Unnamed: 0
int64
0
19.4k
full_text
stringlengths
2
1.06M
title
stringlengths
1
60
url
stringlengths
71
216
attribute
stringlengths
261
1.23k
0
BỘ TÀI CHÍNH KHO BẠC NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 6905/TBKBNN Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2024 THÔNG BÁO TỶ GIÁ HẠCH TOÁN NGOẠI TỆ THÁNG 12 NĂM 2024 Căn cứ Quyết định số 26/2015/QĐTTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính; Căn cứ Thông tư số 328/2016/TTBTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; Căn cứ Thông tư số 72/2021/TTBTC ngày 17/8/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 328/2016/TTBTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; Kho bạc Nhà nước thông báo tỷ giá hạch toán kế toán và báo cáo thu chi ngoại tệ tháng 12 năm 2024, áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước như sau: 1. Tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với đô la Mỹ (USD) tháng 12 năm 2024 là 1 USD = 24.277 đồng. 2. Tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác của tháng 12 năm 2024 được thực hiện theo phụ lục đính kèm công văn này. 3. Tỷ giá hạch toán trên được áp dụng trong các nghiệp vụ: Quy đổi và hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ. Quy đổi và hạch toán kế toán của Kho bạc Nhà nước. Đề nghị các cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước căn cứ vào tỷ giá được thông báo để hạch toán và báo cáo thu chi ngoại tệ theo chế độ quy định./. Nơi nhận: VPQH, VPCP, VP CTN; Viện KSNDTC, Tòa án NDTC; VP TW Đảng, Ban đối ngoại TW Đảng; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP, cơ quan TW của các đoàn thể; Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; NH PT VN; Kiểm toán nhà nước; KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; STC các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Các Cục, Vụ trực thuộc BTC; Lưu: VT; QLNQ (210 bản). TỔNG GIÁM ĐỐC Trần Quân PHỤ LỤC THÔNG BÁO TỶ GIÁ HẠCH TOÁN NGOẠI TỆ THÁNG 12 NĂM 2024 (Kèm theo Thông báo số 6905/TBKBNN ngày 29/11/2024 của Kho bạc Nhà nước) STT Tên ngoại tệ Ngoại tệ Tỷ giá Ngoại tệ/VNĐ 1 UAE DIRHAM AED 6.609 2 AFGHAN AFGHANI AFN 358 3 LEK ALL 262 4 ARMENIAN DRAM AMD 62 5 NETH.ANTILLIAN GUILDER ANG 13.639 6 ANGOLAN KWANZA AOA 27 7 KWANZA REAJUSTADO AOR 27 8 ARGENTINE PESO ARS 24 9 AUSTRALIAN DOLLAR AUD 15.848 10 ARUBAN GUILDER AWG 13.639 11 AZERBAIJANIAN MANAT AZN 14.281 12 CONVERTIBLE MARKS BAM 13.123 13 BARBADOS DOLLAR BBD 12.139 14 TAKA BDT 204 15 LEV BGN 13.123 16 BAHARAINI DINAR BHD 63.887 17 BURUNDI FRANC BIF 8 18 BERMUDIAN DOLLAR BMD 24.277 19 BRUNEI DOLLAR BND 18.117 20 BOLIVIANO BOB 3.539 21 MVDOL BOV 3.539 22 BRAZILIAN REAL BRL 4.212 23 BAHAMIAN DOLLAR BSD 24.277 24 NGULTRUM BTN 287 25 PULA BWP 1.780 26 BELARUSIAN RUBLE BYR 1 27 BELIZE DOLLAR BZD 12.199 28 CANADIAN DOLLAR CAD 17.402 29 FRANC CONGOLAIS CDF 9 30 UNIDADES DE FOMENTO CLF 809.233 31 CHILEAN PESO CLP 25 32 YAN RENMINBI CNY 3.372 33 COLOMBIAN PESO COP 5 34 COSTA RICAN COLON CRC 48 35 CZECH KORUNA CZK 1.016 36 CUBAN PESO CUP 1.012 37 CAPE VERDE ESCUDO CVE 233 38 CZECH KORUNA CSK 1.016 39 SWISS FRANC CHF 27.667 40 EAST GERMAN MARK DDM 10.936 41 DEUTSCH MARK DEM 10.936 42 DJIBOUTI FRANC DJF 137 43 DANISH KRONE DKK 3.472 44 DOMINICAN PESO DOP 403 45 ALGERIAN DINAR DZD 183 46 SUCRE ECS 1 47 UNIDAD DE VALOR CONSTANTE ECV 1 48 EGYPTIAN POUND EGP 490 49 NAKFA ERN 1.618 50 ETHIOPIAN BIRR ETB 196 51 EURO EUR 25.898 52 FIJI DOLLAR FJD 10.510 53 FALKLAND ISLANDS POUND FKP 19.267 54 FRENCH FRANC FRF 3.267 55 POUND STERLING GBP 31.066 56 LARI GEL 8.925 57 CEDI GHC 3 58 DALASI GMD 339 59 GUINEA FRANC GNF 3 60 QUETZAL GTQ 3.149 61 GUINEA BISSAU PESO GWP 62 GUYANA DOLLAR GYD 117 63 GIBRALTAR POUND GIP 19.267 64 HONGKONG DOLLAR HKD 3.121 65 LEMPIRA HNL 967 66 KUNA HRK 3.448 67 GOURDE HTG 186 68 FORINT HUF 62 69 RUPIAH IDR 2 70 NEW ISRAELI SHEKEL ILS 6.670 71 INDIAN RUPEE INR 288 72 IRAQI DINAR IQD 19 73 IRANIAN RIAL IRR 1 74 ICELAND KRONA ISK 177 75 JAMACAN DOLLAR JMD 155 76 JORDANIAN DINAR JOD 34.193 77 YEN JPY 157 78 KENYAN SMILING KES 188 79 SOM KGS 280 80 COMORO FRANC KMF 52 81 NORTH KOREAN WON KPW 187 82 WON KRW 17 83 KUWAITI DINAR KWD 78.313 84 CAYMAN ISLANDS DOLLAR KYD 29.249 85 TENGE KZT 47 86 RIEL KHR 6 87 KIP LAK 1 88 LIBIAN POUND LBP 89 SRILANCA RUPEE LKR 84 90 LIBERIAN DOLLAR LRD 136 91 LOTI LSL 1.343 92 LITHUANIAN LITAS LTL 8.518 93 LUXEMBOURG FRANC LUF 531 94 LEBANESE DINAR LYD 4.975 95 MOROCCAN DIRHAM MAD 2.430 96 MOLDOVAN LEU MDL 1.332 97 MALAGASY ARIARY MGA 5 98 DENAR MKD 418 99 KYAT MMK 12 100 TUGRIK MNT 7 101 PATACA MOP 3.031 102 OUGUIYA MRO 68 103 MAURITUS RUPEE MUR 524 104 RUFIYAA MVR 1.574 105 KWACHA MWK 14 106 MAXICAN PESO MXN 1.188 107 MEX.UNIDAD DE INVERSIOR MXV 9.869 108 MALAYSIAN RINGGIT MYR 5.478 109 MOZAMBICAN METICAL MZN 384 110 NAMIBIA DOLLAR NAD 1.343 111 CORDOBA ORO NIO 663 112 NOR WEGIAN KRONE NOK 2.197 113 NEPALESE RUPEE NPR 180 114 NEWZELAND DOLLAR NZD 14.373 115 NAIRA NGN 15 116 RIAL OMANI OMR 63.887 117 BALBOA PAB 24.277 118 NUEVO SOL PEN 6.491 119 KINA PGK 5.921 120 PAKISTAN RUPEE PKR 87 121 ZLOTY PLN 5.960 122 GUARANI PYG 3 123 PHILIPINE PESO PHP 414 124 QATARI RIAL QAR 6.688 125 RÚP CHUYỂN NHƯỢNG RCN 24.277 126 LEU RON 5.165 127 RUSSIAN RUBLE (NEW) RUB 246 128 RWANDA FRANC RWF 18 129 SAUDI RYAL SAR 6.457 130 SOLOMON ISLANDS DOLLAR SBD 2.836 131 SEYCHELLESS RUPEE SCR 1.782 132 SUDANESE DINAR SDD 121 133 SDR SDR 134 SWEDISH KRONA SEK 2.238 135 SINGAPORE DOLLAR SGD 18.187 136 ST. HELENA POUND SHP 19.116 137 SLOVAKKORUNA SKK 1.127 138 LEONE SLL 1 139 SOMA SHILING SOS 43 140 SURINAME DOLLAR SRD 692 141 DOBRA STD 1 142 EL SALVADOR COLON SVC 2.775 143 SYRIAN POUND SYP 2 144 LILANGENI SZL 1.345 145 TAJIKISTANI SOMONI TJS 2.238 146 MANAT TMM 2 147 TUNISIAN DINAR TND 7.732 148 PAANGA TOP 9.950 149 TRINIDAD &TOBACO DOLLAR TTD 3.607 150 NEW TAIWAN DOLLAR TWD 751 151 TANZANIAN SHILLING TZS 9 152 BAHT THB 707 153 NEW TURKISH LIRA TRY 707 154 HRYVNIA UAH 584 155 UGANDA SHILING UGX 7 156 RUP XO VIET USR 225 157 PESO URUGUAYO UYU 567 158 UZBEKISTAN SUM UZS 2 159 BOLIVAR VEF 160 VATU VUV 209 161 TALA WST 8.518 162 CFA FRANC BE AC XAF 39 163 EAST CARIBEAN DOLLAR XCD 8.991 164 CFA FRANC BEAC XOF 39 165 CFP FRANC XPF 216 166 YEMENI RIAL YER 97 167 RAND ZAD 1.343 168 RAND ZAR 1.343 169 KWACHA ZMK 5
Thông báo 6905/TB-KBNN
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Thong-bao-6905-TB-KBNN-2024-Ty-gia-hach-toan-ngoai-te-thang-12-635137.aspx
{'official_number': ['6905/TB-KBNN'], 'document_info': ['Thông báo 6905/TB-KBNN về Tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 12 năm 2024 do Kho bạc Nhà nước ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['kho bạc nhà nước', ''], 'signer': ['Trần Quân'], 'document_type': ['Thông báo'], 'document_field': ['Tiền tệ - Ngân hàng'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '29/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
1
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 17509/BTCHCSN V/v ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế khi Nhà nước đóng điều chỉnh mức lương cơ sở Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2013 Kính gửi: Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng; Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo phản ánh của một số địa phương, việc thực hiện xác định số tiền ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế (BHYT) khi Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở còn có cách hiểu khác nhau. Để bảo đảm việc thực hiện được thống nhất, Bộ Tài chính có hướng dẫn như sau: 1. Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế: a) Số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện hàng tháng tương ứng với mức đóng BHYT và mức lương cơ sở hiện hành; thời gian hỗ trợ được tính theo thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT (thời gian này được căn cứ vào quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền). b) Căn cứ số tiền đóng BHYT đã được xác định, cơ quan Tài chính thực hiện chuyển kinh phí vào quỹ BHYT do cơ quan Bảo hiểm xã hội cùng cấp quản lý mỗi quý một lần theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLTBYTBTC ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế. Trong thời gian thực hiện thẻ BHYT, nếu Nhà nước điều chỉnh tăng mức lương cơ sở thì cơ quan Tài chính thực hiện cấp bổ sung phần chênh lệch theo số tiền tương ứng với mức lương cơ sở tăng thêm, mức đóng BHYT theo quy định và thời gian sử dụng còn lại của thẻ BHYT. Ví dụ 1 : Ông Vũ Mạnh Chữ là người thuộc hộ gia đình nghèo, được cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp thẻ BHYT có thời hạn sử dụng 12 tháng (thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2013). Số tiền ngân sách nhà nước đóng BHYT được xác định như sau: Từ ngày 01/01/2013 đến 30/06/2013 tính theo mức đóng 4,5% và mức lương cơ sở 1.050.000 đồng/tháng (4,5% x 1.050.000 đồng/tháng x 6 tháng). Từ ngày 01/7/2013 đến 31/12/2013 tính theo mức đóng 4,5% và mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng (4,5% x 1.050.000 đồng/tháng x 6 tháng). Trường hợp đầu năm 2013, cơ quan Tài chính đã cấp kinh phí một lần và cấp đủ cho 12 tháng theo mức lương cơ sở 1.050.000 đồng thì cơ quan Tài chính vẫn phải cấp bổ sung phần chênh lệch theo số tiền tương ứng với mức lương cơ sở tăng thêm theo Nghị định số 66/2013/NĐCP ngày 27/6/2013 của Chính phủ, mức đóng BHYT theo quy định và thời gian 6 tháng còn lại ghi trên thẻ BHYT; số tiền cấp bổ sung là 27.000 đồng: 4,5% x 6 tháng x (1.150.000 đồng 1.050.000 đồng) 2. Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế: Theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 705/QĐTTg ngày 08/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo, kể từ ngày 01/01/2013, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia. Trường hợp này, người thuộc hộ gia đình cận nghèo không phải đóng BHYT nên số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện hàng tháng như đối với đối tượng được nhà nước đóng BHYT nêu tại điểm 1 công văn này. Khi Nhà nước điều chỉnh tăng mức lương cơ sở thì cơ quan Tài chính thực hiện cấp bổ sung phần chênh lệch theo số tiền tương ứng với mức lương cơ sở tăng thêm, mức đóng BHYT theo quy định và thời gian sử dụng còn lại của thẻ BHYT. 3. Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế: a) Trường hợp đối tượng thực hiện đóng BHYT 6 tháng một lần hoặc một lần cho cả năm: Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLTBYTBTC, khi Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở thì không phải đóng bổ sung phần chênh lệch mức đóng do điều chỉnh mức lương cơ sở. Theo đó, số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ cũng phải được tính 6 tháng một lần hoặc một lần cho cả năm, khi Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở thì không phải hỗ trợ bổ sung phần chênh lệch mức đóng do điều chỉnh mức lương cơ sở. Ví dụ 2: Chị Nguyễn Lan Phương là sinh viên, thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHYT. Tháng 9/2012, chị Phương thực hiện đóng BHYT một lần cho cả năm học và được cấp thẻ BHYT có thời hạn sử dụng từ ngày 01/9/2012 đến ngày 31/8/2013. Số tiền chị Phương đóng một lần cho cả năm tại thời điểm tháng 9/2012 là 264.600 đồng (3% x 1.050.000 đồng/tháng x 12 tháng x 70%). Số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ là 113.400 đồng (3% x 1.050.000 đồng/tháng x 12 tháng x 30%). Ngày 27/6/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2013/NĐCP quy định mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng, thực hiện từ ngày 01/7/2013. Trong trường hợp này, chị Phương và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung phần chênh lệch mức đóng do điều chỉnh mức lương cơ sở cho 02 tháng còn lại. b) Trường hợp tham gia BHYT theo hộ gia đình và được giảm trừ mức đóng BHYT: Theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT BYTBTC ngày 14/8/2009, trường hợp người tham gia BHYT được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT thì số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ được tính theo mức đóng cụ thể của từng người trong hộ gia đình. Số tiền đối tượng tham gia đóng, ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện một lần cho cả năm và được tính theo mức lương cơ sở tại thời điểm tham gia đóng BHYT. Do vậy, nếu Nhà nước điều chỉnh tăng mức lương cơ sở sau thời điểm người tham gia BHYT đã đóng tiền thì người tham gia và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung phần chênh lệnh mức đóng do điều chỉnh mức lương cơ sở. Cơ quan Tài chính căn cứ số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT cho đối tượng do cơ quan Bảo hiểm xã hội báo cáo, mỗi quý một lần chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLTBYTBTC ngày 14/8/2009. Đề nghị Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp triển khai thực hiện./. Nơi nhận: Như trên; Bộ Y tế; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Các Vụ: NSNN, PC, Vụ I; Lưu: VT, HCSN (140b) KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Minh
Công văn 17509/BTC-HCSN
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Bao-hiem/Cong-van-17509-BTC-HCSN-nam-2013-NSNN-dong-dong-BHYT-dieu-chinh-muc-luong-co-so-219744.aspx
{'official_number': ['17509/BTC-HCSN'], 'document_info': ['Công văn 17509/BTC-HCSN năm 2013 ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế khi Nhà nước đóng điều chỉnh mức lương cơ sở do Bộ Tài chính ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Nguyễn Thị Minh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '18/12/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
2
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 749/KHUBND Quảng Bình, ngày 09 tháng 5 năm 2022 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 407/QĐTTG NGÀY 30/3/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TỔ CHỨC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH CÓ TÁC ĐỘNG LỚN ĐẾN XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2022 2027” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH Thực hiện Quyết định số 407/QĐTTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 2027”, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp quy định tại Quyết định số 407/QĐTTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố; sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhằm phát huy vai trò của các cơ quan thông tin, báo chí trong thực hiện truyền thông chính sách, pháp luật; quán triệt các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong quá trình thực hiện. 2. Yêu cầu Các hoạt động phải đúng mục tiêu, sát với nội dung của Quyết định số 407/QĐTTg ngày 30/3/2022, yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các đối tượng của Đề án, hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng và hiệu quả. Các cơ quan, đơn vị liên quan được giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia phối hợp phải tích cực, chủ động triển khai thực hiện Đề án theo đúng nội dung, tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh; tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. II. NỘI DUNG 1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của công tác truyền thông dự thảo chính sách a) Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động quán triệt, chỉ đạo nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội, nhất là những vấn đề khó, nhạy cảm, có ý kiến khác nhau trong quá trình đề xuất chính sách và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bằng nhiều hình thức phù hợp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân trên địa bàn; phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong vận động, khuyến khích Nhân dân quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến đối với dự thảo chính sách. b) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên; Tòa án nhân dân tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Hội Luật gia tỉnh; Đoàn Luật sư tỉnh tổ chức quán triệt nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác này bằng hình thức phù hợp cho cán bộ, công chức, các tổ chức, cá nhân. 2. Phát huy vai trò chủ động của cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trong tổ chức thực hiện truyền thông dự thảo chính sách Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật căn cứ nội dung, tính chất dự thảo chính sách và yêu cầu thực tiễn chủ động, kịp thời xây dựng Kế hoạch tổ chức truyền thông dự thảo chính sách hàng năm; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo đảm các biện pháp an ninh, an toàn thông tin trong quá trình thực hiện truyền thông dự thảo chính sách; tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý, phản hồi, phản biện xã hội để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. 3. Tăng cường công tác chỉ đạo, theo dõi của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện về truyền thông dự thảo chính sách a) Ở cấp tỉnh Hàng năm, căn cứ văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương; chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh và yêu cầu thực tiễn, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện truyền thông về dự thảo chính sách thuộc phạm vi Đề án tại địa phương mình. b) Ở cấp huyện Hàng năm, căn cứ văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; chương trình/kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của địa phương và yêu cầu thực tiễn, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện chỉ đạo, theo dõi việc thực hiện truyền thông về dự thảo chính sách thuộc phạm vi Đề án tại địa phương mình. 4. Xây dựng nội dung truyền thông và thời điểm truyền thông dự thảo chính sách a) Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật xây dựng tài liệu, nội dung truyền thông dự thảo chính sách bảo đảm đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, hình thức phong phú, sinh động để đăng tải trên Cổng/Trang Thông tin điện tử các cơ quan, đơn vị, địa phương và cung cấp cho các cơ quan thông tin, báo chí phục vụ hoạt động truyền thông dự thảo chính sách. b) Nội dung truyền thông dự thảo chính sách gồm các vấn đề chủ yếu sau đây: Sự cần thiết ban hành chính sách; mục đích, quan điểm xây dựng chính sách; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của chính sách; Nội dung cơ bản của chính sách; Nội dung mới hoặc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ so với quy định hiện hành về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người dân, tổ chức, doanh nghiệp; chú trọng các vấn đề khó, có nhiều ý kiến khác nhau; Các nội dung khác cần thông tin rộng rãi đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội (nếu có). c) Thời điểm truyền thông dự thảo chính sách được thực hiện ngay từ khi cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 5. Tổ chức triển khai các hình thức truyền thông về dự thảo chính sách Căn cứ vào điều kiện, yêu cầu thực tiễn và đối tượng, địa bàn cụ thể, cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí ở địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chủ động, linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức truyền thông dự thảo chính sách, cụ thể như sau: a) Truyền thông về dự thảo chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng Phát huy vai trò của cơ quan quản lý thông tin, báo chí trong lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng cơ quan thông tin, báo chí tham gia truyền thông dự thảo chính sách thông qua việc xây dựng các chuyên mục, chiến dịch truyền thông, đưa tin vào khung giờ thu hút khán, thính giả để truyền thông về dự thảo chính sách trên Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình, Cổng Thông tin điện tử Quảng Bình và cơ quan thông tin, báo chí của các cơ quan, tổ chức ở địa phương. b) Xây dựng, đăng tải tài liệu truyền thông phù hợp với từng đối tượng, địa bàn để cung cấp thông tin dự thảo chính sách cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp. c) Tổ chức các hội nghị, tọa đàm, diễn đàn, phỏng vấn, đối thoại trực tiếp, trực tuyến, họp báo để trao đổi, thông tin về dự thảo chính sách tới các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp; chú trọng phát huy đội ngũ báo cáo viên pháp luật các cấp, luật sư, luật gia, trợ giúp viên pháp lý, tư vấn viên pháp luật, các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ làm công tác thực tiễn và đại diện các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan đến chính sách này tham gia đóng góp ý kiến. d) Tổ chức truyền thông dự thảo chính sách tại địa bàn cơ sở thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, niêm yết tại bảng tin tại khu dân cư, lồng ghép trong các loại hình văn hóa cơ sở và các hình thức phù hợp khác. đ) Thực hiện việc chia sẻ để đăng tải thông tin nội dung dự thảo chính sách; Kế hoạch tổ chức truyền thông dự thảo chính sách hàng năm trên Cổng Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia, các ứng dụng phần mềm về phổ biến, giáo dục pháp luật với Cổng/Trang thông tin điện tử/chuyên mục PBGDPL của cơ quan, đơn vị, địa phương, bảo đảm thống nhất, liên thông, cập nhật, tăng cường tương tác với người dân, tổ chức, doanh nghiệp. e) Tổ chức truyền thông thông qua các ứng dụng mạng xã hội và hình thức truyền thông phù hợp khác. 6. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện truyền thông dự thảo chính sách a) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức tập huấn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí ở địa phương về kiến thức, kỹ năng truyền thông, xử lý thông tin khi thực hiện truyền thông dự thảo chính sách, nhất là những vấn đề khó, có nhiều ý kiến khác nhau. b) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cán bộ các ban của Hội đồng nhân dân cùng cấp, công chức pháp chế các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tập huấn cho báo cáo viên pháp luật cùng cấp và tuyên truyền viên pháp luật cấp xã thuộc phạm vi quản lý về kiến thức, kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách để thực hiện truyền thông chủ động, linh hoạt, hiệu quả. 7. Huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông dự thảo chính sách a) Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia công tác truyền thông dự thảo chính sách theo quy định tại Quyết định số 407/QĐTTg ngày 30/2/2022. c) Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia, hỗ trợ nguồn lực để tổ chức các hoạt động truyền thông về dự thảo chính sách theo quy định của pháp luật. III. KINH PHÍ Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn huy động hợp pháp khác. Các sở, ngành, đoàn thể và địa phương căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, nội dung và khối lượng công việc được phân công theo Kế hoạch và quy định của Luật Ngân sách nhà nước để xây dựng dự toán và bố trí kinh phí hằng năm để thực hiện Kế hoạch thuộc phạm vi quản lý. Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình; đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Tư pháp Theo dõi, đôn đốc, giám sát, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án tại địa phương; phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả; thực hiện đề xuất khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác này; hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh kết quả thực hiện Kế hoạch. Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này và nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh trong việc chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức, địa phương tham mưu Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hoạt động truyền thông dự thảo chính sách. 2. Sở Thông tin và Truyền thông Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí thực hiện truyền thông về dự thảo chính sách theo quy định. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo công tác tuyên truyền, định hướng cơ quan thông tin, báo chí thực hiện truyền thông chính sách và xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động này bảo đảm thống nhất theo quy định tại Quyết định số 238QĐ/TW ngày 30/9/2020 của Ban Bí thư ban hành Quy chế phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với cơ quan nhà nước cùng cấp trong việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm Nhân dân quan tâm. 3. Sở Tài chính Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị, địa phương bố trí kinh phí thường xuyên để thực hiện Kế hoạch này từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. 4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện Đề án; tăng cường các hoạt động truyền thông của các cơ quan thông tin, báo chí trực thuộc về nội dung dự thảo chính sách cũng như vai trò, ý nghĩa của công tác này; khuyến khích, huy động các thành viên, hội viên và Nhân dân nâng cao nhận thức, tiếp nhận thông tin và tích cực tham gia góp ý, phản biện về dự thảo chính sách. 5. Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình có trách nhiệm tổ chức truyền thông về các dự thảo chính sách theo quy định; xây dựng các chuyên mục, chiến dịch truyền thông, đưa tin vào khung giờ thu hút đông đảo khán, thính giả để truyền thông về dự thảo chính sách trên báo, đài bảo đảm chất lượng, hiệu quả. 6. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh Chủ trì, chủ động phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức, địa phương xây dựng và thực hiện Kế hoạch tổ chức truyền thông dự thảo chính sách hàng năm của cơ quan, tổ chức, địa phương theo quy định. 7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Hàng năm, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch và điều kiện thực tiễn, chủ động ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện và bố trí kinh phí triển khai tại địa phương; giao Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai hoạt động truyền thông chính sách tại địa phương. 8. Chế độ thông tin, báo cáo Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (nội dung báo cáo lồng ghép trong báo cáo công tác tư pháp hàng năm theo quy định)./. Nơi nhận: HĐ PHCTPBGDPL Chính phủ; Vụ PBGDPL Bộ Tư pháp; TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; UB MTTQVN tỉnh; Đoàn Đại biểu QH tỉnh; Ban pháp chế HĐND tỉnh; Các VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh; Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Cổng Thông tin điện tử tỉnh; Lưu: VT, NCVX. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Hồ An Phong
Kế hoạch 749/KH-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-749-KH-UBND-2022-truyen-thong-chinh-sach-tac-dong-lon-trong-xay-dung-van-ban-quy-pham-Quang-Binh-529410.aspx
{'official_number': ['749/KH-UBND'], 'document_info': ['Kế hoạch 749/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Bình', ''], 'signer': ['Hồ An Phong'], 'document_type': ['Kế hoạch'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '09/05/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
3
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 189/KHUBND Quảng Trị, ngày 29 tháng 11 năm 2021 KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO TỔ CHỨC SẢN XUẤT, THU HOẠCH, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN THÍCH ỨNG AN TOÀN VỚI DIỄN BIẾN CỦA DỊCH COVID19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ Nhằm nâng cao khả năng thích ứng cho người dân và doanh nghiệp, chủ động ứng phó, hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19 đến sản xuất, lưu thông, tiêu thụ nông sản, tăng cường công tác liên kết sản xuất, kết nối tiêu thụ các mặt hàng nông sản của tỉnh trong trạng thái “bình thường mới", Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đảm bảo tổ chức sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nông sản thích ứng an toàn với diễn biến của dịch Covid19 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với những nội dung cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Tăng cường thích ứng, linh hoạt nhằm hạn chế rủi ro, thiệt hại ở mức thấp nhất trong tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến và tiêu thụ nông sản của tỉnh trước tác động của đại dịch Covid19. Tháo gỡ các khó khăn vướng mắc thúc đẩy doanh nghiệp, Hợp tác xã, người dân thay đổi phương thức, tổ chức sản xuất các mặt hàng nông sản theo nhu cầu thị trường trong tỉnh, trong vùng, trong nước và định hướng xuất khẩu. 2. Yêu cầu Đảm bảo ổn định tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến và tiêu thụ nông sản của tỉnh thích ứng với diễn biến dịch bệnh Covid19. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện. II. MỤC TIÊU 1. Đảm bảo việc ổn định sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhằm duy trì mức tăng trưởng của ngành đạt 33,5%, tiếp tục khẳng định vị thế nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế trong bối cảnh toàn tỉnh đang đẩy mạnh công tác tái thiết, phục hồi nền kinh tế do ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh. 2. Đảm bảo không có sự chậm trễ, tắc nghẽn, đứt gãy chuỗi cung ứng trong quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh. 3. Ổn định sản xuất thích ứng với dịch bệnh Covid19 nhằm đảm bảo an sinh xã hội và phát triển sinh kế cho người dân. III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Về công tác thông tin, tuyên truyền Tuyên truyền kịp thời về tình hình dịch bệnh, chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của các cơ quan về phòng, chống dịch bệnh; củng cố niềm tin cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh ổn định sản xuất, kinh doanh; nhân rộng những mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, kinh nghiệm hay gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh. Vận động người tiêu dùng Quảng Trị chung tay hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền trên nhiều hình thức, kênh thông tin, phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh biết, chung sức tiêu thụ nông sản của tỉnh. 2. Về tổ chức sản xuất Rà soát kế hoạch sản xuất đảm bảo gắn với kế hoạch tiêu thụ nông sản thích ứng linh hoạt, an toàn, hiệu quả trong điều kiện dịch bệnh (xác định quy mô sản xuất phù hợp, sản xuất rải vụ, trái vụ, chuyển đổi đối tượng cây trồng, vật nuôi phù hợp với thị trường...). Rà soát, chuẩn bị kỹ các điều kiện cho mùa vụ sản xuất tiếp theo: Nhu cầu giống cây trồng vật nuôi, máy móc thiết bị, vật tư đầu vào, khả năng cung ứng,...; dự kiến những khó khăn, vướng mắc; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ. Phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo thông suốt công tác vận chuyển, cung ứng vật tư thiết yếu, giống cây trồng, vật nuôi để tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid19. Theo dõi chặt chẽ diễn biến và chỉ đạo phòng trừ kịp thời các sinh vật gây hại trên cây trồng, vật nuôi. Chủ động thực hiện các chương trình giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất cấm...để đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn để định hướng sản xuất phù hợp; khuyến cáo nông dân, hợp tác xã/tổ hợp tác liên kết hợp tác với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ; đồng thời phổ biến sâu rộng cho nông dân ứng dụng đồng bộ các biện pháp về cơ giới hóa, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tổ chức sản xuất đảm bảo thời vụ, thích ứng với biến đổi khí hậu, quy trình kỹ thuật sản xuất nông sản an toàn, thực hành nông nghiệp tốt, thích ứng với tình hình dịch bệnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp, xử lý nghiêm các trường hợp tăng giá, găm hàng, đầu cơ vật tư nông nghiệp để thu lợi bất chính. 3. Đảm bảo thu hoạch, vận chuyển nông sản Hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển nông sản trong trường hợp hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp trong vùng phong tỏa, khu vực cách ly y tế tạm thời có sản phẩm cần phải thu hoạch ngay. Thống kê những tổ chức, cá nhân trong khu vực phong tỏa, cách ly y tế tạm thời cần hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm nông sản; Chủ động đề nghị các lực lượng đoàn viên, thanh niên, dân quân tự vệ, lực lượng công an, quân sự địa phương và các tổ chức, đoàn thể khác hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển nhưng đảm bảo về phòng, chống dịch bệnh. Trường hợp không thể huy động được lực lượng, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để có phương án hỗ trợ phù hợp. 4. Đảm bảo bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản Tăng cường hướng dẫn bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản, đảm bảo các tiêu chí an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất tiên tiến đáp ứng các phân khúc thị trường tiêu thụ. Hướng dẫn bảo quản lạnh đối với sản phẩm cây trồng, bảo quản cấp đông đối với sản phẩm vật nuôi khi gặp khó khăn trong tiêu thụ nông sản. Tăng cường chế biến các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và các dịp lễ khác. Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến nông sản đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sơ chế, chế biến, đảm bảo chất lượng sản phẩm, rút ngắn tiến độ sản xuất, giảm bớt chi phí bảo quản và bảo vệ môi trường. 