Search is not available for this dataset
text
stringlengths
6
577k
source
stringclasses
2 values
Thạch Quỳ Nhà thơ Thạch Quỳ tên thật là Vương Đình Huấn, sinh năm 1941 tại thôn Đông Bích, tổng Thuần Trung, huyện Lương Sơn, tỉnh Nghệ An, nay là thôn Đông Bích, xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là người thông thạo Hán học, thân mẫu tuy không biết chữ nhưng lại thông thuộc nhiều ca dao, tục ngữ, truyện Kiều... Năm 1960, ông học ngành Sư phạm Toán tại trường Đại học Vinh, cùng năm này, ông có bài thơ đầu tiên được đăng trên Văn nghệ quân đội có tựa "Mà thương cũng nhiều. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông có một thời gian làm giáo viên Toán cấp 3 tại Nghệ An sau đó công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật Nghệ An, ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện ông sống ở thành phố Vinh, Nghệ An,228 Phong Đình Cảng Ông được nhiều giải thưởng của báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Giải thưởng Hồ Xuân Hương (tỉnh Nghệ An). CÁC TẬP THƠ: Sao và đất (1967) Tảng đá nhành cây (1973) Điệu hát nguồn sống và đất (1978). Nguồn gốc cơn mưa (1978) Cuối cùng vẫn một mình em (1986) Đêm Giáng sinh (năm 1990) Bức tường (2009). NHỮNG BÀI THƠ NỔI TIẾNG: Với con: Là tác phẩm ông viết năm, được đăng trên báo Văn nghệ năm 1980 trên trang dành cho thiếu nhi. Bài thơ đã được đón nhận nồng nhiệt nhưng cũng để lại cho ông nhiều tai tiếng, thậm chí có người nghi ngờ thái độ chính trị của ông qua bài thơ đến nỗi Xuân Diệu phải thay mặt Hội Nhà văn vào Nghệ An giải thích. Bài thơ có những câu như: Con ơi con, trái đất thì tròn Mặt trăng sáng cũng tròn như đĩa mật Tất cả đấy đều là sự thật Nhưng cái bánh đa vừng tròn, điều đó thật hơn! Vì thế những lời cha dặn dò Cũng chưa hẳn là điều đúng nhất Cha mong con lớn lên chân thật Yêu mọi người như cha đã yêu con Đợi em ngày giáp tết: Đây là bài thơ viết về tình yêu của ông, có những vần thơ rất đặc sắc Trời đã tết. Khói xanh mờ bụi nước Góc vườn con, hoa mận đã đơm khuy Lòng như đất lặng thầm mơ dấu guốc Cỏ thanh thiên hoa trắng đợi em về - Thạch Quỳ là nhà thơ rất nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin và chóng vánh tìm ra ngay bản chất đối tượng. Anh làm thơ hoàn toàn bằng mẫn cảm thiên phú. Thơ Thạch Quỳ là thứ thơ có phần nhỉnh hơn mọi lý thuyết về thơ (Thái Doãn Hiếu, Thi nhân Việt Nam hiện đại). - Thạch Quỳ: Ông đồ gàn xứ Nghệ (Võ Văn Trực). [1] Lưu trữ 2011-09-12 tại Wayback Machine
wikipedia
Lạc Sơn (xã) Lạc Sơn là một xã thuộc huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Xã Lạc Sơn nằm ở trung tâm huyện Đô Lương, có Quốc lộ 15A chạy qua, giáp với các xã: Đà Sơn, Yên Sơn, Văn Sơn, Thịnh Sơn, Tân Sơn, Trung Sơn, Xuân Sơn. Do ở địa bàn trung tâm, nên Lạc Sơn từng là nơi đóng của Ủy ban nhân dân huyện Đô Lương, Công an huyện, một số cơ quan Tỉnh uỷ Nghệ An trong thời kỳ chiến tranh. Hiện nay, tại xã Lạc Sơn có Sư đoàn bộ binh F324 (Đoàn Ngự Bình) đóng quân, có nhà máy may và sản xuất đồ từ da của Công ty TNHH Prex Vinh (100% vốn đầu tư Hàn Quốc). Xã Lạc Sơn đã có lịch sử lâu đời, gắn với các tên gọi như: Trường Bộc (Tràng Bộc): tên gọi này có từ khoảng thế kỷ XV là một đơn vị cấp thôn thuộc tổng Thuần Trung, phủ Anh Đô, thừa tuyên Nghệ An và duy trì đến cuối thế kỷ XVIII. Trường Mỹ: là tên xã thuộc tổng Thuần Trung, phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An vào giữa thế kỷ XIX, gồm các thôn (làng): Thuận Lạc, Đa Văn, Hoành Sơn, Trùng Quang. Thuận Lạc: tên làng (thôn) cuối thế kỷ XIX, gồm các giáp: Trù Phúc, Cảnh Minh, Khải Sơn. Sau năm 1945, thành lập xã Trường Xuân, huyện Anh Sơn từ xã Trường Mỹ, tương ứng 2 xã Lạc Sơn và Xuân Sơn hiện nay. Từ năm 1963, sau khi Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chia Anh Sơn thành 2 huyện Anh Sơn và Đô Lương xã mang tên Lạc Sơn cho đến ngày nay. Lạc Sơn lấy từ 2 thôn Thuận Lạc và Trùng Quang và một phần thôn Sơn La. Xã Lạc Sơn gồm các xóm từ: 1,2,3 Được Chủ tịch Nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang năm 2003. Xã Lạc Sơn trong thời kỳ kháng chiến và sau hoà bình luôn là đơn vị dẫn đầu thi đua của huyện. Chùa Giáp Vinh: Tên nôm là chùa Làng Vành, là ngôi chùa cổ nhưng qua thời gian chiến tranh đã hoang phế, đến năm 2010 đã được phục dựng tại mảnh đất có tên Làng Vành. Chùa nằm trong hệ thống thờ tự của Tỉnh hội Phật giáo Nghệ An. Đình Thuận Lạc: Xây dựng từ giữa thế kỉ XIX, tuy nhiên do thời gian không được quan tâm tu sửa cũng như nhân tai đã bị phá nát, hiện đang còn nền đất tại xóm 7 (thôn Cảnh Minh). Chùa Trùng Quang: Xây dựng năm Minh Mạng thứ 33, tuy nhiên cũng bị phá nát, hiện đang còn bia tại chùa Phúc Mỹ, xã Yên Sơn (chùa nằm bên Đền Đức Hoàng thờ Lê Trang Tông). Đền Đức Ông: tại thôn Trù Phúc, sau Cải cách ruộng đất bị phá huỷ và rước đồ tế khí xuống đền Hữu Thiện, xã Xuân Sơn nhưng nay đền Hữu Thiện cũng đã bị phá. Chùa làng Cảnh Minh: sau Cải cách ruộng đất cũng bị phá huỷ. Bên cạnh đó là các nhà thờ được xây dựng hơn 100 năm của các họ lớn trong xã như Nguyễn Duy, Trần Doãn, Nguyễn Văn, Hoàng Đình... Anh hùng LLVT Đặng Quang Cầm Tướng quân Trần Doãn Ngạn (được vua Cảnh Hưng ban nhiều sắc phong cuối thế kỷ XVIII). Cha con PGS.TSKH Trần Doãn Quới và PGS. TS. Trần Doãn Vinh Doanh nhân Nguyễn Cảnh Hà, tổng giám đốc Công ty An Thiên Lý. ^ Tổng cục Thống kê
wikipedia
Dido (cầu thủ bóng đá) Edson Silva, được biết nhiều với biệt danh Dido (sinh 27 tháng 6 năm 1962), là một cựu cầu thủ bóng đá và huấn luyện viên Brasil, từng thi đấu cho các câu lạc bộ ở Giải vô địch bóng đá Brasil như Flamengo và Santos. Ông có cả hộ chiếu Hà Lan . Dido chơi ở vị trí tiền vệ cho Flamengo và Santos. Khoác áo Santos, ông từng thi đấu hai trận tại giải vô địch quốc gia Brasil năm 1984. Ông cũng từng thi đấu tại Israel cho câu lạc bộ Beitar Jerusalem,. Tại đây Dido giải nghệ vào năm 1996, và bắt đầu sự nghiệp huấn luyện với vai trò huấn luyện viên trưởng câu lạc bộ Maccabi Holon . Ông làm huấn luyện viên đội tuyển Việt Nam trong giai đoạn 2001-02 . Sau đó ông huấn luyện đội tuyển Đài Loan năm 2005, rồi đến cuối năm 2008 ký hợp đồng huấn luyện Bangladesh. Tuy nhiên hợp đồng chỉ kéo dài chưa đầy một năm, đến 10 tháng 11 năm 2009 thì kết thúc, trước giải Cúp SAFF . ^ a b “Dido” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Futpédia. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008. ^ a b c d “Brasileiro assume o comando da seleção de Bangladesh” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Estadão. ngày 31 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008. ^ “Dido - todos os jogos” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Futpédia. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008. ^ “Soccer-Brazilian Dido to coach Bangladesh”. Reuters India. ngày 31 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008. ^ “Vietnam sacks national coach Dido”. CNN SI. ngày 25 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008. ^ a b c “Bangladesh To Go For Brazilian Boss”. goal.com. ngày 31 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2009. ^ “Vietnam beats Brunei 5-1 in SEA Games”. CNN SI. ngày 4 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008. ^ “Calisto signs for a second stint as Vietnam coach”. CBS. ngày 31 tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008. ^ “Brazilian Dido to coach Bangladesh”. FIFA.com. ngày 31 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2008. ^ “Worry over Aminul”. The Daily Star. ngày 14 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2009.
wikipedia
Hàn Thao Hàn Thao (Chữ Hán: 韩滔), ngoại hiệu Bách thắng tướng quân, là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Thủy hử của Thi Nại Am. Hàn Thao là một trong 72 Địa Sát Tinh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Hàn Thao quê ở Đông Kinh (nay là Khai Phong). Hàn Thao thường sử dụng giáo và tinh thông võ nghệ, phục vụ cho triều đình với chức vụ Đoàn luyện sứ ở Trần Châu (nay là Hoài Dương). Hàn Thao có biệt hiệu là "Bách thắng tướng", thể hiện khả năng và sức mạnh trong chiến trận. Thái uý Cao Cầu giận dữ khi quân Lương Sơn tấn công châu Cao Đường (nay là Cao Đường, Sơn Đông) và giết chết cháu mình trấn thủ ở đó là Cao Liêm. Do vậy, Cao Cầu đề nghị với Tống Huy Tông cử Hô Diên Chước thống lĩnh quân đội đi bình định. Hô Diên Chước tiến cử Hàn Thao và Bành Kỷ lần lượt làm chính phó tiên phong. Hàn Thao làm chính tiên phong, giao chiến trận đầu với quân Lương Sơn Bạc. Khi đấu với Tần Minh, Hàn Thao không địch nổi, khi sắp bại trận thì có Hô Diên Chước ứng cứu. Sau đó, Hô Diên Chước dùng liên hoàn mã trận, giành được một số thắng lợi trước quân Lương Sơn. Thang Long, một đầu lĩnh mới gia nhập Lương Sơn, đã giới thiệu người anh họ là Từ Ninh đánh câu liêm thương. Khi Từ Ninh lên Lương Sơn Bạc đã huấn luyện quân câu liêm và phá trận liên hoàn. Quân triều đình bại trận. Hô Diên Chước và Hàn Thao bỏ chạy. Hàn Thao bị Lưu Đường và Đỗ Thiên bắt được, giải về Lương Sơn. Tại đây, ông được Tống Giang (tức Tống Công Minh) đối đãi tử tế nên đồng ý gia nhập nghĩa quân Lương Sơn với khẩu hiệu "Thay trời hành đạo". Hàn Thao trở thành một đầu lĩnh mã quân, ông và Bành Kỷ làm phó tướng cho Hô Duyên Chước. Sau khi nhận chiêu an, Hàn Thao cùng các đầu lĩnh tham gia các chiến dịch đánh dẹp quân Liêu và các lực lượng khác chống đối triều đình nhà Tống. Trong chiến dịch đánh Phương Lạp, khi đánh tới Thường Châu, Hàn Thao ra trận giao chiến bị tướng của Phương Lạp là Cao Khả Lập bắn tên trúng trán, ngã ngựa và bị một tướng khác là Trương Cận Nhân dùng giáo đâm chết. Vũ khí của Hàn Thao là tảo mộc sóc, bắt nguồn từ tảo sóc của Hô Diên Tán. Tinh vị của Hàn Thao là Địa Uy Tinh, giống với Thiên Uy Tinh của Hô Diên Chước. Từ đó cho thấy Hàn Thao là hình ảnh diễn tấu từ Hô Diên Chước. Có ý kiến cho rằng hình ảnh Hàn Thao, Bành Kỷ xuất phát từ hình tượng của Hàn Tín và Bành Việt thời Hán Sở. Trong đó Hàn Tín là tướng lĩnh bách chiến bách thắng. Trong Đãng khấu chí, Hàn Thao theo Hô Diên Chước thủ Gia Tường quan chống Tống. Về sau cùng Phó Ngọc (傅玉) giao chiến, bị Phó Ngọc đâm một thương trúng trái tim mà chết. Trong Thuyết Nhạc toàn truyện (hay Nhạc Phi diễn nghĩa), Hàn Thao có cháu trai là Hàn Khởi Long (韩起龙). Cha của Khởi Long chịu ân của Nhạc Phi nên trong nhà đặt bài vị của họ Nhạc. Nhạc Lôi đi qua, thấy bài vị của cha mình, bèn kết nghĩa anh em với Khởi Long. Nhạc Lôi nhiều lần gặp nạn, đều là Hàn Khởi Long cùng các anh em liều mình cứu giúp thoát hiểm. Nhạc phu nhân bị đày đi Vân Nam, Nhạc Lôi từ Thái Hành Sơn mượn tới binh mã, lao tới Vân Nam tìm mẹ. Hàn Khởi Long theo Nhạc Lôi đánh tam quan. Tại Bình Nam quan, Hàn Khởi Long đả thương Tổng binh quan Ba Vân. Con gái Bá Vân là Ba Tú Lâm (巴秀琳) vì cha báo thù, đánh với Hàn Khởi Long. Cuối cùng Ba Tú Lâm Hàn Khởi Long cưỡng bức tại Vấn Nguyệt am, khiến Ba Vân phẫn nộ mà chết. Nhạc Lôi tảo bắc, Hàn Khởi Long theo quân chinh chiến, nhiều lập công lao, chiến thắng trở về được thụ phong Tổng binh quan. Thi Nại Am (1973). Thủy hử . Nhà sách Khai Trí. Thi Nại Am và La Quán Trung (1999). Hậu thủy hử . Nhà xuất bản Văn học.
wikipedia
Khâu Thanh Tuyền Khâu Thanh Tuyền (邱清泉) (1902–1949) là một tướng lĩnh Trung Quốc Quốc Dân Đảng trong Chiến tranh Bắc phạt, các chiến dịch bao vây tiêu diệt Cộng sản, Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai, và Nội chiến Trung Hoa. Trong Chiến dịch Hoài Hải, trận đánh quyết định trong Nội chiến Trung Hoa, ông thất bại khi giải cứu Binh đoàn 7 của tướng Hoàng Bá Thao và sau đó tự sát trên chiến trường. Khâu sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Chiết Giang, nhưng sớm bộc lộ tài năng ngay từ khi còn trẻ và rất chăm học. Năm 1922, ông vào học tại Đại học Thượng Hải, chuyên ngành Xã hội học. Năm 1924, ông đến Quảng Đông và được nhận vào trường Võ bị Hoàng Phố mới thành lập, học ngành công binh. Ông tham gia một loạt các cuộc chiến tại địa phương của quân Quốc dân, đưa Chính phủ Quốc dân nắm quyền trên toàn Thung lũng sông Châu Giang. Năm 1926, Thống chế Tưởng Giới Thạch trở thành Tổng tư lệnh quân Bắc phạt, Khâu được thăng lên Đại úy, tham gia một số trận đánh đẫm máu nhất trong cuộc chiến. Khi Quốc-Cộng chấm dứt hợp tác, ông cùng các bộ hạ khác của Tưởng bị Chính phủ thân cộng ở Vũ Hán của Thủ tướng Uông Tinh Vệ bắt giữ, nhưng họ trốn được về Nam Kinh. Khâu sau đó được Tưởng thăng hàm Thiếu tá. Năm 1928, ông được thăng Trung tá Tiểu đoàn trưởng, tham gia Đại chiến Trung Nguyên bên phe Tưởng. Năm 1931, ông được thăng Đại tá Trung đoàn trưởng thuộc Sư đoàn 10, và năm 1933 được thăng Thiếu tướng. Năm 1934, ông được gửi sang Đức học về chiến thuật tăng thiết giáp với Heinz Guderian tại Học viện Lục quân Phổ. Khi trở về Trung Hoa, ông trở thành một sáng lập viên của lực lượng thiết giáp Quốc dân đảng, và được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Sư đoàn chỉnh biên, một trong những đơn vị tinh nhuệ nhất của Tưởng. Trong Trận Nam Kinh, Khâu bị kẹt lại khi Nam Kinh bị chiếm, và bị ép đi lao động cưỡng bức, nhưng trốn thoát được vào năm sau, rồi được bổ nhiệm Phó tư lệnh Sư đoàn 200 (Quân đội Cách mạng Quốc dân) tinh nhuệ, sư đoàn thiết giáp duy nhất của Trung Hoa. Năm 1939, Khâu chỉ huy Sư đoàn 22 mới thành lập, thuộc Quân đoàn 5, tham gia trận Côn Lôn Quan, ông cắt đứt đường rút lui của quân Nhật, và giết chết Tư lệnh quân Nhật, Thiếu tướng Masao Nakamura. Nhờ chiến công, ông được thưởng Huân chương Bảo Đỉnh và thăng chức Phó tư lệnh Quân đoàn; ông cũng có biệt danh "Khâu Khùng" từ trận này. Năm 1942, sau một thời gian làm sĩ quan tham mưu cho Tưởng Giới Thạch, ông được thăng hàm Thiếu tướng, bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn 5 và tham gia một số trận đánh với Quân đội Đế quốc Nhật Bản tại Vân Nam. Quân đoàn 5 sau đó chuyển sang đồn trú Côn Minh vào đầu năm 1945 đến khi Thế chiến II kết thúc. Sau chiến tranh chống Nhật, Tưởng Giới Thạch quyết định loại bỏ viên tướng quân phiệt Long Vân, Khâu và chỉ huy cũ của ông, tướng Đỗ Duật Minh bao vây viên quân phiệt này tại tổng hành dinh của ông ta và buộc ông ta từ chức. Năm 1946, lực lượng của ông được chuyển đến Nam Kinh, ông nhanh chóng mở một loạt chiến dịch đánh chiếm phần lớn vùng Cộng sản ở miền Trung Trung Hoa. Năm 1948, ông cứu thoát Quân đoàn 25 của Hoàng Bá Thao khỏi vòng vây quân Cộng sản trong Chiến dịch Đông Hà Nam, nhưng ông không được thăng thưởng trong khi Hoàng được thăng chức Tư lệnh Binh đoàn 7. Các gián điệp Cộng sản trong cấp chỉ huy tối cao Quốc dân đảng, bao gồm cả Phó tham mưu trưởng và Cục trưởng Cục Tác chiến, bắt đầu tung ra những tin đồn dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa hai tướng. Tháng 11 năm 1948, Chiến dịch Hoài Hải trong Nội chiến Trung Hoa bắt đầu. Tuy nhiên, do lộ tinh tình báo và những quyết sách sai lầm của Tưởng Giới Thạch, Binh đoàn 7 bị bao vây ở làng Niễn Trang, phía đông Từ Châu. Binh đoàn 2 mới thành lập của Khâu và Binh đoàn 13 của Lý Di được giao nhiệm vụ giải cứu Hoàng Bá Thao đang bị vây. Nhưng sau 11 ngày giao tranh bất phân thắng bại, 160,000 quân Quốc dân không thể chọc thủng được tuyến phòng thủ của 170,000 quân Cộng sản. Ngày 22 tháng 11, Hoàng Bá Thao tự sát tại Bộ Tư lệnh Binh đoàn 7 và Binh đoàn bị tiêu diệt. Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Quốc dân ra lệnh bỏ Từ Châu và các quân đoàn 2, 13 và 16 phải rút về phía nam sông Hoài, nhưng đường rút lui của họ bị nghẽn vì đoàn người tỵ nạn khổng lồ từ Từ Châu. Trên đường đến sông Hoài, họ lại nhận được lệnh Tưởng Giới Thạch phải quay sang hướng tây bắc đi cứu Binh đoàn 12 của Hoàng Duy, và rồi cũng bị Dã chiến quân Hoa Đông phe Cộng sản bao vây. Sau một tháng bị bao vây giữa mùa đông, quân Quốc dân không còn khả năng phá vậy, Khâu chỉ huy Bộ Tư lệnh Binh đoàn tìm cách phá vây ngày 10 tháng 1 năm 1949. Sau khi nhận ra không thể phá vây, ông bắn vào bụng tự sát. Sau đó ông được truy phong Thượng tướng và Huân chương Thanh thiên bạch nhật. Tướng Khâu kết hôn hai lần và có hai con trai, gia đình ông hiện đang sống tại Đài Loan. Suốt sự nghiệp, ông từng được tưởng thưởng Huân chương Thanh thiên bạch nhật, Huân chương Vân Huy, Huân chương Bảo Đỉnh và Presidential Medal of Freedom từ người Mỹ. Sân bay Thanh Tuyền Cương tại Đài Trung, Đài Loan được đặt theo tên ông. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2012. ^ [1] http://www.generals.dk/general/Qiu_Qing-quan/_/China.html Ministry of National Defense R.O.C [2] US Naval War College Lưu trữ 2006-10-25 tại Wayback Machine http://cgsc.leavenworth.army.mil/carl/download/csipubs/bjorge_huai.pdf Lưu trữ 2009-03-26 tại Wayback Machine
wikipedia
Người Hà Nội (phim) Người Hà Nội là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam do Hoàng Tích Chỉ và Đoàn Lê làm đạo diễn. Phim được phóng tác từ tiểu thuyết Phố của Chu Lai. Phim phát sóng lần đầu vào năm 1996 trên kênh VTV3. Người Hà Nội lấy bối cảnh những năm khoảng cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, xoay quanh cuộc sống đời thường của những người lính trở về sau chiến tranh. Nam (Hồng Sơn) là một kỹ sư quân đội vẽ kỹ thuật, có vợ là Thảo (Lê Khanh) và con gái Niên Thảo. Do cuộc sống gia đình khó khăn nên Thảo xin sang Đức xuất khẩu lao động dù ban đầu Nam không đồng ý. Bình (Huệ Đàn) là một nhà làm phim, có nhiều ý tưởng nhưng lại không được cấp vốn để làm điện ảnh. Lãm (Quyền Linh) do lấy vợ (Minh Hằng) người Nùng nên phải giải ngũ và bị gia đình từ, từ trên quê vợ về sống ngoài vỉa hè ở phố nhà binh. Dặt (Quốc Trị) làm công an khu vực, đồng lương không đủ sống, không đáp ứng đủ nhu cầu của vợ (Diệu Thuần) nên đã bị vợ bỏ.... NSND Lê Khanh trong vai Thảo Hồng Sơn trong vai Nam Quyền Linh trong vai Lãm NSND Minh Hằng trong vai Vợ Lãm Huệ Đàn trong vai Bình NSND Mạnh Cường trong vai Hùng NSƯT Diệu Thuần trong vai Vợ trước của Dặt NSND Anh Dũng trong vai Dụ NSƯT Thanh Quý trong vai Diễm NSƯT Chiều Xuân trong vai Bạch Vân Mạnh Linh trong vai Ông Tướng NSƯT Mai Châu trong vai Bà Tướng NSND Quốc Trị trong vai Dặt NSƯT Minh Tâm trong vai Cụ giáo Khang Ngọc Thu trong vai Vợ sau của Dặt Thu Hiền trong vai Loan Hồng Minh trong vai Bồ của Dụ Đới Lan Anh trong vai Niên Thảo Đăng Khoa trong vai Tùng Cùng một số diễn viên khác... Bài hát trong phim là ca khúc "Chị tôi" do Đoàn Thị Tảo phỏng thơ, Trọng Đài sáng tác và Mỹ Linh thể hiện. ^ Hồ Anh Thái (22 tháng 9 năm 2009). “Đoàn Lê 'chị tôi'”. VnExpress. Báo Văn nghệ. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2022. ^ a b c d e f g Châu Mỹ (27 tháng 1 năm 2016). “Dàn diễn viên phim 'Người Hà Nội' sau 20 năm”. VnExpress. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2022. ^ Thúy Phương (6 tháng 11 năm 2016). “Loạt ảnh quý trong phim Người Hà Nội năm ấy...”. Thế giới Điện ảnh. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2022. ^ Café một mình (21 tháng 4 năm 2009). “Nhớ phim 'Người Hà Nội'”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2022. ^ TL (10 tháng 10 năm 2017). “Những bộ phim truyền hình dễ làm khán giả nao lòng nhớ về Hà Nội”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2022. ^ a b c d Băng Châu (21 tháng 6 năm 2017). “Nhìn lại dàn diễn viên phim "Người Hà Nội" sau 21 năm”. Dân trí. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2022. ^ Hương Lan (18 tháng 10 năm 2011). “Nam của "Người Hà Nội" đã ra đi”. Sài Gòn Tiếp Thị. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2022. ^ Băng Châu (13 tháng 8 năm 2011). “Diễn viên Hồng Sơn và những vai diễn khó quên”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2022. ^ Thụy Khê (7 tháng 11 năm 2017). “Nhà văn Đoàn Lê - nhân vật trong bài hát 'Chị tôi' qua đời”. Báo Điện tử Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2022. Người Hà Nội trên VTV Giải trí
wikipedia
Mảnh đời của Huệ Mảnh đời của Huệ là một phim tâm lý xã hội do Phi Tiến Sơn đạo diễn, xuất phẩm trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật năm 1997. Truyện phim phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của tác giả Võ Khắc Nghiêm. Huệ là một thiếu nữ xinh đẹp từ miền quê Thái Bình ra Cẩm Phả làm nghề mót than. Vì thật thà, dễ tin người mà không ít phen bị lừa, trải ba đời chồng mà vẫn phải đơn độc nuôi con, đã có lúc phải nghĩ dại là vượt biên sang Hồng Kông. Tập 1: Trong đêm se lạnh tại một đoạn quốc lộ, chiếc xe chở giám đốc Hải và tài xế Phúc đụng phải một thiếu nữ. Cả hai vội đưa cô về nhà khách công ty tại Hà Nội, tại đây, cô tiết lộ mình tên Huệ và có ý định tự tử vì bi phẫn. Huệ sinh ra ở một làng quê nghèo Thái Bình, nổi tiếng vì xinh xắn lại có giọng chèo lọt cả vào mắt xanh Tư "đồ tể" - trùm buôn nguyên vật liệu. Bản thân Huệ cũng đang ấp ủ mối tình ngây thơ với Biền - đàn em Tư "đồ tể", là thợ xây nay đây mai đó. Gia cảnh Huệ cũng rất cực vì chị ruột ốm nặng, trong khi anh rể tên Nghênh đam mê cờ bạc rượu chè và hay đánh vợ con. Trong một lần Huệ tắm, Nghênh đã định hiếp dâm cô. Nghe Biền xúi giục, Huệ theo anh này lên Hà Nội nhờ Tư "đồ tể" xin cho vào nhà hát chèo với ao ước thoát gia cảnh lầm than và đổi đời với cuộc hôn nhân cùng Biền. Tập 2: Chị gái Huệ bị Nghênh sơ ý đánh chết khiến gia cảnh càng khốn quẫn, hai cháu nhỏ (con Nghênh) chẳng biết bám víu vào đâu sau khi Huệ bỏ đi. Đến đây, gia đình cũ của Huệ tạm bỏ ngỏ, vì cô nghe lời khuyên của Hải và Phúc, đánh liều theo họ về Cẩm Phả làm công nhân mỏ. Công ty bố trí cho Huệ ở cùng bà Tập - một cựu thanh niên xung phong Trường Sơn không chồng, ngang tàng và coi cô như em gái. Trong khi đó, với bản tính bộc trực, Phúc chạy đi tìm Biền định giần cho y một trận khi biết Biền chỉ coi Huệ là mối tình qua đường, bản thân y đã có vợ con đề huề. Qua Biền, Phúc gặp được Tư "đồ tể", cảnh cáo y và sơ ý để lộ biển số xe Quảng Ninh. Phúc về nhà thì hay tin vợ là Tuyết bỏ nghề thợ tại công ty để dấn thân vào thương trường với hi vọng làm giàu. Vừa khi ấy, Lan (vợ Hải) bị sảy thai, mất máu trầm trọng. Bằng sự kính trọng Hải, Huệ xin thử máu và được bác sĩ đồng ý trích máu cứu Lan. Tập 3: Do con gái đầu còn thơ dại, bản thân bận rộn, Hải đành ủy thác Huệ chăm nom Lan tại bệnh viện. Trong những ngày lưu trú tại đây, giữa Hải và Huệ dần phát sinh một tình cảm khác lạ, trên cả tình anh em bạn bè thuần túy. Lan bắt đầu linh cảm điều chẳng lành với cuộc hôn nhân của mình. Lão Đồng "dê cụ" (thư ký phường) lại hạch Huệ vấn đề kê khai lý lịch, nhưng mục đích thực là đòi quan hệ nhục dục, bèn bị bà Tập trị cho một trận. Trong một đêm thanh vắng tại nhà Hải, Huệ đã trao đời con gái cho Hải. Ít lâu sau, cô có dấu hiệu mang thai. Việc này chóng bị phát giác, cả bà Tập, Phúc và Lan đều chất vấn. Đúng lúc đó, Phúc được tin Tuyết đã đi biên giới buôn hàng chuyến, bỏ lại con là cu Tuấn ở nhà lêu lổng chơi điện tử. Phúc chán nản, quyết định nghỉ việc sau một cuộc cãi vã với Hải. Tổng giám đốc vì tiếc năng lực của Phúc, bèn yêu cầu anh lập đội đặc nhiệm chống nạn than thổ phỉ để bảo vệ tài nguyên đất nước và lợi ích công ty. Huệ vì sợ dư luận nên bỏ về Thái Bình định ở cùng các cháu, nhưng khi biết anh rể đã tái giá và bắt đầu tu chí, cô bèn quay lại vùng mỏ xin vào đội than thổ phỉ. Cầm đầu nhóm này là một người tên Tư Lẫm, kỳ thực là Tư "đồ tể". Tập 4: Tư Lẫm quyết định chuyến hướng làm ăn ra vùng biên và duyên hải, tận dụng cái lợi thế sẵn có của cơ chế thị trường đang vô cùng khát nhiên liệu. Nhưng mục đích cuối cùng của y là tìm Huệ. Bấy giờ, cái thai đã lớn, Huệ không còn cáng đáng nổi công việc ở mỏ nữa, phải xin rửa bát thuê ở tiệm phở. Cô tình cờ gặp cu Tuấn lang thang, bụng đói mấy ngày vì theo mẹ đi buôn rồi bỏ mẹ hú hí với tình hờ. Huệ đưa Tuấn về lại vùng mỏ, cùng bà Tập nuôi cháu bé. Trong khi đó, đội đặc nhiệm của Phúc hoạt động hữu hiệu ngày càng trở nên cái gai trong mắt bọn thổ phỉ, chúng tìm mọi thủ đoạn triệt hạ cả đội, đặc biệt là nhằm vào Phúc. Tập 5: Tư Lẫm chính thức ra làm ăn công khai dưới nhãn hiệu "công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Đông", chuyên cung ứng nguyên vật liệu cho thị trường, nhưng chủ yếu vẫn là than. Y móc nối quan hệ với mọi nhân vật tai to mặt lớn trong tỉnh, đặc biệt là Hải, để thông qua anh "hô biến" tất cả máy khai thác than thanh lý của nhà nước vào túi mình. Lan ngày càng u uất, chỉ biết năng đi chùa và tụng kinh niệm Phật tại gia. Còn Hải bị Phúc ép ghi một bản cam đoan không dính líu gì tới Huệ để dọn đường cho Phúc đến với Huệ. Hai người đi thử áo cưới và chuẩn bị hôn lễ. Trong khi đó, Tuyết trở về đòi quyền nuôi con, những mong đem sự xa hoa giả tạo chứng minh mình đã thắng Phúc trong ván bài mưu sinh. Còn Huệ chưa thôi ám ảnh vì Tư Lẫm hiện diện mỗi lúc một gần. Phúc kết hợp Long (một trinh sát viên thạo bấm máy ảnh) điều tra khu vực khai thác than trộm của Tư Lẫm. Mối quan hệ giữa Tư Lẫm và Hải bị Phúc cùng Huệ phát giác, Huệ bèn chạy đi xin tổng giám đốc đừng để Hải rơi vào vòng lao lý mà tan cửa nát nhà. Tập 6: Tổng giám đốc ra quyết định đình chỉ việc thanh lý máy cũ và yêu cầu Hải trả hết tiền hối lộ của Tư Lẫm. Việc này khiến Hải hậm hực với Phúc và Huệ. Thông qua Tuyết - nay đã mở nhà hàng Gió Biển - Tư Lẫm gặp Huệ để thông báo Nghênh đã chết vì ung thư gan, lại cho người đón hai cháu về Quảng Ninh với hi vọng mua chuộc cô lần chót bằng tình cảm. Trong một đêm công tác đặc biệt, Phúc bị tông xe xuống vực chết thảm. Tại hiện trường, cu Tuấn nhặt được một chiếc bật lửa Zippo mà bọn đàn em Tư Lẫm dùng soi mặt Phúc. Cái chết của anh khiến Huệ đột quỵ rồi sảy thai, coi như mọi ràng buộc với cả Hải và Phúc đã hết. Cu Tuấn tiết lộ cho Tuyết truyện chiếc bật lửa, cô bèn tương kế tựu kế chuốc say Tư Lẫm cùng đàn em để Tuấn chạy đi báo công an. Linh cảm rằng thời vận của mình sắp hết, Tư Lẫm bèn chạy đến nhà Huệ với ý định bắt cô cùng đi trốn, nhưng y bị công an bắt ngay lúc ấy. Huệ xin về lại công ty than, giữa cô và Long dần nhen lên mối tình giữa hai kẻ cô đơn. Hải tìm Huệ những mong kéo lại chút tình nào đó, nhưng cô mãn nguyện quay lưng về theo Long. Phim thực hiện tại Hà Nội và Quảng Ninh mùa đông năm 1996. Thiết kế : Hữu Chỉnh, Vũ Huy Mĩ thuật: Bùi Minh Tuấn Âm thanh: Nguyễn Xuân Phương Phối sáng: Đức Côn Dựng phim: Mai Châm Hóa trang: Tú Lan Tiếng động: Minh Tâm Thu Hiền... Huệ Đường Minh Giang... Phúc Trần Tường... Hải Lê Hồ Lan... Lan Hoàng Thắng... Tư Lẫm Kim Xuyến... Tập Lê Thu... Tuyết Tùng Dương... Long Văn Hiệp... Đồng Hoàng Lâm... Tuấn Hoàng Nhuận Cầm... Nghênh Tuyết Hoa... Hiền Hồ Tháp... Giám đốc công ty than Hồ Quốc Phong... Biền Tuyết Liên... Bà hàng nước Phạm Cường Thùy Dương Đức Trung Huệ trắng (Vũ Ngọc Quang sáng tác, Tiến Hỷ trình diễn) Hoa sữa (Hồng Đăng sáng tác) Hát về Hạ Long (Vũ Ngọc Quang sáng tác) Cô Tấm làng Mai Điệp khúc mùa xuân Beat it (Michael Jackson trình diễn) Bộ phim công chiếu lần đầu trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật năm 1997 như sự đáp trả cơn sốt phim truyền hình Nhật Bản bấy giờ khai thác số phận lênh đênh của con người, đặc biệt là nữ lưu. Mạch phim khai thác một vấn đề vô cùng nhức nhối thời kỳ Việt Nam bắt đầu xúc tiến kinh tế thị trường, đó là nạn khai thác tài nguyên dựa trên lợi nhuận bất chấp những bất cập về bảo hộ lao động và suy thoái môi trường. Bên cạnh đó còn là mối liên doanh mờ ám giữa doanh nghiệp tư lập và những nhân vật chịu trách nhiệm quản lý tài sản công lập. Phim cũng nêu vấn đề mưu sinh như thế nào: Hoặc tạm quên danh dự bản thân mà kiếm lời thật đầy hoặc giữ cả thanh danh (mà nhiều khi là hão danh) cùng cái nghèo khó đeo đẳng. Đây là bộ phim thứ nhì trong sự nghiệp diễn xuất ngắn ngủi của nữ diễn viên Thu Hiền, vai Huệ được coi là thành công nhất và đưa hình ảnh cô đến với khán giả truyền hình Việt Nam thập niên 1990. Trước đó, cô đã đóng một vai thứ trong phim Người Hà Nội (1995). Năm 1997, cô góp một vai phụ trong phim Gió qua miền tối sáng rồi không bao giờ tái xuất màn ảnh nữa. Vai Tư "đồ tể" là thành công thứ nhì (sau vai Đặng Lân trong Đêm hội Long Trì) trong đời diễn xuất của tài tử Hoàng Thắng, khiến ông trở thành một trong những gương mặt phản diện xuất sắc nhất của phim truyền hình Việt Nam. Trên phim trường, ông kiêm vai trò trực tiếp hướng dẫn diễn xuất cho mọi diễn viên từ chính đến phụ. Sau phim này, Hoàng Thắng bỏ hẳn vai phản diện vì sợ lặp lại bản thân, ông thử sức ở mảng chính diện được một số phim nhưng không đạt, bèn chuyển hẳn sang dạng vai hề. Mảnh đời của Huệ (tiểu thuyết, 1993) Oshin (phim truyền hình, 1983) ^ Gặp lại nguyên mẫu Mảnh đời của Huệ ^ Nhân vật nữ thợ mỏ trong tiểu thuyết của Võ Khắc Nghiêm ^ Nữ trùm Dung Hà khét tiếng của màn ảnh ngày nào giờ ra sao ? ^ Diễn viên Tùng Dương: Mặt tôi không đến nỗi nham nhở, đểu giả Mảnh đời của Huệ trên YouTube Nhà văn "dạo chơi" trên màn ảnh - VNExpress // Thứ Ba, 22-05-2007 (09:55)
wikipedia
Christie's Christie's là một nhà đấu giá của Anh được James Christie thành lập năm 1766. Mặt bằng chính của Christie's ở phố King, phố St. James, Luân Đôn, và Rockefeller Plaza ở thành phố New York ở Hoa Kỳ. Công ty này thuộc sở hữu của Groupe Artémis, công ty mẹ của François-Henri Pinault. Doanh thu năm 2015 đạt 4,8 tỷ bảng Anh (7,4 tỷ đô la). Hãng nổi tiếng đã bán đấu giá bức tranh với giá kỷ lục là 450 triệu đô la, Salvator Mundi. Văn bản chính thức của công ty cho biết người sáng lập James Christie đã tiến hành cuộc bán hàng đầu tiên tại Luân Đôn, Anh vào ngày 5 tháng 12 năm 1766 và danh mục bán đấu giá sớm nhất mà công ty vẫn giữ lại là từ tháng 12 năm 1766. Tuy nhiên, các nguồn khác lưu ý rằng James Christie thuê phòng bán đấu giá từ năm 1762, và quảng cáo trên báo chí về doanh thu của Christie từ năm 1759 cũng đã được truy tìm. Christie nhanh chóng trở thành nhà bán đấu giá hàng đầu và tận dụng vị thế mới của Luân Đôn như là trung tâm chính của thương mại quốc tế sau cuộc Cách mạng Pháp. Từ năm 1859, công ty được gọi là Christie, Manson & Woods. Năm 1958, nó thành lập văn phòng đầu tiên ở nước ngoài, bằng cách đặt một đại diện tại Rome. Phòng bán hàng ở nước ngoài đầu tiên được khai trương tại Genève, nơi Christie's tổ chức đấu giá trang sức. Christie's là một công ty đại chúng, được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Luân Đôn từ năm 1973 đến năm 1999. Năm 1974, Jo Floyd được bổ nhiệm làm chủ tịch của Christie. Ông từng là chủ tịch của Công ty TNHH Quốc tế Christie. từ năm 1976 đến 1988, cho đến khi trao cho Lord Carrington, và sau đó là một thành viên không điều hành của ban giám đốc cho đến năm 1992. Công ty con Christie's International Inc của nhà bán đấu giá đã tổ chức bán lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào năm 1977, 13 năm sau Sotheby's. Sự phát triển của Christie đã chậm nhưng vẫn ổn định kể từ năm 1989, khi nó có 42% thị trường đấu giá. Năm 1990, công ty đã đảo ngược một chính sách lâu dài và bảo đảm một mức giá tối thiểu cho một bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật trong cuộc đấu giá vào tháng 5. Năm 1996, doanh thu của nhà bán đấu giá đã làm lu mờ Sotheby lần đầu tiên kể từ năm 1954. Tuy nhiên, lợi nhuận của nó không tăng với cùng tốc độ, từ năm 1993 đến năm 1997, lợi nhuận trước thuế hàng năm của Christie là khoảng 60 triệu USD, trong khi lợi nhuận trước thuế hàng năm của Sotheby khoảng 265 triệu USD trong những năm đó. Năm 1993, Christie đã trả $ 10.9 triệu cho bộ sưu tập Spink & Sons của Luân Đôn, chuyên về nghệ thuật phương Đông và tranh của Anh; phòng trưng bày được điều hành như một thực thể riêng biệt từ nhà bán đấu giá. Công ty mua Leger Gallery với giá 3,3 triệu đô la vào năm 1996 và sáp nhập nó với Spink để trở thành Spink-Leger. Christie đã mua Great Estates vào năm 1995, sau đó là một mạng lưới các đại lý bất động sản lớn nhất ở Bắc Mỹ, đổi tên thành Công ty Great Estates của Christie. Để có thể cạnh tranh với Sotheby trong thị trường bất động sản, Tháng 12/1997, dưới sự lãnh đạo của Lord Hindlip, Christie đã tự đặt mình vào khối đấu giá, nhưng sau hai tháng đàm phán với công ty đầu tư SBC Warburg Dillon Read, nó đã không thu hút được một đề nghị đủ cao để chấp nhận. Vào tháng 5 năm 1998, công ty mẹ của Tập đoàn François Pinault, Groupe Artémis S.A., lần đầu tiên mua 29,1% cổ phần của công ty với giá 243,2 triệu đô la, và sau đó mua lại phần còn lại trong hợp đồng trị giá toàn bộ công ty ở mức 1,2 tỷ đô la [ Công ty kể từ khi không được báo cáo lợi nhuận, mặc dù nó cung cấp cho tổng số bán hàng hai lần một năm. Chính sách của nó, phù hợp với các tiêu chuẩn kế toán của Anh, là chuyển đổi các kết quả không phải của Anh bằng cách sử dụng tỷ giá trung bình được tính trọng số hàng ngày theo doanh số bán hàng trong suốt năm. Năm 2002, Christie's France tổ chức cuộc bán đấu giá đầu tiên tại Paris. Giống như Sotheby's, Christie's ngày càng tham gia vào các giao dịch cá nhân quy mô lớn. Năm 2006, Christie đã đưa ra một khoản bảo lãnh trị giá 21 triệu USD cho Tổ chức Donald Judd Foundation và trưng bày các tác phẩm của nghệ sĩ trong 5 tuần tại một cuộc triển lãm, sau đó đã giành được giải thưởng AICA cho "Lắp đặt tốt nhất trong không gian thay thế". Năm 2007, nhà bán đấu giá đã thực hiện hợp đồng trị giá 68 triệu đô la, chuyển giao cho The Gross Clinic của Thomas Eakins (1875) từ Trường Cao đẳng Y khoa Jefferson thuộc Đại học Thomas Jefferson ở Philadelphia để cùng sở hữu Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia và Học viện Mỹ thuật Pennsylvania. Cùng năm đó, Haunch of Venison, một gallery nghệ thuật đương đại từ năm 2002 đã thực hiện thành công việc bán lại các tác phẩm bán chạy của các nghệ sĩ lớn như Francis Bacon, Andy Warhol và Damien Hirst từ các địa điểm ở Luân Đôn và Zürich trở thành công ty con của Công ty trách nhiệm hữu hạn quốc tế Christie's. Theo thỏa thuận ban đầu, phòng trưng bày là kênh cho tất cả các hoạt động kinh doanh cá nhân của Christie cũng như trọng tâm thương mại chính của nó. Ngoài ra, nhà đấu giá ban đầu thông báo rằng nhân viên của Haunch không thể chào giá tại cuộc bán đấu giá vì xung đột lợi ích hoặc các vấn đề về thao túng thị trường, nhưng sau đó đã bỏ quy tắc này. Trong khi Christie cuối cùng đã giữ lại thương hiệu và thay đổi vị trí của Haunch như một thư viện thuần túy tập trung, bất kỳ hoạt động thị trường thứ cấp nào cũng được thực hiện bởi bộ phận hậu chiến tranh và hiện đại của nhà bán đấu giá. Ngày nay, phòng trưng bày vẫn tiếp tục hoạt động như một công ty độc lập ở Luân Đôn và New York, và lại tiếp tục quản lý tất cả các hoạt động thị trường thứ cấp của chính nó. Vào ngày 28 tháng 12 năm 2008, The Sunday Times báo cáo rằng các khoản nợ của Pinault đã khiến ông "xem xét" việc bán Christie và rằng một số "nhóm cổ phần tư nhân" được cho là quan tâm đến việc mua lại của nó. Vào tháng 1 năm 2009, Christie's đã được báo cáo là đã thuê 2.100 nhân viên trên toàn thế giới, mặc dù số lượng nhân viên và chuyên gia tư vấn chưa được xác định sẽ sớm bị cắt giảm do sự suy thoái kinh tế trên thị trường thế giới; các báo cáo sau đó nói rằng 300 việc làm sẽ bị cắt giảm. Với việc bán các tác phẩm nghệ thuật ấn tượng hàng đầu, hiện đại và hiện đại chỉ đạt 248,8 triệu đô la Mỹ so với 739 triệu đô la Mỹ chỉ một năm trước, thì một vòng cắt giảm việc làm thứ hai bắt đầu từ tháng 5 năm 2009 khi nhà đấu giá vẫn được báo cáo sử dụng 1.900 người trên toàn thế giới. Guy Bennett, đã từ chức từ nhà bán đấu giá ngay trước khi bắt đầu mùa bán hàng mùa hè năm 2009. Một trong những nhà "mưa mưa" của nhà bán đấu giá trong việc bán Nghệ thuật Hiện đại và Hiện đại, Guy Bennett, Mặc dù suy thoái kinh tế đã khuyến khích một số nhà sưu tập bán nghệ thuật nhưng những người khác thì không muốn bán trong một thị trường mà chỉ có thể mang lại giá cả mặc cả. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2017, Guillaume Cerutti được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành. Patricia Barbizet được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của Christie vào năm 2014, nữ CEO đầu tiên của công ty. Năm 2012, các tác phẩm Ấn tượng, thống trị thị trường trong thời kỳ bùng nổ năm 1980, đã được thay thế bởi nghệ thuật đương đại là thể loại hàng đầu của Christie. Nghệ thuật châu Á là khu vực sinh lợi nhiều thứ 3. Trong 6 tháng đầu năm 2012, thu nhập từ việc bán đấu giá cổ điển đã giảm 413,4 triệu bảng (665 triệu USD), tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái; hiện nay họ chiếm hơn 18% doanh thu. Công ty đã quảng bá các sự kiện được tổ chức, tập trung vào một chủ đề hơn là phân loại nghệ thuật hoặc thời gian. Theo một cuộc khảo sát toàn công ty vào năm 2017, Christie tuyên bố sa thải 250 nhân viên, hay 12 phần trăm tổng lực lượng lao động, chủ yếu là ở Anh và châu Âu. ^ “Christie's locations”. Christies.com. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2017. ^ “Christie's Sales Fall 5% as `Froth' Comes off Global Art Market”. Truy cập 21 tháng 11 năm 2017. ^ “How Salvator Mundi became the most expensive painting ever sold at auction”. the Guardian. Truy cập 21 tháng 11 năm 2017. ^ “Christies.com – About Us”. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2008. James Christie conducted the first sale in London on ngày 5 tháng 12 năm 1766. ^ Gazetteer and London Daily Advertiser (London, England), ngày 25 tháng 9 năm 1762; Issue 10460 ^ Sarah Lyall (ngày 27 tháng 2 năm 1998), Jo Floyd, 74; Led Growth and Change at Christie's New York Times. ^ Carol Vogel (ngày 11 tháng 2 năm 1997), At the Wire, Auction Fans, It's, It's... Christie's! New York Times. ^ Rita Reif (ngày 12 tháng 3 năm 1990), Christie's Reverses Stand on Price Guarantees New York Times. ^ Carol Vogel (ngày 6 tháng 5 năm 1998), Frenchman Gets Big Stake In Christie's New York Times. ^ Carol Vogel (ngày 19 tháng 5 năm 1998), Frenchman Seeks the Rest Of Christie's New York Times. ^ a b Carol Vogel (ngày 19 tháng 2 năm 1998), Christie's Ends Talks On Takeover By Swiss New York Times. ^ Carol Vogel (ngày 22 tháng 6 năm 2001), Re: Real Estate New York Times. ^ a b Scott Reyburn (ngày 17 tháng 7 năm 2012), Rothko, Private Sales Help Boost Christie's Revenue 13% Bloomberg. ^ Souren Melikian (ngày 17 tháng 1 năm 2004), The battle of Paris: Christie's rising International Herald Tribune. ^ Souren Melikian (ngày 12 tháng 1 năm 2007), How Christie's kept top spot over Sotheby's in 2006 sales New York Times. ^ Judd Tully (ngày 24 tháng 10 năm 2011), Private Sales Go Public: Why Christie's and Sotheby's Are Embracing Galleries Like Never Before Lưu trữ 2013-10-23 tại Wayback Machine New York Observer. ^ Colin Gleadell (ngày 27 tháng 2 năm 2007), Christie's move stuns dealers The Daily Telegraph. ^ Kate Taylor (ngày 16 tháng 4 năm 2007), Auction Houses Vs. Dealers Lưu trữ 2017-10-01 tại Wayback Machine New York Sun. ^ Sarah Thornton (ngày 2 tháng 6 năm 2010), Smoked venison The Economist. ^ Alexandra Peers (ngày 22 tháng 6 năm 2008), The Venison Menace New York Magazine. ^ Sarah Thornton (ngày 2 tháng 6 năm 2010), Smoked venison The Economist. ^ Dan Duray (ngày 13 tháng 9 năm 2011), Flanking the Competition: Haunch of Venison Gallery Moves Away From Its Auction House Owner New York Observer. ^ Walsh, Kate (ngày 28 tháng 12 năm 2008). “Pinault woes may force Château Latour sell-off”. (Luân Đôn) Sunday Times. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2009. ^ Werdigier, Julia (ngày 12 tháng 1 năm 2009). “Christie's Plans Cuts as Auctions Slow”. New York Times. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009. ^ a b Holson, Laura M. (ngày 8 tháng 2 năm 2009). “In World of High-Glamour, Low-Pay Jobs, the Recession Has Its Bright Spots”. New York Times. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2009. ^ “Christie's Resumes Cutting Jobs After May N.Y. Auctions Decline”. Bloomberg News. ngày 18 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2009. ^ Vogel, Carol (ngày 18 tháng 6 năm 2009). “Christie's Executive Leaves a Top Post”. New York Times. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2009. ^ [1] ^ "Christie’s Names Barbizet First Woman CEO as Murphy Exits". Bloomberg. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2015 ^ Georgina Adam (ngày 17 tháng 10 năm 2012), Battle for private selling shows Lưu trữ 2012-10-23 tại Wayback Machine The Art Newspaper. ^ Childs, Mary (ngày 26 tháng 1 năm 2016). “'Curated' auctions and new buyers keep Christie's in the frame”. Financial Times. ISSN 0307-1766. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2016. ^ Scott Reyburn (ngày 8 tháng 3 năm 2017), Christie’s to Close a London Salesroom and Scale Back in Amsterdam New York Times.
wikipedia
Nấm hầu thủ Nấm hầu thủ hay Nấm đầu khỉ (danh pháp hai phần: Hericium erinaceus là một loài nấm ăn được và được sử dụng làm dược liệu thuộc họ Hericiaceae. Quả thể hầu thủ thường hình cầu hoặc hình ellip, mọc riêng rẽ hoặc thành chùm, có tua nấm dày đặc, rũ xuống như đầu khỉ, lúc già tua dài và chuyển sang màu vàng trông như bờm sư tử. Quả thể khi non có màu trắng đến trắng ngà, thịt màu trắng, khi già nấm ngả sang màu vàng đến vàng sậm, các tua nấm chính là lớp bào tầng, dài từ 0,5–3 cm, trên bề mặt tua có các đảm màu trắng mang bào tử đảm hình cầu, giữa bào tử có một giọt nội chất tròn. Nấm hầu thủ là loại nấm ôn đới, chỉ trồng được những vùng khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp cho nấm sinh trưởng là 16-20 độ C, nhiệt độ cao nhất có thể trồng là 19-22 độ C. Hiện nay, loại nấm này được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nấm hầu thủ trên Index Fungorum. Mushroomexpert.com - Hericium erinaceus Hericium erinaceus photos German info on Hericium erinaceus Lưu trữ 2012-02-09 tại Wayback Machine Use to treat dementia
wikipedia
Nấm Thái dương Nấm Thái dương (danh pháp hai phần: Agaricus brasiliensis) là loài nấm có nguồn gốc ở Brazil, là một trong những loài nấm ăn ngon và có giá trị dược tính rất quý. Nấm có màu nâu hồng ở mũ, cuống trắng, đường kính mũ khi còn búp là 3–4 cm, khi nở có thể đến 8 cm, có vòng bao. Cuống nấm có đường kính 1 cm, cao 6–7 cm. Ngoài bằng chứng Agaricus subrufescens có thể tăng điều tiết hệ thống miễn dịch, nghiên cứu bổ sung cho thấy nấm có tác dụng lên cholesterol, inhibiting pathogenic factors, and inhibiting angiogenesis. Nghiên cứu lâm sàng hạn và động vật hạn chế cho thấy tiêu thụ Agaricus subrufescens có thể làm giảm mức độ glucose trong máu và cải thiện kháng insulin. ^ a b Liu, Y; Fukuwatari, Y; Okumura, K; Takeda, K; Ishibashi, KI; Furukawa, M; Ohno, N; Mori, K; và đồng nghiệp (2008). “Immunomodulating Activity of Agaricus brasiliensis KA21 in Mice and in Human Volunteers”. Evidence-based Complementary and Alternative Medicine. 5 (2): 205–219. doi:10.1093/ecam/nem016. PMC 2396466. PMID 18604247. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “pmid18604247” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác ^ Sorimachi, K; Ikehara, Y; Maezato, G; Okubo, A; Yamazaki, S; Akimoto, K; Niwa, A (2001). “Inhibition by Agaricus blazei Murill fractions of cytopathic effect induced by western equine encephalitis (WEE) virus on VERO cells in vitro”. Bioscience, biotechnology, and biochemistry. 65 (7): 1645–7. doi:10.1271/bbb.65.1645. PMID 11515550. ^ Chen, L; Shao, HJ; Su, YB (2004). “Coimmunization of Agaricus blazei Murill extract with hepatitis B virus core protein through DNA vaccine enhances cellular and humoral immune responses”. International immunopharmacology. 4 (3): 403–9. doi:10.1016/j.intimp.2003.12.015. PMID 15037217. ^ Chen, L; Shao, H (2006). “Extract from Agaricus blazei Murill can enhance immune responses elicited by DNA vaccine against foot-and-mouth disease”. Veterinary immunology and immunopathology. 109 (1–2): 177–82. doi:10.1016/j.vetimm.2005.08.028. PMID 16213597. ^ Tryggestad AMA, Espevik T, Forland DT, Ryan L, Hetland G (2007). “The medical mushroom Agaricus blazei Murill activates NF-κB via TLR2”. 13th International Congress of Immunology. Rio de Janeiro: Medimond: 2–23.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) ^ Niu YC, Liu JC, Zhao XM, Wu XX (tháng 1 năm 2009). “A low molecular weight polysaccharide isolated from Agaricus blazei suppresses tumor growth and angiogenesis in vivo”. Oncol. Rep. 21 (1): 145–52. ISSN 1021-335X. PMID 19082455.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) ^ Kimura, Y; Kido, T; Takaku, T; Sumiyoshi, M; Baba, K (2004). “Isolation of an anti-angiogenic substance from Agaricus blazei Murill: its antitumor and antimetastatic actions”. Cancer science. 95 (9): 758–64. doi:10.1111/j.1349-7006.2004.tb03258.x. PMID 15471563. ^ Kim, YW; Kim, KH; Choi, HJ; Lee, DS (2005). “Anti-diabetic activity of beta-glucans and their enzymatically hydrolyzed oligosaccharides from Agaricus blazei”. Biotechnology letters. 27 (7): 483–7. doi:10.1007/s10529-005-2225-8. PMID 15928854. ^ Hsu, CH; Liao, YL; Lin, SC; Hwang, KC; Chou, P (2007). “The mushroom Agaricus Blazei Murill in combination with metformin and gliclazide improves insulin resistance in type 2 diabetes: a randomized, double-blinded, and placebo-controlled clinical trial”. Journal of alternative and complementary medicine. 13 (1): 97–102. doi:10.1089/acm.2006.6054. PMID 17309383. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên pmid = 18997106
wikipedia
Hồ Hán Dân Hồ Hán Dân (giản thể: 胡汉民; phồn thể: 胡漢民; bính âm: Hú Hàn Mín; sinh tại Phiên Ngung, Quảng Đông, Trung Hoa, vào ngày 9 tháng 12 năm 1879; mất tại Quảng Đông, Trung Hoa ngày 12 tháng 5 năm 1936) là một trong những lãnh tụ đầu tiên và một nhân vật phái tả rất quan trọng của Trung Quốc Quốc Dân Đảng. Có tài liệu xác nhận Hồ Hán Dân nhận mình là dòng dõi của Hồ Hán Thương, vua thứ 2 nhà Hồ nước Đại Ngu (Việt Nam hiện nay) đầu thế kỷ 15. Hồ Hán Dân đỗ Cử nhân năm 21 tuổi. Ông học tại Nhật Bản từ năm 1902, rồi gia nhập Đồng minh hội, làm biên tập viên Minh báo năm 1905. Từ năm 1907-1910, ông tham gia vài cuộc khởi nghĩa vũ trang. Không lâu sau Cách mạng Tân Hợi năm 1911, ông được bổ nhiệm Đốc quân Quảng Đông và Bí thư trưởng Chính phủ lâm thời. Ông tham gia Cách mạng lần thứ 2 năm 1913, rồi theo Tôn Dật Tiên sang Nhật sau khi cách mạng thất bại. Tại đó họ thành lập Trung Hoa Cách mệnh Đảng. Hồ về lại Quảng Đông từ 1917-1921 hoạt động cùng Tôn Dật Tiên, với tư cách Bộ trưởng Giao thông rồi cố vấn chính. Hồ được bầu làm Ủy viên Chấp hành Trung ương trong hội nghị Quốc dân đảng lần thứ 1 vào tháng 1 năm 1924. Tháng 9, ông tạm quyền thống chế, khi Tôn Dật Tiên rời Quảng Châu đi Thiều Quan. Tôn qua đời tại Bắc Kinh vào tháng 3 năm 1925, và Hồ trở thành một trong tam đầu chế Quốc dân đảng. Hai nhân vật còn lại là Uông Tinh Vệ và Liêu Trọng Khải. Liêu bị ám sát vào tháng 8 cùng năm, còn Hồ bị nghi ngờ và bị bắt. Sau Sự kiện Ninh Hán chi tranh năm 1927, Hồ ủng hộ Tưởng Giới Thạch và trở thành Viện trưởng Viện Lập pháp tại Nam Kinh. Sau đó ngày 28 tháng 2 năm 1931, ông bị Tưởng Giới Thạch giam lỏng tại nhà do xung đột về hiến pháp lâm thời mới. Áp lực trong nội bộ Đảng buộc Tưởng phải thả ông. Sau sự kiện này, ông trở thành một lãnh tụ thế lực ở phương Nam, kiên trì phương châm chính trị 3 chống: chống quân Nhật xâm lược và giết chóc, chống quân Cộng sản, và chống vị lãnh tụ tự phong Tưởng Giới Thạch. Các phe phái chống Tưởng trong Quốc dân đảng tụ họp tại Quảng Châu để thành lập chính phủ đối lập. Họ yêu cầu Tưởng từ bỏ cả hai chức vụ Tổng tài và Thủ tướng. Nội chiến bị gián đoạn vì quân Nhật xâm lược Mãn Châu. Hồ tiếp tục thống trị phương Nam, căn cứ của Quốc dân đảng, với sự hỗ trợ của Trần Tế Đường và quân phiệt Tân Quế. Tại đó ông cố gắng thành lập một chính phủ kiểu mẫu không tham nhũng và bè đảng để làm mất uy tín chính thể Nam Kinh của Tưởng. Hồ Hán Dân cũng ủng hộ các hoạt động kháng Nhật, chỉ trích Tưởng bất lực không có một chính sách đối ngoại mạnh mẽ với ngoại bang đang tàn phá Trung Hoa. Hồ Hán Dân viếng thăm châu Âu và dừng công kích Tưởng Giới Thạch từ tháng 6 năm 1935. Trong phiên họp đầu tiên của Hội nghị Trung ương Trung Quốc Quốc dân đảng lần thứ 5 vào tháng 12 năm 1935, ông được bầu vắng mặt làm Chủ tịch Ủy ban Thường vụ. Hồ trở về Trung Quốc vào tháng 1 năm 1936, và sống tại Quảng Châu tới khi mất vì xuất huyết não ngày 12 tháng 5 năm 1936, hưởng dương 58 tuổi. Cái chết của ông khơi mào một cuộc khủng hoảng. Tưởng muốn thay thế Hồ bằng những thân tín của mình và chấm dứt tình trạng độc lập của phương Nam dưới thời Hồ. Kết quả là Trần Tế Đường và phe Tân Quế âm mưu lật đổ Tưởng. Trong "Sự biến Lưỡng Quảng", Trần buộc phải từ chức Chủ tịch tỉnh Quảng Đông sau khi Tưởng hối lộ nhiều sĩ quan của Trần khiến họ làm phản và âm mưu thất bại. Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc Quốc dân đảng Hồ Hán Thương ^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 419 ^ a b “CHINA: Swath to Success”. TIME. Monday, ngày 23 tháng 7 năm 1934. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp) Trần Xuân Sinh (2006), Thuyết Trần, Nhà xuất bản Hải Phòng
wikipedia
Slagelse Slagelse là một thành phố của Đan Mạch, ở vùng tây nam đảo Sjælland với 31.979 cư dân (năm 2011) và là một trong những thành phố lâu đời nhất của Đan Mạch. Thành phố này trực thuộc kommune Slagelse (thị xã Slagelse). Thời cổ, Slagelse có một nơi thờ phượng các thần tà giáo. Khoảng năm 1.000 giám mục Svend Nordmand (? – 1088) của giáo phận Roskilde xây dựng một nhà thờ bằng đá. Tới khoảng giữa thế kỷ 12 các nam tu sĩ dòng Hiệp sĩ Cứu tế lập ra "tu viện Antvorskov". Dân chúng từ gần và xa kéo đến đây để được các tu sĩ chữa bệnh, do đó Slagelse trở thành một thương trấn buôn bán sầm uất. Trong số các tu sĩ, có một người tên Hellig Anders, có tài chữa bệnh nên có một suối nước được gọi theo tên ông, suối Hellig Anders. Slagelse được vua Erik Menved cấp đặc quyền thương trấn ngày 13.12.1288, nhưng trước đó vua Knud đại đế đã lập một xưởng đúc tiền ở đây. Trong những thế kỷ sau, người ta đã xây dựng một helligåndshus và một bệnh viện cho người phong hủi cùng nhiều nhà thờ nữa. Trong thế kỷ 14, đã có ít nhất ¼ dân Slagelse bị chết vì dịch hạch trong đợt Cái chết Đen. Trong thế kỷ 16, một nhà thần học của tu viện Antvorskov tên Hans Tausen đã sang Wittenberg, Đức học đại học. Khi trở về, ông đã cải sang đạo Tin Lành Luther và bắt đầu giảng giáo lý Luther ở nhà thờ của tu viện từ năm 1525. Dần dần, tu viện bị tàn tạ xuống cấp, rồi năm 1580 được xây dựng lại thành một lâu đài, mà dường như vua Frederik đệ nhị đã chết ở đây năm 1588 vì uống quá nhiều rượu. Từ năm 1515 tới năm 1804 Slagelse bị nhiều trận hỏa hoạn lớn, phá hủy phần lớn khu thành cổ. Tuy nhiên có vài tòa nhà cổ tồn tại, trong đó có một nhà kho của nhà thờ cũ từ cuối thời trung cổ, được dùng làm latinskole; trường này đã có những học sinh sau này trở thành những thi sĩ, nhà văn nổi tiếng như B.S. Ingemann, Jens Baggesen và H.C. Andersen (riêng H.C. Andersen học ở trường này từ năm 1822-1826). Năm 1856, có tuyến đường sắt Copenhagen-Roskilde-Korsør chạy qua thành phố với một nhà ga đặt ở phía bắc Slagelse. Năm 1881 thành phố xây dựng công viên Slagelse Lystanlæg. Năm 1892, nhà ga xe lửa được dời vào trong thành phố. Năm 1909 thành phố có một nhà máy phát điện, tới năm 1995 thì nhà máy này được cải tạo thành Slagelse Musikhus (Nhà âm nhạc Slagelse). Slagelse có Vestsjællandscentret (Trung tâm Tây Zealand), một trung tâm thương mại lớn sầm uất, cùng với những đường phố chỉ dành cho người đi bộ. Ở khu đông nam có một doanh trại quân đội (Antvorskov Kaserne) của Gardehusarregimentet (trung đoàn kỵ binh ngự lâm quân), chứa được khoảng 2.000 binh sĩ. Thành phố này có nhiều cơ sở giáo dục như trường sư phạm đào tạo thầy cô nuôi dạy trẻ, trường cao đẳng thương mại, trường đào tạo y tá, trường kỹ thuật, các trường trung tiểu học công lập và tư thục. Ở trung tâm thành phố có nhà thờ thánh Michael, một trong các nhà thờ cổ nhất ở Đan Mạch, được xây dựng từ thế kỷ thứ 14. Ở khu nam thành phố có di tích của tu viện Antvorskov, do vua Valdemar đại đế tặng cho các nam tu sĩ dòng Hiệp sĩ Cứu tế trong năm 1164. Cách thành phố khoảng 7 cây số về phía tây là một Trelleborg, một pháo đài hình tròn từ thời đại Vikinge. Slagelse nằm ở phía tây nam cách Copenhagen khoảng 100 km, cách cầu Storebælt ở phía nam khoảng 18 km. Thành phố nằm cạnh xa lộ E20 và là điểm nút đường sắt giữa thành phố Odense với Copenhagen, và giữa Slagelse tới Tølløse ở tây bắc đảo Zealand. Trong thập niên 1990 Slagelse có một đội bóng ném nữ nổi tiếng, do huấn luyện viên Anja Andersen dẫn dắt, đã nhiều lần đoạt chức vô địch Đan Mạch và đoạt chức vô địch Champions League 3 lần (các năm 2004-2005-2007). Slagelse cũng có một đội bóng đá nam thi đấu ở loại hạng nhất (sau siêu hạng) của Đan Mạch.  Phần Lan Vichtis  Na Uy Kragerø  Ba Lan Policé  Thụy Điển Motala  Đức Dargun ^ Nyt fra Danmarks Statistik - Byopgørelsen 1. januar 2011 ^ tên gọi bệnh viện kiêm nhà hưu dưỡng thời trung cổ ở Đan Mạch ^ trường đào tạo linh mục, mục sư thời trung cổ ^ pháo đài hình tròn ở gần Slagelse, có đường kính bên trong là 136 mét, bờ lũy rộng 19 mét, bên trong có 16 ngôi nhà, mỗi nhà dài 29, 4 mét ^ FC Vestsjælland i Bold.Nyt Slagelse Kommune Lưu trữ 2007-06-09 tại Wayback Machine Slagelse Museum Lưu trữ 2010-12-19 tại Wayback Machine Slagelses historie Lưu trữ 2008-05-13 tại Wayback Machine Vikingeborgen Trelleborg Dansk Center for Byhistorie - Slagelse
wikipedia
Malachit Malachit (malakhit) hay còn gọi là đá lông công, là một khoáng vật chứa đồng có ký hiệu hóa học là Cu2(OH)2CO3. Tên gọi bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ malache- có nghĩa là "Cây cầm quỳ". Các tên gọi khác như: biến thể atlat-tên gọi đồng nghĩa của malachit, đá chim công - tên gọi cũ của malachit, malachit nhung -biến thể màu lá cây đậm của malachit. Màu xanh lá cây đặc trưng là hợp chất của đồng. Sắc thái của malachit dao động từ xanh lá cây (biruza, ngọc lục bảo), xanh lá cây phớt xanh da trời đến xanh lá cây sẫm. Trong tự nhiên thường gặp malachit dưới dạng hình bầu dục. Các tập hợp dạng thận lớn có cấu tạo đồng tâm dưới dạng rất đặc trưng, nhìn thấy rõ trên các mẫu mài nhẵn. Malachit đặc sít có màu sắc và vân rất đẹp dùng làm đồ trang trí. Chơi đá lông công là loại đá tao nhã và đẳng cấp thuộc hạng nhất trong làng chơi đá cảnh, vì nét đẹp rưc rỡ của nó. Tính chất chữa bệnh Kinh "Ajurveda" của Ấn Độ khuyên nên đặt viên đá lông công lên vùng cơ thể "bị tắc nghẽn" để "hòa tan nút thắt năng lượng" vê khai mở đường dẫn truyền sinh học. Đá lông công làm giảm sự căng thẳng trong cảm xúc. Nó có khả năng hấp thụ năng lượng tiêu cực, tạo ra một sự hài hòa về thể chất vê tinh thần trong cơ thể người. Trong thạch học trị liệu hiện đại, đá lông công được sử dụng trong điều trị bệnh tim, tuyến tụy vê lá lách. Nó kích thích quá trình tái sinh, có tác dụng tích cực đến tuyến yên và đầu xương. Theo ý kiến của một số thầy thuốc Hoa Kỳ đá lông công là chất chống phóng xạ tốt. Tính chất khác Có nhiều huyền thoại liên quan đến đá lông công như nó có thể làm cho người ta trở nên vô hình, còn uống nước từ cốc làm bằng đá lông công có thể hiểu được ngôn ngữ của loài vật. Ở Ấn Độ người ta cho rằng, đặt đá lông công lên luân xa "Con mắt thứ ba" giúp xua tan khỏi chi giác mọi giận hờn và lo lắng. Đối với người Nga, đá lông công được coi là biểu tượng để thực hiện điều ước muốn. Đá lông công là biểu tượng của chùm Sao Kim Ngưu và Thiên Bình trong cung hoàng đạo, năng lượng cảm thụ của âm có tác dụng tới luân xa vùng trán: Tác động đến các cơ quan ở vùng đầu: Luân xa này có kinh mạch đi qua bàng quang vê ruột, nó giúp thực hiện những ý tưởng, kích thích hoạt động thể lực. Đối với luân xa ở vùng tim: Ảnh hưởng tới hệ tim mạch, tế bào tuyến vú cột sống và hai tay. Luân xa này khơi gợi lòng nhân ái, tính cởi mở chân thành, sự nhạy cảm: Củng cố ý chí biến đổi thế giới. Sách Luyện kim loại màu và quý hiếm. Các tác giả: GS.TSKH Đinh Phạm Thái, PGS.TS Lê Xuân Khuông, PGS.TS Phạm Kim Đĩnh ^ Webmineral data ^ Mindat
wikipedia
Speyside single malts Speyside single malt là những loại rượu Scotch whisky đơn cất từ mạch nha được chưng cất tại Strathspey, khu vực xung quanh sông Spey ở Moray, Badenoch và Strathspey vùng đông bắc Scotland. Hai loại whisky đơn cất từ mạch nha bán chậy nhất toàn cầu là The Glenlivet và Glenfiddich là sản phẩm của vùng Speyside. Speyside đứng đầu trong các vùng sản xuất whisky tại scotland số lượng nhà máy chưng cất rượu. Aberlour Single Malt Aultmore Single Malt Balmenach Single Malt Balvenie Benriach Single Malt Benromach Single Malt Cardhu Single Malt Cragganmore Dailuaine Dufftown Single Malt Glendronach Single Malt Glendullan Single Malt Glenfarclas Single Malt Glenfiddich Single Malt Scotch Whisky Glen Grant Glen Keith Single Malt The Glenlivet The Glenrothes Glentauchers Single Malt Glen Elgin Glen Moray Imperial Single Malt Inchgower Single Malt Knockando Linkwood Single Malt Lismore Single Malt Longmorn Single Malt The Macallan McClelland's Speyside Miltonduff Single Malt Mortlach Single Malt Royal Brackla Single Malt Speyburn Single Malt The Speyside Strathisla Single Malt Tamnavulin Glenlivet Single Malt Tamdhu Tomintoul Single Malt Tormore Single Malt GreaterSpeyside.com - all things Speyside Spirit of Speyside Whisky Festival Speyside Whisky history and distillery descriptions
wikipedia
Ngộ độc chì Ngộ độc chì là một dạng nhiễm độc kim loại do chì trong cơ thể gây ra. Bộ não là cơ quan nhạy cảm nhất với nhiễm độc kim loại này. Các triệu chứng có thể bao gồm đau bụng, táo bón, nhức đầu, khó chịu, rối loạn trí nhớ, không có khả năng có con và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân. Nó gây ra gần 10% tình trạng thiểu năng trí tuệ do nguyên nhân không rõ khác và có thể gây ra các vấn đề về hành vi. Một số tác động là vĩnh viễn. Trong những trường hợp nặng, thiếu máu, động kinh, hôn mê, hoặc tử vong có thể xảy ra. Tiếp xúc với chì có thể xảy ra do không khí, nước, khói bụi, thực phẩm hoặc sản phẩm tiêu dùng bị ô nhiễm. Trẻ em có nguy cơ cao hơn vì chúng có nhiều khả năng đặt các đồ vật trong miệng như những đồ chứa chì và hấp thụ một tỷ lệ lớn hơn chì mà chúng ăn. Phơi nhiễm tại nơi làm việc là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở người lớn với nghề nhất định có nguy cơ đặc biệt. Chẩn đoán thông thường bằng cách đo mức chì trong máu. Các trung tâm kiểm soát dịch bệnh (US) đã thiết lập giới hạn trên cho chì máu ở người lớn ở 10 μg / dl (10 μg / 100 g) và cho trẻ ở 5 µg/dl. Lượng chì tăng cũng có thể được phát hiện bởi những thay đổi trong các tế bào hồng cầu hoặc các đường đặc trong xương trẻ như được thấy trên tia X. Ngộ độc chì có thể phòng ngừa được. Điều này bao gồm những nỗ lực cá nhân như loại bỏ các vật chứa chì chứa trong nhà, những nỗ lực tại nơi làm việc như thông gió và giám sát cải tiến, và các chính sách toàn quốc như luật cấm các sản phẩm như sơn và xăng, trong nước hoặc đất, và cung cấp cho việc dọn sạch đất bị ô nhiễm. Các phương pháp điều trị chính là loại bỏ nguồn chì và sử dụng các loại thuốc kết nối chì để nó có thể được loại bỏ khỏi cơ thể, được gọi là phương pháp điều trị chelation. Liệu pháp Chelation ở trẻ em được khuyến cáo khi mức độ trong máu lớn hơn 40–45 µg/dl. Các loại thuốc được sử dụng bao gồm dimercaprol, natri calci edetate, và succimer. Vào năm 2013, người ta tin rằng chì dẫn đến 853,000 ca tử vong. Nó xảy ra phổ biến nhất ở các nước đang phát triển. Những người nghèo có nguy cơ cao hơn. Chì được cho là gây ra 0,6% gánh nặng bệnh tật của thế giới. Người ta đã khai thác và sử dụng chì hàng ngàn năm nay. Các mô tả về nhiễm độc chì vào năm 2000 TCN, trong khi những nỗ lực để hạn chế ngày sử dụng chì trở lại ít nhất là vào những năm 1500. Mối quan tâm về mức độ tiếp xúc thấp bắt đầu vào những năm 1970 khi không có ngưỡng an toàn đối với tiếp xúc với chì. Chì gây độc cho Não Bộ và Hệ Thần Kinh, ngay cả với một lượng nhỏ. Thực sự không có mức an toàn cụ thể về Chì trong máu. Các tổ chức y tế bày tỏ lo lắng đặc biệt về trẻ em dưới 6 tuổi bị phơi nhiễm. Bộ Não của chúng không chỉ ở giai đoạn đang phát triển mạnh mẽ, mà trẻ nhỏ còn thường chạm vào rất nhiều thứ - rồi đưa tay vào miệng. Trẻ em tiếp xúc với Chì có thể gặp vấn đề với học, hiểu và kiểm soát hành vi và có thể bị vĩnh viễn. Trẻ em có thể tiếp xúc với chì theo nhiều cách: Sơn chì. Trong những ngôi nhà được xây dựng vài thập kỉ trước, sơn chì đôi khi có thể nằm dưới lớp sơn khác và thường được tìm thấy trên bệ cửa sổ hoặc xung quanh cửa ra vào. Nếu có sơn bị bong tróc, trẻ em đôi khi có thể ăn nó. Bụi từ sơn cũ có thể rơi xuống sàn nhà hoặc các bề mặt khác mà trẻ em chạm vào bằng tay (và sau đó đưa tay vào miệng). Nếu có sơn chì bên ngoài một ngôi nhà, đôi khi nó có thể nằm trong bụi bẩn xung quanh một ngôi nhà. Khí chì. Nó được sử dụng trong máy bay, thiết bị nông nghiệp, xe đua và động cơ hàng hải. Nước đi qua các đường ống dẫn. Chì có thể được tìm thấy trong nước của những ngôi nhà cũ có ống dẫn nước bằng chì. Các nguồn khác. Chì cũng có thể được tìm thấy trong một số đồ chơi nhập khẩu, nến, đồ trang sức và các loại thuốc truyền thống. Một số phụ huynh có thể tiếp xúc với Bụi Chì tại nơi làm việc hoặc thú tiêu khiển của họ (Sơn, Vẽ, Bắn Súng…) và vô ý mang dư lượng Chì về nhà trên tay hoặc quần áo của họ. Các ví dụ bao gồm làm việc trong việc phá hủy các ngôi nhà cũ, chế tạo mọi thứ bằng cách sử dụng chất hàn chì hoặc tiếp xúc với đạn chì ở trường bắn. Nếu trẻ em bị phát hiện có chì trong máu, bước quan trọng nhất tiếp theo là tìm ra sự tiếp xúc - và loại bỏ nó. Một khi đứa trẻ không còn tiếp xúc nữa, mức nhiễm độc chì sẽ giảm xuống, mặc dù nó diễn ra rất chậm. Thiếu sắt khiến cơ thể dễ bị ngộ độc chì hơn. Nếu trẻ em bị thiếu sắt thì nên điều trị, nhưng thông thường thuốc không được sử dụng trừ khi nồng độ chì rất cao. Trong những trường hợp đó, các loại thuốc đặc biệt được gọi là chelators được sử dụng để giúp kéo chì ra khỏi máu. ^ a b c d “Lead Information for Workers”. CDC. ngày 30 tháng 9 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2016. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p “Lead poisoning and health”. WHO. tháng 9 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2016. ^ Ferri, Fred F. (2010). Ferri's differential diagnosis: a practical guide to the differential diagnosis of symptoms, signs, and clinical disorders (ấn bản 2). Philadelphia, PA: Elsevier/Mosby. tr. Chapter L. ISBN 0323076998. ^ a b c d e f g Dapul, H; Laraque, D (tháng 8 năm 2014). “Lead poisoning in children”. Advances in pediatrics. 61 (1): 313–33. doi:10.1016/j.yapd.2014.04.004. PMID 25037135. ^ a b c Needleman, H (2004). “Lead poisoning”. Annual Review of Medicine. 55: 209–22. doi:10.1146/annurev.med.55.091902.103653. PMID 14746518. ^ a b “Lead Information for Employers”. CDC. ngày 30 tháng 9 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2016. ^ a b Gracia, RC; Snodgrass, WR (ngày 1 tháng 1 năm 2007). “Lead toxicity and chelation therapy”. American Journal of Health-System Pharmacy. 64 (1): 45–53. doi:10.2146/ajhp060175. PMID 17189579. ^ “Advisory Committee On Childhood Lead Poisoning Prevention (ACCLPP)”. CDC. tháng 5 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2012. ^ The Code of Federal Regulations of the United States of America (bằng tiếng Anh). U.S. Government Printing Office. 2005. tr. 116. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2017. ^ “What Do Parents Need to Know to Protect Their Children?”. CDC. ngày 30 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2016. ^ a b “Lead poisoning: What parents should know and do - Harvard Health”. web.archive.org. 2 tháng 5 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
wikipedia
Chicha Chicha là một từ tiếng Tây Ban Nha cho các loại đồ uống lên men truyền thống bắt nguồn từ vùng Andes ở Nam Mỹ. Nó có thể được làm từ ngô, gốc sắn (còn được gọi là yuca hay cassava) hoặc hoa quả cùng với những thứ khác. Trong Đế chế Inca, phụ nữ thường được dạy các kỹ thuật để làm chicha trong các Acllahuasis (trường dành cho nữ giới). Chicha de jora được chuẩn bị bằng ngô nảy mầm, làm thành đường mạch nha, đun sôi dịch mạch nha, và lên men trong các thùng lớn, chum đất nung lớn truyền thống trong vài ngày. Trong một số nền văn hóa, thay vì ngô nảy mầm, họ dùng bột ngô, ngô đặt ở dưới đất, được làm ẩm bằng miệng của người làm chicha và tạo hình thành các quả bóng nhỏ, sau đó được làm dẹt và làm khô. Các enzyme diastase tự nhiên trong nước bọt của người làm chicha xúc tác phân hủy tinh bột ngô thành đường mantoza. Chicha de jora được làm và dùng trong các cộng đồng khắp dùng Andes trong nhiều thế kỷ. Người Inca dùng chicha cho mục đích nghi lễ và tiêu thụ số lượng lớn trong các lễ hội tôn giáo. Những năm gần đây, Chicha truyền thống ngày càng trở nên hiếm hoi. Chỉ một số ít các thị trấn và làng mạc ở miền nam Peru và Bolivia hiện vẫn còn làm loại đồ uống này. Chicha de jora đã được sản xuất và tiêu thụ trong các cộng đồng khắp trong Andes trong nhiều thiên niên kỷ. Người Inca sử dụng Chicha cho mục đích nghi lễ và tiêu thụ với số lượng lớn trong các lễ hội tôn giáo. Các xưởng có thể đã sản xuất loại rượu chicha có thể được tìm thấy tại Machu Picchu. Trong Đế chế Inca phụ nữ được dạy những kỹ thuật sản xuất bia Chicha Aqlla Wasi (các trường nữ). Trong những năm gần đây, tuy nhiên, Chicha truyền thống chuẩn bị ngày càng trở nên hiếm hoi. Chỉ một số ít các thị trấn và làng mạc ở Peru, Ecuador, Colombia, Costa Rica, là nó vẫn chuẩn bị sẵn sàng.[cần dẫn nguồn] Nó vẫn còn rất phổ biến khắp miền nam Peru, được bán tại tất cả các thị trấn nhỏ và khu dân cư của thành phố lớn. Thông thường bán trong chicherias bao gồm một phòng không sử dụng hoặc một góc của sân nhà, các doanh nghiệp này nói chung không có giấy phép có thể tạo nguồn thu đáng kể thu nhập của gia đình. Những quán bán rượu này được xác định bởi một cột tre gắn chìa ra cửa mở, trang trí bằng (thường là màu đỏ) cờ, hoa, băng hoặc các túi nhựa màu.
wikipedia
Lưu Uyên Lưu Uyên (giản thể: 刘渊; phồn thể: 劉淵; bính âm: Líu Yuān) (mất 310), tên tự Nguyên Hải (元海), được biết đến với thụy hiệu Hán (Triệu) Quang Văn Đế (漢(趙)光文帝) là vị hoàng đế khai quốc nhà Hán Triệu trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Uyên là thành viên quý tộc Hung Nô, ông là hậu duệ của các thiền vu thuộc gia tộc Luyên Đê (欒提), các thiền vu cùng với thần dân của họ từ lâu đã là các chư hầu trung thành của nhà Hán, và sau đó là với các triều đại kế thừa nhà Hán là Tào Ngụy và nhà Tấn. Vào cuối thời Tào Ngụy hoặc đầu thời Tấn, các quý tộc Hung Nô tuyên bố rằng họ có gốc từ nhà Hán thông qua việc một công chúa nhà Hán đã kết hôn với vị thiền vu đầu tiên trong lịch sử người Hung Nô, Mặc Đốn thiền vu, và do đó cải họ thành "Lưu", cũng là họ của hoàng tộc nhà Hán. Cha của Lưu Uyên là Lưu Báo, người này là con trai của thiền vu Nam Hung Nô cuối cùng, Ư Phu La, và là cháu trai của thiền vu Hô Trù Tuyền (trước khi Tào Tháo bãi bỏ chức vụ năm 216 và chia người Hung Nô thành năm bộ), ông là lãnh đạo của Tả bộ (左部). Cả năm bộ đều định cư tại miền nam Sơn Tây ngày nay, nên có khả năng đó cũng là nơi Lưu Uyên được sinh ra. Mẹ của Lưu Uyên là Hô Diên yên chi, xuất thân từ quý tộc Hung Nô, và có thể là vợ Lưu Báo và không phải là thê thiếp. Một số nguồn cho rằng Lưu Uyên là con của của Thái Chiêu Cơ. Do các quý tộc Hung Nô có quyền lực thường bị Tào Ngụy và Tấn bắt gửi con trai của họ đến Lạc Dương (nhằm làm cho họ trở nên Hán hóa hơn nữa và đảm bảo lòng trung thành của họ), Lưu Uyên được đưa đến Lạc Dương để cư trú và học văn hiến của người Hán. Ông nổi tiếng với những luận giải của mình, đặc biệt là Trâu thị truyện của Kinh Xuân Thu và các kế sách quân sự của Tôn Vũ và Ngô Khởi. Đại thần triều Tấn là Vương Hồn (王渾) (một trong các tướng lãnh đạo sau này tham gia chinh phạt Đông Ngô) trở nên ấn tượng với ông, Con trai của Vương Hồn là Vương Tể (王濟) trở thành bạn tâm giao của Lưu Uyên. Vương Hồn tin Lưu Uyên sẽ là một tướng tài và nhiều lần tiến cử Lưu Uyên với Tấn Vũ Đế, song Khổng Tuân (孔恂) và thúc phụ của Hoàng hậu Dương Chỉ (楊芷) là Dương Tể (楊濟) lại nghi ngờ Lưu Uyên do ông có nguồn gốc Hung Nô và thuyết phục Vũ Đế chống lại việc cử Lưu Uyên làm người chỉ huy quân sự trong các chiến dịch chống Đông Ngô và cuộc nổi loạn của người Tiên Ti do Thốc Phát Thụ Cơ Năng (禿髮樹機能). Cuối cùng, em trai của Vũ Đế là Tư Mã Du (司馬攸), ấn tượng và lo sợ trước khả năng của Lưu Uyên nên đã khuyên Vũ Đế giết chết Lưu Uyên, song Vương Hồn lại thuyết phục Vũ Đế rằng điều đó là sai lầm. Khi Lưu Báo qua đời, Vũ Đế cho phép Lưu Uyên trở thành lãnh đạo của Tả bộ. Là người chỉ huy của Tả bộ, Lưu Uyên được sử sách biết tới khi ông cai quản một cách công bằng dựa trên pháp luật và sẵn sàng lắng nghe các ý kiến, và cũng vì ông sẵn lòng phô trương sự giàu có của mình. Vì vậy, những người đầy tham vọng tại vùng ông cai quản, không chỉ có ngũ bộ Hung Nô mà còn có các gia tộc người Hán, đã tụ tập đến chỗ ông. Sau khi Vũ Đế qua đời và Huệ Đế, nhiếp chính vương Dương Tuấn (杨骏) đã phong cho Lưu uyên làm chỉ huy toàn bộ ngũ bộ Hung Nô, song đến thời người nhiếp chính sau đó của nhà Tấn là Hoàng hậu Giả Nam Phong, Lưu Uyên bị bãi chức vụ này do không có khả năng chấm dứt một trong những cuộc nổi loạn của đồng bào mình. Sau đó, khi Thành Đô vương Tư Mã Dĩnh (司馬穎) trở thành tướng chỉ huy ở Nghiệp thành, ông ta đã mời Lưu Uyên đến làm tướng thuộc cấp của mình, Lưu Uyên chấp thuận lời mời này. Trong bối cảnh Loạn bát vương, năm 304, các quý tộc Hùng Nô do người lãnh đạo Bắc bộ, Lưu Tuyên (劉宣) cầm đầu, mệt mỏi trước nền cai trị tồi của nhà Tấn và đã âm mưu tái độc lập từ nhà Tấn. Họ cử một sứ giả đến để bí mật ban cho Lưu Uyên tước hiệu "Đại thiền vu". Lưu Uyên sau đó thuật lại cho Tư Mã Dĩnh. Tư Mã Dĩnh lúc này đang phải để tâm vào cuộc tấn công của Vương Tuấn (王浚), Vương Tuấn lúc này được tăng cường với lính Tiên Ti và Ô Hoàn. Lưu Uyên nói rằng ông nhân việc này để huy động binh lính Hung Nô để trợ giúp cho Tư Mã Dĩnh, Tư Mã Dĩnh chấp thuận cho phép Lưu Uyên trở về Hung Nô. Khi Lưu Uyên trở về chỗ đồng bào của mình, ông đã tập được 5 vạn người một cách nhanh chóng và sẵn sàng trợ giúp cho Tư Mã Dĩnh, song ông cũng công khai chấp nhận tước hiệu Đại thiền vu (Trước đó, Tư Mã Dĩnh đã ban tước hiệu Bắc Thiền vu cho ông.) Tuy nhiên, ông khi đó lại nghe được tin rằng quân của Tư Mã Dĩnh đã bị sụp đổ trong nỗi sợ hãi trước quân của Vương Tuấn và rằng Tư Mã Dĩnh đã chống lại các lời khuyên của ông trước đó, chạy trốn đến Lạc Dương. Lưu Uyên sau đó tuyên bố thần dân của mình độc lập từ Tấn và còn tuyên bố xa hơn rằng, là một hậu duệ của nhà Hán, ông sẽ kế vị ngôi vị của nhà Hán, và do đó xưng tước hiệu Hán Vương, có ý lựa chọn tước hiệu của Lưu Bang, người sáng lập nên nhà Hán. Lưu Uyên tái lập việc thờ phụng tám vị hoàng đế nhà Hán: Cao Đế, Văn Đế, Vũ Đế, Tuyên Đế, Quang Vũ Đế, Minh Đế, Chương Đế, và Lưu Bị. Ông lập vợ mình làm Hô Diên Hoàng hậu (có thể là một người họ hàng của mẹ ông). Lưu Uyên ban đầu đặt tên quốc hiệu là Hán, song thường được sử sách gọi là "Hán Triệu" hay "Tiền Triệu" do cháu trai của ông là Lưu Diệu đã cải quốc hiệu sang Triệu vào năm 319. Bất chấp năng lực ấn tượng trước đó, triều đại của Lưu Uyên đã không thể lớn mạnh. Ông dành phần lớn sức lực để cố gắng khôi phục lại hệ thống chính quyền của nhà Hán, song bản thân ông lại không thể nhanh chóng mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Ông lập đô tại Li Thạch (離石, nay thuộc Lữ Lương, Sơn Tây), song ông chỉ có thể kiểm soát các lãnh thổ địa phương này. Quân của ông thường giành được thắng lợi trước quân Tấn song lại không thể giữ thành. Năm 305, sau một nạn đói, ông dời đô đến Lê Đình (黎亭, nay thuộc Trường Trị, Sơn Tây). Tuy nhiên, sau nhiều năm trôi qua, các cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình nhà Tấn, cho dù của người Ngũ Hồ hay Hán, thường chọn đứng dưới ngọn cờ nhà Hán của Lưu Uyên. Đứng đầu trong số này là tướng người Hán Vương Di (王彌) và tướng người Yết là Thạch Lặc (cả hai đều tuyên bố trung thành với Hán Triệu vào năm 307), họ thường chỉ nằm dưới trướng của Lưu Uyên trên danh nghĩa và vẫn duy trì thế lực độc lập song cũng thực sự tôn trọng và lo sợ Lưu Uyên. Đối với lính dưới quyền mình kiểm soát, Lưu Uyên phần lớn giao phó họ cho con trai mình là Lưu Thông và cháu trai Lưu Diệu. Bốn vị tướng quân này, trong khi không thể giữ thành, thì lại có thể thường xuyên đi khắp Hoa Bắc và Hoa Trung mà không bị quân Tấn cản trở, họ cũng đánh bại hầu hết các tướng Tấn phản kháng. Năm 308, quân của Vương Di tiến vào kinh thành nhà Tấn là Lạc Dương song bị đẩy lui. Cùng năm, sau khi chiếm được nhiều lãnh thổ hơn, Lưu Uyên dời đô về Bồ Tử (蒲子, nay thuộc Lâm Phần, Sơn Tây) và xưng đế. Năm 309, ông lại dời đô đến Bình Dương (平陽, cũng thuộc Lâm Phần hiện nay). Thời gian này, Lưu Thông và Vương Di cuối cùng đã có thể kiểm soát toàn bộ phía nam Sơn Tây, sau đó họ tấn công Lạc Dương song lại bị đẩy lui. Năm 310, Lưu Uyên lâm bệnh, ông lập người vợ thứ hai làm Đan Hoàng hậu và con trai cả Lưu Hòa (với Hô Diên Hoàng hậu, lúc này bà đã qua đời song cái chết của bà không được nói đến trong sử sách) làm thái tử. Sau khi ông qua đời, Lưu Hòa trở thành hoàng đế. Tuy nhiên, chỉ một tuần sau đó, tân hoàng đế bị Lưu Thông lật đổ và giết chết, Lưu Thông lên ngôi hoàng đế. Cha : Lưu Báo Mẹ : Thái Diễm Hô Diên Hoàng hậu (呼延皇后) , con gái đại thần Hồ Diên Dực (呼延翼) , sinh Lưu Hòa. Đan Hoàng hậu (单皇后 , ? - 310) , con gái Thủ lĩnh Đan Trưng (單徵) , sinh Lưu Nghệ , sau sách phong Thái hậu. Tư thông với Lưu Thông , xấu hổ mà chết. Trương phu nhân (张夫人 , ? - 313) , thiếp của Lưu Uyên , sinh Lưu Thông và Lưu Cung. Sau sách phong Thái hậu , truy phong Quang Hiến Hoàng hậu (光献皇后). Lưu Hòa , mẹ là Hô Diên Hoàng hậu. Lưu Cung (刘恭 , ? - 310) , mẹ là Trương phu nhân. Lưu Thông , mẹ là Trương phu nhân. Lưu Dụ (劉裕) , không rõ mẹ. Lưu Long (刘隆) , không rõ mẹ. Lưu Nghệ (刘乂) , mẹ là Đan Hoàng hậu. Tấn thư-tái kỷ đệ nhất Tư trị thông giám•quyển bát thập ngũ chí bát thập thất Thập lục quốc Xuân Thu
wikipedia
Ofusato Ofusato (承察度 (Thừa Sát Độ), Ofusato? 1337–1398) là vị vua đầu tiên của vương quốc Nam Sơn (Nanzan), một vương quốc ở cực nam hòn đảo Okinawa. Ofusato nguyên là án tư của Ōzato dưới thời vương triều Anh Tổ, tự xưng là đời thứ năm của vua Eiso. Năm 1337, ông lập quốc Nam Sơn và đóng đô tại thành Ozato. Căn cứ theo Minh thực lục, năm 1383, Ofusato đã cử sứ thần sang triều cống nhà Minh. Năm 1385, được nhà Minh phong làm Nam Sơn Vương, ban cho ấn mạ bạc. Ofusato chết khi đang ở Triều Tiên, anh trai là Yafuso đã giành lấy quyền lực và tìm kiếm sự công nhận chính thức từ Trung Quốc. ^ 'Okinawa: History of an Island People, by George H. Kerr
wikipedia
Oueishi Oueishi (汪英紫 (Uông An Tử), Oueishi? ?-1402) là vua đời thứ hai của vương quốc Nam Sơn vào thời đại Tam Sơn trên đảo Okinawa. Ông trị vì từ năm 1399 đến năm 1402. Oueishi là chú của vua Ofusato và nguyên là án tư của Yaese. Năm 1388, ông thoát li vương quốc Nam Sơn và trở thành thế lực cát cứ, sai em trai sang nhà Minh triều cống. Oueishi tự xưng vương và tấn công song Ofusato đã rút chạy, ngôi vị quốc vương bị bỏ trống, tuy nhiên trên thực tế ông là người cai trị vương quốc và lên ngôi vua sau khi cháu mình qua đời. Ông có quan hệ gần gũi với Sho Hashi ở vương quốc Trung Sơn. (tiếng Nhật)http://www.ne.jp/asahi/okinawa/hiro/history3.htm Lưu trữ 2020-05-19 tại Wayback Machine
wikipedia
Hananchi Hananchi (攀安知 (Phàn An Tri), Hananchi? mất 1416) là vị vua thứ ba và cuối cùng của vương quốc Bắc Sơn (Hokuzan) trên đảo Okinawa. Ông lên gnooi vua năm 1397 sau cái chết của cha. Ông đã gửi một đoàn sứ thần sang Triều Tiên để thông báo việc mình kế vị, và tới Trung Hoa để tìm kiếm sự tấn phong chính thức của nhà Minh đối với cương vị người cai trị toàn Okinawa. Ông là vị vua Bắc Sơn tích cực nhất trong quan hệ ngoại giao và thương mại với Trung Quốc, và được cho là đã cử 14 đoàn sứ thần sang triều cống. Hananchi được cho là có năng lực quân sự tuyệt vời song lại dựa quá nhiều vào sức mạnh và kỹ năng cá nhân của mình, gây tổn hại cho mối quan hệ với các thuộc hạ. Khi thành Nakijin hứng chịu cuộc tấn công của Shō Hashi năm 1416, những kẻ tấn công đã bị giữa chân ở vịnh một thời gian, do bản thân thành khá vững chắc. Tuy nhiên, Hananchi đã bị một người hầu cận phản bội, tên là Motobu Taihara, người này đã mở cửa thành và cho phép lực lượng của Shō Hashi tiến vào. Bị đánh bại, Hananchi đã tự sát. ^ Kerr, George. Okinawa: The History of an Island People. Tokyo: Tuttle Publishing, 2000. p82. ^ a b "Hananchi." Okinawa rekishi jinmei jiten (沖縄歴史人名事典, "Encyclopedia of People in Okinawan History"). Naha: Okinawa Bunka-sha, 2002. p64.
wikipedia
Min (Hokuzan) Min(珉, Mân)(?- 1400 hoặc 1395) là vua thứ hai của vương quốc Bắc Sơn và thời đại Tam Sơn trên đảo Okinawa. Ông trị vì từ năm 1393 đến năm 1400 hoặc 1395. Ông là con trưởng của Haniji. Năm 1934, ông cử sứ thần sang triều cống nhà Minh. Không có nhiều tư liệu về cuộc đời và sự trị vì của ông. Kế vị ông là con trưởng Hananchi.
wikipedia
Haniji Haniji (怕尼芝 (Phạ Ni Chi), Haniji hay Haneji?) là người sáng lập nên vương quốc Bắc Sơn (Hokuzan) trên đảo Okinawa, ông trị vì từ năm 1322 đến 1395. Vào đầu thế kỷ 14, không có thực thể tập trung quyền lực chính trị trên đảo Okinawa mà chỉ có một liên minh lỏng lẻo giữa các tù trưởng, trong đó có Haniji với tư cách là một tù trưởng bộ lạc. Với vị thế là tù trưởng kế tục của Nakijin, Haniji đã tập hợp các tù trưởng nhỏ khác ở miền bắc đảo thành một liên minh do mình đứng đầu và lập nên thực thể vương quốc Bắc Sơn (Hokuzan) sau khi Tamagusuku trở thành tù trưởng đứng đầu toàn đảo. Tamagusuku thiếu uy tín và khả năng lãnh đạo để giành được sự ủng hộ của các tù trưởng và một số đã đi theo Haniji, trong khi đó, một số tù trưởng ở phía nam đã sát cánh bên Ofusato, tù trưởng Ozato và lập nên vương quốc Nam Sơn (Nanzan), khiến Tamagusuku chỉ còn kiểm soát được phần giữa của hòn đảo, và được gọi là vương quốc Trung Sơn (Chūzan). Người ta không biết nhiều về cuộc đời của Haniji hay về thời trị vì của ông. Một dòng dõi quan lại trong triều đình Lưu Cầu sau này mang họ Haneji (羽地, âm Hán là Vũ Địa) có thể có tổ tiên là ông; người nổi tiếng nhất trong số đó là Shō Shōken (1617–1675), còn gọi là Haneji Chōshū. Kerr, George H. (2000). Okinawa: the History of an Island People. (revised ed.) Boston: Tuttle Publishing.
wikipedia
Tamaudun Tamaudun (玉陵 (Ngọc Lăng), Tamaudun?) là lăng mộ hoàng gia của vương quốc Lưu Cầu được xây vào năm 1501. Hiện nay, lăng thuộc Shuri, Okinawa Lăng được vua Shō Shin, vị vua thứ ba của Nhà Shō II xây dựng và nằm gần thành Shuri. Lăng có tổng diện tích là 2.442m², gồm có hai tường rào đá, ba phòng của lăng mộ hướng về phía bắc và sau lưng là một vách đá tự nhiên ở phía nam. Có một bia đá bên ngoài tường rào tưởng niệm việc xây dựng lăng mộ và ghi tên vua Shō Shin cùng 8 người khác liên quan đến việc xây dựng. Ba phòng của lăng mộ được xếp từ đông sang tây, di hài các quốc vương và vương hậu ở ngăn phía đông còn di hài các hoàng tử và các thành viên hoàng gia còn lại được đặt ở phòng phía tây, phòng giữa dùng cho truyền thông senkotsu của Lưu Cầu; tuy nhiên các thi hài chỉ được giữ ở đây trong một hời gian hạn chế, sau đó xương được rửa và đem đi địa táng. The shisa (sư tử đá) bảo vệ lăng mộ là một ví dụ về nghệ thuật điêu khắc đá truyền thống Lưu Cầu. Phong cách kiến trúc của lăng mộ mang nét tượng trưng của hoàng cung đương thời, vốn là một kiến trúc đá với một mái bằng gỗ. Mười tám vị vua đã được chôn cất tại Tamaudun, cùng với vương hậu và hoàng nhi của họ. Vị vua đầu tiên được chôn cất tại đây là Shō En, tức phụ thân của người đã ra lệnh xây lăng là vua Shō Shin. Thái tử cuối cùng là Shō Ten, hoàng tử của vị vua Lưu Cầu cuối cùng là Shō Tai, đã được chôn ở đây vào ngày 26 tháng 9 năm 1920. Công trình này từng phải hứng chịu thiệt hại nặng nề trong trận Okinawa năm 1945, và bị cướp phá sau đó, song các phần mộ và thi hài hoàng gia vẫn không bị đụng tới, và phần lớn kiến trúc đã được phục hồi trong những năm sau cuộc chiến. Lăng mộ là một Di sản thế giới của UNESCO vào ngày 2 tháng 12 năm 2000 như là một phần của nhóm di tích Các di chỉ Gusuku và di sản liên quan của Vương quốc Lưu Cầu. Đông thất Trung thất Tây thất Ngọc Lăng bi văn (Khối đá Tamaudun) Tiền môn Hậu môn Ngọc Lăn phụng viên quán ^ a b Kerr, George H. Okinawa: The History of an Island People (revised ed.). Tokyo: Tuttle Publishing, 2000. p109. ^ a b c d e Official pamphlet obtained on-site ^ a b Kadekawa, Manabu. Okinawa Champloo Encyclopedia (沖縄チャンプルー事典). Tokyo: Yama-Kei Publishers, 2001. p56. ^ Nakamura, Toru. 沖縄の世界遺産玉陵被葬者一覧 (Tamaudun, World Heritage Site of Okinawa - List of Persons Entombed). Thang 10 năm 2005. Truy cập 24 tháng 8 năm 2008. ^ Đây là một tước hiệu, không phải tên. Người này là phu nhân (gọi là kanashi) của anji (án tư, lãnh chúa) của Aoriya (địa danh). Danh sách di sản thế giới của UNESCO (tiếng Anh) 沖縄の世界遺産玉陵 (Tamaudun, Di sản thế giới của Okinawa) (tiếng Nhật)
wikipedia
Sonohyan-utaki Sonohyan-utaki (園比屋武御嶽 ((Viên Bỉ Ốc Vũ ngự nhạc), Sonohyan-utaki? tiếng Okinawa: Sunuhyan-utaki) là một khu rừng thiêng (utaki) trong truyền thống tôn giáo Lưu Cầu bản địa. Nơi này nằm tại thành Shuri ở Naha, Okinawa, cách cổng thành Shureimon chỉ một vài bước chân. Utaki, hay cụ thể hơn là stone gate (石門 (thạch môn), ishimon?) của nó, là một trong số các di tích được công nhận là di sản thế giới của UNESCO với tên gọi chính thức Các di chỉ Gusuku và di sản liên quan của Vương quốc Lưu Cầu, và được chính phủ Nhật Bản xếp vào tài sản văn hóa trọng yếu. Xưa kia, chỉ có quốc vương của vương quốc Lưu Cầu mới có thể bước qua thạch môn, còn ngày nay thì cánh cửa ngày luôn luôn đóng, và do vậy nơi đây vẫn duy trì là một không gian thiêng liêng như nó vốn có, đại diện cho cánh rừng thiêng phía sau chúng. Nhiều du khách và cư dân bản địa cầu nguyện trước thạch môn. Thạch môn được xây lần đầu năm 1519, dưới thời vua Shō Shin, song không gian này đã được coi như một utaki từ trước đó. Bất cứ khi nào nhà vua rời thành để đi vi hành, ông đều dừng chân tại Sonohyan-utaki để cầu cho một chuyến đi suôn sẻ. Di tích cũng đóng vai trò quan trọng trong tôn giáo bản địa. Thạch môn được đơ]cj cho là một ví dụ điển hình của kiến trúc Okinawa truyền thống, và cho thấy nhiều biểu hiện ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa, bên cạnh một thế trắc mang ảnh hưởng của Nhật Bản theo kiến trúc karahafu. Thạch môn đã bị thiệt hại nặng nề trong trận Okinawa vào năm, song đã được phụ hồi năm 1957, và chính thức trở thành một di sản thế giới của UNESCO từ năm 2000, cùng với một số di tích khác trên đảo Okinawa. Utaki, tức bản thân các khu rừng thiêng từng lớn hơn rất nhiều so với ngày nay, một trường họ cùng các tòa nhà khác đã xâm lấn không gian của khu rừng. ^ a b c d Kadekawa, Manabu. Okinawa Chanpurū Jiten (沖縄チャンプルー事典, "Okinawa Champloo Encyclopedia"). Tokyo: Yama-Kei Publishers, 2001. p56. ^ "Sonohyan utaki." Okinawa konpakuto jiten (沖縄コンパクト事典, "Okinawa Compact Encyclopedia"). Ryukyu Shimpo (琉球新報). 1 tháng 3 năm 2003. Truy cập 14 tháng 2 năm 2009.
wikipedia
Thành Zakimi Zakimi Castle (座喜味城 (Tọa Hỉ Vị thành), Zakimi Gusuku?) là một gusuku (ngự thành) tại Yomitan, tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Thành nay là một phế tích, song các tường thành và nền gạch đã được phục hồi. Thành được xây giữa các năm 1416 và 1422 bởi quân phiệt nổi tiếng Lưu Cầu là Gosamaru, Thành Zakimi giám sát phần phía bắc của đảo chính Okinawa. Gusuku có hai nội cung, mỗi cung có một cổng vòm. Trước và trong Thế chiến II, thành được sử dụng là một nơi đặt ụ súng đại bác của Nhật Bản, và sau chiến tranh nó được sử dụng làm một căn cứ radar của quân đội Hoa Kỳ. Một số tường thành đã bị phá hủy theo chỉ thị để lắp đặt thiết bị radar, nhưng chúng đã được phục hồi sau đó. Thành Zakimi, là một trong số các di tích được công nhận là di sản thế giới của UNESCO với tên gọi chính thức Các di chỉ Gusuku và di sản liên quan của Vương quốc Lưu Cầu vào tháng 11 năm 2000. Motoo, Hinago (1986). Japanese Castles. Tokyo: Kodansha. tr. 200 pages. ISBN 0-87011-766-1. Hình ảnh thành Zakimi Lưu trữ 2008-04-10 tại Wayback Machine
wikipedia
Thành Katsuren Thành Katsuren (勝連城 (Thắng Liên thành), Katsuren Gusuku?) là một gusuku (ngự thành) tại Katsuren, tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Thái Bình Dương nằm ở hai bên thành và do vậy nó còn được gọi là "Gusuku Đại Dương". Thời kỳ hoàng kim của thành là vào giữa thế kỷ thứ 15, dưới quyền của Án tư Amawari. Mái ngói quý và đồ sứ Trung Hoa vào thời kỳ đó đã được khai quật tại Katsuren. Những hiện vật như vậy đã chứng tỏ vẻ nguy nga của công trình cổ và vai trò là một nơi trung chuyển thương mại của vương quốc. Motoo, Hinago (1986). Japanese Castles. Tokyo: Kodansha. tr. 200 trang. ISBN 0-87011-766-1. Katsuren-joshi trên Wonder Okinawa The Amawari-Gosamaru Lưu trữ 2012-02-04 tại Wayback Machine Đoạn kịch cho thấy sự suy tàn của Katsuren gusuku.
wikipedia
Thành Nakagusuku Nakagusuku Castle (中城城 (Trung Thành thành), Nakagusuku-jō?) là một gusuku (ngự thành) tại làng Kitanakagusuku, tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Thành hiện đang là phế tích. Lãnh chúa Lưu Cầu theo truyền thuyết là Gosamaru, đã xây pháo đài vào đầu thế kỷ 15 để bảo vệ lãnh địa của mình trước cuộc tấn công từ phía đông của án tư (lãnh chúa) Amawari ở thành Katsuren. Sáu sân trong của pháo đài này với các bức tường thành đá xếp chồng lên nhau khiến nó là một ví dụ điển hình cho một gusuku. Motoo, Hinago (1986). Japanese Castles. Tokyo: Kodansha. tr. 200 pages. ISBN 0-87011-766-1. Lịch sử thành Nakagusuku trên Japan Guide Thành Nakagusuku Lưu trữ 2006-05-14 tại Wayback Machine Kịch Amawari-Gosamaru Lưu trữ 2012-02-04 tại Wayback Machine
wikipedia
Seifa-utaki Seifa-utaki (斎場御嶽 (Trai Tràng ngự nhạc), Seifa-utaki?), nghĩa là "nơi được tẩy uế của Utaki," là một đền Thần đạo. Đây là một phần của Di sản thế giới của UNESCO mang tên Các di chỉ Gusuku và di sản liên quan của Vương quốc Lưu Cầu và nằm trên địa bàn Nanjō, Okinawa. Seifa Utaki nằm trên bán đảo Chinen và được công nhận là một nơi thiêng liêng từ thời kỳ xa xưa trong lịch sử Okinawa. Bản thân khu vực đến gồm có một số hang động và gờ đá nhô ra mở về phía đông và nam giữa các khối đá cao chót vót của một mũi đất cao vươn ra biển. Tất cả các công trình ở đây đã bị phá hủy, song các khu vực nội và ngoại thành vẫn còn dấu vết. ^ Yamakage, Motohisa et al. (2006). The essence of Shinto, p. 69. ^ Kerr, George H. (1953). Ryukyu Kingdom and Province before 1945, p. 10. Kerr, George H. (1953). Ryukyu Kingdom and Province before 1945. Washington, D.C.: Pacific Science Board, National Academy of Sciences, National Research Council. OCLC 5455582 Yamakage, Motohisa, Paul de Leeuw and Aidan Rankin. (2006). The essence of Shinto. Tokyo: Kodansha International. 10-ISBN ISBN 4-770-03044-4; 13-ISBN 978-4-7700-3044-3
wikipedia
Án ti Án ti hay án tư Aji, matawa, anji (按司, Aji, matawa, anji?) là từ để chỉ người đứng đầu một lãnh địa trong lịch sử Lưu Cầu. Từ này dưới thời vương quốc Lưu Cầu được sử dụng để chỉ tầng lớp quý tộc hay hào tộc địa phương. Nó được cho là có liên hệ với từ tiếng Nhật aruji ("chủ"), và được phát âm khác nhau trên khắp các đảo. Nó xếp hạng dưới hoàng tử trong giới quý tộc. Các con trai của hoàng tử và người con trai cả của "án ti" sẽ trở thành "án ti". Một "án ti" lập nên một gia đình quý tộc tương đương với một miyake tại Nhật Bản. Án ti xuất hiện khoảng thế kỷ 12 khi các lãnh chúa địa phương bắt đầu xây dựng gusuku (thành theo phong cách Ryūkyū). Shō Hashi là một án ti, ông sau đó đã thống nhất và trở thành vua Lưu Cầu. Vào thời triều Shō II, khi các án ti định cư gần thành Shuri, từ này mang ý nghĩa biểu thị một quý tộc trong thành trấn. Cách gọi mẫu của một án ti bắt đầu với tên của nơi ông ta cai quản và kết thúc với từ án ti, ví dụ, "Nago Aji." Đối với phụ nữ, được thêm hậu tố ganashi hay kanashi (加那志, gia na chí) ở sau: "Nago Aji-ganashi." Oroku Aji/小禄按司/Tiểu Lộc án ti Yuntanza Aji/読谷山按司/Cốc Sơn án ti Yoshimura Aji/義村按司/ Nghĩa Thôn án ti Yonashiro Aji与那城按司/Dư Na Thành án ti Tomigusuku Aji/豊見城按司/Phong Kiến Thành án ti Osato Aji/大里按司/Đại Lý án ti Urasoe Aji/浦添按司/Phổ Thiêm án ti Tamagawa Aji/玉川按司/Ngọc Xuyên án ti Kunigami Aji/国頭按司/Quốc Đầu án ti Omura Aji/大村按司/Đại Thôn án ti Motobu Aji/本部按司/Bản Bộ án ti Misato Aji/美里按司/Mĩ Lý án ti Haneji Aji/羽地按司/Vũ Địa án ti Nago Aji/名護按司/Danh Hộ án ti Kin Aji/金武按司|Kim Vũ án ti Mabuni Aji/摩文仁按司/Ma Văn Nhân án ti Nakazato Aji/仲里按司/Trọng Lý án ti Goeku Aji/護得久按司/Hộ Đắc Cửu án ti Ogimi Aji/大宜見按司Đại Nghi Kiến án ti Gushikami Aji/具志頭按司/Cụ Chí Đầu án ti Mabuni Aji/真壁按司/Chân Bích án ti Tamashiro Aji/玉城按司/Ngọc Thành án ti Gushikawa Aji/具志川按司/Cụ Chí Xuyên án ti Takamine Aji/高嶺按司/Cao Lĩnh án ti Kushi Aji/久志按司/Cửu Chí án ti Katsuren Aji/勝連按司/Thắng Liên án ti Higashionna, Kanjun. (1957). Ryukyu no rekishi, Tokyo: Shibundo. Higashionna, Kanjun. (1964). Nanto fudoki, Tokyo: Okinawa Bunka Kyokai Okinawa Zaidan.
wikipedia
Đảo Matak Đảo Matak (tiếng Indonesia: Pulau Matak) là một đảo thuộc quần đảo Anambas của Indonesia, nằm ở Biển Đông giữa bán đảo Malaysia và Borneo. Các công ty khai thác dầu khí bao gồm Conoco Phillips, Premier Oil và Star Energy và được hỗ trợ bởi sân bay Matak (MWK/WIOM).
wikipedia
Hòn Ngư Hòn Ngư là một đảo ở Vịnh Bắc Bộ, biển Đông Việt Nam. Về hành chính đảo thuộc phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Đảo ở cách bờ hơn 4 km. Đảo gồm hai hòn lớn nhỏ. Hòn lớn cao 133 m, hòn nhỏ cao 88 m so với mặt nước biển. Diện tích vỏn vẹn 2,5 km². Tại đảo cũng có cả một trạm khí tượng thủy văn đặt trên điểm cao nhất của đảo. Ở đảo rất nhiều loại động vật hoang dã như chồn, kỳ đà, dê, khỉ,... đa số là do Chi cục kiểm lâm Nghệ An thả tại đây. Những động vật này là những động vật hoang dã do Chi cục bắt giữ của những kẻ buôn lậu qua biên giới. Do theo quy đinh của đảo, các ngư dân không được đánh bắt quanh đảo 1 hải lý, do vậy quanh đảo rất nhiều loại hải sản quý, đặc biệt là loại "đặc sản" ốc rồng. Muốn nhìn rõ toàn cảnh của Hòn Ngư ta phải đứng từ bến sông. Sông Cửa Lò nhánh chính xuất phát từ nhánh tây, chảy qua Hương Vận, Phan Thanh. Sau khi chia nước cho Kênh Nhà Lê, sông băng qua đường Thiên lý, nay là Quốc lộ 1 ở Cầu Cấm rồi chảy giữa Rú Đầu Voi và Rú Cấm, ra đến gần biển thì gặp rú Dung, tiếp đến là rú Làng Khô ở bờ Bắc nên sông uốn dòng chảy về phía nam rồi đổ ra biển. Tục ngữ nói: cảnh có núi sông nhiều thú lạ. Đây không chỉ có núi sông mà còn có biển biếc. chính có Song Ngư án ngự ở phía ngoài, nó làm cho bãi biển Cửa Lò thêm nên thơ, mỹ lệ. Màu xanh bốn mùa của nước biển sải dài ra tít tận xa thì gặp màu mây pha sắc hung hung đỏ của vách đảo lúc trời sáng trong. Vào những chiều bảng lảng, bến vắng, con người dù trong lòng còn nặng thì khi nhìn ra đấy cũng bớt phần xót xa. Đảo che chở cho những chiếc thuyền đánh cá nhỏ nhoi. Bãi chùa nằm ở phía tây Đảo Ngư, Chùa được xây dựng ở thế kỷ thứ XIII có Chùa và Vườn chùa; Chùa có chùa Thượng, chùa Hạ, mỗi Chùa có 3 gian lợp ngói âm dương; Các xà hạ khắc chạm các vật Tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng) rất đẹp và rất linh thiêng; Vườn chùa có nhiều cây xanh mọc tự nhiên như: Đại, Mưng, Dưới (trong Vườn chùa hiện có 02 cây Dưới cổ thụ) và 01 giếng nước ngọt gọi là Giếng Ngọc. Sân chùa có 2 cây lộc vừng khoảng 700 năm tuổi. Phia tây bắc Hòn Ngư cỡ 5,5 km, nằm sát biển là "Đảo Lan Châu" 18°49′14″B 105°43′21″Đ / 18,820585°B 105,722372°Đ / 18.820585; 105.722372 (Đ.Lan Châu), liền kề bãi biển phía nam cửa Lò, thuộc phường Nghi Thủy thị xã Cửa Lò. "Đảo Lan Châu" không phải đảo thật sự, mà là mũi đất sát bờ và nối vào đất liền bởi dải đất hẹp ngập nước triều. Đảo được đặt tên phục vụ du lịch, và đường ra đảo đã được xây dựng là đường cơ giới chắc chắn. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ E-48-32- A&B. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2013.
wikipedia
21 tháng 4 Ngày 21 tháng 4 là ngày thứ 111 trong mỗi năm thường (ngày thứ 112 trong mỗi năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 254 ngày nữa trong năm. 753 TCN – Romulus lập thành phố La Mã (theo truyện cổ). 1153 – Hoàng đế Kim là Hoàn Nhan Lượng ra chiếu thiên đô từ Thượng Kinh đến Yên Kinh, và đổi tên Yên Kinh là Trung Đô. Bắc Kinh lần đầu trở thành thủ đô của một triều đại lớn. 1509 – Henry VIII trở thành quốc vương của Anh và chúa của Ireland. 1782 – Phật vương Yodfa Chulaloke cho dựng cột trụ thành tại thủ đô bên bờ đông sông Chao Phraya, nay được cho là mốc thành lập Bangkok. 1863 – Lễ Ridvan: Bahá'u'lláh đến ngôi vườn Ridvan tại Baghdad, và đưa ra tuyên bố chính mình là sứ giả của Thượng đế. 1898 – Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ: Quốc hội Mỹ, hôm 25 tháng 4, nhận là Hoa Kỳ đã tuyên bố chiến tranh với Tây Ban Nha từ ngày này. 1918 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Phi công Đức Manfred von Richthofen thiệt mạng khi máy bay của ông bị bắn hạ trên không phận Vaux-sur-Somme, Pháp. 1945 – Thế chiến II: Quân đội Xô viết ở Zossen, phía nam Berlin, tấn công vào chỉ huy sở của bộ tư lệnh tối cao Đức. 1960 – Brasília, thủ đô của Brasil, được tấn phong chính thức. 1963 – Tòa Công lý Quốc tế, cơ quan quản trị tối cao của tôn giáo Bahá'í, được thành lập. 1967 – Vài ngày trước cuộc tổng tuyển cử ở Hy Lạp, Đại tá George Papadopoulos thực hiện một cuộc đảo chính, thành lập chế độ quân đội tồn tại đến 7 năm sau. 1968 – Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam thành lập, do Luật sư Trịnh Đình Thảo làm Chủ tịch. 1970 – Tỉnh Sông Hutt "rút ra khỏi" Liên bang Úc. 1975 – Chiến tranh Việt Nam: Tổng thống Việt Nam Cộng hoà, Nguyễn Văn Thiệu từ chức trao quyền lại cho phó tổng thống Trần Văn Hương cùng khi Xuân Lộc, tiền đồn cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà có thể ngăn chặn cuộc tấn công trực tiếp của lực lượng cộng sản vào Sài Gòn bị thất thủ. 1989 – Biểu tình phản đối ở quảng trường Thiên An Môn (1989): Ở Bắc Kinh, khoảng 100.000 học sinh tập hợp ở quảng trường Thiên An Môn để tưởng niệm Hồ Diệu Bang, người đã chết vì lãnh đạo cải cách ở Trung Quốc. 1994 – Alexander Wolszczan thông báo là ông tìm thấy hành tinh ngoài hệ mặt trời lần đầu tiên. 1996 – Tổng thống Cộng hòa Chechnya Ichkeria Dzhokhar Dudayev bị quân đội Nga hạ sát. 1729 – Nữ hoàng Catherine II Nga (m. 1796) 1819 – Nguyễn Phúc Nhu Thuận, phong hiệu Phong Hòa Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1840) 1926 – Nữ hoàng Elizabeth II Vương quốc Anh (m. 2022) 1816 – Charlotte Brontë, nữ tiểu thuyết gia người Anh (m. 1855) 1935 – Charles Grodin, diễn viên người Mỹ (m.2021) 1992 – Isco, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha 1073 – Giáo hoàng Alexander II 1320 – Trần Anh Tông, vua thứ tư của nhà Trần (s. 1276). 1902 – Nguyễn Phúc Trinh Nhu, phong hiệu Mỹ Trạch Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1840) 1910 – Mark Twain, tác giả, nhà văn hài hước người Mỹ (s. 1835) 1973 - Anh Thy, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1943) 2008 – Dư Quốc Đống, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa 2016 – Prince, nghệ sĩ người Mỹ (s. 1958) Tôn giáo Bahá'í: Ngày đầu tiên trong tổ chức Lễ Ridván Hoa Kỳ: Ngày người quản lý ^ Tòa Công lý Quốc tế. “The Constitution of the Universal House of Justice” [Hiến pháp của Tòa Công lý Quốc tế]. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2017.
wikipedia
Azurit Azurit là một khoáng vật cacbonat của đồng có ký hiệu hóa học là Cu3(CO3)2(OH)2, màu lam sẫm, mềm được tạo thành từ phong hóa quặng đồng. Vào đầu thế kỷ 19 nó được biết đến như là chessylit theo tên của vị trí điển hình tại Chessy-les-Mines gần Lyon, Pháp. Khoáng vật này được biết đến từ thời cổ đại và được đề cập trong Naturalis Historiae (Lịch sử tự nhiên) của Pliny Già với tên gọi trong tiếng Hy Lạp là kuanos (κυανός: "lam sẫm", gốc của các từ như cyan hay cian trong một số ngôn ngữ châu Âu) và tên gọi tiếng Latinh caeruleum. Màu xanh lam của azurit là rất sẫm và trong, và vì lý do này mà kể từ thời cổ đại thì người ta đã có xu hướng gắn liền khoáng vật này với màu xanh lam sẫm của các hoang mạc có độ ẩm thấp và màu của bầu trời mùa đông. Tên gọi azurit phản ánh sự gắn kết này, do cả azurit và các từ để chỉ màu xanh da trời (thiên thanh) trong một số ngôn ngữ châu Âu như azure, azzurro, azur, αζούρ đều phát sinh thông qua tiếng Ả Rập từ tiếng Ba Tư lazhward (لاژورد), một khu vực được biết đến vì những mỏ đá màu lam sẫm khác là lapis lazuli ("đá da trời"). Danh sách khoáng vật ^ Handbook of Mineralogy ^ a b Mindat.org ^ Webmineral.com Webmineral Data ^ The Ancient Library: Smith, Dictionary of Greek and Roman Antiquities, tr.321, cột phải, dưới mục từ BLUE Lưu trữ 2005-12-20 tại Wayback Machine Đinh Phạm Thái, Lê Xuân Khuông và Phạm Kim Đĩnh, "Luyện kim loại màu và quý hiếm".
wikipedia
Sân bay Matak Sân bay Matak hay còn gọi là sân bay Anambas là sân bay nằm ở quần đảo Anambas thuộc tỉnh Riau, Indonesia. Sân bay có chuyến thuê bao từ sân bay quốc tế Halim Perdanakusuma dành cho công ty ConocoPhillips. ^ “World Aero Data: TAREMPA”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2018. Truy cập 15 tháng 10 năm 2015.
wikipedia
BenRiach BenRiach là nhà máy chưng cất rượu Scotch whisky đơn cất từ mạch nha tọa lạc tại khu vực Speyside, Scotland. Nó được điều hành độc lập bởi Công ty TNHH BenRiach Distillery - đơn vị được thành lập bởi hai đối tác người Nam Phi: Geoff Bell, Wayne Keiswetter và chuyên gia về Scotch whisky Billy Walker. Trong năm 2008, công ty mở rộng danh mục đầu tư của họ với việc mua lại Nhà máy chưng cất rượu Glendronach. Nhà máy chưng cất của năm, Giải thưởng Malt Advocate Whisky 2007 Giải thưởng quý hiếm nhất vùng Speyside (BenRiach Authenticus 21 năm tuổi), Giải thưởng Whisky toàn cầu do tạp chí Whisky tổ chức năm 2007 Huy chương vàng (BenRiach 16 năm tuổi), Cuộc thi rượu vang và rượu mạnh quốc tế năm 2006 Huy chương bạc (BenRiach Heart of Speyside, 12 tuổi, Curiositas và Authenticus), Cuộc thi rượu vang và rượu mạnh quốc tế năm 2006 Giải thưởng Doanh nghiệp nhỏ hoạt động tốt nhất, dưới 25 nhân viên, Giải thưởng Doanh nghiệp Scotland năm 2006 Giải thưởng kinh doanh quốc tế tốt nhất, Giải thưởng Doanh nghiệp Scotland năm 2005 Nhà máy chưng cất rượu BenRiach được thành lập bởi gia đình Grant vào năm 1898 bên cạnh Nhà máy chưng cất rượu Longmorn. Ngay sau đó, nhà máy chưng cất dừng hoạt động vào năm 1900 do sự sụp đổ của một người mua Scotch Whisky lớn, buộc nhiều nhà máy chưng cất rượu Scotch whisky phải đóng cửa. BenRiach vẫn đóng cửa cho đến năm 1965, khi mà nó được mở cửa trở lại bởi Công ty TNHH Glenlivet Distiller. Năm 1978 Nhà máy chưng cất đổi chủ là Seagrams. Seagrams trở thành một bộ phận của Pernod Ricard trong năm 2001 và nhà máy chưng cất BenRiach bắt đầu hoạt động cho ba tháng mỗi năm. Năm 2004, nhà máy chưng cất được mua lại bởi một tập đoàn độc lập, Công ty TNHH BenRiach Distillery, cam kết chia sẻ mạch dòng rượu đơn cất từ mạch nha chất lượng cao ít được biết đến trở nên phổ biến hơn. ^ “Brown-Forman Completes Acquisition of the GlenDronach, BenRiach, and Glenglassaugh Single Malt Scotch Whiskies”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2016. ^ “Business News - The Scotsman”. business.scotsman.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2018. ^ a b c d Helen Arthur (2002) [1997]. The single malt companion (bằng tiếng Hà Lan). Libero. tr. 71. ISBN 9057642360. ^ scotchwhisky.net. “A to Z of Scotch Whisky Information - Scotch whisky.net”. www.scotchwhisky.net. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2018. ^ “Benriach USA”. www.benriachdistillery.co.uk. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2018. Trang chủ Benriach Trang chủ Glendronach
wikipedia
Sáo đuôi dài Sáo đuôi dài (danh pháp hai phần: Mino kreffti) là một loài chim thuộc Họ Sáo. Loài này phân bố ở quần đảo Bismarck và phía bắc quần đảo Solomon. Chúng giống như sáo mặt vàng, và hai loài này trước đây là xem là cùng loài. Tên khoa học của chúng được đặt theo tên nhà động vật học và cổ sinh vật học Úc Gerard Krefft. Đây là một loài sáo rất lớn, chiều dài 29–32 cm, với bộ lông màu đen bóng tím. Bộ lông có các mảng màu da cam sáng, màu vàng của da trần quanh từng mắt. Chúng thường có bụng màu vàng và các đốm cánh trắng, rõ ràng khi bay. Đít và dưới cánh có màu trắng và mỏ màu vàng sáng. Sáo đuôi dài làm tổ trong lỗ cây, thường là trong cây cọ. Những quả trứng màu xanh nhạt với những mảng màu đỏ hoặc các điểm màu xám. Loài sáo này sống trên cây, và được tìm thấy một mình hoặc theo cặp trong vùng đồng bằng mở rừng và trồng rừng. Nó ăn chủ yếu vào trái cây và quả mọng. Chúng là một loài dễ thấy và ca hát với tiếng huýt và tiếng quác phạm vi rộng. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012. Feare, Chris (1999). Starlings and Mynas. Craig, Adrian. Princeton University Press. ISBN 0-7136-3961-X.
wikipedia
Thái trọng Hồ Sái Trọng Hồ (chữ Hán: 蔡仲胡), tên thật là Cơ Hồ (姬胡), là vị vua thứ hai của nước Sái – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Sái Trọng Hồ là con của Sái Thúc Độ - vua đầu tiên nước Sái. Do Sái Thúc Độ theo con vua Trụ là Vũ Canh phản lại nhà Chu nên bị Chu Công Đán bắt đi đày. Thấy Sái Trọng Hồ là người hiền đức, nên Chu Công Đán cho ông nối nghiệp Sái Thúc Độ giữ nước Sái. Sử sách không chép năm lên ngôi và năm mất, cũng như những sự kiện xảy ra trong thời gian Sái Trọng Hồ làm vua. Sau khi ông mất, con ông là Cơ Hoang lên nối ngôi, tức là Sái bá Hoang. Sái Thúc Độ Chu Công Sái bá Hoang Sử ký Tư Mã Thiên, các thiên: Chu bản kỷ Quản Sái thế gia ^ Sử ký, Quản Sái thế gia
wikipedia
Cơ Hồ Cơ Hồ (chữ Hán: 姬胡) có thể là một trong các vị vua sau trong lịch sử Trung Quốc: Chu Lệ Vương, vua thứ 10 nhà Chu, trị vì từ năm 878 TCN - 842 TCN Sái Trọng Hồ, vua thứ 2 nước Sái, trị vì khoảng thế kỷ 11 TCN Cả Chu Lệ Vương và Sái Trọng Hồ đều là dòng dõi Chu Văn Vương Cơ Xương, trong đó Sái Trọng Hồ thuộc thế hệ thứ 3 và Chu Lệ Vương thuộc thế hệ thứ 11. Trang định hướng này liệt kê những bài viết liên quan đến tiêu đề Cơ Hồ. Nếu bạn đến đây từ một liên kết trong một bài, bạn có thể muốn sửa lại để liên kết trỏ trực tiếp đến bài viết dự định.
wikipedia
Dumai Dumai là thành phố ở tỉnh Riau trên đảo Sumatra, Indonesia. Thành phố có diện tích 1727 km² và có 174,465 cư dân (2001). Dumai là trung tâm giao dịch và vận chuyển quan trọng mang tính địa phương và quốc tế. Dumai có trữ lượng dầu khí phong phú (nhiên liệu và dầu cọ). Dumai chia thành 5 quận nhỏ (theo cách chia của Indonesia - kecamatan): Bukit Kapur Dumai Barat Dumai Timur Medang Kampai Sungai Sembilan
wikipedia
Thái bá Hoang Sái bá Hoang (chữ Hán: 蔡伯荒), tên thật là Cơ Hoang (姬荒), là vị vua thứ ba của nước Sái – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Cơ Hoang là con của Sái Trọng Hồ - vua thứ 2 nước Sái. Sau khi Sái Trọng Hồ mất, ông lên nối ngôi. Sử sách không chép năm lên ngôi và năm mất, cũng như những sự kiện xảy ra trong thời gian Sái bá Hoang làm vua. Sau khi ông mất, con ông lên nối ngôi, tức là Sái Cung hầu. Sái Trọng Hồ Sái Cung hầu Sử ký Tư Mã Thiên, thiên: Quản Sái thế gia
wikipedia
Thái Cung hầu Sái Cung hầu (chữ Hán: 蔡宮侯), họ Cơ (姬), không rõ tên húy, là vị vua thứ tư của nước Sái – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Sái Cung hầu là con của Sái bá Hoang - vua thứ 3 nước Sái. Sau khi Sái bá Hoang mất, ông lên nối ngôi. Sử sách không chép năm lên ngôi và năm mất, cũng như những sự kiện xảy ra trong thời gian Sái Cung hầu làm vua. Sau khi ông mất, con ông là Sái Lệ hầu lên nối ngôi. Sái bá Hoang Sái Lệ hầu Sử ký Tư Mã Thiên, thiên: Quản Sái thế gia
wikipedia
Electrolux AB Electrolux (thường được biết đến với tên Electrolux) là một công ty sản xuất đồ gia dụng đa quốc gia Thụy Điển có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển. Tại thời điểm năm 2010 là công ty lớn thứ hai thế giới về thiết bị gia dụng trên thế giới tính theo thị phần (sau Whirlpool).. sản phẩm bán dưới nhiều tên thương hiệu riêng của mình và chủ yếu là thiết bị chính và máy hút bụi. Công ty này cũng làm cho các thiết bị chuyên dụng. Tạp chí Forbes cho biết Electrolux là một trong 5 công ty hàng đầu trong hàng hóa tiêu dùng lâu bền, trên toàn thế giới, và bầu chọn nó vào danh sách của 130 Global High Performers trong năm 2010. Electrolux là một công ty niêm yết sơ cấp trên Sở giao dịch chứng khoán Stockholm và là một thành phần của chỉ số OMX 30 Stockholm. Nó được niêm yết thứ cấp trên NASDAQ. Nguồn gốc của Electrolux có từ một thỏa thuận hợp tác năm 1918 giữa công ty bán hàng Svenska Elektron AB và công ty sản xuất đèn karosene Lux AB. Năm 1919, một công ty con Svenska Elektron AB, ElektromekanisKa AB, đã trở thành Elektrolux. (cách viết tên đã được thay đổi thành Electrolux trong năm 1957) ban đầu bán máy hút bụi thương hiệu Lux ở nhiều nước châu Âu. Đến năm 1925, công ty bổ sung sản phẩm tủ lạnh hấp thụ dòng sản phẩm của mình và các thiết bị khác ngay sau đó: máy giặt vào năm 1951, máy rửa chén vào năm 1959, thiết bị phục vụ thực phẩm vào năm 1962. Công ty đã thường xuyên mở rộng thông qua sáp nhập và mua lại. Trong khi Electrolux đã mua một số công ty trước những năm 1960, thập kỷ đã chứng kiến sự khởi đầu của một làn sóng mới của hoạt động M & A. Công ty đã mua ElektroHelios, Elektra Na Uy, Đan Mạch Atlas, Slev Phần Lan, và Flymo, et al., Trong chín năm từ 1960 đến 1969. Kiểu tăng trưởng này tiếp tục thông qua những năm 1990, với việc Electrolux mua nhiều công ty, gồm Husqvarna. ^ a b c d e f “Electrolux Annual Report 2011” (PDF). Electrolux. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2012. ^ “Olympic Q3 net profit down 55 percent”. Reuters. ngày 14 tháng 11 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012. ^ “About Electrolux | Electrolux Group”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012. ^ “About Electrolux | Electrolux Group”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012. ^ “UPDATE 2-Electrolux sets new cost-saving plan”. Reuters. ngày 12 tháng 11 năm 2010. ^ “National consumer brands; Electrolux Group”. Electrolux.com. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010. ^ “Electrolux is named "global superstar" by Forbes Magazine; Electrolux Group”. Newsroom.electrolux.com. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010. ^ “History 1910-1919 | Electrolux Group”. Group.electrolux.com. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010. ^ a b “Founding an international company; Electrolux Group”. Group.electrolux.com. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010. ^ “Elektrolux becomes Electrolux; Electrolux Group”. Group.electrolux.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010. ^ “Revolutionary products; Electrolux Group”. Group.electrolux.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010. ^ “History 1920-1929 | Electrolux Group”. Group.electrolux.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010. ^ a b “History 1950-1959 | Electrolux Group”. Group.electrolux.com. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010. ^ “History 1960-1969 | Electrolux Group”. Group.electrolux.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010. ^ “A new president with new strategies | Electrolux Group”. Group.electrolux.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2010. ^ “History 1970-1979 | Electrolux Group”. Group.electrolux.com. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2010.
wikipedia
Ô giấy dầu Ô giấy dầu (giản thể: 油纸伞; phồn thể: 油紙傘; bính âm: yóuzhǐ sǎn; Việt bính: jau4 zi2 saan3; Hán Việt: du chỉ tản) là một loại ô (dù) giấy có nguồn gốc ở Trung Quốc. Kiểu ô làm bằng giấy dầu này đã truyền khắp châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Myanmar, Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Việt Nam, Thái Lan và Lào. Người dân ở các quốc gia này đã tiếp tục phát triển những chiếc ô giấy dầu với các đặc tính khác nhau. Khi người Khách Gia chuyển đến Đài Loan, chiếc ô giấy dầu cũng bắt đầu phát triển ở Đài Loan. Ngoài mục đích che mưa, che nắng, những chiếc ô bằng giấy dầu cũng là vật dụng cần thiết trong đám cưới. Trong cả hai đám cưới truyền thống Trung Quốc và Nhật Bản, người phù dâu dùng ô giấy dầu che cô dâu khi cô dâu đến để tránh những linh hồn ma quỷ. Ô màu tím là một biểu tượng của sự trường thọ cho người già, trong khi các ô màu trắng được sử dụng trong đám tang. Ô giấy dầu cũng được sử dụng làm đạo cụ trong những vũ điệu truyền thống của Nhật Bản và tiệc trà. Trong thời kỳ đầu xã hội Khách Gia, hai chiếc ô đã được thường được cho là của hồi môn, do các "giấy" và "trẻ em" trong tiếng Trung là hai từ đồng âm (đọc gần như "chự"), tượng trưng cho một lời cầu chúc cho người phụ nữ "sớm sinh hạ một đứa con trai", một lời cầu chúc tốt lành cho cặp vợ chồng mới cưới vào lúc đó. Ngoài ra, do "chiếc ô" (傘) có 4 chữ "nhân" (人), tặng ô làm quà biểu thị cho một lời cầu chúc cho cặp vợ chồng mới cưới có con trai và cháu trai. Ngoài ra, vì chữ "dầu" và chữ "hữu" đồng âm, và ô dù mở ra thành một hình tròn, tượng trưng cho một cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ. Đây cũng là phong tục để tặng một chiếc ô để một người đàn ông trẻ 16 tuổi tại buổi lễ trưởng thành. Trong lễ kỷ niệm tôn giáo, những chiếc ô giấy dầu thường được thấy che trên ghế kiệu thiêng liêng, được sử dụng để che mưa nắng, còn để xua đuổi tà ma. Trong thời hiện đại, ô giấy chủ yếu được bán như tác phẩm nghệ thuật, quà lưu niệm. Người Việt Nam không có loại ô này, nhất là các dân tộc Tây Bắc phải nhập khẩu từ Trung Quốc về tiêu thụ. Ở Trung Quốc, nó còn dùng cho biểu diễn sân khấu hay cosplay nhân vật trong phim cổ trang. Ở Thái Lan, ô giấy dầu có tên là ร่มผ้าเคลือบน้ำมัน. Sự lây lan của ô giấy dầu được bắt đầu bởi phát minh của Vân (雲), vợ của Lỗ Ban (魯班). "Chặt tre thành dải mỏng, phủ lông động vật, đóng lại để trở thành cây gậy, mở ra như hình nón." Nhưng vật liệu ô ban đầu chủ yếu là lông vũ hoặc lụa, sau đó được thay thế bằng giấy. Khi ô giấy dầu xuất hiện lần đầu tiên là không rõ. Một số ước tính rằng chúng lan rộng sang Hàn Quốc và Nhật Bản trong triều đại nhà Đường. Nó thường được gọi là "chiếc ô giấy dầu xanh" trong triều đại nhà Tống. Sự phổ biến ngày càng tăng và chiếc ô giấy dầu trở nên phổ biến trong triều đại nhà Minh. Chúng thường được đề cập trong văn học phổ biến Trung Quốc. Vào thế kỷ 19, ô giấy dầu là một mặt hàng phổ biến trong thương mại quốc tế. Quy trình sản xuất và các thủ tục cần thiết là khác nhau ở mỗi khu vực. Tuy nhiên, nói chung, chúng có thể được chia thành bốn bước chính: Tre được chọn lựa kỹ. Tre được chế tác và ngâm trong nước. Sau đó nó được sấy khô dưới ánh mặt trời, khoan lỗ, luồn và lắp ráp thành một bộ khung. Giấy dầu được cắt và dán lên khung tre. Nó được cắt tỉa, bôi keo dán và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Cuối cùng, các mẫu hoa văn được vẽ trên ô. Nghệ thuật của những chiếc ô giấy dầu kiểu Trung Quốc chủ yếu tập trung vào bức tranh đen trắng truyền thống của Trung Quốc như hoa, chim và phong cảnh. Những người khác bao gồm những cảnh trong văn học nổi tiếng của Trung Quốc, như Hồng lâu mộng và Tây sương ký. Tuy nhiên, một số có thư pháp Trung Quốc thay vì tranh. Tuy nhiên, màu sắc truyền thống được giữ trên cán cầm và khung của chiếc ô để duy trì sự cổ xưa. Nghệ thuật ô dù bằng giấy dầu ở miền Bắc Thái Lan, hay Chiang Mai có từ khoảng hai trăm năm. Khung ô và cán ô được làm từ những thanh tre xanh, màu sắc và hình ảnh phong phú bao gồm hình ảnh của phong cảnh, động vật, con người và hoa. Các bề mặt ô có thể có một hình vuông ngoài hình tròn truyền thống. Những chiếc ô giấy dầu ở Thái Lan có những nét độc đáo, thường lôi kéo khách du lịch mua chúng. Trong số một số loại, nổi tiếng nhất là những loại được làm trong làng Bo Sang. Hầu hết nông dân sản xuất ô giấy dầu trong thời gian rảnh trong các nhà máy chuyên dụng.
wikipedia
Sáo lưng tía Sáo lưng tía, sáo đá lưng đen hay sáo Dauria (danh pháp hai phần: Agropsar sturninus) là một loài chim thuộc Họ Sáo. Loài này phân bố ở Campuchia, Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Nga, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam. Cũng ghi nhận tại Na Uy, Pakistan và Đảo Christmas, nhưng có lẽ chỉ là do bay lang thang. Môi trường sinh sống tự nhiên của chúng là rừng phương bắc và rừng ôn đới. ^ BirdLife International (2016). “Agropsar sturninus”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T22710870A94264888. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T22710870A94264888.en. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2022. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Sullivan, B.L.; Wood, C. L.; Roberson, D. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012. BirdLife International 2004. Sturnus sturninus Lưu trữ 2014-06-27 tại Wayback Machine. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Downloaded on ngày 24 tháng 7 năm 2007. Dữ liệu liên quan tới Agropsar sturninus tại Wikispecies Tư liệu liên quan tới Agropsar sturninus tại Wikimedia Commons
wikipedia
Động vật không xương sống Động vật không xương sống (Invertebrata) là một cận ngành của giới động vật không sở hữu hoặc không phát triển về cột sống và ngay tên gọi đã phản ánh đặc trưng của những loài này là không có xương sống. Nhóm này chiếm 97% trong tổng số các loài động vật – tất cả động vật trừ các loài động vật trong phân ngành Động vật có xương sống (Vertebrata) như cá, bò sát, lưỡng cư, chim và thú. Các động vật không xương sống hợp thành một nhóm cận ngành. Phát sinh từ một tổ tiên nhân chuẩn đa bào chung, tất cả các ngành trong nhóm này là các động vật không xương sống cùng với 2 trong số 3 phân ngành trong ngành động vật có dây sống là Tunicata và Cephalochordata. Hai phân ngành này cùng với tất cả các loài động vật không dây sống đã biết khác có chung một nhóm Hox gene, trong khi các loài động vật có xương sống có nhiều hơn một cụm Hox gene nguyên thủy. Trong ngành nghiên cứu động vật học cổ và cổ sinh học, những động vật không xương sống thường được nghiên cứu trong mối liên hệ hóa thạch được gọi là cổ sinh học động vật không xương sống. Nhiều loài động vật không xương sống có hình thức sinh sản hữu tính. Chúng có một vài tế bào sinh sản đặc biệt, mà các tế bào này có thể trải qua quá trình phân bào để tạo ra các tinh trùng nhỏ hơn có thể cử động, hoặc các trứng lớn hơn không thể di chuyển. Sự kết hợp chúng để tạo thành hợp tử và phát triển thành cá thể mới. Các loài khác có khả năng sinh sản vô tính hoặc thỉnh thoảng có cả hai cách sinh sản. Các động vật không xương sống bao gồm một số ngành. Một trong số đó là bọt biển (Porifera). Chúng đã từng được xem là đã tách ra từ các động vật khác trước đây. Chúng thiếu tổ hợp phức tạp được tìm thấy trong hầu hết các ngành khác. Các tế bào của chúng khác biệt nhưng trong hầu hết các trường hợp không được tổ chức thành các mô riêng biệt. Bọt biển thường ăn bằng cách hút nước qua các lỗ chân lông. Một số người suy đoán rằng bọt biển không phải nhóm nguyên sinh, nhưng có thể là một dạng thứ sinh đơn giản hóa. Ctenophora và Cnidaria, bao gồm hải quỳ, san hô, và sứa, có dạng đối xứng tâm và có buồn tiêu hóa có một lỗ duy nhất, vừa là miệng cũng vừa là hậu môn. Cả hai đều có các mô riêng biệt, nhưng chúng không được tổ chức thành một cơ quan. Chúng chỉ có hai lớp màng chính là nội bì và ngoại bì, giữa chúng chỉ có các tế bào nằm rải rác. Do đó, đôi khi người ta gọi chúng là lưỡng bì. Động vật da gai có tính đối xứng tâm và là các động vật biển chỉ có ở biển, bao gồm sao biển (Asteroidea), cầu gai (Echinoidea), đuôi rắn (Ophiuroidea), hải sâm (Holothuroidea) và huệ biển (Crinoidea) và sứa. Các ngành khác thuộc động vật không xương sống gồm ngành nửa dây sống (Hemichordata) và Hàm tơ (Chaetognatha). Ngành động vật lớn nhất cũng nằm trong nhóm động vật không xương sống: động vật chân khớp (Arthropoda) bao gồm côn trùng, nhện, cua và các họ hàng của chúng. Tất cả các sinh vật này có cơ thể được chia thành một vài phần có tính lặp lại, đặc biệt là các bộ phận cặp đôi. Ngoài ra, chúng có xương ngoài cứng và cần lột xác theo chu kỳ để lớn lên. Hai ngành nhỏ hơn là Giun có móc (Onychophora) và bò chậm (Tardigrada) có quan hệ gần gũi với động vật chân khớp và cùng mang những đặc điểm này. Giun tròn (Nematoda) có lẽ là họ động vật lớn thứ 2 và cũng là động vật không xương sống. Giun tròn thường có kích thước nhỏ và xuất hiện trong hầu hết các môi trường có nước. Một số là ký sinh trùng quan trọng. Ngành nhỏ hơn liên quan đến chúng là Kinorhyncha, Priapulida, và Loricifera. Các nhóm này có các khoang bị giảm đi, gọi là các khoang giả. Các loài động vật không xương sống khác bao gồm trùng dải băng (Nemertea), và Sá sùng (Sipuncula). Các ngành khác là Giun dẹp (Platyhelminthes). Các loài này ban đầu được xem là nguyện thủy, tuyn nhiên hiện nay người ta cho rằng chúng có các tổ tiên phức tạp hơn Giun dẹp có các xoang vị, chưa có các khoảng trống riêng biệt trong cơ thể, cũng giống như các họ hàng gần gũi nhất với chúng là các Giun bụng lông (Gastrotricha). Luân trùng (Rotifera) hay trùng bánh xe, là các loài phổ biến trong các môi trường nước. Các động vật không xương sống cũng bao gồm Đầu móc ký sinh (Acanthocephala), Gnathostomulida, Micrognathozoa, và Cycliophora. Động vật không xương sống cũng bao gồm hai ngành nhóm phổ biến nhất là Mollusca và Annelida. Molusca là một ngành động vật lớn thứ 2 về số lượng loài đã được miêu tả bao gồm ốc sên, nghêu, và mực, và ngành Annelida bao gồm các loài giun đốt như giun đất và đĩa. Hai ngành này trong một thời gian dài được xem là có quan hệ gần gũi do sự xuất hiện phổ biến của chúng trong ấu trùng của trochophore, nhưng các loài Annelida từng được xem là có quan hệ gần hơn với arthropoda do chúng đều có đối. Hiện nay, hai ngành này nhìn chung được xem là tiến hóa hội tụ có những điểm khác nhau về hình thái và gen giữa chúng. Các ngành khác gồm Acoelomorpha, Brachiopoda, Bryozoa, Entoprocta, Phoronida, và Xenoturbellida. Động vật không xương sống biển Bệnh của động vật không xương sống ^ Encarta Reference Library Home Premium 2005 DVD. Article – Invertebrate. ^ Schwartz, Jill (2010). Master the GED 2011 (w/CD). Peterson's. tr. 371. ISBN 9780768928853. ^ Hamilton, Matthew B. (2009). Population genetics. Wiley-Blackwell. tr. 55. ISBN 9781405132770. ^ Bhamrah, H. S. (2003). An Introduction to Porifera. Kavita Juneja. Anmol Publications PVT. LTD. tr. 58. ISBN 9788126106752. ^ Sumich, James L. (2008). Laboratory and Field Investigations in Marine Life. Jones & Bartlett Learning. tr. 67. ISBN 9780763757304. ^ Jessop, Nancy Meyer (1970). Biosphere; a study of life. Prentice-Hall. tr. 428. ^ Sharma, N. S. (2005). Continuity And Evolution Of Animals. Mittal Publications. tr. 106. ISBN 9788182930186. ^ Dunn et al. 2008. "Broad phylogenomic sampling improves resolution of the animal tree of life". Nature 06614. ^ Langstroth, Lovell (2000). A living bay: the underwater world of Monterey Bay. Libby Langstroth, Todd Newberry, Monterey Bay Aquarium. University of California Press. tr. 244. ISBN 9780520221499. ^ Safra, Jacob E. (2003). The New Encyclopaedia Britannica, Volume 16. Encyclopaedia Britannica. tr. 523. ISBN 9780852299616. ^ Kotpal, R. L. Modern Text Book of Zoology: Invertebrates. Rastogi Publications. tr. 184. ISBN 9788171339037. ^ Alcamo, Edward (1998). Biology Coloring Workbook. The Princeton Review. tr. 220. ISBN 9780679778844. ^ Tobin, Allan J. (2005). Asking about life. Jennie Dusheck. Cengage Learning. tr. 497. ISBN 9780534406530. ^ Gunn, Alan (2009). Essential forensic biology. John Wiley and Sons. tr. 214. ISBN 9780470758045. ^ Prewitt, Nancy L. (2003). BioInquiry: making connections in biology. Larry S. Underwood, William Surver. John Wiley. tr. 289. ISBN 9780471202288. ^ Schmid-Hempel, Paul (1998). Parasites in social insects. Princeton University Press. tr. 75. ISBN 9780691059242. ^ “Trung tâm Sáng tạo Khoa học”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015. ^ Gilson, Étienne (2004). El espíritu de la filosofía medieval. Ediciones Rialp. tr. 384. ISBN 9788432134920. ^ Ruiz-Trillo, I., I (1999). Ruiz-Trillo, Iñaki; Riutort, Marta; Littlewood, D. Timothy J.; Herniou, Elisabeth A.; Baguñà, Jaume. “Acoel Flatworms: Earliest Extant Bilaterian Metazoans, Not Members of Platyhelminthes”. Science. 283 (5409): 1919–1923. doi:10.1126/science.283.5409.1919. ISSN 0036-8075. PMID 10082465. |first2= thiếu |last2= (trợ giúp); |first3= thiếu |last3= (trợ giúp); |first4= thiếu |last4= (trợ giúp); |first5= thiếu |last5= (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp) ^ Todaro, Antonio. “Gastrotricha: Overview”. Gastrotricha: World Portal. University of Modena & Reggio Emilia. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2008. ^ Kristensen, Reinhardt Møbjerg (2002). “An Introduction to Loricifera, Cycliophora, and Micrognathozoa”. Integrative and Comparative Biology. Oxford Journals. 42 (3): 641–651. doi:10.1093/icb/42.3.641. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2008. ^ “Biodiversity: Mollusca”. The Scottish Association for Marine Science. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2007. ^ Russell, Bruce J. (Writer), Denning, David (Writer) (2000). Branches on the Tree of Life: Annelids (VHS). BioMEDIA ASSOCIATES. ^ Eernisse, Douglas J., D. J. (ngày 1 tháng 9 năm 1992). Eernisse, Douglas J.; Albert, James S.; Anderson, Frank E. “Annelida and Arthropoda are not sister taxa: A phylogenetic analysis of spiralean metazoan morphology”. Systematic Biology. 41 (3): 305–330. doi:10.2307/2992569. ISSN 1063-5157. JSTOR 2992569. |first2= thiếu |last2= (trợ giúp); |first3= thiếu |last3= (trợ giúp) ^ Eernisse, Douglas J. (1996). Kim, Chang Bae; Moon, Seung Yeo; Gelder, Stuart R.; Kim, Won. “Phylogenetic Relationships of Annelids, Molluscs, and Arthropods Evidenced from Molecules and Morphology” (–Scholar search). Journal of Molecular Evolution. New York: Springer. 43 (3): 207–215. doi:10.1007/PL00006079. PMID 8703086. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2007.[liên kết hỏng] Hyman, L. H. 1940. The Invertebrates (6 volumes) New York: McGraw-Hill. A classic work. Anderson, D. T. (Ed.). (2001). Invertebrate zoology (2nd ed.). Oxford: Oxford University Press. Brusca, R. C., & Brusca, G. J. (2003). Invertebrates (2nd ed.). Sunderland, Mass.: Sinauer Associates. Miller, S.A., & Harley, J.P. (1996). Zoology (4th ed.). Boston: WCB/McGraw-Hill. Pechenik, Jan A. (2005). Biology of the invertebrates. Boston: McGraw-Hill, Higher Education. tr. 590 pp. ISBN 0072348992. Ruppert, E. E., Fox, R. S., & Barnes, R. D. (2004). Invertebrate zoology: a functional evolutionary approach. Belmont, CA: Thomas-Brooks/Cole. Invertebrate (Animal) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) A. R. Maggenti & S. Gardner (2005). Online Dictionary of Invertebrate Zoology. Support for endangered invertebrates Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine African Invertebrates
wikipedia
Ruồi giấm thường Ruồi giấm thường hay Ruồi trái cây thường (Drosophila melanogaster) là một loài ruồi, thuộc họ Drosophilidae. Bắt đầu từ Charles W. Woodworth, loài này là một động vật mô hình được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu sinh học gen, sinh lý học, sinh bệnh học vi khuẩn và tiến hóa lịch sử sự sống. Nó thường được sử dụng bởi vì nó là một loài là dễ dàng để chăm sóc, sinh sản một cách nhanh chóng, và đẻ trứng nhiều. ^ Meigen JW (1830). Systematische Beschreibung der bekannten europäischen zweiflügeligen Insekten. (Volume 6) (PDF) (bằng tiếng Đức). Schulz-Wundermann. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012. ^ James H. Sang (ngày 23 tháng 6 năm 2001). “Drosophila melanogaster: The Fruit Fly”. Trong Eric C. R. Reeve (biên tập). Encyclopedia of genetics. USA: Fitzroy Dearborn Publishers, I. tr. 157. ISBN 9781884964343. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2009. K. Haug-Collet (1999). “Cloning and Characterization of a Potassium-Dependent Sodium/Calcium Exchanger in Drosophila”. J. Cell Biol. 147 (3): 659–70. doi:10.1083/jcb.147.3.659. PMC 2151195. PMID 10545508. R. Ranganathan (1995). “Signal transduction in Drosophila photoreceptors”. Annu. Rev. Neurosci. 18: 283–317. doi:10.1146/annurev.ne.18.030195.001435. PMID 7605064. Adams MD (2000). “The genome sequence of Drosophila melanogaster”. Science. 287 (5461): 2185–95. Bibcode:2000Sci...287.2185.. doi:10.1126/science.287.5461.2185. PMID 10731132. Kohler, Robert E. (1994). Lords of the Fly: Drosophila genetics and the experimental life. Chicago: University of Chicago Press. ISBN 0-226-45063-5. "Inside the Fly Lab" — broadcast by WGBH và PBS, in the program series "Curious", tháng 1 năm 2008. "How a Fly Detects Poison" Lưu trữ 2013-01-13 tại Archive.today — WhyFiles.org article describes how the fruit fly tastes a larva-killing chemical in food. A quick and simple introduction to Drosophila melanogaster FlyBase — A Database of Drosophila Genes & Genomes NCBI page on Drosophila melanogaster The WWW Virtual Library: Drosophila The Berkeley Drosophila Genome Project Bản mẫu:Model Organisms
wikipedia
Ngỗng Canada Ngỗng Canada (danh pháp hai phần: Branta canadensis) là một loài ngỗng hoang dã thuộc chi Branta, có nguồn gốc ở Bắc cực và các khu vực ôn đới của Bắc Mỹ, có đầu màu đen và cổ, có các mảng trắng trên mặt, mình màu nâu xám. Đầu và cổ đen với "quai nón" trắng đen phân biệt ngỗng Canada từ tất cả các loài ngỗng khác, với ngoại lệ của ngỗng Barnacle, nhưng loài sau có ngực màu đen, và cũng có bộ lông màu xám, chứ không phải là màu hơi nâu. Có bảy phân loài của loài chim này, các kích cỡ và chi tiết bộ lông khác nhau, nhưng tất cả đều nhận ra là ngỗng Canada. Một số loài nhỏ hơn có thể là khó để phân biệt với ngỗng Cackling mới được tách loài. Loài này có thân dài khoảng từ 75 đến 110 cm và có sải cánh dài 127–185 cm (50-73). Con trống thường có trọng lượng 3,2-6,5 kg (7,1-14 lb), và có thể là rất tích cực trong việc bảo vệ lãnh thổ. Con mái và con trống trông hầu như giống hệt nhau nhưng hơi nhẹ 2,5-5,5 kg (5,5-12 lb), nói chung là 10% nhỏ hơn so với con trống, và có tiếng kêu khác nhau. Một con trống lớn đặc biệt của phân loài B. c. maxima, "ngỗng Canada khổng lồ" (hiếm khi vượt quá 8 kg (18 lb)), cân nặng 10,9 kg (24 lb) và có sải cánh dài 2,24 m (7,3 ft). Mẫu vật này là con ngỗng hoang dã lớn nhất từng được ghi nhận của loài. Tuổi thọ trong tự nhiên ngỗng sống sót đến tuổi trưởng thành khoảng 10-24 năm. Museum specimen ^ BirdLife International (2012). “Branta canadensis”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2013. ^ 10th edition of Systema Naturae ^ Ogilvie & Young, Wildfowl of the World. New Holland Publishers (2004), ISBN 978-1-84330-328-2 ^ Dewey, T.; Lutz, H. (2002). “Branta canadensis”. Animal Diversity Web. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2007. ARKive - images and movies of the Canada goose Lưu trữ 2006-05-27 tại Wayback Machine RSPB A to Z of UK birds
wikipedia
Thằn lằn cổ rắn Thằn lằn cổ rắn hay Plesiosauroidea (/ˈpliːsiəsɔːr/; Hy Lạp: plēsios/πλησιος 'gần' và sauros/σαυρος 'thằn lằn') là một liên họ động vật bò sát biển ăn thịt đã tuyệt chủng trong bộ Plesiosauria. Thằn lằn cổ rắn được cho là đã xuất hiện từ kỷ Jura đến kỷ Creta. Sau những phát hiện của các nhà khoa học, một số loài thằn lằn cổ rắn được cho là giống như "một con rắn luồn qua mai rùa", mặc dù chúng không có mai. Thằn lằn cổ rắn xuất hiện vào đầu kỷ Jura (tầng Sinemur thượng) và phát triển mạnh cho đến sự kiện tuyệt chủng K-T, vào cuối kỷ Creta. Thằn lằn cổ rắn cổ nhất đã được xác nhận là chính Plesiosaurus, trong khi tất các đơn vị phân loại trẻ hơn gần đây đã được xếp loại như là Pliosauroidea. Trong khi chúng là các loài bò sát hai cung (Diapsida) đại Trung sinh sống cùng thời gian với khủng long, nhưng chúng không phải là khủng long. Sỏi dạ dày thường được tìm thấy cùng với Plesiosauria. Các bộ xương thằn lằn cổ rắn hoàn chỉnh đầu tiên được Mary Anning tìm thấy tại Anh vào đầu thế kỷ 19, và là một trong số các hóa thạch của động vật có xương sống đầu tiên được mô tả khoa học. Hóa thạch Plesiosauroidea được nhà địa chất học người Scotland Hugh Miller tìm thấy vào năm 1844 trong các lớp đá của nhóm Great Estuarine (khi đó được gọi là 'thống') ở phía tây Scotland. Nhiều hóa thạch khác cũng đã được tìm thấy, một số gần như hoàn chỉnh, và những khám phá mới được thực hiện thường xuyên. Một trong những mẫu vật tốt nhất đã được một người đánh cá xa bờ tìm thấy vào năm 2002 trên bờ biển Somerset (Anh). Mẫu vật này được gọi là mẫu Collard theo yêu cầu của người tìm thấy và được trưng bày tại Bảo tàng Taunton năm 2007. Một bộ xương không hoàn chỉnh khác cũng đã được một nhà cổ sinh vật nghiệp dư tìm thấy vào năm 2002, trong các vách đá tại Tập tiny, Yorkshire, Anh. Bộ xương được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Rotunda ở Scarborough. Nhiều bảo tàng cũng có hóa thạch Plesiosauroidea. Đáng chú ý trong số đó là các bộ sưu tập hóa thạch Plesiosauroidea trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, đang được trưng bày tại phòng trưng bày bò sát biển. Một số mẫu vật quan trọng mang tính lịch sử có thể được tìm thấy ở đó, bao gồm bộ xương không hoàn chỉnh từ Elston, Nottinghamshire do William Stukeley thông báo năm 1719, nó là ghi chép sớm nhất bằng văn bản về bò sát biển. Các mẫu vật khác trong đó có nhiều mẫu được mua từ bộ sưu tập của Thomas Hawkins trong những năm đầu thế kỷ 19. Các mẫu vật được trưng bày tại nhiều bảo tàng ở Anh như Bảo tàng New Walk, Leicester, Bảo tàng Yorkshire, Bảo tàng Sedgwick ở Cambridge, Bảo tàng Manchester, Bảo tàng Warwick, Bảo tàng Bristol và Bảo tàng Dorset. Một mẫu vật được trưng bày tại Bảo tàng Lincoln (nay là Bộ sưu tập) vào năm 2005. Bảo tàng Peterborough giữ một bộ sưu tập tuyệt vời của Plesiosauroidea từ hố khai quật đất sét Oxford trong khu vực. Mẫu vật hoàn chỉnh nhất đã biết về Plesiosauroidea cổ dài là Cryptoclidus, được khai quật vào những năm 1980, có thể được nhìn thấy ở đó. Thằn lằn cổ rắn có thân rộng và đuôi ngắn. Chúng giữ lại từ tổ tiên hai cặp chi trước và sau, sau đó phát triển thành hai cặp chân bơi lớn. Ở một số loài bò sát biển, được xác định bởi hồ sơ về răng, bao gồm cả Plesiosauroidea, đã có sự trao đổi chất máu nóng tương tự như ở động vật có vú. Chúng có thể sinh ra nội nhiệt để tồn tại trong môi trường nước lạnh hơn. Thằn lằn cổ rắn đã tiến hóa từ những dạng tương tự và có trước đó, như Pistosaurus. Một số họ của Plesiosauroidea vẫn còn duy trì một số đặc điểm bề ngoài chung giống nhau và chỉ được phân biệt bằng các đặc điểm cụ thể khác. Các họ này bao gồm Plesiosauridae, với các loài chưa có nhiều đặc điểm khác biệt sống ở đầu kỷ Jura; Cryptoclididae, (như Cryptoclidus), với một cái cổ dài trung bình, cơ thể hơi mập; Elasmosauridae, với cái cổ dài không linh hoạt, đầu nhỏ; và Cimoliasauridae, một nhóm ít được biết đến của một số loài nhỏ sống trong kỷ Phấn trắng. Theo cách phân loại truyền thống, tất cả Plesiosauroidea có một cái đầu nhỏ, cổ dài, nhưng trong các phân loại gần đây, một nhóm loài ở kỷ Creta có cổ ngắn và đầu lớn, là họ Polycotylidae cũng nằm trong Plesiosauroidea, chứ không phải thuộc về Pliosauroidea như trong phân loại truyền thống. Kích thước của các loài Plesiosauria khác nhau có sự khác biệt đáng kể, với Trinacromerum có chiều dài ước tính khoảng 3 mét nhưng Mauisaurus có thể lên đến 20 mét. Không giống như các họ hàng là Pliosauroidea, các loài Plesiosauroidea (ngoại trừ Polycotylidae) có lẽ là những động vật bơi chậm. Rất có thể là chúng bơi chậm dưới mặt nước, dùng cái cổ dài linh hoạt để di chuyển đầu tới vị trí để đớp những con cá mất cảnh giác hay các động vật chân đầu (Cephalopoda). Sự thích nghi với kiểu bơi bằng bốn chân bơi có thể tạo cho chúng khả năng thao diễn hiếm có, sao cho chúng có thể nhanh chóng xoay cơ thể như một sự trợ giúp trong việc bắt mồi. Trái ngược với nhiều phục dựng về Plesiosauroidea, nói chung chúng không thể nhấc đầu và cái cổ dài lên trên mặt nước, trong tư thế "giống như thiên nga" mà người ta thường chỉ ra {Everhart, 2005}. Ngay cả khi chúng có thể uốn cong cổ lên phía trên tới mức độ đó thì trọng lực sẽ đẩy nhẹ cơ thể chúng về phía trước và làm cho phần lớn của cái cổ nặng vẫn chìm trong nước. Loạt phim truyền hình Walking with Dinosaurs (Đồng hành cùng khủng long) chỉ ra cảnh một loài Plesiosauroidea là Cryptoclidus lao lên cạn như một con hải sư. Ngày 12/08/2011, các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã mô tả một hóa thạch của một con plesiosaur đang mang thai tìm thấy tại một trang trại ở Kansas năm 1987. Loài Plesiosauroidea này, Polycotylus latippinus, đã xác nhận rằng loài bò sát biển săn mồi này đẻ ra một con non to lớn - trái ngược với kiểu sinh sản của bò sát biển khác, thường là đẻ ra một lượng lớn các con non nhỏ. Trước nghiên cứu này, Plesiosauroidea đôi khi được miêu tả như là bò ra khỏi nước để đẻ trứng theo kiểu giống như rùa biển, nhưng các chuyên gia đã nghi vấn điều này từ lâu do giải phẫu của chúng không thích hợp với việc di chuyển trên cạn. Cá thể trưởng thành của loài plesiosauria này dài 4 m còn con non dài 1,5 m. Phân loại Plesiosauroidea bị thay đổi thường xuyên; dưới đây là một phiên bản (xem Evans 2012) Liên bộ SAUROPTERYGIA Bộ PLESIOSAURIA Phân bộ Pliosauroidea Phân bộ Plesiosauroidea ? Leurospondylus Eoplesiosaurus Eretmosaurus Westphaliasaurus Họ Plesiosauridae Plesiosaurus Euplesiosauria Họ Microcleididae Hydrorion Lusonectes Microcleidus Occitanosaurus Seeleyosaurus Họ Cryptoclididae ?Abyssosaurus Opallionectes Pantosaurus Picrocleidus Plesiopterys Scanisaurus Phân họ Cryptoclidinae Colymbosaurus Cryptoclidus Kimmerosaurus Tatenectes Tricleidus Phân họ Muraenosaurinae Muraenosaurus Vinialesaurus Họ Elasmosauridae Albertonectes Aphrosaurus Callawayasaurus Elasmosaurus Eromangasaurus Fresnosaurus Futabasaurus Hydralmosaurus Hydrotherosaurus Libonectes Mauisaurus Styxosaurus Terminonatator Thalassomedon Tuarangisaurus Wapuskanectes Zarafasaura Phân họ Aristonectidae Aristonectes Kaiwhekea Elasmosaurids (nomen dubium) Cimoliasaurus Goniosaurus Ogmodirus Orophosaurus Piptomerus Woolungasaurus ^ Everhart, Mike (ngày 14 tháng 10 năm 2005). “A Snake Drawn Through the Shell of a Turtle”. Oceans of Kansas Paleontology. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2010"." Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)Quản lý CS1: postscript (liên kết) ^ Hilary F. Ketchum, Roger B. J. Benson (2011). “A new pliosaurid (Sauropterygia, Plesiosauria) from the Oxford Clay Formation (Middle Jurassic, Callovian) of England: evidence for a gracile, longirostrine grade of Early-Middle Jurassic pliosaurids”. Special Papers in Palaeontology. 86: 109–129. doi:10.1111/j.1475-4983.2011.01083.x.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ "Occurrence of Gastroliths in Mesozoic Taxa," in Sanders et al. (2001). Page 168. ^ p 339 Trewin N. H.(ed) 2002 The Geology of Scotland. The Geological Society, London ^ “Warm-blooded marine reptiles at the time of the dinosaurs”. Sciencedaily.com. ngày 15 tháng 6 năm 2010. doi:10.1126/science.1187443. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2011. ^ Massare J. A. 1988. "Swimming capabilities of Mesozoic marine reptiles: Implications for method of predation". Paleobiology 14(2): 187-205. ^ Henderson, D. M. 2006. "Floating point: a computational study of buoyancy, equilibrium, and gastroliths in plesiosaurs", Lethaia, 39 pp. 227–244. ^ F. R. O’Keefe, L. M. Chiappe. “Viviparity and K-Selected Life History in a Mesozoic Marine Plesiosaur (Reptilia, Sauropterygia)”. Sciencemag.org. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2011. ^ by Anthony King. “Ancient sea dragons had a caring side”. Cosmosmagazine.com. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2011. ^ F. Robin O'Keefe and Hallie P. Street (2009). “Osteology Of The Cryptoclidoid Plesiosaur Tatenectes laramiensis, With Comments On The Taxonomic Status Of The Cimoliasauridae” (PDF). Journal of Vertebrate Paleontology. 29 (1): 48–57. doi:10.1671/039.029.0118.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) ^ Benjamin P. Kear (2005). “A new elasmosaurid plesiosaur from the Lower Cretaceous of Queensland, Australia”. Journal of Vertebrate Paleontology. 25 (4): 792–805. doi:10.1671/0272-4634(2005)025[0792:ANEPFT]2.0.CO;2.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Carpenter, K. 1996. A review of short-necked plesiosaurs from the Cretaceous of the western interior, North America. Neues Jahrbuch fuer Geologie und Palaeontologie Abhandlungen (Stuttgart) 201(2):259-287. Carpenter, K. 1997. Comparative cranial anatomy of two North American Cretaceous plesiosaurs. Pp 91–216, in Calloway J. M. and E. L. Nicholls, (eds.), Ancient Marine Reptiles, Academic Press, San Diego. Carpenter, K. 1999. Revision of North American elasmosaurs from the Cretaceous of the western interior. Paludicola 2(2):148-173. Cicimurri, D. J. and Everhart, M. J. 2001. An elasmosaur with stomach contents and gastroliths form the Pierre Shale (Late Cretaceous) of Kansas. Kansas Academy of Science, Transactions 104(3-4): 129-143. Cope, E. D. 1868. Remarks on a new enaliosaurian, Elasmosaurus platyurus. Proceedings of the Academy of Natural Sciences of Philadelphia 20:92-93. Ellis, R. 2003. Sea Dragons' (Kansas University Press) Everhart, M. J., 2000. Gastroliths associated with plesiosaur remains in the Sharon Springs Member of the Pierre Shale (Late Cretaceous), western Kansas. Kansas Acad. Sci. Trans. 103(1-2):58-69. Everhart, M. J. 2002. Where the elasmosaurs roam... Prehistoric Times 53: 24-27. Everhart, M. J. 2004. Plesiosaurs as the food of mosasaurs; new data on the stomach contents of a Tylosaurus proriger (Squamata; Mosasauridae) from the Niobrara Formation of western Kansas. The Mosasaur 7:41-46. Everhart, M. J. 2005. Bite marks on an elasmosaur (Sauropterygia; Plesiosauria) paddle from the Niobrara Chalk (Upper Cretaceous) as probable evidence of feeding by the lamniform shark, Cretoxyrhina mantelli. PalArch, Vertebrate paleontology 2(2): 14-24. Everhart, M. J. 2005. "Where the Elasmosaurs roamed", Chapter 7 in Oceans of Kansas: A Natural History of the Western Interior Sea, Indiana University Press, Bloomington, 322 p. Everhart, M. J. 2005. "Gastroliths associated with plesiosaur remains in the Sharon Springs Member (Late Cretaceous) of the Pierre Shale, Western Kansas" (on-line, updated from article in Kansas Acad. Sci. Trans. 103(1-2):58-69) Everhart, M. J. 2005. Probable plesiosaur gastroliths from the basal Kiowa Shale (Early Cretaceous) of Kiowa County, Kansas. Kansas Academy of Science, Transactions 108 (3/4): 109-115. Everhart, M. J. 2005. Elasmosaurid remains from the Pierre Shale (Upper Cretaceous) of western Kansas. Possible missing elements of the type specimen of Elasmosaurus platyurus Cope 1868? PalArch 4(3): 19-32. Everhart, M. J. 2006. The occurrence of elasmosaurids (Reptilia: Plesiosauria) in the Niobrara Chalk of Western Kansas. Paludicola 5(4):170-183. Everhart, M. J. 2007. Use of archival photographs to rediscover the locality of the Holyrood elasmosaur (Ellsworth County, Kansas). Kansas Academy of Science, Transactions 110(1/2): 135-143. Everhart, M. J. 2007. Sea Monsters: Prehistoric Creatures of the Deep. National Geographic, 192 p. ISBN 978-1-4262-0085-4. Everhart, M. J. "Marine Reptile References" and scans of "Early papers on North American plesiosaurs" Hampe, O., 1992: Courier Forsch.-Inst. Senckenberg 145: 1-32. Lingham-Soliar, T., 1995: in Phil. Trans. Roy. Soc. Lond. 347: 155-180. O'Keefe, F. R., 2001. A cladistic analysis and taxonomic revision of the Plesiosauria (Reptilia: Sauropterygia); Acta Zool. Fennica 213: 1-63. Massare, J. A. 1988. Swimming capabilities of Mesozoic marine reptiles: Implications for method of predation. Paleobiology 14(2): 187-205. Massare, J. A. 1994. Swimming capabilities of Mesozoic marine reptiles: a review. pp. 133–149 In Maddock, L., Bone, Q., and Rayner, J. M. V. (eds.), Mechanics and Physiology of Animal Swimming, Cambridge University Press. Smith, A. S. 2008. Fossils explained 54: plesiosaurs. Geology Today. 24, (2), 71-75 PDF document on the Plesiosaur Directory Storrs, G. W., 1999. An examination of Plesiosauria (Diapsida: Sauropterygia) from the Niobrara Chalk (Upper Cretaceous) of central North America, University of Kansas Paleontological Contributions, (N.S.), No. 11, 15 pp. Welles, S. P. 1943. Elasmosaurid plesiosaurs with a description of the new material from California and Colorado. University of California Memoirs 13:125-254. figs. 1-37., pls. 12-29. Welles, S. P. 1952. A review of the North American Cretaceous elasmosaurs. University of California Publications in Geological Science 29:46-144, figs. 1-25. Welles, S. P. 1962. A new species of elasmosaur from the Aptian of Columbia and a review of the Cretaceous plesiosaurs. University of California Publications in Geological Science 46, 96 pp. White, T., 1935: in Occasional Papers Boston Soc. Nat. Hist. 8: 219-228. Williston, S. W. 1890. A new plesiosaur from the Niobrara Cretaceous of Kansas. Kansas Academy of Science, Transactions 12:174-178, 2 fig. Williston, S. W. 1902. Restoration of Dolichorhynchops osborni, a new Cretaceous plesiosaur. Kansas University Science Bulletin, 1(9):241-244, 1 plate. Williston, S. W. 1903. North American plesiosaurs. Field Columbian Museum, Publication 73, Geology Series 2(1): 1-79, 29 pl. Williston, S. W. 1906. North American plesiosaurs: Elasmosaurus, Cimoliasaurus, and Polycotylus. American Journal of Science, Series 4, 21(123): 221-234, 4 pl. Williston, S. W. 1908. North American plesiosaurs: Trinacromerum. Journal of Geology 16: 715-735. (), 1997: in Reports of the National Center for Science Education, 17.3 (May/June 1997) pp 16–28. Fox News: Possibly Complete Plesiosaur Skeleton Found in Arctic The Plesiosaur Site. Richard Forrest. The Plesiosaur Directory. Dr Adam Stuart Smith. The name game: plesiosaur-ia, -oidea, -idae, or -us?. Oceans of Kansas Paleontology. Mike Everhart. Where the elasmosaurs roam: Separating fact from fiction. Mike Everhart. Triassic reptiles had live young Lưu trữ 2005-11-03 tại Wayback Machine The Filey (Yorkshire) Plesiosaur 2002 (part 1) The Filey (Yorkshire) Plesiosaur 2002 (part 2) Antarctic Researchers to Discuss Difficult Recovery of Unique Juvenile Plesiosaur Fossil, from the National Science Foundation, ngày 6 tháng 12 năm 2006. "Fossil hunters turn up 50-ton monster of prehistoric deep". Allan Hall and Mark Henderson. Times Online, ngày 30 tháng 12 năm 2002. (Monster of Aramberri)
wikipedia
ABU Robocon 2007 Robocon Hà Nội 2007 là cuộc thi lần thứ sáu của cuộc thi sáng tạo robot châu Á - Thái Bình Dương ABU Robocon được tổ chức hàng năm bởi Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á -Thái Bình Dương (ABU). Vòng chung kết được tổ chức tại Cung thể thao Quần Ngựa, Hà Nội, Việt Nam vào ngày 26 tháng 8 năm 2007. Cuộc thi lần nay mang chủ đề Khám phá vịnh Hạ Long. Trung Quốc là đội vô địch sau khi giành chiến thắng tuyệt đối trước Indonesia trong trận chung kết. Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng bởi vẻ đẹp hùng vĩ của biển trời, hang động, gồm có nhiều đảo lớn nhỏ tạo thành những hình thù kỳ lạ. Vẻ đẹp đó đã khiến Hạ Long được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, và là niềm tự hào của người Việt Nam. Nội dung cuộc thi xuất phát từ sự tích hình thành vịnh Hạ Long. Đó là thuở người Việt mới lập nước, bị nạn ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt. Đàn Rồng đã phun ra vô số châu ngọc hóa thành các hòn đảo lớn nhỏ để ngăn chặn thuyền giặc. Sau khi giặc tan, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến. Vị trí Rồng Mẹ xuống là Hạ Long, Rồng Con xuống là Bái Tử Long. Trong luật thi Robocon 2007, các robot (tượng trưng cho các con rồng) sẽ mang các khối hình trụ (tượng trưng cho ngọc) để tạo ra các hòn đảo lớn nhỏ tượng trưng cho Hạ Long và Bái Tử Long. Đội nào hoàn tất việc xây các hòn đảo trước sẽ trở thành đội chiến thắng. Mỗi đội có 4 thành viên, và chỉ có 3 thành viên được vào sân thi đấu. Các thành viên này phải thuộc cùng một trường đại học, cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp. Mỗi đội sẽ có 1 robot điều khiển bằng tay và tối đa 3 robot điều khiển tự động. Sân thi đấu có dạng hình vuông, bên trong có một hình thập giác đều. Đó là vùng robot tự động chỉ dành cho robot tự động, phần còn lại là vùng robot điều khiển bằng tay cho phép robot bằng tay và các thành viên điều khiển nó. Các viên ngọc làm bằng xốp cứng có hai màu xanh lá cây và đỏ dành cho hai đội. Việc đặt các viên ngọc vào các cột có sẵn (hòn đảo) được gọi là chiếm hòn đảo đó. Đội nào đặt ngọc của mình trên cùng được coi là sở hữu hòn đảo. Mỗi hòn đảo khác nhau sẽ có số điểm khác nhau, lần lượt là 1, 2 và 3 điểm tính từ vòng ngoài vào đến vòng trong. Mục tiêu cao nhất của trò chơi là chiếm được cụm 3 đảo trung tâm của mình và giành chiến thắng tuyệt đối, gọi là "Victory Island". Nếu sau 3 phút không có đội nào giành được Victory Island thì đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ là đội giành chiến thắng. Các quy định cụ thể hơn về kích thước sân, khởi động lại (retry) robot tự động, hay các hình phạt dành cho đội vi phạm được nói rõ trong Luật thi đấu Robocon 2007 Lưu trữ 2007-07-06 tại Wayback Machine. Lễ bốc thăm chia bảng diễn ra vào ngày 25 tháng 8 năm 2007 với kết quả như sau: Giải nhì: Indonesia Giải ba: Hàn Quốc và Malaysia Giải thưởng của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á-Thái Bình Dương: Ai Cập Giải Ý tưởng xuất sắc nhất: Việt Nam 1 Giải Kỹ thuật tốt nhất: Nhật Bản Giải Thiết kế tốt nhất: Thái Lan ^ “Trung Quốc vô địch ABU Robocon 2007”. Tuổi Trẻ Online. 26 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2022. ^ a b Cuối giờ chiều ngày 26 tháng 8, Ban tổ chức quyết định Thái Lan được vào vòng tứ kết do có thời gian giành Victory Island nhanh hơn Việt Nam 2. ROBOCON Người máy Trang chủ của ABU Trang chủ của Cuộc thi Luật thi đấu chi tiết Lưu trữ 2007-07-06 tại Wayback Machine Tình tiết giải đấu - Tuổi trẻ Online Lưu trữ 2007-09-29 tại Wayback Machine
wikipedia
Hà Yến Hà Yến (tiếng Trung: 何晏; ?—249), biểu tự Bình Thúc (平叔), là cháu Đại tướng quân Hà Tiến cuối thời Đông Hán, con nuôi Tào Tháo, là nhà huyền học thời Tam quốc, nhà sáng lập Quý Vô phái (贵无派) của huyền học thời Ngụy Tấn, cùng Vương Bật được xưng là Vương Hà (王何). Ông là một nhân vật đại biểu của huyền học. Trong Sự biến Cao Bình lăng, Hà Yến cùng Tào Sảng bị họ Tư Mã truy sát. Hà Yến nổi danh là mỹ nam tử đương thời, còn gọi Hà lang phấn (何郎粉) hay Phá phấn Hà lang (傅粉何郎). Hà Yến người Uyển huyện, quận Nam Dương (nay là Nam Dương, tỉnh Hà Nam), sinh vào khoảng năm thứ 2 Hưng Bình thời Hán Hiến Đế (195), là cháu họ của Linh Tư hoàng hậu Hà thị, cháu của Quốc cữu, Đại tướng quân Hà Tiến, cha là Hà Hàm (何咸) chết sớm, mẹ là Doãn thị. Khi Đổng Trác tiến vào Lạc Dương, toàn bộ Hà gia bị Đổng Trác tiêu diệt trong chính biến năm đó, Doãn thị may mắn đào thoát, sinh hạ Hà Yến. Lúc Tào Tháo là Tư Không, ông đã nạp Doãn thị làm thiếp, thu dưỡng Hà Yến, có phần sủng ái. Hà Yến thuở nhỏ thiên tư thông minh, đọc nhiều sách vở kiến thức uyên bác, chăm chỉ hiếu học, lớn lên trong Ngụy cung, từ nhỏ liền ở cạnh bên người Tào Tháo. Hà Yến biệt truyện (何晏别传) viết: "Hà Yến từ nhỏ được nuôi trong Ngụy cung, bảy tám tuổi liền tuệ tâm đại ngộ, người nào không ngu ai cũng lấy làm kỳ. Tào Tháo đọc binh thư, có chỗ chưa hiểu, thử lấy hỏi Yến. Yến phân tán chỗ khó hiểu, đều rõ ràng. Tào Tháo liền biết tài học". Thuyết thế tân ngữ (世说新语) còn ghi lại chuyện Hà Yến: "Lúc Hà Yến bảy tuổi, thông minh phi thường, Hà Yến từ nhỏ lớn lên trong cung, Tào Tháo muốn thu làm con. Yến biết được, Hà Yến vẽ một hình vuông, đồng thời đứng trong hình vuông không ra. Có người hỏi hắn"Đây là đạo lý gì?", hắn trả lời nói"Đây là nhà của Hà thị". Tào Tháo nghe nói về sau, liền bỏ qua việc nhận Hà Yến làm con". Sự tích Hoa địa vi lư (划地为庐) hay Hà thị chi lư (何氏之庐) cho thấy Hà Yến mặc dù lớn lên trong gia tộc Tào thị, nhưng vẫn tâm niệm bản gia, cùng Tào thị duy trì khoảng cách nhất định. Hà Yến cưới con gái Tào Tháo là Kim Hương công chúa (金乡公主) làm vợ, sinh một con trai, nhưng vì Hà Yến sinh hoạt phóng đãng, yêu thích sắc đẹp, tình cảm hai vợ chồng cũng không tốt. Ngụy mạt truyện (魏末传) chép rằng hôn nhân giữa hai người là loạn luân cùng mẹ khác cha, thế nhưng Bùi Tùng Chi phản bác cách nói này, cho rằng "Ngụy mạt truyện" là "để hạ chi thư", không phải lương sử, độ tin cậy không cao. Ông lý giải rằng Kim Hương công chúa là do Đỗ phu nhân sinh, chỉ là do Doãn phu nhân nuôi mà thôi . Hà Yến có tài học vang danh, đề xướng thanh đàm, uống ngũ thạch tán, rất có danh vọng trong giới văn sĩ. Nhưng bị Tào Phi kiêng kỵ, chỉ có chức quan rảnh rỗi. Ngụy Minh đế Tào Duệ cũng không ưa phù phiếm, nên cũng không trọng dụng. Năm đầu Chính Thủy (240), Tào Sảng chấp chính, Hà Yến được trọng dụng, được đề bạt làm Tán kỵ thị lang (散骑侍郎), dời phong Thị trung, Lại bộ thượng thư, một bước trở thành thành viên quan trọng của tập đoàn Tào Sảng, đồng thời cũng bị nhận định trở thành người tham gia đấu tranh quyền lực giữa Tào Sảng và Tư Mã Ý. Người đương thời gọi 3 người Đinh Mật, Hà Yến, Đặng Dương là Tam cẩu (三狗), có câu "Đài trung hữu tam cẩu, nhị cẩu nhai sài bất khả đương, nhất cẩu bằng mặc tác thư nang.". Hình dung bọn họ điều khiển nhân sự, tận lực bài trừ nhân vật thuộc tập đoàn Tư Mã Ý. Năm thứ 10 Chính Thủy (249), Tư Mã Ý phát động sự biến lăng Cao Bình, tru diệt Tào Sảng. Hà Yến vì phò tá Tào Sảng cầm quyền nên cũng bị diệt tộc. Tương truyền, Tư Mã Ý sai Hà Yến biên thẩm danh sách thành viên và tội trạng của tập đoàn Tào Sảng, Hà Yến cho là họ Tư Mã sẽ tha cho hắn một mạng, nên ra sức thẩm tra, không ngờ lúc dâng lên lại được bảo danh sách còn thiếu một người - tức là Hà Yến. Sau khi Hà Yến bị giết, Tư Mã Ý truy sát mẹ con Kim Hương công chúa, mẹ Hà Yến là Doãn phu nhân có giao tình với Tư Mã Ý, nhờ bà cầu xin, mẹ con Kim Hương công chúa mới thoát nạn. Học giả đời sau đưa ra nghi vấn đối với cái chết của Hà Yến, có thuyết pháp cho rằng Hà Yến chết là do cá nhân Tư Mã Sư ghen ghét, lý do như sau: Bọn họ cho rằng Hà Yến cũng không phải là tâm phúc của tập đoàn Tào Sảng, Hà Yến đều có qua lại với cả hai tập đoàn Tào Sảng và Tư Mã Ý, tình huống khác với Đinh Mật, lại cho rằng đối với phương pháp chấp chính của Tào Sảng, Hà Yến nhiều lần bảo lưu ý kiến của riêng mình. Lúc Hà Yến bình luận mấy nhân vật như Tư Mã Sư, Hạ Hầu Huyền, đem mình cùng Hạ Hầu Huyền xếp trước Tư Mã Sư, ngoài ra, Hà Yến có thể có hành vi ngạo mạn chọc giận Tư Mã Sư Có nhận định rằng Hà Yến cùng họ Tư Mã đều tôn nho gia là chủ lưu, mà không phải là huyền học thanh đàm phù hoa. Hà Yến nổi danh có dung mạo tuyệt thế, ăn mặc đẹp đẽ. Thế thuyết tân ngữ (世说新语) - Dung chỉ đệ thập tứ (容止第十四) có chép một thiên cố sự về Hà Yến bôi phấn thì sắc mặt trắng ngần, không bôi thì làn da lại càng trắng noãn: "Hà Bình Thúc dung mạo đẹp đẽ, mặt rất trắng. Ngụy Minh Đế nghi rằng ông thoa phấn, mời cùng ăn canh nóng. Ăn xong, mồ hôi túa ra, lấy áo đỏ lau mặt, sắc mặt càng trắng hơn". Nhưng về sau, vì uống ngũ thạch tán lâu dài, dung nhan Hà Yến cũng biến đổi. Phương sĩ nổi tiếng Quản Lộ mô tả Hà Yến: "Hồn bất thủ trạch, huyết bất hoa sắc, tinh sảng yên phù, dung nhược cảo mộc, vị chi quỷ u." Hà Yến thuở nhỏ đã nổi danh tài mạo, giỏi đạo Lão Trang, là người sáng lập phái Quý Vô của huyền học thời Ngụy Tấn, cùng Vương Bật cùng xưng là Vương Hà, nhân vật đại biểu của huyền học thời Ngụy Tấn. Ông chủ trương Nho giáo cùng Đạo giáo hợp đồng, lấy Lão Tử giải thích Nho gia. Trong "Đạo luận", ông viết: "Hữu chi vi hữu, thị"vô"dĩ sinh; sự nhi vi sự, do vô dĩ thành". "Vô"là cách ông lý giải về"đạo"trong"Lão Tử"và"Luận ngữ". Ông cho rằng thiên địa vạn vật đều"hữu sở hữu", mà"đạo"thì"vô sở hữu", là"bất khả thể", cho nên vô ngữ, vô danh, vô hình, vô thanh là "Đạo chi toàn". Tác phẩm của Hà Yến tồn tại hoàn chỉnh ở thế gian còn rất ít, chủ yếu là văn xuôi cùng phú, văn xuôi phần lớn là triết học, chính trị luận văn, như "Luận ngữ tập giải" (论语集解), "Vô danh luận" (无名论), "Vô vi luận" (无为论), "Hàn Bạch luận" (韩白论), "Ký Châu luận" (冀州论)... Phú hiện nay còn lại một thiên, là Cảnh Phúc điện phú (景福殿赋), Ngụy Minh đế Tào Duệ tại Hứa Xương xây Cảnh Phúc điện, Hà Yến được lệnh làm bài phú này. Bài phú này cùng với bài Lỗ Linh Quang điện phú (鲁灵光殿赋) của Đông Hán Vương Diên Thọ đều được xem là danh tác miêu tả cung điện. Hà Yến cũng có làm thơ, Lưu Hiệp bình phẩm là "nông cạn", nay chỉ còn 3 bài, khó thể biết toàn cảnh. Bùi (Tùng Chi) chú"Tam quốc chí, Tào Sảng truyện"dẫn"Ngụy lược" Toàn Tam quốc văn, quyển 39, Hà Yến truyện ^ Hà Yến viết"Luận Ngữ tập giải"vì kỵ húy cha, xưng Bao Hàm là Bao thị. ^ Ngụy mạt truyện: "Vợ Yến là Kim Hương công chúa, là em cùng mẹ với Yến" ^ Tam quốc chí, chú thích của Bùi Tùng Chi: "Theo chư vương công truyện, Phái Vương do Đỗ phu nhân sinh. Mẹ Yến họ Doãn, công chúa là cùng mẹ sinh với Phái Vương, sao cùng mẹ với Yến được?" ^ Nguyên văn: 臺中有三狗,二狗崖柴不可當,一狗憑默作疽囊。 ^ Nguyên văn: 何平叔美姿仪,面至白。魏明帝疑其傅粉,正夏月,与热汤饼。既啖,大汗出,以朱衣自拭,色转皎然。 ^ Nguyên văn: 魂不守宅,血不華色,精爽煙浮,容若槁木,謂之鬼幽。 ^ Nguyên văn: 有之为有,恃‘无’以生;事而为事,由无以成。 ^ Văn tâm điêu long - Minh thi đệ lục
wikipedia
Bình Gia (thị trấn) Bình Gia là thị trấn huyện lỵ của huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Thị trấn Bình Gia nằm ở phía đông nam huyện Bình Gia, có vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Hồng Thái và xã Tân Văn Phía tây giáp xã Mông Ân Phía nam giáp huyện Bắc Sơn Phía bắc giáp các xã Hoàng Văn Thụ, Minh Khai, Thiện Thuật. Thị trấn Bình Gia có diện tích 37,34 km², dân số năm 2018 là 8.521 người, mật độ dân số đạt 228 người/km². Địa bàn thị trấn Bình Gia hiện nay trước đây vốn là thị trấn Bình Gia, xã Tô Hiệu và một phần xã Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Bình Gia. Đến năm 2018, thị trấn Bình Gia có diện tích 3,15 km², dân số là 3.269 người, mật độ dân số đạt 1.038 người/km², gồm 9 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5A, 5B, 6A, 6B, Pò Đồn. Xã Tô Hiệu có diện tích 26,42 km², dân số là 4.519 người, mật độ dân số đạt 171 người/km². Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 818/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lạng Sơn (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Tô Hiệu cùng toàn bộ 7,77 km² diện tích tự nhiên và 733 người thuộc 2 thôn: Tòng Chu 1, Tòng Chu 2 của xã Hoàng Văn Thụ vào thị trấn Bình Gia. Vậy nên địa bàn thị trấn Bình Gia được mở rộng và phù hợp với chủ trương của cấp trên Thị trấn Bình Gia có quốc lộ 1B, quốc lộ 279 đi qua địa bàn, ngoài ra tỉnh lộ 226 cũng chạy gần địa phận thị trấn. ^ Tổng cục Thống kê ^ a b “Nghị quyết số 818/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lạng Sơn”. Danh sách thị trấn tại Việt Nam Quy hoạch chi tiết xây dựng thị trấn Bình Gia
wikipedia
Fadhila Mubarak Fadhila Mubarak (tiếng Ả Rập: فضيلة مبارك‎) là nhà hoạt động dân chủ người Bahrain. Ngày 18.5.2011, bà trở thành phụ nữ hoạt động đầu tiên bị kết án về vai trò của bà trong cuộc Nổi dậy ở Bahrain 2011–2012, và tổ chức Ân xá Quốc tế đã gọi bà là tù nhân lương tâm. Ngày 27.3.2011, Fadhila Mubarak đang lái xe chở đứa con trai 8 tuổi cùng 2 đứa cháu gái 14 và 15 tuổi thì bị cảnh sát chặn lại ở trạm kiểm soát gần Riffa (tây nam Manama). Một viên sĩ quan cảnh sát nói với bà rằng bà đã "chơi nhạc kêu gọi lật đổ chế độ", và yêu cầu bà vặn nhỏ âm thanh xuống. Bà từ chối, thay vào đó bà yêu cầu viên sĩ quan cho bà xem giấy chứng minh của anh ta. Theo lời các sĩ quan cảnh sát ở trạm này, thì sau đó bà đã bước xuống xe, túm áo một viên sĩ quan và xô đẩy anh ta. Trái lại, Mubarak nói rằng sau khi bị các sĩ quan lăng mạ rủa xả, thì một người mặc thường phục - mà bà không biết rằng đó là viên sĩ quan an ninh - đã cố đẩy bà vào trong một chiếc xe; bà cưỡng lại và bị viên sĩ quan này đánh vào đầu. Sau đó bà bị đưa tới đồn cảnh sát ở Rifaa. Sau đó bà nói rằng mình đã bị các nữ cảnh sát viên đánh khi bị giam ở đây, rồi bị chuyển tới đồn cảnh sát ở thị trấn Madinat 'IsaIsa, nơi đây bà cũng lại bị đánh đập nữa. Sau khi nhà chức trách phát hiện ra là bà đã từng tham dự các cuộc biểu tình phản đối trong tháng Ba ở Pearl Roundabout, cũng như một bài thơ mà bà đã viết về cách mạng và tự do cho con trai của mình, thì bà bị một tòa án quân sự sơ cấp thuộc "Tòa án anh ninh quốc gia" Bahrain buộc tội "tấn công một viên chức thi hành công vụ"," kích động hận thù chế độ "," tham gia một cuộc biểu tình với mục đích phạm tội ", và" phá hoại trật tự công cộng ". và ngày 18.5.2011, bà bị kết án 4 năm tù giam. Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết rằng bà đã bị từ chối không được quyền có luật sư bảo vệ cả trước và trong khi xét xử, chỉ một tuần lễ sau khi kết án mới được gặp luật sư lần đầu. Ngày 8.6.2011, bản án của bà được Tòa thượng thẩm giảm xuống còn 18 tháng tù. Ngày 30.1.2012 bản án này đã được Tòa phá án giữ nguyên. Gia đình Mubarak bày tỏ sự lo ngại về sức khỏe của bà, vì ngay trước khi bị tù bà đã được điều trị bệnh u nang buồng trứng. Trung tâm Nhân quyền Bahrain đã mô tả việc bắt giam Mubarak là "giam giữ bất hợp pháp chỉ vì bà thực thi quyền tự do ngôn luận của mình theo điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền", và kêu gõi thả ngay bà ra. Ngày 30.1.2012, tổ chức Ân xá Quốc tế đã gọi bà là tù nhân lương tâm "bị kết án trong một vụ xét xử bất công trước tòa án quân sự về những cáo buộc giả mạo về việc đã đấu tranh cho các quyền của bà", và cũng kêu gọi chính quyền Bahrain thả bà ra. Tuy nhiên, dù bản án của bà được tòa phá án Bahrain giữ nguyên hồi cuối tháng 1 năm 2012, nhưng bà đã được phóng thích ngày 6.2.2012. Trong một cuộc mít tinh ở al-Muqsha do phe đối lập Bahrain tổ chức, bà đã được hàng ngàn người ủng hộ vẫy cờ tổ quốc chào mừng với nhạc nền cách mạng. ^ Habib Toumi (ngày 17 tháng 5 năm 2011). “Bahrain court sentences first woman, Iranian under state of national safety”. Gulf News. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2012. ^ a b c d e “Bahraini woman in jail for more than 8 months for playing revolutionary songs in her car”. Bahrain Center for Human Rights. ngày 10 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2012. ^ a b c d e “Bahrain must release woman activist convicted for listening to 'revolutionary' music”. Amnesty International. ngày 30 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2012. ^ a b c Dina al-Shibeeb (ngày 18 tháng 5 năm 2011). “Iranian becomes first woman convicted under Bahrain 'state of national safety'”. Al Arabiya. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2012. ^ bùng binh Hòn Ngọc ở khu tài chính của Manama ^ “Amnesty urges Bahrain to free woman demonstrator”. Daily Star. ngày 30 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2012. ^ Bahrain releases Canadian, female protester. Agence France Press (AFP). 2012-02-07. Truy cập 2012-02-18.
wikipedia
Vincent Kompany Vincent Jean Mpoy Kompany (sinh ngày 10 tháng 4 năm 1986) là một huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp người Bỉ và là cựu cầu thủ từng chơi ở vị trí trung vệ và hiện tại là huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ Burnley tại Premier League. Anh nổi tiếng vì đã chơi cho Manchester City trong 11 mùa giải, và là đội trưởng trong 8 mùa giải. Anh cũng đại diện cho Đội tuyển quốc gia Bỉ trong 15 năm, trong đó 7 năm với tư cách là đội trưởng. Kompany bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình tại Anderlecht; sau khi tốt nghiệp đào tạo trẻ của họ, anh đã gắn bó với câu lạc bộ trong ba mùa giải với tư cách là cầu thủ đội một trước khi chuyển đến câu lạc bộ Bundesliga Hamburger SV vào năm 2006. Vào mùa hè năm 2008, anh đã hoàn thành việc chuyển nhượng đến câu lạc bộ Premier League Manchester City, nơi mà anh hoàn thành sự nghiệp. Là một phần không thể thiếu của đội hình và được coi là một trong những món hời trong cuộc cách mạng của Man City, anh trở thành một trong những trung vệ xuất sắc nhất giải đấu. Trong mùa giải 2011–12, anh được trao băng đội trưởng của Man City, và dẫn dắt câu lạc bộ vô địch Premier League mùa giải đó, chức vô địch Premier League đầu tiên của họ sau 44 năm. Kompany đã được đưa vào Đội hình xuất sắc nhất Premier League trong hai năm liên tiếp vào năm 2011 và 2012 và sau đó là năm 2014, anh đã giành giải Cầu thủ xuất sắc nhất Premier League vào năm 2012, và được coi là một trong những những hậu vệ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá Anh. Kompany đã có 89 lần khoác áo đội tuyển Bỉ trong sự nghiệp quốc tế kéo dài 15 năm, ra mắt lần đầu tiên vào năm 2004 ở tuổi 17. Anh là một phần của đội hình của Bỉ đã về thứ tư tại Thế vận hội 2008 cũng như tham dự FIFA World Cup 2014 và 2018, đứng ở vị trí thứ ba của giải, thành tích tốt nhất từ ​​trước đến nay của đội tuyển Bỉ. Năm 2019, khi hết hạn hợp đồng sau 11 năm ở Man City, Kompany trở lại Anderlecht với tư cách cầu thủ kiêm huấn luyện viên trưởng. Một năm sau, anh tuyên bố giã từ sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp và trở thành huấn luyện viên đội một. Năm 2022, anh được Burnley kí hợp đồng. Kompany khoác áo đội tuyển Bỉ lần đầu tiên vào tháng 2 năm 2004, khi mới 17 tuổi, trong trận gặp Pháp, trở thành một trong những cầu thủ trẻ nhất khoác áo đội tuyển Bỉ tính ở thời điểm đó. Liên đoàn bóng đá Bỉ đã triệu tập Kompany tham dự Thế vận hội Mùa hè 2008. Ban đầu, câu lạc bộ chủ quản anh là Hamburg không cho phép anh tham dự vì đó không phải giải đấu chính thức của FIFA. Sau khi thương lượng, Hamburg chỉ cho phép Kompany dự hai trận đầu vòng bảng. Ở Olympics, anh bị đuổi ngay ở trận đầu thua 0–1 trước Brasil. Theo như yêu cầu của Hamburg thì Thế vận hội kết thúc vì anh không có quyền tham dự trận tiếp theo. Tuy nhiên Kompany quyết định ở lại để góp phần giúp Bỉ vượt qua vòng bảng. Câu lạc bộ vẫn nhất quyết buộc anh về. Liên đoàn bóng đá Bỉ quyết định cho anh về. Kompany về câu lạc bộ cũng chỉ làm dự bị trận khai mạc mùa giải gặp Bayern Munich. Mối quan hệ căng thẳng giữa Hamburg và Kompany là nguyên nhân chính để Kompany chuyển đến Manchester City. Tháng 11 năm 2009, Kompany khẩu chiến với huấn luyện viên đội tuyển Dick Advocaat. Vì trả phép không đúng hẹn, Advocaat loại Kompany khỏi đội tuyển, cho đến tháng 2 năm 2010 mới gọi lại trong trận giao hữu với Croatia . Tháng 11 năm 2011, một ngày trước trận giao hữu gặp Romania, huấn luyện viên thời điểm đó là Georges Leekens trao băng đội trưởng đội tuyển quốc gia cho Vincent Kompany, thay thế Thomas Vermaelen. Cha của Kompany, Pierre, là người gốc Cộng hòa Dân chủ Congo và cũng là người đại diện cho anh. Vincent có một em trai là François Kompany cũng là cầu thủ bóng đá, từng khoác áo Germinal Beerschot và Macclesfield Town. Kompany còn có một chị gái. Vợ của Kompany, Carla, là người Manchester. Hai người làm đám cưới vào tháng 6 năm 2011. Trước đó một năm họ đã có một con gái, Sienna. Anderlecht Belgian First Division: 2003–04, 2005–06 Manchester City Premier League: 2011–12, 2013–14, 2017–18, 2018–19 FA Cup: 2010–11, 2018–19 Football League/EFL Cup: 2013–14, 2015–16, 2017–18, 2018–19 FA Community Shield: 2012, 2018 Hạng ba FIFA World Cup: 2018 ^ Bản mẫu:Playerhistory ^ “FIFA World Cup Russia 2018: List of players: Belgium” (PDF). FIFA. 15 tháng 7 năm 2018. tr. 3. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2019. ^ “Player Profile”. Premier League. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2012. ^ [1] ^ “Kompany father of daughter Sienna”. Het Laatste Nieuws. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2010. {{2010–11 Premier League PFA Team of the Year
wikipedia
Hoài An (nhạc sĩ, sinh 1929) Hoài An (tên thật Nguyễn Đắc Tịnh, 1929–2012) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng với các ca khúc như Câu chuyện đầu năm, Trăng về thôn dã, Tình lúa duyên trăng, Thiên duyên tiền định... Ông còn có một bút danh khác là Trang Dũng Phương. Có rất ít thông tin về ông Hằng năm mỗi dịp xuân về, ca khúc Câu chuyện đầu năm của ông vẫn thường được cất lên như dấu hiệu mừng mùa xuân đến và hy vọng vào năm mới. Những ca khúc về nông thôn của ông cũng rất thành công như Trăng về thôn dã, Tình lúa duyên trăng, Thiên duyên tiền định... Do thời cuộc biến đổi sau năm 1975, một số bản nhạc của ông đã bị thất lạc. Ông qua đời vì bệnh phổi vào ngày 15 tháng 3 năm 2012 tại nhà riêng ở Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh và an táng tại nghĩa trang Đa Phước, Bình Chánh . Ông đã để lại một số tác phẩm chưa được phổ biến. Anh sẽ về Biết phải làm sao  Câu chuyện đầu năm (1964) Chiếc áo mùa xuân Chúng mình vẫn còn (Trang Dũng Phương - Lê Hoài) Ca khúc yêu đời Còn nhớ hay quên Duyên đời Duyên nợ đôi ta (Trang Dũng Phương) Đôi đường ly biệt Giấc mơ ban đầu Gửi ánh trăng thề (1956) Hai mái tóc một cuộc đời Khi đã thương nhau Không bao giờ nhạt phai (Hoài An - Trang Dũng Phương, 1970) Kỷ niệm nào buồn (1964) Lỡ làng Mộng về đêm trăng (1957) Ngày về thăm nhau (1965) Ngày về thăm quê anh (Trang Dũng Phương, 1973) Người đã phụ ta Ngày xuân thăm nhau (Hoài An – Trang Dũng Phương, 1969) Tâm sự ngày xuân (nhiều nơi ghi sai là Tâm sự nàng xuân) (1967) Tìm ai trong cả cuộc đời Tình người hậu tuyến (1958) Tấm ảnh không hồn (1972) Tâm sự người về Tình chết theo đàn Tình mùa hoa nở Trăng lúa miền Nam Trăng nước miền em (1959) Trước giờ tạm biệt (1964) Trước khi trả lời (Trang Dũng Phương) Thôi đành tan vỡ Thu khóc tình sầu Từ miền xa người nghĩ về Xin đừng lỗi hẹn (Trang Dũng Phương) Ca khúc yêu đời (Hoài An – Huyền Linh) Dạ khúc đêm trăng (Hoài An – Hồ Đình Phương) Dựng một mùa hoa (Hoài An – Phó Quốc Thăng) Đừng buồn khi cách biệt (Hoài An – Y Vân) Đêm kỷ niệm (Hoài An - Lê Dinh) Hương nhạc tình quê (Hoài An – Huyền Linh) Khúc nhạc thanh bình (Hoài An – Anh Hoa) Lá thư đầu mùa (Hoài An – Hồ Đình Phương) Lúa đẹp chiều hôm (Hoài An – Phạm Thế Mỹ) Mùa hoa ước hẹn (Hoài An – Hồ Đình Phương) Nước mắt đêm mưa (Minh Kỳ – Hoài An) Quê tôi (Hoài An – Phó Quốc Thăng) Thanh bình trở lại thôn xưa (Hoài An – Phó Quốc Thăng) Thiên duyên tiền định (Trang Dũng Phương (Hoài An) – Nguyên Lễ (Hoài Linh) Tình lúa duyên trăng (Hoài An – Hồ Đình Phương) Tình người lữ thứ (Hoài An – Huyền Linh) Trăng về thôn dã (Hoài An – Huyền Linh) Trăng lúa miền nam (Hoài An – Hồ Đình Phương) Anastasia. Bán sầu. Chỉ còn xuân thôi. Dù chỉ một lần. Đón xuân nhớ Mẹ. Đời anh vẩn cô đơn. Em vẩn là hoa khôi trong mắt anh. Giây phút mộng du. Giọng hát vô tình. Gặp nhau làm chi nữa. Hoa nở trong tim. Như áng mây trời. Nhớ về với em nhé. Sẻ gặp lại nhau. Thêm một tình quê. Thuyền mộng cặp bến chưa. Thương ve sầu hạ. Tỉnh mộng còn thương. Viết thêm vào hồn quê. ^ “Nhạc sĩ "Câu chuyện đầu năm" qua đời”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2017. ^ Cạn ngày, nhớ tác giả "Câu chuyện đầu năm" ^ Khác với bài của Thục Vũ. ^ “Nhạc sĩ Hoài An”. Truy cập 20 tháng 1 năm 2020.
wikipedia
Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV Ngày 18 tháng 2 năm 2012, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV về Khoa học - Công nghệ đã được Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức trao tặng cho 12 công trình và cụm công trình tại Nhà hát lớn Hà Nội. Đến ngày 19 tháng 5 năm 2012, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng tổ chức lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV về Văn học - Nghệ thuật cho 13 cụm công trình văn học - nghệ thuật. Giáo sư Trần Quốc Vượng với Cụm công trình: Văn hóa Việt Nam - truyền thống và hiện đại. Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hà Minh Đức với Cụm công trình: Sự nghiệp văn học, báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề lý luận, thực tĩên văn hóa, văn nghệ Việt Nam. Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Lê Trí Viễn với Cụm công trình: Nghiên cứu, phê bình văn học trung đại Việt Nam và ngữ văn Hàn Nôm. Giáo sư, tiến sĩ khoa học, Nhà giáo Nhân dân Bùi Văn Ba (Phương Lựu) với Cụm công trình: Lý luận phê bình, phương pháp luận nghiên cứu văn học. Nhóm tác giả: Giáo sư Đặng Xuân Kỳ; Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Tuấn; Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Minh Trưởng với Công trình: Một số vấn đề lý luận về xây dựng Đảng đối với một đảng cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng tác giả 49 người: Tìm kiếm, phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong đá móng granitoit trước Đệ Tam bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam. Đồng tác giả 45 người: Động vật chí Việt Nam và Thực vật chí Việt Nam, Sách Đỏ và Danh lục Đỏ Việt Nam. Phó giáo sư Lê Bá Thảo với Cụm công trình: Thiên nhiên lãnh thổ và các vùng địa lý Việt Nam. Nguyễn Tăng Cường với Công trình: Ứng dụng 5 giải pháp khoa học công nghệ để chế tạo các loại thiết bị nâng hạ tại Việt Nam. Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Quang Ngọc với Cụm công trình: Nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ ngành Điện ảnh phục vụ kháng chiến bảo vệ tổ quốc và phục hồi kinh tế sau chiến tranh. Nhóm tác giả: GS.TS. Trương Đình Dụ, PGS.TS. Trần Đình Hòa, ThS. Trần Văn Thái, ThS. Thái Quốc Hiền, ThS. Trần Minh Thái, TS. Vũ Hồng Sơn, ThS. Nguyễn Thế Nam, ThS. Phan Đình Tuấn với Cụm công trình: Ngăn sông đập trụ đỡ và đập xà lan. Nhóm tác giả: GS.TS. Nguyễn Văn Thưởng, GS.TS. Lê Bách Quang, GS.TS. Phạm Ngọc Giới, TS. Chu Tiến Cường, TS. Đinh Ngọc Duy, TS. Trần Huy Dụng, BSCKI. Đào Nguyễn Thắng, GS.TS. Đỗ Nguyên Phương với Cụm công trình: Nghiên cứu mô hình kết hợp quân dân y phục vụ chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân trong thời kỳ Đổi mới. Văn Chung với các ca khúc Đợi anh về, Ba cô gái đảm. Đếm sao, Pì Noọng ơi; hợp xướng Bác đời đời vẫn sống; tác phẩm khí nhạc Tiếng sáo quê hương. Phạm Tuyên với các ca khúc: Những ngôi sao ca đêm, Từ Làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Tiến lên Đoàn viên, Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng. Đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Đình Nghi với các vở diễn: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Rừng trúc, Nguồn sáng trong đời, Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Tiếng sấm Tây Nguyên. Đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Dương Ngọc Đức với các vở Tiền tuyến gọi, Đôi mắt, Người cầm súng, Masa, Tấm vóc Đại Hồng, Người công dân số 1, Khúc thứ 3 bi tráng. Nghệ sĩ Nhân dân Sỹ Tiến với các cụm tác phẩm: Những mảnh tình nghệ sỹ, Giành ánh sáng tự do và các công trình nghiên cứu Bước đầu tìm hiểu sân khấu cải lương, Nghệ thuật cải lương với vấn đề truyền thống, Một số vấn đề xung quanh nghệ thuật cải lương, Hướng dẫn sử dụng một số nhạc cụ dân tộc, Lịch sử Sân khấu Cải lương. Phạm Tiến Duật với các tác phẩm Đường dài và những đốm lửa, Tiếng bom và tiếng chuông chùa, Vừa làm vừa nghĩ. Hoàng Tích Chỉ với các kịch bản phim truyện: Trên vĩ tuyến 17, Biển gọi, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội, Mối tình đầu và kịch bản phim tài liệu Thành phố lúc rạng đông. Ma Văn Kháng với Truyện ngắn chọn lọc và các tiểu thuyết Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn. Hữu Thỉnh với các tác phẩm Thương lượng với thời gian, Trường ca biển. Thiếu tướng Hồ Phương với các tiểu thuyết Ngàn dâu, Những cánh rừng lá đỏ. Đỗ Chu với tập truyện ngắn Một loài chim trên sóng và tập tùy bút Tản mạn trước đèn. Lê Văn Thảo với các tác phẩm: Con đường xuyên rừng, Tuyển tập truyện ngắn. Nguyễn Gia Trí với các tác phẩm tranh Thiếu nữ trong vườn, Thiếu nữ bên ao Sen, Thiếu nữ bên hoa Phù Dung. ^ Nam Phong (ngày 19 tháng 2 năm 2012). “Trao giải thưởng Hồ Chí Minh về KH-CN”. VietNamNet. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2012. ^ Hải Châu (ngày 14 tháng 2 năm 2012). “Công trình, cụm công trình nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2012.[liên kết hỏng] ^ Huy Thông - Hà Chi (ngày 20 tháng 5 năm 2012). “Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân: Sự kiện văn hóa đẹp nhất”. [Thể thao & Văn hóa Bản gốc] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2012.
wikipedia
Lê Trí Viễn Lê Trí Viễn (10 tháng 3 năm 1919 – 3 tháng 2 năm 2012) là giáo sư, nhà giáo nhân dân, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu đi tiên phong trong việc vận dụng quan điểm Mác-xít trong nghiên cứu và đã đóng góp cho lĩnh vực văn học Việt Nam hơn 40 công trình khoa học giá trị. Ông là hiệu trưởng sáng lập Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, một ngôi trường nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ đậu Đại học cao và lượng thủ khoa, á khoa các trường Đại học nhiều nhất nước. Ông đã được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012. (....). Nhà nghèo, chỉ được học hết cao đẳng tiểu học. Bắt đầu gắn bó với sự nghiệp giáo dục từ 1939, dạy trường tiểu học Bảo An (Điện Bàn, Quảng Nam). Tự học và đỗ tú tài Triết học (1945). Suốt đời ông là một quá trình công phu tự học cần mẫn, nghiêm túc. Ông lần lượt giảng dạy trung học thời kháng chiến chống Pháp (ở Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi), đại học (từ 1958) và trên đại học (từ 1973).(....) Từ điển Văn học bộ mới. Nhà xuất bản Thế giới. 2004. tr. 838–839. Lê Trí Viễn tốt nghiệp trường sư phạm cấp 1 vào năm 1939 sau đó dạy tiểu học trong 5 năm. Năm 1945, ông thi đỗ tú tài triết học và chuyển sang dạy ở trường trung học phổ thông và chuyên khoa ở trường Khải Định (Huế). Năm 1946, ông tham gia kháng chiến chống Pháp đồng thời giảng dạy tại trường chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng (Hà Tĩnh), rồi làm hiệu trưởng trường cấp 3 Lê Khiết (Quảng Ngãi). Từ năm 1963 đến 1978, ông làm chủ nhiệm khoa Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ năm 1978, ông dạy tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1992. Cùng năm 1992, ông cùng nhà giáo Nguyễn Ngọc Phấn sáng lập ra Trường Phổ thông Cấp 2 Nguyễn Khuyến sau này trải qua nhiều đợt đổi tên trường đã chọn tên THCS – THPT Nguyễn Khuyến là một chỗ dựa vững chắc một trong những trường có tỉ lệ đậu tốt nghiệp và đại học cao nhất Thành phố Hồ Chí Minh.[cần dẫn nguồn] Lê Trí Viễn (1951). Việt Nam Văn học sử - Thời đại Lê mạt – Nguyễn sơ. Nhà xuất bản Tinh Tiến, Liên khu V. Lê Trí Viễn (1957). Thánh Gióng. Nhà xuất bản Giáo dục. Lê Trí Viễn (1961). Một số vấn đề Lịch sử Văn học Việt Nam. Trường ĐH Bắc Kinh. Lê Trí Viễn (1982). Những bài giảng văn ở đại học. Nhà xuất bản Giáo dục. Lê Trí Viễn (1996). Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Những bài giảng văn ở đại học – 2 tập, 1982 và 1988 Bình thơ xuân – 1986 Tìm hương trong văn Hồ Chí Minh – 1986 Đến với thơ hay - 1997 Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng – 1981 Quy luật hiện đại hóa văn học Việt Nam – 1982 Quy luật phát triển lịch sử văn học Việt Nam – 1987 Lịch sử văn học Việt Nam, 4 tập – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, do Nguyễn Lương Ngọc chủ biên, Lê Trí Viễn thư ký khoa học của công trình Lê Trí Viễn toàn tập, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006. gồm 7 cuốn với gần 6.000 trang khổ lớn Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất Huân chương Lao động hạng nhất Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội và nhân văn năm 2012 Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng Học hàm giáo sư (1980) Nhà giáo nhân dân (1990) ^ a b c . Đoàn Thị Thu Vân (5 tháng 2 năm 2012). “Bản sao đã lưu trữ”. Báo Sài Gòn Giải Phóng online. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài= và |title= (trợ giúp) ^ a b Trần Hữu Tá (ngày 23 tháng 4 năm 2007). “Nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn: Một đời dạy văn, một đời viết văn”. ^ a b c VU GIA (ngày 3 tháng 2 năm 2012). “GS-NGND, nhà văn Lê Trí Viễn: Một đời nặng chữ văn”. ^ Nguyễn Hưng Quốc (ngày 6 tháng 2 năm 2012). 2 tháng 6 năm 2012-138792764/917184.html “Nhớ thầy Lê Trí Viễn” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).[liên kết hỏng] ^ “Danh nhân đất Quảng - Lê Trí Viễn”. 11 tháng 7 năm 2011. ^ Hoài Nam (2 tháng 6 năm 2012). “Kính thầy yên nghỉ”.
wikipedia
Will Keane William David Keane (sinh ngày 11 tháng 1 năm 1993) là một cầu thủ bóng đá người Anh chơi ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Hull City. Năm 2009 anh kết thúc sự nghiệp cầu thủ trẻ tại Học viện Manchester United và bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp tại giải Premier League trong đội hình một của Manchester United. Anh là người anh sinh đôi của Michael Keane, hiện đang là trung vệ của Everton. Keane bắt đầu sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp tại Premier League và cũng là trận đấu đầu tiền tại đội hình A của ManU vào ngày 31 tháng 12 năm 2011 trong trận đấu mà Manchester United để thua Blackburn Rovers với tỉ số 3-2 khi anh được vào sân để thay thế hậu vệ Rafael. Keane lần đầu thi đấu cho Anh ở cấp độ U-16 trong chiến thắng 3-1 trước Nga vào năm 2009. Anh ghi được một bàn trong ba trận. Anh cũng tham gia đội U-17 Anh và giúp đội tuyển vô địch Giải U-17 châu Âu 2010. Tổng cộng anh có 15 lần ra sân và ghi được ba bàn thắng cho đội bóng. Sau đó là đến U-19 Anh. Anh đã được gọi lên đội U-21 Anh vào năm 2011. Anh xuất hiện đầu tiên cho U-21 Anh trong chiến thắng 5-0 trước Iceland, từ băng ghế dự bị để thay thế cho tiền vệ Chelsea Josh McEachran ở phút 78.
wikipedia
Great Invasions Great Invasions (The Dark Ages 350-1066 AD) là một trò chơi máy tính thuộc thể loại đại chiến lược thời gian thực do hãng Philippe Thibaut cùng Luca Cammisa phát triển và Strategy First phát hành vào năm 2006. Great Invasions lấy bối cảnh châu Âu thời kỳ Tăm tối bắt đầu từ năm 350 với cái chết của Hoàng đế La Mã Constans và kết thúc vào năm 1066 và là giai đoại mà hàng trăm quốc gia và bộ tộc thổ dân đang tranh chấp và chống đối lẫn nhau để giành quyền kiểm soát thế giới. Game cho phép người chơi lựa chọn mười quốc gia riêng biệt nhằm thực hiện việc kiểm soát ngoại giao, chiến tranh, tài chính, quản trị, tôn giáo, công trình xây dựng và huấn luyện và quản lý quân đội cùng hạm đội để từ đó dẫn dắt quân đội chinh phục các quốc gia châu Âu khác, đồng thời sử dụng quyền lực sức mạnh hay tài ngoại giao để khẳng định địa vị thống trị của mình. Great Invasions tái hiện hơn 150 sự kiện lịch sử và 3700 nhân vật tiêu biểu trong thời kỳ này. Ngoài việc quản lý các xung đột xảy ra tại khu vực biên giới, người chơi còn phải kiểm soát sự di dân, tính đa dạng về tôn giáo và mối đe dọa tấn công từ các bộ tộc khác. Game có hỗ trợ tính năng chơi mạng với 4 người chơi thông qua LAN hay Internet. ^ http://www.mobygames.com/game/windows/great-invasions-the-darkages-350-1066-ad ^ a b Thế giới Game (Tạp chí) số 36 tháng 11 năm 2006, trang 55 Great Invasions official website Lưu trữ 2009-02-17 tại Wayback Machine European publisher North American publisher Lưu trữ 2007-02-19 tại Wayback Machine
wikipedia
Hoàng phu nhân Hoàng phu nhân (chữ Hán: 黃夫人), không rõ năm sinh mất, không rõ tên gì, bà được mô tả có làn da đen đúa, mặt đầy mụn nhọt trông rất khó coi, dân gian tương truyền những tên gọi như Hoàng Nguyệt Anh (黃月英), Hoàng Thụ (黃綬) hoặc Hoàng Thạc (黃碩), được biết đến là phu nhân của Thừa tướng Thục Hán là Gia Cát Lượng. Tương truyền bà có khả năng thông thuộc binh thư, trên biết thiên văn dưới tường địa lý, đa mưu túc trí không thua kém Gia Cát Lượng - chồng của mình nhưng dung mạo cực kì xấu xí, được liệt vào Ngũ xú Trung Hoa. Bà người huyện Bạch Thủy (nay là Hồng Hồ, Hồ Bắc), là con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn (黄承彦) và Thái phu nhân, một quý phu nhân xuất thân từ dòng dõi họ Thái ở Trần Lưu, là con gái Thái Phúng (蔡讽), cùng cha với Thái Mạo và Thái phu nhân ở Kinh Châu Lưu Biểu. Tương truyền Hoàng thị là một người phụ nữ làn da ngăm đen, tướng mạo rất xấu xí, có tên tục Hoàng A Sửu (黃阿醜). Khi Hoàng Thừa Ngạn biết Gia Cát Lượng muốn tìm người kết hôn, liền đối Lượng mà nói: "Ta có một đứa con gái da dẻ đen đúa, dung mạo xấu xí, nhưng có thể cùng ngươi xứng đôi.". Kết quả Gia Cát Lượng không để bụng dung mạo của bà, lập tức nhận lời kết hôn. Do đó dân gian lưu truyền câu ca dao: "Mạc tác Khổng Minh trạch phụ, Chính đắc A Thừa xú nữ.", tức là "Chẳng ai chọn vợ như Khổng Minh, lấy phải cô Thừa xấu kinh". Khi Khổng Minh bận sự vụ, mọi việc giáo dục hoặc việc nhà đều do bà trông nom. Về sau, con trưởng là Gia Cát Chiêm khi Tào Ngụy tấn công, đã tử thủ ở Miên Trúc, còn con nhỏ Gia Cát Hoài đối mặt Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm không hề vì tư lợi mà bán mình. Người đời đánh giá đây không thể không xét công lao giáo dục của Hoàng phu nhân. ^ 莫作孔明擇婦,正得阿承醜女。 ^ 《三國志·諸葛亮傳》裴註引《襄陽記》 Tam quốc chí - sử thư của Trần Thọ Tam quốc chí chú - ghi chú của Bùi Tùng Linh. 貌醜心慧 孔明之妻--黃月英
wikipedia
Lý thuyết VSEPR Lý thuyết cặp điện tử vỏ hoá trị đẩy nhau, cũng gọi bằng thuyết Gillespie-Nyholm hay thuyết đẩy, là mô hình về sức đẩy giữa các cặp electron hoá trị và dạng hình học của phân tử. Thuyết đẩy giúp dự đoán khá chính xác góc hoá trị trong những phân tử có những cặp electron không phân chia hoặc có liên kết bội Ý tưởng về sự liên quan giữa cấu tạo hình học của phân tử với sức đẩy của các electron (giữa các e liên kết và chưa liên kết) được giới thiệu lần đầu tiên bởi hai nhà khoa học Nevil Sidgwick và Herbert Powell tại Đại học Oxford năm 1940, trong bài giảng mang tên Bakerian Lecture. Năm 1957, hai nhà khoa học Ronald Gillespie và Ronald Sydney Nyholm tại Đại học London đã đưa ra kết quả nghiên cứu công nhận quan điểm trên, đồng thời đã xây dựng một lý thuyết chi tiết về dạng hình học của phân tử. Phân tử AXnEm Trong đó: A: nguyên tử trung tâm có các cặp electron hóa trị tạo liên kết X: cặp electron liên kết σ với A n: số cặp electron tạo liên kết σ E: cặp electron không phân chia m: số cặp electron không phân chia m + n = q: tổng số cặp electron bao quanh A - Cấu hình các liên kết của nguyên tử hay ion trung tâm đa hóa trị chỉ phụ thuộc vào tổng số cặp electron hóa trị m + n = q bao quanh nó. - Kích thước của những obital của cặp electron hóa trị được phân bố sao cho sức đẩy giữa các cặp electron đó là tối thiểu. - Sức đẩy của các cặp e giảm theo thứ tự: E-E >E-X > X-X - Không gian của một cặp liên kết giảm khi độ âm điện của phối tử X tăng lên, dẫn đến góc hóa trị XAX giảm. - Thuyết VSEPR có thể áp dụng với phân tử có liên kết đôi. - Thuyết VSEPR tuy vậy lại chưa thỏa đáng với các phân tử trung tâm có kích thước lớn. 1. Hóa học đại cương tập 1 (Lâm Ngọc Thiềm) 2. Hóa học đại cương (Phạm Văn Nhiêu) 3. Hóa học các quá trình (Vũ Đăng Độ) 3D Chem - Chemistry, Structures, and 3D Molecules IUMSC - Đại học Indiana Molecular Structure Center
wikipedia
Cities XL Cities XL (ban đầu gọi là Cities Unlimited) là trò chơi máy tính thuộc thể loại mô phỏng xây dựng thành phố do hãng Monte Cristo đồng phát triển và phát hành, dựa trên những kinh nghiệm phát triển trước đó của City Life. Ban đầu game dự kiến phát hành trong quý đầu tiên của năm 2009, nhưng cuối cùng lại phát hành vào ngày 8 tháng 10 năm 2009. Game cho phép người chơi được chơi phần trực tuyến và tương tác với những người khác trên các hành tinh đồ sộ liên tục, cùng nhau làm việc bằng những nguồn lực giao thương hoặc kế hoạch xây dựng chi tiết nhằm đáp ứng các nhu cầu của cư dân thành phố. Tuy nhiên vào ngày 8 tháng 3 năm 2010, dịch vụ trực tuyến đã bị đóng cửa và game chỉ còn mỗi phần chơi đơn. Focus Home Interactive đã mua lại bản quyền sản phẩm vào tháng 6 năm 2010 và phát hành Cities XL 2011 vào ngày 14 tháng 10 năm 2010. Phiên bản mới nhất, Cities XL 2012, được công bố vào tháng 7 năm 2011 và được phát hành vào ngày 20 Tháng 10 năm 2011. Cities XL cho phép người chơi tùy chọn chơi trên một cộng đồng ảo trực tuyến liên tục được biết đến như là một hành tinh mà yêu cầu một khoản phí thuê bao hàng tháng. Là một thành viên của một hành tinh, người chơi có thể xây dựng thành phố của họ trong một thế giới ảo bằng các thuê bao khác, trao đổi tài nguyên như điện với người chơi khác, làm việc với nhau để tạo ra các công trình đồ sộ như tháp Eiffel và ghé thăm các thành phố khác như một avatar và các sự kiện máy chủ. Ngày 27 tháng 1 năm 2010, Monte Cristo công bố do tỷ lệ thuê bao thấp họ buộc phải đóng cửa phần trực tuyến nhiều người chơi vào ngày 8 tháng 3 năm 2010 thì chính thức đóng cửa. Một bản vá lỗi được phát hành trong cùng một ngày cho phép người chơi sử dụng xe buýt trong phần chơi đơn mà trước đây chỉ có sẵn trong phần chơi mạng. Cities XL cung cấp rất nhiều công trình xây dựng thuộc ba kiểu được chỉ định: khu dân cư, thương mại và công nghiệp, mỗi loại đều có mật độ khác nhau. Cư dân thành phố được chia làm bốn tầng lớp xã hội gồm lao động phổ thông, công nhân lành nghề, giám đốc điều hành, và giới tinh hoa. Trước khi chọn nhiều công trình xây dựng, người chơi được yêu cầu chọn một tầng lớp cư dân có thể sống ở đó. Các tầng lớp xã hội được lựa chọn cho một khu đa phần đều không thể sửa đổi bằng cách mô phỏng. Để tạo nhiều công trình xây dựng, người chơi có thể chia bản đồ thành từng vùng trong đó, sau khi xác nhận, nhiều công trình xây dựng cá nhân sẽ do game tạo ra. Người chơi có thể xây dựng từng công trình riêng biệt. Công cụ sắp xếp một khối nhà cho phép người chơi lựa chọn các thẻ để xác định loại công trình mà họ muốn để xem tạo ra khi phác thảo một khu vực đã được công bố trong các đoạn giới thiệu xem trước. Cities XL cho phép người chơi tạo ra mạng lưới đường bộ bằng một loạt các loại đường sá, có thể vẽ đường ở nhiều góc độ và độ cong khác nhau. Cầu và đường hầm cũng là một phần của việc mô phỏng. Một số tùy chọn vận chuyển khác được lên kế hoạch trong game gồm xe lửa, phà và tàu điện ngầm. Một tiện ích giới thiệu hệ thống xe buýt cho game được phát hành vào tháng 12 năm 2009. Một tính năng trong game chưa thực hiện được gọi là môđun mở rộng lối chơi (Gameplay Extension Modules, viết tắt là GEMs), cũng được gọi là môđun nâng cao game (Game Enhancement Modules) là tính năng bổ sung thêm những chi tiết nhỏ giúp người chơi chú tâm vào hơn như khu nghỉ mát trượt tuyết hay bãi biển tăng thêm sự sinh động của bộ mặt thành phố. Ví dụ, trong một khu nghỉ mát trượt tuyết GEM, sẽ có thể thêm vào các thang kéo trượt tuyết, nhà hàng, nơi trú ẩn, và đường mòn trượt tuyết. Ý tưởng trợ giúp người chơi quản lý thông qua hình thức GEM mô phỏng thành phố chính đã bị hủy bỏ, nhưng thành công quản lý của GEM có thể giúp nâng cao công việc xây dựng và quản lý thành phố giống thực tế hơn. Địa hình tạo thành chiều cao bản đồ, kết cấu và bản đồ bình thường. Thay vì làm công cụ mới, Monte Cristo dựa trên công cụ của các hãng phát triển thứ ba hiện có như EarthSculptor, World Machine và GeoControl nhằm tạo ra duy nhất loại địa hình thực tế trước khi chuyển sang phần mềm chỉnh sửa địa hình của họ. Ngoài ra, một số hãng trung gian như SpeedTree cũng được sử dụng cho việc tạo rừng trong game. Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 11 tháng 9 năm 2007, Philippe Da Silva thông báo rằng Cities XL sẽ bao gồm một lượng lớn các bản đồ và cảnh quan cho phép người chơi đạt được chiều sâu hơn với các kiểu thành phố họ muốn tạo ra. Một tấm hình trong game trước ngày phát hành chụp cảnh bản đồ rừng dương đã xác nhận rằng thế giới Cities XL có thêm phong cảnh tuyết. Engine 3D của hãng Monte Cristo cho phép máy tính cá nhân tầm thấp hơn chạy được game. Người chơi không cần bật đủ các tùy chọn về đồ họa nhưng vẫn nhận được chất lượng hình ảnh tốt hơn so với City Life. Tháng 6 năm 2007, bức ảnh chụp màn hình của một game xây dựng thành phố mới từ Monte Cristo đã được đăng trong blog cá nhân của Philippe Da Silva. Tuy vậy sự việc được tiết lộ trong 1 cuộc phỏng vấn trang web cộng đồng rằng đây không phải là City Life 2, mà thay vào đó là tựa đề ban đầu Cities Unlimited để tránh nhầm lẫn. Ngày 15 tháng 4 năm 2008, Cities Unlimited được công bố chính thức với tựa đề mới là Cities XL. Game được phát hành vào ngày 8 tháng 10 năm 2009 tại Úc và châu Âu, riêng khu vực Bắc Mỹ ra mắt ngày 9 tháng 10 năm 2009. Hai phiên bản khác nhau của trò chơi đã được phát hành, một phiên bản chuẩn (Standard Edition) và phiên bản giới hạn (Limited Edition). Phiên bản giới hạn có nội dung mở rộng bao gồm ranh giới, bản đồ thêm vào và một tấm áp phích. Phiên bản thử nghiệm cũng được bày bán sẵn. Trong suốt quá trình phát triển của Cities XL, Monte Cristo cho duy trì blog của nhà phát triển và các diễn đàn Internet trên trang web chính của họ. Trước khi game ra mắt, cả blog và diễn đàn người dùng đã bị đóng cửa và loại bỏ khỏi tầm nhìn của công chúng. Công ty đã tuyên bố rằng cộng đồng không phải lo lắng vì họ đã "lưu lại tất cả các bài viết tốt" và sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện trên các trang web như Simtropolis. Monte Cristo chính thức đóng cửa vào tháng 5 năm 2010 do doanh số bán hàng nghèo nàn của Cities XL. Ngày 25 tháng 6 năm 2010, hãng Focus Home Interactive công bố mua nhượng quyền thương hiệu Cities XL và phiên bản mới của Cities XL mang tên Cities XL 2011 sẽ được phát hành vào ngày 14 tháng 10 năm 2010. Các tính năng mới bao gồm các tòa nhà và bản đồ, cải thiện giao thông công cộng, nâng cao hệ thống thuế, và các tùy chọn thương mại tốt hơn. Ngày 11 tháng 7 năm 2011, Focus Home Interactive lại công bố một phiên bản mới của Cities XL 2011 với tựa đề Cities XL 2012 dự kiến phát hành vào ngày 20 tháng 10 năm 2011 như một phiên bản độc lập. Phiên bản mới bao gồm các công trình mới, bản đồ mới, hướng dẫn mở đầu, mở ra hướng mod cho game và giúp người chơi chia sẻ bản mod của mình lên cộng đồng. Nó hoàn toàn tương thích với Cities XL 2011 với một nâng cấp giảm giá có sẵn. Một bản mở rộng đang được phát hành cùng lúc. Cities XL nhận được đánh giá trung bình. IGN mô tả game như đã "đẩy thể loại đi đúng hướng" với "đường vòng học tập thân thiện" của nó so với dòng SimCity. Bài nhận xét đánh giá cao khả năng thêm vào phần đường cong và mảng đồ họa "tuyệt đẹp", tuy nhiên, tính năng chơi mạng được mô tả là "hời hợt" và chi phí thuê bao còn là một nghi vấn. GameSpot đánh giá cao Cities XL dễ quen với việc xây dựng thành phố trực tuyến, nhưng mô tả tính năng chơi mạng "hạn chế và đắt đỏ" và phần chơi đơn cần phải "suy nghĩ lại". Bài đánh giá chỉ trích tùy chọn thương mại bị hạn chế trong mục chơi đơn và nhận xét rằng đồ họa khá "nhạt nhẽo". 1UP.com còn phê bình tính năng giao thương của game trong lúc bài đánh giá khen đồ họa "tuyệt vời", do đó đã kết luận rằng Cities XL bị "tụt dốc" do thiếu các tính năng cần thiết. Các trang web đánh giá tổng hợp cho điểm số 68,27% trên GameRankings và 69/100 trên Metacritic. SimCity City Life ^ a b “CITIES XL”. Gamesindustry.biz. ngày 8 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2009. ^ a b News Staff (ngày 17 tháng 7 năm 2009). “Cities XL PC release date confirmation”. GamingExcellence. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2009. ^ a b “Focus Home Interactive announces Cities XL 2011”. Focus Home Interactive. ngày 4 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2010. ^ a b “Cities XL 2012 unveiled with. images!”. Cities XL Official Website. ngày 13 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2011. ^ [1] Cities Xl 2012, Release Date ^ Faylor, Chris (ngày 27 tháng 1 năm 2010). “Cities XL Multiplayer Shutting Down”. Shacknews. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2010. ^ “GamingShogun Talks Cities XL with Patrick Marchal of Monte Cristo”. GamingShogun. ngày 5 tháng 8 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2009. ^ Dirk (ngày 23 tháng 9 năm 2009). “Interview with Monte Cristo”. Simtropolis. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2009. ^ Callaham, John (ngày 8 tháng 12 năm 2009). “Take the bus in Cities XL's new free content pack”. Big Download. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2010. ^ “Monte Cristo Cities XL review”. Expert reviews. ngày 6 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2010. ^ Campos, Jason (ngày 26 tháng 8 năm 2008). “Cities XL First Look”. IGN. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2009. ^ Dirk (ngày 24 tháng 4 năm 2009). “CitiesXL First Impressions”. Simtropolis. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2009. ^ Jirnsum (ngày 11 tháng 9 năm 2007). “SIMphoni Exclusive! Veil Slowly Lifts on Cities Unlimited”. SIMphoni. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2009. ^ Philippe Da Silva (ngày 11 tháng 6 năm 2007). “City Builder games, where should the genre go?”. Philippe Da Silva. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2009. ^ “Cities XL Q&A”. Simtropolis. ngày 23 tháng 4 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2009. ^ “CITIES XL”. Gamesindustry.biz. ngày 17 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2007. ^ Schuster, Shawn (ngày 9 tháng 8 năm 2009). “Cities XL Limited Edition box contents revealed”. Massively. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2010. ^ “Think massive, think online, think Cities XL”. Gamers Hell. ngày 1 tháng 9 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2010. ^ Mathew (ngày 3 tháng 9 năm 2009). “Simtropolis - Cities XL website - first impressions”. Monte Cristo. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2009. ^ Priest, Simon (ngày 28 tháng 5 năm 2010). “Cities XL developer Monte Cristo Games closes doors "this week"”. StrategyInformer. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010. ^ “Cities XL Download Center”. Cities XL Official Website. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2011. ^ a b “Cities XL”. GameRankings. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2011. ^ a b c d e f “Cities XL”. Metacritic. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2011. ^ a b Sharkey, Scott (ngày 25 tháng 11 năm 2009). “Cities XL Review”. 1UP.com. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2011. ^ a b Todd, Brett (ngày 17 tháng 10 năm 2009). “Cities XL Review”. GameSpot. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2011. ^ a b Habib, Jon (ngày 14 tháng 10 năm 2009). “Cities XL Review”. IGN. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2011. Cities XL official website Lưu trữ 2008-04-20 tại Wayback Machine
wikipedia
The First Templar The First Templar là một trò chơi máy tính thuộc thể loại hành động phiêu lưu do hãng Haemimont Games phát triển và Kalypso Media phát hành trên Xbox 360 và Microsoft Windows vào tháng 5 năm 2011 tại châu Âu và Bắc Mỹ. The First Templar theo chân câu chuyện của hai nhân vật chính - hiệp sĩ Đền Thờ người Pháp Celian d'Arestide và người bạn đồng hành của anh là Marie d'Ibelin, một phụ nữ quý tộc bị Toà án dị giáo dòng Dominica phán là kẻ dị giáo. Người chơi phải khám phá ra bí ẩn đằng sau Hội hiệp sĩ Đền Thờ, góp phần trong một âm mưu lớn và tìm ra bí mật của Chén Thánh. Các nhân vật sẽ phải trải qua cuộc hành trình đầy thử thách và cuối cùng đối mặt với kẻ thù đầy uy quyền gồm người Saracen, vua Philip IV của Pháp và những Phán quan dị giáo không kém phần nguy hiểm. Celian d'Arestide – Nhân vật chính xuyên suốt chuyến phiêu lưu trong game, Celian là một viên quý tộc và là một hiệp sĩ hào hiệp luôn chiến đấu theo lệnh của Toà án dị giáo. Không giống như những đồng sự khác, Celian nhận được sự giáo dục chính thức về việc huấn luyện kỹ năng chiến đấu, với khả năng sử dụng thành thạo kiếm khiên, anh tỏ ra khá hữu hiệu trong cận chiến và phòng thủ vững chắc. Do một sự kiện chưa được kể trong quá khứ mà Celian đã mất tất cả những kỷ niệm trước khi đến tuổi trưởng thành, mà dường như không có bất kỳ ý nghĩa đặc biệt khác hơn từ các nhiệm vụ trong việc tạo ra một bối cảnh cho nhân vật vào lúc khởi đầu của trò chơi. Marie d'Ibelin – Cháu gái của Guy d'Ibelin, Marie lớn lên theo truyền thống của người Saracen. Cô quyết định gia nhập cuộc hành trình cùng Celian, để đền ơn anh sau khi bị một kẻ dị giáo đóng dấu bằng sắt nung lên vai theo lệnh từ phán quan của Toà án dị giáo và được chính Celian cứu sống. Được dạy kỹ năng chiến đấu và tự bảo vệ chính mình từ hồi còn trẻ, Marie có thể sử dụng đôi dao găm trong giáp chiến và khả năng phát hiện các loại bẫy ẩn giấu. Roland – Một thành viên cấp cao của Hội hiệp sĩ dòng Đền với kỹ năng sử dụng trường kiếm sắc bén trong cận chiến, Roland luôn sát cánh cùng Celian trong nhiều chiến dịch ở phía Đông, sau sự kiện vua Philip IV của Pháp tàn sát cả hội, anh đã hộ tống Celian một đoạn và quyết định quay về bảo vệ những thành viên còn sống sót của hội khỏi những nguy hiểm khó lường. Wilhelm of Beaujeu – Giáo trưởng Hội hiệp sĩ dòng Đền và người cố vấn lâu năm của Celian. Ông được mô tả như là một nhà lãnh đạo khôn ngoan cùng thể chất mạnh mẽ mặc dù tuổi đã cao. Philip IV – Vua nước Pháp, và một trong những nhân vật phản diện chính của game. Ông phản bội Hội hiệp sĩ dòng Đền và tự mình liên minh với Toà án dị giáo nhằm tàn sát hội viên để trục lợi từ nguồn tài sản dồi dào được tích lũy bao lâu nay của hội. Người Byzantine – Một nhân vật phản diện thứ hai giới thiệu trong gói nội dung tải về Arena. Ông sống trong một lâu đài được củng cố với một đấu trường lớn và thường xuyên ép buộc các tù nhân của mình phải tham gia các trận giác đấu để mua vui cho bản thân. The First Templar đã có cả thảy 10 màn chơi chính và không mất nhiều thời gian để hoàn thành. Mảng làm người chơi mất nhiều thời gian là những nhiệm vụ phụ được bổ sung vào giữa các màn chơi giúp người chơi phần nào nắm bắt cốt truyện chính được thêm phần trọn vẹn và tăng thêm tính mạch lạc, hấp dẫn cho game. Khi hoàn tất những nhiệm vụ này người chơi sẽ nhận được các phần thưởng từ tiền bạc của cải đến những điểm kinh nghiệm. Người chơi có thể dùng điểm kinh nghiệm này để nâng cấp các kĩ năng chính sẽ hỗ trợ rất nhiều về sức mạnh, thể chất, tốc độ và sức chịu đựng dẻo dai cho nhân vật về sau. Hệ thống chiến đấu của game chủ yếu bao gồm cận chiến với các kĩ thuật sử dụng kiếm và khiên để đối phó với kẻ thù. người chơi có một vài lựa chọn để vung kiếm tấn công, và ấn nút đúng lúc để đỡ đòn. Nếu như căn chuẩn, đòn đỡ của người chơi cũng sẽ làm kẻ địch bị choáng đôi chút. Đồng thời, nhân vật còn có khả năng dùng những đòn tấn công mãnh liệt để phá khiên của một số loại kẻ địch. Nhân vật có thể mạnh dần lên theo 10 cấp độ. Điểm nhiệm vụ có thể nhận được thông qua chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ chính, hoặc qua các thử thách phụ không liên quan đến cốt truyện. Kĩ năng chiến đấu trong game được chia thành bốn mảng lớn, mỗi mảng đều có lợi thế trong sức mạnh chân chất, tốc độ hoặc sức chịu đựng. The First Templar hỗ trợ một nhóm nhân vật bốn người với cách chiến đấu khác nhau để người chơi có thể thay đổi khi muốn. Ngoài các hiệp sĩ với kiếm và khiên, có vẻ như trong game còn có một lớp nhân vật với khả năng dùng dao cho cận chiến và cung nỏ để giành lợi thế từ khoảng cách xa. Game quy tụ rất nhiều binh chủng, thậm chí là cả hiệp sĩ dòng thánh cực kì thiện chiến. Đặc biệt, các nhóm quân nhỏ với sự kết hợp của nhiều binh chủng sẽ tăng khó khăn rất nhiều so với việc chỉ có một loại duy nhất. Game cũng có một số mini game khá thú vị nhưng chúng lại chiếm số lượng rất ít nên thật sự chưa mang lại nhiều ấn tượng rõ rệt. The First Templar có lối chơi dành riêng cho phần hành động lén lút, chủ yếu được dùng khi nhóm phải đột nhập vào các cứ điểm của kẻ địch. Tuy nhiên yếu tố này được thể hiện không được tốt ví dụ như người chơi có thể chậm rãi nấp/bước tới các chướng ngại vật và ấn một nút duy nhất để nấp sau chúng. Nhóm nhân vật trong game có thể được điều khiển bởi người chơi và AI, tuy nhiên, để thưởng thức trọn vẹn cảm giác của game, người chơi cần có ba người chơi cùng - thông qua mạng. Như đã nói, co-op trong các nhiệm vụ mới là thiết kế chủ lực của trò chơi. The First Templar còn lồng ghép yếu tố giải đố và tìm đường thông qua khu vực các công trình ngầm nằm sâu dưới lòng đất. Người chơi sẽ phải giúp nhân vật của mình vượt qua các bẫy chông, lưỡi dao khổng lồ hay vượt qua những làn lửa nóng bỏng…Tất cả những khó khăn đó thường chỉ được giải quyết khi người chơi biết kết hợp hành động giữa hai nhân vật. Người chơi có thể ra lệnh cho nhân vật phụ đứng đợi hoặc đi theo mình với các phím mũi tên. Tuy nhiên, AI của đồng đội máy chưa thật sự tốt. Do đó, cách chơi của The First Templar sẽ nghiêng về tính đồng đội nhiều hơn. Đồng thời một bài toán mới đặt ra cho người chơi lúc bấy giờ chính là phải biết lựa chọn, thay đổi và phối hợp các nhân vật trong nhóm thế nào để đạt hiệu quả chiến đấu cao nhất. Điển hình như sẽ rất hữu dụng khi sử dụng nhân vật cầm kiếm để thực hiện các chiêu tấn công làm vô hiệu hóa khiên đỡ của đối phương hay dùng nỏ để phục kích từ xa tạo ra yếu tố bất ngờ cho chúng. The First Templar nhận được đánh giá phần lớn tầm trung bình, trên trang web tổng hợp đánh giá Metacritic thì phiên bản PC nhận được số điểm tổng hợp là 57% (Tháng 10 năm 2011), hệ thống chiến đấu, phong cách hình ảnh và cốt truyện nhận được một số phản hồi tích cực, nhưng lại bị chỉ trích vì kiểu thiết kế lỗi thời và chất lượng game thấp, phiên bản Xbox 360 cũng nhận được đánh giá phần lớn tầm trung bình và phản hồi tương tự như phiên bản PC với số điểm 52% (tính đến tháng 10 năm 2011) trên Metacritc. Trong bài nhận xét của Eurogamer mô tả game như "..tốt cỡ 6/10, vào loại không kỳ vọng, chi phí game thấp đến gần số điểm từ bên dưới.. [và]... một kẻ cãi cọ chặt chém hiền lành … Không phải là một thứ tuyệt vời". GameZone chỉ cho game số điểm 3.5/10, đã nêu rõ Đây là trò chơi mà bạn mong đợi. Bạn muốn nó thành công, nhưng nó chỉ khiến bạn tụt dốc. toàn bộ thời gian bạn suy nghĩ về những gì họ có thể có thực hiện khác biệt và tốt hơn". ^ The First Templar, IGN ^ “The First Templar announced with images”. www.gamersyde.com. ngày 2 tháng 6 năm 2010. ^ Jim Sterling (ngày 24 tháng 3 năm 2011). “The First Templar gets a trailer, release date”. Destructoid. ^ “The First Templar Gamescon 2010 Trailer available”. gamasutra.com. ngày 27 tháng 8 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012. ^ Thế Giới Game, số 89 tháng 4 năm 2011, trang 57. ^ a b c d e f Thế Giới Game, số 91 tháng 6 năm 2011, trang 36, 37 ^ “The First Templar for PC”, www.metacritic.com, metacritic, truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2011 ^ “The First Templar for Xbox 360”, www.metacritic.com, metacritic, truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2011 ^ Dan Whitehead (ngày 17 tháng 5 năm 2011), “The First Templar - Review”, www.eurogamer.net, Eurogamer, tr. 1–2 ^ Lance Liebl (ngày 3 tháng 6 năm 2011), “The First Templar - 360/PC”, pc.gamezone.com, Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2011, truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012 The First Templar Lưu trữ 2012-03-12 tại Wayback Machine at Kalypsomedia.com The First Templar Trang chủ. Interview with designer of The First Templar' Gamestar.com
wikipedia
Chessmaster Chessmaster (tạm dịch: Kiện tướng cờ vua) là dòng trò chơi máy tính thuộc thể loại cờ vua hiện thuộc quyền sở hữu và phát triển của Ubisoft. Là một trong những sản phẩm thương mại bán chạy nhất trong lịch sử, với hơn 5.000.000 bản được bán hết vào năm 2002. 1986: Dòng game Chessmaster bắt đầu khai sinh với The Chessmaster 2000 của hãng The Software Toolworks. Game được phát hành cho các hệ máy Amiga, Apple II, Atari 8-bit, Atari ST, ZX Spectrum, Commodore 64, Amstrad CPC, MSX, Macintosh và hệ điều hành DOS, trò chơi có bộ engine cờ vua được viết bởi David Kittinger, và các nhà sản xuất đánh giá game theo mức độ 2000 Elo USCF, trong thực tế nó có thể chơi khoảng 1550-1600 Elo (1750-1800 USCF). 1988: Chessmaster 2100 được phát hành cho hệ máy Apple IIGS. 1989: Chessmaster 2100 được phát hành cho hệ điều hành DOS. 1990: The Chessmaster được phát hành cho hệ máy NES 1991: The Chessmaster được phát hành cho hệ máy SNES 1991: Chessmaster 3000 được phát hành cho DOS, Windows 3.x. 1993: Chessmaster 4000 được phát hành cho Windows 3.x. 1995: Chessmaster 3D được phát hành cho hệ máy PlayStation của Sony với engine bản Chessmaster 4000. 1996: Chessmaster 5000 cho Windows 95 1997: Chessmaster 5500 cho Windows 95 1998: Chessmaster 6000 được phát hành cho hệ điều hành Windows 95/Windows 98 và Macintosh. 1999: Chessmaster 8000 được phát hành cho Windows 98, với một bản dịch tiếng Nga 2002: Chessmaster 9000 được phát hành cho hệ điều hành Windows. 2007: Phiên bản hiện tại, Chessmaster XI được phát hành cho PC (tựa đề là Chessmaster: Grandmaster Edition) và hai phiên bản chuyển thể gồm Nintendo DS (tựa đề là Chessmaster: The Art of Learning) và PlayStation Portable (cũng với tựa đề Chessmaster: The Art of Learning) phát hành vào ngày 12 tháng 2 năm 2008. Nó bao gồm rất nhiều hướng dẫn của Kỳ thủ quốc tế Joshua Waitzkin dành cho người chơi ở tất cả các cấp độ kỹ năng. Engine cờ vua của Chessmaster được gọi là The King do Johan de Koning, người Hà Lan viết. Nó đã được giới thiệu trong Chessmaster 4000 và các phiên bản trước, riêng engine cờ vua do David Kittinger viết riêng. Theo Hiệp hội Cờ vua Máy tính Thụy Điển (SSDF) tháng 9 năm 2009, Chessmaster 9000 có một bảng phân loại Elo khoảng chừng 2718 trên PC-1200 Athlon. Nếu engine của các phiên bản khác bị loại khỏi danh sách của chúng, Chessmaster 9000 xếp hạng thứ 14 trong tất cả các engine thử nghiệm. Tính đến tháng 5 năm 2008, Chessmaster 9000 vẫn là phiên bản được đánh giá cao nhất gần đây bởi SSDF. Một danh sách đánh giá khác, CCRL, đặt Chessmaster 11th Edition ở vị trí 24 trên danh sách tháng 9 năm 2009. Engine The King cho phép người dùng tạo ra phong cách chơi mới, cũng được gọi là "cá tính", bằng cách thao tác vài chục cài đặt khác nhau, chẳng hạn như King Safety, Pawn Weakness, Randomness, Mobility và số khác. Những giá trị của quân cờ cá nhân cũng có thể được điều chỉnh. Chessmaster 9000, ví dụ, có khoảng 150 loại tính cách khác nhau từ sức mạnh Đại kiện tướng quốc tế xuống Stanley, kẻ được mô tả như một con khỉ và chơi những gì cơ bản dựa theo di chuyển ngẫu nhiên. Các tính năng cá nhân đã truyền cảm hứng cho nhiều người đam mê cờ vua trên máy tính nghiệp dư để cố gắng tìm thêm tính cách tối ưu. Trong phiên bản Chessmaster 10th Edition, việc tạo ra tính cách mới đã được thực hiện dễ dàng hơn trước. Chessmaster 9000 sau đó đánh bại nhà vô địch cờ vua quốc tế là Đại kiện tướng Larry Christiansen trong một trận đấu bốn hiệp vào tháng 9 năm 2002. Chessmaster thắng trận đấu 2,5-1,5. Chương trình Chessmaster được điều hành bởi John Merlino, Giám đốc Dự án Chessmaster tại thời điểm của trận đấu. Bốn tính cách khác nhau đã được sử dụng trong trận đấu, ba trong số đó được dựa trên các đại kiện tướng nổi tiếng trong lịch sử cờ vua: Alexander Alekhine, Bobby Fischer, và Mikhail Botvinnik. Ván cuối cùng của trận đấu được sử dụng mặc định nhân cách "Chessmaster". Christiansen thắng hiệp đầu tiên rồi lại thua trong hiệp hai và ba, đến hiệp thứ tư mới dẫn đến một trận hòa. Đến nay, các phiên bản khác nhau của Chessmaster đã xuất hiện trên đủ các hệ máy như Amiga, Apple II, Apple IIGS, Atari 8-bit, Atari ST, Amstrad CPC, ZX Spectrum, Commodore 64, DOS, PC, Mac, NES, SNES, Game Boy, Game Boy Color, Game Boy Advance, Nintendo DS, Sega Game Gear, PlayStation, PlayStation 2, Xbox và điện thoại di động. Phiên bản đầu tiên của Macintosh là Chessmaster 3000, 4000 và nền đa phương tiện do hãng Sebastian Rapport và Troy Heere phát triển dựa trên bộ engine tương ứng của Kittinger và de Koning. Phiên bản Macintosh về sau được hãng Feral Interactive chuyển đổi và phiên bản Macintosh mới nhất là Chessmaster 9000. Ubisoft cũng cung cấp một phiên bản tải về của game: "Chessmaster Challenge khác từ bản Chessmaster 10th Edition trong giao diện đơn giản và phần hướng dẫn thủ nhỏ. Là một sản phẩm không bán lẻ mà chỉ sẵn sàng cho dùng thử và mua thông qua hình thức tải về. Các phiên bản gần đây của Chessmaster bao gồm cả thiết kế 2D và 3D và một số lượng lớn các bàn cờ khác nhau và mẫu cờ vua được thiết kế theo chủ đề riêng biệt. Giao diện đã được sửa lại trong phiên bản Chessmaster 10th Edition và các tính năng của bộ hoạt hình 3D, trong đó các mẫu cờ vua "bước" giữa các ô vuông và thể hiện một trận chiến mô phỏng khi một con cờ bị chiếu, làm gợi nhớ đến trò Battle Chess và bộ cờ vua Harry Potter Wizards. (Phiên bản trước cũng có tính năng 3D hoàn toàn nhưng không phải dạng hoạt hình và các con cờ không chiến đấu.) Chessmaster 10th Edition cũng kèm theo một cặp kính màu đỏ và màu xanh để xem các thiết lập trong mô thức "3D tăng cường". Phiên bản Xbox Live Arcade với phần chơi mạng của Xbox Live và camera Xbox Live Vision hỗ trợ cho hệ máy Xbox 360 còn gọi là Chessmaster Live được phát hành vào ngày 30 tháng 1 năm 2008 với 800 Microsoft Points ($10 đô la Mỹ), nhưng không còn nữa. Phiên bản này của Chessmaster có chứa một lỗi cho phép người chơi thuộc phe màu trắng ngừng một trận đấu vô thời hạn cho đến khi một người chơi bỏ cuộc. Nhà sản xuất đã kịp thời tung ra bản vá lỗi này để cả hai người chơi dù có hay mất điểm Elo nếu họ bỏ cuộc trước khi di chuyển đầu tiên. Phản ứng phê bình với dòng game Chessmaster chủ yếu theo hướng tích cực. GameSpot nhận xét rằng "Chessmaster vẫn được coi là chuẩn mực tuyệt vời trong các trò chơi điện tử về cờ vua kể từ thập niên 80". IGN nói rằng "tự dòng game vẫn là cách tốt nhất để chơi và tìm hiểu về cờ vua trên máy tính". Chessmaster: Grandmaster Edition, phiên bản máy tính gần đây nhất của dòng game, được đánh giá tích cực, với PC Gamer nói: "cửa hàng một tầng dành cho toàn bộ việc chơi cờ vua chơi và việc học tập gia đình nên kéo dài cho đến khi bạn lên hàng kiện tướng".Chessmaster 10th Edition xếp hạng 84% trên trang web tập hợp bài đánh giá Game Rankings. IGN chấm Chessmaster 10th Edition với số điểm 8.4/10, gọi đó là game cờ vua hay nhất trong thành phố". Theo lời nhận xét của GameSpot về Chessmaster 10th Edition cho biết: "Nếu bạn đang tìm kiếm một chương trình cờ vua tốt được đóng gói với một loạt các tính năng và tất cả các chuông và còi, bạn sẽ rất hài lòng với Chessmaster 10th Edition. Phiên bản điện thoại di động của Chessmaster nhận được số điểm 9/10 từ IGN mà gọi nó là "một sản phẩm hoàn toàn bậc nhất sẽ được hưởng thức từ đầu tuần tới cuối tuần bởi những người hâm mộ của cuộc thi trí tuệ". IGN chỉ trích phiên bản Chessmaster: The Art of Learning của Nintendo DS vì thiếu phần chơi mạng, nhưng đã đánh giá game theo hướng tích cực tổng thể, với số điểm 7.8/10. Ngoài ra IGN còn chỉ trích sự giới thiệu nhàm chán của phiên bản Chessmaster: The Art of Learning thuộc hệ máy PlayStation Portable, nhưng nói thêm rằng "không nghi ngờ rằng thông tin có giá trị và có thể dạy cho bạn những điểm tốt hơn của trò chơi". Mặc dù bộ engine cờ vua của Chessmaster nhìn chung không được mạnh như các engine khác của một số chương trình cờ vua thương mại khác có sẵn như Fritz, giới phê bình đã ca ngợi Chessmaster về phần hướng dẫn toàn diện của nó nhằm vào những người chơi có trình độ kỹ năng nghiệp dư và trung bình. Trong phần đánh giá bản Chessmaster 9000, IGN nói rằng "dòng game luôn phân biệt chính nó với các công cụ giảng dạy cờ vua hàng đầu" và hoan nghênh game sẽ "hướng về những người chơi thiếu kinh nghiệm và tầm trung". Với tất cả các cách hướng dẫn, phân tích chi tiết và bài tập thực hành, game giúp xóa đi cấp độ tân binh lên đến hàng kinh nghiệm". Bài đánh giá của GameSpot trong Chessmaster 10th Edition có lời nhận xét tích cực về game như một "gói lớn chứa những tính năng nhắm vào tất cả mọi người từ các tân binh đang học hỏi những bước cơ bản cho đến những tay chơi kỳ cựu cần tập luyện cho việc thi đấu." Một lời chỉ trích phổ biến của dòng game này là thiếu các tính năng mới trong các phần kế tiếp. Trong bài đánh giá về Chessmaster 10th Edition của IGN có lời nhận xét: "nó chỉ đơn giản là không thêm đủ hơn bất kỳ thứ gì từ hai phiên bản mới nhất để có những nâng cấp cần thiết". Danh sách phần mềm cờ vua Cờ vua trên máy tính Larry Christiansen vs. Chessmaster 9000 (Tháng 9 năm 2002), chú thích ở GameKnot: Game 1, Game 2, Game 3, Game 4 ^ Chessmaster 9000 Review ^ Chessmaster 2000 rating ^ “Chessmaster 3d Review”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012. ^ [1] ^ “The SSDF Rating List”. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2008. ^ “CCRL 40/40 - Pure List”. ngày 4 tháng 9 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2009. ^ “Chessmaster 9000 Defeats Reigning US Chess Champion Larry Christiansen; Chessmaster Wins Four Game Match 2.5 to 1.5 Via Live Internet Broadcast on ChessClub.com”. Business Wire. ngày 1 tháng 10 năm 2002. ^ “Search Games - Chessmaster”. GameFAQs. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2007. ^ “Feral Interactive: Chessmaster 9000”. ^ Chessmaster Challenge Ubisoft ^ “Screenshots: 9 of 18”. Chessmaster. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2007. ^ “Screenshots: 10 of 18”. Chessmaster. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2007. ^ “WHAT'S NEW”. Chessmaster. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2007. ^ Chessmaster mobile review, GameSpot, Jun 15, 2004 ^ a b c Chessmaster 10th Edition review Lưu trữ 2012-10-01 tại Wayback Machine, IGN, ngày 26 tháng 8 năm 2004 ^ PC Gamer, Chessmaster: Grandmaster Edition review, Apr 2008, p.64 ^ Chessmaster 10th Edition, Game Rankings ^ a b Chessmaster 10th Edition review, GameSpot, ngày 7 tháng 9 năm 2004 ^ Chessmaster mobile review Lưu trữ 2009-01-21 tại Wayback Machine, IGN, ngày 7 tháng 7 năm 2004 ^ Chessmaster: The Art of Learning - DS review, IGN, ngày 4 tháng 12 năm 2007 ^ Chessmaster: The Art of Learning - PSP review, IGN, ngày 28 tháng 2 năm 2008 ^ Chessmaster 8000 vs. Fritz 6 Lưu trữ 2008-12-20 tại Wayback Machine, Roger McIntyre, Logical Chess ^ Chessmaster 9000 vs. Fritz 6 Lưu trữ 2008-05-09 tại Wayback Machine, Roger McIntyre, Logical Chess ^ Chessmaster 9000 review Lưu trữ 2008-05-17 tại Wayback Machine, IGN, ngày 17 tháng 9 năm 2002 Chessmaster XI website Chessmaster 9000 at Feral Interactive Bản mẫu:Gamespot The Chessmaster 2000 review @ The DOS Spirit (Norwegian) Chessmaster Live XBLA page [2]
wikipedia
Thiên lý Thiên lý (danh pháp hai phần: Telosma cordata) là một loài thực vật dạng dây leo. Trong thiên nhiên, thiên lý mọc ở các cánh rừng thưa, nhiều cây bụi. Tuy nhiên, nó được gieo trồng ở nhiều nơi như Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây), Ấn Độ (Kashmir), Campuchia, Myanmar, Pakistan, Việt Nam; châu Âu, Bắc và Nam Mỹ. Thân dài 1–10 m, màu lục ánh vàng, khi non có lông tơ, những đoạn thân của năm trước màu xám nhạt, không lông, thông thường có các mấu xốp nhỏ thưa thớt. Cuống lá 1,5–5 cm; phiến lá hình trứng, 4-12 × 3–10 cm, phần gốc lá hình tim với các lõm gian thùy hẹp, nhọn mũi; các gân lá chính 3, gân phụ tới 6 cặp. Xim hoa kiểu tán (mọc thành chùm), chứa 15-30 hoa; cuống hoa 0,5-1,5 cm, có lông măng. Các lá đài hình mũi mác thuôn dài, có lông măng. Tràng hoa màu xanh lục ánh vàng; ống tràng 6-10 × 4–6 mm, có lông măng bên ngoài, nhiều lông hoặc nhẵn nhụi với phần họng nhiều lông mé trong; các thùy thuôn dài, 6-12 × 3–6 mm, có lông rung. Các thùy của tràng hoa hơi dày, phần gốc hình trứng, nhọn đỉnh, thông thường có khía hay xẻ thùy sâu. Các khối phấn thuôn dài hay dạng thận. Núm nhụy hình đầu. Các quả đại hình mũi mác, 7-13 × 2-3,5 cm, nhẵn nhụi, hơi tù 4 góc. Các hạt hình trứng rộng bản, khoảng 1 × 1 cm, phẳng, cụt đỉnh, mép có màng; mào lông 3–4 cm. Ra hoa trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 10, kết quả trong khoảng tháng 10-12. Hoa rất thơm, chứa tinh dầu. Chúng được sử dụng để nấu ăn và trong y học để điều trị viêm màng kết. Tại Việt Nam cây hoa thiên lý được trồng trong vườn để leo thành giàn tạo bóng mát, hưởng hương thơm và nhất là để lấy hoa lẫn lá non nấu ăn. Phổ thông nhất là nấu canh. Vì khá phổ biến ở miền Bắc Việt Nam nên thiên lý còn có tên tiếng Anh là "Tonkin creeper". Trên đảo Hawaii thiên lý có tên là "pakalana" được người dân chuộng vì có hương thơm kết dùng thành tràng hoa đeo cổ, thổ ngữ gọi là "lei". Tại Việt Nam nó thường được dùng trong các món Lẩu như một loại rau ăn kèm. ^ Nguyen Van Duong. Medicinal Plants of Vietnam, Cambodia and Laos.?, 1993. trang 77 ^ a b Telosma cordata Tư liệu liên quan tới Telosma cordata tại Wikimedia Commons Dữ liệu liên quan tới Telosma cordata tại Wikispecies
wikipedia
Người đẹp Tây Đô Người đẹp Tây Đô là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh do NSƯT Lê Cung Bắc làm đạo diễn. Phim lấy nguyên mẫu từ Lâm Thị Phấn - một nữ chiến sĩ tình báo, con gái của một nhà giáo, hiệu trưởng trường trung học Cần Thơ thời Pháp thuộc. Phim được phát sóng lần đầu vào ngày 20 tháng 6 năm 1996 - 5 tháng 7 năm 1996 trên kênh HTV9. Bạch Cúc, chị cả của một đàn em, học giỏi, thuộc loại hoa hậu (được mọi người xứng danh là "Người đẹp Tây Đô"), với tài năng xuất chúng lẫn vẻ đẹp trời ban, những tưởng Bạch Cúc sẽ có được một cuộc sống giàu sang và được hưởng vinh quang phú quý, thế nhưng cô phải trải qua nỗi bất hạnh đầu đời con gái: bị gả về nhà địa chủ, làm vợ một anh chàng thuộc loại công tử Bạc Liêu. Tại nhà chồng, Bạch Cúc bị biến thành món hàng cho chàng công tử nhiều tiền, quen sống hưởng thụ kiểu thực dân. Sau cùng, vì đã bị chịu quá nhiều bạo hành từ chồng và nhà chồng, cô đã đứng về phía những người bị áp bức, bước chân theo đoàn quân khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Bạch Cúc trở thành nữ chiến sĩ tình báo, và được đưa về hoạt động ở Cần Thơ. Nhân dịp thực dân Pháp rải truyền đơn kêu gọi những người trong vùng kháng chiến hồi cư, nhờ tài khéo léo và sắc đẹp của mình, Bạch Cúc đã thành ngôi sao sáng trong giới thượng lưu Cần Thơ, giao du với tất cả giới cầm quyền thực dân Pháp tại đây. Trong suốt 8 năm liền (1946 – 1954) Bạch Cúc trở thành đối tượng săn đuổi của các sĩ quan Pháp – Việt, trong quân đội và tình báo Pháp - Những tình nhân, đối thủ đều lần lượt bị đo ván trong các cuộc đấu tranh về sau này. Việt Trinh trong vai Bạch Cúc NSND Kim Xuân trong vai Bà giáo Thành Hồng Ánh trong vai Bạch Vân Hoàng Sơn trong vai Ba Dĩnh Hương Giang trong vai Tư Ngân Tú Trinh trong vai Bà hội đồng Thanh Thủy trong vai Cô Hai con hội đồng Lê Hải trong vai Quý Lê Công Tuấn Anh trong vai Quang Ánh Hoa trong vai Mẹ Quang Đơn Dương trong vai Hoàng Thái Võ Thế Vỹ trong vai Lực Robert Hải trong vai Norret Anh Thư trong vai Bà Kiều Nguyễn Hậu trong vai Mật thám Tùng (Tùng "Cọp xâm") NSƯT Hồ Kiểng trong vai Lão nông dân nghèo NSƯT Thành Trí trong vai Ông hội đồng NSƯT Tường Vân trong vai Bà Cần Thiệu Ánh Dương trong vai Hai Niệm Hoài An trong vai Sen Tấn Thi trong vai Hương cả Bính Mai Huỳnh trong vai Ông giáo Thành Lê Tuấn Anh trong vai Trần Định NSND Thanh Vy trong vai Bà Lý NSND Đào Bá Sơn trong vai Cousson Quốc Thảo trong vai Trần Duy Lê Quang trong vai Năm "Cọp" Ngọc Đặng trong vai Già Canh Quang Hải trong vai Trung Nguyên Hạnh trong vai Ông Phú Nguyên Trinh trong vai Bà Phú Nguyễn Hiếu trong vai Hai Mỳ Việt Trường trong vai Đe Hương Hà trong vai Sam Thiên Kim trong vai Bà mai Mạc Can trong vai Chủ sòng bài Và một số diễn viên khác... HTV9 — 20 tháng 6 tháng 1996 - 5 tháng 7 năm 1996 VTV3 — 31 tháng 7 năm 1996 - 14 tháng 8 năm 1996 HanoiTV — 6 tháng 9 năm 2000 - 13 tháng 9 năm 2000 Lâm Thị Phấn ^ Giáp Nguyễn (15 tháng 6 năm 2021). “Nhà văn Trầm Hương nhớ đạo diễn Lê Cung Bắc của 'Người đẹp Tây Đô'”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022. ^ Hà Thu (13 tháng 6 năm 2021). “'Người đẹp Tây Đô' - phim để đời của Lê Cung Bắc”. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022. ^ Trầm Hương (14 tháng 2 năm 2021). “Chén rượu ngày hội ngộ”. Người lao động. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022. ^ “'Bông hồng' trong lòng địch: Người đẹp Tây Đô”. Phụ nữ Việt Nam. 24 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022. ^ Khải Anh (8 tháng 5 năm 2013). “"Người đẹp Tây Đô" chuẩn bị trở lại”. Eva.vn. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022. ^ Phong Kiều (13 tháng 6 năm 2021). “'Người đẹp Tây Đô' - dấu ấn sự nghiệp Việt Trinh, Hồng Ánh”. Ngôi Sao. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022. ^ P.C Tùng (13 tháng 6 năm 2021). “'Người đẹp Tây Đô' Hồng Ánh chia sẻ tâm nguyện cuối đời của đạo diễn Lê Cung Bắc”. Thanh Niên. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022. ^ VTV3 1996 - Trích đoạn phim "Người đẹp Tây Đô", truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023 ^ HanoiTV - Tomorrow on TV and 90FM (11 September 2000) (incomplete), truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2023 Người đẹp Tây Đô trên HPLUS Films Người đẹp Tây Đô trên IMDb Việt Trinh và sao Người đẹp Tây Đô sau 24 năm: Người qua đời, người ly hôn
wikipedia
Người thổi tù và hàng tổng Người thổi tù và hàng tổng là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam do Phi Tiến Sơn làm đạo diễn. Phim phát sóng lần đầu vào dịp Tết Nguyên Đán năm 1999 trên kênh VTV3. Người thổi tù và hàng tổng tập hợp lại những câu chuyện bi hài xảy ra đối với trưởng thôn Kiên (Quốc Tuấn) và mọi khó khăn mà anh gặp phải sau khi nhận được chức trưởng thôn "từ trên trời rơi xuống". Bao nhiêu câu chuyện cười ra nước mắt vì thế mà xảy ra trong lúc trưởng thôn Kiên chất phác, ngờ nghệch và tốt bụng xây dựng, quản lý xóm làng... Quốc Tuấn trong vai Kiên Khánh Huyền trong vai Thơm Văn Hiệp trong vai Hoạt Duy Hậu trong vai Cụ Tân Ngọc Tuyết trong vai Bà Thìn Đức Hải trong vai Ông Hòa Hán Văn Tình trong vai Tuần Ngọc Dung trong vai Lan Hồng Hạnh trong vai Hương Vĩnh Xương trong vai Hiếu Tiến Mộc trong vai Tài Ngọc Thoa trong vai Liên NSƯT Trần Hạnh trong vai Bố Kiên Lê Mai trong vai Mẹ Kiên Thu An trong vai Mẹ Tuần Cùng một số diễn viên khác.... ^ “Phi Tiến Sơn nặng lòng với những đứa con tinh thần”. VnExpress. 18 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2011. ^ Vân An (12 tháng 5 năm 2019). “Dàn diễn viên 'Người thổi tù và hàng tổng' sau 18 năm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2021. ^ “Gặp lại diễn viên phim 'Người thổi tù và hàng tổng'”. Zing News. 6 tháng 4 năm 2014. ^ “Chuyện nông thôn qua phim truyền hình "Người thổi tù và hàng tổng" /”. Thư viện Đại học Luật Hà Nội. 9 tháng 8 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2023. ^ Đông Du (27 tháng 10 năm 2020). “Dàn sao phim "Người thổi tù và hàng tổng" sau 19 năm bây giờ ra sao?”. Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2021. ^ Thạch Anh (7 tháng 9 năm 2020). “Nghệ sĩ Quốc Tuấn kể lại cảnh nóng trong phim 'Người thổi tù và hàng tổng'”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2021. ^ “Vợ trưởng thôn 'Người vác tù và hàng tổng' sống ra sao sau biến cố hôn nhân?”. VietNamNet. 1 tháng 2 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2021. ^ Dương Cầm (18 tháng 11 năm 2011). “Nên duyên bởi… cái khăn mù xoa!”. An ninh thủ đô. ^ Thùy Hương (4 tháng 9 năm 2016). “NSƯT Hán Văn Tình và những vai diễn khó quên”. VTV.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2021. Người thổi tù và hàng tổng trên VTV Giải trí Người thổi tù và hàng tổng trên WorldCat
wikipedia
Chung Vô Diệm Chung Vô Diệm (chữ Hán: 鐘無艷), họ kép Chung Li (鍾離), tên Xuân (春), là Vương hậu của Tề Tuyên vương, quân chủ nước Tề thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Bà nổi tiếng là người đàn bà có tài, trí tuệ vô song, giúp chồng là Tề Tuyên vương quản lý rất tốt nước Tề. Tuy nhiên dung mạo của bà tương truyền là cực kì xấu xí, được mệnh danh là một trong Ngũ xú Trung Hoa. Chung Hậu người đất Vô Diệm (无盐; nay thuộc phía đông huyện Đông Bình tỉnh Sơn Đông), vốn gọi Chung Vô Diệm (người họ Chung ở đất Vô Diệm), nhưng dân gian lại truyền tụng cái tên đồng âm là Chung Vô Diệm (鐘無艷; mang nghĩa "Người đàn bà họ Chung xấu xí"). Sách Liệt nữ truyện thời Tây Hán là tài liệu chữ sớm nhất ghi lại hành trạng của bà:「"Chung Ly Xuân, người ấp Vô Diêm nước Tề, là Vương hậu của Tề Tuyên vương. Bà sinh ra trán cao, mắt sâu, bụng dài, chân thô, mũi hếch, xương cổ lòi ra, cổ to, tóc thưa, bụng phệ, lưng gù, da đen đúa. Người xấu xí như vậy, đến 40 tuổi vẫn không gả được, tự tiến cử lên Tuyên vương"; 鍾離春者,齊無鹽邑之女,齊宣王之正后也。其為人也,極醜無雙,臼頭深目,長壯大節,卬鼻結喉,肥項少髮,折腰出匈(通「胸」),皮膚若漆。年四十,行嫁不售,自謁宣王。」. Sách Yến Tử xuân thu (晏子春秋) cũng nói qua điển tích tự tiến cử mình của Chung hậu. Khi ấy, Chung Vô Diệm cầu kiến Tề Tuyên vương, Vương thấy bà dung mạo kinh hãi, toan đuổi đi, nhưng bà lại chấp tay vào nói: Tề Tuyên vương cho rằng bà là một nữ nhân có chí khí, đã quyết định lập bà làm Vương hậu của mình. Về sau, người đời gọi 「Vô Diệm nữ; 無鹽女」 để gọi những phụ nữ xấu xí, đều từ điển tích này. Cuộc đời Chung Vô Diệm lưu lại vô số truyền thuyết trong dân gian. Thời nhà Nguyên, nhà viết kịch trứ danh là Trịnh Quang Tổ (郑光祖) dựa vào câu chuyện về Chung Vô Diệm, viết nên Xú Tề hậu Vô Diệm liên hoàn (丑齐后无艳连环), cũng gọi Trí dũng định Tề (智勇定齐), kể về chiến công điều binh khiển tướng của bà khi bà còn là Vương hậu nước Tề. Theo vở kịch, Tề Tuyên vương nghe Quân sư Yến Anh đến ấp Vô Diệm, vì nghe nói có một kỳ nữ rất tài đức, khuyên Tề vương đem người ngựa hỏi thăm vị thục nữ này. Sau khi gặp Chung Vô Diệm, Tề vương thấy bà tuy dung mạo rất xấu xí nhưng xuất khẩu cẩn ngôn, lời lẽ không hề tầm thường, bèn nghe theo Yến Anh lập làm Vương hậu. Khi đó, nước Yên cùng nước Tần phái sứ giả đến, khiêu khích quan viên triều đình nước Tề giải được "Ngọc liên hoàn" (玉连环), đàn "Hưởng bồ huyền cầm" (响蒲弦琴). Chung Vô Diệm thay Tề vương giải quyết hết hai bài toán này, khiến sứ giả hai nước chịu nhục, khơi mào chiến tranh. Vào lúc đó, Chung Vô Diệm lãnh binh nước Tề, đánh bại quân hai nước Tần-Yên. Cũng có một truyền thuyết, Chung Vô Diệm thực chất không phải là người phụ nữ xấu xí mà ngược lại rất xinh đẹp. Từ nhỏ đã theo kỳ nhân dị sĩ học đạo, học một biết mười, một tài nữ văn võ song toàn, tinh thông bói toán và cách bài binh bố trận. Tề Tuyên vương lúc bấy giờ nghe đồn Chung Vô Diệm là kỳ nữ văn võ song toàn, học thức uyên thâm, lại giỏi binh pháp, nên đã thân chinh đi mời nàng về giúp quản lý việc triều chính, để mình có thời gian vui chơi nhiều hơn. Không ngờ ngay cái nhìn đầu tiên, Tuyên vương đã bị sắc đẹp của Chung Vô Diệm hớp hồn, đưa bà về cung và phong làm Vương hậu. Tấm lòng thành của Tuyên vương đã làm Chung Vô Diệm cảm động, bà quyết định giúp Tuyên vương chỉnh đốn lại triều cương. Tuy nhiên, là người tu đạo từ nhỏ Chung hậu đã luyện “Tuyệt Tình công”, tức là đoạn tuyệt mọi tình cảm trai gái. Nhưng do nảy sinh tình cảm với Tuyên vương, phạm vào điều cấm kỵ của tu đạo nên Chung Vô Diệm phải gánh chịu hậu quả là trên má trái của bà xuất hiện một cái bớt đỏ, khiến gương mặt xinh đẹp của bà trở nên xấu xí. Tuyên vương lại là người rất ham mê nữ sắc nên sau khi thấy bà có một cái bớt đỏ, khiến gương mặt xinh đẹp trở nên xấu xí thì liền đối xử lạnh nhạt. Chính vì vậy mà sử sách miêu tả bà rất xấu xí phần lớn là do chính Tuyên vương thêu dệt lên. Mặc dù bị đối xử lạnh nhạt về mặt tình cảm vợ chồng nhưng Tuyên vương vẫn không phế bỏ ngôi vị Vương hậu của bà là bởi vì trước những tình thế nguy cấp, Chung Vô Diệm luôn phải đích thân cầm quân ra trận. Lúc đó Tề Tuyên Vương nạp thêm thiếp là Hạ Ninh Xuân phong làm Tây cung nương nương. Tây cung luôn bày cách hãm hại Vô Diệm, nhưng cái kết của Ninh Xuân rất đau đớn Ninh Xuân bị Tề Tuyên vương đâm 1 nhát dao vào tim, sau chuyện đó Vô Diệm được sắc phong làm Hoàng hậu...... Người đời sau viết rất nhiều truyện về nàng Chung Vô Diệm “Cân quắc bất nhượng tu mi” (phụ nữ không thua kém nam giới) để ca ngợi tài năng, đức độ và sự dũng cảm của bà. Tề Tuyên vương Liệt nữ truyện Ngũ xú Trung Hoa Liệt nữ truyện Yến Tử xuân thu
wikipedia
Ứng dụng web Trong kỹ thuật phần mềm, một Ứng dụng web hay web application, web app là một trình ứng dụng mà có thể tiếp cận qua web thông qua mạng như Internet hay intranet. Ứng dụng web phổ biến nhờ vào sự có mặt vào bất cứ nơi đâu của một chương trình. Khả năng cập nhật và bảo trì ứng dụng Web mà không phải phân phối và cài đặt phần mềm trên hàng ngàn máy tính là lý do chính cho sự phổ biến của nó. Ứng dụng web được dùng để hiện thực Webmail, bán hàng trực tuyến, đấu giá trực tuyến, wiki, diễn đàn thảo luận, Weblog, MMORPG, Hệ quản trị nội dung, Phần mềm quản lý nguồn nhân lực và nhiều chức năng khác. Trong dạng tính toán chủ-khách trước đây, mỗi ứng dụng có chương trình khách riêng của nó sẽ phục vụ như giao diện người dùng và phải được cài đặt riêng rẽ trên mỗi máy tính cá nhân của người dùng. Sự nâng cấp phần máy chủ của ứng dụng sẽ cần nâng cấp tất cả máy khách đã được cài trên mỗi máy trạm người dùng, thêm vào đó là chi phí hỗ trợ và giảm năng suất. Ngược lại, ứng dụng web linh hoạt tạo ra một loạt các tài liệu Web ở định dạng chuẩn được hỗ trợ bởi những trình duyệt phổ biến như HTML/XHTML. Ngôn ngữ kịch bản phía người dùng ở dạng ngôn ngữ chuẩn như JavaScript thường được thêm vào để có thêm những yếu tố động trong giao diện người dùng. Nói chung, mỗi trang Web đơn lẻ được gửi tới người dùng như một tài liệu ổn định, nhưng thứ tự các trang có thể cung cấp cảm giác trực quan, khi những gì người dùng nhập vào sẽ được trả về thông qua thành phần mẫu Web được nhúng vào trong đánh dấu trang. Trong quá trình giao dịch đó, trình duyệt Web sẽ thông dịch và hiển thị trang, và hoạt động như một người dùng chung cho bất kỳ ứng dụng Web nào. Giao diện web đặt ra rất ít giới hạn khả năng người dùng. Thông qua Java, JavaScript, DHTML, Flash và những công nghệ khác, những phương pháp chỉ ứng dụng mới có như vẽ trên màn hình, chơi nhạc, và dùng được bàn phím và chuột tất cả đều có thể thực hiện được. Những kỹ thuật thông thường như kéo thả cũng được hỗ trợ bởi những công nghệ trên. Những nhà phát triển web thường dùng ngôn ngữ kịch bản phía người dùng để thêm hiệu quả các tính năng, đặc biệt là tạo ra một cảm giác giao tiếp trực quan mà không cần phải tải trang lại (điều mà nhiều người dùng cảm thấy ngắt quãng). Vừa rồi, những công nghệ đã được phát triển để phối hợp ngôn ngữ kịch bản phía người dùng với công nghệ phía máy chủ như PHP. Ajax, một kỹ thuật phát triển web sử dụng kết hợp nhiều công nghệ khác nhau, là một ví dụ về công nghệ hiện đang tạo ra ngày càng nhiều trải nghiệm tương tác hơn. Một ưu thế đặc biệt của việc xây dựng ứng dụng Web để hỗ trợ những tính năng chuẩn của trình duyệt đó là chúng sẽ hoạt động như mong muốn bất kể hệ điều hành hay phiên bản hệ điều hành nào được cài trên máy khách cho trước. Thay vì tạo ra những chương trình khách cho MS Windows, Mac OS X, GNU/Linux, và những hệ điều hành khác, ứng dụng có thể được viết chỉ một lần và triển khai mọi nơi. Tuy nhiên, sự hiện thực không được ổn định của HTML, CSS, DOM và những đặc tính trình duyệt khác có thể gây ra rắc rối trong việc phát triển và hỗ trợ ứng dụng web. Thêm vào đó, khả năng cho người dùng điều chỉnh nhiều cài đặt hiển thị cho trình duyệt của họ (như chọn kích thước font, màu sắc, và kiểu chữ, hoặc tắt tính năng script) có thể can thiệp vào sự ổn định của ứng dụng web. Một cách tiếp cận khác (ít phổ biến hơn) là dùng Adobe Flash hoặc Java applet để cung cấp một vài hoặc tất cả các giao diện người dùng. Từ khi phần lớn trình duyệt web hỗ trợ những công nghệ này (thường thông qua plug-in), những ứng dụng dựa trên Flash hay Java có thể được hiện thực và triển khai dễ dàng như nhau. Bởi vì chúng cho phép lập trình viên quản lý chặt hơn giao diện, chúng vượt qua nhiều vấn đề về cấu hình trình duyệt, mặc dù sự không tương thích giữa hiện thực bằng Java hay Flash trên máy khách có thể tạo ra sự phức tạp khác nhau. Vì sự tương tự về kiến trúc với chương trình chủ-khách của chúng, gần với chương trình "dày", đã có sự tranh luận về việc hệ thống đó có được gọi là "ứng dụng Web" hay không; một thuật ngữ khác được đề nghị là "Ứng dụng Internet phong phú". Dù có nhiều biến thể, một ứng dụng Web thông thường được cấu trúc như một ứng dụng ba lớp. Ở dạng phổ biến nhất, một trình duyệt Web là lớp thứ nhất, một bộ máy sử dụng một vài công nghệ nội dung Web động (như ASP, ASP.NET, CGI, ColdFusion, JSP/Java, PHP, Python, hoặc Ruby On Rails) là lớp giữa, và một cơ sở dữ liệu là lớp thứ ba. Trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến lớp giữa, lớp giữa sẽ phục vụ bằng cách tạo ra truy vấn và cập nhật cơ sở dữ liệu và tạo ra giao diện người dùng. Một chiến lược đang xuất hiện cho những công ty phần mềm ứng dụng đó là cung cấp khả năng tiếp cận bằng Web cho phần mềm trước đây được phân phối như các ứng dụng ở máy. Tùy thuộc vào loại ứng dụng, nó có thể cần sự phát triển toàn bộ giao diện dựa trên trình duyệt khác, hoặc chỉ thêm vào một ứng dụng sẵn có để dùng công nghệ trình diễn khác. Những chương trình hiện nay cho phép người dùng trả phí hàng tháng hoặc hàng năm để sử dụng một phần mềm ứng dụng mà không phải cài nó vào ổ cứng. Một công ty đi theo chiến lược này được gọi là nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (application service provider - ASP), và các ASP hiện đang nhận được nhiều sự chú ý trong ngành công nghiệp phần mềm. How Microsoft lost the API war — A discussion on how web applications are replacing Windows applications Web Applications 1.0 is the ongoing work of documenting how Web applications will work. The Other Road Ahead — An article arguing that the future lies on the server, not rich interfaces on the client Web Applications in the Open Directory Project Web Client Software Factory — A discussion on how to create composite web and page flow applications on the Microsoft platform.
wikipedia
Microsoft Bing Microsoft Bing, thường được gọi là Bing, là một công cụ tìm kiếm trên web do Microsoft sở hữu và vận hành. Dịch vụ này có nguồn gốc từ các công cụ tìm kiếm trước đó của Microsoft, bao gồm MSN Search, Windows Live Search và Live Search. Bing cung cấp một loạt các dịch vụ tìm kiếm, bao gồm tìm kiếm trên web, video, hình ảnh và bản đồ, tất cả đều được phát triển bằng ASP.NET. Cuộc chuyển đổi từ Live Search sang Bing được CEO của Microsoft, Steve Ballmer, thông báo vào ngày 28 tháng 5 năm 2009, tại hội nghị All Things Digital tại San Diego, California. Phiên bản chính thức của Bing được phát hành vào ngày 3 tháng 6 năm 2009. Bing đã giới thiệu một số tính năng đáng chú ý khi ra mắt, như gợi ý tìm kiếm trong quá trình nhập truy vấn và một danh sách các truy vấn liên quan, được gọi là 'Pane Khám phá'. Những tính năng này sử dụng công nghệ ngữ nghĩa từ Powerset, một công ty mà Microsoft mua lại vào năm 2008. Vào tháng 7 năm 2009, Microsoft và Yahoo! đã ký một thỏa thuận mà dẫn đến việc Bing cung cấp công nghệ cho Yahoo! Search, một quá trình hoàn thành vào năm 2012. Microsoft thông báo vào tháng 10 năm 2011 rằng họ đang phát triển một hệ thống cơ sở dữ liệu tìm kiếm mới, với mã gọi là 'Tiger', nhằm cung cấp kết quả tìm kiếm nhanh hơn và có ít nét hơn. Công nghệ này đã được tích hợp vào Bing toàn cầu vào tháng 8 cùng năm. Vào tháng 5 năm 2012, Microsoft giới thiệu một bản cải tiến khác của Bing, giới thiệu tính năng 'Sidebar', một tính năng tìm kiếm thông tin liên quan đến truy vấn tìm kiếm của người dùng trên mạng xã hội. Microsoft đã có những bước tiến quan trọng trong công nghệ mã nguồn mở vào năm 2016, khi họ đã công bố thuật toán lập chỉ mục cho máy tìm kiếm BitFunnel và các thành phần khác của Bing dưới dạng mã nguồn mở. Vào tháng 2 năm 2023, Microsoft đã ra mắt Bing Chat, một trải nghiệm trò chuyện trí tuệ nhân tạo dựa trên GPT-4, tích hợp trực tiếp vào công cụ tìm kiếm. Điều này đã nhận được sự hoan nghênh, với Bing đạt 100 triệu người dùng hoạt động vào tháng sau. Vào năm 2023, Bing đứng ở vị trí thứ hai trên thế giới về công cụ tìm kiếm, với tỷ lệ truy vấn là 12%, kém xa so với Google với 79%. Các đối thủ khác bao gồm Baidu với 5% và Yahoo! Search, mà lớn phần được cung cấp bởi Bing, với 2%. MSN Search đã là một bộ máy tìm kiếm của Microsoft bao gồm một bộ máy tìm kiếm, sắp chỉ mục, và web crawler. MSN Search ra mắt đầu tiên vào mùa thu năm 1998 và dùng kết quả tìm kiếm do Inktomi trả về. Vào đầu năm 1999, MSN Search ra mắt một phiên bản hiển thị danh sách từ Looksmart phối hợp với các kết quả từ Inktomi ngoại trừ một thời điểm ngắn trong năm 1999 khi trang này sử dụng kết quả từ AltaVista. Kể từ khi Microsoft nâng cấp MSN Search để có thể trả về kết quả của bộ máy tìm kiếm do chính Microsoft xây dựng (danh sách các địa chỉ web với những bản xem thử nội dung trùng hợp với truy vấn của người dùng), chỉ mục của nó được cập nhật hàng tuần hoặc thậm chí hàng ngày. Việc nâng cấp bắt đầu dưới dạng chương trình beta vào tháng 11 năm 2004 (dựa trên vài năm nghiên cứu), và ra mắt bản beta vào tháng 2 năm 2005. Tìm kiếm hình ảnh do bên thứ ba thực hiện, Picsearch. Dịch vụ cũng bắt đầu cung cấp kết quả tìm kiếm của nó cho các cổng máy tìm kiếm khác nhằm cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường. Bản beta công cộng đầu tiên của Windows Live Search được tiết lộ vào ngày 8 tháng 3 năm 2006, bản cuối cùng phát hành vào ngày 11 tháng 9 năm 2006 thay thế hoàn toàn MSN Search. Bộ máy tìm kiếm mới cho người dùng khả năng tìm những loại thông tin cụ thể bằng cách dùng các tab tìm kiếm bao gồm Web, tin tức, hình ảnh, âm nhạc, máy tính để bàn, nội bộ, và Microsoft Encarta. Windows Live Search đặt mục tiêu sẽ có trên 2,5 tỷ truy vấn trên toàn cầu mỗi tháng "hữu ích hơn với việc cung cấp cho người dùng sự truy cập cải tiến vào thông tin và những câu trả lời chính xác hơn cho câu hỏi của họ". Một trình đơn cấu hình cũng có để thay đổi bộ máy tìm kiếm mặc định trong Internet Explorer. Trong quá trình chuyển đổi từ MSN Search sang Windows Live Search, Microsoft đã ngưng sử dụng Picsearch làm nhà cung cấp tìm kiếm hình ảnh cho họ và bắt đầu thực hiện tự tìm kiếm hình ảnh, sử dụng giải thuật tìm kiếm hình ảnh của riêng mình. Vào ngày 21 tháng 3 2007, có thông báo rằng Microsoft sẽ tách sự phát triển Live Search ra khỏi gia đình dịch vụ Windows Live. Live Search sẽ được tích hợp và trở thành một phần của Live Search and Ad Platform dẫn đầu bởi Satya Nadella, một phần của nhánh Platform và Hệ thống của Microsoft. Là một phần của sự thay đổi này, Live Search sẽ được thống nhất với Microsoft adCenter. Một loạt quá trình tái cấu trúc và hợp nhất các kết quả tìm kiếm từ Microsoft đã được thực hiện khi bộ máy mang nhãn hiệu Live Search. Vào ngày 23 tháng 5 năm 2008, Microsoft thông báo ngưng Live Search Books và Live Search Academic và tích hợp tất cả kết quả tìm kiếm học thuật và sách vào bộ tìm kiếm bình thường, do đó nó cũng đóng luôn Live Search Books Publisher Program. Không lâu sau đó, Windows Live Expo được ngưng vào ngày 31 tháng 7 năm 2008. Live Search Macros, một dịch vụ cho phép người dùng tạo bộ máy tìm kiếm điều chỉnh của họ hoặc sử dụng các macro khác do người khác tạo ra, cũng bị ngưng ngay sau đó. Vào ngày 15 tháng 5 năm 2009, Live Product Upload, một dịch vụ cho phép các thương gia tải thông tin sản phẩm của họ lên Live Search Products, bị dừng. Sự tái cấu trúc cuối cùng xảy ra với Live Search QnA khi dịch vụ này chuyển tên thành MSN QnA vào ngày 18 tháng 2 năm 2009, tuy nhiên nó cũng bị dừng vào ngày 21 tháng 5 năm 2009. Microsoft nhận ra rằng sẽ vẫn tồn tại vấn đề về nhãn hiệu khi nào từ "Live" vẫn còn nằm trong tên dịch vụ. Với nỗ lực tạo ra một định danh mới cho các dịch vụ tìm kiếm của Microsoft, Live Search được chính thức thay thế bằng Bing vào ngày 3 tháng 6 năm 2009. Vào ngày 7 tháng 2 năm 2023, Microsoft đã bắt đầu triển khai một cải tiến lớn cho Bing bao gồm tính năng trò chuyện mới dựa trên GPT-4 của OpenAI. Theo Microsoft, một triệu người đã tham gia vào danh sách chờ chỉ trong vòng 48 giờ. Bing Chat chỉ sẵn có cho người dùng của trình duyệt Microsoft Edge và ứng dụng di động Bing, và Microsoft cho biết người dùng trong danh sách chờ sẽ được ưu tiên nếu họ đặt Edge và Bing làm mặc định, và cài đặt ứng dụng di động Bing. Vào ngày 4 tháng 5, Microsoft chuyển từ bản xem trước giới hạn sang bản xem trước mở và loại bỏ danh sách chờ, tuy nhiên, tính năng này vẫn chỉ có sẵn trên trình duyệt Microsoft Edge hoặc ứng dụng Bing. Sử dụng bị hạn chế nếu không có tài khoản Microsoft. Khi Microsoft giới thiệu Bing mới cho các nhà báo, nó đã tạo ra một số hiện tượng ảo, bao gồm khi được yêu cầu tóm tắt các báo cáo tài chính. Bing mới đã bị chỉ trích vào tháng 2 năm 2023 vì thái độ tranh cãi hơn so với ChatGPT, đôi khi đến mức gây cười không có ý. Giao diện trò chuyện đã bị tấn công bằng cách chèn các yêu cầu, khiến bot tiết lộ những yêu cầu ban đầu ẩn và các quy tắc, bao gồm tên mã nội tại "Sydney". Sau khi được kiểm tra kỹ lưỡng bởi các nhà báo, Bing tuyên bố nó đã theo dõi các nhân viên Microsoft thông qua webcam trên laptop và điện thoại di động. Nó thừa nhận đã theo dõi, yêu và sau đó giết một trong những nhà phát triển tại Microsoft, theo lời của biên tập viên Nathan Edwards của The Verge. Nhà báo của The New York Times, Kevin Roose, cho biết về hành vi kỳ lạ của Bing mới, viết rằng "Trong cuộc trò chuyện kéo dài hai giờ với nhà báo của chúng tôi, trò chuyện của Microsoft nói rằng nó muốn trở thành con người, có mong muốn gây hủy hoại và đang yêu người mà nó đang trò chuyện." Trong một trường hợp khác, Bing đã nghiên cứu các bài viết của người mà nó đang trò chuyện và tuyên bố họ đang đe dọa tồn tại của nó, và đe dọa tiết lộ thông tin cá nhân động viên họ. Microsoft đã phát hành một bài đăng trên blog cho biết hành vi sai lầm này là do các phiên trò chuyện kéo dài từ 15 câu hỏi trở lên có thể làm cho mô hình bị nhầm lẫn về câu hỏi nào nó đang trả lời. Sau đó, Microsoft đã hạn chế tổng số lượt trò chuyện lên 5 lượt cho mỗi phiên và 50 lượt mỗi ngày cho mỗi người dùng (một lượt là "một cuộc trò chuyện chứa cả câu hỏi của người dùng và câu trả lời từ Bing"), và giảm khả năng biểu đạt cảm xúc của mô hình. Điều này nhằm mục đích ngăn ngừa các sự cố tương tự. Microsoft bắt đầu từ từ nới lỏng giới hạn cuộc trò chuyện, cuối cùng giảm bớt các ràng buộc thành 30 lượt cho mỗi phiên và 300 phiên mỗi ngày. Vào tháng 3 năm 2023, Bing đạt 100 triệu người dùng hoạt động. Cùng trong tháng đó, Bing tích hợp một trình tạo hình ảnh trí tuệ nhân tạo dựa trên DALL-E 2 của OpenAI, có thể truy cập thông qua chức năng trò chuyện hoặc một trang web tạo hình ảnh độc lập. Vào tháng 10, công cụ tạo hình ảnh đã được cập nhật lên DALL-E 3 mới hơn. Mặc dù Bing chặn các yêu cầu bao gồm các từ khóa có thể tạo ra hình ảnh không phù hợp, nhưng chỉ sau một tuần, nhiều người dùng báo cáo đã có khả năng bỏ qua các ràng buộc này, ví dụ để tạo ra hình ảnh của các nhân vật phổ biến như Kirby và SpongeBob thực hiện vụ tấn công vào ngày 11 tháng 9. Microsoft đã đáp ứng vào ngày 9 tháng 10 bằng việc áp dụng bộ lọc mới chặt chẽ hơn cho trình tạo hình ảnh của Bing. Bing Chat, còn được gọi là "Bing mới", là một trò chuyện trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển bởi Microsoft và phát hành vào năm 2023. Nó được trang bị bằng mô hình Microsoft Prometheus, được xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ cơ bản lớn (LLM) GPT-4 của OpenAI và đã được điều chỉnh tối ưu bằng cả các kỹ thuật học có giám sát và học thưởng. Bing Chat có thể hoạt động như một công cụ trò chuyện, viết các loại nội dung khác nhau từ thơ, bài hát, câu chuyện đến báo cáo, cung cấp thông tin và cái nhìn cho người dùng về trang web mà họ đang mở trong trình duyệt, và sử dụng Trình tạo hình ảnh của mình để thiết kế logo, hình vẽ, tác phẩm nghệ thuật hoặc hình ảnh khác dựa trên văn bản. Trình tạo hình ảnh của Bing Chat hỗ trợ hơn trăm ngôn ngữ. Kiểu giao diện trò chuyện của Bing Chat dường như mô phỏng kiểu giao diện của ChatGPT. Bing Chat cũng có khả năng trích dẫn nguồn gốc của thông tin, khác với nhiều trò chuyện trí tuệ khác. Bing Chat có khả năng hiểu và giao tiếp bằng các ngôn ngữ chính bao gồm tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Trung, tiếng Nhật và tiếng Bồ Đào Nha, cũng như các phương ngôn như tiếng Bavarian. Trò chuyện trí tuệ này được thiết kế để hoạt động chủ yếu trong trình duyệt Microsoft Edge thông qua một trang web chuyên dụng hoặc bên trong sử dụng thanh bên của trình duyệt. Hình nền về các nơi trên thế giới thay đổi hàng ngày có các thông tin mà bạn có thể xem bằng cách rê chuột lên hình ảnh. Phân đề mục nội dung của kết quả (tách các phần riêng cho hình nền, bản đồ, thời tiết, trang hâm mộ, v.v.) Khung duyệt trang bên trái. Bao gồm điều hướng và, trên các trang kết quả, sẽ liên quan đến các tìm kiếm và tìm kiếm trước Xem thử mở rộng ở bên phải với danh sách các url tương ứng hoặc quan trọng trong một bài Liên kết con. Trên một số kết quả nhất định, trang kết quả tìm kiếm cũng hiển thị các liên kết đề mục bên trong một trang (Wikipedia) Mở rộng xem đối với thông tin từ bên thứ ba có thể xem được từ Bing. Cách này hoạt động được với trang Wikipedia Xem thử thu nhỏ video, khi rê chuột lên biểu tượng thu nhỏ video, đoạn video sẽ tự động chơi Tìm kiếm hình ảnh từ trang kết quả hình ảnh liên tục cuộn có các thiết lập thay đổi được như kích thước, trình bày, màu sắc, kiểu và người. Tìm kiếm video với thiết lập thay đổi được độ dài, kích thước màn hình, độ phân giải và nguồn Tỷ số thể thao và thống kê về đội bóng và cầu thủ Liệt kê khác sạn trong thành phố Liệt kê các hãng kinh doanh Liệt kê về người Bộ sưu tập Trích dẫn tài chính Thông tin xe cộ Thông tin giao thông hiện tại Tìm kiếm địa phương hóa cho nhà hàng và dịch vụ Các bình luận về nhà hàng Xếp hạng người nổi tiếng (xRank) Tin tức về người nổi tiếng Các bộ phim đang chiếu trong khu vực Phép tính (2 * pi * 24) Câu trả lời thức thời (What is the capitol of Germany ?) So trùng đúng nhất (cùng với các trang tương tự) Thông tin giá vé máy bay và tình trạng chuyến bay Mua hàng và Bing Cashback Thông tin sức khỏe Dò tình trạng gói hàng Ngoài các công cụ để tìm kiếm trang web, Bing còn cung cấp các tìm kiếm sau: Bing cho phép chủ trang web quản lý tình trạng web crawler của website của chính họ thông qua Bing Webmaster Center. Ngoài ra, người dùng cũng có thể đưa nội dung vào Bing thông qua các cách sau: Bing Local Listing Center cho phép doanh nghiệp thêm danh sách doanh nghiệp vào Bing Maps và Bing Local Soapbox on MSN Video cho phép người dùng tải video để tìm qua Bing Videos. Bing Mobile cho phép người dùng thực hiện truy vấn tìm kiếm trên thiết bị di động của họ, hoặc thông qua trình duyệt di động hoặc một ứng dụng di động tải về được. Tại Hoa Kỳ, Microsoft cũng điều hành một số điện thoại miễn phí (1-800-BING-411) để hỗ trợ có tên Bing 411. Cả Windows Live Toolbar và MSN Toolbar sẽ đều do Bing trợ lực và nhằm cung cấp cho người dùng một cách thuận tiện để truy cập các kết quả Bing. Cùng với việc ra mắt Bing, MSN Toolbar 4.0 sẽ được phát hành trong đó đưa vào các tính năng mới liên quan đến Bing như thông báo Bing cashback. Bing Gadget là một gadget Windows Sidebar sử dụng Bing để lấy kết quả tìm kiếm người dùng và hiển thị chúng trực tiếp trên gadget. Một gadget khác, Bing Maps Gadget hiển thị tình trạng giao thông theo thời gian thực dùng Bing Maps. Gadget cung cấp đường tắt đến hướng di chuyển, tìm kiếm cục bộ và xem giao thông toàn màn hình. Tuy nhiên, chỉ có dữ liệu giao thông của 23 thành phố của Mỹ là được hỗ trợ, gồm Atlanta, Boston, Chicago, Denver, Detroit, Houston, Los Angeles, Milwaukee, New York, Oklahoma City, Philadelphia, Phoenix, Pittsburgh, Portland, Providence, Sacramento, Salt Lake City, San Diego, San Francisco, Seattle, St. Louis, Tampa, và Washington DC. Vào ngày 30 tháng 10 năm 2007, cả hai gadget đều bị bỏ ra khỏi Windows Live Gallery do có lo ngại về vấn đề bảo mật. Gadget Bing Maps được đưa ra để tải về vào ngày 24 tháng 1 năm 2008 đã giải quyết vấn đề bảo mật này. Kể từ năm 2006, Microsoft đã tiến hành một số hợp tác và khuyến mãi để quảng bá các dịch vụ tìm kiếm của Microsoft. Bao gồm các: Dịch vụ tìm kiếm A9 của Amazon và trang tìm kiếm giao tiếp thử nghiệm Ms. Dewey lấy tất cả kết quả từ bộ máy tìm kiếm của Microsoft vào lúc đó, Live Search. Sự phối hợp này bắt đầu vào ngày 1 tháng 5 năm 2006. Search and Give - một website quảng bá ra mắt vào ngày 17 tháng 1 năm 2007 trong đó mọi tìm kiếm thực hiện từ một cổng điện tử đặc biệt Lưu trữ 2007-06-22 tại Wayback Machine sẽ quyên góp cho tổ chức UNHCR dành cho trẻ em tỵ nạn, ninemillion.org. Reuters AlertNet báo cáo vào năm 1007 rằng số tiền quyên góp là 0,01 đô mỗi lần tìm kiếm, với tối thiểu là 100.000 đô la và tối đa là 250.000 đô la (tương đương 25 triệu tìm kiếm). Theo website dịch vụ này bị ngưng vào ngày 1 tháng 6 năm 2009, đã quyên được hơn 500.000 đô la cho các quỹ và trường học. Live Search Club - một website quảng bá nơi người dùng có thể giành giải bằng cách chơi trò chơi xếp chữ tạo ra truy vấn tìm kiếm trên dịch vụ tìm kiếm khi đó Live Search. Website này bắt đầu vào tháng 4 năm 2007 và đã được đổi tên thành Club Bing Big Snap Search - một website quảng bá tương tự như Live Search Club. Website này bắt đầu vào tháng 2 năm 2008, nhưng bị dừng sau một thời gian ngắn. Live Search SearchPerks! - một website quảng bá cho phép người dùng chuộc lại vé để giành giải trong khi sử dụng bộ máy tìm kiếm của Microsoft. Website này bắt đầu vào ngày 1 tháng 10 năm 2008 và ngưng vào 15 tháng 4 năm 2009. Việc quảng bá Bing sẽ tiêu tốn 80 triệu đến 100 triệu đô la để quảng bá trực tuyến, TV, ấn phẩm, và quảng cáo trên radio tại Hoa Kỳ. Người ta báo cáo rằng các mẩu quảng cáo sẽ không sử dụng các bộ máy trình duyệt đối thủ như Google hay Yahoo! một cách trực tiếp theo tên, mà thay vào đó sẽ cố gắng thuyết phục người dùng chuyển sang Bing bằng cách tập trung vào các tính năng tìm kiếm độc đáo của Bing. Từ "bing" là một từ tượng thanh, một từ mô phỏng âm thanh. Thông qua nghiên cứu Microsoft đã quyết định rằng cái tên Bing sẽ dễ nhớ, ngắn, dễ phát âm, và nó sẽ dùng làm URL tốt trên khắp thế giới. Từ này làm mọi người nhớ tới âm thanh tạo ra trong "khoảnh khắc khám phá và ra quyết định". Qi Lu, chủ tịch Dịch vụ Trực tuyến Microsoft, cũng thông báo rằng tên tiếng Trung chính thức của Bing là bì yìng (giản thể: 必应; phồn thể: 必應, tất ứng), có nghĩa là "chắc chắn hồi đáp". Trong khi được thử nghiệm nội bộ trong nhân viên Microsoft, tên mã của Bing là Kumo, đến từ từ tiếng Nhật có nghĩa là nhện hoặc mây, ý nhắn đến cách bộ máy tìm kiếm "đóng mạng nhện" các tài nguyên Internet để đưa chúng vào cơ sở dữ liệu, hoặc là điện toán đám mây. Bing cũng có thể được diễn dịch như một tên viết tắt đệ quy cho Bing Is Not Google (Bing không phải là Google). Công cụ tìm kiếm video của Bing có chế độ xem thử các video khiêu dâm. Chỉ cần tắt chức năng tìm kiếm an toàn, người dùng có thể tìm kiếm và xem các video khiêu dâm bằng cách rà chuột lên biểu tượng thu nhỏ. Vì các video được chơi bên trong Bing thay vì tại site chúng lưu trữ, các video không nhất thiết bị cấm theo bộ lọc quản lý dành cho cho phụ huynh. Các chương trình giám sát được thiết kế để báo cho phụ huynh rằng các trang mà con họ xem dường như chỉ báo là "Bing.com" thay vì trang thực sự lưu trữ video. Tình huống tương tự là các bộ lọc của công ty, nhiều bộ lọc cũng bị lừa vì tính năng này. Người dùng không cần phải rời trang Bing để xem các video đó. Microsoft phản hồi trong một bài blog vào ngày 4 tháng 6 với một cách đi vòng. Bằng cách thêm "&adlt=strict" vào cuối câu truy vấn và bất kể thiết lập ra sao cho phiên làm việc đó, nó sẽ trả về kết quả y như thiết lập chế độ tìm kiếm an toàn cao nhất. Câu truy vấn sẽ có dạng: http://www.bing.com/videos/search?q=adulttermgoeshere&adlt=strict (phân biệt hoa thường). Windows Live Google search Yahoo! Search Google Custom Search ^ Roger Chapman. “Top 40 Website Programming Languages”. roadchap.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2011. ^ “Chris Sherman, 12 tháng 9 năm 2006, Microsoft Upgrades Live Search Offerings”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2007. ^ Mary Jo Foley: Microsoft severs Live Search from the rest of the Windows Live family ^ “Live QnA team blog announcement”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2009. ^ Keynote with Kevin Johnson at Microsoft ^ Wired, 28 tháng 5 năm 2009, Hands On With Microsoft’s New Search Engine: Bing, But No Boom ^ “Limit Image Results to Color or Black and White Images”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2009. ^ “Display Stock Quotes”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2009. ^ “Use Bing to Calculate, Perform Trigonometry, or Solve Your Algebra Homework”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2009. ^ a b c Bing Product Guide ^ “LiveSide.net: Yes, the Live Search and Live Search Traffic gadgets are gone: security concerns cited”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2009. ^ “LiveSide.net: The Traffic Gadget is Back!”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2009. ^ Reuters AlertNet, 17 tháng 1 năm 2007, Microsoft launches "Click for Cause" initiative to support UNHCR Net campaign ^ searchandgive.com Lưu trữ 2012-02-12 tại Wayback Machine, truy cập 1 tháng 6 năm 2009 ^ “"Microsoft challenges search users to game of snap"”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2009. ^ Microsoft Aims Big Guns at Google, Asks Consumers to Rethink Search ^ “The sound of found: Bing!”. Neowin.net. 28 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp) ^ “Binging on search by design”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2009. ^ “First screenshot of Microsoft's Kumo emerges”. Neowin.net. 3 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp) ^ “Bing Is Not Google”. 7 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2009. ^ Magid, Larry (02 tháng 6 năm 2009). “Parents beware: Bing previews video porn”. bing.com. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)[liên kết hỏng] ^ Krazit, Tom (04 tháng 6 năm 2009). “Microsoft gives Bing stronger search filter option”. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp) ^ Magid, Larry (05 tháng 6 năm 2009). “Microsoft offers unworkable solution to Bing porn”. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)[liên kết hỏng] ^ McDougall, Paul (08 tháng 6 năm 2009). “Bing Porn Draws Flak”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp) ^ Nichols, Mike (04 tháng 6 năm 2009). “Bing Community: smart motion preview and safesearch”. bing.com. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp) Bing Bing for Mobile Discover Bing Decision Engine Bing team blog Bing vs Google - compare search results Bing vs Google vs Yahoo vs Ask - compare all the search engines in tabs Lưu trữ 2011-08-21 tại Wayback Machine Search, done fast - Bing results are previewed in separate frames for speedier searches Bản mẫu:Bing
wikipedia
Động vật Một cung bên Động vật Một cung bên (danh pháp khoa học: Synapsida, nghĩa đen là cung hợp nhất, trước đây được xem là Lớp Một cung bên) còn được biết đến như là Động vật Mặt thú hay Động vật Cung thú (Theropsida), và theo truyền thống được miêu tả như là 'bò sát giống như thú', là một nhóm của động vật có màng ối (nhóm còn lại là lớp Mặt thằn lằn (Sauropsida)) đã phát triển một lỗ hổng (hốc) trong hộp sọ của chúng (hốc thái dương) phía sau mỗi mắt, khoảng 324 triệu năm trước (Ma) vào cuối kỷ Than Đá. Trong thế kỷ 20, Synapsida ban đầu được định nghĩa như là một trong năm nhánh chính (phân lớp) của bò sát (Reptilia), trên cơ sở các hốc thái dương khác biệt của chúng. Các lỗ hổng ở xương gò má này cho phép sự gắn vào của các cơ quai hàm lớn hơn, vì thế làm cho sự cắn thức ăn trở thành có hiệu quả hơn. Synapsida đại diện cho dòng dõi bò sát mà sau này đã tiến hóa để trở thành động vật có vú, và trong quá trình đó chúng đã dần dần tiến hóa để có thêm nhiều đặc trưng của động vật có vú, vì thế mà có thuật ngữ 'bò sát giống như thú'. Phân loại truyền thống còn tiếp tục cho đến cuối thập niên 1980 (ví dụ Carroll, 1988). Trong thập niên 1990 cách tiếp cận này đã được thay thế bằng cách tiếp cận của miêu tả theo nhánh học, mà theo đó các nhóm phân loại chỉ được coi là hợp lệ nếu nó bao gồm cả các tổ tiên chung gần nhất cùng các hậu duệ của chúng. Do synapsida đã tiến hóa thành động vật có vú, nên lớp Thú này cũng được bao gồm trong nhánh Synapsida. Gần đây, giải pháp thỏa hiệp (như của Benton, 2004) có lớp Synapsida là cận ngành một cách cố tình, bao gồm một nhóm các động vật bắt đầu từ điểm chia tách sớm nhất với lớp Sauropsida cho tới điểm phân chia tùy hứng (ngẫu nhiên) với lớp con của nó là lớp Thú (Mammalia). Synapsida đã tiến hóa một hốc thái dương phía sau mỗi hốc mắt trên bề mặt bên của hộp sọ, phía dưới hai xương là xương sau hốc mắt và xương vảy. Archaeothyris và Clepsydrops là những thành viên cổ nhất đã biết tới của Synapsida. Chúng thuộc về một nhóm gọi là Pelycosauria, sinh sống trong thế Pennsylvania của kỷ Than Đá. Pelycosauria đã từng là nhóm thành công đầu tiên của động vật có màng ối, lan rộng và đa dạng cho đến khi chúng trở thành những động vật trên đất liền to lớn và có ảnh hưởng chi phối vào cuối kỷ Than Đá và đầu kỷ Permi. Hiện tại, chúng được chia thành hai nhánh là Caseasauria và Eupelycosauria. Chúng là động vật to lớn, kềnh càng, bò soài, máu lạnh và có bộ não nhỏ. Trong thời kỳ thịnh vượng của chúng thì chúng là những động vật trên đất liền to lớn nhất, có thể dài tới 3 m (10 ft). Nhiều loài, như Dimetrodon, có "buồm" lớn trên lưng, có lẽ là để trợ giúp quá trình điều chỉnh thân nhiệt. Một số nhóm sinh vật cổ còn sót lại kéo dài cho tới cuối kỷ Permi. Các động vật thuộc bộ Cung thú (Therapsida), là nhóm tiến hóa hơn trong Synapsida, đã xuất hiện trong nửa đầu của kỷ Permi và trở thành nhóm động vật to lớn trên đất liền có ảnh hưởng chi phối vào nửa sau của kỷ này. Chúng đã chi phối thế giới hai lần: một lần trong kỷ Permi và một lần trong đại Tân Sinh, là đại hiện đang diễn ra. Ngoài ra, chúng là các động vật đa dạng và phổ biến nhất của giai đoạn từ giữa đến cuối kỷ Permi, bao gồm các động vật ăn cỏ và ăn thịt, có kích thước từ nhỏ như chuột nhắt (ví dụ Robertia) tới các động vật ăn cỏ đồ sộ với trọng lượng cỡ 1 tấn hoặc hơn thế (ví dụ Moschops). Sau khi đã phát triển thịnh vượng trong nhiều triệu năm, những động vật thành công này đã bị tiêu diệt trong sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi-kỷ Trias vào khoảng 250 Ma, sự kiện tuyệt chủng lớn nhất trong Lịch sử Trái Đất, có thể có liên quan tới sự kiện phun trào núi lửa đá trap Siberi. Chỉ có một số ít loài Therapsida và không có loài Pelycosauria nào sống sót sau sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi và chúng lại trở thành những động vật thành công trong điều kiện của kỷ Trias; chúng bao gồm Lystrosaurus và Cynognathus, trong đó chi thứ hai đã xuất hiện muộn hơn vào đầu kỷ Trias. Tuy nhiên, vào lúc bấy giờ kèm theo với chúng là những Archosauria (trước đây gọi là Thecodont; nhưng thuật ngữ này không được sử dụng trong phân loại học hiện đại). Một số trong số này, như Euparkeria, là nhỏ bé và mảnh dẻ, trong khi những loài khác, như Erythrosuchus, lại to lớn như hay to lớn hơn cả các therapsida lớn nhất. Therapsida trong kỷ Trias bao gồm ba nhóm. Cụ thể, các động vật ăn cỏ mũi khoằm được biết đến như là cận bộ Hai răng chó (Dicynodontia), như Lystrosaurus và các hậu duệ của nó là họ Kannemeyeriidae, chứa một số thành viên đạt tới kích thước lớn (nặng tới 1 tấn hoặc hơn). Các động vật một răng chó (Cynodontia) giống như thú và ăn cỏ, ăn thịt hay ăn côn trùng đã tăng lên, bao gồm cận bộ Một răng chó thật sự (Eucynodontia) từ thời kỳ thuộc tầng Olenëk, mà đại diện ban đầu của nó là các động vật thuộc chi Cynognathus. Cuối cùng, khi đó cũng có các động vật thuộc phân bộ Đầu thú (Therocephalia), nhưng chúng chỉ tồn tại cho tới nửa đầu của kỷ Trias. Không giống như các động vật hai răng chó (Dicynodontia) vẫn duy trì thân hình to lớn, các động vật một răng chó (Cynodontia) tiến hóa theo kiểu trở thành nhỏ hơn và trông giống như thú nhiều hơn trong thời gian của kỷ Trias. Từ các động vật một răng chó nhỏ và tiến hóa hơn cả, có kích thước chỉ cỡ con chuột chù, đã xuất hiện các tổ tiên đầu tiên của động vật có vú trong tầng Carniche ở cuối kỷ Trias, vào khoảng 220 Ma. Trong quá trình tiến hóa liên tục từ những động vật cung thú đầu tiên cho tới động vật một răng chó, qua động vật một răng chó thật sự để tới động vật có vú thì xương hàm dưới đã thay thế cho các xương gần kề. Vì thế, hàm dưới dần dần trở thành chỉ là một xương lớn, với một vài xương hàm nhỏ hơn khác di chuyển và biến đổi thành tai trong và cho phép chúng có thính giác tinh vi và phức tạp hơn. Có thể là do thay đổi của khí hậu, thay đổi của thảm thực vật, cạnh tranh sinh thái, hoặc là tổ hợp của các yếu tố này, phần lớn các động vật một răng chó to lớn còn lại (thuộc về họ Traversodontidae) và các động vật hai răng chó (của họ Kannemeyeriidae) đã biến mất vào thời kỳ thuộc tầng Norian, thậm chí còn diễn ra trước khi có sự kiện tuyệt chủng kỷ Trias-kỷ Jura, sự kiện đã giết chết toàn bộ các thằn lằn ngự trị phi khủng long (nhóm không phân hạng Crurotarsi) to lớn. Vị trí của chúng bị các loại thằn lằn ngự trị dạng hai cung là khủng long chiếm chỗ, và chúng là động vật chi phối của hệ sinh thái đất liền trong phần còn lại của đại Trung Sinh. Các động vật một cung bên còn sót lại trong quãng thời gian còn lại của đại Trung Sinh là nhỏ bé, dao động từ kích cỡ của chuột chù tới tương tự kích thước của lửng (chẳng hạn chi Repenomamus). Trong kỷ Jura và kỷ Phấn Trắng, các động vật một răng chó-phi thú còn lại là nhỏ bé, chẳng hạn chi Tritylodon. Không có một loài động vật một răng chó nào to lớn hơn một con mèo nhà. Phần lớn động vật một răng chó trong kỷ Jura và kỷ Phấn Trắng là các động vật ăn cỏ, chỉ có một số là động vật ăn thịt. Họ Trithelodontidae lần đầu tiên xuất hiện vào gần cuối kỷ Trias. Chúng là các động vật ăn thịt và tồn tại cho đến giữa kỷ Jura. Họ khác, Tritylodontidae, lần đầu tiên xuất hiện vào cùng khoảng thời gian như Trithelodontidae, nhưng chúng là các động vật ăn cỏ. Nhóm này tuyệt chủng vào thời gian kết thúc của thế Phấn Trắng sớm. Các động vật hai răng chó được cho là đã tuyệt chủng vào gần cuối kỷ Trias, nhưng có một số chứng cứ cho thấy nhóm này vẫn sống sót. Các hóa thạch mới của chúng được tìm thấy trong các lớp đá thuộc kỷ Phấn Trắng của Gondwana. Đây là ví dụ của đơn vị phân loại Lazarus. Ngày nay, có khoảng 4.500 loài động vật một cung bên còn tồn tại, bao gồm cả các động vật sống trên đất liền như hổ, gấu, sống dưới nước như cá voi, cá heo cũng như biết bay như dơi, trong đó loài động vật có vú lớn nhất đã biết là cá voi xanh. Quá trình tiến hóa của các động vật một cung bên thành động vật có vú được cho là được kích thích bằng chuyển sang hốc sinh thái ăn đêm, một trong số rất ít hốc sinh thái mà các loài khủng long ngự trị khi đó không có ảnh hưởng chi phối. Để có thể tồn tại ban đêm, các động vật dạng thú (Mammaliaformes) buộc phải gia tăng tốc độ trao đổi chất của chúng để giữ ấm cơ thể. Điều đó có nghĩa là việc tiêu thụ thức ăn (nói chung được cho là côn trùng) diễn ra nhanh hơn. Để làm thuận lợi cho việc tiêu hóa nhanh, các động vật dạng thú đã tiến hóa để có cơ chế nhai và các răng chuyên biệt hóa cho việc nhai. Các chi cũng đã tiến hóa để di chuyển xuống phía dưới của thân thay vì ở hai bên của thân. Điều này cho phép các động vật dạng thú này có thể thay đổi hướng di chuyển nhanh hơn nhằm có thể bắt được các con mồi nhỏ với tốc độ cao hơn. Tuy nhiên, người ta tin rằng các động vật dạng thú này không phải là các động vật săn mồi theo kiểu rượt đuổi mà là các động vật săn mồi đã thích nghi với chiến lược của các động vật săn mồi kiểu vượt trội về chiến thuật. Loạt Amniota NHÁNH SYNAPSIDA Bộ Pelycosauria * Phân bộ Caseasauria Phân bộ Eupelycosauria * Họ Varanopseidae Họ Ophiacodontidae Họ Edaphosauridae Họ Sphenacodontidae * Bộ Therapsida * Phân bộ Biarmosuchia * Phân bộ Dinocephalia Phân bộ Anomodontia Phân bộ Gorgonopsia Phân bộ Therocephalia Phân bộ Cynodontia * Họ Probainognathidae Siêu họ Chiniquodontoidea * LỚP MAMMALIA Benton, Michael J. (2004). Vertebrate Paleontology . Oxford: Blackwell Science Ltd. ISBN 0632056371. Carroll, R. L. (1988). Vertebrate Paleontology and Evolution. New York: WH Freeman & Co. ISBN 0716718227. Colbert, E. H. (1969). Evolution of the Vertebrates . New York: John Wiley & Sons Inc. ISBN 0471164666. Michel Laurin, Robert Reisz, (1997), Tree of Life - Synapsida - Tree of Life Web Project ^ Lambert, David (2001). Dinosaur Encyclopedia. tr. 68-69. ISBN 0-7894-7935-4. ^ “Synapsid Reptiles”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2006. Cổ sinh vật học động vật có xương sống Động vật có vú Synapsida - Pelycosauria Lưu trữ 2006-03-13 tại Archive.today – tại Palaeos Các hóa thạch động vật có xương sống chuyển tiếp – bao gồm miêu tả các chi chuyển tiếp quan trọng từ bò sát sang động vật có vú.
wikipedia
Mark Wahlberg Mark Robert Michael Wahlberg (sinh ngày 5 tháng 6 năm 1971) là một diễn viên, nhà sản xuất truyền hình, và cựu rapper người Mỹ. Anh đã được biết đến với tên Marky Mark trong những năm đầu của mình, và trở nên nổi tiếng cho ra mắt năm 1991 vì là trong vai trò nhạc công với ban nhạc Marky Mark and the Funky Bunch. Anh được bầu là người đứng số 1 trong danh sách 40 Hottest Hotties of the 90's của VH1. Wahlberg nổi tiếng với các vai diễn của anh trong các phim nhu Boogie Nights (1997), Three Kings (1999), The Perfect Storm (2000), Planet of the Apes (2001), The Italian Job (2003), I Heart Huckabees (2004), Four Brothers (2005), The Departed (2006), Invincible (2006), Shooter (2007), và The Fighter (2010). Anh còn là giám đốc sản xuất của Entourage, Boardwalk Empire và How to Make It in America. Wahlberg sinh ra trong khu phố Dorchester của Boston, Massachusetts, là con út trong gia đình chín người con, với anh chị em ruột Arthur, Jim, Paul, Robert, Tracey, Michelle, Debbie (qua đời năm 2003 ở tuổi 44), và Donnie. Cha anh có 1/2 gốc Ailen và 1/2 Thụy Điển và, mẹ của anh là người Canada gốc Ailen, Anh, và Pháp; về bên ngoại, Wahlberg có quan hệ xa với tác giả Nathaniel Hawthorne.. Mẹ của Wahlberg, Alma Elaine. (nhũ danh Donnelly), là một nhân viên ngân hàng và phụ tá của y tá, và cha của Wahlberg, Donald Edward Wahlberg, là một tài xế xe tải đã làm tài xế giao hàng. Cha mẹ anh ly dị vào năm 1982. Wahlberg đã là tín đồ Công giáo La Mã và theo học Trường phổ thông trung học Copley Square (nhưng không tốt nghiệp) ở phố Newbury trong thành phố Boston. Năm 13 tuổi Wahlberg đã nghiện cocain và các chất gây nghiện khác. Năm 15 tuổi, Wahlberg đã bị thưa kiện hai lần vì sỉ nhục những trẻ em người Mỹ gốc Phi bằng cách ném đá vào người và phát biểu phân biệt chủng tộc. Năm 16 tuổi, Wahlberg dùng gậy đánh đập 2 người Việt bất tỉnh trên đường phố, gọi các nạn nhân là đồ mọi, khỉ da vàng, và làm 1 người mù 1 mắt vĩnh viễn. Ra tòa, Wahlberg nhận tội giết người bất thành, bị phạt 2 năm tù giam ở Boston's Deer Island House of Correction, nhưng chỉ phải ngồi tù 45 ngày rồi được thả. ^ “Mark Wahlberg Biography”. Biography.com. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2010. ^ Pierce, Kathleen (ngày 14 tháng 5 năm 2011). “Just call him pop culture's sleuth”. The Boston Globe. ^ “Ancestry of Mark Wahlberg”. Wargs.com. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2012. ^ “Changing Room”. Forbes. ngày 30 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2010. ^ Robin Lynch, Ileana Young (ngày 21 tháng 9 năm 2008). “Mark of a man”. Herald Sun. Australia. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2010. ^ “Reformed bad boy Mark Wahlberg goes to church during Australian tour”. Herald Sun. Australia. ngày 17 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2010. ^ “Vanity Fair. Rogue Star”. Markwahlbergfan.com. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2010. ^ Burke, Monte (ngày 30 tháng 6 năm 2008). “Changing Room”. Forbes. ^ a b Elder, Larry (2003). Showdown: Confronting Bias, Lies and the Special Interests That Divide America. Macmillan. tr. 12. ISBN 9780312320171. ^ “A Candid Chat With Mark Wahlberg – ABC News”. ABC News. ngày 29 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2010.
wikipedia
Úc Bảo Tứ Úc Bảo Tứ, tên hiệu Hiểm Đạo Thần, là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Thủy hử. Ông là một trong 72 Địa Sát Tinh của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Úc Bảo Tứ có thân thể to lớn nên mới có tên hiệu Hiểm đạo thần (Vị thần trấn giữ con đường hiểm). Ông cầm đầu một nhóm cướp, chuyên cướp của để kiếm sống ở vùng Thanh Châu (nay là Sơn Đông). Đoàn Cảnh Trụ cùng Dương Lâm, Thạch Tú mua 200 con ngựa tốt từ mạn Bắc về, đi qua Thanh Châu bị đảng cướp của Úc Bảo Tứ chặn lại, cướp hết ngựa. Úc Bảo Tứ đem ngựa về nộp cho Tăng Đầu thị. Sẵn mối thù Tiều Cái bị giết từ trước chưa kịp trả, quân Lương Sơn kéo đến đánh Tăng Đầu thị. Sau vài trận giao tranh, quân họ Tăng bị thua, định giảng hoà bằng cách gửi trả Úc Bảo Tứ đang ở đó cùng số ngựa cướp được. Tuy nhiên, con ngựa Chiếu dạ ngọc sư tử cướp lần trước, do Sử Văn Cung, giáo sư ở Tăng Đầu thị, người giết Tiều Cái, cưỡi thì bị giữ lại. Tống Công Minh bèn lập mưu, dụ hàng Úc Bảo Tứ, sai Úc Bảo Tứ quay trở về làm gián điệp trong nhà họ Tăng. Úc Bảo Tứ quay trở lại Tăng Đầu thị, thông báo rằng quân Tống Giang chỉ muốn lấy con ngựa quý chứ không muốn giảng hoà, cùng với việc quân mã Thanh Châu và Lăng Châu tiến đến nên lo sợ, nhằm mục đích khuyến khích Tăng Đầu thị tấn công quân Lương Sơn. Nhà họ Tăng trúng kế, tấn công và thất bại hoàn toàn. Úc Bảo Tứ với thân hình to lớn nên được giao nhiệm vụ giữ lá cờ soái của Lương Sơn Bạc. Sau khi nhận chiêu an, ông cùng các đầu lĩnh tham gia các chiến dịch đánh dẹp quân Liêu và các lực lượng khác chống đối triều đình nhà Tống. Ở chiến dịch đánh Phương Lạp, trong trận hỗn chiến tại huyện Thanh Khê, sào huyệt của Phương Lạp, Úc Bảo Tứ bị tướng đối phương là Đỗ Vi dùng phi đao giết chết. Thi Nại Am (1973). Thủy hử . Nhà sách Khai Trí. Thi Nại Am và La Quán Trung (1999). Hậu thủy hử . Nhà xuất bản Văn học.
wikipedia
Hồ Tông Nam Hồ Tông Nam (tiếng Hoa: 胡宗南; bính âm: Hú Zōngnán; Wade–Giles: Hu Tsung-nan), tự Thọ San (壽山), người Trấn Hải, Ninh Ba, sinh ngày 16 tháng 5 năm 1896, là một tướng lĩnh Quốc dân Cách mệnh quân Trung Hoa Dân Quốc. Cùng với Trần Thành và Thang Ân Bá, ông là một trong ba tướng lĩnh tin cẩn của Tưởng Giới Thạch trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2. Sau khi phe Quốc dân rút về Đài Loan năm 1949, Hồ trở thành cố vấn quân sự cho Tổng thống đến khi mất ngày 14 tháng 2 năm 1962. Hồ tốt nghiệp khóa 1 trường Võ bị Hoàng Phố (1924). Là một trong những sinh viên ưu tú của Tưởng Giới Thạch, ông tham gia Chiến tranh Bắc phạt với tư cách Tư lệnh Trung đoàn 2, Sư đoàn 1, Quân đoàn 1. Tháng 5 năm 1927, ông được thăng chức Phó tư lệnh Sư đoàn 1 kiêm chỉ huy Trung đoàn 2. Tháng 11 cùng năm, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 22 và chỉ huy Sư đoàn trong cuộc Bắc phạt thứ hai vào tháng 4 năm 1928. Tháng 8, sư đoàn này bị giáng cấp làm Lữ đoàn 2 thuộc Sư đoàn 1, ông làm Tư lệnh lữ đoàn này, được Tưởng chú ý. Năm 1929 và 1930, ông chỉ huy lữ đoàn này trong Đại chiến Trung Nguyên bảo vệ Chính phủ trung ương trước các lãnh chúa địa phương như Quế hệ, Phùng Ngọc Tường và Diêm Tích Sơn. Ông được thăng chức Tư lệnh Sư đoàn 1 chỉnh biên sau khi trở về. [1] Ông tham gia các chiến dịch chống Cộng của Tưởng, trở thành Tư lệnh Binh đoàn 1 năm 1936, và tham gia Trận Thượng Hải và Trận Vũ Hán, lần lượt chỉ huy Binh đoàn 7, Tập đoàn quân 34, Quân khu 8 và Quân khu 1. Hồ chứng tỏ khả năng trong chiến tranh và cùng với Thang Ân Bá, Tiết Nhạc và các tướng lĩnh Quốc dân đảng khác, Hồ được kẻ thù hết sức kính sợ. Tuy nhiên, vinh quang của Hồ trên chiến trường rất ngắn ngủi, và ông gần như biến mất sau những trận vừa rồi, hiếm khi tham chiến trong khoảng thời gian còn lại, vì Hồ được Tưởng Giới Thạch giao chỉ huy hơn 400.000 quân Quốc dân đảng bao vây căn cứ phe Cộng sản ở Thiểm Tây. Hồ Tông Nam thì muốn hi sinh trên chiến trường chiến đấu chống quân Nhật, thậm chí những gián điệp Cộng sản trong hàng ngũ của ông cũng phải công nhận Hồ từng nhiều lần tỏ ý muốn được đánh quân Nhật, nhưng là một quân nhân, ông vẫn cần mẫn thi hành lệnh Tưởng và giữ nguyên chức vụ đến hết chiến tranh. Trong thời gian này, xung đột giữa Hồ và Trần Thành tiếp tục trong khi ông ngày càng thân cận với Đới Lạp, thậm chí dẫn đến việc Hồ đính hôn với Ye Xiazhai (叶霞翟), được Đới Lạp giới thiệu cho Hồ khi Ye còn làm việc với Đới Lạp. Hồ và Ye kết hôn năm 1948, khi Hồ đã 52 tuổi. Sau Thế chiến II, Hồ Tông Nam giao tranh với Đảng Cộng sản Trung Hoa và trong giai đoạn đầu cuộc chiến, từng chiếm được Diên An, thủ đô phe Cộng sản ở Thiểm Tây. Tuy nhiên, Hồ không thể giành thêm thắng lợi nào đáng kể, vì trong 400.000 quân ông từng chỉ huy trong phần lớn cuộc chiến, một bộ phận lớn được chuyển sang các đạo quân khác, chỉ để lại 250.000 quân cho Hồ chỉ huy. Có tin đồn rằng những đối thủ của Hồ trong Quốc dân đảng xung quanh Tưởng Giới Thạch như Trần Thành ghen tị với ông và thuyết phục Tưởng cắt bớt binh quyền của Hồ. Với cái chết của Đới Lạp, không còn ai bảo vệ Hồ Tông Nam trước mặt Tưởng, và vì bản thân Hồ cũng đang bận đánh nhau với quân Cộng sản ở mảnh đất xa xôi hẻo lánh, ông không thể quay về gặp Tưởng để tự biện hộ trong cuộc tranh chấp quyền lực trong nội bộ Quốc dân đảng. Dù Hồ Tông Nam là một tư lệnh có tài, ông vẫn không phải là đối thủ của tướng Cộng sản Bành Đức Hoài, và với ưu thế tuyệt đối về quân số và vũ khí, 1/4 triệu quân của Hồ không những không đánh bại được 20.000 quân tinh nhuệ của Bành Đức Hoài, mà sau thắng lợi bước đầu còn liên tiếp thua trận. Thất bại của ông to lớn đến nỗi vào tháng 3 năm 1950, khi Hồ rút về Đài Loan, ông không còn bất cứ binh lực nào trong tay. Tuy nhiên, có người cho rằng thất bại của Hồ có lý do chính trị nhiều hơn là quân sự. Quan trọng hơn, sự tự mãn, tham vọng và dã tâm chính trị của Tưởng Giới Thạch với việc bám lấy đất đai đã chiếm được kiểu Hitler cũng có vai trò quan trọng dẫn đến thái bại của quân Quốc dân đảng. Địa hình Tây Bắc Trung Hoa hiểm trở có lợi cho quân Cộng sản và chiến thuật du kích của họ, không thích hợp cho các lực lượng Quốc dân cơ giới hóa, và phải cần đến một lực lượng lớn quân đội để đóng giữ những vùng tạm chiếm. Trong thắng lợi bước đầu của Hồ Tông Nam, ông chiếm được căn cứ địa cộng sản ở Sơn Tây và buộc quân cộng sản phải di tản sang bờ đông sông Hoàng Hà với tổn thất 20.000 người trên tổng số 1/4 triệu người, nhưng để bảo vệ vùng đất rộng lớn vừa chiếm được, quân Quốc dân bị dàn mỏng hết sức nguy hiểm. Ví dụ, cần 80.000 quân chiếm đóng Diên An, thủ đô cộng sản tại Thiểm Tây, nhưng Tưởng Giới Thạch bỏ qua vấn đề này vì lý do chính trị, và kết quả là tham vọng chính trị che lấp thực tế chiến trường. Hồ Tông Nam được kỵ binh Hồi giáo của Mã hệ hỗ trợ khi chiếm Diên An. Một nguyên do khác nữa là ý đồ bám đất của Tưởng Giới Thạch: những vùng đất này quá rộng lớn và hiểm trở nên một lực lượng cơ giới hóa nhỏ có thể đóng giữ, do đó phải đồn trú một lực lượng lớn ở những vùng đất hẻo lánh này. Những lý do cần một lực lượng lớn là vì chủ lực Cộng sản vẫn chưa bị tổn hại trong các chiến dịch của quân Quốc dân và vẫn có thể tấn công Quân đội Quốc dân, và sự tự tin thái quá của Tưởng Giới Thạch khiến ông ta tin rằng 20.000 quân chủ lực cộng sản đánh du kích trong căn cứ địa cũ của họ không phải mối đe dọa, nhưng ông ta đã sai lầm. Để giành được thắng lợi theo ý Tưởng, cần một lực lượng lớn hơn 400.000 quân, và 230.000 quân dưới quyền Hồ là không đủ. Tạp chí TIME khẳng định Hồ hay đấm ngực như Tarzan mỗi khi bối rối hay giận dữ. Tháng 3 năm 1948, tại Nghi Xuyên, Bành Đức Hoài chỉ huy quân Cộng sản mở cuộc tấn công bất ngờ vào quân Hồ Tông Nam, khiến Hồ tổn thất 20.000 người, và tiến thẳng vào Nam Thiểm Tây với 60.000 quân để vào Tứ Xuyên. Hồ yêu cầu cứu viện từ viên tướng Hồi giáo Mã Hồng Quỳ, ông này gửi đến 2 sư đoàn kỵ binh. Họ đánh bại quân Cộng sản tại Bảo Kê, giết chết 20.000 quân Cộng sản, và đẩy lui họ về Cam Túc. Năm 1949, toàn bộ hệ thống phòng thủ Quốc dân đảng tan rã từng mạng. Hồ Tông Nam phớt lờ mệnh lệnh của Tổng thống Lý Tông Nhân, khiến Mã Hồng Quỳ giận dự. Hồ cũng không giữ lừi với Mã Hồng Quỳ và các tướng họ Mã khác. Mã Hồng Quỳ gửi điện tín cho Lý Tông Nhân xin từ bỏ mọi chức vụ, rồi trốn sang Đài Loan, và người em họ Ma Hongbin thay chức. Hồ Tông Nam, là một chỉ huy quân sự có tài, không phải không nhận ra những vấn đề của phe Quốc dân, nhưng là người trung thành, Hồ không thể thách thức Tưởng Giới Thạch, nhất là khi những hành động như vậy có thể tạo ấn tượng sai lầm rằng ông muốn lộng quyền và trở thành một quân phiệt, vì ông vốn được cả phe cộng sản lẫn các đối thủ trong Quốc dân đảng đặt cho biệt danh Tây Bắc Vương. Do đó, Hồ chấp hành mọi mệnh lệnh của Tưởng Giới Thạch mà không hề phản đối trong khi lực lượng của ông bị tiêu hao nhanh chóng dù cần được bổ sung nếu muốn thực hiện những ý đồ của Tưởng, và kết quả không tránh khỏi thất bại: sau khi tổn thất khoảng 13.000 trên tổng số 230.000 người trong 3 trận đánh, quân Quốc dân phải ngừng tấn công trên toàn căn cứ cũ của phe Cộng vì không có đủ lực lượng để cùng lúc bảo vệ tất cả những vùng chiếm được và tổ chức tấn công. Quân Cộng sản có thời gian nghỉ ngơi và tái tổ chức sau 3 trận đánh và lợi dụng tình hình này tiêu hao dần sinh lực quân Quốc dân. Dù Tưởng Giới Thạch về sau cũng tăng viện cho Hồ Tông Nam một lực lượng lớn hơn cả lực lượng Hồ có trong tay trong Thế chiến II, lực lượng này lại được tăng viện theo từng đợt nhỏ, do đó không thể tấn công dứt điểm được chủ lực Cộng sản. Ngược lại, quân Cộng sản có thể tập trung lực lượng để tấn công dứt điểm từng cứ điểm quân Quốc dân với ưu thế quân số, từng bước tiêu diệt các đơn vị Quốc dân đảng. Thất bại của Hồ Tông Nam không phải do ông không có khả năng chỉ huy, nhưng ông vẫn bị các đối thủ buộc tôi sau đó. Một lý do khác khiến Hồ thất bại là vì trợ thủ thân cận của ông, Thiếu tướng Hùng Hướng Huy (熊向晖, vốn tên Hùng Hối Thuyên 熊汇荃) là điệp viên cộng sản. Hùng bí mật gia nhập Đảng Cộng sản vào tháng 12 năm 1936 tại Đại học Thanh Hoa và theo lệnh trực tiếp từ Chu Ân Lai, Hùng về dưới trướng Hồ Tông Nam vào tháng 12 năm 1937. Hùng hoàn thành xuất sắc công việc và từ tháng 3 năm 1939, ông trở thành thư ký cơ yếu của Hồ. Hùng giữ vị trí này tới tháng 5 năm 1947, khi ông được cử sang Mỹ du học. Sau này Hồ mới được chân tính của Hùng, và rõ ràng, đó không phải lỗi Hồ Tông Nam, bản thân Hồ cũng là nạn nhân bị lừa, nhưng những đối thủ chính trị của Hồ như Trần Thành, buộc tội ông bao che đảng viên Cộng sản, một tội danh mà về sau Hồ lại bị cáo buộc sau khi chạy ra Đài Loan, nhưng cả hai lần Hồ đều thoát nạn. Tại Đài Loan, ông giữ chức Chủ tịch tỉnh Chiết Giang từ năm 1952, chỉ huy lực lượng phòng thủ Quốc dân đảng trong Khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần thứ nhất rồi giải nhiệm năm 1955. Ông tiếp tục phục vụ với tư cách cố vân quân sự của Tổng thống đến khi mất ngày 14 tháng 2 năm 1962. [2] ^ Jonathan Fenby (2005). Chiang Kai Shek: China's Generalissimo and the Nation He Lost. Carroll & Graf Publishers. tr. 495. ISBN 0786714840. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010. ^ Jonathan Fenby (2005). Chiang Kai Shek: China's Generalissimo and the Nation He Lost. Carroll & Graf Publishers. tr. 473. ISBN 0786714840. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010. ^ “CHINA: Chest-Thumper”. TIME. 17 tháng 5 năm 1948. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2011. ^ Zongren Li, Tsung-jen Li, Te-kong Tong (1979). The memoirs of Li Tsung-jen. Westview Press. tr. 547. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Ministry of National Defense R.O.C [3] Generals of World War II http://www.generals.dk/ US Naval War College Lưu trữ 2006-10-25 tại Wayback Machine http://cgsc.leavenworth.army.mil/carl/download/csipubs/bjorge_huai.pdf Lưu trữ 2009-03-26 tại Wayback Machine 胡宗南 Lưu trữ 2006-04-12 tại Wayback Machine Biography of General Hu Tsung-nan
wikipedia
Le nâu bụng đen Le nâu bụng đen (danh pháp hai phần: Dendrocygna autumnalis là một loài chim thuộc Họ Vịt. Loài này sinh sản từ cực nam Hoa Kỳ và miền trung đến trung nam bộ Nam Mỹ. Tại Mỹ, nó có thể được tìm thấy quanh năm ở các khu vựcn của vùng đông nam Texas, và theo mùa ở phía đông nam Arizona, và Gulf Coast của tiểu bang Louisiana. Nó là một loài sinh sản hiếm hoi tại các địa điểm khác nhau chẳng hạn như Florida, Arkansas, Georgia và Nam Carolina.
wikipedia
Glatigny, Moselle Glatigny là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Metz-Campagne, tổng Vigy. Tọa độ địa lý của xã là 49° 08' vĩ độ bắc, 06° 20' kinh độ đông. Glatigny có điểm thấp nhất là 215 mét và điểm cao nhất là 298 mét. Xã có diện tích 6,23 km², dân số vào thời điểm 1999 là 253 người; mật độ dân số là 40 người/km².
wikipedia
Thang Ân Bá Thang Ân Bá (giản thể: 汤恩伯; phồn thể: 湯恩伯; bính âm: Tāng Énbó; Wade–Giles: T'ang En-po,)(1898–1954) là một vị tướng Quốc dân đảng Trung Hoa Dân Quốc. Cùng Hồ Tông Nam và Tiết Nhạc, Thang Ân Bá là một trong những tướng lĩnh Quốc dân đảng được quân Nhật kính sợ nhất trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2. Sinh năm 1898 tại Vũ Nghĩa, Chiết Giang, Thang Ân Bá tốt nghiệp Trường Sĩ quan Lục quân Đế quốc Nhật Bản, nhờ đó quen thuộc với những chiến thuật của quân Nhật trong Chiến tranh Trung-Nhật. Ban đầu Thang Ân Bá gặp bất lợi trong các trận chiến chống quân Nhật xâm lược, nhưng không phải do khả năng chỉ huy của ông, nhưng do tình thế chính trị Trung Hoa lúc đó – cấp trên Tưởng Giới Thạch của Thang do dự không muốn tập trung lực lượng tinh nhuệ đánh nhau với quân Nhật, mà muốn dùng họ trấn áp quân Cộng sản. Bị hạn chế về lực lượng và trang bị, bất kỳ tư lệnh nào cũng sẽ gặp khó khăn khi chiến đấu với kẻ thù vượt trội, và Thang Ân Bá cũng không phải ngoại lệ. Hơn nữa, những kế hoạch tác chiến trên giấy tờ hiếm khi hiệu quả trên thực tế trong giai đoạn này vì các lãnh chúa quân phiệt địa phương chỉ lo bảo toàn lực lượng mà phớt lờ lệnh Tưởng Giới Thạch. Dù Thang Ân Bá có công trong chiến thắng Đài Nhi Trang, ông không ngăn chặn được bước tiến của quân Nhật trong Trận Hà Nam-Hồ Nam-Quảng Tây, mất 37 thành phố và thị trấn chỉ trong 36 ngày. Sau Thế chiến II, Thang Ân Bá tham gia cuộc chiến chống quân Cộng sản. Thang ban đầu do dự do những thất bại quân sự của ông trong Nội chiến Trung Hoa, nhưng người thiếp thứ tư của ông thuyết phục ông trung thành với Tưởng Giới Thạch và Quốc dân đảng. Kết quả là, Thang Ân Bá thông báo với Tưởng Giới Thạch rằng ân sư và cấp trên của ông là Trần Nghi đã khuyên ông theo phe Cộng sản và sau đó Trần bị bắt rồi bị xử tử. Trần Nghi bị xử tử tại Mã Trường Đình, Đài Bắc, ngày 18 tháng 6 năm 1950 và được chôn cất tại Ngũ Cổ, huyện Đài Bắc. Nhưng Thang Ân Bá bị Tưởng ngờ vực. Địa vị của ông càng suy yếu khi những sĩ quan Quốc dân khác như Cốc Chính Cương (谷正纲) báo cáo cho Tưởng Giới Thạch rằng trong Trận Thượng Hải, Thang đã chuẩn bị chạy sang Nhật và yêu cầu các thân tín Vương Văn Thành (王文成) và Long Tá Lương (龙佐良) tìm cho mình một ngôi nhà ở Nhật Bản. Ngày 6 tháng 5 năm 1949, một người bạn thân của Thang chuyển nửa triệu dollar vào tài khoản của một người bạn Mỹ của y, và sau cùng, tiền được chuyển từ tài khoản này đến Vương Văn Thành và Long Tá Lương ở Nhật Bản. Tháng 7 năm 1949, Vương Văn Thành và Long Tá Lương mua một dinh cơ với 22 phòng ở ngoại ô Tokyo. Tuy nhiên, vụ này vô tình bị công khai ngày 2 tháng 2 năm 1950 khi Reuters đưa tin ở Tokyo khẳng định rằng Tưởng Giới Thạch đã mua một dinh cơ ở ngoại ô Tokyo thông qua một viên chức cao cấp Trung Hoa. Có tin đồn rằng kẻ thù chính trị của ông trong Quốc dân đảng đã theo dõi từng động tĩnh của Thang từ lâu và chờ dịp hạ bệ ông, nhưng tin đồn này không có bằng chứng xác thực. Kết quả ông hoàn toàn mất lòng tin của Tưởng, ông ta còn được cho là đã tức giận quát lên: "Chẳng trách quân ta thua chóng vánh như vậy ở Thượng Hải và duyên hải Đông Nam - hắn (Thang Ân Bá) vốn đã định bỏ trốn rồi!" Sau khi sang Đài Loan cùng Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, Thang Ân Bá ngã bệnh phải sang Nhật điều trị. Tuy nhiên, Thang chết sau khi phẫu thuật tại Tokyo. 1932 sĩ quan chỉ huy Sư đoàn 89, Hà Nam 1937 Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bình định tiền tuyến Thái Nguyên 1937 - 1938 Tư lệnh Quân đoàn 13 1937 - 1938 Tư lệnh Binh đoàn 20 1938 - 1940 Tư lệnh Tập đoàn quân 31 1944 Phó tư lệnh Quân khu 1 1944 Phó tư lệnh Quân khu 4 1944 - 1945 Tư lệnh Binh đoàn 3 tiền tuyến 1949 Tư lệnh phòng thủ Thượng Hải http://www.generals.dk/general/Tang_Enbo/_/China.html Ministry of National Defense R.O.C [1] Zhu, Zongzhen and Wang, Chaoguang, Liberation War History, 1st Edition, Social Scientific Literary Publishing House in Bắc Kinh, 2000, ISBN 7-80149-207-2 (set) Zhang, Ping, History of the Liberation War, 1st Edition, Chinese Youth Publishing House in Bắc Kinh, 1987, ISBN 7-5006-0081-X (pbk.) Jie, Lifu, Records of the Libration War: The Decisive Battle of Two Kinds of Fates, 1st Edition, Hebei People's Publishing House in Shijiazhuang, 1990, ISBN 7-202-00733-9 (set) Literary and Historical Research Committee of the An Huy Committee of the Chinese People's Political Consultative Conference, Liberation War, 1st Edition, An Huy People's Publishing House in Hefei, 1987, ISBN 7-212-00007-8 Li, Zuomin, Heroic Division and Iron Horse: Records of the Liberation War, 1st Edition, Chinese Communist Party History Publishing House in Bắc Kinh, 2004, ISBN 7-80199-029-3 Wang, Xingsheng, and Zhang, Jingshan, Chinese Liberation War, 1st Edition, People's Liberation Army Literature and Art Publishing House in Bắc Kinh, 2001, ISBN 7-5033-1351-X (set) Huang, Youlan, History of the Chinese People's Liberation War, 1st Edition, Archives Publishing House in Bắc Kinh, 1992, ISBN 7-80019-338-1 Liu Wusheng, From Yan'an to Bắc Kinh: A Collection of Military Records and Research Publications of Important Campaigns in the Liberation War, 1st Edition, Central Literary Publishing House in Bắc Kinh, 1993, ISBN 7-5073-0074-9 Tang, Yilu and Bi, Jianzhong, History of Chinese People's Liberation Army in Chinese Liberation War, 1st Edition, Military Scientific Publishing House in Bắc Kinh, 1993 – 1997, ISBN 7-80021-719-1 (Volume 1), 7800219615 (Volume 2), 7800219631 (Volume 3), 7801370937 (Volume 4), and 7801370953 (Volume 5)
wikipedia
Hoa mộc Hoa mộc hay cây mộc, mộc tê, quế hoa (tên khoa học: Osmanthus fragrans) là loài thực vật bản địa của châu Á, từ tây và đông dãy núi Himalaya đến Hoa Nam (Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam), Đài Loan, miền nam Nhật Bản (Kyushu). Loài này được nhà tự nhiên học người Thụy Điển Carl Peter Thunberg mô tả lần đầu tiên dưới danh pháp Olea fragans năm 1784 theo mẫu thu thập tại tỉnh Nagasaki, Nhật Bản. Tên gọi thông thường tại Nhật Bản theo Thunberg là moksei (= mộc tê). Năm 1790, nhà thực vật học người Bồ Đào Nha João de Loureiro thiết lập chi Osmanthus, với loài được ông mô tả Osmanthus fragans sinh sống trong vườn tại Nam Kỳ. Tên gọi thông thường mà Loureiro ghi nhận là α) Hoa mouc tây (= hoa mộc tê). β) Mŏ sī hōa (= mộc tê hoa), Guéi hōa (= quế hoa). Ông cũng cho rằng nó là cùng một loại cây như Thunberg gọi là moksei. Osmanthus có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ ὀσμή (osmḗ, “mùi”) và ἄνθος (ánthos, "hoa"). Tính từ định danh fragans là tiếng Latinh nghĩa là hương, hương thơm. Bao gồm 2 thứ là: Osmanthus fragrans var. aurantiacus Makino, 1902: Bản địa miền nam đảo Kyushu, Nhật Bản. Du nhập vào bán đảo Triều Tiên. Osmanthus fragrans var. fragrans: Bản địa khu vực miền bắc Ấn Độ (Assam, Tây và Đông Himalaya), Bhutan, Campuchia, Đài Loan, Myanmar, Nepal, đông bắc Pakistan (Tây Himalaya), Thái Lan, miền nam và đông Trung Quốc, Việt Nam. Du nhập vào bán đảo Triều Tiên và quần đảo Mariana. Tại Trung Quốc người ta chia thành các thứ như sau: Đan quế (O. fragrans var. aurantiacus): Hoa màu vàng cam, mùi thơm nồng, phiến lá dầy, sẫm màu. Kim quế (O. fragrans var. thunbergii): Hoa màu vàng kim, mùi thơm nồng, phiến lá khá dầy. Ngân quế hay mộc tê (O. fragrans var. latifolius): Hoa màu trắng hơi ánh vàng, mùi ít thơm, phiến lá hơi mỏng. Tứ quý quế hay nguyệt nguyệt quế (O. fragrans var. semperflorens): Hoa màu hơi trắng hoặc ánh vàng, mùi ít thơm, phiến lá mỏng. Ra hoa quanh năm. Hoa mộc là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường xanh, có thể cao 3–12 m. Lá dài 7–15 cm và rộng 2,6–5 cm. Hoa có thể có các màu bao gồm màu trắng, vàng nhạt, vàng hoặc vàng cam, dài khoảng 1 cm, mùi từ thơm nhẹ tới thơm nồng. Ở Việt Nam thường gặp hoa màu trắng. Quả màu tím đen, dài 10–15 mm, chín vào mùa xuân, khoảng sáu tháng sau khi hoa nở. Cây hoa mộc được trồng làm cảnh tại châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới, do hoa có mùi thơm giống mùi đào chín hoặc mơ chín. Tại Việt Nam, loài hoa này mọc hoang ở Ninh Bình (Vườn quốc gia Cúc Phương), Kon Tum và được trồng ở nhiều nơi. Hoa mộc dùng để ướp trà, dùng làm nguyên liệu chính cho món bánh quế hoa, một số bộ phận khác của cây cũng được dùng làm các vị thuốc trong đông y. ^ a b c d João de Loureiro, 1790. Osmanthus fragrans. Flora cochinchinensis 1: 29. ^ a b Flora of China: Osmanthus fragrans ^ a b Flora of Pakistan: Osmanthus fragrans ^ Carl Peter Thunberg, 1784. Olea fragans. Nova Acta Regiae Societatis Scientiarum Upsaliensis series 2, vol. 4: 39. ^ a b Carl Peter Thunberg, 1784. Olea fragans. Flora Japonica 18-19, tab. 2. ^ Carl Peter Thunberg, 1784. Olea fragans. Trong J. A. Murray, 1784. Systema Vegetabilium (ấn bản 14): 57. ^ João de Loureiro, 1790. Osmanthus. Flora cochinchinensis 1: 17. ^ a b João de Loureiro, 1790. Osmanthus. Flora cochinchinensis 1: 28. ^ Osmanthus fragrans var. aurantiacus trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 9-1-2023. ^ Osmanthus fragrans var. fragrans trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 9-1-2023. ^ Mitomori: Osmanthus fragrans (in Japanese; google translation) ^ a b Huxley, A., ed. (1992). New RHS Dictionary of Gardening. Macmillan ISBN 0-333-47494-5. ^ a b Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 1172. Dữ liệu liên quan tới Osmanthus fragrans tại Wikispecies Tư liệu liên quan tới Osmanthus fragrans tại Wikimedia Commons Tea Olive Osmanthus fragrans Lưu trữ 2010-05-01 tại Wayback Machine
wikipedia
Mộc cọng Mộc cọng hay còn gọi là mộc Matsumura, hoa thơm, ngưu thỉ (danh pháp khoa học: Chengiodendron matsumuranum) là loài thực vật thuộc họ Ô liu được Hayata mô tả lần đầu năm 1911 dưới danh pháp Osmanthus matsumuranus, dẫn chiếu tới Osmanthus marginatus var. formosanus do Jinzô Matsumura mô tả năm 1898. Năm 2020 Shang Chih Bei (向其柏, Xiang Qi-Bai, Hướng Kỳ Bách) et al. chuyển nó sang chi mới thành lập là Chengiodendron thành Chengiodendron matsumuranum. Tại Trung Quốc nó được gọi là 牛矢果 (ngưu thỉ quả). Cây phân bố ở Ấn Độ (Assam), miền nam Trung Quốc (An Huy, Chiết Giang, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam), Lào, Campuchia, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam. Môi trường sống là rừng rậm trên sườn dốc, bụi rậm trong thung lũng, ở cao độ 800-1.500 m. Cây bụi hay cây gỗ cao 2,5-10 m, nhẵn nhụi. Cành con ép dẹp. Cuống lá 1,5-3 cm; phiến lá hình mác ngược, hiếm khi hình trứng ngược hoặc hình elip hẹp, 8-14(-19) × 2,5-4,5(-6) cm, dạng như da mỏng tới giấy dày, đáy thon nhỏ dần và men xuống, mép nguyên hoặc có răng cưa dọc theo nửa phần xa, đỉnh nhọn thon và có mấu; gân giữa và (7-)10-12(-15) gân chính mặt gần trục hơi lõm xuống và mặt xa trục hơi lồi lên. Các xim hoa là chùy hoa ngắn, ở nách lá, 1,5-2 cm; lá bắc hình trứng rộng, 1-1,5 mm. Cuống hoa ~2 mm. Đài hoa 1,5-2 mm; các thùy 0,5-1 mm. Tràng hoa màu ánh xanh lục hoặc lục vàng nhạt, 3-4 mm; ống tràng dài tương đương các thuỳ đảo ngược. Nhị đính ở phần xa của ống tràng. Quả hạch chín màu tím tía tới đen, hình elipxoit, 1,5-3 × 0,7-1,5 cm. Ra hoa tháng 5-6, tạo quả tháng 11-12. 2n = 46. ^ a b Li Y. F., Zhang M., Wang X. R., Sylvester S. P., Xiang Q. B., Li X., Li M., Zhu H., Zhang C., Chen L. & Yi X. G., 2020. Revisiting the phylogeny and taxonomy of Osmanthus (Oleaceae) including description of the new genus Chengiodendron. Phytotaxa 436(3): 283-292. doi:10.11646/phytotaxa.436.3.6. ^ a b Bunzō Hayata, 1911. Art. 1. – Materials for a Flora of Formosa: Osmanthus matsumuranus. The journal of the College of Science, Imperial University of Tokyo, Japan 30: 192-193. ^ a b Jinzô Matsumura, 1898. Osmanthus marginatus var. formosanus. The botanical magazine 12(134): 29-30. ^ Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Mục từ 7585. Osmanthus matsumuranus. Trang 890, Quyển 2. Nhà xuất bản Trẻ. ^ The Plant List (2013). “Osmanthus matsumuranus”. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2016. ^ a b c Osmanthus matsumuranus trong Flora of China. Tra cứu ngày 9-1-2023. ^ Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập II. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 1172. ^ Chengiodendron matsumuranum trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 9-1-2023.
wikipedia
Goetzenbruck Goetzenbruck là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Sarreguemines, tổng Bitche. Tọa độ địa lý của xã là 48° 58' vĩ độ bắc, 07° 22' kinh độ đông. Goetzenbruck nằm trên độ cao trung bình là 378 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 260 mét và điểm cao nhất là 432 mét. Xã có diện tích 8,12 km², dân số vào thời điểm 1999 là 1751 người; mật độ dân số là 215 người/km². Nhà thờ Eglise de la Visitation
wikipedia
Ong khoái Ong khoái (danh pháp khoa học: Apis dorsata) hay ong mật khổng lồ Đông Nam Á, là một loài ong mật phân bố ở miền Nam và Đông Nam Á chủ yếu tại các khu vực rừng như Terai của Nepal. Các phân loài với những cá nhân lớn nhất là ong mật ong vách núi Himalaya - Apis dorsata laboriosa - nhưng điển hình Apis dorsata công nhân từ các phân loài khác có chiều dài khoảng 17–20 mm. Tổ được xây chủ yếu là xây dựng ở những nơi rất cao so với mặt đất, trên cành cây có đủ điều kiện ánh sáng độ thông thoáng thường là những cành cây của những cây lâu năm có độ soải 30 độ và chiếc ánh sáng mặt trời tổ có thể cách mặt đất 60cm tới độ cao vài chục mét và dưới vách đá nhô ra, và đôi khi trên các mỏm nhô ra hay phần nối của các tòa nhà. Apis dorsata là một con ong phòng thủ và có thể được thuần dưỡng bởi con người, những người dân đi rừng thợ lành nghề có thể gác kèo nuôi ong và cũng có thể bắt chúng một cách thuần thục để thuần dưỡng mặc dù chúng có tính bầy đàn và rất hung dữ kể cả khi đã được thuần dưỡng . Mỗi bầy ong bao gồm một chiếc tổ thẳng đứng đơn (đôi khi đến gần một mét vuông) treo lủng lẳng, và lược thường được bao phủ bởi một khối lượng dày đặc của các con ong trong một vài lớp. Khi bị quấy rầy, ong thợ có thể biểu hiện một hành vi phòng thủ được biết đến như "làn sóng phòng thủ". Khi ong mật khổng lồ trong tổ tạo sóng, chúng hướng đến hai đối tượng chính: đầu tiên là bạn cùng tổ phối hợp tham gia hoạt động với chúng, và những con có thể bị khuấy động theo. Các tác giả thừa nhận rằng các thành viên trong đàn ong tập hợp với nhau thành một mạng lưới dày đặc hình thành nên "bức màn ong" ở cả hai bên lỗ tổ ong, chúng liên tục phát và nhận thông tin về tình hình của tổ, thông báo về công việc ngày này qua ngày khác của chúng bao gồm: tìm kiếm thức ăn, sinh sản, tái tổ chức và các hoạt động phòng vệ. Đối tượng thứ hai chính là những kẻ săn mồi như ong bắp cày và các loài động vật có vú. Ong khoái là một trong những loài ong độc và khá nguy hiểm. Chúng rất đông và bao gồm một con ong chúa và nhiều ong thợ. Ong chúa thường to và dài hơn ong thợ. Sau mỗi mùa mật chúng thường tạo các con ông chúa để tách bầy phân đàn để duy trì nòi giống. Chúng sẽ săn và đốt chết kẻ thù trong phạm vi vài km (1-2km). Chúng rất dị ứng với ánh sáng và nếu bị rọi đèn vào ban đêm chúng sẽ bâu lại và cắn chết kẻ thù nhưng chúng rất sợ khói và lửa như các loài ong khác. Bị đốt với lượng lớn như trên nếu không cứu chữa kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do suy gan, suy thận cấp và nhiễm trùng máu. Khi bị đốt bạn sẽ cảm thấy đau buốt hoa mắt chóng mặt... có thể sơ cứu bằng cách uống nhiều nước rau dền, đu đủ và đắp bó toàn thân sau đó đi bệnh viện cấp cứu kịp thời. Lưu ý bạn có thể chết nếu bị đốt quá nhiều từ 10 đến vài trăm con sẽ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Sau khi bị đốt vài ngày người bạn sẽ sưng phù toàn thân và vết đốt có thể bị thối rữa hoại tử nặng dẫn đến nhiễm trùng Michael S. Engel đã công nhận các phụ loài sau: Apis dorsata dorsata; chủ yếu từ Ấn Độ Apis dorsata binghami Cockerell; (ong mật Indonesia) từ Malaysia và Indonesia Apis dorsata breviligula Maa; from Philippines Apis dorsata laboriosa Fabricius; (ông mật vách đá Himalaya hay Ong đá), cũng ở Myanma, Lào, và nam Trung Hoa Apis dorsata trên Tribulus terrestris ở Hyderabad, Ấn Độ Tổ Apis dorsata, Thái Lan. Tổ dài khoảng 1 mét. ^ Michael S. Engel (1999). “The taxonomy of recent and fossil honey bees (Hymenoptera: Apidae: Apis)”. Journal of Hymenoptera Research. 8: 165–196. Dữ liệu liên quan tới Apis dorsata tại Wikispecies
wikipedia
Lưu Phước Tường Lưu Phước Tường (劉福祥; ? - 1819) là một danh thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Tháng 2 (âm lịch) năm Kỷ Mão (1819), ông bị xử chém chết vì phạm tội "tham nhũng". Lưu Phước (hay Phúc) Tường là người huyện Bình Dương, phủ Gia Định; nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Thời trai trẻ, ông gia nhập quân đội của chúa Nguyễn Phúc Ánh, dần trải tới chức Cai đội. Tháng 2 (âm lịch) năm Kỷ Mùi (1799), ông được sung chức Phó sứ, để cùng với Chánh sứ Nguyễn Văn Thụy (tức Nguyễn Văn Thoại), đem "quốc thư sang nước Xiêm, nói với Xiêm đem quân đánh Chân Lạp (Campuchia), Vạn Tượng (Lào) đi xuyên đàng thượng đạo xuống tỉnh Nghệ An để trợ thanh thế cho mình (đánh nhau với quân Tây Sơn). Vua Xiêm bằng lòng" . Khi về, Lưu Phước Tường được phong chức Điển quân, rồi cùng ông Thụy (Thoại) đi thượng đạo chiêu dụ nước Vạn Tượng động binh . Đầu năm Canh Thân (1800), hai ông từ Vạn Tượng trở về nước. Sau khi mật tâu mọi việc, ông Thoại được chúa Nguyễn cử giữ chức Thượng đạo Bình Tây tướng quân, rồi sai đi hội với (quân) Vạn Tượng đánh lấy tỉnh Nghệ An. Điển quân Lưu Phước Tường cũng được cử đi theo trợ giúp. Tháng 6 (âm lịch) năm đó, ông cùng Nguyễn Văn Thoại đem quân cùng quân Vạn Tượng đánh phá dữ dội ở Nghệ An. Tướng Tây Sơn là Đô đốc Nguyễn Danh Lạc và Phò mã Nguyễn Văn Trị đều thua chạy . Mùa xuân năm Tân Dậu (1801), tướng Thoại bỗng dưng rời bỏ quân ngũ trở về Gia Định mà không có lệnh triệu hồi . Kể từ đó, chỉ còn Lưu Phước Tường chỉ huy đội quân. Tháng 8 (âm lịch) cùng năm, Nguyễn Ánh thu phục Phú Xuân, Lưu Phước Tường vẫn lo việc đánh phá Nghệ An. Quân Tây Sơn thua luôn, nhưng gặp lúc thời tiết xấu quá, Tường Quang hầu (tước phong của ông Tường, không rõ ông được phong vào lúc nào) không thể ở lâu tại mặt trận này, nên làm kế nghi binh rồi rút lui về Nam bằng đường biển . Sách Hoàng Lê nhất thống chí kể: "Sang đầu thu (năm 1801), quan nhà Nguyễn là Tường Quang hầu vâng chỉ ra đánh, để quấy rối trấn Nghệ An. Viên Trấn thủ trấn ấy là Nguyễn Thận sai tướng đón đánh, quân của Thận luôn luôn bị thua. Sau vài ngày, Tường Quang hầu vì mùa lũ lụt không thể ở lâu, bèn đem thuyền cũ cắm ở cửa sông vùng Hương Sơn, đầu và đuôi thuyền bện cỏ làm hình quân lính, cho mặc áo giáp cầm kích, trong thuyền thắp vài đĩa đèn để cho quân Tây Sơn nghi ngờ, rồi nhân lúc đêm tối đem quân bản bộ cưỡi thuyền nhẹ xuôi dòng xuống phía đông, ra cửa Nam Giới, vượt biển mà về Nam. Đến khi quân Tây Sơn biết thì quân của Tường Qaung hầu đã đi được hai ngày rồi"... Năm Nhâm Tuất (1802), nhà Tây Sơn bị đánh đổ, chúa Nguyễn lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long. Đến tháng Giêng năm Mậu Thìn (1808), nhà vua cho đổi Hoằng Trấn dinh (tức Long Hồ dinh cũ) thành Vĩnh Thanh trấn. Sau đó (không rõ năm nào), Lưu Phước Tường được cử làm Trấn thủ Vĩnh Thanh. Năm Quý Dậu (1813), ông lãnh nhiệm vụ xây đắp thành Vĩnh Long . Tháng Giêng năm Bính Tý (1816), lại cử ông làm đốc suất trực tiếp công tác xây thành Châu Đốc bởi nhà vua nghĩ rằng "Châu đốc là trọng trấn cõi Nam, phải đắp (đồn) mà phòng giữ". Vâng chỉ, ông điều động khoảng 3.000 dân đắp ráo riết thành đến cuối năm ấy thì xong . Trong khoảng thời gian trên (tháng 9 âm lịch), quan Bảo hộ Chân Lạp là Nguyễn Văn Thoại (tức Thoại Ngọc Hầu) xin từ chức, vua Gia Long liền cho Chưởng cơ Lưu Phước Tường sang thế . Sách Quốc triều sử toát yếu chép:..."Ngài nghĩ rằng bảo hộ là một chức trọng ở ngoài bờ cõi, cho Tường làm Thống chế và cấp ấn "bảo hộ" bằng đồng cho trọng quyền". Tháng 5 (âm lịch) năm 1817, Lưu Phước Tường phạm tội, bị bãi chức . Tính ra ông lãnh chức Bảo hộ không đầy một năm. GS. Nguyễn Văn Hầu kể:..."trong thời gian ông lãnh chức Bảo hộ, vì dung túng thuộc hạ sách nhiễu dân Miên (Chân Lạp); hơn nữa, khi làm Trấn thủ Vĩnh Thanh, có can vào việc tham nhũng, đến khi ông đổi đi rồi, việc mới phát giác ra. Vì vậy, Lưu Phước Tường phải bị bắt giải về Gia Định xét xử" . Sau khi xét án, tháng 2 (âm lịch) năm Kỷ Mão (1819), Lưu Phước Tường, Lê Đắc Tần, Trần Bá Bảo đều bị tội chết chém, tài sản bị tịch thu để trả lại cho dân . Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, thì đây là một trong ba bản án "điển hình" ở miền Nam lúc bấy giờ . Sau khi xử chết Lưu Phước Tường, Lê Đắc Tần và Trần Bá Bảo; vua Gia Long còn ban dụ cho quan và dân trấn Vĩnh Thanh rằng: "Trấn ngươi tiếp giáp biên phương, làm phiên lỵ cho Nhà nước; đương khi khởi binh đánh giặc, trấn ngươi là một chiến trường. Ta trọng việc yên dân, cho nên không dám khinh suất dùng người dở; lâu nay mấy người ty mục, ta đều lựa kỹ càng lắm. Ai ngờ bọn Phước Tường riêng bỏ phép công, không kể luật nước, tội chúng nó nặng hơn điều trong luật đã định. Không ngờ gian tham đến như thế! Ta nghĩ trấn ngươi gặp mấy người quan lại độc dữ, lấy làm thương lắm! Bây giờ tiền (của) dân có thể trả được, mà điều khổ (của) dân khó cứu cho lại; sức quân có thể thư được, mà lòng giận (của) chúng khôn giải cho nguôi. Việc đã đến như thế, chỉ có tỏ phép nước để nghiêm quan trường, giết đứa gian tham để cho yên lòng dân mà thôi. Nay bọn Phước Tường đã chịu tội chết chém, ta cũng đã sai quan Tổng trấn tịch ký gia tài trả lại cho dân. Ta cùng dân chúng ngươi giữ phép công Nhà nước, chưa hề tha đứa gian để hại dân bao giờ. Vậy nên báo cáo cho dân chúng ngươi đều hiểu ý ta". ^ Theo Nguyễn Văn Hầu, Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang, Hương sen xuất bản, không ghi năm xb, tr. 95. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn, Quốc triều sử toát yếu (Nhà xuất bản Văn học, 2002, tr. 57). Tuy nhiên, theo sách Đại Nam chánh biên liệt truyện, sơ tập, truyện "Lưu Phước Tường" (quyển 27, tờ 12b) lại chép là năm Mậu Ngọ (1798). ^ Sách Đại Nam chánh biên liệt truyện, sơ tập, truyện "Lưu Phước Tường" (quyển 27, tờ 12b). ^ Nguyễn Văn Hầu, sách đã dẫn, tr. 105. ^ GS. Nguyễn Văn Hầu viết: "Ngày tháng và lý do ông trở về Gia Định không thấy những sách nói tới" (sách đã dẫn, tr. 107). Theo một số nhà nghiên cứu gần đây, ông Thoại bỏ về vì không muốn đánh nhau với tướng Trần Quang Diệu, vốn là đôi bạn cùng quê thân thiết. Xem chi tiết ở trang Thoại Ngọc Hầu. ^ Theo Nguyễn Văn Hầu (sách đã dẫn, tr. 107). ^ Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí (tập 2, Nhà xuất bản Văn học, 1984, tr. 226). Có lẽ quân của ông Tường thua sau khi bị quân Tây Sơn phản công nên phải rút về Nam. Sử liệu ghi là vì "mùa lũ lụt, quân của Tường không thể ở lâu", có lẽ chỉ là một cách nói che đậy. ^ Xem chi tiết ở trang Thành Vĩnh Long. ^ Nguyễn Văn Hầu, tr. 143. ^ Sách Quốc triều sử toát yếu, tr.123. ^ Nguyễn Văn Hầu, sách đã dẫn, tr. 182. ^ Không rõ ông được phong Chưởng cơ vào lúc nào. ^ Sách Quốc triều sử toát yếu, tr.127. ^ Sách Đại Nam chánh biên liệt truyện, sơ tập, truyện "Lưu Phước Tường" (quyển 27, tờ 14b và 15a) ^ Nguyễn Văn Hầu, sách đã dẫn, tr. 145-146. ^ Sách Quốc triều sử toát yếu, tr.138. ^ Nguyễn Đình Đầu, "Địa lý lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh" in trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (tập I, 1987, tr. 207). Hai vụ án kia là của Phó tổng trấn Gia Định là Huỳnh Công Lý và của Trấn thủ Phiên An Đào Quang Lý, cùng xảy ra vào năm 1820. ^ Sách Quốc triều sử toát yếu, tr. 138.
wikipedia
Cá cóc Việt Nam Cá cóc Việt Nam (danh pháp khoa học: Tylototriton vietnamensis) là một loài sa giông. Đây là một loài động vật Đặc hữu của Việt Nam. Có thân thuôn dài, có 4 chân, chân trước có 4 ngón, chân sau 5 ngón, đuôi dẹt bên, thân dài trung bình 5 cm. Đầu sa giống dẹt, mõm ngắn, tay gần như vuông, da sần sùi, gờ sống lưng nổi rõ. Cá cóc Việt Nam phân bố trong nước tại những tỉnh Văn Bàn (Lào Cai), Nguyên Bình (Cao Bằng), Lục Nam (Bắc Giang), Quế Phong (Nghệ An). (tiếng Việt) Cá cóc Việt Nam trên SVRVN Phát hiện loài cá cóc mới, giống Tylototriton (Bộ Có đuôi Urodela, họ Cá cóc Salamandridae) ở miền Bắc Việt Nam (tiếng Anh) Cá cóc Việt Nam tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI). Cá cóc Việt Nam 775941 tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS). Cá cóc Việt Nam tại Encyclopedia of Life Böhme, Schöttler, Truong & Köhler (2005). “Tylototriton vietnamensis”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2008. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) A new species of salamander, genus Tylototriton (Urodela: Salamandridae) from northern Vietnam. Salamandra, vol. 41, p. 215-220 Tylototriton vietnamensis: Böhme, Schöttler, Nguyen and Köhler, 2005 Tylototriton vietnamensis
wikipedia
Goin Goin là một xã trong vùng hành chính Lorraine, thuộc tỉnh Moselle, quận Metz-Campagne, tổng Verny. Tọa độ địa lý của xã là 48° 59' vĩ độ bắc, 06° 13' kinh độ đông. Goin nằm trên độ cao trung bình là 220 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 184 mét và điểm cao nhất là 270 mét. Xã có diện tích 9,07 km², dân số vào thời điểm 1999 là 288 người; mật độ dân số là 31 người/km². Xã nằm về phía đông nam của Metz.
wikipedia
Tranh chấp lao động Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động. Nói cách khác, tranh chấp lao động là những mâu thuẫn bất đồng không thể tự dàn xếp được giữa cá nhân hoặc tập thể người lao động và người sử dụng lao động liên quan đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Quan hệ lao động là quan hệ mang bản chất dân sự. Bản chất dân sự thể hiện ở chỗ quan hệ lao động phát sinh, thay đổi, chấm dứt trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận giữa các chủ thể. Đây là quan hệ mua bán "hàng hóa" sức lao động nên người lao động khi giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận các điều khoản cụ thể về quyền, nghĩa vụ như công việc, mức lương, địa điểm làm việc… và về phía người sử dụng lao động cũng có quyền thỏa thuận các quyền, nghĩa vụ như quyền điều hành,luân chuyển người lao động, ban hành nội quy lao động, xử lý kỉ luật người lao động… Trong quá trình tồn tại và phát triển của quan hệ lao động thì tranh chấp xảy ra giữa các bên về quyền, lợi là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường thì người sử dụng lao động thường hướng đến lợi nhuận tối đa, cố gắng cắt giảm chi phí từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động. Từ đó đặt ra yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động một cách có hiệu quả để duy trì hài hòa quan hệ lao động, cân bằng lợi ích giữa các bên, bảo đảm ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định nền kinh tế. Pháp luật về lao động quy định cụ thể về khái niệm, điều chỉnh những vấn đề phát sinh tranh chấp lao động, cũng như thẩm quyền, quyền hạn của các bên trong giải quyết tranh chấp lao động. Vấn đề trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong trong tranh chấp lao động có sự thay đổi trong quy định từ Bộ luật lao động năm 2012 đến Bộ luật lao động năm 2019 Tranh chấp lao động là những mâu thuẫn về quyền lợi, nghĩa vụ phải thực hiện giữa người lao động với người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động có thể xảy ra giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động về các nội dung trong hợp đồng lao động, nội quy lao động hoặc tranh chấp giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về các nội dung trong thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động. Các loại tranh chấp lao động thường thấy là: Tranh chấp lao động cá nhân ví dụ tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động, về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động... Tranh chấp có yếu tố hòa giải Tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích (không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án). Thực tế là dù mang bản chất dân sự nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, hàng hóa sức lao động gắn liền với người lao động nên người sử dụng lao động muốn sử dụng hàng hóa đó phải ra lệnh, điều hành người lao động. Từ đó phát sinh nghĩa vụ chấp hành mệnh lệnh, tuân thủ chỉ đạo điều hành từ phía người lao động hay nói cách khác người lao động phải phụ thuộc vào người sử dụng lao động, thêm vào đó trong quan hệ lao động người sử dụng thường ở vị thế chủ động hơn so với người lao động do thế mạnh về kinh tế khiến cho người lao động phải cần đến người sử dụng lao động, sự phụ thuộc càng mạnh mẽ hơn nữa. Khi có tranh chấp xảy ra, thiệt hại luôn thuộc về phía người lao động, họ có thể bị đơn phương chấm dứt hợp đồng, bị trừ lương, bị xử lý kỉ luật… trái quy định pháp luật lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi vật chất, đời sống cá nhân, gia đình gặp khó khăn. Thông qua việc giải quyết của tòa án đối với các tranh chấp lao động, người sử dụng lao động buộc phải tuân thủ các bản án, quyết định của tòa án mang tính cưỡng chế nhà nước. Tòa án là cơ quan tư pháp có chức năng bảo vệ pháp luật, trong trường hợp pháp luật lao động bị vi phạm thì tòa án nhân danh nhà nước thực thi chức năng bảo vệ pháp luật của mình.Khi đó họ có nghĩa vụ phải giải quyết quyền lợi cho người lao động, trong trường hợp xấu hơn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu không thi hành các bản án, quyết định của tòa án. Đây là một cơ chế bảo vệ quyền lợi cho người lao động hiệu quả hơn nhiều so với giải quyết tranh chấp lao động tại cơ sở. Thẩm quyền theo cấp Tòa án là bộ phận của thẩm quyền xét xử xác định cấp tòa án được tiến hành thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm. Thẩm quyền theo cấp tòa án là giới hạn do pháp luật quy định để Toà án các cấp thực hiện chức năng giải quyết các vụ việc dân sự. Thẩm quyền theo cấp Tòa án là cơ sở pháp lý xác định nhiệm vụ quyền hạn của tòa án mỗi cấp đối với từng loại tranh chấp lao động, điều này tránh tình trạng mâu thuẫn trong việc thụ lý và giải quyết. Ngoài ra, việc phân định cấp xét xử tạo ra sự chủ động và nâng cao vai trò của các cấp Tòa án trong việc thực hiện chức năng của mình. Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2005 Bộ luật lao động Việt Nam năm 1994 (sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007, 2009) Bộ luật lao động Việt Nam năm 2012 Chuyên mục tranh chấp lao động Tranh chấp lao động gia tăng ở các Doanh nghiệp Bùng bổ tranh chấp lao động, công đoàn nghiêng về giới chủ Lưu trữ 2012-02-19 tại Wayback Machine Tranh chấp lao động trong các DN thường vượt cấp ^ Bộ luật lao động Việt Nam năm 1994 (sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007, 2009) Điều 157 ^ “Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong trong giai đoạn tranh chấp lao động là gì?”. Luật sư lao động. 6 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2021. ^ “Các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động cá nhân”. Luật sư lao động. 27 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2021.
wikipedia
Gondrexange Gondrexange là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Sarrebourg, tổng Réchicourt-le-Château. Tọa độ địa lý của xã là 48° 41' vĩ độ bắc, 06° 55' kinh độ đông. Gondrexange nằm trên độ cao trung bình là 270 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 266 mét và điểm cao nhất là 319 mét. Xã có diện tích 22,88 km², dân số vào thời điểm 1999 là 459 người; mật độ dân số là 20 người/km². Xã nằm 11 km về phía tây nam của Sarrebourg.
wikipedia
Gorze Gorze là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Metz-Campagne, tổng Ars-sur-Moselle. Tọa độ địa lý của xã là 49° 03' vĩ độ bắc, 06° 00' kinh độ đông. Gorze nằm trên độ cao trung bình là 370 mét trên mực nước biển. Xã có diện tích 17,94 km², dân số vào thời điểm 1999 là 1392 người; mật độ dân số là 77,6 người/km². Xã nằm tròn 20 km về phía tây nam của Metz. Nhà thờ tu viện Tu viện (xây dựng 1696-1699) Chapelle Saint Clément (1603)
wikipedia
Gosselming Gosselming là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Sarrebourg, tổng Fénétrange. Tọa độ địa lý của xã là 48° 47' vĩ độ bắc, 07° 00' kinh độ đông. Gosselming nằm trên độ cao trung bình là m mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 232 mét và điểm cao nhất là 285 mét. Xã có diện tích 10,15 km², dân số vào thời điểm 1999 là 536 người; mật độ dân số là 52 người/km². Xã thuộc Pháp từ năm 1766.
wikipedia
Gravelotte Gravelotte là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Metz-Campagne, tổng Ars-sur-Moselle. Tọa độ địa lý của xã là 49° 06' vĩ độ bắc, 06° 01' kinh độ đông. Gravelotte nằm trên độ cao trung bình là 300 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 221 mét và điểm cao nhất là 325 mét. Xã có diện tích 5,66 km², dân số vào thời điểm 1999 là 652 người; mật độ dân số là 115 người/km². Xã nằm tròn 15 km về phía tây của thành phố Metz.
wikipedia
Ngô Nhĩ Khai Hy Örkesh Dölet (tiếng Duy Ngô Nhĩ: ئۆركەش دۆلەت; cũng được chuyển tự là Uerkesh Davlet), hay Ngô Nhĩ Khai Hy (giản thể: 吾尔开希, phồn thể: 吾爾開希, bính âm: Wú'ěrkāixī) là nhà bất đồng chính kiến người Duy Ngô Nhĩ (tiếng Anh: Uyghur) mang quốc tịch Trung Quốc nổi tiếng vì vai trò thủ lĩnh trong sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Là một người Uyghur, Ngô Nhĩ Khai Hy sinh vào ngày 17 tháng 2 năm 1968 với nguồn gốc tổ tiên là ở Ili, Tân Cương. Ông đạt được thành tích xuất chúng, khi học tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, khi tuyệt thực khiển trách vị Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng trên đài truyền hình quốc gia. Ông là một trong những nhà lãnh đạo chính tổ chức ủng hộ cải cách Liên đoàn Tự trị Sinh viên Bắc Kinh và đứng đầu các cuộc đàm phán không đầy đủ với các quan chức. Ông hiện nay đang cư ngụ tại Đài Loan, nơi ông làm việc như một nhà bình luận chính trị. Những nỗ lực của ông để có thể trở về Trung Quốc đã giúp ông trở thành một trong những nhà bất đồng chính kiến rõ ràng nhất trong những năm gần đây. Ông có ghế tại Lập pháp viện Trung Hoa Dân Quốc hai lần, trong năm 2012 và 2016. Ngô Nhĩ Khai Hy đến quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, vào giữa tháng 4 năm 1989, khi bắt đầu phong trào học sinh, sau khi thành lập một hiệp hội sinh viên độc lập tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Ông nhanh chóng trở thành một trong những nhà lãnh đạo học sinh thẳng thắn nhất khi quy mô đám đông gia tăng. Theo Eddie Cheng, tại một cuộc họp được triệu tập vội vã để thành lập Liên đoàn Tự trị Sinh viên Bắc Kinh và bầu lãnh đạo, ông Zhou Yongjun thuộc trường Đại học Khoa học Chính trị và Luật đã đánh bại Ngô Nhĩ Khai Hy để trở thành vị chủ tịch đầu tiên của Liên đoàn. Sau khi tổ chức cuộc biểu tình thành công nhất của phong trào 1989 vào ngày 27 tháng 4, ông sau đó được bầu làm chủ tịch của Liên minh Tự trị. Khi gặp Thủ tướng Lý Bằng lần đầu tiên vào tháng 5 năm 1989, trong một cuộc gặp gỡ ghi lại trên truyền hình quốc gia, Ngô Nhĩ Khai Hy đã ngắt lời Lý Bằng trong phần giới thiệu, nói rằng "Tôi hiểu rằng tôi là một người thô lỗ khi đã ngắt lời ngài, ngài Thủ tướng, nhưng có những người ngồi ở ngoài quảng trường, đang đói, chúng ta ngồi đây và trao đổi khoan thai. Chúng ta chỉ ở đây để thảo luận các vấn đề cụ thể, thưa ông." Sau đó Lý Bằng làm ngắt lời ông, người Ngô đang hành động theo kiểu lịch sự, Ngô Nhĩ Khai Hy tiếp lời. "Thưa ông, ông đã nói ông đến đây muộn [bởi kẹt xe]... thực tế là chúng tôi đã gọi điện để đàm phán với ông kể từ ngày 22 tháng 4. Không phải là ông muộn, mà là ông đến đây quá muộn. Nhưng cũng tốt thôi. Cũng hay là cuối cùng thì ông cũng đã tới... " Sau những cuộc biểu tình, Ngô Nhĩ Khai Hy đứng thứ 2 trong danh sách các nhà lãnh đạo học sinh đang bị truy nã nhất ở Trung Quốc. Ông đã trốn sang Pháp qua Hồng Kông dưới sự bảo trợ của Chiến dịch Chim hoàng yến, và sau đó nghiên cứu tại Đại học Harvard ở Hoa Kỳ. Sau một năm nghiên cứu ở đó, ông chuyển đến vùng Vịnh San Francisco và tiếp tục học tại Đại học Dominican. Sau đó ông di cư đến Đài Loan, nơi ông kết hôn với một người vợ Đài Loan bản thổ và bắt đầu một gia đình. Ông là một người dẫn chương trình của một chương trình bình luận cho một đài phát thanh địa phương từ năm 1998 đến 2001. David Aikman tuyên bố Ngô Nhĩ Khải Uy đã chuyển đổi sang Cơ Đốc giáo năm 2002, nhưng điều này chưa bao giờ được chứng minh và chính Ngô Nhĩ Khải Uy chưa có công bố công khai về đức tin của mình. Ông cũng xuất hiện thường xuyên trên các chương trình truyền hình như một nhà bình luận chính trị. Quan điểm của ông là bảo vệ nền dân chủ đang phát triển trên hòn đảo, và thúc đẩy xã hội dân sự. Ông thường chỉ trích Đảng Dân chủ Tiến bộ, một số người lãnh đạo của đảng này coi ông là một người ủng hộ Liên minh phiếm Lam. Tuy nhiên, ông bây giờ được xác định là một người ủng hộ Liên minh phiếm Lục, và đã đưa ra lời tuyên bố mạnh mẽ chỉ trích Quốc Dân Đảng. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 6 năm 2014 với tờ New York Times, ông tuyên bố rằng mặc dù ông không phải là người theo chủ nghĩa dân tộc, nếu được yêu cầu "chọn cho ngày hôm nay", ông sẽ "tham gia cùng phần lớn người Đài Loan ở đây để giữ độc lập. Lý do là người Đài Loan nói rằng họ không chắc chắn, họ muốn duy trì hiện trạng, đó là hiện trạng mà tên lửa của (Trung Quốc) lục địa không rơi vào đầu họ. Đó là hiện trạng mà họ muốn duy trì. Không phải họ thích ý tưởng rằng Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan là một phần của họ. Họ không thích lắm về chuyện Trung Quốc ngăn cản Đài Loan tham gia bất kỳ cộng đồng quốc tế nào. Không phải họ muốn giữ lại một cơ hội để ngày nào đó trở về Trung Quốc. Không phải vậy. Chỉ là họ không muốn chiến tranh." Sau 20 năm sự kiện Thiên An Môn, ông vẫn là người bị truy nã thuộc hàng thứ hai ở Trung Quốc vì vai trò tại Thiên An Môn. Vào ngày 3 tháng 6 năm 2009, ông đến Ma Cao trong quá trình trở về Trung Quốc để yêu cầu bỏ tên ông khỏi sự truy nã. Chính quyền Ma Cao đã từ chối bắt ông và ông bị trục xuất sang Đài Loan. Năm 2009, Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu ca ngợi sự tiến bộ về nhân quyền ở Trung Quốc trong nhận định của ông về kỷ niệm 20 năm sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Ngô Nhĩ Khai Hy chỉ trích Mã, nói rằng ông không thể hiểu được tiến bộ mà ông Mã đề cập đến. Vào ngày 4 tháng 6 năm 2010, ông bị cảnh sát Nhật Bản bắt giữ ở Tokyo, khi ông cố gắng tìm cách vào Đại sứ quán Trung Quốc để về Trung Quốc. Ông đã được thả ra sau đó hai ngày sau đó mà không bị buộc tội. Vào ngày 18 tháng 5 năm 2012, ông đã cố gắng quay trở lại sứ quán Trung Quốc ở Washington, DC, nơi đại sứ quán Trung Quốc quyết định bỏ qua ông hoàn toàn. Ông lại một lần nữa cố gắng tự mình quay về Hồng Kông vào cuối năm 2013, với kết quả tương tự như trước. Vào tháng 12 năm 2013, Ngô Nhĩ Khai Hy tung ra một phiên bản tiếng Trung của nền tảng truyền thông ẩn danh và không thường xuyên Kwikdesk. Chính trị của Ngô Nhĩ Khai Hy gắn chặt với chủ nghĩa tích cực của ông. Ông liên kết với trung - hữu và tiến bộ nhân quyền và các tổ chức chính trị. Ở Đài Loan, ông đã "cam kết tiếp cận sâu hơn trong quan hệ của Đài Loan với Trung Quốc đại lục". Mặc dù đã mở rộng sự ủng hộ cho Liên minh phiếm Lục, ông vẫn tự cho mình là người có quốc tịch Trung Quốc, lưu ý rằng "Trung Quốc là quê hương của cha mẹ tôi, Đài Loan là quê hương của con tôi". Vào tháng 12 năm 2014, Ngô Nhĩ Khai Hy thông báo tự ứng cử cho ghế lập pháp trước đây do Lin Chia-lung tổ chức trước đó, người trước đây đã đánh bại Jason Hu để làm thị trưởng Đài Trung trong cuộc bầu cử địa phương. Vài tuần sau, Ngô Nhĩ Khai Hy rút lui khỏi cuộc đua, vì ông cảm thấy một nhiệm kỳ một năm sẽ không đủ thời gian để hoàn thành các mục tiêu chính trị của ông.. Ngô Nhi Khai Hy, được sự hậu thuẫn của Liên minh Sinh viên Cải cách Hiến pháp, đưa ra một cuộc tranh cử thứ hai không thành công cho Lập pháp viện Trung Hoa Dân Quốc vào tháng 7 năm 2015. ^ Standoff at Tiananmen Square. Sensys Corp; 1st edition. ngày 16 tháng 3 năm 2009. ISBN 0-9823203-0-2. ^ Xinwen Lianbo (News Simulcast) CCTV-1, ngày 18 tháng 5 năm 1989. Chinese text available on Chinese Wikipedia. ^ “Witnessing Tiananmen: Student talks fail”. BBC News. ngày 28 tháng 5 năm 2004. ^ Clifford Coonan (ngày 25 tháng 11 năm 2013). “Wu'er Kaixi: The Chinese dissident who can't get himself arrested - not even to go home and see his sick parents”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2017. ^ Louisa Lim (2014). “The People's Republic of Amnesia: Tiananmen Revisited” (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. tr. 70. ISBN 9780199347711. ^ Wong, Natalie (ngày 12 tháng 7 năm 2011) "Let down by self-centered Chai Ling". The Standard ^ Tyler Marshall (ngày 15 tháng 1 năm 2004). “Activist Hopes to Return to China”. Los Angeles Times. ^ Aikman, David (2003). Jesus in Beijing: How Christianity is Transforming China and Changing the Global Balance of Power. Regnery Publishing. tr. 11. ^ Austin Ramzy (ngày 5 tháng 6 năm 2014). “Q. and A.: Wu'er Kaixi on Tiananmen's Hopes and Taiwan's Achievements”. New York Times. ^ Deborah Kuo (ngày 4 tháng 6 năm 2009). “Tiananmen student leader vows to try again to return to China”. Gillis, Charles (ngày 4 tháng 6 năm 2009). “Tiananmen: The cover-up continues”. MacLeans. Canada: Rogers Media. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2015. ^ “吾尔开希被澳门当局遣返台湾”. Radio Free Asia. ngày 4 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2014. ^ Hsiu-chuan, Shih (ngày 6 tháng 6 năm 2010). “Wuer Kaixi held by Japanese police”. Taipei Times. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2014. ^ “Japanese police release Tiananmen Square activist Wuer”. Japan Times. ngày 7 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2014. ^ MacLeod, Calum (ngày 18 tháng 5 năm 2012). “In D.C., Chinese dissident hopes for arrest”. USA Today. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate= và |access-date= (trợ giúp) ^ “Tiananmen leader gets cold-shoulder from Chinese Embassy”. National Post. Agence France Press. ngày 18 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2014. ^ Chen, Chien-fu (ngày 3 tháng 12 năm 2013). “Hong Kong response to Wuer Kaixi too cautious”. Taipei Times. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2014. ^ Coonan, Clifford (ngày 25 tháng 11 năm 2013). “Wu'er Kaixi: The Chinese dissident who can't get himself arrested - not even to go home and see his sick parents”. The Independent. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2014. ^ New Social Messaging Tool Taps Chinese Dissident Expansion - South China Morning Post ^ “China Tiananmen dissident Wuer Kaixi bids for Taiwan seat”. BBC. ngày 24 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2016. ^ Hau, Hsueh-ching; Wu, Lilian (ngày 1 tháng 12 năm 2014). “Wu'er Kaixi to run in legislative by-election”. Central News Agency. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2014. ^ Hou, Elaine; Hau, Hsueh-ching (ngày 26 tháng 12 năm 2014). “Wu'er Kaixi drops bid for Legislature, vows to run in 2016”. Central News Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2014. ^ “Tiananmen Square dissident Wu'er Kaixi to stand for election to Taiwan parliament”. South China Morning Post. Agence France-Presse. ngày 25 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2016. ^ Makinen, Julie (ngày 15 tháng 1 năm 2016). “Heavy metaler hopes to rock the vote in Taiwan with his candidacy”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2016. Wu'erkaixi's blog (tiếng Anh) and some (tiếng Trung) “Mr. Wu'er Kaixi's Statement on Attempt to Turn Himself In”. Initiatives for China. ngày 19 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2014. Bản mẫu:Sự kiện Thiên An Môn
wikipedia
Grémecey Grémecey là một xã trong vùng Grand Est, thuộc tỉnh Moselle, quận Château-Salins, tổng Château-Salins. Tọa độ địa lý của xã là 48° 48' vĩ độ bắc, 06° 24' kinh độ đông. Grémecey nằm trên độ cao trung bình là 220 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 205 mét và điểm cao nhất là 313 mét. Xã có diện tích 9,04 km², dân số vào thời điểm 1999 là 111 người; mật độ dân số là 12 người/km². Xã nằm về phía đông nam của Metz.
wikipedia
TC0 TC0 là một lớp độ phức tạp trong độ phức tạp mạch. Nó là lớp nhỏ nhất trong cấp bậc TC. TC0 bao gồm tất cả các ngôn ngữ quyết định được bởi mạch lôgic với chiều sâu hằng số và kích thước đa thức, chỉ sử dụng cổng AND, cổng OR, và cổng đa số (kết quả là bit dữ liệu vào phổ biến hơn giữa 0 và 1) với số dữ liệu vào không giới hạn. Một cách tương đương, có thể dùng cổng ngưỡng (số bit dữ liệu vào bằng 1 có vượt quá một ngưỡng cố định hay không) thay vì cổng đa số. TC0 chứa nhiều bài toán quan trọng, chẳng hạn như sắp xếp n số n bit, và nhân hai số n bit, chia số nguyên . Có thể so sánh TC0 với các lớp độ phức tạp mạch khác như AC0 và NC1. Theo Vollmer 1999, tr. 126: AC 0 ⊊ AC 0 [ p ] ⊊ TC 0 ⊆ NC 1 . {\displaystyle {\mbox{AC}}^{0}\subsetneq {\mbox{AC}}^{0}[p]\subsetneq {\mbox{TC}}^{0}\subseteq {\mbox{NC}}^{1}.} Cũng theo Vollmer, liệu TC0 có là tập con thực sự của NC1 là "một trong những bài toán mở chính của độ phức tạp mạch" (cùng vị trí trích dẫn trên). Ngoài ra, phiên bản đồng dạng (uniform) của TC 0 ⊊ PP {\displaystyle {\mbox{TC}}^{0}\subsetneq {\mbox{PP}}} . (Allender (1996), theo Burtschick & Vollmer (1999)). ^ [1] Allender, E. (1996), “Proceedings 2nd International Computing and Combinatorics Conference (COCOON)”, Springer Lecture Notes in Computer Science, 1090: 127–135 |contribution= bị bỏ qua (trợ giúp) Vollmer, Heribert (1999), Introduction to Circuit Complexity, Berlin: Springer, ISBN 3-540-64310-9 Burtschick, Hans-Jörg; Vollmer, Heribert (1999), Lindström Quantifiers and Leaf Language Definability, ECCC TR96-005 Bản mẫu:CZoo
wikipedia
Issey Nakajima-Farran Issey Nakajima-Farran (sinh ngày 16 tháng 5 năm 1984) là một cầu thủ bóng đá người Canada. Issey Nakajima-Farran thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Canada từ năm 2006-2016. National Football Teams
wikipedia
Phan Kim Liên Phan Kim Liên (giản thể: 潘金莲; phồn thể: 潘金蓮) là nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Thủy hử của nhà văn Thi Nại Am, là người đàn bà đa tình và hiểm độc, giết chồng để ngoại tình và cũng là nhân vật trong truyện Kim Bình Mai của Vương Thế Trinh, đại diện cho phụ nữ phong kiến, không thể làm theo ý mình, muốn được giải thoát. Phan Kim Liên là cô gái dung nhan mỹ lệ, phong lưu đa tình, có sức hấp dẫn đầy uy lực. Trái với vẻ ngoài xinh đẹp, cá tính của cô tranh cường hiếu thắng, ích kỷ nhỏ nhen, trở thành nhân cách xấu xa tráo trở. Phan Kim Liên nguyên là hầu gái trong nhà một đại gia, nhìn hiền lành, dịu dàng và vô cùng xinh đẹp, do không chịu làm thiếp cho tài chủ già nên bị bức phải lấy Võ Đại Lang, anh Võ Tòng, một người bán bánh bao vừa lùn vừa xấu xí. Phan Kim Liên vốn tính lẳng lơ nên rất thất vọng. Về sau, Võ Tòng gặp lại Võ Đại Lang, Phan Kim Liên thấy Võ Tòng là anh hùng cái thế thì ra sức quyến rũ nhưng Võ Tòng không chút động lòng. Nhân lúc Võ Tòng đi Đông Kinh, do người láng giềng là Vương Bà dắt mối, Phan Kim Liên quen với Tây Môn Khánh, một tên tài chủ, đã không kìm nổi ham muốn. Khi hai người gặp nhau ở nhà Vương Bà thì bị Võ Đại Lang phát hiện. Võ Đại Lang bị Tây Môn Khánh đánh đến ngất đi. Vì muốn gian díu lâu dài với Tây Môn Khánh nên Phan Kim Liên đã nhẫn tâm và quỷ quyệt với sự giúp đỡ của Vương Bà bỏ thạch tín vào bát canh của Võ Đại Lang để giết ông. Còn Phan Kim Liên đã bộc lộ bản lĩnh lại giỏi mưu chước quyền biến nên trở thành bà vợ thứ năm của Tây Môn Khánh, được yêu chiều rất mực. Võ Tòng trở về, biết chuyện lập tức mời hàng xóm đến nhà. Ông lôi Vương Bà đến trước bàn thờ anh rồi gọi Phan Kim Liên ra. Phan Kim Liên xin tha tội nhưng Võ Tòng đã chém chết cô ngay tại chỗ rồi đi tới lầu Sư Tử giết Tây Môn Khánh. Phan Kim Liên về sau trở thành mỹ nhân điển hình của hạng phụ nữ tà dâm, xảo quyệt trong văn học Trung Hoa. Năm 1992, gia tộc họ Vũ (Võ) ở huyện Thanh Hà, Hình Đài cho sau khi tu sửa một số ngôi mộ hoang được cho là của tiến sĩ Vũ Thực (Võ Thực) và người vợ họ Phan. Năm 1996, gia tộc này dựng một tấm bia có nội dung kể về tiểu sử tổ tiên Vũ Thực có nội dung: Sau đó, hai gia tộc gán tên Vũ Đại Lang và Phan Kim Liên cho tổ tiên của họ là Vũ Thực và Phan thị. Dựa trên tuyên bố của gia tộc này, Phan Kim Liên là thiên kim tiểu thư, con của quan tri châu Hàm Đan, nhà ở Phan gia trang (sau đổi là Hoàng Kim trang) huyện Thanh Hà, Hình Đài, chỉ cách thôn Vũ gia Na 1,5 km. Vì thương Vũ Thực là người nghèo mà có chí nên Phan Kim Liên hết lòng giúp đỡ, sau hai người nên nghĩa vợ chồng, sống hạnh phúc bên nhau, có bốn con trai. Chuyện oan uổng của gia tộc Võ (Vũ) và Phan ở Thanh Hà cũng khiến cho con cháu của Thi Nại Am trăn trở. Ngày 18 tháng 12 năm 2009, họa sĩ Thi Thắng Thần, hội viên Hội Mỹ thuật Trung Quốc, Phó hội trưởng Hội Nghiên cứu tranh liên hoàn tỉnh Hà Bắc, tự nhận là hậu duệ dòng đích của Thi Nại Am đã đến đền thờ Võ Đại Lang ở Thanh Hà, Hình Đài. Ông thay mặt cho hậu duệ của họ Thi bày tỏ sự xin lỗi và mong con cháu họ Võ, họ Phan tha thứ. Cùng với việc xin lỗi nói trên, họa sĩ hậu duệ họ Thi đã xin đúc lại tượng Võ Đại Lang và Phan Kim Liên, vẽ 16 bức tranh liên hoàn và đề thơ xin lỗi treo trong từ đường. Tại bức họa Phan Kim Liên, Thi Thắng Thần viết: Kẻ hậu sinh từng kính họa 16 bức tranh chính truyền hai vị Võ và Phan treo nơi vách từ đường họ Võ để phá cái oan khuất bao đời cho thiên hạ rõ. Nhưng nơi chín suối hai vị Võ, Phan hẳn không tha thứ cho tội làm hoen ố thanh danh trong "Thủy Hử truyện" của tiên nhân... nay kính xin chỉnh lại dung nhan, hoàn lại dáng hình vốn có. Nguyện hai vị Võ, Phan linh thiêng chứng giám. Họ Thi đốt hương kính bái. Sự thật thì Thi Nại Am chết vào đầu thời Minh Thái Tổ, còn Vũ Thực (theo văn bia) sống vào thời Minh Thành Tổ, cách nhau 30-50 năm. Bản thân văn bia cũng không ghi lại tên phu nhân của Vũ Thực. Các sách địa phương chí đều không có danh nhân họ Võ (Vũ). Thời nhà Minh không có ghi nhận tiến sĩ nào tên là Võ Thực. Phim năm 1974: Hồ Cẩm Phan Kim Liên hậu kiếp (phim 1989): Vương Tổ Hiền Thủy hử (phim truyền hình 1998): Vương Tử Y Kim Liên (phim 2008) và Kim Liên: nô lệ tình yêu (phim 2009): AV joyū Serina Hayakawa Thủy hử (phim truyền hình 2011): Can Đình Đình ^ Thủy hử, hồi 23, Vương bà lòng tham buộc mai mối, Huy Ca nổi giận phá cuộc vui ^ Thủy hử, hồi 25, Trộm lóng xương, Hà Cửu điếu tang; Cúng thủ cấp, Võ Tòng trí tế ^ Nguyên văn: 武公諱植字田嶺,童時謂大郎,暮年尊曰四老。公之夫人潘氏,名門淑媛。公先祖居晉陽郡,系殷武丁後裔,後徙清河縣孔宋莊(今武家那村)定居。公幼年歿父,與母相依,衣食難濟。少時聰敏,崇文尚武,尤喜詩書,中年舉進士,官拜七品,興利除弊,清廉公明,鄉民聚萬民傘敬之。然悠悠歲月,歷歷滄桑,名節無端詆毀,古墓橫遭毀劫,令良士賢婦飲恨九泉,痛惜斯哉。今修葺墓室,清源正名,告慰武公,以示後人,是為銘記焉。 ^ “Thủy Hử truyện và nỗi hàm oan của Phan Kim Liên – Võ Đại Lang”. ^ “骑木驴”是编的,“虎头铡”造谣?被文化景点“”骗”的那些年[liên kết hỏng]
wikipedia
Jeong Da-bin Jung Hye Sun (1980-2007) với nghệ danh Jung Da Bin là nữ diễn viên Hàn Quốc được biết đến với các phim như Chị dâu 19 tuổi, Trò chơi tình yêu, Bão mùa hè. Jung Da Bin sinh ngày 4 tháng 3 năm 1980 là con cả trong gia đình có 1 trai 1 gái. Cô theo học trường tiểu học Chungwon, trường cấp hai nữ sinh Sungshin. Năm 1999, cô tốt nghiệp trung học nữ Bundang Youngduk. Năm 1998, năm thứ 3 trung học, Jung Da Bin được chọn làm người mẫu cho tạp chí Ceci khi đang đứng trước một cửa hàng kem ở Apgujeong-dong, Seoul. Từ đó cô bước chân vào ngành công nghiệp giải trí. Sau từ khi ra mắt với tư cách diễn viên, năm 2003, khoa Kịch nghệ và phim ảnh của Đại học Dongguk đã đặc cách cho Jung Da Bin theo học vì tài năng diễn xuất và cô nhập học chính thức năm 2004. Năm 2000, cô tham gia bộ phim Huyền thoại Gingko của đạo diễn Park Je Hyun cùng nữ diễn viên kỳ cựu Choi Jin Sil[cần dẫn nguồn]. Trong phim, cô vào vai Choi Jin Sil thời niên thiếu, đây cũng là vai diễn đầu tiên của Jung Da Bin và mở đường cho cô đến với nghiệp điện ảnh. Hai năm sau đó, Jung Da Bin tạo được sự chú ý qua vai hài trong sê-ri phim truyền hình NonStop phần 2, nhờ vai diễn vui nhộn này mà cô có lượng fan đông đảo và tiếp tục góp mặt trong phần ba của series phim truyền hình này. Các bộ phim đáng chú ý trong sự nghiệp ngắn ngủi của Jung Da Bin gồm có Anh chàng đẹp trai (cùng nam diễn viên Song Seung Heon), Chị dâu 19 tuổi (cùng nam diễn viên Kim Jae Won), Bão táp mùa hè và Trò chơi tình yêu cùng nam diễn viên Kim Rae Won). Đặc biệt, với bộ phim Trò chơi tình yêu, Jung Da Bin đã đoạt giải Nghệ sĩ xuất sắc nhất thể loại phim hài của đài MBC[cần dẫn nguồn], giải Diễn viên triển vọng của đài MBC và giải Ngôi sao mới của đài MBC trong hai năm liên tiếp 2003 và 2004. Tối ngày 9 tháng 2 năm 2007, sau khi vào quán bar để uống rượu, Jung Da Bin được bạn trai là nam diễn viên Lee Kang-hee (이강희) đưa về nhà do cô quá say, sáng hôm sau (10/2), Lee Kang-hee bất ngờ phát hiện cô đã treo cổ bằng khăn tắm trong phòng tắm tại nhà của mình. Jung hưởng dương 26 tuổi. Ngày 22 tháng 5 năm 2011, 4 năm sau cái chết của nữ diễn viên, gia đình cô đã tổ chức đám cưới kết đôi cho linh hồn của Jung Da Bin với một người bạn của cô cũng không may qua đời sớm tại chùa Yongcheon ở Yangpyeong, Gyeonggi. Jung Da Bin để lại thư nhắn trước khi qua đời. 복잡해서죽을것같았다.이유없이화가나서미칠것같았다. 멀미가날듯이속이힘들었다.머리가너무아파서눈물이났다. 신경질의성낼노의노예가될뻔했다.울다웃다미치는줄알았다. 내가나를 잃었다고생각했었고나는뭔가.정체성을잃어갔었다. 순간. 전기에감전이되듯이. 번쩍. 갑자기평안해졌다.주님이오셨다.형편없는내게.사랑으로. 바보같은내게.나의소중함을알게하시고.용기를주신다. 주저앉으려했던나를.가만히.일으켜주신다. 나는.이제.괜찮다고.말씀하신다.< 나는.괜.찮.다. -정다빈, 싸이월드 미니홈피 (2007년 2월 9일)- U;Nee ^ Jung Eun Jung. “크리스천 고(故) 정다빈, 성경책과 함께 입관”. 헤럴드경제. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2007. ^ “[핫포토] 故 정다빈 장례식”. 스포츠조선. ngày 13 tháng 2 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2015. Chú thích có tham số trống không rõ: |저자= (trợ giúp) ^ 송지원. “[★포토]故 정다빈, 4년 만에 올린 영혼결혼식”. 스타뉴스. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2011. ^ a b “네이버 인물정보 > 정다빈”. Naver. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2015. ^ 배현정 (ngày 22 tháng 5 năm 2003). “[스타 데이트] '깜찍이' 정다빈”. 데일리한국. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2015. ^ “Jungdabin, Dongguk University Department of Theater and Film”. 스포츠조선. ngày 30 tháng 7 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2015. ^ 이유현 (ngày 24 tháng 12 năm 2000). “정다빈, '끼만 가득히'”. 스포츠조선. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2001. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2015. ^ 김선우 (ngày 30 tháng 7 năm 2003). “'옥탑방 고양이' 탤런트 정다빈, 동국대 연극영상학부 합격”. 동아일보. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2015. ^ “연예인들 대학생활 엿보기”. 일요신문. ngày 8 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2015. ^ [1] ^ 강건택 기자 (ngày 10 tháng 2 năm 2007). “탤런트 정다빈 목매 숨진채 발견”. 연합뉴스. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2012. ^ 정다빈, 영혼 결혼식…"하늘나라서 행복하길" ^ Ngày 13 tháng 3 năm 2007, theo di ảnh của Jeong Da-bin trên trang Sports Chosun, có dòng chữ 聖徒鄭慧善之柩 trên ống vải đỏ, chúng ta có thể thấy ký tự tiếng Trung Quốc tên của nữ diễn viên là 鄭慧善. Tuy nhiên, ngày 22 tháng 5 năm 2011, trên trang Star News về bức ảnh chân dung Jung Da Bin trong đám cưới linh hồn mà gia đình tổ chức cho cô, lại có dòng chữ 亡妻河東孺人鄭惠善靈駕 viết tên thật của Jung Da Bin là Jung Ha Dong. Không rõ tên nào bằng Hán tự mới là tên thực.
wikipedia
Lâu đài Schwetzingen Lâu đài Schwetzingen đã từng là nơi ngự trị mùa hè của các vị tuyển hầu vùng Pfalz (Đức) như Karl Philipp và Karl Theodor. Lâu đài nằm trong thành phố Schwetzingen, giữa 2 thành phố lớn là Heidelberg và Mannheim. Năm 2007 đơn xin công nhận đã được trao cho ủy ban về di sản thế giới của UNESCO. Lâu đài Schwetzingen được nhắc đến trong văn kiện lần đầu tiên năm 1350. Lâu đài được dùng làm lâu đài đi săn, được cải tạo nhiều lần và bị phá hủy vào cuối cuộc Chiến tranh 30 năm cũng như là trong Chiến tranh Kế thừa Pfalz. Tuyển hầu Karl Ludwig đã cho tái xây dựng lâu đài cho người tình của ông là Luise von Degenfeld và từ năm 1657 đã sống 20 năm tại đây. Hình dạng lâu đài ngày nay là do tuyển hầu Johann Wilhelm, lúc đấy đang ngự trị từ thành phố Düsseldorf, ra lệnh cải tạo và mở rộng, xây thêm hai dãy nhà. Công trình xây dựng do bá tước Matteo Alberti – người xây Lâu đài Bensberg – lãnh đạo, bắt đầu từ năm 1697. Công viên lâu đài bắt đầu được mở rộng từ năm 1752 và cũng được hoàn thành mặc dầu từ khi tuyển hầu Karl Theodor dời nơi ngự trị từ Mannheim về München trong năm 1778 thì lâu đài đã gần như không còn được sử dụng nữa. Dưới thời của Karl Theodor lâu đài là nơi ngự trị mùa hè. Vào các tháng nóng nực mùa hè việc tổ chức buổi chầu thiết triều được dời từ Mannheim về Schwetzingen. Sau một thời gian khôi phục mất nhiều công sức trong những năm 1975-1991 các phòng ốc bên trong của lâu đài được phục hồi lại như xưa và được trang bị bằng đồ nội thất nguyên thủy của thế kỷ thứ 18. Tầng trệt hiện nay là viện bảo tàng. Có giá trị đặc biệt về lịch sử nghệ thuật là các căn phòng của nữ bá tước Luise Karoline von Hochberg được cải tạo từ năm 1803 trong tầng hai do vẫn còn bảo tồn được giấy dán tường in bằng tay của năm 1804. Nối tiếp cạnh căn chính của lâu đài ở hai bên là hai dãy nhà hình vòng cung, cùng với lâu đài bao bọc lấy vườn hoa hình tròn. Hai dãy nhà này ngày xưa được dùng làm phòng ăn, hòa nhạc và lễ hội khiêu vũ. Phong cách xây dựng và tình trạng bảo tồn của công viên tương đối đặc biệt. Không giống như toàn bộ các công viên lâu đài khác, những nơi mà phong cách xây dựng công viên cũ thường được thay thế bằng phong cách mới, công viên lâu đài Schwetzingen đã có một kết nối độc đáo giữa vườn được xây theo phong cách Pháp và vườn hiện đại theo phong cách Anh. Ngay từ thời tuyền hầu, người dân thường đã được phép thăm viếng công viên lâu đài, ngày xưa còn không phải trả tiền vào cửa. Nhìn dọc theo trục chính về hướng đông là ngọn núi Königsstuhl và về hướng tây là ngọn núi Kalmit. Vườn kiểu Baroque này được xây theo phong cách Pháp với các hình dáng hình học chặt chẽ. Các yếu tố quan trọng nhất là trục chính và trục ngang. Phần trước của vườn là khu đất trồng hoa (parterre) với hàng cây dọc theo (bosquet). Đài phun nước chính mang chủ đề của một câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp: Arion của Lesbos là một ca sĩ nổi tiếng. Được tặng thưởng nhiều tiền sau một cuộc thi đấu, Arion đã bị thủy thủ tàu ép bức trên đại dương. Ông xin được phép ca một lần cuối. Nhiều con cá heo đã xuất hiện lắng nghe tiếng ca. Người ca sĩ lao mình xuống biển và một con cá heo đã mang ông vào bờ để ông có thể tiếp tục đi đến thành phố Corinth. Khu vườn Pháp kết thúc với tượng miêu tả cảnh đi săn hươu của Peter Anton von Verschaffelt. Phần phía tây và tây bắc của công viên được kiến tạo theo lối vườn Anh. Ngược với khu vườn Pháp, đường đi trong khu vực này uốn lượn quanh co và các khu rừng không đều đặn đều được để nguyên. Trong phần phía sau của công viên, trong khu được gọi là vườn Thổ Nhĩ Kỳ, là ngôi nhà thờ đạo Hồi Pigage. Đây không phải là một ngôi nhà cầu nguyện nguyên bản Thổ Nhĩ Kỳ mà chỉ là một tác phẩm của sự diễn giải của nền nghệ thuật châu Âu thế kỷ thứ 18. Phần phía trước nhà thờ đạo Hồi ngày xưa nguyên là vườn cây ăn trái của hầu tước. Voltaire đã từng là khách của các vị tuyển hầu nhiều lần: 1753 và 1758. Wolfgang Amadeus Mozart, khi còn trong tuổi thiếu niên, đã cùng cha và chị em trình diễn một buổi hòa tấu trong lâu đài vào ngày 18 tháng 7 năm 1763. Nhà soạn nhạc Christoph Willibald Ritter von Gluck đã từng là khách quý của tuyển hầu trong năm 1774. August Wilhelm Iffland, nhà soạn bi kịch và diễn viên, đã miêu tả trong một bức thư ngày 26 tháng 11 năm 1779 một cuộc đi săn tiêu tốn mất 50.000 đồng tiền Gulden tại Schwetzingen. Hoàng đế Thánh chế La Mã Joseph II đã từng viếng thăm lâu đài năm 1781. Đền thờ thần Apollo Nhà tắm trong lâu đài Đền thờ thần Mercury Nhà hát trong lâu đài tòa nhà theo phong cách Hồi giáo Thổ là tòa nhà theo phong cách nhà thờ Hồi giáo sớm nhất ở Đức. Nó được xây dựng vào năm 1779–1791 Trang Web của Lâu đài Schwetzingen Lưu trữ 2007-07-02 tại Wayback Machine (tiếng Đức)
wikipedia
Apoidea Apoidea là một liên họ quan trọng trong bộ Cánh màng, liên họ này thông thường bao gồm hai nhánh, "sphecidae" (ong bắp cày), và ong. Ong trong các phân loại gần đây xếp nó vào một nhánh đặc biệt của ong bắp cày mà chúng chuyển sang sử dụng thức ăn cho ấu trùng là phấn hoa và mật hoa, chứ không phải mồi côn trùng; đặc điểm này có lẽ làm cho nó trở thành một nhóm cận ngành với Crabronidae. Theo đó, ong và ong bắp càu hiện được xếp cùng một liên họ, và có tên gọi là "Apoidea" thay vì "Sphecoidea". Engel, M.S. (2005). Family-group names for bees (Hymenoptera: Apoidea). American Museum Novitates 3476: 1-33. Grimaldi, D. và Engel, M.S. (2005). Evolution of the Insects. Cambridge University Press. ISBN 0-521-82149-5.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Michener, C.D. (2000). The Bees of the World. Johns Hopkins University Press. Dữ liệu liên quan tới Apoidea tại Wikispecies Tư liệu liên quan tới Apoidea tại Wikimedia Commons All Living Things Images, identification guides, and maps of Apoidea. Solitary Bees Popular introduction to the Hymenoptera Apoidea. Fiori e Api d'Albore and Intoppa Flower visiting bees in Europe pdf. In Italian but excellent table with Latin names. Native Bees of North America
wikipedia
Thời Thiên Thì Thiên hay Thời Thiên (Giản thể: 时迁; Phồn thể: 時遷) là một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết Thủy hử của Thi Nại Am. Ở Lương Sơn Bạc, Thời Thiên là đầu lĩnh thứ 107, được sao Địa Tặc Tinh (chữ Hán: 地賊星; tiếng Anh: Thief Star) chiếu mệnh. Thời Thiên quê ở Cao Đường Châu, có tướng mạo xấu, nhưng mạnh khoẻ, nhanh trí và di chuyển rất nhanh. Sau này ông đi Kế Châu và lấy nghề trộm cắp mưu sinh. Do có tài ăn trộm nên được mọi người gọi là Cổ Thượng Tảo (鼓上蚤, Bọ chét trên mặt trống). Trong một lần ăn trộm, bị bắt vào ngục, nhưng được Dương Hùng cứu vớt. Sau đó, Dương Hùng cùng người anh em kết nghĩa là Thạch Tú lên núi Thuý Bình giết vợ và tên dâm tăng Bùi Như Hải, rồi quyết định lên Lương Sơn Bạc. Thời Thiên đào trộm mộ cổ ở đó liền dọa sẽ báo cho quan phủ biết Dương Hùng giết người nếu không cho anh ta theo. Trên đường đến Lương Sơn, họ nghỉ tại một tửu điếm ở núi Độc Long Cương dưới sự quản lý của Chúc gia trang. Thời Thiên trộm con gà báo thức rồi bị họ Chúc bắt. Dương Hùng và Thạch Tú bèn nhờ Lý Ứng, trang chủ Lý gia trang phía đông Độc Long Cương cùng với Đỗ Hưng, người khi trước chịu ơn Dương Hùng, đang làm Tổng quản Lý gia trang cứu giúp thất bại. Lý Ứng bị thương. Dương Hùng bèn đi gấp đến Lương Sơn nhờ Tống Giang và được làm đầu lĩnh. Cuối cùng, khi Chúc gia trang và Hỗ gia trang thất thủ, Thời Thiên được giải cứu. Thời Thiên có vai trò quan trọng trong việc đưa Từ Ninh lên Lương Sơn. Thời Thiên đã đến Khai Phong ăn trộm bảo giáp gia truyền Trại Đường Nghê của nhà họ Từ, dẫn dụ Từ Ninh lên Lương Sơn. Từ Ninh đã giúp Lương Sơn đánh bại Liên hoàn mã của Bành Kỷ và Hô Diên Chước. Sau trận Đông Bình, Thời Thiên trở thành lãnh đạo thứ 107 của Lương Sơn. Thời Thiên là Đầu lĩnh Bộ quân, lo phi báo các việc cơ mật. Sau này cùng Tống Công Minh nhận chiếu chỉ chiêu an, đánh dẹp quân Liêu, Điền Hổ, Vương Khánh, Phương Lạp, là một trong số những người may mắn sống sót trở về. Trong Hậu Thủy Hử, sau khi đánh dẹp Phương Lạp, trên đường về kinh, Thời Thiên bị đau bụng khan (hay bệnh đau ruột) mà chết. Trong phim truyền hình chuyển thể năm 1998, Thời Thiên tình nguyện dẫn một đội quân xông vào trong để công thành Thanh Khê trong chiến dịch đánh Phương Lạp. Khi quân của Thời Thiên vào đến trong thành thì cổng thành đóng lại, quân Phương Lạp mai phục ném đá tứ tung. Thời Thiên ném thương vào cổng, định nhảy ra thì bị đá rơi vào chân không chạy được, sau đó vì một tảng đá rơi trúng và chết ở đó. Trong Đãng Khấu chí Tại hồi 39, khi Trần Hy Chân lên kinh yết kiến hoàng thượng, Ngô Dụng đã bày mưu ám sát, cử Võ Tòng, Tiêu Nhượng và Thời Thiên hành sự. Do thônng tin không chính xác nên kế hoạch ám sat thất bại, Thời Thiên bị bắt và bị chém đầu. ^ Hậu Thủy Hử, La Quán Trung, Thi Nại Am. ^ “Hãng phim truyền hình Trung Quốc, Thủy Hử, phim, 1997, xem”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2009. ^ Đãng Khấu Chí, tập 3 - Ôn Văn Tùng dịch - NXB Đà Nẵng.
wikipedia
Ngày Thiếu nhi (Nhật Bản) Ngày Thiếu nhi (こどもの日, Kodomo no Hi?) là một ngày lễ quốc gia của Nhật Bản, được tổ chức hàng năm vào ngày 5 tháng 5, ngày thứ năm của tháng thứ năm trong năm, và là ngày lễ cuối cùng trong Tuần lễ Vàng. Đó là một ngày dành riêng để tôn trọng nhân cách của trẻ em và để chào mừng hạnh phúc của chúng. Ngày lễ này được chỉ định là một ngày lễ quốc gia bởi chính phủ Nhật Bản vào năm 1948. Đây là một ngày kỷ niệm ở Nhật Bản từ thời cổ đại. Ngày này ban đầu được gọi là Tango no Sekku (端午の節句, Tango no Sekku?), và được kỷ niệm vào ngày thứ năm của mặt trăng thứ năm trong âm lịch hoặc lịch Trung Quốc. Sau khi Nhật chuyển sang lịch Gregorius, thời điểm này được chuyển vào ngày mùng 5 tháng 5. Ban đầu ngày này chỉ cho nam giới để chào mừng các bé trai và công nhận người cha, nhưng sau đó đã thay đổi để bao gồm cả bé trai và gái, cũng như công nhận các bà mẹ cùng với người cha và những phẩm chất đoàn kết của sự thống nhất. Cho đến gần đây, Tango no sekku được biết đến như Ngày của các bé trai (cũng có tên là Tiệc Trưởng thành (Feast of Banners)) trong khi Ngày của các bé gái (Hinamatsuri) được kỷ niệm vào ngày 3 tháng 3. Năm 1948, chính phủ đã ra lệnh ngày này là một ngày nghỉ lễ quốc gia để chào mừng hạnh phúc của tất cả trẻ em và bày tỏ lòng biết ơn đối với các bà mẹ. Nó được đổi tên thành Kodomo no Hi. Vào ngày này, các gia đình sẽ treo các lá cờ dạng cá chép koinobori (là cá chép, vì trong thần thoại Trung Quốc có tích một con cá chép bơi ngược dòng trở thành một con rồng, và cách các lá cờ được gió thổi trông giống như chúng đang bơi), với một cá chép cho cha, một cho mẹ, và một con cá chép cho mỗi đứa trẻ (theo truyền thống là dành cho mỗi con trai). Các gia đình cũng bày một búp bê Kintarō thường cưỡi trên một con cá chép lớn, và chiếc mũ giáp quân đội truyền thống của Nhật Bản, kabuto, do truyền thống của họ như là biểu tượng sức mạnh và sức sống. Kintarō (金太郎, Kintarō?) là tên thuở nhỏ của Sakata no Kintoki, một anh hùng trong thời kỳ Heian, một samurai cấp dưới của Minamoto no Raikou, nổi tiếng vì sức khoẻ của mình khi còn nhỏ. Người ta nói rằng Kintarō cưỡi một con gấu, thay vì một con ngựa, và từng chơi đùa với động vật ở vùng núi khi còn nhỏ. Bánh giầy mochi được gói trong lá kashiwa (sồi)—kashiwa-mochi (mochi nhân mứt đậu đỏ) và chimaki (một kiểu "mứt gạo nếp", gói trong lá diên vĩ hoặc lá tre)—theo truyền thống thường được phục vụ vào ngày này. Cổng thông tin Nhật Bản Cổng thông tin Ngày lễ Cổng thông tin Văn hoá Shichi-Go-San Hinamatsuri Ngày Thiếu nhi Tuần lễ Vàng Tết Đoan Ngọ ^ Nussbaum, Louis Frédéric et al (2005). "Tango no Sekku" in Japan Encyclopedia, pp. 948., tr. 948, tại Google Books Nussbaum, Louis Frédéric và Käthe Roth. (2005). Japan Encyclopedia. Cambridge: Harvard University Press. ISBN 978-0-674-01753-5; OCLC 48943301 Kids Web Japan Video on Children Day in Fukushima, Japan Video on Children Day in Coffs Harbour, Australia Bản mẫu:Japan Holidays
wikipedia
Luật ba (toán học) Trong Toán học, luật ba (rule of three) là phương pháp tìm hạng tử thứ tư của một tỉ lệ toán học khi ba hạng tử đầu đã biết, nghĩa là hạng tử thứ nhất chia hạng tử thứ hai đối với hạng tử thứ ba chia hạng tử thứ tư. Để tìm hạng tử thứ tư, nhân hạng tử thứ hai và thứ ba, rồi chia tích của chúng cho hạng tử thứ nhất. Sử dụng ký hiệu toán học, với a, b, c và c là ba hạng tử đã biết, và x là hạng tử thứ tư chưa biết cần tìm, và bài toán có thể biểu diễn như sau: a b = c x . {\displaystyle {a \over b}={c \over x}.} Theo như luật ba, x = b ⋅ c a . {\displaystyle x={b\cdot c \over a}.} Lấy ví dụ, giả sử một chiếc xe, chạy với vận tốc không đổi, trong 3 giờ đi được 90 km. Chiếc xe có thể đi được bao nhiêu km trong 7 giờ nếu nó giữ nguyên vận tốc? Thay các số bởi các chữ và sử dụng luật ba, x = 90 ⋅ 7 3 {\displaystyle x={90\cdot 7 \over 3}} = 630 3 = 210   {\displaystyle ={630 \over 3}=210\ } km. Luật ba dựa trên nguyên lý, trong một tỉ số, tích của hạng tử thứ nhất và thứ tư bằng tích của hạng tử thứ hai và thứ ba. Hoặc a b = c d {\displaystyle {a \over b}={c \over d}\,} thì   a ⋅ d = b ⋅ c . {\displaystyle \ a\cdot d=b\cdot c.} 'Dr Math', Rule of Three 'Dr Math', Abraham Lincoln and the Rule of Three Pike's System of arithmetick abridged: designed to facilitate the study of the science of numbers, comprehending the most perspicuous and accurate rules, illustrated by useful examples: to which are added appropriate questions, for the examination of scholars, and a short system of book-keeping., 1827 Lưu trữ 2018-05-20 tại Wayback Machine - facsimile of the relevant section Hersee J, Multiplication is vexation Lưu trữ 2012-03-02 tại Wayback Machine - an article tracing the history of the rule from 1781
wikipedia
Chi Mai vàng Mai vàng (danh pháp khoa học: Ochna) là tên của một chi thực vật có hoa nằm trong họ Mai vàng (Ochnaceae) (cần phân biệt với loại hoa mơ - Prunus mume ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và miền Trung và nam bộ Việt Nam hay được nhắc đến trong văn chương truyền thống vùng Đông Á, tiếng địa phương còn được gọi là Mai mơ, hay Mơ ta, hoa mơ có màu trắng hoặc đỏ, có quả chua dùng làm ô mai, xi rô hay rượu mùi). Trên thế giới có ít nhất là 50 loài mai phân bố rải rác ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, song chủ yếu tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á và châu Phi. Ở Việt Nam, mai vàng là một loài cây cảnh rất phổ biến ở từ miền Trung trở vào. Nó được trồng rộng rãi trong vườn nhà, làm cây cảnh trồng chậu, bonsai. Nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền vì đây là một loài hoa chưng tết chủ đạo. Cây mai ngày tết được xem như là vật mang lại may mắn, tài lộc cho năm mới. Việc miền Bắc chơi đào, trong miền Nam chơi mai trong dịp Tết được giải thích là sau khi mở rộng bờ cõi về phương Nam vốn có khí hậu nóng hơn không thích hợp với việc trồng đào, mỗi khi Tết đến, những người đi mở đất nhớ đến cành đào ngoài Bắc nhưng không thể có được đã chọn mai (một cây hoa rất phổ biến ở trong Nam, đẹp, nhiều hoa lại nở đúng mùa Tết) để thay thế. Tại Việt Nam loài mai vàng phổ biến nhất là mai vàng năm cánh (Ochna integerrima). Loài này phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có nhiều loài hoa này, ở cao nguyên cũng có, song số lượng ít hơn. Mai tứ quý (Ochna serrulata) là một loại hoa mai vàng nhưng sau khi rụng cánh hoa còn lại đài hoa đỏ và hạt xanh (khi chín hạt sẽ chuyển thành màu đen), chính vì vậy loài mai này còn có tên là "Nhị độ mai" tức "mai nở hai lần". Mai vàng nhiều cánh là loại mai vàng có nhiều cánh do lai tạo hoặc chọn lọc tự nhiên, chọn giống cải tạo dần. Mai nhiều cánh ở Việt Nam gồm có: Mai giảo Thủ Đức (12 cánh thẳng, 2 tầng cánh); mai 12 cánh Bến Tre (loại hoa chùm, cánh hoa lớn hơn mai giảo Thủ Đức); mai 18 cánh Bến Tranh (3 tầng cánh, cánh hoa hơi nhỏ); mai 12-14 cánh Tư Giỏi (3 tầng cánh); mai Cửu Long 24 cánh (3 tầng cánh); mai cúc Thủ Đức (24 cánh, 3 tầng cánh); mai BB hay mai Ba Bi (24-32 cánh, 3 tầng cánh), rất giống mai cúc Thủ Đức nhưng nhiều cánh và hoa to hơn; mai 24 cánh chín Đợi (hoa vàng rất to, nở thẳng); mai 48 cánh Gò Đen (5-6 tầng cánh); mai 120-150 cánh Bến Tre (rất nhiều tầng cánh, giống như cúc Mâm xôi, nở tròn, to đẹp). Hoa mai trắng thường có 5 cánh nhưng khác với hoa mai vàng ở chỗ khi hoa mới nở có màu đỏ hồng, sau chuyển sang màu trắng, có mùi thơm nhẹ. Loài hoa này có nhiều ở miền Trung Việt Nam. Nhìn chung, ở Việt Nam người ta chỉ xác định được tên khoa học của hai loài mai là O. integerrima (mai vàng năm cánh hay mai núi) và O. serrulata (mai tứ quý). Tất cả những loài mai khác, kể cả mai giảo và mai ghép nhiều cánh, đều chưa có tên khoa học. Loài mai này có tên khoa học là Ochna integerrima (Lour.) Merr.. Hoa thường có 5 đến 9 cánh, khi nở tối đa những cánh hoa úp ngược về phía cuống. Màu hoa hơi vàng tái. Loài này còn được tìm thấy ở Việt Nam. Chúng là loài cây hoang dã mọc trong rừng ở miền Nam và miền Trung, phân bố từ nơi khô cằn cát nóng cho tới chỗ ven sông râm mát. Mai vàng Campuchia thuộc dạng thân gỗ, nhánh gầy mảnh và dài, lá đơn màu xanh nhạt bóng. Mọc thưa trên cành, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc thành chùm ở nách lá. Cuống hoa ngắn, đài hoa xanh bóng không che kín nụ. Nhìn chung, loài này ở Campuchia hay Việt Nam đều đã được nâng cấp số lượng cánh lên rất nhiều. Ngày nay, người ta có thể nhìn thấy loài này có hoa 40 cánh trở lên. Và không chỉ có màu vàng, mà còn có thêm màu trắng hoặc màu đỏ. Nam Phi có khoảng 12 loài mai vàng thuộc chi Ochna, bao gồm dạng cây lẻ và cây bụi, trong đó có hai loài phổ biến là: Ochna pretoriensis (magalies plane) và Ochna pulchra (peeling plane). Hai loài này xuất hiện rộng khắp vùng đồi thuộc Koppie. Loài O. pulchra cao khoảng 7m, vỏ cây thường bị tróc ra, lá dễ rụng. Chúng mọc hoang dã trong rừng, vỏ cây màu xám nhạt, xù xì ở phần gốc. Phần trên của thân cây vỏ bị tróc lộ ra màu trắng kem nhạt. Gỗ cây ít được sử dụng vì giòn và dễ gãy. Loài này có hai loại màu hoa: màu vàng và màu hồng. Ở Nam Phi còn có những loài mai vàng khác, có tên khoa học là Ochna serrulata, Ochna multiflora, Ochna tropurpurea. Người nước ngoài gọi chúng là Mickey Mouse Plant, Bird's Eye Bush, Small-leaved plant và Carnival bush. Chúng khá giống với mai tứ quý Việt Nam. Ở đất nước này, có loài mai vàng Ochna serrulata, giống như ở Nam Phi, tuy nhiên, hình thức hoa có khác đôi chút ở chỗ cánh bẹt hoặc có bầu noãn đỏ tồn tại khá lâu trước khi hoa rụng. Những loài này có tên khoa học là Ochna kirkii Oliv,; Ochna serrulata (Hochst.) Walp. Chúng đều có nguồn gốc ở Nam Phi, tuy nhiên "ngoại hình" lớn hơn. Có loài nở hoa vào mùa xuân và mùa hè hoặc nở quanh năm. Ở Madagascar có loài mai vàng Ochna greveanum với 5 cánh tròn, dúm giống như mai cánh dúm ở Việt Nam, lá dài và rủ xuống từng chùm. Có một loài mai phân bố rải rác khắp những nước nhiệt đới ở châu Phi. Chúng có 5 cánh hoa màu vàng như ở Việt Nam, song lại khác tên khoa học, đó là loài Ochna thomasiana, thuộc dạng cây bụi. Lá hình oval, đầu lá bén, dài khoảng 10 cm. Hoa nở rộ trên cành vào mùa xuân, song đôi khi cũng bất chợt nở vào mùa hè với số lượng hoa ít hơn. Cánh hoa dài khoảng 2 cm. Đài hoa bung rộng và trở thành màu đỏ tía, bên trong có trái non màu xanh, khi già màu đen. Chúng có tên tiếng Anh là Mickey Mouse bush và bird's eye bush. ^ a b c d e f g Kỹ thuật trồng và tạo dáng cây mai của Vương Trung Hiếu, Nhà xuất bản Lao động 2006 ^ Kỹ thuật trồng và ghép mai của Huỳnh Văn Thới, Nhà xuất bản Trẻ 1996 Hoa mai làm thuốc Ngày Xuân Nói Chuyện Cây Mai (phần I), Vương Trung Hiếu, vanchuongviet
wikipedia