Search is not available for this dataset
text
stringlengths 6
577k
| source
stringclasses 2
values |
---|---|
Chi (sinh học)
Chi, một số tài liệu về phân loại động vật trong tiếng Việt còn gọi là giống (tiếng Latinh số ít genus, số nhiều genera), là một đơn vị phân loại sinh học dùng để chỉ một hoặc một nhóm loài có kiểu hình tương tự và mối quan hệ tiến hóa gần gũi với nhau. Trong danh pháp hai phần, in nghiêng, tên một loài gồm chữ thứ nhất là tên chi được viết hoa, chữ thứ hai chỉ một đặc điểm nổi bật của loài. Ví dụ loài người có tên khoa học Homo sapiens, thuộc chi Homo; loài hổ có tên khoa học là Panthera tigris, thuộc chi Panthera. Phân loại học Sinh học ^ “Thuật ngữ "Chi" và "Giống" trong phân loại học sinh vật”. | wikipedia |
Chính phủ Philippines
Chính phủ Philippines (tiếng Filipino: Pamahalaan ng Pilipinas) là chính quyền quốc gia của Philippines. Nó được điều hành dưới sự thống nhất của một nền dân chủ đại nghị Tổng thống chế và nền Cộng hòa lập hiến. Tổng thống vừa là người đứng đầu nhà nước và vừa là người đứng đầu chính phủ của đất nước trong một hệ thống đa Đảng. Chính phủ gồm ba nhánh quyền lực phụ thuộc lẫn nhau: lập pháp, hành pháp, và tư pháp. Quyền hạn của các nhánh do Hiến pháp Philippines quy định trong các điều sau đây: Quyền lập pháp được trao cho Quốc hội lưỡng viện của Philippines - Thượng nghị viện và Viện dân biểu (tức Hạ nghị viện). Quyền hành pháp được thực hiện bởi Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống. Quyền tư pháp được trao cho tòa án với Toà án Tối cao của Philippines là cơ quan tư pháp cao nhất. Quyền lập pháp được trao cho Quốc hội Philippines bao gồm Thượng viện và Viện dân biểu (tức Hạ viện). Thượng viện được đặt tại thành phố Pasay, trong khi Hạ viện nằm ở thành phố Quezon. Cả hai đều thuộc Metro Manila. Ở Viện dân biểu, quận và các đại diện khu vực được bầu cho nhiệm kỳ ba năm. Họ có thể được tái đắc cử nhưng không được phép tham gia nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp. Thượng nghị sĩ được bầu vào nhiệm kỳ sáu năm. Họ có thể được tái đắc cử nhưng không được tranh cử lần thứ ba liên tiếp. Viện dân biểu có thể lựa chọn để bỏ trống một vị trí lập pháp, dẫn đến một cuộc bầu cử đặc biệt. Người chiến thắng trong cuộc bầu cử đặc biệt đó sẽ phục vụ nhiệm kỳ chưa hoàn thành của đại biểu khu vực trước đó và sẽ được coi là một nhiệm kỳ chọn lọc. Quy tắc tương tự cũng được áp dụng trong Thượng viện, tuy nhiên nó chỉ được áp dụng nếu ghế đã bị bỏ trống trước một cuộc bầu cử lập pháp thông thường. Chủ tịch Thượng viện đương nhiệm là ông Aquilino Pimentel III, và Phát ngôn viên Viện dân biểu là ông Pantaleon Alvarez. Nhánh lập pháp: Chính quyền quốc gia Thượng viện Viện dân biểu Chính quyền địa phương Sangguniang Panlalawigan (Cấp tỉnh) Hội đồng Lập pháp Vùng Sangguniang Panlungsod (Cấp thành phố) Sangguniang Bayan (Cấp đô thị tự trị) Sangguniang Barangay (Cấp Barangay) Quyền hành pháp được trao cho Tổng thống Philippines. Tổng thống được bầu theo phiếu phổ thông. Nơi làm việc chính của Tổng thống là Điện Malacañang ở San Miguel, Manila. Nhánh hành pháp hiện đứng đầu bởi Tổng thống Rodrigo Duterte. Tổng thống cũng là Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Philippines. Đứng hàng thứ hai là Phó Tổng thống được bầu cử độc lập với Tổng thống. Phó Tổng thống là người kế nhiệm thứ nhất nếu Tổng thống từ chức, bị buộc tội hoặc chết. Phó Tổng thống thường, mặc dù không phải luôn luôn, là thành viên của Nội các của Tổng thống. Nếu vị trí Phó Tổng thống bỏ trống, Tổng thống sẽ chỉ định một thành viên của Quốc hội (thường là một Đảng viên) làm Phó tổng thống mới. Sự bổ nhiệm phải được phê chuẩn bởi ba phần tư phiếu của Quốc hội. Ban lãnh đạo hành pháp: Chính quyền quốc gia Tổng thống Phó Tổng thống Thư ký Nội các Chính quyền địa phương Thống đốc Tỉnh / Vùng Phó Thống đốc Tỉnh / Vùng Thị trưởng Đô thị tự trị / Thành phố Phó thị trưởng Đô thị tự trị / Thành phố Chủ tịch Barangay Quyền tư pháp được trao cho Tòa án Tối cao Philippines và các tòa án cấp thấp được thành lập theo luật. Tòa án tối cao, do Chánh án đứng đầu và 14 Thẩm phán liên đới, giữ vị trí cao nhất trong hệ thống tư pháp. Các thẩm phán phục vụ cho đến tuổi 70. Các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội đồng Luật và Tòa án của Philippines. Chánh án đương nhiệm là bà Maria Lourdes Sereno, Chánh án thứ 24 của Philippines. Các loại tòa án khác, có thẩm quyền khác nhau xung quanh quần đảo là:: Các toà án cấp thấp hơn: Tòa phúc thẩm Tòa phúc thẩm thuế Sandiganbayan (Tòa phúc thẩm đặc biệt) Các toà án cấp thông thường: Toà án xét xử khu vực Toà án xét xử phạm vi đô thị tự trị Các toà án Hồi giáo: Tòa Sharia cấp quận Tòa Sharia yessy cấp khu vực Điều 9 của Hiến pháp Philippines thiết lập ba Ủy ban hiến pháp gồm: Ủy ban Công vụ, Ủy ban Bầu cử và Ủy ban Kiểm toán. Chính phủ và cả ba nhánh quyền lực được kiểm soát độc lập bởi Văn phòng Thanh tra (tiếng Filipino: Tanodbayan). Thanh tra Philippines được trao nhiệm vụ điều tra và truy tố bất kỳ quan chức chính phủ nào bị cáo buộc phạm tội, đặc biệt là tội hối lộ và tham nhũng. Thanh tra Philippines có sáu người gồm Tổng đại diện, Đại diện Luzon, Đại diện Visayas, Đại diện Mindanao, Đại diện Lực lượng vũ trang và Kiểm sát viên Đặc biệt. Philippines có bốn cấp chính của các đơn vị hành chính được bầu, thường gộp lại với nhau thành các đơn vị chính quyền địa phương (LGUs). Đó là: Vùng tự trị Tỉnh (lalawigan, probinsiya, kapuoran) và các thành phố độc lập (lungsod, siyudad/ciudad, dakbayan, dakbanwa, lakanbalen) Đô thị tự trị (bayan, balen, bungto, banwa) và các thành phố trực thuộc (lungsod, siyudad/ciudad, dakbayan, dakbanwa, lakanbalen) Barangays (hay barrio) Ngoài ra, chính phủ cũng nhóm các tỉnh và thành phố độc lập vào các vùng, ví dụ: Metro Manila hoặc Vùng VI. Tổng thống có đặc quyền thành lập, bãi bỏ và xác định thành phần của các vùng, được thực hiện thường xuyên nhất với sự tham vấn của các đơn vị địa phương bị ảnh hưởng; nhưng ngoại trừ các khu vực tự trị, nơi mà các người dân của đơn vị địa phương đó phải phê chuẩn trong một cuộc trưng cầu ý kiến của họ trong việc thiết lập như vậy. Nội các Philippines Quốc hội Philippines Tổng thống Philippines ^ “Philippine Government”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2017. ^ Redden, R.K. 1984. Modern Legal System Cyclopedia - Asia Chapter 7(b) "The legal system of the Philippines" W.B. Hein, Buffalo NY | wikipedia |
Phún xạ cathode
Phún xạ (tiếng Anh: Sputtering) hay Phún xạ cathode (Cathode Sputtering) là kỹ thuật chế tạo màng mỏng dựa trên nguyên lý truyền động năng bằng cách dùng các ion khí hiếm được tăng tốc dưới điện trường bắn phá bề mặt vật liệu từ bia vật liệu, truyền động năng cho các nguyên tử này bay về phía đế và lắng đọng trên đế. Khác với phương pháp bay bốc nhiệt, phún xạ không làm cho vật liệu bị bay hơi do đốt nóng mà thực chất quá trình phún xạ là quá trình truyền động năng. Vật liệu nguồn được tạo thành dạng các tấm bia (target) và được đặt tại điện cực (thường là cathode), trong buồng được hút chân không cao và nạp khí hiếm với áp suất thấp (cỡ 10−2 mbar). Dưới tác dụng của điện trường, các nguyên tử khí hiếm bị ion hóa, tăng tốc và chuyển động về phía bia với tốc độ lớn và bắn phá bề mặt bia, truyền động năng cho các nguyên tử vật liệu tại bề mặt bia. Các nguyên tử được truyền động năng sẽ bay về phía đế và lắng đọng trên đế. Các nguyên tử này được gọi là các nguyên tử bị phún xạ. Như vậy, cơ chế của quá trình phún xạ là va chạm và trao đổi xung lượng, hoàn toàn khác với cơ chế của phương pháp bay bốc nhiệt trong chân không. Phún xạ phóng điện phát sáng một chiều (DC discharge sputtering) Là kỹ thuật phún xạ sử dụng hiệu điện thế một chiều để gia tốc cho các ion khí hiếm. Bia vật liệu được đặt trên điện cực âm (cathode) trong chuông chân không được hút chân không cao, sau đó nạp đầy bởi khí hiếm (thường là Argon) với áp suất thấp (cỡ 10−2 mbar). Người ta sử dụng một hiệu điện thế một chiều cao thế đặt giữa bia (điện cực âm) và đế mẫu (điện cực dương). Quá trình này là quá trình phóng điện có kèm theo phát sáng (sự phát quang do ion hóa). Vì dòng điện là dòng điện một chiều nên các điện cực phải dẫn điện để duy trì dòng điện, do đó kỹ thuật này thường chỉ dùng cho các bia dẫn điện (bia kim loại, hợp kim...). Phún xạ phóng điện phát sáng xoay chiều (RF discharge sputtering) Là kỹ thuật sử dụng hiệu điện thế xoay chiều để gia tốc cho ion khí hiếm. Nó vẫn có cấu tạo chung của các hệ phún xạ, tuy nhiên máy phát là một máy phát cao tần sử dụng dòng điện tần số sóng vô tuyến (thường là 13,56 MHz). Vì dòng điện là xoay chiều, nên nó có thể sử dụng cho các bia vật liệu không dẫn điện. Máy phát cao tần sẽ tạo ra các hiệu điện thế xoay chiều dạng xung vuông. Vì hệ sử dụng dòng điện xoay chiều nên phải đi qua một bộ phối hợp trở kháng và hệ tụ điện có tác dụng tăng công suất phóng điện và bảo vệ máy phát. Quá trình phún xạ có hơi khác so với phún xạ một chiều ở chỗ bia vừa bị bắn phá bởi các iôn có năng lượng cao ở nửa chu kỳ âm của hiệu điện thế và bị bắn phá bởi các electron ở nửa chu kỳ dương. Phún xạ magnetron Là kỹ thuật phún xạ (sử dụng cả với xoay chiều và một chiều) cải tiến từ các hệ phún xạ thông dụng bằng cách đặt bên dưới bia các nam châm. Từ trường của nam châm có tác dụng bẫy các điện tử vào trong vùng gần bia nhờ đó làm tăng hiệu ứng iôn hóa do làm tăng tần số va chạm giữa các điện tử với các nguyên tử khí ở gần bề mặt bia do đó làm tăng tốc độ lắng đọng đồng thời giảm sự bắn phá của điện tử và iôn trên bề mặt màng, giảm nhiệt độ đế và có thể tạo ra sự phóng điện ở áp suất thấp hơn. Áp suất phóng điện càng thấp thì càng giảm được nồng độ các tạp chất trong màng và tăng động năng của các nguyên tử đến lắng đọng trên màng (do quảng đường tự do trung bình (mean free path) của các nguyên tử khí càng tăng, và do đó tấn số va chạm với các nguyên tử lắng động càng giảm, khi áp suất càng thấp). Có nguyên tắc giống với phương pháp phún xạ phát sáng, tuy nhiên người ta sử dụng các súng phóng ion hoặc chùm electron riêng biệt bắn trực tiếp vào bia, do đó điều khiển các thông số của quá trình tạo màng một cách hiệu quả hơn. Có thể ứng dụng cho rất nhiều loại vật liệu bia khác nhau: vật liệu dẫn điện hay không dẫn điện, vật liệu có nhiệt độ nóng chảy cao hay có áp suất hơi bão hòa thấp Dễ dàng chế tạo các màng đa lớp nhờ tạo ra nhiều bia riêng biệt. Đồng thời, đây là phương pháp rẻ tiền, và dễ thực hiện nên dễ dàng triển khai ở quy mô công nghiệp. Độ bám dính của màng trên đế rất cao do các nguyên tử đến lắng đọng trên màng có động năng khá cao (cõ vài eV) so với phương pháp bay bốc nhiệt. Màng tạo ra có độ mấp mô bề mặt thấp và có hợp thức gần với của bia, có độ dày chính xác hơn nhiều so với phương pháp bay bốc nhiệt trong chân không. Do các chất có hiệu suất phún xạ khác nhau nên việc khống chế thành phần với bia tổ hợp trở nên phức tạp. Khả năng tạo ra các màng rất mỏng với độ chính xác cao của phương pháp phún xạ là không cao. Hơn nữa, không thể tạo ra màng đơn tinh thể. HIệu suất năng lượng của quá trình phún xạ thấp: phần lớn năng lượng bắn phá của các ion biến thành nhiệt năng nung nóng bia (vì thế bia cần phải dược làm mát tốt). Phương pháp bay bốc nhiệt Epitaxy chùm phân tử ^ Nguyễn Hữu Đức (2003). Vật liệu từ liên kim loại. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 1K-02044-01403. | wikipedia |
Lý Huyền Bá
Lý Huyền Bá (chữ Hán: 李玄霸; 21/1/598 - 614) còn gọi là Lý Nguyên Bá (chữ Hán 李元霸), tự Đại Đức (大德), con thứ ba của Đường Cao tổ Lý Uyên, được phong là Vệ Hoài vương. Năm thứ 10 Đại Nghiệp nhà Tùy (614), tương truyền rằng lúc đó Huyền Bá ngoài ý muốn ngã ngựa mà chết, lúc chết 16 tuổi, chưa có con cái. "Tân Đường Thư", liệt truyện thứ 4, "Cao Tổ chư tử" viết: Vệ Hoài vương Huyền Bá tên chữ là Đại Đức, thuở nhỏ khôn khéo. Năm thứ 10 Đại Nghiệp hoăng, 16 tuổi, không con. Năm đầu Vũ Đức, được truy phong tước vương và tên thụy, lại tặng Tần Châu tổng quản, Tư không. Sau đó, lấy Lý Thái, con trai thứ tư của nhị ca Tần vương Lý Thế Dân, làm con thừa tự. Sau khi Lý Thế Dân kế vị là Đường Thái tông, Lý Thái lại quay về làm hoàng tử của Thái tông, được phong là Việt vương. Đường Thái tông lại lấy Lý Bảo Định con trai của Tây Bình vương Lý Quỳnh làm con thừa tự (của Huyền Bá). Sau Lý Bảo Định chết cũng không có con, thì tước phong của Lý Huyền Bá cũng bị tước bỏ. Lý Huyền Bá là nhân vật thường xuất hiện trong tiểu thuyết, hý kịch, truyện kể, trải qua nhiều triều đại, bị ảnh hưởng bởi kỵ húy của từng thời kỳ nên có khi được gọi là Lý Huyền Bá, đôi khi lại là Lý Nguyên Bá. Chữ "nguyên", "huyền" là chữ thông dụng trong tiếng Hán, nên hay trùng với chữ kỵ húy như Triệu Huyền Lãng (theo truyền thuyết là tổ tiên của hoàng thất nhà Tống), Chu Nguyên Chương (Minh Hồng Vũ), Huyền Diệp (Thanh Khang Hy)... Nhưng dựa theo tên chính xác của Lý Nguyên Cát (con thứ tư của Lý Uyên) thì "Lý Nguyên Bá" có vẻ chính xác nhất. Tống Chân Tông được tiên nhân Triệu Huyền Lãng báo mộng, tự xưng là tổ tiên của hoàng thất nhà Tống, nên từ thời Tống về sau kỵ húy chữ "huyền", từ đó Lý Huyền Bá chuyển thành Lý Nguyên Bá. Nhưng lại có một số điển tịch ngược lại, lại kỵ húy chữ "nguyên", sửa thành chữ "huyền", cho nên con trai thứ ba của Lý Uyên trong "Tân Đường Thư" thời Tống được ghi là "Huyền Bá", nhưng trong "Toàn Đường văn" lại ghi là "Nguyên Bá" ("Toàn Đường văn" không hề kỵ húy chữ "huyền" của "Huyền Diệp" vì vẫn ghi đúng tên Phòng Huyền Linh nên không có lý do sửa tên "Huyền Bá" thành "Nguyên Bá"). Thời Tống lại có "Đường đại chiếu lệnh tập", trong quyển 39 ghi "Con trai thứ ba của hoàng đế được truy phong là Vệ vương". Trong tiểu thuyết "Thuyết Đường", Lý Nguyên Bá sức mạnh vô cùng, không ai địch lại. Sau khi giết Vũ Văn Thành Đô, cầm song chùy ném lên trời, bị chùy rơi trúng đầu mà chết, cũng có ghi chép rằng Nguyên Bá cùng Thành Đô đều là thiên thần đầu thai, nên mới có báo ứng. Lại có dị bản chép, Lý Nguyên Bá từ Ngõa Cương rút quân về, gặp phải dông tố, hay tay nâng chùy chửi trời, bị sét đánh chết. Lại có ghi chép là bị sư phụ Thành Đô là Ngư Câu La giết chết. Trong "Hưng Đường truyện", Lý Nguyên Bá là kim chùy tướng trong bát đại chùy, vũ khí là Lôi cổ úng kim chùy. Tân Đường thư | wikipedia |
Iwao Takamoto
Iwao Takamoto (tiếng Nhật: タカモト・イワオ Takamoto Iwao; 29 tháng 4 năm 1925 - 8 tháng 1 năm 2007) là một nhà làm phim hoạt hình người Mĩ gốc Nhật, người sản xuất truyền hình và là đạo diễn phim. Đồng thời, ông cũng là tác giả của chú chó Scooby-Doo. Cha của Takamoto đã di cư từ Hiroshima đến Mĩ vì lý do sức khỏe của ông. Ông chỉ trở lại Nhật Bản một lần để cưới vợ. Takamoto sinh ngày 29 tháng 4 năm 1925 tại Los Angeles, California. Sau vụ đán bom Trân Châu Cảng, gia đình Takamoto, giống như nhiều gia đình người gốc Nhật khác đã bị buộc đến một trại người Mỹ gốc Nhật. Họ đã ở đó cho đến thời kì còn lại của Thế chiến II. Chính trong thời gian này ông đã được đào tạo cơ bản về minh hoại từ một đôi nạn nhân trại cùng cảnh ngộ. | wikipedia |
Fukui
Fukui (Nhật: 福井県 (ふくいけん) (Phúc Tỉnh huyện), Hepburn: Fukui-ken?) là một tỉnh của Nhật Bản nằm ở tiểu vùng Hokuriku, vùng Chūbu trên đảo Honshu. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Fukui. Fukui phía Tây trông ra vịnh Wakasa (biển Nhật Bản), phía Bắc giáp tỉnh Ishikawa, phía Đông giáp tỉnh Gifu, phía Đông Nam giáp tỉnh Shiga, phía Nam giáp tỉnh Kyoto. Xưa kia, trên địa bàn tỉnh Fukui là các xứ Wakasa và Echizen. Fukui gồm 18 đơn vị hành chính cấp hạt, trong đó có 10 thành phố. Làng và thị trấn: == Kinh tế == Đa phần là làm nông nghiệp, bến cảng , sông vào đất liền, thiên nhiên hài hoà để làm du lịch,rất bình yên khi dưỡng già. Fukui có thành Maruoka, thành lập năm 1576, một trong những thành quách cổ nhất Nhật Bản vẫn còn đứng vững. Chùa Eihei thành lập từ năm 1244 là một trong những trung tâm đào tạo sư sãi Phật giáo của Nhật Bản. Trên địa phận của tỉnh Fukui, người ta đã khai quật được nhiều hóa thạch khủng long và đem trưng bày tại Bảo tàng Khủng long Fukui. Đại học Fukui Bảo tàng Khủng long Fukui Bờ biển của Fukui có nhiều cảnh đẹp. ^ ジュラチック Juratic 恐竜王国 福井県 (bằng tiếng Nhật). Fukui Prefectural Government. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2016. Website chính thức của tỉnh (tiếng Nhật) Website giới thiệu giấy truyền thống Echizen của vùng này. Lưu trữ 2021-09-27 tại Wayback Machine | wikipedia |
RNA
Acid ribonucleic (ARN hay RNA) là một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gen. RNA và DNA là các acid nucleic, và, cùng với lipid, protein và carbohydrat, tạo thành bốn loại đại phân tử cơ sở cho mọi dạng sự sống trên Trái Đất. Giống như DNA, RNA tạo thành từ một chuỗi nucleotide, nhưng không giống DNA là thường tìm thấy nó ở dạng tự nhiên là một sợi đơn gập lại vào chính nó, hơn là sợi xoắn kép. Các sinh vật tế bào sử dụng RNA thông tin (mRNA) đề truyền đạt các thông tin di truyền (sử dụng các base nitric guanine, uracil, adenine, và cytosine, ký hiệu tương ứng bằng các chữ cái G, U, A, và C) cho phép tổng hợp trực tiếp lên các protein chuyên biệt. Nhiều virus mã hóa thông tin di truyền của chúng trong bộ gene RNA. Một số phân tử RNA đóng vai trò hoạt động bên trong tế bào như là những chất xúc tác cho các phản ứng sinh học, kiểm soát biểu hiện gen, hoặc những đáp ứng cảm nhận và liên lạc trong quá trình truyền tín hiệu tế bào. Một trong những quá trình hoạt động chính là sinh tổng hợp protein, một chức năng phổ biến mà các phân tử RNA trực tiếp tham gia tổng hợp protein trên phân tử ribosome. Quá trình này sử dụng các phân tử RNA vận chuyển (tRNA) mang các amino acid đến phức hệ ribosome, nơi các phân tử RNA ribosome (rRNA) thực hiện ghép nối các amino acid với nhau tạo thành chuỗi tiền protein. Cấu trúc hóa học của RNA có những điểm giống với DNA, nhưng có ba điểm khác biệt cơ bản: Không như sợi xoắn kép DNA, RNA là phân tử sợi đơn trong hầu hết các chức năng sinh học của nó và chứa chuỗi các nucleotide ngắn hơn nhiều. Tuy nhiên, RNA có thể, bằng cách bắt cặp base bổ sung, tạo thành sợi xoắn kép tự gập từ một sơn đơn, như ở trường hợp tRNA. Trong khi "bộ khung" đường-phosphate của DNA chứa deoxyribose, thì bộ khung của RNA là phân tử ribose. Đường ribose có một nhóm hydroxyl gắn với mạch vòng pentose ở vị trí 2', trong khi ở phân tử deoxyribose không có. Nhóm hydroxyl trong bộ khung ribose làm cho RNA ít ổn định so với DNA bởi vì chúng dễ bị thủy phân hơn. Base bổ sung của adenine trong DNA là thymine, trong khi ở RNA, nó là uracil, mà là một dạng chưa metyl hóa của thymine. Giống như DNA, hầu hết các hoạt động sinh học của RNA, bao gồm mRNA, tRNA, rRNA, snRNA, và các RNA không mã hóa khác, chứa các trình tự bổ sung cho phép một phần RNA gập lại và bắt cặp với chính nó để tạo thành sợi kép xoắn ốc. Phân tích những RNA này cho thấy chúng có dạng cấu trúc bậc cao. Không giống như DNA, không chứa một sợi xoắn kép quá dài, mà là một hệ bao gồm các sợi xoắn kép ngắn đính cùng các cấu trúc tương tự như ở protein. Theo dạng cấu trúc này, RNA có thể trở thành các chất xúc tác (giống như enzyme). Ví dụ, khi xác định cấu trúc của ribosome—một phức hợp RNA-protein tham gia xúc tác hình thành chuỗi peptide—các nhà sinh học phát hiện thấy vị trí hoạt động của nó chứa hoàn toàn của RNA. Mỗi nucleotide trong RNA chứa một đường ribose, với carbon được đánh thứ tự từ 1' đến 5'. Nhìn chung, một base được gắn vào vị trí 1' là adenine (A), cytosine (C), guanine (G), hoặc uracil (U). Adenine và guanine là các purine, cytosine và uracil là các pyrimidine. Một nhóm phosphat gắn vào vị trí 3' của một đường ribose và vào vị trí 5' của đường ribose tiếp theo. Nhóm phosphat tích điện âm, khiến cho RNA là phân tử mang điện (polyanion). Các base tạo thành liên kết hiđrô giữa các cytosine và guanine, giữa adenine và uracil và giữa guanine và uracil. Tuy thế, cũng có thể có những tương tác khác, như một nhóm base adenine liên kết với một nhóm khác trong chỗ phình, hoặc tại vòng bốn (tetraloop) GNRA có liên kết cặp base guanine–adenine. Một thành phần cấu trúc quan trọng của RNA khác biệt với DNA đó là sự có mặt của nhóm hydroxyl tại vị trí 2' trong đường ribose. Sự có mặt của nhóm chức này làm cho dạng xoắn của RNA có dạng A-hình học (A-form geometry), mặc dù trong trường hợp sợi đơn dinucleotide, có thể hiếm gặp RNA trong dạng B-hình học như quan sát thấy ở hầu hết DNA. Dạng A-hình học khiến cho trên phân tử RNA có rãnh (groove) lớn hẹp và rất sâu và một rãnh nhỏ rộng và nông. Hệ quả thứ hai của sự có mặt nhóm 2'-hydroxyl đó là trong các vùng có hình dáng linh hoạt (conformationally flexible regions) của một phân tử RNA (tức là không tham gia vào sự tạo thành sợi xoắn kép), có thể tấn công hóa học vào liên kết phosphodiester bên cạnh để cắt bộ khung RNA. RNA được phiên mã chỉ ở bốn base (adenine, cytosine, guanine và uracil), nhưng các base này và nhóm đường gắn cùng có thể được chỉnh sửa theo nhiều cách khi RNA trưởng thành. Ở pseudouridine (Ψ), mà trong đó mối liên kết giữa uracil và ribose bị chuyển từ liên kết C–N thành liên kết C–C, và ribothymidine (T) được tìm thấy ở nhiều nơi (nổi bật nhất là nó xuất hiện ở vòng TΨC của tRNA). Một ví dụ base biến đổi khác đó là hypoxanthine, một base adenine đã khử amin mà nucleoside của nó được gọi là inosine (I). Inosine đóng vai trò quan trọng trong giả thuyết cặp base linh hoạt (wobble hypothesis) của mã di truyền. Có hơn 100 nucleoside biến đổi xuất hiện trong tự nhiên. Sự đa dạng lớn nhất trong cấu trúc của sửa đổi này có thể tìm thấy ở tRNA, trong khi pseudouridine và nucleoside với 2'-O-methylribose thường có mặt trong rRNA là dạng phổ biến nhất. Các nhà sinh học vẫn chưa hiểu đầy đủ vai trò đặc trưng của nhiều biến đổi này trong RNA. Tuy nhiên, đáng chú ý là, trong RNA ribosome, nhiều thay đổi sau phiên mã xảy ra ở những vùng có chức năng cao như trung tâm peptidyl transferase và giao diện tiểu đơn vị, ngụ ý rằng chúng quan trọng đối với chức năng bình thường. Dạng chức năng của các phân tử RNA sợi đơn, giống như các protein, thường đòi hỏi một cấu trúc bậc ba cụ thể. Các bộ khung cho cấu trúc này được cung cấp bởi các yếu tố cấu trúc bậc hai là liên kết hydro trong phân tử. Điều này dẫn đến một số "miền" có thể nhận biết được của cấu trúc bậc hai như vòng kẹp tóc (hairpin loop), phình và vòng lặp nội bộ (internal loop). Vì RNA mang điện tích, các ion kim loại như Mg2+ cần thiết có mặt để ổn định nhiều cấu trúc bậc hai và bậc ba của RNA. Dạng đồng phân lập thể enantiomer xuất hiện tự nhiên của RNA là D-RNA chứa các D-ribonucleotide. Mọi trung tâm đối xứng đều nằm trong D-ribose. Bằng cách sử dụng L-ribose hoặc L-ribonucleotide, có thể tổng hợp được L-RNA.L-RNA có tính ổn định lớn hơn chống lại sự thoái biến của RNase. Giống như các phân tử sinh học có cấu trúc khác như protein, có thể định nghĩa tô pô của một phân tử RNA đã gập. Điều này thường dựa trên sự sắp xếp các vị trí tiếp xúc nội chuỗi bên trong RNA đã gập, gọi là mạch tô pô (circuit topology). Quá trình tổng hợp RNA gọi là phiên mã, luôn cần sự xúc tác của enzym RNA polymerase sử dụng một mạch khuôn của gen trên DNA. Sự khởi đầu phiên mã bắt đầu bằng enzyme gắn kết vào trình tự khởi động trong DNA ở phía "thượng nguồn" của gen. Chuỗi xoắn kép DNA ở vùng có gen cần phiên mã đầu tiên phải được tháo xoắn nhờ topoisomerase, sau đó được dãn mạch và tách đôi nhờ enzym helicase. Enzym RNA polymerase trượt dọc theo sợi khuôn mẫu (mạch gốc) theo chiều 3’ đến 5’ của gen, tổng hợp lên chuỗi polyribonucleotide theo nguyên tắc bổ sung, được kéo dài theo hướng 5’ đến 3’ (ngược lại với hướng di chuyển của enzym này). Trình tự các deoxyribonucleotide trên mạch gốc của gen không chỉ quyết định trình tự chuỗi polyribonucleotide của RNA, mà còn quy định cả sự kết thúc của quá trình phiên mã. Ở tế bào nhân thực, RNA vừa được phiên mã mới chỉ là tiền RNA (pre RNA) hay RNA sơ khai. Nó phải trải qua quá một quá trình gọi là biến đổi sau phiên mã mới tạo nên RNA trưởng thành. Trong quá trình xử lý RNA: Đầu 5' của nó được gắn "chóp" GTP, còn đầu 3' của nó sẽ được gắn "đuôi" là pôlyA. RNA sơ khai cần phải được cắt bỏ hết các intron (vùng không mã hóa), rồi các intron này sẽ bị phân giải; Các intron (đoạn không có mã) của nó bị cắt bỏ, còn các exon (đoạn có mã) sẽ nối với nhau tạo thành một chuỗi bộ ba mã di truyền liên tục. Giai đoạn này gọi là cắt nối RNA. Quá trình trên được thực hiện nhờ nhiều nhân tố, nhưng quan trọng nhất là spliceosome (thể chế biến) là một tổ hợp phân tử lớn và phức tạp. Sau khi chế biến hoàn tất, RNA trưởng thành được tạo ra và mới được xuất ra tế bào chất qua lỗ nhân. Ở một số ít nhóm sinh vật, còn có một số RNA polymerase phụ thuộc RNA (RNA-dependent RNA polymerase) sử dụng RNA làm khuôn mẫu cho tổng hợp lên sợi RNA mới. Ví dụ, một số virus RNA (như poliovirus) sử dụng loại enzyme này để sao chép vật liệu di truyền của chúng. Cũng vậy, RNA polymerase phụ thuộc RNA là một phần trong lộ trình can thiệp RNA ở nhiều sinh vật. RNA thông tin (mRNA) là RNA mang thông tin từ DNA đến ribosome, các vị trí dịch mã để sinh tổng hợp protein trong tế bào. Trình tự mã hóa của mRNA xác định lên trình tự amino acid trong protein được tổng hợp ra. Tuy nhiên, nhiều RNA không có vai trò mã hóa cho protein (khoảng 97% sản phẩm RNA từ quá trình phiên mã là những protein không mã hóa trong sinh vật nhân thực). Những RNA không mã hóa ("ncRNA") này có thể được mã bởi chính bộ gene của chúng (RNA gene), nhưng cũng có thể được tạo thành từ các intron mRNA. Ví dụ nổi bật nhất cho các RNA không mã hóa đó là RNA vận chuyển (tRNA) và RNA ribosome (rRNA), mà cả hai đều tham gia vào quá trình dịch mã. Có các RNA không mã hóa tham gia vào điều hòa biểu hiện gene, xử lý RNA và các vai trò khác. Một số RNA có thểm làm chất xúc tác cho phản ứng sinh hóa như cắt và nối các phân tử RNA khác, và xúc tác tạo thành liên kết peptide trong ribosome; chúng được biết với tên gọi ribozyme. Nếu phân theo độ dài của một chuỗi RNA, có thể chia RNA thành các RNA nhỏ và RNA dài. Bình thường, các RNA nhỏ có độ dài ngắn hơn 200 nt, và các RNA dài có độ dài hơn 200 nt. Các phân tử RNA dài, hay còn gọi là RNA lớn, chủ yếu bao gồm các RNA không mã hóa dài (lncRNA) và mRNA. Phân tử RNA nhỏ bao gồm chủ yếu tiểu đơn vị 5.8S RNA ribosome (rRNA), 5S rRNA, RNA vận chuyển (tRNA), microRNA (miRNA), RNA can thiệp nhỏ (small interfering RNA, siRNA), RNA neucleolar nhỏ (small nucleolar RNA, snoRNAs), RNA tương tác Piwi (Piwi-interacting RNA, piRNA), RNA nhỏ bắt nguồn từ tRNA (tRNA-derived small RNA, tsRNA) và RNA nhỏ bắt nguồn từ rDNA (small rDNA-derived RNA, srRNA). RNA thông tin (mRNA) mang các thông tin di truyền về trình tự của một protein đến ribosome, nhà máy tổng hợp protein bên trong tế bào. Nó mã hóa sao cho cứ mỗi ba nucleotide (bộ ba mã hóa hay một codon) tương ứng với một amino acid. Trong tế bào sinh vật nhân thực, một phân tử tiền mRNA (pre-mRNA) được phiên mã từ DNA, sau đó nó được xử lý để trở thành mRNA trưởng thành. Quá trình này bao loại bỏ các đoạn intron—các vùng không mã hóa của pre-mRNA. Sau đó mRNA được đẩy từ nhân tế bào vào bào tương, nơi nó sẽ tìm đến các ribosome và thực hiện dịch mã thành protein tương ứng với sự tham gia cùng tRNA. Trong tế bào sinh vật nhân sơ, mà không có nhân và các gian xoang bào, mRNA có thể liên kết ngay với ribosome trong khi nó đang được phiên mã từ DNA. Sau một thời gian nhất định, các phân tử thông tin này thoái hóa thành các thành phần nucleotide với sự trợ giúp của ribonuclease. RNA vận chuyển (tRNA) là một sợi RNA nhỏ dài khoảng 80 nucleotide mà vận chuyển một loại amino acid nhất định đến gắn vào chuỗi polypeptide đang dài dần tại vị trí của ribosome đang tổng hợp lên protein trong quá trình dịch mã. Nó có các vị trí cho phép gắn amino acid và một vùng codon đối mã (anticodon) cho phép nhận ra codon gắn trên mRNA thông tin thông qua liên kết hydro. RNA ribosome (rRNA) là thành phần xúc tác của ribosome. Ribosome ở sinh vật nhân thực chứa bốn loại phân tử rRNA khác nhau: 18S, 5.8S, 28S và 5S rRNA. Ba phân tử rRNA được tổng hợp trong nhân con, và phân tử còn lại được tổng hợp ở nơi khác. Trong bào tương, RNA ribosome và protein kết hợp lại thành phức hệ nucleoprotein gọi là ribosome. Ribosome gắn với mRNA và thực hiện quá trình tổng hợp protein. Một số ribosome thường lúc nào cũng gắn với một sợi mRNA. Gần như mọi RNA tìm thấy trong mọi tế bào sinh vật nhân thực là rRNA. RNA thông tin-vận chuyển (transfer-messenger RNA, tmRNA) được tìm thấy ở nhiều vi khuẩn và lạp thể. Nó đánh dấu các protein mã hóa bởi mRNAs mà thiếu những codon kết thúc cho sự thoái hóa và ngăn cản ribosome khỏi bị dừng. Một vài loại RNA có khả năng điều hòa làm sụt giảm quá trình biểu hiện gene bằng cách gắn bổ sung vào một phần của mRNA hoặc đoạn DNA của gene. Các microRNA (miRNA; dài 21-22 nt) đã được tìm thấy ở sinh vật nhân thực và tác động thông qua can thiệp RNA (RNAi), nơi một phức hệ bộ phận tác động của miRNA và các enzyme có thể cắt mRNA, cản trở mRNA đang trong quá trình dịch mã, hoặc làm tăng tốc sự thoái hóa của nó. Trong khi các RNA can thiệp nhỏ (small interfering RNA, siRNA; 20-25 nt) thường được tạo ra bằng cách phá vỡ RNA của virus, cũng có những nguồn nội sinh siRNA. siRNAs hoạt động thông qua quá trình can thiệp RNA theo cách tương tự như miRNA. Một số miRNAs và siRNAs có thể gây cho các gene chúng tác động tới bị methyl hóa, do đó làm giảm hoặc tăng hoạt động phiên mã ở các gene này. Ở những động vật có RNA tương tác Piwi (piRNA; 29-30 nt) mà hoạt động trong các tế bào dòng mầm (germline) và được cho là những phân tử phòng thủ chống lại transposon và đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành giao tử (gametogenesis). Nhiều sinh vật nhân sơ có các RNA CRISPR, một hệ thống điều hòa tương tự như của can thiệp RNA. Các RNA đối nghĩa (antisense RNA) được lan rộng; mà hầu hết điều hòa làm giảm sự hoạt động của một gene, nhưng có một số là những phân tử kích hoạt quá trình phiên mã. Một cách RNA đối nghĩa hoạt động là khi nó gắn vào một mRNA, tạo thành sợi kép RNA mà chức năng enzyme bị suy giảm đi. Có nhiều RNA không mã hóa sợi dài tham gia điều hòa gene ở sinh vật nhân thực, ví dụ những RNA như thế là Xist, mà nó bao lấy nhiễm sắc thể X ở con cái trong động vật có vú và bất hoạt nó. Một mRNA có thể chứa những phần tử điều hòa trong chính nó, như các đoạn riboswitch, nằm trong vùng đầu 5' không được dịch mã hoặc vùng đầu 3' không được dịch mã; các yếu tố điều hòa trong vùng (cis-regulatory element) này điều hòa sự hoạt động của chính mRNA. Những vùng không tham gia dịch mã cũng có thể chứa các đoạn mà tham gia vào điều hòa ở các gene khác. Nhiều RNA tham gia vào sửa đổi các RNA khác. Những đoạn intron bị cắt ra khỏi pre-mRNA bởi spliceosome, mà trong nó chứa một vài RNA hạt nhân nhỏ (small nuclear RNA, snRNA), hoặc các intron có thể là ribozyme mà dùng để cắt chính những đoạn intron khác. RNA cũng có thể được chỉnh sửa bằng dùng các nucleotide A, C, G và U trong một RNA này để thay đổi các nucleotide trong một RNA khác. Ở sinh vật nhân thực, sự chỉnh sửa các nucleotide của RNA nói chung được điều khiển bởi các RNA nucleolar nhỏ (small nucleolar RNA, snoRNA; 60–300 nt), được tìm thấy trong nhân con và các thể Cajal. snoRNAs phối hợp với các enzyme đến một vị trí trên RNA bằng cách bắt cặp base với RNA. Các enzyme này sau đó thực hiện sửa đổi nucleotide. rRNA và tRNA là những phân tử được sửa đổi rất nhiều, nhưng snRNA và mRNA cũng có thể là những mục tiêu cho sửa đổi base. RNA cũng có thể bị methyl hóa. Giống như DNA, RNA có thể được dùng để mang thông tin di truyền. Các virus RNA có bộ gene chứa RNA mã hóa cho các protein của chúng. Bộ gene virus được tái bản bằng một số protein này, trong khi các protein khác có chức năng bảo vệ bộ gene khi hạt virus chuyển sang tế bào vật chủ mới. Viroid là một nhóm thể sinh bệnh khác, nhưng chúng chỉ chứa RNA, và không mã hóa cho bất kỳ một protein nào và được sao chép nhờ các polymerase của tế bào thực vật chủ. Các virus có bộ gen là RNA phải được tổng hợp ngược trở lại thành DNA nhờ enzyme phiên mã ngược; từ đó tạo nên DNA bổ sung rồi sau đó mới được phiên mã thành những RNA mới để làm khuôn dịch mã. Retrotransposon cũng được lan rộng nhờ cách sao chép DNA và RNA từ tế bào này sang tế bào khác, và telomerase chứa một RNA được sử dụng làm khuôn mẫu cho việc lắp ráp những đoạn cuối của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực. RNA sợi kép (dsRNA) là RNA mà có hai sợi bổ sung, tương tự như ở DNA trong mọi tế bào. dsRNA tạo thành vật liệu di truyền ở một số virus (virus có RNA sợi kép, double-stranded RNA viruses). RNA sợi kép chẳng hạn như ở RNA virus hoặc siRNA có thể kích hoạt can thiệp RNA ở sinh vật nhân thực, cũng như hoạt hóa các protein interferon trong động vật có xương sống. Cuối thập niên 1990, các nhà sinh học đã phát hiện có một loại sợi đơn RNA khép kín ở động vật. Sau đó loại này được chính thức xác nhận và gọi là RNA vòng (circRNA). Xem chi tiết về loại này ở trang RNA vòng. Nghiên cứu về RNA đã dẫn đến nhiều khám phá sinh học quan trọng cũng như nhiều giải Nobel. Acid nucleic được Friedrich Miescher khám phá ra lần đầu tiên vào năm 1868, khi ông gọi các vật liệu này là 'nuclein' do chúng được tìm thấy trong nhân tế bào. Sau đó người ta khám phá ra tại các tế bào sinh vật nhân sơ, mà không có nhân, cũng thấy chứa acid nucleic. Giải thuyết về vai trò của RNA trong sinh tổng hợp protein đã được nêu ra từ năm 1939. Severo Ochoa nhận giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1959 (cùng với Arthur Kornberg) cho khám phá của ông về một enzyme cho phép tổng hợp được RNA trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, loại enzyme khám phá bởi Ochoa (polynucleotide phosphorylase) sau này được chứng minh là có vai trò làm thoái hóa RNA, chứ không phải tổng hợp lên RNA. Năm 1956 Alex Rich và David Davies cho lai hai dòng RNA để tạo thành tinh thể RNA đầu tiên mà cấu trúc của nó có thể xác định bằng kỹ thuật nhiễu xạ tia X (tinh thể học tia X). Trình tự của 77 nucleotide trong tRNA của một loài nấm men được Robert W. Holley xác định lần đầu tiên vào năm 1965, giúp Holley đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa 1968 (cùng với Har Gobind Khorana và Marshall Nirenberg). Trong đầu thập niên 1970, các retrovirus và enzyme phiên mã ngược được phát hiện, và lần đầu tiên chứng tỏ rằng các enzyme tham gia quá trình sao chép từ RNA vào DNA (quá trình ngược so với chu trình thông thường của sự truyền thông tin di truyền). Nhờ khám phá này, David Baltimore, Renato Dulbecco và Howard Temin được trao giải Nobel Y học năm 1975. Năm 1976, Walter Fiers cùng các đồng nghiệp lần đầu tiên đã giải trình tự thành công RNA trong một bộ gene của virus, hay bacteriophage MS2. Năm 1977, các intron và quá trình ghép RNA (RNA splicing) được phát hiện ở cả virus trên động vật và ở gene tế bào, đưa Philip Sharp và Richard Roberts đến giải Nobel năm 1993. Các phân tử RNA xúc tác (ribozyme) được phát hiện vào đầu thập kỷ 1980, và mang lại cho Thomas Cech và Sidney Altman giải Nobel năm 1989. Năm 1990, người ta tìm thấy trong thực vật Petunia (dã yên thảo) là có thể dùng các gene để tắt các gene tương tự trong chính loài thực vật này, một khám phá đã mở đường cho kỹ thuật can thiệp RNA sau này. Trong khoảng cùng thời gian này, các sợi RNA dài 22 nt, mà hiện nay gọi là microRNA, được tìm thấy có vai trò trong sự phát triển của C. elegans. Nghiên cứu can thiệp RNA đưa đến giải Nobel Y học năm 2006 cho Andrew Fire và Craig Mello, và giải Nobel Hóa học cho nghiên cứu về quá trình phiên mã RNA trao cho Roger Kornberg trong cùng năm. Sự khám phá các RNA điều hòa biểu hiện gene đã dẫn đến những nỗ lực phát triển các loại thuốc là từ RNA, như siRNA, có chức năng làm tắt một số gene. Năm 1967, Carl Woese nêu ra giả thuyết rằng RNA có thể là chất xúc tác và gợi ý những dạng sống nguyên thủy nhất (các phân tử tự tái bản) có thể dựa trên RNA cả về mặt chứa đựng thông tin di truyền và làm chất xúc tác cho các phản ứng hóa sinh—hay còn gọi là giả thuyết thế giới RNA. Tháng 3 năm 2015, các nucleotide phức tạp của DNA và RNA, bao gồm uracil, cytosine và thymine, được thông báo là đã tổng hợp được trong phòng thí nghiệm dưới những điều kiện của không gian ngoài thiên thể, sử dụng các hóa chất ban đầu, như pyrimidine, một hợp chất hữu cơ phổ biến tìm thấy trong các vẫn thạch. Pyrimidine, giống như các hydrocarbon thơm đa vòng (polycyclic aromatic hydrocarbons, PAHs), là một trong những hợp chất giàu carbon nhất tìm thấy trong Vũ trụ và có thể hình thành trong môi trường quanh các sao khổng lồ đỏ hoặc các đám mây bụi và khí liên sao. RNA origami Cấu trúc phân tử sinh học Đại phân tử DNA Transcriptome ^ “RNA: The Versatile Molecule”. University of Utah. 2015. ^ “Nucleotides and Nucleic Acids” (PDF). University of California, Los Angeles. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2018. ^ Shukla RN (ngày 30 tháng 6 năm 2014). Analysis of Chromosomes. ISBN 9789384568177.[liên kết hỏng] ^ a b c Berg JM, Tymoczko JL, Stryer L (2002). Biochemistry (ấn bản 5). WH Freeman and Company. tr. 118–19, 781–808. ISBN 0-7167-4684-0. OCLC 179705944. ^ Tinoco I, Bustamante C (tháng 10 năm 1999). “How RNA folds”. Journal of Molecular Biology. 293 (2): 271–81. doi:10.1006/jmbi.1999.3001. PMID 10550208. ^ Higgs PG (tháng 8 năm 2000). “RNA secondary structure: physical and computational aspects”. Quarterly Reviews of Biophysics. 33 (3): 199–253. doi:10.1017/S0033583500003620. PMID 11191843. ^ a b Nissen P, và đồng nghiệp (tháng 8 năm 2000). “The structural basis of ribosome activity in peptide bond synthesis”. Science. 289 (5481): 920–30. Bibcode:2000Sci...289..920N. doi:10.1126/science.289.5481.920. PMID 10937990. ^ a b Lee JC, Gutell RR (tháng 12 năm 2004). “Diversity of base-pair conformations and their occurrence in rRNA structure and RNA structural motifs”. Journal of Molecular Biology. 344 (5): 1225–49. doi:10.1016/j.jmb.2004.09.072. PMID 15561141. ^ Barciszewski J, Frederic B, Clark C (1999). RNA biochemistry and biotechnology. Springer. tr. 73–87. ISBN 0-7923-5862-7. OCLC 52403776. ^ Salazar M, và đồng nghiệp (tháng 4 năm 1993). “The DNA strand in DNA.RNA hybrid duplexes is neither B-form nor A-form in solution”. Biochemistry. 32 (16): 4207–15. doi:10.1021/bi00067a007. PMID 7682844. ^ Sedova A, Banavali NK (tháng 10 năm 2015). “RNA approaches the B-form in stacked single strand dinucleotide contexts”. Biopolymers. 105 (2): 65–82. doi:10.1002/bip.22750. PMID 26443416. ^ Hermann T, Patel DJ (tháng 3 năm 2000). “RNA bulges as architectural and recognition motifs”. Structure. 8 (3): R47–54. doi:10.1016/S0969-2126(00)00110-6. PMID 10745015. ^ Mikkola S, và đồng nghiệp (1999). “The mechanism of the metal ion promoted cleavage of RNA phosphodiester bonds involves a general acid catalysis by the metal aquo ion on the departure of the leaving group”. Perkin transactions 2 (8): 1619–26. doi:10.1039/a903691a. ^ Jankowski JA, Polak JM (1996). Clinical gene analysis and manipulation: Tools, techniques and troubleshooting. Cambridge University Press. tr. 14. ISBN 0-521-47896-0. OCLC 33838261. ^ Yu Q, Morrow CD (tháng 5 năm 2001). “Identification of critical elements in the tRNA acceptor stem and T(Psi)C loop necessary for human immunodeficiency virus type 1 infectivity”. Journal of Virology. 75 (10): 4902–6. doi:10.1128/JVI.75.10.4902-4906.2001. PMC 114245. PMID 11312362. ^ Elliott MS, Trewyn RW (tháng 2 năm 1984). “Inosine biosynthesis in transfer RNA by an enzymatic insertion of hypoxanthine”. The Journal of Biological Chemistry. 259 (4): 2407–10. PMID 6365911. ^ Cantara WA, và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2011). “The RNA Modification Database, RNAMDB: 2011 update”. Nucleic Acids Research. 39 (Database issue): D195–201. doi:10.1093/nar/gkq1028. PMC 3013656. PMID 21071406. ^ Söll D, RajBhandary U (1995). TRNA: Structure, biosynthesis, and function. ASM Press. tr. 165. ISBN 1-55581-073-X. OCLC 183036381. ^ Kiss T (tháng 7 năm 2001). “Small nucleolar RNA-guided post-transcriptional modification of cellular RNAs”. The EMBO Journal. 20 (14): 3617–22. doi:10.1093/emboj/20.14.3617. PMC 125535. PMID 11447102. ^ King TH, và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2003). “Ribosome structure and activity are altered in cells lacking snoRNPs that form pseudouridines in the peptidyl transferase center”. Molecular Cell. 11 (2): 425–35. doi:10.1016/S1097-2765(03)00040-6. PMID 12620230. ^ Mathews DH, và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2004). “Incorporating chemical modification constraints into a dynamic programming algorithm for prediction of RNA secondary structure”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 101 (19): 7287–92. Bibcode:2004PNAS..101.7287M. doi:10.1073/pnas.0401799101. PMC 409911. PMID 15123812. ^ Tan ZJ, Chen SJ (tháng 7 năm 2008). “Salt dependence of nucleic acid hairpin stability”. Biophysical Journal. 95 (2): 738–52. Bibcode:2008BpJ....95..738T. doi:10.1529/biophysj.108.131524. PMC 2440479. PMID 18424500. ^ Vater A, Klussmann S (tháng 1 năm 2015). “Turning mirror-image oligonucleotides into drugs: the evolution of Spiegelmer(®) therapeutics”. Drug Discovery Today. 20 (1): 147–55. doi:10.1016/j.drudis.2014.09.004. PMID 25236655. ^ Nudler E, Gottesman ME (tháng 8 năm 2002). “Transcription termination and anti-termination in E. coli”. Genes to Cells. 7 (8): 755–68. doi:10.1046/j.1365-2443.2002.00563.x. PMID 12167155. ^ Hansen JL, và đồng nghiệp (tháng 8 năm 1997). “Structure of the RNA-dependent RNA polymerase of poliovirus”. Structure. 5 (8): 1109–22. doi:10.1016/S0969-2126(97)00261-X. PMID 9309225. ^ Ahlquist P (tháng 5 năm 2002). “RNA-dependent RNA polymerases, viruses, and RNA silencing”. Science. 296 (5571): 1270–3. Bibcode:2002Sci...296.1270A. doi:10.1126/science.1069132. PMID 12016304. ^ a b c Cooper GC, Hausman RE (2004). The Cell: A Molecular Approach (ấn bản 3). Sinauer. tr. 261–76, 297, 339–44. ISBN 0-87893-214-3. OCLC 174924833. ^ Mattick JS, Gagen MJ (tháng 9 năm 2001). “The evolution of controlled multitasked gene networks: the role of introns and other noncoding RNAs in the development of complex organisms”. Molecular Biology and Evolution. 18 (9): 1611–30. doi:10.1093/oxfordjournals.molbev.a003951. PMID 11504843. ^ Mattick JS (tháng 11 năm 2001). “Non-coding RNAs: the architects of eukaryotic complexity”. EMBO Reports. 2 (11): 986–91. doi:10.1093/embo-reports/kve230. PMC 1084129. PMID 11713189. ^ Mattick JS (tháng 10 năm 2003). “Challenging the dogma: the hidden layer of non-protein-coding RNAs in complex organisms” (PDF). BioEssays. 25 (10): 930–9. doi:10.1002/bies.10332. PMID 14505360. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2009. ^ Mattick JS (tháng 10 năm 2004). “The hidden genetic program of complex organisms”. Scientific American. 291 (4): 60–7. doi:10.1038/scientificamerican1004-60. PMID 15487671. ^ a b c Wirta W (2006). Mining the transcriptome – methods and applications. Stockholm: School of Biotechnology, Royal Institute of Technology. ISBN 91-7178-436-5. OCLC 185406288. ^ Rossi JJ (tháng 7 năm 2004). “Ribozyme diagnostics comes of age”. Chemistry & Biology. 11 (7): 894–5. doi:10.1016/j.chembiol.2004.07.002. PMID 15271347. ^ Storz G (tháng 5 năm 2002). “An expanding universe of noncoding RNAs”. Science. 296 (5571): 1260–3. Bibcode:2002Sci...296.1260S. doi:10.1126/science.1072249. PMID 12016301. ^ Fatica A, Bozzoni I (tháng 1 năm 2014). “Long non-coding RNAs: new players in cell differentiation and development”. Nature Reviews. Genetics. 15 (1): 7–21. doi:10.1038/nrg3606. PMID 24296535. ^ Chen Q, Yan, và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2016). “Sperm tsRNAs contribute to intergenerational inheritance of an acquired metabolic disorder”. Science. 351 (6271): 397–400. Bibcode:2016Sci...351..397C. doi:10.1126/science.aad7977. PMID 26721680. ^ Wei H, Zhou, và đồng nghiệp (2013). “Profiling and identification of small rDNA-derived RNAs and their potential biological functions”. PLOS One. 8 (2): e56842. Bibcode:2013PLoSO...856842W. doi:10.1371/journal.pone.0056842. PMC 3572043. PMID 23418607. ^ Gueneau de Novoa P, Williams KP (tháng 1 năm 2004). “The tmRNA website: reductive evolution of tmRNA in plastids and other endosymbionts”. Nucleic Acids Research. 32 (Database issue): D104–8. doi:10.1093/nar/gkh102. PMC 308836. PMID 14681369. ^ Carthew RW, Sontheimer EJ (tháng 2 năm 2009). “Origins and Mechanisms of miRNAs and siRNAs”. Cell. 136 (4): 642–55. doi:10.1016/j.cell.2009.01.035. PMC 2675692. PMID 19239886. ^ Liang KH, Yeh CT (tháng 5 năm 2013). “A gene expression restriction network mediated by sense and antisense Alu sequences located on protein-coding messenger RNAs”. BMC Genomics. 14: 325. doi:10.1186/1471-2164-14-325. PMC 3655826. PMID 23663499. ^ Wu L, Belasco JG (tháng 1 năm 2008). “Let me count the ways: mechanisms of gene regulation by miRNAs and siRNAs”. Molecular Cell. 29 (1): 1–7. doi:10.1016/j.molcel.2007.12.010. PMID 18206964. ^ Matzke MA, Matzke AJ (tháng 5 năm 2004). “Planting the seeds of a new paradigm”. PLoS Biology. 2 (5): E133. doi:10.1371/journal.pbio.0020133. PMC 406394. PMID 15138502. ^ Vazquez F, và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2004). “Endogenous trans-acting siRNAs regulate the accumulation of Arabidopsis mRNAs”. Molecular Cell. 16 (1): 69–79. doi:10.1016/j.molcel.2004.09.028. PMID 15469823. ^ Watanabe, Toshiaki; Totoki, Yasushi; Toyoda, Atsushi; Kaneda, Masahiro; Kuramochi-Miyagawa, Satomi; Obata, Yayoi; Chiba, Hatsune; Kohara, Yuji; Kono, Tomohiro (22 tháng 5 năm 2008). “Endogenous siRNAs from naturally formed dsRNAs regulate transcripts in mouse oocytes”. Nature. 453 (7194): 539–543. doi:10.1038/nature06908. ISSN 1476-4687. PMID 18404146. ^ Sontheimer EJ, Carthew RW (tháng 7 năm 2005). “Silence from within: endogenous siRNAs and miRNAs”. Cell. 122 (1): 9–12. doi:10.1016/j.cell.2005.06.030. PMID 16009127. ^ Doran G (2007). “RNAi – Is one suffix sufficient?”. Journal of RNAi and Gene Silencing. 3 (1): 217–19. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2007. ^ Pushparaj PN, và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2008). “RNAi and RNAa--the yin and yang of RNAome”. Bioinformation. 2 (6): 235–7. doi:10.6026/97320630002235. PMC 2258431. PMID 18317570. ^ Horwich MD, và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2007). “The Drosophila RNA methyltransferase, DmHen1, modifies germline piRNAs and single-stranded siRNAs in RISC”. Current Biology. 17 (14): 1265–72. doi:10.1016/j.cub.2007.06.030. PMID 17604629. ^ Girard A, và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2006). “A germline-specific class of small RNAs binds mammalian Piwi proteins”. Nature. 442 (7099): 199–202. Bibcode:2006Natur.442..199G. doi:10.1038/nature04917. PMID 16751776. ^ Horvath P, Barrangou R (tháng 1 năm 2010). “CRISPR/Cas, the immune system of bacteria and archaea”. Science. 327 (5962): 167–70. Bibcode:2010Sci...327..167H. doi:10.1126/science.1179555. PMID 20056882. ^ Wagner EG, Altuvia S, Romby P (2002). “Antisense RNAs in bacteria and their genetic elements”. Advances in Genetics. Advances in Genetics. 46: 361–98. doi:10.1016/S0065-2660(02)46013-0. ISBN 9780120176465. PMID 11931231. ^ Gilbert SF (2003). Developmental Biology (ấn bản 7). Sinauer. tr. 101–3. ISBN 0-87893-258-5. OCLC 154656422.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Amaral PP, Mattick JS (tháng 8 năm 2008). “Noncoding RNA in development”. Mammalian Genome. 19 (7–8): 454–92. doi:10.1007/s00335-008-9136-7. PMID 18839252. ^ Heard E, và đồng nghiệp (tháng 6 năm 1999). “Human XIST yeast artificial chromosome transgenes show partial X inactivation center function in mouse embryonic stem cells”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 96 (12): 6841–6. Bibcode:1999PNAS...96.6841H. doi:10.1073/pnas.96.12.6841. PMC 22003. PMID 10359800. ^ Batey RT (tháng 6 năm 2006). “Structures of regulatory elements in mRNAs”. Current Opinion in Structural Biology. 16 (3): 299–306. doi:10.1016/j.sbi.2006.05.001. PMID 16707260. ^ Scotto L, Assoian RK (tháng 6 năm 1993). “A GC-rich domain with bifunctional effects on mRNA and protein levels: implications for control of transforming growth factor beta 1 expression”. Molecular and Cellular Biology. 13 (6): 3588–97. PMC 359828. PMID 8497272. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2018. ^ Steitz TA, Steitz JA (tháng 7 năm 1993). “A general two-metal-ion mechanism for catalytic RNA”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 90 (14): 6498–502. Bibcode:1993PNAS...90.6498S. doi:10.1073/pnas.90.14.6498. PMC 46959. PMID 8341661. ^ Xie J, và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2007). “Sno/scaRNAbase: a curated database for small nucleolar RNAs and cajal body-specific RNAs”. Nucleic Acids Research. 35 (Database issue): D183–7. doi:10.1093/nar/gkl873. PMC 1669756. PMID 17099227. ^ Omer AD, và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2003). “RNA-modifying machines in archaea”. Molecular Microbiology. 48 (3): 617–29. doi:10.1046/j.1365-2958.2003.03483.x. PMID 12694609. ^ Cavaillé J, và đồng nghiệp (tháng 10 năm 1996). “Targeted ribose methylation of RNA in vivo directed by tailored antisense RNA guides”. Nature. 383 (6602): 732–5. Bibcode:1996Natur.383..732C. doi:10.1038/383732a0. PMID 8878486. ^ Kiss-László Z, và đồng nghiệp (tháng 6 năm 1996). “Site-specific ribose methylation of preribosomal RNA: a novel function for small nucleolar RNAs”. Cell. 85 (7): 1077–88. doi:10.1016/S0092-8674(00)81308-2. PMID 8674114. ^ Daròs JA, Elena SF, Flores R (tháng 6 năm 2006). “Viroids: an Ariadne's thread into the RNA labyrinth”. EMBO Reports. 7 (6): 593–8. doi:10.1038/sj.embor.7400706. PMC 1479586. PMID 16741503. ^ Kalendar R, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2004). “Large retrotransposon derivatives: abundant, conserved but nonautonomous retroelements of barley and related genomes”. Genetics. 166 (3): 1437–50. doi:10.1534/genetics.166.3.1437. PMC 1470764. PMID 15082561. ^ Podlevsky JD, và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2008). “The telomerase database”. Nucleic Acids Research. 36 (Database issue): D339–43. doi:10.1093/nar/gkm700. PMC 2238860. PMID 18073191. ^ Blevins T, và đồng nghiệp (2006). “Four plant Dicers mediate viral small RNA biogenesis and DNA virus induced silencing”. Nucleic Acids Research. 34 (21): 6233–46. doi:10.1093/nar/gkl886. PMC 1669714. PMID 17090584. ^ Jana S, và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2004). “RNA interference: potential therapeutic targets”. Applied Microbiology and Biotechnology. 65 (6): 649–57. doi:10.1007/s00253-004-1732-1. PMID 15372214. ^ Schultz U, Kaspers B, Staeheli P (tháng 5 năm 2004). “The interferon system of non-mammalian vertebrates”. Developmental and Comparative Immunology. 28 (5): 499–508. doi:10.1016/j.dci.2003.09.009. PMID 15062646. ^ Whitehead KA, và đồng nghiệp (2011). “Silencing or stimulation? siRNA delivery and the immune system”. Annual Review of Chemical and Biomolecular Engineering. 2: 77–96. doi:10.1146/annurev-chembioeng-061010-114133. PMID 22432611. ^ Dahm R (tháng 2 năm 2005). “Friedrich Miescher and the discovery of DNA”. Developmental Biology. 278 (2): 274–88. doi:10.1016/j.ydbio.2004.11.028. PMID 15680349. ^ Caspersson T, Schultz J (1939). “Pentose nucleotides in the cytoplasm of growing tissues”. Nature. 143 (3623): 602–3. Bibcode:1939Natur.143..602C. doi:10.1038/143602c0. ^ Ochoa S (1959). “Enzymatic synthesis of ribonucleic acid” (PDF). Nobel Lecture. ^ Rich A, Davies D (1956). “A New Two-Stranded Helical Structure: Polyadenylic Acid and Polyuridylic Acid”. Journal of the American Chemical Society. 78 (14): 3548–3549. doi:10.1021/ja01595a086. ^ Holley RW, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 1965). “Structure of a ribonucleic acid”. Science. 147 (3664): 1462–5. Bibcode:1965Sci...147.1462H. doi:10.1126/science.147.3664.1462. PMID 14263761. ^ Fiers, W.; Contreras, R.; Duerinck, F.; Haegeman, G.; Iserentant, D.; Merregaert, J.; Min Jou, W.; Molemans, F.; Raeymaekers, A. (8 tháng 4 năm 1976). “Complete nucleotide sequence of bacteriophage MS2 RNA: primary and secondary structure of the replicase gene”. Nature. 260 (5551): 500–507. doi:10.1038/260500a0. ISSN 0028-0836. PMID 1264203. ^ Napoli C, Lemieux C, Jorgensen R (tháng 4 năm 1990). “Introduction of a Chimeric Chalcone Synthase Gene into Petunia Results in Reversible Co-Suppression of Homologous Genes in trans”. The Plant Cell. 2 (4): 279–289. doi:10.1105/tpc.2.4.279. PMC 159885. PMID 12354959. ^ Dafny-Yelin M, và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2007). “pSAT RNA interference vectors: a modular series for multiple gene down-regulation in plants”. Plant Physiology. 145 (4): 1272–81. doi:10.1104/pp.107.106062. PMC 2151715. PMID 17766396. ^ Ruvkun G (tháng 10 năm 2001). “Molecular biology. Glimpses of a tiny RNA world”. Science. 294 (5543): 797–9. doi:10.1126/science.1066315. PMID 11679654. ^ Fichou Y, Férec C (tháng 12 năm 2006). “The potential of oligonucleotides for therapeutic applications”. Trends in Biotechnology. 24 (12): 563–70. doi:10.1016/j.tibtech.2006.10.003. PMID 17045686. ^ Siebert S (2006). “Common sequence structure properties and stable regions in RNA secondary structures” (PDF). Dissertation, Albert-Ludwigs-Universität, Freiburg im Breisgau. tr. 1. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2012. ^ Szathmáry E (tháng 6 năm 1999). “The origin of the genetic code: amino acids as cofactors in an RNA world”. Trends in Genetics. 15 (6): 223–9. doi:10.1016/S0168-9525(99)01730-8. PMID 10354582. ^ Marlaire, Ruth (ngày 3 tháng 3 năm 2015). “NASA Ames Reproduces the Building Blocks of Life in Laboratory”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2015. RNA tại Từ điển bách khoa Việt Nam RNA (biochemistry) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) RNA World website Link collection (structures, sequences, tools, journals) Nucleic Acid Database Images of DNA, RNA and complexes. Anna Marie Pyle's Seminar: RNA Structure, Function, and Recognition | wikipedia |
Vũ Tùng
Vũ Tùng (1917 - 1965), tên thật là Nguyễn Văn Thọ, là một nhà cách mạng, nhà báo Việt Nam. Ông nguyên quán ở Bắc Ninh, nhưng sinh tại Thanh Hóa, nơi thân phụ làm việc. Thuở nhỏ ông học ở quê, sau ra Hà Nội học Đại học dở dang, về làm việc tại nhà máy diêm Thanh Hóa. Tại đây ông tham gia đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, bị truy lùng, ông phải bỏ xứ vào sinh sống và hoạt động ở Sài Gòn. Tại đây ông làm báo, cộng tác với báo Justice (Công lý). Ông dần trở thành một cây bút trụ cột cho báo này với bút danh Vũ Tùng. Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông vẫn sống công khai tại Sài Gòn, tiếp tục hoạt động trong giới báo chí, với lập trường công kích chính sách thực dân cũ. Tháng 4 năm 1947, ông cùng các nhà báo tiến bộ, có xu hướng chống thực dân, đấu tranh đòi quyền độc lập thống nhất của Việt Nam như Phan Văn Thiết, Dương Tử Giang, Thiếu Sơn... bị chính phủ ly khai Nam Kỳ bắt giam một thời gian. Năm 1948, ông làm liên lạc đưa ông Chesneaux - một đảng viên đảng Xã hội Pháp - ra chiến khu gặp các nhà lãnh đạo kháng chiến Nam Bộ. Trên đường đi ông bị bắt, ông Chesneaux bị trục xuất về Pháp. Sau đó ông được các tổ chức tiến bộ ở Pháp can thiệp nên được trả tự do. Năm 1949, ông thoát ly ra chiến khu. Năm 1954, ông được phân công ở lại Sài Gòn công tác, phụ trách báo chí công khai. Năm 1962, chính quyền Ngô Đình Diệm siết chặt kiểm soát báo chí, đồng thời theo dõi gắt gao ông vì đoán biết ông hoạt động cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Do vậy, ông tìm cách đào thoát lại ra chiến khu một lần nữa, được phân công phụ trách công tác tuyên huấn ở Trung ương Cục miền Nam. Khi Hội Nhà báo yêu nước và dân chủ miền Nam Việt Nam được thành lập, ông được bầu làm Chủ tịch. Năm 1965, ông tử thương trong một cuộc càn quét lớn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vào vùng Hố Bò, Củ Chi, hưởng dương 48 tuổi. Tên ông được đặt cho một con đường tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. ^ Phong trào Báo chí thống nhứt ^ Hội Nhà báo Việt Nam, từ đại hội đến đại hội[liên kết hỏng] | wikipedia |
Akita (thành phố)
Thành phố Akita (kanji: 秋田市, kana: あきたし, Akita-shi, Hán Việt: Thu Điền thị) là tỉnh lị của tỉnh Akita ở vùng Tohoku trên đảo Honshu của Nhật Bản. Thành phố có diện tích là 905,67 km², dân số là 323.996 người (ngày ngày 1 tháng 4 năm 2010), mật độ dân số là 358 người/km². Chảy qua thành phố có các sông Omono, Asahi, và Iwami. Trên địa bàn thành phố Akita có các cơ sở lọc dầu, chế biến gỗ, gia công kim loại, dệt lụa. Thời Edo, vùng đất là thành phố Akita hiện nay là lãnh địa của các daimyō Ashina và Satake. Thành thị Kubota được xây dựng ở đây từ năm 1604. Năm 1889 (năm Meiji thứ 22), Akita được thành lập và được hiện đại hóa. Trong thời kì Chiến tranh thế giới II, ngày 14 tháng 8 năm 1945, thành phố Akita bị không quân Mĩ tàn phá nặng nề. 134 lượt máy bay B-29 đã oanh tạc thành phố từ nửa đêm tới tận sáng. 137 người đã bị giết chết. Năm 1997, thành phố được công nhận là một đô thị trung tâm vùng. Tháng 1 năm 2005, hai thị trấn là Kawabe và Yuwa được nhập vào thành phố, khiến cho thành phố Akita trở thành đô thị trung tâm lớn nhất của vùng Tohoku. 5 tháng 8 năm 1982: Lan Châu, Trung Quốc 8 tháng 8 năm 1984: Passau, Đức 22 tháng 1 năm 1992: Kenai, Alaska, Hoa Kỳ 1993: St. Cloud, Minnesota, Hoa Kỳ (với Yūwa, Akita, trong đó sáp nhập vào Akita) 29 tháng 6 năm 1992: Vladivostok, Nga Hitachiōta, Ibaraki Daigo, quận Kuji, Ibaraki Trang web chính thức (tiếng Nhật) Trang web chính thức Lưu trữ 2006-02-07 tại Wayback Machine (tiếng Anh) | wikipedia |
Pachara Chirathivat
Pachara Marcel Chirathivat (tiếng Thái: พชร จิราธิวัฒน์; sinh ngày 10 tháng 5 năm 1993), còn được gọi là Peach, là một diễn viên, ca sĩ và người mẫu Thái Lan. Anh nổi tiếng qua các bộ phim điện ảnh như Rock học trò (2011), Thiếu niên bạc tỷ (2011), Nam thần xe ôm (2018)... Tên tuổi anh thực sự được biết đến mạnh mẽ qua vai diễn Win trong series phim học đường Tuổi nổi loạn, bộ phim là bệ phóng giúp các diễn viên trẻ lên hàng ngôi sao. Năm 2015, anh rời công ty quản lý Nadao Bangkok và chuyển sang đài Channel 3. Anh còn đảm nhận vai trò huấn luyện viên The Face Men Thailand mùa đầu tiên năm 2017. Trước khi là một diễn viên nổi tiếng, Peach Pachara đã là "bạch mã hoàng tử" trong mơ của hàng nghìn cô gái trẻ Thái Lan. Đẹp trai, nổi tiếng, profile của Peach càng hoàn hảo hơn khi anh sinh ra trong gia tộc Chirathivat lừng lẫy. Theo tạp chí Forbes, gia tộc của anh xếp thứ ba trong Top 50 gia tộc giàu có nhất Thái Lan, xếp thứ 14 trong Top 50 gia tộc giàu nhất Châu Á. Gia đình Chirathivat vốn được biết là đại gia trong ngành bán lẻ Thái Lan khi sở hữu trung tâm thương mại Central World, thương hiệu nổi tiếng Centara Hotel cùng nhiều cửa hàng bách hóa lớn trên khắp Thái Lan như cửa hàng bách hóa ZEN & Robinson, Tops Market, Watson, BigC, B2S, PowerBuy... Bố của Peach là ông Thirayuth Chirathivat, giám đốc điều hành công ty bất động sản bán lẻ lớn nhất của Thái Lan là Central Pattana CPN - trong đó có Central World, khu mua sắm lớn thứ 3 thế giới. CPN là một chi nhánh của Central Group thuộc sở hữu của gia tộc Chirathivat. Mẹ của Peach là bà Chanadda Chirathivat, chủ sở hữu của thương hiệu trang sức Diamond Today và thương hiệu đồng hồ Toy Watch. Ngoài ra Peach còn có một chị gái tên Pimpisa và em gái tên Khemmanat (Pine). Chị gái Peach là Pimpisa (Pear) hiện cũng đang hoạt động trong làng giải trí Thái (ca sĩ của công ty Smallroom). Anh có một người chú tên Pok Patsonkorn (hiện là chồng của nữ diễn viên Rasri Balenciaga) sở hữu Big C Việt Nam. Ông của Peach là triệu phú sở hữu chuỗi khách sạn cao cấp. Còn bà nội là Apasra Hongsakula, cựu Hoa hậu Hoàn vũ thế giới 1965. Bà cũng là người phụ nữ Thái Lan đầu tiên đăng quang danh hiệu này trong lịch sử. Về học vấn, Peach tốt nghiệp ngành Quản lý kinh doanh quốc tế - Khoa Thương mại và Kế toán của Đại học Chulalongkorn, một trong những ngôi trường danh giá nhất Thái Lan. Có thể gọi đây là ngôi trường Hoàng Gia khi tên gọi của trường được đặt theo tên của vua Chulalongkorn (Rama V) và được thành lập bởi con trai ông và là vua kế vị Vajiravudh (Rama VI). Cả Peach và chị gái đều theo học ở ngôi trường này. Từ một ca sĩ/guitarist nổi tiếng trong nhóm nhạc Rooftop Band, Peach sớm lấn sân sang nghiệp diễn và nhanh chóng đạt được những thành tích ấn tượng. Với chiều cao 1m83, gương mặt điển trai, Peach sớm đã được đảm nhận vai chính trong hàng loạt bộ phim dành cho giới trẻ như SuckSeed, The Billionaire (bộ phim được khán giả Việt biết đến nhiều nhất), Countdown... Sự nghiệp của anh chàng lên như diều gặp gió sau vai Win trong series truyền hình tuổi teen Thái Lan đình đám: Tuổi nổi loạn. Đến thời điểm này, nam ca sĩ, diễn viên 24 tuổi có thể tự hào nói rằng mình là một trong những ngôi sao trẻ nổi tiếng nhất xứ sở Chùa Vàng. Ở series phim Tuổi nổi loạn, anh đóng vai Win, một cậu học trò thông minh nhưng ngỗ ngược, luôn đầu têu gây ra những rắc rối đi ngược lại với quy định của nhà trường. Tuy nhiên, Win vẫn được rất nhiều bạn nữ thương thầm nhớ trộm vì ngoại hình siêu long lanh và "khí phách" của mình mỗi lúc chống đối nội quy nhà trường. Ngoài diễn xuất, anh còn tham gia ca hát và ước mơ trở thành một doanh nhân thành đạt. Nhiều người cho rằng, Pachara Chirathivat chính là thế hệ diễn viên tài năng nối tiếp sự nghiệp diễn xuất thành công của những "ông vua" phòng vé xứ Chùa Vàng như Mario Maurer. Năm 2017, anh còn đảm nhận vai trò Huấn luyện viên của cuộc thi The Face Men Thailand mùa đầu tiên, cuộc thi lần đầu có sự tham gia của các thí sinh nam cùng với 2 huấn luyện viên Metinee Kingpayom và Moo Asava. Ở tuổi 20, Peach đã xuống tóc đi tu báo hiếu cha mẹ trong ba tuần. Đầu năm 2015, Peach đã nộp đơn xin hoãn nghĩa vụ quân sự vì chuyện học tập. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh khởi nghiệp riêng với thương hiệu Potato Corner. Peach từng hẹn hò với ca sĩ Note Panayanggool trong 3 năm nhưng đã chia tay. Sau đó, anh hẹn hò với nữ diễn viên trẻ Patricia Tanchanok Good - diễn viên đài Channel 3. Họ chia tay vào năm 2019. Hiện anh đang hẹn hò người mẫu Minnie Lin. ^ Chaiyong, Suwitcha; Thamma, Ploy (ngày 17 tháng 10 năm 2011). “Secret success”. Student Weekly. Post Publishing. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2012. ^ “2 ทายาทคนดัง ดาวดวงใหม่ประดับวงการ”. Post Today (bằng tiếng Thái). ngày 16 tháng 3 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2012. ^ http://vtv.vn/truyen-hinh/the-nay-bao-sao-chang-hlv-cua-the-face-men-hot-hon-ca-thi-sinh-20170901101424089.htm ^ “"พีช พชร" ทายาทเซ็นทรัล บวชแล้วที่วัดบวรฯ เป็นเวลา 3 สัปดาห์”. manager.co.th (bằng tiếng Thái). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2013. Truy cập 31 tháng 5 năm 2016. ^ “Behind the sword”. Nation Multimedia (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2018. Truy cập 31 tháng 5 năm 2016. ^ “Prestige Pick: Falling in Love with Cire Trudon”. Prestige Online - Society's Luxury Authority (bằng tiếng Anh). ^ “หวานได้อีก-นท-เดอะสตาร์-เขิน-พีช-พชร-ใช้ความคิดถึงแต่งเพลงรักให้/ หวานได้อีก! "นท เดอะสตาร์" เขิน "พีช พชร" ใช้ความคิดถึงแต่งเพลงรักให้”. sanook (bằng tiếng Thái). Truy cập 13 tháng 5 năm 2019. ^ “'พีช'กัน'หนัง'ออกจากคดีรัก อึกอักลำบากใจพูดสาเหตุเลิก'นท'”. thairath (bằng tiếng Thái). Truy cập 13 tháng 5 năm 2019. ^ “'แพทริเซีย' แฮปปี้คบ 'พีช' พร้อมเรียกแฟน แม่ไฟเขียว ปัดไปหาหวานใจที่บ้านถี่”. thairath (bằng tiếng Thái). Truy cập 13 tháng 5 năm 2019. ^ “พีช พชร ตอบตรงจนหน้าชา ปมแชตหลุด แพทริเซีย "ไม่เคยอยากได้คืน" (คลิป)”. thairath (bằng tiếng Thái). Truy cập 3 tháng 9 năm 2019. ^ “คอนเฟิร์ม พีช พชร-มินนี่ แฟนกันจริง พ่อแม่รับรู้แล้ว”. thairath (bằng tiếng Thái). Truy cập 28 tháng 6 năm 2020. Pachara Chirathivat trên IMDb Pachara Chirathivat trên Instagram | wikipedia |
Đại Chính tân tu Đại tạng kinh
Đại Chính tân tu Đại tạng kinh (kanji: 大正新脩大蔵経, romaji: Taishō Shinshū Daizōkyō), thường gọi tắt Đại Chính Tạng (大正藏, Taishōzō) hoặc Taishō Tripiṭaka trong tiếng Anh, là bộ Đại tạng kinh bằng chữ Hán do Hội Xuất bản các Kinh điển Quan trọng Taisho (大正一切經刊行會, Taishō Issai-kyō Kankō-kai) ấn hành từ năm 1924 đến năm 1934. Đại Chính Tạng là phiên bản Đại tạng kinh được sử dụng rộng rãi nhất và tương đối hoàn chỉnh trong giới học thuật, được sử dụng khắp nơi trên thế giới kể các phân khoa Phật học trong các trường Đại học Âu Mỹ. Đại Chính Tạng cơ bản dựa trên Bát vạn đại tạng kinh của Triều Tiên, được tập thành, bổ sung, san định và hiệu đính bởi các học giả Phật giáo danh tiếng của Nhật Bản thời bấy giờ như Takakusu Junjiro (高楠順次郎), Watanabe Kaikyoku (渡邊海旭), Ono Genmyo (小野玄妙)... Toàn tạng gồm 100 tập, tổng cộng 13.520 quyển, 80.634 trang, với hơn 12 vạn chữ. Cấu trúc Đại Chính Tạng được phân thành Chính tạng 55 tập gồm các bản kinh, luật, luận trong yếu; Tục tạng 30 tập gồm các kinh văn Hán ngữ của tông sư Phật giáo Nhật Bản và các nghi kinh, và Biệt quyển 15 tập (gồm 12 tập hình họa và 3 tập mục lục kinh văn sưu tầm được ghi nhận ở Nhật Bản đến thập niên 1930). Đại Chính Tạng khi được xuất bản, là bộ tổng tập kinh điển Phật giáo lớn nhất và đầy đủ nhất thời bấy giờ, với tổng cộng 2920 bản kinh văn các loại. Mỗi bản kinh, luận đều được tham khảo, hiệu đính tỉ mỉ, đồng thời trong phần ghi chú còn chú thêm các thuật ngữ bằng tiếng Pali và Sankrit. Tuy nhiên, Đại Chính Tạng cũng bị các học giả hiện đại phê bình do xuất hiện nhiều sai sót trong khâu hiệu đính, làm giảm sút tính học thuật phải có đối với các phiên bản Đại tạng kinh tiêu chuẩn. Năm 1960, Hội Xuất bản Đại Chính tân tu Đại tạng kinh (大正新修大藏經刊行會, Taishō Shinshū Daizōkyō Kankō-kai) của Nhật Bản đã khởi xướng việc tái bản và sửa chữa một số sai sót trong lần in đầu tiên.. Bát vạn đại tạng kinh Càn Long đại tạng kinh ^ Takakusu, Junjirō; Watanabe, Kaigyoku (eds) (1924). The Taisho shinshu daizokyo (100 volumes) . Tokyo: Taisho shinshu daizokyo kanko kai (repr. 1962).Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết) ^ Lưu Đức Hữu, Mã Hưng Quốc chủ biên (1992). Trung Nhật văn hóa giao lưu sự điển (中日文化交流事典). Thẩm Dương: Liêu Ninh Giáo dục Xuất bản xã. tr. 592. ISBN 7-5382-1736-3. ^ Vương Kế Hồng (2014). Cơ vu Phạn Hán đối khám đích A-tì-đạt-ma câu-xá luận ngữ pháp nghiên cứu (基于梵汉对勘的阿毗达磨俱舍论语法研究). Thượng Hải: Trung Tây thư cục. tr. 55. ISBN 978-7-5475-0672-1. ^ Lý Phú Hoa, Hà Mai (2003). Hán văn Phật giáo Đại tạng kinh nghiên cứu (汉文佛教大藏经研究). Bắc Kinh: Tôn giáo văn hóa Xuất bản xã. tr. 612. ISBN 7-80123-541-X. ^ Vương Ninh chủ biên (2014). Dân tục điển tịch văn tự nghiên cứu, đệ 14 tập. Bắc Kinh: Thương vụ Ấn thư quán. tr. 112–113. ISBN 978-7-100-10936-9. ^ Trung Quốc văn tự học hội "Trung Quốc văn tự học báo" biên tập bộ biên (2015). Trung Quốc văn tự học báo, đệ 6 tập. Bắc Kinh: Thương vụ Ấn thư quán. tr. 184. ISBN 978-7-100-11520-9. Matsumoto, T. (1934), Taishō Shinshū Daizōkyō oder kurz „Taishō Issaikyō“, Zeitschrift der Deutschen Morgenländischen Gesellschaft 88 (n.F. 13), No. 2, 194-199 Các tập của Đại chính tân tu đại tạng kinh bằng tiếng Nhật The SAT Daizōkyō Text Database at the University of Tokyo Chinese Buddhist Electronic Text Association (CBETA) NTI Buddhist Text Reader 中國傳統佛教資料下載[liên kết hỏng] 佛教電子書 大正大藏經 【大正藏網頁版】 Lưu trữ 2015-02-16 tại Wayback Machine Bukkyo Dendo Kyokai Japan provides some English translations (pdf) from the BDK English Tripitaka series. Bibliography of Translations from the Chinese Buddhist Canon into Western Languages Chinese-English Tripitaka with All Titles and Known Translations in English Giới thiệu sơ lược về Đại chánh tân tu Đại tạng kinh | wikipedia |
Biển Okhotsk
Biển Otkhost (Nga: Охо́тское мо́ре, chuyển tự. Okhotskoye More, IPA: [ɐˈxotskəɪ ˈmorʲɪ]; tiếng Nhật: オホーツク海, chuyển tự Ohōtsuku-kai) là vùng biển phía tây bắc Thái Bình Dương, nằm giữa bán đảo Kamchatka, quần đảo Kuril, đảo Sakhalin của Nga và đảo Hokkaidō của Nhật. Tên của nó được lấy theo tên của khu dân cư người Nga đầu tiên ở miền Viễn Đông. Người Châu Âu biết đến biển Okhotsk là nhờ hai nhà thám hiểm Nga Ivan Moskvitin và Vassili Poyarkov giữa thế kỷ XVII. Tổng diện tích biển Okhotsk là 1.583.000 km², độ sâu trung bình 859 m, nơi sâu nhất là 3.372 m. Vào mùa đông, giao thông trên biển Okhotsk gần như đình trệ bởi biển đóng băng. Nước từ sông Amur chảy vào biển làm giảm độ mặn và do đó tăng nhiệt độ đóng băng của nước. Băng trên biển không đều nhau ở mọi nơi, phân bố và độ dày phụ thuộc vào địa điểm, thời điểm, dòng nước và nhiệt độ nước biển. Trừ đảo Hokkaidō, tất cả các đảo và đất liền quanh biển Okhotsk đều thuộc Nga. Vì thế có thể coi biển này nằm dưới sự quản lý của Nga. Trong tiếng Nhật, tên ban đầu của biển là Hokkai (北海), có nghĩa là "biển bắc". Tên này dễ nhầm lẫn với Biển Bắc ở Châu Âu nên ngày nay nó được gọi là Ohōtsuku-kai (オホーツク海) theo tên của Nga. Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, biển Okhotsk là vùng biển căn cứ của các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Hạm đội Thái Bình Dương Xô Viết. Hiện nay, Nga vẫn tiếp tục chiến lược đó. Trên vùng biển này, ngày 1 tháng 9 năm 1983, không quân Liên Xô đã bắn hạ chiếc máy bay dân dụng Boeing 747-230B của Hàn Quốc bay lạc hai lần vào không phận của nước này. Toàn bộ hành khách và phi hành đoàn 269 người tử nạn, trong đó có Lawrence McDonald – Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ. Có 29 khu vực có tiềm năng dầu khí đã được xác định ở thềm lục địa dọc theo bờ biển Okhotsk. Tổng trữ lượng ước tính khoảng 1,2 tỷ tấn dầu và 1,5 tỷ mét khối khí tự nhiên. ^ Biển Okhotsk, Từ điển bách khoa Britannica trực tuyến | wikipedia |
Carbanion
Carbanion (carbanion) là một anion mà nguyên tử carbon trong đó có một cặp điện tử không chia. Do đó, để đạt cấu hình 8 điện tử, nguyên tử carbon mang điện tích âm với 3 nhóm thế. carbanion là base liên hợp của acid carbon. R3C-H + B− → R3C− + H-B trong đó B là base. Bất kỳ phân tử có liên kết C-H đều có thể mất proton để tạo thành carbanion. Do đó, các hydrocarbon chứa liên kết C-H đều được coi là một acid với giá trị pKa tương ứng. carbocation ^ Equilibrium acidities in dimethyl sulfoxide solution Frederick G. Bordwell Acc. Chem. Res.; 1988; 21(12) pp 456 - 463; doi:10.1021/ar00156a004 | wikipedia |
Peter Chen
Peter Pin-Shan Chen (tiếng Trung: 陳品山; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1947) là tác giả của mô hình thực thể-kết hợp (entity-relationship model hoặc ER model). Ông đã nhận bằng kỹ sư điện tại Đại học quốc gia Đài Loan vào năm 1968 và bằng tiến sĩ về khoa học máy tính và toán ứng dụng tại Đại học Harvard vào năm 1973. Giáo sư Peter Chen hiện đang giữ danh hiệu "M. J. Foster Distinguished Chair Professor" của Khoa Khoa học máy tính thuộc Đại học Tiểu bang Louisiana từ năm 1983 đến nay. Mô hình thực thể-kết hợp được xem như là nền tảng trong các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống, trong các công cụ hỗ trợ công nghệ phần mềm (computer-aided software engineering hoặc CASE) và trong các hệ thống cơ sở dữ liệu (repository system). Mô hình này đã được sử dụng trong hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý MVS của IBM và hệ thống CDD/Plus của DEC. Các thuật ngữ "mô hình thực thể-kết hợp" (ER model), "sơ đồ thực thể-kết hợp" (ER diagram) và "Peter Chen" đã trở nên quen thuộc trong các tự điển trực tuyến, các sách, các bài báo, các trang web, đề cương của các khoá học và trong các sản phẩm thương mại. Bài báo nguyên thủy về mô hình thực thể-kết hợp của Peter Chen là một trong những bài báo được tham khảo nhiều nhất trong lãnh vực phần mềm máy tính. Thông qua một khảo sát gần đây với 1000 giáo sư dạy về khoa học máy tính, bài báo nguyên thủy của Peter Chen đã được bầu chọn là một trong 38 bài báo có nhiều ảnh hưởng nhất trong khoa học máy tính. Vào năm 1998, ông được đề cử như là một thành viên của Hiệp hội Máy tính (Association for Computing Machinery). Thành tựu của Giáo sư Peter Chen là nền tảng cho công nghệ phần mềm, cụ thể là các công cụ hỗ trợ công nghệ phần mềm. Vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, mô hình chu kỳ phát triển ứng dụng của IBM (application development cycle hoặc AD/Cycle) và phần mềm DB2 đã dựa trên mô hình thực thể-kết hợp này. Các phần mềm cơ sở dữ liệu khác như CDD+ của Digital cũng dựa trên mô hình này. Giáo sư Chen cũng có nhiều hoạt động hiệu quả cho các CASE trong kỹ nghệ thông qua các nghiên cứu và các bài giảng về các phương pháp phát triển hệ thống có cấu trúc khắp nơi trên thế giới. Mô hình thực thể-kết hợp cũng ảnh hưởng đến đến các CASE phần mềm như ERWIN của Computer Associates, Designer/2000 của Oracle Corporation, PowerDesigner của Sybase, thậm chí công cụ vẽ thông dụng như Visio của Microsoft và chuẩn IDEF1X. Khái niệm hypertext rất phổ biến trong World Wide Web cũng tương tự với các khái niệm chính trong mô hình thực thể-kết hợp. Giáo sư Chen hiện đang nghiên cứu về mối liên hệ này như là một chuyên gia cho một số nhóm làm về XML trong cộng đồng World Wide Web (W3C). Mô hình thực thể-kết hợp cũng được xem như là nền tảng cho một số nghiên cứu gần đây như các phân tích và thiết kế hướng đối tượng (object-oriented) và ngữ nghĩa Web (semantic web). Mô hình UML cũng xuất phát từ mô hình thực thể-kết hợp. ^ The Entity Relationship Model - Toward A Unified View of Data ^ Xem Great Papers in Computer Science ^ Laplante, P., ed. Great Papers in Computer Science. West Publishing Co. 1996. ISBN 0-314-06365 Trang thông tin của Giáo sư Peter Chen ở Đại học Tiểu bang Louisiana | wikipedia |
RNA polymerase
RNA polymerase thường được gọi trong tiếng Việt là RNA pôlymêraza là một loại enzym chuyên xúc tác quá trình tổng hợp các loại phân tử RNA từ gen. RNA pôlymêraza còn được gọi tên theo chức năng của nó là enzym phiên mã. RNA polymeraza có khả năng nhận biết gen khuôn mẫu tương ứng, gắn vào vùng điều hoà của gen này và tiến hành phiên mã. Sau khi đã gắn vào vùng điều hoà của gen, RNA pôlymêraza có khả năng chuyển đổi trình tự pôliđêôxiribônuclêôtit (DNA) (poly DRN) thành trình tự chuỗi ribônuclêôtit (poly RN) mang mã phiên, từ đó dịch mã mới tiến hành được. Sự tổng hợp (tạo thành) hoặc phân giải (loại bỏ) enzym này có liên quan đến biểu hiện gen. Gồm có nhân tố xích ma(nhận biết promoter). Enzym lõi(kéo dài chuỗi ribonucleotid) enzym lõi có hai chuỗi anpha, 1 chuỗi beta, 1 chuỗi beta ‘ Phiên mã. Danh sách RNA. ^ Campbell và cộng sự: "Sinh học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010. ^ Phạm Thành Hổ: "Di truyền học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 1998. ^ Đỗ Lê Thăng: "Di truyền học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2000. ^ "Sinh học 12" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2019. ^ “RNA polymerase”. | wikipedia |
Xổ số
Xổ số là một dạng đánh bạc liên quan đến việc chọn các con số cho một giải thưởng. Trong quá khứ xổ số đã bị một số chính phủ coi là bất hợp pháp, trong khi những chính phủ khác ủng hộ nó đến mức họ tổ chức các giải xổ số cấp quốc gia hay cấp tiểu bang. Thường có một số quy định về xổ số của các chính phủ; các quy định phổ biến nhất là cấm bán vé số cho trẻ dưới 18 tuổi. Mặc dù xổ số đã phổ biến ở nhiều nước trong thế kỷ 19, vào đầu thế kỷ 20, hầu hết các hình thức cờ bạc, bao gồm xổ số và rút thăm trúng thưởng, được coi là bất hợp pháp ở Hoa Kỳ và hầu hết các nước châu Âu cũng như nhiều quốc gia khác. Điều này vẫn còn đúng cho đến sau chiến tranh thế giới thứ II. Vào thập niên 1960 sòng bạc và xổ số bắt đầu lại xuất hiện trên khắp thế giới như là một phương tiện để các chính phủ tăng ngân sách mà không phải tăng thuế. Xổ số có nhiều hình thức. Ví dụ, giải thưởng có thể là một số tiền mặt cố định hoặc hàng hoá. Trong hình thức này, có nguy cơ người tổ chức sẽ bị lỗ nếu không bán được đủ số vé. Một cách khác phổ biến hơn là quỹ giải thưởng sẽ là một tỷ lệ phần trăm cố định của tổng số tiền vé (phổ biến là 50% tiền vé). Nhiều loại xổ số gần đây cho phép người mua lựa chọn số trên vé số, dẫn đến việc có thể có nhiều người chiến thắng trong một kỳ quay số. Có những bằng chứng ghi nhận đầu tiên về một trò chơi xổ số là các phiếu keno từ triều đại Hán Quốc Trung Quốc giữa năm 205 và 187 TCN. Tin rằng những trò chơi xổ số này đã giúp tài trợ cho các dự án chính phủ quan trọng như Vạn Lý Trường Thành. Từ tác phẩm Sách Nhạc Trung Quốc (thế kỷ 2 TCN), có một đề cập đến một trò chơi về may mắn như "việc rút một mảnh gỗ", trong ngữ cảnh dường như mô tả việc rút thăm. Những cuộc xổ số châu Âu đầu tiên được biết đến đã được tổ chức trong thời kỳ Đế chế La Mã, chủ yếu là một hình thức giải trí trong các bữa tiệc tối. Mỗi khách mời sẽ nhận được một vé và các giải thưởng thường là những món đồ tinh tế như bộ đồ ăn. Mỗi người giữ vé đều được đảm bảo có phần thưởng. Tuy nhiên, loại xổ số này chỉ đơn giản là việc phân phát quà tặng bởi những quý tộc giàu có trong các buổi tiệc vui mừng Saturnalia. Các hồ sơ sớm nhất về một cuộc xổ số bán vé là cuộc xổ số do Hoàng đế La Mã Augustus tổ chức. Tiền được sử dụng để sửa chữa Thành phố Rome và những người chiến thắng sẽ được trao giải thưởng dưới dạng các món đồ có giá trị không đồng đều. Các cuộc xổ số đầu tiên được ghi nhận để bán vé với giải thưởng dưới dạng tiền mặt đã được tổ chức ở vùng Vùng đất thấp vào thế kỷ 15. Các thị trấn khác nhau đã tổ chức các cuộc xổ số công cộng để gây quỹ cho các công trình phòng thủ thị trấn và giúp đỡ người nghèo. Hồ sơ của các thị trấn Ghent, Utrecht, và Bruges cho thấy rằng các cuộc xổ số có thể còn cổ hơn. Một bản ghi ngày 9 tháng 5 năm 1445 tại L'Ecluse đề cập đến việc gây quỹ để xây tường và công trình phòng thủ thị trấn, với một cuộc xổ số có 4.304 vé và tổng giải thưởng 1737 florin (tương đương khoảng 170.000 USD vào năm 2014). Trong thế kỷ 17, việc tổ chức xổ số ở Hà Lan để gây quỹ cho người nghèo hoặc để thu tiền cho mục đích công cộng rất phổ biến. Các cuộc xổ số rất được ưa chuộng và được ca ngợi như một hình thức thuế không đau đớn. Staatsloterij, một công ty xổ số do nhà nước Hà Lan sở hữu, là công ty xổ số lâu đời nhất (năm 1726). Từ "lot" trong tiếng Hà Lan có nghĩa là "định mệnh", từ đó có từ tiếng Anh "lottery" để chỉ cuộc xổ số. Cuộc xổ số Ý đầu tiên được ghi nhận đã được tổ chức vào ngày 9 tháng 1 năm 1449 tại Milan do Cộng hòa Ambrosian Vàng tổ chức để tài trợ cho cuộc chiến chống lại Cộng hòa Venice. Tuy nhiên, tại Genoa, Lotto trở nên rất phổ biến. Người ta đã đặt cược vào tên của các thành viên Hội đồng lớn, được rút thăm, năm trong số chín mươi ứng cử viên mỗi sáu tháng. Loại cờ bạc này được gọi là Lotto hoặc Semenaiu. Khi người ta muốn đánh cược thường xuyên hơn hai lần một năm, họ bắt đầu thay thế tên ứng cử viên bằng các số và xổ số hiện đại ra đời, từ đó cả xổ số hợp pháp hiện đại và trò chơi số bất hợp pháp có thể được truy nguồn gốc từ đó. Vua Francis I của Pháp đã khám phá ra xổ số trong những cuộc chiến ở Italy và quyết định tổ chức một cuộc xổ số như vậy trong vương quốc của mình để giúp tài chính quốc gia. Cuộc xổ số Pháp đầu tiên, Loterie Royale, được tổ chức vào năm 1539 và được ủy quyền bằng sắc lệnh Châteaurenard. Nỗ lực này đã thất bại, vì vé rất đắt đỏ và các tầng lớp xã hội có khả năng mua vé phản đối dự án này. Trong hai thế kỷ tiếp theo, xổ số ở Pháp bị cấm hoặc, trong một số trường hợp, được dung tha. Mặc dù người Anh có thể đã thử nghiệm với việc tổ chức raffles và các trò chơi tương tự dựa trên may rủi, cuộc xổ số chính thức đầu tiên được ghi nhận được công nhận bởi Nữ hoàng Elizabeth I, vào năm 1566 và được tổ chức vào năm 1569. 400.000 vé được phát hành với giá 10 xilling mỗi vé (khoảng ba tuần lương của công dân thông thường), với giải thưởng chính trị giá khoảng 5.000 bảng Anh. Cuộc xổ số này được thiết kế để gây quỹ cho "sửa chữa các cảng biển và củng cố vững chắc của Vương quốc, và các công trình tốt công cộng khác", bao gồm xây dựng các cảng và tàu mới cho hạm đội hoàng gia. Mỗi người nắm giữ vé đều được nhận giải thưởng, và tổng giá trị của các giải thưởng bằng với số tiền gây quỹ. Các giải thưởng có dạng "tiền mặt sẵn có" và hàng hóa có giá trị như bát bạc, thảm và vải lanh tốt. Ngoài ra, mỗi người tham gia còn được miễn truy nã một lần, "miễn là tội phạm không phải là cướp biển, giết người, tội ác nghiêm trọng hoặc phản quốc". Cuộc xổ số được quảng cáo bằng những cuộn giấy dán trên khắp đất nước với các bản phác thảo của các giải thưởng. Do đó, số tiền từ xổ số được nhận là một khoản vay không lãi suất cho chính phủ trong suốt ba năm mà các vé ('mà không có bất kỳ vé trống nào') được bán. Trong những năm sau đó, chính phủ đã bán quyền mua vé xổ số cho các nhà môi giới, người sau đó thuê đại lý và nhân viên bán vé. Những nhà môi giới này cuối cùng trở thành những nhà môi giới chứng khoán hiện đại cho các dự án thương mại khác nhau. Đa phần người dân không thể đủ khả năng chi trả toàn bộ giá vé xổ số, vì vậy các nhà môi giới sẽ bán cổ phần trong một vé; điều này dẫn đến việc phát hành các vé với chú thích như "Mười sáu phần" hoặc "Lớp ba". Nhiều xổ số tư nhân đã được tổ chức, bao gồm việc gây quỹ cho Tổng công ty Luân Đôn để hỗ trợ việc định cư tại Jamestown, Mỹ. Xổ số Nhà nước Anh đã diễn ra từ năm 1694 đến năm 1826. Do đó, xổ số Anh đã kéo dài hơn 250 năm, cho đến khi chính phủ, dưới áp lực không ngừng từ đối lập trong Quốc hội, tuyên bố một cuộc xổ số cuối cùng vào năm 1826. Cuộc xổ số này đã bị những nhà bình luận đương thời chế giễu là "cuộc đấu tranh cuối cùng của những nhà đầu tư trong lòng tin của công chúng để tạo sự phổ biến cho cuộc xổ số cuối cùng của họ". Một cuộc xổ số Anh, được sự cho phép của Vua James I, được cấp cho Tổng công ty Luân Đôn vào năm 1612, cho phép họ gây quỹ để giúp định cư cho các dân cư trong thuộc địa Anh đầu tiên tại Jamestown, Virginia. Xổ số ở định cư thuộc địa Mỹ chủ yếu đã đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho cả dự án tư nhân và công cộng. Đã được ghi nhận rằng hơn 200 cuộc xổ số đã được phê chuẩn từ năm 1744 đến 1776, và chúng đã đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho đường sá, thư viện, nhà thờ, trường đại học, kênh đào, cầu cống, v.v. Vào những năm 1740, sự thành lập của Đại học Princeton và Đại học Columbia đã được tài trợ bởi các cuộc xổ số, cũng như Đại học Pennsylvania thông qua Cuộc xổ số Học viện vào năm 1755. Trong thời kỳ Chiến tranh Pháp - Ấn Độ, một số thuộc địa đã sử dụng xổ số để hỗ trợ tài chính cho các công trình phòng thủ và đội quân dân cư địa phương của họ. Vào tháng 5 năm 1758, Quận Massachusetts Bay đã gây quỹ bằng cuộc xổ số cho "Cuộc vận động chống lại Canada". Benjamin Franklin đã tổ chức một cuộc xổ số để gây quỹ mua pháo để bảo vệ Philadelphia. Một số cuộc xổ số này đã cung cấp các giải thưởng dưới dạng "Pieces of Eight". Cuộc xổ số Mountain Road Lottery của George Washington vào năm 1768 không thành công, nhưng các vé xổ số hiếm có mang chữ ký của Washington đã trở thành đối tượng sưu tầm; một ví dụ đã được bán với giá khoảng 15.000 đô la vào năm 2007. Washington cũng là một người quản lý cho "Slave Lottery" của Đại tá Bernard Moore vào năm 1769, trong đó quảng cáo đất đai và nô lệ làm giải thưởng trên The Virginia Gazette. Khi khởi đầu cuộc Cách mạng, Quốc hội Liên lục địa đã sử dụng xổ số để gây quỹ hỗ trợ Quân đội Thirteen Colonies. Alexander Hamilton đã viết rằng xổ số nên được giữ đơn giản và rằng "Mọi người... sẽ sẵn lòng mạo hiểm một khoản nhỏ vì cơ hội có thể thu được lợi nhuận đáng kể... và sẽ ưu tiên cơ hội nhỏ để có cơ hội chiến thắng lớn hơn là cơ hội lớn để có cơ hội chiến thắng ít". Thuế chưa bao giờ được chấp nhận là một phương thức gây quỹ công cộng cho các dự án, và điều này đã dẫn đến niềm tin phổ biến rằng xổ số là một hình thức thuế ẩn. Cuối cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ, các tiểu bang phải sử dụng xổ số để gây quỹ cho nhiều dự án công cộng. Cuộc xổ số lớn đầu tiên trên lãnh thổ Đức đã được tổ chức vào năm 1614 tại Hamburg. Ở Áo, cuộc xổ số đầu tiên được tổ chức vào năm 1751, trong thời kỳ của Nữ hoàng Maria Theresia, và được đặt tên là Lotto di Genova vì nó dựa trên 90 số. Tây Ban Nha có nhiều trò chơi xổ số phong phú, trong đó đa số được vận hành bởi Loterías y Apuestas del Estado, và các xổ số còn lại do ONCE và chính phủ Catalonia vận hành. Trò chơi xổ số Tây Ban Nha đầu tiên đã được chơi từ năm 1763 và, trong hai thế kỷ qua, việc chơi xổ số ở Tây Ban Nha đã trở thành một truyền thống. Xổ số Giáng sinh Tây Ban Nha (chính thức là Sorteo Extraordinario de Navidad [soɾˈteo ekstɾaorðiˈnaɾjo ðe naβiˈðað] hoặc đơn giản là Lotería de Navidad [loteˈɾia ðe naβiˈðað]) là một cuộc xổ số quốc gia. Nó được tổ chức hàng năm kể từ năm 1812 bởi một chi nhánh của Bộ Công vụ Tây Ban Nha, hiện được gọi là Loterías y Apuestas del Estado. Tên Sorteo de Navidad được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1892. Xổ số Giáng sinh Tây Ban Nha là cuộc xổ số có thời gian liên tục thứ hai dài nhất trên thế giới. Điều này bao gồm cả thời kỳ Chiến tranh Dân sự Tây Ban Nha khi cuộc quay xổ số được tổ chức tại Valencia sau khi phe Cộng hòa buộc phải di chuyển thủ đô từ Madrid. Sau khi chế độ Cộng hòa bị lật đổ, cuộc xổ số tiếp tục diễn ra liên tục dưới chế độ Franco. Một nghiên cứu của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (National Bureau of Economic Research) đã phát hiện ra rằng những người ở Thụy Điển giành được số tiền lớn từ xổ số thường giữ được tài sản của họ trong vòng 10 năm, thường tiếp tục giữ công việc nhưng có nhiều kỳ nghỉ hơn, và duy trì hoặc tăng cường sự hạnh phúc và sức khỏe tâm thần của họ. Cùng một nghiên cứu cũng cho biết rằng câu chuyện thông thường "70% người nhận một lượng tiền lớn sẽ mất hết nó trong vài năm" là sai, và câu chuyện này đã bị đặt sai nguồn từ Tổ chức Giáo dục Tài chính Quốc gia (National Endowment for Financial Education - NEFE). NEFE đã phát đi thông cáo tách biệt với tuyên bố đó. Tạp chí Time đề cập đến "lời nguyền của xổ số". Cố vấn tài chính Don McNay đã đưa ra những chuyện kể ủng hộ khẳng định này trong cuốn sách của ông, Life Lessons from the Lottery (Những bài học về cuộc sống từ xổ số). Số tiền thắng (ở Hoa Kỳ) không nhất thiết được trả theo hình thức trọn gói, trái ngược với mong đợi của nhiều người tham gia xổ số. Ở một số quốc gia, chủ yếu là Hoa Kỳ, người chiến thắng có quyền lựa chọn giữa việc nhận trả theo hình thức trả theo kỳ hạn và một lần trả. Số tiền trả một lần (theo hình thức tiền mặt hoặc trọn gói) ít hơn số tiền thưởng được quảng cáo (theo hình thức trả theo kỳ hạn), xem xét giá trị thời gian của tiền, ngay cả trước khi áp dụng bất kỳ thuế thu nhập nào mà giải thưởng phải chịu. Mặc dù số tiền bị giữ lại thay đổi theo quy định của từng khu vực và cách đầu tư số tiền thưởng, nhưng có nghiên cứu cho rằng người chiến thắng lựa chọn trả một lần mong đợi giành được 1/3 của số tiền thưởng được quảng cáo vào cuối năm thuế. Do đó, một người chiến thắng giải thưởng trị giá 90 triệu đô la Hoa Kỳ lựa chọn nhận tiền mặt có thể mong đợi thu về 30 triệu đô la Hoa Kỳ sau khi nộp các tài liệu thuế thu nhập cho năm mà giải thưởng được giành được. Hợp đồng trả theo kỳ hạn của xổ số thường kéo dài từ 20 đến 30 năm. Một số trò chơi xổ số ở Hoa Kỳ, đặc biệt là những trò chơi cung cấp giải thưởng "trọn đời", không cung cấp tùy chọn trả một lần. Theo một số chuyên gia, lựa chọn trả theo kỳ hạn tốt hơn so với lựa chọn trả một lần, đặc biệt đối với những người thiếu kinh nghiệm đầu tư. Trong một số loại xổ số trực tuyến, số tiền trả theo kỳ hạn hàng năm chỉ là 25.000 đô la, với một khoản trả một lần lớn vào năm cuối. Hình thức trả góp này thường được thực hiện thông qua đầu tư vào các chứng khoán được bảo đảm bởi chính phủ. Các công ty xổ số trực tuyến trả giải thưởng cho người chiến thắng thông qua bảo hiểm. Tuy nhiên, nhiều người chiến thắng chọn lựa trả một lần, vì họ tin rằng mình có thể nhận được mức lợi suất đầu tư tốt hơn ở nơi khác. Ở một số quốc gia, số tiền thưởng xổ số không chịu thuế thu nhập cá nhân, do đó không có hậu quả thuế phải xem xét khi chọn lựa phương thức thanh toán. Ở Pháp, Canada, Úc, Đức, Ireland, Ý, New Zealand, Phần Lan và Vương quốc Anh, tất cả các giải thưởng được trả một lần, không chịu thuế và miễn phí cho người chiến thắng. Ở Liechtenstein, tất cả các giải thưởng đều không chịu thuế và người chiến thắng có thể chọn nhận một lần trả hoặc theo hình thức trả theo kỳ hạn đối với các giải thưởng giải độc đắc. Ở Hoa Kỳ, tòa án liên bang đã liên tục xác định rằng các khoản thanh toán một lần nhận được từ bên thứ ba đổi lấy quyền sở hữu các hợp đồng trả theo kỳ hạn của xổ số không được coi là tài sản vốn theo mục đích thuế. Thay vào đó, số tiền trả một lần phải chịu xử lý thuế thu nhập thông thường. Một số người thuê một bên thứ ba để đổi phiếu xổ số cho họ. Điều này có thể được thực hiện để tránh trả thuế thu nhập, che giấu số tiền thắng được để tránh bị tịch thu để trả tiền trợ cấp nuôi con, hoặc để rửa tiền lợi nhuận từ hoạt động bất hợp pháp; một số khu vực điều tra những người "thắng lớn" quá thường xuyên và có thể đóng băng thanh toán để ngăn chặn những lạm dụng này. Ở các khu vực yêu cầu tiết lộ công khai cho người chiến thắng để nhận giải thưởng của họ, một số người chiến thắng có thể thuê một luật sư thành lập một quỹ tin tưởng mù để họ có thể nhận giải thưởng và duy trì quyền ẩn danh. Điều này được thực hiện để người chiến thắng có thể tránh lừa đảo, ghen tỵ và các bất lợi khác có thể xảy ra khi giành được giải thưởng xổ số. Cơ hội giành giải thưởng xổ số có thể thay đổi rất lớn tùy thuộc vào thiết kế của xổ số và được xác định bởi một số yếu tố, bao gồm số lượng số có thể chọn, số lượng số trúng được rút, xem liệu thứ tự có quan trọng hay không, và xem số đã rút có được trả lại cho khả năng rút thêm hay không. Trong một trò xổ số đơn giản như "chọn 6 số từ 49 số" (không cho phép số trùng nhau), người chơi chọn sáu số từ 1 đến 49. Nếu tất cả sáu số trên vé của người chơi trùng khớp với các số được rút trong kết quả chính thức (bất kể thứ tự các số được rút), thì người chơi là người chiến thắng jackpot. Đối với loại xổ số như vậy, cơ hội giành giải thưởng jackpot là 1 trên 13.983.816. Trong các loại xổ số có số bóng thưởng bắt buộc, khả năng giành giải thưởng thường còn thấp hơn. Trong xổ số đa bang Mega Millions ở Hoa Kỳ, có 5 số được rút từ một nhóm 70 số và 1 số được rút từ một nhóm 25 số, và người chơi phải khớp tất cả 6 số để giành giải thưởng jackpot. Cơ hội giành giải thưởng jackpot là 1 trên 302.575.350. Khả năng giành giải cũng có thể được giảm bớt bằng cách tăng số lượng số từ đó rút. Trong trò xổ số SuperEnalotto của Ý, người chơi phải khớp 6 số từ 90 số. Cơ hội giành giải thưởng jackpot là 1 trên 622.614.630. Hầu hết các loại xổ số trao những giải thưởng nhỏ hơn cho việc khớp một phần của các số trúng, với giải thưởng nhỏ hơn cho việc khớp ít số hơn. Mặc dù những giải thưởng bổ sung này không ảnh hưởng đến cơ hội giành giải thưởng jackpot, chúng cải thiện khả năng giành được một số thứ gì đó và do đó gia tăng một chút giá trị của vé. Tại Việt Nam, có hai loại xổ số: xổ số thường, được tách theo quy mô cấp tỉnh và xổ số điện tử (tiêu biểu như Vietlott). Bộ Tài chính quản lý các công ty xổ số cấp tỉnh, và các công ty xổ số này thực hiện quay xổ số và trả thưởng cho người trúng. Ăn theo xổ số là lô đề - một dạng xổ số bất hợp pháp trong dân, lấy kết quả của giải độc đắc xổ số thường làm kết quả trả thưởng. Tại Hà Nội, hệ thống "đại lý" số đề đã phát triển bám vào các cửa hàng xổ số thường và các quán trà đá, hoạt động khá công khai. Ngoài ra, một số người chơi đã chuyển qua đánh lô đề qua mạng Internet. Theo các công ty xổ số thường, doanh thu xổ số thường đang càng ngày càng giảm vì không cạnh tranh nổi với Vietlott và số đề. Xổ số được lấy ngẫu nhiên từ các quả bóng có in số, xác suất trúng từ 1 chữ số đến cả sáu chữ số trên cả sáu quả bóng. Xác suất trúng được viết trong bản dưới đây. Cơ hội giành giải thưởng xổ số có thể thay đổi rất lớn tùy thuộc vào thiết kế của xổ số và được xác định bởi một số yếu tố, bao gồm số lượng số có thể chọn, số lượng số trúng được rút, xem liệu thứ tự có quan trọng hay không, và xem số đã rút có được trả lại cho khả năng rút thêm hay không. Trong một trò xổ số đơn giản như "chọn 6 số từ 49 số" (không cho phép số trùng nhau), người chơi chọn sáu số từ 1 đến 49. Nếu tất cả sáu số trên vé của người chơi trùng khớp với các số được rút trong kết quả chính thức (bất kể thứ tự các số được rút), thì người chơi là người chiến thắng jackpot. Đối với loại xổ số như vậy, cơ hội giành giải thưởng jackpot là 1 trên 13.983.816. Trong các loại xổ số có số bóng thưởng bắt buộc, khả năng giành giải thưởng thường còn thấp hơn. Trong xổ số đa bang Mega Millions ở Hoa Kỳ, có 5 số được rút từ một nhóm 70 số và 1 số được rút từ một nhóm 25 số, và người chơi phải khớp tất cả 6 số để giành giải thưởng jackpot. Cơ hội giành giải thưởng jackpot là 1 trên 302.575.350. Khả năng giành giải cũng có thể được giảm bớt bằng cách tăng số lượng số từ đó rút. Trong trò xổ số SuperEnalotto của Ý, người chơi phải khớp 6 số từ 90 số. Cơ hội giành giải thưởng jackpot là 1 trên 622.614.630. Hầu hết các loại xổ số trao những giải thưởng nhỏ hơn cho việc khớp một phần của các số trúng, với giải thưởng nhỏ hơn cho việc khớp ít số hơn. Mặc dù những giải thưởng bổ sung này không ảnh hưởng đến cơ hội giành giải thưởng jackpot, chúng cải thiện khả năng giành được một số thứ gì đó và do đó gia tăng một chút giá trị của vé. Đánh bạc Số đề Vietlott Melodia Dla Zuzi - nhạc hiệu Xổ số kiến thiết Miền Bắc ^ R. Shelley (1989). The Lottery Encyclopedia. Austin, TX: Byron Pub. Services. tr. 109. ^ Lewis, Danny (ngày 13 tháng 1 năm 2016). “Queen Elizabeth I Held England's First Official Lottery 450 Years Ago”. Smithsonian Magazine (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021. ^ John Ashton, A History of English Lotteries, 1893. ^ John Samuel Ezell, Fortune's Merry Wheel, 1960. ^ “Everything You Know About the Fate of Lottery Winners Is Probably Wrong, According to Science”. Time. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2020. ^ Lindqvist, Erik; Östling, Robert; Cesarini, David (tháng 11 năm 2020). “Long-run Effects of Lottery Wealth on Psychological Well-being”. The Review of Economic Studies (bằng tiếng Anh). 87 (6): 2703–2726. doi:10.3386/w24667. S2CID 149483108. ^ “Here's How Winning the Lottery Makes You Miserable”. Time. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2020. ^ McNay, Don. (2012). Life lessons from the lottery: protecting your money in a scary world. Richmond, Ky.: RRP International. ISBN 978-0-9793644-2-6. OCLC 824623185. ^ “The Jaafar Family Kept Winning, Despite Mass. Rule. Now, They're Suing The Lottery”. www.wbur.org. ^ “The State Lottery Has A New Rule To Stop Repeat Winners — But So Far, They Keep Winning”. www.wbur.org. ^ 13983816 = 49 ! 6 ! , 43 ! {\displaystyle 13983816={\frac {49!}{6!,43!}}} ^ a b “Mega Millions”. ^ 622614630 = 90 ! 6 ! , 84 ! {\displaystyle 622614630={\frac {90!}{6!,84!}}} ^ “Doanh nghiệp xổ số sắp phải "phát triển trong khuôn khổ"”. VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam. Truy cập 17 tháng 11 năm 2017. ^ “Thâm nhập "thế giới lô, đề" giữa Thủ đô”. Báo điện tử của Báo Gia đình và Xã hội. 1 tháng 5 năm 2017. Truy cập 17 tháng 11 năm 2017. ^ “Bí mật chiêu thức "thầu đề" thời công nghệ”. VietNamNet. Truy cập 17 tháng 11 năm 2017. ^ “Xổ số kiến thiết 'kêu' khó vì nạn số đề và… Vietlott”. VietNamNet. Truy cập 17 tháng 11 năm 2017. ^ 13983816 = 49 ! 6 ! , 43 ! {\displaystyle 13983816={\frac {49!}{6!,43!}}} ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên superenalotto.it ^ 622614630 = 90 ! 6 ! , 84 ! {\displaystyle 622614630={\frac {90!}{6!,84!}}} | wikipedia |
Mao hoàng hậu (Tào Ngụy Minh Đế)
Minh Điệu Mao hoàng hậu (chữ Hán: 明悼毛皇后; ? - 22 tháng 9, năm 237), kế thất nhưng là Hoàng hậu đầu tiên của Ngụy Minh đế Tào Duệ. Minh Điệu Mao hoàng hậu người quận Hà Nội (河内郡; nay là phía bắc Hà Nam, phía nam của Hà Bắc và phía tây của Sơn Đông), xuất thân ti tiện thấp hèn, cha bà là Mao Gia (毛嘉) chỉ là "Điển ngu xa công" (典虞车工). Những năm Hoàng Sơ (220 - 226), Mao thị nhập phủ hầu Bình Nguyên vương Tào Duệ. Mao thị trời sinh quyến rũ, mỹ mạo động lòng người, rất được Tào Duệ sủng ái, khi ra vào bằng xe đều để bà ngồi cùng. Năm thứ 7 Hoàng Sơ (226), Tào Duệ đăng cơ, phong Mao thị là Quý tần (贵嫔). Năm Thái Hòa nguyên niên (227), Mao Quý tần được lập làm Hoàng hậu. Cha Mao Gia được bái "Kỵ đô úy" (骑都尉), em trai Mao Tằng (毛曾) làm Lang trung. Vợ cả Tào Duệ là Bình Nguyên vương phi Ngu thị bị Mao hoàng hậu xuất thân hàn vi lại đoạt đi vị trí Hoàng hậu, giận mắng Tào gia chỉ lập người hạ tiện làm Hoàng hậu (bà nội Tào Duệ là Biện Thái hoàng thái hậu, mẹ kế Hoàng thái hậu Quách Nữ Vương cùng Mao hoàng hậu đều xuất thân ti tiện lại là thiếp thất, sau lại được tấn phong Hoàng hậu), Tào Duệ nghe đến giận lắm, phế bỏ Ngu phi. Lời trách cứ của Ngu phi như sau: Năm Thái Hòa nguyên niên (217), tháng 12, Tào Duệ lại tiến Mao Gia là "Bác Bình Hương hầu" (博平乡侯), lên chức "Quang Lộc đại phu" (光禄大夫); Mao Tằng làm "Phò mã đô úy" (驸马都尉). Mao Gia vốn là người xuất thân ngu tiện, không có học thức, trong một đêm trở mình thành người phú quý, cử chỉ không hề theo nền nếp. Khi đó, Tào Duệ lệnh các quan đến nhà họ Mao dự yến, Mao Gia luôn tự xưng "Hầu thân", cử chỉ thô bỉ, thiên hạ cười chê. Tào Duệ sau đó lại ban Mao Gia là Đặc tiến, Mao Tằng là "Tán kỵ thị lang" (散骑侍郎) để gia tăng danh thế. Năm Thanh Long thứ 3 (235), Mao Gia chết, truy tặng "Quang Lộc đại phu", đổi phong An Quốc hầu (安国侯), tăng thực ấp lên 500 hộ, tính cả khi trước cộng lại là 1.000 hộ, thụy là Tiết hầu (节侯). Năm sau (236), truy phong mẹ Mao hoàng hậu là Hạ thị là Dã Vương quân (野王君). Mao Hoàng hậu nhan sắc chóng suy, trong khi đó Quách phu nhân trong hậu cung tuổi trẻ xinh đẹp, đã thay thế Mao Hoàng hậu trở thành người được Tào Duệ chuyên sủng. Năm Cảnh Sơ nguyên niên (237), Tào Duệ mang Quách phu nhân cùng nhiều tài tử, phi tần ở hậu uyển nghe hát, Quách thị thuyết phục nên mời Mao hoàng hậu, Tào Duệ không cho phép, đặc biệt dặn dò tùy tùng không cho Mao hoàng hậu biết. Nhưng ngày thứ hai, Mao hoàng hậu liền biết nên hỏi Tào Duệ, hôm qua tiệc du lịch ở vườn bắc vườn phải chăng khoái hoạt. Tào Duệ giận dữ, đem tả hữu hơn mười người cùng lúc xử tử. Tháng 9, Tào Duệ đem Mao hoàng hậu ban chết. Nhưng sau khi Mao hoàng hậu chết, Tào Duệ cũng không tước đoạt tư cách Hoàng hậu của bà, vẫn cho thụy hào là Điệu Hoàng hậu (悼皇后), vẫn như cũ lấy lễ Hoàng hậu chôn ở Mẫn lăng (愍陵). Gia đình bà vẫn được trọng dụng như cũ, em trai Mao Tằng thăng lên làm "Tán kỵ Thường thị" (散骑常侍), sau phong là Vũ Lâm dũng tướng Trung Lang tướng (羽林虎贲中郎将). Tào Duệ Tào Ngụy Minh Nguyên Quách hoàng hậu ^ 《三国志·卷三·魏书三·明帝纪第三》:十一月,立皇后毛氏。 ^ Tam quốc chí, quyển 5, "Hậu phi truyện": 初,明帝为王,始纳河内虞氏为妃,帝即位,虞氏不得立为后,太皇卞太后慰勉焉。虞氏曰:"曹氏自好立贱,未有能以义举者也。然后职内事,君听外政,其道相由而成,苟不能以善始,未有能令终者也。殆必由此亡国丧祀矣!" ^ 《三国志·卷三·魏书三·明帝纪第三》:十二月,封后父毛嘉为列侯。 ^ 《三国志·卷五·魏书五·后妃传第五》:虞氏遂绌还邺宫。进嘉为奉车都尉,曾骑都尉,宠赐隆渥。顷之,封嘉博平乡侯,迁光禄大夫,曾驸马都尉。嘉本典虞车工,卒暴富贵,明帝令朝臣会其家饮宴,其容止举动甚蚩騃,语辄自谓"侯身",时人以为笑。后又加嘉位特进,曾迁散骑侍郎。 ^ 《三国志·卷五·魏书五·后妃传第五》:青龙三年,嘉薨,追赠光禄大夫,改封安国侯,增邑五百,并前千户,谥曰节侯。四年,追封后母夏为野王君。 ^ 《资治通鉴·卷七十三》:西平郭夫人有宠于帝,毛后爱驰。帝游后园,曲宴极乐。郭夫人请延皇后,帝不许,因禁左右使不得宣。后知之,明日,谓帝曰:"昨日游宴北园,乐乎?"帝以左右泄之,所杀十余人。庚辰,赐后死,然犹加谥曰悼。癸丑,葬愍陵。 ^ 《三国志·卷五·魏书五·后妃传第五》:帝之幸郭元后也,后爱宠日弛。景初元年,帝游后园,召才人以上曲宴极乐。元后曰"宜延皇后",帝弗许。乃禁左右,使不得宣。后知之,明日,帝见后,后曰:"昨日游宴北园,乐乎?"帝以左右泄之,所杀十馀人。赐后死,然犹加谥,葬愍陵。迁曾散骑常侍,后徙为羽林虎贲中郎将、原武典农。 Tam quốc chí - Ngụy thư - Hậu phi truyện | wikipedia |
Công cụ đá
Công cụ bằng đá hay công cụ đá, theo nghĩa chung nhất, là bất kỳ dụng cụ nào được làm bằng đá một phần hay hoàn toàn. Mặc dù các xã hội và nền văn hoá dựa vào công cụ đá vẫn tồn tại ngày nay, hầu hết các công cụ bằng đá đều có liên quan đến thời tiền sử, đặc biệt là các nền văn hoá của thời đại đồ đá cổ xưa. Các nhà khảo cổ học thường nghiên cứu các xã hội tiền sử như thế, và tham chiếu nghiên cứu về các công cụ bằng đá như là sự phân tích thạch học (lithic analysis). Khảo cổ học dân tộc (Ethnoarchaeology) là một lĩnh vực nghiên cứu có giá trị nhằm nâng cao hiểu biết và ý nghĩa văn hoá của việc sử dụng và chế tạo dụng cụ bằng đá . Một sưu tập đồ đá Một công cụ cắt tỉa Oldowan điển hình. Đầu rìu bằng đá lửa, Winchester, Anh quốc Rìu tay ở Valladolid, Tây Ban Nha Khỉ capuchin dùng đồ đá ^ Sillitoe, P. and K. Hardy 2003 Living lithics: ethnoarchaeology in highland Papua New Guinea. Antiquity 77:555-566 ^ Clarke, David (1978). Analytical Archaeology (ấn bản 2). New York, NY: Columbia University Press. tr. 372–373. ISBN 0231046308. Đá lửa Michaels, George H.; Fagan, Brian M. (1990–1998). “Principles of Lithic Technology”. University of California. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017. Gunness, Jo Lynn (1998). “Lithic Technologies Notes”. University of Hawaii Anthropology Department. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2001. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017. Prindle, Tara (1994–2011). “Flaked Stone Tool Technology”. Nativetech.org. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017. “Typology”. Stone Age Reference Collection (SARC), University of Oslo. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017. “Stone Tools of Texas Indians”. Texas Beyond History, University of Texas at Austin. 2001. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017. Prindle, Tara (1994–2011). “Common Stone Types and Northeastern Lithic Technologies”. Nativetech.org. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017. Grace, Roger. “Interpreting the Function of Stone Tools”. Stone Age Reference Collection (SARC), University of Oslo. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017. “How to recognize prehistoric stone tools”. newarchaeology.com. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017. “The World Museum of Man and Prehistory”. World Museum of Man. 2004–2011. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2017. | wikipedia |
Viện kiểm sát
Viện kiểm sát có chức năng thực hiện quyền công tố. Viện kiểm sát và toà án là hai cơ quan thuộc nhánh Tư pháp trong bộ máy nhà nước (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp). Việt Nam là một nước theo hệ thống Xã hội chủ nghĩa. Bộ máy nhà nước của các nước nằm trong hệ thống các nước XHCN được xây dựng trên nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân, nhân nhân thực hiện quyền lực của mình thông qua các cơ quan đại diện là Hội đồng nhân dân các cấp. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Mọi quyền lực đều tập trung ở Quốc hội, nhưng Quốc hội không trực tiếp thực thi quyền lực mà giao cho các cơ quan nhà nước, trong đó Viện kiểm sát nhân dân được giao chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nói chung (Hiến pháp 1960, 1980). Hiến pháp 1992 quy định VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố; Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2002 quy định VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. chức năng thực hành quyền công tố là chức năng chủ yếu của Viện kiểm sát. Ở Việt Nam Viện kiểm sát được tổ chức ở các cấp: Cấp trung ương: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cấp huyện: Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Còn có một hệ thống Viện kiểm sát quân sự bao gồm: Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, Viện Kiểm sát quân khu và tương đương, Viện Kiểm sát khu vực. VIỆN KIỂM SÁT HAY VIỆN CÔNG TỐ? Lưu trữ 2015-04-02 tại Wayback Machine, NGUYỄN THÁI PHÚC, PGS.TS luật học, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh | wikipedia |
Shinjuku
Shinjuku (tiếng Nhật: 新宿区) là một trong 23 khu đặc biệt đồng thời được coi là trung tâm hành chính của Tokyo bởi vì tòa nhà chính quyền thủ đô Tokyo đóng tại đây. Shinjuku còn là một khu thương mại sầm uất bậc nhất ở Tokyo, đặc biệt là khu vực quanh ga Shinjuku, nơi được mệnh danh là "hố đen tiêu dùng". Shinjuku ở vị trí trung tâm của vùng 23 khu đặc biệt của Tokyo. Nó giáp với Chiyoda ở phía Đông, Bunkyo và Toshima ở phía Bắc, Nakano ở phía Tây, và Shibuya, Minato ở phía Nam. Thời Edo, vùng đất là Shinjuku ngày nay nằm ngay sát thành Edo, do đó nó đã trở thành một khu vực có nền văn hóa phát triển. Nhiều đền chùa đã được xây dựng ở Yotsuya của Shinjuku. Shinjuku bắt đầu phát triển với hình dạng như hiện nay từ sau Đại thảm họa động đất Kantō 1923. Tây Shinjuku, nơi bị động đất tàn phá nặng nề về sau được xây dựng lại với những tòa nhà chọc trời. Chiến dịch oanh tạc Tokyo của không quân Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã phá hủy khoảng 90% các công trình kiến trúc trong và xung quanh ga Shinjuku. Shinjuku hiện đại chính thức được thành lập vào ngày 15 tháng 3 năm 1947 trên cơ sở sáp nhập ba khu Yotsuya, Ushigome và Yodobashi với nhau. Giống như các khu đặc biệt khác của Tokyo, Shinjuku là một đơn vị hành chính cấp hạt và là một thành phố. Dưới nó không còn một đơn vị hành chính đầy đủ nào. Thị trưởng Shinjuku được bầu ra bằng hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Shinjuku là một đầu mối giao thông bận rộn. Ga Shinjuku mỗi ngày phục vụ khoảng 3 triệu lượt hành khách. Nó là ga đường sắt tấp nập nhất thế giới. Đường cao tốc Shuto và quốc lộ 20 của Nhật Bản chạy qua Shinjuku. Trên địa bàn của Shinjuku có một số cơ sở của các trường đại học danh tiếng như Đại học Chuo, Đại học Keio, Đại học Khoa học Tokyo, Đại học Waseda và Đại học Sophia. Các tòa nhà chọc trời của Shinjuku trong đêm Tòa nhà chính quyền thủ đô Tokyo Website chính thức của Shijuku Lưu trữ 2005-04-04 tại Wayback Machine bằng tiếng Anh. | wikipedia |
Friedrich Paulus
Friedrich Wilhelm Ernst Paulus (1890 – 1957) là Thống chế quân đội Đức Quốc xã. Ông là vị chỉ huy cao cấp nhất của lực lượng quân Đức và đồng minh công phá Stalingrad, thất trận và bị bắt chỉ một ngày sau khi Adolf Hitler thăng lên cấp bậc Thống chế. Friedrich Paulus sinh ngày 23 tháng 9 năm 1890, tại Breitenau, Hesse-Nassau. Ông là con trai của một giáo viên. Bước vào thời thanh niên, ông đã xin vào làm học viên của Học viện Kaiserliche Marine nhưng không thành. Sau đó, ông đã nộp đơn xin học luật tại trường đại học Marburg. Sau khi rời trường đại học mà không có một bằng cấp nào, tháng 2 năm 1910, ông gia nhập quân đội, phục vụ trong Trung đoàn bộ binh 111 với tư cách là một sĩ quan thực tập. Ông lập gia đình với bà Elena Rosetti-Solescu vào ngày 4 tháng 7 năm 1912. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, trung đoàn của Paulus tham gia mũi tấn công vào nước Pháp. Một thời gian sau đó, ông là sĩ quan tham mưu phục vụ trong Quân đoàn Alpen (Alpenkorps) cho đến hết chiến tranh. Kết thúc Thế chiến I, ông mang quân hàm Đại úy. Sau Hiệp ước Versailles, ông được chỉ định vào chức vụ Đại đội trưởng trong Trung đoàn Bộ binh 13 ở Stuttgart (1921-1933), rồi chỉ huy trưởng tiểu đoàn môtô cơ giới (1934-1935), trước khi trở thành Tham mưu trưởng Lực lượng Thiết giáp Panzer vào tháng 10 năm 1935, được phân công nhiệm vụ tổ chức và xây dựng 3 sư đoàn Panzer. Tháng 5 năm 1939, ông được thăng Thiếu tướng (Generalmajor) và làm Tham mưu trưởng Tập đoàn quân X tấn công Ba Lan. Qua 2 chiến dịch, đơn vị được đổi thành Tập đoàn quân VI và chinh chiến qua các mặt trận Hà Lan và Bỉ. Tháng 8 năm 1940, ông được thăng Trung tướng (Generalleutnant) và được cử làm Tham mưu phó Lục quân, và trên cương vị này ông tham gia việc trù định chiến dịch xâm lăng Nga. Tháng 1 năm 1942, ông là Tư lệnh Tập đoàn quân VI trong mũi tiến công đến Stalingrad. Trong thế trận của quân Đức năm 1942, Tập đoàn quân VI dưới quyền Paulus giữ vị trí chủ chốt. Đích thân Hitler ra lệnh Tập đoàn quân VI và Tập đoàn quân thiết giáp IV tiến quân dọc sông Volga thành một vòng cung rộng để sau cùng ép vùng trung nước Nga và Moskva giữa hai gọng kìm phía đông và phía tây. Ngày 23 tháng 8 năm 1942, Tập đoàn quân VI đã tiến đến sông Volga, kế cận phía bắc Stalingrad. Hitler không hề ngờ vực tin tức quân báo của Đức ngày 9 tháng 9 cho rằng Liên Xô đã tung ra hết lực lượng dự phòng trên toàn mặt trận. Tuy nhiên, quân Đức không có đủ nguồn lực để đảm bảo cho các mục tiêu của mình. Sườn bắc của Tập đoàn quân VI bị kéo dài hơn 560 kilômét dọc phòng tuyến sông Đông từ Stalingrad đến Voronezh. Để tạm thời che chắn cho điểm yếu này, Hitler đã đặt ba Tập đoàn quân của quân chư hầu: Tập đoàn quân II Hungari phía nam Voronezh, Tập đoàn quân VIII của Ý xa hơn về phía đông-nam, và Tập đoàn quân III Rumani phía tây Stalingrad. Dù thế, ngoài năng lực tác chiến đáng nghi ngờ, tất cả các đơn vị này đều thiếu trang bị, thiếu hỏa lực thiết giáp và đại pháo, thiếu cả phương tiện vận chuyển. Thêm nữa, họ bị trải mỏng trên phòng tuyến quá dài. Tập đoàn quân III Rumani trấn giữ phòng tuyến dài gần 170 kilômét mà chỉ có 69 tiểu đoàn. Nhưng Hitler chỉ có thể huy động những đơn vị quân chư hầu đến thế. Nhưng chính phòng tuyến này là mấu chốt cho cả Tập đoàn quân VI cùng Tập đoàn quân thiết giáp IV ở Stalingrad cũng như Cụm Tập đoàn quân A ở Kavkaz. Nếu sườn sông Đông bị xuyên thủng, các lực lượng Đức ở Stalingrad sẽ bị bao vây và quân Đức ở Kavkaz sẽ bị cắt đứt đường tiếp vận hoặc đường về. Trận chiến cứ mãi dằng dai cho đến tháng 9 năm 1942, với hai mũi tiến công của quân Đức đến Stalingrad và Kavkaz đều phải dừng lại vì Liên Xô chống cự mãnh liệt. Suốt tháng 10 năm 1942, nhiều trận đánh ác liệt diễn ra trên đường phố Stalingrad. Quân Đức đạt được vài thành công, tiến đánh từ tòa nhà này sang tòa nhà khác, nhưng chịu thiệt hại nặng nề. Nhiều vùng đổ nát của thành phố vĩ đại này tạo cơ hội mà quân Nga khai thác cho việc phòng thủ kiên cường và dằng dai. Dù Đại tướng Franz Halder (bị Hitler cách chức ngày 24 tháng 9) và người kế nhiệm Zeitzler cảnh báo Hitler rằng binh sĩ ở Stalingrad đã kiệt sức, Hitler vẫn thúc đẩy họ phải tiến. Từng sư đoàn còn nguyên vẹn được tung vào rồi bị nghiền nát trong chiến trường địa ngục. Dù bước tiến khó khăn và thiệt hại nặng nghiêm trọng, ngày 25 tháng 10 năm 1942 tướng Paulus gọi vô tuyến về thông báo với Hitler rằng ông hy vọng sẽ chiếm được hoàn toàn Stalingrad chậm lắm là vào ngày 10 tháng 11. Phấn khích với lời trấn an này, Hitler ra lệnh Tập đoàn quân VI và Tập đoàn quân Thiết giáp IV, lúc này đang giao chiến ở phía nam thành phố, phải chuẩn bị để tiến công theo hướng bắc và nam dọc sông Volga sau khi chiếm được Stalingrad. Trong khi chiến sự diễn ra phần nào có vẻ có lợi cho quân Đức thì những tin tức về đợt phản công của Liên Xô rạng sáng ngày 19 tháng 11 đi đến. Bộ tổng chỉ huy quân Liên Xô cuối cùng cũng đã phát hiện và chuẩn bị sẵn sàng để khai thác điểm yếu ở cạnh sườn trái của cánh quân Paulus. Để phản công trên mặt trận quanh Stalingrad, họ đã tập trung một lực lượng mạnh mẽ dưới sự chỉ huy của tướng G.K.Zhukov gồm có 3 Phương diện quân (Tây Nam, Sông Don và Stalingrad) với nhiều đơn vị xe tăng, cơ giới, với 13.500 pháo và cối, hơn 1.000 pháo phòng không, 115 tiểu đoàn pháo phản lực, gần 900 xe tăng, 1.115 máy bay. Trong vòng vài tiếng đồng hồ, lực lượng xung kích của Phương diện quân Tây Nam gồm tập đoàn quân 21 và tập đoàn quân xe tăng 5, một phần lực lượng của tập đoàn quân cận vệ 1, với sự hỗ trợ của các đơn vị thiết giáp có hỏa lực vượt trội đã đánh xuyên qua Tập đoàn quân III Rumani dọc sông Đông, tây-bắc Stalingrad. Về phía nam thành phố, các tập đoàn quân 24, 65 và 66 của Phương diện quân Sông Don cũng tấn công mãnh liệt Tập đoàn quân Thiết giáp IV của Đức và Tập đoàn quân IV Rumani. Mục đích của quân Liên Xô rất rõ ràng là để cắt đứt Stalingrad và ép Tập đoàn quân VI của Đức hoặc phải vội vã rút về hướng tây hoặc chịu bao vây. Ngay nhận thấy tình hình diễn ra, Zeitzler thúc giục Hitler cho phép Tập đoàn quân VI rút ra khỏi Stalingrad để quay về khúc rẽ của sông Don rồi tái lập phòng tuyến ở đây. Tuy nhiên, điều này chỉ Hitler nổi cơn giận dữ và ra một quyết định dẫn đến thảm họa: Tập đoàn quân VI phải trụ lại quanh Stalingrad. Ngày 22 tháng 11, 2 cánh quân Liên Xô đã hợp vây hoàn tất ở Kalach, cách Stalingrad 60 kilômét về hướng tây trên khúc rẽ của sông Don. Vào buổi tối, tướng Paulus gửi điện về xác nhận đơn vị của ông đã bị bao vây. Hitler lập tức ra lệnh Paulus dời tổng hành dinh vào thành phố và lập cứ điểm phòng vệ. Tập đoàn quân VI sẽ được tiếp tế bằng máy bay cho đến khi được giải cứu. Nhưng đấy chỉ là động thái vô vọng. Hiện giờ có 20 sư đoàn Đức và 2 sư đoàn Rumani bị cắt đứt tại Stalingrad. Paulus cho biết họ cần tối thiểu 750 tấn hàng hậu cần mỗi ngày. Số lượng này vượt quá khả năng của Không quân vì thiếu máy bay vận tải. Ngay cả nếu có đủ máy bay, họ bị trở ngại vì bão tuyết và phải bay trên vùng trời mà không quân Liên Xô đã chiếm ưu thế. Tuy thế, Tư lệnh Không quân Hermann Göring trấn an Hitler rằng Không quân sẽ thực hiện nhiệm vụ. Có tài liệu ghi Không quân Đức không hề thực hiện nhiệm vụ này và có tài liệu cho biết Không quân Đức thật sự tiến hành đưa hàng tiếp tế đến nhưng chỉ thỏa mãn được khoảng 10% nhu cầu của 500 tấn hàng tiếp tế mỗi ngày, vì lý do súng phòng không và chiến đấu cơ Nga ngăn chặn, thời tiết xấu.... Việc giải cứu Tập đoàn quân VI là biện pháp thực tế hơn. Ngày 25 tháng 11, Hitler triệu hồi Thống chế Erich von Manstein, vị Tư lệnh chiến trường tài ba nhất, từ mặt trận Leningrad xuống và giao cho ông chỉ huy một đơn vị được thành lập mới: Cụm Tập đoàn quân Don. Nhiệm vụ của Manstein là đánh lên từ phía tây-nam để giải cứu Tập đoàn quân VI tại Stalingrad. Kế hoạch của Manstein là cho Tập đoàn quân VI rút ra khỏi Stalingrad đi về hướng tây trong khi Cụm Tập đoàn quân Don do Tập đoàn quân Thiết giáp IV dẫn đầu tiến lên hướng đông-bắc, đánh xuyên qua quân Liên Xô đang ở giữa hai lực lượng của Đức. Nhưng một lần nữa, Hitler từ khước việc rút khỏi sông Volga. Tập đoàn quân VI phải trụ lại Stalingrad và Manstein phải tiến công đến đấy. Bị buộc phải tuần lệnh, ngày 12 tháng 12 Manstein mở cuộc tấn công mang tên "Chiến dịch Bão mùa Đông". Khởi đầu, cuộc tiến công đạt tiến bộ; Tập đoàn quân Thiết giáp IV dưới quyền Thượng tướng Hermann Hoth mở đường tiến lên hướng đông-bắc theo hai bên tuyến đường sắt hướng đến Stalingrad cách xa 120 kilômét. Ngày 19 tháng 12, họ tiến đến cách chu vi phía nam của thành phố hơn 60 kilômét; ngày 21 còn cách 50 kilômét, và qua vùng thảo nguyên phủ tuyết vào ban đêm binh sĩ của Tập đoàn quân VI có thể nhìn thấy ánh sáng của hỏa châu do quân bạn đến giải cứu bắn lên. Theo lời khai sau này của tướng lĩnh Đức, lúc ấy Tập đoàn quân VI có thể đánh ra hướng về phía Tập đoàn quân Thiết giáp IV đang tiến đến họ. Nhưng một lần nữa, Hitler lại ngăn cấm. Ngày 21 tháng 12, Zeitzler cố thúc giục, Hitler đồng ý cho binh sĩ của Paulus đánh ra miễn là họ vẫn giữ được Stalingrad. Lệnh điên rồ này khiến cho Zeitzler gần nổi khùng. Ông kể lại: Buổi tối kế tiếp, tôi van nài Hitler cho phép việc đánh ra. Tôi vạch rõ rằng đây thật sự là cơ hội cuối cùng để giải cứu hai trăm nghìn binh sĩ của Paulus. Hitler không chịu. Trong nỗi vô vọng, tôi mô tả cho ông ấy biết tình cảnh bên trong: binh sĩ đói khát đang tuyệt vọng, họ mất tin tưởng nơi Bộ Chỉ huy Tối cao, thương binh mong ước được chiếu cố đúng mức trong khi hàng nghìn người bị tê cóng mà chết. Ông ấy vẫn không tiếp thu những luận cứ này cũng như những lý do khác mà tôi đưa ra. Khi gặp sức kháng cự càng lúc càng mạnh của quân Liên Xô phía trước và hai bên sườn, Tướng Hoth không có đủ lực lượng để tiến thêm 50 kilômét còn lại. Ông tin rằng nếu Tập đoàn quân VI đánh ra, ông vẫn có thể bắt tay với họ rồi cả hai lực lượng cùng rút về. Trong quyển hồi ký sau chiến tranh, Thống chế von Manstein nói rằng vào ngày 19 tháng 12, ông trái lệnh Hitler mà thật sự chỉ đạo cho Tập đoàn quân VI đánh ra khỏi Stalingrad về hướng đông-nam để bắt tay với Tập đoàn quân Thiết giáp IV. Có lẽ họ làm được việc này trong một hoặc hai ngày – giữa 21 và 22 tháng 12 – nhưng sau đấy là bất khả thi. Vì lẽ, Hoth không biết rằng Hồng quân đã đánh về hướng bắc và bây giờ đang đe dọa sườn trái của cả Cụm Tập đoàn quân Don dưới quyền Manstein. Ngày 23 tháng 12, Manstein ra lệnh Hoth dỡ bỏ bước tiến, điều một trong số ba sư đoàn thiết giáp về phòng tuyến phía bắc và tự bảo vệ tại chỗ với lực lượng còn lại. Nỗ lực giải cứu đã thất bại. Manstein ra lệnh mới sau khi nhận được tin đáng lo ngại vào ngày 17 tháng 12. Sáng hôm ấy, quân Liên Xô đã xuyên thủng phòng tuyến của Tập đoàn quân VIII của Ý phía thượng nguồn sông Đông, và đến tối đã mở ra một khoảng hở rộng hơn 40 kilômét. Trong vòng ba ngày, khoảng hở rộng hơn 140 kilômét, quân Ý đang hoảng hốt tháo chạy, còn Tập đoàn quân III Rumani về phía nam cũng tan rã sau khi đã bị đánh vùi dập từ ngày đầu 19 tháng 11 của cuộc phản công từ Liên Xô. Không lạ gì mà Manstein phải lấy về một phần lực lượng thiết giáp của Hoth để lấp vào khoảng hở. Tiếp theo đấy là phản ứng dây chuyền. Không những Cụm Tập đoàn quân Don mà cả lực lượng của Hoth cũng phải rút lui sau khi đã tiến gần Stalingrad đến thế. Những cuộc rút lui này gây nguy hiểm cho quân Đức ở Kavkaz: họ sẽ bị cắt đứt nếu quân Nga tiến đến Rostov trên bờ biển Azov. Một hoặc hai ngày sau Giáng sinh, Zeitzler vạch rõ với Hitler: "Nếu ông không ra lệnh rút lui từ Kavkaz, chẳng bao lâu ta sẽ có một Stalingrad thứ hai". Ngày 29 tháng 12, Hitler đành phải ra lệnh cho Cụm Tập đoàn quân A của Thống chế Paul von Kleist, gồm Tập đoàn quân Thiết giáp I và Tập đoàn quân XVII đã thất bại trong việc tiến chiếm các mỏ dầu Grozny, phải rút về. Quân Đức ở Kavkaz và bên sông Đông không tháo chạy, nhưng đang rút lui càng nhanh càng tốt để tránh bị cắt đứt. Mỗi ngày khi năm 1943 bắt đầu, họ càng rời xa Stalingrad hơn một chút. Giờ đã đến lúc quân Nga xử lý quân Đức còn lại ở đây. Nhưng trước nhất, họ cho binh sĩ của Tập đoàn quân VI một cơ hội để tự cứu mạng sống. Vào buổi sáng 8 tháng 1 năm 1943, ba sĩ quan trẻ của Hồng quân, với một lá cờ trắng, đi vào phòng tuyến của quân Đức trên chu vi phía bắc của Stalingrad, trao cho tướng Paulus tối hậu thư của tướng Rokossovski, Tư lệnh các lực lượng Liên Xô trên mặt trận sông Đông. Tình trạng của binh sĩ ông là tuyệt vọng. Họ đang khổ sở vì thiếu ăn, bệnh tật và giá lạnh. Mùa đông Nga khắc nghiệt chỉ mới bắt đầu... Binh sĩ của ông không được cung cấp quần áo mùa đông và đang sống trong điều kiện vệ sinh tồi tệ... Tình trạng của ông là tuyệt vọng, chống cự thêm là vô nghĩa. Xét qua điều này và để tránh đổ máu vô ích, chúng tôi đề nghị ông chấp nhận những điều kiện đầu hàng dưới đây... Đấy là những điều kiện danh dự. Tất cả tù binh sẽ được cung cấp "khẩu phần bình thường", có thể giữ lại quân phù, huy chương và vật dụng cá nhân. Người bị thương, bị bệnh và cóng lạnh sẽ được điều trị. Paulus có 24 tiếng đồng hồ để trả lời. Ông lập tức gọi cho Hitler về nội dung tối hậu thư và yêu cầu được tự do hành động. Hitler bác bỏ yêu cầu của ông. Buổi sáng ngày 10 tháng 1, 24 giờ sau khi thời hạn đầu hàng đã hết, quân Liên Xô mở đợt tấn công cuối bằng trận địa pháo với 5.000 đại bác. Trận chiến diễn ra dữ dội và đẫm máu. Cả hai bên chiến đấu với lòng dũng cảm và liều lĩnh khó tin trên vùng không người lạnh giá của đống gạch vụn của thành phố – nhưng không được lâu. Trong vòng 6 ngày, quân Đức co cụm lại còn phân nửa diện tích với phòng tuyến dài 24 kilômét và rộng 15 kilômét. Đến ngày 24 tháng 1 năm 1943, quân Đức bị cắt ra làm hai khu vực và mất quyền kiểm soát đường băng khẩn cấp cuối cùng. Máy bay Đức không còn có thể hạ cánh để mang đến hàng hậu cần, nhất là thuốc men cho thương bệnh binh. Một lần nữa, quân Liên Xô cho kẻ thù dũng cảm của họ một cơ hội để đầu hàng. Đại diện phía Nga đi đến phòng tuyến của Đức ngày 24 tháng 1 với lời đề nghị mới. Một lần nữa, bị dằng co giữa nghĩa vụ phải tuân lệnh Lãnh tụ điên rồ và trách nhiệm cứu vớt các binh sĩ còn lại để tránh cho họ bị tiêu diệt, Paulus kêu gọi đến Hitler: Binh sĩ không còn đạn hoặc thức ăn... Không còn có thể chỉ huy được hiệu quả... 18.000 thương binh không có đồ tiếp tế hoặc bông băng hoặc dược phẩm... Tiếp tục phòng thủ là vô nghĩa. Sụp đổ là không tránh khỏi. Đại đoàn yêu cầu được phép đầu hàng ngay để cứu vớt số binh sĩ còn lại. Câu trả lời của Hitler vẫn là bảo lưu: Cấm đầu hàng! Tập đoàn quân VI phải giữ vững vị trí cho đến người cuối cùng và viên đạn cuối cùng, sự chịu đựng anh hùng sẽ có một đóng góp khó quên cho việc thành lập phòng tuyến bảo vệ và cứu nguy thế giới phương Tây. Thế giới phương Tây! Đấy là liều thuốc đắng cho những người lính của Tập đoàn quân VI đã xâm lăng thế giới này ở Hà Lan và Bỉ không lâu trước đây. Chống cự thêm không những là vô nghĩa, vô vọng mà còn bất khả thi. Đến ngày 28 tháng 1, một Tập đoàn quân có thời hùng mạnh bị cắt ra làm 3 mảnh nhỏ, mảnh phía nam là nơi Paulus đặt tổng hành dinh trong một trung tâm bách hóa một thời phát đạt Univermag. Theo một nhân chứng, vị Tư lệnh hay ngồi trên chiếc giường dã chiến đặt ở một góc tối trong tình trạng thần kinh gần như sụp đổ. Ông cũng như các binh sĩ không còn lòng dạ nào mà đón nhận những cuộc gọi vô tuyến tới tấp chúc mừng họ. Sau khi đã vui hưởng mùa đông trên nước Ý ấm áp và khệnh khạng đây đó trong chiếc áo choàng lông thú và phô bày các món trang sức bằng đá quý, ngày 29 tháng 1 Hermann Göring gọi vô tuyến đến, dùng những từ ngữ "kiên cường", "gan lì", "dũng cảm" và "tự xả thân." Cũng không ai lấy làm phấn khởi vào buổi tối 30 tháng 1 năm 1943, kỷ niệm 10 năm Quốc xã lên cầm quyền, khi họ nghe giọng của Göring trên sóng vô tuyến: Một nghìn năm sau, người Đức sẽ nói đến trận đánh với lòng sùng kính và thán phục, và sẽ nhớ rằng dù sao đi nữa, chiến thắng chung cuộc được quyết định ở đây... Trong nhiều năm người ta sẽ nói đến trận đánh anh hùng bên sông Volga: Khi bạn đi đến Đức, hãy nói bạn đã trông thấy chúng tôi nằm xuống ở Stalingrad, vì danh dự của chúng tôi và những lãnh đạo của chúng tôi đã phong cho chúng tôi vinh dự này, cho vinh quang cao to tát hơn của nước Đức. Vinh quang và nỗi thống khổ khủng khiếp của Tập đoàn quân VI bây giờ đã đến lúc chấm dứt. Ngày 30 tháng 1, Paulus gọi vô tuyến cho Hitler: Sự sụp đổ cuối cùng sẽ đến trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Tin báo này khiến cho Bộ Tư lệnh Tối cao của Hitler ban một cơn mưa thăng thưởng cho các sĩ quan, với hy vọng là những vinh dự như thế sẽ củng cố quyết tâm muốn hy sinh một cách vinh quang ngay tại mặt trận đẫm máu. Hitler nhận xét với Jodl: Lịch sử quân sự chưa từng ghi thống chế Đức nào đã bị bắt làm tù binh. Rồi ông phong cho Paulus, qua sóng vô tuyến, quân hàm thống chế. Khoảng 117 sĩ quan khác cũng được thăng cấp. Đấy là một động thái trong trò ma quỷ: Hitler muốn Paulus chiến đấu cho đến chết. Cuối ngày 31 tháng 1 năm 1943, Paulus gửi tin cuối cùng đến tổng hành dinh: Tập đoàn quân VI, theo đúng lời tuyên thệ của họ và ý thức được tầm quan trọng cao cả trong nhiệm vụ của họ, đã giữ vững vị trí cho đến người cuối cùng và viên đạn cuối cùng cho Lãnh tụ và Tổ quốc cho đến phút cuối. Lúc 19 giờ 45 phút, nhân viên trực vô tuyến của Tập đoàn quân VI gửi bản tin cuối cùng: Quân Nga đang tiến vào cửa boong-ke của chúng tôi. Chúng tôi đang phá hủy máy móc. Anh thêm chữ CL – ký hiệu vô tuyến có nghĩa "Đài này không còn truyền tín hiệu nữa." Tại tổng hành dinh không xảy ra cuộc đọ súng nào. Paulus và quân nhân dưới quyền không chiến đấu đến người cuối cùng. Một toán quân Liên Xô do một sĩ quan cấp thấp dẫn đầu ghé mắt nhìn vào khu vực tối tăm của vị Tư lệnh dưới tầng hầm. Quân Nga yêu cầu đầu hàng và Tham mưu trưởng Tập đoàn quân VI, Tướng Schmidt chấp nhận. Paulus ngồi trên giường của ông với vẻ buồn nản. Schmidt nói với ông: Tôi xin hỏi Thống chế có lời nào cần nói thêm không?. Paulus không trả lời. Về phía bắc, một nhóm nhỏ quân Đức – tàn quân của 2 sư đoàn thiết giáp và 3 sư đoàn bộ binh – vẫn còn trụ lại trong đống đổ nát của một xưởng chế tạo máy kéo. Vào đêm 1 tháng 2 năm 1943, họ nhận tin từ Hitler: Dân tộc Đức mong các anh thi hành nghĩa vụ đúng như binh sĩ đang trụ vững ở pháo đài phía nam. Mỗi ngày và mỗi giờ các anh còn chiến đấu sẽ tạo điều kiện để thiết lập một mặt trận mới. Ngay trước giữa trưa ngày 2 tháng 2, nhóm quân này cũng đầu hàng sau khi đã gửi bản tin cuối cùng đến Tư lệnh Tối cao: Đã chiến đấu đến người cuối cùng với những lực lượng ưu thế vượt trội. Nước Đức muôn năm! Cả bãi chiến trường phủ tuyết, đẫm máu trở nên yên ắng. Lúc 14 giờ 46 phút ngày 2 tháng 2, một máy bay trinh sát của Đức lượn trên thành phố và gọi điện về: Không thấy dấu hiệu giao chiến tại Stalingrad. Vào lúc này, 91.000 chiến binh Đức – kể cả 24 tướng lĩnh – đói khát, cóng lạnh, nhiều người mang thương tích, tất cả đều mê mụ, đau khổ, níu lấy tấm chăn lấm máu phủ lên đầu chống lại giá lạnh ở -24 °C, đi khập khiễng trên lớp băng tuyết hướng đến các trại tù binh ở Siberia. Trừ 20.000 quân Rumani và 29.000 thương binh đã được đưa về bằng máy bay, đấy là tất cả những gì còn lại của một Tập đoàn quân có quân số 285.000 người chỉ hai tháng trước. Những người khác đã bị tàn sát. Trong số 91.000 người vào ngày mùa đông ấy đi đến chốn giam cầm, chỉ có 5.000 người được trở về Tổ quốc của họ. Trong lúc ấy, tại tổng hành dinh được sưởi ấm ở Đông Phổ, nhà độc tài Quốc xã Hitler nhiếc móc các tướng lĩnh ở Stalingrad, trong khi chính ông vì ương ngạnh và ngu xuẩn phải nhận trách nhiệm về thảm họa này. Biên bản ghi buổi họp ngày 1 tháng 2 năm 1943 sau này được tìm lại và cho thấy rõ bản chất của Hitler trong giai đoạn thử thách của cuộc đời ông cũng như của Quân đội và đất nước ông: Họ đã đầu hàng ở đấy – một cách chính thức và hoàn toàn. Đáng lẽ họ phải củng cố hàng ngũ, phân tán mỏng, và tự bắn vào mình với viên đạn cuối cùng... Con người ấy [Paulus] đáng lẽ phải tự kết liễu đời mình như những Tư lệnh thuở xưa gieo mình lên thanh gươm của họ khi thấy đã thất bại... Lời nói của Hitler đối với Paulus càng độc địa hơn khi ông tiếp tục mắng nhiếc: Các anh phải tưởng tượng: Ông ta được mang đến Moskva... Rồi ông ta sẽ ký vào bất kỳ văn kiện gì. Ông ta sẽ khai nhận, sẽ có lời tuyên bố – các anh sẽ thấy... Chỉ không đầy một tuần Seydlitz và Schmidt và ngay cả Paulus sẽ phát biểu trên sóng truyền thanh... Làm thế nào người ta có thể hèn nhát như thế? Tôi không hiểu được... Cuộc sống là gì? Cuộc sống là Đất nước. Cá nhân dù sao cũng chết. Vượt lên cuộc sống của cá nhân là Đất nước. Nhưng làm thế nào người ta lại sợ hãi thời khắc ấy của cái chết, mà theo đấy ông ta có thể tự giải thoát khỏi cơn thống khổ này... Có quá nhiều người phải chết, và rồi một người như thế làm nhơ nhuốc anh hùng tính của nhiều người khác vào phút cuối. Đáng lẽ ông ta có thể tự giải thoát khỏi mọi nỗi đau khổ và đi lên cõi vĩnh hằng và miền bất diệt của quốc gia, nhưng ông ta lại thích đi Moskva!... Điều làm cho cá nhân tôi bị xúc phạm nhất là tôi vẫn thăng cấp cho ông ấy lên thống chế. Tôi muốn mang đến cho ông ấy sự mãn nguyện chung cuộc. Đây là thống chế cuối cùng mà tôi phong trong cuộc chiến này... Hitler đã tiên đoán đúng sự kiện Paulus sẽ phát biểu trên sóng truyền thanh Liên Xô, nhưng sai về thời gian. Vào tháng 7 năm sau, Paulus và Seydlitz lên tiếng trên đài phát thanh Moskva kêu gọi Quân đội Đức loại trừ Hitler. Ngày 3 tháng 2 năm 1943, Bộ Tổng tham mưu Đức ra một bản tin đặc biệt: Trận đánh Stalingrad đã kết thúc. Theo đúng lời tuyên thệ của họ, Tập đoàn quân VI dưới quyền lãnh đạo gương mẫu của Thống chế Paulus đã bị chế ngự bởi quân địch mạnh áp đảo và bởi những hoàn cảnh không được thuận lợi mà quân ta gặp phải. Đài truyền thanh Đức phát một loạt trống trận và đoạn thứ hai trong Bản Giao hưởng thứ Năm của Beethoven trước khi đọc bản tin. Hitler tuyên bố bốn ngày quốc tang. Tất cả nhà hát, rạp chiếu phim và nhà văn nghệ tạp lục đều đóng cửa trong thời gian này. Hitler đã có đề nghị với Stalin trao đổi Paulus với Iacov Dzugashvili (con trai của Stalin) nhưng Stalin bác bỏ. Sau chiến tranh Paulus đã ra làm nhân chứng trong Tòa án Nürnberg xử các lãnh tụ Phát xít Đức. Năm 1953, Paulus được thả. 2 năm sau đó, toàn bộ những tù binh Đức còn sống sót (chủ yếu là tù binh sau trận Stalingrad) cũng được phía Liên Xô cho hồi hương. Trong số 91.000 tù binh Đức, chỉ còn khoảng 6.000 người trở về nhà. Paulus trở thành thanh tra cảnh sát tại Dresden, Cộng hòa Dân chủ Đức vào lúc cuối đời. Ông mất ngày 1 tháng 2 năm 1957 vì một căn bệnh thần kinh. Tập đoàn quân số 6 ^ Nhớ lại và suy nghĩ - G.Zhukov ^ Thật ra, sau Paulus có thêm 7 người được phong thống chế, người cuối cùng là Robert von Greim được phong 4 ngày trước khi Hitler tự sát. Một số bài về Paulus hoặc do Paulus viết tại Sovetika.ru Lưu trữ 2007-03-10 tại Wayback Machine (tiếng Nga) | wikipedia |
Ngô Xuân Quýnh
Ngô Xuân Quýnh (sinh ngày 16 tháng 3 năm 1933, mất ngày 25 tháng 12 năm 2005) là cựu cầu thủ bóng đá Việt Nam. Ông là một trong những cầu thủ đầu tiên của đội bóng đá Thể Công. Ông sinh ra tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Năm 1954, khi Đoàn Công tác Thể dục Thể thao Quân đội (Thể Công) được thành lập, ông là một trong 11 cầu thủ bóng đá đầu tiên của đoàn. Năm 1967, ông làm trưởng đoàn bóng đá trẻ của Thể Công sang Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tập luyện. Chuyến tập huấn này đã tạo ra một lứa cầu thủ tài năng của Thể Công và bóng đá Việt Nam như Nguyễn Thế Anh (Ba Đẻn), Nguyễn Trọng Giáp, Phan Văn Mỵ, Vũ Mạnh Hải, Nguyễn Duy Phú, Nguyễn Văn Nhật, Vương Tiến Dũng, Hoàng Gia, Vũ Đình Bội, Bùi Xuân Thêu, Nguyễn Viết Cầu, Bùi Ngọc Chi, Trần Quốc Nghị, Lê Quang Minh, Trần Ngọc Hùng, Nguyễn Đức Minh... Năm 1989, ông được bầu làm Phó chủ tịch khóa 1 của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Ông có 2 người con trai, một trong số đó là Ngô Quang Tùng, là bình luận viên bóng đá trên truyền hình (thường làm việc chung với BLV Quang Huy) và từng là giám đốc điều hành câu lạc bộ bóng đá Hòa Phát Hà Nội. Ngô Quang Tùng cũng là sĩ quan quân đội mang quân hàm Trung tá (bây giờ là Thượng tá). Ông mất ngày 25 tháng 12 năm 2005 tại Bệnh viện 108 (Hà Nội). ^ “Chuyên gia bóng đá Ngô Xuân Quýnh qua đời”. VnExpress. 25 tháng 12 năm 2005. Truy cập 19 tháng 2 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày= (trợ giúp) ^ “Đội trẻ Thể Công tập huấn tại CHDCND Triều Tiên (1967-1968) - Thép đã tôi thế đấy!”. Báo Quân đội nhân dân. 18 tháng 1 năm 2012. Truy cập 19 tháng 2 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày= (trợ giúp) ^ “Một giờ với GĐĐH HP.HN Ngô Quang Tùng”. Báo Thể thao & Văn hóa. 27 tháng 5 năm 2008. Truy cập 19 tháng 2 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |ngày= (trợ giúp) Nhớ ông Ngô Xuân Quýnh[liên kết hỏng], VTC News, ngày 23 tháng 10 năm 2007. | wikipedia |
Đặng Tích Hầu
Đặng Tích Hầu (Chinese: 邓锡侯; 1889–1964) là một tướng lĩnh và chính trị gia Trung Hoa. Đặng sinh năm 1889, tại Doanh Sơn, Tứ Xuyên, Trung Hoa. Năm 1906, ông được nhận vào trường quân sự Tứ Xuyên, và năm 1909 tốt nghiệp, rồi vào học tại trường quân sự Nam Kinh. Trong Cách mạng Tân Hợi, ông bỏ học và trở về Tứ Xuyên. Sau khi Trung Hoa Dân Quốc thành lập, Đặng gia nhập Sư đoàn 4 Tứ Xuyên của Lưu Tồn Hậu. Ông nhanh chóng lên chức sĩ quan tiểu đoàn, Đại đội trưởng, rồi Tiểu đoàn trưởng. Năm 1917, ông trở thành Tư lệnh Lữ đoàn 5. Tháng 2 năm 1918, Hùng Khắc Vũ bổ nhiệm ông làm Tư lệnh Lữ đoàn độc lập. Từ 1920-1923, ông tham gia chiến tranh quân phiệt tại Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên và được bổ nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 3. Ngày 10 tháng 12 năm 1923, Chính phủ Bắc Kinh phe Trực Lệ thăng Đặng lên cấp tướng. Tháng 5 năm 1924, ông được Chính phủ Bắc Kinh bổ nhiệm làm Chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên. Năm 1926, Đặng đem quân gia nhập Quân đội Cách mạng Quốc dân, được thăng chức Tư lệnh Binh đoàn 28 và chức Đốc quân từ 1926 - 1927. Ông được cử chỉ huy Binh đoàn 45 năm 1927, với vỏ bọc là Giám đốc Phòng Tài chính Tứ Xuyên. Năm 1928, ông trở thành Tư lệnh Lộ quân 14. Khi Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai bắt đầu năm 1937, Đặng trở thành Tư lệnh Quân đoàn 4 rồi Quân đoàn 45, quân đoàn này tham chiến trong Trận Từ Châu năm 1938. Tại đó ông được thăng chức Tham mưu trưởng Tập đoàn quân 22, hợp thành từ các sư đoàn quân Tứ Xuyên đánh Nhật trong trận Đài Nhi Trang. Lực lượng của ông phòng thủ Lâm Chương và Đặng Huyện, phía bắc Đài Nhi Trang. Từ 1939 – 1945, ông cũng là Ủy viên Quân vụ Tứ Xuyên và Tân Cương. Trong Nội chiến Trung Hoa, Đặng được bổ nhiệm làm Thống đốc và Chủ tịch Chính phủ tỉnh Tứ Xuyên từ năm 1947 - 1948. Đặng, cùng các tướng Lưu Văn Huy và Pan Wenhua, đầu hàng quân Cộng sản tại Bành Huyện, Tứ Xuyên. Ông quản lý Bộ Thủy điện sau khi phe Cộng sản chiến thắng, rồi trở thành Phó chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên. Ông chết ngày 30 tháng 3 năm 1964, tại Thành Đô, Tứ Xuyên. Thời kỳ quân phiệt Deng Xihou in Chinese Provinces of China Rulers,Index De-Dh: Deng Xihou with photo Generals from China, Deng Xihou Cổng thông tin Lịch sử Cổng thông tin Trung Quốc | wikipedia |
Meu Pé de Laranja Lima
Meu Pé de Laranja Lima là một bộ phim truyền hình thuộc thể loại telenovela của hãng truyền hình Rede Bandeirantes. | wikipedia |
Thái Đình Khải
Thái Đình Khải (giản thể: 蔡廷锴; phồn thể: 蔡廷鍇; bính âm: Cài Tíngkǎi; Wade–Giles: Ts'ai T'ing-k'ai; 1892–1968) là một tướng lĩnh Trung Hoa. Thái là Tư lệnh Lộ quân 19 Quân đội Cách mạng Quốc dân Trung Hoa Dân Quốc và các lực lượng Trung Hoa khác, chịu trách nhiệm cầm chân Quân đội Đế quốc Nhật Bản trong trận Thượng Hải bắt đầu ngày 28 tháng 1 năm 1932. Tháng 11 năm 1933, Thái và Lý Tế Thâm nổi dậy chống lại chính quyền Quốc dân đảng, và cùng với Tưởng Quang Nãi, họ thành lập Chính phủ Nhân dân Phúc Kiến ngày 22 tháng 11 năm 1933. Tuy nhiên cuộc chính biến, có tên Sự biến Phúc Kiến, không được phe Cộng sản ủng hộ, và ngày 21 tháng 1 năm 1934, bị Quốc dân đảng đánh bại. Thái phải rời khỏi Trung Hoa trong vài năm. Sau đó, trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai (Thế chiến II), Thái đề nghị được quay lại chỉ huy và được bổ nhiệm Tham mưu trưởng Binh đoàn 26 trong trận Nam Quảng Tây. Ông cũng từng đến Hoa Kỳ kêu gọi Hoa kiều ủng hộ chiến tranh chống Nhật. Trong giai đoạn cuối Nội chiến Trung Hoa, Thái ủng hộ phe Cộng sản Trung Hoa và là một trong những người ký vào bản "Tuyên ngôn của Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" ngày 1 tháng 10 năm 1949. Ban đầu Thái được chôn cất tại Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn, Bắc Kinh, nhưng từ năm 1997, di hài ông đã được đưa về Bảo tàng tưởng niệm các anh hùng Lộ quân 19 trong Chiến trang kháng Nhật tại Bắc Thượng Hải. Tư lệnh Sư đoàn 10 Tư lệnh Sư đoàn 60 Tư lệnh Quân đoàn 19 1934 Tư lệnh Lộ quân 19 1939 - 1940 Tư lệnh Binh đoàn 26 1945 Tư lệnh Binh đoàn 16 ^ John Gunther (1939). Inside Asia. Harper & Brothers. tr. 269. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2011. ^ "Proclamation of the Central People's Government of the PRC" at Selected Works of Mao Tse-tung website. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2007. "Cai Tingkai" at The Generals of World War II website Hsu Long-hsuen and Chang Ming-kai, History of The Sino-Japanese War (1937–1945) 2nd Ed., 1971. Translated by Wen Ha-hsiung, Chung Wu Publishing; 33, 140th Lane, Tung-hwa Street, Taipei, Taiwan Republic of China. Cổng thông tin Lịch sử Cổng thông tin Trung Quốc | wikipedia |
Robin Hood (phim 1973)
Robin Hood là một bộ phim hoạt hình ca nhạc hài phiêu lưu Mỹ vào năm 1973 sản xuất bởi Walt Disney Productions và công chiếu tại rạp ngày 8 tháng 11 năm 1973. Bộ phim kể về một anh hùng trong lịch sử dân gian nước Anh. Đó là một huyền thoại về một người anh hùng - một tên cướp, chuyên cướp của người giàu cho người nghèo. Đó là một câu chuyện có một kết thúc thật hạnh phúc tại khu rừng Sherwood, thời trị vì của vua Richard. Một ngày kia, Robin Hood và anh bạn Little John đang lang thang trong rừng và bắt gặp kiệu của Thái tử John. Bên trong kiệu là Thái tử John và cận thần Sir Hiss đang đếm những đồng tiền vàng vừa cướp được của dân làng Nottingham. Robin và Little John bèn giả dạng thành hai bà thầy bói và mon men lại gần kiệu của Thái tử John. Mời gọi John xem bói, đồng thời cướp sạch sẽ vàng bạc châu báu trên kiệu. Sau lần đó, Thái tử John rất căm hận Robin Hood, hắn ra lệnh cho quân lính truy nã Robin Hood khắp nơi. Trở lại với dân làng Nottingham, ở đây tên cảnh sát trưởng tham lam không kém gì thái tử John, hắn đặt ra đủ thứ các loại thuế và đi vơ vét, cướp bóc của tất cả dân làng. Cả cha xứ Friar Tuck mà hắn cũng không tha, hắn cướp luôn những đồng tiền được giấu trong chân què của lão Otto và cả một đồng vàng duy nhất mừng sinh nhật của Skippy. Tất cả dân làng đều rất căm uẩn, cho đến khi Robin Hood xuất hiện trong bộ dạng của một kẻ ăn mày. Anh giả dạng để đi phân phối những gì vừa cướp được từ Thái tử John. Anh trở về khu rừng Sherwood, để lại sau lưng những tiếng cười hạnh phúc và biết ơn của dân làng Nottingham. Tiểu thư Marian là người yêu của Robin Hood. Biết được điều này, Thái tử John đã tổ chức một cuộc thi bắn cung nếu ai thắng sẽ được tặng một nụ hôn từ tiểu thư Marian, hòng lừa Robin Hood xuất hiện để bắt anh. Cuộc thi "mũi tên vàng" được đông đảo trai tráng lũ lượt kéo đến dự thi. Tiểu thư Marian và vú nuôi Bà Kluck xuất hiện mà vẫn không nhận ra Robin trong lốt một chú sếu cao lêu nghêu. Và trong cuộc thi này, tất nhiên là Robin Hood đã chiến thắng vì bắn cung là sở trường của anh. Lúc chiến thắng cũng là lúc Robin bị phát hiện, tưởng chừng anh sẽ bị bắt, nhưng anh đã thoát nhờ sự giúp đỡ của dân làng và anh bạn "nhỏ bé" Little John. Về phần Thái tử John, ông ta cùng với Hiss và tỉnh trưởng vùng Nottingham bị bắt đi lao động ở mỏ đá hoàng gia. Về phần Robin Hood, anh đem được tiểu thư Marian vào rừng. Hai người đã làm đám cưới trong rừng trước sự chứng kiến của dân làng và bạn bè của Robin, sau một cuộc "viếng thăm" ngoại mục cung điện của Thái tử John. Những nhân vật trong phim là những con thú được nhân hoá một cách ấn tượng. Robin Hood - thảo khấu của rừng xanh, có biệt tài hóa trang và bắn cung bách phát bách trúng. Nhân vật này được nhân hoá thành một chú cáo. Tiểu thư Marian - người trong mộng của Robin Hood. Nhân vật dễ thương này được nhân hoá thành một cô cáo. John "nhỏ" - người bạn vào sinh ra tử cùng Robin Hood, rất háu ăn và tuy chẳng nhỏ bé chút nào mà vẫn được mọi người gọi là "nhỏ". Nhân vật này được nhân hoá thành một chú gấu. Alan-a-Dale - vật người dẫn chuyện của bộ phim. Được nhân hoá thành một con gà trống. Friar Tuck - cha xứ nghèo khổ luôn che chở cho dân làng Nottingham. Nhân vật này được nhân hoá thành một chú lửng. Thái tử John - kẻ tham lam, có thói quen mút tay khi ai đó nhắc đến mẹ của mình. Nhân vật này được nhân hoá thành một chú sư tử. Ngài Hiss - cận thần của thái tử John, gian xảo và có tài thôi miên kẻ khác. Nhân vật này được nhân hoá thành một con rắn. Bà Kluck - vú nuôi của tiểu thư Marian, tốt bụng và ngộ nghĩnh. Nhân vật này được nhân hoá thành một cô gà. Tỉnh trưởng vùng Nottingham - tham lam và gian xảo. Nhân vật này được nhân hoá thành một chú sói. Trigger và Nutsy - con kên kên. Những đứa trẻ ở Nottingham - rất thần tượng Robin Hood. Những nhân vật được nhân hoá thành con thỏ và một con rùa. Otto - con chó. ^ Uddy, John (7 tháng 11 năm 1973). “Disney Coming Out with "Robin Hood"”. Toledo Blade. Truy cập 11 tháng 8 năm 2016. ^ “Robin Hood, Box Office Information”. The Numbers. Truy cập 17 tháng 1 năm 2012. Trang web chính thức Robin Hood trên Internet Movie Database Robin Hood tại TCM Movie Database Robin Hood tại Big Cartoon DataBase Robin Hood tại Rotten Tomatoes | wikipedia |
Windows Live
Windows Live là một thương hiệu bao gồm một nhóm các dịch vụ và sản phẩm phần mềm từ Microsoft. Đa số các dịch vụ này là các ứng dụng web, có thể truy cập từ một trình duyệt web, nhưng cũng có những ứng dụng đòi hỏi phải được cài đặt. Có ba nhóm dịch vụ cơ bản: những trải nghiệm nhiều thông tin, kết nối và được bảo vệ. Windows Live được công bố vào 1 tháng 11 năm 2005. Vài thuộc tính của Windows Live được đặt thương hiệu khác và được tăng cường từ nhóm các dịch vụ và sản phẩm MSN của Microsoft. Tuy nhiên, MSN vẫn tồn tại song song với Windows Live như một phương tiện để gửi nội dung được lập trình sẵn (trái ngược với nội dung và truyền thông tùy biến). Mặc dù việc đặt nhãn hiệu mới có thể đưa ra sự liên kết kỹ thuật chặt chẽ hơn với hệ điều hành và dịch vụ Microsoft Windows, cả hai vẫn tồn tại độc lập với nhau. Microsoft đã nói Windows Live "là một cách để mở rộng trải nghiệm của người dùng Windows". Tuy nhiên, một vài trình duyệt dựa trên ứng dụng Windows Live nằm ngoài Windows, và Windows cũng không kèm theo ứng dụng Windows Live. Vài dịch vụ và chương trình Windows Live đã phát hành bao gồm bộ máy tìm kiếm Live Search, chương trình tin nhắn nhanh Windows Live Messenger, dịch vụ webmail Windows Live Hotmail, dịch vụ bảo mật máy tính Windows Live OneCare, và dịch vụ mạng xã hội Windows Live Spaces. Ngoài Windows Live, chủ yếu nhắm tới người dùng cá nhân, có những thuộc tính Web từ Microsoft cũng được gán nhãn "Live": Microsoft Office Live dành cho doanh nghiệp nhỏ, hệ thống chơi game nhiều người chơi và truyền tải nội dung Xbox Live dành cho Xbox và Xbox 360, và dịch vụ game nhiều người chơi Games for Windows - LIVE dành cho Microsoft Windows. Vào ngày 21 tháng 3 năm 2007, Microsoft đã quyết định tách rời sự phát triển Live Search ra khỏi gia đình Windows Live, tạo thành một phần của Live Search and Ad Platform. Live Search (trước đây là Windows Live Search và MSN Search) sẽ hợp nhất với Microsoft adCenter trong một nhóm mới lãnh đạo bởi Satya Nadella, một phần của chi nhánh Platform and Systems của Microsoft. Ngoài các trang web tìm kiếm, những dịch vụ khác của Live Search bao gồm: Live Search Academic Live Search Books Live Search Feeds Live Search Images Live Search Local Live Search Macros Live Search Maps Live Search News Live Product Search Live QnA Live Search Video Thêm vào đó Live Product Upload và Live Search Books Publisher Program cung cấp những dịch vụ tải lên nội dung đến người bán và người phát hành để thêm nội dung vào Live Search. Microsoft Live Labs là một nhóm giữa MSN và Microsoft Research có nhiệm vụ tập trung vào nghiên cứu ứng dụng dành cho sản phẩm và dịch vụ Internet ở Microsoft. Live Labs dẫn đầu bởi Ts. Gary William Flake, người trước khi gia nhập Microsoft là nhà khoa học trưởng ở Yahoo! Research Lab và là cựu trưởng nhóm nghiên cứu ở cổng điện tử Web phân nhánh Overture Services. Tiêu điểm của Live Labs là nghiên cứu ứng dụng và phần mềm thực tiễn trong lĩnh vực khoa học máy tính bao gồm xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học máy, truy xuất thông tin, khai thác dữ liệu, ngôn ngữ máy tính, tính toán phân bố, v.v... Đa số các ứng dụng và dịch vụ Windows Live sử dụng theme (phối màu) được biết đến như Blue Vapor (Hơi nước xanh) hay Flair. Với sự phát hành ảnh beta mới nhất của Windows Live Messenger 8.5, Mail, Writer và Photo Gallery, được biết đến với tên Windows Live Wave 2.0 Suite ("Wave" dùng để chỉ một nhóm hoặc một đợt sản phẩm phát hành), một theme mới cũng được phát hành để cho phép hiệu ứng trong suốt Aero trong Windows Vista. Nó cũng được thông báo là có thanh tiêu đề chuẩn được biết đến như Flair dành cho Windows Live sẽ được đổi thành một cái khác mới hơn. Sau đây là ví dụ: Windows Live Messenger 8.5 Windows Live Gallery Windows Live Account Để công nhận sự đóng góp của các thử nghiệm viên beta, Microsoft đã khởi động một chương trình phần thưởng Windows Live Butterfly(trước đây là MSN Butterfly). Những 'con bướm' tương lai được chọn bởi những đội ngũ sản phẩm Windows Live (nội bộ Microsoft) và được đề cử cho một nhiệm kỳ tối thiểu một năm, sau đó họ phải được chọn lại bởi những đội ngũ sản phẩm nội bộ nếu không thành viên trong nhóm sẽ bị loại. Những 'con bướm' được cung cấp những phần mềm mới của Microsoft để kiểm thử trước khi bản beta được phát hành rộng rãi và được liên hệ trực tiếp với các trưởng chương trình của phần mềm Windows Live. Những Butterflies được chọn đã được tổ chức lại cho năm 2007. officelive Xbox Live ^ “What is Windows Live?”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2007. ^ a b “Microsoft Previews New Windows Live and Office Live Services (press release)”. Microsoft PressPass. ngày 1 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2007. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp) ^ Thurrott, Paul (ngày 18 tháng 1 năm 2006). “Windows Live Preview”. Paul Thurrott's SuperSite for Windows. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2007. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp) ^ Windows Live Dev - Windows Live Contacts Gadget ^ Windows Live Drive[liên kết hỏng] ^ CNN ^ Mary Jo Foley: Microsoft severs Live Search from the rest of the Windows Live family ^ “Live Labs Manifesto”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2007. ^ Windows Live 2.0 release notes[liên kết hỏng] ^ “Post on LiveSide about the new look for Windows Live”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2007. Bùi Thế Tâm. Hướng dẫn dùng Skydrive - ổ đĩa ảo miễn phí của Microsoft (tiếng Việt) Hướng dẫn sử dụng windows live (tiếng Việt) leuxua.com tiếng việt Lưu trữ 2011-12-30 tại Wayback Machine Live.com Homepage Windows Live Betas Lưu trữ 2008-05-11 tại Wayback Machine LiveSide: Windows Live News Windows Live Blog on Windows Live Spaces Lưu trữ 2006-10-07 tại Wayback Machine Microsoft Live Labs Lưu trữ 2007-06-09 tại Wayback Machine BBC article CNET reviews[liên kết hỏng] | wikipedia |
Những người sống bên tôi
Những người sống bên tôi là một phim Văn nghệ Chủ Nhật của đạo diễn Đặng Tất Bình, trình chiếu lần đầu năm 1996. Bộ phim gồm có 2 phần, công chiếu lần lượt vào các năm 1995 và 1996, với tổng số 10 tập và một đoạn phim giới thiệu dài chừng 20 phút. Phần 1 : Thi Thi đại diện cho những phẩm giá tạm được coi là ưu tú nhất của con người Việt Nam đi từ chiến tranh tới kinh tế bao cấp, sẵn sàng cam chịu khổ nhục để vươn lên xây dựng cuộc đời mới. Anh sinh ra trong một làng quê nghèo, gia cảnh cũng túng bấn. Anh phải bỏ ngang lớp 8 để đi học mộc, rồi vào bộ đội. Câu chuyện bắt đầu với hình ảnh cậu thanh niên Thi trong những năm kháng chiến tranh chống Mỹ đã phải bỏ dở việc học phổ thông vì nhà nghèo và đi học nghề làm thợ mộc trong đội mộc của ông Hội. Thi sau đó vào bộ đội, vào Nam chiến đấu, rồi trở lại làng sau khi hòa bình lập lại. Thi thầm yêu Lý trước đó nhưng đã không dám ngỏ lời nên Lý dù cũng yêu Thi nhưng đã lấy chồng sau đó vì không nhận được tin tức của Thi. Sau chiến tranh, Thi về làng với thuơng tật và lại tiếp tục trở lại trường học để học nốt bậc phổ thông còn dang dở và anh lại tiếp tục học lớp của thầy giáo Kha - người luôn ủng hộ anh và lấy anh làm tấm gương với các bạn cùng lớp. Thế nhưng sau bao năm, ông giáo già vẫn mong anh "quay về lớp 8A". Cậu học trò nghèo đó phải bỏ học giữa chừng để theo nghề thợ mộc rồi đi bộ đội. Dù vậy, đam mê với con chữ, bài toán luôn thôi thúc Thi tiếp tục đến trường sau khi rời quân ngũ. Anh học giỏi, được giữ lại trường làm giảng viên, đi tu nghiệp rồi trở thành giảng viên đại học. Hết phổ thông, anh bộ đội Thi tiếp tục học lên đại học ở Hà Nội. Ngoài việc đi học, anh làm nghề sửa xe đạp để kiếm sống và vô tình quen Nguyệt Hà khi anh giúp cô sửa xe đạp miễn phí. Nguyệt Hà sau này đến trường tìm anh, cảm phục nghị lực của Thi và hai người bắt đầu yêu nhau. Tốt nghiệp xuất sắc, Thi được giữ lại trường làm giảng viên khoa toán, nhưng để giúp vợ chồng em gái trả nợ, anh đã đến quán phở làm thêm buổi tối với việc thái bánh phở để kiếm thêm tiền giúp em gái. Ở đó, hàng xóm của gia đình quán phở, Lâm Oanh, một học sinh lớp 12 đã vô tình kết thân với anh khi nhiều lần được anh giúp đỡ học môn toán. Lâm Oanh thầm yêu Thi khi biết về thân thế của anh. Khi Lâm Oanh đỗ đại học, cô ngỏ lời Thi nhưng anh đã từ chối và cho cô biết anh đã có người yêu. Sau đó, Lâm Oanh đã giúp anh và Nguyệt Hà đến với nhau khi giải thích rõ hoàn cảnh của anh để Nguyệt Hà hiểu. Sau khi Thi và Nguyệt Hà kết hôn sau đó, Lâm Oanh, lúc này theo học y khoa, đã trở thành bạn thân của vợ chồng anh. Nhiều năm sau, Thi ở chiến trường với đầy thương tích và nỗi ám ảnh đạn bom. Anh bắt đầu đối diện với bao thói đời bày ra trước mắt : Người yêu đi lấy chồng, gia đình liên tiếp gặp tai ương ở cái buổi cơ chế hợp tác xã tàn tạ. Rồi Thi vào đại học, ở lại trường làm giảng viên, nhưng hằng đêm vẫn đi bưng phở kiếm thêm thu nhập gửi về nhà. Thi sau đó tiếp tục sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh (phó tiến sĩ) và tiếp tục ở lại làm tiến sĩ khoa học khi vợ anh, Nguyệt Hà ở nhà sinh con trai. Khi Thi trở lại Việt Nam công tác, Nguyệt Hà đã bỏ biên chế nhà nước để thành lập doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế những năm 1990. Mâu thuẫn gia đình bắt đầu xảy ra khi Thi sống với phong cách một nhà giáo giản dị, chân thành, tốt bụng với mọi người và học trò, còn Nguyệt Hà thì có cách sống mới của thời kỳ mở cửa kinh tế thị trường ở Việt Nam. Mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm khi Nguyệt Hà say nắng với Bình, giám đốc công ty và việc này bị phát hiện, cô đã uống thuốc ngủ tự tử nhưng được cứu sống. Hai người lại trở lại với nhau và phần thứ nhất kết thúc. Phần 2 : Nguyệt Hà Nguyệt Hà đại diện lối sống gấp, dễ thích nghi với những trào lưu thời thượng, ham hưởng thụ và bất chấp mọi luân lí trong cơ chế kinh tế thị trường, hay là "thời mở cửa". Nguyệt Hà - vợ Thi - bỏ cơ quan nhà nước đi làm ở doanh nghiệp tư nhân, là điều không chấp nhận được trong định kiến trưởng giả những năm Đổi Mới. Nhưng mặc dị nghị của họ hàng cùng lời trách móc của bố mẹ, Hà lao vào kinh tế thị trường như con thiêu thân, dần dà giữa cô và chồng nảy sinh những "khoảng trời riêng" không thể dung hòa được. Trong khi Thi đánh mất dần hình ảnh người con trai lí tưởng thời bao cấp vì không bắt kịp lối sống chạy đua kiếm sống và cả tồn tại giữa xã hội kim tiền, anh dần phải chấp nhận cái mác ăn bám vợ, bản thân cũng trở thành "ông giáo cổ hủ lạc hậu" y như bóng dáng thầy Kha trường làng. Còn Nguyệt Hà cũng tự đánh mất tự chủ, từ từ rơi vào cạm bẫy của những ông lớn và lợi nhuận giăng ra. Thiều Tiến – nhà báo tự do và Robert Phuơng – Việt kiều, đối tác công ty của Nguyệt Hà là hai nhân vật mới của phần phim này. Thiều Tiến làm quen với Lâm Oanh, lúc này đã là một bác sĩ chuyên khoa mắt, và cả hai đã nhanh chóng đến với nhau. Đám cưới diễn ra và Thi đã đến đám cưới hai người còn Nguyệt Hà đã vì mãi các phi vụ làm ăn mà không thể đến dự. Nhưng cuộc hôn nhân của Lâm Oanh nhanh chóng tan vỡ vì Thiều Tiến trở lại quan hệ mờ ám với một người tình cũ thời anh còn đi buôn ở Liên Xô. Lâm Oanh tận mắt chứng kiến chồng mình trong khách sạn với người tình đã sụp đổ, Thiều Tiến sau đó theo bạn ra đi trước khi viết thư li dị và tạ lỗi với Lâm Oanh. Lâm Oanh đau khổ trở lại khu tập thể cũ, Thi đến thăm và dường như sự xuất hiện của anh trong tình huống cô đau khổ là bước đầu tiên đưa hai người đến gần nhau. Sự xuất hiện của Robert Phuơng đã một lần nữa kéo Nguyệt Hà ra khỏi ra đình đang trong quá trình hàn gắn. Công ty của Bình và Nguyệt Hà đã tiến hành nhiều phi vụ mờ ám liên quan tới các dự án bất động sản và kéo theo chồng của Lý là Hải, người lúc này đang là một cán bộ phòng giáo dục, bị bắt vì liên quan tới các sai phạm của công ty của Nguyệt Hà. Mâu thuẫn hai vợ chồng lại trở lại căng thẳng khi Thi thường sống với những hồi ức xưa cũ và vô tình như một cách dằn vặt vợ với những ghen tuông. Công ty bị khởi tố và Nguyệt Hà theo lời dụ dỗ của Robert Phương đã lừa để Thi về quê thăm ông phó mộc Hội đang ốm nặng, còn mình đã cùng với Bình đem con trai của Thi và Nguyệt Hà trốn sang Mỹ. Trước khi đi, Nguyệt Hà đã để lại tài sản cho Thi và viết thư báo cho Lâm Oanh cũng như thư nhận hết tội lỗi của mình với Thi. Thi trở lại nhà sau khi về thăm quê phát hiện sự mất tích của vợ con thì đã quá muộn. Phim kết thúc khi Lâm Oanh chạy tới tìm Thi và nói lời động viên anh, dường như hai người bắt đầu đến với nhau. Phim được thực hiện tại Hà Nội các năm 1995 và 1996. Thiết kế sản xuất : Trương Đức Hải Âm thanh : Đào Văn Biên Quốc Tuấn ... Thi Nguyễn Lan Hương ... Nguyệt Hà Nguyệt Hằng ... Lâm Oanh Mạnh Linh ... Bố Hà Lê Mai ... Mẹ Hà Vân Hà Minh Hằng Thanh Nga ... Lý (trẻ) Lan Hương ... Lý (già) Trần Hạnh ... Ông Đoán Ngọc Thoa ... Bà Đoán Ngọc Quốc ... Ông Hội Trung Anh ... Thầy giáo Kha Mỹ Hạnh Thái Ninh ... Hải Thu Hương Đức Trung Văn Quý Quang Đại Liên Hương Hoàng Phương Thu Hải Thanh Hiền Duy Hậu Đình Chiến Hồng Hạnh ... Mơ Kim Oanh Như Ý Trọng Phan Tiến Đạt Trần Quốc Trọng Huệ Đàn Nguyễn Trung Hiếu Công Lý Việt Thắng Hồng Minh Hoàng Dũng ... Paul Phương Ở thời điểm 1995, hệ thống truyền hình công lập Việt Nam vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, cho nên Hãng phim truyền hình Việt Nam áp dụng hình thức sản xuất những cuốn phim kinh phí thấp rồi phát hành đại trà qua băng video, thường là do Trung tâm Làng Văn và Hãng phim Mỹ Vân phổ biến. Trong suốt khoảng mười mấy năm sau khi Những người sống bên tôi công chiếu lần đầu, bộ phim vẫn gây cảm xúc vô cùng lớn trong khán giả Việt Nam, đặc biệt những người từng tha hương xứ người để kiếm sống. Mà về sau, Hãng phim truyện Việt Nam lại dựa theo thực tế này để chế tác những bộ phim như Trăng nơi đất khách và Cái tát sau cánh gà. Theo ý đạo diễn Tất Bình, truyện phim ban đầu chỉ coi là kết thúc ở cảnh nhân vật Lâm Oanh đi ra khỏi phòng bệnh để tạo khoảng trống mênh mang cho số phận các nhân vật, không ai biết diễn biến cuộc đời họ sẽ đi về đâu. Nhưng khi phim chiếu đến tập cuối, lập tức khán giả gửi hàng ngàn lá thư về ban biên tập chương trình tương tác Hộp thư khán giả (tiền thân các chương trình Với khán giả VTV3 và Dành cho người hâm mộ), cho nên nhà sản xuất chính Nguyễn Khải Hưng đề nghị tiến hành tập tiếp. Phần này bắt đầu bằng cảnh giả thiết một anh phóng viên đến hiện trường phỏng vấn đoàn phim, nhưng anh ta bị kéo vào làm diễn viên. Đoạn kịch ngắn này nhằm mục đích tri ân khán giả. Mặc dù phim chiếu ở khung 3 giờ chiều và phát lại hôm giữa tuần sau, tức là toàn khung giờ kén khán giả, thế nhưng báo giới đương thời ghi nhận Những người sống bên tôi gây được lượng quan tâm vô cùng lớn trong dư luận Việt Nam. Đạo diễn Đặng Tất Bình cũng phát biểu trên nhật báo Công An Nhân Dân rằng, vì toàn bộ quá trình sản xuất cho đến thuê địa điểm quay phim đều do ông và một số đồng nghiệp góp vốn, cho nên ngân quỹ cho mỗi tập ở phần đầu chỉ có 10 triệu đồng (1 USD = 10 ngàn VNĐ), sang đến phần hai thì hãng phim ưu ái cho hơn nên con số này tăng lên gấp đôi, nhờ vậy phần sau có những cảnh quay ở không gian trang hoàng hơn để khắc họa lối sống thời Đổi Mới. Theo diễn viên Quốc Tuấn, có lần ông được mời sang Cộng hòa Séc giao lưu với cộng đồng Việt kiều, ở khán phòng lớn đang chiếu phim Những người sống bên tôi, dù "màu đã nhòe lắm rồi" nhưng trong hàng khán giả có nhiều người nhòa lệ. Cũng vào một hôm khi ông đi trên đường Hà Nội, một vị trung niên kéo ông lại xin gặp, hỏi chuyện ra thì được biết người này có cuộc đời khá giống nhân vật Thi, và tâm trạng đầy bồi hồi khi xem phim. Ông cũng thổ lộ về sau rằng, thời điểm 1995 ông đã định đi xuất khẩu lao động vì nghề diễn lúc đó không có lối thoát, nên bấm bụng đóng nốt phim Những người sống bên tôi rồi nghỉ hẳn. Tuy nhiên thành công quá mong đợi đã khiến Quốc Tuấn từ một diễn viên chuyên đóng vai phụ trên sân khấu bỗng trở thành minh tinh truyền hình, liên tục được mời vào những vai đa tính cách, nên ít năm sau ông quyết tâm đi học nghề đạo diễn. Vai Nguyệt Hà ngay từ đầu là ý của nữ diễn viên Lan Hương, vì trước đó bà chỉ đóng những vai không mấy nổi trội về cá tính, nên đã yêu cầu phu quân - đạo diễn Đặng Tất Bình - bổ sung thêm nhiều nét diễn để nhân vật này được nhiều màu vẻ hơn. Những cuộc tranh cãi đầy triết lí giữa Thi và Hà được nhiều khán giả coi là điểm nhấn thú vị của phim, vì gói ghém rất nhiều thông điệp và nội hàm văn hóa. Vai này thành công tới mức, sau rất nhiều năm mà thế hệ khán giả trẻ cũng nhớ Lan Hương qua nhân vật Nguyệt Hà mà thôi. Trong phim còn có nhân vật ông bố triết lí do NSƯT Mạnh Linh thủ diễn, là một thành công đến với ông rất lạ sau Tướng về hưu và Người Hà Nội. Yếu tố này cũng góp phần báo hiệu một dạng nhân vật sẽ liên tục xuất hiện trong các phim truyền hình Việt Nam thập niên 2000. Ngoài ra, nhân vật Lâm Oanh dù xuất hiện ít nhưng lại được coi là điểm sáng nhất của phim. Từ đầu chí cuối, đây là mẫu nhân vật hoàn toàn ngây thơ trước gió bão cuộc đời, lúc nào cũng tin vào tình yêu thơ mộng. Vai diễn này được coi là ấn tượng nhất của nữ diễn viên Nguyệt Hằng, và đây cũng là vai điện ảnh truyền hình đầu đời của bà. Với phim này, nữ diễn viên Hồng Minh tiếp tục vào vai ả giang hồ dạt từ bên Nga về, tương tự vai trong phim Người Hà Nội, đây là phim cuối cùng bà đóng. Những người sống bên tôi cũng là phim mở màn phát sóng kênh VTV4 (thành lập năm 1995). Ảo ảnh trắng Con nhện xanh Ngọt ngào và man trá Người Hà Nội Nụ tầm xuân ^ Dàn diễn viên "Những người sống bên tôi" ngày ấy - bây giờ ^ Lời tự sự : NSND Lan Hương ^ “Văn hóa nghệ thuật, số phát hành 151-157”. Bộ Văn hóa và Thông tin. 1997: 90. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2022. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) Những nấc thang của phim truyền hình Việt Nam - Tuổi Trẻ Online // Thứ Tư, 3-8-2005, 11:05 (GMT+7) Quốc Tuấn : Tôi vừa thương vừa phục con mình - VNExpress // Thứ Sáu, 9-7-2010, 07:00 (GMT+7) | wikipedia |
Bắc phủ binh
Bắc phủ binh (chữ Hán: 北府兵) hay Bắc phủ quân (北府军) là đội quân do danh tướng nhà Đông Tấn là Tạ Huyền chủ trì việc thành lập, vào buổi đầu giai đoạn nắm quyền ngắn ngủi của sĩ tộc họ Tạ ở Trần Quận, sau mấy lần đổi chủ, trở thành quân đội chủ lực của Nam triều. Năm Thái Nguyên thứ 2 (397) đời Đông Tấn Hiếu Vũ đế, do nhà Tiền Tần đã thống nhất Bắc bộ Trung Quốc, nhà Đông Tấn phải chịu 1 áp lực quân sự chưa từng có, vì vậy ban chiếu cầu lương tướng đề phòng phương bắc. Đại thần nắm quyền chính khi ấy là Tạ An tiến cử con trai của anh mình là Tạ Huyền, triều đình nhiệm mệnh Tạ Huyền làm Kiến vũ tướng quân, Duyện Châu thứ sử, lĩnh Quảng Lăng tướng, giám Giang bắc chư quân sự, trấn thủ Quảng Lăng. Bấy giờ Kinh Khẩu và Quảng Lăng tụ tập 1 lượng lớn lưu dân chạy nạn từ miền bắc đến, sau khi Tạ Huyền đến nhiệm chức, tại đây tuyển dụng những sĩ tốt kiêu dũng như bọn Lưu Lao Chi, thành lập 1 đội quân . Năm Thái Nguyên thứ 8 (383), Bắc phủ binh liên tiếp thắng lợi, trong trận Phì Thủy, 1 đòn đánh bại đại quân Tiền Tần, thừa thế truy kích, Lưu Lao Chi đuổi theo đến Nghiệp. Trải qua trận này, Bắc phủ binh đã lưu danh lịch sử. Năm Thái Nguyên thứ 12 (387), Tạ Huyền bị giải trừ binh quyền, Tư Mã Di, Vương Cung trước sau thay thế, Bắc phủ binh dần bị quân phiệt hóa. Năm Long An đầu tiên (397) đời An đế, Vương Cung soái Bắc phủ binh bức đến Kiến Khang, uy hiếp triều đình. Năm sau, ông ta bị Lưu Lao Chi trở giáo, thất bại và bị giết, Lao Chi trở thành lãnh tụ của Bắc phủ binh. Năm Long An thứ 3 (399), Tôn Ân lãnh đạo nhân dân Chiết Đông nổi dậy, Bắc phủ binh trở thành lực lượng chủ yếu trấn áp cuộc khởi nghĩa. Năm Nguyên Hưng đầu tiên (402), quyền thần Tư Mã Đạo Tử lệnh cho Bắc phủ binh chinh thảo Hoàn Huyền ở Kinh Châu, Lưu Lao Chi lại đầu hàng Huyền. Sau khi xưng đế, Huyền tước giảm binh quyền của Lưu Lao Chi, ông ta muốn khởi binh, nhưng không được lòng người, buộc phải tự sát. Bắc phủ binh bị Hoàn Huyền thôn tính, các tướng lĩnh trọng yếu là Cao Tố, Trúc Khiêm Chi, Trúc Lãng Chi, Lưu Tập, Lưu Quý Vũ, Tôn Vô Chung… bị giết. Em Lưu Tập là Ký Châu thứ sử Lưu Quỹ cùng con Cao Tố là Nhã Chi và con Lao Chi là Kính Tuyên chạy sang Nam Yên. Căn cứ địa của Bắc phủ binh là Kinh Khẩu và Quảng Lăng được chia cho Hoàn Tu và Hoàn Hoằng nắm giữ; binh sĩ được chia cho các tướng lĩnh dưới trướng sĩ tộc họ Hoàn thống lĩnh. Đến đây thì Bắc phủ binh hoàn toàn tan rã. Năm Nguyên Hưng thứ 3 (404), nguyên tham quân của Bắc phủ binh là Lưu Dụ khởi binh ở Kinh Khẩu chống lại Hoàn Huyền. Sau này, Bắc phủ binh trở thành trụ cột quân sự của Lưu Dụ. Năm 420, Lưu Dụ xưng đế, kiến lập Nam triều Tống, Bắc phủ binh trở thành quân đội hoàng gia. Danh xưng Bắc phủ binh không còn được dùng đến nữa! Lãnh thổ của nhà Đông Tấn quan trọng nhất là 2 châu Kinh, Dương. Kinh Châu nằm ở thượng du, đất rộng binh nhiều, là cứ điểm quân sự trọng yếu đề phòng phương bắc xâm phạm; Dương Châu nằm ở hạ du, là chốn kinh kì, vì có thiên tử mà trở nên tôn quý, nhưng thực lực lại kém; thành ra cục diện "nhánh cứng thân mềm" (chữ Hán: 枝强干弱, chi cường cán nhược). Ngay khi lên nắm quyền, Tạ An cho thành lập tân quân, chính là muốn cân bằng cục diện trên. Mặt khác, ông ta cũng muốn dựa vào thực lực quân sự, mà tạo ra sự cân bằng quyền lực của sĩ tộc họ Tạ với sĩ tộc họ Hoàn đang nắm trong tay 2 châu Kinh, Giang. Sau trận Phì Thủy, Bắc phủ binh trở thành một con bài chính trị quan trọng. Tư Mã Đạo Tử tìm mọi cách giật Bắc phủ binh ra khỏi tay của sĩ tộc họ Tạ. Vương Cung dựa vào nó để 2 lần o ép triều đình. Lưu Dụ khởi binh chống lại Hoàn Huyền, là dưới chiêu bài khôi phục Bắc phủ binh. Hồ Tam Tỉnh chú giải Tư trị thông giám như sau: "Người Tấn lấy Kinh Khẩu làm Bắc phủ, Tạ Huyền phá bọn Câu Nan, bắt đầu kiêm lĩnh Từ Châu, gọi là Bắc phủ binh từ ấy, sử sách về sau cũng kể như vậy!" Vậy người Tấn gọi Kinh Khẩu là Bắc phủ từ bao giờ? Thế thuyết tân ngữ, quyển 6, bài điều 25, chú dẫn: "Nam Từ Châu ký chép rằng: ‘Từ Châu đô đốc cũ trong xưng hiệu có chữ Đông, nhà Tấn dời về trời nam, Từ Châu thứ sử Vương Thư gia chức Bắc trung lang tướng, cái tên Bắc phủ, bắt đầu từ đây’" Điều này cũng được chép tương tự trong Tấn thư - Nguyên Đế kỉ, Tấn thư - Vương Thư truyện và Tư trị thông giám, quyển 90, đại ý như sau: "Tháng 3 năm Kiến Vũ đầu tiên (317), Tuyên Thành công Tư Mã Bầu làm Đô đốc Thanh, Từ, Duyện 3 châu chư quân sự, trấn Quảng Lăng. Tháng 10 cùng năm, hoăng. Vương Thư thay Bầu làm Bắc trung lang tướng giám Thanh, Từ 2 châu quân sự." Tiền Đại Hân, Nhập nhị sử khảo dị, "quyển 22, Vương Cung truyện chép: đô đốc lấy chữ Bắc làm hiệu đều gặp chuyện chẳng lành", bên dưới giải thích "cho thấy đô đốc 2 châu Từ, Duyện lấy chữ Bắc làm hiệu, nên có tên gọi Bắc phủ." Châu trị của 2 châu Từ, Duyện đã nhiều lần thay đổi, đó là các nơi: Quảng Lăng, Kinh Khẩu, Hạ Bi, Hoài Âm, Kim Thành, Hợp Phì. Có lẽ từ khi Vương Thư làm Bắc trung lang tướng, trấn thủ Quảng Lăng, đô đốc phủ của 2 châu Từ, Duyện được gọi là Bắc phủ. Nhưng chỉ đến khi Tạ Huyền đến Quảng Lăng, Kinh Khẩu tổ chức tân quân, quân đội ở đây mới được gọi là Bắc phủ binh. Sử sách chỉ chép tên tuổi của những đầu lĩnh Bắc phủ binh mà không nhắc đến việc chiêu mộ binh đinh. Vậy nhà Tấn có chiêu mộ binh đinh hay không? Ngày Canh Thân, tháng 5 năm Thái Hưng thứ 4 (321) đời Tấn Nguyên đế có chiếu: "Nay miễn cho dân lành Trung Châu gặp nạn phải làm đồng khách (tức là đứa ở) của các quận Dương Châu, để chuẩn bị sung binh dịch." Đây là ghi chép đầu tiên về việc nhà Tấn chiêu mộ binh đinh, đối tượng là những lưu dân phương bắc nhỏ tuổi, sau khi đến miền nam vì nghèo đói mà trở thành đứa ở; như 1 biện pháp nhằm giải quyết vấn đề lưu dân. Khi ấy ở khắp 7 châu Từ, Duyện, Ký, Thanh, U, Tịnh, Dương có đến 22 vạn nhân khẩu kiều ngụ, vượt quá cư dân địa phương hơn 2 vạn. Nhà Đông Tấn thiết lập các kiều quận, kiều huyện để quản lý, đứng đầu những nơi đều do lưu dân đề cử. Khi Si Giám trấn thủ Kinh Khẩu, đã thấy "dưới quyền hỗn tạp, phần nhiều là người phương bắc" . Bọn Lưu Lao Chi đã được tuyển chọn như vậy! Theo Tư trị thông giám, năm Thái Nguyên đầu tiên (376) đời Hiếu Vũ Đế, "dời lưu dân Hoài Bắc đi Hoài Nam" là ghi chép đầu tiên về việc dịch chuyển lưu dân của triều đình Đông Tấn. Tấn thư - Tạ Huyền truyện, Tư trị thông giám và Tống thư - Ngũ hành chí đều chép có đại ý như sau: "Nhà Tiền Tần vây Chu Tự ở Tương Dương, vây Đái Độn ở Bành Thành. Xa kỵ tướng quân Hoàn Xung cầm quyền, vào tháng 4 năm Thái Nguyên thứ 3 (379), gọi Tạ Huyền giao ra dân đinh của 3 châu (Từ, Duyện, Thanh), sai Bành Thành nội sử Hà Khiêm vượt Hoài, Tứ, để cứu Độn." Như vậy, Bắc phủ binh là do lưu dân phương bắc hưởng ứng lời chiêu mộ của Tạ Huyền, kết hợp với lực lượng có sẵn ở Kinh Khẩu, Quảng Lăng, mà phần nhiều cũng là lưu dân phương bắc. Tấn thư Tư trị thông giám Vương Phu Chi, Độc thông giám luận Tiền Đại Hân, Nhập nhị sử khảo dị Tạ Huyền Lưu Lao Chi Trận Phì Thủy Vương Cung Khởi nghĩa Tôn Ân ^ Châu trị của Từ Châu, nay là Trấn Giang, Giang Tô ^ Châu trị của Duyện Châu, nay là Dương Châu, Giang Tô ^ a b Tư trị thông giám, tháng 10, năm Thái Nguyên thứ 2, đời Hiếu Vũ Đế chép "玄募骁勇之士,得彭城刘牢之等数人,以牢之为参军,常领精锐为前锋,战无不捷。时号北府兵" (tạm dịch: Huyền mộ những kẻ kiêu dũng, được vài chục người là bọn Lưu Lao Chi, người (quận) Bành Thành, lấy Lao Chi làm Tiền phong. Không trận nào không thắng, thời ấy gọi là Bắc phủ binh.) ^ a b Tấn thư, Lưu Lao Chi truyện chép rõ ràng hơn: "太元初,谢玄北镇广陵,时苻坚方盛,玄多募劲勇,牢之与东海何谦、琅琊诸葛侃、平安高衡、东平刘轨、西河田洛及晋陵孙无终等以骁勇应选。选以牢之为参军,领精锐为前锋,百战百胜,号为北府兵,敌人畏之" (tạm dịch: Đầu những năm Thái Nguyên, Tạ Huyền trấn thủ Quảng Lăng, khi ấy Phù Kiên đang thịnh. Huyền mộ nhiều người khỏe mạnh, Lao Chi cùng bọn Hà Khiêm người (quận) Đông Hải, Gia Cát Khản người (quận) Lang Gia, Cao Hành người (quận) Bình An, Lưu Quỹ người (quận) Đông Bình, Điền Lạc người (quận) Tây Hà và Tôn Vô Chung người (quận) Tấn Lăng nhờ kiêu dũng mà trúng tuyển. Chọn Lao Chi làm tham quân, lĩnh quân tinh nhuệ đi tiền phong, trăm trận trăm thắng, gọi là Bắc phủ binh, kẻ địch khiếp sợ bọn họ.) ^ Vương Phu Chi, sách đã dẫn, nhận xét: "资实兵甲,居朝廷之半" (tạm dịch: tích trữ binh giáp, chiếm 1 nửa triều đình); ^ Vương Phu Chi, sách đã dẫn, nhận xét: "谢安任桓冲于荆、江,而别使谢玄监江北军事,晋于是而有北府之兵,以重相权,以图中原,一举而两得矣" (tạm dịch: Tạ An nhiệm Hoàn Xung ở Kinh, Giang, lại riêng dùng Tạ Huyền giám Giang Bắc quân sự, nhà Tấn nhờ thế mà có quân Bắc phủ, để nắm quyền (Tể) tướng, để tính Trung Nguyên, (thật là) ‘nhất cử lưỡng đắc’ vậy!) ^ Tấn thư - Nguyên đế kỉ ^ Tấn thư - Si Giám truyện | wikipedia |
Imma Be
"Imma Be" là bài hát của ban nhạc hip-hop Mỹ The Black Eyed Peas từ album phòng thu thứ năm The E.N.D. | wikipedia |
Break Your Heart (định hướng)
Break Your Heart có thể đề cập đến: "Break Your Heart" (bài hát của Taio Cruz) "Break Your Heart" (bài hát của Natalie Merchant) Trang định hướng này liệt kê những bài viết liên quan đến tiêu đề Break Your Heart. Nếu bạn đến đây từ một liên kết trong một bài, bạn có thể muốn sửa lại để liên kết trỏ trực tiếp đến bài viết dự định. | wikipedia |
Break Your Heart
"Break Your Heart" là bài hát của ca sĩ-người viết bài hát người Anh Taio Cruz. | wikipedia |
Taio Cruz
Jacob Taio Cruz (sinh 23 tháng 4 năm 1985)' được biết với nghệ danh Taio Cruz là ca sĩ-người viết bài hát, nhà sản xuất thu âm, rapper người Anh. ^ “Taio Cruz”. MTV Base. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2015. ^ Cruz, Taio (2009). “Cruz Official Biography”. Official Website. London. ^ Birchmeier, Jason. “Taio Cruz > Biography”. Allmusic (Rovi Corporation). Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2010. | wikipedia |
Not Afraid
"Not Afraid" là một bài hát của rapper người Mỹ Eminem nằm trong album phòng thu thứ bảy của anh, Recovery (2010). Nó được phát hành vào ngày 29 tháng 4 năm 2010 như là đĩa đơn đầu tiên trích từ album bởi Aftermath Entertainment, Shady Records và Interscope Records. Bài hát được đồng viết lời bởi Eminem, Drake Cooper, Matthew Burnett, Luis Resto, Boi-1da và Jordan Evans, trong khi phần sản xuất được đảm nhiệm bởi nam rapper với Boi-1da, Evans và Burnett. "Not Afraid" là một bản hip hop mang nội dung được mô tả bởi quản lý của Eminem Paul Rosenberg như là sự khẳng định tích cực của anh về việc thay đổi bản thân, và không còn sợ hãi trước việc bị ảnh hưởng bởi những vấn đề cá nhân xoay quanh cuộc sống của nam rapper lúc bấy giờ như ma túy và bạo lực, đã thu hút nhiều sự so sánh với những đĩa đơn trước đây của anh như đĩa đơn năm 2002 "Sing for the Moment" và đĩa đơn năm 2009 "Beautiful". Trước khi được phát hành làm đĩa đơn, Eminem đã phát hành một bản freestyle rap "Despicable" để quảng bá bài hát và thu hút sự chú ý bởi giai điệu và nội dung của nó. Sau khi phát hành, "Not Afraid" nhận được những phản ứng trái chiều từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ đánh giá cao tính chất nhân học và thông điệp tích cực của nó, nhưng cũng vấp phải nhiều ý kiến chỉ trích xung quanh sự thay đổi đột ngột về chủ đề so với những đĩa đơn trước đó và được coi là ít ảnh hưởng hơn so với một số tác phẩm khác của Eminem. Tuy nhiên, bài hát đã gặt hái nhiều giải thưởng và đề cử tại những lễ trao giải lớn, bao gồm hai đề cử giải Grammy cho Trình diễn solo Rap xuất sắc nhất và Bài hát Rap xuất sắc nhất tại lễ trao giải thường niên lần thứ 53, và chiến thắng giải đầu tiên. "Not Afraid" cũng tiếp nhận những thành công vượt trội về mặt thương mại, đứng đầu bảng xếp hạng ở Canada, đồng thời lọt vào top 10 ở hầu hết những quốc gia nó xuất hiện, bao gồm vươn đến top 5 ở những thị trường lớn như Úc, Áo, Đan Mạch, Ireland, Ý, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh. Tại Hoa Kỳ, nó ra mắt ở vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, trở thành bài hát thứ 15 trong lịch sử bảng xếp hạng làm được điều này và giúp Eminem đạt được đĩa đơn quán quân thứ ba tại đây. Video ca nhạc cho "Not Afraid" được đạo diễn bởi Rich Lee với nội dung tương tự như lời bài hát, trong đó bao gồm những cảnh Eminem rap ở nhiều địa điểm khác nhau, như trên sân thượng và trong một căn phòng tối. Nó đã nhận được nhiều lượt yêu cầu phát sóng liên tục trên những kênh truyền hình, như MTV, VH1 và BET, đồng thời gặt hái tám đề cử tại giải Video âm nhạc của MTV năm 2010, và chiến thắng ở hai hạng mục cho Video xuất sắc nhất của nam ca sĩ và Video Hip-Hop xuất sắc nhất. Để quảng bá bài hát, nam rapper đã trình diễn nó trên nhiều chương trình truyền hình và lễ trao giải lớn, bao gồm Friday Night with Jonathan Ross, Late Show with David Letterman, giải Video âm nhạc của MTV năm 2010 và lễ hội âm nhạc T in the Park năm 2010, cũng như trong nhiều chuyến lưu diễn của anh. Kể từ khi phát hành, "Not Afraid" đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình, như Act of Valor, Born to Be và Cannonball. Tính đến nay, nó đã bán được hơn 12 triệu bản trên toàn cầu, trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại. Tải kĩ thuật số "Not Afraid" – 4:10 Đĩa CD "Not Afraid" – 4:10 "Not Afraid" (không lời) – 4:10 Danh sách đĩa đơn bán chạy nhất thế giới Kỷ lục của bảng xếp hạng Billboard Hot 100 Danh sách đĩa đơn quán quân Hot 100 năm 2010 (Mỹ) Billboard Hot 100 cuối năm 2010 ^ Trust, Gary. “DJ Khaled's All-Star 'I'm the One' Debuts at No. 1 on Billboard Hot 100”. Billboard.com. Billboard. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2017. ^ “Not Afraid – Single by Eminem”. iTunes Store. Apple. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2011. ^ “Not Afraid: Eminem: Music”. Amazon.com. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2011. ^ "Australian-charts.com – Eminem – Not Afraid". ARIA Top 50 Singles. Truy cập 1 tháng 9 năm 2011. ^ "Austriancharts.at – Eminem – Not Afraid" (bằng tiếng Đức). Ö3 Austria Top 40. Truy cập 1 tháng 9 năm 2011. ^ "Ultratop.be – Eminem – Not Afraid" (bằng tiếng Hà Lan). Ultratop 50. Truy cập 1 tháng 9 năm 2011. ^ "Ultratop.be – Eminem – Not Afraid" (bằng tiếng Pháp). Ultratop 50. Truy cập 1 tháng 9 năm 2011. ^ "Eminem Chart History (Canadian Hot 100)". Billboard. Truy cập 6 tháng 9 năm 2011. ^ "ČNS IFPI" (bằng tiếng Séc). Hitparáda – Radio Top 100 Oficiální. IFPI Czech Republic. Ghi chú: Đổi sang bảng xếp hạng CZ – RADIO – TOP 100, chọn 201035 rồi bấm tìm kiếm. Truy cập 6 tháng 9 năm 2011. ^ "Danishcharts.com – Eminem – Not Afraid". Tracklisten. ^ “Hits of the World” (PDF). Billboard. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ "Eminem: Not Afraid" (bằng tiếng Phần Lan). Musiikkituottajat – IFPI Finland. ^ "Lescharts.com – Eminem – Not Afraid" (bằng tiếng Pháp). Les classement single. Truy cập 1 tháng 9 năm 2011. ^ “Eminem - Not Afraid” (bằng tiếng Đức). GfK Entertainment. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ "Chart Track: Week 21, 2010". Irish Singles Chart. Truy cập 6 tháng 9 năm 2011. ^ "Italiancharts.com – Eminem – Not Afraid". Top Digital Download. Truy cập 1 tháng 9 năm 2011. ^ "Eminem Chart History (Japan Hot 100)". Billboard. Truy cập 6 tháng 9 năm 2011. ^ "Nederlandse Top 40 – Eminem" (bằng tiếng Hà Lan). Dutch Top 40. Truy cập 6 tháng 9 năm 2011. ^ "Dutchcharts.nl – Eminem – Not Afraid" (bằng tiếng Hà Lan). Single Top 100. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ "Charts.nz – Eminem – Not Afraid". Top 40 Singles. Truy cập 1 tháng 9 năm 2011. ^ "Norwegiancharts.com – Eminem – Not Afraid". VG-lista. Truy cập 6 tháng 9 năm 2011. ^ "Official Scottish Singles Sales Chart Top 100". Official Charts Company. Truy cập 5 tháng 9 năm 2018. ^ “South Korea Gaon International Chart (Gaon Chart”. Gaon Chart. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2010. ^ "Spanishcharts.com – Eminem – Not Afraid" Canciones Top 50. Truy cập 6 tháng 9 năm 2011. ^ "Swedishcharts.com – Eminem – Not Afraid". Singles Top 100. Truy cập 1 tháng 9 năm 2011. ^ "Swisscharts.com – Eminem – Not Afraid". Swiss Singles Chart. Truy cập 6 tháng 9 năm 2011. ^ "Eminem: Artist Chart History". Official Charts Company. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ "Eminem Chart History (Hot 100)". Billboard. Truy cập 6 tháng 9 năm 2011. ^ "Eminem Chart History (Hot R&B/Hip-Hop Songs)". Billboard. Truy cập 6 tháng 9 năm 2011. ^ "Eminem Chart History (Hot Rap Songs)". Billboard. Truy cập 6 tháng 9 năm 2011. ^ "Eminem Chart History (Pop Songs)". Billboard. ^ "Eminem Chart History (Rhythmic)". Billboard. Truy cập 29 tháng 4 năm 2018. ^ “ARIA Charts - End Of Year Charts - Top 100 Singles 2010”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ “ARIA Charts - End Of Year Charts - Top 50 Urban Singles 2010”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ “Jahreshitparade 2010”. Austriancharts.at. Hung Medien. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ “Jaaroverzichten 2010”. Ultratop 50. Hung Medien. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ “Canadian Hot 100 Music Chart: Best of 2010”. Billboard. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ “2010 Year End Charts – European Hot 100 Singles”. Billboard. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ “Top 100 Single-Jahrescharts”. GfK Entertainment (bằng tiếng Đức). offiziellecharts.de. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ “Classifiche annuali dei dischi più venduti e dei singoli più scaricati nel 2010” (bằng tiếng Ý). FIMI. 17 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ “Jaarlijsten 2010” (bằng tiếng Hà Lan). Stichting Nederlandse Top 40. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ “Top Selling Singles of 2010”. RIANZ. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ “Gaon Digital Chart (International) – 2010” (bằng tiếng Hàn). Gaon Chart. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ “Årslista Singlar – År 2010”. Swedish Recording Industry Association. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ “Swiss Year-End Charts 2010”. Swiss Singles Chart. Hung Medien. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ “UK Year-end Singles 2010” (PDF). The Official Charts Company. Chartplus.co.uk. tr. 1. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ “Hot 100 Songs - Year-End 2010”. Billboard. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ “The Billboard Rhythmic Songs – 2010 Year End Charts”. Billboard. Prometheus Global Media. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2019. ^ “ARIA Charts – Accreditations – 2015 singles” (PDF). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. ^ “Gold-/Platin-Datenbank (Eminem; 'Not Afraid')” (bằng tiếng Đức). Bundesverband Musikindustrie. ^ “Italy single certifications – Eminem – Not Afraid” (bằng tiếng Ý). Liên đoàn Công nghiệp âm nhạc Ý. Chọn "2011" trong bảng chọn "Anno". Nhập "Not Afraid" vào ô "Filtra". Chọn "Singoli online" dưới phần "Sezione". ^ PHẢI CUNG CẤP id CHO CHỨNG NHẬN NEW ZEALAND. ^ “Online download – 2010 Year End Chart”. Gaon Chart (bằng tiếng Hàn). Korea Music Content Industry Association. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2013. ^ “The Official Swiss Charts and Music Community: Awards (Eminem; 'Not Afraid')”. IFPI Switzerland. Hung Medien. ^ “Britain single certifications – Eminem – Not Afraid” (bằng tiếng Anh). British Phonographic Industry. Chọn singles trong bảng chọn Format. Chọn Platinum trong nhóm lệnh Certification. Nhập Not Afraid vào khung "Search BPI Awards" rồi nhấn Enter ^ “American single certifications – Eminem – Not Afraid” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ. Nếu cần, nhấn Advanced Search, dưới mục Format chọn Single rồi nhấn Search ^ “Denmark single certifications – Eminem – Not Afraid”. IFPI Đan Mạch. | wikipedia |
Snoop Dogg
Calvin Cordozar Broadus, Jr. (sinh 20 tháng 10 năm 1971) thường được biết đến nhiều hơn với nghệ danh Snoop Dogg là một rapper, ca sĩ, nhà sản xuất thu âm và diễn viên người Mỹ. Sự nghiệp âm nhạc của ông bắt đầu vào năm 1992 khi ông được phát hiện bởi Dr. Dre và xuất hiện trong buổi ra mắt solo của Dre, "Deep Cover", và sau đó là album đầu tay solo của Dre, The Chronic. Ông đã bán được hơn 23 triệu album tại Hoa Kỳ và 35 triệu album trên toàn thế giới. Album đầu tay của Snoop, Doggystyle, được sản xuất bởi Dr. Dre, được phát hành vào năm 1993 bởi Death Row Records. Được kích thích bởi sự phấn khích do Snoop thể hiện trên The Chronic, album đã xuất hiện ở vị trí số một trên cả bảng xếp hạng Album R & B / Hip-Hop hàng đầu của Billboard. Bán được gần một triệu bản trong tuần đầu tiên phát hành, Doggyu đã trở thành chứng nhận bạch kim tăng gấp bốn lần vào năm 1994 và ra mắt một số đĩa đơn thành công, bao gồm "What's My Name?" và "Gin & Juice". Năm 1994, Snoop đã phát hành một bản nhạc phim trong Death Row Records cho bộ phim ngắn Murder Was the Case, với sự tham gia diễn xuất của chính ông. Album thứ hai của ông, Tha Doggfather (1996), cũng đã ra mắt ở vị trí số một trên cả hai bảng xếp hạng, với "Snoop's Upside Ya Head" là đĩa đơn chính. Album được chứng nhận double platinum vào năm 1997. Sau khi rời Death Row Records, Snoop đã ký hợp đồng với No Limit Records, nơi ông đã thu âm ba album tiếp theo của mình, Da Game Is To Be Sold, Not to Be Told (1998), No Limit Top Dogg (1999) và Tha Last Meal (2000). Snoop sau đó đã ký hợp đồng với Priority / Capitol / EMI Records vào năm 2002, nơi ông phát hành Paid tha Cost để trở thành ông chủ. Sau đó, ông đã ký hợp đồng với Geffen Records vào năm 2004 cho ba album tiếp theo của mình, R & G (Nhịp điệu & Gangsta): Kiệt tác, Xử lý thảm xanh và Ego Trippin '. Malice 'n Wonderland (2009) và Doggumentary (2011) đã được phát hành trên Priority. Snoop Dogg đã đóng vai chính trong các bộ phim chuyển động và tổ chức một số chương trình truyền hình, bao gồm Doggy Fizzle Televizzle, Cha của Snoop Dogg và Dogg After Dark. Ông cũng huấn luyện một giải bóng đá trẻ và đội bóng đá trường trung học. Vào tháng 9 năm 2009, Snoop được EMI thuê làm chủ tịch của Priority Records được kích hoạt lại. Vào năm 2012, sau một chuyến đi đến Jamaica, Snoop đã tuyên bố chuyển đổi sang đạo Rastafarianism và một nghệ danh mới, Snoop Lion. Với nghệ danh Snoop Lion, ông phát hành một album reggae, Reincarnated, và một bộ phim tài liệu cùng tên, về kinh nghiệm sống ở Jamaica của ông, vào đầu năm 2013. Album phòng thu thứ 13 của ông, Bush, được phát hành vào tháng 5 năm 2015 và đánh dấu sự trở lại của tên Snoop Dogg. Album phòng thu solo thứ 14 của ông, Coolaid, được phát hành vào tháng 7 năm 2016. Snoop đã có 17 đề cử Grammy mà không có chiến thắng nào. Vào tháng 3 năm 2016, đêm trước WrestleMania 32 ở Arlington, Texas, ông được giới thiệu vào cánh gà những người nổi tiếng của Đại sảnh vinh danh WWE, đã xuất hiện nhiều lần đại diện cho công ty, bao gồm việc làm người dẫn chương trình trong trận đấu tại WrestleMania XXIV. Năm 2018, ông phát hành album nhạc phúc âm đầu tiên của mình, Bible of Love. Vào ngày 19 tháng 11 năm 2018, Snoop Dogg đã được đúc tặng một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Đến năm 2019, ông mới được đông đảo fan hâm mộ Việt Nam biết đến khi kết hợp cùng Sơn Tùng M-TP trong ca khúc Hãy trao cho anh. Calvin Cordozar Broadus Jr. sinh ra ở Long Beach, California, là con thứ hai trong ba người con trai. Ông được đặt theo tên của cha dượng, Calvin Cordozar Broadus Sr. Mẹ ông là Beverly Broadus (nhũ danh Tate). Cha ruột của ông, Vernell Varnado, là một cựu chiến binh Việt Nam, ca sĩ và người làm nghề vận chuyển thư, vốn thường xuyên vắng mặt trong cuộc đời của con trai. Khi còn là một cậu bé, cha mẹ của Broadus đã đặt biệt danh cho ông là "Snoopy " vì ngoại hình và tình yêu của ông với nhân vật hoạt hình của Peanuts, nhưng thường gọi ông là Calvin khi ở nhà. Mẹ và cha dượng ông ly dị năm 1975. Khi còn rất trẻ, Broadus bắt đầu hát và chơi piano tại Nhà thờ Baptist Baptist Golgotha. Năm lớp sáu, ông bắt đầu đọc rap. Cha của Broadus rời khỏi gia đình khi anh mới chỉ ba tháng tuổi. Một xét nghiệm DNA được George Lopez đọc trên Lopez Tonight cho thấy Broadus là 71% người bản địa châu Phi, 23% người Mỹ bản địa và 6% người gốc châu Âu. Khi còn là thiếu niên, Broadus thường xuyên gặp rắc rối với pháp luật. Ông là thành viên của băng đảng Rollin' 20 Crips ở khu vực Eastside của Long Beach, mặc dù Broadus tuyên bố vào năm 1993 rằng ông chưa bao giờ tham gia một băng đảng. Không lâu sau khi tốt nghiệp trung học, ông bị bắt vì sở hữu cocaine, và trong ba năm tiếp theo thường xuyên ra vào tù (bao gồm cả nhà tù Wayide). Với anh em họ của mình Nate Dogg, Lil' ½ Dead và người bạn Warren G, Snoop đã ghi các băng nhạc tự chế như một nhóm gọi là 213, đặt theo tên của mã vùng Long Beach. Một trong những phong cách tự do độc tấu đầu tiên của Broadus trên " Hold On " của En Vogue đã biến nó thành một bản mixtape được nhà sản xuất có ảnh hưởng là Tiến sĩ Dre quan tâm, và ông đã gọi để mời anh đến một buổi thử giọng. Cựu cộng tác viên của NWA, The D.O.C. đã dạy ông cách cấu trúc lời bài hát và tách các chủ đề thành các câu thơ, câu hát và điệp khúc. Khi bắt đầu ghi âm, Broadus lấy nghệ danh là Snoop Doggy Dogg. Dr. Dre bắt đầu làm việc với Snoop Dogg, đầu tiên là bài hát chủ đề của bộ phim Deep Cover năm 1992, và sau đó là album solo đầu tay của Dr. Dre The Chronic với các thành viên khác trong nhóm khởi đầu cũ của anh, Tha Dogg Pound. Sự thành công khổng lồ của tác phẩm ra mắt của Snoop Dogg Doggystyle là một phần vì sự tương tác mở mãnh liệt này. Thúc đẩy sự lên ngôi của hip-hop West Coast G-funk, các đĩa đơn " Who Am I (What My Name)?" và "Gin and Juice" đã lọt vào top 10 bài hát được nghe nhiều nhất ở Hoa Kỳ, và album của ông đứng trong Bảng xếp hạng Billboard trong vài tháng. Gangsta rap trở thành trung tâm của các cuộc tranh luận về kiểm duyệt và dán nhãn, với Snoop Dogg thường được sử dụng như một ví dụ về các nhạc sĩ bạo lực và kỳ thị nữ giới. Không giống như hầu hết các nghệ sĩ rap gangsta khó tính hơn, Snoop Dogg dường như thể hiện khía cạnh mềm mại hơn của mình, theo nhà báo âm nhạc Chuck Philips. Nhà phê bình âm nhạc của Rolling Stone Touré đã khẳng định rằng Snoop có giọng hát tương đối mềm mại so với các rapper khác: "Phong cách hát của Snoop là một phần của những gì đã khiến anh trở nên khác biệt: chỗ mà nhiều rapper hét lên, theo nghia trai và nghĩa phải, anh lại nói nhẹ nhàng." Doggystyle, giống như The Chronic, có một loạt các rapper đã ký hợp đồng hoặc liên kết với nhãn Death Row bao gồm Daz Dillinger, Kurupt, Nate Dogg và những người khác. Một bộ phim ngắn về phiên tòa giết người của Snoop Dogg, Murder Was the Case, được phát hành năm 1994, cùng với một bản nhạc đi kèm. Vào ngày 6 tháng 7 năm 1995, Doggy Style Records, Inc., một hãng thu âm được Snoop Dogg lập ra, đã được đăng ký với Bộ trưởng Ngoại giao California với tư cách là một thực thể kinh doanh C1923139. Broadus được tha bổng cho tội giết người của mình vào ngày 20 tháng 2 năm 1996. Theo Broadus, sau khi được tha bổng, ông không muốn tiếp tục sống theo lối sống "găngxtơ", bởi vì ông cảm thấy rằng việc tiếp tục hành vi của mình sẽ dẫn đến một vụ ám sát hoặc án tù. Sau khi được tha bổng, ông, mẹ của ông, và một cái cũi chứa 20 con chó pit bull của họ được chuyển đến một căn nhà 460m2 trên đồi Claremont, California và đến tháng 8 năm 1996 Doggy Style Records, một công ty con của Death Row Records, đã ký hợp đồng với Charlie Wilson của Gap Band với tư cách là một trong những nghệ sĩ đầu tiên của hãng thu âm. Ông hợp tác với nghệ sĩ rap đồng nghiệp Tupac Shakur trong đĩa đơn " 2 of Amerikaz Most Wanted " năm 1996. Đây là một trong những bài hát cuối cùng của Shakur khi còn sống; anh bị bắn vào ngày 7 tháng 9 năm 1996 tại Las Vegas, chết sáu ngày sau đó. Vào thời điểm album thứ hai của Snoop Dogg, Tha Doggfather, được phát hành vào tháng 11 năm 1996, cái giá của việc tỏ ra rằng Dogg đang sống cuộc sống gangsta đã trở nên rất rõ ràng. Trong số nhiều trường hợp tử vong hoặc dính vào lao lý trong ngành hip hop là cái chết của người bạn và người cùng dùng một nhãn với Snoop Dogg là Tupac Shakur và gian lận bản cáo trạng của đồng sáng lập Death Row là Suge Knight. Tiến sĩ Dre đã rời Death Row trước đó vào năm 1996 vì tranh chấp hợp đồng, vì vậy Snoop Dogg đồng sản xuất Tha Doggfather với Daz Dillinger và DJ Pooh. Album này có sự thay đổi rõ rệt về phong cách từ Doggyu và đĩa đơn dẫn đầu, " Snoop's Upside Ya Head ", có sự hợp tác với Charlie Wilson. Album được bán khá hợp lý nhưng không thành công như người tiền nhiệm. Tha Doggfather có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn với phong cách G-funk. Sau khi Tiến sĩ Dre rút khỏi Death Row Records, Snoop nhận ra rằng anh ta phải tuân theo hợp đồng dựa trên thời gian rất chặt chẽ (tức là Death Row thực tế sở hữu bất cứ thứ gì Snoop Dogg sản xuất ra trong một số năm nhất định) và từ chối sản xuất thêm bất kỳ bản nhạc nào cho Suge Knight, chỉ trừ "Fuck Death Row" mang tính xúc phạm cho đến khi hết hạn hợp đồng. Trong một cuộc phỏng vấn với Neil Strauss vào năm 1998, Snoop Dogg nói rằng mặc dù anh đã được công ty nhãn hiệu cũ của mình tặng những món quà xa hoa, họ đã giữ lại các khoản thanh toán tiền bản quyền của anh. Stephen Thomas Erlewine của Allmusic nói rằng sau Tha Dogg Father, Snoop Dogg bắt đầu "rời xa gốc rễ gangsta của mình sang một thẩm mỹ trữ tình bình tĩnh hơn":, Snoop tham gia tour diễn hòa nhạc Lollapalooza năm 1997, chủ yếu là nhạc alternative rock. Troy J. Augusto của Variety nhận thấy rằng các bài hát của Snoop tại Lollapalooza đã thu hút "nhiều điệu nhảy, và, thật kỳ lạ, thậm chí là một mosh pit nhỏ" trong đám đông khán giả. Snoop đã ký với No Limit Records của Master P (được phân phối bởi Priority Records / EMI Records) vào tháng 3 năm 1998 và ra mắt với công ty mới này với Da Game Is to Be Sold, Not to Be Told vào cuối năm đó. Các album khác của anh với công ty này là No Limit Top Dogg vào năm 1999 (bán được hơn 1.510.000 bản) và Tha Last Meal vào năm 2000 (bán được hơn 2.100.000 bản). Năm 1999, cuốn tự truyện của anh, Tha Doggfather, đã được xuất bản. Năm 2002, ông phát hành album Paid tha Cost to Be da Bo$$, trên Priority / Capitol / EMI, bán được hơn 1.310.000 bản. Album bao gồm các đĩa đơn " From tha Chuuuch to da Palace " và " Beautiful ", với sự góp giọng của khách mời Pharrell. Ở giai đoạn này trong sự nghiệp, Snoop Dogg đã bỏ lại hình ảnh " xã hội đen" của mình và đón nhận một hình ảnh mới kiểu "ma cô". Vào tháng 6 năm 2004, Snoop đã ký hợp đồng với Geffen Records / Star Trak Entertainment, cả hai hãng này có sản phẩm được phân phối bởi Interscope Records; Star Trak được lãnh đạo bởi bộ đôi nhà sản xuất Neptunes, nơi sản xuất một số bản nhạc cho bản phát hành năm 2004 của Snoop R&G (Rhythms & Gangsta): The Masterpiece. " Drop It Like it Hot " (hợp tác với Pharrell), đĩa đơn đầu tiên được phát hành từ album, là một hit và trở thành đĩa đơn đầu tiên của Snoop Dogg đạt vị trí số một. Bản phát hành thứ ba của ông là "Signs", có sự góp mặt của Justin Timberlake và Charlie Wilson, lọt vào bảng xếp hạng của Anh ở vị trí thứ 2. Đây là mục cao nhất của ông từng có trong bảng xếp hạng của Anh. Album đã bán được 1.730.000 bản chỉ riêng ở Mỹ và hầu hết các đĩa đơn của nó được phát rất nhiều trên đài phát thanh và truyền hình. Snoop Dogg đã cùng với Warren G và Nate Dogg để thành lập nhóm 213 và phát hành album The Hard Way năm 2004. Ra mắt ở vị trí thứ 4 trên Billboard 200 và số 1 trong Album R & B / Hip-Hop hàng đầu, nó bao gồm đĩa đơn "Groupie Luv". Snoop Dogg xuất hiện trong video âm nhạc cho " Twisted Transitor " của Korn cùng với các rapper đồng nghiệp Lil Jon, Xzibit và David Banner. Snoop Dogg đã xuất hiện trên hai bản nhạc trong album 2006 của Ice Cube, Smile Now, Cry Later, bao gồm " Go to Church " và trên một số bản nhạc trên Cali Iz Active của Tha Dogg Pound cùng năm. Bài hát "Real Talk" của ông đã bị rò rỉ trên Internet vào mùa hè năm 2006 và một video sau đó đã được phát hành trên Internet. "Real Talk" được dành riêng cho cựu lãnh đạo Crips Stanley "Tookie" Williams và một người bất đồng chính kiến với Arnold Schwarzenegger, thống đốc bang California. Hai đĩa đơn khác mà Snoop thực hiện một màn trình diễn của khách là "Keep Bouncing" của Too $hort (cũng với will.i.am của Black Eyed Peas) và " Gangsta Walk " của Coolio. Album 2006 của Snoop, Tha Blue Carpet Treatment đã ra mắt trên Billboard 200 ở vị trí thứ 5 và bán được hơn 850.000 bản. Album và đĩa đơn thứ hai "That's That Shit " có sự góp mặt của R. Kelly được các nhà phê bình hào hứng đón nhận. Trong album, ông hợp tác trong một video với E-40 và các rapper West Coast khác trong đĩa đơn " Candy (Drippin' Like Water) ". Album phòng thu 1993: Doggystyle 1996: Tha Doggfather 1998: Da Game Is to Be Sold, Not to Be Told 1999: No Limit Top Dogg 2000: Tha Last Meal 2002: Paid tha Cost to Be da Boss 2004: R&G (Rhythm & Gangsta): The Masterpiece 2006: Tha Blue Carpet Treatment 2008: Ego Trippin' 2009: Malice n Wonderland 2011: Doggumentary 2013: Reincarnated 2015: Bush Album hợp tác 2000: Tha Eastsidaz (cùng Tray Deee và Goldie Loc dưới nghệ danh Tha Eastsidaz) 2001: Duces 'n Trayz: The Old Fashioned Way (cùng Tray Deee và Goldie Loc dưới nghệ danh Tha Eastsidaz) 2004: The Hard Way (cùng Nate Dogg và Warren G dưới nghệ danh 213) 2006: "Pesa Nasha Pyar" (cùng Bohemia (nhạc sĩ)) 2011: Mac & Devin Go to High School (cùng Wiz Khalifa) 2013: 7 Days of Funk (cùng 7 Days of Funk dưới nghệ danh 7 Days of Funk) 2013: Royal Fam (cùng Spanky Danky and Dirty D dưới nghệ danh Tha Broadus Boyz) Đĩa đơn 2014: Hangover (cùng PSY) 2019: "Hãy Trao Cho Anh" - Give It To Me (cùng Sơn Tùng M-TP) ^ “Top 10 Most Ridiculous Celebrity Name Changes”. Time. ngày 31 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2015. ^ a b c d “Snoop Dogg Biography”. Biography.com. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2014. Birth date: ngày 20 tháng 10 năm 1971 ^ Ordonez, Jennifer (ngày 16 tháng 9 năm 2002). “Suddenly No Longer Top Dog, Snoop Dogg Reinvents Himself”. The Wall Street Journal. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2013. ^ Escoto, Mike (ngày 20 tháng 10 năm 2011). “Happy Birthday Snoop! See You at the Fair Tonight. | Phoenix New Times”. Blogs.phoenixnewtimes.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2014. ^ a b “Billboard Magazine Match 1, 2008 - pág 25”. Prometheus Global Media. Billboard. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2015. templatestyles stripmarker trong |work= tại ký tự số 1 (trợ giúp) ^ “Bio and Net Worth”. 23 tháng 6 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2017. ^ “@snoopdogg • Instagram photos and videos”. Instagram. ^ Ross, Christopher (ngày 27 tháng 8 năm 2015). “Um dia com o rapper Snoop Dogg”. Wsj.com. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017 – qua www.wsj.com. ^ “Snoop Dogg Resurrects Priority Records”. XXLmag.com. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2010. ^ “Snoop Dogg to be inducted into WWE Hall of Fame”. Wwe.com. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2016. ^ “Snoop Dogg getting a Hollywood Walk of Fame star, touring with Bone Thugs”. BrooklynVegan (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2018. ^ “Snoop Dogg Charged with Gun Possession” (PDF). Los Angeles County District Attorney's Office. ngày 10 tháng 4 năm 2007. tr. 277. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2016. The 35-year-old musician, whose real name is Calvin Cordozar Broadus, (dob 10-20-71).... ^ a b c d e f g h Erlewine, Stephen Thomas. “Snoop Dogg Biography”. AllMusic.com. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2008. Born ngày 20 tháng 10 năm 1972 ^ Hombach, Jean-Pierre (ngày 31 tháng 1 năm 2012). Tupac Amaru Shakur . Hombach. tr. 91. ISBN 9781471618833. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2017. ^ The evolution of Snoop Dogg ^ a b “Ancestry of Snoop Dogg”. Wargs.com. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2011. ^ Dogg 1999, p. 11 ^ Dogg 1999, pp. 11–12 ^ Dogg 1999, p. 12 ^ “Snoop Dogg: I Was Named After Snoopy”. NBC Chicago. ^ a b c Toure (ngày 21 tháng 11 năm 1993). “Snoop Dogg's Gentle Hip-Hop Growl”. The New York Times. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2008. ^ “Snoop unveils church going past”. ngày 3 tháng 11 năm 2004. ^ “ngày 15 tháng 1 năm 2010 Recap & Highlights”. Lopez Tonight. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2011. ^ a b Toure (ngày 14 tháng 12 năm 2006). “America's Most Lovable Pimp”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2008. ^ Dogg 1999, p. 74 ^ According to Snoop Dogg's memoirs, as told by himself in VH1 Hip Hop Honors 2007 ^ Holden, Stephen (ngày 3 tháng 7 năm 1994). “How Pop Music Lost the Melody”. The New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2008. ^ “California Secretary of State Business Search – Business Entities – Business Programs”. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2010. ^ Snoop Dogg - #18 - Now What? with Arian Foster ^ Daunt, Tina (ngày 21 tháng 2 năm 1996). “Rapper Snoop Doggy Dogg Is Acquitted of Murder”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2019. ^ Coker, Cheo Hodari (ngày 12 tháng 8 năm 1996). “Trying to Get His Bite Back. Snoop Doggy Dogg has a new lease on life after his acquittal on murder charges. Still, some things will never change”. Los Angeles Times. tr. 1. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2010. ^ Strauss, Neil. Everyone Loves You When You're Dead: Journeys into Fame and Madness. New York: HarperCollins, 2011, p. 12-13 ^ Augusto, Troy J. (ngày 1 tháng 7 năm 1997). “Lollapalooza 1997”. Variety. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2009. ^ “Royal Fam”. 23 tháng 6 năm 2017. Snoop Dogg (1999). Tha Doggfather: The Times, Trials, and Hardcore Truths of Snoop Dogg. New York, N.Y., U.S.: William Morrow and Company. ISBN 0-688-17158-3. Trang web chính thức Snoopdog TV on YouTube Snoop Dogg trên AllMusic Snoop Dogg trên MTV Danh sách đĩa nhạc của Snoop Dogg trên Discogs Snoop Dogg trên IMDb | wikipedia |
Like a G6
"Like a G6" là ca khúc của ban nhạc Mỹ Far East Movement từ album 2010 Free Wired. | wikipedia |
Far East Movement
Far East Movement (cách điệu Far⋆East Movement hay viết tắt FM) là ban nhạc electro hop Mỹ gốc Á. Nhóm được thành lập vào năm 2003, và bao gồm các thành viên Kev Nish (Kevin Nishimura), Prohgress (James Roh), J-Splif (Jae Choung), and DJ Virman (Virman Coquia).Far East Movement lần đầu tiên được biết đến nhờ bài hát "Round Round" được đưa vào trong phim của Hollywood, The Fast and the Furious: Tokyo Drift, và đĩa nhạc, DVD, và Các trò chơi điện tử sau đó. Từ khi "Round Rond" được ra đời, nhóm đã được đưa vào những show truyền hình đa dạng như là CSI: Miami, CSI: NY, Entourage, Gossip Girl, and Finishing the Game (a featured film at Sundance 2007).[2] Single "Like a G6" của họ là bài hát được xếp hạng đầu tiên được xếp hạng vào Billboard Hot 100 và trên iTunes cuối tháng 10 năm 2010, Far East Movement có một sự khác biết là một nhóm nhạc đàu tiên giữa Á-Mỹ đã giành được vị trí đầu bảng trên Billboard Hot 100 ở Mỹ. Ba thành viên đầu tiên của Far East Movement Kevin Nishimura (Kev Nish), James Roh (Prohgress), and Jae Choung (J-Splif), họ được lớn lên ở K- Town (khu Hàn Kiều), Los Angeles. Họ rất thân ở Trường trung học và thường xuyên chia sẻ những cảm xúc âm nhạc cho nhau. Trước khi họ trở thành nhóm nhạc nổi tiếng, họ phải làm lụng vất vả những công việc làm thêm, thực tập và không công. Bắt đầu từ một tình cảnh khốn khó, tiền bạc không có, ít người ủng hộ, nhưng họ vẫn cố gắng hết sức có thể. Bộ ba này đã đưa âm nhạc của họ lên trực tuyến và bắt đầu biểu diễn ở câu lạc bộ địa phương và các sự kiện ở Los Angeles; sau đó, họ bắt đầu sự nhiệp âm nhạc của họ với tên "Emcees Anonymous" ào năm 2001. Tuy nhiên, sau đó học đã thay đổi thành Far East Movement hoặc FM, bắt nguồn từ một bài hát cùng tên. Năm 2003, họ tổ chức một sự kiện có tên là "Movementality" ở Koreatown, Los Angeles, đưa đến màn trình diễn khác nhau với số tiền gửi vào trung tâm giáo dục tuổi vị thành niên ở thị trấn của họ. Năm 2005, Far East Movement đã cho ra một bản thu có tên là Audio-Bio,là một trong những đĩa CD của họ chứa nhiều bài hát mới nhất và nhiều bài hát không có ở bất kỳ đâu. Album đầu tay của họ có tên là Folk Music, được ra đời vào đầu năm 2006, single "Round Round" được cho vào phim "The Fast and the Furious: Tokyo Drift", xuất hiện vào bản thu cùng tựa đề "The Fast and the Furious: Tokyo Drift" và video game. Sự đột phá này mạnh mẽ là tác động thắt chặt quyết định theo đuổi âm nhạc của họ và giành hết thời gian cho sự nghiệp ca hát của họ Bài hát "Get Offa Me" và "Make Ya Self" đã được đưa vào phim The Fast and Furious. Họ đã đi đến trình diễn 2 Tour thế giới của họ (bao gồm Mỹ, Nam Mỹ, Canada, và châu Á). Họ đã để lại dấu ấn tại Nhật Bản và Hàn Quốc với Avex Network và nhà sản xuất JF Productions cho Album của họ. Năm 2007, họ được tham gia vào một dự án phim tên là Sundance Film Festival có tên Finishing the Game, đã sáng tác bài hát "Satisfaction" cho bộ phim. Họ cũng cho ra single "You've Got A Friend" cùng với Lil Rob and Baby Bash, trở thành bài hát đầu tiên của họ trên đài phát thanh quốc gia. DJ của đài phát thanh LA Power 106, DJ Virman, đã gia nhập FM với cương vị DJ chính thức của nhóm. Năm 2008 họ cho ra đời một đĩa đơn khác mang tên "Lowridin" và nhận được sự chú ý mạnh mẽ từ công chúng. Không lâu sau, nhóm lên kế hoạch giới thiệu album thứ hai "Animal" và sau đó đã cho ra mắt cũng vào năm 2008. Trong album này có 3 đĩa đơn thường xuyên được phát trên đài phát thanh quốc gia gồm có: "You’ve Got A Friend", "Lowridin" và đặc biệt thành công là ca khúc "Girls On The Dance Floor". "Girls on the dance floor" đánh dấu lần đầu tiên FM xuất hiện trên Billboard chart với vị trí 27 cho mục Latin Rhythm Airplay. Trong album "Animal" có một vài sự hợp tác với các nghệ sĩ khác như The Stereotypes, Lil Rob,Baby Bash, Bruno Mars, Wiz Khalifa, Bionik, 24/8, IZ, DB Tonik, và Jah Free. Các bài hát trích từ album thứ hai này của FM cũng được sử dụng trong nhiều bộ phim lớn cũng như được phát sóng trên TV vào nhiều dịp khác nhau. Đĩa đơn "Girls on the dancefloor" đã được phát trong chương trình MTV's "America's Best Dance Crew" mùa thứ 4 buổi cuối cùng trong màn trình diễn của Artistry In Motion, Vogue Evolution và We Are Heroes. Bài hát cũng xuất hiện trong chương trình "Get Him to the Greek", FOX's "So You Think You Can Dance" và trong tập thứ 7 thuộc serie phim truyền hình CSI: Miami Season 8. Ngoài ra, "Dance Like Michael Jackson" được phát sóng trên loạt phim truyền hình "Lincoln Heights" của đài ABC Family vào ngày 10 Tháng 11 năm 2009 và tập phim "Gossip Girl" mang tên "Dan de Fleurette". "I party" được phát nhiều lần trên TV series của FOX "Lie To Me" và bài hát "Fetish" xuất hiện trong lễ trao giải Spike TV's Guy's Choice Awards năm 2009. Và "Girls on the Dance Floor" đã đạt được hơn 5 triệu lượt truy cập trên Myspace, trong khi thu hút hơn 8 triệu lượt xem trên YouTube. Vào năm 2009, FM là một trong những người trình diễn nổi bật trong L.A.'s Powerhouse 106 concert cùng với những nghệ sĩ nổi tiếng khác như Jay-Z, Kid Cudi, Sean Paul, New Boyz, Pitbull, Lil Jon, LMFAO, Ya Boy, Flo Rida, và The Black Eyed Peas. Công ty sản xuất giày nổi tiếng Orisue đã hợp tác với Far East Movement và giúp đỡ nhóm quay MV "Lowridin". Tháng 5-2009, FM đã tham gia cùng với nhóm hip-hop nổi tiếng Hàn Quốc, Epik High, vào tour diễn "Map the Soul" trên khắp nước Mỹ. Sau đó họ tổ chức Sau đó, họ đã tổ chức concert đầu tiên được quảng cáo rầm rộ tại Nhà hát Roxy ở Hollywood tháng 7 năm 2009, kết quả là buổi trình diễn cháy vé. Cùng với Wong Fu Productions, FM đã lập thêm ba concert với lượng vé bán ra hết sạch "International Secret Agents"" có tiêu đề là "ISA", tổ chức tại San Francisco, Los Angeles và New York nhằm giới thiệu các nghệ sĩ người Mỹ gốc Á trên các phương tiện truyền thông với màn trình diễn của Quest Crew, Poreotics, Jay Park,và những người khác. Mixtape mới của nhóm mang tên "Party Animal" được phát hành đúng vào ngày đầu tiên của tour diễn Party Rock (bao gồm FM, LMFAO, Shwayze,Paradiso Girls, Space Cowboy và nhiều người khác). Hai đĩa đơn, "Girls on the Dance Floor" và "2 is Better w/ Ya Boy" đã thu được thành công nhất định khi phát sóng trên đài phát thanh. Sau đó nhóm đã thông báo họ đang làm việc để phát hành một album mới với nhà sản xuất được đề cử giải Grammy,The Stereotypes, người cũng đã sản xuất ca khúc hit "Girls on the dance floor". Tháng 2-2010, Far East Movement ký hợp đồng thu âm với hàng đĩa Cherrytree, một chi nhánh của hãng thu âm Interscope. Quản lý của nhóm Ted Chung cũng là chủ tịch của hàng đĩa Doggystyle. Tiến xa hơn nữa, cũng trong năm 2010, FM đã hỗ trợ Robyn và Kelis trong chuyến lưu diễn cùng với Dan Black. Ngoài ra nhóm còn được chọn là người mở đầu tour diễn của Lady Gaga tại Nhật Bản "The Monster Ball Tour". Thêm vào đó, 2 bài hit trước của FM là "Girls on the Dancefloor" & "Fetish" cũng xuất hiện trong "Piranha 3D", tuy nhiên chúng không được xếp vào soundtrack của bộ phim. Show diễn "ISA" với Far East Movement tại LA và New York được tổ chức vào ngày 5 tháng 9 và 28 tháng 8. Nhóm đã trình diễn các ca khúc của mình bên cạnh các tiết mục của AJ Rafael, Jay Park, Wong Fu Productions, Poreotics and Quest Crew (2 quán quân của America's Best Dance Crew),David Choi, Jennifer Chung, David Garibaldi, Lydia Paek... Người dẫn chương trình gồm có Lydia Paek, Kevin Wu and Ryan Higa. Từ 13/9 đến giữa tháng 10-2010, FM là một trong những nghệ sĩ biểu diễn mở màn cho tour diễn Up In The Air với Mike Posner qua một vài thành phố ở Bắc Mỹ "Free Wired"là tên tựa đề album đầu tiên FM thực hiện với hãng thu âm chủ quản Cherrytree/Interscope Records, phát hành ngày ngày 12 tháng 10 năm 2010. Album được bán cả ở Mỹ và Canada. Trong album này FM đã hớp tác với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Keri Hilson, Lil Jon, Snoop Dogg (ca khúc đồng sáng tác với Bruno Mars), Mohombi,Colette Carr, Natalia Kills, Koda Kumi, and Ryan Tedder của OneRepublic. Đĩa đơn thứ hai theo sau thành công "Like a G6" mang tên "Rocketeer" với sự xuất hiện của Ryan Tedder. Vào ngày 30 tháng 10, trong ấn bản 2010 của tạp chí Billboard, đĩa đơn với sự hợp tác với featuring The Cataracs và Dev với tên "Like a G6" đã đạt vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 cũng như trên iTunes. Trong lúc album cũng như đia đơn đang thu được thành công trên các bảng xếp hạng, FM đã tham gia trong chuyến lưu diễn của nghệ sĩ cùng hãng thu âm Cherrytree/Interscope Record, La Roux, từ đầu đến giưa tháng 11. Ngày 20 tháng 11, FM được xác nhận đã đạt được 2xđĩa bạch kim cho đia đơn "Like A G6", với 2 triệu doanh số đĩa bán ra. Nhóm cũng được nhận được giải Best International Artist trong lễ trao giải M.net Asian Music Awards năm 2010. FM cũng đi tour với Rihanna và Calvin Harris từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 năm 2011 như một phần của chuyến lưu diễn Last Girl on Earth Tour của Rihanna. Ngay sau khi tour diễn kết thúc, FM cũng bắt đầu chuyến lưu diễn của chính mình "The Free Wired World Tour". Nhóm đã ghé thăm Manila, Philippines, Jakakta, Indonesia, Đài Bắc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và Seoul. Tour diễn tiếp tục tại Hamburg, Đức và Bangkok, Thái Lan. Bởi một vài lý do liên quan đến thu âm, FM đã phải hoãn chuyến lưu diễn tại Anh vào đầu tháng 7, tuy nhiên nhóm lại trình diễn tại festival Barclaycard Wireless vào ngày 1 tháng 7 tại London. Far East Movement cũng đi tour với Lil Wayne trong chuyến lưu diễn I Am Still Music. Trong chuyến đi này, nhóm mang theo tour bus thứ hai phục vụ cho hoạt động sáng tác album thứ hai dưới sự sản xuất của hãng đĩa Cherrytree được phát hành đầu năm 2012. Đĩa đơn chủ đạo cho album 2012 của FM có tên là "Jello", tuy nhiên single này không thu được thành công như mong đợi. Đĩa đơn thứ hai "Live My Life" ft. Justin Bieber lại đạt được kết quả khả quan hơn. Single này phát hành vào ngày ngày 28 tháng 2 năm 2012 và MV được ra mắt gần 1 tháng sau đó ngày 23 tháng 3 năm 2012. Bối cảnh được đặt tại Amsterdam, Hà Lan với đạo diễn là Mickey Finnegan. Album "Dirty Bass" phát hành ngày 18 tháng 5 năm 2012. Tháng 2-2012, Martin Kierszenbaum- chủ quản hãng đĩa Cherrytree đã xác nhận sự hợp tác giữa FM với Bill Kaulitz của ban nhạc Tokio Hotel cho album mới của nhóm. Bài hát có tên "If I Die Tomorrow". Far East Movement cũng làm việc chung với các nhà sản xuất khác như David Gueta, Bangladesh, Cherry Cherry Boom Boom (nhà sáng lập/chủ tịch hãng đĩa Martin Kierszenbaum), will.i.am và RedOne. | wikipedia |
Utaki
Utaki (御嶽, ngự nhạc) là một thuật ngữ bằng tiếng Okinawa để chỉ các nơi linh thiêng. Mặc dù thuật ngữ utaki được sử dụng rộng rãi tại vùng Okinawa song các thuật ngữ suku và on lại được sử dụng tương ứng tại các khu vực Miyako và Yaeyama. Utaki thường nằm trên vùng ngoại vi của làng và là nơi tôn kính các vị thần và tổ tiên. Hầu hết gusuku cũng là những nơi thờ phụng, và có thuyết cho rằng hai thuật ngữ gusuku và utaki có quan hệ gần gũi về nguồn gốc. Biinudaki (弁ヶ嶽), Naha Misaki-on (美崎御嶽), Ishigaki Miyatori-on (宮鳥御嶽), Nago Pyarumizu-utaki (漲水御嶽), Miyako Seifa-utaki (斎場御嶽), Nanjō Sunuhyan-utaki (園比屋武御嶽), Naha Tohaya-uganju (渡波屋拝所), Nago Tsunoji-utaki (ツノジ御嶽), Miyako Upugusuku-utaki (大城御嶽), Miyako | wikipedia |
Dev
Dev có thể đề cập đến: Dev (ca sĩ) Dev (diễn viên) Dev (phim) Trang định hướng này liệt kê những bài viết liên quan đến tiêu đề Dev. Nếu bạn đến đây từ một liên kết trong một bài, bạn có thể muốn sửa lại để liên kết trỏ trực tiếp đến bài viết dự định. | wikipedia |
Dev (ca sĩ)
Devin Star Tailes (sinh ngày 2 tháng 7 năm 1989 tại Tracy, California), nghệ danh: Dev, là một ca sĩ nhạc dance người Mỹ. Cô nổi danh bắt đầu từ những sản phẩm âm nhạc của mình trên trang Myspace. Dev được sinh ra ở Tracy, California với mẹ là Lisa, mộ đại lý bất động sản và cha là Riki Tailes, một nhà thầu sơn. Cô có 2 chị em trẻ là Sierra Sol và Maezee Luna. Gia đình của Dev có nguồn gốc ở Costa Rica nhưng họ sinh trưởng tại thành phố Manteca, USA. Dev mang trong mình dòng máu Bồ Đào Nha và México. Năm bốn tuổi, cô bắt đầu bơi lội và là một vận động viên của chương trình phát triển Olympic Mỹ. Cô nhập học tại trường tiểu học Brock Elliott và tốt nghiệp trường trung học Sierra trong năm 2007, cô là một thành viên của ban nhạc và dàn hợp xướng. Cô tham gia San Joaquin Delta College, nghiên cứu tiếng Anh và nghệ thuật cổ điển. Cô được phát hiện bởi The Cataracs qua trang Myspace sau khi một người bạn của cô đăng bài hát cô tự sáng tác pha trộn với một số nhịp đập. Sau khi thấy nó họ đã liên lạc ngay với Dev. Cô đã rời trường đại học trong năm thứ nhất để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc của mình và sau đó đã được ký kết với hãng thu âm ở Los Angeles. Quản lý hiện tại của cô là đội ngũ indie-pop The Cataracs. Sáu tháng sau đó Dev và The Cataracs đã xuất bản bài hát "2Nite" và đã được phát trên đài phát thanh, kênh truyền hình MTVU và có mặt trên bảng xếp hạng Billboard Hot Dance Airplay. năm 2010 The Cataracs sản xuất bài hát "Like a G6" hợp tác với ban nhạc hip hop Far East Movement và quyết định lấy một đoạn ngắn trong ca khúc "Booty Bounce" của Dev để làm điệp khúc. Bài hát được phát hành vào tháng 4 năm 2010 và đạt #1 tại bảng xếp hạng Billboard Hot 100 và đã được hơn ba triệu lượt tải về tại Mỹ. Trong tháng 8 năm 2010, video music cho "Booty Bounce" được thực hiện bởi đạo diễn Ethan Adler được tải lên Youtube và thu hút được hơn mười triệu lượt xem. Trong tháng 10 năm 2010 Dev đã ký hợp đồng với Universal Republic và phát hành đĩa đơn chính thức của mình "Bass Down Low".Phong cách âm nhạc Pop/Dance của Dev thường được so sánh với ca sĩ Kesha. Sau khi khá thành công với đĩa đơn đầu tay Bass Down Low (hợp tác với The Cataracs) cô đã cho ra Album đầu tay The night the sun came up được sản xuất bởi The Cataracs phát hành ngày 31/8/2011. Album đạt vị trí thứ 61 tại bảng xếp hạng Billboard Hot 200 và thứ 6 tại bảng xếp hạng US Dance/Electronic Albums. Đĩa đơn "In The Dark" được trích từ Album đạt vị trí thứ 11 tại bảng xếp hạng Billboard Hot 100 là đĩa đơn thành công nhất của Dev tính cho đến thời điểm bây giờ. Đĩa đơn được chứng nhận bạch kim tại Mỹ. Phiên bản iTunes của Album được phát hành vào ngày 26/3/2012. Album gồm 12 ca khúc và 1 bonus track. Album có sự góp giọng của các tên tuổi đình đám như Enrique Iglesias, Timbaland. | wikipedia |
Gusuku
Gusuku (ぐすく, 御城 (ngự thành), tiếng Okinawa: gushiku?), hoặc suku (すく, 城 (thành), Okinawan: shiku?), là một thuật ngữ được sử dụng để phân biệt các thành và pháo đài trên đảo Okinawa. Trong tiếng Nhật chuẩn, chữ Hán tương tự được phát âm là "shiro", tuy nhiên từ này có nguồn gốc với một từ khác, "soko" (塞), nghĩa là "pháo đài". Nhiều gusuku và các nét văn hóa liên quan vẫn còn tồn tại trên quần đảo Ryukyu và được công nhận là một di sản thế giới của UNESCO với tên gọi Các di chỉ Gusuku và di sản liên quan của Vương quốc Lưu Cầu. Thành Agena (安慶名城) - Tình trạng: phế tích Thành Chibana (知花城) - Tình trạng: phế tích Thành Chinen (知念城) - Tình trạng: phế tích Thành Itokazu (糸数城) - Tình trạng: phế tích Thành Katsuren - Tình trạng: phế tích Thành Kyan (喜屋武城) - Tình trạng: phế tích Thành Nakagusuku - Tình trạng: phế tích Thành Nakijin - Tình trạng: phế tích Thành Sashiki (佐敷城) - Tình trạng: phế tích Thành Shuri - Tình trạng: phục dựng Thành Urasoe - Tình trạng: phục dựng Thành Zakimi - Tình trạng: phế tích Vương quốc Lưu Cầu Kiến trúc Nhật Bản Motoo, Hinago (1986). Japanese Castles. Tokyo: Kodansha. tr. 200 pages. ISBN 0-87011-766-1. ^ Sakihara Mitsugu et al (eds.) Okinawan-English Wordbook. Honolulu: University of Hawaii Press, 2006. Gusuku Sites and the Related Properties of the Kingdom of Ryukyu Lưu trữ 2009-08-06 tại Wayback Machine at Wonder Okinawa (tiếng Nhật) Gusuku of Okinawa Lưu trữ 2010-03-29 tại Wayback Machine | wikipedia |
Thành Nakijin
Nakijin Castle (今帰仁城 (Kim Quy Nhân thành), Nakijin Gusuku?) là một gusuku (ngự thành) nằm tại Nakijin, tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Thành hiện đang là một phế tích. Vào cuối thế kỷ 14, đảo Okinawa có ba vương quốc cùng tồn tại là: Nam Sơn (Nanzan) ở phía nam, Trung Sơn (Chūzan) ở trung-nam, và Bắc Sơn (Hokuzan) ở phía bắc. Nakijin là một pháo đài của Bắc Sơn. Pháo đài gồm có một số rừng Utaki thiêng, phản ánh tầm quan trọng của gusuku như là một trung tâm của các tôn giáo. Thành nổi tiếng với những bông hoa anh đào Hikan nở từ giữa tháng một đến cuối tháng 2. Mặc dù đã có án tư (lãnh chúa) Nakijin trước khi thành lập vương quốc Bắc Sơn, và do vậy một số phần của dinh thự án tư đã có thể nằm tại hoặc gần di tích từ trước đó, song người ta tin rằng kiểu gusuku của thành Nakijin chỉ xuất hiện khi thành lập vương quốc. Thành nằm trên bán đảo Motobu, trên một vỉa đá trồi lên, nhìn ra biển Hoa Đông. Thành tách biệt với các khối nói chính tại bán đảo Motobu ở phía đông bằng một dốc sâu tạo thành một hẻm núi với một con suối ở dưới. Một dốc sâu từ phía bắc và đông bắc của thành dốc thẳng xuống bờ biển. Một cảng nhỏ trên vịnh từng nằm ngay sát đó để phục vụ thành, trong khi cảng Unten, cảng chính của vương quốc Bắc Sơn, nằm cách khoảng 5-6 dặm về phía đông. Hoàng cung nằm nằm ở phần cao nhất và trong cùng của thành và được một khu vườn nhỏ và một con suối bao quanh. Ba ngôi đền (uganju, bái sở) nằm trên đỉnh cao nhất của vách đứng. Trong một hàng rào nằm ở phía ngoài hơn so với hoàng cung, ở độ cao thấp hơn một chút, là nhà của các chư hầu, cùng với các tòa nhà hành chính. Như một điển hình của việc xây dựng gusuku và thời điểm đó, thành có một bức tường bằng đá rất chắc chắn, song khá thô, thiếu một sự lắp ráp chính xác. Khoảng 1500 mét của bức tường bằng đá vôi vẫn còn lại cho đến ngày nay . Thành nằm dưới sự cai quản của ba vị vua Bắc Sơn trước khi bị quân Trung Sơn tấn công và phá hủy vào năm 1416. Lãnh chúa Bắc Sơn (Hokuzan) lệ thuộc triều đình tại Shuri vẫn tiếp tục lấy đây làm nơi ở trong vài thế kỷ sau đó. Là một địa điểm du lịch, di tích được biết đến với phong cảnh đẹp khi nhìn ra biển Hoa Đông, với sự hùng vĩ và ấn tượng của bức tường thành, và tổng thể không gian thành. Hokuzan có đặc điểm chung là không gian rộng lớn do ít điểm dân cư và dân số cũng ít hơn Trung Sơn và Nam Sơn. Nakijin cũng được coi là nơi đầu tiên tại Nhật Bản có thể ngắm và kỉ niệm hoa anh đào nở trong mỗi năm. Motoo, Hinago (1986). Japanese Castles. Tokyo: Kodansha. tr. 200 pages. ISBN 0-87011-766-1. ^ a b c Kerr, George H. Okinawa: the History of an Island People. Revised Ed. Tokyo: Tuttle Publishing, 2000. pp. 61-62. ^ "Nakijin-jô-seki Lưu trữ 2015-09-14 tại Wayback Machine." Okinawa Konpakuto Jiten (沖縄コンパクト事典, "Okinawa Compact Encyclopedia"). Ryukyu Shimpo. 1 tháng 3 năm 2003. Truy cập 29 tháng 9 năm 2009. ^ a b Kadekawa, Manabu. "Nakijin-jô-seki." Okinawa Chanpurû Jiten (沖縄チャンプルー事典, "Okinawa Champloo Encyclopedia"). Tokyo: Yamatokei Publishers, 2003. p55. Tỉnh Okinawa: Nakijin Gusuku Lưu trữ 2011-12-03 tại Wayback Machine Wonder Okinawa: Nakijin Castle | wikipedia |
Sexy and I Know It
"Sexy and I Know It" là một bài hát của bộ đôi nhóm nhạc người Mỹ LMFAO nằm album phòng thu thứ hai của họ, Sorry for Party Rocking (2011). Nó được phát hành như là đĩa đơn thứ ba trích từ album vào ngày 16 tháng 9 năm 2011 bởi Interscope Records. Bài hát được đồng viết lời bởi Erin Beck, George Robertson và Kenneth Oliver với GoonRock và thành viên của nhóm Redfoo, những người cũng đồng thời chịu trách nhiệm sản xuất nó với Audiobot. "Sexy and I Know It" là một bản EDM mang nội dung đề cập đến một người đàn ông tự tin trước việc những cô gái sẽ không thể cưỡng lại được thân hình và phong cách đặc biệt của anh một cách hài hước, đã thu hút nhiều sự so sánh với đĩa đơn năm 1992 của Right Said Fred "I'm Too Sexy" bởi sự tương đồng về nội dung lời bài hát. Bài hát còn trở nên nổi tiếng với đoạn hát "I'm sexy and I know it" ở phần điệp khúc, và tiếp nối một chuỗi những câu hát nổi bật như những đĩa đơn trước từ album, bao gồm "Everyday I'm hustlin" của "Party Rock Anthem". Sau khi phát hành, "Sexy and I Know It" nhận được những phản ứng trái chiều từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ đánh giá cao giai điệu bắt tai cũng như quá trình sản xuất nó, nhưng cũng vấp phải nhiều chỉ trích xung quanh nội dung lời bài hát. Tuy nhiên, bài hát đã gặt hái nhiều giải thưởng và đề cử tại những lễ trao giải lớn, bao gồm một đề cử giải Grammy cho Trình diễn song tấu hoặc nhóm nhạc pop xuất sắc nhất tại lễ trao giải thường niên lần thứ 55. "Sexy and I Know It" cũng tiếp nhận những thành công vượt trội về mặt thương mại, đứng đầu các bảng xếp hạng ở Úc, Canada và New Zealand, đồng thời lọt vào top 10 ở hầu hết những quốc gia nó xuất hiện, bao gồm vươn đến top 5 ở những thị trường lớn như Phần Lan, Pháp, Ireland, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh. Tại Hoa Kỳ, nó đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 trong hai tuần liên tiếp, trở thành đĩa đơn quán quân thứ hai của LMFAO tại đây. Video ca nhạc cho "Sexy and I Know It" được đạo diễn bởi Mickey Finnegan, trong đó bao gồm những cảnh Redfoo và một nhóm những người đàn ông nhảy múa và tập thể hình quanh thị trấn trong trang phục bơi, trước mặt những người phụ nữ xung quanh. Để quảng bá bài hát, LMFAO đã trình diễn nó trên nhiều chương trình truyền hình và lễ trao giải lớn, bao gồm Britain's Got Talent, The Tonight Show with Jay Leno, giải thưởng Âm nhạc Mỹ năm 2011 và giải thưởng âm nhạc Billboard năm 2012, cũng như trong nhiều chuyến lưu diễn của họ. Kể từ khi phát hành, bài hát đã được hát lại và sử dụng làm nhạc mẫu bởi nhiều nghệ sĩ, như Madonna, "Weird Al" Yankovic, Ricky Martin, Nicki Minaj, Bart Baker và dàn diễn viên của Glee, cũng như xuất hiện trong nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình, bao gồm American Reunion, Gossip Girl, Grey's Anatomy, Hotel Transylvania và New Girl. Tính đến nay, nó đã bán được hơn 12 triệu bản trên toàn cầu, trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại. Đĩa CD "Sexy and I Know It" (bản album) – 3:19 "Sexy and I Know It" (Mord Fustang) – 5:21 Tải kĩ thuật số "Sexy and I Know It" (Audiobot phối lại) – 5:55 "Sexy and I Know It" (Mord Fustang phối lại) – 5:19 "Sexy and I Know It" (Tomba and Borgore phối lại) – 3:41 "Sexy and I Know It" (LA Riots phối lại) – 5:40 "Sexy and I Know It" (DallasK phối lại) – 5:42 "Sexy and I Know It" (Fuego's Moombahton phối lại) – 3:51 "Sexy and I Know It" (MADEin82 phối lại, hợp tác với Sky Blu) – 6:01 Danh sách đĩa đơn bán chạy nhất thế giới Danh sách đĩa đơn quán quân Hot 100 năm 2012 (Mỹ) Billboard Hot 100 cuối năm 2011 Billboard Hot 100 cuối năm 2012 ^ “Sexy and I Know It - Story of Song”. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ a b “Sexy and I Know It (2-Track): Amazon.de: Musik”. Amazon.de. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2012. ^ a b “Sexy and I Know It (Remixes) by LMFAO on Apple Music”. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2016. ^ "Australian-charts.com – LMFAO – Sexy And I Know It". ARIA Top 50 Singles. ^ "Austriancharts.at – LMFAO – Sexy And I Know It" (bằng tiếng Đức). Ö3 Austria Top 40. ^ "Ultratop.be – LMFAO – Sexy And I Know It" (bằng tiếng Hà Lan). Ultratop 50. ^ "Ultratop.be – LMFAO – Sexy And I Know It" (bằng tiếng Pháp). Ultratop 50. ^ “Brazil” (PDF). ABPD. 6 tháng 10 năm 2001. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2018. ^ "LMFAO Chart History (Canadian Hot 100)". Billboard. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012. ^ “National Report - Top Nacional”. National Report. 6 tháng 2 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2013. ^ "ČNS IFPI" (bằng tiếng Séc). Hitparáda – Radio Top 100 Oficiální. IFPI Czech Republic. Ghi chú: Đổi sang bảng xếp hạng CZ – RADIO – TOP 100, chọn 201150 rồi bấm tìm kiếm. ^ "Danishcharts.com – LMFAO – Sexy And I Know It". Tracklisten. ^ “Euro Digital Songs: Nov 05, 2011”. Billboard. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2014. ^ "LMFAO: Sexy And I Know It" (bằng tiếng Phần Lan). Musiikkituottajat – IFPI Finland. ^ "Lescharts.com – LMFAO – Sexy And I Know It" (bằng tiếng Pháp). Les classement single. ^ “LMFAP - Sexy And I Know It” (bằng tiếng Đức). GfK Entertainment. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ "Archívum – Slágerlisták – MAHASZ" (bằng tiếng Hungary). Single (track) Top 40 lista. Magyar Hanglemezkiadók Szövetsége. ^ "Archívum – Slágerlisták – MAHASZ" (bằng tiếng Hungary). Dance Top 40 lista. Magyar Hanglemezkiadók Szövetsége. ^ "Chart Track: Week 40, 2011". Irish Singles Chart. ^ "LMFAO – Sexy And I Know It Media Forest". Israeli Airplay Chart. Media Forest. ^ "LMFAO Chart History (Japan Hot 100)". Billboard. Truy cập 18 tháng 5 năm 2014. ^ “Luxembourg Digital Songs: Oct 22, 2011”. Billboard. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2014. ^ "Nederlandse Top 40 – LMFAO" (bằng tiếng Hà Lan). Dutch Top 40. ^ "Dutchcharts.nl – LMFAO – Sexy And I Know It" (bằng tiếng Hà Lan). Single Top 100. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Mexico Airplay”. Billboard. ngày 5 tháng 5 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2012. ^ “Top 20 General” (PDF). Monitor Latino. ngày 22 tháng 1 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2012. ^ "Charts.nz – LMFAO – Sexy And I Know It". Top 40 Singles. ^ "Norwegiancharts.com – LMFAO – Sexy And I Know It". VG-lista. ^ “Portugal Digital Songs - Peak”. Billboard. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2013. ^ "Official Scottish Singles Sales Chart Top 100". Official Charts Company. ^ "ČNS IFPI" (bằng tiếng Slovak). Hitparáda – Radio Top 100 Oficiálna. IFPI Czech Republic. Ghi chú: chọn 201143 rồi bấm tìm kiếm. ^ “South Korea Gaon International Chart (Week: ngày 1 tháng 1 năm 2012 to ngày 7 tháng 1 năm 2012)”. Gaon Chart. ngày 15 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2012. ^ "Spanishcharts.com – LMFAO – Sexy And I Know It" Canciones Top 50. ^ "Swedishcharts.com – LMFAO – Sexy And I Know It". Singles Top 100. ^ "Swisscharts.com – LMFAO – Sexy And I Know It". Swiss Singles Chart. ^ "Official Singles Chart Top 100". Official Charts Company. ^ "Official Dance Singles Chart Top 40". Official Charts Company. ^ "LMFAO Chart History (Hot 100)". Billboard. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012. ^ "LMFAO Chart History (Adult Pop Songs)". Billboard. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012. ^ "LMFAO Chart History (Dance Club Songs)". Billboard. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012. ^ "LMFAO Chart History (Hot Latin Songs)". Billboard. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012. ^ "LMFAO Chart History (Latin Pop Songs)". Billboard. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012. ^ "LMFAO Chart History (Pop Songs)". Billboard. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012. ^ "LMFAO Chart History (Hot R&B/Hip-Hop Songs)". Billboard. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012. ^ "LMFAO Chart History (Hot Rap Songs)". Billboard. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012. ^ "LMFAO Chart History (Rhythmic)". Billboard. Truy cập 18 tháng 5 năm 2014. ^ “ARIA Charts - End Of Year Charts - Top 100 Singles 2011”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “ARIA Charts - End Of Year Charts - Top 50 Dance Singles 2011”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Jahreshitparade 2011”. Austriancharts.at. Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Jaaroverzichten 2011”. Ultratop 50. Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Rapports Annuels 2011”. Ultratop 50. Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Canadian Hot 100 Music Chart: Best of 2011”. Billboard. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Track 2011 Top-50”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Classement des 100 premiers Singles” (PDF) (bằng tiếng Pháp). SNEP. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2012. ^ “Top 100 Single-Jahrescharts”. GfK Entertainment (bằng tiếng Đức). offiziellecharts.de. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Éves összesített listák - Archívum - Hivatalos magyar slágerlisták” (bằng tiếng Hungary). Magyar Hangfelvétel-kiadók Szövetsége Közös Jogkezelő Egyesület. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “I singoli più venduti del 2011”. Hit Parade Italia (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Jaarlijsten 2011” (bằng tiếng Hà Lan). Stichting Nederlandse Top 40. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Jaaroverzichten 2011” (bằng tiếng Hà Lan). Dutch Top 40. Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Top Selling Singles of 2011”. RIANZ. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “"Loca People" - Hit of the Year 2011 in Poland!”. ZPAV. Dj Promotion. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2012. ^ “Gaon Digital Chart (International) – 2011” (bằng tiếng Hàn). Gaon Chart. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Årslista Singlar – År 2011”. Swedish Recording Industry Association. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Swiss Year-End Charts 2011”. Swiss Singles Chart. Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Year End Chart 2011” (PDF). Official Charts Company. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Hot 100 Songs - Year-End 2011”. Billboard. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “ARIA Top 100 Singles 2012”. Australian Recording Industry Association (ARIA). Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2013. ^ “ARIA Charts - End Of Year Charts - Top 50 Dance Singles 2012”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Jahreshitparade Singles 2012” (bằng tiếng Đức). Austriancharts.at. Hung Medien. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2018. ^ “Jaaroverzichten 2012” (bằng tiếng Hà Lan). Ultratop. Hung Medien. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2018. ^ “Rapports annuels 2012” (bằng tiếng Pháp). Ultratop. Hung Medien. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2018. ^ “Best of 2012 – CanadianHot 100 Songs”. Billboard.com. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2012. ^ “Classement Singles - année 2012” (bằng tiếng Pháp). infodisc.fr. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Offizielle Deutsche Charts”. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “MAHASZ Dance Top 100 - 2012”. Mahasz. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Jaarlijsten 2012” (bằng tiếng Hà Lan). Stichting Nederlandse Top 40. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Jaaroverzichten – Single 2012” (bằng tiếng Hà Lan). Single Top 100. Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Top Selling Singles of 2012”. Recorded Music NZ. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “TOP digital utworów – 2012”. ZPAV. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2013. ^ “Gaon Digital Chart (International) – 2012” (bằng tiếng Hàn). Gaon Chart. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Top 50 Canciones Anual 2012” (PDF). Promuiscae.es. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2013. ^ “Årslista Singlar – År 2012” (bằng tiếng Thụy Điển). Sverigetopplistan. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Swiss Year-end Charts 2012”. Hung Medien. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ Lane, Dan (2 tháng 1 năm 2013). “The Official Top 40 Biggest Selling Singles of 2012 Revealed!”. Official Charts Company. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2013. ^ “Best of 2012 – Hot 100 Songs”. Billboard.com. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Hot Latin Songs - Year-End 2012”. Billboard. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Latin Pop Airplay Songs - Year-End 2012”. Billboard. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Pop Songs - Year-End 2012”. Billboard. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Rhythmic Songs – Year End 2012”. Billboard. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Best of 2012” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ a b “The UK's Official Chart 'millionaires' revealed”. Official Charts. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Billboard Hot 100 60th Anniversary Interactive Chart”. Billboard. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “ARIA Charts – Accreditations – 2012 singles” (PDF). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. ^ “Ultratop − Goud en Platina – 2012”. Ultratop & Hung Medien / hitparade.ch. ^ MacNeil, Jason (14 tháng 1 năm 2013). “Adele, Carly Rae Jepsen, Celine Dion Rule Nielsen/Billboard 2012 Canadian Music Industry Report”. The Huffington Post Canada. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2014. ^ “Canada single certifications – LMFAO – Sexy and I Know It”. Music Canada. ^ “Denmark single certifications – LMFAO – Sexy and I Know It”. IFPI Đan Mạch. ^ “Gold-/Platin-Datenbank (LMFAO; 'Sexy and I Know It')” (bằng tiếng Đức). Bundesverband Musikindustrie. ^ “Italy single certifications – LMFAO – Sexy and I Know It” (bằng tiếng Ý). Liên đoàn Công nghiệp âm nhạc Ý. Chọn "2012" trong bảng chọn "Anno". Nhập "Sexy and I Know It" vào ô "Filtra". Chọn "Singoli online" dưới phần "Sezione". ^ “New Zealand single certifications – LMFAO – Sexy and I Know It”. Recorded Music NZ. ^ Doanh số tiêu thụ của "Sexy and I Know It": “Download Chart (International) – 2011 (see #46 and #99)”. KMCIA. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. “Download Chart (International) – 2012 (see #39)”. KMCIA. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. “Download Chart (International) – 2013 (see #103)”. KMCIA. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2019. ^ “Spain single certifications – LMFAO – Sexy and I Know It” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Productores de Música de España. Chọn lệnh single trong tab "All", chọn 2012 trong tab "Year". Chọn tuần cấp chứng nhận trong tab "Semana". Nháy chuột vào nút "Search Charts". ^ “Guld- och Platinacertifikat − År 2012” (PDF) |format= cần |url= (trợ giúp) (bằng tiếng Thụy Điển). IFPI Thụy Điển. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp) Nhập LMFAO vào ô tìm kiếm ở trên cùng. Nhấn vào "Sok" và chọn Sexy and I Know It ^ “The Official Swiss Charts and Music Community: Awards (LMFAO; 'Sexy and I Know It')”. IFPI Switzerland. Hung Medien. ^ “Britain single certifications – LMFAO – Sexy and I Know It” (bằng tiếng Anh). British Phonographic Industry. Chọn singles trong bảng chọn Format. Chọn Platinum trong nhóm lệnh Certification. Nhập Sexy and I Know It vào khung "Search BPI Awards" rồi nhấn Enter ^ Trust, Gary (2 tháng 10 năm 2015). “Ask Billboard: Lady Gaga First Artist With Two 7-Million-Selling Downloads”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2015. ^ “American single certifications – LMFAO – Sexy and I Know It” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ. Nếu cần, nhấn Advanced Search, dưới mục Format chọn Single rồi nhấn Search ^ “Denmark single certifications – LMFAO – Sexy and I Know It”. IFPI Đan Mạch. | wikipedia |
Calvin Harris
Calvin Harris (tên thật Adam Richard Wiles; 17 tháng 1 năm 1984) là DJ, ca sĩ, người viết bài hát và nhà sản xuất thu âm người Scotland. Album phòng thu đầu tay của Calvin, I Created Disco, được phát hành vào năm 2007 và tạo ra hai bản hit top 10 cho anh ấy là "Acceptable in the 80s" và "The Girls". Vào 2009, Harris phát hành album phòng thu thứ hai mang tên Ready for the Weekend, mở đầu tại vị trí số 1 tại UK Albums Chart nhận được một đĩa bạch kim từ British Phonographic Industry sau 3 tháng sau khi phát hành. Đĩa đơn ở đầu cho album trên, "I'm Not Alone", trở thành đĩa đơn đứng đầu đầu tiên của Calvin Harris tại UK Singles Chart. Harris trở nên nổi tiếng toàn thế giới với album phòng thu thứ 3 vào năm 2012, 18 Months. Đứng đầu tại Anh, album trở thành album đầu tiên của Calvin Harris có mặt trên bảng xếp hạng Billboard 200 của Hoa Kỳ tại vị trí thứ 19. Cả tám đĩa đơn từ album bao gồm; "Bounce", "Let's Go", "We'll Be Coming Back", "Sweet Nothing", "Drinking from the Bottle", "I Need Your Love", "Thinking About You" và "Feel So Close", cùng với bản hit hợp tác với Rihanna "We Found Love" đều đứng đến top 10 của bảng xếp hạng UK Singles Chart, giúp anh trở thành nghệ sĩ đầu tiên làm được điều này, phá vỡ kỷ lục trước đó của ông hoàng nhạc Pop Michael Jackson với album Bad (1987;7 đĩa đơn) và Dangerous (1991;7 đĩa đơn). Album phòng thu thứ tư của Harris, Motion, được phát hành tháng 10 năm 2014. Nó đạt cao nhất vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng UK Albums Chart và thứ năm trên bảng xếp hạng US Billboard 200. Album bao gồm các đĩa đơn quán quân tại Anh Quốc "Under Control", "Summer" và "Blame", cũng như đĩa đơn top 10 "Outside". Năm 2016, anh tiếp tục hợp tác với nữ ca sĩ da màu Rihanna cho ra sản phẩm This Is What You Came For.Nhạc phẩm ngay khi ra mắt đã đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng âm nhạc Singles Chart của Anh, và đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của Mỹ. Hiện tại, đây được xem là ca khúc đạt những thứ hạng cao nhất trong sự nghiệp sáng tác và sản xuất âm nhạc của Calvin Harris. Tiếp theo là Sản phẩm "My Way" đây là sản phẩm thứ 3 mà anh góp giọng. Tại Hoa Kỳ, "My Way" khởi đầu lọt vào vị trí thứ 24 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 trong số ngày 8 tháng 10 năm 2016. Đĩa đơn mở đầu tại vị trí thứ 4 trên Digital Songs với 53.000 lượt tải, và tại vị trí thứ 45 trên Streaming Songs với 6 triệu lượt stream tại Hoa Kỳ trong tuần đầu tiên. Trên Radio Songs, nó khởi đầu tại vị trí 46 sau tuần đầu tiên (27 triệu người nghe). Năm 2017 Calvin Harris chính thức ra mắt Album "Funk Wav Bounces Vol. 1" mang màu sắc mùa hè. Album “Funk Wav Bounces Vol. 1″ được ra mắt vào ngày 30/6/2017, đánh dấu sự trở lại của Calvin Harris trong sự nghiệp âm nhạc – kể từ sau khi anh ra mắt album “Motion” vào năm 2014 vừa qua. Nổi bật nhất là sản phẩm "Feels" với sự góp mặt của loạt tên tuổi đình đám: Katy Perry, Pharrell Williams và Big Sean. ^ “Calvin Harris: How the non-dancing, foul-mouthed, anti-social apricot became the 'Caledonian Justin Timberlake'”. The Independent. Independent News & Media. ngày 2 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2009. ^ “Calvin Harris Biography”. starpulse.com. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2009. | wikipedia |
Các di chỉ Gusuku và di sản liên quan của Vương quốc Lưu Cầu
Các di chỉ Gusuku và di sản liên quan của Vương quốc Lưu Cầu (琉球王国のグスク及び関連遺産群, Ryūkyū ōkoku no gusuku oyobi kanren'isangun?) là một Di sản thế giới của UNESCO bao gồm 9 di chỉ nằm tại tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Di sản văn hóa bao gồm hai khu rừng thiêng hay utaki, lăng Tamaudun, một khu vườn, và năm gusuku (thành), hầu hết chúng là tàn tích. Các di chỉ được đề cử dựa trên tiêu chí là những đại diện lớn cho nền văn hóa của vương quốc Lưu Cầu (Ryūkyū), với sự pha trộn độc đáo các ảnh hưởng Nhật Bản và Trung Hoa đã làm cho nó trở thành điểm tụ hội văn hóa và kinh tế chủ yếu giữa một vài nước lân cận. Gusuku bắt đầu được xây dựng trên khắp hòn đảo và giai đoạn cuối của thời tiền sử và báo trước thời kỳ Gusuku và sự nổi lên của các tù trưởng án tư (Aji) khi gần đến thế kỷ 12. Trong thời kỳ này, những người dân sống tại các khu vực thấp dọc bờ biển đã chuyển đến những vùng cao hơn và xây nên các ngôi làng nội địa. Các loại cây trồng như lúa gạo, lúa mì và kê đã được phát triển hơn nữa trong giai đoạn này. Các khu rừng thiêng gọi là utaki được tạo nên trong các ngôi làng này để hình thành các khu thiêng liêng để cầu nguyện các linh hồn bảo vệ đồng ruộng. Thương mại quốc tế cũng xuất hiện khi quần đảo Ryukyu bắt đầu hình thành nên một văn hóa chung. Sự tồn tại của gốm sứ Sueki và Trung Hoa khi khai quật ở khu vực quần đảo được coi là bằng chứng mạnh mẽ cho nền văn hóa phát triển của nó. Bước vào thế kỷ 13, xuất hiện các án tư (Aji hay Anji) là những người nắm giữ quyền lực trong làng. Công việc của án tư chủ yếu là giám sát về thuế và tiến hành nghi lễ tôn giáo. Giao thương phát triển hơn và cho phép các án tư gia tăng chiếm hữu các cảng hàng hóa tại Urasoe, Yomitan, Nakagusuku, Katsuren, Sashiki và Nakijin. Ba vương quốc Tam Sơn được hình thành khi các án tư đấu tranh để bảo vệ lãnh địa của họ. Lưu Cầu được chia thành 3 vương quốc, Bắc Sơn (Hokuzan) ở phía bắc và trung tâm là Nakijin Gusuku, Trung Sơn (Chuzan) nằm ở trung nam và có trung tâm là Urasoe Gusuku, và Nam Sơn (Nanzan) ở cực nam lấy trung tâm là Shimajiri Ozato. Triều đại Anh Tổ (Eiso) nắm quyền ở vương quốc Trung Sơn đã suy yếu dưới thời vị vua thứ 4 từ Tamagusuku và thứ 5 là Seii. Năm 1350, Satto đã lên ngôi vua Trung Sơn và trị vì trong 56 năm. Một truyền thuyết truyền bá vào thời điểm đó nói rằng tại Urasoe có một nông dân nghèo tên là Okumaufuya. Một ngày anh đi xuống một con đường về nhà, anh dừng lại bên các con suối Mori-no-kawa để rửa tay, và anh đã nhìn thấy một người con gái xinh đẹp đang tắm suối. Okuma lập tức giấu y phục của cô và tiếp cận, và người con gái hiện ra là một tiên nữ. Người con gái tìm y phục của cô song Okuma đã không nói gì về việc anh đã giấu chúng, người con gái trong tuyệt vọng đã được hộ tống về nhà anh. Một vài năm trôi qua và người phụ nữ cùng Okuma đã có con, một gái và mộ trai chúng tên là Janamoi. Một ngày, người chị ru cậu em trai ngủ bằng bài ca về chiếc ao choàng thiên đàng của mẹ chúng ở bên ngoài. Mẹ chúng nghe thấy và lấy lại chiếc áo rồi rời khỏi gia đình. Câu chuyện đưa ra giải thuyết rằng Janamoi lớn lên đã trở thành Vua Satto. Một thay đổi đáng kể về địa vị trong thời kỳ này đã diễn ra năm 1609 khi phiên Satsuma của Nhật Bản xâm lược Lưu Cầu. Vào lúc đó, Satsuma đã nắm quyền kiểm soát quần đảo Ryukyu và đặt quần đảo Amami ở phía bắc dưới quyền cai quản trực tiếp của Satsuma. Trước thời gian này, vương quốc Lưu Cầu do nhà Sho trị vì. Di chỉ Gusuku cùng các di sản liên quan của vương quốc Lưu Cầu đại diện cho hơn 500 năm của lịch sử quần đảo Ryukyu. UNESCO công nhận đây là một di sản thế giới vào ngày 30 tháng 11 năm 2000 cùng với 60 di sản khác. Nó đã đạt 3 trong 10 tiêu chí Gusuku Vương quốc Lưu Cầu Du lịch tại Nhật Bản Motoo, Hinago (1986). Japanese Castles. Tokyo: Kodansha. tr. 200 pages. ISBN 0-87011-766-1. Kerr, George H. (2000). Okinawa: the History of an Island People. (revised ed.) Boston: Tuttle Publishing. Smits, Gregory (1999). "Visions of Ryukyu: Identity and Ideology in Early-Modern Thought and Politics." Honolulu: University of Hawai'i Press. ^ ICOMOS (ngày 25 tháng 6 năm 1999). “Advisory Body Evaluation” (PDF). Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2009. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) ^ Agency for Cultural Affairs (2000). “Gusuku Sites and Related Properties of the Kingdom of Ryukyu — World Heritage List Nomination Cultural Property”. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2009. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) ^ “Gusuku Period”. Wonder Okinawa. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2010. ^ “The Sanzan Period”. Wonder Okinawa. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2010. ^ Okinawan History Chronology. Okinawa rekishi jinmei jiten (沖縄歴史人名事典, "Encyclopedia of People of Okinawan History"). Naha: Okinawa Bunka-sha, 2002. p85. ^ “Islands come alive with fun-filled festivals”. Weekly Japan Update. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2010. ^ “Early History of The Ryukyu Kingdom and its Relationship with China and Japan”. Shitokai. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2010. ^ “Japan World Heritage Sites”. Japan Guide. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2010. ^ “Gusuku Sites and related properties of the kingdom of Ryukyu”. JAL Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2010. ^ “WORLD HERITAGE COMMITTEE INSCRIBES 61 NEW SITES ON WORLD HERITAGE LIST”. Virtual Heritage. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2010. ^ “Criteria for Selection”. Unesco. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2010. ^ “World Heritage Comm. Enshrines 61 new Sites”. Unesco. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2010. Tư liệu liên quan tới Gusuku sites and related properties of the Kingdom of Ryukyu tại Wikimedia Commons Các di chỉ Gusuku và di sản liên quan tại trang của UNESCO Các di chỉ Gusuku và di sản liên quan Lưu trữ 2009-08-06 tại Wayback Machine trên Wonder Okinawa | wikipedia |
Danh sách album quán quân năm 2012 (Mỹ)
Billboard 200 là bảng xếp hạng các album thành công nhất tại thị trường âm nhạc Mỹ, phát hành hằng tuần bởi tạp chí Billboard. Các dữ liệu được tổng hợp bởi Nielsen SoundScan dựa trên doanh số đĩa thường, nhạc số và tần suất phát thanh. Năm 2012, có tất 32 album quán quân bảng xếp hạng này trong 51 ngày ấn hành của tạp chí Billboard. Năm 2012, album phòng thu thứ hai của nữ ca sĩ Adele, 21 lại thống lĩnh bảng xếp hạng Billboard 200 với 11 tuần không liên tiếp. Trước đó, năm 2011, Adele đã thống lĩnh bảng xếp hạng này trong 13 tuần không liên tiếp. Tổng cộng, 21 đã quán quân bảng xếp hạng này với 24 tuần không liên tiếp, phá vỡ kỷ lục của album nhạc phim Titanic với 16 tuần liên tiếp. Với thành tích này, Adele là nghệ sĩ có album quán quân lâu nhất trong lịch sử xếp hạng của Billboard 200. Ngoài ra, 21 cũng là album bán chạy nhất năm 2012 khi vượt ngưỡng doanh số 10 triệu bản tại Mỹ và quán quân bảng xếp hạng trong cuối năm. Album phòng thu thứ tư của nữ ca sĩ Taylor Swift mang tên Red là album quán quân lâu thứ hai trên bảng xếp hạng, với 4 tuần không liên tiếp. Album tiêu thụ được 1,21 triệu bản trong tuần đầu tiên. Đây là album có doanh số trong tuần đầu tiên lớn nhất trong 1 thập kỷ qua, kể từ khi album Oops!... I Did It Again của Britney Spears năm 2001. Danh sách đĩa đơn quán quân Hot 100 năm 2012 (Mỹ) Bảng xếp hạng Billboard 200 hiện tại ^ a b c d e Caulfield, Keith (ngày 25 tháng 1 năm 2012). “Adele's '21' - Biggest No. 1 Album Since 'Bodyguard'”. Billboard. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2012. ^ “Billboard Methodology”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2012.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) ^ a b Caulfield, Keith (ngày 13 tháng 6 năm 2012). “Alan Jackson Scores Top Debut on Billboard 200, Adele's Back at No. 1”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2012. ^ a b Caulfield, Keith (ngày 18 tháng 1 năm 2012). “Adele Matches 'Titanic's' No. 1 Run Atop Billboard 200”. Billboard. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 27 tháng 11 năm 2012). “Adele's '21' Hits 10 Million in U.S. Sales”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2012. ^ “Best of 2012 - Billboard 200”. Billboard. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2012. ^ a b Caulfield, Keith (ngày 12 tháng 12 năm 2012). “Taylor Swift's 'Red' Back at No. 1, Wiz Khalifa and Ke$ha Debut Top 10”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2012. ^ a b c Caulfield, Keith (ngày 31 tháng 10 năm 2012). “Taylor Swift's 'Red' Sells 1.21 Million; Biggest Sales Week for an Album Since 2002”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 28 tháng 12 năm 2011). “Michael Buble's 'Christmas' Spends Fifth Week at No. 1, Adele's '21' Has Best Sales Week Yet”. Billboard. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2011. ^ Caulfield, Keith (ngày 4 tháng 1 năm 2012). “Adele's '21' Claims 14th Week Atop Billboard 200”. Billboard. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 11 tháng 1 năm 2012). “Adele's '21' Hits 15th Week at No. 1”. Billboard. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 1 tháng 2 năm 2012). “Tim McGraw Scores Top Billboard 200 Debut, Adele Still No. 1”. Billboard. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 8 tháng 2 năm 2012). “Lana Del Rey Debuts at No. 2 on Billboard 200 Albums Chart”. Billboard. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 15 tháng 2 năm 2012). “Adele's '21' Hits 20th Week at No. 1, Van Halen Debuts at No. 2”. Billboard. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 21 tháng 2 năm 2012). “Adele's '21' Hits 21st Week at No. 1; Sells 730,000 Post-Grammys”. Billboard. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 29 tháng 2 năm 2012). “Adele's '21': Longest-Running No. 1 Album Since 'Purple Rain'”. Billboard. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 7 tháng 3 năm 2012). “Kid Cudi's WZRD Scores Top Billboard 200 Debut, Adele Still No. 1”. Billboard. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 14 tháng 3 năm 2012). “Bruce Springsteen Squeaks By Adele, Earns Tenth No. 1 Album”. Billboard. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 21 tháng 3 năm 2012). “One Direction Makes History With No. 1 Debut on Billboard 200”. Billboard. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 28 tháng 3 năm 2012). “'Hunger Games' Soundtrack Debuts at No. 1 on Billboard 200”. Billboard. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 28 tháng 3 năm 2012). “Madonna Debuts at No. 1 on Billboard 200, Lionel Richie at No. 2”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 11 tháng 4 năm 2012). “Nicki Minaj's 'Pink Friday: Roman Reloaded' Debuts At No. 1 On Billboard 200”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 18 tháng 4 năm 2012). “Lionel Richie's 'Tuskegee' Hits No. 1 on Billboard 200”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 25 tháng 4 năm 2012). “Billboard 200: Lionel Richie Holds Off Jason Mraz, Stays At No. 1”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 2 tháng 5 năm 2012). “Jack White Debuts At No. 1 on Billboard 200”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 9 tháng 5 năm 2012). “Carrie Underwood's 'Blown Away' Debuts At No. 1 With Best Country Sales In Months”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 16 tháng 5 năm 2012). “Carrie Underwood's 'Blown Away' Nabs Second Week at No. 1”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 23 tháng 5 năm 2012). “Adam Lambert Snags First No. 1 Album on Billboard 200 Chart”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 30 tháng 5 năm 2012). “John Mayer Earns Third No. 1 Album on Billboard 200”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 6 tháng 6 năm 2012). “John Mayer's No. 1 for Second Week on Billboard 200”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 20 tháng 6 năm 2012). “Usher's 'Looking 4 Myself' Is Singer's Fourth No. 1 Album on Billboard 200”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 27 tháng 6 năm 2012). “Official: Justin Bieber's 'Believe' Is Year's Biggest Debut, Bows at No. 1”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 4 tháng 7 năm 2012). “Linkin Park Squeaks By Maroon 5, Hits No. 1 on Billboard 200”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 11 tháng 7 năm 2012). “Chris Brown's 'Fortune' Album Debuts at No. 1 on Billboard 200 By Chris Brown, Hits No. 1 on Billboard 200”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 18 tháng 7 năm 2012). “Zac Brown Band, Frank Ocean Debut at Nos. 1 & 2 on Billboard 200”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 25 tháng 7 năm 2012). “Nas Bows at No. 1 with 'Life is Good'”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 1 tháng 8 năm 2012). “Zac Brown Band Reclaims Top Spot on Billboard 200”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 8 tháng 8 năm 2012). “Rick Ross Scores Fourth No. 1 Album with 'God Forgives, I Don't'”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 15 tháng 8 năm 2012). “'Now 43' Scores Franchise's 16th No. 1 on Billboard 200 Chart”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 22 tháng 8 năm 2012). “2 Chainz Debuts at No. 1 on Billboard 200”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 29 tháng 8 năm 2012). “Trey Songz Gets First No. 1 Album on Billboard 200”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 5 tháng 9 năm 2012). “TobyMac Earns First No. 1 Christian Album on Billboard 200 Since 1997”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 12 tháng 9 năm 2012). “Matchbox Twenty Scores First No. 1 Album On Billboard 200”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 19 tháng 9 năm 2012). “Dave Matthews Band Debuts at No. 1 on Billboard 200”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 26 tháng 9 năm 2012). “Pink Earns First No. 1 Album on Billboard 200 Chart”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 3 tháng 10 năm 2012). “Mumford & Sons' 'Babel' Scores Biggest Debut of Year, Bows at No. 1 on Billboard 200 Chart”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 10 tháng 10 năm 2012). “Muse's 'The 2nd Law' Leads Seven Top 10 Debuts on Billboard 200”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 17 tháng 10 năm 2012). “Macklemore & Ryan Lewis Score Top Billboard 200 Debut, Mumford Still No. 1”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 24 tháng 10 năm 2012). “Jason Aldean's 'Night Train' Rolls to No. 1 On Billboard 200”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 7 tháng 11 năm 2012). “Taylor Swift Still Rules Billboard 200, Meek Mill Starts at No. 2”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 14 tháng 11 năm 2012). “Taylor Swift's 'Red' Still No. 1, 'Now 44' Scores Top Debut”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 20 tháng 11 năm 2012). “One Direction's 'Take Me Home' Debuts at No. 1 With Year's Third-Biggest Opening”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 27 tháng 11 năm 2012). “Rihanna Earns First No. 1 Album on Billboard 200 Chart”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2012. ^ Caulfield, Keith (ngày 4 tháng 12 năm 2012). “Alica Keys Earns Fifth No. 1 Album on Billboard 200 Chart”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2012. | wikipedia |
Vương triều Thuấn Thiên
Vương triều Thuấn Thiên (舜天王統 (Thuấn Thiên vương thống), Shunten Outō?, 1187 – 1259) là một Triều đại do án tư Phổ Thiêm (Urasoe) là Shunten (Thuấn Thiên) thống trị. Theo truyền thuyết Lưu Cầu, đây là Vương triều thứ hai trong lịch sử hòn đảo. Shunten đã tiêu diệt triều Tenson (Thiên Tôn) và trở thành Trung Sơn vương. Căn cứ theo Trung Sơn thế phả (中山世譜), năm 1229, Gihon (Nghĩa Bản) là vua cuối cùng của triều Thuấn Thiên đã nhường ngôi cho Eiso (Anh Tổ). Vương thống này mang tính truyền thuyết và tính xác thực chưa rõ. Shunten (Thuấn Thiên) Shunbajunki (Thuấn Mã Thuận Hi) Gihon (Ryukyu) (Nghĩa Bản) | wikipedia |
Adele (định hướng)
Adele là một nữ ca sĩ kiêm sáng tác người Anh. Adele cũng có thể đề cập đến: Adèle Anderson Adele Anthony Adele Arakawa Adele Astaire Adelle August Adèle Bayer Adele Carles Adèle Christiaens Adele Ramos-Daly Tiếng Adele 812 Adele, một tiểu hành tinh Chân dung Adele Bloch-Bauer I, tên một bức tranh vẽ Trang định hướng này liệt kê những bài viết liên quan đến tiêu đề Adele. Nếu bạn đến đây từ một liên kết trong một bài, bạn có thể muốn sửa lại để liên kết trỏ trực tiếp đến bài viết dự định. | wikipedia |
Vương triều Anh Tổ
Vương triều Anh Tổ (英祖王統 (Anh Tổ vương thống), Vương triều Anh Tổ? 1187 – 1259), có nhiều khả năng là đã tồn tại trong lịch sử hòn đảo Okinawa. Vương triều gồm 5 đời và kéo dài trong 90 năm. Căn cứ theo Trung Sơn thế giám (中山世鑑, chūzan seikan): Đời 1 Eiso (英祖, Anh Tổ, 1259? - 1299?) Đời 2 Taisei (大成, Đại Thành, 1299? - 1308?) Đời 3 Eiji (英慈, Anh Từ, 1308? - 1313?) Đời 4 Tamagusuku (玉城, Ngọc Thành, 1313? - 1336?) Đời 5 Seii (西威, Tây Uy, 1336? - 1349) Căn cứ theo Omoro Sōshi, một bộ sưu tầm các bài hát và bài thơ cổ trên hòn đảo Okinawa, trung tâm của vương triều Anh Tổ nằm tại thành Phổ Thiêm (Urasoe), trung nam bộ hòn đảo và thống trị phần lớn hòn đảo chính. Về sau, quốc vương vương quốc Bắc Sơn cũng nhận mình có tổ tiên là con thứ của vua Eiso, còn vua của vương quốc Nam Sơn cũng nhận mình có tổ tiên là con trai thứ năm của Eiso. | wikipedia |
Vương triều Thiên Tôn
Thiên Tôn thiên thống(天孫王統,Hiragana:てんそんし) là những người thống trị thời kỳ thị tộc cổ xưa theo truyền thuyết Lưu Cầu. Triều này được ghi trong Trung Sơn thế giám (中山世鑑) và Trung Sơn thế phả (中山世譜) của vương quốc Lưu Cầu, Amamikyo (A Ma Mĩ Cửu) là con của thiên đế đã tới Lưu Cầu, trở thành thần sáng thế và lập nên vương triều Tenson (Thiên Tôn). Tổng cộng có 25 đời con cháu thống trị Lưu Cầu trong 17802 năm. Đến năm 1186, người cai trị đời thứ 25 của triều Thiên Tôn bị trọng thần giết chết, vương triều diệt vong. Sau đó, án tư Phổ Thiêm (Urasoe) là Shunten (Thuấn Thiên) đã bình định bạo loạn và lập nên vương triều Thuấn Thiên. Có học giả nhận định triều Thiên Tôn mang tính truyền thuyết quá cao như Kojiki (Cổ ký sự) đoạn viết về truyền thuyết. | wikipedia |
19 (album của Adele)
19 là album đầu tay của nữ ca sĩ-người viết bài hát người Anh Adele. Album được phát hành vào ngày 28 tháng 1 năm 2008, một tuần sau khi đĩa đơn chủ đạo "Chasing Pavements" ra mắt. Album xuất phát trên UK Albums Chart ở vị trí quán quân ngay trong tuần đầu tiên. Tại lễ trao giải Grammy lần thứ 51, Adele giành Giải Grammy cho Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất. "Chasing Pavements" cũng được đề cử ba giải và giành về cho Adele Giải Grammy cho Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất. Track cuối cùng của album, "Hometown Glory", được Adele viết trong 10 phút sau khi mẹ cô cố thuyết phục cô rời quê nhà West Norwood ở Luân Đôn để đi học đại học. Vào năm 2010, bài hát được đề cử giải Grammy cho Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất. 19 nhìn chung nhận được nhiều ý kiến tích cực từ giới phê bình khi Billboard nhận xét "Adele thực sự có tiềm năng trở thành một trong số các nghệ sĩ truyền cảm hứng và được trân trọng nhất trong thế hệ của cô ấy." Album được chứng nhận bạch kim bảy lần tại Anh và hai lần tại Hoa Kỳ. Lượng bán ra của album ước đạt con số 7 triệu bản. Adele thu âm bài hát "Make You Feel My Love" của Bob Dylan the lời gợi ý từ quản lý của cô Jonathan Dickins, người rất yêu mến ca khúc này. Vào tháng 7 năm 2008 Adele từng nói với nhạc sĩ soul Anh Quốc Pete Lewis rằng lý do cho tên album '19' là để phản ánh tuổi của cô khi cô đang sáng tác nó: "Tôi láng máng nhớ rằng mình đã trưởng thành như thế nào vào thời điểm đó. Và tôi nghĩ các bài hát là minh chứng cho điều đó." 19 nhìn chung nhận được ý kiến tích cực từ giới phê bình. Album được chấm 68 trên 100 theo 19 nhận xét trên Metacritic. Vào ngày 3 tháng 12 năm 2008, Adele nhận được bốn đề cử Grammy: Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất cũng như Thu âm của năm, Bài hát của năm và Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất cho "Chasing Pavements" và chiến thắng tại hai trên bốn đề cử. Một năm sau cô nhận tiếp một đề cử thứ hai ở hạng mục Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất cho "Hometown Glory", nhưng để tuột mất chiến thắng vào tay bài hát "Halo" của Beyoncé. The Observer đánh giá rất cao album với bình luận: "Nổi bật trên hết là cách cô ấy kéo dãn các nguyên âm, cách phân nhịp giàu cảm xúc và ấn tượng, niềm vui thích đầy thuần khiết trong chất giọng của cô; chút nghi ngờ khi cô ấy là một" và cho album 5 sao trên 5. BBC Music cũng cho album nhiều nhận xét tích cực với bình luận: "Với chút gì đó blues, folk và jazz, cô ấy đã mang đến cho mọi người một điều gì đó mà chẳng cần phải theo bất kì xu hướng nào cả. Giai điệu của cô ấy tỏa ra sự ấm áp, tiếng hát đôi khi khiến người ta chết lặng và, trong một Hometown Glory đầy xúc động, một Cold Shoulder sôi nổi (bất ngờ gợi lại Massive Attack thời hợp tác với Shara Nelson) và bản piano tầm cỡ Make You Feel My Love, cô có những bài hát khiến Lily Allen và Kate Nash trở nên hết sức bình thường." Tuy nhiên album cũng nhận nhiều ý kiến trái ngược. Uncut cho rằng "Adele chắc chắn có khả năng ca hát, nhưng '19' gây cảm giác của một kẻ săn lùng xu hướng của A&R đang tìm kiếm một để ký hợp đồng với một Amy Mới và không dừng lại tới khi tìm ra đúng cô nàng ở Nam London để hoàn thành nhiệm vụ". NME nhận xét album "thực sự, như cách '19' biểu đạt, rõ ràng là các mối liên quan tới Amy rất ít [...] Mặc dù đã có những dấu hiệu ban đầu, album không thể tự ngăn nó sụp đổ bởi sức nặng từ kì vọng". People chấm album 4 trên 4 sao, chỉ ra rằng "với một giọng hát xuất sắc, dày mà không cứng, mạnh mẽ và bí hiểm, khó tin là cô gái này chưa qua tuổi teen." Với điểm B-, Entertainment Weekly đánh giá rằng "các bài hát của Adele không sắc như Duffy...Nhưng xuyên suốt tiếng hát của cô vẫn rất đáng chú ý." Chuck Taylor của Billboard cho rằng "Adele thực sự có tiềm năng trở thành một trong số các nghệ sĩ truyền cảm hứng và được trân trọng nhất trong thế hệ của cô ấy." Tại Anh Quốc album xuất phát ở vị trí quán quân. Tại Hoa Kỳ 19 debut ở vị trí 56 và duy trì ở nửa sau bảng xếp hạng Billboard 200 trong nhiều tuần liên tiếp. Sau màn thể hiện trong chương trình Saturday Night Live album vươn lên vị trí 46 và một tuần sau là vị trí thứ 11 với 25.000 bản được tiêu thụ. Vào năm 2009, sau khi chiến thắng 2 giải Grammy, album vươn lên vị trí thứ 10 trên Billboard 200 và đạt doanh số 843.880 bản. Vào tháng 2 năm 2012, 19 vươn lên vị trí thứ 4 trên Billboard 200 và tới nay đã được chứng nhận bạch kim 2 lần bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ. Tính đến 24 tháng 4 năm 2011, 19 giữ vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Top Pop Catalog Albums trong 9 tuần, trở thành album thứ ba của một nghệ sĩ nữ có thể giữ vị trí đầu bảng lâu đến vậy trong 20 năm gần nhất. Một tuần sau album tiếp tục giữ vị trí này và trở thành album đầu tiên kể từ Thriller 25 của Michael Jackson vào năm 2008 giữ vị trí đầu bảng trong 10 tuần. Hai tháng sau 19 từ vị trí 27 lên vị trí thứ 16 trên Billboard 200, và lần thứ 16 đứng đầu trên Top Pop Catalog Albums. Trong tuần lễ ra mắt album 21, 19 trở lại UK Albums Chart ở vị trí số 4 với doanh số 25.419 bản. Một tuần sau vào ngày 6 tháng 2 năm 2011 album duy trì vị trí này trên bảng xếp hạng với thêm 27.660 bản được bán ra. 19 là album bán chạy thứ hai của năm 2011 tại Anh chỉ sau chính 21 khi nó gấp ba lần con số 7 tuần không liên tục trong top 10 của năm 2008 với 21 tuần liên tiếp của năm 2011. Tính đến tháng 2 năm 2012, 19 vượt qua con số 2 triệu bản tại Anh Quốc. Tại Ireland, nhờ thành công của 21, album trở lại vị trí cao nhất trước đây (thứ 3) sau ba năm vào ngày 18 tháng 3 năm 2011. Album tiến lên vị trí nhì bảng hai tuần sau đó và giữ vị trí đó ngay sau 21 trong 6 tuần không liên tiếp. Album debut ở vị trí thứ 16 trên New Zealand Albums Chart nhờ ảnh hưởng của 21 và đạt cao nhất ở vị trí số 3. Trong suốt năm 2012, 19 là album bán chạy thứ 10 tại Hoa Kỳ, giúp Adele có 2 album trong top 10 (21 số một). Adele bắt đầu quảng bá cho 19 vào ngày 7 tháng 12 năm 2007 khi biểu diễn "Chasing Pavements" tại chương trình Friday Night with Jonathan Ross. Cô cũng biểu diễn ở nhiều chương trình lớn trên thế giới như Richard & Judy, Lily Allen and Friends, The View, Late Night with Conan O'Brien, Saturday Night Live, The Xtra Factor, Loose Women, The Tonight Show with Jay Leno, The Ellen DeGeneres Show, Giải Grammy lần thứ 51, Ugly Betty, Top of the Pops, Dancing with the Stars và nhiều chương trình khác. Cô cũng mở một chuyến lưu diễn An Evening with Adele, bắt đầu từ tháng 1 năm 2008 tới 12 tháng 7 năm 2009. Adele Adkins – giọng ca chính, guitar (trong "Daydreamer", "Crazy for You" và "My Same"), guitar bass (trong "Best for Last"), celesta (trong "First Love"), cowbell (trong "Right as Rain") Jim Abbiss – glockenspiel, sản xuất, mixing Matt Allchin – guitar Helen Atkinson – kĩ sư trợ lý Pete Biggins - trống, bộ gõ ("trong Cold Shoulder") Neil Cowley – piano, organ hammond, wurlitzer Rosie Danvers – hòa âm bộ dây Tom Elmhirst – mixing Simon Hayes – trợ lý mixing Liam Howe – programming Sam Koppelman – glockenspiel Geoff Metcalfe – piano Serge Krebs – kĩ sư trợ lý, trợ lý mixing Matt Lawrence – kĩ sư Phil Lee – Chỉ đạo nghệ thuật, thiết kế, chụp ảnh Archibald Alexander MacKenzie – kĩ sư trợ lý, trợ lý mixing Will Malone – hòa âm bộ dây, chỉ huy bộ dây, sáng tác bộ dây Perry Mason – nhạc cụ bộ dây Dom Morley – kĩ sư Dan Parry – trợ lý mixing Matt Paul – trợ lý Jack Peñate – giọng bè Fergus Peterkin – trợ lý mixing Seb Rochford - trống (trong "My Same") Mark Ronson – sản xuất Louis "Kayel" Sharpe – trống (trong "Right As Rain") Jason Silver – keyboard Michael Tighe – guitar Eg White – hòa âm, sản xuất Richard Wilkinson – kĩ sư, mixing Stuart Zender – guitar bass Clay Wells Holley – kĩ sư Anh Quốc "Chasing Pavements" "Cold Shoulder" "Hometown Glory" "Make You Feel My Love" châu Âu, Úc và Nhật Bản "Chasing Pavements" "Cold Shoulder" Canada và Hoa Kỳ "Hometown Glory" "Chasing Pavements" Tây Ban Nha "Chasing Pavements" Đức "Chasing Pavements" Hà Lan "Chasing Pavements" "Cold Shoulder" "Make You Feel My Love" "Hometown Glory" ^ Cairns, Dan (ngày 1 tháng 2 năm 2009). “Blue-eyed soul: Encyclopedia of Modern Music”. The Sunday Times. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2011. ^ “Adele's album debuts at chart top”. BBC News. ngày 3 tháng 2 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2008. ^ a b “Brits on top: Duffy, Adele and Coldplay clinch top awards as they lead British winners at Grammys”. Daily Mail. London: Associated Newspapers. ngày 9 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2011. ^ 11 tháng 2 năm 143-2011.html TWO-TIME GRAMMY® AWARD WINNER ADELE TO PERFORM ON CBSCBS Radio. Truy cập 23 tháng 2 năm 2011. Lưu trữ 2011-11-27 tại Wayback Machine ^ a b "The Billboard Reviews" Billboard (7 tháng 6 năm 2008). tr.50. ^ “Certified Awards Search”. British Phonographic Industry. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2011. ^ "Gold & Platinum – ngày 19 tháng 2 năm 2011".Recording Industry Association of America. Truy cập 19 tháng 3 năm 2012. Lưu trữ 2016-01-05 tại Wayback Machine ^ Adele says she won't change herself for any man (we give her a little high five)Daily Mirror. Truy cập 7 tháng 3 năm 2012 Lưu trữ 2015-07-02 tại Wayback Machine ^ “Interview with Jonathan Dickins”. HitQuarters. ngày 14 tháng 7 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2011. ^ “Adele interview by Pete Lewis, 'Blues & Soul' July 2008”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015. ^ a b “19 Reviews, Ratings, Credits, and More at Metacritic”. Metacritic.com. ngày 10 tháng 6 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011. ^ “AllMusic review”. ^ “Digital Spy review”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2011. ^ Lynskey, Dorian (ngày 25 tháng 1 năm 2008). “The Guardian review”. Luân Đôn. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2011. ^ Gill, Andy (ngày 25 tháng 1 năm 2008). “The Independent review”. Luân Đôn. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2011. ^ “Adele 19”. Robert Christgau. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2013. ^ “NME review”. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2011. ^ “PopMatters review”. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2011. ^ “The Observer review”. The Guardian. Luân Đôn. ngày 20 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2011. ^ Swift, Jacqui (ngày 17 tháng 1 năm 2008). “The Sun review”. Luân Đôn. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2011. ^ Paphides, Pete (ngày 25 tháng 1 năm 2008). “The Timesreview”. Luân Đôn. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2011. ^ The 51st Annual Grammy Awards Nominations List. Lưu trữ 2008-12-05 tại Wayback Machine ^ Caspar Llewellyn Smith (ngày 20 tháng 1 năm 2008). “CD: Adele, 19 | Music | The Observer”. Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011. ^ “Music – Review of Adele – 19”. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011. ^ “Adele – 19 – Review”. Uncut.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011. ^ “Adele – Adele – Album Reviews”. Nme.Com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011. ^ Arnold, Chuck (ngày 23 tháng 6 năm 2008). “Adele”. People. 69 (24). tr. 44. ^ Wood, Mikael (13 tháng 6 năm 2008) "19". Entertainment Weekly. (997):70 ^ a b “Adele – 19”. Chart Stats. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011. ^ “Gold & Platinum – February 19, 2011”. RIAA. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011. ^ a b Adele's '21' Hits 21st Week at No. 1; Sells 730,000 Post-Grammy Billboard. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2012 Lưu trữ 2013-09-11 tại Wayback Machine ^ “Week Ending ngày 24 tháng 4 năm 2011. Albums: Real Or TV? – Chart Watch”. Yahoo Music. ngày 28 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2011.[liên kết hỏng] ^ “Week Ending ngày 1 tháng 5 năm 2011. Albums: Adele Saves Music Biz – Chart Watch”. Yahoo Music. ngày 4 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2011. ^ “Week Ending ngày 26 tháng 6 năm 2011. Albums: Real And Parody – Chart Watch”. Yahoo Music. ngày 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2011.[liên kết hỏng] ^ Jones, Alan (ngày 31 tháng 1 năm 2011). “Adele powers to top of albums chart”. Music Week. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011. ^ Kriesler, Lauren (ngày 26 tháng 2 năm 2012). “BRITs star Adele sparkles in the spotlight with Official Number 1 album”. The Official Charts Company. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2012. ^ “Recording Industry Association of New Zealand”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015. ^ Adele, Gotye Lead Mid-Year SoundScan Charts Truy cập 7 tháng 7 năm 2012. Lưu trữ 2013-10-04 tại Wayback Machine ^ “Top 50 Albums Chart – Australian Recording Industry Association”. ARIA. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2011. ^ a b c d e f g h i j Steffen Hung. “Adele – 19”. lescharts.com. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011. ^ “Albums: Top 100 for the week ending 19 may, 2011”. jam.canoe.ca. ngày 26 tháng 5 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2011. ^ ds. “Čns Ifpi”. Ifpicr.cz. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2011. ^ Steffen Hung. “Adele – 19”. dutchcharts.nl. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011. ^ “Adele – 19”. ifpi.fi. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2011. ^ musicline.de / PhonoNet GmbH. “Die ganze Musik im Internet: Charts, News, Neuerscheinungen, Tickets, Genres, Genresuche, Genrelexikon, Künstler-Suche, Musik-Suche, Track-Suche, Ticket-Suche”. musicline.de. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011. ^ “Adele: Erste Spitzenreiterin der Independent-Charts – media control”. Media-control.de. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011. ^ “Ελληνικό Chart”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015. ^ “MAHASZ – Magyar Hanglemezkiadók Szövetsége” (bằng tiếng Hungary). mahasz.hu. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012. ^ “GFK Chart-Track”. Chart-track.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011. ^ “Artisti – Classifica settimanale dal 16/01/2012 al 22/01/2012” (bằng tiếng Ý). FIMI. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012. ^ “Mexican Charts – Adele – 19 (album)”. Mexicancharts.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2012. ^ “アデルのCDアルバムランキング │オリコン芸能人事典-ORICON STYLE”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015. ^ “New Zealand Charts – Adele – 19 (album)”. Hung Medien. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2012. ^ “Oficjalna lista sprzedaży:: OLIS – Official Retail Sales Chart” (bằng tiếng Ba Lan). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2012. ^ “Эй, товарищ” (bằng tiếng Nga). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2012. ^ “JAAROVERZICHTEN 2008”. Ultratop. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2011. ^ “JAAROVERZICHTEN – ALBUMS 2008”. MegaCharts. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2011. ^ “Classement Albums – année 2008”. Disque en France. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2011. ^ a b “Year End 2009” (PDF). UKChartsPlus. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2011. ^ “JAAROVERZICHTEN – ALBUMS 2009”. MegaCharts. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2011. ^ “JAAROVERZICHTEN – ALBUMS 2010”. MegaCharts. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2011. ^ “End Of Year Charts: 2010” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2011. ^ “Adele's "21" crowned ARIA's highest selling album of 2011 LMFAO takes single honours with "Party Rock Anthem"” (PDF). Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2012. ^ “dutchcharts.nl - Dutch charts portal”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015. ^ “InfoDisc: Les Meilleurs Ventes de CD (Albums) en 2011”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015. ^ “VIVA Album Jahrescharts 2011 – 2011” (bằng tiếng Đức). Chartinfrance. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2012. ^ “Best of 2011”. Irish Recorded Music Association. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2012. ^ “Adele dominates NZ end of year charts”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2011. ^ “Listy bestsellerów, wyróżnienia:: Związek Producentów Audio-Video”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015. ^ “TOP 50 ALBUMES 2011” (PDF). PROMUSICAE. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2012. ^ “The Top 20 biggest selling albums of 2011 revealed!”. The Official Charts. ngày 2 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2012. ^ “2011 Year End Charts – Top Billboard 200 Albums”. Billboard. Prometheus Global Media. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2011. ^ “ARIA Top 100 Albums 2012”. ARIA. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2015. ^ “El álbum más vendido durante 2012 en Argentina” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Argentine Chamber of Phonograms and Videograms Producers. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015. ^ a b “ultratop.be - ULTRATOP BELGIAN CHARTS”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015. ^ “dutchcharts.nl - Dutch charts portal”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015. ^ “InfoDisc: Les Meilleurs Ventes de CD (Albums) en 2012”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015. ^ “VIVA Jahrescharts 2012 Album – Alle Musikvideos – Chart – VIVA.tv” (bằng tiếng Đức). VIVA.tv. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2013. ^ “Best selling albums of Hungary in 2012”. Mahasz. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2012. ^ “Top 100 Album Combined – Classifica annuale (dal 2 Gennaio 2012 al 30 Dicembre 2012)” (PDF) (bằng tiếng Ý). Federazione Industria Musicale Italiana / TV Sorrisi e Canzoni. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015. ^ “Listy bestsellerów, wyróżnienia:: Związek Producentów Audio-Video”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015. ^ “Top 50 Albumes Anual 2012” (PDF). Promuiscae.es. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2013. ^ a b “Billboard 200 Albums: Dec 27, 2013 | Billboard Chart Archive”. Bản gốc lưu trữ Tháng 10 31, 2013. Truy cập Tháng 9 10, 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= và |archive-date= (trợ giúp) ^ “ultratop.be - ULTRATOP BELGIAN CHARTS”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015. ^ “ultratop.be - ULTRATOP BELGIAN CHARTS”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2015. ^ “2013 Year-End Charts – Billboard 200 Albums”. Billboard. Prometheus Global Media. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2013. ^ “ARIA Charts – Accreditations – 2012 Albums” (PDF). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. ^ “Ultratop − Goud en Platina – 2012”. Ultratop & Hung Medien / hitparade.ch. ^ “Certificeringer”. International Federation of the Phonographic Industry of Denmark. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2012. ^ a b “Finland album certifications – Adele – 19” (bằng tiếng Phần Lan). Musiikkituottajat – IFPI Finland. ^ “Gold-/Platin-Datenbank (Adele; '19')” (bằng tiếng Đức). Bundesverband Musikindustrie. ^ “Certificazione Album fisici e digitali dalla settimana 1 del 2009 alla settimana 21 del 2012” (PDF) (bằng tiếng Ý). Federation of the Italian Music Industry. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012. ^ “Tweede album Adele al na ruim drie maanden vijfmaal platina!”. ShowNu.nl. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2011. ^ “Adele at Heineken Music Hall (Amsterdam) on 17 Apr 2009 –”. Last.fm. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2011. ^ “The Official New Zealand Music Chart – Album – ngày 6 tháng 2 năm 2012”. Recording Industry Association of New Zealand. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2012. ^ “Spain album certifications – Adele – 19” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Productores de Música de España. Chọn lệnh album trong tab "All", chọn năm cấp chứng nhận trong tab "Year". Chọn tuần cấp chứng nhận trong tab "Semana". Nháy chuột vào nút "Search Charts". ^ “Britain album certifications – Adele – 19” (bằng tiếng Anh). British Phonographic Industry. Chọn albums trong bảng chọn Format. Chọn Multi-Platinum trong nhóm lệnh Certification. Nhập 19 vào khung "Search BPI Awards" rồi nhấn Enter ^ “American album certifications – Adele – 19” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ. Nếu cần, nhấn Advanced Search, dưới mục Format chọn Album rồi nhấn Search ^ “IFPI Platinum Europe Awards – 2011”. Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế. ^ “19 – Adele – empik.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015. ^ “Adele – 19”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2011. ^ “阿黛尔《19》 《21》购买攻略-星外星唱片官方网站 - 有观点的聆听”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2015. | wikipedia |
Live at the Royal Albert Hall (album của Adele)
Live at the Royal Albert Hall là đĩa DVD/Blu-ray/CD của ca sĩ-người viết bài hát người Anh Adele, phát hành ngày 25 tháng 11 năm 2011 ở Úc, 28 tháng 11 tại Anh và 29 tháng 11 tại Mỹ. Album video này là bản ghi hình buổi biểu diễn trực tiếp tại nhà hát Royal Albert Hall ở Luân Đôn, Anh, là một phần trong tour lưu diễn thế giới Adele Live trong năm 2011 của cô. Tại buổi biểu diễn, Adele đã hát các ca khúc trong hai album phòng thu đạt thành công rực rỡ trước đó 19 và 21. Tính đến tháng 11 năm 2012, Live at the Royal Albert Hall đã tiêu thụ được 1 triệu bản tại Mỹ và 3 triệu bản trên toàn thế giới. Nó cũng đạt doanh số 1 triệu bản tại Brasil vào năm 2014, được chứng nhận 6 đĩa Kim cương tại đây. Phiên bản hát trực tiếp bài hát "Set Fire to the Rain", trích từ album này đã đoạt giải Grammy cho Trình diễn đơn ca pop xuất sắc nhất tại Giải Grammy lần thứ 55. ^ “Adele's 21 surpasses 10 million sales in the U.S.”. Sony Music Entertainment. 28 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2012. ^ “DVD da Adele conquista maior certificação no Brasil: diamante sêxtuplo” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). 28 tháng 12 năm 2014. ^ “Grammys 2013: Winners List”. Billboard. 10 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2016. ^ “Australia Top 40 Music DVD Chart”. Australian Recording Industry Association. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2011. ^ “Austria Top 40 - Musik DVD Top 10 - 08.6.2011” (bằng tiếng Đức). austriancharts.at. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012. ^ “10 Muziek-DVD - 10/12/2011” (bằng tiếng Hà Lan). Ultratop.be. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2011. ^ “10 DVD Musicaix - 10/12/2011” (bằng tiếng Pháp). Ultratop.be. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2011. ^ “Top 50 Prodejní: Adele - Live at the Royal Albert Hall CD+DVD” (bằng tiếng Séc). IFPI ČR Hitparáda. International Federation of the Phonographic Industry Czech Republic. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012. ^ “TOP 20 Hudební video – Adele – Live at the Royal Albert Hall CD+DVD” (bằng tiếng Séc). IFPI Czech Republic. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012. ^ “Muzik DVD Top-10 - Uge 1, 2012”. www.hitlisterne.dk. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012. ^ “dutchcharts.nl - DVD Music Top30 - 03/12/2011”. MegaCharts. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012. ^ “dutchcharts.nl - Adele - Live At The Royal Albert Hall”. MegaCharts. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2012. ^ “Suomen virallinen lista - Artistit - Adele: Live At The Royal Albert Hall (Incl Live Cd)” (bằng tiếng Phần Lan). International Federation of the Phonographic Industry of Finland. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012. ^ “Classement officiel des ventes de DVD Musicaux du 28 novembre au 04 décembre 2011” (bằng tiếng Pháp). www.chartsinfrance.net. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2011. ^ “Deutsche Charts - Alben Top 10 - 9.12.2011”. germancharts.com. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2011. ^ “Frauenpower bei den Musikvideos” (bằng tiếng Đức). Media Control. ngày 15 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012. ^ “Official Cyta-IFPI Albums Sales Chart - Εβδομάδα 04 (21-27/01)/2012” (bằng tiếng Hy Lạp). www.cyta.gr. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2012. ^ “Hungarian DVD Chart: Week 51, 2011” (bằng tiếng Hungary). Mahasz. Magyar Hanglemezkiadók Szövetsége. ngày 19 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2011. ^ “Irish Top 10 Music DVDs”. Irish Recorded Music Association. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2011. ^ “Artisti - Classifica settimanale dal 16/01/2012 al 22/01/2012” (bằng tiếng Ý). Liên đoàn Công nghiệp âm nhạc Ý. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012. ^ “DVD Musicali - Classifica settimanale dal 23/01/2012 al 29/01/2012” (bằng tiếng Ý). Liên đoàn Công nghiệp âm nhạc Ý. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012. ^ http://www.oricon.co.jp/news/rankmusic/2007276/full ^ http://www.centrodedesarrollodigital.com/amprofon3/Top100.pdf ^ “VG-lista DVD Audio Uke 1, 2012” (bằng tiếng Na Uy). VG-lista. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2012. ^ “Oficjalna lista sprzedaży:: OLIS - Official Retail Sales Chart”. OLiS. ngày 6 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2012. ^ a b “Top 30 Artistas - Samana 51 de 2001” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Associação Fonográfica Portuguesa. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2011. ^ “spanishcharts.com - Adele - Live At The Royal Albert Hall”. PROMUSICAE. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2011. ^ “Veckolista DVD Album - Vecka 3, 20 januari 2012” (bằng tiếng Thụy Điển). Hitlistan.se. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012. ^ “Schweizer Hitparade - Musik-DVD Top 10 - 11.12.2011” (bằng tiếng Đức). hitparade.ch. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2011. ^ “Music Video Top 40 - 25th February 2012”. Official Charts Company. ngày 19 tháng 2 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2011. ^ a b “Week Ending Dec. 4, 2011. Albums: Headed For A Triple Crown”. yahoo.com. ^ “Top 50 Music DVDs 2011”. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2012. ^ “JAAROVERZICHTEN 2011” (bằng tiếng Hà Lan). Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2011. ^ “RAPPORTS ANNUELS 2011”. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2011. ^ “JAAROVERZICHTEN - ALBUM 2011”. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2011. ^ “JAAROVERZICHTEN - DVD MUSIC 2011”. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2011. ^ “Classement Video - année 2011” (bằng tiếng Pháp). Syndicat National de l'Édition Phonographique. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2013. ^ “Album Jahrescharts 2011” (bằng tiếng Đức). MTV Germany. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2012. ^ “Best of 2011”. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2012. ^ a b “Los Mas Vendidos 2011” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Asociación Mexicana de Productores de Fonogramas y Videogramas. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2012. ^ “Top 100 - lista roczna” (bằng tiếng Ba Lan). Polish Society of the Phonographic Industry. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012. ^ “Årslista DVD Album - År 2011” (bằng tiếng Thụy Điển). Sverigetopplistan. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012. ^ “ARIA Charts - End Of Year Charts - Top 50 Music DVDs 2012”. Australian Recording Industry Association. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2013. ^ “ultratop.be - ULTRATOP BELGIAN CHARTS”. MegaCharts. nu. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012. ^ “ultratop.be - ULTRATOP BELGIAN CHARTS”. MegaCharts. nu. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012. ^ “Top 20 DVDs 2012” (PDF) (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Associação Brasileira dos Produtores de Discos. tr. 8. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2013. ^ a b “Album van Adele opnieuw best verkocht in Nederland”. MegaCharts. nu. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2012. ^ “VIVA Jahrescharts 2012 Album - Alle Musikvideos - Chart - VIVA.tv” (bằng tiếng Đức). VIVA.tv. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2013. ^ “Top 100 Album Combined - Classifica annuale (dal 2 Gennaio 2012 al 30 Dicembre 2012)” (PDF) (bằng tiếng Ý). Liên đoàn Công nghiệp âm nhạc Ý / TV Sorrisi e Canzoni. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2013. ^ “Los Más Vendidos 2012” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Asociación Mexicana de Productores de Fonogramas y Videogramas. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2013. ^ “Top 50 Albumes Anual 2012”. Promuiscae.es. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2013. ^ a b “Brasil video certifications – Adele – Live at the Royal Albert Hall” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Associação Brasileira dos Produtores de Discos. ^ “Spain album certifications – Adele – Live at the Royal Albert Hall” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Productores de Música de España. Chọn lệnh album trong tab "All", chọn năm cấp chứng nhận trong tab "Year". Chọn tuần cấp chứng nhận trong tab "Semana". Nháy chuột vào nút "Search Charts". ^ “Certificazione Single Digital dalla settimana 1 del 2009 alla settimana 16 del 2012” (PDF) (bằng tiếng Ý). Liên đoàn Công nghiệp âm nhạc Ý. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2012. ^ “Britain video certifications – Adele – Live at the Royal Albert Hall” (bằng tiếng Anh). British Phonographic Industry. Chọn videos trong bảng chọn Format. Chọn Multi-Platinum trong nhóm lệnh Certification. Nhập Live at the Royal Albert Hall vào khung "Search BPI Awards" rồi nhấn Enter ^ “Canada video certifications – Adele – Live at the Royal Albert Hall”. Music Canada. ^ “Gold-/Platin-Datenbank (Adele; 'Live at the Royal Albert Hall')” (bằng tiếng Đức). Bundesverband Musikindustrie. ^ “American video certifications – Adele – Live at the Royal Albert Hall” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ. Nếu cần, nhấn Advanced Search, dưới mục Format chọn Video Longform rồi nhấn Search ^ “ARIA Top 40 Music DVD Chart - 29/4/2013”. Australian Recording Industry Association. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013. ^ “Adele alcanza Disco de Oro en Venezuela” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Sinflash.com. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2012. |first= thiếu |last= (trợ giúp) | wikipedia |
Hometown Glory
"Hometown Glory" là bài hát của ca sĩ nữ người Anh Adele. Bài hát được phát hành tại Anh Quốc vào ngày 22 tháng 10 năm 2007 và có mặt trong album 19 (2008). Vào năm 2008, bài hát được tái phát hành làm đĩa đơn thứ tư từ album. Adele viết bài hát trong 10 phút sau khi mẹ của Adele cố gắng thuyết phục cô rời quê nhà West Norwood ở Luân Đôn để đi học đại học. "Hometown Glory" là bài hát đầu tiên Adele từng viết. Vào năm 2007, 500 bản "Hometown Glory" được phát hành thông qua hãng thu âm Pacemaker Recordings của Jamie T dưới dạng đĩa đơn vinyl 7". Ban đầu bài hát không được xếp hạng. Tuy nhiên, nhờ lượng tải lớn trong tuần lễ 19 phát hành, bài hát lần đầu tiên có mặt trong top 40 của UK Singles Chart. Vào năm 2010, bài hát nhận được đề cử Grammy cho Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất, nhưng để lỡ chiến thắng vào tay "Halo" của Beyoncé. Bài hát có mặt trong B-list của kênh phát thanh BBC Radio 1 vào ngày 18 tháng 6 năm 2008, và thăng hạng lên A-list vào ngày 2 tháng 7 năm 2008. Mặt B của đĩa đơn là bản cover bài hát "Fool That I Am" của Etta James, bài hát được thu âm trong buổi biểu diễn trực tiếp ở Cambridge. Cũng trong năm 2008 bài hát được phát hành với tư cách đĩa đơn đầu tay của Adele tại thị trường Hoa Kỳ. Nhờ sự nổi tiếng tại Anh Quốc, điều giúp bài hát có mặt trong top 40 tại Anh hai lần dựa trên doanh số tải nhạc, "Hometown Glory" được phát hành làm single thứ ba (thứ tư nếu tính cả bản phát hành năm 2007) từ album 19 vào ngày 21 tháng 7 năm 2008 và là đĩa đơn top 20 thứ ba liên tiếp tại Anh. Bài hát được đặt trong khóa si giáng thứ với đoạn mở đầu có nhịp độ 60 nhịp một phút, trước khi đổi sang 124 nhịp một phút. Quãng giọng của Adele kéo dài từ D♭3 tới A5. "Hometown Glory" đi theo chuỗi hợp âm B♭m – D♭/A♭ – D♭/F – G♭maj7. Phiên bản vinyl giới hạn ban đầu của "Hometown Glory" không kèm theo video quảng bá. Vào tháng 6 năm 2008 XL Recordings phát hành một video trực tiếp để quảng bá cho bản tái phát hành do Paul Dugdale đạo diễn. Vào tháng 4 năm 2009 Columbia cuối cùng cũng ra một video quảng bá đúng nghĩa do Rocky Schenck đạo diễn và được quay ở trường quay Stage 29 tại Sony Pictures Studios. Video chiếu hình ảnh Adele ngồi hát trong lúc hình ảnh của các thành phố của nước Mỹ di chuyển xung quanh cô. Vinyl 7" "Hometown Glory" "Best For Last" Đĩa đơn CD "Hometown Glory" 4:32 "Fool That I Am" (Trực tiếp) 3:45 EP kĩ thuật số "Hometown Glory" 3:40 "Hometown Glory" (Axwell Radio Edit) 3:35 "Hometown Glory" (Axwell Club Mix) 5:11 "Hometown Glory" (Axwell Remode) 5:55 "Hometown Glory" (High Contrast Remix) 6:36 "Hometown Glory" (High Contrast Remix) [Nhạc khí] 6:35 Vinyl 7" "Hometown Glory" 4:32 "Fool That I Am" (Trực tiếp) 3:45 Vinyl 12" "Hometown Glory" (High Contrast Remix) "Hometown Glory" (High Contrast Remix) [Nhạc khí] Vào ngày 13 tháng 4 năm 2008, bài hát xuất hiện trên UK Singles Chart ở vị trí thứ 32 sau khi được phát trong series phim truyền hình Skins. ^ “Adele Hometown Glory Live Lounge”. ^ “Pacemaker Recordings web site”. Pacemakerrecordings.com. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012. ^ “TWO-TIME GRAMMY AWARD WINNER ADELE TO PERFORM ON CBS INTERACTIVE MUSIC GROUP'S "LIVE ON LETTERMAN" WEBCAST SERIES” (Thông cáo báo chí). CBS. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012. ^ “Adele interview by Pete Lewis, 'Blues & Soul' July 2008”. Bluesandsoul.com. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012. ^ “Adele: Hometown Glory Sheet Music”. sheetmusicdirect.com. © Copyright 2007 Universal Music Publishing Limited. ^ “ADELE / HOMETOWN GLORY”. Truy cập 9 tháng 10 năm 2015. ^ "Ultratop.be – Adele – Hometown Glory" (bằng tiếng Hà Lan). Ultratip. ^ "Ultratop.be – Adele – Hometown Glory" (bằng tiếng Pháp). Ultratip. ^ “Chart Search Results - European Hot 100 Singles 2008-08-09”. Billboard.biz. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012. ^ "Lescharts.com – Adele – Hometown Glory" (bằng tiếng Pháp). Les classement single. ^ “Adele – Hometown Glory – Music Charts”. Acharts.us. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011. ^ "Dutchcharts.nl – Adele – Hometown Glory" (bằng tiếng Hà Lan). Single Top 100. ^ “ADELE – The Official Charts Company”. Theofficialcharts.com. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2011. ^ “UK ChartPlus - Official singles chart - 2008” (PDF). Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012. | wikipedia |
Cold Shoulder (bài hát)
"Cold Shoulder" là đĩa đơn thứ ba của ca sĩ nhạc soul Adele từ album đầu tay của cô, 19. Đĩa đơn được chính thức phát hành dưới dạng kĩ thuật số tại Ireland vào 30 tháng 3 năm 2008 và tại Anh vào 31 tháng 3 năm 2008. Đây là ca khúc duy nhất trong album được sản xuất bởi Mark Ronson. Stuart Zender, tay guitar bass cũ của nhóm Jamiroquai và thành viên của nhóm lưu diễn của Ronson, cũng tham gia vào bài hát. Adele biểu diễn bài hát trong Friday Night with Jools Holland vào ngày 8 tháng 2 năm 2008 và tại Saturday Night Live ngày 18 tháng 10 năm 2008. Video quay vào tháng 2 năm 2008 ở Luân Đôn. Video được phát ở dạng airplay trên các kênh âm nhạc Anh Quốc, với hình ảnh Adele hát trong căn phòng tối giữa những bức tượng băng tạc những hình nhân tuyệt vọng đang tan chảy. CD & 7-inch Vinyl ở Anh "Cold Shoulder" 3:15 "Now And Then" 3:24 EP kĩ thuật số "Cold Shoulder" "Cold Shoulder" (Basement Jaxx Classic Edit) "Cold Shoulder" (Basement Jaxx Classic Remix) "Cold Shoulder" (Basement Jaxx DuBB) "Cold Shoulder" (Rusko Remix) "Cold Shoulder" (Out of Office Remix) ^ “Searching for "Adele 3”. Truy cập 7 tháng 3 năm 2015. ^ "Ultratop.be – Adele – Cold Shoulder" (bằng tiếng Hà Lan). Ultratip. ^ "Ultratop.be – Adele – Cold Shoulder" (bằng tiếng Pháp). Ultratip. ^ “Adele – Chasing Pavements – Music Charts”. Acharts.us. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2011. ^ “ADELE – The Official Charts Company”. Theofficialcharts.com. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2011. ^ http://www.ukchartsplus.co.uk/ChartsPlusYE2008.pdf | wikipedia |
Make You Feel My Love
"Make You Feel My Love" là bài hát do Bob Dylan sáng tác và thu âm, được xuất hiện trong album năm 1997, Time Out of Mind. Bài hát được phát hành thương mại lần đầu bởi Billy Joel với tên "To Make You Feel My Love" ngay trước khi Bob Dylan phát hành bản của ông cùng năm đó. Bài hát cũng được hát lại bởi nhiều nghệ sĩ và giúp Adele, Garth Brooks và Bryan Ferry, đạt được thành công về mặt thương mại. Hai bản hát lại của bài hát (một của Garth Brooks và một của Trisha Yearwood) cũng xuất hiện trong phần nhạc của bộ phim Hope Floats vào năm 1998. Vào năm 1997, Billy Joel hát lại bài hát với tên "To Make You Feel My Love" cho album tuyển tập Greatest Hits Volume III. "To Make You Feel My Love" là đĩa đơn đầu tiên của album và đạt vị trí thứ 50 trên Billboard Hot 100 của Hoa Kỳ. Đĩa đơn này của Joel ra trước hai tháng so với bản phát hành chính thức của Dylan. Garth Brooks hát lại bài hát với tên "To Make You Feel My Love" vào năm 1998. "To Make You Feel My Love" xuất hiện trong nhạc phim của Hope Floats (1998), cùng bản cover của Trisha Yearwood. Bài hát cũng góp mặt với tư cách track bổ sung trong album Fresh Horses dành cho box set đầu tiên của Garth Brooks mang tên Limited Series. Phiên bản của Brooks được đề cử tại giải Grammy lần thứ 41 cho hạng mục Trình diễn giọng country nam xuất sắc nhất cùng một đề cử của Bob Dylan cho hạng mục Bài hát country xuất sắc nhất. Vào năm 2008, nghệ sĩ người Anh Adele thu âm "Make You Feel My Love" cho album phòng thu đầu tay 19 (2008). Bài hát được phát hành làm đĩa đơn thứ 5 và cuối cùng từ album vào ngày 27 tháng 10 năm 2008. Adele's Video âm nhạc của bài hát (Mat Kirby đạo diễn) được ra mắt trên nhiều kênh âm nhạc vào cuối tháng 9 năm 2008 và trang mạng cá nhân của Adele. Sau khi được thể hiện tại The X Factor mùa thứ bảy năm 2010, bài hát trở lại bảng xếp hạng UK Singles Chart ở vị trí số 24. Bài hát sau đó nhảy một mạch lên vị trí thứ tư sau màn thể hiện thứ hai. Sau màn biểu diễn tứ ba tại X Factor và nhờ việc được sử dụng chương trình truyền hình từ thiện Comic Relief 2010, bài hát có ba tuần không liên tiếp trong top 10 tại Anh Quốc. Đầu năm 2011 "Make You Feel My Love" trở lại top 40 một lần nữa ở vị trí 34 nhờ xuất hiện trong chương trình Britain's Got Talent 2011. Phiên bản của Adele có mặt trong nhạc phim When in Rome (2010). Phiên bản của cô cũng xuất hiện trong album ủng hộ những nạn nhân bị ảnh hưởng của siêu bão Haiyan ở Philippines mang tên Songs for the Philippines. Vào tháng 10 năm 2013 bài hát được sử dụng làm nhạc nền trong chương trình Strictly Come Dancing mùa thứ 11. Vào tháng 1 năm 2013, Heart Radio chọn bản thu của Adele là bài hát số một Anh Quốc mọi thời đại trong danh sách Hall of Fame Top 500. Ở Anh Quốc và Hoa Kỳ, bài hát được sử dụng trong các chương trình Waterloo Road, One Tree Hill, Ghost Whisperer, Parenthood, The Bold and the Beautiful, General Hospital, Bones, Hollyoaks, EastEnders, Glee và chương trình thử nghiệm của Against the Wall. Tải kĩ thuật số (phiên bản 1) "Make You Feel My Love" – 3:32 Tải kĩ thuật số (phiên bản 2) "Make You Feel My Love" – 3:32 "Make You Feel My Love" (video) – 3:32 Đĩa đơn CD "Make You Feel My Love" – 3:32 "Painting Pictures" – 3:33 Phiên bản 19 "Make You Feel My Love" – 3:32 Phiên bản 19 Deluxe "Make You Feel My Love" (trực tiếp tại Hotel Cafe) – 3:52 Phiên bản trực tiếp Chimes of Freedom "Make You Feel My Love" (thu trực tiếp tại WXPN) – 4:04 Phiên bản trực tiếp Live at the Royal Albert Hall "Make You Feel My Love" (trực tiếp) - 3:48 "Make You Feel My Love" cũng được thu âm bởi Joan Osborne, bởi Josh Kelley trong A Cinderella Story: Original Soundtrack, bởi Trisha Yearwood, Neil Diamond, Danny Bowes, Shawn Colvin, Luka Bloom, Timothy B. Schmit, Ronan Keating, Winifred Horan (nhóm Solas), Emily Loizeau, Bryan Ferry, Elkie Brooks (trong album 2010 Powerless), Mary Black, Ruarri Joseph, Phil Keaggy, Paul Evans, Taylor Hicks, Jon Peter Lewis, Kris Allen, Maria Muldaur, Louise Setara, diễn viên Jeremy Irons, Kelly Clarkson, Rebecca Ferguson và Aaron Tveit. Vào năm 2000, bài hát được sản xuất bởi Bob Johnston và thu âm bởi ca sĩ nhạc popera Romina Arena tuy nhiên bản thu này chưa bao giờ được phát hành. Bryan Ferry thu âm một phiên bản trong album Dylanesque (2007). Vào tháng 4 năm 2011, Prince đưa bài hát vào trong danh sách ca khúc biểu diễn. Một phiên bản được thu âm cho bộ phim The Bold and the Beautiful của Bianca Moon và được sử dụng trong nhiều tập phim vào cuối năm 2011. Một phiên bản tiếng Séc với nội dung lời hoàn toàn khác của Oskar Petr cũng được phát hành năm 2011 bởi Alžběta Kolečkářová. Hai diễn viên chính của bộ phim Glee là Lea Michele và Darren Criss hát bài hát tại một sự kiện Taste for a Cure vào tháng 4 năm 2012 và lần thứ hai tại sự kiện Big Brothers Big Sisters vào tháng 10 cùng năm. Lea Michele cũng biểu diễn bài hát trong vai Rachel Berry trong tập phim Glee vào năm 2013 mang tên "The Quarterback" để tri ân Cory Monteith, người thủ vai Finn Hudson. Ca sĩ nhạc jazz Jane Harvey thu âm bài hát cho album cover All Of You vào năm 2012. Cùng năm này rapper người Úc Iggy Azalea lấy mẫu đoạn nhạc của Harvey cho bản demo "I Don't Love Us Anymore". Phiên bản của Azalea bao gồm hoàn toàn là lời rap, mặc dù giai điệu nhạc nền được giữ nguyên, nói về mối tình buồn của cô. ^ Trager, Oliver (2004). Keys to the Rain. Billboard Books. tr. 406–407. ISBN 0-8230-7974-0. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2012. ^ “Billy Joel: Singles & EPs”. AllMusic. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011. ^ "Australian-charts.com – Billy Joel – To Make You Feel My Love". ARIA Top 50 Singles. ^ "Dutchcharts.nl – Billy Joel – To Make You Feel My Love" (bằng tiếng Hà Lan). Single Top 100. ^ "Top RPM Adult Contemporary: Tài liệu số 7945." RPM. Library and Archives Canada. ngày 21 tháng 9 năm 1998. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2013. ^ "Top RPM Country Tracks: Tài liệu số 3660." RPM. Library and Archives Canada. ngày 17 tháng 8 năm 1998. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2013. ^ "Garth Brooks Chart History (Adult Contemporary)". Billboard. ^ "Garth Brooks Chart History (Hot Country Songs)". Billboard. ^ “RPM Top 100 Country Tracks of 1998”. RPM. ngày 14 tháng 12 năm 1998. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2013. ^ “Best of 1998: Country Songs”. Billboard. Prometheus Global Media. 1998. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2013. ^ Grow, Kory (ngày 26 tháng 11 năm 2013). “Beatles, Eminem, U2 Set for Philippines Benefit Album”. Rolling Stone. Wenner Media LLC. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2014. ^ “Make You Feel My Love”. Adele website. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2012. ^ Grow, Kory (ngày 26 tháng 11 năm 2013). “Beatles, Eminem, U2 Set for Philippines Benefit Album”. Rolling Stone. Wenner Media LLC. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2014. ^ “Adele wins Heart's best song of all time”. Radio Today. ngày 2 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2013. ^ "Ultratop.be – Adele – Make You Feel My Love" (bằng tiếng Hà Lan). Ultratip. ^ “Chart Search Results - European Hot 100 Singles 2010-10-16”. Billboard.biz. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012. ^ "Chart Track: Week 40, 2010". Irish Singles Chart. ^ "Nederlandse Top 40 – Adele" (bằng tiếng Hà Lan). Dutch Top 40. ^ "Official Scottish Singles Sales Chart Top 100". Official Charts Company. ^ "Swedishcharts.com – Adele – Make You Feel My Love". Singles Top 100. ^ "Official Singles Chart Top 100". Official Charts Company. ^ “http://dutchcharts.nl/jaaroverzichten.asp?year=2009&cat=s”. dutchcharts.nl (bằng tiếng Hà Lan). Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp) ^ “End Of Year Charts: 2010” (PDF). UkChartsPlus. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2011. ^ “Ultratop − Goud en Platina – 2015”. Ultratop & Hung Medien / hitparade.ch. ^ Myers, Justin (ngày 16 tháng 8 năm 2014). “Sing it back! Hit songs you didn't know were covers”. Official Charts Company. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2014. ^ “Britain single certifications – Make You Feel My Love” (bằng tiếng Anh). British Phonographic Industry. Chọn singles trong bảng chọn Format. Chọn Platinum trong nhóm lệnh Certification. Nhập Make You Feel My Love vào khung "Search BPI Awards" rồi nhấn Enter ^ “American single certifications – Adele – Make You Feel My Love” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ. Nếu cần, nhấn Advanced Search, dưới mục Format chọn Single rồi nhấn Search ^ Duffy, John. “Joan Osborne: Righteous Love”. AllMusic. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011. ^ “Various Artists: A Cinderella Story”. Amazon.com. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011. ^ “Hope Floats"Music from the Motion Picture”. Amazon.com. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011. ^ “Neil Diamond: Home Before Dark”. ^ “Danny & Lucy Bowes”. ^ “Danny and Ben: Danny and Ben CD”. ^ Cater, Evan. “Luka Bloom: Keeper of the Flame”. AllMusic. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011. ^ “Timothy B. Schmit: Feed the Fire”. AllMusic. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011. ^ O'Brien, Jon. “Ronan Keating: Songs for My Mother”. AllMusic. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011. ^ Schacht, John. “Emily Loizeau: L' Autre Bout du Monde”. AllMusic. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011. ^ Jurek, Thom. “Mary Black: Full Tide”. AllMusic. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011. ^ Nathan, Dave. “Paul Evans: Roses Are Red, My Love”. AllMusic. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011. ^ “Jon Peter Lewis: Break The Silence”. AllMusic. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2013. ^ “Kris Allen: Season 8 Favorite Performances”. AllMusic. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011. ^ Jurek, Thom. “Maria Muldaur: Heart of Mine”. Allmusic. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2011. ^ “Louise Setara: Still Waters”. AllMusic. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011. ^ Erlewine, Stephen Thomas. “Various Artists: Unexpected Dreams”. AllMusic. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011. ^ Black, Louis. “A Work in Progress”. The Austin Chronicle. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2011. ^ “Make You Feel My Love”. Prince Vault. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2012.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) Lời bài hát tại Bobdylan.com | wikipedia |
Rumour Has It (bài hát của Adele)
"Rumour Has It" là bài hát của ca sĩ-người viết bài hát người Anh Adele từ album phòng thu thứ hai của cô, 21 (2011-12). Bài hát được viết bởi Adele và Ryan Tedder và sản xuất bởi Ryan Tedder. Đây là đĩa đơn thứ tư từ album 21 của cô. Bài hát được xếp hạng 39 trên Billboard Hot 100 và lọt vào tốp 10 các nước Israel và Hàn Quốc. ^ Schneider, Marc (ngày 13 tháng 2 năm 2012). “Adele's Next '21' Single: 'Rumour Has It'”. Billboard. Prometheus Global Media. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2012. ^ “Chartifacts – Week Commencing: 28th November 2011”. ARIA. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2011. ^ "Austriancharts.at – Adele – Rumour Has It" (bằng tiếng Đức). Ö3 Austria Top 40. ^ "Ultratop.be – Adele – Rumour Has It" (bằng tiếng Hà Lan). Ultratop 50. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2011. ^ "Ultratop.be – Adele – Rumour Has It" (bằng tiếng Pháp). Ultratip. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2012. ^ "Adele Chart History (Canadian Hot 100)". Billboard. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012. ^ "Lescharts.com – Adele – Rumour Has It" (bằng tiếng Pháp). Les classement single. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2012. ^ "Musicline.de – Adele Single-Chartverfolgung" (bằng tiếng Đức). Media Control Charts. PhonoNet GmbH. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012. ^ "Archívum – Slágerlisták – MAHASZ" (bằng tiếng Hungary). Rádiós Top 40 játszási lista. Magyar Hanglemezkiadók Szövetsége. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2012. ^ "Adele – Rumor Has It Media Forest". Israeli Airplay Chart. Media Forest. ^ “Mexico Airplay”. Billboard. ngày 2 tháng 6 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2013. ^ "Nederlandse Top 40 – Adele" (bằng tiếng Hà Lan). Dutch Top 40. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2011. ^ 가온차트와 함께하세요::. Gaonchart.co.kr. Truy cập 2012-03-30. ^ “Official UK Singles Top 100 – 10th December 2011 – Official Charts”. Official Charts Company. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2012. ^ "Adele Chart History (Hot 100)". Billboard. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2012. ^ "Adele Chart History (Pop Songs)". Billboard. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2012. ^ "Adele Chart History (Adult Pop Songs)". Billboard. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2012. ^ "Adele Chart History (Adult Contemporary)". Billboard. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2012. ^ “ARIA Charts – Accreditations – 2012 singles” (PDF). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. ^ “Canada single certifications – Adele – Rumour Has It”. Music Canada. ^ “Certificazione Singoli Digitali dalla settimana 1 del 2009 alla settimana 24 del 2012” (PDF) (bằng tiếng Ý). Federation of the Italian Music Industry. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012. ^ “American single certifications – Adele – Rumour Has It” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ. Nếu cần, nhấn Advanced Search, dưới mục Format chọn Single rồi nhấn Search ^ “Best of 2012 - Hot 100 Songs”. Billboard.com. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2012. | wikipedia |
Danh sách giải thưởng và đề cử của Adele
Nữ ca sĩ-nhạc sĩ người Anh Adele đã nhận 86 giải thưởng từ 168 đề cử, trong đó có 4 giải Brit, một giải Oscar, một giải Quả cầu vàng, 15 giải Grammy, 13 giải thưởng âm nhạc Billboard, và 4 giải thưởng Âm nhạc Mỹ và 1 giải Emmy. Giải Oscar là giải thưởng danh giá nhất dành cho các nghệ sĩ có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực điện ảnh. Adele đã giành chiến thắng trong lần đề cử duy nhất của mình ở hạng mục dành cho Ca khúc nhạc phim hay nhất với bài hát "Skyfall" trong bộ phim cùng tên về James Bond. Adele đã có 4 giải thưởng trên 5 đề cử ở giải này. AIM Independent Music Awards do Hiệp hội âm nhạc độc lập (AIM) tổ chức từ năm 2011 nhằm công nhận các nghệ sĩ của các hãng thu âm độc lập tại Anh Quốc. Arqiva Commercial Radio Awards là lễ trao giải vinh danh thành công của nền công nghiệp phát thanh thương mại Anh Quốc. ARIA Music Awards do Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc (ARIA) tổ chức để công nhận "sự xuất sắc và đổi mới ở tất cả các thể loại" trong giới âm nhạc tại Úc. The awards are judged by a panel of over 1000 members from different sectors of the music industry, with some awards decided by members of the public. ASCAP Pop Music Awards BBC Music Awards CMT Music Awards Giải European Border Breakers Award (EBBA) được thành lập vào năm 2004 bởi Ủy ban châu Âu cùng nhiều công ty và tổ chức của nền kinh doanh âm nhạc châu Âu. Giải được trao cho các nghệ sĩ và ban nhạc có album đầu tay bán chạy nhất tại các nước thuộc EU. Fryderyk là một giải thưởng âm nhạc thường niên ở Ba Lan. Giải Quả Cầu Vàng là giải thưởng uy tín nhất dành cho mọi lĩnh vực giải trí, bao gồm điện ảnh, truyền hình, nhạc kịch... của 93 thành viên trong Hiệp Hội Nhà Báo Mỹ. Giống như Giải Oscar, bài hát "Skyfall" của Adele một lần nữa được xướng lên bục nhận giải. Giải Grammy là giải thưởng được tổ chức hằng năm được trao cho các nghệ sĩ có đóng góp lớn trong âm nhạc. Đây được coi là giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực âm nhạc, giống như giải Oscar trong lĩnh vực điện ảnh. Adele đã có tổng cộng 15 giải thưởng trên 18 đề cử ở giải này. Năm 2012, Adele trở thành nghệ sĩ thứ hai trong lịch sử thắng sáu giải chỉ trong một đêm, ngang bằng với Beyoncé vào năm 2010. Cô là nghệ sĩ thứ hai sau Christopher Cross đoạt được cả bốn hạng mục quan trọng của giải Grammy gồm "Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất", "Album của năm", "Thu âm của năm" và "Bài hát của năm". Juno Awards Mercury Prize Music of Black Origin Awards (MOBO), lần đầu được tổ chức vào năm 1996, là giải thưởng thường niên tại Anh Quốc nhằm công nhận các nghệ sĩ biểu diễn nhạc của người da màu thuộc mọi chủng tộc và quốc tịch cũng như "công nhận các thành tựu nổi bật của các nghệ sĩ thuộc các thể loại từ gospel, jazz, R&B, soul, reggae cho tới hip hop". MP3 Music Awards ra đời năm 2007 để vinh danh các nghệ sĩ nổi tiếng cũng như các máy phát và hãng bán MP3 chất lượng. Giải thưởng của Music Week được sáng lập nhằm công nhận thành công về mặt sáng tạo và thương mại trong ngành công nghiệp âm nhạc Anh Quốc trong các lĩnh vực tiếp thị, doanh thu, phân phối và bán lẻ. MuchMusic Video Awards NAACP Image Awards NRJ Music Awards NME Awards People Music Awards Radio Disney Music Awards ^ “Adele Skyfall wins best song Oscar”. BBC News. ngày 25 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2013. ^ “'2009 American Music Awards' Nominees Announced”. Reuters. "ABC". 13 tháng 10 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2013. Truy cập 13 tháng 10 năm 2009. ^ “Lady Gaga, Adele Lead American Music Awards Noms”. MTV. "ABC". 11 tháng 10 năm 2011. Truy cập 12 tháng 10 năm 2011. ^ Kellogg, Jane (ngày 20 tháng 11 năm 2011). “AMAs 2011: Winners and Nominees Complete List”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2013. ^ “AMAs 2012: Full Winners List”. Billboard. ngày 18 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2015. ^ Michaels, Sean (ngày 14 tháng 10 năm 2011). “Aim independent music awards: SBTRKT, Adele and Orange Juice among nominees”. The Guardian. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2012. ^ a b “Adele, Frank Turner dominate AIM Independent Music Awards”. NME. ngày 11 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2012. ^ “Adele and Frank Turner win Aim awards”. BBC News. ngày 11 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2012. ^ “Arctic Monkeys, Adele, The Prodigy, Enter Shikari lead Independent Music Awards nominations”. NME. ngày 27 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2012. ^ “Nominations announced – Arqiva Commercial Radio Awards”. Arqiva. ngày 14 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2015. ^ “Arqiva Commercial Radio Awards 2012 winners announced”. RadioCentre. ngày 4 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2015. ^ “FAQs – 26th ARIA Awards 2012”. ARIA Awards. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2013. ^ “ARIA Award nominees announced for 2011”. The Vine Music. ngày 12 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2013. ^ “ARIA Awards – 2012 Best International Artist”. ARIA Awards. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2013. ^ “Most Performed Songs 2012”. American Society of Composers, Authors and Publishers. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2013. ^ “Billboard Music Awards 2012 winners”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2013. ^ “Billboard Music Awards 2013 Winners”. Billboard. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2013. ^ “Cliff Martinez and Top Composers Honored at the 2013 BMI Film & TV Awards”. Broadcast Music, Inc. ngày 16 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2013. ^ “2009 BMI London Awards”. Broadcast Music, Inc. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2013. ^ “2012 BMI London Awards”. Broadcast Music, Inc. ngày 9 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2013. ^ “John Lydon Named BMI Icon at 2013 BMI London Awards”. Broadcast Music, Inc. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2013. ^ “Carole King Named BMI Icon at 60th Annual BMI Pop Awards”. Broadcast Music, Inc. ngày 16 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015. ^ “Adam Levine and Top Songwriters Honored at 61st Annual BMI Pop Awards”. Broadcast Music, Inc. ngày 15 tháng 5 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015. ^ “Adele receives Critics' Choice award at the Brits”. NME. ngày 20 tháng 2 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015. ^ “Brit Awards 2009: Winners list”. BBC News. ngày 20 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2013. ^ “Brit Awards: Adele cut short amid triumph”. BBC News. ngày 22 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012. ^ Wyatt, Daisy (ngày 21 tháng 2 năm 2013). “Brit Awards winners 2013: the list in full”. The Independent. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2013. ^ “JLS, Jessie J and Olly Murs win BT digital music awards”. BBC News. ngày 30 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015. ^ “CMT Music Awards: Archives: 2011 CMT Music Awards”. CMT. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015. ^ Rosenfield, Kat (ngày 10 tháng 1 năm 2013). “Critics' Choice Movie Awards 2013: The Complete Winners List”. MTV. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2013. ^ “Awards: Impala”. Independent Music Companies Association. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2013. ^ Spahr, Wolfgang (ngày 23 tháng 3 năm 2012). “Adele Wins, Katy Perry Performs at 2012 German ECHO Awards in Berlin”. Billboard. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2013. ^ “Making it big abroad – Border Breakers awards celebrate new stars”. EC. ngày 14 tháng 1 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2009. ^ “The winners - EBBA”. EBBA. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2015. ^ “Akademia fonograficzna:: Nagroda muzycna” (bằng tiếng Ba Lan). Fryderyk. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015. ^ “Fryderyk 2012 Laureaci” (PDF). Fryderyk. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2013. ^ “Glamour Award Winners 2009”. Glamour. ngày 2 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015. ^ “Full list of Glamour 2011 Awards Winners”. Glamour. ngày 7 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015. ^ Allen, Nick (ngày 14 tháng 1 năm 2013). “Golden Globes 2013: Adele triumphs with Skyfall theme”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2013. ^ “Grammy 2009 Winners List”. MTV. ngày 8 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013. ^ “Grammys 2010: Selected winners”. BBC News. ngày 1 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013. ^ “Grammy Awards 2012: Winners and nominees list”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013. ^ “Grammys 2013: full winners list”. The Daily Telegraph. 11 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2017. ^ Davis, Mark (ngày 26 tháng 1 năm 2014). “56th Grammy Awards: Full Winners List”. Billboard. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015. ^ Billboard Staff (13 tháng 2 năm 2017). “Grammy Awards 2017: See the Full Winners List”. Billboard. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2017. ^ Leydon, Joe (ngày 5 tháng 1 năm 2013). “Houston critics fete 'Argo'”. Variety. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2013. ^ “Adele leads nominations for 57th Ivor Novello awards”. The Guardian. ngày 17 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2013. ^ “Adele Picks Up Two Ivor Novello Awards”. MTV. ngày 17 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2013. ^ “2012 Junos: All the winners”. CBC News. ngày 1 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013. ^ “Lasa Vegas Film Critics SocietySierra Award Winners”. Lasa Vegas Film Critics Society. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015. ^ “Elbow elated at Mercury Prize win”. BBC News. ngày 9 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013. ^ Moreno, Chino (ngày 6 tháng 9 năm 2011). “PJ Harvey wins 2011 Barclaycard Mercury Prize”. NME. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013. ^ “MOBO – About Us”. MOBO Organisation Ltd. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2013. ^ “The MOBO Awards 2008”. BBC News. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013. ^ “2011 Mobo awards nominees”. The Daily Telegraph. ngày 5 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015. ^ a b “Wretch 32 and Adele win at the 2011 MP3 Music Awards”. NME. ngày 11 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2012. ^ “Welcome to Music Week Awards 2013”. Music Week. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2013. ^ “Music Week Awards 2012: All the winners”. Music Week. ngày 27 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013. ^ “MMVA 2012 Ur Fave Voting”. MuchMusic. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2013. ^ “MTV EMAs name Rick Astley 'Best Act Ever'”. NME. IPC Media. 8 tháng 11 năm 2008. Truy cập 12 tháng 7 năm 2009. ^ “Adele Crowned Best UK & Ireland Act At 2011 MTV EMA”. MTV. 18 tháng 10 năm 2011. Truy cập 24 tháng 10 năm 2011. ^ “Lady Gaga, Katy Perry, Adele lead MTV Europe race”. CBS. ngày 19 tháng 9 năm 2011. Truy cập 19 tháng 9 năm 2011. ^ Montgomery, James (ngày 14 tháng 12 năm 2011). “Adele's 'Rolling In The Deep' Is MTV's Song Of The Year!”. MTV. Truy cập 17 tháng 2 năm 2012. ^ Thorogood, Tom (ngày 28 tháng 8 năm 2008). “Adele & Coldplay Up For VMAs”. MTV One. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2008. Truy cập 4 tháng 2 năm 2009. ^ “2011 MTV Video Music Awards Winners”. MTV. ngày 28 tháng 8 năm 2011. Truy cập 25 tháng 2 năm 2013. ^ Ford, Rebecca (ngày 6 tháng 9 năm 2012). “VMAs 2012: Complete Winners List”. The Hollywood Reporter. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2013. ^ (tiếng Bồ Đào Nha)“Video Music Awards brazil”. MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2011. ^ “mtvU Woodie Awards 2008”. MTV. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2015. ^ “OTRC: NAACP Image Awards 2012: Full list of nominees”. KABC-TV. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2015. ^ “NRJ Music Award 2012, la liste des artistes nominés à découvrir” (bằng tiếng Pháp). People Looks. ngày 6 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2013. ^ “Découvrez Le Palmarès Des Nrj Music Awards 2013” (bằng tiếng Pháp). NRJ. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2013. ^ Moreno, Chino (ngày 30 tháng 1 năm 2012). “Arctic Monkeys, Noel Gallagher, The Vaccines, Lana Del Rey nominated for NME Awards 2012”. NME. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015. ^ West, Abby (ngày 13 tháng 2 năm 2013). “Kids' Choice Awards 2013 TV nominees-- Exclusive”. Entertainment Weekly. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015. ^ “The 2012 KCA Nominees”. Nickelodeon. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015. ^ “Favourite Female Artist”. Nickelodeon. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate= và |archive-date= (trợ giúp) ^ “People's Choice Awards 2012: List of winners”. CBS News. ngày 12 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013. ^ “2013: Nominees & Winners”. People's Choice Awards. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2015. ^ “Alejandro Sanz, gran triunfador en los Premios 40 Principales 2012” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Los 40 Principales. ngày 25 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2013. ^ “Lista de ganadores de los Premios Oye!”. Marie Palma F. (bằng tiếng Tây Ban Nha). starMedia Latinoamericana. ngày 10 tháng 2 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2015. ^ “Ganadores 2013” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Premios Oye!. ngày 20 tháng 5 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2015. ^ Paine, Andre (ngày 7 tháng 10 năm 2008). “Billboard Magazine: 2008 Q Awards”. John Mellencamp. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2015. ^ Frith, Holly (ngày 24 tháng 10 năm 2011). “People's Choice Awards 2012: List of winners”. Gigwise. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2015. ^ “Adele, Arctic Monkeys and Jessie J lead Q Awards nominations”. The Guardian. ngày 14 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2011. ^ “2012 Winners”. International Press Academy. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2013. ^ Vena, Jocelyn (ngày 21 tháng 10 năm 2011). “Chris Brown, Beyonce Lead Soul Train Award Nods”. MTV. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2012. ^ “Kate Bush and Grayson Perry win at the South Bank Sky Arts Awards”. The Daily Telegraph. ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013. ^ Winter, Kevin (ngày 19 tháng 10 năm 2013). “Teen Choice Awards 2011: List of winners”. CBS News. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013. ^ “Teen Choice Awards 2012: Complete Winners List”. MTV. ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013. ^ “Past Winners – 2011”. UK Music Video Awards. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2013. ^ “UKMVA 2011 shortlists”. UK Music Video Awards. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2015. ^ “Past winners 2008”. Urban Music Awards. ngày 19 tháng 10 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013. ^ “UMA 2008 Nominees Announced & Tickets Go On Sale!!”. Urban Music Awards. ngày 28 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2013.[liên kết hỏng] ^ Lee, Ann (ngày 16 tháng 8 năm 2011). “Jessie J, Adele, Wretch 32 and Tinie Tempah up for Urban Music Awards”. Metro. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2013. ^ Nicholson, Jessica (ngày 14 tháng 12 năm 2012). “World Music Award Nominees Announced”. MusicRow. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2015. ^ “BMI Congratulates the Nominees of the 2013 World Soundtrack Awards”. Broadcast Music, Inc. ngày 20 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2015. | wikipedia |
Many Shades of Black
"Many Shades of Black" là ca khúc của ban nhạc The Raconteurs. Adele đã trình diễn ca khúc vài lần, trong chuyến lưu diễn An Evening with Adele, nó cũng có trong phiên bản chất lượng cao của album 19 album. | wikipedia |
Hút mật họng tím
Hút mật họng tím hay Hút mật bụng vàng, Hút mật lưng ô liu (danh pháp hai phần: Cinnyris jugularis) là một loài chim thuộc Họ Hút mật. Loài này phân bố từ Đông Nam Á đến Úc. Hút mật họng tím là một nhóm rất nhỏ của Bộ Sẻ Cựu Thế giới với thức ăn chủ yếu là mật ong, mặc dù họ chúng cũng ăn côn trùng, đặc biệt là khi nuôi con non. Chú nhanh chóng và trực tiếp bằng đôi cánh ngắn. Hầu hết các loài có thể lấy mật hoa bằng cách bay lơ lửng, nhưng thường là đậu để ăn trong phần lớn thời gian. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012. Dữ liệu liên quan tới Cinnyris jugularis tại Wikispecies | wikipedia |
Vágner Love
Vágner Silva de Souza (sinh 11 tháng 6 năm 1984 tại Rio de Janeiro, Brasil), thường được gọi là Vágner Love, anh là một tiền đạo bóng đá người Brasil chơi cho câu lạc bộ Alanyaspor. Vágner Love bắt đầu sự nghiệp của mình với Palmeiras. Trong mùa giải 2003, anh đã giúp họ trở lại Serie A Brasil. Sau đó CSKA Moskva ký hợp đồng chuyển nhượng anh vào mùa hè năm 2004, trước mùa giải Champions League của họ. Trong hơn một năm sau khi anh chơi tại CSKA Moskva, tin đồn liên tục xuất hiện rằng anh không muốn ở lại Moskva, và chuyển giao cho Cô-rinh-đặc biệt đã được ám chỉ nhiều lần. Tuy nhiên, những tin đồn lắng xuống và Vágner đề cập đến một số lần rằng anh đã được đầy đủ cam kết hợp đồng của mình và đang tìm kiếm về phía trước để hoàn thành nhiệm kỳ đầy đủ của nó. Anh đã ghi bàn thắng cuối cùng mà đội chiến thắng 3-1 của CSKA trong năm 2005 UEFA Cup qua Sporting Clube de Portugal tại Estadio Jose Alvalade ở Lisbon. Ngoài ra để cuối cùng này UEFA Cup, anh đã giành chiến thắng của Premier League Nga và Cup của Nga trong năm 2005, 2008, và Super Cup của Nga trong năm 2006. Anh đã trở thành cầu thủ ghi bàn hàng đầu ở Nga Premier League 2008, và cầu thủ ghi bàn hàng đầu của UEFA Cup 2008-09, với 11 bàn thắng trong tám trận đấu. ngày 28 tháng 8 năm 2009, sau một hoạt động của hình thức cho CSKA Moskva, Vágner Love đã được ký kết bởi Palmeiras - câu lạc bộ cũ của mình trên một hợp đồng cho mượn một năm cho đến khi 31 tháng 7 năm 2010. Báo chí phát ngôn viên Sergei Aksenov cho rằng Vágner Love rời khỏi nước Nga là do "nhu cầu khẩn cấp vấn đề gia đình (ing) sự hiện diện của mình tại nhà ở Brasil". Love có sự trở lại đáng kinh ngạc trong 5 bàn thắng sau 12 trận đấu cho Palmeiras. Sau khi công khai nêu rõ mối quan tâm của mình về an toàn tại Palmeiras do lĩnh vực đụng chạm với người hâm mộ, cũng như mong muốn của mình để chơi cho đội bóng Flamengo thời thơ ấu, hợp đồng mượn Vágner Love với Palmeiras kết thúc sớm vào ngày 14 tháng Giêng 2010. Ngày 15 tháng 1 năm 2010, ngày sau khi cho mượn của mình đã chấm dứt với Palmeiras, Love đã chính thức ký một hợp đồng cho mượn với đương kim vô địch Brasil Flamengo kéo dài cho đến tháng 7 năm 2010. Ngày 23 Tháng Một năm 2010, anh ghi được 2 bàn thắng cho đội bóng. Trong trận đấu đầu tiên, sau khi trở về CSKA, ngày 01 tháng 8 năm 2010 anh đã ghi bàn trong thời gian chấn thương để cho CSKA chiến thắng 2-1 trước đối thủ Spartak Moskva. Ngày 25 Tháng Một, 2012, Love đã chính thức ký chuyển nhượng trở lại Flamengo khoảng $ 10 triệu trên một hợp đồng có thời hạn 2 năm. Vágner Love cũng là thành viên của đội tuyển quốc gia Brasil và đã chơi 21 trận, nhưng anh phải sớm kết thúc sự nghiệp vì thường xuyên phải làm bạn với băng ghế dự bị và chấn thường, ít được triệu tập. Vào năm 2007 anh quyết định từ giã sự nghiệp Quốc tế. Tính đến ngày 20 tháng 11 năm 2015. 1 Bao gồm Rio de Janeiro State League. 2 Bao gồm Rio de Janeiro State League. 3 Bao gồm São Paulo State League. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009 | wikipedia |
Tiêu liêu Bewick
Tiêu liêu Bewick (danh pháp hai phần: Thryomanes bewickii) là một loài chim thuộc Họ Tiêu liêu. Tiêu liêu Bewick là loài bản địa Bắc Mỹ. Nó dài 14 mm. Phía trên có màu nâu xám, phía dưới màu trắng với lông mày trắng dài. Dù giống với tiêu liêu Carolina, nó có đuôi dài có chóp màu trắng. Tiếng hót to và nhiều thanh điệu như các loài hồng tước khác. Nó sống trong bụi, đống bàn chải và hàng rào cây, rừng mở và các khu vực bụi rậm, thường gần suối. Nó ăn côn trùng và nhện từ bụi cây hoặc tìm thấy trên mặt đất. Dữ liệu liên quan tới Thryomanes bewickii tại Wikispecies Anthony, A.W. (1901): The Guadalupe Wren. Condor 3(3): 73. PDF fulltext Lưu trữ 2008-05-13 tại Wayback Machine BirdLife International (2004). “Thryomanes bewickii”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2007. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2007. Kaeding, Henry B. (1905): Birds from the West bờ biển của Lower California and Adjacent Islands (Part II). Condor 7(4): 134-138. PDF fulltext Lưu trữ 2007-10-25 tại Wayback Machine Kennedy, E.D. & White, D.W. (1997): Bewick's Wren (Thryomanes bewickii). In: Poole, A. & Gill, F. (eds.): The Birds of North America 315. The Academy of Natural Sciences, Philadelphia, PA & The American Ornithologists' Union, Washington, D.C. Martínez Gómez, Juan E.; Barber, Bruian R. & Peterson, A. Townsend (2005): Phylogenetic position and generic placement of the Socorro Wren (Thryomanes sissonii). Auk 122(1): 50–56. [English with Spanish abstract] DOI:10.1642/0004-8038(2005)122[0050:PPAGPO]2.0.CO;2 PDF fulltext Lưu trữ 2008-12-17 tại Wayback Machine Thayer, John E. & Bangs, Outram (1908): The Present State of the Ornis of Guadaloupe Island. Condor 10(3): 101-106.doi:10.2307/1360977 PDF fulltext Lưu trữ 2012-02-05 tại Wayback Machine | wikipedia |
Cò trắng
Cò trắng (danh pháp hai phần: Egretta garzetta) là một loài chim thuộc Họ Diệc. Cò trắng rất giống với loài cò tuyết Tân Thế giới. Chúng là quốc điểu của đất nước Litva và Belar Việt Nam: Cò trắng có ở hầu khắp các tỉnh, nhiều nhất là các tỉnh thuộc vùng đồng bằng. Thế giới: Cò trắng phân bố khá rộng: ở châu Âu gặp ở Bồ Đào Nha, Nam Tây Ban Nha, Nam Pháp, Bắc ý, Hungari, Nam Tư, Bungari, Anbani và Nam Liên Xô; ở châu Á gặp ở Siri, Tiểu Á, Iran, Trung Á, Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan; Lào, Việt Nam, Campuchia, Mã Lai, Nam Trung Quốc và Nhật Bản. Ở châu Phi, cò trắng làm tổ ở tam giác thuộc sông Nil; quần đảo Capve, ở hồ Victoria. Mùa đông cò trắng có ở Bắc Phi và phần Nam của vùng phân bố. Tùy thuộc vào việc phân loài, hai hoặc ba phân loài của cò trắng hiện đang được chấp nhận. Egretta garzetta garzetta – châu Âu, châu Phi, và phần lớn châu Á, ngoại trừ phía Đông Nam Egretta garzetta nigripes – Indonesia phía đông đến New Guinea Egretta garzetta immaculata – Australia và (không sinh sản) New Zealand, thường được xem là đồng nghĩa với E. g. nigripes ^ BirdLife International (2008). Egretta garzetta. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2009. Database entry includes justification for why this species is of least concern. ^ Avibase Little Egret Egretta garzetta ^ BirdLife International (2008). Egretta garzetta. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2009. Database entry includes justification for why this species is of least concern. ^ Avibase Little Egret Egretta garzetta | wikipedia |
Khướu cánh đỏ
Khướu cánh đỏ (danh pháp hai phần: Trochalopteron formosum) là một loài chim Cựu Thế giới. Trước đây chúng được đặt danh pháp là Garrulax formosus, xếp trong họ Họa mi (Timaliidae). Trong sắp xếp lại các loài chim họa mi được đề xuất gần đây, nó được đặt trong chi Trochalopteron, với danh pháp Trochalopteron formosum, thuộc họ Kim oanh (Leiothrichidae). Bộ lông là chủ yếu là màu nâu với các khu vực lớn màu đỏ ở cánh và đuôi. Phần lông mào và tai màu xám với những vệt tối và cổ họng tối màu. Mỏ và bàn chân đen. Nó có tiếng hót lớn và kéo dài. Nó có thân dài 27 đến 28 cm. Họa mi đuôi dài có bề ngoài tương tự nhưng có một mào đỏ hung và lưng và ngực xám hơn. Nó được tìm thấy ở phía tây nam Trung Quốc (các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam và Quảng Tây) và phía tây bắc Việt Nam. Nó sống trong rừng, rừng thứ sinh, bụi rậm và các rừng tre ở độ cao 900-3000 mét trên mực nước biển. Nó là một loài chim hay lảng tránh người, sống theo cặp hoặc nhóm nhỏ tại khu vực có độ che phủ dày đặc gần tầng thấp trong rừng. Người ta ít biết về tập tính sinh sản của loài nhưng mùa sinh sản của chúng ở Trung Quốc diễn ra trong tháng Sáu và tháng Bảy. Đã có một số ghi chép về loài này ở đảo Man từ năm 1995 sau khi một số cá thể chim thoát khỏi tình trạng nuôi nhốt. Chúng đã nhân giống trong tự nhiên từ năm 1996 nhưng vẫn chưa được coi là đã thiết lập quần thể. ^ BirdLife International (2018). “Trochalopteron formosum”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2018: e.T22715761A132108397. doi:10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T22715761A132108397.en. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021. ^ Khướu cánh đỏ trong danh lục chim của IOC Lưu trữ 2010-03-24 tại Wayback Machine. Tra cứu 19-2-2012. Dữ liệu liên quan tới Trochalopteron formosum tại Wikispecies Tư liệu liên quan tới Trochalopteron formosum tại Wikimedia Commons BirdLife International (2004). Garrulax formosus. Sách đỏ 2006. IUCN 2006. Truy cập 6-12-2006. Database entry includes justification for why this species is of least concern Steve P. Dudley (2005) Changes to Category C of the British List, Ibis 147:803 John MacKinnon & Karen Phillipps (2000) A Field Guide to the Birds of China, Oxford University Press, Oxford Malcolm Ogilvie (2003) Non-native birds breeding in the United Kingdom in 2001 Lưu trữ 2007-02-06 tại Wayback Machine British Birds 96:620-625 Craig Robson (2002) A Field Guide to the Birds of South-East Asia. New Holland, London Red-winged laughingthrush videos on the Internet Bird Collection | wikipedia |
Chích chạch mặt xám
Chích chạch mặt xám (danh pháp hai phần: Macronus kelleyi) là một loài chim trong họ Timaliidae. Nó được tìm thấy trong Campuchia, Lào, Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của nó là rừng đất thấp ẩm cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Dữ liệu liên quan tới Chích chạch mặt xám tại Wikispecies BirdLife International 2004. Macronous kelleyi. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Downloaded on ngày 26 tháng 7 năm 2007. Collar, N. J. & Robson, C. 2007. Family Timaliidae (Babblers) pp. 70 – 291 in; del Hoyo, J., Elliott, A. & Christie, D.A. eds. Handbook of the Birds of the World, Vol. 12. Picathartes to Tits and Chickadees. Lynx Edicions, Barcelona. | wikipedia |
Họ Vích
Họ Vích (danh pháp khoa học: Cheloniidae) là một họ rùa thuộc siêu họ Rùa biển (Chelonioidea). Chi Caretta Rùa quản đồng (Caretta caretta) Chi Chelonia Đồi mồi dứa (Chelonia mydas) Chi Eretmochelys Đồi mồi (Eretmochelys imbricata) Chi Lepidochelys Vích Kemp (Lepidochelys kempii) Vích (Lepidochelys olivacea) Chi Natator Rùa lưng phẳng (Natator depressus) (trước đây xếp trong chi Chelonia) Chi †Argillochelys †Argillochelys africana †Argillochelys antiqua †Argillochelys athersuchi †Argillochelys cuneiceps Chi †Carolinochelys †Carolinochelys wilsoni Chi †Gigantatypus †Gigantatypus salahi Chi †Procolpochelys †Procolpochelys grandaeva Phân họ Cheloniinae và Carettinae lỗi thời. Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây của họ Cheloniidae vẽ theo Lynch & Parham (2003) và Parham & Pyenson (2010). ^ a b c d e f g Rhodin 2010, tr. 000.92-94 ^ Lynch, S. C.; Parham J. F. (2003). “The first report of hard-shelled sea turtles (Cheloniidae sensu lato) from the Miocene of California, including a new species (Euclastes hutchisoni) with unusually plesiomorphic characters” (PDF). PaleoBios. 23 (3): 21–35.[liên kết hỏng] ^ James F. Parham; Nicholas D. Pyenson (2010). “New Sea Turtle from the Miocene of Peru and the Iterative Evolution of Feeding Ecomorphologies since the Cretaceous”. Journal of Paleontology. 84 (2): 231–247. doi:10.1666/09-077R.1.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Rhodin, Anders G.J. “Turtles of the World 2010 Update: Annotated Checklist of Taxonomy, Synonymy, Distribution and Conservation Status” (pdf). Paul van Dijk, Peter; Inverson, John B.; Shaffer, H. Bradley. tr. 000.89–000.138. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2010. Bản mẫu:Cheloniidae Dữ liệu liên quan tới Cheloniidae tại Wikispecies Tư liệu liên quan tới Cheloniidae tại Wikimedia Commons | wikipedia |
Cò lửa lùn
Cò lửa lùn hay cò lùn xám (danh pháp hai phần: Ixobrychus sinensis) là một loài chim thuộc Họ Diệc. Cò lửa có nguồn gốc Cựu thế giới, sinh sản ở phần lớn Tiểu lục địa Ấn Độ, phía đông Nhật Bản và Indonesia. Nó chủ yếu là chim định cư, nhưng một số loài chim phía Bắc di chuyển khoảng cách ngắn. Nó đã được ghi nhận như là một loài lang thang ở Alaska và có một ghi chép về sự hiện diện duy nhất từ Anh, từ hồ Radipole, Dorset vào ngày 23 tháng 11 năm 1962 - tuy nhiên, Bou đã luôn luôn coi sự xuất hiện này có xuất xứ không chắc chắn và hiện nay nó không được chấp nhận vào Danh sách chính thức của Anh. Đây là một loài nhỏ dài khoảng 38 cm, với cái cổ ngắn và mỏ hơi dài. Con trống có phía trên màu vàng đục đồng nhất và màu vàng da ở dưới. Đầu và cổ là hạt dẻ, với một mào màu đen. Mào của con mái, cổ và ngực màu nâu vệt, và con non thì giống như con mái nhưng rất nhiều sọc màu nâu đậm ở dưới, và lốm đốm với da bò ở trên. Môi trường sống sinh sản của chúng là ở vùng lau sậy. Chúng làm tổ trên các gốc lau sậy trong bụi cây. mỗi lứa đẻ 4-6 quả trứng. Cò lửa ăn côn trùng, cá và động vật lưỡng cư. Dữ liệu liên quan tới Ixobrychus sinensis tại Wikispecies Tư liệu liên quan tới Ixobrychus sinensis tại Wikimedia Commons Bản mẫu:Sơ khai Họ Diệc | wikipedia |
Kỳ Tân, Tân Kỳ
Kỳ Tân là xã thuộc huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Xã Kỳ Tân nằm ở phía đông nam của huyện Tân Kỳ. Phía đông giáp xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ và xã Tây Thành, huyện Yên Thành. Phía nam giáp xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương và thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ. Phía tây giáp thị trấn Tân Kỳ và xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ. Phía bắc giáp các xã Tân Long và Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ. Hiện nay xã Kỳ Tân có 11 xóm. Xã Kỳ Tân được thành lập năm 1988 trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Kỳ Sơn. Kỳ Tân là xã có địa hình phức tạp, diện tích đồi núi nhiều chiếm 54,08% diện tích tự nhiên. Có núi đá kéo dài hơn 2 km, rừng núi kéo dài tới 4 km.[cần dẫn nguồn] Đất nông nghiệp chủ yếu là đất thung lũng dốc và đất ruộng bậc thang, độ phì nhiêu kém. Kỳ Tân là xã có ngành sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Xã Kỳ Tân có 5 km đường Hồ Chí Minh, 3 km tỉnh lộ 545 và 2 km đường 15B chạy qua địa bàn.[cần dẫn nguồn] Sông Con (sông Hiếu) chảy qua địa bàn, làm phân cách 2 khu vực hợp tác xã Tân Sơn, Thanh Tân, Lưu Xuân với hợp tác xã Diễn Nam, ngoài ra còn nhiều khe suối và hồ đập. ^ a b Quyết định 22-HĐBT năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã, thị trấn của các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Nghi Xuân và Tân Kỳ thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh. ^ Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Công báo số 165+166 ngày 1 tháng 3 năm 2007. Trang 9021. ^ Kết quả Tổng điều tra dân số năm 1999, dẫn theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. ^ Tổng cục Thống kê Bản đồ xã Kỳ Tân[liên kết hỏng] trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ CHXHCNVN. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012. | wikipedia |
Severnaya Zemlya
Severnaya Zemlya (tiếng Nga: Се́верная Земля́, Đất Phương Bắc) là một quần đảo thuộc chủ quyền của Nga ở Bắc cực. Quần đảo tách biệt với bán đảo Taymyr ở Siberia qua eo biển Vilkitsky. Quần đảo này là nơi phân chia hai vùng biển của Bắc Băng Dương, biển Kara ở phía tây và biển Laptev ở phía đông. Severnaya Zemlya được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1913 và được vẽ trên bản đồ lần đầu tiên vào khoảng năm 1930–32, khiến cho nó trở thành quần đảo cuối cùng trên Trái Đất được tìm ra. Về mặt hành chính, quần đảo là một phần của vùng Krasnoyarsk, song không có con người cư trú ngoại trừ một căn cứ quân sự. Mặc dù nằm không xa bờ biển phía bắc của nước Nga song Severnaya Zemlya đã không được ghi nhận chính thức cho đến thế kỷ 20. Các nhà thám hiểm trước đó đã ghi chép về một khối đất lớn trên các khu vực không rõ ràng, đáng chú ý nhất là ghi chép của Matvei Gedenschtrom và Yakov Sannikov năm 1810 từ chuyến thám hiểm ra Novaya Sibir. Do dính liền vào nhau qua những vùng biển đóng băng ở Bắc Băng Dương, Severnaya Zemlya đã không được biểu thị trên bản đồ cho đến khi diễn ra Cuộc thám hiểm Thủy văn học Bắc Băng Dương vào năm 1913–1915 với hai tàu phá băng Taimyr và Vaigach. Boris Vilkitsky dẫn đầu cuộc thám hiểm, việc này đã hoàn thành mục đích của nó trong việc khám phá các khu vực chưa được thể hiện trên bản đồ trong Tuyến Hàng hải Phương Bắc, và được nhìn nhận như đỉnh cao của ý nghĩ táo bạo của Pyotr Đại đế về tấm bản đồ Tuyến Hàng hải Phương Bắc đến Phía Đông. Ngày 22 tháng 8 năm 1913 (3 tháng 9 năm 1913 theo lịch Gregory), đội viễn chinh đã giương quốc kỳ Nga tại nơi mà họ tin là một hòn đảo đơn nhất. Vùng đất mới được đặt tên là Đất Hoàng đế Nikolai II, (tiếng Nga: Zemliya Imperatora Nikolaya Vtorova), theo tên Nikolai I của Nga. Tuy nhiên, đến năm 1926 Đoàn chủ tịch của Ủy ban Chấp hành Trung ương Liên Xô đã đổi tên vùng đất này thành Severnaya Zemlya. Vào mùa xuân năm 1931, cuộc viễn chinh của Georgy Ushakov và Nikolay Urvantsev (1930–1932) đã cho thấy Severnaya Zemlya được phân thành 4 hòn đảo chính, bản đồ chi tiết đầu tiên của quần đảo cũng được lập ra trong cuộc thám hiểm này. Graf Zeppelin, trong chuyến bay ở vùng địa cực vào tháng 7 năm 1931, đã xác định có ít nhất hai hòn đảo (một tháng sau Ushakov và Urvantsev).[cần dẫn nguồn] Các hòn đảo của Severnaya Zemlya tiếp tục được nghiên cứu bởi một đoàn các nhà địa chất đến từ NIIGA (Viện Nghiên cứu Khoa học Địa chất học Bắc cực) tại Sankt-Peterburg dưới quyền chỉ huy của B. Kh. Egiazarov từ năm 1948 đến 1954, ông đã biên soạn một bản đồ địa chất học toàn diện. Có yêu cầu tại Hội đồng Lập pháp Lãnh thổ Krasnoyarsk về việc phục hồi lại tên trước đây của Severnaya Zemlya là "Đất Hoàng đế Nikolai II". Tuy nhiên đã bị bác bỏ. Severnaya Zemlya gồm 4 đảo chính – Đảo Cách mạng Tháng Mười, Đảo Bolshevik, Đảo Komsomolets, và Đảo Tiền Phong – và khoảng 70 đảo nhỏ hơn, với tổng diện tích khoảng 37.000 km2 (14.300 dặm vuông Anh). Severnaya Zemlya luôn lạnh và khô, với nhiệt độ trung bình là −16 °C (3,2 °F), lượng mưa trung bình hàng năm là 420 mm (16,5 in), và bầu trời thường u ám. Nhiệt độ trung bình tháng dao động từ −29 °C (−20,2 °F) vào tháng 2 đến −0,5 °C (31,1 °F) vào tháng 7. Quần đảo chứng kiến sự dao động nhiệt độ lớn vào những tháng mùa đông. Các cơn lốc bắt nguồn từ áp thấp ở Bắc Đại Tây Dương xuất hiện nhiều nhất vào tháng 9 và tháng 10, và chiếm 30% tổng lượng mưa hàng năm. Tuyết rơi mùa hè là hiện tượng thường thấy vì nhiệt độ luôn quanh mức 0 °C (32 °F), mặc dù nhiệt độ cao hơn sẽ xuất hiện khi khối không khí "ấm" thổi về phía bắc từ Siberia. ^ a b Barr, William (1975). “Severnaya Zemlya: the last major discovery”. Geographical Journal. 141 (1): 59–71. doi:10.2307/1796946. ^ Oil of Russia: www.oilru.com: "Oil of Russia" magazine. www.oilru.com. Truy cập 19 tháng 10 năm 2010. ^ a b (22984b)[liên kết hỏng] ^ a b GEO_099_121.pdf Lưu trữ 2005-10-18 tại Wayback Machine. (PDF). Truy cập 19 tháng 10 năm 2010. Oceandots – Severnaya Zemlya Ảnh Bắc Băng Dương Severnaya Zemlya by Ólafur Ingólfsson List of islands (Russian language) Geology of the Severnaya Zemlya Archipelago and the North Kara Terrane in the Russian high Arctic[liên kết hỏng] Glacial and Environmental History of Severnaya Zemlya, Siberian High Arctic, During the Last > 130,000 years Lưu trữ 2011-06-08 tại Wayback Machine On renaming of the islands Lưu trữ 2021-06-25 tại Wayback Machine | wikipedia |
José Rodolfo Pires Ribeiro
José Rodolfo Pires Ribeiro, (sinh ngày 6 tháng 2 năm 1992),tên thường gọi là Dodô, là một hậu vệ bóng đá người Brasil hiện đang chơi cho câu lạc bộ Sampdoria ở Serie A. Tháng năm 2009, anh từng (gần như) chuyển sang Anh để thi đấu cho câu lạc bộ Manchester United, trong tương lai bản hợp đồng sẽ được hoàn thành vào tháng 2 năm 2010. Tài năng của anh được phát hiện rất sớm khi anh thi đấu tại đội tuyển bóng đá Brasil (U.17). Trong tháng 12 năm 2010, anh tham gia câu lạc bộ Bahia dưới dạng cho mượn cho đến cuối mùa giải. Ngày 2 tháng 6 năm 2012 anh chuyển tới câu lạc bộ A.S. Roma. Anh có trận đấu đầu tiên cho câu lạc bộ vào ngày 28 tháng 12,trong trận thua Udinese 3-2. Ngày 8 tháng 7 năm 2014, anh chuyển tới thi đấu cho Inter trong một hợp đồng cho mượn có thời hạn hai năm với khoản phí là €1.2 triệu Euro, với điều khoản mua đứa trị giá €7.8 triệu Euro. Anh có trận ra mắt tại Inter vào ngày 20 tháng 8 năm 2014 trong trận lượt đi vòng play-off Europa League, và ghi bàn ra mắt trong trận thắng 3–0 trước đội bóng IcelandicStjarnan. Ngày 21 tháng 1 năm 2016, Dodô chuyển tới thi đấu cho Sampdoria dạng cho mượn. As of 27 tháng 6 năm 2015. ^ (bằng tiếng Ý) https://web.archive.org/web/20150923201352/http://www.asroma.it/it/team/dodo/. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập 20 tháng 10 năm 2015. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp) ^ “OPERAZIONI DI MERCATO: JOSÉ RODOLFO PIRES RIBEIRO (DODO')” (PDF). www.asroma.it. ngày 8 tháng 7 năm 2014. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2016. ^ “Stjarnan 0-3 Inter: Icardi, Dodo and D'Ambrosio put Italians in control”. Goal.com. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2014. ^ “Dodo: 'Samp fans, see you soon' | Football Italia”. www.football-italia.net. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2016. ^ José Rodolfo Pires Ribeiro tại Soccerway ^ “Dodô, José Rodolfo Pires Ribeiro”. BDFootball.com. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2014. ^ “Dodô Profile”. Footballzz.co.uk. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2014.[liên kết hỏng] ^ “Dodô”. inter.it. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2015. (tiếng Bồ Đào Nha) Thông tin về Dodô tại corinthians.com.br | wikipedia |
Đảo Cách Mạng Tháng Mười
Đảo Cách mạng Tháng Mười (tiếng Nga: Остров Октябрьской Революции, Ostrov Oktyabrskoy Revolyutsii) là hòn đảo lớn nhất trong nhóm đảo Severnaya Zemlya thuộc vùng Bắc cực của Nga. Diện tích của hòn đảo được ước tính là 14.170 km2 (5.470 dặm vuông Anh) và là đảo lớn thứ 56 trên thế giới. Điểm cao nhất trên đảo có cao độ 965 m (3.166 ft) tại Núi Karpinsky. Một nửa hòn đảo được bao phủ bởi các sông băng vươn ra biển. Tại các phần không bị băng bảo phủ, thảm thực bì là sa mạc hoặc lãnh nguyên. Hòn đảo được Boris Vilkitsky thám hiểm ra vào năm 1913, song tính chất là một hòn đảo của nó chỉ được chứng minh vào năm 1931, khi Georgy Ushakov và Nikolay Urvantsev vẽ bản đồ quần đảo trong chuyến thám hiểm của họ vào năm 1930–32. Đảo Cách mạng Tháng Mười có 5 chỏm băng vòm; theo kim đồng hồ từ phía bắc, chúng có tên: Rusanov, Karpinsky, University, Vavilov và Albanov. The Vavilov Trạm khí tượng Vavilov hoạt động từ 1974 đến 1988 trên phần phía bắc của Chóm băng Vavilov. Các chỏm băng nhỏ khác trên đảo gồm có sông băng Mal'yutka. Sông Podemnaya và sông Bolshaya chảy về phía tây bắc giữa các sông băng Vavilov và Albanov, và các sông Bedovaya và Obryvistaya chảy về phía bắc giữa hai sông băng Albanov và Rusanov. Có đề xuất đổi tên hòn đảo thành Svyataya Alexandra (Thánh Alexandra). ^ McCoy, John F. (ed.) (2002) Geo-Data: The World Geographical Encyclopedia Thomson-Gale ^ Barr, William (1975). “Severnaya Zemlya: the last major discovery”. Geographical Journal. 141 (1): 59–71. ^ "Октябрьской Революции Остров"[liên kết hỏng] Đại Bách khoa Toàn thư Xô viết ^ "Severnaya Zemlya" OceanDots.com ^ Bassford, R.P. et al. (2006) "Quantifying the Mass Balance of Ice Caps on Severnaya Zemlya, Russian High Arctic. I: Climate and Mass Balance of the Vavilov Ice Cap" Arctic, Antarctic, and Alpine Research 38(1): pp.1–12 link to abstract only ^ Männik, Peep et al. (2002) "Silurian and Devonian strata Severnaya Zemlya and Sedov archipelagos (Russia)" Geodiversitas 24(1): pp. 99–122; ^ “Search – Krasnoyarsk Territory – Rosnedvizhimost”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2012. | wikipedia |
Đảo Bolshevik
Đảo Bolshevik (tiếng Nga: о́стров Большеви́к, phát âm [ˈostrəf bəlʲʂɨˈvʲik]) là đảo cực nam trong nhóm đảo Severnaya Zemlya thuộc vùng Bắc cực của Nga, đây là hòn đảo lớn thứ hai trong nhóm. Hòn đảo được Boris Vilkitsky khám phá ra vào năm 1913, song tính chất là một hòn đảo của nó chỉ được chứng minh vào năm 1931, khi Georgy Ushakov và Nikolay Urvantsev vẽ bản đồ quần đảo trong chuyến thám hiểm của họ vào các năm 1930–32. Diện tích hòn đảo được ước tính là 11.312 km². Đỉnh cao nhất trên đảo đạt cao độ 935 m, và trên đảo có trạm nghiên cứu Bắc cực mang tên Prima. Khoảng 30% diện tích hòn đảo bị sông băng bao phủ, trong khi vùng đất bằng ven biển có thảm thực bì thưa thớt với rêu và địa y. Bờ biển tây bắc của đảo có một số eo vịnh; quan trọn nhất là: Eo vịnh Tel'mana, Spartak và Partizan. Đảo Bolshevik có ít nhất ba hệ thống sông băng: Leningrad và Semenov-Tyan Shansky, cũng như một sông băng nhỏ hơn là Kropotkin. Ostrov Tash là một hòn đảo nhỏ nằm ở bờ nam của đảo Bolshevik. Đảo Lavrov nằm ở bờ biển đông bắc và Ostrov Lishniy nằm ở ngoài khơi mũi đất phía bắc. Khí hậu trên đảo cực kỳ băng giá; nhiệt độ trung bình năm là −16 °C. Có đề xuất về việc đổi tên đảo Bolshevik thành Svyataya Olga (Thánh Olga). ^ Barr, William (1975). “Severnaya Zemlya: the last major discovery”. Geographical Journal. 141 (1): 59–71. JSTOR 1796946. ^ a b "Severnaya Zemlya" (translated as "North Land). Oceandots.com. Truy cập May 2011 ^ “Search – Krasnoyarsk Territory – Rosnedvizhimost”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2012. | wikipedia |
Đảo Komsomolets
Đảo Komsomolets (tiếng Nga: остров Комсомолец, nghĩa là "đảo Nam Đoàn viên Komsomol") là đảo cực bắc của nhóm đảo Severnaya Zemlya ở vùng Bắc cực thuộc Nga, đây là đảo lớn thứ ba trong nhóm. Đây là đảo lớn thứ 82 trên thế giới. Điểm cực bắc của đảo được gọi là Mũi Bắc Cực. Đây là điểm khởi đầu của nhiều cuộc thám hiểm Bắc cực. Diện tích của hòn đảo được ước tính là 9.006 km². Độ cao lớn nhất của đảo là 780 m. Khoảng 65% hòn đảo bị các sông băng bao phủ. Đảo Komsomolets có chỏm băng lớn nhất nước Nga, Chòm băng Viện Khoa Học. Phần đất không bị băng bảo phủ của đảo chủ yếu gồm đất nhiều mùn và cát xốt, một sa mạc lãnh nguyên với rêu và địa y rải rác. Hòn đảo được Boris Vilkitsky khám phá ra vào năm 1913, song tính chất là một hòn đảo của nó chỉ được chứng minh vào năm 1931, khi Georgy Ushakov và Nikolay Urvantsev vẽ bản đồ quần đảo trong chuyến thám hiểm của họ vào những năm 1930-32.. Họ đặt tên cho hòn đảo theo từ để chỉ các nam đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Liên Xô (Komsomol). Có đề xuất về việc đổi tên hòn đảo thành Svyataya Mariya (Thánh Maria). ^ http://www.ecoshelf.ru/eng/nauka/exp_4.php Lưu trữ 2012-02-05 tại Wayback Machine Ecoshelf ^ “oceandots.com”. Truy cập 4 tháng 10 năm 2015. ^ Barr, William (1975). “Severnaya Zemlya: the last major discovery”. Geographical Journal. 141 (1): 59–71. ^ “Search - Krasnoyarsk Territory - Rosnedvizhimost”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2012. Ảnh chòm băng Viện Khoa Học Lưu trữ 2012-02-05 tại Wayback Machine Ảnh vệ tinh về các đảo thuộc nhóm Severnaya Zemlya | wikipedia |
Đảo Tiền Phong
Đảo Tiền Phong (tiếng Nga: О́стров Пионе́р, Óstrov Pionér) là một hòn đảo trong nhóm đảo Severnaya Zemlya thuộc vùng Bắc cực của Nga. Hòn đảo được Boris Vilkitsky khám phá ra vào năm 1913, song tính chất là một hòn đảo của nó chỉ được chứng minh vào năm 1931, khi Georgy Ushakov và Nikolay Urvantsev vẽ bản đồ quần đảo trong chuyến thám hiểm của họ vào những năm 1930-32.. Trên hòn đảo có sông băng Tiền Phong. Có đề nghị đổi tên hòn đảo thành Svyataya Tatiana (Thánh Tatiana). ^ Barr, William (1975). “Severnaya Zemlya: the last major discovery”. Geographical Journal. 141 (1): 59–71. ^ Russian Arctic - Severnaya Zemlya ^ “Search - Krasnoyarsk Territory - Rosnedvizhimost”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2012. [1] [2] Dữ liệu địa chất và sinh học của đảo | wikipedia |
Đảo Schmidt
Đảo Schmidt, (tiếng Nga: остров Шмидта) là một phần của nhóm đảo Severnaya Zemlya tại vùng Bắc cực của Nga. Hòn đảo được đặt tên theo nhà kho học Xô viết và người đứng đầu đầu tiên của Trưởng ban Giám đốc Tuyến Hàng hải Phương Bắc, Otto Schmidt. Hòn đảo nằm ở cực tây bắc của quần đảo và nằm hơi thấp về phía nam so với mũi Bắc cực trên đảo Komsomolets vầ tách biệt đáng kể so với phần còn lại của nhóm Severnaya Zemlya. Schmidt có diện tích 467 km2 (180 dặm vuông Anh) và gần như toàn bộ bị chỏm băng Schmidt bao phủ. Do vị trí của mình, khí hậu trên đảo lạnh hơn phần còn lại của quần đảo. ^ http://www.ggy.bris.ac.uk/staff/personal/MartinSiegert/Bassford_eal_AAAR_2006a.pdf[liên kết hỏng] | wikipedia |
Zemlya Frantsa-Iosifa
Zemlya Frantsa-Iosifa, (tiếng Nga: Земля Франца-Иосифа, Zemlya Frantsa-Iosifa) hay Đất Franz Josef theo tiếng Anh: Franz Josef Land là một quần đảo nằm tại cực bắc của Nga. Hòn đảo nằm ở Bắc Băng Dương, phía bắc của Novaya Zemlya và phía đông của Svalbard, và là một phần của tỉnh Arkhangelsk. Zemlya Frantsa-Iosifa gồm có 191 hòn đảo bị băng bao phủ với tổng diện tích 16.134 km2 (6.229 dặm vuông Anh). Quần đảo không có cư dân bản địa song có một số khu định cư được xây từ thời Liên Xô. Rất ít đảo tại Franz Josef Land có tên tiếng Nga. Hầu hết chúng có nguồn gốc Đức, Anh, Mỹ, Ý hay Na Uy. Nằm ở vĩ độ từ 80,0° đến 81,9° Bắc, đây là nhóm đảo cực bắc gắn liền với lục địa Á-Âu. Đỉnh cực bắc của quần đảo là Mũi Fligely trên đảo Rudolf. Quần đảo chỉ cách Bắc cực 900 đến 1.110 km (560 đến 690 dặm), và hòn đảo cực bắc của nhóm là đảo gần bắc cực thứ ba sau Ellesmere của Canada và Greenland. Quần đảo này có thể đã được tàu săn hải cẩu Na Uy Nils Fredrik Rønnbeck và Aidijärvi khi đi dọc theo Spidsbergen năm 1865, theo tài liệu, họ đã đi về phía đông của Svalbard cho đến khi tới một vùng đất mới, ký hiệu nó là Nordøst-Spitsbergen (Spitsbergen là tên dương thời của Svalbard). Không rõ họ có lên bờ không, và các hòn đảo mới nhanh chóng bị lãng quên sau đó. Việc phát hiến ra đảo được công nhận chính thức là diễn ra năm 1873 bởi Đoàn thám hiếm Bắc Cực Áo-Hung do nhà thám hiểm địa cực Julius von Payer và Karl Weyprecht dẫn đầu. Họ đặt tên cho quần đảo theo hoàng đế Áo-Hung Franz Joseph I. Do đây là một cuộc thám hiểm tư nhân và không chính thức, các hòn đảo này đã không phải là một phần của Áo-Hung. Năm 1926, các đảo được Liên Xô chiếm giữ, và một vài người đã định cư trên quần đảo với các mục đích nghiên cứu và quân sự. Các tàu chỉ có thể tiếp cận trong một vài tuần vào mùa hè và cần một giấy phép đặc biệt để đến thăm đảo. Cuộc thám hiểm được công nhận đầu tiên đối với quần đảo đã được tiến hành vào năm 1873 bởi các nhà thám hiểm Karl Weyprecht và Julius von Payer của Đoàn thám hiếm Bắc Cực Áo-Hung, trong khi các tàu của họ bị tắc trong băng khi tìm một tuyến đường đông bắc để sang phương Đông. Sau khi thám hiểm phần phía nam của quần đảo, họ đã lấy tên của hoàng đế Áo-Hung là Franz Joseph I để đặt cho quần đảo nhằm bày tỏ lòng tôn kính. Những người Na Uy tên là Fridtjof Nansen và Hjalmar Johansen đã đi qua quần đảo vào khoảng năm 1895–96 sau khi hủy bỏ nỗ lực tiếp cận vùng cực. Với sự trung hợp ngẫu nhiên, họ gặp nhà thám hiểm người Anh là Frederick George Jackson tại đảo Northbrook vào năm 1896. Năm 1914, một nhà hàng hải người Nga Valerian Albanov cùng một thủy thủ của ông là Alexander Konrad, là những người sống sót duy nhất trong đoàn thám hiểm xấu số Georgy Brusilov tại mũi Flora trên đảo Northbrook, nơi họ biết rằng Frederick George Jackson đa xd]j phòng và xây một túp lều trong một cuộc thám hiểm trước. Albanov và Konrad đã được tàu Saint Foka của Georgy Sedov giải cứu kịp thời, trong khi họ đang chuẩn bị để ứng phó với mùa đông. Cảng ngộ tuyệt vọng của họ được chép trong cuốn nhật ký được xuất bản của Albanov, Trên vùng Đất của Cái Chết trắng. Với việc đưa vào các thuyền động cơ hơi nước lớn hơn, một số cuộc thám hiểm đã được tiến hành tại quần đảo từ các thập kỷ cuối của thế kỷ 19, với trên 80% xuất phát từ Na Uy. Vào cuối thập kỷ 1920, cả Liên Xô và Na Uy đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo. Ngươì Na Uy gọi quần đảo là "Fridtjof Nansen Land". Liên Xô tuyên bố chủ quyền một hình quạt trong vùng Bắc Cực và bao gồm cả Zemlya Frantsa-Iosifa và đảo Victoria trong một sắc lệnh vào ngày 15 tháng 4 năm 1926. Na Uy được thông báo vào ngày 6 tháng 5 và chính thức phản đối vào ngày 19 tháng 12, tranh cãi về tuyên bố của Liên Xô. Trong những năm sau, chính quyền Na Uuy đặt nhiều nỗ lực và việc giành lại đảo Victoria và Zemlya Frantsa-Iosifa. Năm 1929, Lars Christensen của Sandefjord, một ông trùm săn cá voi đã thám hiểm và sáp nhập đảo Bouvet và đảo Peter I ở Nam Cực, đã tài trợ cho một cuộc thám hiểm của hai tàu lớn, S/S Torsnes và M/C Hvalrossen. Sau khi khởi hành từ Tromsø, thủy thủ đoàn nhận được hướng dẫn chi tiết để dựng nên một trạm vô tuyến điện trân đất Franz Josef, và cũng tuyến bố chủ quyền với đảo Victoria nhân danh Christensen. Mục tiêu là để giành được chỗ đứng pháp lý trên một phần quần đảo trước Liên Xô. Đoàn thám hiểm đã không tiếp cận được đất Franz Josef Land do thời tiết băng giá gay gắt, và trong khi chờ đợi thời tiết tốt hơn, họ đã bị tàu phá băng Georgij Sedov của Xô viết vượt qua. Ngày 29 tháng 7 năm 1929, Giáo sư Schmidt của đoàn thám hiểm Sedov đã dương quốc kỳ Xô viết tại vịnh Tikaya, đảo Hooker, và tuyên bố rằng Zemlya Frantsa-Iosifa là một phần lãnh thổ Liên Xô. Na Uy đã không chính thức tranh cãi về việc Liên Xô sáp nhập Đất Franz Josef, song vẫn tiếp tục các nỗ lực của mình trên vấn đề đảo Victoria. Tranh chấp đảo Victoria kết thúc khi Liên Xô sáp nhập đảo vào năm 1932. Tháng 7 năm 1931, một khí cầu Đức đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong thám hiểm địa cực Nga. Graf Zeppelin đi từ Berlin đến đảo Hooker, qua Leningrad (St. Petersburg). Nó giao 300 kg (650 lbs) thư kỉ niệm và gặp tàu phá băng Malygin. Sau khi bày về phía đôn dọc theo vĩ tuyến 81 đến Severnaya Zemlya, khí cầu trở lại đảo Hooker và bắt đầu một cuộc khảo sát từ trên không đối với quần đảo, bay xa về phía bắc đến đảo Rudolf. Trong những năm Chiến tranh Lạnh, các vùng cực là vùng đệm nóng bỏng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, và nhiều điểm ở Bắc Cực trở thành Arctic các vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng. Quần đảo được tuyên bố là một khu an ninh quốc gia từ thập niên 1930 cho đến khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, và do đó hạn chế người nước ngoài tiếp xúc. Một sân được xây ở Greem Bell được phục vụ như một căn cứ cho các máy bay ném bom của Liên Xô, và các lần tập dượt thường diễn ra giữa Đất Franz Josef, lục địa và Novaya Zemlya. Mặc dù quần đảo là một điểm quân sự nhạy cảm song đã có một tàu du lịch đến thăm vào năm 1971. Năm 2005, nhà địa lý học người Áo Christoph Höbenreich đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Payer-Weyprecht-Memorial đến Zemlya Frantsa-Iosifa. Giáo hội Chính thống giáo Nga có kế hoạch xây một nhà thờ cực bắc của thế giới tại Franz Joseph. Nó được đặt theo tên của Thánh. Nicholas. Thông báo của Giám mục Tikhon ở Arkhangelsk và Kholmogory vào tháng 8 năm 2007. Zemlya Frantsa-Iosifa là một quần đảo núi lửa, gồm có các đá bazan phân đại Đệ tam và kỷ Jura, mặc dù hầu như được băng bao phủ song đảo có một số phần lồi lên được phủ rêu. Phần đông bắc của quần bị khóa quanh năm trong một túi băng; tuy nhiên băng thỉnh thoảng rút về phía bắc trong mùa hè. Đỉnh cực bắc của quần đảo, và của toàn bộ châu Âu, là Mys Fligely (Điểm Fligely), tại Ostrov Rudol'fa, vỡi vĩ độ 81°52'B. Hòn đảo lớn nhất là Zemlya Georga (Đất George Land) với chiều dài 110 km (68 mi). Đỉnh coa nhất của quần đảo nằm tại Ostrov Viner-Neyshtadt (Đảo Wiener Neustadt) với cao độ 620 m (2.034 ft) trên mực nước biển. Cụm trung tâm của các hòn đảo lớn nằm giữa quần đảo tạo thành một quần thể, gọi là Zichy Land, các đảo được ngăn cách với nhau bằng một eo biển rất hẹp và bị đóng băng hầu hết thời gian trong năm. Hai phân nhóm địa lý chính của Franz Joseph Land là: Zemlya Zichy (Đất Zichy), Một cụm đảo lớn và vững chắc nằm giữa quần đảo và gồm 10 đảo lớn. Belaya Zemlya, một nhóm ba hòn đảo ở phía đông bắc tên là Hvidtenland ("Đất Trắng") do Fridtjof Nansen đặt. Vào tháng 1, nhiệt độ thấp trong ngày là khoảng −15 °C (5 °F) và nhiệt độ cao là −10,5 °C (13,1 °F). Vào tháng 7, nhiệt độ thấp nhất trong ngày là 0 °C (32 °F) và nhiệt độ cao là 2,2 °C (36 °F). Nhiệt độ trung bình năm là −12,8 °C (9,0 °F). Tring một giai đoạn 30 năm, nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận là 13 °C (55,4 °F) còn nhiệt độ thấp nhất là −54 °C (−65,2 °F). Mưa xuất hiện quanh năm, song nhiều nhất là vào lúc chuyển mùa và giai đoạn cuối xuân và thu, sương mù xuất hiện nhiều vào cuối mùa hè. Hệ sinh thái của Zemlya Frantsa-Iosifa chịu ảnh hưởng bởi khí hậu khắc nhiệt của nó, song khu vực vẫn có một hệ sinh vật đa dạng. Các loài thú vật bản địa chủ yếu gồm có hải tượng, cáo Bắc Cực, Gấu trắng Bắc Cực và hải cẩu. Các tài liệu lịch sử vào cuối thế kỷ 19 đã cho thấy sự hiện diện của gấu tắng Bắc Cực và hải cẩu. Số gấu trăng Bắc Cực trong vùng, cũng như các phân vùng Bắc Cực khác, có đặc tính di truyền khác biệt. Các loài chim phổ biến bao gồm mòng biển Rissa, hải âu fulmar, và mòng biển. Cá voi trắng thường được phát hiện trong vùng biển. Gạc tuần lộc đã được tìm thấy trên đảo Hooker, cho thấy rằng các bày đàn đã sống tại đây vào khoảng 1.300 năm trước khi khí hậu ấm hơn. Cổng thông tin Nga Andreas Umbreit, SPITSBERGEN: Svalbard, Franz Josef Land, Jan Mayen, Bradt Travel Guides, U.K, 2005 Valerian Albanov. In the Land of White Death. Karl Weyprecht, Die Metamorphosen des Polareises. Österr.-Ung. Arktische Expedition 1872-1874 (The Metamorphosis of Polar Ice. The Austro-Hungarian Polar Expedition of 1872-1874) Julius von Payer, New Lands within the Arctic Circle (1876) Andreas Pöschek Lưu trữ 2006-07-21 tại Wayback Machine, Geheimnis Nordpol. Die Österreichisch-Ungarische Nordpolexpedition 1872-1874. - Wien: 1999 (Available as PDF Lưu trữ 2006-06-22 tại Wayback Machine) William Barr, The First Tourist Cruise in the Soviet Arctic. I. Gjertz, B. Mørkved, "Norwegian Arctic Expansionism, Victoria Island (Russia) and the Bratvaag Expedition", Arctic, Vol. 51, No. 4 (December 1998), P. 330-335 (Available as PDF Lưu trữ 2011-05-24 tại Wayback Machine) H. Straub, Die Entdeckung des Franz-Joseph-Landes (discovery report), Styria-Verlag, Austria 1990. Christoph Höbenreich (2007): "EXPEDITION FRANZ JOSEF LAND. In der Spur der Entdecker nach Norden". Expeditionsbook on the Payer-Weyprecht-Memorialexpedition 2005, the Austro-Hungarian Northpolar-Expedition 1872-1874, the journey of the icebreaker Kapitan Dranitsyn 2006 und an expedition-chronic (publishing house Frederking-Thaler, Munich, ISBN 978-3-89405-499-1. ^ a b Ken Catford. 2007. One summer at Khabarova, Polar Publishing ^ C. Michael Hogan (2008) Polar Bear: Ursus maritimus, Globaltwitcher.com, ed. Nicklas Stromberg Lưu trữ 2008-12-24 tại Wayback Machine Payer-Weyprecht Memorial-Expedition Franz Josef Land 2005 (DE) List of Arctic expeditions Lưu trữ 2019-10-06 tại Wayback Machine Polar literature (In Norwegian) Lưu trữ 2016-03-09 tại Wayback Machine Names and locations of islands of Franz-Joseph-Land Lưu trữ 2013-11-09 tại Wayback Machine Geographical search engine for names of Franz-Joseph-Land islands Lưu trữ 2013-11-09 tại Wayback Machine [1] Lưu trữ 2011-10-02 tại Wayback Machine World's northernmost Christian church Lưu trữ 2007-08-18 tại Wayback Machine | wikipedia |
Thái Ngạc
Thái Ngạc (Phồn thể: 蔡鍔; Giản thể: 蔡锷; Bính âm: Cài È; Wade–Giles: Ts'ai O; 18 tháng 12 năm 1882 – 8 tháng 11 năm 1916) là môt lãnh tụ Cách mạng - quân phiệt Trung Hoa. Ông nguyên danh Thái Cấn Dần (蔡艮寅), tự Tùng Pha (松坡), nguyên tịch tổ tiên tại huyện Thiệu Dương, phủ Bảo Khánh, tỉnh Hồ Nam (Nay là khu Đại Tường, thành phố Thiệu Dương), sinh ở phủ Bảo Khánh, Vũ Cương Châu (Nay là thành phố Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam). Thái Ngạc là chính trị gia - quân sự gia kiệt xuất cuối đời Thanh, đầu Dân Quốc, từng tham gia Cách mạng Tân Hợi. Sau Cách mạng, ông trở thành quân phiệt đầy thế lực ở Vân Nam, và nổi tiếng với vai trò thủ lĩnh lực lượng chống Viên Thế Khải, vì vậy mà ông được tuyên xưng "Hộ quốc Đại tướng quân". Ngày 18 tháng 12 - Quang Tự năm thứ 8, năm 1882, Thái Cấn Dần chào đời ở bờ kè đập Sơn Môn thuộc Vũ Cương Châu, phủ Bảo Khánh, tỉnh Hồ Nam (Nay là trấn Thủy Đông, huyện Đỗng Khẩu, thành phố Thiệu Dương). Thân phụ Thái Chánh (Tự là Chánh Lăng), nguyên quán tại Tưởng Gia Xung, thôn Thân Mục, huyện Thiệu Dương, phủ Bảo Khánh, tỉnh Hồ Nam (Nay là thôn Thái Ngạc, hương Thái Ngạc, khu Đại Tường, thành phố Thiệu Dương). Lúc sự biến Thái Bình Thiên Quốc, tổ phụ Thái Ngạc di cư đến Sơn Môn thuộc Vũ Cương Châu, phủ Bảo Khánh. Thân mẫu họ Vương, cũng ở Sơn Môn, Vũ Cương Châu, phủ Bảo Khánh. Thái Cấn Dần lên 5 tuổi, thân phụ vì kế sinh nhai nên đưa cả gia đình từ bờ đê Sơn Môn, Vũ Cương Châu (Nay là trấn Thủy Đông, huyện Đỗng Khẩu) chuyển sang định cư tại phố Hoàng Bản Kiều, Sơn Môn (Nay là trấn Sơn Môn, huyện Đỗng Khẩu). Năm 6 tuổi Thái Cấn Dần nhập học ở một trường tư thục, lên 10 tuổi thì đọc thông viết thạo. Năm 12 tuổi theo học thầy Phàn Chùy. Tháng 4 năm 1895 - Quang Tự năm thứ 21, Học chánh của Hồ Nam là Giang Tiêu đến Thiệu Dương mở kỳ thi Viện, bài thi của Thái Cấn Dần được sát hạch bởi chính Giang Tiêu, sau đó được tuyển làm học sinh của huyện. Ở tuổi 14, Thái Cấn Dần lại thi tiếp Tuế thí và được xếp hạng Nhất đẳng. Năm 1897 - Quang Tự năm thứ 23, Thái Cấn Dần 15 tuổi theo thầy Phàn Chùy dự kỳ thi Hương. Năm 1898 - Quang Tự năm thứ 24, được sự giới thiệu của Đốc học Từ Nhân Chú, Thái đến Trường Sa nhập học lớp "Thời Vụ học đường" nổi tiếng với các tư tưởng tiến bộ, thầy dạy là Lương Khải Siêu và Đường Tài Thường, vì vậy mà tâm tưởng mang ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những tư tưởng cấp tiến tân thời. Năm 1899 - Quang Tự năm thứ 25, Thái đến Thượng Hải, nhập học trường công lập "Nam Dương", cùng năm 1899, hưởng ứng lời kêu gọi của Lương Khải Siêu, và nhân sự thất bại của "Bách nhật Duy Tân", Thái Cấn Dần cùng các nhân sĩ dân chủ cấp tiến khác xuất dương lưu học Nhật Bản, nhập học trường "Cao đẳng Đại đồng Tokyo", học triết học chính trị và khoa học phổ thông. Trong thời gian học, Thái dùng bút danh "Mạnh Bác" và "Phấn Cách Sanh" khi làm việc cho "Thanh nghị báo" của Lương Khải Siêu. Sau đó không lâu, Thái Cấn Dần nhập học trường "Hoành tân Đông Á thương nghiệp", cùng Lưu Bách Cương và Ngô Lộc Trinh sáng lập "Lệ chí Hội", sau đó gia nhập "Tự lập Hội" của thầy cũ là Đường Tài Thường. Năm 1900 - Quang Tự năm thứ 26, Thái Cấn Dần về nước tham gia cuộc khởi nghĩa của "Độc lập Quân" do Đường Tài Thường lãnh đạo. Khởi nghĩa thất bại, ông đổi tên là Thái Ngạc, rồi trở lại Nhật Bản. Tại Nhật Bản, ông học Quân sự ở trường "Đông Kinh Chấn Võ - Tokyo Shinbu Gakko". Năm 1903 - Minh Trị năm thứ 36, ông nhập học "Học viện Sĩ quan Lục quân Hoàng gia Nhật Bản" thuộc lưu học sinh Trung Quốc kỳ 3 (Đồng khoá với học sinh Nhật Bản kỳ 16), và trở thành học viên khoa Kỵ Binh, đồng niên khoá có Yasuji Okamura, Kenji Doihara và Seishiro Itagaki (Các Tướng lĩnh tương lai của Nhật thời Đệ nhị Thế chiến) cùng 95 lưu học sinh người Trung Quốc - có cả Tưởng Bách Lý khoa Bộ Binh và Trương Hiếu Chuẩn khoa Công Binh - cả ba người được tuyên xưng "Sĩ quan tam kiệt". Thái Ngạc còn là một kỵ sĩ kiệt xuất, tài cưỡi ngựa của ông uy chấn một thời. Ông tốt nghiệp ngày 24 tháng 10 măm 1904. Năm 1904 - Quang Tự năm thứ 30, sau khi tốt nghiệp, Thái Ngạc về nước. Tháng 12 cùng năm, ông được Hạ Chi Thời - Tuần phủ Giang Tây - bổ nhiệm làm Giám đốc trường "Giang Tây Tục bị Tả quân Tùy doanh", sau đổi sang thành Giám đốc trường "Giang Tây tài quan". Tháng 2 năm 1905 - Quang Tự năm thứ 31, ông là trợ lý "Văn phòng huấn luyện Hồ Nam", là huấn luyện viên của trường "Võ bị Hồ Nam" và trường "Binh mục Hồ Nam". Tháng 8 cùng năm, Thái Ngạc đến tỉnh Quảng Tây để nhậm chức Tổng tham mưu kiêm Tổng giáo luyện của Tân quân Quảng Tây, và kiêm nhiệm Tổng lý quan của trường "Tuỳ doanh". Tháng 9 cùng năm, ông kiêm nhiệm Tổng tham mưu "Bộ viện Tuần phủ Quảng Tây", đến tháng 10, kiêm luôn chức Giám sát viên trường quân sự Quảng Tây. Tháng 2 năm 1907 - Quang Tự năm thứ 33, Thái Ngạc trở thành Giám đốc trường "Tiểu học Lục quân Quảng Tây" do chính ông thành lập. Tháng 3 cùng năm, ông kiêm nhiệm Binh bị xử Tổng biện Quảng Tây. Tháng 4 năm 1908 - Quang Tự năm thứ 34, Thái Ngạc được bổ nhiệm làm Đệ nhất Tiêu tiêu thống của Tân luyện thường bị quân Quảng Tây. Tháng 2 năm 1909 - Tuyên Thống nguyên niên, Thái Ngạc được bổ nhiệm làm Tổng biện trường "Lục quân Quảng Tây" tại Long Châu, sau nhậm chức Giám đốc. Tháng 7 năm 1910 - Tuyên Thống năm thứ 2, Thái Ngạc nhậm chức Hiệp thống "Tân quân Hỗn thành hiệp" của Quảng Tây. Tại Quảng Tây, Thái Ngạc đảm nhiệm nhiều chức vụ trong công tác huấn luyện và giảng dạy quân sự. Trong các kỳ thi, ngoài các môn quân sự, ông còn sát hạch các môn khác như thi ca, nhạc phú. Nhiều học sinh thuộc Quế hệ (Quảng Tây) bị đánh trượt vì điểm kém, thành tích không đạt, trong khi những học sinh ở Hồ Nam đồng hương với Thái Ngạc thì được ngợi khen. Vì học viện quân sự Quảng Tây được tài trợ bởi giới tư sản Quảng Tây, các học sinh sau khi tốt nghiệp buộc phải phục vụ trong quân đội Quảng Tây để bảo vệ tỉnh nhà, nên hành động của Thái Ngạc bị giới tư sản Quảng Tây xem như sự thiên vị, gây bất mãn mạnh mẽ, cả giới quý tộc lẫn học sinh Quảng Tây cùng họp bàn để ra quyết định trục xuất Thái, buộc ông phải rời đi. Thêm nữa, về việc bị trục xuất khỏi Quảng Tây, Thái Ngạc cũng cho rằng vì ông luôn tích cực thúc đẩy việc hiện đại hóa quân đội, nhưng những người cách mạng ở Quảng Tây lại xem ông như người ủng hộ nhà Thanh. Tháng 10 năm 1910, phái cách mạng vận động trục xuất Thái Ngạc, nên ông chuyển đến tỉnh Vân Nam công tác. Việc Thái Ngạc bị trục xuất không có gì lạ, vì Quảng Tây là một trong số ít các tỉnh được cai trị bởi các quan chức chính quyền Thanh triều kể cả sau Cách mạng 1911, nên tâm lý quần chúng ở đây có phần bảo thủ, và chủ nghĩa sứ quân cát cứ phát triển mạnh mẽ hơn đến tận cuối triều đại nhà Thanh. Một số nguồn cũng đề cập đến việc Thái Ngạc bí mật duy trì sự liên hệ với Hoàng Hưng (Thủ lĩnh các đạo quân nổi loạn nhằm lật đổ nhà Thanh), bí mật tham gia các tổ chức cách mạng, từng gia nhập và trở thành hội viên "Trung Quốc Đồng minh Hội", nên ông luôn duy trì thái độ cách mạng trong thời gian tại Quảng Tây. Một số người cho rằng Thái Ngạc gia nhập "Đồng minh Hội" năm 1906, nhưng những người khác lại không nghĩ ông gia nhập "Đồng minh Hội" trong khoảng thời gian ở Quảng Tây. Tháng 7 năm 1911 - Tuyên Thống năm thứ 3, Thái Ngạc được bổ nhiệm Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 37 thuộc Quân đoàn 19 của quân đội Vân Nam. Ngày 10 tháng 10 cùng năm, xảy ra cuộc binh biến "Khởi nghĩa Vũ Xương", khởi sự "Cách mạng Tân Hợi", Thái Ngạc cùng một số sĩ quan trẻ ở Vân Nam như Lý Căn Nguyên và Đường Kế Nghiêu quyết định khởi binh hưởng ứng. Vì là sĩ quan chỉ huy có cấp bậc cao, Thái Ngạc được chọn làm "Tổng tư lệnh lâm thời" của quân khởi nghĩa. Đến ngày 30 tháng 10 (Nhằm Tết Trùng Cửu), Thái Ngạc phát động "Khởi nghĩa Trùng Cửu" và chỉ huy Lữ đoàn 37 đánh chiếm thành công Côn Minh - Thủ phủ tỉnh Vân Nam và nắm quyền kiểm soát tỉnh. Ngày 1 tháng 11, thành lập "Đại Trung Hoa Quốc Vân Nam Quân Đô Đốc Phủ", ở tuổi 29, Thái Ngạc được bầu làm Đô đốc Vân Nam. Thái Ngạc ngay lập tức cải tổ quân đội và hệ thống chính trị tỉnh Vân Nam. Lập trường chính trị trong sạch và quyết đoán của ông đã mang lại cho Vân Nam diện mạo mới, chấm dứt sự hỗn loạn và được người dân tin yêu. Sau khi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc được thành lập đầu năm 1912, Thái Ngạc tiếp tục đảm nhiệm chức Đô đốc Vân Nam từ năm 1911 đến 1913, và nổi tiếng là người ủng hộ mạnh mẽ cho nền Cộng hòa cũng như chính trị gia "Trung Quốc Quốc dân Đảng" Tống Giáo Nhân. Ngày 27 tháng 1 năm 1912 - Dân Quốc nguyên niên, Thái Ngạc trở thành Tổng cán sự của "Cộng hòa Thống nhất Đảng". Tháng 8 cùng năm, ông rời khỏi "Cộng hòa Thống nhất Đảng". Ngày 29 tháng 5 năm 1913 - Dân Quốc năm thứ 2, Thái Ngạc trở thành Lý sự danh dự của "Tiến bộ Đảng" do Lương Khải Siêu lãnh đạo kiêm Bộ trưởng Hồ Nam, nhưng không bao lâu thì từ chức. Tuy nhiên, kể từ đó mối quan hệ giữa ông và thầy cũ Lương Khải Siêu càng mật thiết. Viên Thế Khải kế nhiệm Tôn Trung Sơn trở thành Đại Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc. Đảm nhiệm chức Đại Tổng thống chưa được bao lâu, Viên Thế Khải vì không muốn bị hạn chế quyền lực nên xung đột với phe Cách mạng. Phe Cách mạng khởi binh nổi loạn, nhưng không may bị Viên đánh bại, các thủ lĩnh buộc phải trốn sang Nhật hoặc xuống phía Nam lưu vong chờ thời, Sử gọi đây là "Cách mạng lần 2", tại Vân Nam, Thái Ngạc cùng bộ tham mưu của ông chọn thái độ im lặng. E ngại sự lớn mạnh của các tướng lĩnh quân sự các tỉnh, Viên Thế Khải thực thi kế hoạch triệu tập các Đô đốc thân cách mạng hoặc các tướng lĩnh có nguy cơ chống đối tiềm tàng về Bắc Kinh để giám sát. Tháng 3 cùng năm, Tống Giáo Nhân bị thuộc hạ của Viên Thế Khải ám sát, đến tháng 10, Thái Ngạc đi Bắc Kinh sau khi bị Viên cách hết mọi chức vụ đương nhiệm, Đường Kế Nghiêu kế nhiệm ông làm Đô đốc Vân Nam. Tuy giam lỏng Thái Ngạc tại gia ở Bắc Kinh, nhưng Viên Thế Khải vẫn trọng dụng tài năng quân sự và chính trị của Thái Ngạc, nên bổ nhiệm Thái vào những chức vụ quân sự và chính phủ. Tháng 10 năm 1913 - Dân Quốc năm thứ 2, Thái Ngạc nhậm chức Phó chủ tịch "Bộ biên dịch của Quân đội". Ngày 5 tháng 11, ông trở thành Nghị viên "Hội nghị hành chánh". Ngày 1 tháng 5 năm 1914 - Dân Quốc năm thứ 3, Thái Ngạc là Tham chánh thuộc "Tham chánh viện" (Hội đồng quốc gia). Tháng 6 cùng năm, tư dinh của ông tại Bắc Kinh được phong "Tướng quân phủ", riêng Thái Ngạc được Đại Tổng thống tuyên phong "Chiêu Uy tướng quân". Tháng 7, ông là thư ký Văn phòng Lục-Hải quân. Tháng 12, Thái Ngạc nhậm chức Giám sát viên của "Toàn quốc Kinh giới cục". Trong khoảng thời gian ở Bắc Kinh, Thái Ngạc vẫn giữ liên lạc và thường đến thăm hỏi thầy cũ Lương Khải Siêu đang đương nhiệm chức Tổng tài "Tệ chế cục", và do làm việc quá sức, ông mắc bệnh lao, một trong những căn bệnh hiểm nghèo mà thời đó chưa có thuốc chữa trị. Tháng 1 năm 1914, Viên Thế Khải chính thức giải tán Quốc hội, không lâu sau, Viên hủy bỏ luôn "Ước pháp lâm thời" rồi cho xây dựng một nền thống trị "Độc tài của tập đoàn quân phiệt". Tháng 7 cùng năm, Đệ nhất Thế chiến bùng nổ, các cường quốc phương Tây lao vào xâu xé nhau. Nhân cơ hội, Nhật Bản lập tức đánh chiếm đất đai Trung Quốc. Mượn cớ tuyên chiến với Đức, Nhật đưa quân đổ bộ lên Sơn Đông, chiếm vùng Giao Châu Loan và nắm lấy tuyến đường sắt quan trọng. Lúc này, với lý do Trung Quốc nên trung lập trước xung đột Đức - Nhật và Âu châu đại chiến, cho rằng quân đội Trung Hoa vẫn chưa đủ mạnh để đối đầu quân Nhật, và vì Viên đang muốn khôi phục Đế chế với hy vọng được Nhật Bản hậu thuẫn nên còn chần chừ và không mấy tỏ thái độ phản đối, ông ta thậm chí phớt lờ nhiều ý kiến chủ chiến của các tướng lĩnh ái quốc như Thái Ngạc và Tưởng Bách Lý, vốn là các cựu lưu học sinh ở Nhật, và là những thủ lĩnh quân sự mà Bộ tham mưu Nhật e dè nhất vì chính 2 người rất am tường các chiến thuật - chiến lược quân sự của Nhật Bản. Ngày 8 tháng 1 năm 1915 - Dân Quốc năm thứ 4, Nhật Bản đưa ra 21 yêu sách với Viên Thế Khải và chính phủ của ông ta, xem đó là điều kiện để thừa nhận việc Viên Thế Khải lên ngôi Hoàng đế. Ban đầu, Viên Thế Khải cùng ban tham mưu giận dữ phản đối, nhưng sau vì quyền lợi riêng, Viên chấp thuận phần lớn các yêu sách. Thái Ngạc giận dữ tỏ ý phản đối, liên tục đề xuất các kế hoạch chủ chiến nhưng tiếp tục bị phớt lờ, thậm chí còn bị Viên nghi ngờ, giăng mật vụ theo dõi nhiều hơn. Ngày 20 tháng 11 năm 1915, Viên Thế Khải tổ chức "Đại hội đại biểu" được triệu tập đặc biệt nhằm bỏ phiếu tán thành thể chế Quân chủ lập hiến và mời Viên xưng Đế, Viên nhận lời, định ngày mùng một tháng Giêng năm sau (1916) sẽ lên ngôi, lấy niên hiệu Hồng Hiến. Cùng tháng, được tin Viên Thế Khải công bố kế hoạch tái lập Đế chế, Thái Ngạc ban đầu phản đối, nhưng vì lo ngại mật vụ theo dõi, ông phải giả vờ ủng hộ, rồi ngầm thu xếp đưa mẹ cùng vợ con về Vân Nam, với sự giúp đỡ của thầy cũ Lương Khải Siêu, ông viện cớ bệnh nặng, thành công trong việc xin sang Nhật chữa bệnh, rồi từ Nhật trốn về Vân Nam, Lương cũng đến Quảng Tây ủng hộ học trò sau khi từ chức Tổng tài ở "Tệ chế cục". Ngày 12 tháng 12, Viên Thế Khải chính thức chấp thuận những lời "khuyến tiến" đăng cơ Hoàng đế Đế quốc Trung Hoa, khiến toàn quốc phản đối dữ dội. Ngày 19 tháng 12, Thái Ngạc về tới Vân Nam, đến ngày 23 tháng 12, tại Côn Minh, Thái Ngạc hội ý cùng Đường Kế Nghiêu đánh điện đến Bắc Kinh dọa tuyên bố độc lập nếu Viên không từ bỏ Đế mộng trong 2 ngày. Viên từ chối, ngày 25 tháng 12, Vân Nam tuyên bố độc lập. Thái Ngạc tổ chức "Hộ quốc chiến tranh", thành lập "Hộ quốc Quân", ông trở thành Tổng tư lệnh Đệ nhất Quân (Tổng tư lệnh Đệ nhị Quân là Lý Liệt Quân, Tổng tư lệnh Đệ tam Quân là Đường Kế Nghiêu). Sau này nhiều Sử gia mà khởi đầu là Trương Ngọc Pháp đã tuyên xưng Thái Ngạc, Lý Liệt Quân cùng Đường Kế Nghiêu là "Hộ quốc tam kiệt". Mùa Xuân năm 1916 - Dân Quốc năm thứ 5, Thái Ngạc dẫn 2 vạn quân đến tỉnh Tứ Xuyên, đánh bại 8 vạn quân của chính phủ Bắc Kinh tại Lô Châu và Nạp Khê. Ngày 1 tháng 1 năm 1916, Viên Thế Khải chính thức trở thành Hoàng đế Đế quốc Trung Hoa, không lâu sau Thái Ngạc chiếm được Tứ Xuyên. Cùng tháng, theo gương Thái Ngạc, Đô đốc Qúy Châu tuyên bố độc lập. Thái Ngạc tự mình ra sa trường chỉ huy chiến trận mặc cho bản thân đang mang trọng bệnh, quân đội lại ít ỏi nên ban đầu ông phải cắn răng chịu đựng gian khổ, Viên Thế Khải tuy điều động quân đội hùng hậu tiến đánh, nhưng tướng bất tài thì thua trận, tướng giỏi lại tránh giao chiến, quân đội của Viên có lẽ bị thời đại mới ảnh hưởng nên cũng dần không ủng hộ việc xưng Đế nữa. Sự kiên nhẫn của Thái Ngạc đã mang lại kết quả, hàng loạt các tỉnh theo ông phản Viên. Tháng 3, Quảng Tây và Sơn Đông tuyên bố độc lập, Lục Vinh Đình của Quảng Tây phái Trần Bồi Khôn đưa quân đánh Hồ Nam, trong trận Vũ Cương Hành Dương, từ ngày 6 đến 19 tháng 5, quyết tiêu diệt quân đội Bắc Dương tại Hồ Nam. Tháng 4, Quảng Đông và Chiết Giang tuyên bố độc lập. Sơn Tây, Tứ Xuyên và Hồ Nam tuyên bố độc lập vào tháng 5. Phùng Quốc Chương từng là thân tín cũng bỏ rơi Viên và gia nhập quân khởi nghĩa vì Phùng ngay từ đầu vốn không ủng hộ việc tái lập phong kiến. Trước thực tế khốc liệt, Viên chính thức từ bỏ Đế chế ngày 22 tháng 3 sau khi tại vị chỉ 83 ngày. Ngày 8 tháng 5 năm 1916 - Dân Quốc năm thứ 5, Thái Ngạc nhậm chức "Hộ quốc quân quân vụ viện phủ quân". Viên Thế Khải uất ức mà sinh bệnh, chết ngày 6 tháng 6, đến ngày 24 tháng 6, Thái Ngạc được Chính phủ Bắc Kinh tuyên phong "Ích Vũ tướng quân". Ngày 6 tháng 7, Thái Ngạc trở thành Đô đốc Tứ Xuyên. Đoàn Kỳ Thụy, Thủ tướng đương nhiệm, từng tỏ thiện ý mời Thái Ngạc trở lại phương Bắc giúp ổn định chính phủ. Chiến tranh kết thúc, Thái Ngạc đi Fukuoka (Nhật Bản) chữa bệnh. Ngày 7 tháng 8 cùng năm, Thái Ngạc từ chức Đô đốc Tứ Xuyên. Ngày 8 tháng 11 năm 1916, Thái Ngạc qua đời tại Bệnh viện Đại học y khoa Đế quốc Kyushu (Nay là Bệnh viện Đại học Kyushu), hưởng dương 34 tuổi. Quốc hội quyết định tổ chức tang lễ cấp Quốc gia cho Thái Ngạc, người đầu tiên nhận được vinh dự này kể từ khi Trung Hoa Dân Quốc được thành lập. Ngày 12 tháng 4 năm 1917 - Dân Quốc năm thứ 6, Quốc tang đã được cử hành tại núi Nhạc Lộc, thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam cùng một số công quán tại Bắc Kinh, Thượng Hải. Thứ nam của Viên Thế Khải là Viên Khắc Văn xem Thái Ngạc như "Mẫu quân nhân điển hình, đại diện cho tinh thần Quốc gia - Dân tộc, người mang tinh thần tự do hòa nhịp với tinh thần Cộng hòa". Người đời gọi Thái Ngạc là "Tái tạo Cộng hòa Đệ nhất nhân". Thái Ngạc sống cùng mẹ, vợ, thiếp và có 6 người con. Thê (Vợ): Lưu Hiệp Trinh Trưởng nữ: Thái Chú Liên Thứ nữ: Thái Phúc Liên (Mất sớm) Tứ nữ: (Mất sớm) Thiếp: Phan Huệ Anh Tam nữ: Thái Thục Liên Trưởng tử: Thái Đoan Sanh Thứ tử: Thái Vĩnh Ninh Trong khoảng thời gian sống tại Bắc Kinh, để giảm thiểu sự nghi ngờ của Viên Thế Khải, Thái Ngạc giả vờ đam mê tửu sắc, nhiều lần tới lui các tửu lâu, có lẽ vì vậy mà xuất hiện câu chuyện tình nổi tiếng giữa ông với Tiểu Phụng Tiên, nàng kỹ nữ nổi danh chốn kinh thành. Theo đó, Thái Ngạc sau khi gặp đã say mê Phụng Tiên, còn cô vì hiểu rõ tình cảnh của ông, một vị Tướng ái quốc đầy khí khái đang bị trói buộc, nên đã không màng hiểm nguy mà giúp ông trốn thoát để hoàn thành sứ mệnh bảo Quốc vệ Gia. Trên thực tế, có khả năng hai người thật sự là tình nhân, nhưng cũng có thể chỉ là quen biết chứ không yêu đương gì, và người giúp ông chạy trốn thật ra chính là người thiếp Phan Huệ Anh cùng với sự trợ lực của Lương Khải Siêu, riêng Phụng Tiên thừa nhận không hay biết, không liên quan cũng như không được thông báo gì. Dù sao thì chuyện tình lãng mạn đầy cảm động này tuy ngắn ngủi nhưng đã làm say đắm biết bao thế hệ lòng người từ tác phẩm văn học, tuồng kịch đến phim Điện ảnh và Truyền hình. Khi "Khởi nghĩa Trùng Cửu" thành công, quân đội của Thái Ngạc đã giúp đỡ Tổng đốc Vân Nam đương nhiệm Lý Kinh Hy. Lý Kinh Hy từng là người đỡ đầu của Thái Ngạc khi ông chuyển đến Vân Nam công tác. Nhớ ơn xưa, nên trước khi quân nổi dậy tấn công, Thái Ngạc đã nhờ người đưa Lý đến nương náu tạm thời tại Lãnh sự quán Pháp. Sau khởi nghĩa, cũng chính Thái Ngạc là người ra lệnh cho một nhóm binh sĩ lái xe hộ tống đưa Lý Kinh Hy cùng gia quyến rời Vân Nam an toàn (Thái Ngạc cũng ngồi trên một chiếc xe khác đi theo), giúp ông này đến Thượng Hải sống ẩn cư. Nhiều quân phiệt dưới quyền Viên Thế Khải không ủng hộ Đế mộng của Viên, và Thái Ngạc là một trong những lãnh tụ có công buộc Viên thoái vị, nên sau đó trở thành một trong số ít các Tướng lĩnh quân phiệt có ảnh hưởng và sức lôi cuốn bậc nhất. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Thái Ngạc đã làm được 2 điều to lớn được người đời ca ngợi, một là phát động "Khởi nghĩa Trùng Cửu" hưởng ứng cuộc "Khởi nghĩa Vũ Xương" và đẩy nhanh sự thành công của "Cách mạng Tân Hợi", góp phần không nhỏ cho sự ra đời của nhà nước Trung Hoa Dân Quốc, hai là tổ chức "Hộ quốc chiến tranh", dũng cảm đối đầu quân đội Bắc Dương hùng mạnh gấp nhiều lần để buộc Viên Thế Khải thoái lui và khôi phục chính phủ Cộng hòa, đưa quân đội Vân Nam trở thành đội quân tiên phong trong công cuộc kiến lập và bảo vệ các thành quả cách mạng. Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Tôn Trung Sơn và Chu Đức luôn nhắc đến Thái Ngạc với những lời ngợi ca và sự nể trọng đặc biệt. Vì sự anh dũng khi cương quyết chống Viên Thế Khải cũng như tư cách đáng trọng khi ông chọn thái độ rút lui để nước nhà được thống nhất, các tư tưởng quân sự cũng như những lời giáo huấn của Thái Ngạc trong quân đội luôn được ưa chuộng và áp dụng. Thái Ngạc từng viết và xuất bản một vài sách quân sự, mà tiêu biểu là tác phẩm "Kế hoạch quân sự" với ý định vạch ra một kế hoạch hoàn chỉnh nhằm củng cố nền Quốc phòng để bảo vệ Quốc gia trước mọi ý đồ xâm lược của ngoại xâm, mà trước nhất là Nhật Bản. Vài nguồn Sử liệu cho hay Thái Ngạc từng gửi bản thảo "Kế hoạch quân sự" cho Tưởng Bách Lý nhờ phê bình và hiệu đính giúp vào năm 1913, Tưởng cũng có thêm một số ý kiến của riêng mình, có lẽ vì vậy mà Bộ Tổng tham mưu Nhật luôn e ngại Thái Ngạc và Tưởng Bách Lý. Là một quân nhân chuyên nghiệp và yêu nước, Thái Ngạc muốn xây dựng một nền Quốc phòng rộng khắp và mạnh mẽ như Đế quốc Đức, ông đề xuất những kế hoạch vĩ đại nhằm quân sự hóa quốc gia theo hệ thống "Nghĩa vụ quân sự - Cưỡng bách tòng quân" với mục đích trui rèn người công dân hầu đặt dấu chấm hết cho sự suy nhược của dân tộc để đối phó hiệu quả hơn mọi sự xâm lấn của ngoại bang trong tương lai, cũng chính vì vậy mà Thái Ngạc được xem như một trong số ít những người có công lao đóng góp cực kỳ quan trọng trong việc hình thành các tư tưởng quân sự cũng như tổ chức và đặt nền móng hiện đại cho quân đội Trung Hoa sau này. Là một vị tướng, vị chỉ huy, một người thầy trong giới quân sự, Thái Ngạc luyện binh nghiêm ngặt, ông đòi hỏi ở binh sĩ những đức tính căn bản của người lính là kỷ luật, sự đoàn kết và sự rèn luyện cao độ về thể chất - thể dục, có được những điều ấy thì sẽ đạt được những đức tính khác và có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp. Thái Ngạc cũng giản dị hóa các đức tính quân sự của Trung Hoa từ xưa là khôn ngoan, trung thành, nhân từ, chính trực, can đảm và nghiêm khắc, và đề nghị các cấp chỉ huy phải luôn hướng theo lẽ phải của lương tâm, phải can đảm, ngay thẳng, vốn là những đức tính cơ bản của một sĩ quan chỉ huy. Có lẽ nhờ vậy mà quân đội Vân Nam trở thành một trong số ít các đội quân địa phương có tiếng tăm và hùng mạnh nhất nhì trong những năm đầu Dân Quốc kể cả sau khi Thái Ngạc qua đời cả hai thập kỷ. Đường Kế Nghiêu từng là bộ hạ tâm phúc của Thái Ngạc tại Vân Nam. Vì từng là giảng viên quân sự, Thái Ngạc có nhiều học trò ở Hồ Nam, Qúy Châu, Tứ Xuyên, Quảng Tây và Vân Nam, vì vậy mà Viên Thế Khải luôn e dè ông, sắp đặt tư gia của ông ngay gần kề "Tổng thống phủ". Khi còn là giảng viên quân sự tại Quế Lâm, Quảng Tây, Thái Ngạc có người học trò xuất chúng là Lý Tông Nhân, cựu quân phiệt Quảng Tây, Đại tướng Quốc dân Đảng của Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc và là Phó Tổng thống của Trung Hoa Dân Quốc những năm hậu Đệ nhị Thế chiến. Còn khi giảng dạy tại Vân Nam, Thái Ngạc có người học trò khác cũng xuất sắc không kém là Chu Đức, Đại nguyên soái của Hồng quân Cộng sản Đảng, người đặc biệt xem thầy cũ Thái Ngạc là nguồn cảm hứng to lớn, ảnh hưởng đến nửa phần đời đầu tiên của Chu Đức. Năm 1974: Phim truyền hình Đài Loan "Tiểu Phụng Tiên và Thái Tùng Pha" - Nam diễn viên Đường Uy thủ vai Thái Ngạc Năm 1976: Phim truyền hình Hong Kong "Truyện hào hiệp thời cận đại" - Nam diễn viên Lưu Tùng Nhân thủ vai Thái Ngạc Năm 1980: Phim điện ảnh Trung Quốc đại lục "Tri âm" - Nam diễn viên Vương Tâm Cương thủ vai Thái Ngạc Năm 1985: Phim truyền hình Đài Loan "Đại tướng quân và Tiểu Phụng Tiên" - Nam diễn viên Trương Bội Hoa thủ vai Thái Ngạc Năm 1990: Phim truyền hình Hong Kong "Đường Lang tiểu tử" - Nam diễn viên Thiệu Trọng Hành thủ vai Thái Ngạc Năm 2009: Phim truyền hình Hong Kong "Thái Ngạc và Tiểu Phụng Tiên" - Nam diễn viên Lưu Tùng Nhân thủ vai Thái Ngạc Năm 2011: Phim truyền hình Trung Quốc "Hộ quốc Đại tướng quân" - Nam diễn viên Vương Chí Phi thủ vai Thái Ngạc Năm 2011: Phim truyền hình Trung Quốc "Hộ quốc quân hồn truyền kỳ" - Nam diễn viên Vu Vinh Quang thủ vai Thái Ngạc Năm 2011: Phim điện ảnh Trung Quốc đại lục "Kiến đảng vĩ nghiệp" - Nam diễn viên Lưu Đức Hoa thủ vai Thái Ngạc ^ Nhạc Lộc viện ^ Schemmel ^ a b c Beck "Yuan Shikai's Presidency 1912-16" Beck, Sanderson. "Republican China in Turmoil 1912-1926". EAST ASIA 1800-1949. 2007. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2011. 陈贤庆(Chen Xianqing), 民国军阀派系谈 (The Republic of China warlord cliques discussed), 2007 revised edition Schemmel, B. "Cai E". Rulers.org. 2011. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2011. | wikipedia |
Itō Ittōsai
Itō Ittōsai (伊東 一刀斎 (Y Đằng Nhất Đao Trai), Itō Ittōsai? năm sinh năm mất không rõ) là một kiếm khách Nhật Bản sống thời Chiến quốc cho đến đầu thời Edo. Ông họ là Itō, hiệu là Kagehisa, tục danh là Maebara Yagorō. Itō Ittōsai được cho là khai tổ của phái kiếm Ittō-ryū (Nhất đao lưu) cực thịnh vào thời Edo nhưng bản thân ông chưa bao giờ xưng lưu phái của mình là Ittō-ryū. Các đệ tử của ông có những người nổi tiếng như Ono Zenki, Kotōda Toshinao và Ono Tadaaki. Về lai lịch của Ittōsai thì có nhiều thuyết khác nhau và đến giờ vẫn chưa thể đánh giá được đâu là đúng. Về năm sinh thì có thuyết nói Ittōsai sinh năm 1550 (niên hiệu Tenmon thứ 5), có thuyết nói sinh năm 1560 (Eiroku thứ 3), mất năm 1628 (Kan-ei thứ 5), lại có thuyết nói ông mất vào năm 1632 khi đã 90 tuổi. Nhưng tựu trung đều thống nhất rằng Ittōsai là người quận Itō thuộc xứ Izu ngày xưa, lấy nơi xuất thân làm họ. Tuy nhiên tại Itō, địa phương được cho là nơi xuất thân của Ittōsai thì lại hoàn toàn không lưu truyền một huyền thoại, giai thoại nào về nhân vật Itō Ittōsai này. Tuy nhiên, nếu dựa theo giai thoại về thanh kiếm Kamewari-tō (kiếm chém bình) thì thấy Ittōsai xuất thân từ Izu Ōshima, một hòn đảo phía Bắc quần đảo Izu. Năm 14 tuổi, Itō bám theo một tấm khung cửa bơi đến Mishima, tỉ thí với viên tư tế quản đền thờ ở đó là Toda Ippō. Itō thắng trận tỉ thí và được tư tế ban cho bảo kiếm. Một lần khác Itō dùng kiếm này chém chết 7 tên đạo tặc, tên cuối cùng trốn vào trong chiếc bình to và Itō dùng kiếm chém đứt đôi cái bình lẫn người bên trong. Vì thế thanh kiếm có tên là Kamewari-tō. Tuy nhiên, theo sách "Ittō-ryū densho" thì Itō ra đời ở miền Tây Nhật Bản và theo Yamada Jirōkichi, một kiếm thuật gia nổi danh thời Meiji thì trong truyền thư của phái kiếm Kotōda-ryū có ghi chép chuyện Ittōsai ra đời ở Katata thuộc xứ Ōmi. Lại theo sách "Ehon Eiyū Bidan" thì Ittōsai là người vùng Kanazawa xứ Kaga hay vùng Tsuruga xứ Echizen, là kiếm sư của võ tướng Ōtani Yoshitsugu, thành chủ Tsuruga. Vị võ tướng này sau tử chiến trong trận Sekigahara nên Ittōsai trở thành võ sĩ vô chủ, sau về ở ẩn ở xứ Shimōsa đến cuối đời. Về nơi chết của Ittōsai, cũng có thuyết cho rằng ông chết ở thành phố Sasayama thuộc xứ Tamba. Theo sách "Ittō-ryū no Gokui" (cực ý của phái kiếm Ittō-ryū, tác giả Sasamori Junzō) thì Itō đến Edo theo học đoản kiếm Kodachi và Chūdachi với Kanemaki Jisai, cao thủ phái Chūjō-ryū nổi danh với cực ý "Cao thượng kim cang đao". Yagorō (Ittōsai) ngày đêm luyện tập không ngừng nghỉ khiến Kanemaki Jisai cảm tâm mà trao lại hết 5 điểm cực ý, tuyệt học của môn phái gồm các áo nghĩa bí kiếm là "Diệu kiếm" (Myōken), "Tuyệt diệu kiếm" (Zetsumyōken), "Chân kiếm" (Shinken), "Kim sí điểu vương kiếm" (Konjichō Ōken) và "Độc diệu kiếm" (Dokumyōken). Một lần nọ Yagorō bị người thiếp yêu lừa gạt, dẫn thích khách đến ám sát trong lúc ngủ. Trong lúc nguy cấp, Yagorō xuất kì bất ý đánh ra chiêu thức "Phất xả đao" (Hossha-tō), sau trở thành một trong các chiêu kiếm cực ý của mình. Một lần khác, trong lúc viếng thăm đền thờ Tsuruga-oka, Yagorō ngộ ra bí kiếm "Mộng tưởng kiếm" (Musōken) chém chết giặc trong cơn vô thức. Theo sách này thì Yagorō Ittōsai phiêu du khắp các xứ trên toàn cõi Nhật Bản, tỉ thí 33 trận và không bại trận nào. Trong một cuốn sách ghi chép khác của Sanada Shigenobu, một võ tướng sống dưới thời Azuchi đến đầu thời Edo, sách vẫn còn lưu lại đến ngày nay, có mục "Mộng tưởng kiếm tâm pháp thư" chép vào tháng 7 năm Bunroku thứ 4 (1595), rằng có đến hai nhân vật xưng danh Toda Ittōsai. Toda Ittōsai là tên khác của Kanemaki Jisai, sư phụ của Ittōsai và đây cũng là nhân vật không rõ lai lịch nên có khả năng sự tích, xuất thân của hai thầy trò này trùng lặp với nhau. Lại theo sách "Ngọc Anh thập di" của họ Yagyū thì sư phụ của Ittōsai là Yamazaki Seigen. Thực tế có nhân vật Yamazaki Sakon Shōgen Kagenari là em trai của Toda Shigemasa, cao thủ phái kiếm Toda-ryū lừng danh ở xứ Echigo. Nhân vật Yamazaki Kagenari này cũng là một tay hào kiếm trong phái Toda-ryū nên giới nghiên cứu cũng suy đoán rằng có lẽ nhân vật Yamazaki Seigen này chính là Yamazaki Kagenari. Trong những năm Tenshō, Toda Ittōsai có phiêu bạc giang hồ đến xứ Sagami và được rất nhiều người kéo đến xin nhập môn. Khoảng thời gian này Toda Ittōsai nhận Kotōda Toshinao (khai tổ của phái kiếm Kotōda Ittō-ryū, gia thần của họ Hōjō) làm cao đồ. Từ ghi chép này có thể suy đoán rằng Toda Ittōsai chính là Itō Ittōsai. Năm Tenshō thứ 6 (1578), có một người Hoa tên Thập Quan, cao thủ đao thuật Trung Quốc cập bến Sagami, tỉ thí với Ittōsai. Ittōsai tay mang cầm một chiếc quạt đã đánh bại Thập Quan dùng mộc đao. Hoa kiều đến định cư tại Nhật Bản, khi lấy tên Nhật thì thường thêm từ "Quan" trong tên để không quên nguồn gốc. Do vậy trong tâm thức người Nhật, những cái tên "~ Quan" là để chỉ Hoa kiều định cư tại nước này. Đương thời người Nhật chưa biết nhiều về tên họ người Hoa nên "~ Quan" chỉ là những cái tên chung chung dùng để chỉ người Hoa tại Nhật. Do đó rất có thể Thập Quan chỉ là cái tên chung vì không xác định được danh tính của nhân vật đó mà thôi. Trong tùy bút "Mimibukuro" vào cuối thời Edo có ghi lại chuyện đệ tử của Ittōsai là Ono Tadaaki dùng quạt sắt đánh bại đối thủ mang mộc kiếm. Về nội dung thì hoàn toàn giống với câu chuyện của Ittōsai và đến nay vẫn chưa xác minh được câu chuyện này có thật hay chỉ vì hậu nhân yêu thích câu chuyện của Ittōsai mà chép lại, hoặc giả là dựng nên để tuyên truyền cho thuật đánh quạt sắt (Tessen) vốn là một loại võ thuật hộ thân thời bấy giờ. Theo hai tập sách cổ "Ittō-ryū Kōdensho" và "Gekken Sōdan", Ittōsai cho hai cao đồ là Ono Zenki và Mikogami Tenzen tỉ thí với nhau ở xứ Shimōsai. Người thắng cuộc là Tenzen được Ittōsai truyền thụ lại hết bí kĩ của môn phái. Bản thân Tenzen sau này cũng được Ittōsai tiến cử với Tướng quân Tokugawa Ieyasu, đến năm Bunroku thứ 2 (1593) thì được trọng dụng với bổng lộc 200 hộc. Tenzen sau này đổi sang họ mẹ là Ono, xưng danh là Tadaaki. Con trai của Tadaaki là Ono Tadatsune sau dựng nên Onoha Ittō-ryū (phái Ittō-ryū, nhánh Ono), trong khi đó em trai của Tadaaki là Itō Tenzen Tadanari cũng gây dựng nên Itōha Ittō-ryū (phái Ittō-ryū, nhánh Itō). Về sau, các nhánh này còn phân thêm nhiều nhánh nhỏ khác nữa, nhưng tựu trung là đều bắt nguồn từ Ittō-ryū của Ittōsai và có ảnh hưởng nhiều đến Kendō hiện đại. Nhân vật Itō Ittōsai còn xuất hiện trong một số tiểu thuyết thời đại như "Nihon kenkiden Itō Ittōsai" (Truyện quỷ kiếm Nhật Bản Itō Ittōsai), tác giả Mine Ryū Ichirō "Kensei Itō Ittōsai" (Kiếm thánh Itō Ittōsai, bộ 5 tập), tác giả Nitta Yoshio "Itō Ittōsai" (bộ 3 cuốn thượng, trung, hạ), tác giả Tobe Shinjūrō "Itō Ittōsai" (bộ 2 cuốn thượng, hạ), tác giả Yoshimura Ken-ichi "Tenka ichi no ken" (thiên hạ đệ nhất kiếm), tác giả Kojima Hideki "Kengō Ittōsai" (Kiếm hào Ittōsai), tác giả Shibata Tei | wikipedia |
Trung tâm Máy tính Triều Tiên
Trung tâm Máy tính Triều Tiên (KCC) là trung tâm nghiên cứu công nghệ thông tin hàng đầu của chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Thành lập vào ngày 24 tháng 10 năm 1990. KCC điều hành 8 trung tâm phát triển và sản xuất, cùng với 11 trung tâm thông tin khu vực. Ngoài ra KCC còn quản lý Đại học Công nghệ thông tin Máy tính Triều Tiên và cả học viện công nghệ thông tin của nó. KCC có các chi nhánh tại Trung Quốc, Đức, Syria và UAE. Trung tâm có định hướng ưu tiên nghiên cứu Linux, và bắt đầu phát triển bản phân phối Red Star OS được bản địa hóa cho CHDCND Triều Tiên. KCC điều hành Naenara, cổng thông tin chính thức của Triều Tiên. Trong khi KCC tập trung làm việc cho Triều Tiên thì đến năm 2011 trung tâm bắt đầu phục vụ các khách hàng ở châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Đông. Nosotek là một công ty công nghệ thông tin liên doanh của Triều Tiên có nhiệm vụ phát triển các trò chơi máy tính, một trong số đó được News Corporation phát hành. Cỗ máy tìm kiếm "sam heug". Trình soạn thảo "The Naenara" Game máy tính "The Chosun Jang-Gi" Mạng Quốc gia Triều Tiên "Kwangmyong" Chương trình dạy nấu ăn "The Chosun Ryo-Li" Bộ gõ tiếng Triều Tiên "Hana" Chương trình dịch qua lại tiếng Anh - Triều Tiên dùng bút điện tử "Koryo" Chương trình nhận dạng giọng nói Triều Tiên "Nunbora" Bản phân phối Linux ""Pulgunbyol" (RedStar OS) Hệ thống hội thảo video "Cyber Friend", Hệ thống đào tạo từ xa "Cyber Star" Computer Go Software "SilverStar Paduk" Máy tính bảng "Samjiyon" ^ a b c “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2012. ^ Paul Tjia (ngày 18 tháng 11 năm 2011). “North Korea: An Up-and-Coming IT-Outsourcing Destination”. 38 North, School of Advanced International Studies. Johns Hopkins University. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2011. ^ Lee, Jean H. (ngày 25 tháng 7 năm 2011). “North Korea's 'Digital Revolution' Under Way”. AP. Huffingtom Post. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2011. ^ Matthew Campbell & Bomi Lim (ngày 8 tháng 9 năm 2010). “Kim Bowled for Murdoch's Dollars With Korean Games”. Bloomberg. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2010.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ “Wall Street Journal, 27 Sept 2012. Truy cập Nov 2012”. ^ “Samjiyon Android tablet debuts at Pyongyang trade fair, North Korea Tech, 28 Sept 2012. Truy cập Nov 2012”. .kp - tên miền cấp cao nhất của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (ccTLD) Kinh tế Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên KCC Europe Lưu trữ 2012-04-15 tại Wayback Machine | wikipedia |
Jordi Alba
Jordi Alba Ramos (sinh ngày 21 tháng 3 năm 1989) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Tây Ban Nha thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh trái cho câu lạc bộ MLS Inter Miami. Anh thường được coi là một trong những hậu vệ cánh xuất sắc nhất trong thế hệ của mình. Alba bắt đầu sự nghiệp của mình tại Barcelona, nhưng đã bị đào thải sau khi bị cho là quá nhỏ. Sau khi gia nhập Cornellà, anh chuyển đến Valencia. Năm 2012, anh trở lại Barcelona, nơi anh đã giành được mười sáu danh hiệu lớn, bao gồm năm danh hiệu La Liga, năm Copa del Rey và một UEFA Champions League. Sau 23 lần khoác áo đội tuyển và ghi một bàn ở cấp độ trẻ, Alba có trận ra mắt đội tuyển Tây Ban Nha vào năm 2011. Anh là thành viên không thể thiếu của đội hình vô địch UEFA Euro 2012, và cũng là một phần của đội tuyển tại FIFA World Cup vào các năm 2014, 2018, và 2022, và UEFA Euro vào các năm 2016 và 2020. Alba sinh ra ở L'Hospitalet de Llobregat, Barcelona, Catalonia. Anh ấy bắt đầu sự nghiệp của mình ở đội trẻ của Barcelona với tư cách cầu thủ chạy cánh trái, nhưng đã bị câu lạc bộ cho ra đi vào năm 2005 vì quá nhỏ con. Sau đó, anh ấy gia nhập câu lạc bộ lân cận Cornellà và sau gần hai năm, anh rời đi với giá chuyển nhượng 6.000 euro đến Valencia nơi anh đã hoàn thành chương trình học bóng đá của mình. Sau khi giúp đội dự bị thăng hạng từ Tercera División trong mùa giải 2007–08, Alba thi đấu cho dưới dạng cho mượn tại câu lạc bộ Segunda División Gimnàstic Tarragona ở mùa giải tiếp theo, where he made 22 starts.[cần dẫn nguồn] Sau khi trở về Los Che, Alba ra mắt La Liga vào ngày 13 tháng 9 năm 2009, trong chiến thắng 4–2 trước Real Valladolid. Sau đó, anh đá chính trong hai trận liên tiếp tại vòng bảng UEFA Europa League , trước Lille và Slavia Prague (cả hai đều hòa 1–1, lần lượt trên sân khách và sân nhà). Do hàng thủ của Valencia liên tục dính chấn thương, anh đã chơi phần lớn 2009–10 ở vị trí hậu vệ trái, có những màn trình diễn tốt về tổng thể. Ở vị trí đó, vào ngày 11 tháng 4 năm 2010, anh ghi bàn thắng đầu tiên cho câu lạc bộ, trong trận thua 2–3 trên sân khách trước Mallorca. Trong mùa giải 2010–11, vẫn với Unai Emery trên ghế huấn luyện, Alba hầu như luôn được sử dụng ở vị trí hậu vệ, chiến đấu cho vị trí đá chính với Jérémy Mathieu. Anh đã có 27 lần ra sân ở giải đấu khi đội một lần nữa đứng thứ ba, sau đó đủ điều kiện tham dự UEFA Champions League 2011–12. Trong chiến dịch tiếp theo, Emery bắt đầu sử dụng cả hai cầu thủ bên cánh trái của Valencia, một chiến thuật mà ông đã thử nghiệm ở mùa giải trước. Đây là một chiến thuật hiệu quả khi Alba và Mathieu thường xuyên hoán đổi vị trí và hỗ trợ cho nhau trong cả khu vực tấn công và phòng ngự; cuối cùng, cầu thủ đã ghi nhận huấn luyện viên trưởng là "người quan trọng" trong quá trình chuyển đổi thành công của anh sang vai trò phòng ngự hơn. Vào ngày 28 tháng 6 năm 2012, Alba đã ký hợp đồng 5 năm với Barcelona với mức phí chuyển nhượng 14 triệu euro. Anh ra mắt chính thức vào ngày 19 tháng 8, chơi trọn vẹn 90 phút trong chiến thắng 5–1 trên sân nhà trước Real Sociedad. Alba ghi bàn thắng đầu tiên cho Blaugrana vào ngày 20 tháng 10 năm 2012, bàn mở tỷ số trong chiến thắng 5–4 trước Deportivo La Coruña, và ghi một bàn phản lưới nhà. Trong trận đấu tiếp theo, trên sân nhà trước Celtic ở vòng bảng Champions League, anh đã ghi bàn ở phút thứ 93 mang về chiến thắng 2–1. Vào ngày 12 tháng 3 năm 2013, Alba ghi bàn thắng thứ năm trong chiến dịch, ghi bàn trong phút cuối để hoàn tất chiến thắng 4–0 trên sân nhà của Barcelona trước A.C. Milan ở vòng 16 đội Champions League sau thất bại 0–2 ở lượt đi tại San Siro, khi đội của anh trở thành đội đầu tiên trong lịch sử của giải đấu lội ngược dòng với cách biệt như vậy. Anh kết thúc mùa giải đầu tiên tại Barcelona với tư cách nhà vô địch giải đấu, khi đội bóng của Tito Vilanova giành lại danh hiệu từ tay Real Madrid. Vào ngày 2 tháng 6 năm 2015, Alba đã đồng ý với một hợp đồng mới có thời hạn 5 năm với điều khoản mua lại mới là 150 triệu euro. Bốn ngày sau, anh xuất phát trong trận chung kết Champions League, giúp câu lạc bộ giành chiến thắng thứ năm trong giải đấu bằng cách đánh bại Juventus 3–1 tại Olympiastadion của Berlin. Anh ấy đã có 38 lần ra sân trên mọi đấu trường, với một bàn thắng, khi Barça giành được cú ăn ba. Vào ngày 22 tháng 5 năm 2016, Alba đã giành chức vô địch Copa del Rey thứ hai trong sự nghiệp của mình, ghi bàn ở phút thứ 97 của trận chung kết trước Sevilla sau một đường chuyền từ Lionel Messi, trong chiến thắng chung cuộc 2–0 ở hiệp phụ tại Vicente Calderón ở Madrid. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2019, Alba đã đồng ý với một hợp đồng mới có thời hạn 5 năm với điều khoản mua đứt mới trị giá 500 triệu euro. Alba đã bỏ lỡ 50% số trận trong mùa giải 2019–20, vắng mặt 12 trong số 24 trận, do chấn thương gân kheo và chấn thương cơ. Alba đã có màn trình diễn tốt nhất trong mùa giải 2020–21 nơi anh ghi 5 bàn và 13 pha kiến tạo trên mọi đấu trường khi giành Copa del Rey với câu lạc bộ của anh. Vào ngày 9 tháng 8 năm 2021, Jordi Alba được công bố là đội trưởng thứ tư của Barcelona sau khi đội trưởng Lionel Messi rời câu lạc bộ trước mùa giải 2021–22. Vào ngày 24 tháng 5 năm 2023, có thông báo rằng Alba sẽ rời Barcelona vào cuối mùa giải 2022–23, sau khi cầu thủ và câu lạc bộ đạt được thỏa thuận chấm dứt hợp đồng sớm hơn một năm so với thời hạn. Alba đã chơi cho đội tuyển U19 Tây Ban Nha tại Giải vô địch các đội tuyển U19 Châu Âu 2008. Alba được gọi lần đầu tiên vào đội tuyển quốc gia vào ngày 30 tháng 9 năm 2011 cho hai trận cuối ở vòng loại UEFA Euro 2012, gặp Cộng hòa Séc và Scotland. Anh có trận ra mắt vào ngày 11 tháng 10 trong chiến thắng 3–1 trước Scotland. Màn ra mắt ấn tượng của anh đã khẳng định mình là một ứng cử viên kế thừa lâu dài cho hậu vệ Joan Capdevila. Ngoài ra Alba còn được gọi vào đội tuyển U23 Tây Ban Nha thi đấu tại Olympic London 2012. Anh đã chơi tất cả các trận của đội tuyển Tây Ban Nha tại vòng chung kết Euro 2012, giải đấu mà La Roja đã lên ngôi vô địch. Alba là người tật bóng cho Xabi Alonso mở tỉ số trong chiến thắng 2–0 trước Pháp ở tứ kết. Sau đó, anh đón đường chuyền của Xavi để ghi bàn thắng thứ 2 trong chiến thắng 4–0 trước Ý ở trận chung kết. Alba được chọn để chơi 4 trận ở Confederations Cup 2013, đồng thời ghi 2 bàn trong chiến thắng 3–0 trước Nigeria ở vòng bảng. Anh tiếp tục được Vicente Del Bosque lựa chọn vào đội hình Tây Ban Nha tham gia FIFA World Cup 2014, tuy nhiên chỉ đá ba trận do các nhà đương kim vô địch bị loại từ vòng bảng. Anh cũng được chọn vào đội hình tham dự FIFA World Cup 2018 và UEFA Euro 2020. Do đội trưởng tuyển Tây Ban Nha là Sergio Busquets bị nhiễm COVID-19, Alba sẽ là đội trưởng của Tây Ban Nha cho đến khi có thông báo mới. Jordi Alba là mẫu hậu vệ trái toàn diện, có khả năng lên công về thủ rất tốt với tốc độ, kỹ thuật cá nhân thượng hạng. Anh được biết đến với khả năng phối hợp, chọn vị trí và chạy chỗ tốt. Đồng thời, Alba cũng có khả năng kiến tạo tốt tạt bóng từ cánh, và có thể di chuyển bất ngờ vào trung lộ, tận dụng khoảng trống được đối phương tạo ra. Tuy vậy, một số chuyên gia cho rằng điểm yếu của Alba nằm ở khả năng phòng ngự, tuy vậy kỳ năng này của anh đã dần được cải thiện theo thời gian thi đấu. Tốc độ và thể lực tốt giúp Alba có thể tham gia nhiều tình huống cả tấn công và phòng ngự. Nhờ khả năng di chuyển rất nhanh từ sân nhà sang phần sân đối phương, anh có thể tràn lên tấn công và ghi bàn hoặc nhanh chóng lùi về phòng ngự, chống phản công khi đội nhà mất bóng. Anh được coi là một trong những hậu vệ cánh trái xuất sắc nhất thế giới và cũng đã nhận được những lời khen ngợi từ các cựu hậu vệ Joan Capdevila và Roberto Carlos. Tính đến ngày 20 tháng 5 năm 2023 ^ Ra sân tại UEFA Europa League ^ a b c d e f g h i j Ra sân tại UEFA Champions League ^ 4 lần ra sân tại UEFA Champions League, 6 lần ra sân và 1 bàn tại UEFA Europa League ^ a b c d e f g h i Ra sân tại Supercopa de España ^ Ra sân tại FIFA Club World Cup ^ 5 lần ra sân tại UEFA Champions League, 6 lần ra sân và 1 bàn tại UEFA Europa League ^ 2 lần ra sân tại UEFA Champions League, 1 lần ra sân tại UEFA Europa League Tính đến ngày 18 tháng 6 năm 2023 Kể từ trận đấu diễn ra vào ngày 6 tháng 12 năm 2022. Tỷ số của Tây Ban Nha được liệt kê đầu tiên, cột tỷ số cho biết tỷ số sau mỗi bàn thắng của Alba. La Liga: 2012–13, 2014–15, 2015–16, 2017–18, 2018–19, 2022–23 Copa del Rey: 2014–15, 2015–16, 2016–17, 2017–18, 2020–21; Á quân: 2013–14, 2018–19 Supercopa de España: 2013, 2016, 2018, 2022–23 UEFA Champions League: 2014–15 FIFA Club World Cup: 2015 Inter Miami Leagues Cup: 2023 Mediterranean Games: 2009 UEFA Euro: 2012 FIFA Confederations Cup Á quân: 2013 UEFA Nations League: 2022–23 UEFA European Championship Team of the Tournament: 2012 UEFA Champions League Team of the Season: 2014–15 La Liga Team of the Season: 2014–15 ESM Team of the Year: 2017–18, 2018–19 ^ “FIFA U-20 World Cup Egypt 2009™: List of Players: Spain” (PDF). FIFA. 6 tháng 10 năm 2009. tr. 17. Bản gốc (PDF) lưu trữ 13 tháng Mười năm 2009. ^ “Jordi Alba:Overview”. ESPN. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. ^ “Jordi Alba”. FC Barcelona. Truy cập 4 tháng Chín năm 2018. ^ “'Jordi Alba is the best left-back in the world' - Liverpool's Robertson”. sport. 20 tháng 11 năm 2019. Truy cập 14 Tháng sáu năm 2022. ^ “Top 10 Left-Backs in World Football Right Now”. Pundit Feed. 5 tháng 4 năm 2020. Truy cập 14 Tháng sáu năm 2022. ^ Netto, Brendon. “Story of the decade: Sergio Ramos and Jordi Alba among best defenders”. Sport360. Truy cập 14 Tháng sáu năm 2022. ^ “Jordi Alba: Profile”. worldfootball.net. HEIM:SPIEL. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. ^ Jordi Alba, la bala (Jordi Alba, the bullet); Marca, 2 June 2014 (in Spanish) ^ Jordi Alba, el lateral que se incorporó por sorpresa (Jordi Alba, the full back who joined by surprise) Lưu trữ 10 tháng 6 2016 tại Wayback Machine; Sphera Sports, 4 January 2014 (in Spanish) ^ Jordi Alba ya es grana y Campano puede quedarse (Jordi Alba is already grana and Campano might stay); Diario AS, 26 July 2008 (in Spanish) ^ Villa stars in Valencia win Lưu trữ 25 tháng 10 2012 tại Wayback Machine; ESPN Soccernet, 13 September 2009 ^ “Subs come good for Lille and Valencia”. UEFA. 17 tháng 9 năm 2009. Truy cập 16 Tháng hai năm 2016. ^ “Slavia stand firm to halt Valencia”. UEFA. 22 tháng 10 năm 2009. Truy cập 16 Tháng hai năm 2016. ^ Los Che complete woeful week Lưu trữ 25 tháng 10 2012 tại Wayback Machine; ESPN Soccernet, 11 April 2010 ^ “UEFA Champions League Draw 2011/12: Man City Placed In Group Of Death, Arsenal Get Borussia Dortmund”. TheHardTackle. 26 tháng 8 năm 2011. Truy cập 26 Tháng Ba năm 2021. ^ Barcelona 2–1 Valencia: Barca outmanoeuvred early on, but stage second half fightback Lưu trữ 10 tháng 12 2012 tại Wayback Machine; Zonal Marking, 19 October 2010 ^ Valencia 2–2 Barcelona: Emery gets the better of Guardiola early on, but Barca fight back Lưu trữ 25 tháng 7 2013 tại Wayback Machine; Zonal Marking, 22 September 2011 ^ Tactical breakdown of Valencia 2 – Barcelona 2 (Emery v Guardiola) Lưu trữ 28 tháng 12 2011 tại Wayback Machine; 101 Great Goals, 22 September 2011 ^ Alba anxious to learn; FIFA, 5 October 2011 ^ Agreement with Valencia over Jordi Alba; FC Barcelona, 28 June 2012 ^ “Messi bags brace for five-goal Barca”. ESPN Soccernet. 19 tháng 8 năm 2012. Bản gốc lưu trữ 23 Tháng tám năm 2012. Truy cập 20 Tháng tám năm 2012. ^ “El Barça ganó 5–4 en el día más desafortunado de Víctor Valdés” [Barça won 5–4 on Víctor Valdés' most unfortunate day]. Mundo Deportivo (bằng tiếng Tây Ban Nha). 21 tháng 10 năm 2012. Truy cập 21 tháng Mười năm 2012. ^ “Alba, el primero en marcar un gol y un autogol desde Kluivert en 2003” [Alba, the first to score a goal and an own goal since Kluivert in 2003]. Mundo Deportivo (bằng tiếng Tây Ban Nha). 21 tháng 10 năm 2012. Truy cập 21 tháng Mười năm 2012. ^ “Last-gasp Barcelona break Celtic hearts”. UEFA. 23 tháng 10 năm 2012. Truy cập 24 tháng Mười năm 2012. ^ “Breathtaking Barcelona blow Milan away”. UEFA. 12 tháng 3 năm 2013. Truy cập 13 Tháng Ba năm 2013. ^ “The first La Liga title for eight FC Barcelona players”. FC Barcelona. 13 tháng 5 năm 2015. Truy cập 7 Tháng sáu năm 2015. ^ “Agreement to extend Jordi Alba's contract until 30 June 2020”. FC Barcelona. 2 tháng 6 năm 2015. Truy cập 2 Tháng sáu năm 2015. ^ “Barcelona see off Juventus to claim fifth title”. UEFA. 6 tháng 6 năm 2015. Truy cập 7 Tháng sáu năm 2015. ^ “Almería 1–2 Barcelona”. BBC Sport. 8 tháng 11 năm 2014. Truy cập 16 Tháng hai năm 2016. ^ “Barça make history with second treble!”. FC Barcelona. 6 tháng 6 năm 2015. Bản gốc lưu trữ 7 Tháng sáu năm 2015. Truy cập 7 Tháng sáu năm 2015. ^ “Messi sirve el doblete” [Messi hands out double]. Marca (bằng tiếng Tây Ban Nha). 22 tháng 5 năm 2016. Truy cập 23 tháng Năm năm 2016. ^ “Jordi Alba, a blaugrana until 2024”. FC Barcelona. 11 tháng 3 năm 2019. Truy cập 9 tháng Năm năm 2019. ^ Ram, Sachin Prabhu (26 tháng 5 năm 2020). “Analysis: Jordi Alba, attacking prowess”. Barca Universal (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ 8 Tháng sáu năm 2020. Truy cập 28 tháng Năm năm 2020. ^ “Jordi Alba, the defender with the most goals and assists”. FC Barcelona. 25 tháng 2 năm 2021. Truy cập 9 Tháng tám năm 2021. ^ Bona, German (9 tháng 8 năm 2021). “Jordi Alba, cuarto capitán del Barça”. Sport (bằng tiếng Spanish). Truy cập 9 Tháng tám năm 2021.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết) ^ Barcelona, FC (24 tháng 5 năm 2023). “Jordi Alba to leave FC Barcelona at the end of the season”. FC Barcelona. FC Barcelona. Truy cập 24 tháng Năm năm 2023. ^ “Spain pick Euros trio for Games”. BBC Sport (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021. ^ UEFA.com (23 tháng 6 năm 2012). “Centurion Alonso sends Spain past France into EURO 2012 last four”. UEFA.com (bằng tiếng Anh). Truy cập 19 tháng Mười năm 2021. ^ UEFA.com (1 tháng 7 năm 2012). “Spain overpower exhausted Italy to win UEFA EURO 2012 final”. UEFA.com (bằng tiếng Anh). Truy cập 19 tháng Mười năm 2021. ^ “FIFA”. fifa.com (bằng tiếng Anh). Truy cập 19 tháng Mười năm 2021. ^ “Spain World Cup squad news: Chelsea star Alvaro Morata misses out on Russia 2018 | Goal.com”. www.goal.com. Truy cập 19 tháng Mười năm 2021. ^ “Trent Alexander-Arnold to miss Euro 2020 due to injury”. The Independent (bằng tiếng Anh). 3 tháng 6 năm 2021. Truy cập 19 tháng Mười năm 2021. ^ “Euro 2020: new Spain captain Jordi Alba talks exclusively to AS”. AS.com (bằng tiếng Anh). 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập 19 tháng Mười năm 2021. ^ Wilson, Jonathan. “As opponents adapt, Jordi Alba helping to give Spain a new dimension”. Sports Illustrated. ^ Cernensek, Bostjan (2 tháng 9 năm 2012). “Getting To Know: Jordi Alba”. Barca Blaugranes (bằng tiếng Anh). Truy cập 19 tháng Mười năm 2021. ^ “Jordi Alba will become better than Roberto Carlos, says Capdevila | Goal.com”. www.goal.com. Truy cập 19 tháng Mười năm 2021. ^ “Fullback Alba giving Spain added goalscoring value”. Reuters (bằng tiếng Anh). ngày 8 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021. ^ “Jordi Alba 'pagó' el presupuesto del Cornellà” [Jordi Alba 'paid' the budget of Cornellà]. Mundo Deportivo (bằng tiếng Tây Ban Nha). 19 tháng 1 năm 2021. Truy cập 21 Tháng sáu năm 2021. ^ “Jordi Alba: Jordi Alba Ramos 2008–09”. BDFutbol. Truy cập 4 tháng Chín năm 2018. ^ “Jordi Alba: Jordi Alba Ramos 2009–10”. website. Truy cập 4 tháng Chín năm 2018. ^ “Jordi Alba: Jordi Alba Ramos 2010–11”. website. Truy cập 4 tháng Chín năm 2018. ^ “Jordi Alba: Jordi Alba Ramos 2011–12”. BDFutbol. Truy cập 4 tháng Chín năm 2018. ^ “Jordi Alba: Jordi Alba Ramos 2012–13”. BDFutbol. Truy cập 4 tháng Chín năm 2018. ^ “Jordi Alba: Jordi Alba Ramos 2013–14”. BDFutbol. Truy cập 4 tháng Chín năm 2018. ^ “Jordi Alba: Jordi Alba Ramos 2014–15”. BDFutbol. Truy cập 4 tháng Chín năm 2018. ^ “Jordi Alba: Jordi Alba Ramos 2015–16”. BDFutbol. Truy cập 4 tháng Chín năm 2018. ^ “Jordi Alba: Jordi Alba Ramos 2016–17”. BDFutbol. Truy cập 4 tháng Chín năm 2018. ^ “Jordi Alba: Jordi Alba Ramos 2017–18”. BDFutbol. Truy cập 4 tháng Chín năm 2018. ^ “Jordi Alba: Jordi Alba Ramos 2018–19”. BDFutbol. Truy cập 4 tháng Chín năm 2018. ^ “Jordi Alba: Jordi Alba Ramos 2019–20”. BDFutbol. Truy cập 4 tháng Chín năm 2019. ^ “Jordi Alba: Jordi Alba Ramos 2020–21”. BDFutbol. Truy cập 28 tháng Chín năm 2020. ^ “Jordi Alba: Jordi Alba Ramos 2021–22”. BDFutbol. Truy cập 28 tháng Chín năm 2021. ^ “Jordi Alba: Jordi Alba Ramos 2022–23”. BDFutbol. Truy cập 1 tháng Mười năm 2022. ^ a b “Jordi Alba”. EU-Football.info. Truy cập 14 Tháng sáu năm 2021. ^ “Barcelona 2012–13: Statistics”. BDFutbol. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. ^ “Barcelona 2014–15: Statistics”. BDFutbol. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. ^ “Barcelona 2015–16: Statistics”. BDFutbol. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. ^ “Barcelona 2017–18: Statistics”. BDFutbol. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. ^ “Barcelona 2018–19: Statistics”. BDFutbol. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. ^ “Acta del Partido celebrado el 30 de mayo de 2015, en Barcelona” [Minutes of the Match held on 30 May 2015, in Barcelona] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Royal Spanish Football Federation. Bản gốc lưu trữ 22 Tháng sáu năm 2020. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. ^ “Acta del Partido celebrado el 22 de mayo de 2016, en Madrid” [Minutes of the Match held on 22 May 2016, in Madrid] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Royal Spanish Football Federation. Bản gốc lưu trữ 15 Tháng sáu năm 2020. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. ^ “Acta del Partido celebrado el 27 de mayo de 2017, en Madrid” [Minutes of the Match held on 27 May 2017, in Madrid] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Royal Spanish Football Federation. Bản gốc lưu trữ 22 Tháng sáu năm 2020. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. ^ “Acta del Partido celebrado el 21 de abril de 2018, en Madrid” [Minutes of the Match held on 21 April 2018, in Madrid] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Royal Spanish Football Federation. Bản gốc lưu trữ 15 Tháng sáu năm 2020. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. ^ Lowe, Sid (17 tháng 4 năm 2021). “Messi stars as Barcelona thrash Athletic Bilbao to lift Copa del Rey”. The Guardian. Truy cập 19 Tháng tư năm 2021. ^ “Acta del Partido celebrado el 16 de abril de 2014, en Valencia” [Minutes of the Match held on 16 April 2014, in Valencia] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Royal Spanish Football Federation. Bản gốc lưu trữ 15 Tháng sáu năm 2020. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. ^ “Acta del Partido celebrado el 25 de mayo de 2019, en Sevilla” [Minutes of the Match held on 25 May 2019, in Seville] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Royal Spanish Football Federation. Bản gốc lưu trữ 15 Tháng sáu năm 2020. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. ^ “Acta del Partido celebrado el 21 de agosto de 2013, en Madrid” [Minutes of the Match held on 21 August 2013, in Madrid] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Royal Spanish Football Federation. Bản gốc lưu trữ 15 Tháng sáu năm 2020. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. “Acta del Partido celebrado el 28 de agosto de 2013, en Barcelona” [Minutes of the Match held on 28 August 2013, in Barcelona] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Royal Spanish Football Federation. Bản gốc lưu trữ 15 Tháng sáu năm 2020. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. ^ “Acta del Partido celebrado el 14 de agosto de 2016, en Sevilla” [Minutes of the Match held on 14 August 2016, in Seville] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Royal Spanish Football Federation. Bản gốc lưu trữ 15 Tháng sáu năm 2020. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. “Acta del Partido celebrado el 17 de agosto de 2016, en Barcelona” [Minutes of the Match held on 17 August 2016, in Barcelona] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Royal Spanish Football Federation. Bản gốc lưu trữ 15 Tháng sáu năm 2020. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. ^ “Acta del Partido celebrado el 12 de agosto de 2018, en Tanger” [Minutes of the Match held on 12 August 2018, in Tangier] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Royal Spanish Football Federation. Bản gốc lưu trữ 15 Tháng sáu năm 2020. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. ^ Baynes, Ciaran (15 tháng 1 năm 2023). “Real Madrid 1-3 Barcelona: Gavi stars as Barca dominate to win Spanish Super Cup”. Euro Sport. Truy cập 16 Tháng Một năm 2023. ^ “2014/15, Final: Juventus 1–3 Barcelona: Overview”. UEFA. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. ^ “Match report: Club Atlético River Plate – Futbol Club Barcelona”. FIFA. Bản gốc lưu trữ 8 tháng Bảy năm 2019. ^ “ITA – ESP 1:2 (0:0)” (PDF). Pescara 2009. 4 tháng 7 năm 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ 15 Tháng hai năm 2012. Truy cập 10 Tháng tư năm 2014. ^ “Final: Spain 4–0 Italy: Line-ups”. UEFA. Truy cập 22 Tháng sáu năm 2020. ^ “Match report: Brazil – Spain”. FIFA. Bản gốc lưu trữ 12 tháng Năm năm 2019. ^ “UEFA Euro 2012 Team of the Tournament”. UEFA. 2 tháng 7 năm 2012. Truy cập 9 tháng Bảy năm 2014. ^ “UEFA Champions League squad of the season”. UEFA. 9 tháng 6 năm 2015. Truy cập 9 Tháng sáu năm 2015. ^ “The 2014/15 Liga BBVA Ideal XI”. Liga de Fútbol Profesional. 15 tháng 6 năm 2015. Bản gốc lưu trữ 15 tháng Chín năm 2018. Truy cập 17 Tháng sáu năm 2015. ^ ESM Top-Elf: Ein Bayern-Star in Europas Elite. Abendzeitung (bằng tiếng Hàn). Truy cập 22 Tháng sáu năm 2018. ^ “Reus, Kimmich und ter Stegen im ESM-Team der Saison” (bằng tiếng Đức). kicker. Lưu trữ bản gốc 30 Tháng sáu năm 2019. Truy cập 27 Tháng hai năm 2020. Profile at the FC Barcelona website Jordi Alba tại BDFutbol CiberChe biography and stats (tiếng Tây Ban Nha) Jordi Alba tại National-Football-Teams.com Jordi Alba – Thành tích thi đấu FIFA Jordi Alba – Thành tích thi đấu tại UEFA | wikipedia |
Aethopyga
Aethopyga là một chi chim thuộc họ Hút mật (Nectariniidae). Các thành viên thuộc chi này có thể được tìm thấy ở Nam Á, Đông Nam Á và phía Nam Trung Hoa. Nhiều loài trong số đó, tỉ như hút mật mũ xám, hút mật cánh kim, hút mật đẹp, hút mật núi Apo, và hút mật Lina là loài bản địa ở Philippines. Chi này bao hàm các loài sau: Aethopyga belli: Hút mật đẹp Aethopyga boltoni: Hút mật núi Apo Aethopyga christinae: Hút mật đuôi nhọn hay hút mật đuôi chẻ Aethopyga duyvenbodei: Hút mật thanh lịch Aethopyga eximia: Hút mật hông trắng Aethopyga flagrans: Hút mật lửa Aethopyga gouldiae: Hút mật họng vàng hay hút mật Gould Aethopyga ignicauda: Hút mật đuôi lửa Aethopyga linaraborae: Hút mật Lina Aethopyga mystacalis: Hút mật đỏ tươi Aethopyga nipalensis: Hút mật Nepal hay hút mật đuôi lục Aethopyga primigenia: Hút mật mũ xám Aethopyga pulcherrima: Hút mật cánh kim Aethopyga saturata: Hút mật ngực đỏ hay hút mật họng đen Aethopyga shelleyi: Hút mật dễ thương Aethopyga siparaja: Hút mật đỏ hay hút mật đỏ thắm Aethopyga temminckii - đôi khi gộp trong A. mystacalis: Hút mật Temminck Aethopyga vigorsii - đôi khi gộp trong A. siparaja: Hút mật đỏ thắm miền tây ^ a b c d e Có mặt tại Việt Nam Dữ liệu liên quan tới Aethopyga tại Wikispecies | wikipedia |
Trần Thành (thủ tướng)
