txt
stringlengths 234
12.3k
| cluster_id
int64 1
200
| cluster_name
stringlengths 8
67
|
---|---|---|
Tin mới Việt Nam nên có Đặc khu quốc tế ngân hàng và tài chính Ngân hàng ACB ước đạt 525 tỷ đồng LNTT trong quý 3 SHB ngổn ngang nợ xấu Hôm nay (ngày 22/10), Vietnam Report, Báo VietNamNet và Tạp chí Thuế - Tổng Cục Thuế chính thức công bố Bảng Xếp hạng 1000 DN nộp thuế thu nhập DN lớn nhất Việt Nam năm 2013 - Bảng Xếp hạng V1000. Theo đó, trong số 10 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất thì có tới 4 ngân hàng, đó là Vietinbank, Agribank, Vietcombank và BIDV. Trong đó, Vietinbank xếp thứ 6, Agribank đứng thứ 7, Vietcombank đứng thứ 9 và BIDV đứng thứ 10. Đứng đầu danh sách các doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất là Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP), vị trí thứ hai thuộc về Viettel, thứ ba là Công ty Thông tin di động VMS, thứ tư là Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty cổ phần (GAS), thứ năm là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Vinamilk xếp thứ 8 về đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong danh sách 20 doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất thì có tới 9 đơn vị là ngân hàng. Ngoài Vietinbank, Agribank, Vietcombank, BIDV còn có Techcombank đứng thứ 11, MBB ank đứng thứ 13, Eximbank vị trí 14, ACB thứ 16 và Sacombank thứ 17. Thành Hưng Theo Trí Thức Trẻ | 158 | Các doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất tại Việt Nam |
Ngày 22.10, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã công bố Bảng Xếp hạng 1.000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập DN lớn nhất Việt Nam năm 2013. Theo đó, top 10 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất Việt Nam năm 2013 lần lượt là: Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí, Viettel, Công ty Thông tin di động (VMS), Tổng công ty Khí VN, Tập đoàn Dầu khí, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Vinamilk, Ngân hàng Ngoại thương… Bảng xếp hạng này được xây dựng dựa trên kết quả thu thập, điều tra, xử lý và kiểm chứng dữ liệu độc lập của Ban tổ chức. Các thông tin phục vụ cho việc xếp hạng doanh nghiệp được cung cấp bởi các cơ quan hữu quan có liên quan và được đối chứng với nguồn dữ liệu phản hồi của các doanh nghiệp về bản tổ chức trong các cuộc điều tra dữ liệu của Vietnam Report. Theo Vietnam Report, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn giữ vững vai trò tiên phong trong việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với 77.000 tỷ đồng, chiếm 52,6% tổng số thuế của các doanh nghiệp trong bảng xếp hạng V1000 đóng. Doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các liên doanh cũng ý thức ngày càng tốt hơn về nghĩa vụ nộp thuế. Khối doanh nghiệp này đã đóng góp thuế thu nhập 24% tổng số thuế của bảng xếp hạng V1000 năm nay. Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân lại đang mất dần vị thế của mình trên bảng xếp hạng V1000, khi chỉ đóng góp 23,4% vào ngân sách. Nếu chỉ xét riêng Top 100 của Bảng xếp hạng, con số đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp 18,8% thực sự là mức đáng buồn khi đặt cạnh mức 64,5% của nhóm DNNN. “Rõ ràng, những doanh nghiệp vốn đang được coi như “ngôi sao đang lên” với lợi thế năng động và linh hoạt dường như đang mất dần thế mạnh của mình, khi mà các ông anh cả đã trở lại sân chơi với chiến lược kinh doanh hợp lý của mình” – Vietnam Report nhận định. Hà Nội và TP.HCM tiếp tục là hai điểm chủ yếu trong bảng thành tích nộp thuế. Số lượng các doanh nghiệp lọt vào V1000 năm 2013 của hai thành phố này tiếp tục dẫn đầu với hơn 61% trong tổng số 1.000 doanh nghiệp. Tỉ lệ nộp thuế của các doanh nghiệp thuộc hai địa bàn này lần lượt chiếm tới 43,7% và 33,2%. Báo cáo của Vietnam Report cũng cho biết, ngành công nghiệp tiếp tục là ngành chiếm tỉ trọng đóng góp lớn nhất vào ngân sách, chiếm 61,8% trong tổng số thuế của 1.000 doanh nghiệp nằm trong bảng xếp hạng năm 2013, cao hơn con số tương ứng 61,62% của năm 2012, nhờ sự đóng góp tích cực từ các ngành: viễn thông (26,9%); khoáng sản, xăng dầu (22,7%); xây dựng, bất động sản, vật liệu xây dựng (13,9%); thực phẩm, đồ uống (13,8%)… DUYÊN DUYÊN | 158 | Các doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất tại Việt Nam |
Trong bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2013 (V1000), công bố sáng nay, Tổng công ty Thăm dò Khai thác dầu khí chính thức trở thành doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất. Trong top 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất năm 2013, khối ngân hàng chiếm vị trí lớn nhất với (4) doanh nghiệp, dầu khí (3), viễn thông (2) và vị trí còn lại thuộc về ngành sữa (1) Theo báo cáo xếp hạng, khối doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vững vai trò tiên phong trong việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, khối doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ 45% tổng doanh thu toàn khối doanh nghiệp, cao hơn con số 25,9% của nhóm doanh nghiệp nước ngoài và 29,1% của nhóm tư nhân trong nước. Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của V1000 năm 2013 là khoảng 77 nghìn tỷ đồng. Trong top 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất năm 2013, khối ngân hàng chiếm vị trí lớn nhất với (4) doanh nghiệp, dầu khí (3), viễn thông (2) và vị trí còn lại thuộc về ngành sữa (1). Năm nay, khối doanh nghiệp nước ngoài đóng góp thuế thu nhập tới 24% tổng số thuế của V1000. Đáng chú ý, đánh giá từ đơn vị xếp hạng, năm nay, khối doanh nghiệp tư nhân đang mất dần vị thế của mình trên bảng xếp hạng V1000. Cụ thể, trong khi khối doanh nghiệp tư nhân chiếm tới hơn 50% số doanh nghiệp mới xuất hiện trong bảng V1000 năm trước, thì con số tương tự của năm nay chỉ là 37%. Bên cạnh đó, trong tổng số thuế mà 1000 doanh nghiệp đã nộp, số thuế của nhóm doanh nghiệp tư nhân đạt được chỉ chiếm 23,4%, thấp hơn so với nhóm doanh nghiệp nước ngoài. “Những doanh nghiệp vốn đang được coi như “ngôi sao đang lên” với lợi thế năng động và linh hoạt dường như đang mất dần thế mạnh của mình, khi mà các ông anh cả đã trở lại sân chơi với chiến lược kinh doanh hợp lý của mình”, báo cáo cho biết. V1.000 được xây dựng dựa trên kết quả điều tra, xử lý và kiểm chứng dữ liệu của Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam. Thông tin và dữ liệu của các doanh nghiệp xếp hạng được tham chiếu từ hệ thống cơ sở dữ liệu hơn 250.000 doanh nghiệp Việt Nam trên toàn quốc, dữ liệu từ hai sàn chứng khoán HSX và HNX… Top 10 doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất: 1. Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí 2. Tập đoàn Viễn thông Quân đội 3. Công ty Thông tin di đông (VMS) 4. Tổng công ty Khí Việt Nam – Công ty Cổ phần 5. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 6. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam 7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 8. Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 9. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 10. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. | 158 | Các doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất tại Việt Nam |
Nợ xấu vốn là nỗi ám ảnh đối với nền kinh tế Việt Nam khi được ví là “cục máu đông”, nhưng lại đang là món hàng hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại. Có những quỹ đầu tư sẵn sàng ném vào thị trường Việt Nam khoảng 20 tỷ USD để mua nợ xấu. Xếp hàng mua nợ xấu TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Ban cố vấn của Chính phủ cho biết việc mua nợ xấu đang rất thuận. Hiện nay, các ngân hàng tranh nhau bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Dự báo, trong năm nay VAMC sẽ mua khoảng 45.000 tỷ đồng nợ xấu. Nhưng quan trọng nhất, 45.000 tỷ này sẽ được bán cho ai sau khi mua của các ngân hàng? Tín hiệu rất đáng mừng, hàng chục tập đoàn nước ngoài liên tục vào Việt Nam đề nghị được mua nợ xấu. Riêng ông Nghĩa đã tiếp đến 50 - 60 tập đoàn vào Việt Nam để tìm hiểu mua bán nợ. Có những quỹ đầu tư sẵn sàng ném vào thị trường Việt Nam khoảng 20 tỷ USD để mua nợ xấu. Ngay cả tài sản của Vinashin - 5 con tàu, họ đề xuất bỏ cơ chế đấu thầu và đề nghị được mua tất, chúng ta thích đưa giá nào họ mua giá đó. “Tàu của Vinashin bán đắt như tôm tươi, chứ không rẻ và khó bán đâu. Vì người ta kỳ vọng là kinh tế thế giới sẽ phục hồi mạnh vào năm 2014 - 2015. Khi đó, thương mại quốc tế phục hồi thì vận tải đường biển là vấn đề lớn nhất, cước phí lại tăng lên vù vù” - ông Nghĩa lý giải. Rõ ràng, việc xuất hiện những tổ chức tài chính chuyên nghiệp muốn mua lại nợ xấu của Việt Nam mang lại hy vọng "cục máu đông" sẽ được xử lý nhanh. Tuy vậy, phần lớn các tập đoàn này đều mới vào Việt Nam. Họ quan tâm thị trường nợ xấu Việt Nam, nhưng không phải tính toán đầu tư dài hạn. Dù các hạn chế về thủ tục mua bán của ta được ông Nghĩa đưa ra, thế nhưng họ không quan tâm mà chỉ đề nghị làm thế nào để mua được nợ và bán được nợ cho người khác. Tuy nhiên, ông Nghĩa nói: “Làm thế nào để bán nợ nhưng không được bán tống bán tháo, vì đó là chỉ đạo của Thủ tướng”. Nên chọn hàng tốt để bán Từ những phân tích trên cho thấy, cơ hội của năm 2014 là rất lớn cho bất cứ ai tham gia mua bán nợ. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc bán nợ cho các nhà đầu tư nước ngoài là một trong những cơ hội tốt nhất để tái cấu trúc. Chắc chắn để mua nợ, ngoài chuyện bỏ vốn vào, họ còn tham gia quản trị điều hành doanh nghiệp nữa. Như trường hợp của Hàn Quốc, trước đây, các quỹ đầu tư đã nhảy vào xâu xé mua bán 19 tập đoàn của nước này trong vòng 3 năm liền. “Họ mua hết, tái cấu trúc rất nhanh và 3 năm sau bán hết luôn” - ông Nghĩa nói. Với các doanh nghiệp của Việt Nam, ông Nghĩa khuyên nên chọn những nhà máy tốt để bán và giữ tiền đó chờ đến năm 2014 sẽ hữu dụng. Nó có thể cứu nguy cho các nhà máy khác, thậm chí có thể xây dựng được nhiều nhà máy khác hiện đại hơn. Còn nếu doanh nghiệp chỉ bán những cái èo uột, giữ lại cái tốt thì chẳng được mấy xu, không đủ tiền để khôi phục lại các nhà máy khác và tiếp tục kéo dài chuỗi ngày quằn quại. “Một chủ tập đoàn Hàn Quốc chia sẻ, ông làm chủ tịch tập đoàn khi tập đoàn này bên bờ vực phá sản. Trong tay ông có 11 nhà máy, ông chọn mãi mới được nhà máy tốt nhất và bán được 110 triệu đô. May nhờ bán được nhà máy tốt nhất này mà ông phục hồi được các nhà máy khác và phát triển thêm nhiều nhà máy như bây giờ” - TS. Nghĩa nêu ví dụ. Một trong những cái khó của doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam là khi nợ xấu đắt hàng như thế, chúng ta có nên bán tất cả hay không? Lấy ví dụ về 5 con tàu của Vinashin, ông Nghĩa cho rằng: “Chúng ta không thể nào bán hết được. Bởi vì Chiến lược biển do chúng ta đặt ra, Vinashin cũng là một khâu trong chiến lược biển. Nếu chúng ta bán hết thì cái gì sẽ là trụ cột của chiến lược ấy. Cho nên, chúng ta vừa bán để xử lý nợ, vừa điều chỉnh chiến lược, phục hồi trở lại Vinashin. Đó là chính sách cực kỳ khó khăn”./. Khương Lực/Báo VOV | 159 | Nợ xấu phát sinh |
Các nhà băng cho biết, chính thị trường bất động sản đóng băng và giá bất động sản liên tục giảm trong thời gian qua là nguyên nhân đẩy nợ xấu tăng dần. Chuyển biến của nhóm nợ cũng khá nhanh, từ nhóm 2, xuống nhóm 3 và 4 chỉ trong một thời gian ngắn và rơi vào nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). Tổng giám đốc một ngân hàng cho hay, nợ xấu từ các khoản vay mới phần nào được kiểm soát, nhưng với các khách hàng doanh nghiệp vay vốn trước đây, hiện khả năng trả nợ rất thấp. Nợ quá hạn của các khoản cho vay này hiện chủ yếu tập trung ở nhóm 4 - 5. Vì thế, nợ xấu nhà của ngân hàng từ đầu năm còn dưới 3%, nay đã lên trên 4%. Ngân hàng nắm trong tay tài sản thế chấp, nhưng vì thị trường bất động sản đóng băng nên rất khó phát mãi được tài sản đảm bảo. Nợ xấu của Navibank cũng tăng lên trên 6% tính đến cuối tháng 6 vừa qua. SCB, Southern Bank hay MHB đã và đang phải tính đến phương án bán lại nợ xấu cho VAMC. Mặc dù nợ xấu của Eximbank đến thời điểm này vẫn được kiểm soát dưới 2%. Tuy nhiên, theo ông Trần Tấn Lộc, Phó tổng giám đốc Ngân hàng, con số này đã tăng so với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đầu năm nay, chỉ 1,6%. Mục tiêu của Eximbank trong năm nay là kiểm soát nợ xấu dưới mức 2%. Bởi vậy, trước diễn biến nợ xấu hiện nay và bối cảnh thị trường chưa mấy sáng sủa, sức khỏe doanh nghiệp còn yếu…, Eximbank sẽ ưu tiên chất lượng hơn là số lượng tín dụng. Một lãnh đạo cấp cao của ACB cũng cho biết, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng hiện được kiểm soát dưới mức 3%. Tuy nhiên, tình hình nợ xấu từ các khoản vay cũ rất khó kiểm soát. Do tài sản thế chấp của khách hàng (cả với doanh nghiệp và cá nhân) chủ yếu là bất động sản, nên khi thị trường bất động sản đóng băng kéo dài và liên tục giảm giá thời gian qua, nợ xấu Ngân hàng đã liên tục tăng. “Mọi người đang quan tâm là có đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% đề ra hay không, nhưng theo tôi, cần tăng trưởng bền vững hơn là tăng trưởng nhanh”, lãnh đạo ACB nói và cho rằng, trong phát triển tín dụng bất động sản hiện nay, cần thiết có sự phân định rõ về loại hình cho vay bất động sản và cho vay có tài sản thế chấp bằng bất động sản. Trên thực tế, nợ xấu của các ngân hàng đang chủ yếu là nợ nhóm 5. Chỉ tính riêng khu vực TP. HCM, nợ nhóm 5 chiếm tới gần 70% tổng nợ xấu của các ngân hàng đến cuối tháng 9/2013 (5,99%), chủ yếu tập trung ở lĩnh vực bất động sản, tiêu dùng. Lãnh đạo NHNN Chi nhánh TP. HCM lý giải, sở dĩ nợ có khả năng mất vốn rơi nhiều vào hai lĩnh vực nói trên là do thời gian qua, các ngân hàng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng và phía NHNN đã có cảnh báo rủi ro nợ xấu gia tăng. Tỷ lệ cho vay thể nhân hiện chiếm khoảng 40% tổng dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn TP. HCM. TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, việc đẩy vốn ồ ạt vào thị trường bất động sản những năm trước đây đã để lại hậu quả cho các ngân hàng hôm nay. Đồng thời, do trước đây, các ngân hàng định giá bất động sản để cho vay cao và cấp hạn mức vốn lớn nên giờ, khi khoản nợ rơi vào nợ xấu, trong khi giá bất động sản sụt giảm, sẽ rất khó xử lý được tài sản đảm bảo. Theo TS. Lịch, nếu cả khách hàng và ngân hàng không chấp nhận kéo giá bất động sản xuống thì cả hai sẽ còn tiếp tục bị kẹt với tài sản bảo đảm dạng này. Lãnh đạo các ngân hàng cho biết, đã sử dụng nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu, nhưng nhìn chung, 3 giải pháp được sử dụng chủ yếu là sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, thu nợ bằng tiền và xử lý tài sản đảm bảo. Trong đó, giải pháp thu nợ bằng tiền được xem là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, trong lúc này, khi sức khỏe doanh nghiệp yếu, khả năng trả nợ giảm, tiền mặt cạn kiệt thì giải pháp này gần như không thể. Còn phát mãi tài sản đảm bảo không phải là giải pháp tốt nhất cho các nhà băng, bởi thủ tục pháp lý rất rườm rà, trong khi khách hàng không dễ chấp nhận bán tài sản với giá “bèo”, còn ngân hàng không thể đơn phương bán tài sản đảm bảo, kể cả khi con nợ đã bỏ trốn. Chính điều này sẽ còn làm cho nợ xấu tăng thêm nữa. Để có thể trút được gánh nợ xấu, làm sạch bảng cân đối kế toán trước khi năm tài chính kết thúc, các nhà băng đang xếp hàng để được bán nợ xấu cho VAMC. Chỉ riêng trong quý IV này, các ngân hàng trên địa bàn TP. HCM sẽ bán khoảng 6.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC. Các nhà băng bán nợ sẽ được VAMC thanh toán giá trị mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Trái phiếu đặc biệt có thời hạn tối đa 5 năm và lãi suất bằng 0% và ngân hàng được sử dụng để vay tái cấp vốn của NHNN. Tuy nhiên, theo TS Lịch, sau khi bán lại nợ xấu cho VAMC, các ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng 20% cho khoản trái phiếu đặc biệt. Đồng thời, khi hết thời hạn, nếu nợ xấu không được VAMC xử lý thì ngân hàng phải mua lại nợ xấu bằng chính trái phiếu đặc biệt. >> Xếp hàng bán nợ xấu cho VAMC >> Nợ xấu, cần nhìn từ con số báo cáo tài chính cuối năm >> Không có thị trường mua bán nợ, khó thành công Nợ nhóm 5 của các NHTM khu vực TP. HCM chiếm gần 70% tổng nợ xấu, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực bất động sản | 159 | Nợ xấu phát sinh |
Vể phía ngân hàng, với các khoản nợ đã được ký bán, nhà băng đã tạm thở phào “nhấc” cục máu đông này ra khỏi sổ sách và bảng cân đối tài sản, làm đẹp sổ sách. Còn VAMC, với hai đợt phát hành trái phiếu lên tới gần 4.000 tỷ đồng vẻ như bước đầu đã thực hiện nhanh lời hứa tạo dòng tiền cho các ngân hàng sử dụng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, nhìn vào cách thức xử lý của VAMC lúc này, có thể thấy phần lớn nợ xấu ngân hàng sẽ chỉ chuyển tạm từ chỗ này sang chỗ khác chứ không có chuyện khoản nợ nào cũng “mua đứt bán đoạn”. Theo đó, trường hợp VAMC không xử lý được thì các nhà băng sẽ phải tự xử lý. (Đây cũng chính là lý do để các ngân hàng phải tuần tự trích lập dự phòng rủi ro 20% mỗi năm và liền 5 năm sau ngày bán nợ - PV). Trao đổi với Tiền phong, một quan chức trong lĩnh vực tài chính ngân hàng lại tỏ ra quan ngại về cách thức xử lý nợ hiện tại. Theo ông, VAMC đúng là có “học” theo mô hình ngoại về cách mua nhưng lại khác về kỹ thuật xử lý. “Về cơ bản, đã là nợ xấu nhất là khi thuộc nhóm 4 -5 khó đòi khó có khả năng trả hoặc mất thì trên nguyên tắc các khoản nợ xấu này phải bị trừ vào vốn chủ sở hữu hoặc vốn điều lệ của ngân hàng. Còn như với cách hiện nay, tính vào các khoản trích lập tức là sẽ tính vào chi phí giá vốn và như vậy, kiểu gì cả người đi vay lẫn người gửi tiền đều bị tính sổ”- Vị này nhận xét. Nói về hậu mua nợ, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch VAMC đã lên tiếng cho hay: “Sau khi mua nợ xấu chúng tôi sẽ tiến hành phân loại nợ cùng với tổ chức tín dụng và DN để xác định chất lượng của các khoản nợ và đưa ra các giải pháp phục hồi cho DN nhanh nhất, trường hợp xấu không thể hồi phục, chúng tôi mới tính đến bước cuối cùng là phát mãi tài sản”. Được biết, lúc này, một số tổ chức quốc tế như: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và cả một số ngân hàng nước ngoài khá hào hứng với nợ xấu của tổ chức tín dụng Việt Nam, nhưng họ tham gia mua bán nợ xấu thế nào, chắc VAMC không thể “một sớm một chiều” quyết ngay cho được. Phải chăng VAMC mới chỉ là kho cất giữ nợ xấu tạm thời (?!) Khánh huyền | 159 | Nợ xấu phát sinh |
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Công ty quản lý tài sản VAMC cho biết VAMC đã mua 8.700 tỷ đồng nợ xấu gốc từ 8 tổ chức tín dụng với tổng giá trị trái phiếu đặc biệt (TPĐB) phát hành khoảng 6.500 tỷ đồng. Trong đó, hơn 67% nợ xấu thuộc lĩnh vực bất động sản, 22% nợ thuộc khu vực sản xuất. Ông cũng cho biết số nợ xấu đã mua không có khoản nào liên quan đến nợ xấu của Vinashin do Chính phủ đã có cơ chế xử lý riêng. Theo kế hoạch, tuần này VAMC sẽ tiếp tục mua nợ xấu của 5 ngân hàng, từ nay đến cuối tháng VAMC sẽ mua khoảng 10.000 tỷ đồng nợ xấu bằng TPĐB. Đến nay đã có hơn 20 tổ chức tín dụng đến tìm hiểu việc mua bán nợ, trong đó có 13 tổ chức tín dụng đã nộp hồ sơ. Việc các tổ chức tín dụng đang “xếp hàng” bán nợ xấu cho VAMC cho thấy, họ đã xác định được cách giải quyết tốt nhất những khoản nợ xấu đang tồn tại, và trong quá trình đó, họ cần đến sự giúp sức từ VAMC./. PV/VOV online Tổng hợp | 159 | Nợ xấu phát sinh |
Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 0,84 điểm (0,17%) lên 501,41 điểm. Thanh khoản đạt 19,49 tỷ đồng. Đến đợt khớp lệnh, nhiều cổ phiếu lớn đã đồng loạt tăng giá và nới rộng đà tăng của chỉ số VN-Index. Lúc 09:32, chỉ số VN-Index đứng ở mức 503,40 điểm, tăng 2,83 điểm (0,57%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 7,422 triệu đơn vị, trị giá 104,77 tỷ đồng. Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 503,65 điểm, tăng 3,08 điểm (0,62%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 46,747 triệu đơn vị, trị giá 699,280 tỷ đồng. Toàn sàn có 127 mã giảm, 54 mã tăng và 123 mã đứng giá. Chỉ số VN30-Index tăng 4,23 điểm (0,75%) lên mức 564,59 điểm, với 22 mã tăng giá, 1 mã giảm giá và 7 mã đứng giá. Các mã cổ phiếu lớn trên sàn HOSE như BVH, MSN, VIC, VCB… vẫn tiếp tục tăng giá. Trong đó, mã BVH đã tăng tới 2,8% lên 40.700 đồng/CP. MSN tăng 0,6% lên 82.000 đồng/CP. Mã OGC đã tăng 3,8% lên 11.000 đồng/CP và khớp được tới 2,87 triệu đơn vị. 3 mã HAG, PVT và IJC cũng đã khớp được trên 1 triệu đơn vị. Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, mã ITA đứng giá tham chiếu và khớp lệnh nhiều nhất trên sàn HOSE, đạt 4,35 triệu đơn vị. Mã KMR tiếp tục tăng trần và khớp được trên 1,4 triệu đơn vị sau thông tin KMR hoàn nhập phải thu khó đòi, lợi nhuận quý 3 tăng hơn 5 lần. Trong khi đó, trước kết quả kinh doanh khá khả quan thì cổ phiếu LAF hiện giờ cũng đã chạm mức giá trần. Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE là LGC tăng 700 đồng (+6,93%) lên 10.800 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 180 đơn vị. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index lức 09:32 đứng ở mức 61,92 điểm, tăng 0,26 điểm (0,42%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 4,286 triệu đơn vị, trị giá 34,06 tỷ đồng. Tạm dừng phiên giao dịch sáng nay, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 61,78 điểm, tăng 0,12 điểm (0,20%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 18,500 triệu đơn vị, trị giá 147,07 tỷ đồng. Toàn sàn có 74 mã tăng, 62 mã giảm và 244 mã đứng giá. Chỉ số HNX30-Index tăng 1,3 điểm (1,13%), lên mức 116,29 điểm, với 16 mã tăng, 2 mã giảm và 12 mã đứng giá. 2 mã giảm giá trong nhóm HNX-30 là PVL và VGS, tuy nhiên giao dịch trên 2 mã này diễn ra khá chậm. Chiều ngược lại, 2 mã IDJ và PV2 đã chạm mức giá trần. Mã IDJ đã khớp được trên 700 nghìn đơn vị. Bên cạnh đó, các mã KLS, LAS, SHB, SCR, PVX, VCG, VND… đều đã đồng loạt tăng giá. Mã SHB và SCR phiên sáng nay đều đã khớp được trên 2 triệu đơn vị. Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HNX là PSG, tăng 100 đồng (+16,67%) lên 700 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 8.000 đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài phiên sáng mua vào 5.978.900 đơn vị trên cả hai sàn và bán ra 313.990 đơn vị trên HNX (chưa có số liệu bán trên HOSE). Mã SHB được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 1.377.200 đơn vị (chiếm 46,7% tổng khối lượng giao dịch), trong khi bán ra 11.000 đơn vị. Hiện đứng ở mức giá 700 đồng/cp (+1,4%), tổng khối lượng giao dịch đạt 2.951.250 đơn vị. Tiếp theo là các mã ITA (980.540 đơn vị), HAG (352.130 đơn vị), IDJ (250.000 đơn vị), VCB (237.810 đơn vị). Thống kê số lệnh khớp trên cả hai sàn là 26.001 lệnh, nếu tính bình quân mỗi lệnh khớp là 2.462 đơn vị, trị giá khoảng 284 triệu đồng. Bình Minh - NDH | 160 | Cổ phiếu sáng 23/10 |
Sau khi để vuột khỏi mốc 500 điểm cuối ngày hôm qua, mở cửa phiên giao dịch ngày 23/10, chỉ số sàn TP HCM bật xanh trở lại. Đợt 1, Vn-Index tăng 0,84 điểm, nhích nhẹ lên 501,41 điểm, mua bán 1,89 triệu cổ phiếu, ứng với 23,84 tỷ đồng. Sang đợt khớp lệnh liên tục, thị trường vững đà đi lên. Vn-Index dao động ở vùng 502-503 điểm. Lúc 9h30, nhiều blue-chip bật xanh nhưng chỉ tăng nhẹ. Rổ VN30 ghi nhận DPM, HAG, PVT, REE, VCB, BVH, VIC, KDC, HPG, GMD lần lượt cộng 200-500 đồng. Sáng nay cổ phiếu thị giá thấp như: ATA, CIG, KMR, LAF, TNT, VNH, VNI... tăng trần hàng loạt. Trong đó, TNT tăng trần phiên thứ 7 liên tiếp, dư mua trần hàng trăm nghìn đơn vị. Từ 10h30 trở đi, MSN, VCB, PVT, VIC, BVH, GMD, VNM bật tăng mạnh hơn đầu ngày. GAS đi ngang giữ giá. Cổ phiếu bất động sản, tài nguyên cơ bản, thực phẩm đồ uống cũng ồ ạt nhuộm xanh. Cổ phiếu tăng giá hàng loạt, Vn-Index lên 503 điểm. Ảnh: B.H Penny và midcap DXG, HQC, ITA, VPH, QCG, NBB, TDH đi lên. ITA dư bán trần 1,4 triệu cổ phiếu. Nhiều mã địa ốc giá rẻ nỗ lực tăng trần. Trong khi đó, rổ tài nguyên chứng kiến BMC tăng 700 đồng, BGM, TLH, HLA, KSS dư bán trần 300.000-350.000 chứng khoán. Nhiều mã thủy sản: ABT, AVF, CMX, ACL, AAM, HVG tăng 100-300 đồng. Đi lên mạnh mẽ hơn, ATA, VNH, LAF tăng trần. Nghỉ giữa phiên, Vn-Index tăng 3,08 điểm, lên 503,65 điểm, chuyển nhượng 46,7 triệu cổ phiếu, trị giá 699,28 tỷ đồng. Sàn Hà Nội nhuộm xanh nhờ nhiều mã lớn đi lên. SHB, SCR, BVS, KLS, VND, HUT, VCG, AAA, LAS lần lượt tăng 100-400 đồng. PGS tăng 800 đồng trong khi IDJ, PV2 chạm trần. ACB cùng với NTP, DBC và một số mã dầu khí bám vạch tham chiếu. SHB được khối ngoại gom hơn 1,3 triệu đơn vị. Kết phiên sáng, HNX-Index tăng 0,12 điểm, lên 61,78 điểm, sang tay 18,49 triệu chứng khoán, tương đương 147 tỷ đồng. Hà Thanh | 160 | Cổ phiếu sáng 23/10 |
VN-Index tăng tốt sáng nay là nhờ các cổ phiếu lớn phục hồi mạnh. Khối ngoại mua vào gần như toàn bộ rổ VN30 và chiếm ưu thế thanh khoản ở nhiều mã. VN30-Index tăng 0,75% so với tham chiếu nhờ 22 mã tăng giá và duy nhất PGD giảm nhẹ 0,32%. Mặc dù VNM, GAS không tăng nhưng sức nâng đỡ của rổ cổ phiếu lớn trên HSX là rất rõ ràng. Những cổ phiếu được mua lớn nhất tính theo khối lượng là BVH, DPM, GMD, GAS, HAG, OGC, STB và VCB. Một số mã khác tuy mua khối lượng thấp hơn, nhưng lại chi phối giá như VIC, MSN. VIC được mua 76.210 cổ phiếu, chiếm tới trên 79% tổng khối lượng khớp được trong phiên. MSN cũng được mua khoảng 54% giao dịch. Hai cổ phiếu này tăng tương ứng 0,75% và 0,61%. Giao dịch đặc biệt mạnh xuất hiện ở VCB. Cả phiên sáng cổ phiếu này khớp 257.100 đơn vị thì nhà đầu tư nước ngoài mua tới 237.810 đơn vị, chiếm gần 93% giao dịch. Nhà đầu tư trong nước gần như không còn chỗ, trừ phi đuổi giá lên cao hơn. Sức mua lớn từ khối ngoại duy trì đà tăng rất tốt cho VCB. Cổ phiếu này vượt trên tham chiếu 1,7%, thuộc nhóm cao nhất trong rổ VN30. BVH được khối ngoại đẩy giá nhiệt tình suốt từ lúc mở cửa, giá tăng từ 39.800 đồng lên 40.700 đồng, tương đương tăng 2,78% so với tham chiếu. Lực cầu ngoại chiếm gần 49% tổng lượng giao dịch. HAG cũng tăng 1,79% nhờ có lực mua mạnh từ sau 10h30. Khoảng 352.000 HAG đã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào, chiếm 34% thanh khoản. DPM được mua hơn 45% lượng giao dịch, giá tăng 1,46%. Hoạt động mua vào của khối ngoại diễn ra từ sớm và nhắm vào một số cổ phiếu trọng điểm đã tạo ấn tượng khá tốt. Thanh khoản của rổ VN30 tăng nhanh và giao dịch sôi động. Lực mua này ban đầu gặp phải khối lượng bán ra tương đối lớn đã kìm hãm xu hướng tăng của VN30-Index, thậm chí khoảng 10h chỉ số này còn lùi sát tham chiếu. Tuy nhiên từ sau 10h30, nhà đầu tư trong nước cũng tham gia cuộc chơi và xuất hiện những cổ phiếu trụ đột biến như VCB, BVH, DPM. Trong số 10 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch lớn nhất HSX sáng nay, trừ GAS và ITA không thuộc rổ VN30, còn lại đều là những cổ phiếu lớn như OGC, HAG, REE, HPG, BVH… OGC là cổ phiếu duy nhất nằm ngoài “vùng mua” của khối ngoại mà giá tăng rất mạnh. Khối ngoại mua vào chưa đầy 4% thanh khoản của OGC nhưng nhà đầu tư trong nước vẫn “lái” giá cổ phiếu này tăng 3,77%. OGC cũng là mã dẫn đầu về giá trị giao dịch của HSX với xấp xỉ 31,3 tỷ đồng. Tổng giá trị khớp lệnh của rổ VN30 sáng nay tăng 27% so với phiên trước, đạt 293,7 tỷ đồng. Đây là mức giao dịch cao nhất trong các phiên sáng kể từ ngày 8/10 vừa qua. Phiên giao dịch sáng nay là phiên hiếm hoi các cổ phiếu cả lớn lẫn nhỏ đồng loạt tăng giá tốt. Nhà đầu tư nước ngoài chi phối giao dịch ở nhiều blue-chips, còn các cổ phiếu nhỏ tiếp tục là sân chơi chính của nhà đầu tư trong nước. Toàn sàn HSX có tới 16 mã trần, 111 mã tăng giá, độ rộng mở rộng đáng kể. Trong số các cổ phiếu nhỏ kịch trần sáng nay, tiếp tục xuất hiện những mã cực nóng. KMR kịch trần thêm phiên thứ 3 với trên 1,4 triệu cổ phiếu giao dịch và gần 432.000 cổ phiếu chặn mua trần. Toàn bộ khối lượng này là do nhà đầu tư trong nước thực hiện. TSC cũng trần phiên thứ 3 nhưng thanh khoản khá thấp và lực mua cũng hạn chế. VNH kịch trần phiên thứ 2 với 459.000 cổ phiếu dư mua. TNT thậm chí trần sang phiên thứ 6 nhờ lợi thế giá rất thấp. Các cổ phiếu vẫn đang xuất hiện lực xả mạnh là PVT, ITA, TDH, ITC, TLH, HLA, BGM. Sàn Hà Nội có 17 mã trần thì nhiều cổ phiếu giao dịch không chắc chắn như AME, DHI, nhưng cũng có mã rất mạnh như KSD. Cổ phiếu này đang được chặn mua trần trên 1 triệu đơn vị. Trong khi đó các mã cũ như DCS đang gặp lượng xả mạnh. AAA cũng phục hồi một cách vất vả. Các cổ phiếu trong rổ HNX30 giao dịch khá nổi bật, giúp chỉ số này tăng 1,14% so với tham chiếu. PVS, SHB, VCG, VND, SCR, PVX, PGS tăng mạnh là động lực chính. Thanh khoản của rổ này cũng tăng 45% so với sáng hôm qua, đạt 113,1 tỷ đồng. Giao dịch mua nổi bật của khối ngoại tại HNX là 1,38 triệu cổ phiếu SHB, chiếm khoảng 47% thanh khoản. Lực mua này giúp SHB tăng 1,45% so với tham chiếu. Nhìn chung độ rộng hai sàn sáng nay rất tích cực, đi kèm với giá trị khớp lệnh cộng gộp tăng khoảng 18% ở cả hai sàn. Thị trường rất sôi động. | 160 | Cổ phiếu sáng 23/10 |
Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo cho biết sẽ tiếp tục tổ chức bán đấu thầu vàng miếng phiên thứ 69 vào sáng ngày 8/11. Theo đó, khối lượng chào bán là 15.000 lượng vàng SJC. Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 36,73 triệu đồng/lượng. Mỗi đơn vị được đặt thầu tối thiểu 500 lượng và tối đa là 1.500 lượng. Trước phiên này, NHNN đã tổ chức 68 phiên đấu thầu với tổng khối lượng trúng thầu là 1.696.300 lượng trên tổng số 1.807.000 lượng chào thầu. Trên thị trường ngày 7/11, giá vàng buổi sáng tăng trở lại sau nhiều ngày giảm liên tiếp, lên quanh 36,7 triệu đồng/lượng bán ra, thay vì 36,63 triệu đồng trong ngày hôm qua. Sang buổi chiều, giá vàng tiếp tục tăng thêm 100 nghìn đồng/lượng. Cuối ngày, giá vàng SJC tại công ty VBĐQ Sài Gòn đứng ở mức 36,73 – 36,8 triệu đồng/lượng. Vàng SJC tại Tập đoàn DOJI là 36,73 – 36,79 triệu đồng/lượng. So với thế giới, vàng trong nước đắt hơn 3,3 triệu đồng/lượng – cao hơn 200 nghìn đồng so với khoảng cách của ngày 6/11. Thành Hưng Theo Trí Thức Trẻ | 161 | Ngân hàng nhà nước đấu thầu vàng |
Ảnh minh họa Khối lượng đặt thầu tối thiểu 500 lượng và tối đa 1.500 lượng. Kể từ ngày 28/3/2013 đến 1/11/2013, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 68 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 1.696.300 lượng trên tổng số 1.807.000 lượng chào thầu. Lúc 14h02’ hôm nay (7/11), giá vàng miếng SJC tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) ở mức 36,73 triệu đồng/lượng mua vào; 36,8 triệu đồng/lượng bán ra tại TP. Hồ Chí Minh; 36,82 triệu đồng/lượng bán ra tại Hà Nội. Thanh Hoài Từ khóa: Đấu thầu , vàng miếng | 161 | Ngân hàng nhà nước đấu thầu vàng |
Ngân hàng Nhà nước cho biết, vào 9h sáng 8/11, tại Sở Giao dịch - Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu bán vàng miếng phiên thứ 69. Tương tự như những phiên trước đây, khối lượng chào thầu ngày mai là 15.000 lượng. Theo đó, khối lượng vàng miếng tối thiểu mỗi thành viên được phép đặt thầu là 500 lượng, tối đa là 1.500 lượng. Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 36,73 triệu đồng/lượng, bằng mức giá gom vào của doanh nghiệp trên thị trường chiều nay 8/11. Đây là phiên đấu thầu thứ 69, và cũng là phiên duy nhất trong tuần này. Ở phiên thứ 68, Ngân hàng Nhà nước cũng chào bán 15.000 lượng vàng. Kết thúc phiên, 16 doanh nghiệp và ngân hàng đã trúng thầu 14.800 vàng, với mức giá trúng thầu cao nhất là 36,99 triệu đồng/lượng, thấp nhất là 36,96 triệu đồng/lượng. Như vậy, sau 68 phiên, Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng ra thị trường khoảng 65,2 tấn vàng. | 161 | Ngân hàng nhà nước đấu thầu vàng |
Ảnh minh họa. (Nguồn: blackchristiannews.com) Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 75,46 điểm, tương đương 0,49%, lên 15.467,66 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 10,01 điểm (0,57%), lên 1.754,67 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tiến 9,52 điểm (0,24%), đóng cửa ở mức 3.929,57 điểm. Báo cáo lợi nhuận khả quan của một số doanh nghiệp chính là động lực thúc đẩy đà tăng của Phố Wall trong phiên giao dịch này, sau khi giới đầu tư tỏ ra khá thất vọng về số liệu việc làm của Mỹ trong tháng 9/2013. Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 9/2013, nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ tạo ra 148.000 việc làm, "nhỉnh" hơn chút ít so với mức trung bình của quý 3/2013, song lại thấp hơn số việc làm trung bình được tạo ra trong nửa đầu năm nay là 195.000 việc làm, đưa tỷ lệ thất nghiệp của nước này giảm nhẹ từ mức 7,3% của tháng Tám xuống 7,2%. Con số này khiến nhiều nhà đầu tư càng thêm tin rằng Fed sẽ không sớm rút lại chương trình thu mua trái phiếu hiện có trị giá 85 tỷ USD/tháng nhằm kích thích nền kinh tế. Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt đảo chiều đi lên, nhờ những dấu hiệu chứng tỏ Fed sẽ tiếp tục duy trì chính sách kích thích kinh tế hiện hành. Kết thúc phiên này, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,62%, lên 6.695,66 điểm. Trong khi đó, tại thị trường Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tăng 0,43%, đóng cửa ở mức 4.295,43 điểm, sau khi có lúc chạm ngưỡng 4.300 điểm lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 2008. Còn tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cộng thêm 0,90%, leo lên mức cao kỷ lục mới là 8.947,46 điểm. Sang tới phiên giao dịch ngày 23/10 tại thị trường châu Á, các chỉ số chứng khoán lại phản ứng trái chiều trước diễn biến của Phố Wall trong đêm trước, sau khi đón nhận báo cáo việc làm mờ nhạt của Mỹ. Mở cửa phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 71,16 điểm (0,48%), lên 14.784,41 điểm. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong ghi thêm 139,41 điểm (0,6%) vào đầu phiên, lên 23.455,4 điểm, thì chỉ số Shanghai Composite lại giảm 3,88 điểm (0,18%), xuống 2.206,77 điểm, sau khi các mã cổ phiếu thuộc nhóm truyền thông và công nghệ thông tin tiếp tục kéo dài đà mất giá từ phiên trước./. Minh Trang (TTXVN) | 162 | Chứng khoán Mỹ và số liệu việc làm |
Theo báo cáo được phát hành ngày 22/10, số việc làm được tạo ra là 148.000, thấp hơn dự báo trước đó là 180.000 việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp cũng đã giảm xuống còn 7,2%, thấp hơn so với dự đoán trước đó là 7,3% và thấp nhất kể từ tháng 11/2008. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9 có giảm nhưng kinh tế Mỹ đang dần trượt vào một điểm yếu trong quý III, một phần do bị tác động bởi việc chính phủ đóng cửa một số hoạt động hồi đầu tháng. Họ cho rằng nhiều khả năng, Cục Dự trữ liên bang sẽ giữ nguyên chương trình kích thích kinh tế trong thời gian còn lại của năm, thậm chí kéo dài sang cả năm tới. Chính vì điều này mà sau khi thông tin về việc làm được phát tán vào hôm thứ 3 (21/10), chứng khoán Mỹ tăng vọt, đưa chỉ số S&P xác lập mức kỷ lục mới. Tính đến 10h30 (giờ địa phương), chỉ số S&P đã tăng 0,65%, trong khi Nasdaq tăng 0,7% và mạnh nhất là Dow Jones với 0,75%. Tuy nhiên, sàn Nasdaq sau đó đã bị “vấp” khi giá cổ phiếu của những đại gia như Netflix rớt mạnh 9% xuống còn 323,12 USD/cổ phiếu. Ngay cả Apple, niềm tự hào mấy ngày qua của chứng khoán Mỹ, cũng giảm nhẹ 0,3% xuống 519,87 USD/cổ phiếu. Đó là mức thiệt hại này đã giảm bớt sau khi hãng công nghệ công bố mẫu iPad mới ngay sát sau lễ công bố sự kiện của Nokia. Chính điều này đã khiến cho mức tăng trong ngày của Nasdaq Composite chỉ đạt 9,517 điểm, tương đương 0,24%, đạt 3,929.566 điểm. Chốt phiên giao dịch, các chỉ số khác cũng có mức tăng giảm so với phiên sáng như Dow Jones tăng 75,46 điểm tương đương 0,49%, đạt 15,467.66 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 10,01 điểm, tương đương 0,57%, đạt 1,754.67 điểm. Nhóm hàng tiêu dùng chính là điểm sáng trong “rổ” S&P 500 ngày hôm qua với mức tăng 1,4% nhờ Kimberly-Clark Corp tăng 4,2% sau khi nhà sản xuất thương hiệu giấy ăn nổi tiếng Kleenex công bố lợi nhuận hàng quý lớn hơn kỳ vọng. Trước khi các số liệu được phát hành, cổ phiếu tại thị trường châu Á có dấu hiệu hỗn loạn. Đồng USD tăng nhẹ so với đồng yên. Chỉ số Topix của Tokyo tăng 0,13% (19,68 điểm) lên 14.713, 25 điểm, trong khi đó chỉ số S&P/ASX 200Sydney tăng 21,3 điểm lên 5.373,1 điểm, Kospi của Seoul tăng 3,11 điểm lên 23.315,99. Tuy nhiên, chỉ số Thượng Hải Composite lại giảm 8,83% xuống còn 2.210,65 điểm. Chỉ số Hang Seng Hong Kong giảm 0,52%, dừng lại ở mức 23.315,99. Hiroichi Nishi - một quan chức tại SMBC Nikko Securities - nhận định: “Mức độ tham gia thị trường có thể sẽ vẫn ở mức thấp cho đến khi các dữ liệu xác nhận sự phục hồi của kinh tế Mỹ”. | 162 | Chứng khoán Mỹ và số liệu việc làm |
(ĐTTC) - Đóng cửa phiên giao dịch lúc rạng sáng ngày 23-10 (giờ Việt Nam), CK Hoa Kỳ tăng trong bối cảnh giới đầu tư tin rằng dữ liệu việc làm kém hơn dự báo sẽ khiến FED kéo dài thêm chương trình nới lỏng định lượng, giúp chỉ số Standard & Poor’s 500 đạt kỷ lục mới. Chỉ số S&P 500 tăng 0,6% lên mức 1.754,67 điểm, nâng mức tăng kể từ đầu năm lên 23%. Chỉ số này cần đạt mức 1.761 điểm để vượt mức tăng 23,5% của năm 2009. Các TTCK Hoa Kỳ tăng mạnh thời gian qua nhờ chương trình mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD/tháng của FED. Năm 2003, CK Hoa Kỳ đã tăng hơn 26%, nhưng chủ yếu là do hồi phục từ mức sụp đổ kỷ lục 49% sau khi bóng bóng công nghệ bị vỡ. Năm nay, CK Hoa Kỳ dựa trên những nền tảng khỏe mạnh. Chỉ số S&P 500 đến cuối năm 2012 đã tăng gấp đôi so với mức thấp kỷ lục 12 năm vào tháng 3-2009. Gần 13.000 tỷ USD đã được bơm vào các thị trường vốn Hoa Kỳ trong 4 năm rưỡi qua. Chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 75,46 điểm (0,5%), đạt 15.467,66 điểm, mức cao nhất trong vòng 1 tháng qua. Khoảng 6,9 tỷ CP đã được giao dịch trên các sàn Hoa Kỳ trong phiên hôm nay, cao hơn 17% so với mức bình quân 3 tháng. CP Whirlpool Corp. tăng 12% sau khi nhà sản xuất thiết bị lớn nhất thế giới nâng dự báo doanh thu và lợi nhuận. CP Freeport-McMoRan Copper & Gold Inc. tăng 3,8% do báo cáo doanh thu tốt hơn dự báo. CP Apple Inc. mất 0,3%. CP Netflix Inc. giảm 9,2% sau khi CEO Reed Hastings cho rằng sự tăng giá của mã này gần đây chỉ đơn thuần do các NĐT quá hưng phấn. Chỉ số S&P 500 tăng sau khi báo cáo của Bộ Lao động cho thấy tốc độ tăng trưởng việc làm ở Hoa Kỳ trong tháng 9 thấp hơn dự báo, khiến giới đầu tư hy vọng FED sẽ kéo dài thêm chương trình mua trái phiếu. “Báo cáo này chỉ ra FED đang nhập cuộc cùng chúng ta trong mùa nghỉ mát với mức nới lỏng định lượng hiện tại” - theo Darrell Cronk, CEO của Wells Fargo Private Bank - công ty đang quản lý 170 tỷ USD. Một báo cáo khác cho thấy chi tiêu xây dựng ở Hoa Kỳ trong tháng 8 tăng tháng thứ 5 liên tiếp. Doanh thu của 138 công ty đã báo cáo cho thấy mức tăng 5,5%, trong khi doanh số tăng 2,3%. 72% công ty vượt dự báo về lợi nhuận, 54% vượt dự báo về doanh số. Chỉ số S&P 500 sẽ tăng vượt mốc 1.800 điểm do doanh thu của công ty cao và kinh tế Hoa Kỳ cải thiện, theo Michael Shaoul, Chủ tịch kiêm CEO của Marketfield Asset Management LLC. | 162 | Chứng khoán Mỹ và số liệu việc làm |
