grade,chapter,lesson,context 10,Chương 1: Giới thiệu chung về thế giới sống.,Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống.,"Để nghiên cứu sự sống các nhà sinh học thường tập trung vào nghiên cứu các đặc điểm của cơ thể sống vì chỉ ở cấp cơ thể mới biểu hiện đầy đủ các đặc tính của sự sống. Tuy nhiên, để hiểu được sự sống ở cấp cơ thể các nhà sinh học còn phải nghiên cứu tất cả các cấp tổ chức dưới và trên cấp cơ thể, từ cấp nhỏ nhất đến cấp lớn nhất như phân tử - bào quan - tế bào - mô - cơ quan - hệ cơ quan - cơ thể - quần thể - quần xã - hệ sinh thái - sinh quyển. Học thuyết tế bào cho thấy, mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ một hay nhiều tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào. Như vậy, đối với các cơ thể sinh vật đơn bào thì nghiên cứu sự sống ở cấp tế bào cũng có nghĩa là nghiên cứu sự sống ở cấp cơ thể. Đối với các cơ thể đa bào, nếu muốn biết chúng thực hiện và duy trì các chức năng sống ra sao, chúng ta không những phải tìm hiểu ở cấp tổ chức tế bào và dưới tế bào như đối với các sinh vật đơn bào mà còn phải tìm hiểu các cấp tổ chức trung gian như mô, cơ quan, hệ cơ quan. Như vậy, có thể nói thế giới sinh vật được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái." 10,Chương 1: Giới thiệu chung về thế giới sống.,Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống.,"Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp thấp hơn không có được. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành. Ví dụ: từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, nhưng tập hợp của khoảng 10 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với khoảng 10 đường liên hệ giữa chúng, đã cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được. Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống như: chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống không có gì là siêu tự nhiên. Cấu trúc vật chất được gọi là cơ thể sống được hình thành và tiến hoá do sự tương tác của vật chất theo các quy luật lí, hoá học và được chọn lọc tự nhiên sàng lọc qua hàng triệu triệu năm tiến hoá." 10,Chương 1: Giới thiệu chung về thế giới sống.,Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống.,"Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp thấp hơn không có được. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành. Ví dụ: từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, nhưng tập hợp của khoảng 10 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với khoảng 10 đường liên hệ giữa chúng, đã cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được. Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thếgiới sống như: chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống không có gì là siêu tự nhiên. Cấu trúc vật chất được gọi là cơ thể sống được hình thành và tiến hoá do sự tương tác của vật chất theo các quy luật lí, hoá học và được chọn lọc tự nhiên sàng lọc qua hàng triệu triệu năm tiến hoá." 10,Chương 1: Giới thiệu chung về thế giới sống.,Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống.,"Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Do đó, sinh vật không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. Mọi cấp tổ chức sống từ thấp đến cao của thế giới sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hoà sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển. Ví dụ: nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở một mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hoà để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hoà thì cơ thể sẽ phát sinh bệnh và có thể dẫn đến tử vong." 10,Chương 1: Giới thiệu chung về thế giới sống.,Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống.,"Thế giới sinh vật liên tục sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hoá. Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ được kế thừa thông tin di truyền từ những sinh vật tổ tiên ban đầu nên các sinh vật trên Trái Đất đều có những đặc điểm chung. Tuy nhiên, sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh các biến dị di truyền và sự thay đổi không ngừng của điều kiện ngoại cảnh luôn chọn lọc, giữ lại các dạng sống thích nghi với môi trường khác nhau. Vì thế, mặc dù có chung một nguồn gốc nhưng các sinh vật luôn luôn tiến hoá tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú. Thế giới sống được tổ chức theo các cấp bậc với các đặc tính nổi trội, trong đó tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái là những cấp tổ chức cơ bản. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở và có khả năng tự điều chỉnh. Sự Sống không ngừng tiến hoá tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng nhưng lại thống nhất." 10,Chương 1: Giới thiệu chung về thế giới sống.,Bài 2: Các giới sinh vật.,"Giới (Regnum) trong Sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Thê giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là: giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi (giống) - loài. Oaitâykơ (Whittaker) và Magulis (Margulis) chia thế giới sinh vật thành 5 giói. Đó là: giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật." 10,Chương 1: Giới thiệu chung về thế giới sống.,Bài 2: Các giới sinh vật.,"Giới Khởi sinh gồm những loài vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ rất bé nhỏ, phần lớn có kích thước khoảng 1-5 um. Chúng xuất hiện khoảng 3,5 tỉ năm trước đây. Vi khuẩn sống khắp nơi: trong đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật khác. Vi khuẩn có phương thức sinh sống rất đa dạng, một số sống hoại sinh, một số có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời hoặc từ quá trình phân giải các chất hữu cơ và một số sống kí sinh." 10,Chương 1: Giới thiệu chung về thế giới sống.,Bài 2: Các giới sinh vật.,"Giới nguyên sinh gồm có: Tảo: Tảo là những sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào, có sắc tố quang hợp. Tảo có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng và là sinh vật quang tự dưỡng, sống trong nước. Nấm nhầy: Nấm nhầy là những sinh vật nhân thực, cơ thể tồn tại ở hai pha: pha đơn bào giống trùng amip và pha hợp bào là khối chất nguyên sinh nhầy chứa nhiều nhân. Chúng là sinh vật dị dưỡng, sống hoại sinh. Động vật nguyên sinh: Động vật nguyên sinh rất đa dạng, cơ thể gồm một tế bào có nhân thực. Chúng là sinh vật dị dưỡng hoặc tự dưỡng." 10,Chương 1: Giới thiệu chung về thế giới sống.,Bài 2: Các giới sinh vật.,"Đặc điểm chung của giới Nấm: Giới Nấm gồm những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần lớn có thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp. Nấm có hình thức sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử. Nấm là sinh vật dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh. Các dạng nấm gồm có: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, chúng có nhiều đặc điểm khác nhau. Người ta cũng xếp địa y (được hình thành do sự cộng sinh giữa nấm và tảo hoặc vi khuẩn lam) vào giới Nấm." 10,Chương 1: Giới thiệu chung về thế giới sống.,Bài 2: Các giới sinh vật.,"Giới Thực vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp và là sinh vật tự dưỡng, thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulôzơ. Phần lớn sống cố định, có khả năng cảm ứng chậm. Giới Thực vật được phân thành các ngành chính: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. Chúng đều có chung một nguồn gốc là Tảo lục đa bào nguyên thuỷ. Khi chuyển lên đời sống trên cạn, tổ tiên của giới Thực vật đã tiến hoá theo hai dòng khác nhau. Một dòng hình thành Rêu (thể giao tử chiếm ưu thế), dòng còn lại hình thành Quyết, Hạt trần, Hạt kín (thể bào tử chiếm ưu thế). Giới Thực vật cung cấp thức ăn cho giới Động vật, điều hoà khí hậu, hạn chế xói mòn, sụt lở, lũ lụt, hạn hán, giữ nguồn nước ngầm và có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. Giới Thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ, dược liệu cho con người." 10,Chương 1: Giới thiệu chung về thế giới sống.,Bài 2: Các giới sinh vật.,"Giới Động vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển (nhờ có cơ quan vận động), có khả năng phản ứng nhanh. Giới Động vật được chia thành các ngành chính sau: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống. Giới Động vật rất đa dạng và phong phú, cơ thể có cấu trúc phức tạp với các cơ quan và hệ cơ quan chuyên hoá cao. Động vật có vai trò quan trọng đối với tự nhiên (góp phần làm cân bằng hệ sinh thái) và con người (cung cấp nguyên liệu, thức ăn ...)." 10,Chương 1: Giới thiệu chung về thế giới sống.,Bài 2: Các giới sinh vật.,"Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi (giống), loài. Giới sinh vật là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất đinh. Hệ thống phân loại 5 giới sinh vật chia sinh vật thành các giới: giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật. Giới Khởi sinh gồm những sinh vật nhân sơ, đơn bào, có kích thước rất nhỏ, sinh sản nhanh và có phương thức sống rất đa dạng. Giới Nguyên sinh chủ yếu gồm những sinh vật nhân thực, đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng. Giới Nấm gồm những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào dạng sợi, phần lớn có thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, sống dị dưỡng. Giới Thực vật qồm những sinh vật nhân thực, sống tự dưỡng, thành tế bào có cấu tạo bằng xenlulôzơ, có khả năng cảm ứng chậm. Giới Động vật gồm những sinh vật nhân thực, dị dưỡng, phản ứng nhanh và có khả năng di chuyển." 10,Chương 1: Giới thiệu chung về thế giới sống.,Bài 2: Các giới sinh vật.,"Gần đây, dựa vào sự phân tích trình tự nuclêôtit của rARN và một số đặc điểm khác về sinh học phân tử ở nhiều loài sinh vật (từ vi khuẩn đến động vật), một số nhà khoa học đã đưa ra hệ thống phân loại sinh giới gồm 3 lãnh giới (Domain). Người ta tách giới Khởi sinh thành 2 lãnh giới: lãnh giới Vi sinh vật cổ (Archaea) và lãnh giới Vi khuẩn (Bacteria). Lãnh giới thứ 3 (Eukarya) gồm những sinh vật nhân thực chia làm 4 giới: giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật. Năm 1980, các nhà khoa học phát hiện Archaea, chúng là những vi sinh vật đơn bào nhân sơ nhưng khác với vi khuẩn ở nhiều đặc điểm như cấu tạo thành tế bào, lipit của màng sinh chất và một số đặc điểm trao đổi chất." 10,Chương 1: Giới thiệu chung về thế giới sống.,Bài 2: Các giới sinh vật.,"Giới (Regnum) trong Sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Thê giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần là: giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi (giống) - loài. Oaitâykơ (Whittaker) và Magulis (Margulis) chia thế giới sinh vật thành 5 giới. Đó là: giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới Động vật." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước.,"Thế giới sống và không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học. Tuy nhiên, thành phần các nguyên tố hoá học trong cơ thể sống và vật không sống là rất khác nhau. Trong số 92 nguyên tố hoá học có trong tự nhiên thì chỉ có vài chục nguyên tố là cần thiết cho sự sống. Trong số đó các nguyên tố C, H, O, N lại chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể sống. Các nguyên tố khác mặc dù có thể chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng không có nghĩa là chúng không có vai trò quan trọng đối với sự sống. Sự khác biệt về thành phần hoá học cấu tạo nên cơ thể sống và vật không sống cho thấy sự sống được hình thành do sự tương tác đặc biệt giữa các nguyên tử nhất định. Sự tương tác này tuân theo các quy luật lí hoá học dẫn đến các đặc tính sinh học nổi trội mà chỉ thế giới sống mới có. Tuỳ theo tỉ lệ các nguyên tố có trong cơ thể sống mà các nhà khoa học chia các nguyên tố thành hai loại: đại lượng và vi lượng. Các nguyên tố đại lượng chính như C, H, O, N chiếm khối lượng lớn trong tế bào vì chúng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, cacbohiđrat, lipit và các axit nuclêic là những chất hoá học chính cấu tạo nên tế bào. Các nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể sống." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước.,"Nguyên tố vi lượng mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ cực nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng đối với sự sống. Nhũng nguyên tố như: F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr,... chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng sinh vật không thể sống nếu thiếu chúng. Ví dụ, mặc dù chỉ cần một lượng cực nhỏ nhưng nếu thiếu iôt chúng ta có thể bị bệnh bướu cổ. Trong chất khô của cây, Mo chỉ chiếm tỉ lệ 1 nguyên tử trên 16 triệu nguyên tử H, nhưng nếu thiếu Mo cây trồng sẽ khó phát triển, thậm chí bị chết. Một số nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu được của các enzim." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước.,"Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hoá trị. Do đôi électron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực. Do phân cực nên phân tử nước này hút phân tử nước kia (qua liên kết hiđrô) và hút các phân tử phân cực khác tạo cho nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống. Electron của H trong liên kết cộng hoá trị với O bị kéo lệch về phía nguyên tử ôxi, làm cho O mang điện âm còn nguyên tử hiđrô do vậy mang điện dương" 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước.,"Các phân tử nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc ở dạng liên kết. Vì vậy, nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là môi trường của các phản ứng sinh hoá. Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong tế bào. Nếu không có nước, tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hoá vật chất để duy trì sự sống. Trong khoảng vài chục nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể sống thì C, H, O và N chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể. Cacbon là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ. Các nguyên tố cấu tạo nên tế bào được chia thành hai loại: đại lượng và vi lượng. Phần lớn các nguyên tố đại lượng tham gia cấu tạo nên các đại phần tử hữu cơ cồn các nguyên tố vi lượng thường tham gia vào cấu tạo nên các enzim, vitamin... Nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống. Do có tính phân cực nên nước có những tính chất hoá lí đặc biệt làm cho nó có vai trò rất quan trọng đối với sự sống." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước.,"Khi các em chạm nhẹ vào lá cây trinh nữ, lập tức lá của chúng cụp lại giống như một cô gái e lệ trước chàng trai. Vì thế, người ta còn gọi chúng với cái tên là cây xấu hổ. Làm thế nào lá của chúng cụp lại một cách nhanh chóng như vậy? Đó là nhờ có nước. Các tế bào ở cuống lá khi trương nước sẽ có độ cương cứng giúp nâng được lá, còn khi ta chạm vào cây lập tức các tế bào này bị mất nước làm cho nó xẹp lại dẫn đến cuống lá bị gập xuống. Khi kích thích qua đi, các tế bào cuống lá lại hút no nước làm cho lá trở lại vị trí bình thường. Thật là kì lạ phải không các em? Phản ứng mất nước nhanh chóng ở tế bào của cây này làm cho chúng ta tưởng rằng cây có phản xạ thần kinh như ở người và động vật và chúng biết “xấu hổ”." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước.,"Khi các em chạm nhẹ vào lá cây trinh nữ, lập tức lá của chúng cụp lại giống như một cô gái e lệ trước chàng trai. Vì thế, người ta còn gọi chúng với cái tên là cây xấu hổ. Làm thế nào lá của chúng cụp lại một cách nhanh chóng như vậy? Đó là nhờ có nước. Các tế bào ở cuống lá khi trương nước sẽ có độ cương cứng giúp nâng đd lá, còn khi ta chạm vào cây lập tức các tế bào này bị mất nước làm cho nó xẹp lại dẫn đến cuống lá bị gập xuống. Khi kích thích qua đi, các tế bào cuống lá lại hút no nước làm cho lá trở lại vị trí bình thường. Thật là kì lạ phải không các em? Phản ứng mất nước nhanh chóng ở tế bào của cây này làm cho chúng ta tưởng rằng cây có phản xạ thần kinh như ở người và động vật và chúng biết “xấu hổ”." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước.,"Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hoá trị. Do đôi electron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực. Do phân cực nên phân tử nước này hút phân tử nước kia (qua liên kết hiđrô) và hút các phân tử phân cực khác tạo cho nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống. Electron của H trong liên kết cộng hoá trị với O bị kéo lệch về phía nguyên tử ôxi, làm cho O mang điện âm còn nguyên tử hiđrô do vậy mang điện dương" 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 4: Cacbonhidrat và Lipit.,"Hầu hết các đại phân tử cấu tạo nên tế bào đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là được kết hợp từ một số loại đơn phân nhất định. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét các chức năng của 4 loại phân tử hữu cơ chính là cacbohiđrat, lipit, prôtêin và các axit nuclêic." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 4: Cacbonhidrat và Lipit.,"Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ chỉ chứa 3 loại nguyên tố là cacbon, hiđrô, ôxi và được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Một trong số các đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbohiđrat là đường đơn 6 cacbon. Đó là glucózo, fructózo và galactózo. Tuỳ theo số lượng đơn phân trong phân tử mà người ta chia cacbohiđrat thành các loại đường đơn, đường đôi và đường đa. Đường đôi gồm 2 phân tử đường đơn liên kết lại với nhau. Ví dụ, phân tử glucôzơ liên kết với phân tử fructôzơ tạo thành đường saccarôzơ (đường mía), phân tử galactôzơ liên kết với phân tử glucôzơ tạo nên đường đôi lactôzơ (đường sữa). Đường đa gồm rất nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau. Tuỳ theo cách thức liên kết của các đơn phân mà ta có các loại đường đa như glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ hay kitin với các đặc tính lí hoá học rất khác nhau. Xenlulôzơ cũng gồm các đơn phân là glucôzơ như glicôgen nhưng các đơn phân này liên kết với nhau theo một cách khác. Các đơn phân glucôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết glicôzit đặc biệt tạo nên phân tử xenlulôzơ. Các phân tử xenlulôzơ lại liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô tạo nên các vi sợi xenlulôzơ. Các vi sợi xenlulôzơ liên kết với nhau hình thành nên thành tế bào thực vật." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 4: Cacbonhidrat và Lipit.,"Cacbohiđrat có các chức năng chính sau: Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể. Ví dụ, đường lactôzơ là đường sữa, glicôgen là nguồn dự trữ năng lượng ngắn hạn. Tinh bột là nguồn năng lượng dự trữ trong cây. Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. Xenlulôzo là loại đường cấu tạo nên thành tế bào thực vật, kitin cấu tạo nên thành tế bào nấm và bộ xương ngoài của nhiều loài côn trùng hay một số loài động vật khác. Cacbohiđrat liên kết với prôtêin tạo nên các phân tử glicôprôtêin là những bộ phận cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 4: Cacbonhidrat và Lipit.,"Trong cơ thể sống có rất nhiều loại lipit khác nhau. Mặc dù có thành phần hoá học rất khác nhau nhưng các loại lipit đều có chung đặc tính là kị nước. Khác với các hợp chất hữu cơ khác, phân tử li pit không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà có thành phần hoá học rất đa dạng. Sau đây chúng ta sẽ xem xét một số loại lipit chính." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 4: Cacbonhidrat và Lipit.,Mỗi phân tử mỡ đều được hình thành do một phân tử glixêrol (một loại rượu 3 cacbon) liên kết với 3 axit béo. Mỗi axit béo thường được cấu tạo từ 16 đến 18 nguyên tử cacbon. Mỡ ở động vật thường chứa các axit béo no nên nếu chúng ta ăn thức ăn có quá nhiều lipit chứa axit béo no sẽ có nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch. Mỡ ở thực vật và ở một số loài cá thường tồn tại ở dạng lỏng (được gọi là dầu) do chứa nhiều axit béo không no. Chức năng chính của mỡ là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Một gam mỡ có thể cho một lượng năng lượng nhiều hơn gấp đôi so với một gam tinh bột. 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 4: Cacbonhidrat và Lipit.,"Phân tử phôtpholipit được cấu tạo từ một phân tử glixêrol liên kết với 2 phân tử axit béo và một nhóm phôtphat. Phôtpholipit có chức năng chính là cấu tạo nên các loại màng của tế bào. Một số lipit có bản chất hoá học là stêrôit cũng có vai trò rất quan trọng trong tế bào và trong cơ thể sinh vật. Ví dụ, colesterôn có vai trò cấu tạo nên màng sinh chất của các tế bào người và động vật. Một số hoocmôn giới tính như testostêrôn và ơstrôgen cũng là một dạng lipit. Một số loại sắc tố như carôtenôit và một số loại vitamin như vitamin A, D, E và K cũng là một dạng lipit." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 4: Cacbonhidrat và Lipit.,"Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố là C, Li, O. Cachohiđrat hao gồm các loại: đường đơn, đường đôi và đường đa. Chức năng chính của cachohiđrat là nguồn dự trữ năng lượng cũng như làm vật liệu cấu trúc cho tế bào. Lipit gồm nhiều loại với cấu trúc và chức năng khác nhau. Mỡ là nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Phôtpholipit có chức năng cấu tạo nên màng tế bào. Stêrôit cấu tạo nên màng sinh chất cũng như một số loại hoocmôn, một số loại vitamin và sắc tố cũng là lipit." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 4: Cacbonhidrat và Lipit.,"Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố là C, H, O. Cacbohiđrat bao gồm các loại: đường đơn, đường đôi và đường đa. Chức năng chính của cacbohiđrat là nguồn dự trữ năng lượng cũng như làm vật liệu cấu trúc cho tế bào. Lipit gồm nhiều loại với cấu trúc và chức năng khác nhau. Mỡ là nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Phôtpholipit có chức năng cấu tạo nên màng tế bào. Stêrôit cấu tạo nên màng sinh chất cũng như một số loại hoocmôn, một số loại vitamin và sắc tố cũng là lipit. " 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 5: Protein.,"Prôtêin là đại phân tử hữu cơ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống, thể hiện ngay qua tên gọi của nó (tiếng Hi Lạp là proteios có nghĩa là “vị trí số một”). Prôtêin chiếm tới trên 50% khối lượng khô của hầu hết các loại tế bào. Cơ thể người có tới hàng chục nghìn loại phân tử prôtêin. Prôtêin là loại phân tử có cấu trúc đa dạng nhất trong số các hợp chất hữu cơ. Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, trong đó, các đơn phân là các axit amin. Sự đa dạng cao của các loại prôtêin là do chúng được cấu tạo từ 20 loại axit amin khác nhau. Các prôtêin khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các axit amin. Do vậy, chúng có cấu trúc và chức năng khác nhau.Cấu trúc bậc một: Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo nên một chuỗi các axit amin được gọi là chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc một của một phân tử prôtêin chính là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong chuỗi pôlipeptit. Phân tử prôtêin đơn giản có thể chỉ được cấu tạo từ vài chục axit amin nhưng phân tử prôtêin phức tạp có số lượng axit amin rất lớn. Ví dụ, prôtêin làm nhiệm vụ vận chuyển cholesterol trong máu người, apôlipôprôtêin, có tới 4636 axit amin.Cấu trúc bậc hai: Chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp ra không tồn tại ở dạng mạch thẳng mà chúng co xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc bậc hai.Cấu trúc bậc ba và bậc bốn: Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoặc gấp nếp lại tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng được gọi là cấu trúc bậc ba. Khi một prôtêin được cấu tạo từ một vài chuỗi pôlipeptit thì các chuỗi pôlipeptit lại liên kết với nhau theo một cách nào đó tạo nên cấu trúc bậc bốn. Chỉ cần cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin bị hỏng là prôtêin đã mất chức năng sinh học. Các yếu tố của môi trường như nhiệt độ cao, độ pH... có thể phá huỷ các cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm cho chúng mất chức năng. Hiện tượng prôtêin bị biến đổi cấu trúc không gian được gọi là hiện tượng biến tính của prôtêin. " 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 5: Protein.,"Prôtêin có một số chức năng chính sau: cấu tạo nên tế bào và cơ thể (ví dụ: collagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết), dự trữ các axit amin (ví dụ: prôtêin sữa (casein), prôtêin dự trữ trong các hạt cây...), vận chuyển các chất (ví dụ: hemoglobin), bảo vệ cơ thể (ví dụ: các kháng thể), thu nhận thông tin (ví dụ: các thụ thể trong tế bào) và xúc tác cho các phản ứng hóa sinh (ví dụ: các enzyme)." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 5: Protein.,"Ít ai có thể tưởng tượng nổi các sợi tơ nhện mỏng manh lại có thể bền chắc hơn cả sắt thép. Nếu bện các sợi tơ nhện thành một sợi có đường kính cỡ ống nhựa mềm dùng để tưới cây thì có thể dùng nó để kéo cùng một lúc hai chiếc máy bay Boeing 737. Tuy nhiên, ta không thể sản xuất ra tơ nhện giống như kiểu nuôi tằm lấy tơ vì khi nuôi nhện với số lượng lớn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau. Hiện nay, người ta có thể sản xuất tơ nhện bằng con đường công nghệ sinh học. Cụ thể là phân lập gen quy định sự tổng hợp protein của nhện (protein có tên là spidroin II) rồi bằng kỹ thuật di truyền chuyển gen này vào hệ gen của dê tạo nên con dê biến đổi gen cho sữa có protein tơ nhện. Sau đó, bằng công nghệ đặc biệt, người ta lấy sữa dê cho vào máy kéo thành sợi tơ nhện. Vải từ sợi tơ nhện bền đến nỗi chúng ta có thể may áo chống đạn." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 5: Protein.,"ít ai có thể tưởng tượng nổi các sợi tơ nhện mỏng manh lại có thể bền chắc hơn cả sắt thép. Nếu bện các sợi tơ nhện thành một sợi có đường kính cỡ ống nhựa mềm dùng để tưới cây thì có thể dùng nó để kéo cùng một lúc 2 chiếc máy bay Bôing 737. Tuy nhiên, ta không thể sản xuất ra tơ nhện giống như kiểu nuôi tằm lấy tơ vì khi nuôi nhện vơi số lượng lớn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau. Hiện nay người ta có thể sản xuất tơ nhện bằng con đường công nghệ sinh học. Cụ thể là phân lập gen quy định sự tổng hợp prôtêin của nhện (prôtêin có tên là spiđrôin II) rồi bằng kĩ thuật di truyền chuyển gen này vào hệ gen của dê tạo nên con dê biến đổi gen cho sữa có protein tơ nhện. Sau đó, bằng công nghệ đặc biệt, người ta lấy sữa dê cho vào máy kéo thành sợi tơ nhện. Vải từ sợi tơ nhện bền đến nỗi chúng ta có thể may áo chống đạn." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 5: Protein.,"Prôtêin là đại phân tử hữu cơ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống, thể hiện ngay qua tên gọi của nó (tiếng Hi Lạp là proteios có nghĩa là “vị trí số một”). Prôtêin chiếm tới trên 50% khối lượng khô của hầu hết các loại tế bào. Cơ thể người có tới hàng chục nghìn loại phân tử prôtêin. Prôtêin là loại phân tử có cấu trúc đa dạng nhất trong số các hợp chất hữu cơ. Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, trong đó, các đơn phân là các axit amin. Sự đa dạng cao của các loại prôtêin là do chúng được cấu tạo từ 20 loại axit amin khác nhau. Các prôtêin khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các axit amin. Do vậy, chúng có cấu trúc và chức năng khác nhau.Cấu trúc bậc một: Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo nên một chuỗi các axit amin được gọi là chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc một của một phân tử prôtêin chính là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong chuỗi pôlipeptit. Phân tử prôtêin đơn giản có thể chỉ được cấu tạo từ vài chục axit amin nhưng phân tử prôtêin phức tạp có số lượng axit amin rất lớn. Ví dụ, prôtêin làm nhiệm vụ vận chuyển cholesterol trong máu người, apôlipôprôtêin, có tới 4636 axit amin.Cấu trúc bậc hai: Chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp ra không tồn tại ở dạng mạch thẳng mà chúng co xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc bậc hai.Cấu trúc bậc ba và bậc bốn: Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoặc gấp nếp lại tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng được gọi là cấu trúc bậc ba. Khi một prôtêin được cấu tạo từ một vài chuỗi pôlipeptit thì các chuỗi pôlipeptit lại liên kết với nhau theo một cách nào đó tạo nên cấu trúc bậc bốn. Chỉ cần cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin bị hỏng là prôtêin đã mất chức năng sinh học. Các yếu tố của môi trường như nhiệt độ cao, độ pH... có thể phá huỷ các cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm cho chúng mất chức năng. Hiện tượng prôtêin bị biến đổi cấu trúc không gian được gọi là hiện tượng biến tính của prôtêin. " 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 6: Axit NUCLEIC,"Trong tế bào thường có tất cả 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN. Mỗi loại ARN thực hiện một chức năng nhất định. mARN làm nhiệm vụ truyền thông tin từ ADN tới ribôxôm và được dùng như một khuôn để tổng hợp prôtêin. rARN cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm, nơi tổng hợp nên prôtêin. tARN có chức năng vận chuyển các axit amin tới ribôxôm và làm nhiệm vụ như một người phiên dịch, dịch thông tin dưới dạng trình tự nuclêôtit trên phân tử ADN thành trình tự các axit amin trong phần tử prôtêin. Các phân tử ARN thực chất là những phiên bản được “đúc” trên một mạch khuôn của gen trên phân tử ADN nhờ quá trình phiên mã. Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các phân tử ARN thường bị các enzim của tế bào phân huỷ thành các nuclêôtit. Ở một số loại virut, thông tin di truyền không được lưu trữ trên ADN mà trên ARN." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 6: Axit NUCLEIC,"Axit nucleic có nghĩa là axit nhân. Gọi như vậy là vì người ta tách chiết được ADN chủ yếu từ nhân của tế bào. Có 2 loại axit nucleic, đó là: axit deoxyribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN)." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 6: Axit NUCLEIC,"ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Mỗi đơn phân là một nucleotide. Mỗi nucleotide lại có cấu tạo gồm 3 thành phần là đường pentose (đường 5 cacbon), nhóm phosphate và base nitơ. Có 4 loại nucleotide là A, T, G, C. Các loại nucleotide chỉ khác biệt nhau về base nitơ nên người ta gọi tên của các nucleotide theo tên của các base nitơ (A = Adenine, T = Thymine, G = Guanine, C = Cytosine). Các nucleotide liên kết với nhau theo một chiều xác định tạo nên một chuỗi polynucleotide. Mỗi trình tự xác định của các nucleotide trên phân tử ADN mã hóa cho một sản phẩm nhất định (protein hay ARN) được gọi là một gen. Một phân tử ADN thường có kích thước rất lớn và chứa rất nhiều gen. Mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi (mạch) polynucleotide liên kết với nhau bằng các liên kết hydro giữa các base nitơ của các nucleotide. Sự liên kết này là rất đặc thù, A liên kết với T bằng 2 liên kết hydro và G liên kết với C bằng 3 liên kết hydro (kiểu liên kết như vậy được gọi là liên kết bổ sung). Mặc dù, các liên kết hydro là các liên kết yếu nhưng phân tử ADN gồm rất nhiều đơn phân nên số lượng liên kết hydro là cực kì lớn làm cho ADN vừa khá bền vững vừa rất linh hoạt (2 mạch dễ dàng tách nhau ra trong quá trình nhân đôi và phiên mã). Hai chuỗi polynucleotide của phân tử ADN không chỉ liên kết với nhau bằng liên kết hydro mà chúng còn xoắn lại quanh một trục tưởng tượng tạo nên một xoắn kép đều đặn giống như một cầu thang xoắn. Trong đó, các bậc thang là các base nitơ còn thành và tay vịn là các phân tử đường và các nhóm phosphate. Ở các tế bào nhân sơ, phân tử ADN thường có cấu trúc dạng mạch vòng. Ở các tế bào nhân thực, phân tử ADN có cấu trúc dạng mạch thẳng." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 6: Axit NUCLEIC,"ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trật tự các nucleotide. Trình tự các nucleotide trên ADN làm nhiệm vụ mã hóa cho trình tự các axit amin trong chuỗi polypeptide (protein). Các protein lại cấu tạo nên các tế bào và do vậy quy định các đặc điểm của cơ thể sinh vật. Như vậy, các thông tin trên ADN có thể quy định tất cả các đặc điểm của cơ thể sinh vật. Thông tin di truyền trên phân tử ADN được bảo quản rất chặt chẽ. Những sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được hệ thống các enzyme sửa sai trong tế bào sửa chữa. Thông tin trên ADN được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ sự nhân đôi ADN trong quá trình phân bào. Thông tin di truyền trên ADN (gen) còn được truyền từ ADN - ARN - protein thông qua các quá trình phiên mã và dịch mã. " 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 6: Axit NUCLEIC,"Phân tử ARN cũng có cấu trúc không gian (3 chiều) khác biệt so với cấu trúc (2 chiều) tạo theo nguyên tắc đa phân, trong đó mỗi đơn phân là một nucleotide. ARN có 4 loại nucleotide: A (adenin), U (uraxin), G (guanin), và C (xitozin). Tuyệt đại đa số các phân tử ARN chỉ được cấu tạo từ một chuỗi polynucleotide. Mặc dù chỉ được cấu tạo từ một chuỗi polynucleotide, nhiều đoạn của một phân tử ARN có thể bắt đôi bổ sung với nhau, tạo nên các đoạn xoắn kép cục bộ. Các loại ARN khác nhau có cấu trúc khác nhau. ARN thông tin (mARN) được cấu tạo từ một chuỗi polynucleotide dưới dạng mạch thẳng và có các trình tự nucleotide đặc biệt để ribosome có thể nhận biết chiều của thông tin di truyền trên mARN và tiến hành dịch mã. Phân tử ARN vận chuyển (tARN) có cấu trúc với 3 thuỳ giúp liên kết với mARN và ribosome để thực hiện việc dịch mã. Phân tử ARN ribosome (rARN) cũng chỉ có một mạch nhưng nhiều vùng nucleotide liên kết bổ sung với nhau, tạo nên các vùng xoắn kép cục bộ. Các liên kết hydro được hình thành do sự bắt đôi bổ sung trong nội bộ của một phân tử ARN cũng như giữa các phân tử ARN với nhau và với ADN giữ một vai trò quan trọng trong quá trình phiên mã và dịch mã." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 6: Axit NUCLEIC,"Trong tế bào thường có ba loại ARN: mARN, tARN và rARN. Mỗi loại ARN thực hiện một chức năng nhất định. mARN làm nhiệm vụ truyền thông tin từ ADN tới ribosome và được sử dụng như một khuôn để tổng hợp protein. rARN, cùng với protein, cấu tạo nên ribosome, nơi tổng hợp protein. tARN có chức năng vận chuyển các axit amin tới ribosome và làm nhiệm vụ như một người phiên dịch, dịch thông tin dưới dạng trình tự nucleotide trên phân tử ADN thành trình tự các axit amin trong phân tử protein. Các phân tử ARN thực chất là những phiên bản được “đúc” trên một mạch khuôn của gen trên phân tử ADN nhờ quá trình phiên mã. Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các phân tử ARN thường bị các enzyme của tế bào phân huỷ thành các nucleotide. Ở một số loại virus, thông tin di truyền không được lưu trữ trên ADN mà trên ARN. " 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 6: Axit NUCLEIC,"ADN là một đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là 4 loại nuclêôtit (A, T, G và X). ADN được cấu tạo từ 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô và G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô. Chức năng của ADN là mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân và gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G và X, và thường chỉ được cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit. ARN bao gồm 3 loại là mARN, tARN và rARN, mỗi loại ARN thực hiện một chức năng nhất định trong quá trình truyền đạt và dịch thông tin di truyền từ ADN sang prôtêin." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 6: Axit NUCLEIC,"Các liên kết hóa học yếu như liên kết hiđrô, liên kết kị nước và tương tác Van der Waals không chỉ góp phần duy trì cấu trúc không gian ba chiều của các đại phân tử mà ở cấp độ cơ thể chúng cũng tạo nên nhiều điều kỳ diệu. Điều gì khiến cho con thạch sùng có thể bám và di chuyển trên trần nhà mà không bị rơi xuống đất, xứng đáng là “nghệ sĩ xiếc” tài ba nhất trong ngành động vật? Bí mật này nằm ở cấu tạo của ngón chân thạch sùng. Mỗi ngón chân có tới 500.000 sợi lông nhỏ, ngắn và rất mảnh. Đầu mỗi sợi lông lại chẻ nhỏ thành hàng ngàn sợi cực nhỏ đến mức chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi điện tử. Nhờ có kích thước nhỏ và số lượng cực nhiều, các sợi lông ở chân thạch sùng áp sát vào mặt trần nhà tạo ra các tương tác Van der Waals giữa chân với mặt trần, đủ để treo một khối lượng lớn gấp nhiều lần khối lượng cơ thể con vật. Tuy nhiên, các liên kết đó là các liên kết yếu nên khi di chuyển, chân của thạch sùng chỉ cần hơi nghiêng đi cũng đủ để các sợi lông tách rời khỏi bề mặt trần nhà." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 6: Axit NUCLEIC,"Trong tế bào thường có tất cả 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN. Mỗi loại ARN thực hiện một chức năng nhất định. mARN làm nhiệm vụ truyền thông tin từADN tới ribôxôm và được dùng như một khuôn để tổng hợp prôtêin. rARN cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm, nơi tổng hợp nên prôtêin. tARN có chức năng vận chuyển các axit amin tới ribôxôm và làm nhiệm vụ như một người phiên dịch, dịch thông tin dưới dạng trình tự nuclêôtit trên phân tử ADN thành trình tự các axit am in trong phân tử prôtêin. Các phân tử ARN thực chất là những phiên bản được “đúc” trên một mạch khuôn của gen trên phân tử ADN nhờ quá trình phiên mã. Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các phân tử ARN thường bị các enzim của tế bào phân huỷ thành các nuclêôtit. Ở một số loại virut, thông tin di truyền không được lưu trữ trên ADN mà trên ARN." 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 6: Axit NUCLEIC,"ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trật tự các nucleotide. Trình tự các nucleotide trên ADN làm nhiệm vụ mã hóa cho trình tự các axit amin trong chuỗi polypeptide (protein). Các protein lại cấu tạo nên các tế bào và do vậy quy định các đặc điểm của cơ thể sinh vật. Như vậy, các thông tin trên ADN có thể quy định tất cả các đặc điểm của cơ thể sinh vật. Thông tin di truyền trên phân tử ADN được bảo quản rất chặt chẽ. Những sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được hệ thống các enzyme sửa sai trong tế bào sửa chữa. Thông tin trên ADN được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ sự nhân đôi ADN trong quá trình phân bào. Thông tin di truyền trên ADN (gen) còn được truyền từ ADN - ARN - protein thông qua các quá trình phiên mã và dịch mã. " 10,Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào.,Bài 6: Axit NUCLEIC,"Trong tế bào thường có ba loại ARN: mARN, tARN và rARN. Mỗi loại ARN thực hiện một chức năng nhất định. mARN làm nhiệm vụ truyền thông tin từ ADN tới ribosome và được sử dụng như một khuôn để tổng hợp protein. rARN, cùng với protein, cấu tạo nên ribosome, nơi tổng hợp protein. tARN có chức năng vận chuyển các axit amin tới ribosome và làm nhiệm vụ như một người phiên dịch, dịch thông tin dưới dạng trình tự nucleotide trên phân tử ADN thành trình tự các axit amin trong phân tử protein. Các phân tử ARN thực chất là những phiên bản được “đúc” trên một mạch khuôn của gen trên phân tử ADN nhờ quá trình phiên mã. Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các phân tử ARN thường bị các enzyme của tế bào phân huỷ thành các nucleotide. Ở một số loại virus, thông tin di truyền không được lưu trữ trên ADN mà trên ARN. " 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,Bài 7: Tế bào nhân sơ.,"Học thuyết tế bào hiện đại cho thấy: Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào và tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào có trước bằng cách phân bào. Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Thế giới sống được cấu tạo từ 2 loại tế bào: tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Tất cả các loại tế bào đều gồm 3 thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,Bài 7: Tế bào nhân sơ.,"Tế bào nhân sơ có đặc điểm nổi bật là chưa có nhân hoàn chỉnh, tế bào chất không có hệ thống nội màng và không có các bào quan có màng bao bọc. Độ lớn của tế bào chỉ dao động trong khoảng 1 - 5 µm và trung bình chỉ nhỏ bằng 1/10 tế bào nhân thực. Tế bào nhỏ thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt tế bào (màng sinh chất) trên thể tích của tế bào sẽ lớn. Tỉ lệ này thường được kí hiệu theo tiếng Anh là s/v, trong đó s là diện tích bề mặt tế bào, còn v là thể tích tế bào. Tỉ lệ s/v lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng, làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,Bài 7: Tế bào nhân sơ.,"Tế bào nhân sơ có cấu tạo khá đơn giản, gồm có 3 thành phần chính: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân. Ngoài các thành phần đó, nhiều loại tế bào nhân sơ còn có thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông. Phần lớn các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Thành phần hóa học quan trọng cấu tạo nên thành tế bào của các loài vi khuẩn là peptidoglycan (cấu tạo từ các chuỗi carbohydrate liên kết với nhau bằng các đoạn polypeptide ngắn). Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào. Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại: Gram dương và Gram âm. Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu tím, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ. Biết được sự khác biệt này, chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh. Một số loại tế bào nhân sơ, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy. Những vi khuẩn gây bệnh ở người có lớp vỏ nhầy sẽ ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt. Màng sinh chất của vi khuẩn, cũng như của các loại tế bào khác, đều được cấu tạo từ 2 lớp phospholipid và protein. Một số loài vi khuẩn còn có các cấu trúc được gọi là roi (tiên mao) và lông (nhung mao). Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển. Ở một số vi khuẩn gây bệnh ở người, lông giúp chúng bám vào bề mặt tế bào người." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,Bài 7: Tế bào nhân sơ.,"Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Tế bào chất ở mọi loại tế bào nhân sơ đều gồm 2 thành phần chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribosome cùng một số cấu trúc khác. Tế bào chất của vi khuẩn không có: hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào. Trong tế bào chất của vi khuẩn có các hạt ribosome. Ribosome là bào quan được cấu tạo từ protein và rRNA. Chúng không có màng bao bọc. Ribosome là nơi tổng hợp nên các loại protein của tế bào. Ribosome của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribosome của tế bào nhân thực. Ở một số vi khuẩn, trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,Bài 7: Tế bào nhân sơ.,"Vùng nhân của tế bào sinh vật nhân sơ không được bao bọc bởi các lớp màng và chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng. Vì thế, tế bào loại này được gọi là tế bào nhân sơ (chưa có nhân hoàn chỉnh với lớp màng bao bọc như ở tế bào nhân thực). Ngoài ADN ở vùng nhân, một số tế bào vi khuẩn còn có thêm nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmid. Tuy nhiên, plasmid không phải là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào nhân sơ vì thiếu chúng, tế bào vẫn sinh trưởng bình thường. Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống và mọi tế bào đều được cấu tạo từ 3 thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất chỉ có ribosome, không có các bào quan có màng bao bọc. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo chủ yếu từ peptidoglycan. Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào. Vùng nhân của tế bào nhân sơ thường chỉ chứa một phân tử ADN vòng duy nhất." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,Bài 7: Tế bào nhân sơ.,"Một trong số các sinh vật nhỏ nhất là loại vi khuẩn Mycoplasma, tế bào của chúng có đường kính dao động từ 0,1 µm đến 1 µm. Vi khuẩn có kích thước lớn nhất được các nhà khoa học Đức phát hiện gần đây có kích thước đạt tới 3/4 mm và bằng mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy chúng. Vi khuẩn này có tên khoa học là Thiomargarita namibiensis, có nghĩa là hòn ngọc lưu huỳnh của Namibia. " 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.","Lưới nội chất là một hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau. Người ta chia lưới nội chất thành 2 loại là lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt. Lưới nội chất hạt có đính các hạt ribôxôm còn lưới nội chất trơn không có gắn các ribôxôm. Lưới nội chất hạt có một đầu được liên kết với màng nhân, đầu kia nối với hệ thống lưới nội chất trơn. Chức năng của lưới nội chất hạt là tổng hợp prôtêin tiết ra ngoài tế bào cũng như các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào. Lưới nội chất trơn có đính rất nhiều loại enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với cơ thể." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.","Khác với tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp hơn nhiều. Đó là: vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên cấu trúc gọi là nhân tế bào, bên trong tế bào chất các hệ thống màng chia tế bào thành các xoang riêng biệt. Ngoài ra, trong tế bào chất của tế bào nhân thực còn có nhiều bào quan có màng bao bọc." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.","Nhân tế bào phần lớn có hình cầu với đường kính khoảng 5 µm, được bao bọc bởi 2 lớp màng. Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với protein) và nhân con. Trên màng nhân thường có nhiều lỗ nhỏ. Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài A, sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã nhận được các con ếch con từ các tế bào đã được chuyển nhân." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.","Lưới nội chất là một hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau. Người ta chia lưới nội chất thành 2 loại là lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt. Lưới nội chất hạt có đính các hạt ribosome, còn lưới nội chất trơn không có gắn các ribosome. Lưới nội chất hạt có một đầu được liên kết với màng nhân, đầu kia nối với hệ thống lưới nội chất trơn. Chức năng của lưới nội chất hạt là tổng hợp protein tiết ra ngoài tế bào cũng như các protein cấu tạo nên màng tế bào. Lưới nội chất trơn có đính rất nhiều loại enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp lipid, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.","Ribosome là một bào quan không có màng bao bọc. Nó có cấu tạo gồm một số loại rARN và nhiều protein khác nhau. Ribosome là bào quan chuyên tổng hợp protein của tế bào. Số lượng ribosome trong một tế bào có thể lên tới vài triệu. " 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.",Ribôxôm là một bào quan không có màng bao bọc. Nó có cấu tạo gồm một số loại rARN và nhiều prôtêin khác nhau. Ribôxôm là bào quan chuyên tổng hợp prôtêin của tế bào. Số lượng ribôxôm trong một tế bào có thể lên tới vài triệu. 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.","Bộ máy Gôngi là một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia. Bộ máy Gôngi có thể được ví như một phân xưởng lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào. Prôtêin được tổng hợp từ ribôxôm trên lưới nội chất được gửi đến bộ máy Gôngi bằng các túi tiết. Tại đây, chúng được gắn thêm các chất khác tạo nên các sản phẩm hoàn chỉnh rồi bao gói vào trong các túi tiết để chuyển đến các nơi trong tế bào hoặc tiết ra khỏi tế bào." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.","Nhân tế bào chứa vật chất di truyền và do đó nó điều khiển mọi hoạt động của tế bào. Hệ thống lưới nội chất gồm các ống và xoang dẹp thông với nhau chia tế bào chất thành các xoang tương đối biệt lập. Ribôxôm là bào quan tổng hợp lên prôtêin. Bộ máy Gôngi là một chồng túi màng dẹp và là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.","Nhân tế bào chứa vật chất di truyền và do đó nó điều khiển mọi hoạt động của tế bào. Hệ thống lưới nội chất gồm các ống và xoang dẹp thông với nhau chia tế bào chất thành các xoang tương đối biệt lập. Ribôxôm là bào quan tổng hợp nên prôtêin. Bộ máy Gôngi là một chồng túi màng dẹp và là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.","Ti thể là một bào quan có 2 lớp màng bao bọc. Màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào trên đó có rất nhiều loại enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm. Ti thể có thể ví như một “nhà máy điện” cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng các phân tử ATP. Ti thể chứa nhiều enzim hô hấp tham gia vào quá trình chuyển hoá đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào. Hình dạng, kích thước và số lượng ti thể ở các tế bào khác nhau là khác nhau. Một tế bào có thể có tới vài nghìn ti thể." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.",Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Lục lạp có 2 lớp màng bao bọc. Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng. Trên màng của tilacôit chứa nhiều chất diệp lục và các enzim quang hợp. Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm. Lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học. 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.",Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc. Chức năng của không bào khác nhau tuỳ theo từng loài sinh vật và từng loại tế bào. Tế bào thực vật thường có một không bào lớn hoặc nhiều không bào với các chức năng khác nhau. Một số không bào chứa chất phế thải độc hại. Không bào của tế bào lông hút ở rễ cây chứa muối khoáng cùng nhiều chất khác nhau và hoạt động như chiếc máy bơm chuyên hút nước từ đất vào rễ cây. Không bào của tế bào cánh hoa được xem như túi đựng đồ mĩ phẩm của tế bào vì nó chứa nhiều sắc tố. Một số tế bào động vật cũng có thể có không bào nhỏ. Các tế bào động vật có thể có các không bào tiêu hoá và không bào co bóp (có ở một số loại sinh vật đơn bào). 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.","Lizôxôm cũng là một bào quan với một lớp màng bao bọc có chức năng phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khá năng phục hồi cũng như các bào quan đã già và các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat và lipit. Vì vậy, người ta còn ví lizôxôm như một phân xưởng tái chế “rác thải” của tế bào. Lizôxôm chỉ có ở tế bào động vật. Ti thể và lục lạp đều có 2 lớp màng hao học, chứa ADN và rihôxôm. Đó là những hào quan sản xuất chất hữu cơ và cung cấp năng lượng cho tế bào. Các tế bào thực vật thường có các không bào lớn làm nhiệm vụ chứa các chất dự trữ hoặc các chất phế thải cũng như giúp các tế bào hút nước. Lizôxôm có nhiều enzim thuỷ phân. Vì vậy, chức năng của nó là phân huỷ các tế bào già, bào quan già, các tế bào bị tổn thương không cồn khả năng phục hồi cũng như các đại phân tử." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.","Trước khi trở thành con cóc sống trên cạn, nòng nọc phải “cắt” chiếc đuôi của mình. Vậy nó lấy “kéo” ở đâu ra để cắt đuôi ? Nòng nọc sử dụng lizôxôm trong các tế bào cuống đuôi của mình như chiếc kéo tự động. Trong quá trình phát triển, hệ gen của cóc đã được lập trình để đến cuối giai đoạn nòng nọc, lizôxôm ở các tế bào cuống đuôi tự nổ tung hi sinh các tế bào này khiến cho đuôi được tiêu biến. Các em có biết, khi còn trong bụng mẹ, mỗi người cũng có một chiếc đuôi đấy! Giống như nòng nọc, đuôi của chúng ta cũng được lập trình để tự rụng nhờ các enzim của lizôxôm." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.","Tế bào chất của tế bào nhân thực có cấu tạo gồm bào tương và các bào quan. Tuy nhiên, khác với tế bào nhân sơ, bào tương ở tế bào nhân thực được “gia cố” bởi một hệ thống các vi ống, vi sợi và sợi trung gian. Hệ thống này được gọi là khung xương tế bào. Khung xương tế bào có chức năng như một giá đỡ cơ học cho tế bào và tạo cho tế bào động vật có hình dạng xác định. Ngoài ra, khung xương tế bào cũng là nơi neo đậu của các bào quan và ở một số loại tế bào, khung xương còn giúp tế bào di chuyển." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.","Cấu trúc của màng sinh chất: Năm 1972, Singơ (Singer) và Nicônsơn (Nicolson) đã đưa ra mô hình cấu tạo màng sinh chất được gọi là mô hình khảm động. Theo mô hình này, màng sinh chất có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin. Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người, màng sinh chất còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Có thể nói, màng sinh chất như bộ mặt của tế bào và các thành phần của màng sinh chất như prôtêin, glicôlipit và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như các giác quan (thụ thể), cửa ngõ (kênh) và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.","Chức năng của màng sinh chất: Với thành phần cấu tạo chủ yếu là phôtpholipit và prôtêin nên màng sinh chất có các chức năng chính sau đây: Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: Lớp phôtpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào. Với đặc tính chỉ cho một số chất nhất định ra vào tế bào nên người ta thường nói màng sinh chất có tính bán thấm. Màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tế bào là một hệ mở luôn thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài và đưa ra những đáp ứng thích hợp trước sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Ví dụ, màng sinh chất của tế bào thần kinh ở người có các thụ thể nhận tín hiệu là các chất dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào phía trước giải phóng ra, nhờ vậy xung thần kinh được truyền từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác. Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác)." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.","Thành tế bào: Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật và nấm còn được bao bọc bởi thành tế bào. Ở thực vật, thành tế bào có cấu tạo chủ yếu bằng xenlulôzơ, còn ở nấm là kitin. Thành tế bào quy định hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ tế bào. Chất nền ngoại bào: Bên ngoài màng sinh chất của tế bào người cũng như tế bào động vật còn có cấu trúc được gọi là chất nền ngoại bào. Chất nền ngoại bào cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. Chất nền ngoại bào giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.","Khung xương tế bào được tạo thành từ các vi ống, vi sợi và sợi trung gian. Khung xương tế bào giúp các tế bào động vật có được hình dạng xác định và là nơi neo đậu của các bào quan. Màng sinh chất có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin. Màng sinh chất có tính bán thấm và nhờ vậy, tế bào có thể thực hiện việc trao đổi chất một cách có chọn lọc với môi trường hên ngoài. Trên màng sinh chất có nhiều loại prôtein thực hiện các chức năng khác nhau như vận chuyển các chất, thụ thể thu nhận thông tin, dấu chuẩn nhận biết. Ở thực vật và nấm, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào. Bên ngoài màng sinh chất của các tế bào động vật còn có chất nền ngoại bào giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,"Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực.","Lizôxôm cũng là một bào quan với một lớp màng bao bọc có chức năng phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như các bào quan đã già và các đại phân tử như prôtêin, axit nuclêic, cacbohiđrat và lipit. Vì vậy, người ta còn ví lizôxôm như một phân xưởng tái chế “rác thải” của tế bào. Lizôxôm chỉ có ở tế bào động vật. Ti thể và lục lạp đều có 2 lớp màng hao học, chứa ADN và rihôxôm. Đó là những hào quan sản xuất chất hữu cơ và cung cấp năng lượng cho tế bào. Các tế bào thực vật thường có các không bào lớn làm nhiệm vụ chứa các chất dự trữ hoặc các chất phế thải cũng như giúp các tế bào hút nước. Lizôxôm có nhiều enzim thuỷ phân. Vì vậy, chức năng của nó là phân huỷ các tế bào già, bào quan già, các tế bào bị tổn thương không cồn khả năng phục hồi cũng như các đại phân tử." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.,"Tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Các chất ra vào tế bào đều phải được đi qua màng sinh chất theo cách này hay cách khác. Sự vận chuyển các chất ra vào tế bào được thực hiện chủ yếu bằng các cách sau đây. Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng. Kiểu vận chuyển này dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng sinh chất được gọi là sự thẩm thấu. Các chất tan có thể khuếch tán qua màng sinh chất bằng 2 cách: khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép, khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng tế bào. Các chất có khuếch tán được qua màng sinh chất vào bên trong tế bào hay không còn tuỳ thuộc vào sự chênh lệch về nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào cũng như các đặc tính lí hoá học của chúng. Nếu môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ của chất tan trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường ưu trương. Khi đó, chất tan có thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào môi trường bên trong tế bào. Nếu môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường đẳng trương. Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan thấp hơn so với nồng độ chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường nhược trương. Khi đó, các chất tan bên ngoài tế bào không thể khuếch tán vào bên trong tế bào được." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.,"Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như CO, CO2... có thể dễ dàng khuếch tán qua lớp phôtpholipit của màng sinh chất. Các chất phân cực hoặc các ion cũng như các chất có kích thước phân tử lớn như glucôzơ chỉ có thể khuếch tán được vào bên trong tế bào qua các kênh prôtêin xuyên màng. Các prôtêin vận chuyển có thể đơn thuần là các prôtêin có cấu trúc phù hợp với các chất cần vận chuyển hoặc là các cổng chỉ mở cho các chất được vận chuyển đi qua khi có các chất tín hiệu bám vào cổng. Các phân tử nước cũng được thẩm thấu vào trong tế bào nhờ một kênh prôtêin đặc biệt được gọi là aquaporin." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.,"Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như CO, CO2... có thể dễ dàng khuếch tán qua lớp phôtpholipit của màng sinh chất. Các chất phân cực hoặc các ion cũng như các chất có kích thước phân tử lớn như glucôzơ chỉ có thể khuếch tán được vào bên trong tế bào qua các kênh prôtêin xuyên màng. Các prôtêin vận chuyển có thể đơn thuần là các prôtêin có cấu trúc phù hợp với các chất cần vận chuyển hoặc là các cổng chỉ mở cho các chất được vận chuyển đi qua khi có các chất tín hiệu bám vào cổng. Các phân tử nước cũng được thẩm thâu vào trong tế bào nhờ một kênh prôtêin đặc biệt được gọi là aquaporin." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.,"Vận chuyển chủ động (hay vận chuyển tích cực) là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược dốc nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng. Vận chuyển chủ động thường cần có các “máy bơm” đặc chủng cho từng loại chất cần vận chuyển. ATP được sử dụng cho các bơm, ví dụ bơm natri-kali khi được gắn một nhóm phôtphat vào prôtêin vận chuyển (máy bơm) làm biến đổi cấu hình của prôtêin khiến nó liên kết được với 3 Na+ ở trong tế bào chất và đẩy chúng ra ngoài tế bào sau đó lại liên kết với 2 K+ ở bên ngoài tế bào và đưa chúng vào trong tế bào. Nhờ có vận chuyển chủ động mà tế bào có thể lấy được các chất cần thiết ở môi trường ngay cả khi nồng độ chất này thấp hơn so với ở bên trong tế bào." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.,"Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. Người ta chia nhập bào thành 2 loại là thực bào và ẩm bào. Thực bào là phương thức các tế bào động vật dùng để “ăn” các tế bào như vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào cũng như các hợp chất có kích thước lớn. Quá trình này được thực hiện như sau: Đầu tiên, màng tế bào được lõm vào để bao bọc lấy “đối tượng”, sau đó “nuốt” hẳn đối tượng vào bên trong tế bào. Sau khi “đối tượng” đã được bao bọc trong lớp màng riêng liền được liên kết với lizôxôm và bị phân huỷ nhờ các enzim. Tế bào còn có thể đưa các giọt nhỏ dịch ngoại bào vào bên trong tế bào bằng cách lõm màng sinh chất bao bọc lấy giọt dịch vào trong túi màng rồi đưa vào bên trong tế bào. Kiểu vận chuyển này được gọi là ẩm bào. Sự vận chuyển các chất ra khỏi tế bào theo cách ngược lại với nhập bào gọi là quá trình xuất bào. Bằng cách xuất bào các prôtêin và các đại phân tử được đưa ra khỏi tế bào." 10,Chương 2: Cấu trúc của tế bào.,Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất.,Các chất được vận chuyển qua màng tế bào có thể theo phương thức vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp và không tiêu tốn năng lượng. Vận chuyển chủ động cần năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất. 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất.,"Năng lượng được định nghĩa là khả năng sinh công. Tuỳ theo trạng thái có sẵn sàng sinh công hay không, người ta chia năng lượng thành 2 loại: động năng và thế năng. Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công. Thế năng là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công. Năng lượng trong tế bào tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như hoá năng, điện năng,... Ngoài việc giữ nhiệt độ ổn định cho tế bào và cơ thể thì có thể coi nhiệt năng như năng lượng vô ích vì không có khá năng sinh công. Sự chênh lệch về nồng độ các ion trái dấu giữa 2 phía của màng có thể tạo ra sự chênh lệch điện thế. Năng lượng chủ yếu của tế bào là hoá năng (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hoá học)." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất.,"ATP (ađênôzin triphôtphat) là một hợp chất cao năng và được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào. ATP là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần: bazo nitơ ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng. Các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra làm cho liên kết này rất dễ bị phá vỡ. ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng cho các chất đó để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. 0 trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày, mỗi người sản sinh và phân huỷ tới 40kg ATP và mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân huỷ tới 10 triệu phân tử ATP." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất.,"ATP (ađênôzin triphôtphat) là một hợp chất cao năng và được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào. ATP là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần: bazo nitơ ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết (kí hiệu bằng dấu ~ trên hình 13.1) giữa 2 nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng. Các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra làm cho liên kết này rất dễ bị phá vỡ. ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng cho các chất đó để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. 0 trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày, mỗi người sản sinh và phân huỷ tới 40kg ATP và mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân huỷ tới 10 triệu phân tử ATP." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất.,"Trong tế bào, năng lượng trong ATP được sử dụng vào các việc chính như: Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra các prôtêin với tốc độ cao có thể tiêu tốn tới 75% lượng ATP mà tế bào tạo ra. Vận chuyển các chất qua màng: Vận chuyển chủ động tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% lượng ATP được tế bào sản sinh ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu. Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào co tim và co xưong tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng, gần như toàn bộ ATP của tế bào cơ bắp phải được huy động tức thì." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất.,"Trong tế bào, năng lượng trong ATP được sử dụng vào các việc chính như: Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra các prôtêin với tốc độ cao có thể tiêu tốn tới 75% lượng ATP mà tế bào tạo ra. Vận chuyển các chất qua màng: Vận chuyển chủ động tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% lượng ATP được tế bào sản sinh ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu. Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào co tim và co xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng, gần như toàn bộ ATP của tế bào co bắp phải được huy động tức thì." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất.,"Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào. Nhờ chuyển hoá vật chất, tế bào thực hiện được các đặc tính đặc trưng khác của sự sống như sinh trưởng, cảm ứng và sinh sản. Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo chuyển hoá năng lượng. Chuyển hoá vật chất bao gồm 2 mặt: tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản (được gọi là đồng hoá) và phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn (được gọi là dị hoá). ATP ngay lập tức được phân huỷ thành ADP và giải phóng năng lượng cho quá trình đồng hoá cũng như các hoạt động sống khác của tế bào. Năng lượng được định nghĩa là khả năng sinh công. Năng lượng trong tế bào thường tồn tại ở dạng tiềm ẩn chủ yếu trong các liên kết hoá học. ATP được sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất và ngay lập tức được sử dụng trong các hoạt động sống của tế bào. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra hên trong tế bào. Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo chuyển hoá năng lượng." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.,"Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống. Enzim chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng. Enzim có thể có thành phần chỉ là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với các chất khác không phải là prôtêin. Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất (chất chịu sự tác động của enzim) được gọi là trung tâm hoạt động. Thực chất, đây là một chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt enzim. Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của cơ chất. Tại đây, các cơ chất liên kết tạm thời với enzim và nhờ đó phản ứng được xúc tác. Thoạt đầu, enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzim-cơ chất. Sau đó, bằng nhiều cách khác nhau, enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm. Liên kết enzim-cơ chất mang tính đặc thù. Vì thế, mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.,"Hoạt tính của enzim được xác định bằng lượng sản phẩm được tạo thành từ một lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Sau đây chúng ta xem xét một số yếu tố chính: Nhiệt độ: Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzim có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất. Độ pH: Mỗi enzim có một độ pH thích hợp. Ví dụ, enzim pepsin của dịch dạ dày người cần pH = 2. Nồng độ cơ chất: Với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính của enzim tăng dần, nhưng đến một lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất cũng không làm tăng hoạt tính của enzim. Vì tất cả trung tâm hoạt động của enzim đã được bão hoà bởi cơ chất. Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim: Một số chất hoá học có thể ức chế sự hoạt động của enzim. Một số chất khác khi liên kết với enzim lại làm tăng hoạt tính của enzim. Chẳng hạn, thuốc trừ sâu DDT... là những chất ức chế một số enzim quan trọng của hệ thần kinh người và động vật. Nồng độ enzim: Với một lượng cơ chất xác định, khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim càng tăng." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.,"Khi có enzim xúc tác, tốc độ của một phản ứng có thể tăng cả triệu lần. Nếu tế bào không có các enzim thì các hoạt động sống không thể duy trì được vì tốc độ của các phản ứng sinh hoá xảy ra quá chậm. Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các enzim. Sử dụng các chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim là một trong các cách điều chỉnh hoạt tính của enzim khá hiệu quả và nhanh chóng. Các chất ức chế đặc hiệu khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình của enzim làm cho enzim không thể liên kết được với cơ chất. Ngược lại, các chất hoạt hoá khi liên kết với enzim sẽ làm tăng hoạt tính của enzim. Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hoá. Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt thì không những sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất của enzim đó cũng sẽ bị tích luỹ lại gây độc cho tế bào hoặc có thể được chuyển hoá theo con đường phụ thành các chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí. Các bệnh như vậy ở người được gọi là bệnh rối loạn chuyển hoá." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.,"Khi có enzim xúc tác, tốc độ của một phản ứng có thể tăng cả triệu lần. Nếu tế bào không có các enzim thì các hoạt động sống không thể duy trì được vì tốc độ của các phản ứng sinh hoá xảy ra quá chậm. Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các enzim. Sử dụng các chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim là một trong các cách điều chỉnh hoạt tính của enzim khá hiệu quả và nhanh chóng. Các chất ức chế đặc hiệu khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình của enzim làm cho enzim không thể liên kết được với cơ chất. Ngược lại, các chất hoạt hoá khi liên kết với enzim sẽ làm tăng hoạt tính của enzim. ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hoá. Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt thì không những sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất của enzim đó cũng sẽ bị tích luỹ lại gây độc cho tế bào hoặc có thể được chuyển hoá theo con đường phụ thành các chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí. Các bệnh như vậy ở người được gọi là bệnh rối loạn chuyển hoá." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.,"Enzim là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là prôtêin. Mỗi loại enzim thường chỉ xúc tác cho một loại phán ứng sinh hoá. Hoạt tính của enzim có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH, chất ức chế, chất hoạt hoá cũng như nồng độ cơ chất. Tế bào có thể điều hoà quá trình chuyển hoá vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hoá hay ức chế." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.,"Enzim là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là prôtêin. Mỗi loại enzim thường chỉ xúc tác cho một loại phán ứng sinh hoá. Hoạt tính của enzim có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH, chất ức chế, chất hoạt hoá cũng như nồng độ cơ chất. Tế bào có thể điều hoà quá trình chuyển hoá vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hoá hay ức chế." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.,"Enzim là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là prôtêin. Mỗi loại enzim thường chỉ xúc tác cho một loại phán ứng sinh hoá. Hoạt tính của enzim có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH, chất ức chế, chất hoạt hoá cũng như nồng độ cơ chất. Tế bào có thể điều hoà quá trình chuyển hoá vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hoá hay ức chế. " 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.,"Các nhà sinh học phân tử từ lâu đã có ý tưởng chuyển gen từ loài này sang loài kia hoặc thay thế các gen bị hỏng gây bệnh ở người bằng các gen lành. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao cắt tách được các gen cần chuyển để gắn nó vào nhiễm sắc thể của tế bào nhận ? Chiếc kéo cắt gen và keo gắn gen là gì, lấy ở đâu ? Cuối cùng, họ đã tìm được những enzim đặc biệt của vi khuẩn làm “kéo” đặc chủng để cắt tách gen cũng như tìm được các enzim làm keo dính để gắn gen. Với các công cụ này, các nhà khoa học có thể cắt rời một gen nào đó từ loài này rồi chuyển sang loài kia để tạo nên những sinh vật chưa từng có trong tự nhiên. Ví dụ, cây thuốc lá được cấy gen “phát sáng” lấy từ đom đóm có thể tự phát sáng trong đêm." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất.,"Để tiến hành thí nghiệm tách chiết ADN từ các tế bào gan ta cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Nghiên mẫu vật. Trước hết, ta loại bỏ lớp màng bao bọc gan rồi thái nhỏ gan cho vào cối nghiền hoặc máy xay sinh tố để tách rời và phá vỡ các tế bào gan. Nếu nghiền gan trong cối xay sinh tố thì khi nghiền cần cho vào cối một lượng nước lạnh gấp đôi lượng gan. Nếu nghiền bằng chày cối thì sau khi nghiền xong đổ thêm một lượng nước gấp đôi lượng gan rồi khuấy đều. Sau đó, lọc dịch nghiền qua giấy lọc hoặc vải màn hay lưới lọc để loại bỏ các phần xơ lấy dịch lỏng. Bước 2: Tách ADN ra khỏi tế bào và nhân tế bào. Lấy một lượng dịch lọc cho vào ống nghiệm chiếm khoảng 1/2 thể tích ống nghiệm, rồi cho thêm vào dịch nghiền tế bào một lượng nước rửa chén bát với khối lượng bằng 1/6 khối lượng dịch nghiền tế bào. Sau đó, khuấy nhẹ rồi để yên trong vòng 15 phút trên giá ống nghiệm. Chú ý tránh khuấy mạnh làm xuất hiện bọt. Cho tiếp vào ống nghiệm một lượng nước cốt dứa bằng khoảng 1/6 hỗn hợp dịch nghiền tế bào chứa trong ống nghiệm và khuấy thật nhẹ. Chuẩn bị nước cốt dứa như sau: dứa tươi gọt sạch, thái nhỏ và nghiền nát bằng máy xay sinh tô hoặc bằng chày cối sứ, sau đó lọc lấy nước cốt bằng lưới lọc hoặc giấy lọc và cho vào ống nghiệm sạch. Để ống nghiệm trên giá trong thời gian từ 5-10 phút. Bước 3: Kết tủa ADN trong dịch tế bào hằng cồn. Nghiêng ống nghiệm và rót cồn êtanol 70 -90° dọc theo thành ống nghiệm một cách cẩn thận sao cho cồn tạo thành một lớp nổi trên bề mặt hỗn hợp với một lượng bằng lượng dịch nghiền có trong ống nghiệm. Để ống nghiệm trên giá trong khoảng 10 phút và quan sát kíp cồn trong ống nghiệm. Chúng ta có thể thấy các phân tử ADN kết tủa lơ lửng trong lớp cồn dưới dạng các sợi trắng đục. Bước 4: Tách ADN ra khỏi lớp cồn. Dùng que tre đưa vào trong lớp cồn, khuấy nhẹ cho các phân tử ADN bám vào que tre rồi vớt ra và quan sát. Do các sợi ADN kết tủa dễ gẫy nên khi vớt ADN ra khỏi ống nghiệm cần phải rất nhẹ nhàng." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 16: Hô hấp tế bào.,"Quá trình hô hấp tế bào thực chất rất giống với quá trình đốt cháy nhiên liệu vẫn diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Con người đốt củi, than hay xăng, dầu để lấy năng lượng sưởi ấm, nấu nướng, chạy động cơ ô tô, xe máy... Các tế bào sống “đốt” các phân tử hữu cơ để lấy năng lượng cho các hoạt động của mình, cả hai quá trình này đều gồm các phản ứng ôxi hoá khử, đều tiêu tốn ôxi của khí quyển và sinh ra khí cacbônic. Nhưng, quá trình đốt cháy nhiên liệu xảy ra trong một phản ứng còn quá trình hô hấp tế bào diễn ra từ từ thông qua một chuỗi phản ứng kế tiếp nhau. Người ta thấy rằng, hiệu suất của quá trình hô hấp tế bào có thể đạt được tối đa khoảng 40%, trong khi đó loại động cơ xe hiệu quả nhất hiện nay cũng chỉ đạt hiệu suất khoảng 25%. Tế bào quả là một cỗ máy kì diệu." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 16: Hô hấp tế bào.,"Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào sống. Trong quá trình đó, các phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến co, và H,0, đồng thời năng lượng của chúng được giải phóng và chuyển thành dạng năng lượng rất dễ sử dụng chứa trong các phân tử ATP. Ở các tế bào nhân thực, quá trình này diễn ra chủ yếu trong ti thể. Phương trình tổng quát của quá trình phân giải hoàn toàn một phân tử glucôzơ được trình bày như sau: CgHpOg + 60 -> 6CO2 + 6H20 + Năng lượng (ATP + nhiệt). Hô hấp tế bào có bản chất là một chuỗi các phản ứng ôxi hoá khử. Thông qua chuỗi các phản ứng này, phân tử glucôzơ được phân giải dần dần và năng lượng của nó không được giải phóng ồ ạt mà được lấy ra từng phần ở các giai đoạn khác nhau. Tốc độ của quá trình hô hấp tế bào nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào. Quá trình hô hấp tế bào có thể được chia thành 3 giai đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron hô hấp." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 16: Hô hấp tế bào.,"Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào sống. Trong quá trình đó, các phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến CO, và H, O, đồng thời năng lượng của chúng được giải phóng và chuyển thành dạng năng lượng rất dễ sử dụng chứa trong các phân tử ATP. Ở các tế bào nhân thực, quá trình này diễn ra chủ yếu trong ti thể. Phương trình tổng quát của quá trình phân giải hoàn toàn một phân tử glucôzơ được trình bày như sau: CgHpOg + 60 -> 6CO2 + 6H20 + Năng lượng (ATP + nhiệt). Hô hấp tế bào có bản chất là một chuỗi các phản ứng ôxi hoá khử. Thông qua chuỗi các phản ứng này, phân tử glucôzơ được phân giải dần dần và năng lượng của nó không được giải phóng ồ ạt mà được lấy ra từng phần ở các giai đoạn khác nhau. Tốc độ của quá trình hô hấp tế bào nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào. Quá trình hô hấp tế bào có thể được chia thành 3 giai đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron hô hấp." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 16: Hô hấp tế bào.,"Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào sống. Trong quá trình đó, các phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến CO, và H,0, đồng thời năng lượng của chúng được giải phóng và chuyển thành dạng năng lượng rất dễ sử dụng chứa trong các phân tử ATP. Ở các tế bào nhân thực, quá trình này diễn ra chủ yếu trong ti thể. Phương trình tổng quát của quá trình phân giải hoàn toàn một phân tử glucôzơ được trình bày như sau: CgHpOg + 60 -> 6CO2 + 6H20 + Năng lượng (ATP + nhiệt). Hô hấp tế bào có bản chất là một chuỗi các phản ứng ôxi hoá khử. Thông qua chuỗi các phản ứng này, phân tử glucôzơ được phân giải dần dần và năng lượng của nó không được giải phóng ồ ạt mà được lấy ra từng phần ở các giai đoạn khác nhau. Tốc độ của quá trình hô hấp tế bào nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào. Quá trình hô hấp tế bào có thể được chia thành 3 giai đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron hô hấp." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 16: Hô hấp tế bào.,"Đường phân xảy ra trong bào tương. Kết thúc quá trình đường phân, phân tử glucôzơ (6 cacbon) bị tách thành 2 phân tử axit piruvic (3 cacbon). Trong quá trình này, tế bào thu được 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH (nicôtinamit ađênin đinuclêôtit). Thực ra, đường phân tạo được 4 phân tử ATP, nhưng do có 2 phân tử ATP được sử dụng để hoạt hoá glucôzơ trong giai đoạn đầu của đường phân nên tế bào chỉ thu được 2 phân tử ATP." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 16: Hô hấp tế bào.,"Sau khi được tạo thành từ quá trình đường phân, 2 phân tử axit piruvic sẽ được chuyển vào chất nền của ti thể. Ở đó, chúng được biến đổi thành những phân tử nhỏ hơn gọi là axêtyl-CoA. Chính phân tử axêtyl-CoA này sẽ đi vào chu trình Crep. Ngoài ra, quá trình biến đổi 2 phân tử axit piruvic còn tạo ra 2 phân tử NADH và giải phóng 2 phân tử CO2. Kết thúc chu trình Crep, các phân tử axêtyl-CoA sẽ bị phân giải hoàn toàn tới CO2. Ngoài CO2 chu trình Crep còn tạo ra được các phân tử NADH, FADH, (flavin ađênin đinuclêôtit) và ATP" 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 16: Hô hấp tế bào.,"Chuỗi chuyền êlectron hô hấp diễn ra ở màng trong của ti thể. Trong giai đoạn này, các phân tử NADH và FADH0 được tạo ra trong những giai đoạn trước sẽ bị ôxi hoá thông qua một chuỗi các phản ứng ôxi hoá khử. Trong phản ứng cuối cùng, ôxi sẽ bị khử tạo ra nước. Năng lượng được giải phóng từ quá trình ôxi hoá các phân tử NADH và FADH0 này sẽ được sử dụng để tổng hợp các phân tử ATP. Đây chính là giai đoạn giúp tế bào thu được nhiều ATP nhất." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 16: Hô hấp tế bào.,"Hô hấp tế bào là quá trình chuyển năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP. Hô hấp tế bào gồm rất nhiều phản ứng, thông qua đó năng lượng của nguyên liệu hô hấp được giải phóng dần từng phần. Tốc độ của quá trình hô hấp tế bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào. Hô hấp tế bào có thể được chia thành 3 giai đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron hô hấp. Trong đó, chuỗi chuyền êlectron hô hấp tạo ra được nhiều ATP nhất." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 16: Hô hấp tế bào.,"Quá trình hô hấp tế bào thực chất rất giống với quá trình đốt cháy nhiên liệu vẫn diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Con người đốt củi, than hay xăng, dầu để lấy năng lượng sưởi ấm, nấu nướng, chạy động cơ ô tô, xe máy... Các tế bào sống “đốt” các phân tử hữu cơ để lấy năng lượng cho các hoạt động của mình, cả hai quá trình này đều gồm các phản ưng ôxi hoá khử, đều tiêu tốn ôxi của khí quyển và sinh ra khí cacbônic. Nhưng, quá trình đốt cháy nhiên liệu xảy ra trong một phản ứng còn quá trình hô hấp tế bào diễn ra từ từ thông qua một chuỗi phản ứng kế tiếp nhau. Người ta thấy rằng, hiệu suất của quá trình hô hấp tế bào có thể đạt được tối đa khoảng 40%, trong khi đó loại động cơ xe hiệu quả nhất hiện nay cũng chỉ đạt hiệu suất khoảng 25%. Tế bào quả là một cỗ máy kì diệu." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 16: Hô hấp tế bào.,"Quá trình hô hấp tế bào thực chất rất giống với quá trình đốt cháy nhiên liệu vẫn diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Con người đốt củi, than hay xăng, dầu để lấy năng lượng sưởi ấm, nấu nướng, chạy động cơ ô tô, xe máy... Các tế bào sống “đốt” các phân tử hữu cơ để lấy năng lượng cho các hoạt động của mình, cả hai quá trình này đều gồm các phản ứng oxi hoá khử, đều tiêu tốn oxi của khí quyển và sinh ra khí cacbonic. Nhưng, quá trình đốt cháy nhiên liệu xảy ra trong một phản ứng còn quá trình hô hấp tế bào diễn ra từ từ thông qua một chuỗi phản ứng kế tiếp nhau. Người ta thấy rằng, hiệu suất của quá trình hô hấp tế bào có thể đạt được tối đa khoảng 40%, trong khi đó loại động cơ xe hiệu quả nhất hiện nay cũng chỉ đạt hiệu suất khoảng 25%. Tế bào quả là một cỗ máy kì diệu." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 17: Quang hợp.,"Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. Trong sinh giới, chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp. Quang hợp ở vi khuẩn có những điểm khác biệt nhỏ so với quang hợp ở thực vật và tảo. Bài này chủ yếu đề cập tới quá trình quang hợp ở mức độ tế bào của phần lứt các cơ thê quang hợp là thực vật và tảo. Quá trình quang hợp thường được chia thành 2 pha là pha sáng và pha tối. Pha sáng chỉ có thể diễn ra khi có ánh sáng, còn pha tối có thể diễn ra cả khi có ánh sáng và cả trong tối. Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP và NADPH (nicôtinamit ađênin đinuclêôtit phôtphat). Trong pha tối, nhờ ATP và NADPH được tạo ra trong pha sáng, CO2 sẽ được biến đổi thành cacbohiđrat. Pha sáng diễn ra ở màng tilacôit còn pha tối diễn ra trong chất nền của lục lạp. Quá trình sử dụng ATP và NADPH trong pha tối sẽ tạo ra ADP và NADPT Các phân tử ADP và NADP+ này sẽ được tái sử dụng trong pha sáng để tổng hợp ATP và NADPH." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 17: Quang hợp.,"Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành dạng năng lượng trong các liên kết hoá học của ATP và NADPH. Vì vậy, pha này còn được gọi là giai đoạn chuyển hoá năng lượng ánh sáng. Quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng thực hiện được nhờ hoạt động của các phân tử sắc tố quang hợp. Sau khi được các sắc tố quang hợp hấp thụ, năng lượng sẽ được chuyển vào một loạt các phản ứng ôxi hoá khử của chuỗi chuyền êlectron quang hợp. Chính nhờ hoạt động của chuỗi chuyền êlectron quang hợp mà NADPH và ATP sẽ được tổng hợp. Các sắc tố quang hợp và các thành phần của chuỗi chuyền êlectron quang hợp đều được định vị trong màng tilacôit của lục lạp. Chúng được sắp xếp thành những phức hệ có tổ chức, nhờ đó quá trình hấp thụ và chuyển hoá năng lượng ánh sáng xảy ra có hiệu quả." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 17: Quang hợp.,"Trong pha tối, CO2 sẽ bị khử thành cacbohiđrat. Quá trình này còn được gọi là quá trình cố định CO-, vì nhờ quá trình này, các phân tử CO-, tự do được “cố định” lại trong các phân tử cacbohiđrat. Hiện nay, người ta đã biết một vài con đường cố định CO2 khác nhau. Tuy nhiên, trong các con đường đó, chu trình C3 là con đường phổ biến nhất. Chu trình C3 còn có một tên gọi khác là chu trình Canvin. Chu trình này gồm nhiều phản ứng hoá học kế tiếp nhau được xúc tác bởi các enzim khác nhau. Chu trình C3 sử dụng ATP và NADPH đến từ pha sáng để biến đổi CO2 của khí quyển thành cacbohiđrat. Chất kết hợp với COt đầu tiên là một phân tử hữu cơ có 5 cacbon là ribulôzôđiphôtphat (RiDP). Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình là hợp chất có 3 cacbon. Đây chính là lí do dẫn đến cái tên C3 của chu trình. Hợp chất này được biến đổi thành Anđêhit phôtphoglixêric (A/PG). Một phần A/PG sẽ được sử dụng để tái tạo RiDP Phần còn lại biến đổi thành tinh bột và saccarôzơ. Thông qua các con đường chuyển hoá vật chất khác nhau, từ cacbohiđrat tạo ra trong quang hợp sẽ hình thành nhiều loại hợp chất hữu cơ khác." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 17: Quang hợp.,"Trong pha tối, CO2 sẽ bị khử thành cacbohiđrat. Quá trình này còn được gọi là quá trình cố định CO2 vì nhờ quá trình này, các phân tử CO2 tự do được “cố định” lại trong các phân tử cacbohiđrat. Hiện nay, người ta đã biết một vài con đường cố định CO2 khác nhau. Tuy nhiên, trong các con đường đó, chu trình C3 là con đường phổ biến nhất. Chu trình C3 còn có một tên gọi khác là chu trình Canvin. Chu trình này gồm nhiều phản ứng hoá học kế tiếp nhau được xúc tác bởi các enzim khác nhau. Chu trình C3 sử dụng ATP và NADPH đến từ pha sáng để biến đổi CO2 của khí quyển thành cacbohiđrat. Chất kết hợp với COt đầu tiên là một phân tử hữu cơ có 5 cacbon là ribulôzôđiphôtphat (RiDP). Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình là hợp chất có 3 cacbon. Đây chính là lí do dẫn đến cái tên C3 của chu trình. Hợp chất này được biến đổi thành Anđêhit phôtphoglixêric (A/PG). Một phần A/PG sẽ được sử dụng để tái tạo RiDP Phần còn lại biến đổi thành tinh bột và saccarôzơ. Thông qua các con đường chuyển hoá vật chất khác nhau, từ cacbohiđrat tạo ra trong quang hợp sẽ hình thành nhiều loại hợp chất hữu cơ khác." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 17: Quang hợp.,"Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời biến đổi CO2 thành cachohiđrat. Quá trình quang hợp thường được chia thành 2 pha là pha sáng và pha tối. Pha sáng là giai đoạn phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng. Pha này diễn ra trong màng tilacôit của lục lạp. Thông qua pha sáng, nâng lượng ánh sáng được chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH. Ôxi được giải phóng từ nước trong pha sáng. Trong pha tối (pha cố định CO2) của quang hợp, với sự tham gia của ATP và NADPH tạo ra từ pha sáng, CO2 sẽ bị khử thành các sản phẩm hữu cơ." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 17: Quang hợp.,"Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời hiến đổi CO-, thành cachohiđrat. Quá trình quang hợp thường được chia thành 2 pha là pha sáng và pha tối. Pha sáng là giai đoạn phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng. Pha này diễn ra trong màng tilacôit của lục lạp. Thông qua pha sáng, nâng lượng ánh sáng được chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH. Ôxi được giải phóng từ nước trong pha sáng. Trong pha tối (pha cố định CO2) của quang hợp, với sự tham gia của ATP và NADPH tạo ra từ pha sáng, COt sẽ bị khử thành các sản phẩm hữu cơ." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 17: Quang hợp.,"Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời hiến đổi CO2 thành cachohiđrat. Quá trình quang hợp thường được chia thành 2 pha là pha sáng và pha tối. Pha sáng là giai đoạn phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng. Pha này diễn ra trong màng tilacôit của lục lạp. Thông qua pha sáng, nâng lượng ánh sáng được chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH. Ôxi được giải phóng từ nước trong pha sáng. Trong pha tối (pha cố định CO2) của quang hợp, với sự tham gia của ATP và NADPH tạo ra từ pha sáng, CO2 sẽ bị khử thành các sản phẩm hữu cơ." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 17: Quang hợp.,"Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời hiến đổi CO2 thành cachohiđrat. Quá trình quang hợp thường được chia thành 2 pha là pha sáng và pha tối. Pha sáng là giai đoạn phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng. Pha này diễn ra trong màng tilacôit của lục lạp. Thông qua pha sáng, năng lượng ánh sáng được chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH. Ôxi được giải phóng từ nước trong pha sáng. Trong pha tối (pha cố định CO2) của quang hợp, với sự tham gia của ATP và NADPH tạo ra từ pha sáng, CO2 sẽ bị khử thành các sản phẩm hữu cơ." 10,Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.,Bài 17: Quang hợp.,"Tất cả mọi thực vật và động vật trên Trái Đất đều tiến hành quá trình hô hấp tế bào để thu được năng lượng dưới dạng các phân tử ATP. Quá trình này, cũng giống như quá trình đốt cháy các nhiên liệu xăng, dầu, than, gỗ... đều tiêu thụ ôxi và sinh ra khí cacbônic. Người ta ước lượng rằng, cứ mỗi giây trôi qua, quá trình hô hấp của sinh vật và các quá trình đốt cháy nhiên liệu khác sẽ tiêu tốn khoảng 10000 tấn ôxi. Với tốc độ này, tất cả ôxi của khí quyển sẽ bị sử dụng hết trong khoảng 3000 năm. Thật may mắn cho chúng ta là các chất hữu cơ cũng như ôxi của khí quyển bị tiêu hao trong quá trình hô hấp và đốt cháy sẽ được bù lại nhờ hoạt động quang hợp. Chính nhờ quá trình quang hợp mà hàm lượng khí ôxi và cacbônic của khi quyển Trái Đất được duy trì ổn định, đảm bảo cho cuộc sống của sinh vật. Tuy nhiên, từ khi có cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ thứ XIX, hàm lượng CO2 trong khí quyển đã tăng lên khoảng 27% và gây ra hiệu ứng nhà kính." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.,"Các chất độc trong khói thuốc có thể làm tổn thương vật chất di truyền của tế bào làm rối loạn quá trình điều hoà phân bào. Tế bào phổi khi bị đột biến thoát khỏi cơ chế điều hoà phân bào sẽ phân chia vô hạn định dẫn đến tạo khối u. Không những thế, các tế bào ung thư lại còn có khả năng di căn, tức là chúng có thể di chuyển vào máu và đi đến cư trú ở nhiều nơi khác nhau trong cơ thể. Vì thế, hút thuốc lá nhiều có thể bị ung thư phổi. Ngoài việc chết do tổn thương hoặc bị đầu độc, các tế bào trong cơ thể đa bào còn chết theo chương trình. Điều này có nghĩa là tế bào chỉ được sống đến một thời gian nhất định do hệ gen định sẵn trong chương trình hoạt động của tế bào. Nếu các cơ chế điều khiển sự chết theo chương trình của tế bào bị trục trặc thì cơ thể sẽ bị rơi vào trạng thái bệnh lí. Ví dụ, khi bị nhiễm trùng, lượng bạch cầu trung tính trong máu tăng lên rất nhanh để tiêu diệt các tế bào vi khuẩn. Nhưng sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các tế bào này được lập trình để tự chết nếu không cơ thể sẽ bị bệnh “bạch cầu trung tính”. Hay, khi còn trong bào thai, các ngón tay của chúng ta được dính với nhau bởi một lớp màng. Khi thai nhi được 59 ngày tuổi, các tế bào của màng này theo chương trình tự chết làm cho các ngón tay của chúng ta rời nhau ra." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.,"Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào. Chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào. Ví dụ, tế bào người nuôi cấy trong ống nghiệm có chu kì tế bào kéo dài khoảng 24 giờ thì kì trung gian chiếm 23 giờ còn nguyên phân chiếm 1 giờ. Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là Gp s và G2. Ngay sau khi vừa mới phân chia xong, tế bào bước vào pha Gj. Trong pha này, tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. Ở những tế bào có khả năng phân chia, khi tế bào sinh trưởng đạt được một kích thước nhất định thì chúng tiến hành nhân đôi ADN để chuẩn bị cho quá trình phân bào. Pha nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể (NST) được gọi là pha s. Các NST được nhân đôi nhưng vẫn còn đính với nhau ở tâm động tạo nên 1 NST kép bao gồm 2 nhiễm sắc tử (crômatit). Kết thúc pha s, tế bào sẽ chuyển sang pha G2. Lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Chu kì tế bào được điều khiển một cách rất chặt chẽ. Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau của cùng một cơ thể động, thực vật là rất khác nhau và được điều khiển nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi nhận được các tín hiệu từ bên ngoài cũng như bên trong tế bào. Chu kì tế bào được điều khiển bằng một hệ thống điều hoà rất tinh vi mà hiện nay các nhà sinh học mới biết được phần nào ở mức độ phân tử (công trình nghiên cứu về điều hoà chu kì tế bào đã được trao giải thưởng Nôben về Y học năm 2002). Nếu các cơ chế điều khiển phân bào bị hư hỏng hoặc trục trặc, cơ thể có thể bị lâm bệnh. Bệnh ung thư là một ví dụ cho thấy, tế bào ung thư đã thoát khỏi các cơ chế điều hoà phân bào của cơ thể nên nó phân chia liên tục tạo nên các khối u chèn ép các cơ quan khác." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.,"Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào. Chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào. Ví dụ, tế bào người nuôi cấy trong ống nghiệm có chu kì tế bào kéo dài khoảng 24 giờ thì kì trung gian chiếm 23 giờ còn nguyên phân chiếm 1 giờ. Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là Gp s và G2. Ngay sau khi vừa mới phân chia xong, tế bào bước vào pha Gj. Trong pha này, tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. Ở những tế bào có khả năng phân chia, khi tế bào sinh trưởng đạt được một kích thước nhất định thì chúng tiến hành nhân đôi ADN để chuẩn bị cho quá trình phân bào. Pha nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể (NST) được gọi là pha S. Các NST được nhân đôi nhưng vẫn còn đính với nhau ở tâm động tạo nên 1 NST kép bao gồm 2 nhiễm sắc tử (crômatit). Kết thúc pha s, tế bào sẽ chuyển sang pha G2. Lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Chu kì tế bào được điều khiển một cách rất chặt chẽ. Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau của cùng một cơ thể động, thực vật là rất khác nhau và được điều khiển nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi nhận được các tín hiệu từ bên ngoài cũng như bên trong tế bào. Chu kì tế bào được điều khiển bằng một hệ thống điều hoà rất tinh vi mà hiện nay các nhà sinh học mới biết được phần nào ở mức độ phân tử (công trình nghiên cứu về điều hoà chu kì tế bào đã được trao giải thưởng Nôben về Y học năm 2002). Nếu các cơ chế điều khiển phân bào bị hư hỏng hoặc trục trặc, cơ thể có thể bị lâm bệnh. Bệnh ung thư là một ví dụ cho thấy, tế bào ung thư đã thoát khỏi các cơ chế điều hoà phân bào của cơ thể nên nó phân chia liên tục tạo nên các khối u chèn ép các cơ quan khác." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.,"Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào. Chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào. Ví dụ, tế bào người nuôi cấy trong ống nghiệm có chu kì tế bào kéo dài khoảng 24 giờ thì kì trung gian chiếm 23 giờ còn nguyên phân chiếm 1 giờ. Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là Gp s và G2. Ngay sau khi vừa mới phân chia xong, tế bào bước vào pha Gj. Trong pha này, tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. Ở những tế bào có khả năng phân chia, khi tế bào sinh trưởng đạt được một kích thước nhất định thì chúng tiến hành nhân đôi ADN để chuẩn bị cho quá trình phân bào. Pha nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể (NST) được gọi là pha s. Các NST được nhân đôi nhưng vẫn còn đính với nhau ở tâm động tạo nên 1 NST kép bao gồm 2 nhiễm sắc tử (crômatit). Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2. Lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Chu kì tế bào được điều khiển một cách rất chặt chẽ. Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau của cùng một cơ thể động, thực vật là rất khác nhau và được điều khiển nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi nhận được các tín hiệu từ bên ngoài cũng như bên trong tế bào. Chu kì tế bào được điều khiển bằng một hệ thống điều hoà rất tinh vi mà hiện nay các nhà sinh học mới biết được phần nào ở mức độ phân tử (công trình nghiên cứu về điều hoà chu kì tế bào đã được trao giải thưởng Nôben về Y học năm 2002). Nếu các cơ chế điều khiển phân bào bị hư hỏng hoặc trục trặc, cơ thể có thể bị lâm bệnh. Bệnh ung thư là một ví dụ cho thấy, tế bào ung thư đã thoát khỏi các cơ chế điều hoà phân bào của cơ thể nên nó phân chia liên tục tạo nên các khối u chèn ép các cơ quan khác." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.,"Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào phổ biến ở các sinh vật nhân thực. Quá trình này bao gồm 2 giai đoạn: phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Phân chia nhân (phân chia vật chất di truyền) thực chất là một quá trình liên tục nhưng dựa vào một số đặc điểm người ta có thể chia thành 4 kì là kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. Kì đầu: Các NSTkép sau khi nhân đôi ở kì trung gian dần được co xoắn. Màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện. Đây có thể xem như giai đoạn “bao gói” vật liệu di truyền và chuẩn bị phương tiện chuyên chở (thoi phân bào). Kì giữa: Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào được đính vào 2 phía của NST tại tâm động. Kì sau: Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào. Kì cuối: NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện. Sau khi kì sau hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia thành 2 tế bào con. Các tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phang xích đạo, còn tế bào thực vật lại tạo thành tế bào ở mặt phẳng xích đạo." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.,"Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào phổ biến ở các sinh vật nhân thực. Quá trình này bao gồm 2 giai đoạn: phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Phân chia nhân (phân chia vật chất di truyền) thực chất là một quá trình liên tục nhưng dựa vào một số đặc điểm người ta có thể chia thành 4 kì là kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. Kì đầu: Các NSTkép sau khi nhân đôi ở kì trung gian dần được co xoắn. Màng nhân dần tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện. Đây có thể xem như giai đoạn “bao gói” vật liệu di truyền và chuẩn bị phương tiện chuyên chở (thoi phân bào). Kì giữa: Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào được đính vào 2 phía của NST tại tâm động. Kì sau: Các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào. Kì cuối: NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện. Sau khi kì sau hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tế bào chất bắt đầu phân chia thành 2 tế bào con. Các tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo, còn tế bào thực vật lại tạo thành tế bào ở mặt phẳng xích đạo." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.,"Đối với các sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản. Từ 1 tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống y hệt nhau. Đối với các cơ thể sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, nguyên phân cũng đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tái sinh những mô hoặc các cơ quan bị tổn thương. Ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phần. Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào ở sinh vật nhân thực, trong đó vật chất di truyền được phân chia đồng đều cho các tế bào con. Nguyên phân giúp các cơ thể sinh vật nhân thực thực hiện các chức năng sinh sản, sinh trưởng và tái sinh các mỏ và các hộ phận bị tổn thương. Nguyên phân và toàn hộ chu kì tế bào được cơ thể kiểm soát và điều khiển một cách chặt chẽ giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển hình thường." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.,"Đối với các sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản. Từ 1 tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống y hệt nhau. Đối với các cơ thể sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, nguyên phân cũng đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tái sinh những mô hoặc các cơ quan bị tổn thương. Ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phần. Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào ở sinh vật nhân thực, trong đó vật chất di truyền được phân chia đồng đều cho các tế bào con. Nguyên phân giúp các cơ thể sinh vật nhân thực thực hiện các chức năng sinh sản, sinh trưởng và tái sinh các mô và các hộ phận bị tổn thương. Nguyên phân và toàn hộ chu kì tế bào được cơ thể kiểm soát và điều khiển một cách chặt chẽ giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển hình thường." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.,"Các chất độc trong khói thuốc có thể làm tổn thương vật chất di truyền của tế bào làm rối loạn quá trình điều hoà phân bào. Tế bào phổi khi bị đột biến thoát khỏi cơ chế điều hoà phân bào sẽ phân chia vô hạn định dẫn đến tạo khối u. Không những thế, các tế bào ung thư lại còn có khả năng di căn, tức là chúng có thể di chuyển vào máu và đi đến cư trú ở nhiều nơi khác nhau trong cơ thể. Vì thế, hút thuốc lá nhiều có thể bị ung thư phổi. Ngoài việc chết do tổn thương hoặc bị đầu độc, các tế bào trong cơ thể đa bào còn chết theo chương trình. Điều này có nghĩa là tế bào chỉ được sống đến một thời gian nhất định do hệ gen định sẵn trong chương trình hoạt động của tế bào. Nếu các cơ chế điều khiển sự chết theo chương trình của tế bào bị trục trặc thì cơ thể sẽ bị rơi vào trạng thái bệnh lí. Ví dụ, khi bị nhiễm trùng, lượng bạch cầu trung tính trong máu tăng lên rất nhanh để tiêu diệt các tế bào vi khuẩn. Nhưng sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các tế bào này được lập trình để tự chết nếu không cơ thể sẽ bị bệnh “bạch cầu trung tỉnh”. Hay, khi còn trong bào thai, các ngón tay của chúng ta được dính vơi nhau bởi một lớp màng. Khi thai nhi được 59 ngày tuổi, các tế bào của màng này theo chương trình tự chết làm cho các ngón tay của chúng ta rời nhau ra." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân.,"Các chất độc trong khói thuốc có thể làm tổn thương vật chất di truyền của tế bào làm rối loạn quá trình điều hoà phân bào. Tế bào phổi khi bị đột biến thoát khỏi cơ chế điều hoà phân bào sẽ phân chia vô hạn định dẫn đến tạo khối u. Không những thế, các tế bào ung thư lại còn có khả năng di căn, tức là chúng có thể di chuyển vào máu và đi đến cư trú ở nhiều nơi khác nhau trong cơ thể. Vì thế, hút thuốc lá nhiều có thể bị ung thư phổi. Ngoài việc chết do tổn thương hoặc bị đầu độc, các tế bào trong cơ thể đa bào còn chết theo chương trình. Điều này có nghĩa là tế bào chỉ được sống đến một thời gian nhất định do hệ gen định sẵn trong chương trình hoạt động của tế bào. Nếu các cơ chế điều khiển sự chết theo chương trình của tế bào bị trục trặc thì cơ thể sẽ bị rơi vào trạng thái bệnh lí. Ví dụ, khi bị nhiễm trùng, lượng bạch cầu trung tính trong máu tăng lên rất nhanh để tiêu diệt các tế bào vi khuẩn. Nhưng sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các tế bào này được lập trình để tự chết nếu không cơ thể sẽ bị bệnh “bạch cầu trung tính”. Hay, khi còn trong bào thai, các ngón tay của chúng ta được dính vơi nhau bởi một lớp màng. Khi thai nhi được 59 ngày tuổi, các tế bào của màng này theo chương trình tự chết làm cho các ngón tay của chúng ta rời nhau ra." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 19: Giảm phân.,"Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp và xảy ra ở các cơ quan sinh sản nhưng chỉ có một lần ADN nhân đôi. Qua giảm phân từ 1 tế bào ban đầu cho ra 4 tế bào con với số lượng NST giảm đi một nửa. Giảm phân I. Kì đầu I: Giống như trong nguyên phân, tại kì trung gian, các NST được nhân đôi và các nhiễm sắc tử (crômatit) vẫn còn đính với nhau tại tâm động. Một NST bao gồm 2 nhiễm sắc tử như vậy được gọi là NST kép. Bước vào kì đầu I, các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng. Sau khi tiếp hợp, các NST kép dần dần co xoắn lại. Tiếp đến, các NST kép trong mỗi cặp NST kép tương đồng dần dần đẩy nhau ra bắt đầu từ tâm động. Trong khi NST tiếp tục co xoắn lại thì thoi phân bào cũng hình thành và một số sợi thoi được đính với tâm động của các NST. Trong quá trình bắt đôi, các NST kép trong cặp NST kép tương đồng có thể trao đổi các đoạn crômatit cho nhau. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trao đổi chéo. Cuối kì đầu, màng nhân và nhân con dần tiêu biến. Kì đầu I chiếm phần lớn toàn bộ thời gian của quá trình giảm phân. Tuỳ theo từng loài, kì đầu I có thể kéo dài tới vài ngày thậm chí vài chục năm như ở người phụ nữ. Kì giữa I. Các cặp NST kép tương đồng sau khi bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào và tập trung thành 2 hàng. Dây tơ phân bào từ mỗi cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng. Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ phân bào về một cực của tế bào. Kì cuối I: Sau khi đi về cực của tế bào, các NST kép dần dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con dần dần xuất hiện. Thoi phân bào tiêu biến. Sau đó là quá trình phân chia tế bào chất tạo nên 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa. Sau khi kết thúc giảm phân I, các tế bào bước vào giảm phân II mà không nhân đôi NST." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 19: Giảm phân.,"Giảm phân II. Phân bào giảm phân II cơ bản giống như nguyên phân cũng bao gồm các kì: kì đầu II, kì giữa II, kì sau II và kì cuối II. Sau giảm phân II, các tế bào con sẽ biến đổi thành các giao tử. Ở các loài động vật, qua quá trình phát sinh giao tử đực, 4 tế bào con sẽ biến thành 4 tinh trùng chui vào lòng ống sinh tinh của tinh hoàn để đi vào túi chứa tinh; quá trình phát sinh giao tử cái, sau 2 lần giảm phân chỉ tạo ra 1 tế bào trứng, 3 tế bào nhỏ khác (gọi là tế bào thể cực) không làm nhiệm vụ sinh sản. Đối với các loài thực vật, sau khi giảm phân các tế bào con phải trải qua một số lần phân bào để thành hạt phấn hoặc túi phôi. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp. Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính (chủ yếu là do các biến dị tổ hợp) là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới. Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài. Giảm phân bao gồm 2 lần phân chia liên tiếp nhưng chỉ có một lần nhân đôi NST. Trong giảm phân I, các NST kép tương đồng tiếp hợp với nhau theo từng cặp và giữa chúng có thể xảy ra sự trao đổi các đoạn NST. Kết quả của quá trình giảm phân, từ 1 tế bào mẹ cho ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa. Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế đảm hảo việc duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định cho loài." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 19: Giảm phân.,"Đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật (rễ hành) vào giữa hiển vi trường, nơi có nguồn sáng tập trung. Quan sát toàn bộ lát cắt dọc rễ hành từ đầu nọ đến đầu kia dưới vật kính x10 để sơ bộ xác định vùng rễ có nhiều tế bào đang phân chia. Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào chính giữa hiển vi trường và chuyển sang quan sát dưới vật kính x40. Nhận biết các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 19: Giảm phân.,"Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp và xảy ra ở các cơ quan sinh sản nhưng chỉ có một lần ADN nhân đôi. Qua giảm phân từ 1 tế bào ban đầu cho ra 4 tế bào con với số lượng NST giảm đi một nửa. Giảm phân I. Kì đầu I: Giống như trong nguyên phân, tại kì trung gian, các NST được nhân đôi và các nhiễm sắc tử (crômatit) vẫn còn đính với nhau tại tâm động. Một NST bao gồm 2 nhiễm sắc tử như vậy được gọi là NST kép. Bước vào kì đầu I, các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng. Sau khi tiếp hợp, các NST kép dần dần co xoắn lại. Tiếp đến, các NST kép trong mỗi cặp NSTkép tương đồng dần dần đẩy nhau ra bắt đầu từ tâm động. Trong khi NST tiếp tục co xoắn lại thì thoi phân bào cũng hình thành và một số sợi thoi được đính với tâm động của các NST. Trong quá trình bắt đôi, các NST kép trong cặp NST kép tương đồng có thể trao đổi các đoạn crômatit cho nhau. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trao đổi chéo. Cuối kì đầu, màng nhân và nhân con dần tiêu biến. Kì đầu I chiếm phần lớn toàn bộ thời gian của quá trình giảm phân. Tuỳ theo từng loài, kì đầu I có thể kéo dài tới vài ngày thậm chí vài chục năm như ở người phụ nữ. Kì giữa I. Các cặp NST kép tương đồng sau khi bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào và tập trung thành 2 hàng. Dây tơ phân bào từ mỗi cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng. Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ phân bào về một cực của tế bào. Kì cuối I: Sau khi đi về cực của tế bào, các NSTkép dần dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con dần dần xuất hiện. Thoi phân bào tiêu biến. Sau đó là quá trình phân chia tế bào chất tạo nên 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa. Sau khi kết thúc giảm phân I, các tế bào bước vào giảm phân II mà không nhân đôi NST." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 19: Giảm phân.,"Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp và xảy ra ở các cơ quan sinh sản nhưng chỉ có một lần ADN nhân đôi. Qua giảm phân từ 1 tế bào ban đầu cho ra 4 tế bào con với số lượng NST giảm đi một nửa. Giảm phân I. Kì đầu I: Giống như trong nguyên phân, tại kì trung gian, các NST được nhân đôi và các nhiễm sắc tử (crômatit) vẫn còn đính với nhau tại tâm động. Một NST bao gồm 2 nhiễm sắc tử như vậy được gọi là NST kép. Bước vào kì đầu I, các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng. Sau khi tiếp hợp, các NST kép dần dần co xoắn lại. Tiếp đến, các NST kép trong mỗi cặp NSTkép tương đồng dần dần đẩy nhau ra bắt đầu từ tâm động. Trong khi NST tiếp tục co xoắn lại thì thoi phân bào cũng hình thành và một số sợi thoi được đính với tâm động của các NST. Trong quá trình bắt đôi, các NST kép trong cặp NST kép tương đồng có thể trao đổi các đoạn crômatit cho nhau. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trao đổi chéo. Cuối kì đầu, màng nhân và nhân con dần tiêu biến. Kì đầu I chiếm phần lớn toàn bộ thời gian của quá trình giảm phân. Tuỳ theo từng loài, kì đầu I có thể kéo dài tới vài ngày thậm chí vài chục năm như ở người phụ nữ. Kì giữa I. Các cặp NST kép tương đồng sau khi bắt đôi và co xoắn cực đại di chuyển về mặt phẳng xích đạo của tế bào và tập trung thành 2 hàng. Dây tơ phân bào từ mỗi cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng. Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo dây tơ phân bào về một cực của tế bào. Kì cuối I: Sau khi đi về cực của tế bào, các NST kép dần dần dãn xoắn. Màng nhân và nhân con dần dần xuất hiện. Thoi phân bào tiêu biến. Sau đó là quá trình phân chia tế bào chất tạo nên 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa. Sau khi kết thúc giảm phân I, các tế bào bước vào giảm phân II mà không nhân đôi NST." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 19: Giảm phân.,"Giảm phân II. Phân bào giảm phân II cơ bản giống như nguyên phân cũng bao gồm các kì: kì đầu II, kì giữa II, kì sau II và kì cuối II. Sau giảm phân II, các tế bào con sẽ biến đổi thành các giao tử. Ở các loài động vật, qua quá trình phát sinh giao tử đực, 4 tế bào con sẽ biến thành 4 tinh trùng chui vào lòng ống sinh tinh của tinh hoàn để đi vào túi chứa tinh; quá trình phát sinh giao tử cái, sau 2 lần giảm phân chỉ tạo ra 1 tế bào trứng, 3 tế bào nhỏ khác (gọi là tế bào thể cực) không làm nhiệm vụ sinh sản. Đối với các loài thực vật, sau khi giảm phân các tế bào con phải trải qua một số lần phân bào để thành hạt phấn hoặc túi phôi. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp. Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính (chủ yếu là do các biến dị tổ hợp) là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới. Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài. Giảm phân hao gồm 2 lần phân chia liên tiếp nhưng chỉ có một lần nhân đôi NST. Trong giảm phân I, các NST kép tương đồng tiếp hợp với nhau theo từng cặp và giữa chúng có thể xảy ra sự trao đổi các đoạn NST. Kết quả của quá trình giảm phân, từ 1 tế bào mẹ cho ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa. Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế đảm hảo việc duy trì hộ NST đặc trưng và ổn định cho loài." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 19: Giảm phân.,"Giảm phân II. Phân bào giảm phân II cơ bản giống như nguyên phân cũng bao gồm các kì: kì đầu II, kì giữa II, kì sau II và kì cuối II. Sau giảm phân II, các tế bào con sẽ biến đổi thành các giao tứ. Ở các loài động vật, qua quá trình phát sinh giao tử đực, 4 tế bào con sẽ biến thành 4 tinh trùng chui vào lòng ống sinh tinh của tinh hoàn để đi vào túi chứa tinh; quá trình phát sinh giao tử cái, sau 2 lần giảm phân chỉ tạo ra 1 tế bào trứng, 3 tế bào nhỏ khác (gọi là tế bào thể cực) không làm nhiệm vụ sinh sản. Đối với các loài thực vật, sau khi giảm phân các tế bào con phải trải qua một số lần phân bào để thành hạt phấn hoặc túi phôi. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp. Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính (chủ yếu là do các biến dị tổ hợp) là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới. Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài. Giảm phân hao gồm 2 lần phân chia liên tiếp nhưng chỉ có một lần nhân đôi NST. Trong giảm phân I, các NST kép tương đồng tiếp hợp với nhau theo từng cặp và giữa chúng có thể xảy ra sự trao đổi các đoạn NST. Kết quả của quá trình giảm phân, từ 1 tế bào mẹ cho ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa. Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế đảm hảo việc duy trì hộ NST đặc trưng và ổn định cho loài." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 19: Giảm phân.,"Giảm phân II. Phân bào giảm phân II cơ bản giống như nguyên phân cũng bao gồm các kì: kì đầu II, kì giữa II, kì sau II và kì cuối II. Sau giảm phân II, các tế bào con sẽ biến đổi thành các giao tứ. Ở các loài động vật, qua quá trình phát sinh giao tử đực, 4 tế bào con sẽ biến thành 4 tinh trùng chui vào lòng ống sinh tinh của tinh hoàn để đi vào túi chứa tinh; quá trình phát sinh giao tử cái, sau 2 lần giảm phân chỉ tạo ra 1 tế bào trứng, 3 tế bào nhỏ khác (gọi là tế bào thể cực) không làm nhiệm vụ sinh sản. Đối với các loài thực vật, sau khi giảm phân các tế bào con phải trải qua một số lần phân bào để thành hạt phấn hoặc túi phôi. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp. Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính (chủ yếu là do các biến dị tổ hợp) là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới. Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ NST đặc trưng cho loài. Giảm phân bao gồm 2 lần phân chia liên tiếp nhưng chỉ có một lần nhân đôi NST. Trong giảm phân I, các NST kép tương đồng tiếp hợp với nhau theo từng cặp và giữa chúng có thể xảy ra sự trao đổi các đoạn NST. Kết quả của quá trình giảm phân, từ 1 tế bào mẹ cho ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa. Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế đảm hảo việc duy trì hộ NST đặc trưng và ổn định cho loài." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào.,"Thành phần hoá học của tế bào: Bốn nguyên tố C, H, O và N là những nguyên tố chính góp phần tạo nên khoảng 96% khối lượng các cơ thể sống. Do phân tử nước có tính phân cực nên nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống. Các hợp chất hữu cơ như cacbohiđrat, prôtêin và axit nuclêic đều là những đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Cách thức liên kết, trình tự sắp xếp và số lượng của các đơn phân trong mỗi phân tử quyết định các đặc tính lí hoá học của chúng. Lipit là chất hữu cơ kị nước." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào.,"Cấu tạo tế bào: Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống. Mọi tế bào đều được cấu tạo từ 3 bộ phận chính: màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hay vùng nhân). Tế bào thường có kích thước nhỏ đảm bảo tối ưu hoá tỉ lệ S/V. Có 2 loại tế bào là: tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, không có hệ thống màng bên trong tế bào, không có các bào quan có màng bao bọc. Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ chưa có màng bao bọc. Tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào nhân sơ. Vật chất di truyền của tế bào được bao bọc bởi 2 lớp màng tạo nên nhân tế bào, bên trong tế bào có hệ thống nội màng, có nhiều bào quan được bao bọc bởi 1 hoặc 2 lớp màng, có khung xương tế bào được làm bằng các sợi prôtêin. Các bào quan thực hiện những chức năng chuyên biệt: nhân tế bào chứa thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, ti thể và lục lạp thực hiện chức năng chuyển hoá năng lượng, lizôxôm là nhà máy tái chế rác thải, Gôngi là nhà máy lắp ráp và phân phối các sản phẩm của tế bào, ribôxôm là nhà máy tổng hợp prôtêin ... Màng sinh chất có cấu trúc khảm động và có chức năng điều khiển các chất ra vào tế bào một cách có chọn lọc. Các phương thức vận chuyển qua màng: vận chuyển chủ động, vận chuyển thụ động, xuất bào và nhập bào." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào.,"Chuyển hoá vật chất và năng lượng: Tế bào là hệ mở, luôn trao đổi chất và năng lượng với môi trường. ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào. Quang hợp là quá trình chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng tiềm ẩn trong hợp chất hữu cơ. Quang hợp bao gồm 2 pha: pha sáng và pha tối. Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ để tạo ra năng lượng dưới dạng ATP. Quá trình phân giải glucôzơ bao gồm 3 giai đoạn (đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron) với sản phẩm chính là ATP, các sản phẩm phụ là C02 và nước. Đặc điểm của quá trình này là năng lượng trong phân tử glucôzơ được giải phóng một cách từ từ từng bước một và được điều khiển bằng một hệ thống các enzim." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào.,"Phân chia tế bào sự sống được duy trì liên tục từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua quá trình truyền đạt thông tin di truyền lưu trữ trên ADN. Quá trình truyền đạt thông tin di truyền trên ADN được thực hiện qua các hình thức phân chia tế bào. Nguyên phân là quá trình phân bào đảm bảo sự truyền đạt thông tin một cách nguyên vẹn từ tế bào này sang tế bào khác nhằm thực hiện các chức năng sinh sản, sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng tái sinh các mô và cơ quan ở các cơ thể sinh vật đa bào. Giảm phân chỉ xảy ra ở các cơ thể lưỡng bội có hình thức sinh sản hữu tính giúp tạo ra sự đa dạng di truyền làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào.,"Phân chia tế bào Sự sống được duy trì liên tục từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua quá trình truyền đạt thông tin di truyền lưu trữ trên ADN. Quá trình truyền đạt thông tin di truyền trên ADN được thực hiện qua các hình thức phân chia tế bào. Nguyên phân là quá trình phân bào đảm bảo sự truyền đạt thông tin một cách nguyên vẹn từ tế bào này sang tế bào khác nhằm thực hiện các chức năng sinh sản, sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng tái sinh các mô và cơ quan ở các cơ thể sinh vật đa bào. Giảm phân chỉ xảy ra ở các cơ thể lưỡng bội có hình thức sinh sản hữu tính giúp tạo ra sự đa dạng di truyền làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào.,"Chuyển hoá vật chất và năng lượng: Tế bào là hệ mỏ, luôn trao đổi chất và năng lượng với môi trường. ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào. Quang hợp là quá trình chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng tiềm ẩn trong hợp chất hữu cơ. Quang hợp bao gồm 2 pha: pha sáng và pha tối. Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ để tạo ra năng lượng dưới dạng ATP. Quá trình phân giải glucôzơ bao gồm 3 giai đoạn (đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectron) với sản phẩm chính là ATP, các sản phẩm phụ là C02 và nước. Đặc điểm của quá trình này là năng lượng trong phân tử glucôzơ được giải phóng một cách từ từ từng bước một và được điều khiển bằng một hệ thống các enzim." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào.,"Thành phần hoá học của tế bào: Bốn nguyên tố C, H, O và N là những nguyên tố chính góp phần tạo nên khoảng 96% khối lượng các cơ thể sống. Do phân tử nước có tính phân cực nên nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống. Các hợp chất hữu cơ như carbohydrate , protein và acid nucleic đều là những đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Cách thức liên kết, trình tự sắp xếp và số lượng của các đơn phân trong mỗi phân tử quyết định các đặc tính lí hoá học của chúng. Lipit là chất hữu cơ kị nước." 10,Chương 4: Phân bào.,Bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào.,"Cấu tạo tế bào: Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống. Mọi tế bào đều được cấu tạo từ 3 bộ phận chính: màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hay vùng nhân). Tế bào thường có kích thước nhỏ đảm bảo tối ưu hoá tỉ lệ S/V. Có 2 loại tế bào là: tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ, không có hệ thống màng bên trong tế bào, không có các bào quan có màng bao bọc. Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ chưa có màng bao bọc. Tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào nhân sơ. Vật chất di truyền của tế bào được bao bọc bởi 2 lớp màng tạo nên nhân tế bào, bên trong tế bào có hệ thống nội màng, có nhiều bào quan được bao bọc bởi 1 hoặc 2 lớp màng, có khung xương tế bào được làm bằng các sợi protein. Các bào quan thực hiện những chức năng chuyên biệt: nhân tế bào chứa thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, ti thể và lục lạp thực hiện chức năng chuyển hoá năng lượng, lizôxôm là nhà máy tái chế rác thải, Gôngi là nhà máy lắp ráp và phân phối các sản phẩm của tế bào, ribôxôm là nhà máy tổng hợp protein... Màng sinh chất có cấu trúc khảm động và có chức năng điều khiển các chất ra vào tế bào một cách có chọn lọc. Các phương thức vận chuyển qua màng: vận chuyển chủ động, vận chuyển thụ động, xuất bào và nhập bào." 10,Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.,"Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.","Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào. Vi sinh vật gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau, chúng có đặc điểm chung là hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, phân bố rộng. Vi sinh vật cần khoảng 10 nguyên tố với hàm lượng lớn để tổng hợp nên cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic... Rất nhiều nguyên tố khác với hàm lượng ít nhưng lại cần thiết để hoạt hoá các enzim... Trong tự nhiên, vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, trong các môi trường và điều kiện sinh thái rất đa dạng. Trong phòng thí nghiệm, căn cứ vào các chất dinh dưỡng, môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia làm ba loại cơ bản: môi trường dùng chất tự nhiên (gồm các chất tự nhiên), môi trường tổng hợp (gồm các chất đã biết thành phần hoá học và số lượng) và môi trường bán tổng hợp (gồm các chất tự nhiên và các chất hoá học). Các môi trường nuôi cấy vi sinh vật có thể ở dạng đặc (có thạch) hoặc lỏng." 10,Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.,"Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.","Trong môi trường có ôxi phân tử, một số vi sinh vật tiến hành hô hấp hiếu khí. Còn khi môi trường không có ôxi phân tử, thì vi sinh vật tiến hành lên men hoặc hô hấp kị khí. Hô hấp là một hình thức hoá dị dưỡng các hợp chất cacbohiđrat. Hô hấp hiếu khí: Hô hấp hiếu khí là quá trình ôxi hoá các phân tử hữu cơ, mà chất nhân êlectron cuối cùng là ôxi phân tử. Ở vi sinh vật nhân thực, chuỗi chuyền êlectron ở màng trong ti thể, còn ở vi sinh vật nhân sơ diễn ra ngay trên màng sinh chất. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải đường là C00 và H00. Ở vi khuẩn, khi phân giải một phân tử glucôzơ tế bào tích luỹ được 38 ATP, tức là chiếm 40% năng lượng của phân tử glucôzơ. Có một số vi sinh vật hiếu khí, khi môi trường thiếu một số nguyên tố vi lượng làm rối loạn trao đổi chất ở giai đoạn kế tiếp với chu trình Crep. Như vậy, loại vi sinh vật này thực hiện hô hấp không hoàn toàn. Hô hấp kị khí: Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohiđrat để thu năng lượng cho tế bào, chất nhận êlectron cuối cùng của chuỗi chuyền êlectron là một phân tử vô cơ không phải là ôxi phân tử. Ví dụ chất nhận êlectron cuối cùng là N03— trong hô hấp nitrat, là SO4 trong hô hấp sunphat." 10,Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.,"Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.","Trong môi trường có ôxi phân tử, một số vi sinh vật tiến hành hô hấp hiếu khí. Còn khi môi trường không có ôxi phân tử, thì vi sinh vật tiến hành lên men hoặc hô hấp kị khí. Hô hấp là một hình thức hoá dị dưỡng các hợp chất cacbohiđrat. Hô hấp hiếu khí: Hô hấp hiếu khí là quá trình ôxi hoá các phân tử hữu cơ, mà chất nhân êlectron cuối cùng là ôxi phân tử. Ở vi sinh vật nhân thực, chuỗi chuyền êlectron ở màng trong ti thể, còn ở vi sinh vật nhân sơ diễn ra ngay trên màng sinh chất. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải đường là CO2 và H2O. Ở vi khuẩn, khi phân giải một phân tử glucôzơ tế bào tích luỹ được 38 ATP, tức là chiếm 40% năng lượng của phân tử glucôzơ. Có một số vi sinh vật hiếu khí, khi môi trường thiếu một số nguyên tố vi lượng làm rối loạn trao đổi chất ở giai đoạn kế tiếp với chu trình Crep. Như vậy, loại vi sinh vật này thực hiện hô hấp không hoàn toàn. Hô hấp kị khí: Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohiđrat để thu năng lượng cho tế bào, chất nhận êlectron cuối cùng của chuỗi chuyền êlectron là một phân tử vô cơ không phải là ôxi phân tử. Ví dụ chất nhận êlectron cuối cùng là N03— trong hô hấp nitrat, là SO4 trong hô hấp sunphat." 10,Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.,"Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.","Lên men là quá trình chuyển hoá kị khí diễn ra trong tế bào chất, trong đó, chất cho êlectron và chất nhận êlectron là các phân tử hữu cơ, ví dụ: lên men rượu, lên men lactic... Căn cứ vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng khác nhau: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hoá tự dưỡng và hoá dị dưỡng. Tuỳ thuộc vào sự có mặt của ôxi phân tử mà vi sinh vật có các kiểu hô hấp hay lên men. Vi sinh vật có ở khắp nơi với các môi trường tự nhiên khác nhau. Có 3 loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật cơ hán: môi trường dùng chất tự nhiên, môi trường tổng hợp và môi trường bán tổng hợp." 10,Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.,Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.,"Nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân giải ngoại bào các pôlisaccarit (tinh bột, xenlulôzơ...) thành các đường đơn (mônôsaccarit), sau đó các đường đơn này được vi sinh vật hấp thụ và phân giải tiếp theo con đường hô hấp hiếu khí, kị khí hay lên men. Con người sử dụng các enzim ngoại bào như amilaza để thuỷ phân tinh bột để sản xuất kẹo, xirô, rượu... Lên men lactic là quá trình chuyển hoá kị khí đường (glucôzơ, lactôzơ...) thành sản phẩm chù yếu là axit lactic, có 2 loại lên men lactic là lên men đồng hình và lên men dị hình. Hợp chất chủ yếu trong xác thực vật là xenlulôzơ. Vi sinh vật tiết hệ enzim xenlulaza để phân giải xenlulôzơ làm cho đất giàu chất dinh dưỡng và tránh ô nhiễm môi trường. Người ta thường chủ động cấy vi sinh vật để phân giải nhanh các xác thực vật. Mặt khác, do quá trình phân giải tinh bột, prôtêin, xenlulôzơ... mà vi sinh vật làm hỏng thực phẩm, đồ uống, quần áo và thiết bị có xenlulôzơ." 10,Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.,Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.,"Tổng hợp (đồng hoá) và phân giải (dị hoá) là hai quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào. Đồng hoá tổng hợp các chất cung cấp nguyên liệu cho dị hoá, còn dị hoá phân giải các chất cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho đồng hoá. Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các thành phần tế bào của chính mình nhờ prôtêin, pôlisaccarit, lipit và axit nuclêic... từ các hợp chất đơn giản hấp thụ từ môi trường. Những chất phức tạp ở môi trường được phân giải thành các chất đơn giản nhờ vi sinh vật tiết các enzim prôtêaia, amilaza, lipaza... rồi được vi sinh vật hấp thụ để sinh tổng hợp các thành phần tế bào hoặc tiếp tục được phân giải theo kiểu hô hấp hay lên men. Tổng hợp và phân giải là hai quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào. Con người đã sử dụng mặt có lợi và hạn chế mặt có hại của quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật nhằm phục vụ cho đời sống và bảo vệ môi trường." 10,Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.,Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.,"Người ta đã sử dụng những vi sinh vật, chẳng hạn Agrobacterium, để phân giải chất hữu cơ chứa nitơ tổng hợp như nitrôphênol, đinitrôcrezôn. Các gốc nitrit trong đất rất dễ biến thành nitrôsamin và điphênylnitrôsamin là những hợp chất gây ô nhiễm môi trường, là tác nhân gây ung thư. Nitrit được vi khuẩn Nitrobacter ôxi hoá thành nitrat thành phân bón rất thích hợp cho cây trổng. H2S thường thấy ở những hồ ao giàu chất hữu cơ, là nhân tố làm cá chết hàng loạt. Sử dụng vi khuẩn quang hợp không thải ôxi để ôxi hoá H2S và cố định CO2 làm nước sạch hơn." 10,Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.,Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.,"Trên thế giới, khoảng 80% lượng rượu êtilic được sản xuất bằng con đường lên men, phần còn lại được tổng hợp từ êtilen. Rượu êtilic dùng trong chế biến cao su nhân tạo, các loại este... Rượu vang là loại nước uống lên men rượu từ dịch quả không qua chưng cất. Người ta còn dùng nấm men làm nở bột mì để làm bánh mì, bánh bao, sản xuất vitamin, enzim.. Axit lactic được dùng trong y dược, chế tạo chất dẻo, sơn, trong công nghiệp nhuộm, thuộc da, sản xuất nhựa sinh học (pôlilactic)..." 10,Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.,Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.,"Vi sinh vật sinh trưởng nhanh, do có quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất, năng lượng và sinh tổng hợp các chất diễn ra ở trong tế bào với tốc độ rất nhanh. Phần lớn vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các loại axit amin. Vi sinh vật sử dụng năng lượng và enzim nội bào để tổng hợp các chất. Sự tổng hợp prôtêin là do các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit. Tổng hợp pôlisaccarit nhờ chất khởi đầu là ADP - glucôzơ (ađênôzin điphôtphat-glucôzơ). Sự tổng hợp lipit ở vi sinh vật là do sự kết hợp glixêrol và các axit béo bằng liên kết este. Các bazo nitơ kết hợp với đường 5 cacbon và axit phôtphoric để tạo ra các nuclêôtit, sự liên kết các nuclêôtit tạo ra các axit nuclêic. Con người sử dụng vi sinh vật để tạo ra các loại axit amin quý như axit glutamic (nhờ vi khuẩn Corynebacterium glutamicum), lizin (nhờ các loài vi khuẩn Brevibacterium) và tạo prôtêin đơn bào (nhờ nấm men - loại vi sinh vật đơn bào giàu prôtêin)." 10,Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.,Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.,"Quá trình phân giải các prôtêin phức tạp thành các axit amin diễn ra bên ngoài tế bào nhờ vi sinh vật tiết prôtêaza ra môi trường. Các axit amin này được vi sinh vật hấp thụ và phân giải tiếp để tạo ra năng lượng cho hoạt động sống của tế bào. Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nitơ, vi sinh vật sẽ khử amin của axit amin và sử dụng axit hữu cơ làm nguồn cacbon, do đó có amôniac bay ra. Nhờ prôtêaza của vi sinh vật mà prôtêin của cá, đậu tương... được phân giải tạo ra các axit amin, dùng nước muối chiết chứa các axit amin này ta được các loại nước mắm, nước chấm..." 10,Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.,Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.,"Tổng hợp (đồng hoá) và phân giải (dị hoá) là hai quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào. Đồng hoá tổng hợp các chất cung cấp nguyên liệu cho dị hoá, còn dị hoá phân giải các chất cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho đồng hoá. Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các thành phần tế bào của chính mình nhỞ prôtêin, pôlisaccarit, lipit và axit nuclêic... từ các hợp chất đơn. giản hấp thụ từ môi trường. Những chất phức tạp ở môi trường được phân giải thành các chất đơn giản nhờ vi sinh vật tiết các enzim prôtêaia, amilaza, lipaza... rồi được vi sinh vật hấp thụ để sinh tổng hợp các thành phần tế bào hoặc tiếp tục được phân giải theo kiểu hô hấp hay lên men. Tổng hợp và phân giải là hai quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào. Con người đã sử dụng mặt có lợi và hạn chế mặt có hại của quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật nhằm phục vụ cho đời sống và hảo vệ môi trường." 10,Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.,Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.,"Người ta đã sử dụng những vi sinh vật, chẳng hạn Agrobacterium, để phân giải chất hữu cơ chứa nitơ tổng hợp như nitrôphênol, đinitrôcrezôn. Các gốc nitrit trong đất rất dễ biến thành nitrôsamin và điphênylnitrôsamin là những hợp chất gây ô nhiễm môi trường, là tác nhân gây ung thư. Nitrit được vi khuẩn Nitrobacter ôxi hoá thành nitrat thành phân bón rất thích hợp cho cây trồng. H2S thường thấy ở những hồ ao giàu chất hữu cơ, là nhân tố làm cá chết hàng loạt. Sử dụng vi khuẩn quang hợp không thải ôxi để ôxi hoá H2S và cố định CO2 làm nước sạch hơn." 10,Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.,Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.,"Nhiều loại vi sinh vật có khả năng phân giải ngoại bào các pôlisaccarit (tinh bột, xenlulozơ...) thành các đường đơn (monosaccarit), sau đó các đường đơn này được vi sinh vật hấp thụ và phân giải tiếp theo con đường hô hấp hiếu khí, kị khí hay lên men. Con người sử dụng các enzyme ngoại bào như amilaza để thuỷ phân tinh bột để sản xuất kẹo, siro, rượu... Lên men lactic là quá trình chuyển hoá kị khí đường (glucôzơ, glucôzơ...) thành sản phẩm chủ yếu là axit lactic, có 2 loại lên men lactic là lên men đồng hình và lên men dị hình. Hợp chất chủ yếu trong xác thực vật là xenlulozo. Vi sinh vật tiết hệ enzim xenlulaza để phân giải xenluloza làm cho đất giàu chất dinh dưỡng và tránh ô nhiễm môi trường. Người ta thường chủ động cấy vi sinh vật để phân giải nhanh các xác thực vật. Mặt khác, do quá trình phân giải tinh bột, protein, xenlulozơ... mà vi sinh vật làm hỏng thực phẩm, đồ uống, quần áo và thiết bị có xenlulôzơ." 10,Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.,Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.,"Tổng hợp (đồng hoá) và phân giải (dị hoá) là hai quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào. Đồng hóa tổng hợp các chất cung cấp nguyên liệu cho dị hoá, còn dị hoá phân giải các chất cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho đồng hoá. Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các thành phần tế bào của chính mình nhờ protein, polisaccarit, lipit và axit nuclêic... từ các hợp chất đơn. giản hấp thụ từ môi trường. Những chất phức tạp ở môi trường được phân giải thành các chất đơn giản nhờ vi sinh vật tiết các enzim protein, amilaza, lipaza... rồi được vi sinh vật hấp thụ để sinh tổng hợp các thành phần tế bào hoặc tiếp tục được phân giải theo kiểu hô hấp hay lên men. Tổng hợp và phân giải là hai quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào. Con người đã sử dụng mặt có lợi và hạn chế mặt có hại của quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật nhằm phục vụ cho đời sống và bảo vệ môi trường." 10,Chương 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.,Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.,"Người ta đã sử dụng những vi sinh vật, chẳng hạn Agrobacterium, để phân giải chất hữu cơ chứa nitơ tổng hợp như nitrophenol, đinitrôcrezôn. Các gốc nitrit trong đất rất dễ biến thành nitrôsamin và điphênylnitrôsamin là những hợp chất gây ô nhiễm môi trường, là tác nhân gây ung thư. Nitrit được vi khuẩn Nitrobacter oxi hóa thành nitrat thành phân bón rất thích hợp cho cây trồng. H2S thường thấy ở những hồ ao giàu chất hữu cơ, là nhân tố làm cá chết hàng loạt. Sử dụng vi khuẩn quang hợp không thải oxi để oxi hoá H2S và cố định CO2 làm nước sạch hơn." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật.,"Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha: Pha tiềm phát (pha laq): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất. Pha luỹ thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh. Pha cân hằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân huỷ ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ quá nhiều." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật.,"Trong nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, các chất qua chuyển hoá tích luỹ ngày càng nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật. Để tránh hiện tượng suy vong của quần thể vi sinh vật, người ta luôn đổi mới môi trường nuôi cấy bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương, đó là nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy liên tục. Người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục trong sản xuất sinh khối để thu nhận prôtêin đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như các axit amin, enzim, các kháng sinh, các hoocmôn... Thời gian thế hệ (g) là thời gian tính từ khi một tế bào sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia. Sau g, số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục tuân theo quy luật với đường cong gồm 4 pha cơ bản: pha tiềm phát, pha luỹ thừa, pha cân hằng và pha suy vong. Trong nuôi cấy liên tục thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định, quần thể vi sinh vật sẽ sinh trưởng liên tục, dịch nuôi cấy có mật độ vi sinh vật tương đối ổn định." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật.,Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. Thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi gọi là thời gian thế hệ (kí hiệu là g). Ví dụ: Ecoli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút tế bào lại phân đôi một lần. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất được gọi là môi trường nuôi cấy không liên tục. Số tế bào trong bình sau n lần phân chia từN0 tế bào ban đầu trong thời gian t là: Nt = N0 X 2 . 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật.,Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. Thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi gọi là thời gian thếhệ (kí hiệu là g). Ví dụ: Ecoli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút tế bào lại phân đôi một lần. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất được gọi là môi trường nuôi cấy không liên tục. Số tế bào trong bình sau n lần phân chia từN0 tế bào ban đầu trong thời gian t là: Nt = N0 X 2 . 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật.,"Trong nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, các chất qua chuyển hoá tích luỹ ngày càng nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật. Để tránh hiện tượng suy vong của quần thể vi sinh vật, người ta luôn đổi mới môi trường nuôi cấy bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương, đó là nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy liên tục. Người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục trong sản xuất sinh khối để thu nhận prôtêin đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như các axit amin, enzim, các kháng sinh, các hoocmôn... Thời gian thế hệ (g) là thời gian tính từ khi một tế bào sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia. Sau g, số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục tuân theo quy luật với đường cong gồm 4 pha cơ hán: pha tiềm phát, pha luỹ thừa, pha cân hằng và pha suy vong. Trongnuôi cấy liên tục thành phần của môi trỏờng nuôi cấy luôn ổn định, quần thể vi sinh vật sẽ sinh trưởng liên tục, dịch nuôi cấy có mật độ vi sinh vật tương đối ổn định." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật.,"Trong điều kiện thích hợp nhất, thời gian thế hệ của vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) là 20 phút, vi khuẩn lactic (Lactobacillus acidophilus) là 100 phút, vi khuẩn lao (M. tuberculosis) là 1000 phút và trùng giày (Paramecium caudatum) là 24 giờ." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật.,"Trong nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, các chất qua chuyển hoá tích luỹ ngày càng nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật. Để tránh hiện tượng suy vong của quần thể vi sinh vật, người ta luôn đổi mới môi trường nuôi cấy bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương, đó là nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy liên tục. Người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục trong sản xuất sinh khối để thu nhận protein đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như các axit amin, enzim, các kháng sinh, các hoocmôn... Thời gian thế hệ (g) là thời gian tính từ khi một tế bào sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia. Sau g, số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục tuân theo quy luật với đường cong gồm 4 pha cơ bản: pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân hằng và pha suy vong. Trong nuôi cấy liên tục thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định, quần thể vi sinh vật sẽ sinh trưởng liên tục, dịch nuôi cấy có mật độ vi sinh vật tương đối ổn định." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật,"Sự tăng số lượng cá thể vi sinh vật được xem là sự sinh sản, hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực có những nét khác nhau. Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi. Khi hấp thụ và đồng hoá chất dinh dưỡng, tế bào vi khuẩn tăng kích thước do sinh khối tăng và dẫn đến sự phân chia, ở giai đoạn này màng sinh chất gấp nếp (gọi là mêzôxôm). Vòng ADN của vi khuẩn sẽ lấy các nếp gấp trên màng sinh chất làm điểm tựa đính vào để nhân đôi, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo ra 2 tế bào vi khuẩn mới từ một tế bào." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật,"Một số vi khuẩn sinh sản bằng ngoại bào tử (bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng) như vi sinh vật dinh dưỡng mêtan (Methylosinus) hay bằng bào tử đốt (bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi sinh dưỡng) ở xạ khuẩn (Actinomycetes). Vi khuẩn quang dưỡng màu tía (Rhodomicrobium vannielii) lại có hình thức phân nhánh và nảy chồi. Tất cả các bào tử sinh sản đều chỉ có các lớp màng, không có vỏ và không tìm thấy hợp chất canxiđipicôlinat. Khác với các loại trên, khi gặp điều kiện bất lợi tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử (endospore). Đây không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng tiềm sinh của tế bào, nội bào tử có lớp vỏ dày và chứa canxiđipicôlinat." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật,"Nhiều loài nấm mốc có thể sinh sản vô tính bằng bào tử kín (bào tử được hình thành trong túi) như nấm Mucor hay bằng bào tử trần như nấm Pénicillium, đồng thời có thể sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật,"Một số vi khuẩn sinh sản bằng ngoại bào tử (bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng) như vi sinh vật dinh dưỡng mêtan (Methylosinus) hay bằng bào tử đốt (bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi sinh dưỡng) ở xạ khuẩn (Actinomycetes). Vi khuẩn quang dưỡng màu tía (Rhodomicrobium vannielii) lại có hình thức phân nhánh và nảy chồi. Tất cả các bào tử sinh sản đều chỉ có các lớp màng, không có vỏ và không tìm thấy hợp chất canxi dipicolinat. Khác với các loại trên, khi gặp điều kiện bất lợi tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào tử (endospore). Đây không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng tiềm sinh của tế bào, nội bào tử có lớp vỏ dày và chứa canxi dipicolinat." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật,"Nhiều loài nấm mốc có thể sinh sản vô tính bằng bào tử kín (bào tử được hình thành trong túi) như nấm Mucor hay bằng bào tử trần như nấm Penicillium , đồng thời có thể sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật,"Một số vi khuẩn trong những điều kiện nhất định có thể hình thành ở bên trong tế bào sinh dưỡng một cấu trúc đặc biệt bằng cách loại bớt nước, vỏ dày có canxi dipicolinat, cấu trúc đó chịu được nhiệt độ cao và các chất độc hại... Cấu trúc đó gọi là nội bào tử vi khuẩn (endospore). Đã có thời, bọn khủng bố cho nội bào tử vi khuẩn than (Bacillus anthracis) vào bì thư, gói hàng. Khi hít các bào tử này vào co thể, do có môi trường giàu protein, chúng nảy mầm ngay, tạo màng nhầy là chuỗi trùng hợp axit D. glutamic, có khả năng chống lại sự thực bào. Khi sinh trưởng vi khuẩn than tiết ra protein có độc tính rất mạnh, gây sốt cao, sưng tấy và tử vong. Chỉ cần một lượng rất nhỏ bào tử của vi khuẩn than (khoảng 5.10 gam) đã đủ làm một người thiệt mạng." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật,"Một số vi khuẩn trong những điều kiện nhất định có thể hình thành ở bên trong tế bào sinh dưỡng một cấu trúc đặc biệt bằng cách loại bớt nước, vỏ dày có canxiđipicôlinat, cấu trúc đó chịu được nhiệt độ cao và các chất độc hại... Cấu trúc đó gọi là nội bào tử vi khuẩn (endospore). Đã có thời, bọn khủng bố cho nội bào tử vi khuẩn than (Bacillus anthracis) vào bì thư, gói hàng. Khi hít các bào tử này vào co thể, do có môi trường giàu prôtêin, chúng nảy mầm ngay, tạo màng nhầy là chuỗi trùng hợp axit D. glutamic, có khả năng chống lại sự thực bào. Khi sinh trưởng vi khuẩn than tiết ra prôtêin có độc tính rất mạnh, gây sốt cao, sưng tấy và tử vong. Chỉ cần một lượng rất nhỏ bào tử của vi khuẩn than (khoảng 5.10 gam) đã đủ làm một người thiệt mạng." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.,"Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tốc độ của các phản ứng sinh hoá học trong tế bào, do đó làm cho vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm. Nói chung, nhiệt độ cao làm biến tính các loại prôtêin, axit nuclêic. Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật làm 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt. Người ta sử dụng nhiệt độ cao để thanh trùng, nhiệt độ thấp để kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật. Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng, là yếu tố hoá học tham gia vào các quá trình thuỷ phân các chất. Nhìn chung, vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao, nấm men đòi hỏi ít nước hơn, còn nấm sợi có thể sống trong điều kiện độ ẩm thấp. Do đó, nước có thể được dùng để khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật. Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định. Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP... Dựa vào độ pH của môi trường, người ta có thể chia vi sinh vật thành ba nhóm chính: vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính. Trong quá trình sống, vi sinh vật thường tiết các chất ra ngoài môi trường làm thay đổi độ pH của môi trường." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.,"Mức năng lượng trong lượng tử ánh sáng tuỳ thuộc vào độ dài bước sóng của tia sáng. Vi khuẩn quang hợp cần năng lượng ánh sáng để quang hợp. Ánh sáng thường có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng... Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật. Ví dụ: tia tử ngoại (độ dài sóng 250 - 260 nm) thường làm biến tính các axit nuclêic; các tia Rơnghen, tia Gamma và tia vũ trụ (độ dài sóng dưới 100 nm) làm ion hoá các prôtêin và axit nuclêic dẫn đến đột biến hay gây chết. Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu. Vì vậy, khi đưa vi sinh vật vào môi trường nhiều đường, muối, tức là môi trường ưu trương thì nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.,"Tuỳ theo từng loại vi sinh vật mà các chất hoá học có thể là chất dinh dưỡng, chất điều chỉnh áp suất thẩm thấu, chất hoạt hoá các enzim hoặc là nhân tố sinh trưởng... đối với vi sinh vật. Một số chất hoá học có thể dùng làm chất ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, sử dụng các chất này hợp lí có thể kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh vật. Nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, ánh sáng và áp suất thẩm thấu là các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. Các yếu tố này thúc đẩy sự sinh trưởng khi phù hợp và là yếu tố diệt khuẩn hay ức chế nếu dưới ngưỡng hoặc quá ngưỡng." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.,"Nhuộm đơn là phương pháp nhuộm chỉ sử dụng một loại thuốc nhuộm màu. Vi sinh vật sau khi nhuộm đơn sẽ trông thấy rõ hơn khi để tươi. Tiến hành như sau: Nhỏ một giọt nước cất lên phiến kính. Dùng tăm tre lấy một ít bựa răng ở trong miệng. Đặt bựa răng vào cạnh giọt nước, làm thành dịch huyền phù, dàn mỏng. Hong khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ vài lượt phía trên cao của ngọn lửa đèn cồn. Đặt miếng giấy lọc lên tiêu bản và nhỏ một giọt dịch thuốc nhuộm lên trên giấy lọc, để 15 - 20 giây, rồi bỏ giấy lọc ra. Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất, hong khô và soi kính (lúc đầu dùng vật kính X 10, sau đó x40)." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.,"Tiến hành như sau: Lấy một ít giống nấm men thuần khiết hoặc ít váng dưa, váng cà, hoặc bóp bánh men thả vào dung dịch đường 10% trước 2-3 giờ. Làm tiêu bản theo các bước như thí nghiệm 1 và soi kính. Trong khoang miệng của người có một hệ vi sinh vật đặc trưng, đó là các liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lactic và một số dạng nấm men... Học sinh có thể tham khảo một số hình dạng vi khuẩn sau đây để đối chiếu với các vi khuẩn trong khoang miệng và nấm men mà các em quan sát được." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.,"Xoắn thể giang mai (Treponema pallidum) là loại vi khuẩn Gram âm lớn (5 - 18pm) có từ 6 - 12 vòng xoắn, có màng bao với sợi trục ở bên trong, chúng chuyển động nhờ co sợi trục. Xoắn thể giang mai lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp từ người bệnh sang người lành (máu, giao hợp), truyền từ mẹ sang con. Biểu hiện ban đầu là nổi các nốt đỏ, phổng lẻn, rất dễ lây lan, khi mụn ở mắt có thể gây mù mắt, phụ nữ mất khả năng sinh con. Ở giai đoạn đầu có thể chữa bằng các thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Chlamydia trachomatis là một loại cầu khuẩn Gram âm (0,2 - 1,5um), chỉ sinh sản trong túi tiết tế bào chất của tế bào chủ, chúng kí sinh bắt buộc ở nhiều loại động vật có vú và chim. Chlamydia trachomatis lây nhiễm ở người, gây bệnh đau mắt hột và một số bệnh đường niệu sinh dục." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.,"Xoắn thể giang mai (Treponema pallidum) là loại vi khuẩn Gram âm lớn (5 - 18pm) có từ 6 - 12 vòng xoắn, có màng bao với sợi trục ở bên trong, chúng chuyển động nhờ co sợi trục. Xoắn thể giang mai lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp từ người bệnh sang người lành (máu, giao hợp), truyền từ mẹ sang con. Biểu hiện ban đầu là nổi các nốt đỏ, phổng lẻn, rất dễ lây lan, khi mụn ở mắt có thể gây mù mắt, phụ nữ mất khả năng sinh con. Ở giai đoạn đầu có thể chữa bằng các thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Chlamydia trachomatis là một loại cầu khuẩn Gram âm (0,2 - 1,5ụm), chỉ sinh sản trong túi tiết tế bào chất của tế bào chủ, chúng kí sinh bắt buộc ở nhiều loại động vật có vú và chim. Chlamydia trachomatis lây nhiễm ở người, gây bệnh đau mắt hột và một số bệnh đường niệu sinh dục." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.,"Xoắn thể giang mai (Treponema pallidum) là loại vi khuẩn Gram âm lớn (5 - 18pm) có từ 6 - 12 vòng xoắn, có màng bao với sợi trục ở bên trong, chúng chuyển động nhờ co sợi trục. Xoắn thể giang mai lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp từ người bệnh sang người lành (máu, giao hợp), truyền từ mẹ sang con. Biểu hiện ban đầu là nổi các nốt đỏ, phổng lên, rất dễ lây lan, khi mụn ở mắt có thể gây mù mắt, phụ nữ mất khả năng sinh con. Ở giai đoạn đầu có thể chữa bằng các thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Chlamydia trachomatis là một loại cầu khuẩn Gram âm (0,2 - 1,5ụm), chỉ sinh sản trong túi tiết tế bào chất của tế bào chủ, chúng kí sinh bắt buộc ở nhiều loại động vật có vú và chim. Chlamydia trachomatis lây nhiễm ở người, gây bệnh đau mắt hột và một số bệnh đường niệu sinh dục." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.,"Các chất hữu cơ như cacbohiđrat, prôtêin, lipit... là các chất dinh dưỡng. Một số chất vô cơ chứa các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Mo... có vai trò quan trọng trong quá trình hoá thẩm thấu, hoạt hoá enzim. Một số chất hữu cơ như axit amin, vitamin... với hàm lượng rất ít nhưng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật song chúng không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ gọi là nhân tố sinh trưởng. Vi sinh vật không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng được gọi là vi sinh vật khuyết dưỡng, vi sinh vật tự tổng hợp được gọi là vi sinh vật nguyên dưỡng." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.,"Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tốc độ của các phản ứng sinh hoá học trong tế bào, do đó làm cho vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm. Nói chung, nhiệt độ cao làm biến tính các loại protein, axit nucleic. Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật làm 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt. Người ta sử dụng nhiệt độ cao để thanh trùng, nhiệt độ thấp để kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật. Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng, là yếu tố hoá học tham gia vào các quá trình thuỷ phân các chất. Nhìn chung, vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao, nấm men đòi hỏi ít nước hơn, còn nấm sợi có thể sống trong điều kiện độ ẩm thấp. Do đó, nước có thể được dùng để khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật. Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định. Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hoá vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP... Dựa vào độ pH của môi trường, người ta có thể chia vi sinh vật thành ba nhóm chính: vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính. Trong quá trình sống, vi sinh vật thường tiết các chất ra ngoài môi trường làm thay đổi độ pH của môi trường." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.,"Mức năng lượng trong lượng tử ánh sáng tùy thuộc vào độ dài bước sóng của tia sáng. Vi khuẩn quang hợp cần năng lượng ánh sáng để quang hợp. Ánh sáng thường có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng... Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật. Ví dụ: tia tử ngoại (độ dài sóng 250 - 260 nm) thường làm biến tính các axit nucleic; các tia Rơnghen, tia Gamma và tia vũ trụ (độ dài sóng dưới 100 nm) làm ion hóa các protein và axit nucleic dẫn đến đột biến hay gây chết. Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu. Vì vậy, khi đưa vi sinh vật vào môi trường nhiều đường, muối, tức là môi trường ưu trương thì nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.,"Tùy theo từng loại vi sinh vật mà các chất hoá học có thể là chất dinh dưỡng, chất điều chỉnh áp suất thẩm thấu, chất hoạt hoá các enzim hoặc là nhân tố sinh trưởng... đối với vi sinh vật. Một số chất hoá học có thể dùng làm chất ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, sử dụng các chất này hợp lí có thể kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh vật. Nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, ánh sáng và áp suất thẩm thấu là các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. Các yếu tố này thúc đẩy sự sinh trưởng khi phù hợp và là yếu tố diệt khuẩn hay ức chế nếu dưới ngưỡng hoặc quá ngưỡng." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.,"Nhuộm đơn là phương pháp nhuộm chỉ sử dụng một loại thuốc nhuộm màu. Vi sinh vật sau khi nhuộm đơn sẽ trông thấy rõ hơn khi để tươi. Tiến hành như sau: Nhỏ một giọt nước cất lên phiến kính. Dùng tăm tre lấy một ít bựa răng ở trong miệng. Đặt bựa răng vào cạnh giọt nước, làm thành dịch huyền phù, dàn mỏng. Hong khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ vài lượt phía trên cao của ngọn lửa đèn cồn. Đặt miếng giấy lọc lên tiêu bản và nhỏ một giọt dịch thuốc nhuộm lên trên giấy lọc, để 15 - 20 giây, rồi bỏ giấy lọc ra. Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất, hong khô và soi kính (lúc đầu dùng vật kính x10, sau đó x40)." 10,Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.,Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.,"Xoắn thể giang mai (Treponema pallidum) là loại vi khuẩn Gram âm lớn (5 - 18pm) có từ 6 - 12 vòng xoắn, có màng bao với sợi trục ở bên trong, chúng chuyển động nhờ có sợi trục. Xoắn thể giang mai lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp từ người bệnh sang người lành (máu, giao hợp), truyền từ mẹ sang con. Biểu hiện ban đầu là nổi các nốt đỏ, phồng lên, rất dễ lây lan, khi mụn ở mắt có thể gây mù mắt, phụ nữ mất khả năng sinh con. Ở giai đoạn đầu có thể chữa bằng các thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Chlamydia trachomatis là một loại cầu khuẩn Gram âm (0,2 - 1,5um), chỉ sinh sản trong túi tiết tế bào chất của tế bào chủ, chúng kí sinh bắt buộc ở nhiều loại động vật có vú và chim. Chlamydia trachomatis lây nhiễm ở người, gây bệnh đau mắt hột và một số bệnh đường niệu sinh dục." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 29: Virut và bệnh truyền nhiễm.,"Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanômet) và có cấu tạo rất đơn giản, chỉ gồm một loại axit nuclêic được bao bởi vỏ prôtêin. Để nhân lên, virut phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào, vì thế chúng là kí sinh nội bào bắt buộc. Virut được phân loại chủ yếu dựa vào axit nuclêic, cấu trúc vỏ capsit, có hay không có vỏ ngoài. Có hai nhóm lớn: virut ADN (virut đậu mùa, viêm gan B, hecpet...) và virut ARN (virut cúm, virut sốt xuất huyết Dengi, virut viêm não Nhật Bản...)" 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 29: Virut và bệnh truyền nhiễm.,"Tất cả các virut đều bao gồm hai thành phần cơ bản: lõi là axit nuclêic (tức hệ gen) và vỏ là prôtêin (gọi là capsit) bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic. Phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ capsit gọi là nuclêôcapsit. Hệ gen của virut có thể là ADN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) trong khi hệ gen của tế bào luôn luôn là ADN chuỗi kép. Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme. Một số virut còn có thêm một vỏ bao bên ngoài vỏ capsit, gọi là vỏ ngoài, vỏ ngoài là lớp lipit kép và prôtêin. Trên mặt vỏ ngoài có các gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ. Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 29: Virut và bệnh truyền nhiễm.,"Virut chưa có cấu tạo tế bào nên mỗi virut thường được gọi là hạt. Hạt virut có 3 loại cấu trúc: xoắn, khối và hỗn hợp (hay phức tạp). Cấu trúc xoắn: Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. Cấu trúc xoắn thường làm cho virut có hình que hay sợi (virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại) nhưng cũng có loại hình cầu (ví dụ: virut cúm, virut sởi). Cấu trúc khối: Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều (ví dụ: virut bại liệt). Cấu trúc hỗn hợp: Ví dụ phagơ (virut kí sinh ở vi khuẩn còn gọi là thể thực khuẩn) có cấu tạo giống con nòng nọc. Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn. Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtêin của hai chủng virut A và B. Cả hai chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá, nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm chủng virut lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh. Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 29: Virut và bệnh truyền nhiễm.,"Trong lịch sử loài người, số người chết trong các trận dịch bệnh do virut còn lớn hơn tất cả các cuộc chiến tranh, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn đói, các trận động đất, lũ lụt và tai nạn giao thông cộng lại. Tuy nhiên, nhiều loại virut cũng được khai thác để phục vụ cho lợi ích của con người. Một số virut được dùng để sản xuất chế phẩm diệt sâu phá hoại mùa màng, số khác được dùng để cài gen lành đưa vào cơ thể thay cho gen bệnh nhằm chữa bệnh di truyền. Năm 1918, xảy ra đại dịch cúm ở Tây Ban Nha do virut cúm A H1N1. Đây thực sự là cơn ác mộng, vì virut lan truyền rất nhanh trên phạm vi toàn cầu. Chỉ trong vài tháng đã có hơn một tỉ người mắc bệnh, cướp đi sinh mạng trên 20 triệu người. Dịch cúm cũng góp phần kết thúc sớm Đại chiến thế giới I vì số binh lính chết do cúm còn lớn hơn do súng đạn. Virut cúm gây bệnh cho động vật lông vũ gọi chung là cúm gia cầm. Ở Việt Nam, dịch cúm gia cầm bùng phát vào cuối năm 2003. Chỉ trong thời gian ngắn đã lan ra hầu hết các tỉnh trong cả nước, khiến phải tiêu huỷ hàng chục triệu gia cầm, gây kinh hoàng cho người nông dân. Virut có thể truyền trực tiếp từ gia cầm sang người hoặc thông qua lợn rồi truyền sang người hoặc do hít phải các giọt tiết từ đường hô hấp hoặc hít phải các bụi phân khô từ gia cầm hoặc từ chim di cư. Virut cúm H5N1 có độc tính rất mạnh, có thể gây suy hô hấp trầm trọng dẫn đến tử vong. Các nhà khoa học cho rằng virut H5N1 có nhiều đặc điểm giống với virut gây đại dịch năm 1918. Nếu chúng tìm được con đường biến đổi gen, để có thể lây từ người sang người thì sẽ là thảm hoạ đối với loài người." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 29: Virut và bệnh truyền nhiễm.,"Trong lịch sử loài người, số người chết trong các trận dịch bệnh do virut còn lớn hơn tất cả các cuộc chiến tranh, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn đói, các trận động đất, lũ lụt và tai nạn giao thông cộng lại. Tuy nhiên, nhiều loại virut cũng được khai thác để phục vụ cho lợi ích của con người. Một số virut được dùng để sản xuất chế phẩm diệt sâu phá hoại mùa màng, số khác được dùng để cài gen lành đưa vào cơ thể thay cho gen bệnh nhằm chữa bệnh di truyền. Năm 1918, xảy ra đại dịch cúm ở Tây Ban Nha do virut cúm A H1N1. Đây thực sự là cơn ác mộng, vì virut lan truyền rất nhanh trên phạm vi toàn cầu. Chỉ trong vài tháng đã có hơn một tỉ người mắc bệnh, cướp đi sinh mạng trên 20 triệu người. Dịch cúm cũng góp phần kết thúc sỏm Đại chiến thế giỏi I vì số binh lính chết do cúm còn lớn hơn do súng đạn. Virut cúm gây bệnh cho động vật lông vũ gọi chung là cúm gia cầm. Ở Việt Nam, dịch cúm gia cầm bùng phát vào cuối năm 2003. Chỉ trong thời gian ngắn đã lan ra hầu hết các tỉnh trong cả nưôc, khiến phải tiêu huỷ hàng chục triệu gia cầm, gây kinh hoàng cho người nông dân. Virut có thể truyền trực tiếp từ gia cầm sang người hoặc thông qua lợn rồi truyền sang người hoặc do hít phải các giọt tiết từ đường hô hấp hoặc hít phải các bụi phân khô từ gia cầm hoặc từ chim di cư. Virut cúm H5N1 có độc tính rất mạnh, có thể gây suy hô hấp trầm trọng dẫn đến tử vong. Các nhà khoa học cho rằng virut H5N1 có nhiều đặc điểm giống vòi virut gây đại dịch năm 1918. Nếu chúng tìm được con đường biến đổi gen, để có thể lây từ người sang người thì sẽ là thảm hoạ đối vòi loài người." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 29: Virut và bệnh truyền nhiễm.,"Trong lịch sử loài người, số người chết trong các trận dịch bệnh do virut còn lớn hơn tất cả các cuộc chiến tranh, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn đói, các trận động đất, lũ lụt và tai nạn giao thông cộng lại. Tuy nhiên, nhiều loại virut cũng được khai thác để phục vụ cho lợi ích của con người. Một số virut được dùng để sản xuất chế phẩm diệt sâu phá hoại mùa màng, số khác được dùng để cài gen lành đưa vào cơ thể thay cho gen bệnh nhằm chữa bệnh dl truyền. Năm 1918, xảy ra đại dịch cúm ở Tây Ban Nha do virut cúm A H1N1. Đây thực sự là cơn ác mộng, vì virut lan truyền rất nhanh trên phạm vi toàn cầu. Chỉ trong vài tháng đã có hơn một tỉ người mắc bệnh, cướp đi sinh mạng trên 20 triệu người. Dịch cúm cũng góp phần kết thúc sỏm Đại chiến thế giỏi I vì số binh lính chết do cúm còn lớn hơn do súng đạn. Virut cúm gây bệnh cho động vật lông vũ gọi chung là cúm gia cầm. Ở Việt Nam, dịch cúm gia cầm bùng phát vào cuối năm 2003. Chỉ trong thời gian ngắn đã lan ra hầu hết các tỉnh trong cả nưôc, khiến phải tiêu huỷ hàng chục triệu gia cầm, gây kinh hoàng cho người nông dân. Virut có thể truyền trực tiếp từ gia cầm sang người hoặc thông qua lợn rồi truyền sang người hoặc do hít phải các giọt tiết từ đường hô hấp hoặc hít phải các bụi phân khô từ gia cầm hoặc từ chim di cư. Virut cúm H5N1 có độc tính rất mạnh, có thể gây suy hô hấp trầm trọng dẫn đến tử vong. Các nhà khoa học cho rằng virut H5N1 có nhiều đặc điểm giống vòi virut gây đại dịch năm 1918. Nếu chúng tìm được con đường biến đổi gen, để có thể lây từ người sang người thì sẽ là thảm hoạ đối vòi loài người." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 29: Virut và bệnh truyền nhiễm.,"Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanômet) và có cấu tạo rất đơn giản, chỉ gồm một loại axit nucleic được bao bởi vỏ protein. để nhân lên, virut phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào, vì thế chúng là kí sinh nội bào bắt buộc. Virut được phân loại chù yếu dựa vào axit nucleic, cấu trúc vỏ capsit, có hay không có vỏ ngoài. Có hai nhóm lớn: virut ADN (virut đậu mùa, viêm gan B, hecpet...) và virut ARN (virut cúm, virut sốt xuất huyết Dengi, virut viêm não Nhật Bản...)" 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 29: Virut và bệnh truyền nhiễm.,"Tất cả các virut đều bao gồm hai thành phần cơ bản: lõi là axit nucleic (tức hệ gen) và vỏ là protein (gọi là capsit) bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nucleic. Phức hợp gồm axit nucleic và vỏ capsit gọi là nucleocapsit. Hệ gen của virut có thể là ADN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) trong khi hệ gen của tế bào luôn luôn là ADN chuỗi kép. Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị protein gọi là capsome. Một số virut còn có thêm một vỏ bao bên ngoài vỏ capsit, gọi là vỏ ngoài, vỏ ngoài là lớp lipit kép và protein. Trên mặt vỏ ngoài có các gai glycoprotein làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ. Virut không có vỏ ngoài gọi là virut trần." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 29: Virut và bệnh truyền nhiễm.,"Virut chưa có cấu tạo tế bào nên mỗi virut thường được gọi là hạt. Hạt virut có 3 loại cấu trúc: xoắn, khối và hỗn hợp (hay phức tạp). Cấu trúc xoắn: Capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. Cấu trúc xoắn thường làm cho virut có hình que hay sợi (virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại) nhưng cũng có loại hình cầu (ví dụ: virut cúm, virut sởi). Cấu trúc khối: Capsome sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều (ví dụ: virut bại liệt). Cấu trúc hỗn hợp: Ví dụ phagơ (virut kí sinh ở vi khuẩn còn gọi là thể thực khuẩn) có cấu tạo giống con nòng nọc. Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn. Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ protein của hai chủng virut A và B. Cả hai chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá, nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với protein của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm chủng virut lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh. Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 29: Virut và bệnh truyền nhiễm.,"Trong lịch sử loài người, số người chết trong các trận dịch bệnh do virut còn lớn hơn tất cả các cuộc chiến tranh, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn đói, các trận động đất, lũ lụt và tai nạn giao thông cộng lại. Tuy nhiên, nhiều loại virut cũng được khai thác để phục vụ cho lợi ích của con người. Một số virut được dùng để sản xuất chế phẩm diệt sâu phá hoại mùa màng, số khác được dùng để cài gen lành đưa vào cơ thể thay cho gen bệnh nhằm chữa bệnh di truyền. Năm 1918, xảy ra đại dịch cúm ở Tây Ban Nha do virut cúm A H1N1. Đây thực sự là cơn ác mộng, vì virut lan truyền rất nhanh trên phạm vi toàn cầu. Chỉ trong vài tháng đã có hơn một tỉ người mắc bệnh, cướp đi sinh mạng trên 20 triệu người. Dịch cúm cũng góp phần kết thúc sớm Đại chiến thế giới I vì số binh lính chết do cúm còn lớn hơn do súng đạn. Virut cúm gây bệnh cho động vật lông vũ gọi chung là cúm gia cầm. Ở Việt Nam, dịch cúm gia cầm bùng phát vào cuối năm 2003. Chỉ trong thời gian ngắn đã lan ra hầu hết các tỉnh trong cả nước, khiến phải tiêu hủy hàng chục triệu gia cầm, gây kinh hoàng cho người nông dân. Virut có thể truyền trực tiếp từ gia cầm sang người hoặc thông qua lợn rồi truyền sang người hoặc do hít phải các giọt tiết từ đường hô hấp hoặc hít phải các bụi phân khô từ gia cầm hoặc từ chim di cư. Virut cúm H5N1 có độc tính rất mạnh, có thể gây suy hô hấp trầm trọng dẫn đến tử vong. Các nhà khoa học cho rằng virut H5N1 có nhiều đặc điểm giống với virut gây đại dịch năm 1918. Nếu chúng tìm được con đường biến đổi gen, để có thể lây từ người sang người thì sẽ là thảm họa đối với loài người." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 29: Virut và bệnh truyền nhiễm.,"Virut chưa có cấu tạo tế bào nên mỗi virut thường được gọi là hạt. Hạt virut có 3 loại cấu trúc: xoắn, khối và hỗn hợp (hay phức tạp). Cấu trúc xoắn: Capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic. Cấu trúc xoắn thường làm cho virut có hình que hay sợi (virut khảm thuốc lá, virut bệnh dại) nhưng cũng có loại hình cầu (ví dụ: virut cúm, virut sởi). Cấu trúc khối: Capsome sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều (ví dụ: virut bại liệt). Cấu trúc hỗn hợp: Ví dụ phagơ (virut kí sinh ở vi khuẩn còn gọi là thể thực khuẩn) có cấu tạo giống con nòng nọc. Đầu có cấu trúc khối chứa axit nucleic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn. Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ protein của hai chủng virut A và B. Cả hai chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá, nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với protein của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm chủng virut lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh. Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.,"Virut không có cấu tạo tế bào nên người ta thường dùng thuật ngữ nhân lên thay cho thuật ngữ sinh sản. Chu trình nhân lên của virut bao gồm 5 giai đoạn. Gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào thì virut mới bám được vào, nếu không thì virut không bám được vào. Đối với phagơ: enzim lizozim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài. Đối với virut động vật: đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic. Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình. Một số trường hợp virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp. Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virut hoàn chỉnh. Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài. Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.,"HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. Chúng có khả năng gây nhiễm và phá huỷ một số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 (hay T - CD4)). Sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. Các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công, gọi là vi sinh vật cơ hội. Các bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.,"Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng... đã bị nhiễm HIV. Qua đường tình dục. Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ. Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn ""cửa sổ "": kéo dài 2 tuần đến 3 tháng. Thường không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ. Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 đến 10 năm. Lúc này số lượng tế bào limphô T - CD4 giảm dần. Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, ung thư Kapôsi, mất trí, sốt kéo dài, sút cân,... Cuối cùng dẫn đến cái chết không sao tránh khỏi. Cho đến nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu. Các thuốc hiện có chỉ có thể làm chậm tiến trình dẫn đến bệnh AIDS. Do vậy, thực hiện lối sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ tệ nạn xã hội là biện pháp tốt nhất để phòng HIV/AIDS." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.,"HIV/AIDS đã trở thành đại dịch làm kinh hoàng cả nhân loại. 95% người nhiễm HIV thuộc các nước đang phát triển. Đói nghèo cộng với HIV/AIDS là thủ phạm làm băng hoại xã hội. Tốc độ phát triển bệnh này ở Việt Nam ngày một tăng. Do vậy, ngăn chặn HIV/AIDS là trách nhiệm không của riêng ai. Đây cũng là dịp để thử thách lòng nhân ái. HIV không lây qua giao tiếp và sử dụng chung đổ dùng hằng ngày. Do vậy, bệnh nhân nhiễm HIV vẫn có thể sống bình thường trong gia đình và cộng đồng. Không nên lảng tránh hoặc kì thị bệnh nhân HIV/AIDS." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.,"Virut không có cấu tạo tế bào nên người ta thường dùng thuật ngữ nhân lên thay cho thuật ngữ sinh sản. Chu trình nhân lên của virut bao gồm 5 giai đoạn. Gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào thì virut mới bám được vào, nếu không thì virut không bám được vào. Đối với phagơ: enzim lizozim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bèn ngoài. Đối với virut động vật: đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất, sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic. Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình. Một số trường hợp virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp. Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virut hoàn chỉnh. Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài. Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.,"Virut không có cấu tạo tế bào nên người ta thường dùng thuật ngữ nhân lên thay cho thuật ngữ sinh sản. Chu trình nhân lên của virut bao gồm 5 giai đoạn. Gai glycoprotein hoặc protein bề mặt của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào thì virut mới bám được vào, nếu không thì virut không bám được vào. Đối với phagơ: enzim lizozim phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài. Đối với virut động vật: đưa cả nucleocapsit vào tế bào chất, sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nucleic. Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nucleic và protein cho riêng mình. Một số trường hợp virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp. Lắp axit nucleic vào protein vỏ để tạo virut hoàn chỉnh. Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài. Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.,"Virut không có cấu tạo tế bào nên người ta thường dùng thuật ngữ nhân lên thay cho thuật ngữ sinh sản. Chu trình nhân lên của virut bao gồm 5 giai đoạn. Gai glycoprotein hoặc protein bề mặt của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào thì virut mới bám được vào, nếu không thì virut không bám được vào. Đối với phagơ: enzim lizozim phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài. Đối với virut động vật: đưa cả nucleocapsit vào tế bào chất, sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nucleic. Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nucleic và protein cho riêng mình. Một số trường hợp virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp. Lắp axit nucleic vào protein vỏ để tạo virut hoàn chỉnh. Virut phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài. Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.,"Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng... đã bị nhiễm HIV. Qua đường tình dục. Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ. Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn ""cửa sổ "": kéo dài 2 tuần đến 3 tháng. Thường không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ. Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 đến 10 năm. Lúc này số lượng tế bào limphô T - CD4 giảm dần. Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, ung thư Kaposi, mất trí, sốt kéo dài, sụt cân,... Cuối cùng dẫn đến cái chết không sao tránh khỏi. Cho đến nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu. Các thuốc hiện có chỉ có thể làm chậm tiến trình dẫn đến bệnh AIDS. Do vậy, thực hiện lối sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ tệ nạn xã hội là biện pháp tốt nhất để phòng HIV/AIDS." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.,"Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng... đã bị nhiễm HIV. Qua đường tình dục. Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ. Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn ""cửa sổ "": kéo dài 2 tuần đến 3 tháng. Thường không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ. Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 đến 10 năm. Lúc này số lượng tế bào limphô T - CD4 giảm dần. Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, ung thư Kaposi, mất trí, sốt kéo dài, sụt cân,... Cuối cùng dẫn đến cái chết không sao tránh khỏi. Cho đến nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu. Các thuốc hiện có chỉ có thể làm chậm tiến trình dẫn đến bệnh AIDS. Do vậy, thực hiện lối sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ tệ nạn xã hội là biện pháp tốt nhất để phòng HIV/AIDS. " 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.,"Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng... đã bị nhiễm HIV. Qua đường tình dục. Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền qua thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ. Giai đoạn sơ nhiễm hay giai đoạn ""cửa sổ "": kéo dài 2 tuần đến 3 tháng. Thường không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ. Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 đến 10 năm. Lúc này số lượng tế bào limphô T - CD4 giảm dần. Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Các bệnh cơ hội xuất hiện: tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, ung thư Kaposi, mất trí, sốt kéo dài, sụt cân,... Cuối cùng dẫn đến cái chết không sao tránh khỏi. Cho đến nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu. Các thuốc hiện có chỉ có thể làm chậm tiến trình dẫn đến bệnh AIDS. Do vậy, thực hiện lối sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ tệ nạn xã hội là biện pháp tốt nhất để phòng HIV/AIDS. " 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn.,"Hiện biết khoảng 1000 loại virut gây bệnh cho thực vật. Virut tự nó không có khả năng xâm nhập vào tế bào thực vật. Phần lớn virut gây nhiễm do côn trùng (bọ trĩ, bọ rầy,... chích), cây bị bệnh có thể truyền cho thế hệ sau qua hạt, số khác truyền qua các vết xây xát do nông cụ bị nhiễm gây ra. Sau khi nhân lên trong tế bào, virut di chuyển sang tế bào khác qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào và cứ như thế lan rộng ra. Cây bị nhiễm virut thường có hình thái thay đổi: Lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn; lá bị xoăn hay héo, bị vàng rồi rụng; thân bị lùn hay còi cọc. Hiện nay không có thuốc chống virut thực vật. Biện pháp tốt nhất là chọn giống cây sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn.,"Virut kí sinh và gây bệnh cho côn trùng, khi đó côn trùng là vật chủ. Virut tồn tại trong côn trùng trước và sau khi gây nhiễm vào cơ thể khác, khi đó côn trùng là ổ chứa. Có loại virut chỉ kí sinh ở côn trùng, nhưng có loại lại vừa kí sinh ở côn trùng vừa kí sinh ở động vật có xương sống. Tuỳ loại virut mà chúng có thể ở dạng trần hoặc nằm trong bọc prôtêin đặc biệt dạng tinh thể gọi là thể bọc. Khi côn trùng ăn lá cây chứa virut, chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virut. Chúng xâm nhập vào tế bào ruột giữa hoặc theo dịch bạch huyết lan ra khắp cơ thể." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn.,"Virut ngày càng trở thành công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu sinh học cơ bản, trong sản xuất các chế phẩm y học và nông nghiệp. Sau đây là một vài ví dụ. Một số phaươ (ví dụ: phagơ) chứa các đoạn gen không thật sự quan trọng, nên nếu có cắt đi thì cũng không ảnh hưởng đến quá trình nhân lên của chúng. Lợi dụng tính chất này, người ta cắt bỏ các gen đó để thay bằng các gen mong muốn và biến chúng thành vật vận chuyển gen lí tưởng. Hãy lấy sản xuất intefêron (IFN) làm ví dụ. Intefêron là prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào tiết ra, có khả năng chống virut, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch. Trước đây, intefêron được sản xuất bằng cách chiết xuất từ tế bào bạch cầu người, nên lượng thu được rất thấp và có giá thành cao. Ngày nay, bằng kĩ thuật di truyền có thể sản xuất intefêron với số lượng lớn nên giá thành hạ. Việc lạm dụng thuốc trừ sâu hoá học đã ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người và môi trường sống. Do đó, biện pháp phòng trừ sinh học (còn gọi là đấu tranh sinh học) đang ngày càng được xã hội quan tâm. Virut nhân đa diện thuộc nhóm virut Baculo đã được lựa chọn để sản xuất thuốc trừ sâu. Chế phẩm này có ưu việt sau: Virut có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số sâu nhất định; không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích. Virut được bảo vệ trong thể bọc nên tránh được các yếu tố môi trường bất lợi. Do đó, có thể tồn tại rất lâu (thậm chí 10 năm) ngoài cơ thể côn trùng. Dễ sản xuất, hiệu quả diệt sâu cao, giá thành hạ. Virut gây bệnh cho vi sinh vật, côn trùng và thực vật là nguyên nhân gây tổn thất nặng nề cho ngành công nghiệp vi sinh vật và ngành nông nghiệp." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn.,"Trước kia phải mất 100kg tụy tạng mới sản xuất được 4 -5g insulin. Để chữa cho một người mắc chứng tiểu đường phải cần phủ tạng của 40 - 50 con bò. Hàng triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường. Do đó, số động vật cần giết để lấy tuy tạng là rất lớn. Trước đây dùng bạch cầu để sản xuất inteferon, một tế bào bạch cầu chỉ tạo ra 100 - 1000 phân tử. Ngày nay dùng công nghệ di truyền, một tế bào E. coli có thể tạo ra 200 ngàn phân tử, ấy là chưa kể số lượng vi khuẩn được nuôi trong nồi lẽn men là rất lớn." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn.,"Virut ngày càng trở thành công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu sinh học cơ bản, trong sản xuất các chế phẩm y học và nông nghiệp. Sau đây là một vài ví dụ. Một số phương pháp chứa các đoạn gen không thật sự quan trọng, nên nếu có cắt đi thì cũng không ảnh hưởng đến quá trình nhân lên của chúng. Lợi dụng tính chất này, người ta cắt bỏ các gen đó để thay bằng các gen mong muốn và biến chứng thành vật vận chuyển gen lí tưởng. Hãy lấy sản xuất interferon (IFN) làm ví dụ. interferon là prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào tiết ra, có khả năng chống virut, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch. Trước đây, interferon được sản xuất bằng cách chiết xuất từ tế bào bạch cầu người, nên lượng thu được rất thấp và có giá thành cao. Ngày nay, bằng kĩ thuật di truyền có thể sản xuất interferon với số lượng lớn nên giá thành hạ. Việc lạm dụng thuốc trừ sâu hoá học đã ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và môi trường sống. Do đó, biện pháp phòng trừ sinh học (còn gọi là đấu tranh sinh học) đang ngày càng được xã hội quan tâm. Virut nhân đa diện thuộc nhóm virut Baculo đã được lựa chọn để sản xuất thuốc trừ sâu. Chế phẩm này có ưu việt sau: Virut có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số sâu nhất định; không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích. Virut được bảo vệ trong thể bọc nên tránh được các yếu tố môi trường bất lợi. Do đó, có thể tồn tại rất lâu (thậm chí 10 năm) ngoài cơ thể côn trùng. Dễ sản xuất, hiệu quả diệt sâu cao, giá thành hạ. Virut gây bệnh cho vi sinh vật, côn trùng và thực vật là nguyên nhân gây tổn thất nặng nề cho ngành công nghiệp vi sinh vật và ngành nông nghiệp." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn.,"Virut ngày càng trở thành công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu sinh học cơ bản, trong sản xuất các chê phẩm y học và nông nghiệp. Sau đây là một vài ví dụ. Một số phaươ (ví dụ: phagơ) chứa các đoạn gen không thật sự quan trọng, nên nếu có cắt đi thì cũng không ảnh hưởng đến quá trình nhân lên của chúng. Lợi dụng tính chất này, người ta cắt bỏ các gen đó để thay bằng các gen mong muốn và biến chúng thành vật vận chuyển gen lí tưởng. Hãy lấy sản xuất intefêron (IFN) làm ví dụ. Inteíêron là prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào tiết ra, có khả năng chống virut, chống tế bào ung thư và tăng cườns khả năng miễn dịch. Trước đây, inteíêron được sản xuất bằng cách chiết xuất từ tế bào bạch cầu người, nên lượng thu được rất thấp và có giá thành cao. Ngày nay, bằng kĩ thuật di truyền có thể sản xuất inteíêron với số lượng lớn nên giá thành hạ. Việc lạm dụng thuốc trừ sâu hoá học đã ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con nưười và môi trường sống. Do đó, biện pháp phòng trừ sinh học (còn gọi là đấu tranh sinh học) đang ngày càng được xã hội quan tâm. Virut nhân đa diện thuộc nhóm virut Baculo đã được lựa chọn để sản xuất thuốc trừ sâu. Chế phẩm này có ưu việt sau: Virut có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số sâu nhất định; không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích. Virut được bảo vệ trong thể bọc nên tránh được các yếu tố môi trường bất lợi. Do đó, có thể tồn tại rất lâu (thậm chí 10 năm) ngoài cơ thể côn trùng. Dễ sản xuất, hiệu quả diệt sâu cao, giá thành hạ. Virut gây bệnh cho vi sinh vật, côn trùng và thực vật là nguyên nhân gây tổn thất nặng nề cho ngành công nghiệp vi sinh vật và ngành nông nghiệp." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.,"Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: có thể là vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut... Muốn gây bệnh phải có đủ 3 điều kiện: độc lực (tức khả năng gây bệnh), số lượng nhiễm đủ lớn, con đường xâm nhập thích hợp." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.,"Tuỳ loại vi sinh vật mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau: Truyền ngang: Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí) bắn ra khi ho hoặc hắt hơi. Qua đường tiêu hoá, vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm. Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày... Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt. Truyền dọc: Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ. Sau một thời gian ủ bệnh, các triệu chứng sẽ xuất hiện như viêm và đau tại chỗ hay tác động tới các cơ quan ở xa." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.,"Bệnh đường hô hấp: 90% các bệnh đường hô hấp là do virut như viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, viêm họng, viêm đường hô hấp cấp (bệnh SARS), cúm. Virut từ sol khí đi qua niêm mạc vào mạch máu rồi tới các nơi khác nhau của đường hô hấp. Bệnh đường tiêu hoá: Virut xâm nhập qua miệng, lúc đầu nhân lên trong mô bạch huyết, sau đó một mặt vào máu rồi tới các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hoá, một mặt vào xoang ruột rồi ra ngoài theo phân. Các bệnh thường gặp bao gồm viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày - ruột... Bệnh hệ thần kinh: Virut vào cơ thể theo nhiều con đường: hô hấp, tiêu hoá, niệu, sau đó vào máu rồi tới hệ thần kinh trung ương (như viêm não, viêm màng não, bại liệt). Một số virut (bệnh dại) tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại vi. Bệnh lây qua đường sinh dục: Lây trực tiếp qua quan hệ tình dục như HIV, hecpet (bóng nước sinh dục, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung), viêm gan B. Bệnh da: Virut vào cơ thể qua đường hô hấp, sau đó vào máu rồi mới đi đến da. Tuy nhiên cũng thường lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng hằng ngày. Các bệnh trên da như đậu mùa, mụn cơm, sởi..." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.,"Bệnh đường hô hấp: 90% các bệnh đường hô hấp là do virut như viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, viêm họng, viêm đường hô hấp cấp (bệnh SARS), cúm. Virut từ sol khí đi qua niêm mạc vào mạch máu rồi tới các nơi khác nhau của đường hô hấp. Bệnh đường tiêu hoá: Virut xâm nhập qua miệng, lúc đầu nhân lên trong mô bạch huyết, sau đó một mặt vào máu rồi tới các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hoá, một mặt vào xoang ruột rồi ra ngoài theo phân. Các bệnh thường gặp bao gồm viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày - ruột... Bệnh hệ thần kinh: Virut vào cơ thể theo nhiều con đường: hô hấp, tiêu hoá, niệu, sau đó vào máu rồi tới hệ thần kinh trung ương (như viêm não, viêm màng não, bại liệt). Một số virut (bệnh dại) tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại vi. Bệnh lây qua đỗờng sinh dục: Lây trực tiếp qua quan hệ tình dục như HIV, hecpet (bóng nước sinh dục, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung), viêm gan B. Bệnh da: Virut vào cơ thể qua đường hô hấp, sau đó vào máu rồi mới đi đến da. Tuy nhiên cũng thường lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng hằng ngày. Các bệnh trên da như đậu mùa, mụn cơm, sởi..." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.,"Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch được chia làm hai loại: miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu. Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh. Ví dụ: Da và niêm mạc là bức thành không cho vi sinh vật xâm nhập (trừ khi bị tổn thương). Đường hô hấp trên có hệ thống nhung mao chuyển động liên tục từ trong ra ngoài để hất các vi sinh vật ra khỏi cơ thể. Dịch axit của dạ dày phá huỷ vi sinh vật mẫn cảm axit, dịch mật phân huỷ vỏ ngoài chứa lipit. Nước mắt, nước tiểu rửa trôi vi sinh vật ra khỏi cơ thể. Đại thực bào và bạch cầu trung tính giết vi sinh vật theo cơ chế thực bào. Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.,"Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập, được chia làm hai loại: Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào. Miễn dịch thể dịch: Miễn dịch thể dịch là miễn dịch sản xuất ra kháng thể. Có tên gọi như vậy vì kháng thể nằm trong thể dịch (máu, sữa, dịch bạch huyết). Kháng nguyên là chất lạ, thường là prôtêin, có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch (miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào). Ví dụ: kháng nguyên virut, vi khuẩn. Kháng thể là prôtêin được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của khánư nguyên lạ. Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể, khớp với nhau như khoá với chìa. Điều đó có nghĩa là kháng nguyên nào kháng thể nấy. Kháng nguyên chỉ phản ứng với loại kháng thể mà nó kích thích tạo thành. Miễn dịch tế bào: Miễn dịch tế bào là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc (có nguồn gốc từ tuyến ức). Tế bào này khi phát hiện ra tế bào nhiễm thì sẽ tiết ra prôtêin độc để làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không nhân lên được. Trong bệnh do virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực, vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.,"Tuỳ loại vi sinh vật mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau: Truyền ngang: Qua không khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí) bắn ra khi ho hoặc hắt hơi. Qua đường tiêu hoá, vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm. Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày... Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt. Truyền dọc: Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ. Sau một thời gian ủ bệnh, các triệu chứng sẽ xuất hiện như viêm và đau tại chỗ hay tác động tới các cơ quan ở xa." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.,"Tuỳ loại vi sinh vật mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau: Truyền ngang: Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí) bắn ra khi ho hoặc hắt hơi. Qua đường tiêu hoá, vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm. Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày... Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt. Truyền dọc: Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ. Sau một thời gian ú bệnh, các triệu chứng sẽ xuất hiện như viêm và đau tại chỗ hay tác động tới các cơ quan ở xa." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.,"Bệnh đường hô hấp: 90% các bệnh đường hô hấp là do virut như viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, viêm họng, viêm đường hô hấp cấp (bệnh SARS), cúm. Virut từ không khí đi qua niêm mạc vào mạch máu rồi tới các nơi khác nhau của đường hô hấp. Bệnh đường tiêu hoá: Virut xâm nhập qua miệng, lúc đầu nhân lên trong mô bạch huyết, sau đó một mặt vào máu rồi tới các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hoá, một mặt vào xoang ruột rồi ra ngoài theo phân. Các bệnh thường gặp bao gồm viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày - ruột... Bệnh hệ thần kinh: Virut vào cơ thể theo nhiều con đường: hô hấp, tiêu hoá, niệu, sau đó vào máu rồi tới hệ thần kinh trung ương (như viêm não, viêm màng não, bại liệt). Một số virut (bệnh dại) tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại vi. Bệnh lây qua đường sinh dục: Lây trực tiếp qua quan hệ tình dục như HIV, hecpet (bóng nước sinh dục, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung), viêm gan B. Bệnh da: Virut vào cơ thể qua đường hô hấp, sau đó vào máu rồi mới đi đến da. Tuy nhiên cũng thường lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng hằng ngày. Các bệnh trên da như đậu mùa, mụn cơm, sởi..." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.,"Miễn dịch là khá năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch được chia làm hai loại: miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu. Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh. Ví dụ: Da và niêm mạc là bức thành không cho vi sinh vật xâm nhập (trừ khi bị tổn thương). Đường hô hấp trên có hệ thống nhung mao chuyển động liên tục từ trong ra ngoài để hất các vi sinh vật ra khỏi cơ thể. Dịch axit của dạ dày phá huỷ vi sinh vật mẫn cảm axit, dịch mật phân huỷ vỏ ngoài chứa lipit. Nước mắt, nước tiểu rửa trôi vi sinh vật ra khỏi cơ thể. Đại thực bào và bạch cầu trung tính giết vi sinh vật theo cơ chế thực bào. Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.,"Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập, được chia làm hai loại: Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào. Miễn dịch thể dịch: Miễn dịch thể dịch là miễn dịch sản xuất ra kháng thể. Có tên gọi như vậy vì kháng thể nằm trong thể dịch (máu, sữa, dịch bạch huyết). Kháng nguyên là chất lạ, thường là prôtêin, có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch (miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào). Ví dụ: kháng nguyên virut, vi khuẩn. Kháng thể là prôtêin được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ. Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể, khớp với nhau như khoá với chìa. Điều đó có nghĩa là kháng nguyên nào kháng thể nấy. Kháng nguyên chỉ phản ứng với loại kháng thể mà nó kích thích tạo thành. Miễn dịch tế bào: Miễn dịch tế bào là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc (có nguồn gốc từ tuyến ức). Tế bào này khi phát hiện ra tế bào nhiễm thì sẽ tiết ra prôtêin độc để làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không nhân lên được. Trong bệnh do virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực, vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.,"Ngày nay, nhờ có thuốc kháng sinh mà hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều được chữa khỏi và khó có thể trở thành đại dịch, ngoại trừ bệnh virut. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là tiêm vacxin, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. Bệnh truyền nhiễm lò bệnh lây lan. Tuỳ loại vi sinh vật mà cỏ thể lây truyền theo các con đường khác nhau. Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên, mang tính bẩm sinh. Miễn dịch đặc hiệu gồm miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.,"Ngày nay, nhờ có thuốc kháng sinh mà hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều được chữa khỏi và khó có thể trở thành đại dịch, ngoại trừ bệnh virut. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là tiêm vacxin, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng. Bệnh truyền nhiễm lò bệnh lây lan. Tuỳ loại vi sinh vật mà cỏ thể lây truyền theo các con đỗờng khác nhau. Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên, mang tính bẩm sinh. Miễn dịch đặc hiệu gồm miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.,"Bệnh lây qua đường tình dục rất phổ biến và đang trở thành vấn đề đáng lo ngại của y tế cộng đổng. Các bệnh do vi khuẩn gây ra như lậu, giang mai, Chlamydla có thể được chữa khỏi nhờ thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả nặng nề. Ví dụ: từ bệnh lậu có thể dẫn đến viêm khớp, viêm gan, viêm cơ tim, viêm màng não. Trẻ sơ sinh bị nhiễm qua mẹ nếu không chữa kịp thời sẽ bị mù. Từ bệnh giang mai cũng có thể gây tổn thương tim, não, bị mù hoặc liệt toàn thân. Phụ nữ có thai bị bệnh giang mai có thể bị sẩy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non. Nhiễm Chlamydia gây viêm loét bộ phận sinh dục. Khi khu trú ngoài đường sinh dục có thể dẫn tới viêm màng não, đau khớp, đau mắt, hẹp hậu môn và trực tràng. Đối với các bệnh do virut như hecpet sinh dục, viêm gan B, AIDS thì cho đến nay vẫn không có thuốc chữa hữu hiệu. Do đó, biện pháp tốt nhất là giáo dục truyền thông về sức khoẻ sinh sản để có biện pháp phòng tránh. Bệnh SARS: Tháng 2 năm 2003 Tổ chức Y tế Thế giới nhận được thông tin về bệnh viêm đường hô hấp cấp nghiêm trọng, gọi tắt là SARS (severe acute respiratory syndrome) tại Quảng Đông, Trung Quốc, sau đó lan sang Hồng Kông rồi Việt Nam. Một tháng sau, tổ chức này lên tiếng báo động về bệnh SARS trên toàn thế giới. Chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh lan sang nhiều nước châu Á, sang cả các nước châu Âu và châu Mĩ, làm cho hàng ngàn người mắc bệnh và hàng trăm người chết. Virut có độc tính rất mạnh và khả năng lây lan rất nhanh chóng, do đó một khi bị nhiễm, phải được cách li tuyệt đối. Bệnh nhân có thể bị viêm phổi nặng, suy hô hấp nghiêm trọng, dẫn đến tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời." 10,Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm.,Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch., 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.,"Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút (và các tế bào biểu bì còn non khác), nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hon). Dịch của tế bào biểu bì rễ (lông hút) là ưu trương so với dung dịch đất do 2 nguyên nhân: Quá trình thoát hơi nước ở lá (đóng vai trò như cái bơm hút) hút nước lên phía trên, làm giám hàm lượng nước trong tế bào lông hút. Nồng độ các chất tan (các axit hữu cơ, đường saccarôzơ... là sản phẩm của các quá trình chuyển hoá vật chất trong cây, các ion khoáng được rễ hấp thụ vào) cao." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.,"Nước là dung môi hoà tan nhiều muối khoáng. Trong môi trường nước, muối khoáng phân li thành các ion (ví dụ: muối KC1 phân li thành K+ và Cl ). Sự hấp thụ các ion khoáng luôn gắn với quá trình hấp thụ nước." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.,"Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút. Rễ cây sinh trưởng nhanh vể chiều sâu, phân nhánh chiêm chiều rộng và đặc biệt, tăng nhanh số lượng lông hút. Ví dụ, cây lúa sau khi cấy 4 tuần đã có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625km và tổng diện tích bề mặt xấp xỉ 285nr, chủ yếu do tăng số lượng lông hút. Ớ họ Lúa (Gramíneae), số lượng lông hút của một cây có thể đạt đến 14 tỉ cái như ở cây lúa mì đen (Secóle cereale). Lông hút tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đến hàng chục, thậm chí hàng trăm m2, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và các ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất. Lông hút rất dễ gầy và sẽ tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá axit (chua) hay thiếu ôxi." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.,"Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo hai cơ chế: thụ động và chủ động. Cơ chế thụ động: Một số ion khoáng xâm nhập theo cơ chế thụ động: đi từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi nồng độ của các ion đó thấp hơn). Cơ chế chủ động: Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao, ví dụ, ion kali, di chuyển ngược chiều građien nồng độ, xám nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.,"Sự xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút, rồi xuyên qua các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường: Con đường thứ nhất đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào. Đó là con đường gian bào. Con đường này đi vào đến nội bì bị đai Gaspari chặn lại nên phải chuyên sang con đường tế bào chất. Đai Caspari điểu chỉnh dòng vận chuyên vào trung trụ. Con đường thứ hai đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào. Đó là con đường tế bào chất." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.,"Hình thái của rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hướng tới nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng. Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt động trao đổi chất của cây. Các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo hai cơ chế: thụ động và chủ động. Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo hai con đường: con đường gian bào và con đường tế bào chất. Các nhân tố ngoại cảnh như áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, pH, độ thoáng của đất ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.,"Mọi vật sổng đều chửa nước. Lá cây rau diếp chứa lượng nước bằng 94% sinh khối tươi của cơ thể, cơ thể con người chứa 60 - 70% nước và cây thông chứa 55% nước. Cây xương rống khổng lồ ở nưỏc Mĩ, cây saguarô, cao tói 15m và hấp thụ 1 tấn nước trong một ngày. Lượng nước trên hành tinh vẫn còn nguyên vẹn như khi hành tinh được sinh ra cách đây khoảng chừng 4600 triệu năm. Đây là tổng lượng nước trên hành tinh, còn loài người đang bị đe doạ thiếu nước sạch." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.,"Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo hai cơ chế: thụ động và chủ động. Cơ chế thụ động: Một số ion khoáng xâm nhập theo cơ chế thụ động: đi từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi nồng độ của các ion đó thấp hơn). Cơ chế chủ động: Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao, ví dụ, ion kali, di chuyển ngược chiều građien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây.,"Dịch mạch rây gồm chủ yếu là saccarôzo\ các axit amin, vitamin, hoocmôn thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP...), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều ion kali làm cho dịch mạch rây có pH từ 8,0 - 8,5. Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá vào ống rây và từ ống rây này vào ống rây khác qua các lỗ trong bản rây Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (nơi saccarôzơ được tạo thành) có áp suất thẩm thấu cao và các cơ quan chứa (nơi saccarôzơ được sử dụng hay được dự trữ) có áp suất thẩm thấu thấp. Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp hơn." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây.,"Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau: Dòng mạch gỗ (còn gọi là dòng đi lên) vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dáng lên theo mạch gỗ trong thân để lan toả đến lá và những phần khác của cây. Dòng mạch rây (còn gọi là dòng đi xuống) vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di động như K+, Mg:+... từ các tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ (rễ, hạt, củ, quả...)." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây.,Trong thân của thực vật có mạch gỗ (xilem) gồm các tế bào chết. Tế bào mạch gỗ gồm loại là quán bào và mạch ống. Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá để cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong. Quản bào cũng như mạch ống xếp sát vào nhau theo cách lỗ bên của tế bào này sít khớp với lỗ bên của tế bào khác tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang. Thành của mạch gỗ được linhin hoá tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu nước. 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây.,"Dịch mạch gổ gồm chủ yếu là nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (axit amin, amit, vitamin, hoocmôn như xitôkinin, ancalôit...) được tổng hợp ở rễ." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây.,"Mạch gỗ gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống, nối kể tiếp nhau tạo nên những ống dài từ rễ lên lá giúp dòng nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển bên trong. Động lực của dòng mạch gổ là sự phối hợp của hạ lực: lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước vói nhau và với thành tế bào mạch gỗ. Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. Các ống rây nối dầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ. Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hoá ở lá chủ yếu là saccarồiơ, axit amin,... cũng như một số ion khoáng dược sử dụng lại như kali... đến nơi sử dụng (dinh cành, rễ) và đến nơi dự trữ (hạt, quá, củ). Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ,...)." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây.,"Đó là một loài cây có quê hương tại Châu Đại Dương, ngày nay đã phát tán đến nhiều nước ở tất cả năm châu lục. Tại Việt Nam, cây đó đã được trổng hầu như khắp mọi nơi, gỗ được sử dụng để sản xuất giấy viết, gỗ hầm lò, tinh dầu và các công dụng khác. Lá của nó dùng để xông khi bị bệnh cảm cúm. Đó là cây bạch đàn (Eucalyptus sp.) thuộc họ Sim (Myrtaceae). Từ thế kỉ XIX, tại ôxtrâylia, người ta đã đo được nhiều cây bạch đàn cao 100m." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây.,"Mạch gỗ gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống, nối kể tiếp nhau tạo nên những ống dài từ rễ lên lá giúp dòng nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển bên trong. Động lực của dòng mạch gỗ là sự phối họp của hai lực: lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ. Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. Các ống rây nối dần với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ. Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hoá ở lá chủ yếu là saccarôzơ, axit amin,... cũng như một số ion khoáng dược sử dụng lại như kali... đến nơi sử dụng (đỉnh cành, rễ) và đến nơi dự trữ (hạt, quả, củ). Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ,...)." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây.,"Mạch gỗ gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống, nối kể tiếp nhau tạo nên những ống dài từ rễ lên lá giúp dòng nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển bên trong. Động lực của dòng mạch gổ là sự phối hợp của hạ lực: lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ. Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. Các ống rây nối dần với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ. Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hoá ở lá chủ yếu là saccarồiơ, axit amin,... cũng như một số ion khoáng dược sử dụng lại như kali... đến nơi sử dụng (dinh cành, rễ) và đến nơi dự trữ (hạt, quá, củ). Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ,...)." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây.,"Mạch gỗ gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ống, nối kể tiếp nhau tạo nên những ống dài từ rễ lên lá giúp dòng nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển bên trong. Động lực của dòng mạch gổ là sự phối hợp của hạ lực: lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ. Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. Các ống rây nối dần với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ. Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hoá ở lá chủ yếu là saccarồiơ, axit amin,... cũng như một số ion khoáng dược sử dụng lại như kali... đến nơi sử dụng (dinh cành, rễ) và đến nơi dự trữ (hạt, quá, củ). Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất th" 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây.,"Đó là một loài cây có quê hương tại Châu Đại Dương, ngày nay đã phát tán đến nhiều nước ở tất cả năm châu lục. Tại Việt Nam, cây đó đã được trồng hầu như khắp mọi nơi, gỗ được sử dụng để sản xuất giấy viết, gỗ hầm lò, tinh dầu và các công dụng khác. Lá của nó dùng để xông khi bị bệnh cảm cúm. Đó là cây bạch đàn (Eucalyptus sp.) thuộc họ Sim (Myrtaceae). Từ thế kỉ XIX, tại ôxtrâylia, người ta đã đo được nhiều cây bạch đàn cao 100m." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây.,"Mạch gỗ gồm các tế bào chết là quản bào và mạch ông, nối kể tiếp nhau tạo nên những ông dài từ rễ lên lá giúp dòng nước, ion khoáng và các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ di chuyển bên trong. Động lực của dòng mạch gỗ là sự phối hợp của ba lực: lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ. Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm. Các ống rây nối dần với nhau thành ông dài di từ lá xuống rễ. Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm dồng hoá ở lá chủ yếu là saccarồiơ, axit amin,... cũng như một số ion khoáng dược sử dụng lại như kali... den nơi sử dụng (dinh cành, rễ) và đến nơi dự trữ (hạt, quá, củ). Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ,...)." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 3: Thoát hơi nước.,"Khoảng 98% lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất đi qua con đường thoát hơi nước. Chi có khoảng 2% lượng nước đi qua cây được sử dụng để tạo môi trường cho các hoạt động sống, trong đó có chuyển hoá vật chất, tạo vật chất hữu cơ cho cơ thể. Ví dụ, ngô là cây sử dụng nước tương đối tiết kiệm cũng thoát 250kg nước để tổng hợp lkg chất khô, lúa mì hay khoai tây thoát 600kg nước mới tổng hợp được 1 kg chất khô. Nhờ có sự thoát hơi nước ở lá, nước được cung cấp đến từng tế bào của cây. Dưới đây là vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cơ thể thực vật: Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò: giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất; tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây; tạo độ cứng cho thực vật thân thảo. Nhờ có thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CO2, khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường. Nhiệt độ của lá cây đang thoát hơi nước mạnh có thể thấp hơn nhiệt độ của lá đang héo đến 7°c." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 3: Thoát hơi nước.,"Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. Năm 1859, Garô (Gareau) đã thiết kế một dụng cụ để đo lượng hơi nước thoát ra qua hai mặt lá. Các tế bào biểu bì của lá tiết ra lớp cutin. Lớp cutin phủ toàn bộ bề mặt của lá trừ khí khổng. Cây thường xuân và nhiều loài cây gỗ khác cũng như các loài cây sống ở sa mạc ở biểu bì trên không có khí khổng nhưng có lớp cutin dày và không thoát hơi nước qua mặt trên của lá." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 3: Thoát hơi nước.,"Thoát hơi nước có vai trò tạo lực hút hút dòng nước và ion khoáng từ rễ lên lá và đến các hộ phận khác ở trên mặt đất của cây. Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt dộ của lá và giúp cho khí CO) khuếch tán vào bên trong lá cần cho quá trình quang hợp. Hai con dường thoát hơi nước: qua cu tin và qua khí khổng. Trong đó, thoát hơi nước qua khí khổng dóng vai trò chủ yếu. Thoát hơi nước qua mặt dưới của lá mạnh hơn qua mặt trên của lá do khí khổng phân hô' chủ yếu ỏ mặt dưới của lá. Các tác nhân ngoại cảnh như nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và các ion khoáng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. Cân bằng nước được tính hằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 3: Thoát hơi nước.,"Khoảng 98% lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất đi qua con đường thoát hơi nước. Chỉ có khoảng 2% lượng nước đi qua cây được sử dụng để tạo môi trường cho các hoạt động sống, trong đó có chuyển hoá vật chất, tạo vật chất hữu cơ cho cơ thể. Ví dụ, ngô là cây sử dụng nước tương đối tiết kiệm cũng thoát 250kg nước để tổng hợp lkg chất khô, lúa mì hay khoai tây thoát 600kg nước mới tổng hợp được 1 kg chất khô. Nhờ có sự thoát hơi nước ở lá, nước được cung cấp đến từng tế bào của cây. Dưới đây là vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cơ thể thực vật: Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò: giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất; tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây; tạo độ cứng cho thực vật thân thảo. Nhờ có thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CCl, khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường. Nhiệt độ của lá cây đang thoát hơi nước mạnh có thể thấp hơn nhiệt độ của lá đang héo đến 7°c." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 3: Thoát hơi nước.,"Khoảng 98% lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất đi qua con đường thoát hơi nước. Chỉ có khoảng 2% lượng nước đi qua cây được sử dụng để tạo môi trường cho các hoạt động sống, trong đó có chuyển hóa vật chất, tạo vật chất hữu cơ cho cơ thể. Ví dụ, ngô là cây sử dụng nước tương đối tiết kiệm cũng thoát 250 kg nước để tổng hợp 1 kg chất khô, lúa mì hay khoai tây thoát 600 kg nước mới tổng hợp được 1 kg chất khô. Nhờ có sự thoát hơi nước ở lá, nước được cung cấp đến từng tế bào của cây. Dưới đây là vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cơ thể thực vật: Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, có vai trò giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất; tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây; tạo độ cứng cho thực vật thân thảo. Nhờ có thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho các quá trình sinh lý xảy ra bình thường. Nhiệt độ của lá cây đang thoát hơi nước mạnh có thể thấp hơn nhiệt độ của lá đang héo đến 7°C." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 3: Thoát hơi nước.,"Cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. Năm 1859, Garô (Gareau) đã thiết kế một dụng cụ để đo lượng hơi nước thoát ra qua hai mặt lá. Các tế bào biểu bì của lá tiết ra lớp cutin. Lớp cutin phủ toàn bộ bề mặt của lá trừ khí khổng. Cây thường xuân và nhiều loài cây gỗ khác, cũng như các loài cây sống ở sa mạc, có biểu bì trên không có khí khổng nhưng có lớp cutin dày và không thoát hơi nước qua mặt trên của lá." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 3: Thoát hơi nước.,"Thoát hơi nước chủ yếu là qua khí khổng, do đó sự điều tiết độ mở của khí khổng là quan trọng nhất. Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng, còn gọi là tế bào hạt đậu. Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng và khí khổng mở ra. Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại. Tuy nhiên, khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn. Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá: lớp cutin càng dày, thoát hơi nước càng giảm và ngược lại." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 3: Thoát hơi nước.,"Độ mở của khí khổng càng rộng, thoát hơi nước càng nhanh. Thoát hơi nước qua cutin chỉ chiếm đến 1/4 ở cây chịu bóng, giảm xuống còn 1/10 ở cây ngoài sáng hay còn thấp hơn ở những loài cây đã thích nghi với điều kiện khô hạn. Do vậy, những tác nhân ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. Những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước là: nước, ánh sáng, nhiệt độ, các ion khoáng, gió. Nước: Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng. Ánh sáng: Khí khổng mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. Ban đêm khí khổng vẫn hé mở. Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng,... cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. Ví dụ, ion kali vào tế bào làm tăng lượng nước trong khí khổng, tăng độ mở của khí khổng dẫn đến thoát hơi nước." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 3: Thoát hơi nước.,"Độ mở của khí khổng càng rộng, thoát hơi nước càng nhanh. Thoát hơi nước qua cutin chí chiếm đến 1/4 ở cây chịu bóng, giảm xuống còn 1 /10 ở cây ngoài sáng hay còn thấp hơn ở những loài cây đã thích nghi với điều kiện khô hạn. Do vậy, những tác nhân ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. Những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước là: nước, ánh sáng, nhiệt độ, các ion khoáng, gió. Nước: Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng. Ánh sáng: Khí khổng mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. Ban đêm khí khổng vẫn hé mở. Nhiệt độ, gió, một sốion khoáng,... cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. Ví dụ, ion kali vào tế bào làm tăng lượng nước trong khí khổng, tăng độ mở của khí khổng dẫn đến thoát hơi nước." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 3: Thoát hơi nước.,"Khoảng 98% lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất đi qua con đường thoát hơi nước. Chi có khoảng 2% lượng nước đi qua cây được sử dụng để tạo môi trường cho các hoạt động sống, trong đó có chuyển hoá vật chất, tạo vật chất hữu cơ cho cơ thể. Ví dụ, ngô là cây sử dụng nước tương đối tiết kiệm cũng thoát 250kg nước để tổng hợp lkg chất khô, lúa mì hay khoai tây thoát 600kg nước mới tổng họp được 1 kg chất khô. Nhờ có sự thoát hơi nước ở lá, nước được cung cấp đến từng tế bào của cây. Dưới đây là vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cơ thể thực vật: Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò: giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất; tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây; tạo độ cứng cho thực vật thân thảo. Nhờ có thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CCl, khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho các quá trình sinh lí xảy ra bình thường. Nhiệt độ của lá cây đang thoát hơi nước mạnh có thể thấp hơn nhiệt độ của lá đang héo đến 7°c." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 3: Thoát hơi nước.,"Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B). Khi A = B, mô của cây đủ nước, cây phát triển bình thường. Khi A > B, mô của cây dư thừa nước, cây phát triển bình thường. Khi A < B, mất cân bằng nước, lá héo. Nếu lá héo lâu ngày, cây sẽ bị hư hại nên sự sinh trưởng của cây giảm, cây có thể chết. Do đó, năng suất của cây sẽ giảm. Để đảm bảo cho cây sinh trưởng bình thường phải tưới nước hợp lí cho cây. Muốn vậy cần dựa vào đặc điểm di truyền, pha sinh trưởng, phát triển của giống và loài cây, đặc điểm của đất và thời tiết. Nhu cầu về nước của cây được chẩn đoán theo các chi tiêu sinh lí như áp suất thẩm thấu, hàm lượng nước và sức hút nước của lá cây." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 3: Thoát hơi nước.,"Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B). Khi A = B, mô của cây đủ nước, cây phát triển bình thường. Khi A > B, mô của cây dư thừa nước, cây phát triển bình thường. Khi A < B, mất cán bằng nước, lá héo. Nếu lá héo lâu ngày, cây sẽ bị hư hại nên sự sinh trưởng của cây giảm, cây có thể chết. Do đó, năng suất của cây sẽ giảm. Để đảm bảo cho cây sinh trưởng bình thường phải tưới nước hợp lí cho cây. Muốn vậy cần dựa vào đặc điểm di truyền, pha sinh trưởng, phát triển của giống và loài cây, đặc điểm của đất và thời tiết. Nhu cầu về nước của cây được chẩn đoán theo các chi tiêu sinh lí như áp suất thẩm thấu, hàm lượng nước và sức hút nước của lá cây." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 3: Thoát hơi nước.,"Thoát hơi nước có vai trò tạo lực hút hút dòng nước và ion khoáng từ rễ lên lá và đến các hộ phận khác ở trên mặt đất của cây. Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt dộ của lá và giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quá trình quang hợp. Hai con dường thoát hơi nước: qua lớp cutin và qua khí khổng. Trong đó, thoát hơi nước qua khí khổng dóng vai trò chủ yếu. Thoát hơi nước qua mặt dưới của lá mạnh hơn qua mặt trên của lá do khí khổng phân hô' chủ yếu ỏ mặt dưới của lá. Các tác nhân ngoại cảnh như nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và các ion khoáng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. Cân hằng nước được tính hằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 3: Thoát hơi nước.,"Thoát hơi nước có vai trò tạo lực hút hút dòng nước và ion khoáng từ rễ lên lá và đến các hộ phận khác ở trên mặt đất của cây. Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt dộ của lá và giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quá trình quang hợp. Hai con dường thoát hơi nước: qua lơp cutin và qua khí khổng. Trong đó, thoát hơi nước qua khí khổng dóng vai trò chủ yếu. Thoát hơi nước qua mặt dưới của lá mạnh hơn qua mặt trên của lá do khí khổng phân hô' chủ yếu ỏ mặt dưới của lá. Các tác nhân ngoại cảnh như nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và các ion khoáng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. Cân hằng nước được tính hằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 3: Thoát hơi nước.,"Thoát hơi nước có vai trò tạo lực hút hút dòng nước và ion khoáng từ rễ lên lá và đến các hộ phận khác ở trên mặt đất của cây. Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt dộ của lá và giúp cho khí CO) khuếch tán vào bên trong lá cần cho quá trình quang hợp. Hai con dường thoát hơi nước: qua cu tin và qua khí khổng. Trong đó, thoát hơi nước qua khí khổng dóng vai trò chủ yếu. Thoát hơi nước qua mặt dưới của lá mạnh hơn qua mặt trên của lá do khí khổng phân hô' chủ yếu ỏ mặt dưới của lá. Các tác nhân ngoại cảnh như nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và các ion khoáng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. Cân hằng nước được tính hằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 3: Thoát hơi nước.,"Độ mỏ của khí khổng càng rộng, thoát hơi nước càng nhanh. Thoát hơi nước qua cutin chí chiếm đến 1/4 ở cây chịu bóng, giảm xuống còn 1 /10 ở cây ngoài sáng hay còn thấp hơn ở những loài cây đã thích nghi với điều kiện khô hạn. Do vậy, những tác nhân ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. Những tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước là: nước, ánh sáng, nhiệt độ, các ion khoáng, gió. Nước: Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng. Ánh sáng: Khí khổng mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. Ban đêm khí khổng vẫn hé mở. Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng,... cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. Ví dụ, ion kali vào tế bào làm tăng lượng nước trong khí khổng, tăng độ mở của khí khổng dẫn đến thoát hơi nước." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng.,"Trong cơ thể thực vật chứa nhiều nguyên tố có trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tuy nhiên, chỉ có 17 nguyên tố C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với sự sinh trưởng của mọi loài cây, còn 3 nguyên tố Na, Si, Co chí cần cho một số ít các loài cây. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là: Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác. Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thường được phân thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng, tương ứng với hàm lượng của chúng trong mô thực vật. Nguyên tố đại lượng gồm C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. Nguyên tố vi lượng (chiếm < 100mg/l kg chất khô của cây) chủ yếu là Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng.,"Đất là nguốn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưõng khoáng cho cây: Các muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc hoà tan (dạng ion). Rễ cây chí hấp thụ được muối khoáng ở dạng hoà tan. Sự chuyển hoá muối khoáng từ dạng không tan thành dạng hoà tan chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố môi trường như hàm lượng nước, độ thoáng (lượng ôxi), độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật đất. Nhưng các nhân tố này lại chịu ảnh hưởng của cấu trúc đất." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng.,"Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết sẽ không chi độc hại đối với cây mà còn gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường. Ví dụ, nếu lượng Mo trong mô thực vật đạt 20mg/lkg chất khô hay cao hơn, động vật ăn rau tươi sẽ bị ngộ độc Mo, người ăn rau tươi sẽ bị bệnh gút - còn gọi là bệnh thống phong (podagra, arthritis urica). Dư lượng (lượng dư thừa) phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính (cấu trúc) của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi và khi bị rửa trôi xuống các ao, hồ, sông, suối sẽ gây ô nhiễm nguồn nước." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng.,"Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây gồm các nguyên tô dại lượng (C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg) và một số nguyên tố vi lượng (Fe, Mn, Cu, Zn, Cl, B, Mo, Ni). Các nguyên tô dinh dưỡng khoáng thiết yếu tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết các hoạt dộng sông của cơ thể. Các muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc dạng hoà tan. Cây chỉ hấp thụ các muối khoáng ở dạng hoà tan (dạng ion). Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây dộc cho cây, gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất và nước." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng.,"Những cây lupln trắng (Lupinus albus) sinh trưởng trong đất không chứa phôtpho sẽ phát triển ra những rễ bên không binh thường. Các rễ bên túm tụm lại thay vì phát triển thành rễ cọc dài. Nghiên cửu mới đây cho thấy, hàm lượng thấp của phôtpho gảy ảnh hưởng đến sự điều tiết các gen cảm ứng nên sự hình thành loại rễ như vậy." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng.,"Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưõng khoáng cho cây: Các muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc hoà tan (dạng ion). Rễ cây chí hấp thụ được muối khoáng ở dạng hoà tan. Sự chuyên hoá muối khoáng từ dạng không tan thành dạng hoà tan chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố môi trường như hàm lượng nước, độ thoáng (lượng ôxi), độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật đất. Nhưng các nhân tố này lại chịu ảnh hưởng của cấu trúc đất." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng.,"Những cây lupin trắng (Lupinus albus) sinh trưởng trong đất không chứa phôtpho sẽ phát triển ra những rễ bên không bình thường. Các rễ bên túm tụm lại thay vì phát triển thành rễ cọc dài. Nghiên cứu mới đây cho thấy, hàm lượng thấp của phôtpho gảy ảnh hưởng đến sự điều tiết các gen cảm ứng nên sự hình thành loại rễ như vậy." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 5, 6: Dinh dưỡng Nito ở thực vật.",Sự đồng hoá nitơ trong mô thực vật gồm 2 quá trình: khử nitrat và đồng hoá amôni. Mo và Fe hoạt hoá các enzim tham gia vào quá trình khử trên. Quá trình khử nitrat thành amôni được thực hiện trong mô rễ và mô lá. Quá trình đồng hoá NH4 trong mô thực vật. 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 5, 6: Dinh dưỡng Nito ở thực vật.","Các vi sinh vật cố định nitơ gồm 2 nhóm: nhóm vi sinh vật sống tự do như vi khuẩn lam (Cyanobacteria) có nhiều ở ruộng lúa và nhóm cộng sinh với thực vật, điển hình là các vi khuẩn thuộc chi Rhizohium tạo nốt sần ở rễ cây họ Đậu. Vi khuẩn cố định nitơ có khả năng tuyệt vời như vậy vì trong cơ thể của các vi khuẩn cố định nitơ có một enzim độc nhất vô nhị là nitrôgenaza. Nitrôgenaza có khả năng bẻ gẫy ba liên kết cộng hoá trị bền vững giữa hai nguyên tử nitơ để nitơ liên kết với hiđrô tạo ra amôniac (NH3). Trong môi trường nước, NH3 chuyển thành NH4+" 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 5, 6: Dinh dưỡng Nito ở thực vật.","Trong thiên nhiên, địa y - thể cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn lam cố định nitơ có ý nghĩa quan trọng. Địa y phân bố trên đất sườn dốc nghèo dinh dưỡng, trên các tảng đá núi và trên mặt đất. Hấp dẫn hơn cả đối với nông nghiệp là vi khuẩn nốt sần thuộc chi Rhizobium cộng sinh ở rễ cây họ Đậu. Các vi khuẩn này trung bình hằng năm cổ định được một lượng nitơ khoảng 100 - 400kg/ha. Trong các cây trổng họ Đậu đứng đầu bảng về khả năng tích luỹ NH4 là cây linh làng (Medicago): 500 - 600kg/ha, đậu Hà Lan, đậu cô ve: 5 - 60kg/ha. Vi khuẩn lam cộng sinh với bèo hoa dâu có khả năng cổ định nitơ tối đa đến 1300kg/ha (Nguyễn Hữu Thước, 1984). Trong công tác phủ xanh đất trống đổi núi trọc, với chương trình trổng 5 triệu hecta rừng các loài cây gỗ có vi khuẩn cộng sinh ở rễ như keo lá tràm (keo hoa vàng), keo tai tượng... đang được sử dụng phổ biến vừa có tốc độ sinh trưởng nhanh, độ che phủ cao, vừa có tác dụng cải tạo đất ngày một tốt hơn." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 5, 6: Dinh dưỡng Nito ở thực vật.","Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được lễ cây hấp thụ ở dạng NH4 và NO3. Nitơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống của thực vật. Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtếin, enzim, côenzim, axit nuciêic, diệp lục, ATP,... Thiếu nitơ sẽ làm giảm quá trình tổng họp prôtếin, tờ đó sự sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt trên lá. Màu vàng xuất hiện trước tiên ở những lá già. Điều đó xảy ra là do sự huy động và sự di chuyển của các ion trong cây. Nitơ là thành phần cấu tạo của prôtếin - enzim, côenzim và ATP. Vì vậy, nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử prôtếin trong tế bào chất." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 5, 6: Dinh dưỡng Nito ở thực vật.",Sự đồng hoá nitơ trong mô thực vật gồm 2 quá trinh: khử nitrat và đồng hoá amôni. Mo và Fe hoạt hoá các enzim tham gia vào quá trình khử trên. Quá trình khử nitrat thành amôni được thực hiện trong mô rễ và mô lá. Quá trình đồng hoá NH4 trong mô thực vật. 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 5, 6: Dinh dưỡng Nito ở thực vật.","Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng như protein, axit nuclêic, diệp lục, ATP,... trong cơ thể thực vật. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào. Do đó, nitơ ảnh hưởng đến mức độ hoạt dộng của tế bào thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4+ và NO3-. Trong cây, NO3- được khử thành NH4+. NH4+ ở trong mô thực vật được đồng hoá theo 3 con đường: amin hoá , chuyển vị amin và hình thành amit. Hình thành amit là con đường khử độc NH4+ dư thừa, đồng thời tạo nguồn dự trữ NH4+ cho quá trình tống hợp axit amin khi cần thiết." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 5, 6: Dinh dưỡng Nito ở thực vật.","Dư lượng nitrat trong mô thực vật là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ sạch hoá học của nông phẩm. Lượng nitrat tích luỹ vượt quá giói hạn cho phép đối với từng loại nông phẩm sẽ độc hại cho sức khoẻ con người. VI dụ, bắp cải được coi là sạch nếu lượng nitrat không vượt quá 500mg/kg. Nitrat chuyển hoá thành nitrít, đó là một chất có khả năng gây bệnh ung thư cho người" 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 5, 6: Dinh dưỡng Nito ở thực vật.","Nitơ là một trong những nguyên tố phổ biến nhất trong tự nhiên, chủ yếu tồn tại trong không khí và trong đất. Nitơ phân tử (N2) trong khí quyển chiếm khoảng gần 80%. Cây không thể hấp thụ được nitơ phân tử. Nitơ phân tử sau khi đã được các vi sinh vật cố định nitơ chuyển hoá thành NH3 thì cây mới đồng hoá được. Nitơ ở dạng NO và NO3-, trong khí quyển là độc hại đối với cơ thể thực vật." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 5, 6: Dinh dưỡng Nito ở thực vật.","Nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây là đất. Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng: nitơ khoáng (nitơ vô cơ) trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật,...). Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng từ đất dưới dạng NO3- và NH4+ . NO3- dễ bị rửa trôi xuống các lớp đất nằm sâu bên dưới. NH4+ được các hạt keo đất tích điện âm giữ lại trên bề mặt của chúng nên ít bị nước mưa mang đi. Cây không trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. Cây chi hấp thụ được dạng nitơ hữu cơ đó sau khi nó đã được các vi sinh vật đất khoáng hoá (biến nitơ hữu cơ thành nitơ khoáng) thành NH4+ và NO3-." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 5, 6: Dinh dưỡng Nito ở thực vật.", 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 5, 6: Dinh dưỡng Nito ở thực vật.","Để cây trồng có nâng suất cao cần phải bón phân hợp lí: đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng; đúng nhu cầu của giống, loài cây trồng; phù hợp với thời kì sinh trưởng và phát triển của cây (bón lót, bón thúc) cũng như điểu kiện đất đai và thời tiết mùa vụ." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 5, 6: Dinh dưỡng Nito ở thực vật.","Bón phân qua rễ (bón vào đất): Cơ sở sinh học của phương pháp bón phân qua rễ là dựa vào khả năng của rễ hấp thụ các ion khoáng từ đất. Bón phân qua rễ gồm bón lót trước khi trồng cây và bón thúc sau khi trồng cây. Bón phân qua lá: Cơ sở sinh học của phương pháp bón phân qua lá là sự hấp thụ các ion khoáng qua khí khổng. Dung dịch phân bón qua lá phải có nồng độ các ion khoáng thấp và chỉ bón phân qua lá khi trời không mưa và nắng không quá gay gắt. Khi lượng phân bón vượt quá mức tối ưu, cây sẽ không hấp thụ hết. Dư lượng phân bón sẽ làm xấu tính chất lí hoá của đất. Dư lượng phân bón sẽ bị nước mưa cuốn xuống các thuỷ vực gáy ô nhiễm môi trường nước." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 5, 6: Dinh dưỡng Nito ở thực vật.","Thực vật chỉ hấp thụ được nitơ khoáng từ đất. Nitơ hữu cơ từ xác sinh vật trong đất chỉ được cây hấp thụ sau khi đã được các vi sinh vật đất khoáng hoá. Cây không hấp thụ được nitơphân tử. Nhờ có enzim nitrôgenaza, vi sinh vật cô định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hiđrô thành NH, dễ tiêu đối vói cây. Có 2 phương pháp bón phân dựa vào khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của rễ và lá. Bón phân hợp lí có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 5, 6: Dinh dưỡng Nito ở thực vật.","Trong thiên nhiên, địa y - thể cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn lam cố định nitơ có ỷ nghĩa quan trọng. Địa y phân bố trên đất sườn dốc nghèo dinh dưỡng, trên các tảng đá núi và trên mặt đất. Hấp dẫn hơn cả đổi với nông nghiệp là vi khuẩn nốt sần thuộc chi Rhizobium cộng sinh ở rễ cây họ Đậu. Các vi khuẩn này trung bình hằng năm cổ định được một lượng nitơ khoảng 100 - 400kg/ha. Trong các cây trổng họ Đậu đứng đầu bảng về khả năng tích luỹ NH4 là cây linh làng (Medicago): 500 - 600kg/ha, đậu Hà Lan, đậu cô ve: 5 - 60kg/ha. VI khuẩn lam cộng sinh VÔI bèo hoa dâu có khả năng cổ định nitơ tối đa đến 1300kg/ha (Nguyễn Hữu Thước, 1984). Trong công tác phủ xanh đất trống đổi núi trọc, VỚI chương trình trổng 5 triệu hecta rừng các loài cây gỗ có vi khuẩn cộng sinh ở rễ như keo lá tràm (keo hoa vàng), keo tai tượng... đang được sử dụng phổ biến vừa có tốc độ sinh trưởng nhanh, độ che phủ cao, vừa có tác dụng cải tạo đất ngày một tốt hơn." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 5, 6: Dinh dưỡng Nito ở thực vật.","Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được lễ cây hấp thụ ở dạng NH4 và NO3. Nitơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống của thực vật. Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nuciêic, diệp lục, ATP,... Thiếu nitơ sẽ làm giảm quá trình tổng họp prôtêin, tờ đó sự sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt trên lá. Màu vàng xuất hiện trước tiên ở những lá già. Điều đó xảy ra là do sự huy động và sự di chuyển của các ion trong cây. Nitơ là thành phần cấu tạo của prôtêin - enzim, côenzim và ATP. Vì vậy, nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử prôtêin trong tế bào chất." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 5, 6: Dinh dưỡng Nito ở thực vật.","Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng như protein, axit nuclêic, diệp lục, ATP,... trong cơ thể thực vật. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào. Do đó, nitơ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4+ và NO3-. Trong cây, NO3- được khử thành NH4+. NH4+ ở trong mô thực vật được đồng hoá theo 3 con đường: amin hoá , chuyển vị amin và hình thành amit. Hình thành amit là con đường khử độc NH4+ dư thừa, đồng thời tạo nguồn dự trữ NH4+ cho quá trình tống hợp axit amin khi cần thiết." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 8: Quang hợp ở thực vật.,"Đặc điểm giải phẫu, hình thái bên ngoài: Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng, trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp. Hệ gân lá có mạch dẫn gồm mạch gỗ và mạch rây, xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đi đến tận từng tế bào nhu mô của lá. Nhờ vậy, nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá. Trong lá có nhiều tế bào chứa những hạt màu lục có thể dễ dàng thấy được dưới kính hiển vi quang học. Các hạt màu lục này được gọi là lục lạp." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 8: Quang hợp ở thực vật.,"Toàn bộ sự sống trên hành tinh của chúng ta phụ thuộc vào quang hợp, do: Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh cho con người. Quang năng đã được chuyển thành hoá nàng trong các liên kết hoá học của sản phẩm quang hợp. Đây là nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới. Quang hợp điểu hoà không khí: giải phóng CO2 (là dưỡng khí cho sinh vật hiếu khí) và hấp thụ CO2, (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính)." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 8: Quang hợp ở thực vật.,"Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh bao gổm diệp lục và carôtenôit. Diệp lục có 2 loại chủ yếu là diệp lục a và diệp lục b. Diệp lục là nguyên nhân làm cho lá cây có màu lục. Các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ và phản chiếu vào mắt ta làm cho ta thấy lá có màu lục. Carôtenôit là nhóm sắc tố phụ quang hợp gồm carôten và xantôphyl. Carôtenôit tạo nên màu đỏ, da cam, vàng của lá, quả (màu đỏ của quả gấc chín), củ (màu vàng của củ cà rốt). Sau đó, quang năng được chuyển hoá thành hoá năng trong ATP và NADPH (nicôtin amit ađênin đinuclêôtit phôtphat dạng khử). Trong các sắc tố quang hợp, chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hoá năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH. Các sắc tố khác chí hấp thụ năng lượng ánh sáng và h uyền năng lượng đó cho diệp lục a." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 8: Quang hợp ở thực vật.,"Quang hợp ỏ thực vật là quớ trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt tròi dã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cachohiđrat vờ giải phóng ôxi từ khí cơchonic và nước. Quang hợp cung cấp thức ăn, năng lượng để duy trì sự sống của sinh giới; cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người; điều hoà thành phần khí trong sinh quyển. Lá xanh là cơ quan quang hợp. Lục lạp là bào quan quang hợp, chứa hệ sác tô quang hợp gồm diệp lục và carôtenôit phân bố trong màng tiìacôit. Các sắc tố này hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ỏ trung tâm phản ứng. Tại đó, năng lượng ánh sáng được chuyển hoá thành năng lượng hoá học trong ATP và NADPH." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 8: Quang hợp ở thực vật.,"Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh bao gồm diệp lục và carôtenôit. Diệp lục có 2 loại chủ yếu là diệp lục a và diệp lục b. Diệp lục là nguyên nhân làm cho lá cây có màu lục. Các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ và phản chiếu vào mắt ta làm cho ta thấy lá có màu lục. Carôtenôit là nhóm sắc tố phụ quang hợp gồm carôten và xantôphyl. Carôtenôit tạo nên màu đỏ, da cam, vàng của lá, quả (màu đỏ của quả gấc chín), củ (màu vàng của củ cà rốt). Sau đó, quang năng được chuyển hoá thành hoá năng trong ATP và NADPH (nicôtin amit ađênin đinuclêôtit phôtphat dạng khử). Trong các sắc tố quang hợp, chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hoá năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH. Các sắc tố khác chí hấp thụ năng lượng ánh sáng và h uyền năng lượng đó cho diệp lục a." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, và CAM.","Thực vật CAM gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn (ví dụ, cây xương rồng) và các loài cây trồng như cáy dứa, thanh long. để tránh mất nước do thoát hơi nước, khí khổng của các loài cây mọng nước đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. Do đó, chúng sẽ không quang hợp được. để thoát khỏi tình trạng ấy, thực vật mọng nước đã chọn được một con đường cố định CO, theo cách riêng của mình. Con đường đó gọi là con đường CAM. Con đường CAM là đặc điểm thích nghi sinh lí của thực vật mọng nước đối với môi trường khô hạn ở sa mạc. Qua đó ta thấy, chu trình Canvin tồn tại ở mọi loại thực vật. Từ A/PG - sản phẩm trực tiếp của chu trình Canvin - hình thành nên đường glucôzơ. Rồi từ hợp chất này hình thành nên tinh bột, saccarôzơ... Cũng từ A/PG hình thành nên axit amin, prôtêin, lipit." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, và CAM.","Thực vật CAM gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn (ví dụ, cây xương rồng) và các loài cây trồng như cáy dứa, thanh long. để tránh mất nước do thoát hơi nước, khí khổng của các loài cây mọng nước đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. Do đó, chúng sẽ không quang hợp được. để thoát khỏi tình trạng ấy, thực vật mọng nước đã chọn được một con đường cố định co, theo cách riêng của mình. Con đường đó gọi là con đường CAM. Con đường CAM là đặc điểm thích nghi sinh lí của thực vật mọng nước đối với môi trường khô hạn ở sa mạc. Qua đó ta thấy, chu trình Canvin tồn tại ở mọi loại thực vật. Từ A/PG - sản phẩm trực tiếp của chu trình Canvin - hình thành nên đường glucôzơ. Rồi từ hợp chất này hình thành nên tinh bột, saccarôzơ... Cũng từ A/PG hình thành nên axit amin, prôtêin, lipit." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, và CAM.","Quá trình quang hợp được chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối. Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM chit khác nhau chủ yếu trong pha tối. Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết ho á học trong ATP và NADPH. Tilacôit là nơi diễn ra pha sáng. Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân li nước (phân tử nước bị phân li dưới tác động của năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ). Sơ đồ phản ứng cho thấy ôxi được giải phóng ra từ phân tử nước. Các êlectron xuất hiện trong quá trình quang phân li nước đến bù lại các êlectron của diệp lục a đã bị mất khi diệp lục này tham gia chuyển êlectron cho các chất khác." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, và CAM.","Pha tối (pha cố định CO2) diễn ra trong chất nền (strôma) của lục lạp. Thực vật C3 gồm từ các loài rêu cho đến các loài cây gỗ cao lớn mọc trong rừng, phân bố hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất. Nhóm thực vật này cố định CO0 theo con đường C3 (chu trình Canvin). Tuỳ thuộc vào đặc điểm sinh thái, qua quá trình tiến hoá đã hình thành nên các con đường cố định CO2 khác nhau. Cho đến nay, ngoài con đường C3, các nhà sinh lí học thực vật đã phát hiện thêm 2 con đường cố định CO2 khác: con đường C4 và con đưòng CAM. Tương ứng với ba con đường cố định CO2 người ta phân biệt ba nhóm thực vật: thực vật C3, thực vật C4 và thực vật CAM." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, và CAM.","Nhóm thực vật C4 bao gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao lương, kê,... tiến hành quang hợp theo con đường C4. Đó là phản ứng thích nghi sinh lí đối với cường độ ánh sáng mạnh. Thực vật C4 có các ưu việt hơn thực vật C3: cường độ quang hợp cao hơn, điếm bù co, thấp hon, điểm bão hoà ánh sáng cao hơn, nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn. Nhờ vậy, thực vật có năng suất cao hơn thực vật C3." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, và CAM.","Thực vật CAM gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn (ví dụ, cây xương rồng) và các loài cây trồng như cây dứa, thanh long... để tránh mất nước do thoát hơi nước, khí khổng của các loài cây mọng nước đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. Do đó, chúng sẽ không quang hợp được. Để thoát khỏi tình trạng ấy, thực vật mọng nước đã chọn được một con đường cố định co, theo cách riêng của mình. Con đường đó gọi là con đường CAM. Con đường CAM là đặc điểm thích nghi sinh lí của thực vật mọng nước đối với môi trường khô hạn ở sa mạc. Qua đó ta thấy, chu trình Canvin tồn tại ở mọi loại thực vật. Từ A/PG - sản phẩm trực tiếp của chu trình Canvin - hình thành nên đường glucôzơ. Rồi từ hợp chất này hình thành nên tinh bột, saccarôzơ... Cũng từ A/PG hình thành nên axit amin, prôtêin, lipit." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, và CAM.","Nhóm thực vật C4 bao gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao lương, kê,... tiến hành quang hợp theo con đường C4. Đó là phản ứng thích nghi sinh lí đối với cường độ ánh sáng mạnh. Thực vật C4 có các ưu việt hơn thực vật C3: cường độ quang hợp cao hơn, điếm bù co, thấp hơn, điểm bão hoà ánh sáng cao hơn, nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn. Nhờ vậy, thực vật có năng suất cao hơn thực vật C3." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.,"Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp. Quang hợp chi xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbonhiđrat.Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sáu. Thành phần ánh sáng cũng biến động theo thời gian của ngày. Vào buổi sáng sớm và buổi chiều, ánh sáng chứa nhiều tia đỏ hơn. Vào buổi trưa, các tia sáng có bước sóng ngắn (tia xanh, tia tím) tăng lên. Dưới tán rừng rậm, chủ yếu là ánh sáng khuếch tán, các tia đỏ giảm rõ rệt. Cây mọc dưới tán rừng thường chứa lượng diệp lục b cao giúp hấp thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn hơn." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.,"Khi cây thiếu nước đến 40 - 60%, quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ. Khi bị thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm. Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và trong pha tối của quang hợp. Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài cây khác nhau thì khác nhau. Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở thực vật vùng cực, núi cao và ôn đới là -15°C, ở thực vật á nhiệt đới là 0 - 2°C, ở thực vật nhiệt đới là 4 - 8°C. Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp cũng không giống nhau ở các loài cáy khác nhau. Đối với cáy ưa nhiệt, quang hợp đã bị hư hại ở nhiệt độ 12°C. Cây ưa nhiệt ở vùng nhiệt đới vần quang hợp ở nhiệt độ 50°C. Thực vật ở sa mạc có thể quang hợp ở nhiệt độ 58°C." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.,"Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp được gọi là điểm hù ánh sáng. Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng. Tăng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng hầu như ti lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến khi đạt tới điểm bão hoà ánh sáng. Điểm bão hoà ánh sáng là trị số ánh sáng mà từ đó cường độ quang hợp không tăng thêm dừ cho cường độ ánh sáng tiếp tục tăng. Ở một số nước vừng ôn đới, người ta dùng ánh sáng nhân tạo để trồng cây trong nhà kính." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.,"Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp. Quang hợp chi xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbolhđrat.Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sáu. Thành phần ánh sáng cũng biến động theo thời gian của ngày. Vào buổi sáng sớm và buổi chiều, ánh sáng chứa nhiều tia đỏ hơn. Vào buổi trưa, các tia sáng có bước sóng ngắn (tia xanh, tia tím) tăng lên. Dưới tán rừng rậm, chủ yếu là ánh sáng khuếch tán, các tia đỏ giảm rõ rệt. Cây mọc dưới tán rừng thường chứa lượng diệp lục cao giúp hấp thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn hơn." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.,"Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbolhđrat.Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sáu. Thành phần ánh sáng cũng biến động theo thời gian của ngày. Vào buổi sáng sớm và buổi chiều, ánh sáng chứa nhiều tia đỏ hơn. Vào buổi trưa, các tia sáng có bước sóng ngắn (tia xanh, tia tím) tăng lên. Dưới tán rừng rậm, chủ yếu là ánh sáng khuếch tán, các tia đỏ giảm rõ rệt. Cây mọc dưới tán rừng thường chứa lượng diệp lục cao giúp hấp thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn hơn." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.,"Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp. Quang hợp chi xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbolhđrat. Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sáu. Thành phần ánh sáng cũng biến động theo thời gian của ngày. Vào buổi sáng sớm và buổi chiều, ánh sáng chứa nhiều tia đỏ hơn. Vào buổi trưa, các tia sáng có bước sóng ngắn (tia xanh, tia tím) tăng lên. Dưới tán rừng rậm, chủ yếu là ánh sáng khuếch tán, các tia đỏ giảm rõ rệt. Cây mọc dưới tán rừng thường chứa lượng diệp lục cao giúp hấp thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn hơn." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.,"Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp. Quang hợp chi xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbolhđrat. Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sáu. Thành phần ánh sáng cũng biến động theo thời gian của ngày. Vào buổi sáng sớm và buổi chiều, ánh sáng chứa nhiều tia đỏ hơn. Vào buổi trưa, các tia sáng có bước sóng ngắn (tia xanh, tia tím) tăng lên. Dưới tán rừng rậm, chủ yếu là ánh sáng khuếch tán, các tia đỏ giảm rõ rệt. Cây mọc dưới tán rừng thường chứa lượng diệp lục cao giúp hấp thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn hơn." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.,"Trong tự nhiên, nồng độ CO2 trung bình là 0,03%. Nồng độ CO2, thấp nhất mà cây quang hợp được là 0,008 - 0,01%. Dưới ngưỡng đó, quang hợp rất yếu hoặc có thể không xảy ra.Đất là một nguồn cung cấp CO2, cho không khí. CO2 trong đất chủ yếu là do hô hấp của vi sinh vật và của rễ cây tạo nên. Tăng nồng độ CO2, lúc đầu cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận, sau đó tăng chậm cho tới khi đến trị số bão hoà CO2. Vượt quá trị số đó, cường độ quang hợp giảm. Nồng độ bão hoà CO2 - trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tuỳ thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.,"Khi cây thiếu nước đến 40 - 60%, quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ. Khi bị thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm. Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và trong pha tối của quang hợp. Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài cây khác nhau thì khác nhau. Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở thực vật vùng cực, núi cao và ôn đới là -15°C, ở thực vật á nhiệt đới là 0 - 2°C, ở thực vật nhiệt đới là 4 - 8°C. Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp cũng không giống nhau ở các loài cây khác nhau. Đối với cây ưa nhiệt, quang hợp đã bị hư hại ở nhiệt độ 12°C. Cây ưa nhiệt ở vùng nhiệt đới vần quang hợp ở nhiệt độ 50°C. Thực vật ở sa mạc có thể quang hợp ở nhiệt độ 58°C." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.,"Nguyên tố khoáng ảnh hưởng nhiều mặt đến quang hợp: tham gia cấu thành enzim quang hợp (N, P, S) và diệp lục (Mg, N); điều tiết độ mở khí khổng cho CO2, khuếch tán vào lá (K); liên quan đến quang phân li nước (Mn, Cl),... Những tác nhân ngoại cảnh vừa nêu có thể được sử dụng để điểu khiển cường độ quang hợp của cây trồng ở ngoài tự nhiên cũng như trong các nhà trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo là sử dụng ánh sáng của các loại đèn (đèn nêon, đèn sợi đốt) thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cáy trong nhà có mái che, trong phòng. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo giúp con người khắc phục điều kiện bất lợi cùa môi trường như giá rét hay sâu bệnh để sản xuất ra nông phẩm cho con người. Ở các nước ôn đới, nhà trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo đảm bảo cung cấp rau quả tươi cho con người vào cả mùa đông băng giá. Ở Việt Nam, trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo có thể được áp dụng để sản xuất rau sạch, nhân giống cây trồng bằng phương pháp sinh dưỡng như nuôi cấy mô thực vật, tạo cành giâm trước khi đưa ra trồng ở ngoài thực địa." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.,"Cường độ và quang phổ của ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp, quang hợp cực đại tại các miền tia đỏ và tia xanh tím. Quang hợp tăng tỉ lệ thuận với nồng độ CO2 cho đến trị số bão hoà CO2, trên ngưỡng đó quang hợp giảm. Nước là yếu tố rất quan trọng đối vói quang hợp (nguyên liệu, môi trường, điều tiết khí khống và nhiệt độ của lá). Đối với đa số các loài cây, quang hợp tăng theo nhiệt độ đến giá tri tối ưu (tuỳ loài), trên ngưỡng dó quang hợp giảm. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng ảnh hưởng nhiều mặt đến quang hợp. Sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm của giống và loài cây. Trong tự nhiên, các yếu tố môi trường không tác động riêng lẻ lên quang hợp mà là tác động phổi hợp (ví dụ rõ nét nhất là sự phối hợp tác dộng của cường độ ánh sáng và cường độ CO2)." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.,"Cường độ và quang phổ của ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp, quang hợp cực đại tại các miền tia đỏ và tia xanh tím. Quang hợp tăng tỉ lệ thuận với nồng độ CO2 cho đến trị số bão hòa CO2, trên ngưỡng đó quang hợp giảm. Nước là yếu tố rất quan trọng đối vói quang hợp (nguyên liệu, môi trường, điều tiết khí khống và nhiệt độ của lá). Đối với đa số các loài cây, quang hợp tăng theo nhiệt độ đến giá tri tối ưu (tuỳ loài), trên ngưỡng dó quang hợp giảm. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng ảnh hưởng nhiều mặt đến quang hợp. Sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm của giống và loài cây. Trong tự nhiên, các yếu tố môi trường không tác động riêng lẻ lên quang hợp mà là tác động phối hợp (ví dụ rõ nét nhất là sự phối hợp tác dộng của cường độ ánh sáng và cường độ CO2)." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.,"Cường độ và quang phổ của ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp, quang hợp cực đại tại các miền tia đỏ và tia xanh tím. Quang hợp tăng tỉ lệ thuận với nồng độ CO2 cho đến trị số bão hòa CO2, trên ngưỡng đó quang hợp giảm. Nước là yếu tố rất quan trọng đối với quang hợp (nguyên liệu, môi trường, điều tiết khí khống và nhiệt độ của lá). Đối với đa số các loài cây, quang hợp tăng theo nhiệt độ đến giá tri tối ưu (tuỳ loài), trên ngưỡng dó quang hợp giảm. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng ảnh hưởng nhiều mặt đến quang hợp. Sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm của giống và loài cây. Trong tự nhiên, các yếu tố môi trường không tác động riêng lẻ lên quang hợp mà là tác động phối hợp (ví dụ rõ nét nhất là sự phối hợp tác dộng của cường độ ánh sáng và cường độ CO2)." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.,"Cường độ và quang phổ của ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp, quang hợp cực đại tại các miền tia đỏ và tia xanh tím. Quang hợp tăng tỉ lệ thuận với nồng độ CO2 cho đến trị số bão hòa CO2, trên ngưỡng đó quang hợp giảm. Nước là yếu tố rất quan trọng đối với quang hợp (nguyên liệu, môi trường, điều tiết khí khống và nhiệt độ của lá). Đối với đa số các loài cây, quang hợp tăng theo nhiệt độ đến giá tri tối ưu (tuỳ loài), trên ngưỡng đó quang hợp giảm. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng ảnh hưởng nhiều mặt đến quang hợp. Sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm của giống và loài cây. Trong tự nhiên, các yếu tố môi trường không tác động riêng lẻ lên quang hợp mà là tác động phối hợp (ví dụ rõ nét nhất là sự phối hợp tác dộng của cường độ ánh sáng và cường độ CO2)." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.,"Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp được gọi là điểm bù ánh sáng. Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng. Tăng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng hầu như ti lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến khi đạt tới điểm bão hoà ánh sáng. Điểm bão hoà ánh sáng là trị số ánh sáng mà từ đó cường độ quang hợp không tăng thêm dừ cho cường độ ánh sáng tiếp tục tăng. Ở một số nước vừng ôn đới, người ta dùng ánh sáng nhân tạo để trồng cây trong nhà kính." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.,"Trong tự nhiên, nồng độ CO2 trung bình là 0,03%. Nồng độ CO2, thấp nhất mà cây quang hợp được là 0,008 - 0,01%. Dưới ngưỡng đó, quang hợp rất yếu hoặc có thể không xảy ra.Đất là một nguồn cung cấp CO2, cho không khí. CO2 trong đất chủ yếu là do hô hấp của vi sinh vật và của rễ cáy tạo nên. Tăng nồng độ CO2, lúc đầu cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận, sau đó tăng chậm cho tới khi đến trị số bão hoà CO2. Vượt quá trị số đó, cường độ quang hợp giảm. Nồng độ bão hoà CO2 - trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tuỳ thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.,"Khi cáy thiếu nước đến 40 - 60%, quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ. Khi bị thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm. Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và trong pha tối của quang hợp. Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài cây khác nhau thì khác nhau. Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở thực vật vùng cực, núi cao và ôn đới là -15°C, ở thực vật á nhiệt đới là 0 - 2°C, ở thực vật nhiệt đới là 4 - 8°C. Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp cũng không giống nhau ở các loài cáy khác nhau. Đối với cáy ưa nhiệt, quang hợp đã bị hư hại ở nhiệt độ 12°C. Cây ưa nhiệt ở vùng nhiệt đới vần quang hợp ở nhiệt độ 50°C. Thực vật ở sa mạc có thể quang hợp ở nhiệt độ 58°C." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng.,"Quang hợp quyết định khoảng 90 - 95% năng suất cây trồng, phần còn lại 5 - 10% là các chất dinh dưỡng khoáng. Một số khái niệm liên quan đến năng suất cây trồng: Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. Năng suất kinh tế là một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan (hạt, củ, quả, lá...) chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. Ví dụ, ở các loài cây trồng họ Hòa thảo, phần vật chất khô của hạt trong tổng khối lượng khô của các cơ quan trên mặt đất vào thời điểm thu hoạch biến động trong giới hạn từ 25% (các giống ngô, lúa mì đen) đến 50% (cây lúa), ở cây họ Đậu: khoảng từ 30% (cây đậu tương) đến 60% (đậu cô ve). Bằng con đường chọn lọc về sự phân bố các chất đồng hoá vào hạt, người ta đã thành công trong việc nâng cao phần khối lượng của hạt trong tổng khối lượng của cây ngô từ 24% đến 47%, ở cây lúa từ 43% đến 57%." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng.,"Quang hợp quyết định khoảng 90 - 95% năng suất cây trồng, phần còn lại 5 - 10% là các chất dinh dưỡng khoáng. Một số khái niệm liên quan đến năng suất cây trồng: Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. Năng suất kinh tế là một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan (hạt, củ, quả, lá...) chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. Ví dụ, ở các loài cây trồng họ Hoà thảo, phần vật chất khô của hạt trong tổng khối lượng khô của các cơ quan trên mặt đất vào thời điểm thu hoạch biến động trong giới hạn từ 25% (các giống ngô, lúa mì đen) đến 50% (cây lúa), ở cây họ Đậu: khoảng từ 30% (cây đậu tương) đến 60% (đậu cô ve). Bằng con đường chọn lọc về sự phân bố các chất đồng hoá vào hạt, người ta đã thành công trong việc nâng cao phần khối lượng của hạt trong tổng khối lượng của cây ngô từ 24% đến 47%, ở cây lúa từ 43% đến 57%." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng.,"Năng suất cây trồng phụ thuộc vào quá trình quang hợp. Do đó, thông qua sự điều tiết các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp, người ta có thê nâng cao năng suất cây trồng. Có thể điều khiển diện tích bộ lá nhờ các biện pháp nông sinh như bón phân, tưới nước hợp lí, thực hiện kĩ thuật chăm sóc phù hợp với loài và giống cây trồng. Tác dụng của bộ lá đối với quang hợp thể hiện ở trị số diện tích lá. Trị số cực đại của diện tích lá đối với cây lấy hạt là 3 - 4 (30 000 - 40 000 m2 lá/ha); đối với cây lấy củ và rễ là 4 - 5,5." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng.,"Năng suất cây trồng phụ thuộc vào quá trình quang hợp. Do đó, thông qua sự điều tiết các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp, người ta có thê nâng cao năng suất cây trồng. Có thể điều khiển diện tích bộ lá nhờ các biện pháp nông sinh như bón phân, tưới nước hợp lí, thực hiện kĩ thuật chăm sóc phù hợp với loài và giống cây trồng. Tác dụng của bộ lá đối với quang hợp thể hiện ở trị số diện tích lá. Trị số cực đại của diện tích lá đối với cây lấy hạt là 3 - 4 (30 000 - 40 000 m2 lá/ha); đối với cáy lấy củ và rễ là 4 - 5,5." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng.,"Cường độ quang hợp là chi số thể hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy quang hợp (lá). Chi số đó ảnh hưởng quyết định đến sự tích luỹ chất khô và năng suất cây trồng. Tăng cường độ quang hợp bằng cách thực hiện các biện pháp kĩ thuật như cung cấp nước, bón phân, chăm sóc hợp lí tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hoá năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả. Trong tuyển chọn và tạo mới các giống cây trồng, người ta chú ý đến những giống cây có cường độ quang hợp cao." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng.,"Cường độ quang hợp là chi số thể hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy quang hợp (lá). Chỉ số đó ảnh hưởng quyết định đến sự tích luỹ chất khô và năng suất cây trồng. Tăng cường độ quang hợp bằng cách thực hiện các biện pháp kĩ thuật như cung cấp nước, bón phân, chăm sóc hợp lí tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển hoá năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả. Trong tuyển chọn và tạo mới các giống cây trồng, người ta chú ý đến những giống cây có cường độ quang hợp cao." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng.,"Để tăng hệ số kinh tế cần thực hiện các công việc sau: Tuyển chọn các giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế (hạt, quả, củ...) với tí lệ cao, do đó sẽ tăng hệ số kinh tế của cây trồng. Các biện pháp nông sinh như bón phân hợp lí, ví dụ đối với cây nông nghiệp, bón đủ phân kali giúp tăng sự vận chuyển sản phẩm quang hợp vào hạt, củ, quả cũng có tác dụng tăng hệ số kinh tế." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng.,"Quang hợp quyết định khoảng 90 - 95% năng suất cây trồng. Tăng năng suất cây trồng hằng cách: Tăng diện tích hộ lá, tăng cường độ quang hợp và tăng hiệu suất quang hợp của cây trồng hằng cách áp dụng các biện pháp kĩ thuật như chăm sóc, bón phân, cung cấp nước hợp lí tuỳ thuộc vào giống, loài cây trồng. Tuyển chọn và tạo mới các giống, loài cây trồng có cường độ và hiệu suất quang hợp cao. Tăng hệ số kinh tế của cây trồng bằng biện pháp chọn giống và bón phân." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng.,"Các nhà khoa học của NASA (cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia của nườc Mĩ) đã trồng cây mạ lúa mì (Triticum aestivum) trong con tàu vũ trụ Discovery. Sau 10 ngày ở trong vũ trụ, cường độ quang hợp của các cây mạ lúa mì thấp hơn so với các cây ở điều kiện đối chứng (điều kiện trên mặt đất) là 25%. Các nhà khoa học kết luận rằng: có thể sản xuất lương thực trong vũ trụ nhưng năng suất có thể bị giảm vì môi trường vi trọng lực (gần như không có trọng lực)." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng.,"Các nhà khoa học của NASA (cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia của nườc Mĩ) đã trổng cây mạ lúa mì (Triticum aestivum) trong con tàu vũ trụ Discovery. Sau 10 ngày ở trong vũ trụ, cường độ quang hợp của các cây mạ lúa mì thấp hơn so với các cây ở điều kiện đối chứng (điều kiện trên mặt đất) là 25%. Các nhà khoa học kết luận rằng: có thể sản xuất lương thực trong vũ trụ nhưng năng suất có thể bị giảm vì môi trường vi trọng lực (gần như không có trọng lực)." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng.,"Để tăng hệ số kinh tế cần thực hiện các công việc sau: Tuyển chọn các giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế (hạt, quả, củ...) với tí lệ cao, do đó sẽ tăng hệ sốkinh tế của cây trồng. Các biện pháp nông sinh như bón phân hợp lí, ví dụ đối với cây nông nghiệp, bón đủ phân kali giúp tăng sự vận chuyển sản phẩm quang hợp vào hạt, củ, quả cũng có tác dụng tăng hệ số kinh tế." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng.,"Quang hợp quyết định khoảng 90 - 95% năng suất cây trồng. Tăng năng suất cây trồng bằng cách: Tăng diện tích hộ lá, tâng cường độ quang hợp và tăng hiệu suất quang hợp của cây trồng bằng cách áp dụng các biện pháp kĩ thuật như chăm sóc, hón phân, cung cấp nước hợp lí tuỳ thuộc vào giông, loài cây trồng. Tuyển chọn và tạo mới các giống, loài cây trồng có cường dộ và hiệu suất quang hợp cao. Tăng hệ số kinh tế của cây trồng hằng biện pháp chọn giông và hón phân." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 12: Hô hấp ở thực vật,"Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2, và giải phóng CO2, ở ngoài sáng. Trong điểu kiện cường độ ánh sáng cao, tại lục lạp của thực vật C3, lượng CO2, cạn kiệt, O2, tích luỹ lại nhiều (khoảng gấp 10 lần so với CO2). Enzim cacbôxilaza chuyển thành enziin ôxigenaza ôxi hoá ribulozo-1,5-điphôtphat đến CO2, xảy ra kế tiếp nhau trong ba bào quan: bắt đầu từ lục lạp qua perôxixôm và kết thúc bằng sự thải ra khí CO2, tại ti thể. Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm của quang hợp." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 12: Hô hấp ở thực vật,"Khí CO2 là sản phẩm của hô hấp. Nhưng ở nồng độ cao nó lại là một tác nhân ức chế hô hấp. Vì vậy, người ta đã sử dụng CO2 ở nồng độ cao trong bảo quản nông phẩm." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 12: Hô hấp ở thực vật,"Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách. Hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực vật, đặc biệt là các cơ quan đang có các hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa và quả đang sinh trưởng,..." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 12: Hô hấp ở thực vật,"Hô hấp ở thực vật là quá trình ôxi hoá sinh học (dưới tác động của enzim) nguyên liệu hô hấp, đặc biệt là glucôzơ của tế bào sống đến CO2, và H2O, một phần năng lượng giải phóng ra được tích luỹ trong ATP. Phần năng lượng hô hấp được thải ra ở dạng nhiệt là cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của CO2 thể thực vật. Năng lượng hô hấp tích luỹ trong phân tử ATP được sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây như vận chuyên vật chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp các chất hữu cơ(prôtêin, axit nuclêic,...), sửa chữa những hư hại của tế bào... Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 12: Hô hấp ở thực vật,"Hô hấp ở thực vật là quá trình ôxi hoá sinh học (dưới tác động của enzim) nguyên liệu hô hấp, đặc biệt là glucôzơ của tế bào sống đến CO2, và H2O, một phần năng lượng giải phóng ra được tích luỹ trong ATP. Phần năng lượng hô hấp được thải ra ở dạng nhiệt là cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của CO2 thể thực vật. Năng lượng hô hấp tích luỹ trong phân tử ATP được sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây như vận chuyên vật chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp các chất hữu cơ(prôtêin, axit nuclêic,...), sửa chữa những hư hại của tế bào... Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng họp các chất hữu cơ khác trong cơ thể." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 12: Hô hấp ở thực vật,"Ở thực vật, phân giải kị khí có thể xảy ra trong rễ cây khi bị ngập úng hay trong hạt khi ngâm vào nước hoặc trong các trường hợp cây ở điều kiện thiếu ôxi. phân giải kị khí gồm đường phân và lên men. Đường phân xảy ra trong tế bào chất, đó là quá trình phân giải phân tử glucôzơ đến axit piruvic." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 12: Hô hấp ở thực vật,"Hô hấp hiếu khí (hô hấp ti thể) bao gồm chu trình Crep và chuỗi chuyển êlectron trong hô hấp. Chu trình Crep diễn ra trong chất nền của ti thể. Chuỗi chuyền êlectron phân bố trong màng trong của ti thể. Hô hấp hiếu khí diễn ra mạnh trong các mô, cơ quan đang có các hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa đang nở,... Chu trình Crep: Khi có ôxi, axit piruvic đi từ tế bào chất vào ti thể. Tại đó, axit piruvic chuyển hoá theo chu trình Crep và bị ôxi hoá hoàn toàn. Chuỗi chuyền êlectron: Hiđrô tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyên tiếp qua chuỗi chuyển êlectron. Từ 2 phân tử axit piruvic, qua hô hấp giải phóng ra 6 CO2, 6 H2O và tích luỹ được 36 ATP" 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 12: Hô hấp ở thực vật,"Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2, và giải phóng CO2, ở ngoài sáng. Trong điểu kiện cường độ ánh sáng cao, tại lục lạp của thực vật C3, lượng CO2, cạn kiệt, O2, tích luỹ lại nhiều (khoảng gấp 10 lần so với CO2). Enzim cacbôxilaza chuyển thành enziin ôxigenaza ôxi hoá ribulozo-1,5-điphôtphat đến CO2, xảy ra kế tiếp nhau trong ba bào quan: bắt đầu từ lục lạp qua perôxixôm và kết thúc bằng sự thải ra khí CO2, tại ti thể. Hô hấp sáng gáy lãng phí sản phẩm của quang hợp." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 12: Hô hấp ở thực vật,"Nước cần cho hô hấp, mất nước làm tăng cường độ hô hấp. Đối với các cơ quan đang ở trạng thái ngủ, tăng lượng nước thì hô hấp tăng. Ví dụ, trong các hạt khô lượng nước tăng từ 12% đến 18% làm cho hô hấp tăng lên 4 lần; tiếp tục tăng lượng nước lên đến 33% thì cường độ hô hấp tăng lên gần 100 lần. Muốn hạt nảy mầm cần đàm bảo đủ nước." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 12: Hô hấp ở thực vật,"Nước cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp. Đối với các cơ quan đang ở trạng thái ngủ, tăng lượng nước thì hô hấp tăng. Ví dụ, trong các hạt khô lượng nước tăng từ 12% đến 18% làm cho hô hấp tăng lên 4 lần; tiếp tục tăng lượng nước lên đến 33% thì cường độ hô hấp tăng lên gần 100 lần. Muốn hạt nảy mầm cần đàm bảo đủ nước." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 12: Hô hấp ở thực vật,"Khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường. Sự phụ thuộc của hô hấp vào nhiệt độ tuân thủ định luật Van-Hôp" 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 12: Hô hấp ở thực vật,"Hô hấp là quá trình ôxi hoá sinh học của tế bào sống. Trong đó, các phân từ hữu cơ hi ôxi hoá đến CO2 và H2O. đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích luỹ trong ATP. Phân giải kị khí diễn ra trong tế bào chất gồm đường phân (là quá trình phân giải glitcôzơ đến axit piruvic và giải phóng năng lượng) và lên men (axit piruvic lên men tạo ra rượu êtiìic và CO2 hoặc tạo rơ axit lactic) .Phân giải hiểu khí gồm đường phân và hô hấp hiếu khí. Hô hấp hiếu khí gồm chu trình Crep và chuỗi chuyền électron xảy ra trong ti thể. Phân tử glucôiơ qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 38 ATP và nhiệt lượng. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng. Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình phụ thuộc lẫn nhau. Hô hấp chịu ảnh hưởng của môi trường. Điều chỉnh các yếu tố môi trường là hiện pháp bảo quản nông phẩm." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 12: Hô hấp ở thực vật,"Hô hấp là quá trình ôxi hoá sinh học của tế bào sống. Trong đó, các phân từ hữu cơ hi ôxi hoá đến CO2 và H2O. đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích luỹ trong ATP. Phân giải kị khí diễn ra trong tế bào chất gồm đường phân (là quá trình phân giải glitcôzơ đến axit piruvic và giải phóng năng lượng) và lên men (axit piruvic lên men tạo ra rượu êtiìic và CO2 hoặc tạo rơ axit lactic) .Phân giải hiểu khí gồm đường phân và hô hấp hiếu khí. Hô hấp hiếu khí gồm chu trình Crep và chuồi chuyền électron xảy ra trong ti thể. ỉ phân tử glucôiơ qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 38 ATP và nhiệt lượng. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng. Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình phụ thuộc lẫn nhau. Hô hấp chịu ảnh hưởng của môi trường. Điều chỉnh các yếu tố môi trường là biện pháp bảo quản nông phẩm." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 12: Hô hấp ở thực vật,"Khí CO2 là sản phẩm của hô hấp. Nhưng ở nồng độ cao nó lại là một tác nhản ức chế hô hấp. Vì vậy, người ta đã sử dụng CO2 ở nồng độ cao trong bảo quản nông phẩm." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Động vật là sinh vật dị dưỡng chí có thể tồn tại và phát triển nhờ lấy các chất dinh dưỡng (có trong thức ăn) tờ môi trường ngoài. Các chất dinh dưỡng hữu cơ như prôtêin, lipit và cacbohiđrat thường có cấu trúc phức tạp. Các chất này phải trải qua quá trình biến đổi trong hệ tiêu hoá của động vật tạo thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ sẽ tham gia vào các quá trình chuyển hoá bên trong tế bào (chuyển hoá nội bào). Các sản phẩm phân huỷ từ quá trình chuyển hoá nội bào sẽ được thải ra bên ngoài thông qua hệ bài tiết, hệ hô hấp..." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Động vật là sinh vật dị dưỡng chí có thể tồn tại và phát triển nhờ lấy các chất dinh dưỡng (có trong thức ăn) tờ môi trường ngoài. Các chất dinh dưỡng hữu cơ như prôtêin, lipit và cacbohiđrat thường có cấu trúc phức tạp. Các chất này phải trải qua quá trình biến đổi trong hệ tiêu hoá của động vật tạo thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ sẽ tham gia vào các quá trình chuyên hoá bên trong tế bào (chuyển hoá nội bào). Các sản phẩm phân huỷ từ quá trình chuyển hoá nội bào sẽ được thải ra bên ngoài thông qua hệ bài tiết, hệ hô hấp..." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá. ơ các nhóm động vật khác, thức ăn được tiêu hoá ở bên ngoài tế bào, trong túi tiêu hoá hoặc trong ống tiêu hóa. Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là động vật đơn bào. Tiêu hoá thức ăn ở động vật đơn bào là tiêu hoá nội bào (tiêu hoá bên trong tế bào)." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá. Ở các nhóm động vật khác, thức ăn được tiêu hoá ở bên ngoài tế bào, trong túi tiêu hoá hoặc trong ống tiêu hóa. Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là động vật đơn bào. Tiêu hoá thức ăn ở động vật đơn bào là tiêu hoá nội bào (tiêu hoá bên trong tế bào)." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Dưới đây là các giai đoạn của quá trình tiêu hoá thức ăn ở trùng giày: 1.Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hoá vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào. 2.Màng tể bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong. 3.Llzôxôm gắn vào không bào tiêu hoá. Các enzim của Uzôxôm vào không bào tiêu hoá và thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Dưới đây là các giai đoạn của quá trình tiêu hoá thức ăn ở trùng giày: 1.Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hoá vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào. 2.Màng tể bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong. 3. Llzôxôm gắn vào không bào tiêu hoá. Các enzim của Uzôxôm vào không bào tiêu hoá và thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hoá. Túi tiêu hoá có hình túi và được tạo thành từ nhiều tế bào. Túi tiêu hoá có một lỗ thông duy nhất ra bên ngoài. Lỗ thông vừa làm chức năng của miệng vừa làm chức năng của hậu môn, nghĩa là thức ăn đi qua lỗ thông để vào túi tiêu hoá, đồng thời các chất thải cũng đi qua lỗ thông đó ra ngoài. Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến. Các tế bào này tiết enzini tiêu hoá vào lòng túi tiêu hoá. Ở túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (tiêu hoá trong lòng túi tiêu hoá, bên ngoài tế bào) và tiêu hoá nội bào (tiêu hoá bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hoá)." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hoá. Túi tiêu hoá có hình túi và được tạo thành từ nhiều tế bào. Túi tiêu hoá có một lỗ thông duy nhất ra bên ngoài. Lỗ thông vừa làm chức năng của miệng vừa làm chức năng của hậu môn, nghĩa là thức ăn đi qua lôc thông để vào túi tiêu hoá, đồng thời các chất thải cũng đi qua lỗ thông đó ra ngoài. Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến. Các tế bào này tiết enzini tiêu hoá vào lòng túi tiêu hoá. Ở túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (tiêu hoá trong lòng túi tiêu hoá, bên ngoài tế bào) và tiêu hoá nội bào (tiêu hoá bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hoá)." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống có ống tiêu hoá. Ống tiêu hoá được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Trong ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ hoạt động cơ học của ống tiêu hoá và nhờ tác dụng của dịch tiêu hoá." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống có ống tiêu hoá. Ông tiêu hoá được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Trong ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ hoạt động cơ học của ống tiêu hoá và nhờ tác dụng của dịch tiêu hoá." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn dược tiêu hoá nội bào. Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá thu ỷ phân chất hữu cơ có trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng dơn giản. Các chất dinh dưỡng dơn giản được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống. Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ emirn thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hoá nội bào. Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào. Thức ăn di qua ống tiêu hoá được hiến dối cơ học và hoá học trỏ thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Các chất không được tiêu hoá trong ống tiêu hoá sẽ tạo thành phân và được thải ra ngoài." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn dược tiêu hoá nội bào. Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá thủy phân chất hữu cơ có trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản. Các chất dinh dưỡng đơn giản được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống. Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ emirn thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hoá nội bào. Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Các chất không được tiêu hoá trong ống tiêu hoá sẽ tạo thành phân và được thải ra ngoài." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.",Dẫn đầu danh sách các loài động vật phàm ăn là voi. Mỗi ngày một chú voi trưởng thành có thể ngốn hết 200kg thức ăn và uống 200l nước. Sư tử có thể ăn liền một mạch hết 40kg thịt. Họ hàng nhà rắn rất giỏi nhịn ăn: một con trăn có thể nhịn đói suốt 12 tháng liền. 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Ở động vật ăn chuyên các loại thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nguồn gốc thực vật, ống tiêu hoá có những đặc điểm thích nghi với các loại thức ăn đó. Ống tiêu hoá của thú ăn thịt có một số đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với thức ăn là thịt sống và giàu chất dinh dưỡng. Răng có một số đặc điểm phù hợp với tiêu hoá thịt. Thú ăn thịt hầu như không nhai thức ăn. Chúng dùng răng cắt, xé nhỏ thức ăn và nuốt. Dạ dày đơn to chứa được nhiều thức ăn. Thức ăn là thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học (nhờ pepsin) trong dạ dày giống như ở người. Ruột ngắn hơn ruột thú ăn thực vật (ruột chó dài khoảng 6 - 7m). Thức ăn đi qua ruột non trải qua quá trình tiêu hoá và hấp thụ tương tự như trong ruột người." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Ở động vật ăn chuyên các loại thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nguồn gốc thực vật, ống tiêu hoá có những đặc điểm thích nghi với các loại thức ăn đó. Ống tiêu hoá của thú ăn thịt có một số đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với thức ăn là thịt sống và giàu chất dinh dưỡng, Răng có một số đặc điểm phù hợp với tiêu hoá thịt. Thú ăn thịt hầu như không nhai thức ăn. Chúng dùng răng cắt, xé nhỏ thức ăn và nuốt. Dạ dày đơn to chứa được nhiều thức ăn. Thức ăn là thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học (nhờ pepsin) trong dạ dày giống như ở người. Ruột ngắn hơn ruột thú ăn thực vật (ruột chó dài khoảng 6 - 7m). Thức ăn đi qua ruột non trải qua quá trình tiêu hoá và hấp thụ tương tự như trong ruột người." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Ống tiêu hoá của thú ăn thực vật có một số đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với thức ăn thực vật cứng và khó tiêu hoá (tế bào thực vật có thành xenlulôzơ). Răng có một số đặc điểm phù hợp với tiêu hoá thức ăn thực vật. Thú ăn thực vật thường nhai kĩ thức ăn và tiết ra nhiều nước bọt. Động vật nhai lại (trâu, bò, cừu, dê,...) có dạ dày 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày 4 ngăn của trâu có thể tóm tắt như sau: Thức ăn (cỏ, rơm,...) được nhai qua loa ở miệng, rồi được nuốt vào dạ cỏ. Ở đây, thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzo và các chất hữu cơ khác có trong cỏ. Khoảng 30 - 60 phút sau khi ngừng ăn, thức ăn đã được lên men bởi vi sinh vật từ dạ cỏ được đưa dần sang dạ tổ ong và được ợ lên miệng để nhai kĩ lại. Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) cùng với lượng lớn vi sinh vật quay trở lại thực quản và vào dạ lá sách hấp thụ bớt nước và chuyển vào dạ múi khế. Dạ múi khế có chức nâng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp. Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ. Ruột non rất dài (ruột trâu bò dài khoảng 50m). Thức ăn đi qua ruột non trải qua quá trình tiêu hoá và hấp thụ như trong ruột của người. Manh tràng được coi như dạ dày thứ hai. Thức ăn đi vào manh tràng được vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng tiếp tục tiêu hoá. Các chất dinh dưỡng đơn giản tạo thành được hấp thụ qua thành manh tràng vào máu. Một số loài thú ăn thực vật như thỏ, ngựa,... có dạ dày đơn. Thức ăn thực vật được tiêu hoá và hấp thụ một phần trong dạ dày và ruột non. Phần thức ăn còn lại chuyên vào manh tràng và tiếp tục được tiêu hoá nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng. Manh tràng rất phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày 4 ngăn của trâu có thể tóm tắt như sau: Thức ăn (cỏ, rơm,...) được nhai qua loa ở miệng, rồi được nuốt vào dạ cỏ. ở đây, thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzo và các chất hữu cơ khác có trong cỏ. Khoảng 30 - 60 phút sau khi ngừng ăn, thức ăn đã được lên men bởi vi sinh vật từ dạ cỏ được đưa dần sang dạ tổ ong và được ợ lên miệng để nhai kĩ lại. Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) cùng với lượng lớn vi sinh vật quay trở lại thực quản và vào dạ lá sách hấp thụ bớt nước và chuyển vào dạ múi khế. Dạ múi khế có chức nâng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp. Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ. Ruột non rất dài (ruột trâu bò dài khoảng 50m). Thức ăn đi qua ruột non trải qua quá trình tiêu hoá và hấp thụ như trong ruột của người. Manh tràng được coi như dạ dày thứ hai. Thức ăn đi vào manh tràng được vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng tiếp tục tiêu hoá. Các chất dinh dưỡng đơn giản tạo thành được hấp thụ qua thành manh tràng vào máu. Một số loài thú ăn thực vật như thỏ, ngựa,... có dạ dày đơn. Thức ăn thực vật được tiêu hoá và hấp thụ một phần trong dạ dày và ruột non. Phần thức ăn còn lại chuyên vào manh tràng và tiếp tục được tiêu hoá nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng. Manh tràng rất phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày 4 ngăn của trâu có thể tóm tắt như sau: Thức ăn (cỏ, rơm,...) được nhai qua loa ở miệng, rồi được nuốt vào dạ cỏ. ở đây, thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzo và các chất hữu cơ khác có trong cỏ. Khoảng 30 - 60 phút sau khi ngừng ăn, thức ăn đã được lên men bởi vi sinh vật từ dạ cỏ được đưa dần sang dạ tổ ong và được ợ lên miệng để nhai kĩ lại. Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) cùng với lượng lớn vi sinh vật quay trở lại thực quản và vào dạ lá sách hấp thụ bớt nước và chuyển vào dạ múi khế. Dạ múi khế có chức nâng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp. Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ. Ruột non rất dài (ruột trâu bò dài khoảng 50m). Thức ăn đi qua ruột non trải qua quá trình tiêu hoá và hấp thụ như trong ruột của người. Manh tràng được coi như dạ dày thứ hai. Thức ăn đi vào manh tràng được vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng tiếp tục tiêu hoá. Các chất dinh dưỡng đơn giản tạo thành được hấp thụ qua thành manh tràng vào máu. Một số loài thú ăn thực vật như thỏ, ngựa,... có dạ dày đơn. Thức ăn thực vật được tiêu hoá và hấp thụ một phần trong dạ dày và ruột non. Phần thức ăn còn lại chuyền vào manh tràng và tiếp tục được tiêu hoá nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng. Manh tràng rất phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hoá hiến đổi thích nghi vói thức ăn. Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học. Thú ăn thực vật có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển; dạ dày một ngân hoặc bốn ngân, manh tràng rất phát triển, ruột dài. Thức ăn được tiêu hoá cơ học, hoá học và biến đổi nhờ vi sinh vật cộng sinh." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Động vật ăn các loại thức ân khác nhau có ống tiêu hoá hiến đổi thích nghi vói thức ăn. Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học. Thú ăn thực vật có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển; dạ dày một ngân hoặc bốn ngân, manh tràng rất phát triển, ruột dài. Thức ăn dược tiêu hoá cơ học, hoá học và biến đổi nhờ vi sinh vật cộng sinh." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hoá. Túi tiêu hoá có hình túi và được tạo thành từ nhiều tế bào. Túi tiêu hoá có một lỗ thông duy nhất ra bên ngoài. Lỗ thông vừa làm chức năng của miệng vừa làm chức năng của hậu môn, nghĩa là thức ăn đi qua lồ thông để vào túi tiêu hoá, đồng thời các chất thải cũng đi qua lỗ thông đó ra ngoài. Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến. Các tế bào này tiết enzini tiêu hoá vào lòng túi tiêu hoá. Ở túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (tiêu hoá trong lòng túi tiêu hoá, bên ngoài tế bào) và tiêu hoá nội bào (tiêu hoá bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hoá)." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 15, 16: Tiêu hóa ở động vật.","Ở động vật ăn chuyên các loại thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nguồn gốc thực vật, ống tiêu hoá có những đặc điểm thích nghi với các loại thức ăn đó. Ống tiêu hoá của thú ăn thịt có một số đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với thức ăn là thịt mém và giàu chất dinh dưỡng, Răng có một số đặc điểm phù hợp với tiêu hoá thịt. Thú ăn thịt hầu như không nhai thức ăn. Chúng dùng răng cắt, xé nhỏ thức ăn và nuốt. Dạ dày đơn to chứa được nhiều thức ăn. Thức ăn là thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học (nhờ pepsin) trong dạ dày giống như ở người. Ruột ngắn hơn ruột thú ăn thực vật (ruột chó dài khoảng 6 - 7m). Thức ăn đi qua ruột non trải qua quá trình tiêu hoá và hấp thụ tương tự như trong ruột người." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 17: Hô hấp ở động vật.,"Nhiều loài động vật sống trên cạn như côn trùng,... sử dụng hệ thống ống khí để hô hấp. Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần. Các ống nhỏ nhất tiếp xúc với tế bào của cơ thể. Hệ thống ống khí thông ra bên ngoài nhờ các lỗ thở." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 17: Hô hấp ở động vật.,Bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào (hoặc máu) và CO2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài gọi là bể mặt trao đổi khí. Bể mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp ở động vật là khác nhau nên hiệu quả trao đổi khí của chúng cũng khác nhau. Hiệu quả trao đổi khí của động vật liên quan đến các đặc điểm sau đây của bề mặt trao đổi khí: Bề mặt trao đổi khí rộng (tí lệ giữa diện tích bể mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể lớn). Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua. Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp. Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí. Rất nhiều loài động vật có bể mặt trao đổi khí đáp ứng được đầy đủ các đặc điểm nêu trên. 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 17: Hô hấp ở động vật.,"Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, có thể phân chia thành 4 hình thức hô hấp chủ yếu: hô hấp qua bề mặt cơ thể, hô hấp bằng hệ thống ống khí, hô hấp bằng mang, hô hấp bằng phổi. Động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp (sống ở dưới nước hoặc trên cạn) như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể" 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 17: Hô hấp ở động vật.,"Mang là cơ quan hô hấp thích nghi với môi trường nước của cá, thân mềm (trai, ốc...) và của các loài chân khớp (tôm, cua...) sống trong nước. Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí, đó là: Miệng và điểm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang. Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang. Nhờ tất cả các đặc điểm trên, cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng nước khi đi qua mang." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 17: Hô hấp ở động vật.,"Mang là cơ quan hô hấp thích nghi với môi trường nước của cá, thân mềm (trai, Ốc...) và của các loài chân khớp (tôm, cua...) sống trong nước. Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí, đó là: Miệng và điểm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang. Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang. Nhờ tất cả các đặc điểm trên, cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng nước khi đi qua mang." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 17: Hô hấp ở động vật.,"Động vật sống trên cạn thuộc lớp Bò sát, Chim, Thú (kể cả người) có cơ quan trao đổi khí là phổi. Phổi được cấu tạo bởi rất nhiều phế nang (trừ phổi chim). Thành phế nang rất mỏng và giàu mạch nên khí O2 và CO2, dễ dàng khuếch tán qua. Không khí đi vào và đi ra khỏi phổi qua đường dẫn khí (khoang mũi, hầu, khí quản và phế quản). Vì sống ở cả môi trường cạn và môi trường nước nên lưỡng cư trao đổi khí qua cả phổi và da. Riêng ở chim, hô hấp nhờ phổi và hệ thống túi khí. Phổi chim cấu tạo bởi các ống khí có mao mạch bao quanh. Phổi chim thông với hệ thống túi khí. Nhờ hệ thống túi khí nên khi thở ra và hít vào đều có không khí giàu O2, đi qua phổi. Vì vậy, chim là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất. Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực. Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 17: Hô hấp ở động vật.,Trao đổi khí của động vật phụ thuộc chủ yếu vào bề mặt trao đổi khí. Hiệu quả trao đổi khí của động vật phụ thuộc vào 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. Ở động vật có 4 hình thức hô hấp chủ yếu đó là: Hô hấp qua bề mặt cơ thể. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. Hô hấp bằng mang. Hô hấp bằng phổi. 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 17: Hô hấp ở động vật.,Trao đổi khí của động vật phụ thuộc chủ yếu vào bề mặt trao đổi khí. Hiệu quả trao đổi khí của động vật phụ thuộc vào 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. Ở động vật có 4 hình thức hô hấp chủ yếu đó là: Hô hấp qua bề mặt cơ thể. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. Hô hấp bằng mang. Hô hấp bằng phổi. 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 17: Hô hấp ở động vật.,Trao đổi khí của động vật phụ thuộc chủ yếu vào bề mặt trao đổi khí. Hiệu quả trao đổi khí của động vật phụ thuộc vào 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. Ở động vật có 4 hình thức hô hấp chủ yếu đó là: Hô hấp qua hề mặt cơ thể. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. Hô hấp bằng mang. Hô hấp bằng phổi. 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 17: Hô hấp ở động vật.,"Cá thoi loi (Periophthalmus cantonensis) sống được cả trong nưôc và trên cạn, thỉnh thoảng chúng lên bờ. Ở dưới nước, cá thoi loi thở bằng mang nhưng khi lên bờ lại thở bằng đuôi. Da đuôi của cá thoi loi ẩm ướt và có mạng lưới mạch máu dày đặc để trao đổi khí." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 18, 19: Tuần hoàn máu.","Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim. Khả năng co dãn tự dộng theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim hao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin. Tim hoạt dộng theo chu kì. Mỗi chu kì tim hắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau dó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung. Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch. Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 18, 19: Tuần hoàn máu.","Hệ tuần hoàn được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận sau đây: Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô. Tim: là một cái máy bom hút và đẩy máu chảy trong mạch máu. Hệ thống mạch máu: gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch. Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 18, 19: Tuần hoàn máu.","Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bể mặt cơ thể. Ở động vật đa bào có kích thước cơ thể lớn, do trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể dẫn đến các động vật đó có hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn ở động vật gồm các dạng sau: Hệ tuần hoàn hở: Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,...) và chán khớp (côn trùng, tôm,...). Hệ tuần hoàn hở có 2 đặc điểm chủ yếu sau đây: Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ớ đây, máu trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô (gọi chung là máu). Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở vể tim. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống. Hệ tuần hoàn kín có 2 đặc điểm chủ yếu sau đây: Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó vể tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. Hệ tuần hoàn kín của động vật có xương sống là hệ tuần hoàn đơn hoặc hệ tuần hoàn kép. Hệ tuần hoàn đơn có ở cá. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm động vật có phổi như lưỡng cư, bò sát, chim và thú. Ở lưỡng cữ và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha trộn máu giàu O2, với máu giàu CO2, ở tâm thất vì tim lưỡng cư có 3 ngăn, tim bò sát có 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 18, 19: Tuần hoàn máu.","Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất dược trao dồi qua bề mặt cơ thể. Hệ tuần hoàn hở có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và trộn lẫn với dịch mô, máu chảy dưới áp lực thấp và chảy chậm. Hệ tuần hoàn kín có máu lưu thông trong mạch kín dưới áp lực cao hoặc trung bình, máu chảy nhanh.Hệ tuần hoàn đơn có một vòng tuần hoàn, máu chảy dưới áp lực trung bình. Hệ tuần hoàn kép có hai vòng tuần hoàn (vòng tuần hoàn lớn đi khắp cơ thể và vòng tuần hoàn nhỏ qua phổi), máu chảy dưới áp lực cao và chảy nhanh. Tim hoạt động như một cái máy bom hút và đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 18, 19: Tuần hoàn máu.","Loài thằn lằn đẻ con (Phynosoma) sinh sống trong các sa mạc của Mêhicô có một cách tự vệ độc đáo. Khi gặp nguy hiểm, huyết áp trong các động mạch nhỏ ở màng chớp của mắt tăng lên đột ngột làm cho các mạch máu này vỡ tung. Các tia máu bắn ra làm kẻ thù phải hoảng sợ và chạy trốn." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 18, 19: Tuần hoàn máu.","Tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ôxi và nhiệt độ thích hợp. Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim được gọi là tính tự động của tim. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập họp sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin. Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện. Cứ sau một khoảng thời gian nhất định, nút xoang nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tám thất co." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 18, 19: Tuần hoàn máu.","Tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ôxi và nhiệt độ thích hợp. Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim được gọi là tính tự động của tim. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin. Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện. Cứ sau một khoảng thời gian nhất định, nút xoang nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tám thất co." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 18, 19: Tuần hoàn máu.","Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. Mỗi chu kì hoạt động của tim (chu kì tim) bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha dãn chung. Tiếp đó lại bắt đầu một chu kì tim mới bằng pha co tâm nhĩ. Tâm nhĩ co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tâm thất co đẩy máu vào động mạch chủ và động mạch phổi. Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 giây. Trong đó, tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây. Vì mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây nên trong một phút có khoảng 75 chu kì tim, nghĩa là nhịp tim là 75 lần/phút." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 18, 19: Tuần hoàn máu.","Hệ mạch bao gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch. Hệ thống động mạch bắt đầu từ động mạch chủ, tiếp đến là các động mạch có đường kính nhỏ dần và cuối cùng là tiểu động mạch. Hệ thống tĩnh mạch bắt đầu từ tiểu tĩnh mạch, tiếp đến là các tĩnh mạch có đường kính lớn dần và cuối cùng là tĩnh mạch chủ. Hệ thống mao mạch nối giữa tiểu động mạch với tiểu tĩnh mạch." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 18, 19: Tuần hoàn máu.","Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Áp lực máu tác dụng lên thành mạch được gọi là huyết áp. Do tim bơm máu vào động mạch từng đợt nên tạo ra huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co) và huyết áp tâm trương (ứng với lúc tim dãn). Ớ người, huyết áp tâm thu bằng khoảng 110 - 120mmHg và huyết áp tám trương bằng khoảng 70 - 80mmHg. Người Việt Nam trưởng thành có huyết áp tâm thu khoảng 110mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 70mmHg. Huyết áp động mạch của người được đo ở cánh tay; huyết áp của trâu, bò, ngựa được đo ở đuôi. Tất cả những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 18, 19: Tuần hoàn máu.","Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Áp lực máu tác dụng lên thành mạch được gọi là huyết áp. Do tim bơm máu vào động mạch từng đợt nên tạo ra huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co) và huyết áp tâm trương (ứng với lúc tim dãn). Ớ người, huyết áp tâm thu bằng khoảng 110 - 120mmHg và huyết áp tâm trương bằng khoảng 70 - 80mmHg. Người Việt Nam trưởng thành có huyết áp tâm thu khoảng 110mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 70mmHg. Huyết áp động mạch của người được đo ở cánh tay; huyết áp của trâu, bò, ngựa được đo ở đuôi. Tất cả những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 18, 19: Tuần hoàn máu.","Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Áp lực máu tác dụng lên thành mạch được gọi là huyết áp. Do tim bơm máu vào động mạch từng đợt nên tạo ra huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co) và huyết áp tâm trương (ứng với lúc tim dãn). Ở người, huyết áp tâm thu bằng khoảng 110 - 120mmHg và huyết áp tâm trương bằng khoảng 70 - 80mmHg. Người Việt Nam trưởng thành có huyết áp tâm thu khoảng 110mmHg và huyết áp tâm trương khoảng 70mmHg. Huyết áp động mạch của người được đo ở cánh tay; huyết áp của trâu, bò, ngựa được đo ở đuôi. Tất cả những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 18, 19: Tuần hoàn máu.","Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây. Ví dụ, tốc độ máu chảy trong động mạch chủ bằng khoảng 500mm/s, trong mao mạch bằng khoảng 0,5mm/s, trong tĩnh mạch chủ bằng khoảng 200mm/s. Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch. Ở người, tiết diện của động mạch chủ bằng khoảng 5 - 6cm2, tốc độ máu ở đây bằng khoảng 500mm/s. Tổng tiết diện của mao mạch bằng khoảng 6000cm2 nên tốc độ máu giảm chỉ còn khoảng 0,5mm/s." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,"Bài 18, 19: Tuần hoàn máu.","Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bể mặt cơ thể. Ở động vật đa bào có kích thước cơ thể lớn, do trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể dẫn đến các động vật đó có hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn ở động vật gồm các dạng sau: Hệ tuần hoàn hở: Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,...) và chán khớp (côn trùng, tôm,...). Hệ tuần hoàn hở có 2 đặc điểm chủ yếu sau Đây: Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây, máu trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn họp máu - dịch mô (gọi chung là máu). Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở vể tim. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống. Hệ tuần hoàn kín có 2 đặc điểm chủ yếu sau đây: Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó vể tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. Hệ tuần hoàn kín của động vật có xương sống là hệ tuần hoàn đơn hoặc hệ tuần hoàn kép. Hệ tuần hoàn đơn có ở cá. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm động vật có phổi như lưỡng cư, bò sát, chim và thú. Ở lưỡng cữ và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha trộn máu giàu O2, với máu giàu CO2, ở tâm thất vì tim lưỡng cư có 3 ngăn, tim bò sát có 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 20: Cân bằng nội môi.,"Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. Ví dụ: duy trì nồng độ glucôzơ trong máu người ở 0,1%; duy trì thân nhiệt người ở 36,7°C... Sự ổn định về các điểu kiện lí hoá của môi trường trong (máu, bạch huyết và dịch mô) đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Các tế bào, các cơ quan của cơ thể chí có thể hoạt động bình thường khi các điểu kiện lí hoá cùa môi trường trong thích hợp và ổn định. Khi các điểu kiện lí hoá của môi trường trong biến động và không duy trì được sự ổn định (gọi là mất cân bằng nội môi) sẽ gây nên sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào và các cơ quan, thậm chí gây ra tử vong ở động vật. Rất nhiều bệnh của người và động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi. Ví dụ, nồng độ NaCl trong máu cao (do chế độ ăn có nhiều muối thường xuyên) gây ra bệnh cao huyết áp. Môi trường trong duy trì được sự ổn định là nhờ cơ thể có các cơ chế duy trì cân bằng nội môi." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 20: Cân bằng nội môi.,"Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điểu khiển. Bộ phận điểu khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điểu khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn. Bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,... Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn (hoặc tín hiệu thần kinh và hoocmôn) để tăng hay giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định. Ví dụ, khi huyết áp tăng lên quá cao thì tim giảm nhịp và giảm lực co bóp làm cho huyết áp trở về bình thường. Sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điểu kiện lí hoá của môi trường trong. Sự biến đổi đó có thể lại trở thành kích thích tác động ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích. Sự tác động ngược trở lại như vậy gọi là liên hệ ngược. Bất kì một bộ phận nào tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi hoạt động không bình thường hoặc bị bệnh sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 20: Cân bằng nội môi.,"Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điểu khiển. Bộ phận điểu khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điểu khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn. Bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,... Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn (hoặc tín hiệu thần kinh và hoocmôn) để tăng hay giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định. Ví dụ, khi huyết áp tăng lên quá cao thì tim giảm nhịp và giảm lực co bóp làm cho huyết áp trở về bình thường. Sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điểu kiện lí hoá của môi trường trong. Sự biến đổi đó có thể lại trỏ thành kích thích tác động ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích. Sự tác động ngược trở lại như vậy gọi là liên hệ ngược. Bất kì một bộ phận nào tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi hoạt động không bình thường hoặc bị bệnh sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 20: Cân bằng nội môi.,"Áp suất thẩm thấu của máu phụ thuộc vào lượng nước và nồng độ các chất hoà tan trong máu, đặc biệt là phụ thuộc vào nồng độ Na+ (NaCl là thành phần chủ yếu tạo nên áp suất thẩm thấu của máu). Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao (do ăn mặn hoặc mất nhiều mồ hôi...), thận tăng cường tái hấp thụ nước trả về máu, đồng thời động vật uống nước vào do có cảm giác khát. Điều đó giúp cân bằng áp suất thẩm thấu của máu. Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm (do uống quá nhiều nước làm dư thừa nước...), thận tăng thải nước, nhờ đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu. Thận thải các chất thải (urê, crêatin...) qua đó duy trì áp suất thẩm thấu." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 20: Cân bằng nội môi.,"Gan có vai trò quan trọng trong điều hoà nồng độ của nhiều chất trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu. Một trong các chức năng của gan là điểu hoà nồng độ glucôzơ trong máu (nồng độ đường huyết). Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôzơ máu tăng lên, tuyến tuy tiết ra insulin. Insulin làm cho gan nhận và chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucôzơ. Nhờ đó, nồng độ glucôzơ trong máu trở lại ổn định. Ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng của các cơ quan làm cho nồng độ glucôzơ máu giảm, tuyến tuy tiết ra hoocmôn glucagôn. Glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen ở gan thành glucôzơ đưa vào máu, kết quả là nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ở mức ổn định. Trong máu có các hệ đệm chủ yếu sau đây: -Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/ NaHCO3. -Hệ đệm phôtphat: NaH2PO4/ NaHPO4- . -Hệ đệm prôtêinat (prôtêin). Trong số các hệ đệm, hệ đệm prôtêinat là hệ đệm mạnh nhất. Ngoài hệ đệm, phổi và thận cũng đóng vai trò quan trọng trong điều hoà cân bằng pH nội môi. Phổi tham gia điều hoà pH máu bằng cách thải CO2, vì khi CO2, tăng lên sẽ làm tăng H+ trong máu. Thận tham gia điều hoà pH nhờ khả năng thải H+, tái hấp thụ Na+, thải NH3..." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 20: Cân bằng nội môi.,"Cân bằng nội môi là duy trì sự ồn định của môi trường trong. Các bộ phận tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi là bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển vờ bộ phận thực hiện. Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhở khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu. Gan tham gia điều hòa) cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ các chất hoà tan trong máu như glucôiơ... pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 20: Cân bằng nội môi.,"Cân bằng nội môi là duy trì sự ồn định của môi trường trong. Các bộ phận tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi là bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển vờ bộ phận thực hiện. Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhở khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các clĩất hoà tan trong máu. Gan tham gia điều hoc) cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ các chất hoà tan trong máu như glucôiơ... pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 20: Cân bằng nội môi.,"Hằng năm, vào mùa sinh sản, chờ khi đêm đến, rùa bò lên bờ đẻ trứng và vùi trứng dười cát. Khi quay trở về biển, rùa “khóc lóc đau đớn”, những giọt nước mắt to và mặn tuôn rơi lã chã trên cát. Phải chăng rùa “buồn bã khóc than” vì thương cho số phận con cháu của minh sắp phải chịu cảnh sống bơ vơ côi cút, không người nương tựa ? Hoá ra là không phải. Đó chỉ là các tuyến muối ở gần mắt làm công việc hằng ngày là thải muối ra khỏi cơ thể để duy trì trạng thái bình thường về áp suất thẩm thấu của máu." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 20: Cân bằng nội môi.,"Hằng năm, vào mùa sinh sản, chờ khi đêm đến, rùa bò lên bờ đẻ trứng và vùi trứng dưới cát. Khi quay trở về biển, rùa “khóc lóc đau đớn”, những giọt nước mắt to và mặn tuôn rơi lã chã trên cát. Phải chăng rùa “buồn bã khóc than” vì thương cho số phận con cháu của minh sắp phải chịu cảnh sống bơ vơ côi cút, không người nương tựa ? Hoá ra là không phải. Đó chỉ là các tuyến muối ở gần mắt làm công việc hằng ngày là thải muối ra khỏi cơ thể để duy trì trạng thái bình thường về áp suất thẩm thấu của máu." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 20: Cân bằng nội môi.,"Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. Ví dụ: duy trì nồng độ glucôzơ trong máu người ở 0,1%; duy trì thân nhiệt người ở 36,7°C... Sự ổn định về các điểu kiện lí hoá của môi trường trong (máu, bạch huyết và dịch mô) đám bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Các tế bào, các cơ quan của cơ thể chí có thể hoạt động bình thường khi các điểu kiện lí hoá cùa môi trường trong thích hợp và ổn định. Khi các điểu kiện lí hoá của môi trường trong biến động và không duy trì được sự ổn định (gọi là mất cân bằng nội môi) sẽ gây nên sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào và các cơ quan, thậm chí gây ra tử vong ở động vật. Rất nhiều bệnh của người và động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi. Ví dụ, nồng độ NaCl trong máu cao (do chế độ ăn có nhiều muối thường xuyên) gây ra bệnh cao huyết áp. Môi trường trong duy trì được sự ổn định là nhờ cơ thể có các cơ chế duy trì cân bằng nội môi." 11,Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.,Bài 20: Cân bằng nội môi.,"Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điểu khiển. Bộ phận điểu khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điểu khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn. Bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,... Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn (hoặc tín hiệu thần kinh và hoocmôn) để tăng hay giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định. Ví dụ, khi huyết áp tăng lên quá cao thì tim giảm nhịp và giảm lực co bóp làm cho huyết áp trở về bình thường. Sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điểu kiện lí hoá của môi trường trong. Sự biến đổi đó có thể lại trỏ thành kích thích tác động ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích. Sự tác động ngược trở lại như vậy gọi là liên hệ ngược. Bất kì một bộ phạn nào tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi hoạt động không bình thường hoặc bị bệnh sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 23: Hướng động,Phản ứng của cây đối với trọng lực gọi là hướng trọng lực. Đỉnh rễ cây sinh trưởng hướng theo hướng của trọng lực gọi là hướng trọng lực dương. Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng ngược lại hướng của trọng lực gọi là hướng trọng lực âm. Phản ứng của cây đối với kích thích từ một phía của trọng lực là phản ứng sinh trưởng vì sự uốn cong xảy ra tại miền sinh trưởng dãn dài của tế bào thân và rễ. Thân và rễ của cây được đặt nằm ngang trên máy hồi chuyển không thê hiện uốn cong hướng động mà tiếp tục sinh trưởng theo hướng nằm ngang. 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 23: Hướng động,"Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với kích thích, cảm ứng của thực vật có những đặc điểm khác cảm ứng ở động vật. Khả năng của thực vật phản ứng đối với kích thích gọi là tính cảm ứng. Ở thực vật, phản ứng đối với kích thích có thể là sự vận động của cơ quan như cuống lá, thân hoặc tua hướng tới hoặc tránh xa nguồn kích thích như ánh sáng, hoá chất...Hướng động (vận động định hướng) là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng. Hướng của phản ứng được xác định bởi hướng của tác nhân kích thích. Có hai loại hướng động chính: hướng động dương và hướng động âm (sinh trưởng theo hướng tránh xa nguồn kích thích). Hướng động dương xảy ra khi các tế bào ở phía không được kích thích sinh trưởng nhanh hơn so với các tế bào ở phía được kích thích. Nhờ đó, phía không được kích thích của cơ quan sinh trưởng dài ra làm cho cơ quan uốn cong vể phía nguồn kích thích. Còn đối với hướng động âm, quá trình xảy ra theo hướng ngược lại." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 23: Hướng động,"Tồn tại một số kiểu hướng động tương ứng với tác nhân kích thích. Ví dụ, hướng sáng (tác nhân kích thích là ánh sáng), hướng trọng lực (tác nhân kích thích là sức hút của trọng lực), hướng hoá (tác nhân kích thích là hoá chất),... hướng sáng của thân là sự sinh trưởng của thân (cành) hướng vể phía ánh sáng: thân cây uốn cong về phía nguồn sáng. Như vậy, thân cây có hướng sáng dương. Rễ cây uốn cong theo hướng ngược lại. Rễ cây có hướng sáng âm." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 23: Hướng động,Phản ứng của cây đối với trọng lực gọi là hướng trọng lực. Đinh rễ cây sinh trưởng hướng theo hướng của trọng lực gọi là hướng trọng lực dương. Đinh thân sinh trưởng theo hướng ngược lại hướng của trọng lực gọi là hướng trọng lực âm. Phản ứng của cây đối với kích thích từ một phía của trọng lực là phản ứng sinh trưởng vì sự uốn cong xảy ra tại miền sinh trưởng dãn dài của tế bào thân và rễ. Thân và rễ của cây được đặt nằm ngang trên máy hồi chuyển không thê hiện uốn cong hướng động mà tiếp tục sinh trưởng theo hướng nằm ngang. 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 23: Hướng động,"Phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hoá học gọi là hướng hoá. Vận động hướng hóa được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến ở cây gọng vó ăn côn trùng (Drosera rotundiỷolia) và những cây khác. Các hoá chất có thể là axit, kiềm, các muối khoáng, các chất hữu cơ, hoocmôn, các chất dẫn dụ và các hợp chất khác. Hướng hoá dương khi các cơ quan của cây sinh trưởng hướng tới nguồn hoá chất. Hướng hóa âm khi cơ quan của cây sinh trưởng theo hướng ngược lại, nghĩa là tránh xa nguồn hoá chất." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 23: Hướng động,Hướng nước là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước. Hướng nước và hướng hoá xác định sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước và phân bón. 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 23: Hướng động,"Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đổi với kích thích. Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. Hướng động dương là sự vận động của cơ quan hướng tói nguồn kích thích; hướng động âm là sự vận động của cơ quan theo hướng tránh xa nguồn kích thích. Tuỳ thuộc vào tác nhân kích thích từ một hướng, hướng động được chia thành: hướng sáng, hướng trọng lực, hướng hoá, hướng nước, hướng tiếp xúc,... Hướng động có vai trò giúp cây thích nghi đối vói sự hiến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 23: Hướng động,"Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đổi với kích thích. Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. Hướng động dương là sự vận động của cơ quan hướng tới nguồn kích thích; hướng động âm là sự vận động của cơ quan theo hướng tránh xa nguồn kích thích. Tuỳ thuộc vào tác nhân kích thích từ một hướng, hướng động được chia thành: hướng sáng, hướng trọng lực, hướng hoá, hướng nước, hướng tiếp xúc,... Hướng động có vai trò giúp cây thích nghi đối vói sự hiến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 23: Hướng động,"Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với kích thích, cảm ứng của thực vật có những đặc điểm khác cảm ứng ở động vật. Khả năng của thực vật phản ứng đối với kích thích gọi là tính cảm ứng. Ở thực vật, phân ứng đối với kích thích có thể là sự vận động của cơ quan như cuống lá, thán hoặc tua hướng tới hoặc tránh xa nguồn kích thích như ánh sáng, hoá chất...Hướng động (vận động định hướng) là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng. Hướng của phản ứng được xác định bởi hướng của tác nhân kích thích. Có hai loại hướng động chính: hướng động dương và hướng động âm (sinh trưởng theo hướng tránh xa nguồn kích thích). Hướng động dương xảy ra khi các tế bào ở phía không được kích thích sinh trưởng nhanh hơn so với các tế bào ở phía được kích thích. Nhờ đó, phía không được kích thích của cơ quan sinh trưởng dài ra làm cho cơ quan uốn cong vể phía nguồn kích thích. Còn đối với hướng động âm, quá trình xảy ra theo hướng ngược lại." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 24: Ứng động.,"Cây cũng có đồng hồ báo thức. Một số loài cây, ví dụ, cây trinh nữ, “biết” thức dậy vào lúc bình minh và cụp lá đi ngủ lúc hoàng hôn. Cây nhận biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc của ngày nhờ có nhịp ngày đêm VỜI chu trình sinh học xấp xỉ 24 giờ được gọi là đồng hồ sinh học. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của ứng động tiếp xúc và hoá ứng động. ứng động tiếp xúc: Các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng đổi với sự tiếp xúc vời con mồi bằng sự uốn cong và bài tiết ra enzim prôtêara. Cây gọng vó không phản ứng đối với giọt nước mưa. Mức nhạy cảm đối với sự kích thích cơ học (tiếp xúc) rất cao. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích. Sau đó, kích thích lan truyền theo tế bào chất xuống các tế bào phía dưới. Tốc độ lan truyền kích thích từ khi tiếp xúc đến khi xuất hiện phản ứng trả lời là khoảng 20mm/giây. Hoá ứng động: Sự uốn cong để phản ứng đổi VỚI kích thích hoá học còn mạnh hơn kích thích cơ học. Đầu lông tuyến có chức năng tiếp nhận kích thích hoá học. Sau khi tiếp nhận kích thích hoá học, lông tuyến gập lại để giữ con mồi đổng thời tiết ra dịch tiêu hoá con mồi. Các tế bào thụ thể của lông tuyến nhạy cảm cao nhất đối với các hợp chất chứa nitơ." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 24: Ứng động.,"Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. Ví dụ, hoa của cây nghệ tây (Crocus) và cây tulip (Tuỉipơ) nở vào ban sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối. Tuỳ thuộc vào tác nhân kích thích, ứng động được chia thành: quang ứng động, nhiệt ứng động, thuỷ ứng động, hóa ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương, điện ứng động,..." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 24: Ứng động.,"Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó, các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa,...) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ,...). Một số ví dụ về ứng động sinh trưởng: ứng động nở hoa: Hoa của cây bồ công anh (Taraxacum officinale) nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu. Đó là ứng động dưới tác động của ánh sáng. Hoa nghệ tây và hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi của nhiệt độ. Đây là kiểu ứng động dưới tác động của nhiệt độ." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 24: Ứng động.,"Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó, các tế bào ở phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa,...) có tốc độ sinh trưởng dãn dời khác nhau do tác dộng của các kích thích không dinh hướng từ tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ,...). Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào thực vật. Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 24: Ứng động.,"Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó, các tế bào ở phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa,...) có tốc độ sinh trưởng dãn dời khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng từ tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ,...). Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào thực vật. Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 24: Ứng động.,"Cây cũng có đồng hồ báo thức. Một số loài cây, ví dụ, cây trinh nữ, “biết” thức dậy vào lúc bình minh và cụp lá đi ngủ lúc hoàng hôn. Cây nhận biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc của ngày nhờ có nhịp ngày đêm với chu trinh sinh học xấp xỉ 24 giờ được gọi là đồng hồ sinh học. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của ứng động tiếp xúc và hoá ứng động. Ứng động tiếp xúc: Các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng đổi với sự tiếp xúc vời con mồi bằng sự uốn cong và bài tiết ra enzim prôtêara. Cây gọng vó không phản ứng đối vói giọt nước mưa. Mức nhạy cảm đối với sự kích thích cơ học (tiếp xúc) rất cao. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích. Sau đó, kích thích lan truyền theo tế bào chất xuống các tế bào phía dưới. Tốc độ lan truyền kích thích từ khi tiếp xúc đến khi xuất hiện phản ứng trả lời là khoảng 20mm/giây. Hoá ứng động: Sự uốn cong để phản ứng đổi với kích thích hoá học còn mạnh hơn kích thích cơ học. Đầu lông tuyến có chức năng tiếp nhận kích thích hoá học. Sau khi tiếp nhận kích thích hoá học, lông tuyến gập lại để giữ con mồi đổng thời tiết ra dịch tiêu hoá con mồi. Các tế bào thụ thể của lông tuyến nhạy cảm cao nhất đối với các hợp chất chứa nitơ." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 24: Ứng động.,"Cây cũng có đồng hồ báo thức. Một số loài cây, ví dụ, cây trinh nữ, “biết” thức dậy vào lúc bình minh và cụp lá đi ngủ lúc hoàng hôn. Cây nhận biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc của ngày nhờ có nhịp ngày đêm với chu trinh sinh học xấp xỉ 24 giờ được gọi là đồng hồ sinh học. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của ứng động tiếp xúc và hoá ứng động. Ứng động tiếp xúc: Các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng đổi với sự tiếp xúc vời con mồi bằng sự uốn cong và bài tiết ra enzim prôtêara. Cây gọng vó không phản ứng đối vói giọt nước mưa. Mức nhạy cảm đối với sự kích thích cơ học (tiếp xúc) rất cao. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích. Sau đó, kích thích lan truyền theo tế bào chất xuống các tế bào phía dưới. Tốc độ lan truyền kích thích từ khi tiếp xúc đến khi xuất hiện phản ứng trả lời là khoảng 20mm/giây. Hoá ửng động: Sự uốn cong để phản ứng đổi với kích thích hoá học còn mạnh hơn kích thích cơ học. Đầu lông tuyến có chức năng tiếp nhận kích thích hoá học. Sau khi tiếp nhận kích thích hoá học, lông tuyến gập lại để giữ con mồi đổng thời tiết ra dịch tiêu hoá con mồi. Các tế bào thụ thể của lông tuyến nhạy cảm cao nhất đối với các hợp chất chứa nitơ." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 24: Ứng động.,"Cây cũng có đồng hồ báo thức. Một số loài cây, ví dụ, cây trinh nữ, “biết” thức dậy vào lúc bình minh và cụp lá đi ngủ lúc hoàng hôn. Cây nhận biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc của ngày nhờ có nhịp ngày đêm với chu trinh sinh học xấp xỉ 24 giờ được gọi là đồng hồ sinh học. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của ứng động tiếp xúc và hoá ứng động. Ứng động tiếp xúc: Các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng đổi với sự tiếp xúc với con mồi bằng sự uốn cong và bài tiết ra enzim prôtêara. Cây gọng vó không phản ứng đối với giọt nước mưa. Mức nhạy cảm đối với sự kích thích cơ học (tiếp xúc) rất cao. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích. Sau đó, kích thích lan truyền theo tế bào chất xuống các tế bào phía dưới. Tốc độ lan truyền kích thích từ khi tiếp xúc đến khi xuất hiện phản ứng trả lời là khoảng 20mm/giây. Hoá ửng động: Sự uốn cong để phản ứng đổi với kích thích hoá học còn mạnh hơn kích thích cơ học. Đầu lông tuyến có chức năng tiếp nhận kích thích hoá học. Sau khi tiếp nhận kích thích hoá học, lông tuyến gập lại để giữ con mồi đổng thời tiết ra dịch tiêu hoá con mồi. Các tế bào thụ thể của lông tuyến nhạy cảm cao nhất đối với các hợp chất chứa nitơ." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 24: Ứng động.,"Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó, các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa,...) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ,...). Một số ví dụ về ứng động sinh trưởng: ứng động nở hoa: Hoa của cây bồ công anh (Taraxacum officinale) nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu (hình 24.1). Đó là ứng động dưới tác động của ánh sáng. Hoa nghệ tây và hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi của nhiệt độ. Đây là kiểu ứng động dưới tác động của nhiệt độ." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 24: Ứng động.,ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự sinh trưởng dãn dài của các tế bào thực vật . Ví dụ: ứig động của cây trinh nữ khi va chạm. Nguyên nhân gáy ra sự vận động cụp lá của cáy trinh nữ khi va chạm là sức trương của nửa dưới của các chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào những mô lân cận. Sự đóng mở của khí khống: Nguyên nhân của sự đóng mở khí khổng là do sự biến động hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng. 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 24: Ứng động.,"Cây cũng có đồng hồ báo thức. Một số loài cây, ví dụ, cây trinh nữ, “biết” thức dậy vào lúc bình minh và cụp lá đi ngủ lúc hoàng hôn. Cây nhận biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc của ngày nhờ có nhịp ngày đêm VỜI chu trinh sinh học xấp xỉ 24 giờ được gọi là đồng hồ sinh học. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của ứng động tiếp xúc và hoá ứng động. ứng động tiếp xúc: Các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng đổi với sự tiếp xúc vời con mồi bằng sự uốn cong và bài tiết ra enzim prôtêara. Cây gọng vó không phản ứng đối vói giọt nưởc mưa. Mức nhạy cảm đối với sự kích thích cơ học (tiếp xúc) rất cao. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích. Sau đó, kích thích lan truyền theo tế bào chất xuống các tế bào phía dưới. Tốc độ lan truyền kích thích từ khi tiếp xúc đến khi xuất hiện phản ứng trả lời là khoảng 20mm/giây. Hoá ửng động: Sự uốn cong để phản ứng đối với kích thích hoá học còn mạnh hơn kích thích cơ học. Đầu lông tuyến có chức năng tiếp nhận kích thích hoá học. Sau khi tiếp nhận kích thích hoá học, lông tuyến gập lại để giữ con mồi đổng thời tiết ra dịch tiêu hoá con mồi. Các tế bào thụ thể của lông tuyến nhạy cảm cao nhất đối với các hợp chất chứa nitơ." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 24: Ứng động.,"Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. Ví dụ, hoa của cây nghệ tây (Crocus) và cây tulip (Tulipơ) nở vào ban sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối. Tuỳ thuộc vào tác nhân kích thích, ứng động được chia thành: quang ứng động, nhiệt ứng động, thuỷ ứng động, hoá ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương, điện ứng động,..." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 24: Ứng động.,"Cây cũng có đồng hồ báo thức. Một số loài cây, ví dụ, cây trinh nữ, “biết” thức dậy vào lúc bình minh và cụp lá đi ngủ lúc hoàng hôn. Cây nhận biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc của ngày nhờ có nhịp ngày đêm với chu trinh sinh học xấp xỉ 24 giờ được gọi là đồng hồ sinh học. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của ứng động tiếp xúc và hoá ứng động. Ứng động tiếp xúc: Các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng đổi với sự tiếp xúc vời con mồi bằng sự uốn cong và bài tiết ra enzim prôtêara. Cây gọng vó không phản ứng đối với giọt nước mưa. Mức nhạy cảm đối với sự kích thích cơ học (tiếp xúc) rất cao. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích. Sau đó, kích thích lan truyền theo tế bào chất xuống các tế bào phía dưới. Tốc độ lan truyền kích thích từ khi tiếp xúc đến khi xuất hiện phản ứng trả lời là khoảng 20mm/giây. Hoá ửng động: Sự uốn cong để phản ứng đổi với kích thích hoá học còn mạnh hơn kích thích cơ học. Đầu lông tuyến có chức năng tiếp nhận kích thích hoá học. Sau khi tiếp nhận kích thích hoá học, lông tuyến gập lại để giữ con mồi đổng thời tiết ra dịch tiêu hoá con mồi. Các tế bào thụ thể của lông tuyến nhạy cảm cao nhất đối với các hợp chất chứa nitơ." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật.","Cảm ứng của thực vật biểu hiện bằng hướng động hoặc ứng động và diễn ra với tốc độ chậm, còn cảm ứng ở động vật cũng là phản ứng (trả lời) lại các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển nhưng cách biểu hiện khác với thực vật và tốc độ phản ứng nhanh hơn. Ví dụ, khi trời trở rét, mèo có phản ứng xù lông, co mạch máu, nằm co mình lại,...Ở động vật có tổ chức thần kinh, phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. Phản xạ thực hiện được là nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ gồm các bộ phận sau đây: Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm). Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác). Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (thần kinh Trung ương). Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến...). Đường dẫn truyền ra (đường vận động). Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các loài động vật khác nhau phụ thuộc vào mức độ tổ chức thần kinh của chúng. Cần lưu ý rằng, các tế bào và các cơ quan trong cơ thể đều có khả năng cảm ứng, nghĩa là phản ứng lại khi bị kích thích, nhưng không phải tất cả các phản ứng của chúng đều là phản xạ. Ví dụ, phản ứng co của một bắp cơ tách rời khi bị kích thích không được coi là phản xạ." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật.","Động vật đơn bào chưa có tổ chức thần kinh. Động vật đơn bào phản ứng lại các kích thích bằng chuyển động của cả cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh. Ví dụ, trùng giày bơi tới chỗ có nhiều ôxi, trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng chói. Hệ thần kinh dạng lưới có ở động vật có cơ thể đối xứng toả tròn thuộc ngành Ruột khoang. Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh, tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh. Các tế bào thần kinh có các sợi thần kinh liên hệ với tế bào cảm giác và liên hệ với tế bào biểu mô cơ (tế bào biểu mô cơ có khả năng co rút như tế bào cơ). Khi tế bào cảm giác bị kích thích, thông tin sẽ được truyền về mạng lưới thần kinh và sau đó đến các tế bào biểu mô cơ, động vật co mình lại đế tránh kích thích." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật.","Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở động vật có cơ thể đối xứng hai bên thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp. Các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành các hạch thần kinh. Các hạch thần kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh và tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể. Ở động vật chân khớp, não (hạch thần kinh đầu) có kích thước lớn hơn hẳn so với các hạch thần kinh khác. Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng xác định của cơ thể. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ. Hầu hết các phản xạ của chúng là phản xạ không điều kiện." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật.","Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở động vật có cơ thể đối xứng hai bên thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp. Các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành các hạch thần kinh. Gác hạch thần kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh và tạo thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể. Ở động vật chân khớp, não (hạch thần kinh đầu) có kích thước lớn hơn hẳn so với các hạch thần kinh khác. Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng xác định của cơ thể. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ. Hầu hết các phản xạ của chúng là phản xạ không điều kiện." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật.","Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sổng đảm bảo cho sinh vật tổn tại và phát triển. Động vật đơn bào phản ứng lại kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh. Ở động vật có tổ chức thần kinh, các hình thức cảm ứng là các phản xạ. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ưng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có hệ thống hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể, mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên phản ứng chính xác hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật.","Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sổng đảm bảo cho sinh vật tổn tại và phát triển. Động vật đơn bào phản ứng lại kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh. Ở động vật có tổ chức thần kinh, các hình thức cảm ứng là các phản xạ. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có hệ thống hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể, mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên phản ứng chính xác hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật.","Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống: Hệ thần kinh dạng ống gập ở động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú. Hệ thần kinh dạng ống được cấu tạo từ 2 phần rõ rệt: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Trong quá trình tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật, một số lượng rất lớn tế bào thần kinh tập trung lại thành một ống nằm ở phía lưng của con vật để tạo thành phần thần kinh trung ương. Đầu trước của ống phát triển mạnh thành não bộ, phần sau hình thành tuỷ sống. Não bộ hoàn thiện dần trong quá trình tiến hoá của động vật và chia làm 5 phần với chức năng khác nhau: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành cầu não. Bán cầu đại não ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong điều khiển các hoạt động của cơ thể. Cùng với sự tiến hoá của hệ thần kinh dạng ống, số lượng tế bào thần kinh ngày càng lớn, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh ngày càng phức tạp và hoàn thiện. Nhờ đó, các hoạt động của động vật ngày càng đa dạng, chính xác và hiệu quả." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật.","Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống: Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ. Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống có thể đơn giản nhưng cũng có thể rất phức tạp. Các phản xạ đơn giản thường là phản xạ không điều kiện và do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia. Các phản xạ phức tạp thường là phản xạ có điều kiện và do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là sự tham gia của tế bào thần kinh vỏ não. Cùng với sự tiến hoá của hệ thần kinh dạng ống, số lượng các phản xạ ngày càng nhiều, đặc biệt là số lượng các phản xạ có điều kiện ngày càng tăng và càng giúp động vật thích nghi tốt hơn với môi trường sống." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật.","Hệ thần kinh dạng ống được tạo thành từ số lượng rất lớn tế bào thần kinh. Các bộ phận của hệ thần kinh dạng ống có chức năng khác nhau. Đặc biệt, não bộ phát triển mạnh và là bộ phận cao cấp nhất tiếp nhận và xử lí hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng. Các phản xạ ở dộng vật có hệ thần kinh dạng ống là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Số lượng các phản xạ rất lớn. Đặc biệt, số lượng phản xạ cố điều kiện ngày càng tăng. Nhờ đó, động vật thích nghi tốt hơn với môi trường sống." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật.","Hệ thần kinh dạng ống được tạo thành từ số lượng rất lớn tế bào thần kinh. Các bộ phận của hệ thần kinh dạng ống có chức năng khác nhau. Đặc biệt, não bộ phát triển mạnh và là bộ phận cao cấp nhất tiếp nhận và xử lí hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng. Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Số lượng các phản xạ rất lớn. Đặc biệt, số lượng phản xạ cố điều kiện ngày càng tăng. Nhờ đó, động vật thích nghi tốt hơn với môi trường sống." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật.","Hệ thần kinh dạng ống được tạo thành từ số lượng rất lớn tế bào thần kinh. Các bộ phận của hệ thần kinh dạng ống có chức năng khác nhau. Đặc biệt, não bộ phát triển mạnh và là bộ phận cao cấp nhất tiếp nhận và xử lí hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng. Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Số lượng các phản xạ rất lớn. Đặc biệt, số lượng phản xạ có điều kiện ngày càng tăng. Nhờ đó, động vật thích nghi tốt hơn với môi trường sống." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật.","Cảm ứng của thực vật biểu hiện bằng hướng động hoặc ứng động và diễn ra với tốc độ chậm, còn cảm ứng ở động vật cũng là phản ứng (trả lời) lại các kích thích từ môi trường sống để tồn tại và phát triển nhưng cách biểu hiện khác với thực vật và tốc độ phản ứng nhanh hơn. Ví dụ, khi trời trở rét, mèo có phản ứng xù lông, co mạch máu, nằm co mình lại,...Ở động vật có tổ chức thần kinh, phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. Phản xạ thực hiện được là nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ gồm các bộ phận sau đây: Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm). Đường dẫn truyền vào (đường cảm giác). Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (thần kinh Trung ương). Bộ phạn thực hiện phản ứng (cơ, tuyến...). Đường dẫn truyền ra (đường vận động). Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các loài động vật khác nhau phụ thuộc vào mức độ tổ chức thần kinh của chúng. Cần lưu ý rằng, các tế bào và các cơ quan trong cơ thể đều có khả năng cảm ứng, nghĩa là phản ứng lại khi bị kích thích, nhưng không phải tất cả các phản ứng của chúng đều là phản xạ. Ví dụ, phản ứng co của một bắp cơ tách rời khi bị kích thích không được coi là phản xạ." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật.","Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tổn tại và phát triển. Động vật đơn bào phản ứng lại kích thích bằng chuyển động cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh. Ở động vật có tổ chức thần kinh, các hình thức cảm ứng là các phản xạ. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có hệ thống hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể, mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên phản ứng chính xác hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 28: Điện thế nghỉ.,"Mọi tế bào trong cơ thể đều có khả năng hưng phấn. Hưng phấn là sự biến đổi lí hoá xảy ra trong tế bào khi bị kích thích. Một chí số quan trọng để đánh giá tế bào, mô hưng phấn hay không hưng phấn là điện tế bào. Điện tế bào bao gồm điện thế nghi và điện thế hoạt động." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 28: Điện thế nghỉ.,"Mọi tế bào trong cơ thể đều có khả năng hưng phấn. Hưng phấn là sự biến đổi lí hoá xảy ra trong tế bào khi bị kích thích. Một chí số quan trọng để đánh giá tế bào, mô hưng phấn hay không hưng phấn là điện tế bào. Điện tế bào bao gồm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 28: Điện thế nghỉ.,"Điện thế nghỉ có ở tế bào đang nghỉ ngơi, không bị kích thích. Ví dụ: Điện thế nghỉ có ở tế bào cơ đang dãn nghi, ở tế bào thần kinh khi không bị kích thích. Kết quả đo cho thấy có sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào. Chênh lệch này ở tế bào thần kinh mực ống là khoảng 70mV. Kết quả đo còn cho tháy, ở hai phía của màng tế bào có phân cực: phía trong của màng mang điện âm (-) so với phía ngoài mang điện dương (+). Người ta quy ước đặt dấu - trước các trị số điện thế nghỉ vì phía bên trong màng mang điện âm so với phía bên ngoài màng mang điện dương. Như vậy, điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện ám so với phía bên ngoài mang điện dương. Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là - 70mV; của tế bào nón trong mắt ong mật là - 50mV." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 28: Điện thế nghỉ.,"Điện thế nghỉ có ở tế bào đang nghỉ ngơi, không bị kích thích. Ví dụ: Điện thế nghỉ có ở tế bào cơ đang dãn nghi, ở tế bào thần kinh khi không bị kích thích. Kết quả đo cho thấy có sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào. Chênh lệch này ở tế bào thần kinh mực ống là khoảng 70mV. Kết quả đo còn cho thấy, ở hai phía của màng tế bào có phân cực: phía trong của màng mang điện âm (-) so với phía ngoài mang điện dương (+). Người ta quy ước đặt dấu - trước các trị số điện thế nghỉ vì phía bên trong màng mang điện âm so với phía bên ngoài màng mang điện dương. Như vậy, điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện ám so với phía bên ngoài mang điện dương. Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là - 70mV; của tế bào nón trong mắt ong mật là - 50mV." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 28: Điện thế nghỉ.,"Cách đây hơn 200 năm, vợ của giáo sư giải phẫu L. Ganvani ở Trường Đại học Bologna, Italia, mua một số chân ếch còn tươi về để nấu ăn. Bà dùng các móc bằng đồng cắm vào chân ếch và treo lên các xà ngang sắt ở ban công. Bà bỗng giật minh kinh sợ khi nhìn thấy những chiếc chân ếch đã bị cắt rời thỉnh thoảng lại co giật như bị ma ám mỗi khi chúng chạm vào xà ngang sắt. Hiện tượng này đã gây nên sự chú ỷ đối vời giáo sư L. Ganvani. Ông đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm để chứng minh các tổ chức sống có điện." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 28: Điện thế nghỉ.,"Cách đây hơn 200 năm, vợ của giáo sư giải phẫu L. Ganvani ở Trường Đại học Bologna, Italia, mua một số chân ếch còn tươi về để nấu ăn. Bà dùng các móc bằng đồng cắm vào chân ếch và treo lên các xà ngang sắt ở ban công. Bà bỗng giật minh kinh sợ khi nhìn thấy những chiếc chân ếch đã bị cắt rời thỉnh thoảng lại co giật như bị ma ám mỗi khi chúng chạm vào xà ngang sắt. Hiện tượng này đã gây nên sự chú ỷ đối vời giáo sưL. Ganvani. ông đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm để chứng minh các tổ chức sống có điện." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh.,"Ở Địa Trung Hải có một loài cá đuối săn mồi một cách kì lạ. Khi gặp loài cá này, những chú cá con, cua biển,... bỗng run lẩy bẩy rồi ngã lăn ra chết. Cá đuối chỉ việc bơi đến và đánh chén con mồi. Cách săn mồi của loài cá đuổi này là phóng ra những luổng điện mạnh để giết chết con mổi. Điện thế của dòng điện do cá đuối điện phát ra đạt tới 60V và cường độ dòng điện là 60A. Một số loài cá khác sống ở nước ngọt có thể phát ra dòng điện mạnh hơn nhiều. Ví dụ, điện thế của dòng điện do cá nheo điện phát ra là 400V, của cá chình điện là 600V (nên nhớ rằng điện thế của mạng điện chúng ta sử dụng hằng ngày chỉ là 220V)." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh.,"Điện thế hoạt động khi xuất hiện được gọi là xung thần kinh hay xung điện. Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích sẽ lan truyền dọc theo sợi thần kinh. Cách lan truyền và tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và trên sợi thần kinh có bao miêlin là khác nhau. Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. Xung thần kinh lan truyền là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh.,"Một số sợi thần kinh có bao miêlin bao quanh. Bao miêlin bao bọc không liên tục mà ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie. Bao miêlin có bản chất là phôtpholipit nên có màu trắng và có tính chất cách điện. Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Do lan truyền theo cách nhảy cóc nên tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi có bao miêlin nhanh hơn nhiều so với trên sợi không có bao miêlin. Ví dụ, ở người, tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh vận động (có bao miêlin) là khoảng 100 m/giây, còn trên sợi thần kinh giao cảm (không có bao miêlin) là khoảng 3 - 5m/giây." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh.,"Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tể bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Do lan truyền theo lối nhảy cóc nên tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn so với trên sợi thần kinh không có hao miêlin." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh.,"Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tể bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Do lan truyền theo lối nhảy cóc nên tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin nhanh hơn so với trên sợi thần kinh không có bao miêlin." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh.,"Ở Địa Trung Hải có một loài cá đuối săn mồi một cách kì lạ. Khi gặp loài cá này, những chú cá con, cua biển,... bỗng run lẩy bẩy rồi ngã lăn ra chết. Cá đuối chỉ việc bơi đến và đánh chén con mồi. Cách săn mồi của loài cá đuổi này là phóng ra những luổng điện mạnh để giết chết con mổi. Điện thế của dòng điện do cá đuối điện phát ra đạt tỏi 60V và cường độ dòng điện là 60A. Một số loài cá khác sống ở nước ngọt có thể phát ra dòng điện mạnh hơn nhiều. Ví dụ, điện thế của dòng điện do cá nheo điện phát ra là 400V, của cá chình điện là 600V (nên nhớ rằng điện thế của mạng điện chúng ta sử dụng hằng ngày chỉ là 220V)." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh.,"Khi bị kích thích thì tế bào thần kinh hưng phấn và xuất hiện điện thế hoạt động. Khi tế bào thần kinh bị kích thích, điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động. Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn: mất phân cực (khử cực), đảo cực và tái phân cực." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 30: Truyền tin qua XINÁP,"Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến... Có 2 loại xináp: xináp hoá học và xináp điện. Xináp hoá học là loại xináp phổ biến ở động vật. Nội dung bài này chỉ đề cập đến xináp hoá học. Mỗi xináp chỉ có một loại chất trung gian hoá học. Chất trung gian hoá học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin. Ngoài ra, còn nhiều chất trung gian hoá học khác như đôpamin, serôtônin,..." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 30: Truyền tin qua XINÁP,"Thông tin truyền dưới dạng xung thần kinh khi đến xináp tiếp tục được truyền qua xináp. Quá trình truyền tin qua xináp (ví dụ, xináp có chất trung gian hoá học là axêtincôlin). Như vậy, thông tin được truyền qua xináp nhờ chất trung gian hoá học. Sau khi điện thế hoạt động hình thành ở màng sau và lan truyền đi tiếp, thì enzim axêtincôlinesteraza có ở màng sau sẽ phân huỷ axêtincôlin thành axêtat và côlin. Hai chất này quay trở lại màng trước, đi vào xináp và được tái tổng hợp lại thành axêtincôlin chứa" 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 30: Truyền tin qua XINÁP,"Thông tin truyền dưới dạng xung thần kinh khi đến xináp tiếp tục được truyền qua xináp. Quá trình truyền tin qua xináp (ví dụ, xináp có chất trung gian hoá học là axêtincôlin). Như vậy, thông tin được truyền qua xináp nhờ chất trung gian hoá học. Sau khi điện thế hoạt động hình thành ở màng sau và lan truyền đi tiếp, thì enzim axêtincôlinesteraza có ở màng sau sẽ phân huỷ axêtincôlin thành axêtat và côlin. Hai chất này quay trở lại màng trước, đi vào chuỳ xináp và được tái tổng hợp lại thành axêtincôlin chứa" 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 30: Truyền tin qua XINÁP,"Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh vói loại tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến...). Xináp gồm màng trước, màng sau, khe xináp và chuỳ xináp. Chuỳ xináp có các bóng xináp chứa chất trung gian hoá học. Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn sau: Xung thần kinh lan truyền đến chuỳ xináp và làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp. Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và võ ra. Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp đến màng sau. Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ỏ màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt dộng (xung thần kinh) hình thành lan truyền đi tiếp." 11,Chương 2: Cảm ứng.,Bài 30: Truyền tin qua XINÁP,"Chất curare có trong một loại cây ở Nam Mĩ có tác dụng phong toả màng sau xin áp thần kinh - cơ và gây liệt cơ. Trước kia, những người thổ dân Nam Mĩ thường tẩm chất curare vào đẩu các mũl tên để sàn bắn. Khi bị trúng tên, các con thú không thể chạy được nữa và ngã xuống vì xung thần kinh từ não không thể đến được cơ xương." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên. Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điểu kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn từ khi sinh ra, nghĩa là cứ có kích thích là các động tác xảy ra liên tục theo một trình tự nhất định. Nói cách khác, tập tính bẩm sinh là do kiểu gen quy định. Chính vì vậy, tập tính bẩm sinh thường rất bển vững, không thay đổi. Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính học được chính là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơion là cơ sở để giải thích tại sao tập tính học được có thể thay đổi. Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hoá của hệ thần kinh (mức độ tổ chức của hệ thần kinh đơn giản hay phức tạp) và tuổi thọ của chúng. Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. Tập tính của động vật có thể được chia thành 2 loại: tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Ví dụ, nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ thành một tấm lưới " 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Ví dụ, một số động vật vốn không sợ người nhưng nếu bị đuổi bắt, chúng sẽ học được kinh nghiệm chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt tập tính nào đó ở động vật hoàn toàn là bẩm sinh hay học được. Nhiều tập tính của động vật có cả nguồn gốc bẩm sinh và học được. Ví dụ, tập tính bắt chuột ở mèo vừa là do bẩm sinh, vừa là do mèo mẹ dạy cho; tập tính xây tổ của chim vừa mang tính bẩm sinh vừa là do học được từ đồng loại." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Đến thời ki sinh sản, tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay đi bắt một con sâu bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ. Tiếp đó, tò vò cái đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại. Sau một thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn con sâu. Các tò vò cái con lớn lên lặp lại trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ (dù không nhìn thấy các tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ). Chuồn chuồn bay thấp thi mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thi râm (ca dao). Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, những người qua đường dừng lại." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên. Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điểu kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn từ khi sinh ra, nghĩa là cứ có kích thích là các động tác xảy ra liên tục theo một trình tự nhất định. Nói cách khác, tập tính bẩm sinh là do kiểu gen quy định. Chính vì vậy, tập tính bẩm sinh thường rất bển vững, không thay đổi. Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính học được chính là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơion là cơ sở để giải thích tại sao tập tính học được có thể thay đổi. Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh (mức độ tổ chức của hệ thần kinh đơn giản hay phức tạp) và tuổi thọ của chúng. Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên. Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điểu kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn từ khi sinh ra, nghĩa là cứ có kích thích là các động tác xảy ra liên tục theo một trình tự nhất định. Nói cách khác, tập tính bẩm sinh là do kiểu gen quy định. Chính vì vậy, tập tính bẩm sinh thường rất bển vững, không thay đổi. Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính học được chính là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơion là cơ sở để giải thích tại sao tập tính học được có thể thay đổi. Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh (mức độ tổ chức của hệ thần kinh đơn giản hay phức tạp) và tuổi thọ của chúng. Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên. Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điểu kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn từ khi sinh ra, nghĩa là cứ có kích thích là các động tác xảy ra liên tục theo một trình tự nhất định. Nói cách khác, tập tính bẩm sinh là do kiểu gen quy định. Chính vì vậy, tập tính bẩm sinh thường rất bển vững, không thay đổi. Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính học được chính là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơronlà cơ sở để giải thích tại sao tập tính học được có thể thay đổi. Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh (mức độ tổ chức của hệ thần kinh đơn giản hay phức tạp) và tuổi thọ của chúng. Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên. Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điểu kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn từ khi sinh ra, nghĩa là cứ có kích thích là các động tác xảy ra liên tục theo một trình tự nhất định. Nói cách khác, tập tính bẩm sinh là do kiểu gen quy định. Chính vì vậy, tập tính bẩm sinh thường rất bển vững, không thay đổi. Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính học được chính là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron là cơ sở để giải thích tại sao tập tính học được có thể thay đổi. Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến ho á của hệ thần kinh (mức độ tổ chức của hệ thần kinh đơn giản hay phức tạp) và tuổi thọ của chúng. Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên. Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điểu kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn từ khi sinh ra, nghĩa là cứ có kích thích là các động tác xảy ra liên tục theo một trình tự nhất định. Nói cách khác, tập tính bẩm sinh là do kiểu gen quy định. Chính vì vậy, tập tính bẩm sinh thường rất bển vững, không thay đổi. Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính học được chính là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron là cơ sở để giải thích tại sao tập tính học được có thể thay đổi. Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh (mức độ tổ chức của hệ thần kinh đơn giản hay phức tạp) và tuổi thọ của chúng. Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Tập tính là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc hên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và các phản xạ có điều kiện." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Các loài chim có xu hướng chọn ấp các quả trứng có kích cỡ to, có màu sắc, hoa văn hoặc chấm lốm đốm. Chim tu hú có tập tính đẻ trứng vào tổ của các loài chim khác và nhờ ấp hộ. Chim tu hú luôn tạo ra quả trứng sẫm màu, có nhiều hoa văn và kích cỡ của trứng lớn hơn so với các quả trứng của loài chim ấp hộ. Vì vậy, trứng của chúng được một số loài chấp nhận và ấp hộ." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Nhiều tập tính của động vật hình thành và biến đổi được là do học tập. Có nhiều hình thức học tập khác nhau. Dưới đây là một số hình thức (kiểu) học tập chủ yếu của động vật. In vết có ở nhiều loài động vật, dễ thấy nhất là ở chim. Ví dụ, ngay sau khi mới nở ra, chim non (bao gồm cả gà, vịt, ngỗng...) có “tính bám” và đi theo các vật chuyên động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Thường thì vật chuyển động mà chúng nhìn thấy trước tiên là chim mẹ. Tuy nhiên, nếu không có bố mẹ, chim non có thê “in vết” những con chim khác loài, con người, hay những vật chuyển động khác. In vết có hiệu quả nhất ở giai đoạn động vật mới được sinh ra một vài giờ đồng hồ cho đến hai ngày, sau giai đoạn đó hiệu quả in vết thấp hẳn. Nhờ ""in vết”, chim non di chuyển theo chim bố mẹ, do đó nó được bố mẹ chăm sóc nhiều hơn." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Điều kiện hoá đáp ứng là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời. Ví dụ: I. Paplôp làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Sở dĩ như vậy là do trong trung ương thần kinh đã hình thành mối liên hệ thần kinh mới dưới tác động của 2 kích thích đồng thời." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Đây là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó. Ví dụ: B. F. Skinnơ thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong lồng có một cái bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn (phần thưởng), mỗi khi thấy đói bụng (không cần phải nhìn thấy bàn đạp), chuột chủ động chạy đến nhấn bàn đạp để lấy thức ăn. Học theo cách “thử và sai”cũng thuộc hình thức học này." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Tập tính ở động vật rất đa dạng và phong phú. Có thể chia tập tính của động vật thành các dạng: tập tính kiếm ăn, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư, tập tính sống theo bầy đàn,... Tập tính kiếm ăn của động vật là khác nhau. Đa số các tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức thần kinh chưa phát triển là tập tính bẩm sinh. Ở động vật có hệ thần kinh phát triển, phần lớn tập tính kiếm ăn là do học tập từ bố mẹ, từ đồng loại hoặc do kinh nghiệm của bản thân. Ví dụ: Hổ, báo bò sát đất đến gần con mồi, sau đó nhảy lên vồ hoặc rượt đuổi, cắn vào cổ con mồi." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản. Tập tính bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài rất khác nhau. Ví dụ: Chó sói thường đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu. Nếu có kẻ cùng loài nào đó tiến vào lãnh thổ của nó, nó sẽ có phản ứng đe doạ hoặc tấn công đánh đuổi kẻ xâm lược. Hươu đực có tuyến nằm ở cạnh mắt tiết ra một loại dịch có mùi đặc biệt. Nó quệt dịch có mùi đó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác biết lãnh thổ đó đã có chủ. Phạm vi bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài là khác nhau. Ví dụ, phạm vi bảo vệ lãnh thổ của chim hải âu là vài m2, của hổ là vài km2 đến vài chục km2." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Phần lớn tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. Ví dụ: Đến mùa sinh sản, chim công đực thường nhảy múa và khoe mẽ bộ lông sặc sỡ của mình để quyến rũ chim cái, sau đó chúng giao phối. Chim cái đẻ trứng và ấp trứng nở thành chim công con. Một số loài cá, chim, thú,... thay đổi nơi sống theo mùa. Chúng thường di chuyển một quãng đường dài. Di cư có thể 2 chiều (đi và về) hoặc di cư I chiều (chuyển hẳn đến nơi ở mới). Di cư theo mùa phổ biến ở chim hơn so với ở các lớp động vật khác. Khi di cư, động vật sống trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình (bờ biển và các dãy núi). Chim bồ câu định hướng nhờ từ trường trái đất. Động vật sống ở dưới nước như cá định hướng dựa vào thành phần hoá học của nước và hướng dòng nước chảy." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Là tập tính sống bầy đàn. Ong, kiến, mối, một số loài cá, chim, voi, chó sói, trâu rừng, hươu, nai,... sống theo bầy đàn. Dưới Đây là vài tập tính xã hội. Tập tính thứ bậc: Trong mỗi bầy đàn đều có phân chia thứ bậc. Ví dụ: - Trong mỗi đàn gà, bao giờ cũng có một con thống trị các con khác (con đầu đàn), con này có thể mổ bất kì con nào trong đàn. Con thứ 2 có thể mổ tất cả các con còn lại trừ con đầu đàn, sau đó là con thứ 3,... Các đàn hươu, nai, khi, voi bao giờ cũng có con đầu đàn. Các con đầu đàn được xếp vị trí cao nhờ tính hung hãng và thắng trận trong các trận đấu với các con khác. Trong một đàn, các con đầu đàn giành quyển ưu tiên hơn về thức ăn và sinh sản. Tập tính vị tha: Tập tính vị tha là tập tính hi sinh quyển lợi bản thân, thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn. Ví dụ: Ong thợ lao động cần mẫn suốt cả cuộc đời chi để phục vụ cho sinh sản của ong chúa hoặc khi có kẻ đến phá tổ nó lãn xả vào chiến đấu và hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ tổ. Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hi sinh thân mình để bảo vệ kiến chúa và bảo vệ tổ." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Con người cũng có những tập tính bẩm sinh và tập tính học được giống như động vật. Tuy nhiên, do hệ thần kinh, đặc biệt là vỏ não rất phát triển, hơn nữa thời gian sống dài nên rất thuận lợi cho việc học tập, hình thành rất nhiều tập tính mới phù hợp với xã hội loài người. Rất nhiều tập tính chỉ có ở người mà không có ở động vật." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Vào mùa sinh sản, chim nhạn đực (Stema kirundo) tò tinh bằng cách mang một con cá đến biếu chim nhạn cái, thậm chí nó còn đút cá vào miệng con cái. Hành vi biếu cá này có thể là một bằng chứng tốt về khả năng cung cấp thức ăn và chăm sóc con non sau này." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Học ngầm là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được. Sau này, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện lại giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự. Ví dụ, nếu thả chuột vào một khu vực có rất nhiều đường đi, nó sẽ chạy đi thăm dò đường đi lối lại. Nếu sau đó, người ta cho thức ăn vào, con chuột đó sẽ tìm đường đến nơi có thức ăn nhanh hơn nhiều so với những con chuột chưa đi thăm dò đường đi ở khu vực đó. Đối với động vật hoang dã, những nhận thức về môi trường xung quanh giúp chúng nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi." 11,Chương 2: Cảm ứng.,"Bài 31, 32: Tập tính của động vật.","Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. Học khôn chi có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển như người và các động vật khác thuộc bộ Linh trưởng. Ví dụ, tinh tinh biết cách xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao. Các động vật có xương sống khác không thuộc bộ Linh trưởng không có khả năng làm như vậy." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật.,"Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào. Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân. Mô phân sinh đỉnh có ở chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ. Mô phân sinh bên ở cây Hai lá mầm và mô phân sinh lóng ở cây Một lá mầm có ở thân." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật.,Cấu tạo của thân cây gỗ gồm gỗ lõi (ròng) màu sẫm ở trung tâm của thân. Gỗ lõi gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp già. Các tế bào này chỉ vận chuyển nước và các ion khoáng trong một thời gian ngắn. Chúng đóng vai trò làm giá đỡ cho cây. Vòng gỗ kế tiếp phía bên ngoài là gỗ dác màu sáng. Gỗ dác gồm các lớp mạch gỗ thứ cấp trẻ. Gỗ dác thực sự là mô mạch vận chuyển nước và các ion khoáng. Tầng ngoài cùng bao quanh thân là vỏ. Trên mặt cắt ngang của thân cây gỗ có các vòng đồng tâm với màu sáng và tối khác nhau. Đó là các vòng năm. Các vòng gõ màu sáng gồm các mạch ống rộng hơn và thành ống mỏng hơn. Các vòng gỗ màu sẫm tối có thành dày hơn. 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật.,"Các nhân tô bên trong: Đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng của giống, của loài cây. Ví dụ, ở giai đoạn măng, cây tre sinh trưởng nhanh (có thể hơn lm/ngày), về sau thì chậm lại; tre và bạch đàn là những cây sinh trưởng nhanh; lim... sinh trưởng chậm. Hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng của cây. Các nhân tố bên ngoài: Nhiệt độ ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật. Ví dụ, cây ngô sinh trưởng chậm ở 10 - 37°C, sinh trưởng nhanh ở 37 - 44°c, ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ thấp hơn khoảng 5 - 10°C và cao hơn 44 - 50°C tuỳ giống. Hàm lượng nước: Sinh trưởng của cơ thể thực vật phụ thuộc vào độ no nước của các tế bào mô phân sinh, nơi diễn ra quá trình phân chia và sinh trưởng dãn dài của tế bào. Tế bào chỉ có thể sinh trưởng được trong điều kiện độ no nước của tế bào không thấp hơn 95%. Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng về 2 mặt: Thông qua sự ảnh hưởng đến quang hợp (tích luỹ sinh khối khô là cơ sở cho sinh trường). Biến đổi hình thái. Ví dụ, cây ở trong bóng tối thì mọc vóng lên, còn ở ngoài sáng thì mọc chậm lại. ôxi rất cần cho sinh trưởng của thực vật. Nồng độ ôxi giảm xuống dưới 5% thì sinh trưởng bị ức chế. Dinh dưỡng khoáng: Thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là thiếu nitơ, sinh trưởng của cây bị ức chế, thậm chí bị chết." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật.,"Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, hề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế hào. Mô phân sinh là nhóm các tế hào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây. Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phản sinh hên hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ. Sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống và của loài cây, hoocmôn và các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, nước, ánh sáng, ôxi và muối khoáng." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 35: Hoocmon Thực vật.,"Khí êtilen được sản ra trong hầu hết các phần khác nhau của hầu hết thực vật. Tốc độ hình thành êtilen phụ thuộc vào loại mô (mô phân sinh, mấu, mắt, nốt, quả...) và giai đoạn phát triển của cơ thể. Êtilen cũng được sản ra nhiều trong thời gian rụng lá, khi hoa già, khi mô bị tổn thương hoặc bị tác động của điều kiện bất lợi (ngập úng, rét, hạn, nóng và bị bệnh). Quả đang chín sản ra nhiều êtilen. Êtilen có vai trò thúc quả chóng chín, rụng lá." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 35: Hoocmon Thực vật.,"Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do thực vật tiết ra, có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. Hoocmôn thực vật được chia thành 2 nhóm: nhóm hoocmôn kích thích gồm A1A, GA, xitôkinin và nhóm hoocmôn ức chế gồm êtilen, axit ahxixic,... Nhiều hoocmôn thực vật đã được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Các chất điều hoà sinh trưởng nhân tạo do không bị enzim phân giải sẽ tích lại nhiều trong nông phẩm nên có thể gây độc hại cho con người." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 35: Hoocmon Thực vật.,"Hoocmôn thực vật (còn gọi là phitôhoocmôn) là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. Hoocmôn thực vật có những đặc điểm chung sau: Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. Trong cây, hoocmôn được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể. Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ỏ động vật bậc cao. Tuỳ theo mức độ biểu hiện tính kích thích hay tính ức chế sinh trưởng, các hoocmôn thực vật được phân thành 2 nhóm nhỏ là hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 35: Hoocmon Thực vật.,"Auxin phổ biến trong hầu hết các loại cây là axit inđôl axêtic (AIA). Auxin chủ yếu được sinh ra ở đỉnh của thân và cành. Auxin có nhiều trong chồi, hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng, trong tầng phân sinh bên đang hoạt động, trong nhị hoa. Ở mức tế bào, AIA kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào. Ở mức cơ thể, AIA tham gia vào nhiều hoạt động sống của cây như hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, kích thích ra rễ phụ, thể hiện tính ưu thế đỉnh (chồi đỉnh ức chế sự sinh trưởng của các chồi bên). Các chất auxin nhân tạo có cấu trúc và tính chất giống với AIA, ví dụ, ANA, AIB... Auxin nhân tạo không có enzim phân giải nó, nên được tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại cho người và động vật. Auxin tự nhiên và các auxin nhân tạo như ANA, AIB,... được sử dụng để kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua,...), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. Không nên dùng các chất auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 35: Hoocmon Thực vật.,"Gibêrelin được viết tắt là GA. Trong cây, gibêrelin được sinh ra chủ yếu ở lá và rễ. GA có nhiều trong lá, hạt, củ, chồi đang nảy mầm, trong hạt và quả đang hình thành, trong các lóng thân, cành đang sinh trưởng. Tác động sinh lí của GA: Ở mức tế bào, GA tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng dãn dài của mỗi tế bào. Ở mức cơ thể: Gibêrelin được dùng để kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi, củ (khoai tây); kích thích sinh trưởng chiều cao của cây (cây lấy sợi,...); tạo quả không hạt (quả nho,...); tăng tốc độ phân giải tinh bột (ứng dụng vào sản xuất mạch nha và công nghiệp đồ uống). Xitôkinin là một nhóm các chất tự nhiên (ví dụ, zeatin) và nhân tạo (ví dụ, kinetin) có tác dụng gây ra sự phân chia tế bào. Tác động sinh lí của xitôkinin: Ở mức tế bào, xitôkinin kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 35: Hoocmon Thực vật.,"Axit abxixic (viết tắt là AAB) là chất ức chế sinh trưởng tự nhiên. AAB liên quan đến sự chín và ngủ của hạt, sự đóng mớ khí khổng và loại bỏ hiện tượng sinh con. AAB có ở trong mô của thực vật có mạch. Ở thực vật có hoa, AAB được sinh ra ở trong lá (lục lạp), chóp rễ. AAB được tích luỹ ở cơ quan đang hoá già. Tương quan AAB/GA điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 35: Hoocmon Thực vật.,"Tương quan giữa hoocmôn điều tiết sinh trưởng và hoocmôn điều tiết phát triển của thực vật gồm: Tương quan giữa hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế sinh trưởng. Ví dụ: Tương quan giữa chất kích thích và chất ức chế là GA/AAB điều tiết trạng thái sinh lí của hạt. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm, GA tăng nhanh và đạt trị số cực đại , còn AAB giảm xuống rất mạnh. Tương quan giữa các hoocmôn kích thích với nhau. Ví dụ: Tương quan giữa auxin và xitôkinin điều tiết sự phát triển của mô callus. Khi ưu thế nghiêng về auxin, mô callus ra rễ. Khi ưu thế nghiêng về xitôkinin, chồi xuất hiện." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 35: Hoocmon Thực vật.,"Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do thực vật tiết ra, có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. Hoocmôn thực vật được chia thành 2 nhóm: nhóm hoocmôn kích thích gồm A1A, GA, xitôkinin và nhóm hoocmôn ức chế gồm êtilen, axit ahxixic,... Nhiều hoocmôn thực vật đã được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Các chất điều hoà sinh trưởng nhân tạo do không bị enzim phân giải sẽ tích lại nhiều trong nông phẩm nên có thể gãy độc hại cho con người." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa.,"Kiến thức về tác động của nhiệt độ, quang chu kì được sử dụng trong công tác chọn cây trồng theo vùng địa lí, theo mùa; xen canh; chuyển, gối vụ cây nông nghiệp và trồng rừng hỗn loài. Phát triển của thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan (rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt). Sinh trưởng và phát triển là những quá trình tương tác lẫn nhau trong chu trình sống của cơ thể thực vật. Những nhân tố chủ yếu chi phối sự ra hoa: tuổi cây, xuân hoá, quang chu kì. Hoocmôn ra hoa là các chất hữu cơ được hình thành trong lá và được vận chuyển đến các điểm sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa. Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì của thực vật và là sắc tố nảy mầm đối với các loại hạt mẫn cảm với ánh sáng." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa.,"Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmôn ra hoa (ílorigen). Hoocmôn này di chuyển từ lá vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa. Cây cà chua bên trái có 9 lá đã tiếp tục lớn lên thành cây cà chua có 14 lá và trên đỉnh của nó có hoa. Quá trình tăng kích thước từ cây 9 lá thành cây 14 lá là quá trình sinh trưởng. Trong quá trình sinh trưởng đó đã phát sinh thêm 5 lá và cụm hoa là những cấu trúc mới. Đó là kết quả của sự phân hoá. Đó là quá trình phát triển. Như vậy, sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển trên cơ sở của sinh trưởng. Sinh trưởng và phát triển là những quá trình liên quan với nhau, đó là hai mặt của chu trình sống của cây." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa.,"Quang chu kì: Sự ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì. Nhiều giống, loài cây đã đến tuổi ra hoa (đã có số lá cần thiết) vẫn không ra hoa nếu điều kiện nhiệt độ xuân hoá và quang chu kì không thích hợp. Một số loài cây (phần lớn ở các vùng ôn đới) ra hoa trong điều kiện ngày dài ở cuối mùa xuân và mùa hè, ví dụ, cây rau bina (Spinacia olerácea) chỉ ra hoa khi độ dài của ngày ít nhất bằng 14 giờ. Những cây như vậy gọi là cây ngày dài. Nhiều loài cây lương thực như lúa đại mạch (Hordeum vulgare), lúa mì (Triticum aestivum)... là cây ngày dài. Một số loài cây chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn (mùa thu ở miền ôn đới) và phần lớn thực vật nhiệt đới là cây ngày ngắn, ví dụ, cây cà phê chè (Cojfea arabica), cây lúa (Oryza sativa),... Một số loài cây đến độ tuổi xác định nào đó thì ra hoa mà không phụ thuộc vào nhiệt độ xuân hoá cũng như quang chu kì. Những loài thực vật ấy gọi là cây trung tính như cây hướng dương (Helianthus annuus),... Trong đêm tối chỉ cần có một loé sáng với cường độ rất yếu (3-5 lux) đã có thể ức chế thực vật ngày ngắn ra hoa, nhưng không ảnh hưởng tới thực vật ngày dài. Cường độ ánh sáng yếu như vậy cho phép nghĩ rằng, phản ứng quang chu kì không thể phụ thuộc trực tiếp vào quá trình quang hợp, nghĩa là không phải do diệp lục mà do phitôcrôm." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa.,"Phitôcrôm: Đó là sắc tố cảm nhận quang chu kì và cũng là sắc tố cảm nhận ánh sáng trong các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm, ví dụ, cây rau diếp (Lactuca sativa)... Phitôcrôm là một loại prôtêin hấp thụ ánh sáng. Phitôcrôm tồn tại ở 2 dạng: dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (ánh sáng có bước sóng là 660nm), được kí hiệu là pct và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (ánh sáng có bước sóng là 730nm), được kí hiệu là Pđx. Pđx làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở,... Hai dạng này chuyển hoá thuận nghịch dưới tác động của ánh sáng Nhờ có đặc tính quang chuyển hoá như vậy, sắc tố này tham gia vào phản ứng quang chu kì của thực vật." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa.,"Kiến thức về sinh trưởng và phát triển của thực vật được ứng dụng nhiều trong ngành trồng trọt và cả trong công nghiệp. Để thúc hạt hay củ nảy mầm sớm khi chúng đang ở trạng thái ngủ, có thể dùng hoocmôn gibêrelin, ví dụ, thúc củ khoai tây nảy mầm. Trong việc điều tiết sinh trưởng của cây gỗ trong rừng, khi cây còn non, các bác thợ rừng để mật độ cây dày nhằm thúc cây gỗ non mọc vống nhanh nhờ điều kiện ánh sáng yếu dưới tán rừng, về sau, khi sinh trưởng của cây đã đạt đến chiều cao cần thiết, tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống, loài cây và mục đích sử dụng của con người, người ta chặt tỉa bớt, để lại số lượng cây cần thiết nhằm tăng lượng ánh sáng lọt xuống dưới tán rừng giúp làm chậm sinh trưởng theo chiều cao, nhưns lại tăng sinh trưởng theo đường kính, đảm bảo tạo được cây gỗ to, khoẻ đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Sử dụng hoocmôn sinh trưởng gibêrelin để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa.,"Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả). Ở thực vật, điều tiết sự ra hoa theo tuổi không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Tuỳ vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa.,"Nhiệt độ thấp: Nhiều loài thực vật gọi là cây mùa đông như lúa mì (Triticum aestivum) dạng mùa đông,... và một số loài cây gọi là cây hai năm như bắp cải,... chỉ ra hoa, kết hạt sau khi đã trải qua mùa đông giá lạnh tự nhiên hoặc được xử lí bởi nhiệt độ dương thấp (nhiệt độ thấp nhưng vẫn lớn hơn 0°C) thích hợp nếu gieo vào mùa xuân. Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp như vậy gọi là xuân hoá." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật.,"Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hoá (biệt hoá) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật có thể trải qua biến thái hoặc không qua biến thái. Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. Dựa vào biến thái người ta phân chia phát triển của động vật thành các kiểu sau: Phát triển không qua biến thái. Phát triển qua biến thái: Phát triển qua biến thái hoàn toàn. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật.,"Đa số động vật có xương sống và rất nhiều loài động vật không xương sống phát triển không qua biến thái. Phát triển của người là một ví dụ điển hình về phát triển không qua biến thái. Quá trình phát triển của người có thê chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau khi sinh ra. Giai đoạn phôi thai diễn ra trong tử cung (dạ con) người mẹ. Ở giai đoạn này, hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi. Các tế bào của phôi phân hoá và tạo thành các cơ quan (tim, gan, phổi, mạch máu,...), kết quả là hình thành thai nhi. Giai đoạn sau sinh của người không có biến thái, con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trường thành." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật.,"Phát triển qua biến thái không hoàn toàn có ở một số loài côn trùng như châu chấu, cào cào, gián Phát triển của châu chấu là một ví dụ điển hình về phát triển qua biến thái không hoàn toàn. Quá trình phát triển của châu châu có thể chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi. a)Giai đoạn phôi Giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh. Ở giai đoạn này, hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi. Các tế bào của phôi phân hoá và tạo thành các cơ quan của ấu trùng. Âu trùng chui ra từ trứng. b)Giai đoạn hận phôi Giai đoạn này ở châu chấu có biến thái. Ấu trùng (con non) phát triển chưa hoàn thiện. Ví dụ, ấu trùng châu chấu chưa có cánh. Âu trùng châu chấu trải qua nhiều lần lột xác (khoảng 4-5 lần) và sau mỗi lần lột xác ấu trùng lớn lên rất nhanh. Sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác kế tiếp nhau là không lớn. Nhiều loại ấu trùng cũng ăn lá cây như bố mẹ chúng, trong ống tiêu hoá của chúng có đầy đủ các enzim tiêu hoá prôtêin, lipit và cacbohiđrat để tạo ra các chất dễ hấp thụ như đường đơn, axit béo, glixêrin và axit amin." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật.,"Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành. Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) âu trùng biến đổi thành con trưởng thành. Phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.,"Sinh trưởng và phát triển của mỗi loài, mỗi cá thể động vật trước tiên do nhân tố di truyền quyết định. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có thể chia thành các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài. Hoocmôn là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. Riêng đối với lưỡng cư, tirôxin gây biến thái từ nòng nọc thành ếch. Thiếu tirôxin, nòng nọc không biến thành ếch được. Iôt là thành phần cấu tạo nên tirôxin, do đó thiếu iôt trong thức ăn và nước dẫn đến thiếu tirôxin." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.,"Hai hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecđixơn và juvenin. Tác dụng sinh lí của ecđixơn: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. Tác dụng sinh lí của juvenin: phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.,"Dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết về quy luật sinh trưởng và phát triển của động vật, con người đã tìm ra rất nhiều biện pháp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của động vật nhằm nâng cao năng suất vật nuôi. Cải tạo giống: Để tạo ra các giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao, thích nghi với các điều kiện địa phương, người ta đang áp dụng các phương pháp chọn lọc nhân tạo, lai giống, công nghệ phôi,... Cải thiện môi trường sông của động vật: Cho đến nay, con người tiếp tục sử dụng rất nhiều nhân tố môi trường như thức ăn, chuồng trại... để làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, tăng năng suất vật nuôi." 11,Chương 3: Sinh trưởng và Phát triển.,Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.,"Hiện nay, chúng ta đang tiến hành nhiều biện pháp cải thiện chất lượng dân số (tăng chiểu cao, cân nặng, không mắc dị tật,...) của người Việt Nam như nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, tư vấn di truyền, phát hiện sớm các đột biến trong phát triển phôi thai (ví dụ, đột biến nhiễm sắc thể gây ra bệnh Đao,...), giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chống sử dụng ma tuý, chống nghiện thuốc lá, chống lạm dụng rượu, bia,... Nhiều nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người như thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng,... Rất nhiều tác nhân như ma tuý, rượu, thuốc lá,... có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của phôi thai người, gảy nên di tật ở trẻ sơ sinh. Có nhiều biện pháp điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật như cải tạo giống, thức ăn, chuồng trại,... Có nhiều biện pháp cải thiện chất lượng dân số như cái thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao, tư vấn di truyền, chống lạm dụng các chất kích thích,..." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật.,"Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài. Có hai kiểu sinh sản, đó là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ. Sinh sản hào tử: Hình thức sinh sản này có ở thực vật bào tử (là những cơ thể luôn biểu hiện rõ sự xen kẽ của hai thế hệ như rêu, dương xỉ). Trong hình thức sinh sản bào tử, cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật.,"Nuôi cấy tế bào và mô thực vật: Đó là sự nuôi cấy các tế bào lấy từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật như củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, hạt phấn, túi phôi,... trên môi trường dinh dưỡng thích hợp trong các dụng cụ thuỷ tinh để tạo ra cây con. Tất cả các thao tác phải được thực hiện ở điều kiện vô trùng. Sau đó, cây con được chuyển ra trồng ở đất. Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy tế bào và mô thực vật là tính toàn năng của tế bào (là khả năng của tế bào đơn lẻ phát triển thành cây nguyên vẹn ra hoa và kết hạt bình thường)." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật.,"Kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới gọi là sinh sản hữu tính. Sinh sản hữu tính có những đặc trưng sau: Trong sinh sản hữu tính luôn có quá trình hình thành và hợp nhất giao tử đực với giao tử cái, luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen. Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử. Sinh sản hữu tính ưu việt hơn so với sinh sản vô tính: Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi. Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hoá." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật.,"Hình thành hạt: Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành một khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ. Nội nhũ (còn gọi là phôi nhũ) là mô nuôi dưỡng phôi phát triển. Có hai loại hạt: hạt có nội nhũ (hạt cây Một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây Hai lá mẩm). Hình thành qua: Quả là do bầu nhuy phát triển thành. Bầu nhuy dày lên, chuyên hoá như một cái túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt. Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính. Quả không có hạt chưa hẳn là quả đơn tính vì hạt có thể bị thoái hoá. Quá trình chín của quả: Sau khi hình thành, quả sinh trưởng, phát triển thành quả chín với các chuyển hoá sinh lí, sinh hoá làm biến đổi màu sắc, độ cứng và xuất hiện mùi vị, hương thơm đặc trưng, hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán hạt. Quả của nhiều loài cây cung cấp nguồn dinh dưỡng quý (vitamin, khoáng chất, đường và các chất khác) cần cho con người." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật.,"Hình thành hạt: Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành một khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ. Nội nhũ (còn gọi là phôi nhũ) là mô nuôi dưỡng phôi phát triển. Có hai loại hạt: hạt có nội nhũ (hạt cây Một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm). Hình thành qua: Quả là do bầu nhuy phát triển thành. Bầu nhuy dày lên, chuyên hoá như một cái túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt. Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính. Quả không có hạt chưa hẳn là quả đơn tính vì hạt có thể bị thoái hoá. Quá trình chín của quả: Sau khi hình thành, quả sinh trưởng, phát triển thành quả chín với các chuyển hoá sinh lí, sinh hoá làm biến đổi màu sắc, độ cứng và xuất hiện mùi vị, hương thơm đặc trưng, hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán hạt. Quả của nhiều loài cây cung cấp nguồn dinh dưỡng quý (vitamin, khoáng chất, đường và các chất khác) cần cho con người." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật.,"Sinh sản hữu tính là sự hợp nhất của giao tử đực (n) và giao tử cái (n) thành hợp tử(2n) khởi đầu của cá thể mới. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa được thực hiện trong hoa: Sự hình thành giao tử ở thực vật: giao tử được hình thành từ thể giao tử, thể giao tử lại được sinh ra từ hào tử đơn hội qua giảm phân. Thụ tinh kép là hiện tượng cả 2 nhân tham gia thụ tinh, nhân thứ nhất hợp nhất với trứng tạo thành hợp tử, nhân thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng hội (2n) tạo nên tế hào tam hội (3n). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật Hạt kín (thực vật có hoa). Hạt do noãn đã được thụ tinh phát triển thành. Hạt chứa phôi và có nội nhũ hoặc không có nội nhũ. Quả là do hầu nhuỵ sinh trưởng dày lên chuyển hoá thành. Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quá đơn tính. Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hoá làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán của hạt." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật.,"Thụ phấn: Quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhuy (đầu nhuỵ) gọi là thụ phấn. Có hai hình thức thụ phấn là tự thụ phấn và thụ phấn chéo. Khi đã ở trên đầu nhuỵ, hạt phấn nảy mầm. Thực vật Hạt kín thực hiện thụ phấn nhờ động vật (côn trùng) hoặc nhờ gió." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật.,"Hình thành hạt: Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành một khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ (hình 42.2). Nội nhũ (còn gọi là phôi nhũ) là mô nuôi dưỡng phôi phát triển. Có hai loại hạt: hạt có nội nhũ (hạt cây Một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm). Hình thành qua: Quả là do bầu nhuy phát triển thành. Bầu nhuy dày lên, chuyên hoá như một cái túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt. Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính. Quả không có hạt chưa hẳn là quả đơn tính vì hạt có thể bị thoái hoá. Quá trình chín của quả: Sau khi hình thành, quả sinh trưởng, phát triển thành quả chín với các chuyển hoá sinh lí, sinh hoá làm biến đổi màu sắc, độ cứng và xuất hiện mùi vị, hương thơm đặc trưng, hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán hạt. Quả của nhiều loài cây cung cấp nguồn dinh dưỡng quý (vitamin, khoáng chất, đường và các chất khác) cần cho con người." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật.,"Trinh sinh (trinh sản) là hình thức sinh sản, trong đó, tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n). Trinh sinh thường gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp. Một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát cũng có trinh sinh. Sinh sản theo kiểu trinh sinh thường xen kẽ với sinh sản hữu tính. Ví dụ, ở ong mật, ong chúa đẻ ra rất nhiều trứng. Những trứng không thụ tinh phát triển thành ong đực có bộ nhiễm sắc thể đơn bội, còn những trứng thụ tinh phát triển thành ong thợ và ong chúa có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội" 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật.,"Trinh sinh (trinh sản) là hình thức sinh sản, trong đó, tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n). Trinh sinh thường gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp. Một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát cũng có trinh sinh. Sinh sản theo kiểu trinh sinh thường xen kẽ với sinh sản hữu tính. Ví dụ, ở ong mật, ong chúa đẻ ra rất nhiều trứng. Những trứng không thụ tinh phát triển thành ong đực có bộ nhiễm sắc thể đơn bội, còn những trứng thụ tinh phát triển thành ong thợ và ong chúa có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội " 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật.,"Giống như ở thực vật, động vật có hai hình thức sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Sinh sản vô tính gặp ở nhiều loài động vật có tổ chức thấp, còn sinh sản hữu tính có ở hầu hết động vật không xuơng sống và động vật có xuơng sống. Ở hầu hết mọi truờng hợp, sinh sản vô tính dựa trên phân bào nguyên nhiễm, các tế bào phân chia và phân hoá để tạo ra các cá thể mới." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật.,"Trinh sinh (trinh sản) là hình thức sinh sản, trong đó, tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n). Trinh sinh thường gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp. Một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát cũng có trinh sinh. Sinh sản theo kiểu trinh sinh thường xen kẽ với sinh sản hữu tính. Ví dụ, ở ong mật, ong chúa đẻ ra rất nhiều trứng. Những trứng không thụ tinh phát triển thành ong đực có bộ nhiễm sắc thể đơn bội, còn những trứng thụ tinh phát triển thành ong thợ và ong chúa có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (hình 44.3)." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật.,"Tách mô từ cơ thể động vật để nuôi cấy trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt độ thích hợp, giúp cho mô đó tồn tại và phát triển. Người ta đã nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da. Tuy nhiên, người ta chưa tạo được cơ thể mới từ nuôi cấy mô sống của động vật có tổ chức cao. Nhân bản vô tính là chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới. Năm 1996, con cừu Đôly là động vật đầu tiên được sinh ra theo phương pháp nhân bản vô tính. Đến nay, người ta đã thành công trong nhân bản vô tính nhiều loài động vật khác nhau như chuột, lợn, bò, chó,... . Người ta hi vọng sẽ áp dụng được kĩ thuật nhân bản vô tính để tạo ra các mô, các cơ quan mong muốn, từ đó thay thế các mô, cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người bệnh." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật.,"Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế hào trứng. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật là phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh. Sinh sản vô tính dựa chủ yếu trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới. Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc. Sinh sản vô tính được ứng dụng trong nuôi cấy mô sống và nhân hản vô tính." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật.,"Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau, đó là: Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng. Giai đoạn thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử). Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới. Động vật đon tính là động vật mà trên mỗi cá thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái, nghĩa là có con đực và con cái riêng biệt. Vài loài giun đốt và vài loài thân mềm là động vật lưỡng tính, nghĩa là trên mõi cá thể có cả cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái. Mặc dù, mỗi cá thể đều tạo ra tinh trùng và trứng nhưng không thể tự thụ tinh được. Thụ tinh xảy ra giữa 2 cá thể bất kì, tinh trùng của cá thể này thụ tinh với trứng của cá thể khác và ngược lại, nghĩa là thụ tinh chéo." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật.,"Động vật sinh sản hữu tính có 2 hình thức thụ tinh: thụ tinh ngoài và thụ tinh trong. Thụ tinh ngoài là hình thức thụ tinh, trong đó, trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể con cái. Con cái đẻ trứng vào môi trường nước còn con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh. Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh, trong đó, trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái. Vì vậy, thụ tinh phải có quá trình giao phối giữa con đực và con cái." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật.,"Trong sinh sản hữu tính, rất nhiều loài động vật đẻ trứng, nhiều loài khác đẻ con. Tất cả thú (trừ thú bậc thấp) đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ, qua nhau thai. Cá, lưỡng cư, bò sát và rất nhiều loài động vật không xương sống đẻ trứng. Tuy nhiên, có vài loài cá và vài loài bò sát đẻ con. Trứng thụ tinh nằm lại trong ống dẫn trứng và phát triển thành phôi nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng chứ không phải nhờ trao đổi chất qua nhau thai như ở thú." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật.,"Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới. Quá trình sinh sản hữu tính gồm 3 giai đoạn: hình thành giao tử, thụ tinh và phát triển phôi (hoặc phôi thai). Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi. Thụ tinh ngoài là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể con cái. Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái. Hầu hết các loài thú đẻ con. Cá, lưỡng cư, bò sát và rất nhiều loài động vật không xương sống đẻ trứng." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật.,"Ở một số loài nhện, vào thời kì sinh sản, nhện đực rón rén bò đến gần nhện cái. Nếu nhện cái phát hiện thấy thì sẽ tóm cổ ngay nhện đực và chén thịt luôn. Nếu nhện đực nào may mắn giao phối được với nhện cái thì ngay sau khi giao phối cũng phải ba chân bốn cẳng chạy trốn thật nhanh vì nếu chậm chân một chút có thể sẽ trở thành bữa ăn tươi của nhện cái. Đây chính là cách mà nhện cái bổ sung chất dự trữ để đẻ trứng và nuôi con." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản.,"Điều hoà sinh sản chủ yếu là điều hoà sinh tinh và sinh trứng. Trong điều hoà sinh tinh và sinh trứng, hệ nội tiết đóng vai trò chủ yếu. Thần kinh và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. Các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra đi theo đường máu đến tinh hoàn kích thích sản sinh tinh trùng. Khi nồng độ testostêrôn trong máu tăng cao, cả vùng dưới đồi và tuyến yên đều bị ức chế nên giảm tiết GnRH, FSH và LH (còn gọi là ICSH)." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản.,"Dưới đây là một số ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng: Căng thẳng thần kinh kéo dài (stress), sợ hãi, lo âu, buồn phiền kéo dài gây rối loạn quá trình trứng chín và rụng, làm giảm sản sinh tinh trùng. Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và nội tiết, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng của trứng và ảnh hưởng đến hành vi sinh dục của con cái. Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống không hợp lí gây rối loạn quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma tuý có quá trình sinh trứng bị rối loạn, tinh hoàn giảm khả năng sản sinh tinh trùng." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản.,"Các hoocmôn FSH, LH. testostêrôn và GnRH có vai trò chủ yếu trong chứa trình sinh tinh ở tinh hoàn và trong quá trình phát triển, chín và rụng trứng ở buồng trứng. Điều tiết nồng độ các hoocmôn sinh dục đực và cái chủ yếu là nhờ mối liên hệ ngược từ tuyến sinh dục lên tuyến yên và vùng dưới đồi. Hệ thần kinh và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản.,"Các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra đi theo đường máu đến buồng trứng kích thích sản sinh trứng. Khi nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao, cả vùng dưới đồi và tuyến yên đểu bị ức chế nên giảm tiết GnRH, FSH và LH. Sơ đồ cơ chế điều hoà sinh trứng các hoocmôn sinh dục biến động theo chu kì nên quá trình phát triển, chín và rụng của trứng cũng diễn ra theo chu kì. Các loài động vật khác nhau có chu kì trứng chín và rụng khác nhau. Ví dụ: Ở vùng nhiệt đới, chu kì chín và rụng trứng của chuột là 5 ngày, bò 21 ngày, lợn 24 ngày, trâu 25 ngày. Số lượng trứng rụng trong mỗi chu kì cũng khác nhau. Ở người, trứng chín và rụng diễn ra theo chu kì tháng, trung bình cứ sau 28 ngày lại có một trứng chín và rụng." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoặc ở người.,"Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích tổng hợp: Ví dụ: Cá mè, cá trắm cỏ không đẻ trong ao nuôi. Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài cá khác làm cho trứng chín hàng loạt, sau đó nặn trứng ra và cho thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể rồi đem ấp nở ra cá con. Tiêm huyết thanh ngựa chửa cho trâu, bò,... làm cho trứng nhanh chín và rụng hoặc làm chín và rụng nhiều trứng cùng một lúc, sau đó cho thụ tinh nhân tạo với tinh trùng đã chuẩn bị sẵn. Thay đổi các yếu tố môi trường: Ví dụ: Thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà nuôi làm cho gà có thể đẻ 2 trứng/ngày." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoặc ở người.,"Thụ tinh nhân tạo có tác dụng làm tăng hiệu quả thụ tinh. Thụ tinh nhân tạo có thể diễn ra bên ngoài cơ thể hoặc bên trong cơ thể. Thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể: Ví dụ, ép nhẹ lên bụng cá đã thành thục sinh dục để trứng chín tràn vào một cái đĩa rồi rót nhẹ tinh dịch (sẹ cá đực chứa tinh trùng) lên trên. Dùng lông gà đảo nhẹ để trộn đều trứng với tinh trùng để gây thụ tinh. Thụ tinh nhân tạo theo cách này đạt hiệu suất thụ tinh rất cao, khoảng 80-90% so với khoảng 40 % thụ tinh trong điều kiện tự nhiên. Thụ tinh nhân tạo bên trong cơ thể: Tinh trùng lấy từ con đực và được bảo quản ở trạng thái tiềm sinh trong nitơ lỏng ở nhiệt độ -196°c. Thời gian bảo quản tinh trùng có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm. Khi cần thụ tinh, người ta nâng nhiệt độ để tinh trùng phục hồi khả năng di động. Sau đó, chia tinh trùng thành nhiều mẫu với liều lượng thích hợp, rồi đưa vào cơ quan sinh dục cùa các con cái để thụ tinh. Thụ tinh nhân tạo theo cách này đạt hiệu quả sinh sản cao và dễ đạt được mục đích chọn lọc những đặc điểm mong muốn ở con đực giống." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoặc ở người.,"Tuỳ theo nhu cầu mà người ta có thể điều khiển giới tính của động vật theo hướng đực hay cái. Ví dụ, muốn tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm cần tăng nhiều con cái, vì một con đực có thể thụ tinh cho nhiều con cái. Muốn có nhiều trứng và sữa cần tạo ra nhiều con cái. Muốn nhiều thịt cần tạo ra nhiều con đực vì con đực thường to hơn và lớn nhanh hơn. Nhiều khi cần tạo ra con đực để lấy sản phẩm có nhiều ở con đực như nhung hươu, lông cừu, tơ tằm,... Dưới đây là một số biện pháp điều khiển giới tính: Sử dụng các biện pháp kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành 2 loại, một loại có nhiễm sắc thể giới tính X và loại kia có nhiễm sắc thể giới tính Y. Tuỳ theo nhu cầu về đực hay cái để chọn ra một loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng. Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17-mêtyltestostêrôn (một loại hoocmôn testostêrôn tổng hợp) kèm theo Vitamin c sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoặc ở người.,"Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Để có thể chủ động sinh con theo kế hoạch cần phải có hiểu biết về các biện pháp tránh thai và sử dụng chúng. Các biện pháp tránh thai hiện nay đang được sử dụng rộng rãi và đều mang lại hiệu quả tránh thai cao. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn những biện pháp tránh thai phù hợp đối với mỗi người. Ví dụ, nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp đình sản mà nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác. Riêng phá thai (nạo, hút thai) không được coi là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch. Phá thai có thể giúp được phụ nữ tránh sinh con ngoài ý muốn trong những trường hợp người phụ nữ còn quá trẻ (ở tuổi vị thành niên), cơ thể không đủ sức mang thai hoặc khi người phụ nữ đang bị bệnh tim mạch, nhiễm HIV hoặc khi người phụ nữ đã sinh nhiều con,... Tuy nhiên, phá thai có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với người phụ nữ như mất nhiều máu, viêm nhiễm cơ quan sinh dục, có thể gây vô sinh, thậm chí gây tử vong. Vì vậy, vấn đề phá thai cần phải được bác sĩ tư vấn và chỉ nên phá thai ở các cơ sở y tế có đủ điều kiện phá thai an toàn." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoặc ở người.,"Điều chỉnh số con ở động vật bằng cách sử dụng hoocmôn (tự nhiên hoặc tổng hợp), thay đổi các yếu tố môi trường, xử lí giao tử, thụ tinh nhân tạo, nuôi cấy phôi,... Điều khiển giới tính bằng cách sử dụng hoocmôn, tách tinh trùng,... Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Có nhiều biện pháp sinh đẻ có kế hoạch hiệu quả như dùng bao cao su, dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai, đình sản nam và nữ, tính ngày rụng trứng, xuất tinh ngoài âm đạo..." 11,Chương 4: Sinh sản.,Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoặc ở người.,"Nuôi cấy phôi: Kĩ thuật nuôi cấy phôi mới ra đời và phát triển trong những năm gần đây và ngày càng được hoàn thiện. Tuỳ theo mục đích, người ta có thể theo các cách khác nhau. Ví dụ: Tiêm hoocmôn thúc đẩy sự chín và rụng của nhiều trứng rồi lấy các trứng đó ra ngoài. Cho các trứng đó thụ tinh với tinh trùng trong ống nghiệm và nuôi dưỡng các hợp tử phát triển đến một giai đoạn phôi nhất định. Sau đó, đem các phôi này cấy vào tử cung của con cái. Để tăng nhanh số lượng một số loài động vật quý hiếm vốn chỉ đẻ một con trong một lứa, người ta có thể tiến hành gây đa thai nhân tạo. Trước tiên, tiêm hoocmôn thúc đẩy sự chín và rụng của trứng, rồi lấy trứng đó ra ngoài. Tiến hành thụ tinh nhân tạo để được hợp tử. Khi hợp tử đang phân chia (giai đoạn phôi vài tế bào), người ta dùng kĩ thuật để tách rời các tế bào con ra khỏi hợp tử. Mỗi tế bào con sẽ được nuôi dưỡng và phát triển thành một phôi mới. Đem các phôi mới cấy vào tử cung của con cái để thu được nhiều con từ một trứng đã thụ tinh." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,"Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN.","Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN. Ví dụ: Gen hemôglôbin anpha (Hb alpha) là gen mã hoá chuỗi pôlipeptit alpha góp phần tạo nên phân tử Hb trong tế bào hổng cầu; gen tARN mã hoá phân tử ARN vận chuyển,..." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,"Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN.","Mỗi gen mã hoá prôtêin gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit: Vùng điều hoà: nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đổng thời cũng chứa trình tự nuclêôtit điều hoà quá trình phiên mã. Vùng mã hoá: mang thông tin mã hoá các axit amin. Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục (gen không phân mảnh). Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hoá axit amin (intron). Vì vậy, các gen này được gọi là gen phân mảnh. Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,"Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN.","Gen được cấu tạo từ các nuclêôtit, còn chuỗi pôlipeptit (prôtêin) lại được cấu tạo từ các axit amin. Trong ADN chỉ có 4 loại nuclêôtit (A, T, G, X), nhưng trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin. Bằng thực nghiệm, các nhà khoa học đã khám phá được toàn bộ bí mật của mã di truyền và người ta nhận thấy rằng cứ 3 nuclêôtit đứng liền nhau mã hoá một axit amin. Để biết được chính xác ba nuclêôtit nào mã hoá axit amin nào, người ta đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm để giải mã di truyền. Năm 1966, tất cả 64 bộ ba (được gọi là các côđon) trên ARN thông tin tương ứng với 64 bộ ba (triplet) trên ADN mã hoá các axit amin đã được giải hoàn toàn bằng thực nghiệm. Trong số 64 bộ ba có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba này là UAA, UAG, UGA và được gọi là các bộ ba kết thúc vì nó quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. Bộ ba AUG là mã mở đầu với chức năng khởi đầu dịch mã và mã hoá axit amin mêtiônin (ở sinh vật nhân sơ là foocmin mêtiônin). Các nhà khoa học cho thấy mã di truyền có một số đặc điểm sau: Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin. Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,"Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN.","Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ngay trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào. Quá trình này tạo ra 2 crômatit trong nhiễm sắc thể (NST) để chuẩn bị phân chia tế bào. Từ nguyên tắc nhân đôi ADN, hiện nay người ta đã đề xuất phương pháp có thể nhân một đoạn ADN nào đó trong ống nghiệm thành vô số bản sao trong thời gian ngắn phục vụ cho nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn. Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc hình chữ Y và để lô ra hai mạch khuôn. Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới Enzim ADN pôlimeraza sử dụng môt mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới, trong đó A luôn liên kết với T và G luôn liên kết với X (nguyên tắc bổ sung). Bước 3: Hai phân tử ADN được tạo thành Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn)." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,"Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN.","Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá một chuỗi pôlipep- tit hay một phân tử ARN. Mã di truyền là mã bộ ba và được đọc liên tục bắt đầu từ một điểm xác định theo từng cụm ba nuclêôtit. Mỗi bộ ba mã hoá một axit amin. Mã di truyền được dùng chung cho tất cả các loài sinh vật. Mã di truyền mang tính thoái hoá. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn. Nhờ đó, hai phân tử ADN con được tạo ra hoàn toàn giống nhau và giống với phân tử ADN mẹ." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 2: Phiên mã và dịch mã.,"Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế phiên mã từ ADN sang mARN rổi dịch mã từ mARN sang prôtêin và từ prôtêin biểu hiện thành tính trạng. Phiên mã: Thông tin di truyền trên mạch mã gốc của gen được phiên mã thành phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung. Dịch mã: Là quá trình tổng hợp prôtêin, trong đó các tARN mang các axit amin tương ứng đặt đúng vị trí trên mARN trong ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi pôlipeptit." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 2: Phiên mã và dịch mã.,Quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN được gọi là quá trình phiên mã. Mặc dù gen được cấu tạo từ 2 mạch nuclêôtit nhưng trong mỗi gen chỉ có một mạch được dùng làm khuôn (mạch mã gốc) để tổng hợp nên phân tử ARN. 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 2: Phiên mã và dịch mã.,"ARN thông tin (mARN) được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm. Ở đầu 5 ’ của phân tử mARN có một trình tự nuclêôtit đặc hiệu (không được dịch mã) nằm gần côđon mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào. Vì được dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin nên mARN có cấu tạo mạch thẳng. Sau khi tổng hợp xong prôtêin, mARN thường được các enzim phân huỷ. ARN vận chuyển (tARN) có chức năng mang axit amin tới ribôxôm và đóng vai trò như “một người phiên dịch” tham gia dịch mã trên mARN thành trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit. Để đảm nhiệm được chức năng này, mỗi phân tử tARN đều có một bộ ba đối mã đặc hiệu (anticôđon) có thể nhận ra và bắt đôi bổ sung với côđon tương ứng trên mARN. Trong tế bào thường có nhiều loại tARN khác nhau. ARN ribôxôm (rARN) kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm (nơi tổng hợp prôtêin). Ribôxôm gồm hai tiểu đơn vị tổn tại riêng rẽ trong tế bào chất. Chỉ khi tổng hợp prôtêin, chúng mới liên kết với nhau thành ribôxôm hoạt động chức năng." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 2: Phiên mã và dịch mã.,"Trong quá trình phiên mã, trước hết enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc có chiều 3 ’ đến 5 ’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã). Sau đó, ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ đến 5’ để tổng hợp nên phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung (A bắt đôi với U, T bắt đôi với A, G bắt đôi với X và ngược lại) theo chiều 5’ đến 3’. Khi enzim di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã và phân tử mARN vừa tổng hợp được giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại. Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. Còn ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành rồi đi qua màng nhân ra tế bào chất làm khuôn tổng hợp prôtêin." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 2: Phiên mã và dịch mã.,"Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin. Quá trình này có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hoá axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Trong tế bào chất, nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, mỗi axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN tương ứng tạo nên phức hợp axit amin - tARN (aa - tARN). Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. Vị trí này nằm gần côđon mở đầu. Bộ ba đối mã của phức hợp mở đầu Met - tARN (UAX) bổ sung chính xác với côđon mở đầu (AUG) trên mARN. Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp tạo ribôxôm hoàn chỉnh sẵn sàng tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Côđon thứ hai trên mARN (GAA) gắn bổ sung với anticôđon của phức hợp Glu-tARN (XUU). Ribôxôm giữ vai trò như một khung đỡ mARN và phức hợp aa-tARN với nhau, đến khi hai axit amin Met và Glu tạo nên liên kết peptit giữa chúng. Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN để đỡ phức hợp côđon-anticôđon tiếp theo cho đến khi axit amin thứ ba (Arg) gắn với axit amin thứ hai (Glu) bằng liên kết peptit. Ribôxôm lại dịch chuyển đi một côđon trên mARN và cứ tiếp tục như vậy đến cuối mARN. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN (UAG) thì quá trình dịch mã hoàn tất. Nhờ một loại enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu (Met) được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp. Chuỗi pôlipeptit tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn, trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học. Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với từng ribôxôm riêng rẽ mà đổng thời gắn với một nhóm ribôxôm gọi là pôliribôxôm (gọi tắt là pôlixôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 2: Phiên mã và dịch mã.,"Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế phiên mã từ ADN sang mARN rồi dịch mã từ mARN sang prôtêin và từ prôtêin biểu hiện thành tính trạng. Phiên mã: Thông tin di truyền trên mạch mã gốc của gen được phiên mã thành phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung. Dịch mã: Là quá trình tổng hợp prôtêin, trong đó các tARN mang các axit amin tương ứng đặt đúng vị trí trên mARN trong ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi pôlipeptit." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 3: Điều hòa hoạt động Gen.,"Điều hoà hoạt động gen chính là điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra. Trong mỗi tế bào của cơ thể, ví dụ tế bào người có khoảng 25000 gen, song ở mỗi thời điểm, để phù hợp với giai đoạn phát triển của cơ thể hay thích ứng với các điều kiện môi trường, chỉ có một số gen hoạt động còn phần lớn các gen ở trạng thái không hoạt động hoặc hoạt động rất yếu. Tế bào chỉ tổng hợp prôtêin cần thiết vào lúc thích hợp với một lượng cần thiết. Quá trình điều hoà hoạt động gen ở sinh vật rất phức tạp, có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau như điều hoà phiên mã (điều hoà số lượng mARN được tổng hợp trong tế bào), điều hoà dịch mã (điều hoà lượng prôtêin được tạo ra) và thậm chí điều hoà sau dịch mã (làm biến đổi prôtêin sau khi được tổng hợp để có thể thực hiện được chức năng nhất định). Tuy nhiên, điều hoà hoạt động gen ở tế bào nhân sơ xảy ra chủ yếu ở mức độ phiên mã nên SGK chỉ tập trung tìm hiểu cơ chế điều hoà phiên mã ở sinh vật nhân sơ." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 3: Điều hòa hoạt động Gen.,"Hai nhà khoa học Pháp là F. Jacôp và J. Mônô đã phát hiện ra cơ chế điều hoà qua opêron ở vi khuẩn đường ruột (E. coli) và đã nhận được giải thưởng Nôben về công trình này. Để điều hoà được quá trình phiên mã thì mỗi gen ngoài vùng mã hoá luôn cần có các vùng điều hoà. Trong vùng điều hoà thường chứa một trật tự nuclêôtit đặc thù được gọi là vùng khởi động (promoter). Nhờ trình tự này mà enzim ARN pôlimeraza có thể nhận biết ra mạch nào là mạch mang mã gốc để tổng hợp mARN và quá trình phiên mã được bắt đầu từ đâu. Ngoài ra, trong vùng điều hoà còn có trình tự nuclêôtit đặc biệt được gọi là vùng vận hành (operator). Nhờ có trình tự nuclêôtit này mà prôtêin điều hoà có thể bám vào để ngăn cản quá trình phiên mã." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 3: Điều hòa hoạt động Gen.,"Trên phân tử ADN của vi khuẩn, các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường được phân bố liền nhau thành từng cụm có chung một cơ chế điều hoà được gọi là một opêron. opêron Lac bao gồm: Z, Y, A: Các gen cấu trúc quy định tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactôzơ có trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào. O (operator): Vùng vận hành là trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. P (promoter): Vùng khởi động, nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. Một gen khác tuy không nằm trong thành phần của opêron, song đóng vai trò quan trọng trong điều hoà hoạt động các gen của opêron là gen điều hoà R. Gen điều hoà R khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin ức chế. Prôtêin này có khả năng liên kết với vùng vận hành dẫn đến ngăn cản quá trình phiên mã." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 3: Điều hòa hoạt động Gen.,"Khi môi trường không có lactôzơ: Gen điều hoà quy định tổng hợp prôtêin ức chế. Prôtêin này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động. Khi môi trường có lactôzơ: Khi môi trường có lactôzơ, một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó làm cho prôtêin ức chế không thể liên kết được với vùng vận hành và do vậy ARN pôlimeraza có thể liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã. Sau đó, các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các enzim phân giải đường lactôzơ. Khi đường lactôzơ bị phân giải hết thì prôtêin ức chế lại liên kết với vùng vận hành và quá trình phiên mã bị dừng lại." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 3: Điều hòa hoạt động Gen.,"Điều hoà hoạt động gen là quá trình điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra trong tế bào đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào phù hợp với điều kiện môi trường cũng như với sự phát triển bình thường của cơ thể. Gen có thể hoạt động được khi mỗi gen hoặc ít nhất một nhóm gen (opêron) phải có vùng điều hoà, tại đó các enzim ARN pôlimeraza và prôtêin điều hoà bám vào để tổng hợp hoặc ức chế tổng hợp mARN. Điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã, dựa vào sự tương tác của prôtêin điều hoà với trình tự đặc biệt trong vùng điều hoà của gen." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 4: Đột biến Gen.,"Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Có rất nhiều kiểu biến đổi về cấu trúc của gen nhưng SGK chỉ xem xét những biến đổi liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen. Đột biến kiểu này thường được gọi là đột biến điểm. Đột biến gen dẫn đến thay đổi trình tự nuclêôtit nên mỗi lần biến đổi về cấu trúc lại tạo ra một alen mới khác biệt với alen ban đầu. Trong tự nhiên, tất cả các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số rất thấp (10-6 - 10-4). Tuy nhiên, tần số đột biến gen có thể thay đổi tuỳ thuộc vào các tác nhân đột biến. Tác nhân đột biến là các nhân tố gây nên các đột biến. Tác nhân đột biến có thể là các chất hoá học, các tác nhân vật lí như tia phóng xạ, hoặc các tác nhân sinh học như virut có trong cơ thể hoặc môi trường bên ngoài cơ thể. Đột biến gen có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. Cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình được gọi là thể đột biến. Trong điều kiện nhân tạo, người ta có thể sử dụng các tác nhân gây đột biến tác động lên vật liệu di truyền làm xuất hiện đột biến với tần số cao hơn rất nhiều lần. Có thể gây đột biến định hướng vào một gen cụ thể ở những điểm xác định để tạo nên những sản phẩm tốt phục vụ cho sản xuất và đời sống." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 4: Đột biến Gen.,Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit: Một cặp nuclêôtit trong gen khi được thay thế bằng một cặp nuclêôtit khác có thể làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin và làm thay đổi chức năng của prôtêin. Đột biến thêm hoặc mất một cặp nuclêôtit: Khi đột biến làm mất đi hoặc thêm vào một cặp nuclêôtit trong gen sẽ dẫn đến mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến dẫn đến làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit và làm thay đổi chức năng của prôtêin. 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 4: Đột biến Gen.,"Nguyên nhân gây đột biến gen là do tác động lí, hoá hay sinh học ở ngoại cảnh (tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt, các hoá chất, một số virut,...) hoặc những rối loạn sinh lí, hoá sinh của tế bào. Các bazơ nitơ thường tổn tại hai dạng cấu trúc (dạng thường và dạng hiếm). Các dạng hiếm (hỗ biến) có những vị trí liên kết hiđrô bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng trong quá trình nhân đôi (kết cặp không hợp đôi) dẫn đến phát sinh đột biến gen. Ví dụ, guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong quá trình nhân đôi, tạo nên đột biến G - X đến A - T" 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 4: Đột biến Gen.,"Tác động của tác nhân vật lí như tia tử ngoại (UV) có thể làm cho hai bazơ timin trên cùng 1 mạch ADN liên kết với nhau dẫn đến phát sinh đột biến gen. Tác nhân hoá học như 5 - brôm uraxin (5BU) là chất đồng đẳng của timin gây thay thế A - T bằng G -X. Tác nhân sinh học: Dưới tác động của một số virut cũng gây nên đột biến gen. Ví dụ như virut viêm gan B, virut hecpet,..." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 4: Đột biến Gen.,"Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính). Tuy nhiên, những đột biến gen dẫn đến làm thay đổi chức năng của prôtêin thì thường có hại cho thể đột biến, một số đột biến gen cũng có thể làm thay đổi chức năng của prôtêin theo hướng có lợi cho thể đột biến. Nhìn chung, mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen. Trong môi trường này hoặc trong tổ hợp gen này thì alen đột biến có thể là có hại nhưng trong môi trường khác hoặc trong tổ hợp gen khác thì alen đột biến đó lại có thể có lợi hoặc trung tính." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 4: Đột biến Gen.,"Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá của sinh vật. Tuy tần số đột biến của từng gen rất thấp, nhưng số lượng gen trong tế bào rất lớn và số cá thể trong quần thể cũng rất nhiều nên nhìn chung trong mỗi quần thể sinh vật, số lượng gen đột biến được tạo ra trên mỗi thế hệ là đáng kể, tạo nên nguồn biến dị di truyền chủ yếu cho quá trình tiến hoá." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 4: Đột biến Gen.,"Đột biến gen cũng cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống. Vì vậy, ở một số đối tượng như vi sinh vật và thực vật, các nhà khoa học thường chủ động sử dụng các tác nhân đột biến để tạo ra các giống mới." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 4: Đột biến Gen.,"Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen là do sự bắt cặp không đúng trong nhân đôi ADN, do những sai hỏng ngẫu nhiên, do tác động của các tác nhân lí hoá ở môi trường hay do các tác nhân sinh học. Các dạng đột biến điểm gồm: thay thế, thêm, mất một cặp nuclêôtit. Đột biến gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với thể đột biến. Mức độ có hại hay có lợi của gen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như tuỳ thuộc vào tổ hợp gen. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hoá, nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống đối với một số loài sinh vật và cũng là công cụ để các nhà khoa học nghiên cứu các quy luật di truyền." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 4: Đột biến Gen.,"Sự rò rỉ hạt nhân ở Checnôbưn, Ucraina vào tháng 4 năm 1986 đã làm chết khoảng 32000 người và ảnh hưởng của nó còn tổn tại trong nhiều năm. Bụi phóng xạ đã ảnh hưởng tới 300000km2 trên đất Ucraina, Bêlarut, Nga. Ảnh hưởng của vât liệu phóng xạ tiếp tục được mở rộng do nước lũ tới các vùng hồ chứa nước tự nhiên và lưu vực các sông của những nước này, đến các sinh vât gây nên những hâu quả đột biến khó lường." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.,"Chuyển đoạn là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng. Có nhiều dạng đột biến chuyển đoạn NST khác nhau nhưng ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu về dạng đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng. Trong đột biến chuyển đoạn, một số gen trên NST này được chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết. Các thể đột biến mang chuyển đoạn NST thường bị giảm khả năng sinh sản. Ví dụ ở người, đột biến chuyển đoạn không cân giữa NST số 22 với NST số 9 tạo nên NST 22 ngắn hơn bình thường gây nên bệnh ung thư máu ác tính. Đột biến chuyển đoạn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới. Do thể đột biến mang chuyển đoạn bị giảm khả năng sinh sản nên người ta có thể sử dụng các dòng côn trùng mang chuyển đoạn làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.,"Ở sinh vật nhân thực, từng phân tử ADN được liên kết với các loại prôtêin khác nhau (chủ yếu là histôn) tạo nên cấu trúc được gọi là NST. NST là cấu trúc mang gen của tế bào và chỉ có thể quan sát thấy chúng dưới kính hiển vi. Khi quan sát các tế bào nhân thực dưới kính hiển vi quang học, ta thấy NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài, đặc biệt nhìn rõ nhất ở kì giữa của nguyên phân khi chúng đã co xoắn cực đại. Mỗi NST điển hình đều chứa các trình tự nuclêôtit đặc biệt được gọi là tâm động và các trình tự nuclêôtit ở hai đầu cùng của NST được gọi là đầu mút và trình tự khởi đầu nhân đôi ADN. Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào. Tuỳ theo vị trí của tâm động mà hình thái NST có thể khác nhau. Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các NST không dính vào nhau. Các trình tự khởi đầu nhân đôi ADN là những điểm mà tại đó ADN được bắt đầu nhân đôi. Mỗi loài đều có bộ NST đặc trưng. Các loài khác nhau có thể có số lượng, hình thái, cấu trúc NST khác nhau. Ở phần lớn các loài sinh vật lưỡng bội, bộ NST trong tế bào cơ thể thường tổn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái và kích thước cũng như trình tự các gen (bộ NST lưỡng bội, 2n). Người ta thường chia các NST thành 2 loại: NST thường và NST giới tính." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.,"Mỗi NST chứa 1 phân tử ADN có thể dài gấp hàng ngàn lần so với đường kính của nhân tế bào. Mỗi tế bào sinh vật nhân thực thường chứa nhiều NST. NST có thể xếp gọn vào nhân tế bào và dễ di chuyển trong quá trình phân chia tế bào là do các NST liên kết với các prôtêin và co xoắn lại ở các mức độ khác nhau. Ở sinh vật nhân sơ, mỗi tế bào thường chỉ chứa một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng và chưa có cấu trúc NST như ở tế bào nhân thực." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.,"Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST. Các dạng đột biến này thực chất là sự sắp xếp lại những khối gen trên và giữa các NST, do vậy có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST. Các tác nhân vật lí như các tia phóng xạ, hoá chất độc hại,... tác nhân sinh học như virut có thể gây nên các đột biến cấu trúc NST. Người ta chia các đột biến cấu trúc NST thành các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.,"Mất đoạn là dạng đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST. Mất đoạn làm giảm số lượng gen trên NST, làm mất cân bằng gen nên thường gây chết đối với thể đột biến. Ở người đã phát hiện thấy nhiều rối loạn do mất đoạn NST. Ví dụ, mất một phần vai ngắn NST số 5 gây nên hội chứng tiếng mèo kêu. Người ta có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.,"Lặp đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn nào đó của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần. Hệ quả của lặp đoạn dẫn đến làm gia tăng số lượng gen trên NST. Việc gia tăng một số gen trên NST làm mất cân bằng gen trong hệ gen nên có thể gây nên hậu quả có hại cho thể đột biến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc tăng số lượng gen làm tăng số lượng sản phẩm của gen nên cũng có thể được ứng dụng trong thực tế. Ví dụ, ở đại mạch có đột biến lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim amilaza, rất có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia. Nhìn chung, lặp đoạn không gây hậu quả nghiêm trọng như mất đoạn. Mặt khác, lặp đoạn NST dẫn đến lặp gen tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hoá." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.,"Đảo đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180 độ và nối lại. Hệ quả của đột biến đảo đoạn là làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST. Do thay đổi vị trí gen trên NST nên sự hoạt động của gen có thể bị thay đổi làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động. Do vậy, đột biến đảo đoạn NST có thể gây hại cho thể đột biến. Một số thể đột biến mang NST bị đảo đoạn có thể bị giảm khả năng sinh sản. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá. Ví dụ, ở nhiều loài muỗi, quá trình đảo đoạn được lặp đi lặp lại trên các NST đã góp phần tạo nên loài mới." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.,"Ở sinh vật nhân thực, môi phân tử ADN được liên kết với các loại prôtêin khác nhau tạo nên cấu trúc được gọi là NST. NST có cấu trúc xoắn qua nhiều mức xoắn khác nhau giúp các NST có thể xêp gọn trong nhân têbào cũng như giúp điều hoà hoạt động của các gen và NST dễ dàng di chuyển trong quá trình phân bào. Đột biến cấu trúc NST là những biên đổi xảy ra trong cấu trúc của NST, gồm bốn dạng: mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn. Đột biến cấu trúc NST thường làm hỏng các gen, làm mất cân bằng gen và tái cấu trúc lại các gen trên NST nên thường gây hại cho thể đột biến. Tuy nhiên, các dạng đột biến cấu trúc NST đều góp phần tạo nên nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.,Sự thay đổi số lượng NST chỉ liên quan tới một hay một số cặp NST được gọi là hiện tượng lệch bội; còn sự thay đổi dẫn đến làm tăng một số nguyên lần số bộ NST đơn bội và nhiều hơn 2n là hiện tượng đa bội. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lệch bội và đa bội là do rối loạn quá trình phân li của các NST trong quá trình phân bào. Đột biến đa bội đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá cũng như trong việc tạo giống mới. Hiện tượng đa bội phổ biến ở thực vật hơn là ở động vật. 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.,Đột biến số lượng NST là đột biến làm thay đổi về số lượng NST trong tế bào. Sự thay đổi số lượng NST có thể có nhiều loại: đột biến lệch bội (dị bội) và đột biến đa bội. Các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể lệch bội. Sự không phân li có thể xảy ra ở các cặp NST thường hay cặp NST giới tính. 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.,Đột biến lệch bội là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li. Sự không phân li của một hay một số cặp NST trong giảm phân tạo ra các giao tử thừa hay thiếu một vài NST. Lệch bội cũng có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng (2n) làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm. 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.,"Sự tăng hay giảm số lượng của một hay vài cặp NST một cách khác thường đã làm mất cân bằng của toàn hệ gen nên các thể lệch bội thường không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản tuỳ loài. Ở người, trong số các ca thai bị sẩy tự nhiên có bất thường NST thì tỉ lệ thai thể ba là 53,7%, thể một là 15,3%,... Điều đó chứng tỏ đa số lệch bội gây chết từ giai đoạn sớm. Nếu sống được đến khi sinh đều mắc những bệnh hiểm nghèo như hội chứng Đao (ba NST số 21), hội chứng Tớcnơ (chỉ có một NST giới tính X),... Ở thực vật cũng đã gặp các lệch bội, đặc biệt ở chi Cà và chi Lúa. Ví dụ, ở cà độc dược đã phát hiện được lệch bội ở cả 12 cặp NST tương đồng cho các dạng quả khác nhau về hình dạng, kích thước cũng như sự phát triển của các gai. Đột biến lệch bội cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá. Trong thực tiễn chọn giống có thể sử dụng lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.,"Đột biến đa bội là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n. Cơ thể sinh vật mang bộ NST bất thường như 3n, 4n, 5n, 6n, 7n, 8n,... được gọi là thể đa bội. Trong đó, cơ thể có bộ NST là 3n, 5n, 7n,... gọi là thể đa bội lẻ, còn cơ thể có bộ NST là 4n, 6n, 8n,... được gọi là thể đa bội chẵn. Thể tự đa bội có thể được phát sinh bằng một số cơ chế, thể tự tam bội (3n) có thể được tạo nên do kết hợp các giao tử đơn bội (n) với giao tử lưỡng bội (2n). Thể tự tứ bội (4n) có thể được tạo nên do sự kết hợp các giao tử lưỡng bội (2n). Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tất cả các NST không phân li thì cũng tạo nên thể tự tứ bội." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.,"Dị đa bội là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau trong một tế bào. Loại đột biến này chỉ được phát sinh ở các con lai khác loài. Các loài thực vật có họ hàng thân thuộc đôi khi có thể giao phấn với nhau cho ra con lai có sức sống nhưng bất thụ (không có khả năng sinh sản). Nếu ở con lai xảy ra đột biến đa bội làm tăng gấp đôi số lượng cả 2 bộ NST của hai loài khác nhau thì sẽ tạo ra thể dị đa bội. Cơ chế hình thành thể dị đa bội (còn được gọi là thể song nhị bội). Thể dị đa bội được tạo ra như ở có thể phát triển và hữu thụ như dạng bình thường 2n. Hiện tượng lai xa kèm theo đa bội hoá như vậy có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hoá hình thành loài mới ở nhiều loài thực vật có hoa. Nhà khoa học Kapetrenco (Karpechenco) đã lai cải củ (Raphanus) có 2n = 18R với cải bắp (Brassica) có 2n = 18B. Con lai Fl có 18 NST (9R + 9B) bất thụ do bộ NST không tương đồng. Sau đó, ông đã may mắn nhận được thể dị đa bội (song nhị bội hữu thụ) có bộ NST 18R + 18B." 12,Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị.,Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.,"Tế bào đa bội có số lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ. Vì vậy, thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n,...) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu,... thường là tự đa bội lẻ và không có hạt. Hiện tượng đa bội khá phổ biến ở thực vật trong khi ở động vật là tương đối hiếm. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá vì nó góp phần hình thành nên loài mới, chủ yếu là các loài thực vật có hoa." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li.,"Menđen được coi là cha đẻ của Di truyền học không chỉ vì đã phát hiện ra các quy luật di truyền cơ bản mà ông còn mở ra một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu di truyền, cách tiếp cận thực nghiệm và định lượng mà ngày nay các nhà di truyền học vẫn dùng. Phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen bao gồm các bước theo trình tự sau: (1) tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ; (2) lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời Fl, F2 và F3; (3) sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả; (4) tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li.,"Thí nghiệm và cách suy luận khoa học của Menđen có thể tóm tắt qua ví dụ sau: P: Cây hoa đỏ (thuần chủng) x Cây hoa trắng (thuần chủng) F1: 100% cây hoa đỏ. Cho các cây Fl tự thụ phấn để tạo F2 F2: 705 cây hoa đỏ: 224 cây hoa trắng. Menđen nhận thấy tỉ lệ phân li ở F2 xấp xỉ 3: 1 nhưng ông không biết giải thích tại sao. Để tìm câu trả lời, Menđen cho từng cây F2 tự thụ phấn và phân tích sự phân li ở đời con của từng cây. Tất cả các cây F2 hoa trắng tự thụ phấn đều cho F3 toàn cây hoa trắng; 2/3 số cây F2 hoa đỏ tự thụ phấn cho ra đời con có cả cây hoa đỏ lẫn cây cho hoa trắng theo tỉ lệ xấp xỉ 3: 1 (giống như cây hoa đỏ Fl); 1/3 số cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn cho ra toàn cây hoa đỏ. Menđen nhận ra rằng sau tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng ở đời F2 là tỉ lệ 1: 2: 1 (1 hoa đỏ thuần chủng: 2 hoa đỏ không thuần chủng: 1 hoa trắng thuần chủng). Menđen đã lặp lại thí nghiệm lai như vậy đối với 6 tính trạng khác và phân tích một số lượng lớn cây lai ở các đời con theo cách trên và đều thu được kết quả tương tự." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li.,"Menđen đã vận dụng quy luật thống kê xác suất để lí giải tỉ lệ phân li 1: 2: 1 và đưa ra giả thuyết như sau: Mỗi tính trạng (ví dụ, màu hoa, màu quả, hình dạng quả, hình dạng hạt,...) đều do 1 cặp nhân tố di truyền quy định (ngày nay chúng ta gọi là cặp alen, cặp gen). Trong tế bào, các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau. Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền. Ví dụ, cây lai hoa đỏ F1 có cặp alen Aa sẽ tạo ra 2 loại giao tử, một chứa alen A và một chứa alen a với tỉ lệ bằng nhau. Khi thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li.,"Để kiểm tra giả thuyết của mình, Menđen đã làm thí nghiệm được gọi là phép lai kiểm nghiệm (còn gọi là phép lai phân tích). Các thí nghiệm lai kiểm nghiệm được tiến hành ở 7 tính trạng khác nhau của cây đậu Hà Lan và kết quả đều cho tỉ lệ phân li xấp xỉ 1: 1 đúng như dự đoán của Menđen. Từ những kết quả thu được, Menđen đã khái quát hoá sự tổn tại và vận động của các nhân tố di truyền thành quy luật được gọi là “quy luật phân li”. Nội dung của quy luật có thể được tóm tắt bằng các thuật ngữ của di truyền học hiện đại như sau:Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hoà trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li.,"Sau khi Menđen phát hiện ra sự tổn tại của nhân tố di truyền cùng các quy luật di truyền, các nhà khoa học nhận thấy có sự tương đồng giữa gen và NST như sau: Trong tế bào sinh dưỡng, các gen và các NST luôn tổn tại thành từng cặp. Khi giảm phân tạo giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, mỗi NST trong từng cặp NST tương đồng cũng phân li đồng đều về các giao tử. Từ đó, các nhà khoa học cho rằng các gen phải nằm trên NST. Ngày nay, bằng các kĩ thuật hiện đại, các nhà khoa học đã chứng minh được điều này là đúng và còn biết được vị trí chính xác của nhiều gen trên NST. Mỗi gen chiếm một vị trí xác định trên NST được gọi là lôcut. Một gen có thể tổn tại ở các trạng thái khác nhau, mỗi một trạng thái với một trình tự nuclêôtit cụ thể được gọi là một alen." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li.,"Menđen đã tuân theo một quy trình nghiên cứu rất khoa học như: bố trí thí nghiệm hợp lí để thu thập số liệu, xử lí số liệu và đưa ra giả thuyết khoa học, làm thí nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết mà mình đưa ra. Quy luật phân li của Menđen có thể được diễn đạt bằng các thuật ngữ di truyền học hiện đại như sau: Mỗi tính trạng đều do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ và các alen tồn tại trong tế bào của cơ thể một cách riêng rẽ, không pha trộn vào nhau. Khi giảm phân, các alen cùng cặp phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li.,"Menđen (G.J.Mendel) sinh ngày 22 - 7 - 1822 trong một gia đình nông dân nghèo tại vùng Môravia thuộc cộng hoà Séc. Thuở nhỏ, ông là một học sinh xuất sắc, rất thích nuôi ong và lai ghép các cây ăn quả. Tốt nghiệp phổ thông loại xuất sắc nhưng do không đủ tiền theo học đại học, Menđen buộc phải vừa kiếm sống vừa học bằng cách xin vào tu viện theo học để trở thành linh mục. Mặc dù không thích nghề này nhưng Menđen vẫn là một sinh viên xuất sắc và đã hoàn thành chương trình 4 năm trong vòng 3 năm học. Trở thành linh mục, ông vẫn tiến hành những nghiên cứu về thực vật học cũng như chọn giống thực vật tại tu viện. Từ những năm 1851 đến 1853, Menđen lại theo học các môn Vật lí, Hoá học, Thực vật học và Toán học tại Đại học Vienna với hi vọng có thể làm nghề dạy học. Những kiến thức đã học được về các môn khoa học tự nhiên đã giúp Menđen rất nhiều trong việc xử lí kết quả thí nghiệm lai sau này trên đậu Hà Lan. Dù làm nghề gì, Menđen vẫn tiếp tục công việc lai tạo giống trên đậu Hà Lan mà mình yêu thích và cuối cùng ông đã phát hiện được các quy luật di truyền (công trình của Menđen được công bố vào năm 1866). Tuy nhiên, người đương thời đã không hiểu được những giá trị mà Menđen phát hiện trên đậu Hà Lan. Menđen rất buồn nhưng ông luôn tin rằng sau này mọi người sẽ hiểu. Ông thường nói với đứa cháu nhỏ của mình là thời của ông rồi sẽ đến. Đúng như vậy, năm 1900, thế giới đã thừa nhận các quy luật di truyền cơ bản của Menđen. Menđen qua đời năm 1884 do bị bệnh tim." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập.,"Sau khi nghiên cứu quy luật di truyền của từng tính trạng, Menđen tiếp tục làm các thí nghiệm lai các cây đậu Hà Lan khác nhau về hai tính trạng và theo dõi sự di truyền đổng thời của hai tính trạng đó. Tỉ lệ này xấp xỉ tỉ lệ 9: 3: 3: 1. Phân tích tỉ lệ phân li của từng tính trạng riêng rẽ như hình dạng hạt và màu hạt, Menđen nhận thấy đều có tỉ lệ xấp xỉ 3 trội: 1 lặn. Từ các kết quả nghiên cứu như vậy ở nhiều phép lai khác nhau và áp dụng các quy luật xác suất để xử lí số liệu, Menđen đã nhận ra rằng các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử. Đây chính là nội dung của quy luật phân li độc lập." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập.,"Mặc dù Menđen chưa biết nhân tố di truyền nằm trên NST nhưng ngày nay chúng ta biết rằng nếu các gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì khi giảm phân, các gen sẽ phân li độc lập nhau. Hình 9 cho thấy các cặp NST tương đồng phân li về các giao tử một cách độc lập dẫn đến sự phân li độc lập của các cặp alen. Sự phân li của các cặp NST theo trường hợp 1 và trường hợp 2 xảy ra với xác suất như nhau nên tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập.,"Năm 1866, Menđen đã giải thích tại sao ông lại phát hiện ra quy luật di truyền trong khi người khác thì không. ông cho rằng, lí do chính là trong các phép lai tương tự, những người khác không sử dụng dòng thuần chủng khác biệt nhau về một hoặc vài tính trạng. Như vậy, nhiều kiểu hình sẽ không bao giờ xuất hiện nếu quy mô thí nghiệm nhỏ. Menđen tin rằng, phần lớn các quần thể cây khác biệt nhau trên 10 gen nên nếu không tạo ra các dòng thuần chủng khác biệt nhau về 1 hoặc 2 cặp gen và không phân tích một số lượng lớn con lai thì sẽ không thể phát hiện ra các quy luật di truyền. Ngay như trong phép lai 3 tính trạng, cây đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen chỉ xuất hiện với tần số là 1/64 sẽ rất khó phát hiện nếu chỉ có khoảng vài chục cây F2. Quy luật phân li của Menđen có ứng dụng thực tế là nếu biết được các gen quy định các tính trạng nào đó phân li độc lập thì có thể dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau. Ngoài ra, quy luật phân li độc lập cho thấy khi các cặp alen phân li độc lập thì quá trình sinh sản hữu tính sẽ tạo ra một số lượng rất lớn biến dị tổ hợp (là biến dị được hình thành do sự tổ hợp lại các gen sẵn có ở bố mẹ). Các NST phân li độc lập sẽ tạo nên các giao tử với các tổ hợp gen khác nhau. Các giao tử khác nhau kết hợp một cách ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh sẽ tạo ra rất nhiều tổ hợp gen khác nhau." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập.,Khi các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì chúng sẽ phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử. Sự phân li độc lập của các NST trong quá trình giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh là những cơ chế chính tạo nên các biến dị tổ hợp. 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 10: Tương tác Gen và tác động đa hiệu của Gen.,"Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình. Khái niệm tương tác gen trình bày đề cập sự tương tác giữa các alen thuộc các lôcut gen khác nhau (còn gọi là tương tác giữa các gen không alen). Thực ra, các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo nên kiểu hình. Trường hợp tương tác giữa các alen thuộc cùng một gen đã đề cập trong các bài về quy luật Menđen. Trong bài này chúng ta chỉ xem xét các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau tương tác với nhau như thế nào." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 10: Tương tác Gen và tác động đa hiệu của Gen.,"Những tính trạng do nhiều gen cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp và chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường được gọi là tính trạng số lượng. Những tính trạng số lượng thường là những tính trạng như năng suất (sản lượng thóc, sản lượng sữa, khối lượng của gia súc, gia cầm hay tốc độ sinh trưởng,...)." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 10: Tương tác Gen và tác động đa hiệu của Gen.,Nhiều gen khác nhau có thể tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng. Sự tương tác gen có thể dễ nhận thấy nhất khi có sự biến đổi tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời F2 trong phép lai 2 tính trạng của Menđen. Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau được gọi là gen đa hiệu. Tương tác gen và gen đa hiệu không phủ nhận học thuyết Menđen mà chỉ mở rộng thêm học thuyết Menđen. 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 11: Liên kết Gen và hoán vi Gen.,"Mỗi NST gồm một phân tử ADN, mỗi gen chiếm một vị trí xác định trên phân tử ADN (lôcut). Do vậy, các gen trên cùng một NST thường di truyền cùng nhau. Các gen thường xuyên di truyền cùng nhau được gọi là liên kết với nhau. Nhóm gen trên cùng một NST di truyền cùng nhau được gọi là một nhóm gen liên kết. Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng NST trong bộ NST đơn bội. Tuy nhiên, các gen trên cùng một NST không phải lúc nào cũng di truyền cùng nhau." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 11: Liên kết Gen và hoán vi Gen.,"Để giải thích kết quả trên, Moocgan cho rằng các gen quy định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một NST. Do vậy, trong quá trình giảm phân, chúng thường đi cùng nhau. Vì vậy, đời con phần lớn có kiểu hình giống bố hoặc mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, ở một số tế bào, khi các NST tương đồng tiếp hợp với nhau, giữa chúng xảy ra hiện tượng trao đổi đoạn NST (gọi là trao đổi chéo). Kết quả là các gen có thể đổi vị trí cho nhau và làm xuất hiện các tổ hợp gen mới. Người ta gọi hiện tượng đổi vị trí gen như vậy là hoán vị gen. Tần số hoán vị gen được tính bằng tỉ lệ phần trăm số cá thể có tái tổ hợp gen. Người ta có thể xác định được những cá thể có kiểu hình tái tổ hợp dựa trên số lượng tương đối của chúng. Số lượng cá thể có kiểu hình tái tổ hợp thường nhỏ hơn số lượng cá thể có kiểu hình bình thường. Tần số hoán vị gen dao động 0% - 50%. Hai gen nằm càng gần nhau thì tần số trao đổi chéo càng thấp. Hai gen nào đó, ví dụ gen A và B, nằm xa nhau trên một NST tới mức mỗi tế bào khi giảm phân đều có trao đổi chéo xảy ra giữa chúng thì tần số hoán vị gen giữa A và B bằng 50%. Tần số hoán vị gen giữa 2 gen không bao giờ vượt quá 50% cho dù giữa 2 gen có xảy ra bao nhiêu trao đổi chéo. Để tiện theo dõi, khi viết sơ đồ lai cho trường hợp các gen liên kết, người ta thường viết các gen liên kết trên mỗi gạch (tượng trưng cho 1 NST)." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 11: Liên kết Gen và hoán vi Gen.,"Các gen nằm trên một NST thường di truyền cùng nhau. Vì vậy, trong tự nhiên, nhiều gen khác nhau giúp sinh vật thích nghi với môi trường có thể được tập hợp trên cùng một NST. Các gen được tập hợp trên cùng NST luôn di truyền cùng nhau nên giúp duy trì sự ổn định của loài. Trong công tác chọn giống, các nhà khoa học có thể dùng biện pháp gây đột biến chuyển đoạn để chuyển những gen có lợi vào cùng một NST nhằm tạo ra các giống có những đặc điểm mong muốn." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 11: Liên kết Gen và hoán vi Gen.,"Hiện tượng hoán vị gen do trao đổi chéo giữa các NST tương đồng thường xảy ra trong quá trình giảm phân dẫn đến tạo ra các giao tử mang các tổ hợp gen mới. Do vậy, trao đổi chéo là một trong số các cơ chế tạo ra biến dị tổ hợp ở các loài sinh sản hữu tính, tạo nên nguồn biến dị di truyền cho quá trình tiến hoá. Nghiên cứu tần số hoán vị gen giữa các gen với nhau, các nhà khoa học có thể thiết lập được khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST. Công việc này được gọi là lập bản đồ di truyền. Khoảng cách giữa các gen trong bản đồ di truyền được đo bằng tần số hoán vị gen. Xtiutơvơn (Sturtevant) là người đầu tiên đưa ra phương pháp xác định bản đồ di truyền dựa trên tần số tái tổ hợp gen. ông cho rằng các gen nằm càng xa nhau trên NST thì xác suất để trao đổi chéo xảy ra giữa chúng càng lớn và có thể dùng tần số hoán vị gen làm thước đo khoảng cách tương đối giữa các gen. Đơn vị đo khoảng cách gen được tính bằng 1% tần số hoán vị gen (để tôn vinh Moocgan, 1% hoán vị gen được gọi là 1 centimoocgan, cM)." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 11: Liên kết Gen và hoán vi Gen.,"Các gen nằm trên cùng một NST tạo thành 1 nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau. Trong quá trình giảm phân, các NST tương đồng có thể trao đổi các đoạn tương đồng cho nhau dẫn đến hoán vị gen, làm xuất hiện các tổ hợp gen mới. Tần số hoán vị gen là thước đo khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST. Tần sô hoán vị gen dao động từ 0% đến 50%." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.,"Trong các thí nghiệm lai của mình, Menđen đã may mắn khi chọn được các tính trạng rất ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường (tính trạng chất lượng). Giống đậu Hà Lan hoa đỏ trổng trong điều kiện nào cũng cho ra hoa đỏ. Ttrong trường hợp này, mối quan hệ giữa gen và tính trạng khá đơn giản. Thực tế, mối quan hệ giữa gen và tính trạng rất phức tạp và bị nhiều yếu tố chi phối. Ta có thể thấy mối quan hệ này qua sơ đổ sau: Gen (ADN) - mARN - Pôlipeptit - Prôtêin - Tính trạng. Gen là một trình tự nuclêôtit cụ thể quy định trình tự của các axit amin trên chuỗi pôlipeptit. Từng chuỗi pôlipeptit riêng biệt hoặc kết hợp với nhau tạo nên một phân tử prôtêin. Các prôtêin quy định các đặc điểm của tế bào, tế bào lại quy định đặc điểm của các mô và sau đó là cơ quan. Các cơ quan lại quy định đặc điểm hình thái, sinh lí của cơ thể. Sự biểu hiện của gen qua nhiều bước như vậy nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể chi phối." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.,"NST giới tính là loại NST có chứa các gen quy định giới tính. Tuy nhiên, ngoài các gen quy định giới tính thì NST giới tính cũng có thể chứa các gen khác. Trong cặp NST giới tính, ví dụ cặp XY ở người có những đoạn được gọi là tương đồng và đoạn không tương đồng. Đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST còn đoạn tương đồng chứa các lôcut gen giống nhau." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.,"Ở động vật có vú và ruồi giấm, con cái thường có cặp NST giới tính XX và con đực có cặp NST giới tính XY. Trong khi đó, ở một số loài động vật như: chim và bướm, con cái lại có cặp NST giới tính XY còn con đực có cặp NST giới tính XX. Một số loài như châu chấu, con cái có 2 NST X (XX), còn con đực có một NST X (XO). Ngoài các kiểu cơ chế tế bào học xác định giới tính nêu trên." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.,"Moocgan đã giải thích sự di truyền màu mắt của ruồi giấm nhu sau: Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên NST Y. Vì vậy, ở cá thể đực (XY) chỉ cần có một alen lặn nằm trên NST X đã biểu hiện ra kiểu hình." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.,"NST Y ở một số loài hầu như không chứa gen, nhưng nếu có gen nằm ở vùng không tương đồng trên Y thì tính trạng do gen này quy định sẽ luôn được biểu hiện ở một giới (ví dụ, ở người chỉ biểu hiện ở nam giới). Cho đến nay, tính trạng có túm lông trên vành tai ở người được cho là do gen trên NST Y quy định vì đặc điểm này luôn di truyền từ bố cho con trai. Năm 2004, người ta đã phát hiện thấy trên NST Y ở người có 78 gen, trong đó có các gen quy định nam tính." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.,"Ở nhiều loài động vật, giá trị kinh tế của giới đực và giới cái là khác nhau đáng kể nên việc phân biệt sớm được giới tính của vật nuôi để chỉ tiến hành nuôi một giới cho năng suất cao sẽ đem lợi ích kinh tế rất lớn. Vì vậy, khi biết được một đặc điểm nào đó dễ nhận biết (hình thái, màu sắc,...) do gen nằm trên NST giới tính quy định thì có thể dùng đặc điểm đó như dấu chuẩn nhận biết để phân biệt giới tính sớm ở các loài động vật. Ví dụ, người ta có thể nhận biết ra trứng tằm nào sẽ cho ra con đực, trứng tằm nào sẽ cho ra tằm cái dựa trên màu sắc của trứng. Việc phân biệt được con đực và cái ở giai đoạn sớm sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao vì nuôi tằm đực sẽ cho năng suất tơ cao hơn so với nuôi tằm cái." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.,"Ở động vật và người, các gen nằm trong ti thể cũng được di truyền theo dòng mẹ, có nghĩa là đời con luôn có kiểu hình của mẹ. Ví dụ, một bệnh di truyền ở người gây nên chứng động kinh (nguyên nhân là do một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể làm cho các ti thể không sản sinh đủ ATP nên tế bào bị chết và các mô bị thoái hoá, đặc biệt là các mô thần kinh và cơ) luôn được di truyền từ mẹ sang con. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng di truyền theo dòng mẹ là do khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng. Do vậy, các gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng. Sự phân li kiểu hình ở đời con đối với các tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định rất phức tạp. Lí do là vì một tế bào có thể chứa rất nhiều ti thể và lục lạp; một ti thể hay lục lạp lại chứa rất nhiều phân tử ADN nên một gen trong ti thể hoặc trong lục lạp thường chứa rất nhiều bản sao. Các bản sao của cùng một gen có thể bị các đột biến khác nhau nên một cá thể thường chứa nhiều alen khác nhau của cùng một gen và trong cùng một tế bào, các ti thể khác nhau có thể chứa các alen khác nhau và các mô khác nhau có thể chứa các alen khác nhau." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.,"Một tính trạng dược gọi là di truyền liên kết với giới tính khi sự di truyền của nó luôn gắn với giới tính. Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch cho tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới thì gen quy định tính trạng năm trên NST giới tính. Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu năm ở ngoài nhân (trong ti thể hoặc lục lạp)." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.,"Như chúng ta đã biết, giới tính của thai nhi được xác định ngay khi thụ thai. Vì vậy, dù có biết sớm giới tính của thai nhi chúng ta cũng không thể làm gì để thay đổi được. Hơn nữa, nếu với y đồ biết trước giới tính của thai nhi để phá thai nhằm sinh con trai hoặc con gái theo y muốn thì sẽ rất nguy hiểm. Chúng ta hãy tưởng tượng nếu vì trào lưu thích sinh con trai để nối dõi mà can thiệp để sinh ra con trai nhiều hơn thì xã hôi sẽ mất cân bằng về giới tính. Điều này chúng ta chỉ thấy hâu quả sau 20 - 25 năm khi thế hệ trẻ em bị mất cân bằng về giới tính đến tuồi xây dựng gia đình. Chính vì vậy, nhiều nước đã cấm các bác sĩ cho các bà mẹ biết trước giới tính của thai nhi." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.,"Trong các thí nghiệm lai của mình, Menđen đã may mắn khi chọn được các tính trạng rất ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường (tính trạng chất lượng). Giống đậu Hà Lan hoa đỏ trồng trong điều kiện nào cũng cho ra hoa đỏ. Trong trường hợp này, mối quan hệ giữa gen và tính trạng khá đơn giản. Thực tế, mối quan hệ giữa gen và tính trạng rất phức tạp và bị nhiều yếu tố chi phối. Ta có thể thấy mối quan hệ này qua sơ đồ sau: Gen (ADN) - mARN - Pôlipeptit - Prôtêin - Tính trạng. Gen là một trình tự nuclêôtit cụ thể quy định trình tự của các axit amin trên chuỗi pôlipeptit. Từng chuỗi pôlipeptit riêng biệt hoặc kết hợp với nhau tạo nên một phân tử prôtêin. Các prôtêin quy định các đặc điểm của tế bào, tế bào lại quy định đặc điểm của các mô và sau đó là cơ quan. Các cơ quan lại quy định đặc điểm hình thái, sinh lí của cơ thể. Sự biểu hiện của gen qua nhiều bước như vậy nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể chi phối." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.,"Nhiều yếu tố của môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen. Để làm sáng tỏ điều này, chúng ta hãy xét một số ví dụ sau: Ví dụ 1: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Các nhà khoa học cho rằng những tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ở tế bào của phần thân nên chúng có khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin làm cho lông đen. Trong khi đó, các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn nhưng các gen của chúng lại không được biểu hiện (không tổng hợp được sắc tố mêlanin) nên lông có màu trắng. Để chứng minh giả thuyết này, người ta đã cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó một cục nước đá. Tại vị trí này, lông mọc lên lại có màu đen. Ví dụ 2: Các cấy hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tuỳ thuộc vào độ pH của đất. Trong trường hợp này, các cấy tuy có cùng kiểu gen nhưng mức độ biểu hiện ra kiểu hình ở các cấy là khác nhau. Ví dụ 3: Ở người, bệnh phêninkêtô niệu do một gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bệnh này do rối loạn chuyển hoá axit amin phêninalanin. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì trẻ em bị bệnh sẽ bị thiểu năng trí tuệ và một loạt những rối loạn khác. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng giảm bớt thức ăn có chứa phêninalanin thì trẻ em có thể phát triển bình thường." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.,"Cùng một kiểu gen nhưng có thể cho một dãy các kiểu hình khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường. Người ta gọi tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau là mức phản ứng của kiểu gen. Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng số lượng như các tính trạng năng suất, khối lượng, tốc độ sinh trưởng, sản lượng trứng và sữa,... Những con bò có cùng một kiểu gen nhưng nếu điều kiện chăn nuôi khác nhau có thể cho sản lượng sữa rất khác nhau. Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen cần phải tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen. Đối với những loài cấy có khả năng sinh sản sinh dưỡng, có thể dễ dàng xác định được mức phản ứng của một kiểu gen bằng cách cắt các cành của cùng một cấy đem trồng trong những điều kiện môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.,"Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình (hay còn gọi là thường biến). Sự mềm dẻo kiểu hình có được là do có sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Tuy nhiên, mức độ mềm dẻo của kiểu hình lại phụ thuộc vào kiểu gen. Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong một phạm vi nhất định." 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.,Kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen. Hiện tượng kiểu hình của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là sự mềm dẻo kiểu hình. 12,Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền.,Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân.,"Để hình thành nên một cơ thể khoẻ mạnh thì ngoài hệ gen bình thường cũng cần phải có một môi trường thích hợp. Đặc điểm hình hài của đứa trẻ cũng như khả năng phát triển về mặt thể chất và trí lực sau này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường mà bào thai đang phát triển. Nếu người mẹ mang thai phải sống trong môi trường bị ô nhiễm như khói thuốc lá, tiếp xúc với thuốc diệt côn trùng, các hoá chất độc hại, các tác nhân đột biến,... thì quá trình phát triển thai nhi có thể bị lệch lạc dẫn đến các dị dạng hoặc quái thai. Không chỉ có môi trường vật chất bị ô nhiễm mới ảnh hưởng đến thai nhi mà ngay cả môi trường tinh thần cũng ảnh hưởng. Người mẹ nếu bị căng thẳng vì bất kì nguyên nhân nào cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, các bà mẹ đang mang thai cần được gia đình và xã hội chăm sóc đặc biệt." 12,Chương 3: Di truyền học quần thể.,"Bài 16, 17: Cấu trúc di truyền của quần thể.","Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng. Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể. Những đặc điểm về tần số kiểu gen của quần thể còn được gọi là cấu trúc di truyền hay thành phần kiểu gen của quần thể. Tần số alen và tần số kiểu gen có thể được tính như sau: Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. Ví dụ, trong một quần thể cấy đậu Hà Lan, gen quy định màu hoa chỉ có 2 loại alen: alen A quy định màu hoa đỏ và alen a quy định màu hoa trắng. cấy hoa đỏ có kiểu gen AA chứa 2 alen A, cấy hoa đỏ có kiểu gen Aa chứa 1 alen A và 1 alen a, cấy hoa trắng có kiểu gen aa chứa 2 alen a. Giả sử quần thể đậu có 1000 cấy với 500 cấy có kiểu gen AA, 200 cấy có kiểu gen Aa và 300 cấy có kiểu gen aa. Vậy, tổng số alen A trong quần thể cấy này sẽ là: (500 x 2) + 200 = 1200. Toàn bộ quần thể có 1000 cấy sẽ chứa 1000 x 2 = 2000 alen khác nhau (A + a) của gen quy định màu hoa. Do vậy tần số alen A trong quần thể cấy này sẽ bằng 1200/2000 = 0,6. Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. Cũng với ví dụ về cấy đậu Hà Lan nói trên ta có thể tính được tần số kiểu gen AA trong quần thể bằng 500/1000 = 0,5. Tần số kiểu gen Aa = 200/1000 = 0,2 và tần số kiểu gen aa = 300/1000 = 0,3. Tuỳ theo hình thức sinh sản của từng loài mà các đặc trưng về vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét cấu trúc di truyền của quần thể ở các loài sinh sản hữu tính." 12,Chương 3: Di truyền học quần thể.,"Bài 16, 17: Cấu trúc di truyền của quần thể.","Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng. Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể. Những đặc điểm về tần số kiểu gen của quần thể còn được gọi là cấu trúc di truyền hay thành phần kiểu gen của quần thể. Tần số alen và tần số kiểu gen có thể được tính như sau: Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. Ví dụ, trong một quần thể cấy đậu Hà Lan, gen quy định màu hoa chỉ có 2 loại alen: alen A quy định màu hoa đỏ và alen a quy định màu hoa trắng. cấy hoa đỏ có kiểu gen AA chứa 2 alen A, cấy hoa đỏ có kiểu gen Aa chứa 1 alen A và 1 alen a, cấy hoa trắng có kiểu gen aa chứa 2 alen a. Giả sử quần thể đậu có 1000 cấy với 500 cấy có kiểu gen AA, 200 cấy có kiểu gen Aa và 300 cấy có kiểu gen aa. Vậy, tổng số alen A trong quần thể cấy này sẽ là: (500 x 2) + 200 = 1200. Toàn bộ quần thể có 1000 cấy sẽ chứa 1000 x 2 = 2000 alen khác nhau (A + a) của gen quy định màu hoa. Do vậy tần số alen A trong quần thể cấy này sẽ bằng 1200/2000 = 0,6. Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. Cũng với ví dụ về cấy đậu Hà Lan nói trên ta có thể tính được tần số kiểu gen AA trong quần thể bằng 500/1000 = 0,5. Tần số kiểu gen Aa = 200/1000 = 0,2 và tần số kiểu gen aa = 300/1000 = 0,3. Tùy theo hình thức sinh sản của từng loài mà các đặc trưng về vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét cấu trúc di truyền của quần thể ở các loài sinh sản hữu tính." 12,Chương 3: Di truyền học quần thể.,"Bài 16, 17: Cấu trúc di truyền của quần thể.","Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng. Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể. Những đặc điểm về tần số kiểu gen của quần thể còn được gọi là cấu trúc di truyền hay thành phần kiểu gen của quần thể. Tần số alen và tần số kiểu gen có thể được tính như sau: Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. Ví dụ, trong một quần thể cấy đậu Hà Lan, gen quy định màu hoa chỉ có 2 loại alen: alen A quy định màu hoa đỏ và alen a quy định màu hoa trắng. cấy hoa đỏ có kiểu gen AA chứa 2 alen A, cấy hoa đỏ có kiểu gen Aa chứa 1 alen A và 1 alen a, cấy hoa trắng có kiểu gen aa chứa 2 alen a. Giả sử quần thể đậu có 1000 cấy với 500 cấy có kiểu gen AA, 200 cấy có kiểu gen Aa và 300 cấy có kiểu gen aa. Vậy, tổng số alen A trong quần thể cấy này sẽ là: (500 x 2) + 200 = 1200. Toàn bộ quần thể có 1000 cấy sẽ chứa 1000 x 2 = 2000 alen khác nhau (A + a) của gen quy định màu hoa. Do vậy tần số alen A trong quần thể cấy này sẽ bằng 1200/2000 = 0,6. Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. Cũng với ví dụ về cấy đậu Hà Lan nói trên ta có thể tính được tần số kiểu gen AA trong quần thể bằng 500/1000 = 0,5. Tần số kiểu gen Aa = 200/1000 = 0,2 và tần số kiểu gen aa = 300/1000 = 0, Tùy theo hình thức sinh sản của từng loài mà các đặc trưng về vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét cấu trúc di truyền của quần thể ở các loài sinh sản hữu tính." 12,Chương 3: Di truyền học quần thể.,"Bài 16, 17: Cấu trúc di truyền của quần thể.","Đối với các loài động vật, hiện tượng các cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau thì gọi là giao phối gần (cận huyết). Ví dụ, các cá thể có chung bố mẹ giao phối với nhau hoặc bố, mẹ giao phối với con cái. Hiện tượng giao phối gần như vậy sẽ dẫn đến làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử." 12,Chương 3: Di truyền học quần thể.,"Bài 16, 17: Cấu trúc di truyền của quần thể.",Mỗi một quần thể sinh vật thường có một vốn gen đặc trưng. Quần thể sinh sản bằng cách tự thụ phấn hoặc giao phối gần sẽ có cấu trúc di truyền với tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp tử ngày một tăng và tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử ngày một giảm. 12,Chương 3: Di truyền học quần thể.,"Bài 16, 17: Cấu trúc di truyền của quần thể.","Quần thể sinh vật được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Tuy nhiên, một quần thể nào đó được coi là ngẫu phối hay không còn tuỳ thuộc vào tính trạng mà ta xem xét. Ví dụ, quần thể người cũng có thể được xem là quần thể ngẫu phối khi chúng ta lựa chọn bạn đời không phụ thuộc vào người đó có nhóm máu gì hoặc người đó có các chỉ tiêu sinh hoá bên trong cơ thể như thế nào. Lí do cũng rất đơn giản, một là vì chúng ta không thấy các chỉ tiêu này có ảnh hưởng gì đến cuộc sống vợ chồng và con cái sau này, hai là chúng ta không biết gì về các thông số này ở đối tượng mà mình tìm hiểu. Cũng quần thể người đó lại có thể được coi là quần thể giao phối không ngẫu nhiên hay giao phối có lựa chọn vì khi kết hôn, người ta thường dựa vào một số đặc điểm hình thái của cơ thể hoặc tính tình, tôn giáo, trình độ học vấn,... Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đối với nhau một cách ngẫu nhiên sẽ tạo nên một lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể làm nguổnnguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống. Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể một cách không đổi trong những điều kiện nhất định. Như vậy, một đặc điểm quan trọng của quần thể ngẫu phối là duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể. Để thấy được mức độ đa dạng di truyền như thế nào trong quần thể ngẫu phối, chúng ta có thể xem xét về tần số của các kiểu gen quy định nhóm máu A, B, AB, và O của người." 12,Chương 3: Di truyền học quần thể.,"Bài 16, 17: Cấu trúc di truyền của quần thể.","Trạng thái cân bằng di truyền như trên còn được gọi là trạng thái cân bằng Hacđi - Vanbec vì Nhà Toán học người Anh là Hacđi (Hardy) và bác sĩ người Đức là Vanbec (Weinberg) đã độc lập cùng đưa ra định luật về trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể sinh vật ngẫu phối. Trên thực tế, định luật này cũng do một nhà khoa học thứ 3 phát hiện ra một cách độc lập với hai nhà khoa học trên, đó là Nhà Di truyền học người Nga, Tetverơnhicôv. Trên thực tế, một quần thể trong tự nhiên rất khó có thể đáp ứng được tất cả các điều kiện nêu trên nên tần số alen và thành phần kiểu gen liên tục bị biến đổi. Ngoài ra, một quần thể có thể ở trong trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen của một gen nào đó nhưng lại có thể không cân bằng về thành phần các kiểu gen của những gen khác. Tuy nhiên, khi biết được quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi - Vanbec thì từ tần số các cá thể có kiểu hình lặn, chúng ta có thể tính được tần số của alen lặn, alen trội cũng như tần số của các loại kiểu gen trong quần thể." 12,Chương 3: Di truyền học quần thể.,"Bài 16, 17: Cấu trúc di truyền của quần thể.","Quần thể ngẫu phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, do vậy duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể, tạo nguổnnguyên liệu cho quá trình tiến hoá. Một quần thể lớn, ngẫu phối nếu không có các yếu tố làm thay đổi tẩn số alen thì thành phẩn kiểu gen của quần thể sẽ ở trạng thái cân bằng và được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác." 12,Chương 4: Ứng dụng di truyền học.,Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cấy trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.,"Để có thể tạo được giống mới, trước hết phải có nguồn biến dị di truyền (biến dị tổ hợp, đột biến và ADN tái tổ hợp), từ đó bằng các biện pháp đặc biệt chọn ra các tổ hợp gen mong muốn. Những tổ hợp gen mong muốn được đưa về trạng thái đồng hợp tử nhằm tạo ra giống thuần chủng. Theo quy luật phân li độc lập của Menđen, các gen nằm trên các NST khác nhau sẽ phân li độc lập nhau, do đó các tổ hợp gen mới luôn được hình thành trong quá trình sinh sản hữu tính. Chính vì vậy, từ lâu các nhà chọn giống đã tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau, sau đó lai giống và chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn. Những cá thể có tổ hợp gen mong muốn sẽ được cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các giống thuần chủng." 12,Chương 4: Ứng dụng di truyền học.,Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cấy trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.,"Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ được gọi là ưu thế lai. Để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai, các nhà khoa học đưa ra khá nhiều giả thuyết. Một giả thuyết được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội. Giả thuyết này cho rằng ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với các dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử. Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau. Sau đó, cho lai các dòng thuần chủng với nhau để tìm các tổ hợp lai cho ưu thế lai cao. Nhiều khi trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định cho con lai không có ưu thế lai nhưng nếu lai con lai này với dòng thứ ba thì đời con lại cho ưu thế lai. Vì thế, công việc lai giống để tìm tổ hợp lai rất tốn thời gian và công sức. Ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở đời Fj và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo. Vì vậy, người ta không dùng con lai để làm giống. Các nhà tạo giống thường lai duy trì các dòng bố mẹ và tạo ra con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế (thương phẩm). Các nhà tạo giống lúa của Việt Nam đã tạo ra được nhiều tổ hợp lai có năng suất cao góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới." 12,Chương 4: Ứng dụng di truyền học.,Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cấy trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.,"Để có thể chọn lọc được các giống vật nuôi, cấy trồng theo y muốn, nhà chọn giống cần tạo ra các biến dị di truyền (đột biến, biến dị tổ hợp, ADN tái tổ hợp) trong quần thể. Phương pháp tạo giống vật nuôi, cấy trồng kinh điển chủ yếu dựa vào việc lai tạo để tạo ra nguồn biến dị tổ hợp và qua đó chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn. Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, khả năng chống chịu cao hơn các dạng bố mẹ. Tạo giống lai cho ưu thế lai cao chủ yếu thông qua việc lai các dòng thuần. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ Fị và giảm dần ở các thế hệ sau." 12,Chương 4: Ứng dụng di truyền học.,Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào.,"Để chủ động tạo ra nguồn biến dị di truyền, các nhà di truyền học có thể dùng các tác nhân đột biến khác nhau tạo ra nguồn biến dị rồi từ đó chọn ra các cá thể có gen và tổ hợp gen mong muốn. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả đối với vi sinh vật vì tốc độ sinh sản của chúng rất nhanh nên ta có thể dễ dàng phân lập được các dòng đột biến, cho dù tần số đột biến gen thường khá thấp. Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến bao gồm các bước: (1) xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến; (2) chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn; (3) tạo dòng thuần chủng." 12,Chương 4: Ứng dụng di truyền học.,Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào.,"Trên đối tượng vi sinh vật cũng như đối với nhiều loài thực vật, bằng cách xử lí các tác nhân đột biến khác nhau như tia phóng xạ hoặc hoá chất, các nhà di truyền học của Việt Nam đã tạo ra được nhiều chủng vi sinh vật, giống cấy trồng như lúa, đậu tương,... có nhiều đặc điểm quy. Với việc sử dụng cônsixin, các nhà khoa học Việt Nam đã tạo ra được các giống cấy dâu tằm tứ bội, sau đó lai nó với dạng lưỡng bội để tạo ra dạng tam bội có năng suất lá cao dùng cho ngành chăn nuôi tằm." 12,Chương 4: Ứng dụng di truyền học.,Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào.,"Ngày nay, với công nghệ hiện đại, các nhà khoa học có thể nuôi cấy các mẫu mô của thực vật, thậm chí từng tế bào trong ống nghiệm rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cấy. Công nghệ này giúp chúng ta nhân nhanh các giống cấy quy hiếm từ một cấy có kiểu gen quy tạo nên một quần thể cấy trồng đồng nhất về kiểu gen. Lai tế bào sinh dưỡng (xôma) hay dung hợp tế bào trần cũng là một kĩ thuật hiện đại góp phần tạo nên giống lai khác loài ở thực vật. Để cho hai tế bào thực vật 2n (tế bào sinh dưỡng) có thể dung hợp với nhau thành một tế bào thống nhất, người ta cần phải loại bỏ thành tế bào trước khi đem lai. Sau đó, cho các tế bào đã mất thành tế bào (tế bào trần) của hai loài vào trong môi trường đặc biệt để chúng dung hợp với nhau. Tiếp đến, đưa tế bào lai vào nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy đặc biệt cho chúng phân chia và tái sinh thành cấy lai khác loài. Từ một cấy lai khác loài, bằng kĩ thuật nuôi cấy tế bào xôma, có thể nhân nhanh thành nhiều cấy. Lai tế bào xôma đặc biệt có y nghĩa bởi vì có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo ra được. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cấy đơn bội (n) cũng đem lại nhiều lợi ích trong công tác tạo giống cấy trồng. Từ một tế bào đơn bội, được nuôi trong ống nghiệm với các hoá chất đặc biệt, người ta có thể tạo nên các mô đơn bội, sau đó xử lí hoá chất (cônsixin) gây lưỡng bội hoá tạo nên một cấy lưỡng bội hoàn chỉnh. Điều lí thú là cấy lưỡng bội tạo ra bằng cách này sẽ có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen." 12,Chương 4: Ứng dụng di truyền học.,Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào.,"Trong tự nhiên, khi một hợp tử trong những lần phân chia đầu tiên vì một lí do nào đó lại tách ra thành nhiều phôi riêng biệt. Sau đó, những phôi này phát triển thành những cá thể giống nhau. đây là kiểu nhân bản vô tính trong tự nhiên. Tuy nhiên, khi một con vật trưởng thành đã bộc lộ nhiều đặc tính quy thì để tạo ra nhiều con vật có kiểu gen y hệt như con vật đó là chuyện không tưởng cho tới những thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX." 12,Chương 4: Ứng dụng di truyền học.,Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào.,"Winmut (Wilmut), nhà khoa học người Scôtlen lần đầu tiên đã nhân bản thành công con cừu có tên gọi là Đôly (Dolly). Phương pháp nhân bản vô tính của ông có thể tóm tắt một cách ngắn gọn như sau: Lấy trứng của con cừu ra khỏi cơ thể (cừu cho trứng), sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng. Tiếp đến, lấy nhân tế bào tách ra từ tế bào vú của con cừu khác (cừu cho nhân tế bào) và đưa nhân tế bào này vào tế bào trứng đã bị loại nhân. Sau đó, nuôi trứng đã được cấy nhân trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi rồi cấy phôi vào trong tử cung của con cừu khác để cho phôi phát triển và sinh nở bình thường. Cừu con sinh ra có kiểu hình giống hệt kiểu hình của cừu cho nhân tế bào. Kĩ thuật nhân bản động vật Ngày nay đang tiếp tục được hoàn thiện và áp dụng cho nhiều loài động vật khác nhau. Kĩ thuật này đặc biệt có y nghĩa trong việc nhân bản động vật biến đổi gen" 12,Chương 4: Ứng dụng di truyền học.,Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào.,"Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau, người ta cũng có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau. Kĩ thuật này được gọi là kĩ thuật cấy truyền phôi." 12,Chương 4: Ứng dụng di truyền học.,Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào.,"Để chủ động tạo ra các biến dị di truyền, ta có thể xử lí đối tượng nghiên cứu bằng các tác nhân đột biến với liều lượng và thời gian xử lí thích hợp, sau đó chọn lọc và nhân các thể đột biến thành dòng thuần chủng. Công nghệ tế bào thực vật giúp nhân giống vô tính các loại cấy trồng quý hiếm hoặc giúp tạo ra giống cấy lai khác loài thông qua kĩ thuật dung hợp tế bào trần. Nuôi cấy các tế bào đơn bội rồi cho phát triển thành cấy lưỡng bội có thể tạo ra những cấy trồng có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen. Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi là công nghệ mở ra triển vọng nhân bản được những cá thể động vật quý hiếm dùng vào nhiều mục đích khác nhau." 12,Chương 4: Ứng dụng di truyền học.,Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ Gen.,"Công nghệ gen có thể được ứng dụng để tạo ra các dòng vi khuẩn mang gen của loài khác như gen insulin của người. Những dòng vi khuẩn này với khả năng sinh sản cao nên có thể nhanh chóng sản sinh ra một lượng lớn insulin làm thuốc chữa bệnh tiểu đường. Hiện nay, nhiều dòng vi sinh vật biến đổi gen đã được tạo ra nhằm phục vụ các mục đích khác nhau của con người, trong đó có việc làm sạch môi trường như phân huỷ rác thải, dầu loang,..." 12,Chương 4: Ứng dụng di truyền học.,Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ Gen.,Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới. Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác (được gọi là kĩ thuật chuyển gen) đóng vai trò trung tâm của công nghệ gen. 12,Chương 4: Ứng dụng di truyền học.,Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ Gen.,"Trong công nghệ gen, để đưa một gen từ tế bào này sang tế bào khác, người ta thường phải sử dụng một phân tử ADN đặc biệt được gọi là thể truyền (còn gọi là vectơ). Kĩ thuật gắn gen cần chuyển vào thể truyền được gọi là kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp. ADN tái tổ hợp là một phân tử ADN nhỏ được lắp ráp từ các đoạn ADN lấy từ các tế bào khác nhau (thể truyền và gen cần chuyển). Thể truyền thực chất là một phân tử ADN nhỏ có khả năng nhân đối một cách độc lập với hệ gen của tế bào cũng như có thể gắn vào hệ gen của tế bào. Thể truyền có thể là các plasmit, virut (thực chất là ADN của virut đã được biến đổi) hoặc thậm chí là một số NST nhân tạo (như đã làm ở nấm men). Plasmit là phân tử ADN nhỏ, dạng vòng, thường có trong tế bào chất của nhiều loài vi khuẩn. Plasmit có khả năng nhân đối độc lập với hệ gen của tế bào. Trong một tế bào, mỗi loại plasmit thường có nhiều bản sao. Để tạo ADN tái tổ hợp, chúng ta cần phải tách chiết được thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào. Khi có được 2 loại ADN thì cần phải xử lí chúng bằng một loại enzim giới hạn (restrictaza) để tạo ra cùng một loại “đầu dính” có thể khớp nối các đoạn ADN với nhau và sau đó dùng một loại “keo dính” là enzim ligaza để gắn chúng lại thành ADN tái tổ hợp." 12,Chương 4: Ứng dụng di truyền học.,Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ Gen.,"Để đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào, người ta có thể dùng muối CaCl2 hoặc dùng xung điện để làm dãn màng sinh chất của tế bào, làm cho phân tử ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua màng. Khi chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, ta rất khó nhận biết được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp, tế bào nào không nhận được. Để làm được điều này, các nhà khoa học phải chọn thể truyền có gen đánh dấu. Nhờ có các gen đánh dấu, người ta có thể biết được các tế bào có ADN tái tổ hợp, vì sản phẩm của các gen đánh dấu có thể dễ dàng được nhận biết bằng các kĩ thuật nhất định." 12,Chương 4: Ứng dụng di truyền học.,Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ Gen.,"Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình. Người ta có thể làm biến đổi hệ gen của một sinh vật theo 3 cách sau: Đưa thêm một gen lạ (thường là gen của một loài khác) vào hệ gen. Sinh vật có được gen của loài khác bằng cách này được gọi là sinh vật chuyển gen. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. Một gen nào đó của sinh vật có thể được làm biến đổi cho nó sản xuất nhiều sản phẩm hơn (ví dụ, tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng hơn bình thường) hoặc làm cho nó được biểu hiện một cách khác thường (ví dụ, biểu hiện ở những mô mà bình thường nó không được biểu hiện). Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. Một gen không mong muốn nào đó của sinh vật được loại bỏ hoặc làm cho bất hoạt, ví dụ cà chua biến đổi gen có gen làm chín quả bị bất hoạt, vì thế quả cà chua có thể được vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không bị hỏng." 12,Chương 4: Ứng dụng di truyền học.,Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ Gen.,"Để tạo ra một con vật chuyển gen, người ta thường lấy trứng ra khỏi con vật nào đó rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm. Sau đó, tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi. Tiếp đến, cấy phôi đã được chuyển gen vào trong tử cung của con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường. Nếu gen được chuyển gắn thành công vào hệ gen của hợp tử và phôi phát triển bình thường thì sẽ cho ra đời một con vật chuyển gen, tóm tắt quy trình chuyển gen prôtêin người vào cừu cho thấy chuột bạch chuyển gen có gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống nên có khối lượng gần gấp đối so với con chuột bình thường cùng lứa. đây là một trong những thử nghiệm chuyển gen thành công đầu tiên trên động vật." 12,Chương 4: Ứng dụng di truyền học.,Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ Gen.,"Nhờ công nghệ gen, người ta có thể tạo ra nhiều giống cấy trồng quy hiếm. Ví dụ, các nhà khoa học đã chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cấy bông và đã tạo được giống bông kháng sâu hại. Khi sâu ăn lá cấy bông này, chất độc do gen của vi khuẩn tạo ra sẽ giết chết sâu. Các nhà khoa học cũng tạo được giống lúa ""gạo vàng có khả năng tổng hợp p - carôten (tiền chất tạo ra vitamin A) trong hạt. Tạo giống cấy biến đổi gen có sản phẩm được bảo quản tốt hơn cũng được các nhà khoa học quan tâm." 12,Chương 4: Ứng dụng di truyền học.,Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ Gen.,"Công nghệ gen là quy trình công nghệ dùng đê tạo ra các sinh vật biến đổi gen hoặc chuyên gen. Trong đó, chuyên gen từ tế bào này sang tế bào khác là quy trình then chốt. Công nghệ gen đã góp phần tạo ra các sinh vật biến đổi gen có những đặc tính quý hiếm có lợi cho con người. Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 21: Di truyền học.,"Di truyền y học là một bộ phận của Di truyền học người chuyên nghiên cứu phát hiện các nguyên nhân, cơ chế gây bệnh di truyền ở người và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị các bệnh di truyền ở người. Chúng ta có thể chia các bệnh di truyền ở người thành 2 nhóm lớn xét ở cấp độ nghiên cứu: bệnh di truyền phân tử và các hội chứng di truyền liên quan đến các đột biến NST." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 21: Di truyền học.,"Bệnh di truyền phân tử là những bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử. Phần lớn các bệnh di truyền kiểu này đều do các đột biến gen gây nên. Một số bệnh về hemôglôbin (Hb), về các yếu tố đông máu, các prôtêin huyết thanh, các hoocmôn,... được xếp vào nhóm này. Mức độ nặng nhẹ của bệnh tuỳ thuộc vào chức năng của từng loại prôtêin do gen đột biến quy định trong tế bào. Alen bị đột biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được prôtêin, tăng hoặc giảm số lượng prôtêin hoặc tổng hợp ra prôtêin bị thay đổi chức năng dẫn đến làm rối loạn cơ chế chuyển hoá của tế bào và cơ thể. Hiện nay, nhiều bệnh di truyền đã được biết khá rõ về mặt cơ chế ở mức độ phân tử. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét chi tiết về bệnh phêninkêto niệu. đây là một trong những bệnh gây rối loạn chuyển hoá các chất trong cơ thể người đã được biết rõ về cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử. Bệnh do đột biến ở gen mã hoá enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hoá axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể. Do gen đột biến không tạo ra được enzim có chức năng nên phêninalanin không được chuyển hoá thành tirôzin và axit amin này bị ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí. Bệnh có thể được chữa trị nếu phát hiện được bệnh sớm ở trẻ em và bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn kiêng với thức ăn chứa phêninalanin ở một lượng hợp lí. Vì phêninalanin là một loại axit amin không thay thế nên chúng ta không thể loại hoàn toàn axit amin này ra khỏi khẩu phần ăn." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 21: Di truyền học.,"Các đột biến cấu trúc hay số lượng NST thường liên quan đến rất nhiều gen và gây ra hàng loạt tồn thương ở các hệ cơ quan của người bệnh nên thường được gọi là hội chứng bệnh. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét cụ thể về hội chứng Đao. đây là hội chứng bệnh do thừa một NST số 21 trong tế bào. Người bệnh có tới 3 NST 21. Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày và hay thè ra, dị tật tim và ống tiêu hoá,.... Khoảng 50% bệnh nhân chết trong 5 năm đầu. Hội chứng Đao là loại phổ biến nhất trong số các hội chứng do đột biến NST đã gặp ở người. Sở dĩ như vậy là do NST 21 rất nhỏ, chứa ít gen hơn phần lớn các NST khác nên sự mất cân bằng gen do thừa một NST 21 là ít nghiêm trọng hơn nên người bệnh còn sống được. Người ta nhận thấy có mối liên hệ khá chặt chẽ giữa tuồi mẹ với khả năng sinh con mắc hội chứng Đao. Tuồi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Đao càng lớn." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 21: Di truyền học.,"Ung thư là một loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. Khối u được gọi là ác tính khi các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu, di chuyển vào máu và đến các nơi khác trong cơ thể tạo nên nhiều khối u khác nhau. Nguyên nhân và cơ chế gây ung thư còn chưa hoàn toàn được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, người ta cũng biết được một số nguyên nhân khác nhau dẫn đến ung thư như do các đột biến gen, đột biến NST. Khi con người tiếp xúc với các tia phóng xạ, hoá chất gây đột biến, các virut gây ung thư,... thì các tế bào có thể bị các đột biến khác nhau. Có nhiều số liệu cho thấy khối u thường được phát triển từ một tế bào bị đột biến nhiều lần làm cho tế bào không còn khả năng đáp ứng lại cơ chế điều khiển phân bào của cơ thể dẫn đến phân chia liên tục. Tế bào khối u có thể là lành tính nếu nó không có khả năng di chuyển vào máu và đi đến các nơi khác nhau trong cơ thể. Những tế bào bị đột biến nhiều lần có thể trở thành ác tính nếu đột biến gen làm cho nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu và di chuyển vào máu, tái lập các khối u ở nhiều nơi khác nhau gây nên cái chết cho bệnh nhân." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 21: Di truyền học.,"Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu tập trung vào 2 nhóm gen kiểm soát chu kì tế bào mà sự biến đổi của chúng sẽ dẫn đến ung thư: Các gen quy định các yếu tố sinh trưởng (các prôtêin tham gia điều hoà quá trình phân bào). Hoạt động của những gen này (còn được gọi là gen tiền ung thư) bình thường chịu sự điều khiển của cơ thể để chỉ tạo ra một lượng sản phẩm vừa đủ đáp ứng lại nhu cầu phân chia tế bào một cách bình thường. Khi bị đột biến, gen trở nên hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Đột biến làm gen tiền ung thư chuyển thành gen ung thư thường là đột biến trội. Những gen ung thư loại này thường không được di truyền vì chúng xuất hiện ở các tế bào sinh dưỡng. Trong tế bào của cơ thể người bình thường còn có các gen ức chế khối u làm cho các khối u không thể hình thành được. Tuy nhiên, nếu bị đột biến làm cho gen mất khả năng kiểm soát khối u thì các tế bào ung thư xuất hiện tạo nên các khối u. Loại đột biến này thường là đột biến lặn. Người ta đã biết được một số gen gây bệnh ung thư vú ở người thuộc loại này." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 21: Di truyền học.,"Bình thường, cả hai loại gen trên hoạt động hài hoà với nhau, song đột biến xảy ra trong những gen này có thể phá huỷ cơ chế điều hoà quá trình phân bào dẫn đến ung thư. Bệnh ung thư hiện nay là một trong những bệnh nan y chưa có thuốc đặc trị. Người ta thường dùng tia phóng xạ hoặc hoá chất để diệt các tế bào khối u. Tuy nhiên, tia phóng xạ và hoá chất thường gây nên những tác dụng phụ rất nặng nề cho cơ thể người bệnh." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 21: Di truyền học.,"Bệnh phêninkêto niệu là một trong số nhiều bệnh di truyền do đột biến gen, đã được nghiên cứu rỗ cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử. Do gen đột biến không tạo ra được enzim có hoạt tính nên cơ chất của enzim được tích tụ lại trong cơ thể làm tồn thương các tế bào thần kinh và các tế bào khác của cơ thể dẫn đến bệnh lí. Hội chứng Đao là một trong những hội chứng bệnh do đột biến số lượng NST. Việc dư thừa một NST đã tạo nên sự mất cân bằng gen ở hàng loạt các gen dẫn đến làm rối loạn một loạt các hệ cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, hội chứng bệnh do đột biến NST thường gây nhiều dị dạng bẩm sinh và hay gây chết cho bệnh nhân hơn là bệnh do đột biến gen. Bệnh ung thư là một loại bệnh được gây nên bởi nhiều loại đột biến khác nhau (gồm cả các đột biến gen và đột biến NST) làm cho tế bào phân chia liên tục và có khả năng di chuyển vị trí tạo nên các khối u." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 21: Di truyền học.,"Dự án lập bản đồ NST 21 bắt đầu từ năm 1995 và hoàn tất vào tháng 5 năm 2000. số lượng nuclêôtit đã được lập bản đồ và giải trình tự là 33,5 triệu cặp. Đã phát hiện 229 gen. số lượng này so với 373 gen đã thấy trên NST 22 có kích thước tương tự đã chỉ ra rằng NST 21 chứa ít gen hơn NST 22. Ba NST 21 tạo nên hôi chứng Đao, một khuyết tật di truyền phổ biến nhất liên quan đến sự chậm phát triển trí tuệ của 1/700 trẻ sơ sinh còn sống. Lượng gen tương đối thấp của NST 21 giải thích vì sao ba NST 21 là môt trong số ít những dạng ba NST thường của người còn có khả năng sống." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 21: Di truyền học.,"Dự án lập bản đồ NST 21 bắt đầu từ năm 1995 và hoàn tất vào tháng 5 năm 2000. số lượng nuclêôtit đã được lập bản đồ và giải trình tự là 33,5 triệu cặp. Đã phát hiện 229 gen. số lượng này so với 373 gen đã thấy trên NST 22 có kích thước tương tự đã chỉ ra rằng NST 21 chứa ít gen hơn NST 22. Ba NST 21 tạo nên hôi chứng Đao, một khuyết tật di truyền phổ biến nhất liên quan đến sự chậm phát triển trí tuệ của 1/700 trẻ sơ sinh còn sống. Lượng gen tương đối thấp của NST 21 giải thích vì sao ba NST 21 là một trong số ít những dạng ba NST thường của người còn có khả năng sống." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 22: Bảo vệ vốn Gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học.,Các loại đột biến luôn phát sinh và chỉ một phần bị loại bỏ khỏi quần thể người bởi chọn lọc tự nhiên (CCLTN) và các yếu tố ngẫu nhiên. Nhiều loại gen đột biến được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác gây nên “gánh nặng di truyền” cho loài người. 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 22: Bảo vệ vốn Gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học.,"Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã đặt loài người trước những vấn đề biến đổi lâu dài của môi trường như ô nhiễm nguổnnước, đất và không khí. Tình trạng này làm cho con người phải tiếp xúc nhiều với các loại tác nhân đột biến. Ví dụ, việc chúng ta sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, các chất diệt cỏ, các chất kích thích sinh trưởng,... đã và đang để lại những hậu quả nặng nề cho con người trong hiện tại và tương lai." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 22: Bảo vệ vốn Gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học.,"Để tránh sinh ra những con người có khuyết tật di truyền thì việc phát hiện nguy cơ sinh con có khuyết tật di truyền cũng như phát hiện sớm những thai nhi có khuyết tật di truyền là điều cần thiết. Công việc này có thể được thực hiện qua các chuyên gia được gọi là chuyên gia tư vấn di truyền. Việc tư vấn giúp đưa ra các tiên đoán và cho lời khuyên về khả năng mắc một bệnh di truyền nào đó ở đời con của các cặp vợ chồng mà bản thân họ hay một số người trong dòng họ đã mắc bệnh ấy. Để tiến hành tư vấn di truyền có kết quả cần chẩn đoán đúng bệnh và xây dựng được phả hệ của người bệnh. Nếu đúng là bệnh di truyền thì do đột biến trội hay lặn, liên kết với giới tính hay không,... từ đó có thể tính được xác suất sinh ra người con bị bệnh và đưa ra lời khuyên cho người được tư vấn." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 22: Bảo vệ vốn Gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học.,"Bệnh AIDS được gây nên bởi virut HIV. Quá trình lây nhiễm của virut bắt đầu khi nó xâm nhập vào tế bào người. Hạt virut gồm hai phân tử ARN, các prôtêin cấu trúc và enzim đảm bảo cho sự lây nhiễm liên tục. Virut sử dụng enzim phiên mã ngược để tổng hợp mạch ADN trên khuôn ARN. Sau đó, cũng nhờ enzim này, từ mạch ADN vừa tổng hợp được dùng làm khuôn để tạo mạch ADN thứ hai. Phân tử ADN mạch kép được tạo ra sẽ xen vào ADN tế bào chủ nhờ enzim xen. Từ đây, ADN virut nhân đối cùng với hệ gen người. Trong quá trình lây nhiễm, sự tương tác giữa virut HIV và các tế bào chủ rất phức tạp do virut có hoạt động rất khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất và hoạt tính của từng loại tế bào chủ. Virut có thể tiềm sinh vô hạn trong tế bào bạch cầu, nhưng khi các tế bào này hoạt động thì chúng lập tức bị virut tiêu diệt. Trong một số tế bào khác như đại thực bào, bạch cầu đơn nhân, virut sinh sản chậm nhưng đều làm rối loạn chức năng của tế bào. Sự giảm sút số lượng cũng như chức năng của các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. Các vi sinh vật khác lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công gây sốt, tiêu chảy, lao, ung thư, viêm màng não, mất trí,... dẫn đến cái chết không tránh khỏi. HIV/AIDS đã trở thành đại dịch làm kinh hoàng cả nhân loại." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 22: Bảo vệ vốn Gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học.,"Bệnh AIDS được gây nên bởi virut HIV. Quá trình lây nhiễm của virut bắt đầu khi nó xâm nhập vào tế bào người. Hạt virut gồm hai phân tử ARN, các prôtêin cấu trúc và enzim đảm bảo cho sự lây nhiễm liên tục. Virut sử dụng enzim phiên mã ngược để tổng hợp mạch ADN trên khuôn ARN. Sau đó, cũng nhờ enzim này, từ mạch ADN vừa tổng hợp được dùng làm khuôn để tạo mạch ADN thứ hai. Phân tử ADN mạch kép được tạo ra sẽ xen vào ADN tế bào chủ nhờ enzim xen. Từ đây, ADN virut nhân đối cùng với hệ gen người. Trong quá trình lây nhiễm, sự tương tác giữa virut HIV và các tế bào chủ rất phức tạp do virut có hoạt động rất khác nhau tuỳ thuộc vào bản chất và hoạt tính của từng loại tế bào chủ. Virut có thể tiềm sinh vô hạn trong tế bào bạch cầu Th, nhưng khi các tế bào này hoạt động thì chúng lập tức bị virut tiêu diệt. Trong một số tế bào khác như đại thực bào, bạch cầu đơn nhân, virut sinh sản chậm nhưng đều làm rối loạn chức năng của tế bào. Sự giảm sút số lượng cũng như chức năng của các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. Các vi sinh vật khác lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công gây sốt, tiêu chảy, lao, ung thư, viêm màng não, mất trí,... dẫn đến cái chết không tránh khỏi. HIV/AIDS đã trở thành đại dịch làm kinh hoàng cả nhân loại." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 22: Bảo vệ vốn Gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học.,"Các quần thể người đang phải gánh chịu một số lượng lớn các bệnh di truyền. Để giảm bớt gánh nặng này cần tiến hành các biện pháp nhăm làm giảm các đột biến phát sinh cũng như ngăn chặn hoặc giảm số người bị các khuyết tật di truyền như tạo môi trường sạch, sử dụng tư vấn di truyền y học và chẩn đoán trước sinh,... Sự phát triển của Di truyền học cũng nảy sinh các vấn đề tâm lí trong xã hội như giải mã bộ gen người, mối hiểm hoạ có thể có khi sử dụng sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen,..." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 23: Ôn tập phần di truyền học.,"Các gen nằm trên NST giới tính thường di truyền cùng với giới tính. Phương pháp lai thuận nghịch giúp phát hiện ra một gen nào đó nằm trên NST giới tính hay trên NST thường. Sự khác biệt về cách thức di truyền của gen trên NST giới tính với gen trên NST thường là do NST giới tính ở giới này thì tổn tại thành cặp tương đồng nhưng ở giới kia thì không. Gen không những tổn tại trong nhân tế bào, trên các NST mà còn tổn tại ở ngoài nhân, trong các bào quan như ti thể và lục lạp. Gen nằm trong ti thể hoặc lục lạp thường chỉ di truyền theo dòng mẹ. Nguyên nhân là do trong quá trình thụ tinh, tinh trùng hoặc hạt phấn hầu như không truyền ti thể cũng như lục lạp cho hợp tử." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 23: Ôn tập phần di truyền học.,"Di truyền là quá trình truyền đạt thông tin. Thông tin về trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit được mã hoá trên gen (ADN) dưới dạng trình tự nuclêôtit theo một cách đặc biệt được gọi là mã di truyền. Mã di truyền là mã bộ ba. Mã di truyền trong một gen được đọc từ một điểm khởi đầu xác định và đọc theo từng bộ ba, không chồng gối lên nhau. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tính phổ biến, tính thoái hoá. Ớ cấp phân tử, cơ chế di truyền thể hiện qua các cơ chế nhân đối ADN, phiên mã và dịch mã. Thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con qua cơ chế nhân đối ADN và được biểu hiện ra tính trạng qua cơ chế phiên mã và dịch mã. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin quy định một sản phẩm nhất định (sản phẩm của gen có thể là chuỗi pôlipeptit hoặc ARN). ADN được nhân đối theo nguyên tắc bồ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. Chỉ một trong hai mạch của gen được dùng làm khuôn để tổng hợp nên ARN. Phân tử ARN luôn được tổng hợp từ đầu 5’đến đầu 3’." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 23: Ôn tập phần di truyền học.,"Ở cấp tế bào, thông tin di truyền được tổ chức thành các NST. Mỗi NST chỉ chứa một phân tử ADN duy nhất. Mỗi gen chiếm một vị trí xác định trên NST. Mỗi tế bào nhân sơ chứa một phân tử ADN lớn, dạng vòng. Phân tử ADN này chứa đầy đủ thông tin giúp cho tế bào có thể tồn tại và phát triển. Ngoài ra, một số tế bào nhân sơ có thể chứa các phân tử ADN dạng vòng nhỏ được gọi là các plasmit. Tế bào nhân thực thường chứa rất nhiều NST. Mỗi NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng trong tế bào. Trên NST, phân tử ADN liên kết với các loại prôtêin khác nhau cũng như với các loại phân tử ARN khác nhau đảm bảo quá trình điều hoà hoạt động gen, điều hoà quá trình phân li các NST về các tế bào con trong quá trình phân bào. Nguyên phân là cơ chế di truyền ở cấp tế bào ở các sinh vật nhân thực đảm bảo cho tế bào con có được đầy đủ thông tin di truyền như tế bào mẹ. Nguyên phân kết hợp với giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng và ổnđịnh của loài." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 23: Ôn tập phần di truyền học.,Sự phân li của các NST trong quá trình giảm phân chính là cơ chế ở cấp tế bào đảm bảo cho sự phân li của các alen. Quy luật phân li của Menđen thực chất là sự phân li của các alen trong quá trình giảm phân. Các alen chỉ phân li độc lập trong quá trình giảm phân khi chúng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 23: Ôn tập phần di truyền học.,"Bố, mẹ thực chất không truyền cho con những tính trạng đã có sẵn mà chỉ truyền cho con các alen. Trong các môi trường khác nhau, một kiểu gen có thể biểu hiện ra những kiểu hình khác nhau. Nghiên cứu sự biểu hiện của một kiểu gen trong các điều kiện môi trường khác nhau cho ta biết về mức độ phản ứng của kiểu gen đó. Các gen trong tế bào không trực tiếp tác động qua lại với nhau. Chỉ có sản phẩm của các gen có thể tương tác với nhau để tạo nên tính trạng." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 23: Ôn tập phần di truyền học.,"Do đột biến gen nên một gen có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau trong quần thể. Các dạng khác nhau của một gen được gọi là các alen. Hai alen của một gen có thể chỉ khác nhau bởi một cặp nuclêôtit. Các alen của cùng một gen có thể có các mối quan hệ tương tác theo các kiểu: trội-lặn hoàn toàn, trội không hoàn toàn hoặc đồng trội. Các alen thuộc các gen khác nhau có thể tương tác với nhau theo nhiều cách khác nhau. Hai alen thuộc hai gen khác nhau được gọi là không alen với nhau. Chúng quy định các chuỗi pôlipeptit khác nhau. Sự tương tác giữa các gen không alen với nhau có thể được phát hiện thông qua sự thay đổi tỉ lệ phân li kiểu hình kiểu Menđen (ví dụ, thay đổi tỉ lệ phân li kiểu hình 9: 3: 3: 1). Các gen nằm trên cùng một NST thường di truyền cùng nhau và tạo nên một nhóm gen liên kết. Liên kết gen giúp duy trì ổn định những nhóm gen thích nghi. Trao đổi chéo có thể xảy ra giữa các gen nằm xa nhau trên một NST. Gen nằm càng xa nhau trên NST thì tần số hoán vị gen xảy ra càng cao và ngược lại. Trao đổi chéo, sự phân li độc lập của các NST trong giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh là các cơ chế tạo nên biến dị tổ hợp ở các loài sinh sản hữu tính." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 23: Ôn tập phần di truyền học.,"Do đột biến gen nên một gen có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau trong quần thể. Các dạng khác nhau của một gen được gọi là các alen. Hai alen của một gen có thể chỉ khác nhau bởi một cặp nuclêôtit. Các alen của cùng một gen có thể có các mối quan hệ tương tác theo các kiểu: trội-lặn hoàn toàn, trội không hoàn toàn hoặc đồng trội. Các alen thuộc các gen khác nhau có thể tương tác với nhau theo nhiều cách khác nhau. Hai alen thuộc hai gen khác nhau được gọi là không alen với nhau. Chúng quy định các chuỗi pôlipeptit khác nhau. Sự tương tác giữa các gen không alen với nhau có thể được phát hiện thông qua sự thay đổi tỉ lệ phân li kiểu hình kiểu Menđen (ví dụ, thay đổi tỉ lệ phân li kiểu hình 9: 3: 3: 1). Các gen nằm trên cùng một NST thường di truyền cùng nhau và tạo nên một nhóm gen liên kết. Liên kết gen giúp duy trì ổnđịnh những nhóm gen thích nghi. Trao đổi chéo có thể xảy ra giữa các gen nằm xa nhau trên một NST. Gen nằm càng xa nhau trên NST thì tần số hoán vị gen xảy ra càng cao và ngược lại. Trao đổi chéo, sự phân li độc lập của các NST trong giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh là các cơ chế tạo nên biến dị tổ hợp ở các loài sinh sản hữu tính." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 23: Ôn tập phần di truyền học.,"Các gen nằm trên NST giới tính thường di truyền cùng với giới tính. Phương pháp lai thuận nghịch giúp phát hiện ra một gen nào đó nằm trên NST giới tính hay trên NST thường. Sự khác biệt về cách thức di truyền của gen trên NST giới tính với gen trên NST thường là do NST giới tính ở giới này thì tồn tại thành cặp tương đồng nhưng ở giới kia thì không. Gen không những tồn tại trong nhân tế bào, trên các NST mà còn tồn tại ở ngoài nhân, trong các bào quan như ti thể và lục lạp. Gen nằm trong ti thể hoặc lục lạp thường chỉ di truyền theo dòng mẹ. Nguyên nhân là do trong quá trình thụ tinh, tinh trùng hoặc hạt phấn hầu như không truyền ti thể cũng như lục lạp cho hợp tử." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 23: Ôn tập phần di truyền học.,"Các đặc trưng di truyền của quần thể là tần số của các alen và tần số của các kiểu gen. Tần số của các alen và thành phần kiểu gen của một quần thể thay đổi phụ thuộc nhiều vào cách thức sinh sản của các cá thể. Quần thể tự phối hoặc giao phối gần duy trì tần số alen một cách không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong khi đó thành phần kiểu gen lại bị thay đổi theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm tần số kiểu gen dị hợp tử. Nếu không có các yếu tố làm thay đổi số alen của quần thể thì sự giao phối ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể ngẫu phối sẽ không làm thay đổi tần số alen cũng như thành phần kiểu gen của quần thể." 12,Chương 5: Di truyền học người.,Bài 23: Ôn tập phần di truyền học.,"Chọn giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp: Bằng biện pháp lai tạo sau đó chọn lọc ở đời con các tổ hợp gen mong muốn, người ta có thể tạo ra các giống thuần chủng về một số đặc điểm nhất định. Việc lai tạo các tổ hợp gen nhất định với nhau có thể tạo ra đời con có ưu thế lai cao. Dùng biện pháp gây đột biến, con người có thể tạo ra nhiều giống mới ở vi sinh vật và thực vật. Bằng các phương pháp công nghệ sinh học, các nhà khoa học có thể tạo nên những sinh vật biến đổi gen có những đặc điểm quy hiếm chưa từng có trong tự nhiên." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa.,"Các cơ quan ở các loài khác nhau được gọi là tương đồng nếu chúng được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. Ví dụ, nhiều loài rắn vẫn còn dấu vết của các chi ở dạng cơ quan thoái hoá. Xương cùng, ruột thừa và răng khôn ở người cũng được xem là cơ quan thoái hoá. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương tự. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa.,"Nghiên cứu quá trình phát triển phôi của nhiều lớp động vật có xương sống, vào đầu thế kỉ XIX, V.Berơ (Baer) và Hêcken (Haeckel) đã nhận thấy các loài có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau lại có thể có các giai đoạn phát triển phôi rất giống nhau. Ví dụ, phôi của cá, kì giông, rùa, gà cho tới các loài động vật có vú kể cả người, đều trải qua giai đoạn có các khe mang; hay tim phôi trong giai đoạn phôi của các loài động vật có vú lúc đầu cũng có 2 ngăn như tim cá, sau đó mới phát triển thành 4 ngăn. Các loài có họ hàng càng gần gũi thì sự phát triển phôi của chúng càng giống nhau và ngược lại." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa.,"Địa lí sinh vật học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố địa lí của các loài trên Trái Đất. Các kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy các loài sinh vật đều bắt nguồn từ tổ tiên chung. Đacuyn là người đầu tiên nhận ra rằng các loài sinh vật trên các đảo có nhiều điểm giống với các loài trên đất liền gần kề nhất với đảo hơn là giống với các loài ở các nơi khác trên Trái Đất mà có cùng điều kiện khí hậu. Sự gần gũi về mặt địa lí giúp các loài dễ phát tán các loài con cháu của mình. Vì thế, sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do chúng có chung một nguồn gốc hơn là do chúng sống trong những môi trường giống nhau. Trong một số trường hợp, sự giống nhau về một số đặc điểm giữa các loài không có họ hàng gần sống ở những nơi rất xa nhau là do kết quả của quá trình tiến hoá hội tụ (đồng quy). Do điều kiện sống giống nhau nên CCLTN đã hình thành nên những quần thể sinh vật với các đặc điểm thích nghi giống nhau mặc dù chúng không có họ hàng trực tiếp với nhau." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa.,"Phân tích trình tự các axit amin của cùng một loại prôtêin hay trình tự các nuclêôtit của cùng một gen ở các loài khác nhau có thể cho ta biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin hay trình tự nuclêôtit càng có xu hướng giống nhau và ngược lại. Lí do là các loài vừa mới tách ra từ một tổ tiên chung nên chưa đủ thời gian để CCLTN có thể phân hoá tạo nên sự sai khác lớn về cấu trúc phân tử. Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin,... chứng tỏ chúng tiến hoá từ một tổ tiên chung." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa.,"Sự tương đồng về một số đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng cho thấy chúng được tiến hoá từ một loài tổ tiên. Sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống cũng gián tiếp chứng minh các loài này có chung một tổ tiên. Nhiều loài phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại giống nhau về một số đặc điểm đã được chứng minh là chúng bắt nguồn từ một loài tổ tiên, sau đó phát tán sang các vùng khác. Điều này cũng cho thấy sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do có chung nguồn gốc hơn là do chịu sự tác động của môi trường. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp phân tử và tế bào cũng cho thấy các loài trên Trái Đất đều có chung tổ tiên." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 25: Học thuyết LAMAC và học thuyết ĐACUYN.,"Đacuyn (Charles Darwin) sinh năm 1809 tại Vương quốc Anh và mất năm 1882. Ngay từ hổi nhỏ, cậu bé Đacuyn đã rất say mê môn Sinh học và thích khám phá những bí ẩn của tự nhiên. Năm 22 tuổi, Đacuyn đã tham gia chuyến hành trình vòng quanh thế giới với mong muốn khám phá những bí mật của thế giới sống. Những quan sát thu được từ tự nhiên trong chuyến đi này đã giúp ông rất nhiều trong việc hình thành nên thuyết tiến hoá sau này. Năm 1859, Đacuyn công bố công trình “Nguổn gốc các loài” giải thích sự hình thành các loài từ một tổ tiên chung bằng cơ chế CCLTN. Để có thể hình dung Đacuyn đã hình thành học thuyết khoa học của mình như thế nào, Nhà Tiến hoá học nổi tiếng, Ơnxt Mayơ (Ernst Mayr) đã tóm tắt những quan sát và các suy luận của Đacuyn như sau: Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn nhiều so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản. Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ những khi có biến đổi bất thường về môi trường. Các cá thể của cùng một bố mẹ mặc dù giống với bố mẹ nhiều hơn so với cá thể không có họ hàng nhưng chúng vẫn khác biệt nhau về nhiều đặc điểm (Đacuyn gọi là các biến dị cá thể). Phần nhiều, các biến dị này được di truyền lại cho các thế hệ sau." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 25: Học thuyết LAMAC và học thuyết ĐACUYN.,"Lamac đã thây được các loài bị biến đổi dưới tác động của môi trường nhưng cơ chế mà Lamac đưa ra để giải thích cho những biên đổi đó lại không có cơ sở Khoa học. Đacưyn đã đưa ra được cơ chế tiến hoá chính là CCLTN, qua đó giải thích được sự thống nhất trong đa dạng của sinh giới. Các loài giống nhau là do được phát sinh từ 1 nguồn gốc chung. CCLTN là sự phân hoá về khả hăng sống sót và khả hăng sinh sản của các cá thể trong quần thể. Đối tượng của CCLTN là các cá thể nhưng kết quả của CCLTN lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 25: Học thuyết LAMAC và học thuyết ĐACUyN.,"Lamac (Jean - Baptiste de Lamarck), Nhà Sinh học người Pháp (1744 - 1829) đã công bố học thuyết tiến hoá đầu tiên vào năm 1809. Lamac là một trong những người đầu tiên có được những bằng chứng chứng minh các loài sinh vật có thể biến đổi dưới tác động của môi trường chứ không phải các loài là bất biến. ông đã giải thích cơ chế tiến hoá làm cho loài này biến đổi thành loài khác như sau: Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ một loài tổ tiên ban đầu. Cơ chế làm biến đổi loài này thành loài khác là do mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì cơ quan đó liên tục phát triển, còn cơ quan nào không hoạt động thì cơ quan đó dần dần tiêu biến. Những đặc điểm thích nghi được hình thành do sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền cho các thế hệ sau. Như vậy, theo Lamac, từ một loài tổ tiên ban đầu do môi trường thay đổi theo những hướng khác nhau nên lâu ngày, các sinh vật sẽ “tập luyện” để thích ứng với các môi trường mới và do vậy hình thành nên những loài khác nhau. Để minh họa, Lamac đã giải thích sự hình thành loài hươu cao cổ từ loài hươu cổ ngắn như sau: Khi dưới thấp không còn lá cấy (môi trường sống thay đổi), các con hươu đều phải chủ động vươn cổ lên để lấy được các lá cấy trên cao (thay đổi tập quán hoạt động của cổ). Do cổ được hoạt động nhiều theo hướng vươn dài ra nên cổ hươu sẽ dài dần và đặc điểm này được truyền lại cho đời sau. Trong các thế hệ kế tiếp, lá cấy dưới thấp ngày một khan hiếm hơn nên các con hươu lại tiếp tục vươn cổ để lấy được các lá ở trên cao hơn và cứ như vậy qua rất nhiều thế hệ, loài hươu có cổ ngắn dần dần thành loài hươu cao cổ." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 25: Học thuyết LAMAC và học thuyết ĐACUyN.,"Lamac (Jean - Baptiste de Lamarck), Nhà Sinh học người Pháp (1744 - 1829) đã công bố học thuyết tiến hoá đầu tiên vào năm 1809. Lamac là một trong những người đầu tiên có được những bằng chứng chứng minh các loài sinh vật có thể biến đổi dưới tác động của môi trường chứ không phải các loài là bất biến. ông đã giải thích cơ chế tiến hoá làm cho loài này biến đổi thành loài khác như sau: Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ một loài tổ tiên ban đầu. Cơ chế làm biến đổi loài này thành loài khác là do mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì cơ quan đó liên tục phát triển, còn cơ quan nào không hoạt động thì cơ quan đó dần dần tiêu biến. Những đặc điểm thích nghi được hình thành do sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền cho các thế hệ sau. Như vậy, theo Lamac, từ một loài tổ tiên ban đầu do môi trường thay đổi theo những hướng khác nhau nên lâu ngày, các sinh vật sẽ “tập luyện” để thích ứng với các môi trường mới và do vậy hình thành nên những loài khác nhau. Để minh hoạ, Lamac đã giải thích sự hình thành loài hươu cao cổ từ loài hươu cổ ngắn như sau: Khi dưới thấp không còn lá cấy (môi trường sống thay đổi), các con hươu đều phải chủ động vươn cổ lên để lấy được các lá cấy trên cao (thay đổi tập quán hoạt động của cổ). Do cổ được hoạt động nhiều theo hướng vươn dài ra nên cổ hươu sẽ dài dần và đặc điểm này được truyền lại cho đời sau. Trong các thế hệ kế tiếp, lá cấy dưới thấp ngày một khan hiếm hơn nên các con hươu lại tiếp tục vươn cổ để lấy được các lá ở trên cao hơn và cứ như vậy qua rất nhiều thế hệ, loài hươu có cổ ngắn dần dần thành loài hươu cao cổ." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 25: Học thuyết LAMAC và học thuyết ĐACUyN.,"Đacuyn (Charles Darwin) sinh năm 1809 tại Vương quốc Anh và mất năm 1882. Ngay từ hồi nhỏ, cậu bé Đacuyn đã rất say mê môn Sinh học và thích khám phá những bí ẩn của tự nhiên. Năm 22 tuồi, Đacuyn đã tham gia chuyến hành trình vòng quanh thế giới với mong muốn khám phá những bí mật của thế giới sống. Những quan sát thu được từ tự nhiên trong chuyến đi này đã giúp ông rất nhiều trong việc hình thành nên thuyết tiến hoá sau này. Năm 1859, Đacuyn công bố công trình “nguồn gốc các loài” giải thích sự hình thành các loài từ một tổ tiên chung bằng cơ chế CCLTN. Để có thể hình dung Đacuyn đã hình thành học thuyết khoa học của mình như thế nào, Nhà Tiến hoá học nổi tiếng, ơnxt Mayơ (Ernst Mayr) đã tóm tắt những quan sát và các suy luận của Đacuyn như sau: Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn nhiều so với số con có thể sống sót đến tuồi sinh sản. Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ những khi có biến đổi bất thường về môi trường. Các cá thể của cùng một bố mẹ mặc dù giống với bố mẹ nhiều hơn so với cá thể không có họ hàng nhưng chúng vẫn khác biệt nhau về nhiều đặc điểm (Đacuyn gọi là các biến dị cá thể). Phần nhiều, các biến dị này được di truyền lại cho các thế hệ sau." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 25: Học thuyết LAMAC và học thuyết ĐACUyN.,"Từ các quan sát của mình, Đacuyn suy ra: Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (Đacuyn gọi là đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn dẫn đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản cao hơn cá thể khác thì những cá thể đó sẽ để lại nhiều con hơn cho quần thể. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng và số lượng cá thể có các biến dị không thích nghi sẽ ngày một giảm. Đacuyn gọi quá trình này là CCLTN. Quá trình CCLTN về cơ bản cũng giống như quá trình chọn giống vật nuôi, cấy trồng của con người (Đacuyn gọi là quá trình chọn lọc nhân tạo). Trong quá trình này, con người chủ động chọn ra những cá thể có các biến dị mà mình mong muốn rồi cho chúng giao phối với nhau để tạo nên giống mới và loại đi những cá thể có các biến dị không mong muốn. Qua hàng nghìn năm chọn lọc, con người đã tạo ra rất nhiều loài vật nuôi và cấy trồng từ một số ít các loài hoang dại mới được thuần dưỡng ban đầu" 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 25: Học thuyết LAMAC và học thuyết ĐACUyN.,"Đacuyn là người đầu tiên đã thu thập được rất nhiều bằng chứng về sự tiến hoá hình thành các loài sinh vật từ loài tổ tiên bằng cơ chế CCLTN. ông cho rằng, các loài trên Trái Đất đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung, giống như các cành trên một cấy đều bắt nguồn từ một gốc. Các nhánh con trên một cành của “cấy tiến hoá” đều có chung một nhánh (loài tổ tiên gần nhất), nhiều nhánh khác nhau lại có chung nhánh lớn hơn (loài tổ tiên xa hơn). Bên cạnh những nhánh tươi tốt đại diện cho các loài đang sinh sống, cũng có rất nhiều những cành đã chết tương ứng với các loài bị tuyệt chủng (hiện nay, người ta biết rằng có tới 99% các loài từng tồn tại trên Trái Đất đã bị tuyệt chủng). Tóm lại, với cơ chế tiến hoá là CCLTN, Đacuyn đã giải thích được sự thống nhất trong đa dạng của các loài sinh vật trên Trái Đất. Thống nhất vì chúng được bắt nguồn từ tổ tiên chung, còn đa dạng hay khác biệt nhau là do các loài đã tích luỹ được các đặc điểm thích nghi với các môi trường sống khác nhau qua hàng triệu năm tiến hoá." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 25: Học thuyết LAMAC và học thuyết ĐACUyN.,"Lamac đã thấy được các loài bị biến đổi dưới tác động của môi trường nhưng cơ chế mà Lamac đưa ra để giải thích cho những biên đổi đó lại không có cơ sở Khoa học. Đacưyn đã đưa ra được cơ chế tiến hoá chính là CCLTN, qua đó giải thích được sự thống nhất trong đa dạng của sinh giới. Các loài giống nhau là do được phát sinh từ 1 nguồn gốc chung. CCLTN là sự phân hoá về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. Đối tượng của CCLTN là các cá thể nhưng kết quả của CCLTN lại tạo hên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 25: Học thuyết LAMAC và học thuyết ĐACUyN.,"OALAC (WALLACE) cũng là đồng tác giả của thuyết chọn lọc tự nhiên. Có một điều thật thú vị là khi đang chuẩn bị công bố học thuyết tiến hoá bằng con đường CCLTN thì Đacuyn nhận được một bản thảo đề xuất sự hình thành loài bằng CCLTN của Oalac, một người mà Đacuyn không hề quen biết, đề nghị được góp y. Hai tư tưởng lớn cùng gặp nhau và do vậy bạn bè của Đacuyn đã tổ chức công bố một bài báo chung cho Đacuyn và Oalac. Tuy nhiên, một năm sau (năm 1859), Đacuyn đã cho công bố công trình ""nguồn gốc các loài bằng con đường CCLTN với rất nhiều bằng chứng cho học thuyết của mình và vì thế Đacuyn được nhiều người biết tới." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.,"Vào những năm 40 của thế kỉ XX, Fisơ (Fisher), Handan (Haldane), Dobgianxki (T. Dobzhansky), Roaitơ (Wright), Mayơ (E. Mayr) và một số nhà khoa học khác đã cùng nhau xây dựng nên “Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại” (gọi tắt là tiến hoá tổng hợp). Được gọi là thuyết tổng hợp vì nó kết hợp cơ chế tiến hoá bằng CCLTN của thuyết tiến hoá Đacuyn với các thành tựu của di truyền học và đặc biệt là di truyền học quần thể. Từ khi ra đời đến nay, thuyết tiến hoá tổng hợp luôn được bồ sung và hoàn thiện nhờ sự tiến bộ của khoa học sinh học. Vì vậy, SGK trình bày về các cơ chế tiến hoá theo quan niệm của thuyết tiến hoá tổng hợp đã được bồ sung và được hầu hết các nhà sinh học hiện nay thừa nhận." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.,"Theo quan niệm của học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, tiến hoá có thể chia thành 2 quá trình là tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể). Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện sự cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện. Như vậy, quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hoá và quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện. Tiến hoá lớn là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài. Hình thành loài được xem là ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.,"Tiến hoá sẽ không thể xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền. Di truyền học hiện đại nói chung và di truyền quần thể đã góp phần làm sáng tỏ nguồn biến dị di truyền của quần thể. Suy cho cùng, mọi biến dị trong quần thể đều được phát sinh do đột biến (còn gọi là biến dị sơ cấp), sau đó các alen được tổ hợp qua quá trình giao phối tạo nên các biến dị tổ hợp (biến dị thứ cấp). Ngoài ra, nguồn biến dị của một quần thể còn có thể được bồ sung bởi sự di chuyển của các cá thể hoặc các giao tử từ các quần thể khác vào. Các công trình nghiên cứu cho thấy phần lớn các quần thể tự nhiên đều rất đa hình, tức là có nhiều biến dị di truyền." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.,Quần thể sẽ không tiến hoá nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác (cân bằng Hacđi -Vanbec). Quần thể chỉ tiến hoá khi thành phần kiểu gen hay cấu trúc di truyền của quần thể được biến đổi qua các thế hệ. Người ta gọi các nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể là các nhân tố tiến hoá. 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.,"Đột biến là một loại nhân tố tiến hoá vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Tần số đột biến gen tính trên mỗi gen trong một thế hệ dao động từ 10-6 đến 10-4. Nhu vậy, ở mỗi thế hệ, cứ khoảng một triệu giao tử sẽ có một giao tử mang một alen đột biến. Với tốc độ nhu vậy, đột biến gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm và có thể coi nhu không đáng kể. Mặc dù tần số đột biến ở từng gen thường rất nhỏ nhung mỗi cá thể sinh vật có rất nhiều gen và quần thể lại có rất nhiều cá thể nên đột biến tạo nên rất nhiều alen đột biến trên mỗi thế hệ và là nguồn phát sinh các biến dị di truyền của quần thể. Đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp (các alen đột biến), quá trình giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp (biến dị tổ hợp) vô cùng phong phú cho quá trình tiến hoá." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.,"Các quần thể thường không cách li hoàn toàn với nhau và do vậy giữa các quần thể thường có sự trao đổi các cá thể hoặc các giao tử. Hiện tượng này được gọi là di nhập gen hay dòng gen. Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể hoặc mang đến các loại alen đã có sẵn trong quần thể và do vậy sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể. Ngược lại, khi các cá thể di cư ra khỏi quần thể thì cũng làm cho thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể thay đổi." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.,"Với kiến thức của di truyền học hiện đại, chúng ta có thể nói CCLTN thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản (hay phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản) của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. Điều này có nghĩa là những cá thể nào có kiểu gen quy định kiểu hình giúp tăng khả năng sống sót và khả năng sinh sản thì cá thể đó sẽ có nhiều cơ hội đóng góp các gen của mình cho thế hệ sau. Ngược lại, những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi và khả năng sinh sản kém thì tần số alen quy định các kiểu hình này sẽ ngày một giảm ở các thế hệ sau. Như vậy, CCLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CCLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định. Vì vậy, CCLTN quy định chiều hướng tiến hoá. Như vậy, CCLTN là một nhân tố tiến hoá có hướng. Kết quả của quá trình CCLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. CCLTN làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào các yếu tố: Chọn lọc chống lại alen trội: Trong trường hợp này, CCLTN có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp tử. Chọn lọc chống lại alen lặn: Chọn lọc đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp tử. Chọn lọc không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể vì alen lặn có thể tồn tại với một tần số thấp ở trong các cá thể có kiểu gen dị hợp tử." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.,"Với kiến thức của di truyền học hiện đại, chúng ta có thể nói CCLTN thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản (hay phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản) của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. Điều này có nghĩa là những cá thể nào có kiểu gen quy định kiểu hình giúp tăng khả năng sống sót và khả năng sinh sản thì cá thể đó sẽ có nhiều cơ hội đóng góp các gen của mình cho thế hệ sau. Ngược lại, những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi và khả năng sinh sản kém thì tần số alen quy định các kiểu hình này sẽ ngày một giảm ở các thế hệ sau. Như vậy, CCLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CCLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định. Vì vậy, CCLTN quy định chiều hướng tiến hoá. Như vậy, CCLTN là một nhân tố tiến hoá có hướng. Kết quả của quá trình CCLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. CCLTN làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào các yếu tố: Chọn lọc chống lại alen trội: Ttrong trường hợp này, CCLTN có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể vì gen trội biểu hiện ra kiểu hình ngay cả ở trạng thái dị hợp tử. Chọn lọc chống lại alen lặn: Chọn lọc đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội vì alen lặn chỉ bị đào thải khi ở trạng thái đồng hợp tử. Chọn lọc không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể vì alen lặn có thể tồn tại với một tần số thấp ở trong các cá thể có kiểu gen dị hợp tử." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.,"Ngay cả khi đột biến không xảy ra cũng như không có CCLTN và di - nhập gen thì thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể cũng có thể bị biến đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác bởi các yếu tố ngẫu nhiên. Sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên còn được gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền. Sự biến đổi một cách ngẫu nhiên về tần số alen và thành phần kiểu gen hay xảy ra đối với những quần thể có kích thước nhỏ. Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại. yếu tố ngẫu nhiên gây nên sự biến đổi về tần số alen với một số đặc điểm chính sau: Thay đổi tần số alen không theo một chiều hướng nhất định. Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu. Kết quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.,"Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm các kiểu: tự thụ phấn, giao phối giữa các cá thể có cùng huyết thống (giao phối gần) và giao phối có chọn lọc. Giao phối có chọn lọc là kiểu giao phối trong đó các nhóm cá thể có kiểu hình nhất định thích giao phối với nhau hơn là giao phối với các nhóm cá thể có kiểu hình khác. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử. Vì thế, giao phối không ngẫu nhiên cũng được xem là một nhân tố tiến hoá. Kết quả của giao phối không ngẫu nhiên dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.,"Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Quần thể là đơn vị tồn tại nhỏ nhất của sinh vật có khả năng tiến hoá. Nhân tố tiến hoá là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Các nhân tố tiến hoá như đột biến, các yếu tố ngẫu nhiên, di - nhập gen và CLT N vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. CCLTN là nhân tố tiến hoá chính hình thành nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.,"Nhiều loài động vật hoang dã bị con người săn lùng quá mức nên số lượng cá thể của loài bị giảm mạnh, có khi chỉ còn vài chục con (ví dụ như voi, hồ và báo ở Việt Nam) dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng là rất cao. Sự ra đời của các trung tâm cứu hộ nhằm giúp phục hồi số lượng cá thể của các loài hoang dại bằng cách nuôi dưỡng các động vật bị săn bắt, nhân số lượng các động vật trong khu bảo tồn rồi thả lại chúng vào trong tự nhiên. Nếu không có sự can thiệp kịp thời như vậy rất nhiều loài sẽ vĩnh viễn biến mất." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi.,"Như chúng ta đã thấy, CCLTN chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi. Để làm sáng tỏ điều này, chúng ta hãy theo dõi thí nghiệm mà các nhà khoa học đã tiến hành trên loài bướm Biston betularia. loài bướm Biston betularia đã thích nghi như thế nào trong những vùng công nghiệp của nước Anh. Các nhà khoa học cho rằng khi chưa công nghiệp hoá, các rừng cây bạch dương còn chưa bị ô nhiễm nên cây có thân trắng. Do vậy, những con bướm trắng đậu trên thân cây màu trắng nên chim không phát hiện ra, trong khi đó những con bướm đen rất dễ bị chim phát hiện và tiêu diệt. Kết quả là số lượng bướm đen rất hiếm và quần thể gồm chủ yếu là bướm trắng. Khi rừng cây bị khói từ các nhà máy làm cho thân cây bị bám muội đen thì những con bướm trắng đậu trên thân cây lại trở nên bất lợi vì dễ bị chim phát hiện và tiêu diệt nên số lượng bướm trắng giảm dần và bướm đen tăng lên. Để chứng minh điều này, một số nhà khoa học đã tiến hành nuôi các loại bướm đen và bướm trắng trong phòng thí nghiệm rổi đem thả chúng vào tự nhiên. Các thí nghiệm được tiến hành như sau: Thí nghiệm 1: thả 500 bướm đen vào rừng cây bạch dương trổng trong vùng không bị ô nhiễm (thân cây có màu trắng). Sau một thời gian, người ta tiến hành bắt lại các con bướm ở vùng rừng này và nhận thấy hầu hết bướm bắt được đều là bướm trắng. Đổng thời, khi giải phẫu dạ dày của các con chim bắt được ở vùng này, người ta thấy chim bắt được bướm đen nhiều hơn hẳn so với bướm trắng. Thí nghiệm 2: thả 500 bướm trắng vào rừng cây bạch dương trổng trong vùng bị ô nhiễm (thân cây có màu xám đen). Sau một thời gian, người ta tiến hành bắt lại các con bướm ở vùng rừng này và nhận thấy hầu hết bướm bắt được đều là bướm đen. Khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày của chim bắt ở vùng này, người ta thấy chim bắt được số lượng bướm trắng nhiều hơn hẳn so với số bướm đen." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi.,"Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường không phải là hoàn hảo. Để có được một đặc điểm thích nghi nào đó thì sinh vật thường phải trả giá ở các mức độ khác nhau. Ví dụ: Một số quần thể của loài rắn, Thamnophis sirtalis, có khả năng kháng lại chất độc do con mồi (một loại kì giông nhỏ) của nó tiết ra. Những cá thể không có khả năng kháng độc sẽ bị chết ngay khi ăn phải loài kì giông độc này (chất độc làm liệt dây thần kinh cũng như sự co cơ). Tuy nhiên, những con rắn có khả năng kháng lại độc tố này lại có nhược điểm là sau khi ăn kì giông độc chúng không thể bò nhanh được như những con rắn không có khả năng kháng độc. Do vậy, những con rắn kháng độc lại dễ làm mổi cho các loài ăn rắn. Như vậy, CCLTN chọn lọc kiểu hình của một sinh vật theo kiểu “thoả hiệp”. Điều này có nghĩa là CCLTN duy trì một kiểu hình dung hoà với nhiều đặc điểm khác nhau. Ngoài ra, một đặc điểm có thể là thích nghi với môi trường này nhưng lại trở nên kém thích nghi trong môi trường khác. Vì vậy, không thể có một sinh vật nào có nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi.,"Trong bài trước chúng ta đã biết đối tượng của CCLTN là cá thể. Những cá thể nào có được các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường làm tăng khả năng sống sót và khả năng sinh sản thì ở các thế hệ tiếp theo, những cá thể có các đặc điểm đó sẽ ngày càng phổ biến. Trong bài học này, chúng ta sẽ xem xét kĩ hơn các quá trình dẫn đến hình thành quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi thể hiện qua các góc độ: Hoàn thiện khả năng thích nghi của các sinh vật trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác. Làm tăng số lượng cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mặc dù khả năng thích nghi của sinh vật là tổng hợp của nhiều đặc điểm riêng rẽ nhưng ở mỗi sinh vật luôn có những đặc điểm chính giúp chúng sống sót tốt hơn. Những đặc điểm như vậy được gọi là các đặc điểm thích nghi." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi.,"Để hiểu rõ hơn cơ chế di truyền dẫn đến hình thành quần thể thích nghi, chúng ta hãy xem xét một ví dụ cụ thể về khả năng kháng thuốc của loài vi khuẩn tụ cầu vàng gây bệnh cho người là Staphylococcus aureus. Từ năm 1941, người ta đã sử dụng pênixilin để tiêu diệt một cách rất có hiệu quả loài vi khuẩn này nhưng năm 1944 đã xuất hiện một số chủng kháng lại pênixilin và đến năm 1992 thì trên 95% các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng trên thế giới đều kháng lại thuốc pênixilin và các thuốc khác có cấu trúc tương tự. Khả năng kháng lại thuốc xuất hiện là do một số vi khuẩn tụ cầu vàng có gen đột biến làm thay đổi cấu trúc thành tế bào làm cho thuốc không thể bám vào thành tế bào. Gen đột biến kháng thuốc nhanh chóng lan rộng trong quần thể không chỉ bằng cách truyền từ tế bào vi khuẩn mẹ sang tế bào vi khuẩn con qua quá trình sinh sản (được gọi là truyền theo hàng dọc) mà còn truyền từ tế bào vi khuẩn này sang tế bào vi khuẩn khác (truyền theo hàng ngang). Sự lan truyền đó bằng các cơ chế như biến nạp (gen kháng thuốc từ môi trường trực tiếp xâm nhập vào tế bào vi khuẩn mẫn cảm với thuốc) hoặc thông qua virut, gen kháng thuốc có thể được truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác (tải nạp) của cùng một loài hoặc giữa các loài. Việc gia tăng áp lực chọn lọc, cụ thể ở đây là gia tăng liều lượng thuốc, sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau đã nhanh chóng làm cho loài Staphylococcus aureus nói riêng và các loài vi khuẩn gây bệnh nói chung ngày càng có khả năng kháng lại nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau. Tóm lại, quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào: (1) quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, (2) tốc độ sinh sản của loài, (3) áp lực CCLTN. Vi khuẩn có khả năng kháng thuốc nhanh vì hệ gen của mỗi tế bào chỉ có 1 phân tử ADN nên alen đột biến có thể biểu hiện ngay ra kiểu hình và quá trình sinh sản nhanh chóng đã tăng nhanh số lượng vi khuẩn có gen kháng thuốc. Hơn nữa, một số loại vi khuẩn lại được thêm gen kháng thuốc từ môi trường qua virut hoặc qua quá trình biến nạp." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi.,"Như chúng ta đã thấy, CCLTN chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi. Để làm sáng tỏ điều này, chúng ta hãy theo dõi thí nghiệm mà các nhà khoa học đã tiến hành trên loài bướm Biston betularia. loài bướm Biston betularia đã thích nghi như thế nào trong những vùng công nghiệp của nước Anh. Các nhà khoa học cho rằng khi chưa công nghiệp hoá, các rừng cấy bạch dương còn chưa bị ô nhiễm nên cấy có thân trắng. Do vậy, những con bướm trắng đậu trên thân cấy màu trắng nên chim không phát hiện ra, trong khi đó những con bướm đen rất dễ bị chim phát hiện và tiêu diệt. Kết quả là số lượng bướm đen rất hiếm và quần thể gồm chủ yếu là bướm trắng. Khi rừng cấy bị khói từ các nhà máy làm cho thân cấy bị bám muội đen thì những con bướm trắng đậu trên thân cấy lại trở nên bất lợi vì dễ bị chim phát hiện và tiêu diệt nên số lượng bướm trắng giảm dần và bướm đen tăng lên. Để chứng minh điều này, một số nhà khoa học đã tiến hành nuôi các loại bướm đen và bướm trắng trong phòng thí nghiệm rồi đem thả chúng vào tự nhiên. Các thí nghiệm được tiến hành như sau: Thí nghiệm 1: thả 500 bướm đen vào rừng cấy bạch dương trồng trong vùng không bị ô nhiễm (thân cấy có màu trắng). Sau một thời gian, người ta tiến hành bắt lại các con bướm ở vùng rừng này và nhận thấy hầu hết bướm bắt được đều là bướm trắng. đồng thời, khi giải phẫu dạ dày của các con chim bắt được ở vùng này, người ta thấy chim bắt được bướm đen nhiều hơn hẳn so với bướm trắng. Thí nghiệm 2: thả 500 bướm trắng vào rừng cấy bạch dương trồng trong vùng bị ô nhiễm (thân cấy có màu xám đen). Sau một thời gian, người ta tiến hành bắt lại các con bướm ở vùng rừng này và nhận thấy hầu hết bướm bắt được đều là bướm đen. Khi nghiên cứu thành phần thức ăn trong dạ dày của chim bắt ở vùng này, người ta thấy chim bắt được số lượng bướm trắng nhiều hơn hẳn so với số bướm đen." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi.,"Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường không phải là hoàn hảo. Để có được một đặc điểm thích nghi nào đó thì sinh vật thường phải trả giá ở các mức độ khác nhau. Ví dụ: Một số quần thể của loài rắn, Thamnophis sirtalis, có khả năng kháng lại chất độc do con mồi (một loại kì giông nhỏ) của nó tiết ra. Những cá thể không có khả năng kháng độc sẽ bị chết ngay khi ăn phải loài kì giông độc này (chất độc làm liệt dây thần kinh cũng như sự co cơ). Tuy nhiên, những con rắn có khả năng kháng lại độc tố này lại có nhược điểm là sau khi ăn kì giông độc chúng không thể bò nhanh được như những con rắn không có khả năng kháng độc. Do vậy, những con rắn kháng độc lại dễ làm mồi cho các loài ăn rắn. Như vậy, CCLTN chọn lọc kiểu hình của một sinh vật theo kiểu “thoả hiệp”. Điều này có nghĩa là CCLTN duy trì một kiểu hình dung hoà với nhiều đặc điểm khác nhau. Ngoài ra, một đặc điểm có thể là thích nghi với môi trường này nhưng lại trở nên kém thích nghi trong môi trường khác. Vì vậy, không thể có một sinh vật nào có nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi.,"CCLTN đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ sinh sản, khả năng phát sinh và tích luỹ các đột biến của loài cũng như phụ thuộc vào áp lực CCLTN. Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không thích nghi." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi.,"CCLTN đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích luỹ các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ sinh sản, khả năng phát sinh và tích luỹ các đột biến của loài cũng như phụ thuộc vào áp lực CCLTN. Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không thích nghi." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 28: Loài.,"Năm 1942, Nhà Tiến hoá học ơnxt Mayơ (Emst Mayr) đã đưa ra khái niệm loài sinh học. Theo đó, loài là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. Khái niệm loài đề cập trong SGK là cách gọi ngắn gọn của khái niệm loài sinh học. Khái niệm loài sinh học nhấn mạnh sự cách li sinh sản và đây là một tiêu chuẩn khách quan để xác định hai quần thể thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau. Hai quần thể thuộc cùng một loài chỉ trở thành hai loài mới nếu chúng trở nên cách li sinh sản với nhau. Như vậy, để phân biệt hai quần thể có thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau thì việc sử dụng tiêu chuẩn cách li sinh sản là chính xác nhất, đặc biệt đối với trường hợp các loài thân thuộc có các đặc điểm hình thái rất giống nhau (loài đồng hình). Nếu các cá thể của hai quần thể có các đặc điểm hình thái giống nhau, sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng không giao phối với nhau hoặc có giao phối nhưng lại sinh ra đời con bất thụ thì hai quần thể đó thuộc hai loài. Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng tiêu chuẩn cách li sinh sản để phân loại các loài là không đơn giản vì nhiều khi rất khó nhận biết được liệu hai quần thể đó trong tự nhiên có thực sự cách li sinh sản với nhau hay không và cách li ở mức độ nào. Các nhà khoa học đối khi phải sử dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo để xác định sự cách li sinh sản. Tiêu chuẩn cách li sinh sản cũng không thể ứng dụng đối với các loài sinh sản vô tính. Vì vậy, để phân biệt loài này với loài kia, nhiều khi chúng ta phải sử dụng cùng lúc nhiều đặc điểm về hình thái, hoá sinh, phân tử,..." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 28: Loài.,Các cơ chế cách li sinh sản được hiểu là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này sống cùng một chỗ. Các cơ chế cách li sinh sản (gọi tắt là cơ chế cách li) được chia thành hai loại: cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử. 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 28: Loài.,"Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế cách li trước hợp tử. đây thực chất là cơ chế cách li ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử. Các loại cách li trước hợp tử gồm: Cách li nơi ở (sinh cảnh): Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng những cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau. Cách li tập tính: Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên giữa chúng thường không giao phối với nhau. Cách li thời gian (mùa vụ): Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau. Cách li cơ học: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. Ví dụ, các cấy khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cấy này không thể thụ phấn cho hoa của loài cấy khác." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 28: Loài.,"Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. Ví dụ, cá thể của hai loài thân thuộc có thể giao phối với nhau tạo ra con lai nhưng con lai không có sức sống hoặc tạo ra con lai có sức sống nhưng do sự khác biệt về cấu trúc di truyền như số lượng, hình thái NST,... nên con lai giảm phân không bình thường, tạo ra giao tử bị mất cân bằng gen dẫn đến giảm khả năng sinh sản, thậm chí hoàn toàn bị bất thụ. Tóm lại, các cơ chế cách li đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hoá hình thành loài cũng như duy trì sự toàn vẹn của loài (bảo toàn được những đặc điểm riêng của mỗi loài). Trong quá trình tiến hoá, từ một quần thể ban đầu tách ra thành hai hoặc nhiều quần thể khác nhau, nếu các nhân tố tiến hoá làm phân hoá vốn gen của các quần thể đến mức làm xuất hiện các cơ chế cách li sinh sản thì loài mới sẽ hình thành." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 28: Loài.,"Loài là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có sức sống và có khả năng sinh sản, cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. Để phân biệt loài này với loài kia, người ta có thể sử dụng các tiêu chuẩn về hình thái, hoá sinh hoặc kết hợp rất nhiều các tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, đối với các loài sinh sản hữu tính, để xác định chính xác hai cá thể có thuộc cùng một loài hay không thì tiêu chuẩn cách li sinh sản là tiêu chuẩn chính xác và khách quan nhất. Các cơ chế cách li sinh sản là những trở ngại sinh học ngăn cản các sinh vật giao phối tạo ra đời con hữu thụ. Có 2 loại cơ chế cách li là cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử. Cơ chế cách li có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá vì chúng ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,"Bài 29, 30: Quá trình hình thành loài.","Nếu hai quần thể của cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. Đó là vì những cá thể sống cùng nhau trong một sinh cảnh thường giao phối với nhau và ít khi giao phối với các cá thể thuộc ổ sinh thái khác. Trường hợp này hay xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển. Ví dụ, một loài côn trùng luôn sinh sống trên loài cây A, sau đó do quần thể phát triển mạnh, một số côn trùng phát tán sang sinh sống ở loài cây B (do chúng có các gen đột biến giúp khai thác được nguổn thức ăn từ loài cây B) trong cùng khu vực địa lí. Các cá thể di cư đó sinh sản, hình thành nên quần thể mới và những cá thể này thường xuyên giao phối với nhau hơn là giao phối với các cá thể của quần thể gốc (sống ở loài cây A). Lâu dần, các nhân tố tiến hoá tác động làm phân hoá vốn gen của hai quần thể. Đến một lúc nào đó, nếu sự khác biệt về vốn gen làm xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,"Bài 29, 30: Quá trình hình thành loài.","Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica có 2n = 18 NST) với cây cải củ (loài Raphanus có 2n =18 NST) với hi vọng tạo ra được loài cây mới có rễ là cải củ còn phần trên cho cải bắp. Đây là hai loài có họ hàng gần nên có thể giao phấn với nhau và cho ra con lai. Hầu hết con lai khác loài được tạo ra này đều bị bất thụ. Tuy nhiên, một số rất ít cây lai lại hữu thụ do ngẫu nhiên đột biến xảy ra làm tăng gấp đôi bộ NST của con lai (con lai chứa 18 NST của cải bắp và 18 NST của cải củ). Như vậy, loài mới đã được tạo ra. Rất không may là rễ của nó lại là rễ cải bắp còn lá lại là lá của cải củ. Các nhà khoa học cho rằng loài lúa mì trổng hiện nay (Triticum aestivum) cũng được hình thành bằng cách lai xa kèm theo đa bội hoá nhiều lần. Hình 30 dưới đây mô tả giả thuyết về quá trình hình thành loài lúa mì này. Các nhà khoa học ước tính có tới 75% các loài thực vật có hoa và tới 95% các loài dương xỉ được hình thành bằng cách lai khác loài, sau đó con lai được đa bội hoá. Nhiều loài thực vật có nguổn gốc đa bội có ý nghĩa kinh tế lớn như lúa mì, chuối, củ cải đường, khoai tây." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,"Bài 29, 30: Quá trình hình thành loài.","Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sống, núi, biển,... ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. Do có các trở ngại về mặt địa lí, một quần thể ban đầu được chia thành nhiều quần thể cách li với nhau. Những quần thể nhỏ sống cách biệt trong các điều kiện môi trường khác nhau dần dần được CLTN và các nhân tố tiến hoá khác làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen. Sự khác biệt về tần số alen được tích luỹ dần và đến một lúc nào đó có thể xuất hiện các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản. Hiện nay, các nhà khoa học cũng chưa biết được sự khác nhau về mặt di truyền lớn đến mức nào hoặc khác biệt như thế nào về tần số alen sẽ dẫn đến cách li sinh sản. Sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá. Sự cách li địa lí không phải là sự cách li sinh sản mặc dù do có sự cách li địa lí nên các cá thể của các quần thể cách li ít có cơ hội giao phối với nhau. Khi sự cách li sinh sản giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành. Cách li sinh sản có thể nhận biết được khi các quần thể khác nhau sống cùng nhau nhưng vẫn không giao phối với nhau hoặc có giao phối với nhau nhưng không tạo ra đời con hoặc có tạo ra đời con nhưng lại bị bất thụ. Sự cách li sinh sản xuất hiện giữa các quần thể hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên. Vì thế, có thể có những quần thể sống cách li với nhau về mặt địa lí rất lâu nhưng vẫn không hình thành nên loài mới. Quần đảo có các điều kiện lí tưởng để một loài phát sinh thành nhiều loài khác nhau. Mười ba loài chim sẻ trên quần đảo Galapagos mà Đacuyn mô tả được cho là đã được tiến hoá từ một số ít cá thể của một loài di cư từ đất liền ra đảo." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,"Bài 29, 30: Quá trình hình thành loài.","Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí hay xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh. Chính khả năng phát tán cao đã tạo điều kiện cho chúng dễ hình thành nên các quần thể cách li nhau về mặt địa lí dẫn đến hình thành loài mới. Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. Quá trình hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi. Ví dụ, khi một nhóm cá thể di cư đến vùng khác tương đối cách biệt tạo nên quần thể mới thì do có sự khác biệt về điều kiện môi trường nên CLTN thường dẫn đến hình thành quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi mới. Tuy nhiên, quá trình hình thành các quần thể với các đặc điểm thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới. Ví dụ, các chủng tộc người hiện nay khác biệt nhau về nhiều đặc điểm hình thái, kích thước cơ thể, màu da,... là do thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau nhưng sự khác biệt về các đặc điểm thích nghi này chưa đủ dẫn đến cách li sinh sản nên các chủng tộc người hiện nay vẫn thuộc cùng một loài là Homo sapiens." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,"Bài 29, 30: Quá trình hình thành loài.","Đốtđơ (Dodd) ở Trường Đại học yale (Mĩ) đã làm thí nghiệm để tìm hiểu xem các quần thể khi sống cách li trong những điều kiện sống khác nhau thì sự cách li sinh sản sẽ xuất hiện như thế nào. Bà đã chia một quần thể ruồi giấm, Drosophiỉa pseudo obscura, thành nhiều quần thể nhỏ và nuôi bằng các môi trường nhân tạo khác nhau trong những lọ thuỷ tinh riêng biệt. Một số quần thể được nuôi bằng môi trường có chứa tinh bột, một số khác được nuôi bằng môi trường có chứa đường mantôzơ. Sau nhiều thế hệ sống trên các môi trường khác nhau, từ một quần thể ban đầu đã tạo nên 2 quần thể thích nghi với việc tiêu hoá tinh bột và tiêu hoá đường mantôzơ. Sau đó, Đốtđơ đã cho hai loại ruồi này sống chung với nhau và xem chúng có giao phối ngẫu nhiên với nhau hay không. Bà đã nhận thấy “ruồi mantôzơ” có xu hướng thích giao phối với “ruồi mantôzơ” hơn là với “ruồi tinh bột”. Trong khi đó, “ruồi tinh bột” có xu hướng thích giao phối với “ruồi tinh bột” hơn là với “ruồi mantôzơ”. Như vậy, sự cách li về mặt địa lí (sống ở trong các lọ khác nhau) và sự khác biệt về điều kiện môi trường sống (tinh bột và đường mantôzơ) đã làm xuất hiện sự cách li về tập tính giao phối dẫn đến cách li sinh sản giữa 2 quần thể ruồi." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,"Bài 29, 30: Quá trình hình thành loài.","Một giả thuyết về gen đa hiệu được các nhà khoa học đưa ra. Các gen giúp ruồi tiêu hoá được tinh bột và đường mantôzơ có tác động đồng thời lên tập tính giao phối của ruồi. ruồi giấm có tập tính thu hút bạn tình bằng vũ điệu đặc thù cùng với sự rung cánh phát ra những bản “tình ca” nhưng không quên gửi đi các tín hiệu mùi vị hoá học từ lớp vỏ kitin của mình. Có lẽ các alen quy định sự tiêu hoá các loại đường nhất định cũng đồng thời ảnh hưởng đến việc quy định thành phần hoá học của vỏ kitin và do đó quy định tập tính giao phối của chúng. Như vậy, CLTN làm phân hoá về tần số alen giữa hai quần thể làm cho chúng thích nghi với việc tiêu hoá các loại thức ăn khác nhau. Việc tiêu hoá thức ăn khác nhau đó lại dẫn đến tích luỹ thành phần hoá học khác nhau trong vỏ kitin. Kết quả là thành phần hoá học khác nhau của vỏ kitin làm xuất hiện các mùi khác nhau dẫn đến sự giao phối có chọn lọc và sự cách li sinh sản được hình thành." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,"Bài 29, 30: Quá trình hình thành loài.",Cách li địa lí là những trở ngại địa lí làm cho các cá thể của các quần thể bị cách li và không thể giao phối với nhau. Cách li địa lí có vai trò duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể do các nhân tố tiến hoá tạo ra. Do các quần thể được sống cách biệt trong những khu vực địa lí khác nhau nên CLTN và các nhân tố tiến hoá khác có thể tạo nên sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể. Khi sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể được tích tụ dẫn đến xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới được hình thành. 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,"Bài 29, 30: Quá trình hình thành loài.","Sự cách li địa lí là rất cần thiết cho quá trình hình thành loài mới. Tuy nhiên, các loài mới cũng có thể được hình thành mà không cần có các trở ngại về địa lí, miễn là giữa các quần thể có các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản. Có nhiều cơ chế làm cho một quần thể của một loài được phân hoá thành nhiều quần thể phân bố liền kề nhau, thậm chí trên cùng một khu vực địa lí nhưng lại cách li sinh sản với nhau. Sau đây chúng ta sẽ xem xét một số cơ chế chính." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,"Bài 29, 30: Quá trình hình thành loài.","Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có 2 loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài có màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của 2 loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng trông cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Người ta cho rằng 2 loài này được tiến hoá từ một loài ban đầu theo cách sau: thoạt đầu, những cá thể đột biến có màu sắc khác biệt dẫn đến thay đổi về tập tính giao phối, nên các cá thể có cùng màu sắc thích giao phối với nhau hơn (giao phối có lựa chọn) mà ít giao phối với cá thể bình thường. Lâu dần, sự giao phối có lựa chọn này tạo nên một quần thể cách li về tập tính giao phối với quần thể gốc. Quá trình này cứ tiếp diễn và cùng với các nhân tố tiến hoá khác làm phân hoá vốn gen của quần thể, dẫn đến sự cách li sinh sản với quần thể gốc và loài mới dần được hình thành. Có thể nói, hai loài cá mô tả ở trên đang trên con đường tách biệt hẳn nhau. Như vậy, nếu các cá thể của một quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay đổi một số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc. Lâu dần, sự khác biệt về vốn gen do giao phối không ngẫu nhiên cũng như các nhân tố tiến hoá khác cùng phối hợp tác động có thể sẽ dẫn đến sự cách li sinh sản và hình thành nên loài mới." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,"Bài 29, 30: Quá trình hình thành loài.","Nếu hai quần thể của cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở hai ồ sinh thái khác nhau thì lâu dần cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. Đó là vì những cá thể sống cùng nhau trong một sinh cảnh thường giao phối với nhau và ít khi giao phối với các cá thể thuộc ồ sinh thái khác. Trường hợp này hay xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển. Ví dụ, một loài côn trùng luôn sinh sống trên loài cấy A, sau đó do quần thể phát triển mạnh, một số côn trùng phát tán sang sinh sống ở loài cấy B (do chúng có các gen đột biến giúp khai thác được nguổnthức ăn từ loài cấy B) trong cùng khu vực địa lí. Các cá thể di cư đó sinh sản, hình thành nên quần thể mới và những cá thể này thường xuyên giao phối với nhau hơn là giao phối với các cá thể của quần thể gốc (sống ở loài cấy A). Lâu dần, các nhân tố tiến hoá tác động làm phân hoá vốn gen của hai quần thể. Đến một lúc nào đó, nếu sự khác biệt về vốn gen làm xuất hiện sự cách li sinh sản thì loài mới hình thành." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,"Bài 29, 30: Quá trình hình thành loài.","Nhiều loài thực vật có họ hàng gần gũi có thể thụ phấn cho nhau tạo nên con lai có sức sống. Tuy nhiên, con lai khác loài hầu hết đều bất thụ. Các loài cấy tứ bội có thể lai với loài lưỡng bội cho ra con lai tam bội. Con lai tam bội bị bất thụ nhưng nếu chúng ngẫu nhiên có được khả năng sinh sản vô tính thì quần thể cấy tam bội cũng là một loài mới. Một số loài động vật như loài thằn lằn c. sonorae được hình thành bằng cách này và gồm toàn các con cái tam bội có kiểu gen y hệt nhau do chúng sinh sản theo kiểu trinh sản. Các con cái tam bội đẻ ra trứng rồi từ trứng phát triển thành con non mà không cần có sự thụ tinh. Trường hợp con lai khác loài được đột biến làm nhân đối toàn bộ số lượng NST (đa bội hoá hay còn gọi là song nhị bội hoá) thì cũng xuất hiện loài mới. Loài mới lúc này thực sự có các bộ NST lưỡng bội của cả loài bố và loài mẹ nên chúng có thể giảm phân bình thường và hoàn toàn hữu thụ. Loài mới đa bội sẽ trở nên cách li sinh sản với hai loài bố và mẹ vì khi giao phối trở lại chúng sẽ tạo ra các con lai bất thụ." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,"Bài 29, 30: Quá trình hình thành loài.","Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cấy cải bắp (loài Brassica có 2n = 18 NST) với cấy cải củ (loài Raphanus có 2n =18 NST) với hi vọng tạo ra được loài cấy mới có rễ là cải củ còn phần trên cho cải bắp. đây là hai loài có họ hàng gần nên có thể giao phấn với nhau và cho ra con lai. Hầu hết con lai khác loài được tạo ra này đều bị bất thụ. Tuy nhiên, một số rất ít cấy lai lại hữu thụ do ngẫu nhiên đột biến xảy ra làm tăng gấp đối bộ NST của con lai (con lai chứa 18 NST của cải bắp và 18 NST của cải củ). Như vậy, loài mới đã được tạo ra. Rất không may là rễ của nó lại là rễ cải bắp còn lá lại là lá của cải củ. Các nhà khoa học cho rằng loài lúa mì trồng hiện nay (Triticum aestivum) cũng được hình thành bằng cách lai xa kèm theo đa bội hoá nhiều lần. Hình 30 dưới đây mô tả giả thuyết về quá trình hình thành loài lúa mì này. Các nhà khoa học ước tính có tới 75% các loài thực vật có hoa và tới 95% các loài dương xỉ được hình thành bằng cách lai khác loài, sau đó con lai được đa bội hoá. Nhiều loài thực vật có nguồn gốc đa bội có y nghĩa kinh tế lớn như lúa mì, chuối, củ cải đường, khoai tây." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,"Bài 29, 30: Quá trình hình thành loài.",Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới. Lai xa kèm theo đa bội hoá góp phần hình thành nên loài mới trong cùng một khu vực địa lí vì sự sai khác về NST đã nhanh chóng dẫn đến sự cách li sinh sản. 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 31: Tiến hóa lớn.,"Những nghiên cứu tiến hoá lớn như nghiên cứu hoá thạch giúp tìm hiểu về lịch sử hình thành các loài cũng như các nhóm loài trong quá khứ kết hợp với các nghiên cứu phân loại sinh giới thành các đơn vị phân loại như loài, chi, bộ, họ,... Sự phân loại đó dựa trên mức độ giống nhau về các đặc điểm hình thái, hoá sinh và sinh học phân tử giúp chúng ta có thể phác hoạ nên cây phát sinh chủng loại (sơ đổ dạng cây mô tả mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật). Các nhóm loài khác nhau có thể được phân loại thành các nhóm phân loại trên loài như: chi, họ, bộ,... dựa trên nguyên tắc các loài có chung một số đặc điểm (họ hàng gần) tạo nên một chi, nhiều chi có chung những đặc điểm nhất định tạo nên một họ và nhiều họ có chung một số đặc điểm tạo nên một bộ,... Tốc độ tiến hoá hình thành loài ở các nhóm sinh vật khác nhau là khác nhau. Ví dụ, những loài cá phổi gần như không thay đổi suốt 150 triệu năm nay hay các loài ếch nhái cũng rất ít thay đổi mặc dù có thời gian tiến hoá dài hơn nhiều so với các loài động vật có vú. Trong khi đó, các loài động vật có vú lại tiến hoá nhanh tạo nên rất nhiều loài với các đặc điểm hình thái khác biệt hẳn nhau." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 31: Tiến hóa lớn.,"Trong các bài trước chúng ta đã xem xét các cơ chế làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể (tiến hoá nhỏ) dẫn đến hình thành các loài. Bài này tập trung tìm hiểu về tiến hoá lớn với những nghiên cứu quá trình hình thành các đơn vị trên loài, mối quan hệ tiến hoá giữa các loài nhằm làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển của toàn bộ sinh giới trên Trái Đất." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 31: Tiến hóa lớn.,"Những nghiên cứu tiến hoá lớn như nghiên cứu hoá thạch giúp tìm hiểu về lịch sử hình thành các loài cũng như các nhóm loài trong quá khứ kết hợp với các nghiên cứu phân loại sinh giới thành các đơn vị phân loại như loài, chi, bộ, họ,... Sự phân loại đó dựa trên mức độ giống nhau về các đặc điểm hình thái, hoá sinh và sinh học phân tử giúp chúng ta có thể phác họa nên cấy phát sinh chủng loại (sơ đồ dạng cấy mô tả mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật). Các nhóm loài khác nhau có thể được phân loại thành các nhóm phân loại trên loài như: chi, họ, bộ,... dựa trên nguyên tắc các loài có chung một số đặc điểm (họ hàng gần) tạo nên một chi, nhiều chi có chung những đặc điểm nhất định tạo nên một họ và nhiều họ có chung một số đặc điểm tạo nên một bộ,... Tốc độ tiến hoá hình thành loài ở các nhóm sinh vật khác nhau là khác nhau. Ví dụ, những loài cá phổi gần như không thay đổi suốt 150 triệu năm nay hay các loài ếch nhái cũng rất ít thay đổi mặc dù có thời gian tiến hoá dài hơn nhiều so với các loài động vật có vú. Trong khi đó, các loài động vật có vú lại tiến hoá nhanh tạo nên rất nhiều loài với các đặc điểm hình thái khác biệt hẳn nhau." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 31: Tiến hóa lớn.,"Những nghiên cứu về tiến hoá lơn cho thấy một số chiều hướng tiến hoá như sau: Các loài sinh vật đều được tiến hoá từ tổ tiên chung theo kiểu tiến hoá phân nhánh tạo nên một thế giới sinh vật vô cùng đa dạng. Sự đa dạng về các loài có được là do tích luỹ dần các đặc điểm thích nghi trong quá trình hình thành các loài. Một số nhóm sinh vật đã tiến hoá tăng dần mức độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. Một số khác lại tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể thích nghi với điều kiện môi trường. Một số nhóm sinh vật, như các loài vi khuẩn, vẫn giữ nguyên cấu trúc cơ thể đơn bào nhưng đã được tiến hoá theo hướng đa dạng hoá các hình thức chuyển hoá vật chất thích nghi cao độ với các ồ sinh thái khác nhau. Tóm lại, quá trình tiến hoá của sinh giới là quá trình thích nghi với môi trường sống." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 31: Tiến hóa lớn.,"Các nhà khảo cổ học đã và đang cố gắng tiến hành nhiều thí nghiệm tìm hiểu về quá trình hình thành loài cũng như nghiên cứu về cách thức, hoàn cảnh làm xuất hiện các đặc tính mới, cấu trúc mới. Năm 1988, Borax (Boraas) và các cộng sự đã làm thí nghiệm với tảo lục đơn bào, Chlorella vulgaris. Họ đã nuôi tảo này trong môi trường có chứa loài thiên địch chuyên ăn tảo. Sau một vài thế hệ, trong môi trường đã xuất hiện các khối tế bào hình cầu và sau khoảng 20 thế hệ, hầu hết các tập hợp tế bào hình cầu bao gồm 8 tế bào. Sau 100 thế hệ, các tập hợp 8 tế bào có cấu trúc hình cầu chiếm tuyệt đại đa số. Như vậy, dưới áp lực của CLTN, những tế bào có khả năng tập hợp nhau lại để tránh sự tiêu diệt của kẻ thù được duy trì và đây là bước đầu tiên tạo tiền đề cho sự hình thành các cơ thể đa bào." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 31: Tiến hóa lớn.,"Những thành tựu về sinh học phân tử và sinh học phát triển cho chúng ta thấy chỉ cần đột biến ở một số gen điều hoà có thể dẫn đến xuất hiện các đặc điểm hình thái hoàn toàn mới. Ví dụ, một số đột biến ở ruồi giấm làm đóng, mở các gen nhầm thời điểm, nhầm vị trí cũng có thể tạo nên những đặc điểm hình thái bất thường như ruồi bốn cánh, ruồi có chân mọc ở trên đầu thay vì ăng ten. Nghiên cứu sự phát triển xương sọ của người và của tinh tinh, người ta thấy trong quá trình phát triển bào thai, xương sọ của người và tinh tinh rất giống nhau nhưng giữa hai loài có sự khác biệt về tốc độ phát triển của các phần khác nhau trong xương sọ ở các giai đoạn sau. Tinh tinh non có xương hàm phát triển nhanh hơn người nhưng hộp sọ thì lại phát triển chậm hơn nên xương sọ của tinh tinh trưởng thành khác biệt hẳn với xương sọ của người." 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 31: Tiến hóa lớn.,Tiến hoá lớn nghiên cứu về quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài và mối quan hệ tiến hoá giữa các loài giúp làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển của toàn bộ sinh giới trên Trái Đất. Nghiên cứu tiến hoá kết hợp với phân loại giúp xây dựng được cấy phát sinh chủng loại (sơ đồ dạng cấy giải thích sự phát sinh và phát triển của sinh giới trên Trái Đất từ một tổ tiên chung) và làm sáng tỏ mối quan hệ họ hàng giữa các loài. Quá trình tiến hoá diễn ra theo hướng thích nghi tạo nên thế giới sinh vật vô cùng đa dạng. Các nhóm sinh vật khác nhau có thể tiến hoá theo các xu hướng khác nhau thích nghi với các môi trường sống khác nhau. 12,Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa.,Bài 31: Tiến hóa lớn.,Tiến hoá lớn nghiên cứu về quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài và mối quan hệ tiến hoá giữa các loài giúp làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển của toàn bộ sinh giới trên Trái Đất. Nghiên cứu tiến hoá kết hợp với phân loại giúp xây dựng được cấy phát sinh chủng loại (sơ đồ dạng cấy giải thích sự phát sinh và phát triển của sinh giới trên Trái Đất từ một tổ tiên chung) và làm sáng tỏ mối quan hệ họ hàng giữa các loài. Quá trình tiến hoá diễn ra theo hướng thích nghi tạo nên thếgiới sinh vật vô cùng đa dạng. Các nhóm sinh vật khác nhau có thể tiến hoá theo các xu hướng khác nhau thích nghi với các môi trường sống khác nhau. 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 32: nguồn gốc sự sống.,"Quá trình tiến hoá của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành các giai đoạn: tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học. Tiến hoá hoá học là giai đoạn tiến hoá hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai (protobiont) và sau đó là hình thành nên những tế bào sống đầu tiên. Tiến hoá sinh học là giai đoạn tiến hoá từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như Ngày nay dưới tác động của các nhân tố tiến hoá." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 32: nguồn gốc sự sống.,"Năm 1920, nhà bác học người Nga là Oparin và nhà bác học người Anh là Handan (Haldane) đã độc lập cùng đưa ra giả thuyết cho rằng các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hoá học từ các chất vô cơ nhờ nguổnnăng lượng là sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa,... Năm 1953, Milơ và Urây đã làm thí nghiệm kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan. Các ông đã tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển của Trái Đất nguyên thuỷ trong một bình thuỷ tinh 5 lít (hình 32). Hỗn hợp khí CH4, NH3, H2 và hơi nước được đặt trong điều kiện phóng điện liên tục suốt một tuần. Kết quả thu được một số chất hữu cơ đơn giản trong đó có các axit amin. Sau thí nghiệm của Milơ và Urây, nhiều nhà khoa học khác đã lặp lại thí nghiệm này với thành phần các chất vô cơ có thay đổi chút ít và họ đều nhận được các hợp chất hữu cơ đơn giản khác nhau." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 32: nguồn gốc sự sống.,"Để chứng minh các đơn phân như axit amin có thể kết hợp với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản trong điều kiện của Trái Đất nguyên thuỷ, vào những năm 1950, Fox và các cộng sự đã tiến hành thí nghiệm đun nóng hỗn hợp các axit amin khô ở nhiệt độ 150 -180oC và đã tạo ra được các chuỗi peptit ngắn được gọi là prôtêin nhiệt. Như vậy, ta có thể hình dung quá trình hình thành các đại phân tử khi Trái Đất mới hình thành như sau: trong điều kiện bầu khí quyển nguyên thuỷ không có ôxi (hoặc có rất ít), với nguổnnăng lượng là các tia chớp, núi lửa, tia tử ngoại,... một số chất vô cơ kết hợp với nhau tạo nên các chất hữu cơ đơn giản như axit amin, nuclêôtit, đường đơn cũng như các axit béo. Trong những điều kiện nhất định, các đơn phân kết hợp với nhau tạo thành các đại phân tử." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 32: nguồn gốc sự sống.,"Các nhà khoa học cho rằng các axit nuclêic cũng được hình thành từ các đơn phân là các nuclêôtit theo con đường trùng phân và vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là ADN. Hiện nay, có một số bằng chứng khoa học chứng minh rằng ARN có thể nhân đối mà không cần đến enzim (prôtêin) và do đó có thể xem như ARN đã được tiến hoá trước ADN. Ta có thể hình dung quá trình tiến hoá để tạo ra các phân tử ARN và ADN có khả năng nhân đối như sau: Đầu tiên, các nuclêôtit kết hợp với nhau tạo nên rất nhiều phân tử ARN với thành phần nuclêôtit và chiều dài khác nhau. Trên cơ sở đó, CLTN chọn lọc ra các phân tử ARN có khả năng nhân đối tốt hơn cũng như có hoạt tính enzim tốt hơn làm vật chất di truyền. Sau này, với sự trợ giúp của các enzim, từ ARN tổng hợp nên được phân tử ADN có cấu trúc bền vững hơn và với khả năng phiên mã chính xác hơn ARN, nên ADN đã thay thế ARN trong việc lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền trong tế bào, còn ARN chỉ làm nhiệm vụ trong quá trình dịch mã. Các nhà khoa học cho rằng cơ chế dịch mã cũng có thể được hình thành như sau: Đầu tiên, các axit amin nhất định có thể tạo nên các liên kết yếu với các nuclêôtit trên phân tử ARN. Phân tử ARN lúc này tác động như một khuôn mẫu để các axit amin “bám” vào và sau đó chúng liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit ngắn. Nếu chuỗi pôlipeptit ngắn này lại có được đặc tính của một enzim xúc tác cho quá trình dịch mã hoặc phiên mã thì sự tiến hoá sẽ xảy ra nhanh hơn. Dần dần, CLTN chọn lọc ra phức hợp các phân tử hữu cơ có thể phối hợp với nhau để tạo nên các cơ chế nhân đối và dịch mã. Những bước tiến hoá đầu tiên hướng tới quá trình nhân đối và dịch mã như vậy có thể được hình thành khi các phân tử ARN và pôlipeptit được bao bọc bởi lớp màng bán thấm cách li chúng với môi trường bên ngoài." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 32: nguồn gốc sự sống.,"Khi các đại phân tử như lipit, prôtêin, các axit nuclêic,... xuất hiện trong nước và tập trung với nhau thì các phân tử lipit do đặc tính kị nước sẽ lập tức hình thành nên lớp màng bao bọc lấy tập hợp các đại phân tử hữu cơ tạo nên các giọt nhỏ li ti khác nhau. Những giọt nhỏ chứa các phân tử hữu cơ có màng bao bọc và chịu sự tác động của CLTN sẽ tiến hoá dần tạo nên các tế bào sơ khai. Khi đã hình thành nên các tế bào sơ khai, CLTN sẽ không còn tác động lên từng phân tử hữu cơ riêng rẽ mà tác động lên cả tập hợp các phân tử như một đơn vị thống nhất (tế bào sơ khai). Tế bào sơ khai nào có được tập hợp các phân tử giúp chúng có khả năng trao đổi chất và năng lượng với bên ngoài, có khả năng phân chia và duy trì thành phần hoá học thích hợp của mình thì sẽ được giữ lại và nhân rộng. Bằng thực nghiệm, các nhà khoa học cũng đã tạo ra được các giọt gọi là lipôxôm khi cho lipit vào trong nước cùng một số các chất hữu cơ khác nhau. Lipit đã tạo nên lớp màng bao bọc lấy các hợp chất hữu cơ khác và một số lipôxôm cũng đã biểu hiện một số đặc tính sơ khai của sự sống như phân đối, trao đổi chất với môi trường bên ngoài. Các nhà khoa học cũng tạo ra các cấu trúc được gọi là giọt côaxecva từ các hạt keo. Các giọt côaxecva cũng có biểu hiện những đặc tính sơ khai của sự sống như có khả năng tăng kích thước và duy trì cấu trúc tương đối ổnđịnh trong dung dịch. Sau khi tế bào nguyên thuỷ được hình thành thì quá trình tiến hoá sinh học được tiếp diễn nhờ các nhân tố tiến hoá (như đã trình bày trong thuyết tiến hoá tổng hợp) tạo ra các loài sinh vật như hiện nay." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 32: nguồn gốc sự sống.,"Sự sống trên Trái Đất được phát sinh và phát triển qua các giai đoạn tiến hoá hoá học, tiến hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học. Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường hoá học theo các bước: Hình thành các đơn phân hữu cơ từ các chất vô cơ, trùng phân các đơn phân thành các đại phân tử, tương tác giữa các đại phân tử hình thành nên các tế bào sơ khai với các cơ chế nhân đối, phiên mã, dịch mã, trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các lớp địa chất.,"Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất. Di tích của sinh vật để lại có thể dưới dạng các bộ xương, những dấu vết của sinh vật để lại trên đá (vết chân, hình dáng,...), xác các sinh vật được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp hồ phách hoặc trong các lớp băng,..." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các lớp địa chất.,"Lớp vỏ của Trái Đất không phải là một khối thống nhất mà được chia thành những vùng riêng biệt được gọi là các phiến kiến tạo. Các phiến kiến tạo liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động. Hiện tượng di chuyển của các lục địa như vậy được gọi là hiện tượng trôi dạt lục địa. Cách đây khoảng 250 triệu năm, toàn bộ lục địa còn được liên kết với nhau thành một siêu lục địa duy nhất được gọi là Pangaea. Sau đó, cách đây khoảng 180 triệu năm, siêu lục địa Pangaea lại bắt đầu tách ra thành 2 lục địa Bắc (Laurasia) và lục địa Nam (Gondwana). Về sau, các lục địa này liên tiếp tách ra rồi lại nhập vào và cuối cùng tiếp tục phân tách thành các lục địa như hiện nay. Các nhà khoa học cho rằng tiểu lục địa Ân Độ cách đây khoảng 10 triệu năm đã sáp nhập với lục địa Âu - Á làm xuất hiện dãy núi Himalaya. Hiện nay, các lục địa vẫn đang trôi dạt. Ví dụ, lục địa Bắc Mĩ đang tách ra khỏi lục địa Âu - Á với tốc độ 2cm mỗi năm. Những biến đổi về kiến tạo của vỏ Trái Đất như quá trình tạo núi, trôi dạt lục địa dẫn đến làm thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu của Trái Đất, do vậy có thể dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nồ sự phát sinh các loài mới." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các lớp địa chất.,"Trái Đất liên tục biến đổi trong quá trình hình thành và tồn tại của nó làm cho bộ mặt của sinh giới cũng liên tục biến đổi theo. Các nhà địa chất học chia lịch sử của Trái Đất thành các giai đoạn chính được gọi là các đại địa chất. Đó là đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh. Các đại địa chất lại được chia nhỏ thành các kỉ. Ranh giới giữa các đại hoặc các kỉ thường là giai đoạn có những biến đổi địa chất của Trái Đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt và sau đó là sự bắt đầu một giai đoạn tiến hoá mới của những sinh vật sống sót. Các đại thường có những đặc điểm riêng về sự phát triển của sinh giới. Ví dụ, đại Trung sinh đối khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát vì vào thời kì này có rất nhiều loài bò sát phát triển, trong đó có các bò sát khồng lồ như khủng long. Ví dụ, cách đây khoảng 250 triệu năm, tất cả các phiến kiến tạo liên kết với nhau thành một siêu lục địa duy nhất trên Trái Đất. Điều này dẫn đến khí hậu của Trái Đất bị biến đổi mạnh. Mực nước biển rút xuống, khí hậu ở trung tâm siêu lục địa trở nên khô hạn hơn nên hàng loạt các loài sinh vật bị tuyệt chủng. Sau đó, vào thời kì đại Tân sinh cách đây khoảng 1,8 triệu năm, các lục địa lại tách nhau ra nên khí hậu thay đổi mạnh làm cho sinh giới tiến hoá thích nghi với điều kiện sống mới. Sự trôi dạt của các lục địa có thể gây ra những trận động đất, sóng thần, núi lửa phun trào cũng như hình thành các ngọn núi trên đất liền hay các đảo đại dương ở khu vực giáp ranh của các phiến kiến tạo." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các lớp địa chất.,"Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới. Trái Đất trong quá trình hình thành và tồn tại luôn biến đổi gây nên những biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố của các loài trên T rái Đất cũng như gây nên những vụ tuyệt chủng hàng loạt các loài. Sau mỗi lẩn tuyệt chủng hàng loạt, những sinh vật sống sót bước vào giai đoạn bùng nồ sự phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ồ sinh thái còn trống." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 34: Sự phát sinh loài người.,"Sau khi được hình thành, loài người hiện đại có những đặc điểm nổi bật với bộ não phát triển, cấu trúc thanh quản cho phép phát triển tiếng nói, bàn tay có các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ,... con người đã có được khả năng tiến hoá văn hoá. Thông qua tiếng nói và chữ viết, con người có thể dạy nhau cách sáng tạo ra các công cụ để tổn tại và không ngừng phát triển mà không cần phải trông đợi vào những biến đổi về mặt sinh học. So sánh bộ não của người H. sapiens xuất hiện cách đây hàng chục nghìn năm với não của người ngày nay, các nhà khoa học nhận thấy không có sự sai khác về kích thước. Tuy nhiên, xã hội loài người hiện nay khác xa với xã hội loài người cách đây hàng chục nghìn năm. Con người ngày nay ngày càng ít phụ thuộc vào thiên nhiên, kích thước cơ thể lớn hơn và tuổi thọ cao hơn. Sự thay đổi này có được nhờ kết quả của tiến hoá văn hoá. Từ chỗ người nguyên thuỷ chỉ biết sử dụng những công cụ bằng đá thô sơ để tự vệ và săn bắt thú rừng, con người đã biết sử dụng lửa để nấu chín thức ăn cũng như xua đuổi vật dữ. Từ chỗ ở trần và lang thang kiếm ăn, con người đã biết tự tạo ra quần áo, lều trú ẩn. Từ chỗ biết hợp tác với nhau trong việc săn mổi và hái lượm, con người đã chuyển dần sang trổng trọt và thuần dưỡng vật nuôi, dần phát triển nghề nông. Dần dần, làng mạc và đô thị xuất hiện. Trong vài thế kỉ qua, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, thông qua quá trình học tập và trong đời sống, con người đã được cải thiện chưa từng thấy, tuổi thọ được gia tăng đáng kể từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không cần có những biến đổi thích nghi nào về mặt thể chất (tiến hoá sinh học)." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 34: Sự phát sinh loài người.,"Quá trình tiến hoá của loài người có thể chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn tiến hoá hình thành nên loài người hiện đại (Homo sapiens) và giai đoạn tiến hoá của loài người từ khi hình thành cho tới Ngày nay. Ngày nay, khoa học đã và đang không ngừng thu thập các bằng chứng về nguồn gốc của loài người hiện đại, không những thế còn chứng minh được loài nào trong số các loài sinh vật hiện đang tồn tại có họ hàng gần gũi nhất với loài người. Những nghiên cứu về hệ thống học sinh học kết hợp với các nghiên cứu về cổ sinh vật học không những giúp vẽ được cấy chủng loại phát sinh loài người (sơ đồ hoá mối quan hệ tiến hoá giữa loài người với những loài họ hàng) mà còn có thể chỉ ra đặc điểm nào trên cơ thể con người được hình thành trước trong quá trình tiến hoá, đặc điểm nào mới xuất hiện. Ví dụ, đặc điểm tay năm ngón đã xuất hiện cách đây khoảng 300 triệu năm ở tổ tiên của loài người và hiện cũng được duy trì ở những loài động vật có 4 chân. Cằm của người là một đặc điểm mới xuất hiện gần đây nhất, dưới 5 triệu năm và chỉ có ở nhánh tiến hoá của loài người mà không có ở nhánh tiến hoá hình thành nên loài tinh tinh hiện nay (một loài được xem là có họ hàng gần gũi nhất với loài người hiện nay). Ngoài các đặc điểm chung về hình thái, giải phẫu cũng như sinh lí, người và các loài vượn hiện nay còn có rất nhiều đặc điểm chung về ADN và prôtêin." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 34: Sự phát sinh loài người.,"Các bằng chứng hoá thạch và ADN đã giúp các nhà khoa học xác định được người và các loài vượn người hiện nay (tinh tinh) chỉ mới tách nhau ra từ một tổ tiên chung cách đây khoảng 5-7 triệu năm. Sau khi tách ra từ tổ tiên chung, nhánh vượn người cổ đại đã phân hoá thành nhiều loài khác nhau, trong đó có một nhánh tiến hoá hình thành nên chi Homo. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo (H) là loài H. habiỉis (người khéo léo) đã có bộ não khá phát triển (575cm3) và biết sử dụng công cụ bằng đá. Từ H. habiỉis tiến hoá thành nhiều loài khác trong đó có loài H. erectus (người đứng thẳng) - được hình thành cách đây khoảng 1,8 triệu năm và tuyệt chủng cách đây khoảng 200000 năm. Nhiều nhà khoa học cho rằng từ H. erectus đã hình thành nên loài người hiện đại (H. sapiens) cũng như một số loài khác. Tuy nhiên, đến nay chỉ còn loài người hiện đại tồn tại và phát triển, còn các loài người khác đều đã bị diệt vong. Loài H. neanderthalensis (người Nêanđectan) bị loài người hiện đại cạnh tranh dẫn đến tuyệt chủng cách đây khoảng 30000 năm." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 34: Sự phát sinh loài người.,"Hiện nay có 2 giả thuyết về địa điểm phát sinh loài người. Một giả thuyết mang tên “ra đi từ châu Phi” cho rằng loài người, H. sapiens, được hình thành từ loài H. erectus ở châu Phi, sau đó phát tán sang các châu lục khác. Một giả thuyết khác cho rằng loài H. erectus di cư từ châu Phi sang các châu lục khác, rồi từ nhiều nơi khác nhau, loài H. erectus tiến hoá thành H. sapiens. Đông Nam Á cũng được xem như là cái nôi phát sinh ra loài người. Năm 2004, các nhà khoa học đã phát hiện ra hoá thạch của loài người lùn nhỏ bé (H. floresiensis) tồn tại cách đây khoảng 18000 năm trên một hòn đảo của Inđônêxia. Loài người này chỉ cao khoảng 1m và được cho là đã phát sinh từ loài H. erectus. Hoá thạch cổ nhất của người H. sapiens được phát hiện ở châu Phi (năm 2003) khoảng 160000 năm về trước và ở ngoài châu Phi khoảng 50000 năm về trước. Các nghiên cứu về ADN ti thể và NST y của người cùng nhiều bằng chứng hoá thạch khác đã ủng hộ cho giả thuyết loài người hiện đại sinh ra ở châu Phi rồi phát tán sang các châu lục khác." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 34: Sự phát sinh loài người.,"Sau khi được hình thành, loài người hiện đại có những đặc điểm nổi bật với bộ não phát triển, cấu trúc thanh quản cho phép phát triển tiếng nói, bàn tay có các ngón tay linh hoạt giúp chế tạo và sử dụng công cụ,... con người đã có được khả năng tiến hoá văn hoá. Thông qua tiếng nói và chữ viết, con người có thể dạy nhau cách sáng tạo ra các công cụ để tồn tại và không ngừng phát triển mà không cần phải trông đợi vào những biến đổi về mặt sinh học. So sánh bộ não của người H. sapiens xuất hiện cách đây hàng chục nghìn năm với não của người Ngày nay, các nhà khoa học nhận thấy không có sự sai khác về kích thước. Tuy nhiên, xã hội loài người hiện nay khác xa với xã hội loài người cách đây hàng chục nghìn năm. Con người Ngày nay ngày càng ít phụ thuộc vào thiên nhiên, kích thước cơ thể lớn hơn và tuồi thọ cao hơn. Sự thay đổi này có được nhờ kết quả của tiến hoá văn hoá. Từ chỗ người nguyên thuỷ chỉ biết sử dụng những công cụ bằng đá thô sơ để tự vệ và săn bắt thú rừng, con người đã biết sử dụng lửa để nấu chín thức ăn cũng như xua đuồi vật dữ. Từ chỗ ở trần và lang thang kiếm ăn, con người đã biết tự tạo ra quần áo, lều trú ẩn. Từ chỗ biết hợp tác với nhau trong việc săn mồi và hái lượm, con người đã chuyển dần sang trồng trọt và thuần dưỡng vật nuôi, dần phát triển nghề nông. Dần dần, làng mạc và đô thị xuất hiện. Trong vài thế kỉ qua, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, thông qua quá trình học tập và trong đời sống, con người đã được cải thiện chưa từng thấy, tuồi thọ được gia tăng đáng kể từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không cần có những biến đổi thích nghi nào về mặt thể chất (tiến hoá sinh học)." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 34: Sự phát sinh loài người.,"Các bằng chứng hoá thạch cho thấy, người và các loài linh trưởng châu Phi (tinh tinh) có chung tổ tiên (cách đây khoảng 5 - 7 triệu năm). cấy phát sinh dẫn đến hình thành loài người là một cấy có rất nhiều cành bị chết, chỉ còn lại một cành duy nhất là loài người hiện đại - H. sapiens. Các bằng chứng hoá thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài H. habilis. T rong chi Homo đã phát hiện ít nhất là có 8 loài khác nhau trong đó chỉ có loài người hiện đại còn tồn tại. Nhờ có tiến hoá văn hoá mà con người đã nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hoá của các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hoá của chính mình." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 34: Sự phát sinh loài người.,"Năm 2004, các nhà khoa học ôxtrâylia và Inđônêxia đã phát hiện ra một hoá thạch của loài người lùn sống ở Inđônêxia có tuồi cách đây khoảng 18000 năm. Hoá thạch này hiện nay được xác định là thuộc loài H. floresiensis. Có nhiều bằng chứng cho thấy loài này được sinh ra từ loài H. erectus. Điều lí thú là bên cạnh hoá thạch người lùn H. floresiensis, người ta cũng phát hiện thấy hoá thạch loài voi pigmy nhỏ bé trên đảo ở Inđônêxia. Các nhà khoa học cho rằng điều kiện tự nhiên trên đảo này đã chọn lọc theo hướng làm giảm kích thước của các loài có vú, trong đó có loài người H. floresiensis. Năm 2001, các nhà khoa học phát hiện ra một gen quan trọng giúp loài người có được khả năng nói đó là gen FOXO2. So sánh gen FOXO2 của người với các gen tương tự ở một số loài động vật có vú khác, các nhà di truyền học đã đi đến kết luận là sau khi tổ tiên của loài người được tách ra từ tổ tiên của các loài linh trưởng hiện nay, CLTN luôn chọn lọc hoàn thiện gen FOXO2 ở nhánh tiến hoá của loài người. Các bằng chứng di truyền phân tử cho thấy CLTN về gen này xảy ra cách đây khoảng 200000 năm. Tất nhiên, để có được khả năng nói, con người cần rất nhiều gen khác nhau và gen FOXO2 chỉ là gen đầu tiên được phát hiện." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học.,"Bằng chúng tiến hoá: Nghiên cứu mức độ giống nhau giữa các loài về các đặc điểm giải phẫu so sánh, sự phân bố địa lí, sự phát triển phôi sinh học, các đặc điểm về sinh học phân tử có thể giúp xác định mức độ họ hàng của các loài sinh vật. Tóm tắt nội dung học thuyết tiến hoá của Lamac: Môi trường sống thay đổi chậm chạp là nguyên nhân dẫn đến hình thành các đặc điểm thích nghi. Các sinh vật chủ động thay đổi các tập quán hoạt động dẫn đến hình thành các đặc điểm thích nghi với môi trường mới nên không có loài nào bị tiêu diệt trong quá trình tiến hoá. Đặc điểm thích nghi được hình thành theo cách: những cơ quan nào hoạt động nhiều thì cơ quan đó phát triển, cơ quan nào ít sử dụng thì cơ quan đó sẽ dần bị tiêu biến. Các đặc điểm thích nghi được hình thành do thay đổi tập quán hoạt động hoặc do môi trường đều có thể di truyền được cho thế hệ sau. Tóm tắt nội dung học thuyết tiến hoá của Đacuyn: Trong quá trình tiến hoá, CLTN là nhân tố chính phân hoá một loài thành nhiều loài với các đặc điểm thích nghi khác nhau. CLTN thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể. Để CLTN có thể xảy ra thì quần thể phải có các biến dị di truyền, các biến dị di truyền phải có mối liên quan trực tiếp tới khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể. Môi trường sống đóng vai trò sàng lọc các biến dị: những cá thể có biến dị thích nghi sẽ được giữ lại, những cá thể không có biến dị thích nghi sẽ bị đào thải." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học.,"Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Vì vậy, quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hoá. Tiến hoá lớn là quá trình biến đổi lâu dài dẫn đến hình thành các đơn vị phân loại trên loài. Nghiên cứu về hệ thống học sinh vật (phân loại sinh vật) chính là nghiên cứu về quá trình tiến hoá lớn nhằm xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài trong thế giới sống. Nhân tố tiến hoá là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. CLTN, di - nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên và đột biến là những nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen và qua đó làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. CLTN là nhân tố trực tiếp góp phần hình thành nên các quần thể sinh vật với các đặc điểm thích nghi. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể. Hai cá thể được gọi là cùng một loài nếu chúng có thể giao phối với nhau và tạo ra đời con hữu thụ. Hai cá thể được gọi khác loài khi giữa chúng có sự cách li sinh sản. Hai quần thể của cùng một loài chỉ tiến hoá thành hai loài khi sự thay đổi về tần số alen gây nên bởi các nhân tố tiến hoá dẫn đến làm xuất hiện sự cách li sinh sản. Các cơ chế cách li trước hợp tử và sau hợp tử là cần thiết nhằm duy trì sự phân hoá về tần số alen và thành phần kiểu gen do các nhân tố tiến hoá tạo ra, qua đó có thể tạo nên loài mới. Loài mới có thể được hình thành nhờ sự cách li địa lí giữa các quần thể. Sự cách li địa lí góp phần ngăn cản sự di - nhập gen giữa các quần thể, nhờ vậy sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hoá có thể được tích luỹ dẫn đến hình thành loài mới. Loài mới có thể được hình thành trên cùng một khu vực địa lí thông qua đột biến đa bội, lai xa kèm theo đa bội hoá hoặc thông qua các cơ chế cách li tập tính, cách li sinh thái,..." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học.,"Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành ba giai đoạn chính: (1) giai đoạn tiến hoá hoá học, (2) giai đoạn tiến hoá tiền sinh học, (3) giai đoạn tiến hoá sinh học. 1. Tiến hoá hoá học: Tiến hoá hoá học được bắt đầu bằng sự hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản như các axit amin, axit béo, đường đơn, nuclêôtit từ các chất vô cơ. Hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các hợp chất hữu cơ đơn giản. Giai đoạn tiến hoá này làm xuất hiện các loại prôtêin, các axit nuclêic, cacbohiđrat và lipit. 2.Tiến hoá tiền sinh học: Sự tương tác của các đại phân tử dẫn đến sự xuất hiện của những cấu trúc như các giọt côaxecva. Các phân tử lipit trong nước do đặc tính kị nước của chúng đã tạo nên các màng lipit bao bọc lấy các đại phân tử khác. Tập hợp các đại phân tử hữu cơ nào trong lớp màng lipit có được khả năng nhân đối, chuyển hoá vật chất, sinh trưởng thì sẽ được CLTN giữ lại và hình thành nên những tế bào sơ khai. 3.Tiến hoá sinh học: Tiến hoá sinh học được bắt đầu khi những tế bào đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất. Từ những tế bào đầu tiên với các cơ chế biến dị, di truyền, các nhân tố tiến hoá đã tạo ra một thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú như hiện nay. Sự tiến hoá của sinh giới luôn gắn chặt với các điều kiện địa chất và địa lí của Trái Đất. Mỗi khi Trái Đất trải qua các giai đoạn biến đổi lớn về cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài sinh vật thì sau đó lại là giai đoạn bùng nồ sự xuất hiện của các loài mới." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học.,"Môi trường sống chính là nơi sinh sống của sinh vật, có thể là một vùng đất, một khoảng không gian và các sinh vật khác sống xung quanh. Nhân tố sinh thái của môi trường là tất cả những gì có ở xung quanh sinh vật, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật. Có nhóm các nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm các nhân tố sinh thái hữu sinh. Giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định. Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổnđịnh, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học.,"Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. Quần xã đặc trưng về thành phần loài và phân bố trong không gian của quần xã. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường." 12,Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất.,Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học.,"Hệ sinh thái là một đơn vị cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, biểu hiện chức năng của một tổ chức sống thông qua sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa sinh vật và môi trường của chúng. Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất. Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng giảm. Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên."