tranh rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kì luôn ở mức 3 con số. Công cuộc Đổi mới được manh nha từ năm 1979. Những đổi mới đầu tiên là từ lĩnh vực nông nghiệp với ""khoản 100” và ""khoản 10"", sau đó lan sang các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Đường lối, Đổi mới được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986), đưa nền kinh tế xã hội của nước ta phát triển theo ba xu thế: Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội; Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới." 12,Chương 1: Địa lí Việt Nam.,Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập.,"Tính đến năm 2006, công cuộc Đổi mới của nước ta đã qua chặng đường 20 năm. Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng GDP từ 0,2% vào giai đoạn 1975 - 1980 đã tăng lên 6,0 % vào năm 1988 và 9,5% năm 1995. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt mức 4,8% (năm 1999) và đã tăng lên 8,4% vào năm 2005. Trong 10 nước ASEAN, tính trung bình giai đoạn 1987 - 2004, tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta là 6,9%, chỉ đứng sau Xingapo (7,0%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cho tới đâu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trong cơ cấu GDP, nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ. Từng bước, tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm, đến năm 2005 chỉ còn 21%. Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, đến năm 2005 đạt 41%, vượt cả tỉ trọng của khu vực dịch vụ (38%). Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xã, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiên rõ rệt." 12,Chương 1: Địa lí Việt Nam.,Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập.,"Toàn cầu hoá là một xu thế lớn, một mặt cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bền ngoài (đặc biệt là về vốn, công nghệ và thị trường), mặt khác đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam và Hoa Kì bình thường hoá quan hệ từ đầu năm 1995 và nước ta là thành viên của ASEAN từ tháng 7 - 1995. ASEAN đã trở thành một liền kết kinh tế khu vực gồm 10 nước và là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hợp tác ngày càng toàn diện giữa các nước trong khối, giữa các nước trong khối với các nước ngoài khu vực. Việt Nam đa đóng góp quan trọng vào sự cũng cố khối ASEAN. Nước ta cũng trong lộ trình thực hiện các cam kết của AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ song phương và đa phương. Sau 11 năm chuẩn bị và đàm phán, từ tháng 1 - 2007 Việt Nam đa chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)." 12,Chương 1: Địa lí Việt Nam.,Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập.,"Nước ta đã thu hút mạnh các nguồn vốn đâu tư nước ngoài: vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Đâu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Đâu tư gián tiếp của nước ngoài (FPI) cũng bắt đâu tăng lên cùng với việc mở rộng hoạt động của thị trường chứng khoán và cải thiện môi trường đâu tư. Các nguồn vốn này đã và đang có tác động tích cực đến việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, hiện đại hoá đất nước. Hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực... được đẩy mạnh. Ngoại thương được phát triển ở tầm cao mới. Tổng giá tri xuất nhập khẩu đã tăng từ 3,0 tỉ USD (năm 1986) lên 69,2 tỉ USD (năm 2005), mức tăng trung bình cho cả giai đoạn 1986 - 2005 là 17,9%/năm. Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu khá lớn về một số mặt hàng (dệt may, thiết bị điện tử, tàu biển, gạo, cà phê, điều, hồ tiêu, thuỷ sản các loại,...)." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.,"Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia. Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững. Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nên văn hoá mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của kinh tế thị trường." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.,"Nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. phần trên chiều rộng nằm trong khung của hệ toạ độ địa lí sau: điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23'B tại xã Lũng Cú, huyện đồng Vân, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34'B tại xa Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102o09'Đ tại xã Sín Thâu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24'Đ tại xa Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Trên vùng biển, hệ toạ độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6o50'B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20'Đ tại Biển Đông. Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105oĐ chạy qua nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.,"Nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. phần trên chiều rộng nằm trong khung của hệ toạ độ địa lí sau: điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23'B tại xã Lũng Cú, huyện đồng Vân, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34'B tại xa Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102o09'Đ tại xã Sín Thâu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109o24'Đ tại xa Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Trên vùng biển, hệ toạ độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6o50'B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến trên 117o20'Đ tại Biển Đông. Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn. Kinh tuyến 105oĐ chạy qua nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực múi giờ thứ 7." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.,"Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần chiều rộng và các hải đảo, có tổng diện tích là 331 212 km2 (Niên giám Thống kê 2006). Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên chiều rộng, trong đó đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài hơn 1400 km, đường biên giới Việt Nam - Lào dài gần 2100 km và đường biên giới Việt Nam - Campuchia dài hơn 1100 km. Phần lớn biên giới trên chiều rộng nước ta nằm ở khu vực miền núi. Đường biên giới thường được xác định theo các địa hình đặc trưng: các đỉnh núi, đường sống núi, các đường chia nước, khe, sông suối. Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước láng giềng được tiến hành qua các cửa khẩu. Đường bờ biển nước ta cong như hình chữ S, dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đa tạo điều kiện cho 28 trong 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có điều kiện trực tiếp khai thác những tiềm năng to lớn của Biển Đông. Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà)." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.,"Biển Đông có các quốc gia ven biển là: Việt Nam, Trung Quốc, Philippin , Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan và Campuchia. Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Ngày 12 - 11 - 1982, Chính phủ nước ta đã ra tuyên bố quy định đường cơ sở ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Vùng nội thuỷ cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền. lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1852m). Ranh giới của lãnh hải (được xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phần định trên các vịnh với các nước hữu quan) chính là đường biên giới quốc gia trên biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lí. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư... Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp liên với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. ở vùng này, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngâm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đẩy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nửa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam. Như vậy, theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở Biển Đông. Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bão trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bền ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.,"Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên có nên nhiệt độ cao, chan hoà ánh nắng, lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch (Tín phong) và gió mùa Châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên khí hậu có hai mùa rõ rệt. Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông - nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Vì thế, thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống, khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú. vị trí và hình thể nước ta đa tạo nên sự phần hoá đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau. Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm nên cần có các biện pháp phòng chống tích cực và chủ động" 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.,"Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và với các nước khác trên thế giới nhờ có vị trí địa lí khá đặc biệt. -Về kinh tế, Việt Nam nằm trên nga tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng với nhiều cảng biển như: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn... và các sân bay quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất... cùng với các tuyến đường bộ, đường sát xuyên Á, đường biển, đường hàng không nối liền nước ta với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước. Hơn thế nữa, nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận tiện cho nước Lào, các khu vực Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, Tây Nam Trung Quốc. Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong viêc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lành thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đâu tư của nước ngoài. Về văn hóa - xã hội, vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa - xã hội và mối giao lưu lâu đời đà tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Theo quan điểm địa lí chính trị và địa lí quân sự, nước ta có vị trí đặc biêt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Đặc biệt, Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.,"Có nhiều cách vẽ lược đồ Việt Nam. Dưới đây giới thiệu một trong những cách vẽ đó. Vẽ một lưới ô vuông gồm 40 ô (5 X 8) như trong hình 3. Mỗi chiều của ô vuông ứng với 2 độ kinh tuyến và 2 độ vi tuyến. Lưới ô vuông này thể hiện lưới kinh - vi tuyến từ 102oĐ đến 112oĐ và từ 8oB đến 24oB mà phần lớn lãnh thổ nước ta nằm trong đó. Trên cơ sở một lược đồ Việt Nam ứng với lưới ô vuông như hình 3, giáo viên gợi ý cho học sinh lựa chọn một số điểm chuẩn để học sinh sáng tạo các cách vẽ đường bờ biển và đường biên giới đất liền tương đối chính xác. Ví dụ: Móng Cái nằm trên kinh tuyến 108oĐ, Đèo Ngang có vĩ độ khoảng 18oB, thành phố Đà Nẵng có vĩ độ khoảng 16oB, thành phố Lào Cai và đảo Phú Quốc nằm trên kinh tuyến 104oĐ... Sau đó, học sinh sẽ tự vẽ các sông lớn, đảo lớn, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ.,Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển Trái Đất. Đó là một quá trình rất lâu dài và phức tạp. Có thể chia làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn Tiên Cambri. Giai đoạn Cổ kiến tạo. Giai đoạn Tân kiến tạo. Mỗi giai đoạn đều đánh dấu bước phát triển mới của lãnh thổ nước ta. 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ.,"Các nghiên cứu địa chất mới nhất đã xác định Trái Đất được hình thành từ cách đây khoảng 4,6 tỉ năm. Phần lớn thời gian của lịch sử Trái Đất thuộc hai đại: Thái cổ (Ackêôzôi) kết thúc cách đây khoảng 2,5 tỉ năm và tiếp theo là Nguyên sinh (Prôtêrôzôi) kết thúc cách đây 542 triệu năm. Ở giai đoạn này, lớp vỏ Trái Đất chưa được định hình rõ ràng và có rất nhiều biến động. Những dấu vết của nó hiện nay lộ ra trên mặt đất không nhiều mà phần lớn chìm ngập dưới các lớp đất đá nên còn ít được nghiên cứu. Giai đoạn sơ khai này của lịch sử Trái Đất còn được gọi là giai đoạn Tiên Cambri. Ở Việt Nam, giai đoạn Tiên Cambri được xem là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ với những đặc điểm sau: Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam: Các đá biến chất cổ nhất ở nước ta được phát hiện ở Kon Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây khoảng 2,5 tỉ năm; như vậy, giai đoạn Tiên Cambri diễn ra ở nước ta trong suốt thời gian khoảng 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm. Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay: Giai đoạn này diễn ra chủ yếu ở một số nơi, tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ. Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu: Cùng với sự xuất hiện thạch quyển, lớp khí quyển ban đầu còn rất mỏng gồm chủ yếu là các chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđrô và về sau là ôxi. Khi nhiệt độ không khí thấp dần, thuỷ quyển mới xuất hiện với sự tích tụ của lớp nước trên bề mặt Trái Đất. Từ đó, sự sống xuất hiện. Tuy vậy, các sinh vật trong giai đoạn này còn ở dạng sơ khai nguyên thuỷ như tảo, động vật thân mềm." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ.,"Khi nghiên cứu địa chất hoặc lịch sử phát triển lãnh thổ tự nhiên của mỗi quốc gia, mỗi khu vực trên thế giới, rất cần thiết phái có sự thống nhất về quan niệm và thước đo thời gian. Bảng Niên biểu địa chất là bảng xác định các đơn vị thời gian và đơn vị địa tầng trong lịch sử phát triển của Trái Đất, đã được các nhà địa chất trên thế giới thừa nhân và thống nhất sử dụng rộng rãi. Bảng Niên biểu địa chất gồm các cột dọc trình bày các đơn vị thời gian (Đại, Kỉ, Thế), các đơn vị địa tầng (Giới, Hệ, Thống), thời gian các đơn vị ây xảy ra cách đây và số thời gian thực tế đã diễn ra; các hàng ngang trình bày thời gian của các Đại ứng với các Giới, các Kỉ ứng với các Hệ, các Thế ứng với các Thống cùng các tên gọi và kí hiệu cụ thể. Đa số các Kỉ (Hệ) mang tên địa phương nơi mà lần đầu tiên trầm tích được phát hiện và mô tá. Tên các Kỉ (Hệ) thuộc đại Tân sinh phán ánh sự tiến hoá của thế giới hữu cơ, trong đó có thống Hôlôxen với sự xuât hiện của loài người. Riêng trong đại Tân sinh, hai kỉ Palêôgen và Nêôgen còn có tên chung là kỉ Đệ tam. Sử dụng báng Niên biểu địa chất sẽ giúp cho việc tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta được cụ thể và thuận lợi hơn." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ.,"Giai đoạn Cổ kiến tạo là giai đoạn tiếp nối sau giai đoạn Tiên Cambri. Đây là giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta với những đặc điểm sau: Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 477 triệu năm: Giai đoạn Cổ kiến tạo bắt đâu từ kỉ Cambri, cách đây 542 triệu năm, trải qua cả hai đại Cổ sinh và Trung sinh, chấm dứt vào kỉ Krêta, cách đây 65 triệu năm. Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta: Trong giai đoạn này, tại lãnh thổ nước ta có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các kì vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh. Đất đá của giai đoạn này rất cổ, có cả các loại trầm tích (trầm tích biển và trầm tích lục địa), macma và biến chất. Các đá trầm tích biển phần bố rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt là đá vôi tuổi Đêvôn và Cacbon - Pecmi có nhiều ở miền Bắc. Tại một số vùng trũng sụt lún trên đất liền được bồi lấp bởi các trầm tích lục địa vào đại Trung sinh và hình thành nền các mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam; các đá cát kết, cuội kết màu đỏ sẫm ở khu vực Đông Bắc. Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi: trong đại Cổ sinh là các địa khối Thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum; trong đại Trung sinh là các dãy núi có hướng tây bắc - đông nam ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ. Kèm theo các hoạt động uốn nếp tạo núi và sụt võng là các đứt gãy, động đất với các loại đá macma xâm nhập và macma phun trào như granit, riôlit, anđêzit cùng các khoáng sản quỹ như: đồng, sát, thiếc, vàng, bạc, đá quỹ. Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ỏ nước ta đã rất phát triển: Các điều kiện cổ địa lí của vùng nhiệt đới ẩm ở nước ta vào giai đoạn này đa được hình thành và phát triển thuận lợi mà dấu vết để lại là các hoá đá san hô tuổi Cổ sinh, các hoá đá than tuổi Trung sinh cùng nhiều hoá đá cổ khác. Có thể nói, về cơ bản đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam hiện nay đa được định hình từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ.,"Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta, còn được kéo dài cho đến ngày nay. Giai đoạn Tân kiến tạo ở nước ta có những đặc điểm sau: Là giai đoạn diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta: Giai đoạn này chỉ mới bắt đâu từ cách đây 65 triệu năm và vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vân động tạo núi Anpơ - Himalaya và những biến đổi khí hâu có quy mô toàn cầu: Sau khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tương đối ổn định và tiếp tục được hoàn thiện dưới chế độ lục địa, chủ yếu chịu sự tác động của các quá trình ngoại lực." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ.,"Vận động tạo núi Anpơ - Himalaya tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đâu từ kỉ Nêôgen, cách đây khoảng 23 triệu năm, cho đến ngày nay. Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ - Himalaya, trên lãnh thổ nước ta đa xảy ra các hoạt động như: uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bổn trũng lục địa. Củng vào giai đoạn này, đặc biệt trong kỉ Đệ tứ, khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kì băng hà gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước biển. Đa có nhiều lần biển tiến và biển lùi trên phần lãnh thổ nước ta mà dấu vết để lại là các thềm biển, cồn cát, các ngấn nước trên vách đá ở vùng ven biển và các đảo ven bờ... Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay: Anh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo ở nước ta đã làm cho một số vùng núi (điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn) được nâng lên, địa hình trẻ lại, các quá trình địa mạo như hoạt động xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh; Hệ thống sông suối đa bồi đáp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn, mà điển hình nhất là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ; các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxit... Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đa được thể hiện rõ nét trong các quá trình tự nhiên như quá trình phong hoá và hình thành đất, trong nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú và đa dạng của thổ nhưỡng và giới sinh vật đa tạo nên diện mạo và sắc thái của thiên nhiên nước ta ngày nay." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ.,"Các nghiên cứu địa chất mới nhất đã xác định Trái Đất được hình thành từ cách đây khoảng 4,6 tỉ năm. Phần lớn thời gian của lịch sử Trái Đất thuộc hai đại: Thái cổ (Ackêôzôi) kết thúc cách đây khoảng 2,5 tỉ năm và tiếp theo là Nguyên sinh (Prôtêrôzôi) kết thúc cách đây 542 triệu năm. Ở giai đoạn này, lớp vỏ Trái Đất chưa được định hình rõ ràng và có rất nhiều biến động. Những dấu vết của nó hiện nay lộ ra trên mặt đất không nhiều mà phần lớn chìm ngập dưới các lớp đất đá nên còn ít được nghiên cứu. Giai đoạn sơ khai này của lịch sử Trái Đất còn được gọi là giai đoạn Tiên Cambri. Ở Việt Nam, giai đoạn Tiên Cambri được xem là giai đoạn hình thành nên móng ban đầu của lãnh thổ với những đặc điểm sau: Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam: Các đá biến chất cổ nhất ở nước ta được phát hiện ở Kon Tum, hoàng liền Sơn có tuổi cách đây khoảng 2,5 tỉ năm; như vậy, giai đoạn Tiên Cambri diễn ra ở nước ta trong suốt thời gian khoảng 2 tỉ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm. Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay: Giai đoạn này diễn ra chủ yếu ở một số nơi, tập trung ở khu vực núi cao hoàng liền Sơn và Trung Trung Bộ. Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu: Cùng với sự xuất hiện thạch quyển, lớp khí quyển ban đầu còn rất mỏng gồm chủ yếu là các chất khí amôniac, điôxit cacbon, nitơ, hiđrô và về sau là ôxi. Khi nhiệt độ không khí thấp dân, thủy quyển mới xuất hiện với sự tích tụ của lớp nước trên bề mặt Trái Đất. Từ đó, sự sống xuất hiện. Tuy vậy, các sinh vật trong giai đoạn này còn ở dạng sơ khai nguyên thủy như tảo, động vật thân mềm." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi.,"Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích. Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng: Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phần bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phần hoá đa dạng. Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: Hướng tây bắc - đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn Sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam). Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: Hãy nêu những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: Hãy lấy ví dụ để chứng minh tác động của con người tới địa hình nước ta" 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi.,"Địa hình núi chia thành 4 vùng là: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Vùng núi Đông Bắc nằm ở phía đông của thung lũng Sông Hồng với 4 cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông. Đó là các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triêu. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Câu, sông Thương, sông Lục Nam,.. Địa hình Đông Bắc cũng thấp dần từ phía tây bắc xuống đông nam. Những đỉnh cao trên 2000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m. + Vùng núi Tây Bắc nằm giữa Sông Hồng và sông Cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc - đông nam." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi.,"Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt - Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipàng (3143m); phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào từ Khoan La San đến sông Cả; ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hoá. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Ma, sông Chu. Vùng núi Trường Sơn Bắc (thuộc Bắc Trung Bộ) giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam. Trường Sơn Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu: phía bắc là vùng núi Tây Nghệ Ấn và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên - Huế, ở giữa thấp trủng là vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Tri. Mạch núi cuối cùng (dãy Bạch Mã) đâm ngang ra biển là ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam. Vùng núi Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên. Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ. Địa hình núi với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dân về phía đông, sườn dốc dựng chệnh vênh bền dải đồng bằng hẹp ven biển. Tương phản với địa hình núi ở phía đông là các bề mặt cao nguyên badan Plây Ku, Đák Lák, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các bậc độ cao khoảng 500 - 800 - 1000m và các bán bình nguyên xen đồi ở phía tây, tạo nên sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây của vùng Trường Sơn Nam." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi.,"Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du. Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nước ta là các bề mặt bán bình nguyên hoặc các đồi trung du. Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan ở độ cao khoảng 200m. Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa phía bắc và phía tây đồng bằng Sông Hồng, thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi.,"đồng bằng nước ta chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ, được chia thành 2 loại: đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển. đồng bằng châu thổ sông: gồm đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Hai đồng bằng này đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. đồng bằng Sông Hồng là đồng bằng châu thổ, được bồi tụ phù sa của Hệ thống Sông Hồng và Hệ thống sông Thái Bình, đa được con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh. đồng bằng rộng khoảng 15 nghìn km2, địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do có đê ven sông ngàn lũ nên vùng trong đê không còn được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trủng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hàng năm. đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hàng năm của Hệ thống sông Mê Công. Khác với đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn, diện tích khoảng 40 nghìn km2, địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch châng chịt; về mùa lũ, nước ngập trên diên rộng, còn về mùa cạn, nước triệu lấn mạnh. Gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn. đồng bằng có các vùng trủng lớn như đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên,... là những nơi chưa được bồi lấp xong." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi.,"đồng bằng ven biển: Dải đồng bằng ven biển miền Trung có tổng diện tích khoảng 15 nghìn km2. Biển đông vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng này nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. đồng bằng phân nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. Chỉ một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn như đồng bằng Thanh Hoá của Hệ thống sông Mã, sông Chu, đồng bằng Nghề Ấn (sông Cả), đồng bằng Quảng Nam (sông Thu Bổn) và đồng bằng Tuy Hoà (sông Đà Râng). ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm ba dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi.,"Khu vực đồi núi -Các thế mạnh: Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sát, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram... và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liêu xây dựng. Đó là nguyên liêu, nhiên liêu cho nhiều ngành công nghiệp. Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nên lâm - nông nghiêp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới. Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho viêc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiêp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc. Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể nuôi trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiêp, cây ăn quả và cả cây lương thực. + Nguồn thuỷ năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thuỷ điên lớn. + Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng... nhất là du lịch sinh thái. -Các mặt hạn chế: ơ nhiều vùng núi, địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho viêc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại... thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi.,"Khu vực đồng bằng -Các thế mạnh: Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là lúa gạo. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như thuỷ sản, khoáng sản và lâm sản. Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông. -Hạn chế: Các thiên tai như bao, lụt, hạn hán... thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.,"Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,447 triệu km2. Là biển tương đối kín, phía bắc và phía tây là lục địa, phía đông và đông nam được bão bọc bởi các vòng cung đảo. Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải vàn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thuỷ triều, hải lưu) và sinh vật biển. Các đặc điểm trên của Biển Đông ảnh hưởng mạnh mẽ đến thiên nhiên phân chiều rộng và làm cho thiên nhiên nước ta có sự thống nhất giữa phân chiều rộng và vùng biển." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.,"Khí hậu: Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khác nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm diu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hoà hơn. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển: Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triệu rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô... Các Hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, riêng Nam Bộ là 300 nghìn ha, lớn thứ hai trên thế giới sau rừng ngập mặn Amadôn ở Nam Mĩ. Tuy vậy, hiện nay rừng ngập mặn đa bị thu hẹp rất nhiều do chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá và do cháy rừng... Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ. Các Hệ sinh thái trên đất phèn và Hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.,"Tài nguyên thiên nhiên vùng biển: Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá tri nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu - Ma Lai và Sông Hồng tuy diện tích nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể; ngoài ra còn nhiều vùng có thể chứa dâu, khí đang được thàm dò. Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liêu quý cho ngành công nghiêp. Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển. Tài nguyên hải sản: Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho Hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đẩy khác. Ven các đảo, nhất là tại hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển Đông thật sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. d)Thiên tai, Bão: Mỗi năm trung bình có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta. Bao kèm theo sóng lừng, mưa lớn, nước dâng gây lũ lụt là loại thiên tai bất thường, khó phòng tránh vẫn thường xuyên xảy ra hằng năm làm thiêt hại nặng nê về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển nước ta. Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe doạ nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ. ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hoá đất đai. Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai là những Vấn đề Hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.,"Khí hậu: Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khác nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm diu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển: Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác Châu có bãi triệu rộng, các bãi cát phảng, cổn cát, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô... Các Hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta vốn có diện tích tới 450 nghìn ha, riêng Nam Bộ là 300 nghìn ha, lớn thứ hai trên thế giới sau rừng ngập mặn Amadôn ở Nam Mi. Tuy vậy, hiện nay rừng ngập mặn đã bị thu hẹp rất nhiều do chuyển đồi thành diện tích nuôi tôm, cá và do cháy rừng... Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ. Các Hệ sinh thái trên đất phèn và Hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.,"Tính chất nhiệt đới: Tính chất nhiệt đới của khí hậu được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do có góc nhập xạ lớn và ở mọi nơi trong năm đều có hai lân Mặt Trời qua thiên đỉnh. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20oC (trừ vùng núi cao), nhiều nắng, tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1400 đến 3000 giờ/năm. Lượng mưa, độ ẩm lớn: Các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có Biển Đông) đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đến 2000mm. ở những sườn núi đón gió biển và các khối núi cao, lượng mưa trung bình năm có thể lên đến 3500 - 4000mm. Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương. Gió mùa Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió mùa đã lấn át Tín phong, vì thế Tín phong hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió. - Gió mùa mùa đông: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.,"Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đâu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hâu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam. Vào đâu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ. Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên ""gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta. Trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Còn ở miền Nam có hai mùa: mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Giũa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.,"Địa hình: Xâm thực mạnh ở miền đồi núi. Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng đất trượt, đá lở. ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô. Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng. Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông. Rìa phía đông nam đồng bằng châu thổ Sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét. Có thể nói, quá trình xâm thực bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại. Hãy nêu ảnh hưởng của địa hình xâm thực, bồi tụ mạnh đến việc sử dụng đất ở nước ta." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.,"Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Chỉ tính những con sông có chiêu dài trên 10 km thì nước ta đã có tới 2360 sông. Dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km lại gặp một cửa sông. Sông ngòi nước ta nhiêu, nhưng phần lớn là sông nhỏ. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. Sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm (trong đó 60% lượng nước là từ phân lưu vực nằm ngoài lãnh thổ). Tổng lượng phù sa hàng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là khoảng 200 triệu tấn. Chế độ nước theo mùa: Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến thất thường." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.,"Đất: Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sát (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế, loại đất này được gọi là đất feralit (Fe - Al) đỏ vàng. Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axít, do đó đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.,"Sinh vật: Ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Hiện nay, rừng nguyên sinh còn lại rất ít, phổ biến là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau, từ rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá tới xa van, bụi gai hạn nhiệt đới. Trong giới sinh vật, thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như họ Đậu, Vang, Dầu tầm, Dâu. Động vật trong rừng là các loài chim thú nhiệt đới, nhiều nhất là công, tri, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai, hoảng... Ngoài ra, các loài bò sát, ếch nhái, côn trùng cũng rất phong phú. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.,"Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến nhiều mặt hoạt động sản xuất và đời sống, trực tiếp nhất và rõ rệt nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ảnh hưỏng đến sản xuất nông nghiệp: Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa đạng hoá cây trồng, vật nuôi. Cần tận dụng mặt thuận lợi này để không ngừng nâng cao năng suất cây trồng và nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trống bằng mô hình nông - lâm kết hợp. -Tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phòng trừ dịch bệnh... trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh hưỏng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch... và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng... nhất là vào mùa khô. Tuy nhiên, các khó khăn, trở ngại cũng không ít: Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác... chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi. Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bi, nông sản. Các thiên tai như mưa bao, lũ lụt, hạn hán hàng năm gây tổn thất rất lớn cho mọi ngành sản xuất, thiệt hại về người và tài sản. Các hiện tượng thời tiết bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng... cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa đạng.,"Thiên nhiên ở đây đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm trên 20oC. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2 - 3 tháng nhiệt độ trung bình < 18oC, thể hiện rõ nhất ở trung du miền núi bắc Bộ và đồng bằng bắc Bộ. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Sự phân mùa nóng, lạnh làm thay đổi cảnh sắc thiên nhiên: mùa đông bâu trời nhiều mây, tiết trời lạnh, mưa ít, nhiều loài cây rụng lá; mùa hạ trời nắng nóng, mưa nhiều, cây cối xanh tốt. Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt đới như dẻ, re, các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu; các loài thú có lông dày như gấu, chổn... ở vùng đồng bằng, vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa đạng.,"Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC và không có tháng nào dưới 20oC. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ. Khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia thành hai mùa mưa và khô, đặc biệt rõ từ vĩ độ 14o B trở vào. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam (nguồn gốc Mã Lai - Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ - Mianma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dâu. Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô, nhiều nhất ở Tây Nguyên. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng... Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu..." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa đạng.,"Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hoá thành 3 dải rõ rệt: Vùng biển và thềm lục địa: Vùng biển nước ta lớn gần gấp 3 lân diện tích đất liền. Độ nông - sâu, rộng - hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kế bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển. Hãy quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, nêu dẫn chứng về mối quan hệ đó. Thiên nhiên vùng biển nước ta đa đạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới gió mùa. Vùng đồng bằng ven biển: Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tuỳ nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển phía đông. đồng bằng bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng với các bai triệu thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông; phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi, thay đổi theo mùa. Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu; các dạng địa hình bổi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến; thiên nhiên khác nghiệt, đất đai kém màu mỡ nhưng giàu tiềm năng du lịch và thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển. Vùng đồi núi: Sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi. Trong khi thiên nhiên vùng núi Đông bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì ở vùng núi thấp phía nam Tây bắc lại có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và ở vùng núi cao Tây Bắc, cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới. Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì ở vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa đạng.,"Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao: Đai nhiệt đới gió mùa: Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới 600 - 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900 - 1000m. Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25oC). Độ ẩm thay đổi tuỳ nơi: từ khô đến ẩm ướt. Đất trong đai bao gồm: Đất đồng bằng chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên của cả nước, với các nhóm: đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát... Trong đó có diện tích lớn nhất và tốt nhất là đất phù sa. Đất vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, chủ yếu là nhóm đất feralit. Trong đó tốt nhất là đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi. Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30 - 40m, phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa đạng và phong phú. Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá và rừng thưa nhiệt đới khô. Trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt có: các hệ sinh thái rừng thường xanh trên đá vôi; rừng ngập mặn trên đất mặn ven biển; rừng tràm trên đất phèn; hệ sinh thái xa van, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất thoái hoá vùng khô hạn." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa đạng.,"Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: Ở miền Bắc, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600 - 700m lên đến 2600m, ở miền Nam từ 900 - 1000m lên đến 2600m. Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. Ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m, khí hậu mát mẻ và độ ẩm tăng, tạo điều kiện hình thành các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. Các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cày, cáo. Ở độ cao trên 1600 - 1700m hình thành đất mùn. Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng, đã xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya. Đai ôn đới gió mùa trên núi: Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn). Khí hậu có tính chất khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15 độ C, mùa đông xuống dưới 5 độ C; có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Đất ở đây chủ yếu là đất mùn thô." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: Ở miền Bắc, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600 - 700m lên đến 2600m, ở miền Nam từ 900 - 1000m lên đến 2600m. Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. Ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m, khí hậu mát mẻ và độ ẩm tăng, tạo điều kiện hình thành các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. Các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cày, cáo. Ở độ cao trên 1600 - 1700m hình thành đất mùn. Rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng, đã xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya. Đai ôn đới gió mùa trên núi: Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn). Khí hậu có tính chất khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 15 độ C, mùa đông xuống dưới 5 độ C; có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Đất ở đây chủ yếu là đất mùn thô." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Ranh giới phía tây - tây nam của miền dọc theo hữu ngạn Sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng bắc Bộ. Các đặc điểm cơ bản của miền là: đồi núi thấp chiếm ưu thế; hướng vòng cung của các dãy núi; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng. Gió mùa Đông bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh làm hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài thực vật phương bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa. Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển có đẩy nông, tuy nhiên van có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Tài nguyên khoáng sản giàu than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm... Vùng thềm vịnh bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng. Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết là những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Giới hạn của miền từ hữu ngạn Sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã. Các đặc điểm cơ bản của miền là: địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông theo hướng tây bắc - đông nam với dải đồng bằng thu hẹp; ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc giảm sút làm cho tính chất nhiệt đới tầng dân (so với miền bắc và Đông bắc Bắc Bộ), với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam. Đây là miền duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bê mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo,... thuận lợi cho phát triển chân nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông - lâm kết hợp. Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ Ấn, Hà Tĩnh (chỉ sau Tây Nguyên). Khoáng sản có sắt, crôm, titan, thiếc, apatít, vật liêu xây dựng. Vùng ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp; nhiều nơi có thể xây dựng cảng biển. Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xảy ra trong miền." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có giới hạn từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam. Miền này có cấu trúc địa chất - địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ. Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thuỷ vân giữa hai sườn Đông - Tây của Trường Sơn Nam biểu hiện rõ rệt. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ. Đặc điểm cơ bản của miền là có khí hậu cận xích đạo gió mùa, được thể hiện ở nên nhiệt cao, biện độ nhiệt độ nằm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt. Khí hậu cận xích đạo gió mùa thuận lợi cho sự phát triển rừng cây họ Dầu và các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng... Ven biển, rừng ngập mặn phát triển, trong rừng có các loài tràn, rán, cá sấu đầm lầy, các loài chim tiêu biểu của vùng ven biển nhiệt đới, xích đạo ẩm; dưới nước nhiều cá, tôm. Vùng thềm lục địa tập trung các mỏ dầu khí có trữ lượng lớn; Tây Nguyên có nhiều bôxit. Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô là những khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng: Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng dân lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi. Nàm 1943, loại rừng giàu của cả nước có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng). Đến nay, tuy đa có gần 40% diện tích đất có rừng che phủ nhưng phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trống chưa khai thác được. Vì thế, 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi. Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng: Ngoài thuận tiện kinh tế, rừng còn giữ vai trò cân bằng sinh thái môi trường. Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, theo quy hoạch thì chúng ta phải nâng độ che phủ của cả nước hiện tại từ gần 40% lên đến 45 - 50%, vùng núi dốc phải đạt độ che phủ khoảng 70 - 80%. Sự quản lí của Nhà nước về quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng được thể hiện qua những quy định về nguyên tác quản lí, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và các khubảo tồn thiên nhiên. Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng. Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng, Nhà nước đã tiến hành giao quyên sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân. Nhiệm vụ trước mắt là thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 nhằm đáp ứng yêu câu phủ xanh được 43% diện tích và phục hồi lại sự cân bằng môi trường sinh thái ở Việt Nam." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa đạng.,"Suy giảm đa đạng sinh học: Sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa đạng cao (thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu Hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm) nhưng đang bị suy giảm. Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo tính đa đạng của sinh vật. Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt. Đó là hậu quả của sự khai thác tài nguyên quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển. - Các biện pháp bảo vệ đa đạng sinh học: Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Năm 1986, nước ta có 87 khu với 7 vườn quốc gia, đến năm 2007 đã có 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn loài - sinh cảnh, trong đó có 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Ban hành Sách đỏ Việt Nam. Để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, đã có 360 loài thực vật và 350 loài động vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Quy định việc khai thác. Để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước, Nhà nước đã ban hành các quy định trong khai thác như: cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng non; cấm gây cháy rừng; cấm săn bắt động vật trái phép; cấm dùng chất nổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột; cấm gây độc hại cho môi trường nước." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa đạng.,"Theo số liệu thống kê năm 2005, nước ta có khoảng 12,7 triệu ha đất có rừng, 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm hơn 28,4 % tổng diện tích đất tự nhiên), trung bình trên đầu người là hơn 0,1 ha. Trong số 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì đất bằng chỉ có khoảng 350 nghìn ha, còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi đang bị thoái hoá. Do vậy, khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng không nhiêu, việc khai hoang đất đồi núi làm nông nghiệp cần phải hết sức thận trọng. Những năm gần đây, do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng nên diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh. Tuy nhiên diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất lớn. Hiện cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ hoang mạc hoá (chiếm khoảng 28% diện tích đất đai). Đối với vùng đồi núi, để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố váy cá, trồng cây theo bàng. Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp. Bảo về rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi. Đất nông nghiệp vốn đã ít, nên chúng ta cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. đồng thời với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cân canh tác hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn; bón phân cải tạo đất thích hợp; chống ô nhiễm đất do chất độc hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bán chứa nhiều vi khuán gây bệnh hại cây trồng." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Theo số liệu thống kê năm 2005, nước ta có khoảng 12,7 triệu ha đất có rừng, 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm hơn 28,4 % tổng diện tích đất tự nhiên), trung bình trên đầu người là hơn 0,1 ha. Trong số 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì đất bằng chỉ có khoảng 350 nghìn ha, còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi đang bị thoái hoá. Do vậy, khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng không nhiêu, việc khai hoang đất đồi núi làm nông nghiệp cần phải hết sức thận trọng. Những năm gần đây, do chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng nên diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh. Tuy nhiên diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất lớn. Hiện cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ hoang mạc hoá (chiếm khoảng 28% diện tích đất đai). Đối với vùng đồi núi, để hạn chế xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố váy cá, trồng cây theo bàng. Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp. Bảo về rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi. Đất nông nghiệp vốn đã ít, nên chúng ta cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. đồng thời với thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cân canh tác hợp lí, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn; bón phân cải tạo đất thích hợp; chống ô nhiễm đất do chất độc hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bán chứa nhiều vi khuán gây bệnh hại cây trồng." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Tài nguyên nước: Tình trạng ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô và ô nhiễm môi trường nước là hai Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay. Do vậy, cân sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước, đảm bảo cân bằng nước và phòng chống ô nhiễm nước. Tài nguyên khoáng sản: Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản. Tránh lang phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường (từ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến). Tài nguyên du lịch: Cần bảo tồn, tôn tạo giá tri tài nguyên du lịch và bảo vệ cảnh quan du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái. Khai thác, sử dụng hợp lí và bền vững các nguồn tài nguyên khác như tài nguyên khí hậu, tài nguyên biển..." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Có 2 Vấn đề quan trọng nhất trong bảo về môi trường ở nước ta là: Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu. Tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí và đất đai trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển. ở nhiều nơi, nổng độ các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Hoạt động của bão ở Việt Nam: Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đâu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ yếu. bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ bắc vào Nam. Dựa vào hình 9.3, hãy nhận xét về hướng di chuyển và tẩn suất của bão vào Việt Nam. Cho biết vùng nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão. Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn, năm ít có 1 - 2 cơn. Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nửa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão. Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống: Bao thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới trên 500 - 600mm. Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - 10m, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng ven biển. Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, câu cống, cột điện cao thế... bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển. Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cũng đa dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại, khi có bão các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơitrú ẩn. Vùng ven biển cân cũng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Hoạt động của bão ở Việt Nam: Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đâu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ yếu. bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ bắc vào Nam. Dựa vào hình 9.3, hãy nhận xét về hướng di chuyển và tẩn suất của bão vào Việt Nam. Cho biết vùng nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão. Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn, năm ít có 1 - 2 cơn. Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nửa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão. Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống: Bao thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới trên 500 - 600mm. Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - 10m, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng ven biển. Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, câu cống, cột điện cao thế... bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển. Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cũng đa dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bao. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại, khi có bão các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơitrú ẩn. Vùng ven biển cân cũng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Hoạt động của bão ở Việt Nam: Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đâu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ yếu. bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ bắc vào Nam. Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn, năm ít có 1 - 2 cơn. Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nửa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão. Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống: Bao thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới trên 500 - 600mm. Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - 10m, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng ven biển. Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, câu cống, cột điện cao thế... bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển. Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cũng đa dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bao. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại, khi có bão các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơitrú ẩn. Vùng ven biển cân cũng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Hoạt động của bão ở Việt Nam: Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đâu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ yếu. bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ bắc vào Nam. Cho biết vùng nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão. Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn, năm ít có 1 - 2 cơn. Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nửa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão. Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống: Bao thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới trên 500 - 600mm. Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - 10m, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng ven biển. Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, câu cống, cột điện cao thế... bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển. Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cũng đa dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bao. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại, khi có bão các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơitrú ẩn. Vùng ven biển cân cũng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ Sông Hồng do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bão bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn. Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triệu cường; vì vậy, khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt cân tính đến làm các công trình thoát lũ và ngàn thuỷ triêu. Ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng trên. Còn tại Trung Bộ, nhiều vùng trủng ở bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX - X do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn vê." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bê mặt đất dẻ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100 - 200mm trong vài giờ. lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng - Thuỷ vàn cho thấy, từ năm 1950 trở lại đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng. Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI - X, tập trung ở vùng núi phía Bắc. Suốt dải miền Trung, vào các tháng X - XII lũ quét cũng đa xảy ra ở nhiều nơi. Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra, cân quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lí sử dụng đất đai hợp lí; đồng thời, thực hiện các biện pháp kĩ thuật thuỷ lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Ma (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 - 4 tháng. Còn ở miền Nam, mùa khô khác nghiệt hơn: thời kì khô hạn kéo dài đến 4 - 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6 - 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ. Hằng năm, hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng và thiêu huỷ hàng nghìn ha rừng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nếu tổ chức phòng chống tốt có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Để phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng xây dựng những công trình thuỷ lợi hợp lí." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Ở nước ta, Tây bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rổi đến khu vực Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn ở Nam Bộ động đất biểu hiện rất yếu. Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ. Việc dự báo trước thời gian xảy ra động đất rất khó. Cho đến nay, động đất vẫn là thiên tai bất thường, bởi vậy rất khó phòng tránh. Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cũng gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Chiến lược quốc gia về bảo về tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tác chung của Chiến lược bảo vệ toàn câu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) đề xuất. Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững. Các nhiệm vụ mà chiến lược đề ra là: Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu có thuận tiện quyết định đến đời sống con người. Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cả nhân loại. Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu câu về đời sống con người. Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên. Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Suy giảm đa dạng sinh học: Sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao (thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu Hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm) nhưng đang bị suy giảm. Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của sinh vật. Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt. Đó là hậu quả của sự khai thác tài nguyên quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển. - Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học: Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Năm 1986, nước ta có 87 khu với 7 vườn quốc gia, đến năm 2007 đa có 30 vườn quốc gia, 65 khu dự trữ thiên nhiên, bảo tồn loài - sinh cảnh, trong đó có 6 khu được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Ban hành Sách đỏ Việt Nam. Để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng, đã có 360 loài thực vật và 350 loài động vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Quy định việc khai thác. Để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước, Nhà nước đã ban hành các quy định trong khai thác như: cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng non; cấm gây cháy rừng; cấm săn bắt động vật trái phép; cấm dùng chất nổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột; cấm gây độc hại cho môi trường nước." 12,Chương 2: Địa lí tự nhiên.,Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng.,"Hoạt động của bão ở Việt Nam: Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đâu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ yếu. bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ bắc vào Nam. Dựa vào hình 9.3, hãy nhận xét về hướng di chuyển và tẩn suất của bão vào Việt Nam. Cho biết vùng nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão. Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn, năm ít có 1 - 2 cơn. Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nửa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão. Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống: Bao thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới trên 500 - 600mm. Trên biển, bão gây sóng to dâng cao 9 - 10m, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng ven biển. Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, câu cống, cột điện cao thế... bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển. Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cũng đa dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bao. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại, khi có bão các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn. Vùng ven biển cân cũng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi." 12,Chương 3: Địa lí dân cư.,Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta.,"Theo số liêu thống kê, số dân nước ta là 84 156 nghìn người (năm 2006). Về số dân, nước ta đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và đứng thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Với số dân đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Song trong điều kiện của nước ta hiện nay, số dân đông lại là một trở ngại lớn cho viêc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thân cho người dân. Nước ta có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ của đất nước, nhiều nhất là dân tộc Việt (Kinh), chiếm 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước. Trong lịch sử, các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hoá, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, hiện nay sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng còn có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp. Vì vậy, phải chú trọng đâu tư hơn nữa đối với viêc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này. Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia, một số nước Châu Âu... Tuyêt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở quê hương." 12,Chương 3: Địa lí dân cư.,Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta.,"Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biêt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đa dản đến hiện tượng bùng nổ dân số. Tuy nhiên, sự bùng nổ dân số diễn ra giữa các giai đoạn, các vùng lãnh thổ, các thành phần dân tộc với tốc độ và quy mô khác nhau. Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên thời gian qua mức gia tăng dân số có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình khoảng 1 triệu người. Gia tăng dân số nhanh đa tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội. Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi." 12,Chương 3: Địa lí dân cư.,Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta.,"Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biêt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đa dản đến hiện tượng bùng nổ dân số. Tuy nhiên, sự bùng nổ dân số diễn ra giữa các giai đoạn, các vùng lãnh thổ, các thành phần dân tộc với tốc độ và quy mô khác nhau. Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên thời gian qua mức gia tăng dân số có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thềm trung bình khoảng 1 triệu người. Gia tăng dân số nhanh đa tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội. Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi." 12,Chương 3: Địa lí dân cư.,Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta.,"Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006), nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng. Giữa đồng bằng với trung du, miền núi: ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. ở vùng trung du, Miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước." 12,Chương 3: Địa lí dân cư.,Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta.,"Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyên các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình.-Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng. Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thi. Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp. Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, Miền núi. Phát triển" 12,Chương 3: Địa lí dân cư.,Bài 17: Lao động và việc làm.,"Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng số dân. Với mức tăng nguồn lao động như hiện nay, mỗi năm nước ta có thềm hơn 1 triệu lao động. Người lao động nước ta cân cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc (đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...) được tích luỹ qua nhiều thế hệ. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục và y tế. Tuy nhiên, so với yêu câu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngủ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều." 12,Chương 3: Địa lí dân cư.,Bài 17: Lao động và việc làm.,"Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và quá trình đổi mới đang làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng lao động xã hội ở nước ta, nhưng sự phân công lao động xã hội theo ngành còn chậm chuyển biến. Nhìn chung, năng suất lao động xã hội ngày càng tăng, song vẫn còn thấp so với thế giới. Phân lớn lao động có thu nhập thấp, làm cho quá trình phân công lao động xã hội chậm chuyển biến. Mặt khác, quỹ thời gian lao động trong nông nghiệp nông thôn và nhiều xí nghiệp quốc doanh chưa được sử dụng triệt để." 12,Chương 3: Địa lí dân cư.,Bài 17: Lao động và việc làm.,"Việc làm là một Vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay. Sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ đa tạo ra mỗi năm gần 1 triệu việc làm mới. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt Nàm 2005, tính trung bình cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%. ở khu vực thành thi tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, ở nông thôn là 1,1%; tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thi là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%. Những năm qua, nước ta đa tập trung giải quyết việc làm cho người lao động theo các hướng: Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ. Tăng cuờng hợp tác liên kết để thu hút vốn đâu tu nuớc ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngủ lao động để họ có thể tụ tạo những công việc hoặc tham gia vào các đon vị sản xuất dẻ dàng, thuận lợi hon. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động." 12,Chương 3: Địa lí dân cư.,Bài 17: Lao động và việc làm.,"Từ thế kỉ III trước Công nguyên, thành Cổ Loa, kinh đô của nhà nước Âu Lạc, được coi là đô thị đâu tiên ở nước ta. Vào thời phong kiến, một số đô thị Việt Nam được hình thành ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi, với các chức năng chính là hành chính, thương mại, quân sự. Thế kỉ XI xuất hiện thành Thăng Long, rổi sau đó là các đô thị: Phú Xuân, Hội Ấn, Đà Nẵng, Phố Hiến ở thế kỉ XVI - XVIII. Thời Pháp thuộc, công nghiệp chưa phát triển, hệ thống đô thị không có cơ sở để mở rộng, các tỉnh, huyện thường được chia với quy mô nhỏ, chức năng chủ yếu là hành chính, quân sự. Đến những năm 30 của thế kỉ XX mới có một số đô thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Đinh... Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiêu. Từ năm 1954 đến năm 1975 đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau: ở Miền Nam, Chính quyên Sài Gòn đà dùng đô thị hoá như một biện pháp để dồn dân phục vụ chiến tranh. ở Miền Bắc, đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá trên cơ sở mạng lưới đô thị đà có. Từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hoá chũng lại. Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hoá có chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội) van còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới." 12,Chương 3: Địa lí dân cư.,Bài 17: Lao động và việc làm.,"Dựa vào các tiêu chí chủ yếu như: số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp,... mạng lưới đô thị ở nước ta được phân thành 6 loại (loại đặc biệt, loại 1,2,3,4,5). Hai đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và TP. Hổ Chí Minh. Nếu căn cứ vào cấp quản lí, nước ta có các đô thị trực thuộc Trung ương và các đô thị trực thuộc tỉnh. Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hổ Chí Minh và Cân Thơ. Đô thi hoá có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước. Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đâu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá cũng nảy sinh những hậu quả như: Vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội... cần phải có kế hoạch khắc phục." 12,Chương 4: Địa lí kinh tế.,Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.,"Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng hơn là phải có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ. Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là Vấn đề có thuận tiện chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước." 12,Chương 4: Địa lí kinh tế.,Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.,"Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn đinh. Xu hướng chuyển dịch như trên là phù hợp với yêu câu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện nước ta hiện nay. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu câu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thể hiện khá rõ. Ở khu vực I, xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản. Năm 1990, tỉ trọng ngành nông nghiệp là 83,4%, đến năm 2005 chỉ còn 71,5%. Củng những năm đó, tỉ trọng ngành thuỷ sản tăng từ 8,7% lên 24,8%. Nếu xét riêng nông nghiệp (theo nghia hẹp) thì tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, còn tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng. Ở khu vực II, công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp hơn với yêu câu của thị trường và tăng hiệu quả đâu tư. Ngành công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng, trong khi đó công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu câu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Khu vực III đa có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đâu tư, chuyển giao công nghệ,... đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước." 12,Chương 4: Địa lí kinh tế.,Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.,"Cơ cấu thành phần kinh tế cũng có những chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới. Kinh tế Nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giũ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí. Tỉ trọng của kinh tế tư nhân có xu hướng tăng. Đặc biệt, từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khu vực kinh tế có vốn đâu tư nước ngoài tăng nhanh cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế này trong giai đoạn mới của đất nước." 12,Chương 4: Địa lí kinh tế.,Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.,"Ở nước ta đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập với thế giới đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hoá sản xuất giữa các vùng trong nước. Ví dụ: Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, với giá tri sản xuất công nghiệp chiếm tới 55,6% cả nước (nàm 2005). Trong khi đó Đổng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 40,7% cả nước. Trên phạm vi cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam." 12,Chương 5: Địa lí các ngành kinh tế.,Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta.,"Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rất rõ rệt theo chiêu bắc - Nam và theo chiêu cao của địa hình, nên có ảnh hưởng rất càn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. Sự phân hoá của các điều kiện địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. ở trung du và Miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chàn nuôi gia súc lớn. ở đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thuỷ sản. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta làm tăng thêm tính bấp bênh vốn có của nông nghiệp. Việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng." 12,Chương 5: Địa lí các ngành kinh tế.,Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta.,"Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bao, lụt hay hạn hán. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản. Việc trao đổi nông sản giữa các vùng, nhất là giữa các tỉnh phía bắc và các tỉnh phía nam nhờ thế mà ngày càng mở rộng và có hiệu quả. Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả...) là phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới." 12,Chương 5: Địa lí các ngành kinh tế.,Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta.,"Một đặc điểm khá rõ của nền nông nghiệp nước ta hiện nay là sự tồn tại song song nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hoá, áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại, đồng thời là chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp hàng hoá. Nền nông nghiệp cổ truyền: Nền nông nghiệp cổ truyền được đặc trưng bởi sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp. Trong nền nông nghiệp cổ truyền, mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm, và phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ. Đó là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp, tự túc. Nên nông nghiệp cổ truyền còn rất phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ ở nước ta. Nền nông nghiệp hàng hoá: Nên nông nghiệp hàng hoá đặc trưng ở chỗ người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra. Mục đích sản xuất không chỉ là tạo ra nhiều nông sản, mà quan trọng hơn là tạo ra nhiều lợi nhuận. Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hoá là đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá, sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới (trước thu hoạch và sau thu hoạch), nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp. Nông nghiệp hàng hoá đang ngày càng phát triển, cả trong sản xuất lương thực, thực phám, cây ăn quả, cây công nghiệp, chàn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Nông nghiệp hàng hoá có điều kiện thuận lợi để phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hoá, các vùng gần các trục giao thông và các thành phố lớn." 12,Chương 5: Địa lí các ngành kinh tế.,Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta.,"Hoạt động nông nghiệp là bộ phân chủ yếu của kinh tế nông thôn Khu vực kinh tế nông nghiệp theo nghia rộng bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Kinh tế nông thôn dựa chủ yếu vào nông - lâm - ngư nghiệp, nhưng xu hướng chung là các hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp - xây dựng, dịch vụ) ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn. Kinh tế nông thôn bão gồm nhiều thành phần kinh tế Cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay gồm: Các hợp tác xã nông - lâm nghiệp và thuỷ sản. Kinh tế hộ gia đình. Kinh tế trang trại. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá: Sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp thể hiện rõ nét ở sự đẩy mạnh chuyên môn hoá nông nghiệp, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến, hướng mạnh ra xuất khẩu. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn không chỉ thể hiện ở sự thay đổi tỉ trọng của các thành phần tạo nên cơ cấu, mà còn thể hiện rõ rệt ở các sản phẩm chính trong nông - lâm - thuỷ sản và các sản phẩm phi nông nghiệp khác." 12,Chương 5: Địa lí các ngành kinh tế.,Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp.,"Ngành trồng trọt hiện nay vẫn chiếm gần 75% giá trị sản xuất nông nghiệp. Sản xuất lương thực: Ở nước ta, việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm bảo đảm lương thực cho trên 80 triệu dân, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và nguồn hàng cho xuất khẩu. Việc bảo đảm an ninh lương thực còn là cơ sở để đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. Điêu kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước, khí hậu của nước ta cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp. Tuy nhiên, thiên tai (bao lụt, hạn hán...) và sâu bệnh vẫn thường xuyên đe doạ sản xuất lương thực; có năm thiên tai diễn ra trên diện rộng." 12,Chương 5: Địa lí các ngành kinh tế.,Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp.,"Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là: Diên tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh, từ 5,6 triệu ha (năm 1980) lên 6,04 triệu ha (năm 1990), 7,5 triệu ha (năm 2002), sau đó giảm nhẹ, còn hơn 7,3 triệu ha (năm 2005). Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân. Hiện nay, năng suất lúa đa đạt 49 tạ/ha/năm (năm 1980 mới đạt 21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31,8 tạ/ha/năm). Sản lượng lúa cũng tăng mạnh từ 11,6 triệu tấn năm 1980, lên 19,2 triệu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn. Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu câu lương thực trong nước, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đâu trên thế giới. Hiện nay bình quân lương thực có hạt trên đầu người là hơn 470kg/năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 - 4 triệu tấn/năm. đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích và trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm nay là trên 1000 kg/năm. đồng bằng Sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp.,"Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là: diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh, từ 5,6 triệu ha (năm 1980) lên 6,04 triệu ha (năm 1990), 7,5 triệu ha (năm 2002), sau đó giảm nhẹ, còn hơn 7,3 triệu ha (năm 2005). Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân. Hiện nay, năng suất lúa đã đạt 49 tạ/ha/năm (năm 1980 mới đạt 21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31,8 tạ/ha/năm). Sản lượng lúa cũng tăng mạnh từ 11,6 triệu tấn năm 1980, lên 19,2 triệu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn. Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Hiện nay bình quân lương thực có hạt trên đầu người là hơn 470kg/năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3 - 4 triệu tấn/năm. đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích và trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm nay là trên 1000 kg/năm. đồng bằng Sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp.,"Rau đậu được trồng ở khắp các địa phương, tập trung hơn cả là ở những vùng ven các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng...). Diện tích trồng rau cả nước là trên 500 nghìn ha, nhiều nhất là ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích đậu các loại là trên 200 nghìn ha, nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp.,"Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp: khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lại có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, có thể phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung; nguồn lao động dồi dào; đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp. Tuy nhiên, khó khăn là thị trường thế giới có nhiều biến động, sản phẩm cây công nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính. Cây công nghiệp ở nước ta chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt. Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 là khoảng 2,5 triệu ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1,6 triệu ha (chiếm hơn 65%)." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp.,"Các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta chủ yếu là cà phê, cao su, Hồ tiêu, điêu, dừa, chè. Sự phát triển mạnh sản xuất các cây công nghiệp chủ lực đã đưa Việt Nam lên vị trí hàng đầu trên thế giới về xuất khẩu cà phê, điều và Hồ tiêu. cà phê được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở Đông Nam Bộ và rải rác ở bắc Trung Bộ. cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc. Cao su được trồng chủ yếu trên đất badan và đất xẩm bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, ngoài ra còn được trồng ở Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải Miền Trung. Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải Miền Trung. điều được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ. Dừa được trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Chè được trồng nhiều ở Trung du và Miền núi bắc Bộ, Tây Nguyên (nhiêu nhất là tỉnh Lâm Đồng)." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp.,"Các cây công nghiệp hàng năm ở nước ta chủ yếu là mía, lạc, đậu tương, bông, đây, cói, dầu tâm, thuốc lá. Các vùng chuyên canh mía đường được phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải Miền Trung. Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh - Nghệ - Tinh, trên đất xẩm bạc màu ở Đông Nam Bộ và ở Đắc lắc. Đậu tương được trồng nhiều ở Trung du và Miền núi bắc Bộ, những năm gần đây được phát triển mạnh ở Đắc lắc, Đồng Tháp. Vùng trồng đây truyền thống là ở đồng bằng Sông Hồng, còn vùng trồng cói lớn nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh hóa. Cây ăn quả được phát triển khá mạnh trong một số năm gần đây. Vùng cây ăn quả lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. ở trung du bắc Bộ thì đáng kể nhất là tỉnh bắc Giang. Những cây ăn quả được trồng tập trung nhất là chuối, cam, xoài, nhan, vải thiêu, chôm chôm và dứa." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp.,"Tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong giá tri sản xuất nông nghiệp của nước ta từng bước tăng khá vững chắc. Xu hướng nổi bật là ngành chăn nuôi đã tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp. Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá tri sản xuất của ngành chăn nuôi. Những điều kiện thúc đẩy chăn nuôi phát triển là: cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn nhiêu, từ hoa màu lương thực, Đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp; các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp. Tuy nhiên, giống gia súc, gia câm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng chưa cao (nhất là cho yêu cầu xuất khẩu). Dịch bệnh hại gia súc, gia câm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn đinh." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp.,"Chăn nuôi lợn và gia cầm Lợn và gia câm là hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu. đàn lợn hơn 27 triệu con (năm 2005), cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại. Chăn nuôi gia câm tăng mạnh, với tổng đàn trên 250 triệu con (năm 2003), nhưng do dịch bệnh nên năm 2005 tổng đàn gia câm còn khoảng 220 triệu con. Chăn nuôi gà công nghiệp đã phát triển mạnh ở các tỉnh giáp các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) và ở các địa phương có các cơ sở công nghiệp chế biến thịt. Theo quy luật, chăn nuôi lợn và gia câm tập trung nhiều nhất ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ Chăn nuôi gia súc ăn cỏ chủ yếu dựa vào các Đồng cỏ tự nhiên. đàn trâu ổn định ở mức 2,9 triệu con, trong khi đàn bò từ chỗ chỉ bằng 2/3 đàn trâu (đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX), đến năm 2005 đã là 5,5 triệu con và có xu hướng tăng mạnh. Trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du và Miền núi bắc Bộ (hơn 1/2 đàn trâu cả nước) và bắc Trung Bộ. Bò được nuôi nhiều ở bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Chăn nuôi bò sữa đã phát triển khá mạnh ở ven TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội... với tổng đàn khoảng 50 nghìn con. Chăn nuôi dê, cừu cũng tăng mạnh trong những năm gần đây (540 nghìn con, năm 2000; tăng lên 1314 nghìn con, năm 2005)." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp.,"Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản Nước ta có bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyên Kinh tế rộng lớn. Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 100 loài có giá tri Kinh tế; 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá tri xuất khẩu cao; nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài. Ngoài ra còn nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp ... Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là: ngư trường Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Ria - vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh bắc Bộ) và ngư trường quần đảo hoàng Sa, quần đảo Trường Sa." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp.,"Dọc bờ biển nước ta có những bãi triệu, đầm phá, các cảnh rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá tri Kinh tế. Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi cho cá đẻ. Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, trong đó 45% thuộc các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Nhân dân có Kinh nghiệm, truyền thống đành bắt và nuôi trồng thủy sản. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. Hoạt động khai thác và nuôi trồng được thuận lợi hơn nhờ phát triển các dịch vụ thủy sản và mở rộng chế biến thủy sản." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp.,"Cùng với sự gia tăng dân số thế giới và trong nước, nhu cầu về các mặt hàng thủy sản tăng nhiều trong những năm gần đây. Các mặt hàng thủy sản của nước ta cũng đã thâm nhập được vào thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kì... Những đổi mới trong chínhsách của Nhà nước đã và đã có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản: nghề cá ngày càng được chú trọng; khai thác gắn với bảo về nguồn lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo. Tuy nhiên, việc phát triển ngành thủy sản ở nước ta gặp không ít khó khàn. Hằng năm, có tới 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bác, nhiều khi gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi. Tàu thuyên và các phương tiện đành bắt nói chung còn chậm được đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp. Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp.,"Cùng với sự gia tăng dân số thế giới và trong nước, nhu cầu về các mặt hàng thủy sản tăng nhiều trong những năm gần đây. Các mặt hàng thủy sản của nước ta cũng đã thâm nhập được vào thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kì... Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đã có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản: nghề cá ngày càng được chú trọng; khai thác gắn với bảo về nguồn lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo. Tuy nhiên, việc phát triển ngành thủy sản ở nước ta gặp không ít khó khàn. Hằng năm, có tới 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bác, nhiều khi gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi. Tàu thuyền và các phương tiện đành bắt nói chung còn chậm được đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp. Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp.,"Trong những năm gần đây, ngành thủy sản đã có bước phát triển đột phá. Sản lượng thủy sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia câm. Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người hiện nay khoảng 42 kg/năm. Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá tri sản lượng thủy sản. Khai thác thủy sản: Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 1791 nghìn tấn, gấp 2,7 lân năm 1990, trong đó riêng cá biển là 1367 nghìn tấn. Sản lượng khai thác thủy sản nội địa đạt khoảng 200 nghìn tấn. Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đành bắt hải sản, nhưng nghề cá ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vai trò lớn hơn. Các tỉnh sản đai về sản lượng đành bắt là Kiên Giang, Bà Ria - vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau. Riêng 4 tỉnh này chiếm 38% sản lượng thủy sản khai thác của cả nước." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp.,"Nuôi trồng thủy sản: Hiện nay, nhiều loại thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, nhưng quan trọng hơn cả là tôm. Nghề nuôi tôm phát triển mạnh. Kỹ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp. đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất, nổi bật là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Tràng, Bến Tre, Trà vịnh và Kiên Giang. Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng. Tỉnh An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá ba sa trong lổng bè trên sông Tiên, sông Hậu, với sản lượng cá nuôi là 179 nghìn tấn (năm 2005)." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp.,"Lâm nghiệp ỏ nước ta có vai trò quan trọng về mặt Kinh tế và sinh thái Nước ta có 3/4 diện tích là đổi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển. Do vậy, lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu Kinh tế của hầu hết các vùng lành thổ. Hây tìm các ví dụ để làm sáng tỏ ý nghĩa Kinh tế và sinh thái to lớn của rừng và vai trò của lâm nghiệp. Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có, nhưng đã bị suy thoái nhiều Dựa vào bài 14, hây nêu các con sô chứng minh tài nguyên rừng nước ta bị suy giảm nhiều và đã được phục hồi một phẩn. Hây nêu những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên rừng của nước ta. Rừng được chia thành 3 loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Rừng phòng hộ (gần 7 triệu ha), có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh. Dọc theo các lưu vực sông lớn là các khu rừng đầu nguồn, có tác dụng rất lớn đối với việc điều hòa nước sông, chống lủ, chống xói mòn. Dọc theo dải ven biển Miền Trung là các cảnh rừng chán cát bay, còn ven biển đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có các dải rừng chán sóng. Nước ta còn có một Hệ thống rừng đặc dụng. Đó là các vườn quốc gia: Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mà, Cát Tiên..., các khu bảo tổn thiên nhiên, các khu dự trừ sinh quyển, các khu bảo tổn văn hóa - lịch sử - môi trường. Cả nước có khoảng 5,4 triệu ha rừng sản xuất, đại bộ phận trong số đó (4,5 triệu ha) đã được giao và cho thuê. " 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp.,"Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi và bảo về rừng), khai thác, chế biến gỗ và lâm sản. Về trồng rừng: Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liêu giấy (mỡ, bổ đê, nứa...), rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa ..., rừng phòng hộ. hằng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung. Tuy nhiên, mỗi năm van có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và bị cháy, đặc biệt là ở Tây Nguyên. Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: Mỗi năm, nước ta khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa. Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán. Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công. Công nghiệp bột giấy và giấy đã được phát triển. Các cơ sở lớn nhất là nhà máy giấy bãi Bâng (tỉnh Phú Thọ) và liền hiệp giấy Tân Mai (tỉnh Đồng Nai). Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp.,"Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ỏ nước ta: Sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố tự nhiên, Kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử... Chính sự tác động tổng hợp, đồng thời của các nhân tố này lên các hoạt động nông nghiệp trên các vùng lãnh thổ khác nhau của nước ta đã là cơ sở cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Sự phân hóa các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo ra nên chung cho sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, chẳng hạn như ở trung du, Miền núi có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các mô hình nông - lâm nghiệp, trồng các cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn. Còn vùng đồng bằng có thế mạnh trồng các cây lương thực, thực phẩm, nói chung là các cây ngắn ngày, nuôi gia câm, gia súc nhỏ (lợn), nuôi trồng thủy sản. Trên nên chung ấy, các nhân tố Kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử... có tác động khác nhau. Trong điều kiện của nên Kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên. Nhưng khi đã trở thành nên nông nghiệp hàng hóa, thì các nhân tố Kinh tế - xã hội tác động rất mạnh, làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chuyển biến." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp.,"Các vùng nông nghiệp ỏ nước ta Ở nước ta hiện nay, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được xác định theo 7 vùng nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Chúng ta có thể so sảnh những nét khái quát các vùng này về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện Kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, sự chuyên môn hóa sản xuất. Dựa vào bảng tóm tắt dưới đây, đối chiếu với bản đổ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đổ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam)" 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp.,"Các vùng nông nghiệp ỏ nước ta Ở nước ta hiện nay, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được xác định theo 7 vùng nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Chúng ta có thể so sảnh những nét khái quát các vùng này về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện Kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, sự chuyên môn hóa sản xuất. Dựa vào bảng tóm tắt dưới đây, đối chiếu với bản đổ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đổ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy trình bày các đặc điểm chủ yếu của một vùng nông nghiệp (ví dụ vùng Đồng bằng Sông Hồng)." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp.,"Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai hướng chính: Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. điều này xảy ra đặc biệt mạnh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có nhiều Tiềm năng để sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa Kinh tế nông thôn. Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp cho phép khai thác hợp lí hơn các sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự nhiên, sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm và nông sản hàng hóa, mặt khác cũng giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có biến động bất lợi. cũng chính quá trình này đã tăng cường thêm sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp.,"Cùng với sự gia tăng dân số thế giới và trong nước, nhu cầu về các mặt hàng thủy sản tăng nhiều trong những năm gần đây. Các mặt hàng thủy sản của nước ta cũng đã thâm nhập được vào thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kì... Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đã có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản: nghề cá ngày càng được chú trọng; khai thác gắn với bảo về nguồn lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo. Tuy nhiên, việc phát triển ngành thủy sản ở nước ta gặp không ít khó khàn. Hằng năm, có tới 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bác, nhiều khi gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi. Tàu thuyền nhiều hạn chế. ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp.,"Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá tri sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Nó được hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất đinh. Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng: Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp. Đó là nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành). Trong cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay đã nổi lên một số ngành trọng điểm, đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về Kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành Kinh tế khác, như: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử... Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta đã có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Quan sát biểu đổ, hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta. Để ngành công nghiệp nước ta đáp ứng được những nhu cầu mới của đất nước, Vấn đề đặt ra là tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành theo các hướng chủ yếu sau đây: Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. đầu tư theo chiêu sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp.,"Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỉ trọng giá tri sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Nó được hình thành phù hợp với các điều c cụ thể ở trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất đinh. Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng: Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp. Đó là nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành). Trong cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay đã nổi lên một số ngành trọng điểm, đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về Kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành Kinh tế khác, như: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử... Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta đã có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Quan sát biểu đổ, hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta. Để ngành công nghiệp nước ta đáp ứng được những nhu cầu mới của đất nước, Vấn đề đặt ra là tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành theo các hướng chủ yếu sau đây: Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. đầu tư theo chiêu sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp.,"Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực. Ở bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan toả theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch. Đó là hướng Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng), Đáp cầu - bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học), Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì - Lâm Thao (hóa chất, giấy), hòa Bình - Sơn La (thủy điện), Nam Đinh - Ninh Bình - Thanh hóa (dệt - may, điện, vật liệu xây dựng). Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu của nước ta như Thành phố Hồ Chí Minh (lớn nhất cả nước về giá tri sản xuất công nghiệp), Biên hòa, vũng Tàu và Thủ Dầu Một. Hướng chuyên môn hóa ở đây rất đa dạng, trong đó có một vài ngành công nghiệp tương đối non trẻ, nhưng lại phát triển mạnh như khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí. Dọc theo Duyên hải Miền Trung, ngoài Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất còn có một số trung tâm khác (Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang...). Ở những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp.,"Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố. Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi. Ngược lại, ở trung du và Miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải. Hiện nay, do việc khai thác hiệu quả các thế mạnh vốn có, Đông Nam Bộ đã trở thành vùng sản đai với tỉ trọng chiếm hơn 1/2 tổng giá tri sản xuất công nghiệp của cả nước; tiếp theo là vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng tỉ trọng thấp hơn nhiêu. Chỉ riêng 3 vùng này đã chiếm khoảng 80% giá tri sản xuất công nghiệp của cả nước. Các vùng còn lại có tỉ trọng hầu như không đáng kể." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp.,"Nhờ kết quả của công cuộc đổi mới, cơ cấu công nghiệp theo thành phân Kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc. Trong những năm gần đây, các thành phân Kinh tế tham gia hoạt động công nghiệp đã được mở rộng nhằm phát huy mọi tiềm năng cho việc phát triển sản xuất. Xu hướng chung là giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2005, tỉ trọng trong giá tri sản xuất công nghiệp ở nước ta của các khu vực tương ứng là 25,1%, 31,2% và 43,7%." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.,"Công nghiệp năng lượng bao gồm 2 phân ngành: khai thác nguyên, nhiên liệu (than, dầu khí, kim loại phóng xạ) và sản xuất điện. Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu Công nghiệp khai thác than: Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg. Than nâu phân bố ở đồng bằng Sông Hồng, có trữ lượng hàng chục tỉ tấn tính đến độ sâu 300 - 1000m, nhưng điều kiện khai thác khó khàn. Than bùn có ở nhiều nơi, song tập trung nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh. Trong những năm gần đây, sản lượng than khai thác liền tục tăng và đạt hơn 34 triệu tấn (năm 2005). Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trâm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng tràm tỉ m3 khí. Hai bể trâm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. + Nước ta mới bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm 1986. Sản lượng tăng liền tục và đạt 18,5 triệu tấn năm 2005. Ngoài việc khai thác, ngành công nghiệp lọc - hóa dầu ra đời với nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), công suất 6,5 triệu tấn/năm. Khí tự nhiên cũng đã được khai thác, đặc biệt là dự án Nam Côn Sơn đưa khí từ mỏ Lan Đỏ, Lan Tây về cho các tuốc bin khí của nhà máy điện Phú Mỹ và Cà Mau. Ngoài ra, khí còn là nguyên liệu để sản xuất phân đạm (Phú Mỹ, Cà Mau)." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.,"Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điên lực. Sản lượng điện tăng rất nhanh, từ 5,2 tỉ kWh năm 1985 lên gần 52,1 tỉ kWh năm 2005. Về cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn, trong giai đoạn 1991 - 1996 thủy điện luôn chiếm hơn 70%. Đến năm 2005, ưu thế lại nghiêng về sản xuất điện từ than và khí với khoảng 70% sản lượng, trong đó tỉ trọng cao nhất thuộc về điêzen - tua bin khí (45,6%). Về mạng lưới tải điện, đáng chú ý nhất là đường dây siêu cao áp 500 kV từ hòa Bình đến Phú Lâm (TP. Hồ Chí Minh) dài 1488km. tiềm năng về thủy điện của nước ta rất lớn. Về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kW với sản lượng 260 - 270 tỉ kWh. tiềm năng này tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%). Hàng loạt nhà máy thủy điện có công suất lớn đã hoạt động như hòa Bình (trên sông đã, 1920 MW), Yaly (trên hệ thống sông Xê Xan, 720 MW), Tri An (trên sông Đồng Nai, 400 MW), Hàm Thuận - đã Mi (trên sông La Ngà; Hàm Thuận 300 MW, đã Mi 175 MW), Đa Nhim (trên sông Đa Nhim, 160 MW), Thác Bà (trên sông Chảy, 110 MW)... Hiện nay, Nhà nước đã triển khai xây dựng nhiều nhà máy thủy điện khác như: Sơn La (trên sông đã, 2400 MW), Tuyên Quang (trên sông Gâm, 342 MW)... Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở Miền bắc là than, chủ yếu từ các mỏ tại Quảng Ninh. Còn ở Miền Trung và Miền Nam lại dựa vào nguồn dầu nhập nội. Từ sau năm 1995, có thêm khí tự nhiên phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí ở Bà Ria, Phú Mỹ và Cà Mau. Các nhà máy nhiệt điện lớn của nước ta ở Miền bắc có Phả Lại 1 và 2 (chạy bằng than, công suất tương ứng là 440 MW và 600 MW), Uông Bí và Uông Bí mở rộng (than, 150 MW và 300 MW), Na Dương (than, 110 MW), Ninh Bình (than, 100 MW); ở Miền Nam có Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 (khí, 4164 MW), Bà Ria (khí, 411 MW) thuộc Bà Ria - vũng Tàu, Hiệp Phước (dâu, 375 MW), Thủ Đức (dâu, 165 MW) thuộc TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau 1 và 2 (khí, 1500 MW) ..." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.,"Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm với cơ cấu ngành đa dạng nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.,"Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sản có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt Kinh tế, xã hội và môi trường. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới Kinh tế - xã hội của nước ta. đây là một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.,"Khu công nghiệp (được hiểu là khu công nghiệp tập trung) là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới được hình thành ở nước ta từ những năm 90 của thế kỉ XX cho đến nay. đây là khu công nghiệp do Chính phủ (hoặc cơ quan chức năng được Chính phủ uỷ nhiệm) quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác đinh, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Ở nước ta, ngoài khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất (chế biến để xuất khẩu) và khu công nghệ cao." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.,"Tính đến tháng 8 - 2007 cả nước đã hình thành 150 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao (với tổng diện tích đất tự nhiên là hơn 32,3 nghìn ha). Trong số này có 90 khu đã đi vào hoạt động (gần 19,8 nghìn ha) và 60 khu đã trong giai đoạn giải phóng mặt bâng, xây dựng cơ bản. Các khu công nghiệp tập trung phân bố không Đồng đều theo lãnh thổ. Tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ (chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Ria - vũng Tàu), sau đó đến đồng bằng Sông Hồng (phân lớn ở Hà Nội, Hải Phòng) và Duyên hải Miền Trung. ở các vùng khác, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn hạn chế." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.,"Trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta, nhiều trung tâm công nghiệp đã được hình thành. Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ, có thể phân thành các nhóm sau đây: Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia gồm có Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các trung tâm có ý nghĩa vùng như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ... Các trung tâm có ý nghĩa địa phương như Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang... Còn căn cứ vào giá tri sản xuất công nghiệp, có thể chia các trung tâm công nghiệp thành các trung tâm rất lớn (Thành phố Hồ Chí Minh), các trung tâm lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Biên hòa, Thủ Dầu Một, vũng Tàu), các trung tâm trung bình (Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ...)..." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.,"Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp: Vùng 1: Các tỉnh thuộc Trung du và Miền núi bắc Bộ (trừ Quảng Ninh). Vùng 2: Các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tinh. Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận. Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng). Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng. Vùng 6: Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liền lạc.,"Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau. Đường bộ (đường ô tô): Trong những năm gần đây, nhờ huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư nên mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hóa. Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng. Các tuyến đường chính: Hai trục đường bộ xuyên quốc gia là quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh (đã xây dựng). Quốc lộ 1 chạy suốt từ cửa kháu hữu Nghi (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) dài 2300 km, là tuyến đường xương sống của cả Hệ thống đường bộ nước ta, nối các vùng Kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm Kinh tế lớn của cả nước. Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển Kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước. Trong quá trình hội nhập quốc tế, Hệ thống đường bộ Việt Nam cũng đã hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến thuộc mạng đường bộ xuyên Á trên lãnh thổ Việt Nam." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liền lạc.,"Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km. Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh) dài 1726 km, chạy theo chiêu dài đất nước, gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên một trục giao thông quan trọng theo hướng bắc - nam. Các tuyến đường khác là: Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Đồng đàng, Lưu Xá - Kép - Uông Bí - bãi Cháy. Các tuyến đường thuộc mạng đường sắt xuyên Á trên lãnh thổ Việt Nam đã được xây dựng, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn đường sắt ASEAN." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liền lạc.,Nước ta có nhiều sông ngòi nhưng mới chỉ sử dụng khoảng 11000 km vào mục đích giao thông. Vận tải đường sông chủ yếu tập trung trong một số hệ thống sông chính: Hệ thống Sông Hồng - Thái Bình. Hệ thống sông Mê Công - Đồng Nai. Một số sông lớn ở Miền Trung. 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liền lạc.,"Đường bờ biển dài 3260 km, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và nhiều đảo, quần đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế... là những điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển giao thông đường biển. Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng bắc - nam. Quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng - Thành phố Hồ Chí Minh, dài 1500 km. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng - liền Chiểu - Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn - vũng Tàu - Thi Vải." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liền lạc.,"Hàng không là ngành non trẻ nhưng có bước tiến rất nhanh nhờ có chiến lược phát triển táo bạo, nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất. Cả nước có 22 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế. Các tuyến bay trong nước được khai thác trên cơ sở 3 đầu mối chủ yếu là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài ra, chúng ta đã mở các đường bay đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liền lạc.,"Vận chuyển bằng đường ống ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí. Ngoài tuyến đường ống vận chuyển sản phẩm xàng dầu B12 (bãi Cháy - Hạ Long) tới các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, các đường ống sản khí từ nơi khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa vào đất liền đã được xây dựng và đi vào hoạt động." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liền lạc.,"Bưu chính: Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính là có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. Toàn bộ mạng lưới Bưu chính Việt Nam có hơn 300 bưu cục với bán kính phục vụ là 5,85 km/bưu cục, khoảng 18 nghìn điểm phục vụ với mật độ bình quân 2,3 km/điểm và hơn 8 nghìn điểm bưu điện - văn hóa xã. Tuy vậy, hoạt động bưu chính vẫn còn những hạn chế: mạng lưới phân bố chưa hợp lí, công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ ở hầu hết các địa phương vẫn mang tính thủ công, chưa tương xứng với chuẩn quốc tế, thiếu lao động có trình độ cao... Trong giai đoạn tới, ngành bưu chính sẽ phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa nhâm đạt trình độ hiện đại ngang tâm các nước tiên tiến trong khu vực; bên cạnh các hoạt động công ích sẽ đẩy mạnh các hoạt động Kinh doanh để đưa Bưu chính trở thành ngành Kinh doanh hiệu quả." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liền lạc.,"Viễn thông: Ngành viễn thông ở nước ta có đặc điểm nổi bật là tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại. Trước thời kì đổi mới, mạng lưới và thiết bị viễn thông củ kĩ lạc hậu; các dịch vụ viễn thông nghèo nàn, chỉ dừng ở mức phục vụ cho các cơ quan, các doanh nghiệp nhà nước và một số cơ sở sản xuất. Những năm gần đây, Viễn thông Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao, đạt mức trung bình 30%/năm, đến năm 2005 Việt Nam đã có trên 15,8 triệu thuê bão điện thoại, đạt 19 thuê bao/100 dân. Điện thoại đã đến được hầu hết các xã trong toàn quốc. Công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật, công nghệ mới, hiện đại đã được chú trọng đầu tư. Mạng viễn thông với kĩ thuật analog lạc hậu được thay bằng mạng kĩ thuật số, tự động hóa cao và đã dịch vụ. Các tuyến truyền sản liền tỉnh viba và cáp quang đã đạt tiêu chuẩn vào loại cao nhất hiện nay. Việt Nam có trên 5000 kênh đi quốc tế qua các hệ thống thông tin vệ tinh và cáp biển hiện đại. Mạng lưới viễn thông ở nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển. Mạng điện thoại: bao gồm mạng nội hạt và mạng đường dài, mạng cố định và mạng di động. Nhìn chung, mạng điện thoại và số máy điện thoại tăng với tốc độ rất nhanh; trong vòng 15 năm, từ năm 1990 đến năm 2005, số thuê bão điện thoại đã tăng 112 lân; về kĩ thuật, công nghệ đã được số hóa hoàn toàn. Tuy vậy, vẫn có sự phân bố rất không đều giữa các vùng và các địa phương trong từng vùng. Mạng phi thoại: đã được mở rộng và phát triển với nhiều loại hình dịch vụ mới, kĩ thuật tiên tiến bao gồm: mạng Fax, mạng truyền trang báo trên kênh thông tin. Mạng truyền sản: được sử dụng với rất nhiều phương thức khác nhau như: mạng dây trân, mạng truyền sản Viba, mạng truyền sản cáp sợi quang, mạng viễn thông quốc tế... Mạng lưới viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hội nhập với thế giới qua thông tin vệ tinh và cáp biển. Năm 2005, Việt Nam có hơn 7,5 triệu người sử dụng Internet, chiếm 9,0% dân số, thuộc hạng cao ở Châu A." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,"Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch.","Nội thương: Sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Nội thương đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phân Kinh tế. Ngoại thương: Sau đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đã phương hóa. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với phân lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên, tỉ trọng hàng chế biến hay tinh chế tương đối thấp và tăng chậm. Hàng gia công còn lớn (90 - 95% hàng dệt - may) hoặc phải nhập nguyên liệu (60% đối với giày dép). Thi trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc. kỹ ngạch nhập khẩu của nước ta tăng lên khá nhanh. điều đó phản ảnh sự phục hồi và phát triển của sản xuất, nhu cầu tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta bao gồm chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phân nhỏ là hàng tiêu dùng. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu." 12,Chương 5: Địa lí các ngành Kinh tế.,"Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch.","Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các giá tri nhân vàn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm 2 nhóm: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Ngành du lịch của nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 cho đến nay nhờ chínhsách đổi mới của Nhà nước. Về phương diện du lịch, nước ta được chia thành ba vùng: vùng du lịch bắc Bộ, vùng du lịch bắc Trung Bộ, vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta gồm có Hà Nội (ở phía Bắc), Thành phố Hồ Chí Minh (ở phía nam), Huế - Đà Nẵng (ở Miền Trung). Ngoài ra, nước ta còn một số trung tâm du lịch quan trọng khác như Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, đã Lạt, Cần Thơ,..." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 32: Vấn đề khai thác mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.,"Vùng Trung du và Miền núi bắc Bộ gồm các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, hòa Bình (thuộc Tây Bắc); Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bâng, Lạng Sơn, bắc Kạn, Thái Nguyên, bắc Giang và Quảng Ninh (thuộc Đông Bác). đây là vùng lành thổ có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2), số dân hơn 12 triệu người (năm 2006) chiếm khoảng 30,5% diện tích và 14,2% số dân cả nước. Trung du và Miền núi bắc Bộ có vị trí địa lí đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đã được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nên Kinh tế mở. Trung du và Miền núi bắc Bộ có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu Kinh tế, gồm những thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nên nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp Kinh tế biển và du lịch. Trung du và Miền núi bắc Bộ là vùng thưa dân. Mật độ dân số ở Miền núi 50 - 100 người/km2, ở trung du 100 - 300 người/km2. Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động lành nghề. đây là vùng có nhiều dân tộc ít người; Đồng bào có Kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tuy nhiên, tình trạng lạc hậu và nạn du canh du cư... còn ở một số tộc người. đây cũng là vùng căn cứ địa cách mạng, có di tích lịch sử Điện Biên Phủ. Cơ sở vật chất kĩ thuật đã có nhiều tiến bộ; tuy nhiên, ở vùng núi cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo, dẻ bị xuống cấp. ở trung du, cơ sở vật chất kĩ thuật được tập trung nhiều hơn." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 32: Vấn đề khai thác mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.,"Trung du và Miền núi bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. Các khoáng sản chính là than, sát, thiếc, chì - kẽm, Đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa... Tuy nhiên, việc khai thác đã số các mỏ đòi hỏi phải có các phương tiên hiện đại và chi phí cao. Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm. Nguồn than khai thác được chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu. Trong vùng có nhà máy nhiệt điện Uông Bí và Uông Bí mở rộng (Quảng Ninh) tổng công suất 450 MW, Cao Ngạn (Thái Nguyên) 116 MW, Na Dương (Lạng Sơn) 110 MW. Trong kế hoạch sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả (Quảng Ninh) công suất 600 MW. Tây bắc có một số mỏ khá lớn như mỏ quặng Đồng - niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu). Đông bắc có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn cả là mỏ sát (Yên Bái), kẽm - chì (Chợ Điên - bắc Kạn), Đồng - vàng (Lào Cai), thiếc và bôxit (Cao Bâng). Mỗi năm vùng sản xuất khoảng 1000 tấn thiếc. Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân. Các sông suối có trừ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống Sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trừ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông đã chiếm gần 6 triệu kW. Nguồn thủy năng lớn này đã và đã được khai thác như nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), nhà máy thủy điện hòa Bình trên sông đã (1920 MW). Hiện nay, đã triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông đã (2400 MW), thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (342 MW). nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đã được xây dựng trên phụ lưu của các sông. Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào. Nhưng với những công trình kĩ thuật lớn như thế, cân chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 32: Vấn đề khai thác mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.,"Trung du và Miền núi bắc Bộ có phân lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa ở dọc các thung lủng sông và các cảnh Đồng ở Miền núi như Than Uyên, nghĩa Lộ, Điên Biên, Trùng Khảnh... Khí hậu của vùng mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Đông bắc địa hình tuy không cao, nhưng lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bác, nên có mùa đông lạnh nhất nước ta. Tây bắc tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc yếu hơn, nhưng do nên địa hình cao nên mùa đông vẫn lạnh. Bởi vậy, Trung du và Miền núi bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. đây chính là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La. Ở các vùng núi giáp biện giới của Cao Bâng, Lạng Sơn, cũng như trên vùng núi cao hoàng liền Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả...), các cây ăn quả như mận, đão, lê. ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu. Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả của Trung du và Miền núi bắc Bộ còn rất lớn, nhưng gặp khó khăn là hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông. Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa tương xứng với thế mạnh của vùng. Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản sẽ cho phép phát triển nên nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 32: Vấn đề khai thác mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.,"Trung du và Miền núi bắc Bộ có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600 - 700m. Các đồng cỏ tuy không lớn, nhưng ở đây có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sửa), ngựa, dê. Bò sửa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Trâu, bò thịt được nuôi rộng rãi, nhất là trâu. Trâu khoẻ hơn, ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dẻ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng. đàn trâu có 1,7 triệu con, chiếm hơn 1/2 đàn trâu cả nước. đàn bò có 900 nghìn con, chiếm 16% đàn bò cả nước (năm 2005). Hiện nay, những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng và đô thị) đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng. thêm vào đó, các Đồng cỏ cũng cần được cải tạo, nâng cao năng suất. Do giải quyết tốt hơn lương thực cho người, nên hoa màu lương thực dành nhiều hơn cho chăn nuôi đã giúp tăng nhanh đàn lợn trong vùng; tổng đàn lợn có hơn 5,8 triệu con, chiếm 21% đàn lợn cả nước (năm 2005)." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 32: Vấn đề khai thác mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.,"Trong điều kiện mở cửa nên Kinh tế, thế mạnh này của Trung du và Miền núi bắc Bộ sẽ càng được phát huy. Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng, đã phát triển năng động cùng với sự phát triển của vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc. ở đây đã phát triển mạnh đành bắt hải sản, nhất là đành bắt xã bờ và nuôi trồng thủy sản. Du lịch biển - đảo đã đóng góp đáng kể vào cơ cấu Kinh tế; quân thể du lịch Hạ Long đã được xếp hạng vào danh mục Di sản thiên nhiên thế giới. Cảng Cái Lân (một cảng nước sâu) đã được xây dựng và nâng cấp, tạo đã cho sự hình thành khu công nghiệp Cái Lân..." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu Kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng.,"Vùng đồng bằng Sông Hồng bao gồm 10 tỉnh, thành phố với diện tích gần 15 nghìn km2 (chiếm 4,5% diện tích tự nhiên toàn quốc) và số dân 18,2 triệu người (chiếm 21,6% số dân cả nước) năm 2006. Từ 1-8-2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh VTnh Phúc) và 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung (thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh hòa Bình) đã sắp nhập vào thành phố Hà Nội." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu Kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng.,"đồng bằng Sông Hồng là vùng có số dân đông nhất, mật độ dân số của vùng lên đến 1 225 người/km2, gấp khoảng 4,8 lân mật độ trung bình của cả nước (năm 2006). Hãy phân tích sức ép về dân số đối với việc phát triển Kinh tế - xã hội ở Đồng bằng Sông Hồng. Số dân đông, kết cấu dân số trẻ tất yếu sản đến nguồn lao động dồi dào. Trong điều kiện nên Kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thi đã trở thành một trong những Vấn đề nan giải ở đồng bằng Sông Hồng. Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đồng bằng Sông Hồng chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bao, lũ lụt, hạn hán... Tài nguyên thiên nhiên ở đồng bằng Sông Hồng không thật phong phú, nhưng việc sử dụng lại chưa hợp lí. Do việc khai thác quá mức sản đến một số loại tài nguyên (như đất, nước trên mặt...) bị xuống cấp. đây là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp. Phân lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến. Việc chuyển dịch cơ cấu Kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu Kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng.,"Cùng với công cuộc đổi mới diễn ra trên phạm vi cả nước, cơ cấu Kinh tế theo ngành của đồng bằng Sông Hồng đã có sự chuyển dịch theo chiêu hướng tích cực. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này còn chậm." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu Kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng.,"Việc chuyển dịch cơ cấu Kinh tế có vai trò quan trọng ở đồng bằng Sông Hồng. Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng Kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các Vấn đề xã hội và môi trường. Cho đến năm 2010, tỉ trọng của các khu vực tương ứng sẽ là 10%, 42% và 48%. Việc chuyển dịch cơ cấu Kinh tế trong nội bộ từng ngành có sự khác nhau, nhưng trọng tâm là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nên nông nghiệp hàng hóa. Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng dân tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả. Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người của vùng. Đó là các ngành chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử. Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. đồng bằng Sông Hồng có nhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt ở Hà Nội và vùng phụ cận cũng như ở Hải Phòng. Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền Kinh tế của vùng. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo... cũng phát triển mạnh nhầm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch Kinh tế." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 35: Vấn đề phát triển Kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.,"Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đã tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển Kinh tế - xã hội của vùng. Cho đến nay, mạng lưới giao thông của vùng chủ yếu gồm quốc lộ 1, đường sắt Thống Nhất (đường sắt bắc - Nam) và các tuyến đường ngang là các quốc lộ 7, 8, 9. Đường Hồ Chí Minh hoàn thành sẽ thúc đẩy sự phát triển Kinh tế của các huyện phía tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới. Cùng với phát triển giao thông Đông - Tây, hàng loạt cửa kháu được mở ra để tăng cường giao thương với các nước láng giềng, trong đó: Lao Bảo là cửa kháu quốc tế quan trọng. Quốc lộ 1 được nâng cấp, hiện đại hóa, đặc biệt là việc làm đường hâm ô tô qua hoành Sơn, Hải Vân đã làm tăng đáng kể khả năng vận chuyển bắc - Nam trên tuyến đường huyết mạch này, đồng thời sẽ tạo sức hút lớn cho các luồng vận tải theo quốc lộ 9 tới cảng Đà Nẵng. Một số cảng nước sâu đã được đầu tư xây dựng và hoàn thiện (Nghi Sơn, vũng Áng, Chân Mây) gắn liền với sự hình thành các khu Kinh tế cảng biển. Các sân bay Phú Bài (Huế), vịnh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình) được nâng cấp giúp phát triển Kinh tế, văn hóa và tăng cường thu hút khách du lịch" 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 35: Vấn đề phát triển Kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.,"Vùng bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh hóa, Nghề An, Hà Tinh, Quảng Bình, Quảng Tri, Thừa Thiên - Huế. Day núi Bạch Ma được coi là ranh giới tự nhiên giữa bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên 51,5 nghìn km2, số dân 10,6 triệu người (năm 2006), chiếm 15,6% diện tích và 12,7% số dân của cả nước. Về mặt tự nhiên, bắc Trung Bộ thuộc Miền Tây bắc và bắc Trung Bộ. ở Thanh hóa và một phân Nghệ An, khí hậu có tính chất chuyển tiếp giữa đồng bằng Sông Hồng và bắc Trung Bộ, vẫn còn chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa Đông bắc về mùa đông. Day núi Trường Sơn Bác, biện giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào với các đèo thấp, làm cho về mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh, nhiều ngày thời tiết nóng và khô. Nhưng ngay sau những ngày hạn hán, có thể bão ập đến đem theo mưa lớn và nước lủ, triệu cường gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Về tài nguyên thiên nhiên, bắc Trung Bộ có một số tài nguyên khoáng sản có giá tri như crômit, thiếc, sát, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý. Rừng có diện tích tương đối lớn. Các hệ thống sông Ma, sông Cả có giá tri về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện. Tiềm năng phát triển nông nghiệp có phân hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp, chỉ có đồng bằng Thanh - Nghệ - Tinh là lớn hơn cả. Với diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, bắc Trung Bộ có khả năng phát triển Kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn. Dọc ven biển có khả năng phát triển đành bắt và nuôi trồng thủy sản. Bác Trung Bộ cũng có tài nguyên du lịch đáng kể, trong đó phải kể đến các bãi tắm nổi tiếng như: Sâm Sơn, Cửa Lò, Thiên Câm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng; Di sản văn hóa thế giới Di tích cố đô Huế, Nha nhạc cung đình Huế. Về mặt Kinh tế - xã hội, mức sống của dân cư còn thấp. Chiến tranh tuy đã lùi xã, nhưng hậu quả vẫn còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi. Cơ sở hạ tầng của vùng vẫn còn nghèo, việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn hạn chế. Với sự tập trung đầu tư cho vùng, nhất là với sự hình thành và phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung, trong tương lai gần, Kinh tế của bắc Trung Bộ sẽ có bước phát triển đáng kể." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 35: Vấn đề phát triển Kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.,"Ở Duyên hải Miền Trung nói chung, bắc Trung Bộ nói riêng, Vấn đề hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu Kinh tế chung của vùng, vì nó không chỉ góp phần tạo ra cơ cấu ngành, mà còn tạo thế liền hoàn trong phát triển cơ cấu Kinh tế theo không gian. So với công nghiệp cả nước, tỉ trọng của bắc Trung Bộ còn nhỏ bé (chiếm khoảng 2,4% giá tri sản xuất công nghiệp của cả nước, năm 2005). Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải phát huy các thế mạnh sản có của vùng, trong đó có thế mạnh về nông - lâm - ngư nghiệp." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 35: Vấn đề phát triển Kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.,"Diện tích rừng của toàn vùng là 2,46 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiến kiến, sàng lẻ, lát hoa,...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá tri. Hiện nay, rừng giàu chỉ còn tập trung chủ yếu ở vùng giáp biện giới Việt - Lào, nhiều nhất là ở Nghệ An, Thanh hóa, Quảng Bình. Đáng chú ý là rừng sản xuất chỉ chiếm khoảng 34% diện tích, còn khoảng 50% diện tích là rừng phòng hộ và 16% là rừng đặc dụng. Hàng loạt lâm trường hoạt động chàm lo việc khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng. Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang da, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, rừng còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc. Việc trồng rừng ven biển có tác dụng chán gió, bão và ngàn không cho cát bay, cát chảy, lấn ruộng đồng, làng mạc." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 35: Vấn đề phát triển Kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.,"Vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc. đàn trâu có khoảng 750 nghìn con (chiếm 1/4 đàn trâu cả nước), đàn bò có khoảng 1,1 triệu con (chiếm hơn 1/5 đàn bò cả nước). Với diện tích đất badan tuy không lớn, nhưng khá màu mỡ, bắc Trung Bộ đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê ở Tây Nghệ An, Quảng Tri; cao su, hồ tiêu ở Quảng Bình, Quảng Tri; chè ở Tây Nghệ An). ở các đồng bằng, phân lớn là đất cát pha, thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá...) nhưng không thật thuận lợi cho cây lúa. Trong vùng đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh. Bình quân lương thực theo đầu người vì vậy đã tăng khá (năm 2005 đạt khoảng 348 kg/người)." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 35: Vấn đề phát triển Kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.,"Tuy không có các bãi cá lớn, nổi tiếng, nhưng các tỉnh bắc Trung Bộ đều có khả năng phát triển nghề cá biển. Nghệ An là tỉnh trọng điểm nghề cá của bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, do phân lớn tàu thuyền có công suất nhỏ, đành bắt ven bờ là chính, nên ở nhiều nơi nguồn lợi thủy sản có nguy cơ suy giảm rõ rệt. Hiện nay, việc nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn được phát triển khá mạnh, đã làm thay đổi khá rõ nét cơ cấu Kinh tế nông thôn ven biển." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 35: Vấn đề phát triển Kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.,"Công nghiệp của vùng hiện đã phát triển dựa trên một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn, nguồn nguyên liệu của nông, lâm, thủy sản và nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ. Do những hạn chế về điều kiện kĩ thuật, vốn, nên cơ cấu công nghiệp của vùng chưa thật định hình và sẽ có nhiều biến đổi trong những thập kỉ tới. Một số tài nguyên khoáng sản của vùng vẫn ở dạng tiềm năng hoặc được khai thác không đáng kể (crômit, thiếc...). Trong vùng có một số nhà máy xi măng lớn như Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh hóa), hoàng Mai (Nghệ An). Nhà máy thép liền hợp Hà Tinh (sử dụng quặng sát Thạch Khệ) đã được kí kết xây dựng vào tháng 5 - 2007. Vấn đề phát triển cơ sở năng lượng (điện) là một ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng. Do những hạn chế về nguồn nhiên liệu tại chỗ, nên việc giải quyết nhu cầu về điện chủ yếu dựa vào lưới điện quốc gia. Một số nhà máy thủy điện đã được xây dựng như Bản Vẽ (320 MW) trên sông Cả (Nghệ An), Cửa Đạt (97 MW) trên sông Chu (Thanh hóa), Rào Quán (64 MW) trên sông Rào Quán (Quảng Trị). Các trung tâm công nghiệp của vùng là Thanh hóa - Bỉm Sơn, Vinh, Huế với các sản phẩm chuyên môn hóa khác nhau. Huế nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung sẽ có lợi thế trong phát triển." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 36: Vấn đề phát triển Kinh tế - xã hội ở Duyên Hải Nam Trung Bộ.,"Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đinh, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận; có diện tích tự nhiên gần 44,4 nghìn km2, số dân gần 8,9 triệu người, chiếm 13,4% diện tích và 10,5% số dân của cả nước (năm 2006). Thuộc về Duyên hải Nam Trung Bộ còn có các quần đảo xã bờ là hoàng Sa (huyện đảo thuộc thành phố Đà Nẵng) và Trường Sa (huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa). Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm tự nhiên rất đặc sắc: một dải lãnh thổ hẹp, mà phân phía tây là sườn Đông của Trường Sơn Nam, ôm lấy Tây Nguyên rộng lớn, phía đông là Biển Đông. Phía bắc có day núi Bạch Ma làm ranh giới tự nhiên với bắc Trung Bộ, còn phía nam là Đông Nam Bộ. Các nhảnh núi ăn ngang ra biển đã chia nhỏ phân duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển đẹp. Tiềm năng phát triển nông nghiệp của vùng hạn chế hơn so với bắc Trung Bộ, nhưng bù lại có tiềm năng to lớn về phát triển đành bắt và nuôi trồng hải sản. khoáng sản không nhiêu, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh ở tỉnh Khánh Hòa, vàng ở Bổng Miêu (Quảng Nam). Dầu khí đã được khai thác trên thềm lục địa ở cực Nam Trung Bộ. Tiềm năng thủy điện không lớn nhưng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ. Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm khí hậu của Đông Trường Sơn: mùa hạ có gió phơn Tây Nam; về thu - đông mưa địa hình và tác động của dải hội tụ nhiệt đới đem lại mưa lớn ở Đà Nẵng và Quảng Nam (nhất là ở thượng nguồn sông Thu Bổn). Tuy nhiên, phía nam Duyên hải Nam Trung Bộ thường ít mưa, khô hạn kéo dài, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng về mùa khô lại rất cạn; vì vậy, việc làm các Hồ chứa nước là biện pháp thủy lợi rất quan trọng." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 36: Vấn đề phát triển Kinh tế - xã hội ở Duyên Hải Nam Trung Bộ.,"Rừng ở Duyên hải Nam Trung Bộ liền một khối với rừng Tây Nguyên, có nhiều loại gỗ, chim và thú quý. Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 38,9%, nhưng có tới hơn 97% là rừng gỗ, chỉ 2,4% là rừng tre nứa. ơ đây chỉ có các đồng bằng nhỏ hẹp; đất cát pha và đất cát là chính, nhưng cũng có những đồng bằng màu mỡ như đồng bằng Tuy hòa (Phú Yên). Các vùng gò đồi thuận lợi cho chân nuôi bò, dê, cừu. Về mạt Kinh tế - xã hội, trong thời kì chiến tranh Duyên hải Nam Trung Bộ là một vùng chịu nhiều tổn thất về người và của. đây là vùng có nhiều dân tộc ít người (các nhóm dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên, người Châm). Trong vùng đã có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết. đây cũng là vùng đã thu hút được các dự án đầu tư của nước ngoài. Duyên hải Nam Trung Bộ còn có các Di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam). Những di sản này góp phần làm phong phú thêm thế mạnh về du lịch của vùng." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 36: Vấn đề phát triển Kinh tế - xã hội ở Duyên Hải Nam Trung Bộ.,"Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều giáp biển. Có thể nói thiên nhiên đã ban tặng vùng này nhiều ưu ái trong phát triển Kinh tế biển. Nghề cá: Biển Miền Trung lắm tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, nhưng các bãi tôm, bãi cá lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường hoàng Sa - Trường Sa. Sản lượng thủy sản của vùng năm 2005 đã vượt 624 nghìn tấn. Trong đó, riêng sản lượng cá biển đã là 420 nghìn tấn với nhiều loài cá quỹ như cá thu, cá ngừ, cá trích, cá nục, cá Hồng, cá phèn, nhiều loài tôm, mực... Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Việc nuôi tôm hùm, tôm sú đã được phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hòa. Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú, trong đó nước mắm Phan Thiết ngon nổi tiếng. Trong tương lai, ngành thủy sản sẽ có vai trò lớn hơn trong việc giải quyết Vấn đề thực phẩm của vùng và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, Vấn đề khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa rất cấp bách." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 36: Vấn đề phát triển Kinh tế - xã hội ở Duyên Hải Nam Trung Bộ.,"Du lịch biển: Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển nổi tiếng như Mỹ Khệ (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Đinh), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Múi Né (Bình Thuận)... Nha Trang đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế, là trung tâm du lịch lớn của nước ta. Đà Nẵng cũng là một trung tâm du lịch quan trọng. Việc phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và hàng loạt hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao khác nhau. Dịch vụ hàng hải: Không ở đầu trên đất nước ta có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu như Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện tại, ở đây đã có các cảng tổng hợp lớn do Trung ương quản lí như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và đã xây dựng các cảng nước sâu như Dung Quất. Đặc biệt, ở vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 36: Vấn đề phát triển Kinh tế - xã hội ở Duyên Hải Nam Trung Bộ.,"Vùng thềm lục địa ở Duyên hải Nam Trung Bộ đã được khẳng định là có dầu khí. Hiện nay, đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận). Việc sản xuất muối cũng rất thuận lợi. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh..." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 36: Vấn đề phát triển Kinh tế - xã hội ở Duyên Hải Nam Trung Bộ.,"Duyên hải Nam Trung Bộ đã hình thành được chuỗi các trung tâm công nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết. Công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông - lâm - thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng. Việc thu hút đầu tư của nước ngoài đã thúc đẩy sự hình thành một số khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất. Nhờ thế, công nghiệp của vùng đã khởi sắc. Duyên hải Nam Trung Bộ rất hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng. Cơ sở năng lượng (điện) chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp cũng như các hoạt động Kinh tế khác của vùng. Vấn đề này đã được giải quyết theo hướng sử dụng điện lưới quốc gia qua đường dây 500 KV, xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình như Sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), tương đối lớn như Hàm Thuận - đã Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam). Ngoài ra, còn nhà máy thủy điện Đa Nhim và Đại Ninh sử dụng nguồn nước từ Tây Nguyên đưa xuống. Trong tương lai, dự kiến nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của nước ta sẽ được xây dựng ở khu vực này. Với việc hình thành vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung, đặc biệt là xây dựng Khu Kinh tế mở Chu Lai, Khu Kinh tế Dung Quất và Khu Kinh tế Nhơn Hội, thì công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ có bước phát triển rõ nét trong thập kỉ tới." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 36: Vấn đề phát triển Kinh tế - xã hội ở Duyên Hải Nam Trung Bộ.,"Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tạo ra thế mở cửa hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới. Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt bắc - Nam không chỉ làm tăng vai trò trung chuyển của Duyên hải Miền Trung, mà còn giúp đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ với thành phố Đà Nẵng (một trung tâm phát triển ở phía bắc của vùng) và với Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, Đông Nam Bộ nói chung. Hệ thống sân bay của vùng đã được khôi phục, hiện đại, gồm sân bay quốc tế Đà Nẵng và các sân bay nội địa như Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh, Tuy hòa. Các dự án phát triển các tuyến đường ngang (như các đường 19, 26...) nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu, giúp mở rộng các vùng hậu phương của các cảng này và giúp cho Duyên hải Nam Trung Bộ mở cửa hơn nửa. Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ có vai trò quan trọng hơn trong quan hệ với các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Nam Lào và Đông bắc Thái Lan." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.,"Vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai,Đắc lắc, Đák Nông và Lâm Đồng; diện tích tự nhiên gần 54,7 nghìn km2, số dân gần 4,9 triệu người, chiếm 16,5% diện tích và 5,8% số dân cả nước (năm 2006). đây là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. Khối các cao nguyên xếp tầng đồ sộ này nằm sát Duyên hải Nam Trung Bộ, liền kê với Đông Nam Bộ, lại giáp với Miền Hạ Lào và Đông bắc Campuchia. Chính vì thế, Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dựng Kinh tế. Đọc bản đổ Hành chính Việt Nam và bản đổ Địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên. Đất đai màu mỡ, cộng với sự đa dạng của tài nguyên khí hậu, rừng, đem lại cho Tây Nguyên những tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp. Tây Nguyên không nhiều tài nguyên khoáng sản, riêng bôxit có trũ lượng hàng tỉ tấn là đáng kể. Trữ năng thủy điện trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai tương đối lớn. Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất nước ta. đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số (Xêđăng, Bana, Giarãi, Êđê, Cơho, Mạ, Mơnông...) với truyền thống văn hóa độc đáo. So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện Kinh tế - xã hội của Tây Nguyên còn nhiều khó khăn. Trong vùng còn thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học - kĩ thuật. Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ người chưa biết đọc, biết viết còn cao. Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiêu, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật. Công nghiệp trong vùng mới ở trong giai đoạn hình thành, với các trung tâm công nghiệp nhỏ và điểm công nghiệp." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.,"Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất badan và khí hậu cận xích đạo rất phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm. Đất badan ở Tây Nguyên có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn. Đọc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy xác định các vùng đất badan và đối chiếu với các vùng phân bố cây công nghiệp ở Tây Nguyên. Khí hậu Tây Nguyên có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4 - 5 tháng). Về mùa khô, mực nước ngâm hạ thấp, vì thế việc làm thủy lợi gặp khó khàn, tốn kém, là trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt. Sự đáp đổi giữa mùa khô kéo dài và mùa mưa trên vùng đất badan vụn bở còn đe dọa xói mòn đất nếu lớp phủ thực vật bi phá hoại. Nhưng mùa khô kéo dài lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Do ảnh hưởng của độ cao, nên trong khi ở các cao nguyên cao 400 - 500m khí hậu khá nóng, thì ở các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu lại rất mát mẻ. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, Hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...) khá thuận lợi. cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên năm 2006 khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.Đắc lắc là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha). cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắc lắc. cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.,"Chè được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như ở Lâm Đồng và một phân ở Gia Lai. Chè búp thu hoạch được đem chế biến tại các nhà máy chè Biển Hồ (Gia Lai) và Bảo Lộc (Lâm Đồng). Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước. -Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Cao su được trồng chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai vàĐắc lắc." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.,"Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên đã thu hút về đây hàng vạn lao động từ các vùng khác nhau của đất nước và cũng tạo ra tập quán sản xuất mới cho Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Việc nâng cao hiệu quả Kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên đòi hỏi nhiều giải pháp, trong đó phải kể đến:" 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.,"hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp; mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi. đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên. Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.,"Hiện nay, trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất với vị trí nổi bật của các ngành công nghệ cao như: luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, hóa chất, hóa dược, thực phẩm... Việc phát triển công nghiệp của vùng đặt ra nhu cầu rất lớn về năng lượng. Cơ sở năng lượng của vùng đã từng bước được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện. Một số nhà máy thủy điện được xây dựng trên hệ thống sông Đồng Nai như nhà máy thủy điện Tri An trên sông Đồng Nai (400 MW), thủy điện Thác Mơ (150 MW) và nhà máy thủy điện Cân Đơn trên sông Bé. Dự án thủy điện Thác Mơ mở rộng (75 MW) dự kiến hoàn thành vào năm 2010. Từ khi đưa được khí Đồng hành vào đất liền, các nhà máy điện tua bin khí được xây dựng và mở rộng, gồm Trung tâm điện tua bin khí Phú Mỹ (Phú Mỹ 1, 2, 3, 4), nhà máy điện Bà Rịa..., trong đó lớn nhất là Trung tâm điện tua bin khí Phú Mỹ, với tổng công suất thiết kế hơn 4000 MW. Một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ cho các khu chế xuất cũng được đầu tư xây dựng. Đường dây siêu cao áp 500 kV hòa Bình - Phú Lâm (TP. Hồ Chí Minh) được đưa vào vận hành từ giữa năm 1994 đã có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng. Các trạm biến áp 500 kV và một số mạch 500 kV được tiếp tục xây dựng như tuyến Phú Mỹ - Nhà Bè, Nhà Bè - Phú Lâm. Hàng loạt công trình 220 kV, các công trình trung thế và hạ thế được xây dựng theo quy hoạch. Sự phát triển công nghiệp của vùng không tách rời xu thế mở rộng quan Hệ đầu tư với nước ngoài (giai đoạn 1988 - 2006, vùng đã thu hút số vốn đăng kí 42019,8 triệu USD, chiếm hơn 50% của cả nước). Do vậy, những Vấn đề về môi trường phải luôn luôn được quan tâm. Sự phát triển của công nghiệp cũng cần tránh làm tổn hại đến ngành du lịch mà vùng có nhiều tiềm năng." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.,"Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu Kinh tế của vùng. Cùng với việc hoàn thiên cơ sở hạ tầng, các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng. Đó là các hoạt động dịch vụ thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch... Vùng Đông Nam Bộ sản đai cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiêu quả các ngành dịch vụ." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.,"Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu. nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng. Công trình thủy lợi Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn (tỉnh Tây Ninh) là công trình thủy lợi lớn nhất của nước ta hiện nay. Dự án thủy lợi Phước hòa (Bình Dương - Bình Phước) được thực thi sẽ giúp chia một phân nước của sông Bé cho sông Sài Gòn, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Nhờ giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà, sẽ làm tầng diện tích đất trồng trọt, tầng Hệ số sử dụng đất trồng hằng năm và khả nâng bảo đảm lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn. Việc thay đổi cơ cấu cây trồng đã nâng cao hơn vị trí của vùng như là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước. Những vườn cây cao su già cỗi, năng suất mủ thấp, được thay thế bằng các giống cao su cho năng suất cao và ứng dụng công nghệ trồng mới, nhờ thế mà sản lượng cao su của vùng không ngừng tăng lên. Đông Nam Bộ cũng đã trở thành vùng sản xuất chủ yếu cà phê, Hồ tiêu, điêu. Cây mía và đậu tương vẫn chiếm vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày. Cân bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu của các sông để tránh mất nước ở các Hồ chứa, giữ được mực nước ngâm. Cân phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn. Các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển cũng cần được bảo vệ nghiêm ngặt." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.,"Vùng biển và bờ biển Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp Kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển. Việc phát hiện dầu khí ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông của nước ta và việc khai thác dầu khí (từ năm 1986) với quy mô ngày càng lớn, có sự hợp tác đầu tư của nhiều nước, đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng, nhất là ở tỉnh Bà Ria - vũng Tàu. vũng Tàu là nơi nghỉ mát lí tưởng cho vùng Nam Bộ và cả nước, nay còn là cơ sở dịch vụ lớn về khai thác dầu khí. Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu Kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý giải quyết Vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.,"Vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) với diện tích hơn 40 nghìn km2, chiếm 12% diện tích toàn quốc và số dân là hơn 17,4 triệu người, chiếm 20,7% số dân cả nước (năm 2006). đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng Châu thổ lớn nhất nước ta; bao gồm phân đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiên, sông Hậu (thượng và hạ Châu thổ) và phân đất nằm ngoài phạm vi tác động đó. Phân thượng Châu thổ là khu vực tương đối cao (2 - 4m so với mực nước biển), nhưng vẫn bi ngập nước vào mùa mưa. Phân lớn bê mặt ở đây có nhiều vùng trũng rộng lớn. Vào mùa mưa, các vùng trũng này ngập chìm sâu dưới nước, còn về mùa khô chỉ là những vũng nước tù đứt đoạn. Phân hạ Châu thổ thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển. Mực nước ở các cửa sông lên xuống rất nhanh và những lưỡi mặn đã ngấm dần vào trong đất. Ngoài các giống đất ở hai bên bờ sông và các cổn cát duyên hải, trên bê mặt với độ cao 1 - 2m còn có các vùng trũng ngập nước vào mùa mưa và các bãi bổi bên sông. Phân đất còn lại tuy nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiên và sông Hậu, nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như đồng bằng Cà Mau)." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.,"Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu của đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù là đất phù sa, nhưng tính chất của nó tương đối phức tạp. ơ đồng bằng sông Cửu Long có 3 nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn. Đất phù sa ngọt: 1,2 triệu ha (30 % diện tích đồng bằng), màu mỡ nhất Phân bố thành dải dọc sông Tiên, sông Hậu. Đất phèn: 1,6 triệu ha (41%), Phèn nhiều (55 vạn ha), Phèn ít và trung bình (1,05 triệu ha), Phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau. Đất mặn: 75 vạn ha (19%), Phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan. Đất khác: Khoảng 40 vạn ha (10%), Phân bố rải rác." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.,"Khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 - 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 - 270C. Lượng mưa hàng năm lớn (1300 - 2000mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng V đến tháng XI). Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cát xẻ Châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt. Sinh vật cũng là nguồn tài nguyên có giá tri ở đồng bằng sông Cửu Long. Thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu,...) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp,...). Về động vật, có giá tri hơn cả là cá và chim. Tài nguyên biển ở đây hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Các loại khoáng sản chủ yếu là đá vôi (Hà Tiên, kiến Lương) và than bùn (U Minh, Tứ giác Long Xuyên...). Ngoài ra, còn có dầu khí ở thềm lục địa bước đầu đã được khai thác." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.,"đồng bằng sông Cửu Long, mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Vì thế, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất. Ngoài ra, đôi khi có thể xảy ra các thiên tai khác . Phân lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Cùng với sự thiếu nước trong mùa khô đã làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn. Hơn nũa, một vài loại đất lại thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước. Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển Kinh tế - xã hội của đồng bằng." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.,"So với Đồng bằng Sông Hồng, thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều ưu thế hơn và đã được khai thác mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy vậy, việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đây lại trở thành Vấn đề cấp bách nhằm biến Đồng bằng thành một khu vực Kinh tế quan trọng của đất nước trên cơ sở phát triển bền vững. Nước ngọt là Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long. Một khó khàn đáng kể cho việc sử dụng hợp lí đất là việc đất bi nhiễm phèn, nhiễm mặn. Do đó, cần phải có nước để thau chua, rửa mặn trong mùa khô kết hợp với việc tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn. Tứ giác Long Xuyên, biện pháp hàng đầu để cải tạo đất là dùng nước ngọt từ sông Hậu đổ về rửa phèn thông qua kênh vịnh Tế,... Cần phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây, diện tích rừng bi giảm sút do nhu cầu tăng diện tích đất nông nghiệp thông qua các chương trình di dân khai khán đất hoang hóa, phát triển nuôi tôm và cả do cháy rừng. Là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái, rừng cần được bảo vệ và phát triển trong mọi dự án khai thác. Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không tách khỏi hoạt động Kinh tế của con người. điều đó đòi hỏi phải chuyển đổi cơ cấu Kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá tri cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến. Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác Kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể Kinh tế liền hoàn. Đối với đời sống của nhân dân, cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời khai thác các nguồn lợi về Kinh tế do lũ hàng năm đem lại." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.,"So với Đồng bằng Sông Hồng, thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều ưu thế hơn và đã được khai thác mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy vậy, việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đây lại trở thành Vấn đề cấp bách nhằm biến Đồng bằng thành một khu vực Kinh tế quan trọng của đất nước trên cơ sở phát triển bền vững. Nước ngọt là Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long. Một khó khàn đáng kể cho việc sử dụng hợp lí đất là việc đất bi nhiễm phèn, nhiễm mặn. Do đó, cần phải có nước để thau chua, rửa mặn trong mùa khô kết hợp với việc tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn. Tứ giác Long Xuyên, biện pháp hàng đầu để cải tạo đất là dùng nước ngọt từ sông Hậu đổ về rửa phèn thông qua kênh vịnh Tế,... Cần phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây, diện tích rừng bi giảm sút do nhu cầu tăng diện tích đất nông nghiệp thông qua các chương trình di dân khai khán đất hoang hóa, phát triển nuôi tôm và cả do cháy rừng. Là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cân bằng sinh thái, rừng cần được bảo vệ và phát triển trong mọi dự án khai thác. Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không tách khỏi hoạt động Kinh tế của con người. điều đó đòi hỏi phải chuyển đổi cơ cấu Kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá tri cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến. Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác Kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể Kinh tế liền hoàn. Đối với đời sống của nhân dân, cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời khai thác các nguồn lợi về Kinh tế do năm đem lại." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.,"So với Đồng bằng Sông Hồng, thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều ưu thế hơn và đã được khai thác mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy vậy, việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đây lại trở thành Vấn đề cấp bách nhằm biến Đồng bằng thành một khu vực Kinh tế quan trọng của đất nước trên cơ sở phát triển bền vững. Nước ngọt là Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long. Một khó khàn đáng kể cho việc sử dụng hợp lí đất là việc đất bi nhiễm phèn, nhiễm mặn. Do đó, cần phải có nước để thau chua, rửa mặn trong mùa khô kết hợp với việc tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn. Tứ giác Long Xuyên, biện pháp hàng đầu để cải tạo đất là dùng nước ngọt từ sông Hậu đổ về rửa phèn thông qua kênh vịnh Tế,... Cần phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây, diện tích rừng bi giảm sút do nhu cầu tăng diện tích đất nông nghiệp thông qua các chương trình di dân khai khán đất hoang hóa, phát triển nuôi tôm và cả do cháy rừng. Là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự cần bằng sinh thái, rừng cần được bảo vệ và phát triển trong mọi dự án khai thác. Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không tách khỏi hoạt động Kinh tế của con người. điều đó đòi hỏi phải chuyển đổi cơ cấu Kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá tri cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến. Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác Kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể Kinh tế liền hoàn. Đối với đời sống của nhân dân, cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời khai thác các nguồn lợi về Kinh tế do lũ hàng năm đem lại." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,"Bài 42: Vấn đề phát triển Kinh tế an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.","Nguồn lợi sinh vật: Biển nước ta có độ sâu trung bình, vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan là các vùng biển nông. Biển nhiệt đới ấm quanh năm, nhiều ảnh sáng, giàu ôxi, độ muối trung bình khoảng 30 - 33% , sinh vật biển phong phú, giàu thành phản loài. nhiều loài có giá trị Kinh tế cao. Một số loài quý hiếm, cản phải bảo vệ đặc biệt. Ngoài nguồn lợi cá, tôm, cua, mực..., biển nước ta còn nhiều đặc sản khác như đổi môi, vích, hải sâm, bào ngư, sò huyết... Đặc biệt là trên các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ có nhiều chim yến. Tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu giá trị cao. Tài nguyên khoáng , dầu mỏ và khí tự nhiên: Biển nước ta là nguồn muối vô tận. Dọc bờ biển nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối. Hằng năm, các cảnh đồng muối cung cấp hơn 900 nghìn tấn muối. Vùng biển nước ta nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp. Một số mỏ sa khoáng ôxit titan có giá tri xuất khẩu. Cát tráng ở các đảo thuộc Quảng Ninh, Khánh Hòa là nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê. Vùng thềm lục địa nước ta có các tích tụ dầu, khí, với nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện, thăm dò và khai thác. Về điều kiện phát triển giao thông vận tải biển: do nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển lại có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu, nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho xây dựng cảng. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển - đảo. Suốt từ bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, thuận lợi cho phát triển du lịch và an dưỡng. nhiều hoạt động du lịch thể thao dưới nước có thể phát triển. Du lịch biển - đảo đã là loại hình du lịch thu hút nhiều nhất du khách trong nước và quốc tế." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,"Bài 42: Vấn đề phát triển Kinh tế an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.","Vùng biển nước ta có những đảo đông dân như Cái Bâu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc. Có những nơi, đảo cụm lại thành quần đảo như Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, quần đảo hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Côn Đảo (còn gọi là quần đảo Côn Sơn), quần đảo Nam Du, quần đảo thổ Chu... Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiên tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,"Bài 42: Vấn đề phát triển Kinh tế an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.","Đến năm 2006, nước ta có các huyện đảo sau: Huyện đảo Vân Đổn và huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh). Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vi (thành phố Hải Phòng). Huyện đảo Cổn Cỏ (tỉnh Quảng Tri). Huyện đảo hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng). Huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa). Huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận). Huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bà Ria - vũng Tàu). Huyện đảo kiến Hải và huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,"Bài 42: Vấn đề phát triển Kinh tế an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.","Hoạt động Kinh tế biển rất đa dạng: đành bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản trong nước biển và trong lòng đất, du lịch biển và giao thông vận tải biển. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả Kinh tế cao và bảo vệ môi trường. Môi trường biển là không chia cát được. Bởi vậy, một vùng biển bị ôi nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh. Môi trường đảo, do sự biệt lập nhất định của nó, không giống như trên đất liền, lại do có diện tích nhỏ, nên rất nhạy cảm trước tác động của con người. Chẳng hạn, việc chặt phá rừng và lớp phủ thực vật có thể làm mất đi vịnh viễn nguồn nước ngọt, biến đảo thành nơi con người không thể cư trú được. Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, tránh khai thác quá mức các đối tượng đành bắt có giá tri Kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiên đành bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi. Việc phát triển đành bắt xã bờ không những giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, mà còn giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ta." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,"Bài 42: Vấn đề phát triển Kinh tế an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.","Nghề làm muối là nghề truyền thống, phát triển mạnh ở nhiều địa phương của nước ta, nhất là ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đã được tiến hành và đem lại năng suất cao. Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh cùng với việc mở rộng các dự án liền doanh với nước ngoài. Việc khai thác các mỏ khí thiên nhiên và thu hồi khí đồng hành, đưa vào đất liền đã mở ra bước phát triển mới cho công nghiệp làm khí hóa lỏng, làm phân bón, sản xuất điện. Trong tương lai, các nhà máy lọc, hóa dầu được xây dựng và đi vào hoạt động sẽ nâng cao hơn nũa hiệu quả Kinh tế của công nghiệp dầu khí. Một Vấn đề đặt ra là phải hết sức tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,"Bài 42: Vấn đề phát triển Kinh tế an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.","Cùng với sự phát triển khá mạnh của ngành du lịch trong những năm gần đây, các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều vùng biển, đảo mới được đưa vào khai thác. Đáng chú ý là các khu du lịch Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn (ở Quảng Ninh và Hải Phòng), Nha Trang (Khánh Hòa), vũng Tàu (Bà Ria - vũng Tàu)..." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,"Bài 42: Vấn đề phát triển Kinh tế an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.","Để tạo thế mở cửa cho các tỉnh duyên hải và cho nên Kinh tế cả nước, hàng loạt cảng hàng hóa lớn đã được cải tạo, nâng cấp như cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng... Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh hóa), vũng Áng (Hà Tinh), Dung Quất (Quảng Ngài), vũng Tàu (Bà Ria - vũng Tàu)... Hàng loạt cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng. Các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền góp phần quan trọng vào việc phát triển Kinh tế - xã hội ở các tuyến đảo." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,"Bài 42: Vấn đề phát triển Kinh tế an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.","Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng. Vì vậy, việc tầng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liền quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lành thổ của nước ta. Việt Nam là nước Đông Nam Á lục địa có nhiều lợi ích ở Biển Đông. Vì vậy, mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 43: Các vùng Kinh tế trọng điểm.,"Vùng Kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đây đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền Kinh tế của cả nước. Nó được đặc trưng bằng một số đặc điểm chủ yếu sau đây: Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội của đất nước. Hội tụ đây đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực Kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư. Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác. Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc." 12,Chương 6: Địa lí các vùng Kinh tế.,Bài 43: Các vùng Kinh tế trọng điểm.,"Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc: Vùng này có diện tích gần 15,3 nghìn km2 (4,7% diện tích tự nhiên cả nước) với số dân hơn 13,7 triệu người, năm 2006 (16,3% số dân cả nước), bao gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chủ yếu thuộc Đồng bằng Sông Hồng. Ở đây hội tụ tương đối đây đủ các thế mạnh để phát triển Kinh tế - xã hội. Trong vùng có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, Kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước. Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến giao thông huyết mạch gắn kết cả bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân. Một trong những tiềm năng nổi bật của vùng là nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước. Ngoài ra, đây còn là vùng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước. Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ. Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh vốn có của vùng. Để vùng Kinh tế trọng điểm phía bắc có vị thế xứng đáng hơn trong nền Kinh tế của cả nước, cần phải tập trung giải quyết một số Vấn đề chủ yếu liền quan đến các ngành Kinh tế. Về công nghiệp, đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời với việc phát triển các khu công nghiệp tập trung. Về dịch vụ, chú trọng đến thương mại và các hoạt động dịch vụ khác, nhất là du lịch. Về nông nghiệp, cân chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao."