text
stringlengths
465
7.22k
Mitterrand chỉ định cựu Bộ trưởng Tài chính của đảng Tập hợp vì nền Cộng hoà Edouard Balladur làm Thủ tướng. Cuộc "chung sống" thứ hai ít bất đồng hơn, bởi hai người biết họ không phải là đối thủ của nhau trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo. Mitterrand bị suy yếu bởi bệnh ung the, vụ scandal về quá khứ của ông trong chế độ Vichy, và vụ tự sát của người bạn François de Grossouvre. Nhiệm kỳ thứ hai và cuối cùng của ông chấm dứt sau cuộc bầu cử tổng thống năm 1995 vào tháng 5 với thắng lợi của Jacques Chirac.
Mitterrand ủng hộ sự hợp tác chặt chẽ hơn của châu Âu và duy trì mối quan hệ đặc biệt của Pháp với các cựu thuộc địa, mà ông sợ rằng đang rơi vào "ảnh hưởng của Anh." Ông hướng tới sự duy trì quyền lực của Pháp tại châu Phi dẫn tới những tranh cãi liên quan tới vai trò của Pháp trong cuộc Diệt chủng Rwanda. Dù có những liên hệ với cánh tả của Mitterrand, trong thập niên 1980 nước Pháp ngày càng xa cách khỏi Liên Xô. Khi Mitterrand tới thăm Liên Xô vào tháng 11 năm 1988, truyền thông Xô viết tuyên bố ông đã 'bỏ qua một bên một thập kỷ rõ ràng uổng phí và sự mất mát của mối 'quan hệ đặc biệt' Pháp-Xô từ thời de Gaulle'.
Những thành tựu chính của ông là trên bình diện quốc tế, đặc biệt trong Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Ông ủng hộ việc mở rộng Cộng đồng để bao gồm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (hai nước gia nhập tháng 1 năm 1986). Tháng 2 năm 1986 ông giúp Đạo luật Một châu Âu đi vào thực hiện. Ông đã cộng tác tốt với Helmut Kohl và cải thiện đáng kể quan hệ Pháp-Đức. Họ đã cùng nhau đề xuất Hiệp ước Maastricht, được ký kết ngày 7 tháng 2 năm 1992. Hiệp ước được cuộc trưng cầu dân ý phê chuẩn và thông qua với chỉ hơn 51% số phiếu.
Phản ứng trước một phong trào dân chủ tại châu Phi sau sự sụp đổ năm 1989 của Bức tường Berlin, ông đã có bài phát biểu La Baule nổi tiếng vào tháng 6 năm 1990 gắn viện trợ phát triển với các nỗ lực dân chủ từ các cựu thuộc địa của Pháp, và trong đó ông phản đối việc phá giá đồng CFA Franc. Chứng kiến một "làn gió phía Đông" thổi tại Liên Xô cũ và Đông Âu, ông nói rằng một "làn gió phía Nam" cũng đang thổi ở châu Phi, và rằng các lãnh đạo nhà nước phải đáp ứng những mong đợi và ước vọng của người dân bằng một sự "mở rộng dân chủ", gồm một hệ thống đại diện, bầu cử tự do, đa đảng phái, tự do báo chí, tư pháp độc lập, và xoá bỏ kiểm duyệt. Nhắc lại rằng Pháp là nước có nỗ lực cao nhất về viện trợ phát triển, ông thông báo rằng Các nước kém phát triển (LDCs) sẽ chỉ nhận được các khoản viện trợ (để ngăn cản sự gia tăng nhanh chóng của Nợ nần của Thế giới thứ Ba trong thập niên 1980, và hạn chế tỷ lệ lãi xuất ngay lập tức xuống 5% cho các nước đang chuyển tiếp (như, Côte d'Ivoire, Congo, Cameroon và Gabon). Trong một lời ám chỉ rõ ràng tới hệ thống ám muội được gọi là Françafrique, ông cũng chỉ trích chủ nghĩa can thiệp vào các vấn đề chủ quyền, mà theo ông chỉ là một hình thức khác của "chủ nghĩa thực dân." Tuy nhiên, theo Mitterrand, điều này không dẫn tới sự giảm chú ý của Paris tới các cựu thuộc địa, Mitterrand vì thế tiếp tục chính sách châu Phi mà de Gaulle đã bắt đầu từ năm 1960, sau sự thất bại của việc thành lập Cộng đồng Pháp năm 1958. Tổng thể, bài diễn văn La Baule của Mitterrand, đánh dấu sự chuyển biến trong chính sách của Pháp với các cựu thuộc địa, đã được so sánh với loi-cadre Defferre năm 1956 dẫn tới tính cảm chống thực dân. Tuy nhiên, các lãnh đạo châu Phi hầu hết phản ứng hờ hững. Omar Bongo, Tổng thống Gabon, tuyên bố rằng ông đã có "các sự kiện hỏi ý kiến ông ta;" Abdou Diouf, Tổng thống Senegal, nói rằng theo ông, giải pháp tốt nhất là một "chính phủ mạnh" và một "phe đối lập có thiện ý;" Tổng thống Chad, Hissène Habré (biệt hiệu "Pinochet châu Phi") tuyên bố rằng điều đó trái ngược với yêu cầu mà các nhà nước châu Phi cần đồng thời tiến hành dựa trên một "chính sách dân chủ" và "các chính sách kinh tế xã hội hạn chế chủ quyền của họ", (trong một sự ám chỉ rõ ràng tới "các chương trình sửa đổi cơ cấu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới." Hassan II, cựu quốc vương Morocco, đã nói rằng "châu Phi quá mở cửa với thế giới để không biết tới điều đang xảy ra ở đó", nhưng các quốc gia phương Tây phải "giúp các nền dân chủ non trẻ mở cửa, mà không đặt một con dao trên cổ họng nó, mà không có một sự chuyển tiếp sang chế độ đa đảng tàn bạo." Tóm lại, bài phát biểu La Baule đã được cho là một mặt "một trong những nền tảng đổi mới chính trị tại vùng châu Phi nói tiếng Pháp", và mặt khác "sự hợp tác với Pháp", điều này dù "không ăn nhập và mâu thuẫn, như bất kỳ một chính sách công cộng"
Mitterrand bị tấn công năm 1992 khi mọi người phát hiện rằng ông đã sắp xếp việc đặt vòng hoa trên mộ Thống chế Philippe Pétain vào mỗi Ngày đình chiến từ năm 1987. Việc đặt vòng hoa đó không phải chưa từng có tiền lệ: các tổng thống Charles de Gaulle và Valéry Giscard d'Estaing đã đặt vòng hoa trên mộ Pétain để kỷ niệm lần thứ 50 và 60 ngày chấm dứt Thế chiến I. Pétain đã từng là người lãnh đạo các lực lượng vũ trang Pháp tại Trận Verdun trong Thế chiến I, nhờ thế ông được những người cùng thời tôn trọng. Tuy nhiên, sau này ông trở thành lãnh đạo chế độ Vichy Pháp sau khi Pháp bị Đức đánh bại trong Thế chiến II, hợp tác với Phát xít Đức và đưa các biện pháp bài Do Thái vào thực hiện.
Cơ quan tư vấn Urba được thành lập năm 1971 bởi Đảng Xã hội để cố vấn cho các xã đang dưới quyền lãnh đạo của phe xã hội về các dự án cơ sở hạ tầng và dự án công cộng. Vụ việc Urba bị phát giác trước công chúng năm 1989 khi hai sĩ quan cảnh sát điều tra văn phòng cấp vùng tại Marseille của Urba phát hiện các văn bản chi tiết của các hợp đồng của tổ chức và việc phân chia số tiền thu được giữa đảng và các quan chức được bầu. Dù các biên bản chứng minh một mối liên hệ trực tiếp giữa Urba và hoạt động hối lộ, một sắc lệnh từ văn phòng của Mitterrand, chính ông cũng bị liệt kê là một người nhận tiền, đã ngăn cản việc điều tra thêm nữa. Chiến dịch tranh cử của Mitterrand năm 1988 được chỉ đạo bởi Henri Nallet, người sau đó trở thành Bộ trưởng Tư Pháp và vì thế chịu trách nhiệm việc điều tra ở tầm vóc quốc gia. Năm 1990 Mitterrand tuyên bố ân xá cho những người đang bị điều tra, vì thế chấm dứt vụ việc. Người phụ trách tài chính của Đảng Xã hội Henri Emmanuelli bị đem ra xét xử năm 1997 vì tham nhũng, và ông bị kết án hai năm tù treo.
Từ năm 1982 tới năm 1986, Mitterrand đã thành lập một "đơn vị chống khủng bố" như một cơ quan của Tổng thống nền Cộng hoà. Nó được lập ra một cách khá bất thường, bởi những phi vụ chống khủng bố như vậy thường thuộc Cảnh sát Quốc gia và Gendarmerie, hoạt động dưới quyền Thủ tướng, và dưới sự giám sát của tư pháp. Đơn vị hầu hết được lấy từ các thành viên của các lực lượng trên, nhưng nó không thuộc sự chỉ huy và bảo vệ thông thường. 3000 cuộc hội thoại liên quan tới 150 người (7 vì các lý do được cho là có thể có nghi ngờ bởi các quy trình xét xử sau đó) đã được ghi lại từ tháng 1 năm 1983 tới tháng 3 năm 1986 bởi đơn vị chống khủng bố này tại Điện Elysée. Đáng chú ý nhất, có vẻ đơn vị này, theo các mệnh lệnh bất hợp pháp của tổng thống, đã thu các băng ghi âm với các nhà báo, chính trị gia và những người khác có thể là trở ngại với đời sống cá nhân của Mitterrand. Việc thu âm một cách bất hợp pháp bị phát hiện năm 1993 bởi tờ Libération; vụ án chống lại các thành viên của đơn vị được xét xử tháng 11 năm 2004.
Mất 20 năm để 'vụ việc' được đưa ra trước toà bởi vị quan toà chỉ đạo Jean-Paul Vallat đầu tiên bị cản trở bởi 'vụ việc' được coi là bí mật quốc phòng nhưng vào tháng 12 năm 1999 la Commission consultative du secret de la défense nationale đã giải mật một phần những hồ sơ liên quan. Vị thẩm phán đã kết thúc cuộc điều tra năm 2000, nhưng vẫn cần nhiều năm nữa trước khi nó được xét xử tại toà ngày 15 tháng 11 năm 2004 trước phòng số 16 của toà án trừng phạt Paris. 12 người bị kết tội "atteinte à la vie privée" (vi phạm quyền riêng tư) và một người vì tội bán các file máy tính. 7 người bị tuyên án treo và bị phạt, 4 người được tuyên vô tội.
'Vụ việc' cuối cùng chấm dứt trước Toà trừng phạt Paris với phán quyết của toà ngày 9 tháng 11 năm 2005. 7 thành viên của đơn vị chống khủng bố của tổng thống bị kết án và Mitterrand bị coi là "người thành lập và kiểm soát hầu hết chiến dịch.". Phán quyết của toà cho thấy Mitterrand muốn giữ kín các chi tiết của đời sống cá nhân trước công chúng, như sự tồn tại của người con gái ngoài hôn nhân Mazarine Pingeot (với tác gia Jean-Edern Hallier, đang bị đe doạ tiết lộ), bệnh ung thư tuyến tiền liệt của ông được chẩn đoán năm 1981 và các chi tiết quá khứ của ông thời Chế độ Vichy vẫn chưa được công chúng biết tới. Toà án phán quyết rằng một số người đã bị nghe trộm điện thoại với các lý do "không rõ ràng", như người bạn của Carole Bouquet, một luật sư có gia đình ở Trung Đông, Edwy Plenel, một nhà báo của tờ le Monde người theo dõi câu chuyện Rainbow Warriorvà luật sư Antoine Comte. Toà tuyên bố rằng " Les faits avaient été commis sur ordre soit du président de la République, soit des ministres de la Défense successifs qui ont mis à la disposition de (Christian Prouteau) tous les moyens de l'État afin de les exécuter (những hành động đó được thực hiện theo lệnh từ Tổng thống Pháp hay từ các Bộ trưởng Quốc phòng những ngươờ đã cho phép Christian Prouteau tiếp cận không hạn chế với các thiết bị của nhà nước để ông ta có thể thực hiện mệnh lệnh)" Toà án nói rằng Mitterrand là người chủ mưu chính của vụ nghe trộm (l'inspirateur et le décideur de l'essentiel) và rằng ông đã ra lệnh một số vụ và làm ngơ một số vụ khác và rằng không một cuộc băng nào trong số 3000 cuộn băng do đơn vị này thu được thực hiện một cách hợp pháp.
Paris ủng hộ tổng thống Rwanda Juvénal Habyarimana, người bị ám sát ngày 6 tháng 4 năm 1994 khi đang ở trong một chiếc Dassault Falcon 50 được Mitterrand tặng ông. Thông qua các văn phòng của 'Cellule Africaine', một văn phòng tổng thống do con trai của Mitterrand, Jean-Christophe lãnh đạo, ông đã cung cấp hỗ trợ tài chính và quân sự cho chế độ Hutu đầu thập niên 1990. Với sự giúp đỡ của Pháp, quân đội Rwandan đã phát triển từ một lực lượng 9,000 người vào tháng 10 năm 1990 lên tới 28,000 người năm 1991. Pháp cũng hỗ trợ huấn luyện nhân viên, chuyên gia và một khối lượng lớn vũ khí và các hợp đồng vũ khí với Ai Cập và Nam Phi. Pháp cũng trang bị và huấn luyện đội Vệ binh Tổng thống của Habyrimana. Quân đội Pháp đã được triển khai theo Opération Turquoise, một chiến dịch quân sự được tiến hành theo sự uỷ nhiệm của Liên hợp quốc (UN) mandate. Chiến dịch hiện là chủ đề tranh cãi chính trị và lịch sử.
Rainbow Warrior, một chiếc tàu của tổ chức Hoà bình xanh, đang ở New Zealand chuẩn bị phản đối cuộc thử nghiệm hạt nhân của Pháp ở Nam Thái Bình Dương thì một vụ nổ xảy ra đánh đắm nó. Nhiếp ảnh gia Fernando Pereira bị chết đuối trong cuộc hỗn loạn sau đó khi ông tìm cách cứu các thiết bị của mình. Chính phủ New Zealand đã gọi vụ đánh bom là cuộc tấn công khủng bố đầu tiên vào đất nước mình. Giữa năm 1985, Bộ trưởng Quốc phòng Charles Hernu buộc phải từ chức sau khi sự liên can của Pháp vào vụ tấn công chiếc Rainbow Warrior bị phát hiện.
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 20 ngày chiếc tàu bị đánh đắm mọi người phát hiện ra rằng đích thân Mitterrand đã cho phép thực hiện vụ việc gây ra cái chết của Pereira. Đô đốc Pierre Lacoste, cựu lãnh đạo DGSE, đã có một tuyên bố nói rằng cái chết của Pereira tác động mạnh tới lương tâm ông. Cũng trong ngày kỷ niệm, Truyền hình New Zealand (TVNZ) đã tìm cách tiếp cận một đoạn video được thực hiện ở phiên xét xử đầu tiên khi điệp viên Pháp thú nhận dính líu, một cuộc chiến pháp lý mà họ đã giành phần thắng năm 2006.
Gà nhà được thuần hóa từ gà rừng, là một loài gia cầm quan trọng bậc nhất, phổ biến nhất trên thế giới. Gà được nuôi chủ yếu để lấy thịt gà và trứng gà, là phương tiện báo thức ở nông thông ngoài ra còn các sản phẩm khác như lông gà, phục vụ cho đá gà, và làm cảnh. Trong ngành công nghiệp gia cầm có trên 50 tỷ con gà được nuôi hàng năm để làm thực phẩm, trứng và thịt như là một nguồn thực phẩm quan trọng và đóng góp rất lớn cho nền kinh tế. Gà sống khoảng sáu năm hay hơn, tuy nhiên gà nuôi lấy thịt thông thường chỉ mất sáu tuần là đạt được kích cỡ giết thịt. Gà nuôi thả vườn hay gà nuôi bằng thực phẩm hữu cơ thường bị giết mổ khi đạt 14 tuần tuổi. Một số giống gà có thể đẻ 300 trứng/năm; sách Kỷ lục Guinness 2011 dẫn ra kỷ lục gà đẻ 371 trứng trong 364 ngày.Khả năng đẻ trứng của gà lấy trứng bắt đầu giảm sau 12 tháng. Gà mái - đặc biệt là những con được nuôi trong hệ thống lồng nối tiếp nhau - rụng đáng kể lông và tuổi thọ sụt giảm từ bảy năm xuống dưới hai năm.
Gà tây nhà có nguồn gốc từ các loại gà tây rừng. Nuôi gà tây nhà nhằm mục đích cung cấp thịt gà tây. Ở Mỹ, thịt gà tây đã trở thành món ăn không thể thiếu trên bàn ăn của mỗi gia đình Mỹ dịp lễ Tạ ơn hay Giáng sinh, thịt gà tây là thực đơn chính cho cả hai dịp này. Riêng lễ Tạ ơn có hơn 46 triệu con gà phải nằm trên bàn ăn của các gia đình Mỹ, có đến 88% người Mỹ ăn gà tây vào dịp lễ Tạ ơn. Gà tây rất dễ nuôi. Nó hiền lành và chăm kiếm mồi. Món ưa thích của gà tây lại là cỏ. Gà tây ăn nhiều loại cỏ, lá khác nhau. Nó cũng ăn ngũ cốc, đậu đỗ, cám bã. Ngoài ra, nó ăn tới 30-40% là rau xanh, cỏ lác. Vì vậy, người nuôi gà tây thường chăn thả trên những bãi cỏ, những cánh đồng hoặc nuôi nhốt trong những sân chơi rộng.
Gà sao nhà là loại gia cầm được thuần hóa từ gà sao trong tự nhiên chúng thuộc lớp Aves, bộ Điểu cầm, họ Phasiani, giống Numidiae. Gà sao nhà đã được thuần hóa để lấy thịt và đây cũng là loại thịt được ưa chuộng trên thị trường với chất lượng thịt thơm ngon. Chúng có nhiều ưu điểm như sức sống cao, ít bệnh tật, hao hụt không đáng kể, với tỉ lệ sống bình quân đạt 95,6%. Gà sao có sức đề kháng cao, thích nghi rộng với nhiều vùng sinh thái và là loài dễ nuôi, có thể nuôi nhốt hoặc nuôi thả vườn. Tuy có sự khác biệt giữa các dòng, trong đó cao nhất (98%) và thấp nhất (92%), nhìn chung thì tỷ lệ sống của gà sao cao hơn so với các giống gà thả vườn. Tuy sức đề kháng mạnh, nhưng nếu không phòng và chăm sóc kỹ thì gà sao vẫn bị một số bệnh, trong đó đáng chú ý nhất là bệnh nấm mỏ két, dù có điều trị tốt thì tỉ lệ khỏi cũng không quá 10%.
Vịt nhà được chăn nuôi tại nhiều nước Đông Nam Á khoảng vài ngàn năm trước, trong đó có Việt Nam. Vịt có rất nhiều giá trị kinh tế, chúng cung cấp cho con người thịt vịt, trứng, lông. Ngoài ra, vịt còn được dùng để nuôi nhốt như một loài chim kiểng, hay phục vụ các màn xiếc trong Sở thú. Hầu hết các loài vịt đều được thuần hóa từ loài vịt cổ xanh (Anas platyrhynchos) ở vùng Mallard. Nhiều loài vịt ngày nay có kích cỡ lớn hơn so với thủy tổ của chúng (chiều dài từ cổ đến đuôi của chúng vào khoảng 12 inch tức khoảng 30 cm). Năm 2002, theo báo cáo của Tổ chức Lương - Nông Thế giới (FAO), Trung Quốc là thị trường tiêu thụ vịt dẫn đầu thế giới, kế đến là Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác.
Ngan nhà và Ngan bướu mũi đã được thuần hóa từ nhiều thế kỷ trước. Thịt ngan cũng được ưa chuộng hơn so với phần lớn thịt từ các giống vịt nhà (có lẽ là hậu duệ đã thuần hóa của vịt cổ xanh) do nạc hơn, chứ không chứa nhiều mỡ như thịt vịt, độ nạc và mềm của thịt ngan có thể so sánh với thịt bê. Các giống ngan thuần hóa thường có các đặc trưng bộ lông khác với của ngan hoang. Loại ngan có lông trắng thích hợp cho sản xuất thịt. Ngan mái nặng khoảng 2–5 kg (5-10 pao); ngan trống nặng khoảng 5–8 kg (10-17 pao). Ngan thuần hóa có thể sinh sản tới 3 lần mỗi năm. Một số ngan nuôi đã thoát ra ngoài hoang dã và hiện tại sinh đẻ ngoài khu vực bản địa của chúng, như ở Tây Âu và Hoa Kỳ.
Ngỗng nhà là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ít mắc bệnh. Nuôi ngỗng có nhiều thuận lợi với đặc thù của ngỗng là có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn xanh. Con ngỗng được ví như một cỗ máy xén cỏ, khả năng vặt cỏ của ngỗng tốt hơn bò, ngỗng có thể vặt tận gốc cây cỏ, cả phần củ rễ, ngỗng ăn tạp các loại cỏ và không chê cỏ non, cỏ già, cỏ dại từ cỏ tranh đến lục bình ngỗng đều ăn được. Ngỗng chỉ ăn cỏ, ăn rau là chính, ít dùng lương thực. Nuôi trong 4-8 tháng ngỗng đã cho thu hoạch 4–7 kg. Có nhiều giống ngỗng như ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, loại chân thấp, chân cao.
Bồ câu nhà được nuôi tại nhiều nước để lấy thịt bồ câu đây là loài tương đối dễ nuôi. Nuôi chim bồ câu không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc, chi phí cao mà hiệu quả nhanh. Chim bồ câu siêu thịt, có thể nặng từ 1,2 kg trở lên, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh, sinh sản tốt. Một số giống bồ câu nhà có thể tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp dư thừa như: đậu nành xấu, ngô, lõi ngô, rau cỏ đem nghiền thành cám viên cho chim bồ câu ăn. Chim bồ câu nhà đòi hỏi chuồng nuôi thoáng mát. Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng. Sự đẻ trứng chỉ phụ thuộc vào một phần ánh sáng nhưng sự ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố ánh sáng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ.
Thần học là ngành nghiên cứu về các thần thánh, hay rộng hơn là về niềm tin tôn giáo, thực hành và trải nghiệm tôn giáo, về linh hồn. Thần học giúp các nhà thần học hiểu rõ hơn về truyền thống tôn giáo của chính mình, về các truyền thống tôn giáo khác, cũng như so sánh giữa các truyền thống tôn giáo khác nhau, … Thần học, nguyên nghĩa trong tiếng La Tinh là Theologia, ghép 2 từ trong tiếng Hy Lạp là Theos (nghĩa là thần linh) và logos (nghĩa là lời); vậy Theologia là môn học nghiên cứu về những lời, lý lẽ phù hợp với Thiên Chúa. Ngày nay, thần học được giảng dạy trong các chủng viện, trường dòng, học viện, đại học của các tôn giáo.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thần học. Thánh Augustine của Công giáo định nghĩa thần học là những tranh luận, lập luận liên quan đến Thiên Chúa. Richchard Hooker thì cho rằng thần học là khoa học về những điều thiêng liêng. Thần học bắt đầu với giả thuyết cho rằng sự thiêng liêng hiện hữu trong một số hình thái như vật lý, siêu nhiên, tâm lý hay các thực thể xã hội; đó là những sự hiển nhiên xảy ra trong cuộc sống khi con người trải nghiệm về tôn giáo, tâm linh hay trong các ghi chép lịch sử về các trải nghiệm như thế trong suốt dòng lịch sử con người. Việc nghiên cứu các giả thuyết này không phải là 1 phần của các chuyên ngành thần học riêng biệt nhưng được tìm thấy trong triết học tôn giáo, tâm lý tôn giáo và thần kinh học. Với tư cách là 1 khoa học, thần học nhắm tới thiết lập và đào sâu những kinh nghiệm và khái niệm, sử dụng những điều đó để đi tìm bằng chứng cho việc các hữu thể tồn tại và phát triển như thế nào, cuối cùng là đi đến việc khám phá những điều huyền bí.
Bản chất của thần học là tìm hiểu, suy tư về các vấn đề siêu nhiên và thiêng liêng bằng phương diện đức tin. Bất cứ thắc mắc hay câu hỏi có liên quan đến những điều thiêng liêng như thần linh, ma quỷ, thiên đàng, hỏa ngục,... đều liên quan đến thần học. Việc nghiên cứu thần học giúp các thần học gia hiểu biết sâu sắc về truyền thống tôn giáo của họ, truyền thống các tôn giáo khác, tư tưởng thần học chứa đựng trong thần thoại các tộc người, nó có thể giúp các thần học gia khám phá sự tự nhiên của thần học ngoài các suy luận tới truyền thống riêng biệt. Thần học có thể được sử dụng để lưu truyền, phục dựng, biện minh cho 1 truyền thống tôn giáo hoặc nó có thể được dùng để so sánh, thách thức hay chống lại 1 truyền thống tôn giáo. Thần học cũng có thể giúp các thần học gia chuyển tải những tình huống hiện thời hay điều cần thiết qua 1 truyền thống tôn giáo, hoặc tìm ra những cách thức có thể để lý giải thế giới.
Trong triết học Ấn Độ giáo, có 1 truyền thống cổ xưa và vững chắc trong việc suy đoán triết học về tự nhiên của vũ trụ, của Thượng đế (sử dụng các thuật ngữ Brahman, Paramatma hay Bhagavan), của Atman (linh hồn). Ngôn từ Sankrit được sử dụng trong nhiều trường phái triết học Ấn Độ giáo là Darshana, có nghĩa là quan điểm. Thần học Vaishnava có 1 lĩnh vực nghiên cứu cho nhiều tín đồ sùng đạo, các triết gia, các nhà thông thái trong nhiều thế kỷ. Một bộ phận lớn của việc nghiên cứu này nằm trong việc sắp xếp và cấu hình sự biểu lộ của hàng ngàn các vị thần cùng những đặc trưng của họ. Trong những thập kỷ gần đây, lĩnh vực nghiên cứu này được đảm nhận bởi những tổ chức hàn lâm ở châu Âu, ví dụ như Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ giáo của đại học Oxford, trường cao đẳng Bhaktivedanta,...
Trong thần học Do Thái giáo, sự thiếu vắng mang tính lịch sử của quyền lực chính trị có ý nghĩa rằng sự phản chiếu mang tính thần học nhất đã hiện diện trong bối cảnh của cộng đoàn và hội đường Do thái giáo, hơn là trong các tổ chức hàn lâm đặc thù, bao gồm các tranh luận về giáo lý của các Rabbi (các thầy tư tế và luật sĩ Do Thái giáo) trong luật Do Thái và các lời chú giải Kinh Thánh Do Thái. Về mặt lịch sử, nó rất hiệu quả, có ý nghĩa cao lớn đối với thần học Ki-tô giáo và Hồi giáo và có tính chất tốt đẹp đối với thần học Do Thái giáo.
Thần học Ki-tô giáo là việc nghiên cứu niềm tin và thực hành đức tin Ki-tô giáo. Việc nghiên cứu như vậy trước hết tập trung vào các bản văn Cựu Ước và Tân Ước cúng như truyền thống Ki-tô giáo. Các nhà thần học Ki-tô giáo sử dụng các lời giải thích Kinh Thánh, các phân tích và tranh luận hợp lý. Thần học cũng có thể được thực hiện để giúp các nhà thần học hiểu rõ hơn các giáo lý Ki-tô giáo, để tạo nên sự so sánh giữa Ki-tô giáo với các truyền thống khác, để bảo vệ Ki-tô giáo trước những lời phản đối và phê bình, để làm dễ dàng hơn cho các sửa đổi bên trong Ki-tô giáo, để hỗ trợ cho việc rao giảng Ki-tô giáo, để đưa những cách thức của truyền thống Ki-tô giáo nhằm chuyển tải những tình huống hiện thời hay cần thiết, hoặc nhiều lý do khác.
Thần học Ki-tô giáo sở hữu 1 nền tảng vô cùng vững chắc, đó là triết học Hy Lạp. Khi Ki-tô giáo vượt ra ngoài biên giới của đất nước Do Thái để vươn đến những vùng đất mới, Ki-tô giáo đã đối mặt với triết học Hy Lạp. Để rao giảng thành công tín lý Ki-tô giáo cũng như để thuyết phục người ngoại giáo đến với giáo hội, các giáo phụ thời kỳ đầu đã can đảm sử dụng triết học Hy Lạp để giải thích các mầu nhiệm Ki-tô giáo. Triết học Hy Lạp cung cấp các thuật ngữ, triết lý để các nhà tư tưởng Ki-tô giáo trình bày thần học; ví dụ khái niệm Logos của Heraclitus và thuyết ý niệm của Plato đã được sử dụng để giải thích mầu nhiệm nhập thể của Ngôi Lời. Do đó, triết học Hy Lạp đã trở thành nữ tỳ phục vụ nữ hoàng thần học Ki-tô giáo.
Sự tranh luận về thần học Hồi giáo song hành với tranh luận thần học Ki-tô giáo được gọi là "Kalam", thuật ngữ này xuất hiện vào thời Trung cổ và "Kalam" được xem là thần học kinh viện của Hồi giáo. Những điểm tương tự về Hồi giáo trong các tranh luận thần học Ki-tô giáo sẽ trở nên những nghiên cứu và chi tiết đặc thù hơn trong bộ luật Sharia hay Fiqh (sự hiểu biết về các hướng dẫn hợp lý trong Hồi giáo). Thần học Hồi giáo đa dạng với nhiều trường phái tư tưởng như Sunni, Shia, Kharijites; những trường phái này ra đời vào những thế kỷ đầu của Hồi giáo, sau này có trường phái Sufi chuyên nghiên cứu về những điều huyền nhiệm, có 1 nhà tư tưởng vô cùng nổi tiếng đi theo trường phái này, đó là Abu Hamid Muhammad al-Ghazali. Tuy có những khác biệt về tư tưởng, các trường phái nói trên đều tập trung vào tín lý Hồi giáo (Aqidah).
Mahātmā Gāndhī (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), nguyên tên đầy đủ là Mohandas Karamchand Gandhi (Devanagari: मोहनदास करमचन्द गांधी; Gujarati: મોહનદાસ કરમચંદ ગાંધી), là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lý bất bạo lực (còn gọi là bất hại) được ông đề xướng với tên Chấp trì chân lý (sa. satyāgraha) đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm phong trào Vận động Quyền công dân tại Hoa Kỳ (American Civil Rights Movement) được dẫn đầu bởi Martin Luther King, Jr..
Từ lúc lãnh đạo cuộc đấu tranh giành tự do và đứng đầu đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ (Indian National Congress) năm 1918, ông được hàng triệu dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là Mahātmā, nghĩa là "Linh hồn lớn", "Vĩ nhân" hoặc "Đại nhân". Danh hiệu có gốc tiếng Phạn này được triết gia và người đoạt giải Nobel văn chương Rabindranath Tagore dùng lần đầu khi đón chào Gandhi tại Mumbai (hay Bombay) ngày 9 tháng 1 năm 1915. Mặc dù Gandhi không hài lòng với những cách gọi tôn vinh nhưng đến ngày nay, danh hiệu Mahātmā Gāndhī vẫn thường được dùng hơn tên Mohandas Gāndhī trên thế giới. Ngoài việc được xem là một trong những môn đồ Ấn Độ giáo và những nhà lãnh đạo Ấn Độ vĩ đại nhất, ông còn được nhiều người Ấn tôn kính như một Quốc phụ (gọi theo tiếng Hindi là Bapu). Ngày sinh của ông, 2 tháng 10, là ngày lễ quốc gia của Ấn Độ. Năm 2007, Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết lấy ngày 2 tháng 10 là Ngày Quốc tế Bất Bạo động."
Bằng phương tiện bất hợp tác, Gandhi đã dẫn khởi nền độc lập Ấn Độ, đưa nước mình thoát sự đô hộ của Anh, khích lệ những người dân bị đô hộ khác phấn đấu cho nền độc lập của nước nhà và đả đảo triệt để Đế quốc Anh. Nguyên lý Chấp trì chân lý của Gandhi (có gốc tiếng Phạn: satya là "chân lý" và ā-graha là "nắm lấy", "nắm chặt"), cũng thường được dịch là "con đường chân thật", "truy tầm chân lý", đã cảm kích những người chủ trương hành động giành tự do như Đạt-lại Lạt-ma Đăng-châu Gia-mục-thố (Tenzin Gyatso), Lech Wałęsa, Stephen Biko, Aung San Suu Kyi và Nelson Mandela. Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà lãnh đạo nêu trên đều theo nguyên tắc bất bạo lực và bất kháng cự khắt khe của Gandhi.
Lớn lên với một bà mẹ sùng tín Tì-thấp-nô trong một môi trường được ảnh hưởng bởi những người theo Kì-na giáo tại Gujarat, Gandhi sớm cảm nhận nguyên tắc bất hại, ăn chay, phương pháp nhịn ăn để thanh lọc tâm thức cũng như sự khoan dung lẫn nhau của các tín đồ và tông phái. Ông sinh ra trong giai cấp thứ ba của xã hội Ấn là Phệ-xá (sa. vaiśya, giai cấp thương gia). Tháng 5 năm 1882, vào tuổi 13, ông cưới cô Kasturba Makharji, 14 tuổi, qua một sự mai mối. Hai ông bà sau có bốn con trai: Harilal Gandhi, sinh năm 1888; Manilal Gandhi, sinh năm 1892; Ramdas Gandhi; sinh năm 1897 và Devdas Gandhi, sinh năm 1900.
Vào tuổi 19, Gandhi vào Đại học College Luân Đôn (một trường thuộc Đại học Luân Đôn) học ngành luật. Trong thời gian tại Luân Đôn, thủ đô của đế quốc, ông chịu ảnh hưởng của lời nguyện với bà mẹ trước mặt một vị tăng Kì-na giáo là Becharji, đó là giữ giới luật Ấn Độ giáo không ăn thịt và uống rượu sau khi rời Ấn Độ. Mặc dù đã thử bắt chước văn minh người Anh, ví dụ như học nhảy, nhưng Gandhi không ăn được thịt cừu và cải bắp bà chủ nhà trọ nấu cho mình. Bà chỉ ông đến một trong những tiệm chay hiếm hoi tại Luân Đôn thời đó. Nhưng thay vì đơn thuần làm toại nguyện bà mẹ, ông đọc sách và đổi sang ăn chay ngay trên phương diện tri thức. Ông vào "Hội người ăn chay", được cử làm uỷ viên ban chấp hành và lập ra một nhánh địa phương của nó. Về sau, ông cho rằng công việc này đã giúp ông thu thập những kinh nghiệm giá trị trong việc quản lý và duy trì một tổ chức. Một số người ăn chay ông đã gặp là thành viên của hiệp hội Thần Trí học (hoặc Thông Thiên học), được bà Helena Petrovna Blavatsky thành lập vào năm 1875 để hỗ trợ tình người năm châu. Những nhà Thần Trí học này chuyên tâm nghiên cứu kinh điển Phật giáo và Ấn Độ giáo. Họ khuyến khích Gandhi đọc Chí Tôn ca. Mặc dù từ trước đây không tỏ vẻ hứng thú về tôn giáo, ông bắt đầu đọc những tác phẩm nói về Ấn Độ giáo, Kitô giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác.
Ông trở về Ấn Độ sau khi được phép làm luật sư vào tháng 6 năm 1891, và khi trở về ông mới biết mẹ mình đã qua đời, và gia đình đã giấu kín chuyện này. Thành tựu của ông trong việc mở văn phòng luật sư tại Mumbai chỉ hạn chế vì thời đó có rất nhiều người làm nghề này và Gandhi không phải là một luật sư năng nổ tại pháp tòa. Ông nộp đơn xin dạy bán thời gian tại trường trung học Mumbai, nhưng bị từ chối. Cuối cùng, ông trở về Rajkot sống một cuộc sống khiêm tốn bằng cách soạn lời thỉnh nguyện cho những người tố tụng, nhưng rồi cũng phải đình chỉ công việc này vì xung đột với một quan viên người Anh. Trong tự truyện của mình, Gandhi miêu tả sự kiện này như một sự cố gắng du thuyết không kết quả vì lợi ích của người anh trai. Dưới bầu không khí này (1893), ông chấp nhận một hợp đồng lâu dài của một công ty Ấn Độ, nhậm chức tại Natal, Nam Phi.
Vào thời điểm này, Gandhi là một người trầm tính, khiêm cung không chú tâm về chính trị. Ông đọc báo lần đầu tiên năm lên 18 và thường run sợ khi bước ra tòa thuyết trình. Nam Phi đã biến đổi ông một cách sâu sắc khi ông chứng kiến sự hạ nhục và đàn áp mà cộng đồng Ấn Độ thường phải chịu đựng nơi đây. Vào một ngày, khi quan tòa thành phố Durban yêu cầu Gandhi gỡ khăn xếp (turban) trên đầu, ông từ chối và hùng hồn bước ra khỏi tòa. Một bước ngoặt trong cuộc đời thường được các truyện ký thừa nhận - có thể xem là chất xúc tác cho chủ nghĩa hành động của ông - xảy ra ít lâu sau, khi ông bắt đầu một cuộc hành trình đến Pretoria. Ông bị vất ra khỏi xe lửa tại Pietermaritzburg sau khi từ chối chuyển từ toa xe hạng nhất đến toa hạng ba, vốn thường được những người da màu sử dụng mặc dù đã mua vé hạng nhất. Không lâu sau, trong cuộc hành trình bằng xe ngựa, ông bị người lái xe đánh vì từ khước nhường chỗ cho một du khách châu Âu. Ông cũng kham chịu nhiều khổ đau khác như bị loại ra nhiều khách sạn vì chỉ màu da của mình. Kinh nghiệm này khiến Gandhi quan sát kĩ hơn những thống khổ người đồng hương phải chịu đựng tại Nam Phi trong thời gian ông làm việc tại Pretoria. Chính trong thời gian tại Nam Phi, qua sự chứng kiến tận mắt chế độ kì thị chủng tộc, thành kiến và bất công, Gandhi bắt đầu thám vấn địa vị trong xã hội của những người đồng hương và của chính mình.
Khi hợp đồng làm việc chấm dứt, Gandhi thu xếp trở về Ấn Độ. Tuy nhiên, trong buổi tiệc tiễn đưa tại Durban, ông tình cờ đọc một bài báo nói về một dự thảo pháp luật được Hội đồng lập pháp Natal đề nghị nhằm loại bỏ quyền bầu cử của người di dân Ấn Độ. Khi đưa việc này ra thảo luận với những người đồng hương, họ than không đủ kiến thức để phản đối dự thảo và khẩn khoản yêu cầu Gandhi ở lại giúp họ. Ông phổ biến một số kiến nghị đến cả hai, Viện Lập Pháp Natal và chính quyền Anh để phản đối dự thảo. Mặc dù không ngăn được việc dự thảo này được duyệt, cuộc đấu tranh của ông đã thành công trong việc soi rọi những điểm bất bình của người Ấn tại Nam Phi. Những người hỗ trợ thuyết phục ông lưu lại Durban để tiếp tục đấu tranh chống sự bất công được áp dụng đối với người Ấn tại đây. Ông lập Hội nghị Ấn Độ tại Natal năm 1894 và chính mình giữ vai bí thư. Qua tổ chức này, ông đã chuyển hóa cộng đồng người Ấn tại Nam Phi thành một lực lượng chính trị hỗn tạp, làm tràn ngập chính quyền cũng như báo chí với những lời trần thuật về sự bất mãn của người Ấn và những bằng chứng của sự kì thị nơi người Anh tại Nam Phi.
Khi Chiến tranh Nam Phi bắt đầu, Gandhi chủ trương là người Ấn phải hỗ trợ chiến tranh để hợp pháp hóa yêu cầu trở thành công dân chính thức. Ông tổ chức một nhóm tình nguyện cứu thương gồm 300 người Ấn Độ và 800 người làm mướn. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, tình trạng của người Ấn tại Nam Phi không khả quan hơn, vẫn tiếp tục sa đoạ. Năm 1906, chính quyền Transvaal công bố một pháp án mới, bắt người Ấn Độ của thuộc địa phải ký chứng. Tại một cuộc biểu tình lớn được tổ chức tại Johannesburg vào tháng 9 ngay trong năm đó, Gandhi lần đầu áp dụng nguyên tắc Chấp trì chân lý và đấu tranh bất bạo lực, khuyên các người đồng hương phản bác luật mới và chịu đựng hình phạt để thực hiện việc này thay vì phản kháng bằng phương tiện bạo lực. Dự án này được áp dụng, dẫn đến một cuộc tranh đấu kéo dài 7 năm với hơn 7000 người Ấn bị bắt giam (trong đó có Gandhi, bị bắt bỏ tù nhiều lần), đánh đập, thậm chí bị bắn vì đình công, từ chối không ký chứng, đốt giấy ký chứng hoặc tham gia những cuộc kháng cự bất bạo động khác. Mặc dù chính quyền thành công trong việc đàn áp những người Ấn phản đối, tiếng thét gào của công chúng trước những phương pháp tàn bạo được áp dụng bởi chính quyền Nam Phi cho những người phản đối yên lặng hòa bình này cuối cùng đã bắt buộc tướng Jan Christian Smuts luận bàn một phương án thoả hiệp với Gandhi.
Trong những năm sống tại Nam Phi, Gandhi đã lấy cảm hứng từ quyển Chí Tôn ca cũng như những tác phẩm của Lev Nikolayevich Tolstoy (đặc biệt là quyển "Thiên đường nằm trong Bạn"), người đã trải qua một sự chuyển biến tôn giáo sâu sắc với niềm tin vào một dạng "chủ nghĩa vô chính phủ" của Kitô giáo. Gandhi dịch bài "Thư gửi đến một môn đồ Ấn Độ giáo" (A Letter to a Hindu) của Tolstoi, được viết vào năm 1908 để phản ứng những đồng hương Ấn Độ theo chủ nghĩa dân tộc một cách hung bạo. Hai người viết thư cho nhau cho đến khi Tolstoi mất vào năm 1910. Bức thư của Tolstoi dùng triết học Ấn Độ có nguồn từ các Phệ-đà và những lời khuyên của Hắc thiên để hướng đến phong trào chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ đang tiến triển. Gandhi cũng bị ảnh hưởng lớn qua tiểu luận nổi danh của Henry David Thoreau là "Sự không phục tòng của công chúng". Những năm lưu trú tại Nam Phi với tư cách một người chủ trương hành động chuyên về xã hội chính trị chính là thời kì những khái niệm và kĩ thuật của phương pháp bất hợp tác và phản đối bất bạo lực được phát triển. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, ông quyết định trở về Ấn Độ, mang theo tất cả những gì ông đã học được từ những kinh nghiệm tại Nam Phi.
Như đã thực hiện trong cuộc chiến Nam Phi, Gandhi khuyến khích việc ủng hộ người Anh trong cuộc chiến (Chiến tranh thế giới thứ nhất) và chủ động khích lệ người Ấn tham gia quân đội. Khác với quan niệm của nhiều người khác, cách biện luận duy lý của ông cho trường hợp này là quyền công dân đầy đủ, tự do và quyền lợi trong Đế quốc Anh, và như vậy thì việc giúp nó phòng vệ không có gì sai. Ông thuyết trình trước Quốc dân Đại hội Ấn Độ, nhưng phần lớn là chính ông được hướng dẫn vào những chủ đề Ấn Độ, chính trị và công chúng Ấn qua Gopal Krishna Gokhale, nhà lãnh đạo được tôn trọng nhất của đảng Quốc dân Đại hội bấy giờ.
Những thành tích lớn đầu tiên của Gandhi xảy ra vào năm 1918 với cuộc kích động tại Champaran và phong trào Chấp trì chân lý tại Kheda mặc dù ông chỉ thực hiện trên mặt danh nghĩa trong trường hợp thứ hai và người chính chủ đạo là Sardar Vallabhbhai Patel, cánh tay phải của Gandhi. Tại Champaran, một khu vực nằm trong tiểu bang Bihar, ông tổ chức cuộc kháng cự cùng với hơn 10.000 nông dân không có đất, nông nô và những nông gia nghèo khổ có số lượng đất không đáng kể. Họ bị ép buộc phải trồng indigo và những nông sản bán được trên thị trường thay vì gieo trồng những loại cung cấp thực phẩm cần thiết cho sự sinh tồn của họ. Bị đàn áp bởi dân binh của điền chủ (phần lớn là người Anh), họ được trả công rất ít nên cuộc sống rất vất vả cơ hàn. Thôn làng của họ rất dơ bẩn, thiếu vệ sinh. Những vấn đề như uống rượu, kì thị dân ti tiện (untouchable) và khăn che (purdah) ngày càng lan tràn. Giờ đây, ngay trước một cuộc chống đói kinh hoàng, thực dân Anh lại đưa ra một loại thuế tàn ác, cứ y vào sự gia tăng theo chu kì mà thu thuế. Tình thế rất tuyệt vọng và tại Kheda, bang Gujarat thì sự việc nhìn chung cũng không khác.
Gandhi lập một Già-lam tại đó, tổ chức một nhóm người bao gồm người giúp cố cựu và người mới từ địa phương. Ông tổ chức một công trình nghiên cứu để có được một tổng quan về các thôn làng, xem xét những sự tàn bạo và những tình tiết thống khổ bao gồm những trạng thái thoái hóa của cuộc sống nói chung. Lập cơ sở trên lòng tự tin của người làng, Gandhi bắt đầu chỉnh lý các thôn xóm, lập trường học và bệnh viện, khuyến khích chủ làng xoá bỏ những việc hủ nát như phân biệt tiện dân, bắt phụ nữ mang khăn che và áp chế họ.
Nhưng cuộc phát động có tổ chức đầu tiên của Gandhi xảy ra khi ông bị cảnh sát bắt giam với lý do gây bạo động và được yêu cầu rời địa phương này. Hàng trăm nghìn người biểu tình chống đối, vây quanh nhà giam, các trạm cảnh sát và quan tòa đòi trả tự do lại cho ông, một sự việc pháp tòa không muốn nhưng sau cũng phải thực hiện. Gandhi đứng đầu những cuộc biểu tình có tổ chức chống lại điền chủ, và họ, dưới sự lãnh đạo của chính quyền Anh, đã ký một hiệp định đảm bảo trả lương cao hơn và kiểm soát việc cho nông dân nghèo địa phương thuê đất, xoá bỏ việc tăng thuế cũng như việc thu thuế đến khi nạn đói chấm dứt. Chính trong thời gian kích động này, Gandhi được quần chúng tôn xưng là Bapu (người cha già dân tộc) và Mahātmā (tâm hồn vĩ đại). Tại Kheda, Patel đại diện các nông gia trong những cuộc thương lượng với chính quyền Anh với kết quả là họ tạm dừng thu thuế, đảm bảo trợ cấp. Tất cả những người bị tù đều được thả ra. Danh tiếng Gandhi từ đây như một ngọn lửa lan truyền khắp nước và ông đã trở thành năng lực ảnh hưởng nhất định trong phong trào chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ.
Dự thảo pháp luật Rowlatt được duyệt năm 1919, cho phép chính phủ bắt giam những người bị vu khống gây loạn mà không cần đưa ra tòa duyệt. Gandhi và đảng Quốc dân Đại hội tổ chức những cuộc biểu tình lớn phản đối và đình công, và tất cả những cuộc phản đối này đều được tổ chức rất hòa bình trên khắp nước. Tất cả những thành phố và thị xã lớn đều đóng cửa; các hoạt động cơ quan chính phủ đều phải được quân đội đảm nhiệm. Hàng nghìn người bị bắt giam, lệnh giới nghiêm được áp dụng ở nhiều vùng của Ấn Độ. Tại Punjab, cuộc đại tàn sát ở Amritsar với 379 người dân bị giết bởi quân đội Anh và Ấn Độ đã gây chấn thương nặng nề cho đất nước, gia tăng phẫn oán nơi quần chúng cũng như những hành vi bạo lực.
Tháng 4 năm 1920, Gandhi được bầu làm chủ tịch hội Liên hiệp Tự trị Toàn Ấn Độ (All India Home Rule League). Ông được trao uy quyền chấp hành trong đảng Quốc dân Đại hội tháng 12 năm 1921. Dưới sự lãnh đạo của Gandhi, Quốc dân Đại hội được tổ chức lại với một hiến pháp mới có mục đích là tự chủ. Ai cũng có thể trở thành đảng viên sau khi đóng một lệ phí trên danh nghĩa. Một tổ chức có giai cấp của các uỷ ban được thành lập nhằm cải thiện kỉ luật và kiểm soát những phong trào từ trước đến giờ không có định hình và khuếch tán, chuyển biến đảng từ một tổ chức tinh duệ số ít thành một đảng lớn với sức lôi cuốn toàn quốc. Gandhi mở rộng mặt trận bất bạo lực, bao gồm chính sách "bản quốc" (svadeshi) - nghĩa là tẩy chay những sản phẩm ngoại lai, đặc biệt là những sản phẩm Anh. Liên hệ với chính sách này là sự ủng hộ việc mang y phục tự dệt ở nhà, được gọi là khadi, của ông, khuyên tất cả các người Ấn ăn mặc như vậy thay vì dùng đồ vải của người Anh. Gandhi khuyến cáo toàn dân, nam cũng như nữ, mỗi ngày dành chút thời gian để dệt vải ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập. Đây là chiến thuật nhằm khắc sâu kỉ luật và sự cống hiến để loại trừ những người không có thiện ý và những người hoài bão, và bao gồm phụ nữ vào phong trào ở một thời điểm mà nhiều người cho rằng, những việc làm như vậy không đáng trọng cho phụ nữ.
Thêm vào việc tẩy chay các sản phẩm Anh, Gandhi cũng khuyến khích dân chúng tẩy chay các cơ quan giáo dục và pháp tòa Anh, từ chức không làm cho chính quyền, từ chối không đóng thuế và huỷ bỏ những danh hiệu, huy chương Anh. Chương trình mới này đã đạt được sức lôi cuốn và thành công rộng lớn, gia lực cho người Ấn chưa từng có từ xưa nay. Nhưng khi phong trào vừa đạt đỉnh điểm thì đã chấm dứt một cách đột ngột vì một cuộc xung đột bạo lực tại thị xã Chauri Chaura, bang Uttar Pradesh vào tháng 2 năm 1922. Lo ngại phong trào sẽ quay về phương tiện bạo lực và tin chắc rằng sự việc này có thể lật đổ tất cả những công trình của mình, Gandhi liền huỷ bỏ chiến dịch bất phục tòng. Giờ đây, như một người đã phô bày nhược điểm của mình, Gandhi bị bắt bỏ tù ngày 10 tháng 3 năm 1922, bị đưa ra tòa vì lý do gây loạn và kết án sáu năm tù. Đây không phải lần đầu Gandhi vị bỏ tù nhưng là lần bị giam cầm lâu nhất. Bắt đầu từ ngày 18 tháng 3 năm 1922, ông ngồi tù khoảng hai năm và được thả tháng 2 năm 1924 sau một ca mổ viêm ruột thừa.
Không có nhân cách hùng mạnh của Gandhi để kiềm chế các người đồng sự, đảng Quốc dân Đại hội bắt đầu tan vỡ, phân thành hai phái trong thời gian ông ngồi tù. Một phái được dẫn đầu bởi Chitta Ranjan Das và Motilal Nehru, ủng hộ việc đảng tham dự cơ quan lập pháp. Phái thứ hai được dẫn đầu mởi Chakravarti Rajagopalachari và Sardar Vallabhbhai Patel, phản đối việc này. Thêm vào đó là việc hợp tác giữa tín đồ Ấn Độ giáo và Hồi giáo mạnh mẽ trong những chiến dịch bất bạo động giờ đây sa sút. Gandhi tìm cách bắc cầu nối những điểm sai biệt này bằng nhiều phương tiện, bao gồm một cuộc tuyệt thực ba tuần mùa thu năm 1924, nhưng chỉ với kết quả hạn chế.
Trong hầu hết những năm thuộc thập niên 1920-30, Gandhi đứng bên ngoài ánh đèn công chúng. Ông chú trọng đến việc giải quyết cái nêm giữa đảng Swaraj và Quốc dân Đại hội, và khai mở các phương pháp chống kì thị dân vô giai cấp, uống rượu, thiếu học và nghèo đói. Ông trở về địa vị hàng đầu vào năm 1928. Một năm trước đó, chính quyền Anh đề cử một hội đồng cải cách hiến pháp dưới sự lãnh đạo của Sir John Simon mà không có tên một người Ấn nào trong hội đồng. Kết quả của việc này là sự tẩy chay hội đồng của các đảng Ấn Độ. Gandhi thúc đẩy một nghị quyết thông qua Quốc dân Đại hội Calcutta vào tháng 12 năm 1928, kêu gọi chính quyền Anh đảm bảo địa vị chủ quyền (dominion status) trong vòng một năm hoặc là sẽ đối đầu một chiến dịch bất bạo lực mới với mục đích giành độc lập hoàn toàn cho đất nước.