Trần Thành (phồn thể: 陳誠; giản thể: 陈诚; bính âm: Chén Chéng; 4 tháng 1, 1897 – 5 tháng 3 năm 1965), là nhân vật chính trị và quân sự Trung Hoa, và một trong những tư lệnh chủ chốt của Quân đội Cách mạng Quốc dân trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2 và Nội chiến Trung Hoa. Sau khi đến Đài Loan vào cuối Nội chiến, ông trải các chức Chủ tịch tỉnh Đài Loan, Phó tổng thống và Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc. Ông đại diện Trung Hoa Dân Quốc trong các chuyến viếng thăm Hoa Kỳ. Ông cũng có công thực thi các chương trình cải cách ruộng đất và giảm thuế, khiến nông dân sở hữu được ruộng đất của họ, do đó đánh bại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản. Tiếng tốt của ông vẫn còn đến ngày nay. Tên hiệu của ông là Trần Từ Tu (phồn thể: 陳辭修; giản thể: 陈辞修; bính âm: Chén Cíxiū). Sinh tại Thanh Điền, Chiết Giang, ông tốt nghiệp trường quân sự Bảo Định (保定軍校) năm 1922, rồi vào trường quân sự Hoàng Phố hai năm sau. Tại đây ông lần đầu gặp Tưởng Giới Thạch, về sau là Hiệu trưởng trường. Trần sau đó gia nhập Quân đội Cách mạng Quốc dân tham gia Chiến tranh Bắc phạt. Trong Chiến tranh Bắc phạt, Trần bộc lộ khả năng cầm quân. Chỉ trong một năm, ông được thăng từ Tư lệnh tiểu đoàn lên Tư lệnh sư đoàn. Trong các trận chiến với các quân phiệt, Trần lập nhiều công lao, nhờ đó được lên chức Tư lệnh Binh đoàn 18. Từ năm 1931, Trần được giao nhiệm vụ trấn áp Hồng quân. Trong hàng loạt chiến dịch tìm kiếm chủ lực Hồng quân, quân của Trần tổn thất nặng nề. Trong chiến dịch lần thứ 5, ông cuối cùng cũng đánh bại được Hồng quân, buộc họ phải tiến hành Vạn lý Trường chinh. Những chiến dịch chống cộng kết thúc sau Sự biến Tây An, khi Tưởng và giới chức Quốc dân đảng buộc phải đồng ý hợp tác với phe Cộng sản kháng Nhật. Trong trận Thượng Hải, ông là một trong những cố vấn quân sự hàng đầu của Tưởng Giới Thạch, ông đề xuất ý kiến nên tránh đối đầu với quân Nhật ở miền Bắc Trung Hoa, nơi Quân đội Quốc dân chỉ được trang bị kém và thiếu phương tiện vận tải. Sau khi mất Thượng Hải và Nam Kinh, Trần lui về Hồ Bắc để chỉ huy trận Vũ Hán trong năm 1938. Vũ Hán là tổng hành dinh tạm thời của Quân đội Quốc dân. Quân Nhật tuy nhiên vẫn đánh bại được quân Trung Hoa dù tổn thất nặng nề và chiếm được Vũ Hán ngày 25 tháng 10 năm 1938. Sau đó trong chiến tranh, Trần tiếp tục chỉ huy trận Trường Sa, trận Nghi Xương và trận Dự Tây. Năm 1943, ông được bổ nhiệm Tư lệnh Quân viễn chinh Trung Hoa tại Miến Điện đến khi ông được Vệ Lập Hoàng thay thế vì bị bệnh. Sau Chiến tranh, Trần lên làm Tổng tham mưu trưởng và Tư lệnh Hải quân. Ông theo lệnh Tưởng bắt đầu tấn công vùng giải phóng do Hồng quân chiếm đóng, dẫn đến Nội chiến Trung Hoa lại bùng phát. Năm 1947, Trần đến Mãn Châu chỉ huy Quân đội Quốc dân chống lại quân Cộng sản. Ông phạm sai lầm chiến lược khi giải tán các trung đoàn bảo an địa phương, vì họ từng phục vụ trong Quân đội Mãn Châu Quốc, kết quả là quân số lực lượng Quốc dân tại Mãn Châu từ 1,3 triệu người chỉ còn không đến 480.000. Ông cũng cách chức một số tướng lĩnh có khả năng nhất trong Quân đội Quốc dân, như Đỗ Duật Minh, Tôn Lập Nhân, Trịnh Động Quốc và Trần Minh Nhân. Kết quả là ông liên tiếp thảm bại và Tưởng Giới Thạch cách chức ông và phái Vệ Lập Hoàng làm Tư lệnh thay thế, Phạm Hán Kiệt làm Phó tư lệnh và Chủ nhiệm Bộ Tư lệnh tiền tuyến Cẩm Châu. Trần đi Đài Loan nghỉ phép để chữa bệnh dạ dày kinh niên. Tưởng bổ nhiệm Trần làm Chủ tịch tỉnh Đài Loan năm 1949 để xây dựng Đài Loan thành căn cứ cho Quốc dân đảng. Sau khi lực lượng Quốc dân rút ra Đài Loan, Trần tiếp tục giữ những chức vụ quan trọng như Phó tổng tài Quốc dân đảng, Phó tổng thống và Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc. Trong những năm ở Đài Loan, ông đưa ra nhiều chương trình cải cách ruộng đất, kinh tế và phát triển mô hình tái thiết Đài Loan. Ông ngăn được chủ nghĩa cộng sản lan đến Đài Loan vì nông dân được sở hữu ruộng đất mà họ cày cấy. Những chủ đất cũ được trao cho cổ phiếu từ những tập đoàn do chính quyền nắm giữ. Ông cũng có công khởi dựng một vài công trình xây dựng. Một trong số đó là hồ chứa nước Thạch Môn, giúp giảm ngập lụt và tăng sản lượng lúa gạo. Ông là một trong những lãnh đạo nổi tiếng tại Đài Loan. Trần chết vì ung thư gan năm 1965. Tro cốt của ông được đưa về Tu viện Phổ Quang Sơn, quận Cao Hùng (nay thuộc thành phố Cao Hùng) vào tháng 8 năm 1995. Ông lấy bà Đàm Tương, con gái Đàm Diên Khải, Cựu Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc. Con trai cả của họ, Trần Lý An, cũng trở thành một chính trị gia và từng thất cử trong cuộc tranh cử Tổng thống. Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc Quân sự Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch Dupuy, Trevor N. The Harper Encyclopedia of Military Biography, New York, 1992 http://www.generals.dk/general/Chen_Cheng/_/China.html Ministry of National Defense R.O.C [1] US Naval War College Lưu trữ 2006-10-25 tại Wayback Machine http://cgsc.leavenworth.army.mil/carl/download/csipubs/bjorge_huai.pdf Lưu trữ 2009-03-26 tại Wayback Machine Dữ liệu liên quan tới Trần Thành (thủ tướng) tại Wikispecies | wikipedia |
Hút mật bụng vàng
Hút mật Gould hay Hút mật bụng vàng (danh pháp hai phần: Aethopyga gouldiae) là một loài chim thuộc Họ Hút mật. Hút mật bụng vàng phân bố ở Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Lào, Myanma, Nepal, Thái Lan, và Việt Nam. Môi trường sinh sống tự nhiên của nó là rừng núi ẩm ôn đới và cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. ^ BirdLife International (2016). “Aethopyga gouldiae”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T22718077A94565475. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T22718077A94565475.en. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012. BirdLife International 2004. Aethopyga gouldiae[liên kết hỏng]. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Downloaded on ngày 25 tháng 7 năm 2007. | wikipedia |
Hút mật đuôi chẻ
Hút mật đuôi chẻ, Hút mật đuôi chĩa hay Hút mật đuôi nhọn (danh pháp hai phần: Aethopyga christinae) là một loài chim thuộc Họ Hút mật. Hút mật đuôi chẻ phân bố Trung Quốc, Hồng Kông, Lào, và Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của nó là rừng đất thấp ẩm cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Đây là loài dị hình giới tính. Loài chim này xuất hiện trên tem bưu chính được sử dụng phổ biến nhất của Hồng Kông. A. c. latouchii: Từ trung Trung Quốc tới trung Đông Dương. A. c. sokolovi: Nam Việt Nam. A. c. christinae: Hải Nam, Hồng Kông. ^ Trần Văn Chánh (2008). “Danh lục các loài chim ở Việt Nam (đăng trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 5(70) (2008))”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2014. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012. Dữ liệu liên quan tới Aethopyga christinae tại Wikispecies BirdLife International 2004. Aethopyga christinae. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Downloaded on ngày 25 tháng 7 năm 2007. | wikipedia |
Bách thanh vằn
Bách thanh vằn hay Bách thanh hổ (danh pháp hai phần: Lanius tigrinus) là một loài chim thuộc Họ Bách thanh (Laniidae).. Bách thanh vằn được tìm thấy trong môi trường sống rừng ở khắp phía đông châu Á. Nó là một con chim thường đơn độc nhút nhát, ít bị chú ý hơn so với hầu hết các chim bách thanh khác. Giống như chim bách thanh khác, chúng là loài ăn thịt, chúng ăn động vật nhỏ. Tổ của nó được xây dựng trên cây và chim mái đẻ mỗi lứa 3-6 trứng. ^ BirdLife International (2008). Lanius tigrinus. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2008. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012. Oriental Bird Images: Tiger Shrike Lanius tigrinus Lưu trữ 2009-08-17 tại Wayback Machine | wikipedia |
Chi (định hướng)
Chi trong tiếng Việt có thể hiểu theo các nghĩa sau: Chi (sinh học) là một đơn vị phân loại sinh học đứng trên loài (species) và dưới họ (familia). Chi (giải phẫu) để chỉ bộ phận tay và/hoặc chân của cơ thể động vật bậc cao. Chi (họ người), họ người Á Đông. Chi là từ viết tắt của Can Chi trong Lịch Trung Quốc. Chi (kế toán), khoản chi. Chi phí, một thuật ngữ trong kinh tế. Chi (thần thoại) là một loài rồng trong thần thoại Trung Quốc Trang định hướng này liệt kê những bài viết liên quan đến tiêu đề Chi. Nếu bạn đến đây từ một liên kết trong một bài, bạn có thể muốn sửa lại để liên kết trỏ trực tiếp đến bài viết dự định. | wikipedia |
Hút mật Nepal
Hút mật Nepal hay hút mật đuôi lục (danh pháp hai phần: Aethopyga nipalensis) là một loài chim trong họ Hút mật (Nectariniidae). Loài này sinh sống trong khu vực bao gồm Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanma, Nepal, Thái Lan và Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng ôn đới và các rừng miền núi cận nhiệt đới hay nhiệt đới ẩm ướt. A. n. horsfieldi: Từ tây Himalaya tới tây Nepal. A. n. nipalensis: Trung và đông Nepal, bắc Ấn Độ. A. n. koelzi: tây nam Tây Tạng, Bhutan, từ đông Bangladesh tới trung nam Trung Quốc và bắc Việt Nam. A. n. victoriae: tây Myanma A. n. karenensis: đông Myanma A. n. angkanensis: tây bắc Thái Lan. A. n. australis: phần bán đảo của Thái Lan. A. n. blanci: Lào. A. n. ezrai: đông nam Campuchia và nam Việt Nam. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012. BirdLife International 2009. Aethopyga nipalensis trong IUCN 2011. IUCN Red List of Threatened Species. Phiên bản 2011.2. Tra cứu ngày 22 tháng 2 năm 2012. | wikipedia |
Tôn Truyền Phương
Tôn Truyền Phương (giản thể: 孙传芳; phồn thể: 孫傳芳; bính âm: Sūn Chuánfāng) (1885 – 13 tháng 11 năm 1935), tự Hinh Viễn (馨远), có biệt hiệu "Lãnh chúa Nam Kinh" hay "Tổng Tư lệnh Liên quân 5 tỉnh" là một tướng quân phiệt Trực hệ và bộ hạ của "Đại soái" Ngô Bội Phu (1874-1939). Tôn Truyền Phương sinh tại Lịch Thành, Sơn Đông. Ông vào học tại trường lục quân Bắc Dương năm 1904 rồi được cử sang Nhật tiếp tục học, sau khi trở về gia nhập quân Bắc Dương rồi gia nhập Trực hệ, nhanh chóng thăng tiến. Tôn trở thành Đốc quân Phúc Kiến ngày 20 tháng 3 năm 1923. Năm 1924, khi Chiến tranh Giang-Chiết nổ ra, Tôn chỉ huy Quân đoàn 4 tại Phúc Kiến. Một trong những hành động đầu tiên của ông là ủng hộ đồng minh Tề Tiếp Nguyên, từ phía Nam tiến lên, đánh bại viên tướng quân phiệt Lư Vĩnh Tường kình địch và chiếm được Thượng Hải. Ông được thăng thưởng chức Đốc quân Chiết Giang (20 tháng 9 năm 1924 - 19 tháng 12 năm 1926). Tuy nhiên các đồng minh Trực hệ của ông thất bại trong Chiến tranh Trực-Phụng lần thứ hai, khiến Trực hệ mất hết các tỉnh phương Bắc về tay Trương Tác Lâm và Quốc dân quân của Phùng Ngọc Tường. Năm 1925, Liên quân Hoãn-Phụng (An Huy – Phụng Thiên) dưới quyền Trương Tông Xương tạm chiếm được Giang Tô và Thượng Hải vào tháng 1. Không được Tôn Truyền Phương ủng hộ, Tề Tiếp Nguyên phải từ chức trốn sang Nhật Bản, nhưng chưa trao lại tàn quân cho Tôn chỉ huy. Trương Tông Xương và Tôn Truyền Phương giờ đây đối mặt nhau, lấy Thượng Hải làm ranh giới tạm thời. Trong khoảng thời gian còn lại của năm, hai tướng đều án binh bất động. Sau đó, mùa thu năm 1925, cơ hội đến: Tôn tổ chức phản công, đánh lui quân Trương Tông Xương khỏi các quận của Thượng Hải. Trong 2 năm tiếp theo, Tôn mở rộng địa bàn sang các tỉnh Giang Tô, Phúc Kiến, An Huy và Giang Tây. Ông đặt tổng hành dinh tại Nam Kinh với tư cách Đốc quân Giang Tô ngày 25 tháng 11 năm 1925. Tuy nhiên Chiến tranh Bắc phạt do Quốc dân đảng thực hiện đã chấm dứt sự thống trị của ông. Thượng Hải bị chiếm vào tháng 3 năm 1927 và ông trốn đến Đại Liên do Nhật chiếm đóng. Ngày 13 tháng 11 năm 1935, Tôn bị ám sát tại Thiên Tân dưới tay Thi Cốc Lan, con gái Thi Tòng Tân. Trước đó, Thi Tòng Tân từng chỉ huy quân đội tại Sơn Đông. Tháng 10 năm 1925, trong Chiến tranh Trực-Phụng lần thứ 2, Thi bị Tôn Truyền Phương bắt giữ, rồi bị chặt đầu bêu lên cọc gỗ. Thi Cốc Lan bị bắt, nhưng được dân chúng cảm thông và sau đó được Chính phủ Quốc dân đảng ân xá. Danh sách quân phiệt Thời kỳ quân phiệt Trực hệ Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc ^ “Liu Haisu: Artistic Rebel”. www.china.org.cn. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2008. ^ Eugenia Lean, Public Passions, University of California Press, Berkeley and Los Angeles, California, 2007. pg. 29-30 ^ Arthur Waldron From War to Nationalism, Cambridge University Press, 1995 Rulers: Chinese Administrative divisions, Fujian, Jiangsu, Zhejiang | wikipedia |
Sáo đội mũ
Sáo đội mũ (danh pháp hai phần: Basilornis galeatus) là một loài chim thuộc Họ Sáo. Chúng là loài đặc hữu Indonesia. Môi trường sinh sống tự nhiên của loài này là rừng đất thấp ẩm hay rừng núi hay đầm lầy cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới ẩm vùng đồng bằng rừng, cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Chúng đang bị đe dọa bởi mất môi trường sống. ^ BirdLife International 2004. Basilornis galeatus. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Downloaded on ngày 24 tháng 7 năm 2007. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012. Image at ADW Lưu trữ 2008-12-02 tại Wayback Machine | wikipedia |
Hút mật lưng tím miền tây
Hút mật lưng tím miền tây (danh pháp hai phần: Anthreptes longuemarei) là một loài chim thuộc Họ Hút mật. Hút mật lưng tím miền tây là loài phân bố rộng rãi nhất trong các loài thuộc siêu loài hút mật lưng tím, phân bố trong suốt một phần lớn khu vực nhiệt đới lục địa châu Phi cận Sahara không là nơi sinh sống của các thành viên khác của siêu loài. Nó chủ yếu được tìm thấy trong khu vực rừng ẩm thấp. Theo Alan P. Peterson, có 3 phân loài: Anthreptes longuemarei angolensis Neumann 1906 Anthreptes longuemarei longuemarei (Lesson) 1831 Anthreptes longuemarei nyassae Neumann 1906 ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012. Dữ liệu liên quan tới Anthreptes longuemarei tại Wikispecies BirdLife International 2004. Anthreptes longuemarei. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Downloaded on ngày 25 tháng 7 năm 2007. | wikipedia |
Bách thanh lưng đỏ
Bách thanh lưng đỏ (danh pháp hai phần: Lanius collurio) là một loài chim thuộc Họ Bách thanh (Laniidae). Bách thanh lưng đỏ sinh sản ở hầu hết châu Âu và Tây Á và mùa đông ở châu Phi nhiệt đới. Loài chim di cư này dài 16–18 cm, ăn côn trùng, chim nhỏ, ếch, động vật gặm nhấm và thằn lằn. Giống như chim bách thanh khác, loài bách thanh này thường đậu trên cành cây trồi ra, và xiên xác chết trên gai hoặc dây thép gai làm một "tủ đựng thịt". Điều này thực tế đã khiến nó giành được biệt danh "chim đồ tể". ^ BirdLife International (2004). Lanius collurio. Sách đỏ 2006. IUCN 2006. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2006. Database entry includes justification for why this species is of least concern ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012. ^ “Red Backed Shrike Bird Facts (Lanius collurio)”. www.rspb.org.uk. RSPB. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2021. Oiseaux pictures Avibase[liên kết hỏng] The Internet Bird Collection videos Ageing and sexing (PDF) by Javier Blasco-Zumeta Lưu trữ 2012-03-03 tại Wayback Machine | wikipedia |
Heliconius melpomene
Bướm người đưa thư, Người đưa thư thông thường hay Người đưa thư trong tiếng Anh (Heliconius melpomene) một loài bướm ngày được tìm thấy từ Mexico tới miền bắc Nam Mỹ. Một số loài trong chi này có những mảng rất giống nhau và rất khó để phân biệt. Các phị loài của Heliconius melpomene (Linnaeus, 1758) include: Heliconius melpomene aglaope (C. & R. Felder, 1862) Heliconius melpomene amandus (Grose-Smith & Kirby, 1892) Heliconius melpomene amaryllis (C. & R. Felder, 1862) Heliconius melpomene cythera (Hewitson, 1869) Heliconius melpomene euryades (Riffarth, 1900) Heliconius melpomene malleti (Lamas, 1988) Heliconius melpomene melpomene (Linnaeus, 1758) Heliconius melpomene meriana (Turner, 1967 Heliconius melpomene modesta (Riffarth, 1900) Heliconius melpomene nanna (Stichel, 1899) Heliconius melpomene penelope (Staudinger, 1894) Heliconius melpomene penelope, male, dorsal side Heliconius melpomene penelope, male, ventral side Heliconius melpomene penelope female, dorsal side Heliconius melpomene penelope female, ventral side Heliconius melpomene plesseni (Riffarth, 1907) Heliconius melpomene sticheli (Riffarth, 1907) Heliconius melpomene rosina (Boisduval, 1870) Heliconius melpomene thelxiope (Hübner, [1806]) Heliconius melpomene unimaculata (Hewitson, 1869) Heliconius melpomene vicinus (Ménétriés, 1847) Heliconius melpomene vulcanus (Butler, 1865) Heliconius melpomene xenoclea (Hewitson, [1853] ^ Henderson, C.L. (2009) Butterflies, Moths, and Other Invertebrates in Costa Rica. Austin, TX: University of Texas Press, p.47. ^ Heliconius melpomene, funet.fi ^ Wahlberg N. (last change ngày 26 tháng 8 năm 2006). Heliconiini Lưu trữ 2012-06-25 tại Wayback Machine. Nymphalidae.net, accessed ngày 5 tháng 2 năm 2010. Baxter S. W., Nadeau N. J., Maroja L. S., Wilkinson P., Counterman B. A. et al. (2010). "Genomic Hotspots for Adaptation: The Population Genetics of Müllerian Mimicry in the Heliconius melpomene Clade". PLoS Genetics 6(2): e1000794. doi:10.1371/journal.pgen.1000794 Meyer A. (2006). "Repeating Patterns of Mimicry". PLoS Biology 4(10): e341. doi:10.1371/journal.pbio.0040341 Heliconius melpomene at the Tree of Life Web Project Heliconius melpomene tại Encyclopedia of Life Funet Taxonomy | wikipedia |
Platon Leonidovich Lebedev
Platon Leonidovich Lebedev (tiếng Nga: Плато́н Леони́дович Ле́бедев) sinh ngày 29.11.1956 là nhà kinh doanh người Nga, cựu Tổng giám đốc điều hành của Ngân hàng Menatep, cũng như phó chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn dầu khí Yukos. Ông bị bắt vào năm 2005, phạt tù 9 năm về tội trốn thuế và được thả vào ngày 25 tháng giêng 2014., Platon Lebedev sinh ngày 29.11.1956 tại Moskva. Ông tốt nghiệp "Đại học Kinh tế Nga" năm 1981. Ông là người đồng sáng lập Ngân hàng Menatep và Công ty khai thác dầu khí «ЮКОС» (Yukos), đồng thời làm Tổng giám đốc điều hành của Ngân hàng Menatep. Ông cũng là người cộng sự đắc lực của Mikhail Khodorkovsky, ông trùm dầu lửa của Nga. Năm 2005, Lebedev bị xử phạt 9 năm tù về tội trốn lậu thuế. Sau đó, năm 2009 ông bị buộc tội biển thủ và rửa tiền, nhưng ông không nhận là mình có tội. Đã có suy đoán là các cáo buộc này là do động cơ chính trị. Ngày 27.12.2010, Lebedev và Mikhail Khodorkovsky đã bị kết án một lần nữa, và có thể sẽ bị phạt tù nhiều năm. "Một hình phạt tù ngắn hạn có thể được coi là một chiến thắng cho người được Putin bảo trợ, Tổng thống Nga Dmitri A. Medvedev, một cựu giáo sư luật người được cho là theo đường lối ít cứng rắn. Medvedev đã thúc đẩy các chính sách hiện đại hóa nước Nga, và các nhà phân tích cho rằng vụ án Khodorkovsky (và Lebedev) là một trở ngại đối với việc thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài là hệ thống luật pháp của nước Nga là công bằng". Vào tháng giêng 2014, tòa án tối cao đã ra lệnh thả Lebedev, tuy nhiên ông cũng còn phải trả 350 triệu Euro trong kỳ xét xử lần đầu. Khodorkovsky cũng vẫn còn thiếu nước Nga 400 triệu Euro, có lẽ vì vậy mà ông ta sẽ không trở lại Nga. Ngày 24.5.2011, Lebedev và Khodorkovsky được tổ chức Ân xá Quốc tế gọi là các tù nhân lương tâm, và chỉ trích vụ xét xử lần thứ nhì 2 người này, đồng thời kêu gọi phóng thích họ khi mãn hạn tù theo án xử ban đầu. ^ City, Our (ngày 16 tháng 4 năm 2004). “Russian court denies Lebedev his freedom”. London: The Independent. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2010.[liên kết hỏng] ^ “Khordorkovsky associate Platon Lebedev to be released”. BBC. ngày 23 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2014. ^ Scott-Joynt, Jeremy (ngày 31 tháng 5 năm 2005). “Khodorkovsky: an oligarch undone”. BBC News. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2010. ^ “Ex-Yukos chief pleads not guilty”. BBC News. ngày 21 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2010. ^ “Khodorkovsky pleads not guilty to embezzlement”. London: Guardian. ngày 23 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2010. ^ Tavernise, Sabrina (ngày 3 tháng 7 năm 2003). “Oil Executive Is Arrested, and Russians Look for Putin's Role”. New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2010. ^ CLIFFORD J. LEVY and ANDREW E. KRAMER, 'Imprisoned Russian Oil Tycoon Is Convicted Again', New York Times, ngày 27 tháng 12 năm 2010 [1] ^ Tom Parfitt, 'WikiLeaks: rule of law in Mikhail Khodorkovsky trial merely gloss', Guardian.co.uk, ngày 27 tháng 12 năm 2010 [2] ^ “Chodorkowski-Freund Lebedew kommt frei”. N-TV. 23 tháng giêng 2014. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp) ^ “Russian businessmen declared prisoners of conscience after convictions are upheld”. Amnesty International. ngày 24 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2011. Khodorkovsky & Lebedev Communications Center Website (englisch) Tin thời sự mới nhất 2010[liên kết hỏng] (tiếng Đức) Vụ xét xử mới là tội phạm (tiếng Đức) Ngày buồn cho nước Nga (tiếng Đức) | wikipedia |
Nghịch lý Russell
Trong cơ sở của toán học, Nghịch lý Russell hay Mâu thuẫn Russell (đặt tên theo nhà triết học Bertrand Russell, người tìm ra nó vào năm in 1901) cho thấy rằng thuyết tập hợp chất phác của Georg Cantor sẽ dẫn đến mâu thuẫn. Nhà khoa học Ernst Zermelo cũng phát hiện ra điều tương tự nhưng ông không công bố khám phá của mình mà chỉ tiết lộ điều này cho Edmund Husserl cùng với một số thành viên khác của Đại học Göttingen. Theo thuyết tập hợp chất phác, bất cứ nhóm sự vật nào định nghĩa được đều được xem như là một Tập hợp. Ở đây, giả sử R là một tập hợp của tất cả các tập hợp không phải là thành viên của chính nó. Nếu R tồn tại dưới tư cách là một tập hợp của chính nó, R mâu thuẫn với định nghĩa một tập hợp của tất cả các tập hợp không phải là thành viên của chính nó. Ngược lại, nếu một tập hợp như R không phải là thành viên của chính nó, thì do định nghĩa được nêu nó sẽ tồn tại như một thành viên của chính nó. Nội dung của đoạn văn này chính là nghịch lý Russel. Viết theo ký hiệu thì nghịch lý này là: Nếu R = { x ∣ x ∉ x } , suy ra R ∈ R ⟺ R ∉ R {\displaystyle R=\{x\mid x\not \in x\}{\text{, suy ra }}R\in R\iff R\not \in R} Có hai phương án giúp giải quyết nghịch lý này được đề xuất vào năm 1908. Một trong số đó là thuyết loại hình do Russell đề xuất, và thứ hai là thuyết tập hợp Zermelo, phiên bản đầu tiên của thuyết tập hợp tiên đề. Zermelo's axioms went well beyond Frege's axioms of extensionality and unlimited set abstraction, và sau cùng phát triển thành thuyết tập hợp Zermelo–Fraenkel (ZF). Nghịch lý Russell là một phát hiện gây chấn động nền toán học cơ sở cũng như các thuyết tập hợp trong đầu thế kỷ 20. Nghịch lý thợ cắt tóc. Phiên bản nguyên thủy của nghịch lý Russell: một chiếc hộp chứa tất cả những chiếc hộp không chứa chính nó. Nghịch lý Grelling–Nelson: một từ mô tả tất cả các từ không mô tả chính nó. Nghịch lý Richard Nghịch lý người nói dối hay nghịch lý Epimenides Nghịch lý Kleene–Rosser, cho thấy phép tính lambda nguyên thủy hàm chứa mâu thuẫn Nghịch lý Curry Nghịch lý về số nguyên không đáng chú ý có giá trị nhỏ nhất ^ “Set theory paradoxes”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2012. ^ Leong, Yu Kiang (2011). Living with Mathematics (bằng tiếng Anh) (ấn bản 3). Singapore: McGraw Hill. tr. 3. ISBN 978-007-132677-3. | wikipedia |
Quần đảo Anambas
Quần đảo Anambas (tiếng Indonesia: Kepulauan Anambas) là một quần đảo nhỏ của Indonesia, thuộc Biển Đông và nằm giữa vùng đất liền Malaysia ở phía tây và đảo Borneo ở phía đông. Anambas có trữ lượng dầu khí lớn khí tự nhiên được xuất khẩu sang Singapore và Malaysia. Hòn đảo Matak là cơ sở chính cho việc thăm dò dầu khí. Các quần đảo khác là Siantan (Terempa), Mubur, Jemaja và Kiabu (Airabu). Cơ quan Không gian Địa lý Tình báo (2005) "Borneo: Northwest Coast and Kepulauan Tudjuh" Sailing directions (enroute): Borneo, Jawa, Sulawesi, and Nusa Tenggara Cơ quan Không gian Địa lý Tình báo Hoa Kỳ Quần đảo Badas Quần đảo Natuna Quần đảo Tambelan “Quần đảo Natuna (bao gồm Anambas)”. IndonesiaPhoto.com. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2005. | wikipedia |
Quần đảo Calamian
Calamian là nhóm đảo ở tỉnh Palawan của Philippine bao gồm các đảo: đảo Busuanga đảo Coron đảo Culion đảo Calauit và một số đảo mới khác | wikipedia |
Lưu Thông
Lưu Thông (giản thể: 刘聪; phồn thể: 劉聰; bính âm: Líu Cōng) (?-318), tên tự Huyền Minh (玄明), nhất danh Tải (載), người Hung Nô, gọi theo thụy hiệu là Hán (Triệu) Chiêu Vũ Đế (漢(趙)昭武帝), là hoàng đế thứ ba của nhà Hán thời Thập Lục Quốc. Trong thời kỳ chấp chính, ông trước sau phái binh công phá Lạc Dương và Trường An, bắt giữ rồi sát hại Tấn Mẫn Đế và Tấn Hoài Đế, hủy diệt chính quyền Tây Tấn, đồng thời mở mang cương thổ. Về chính trị, ông sáng kiến thể chế chính trị Hồ, Hán phân trị. Tuy nhiên, ông cũng lạm sát, lại sủng tín bọn hoạn quan và Cận Chuẩn, thậm chí vào cuối thời gian tại vị ông còn bỏ bê triều chính, chỉ quan tâm đến tình sắc hưởng lạc. Ông còn lập ba hoàng hậu cùng một lúc. Thời ông trị vì, cả bản thân ông và Hán Triệu thể hiện thế lực lớn mạnh, Hán Triệu từ một nước nhỏ cát cứ tại nam bộ Sơn Tây đã kiểm soát toàn bộ Sơn Tây, Thiểm Tây, đông bộ Cam Túc và một phần đáng kể Sơn Đông, Hà Bắc và Hà Nam, mặc dù vậy, phần phía đông của đế quốc nằm dưới quyền quản lý của tướng Thạch Lặc và có thể coi là chỉ thuộc Hán trên danh nghĩa. Hán Triệu sau này sẽ không bao giờ có thể đạt được sự lớn mạnh như vậy. Lưu Thông là con trai thứ tư của Lưu Uyên, mẹ là Trương phu nhân. Khi còn nhỏ tuổi, ông kiêu dũng, thông minh sáng dạ và hiếu học. Năm 14 tuổi, ông đã thông kinh sử, học thuyết của bách gia, quen thuộc với "Tôn Ngô binh pháp". Ông cũng giỏi văn chương, thạo thư pháp, có tài về thảo thư và lệ thư. Năm 15 tuổi, ông tập võ nghệ, giỏi bắn tên, thể lực dũng mãnh, không ai sánh kịp. Năm 20 tuổi, ông đến kinh sư Lạc Dương của Tấn, qua lại với nhiều danh sĩ, hai triều thần Tấn là Lạc Quảng (樂廣) và Trương Hoa (張華) khi đó đã nhận thấy ông có tài năng xuất chúng. Sau đó, ông làm "chủ bộ" cho Tân Hưng thái thú, do thể hiện được bản lĩnh nên được làm Kiêu kị biệt bộ tư mã, rồi Hữu bộ đô úy, ông giỏi an phủ thu nhận nên được hào hữu Hung Nô ngũ bộ quy thuận. Cuối cùng, Hà Gian vương Tư Mã Ngung (司馬顒) tiến cử ông làm Xích sa trung lang tướng để làm thuộc hạ, song ông lo ngại vì cha ông khi đó đang là thuộc hạ của Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh (司馬穎). Ông vì thế đã chạy đến chỗ Tư Mã Dĩnh và phục vụ cho thế lực này, được trao chức Hữu tích nỗ tướng quân. Năm Vĩnh An thứ 1 (304), trong loạn bát vương, Tư Mã Dĩnh nhậm mệnh Lưu Uyên làm Bắc thiền vu, Lưu Thông được lập làm Hữu Hiền vương, cùng cha nhậm mệnh trở về Hung Nô ngũ bộ để tập hợp viện quân cho Tư Mã Dĩnh. Sau khi về Hung Nô ngũ bộ, Lưu Uyên tức vị Đại thiền vu, đổi Lưu Thông làm Lộc Lễ vương. Tháng 11 cùng năm, Lưu Uyên xưng làm Hán vương, lập quốc Hán Triệu. Tháng 1 năm Mậu Thìn (308), Hán vương Lưu Uyên khiển Phủ quân tướng quân Lưu Thông cùng các tướng khác đến phía nam chiếm cứ Thái Hành. Ngày Giáp Tuất (3) tháng 10 cùng năm (2 tháng 11 năm 308), Lưu Uyên tức hoàng đế vị, đến tháng 11 thì lập Lưu Thông làm Xa kị đại tướng quân. Hè năm sau, Sở vương Lưu Thông phối hợp cùng Vương Di và Thạch Lặc tiến công Hồ Quan. Lưu Côn khiển Hộ quân Hoàng Túc, Hàn Thuật đến cứu, Lưu Thông đánh bại Hàn Thuật tại Tây Giản, còn Thạch Lặc đánh bại Hoàng Túc ở Phong Điền, cả hai đều bị giết. Thái phó Tư Mã Việt của Tây Tấn khiển Hoài Nam nội sử Vương Khoáng (王曠), Tướng quân Thi Dung, Tào Siêu đem quân chống bọn Lưu Thông. Bọn Vương Khoáng vượt qua Thái Hành ngộ chiến với Lưu Thông ở Trường Bình (長平, nay thuộc Tấn Thành, Sơn Tây), quân của Vương Khoáng đại bại, Thi Dung và Tào Siêu đều tử chiến. Tiếp đến, Lưu Thông phá Đồn Lưu, Trường Tử, giết được 19.000 người. Thượng Đảng thái thú Bàng Thuần (龐淳) đem Hồ Quan hàng Hán, Lưu Côn cho Trương Ỷ làm Thượng Đảng thái thú, cứ ở Tương Viên. Sau đó, thừa cơ Lưu Côn tự đem quân đi đánh thủ lĩnh Thiết Phất bộ là Lưu Hổ, Lưu Thông khiển binh đánh úp Lạc Dương, song không chiếm được thành. Sang tháng 8 ÂL, Lưu Uyên mệnh bọn Lưu Thông tiến công Lạc Dương, quân Hán đánh bại bọn Bình Bắc tướng quân Tào Vũ của Tấn. Lưu Thông nhanh chóng tiến đến Nghi Dương, song ông lại khinh địch, không chuẩn bị kỹ lưỡng. Sang tháng 9 ÂL, Hoằng Nông thái thú Hoàn Diên (桓延) trá hàng, đến đêm đánh úp quân của Lưu Thông, quân của Lưu Thông đại bại và phải rút về. Sang tháng 10 ÂL, Lưu Uyên lại khiển Lưu Thông, Vương Di, Thủy An vương Lưu Diệu, Nhữ Âm vương Lưu Cảnh suất năm vạn kị binh tinh nhuệ tiến công Lạc Dương, Đại tư không Hô Diên Dực suất bộ binh theo sau. Ngày Bính Thìn (21) cùng tháng (9 tháng 12), bọn Lưu Thông đến Nghi Dương, triều đình Tây Tấn thấy quân Hán mới bị đánh bại song nhanh chóng phục chí thì rất lo sợ. Đến ngày Tân Dậu (26) cùng tháng (14 tháng 12), quân Lưu Thông đóng quân ngoài Tây Minh môn. Bọn Bắc Cung Thuần (北宮純) của Tây Tấn đến ban đêm suất hơn một nghìn dũng sĩ ra khỏi thành đánh lũy trại quân Hán, chém Chinh lỗ tướng quân Hô Diên Hiệu. Ngày Nhâm Tuất (15 tháng 12), Lưu Thông dời về phía nam đóng quân ven Lạc Thủy. Ngày Ất Sửu, Hô Diên Dực bị bộ hạ sát hại, binh sĩ ở Đại Lương mất chủ nên trở về, Lưu Uyên ra chiếu thư cho Lưu Thông triệt binh. Tuy nhiên, Lưu Thông lại dâng biểu nói rằng quân đội của Tây Tấn vừa nhỏ vừa yếu, không thể vì Hô Diên Hiệu và Hô Diên Dực bị giết mà triệt binh, xin được ở lại đánh Lạc Dương, Lưu Uyên chấp thuận. Thái phó Tư Mã Việt anh thành tự thủ. Ngày Mậu Dần khi Lưu Thông đến cúng tế tại Tung Sơn, để Bình Tấn tướng quân-An Dương Ai vương Lưu Lệ, Quán quân tướng quân Hô Diên Lãng đốc nhiếp lưu quân, Tư Mã Việt thừa cơ xuất kích giết được Hô Diên Lãng, Lệ xuống Lạc Thủy tự sát. Vương Di nói với Lưu Thông rằng Lạc Dương phòng thủ vẫn kiên cố, lương thực lại không đủ, khuyên Lưu Thông triệt binh, song Lưu Thông lúc trước tự thỉnh xin được ở lại nên không dám trở về. Lưu Thông biểu đạt lại với Lưu Uyên, nói rằng vận mệnh của Tấn vẫn thịnh, nếu đại quân không về thì tất bại, Lưu Uyên do vậy triệu Lưu Thông đem quân về. Ngày Giáp Thân (20) tháng 11 (6 tháng 1 năm 310), Lưu Thông và Lưu Diệu về đến Bình Dương (平陽, nay thuộc Lâm Phần, Sơn Tây). Sang tháng 12 ÂL, Lưu Uyên bổ nhiệm Lưu Thông làm "đại tư đồ". Tháng 7 năm Canh Ngọ (310), Lưu Thông cùng Lưu Diệu và Thạch Lặc bao vây Hà Nội thái thú ở Hoài, Tây Tấn phái Chinh lỗ tướng quân Tống Trừu cứu Hoài song bị đánh bại, người Hà Nội sau đó hàng Hán. Ngày Canh Ngọ (9) cùng tháng (20 tháng 8), Lưu Uyên mắc bệnh, đến ngày Tân Mùi (21 tháng 8), Lưu Thông bổ nhiệm Lưu Thông làm đại tư mã, đại thiền vu, cùng Thái tể Lưu Hoan Lạc, Thái phó Lưu Dương, Thái bảo Lưu Diên Niên giữ chức Lục thượng thư sự, thiết lập Thiền vu đài ở phía tây đô thành Bình Dương. Lưu Uyên cũng bổ nhiệm Tề vương Lưu Dụ (劉裕) làm Đại tư đồ, Lỗ vương Lưu Long (劉隆) làm Thượng thư lệnh, Bắc Hải vương Lưu Nghệ (劉乂) làm Phủ quân đại tướng quân. Ngày Kỉ Mão (18) cùng tháng (29 tháng 8), Lưu Uyên mất, Thái tử Lưu Hòa kế vị. Một nhóm triều thần, cả Hung Nô lẫn Hán, đã được trao các trách nhiệm khác nhau để hỗ trợ Lưu Hòa. Tuy nhiên, ba triều thần bị bỏ qua, gồm người họ hàng bên ngoại của Lưu Hòa là Hô Diên Du (呼延攸), Lưu Thừa (劉乘) (người có mối thù với Lưu Thông) và Lưu Nhuệ (劉銳). Họ trở nên bất mãn và thuyết phục Lưu Hòa rằng ông không thể an toàn nếu các em trai của ông được giữ các đội quân lớn tại hoặc gần kinh thành, riêng Lưu Thông có đến mười vạn. Đêm ngày Nhâm Ngọ (21) cùng tháng (1 tháng 9), theo lệnh của Lưu Hòa, các viên quan này bắt đầu mở cuộc tấn công bất ngờ chống lại bốn hoàng đệ của Lưu Hòa —Lưu Duệ đánh Lưu Thông ở Thiền vu đài, Hô Diên Du đánh Lưu Dụ, Lưu Thặng đánh Lưu Long, và Điền Mật (田密) cùng Lưu Tuyền (劉璿) đánh Lưu Nghệ. Tuy nhiên, Điền Mật và Lưu Tuyền lại hộ tống Lưu Nghệ đến cảnh báo Lưu Thông, sau đó chuẩn bị cho cuộc đối đầu. Lưu Duệ biết Lưu Thông có phòng bị nên rút quân. Ngày hôm đó, Lưu Dụ bị giết, đến ngày Quý Mùi (2 tháng 9) thì Lưu Long bị giết. Ngày Giáp Thân (3 tháng 9), Lưu Thông chiếm được Tây Minh môn, bọn Lưu Duệ chạy vào Nam cung, tiền phong theo sau. Ngày Ất Dậu (4 tháng 9), Lưu Thông giết Lưu Hòa, bắt giữ Lưu Duệ, Hô Diên Du, Lưu Thừa rồi bêu đầu. Quần thần thỉnh Lưu Thông tức đế vị, song Lưu Thông lấy lý do Lưu Nghệ là con của Đan hoàng hậu nên nhượng vị cho Lưu Nghệ, Lưu Nghệ khóc và một mực thỉnh Lưu Thông tức vị, Lưu Thông cuối cùng đồng ý. Lưu Thông tức vị, đại xá, cải nguyên Quang Hưng. Sau khi Lưu Thông tức vị, tôn Đan thị làm hoàng thái hậu, tôn mẹ Trương thị làm đế thái hậu, cho Lưu Nghệ làm hoàng thái đệ, lập thê là Hô Diên thị làm hoàng hậu, Hô Diên thị là em con chú bác của Lưu Uyên. Lưu Thông phong vương con là Lưu Xán, Lưu Dịch, Lưu Dực, Lưu Lý, cho Lưu Xán làm Phủ quân đại tướng quân, đô đốc trung ngoại chư quân sự. Thạch Lặc được bổ nhiệm làm Tịnh châu thứ sử, phong cấp quận công. Lưu Thông khiển sứ trao chức Bình viễn tướng quân cho tù trưởng người Đê Bồ Hồng, song người này không nhận. Cuối năm đó, Đan thái hậu qua đời, theo mô tả bà là người trẻ đẹp, Lưu Thông thông dâm với bà. Lưu Nghệ phát hiện ra mối quan hệ này và thường tra hỏi, Đan thái hậu do vậy hổ thẹn mà mất. Sự sủng ái của Lưu Thông đối với Lưu Nghệ dần suy giảm, song ông vẫn giữa Lý Nghệ làm thái đệ vì tình cảm với Đan thị. Tuy nhiên, Hô Diên hoàng hậu bắt đầu cố thuyết phục Lưu Thông lập Lưu Xán làm thái tử, ông bị thuyết phục và bắt đầu xem xét việc này. Lưu Thông tiếp tục gây sức ép lên Tấn và kinh thành Lạc Dương. Các tướng của ông, gồm Lưu Duệ, Lưu Xán, Thạch Lặc, và Vương Di tiếp tục đánh bại những đám quân Tấn mà họ chạm trán một cách dễ dàng, chiếm được nhiều thành và giết được nhiều quan của Tấn, song vẫn tiếp tục gặp khó khăn với việc giữ thành sau đó. Vào mùa xuân năm Tân Mùi (311), Thạch Lặc đánh bại đại quân Tấn tại Hoa Trung, trước vốn do Tư Mã Việt chỉ huy, đội quan này đang cố gắng đi về phía đông sau khi chủ tướng chết. Lạc Dương mất đi khả năng phòng thủ, và theo lệnh của Lưu Thông, đến mùa hè, Vương Di, Thạch Lăc, Lưu Diệu và Hô Diên Yến (呼延晏) đã hội quân về Lạc Dương, quân Hán Triệu chiếm được thành và bắt Tấn Hoài Đế, đưa Hoài Đế tới kinh thành Hán Triệu. Vương Di đề xuất dời đô về Lạc Dương, song Lưu Duệ phản đối và cho đốt cháy phần lớn Lạc Dương, sau đó Lưu Thông cũng không xem xét một cách nghiêm túc đề nghị của Vương Di. Tháo 10 ÂL, Thạch Lặc phục kích Vương Di tại một bữa tiệc và bắt giữ binh lính của Vương Di. Lưu Thông rất tức giận, khiển sứ trách mắng Thạch Lặc, song vẫn thăng Thạch Lặc làm Trấn Đông đại tướng quân, đốc Tịnh-U nhị châu chư quân sự, lãnh chức Tịnh châu thứ sử nhằm an ủi tư tưởng của Thạch Lặc. Sau đó, trong khi bề ngoài vẫn thể hiện lòng trung thành với Hán Triệu, song thực tế Thạch Lặc trở nên độc lập. Tháng 1 năm Nhâm Thân (312), Hô Diên hoàng hậu mất. Đến ngày Giáp Tuất (22) cùng tháng (15 tháng 2), Lưu Thông nạp con gái của Tư không Vương Dục và Thượng thư lệnh Nhâm Nghĩ làm tả, hữu chiêu nghi; trong khi nạp con gái của Trung quân đại tướng quân Vương Chương, Trung thư giám Phạm Long, Tả bộc xạ Mã Cảnh làm phu nhân; nạp con gái của Hữu bộc xạ Chu Kỉ làm quý phi. Khi Lưu Thông định nạp con gái của Thái bảo Lưu Ân (劉殷), Thái đệ Lưu Nghệ kiên quyết can ngăn do cùng họ, song Lưu Thông nghe theo lời Thái tể Lưu Diên Niên và Thái phó Lưu Cảnh rằng họ không chung tổ tiên, và vẫn cho hai con gái của Lưu Ân là Anh, Nga làm tả, hữu quý tần, địa vị trên cả chiêu nghi, Lưu Thông còn nạp bốn cháu gái của Lưu Ân, họ đều được phong làm quý nhân, địa vị sau quý phi. Từ thời điểm này trở đi, Lưu Thông được thuật lại là đã dành thời gian của mình trong hậu cung với sáu phi tần họ Lưu này, ít quan tâm đến chính sự. Cũng trong mùa xuân năm 312, Lưu Thông lập cựu hoàng đế Tấn làm Cối Kê quận công, cho làm Nghi đồng tam ty. Một lần, sau khi mời Cối Kê công đến dự tiệc, Lưu Thông bình luận rằng họ đang làm gì khi cựu hoàng đế vẫn còn là Dự Chương vương, dẫn đến một cuộc đàm luận, trong đó Hội Kê công khéo léo xu nịnh hoàng đế Hán. Lưu Thông sau đó ban một quý nhân họ Lưu cho Cối Kê quận công. Tháng 4 ÂL, Lưu Thông phong vương cho các hoàng tử Lưu Phu, Lưu Ký, Lưu Loan, Lưu Hồng, Lưu Mại, Lưu Quyền, Lưu Thao, Lưu Trì. Lưu Thông thấy việc cung cấp cá cua cho triều đình không đầy đủ nên cho xử trảm Tả đô thủy sứ- Tương Lăng vương Lưu Sư; do việc xây dựng hai cung Ôn Minh, Huy Quang chưa hoàn thành nên cho xử trảm công tước Cận Lăng. Khi Trung quân đại tướng quân Vương Chương (王彰) can gián Lưu Thông kiểm soát hành vi, Lưu Thông trở nên tức giận và ra lệnh trảm Vương Chương, song do Vương phu nhân khấu đầu cầu xin nên Lưu Thông chỉ cầm tù Vương Chương. Thái hậu Trương thị thấy Lưu Thông có hình phạt quá mức như vậy thì ba ngày không ăn, Thái đệ Lưu Nghệ và Thiền vu Lưu Xán cũng can gián. Sau đó, ông hối tiếc về hành động của mình nên xá tội và thăng chức cho Vương Chương. Tháng 6 ÂL, Lưu Thông muốn lập Quý tần Lưu Anh làm hoàng hậu, song Trương Thái hậu lại muốn lập Quý nhân Trương Huy Quang- một họ hàng xa của ông, Lưu Thông bất đắc dĩ chấp thuận, Lưu Anh mất không lâu sau đó. Vào mùa thu năm 312, dưới quyền chỉ huy của Lưu Xán và Lưu Diệu, quân Hán đại tướng quân Tấn dưới quyền Tịnh châu (并州, nay là bắc bộ và trung bộ Sơn Tây) thứ sử Lưu Côn- người từng là mối đe dọa cho Hán Triệu, chiếm trị sở của Lưu Côn tại Tấn Dương (晉陽, nay thuộc Thái Nguyên, Sơn Tây). Sau đó Lưu Côn tái chiếm Tấn Dương với sự giúp sức của tù trưởng Tiên Ti là Đại công Thác Bạt Y Lô (拓跋猗盧). Ngày một tháng 1 năm Quý Dậu, Lưu Thông bày tiệc tiếp đãi quần thần ở Quang Cực điện, Lưu Thông ra lệnh cho Tấn Hoài Đế mặc thanh y rót rượu. Các cựu thần của Tấn là Dữu Mân (庾珉) và Vương Tuyển (王雋) thấy cảnh tượng này thì khóc rống lên. Điều này khiến cho Lưu Thông giận dữ, sau đó vu cáo Dữu Mân và Vương Tuyển và những người khác âm mưu đem Bình Dương dâng Lưu Côn. Ngày Đinh Mùi (1) tháng 2 (14 tháng 3), Lưu Thông cho giết Vương Tuyển cùng nhiều cựu thần của Tấn, cho giết Tấn Hoài Đế. Lưu phu nhân mà trước đây Lưu Thông tặng cho Hội Kê vương được phục làm quý nhân. Ngày Ất Hợi cùng tháng (11 tháng 4), Trương thái hậu qua đời. Cháu gái của bà là Trương hoàng hậu rất đau buồn và cũng qua đời trong cùng tháng. Sang tháng 3 ÂL, Lưu Thông lập con gái của Lưu Ân là Lưu Nga làm hoàng hậu, và ra lệnh xây một cung điện mới cho bà. Trần Nguyên Đạt (陳元達) cố gắng thuyết phục hoàng đế rằng việc này quá lãng phí, và Lưu Thông trong cơn giận dữ đã ra lệnh giết chết Trần Nguyên Đạt. Song nhờ Lưu hoàng hậu can thiệp nên Trần được xá tội và thăng chức. Năm sau, theo lời khuyên của Lưu hoàng hậu và Trần Nguyên Đạt, Lưu Thông đã sửa đổi hành vi của mình ở một mức độ nhất định. Hè năm 313, cháu trai của Tấn Hoài Đế là Tư Mã Nghiệp xưng đế ở Trường An, tức Tấn Mẫn Đế, song do binh lính yếu kém nên Hán không gặp phải một mối đe dọa nghiêm trọng. Tuy nhiên, động thái này đã thu hút được sự chú ý của Lưu Thông, và trong vài năm sau đó, Trường An trở thành mục tiêu chính của quân Hán. Ngày Kỉ Sửu tháng 1 năm Giáp Tuất (19 tháng 2 năm 314), Lưu hoàng hậu mất, và từ thời điểm này, hoàng cung của Lưu Thông tranh sủng, mất đi trật tự. Tháng 11 ÂL, Lưu Thông lập Tấn vương Lưu Xán làm tướng quốc, đại thiền vu. Điều này khiến cho em trai ông là Thái đệ Lý Nghệ trở nên sợ hãi trong thâm tâm, những người kết giao với Thái đệ đề xuất vào năm 315 về việc tiến hành lật đổ Lưu Thông. Lưu Nghệ tuy vậy không đồng ý kế hoạch này, song Đông cung xá nhân Tuân Dụ cáo việc này với Lưu Thông. Lưu Thông cho quản thúc Lưu Nghệ tại Đông cung. Cũng trong năm 315, Lưu Thông nạp hai người con gái của Trung hộ quân Cận Chuẩn (靳準) là Cận Nguyệt Quang (靳月光) và Cận Nguyệt Hoa (靳月華) vào cung, lập Cận Nguyệt Quang làm Thượng hoàng hậu, lập Cận Nguyệt Hoa làm Hữu hoàng hậu, lập Lưu quý phi làm Tả hoàng hậu. Tả tư lệ Trần Nguyên Đạt hết sức khuyến gián, nói rằng việc cùng một lúc lập ba hoàng hậu là không đúng phép tắc, tuy nhiên Lưu Thông không nghe theo, chuyển Quang Đạt làm Hữu quang lộc đại phu, trên thực tế là đoạt quyền của Quang Đạt. Sau đó, do quần thần kiến nghị, Lưu Thông cho Quang Đạt làm Ngự sử đại phu, Nghi đồng tam ty. Thượng hoàng hậu Cận Nguyệt Quang có hành vi ô uế dâm loạn, bị Nguyên Đạt tấu với Lưu Thông, Lưu Thông bất đắc dĩ phế bà, bà hổ thẹn mà tự sát, do đó Lưu Thông hận Trần Nguyên Đạt. Tháng 9 ÂL cùng năm, nhằm xoa dịu Thạch Lặc, Lưu Thông sai người ban cho Thạch Lặc cung và tên, sách mệnh Thạch Lặc là Thiểm Đông bá, được quyền tự chinh phạt, phong chức thứ sử, tướng quân, thủ tể. Khoảng thời gian này, Lưu Thông trở nên cực kỳ tin tưởng vào các hoạn quan là Trung thường thị Vương Thẩm (王沈), Tuyên Hoài (宣懷), và Trung cung bộc xạ Quách Y (郭猗). Lưu Thông sa vào tiệc tùng hậu cung, có khi ba ngày chưa tỉnh, thậm chí cả trăm ngày không ra, từ khi nghỉ đông không trị lý việc triều chính, ủy quyền cho Lưu Xán, riêng việc xử tử và trừ quan thì mới cho bọn Vương Thẩm vào báo. Điều này khiến cho bọn Vương Thẩm có thể tự do hành sự theo ý riêng, họ trở nên cực kỳ tham nhũng và phối hợp cùng Cận Chuẩn. Một số triều thần dám lên tiếng chống lại họ đã bị xử tử. Cả Quách Y và Cận Chuẩn đều có thù oán với Thái đệ Lý Nghệ, và họ đến thuyết phục Lưu Xán tin rằng Thái đệ Lý Nghệ có ý muốn hạ bệ Lưu Thông và giết Lưu Xán, trình cho Lưu Xán những bằng chứng giả. Lưu Xán do vậy bắt đầu âm mưu loại bỏ thúc phụ. Vào mùa thu năm 316, Lưu Thông cử Lưu Diệu đi đánh Trường An, Lưu Diệu đã chiến thắng và bắt được Tấn Mẫn Đế, giải đến Bình Dương, chấm dứt triều đại được gọi là Tây Tấn. Lưu Thông cho Mẫn Đế làm Quang lộc đại phu, phong tước Hoài An hầu; lập Lưu Diệu làm Tần vương, đại đô đốc, Đốc Thiểm Tây chư quân sự, Thái tể. Tháng 12 ÂL, Thạch Lặc đánh bại Lưu Côn và chiếm lấy Tịnh châu của Tấn. Điều này đã chấm dứt mối đe dọa cuối cùng đối với Hán Triệu, quyền lực của Thạch Lặc trở nên mạnh mẽ hơn và ông trở nên độc lập với Lưu Thông. Xuân năm Đinh Sửu (317), Lưu Xán báo sai cho Thái đệ Lý Nghệ rằng Bình Dương bị tấn công. Sau đó, Lưu Xán báo với cha rằng Lưu Nghệ đã sẵn sàng tấn công và khi sứ giả của Lưu Thông thấy quân của các thân tín của thái đệ, họ tin vào những cáo buộc của Lưu Xán và báo cáo lại Lưu Thông. Lưu Xán sau đó tiếp tục thẩm vấn các lãnh đạo người Đê và Khương là thuộc cấp của Thái tử Lý Nghệ bằng hình thức tra tấn, các lãnh đạo người Đê và Khương bị ép phải thừa nhận về việc này. Thuộc hạ và quân của Thái tử Lý Nghệ bị tàn sát, ước tính lên tới 15.000 người còn bản thân Thái đệ Lý Nghệ bị phế truất và bị Cận Chuẩn ám sát. Khi các bộ lạc người Đê và Khương nổi dậy để trả thù cho lãnh đạo của họ, Lưu Thông cử Cận Chuẩn đến đàn áp, và Cận giành thắng lợi. Vào mùa thu năm 317, Lưu Thông lập Lưu Xán làm hoàng thái tử, nhiếp triều chính chư cũ. Tháng 12 ÂL, Lưu Thông thiết đãi quần thần ở Quang Cực điện, bắt cựu hoàng Tấn Mẫn Đế phải rót rượu rửa chén như Hoài Đế trước kia, cựu thần Tấn thấy vậy nhiều người khóc thất thanh. Cũng vào khoảng thời gian này, có một số cuộc nổi dậy chống lại Hán, từng tuyên bố muốn bắt Lưu Xán để đổi lấy Tấn Mẫn Đế. Lưu Xán do vậy đề nghị giết Tấn Mẫn Đế, Lưu Thông đồng ý. Mùa hè năm 318, hoàng cung ở Bình Dương gặp nạn hỏa hoạn, khiến 21 người chết, bao gồm con trai của Lưu Thông là Cối Kê vương Lưu Khang (劉康), Lưu Thông đau buồn đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưỡng nữ của Trung thường thị Vương Thẩm có nhan sắc, được Lưu Thông lập làm Tả hoàng hậu. Sau đó, Lưu Thông lại lập dưỡng nữ của Tuyên Hoài làm Trung hoàng hậu. Khi nằm bệnh, Lưu Thông triệu Lưu Diệu và Thạch Lặc về kinh để phụ chính, song cả hai đều từ chối. Ngày Quý Hợi (19) tháng 7 (31 tháng 8), Lưu Thông mất, Thái tử Lưu Xán sau đó tức vị. Lưu Thông được táng ở Tuyên Quang lăng, thụy hiệu là Chiêu Vũ hoàng đế, miếu hiệu là Liệt Tông. Tuy nhiên, trong cùng năm, Lưu Xán bị Cận Chuẩn sát hại, Cận Chuẩn sau đó còn thảm sát cả hoàng tộc. Lưu Diệu và Thạch Lặc đánh bại Cận Chuẩn và Lưu Diệu lên ngôi hoàng đế, song Lưu Diệu và Thạch Lặc sau đó trở nên bất hòa, Thạch Lặc tuyên bố độc lập và lập quốc Hậu Triệu. Đế quốc mà Lưu Thông xây dựng nên bị phân làm hai nửa. Cha: Lưu Uyên (Quang Văn Đế) Mẹ: Trương hoàng hậu Hậu phi: Hô Diên Hoàng hậu (呼延皇后 , ? - 312) , dung nhan mỹ mạo , tâm tư hiền thục , sinh Lưu Xán. Qua đời truy phong Vũ Nguyên Hoàng hậu (武元皇后). Trương Huy Quang (張徽光 , ? - 313) , cha là Trương Thật (張寔) - em trai Trương Thái hậu. Có tiếng đức hạnh , được Trương Thái hậu đưa vào cung làm phi tần , sách lập Hoàng hậu năm 312. Năm sau , Trương Thái hậu băng , đau buồn mà hai ngày sau cũng qua đời , truy phong Vũ Hiếu Hoàng hậu (武孝皇后). Lưu Nga (劉娥 , ? - 314) , hiệu Lệ Hoa (丽华) , dung nhan mỹ mạo , giỏi ăn nói ứng xử , con gái Thái bảo Lưu Ân (刘殷). Gia Bình thứ 2 (312) , sách phong Hữu quý tần (右贵嫔) , sủng phi của Lưu Thông. Gia Bình thứ 4 (314) , sinh hạ quái thai , hoảng sợ mà chết. Lưu Thông đau buồn , truy tặng Vũ Tuyên Hoàng hậu (武宣皇后). Lưu Anh (劉英 , ? - 313) , hiệu Ly Phương (丽芳) , em gái Vũ Tuyên Hoàng hậu , dung nhan mỹ mạo , sủng phi của Lưu Thông. Gia Bình thứ 2 (312) , sách phong Tả quý tần (左贵嫔). Ban đầu Lưu Thông muốn lập bà làm Hoàng hậu , sau Trương Thái hậu kiên quyết phản đối mà phải lập Trương thị , không lâu sau đó liền qua đời , truy tặng Vũ Đức Hoàng hậu (武德皇后). Nhiều hoàng hậu sau khi Vũ Tuyên hoàng hậu băng thệ: Cận Nguyệt Quang (靳月光 , ? - 315), con gái của Cận Chuẩn , dung nhan mỹ mạo , được Lưu Thông sủng ái , ban đầu sơ phong Tả quý tần (左贵嫔) , sau thăng Thượng Hoàng hậu (上皇后). Tính tình phóng túng dâm đãng , em gái Cận Nguyệt Hoa báo cáo với Lưu Thông , phế truất làm thứ nhân , sau xấu hổ mà tự sát. Lưu thị (刘左皇后) , sách phong Tả Hoàng hậu. Cận Nguyệt Hoa (靳月華), con gái út của Cận Chuẩn (lập 315) , em gái Cận Nguyệt Hoa. Ban đầu sách phong Hữu quý tần (右贵嫔) , xinh đẹp trẻ tuổi , sai phong Hữu Hoàng hậu , sau cùng Lưu Xán dâm loạn trong cung. Hoằng Đạo Hoàng hậu Phàn thị (弘道皇后樊姓) , vốn là cung nữ của Cận Nguyệt Quang , sau cùng Lưu Xán dâm loạn trong cung. Hoằng Đức Hoàng hậu Vũ thị (弘德皇后武姓) (lập 318), con gái nuôi của Trung thường thị Vương Thẩm (王沈) , sau cùng Lưu Xán dâm loạn trong cung. Hoằng Hiếu Hoàng hậu Vương thị (弘孝皇后王姓) , con gái nuôi của Thừa tướng Vương Trầm (王沈) , sau cùng Lưu Xán dâm loạn trong cung. Tuyên Trung hoàng hậu (lập 318), con gái nuôi của Tuyên Hoài (宣懷) Hậu duệ: Lưu Xán (劉粲), ban đầu phong Hà Nội vương, sau lập làm thái tử, sau khi kế vị bị Cận Chuẩn giết hại Lưu Dịch (劉易), Hà Gian vương (lập 310, mất 316) Lưu Dực (劉翼), Bành Thành vương (lập 310) Lưu Lý (劉悝), Cao Bình vương (lập 310) Lưu Phu (劉敷), Bột Hải vương (lập 312, d. 316) Lưu Ký (劉驥), Tế Nam vương (lập 312, xử tử 318) Lưu Lan (劉鸞), Yên vương (lập 312) Lưu Hồng (劉鴻), Sở vương (lập 312) Lưu Mại (劉勱), Tề vương (lập 312, xử tử 318) Lưu Quyền (劉權), Tần vương (lập 312) Lưu Thao (劉操), Ngụy vương (lập 312) Lưu Trì (劉持), Triệu vương (lập 312) Lưu Hằng (劉恆), Đại vương (lập 312) Lưu Sính (劉逞), Ngô vương (lập 312, xử tử 318) Lưu Lãng (劉朗), Dĩnh Xuyên vương (lập 312) Lưu Cao (劉皋), Linh Lăng vương (lập 312) Lưu Húc (劉旭), Đan Dương vương (lập 312) Lưu Kinh (劉京), Thục vương (lập 312) Lưu Thản (劉坦), Cửu Giang vương (lập 312) Lưu Hoảng (劉晃), Lâm Xuyên vương (lập 312) Liu Khang (劉康)/Lưu Trung (刘衷), Hội Kê vương (mất 318) Lưu Ước (劉約), Đông Bình vương, (mất 318?) ^ a b Tấn thư quyển 102 ^ Tư trị thông giám quyển 85 ^ Tư trị thông giám quyển 86 ^ a b c d e f g h i Tư trị thông giám quyển 87 ^ a b c d e f g Tư trị thông giám quyển 88 ^ a b c d e f Tư trị thông giám quyển 89 ^ a b c Tư trị thông giám quyển 90 ^ Thập lục quốc Xuân Thu, quyển 1 Tấn thư, quyển 102. Thập lục quốc Xuân Thu, quyển 1. Tư trị thông giám, các quyển 85, 86, 87, 88, 89, 90. | wikipedia |
Gấu Vàng
Gấu vàng (tiếng Đức: Goldener Bär) là tên giải thưởng cao nhất của Liên hoan phim quốc tế Berlin dành cho phim tham dự Liên hoan phim này được bầu chọn là xuất sắc nhất. Giải được thành lập từ năm 1951. Lý An (1993; 1996) Palme d'Or, là giải thưởng cao nhất được trao tặng tại liên hoan phim Cannes Golden Lion, là giải thưởng cao nhất được trao tặng tại liên hoan phim Venice Berlinale website | wikipedia |
Sơn ca Á-Âu
Sơn ca Á-Âu hay sơn ca đồng (danh pháp hai phần: Alauda arvensis) là một loài chim thuộc Họ Sơn ca. Sơn ca Á-Âu sinh sản ở hầu hết châu Âu và châu Á và vùng núi phía bắc châu Phi. Loài này chủ yếu sinh sống ở phía tây của phạm vi phân bố của nó, nhưng quần thể phía đông có tính di cư nhiều hơn, di chuyển xa hơn về phía nam vào mùa đông. Ngay cả ở phần phía tây có khí hậu ôn hòa hơn trong phạm vi sinh sống của nó, nhiều cá thể chim cũng di chuyển xuống vùng đồng bằng và bờ biển vào mùa đông. Một số cá thể của loài ở phần châu Á xuất hiện như là loài chim sống lang thang ở Alaska, loài chim này cũng đã được du nhập vào Hawaii, phía tây Bắc Mỹ, phía đông Australia và New Zealand. ^ BirdLife International (2008). Alauda arvensis. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2009. Dữ liệu liên quan tới Alauda arvensis tại Wikispecies Tư liệu liên quan tới Alauda arvensis tại Wikimedia Commons Oiseaux images Skylark on BBC website – includes a photograph of a skylark plot A nature feature "The Lark Ascending" broadcast June 2006 on BBC radio 4 – website includes photograph of a skylark plot | wikipedia |
Sơn ca bụi Nam Á
Sơn ca bụi Nam Á (danh pháp hai phần: Mirafra cantillans) là một loài chim thuộc họ Alaudidae.. Sơn ca bụi Nam Á phân bố ở châu Phi, Trung Đông và Nam Á. Phạm vi phân bố khá rộng, khoảng 10 triệu km²; và số lượng trên toàn cầu được cho là lớn nhưng số lượng chưa được xác định. ^ Compilers: Stuart Butchart, Jonathan Ekstrom (2008). “Singing Bushlark - BirdLife Species Factsheet”. Evaluators: Jeremy Bird, Stuart Butchart. BirdLife International. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2009.[liên kết hỏng] ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012. ^ BirdLife International (2009). “Mirafra cantillans”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2011.1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2011. Dữ liệu liên quan tới Mirafra cantillans tại Wikispecies | wikipedia |
Flash mob
Flash mob hay Flashmob (tiếng Anh, dịch là một cuộc huy động chớp nhoáng hay ngắn gọn là đám đông chớp nhoáng, "tự phát ngẫu hứng") là hoạt động của một nhóm bạn bè cùng hẹn trước (thông qua Internet, blog, email hoặc tin nhắn nhanh, SMS,...) nhanh chóng tụ họp tại một nơi công cộng để cùng làm một việc gì đó lạ mắt và lý thú theo kịch bản hay là tự phát ngẫu hứng rồi lập tức giải tán nhanh như là lúc tụ họp, xem như là chưa hề có chuyện gì xảy ra. Flash mob thông thường chỉ để làm một trò lạ mắt, vui nhộn, ngẫu hứng vô thưởng vô phạt nhằm góp vui cho mọi người; nhưng nhiều khi nó còn được sử dụng để gây chú ý trong việc truyền một thông điệp cụ thể nào đó; hiện nay nó còn được sử dụng trong các mục đích khác nhau, ví dụ như việc tỏ tình, quảng cáo, biểu tình vì các vấn đề xã hội và chính trị... Hiện nay, nhờ Internet, Flashmob đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, đặc biệt là một vài năm trở lại đây ở Việt Nam. Flashmob được xem là đã ra đời vào năm 2003, theo sáng kiến của Bill Wasik, trưởng ban biên tập của tờ báo Harper’s Magazine. Để huy động đám đông, anh đã phát tán một email hướng dẫn cho tất cả những người mà quen biết. Hơn 100 người đã đáp lời kêu gọi của anh và đã cùng xuất hiện tại cửa hàng Macy's ở New York. Họ tụ họp lại một cách bất ngờ, đồng loạt vỗ tay reo hò và chớp nhoáng rút lui. Ngày nay, nhờ các mạng xã hội như Facebook và Twitter, Flashmob ngày càng trở nên phổ biến khắp thế giới, quy mô của một màn trình diễn cũng vì thế hoành tráng hơn, đa dạng về hình thức, lớn mạnh về số lượng tham gia, đặc biệt có những màn Flash mob có sự tham gia của hàng chục ngàn người. Những kiểu flashmob phổ biến có thể kể nhảy đồng diễn, đấu súng nước, đấu gối ôm, ôm tự do (free hugs),... Những sự kiện flash mob lớn có thể kể "Ngày nhảy thế giới" (tiếng Anh: World Jump Day) tổ chức vào ngày 20 tháng 7 năm 2006. Hoặc là "Sàn nhảy im lặng" (Silent disco) vào tháng 4 năm 2007 tại nhà ga Victoria ở Luân Đôn với 4000 người đã tụ tập với các thiết bị nghe nhạc cầm tay của họ và nhảy múa . Hoặc là "Cuộc đấu Gối ôm Toàn cầu" (Worldwide Pillow Fight Day) vào ngày 22 tháng 3 năm 2008 được tổ chức tại trên 25 thành phố khắp thế giới và được coi là sự kiện flash mob lớn nhất từ xưa đến nay . Các thành phố tham gia bao gồm Atlanta, Beirut, Boston, Budapest, Chicago, Copenhagen, Dublin, Houston, Huntsville, Luân Đôn, Los Angeles, Melbourne, New York, Paris, Pécs, Stockholm, Sydney, Székesfehérvár, Szombathely, Thượng Hải, Vancouver, Washington DC, và Zurich và trở thành sự kiện hàng năm . Flashmob là vũ điệu của cả cộng đồng, không những giúp giải tỏa căng thẳng mà còn kết nối mọi người với nhau. Mặc dù không phân biệt lứa tuổi, tuy nhiên do hoạt động vui nhộn và sôi động, Flash mob dễ dàng thu hút các bạn trẻ tuổi teen trên toàn thế giới tham gia và dễ dàng tìm thấy các video mới quay cảnh nhóm nhảy Flash mob rầm rộ được đăng lên Youtube hàng giờ. Rất nhiều teen Việt cũng đang say mê theo đuổi, thậm chí thành lập cả câu lạc bộ offline thường xuyên. Ở Việt Nam, phong trào Flash mob nói chung, hiện chỉ mới bắt đầu bằng những cuộc "nhảy đồng diễn" rất được cộng đồng chú ý và ủng hộ bởi nhiều người cảm nhận được tính tích cực và thú vị, ngẫu hứng của phong trào này và cũng vì tại Việt Nam còn thiếu những phương tiện và nơi giải trí cho thanh thiếu niên Flash mob đã nhanh chóng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau và một trong số đó là phục vụ cho tiếp thị quảng cáo. Một số công ty bắt đầu sử dụng các cuộc huy động chớp nhoáng để nâng cao hình ảnh, đánh bóng thương hiệu của mình. Họ nhận ra rằng hình thức quảng cáo này rất hợp với thị hiếu của thanh niên thời nay. Và nó không chỉ tác động trực tiếp đến người tham gia và người tận mắt chứng kiến sự kiện mà còn được truyền tải tới tất cả những ai xem lại sự kiện này thông qua email, tin nhắn, blog, diễn đàn, trang tin, trang video... Flash mob cũng bị một số bạn trẻ lợi dụng để tạo sự kiện gây sốc cộng đồng. Flash mob cũng bị nhiều nhóm dùng để tập hợp nhanh một số người biểu tình vì mục đích chính trị, như trong chiến dịch Chiếm lấy Phố Wall. Như ngày 03 tháng 1 năm 2012, khoảng 200 người trong phong trào đã vận dụng Flash mob tại phòng đợi chính của sân bay New York để phản đối việc Tổng thống Obama ký Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (National Defense Authorization Act) mà những người biểu tình coi là bất lợi cho quyền tự do dân sự . Hoặc là hơn 50 ngàn người đã biểu tình bất bạo động vào tháng 12 năm 2011 tại Moskva, Nga để phản đối chính phủ Putin "gian lận bầu cử" từ những lời kêu gọi từ internet . Tháng 7 năm 2009, một cuộc diễu hành flash mob đã bị ngăn chặn tại trung tâm thành phố Braunschweig, Đức không phải vì lý do bạo lực mà là vì làm gián đoạn công việc kinh doanh và dịch vụ, do pháp luật hiện hành tại địa phương quy định phải có một giấy phép sử dụng không gian công cộng cho một sự kiện bất kỳ. Vào ngày 10 tháng 12 năm 2011, khoảng 2000 người đã theo một lời kêu gọi từ Facebook dự những cuộc nhậu say đông người trong những chiếc tàu điện tại München , Kết quả: Khoảng 50 tàu điện bị phá với thiệt hại lên đến 230.000 Euro và nhiều người bị kiện bồi thường . Tại Brighton, Anh Quốc, tháng 5 năm 2008, một cuộc tụ tập flash mob để ném gối ôm và bánh (Pie fight và pillow fight) do một lời kêu gọi đăng trên Facebook với gần 2000 người đã bị ngăn chặn vì lo ngại cho sức khỏe công cộng và an toàn . Mối quan tâm của cảnh sát đã được nâng cao bởi cuộc đấu nước flash mob liên quan đến hơn 350 người trang bị súng nước và xô nước đã gây thiệt hại hàng ngàn bảng Anh tại một công viên công cộng tại Quảng trường Thiên niên kỷ (Millennium Square), Leeds trước đó 1 tháng. Tháng 2 năm 2009, cảnh sát giao thông tại Luân Đôn đã yêu cầu ngừng sự kiện tổ chức "sàn nhảy im lặng" (silent disco) tại nhà ga thành phố . Tại Hoa Kỳ trong năm 2009 và 2010, thành phố Philadelphia đã trải qua một làn sóng tội phạm qua flash mob, hoặc có ý định hoặc cố ý dẫn đến sự hủy diệt của tài sản tư nhân, bạo loạn, bạo lực, và gây thương tích cá nhân . Cảnh sát sử dụng vòi phun nước để giải tán đám đông và tạm giữ một ít người . Những sự kiện này đã được gọi là "cướp chớp nhoáng", "tội phạm flash mob" hay "bạo lực flash mob" ("flash robs", "flash mob crimes", "flash mob violence"). Những nhóm tổ chức flash mob hợp pháp và hòa bình đã phản ứng không đồng ý với những từ ngữ này và xem đó là không chính xác và gây tổn hại cho tiếng tăm của phong trào flash mob Ông Mark Leary, một giáo sư tâm lý học và thần kinh học tại Đại học Duke cho rằng: "Các thành phần bất hợp pháp và bạo lực cũng không phải là không giống như tội phạm thông thường, nơi một nhóm người làm điều gì đó bất hợp pháp," tuy nhiên "phương tiện truyền thông xã hội đã thêm vào khả năng tập hợp nhanh một nhóm lớn người dân, mà cá nhân bình thường sẽ không cướp một cửa hàng hoặc bạo loạn, nhưng sẽ bị lôi cuốn để có hành động sai trái mà khó xác định tung tích từng cá nhân" . Ngày nhảy thế giới ^ Judith A. Nicholson. “Flash! Mobs in the Age of Mobile Connectivity”. Fibreculture Publications/Open Humanities Press. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2009. ^ Sandra Shmueli (Friday, ngày 8 tháng 8 năm 2003). “'Flash mob' craze spreads”. CNN. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp) ^ Wasik, Bill (2012). “Riot: Self-Organized, Hyper-Networked Revolts—Coming to a City Near You”. Wired. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2012. ^ “Pillow Fighters Transform London into 'Urban Playground'”. Epoch Times. ngày 12 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2009. ^ Fitzgerald, Sean D. (ngày 21 tháng 3 năm 2008). “International Pillow Fight Day: Let the feathers fly!”. National Post. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008.[liên kết hỏng] ^ Athavaley, Anjali (ngày 15 tháng 4 năm 2008). “Students Unleash A Pillow Fight On Manhattan”. Wall Street Journal. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2008. ^ “World Wide Pillow Fight Day”. Newmindspace. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2010. ^ Nhảy flashmob, diễn catwalk đón Tết cổ truyền - Vietnamnet ^ Nam - điểm nóng mới của 'cơn bão' Flash Mob? ^ Phong trào Flash mob ở Việt Nam - Vietnamnet ^ Nhảy flash mob trên cầu Ánh Sao phục vụ cho quay phim ^ Flash Mob và những biến tướng, anninhthudo.vn] ^ Harshbarger, Rebecca (ngày 3 tháng 1 năm 2012). "Occupy Wall Street protesters rally then busted in Grand Central". New York Post. Truy cập ngày 04/01/2012 ^ Biểu tình lớn nhất hậu Liên Xô ở Moscow ^ “Flash mobs banned in Braunschweig”. The Local Europe. ngày 28 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2010. ^ Massenbesäufnis in der S-Bahn München - Machtlos gegen den Mob Süddeutsche Zeitung, 12. Dezember 2011 ^ S-Bahn-Säuferparty: Jetzt hagelt's Anzeigen! tz, 22. Dezember 2011 ^ Robert Leigh (ngày 19 tháng 5 năm 2008). “Videos: Police step in to prevent Facebook flash mob events”. Daily Mirror. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2010. ^ “Rail police criticise flash mobs”. BBC News. ngày 26 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2010. ^ Ian Urbina (ngày 24 tháng 3 năm 2010). “Mobs Are Born as Word Grows by Text Message”. The New York Times. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2010. ^ Maegan Smith 247-4751 (ngày 11 tháng 12 năm 2009). “Flash mob takes Old Dominion University campus by surprise”. The Newport News Daily Press. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012. ^ a b Lawyers.com. “Flash Mobs Step From Dancing to Crimes”. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2011. ^ Leary, Mark. “Why People Take Part in Violent Flash Mobs”. Duke University News and Communications. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2011. Video Học sinh nhảy do-re-mi tại nhà ga Antwerpen Flash mod nhảy đồng diễn toàn châu Âu nhân giải Eurovision 2010 Flashmob tưởng niệm nhạc sĩ Michael Jackson tại Stockholm tháng 9 năm 2009. Flash mob tại Bayonne (Pháp) 2010 20000 người Flash mob tại một buổi trình diễn của nhóm nhạc Black Eyed Peas tháng 9/2009 tại Chicago hay là [1] Tù nhân tại trại tù Cebu, Philippine nhảy Flash mob nhạc của Michael Jackson: They Don't Care About Us, 2010 Phóng sự về những kiểu Flash mob trên thế giới Free hugs (Ôm tự do) ở Nhật Bản, Giáng sinh 2008 Flash mob đấu gối ôm tại Graz, Áo, 2011 | wikipedia |