5. Đảm bảo tiêu thụ nông sản Đảm bảo tiêu thụ đối với nhóm sản phẩm đặc sản địa phương, sản phẩm đã đạt được các chứng nhận sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, chứng nhận sản xuất tiên tiến, sản phẩm OCOP thực hiện tiêu thụ qua các kênh: + Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kết nối tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh phân phối (siêu thị, cửa hàng nông sản thực phẩm, cửa hàng tiện ích, các nhà phân phối...); + Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cửa hàng nông sản, cửa hàng tiện ích...tăng thêm điểm bán hàng, tăng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh trên cơ sở phải đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh; + Đào tạo, tập huấn cho hộ nông dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh các kỹ năng cần thiết để tiêu thụ nông sản thông qua các sàn thương mại điện tử. Hỗ trợ đưa các sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử: Tiki, Sendo, Shopee, Voso, Postmark...; + Phối hợp với Tổ Công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và PTNT để tiêu thụ sản phẩm của tỉnh; + Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia các chương trình xúc tiến thương mại như hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu (trực tuyến hoặc trực tiếp), sàn thương mại điện tử; Thiết lập các nhóm Facebook, Zalo các cấp để giới thiệu, cung cấp sản phẩm nông sản đến từng người dân. Đảm bảo tiêu thụ đối với nhóm sản phẩm có sản lượng lớn cần sự tham gia của các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu: + Tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu các mặt hàng nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu (trực tiếp và trực tuyến). Xúc tiến, mời gọi các doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm đến tỉnh khảo sát, liên kết, ký kết tiêu thụ các mặt hàng nông sản. + Hỗ trợ tối đa thương lái vào địa bàn thu mua, đảm bảo tiêu thụ nông sản trên địa bàn được thuận lợi nhưng phải đảm bảo điều kiện phòng dịch Covid19 theo quy định. + Tạo điều kiện thuận lợi cho người điều khiển phương tiện vận tải và người tham gia vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa vận chuyển hàng hóa nông sản của tỉnh đi tiêu thụ, các thương lái trong và ngoài tỉnh đến thu mua nông sản của tỉnh trong điều kiện đảm bảo yêu cầu về điều kiện phòng chống dịch theo quy định. 6. Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nông sản Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 105/NQCP ngày 09/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid19. 7. Kinh phí thực hiện Kinh phí tổ chức triển khai thực được đảm bảo từ ngân sách Nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chịu trách nhiệm làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này. Chủ trì triển khai các giải pháp tổ chức sản xuất, thu hoạch, bảo quản nông sản. Triển khai giải pháp sơ chế, chế biến các ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, không để đứt gãy sản xuất. 2. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan triển khai các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh được thuận lợi, phù hợp với diễn biến, tình hình dịch Covid19. Triển khai các giải pháp đảm bảo bảo quản, sơ chế, chế biến các ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý. 3. Sở Y tế: Hướng dẫn cụ thể các địa phương về việc xét nghiệm và các điều kiện cần thiết đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để sớm được tham gia lưu thông và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ đạo hướng dẫn các quy định, biện pháp phòng dịch cho các tài xế, nhân viên đi theo phương tiện vận chuyển, các tổ chức cá nhân hỗ trợ công tác thu hoạch, đến thu mua, tiêu thụ hàng hóa, nông sản tại địa bàn. 4. Các sở, ngành và các đơn vị có liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ đúng quy định. 5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức Hội, Đoàn thể: tăng cường công tác vận động, tuyên truyền hội viên, nhân dân cùng chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản thích ứng an toàn trong điều kiện dịch bệnh Covid19 trên địa bàn tỉnh. 6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Thực hiện rà soát, thống kê và thông tin sản lượng nông sản sản xuất trên địa bàn, sản lượng dự kiến thu hoạch theo từng thời điểm, nhu cầu kết nối tiêu thụ báo cáo Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT để phối hợp, hỗ trợ kết nối tiêu thụ. Chủ trì và phối hợp thực hiện các nội dung được phân công tại Kế hoạch này. (Chi tiết nội dung thực hiện Kế hoạch theo Phụ lục đính kèm). Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./. Nơi nhận: CT, các PCT UBND tỉnh; UBMTTQ tỉnh; Các cơ quan, đơn vị TW trên địa bàn; Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố; CVP, các PVP UBND tỉnh; Lưu: VT, NNP. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Hà Sỹ Đồng PHỤ LỤC: NỘI DUNG, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẢM BẢO TỔ CHỨC SẢN XUẤT, THU HOẠCH, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN THÍCH ỨNG AN TOÀN VỚI DIỄN BIẾN CỦA DỊCH COVID19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (Kèm theo Kế hoạch số: 189/KHUBND ngày 29/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh) TT Nội dung, nhiệm vụ Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp 1 Công tác tuyên truyền: 1.1 Tuyên truyền kịp thời về tình hình dịch bệnh, chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước và hướng dẫn của các cơ quan về phòng, chống dịch bệnh; củng cố niềm tin cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh ổn định sản xuất kinh doanh; nhân rộng những mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, kinh nghiệm hay gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh. Sở Thông tin và Truyền thông Sở Y tế UBND huyện, thị xã, thành phố 1.2 Vận động người tiêu dùng Quảng Trị chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Mời UBMT Tổ quốc tỉnh Sở Công Thương Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện, thị xã, thành phố 1.3 Tập trung tuyên truyền trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh biết, chung sức tiêu thụ nông sản của tỉnh. Sở Thông tin và Truyền thông Sở Công Thương UBND huyện, thị xã, thành phố 2 Về tổ chức sản xuất 2.1 Rà soát kế hoạch sản xuất đảm bảo gắn với kế hoạch tiêu thụ nông sản thích ứng linh hoạt, an toàn, hiệu quả trong điều kiện dịch bệnh (Xác định quy mô sản xuất phù hợp, sản xuất rải vụ, trái vụ, chuyển đổi đối tượng cây trồng con nuôi phù hợp với thị trường...). UBND huyện, thị xã, thành phố Sở Nông nghiệp và PTNT 2.2 Rà soát, chuẩn bị kỹ các điều kiện cho mùa vụ sản xuất tiếp theo như: Giống cây trồng vật nuôi, máy móc thiết bị, vật tư đầu vào, khả năng cung ứng; dự kiến những khó khăn, vướng mắc; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ. UBND huyện, thị xã, thành phố Sở Nông nghiệp và PTNT 2.3 Theo dõi chặt chẽ diễn biến và chỉ đạo phòng trừ kịp thời các sinh vật gây hại trên cây trồng, vật nuôi. Chủ động thực hiện các chương trình giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh để đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện, thị xã, thành phố 2.4 Theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn để định hướng sản xuất phù hợp: khuyến cáo nông dân, hợp tác xã/tổ hợp tác liên kết hợp tác với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ; đồng thời, phổ biến sâu rộng cho nông dân ứng dụng đồng bộ các biện pháp về cơ giới hóa, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tổ chức sản xuất đảm bảo thời vụ, thích ứng với biến đổi khí hậu, với tình hình dịch bệnh, kỹ thuật sản xuất nông sản an toàn, thực hành nông nghiệp tốt Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện, thị xã, thành phố 2.5 Phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo thông suốt công tác vận chuyển, cung ứng vật tư thiết yếu, giống cây trồng con nuôi để tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch bệnh Covid19 Sở Giao thông vận tải Sở Y tế Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện, thị xã, thành phố 2.6 Tăng cường công tác thanhkiểm tra vật tư nông nghiệp, xử lý nghiêm các trường hợp tăng giá, găm hàng, đầu cơ vật tư nông nghiệp để thu lợi bất chính. Sở Nông nghiệp và PTNT Cục Quản lý thị trường Công an tỉnh UBND huyện, thị xã, thành phố 3 Đảm bảo thu hoạch, vận chuyển nông sản: Hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển nông sản trong trường hợp hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp trong vùng phong tỏa, khu vực cách ly y tế tạm thời có sản phẩm cần phải thu hoạch ngay: Lập danh sách thống kê những tổ chức, cá nhân trong khu vực phong tỏa, cách ly y tế tạm thời cần hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm nông sản; Chủ động đề nghị các lực lượng đoàn viên, thanh niên, dân quân tự vệ, lực lượng quân sự địa phương hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển nhưng đảm bảo về phòng, chống dịch. Trường hợp không thể huy động được lực lượng, báo cáo UBND tỉnh. UBND huyện, thị xã, thành phố Ban Chỉ huy quân sự các cấp Đoàn Thanh niên, lực lượng dân quân tự vệ 4 Đảm bảo bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản: 4.1 Tăng cường hướng dẫn bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản đảm bảo các tiêu chí an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất tiên tiến đáp ứng các phân khúc thị trường tiêu thụ. Sở Nông nghiệp và PTNT Sở Công Thương UBND huyện, thị xã, thành phố 4.2 Hướng dẫn bảo quản lạnh đối với sản phẩm cây trồng, bảo quản cấp đông đối với sản phẩm vật nuôi khi gặp khó khăn trong tiêu thụ nông sản. Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện, thị xã, thành phố 4.3 Tăng cường chế biến các loại hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán Nhâm Dần. UBND huyện, thị xã, thành phố Sở Nông nghiệp và PTNT Sở Công thương 4.4 Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến nông sản đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động chế biến, đảm bảo chất lượng sản phẩm, rút ngắn tiến độ sản xuất, giảm bớt chi phí bảo quản và bảo vệ môi trường. Sở Công Thương Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện, thị xã, thành phố 5 Đảm bảo tiêu thụ nông sản: 5.1 Đảm bảo tiêu thụ đối với nhóm sản phẩm đặc sản địa phương, sản phẩm đã đạt được các chứng nhận sản xuất an toàn thực phẩm, chứng nhận sản xuất tiên tiến, sản phẩm OCOP tiêu thụ qua các kênh: Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh kết nối tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh phân phối (siêu thị, cửa hàng nông sản thực phẩm, cửa hàng tiện ích, các nhà phân phối...). Sở Công Thương Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thương mại và Du lịch. UBND huyện, thị xã, thành phố Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cửa hàng nông sản, cửa hàng tiện ích... tăng thêm điểm bán hàng, tăng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh trên cơ sở phải đảm bảo an toàn thực phẩm; Sở Công Thương Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thương mại và Du lịch. UBND huyện, thị xã, thành phố Đào tạo, tập huấn cho hộ nông dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh các kỹ năng cần thiết để tiêu thụ nông sản thông qua các sàn thương mại điện tử. Hỗ trợ đưa các sản phẩm lên các sàn Thương mại điện tử: Tiki, Sendo, Shopee, Voso, Postmart,.... Sở Thông tin và Truyền thông Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện, thị xã, thành phố, Phối hợp với Tổ Công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và PTNT thông qua trang Web kết nối cung cầu sản phẩm tại địa chỉ htx.cooplink.com.vn để tiêu thụ sản phẩm của tỉnh. Sở Nông nghiệp và PTNT Sở Thông tin và Truyền thông Sở Công thương UBND huyện, thị xã, thành phố Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia các chương trình xúc tiến thương mại như hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu (trực tuyến hoặc trực tiếp), sàn thương mại điện tử. Sở Công Thương Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thương mại và Du lịch. UBND huyện, thị xã, thành phố Thiết lập các nhóm Facebook, Zalo các cấp để giới thiệu, cung cấp sản phẩm nông sản đến từng người dân. UBND huyện, thị xã, thành phố Các tổ chức, đoàn thể chính trịxã hội 5.2 Đảm bảo tiêu thụ đối với nhóm sản phẩm có sản lượng lớn cần sự tham gia của các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu: + Tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu các mặt hàng nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu (trực tiếp và trực tuyến). Xúc tiến, mời gọi các doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm đến tỉnh khảo sát, liên kết, ký kết tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Sở Công Thương Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thương mại và Du lịch. Sở Nông nghiệp và PTNT UBND huyện, thị xã, thành phố + Hỗ trợ tối đa thương lái vào địa bàn thu mua, đảm bảo tiêu thụ nông sản trên địa bàn được thuận lợi nhưng phải đảm bảo phòng dịch Covid19 theo quy định. UBND huyện, thị xã, thành phố Sở Y tế Sở Giao thông vận tải + Tạo điều kiện thuận lợi người điều khiển phương tiện vận tải và người tham gia vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa vận chuyển hàng hóa nông sản của tỉnh đi tiêu thụ, các thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua nông sản của tỉnh trong điều kiện đảm bảo yêu cầu về phòng chống dịch theo quy định. Sở Giao thông Vận tải Sở Y tế UBND huyện, thị xã, thành phố 6 Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nông sản: Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 105/NQCP ngày 09/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid19. Đề nghị Liên đoàn lao động tỉnh Sở Lao động Thương binh và xã hội Sở Giao thông Vận tải Sở Công Thương Sở Y tế Sở Tài chính Ngân hàng Nhà nước tỉnh Sở Tài nguyên và môi trường. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Kế hoạch 189/KH-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Ke-hoach-189-KH-UBND-2021-dam-bao-tieu-thu-nong-san-an-toan-dich-COVID-19-Quang-Tri-522432.aspx
{'official_number': ['189/KH-UBND'], 'document_info': ['Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2021 đảm bảo tổ chức sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nông sản thích ứng an toàn với diễn biến của dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Trị', ''], 'signer': ['Hà Sỹ Đồng'], 'document_type': ['Kế hoạch'], 'document_field': ['Lĩnh vực khác'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '29/11/2021', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
4
VĂN PHÒNG QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 05/VBHNVPQH Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2023 LUẬT ĐƯỜNG SẮT Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi: 1. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. 2. Luật Giá số 16/2023/QH15 ngày 19 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật Đường sắt[1]. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, bảo vệ, quản lý, bảo trì và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt; công nghiệp đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; tín hiệu, quy tắc giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; kinh doanh đường sắt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đường sắt; quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt. Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Cầu chung là cầu có mặt cầu dùng chung cho phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thông đường bộ. 2. Chạy tàu là hoạt động để điều khiển sự di chuyển của phương tiện giao thông đường sắt. 3. Chứng vật chạy tàu là bằng chứng cho phép phương tiện giao thông đường sắt được chạy vào khu gian và được thể hiện bằng tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh, thẻ đường, giấy phép, phiếu đường. 4. Công lệnh tải trọng là quy định về tải trọng tối đa cho phép trên một trục và tải trọng rải đều tối đa cho phép theo chiều dài của phương tiện giao thông đường sắt được quy định trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt. 5. Công lệnh tốc độ là quy định về tốc độ tối đa cho phép phương tiện giao thông đường sắt chạy trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt. 6. Công trình đường sắt là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt, bao gồm đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, đềpô, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống báo hiệu cố định, hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt. 7. Công trình công nghiệp đường sắt là công trình được xây dựng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông đường sắt; sản xuất phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt. 8. Đềpô là nơi tập kết tàu để bảo dưỡng, sửa chữa, thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật khác. 9. Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác. 10. Đường sắt tốc độ cao là một loại hình của đường sắt quốc gia có tốc độ thiết kế từ 200 km/h trở lên, có khổ đường 1.435 mm, đường đôi, điện khí hóa. 11. Ga đường sắt là nơi để phương tiện giao thông đường sắt dừng, tránh, vượt, đón, trả khách, xếp, dỡ hàng hóa, thực hiện tác nghiệp kỹ thuật và các dịch vụ khác. 12. Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có khối lượng vượt quá tải trọng cho phép của toa xe hoặc khi xếp lên toa xe có tổng khối lượng hàng hóa và toa xe vượt quá tải trọng quy định của công lệnh tải trọng đã được công bố. 13. Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên toa xe có kích thước vượt quá khổ giới hạn đầu máy, khổ giới hạn và chiều dài toa xe của khổ đường tương ứng. 14. Hoạt động đường sắt là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quy hoạch, kinh doanh đường sắt, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và các hoạt động khác có liên quan. 15. Kết cấu hạ tầng đường sắt là công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt. 16. Ke ga là công trình đường sắt trong ga đường sắt để phục vụ hành khách lên, xuống tàu, xếp, dỡ hàng hóa. 17. Khổ đường sắt là khoảng cách ngắn nhất giữa hai má trong của đường ray. 18. Khu gian là đoạn đường sắt nối hai ga liền kề, được tính từ vị trí xác định tín hiệu vào ga của ga phía bên này đến vị trí xác định tín hiệu vào ga gần nhất của ga phía bên kia. 19. Khu đoạn là tập hợp một số khu gian và ga đường sắt kế tiếp nhau phù hợp với tác nghiệp chạy tàu. 20. Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ hoạt động đầu tư, sử dụng, bán, cho thuê, chuyển nhượng quyền khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt để phục vụ hoạt động vận tải đường sắt và các dịch vụ thương mại khác nhằm mục đích sinh lợi. 21. Kinh doanh vận tải đường sắt là việc thực hiện vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hóa bằng đường sắt nhằm mục đích sinh lợi. 22. Kinh doanh đường sắt đô thị là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn từ đầu tư đến vận chuyển hành khách trong đô thị nhằm mục đích sinh lợi. 23. Lối đi tự mở là đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt do tổ chức, cá nhân tự xây dựng và khai thác khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 24. Nút giao cùng mức là nơi có hai hoặc nhiều đường giao thông giao nhau trên cùng một mặt bằng. 25. Nút giao khác mức là nơi có hai hoặc nhiều đường giao thông giao nhau không cùng một mặt bằng. 26. Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt. 27. Tuyến đường sắt là một hoặc nhiều khu đoạn liên tiếp tính từ ga đường sắt đầu tiên đến ga đường sắt cuối cùng. 28. Tàu là phương tiện giao thông đường sắt được lập bởi đầu máy và toa xe hoặc đầu máy chạy đơn, toa xe động lực, phương tiện động lực chuyên dùng di chuyển trên đường sắt. Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt 1. Bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác và hiệu quả; phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân, phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. 2. Phát triển đường sắt theo quy hoạch, kế hoạch, gắn kết với các loại hình giao thông vận tải khác và hội nhập quốc tế, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ. 3. Điều hành thống nhất, tập trung hoạt động giao thông vận tải đường sắt. 4. Tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng với kinh doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư. 5. Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh đường sắt. Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phát triển đường sắt 1. Ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị để bảo đảm giao thông vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông vận tải cả nước. 2. Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, kinh doanh đường sắt. 3. Dành quỹ đất theo quy hoạch để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, công trình công nghiệp đường sắt. 4. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp đường sắt, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển đường sắt hiện đại. 5. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hệ thống đường sắt chuyên dùng. 6. Ưu tiên phân bổ ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm với tỷ lệ thích đáng để bảo đảm phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy hoạch. Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho giao thông vận tải đường sắt. Điều 6. Ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt 1. Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh vận tải đường sắt, kinh doanh đường sắt đô thị và công nghiệp đường sắt là các ngành, nghề ưu đãi đầu tư. 2. Tổ chức, cá nhân hoạt động đường sắt được hưởng ưu đãi, hỗ trợ như sau: a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng, công trình công nghiệp đường sắt; b) Căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế, Nhà nước cho vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư ưu đãi từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước hoặc được cấp bảo lãnh Chính phủ về vốn vay theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; đầu tư mua sắm phương tiện giao thông đường sắt, máy móc, thiết bị phục vụ duy tu bảo dưỡng đường sắt; phát triển công nghiệp đường sắt; c) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh đường sắt đô thị, công nghiệp đường sắt được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; d) Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện giao thông đường sắt, nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động đường sắt và vật tư cần thiết cho xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt mà trong nước chưa sản xuất được. 3. Tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị được Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt để xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt. 4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt được dành riêng dải tần số vô tuyến điện phục vụ công tác điều hành giao thông vận tải đường sắt và hệ thống cung cấp điện sức kéo phục vụ chạy tàu. Điều 7. Quy hoạch mạng lưới đường sắt[2] 1. Quy hoạch mạng lưới đường sắt là quy hoạch ngành quốc gia, làm cơ sở định hướng đầu tư, phát triển, khai thác mạng lưới đường sắt. 2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường sắt trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Điều 7a. Quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt[3] 1. Quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch mạng lưới đường sắt, được lập cho tuyến đường sắt quốc gia, ga đường sắt quốc gia trong đô thị, ga đầu mối đường sắt quốc gia, ga liên vận quốc tế. 2. Quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Xác định hướng tuyến, điểm đầu, điểm cuối, chiều dài tuyến, khổ đường, các điểm khống chế chính, các công trình cầu, hầm, điểm giao cắt; vị trí các ga, đềpô; b) Phương án kết nối với các phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất; c) Xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch theo thứ tự ưu tiên đầu tư; d) Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch. 3. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 4. Việc công bố công khai quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về đường sắt. 5. Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt. Điều 8. Hợp tác quốc tế về đường sắt 1. Hợp tác quốc tế về đường sắt phải bảo đảm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia; đáp ứng yêu cầu về hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Ưu tiên hoạt động hợp tác quốc tế đối với kết nối khu vực và quốc tế, kinh doanh vận tải đường sắt; đầu tư phát triển, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt; phát triển công nghiệp đường sắt; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo đảm thuận tiện, nhanh chóng trong việc thông quan tại ga liên vận quốc tế. Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt 1. Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt. 2. Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt. 3. Tự mở lối đi qua đường sắt; xây dựng trái phép cầu vượt, hầm chui, cống hoặc công trình khác trong phạm vi đất dành cho đường sắt; khoan, đào trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt. 4. Làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt; làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt. 5. Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt. 6. Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh. 7. Xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt; để vật chướng ngại, đổ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt. 8. Chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt. 9. Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ. 10. Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ. 11. Ném đất, đá hoặc vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống. 12. Mang, vận chuyển hàng hóa cấm lưu thông, động vật có dịch bệnh vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, chất phóng xạ, chất dễ cháy, chất dễ nổ và hàng nguy hiểm khác vào ga, lên tàu; mang, vận chuyển thi hài, hài cốt vào ga, lên tàu đường sắt đô thị. 13. Làm, tiêu thụ vé giả; bán vé trái quy định. 14. Đưa phương tiện giao thông đường sắt, trang thiết bị không bảo đảm an toàn kỹ thuật vào hoạt động phục vụ giao thông đường sắt; sử dụng toa xe chở hàng để vận chuyển hành khách; tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng, tính năng sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt; giao hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt. 15. Nối vào tàu khách các toa xe vận tải động vật, hàng hóa có mùi hôi thối, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất độc hại và hàng nguy hiểm khác. 16. Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định. 17. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng. Chương II KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 10. Hệ thống đường sắt Việt Nam 1. Hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng được quy định như sau: a) Đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế; b) Đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và vùng phụ cận; c) Đường sắt chuyên dùng phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân. 2. Thẩm quyền quyết định công bố, điều chỉnh hệ thống đường sắt được quy định như sau: a) Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh; đường sắt đô thị có nối ray hoặc chạy chung với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị; b) Đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố, điều chỉnh; trường hợp đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia đi qua địa giới hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh sau khi có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố này. 3. Thẩm quyền quy định việc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt; quyết định đưa tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt vào khai thác; dừng khai thác, tháo dỡ tuyến được quy định như sau: a) Chính phủ quy định việc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt và tháo dỡ tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt; b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đưa vào khai thác, dừng khai thác tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt quốc gia; c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đưa vào khai thác, dừng khai thác tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt đô thị; d) Chủ đầu tư quyết định đưa vào khai thác, dừng khai thác tuyến, đoạn tuyến, ga đường sắt chuyên dùng do mình đầu tư. Điều 11. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt 1. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm: a) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu bao gồm công trình, hạng mục công trình đường sắt hoặc công trình phụ trợ khác trực tiếp phục vụ công tác chạy tàu, đón tiễn hành khách, xếp dỡ hàng hóa; b) Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt không trực tiếp liên quan đến chạy tàu là tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt không thuộc quy định tại điểm a khoản này. 2. Trách nhiệm quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư: a) Chính phủ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; b) Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị; d) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt sử dụng, khai thác, bảo vệ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt khi được Nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng theo quy định của pháp luật. 3. Tổ chức, cá nhân tự quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư theo quy định của pháp luật. 4. Chính phủ quy định Danh mục tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quy định tại khoản 1 Điều này; quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư. Điều 12. Đất dành cho đường sắt 1. Đất dành cho đường sắt bao gồm: a) Đất dùng để xây dựng công trình đường sắt; b) Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt; c) Đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt. 2. Việc sử dụng đất dành cho đường sắt được quy định như sau: a) Đất dành cho đường sắt được dùng để xây dựng công trình đường sắt và bảo đảm an toàn giao thông đường sắt theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; b) Trường hợp đất dành cho đường sắt phải sử dụng kết hợp để xây dựng công trình thiết yếu phục vụ quốc phòng, an ninh, kinh tế xã hội không thể bố trí ngoài phạm vi đất này thì không được làm ảnh hưởng đến công trình đường sắt, an toàn giao thông đường sắt và khi thực hiện phải được cấp phép theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; c) Tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm sử dụng, khai thác đất dành cho đường sắt theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật. 3. Quản lý đất dành cho đường sắt được quy định như sau: a) Việc quản lý đất dành cho đường sắt do cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai; b) Cơ quan quản lý nhà nước quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được giao quản lý đất dùng để xây dựng công trình đường sắt, đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt; quản lý việc sử dụng đất dành cho đường sắt theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; c) Ủy ban nhân dân các cấp quản lý đất dành cho đường sắt đã được quy hoạch, đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt; d) Đất dành cho đường sắt trong phạm vi đất cảng hàng không, sân bay dân dụng, cảng biển được quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 13. Cấp kỹ thuật đường sắt 1. Đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng được phân thành các cấp kỹ thuật đường sắt. Mỗi cấp kỹ thuật đường sắt có tiêu chuẩn tương ứng. 2. Việc tổ chức lập, thẩm định, công bố tiêu chuẩn về cấp kỹ thuật đường sắt thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Điều 14. Khổ đường sắt 1. Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng nối ray với đường sắt quốc gia có khổ đường tiêu chuẩn là 1.435 mm hoặc khổ đường hẹp là 1.000 mm. 2. Đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị đầu tư mới có khổ đường 1.435 mm. Trường hợp đặc biệt có khổ đường khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 3. Đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia đi qua khu vực dân cư do chủ đầu tư quyết định khổ đường sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải. Điều 15. Kết nối ray các tuyến đường sắt 1. Vị trí kết nối ray các tuyến đường sắt trong nước phải tại ga đường sắt. 2. Chỉ đường sắt quốc gia mới được kết nối ray với đường sắt nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc kết nối ray giữa đường sắt quốc gia với đường sắt nước ngoài. 