Như đã tuyên bố trước đây, vào tháng 3 năm 1930, ông phát động một chiến dịch Chấp trì chân lý phản đối thuế muối, được nhấn mạnh bởi cuộc Hành trình muối (Salt March) đến Dandi nổi tiếng kéo dài từ 21 tháng 3 đến 6 tháng 4 năm 1930. Ông đi bộ 400 km từ Ahmedabad đến Dandi để lấy muối cho riêng mình. Hàng nghìn dân chúng Ấn Độ tham gia cuộc hành trình đến bờ biển này. Hành trình muối này là một trong những chiến dịch thành công nhất của ông với kết quả là hơn 60.000 người bị bắt giam. Chính quyền, được đại diện qua Lord Irwin, quyết định thương lượng với Gandhi.
Hiệp ước Gandhi-Irwin được đóng dấu tháng 3 năm 1931. Trong đó, chính quyền Anh đồng ý thả tất cả những tù nhân chính trị để bù cho việc đình chỉ cuộc vận động bất phục tòng. Thêm vào đó, Gandhi được mời sang Anh tham dự hội nghị bàn tròn (Round Table Conference) tại Luân Đôn với tư cách người đại diện duy nhất của Quốc dân Đại hội Ấn Độ. Hội nghị này là một thất vọng cho Gandhi cũng như những người theo chủ nghĩa dân tộc bởi vì nó chỉ lưu ý đến những tiểu vương cũng như những nhóm thiểu số Ấn Độ hơn là một sự phó truyền quyền lực (transfer of power). Ngoài ra, người thừa kế Lord Irwin là Lord Willingdon đã bắt đầu một chiến dịch mới để đàn áp những đại biểu chủ nghĩa dân tộc.
Một lần nữa, Gandhi bị bắt giam, và chính quyền tìm cách đập tan ảnh hưởng của ông bằng cách cách li hoàn toàn ông và các người đi theo ủng hộ. Chiến lược này không hiệu quả. Năm 1932, qua chiến dịch của B. R. Ambedkar - lãnh tụ của những người Dalit - chính quyền đảm bảo cho dân ti tiện Dalit những khu bầu cử riêng trong hiến pháp mới. Để phản đối việc này, Gandhi bắt đầu một cuộc tuyệt thực 6 ngày vào tháng 9 năm 1932, thành công trong việc buộc chính quyền tiếp nhận một hệ thống công bằng hơn qua sự thương lượng qua trung gian là ông Palwankar Baloo, vốn là một người Dalit chơi ngoạn bản cầu (cricketer), sau trở thành nhà chính trị. Đây cũng là khởi điểm của một chiến dịch mới của Gandhi với mục đích cải thiện cuộc sống của dân ti tiện, những người được ông gọi là Harijan, "con của trời Hari". Ngày 8 tháng 5 năm 1933, Gandhi bắt đầu một cuộc tuyệt thực 21 ngày để phản đối sự đàn áp của người Anh tại Ấn Độ. Mùa hè năm 1934, ông ba lần bị mưu hại không thành công.
Khi đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ tranh luận về tuyển cử và chấp nhận quyền chính trị dưới kế hoạch liên bang, Gandhi quyết định rời đảng. Ông hoàn toàn không chống đối phương án này của đảng nhưng cảm thấy rằng nếu ông rút lui thì hình tượng của ông đối với thường dân Ấn Độ sẽ ngưng đè nén toàn thể hội viên của đảng vốn có bản chất đa dạng: thành viên theo chủ nghĩa cộng sản, xã hội, công đoàn, sinh viên, tôn giáo bảo thủ, kinh doanh và quyền sở hữu. Gandhi cũng không muốn mình là mục tiêu của sự tuyên truyền của chính quyền Anh khi lãnh đạo một đảng đã có lần tạm thời thừa nhận sự phù hợp chính trị với chính quyền Anh.
Gandhi cũng phê bình Subhas Chandra Bose và việc ông thăng tiến, nhậm chức chủ tịch vào năm 1938. Trong khi một số sử gia cho rằng đây là một cuộc tranh quyền giữa hai nhà lãnh đạo lớn thì Gandhi cơ bản phản đối việc Bose không thừa nhận nguyên tắc bất bạo lực cũng như dân quyền, hai điểm được Gandhi xem là nền tảng cho cuộc đấu tranh. Nguyện vọng phát động một cuộc khởi nghĩa khắp nơi chống chính quyền Anh của Bose không hàm dung việc chuẩn bị không dùng bạo lực của những người tham gia và trong năm đầu giữ quyền chủ tịch, Bose tập trung vào việc đưa những người thân cận lên nắm những chức quan trọng.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939 khi Đức Quốc Xã xâm lấn Ba Lan. Gandhi hoàn toàn đồng cảm với nạn nhân của sự xâm chiếm này. Sau khi cân nhắc kĩ cùng những người đồng nghiệp trong Quốc hội, ông công bố rằng Ấn Độ không thể tham gia một cuộc chiến với mục đích bề ngoài là giành tự do dân chủ trong khi chính tự do dân chủ này bị phủ nhận tại Ấn Độ. Gandhi nói rằng ông sẽ hỗ trợ người Anh nếu họ cho ông thấy cách áp dụng mục đích của cuộc chiến tại Ấn Độ sau chiến tranh. Phản ứng của chính quyền Anh hoàn toàn phủ định. Họ bắt đầu tạo sự căng thẳng giữa môn đồ Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Khi chiến tranh tiến hành, Gandhi nâng cao yêu cầu, thảo một nghị quyết kêu gọi người Anh "Rời Ấn Độ" (Quit India).
Đây là sự phản đối quyết định nhất, cực lực nhất của Gandhi và đảng Quốc dân Đại hội với mục tiêu xác nhận việc người Anh rời nước Ấn. Gandhi bị một số người trong Quốc hội và một số nhóm chính trị khác - thuộc cả hai mặt, theo Anh và chống Anh - chỉ trích. Một số người cho rằng, đối lập người Anh trong thời đoạn chiến đấu sinh tử của họ là một việc phi đạo đức trong khi một số người khác lại cho rằng Gandhi chưa thực hiện đủ yêu cầu. Nhiều đảng chính trị phản đối lời kêu gọi của Gandhi. Ngoài sức khoẻ và tuổi tác ra, đây có lẽ là bước tiến dẫn cuối cùng của Gandhi.
Nó đã dẫn khởi một cuộc vận động đấu tranh giành độc lập Ấn Độ lớn nhất cho đến bây giờ - với sự bắt giam số đông và bạo lực ở một mức độ chưa từng có. Hàng nghìn người kháng cự bị sát hại hoặc bị thương dưới nòng súng cảnh sát, và hàng trăm nghìn người đấu tranh giành độc lập bị bắt giam. Gandhi và những người hỗ trợ ông nói rõ rằng họ sẽ không giúp người Anh trong Thế Chiến nếu Ấn Độ không được đảm bảo tự do ngay lập tức. Gandhi thậm chí nói rằng không thể đình chỉ cuộc vận động trong thời điểm này ngay trong trường hợp những hành vi bạo lực cá nhân xảy ra. Ông cho rằng, tình trạng "vô chính phủ có tổ chức" xung quanh ông "nguy hiểm hơn là vô chính phủ thật sự". Ông yêu cầu tất cả những thành viên Quốc hội và dân chúng duy trì kỉ luật hòa bình và "làm hay chết" vì tự do tuyệt đối.
Gandhi và toàn bộ ban chấp hành Quốc hội bị bắt giam ngày 9 tháng 8 năm 1942 tại Mumbai bởi lực lượng quân đội nước Anh. Gandhi bị giam hai năm trong điện Aga Khan tại Pune. Tại đây, Gandhi trải qua những nỗi khổ lớn nhất của cuộc đời, đó là cái chết của vợ Kasturbai chỉ vài tháng sau khi Mahadev Desai - người thư ký được ông xem như con trai - chết vì bị nhồi máu cơ tim vào tuổi 42. Gandhi được thả trước khi chiến tranh chấm dứt vì sức khoẻ sa sút và một ca mổ cần thiết. Chính quyền Anh không muốn ông chết trong tù vì đây là một sự kiện có thể làm lòng căm phẫn của công chúng vượt khỏi tầm kiểm soát.
Gandhi khuyên Quốc hội từ khước những đề nghị trong kế hoạch của phái đoàn chính phủ Anh năm 1946 vì ông rất nghi ngờ việc chia quyền với Liên minh Hồi giáo (Muslim League) cũng như sự phân chia và hạ giảm chính quyền trung ương có thể xảy ra. Gandhi cảnh cáo sự tập hợp được đề nghị dành cho những liên bang có số đông người Hồi. Tuy nhiên, đây là một trong những lần ít ỏi mà Quốc hội không nghe lời Gandhi (nhưng không đặt câu hỏi về quyền lãnh đạo) vì những người cầm đầu không những muốn lập chính quyền nhanh như có thể khi người Anh trao quyền lại, mà còn muốn ngăn cản Mohammed Ali Jinnah và Liên minh Hồi giáo đạt vị trí ngang hàng với đảng Quốc dân Đại hội, vốn có bản chất dân tộc và hiện thế hơn.
Những nhà lãnh đạo cố cựu của Quốc hội biết rõ Gandhi sẽ phản đối cực lực sự phân chia, nhưng họ cũng thừa biết là Quốc hội không tiến bước nếu không có sự thoả thuận của ông vì sự hỗ trợ trong đảng và toàn quốc dành cho Gandhi rất sâu rộng. Những người bạn đồng nghiệp thân cận nhất của ông đã chấp nhận việc phân chia như phương án giải đáp tốt nhất, và Sardar Patel cố gắng thuyết phục Gandhi đây là con đường duy nhất để tránh cuộc nội chiến. Gandhi cuối cùng xuôi lòng, tán đồng bước thực hiện này.
Gandhi có ảnh hưởng lớn trong các cộng đồng Ấn Độ giáo và Hồi giáo tại Ấn Độ. Tương truyền chỉ sự hiện diện của ông thôi cũng đủ chấm dứt các cuộc bạo động. Ông phản đối kịch liệt tất cả những kế hoạch phân chia Ấn Độ thành hai quốc gia độc lập. Liên minh Hồi giáo luận cứ rằng thiểu số người Hồi giáo sẽ bị bức áp một cách có hệ thống bởi phần lớn môn đồ Ấn Độ giáo trong một quốc gia Ấn Độ thống nhất, và một quốc gia riêng cho người theo Hồi giáo là một giải pháp hợp lý. Tuy nhiên, nhiều người Hồi giáo ở trung tâm Ấn Độ - vốn chung sống với người Ấn giáo, đạo Sikhs, Phật giáo, Kì-na giáo, đạo Parsi, Kitô giáo và đạo Do Thái - lại muốn một quốc gia Ấn Độ thống nhất. Nhưng Jinnah ra lệnh hỗ trợ rộng rãi các vùng Tây Punjab, Sindh, NWFP và Đông Bengal, tất cả những vùng đã hợp thành dạng Pakistan và Bangladesh ngày nay. Xứ sở mới của người theo Hồi giáo được kiến lập từ các vùng Đông và Tây Ấn Độ. Ban đầu nó được gọi là Tây và Đông Pakistan, và giờ đây tương ưng với Pakistan và Bangladesh. Ngày trao quyền chính trị, Gandhi không ăn mừng độc lập cùng với công chúng Ấn Độ mà chỉ đơn độc tại Kolkata, đau buồn về sự phân chia và tiếp tục công việc nhằm chấm dứt bạo lực.
Ngày 30 tháng 1 năm 1948, trên đường đến một nơi thờ tụng, Gandhi bị bắn chết bởi Nathuram Godse tại tòa nhà Birla ở New Delhi. Godse là một môn đồ Ấn giáo cực đoan được người đương thời cho là có mối quan hệ với cánh cực hữu của các tổ chức Ấn Độ giáo như Hindu Mahasabha. Tổ chức này cho Gandhi là người chịu trách nhiệm cho việc chính quyền suy nhược vì đã khăng khăng bắt buộc nộp một khoản tiền cho Pakistan. Godse và người cùng âm mưu là Narayan Apte sau bị đưa ra tòa kết án, và bị xử tử ngày 15 tháng 11 năm 1949. Vinayak Damodar Savarkar, chủ tịch của Hindu Mahasabha, một nhà cách mạng và môn đồ Ấn giáo cực đoan bị tố cáo là người nắm đầu dây của mưu đồ này, nhưng sau được giải tội vì thiếu bằng chứng.
Tương truyền câu nói trước khi chết của Gandhi là "Ô kìa Rama!" (Hey Rama!) và nó được xem là câu tôn kính hướng đến thần Rama, là một dấu hiệu gợi cảm tâm linh Gandhi cũng như lý tưởng đạt sự thống nhất với hòa bình vĩnh hằng của ông. Câu này được khắc vào đài tưởng niệm của ông tại New Delhi. Có người nghi vấn về tính có thật của câu này nhưng một số người đã chứng kiến và xác nhận ông đã nói như thế. Một vài nguồn ghi lại những lời cuối của ông là "He Ram, He Ram" hoặc "Rama, Rama", và nó cũng tường thuật rằng ông lăn xuống đất, chắp hai tay trước ngực ở tư thế chào.
Mặc dù có thử ăn thịt lúc còn nhỏ nhưng Gandhi sau này trở thành một người ăn chay tuyệt đối. Ông viết sách về chủ đề này trong thời gian du học tại Luân Đôn, sau khi gặp người tranh đấu cho việc ăn chay là Henry Stephens Salt ở những cuộc hội họp của Hội người ăn chay. Nguyên tắc ăn chay có truyền thống lâu đời trong các tôn giáo Ấn Độ như Ấn Độ giáo, Kì-na giáo và Phật giáo, và trong tiểu bang của Gandhi, Gujarat, phần lớn môn đồ Ấn giáo đều ăn chay. Ông thử nhiều cách ăn và kết luận rằng, ăn chay đủ cung cấp chất dinh dưỡng tối thiểu cho thân thể. Tuy nhiên, cách ăn của ông cũng linh hoạt và ông cũng không ngần ngại khi ăn trứng như bài viết "chìa khoá sức khoẻ" (Key to Health) năm 1948 cho thấy. Ông thường nhịn ăn lâu ngày, dùng nhịn ăn như một vũ khí chính trị. Ông từ chối không ăn cho đến chết hoặc cho đến khi những yêu cầu của ông được thực hiện.
Gandhi sống tuyệt dục từ năm 36 tuổi. Quyết định này của ông bị ảnh hưởng mạnh bởi khái niệm Phạm hạnh (sa. brahmacarya) trong các tôn giáo Ấn Độ, tức là sự thanh tịnh của tâm linh và hành động, có mối liên hệ trực tiếp với việc tu khổ hạnh (sa. tapas) được nhắc bên trên. Tuy vậy, Gandhi không tin đây là một việc mỗi người nên làm. Trong Tự truyện, ông có nhắc lại cuộc phấn đấu chống lại sự thôi thúc tính dục và những cuộc ghen tuông vì bà Kasturba. Ông cho rằng, sống tuyệt dục là trách nhiệm riêng của ông để có thể phát triển lòng từ bi thay vì đam mê nhục dục.
Trở về Ấn Độ sau khi làm luật sư thành công tại Nam Phi, ông từ khước mặc y phục phương Tây - cách ăn mặc được ông liên tưởng đến phú quý và thành công. Ông ăn mặc để người nghèo nhất Ấn Độ cũng có thể chấp nhận. Gandhi khuyến khích việc mặc y phục tự dệt (khadi). Ông và môn đệ dệt vải từ sợi chỉ tự se và khuyến khích người khác cũng làm như thế. Mặc dù công nhân Ấn Độ thường ngồi không vì thất nghiệp, họ vẫn mua quần áo sản xuất bởi người Anh. Gandhi cho rằng, nếu người Ấn tự sản xuất vải, họ sẽ gây một chấn động kinh tế cho các tổ chức Anh tại Ấn Độ. Qua sự việc này, biểu tượng bánh xe se chỉ sau này được đưa vào lá cờ của Quốc dân Đại hội Ấn Độ.
Mặc dù rất kính trọng nhau nhưng Gandhi và Rabindranath Tagore tranh luận dai dẳng nhiều lần và các cuộc tranh luận này là những ví dụ tiêu biểu cho những quan điểm triết học dị biệt giữa hai danh nhân Ấn Độ vĩ đại nhất thời đó. Ngày 15 tháng 1 năm 1934, một cơn động đất xảy ra tại Bihar, gây tử vong và thiệt hại lớn. Gandhi tin chắc rằng sự việc xảy ra vì tội lỗi của những môn đồ Ấn giáo thuộc giai cấp cao, vì họ không cho những kẻ ti tiện vào đền thờ. Tagore phản đối cực lực lập trường của Gandhi, cho rằng, một cơn động đất chỉ có thể xảy ra trên cơ sở năng lực thiên nhiên, không phải vì lý do đạo đức cho dù việc kì thị người vô giai cấp đáng chê trách như thế nào đi nữa.
Cách trình bày cuộc đời Gandhi nổi tiếng nhất có lẽ là bộ phim Gandhi (1982), được đạo diễn bởi Richard Attenborough và diễn viên Ben Kingsley (chính ông là người nửa phần Gujarati) trong vai chính. Tuy nhiên, bộ phim sau này bị chỉ trích bởi các học giả hậu thực dân. Họ luận cứ là bộ phim miêu tả Gandhi như một người dùng một tay đưa Ấn Độ đến sự độc lập và bỏ qua những nhân vật quan trọng khác (của cả hai nhóm, tinh duệ và cấp dưới) trong cuộc kháng chiến chống thực dân. Bộ phim The Making of the Mahatma, với Shyam Benegal đạo diễn và Rajat Kapur trong vai chính là một phim nói về 21 năm hoạt động của Gandhi tại Nam Phi.
Nhiều nhà sử học và chú giải đã phê bình Gandhi vì cái nhìn của ông về Adolf Hitler và Chủ nghĩa Đức Quốc Xã, bao gồm những lời trần thuật là người Do Thái có thể đạt được tình thương của Thượng đế nếu họ sẵn lòng đi đến cái chết như những cảm tử chết vì nghĩa.. Penn và Teller, trong một đoạn của chương trình "Bullshit!" ("Holier than Thou"), đã tấn công Gandhi một phần về tính đạo đức giả qua những lập trường tiền hậu bất nhất trí trong khi thực hiện bất bạo lực, thái độ không thích hợp về phía phụ nữ và những lời nói có bản chất kì thị chủng tộc. Gandhi nói trước công chúng tại Mumbai, 26 tháng 9 năm 1896 (Collected Works, quyển II, trang 74) về người châu Phi như sau:
Ông ngừng lại ở ngưỡng cửa các căn nhà tồi tàn của hằng ngàn người cùng khốn, y phục của ông y hệt y phục của họ. Ông nói với họ bằng ngôn ngữ của họ. Đó mới thực là một chân lý sinh động chứ không phải chỉ là những lời suông trong sách vở. Vì vậy mà tiếng tôn xưng Mahatma (Thánh) mà dân Ấn tặng ông đã thành tên thực của ông. Ai là người cảm thấy như ông rằng tất cả mọi người Ấn chính là da thịt của mình, máu mủ của mình? Khi tình thương tới gõ cửa Ấn Độ thì cửa đã mở toang chờ sẵn rồi… Nghe tiếng gọi của Gandhi, Ấn Độ xông ngay tới một cảnh vinh quang cao quý mới, như hồi xưa, rất xa xăm, khi Phật Tổ tuyên bố đạo từ bi, thương yêu cả mọi sinh vật.
Cũng như đối với vua James, vấn đề trọng đại được đặt ra là quốc vương Anh có thể là vị vua có quyền lực tuyệt đối như các vương triều châu Âu khác, hay các quyền làm luật và đánh thuế của nhà vua đều bị giới hạn bởi Quốc hội. Ngoài ra, còn có vấn đề tôn giáo nữa. Nhiều cận thần của vua Charles I theo Thanh giáo (Puritans) muốn huỷ bỏ một số lễ nghi của nhà thờ Công giáo La Mã và e ngại nhà vua sẽ phục hồi Công giáo (Catholic). Như vậy, giữa nhà vua và quốc hội có sự bất tín nhiệm lẫn nhau. Do cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và Pháp, vua Charles rất cần tiền chi phí chiến tranh nhưng quốc hội lại không chịu bỏ phiếu phê chuẩn số tiền mà ông cần đến. Vua Charles đành phải tiết kiệm tiền bằng cách cho quân sĩ sống nhờ nhà dân và buộc các nhà giàu phải cho triều đình vay tiền, những người từ chối sẽ bị tống giam vào ngục. Hành động này của vua Charles I và các quyết định bất thường khác đã khiến cho các vị lãnh đạo quốc hội Anh phản đối, vị họ cho rằng các chính sách này vi phạm đến các tự do hiến định của nhân dân. Sự tranh chấp lên tới mức độ căng thẳng khiến cho nhà vua phải giải tán quốc hội hai lần.
Năm 1628, vua Charles triệu tập quốc hội thứ ba và sự thù nghịch giữa nhà vua với quốc hội càng tăng thêm rõ ràng. Quốc hội thứ ba đã xác nhận lời trách cứ của họ đối với các yêu sách bất hợp pháp của nhà vua, buộc ông phải nhận đơn thỉnh nguyện trong đó liệt kê "các quyền lợi khác nhau và các tự do của thần dân". Đơn thỉnh nguyện về quyền lợi này đề nghị huỷ bỏ việc bắt buộc vay tiền và đóng quân tại nhà dân, đồng thời cũng xác nhận rằng quốc hội có quyền giới hạn các quyền lực của nhà vua. Để có tiền, vua Charles I đã ký nhận đơn thỉnh nguyện rồi về sau, do cảm thấy bị mất thể diện, ông đã giải tán quốc hội thứ ba năm 1629 và trong vòng 11 năm tiếp theo, ông trị vì mà không triệu tập quốc hội nữa. Cũng trong thời gian này, ông không thèm đếm xỉa tới các lời thỉnh cầu và với một số cận thần. Ông còn nghĩ đền nhiều cách gây quỹ làm mất lòng dân, chẳng hạn như để trang bị một hạm đội, nhà vua đòi thần dân nộp "tiền đóng tàu" (ship money) và coi đây không phải là một thứ thuế. Thần dân Anh đã phản kháng việc này và trong số đó có ông John Hampden đã từ chối nộp 20 bảng Anh và đã táo bạo đưa vấn đề ra toà án để tranh cãi.
Năm 1633, ông William Laud, Tổng Giám mục Canterbury, là người muốn áp dụng chính sách của nhà thờ nước Anh vào toàn thể nước Anh và Scotland. Việc bắt buộc dùng kinh cầu nguyện Anh (the English Prayer Book) tại các nhà thờ Scotland của tổng Giám mục Laud đã khiến cho dân Scotland nổi lên chống đối. Do không thể dẹp loạn, vua Charles I phải triệu tập một quốc hội vào năm 1640 nhưng lại hạ lệnh giải tán chỉ 5 ngày sau đó. Đây là quốc hội Ngắn hạn (the Short Parliament). Nhưng sự bất lực của nhà vua đã khiến cho một quốc hội thành lập cùng năm ấy quốc hội mới thông qua một nghị quyết kể từ này, quốc hội sẽ không bị giải tán nếu không có sự đồng ý của chính họ. Người đương thời đã gọi đây là quốc hội Dài hạn (The Long Parliament).
Ngay sau đó quốc hội Dài hạn đã tống giam Thomas Wentworth, Bá tước Strafford thứ nhất cùng với Tổng Giám mục Laud vào Tháp Luân Đôn (The Tower of London). Năm 1641, Bá tước Strafford bị hành quyết và Tổng Giám mục Laud phải chịu chung số phận vào 4 năm sau. Đồng thời, quốc hội Anh phổ biến tới toàn dân "Bài khiển trách lớn lao" (the Grand Remonstrace), trong đó liệt kê lỗi lầm của nhà vua và đòi hỏi các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước quốc hội, đòi hỏi nhà vua không được đánh thuế dân chúng nếu không có sự đồng ý của quốc hội. Vua Charles I lúc đấy đã không muốn từ bỏ một uy quyền nào. Năm 1642, ông đã nổi giận, dẫn một toán binh sĩ trang bị đầy đủ khí giới, xông vào Toà Nhà Quốc hội để bắt 5 dân biểu hàng đầu, thường tỏ ra chống đối Charles I. Nhưng 5 người này đã được báo trước và trốn chạy. Hành động của Charles đã nhanh chóng gây ra cuộc nội chiến, và ông đã bỏ chạy lên mạn bắc nước Anh chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội và nhân dân.
Sau đó, cả hoàng gia và quốc hội đều lo tập trung quân đội. Có một nửa nhân viên quốc hội ủng hộ hoàng gia, được gọi là các "kị binh" (cavaliers), gồm các nhà quý tộc và phần lớn các, trong khi những người theo quốc hội, chống lại vua thì được gọi là các "kẻ đầu tròn" (roundheads) vì họ cắt tóc thật sát. Các "kẻ đầu tròn" khi đó đã kiểm soát được thành phố Luân Đôn, điều khiển được hải quân và có quyền đánh thuế để tăng ngân quỹ. Tháng 8 năm 1642, cuộc nội chiến bùng nổ, phe quốc hội hay các "kẻ đầu tròn" đã sớm tìm ra một vị chỉ huy quân sự có tài, đó là ông Oliver Cromwell - một người Thanh giáo.
Nước Anh thời kỳ này được trị vì bởi các lãnh đạo quân đội và nhóm dân biểu "còn lại" (the Rump) của quốc hội năm 1640, là những người rất trung thành với lý tưởng Thanh giáo. Các nhà lãnh đạo này đều cho rằng Charles không đáng tin cậy và độc đoán, cần phải trừ khử. Ngày 20 tháng 1 năm 1649, trước sức ép của nhân dân và quân đội,Charles bị đưa ra xét xử vì tội "phản bội". Ngày 30 tháng 1 cùng năm nhà vua bị kết án là "bạo chúa, phản bội, sát nhân và là kẻ thù của nhân dân" và bị xử tử trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng.
Oliver Cromwell sau đó lên nắm quyền, thiết lập chế độ độc tài khiến người dân oán hận. Tới khi Oliver Cromwell qua đời, nước Anh đã chán ngán với sự cai trị của Thanh giáo, nhiều người muốn dàn xếp những mối bất hoà cũ và khôi phục lại chế độ quân chủ, vua Charles II được mời quay trở lại triều đình năm 1660 nhưng vẫn muốn giữ những thành quả của cách mạng. Khi ấy Hiến pháp được đưa ra với quy định rằng Nhà vua và Nghị viện sẽ cùng cai trị, dù trên thực tế mãi tới thế kỷ sau quy định này mới được thực sự áp dụng trong thực tế. Với việc thành lập Hội Hoàng gia, khoa học và nghệ thuật được khuyến khích phát triển. Năm 1688, chế độ quân chủ lập hiến chính thức được xác lập, với Vương công xứ Orange là William III nắm quyền, nhưng quyền lợi lại nằm trong tay tư sản và quý tộc mới.
Đế quốc La Mã Thần Thánh (tiếng Latinh: Sacrum Romanum Imperium; tiếng Đức: Heiliges Römisches Reich; tiếng Ý: Sacro Romano Impero; tiếng Anh: Holy Roman Empire)[b] còn được gọi là Thánh chế La Mã, là một phức hợp lãnh thổ rộng lớn đa sắc tộc, mà chủ yếu là người Đức, tồn tại từ cuối thời sơ kỳ Trung cổ cho đến năm 1806. Tên của đế quốc bắt nguồn từ yêu sách của các Hoàng đế La Mã Đức vào thời Trung cổ, muốn tiếp tục truyền thống của đế chế La Mã cổ và hợp pháp hóa quyền cai trị như là thánh ý của Thiên Chúa. Lãnh thổ chủ yếu của Đế quốc gồm Vương quốc Đức, Vương quốc Bohemia, Vương quốc Burgundy, Vương quốc Ý và nhiều lãnh thổ, công quốc, thành phố đế quốc tự do lớn nhỏ khác.
Đế quốc thành hình vào năm 962, khi Otto I Đại Đế thuộc dòng họ Liudolfinger được Giáo hoàng trao Đế miện từ Vương quốc Đông Frank thuộc dòng họ Nhà Carolingien (Carolingian dynasty). Từ năm 1157, đế quốc này có tên là Sacrum Imperium và vào năm 1254, lần đầu tiên tên Sacrum Romanum Imperium được chứng minh trong một văn kiện. Trong thế kỷ 15 và thế kỷ 16 danh hiệu được bổ sung thêm dòng Dân tộc Đức, trở thành Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức (Heiliges Römisches Reich Deutscher Nationen). Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức tan vỡ khi Hoàng đế Franz II (1792-1806) thuộc dòng họ Nhà Habsburg từ bỏ Đế miện vào ngày 6 tháng 8 năm 1806, trở thành Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Áo. Trong nghiên cứu lịch sử, đế quốc này cũng còn được gọi là Đế chế Cũ (Altes Reich) từ vài năm nay.
Quyền lực cai trị của đế quốc không nằm hoàn toàn trong tay của hoàng đế mà cũng không nằm hoàn toàn trong tay của các tuyển hầu tước hay của một tập thể như Quốc hội Đế chế. Đế quốc không phải là một quốc gia liên bang và cũng không phải là một liên minh của nhiều quốc gia. Đế quốc không phải là một đất nước do tầng lớp quý tộc cai trị nhưng cũng không nằm trong tay của một tập đoàn cai trị. Mặc dù vậy, Đế quốc lại kết hợp những đặc điểm của các hình thức quốc gia này. Lịch sử của Đế quốc mang nhiều ảnh hưởng của cuộc tranh cãi về tính chất của nó.
Các lãnh chúa nắm mọi quyền quyết định tôn giáo nào thần dân của họ phải theo, bao nhiêu quân công quốc của họ có quyền huy động, ngay cả quyền quyết định trong thời chiến: về phe với Hoàng đế, hoặc chống lại Hoàng đế, hoặc giữ trung lập. Khi liên quan đến sách lược trọng đại, họ phớt lờ mối dây liên hệ giữa họ và Hoàng đế. Họ, hoặc người đại diện của họ, tham gia vào Hội đồng Đế quốc, khởi đầu là cơ quan lập pháp, sau đó giờ chỉ có chức năng tham khảo và trang trí. Hoàng đế phải thông qua Hội đồng để ban hành luật, và những buổi thảo luận ít khi đạt sự nhất trí vì tranh cãi kéo dài không dứt.
Áo là trung tâm và Viên là con tim của thế giới Habsburg. Đây là một thế giới vỹ đại, một thế giới Công giáo, một thế giới có truyền thống đạo đức cao, được lãnh đạo bởi các giáo sĩ dòng Tên - những người có cuộc sống rất đạo đức. Các nghi lễ truyền thống ở đây được tổ chức rất là trọng đại, nghiêm trang, vì các giáo sĩ mong muốn người dân và cả quân vương phải sống đạo đức và biết kính trọng Đức Chúa Trời. Họ trấn an các quân vương rằng "mọi chuyện đã được định đoạt bởi Thượng đế. Do đó các quân vương phải biết chăm chỉ cầu nguyện để Thượng đế soi sáng và giúp đỡ họ".
Mọi chi tiết trong đời sống hàng ngày của Hoàng đế ở triều đình đế quốc được đặt ra để thể hiện địa vị cao cả của ông. Trong các gian phòng và các hành lang của cung điện cổ tên là Hofburg, hoàng đế là đối tượng cho nghi thức chặt chẽ. Mỗi khi Hoàng đế và gia đình ông đi qua, triều thần phải cúi đầu thật thấp và quỳ một gối xuống. Khi tên của ông được thốt ra, ngay cả lúc ông đang ở trong một gian phòng khác, những người nghe được phải thực hiện nghi lễ tương tự. Khi ông dùng bữa một mình, thức ăn ông của ông được chuyền qua 24 bàn tay trước khi được đưa đến bàn ăn hoàng gia. Khi rót rượu cho ông, người phục dịch phải quỳ trên một đầu gối.
Thật ra, sự hỗn độn của triều đình cũng là biểu trưng cho sự hỗn độn của cả đế quốc: không bao giờ có mối kết dính các cơ quan với nhau. Hoàng đế Leopold I (1658-1705) của nhà Habsburg, là một ông vua thiếu quyết đoán. Nhút nhát, thiếu nhiệt huyết, ông chỉ biết lắng nghe ý kiến của cận thần rồi suy đi nghĩ lại về các đề xuất trái ngược nhau mà không biết chắc chắn phải quyết định thế nào. Vào thập kỉ 1690, ông đã thành lập vô số ủy ban, tất cả đều kình chống nhau một cách im lìm nhưng dữ dội sau lưng ông. Sách lược thành hình chỉ do mặc định. [cần dẫn nguồn]
Trong thâm tâm, Leopold I (1640-1705) và hai người con kế vị ông, Joseph I (1705-1711 - người đương thời với hai vị vua nổi tiếng ở châu Âu: Pyotr I của Nga tức Pyotr Đại đế và vua Louis XIV của Pháp) và Karl VI (1711-1740), đều không tin rằng nền hành chính hỗn độn là khiếm khuyết cốt lõi của đế quốc họ trị vì. Trải qua gần một thế kỷ, cả ba vị hoàng đế đều cho rằng việc quản trị hành chính chỉ là thứ yếu so với đức tin vào Thượng đế và sự ủng hộ của Công giáo. Nếu Thượng đế hài lòng với họ, Người sẽ phù hộ cho Hoàng tộc này mãi trường tồn và phồn vinh. Đây là cơ sở cho lý thuyết chính trị và phương thức quản trị khác đời của họ: ngai vàng và đế quốc đã được Thượng đế định đoạt. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến đế quốc suy thoái sau này. [cần dẫn nguồn]
Dưới triều đại lâu dài của Leopold, dù hoàng đế thiếu năng lực và bộ máy triều đình cứng nhắc, vị thế của đế quốc trong thực tế lại lên cao. Đấy có thể là do Chúa phù hộ như Leopold vẫn tin tưởng, nhưng trực tiếp hơn, trong những năm này, tương lai và quyền lực của Hoàng đế Leopold II dựa trên lưỡi gươm sáng loáng của Hoàng thân Eugène của Savoie. Ông là Thống chế của Đế quốc, Tổng Tư lệnh quân đội của đế chế, cùng với John Churchill, Quận công Marlborough thứ nhất và vua Karl XII của Thụy Điển là ba nhà cầm quân tài ba nhất trong giai đoạn này ở châu Âu. Vào năm 1734, ông là vị thống soái lừng danh nhất của châu Âu.
Bình thường Hoàng đế không cho phép lãnh chúa nào xưng làm vua, vì như thế có ý nghĩa vị trí gần ngang bằng Hoàng đế. Tuy thế, khi một lãnh chúa cảm thấy mình đủ mạnh thì muốn xưng vương, chỉ có điều còn e ngại nên vẫn phải xin hoàng đế phong cho. Đây là trường hợp của tuyển hầu Friedrich III (1657-1713), người có tham vọng rộng lớn nhằm biến công quốc của ông thành một vương quốc, sau này gọi là nước Phổ, và ông xưng là vua Friedrich I của Phổ năm 1701. Để được Hoàng đế phong làm vua, Friedrich dựa trên lý lẽ đất đai ông chiếm được là từ Thụy Điển,[cần dẫn nguồn] và cũng dựa trên sức ép của nước ngoài, như Pyotr Đại đế. [cần dẫn nguồn]
Tóm lại, Đế quốc La Mã Thần Thánh bao trùm nhiều lãnh thổ như một "liên hiệp" và tạo ra khuôn khổ luật lệ cho cuộc chung sống của những vị lãnh chúa. Các công tước và hầu tước trên thực tế là tự chủ nhưng lại không có chủ quyền này, công nhận vị hoàng đế như là người đứng đầu đế chế, ít nhất là về mặt tư tưởng và phải tuân theo các đạo luật đế chế, tòa án đế chế và các nghị quyết của quốc hội đế chế nhưng đồng thời cũng thông qua việc lựa chọn hoàng đế, đại hội đế chế và các đại diện tầng lớp khác mà tham gia vào chính sách của đế chế và đã có thể tạo ảnh hưởng cho chính mình.
Một loạt trận chiến trong giai đoạn 1618-1648, mà các sử gia gọi là Chiến tranh Ba mươi Năm, diễn ra trên những lãnh thổ của người Đức. Khởi đầu, cuộc chiến chủ yếu dựa trên xung đột tôn giáo giữa các phe nhóm Công giáo và Tin Lành trong Phong trào Cải cách. Dần dà, cuộc chiến lan rộng giữa một bên là những hoàng thân người Đức và bên kia chủ yếu là Thụy Điển và Pháp muốn hạn chế quyền lực của Đế quốc La Mã thần Thánh. Chiến tranh Ba mươi năm là một trong những cuộc chiến gây tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử châu Âu. Đây cũng là cuộc chiến tôn giáo cuối cùng ở châu Âu khiến cho Đế quốc bị tàn phá nặng nề, nhiều thành thị và vùng nông thôn bị san bằng, dân số suy giảm. Ước lượng có một phần ba người Đức bỏ mạng trong cuộc chiến tàn bạo này.
Chiến tranh Ba mươi Năm và Hòa ước Westfalen năm 1648 mang đến tai họa cuối cùng cho Đế quốc La Mã thần Thánh của người Đức, khiến cho đế quốc này không bao giờ hồi phục hoàn toàn. Hòa ước Westfalen gây tai hại cho tương lai nước Đức ngang bằng với thiệt hại từ cuộc chiến. Các hoàng thân người Đức được công nhận để trị vì từng mảnh đất nhỏ – khoảng 350 mảnh đất như thế – trong khi Hoàng đế chỉ có hư vị. Trào lưu cải tổ quét qua Đức vào cuối thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16 bị dập tắt. Trong thời kỳ ấy, các thành phố lớn được hưởng nền độc lập, chế độ phong kiến đã ra đi, nghệ thuật và mậu dịch phát triển, nông dân Đức có nhiều quyền tự do hơn là ở Anh và Pháp. Thật ra, có thể nói vào đầu thế kỷ 16, Đức là một trong những cái nôi của nền văn minh châu Âu.
Đế quốc không bao giờ phục hồi từ cơn xuống dốc ấy. Đầu óc người Đức dần dà nhiễm tư tưởng dễ chấp nhận sự chuyên chế, phục tòng một cách mù quáng đối với những ông vua ti tiện. Ý tưởng dân chủ, hoặc chế độ cai trị qua nghị viện, nở rộ ở Anh và Pháp nhưng lại tắt ngấm ở Đức. Sự chậm tiến về chính trị như thế, cộng thêm tình trạng chia rẽ và cô lập khỏi những trào lưu tư tưởng và phát triển, đã khiến cho Đức lùi lại phía sau những nước Tây Âu khác. Vào thập niên 1730, liên quân Nga - Áo - Phổ lâm chiến với Pháp trong cuộc Chiến tranh Kế vị Ba Lan, dù cả hai bên đều không tích cực tham chiến nhưng rồi Pháp là nước thất bại. Sau khi Vương công Eugène xứ Savoie qua đời, Quân đội Đế quốc cũng suy yếu, bị đánh tan tác trong một cuộc chiến tranh với quân Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman.
Vào ngày 16 tháng 12 năm 1740, vua nước Phổ là Friedrich II (còn gọi là Friedrich Độc Đáo hay Friedrich Đại Đế) kéo 27 nghìn quân rời khỏi xứ Brandenburg đi đánh tỉnh Silesia của Vương triều Habsburg. Tỉnh Silesia được phòng thủ rất yếu ớt. Dù thời tiết xấu, Quân đội Phổ nhanh chóng chinh phạt toàn bộ tỉnh Silesia, và chỉ phải chống chọi với sự chống trả chẳng tới nơi tới chốn của Quân đội Áo. Thủ phủ của tỉnh là Breslau đã rơi vào tay vua Friedrich II. Quyết định này là của chính ông, khi nhà vua không nghe lời khuyên can của những vị cận thần tài năng. Cuộc chinh phạt tỉnh Silesia đã thay đổi hoàn toàn sự cân bằng quyền lực trong Đế quốc La Mã Thần Thánh và đưa nước Phổ lên hàng liệt cường - điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ phải đối phó với hiểm nguy, và mở ra những năm tháng thù hằn kịch liệt giữa hai quốc gia hùng mạnh nhất của Đế quốc La Mã Thần Thánh là Phổ và Áo.