3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện việc kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia; việc kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị. 4. Tổ chức, cá nhân quyết định việc kết nối ray đường sắt chuyên dùng với đường sắt chuyên dùng do mình đầu tư. Điều 16. Ga đường sắt 1. Ga đường sắt được phân loại như sau: a) Ga hành khách để đón, trả khách, thực hiện dịch vụ liên quan đến vận tải hành khách, tác nghiệp kỹ thuật và kinh doanh dịch vụ thương mại khác; b) Ga hàng hóa để giao, nhận, xếp, dỡ, bảo quản hàng hóa, thực hiện dịch vụ khác liên quan đến vận tải hàng hóa và tác nghiệp kỹ thuật; c) Ga kỹ thuật để thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật phục vụ chạy tàu; d) Ga hỗn hợp có chức năng của 02 hoặc 03 loại ga quy định tại các điểm a, b và c khoản này. 2. Ga đường sắt phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Tùy theo cấp kỹ thuật ga, ga đường sắt gồm có nhà ga, quảng trường, kho, bãi hàng, ke ga, tường rào, khu dịch vụ, trang thiết bị cần thiết và công trình khác có liên quan đến hoạt động đường sắt; b) Ga đường sắt phải có tên ga và thông tin, chỉ dẫn cho khách hàng. Tên ga không trùng nhau và phù hợp với địa danh, lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục của địa phương. Tại các ga trên đường sắt quốc gia trong đô thị loại III trở lên, ga đầu mối, ga liên vận quốc tế phải bố trí nơi làm việc cho cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên có liên quan đến hoạt động đường sắt theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; c) Phải có hệ thống thoát hiểm; hệ thống pḥòng cháy và chữa cháy; hệ thống cấp điện, chiếu sáng, thông gió; hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống bảo đảm vệ sinh môi trường và yêu cầu kỹ thuật khác của nhà ga; d) Ga hành khách phải có công trình, thiết bị chỉ dẫn tiếp cận cho người khuyết tật và đối tượng được ưu tiên theo quy định của pháp luật; hệ thống điện thoại khẩn cấp, phương tiện sơ cứu y tế; đ) Ga liên vận quốc tế, ga trung tâm phải có kiến trúc mang đặc trưng lịch sử, bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương, vùng miền. Ga đường sắt tốc độ cao phải có thiết bị kiểm soát bảo đảm an ninh, an toàn; e) Tại các ga đường sắt quốc gia, ga đường sắt đô thị được phép xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng. 3. Phạm vi ga theo chiều dọc được xác định bởi dải đất từ vị trí xác định tín hiệu vào ga phía bên này đến vị trí xác định tín hiệu vào ga phía bên kia; theo chiều ngang ga được xác định bởi khoảng đất phía trong tường rào ga hoặc mốc chỉ giới ga theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cấp kỹ thuật ga đường sắt. Điều 17. Đường sắt giao nhau với đường sắt hoặc với đường bộ 1. Đường sắt giao nhau với đường sắt phải giao khác mức, trừ trường hợp đường sắt chuyên dùng giao nhau với đường sắt chuyên dùng. 2. Đường sắt giao nhau với đường bộ phải xây dựng nút giao khác mức trong các trường hợp sau đây: a) Đường sắt có tốc độ thiết kế từ 100 km/h trở lên giao nhau với đường bộ; b) Đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp III trở lên; đường sắt giao nhau với đường bộ đô thị; c) Đường sắt đô thị giao nhau với đường bộ, trừ đường xe điện bánh sắt. 3. Chủ đầu tư xây dựng đường sắt mới phải chịu trách nhiệm xây dựng nút giao khác mức theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Chủ đầu tư xây dựng đường bộ mới phải chịu trách nhiệm xây dựng nút giao khác mức theo quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi chưa có đủ điều kiện tổ chức giao khác mức thì Ủy ban nhân dân các cấp, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, cá nhân có nhu cầu giao thông qua đường sắt phải tuân theo những quy định sau đây: a) Nơi xây dựng đường ngang phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; b) Nơi không được phép xây dựng đường ngang phải xây dựng đường gom nằm ngoài hành lang an toàn giao thông đường sắt để dẫn tới đường ngang hoặc nút giao khác mức gần nhất. 5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về: a) Đường ngang, giao thông tại khu vực đường ngang; việc cấp, gia hạn Giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bãi bỏ đường ngang; b) Cầu chung, giao thông trên khu vực cầu chung; c) Kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang, cung cấp thông tin hỗ trợ cảnh giới tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. 6. Chính phủ quy định việc xử lý các vị trí đường sắt giao nhau với đường sắt, đường sắt giao nhau với đường bộ không phù hợp với quy định của Luật này, các lối đi tự mở và lộ trình thực hiện. Điều 18. Đường sắt và đường bộ chạy song song gần nhau 1. Trường hợp đường sắt, đường bộ chạy song song gần nhau thì phải bảo đảm đường này nằm ngoài hành lang an toàn giao thông của đường kia; trường hợp địa hình không cho phép thì trên lề đường bộ phía giáp với đường sắt phải xây dựng công trình phòng hộ ngăn cách, trừ trường hợp đỉnh ray đường sắt cao hơn mặt đường bộ từ 03 m trở lên. 2. Trường hợp đường sắt, đường bộ chạy song song chồng lên nhau thì khoảng cách theo phương thẳng đứng từ điểm cao nhất của mặt đường bộ phía dưới hoặc đỉnh ray đường sắt phía dưới đến điểm thấp nhất của kết cấu nhịp cầu phía trên phải bằng chiều cao bảo đảm an toàn giao thông của công trình phía dưới. Điều 19. Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt 1. Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt bao gồm: a) Cột tín hiệu, đèn tín hiệu; b) Biển hiệu, mốc hiệu; c) Biển báo; d) Rào, chắn; đ) Cọc mốc chỉ giới; e) Các báo hiệu khác. 2. Hệ thống báo hiệu cố định trên đường sắt phải được xây dựng, lắp đặt đầy đủ phù hợp với cấp kỹ thuật và loại đường sắt; bảo đảm thường xuyên hoạt động tốt. Mục 2. ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT Điều 20. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt 1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt là việc đầu tư xây dựng mới, đổi mới công nghệ, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật. 2. Việc góp vốn nhà nước tham gia vào dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị theo hình thức đối tác công tư trong thời gian xây dựng hoặc kéo dài suốt vòng đời dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng và công bố dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật. Điều 21. Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt 1. Kết cấu hạ tầng đường sắt đưa vào khai thác phải được bảo trì theo quy định của pháp luật. 2. Trách nhiệm quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định như sau: a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; tổ chức quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị; tổ chức quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư; c) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật khi được giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng; d) Tổ chức, cá nhân tự quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư theo quy định của pháp luật. Điều 22. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt 1. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước; nguồn thu từ khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt và nguồn thu khác được sử dụng theo quy định của pháp luật. 2. Bộ Giao thông vận tải quản lý, sử dụng nguồn tài chính được bố trí cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư. 3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, sử dụng nguồn tài chính được bố trí cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư. 4. Tổ chức, cá nhân tự tổ chức quản lý, sử dụng nguồn tài chính của mình cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư. Mục 3. BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT Điều 23. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt 1. Hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt bao gồm: các hoạt động nhằm bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm, phá hoại công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt. 2. Phạm vi bảo vệ công trình đường sắt là giới hạn được xác định bởi khoảng không, vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với công trình đường sắt để quản lý, bảo vệ, ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến ổn định công trình đường sắt và bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt, bao gồm: a) Phạm vi bảo vệ đường sắt; b) Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt; c) Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt; d) Phạm vi bảo vệ ga, đềpô đường sắt; đ) Phạm vi bảo vệ công trình thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện cho đường sắt; e) Phạm vi bảo vệ các công trình đường sắt khác. 3. Hành lang an toàn giao thông đường sắt là phạm vi được xác định bởi khoảng không, vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với phạm vi bảo vệ đường sắt để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt; phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết và bảo đảm tầm nhìn cho người tham gia giao thông. 4. Xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và tiến hành hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt: a) Việc xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và tiến hành hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt không được làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt; b) Trường hợp việc xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và tiến hành hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi đất dành cho đường sắt nhưng có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của công trình đường sắt hoặc an toàn giao thông vận tải đường sắt thì chủ đầu tư công trình, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và tiến hành hoạt động khác phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt; c) Chủ đầu tư công trình, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và tiến hành hoạt động khác phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho công trình đường sắt và an toàn giao thông vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 24. Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt 1. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm sau đây trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư: a) Tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đường sắt đi qua tổ chức bảo vệ công trình đường sắt đặc biệt quan trọng; c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt. 2. Ủy ban nhân dân các cấp nơi có đường sắt đi qua có trách nhiệm sau đây: a) Chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt và an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn; b) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị. 3. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm sau đây: a) Bảo vệ công trình đường sắt để bảo đảm giao thông vận tải đường sắt hoạt động thông suốt, an toàn; b) Trường hợp đất dành cho đường sắt bị xâm phạm phải kịp thời ngăn chặn, đồng thời báo cáo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để xử lý. 4. Tổ chức, cá nhân sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt để hoạt động giao thông vận tải phải thực hiện đúng quy định về bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt. 5. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, tham gia ứng cứu khi công trình đường sắt bị hư hỏng. Khi phát hiện công trình đường sắt bị hư hỏng hoặc hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt phải kịp thời báo cho Ủy ban nhân dân, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất. Người nhận được tin báo phải kịp thời thực hiện các biện pháp xử lý để bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt. Điều 25. Phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với kết cấu hạ tầng đường sắt 1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm sau đây: a) Xây dựng và thực hiện phương án phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng đường sắt được Nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng; b) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai. 2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư theo quy định của pháp luật. 3. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai đối với kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật. 5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai trong hoạt động đường sắt theo quy định của pháp luật. Chương III PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐƯỜNG SẮT, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT Mục 1. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐƯỜNG SẮT Điều 26. Công nghiệp đường sắt 1. Công nghiệp đường sắt bao gồm: a) Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông đường sắt; b) Sản xuất phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt. 2. Chính phủ quy định Danh mục phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Điều 27. Yêu cầu về phát triển công nghiệp đường sắt 1.[4] Phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường sắt và chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam theo từng thời kỳ. 2. Đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, dịch vụ vận tải đường sắt và bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. 3. Đầu tư dây chuyền công nghệ, chuyển giao công nghệ cho công nghiệp đường sắt phải bảo đảm tính đồng bộ, tiên tiến, hiện đại. Điều 28. Đầu tư phát triển công nghiệp đường sắt 1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, phát triển công nghiệp đường sắt. 2. Nhà nước đầu tư xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt kết nối từ đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị đến các cơ sở công nghiệp đường sắt theo quy hoạch. 3. Doanh nghiệp công nghiệp đường sắt tự đầu tư, nâng cấp, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, công trình công nghiệp đường sắt trong phạm vi cơ sở công nghiệp đường sắt. Điều 29. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ trong công nghiệp đường sắt 1. Việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ đường sắt phải bảo đảm tiên tiến, khả năng làm chủ và phát triển công nghệ. 2.[5] Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp đường sắt phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường sắt và đồng bộ với công nghệ được chuyển giao. 3. Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải tuân thủ quy định của pháp luật về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ. Mục 2. PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT Điều 30. Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông đường sắt 1. Phương tiện giao thông đường sắt khi tham gia giao thông phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; b) Có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp; c) Có Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực. 2. Phương tiện giao thông đường sắt khi di chuyển trong trường hợp đặc biệt được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Điều 31. Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt 1. Phương tiện giao thông đường sắt khi đáp ứng các yêu cầu sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt: a) Có nguồn gốc hợp pháp; b) Đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. 2. Phương tiện giao thông đường sắt khi thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu thì chủ phương tiện phải làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt. 3. Khi chuyển quyền sở hữu, chủ sở hữu mới của phương tiện giao thông đường sắt phải làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt theo tên chủ sở hữu mới. 4. Chủ sở hữu phương tiện giao thông đường sắt phải khai báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt để xóa đăng ký trong các trường hợp sau đây: a) Phương tiện giao thông đường sắt không còn sử dụng cho giao thông đường sắt; b) Phương tiện giao thông đường sắt bị mất tích, bị phá hủy. 5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc cấp, cấp lại, thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt. Điều 32. Đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt 1. Phương tiện giao thông đường sắt sản xuất, lắp ráp hoặc hoán cải, phục hồi phải được tổ chức đăng kiểm Việt Nam hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ủy quyền kiểm tra, giám sát và cấp Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt. 2. Phương tiện giao thông đường sắt trong quá trình khai thác sử dụng phải bảo đảm còn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ và được tổ chức đăng kiểm Việt Nam định kỳ kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt. 3. Chủ phương tiện giao thông đường sắt chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giữa hai kỳ kiểm tra của tổ chức đăng kiểm. 4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định: a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; b) Yêu cầu đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm; c) Tiêu chuẩn Đăng kiểm viên; d) Kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt. Điều 33. Thông tin, chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ khách hàng, thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt 1. Phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Có thông tin, chỉ dẫn cần thiết phục vụ khách hàng và phục vụ công tác quản lý; ký hiệu, thông tin, chỉ dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu; bảng niêm yết phải bố trí ở nơi dễ thấy, dễ đọc; b) Có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết để phục vụ khách hàng, thiết bị an toàn, dụng cụ thoát hiểm; thiết bị, dụng cụ và vật liệu chữa cháy; thuốc sơ cấp cứu và thiết bị cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng. 2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Điều này. Điều 34. Điều kiện nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt 1. Phương tiện giao thông đường sắt nhập khẩu để tham gia giao thông đường sắt phải bảo đảm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam và phải được tổ chức đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt. 2. Việc nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu. Chương IV NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU Điều 35. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu 1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm các chức danh sau đây: a) Trưởng tàu; b) Lái tàu, phụ lái tàu; c) Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga; d) Trực ban chạy tàu ga; đ) Trưởng dồn; e) Nhân viên gác ghi; g) Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe; h) Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm; i) Nhân viên gác đường ngang, cầu chung; k) Các chức danh nhân viên khác phù hợp với từng loại hình đường sắt. 2. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm việc phải có các điều kiện sau đây: a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh theo quy định của pháp luật; b) Có đủ điều kiện sức khỏe khi tuyển dụng và giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe định kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; c) Đối với lái tàu, ngoài các điều kiện quy định tại khoản này còn phải có giấy phép lái tàu. 3. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm nhiệm vụ có trách nhiệm sau đây: a) Thực hiện các công việc theo chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường sắt; b) Tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu; chấp hành các quy định, chỉ thị của cấp trên; c) Mặc đúng trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu và biển chức danh. 4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định: a) Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; b) Nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; c) Chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định tại điểm k khoản 1 Điều này. Điều 36. Giấy phép lái tàu 1. Giấy phép lái tàu được cấp cho người trực tiếp lái phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Luật này. 2. Người được cấp giấy phép lái tàu chỉ được lái loại phương tiện giao thông đường sắt đã quy định trong giấy phép lái tàu. 3. Người được cấp giấy phép lái tàu phải có các điều kiện sau đây: a) Có độ tuổi từ đủ 23 tuổi đến 55 tuổi đối với nam, từ đủ 23 tuổi đến 50 tuổi đối với nữ; có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe; b) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên ngành lái phương tiện giao thông đường sắt do cơ sở đào tạo cấp; c) Có thời gian làm phụ lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; d) Đã qua kỳ sát hạch đối với loại phương tiện giao thông đường sắt quy định trong giấy phép lái tàu. 4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu. Chương V TÍN HIỆU, QUY TẮC GIAO THÔNG VÀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT Mục 1. TÍN HIỆU, QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT Điều 37. Tín hiệu giao thông đường sắt 1. Hệ thống tín hiệu giao thông đường sắt bao gồm hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu, tín hiệu trên tàu và tín hiệu dưới mặt đất, biển báo hiệu, pháo hiệu phòng vệ, đuốc. Biểu thị của tín hiệu là mệnh lệnh và điều kiện chạy tàu, dồn tàu, dừng tàu. 2. Hệ thống tín hiệu giao thông đường sắt phải đầy đủ, chính xác, rõ ràng, bảo đảm an toàn và nâng cao hiệu suất chạy tàu. 3. Nhân viên đường sắt và người tham gia giao thông phải chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt. 4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về tín hiệu giao thông đường sắt. Điều 38. Quy tắc giao thông đường sắt 1. Quy tắc giao thông đường sắt bao gồm các quy định về chỉ huy chạy tàu, lập tàu, dồn tàu, chạy tàu, tránh tàu, vượt tàu, dừng tàu, lùi tàu. 2. Quy định về chỉ huy chạy tàu: a) Việc chạy tàu ở mỗi khu đoạn chỉ do một nhân viên điều độ chạy tàu tuyến chỉ huy. Mệnh lệnh chạy tàu phải được thực hiện thông qua sự chỉ huy của nhân viên điều độ chạy tàu tuyến. Điều độ chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, lái tàu phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh chỉ huy của nhân viên điều độ chạy tàu tuyến; b) Trong phạm vi ga đường sắt, điều độ chạy tàu ga hoặc trực ban chạy tàu ga là người chỉ huy chạy tàu. Trưởng tàu, lái tàu phải tuân theo mệnh lệnh của người chỉ huy chạy tàu hoặc tuân theo biểu thị của tín hiệu; c) Trên tàu, trưởng tàu là người chỉ huy cao nhất để bảo đảm chạy tàu an toàn; d) Trên tàu không bố trí trưởng tàu, đầu máy chạy đơn, tàu đường sắt đô thị, lái tàu là người chỉ huy cao nhất để bảo đảm chạy tàu an toàn. 3. Quy định về lập tàu: a) Việc lập tàu phải theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đường sắt; b) Toa xe phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thì mới được ghép nối. 4. Quy định về dồn tàu: a) Dồn tàu là việc di chuyển đầu máy, toa xe từ vị trí này sang vị trí khác trong phạm vi ga đường sắt, khu gian. Dồn tàu phải thực hiện theo kế hoạch của trực ban chạy tàu ga; b) Trong quá trình dồn tàu, lái tàu phải tuân theo sự điều khiển của trưởng dồn. 5. Quy định về chạy tàu: a) Khi chạy tàu, lái tàu phải tuân thủ các quy định sau đây: Điều khiển tàu đi từ ga, thông qua ga, dừng, tránh, vượt tại ga theo lệnh của trực ban chạy tàu ga. Chỉ được phép điều khiển tàu vào khu gian khi có chứng vật chạy tàu. Chỉ được phép điều khiển tàu vào ga, thông qua ga theo tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh và tín hiệu của trực ban chạy tàu ga. Điều khiển tốc độ chạy tàu theo quy định tại Điều 42 của Luật này. Trong quá trình chạy tàu, lái tàu và phụ lái tàu đang trong phiên trực không được rời vị trí làm việc; b) Tàu khách chỉ được chạy khi các cửa toa xe hành khách đã đóng. Cửa toa xe hành khách chỉ được mở khi tàu đã dừng hẳn tại ga đường sắt. 6. Quy định về tránh, vượt tàu: a) Việc tránh, vượt tàu phải thực hiện tại ga đường sắt; b) Lái tàu thực hiện việc tránh, vượt tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng theo lệnh của trực ban chạy tàu ga; trên đường sắt đô thị theo lệnh của điều độ chạy tàu đường sắt đô thị. 7. Quy định về dừng tàu, lùi tàu: Lái tàu phải dừng tàu khi thấy có tín hiệu dừng; khi phát hiện tình huống đe dọa đến an toàn chạy tàu hoặc nhận được tín hiệu dừng tàu khẩn cấp thì được phép dừng tàu hoặc lùi tàu khẩn cấp. Trường hợp dừng tàu, lùi tàu khẩn cấp, trưởng tàu, lái tàu có trách nhiệm thông báo cho nhà ga theo quy định. 8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Điều này. Điều 39. Giao thông tại đường ngang, cầu chung, trong hầm 1. Tại đường ngang, cầu chung, phương tiện giao thông vận tải đường sắt được quyền ưu tiên. 2. Lái tàu phải kéo còi trước khi đi vào đường ngang, cầu chung, hầm; phải bật đèn chiếu sáng khi đi trong hầm. 3. Người tham gia giao thông đường bộ khi đi qua đường ngang, cầu chung phải thực hiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và của Luật này. 4. Tại đường ngang, cầu chung có người gác, khi đèn tín hiệu không hoạt động hoặc báo hiệu sai quy định, chắn đường bộ bị hỏng thì nhân viên gác đường ngang, nhân viên gác cầu chung phải điều hành giao thông. Mục 2. BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT Điều 40. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt 1. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt bao gồm: a) Bảo đảm an toàn về người, phương tiện, tài sản của tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao thông vận tải đường sắt; b) Bảo đảm điều hành tập trung, thống nhất hoạt động giao thông vận tải trên đường sắt; c) Phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống hành vi phá hoại công trình đường sắt và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt; d) Các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông trên đường sắt và tại điểm giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ. 2. Tổ chức, cá nhân phải chấp hành quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt. 3. Hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. 4. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao thông vận tải đường sắt có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt. Lực lượng Công an và chính quyền địa phương các cấp nơi có đường sắt đi qua, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt. Điều 41. Điều hành giao thông vận tải đường sắt 1. Điều hành giao thông vận tải đường sắt phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: a) Tập trung, thống nhất; tuân thủ biểu đồ chạy tàu đã công bố; b) Bảo đảm giao thông vận tải đường sắt an toàn, thông suốt theo đúng biểu đồ chạy tàu; c) Bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt. 2. Điều hành giao thông vận tải đường sắt bao gồm các nội dung sau đây: a) Lập, phân bổ và công bố biểu đồ chạy tàu; b) Tổ chức chạy tàu thống nhất, tập trung, bảo đảm an toàn, thông suốt theo đúng biểu đồ chạy tàu đã công bố, quy định về tín hiệu giao thông đường sắt, quy tắc giao thông đường sắt và mệnh lệnh chạy tàu; c) Chỉ huy xử lý các sự cố khẩn cấp hoặc bất thường xảy ra trên đường sắt; d) Thu nhận và tổng hợp thông tin liên quan đến công tác điều hành giao thông vận tải đường sắt; đ) Phối hợp điều hành giao thông vận tải đường sắt với các tổ chức đường sắt quốc tế; e) Lưu trữ dữ liệu liên quan đến công tác điều hành theo quy định của pháp luật. 3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về điều hành giao thông vận tải đường sắt đô thị. Điều 42. Tải trọng, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ chạy tàu 1. Tải trọng đoàn tàu khai thác không được vượt tải trọng cho phép quy định trong công lệnh tải trọng cho từng khu đoạn, tuyến đường sắt. 2. Công lệnh tải trọng được xây dựng căn cứ vào trạng thái kỹ thuật, khả năng chịu lực của công trình và thiết bị cầu đường. 3. Công lệnh tốc độ được xây dựng căn cứ vào trạng thái kỹ thuật cho phép, khả năng khai thác của công trình đường sắt và tải trọng của phương tiện giao thông đường sắt. 4. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đoạn, tuyến đường sắt được giao kinh doanh. 5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng. 6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt đô thị. Điều 43. Biểu đồ chạy tàu 1. Biểu đồ chạy tàu là cơ sở của việc tổ chức chạy tàu, được xây dựng hằng năm, hằng kỳ và theo mùa cho từng tuyến và toàn mạng lưới đường sắt. Biểu đồ chạy tàu phải được xây dựng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn giao thông đường sắt và công bố công khai. 2. Việc xây dựng biểu đồ chạy tàu phải căn cứ vào các yếu tố sau đây: a) Nhu cầu của doanh nghiệp vận tải về thời gian vận tải, khối lượng hàng hóa, số lượng hành khách và chất lượng vận tải; tuyến vận tải, các ga đi, ga dừng và ga đến; b) Năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt và của phương tiện vận tải đường sắt; c) Yêu cầu về thời gian cho việc bảo trì, sửa chữa công trình đường sắt; d) Thứ tự ưu tiên các tàu chạy trên cùng một tuyến. 3. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng, công bố biểu đồ chạy tàu trên tuyến đường sắt do mình quản lý theo quy định. 4. Thẩm quyền quy định về xây dựng, công bố biểu đồ chạy tàu: a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc xây dựng, công bố biểu đồ chạy tàu và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về xây dựng, công bố biểu đồ chạy tàu và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu trên đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia. Điều 44. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt 1. Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện các công việc sau đây: a) Lái tàu hoặc nhân viên đường sắt khác trên tàu dừng tàu khẩn cấp; b) Trưởng tàu tổ chức phân công nhân viên đường sắt và người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của người bị nạn, đồng thời phải báo ngay cho tổ chức điều hành giao thông đường sắt hoặc ga đường sắt gần nhất. Trường hợp tàu, đường sắt bị hư hỏng, trưởng tàu lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cung cấp thông tin liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp tàu, đường sắt không bị hư hỏng, trưởng tàu tiếp tục cho tàu chạy sau khi đã lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cử người thay mình ở lại làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; c) Tổ chức điều hành hoặc ga đường sắt khi nhận được tin báo phải có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân nơi gần nhất để xử lý, giải quyết tai nạn đường sắt; d) Cơ quan Công an và Ủy ban nhân dân nơi gần nhất khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm đến ngay hiện trường để giải quyết. 2. Đối với đoàn tàu không bố trí trưởng tàu, khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, ngoài việc dừng tàu khẩn cấp thì lái tàu phải thực hiện các nhiệm vụ của trưởng tàu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Trường hợp tàu, đường sắt không bị hư hỏng, lái tàu chỉ được phép tiếp tục cho tàu chạy sau khi đã lập biên bản báo cáo về vụ tai nạn và cử nhân viên đường sắt khác thay mình ở lại làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Người điều khiển phương tiện giao thông khác khi đi qua nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu, trừ trường hợp đang làm nhiệm vụ khẩn cấp. 4. Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp có người chết không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm tổ chức chôn cất. 5. Mọi tổ chức, cá nhân không được gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt và hoạt động giao thông vận tải đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt. 6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt; phân tích, thống kê báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt. Điều 45. Xử lý khi phát hiện sự cố, vi phạm trên đường sắt 1. Người phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông vận tải đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho ga đường sắt, đơn vị đường sắt, chính quyền địa phương hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất biết để có biện pháp xử lý; trường hợp khẩn cấp, phải thực hiện ngay các biện pháp báo hiệu dừng tàu. 2. Tổ chức, cá nhân nhận được tin báo hoặc tín hiệu dừng tàu phải có ngay biện pháp xử lý bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sắt và thông báo cho đơn vị trực tiếp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt biết để chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục. 3. Tổ chức, cá nhân có hành vi gây sự cố cản trở, mất an toàn giao thông vận tải đường sắt phải bị xử lý; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Điều 46. Bảo vệ trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt 1. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt có trách nhiệm tổ chức bảo vệ trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp; chủ động phối hợp với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân để phòng ngừa, ngăn chặn và giải quyết theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về đường sắt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. 2. Lực lượng bảo vệ trên tàu được tổ chức trong doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trên các mạng đường sắt quốc gia. 3. Chính phủ quy định về tổ chức, trang phục, phù hiệu, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng bảo vệ trên tàu. Việc trang bị, quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Điều 47. Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của lực lượng Công an 1. Lực lượng Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây: a) Kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật; b) Điều tra xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường sắt; c) Chủ trì, phối hợp với thanh tra giao thông, lực lượng bảo vệ đường sắt và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt. 2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, nội dung kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm và điều tra xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt. Điều 48. Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt của Ủy ban nhân dân nơi có đường sắt đi qua Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nội dung sau đây: 1. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt; 2. Khi giao đất, cho thuê đất dọc ngoài hành lang an toàn giao thông đường sắt phải bố trí đất để xây dựng đường gom, cầu vượt, hầm chui, hàng rào để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt; 3. Thực hiện các biện pháp bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; 4. Quản lý, tăng cường các điều kiện an toàn giao thông tại lối đi tự mở; giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở hiện có theo lộ trình; chịu trách nhiệm trong việc phát sinh lối đi tự mở mới; 5. Bảo đảm kinh phí để thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông trong phạm vi trách nhiệm của địa phương; 6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật; 7. Tham gia giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định tại Điều 44 của Luật này; 8. Người đứng đầu địa phương nơi có đường sắt đi qua phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn mình quản lý theo quy định của pháp luật. Chương VI KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT Mục 1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT Điều 49. Hoạt động kinh doanh đường sắt 1. Kinh doanh đường sắt bao gồm kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh vận tải đường sắt, kinh doanh đường sắt đô thị. 2. Kinh doanh đường sắt là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. 3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này. Mục 2. KINH DOANH KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT Điều 50. Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt 1. Kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư được giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt cho doanh nghiệp để kinh doanh theo quy định. 2. Tổ chức, cá nhân sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư hoặc do tổ chức, cá nhân khác đầu tư để hoạt động kinh doanh phải trả tiền sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt. Điều 51. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt 1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có các quyền sau đây: a) Được sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định; b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến kết cấu hạ tầng đường sắt phải thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kết cấu hạ tầng đường sắt; c) Xây dựng và trình duyệt giá thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư trong phạm vi được giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng; d) Tạm đình chỉ chạy tàu khi thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn chạy tàu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; đ) Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hỏng do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc tổ chức, cá nhân khác gây ra; e) Được Nhà nước hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này; g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có các nghĩa vụ sau đây: a) Quản lý sử dụng tài sản thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật; b) Duy trì trạng thái kỹ thuật, chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt đã công bố bảo đảm giao thông đường sắt luôn an toàn, thông suốt; c) Xây dựng, công bố công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng, biểu đồ chạy tàu trên các tuyến, đoạn tuyến, khu đoạn để làm cơ sở cho việc chạy tàu; d) Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt trên hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị khi được Nhà nước giao. Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt và khách hàng thông tin về dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt và năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt khi có yêu cầu; đ) Thông báo kịp thời sự cố đe dọa an toàn chạy tàu và việc tạm đình chỉ chạy tàu cho trực ban chạy tàu ga ở hai đầu khu gian nơi xảy ra sự cố, nhân viên điều hành giao thông vận tải đường sắt, khách hàng sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt; e) Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và lệnh chạy tàu đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu; g) Khi được Nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền khai thác mà tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hỏng do lỗi chủ quan của mình, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải có trách nhiệm tự khôi phục; h) Trả tiền sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định; i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Mục 3. KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT Điều 52. Kinh doanh vận tải đường sắt 1. Kinh doanh vận tải đường sắt gồm kinh doanh vận tải hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường sắt. 2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia. 3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về vận tải đường sắt trên đường sắt đô thị. Điều 53. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt 1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các quyền sau đây: a) Được cung cấp các thông tin về kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt liên quan đến năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt; b) Được sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt trên hệ thống đường sắt để kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định; c) Tạm ngừng chạy tàu khi xét thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn chạy tàu đồng thời phải thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; d) Được bồi thường thiệt hại do lỗi doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc do tổ chức, cá nhân khác gây ra; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các nghĩa vụ sau đây: a) Tổ chức chạy tàu theo đúng biểu đồ chạy tàu, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ đã được doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt công bố; b) Ưu tiên thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; c) Phải ngừng chạy tàu khi nhận được thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt; d) Trả tiền sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt, dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt; đ) Bảo đảm đủ điều kiện an toàn chạy tàu trong quá trình khai thác; e) Chịu sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trong việc phòng, chống sự cố, thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật; g) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; h) Cung cấp các thông tin về nhu cầu vận tải, năng lực phương tiện, thiết bị vận tải cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phục vụ cho việc xây dựng, phân bổ biểu đồ chạy tàu và làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt; i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 54. Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý 1. Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với hành khách về vận chuyển hành khách, hành lý, theo đó doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nhận vận chuyển hành khách, hành lý từ nơi đi đến nơi đến. Hợp đồng vận tải hành khách, hành lý xác định quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên và được lập thành văn bản hoặc hình thức khác mà hai bên thỏa thuận. 2. Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận tải hành khách. Vé hành khách do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách phát hành theo quy định của pháp luật. Điều 55. Hợp đồng vận tải hàng hóa 1. Hợp đồng vận tải hàng hóa là sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với người thuê vận tải, theo đó doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt nhận vận chuyển hàng hóa từ nơi nhận đến nơi đến và giao hàng hóa cho người nhận hàng được quy định trong hợp đồng. Hợp đồng vận tải hàng hóa xác định quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên và được lập thành văn bản hoặc hình thức khác mà hai bên thỏa thuận. 2. Hóa đơn gửi hàng hóa là bộ phận của hợp đồng vận tải do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phát hành theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm lập hóa đơn và giao cho người thuê vận tải sau khi người thuê vận tải giao hàng hóa; có chữ ký của người thuê vận tải hoặc người được người thuê vận tải ủy quyền. Hóa đơn gửi hàng hóa là chứng từ giao nhận hàng hóa giữa doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và người thuê vận tải, là chứng cứ để giải quyết tranh chấp. 3. Hóa đơn gửi hàng hóa phải ghi rõ loại hàng hóa; ký hiệu, mã hiệu hàng hóa; số lượng, khối lượng hàng hóa; nơi giao hàng hóa, nơi nhận hàng hóa, tên và địa chỉ của người gửi hàng, tên và địa chỉ của người nhận hàng; giá vận tải và các chi phí phát sinh; các chi tiết khác mà doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và người thuê vận tải thỏa thuận ghi vào hóa đơn gửi hàng hóa; xác nhận của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt về tình trạng hàng hóa nhận vận tải. Điều 56. Giá vận tải đường sắt 1.[6] Giá vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa trên đường sắt quốc gia do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt quyết định; giá vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá theo quy định của pháp luật về giá; giá vận tải trên đường sắt chuyên dùng do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng quyết định. 2. Giá vận tải đường sắt phải được niêm yết tại ga đường sắt và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trước thời điểm áp dụng. 3. Giá vận tải hàng siêu trường, siêu trọng do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt và người thuê vận tải thỏa thuận. 4. Chính phủ quy định việc miễn, giảm giá vận tải hành khách cho đối tượng chính sách xã hội. Điều 57. Vận tải quốc tế 1. Vận tải quốc tế là vận tải từ Việt Nam đến nước ngoài, vận tải từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc quá cảnh Việt Nam đến nước thứ ba bằng đường sắt. 2. Hoạt động vận tải quốc tế bằng đường sắt phải đáp ứng quy định của điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Điều 58. Vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội 1. Vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt là vận tải người, hàng hóa và trang thiết bị để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn, dịch bệnh, thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp về quốc phòng, an ninh. 2. Vận tải phục vụ nhiệm vụ an sinh xã hội là vận tải hành khách trên tuyến, đoạn tuyến, khu đoạn đường sắt nhằm phục vụ cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung và việc vận tải này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí. 3. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được hỗ trợ theo quy định tại Điều 68 của Luật này. Điều 59. Trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh vận tải hành khách 1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách phải mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính trong giá vé hành khách. 2. Vé hành khách, giấy tờ đi tàu là bằng chứng để chi trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. 3. Việc bảo hiểm cho hành khách thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Điều 60. Quyền, nghĩa vụ của hành khách 1. Hành khách có các quyền sau đây: a) Được hưởng mọi quyền lợi theo đúng hạng vé và không phải trả tiền vận chuyển đối với hành lý mang theo người trong phạm vi khối lượng và chủng loại theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt; b) Trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy và chịu các khoản chi phí (nếu có) theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt; c) Được hoàn trả tiền vé, bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh khi bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật; d) Được bảo hiểm về tính mạng, sức khỏe theo quy định của pháp luật; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Hành khách có các nghĩa vụ sau đây: a) Phải có vé hành khách, vé hành lý và tự bảo quản hành lý mang theo người; b) Bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt; c) Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy đi tàu và quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều 61. Quyền, nghĩa vụ của người thuê vận tải 1. Người thuê vận tải có các quyền sau đây: a) Thay đổi hợp đồng vận tải hàng hóa kể cả khi hàng hóa đã giao cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc hàng hóa đã xếp lên toa xe và chịu chi phí phát sinh do thay đổi hợp đồng vận tải; b) Chỉ định lại người nhận hàng khi hàng hóa đó chưa được giao cho người có quyền nhận hàng trước đó; được thay đổi địa điểm giao hàng hoặc yêu cầu vận chuyển hàng hóa trở lại nơi gửi hàng và phải chịu mọi chi phí phát sinh do thay đổi người nhận hàng và địa điểm giao hàng; c) Được bồi thường thiệt hại khi hàng hóa bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng, quá thời hạn vận chuyển do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt gây ra theo quy định của pháp luật. 2. Người thuê vận tải có các nghĩa vụ sau đây: a) Kê khai hàng hóa trung thực và chịu trách nhiệm về việc kê khai đó; b) Trả tiền vận tải đúng thời hạn, hình thức thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng; c) Thực hiện việc đóng gói hàng hóa và các điều kiện vận chuyển hàng hóa theo hướng dẫn của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt; d) Giao hàng hóa cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đúng thời hạn, địa điểm; đ) Cung cấp giấy tờ, tài liệu và thông tin cần thiết khác về hàng hóa; e) Bồi thường thiệt hại do việc kê khai không trung thực về hàng hóa gây thiệt hại cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc thiệt hại khác do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật. Điều 62. Vận tải hàng nguy hiểm 1. Hàng nguy hiểm là hàng khi vận chuyển trên đường sắt có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng của con người và vệ sinh môi trường. 2. Việc vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt phải tuân theo quy định của pháp luật về vận tải hàng nguy hiểm và bảo vệ môi trường. 3. Phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm đủ các điều kiện an toàn kỹ thuật mới được vận tải hàng nguy hiểm. 4. Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm và điều kiện xếp, dỡ, vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt. Điều 63. Vận tải động vật sống Vận tải động vật sống trên đường sắt phải tuân theo các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh, phòng dịch và bảo vệ môi trường. Điều 64. Vận tải thi hài, hài cốt trên đường sắt quốc gia 1. Thi hài, hài cốt khi vận chuyển trên đường sắt quốc gia phải có người áp tải. 2. Thi hài, hài cốt khi vận chuyển trên đường sắt quốc gia phải bảo đảm vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ môi trường và có đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật. Điều 65. Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng 1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt khi vận tải hàng siêu trường, siêu trọng phải có phương án tổ chức xếp, dỡ, gia cố, vận chuyển, bảo đảm an toàn chạy tàu và kết cấu hạ tầng đường sắt. 2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hàng siêu trường, siêu trọng trên đường sắt. Mục 4. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT Điều 66. Phí, giá sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt 1. Phí, giá sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu là khoản tiền phải trả khi sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu để được chạy tàu trong ga, trên tuyến hoặc khu đoạn đường sắt. a) Phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu áp dụng đối với phương thức giao sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư. b) Giá sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt trực tiếp liên quan đến chạy tàu áp dụng đối với phương thức cho thuê hoặc chuyển nhượng có thời hạn quyền sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư. 2. Giá sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt không trực tiếp liên quan đến chạy tàu là khoản tiền phải trả để được sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt không trực tiếp liên quan đến chạy tàu. 3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định về phí, giá sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư. Điều 67. Giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt 1. Giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt là khoản tiền phải trả khi sử dụng dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt để chạy tàu trong ga, trên tuyến hoặc khu đoạn đường sắt. 2. Thẩm quyền định giá được quy định như sau: a)[7] Bộ Giao thông vận tải định giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt trên kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật về giá; b) Tổ chức, cá nhân quyết định giá dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt trên kết cấu hạ tầng đường sắt do mình đầu tư. Điều 68. Hỗ trợ đối với doanh nghiệp kinh doanh đường sắt trong việc thực hiện phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội 1. Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh đường sắt trong trường hợp vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp đủ chi phí hợp lý của doanh nghiệp. ### 2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 69. Quản lý, sử dụng nguồn thu từ việc Nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư Nguồn thu từ việc Nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng có thời hạn đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Chương VII ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ Điều 70. Yêu cầu chung đối với đường sắt đô thị 1.[8] Phát triển đường sắt đô thị phải phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và tạo động lực cho quá trình phát triển đô thị. 2. Kết nối hiệu quả các phương thức vận tải khác trong đô thị để chuyên chở hành khách. Công trình đường sắt đô thị phải được đấu nối không gian và đấu nối kỹ thuật với các công trình lân cận, đáp ứng tính đồng bộ theo quy hoạch đô thị. 3. Công trình, phương tiện, thiết bị đường sắt đô thị phải đáp ứng yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, bảo đảm đồng bộ, an toàn, quốc phòng, an ninh, phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn, cảnh quan đô thị và bảo vệ môi trường. 4. Hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Không được trồng cây, xây dựng công trình trái phép trong phạm vi hành lang; b) Phải được cách ly để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép; c) Đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác phòng chống, cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn. 5. Phải bảo đảm thuận tiện cho hành khách và bảo đảm tiếp cận sử dụng cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật. Điều 71. Các loại hình đường sắt đô thị 1. Đường sắt đô thị bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện đi trên mặt đất, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt. 2. Việc xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các loại hình đường sắt đô thị thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Điều 72. Chính sách phát triển đường sắt đô thị 1. Các chính sách quy định tại Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước huy động các nguồn lực để phát triển đường sắt đô thị thành một trong những loại hình giao thông chủ yếu ở các đô thị lớn. 3. Nhà nước hỗ trợ cho kinh doanh đường sắt đô thị. Điều 73. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc đầu tư, xây dựng, quản lý đường sắt đô thị 1. Tổ chức đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác đường sắt đô thị trên địa bàn quản lý. 2. Quyết định áp dụng tiêu chuẩn cho đường sắt đô thị. 3. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị. 4. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ giá vận tải đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật. Điều 74. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị 1. Thực hiện quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định tại Điều 51 và Điều 53 của Luật này. 2. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Điều 75. Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị 1. Kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị phải bảo đảm ổn định, bền vững và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về an toàn, môi trường, phòng, chống cháy, nổ tương ứng với loại hình đường sắt đô thị được đầu tư. 2. Hệ thống cung cấp điện sức kéo phải được điều khiển, giám sát tập trung, ổn định và có khả năng dự phòng để không làm gián đoạn chạy tàu. 3. Hệ thống quản lý điều hành chạy tàu phải theo phương thức tập trung. ### 4. Thông tin, chỉ dẫn cần thiết phục vụ khách hàng phải rõ ràng, dễ hiểu bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Điều 76. Hệ thống kiểm soát vé 1. Hệ thống kiểm soát vé sử dụng công nghệ hiện đại, đồng nhất và có khả năng kết nối với hệ thống kiểm soát vé của các loại hình giao thông khác. 2. Thiết bị của hệ thống kiểm soát vé phải bảo đảm ngăn ngừa, hạn chế hành động phá hoại, truy cập trái phép. 3. Hệ thống kiểm soát vé phải bảo đảm dễ tiếp cận và sử dụng, an toàn cho hành khách, nhân viên đường sắt. Điều 77. Quản lý an toàn đường sắt đô thị 1. Đường sắt đô thị xây dựng mới hoặc nâng cấp trước khi đưa vào khai thác phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; thẩm định, cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị. 2. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị phải xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn và được cấp Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị. 3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị và cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị, Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị. Chương VIII ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO Điều 78. Yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao 1. Kết nối hiệu quả các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm và phương thức vận tải khác. 2. Bảo đảm đồng bộ, hiện đại, an toàn, phòng, chống thiên tai và bảo vệ môi trường. 3. Phải được nghiên cứu tổng thể toàn tuyến và tổ chức xây dựng theo nhu cầu vận tải, khả năng huy động vốn. 4. Công trình và phương tiện, thiết bị đường sắt tốc độ cao phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật bảo đảm đồng bộ, an toàn, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn. 5. Phải duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác chạy tàu an toàn. 6. Đất dành cho đường sắt tốc độ cao theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải được cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng để quản lý, chuẩn bị đầu tư xây dựng. 7. Hành lang an toàn của đường sắt tốc độ cao phải được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép. 8. Phải bảo đảm thuận tiện cho hành khách và bảo đảm tiếp cận sử dụng cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật. 9. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ phù hợp với kế hoạch xây dựng và đáp ứng yêu cầu quản lý, vận hành, khai thác. Điều 79. Chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao 1. Các chính sách quy định tại Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý, bảo trì và khai thác, kinh doanh đường sắt tốc độ cao. 3. Tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. 4. Phát triển đường sắt tốc độ cao đồng bộ, hiện đại. Điều 80. Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao 1. Kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm ổn định, bền vững và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về an toàn, môi trường, phòng, chống cháy, nổ tương ứng với loại hình đường sắt tốc độ cao được đầu tư. 2. Hệ thống cung cấp điện sức kéo phải được điều khiển, giám sát tập trung, ổn định và có khả năng dự phòng để không làm gián đoạn chạy tàu. 3. Hệ thống quản lý điều hành chạy tàu phải theo phương thức tập trung. ### 4. Thông tin, chỉ dẫn cần thiết phục vụ khách hàng phải rõ ràng, dễ hiểu bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Điều 81. Quản lý, khai thác, bảo trì đường sắt tốc độ cao 1. Nhà nước bảo đảm kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao do Nhà nước đầu tư. 2. Nhà đầu tư bảo đảm kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao do mình đầu tư. 3. Việc tổ chức khai thác đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm an toàn, thuận tiện, hiệu quả. Điều 82. Quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao 1. Đường sắt tốc độ cao xây dựng mới hoặc nâng cấp trước khi đưa vào khai thác phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống. 2. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt tốc độ cao phải xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn. Chương IX QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐƯỜNG SẮT Điều 83. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt 1.[9] Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới đường sắt, quy hoạch tuyến đường sắt, ga đường sắt và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch và chính sách phát triển đường sắt. 2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành đường sắt. 3. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đường sắt. 4. Quản lý việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt; công bố đóng, mở ga, tuyến đường sắt. 5. Quản lý vốn đầu tư công đầu tư trong lĩnh vực đường sắt; quản lý công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt. 6. Quản lý hoạt động vận tải đường sắt và hoạt động điều hành giao thông vận tải đường sắt. 7. Quản lý việc tổ chức bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động đường sắt; tổ chức quản lý và bảo đảm an ninh, an toàn cho các đoàn tàu thực hiện nhiệm vụ đặc biệt. 8. Quản lý hoạt động phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và điều tra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt. 9. Cấp, cấp lại, công nhận, thu hồi, xóa chứng chỉ, giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động đường sắt. 10. Tổ chức thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt. 11. Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong hoạt động đường sắt. 12. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đường sắt. 13. Quản lý giá, phí và lệ phí trong hoạt động đường sắt. 14. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đường sắt. Điều 84. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt. 2. Bộ Giao thông vận tải là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt. 3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về đường sắt. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt. Điều 85. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đường sắt 1. Mọi tổ chức hoạt động trong lĩnh vực đường sắt có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đường sắt cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên thuộc phạm vi quản lý của mình; phối hợp với chính quyền địa phương các cấp nơi có đường sắt đi qua tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật về đường sắt. 2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phổ biến và giáo dục pháp luật về đường sắt cho Nhân dân tại địa phương. 3. Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đường sắt thường xuyên, rộng rãi đến người dân. 4. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc giáo dục pháp luật về đường sắt trong các cơ sở giáo dục. 5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về đường sắt. Chương X # ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[10] Điều 86. Hiệu lực thi hành 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018. 2. Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Điều 87. Quy định chuyển tiếp 1. Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt đã được phê duyệt trước thời điểm Luật này có hiệu lực thì không phải phê duyệt lại, các hoạt động tiếp theo chưa được thực hiện thì thực hiện theo quy định của Luật này. 2. Đối với những vị trí kết nối ray các tuyến đường sắt đang tồn tại đến trước thời điểm Luật này có hiệu lực mà chưa thực hiện được theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này thì doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải có biện pháp bảo đảm an toàn chạy tàu. 3. Đối với những vị trí đường sắt giao nhau cùng mức với đường sắt đang tồn tại đến trước thời điểm Luật này có hiệu lực mà chưa thực hiện được theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này thì doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải có biện pháp bảo đảm an toàn chạy tàu. 4. Đối với những lối đi tự mở tồn tại đến trước thời điểm Luật này có hiệu lực mà chưa thực hiện được theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 17 của Luật này thì Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước liên quan và doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, đường bộ./. XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT CHỦ NHIỆM Bùi Văn Cường [1] Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch có căn cứ ban hành như sau: “ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến quy hoạch của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13, Luật Đường sắt số 06/2017/QH14, Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 48/2014/QH13 và Luật số 97/2015/QH13, Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 08/2017/QH14, Luật Đất đai số 45/2013/QH13, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12, Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13, Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13, Luật Đê điều số 79/2006/QH11, Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14, Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12, Luật Đo lường số 04/2011/QH13, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12, Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13, Luật Xuất bản số 19/2012/QH13, Luật Báo chí số 103/2016/QH13, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh số 30/2013/QH13, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 71/2014/QH13, Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 62/2010/QH12, Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2009/QH12, Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 77/2015/QH13, Luật Dầu khí năm 1993 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 19/2000/QH10 và Luật số 10/2008/QH12, Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 92/2015/QH13, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 46/2014/QH13 và Luật số 97/2015/QH13, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12, Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12. ”. Luật Giá số 16/2023/QH15 có căn cứ ban hành như sau: “ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật Giá. ”. [2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. [3] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. [4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. [5] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. [6] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 73 của Luật Giá số 16/2023/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. [7] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 73 của Luật Giá số 16/2023/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. [8] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. [9] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. [10] Điều 31 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 quy định như sau: “ Điều 31.Hiệu lực thi hành Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. ”. Điều 74 và Điều 75 của Luật Giá số 16/2023/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 quy định như sau: “ Điều 74. Hiệu lực thi hành 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, hội đồng thẩm định giá phải có ít nhất 01 thành viên có một trong các chứng nhận chuyên môn sau đây: a) Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành giá, thẩm định giá; b) Thẻ thẩm định viên về giá; c) Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ về thẩm định giá; d) Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước. 3. Luật Giá số 11/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 61/2014/QH13, Luật số 64/2020/QH14 và Luật số 07/2022/QH15 (sau đây gọi chung là Luật Giá số 11/2012/QH13) hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ các quy định tại Điều 75 của Luật này. Điều 75. Quy định chuyển tiếp 1. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, các doanh nghiệp thẩm định giá đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Luật Giá số 11/2012/QH13 phải bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Luật này. Sau thời hạn nêu trên mà doanh nghiệp thẩm định giá không bảo đảm điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của Luật này, Bộ Tài chính thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá . 2. Người được cấp thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của Luật Giá số 11/2012/QH13 thì được tiếp tục đăng ký hành nghề thẩm định giá trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản và thẩm định giá doanh nghiệp theo quy định của Luật này. ”.
Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Van-ban-hop-nhat-05-VBHN-VPQH-2023-Luat-Duong-sat-588951.aspx
{'official_number': ['05/VBHN-VPQH'], 'document_info': ['Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Đường sắt do Văn phòng Quốc hội ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Văn phòng quốc hội', ''], 'signer': ['Bùi Văn Cường'], 'document_type': ['Văn bản hợp nhất'], 'document_field': ['Giao thông - Vận tải'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '02/08/2023', 'effective_date': '', 'enforced_date': '27/11/2023', 'note': ''}
5
"BỘ TÀI CHÍNH \n CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM \nĐộc lập Tự do Hạnh ph(...TRUNCATED)
Công văn 5628/BTC-TCHQ
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-5628-BTC-TCHQ-nam-2014-hoan-thue-khong-thu-thue-loai-hinh-tam-nhap-tai-che-do-my-nghe-228469.aspx
"{'official_number': ['5628/BTC-TCHQ'], 'document_info': ['Công văn 5628/BTC-TCHQ năm 2014 về h(...TRUNCATED)
6
"HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN \nTỈNH BẠC LIÊU \n CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM \nĐ(...TRUNCATED)
Nghị quyết 21/NQ-HĐND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-21-NQ-HDND-2024-chuong-trinh-giam-sat-cua-Hoi-dong-nhan-dan-Bac-Lieu-631904.aspx
"{'official_number': ['21/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2024 về C(...TRUNCATED)
7
"ỦY BAN NHÂN DÂN \nTỈNH QUẢNG NINH \n CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM \nĐộc(...TRUNCATED)
Quyết định 390/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-390-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Giao-duc-Dao-tao-So-Giao-duc-Quang-Ninh-603137.aspx
"{'official_number': ['390/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 390/QĐ-UBND năm 2024 cô(...TRUNCATED)
8
"ỦY BAN NHÂN DÂN \nTỈNH QUẢNG NAM \n CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM \nĐộc (...TRUNCATED)
Quyết định 2401/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Quyet-dinh-2401-QD-UBND-2024-Quy-che-phoi-hop-cong-tac-phong-ngua-vi-pham-thuy-loi-Quang-Nam-627838.aspx
"{'official_number': ['2401/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2401/QĐ-UBND năm 2024 v(...TRUNCATED)
9
"ỦY BAN NHÂN DÂN \nTỈNH QUẢNG NGÃI \n CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM \nĐộ(...TRUNCATED)
Quyết định 267/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-267-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Du-lich-So-Van-hoa-Quang-Ngai-619925.aspx
"{'official_number': ['267/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 267/QĐ-UBND năm 2024 cô(...TRUNCATED)
README.md exists but content is empty.
Downloads last month
54

Models trained or fine-tuned on 52100303-TranPhuocSang/vi-legal-documents-20k-pretrain