Sau một loạt chiến bại của Quân đội Áo trong cuộc chiến tranh Silesia (dù Triều đình Habsburg có tìm cách liên minh với Anh Quốc), nhà vua nước Phổ giữ được tỉnh Silesia. Trước sự phát triển cường thịnh của nước Phổ, nước Áo phải thiết lập liên minh với Đế quốc Nga và Pháp. Nhưng, do nghĩ rằng Lãnh địa Tuyển hầu tước Sachsen đã liên minh với Áo (thực chất là không phải vậy) đương kim Quốc vương Friedrich II Đại Đế ra tay trước, ông xua quân đánh xứ Sachsen (1756). Cuộc Chiến tranh Bảy năm bùng nổ. Liên quân chống Phổ còn lôi kéo được cả quân Thụy Điển, vì họ mong muốn chiếm tỉnh Pomerania từ tay nước Phổ. Trong trận Rossbach (1757), quân Phổ đánh tan tác Quân đội Đế quốc La Mã Thần Thánh và quân Pháp; trận đánh này trở thành một chiến thắng gây ấn tượng rất lớn của vua Friedrich II Đại Đế. Kể từ thời Hoàng đế Charlemagne, chưa bao giờ dòng giống Teuton lại đại phá quân Pháp trong một trận đánh vinh quang như thế, do đó không những nhân dân Phổ mà toàn thể dân tộc Đức đều vui sướng trước chiến thắng của vua Friedrich II Đại Đế. Vai trò của quân Pháp cũng lu mờ hẳn trong liên quân chống Phổ tại vùng Trung Âu với thất bại của họ. Cuối cùng, sau những năm tháng đấu tranh quyết liệt của quân và dân Phổ, liên quân chống Phổ lần lượt tan rã, Nga và Thụy Điển đều tái lập hòa bình vào năm 1762, Pháp và Áo cũng tái lập hòa bình vào năm 1763. Trong khi vua Friedrich II Đại Đế giữ được nước thì Vương triều Habsburg đã kiệt quệ.
Theo đại thi hào người Đức Johann Wolfgang von Goethe, vua Friedrich II Đại Đế giờ đây không chỉ rất được lòng nhân dân Phổ mà còn nhân dân các vùng đất Đức khác nữa. Với thất bại của nền quân chủ Habsburg trong các cuộc chiến tranh nêu trên, và sự phát triển lớn mạnh của nền quân chủ Phổ, thì Triều đình Habsburg phải tiến hành cải cách. Trong cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất (1772), Vương quốc Phổ còn thu được nguồn lợi lớn đến mức Nữ hoàng Áo là Maria Theresia phải khóc. Hoàng đế Joseph II có mong muốn biến nền quân chủ Habsburg thành một quốc gia thống nhất. Ông ta cũng nhiệt huyết noi theo những cải cách của đương kim Quốc vương Friedrich II Đại Đế nước Phổ. Trong các năm 1778 - 1779, ông ta lập mưu chiếm đất của xứ Bayern, nhưng lại bị vua Friedrich II Đại Đế đẩy lùi trong cuộc Chiến tranh Kế vị Bayern. Khi Hoàng đế Joseph II lại muốn chiếm xứ Bayern vào thập niên 1780, nhà vua nước Phổ thiết lập "Liên minh các Vương hầu" (1785) với các Vương hầu người Đức trong Đế quốc La Mã Thần Thánh, bảo vệ được họ thoát khỏi những tham vọng của đương kim Hoàng đế. Nhà vua nước Phổ trở thành "kẻ hủy diệt vĩ đại của Đế quốc".
Khu vực nay là Mông Cổ từng nằm dưới quyền cai trị của nhiều đế quốc du mục, như Hung Nô, Tiên Ti, Nhu Nhiên. Năm 1206, Thành Cát Tư Hãn lập ra Đế quốc Mông Cổ, sau đó nó phát triển thành đế quốc lục địa liền kề lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Cháu nội của ông là Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên và chinh phục miền Nam Trung Quốc. Sau khi nhà Nguyên sụp đổ, người Mông Cổ triệt thoái về Mông Cổ và lại tiếp tục xung đột phe phái như trước, ngoại trừ trong thời kỳ Đạt Diên Hãn và Trát Tát Khắc Đồ Hãn.
Đến thế kỷ XVI, Phật giáo Tây Tạng bắt đầu truyền đến Mông Cổ. Nhà Thanh do người Mãn lập ra sáp nhập Mông Cổ trong thế kỷ XVII. Đến đầu thập niên 1900, khoảng một phần ba nam giới trưởng thành tại Mông Cổ là tăng nhân. Sau khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1911, Ngoại Mông Cổ tuyên bố độc lập từ nhà Thanh, và đến năm 1921 thiết lập nền độc lập thực tế từ Trung Hoa Dân Quốc. Ngay sau đó, quốc gia nằm dưới quyền kiểm soát của Liên Xô, là thế lực giúp đỡ họ độc lập khỏi Trung Quốc. Năm 1924, Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ được tuyên bố thành lập, trở thành một quốc gia vệ tinh của Liên Xô. Trước biến động tại Liên Xô và Đông Âu, Mông Cổ tiến hành cách mạng dân chủ hòa bình vào đầu năm 1990. Kết quả là một hệ thống đa đảng, một bản hiến pháp mới năm 1992, và chuyển đổi sang kinh tế thị trường.
Các khu định cư nông nghiệp thời đại đồ đá mới (khoảng 5500–3500 TCN) tại các địa phương như Norovlin, Tamsagbulag, Bayanzag, và Rashaan Khad. Sinh hoạt du mục cưỡi ngựa xuất hiện là một sự kiện then chốt trong lịch sử Mông Cổ và trở thành văn hóa chi phối. Sinh hoạt du mục cưỡi ngựa được chứng minh qua các bằng chứng khảo cổ học tại Mông Cổ trong văn hóa Afanasevo (3500–2500 TCN) thời đại đồ đồng đá và thời đại đồ đồng. Phát hiện xe có bánh tại các mộ táng thuộc văn hóa Afanasevo có niên đại trước năm 2200 TCN. Sinh hoạt du mục và gia công kim thuộc trở nên phát triển hơn vào sau đó trong văn hóa Okunev (thiên niên kỷ 2 TCN), văn hóa Andronovo (2300–1000 TCN) và văn hóa Karasuk (1500–300 TCN), lên đến cực điểm vào Đế quốc Hung Nô thuộc thời đại đồ sắt. Các di tích thời đại đồ đồng tiền Hung Nô gồm đá hươu, kurgan, mộ tấm vuông, và bức họa trên đá.
Mặc dù trồng trọt tiếp tục kể từ thời đại đồ đá mới, song nông nghiệp luôn duy trì quy mô nhỏ so với du mục chăn thả. Nông nghiệp có thể được đưa đến từ phía tây hoặc phát sinh độc lập trong khu vực. Cư dân trong thời đại đồ đồng đá được mô tả là thuộc chủng Mongoloid (da vàng) tại miền đông của Mông Cổ ngày nay, và thuộc chủng Europoid (da trắng) tại miền tây. Người Tochari (Nguyệt Chi) và người Scythia cư trú tại miền tây Mông Cổ trong thời đại đồ đồng. Xác một chiến binh Scythia phát hiện tại dãy núi Altai của Mông Cổ được cho là có niên đại khoảng 2.500 năm, là một nam giới từ 30-40 tuổi có tóc vàng hoe. Khi sinh hoạt du mục cưỡi ngựa được đưa đến Mông Cổ, trung tâm chính trị của Thảo nguyên Âu-Á cũng chuyển đến Mông Cổ. Các cuộc xâm phạm của các dân tộc chăn nuôi gia súc ở phương bắc vào Trung Quốc trong thời nhà Thương và nhà Chu báo trước thời đại các đế quốc du mục.
Kể từ thời tiền sử, Mông Cổ là nơi cư trú của các dân tộc du mục, theo thời gian họ hình thành các bang liên lớn giúp gia tăng sức mạnh và ưu thế. Các thể chế thường thấy là chức vụ hãn, Kurultai (hội đồng tối cao), tả dực và hữu dực, quân đội đế quốc (Keshig) và hệ thống quân sự theo hệ thập phân. Đế quốc đầu tiên là Hung Nô, do Mặc Đốn tập hợp để hình thành một bang liên vào năm 209 TCN. Họ nhanh chóng nổi lên thành mối đe dọa lớn nhất cho nhà Tần, buộc Trung Hoa phải xây Trường thành. Tướng quân Mông Điềm của Tần phải đem 30 vạn quân canh giữ biên giới phía bắc, nhằm phòng thủ trước các cuộc tấn công hủy diệt của Hung Nô. Đế quốc Hung Nô rộng lớn tồn tại cho đến năm 93, bị thay thế bằng Đế quốc Tiên Ti (93–234), toàn bộ Mông Cổ ngày nay nằm trong lãnh thổ quốc gia này.
Hãn quốc Nhu Nhiên (330–555) gốc người Tiên Ti là thể chế đầu tiên sử dụng "khả hãn" làm đế hiệu. Nhu Nhiên cai trị một lãnh thổ lớn trước khi bị Đột Quyết (555–745) đánh bại, lãnh thổ của Đột Quyết còn lớn hơn quốc gia trước. Người Đột Quyết từng bao vây Panticapaeum nay thuộc Krym tại châu Âu vào năm 576. Kế tiếp họ là Hãn quốc Hồi Cốt (745–840) của người Uyghur, quốc gia này bị người Kyrgyz đánh bại. Người Khiết Đan là hậu duệ của người Tiên Ti, họ cai trị Mông Cổ thời nhà Liêu (907–1125), sau đó bang liên Mông Ngột Quốc (1125–1206) nổi lên.
Trong cảnh hỗn loạn vào cuối thế kỷ XII, một tù trưởng tên là Thiết Mộc Chân cuối cùng thống nhất thành công các bộ lạc Mông Cổ nằm giữa Mãn Châu và dãy núi Altai. Năm 1206, ông lấy hiệu là Thành Cát Tư Hãn, và tiến hành một loạt chiến dịch quân sự vốn nổi tiếng tàn bạo tại một phần lớn của châu Á, lập nên Đế quốc Mông Cổ, là đế quốc lục địa liền kề lớn nhất trong lịch sử thế giới. Dưới sự cai trị của những người thừa kế của ông, đế quốc kéo dài từ Ukraina hiện nay đến bán đảo Triều Tiên, và từ Siberia đến vịnh Oman và Việt Nam hiện nay, chiếm diện tích khoảng 33.000.000 kilômét vuông (13.000.000 sq mi), (22% tổng diện tích đất liền của Trái đất), dân số đạt trên 100 triệu người (khoảng một phần tư tổng dân số thế giới vào đương thời). Sự xuất hiện của Thái bình Mông Cổ cũng tạo thuận lợi đáng kể cho mậu dịch và thương nghiệp trên khắp châu Á vào thời đỉnh cao của nó.
Sau khi Thành Cát Tư Hãn từ trần, đế quốc bị phân hành bốn hãn quốc. Chúng cuối cùng trở nên bán độc lập sau nội chiến của dòng Đà Lôi (1260–1264), vốn bùng phát do tranh chấp quyền lực sau khi Mông Kha từ trần vào năm 1259. Một trong các hãn quốc này gọi là "Đại hãn quốc", bao gồm đất tổ của người Mông Cổ và Trung Quốc, đến thời Hốt Tất Liệt thì được gọi là nhà Nguyên. Hốt Tất Liệt định đô tại Bắc Kinh ngày nay. Sau hơn một thế kỷ cầm quyền, nhà Nguyên bị nhà Minh thay thế vào năm 1368, triều đình của người Mông Cổ đào thoát về phía bắc. Khi quân Minh truy kích người Mông Cổ về đất tổ, họ cướp phá và hủy diệt kinh thành Hòa Lâm của người Mông Cổ. Một số cuộc tấn công trong số đó bị quân Mông Cổ dưới quyền Nguyên Chiêu Tông và bộ tướng là Khoách Khuếch Thiếp Mộc Nhi đẩy lui.
Sau khi các quân chủ nhà Nguyên bị trục xuất khỏi Trung Quốc, người Mông Cổ tiếp tục cai trị quê hương Mông Cổ, gọi là Bắc Nguyên. Trong các thế kỷ sau, diễn ra tranh chấp quyền lực bạo lực giữa các phái khác nhau, đáng chú ý là giữa dòng hậu duệ Thành Cát Tư Hãn và người Ngõa Lạt không phải hậu duệ của ông (người Mông Cổ Tây), ngoài ra còn có một số cuộc xâm chiếm của Trung Quốc như Minh Thành Tổ từng tiến hành năm cuộc chinh phạt người Mông Cổ. Đến đầu thế kỷ XV, người Ngõa Lạt dưới quyền Dã Tiên thái sư giành được ưu thế, và tấn công Trung Quốc vào năm 1449. Quân của Dã Tiên từng bắt được Minh Anh Tông trong sự biến Thổ Mộc bảo. Đến khi Dã Tiên bị ám sát vào năm 1454, dòng hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn giành lại quyền lực.