Kết thúc phiên giao dịch 22/10, chỉ số Dow Jones tăng 0,5%, S&P 500 tăng 0,6% và Nasdaq tăng 0,2%. Chỉ số S&P 500 tiếp tục thiết lập kỷ lục mới phiên hôm qua, nâng mức tăng so với tháng 12 năm ngoái tới 23%. Chỉ số Dow Jones cũng đóng cửa ở mức cao nhất 1 tháng qua. Chứng khoán Mỹ tăng trong lúc chương trình mua trái phiếu 85 tỷ USD của Cục dự trữ Liên bang (Fed) dự báo sẽ duy trì nhằm đẩy bật nền kinh tế. Bộ Lao động Mỹ vừa thông báo đã có 148.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 9, thấp hơn con số tháng 8 và ước tính trước đó của các chuyên gia. Điều này cho thấy kinh tế Mỹ có đà tăng trưởng yếu cần tiếp tục duy trì hỗ trợ kích thích. Ngoài ra, lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng hỗ trợ giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ phiên 22/10. Hiện đã có 138 công ty báo cáo kết quả kinh doanh, theo đó lợi nhuận các công ty này tăng 5,5% và doanh thu tăng 2,3%. Các chuyên gia đã nâng dự báo lợi nhuận trung bình các doanh nghiệp quý III từ tăng 1,7% lên 2,5%. Nguồn Dân Việt/Bloomberg Kết thúc phiên giao dịch 22/10, chỉ số Dow Jones tăng 0,5%, S&P 500 tăng 0,6% và Nasdaq tăng 0,2%. Chỉ số S&P 500 tiếp tục thiết lập kỷ lục mới phiên hôm qua, nâng mức tăng so với tháng 12 năm ngoái tới 23%. Chỉ số Dow Jones cũng đóng cửa ở mức cao nhất 1 tháng qua. Chứng khoán Mỹ tăng trong lúc chương trình mua trái phiếu 85 tỷ USD của Cục dự trữ Liên bang (Fed) dự báo sẽ duy trì nhằm đẩy bật nền kinh tế. Bộ Lao động Mỹ vừa thông báo đã có 148.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 9, thấp hơn con số tháng 8 và ước tính trước đó của các chuyên gia. Điều này cho thấy kinh tế Mỹ có đà tăng trưởng yếu cần tiếp tục duy trì hỗ trợ kích thích. Ngoài ra, lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng hỗ trợ giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ phiên 22/10. Hiện đã có 138 công ty báo cáo kết quả kinh doanh, theo đó lợi nhuận các công ty này tăng 5,5% và doanh thu tăng 2,3%. Các chuyên gia đã nâng dự báo lợi nhuận trung bình các doanh nghiệp quý III từ tăng 1,7% lên 2,5%. | 162 | Chứng khoán Mỹ và số liệu việc làm |
CTCP Chứng khoán TP. HCM (HSC mã HCM) công bố kết quả kinh doanh quý 3/2013 đạt 56,52 tỷ đồng, tăng 28% cùng kỳ năm trước. Doanh thu của HSC trong quý 3/2013 đạt gần 142 tỷ đồng, tăng 24% cùng kỳ năm trước, lũy kế 9 tháng doanh thu của HSC đạt 436 tỷ đồng, giảm 2% cùng kỳ 2012. Doanh thu quý 3 tăng mạnh nhờ doanh thu môi giới đạt 44,5 tỷ đồng, tăng 56%; doanh thu tự doanh đạt 23,6 tỷ đồng, gấp 8 lần cùng kỳ năm trước. Doanh thu tư vấn của HSC trong quý 3 cũng tăng vượt trội, đạt gần 14 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2012 chỉ đạt 220 triệu đồng. Lũy kế 9 tháng, doanh thu môi giới của HSC đạt 118 tỷ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ năm trước, doanh thu tự doanh đạt 82 tỷ đồng, gấp 3,4 lần cùng kỳ năm trước, doanh thu tư vấn đạt 15 tỷ đồng, tăng 33% cùng kỳ năm trước. Doanh thu khác của HSC trong quý 3 đạt 58,8 tỷ đồng, giảm 27% cùng kỳ 2012, 9 tháng đạt gần 200 tỷ, giảm 31% cùng kỳ 2012 do lãi suất tiền gửi giảm mạnh đã ảnh hưởng đến công ty, khoản thu lãi tiền gửi ngân hàng của HSC trong quý 3/2013 giảm một nửa so với cùng kỳ năm trước. Thu lãi tiền gửi của HSC giảm một nửa so với cùng kỳ 2012 Chi phí hoạt động của HSC trong quý 3/2013 tăng 22% cùng kỳ năm trước, 9 tháng tăng 7% cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế quý 3/2013 của HSC đạt 75 tỷ đồng, tăng 37% cùng kỳ 2012; 9 tháng đạt gần 240 tỷ, giảm nhẹ 8% cùng kỳ 2012. LNST quý 3/2013 của HSC đạt 56,6 tỷ đồng, tăng 28% cùng kỳ 2012, 9 tháng đạt 180 tỷ, giảm 13% cùng kỳ 2012. Tại thời điểm 30/9/2013, HSC có 1.265 tỷ tiền và tương đương tiền, giảm hơn 530 tỷ so với đầu năm trong đó tiền của nhà đầu tư đạt 324 tỷ. Danh mục chứng khoán đầu tư ngắn hạn của HSC bao gồm 35,4 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ (bao gồm cổ phiếu HPG, VND, HAG, GAS và VTB trị giá gần 40 tỷ, ngoài ra còn hơn 100 tỷ đầu tư vào các cổ phiếu OTC như Lạc Việt, Ngân hàng Đông Á, thủy sản Cà Mau… HSC hiện nắm giữ hơn 19 triệu chứng chỉ quỹ VFMVF1…; khoản đầu tư dài hạn hơn 350 tỷ bao gồm 10 triệu chứng chỉ quỹ và 2,45 triệu trái phiếu Chính phủ. Danh mục cổ phiếu giảm giá của HSC Phương Mai Theo Trí Thức Trẻ | 163 | Tình hình kinh doanh quý 3/2013 |
Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong ( NTP ) công bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2013 của riêng công ty mẹ. 9 tháng đầu năm NTP được hưởng một thuận lợi đáng kể là giá nguyên liệu giảm so với cùng kỳ trong khi giá bán không có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, trước tình hình thị trường chung của ngành bị suy giảm, công ty buộc phải đẩy mạnh các hoạt động marketing, quảng cáo, tiếp thị, tăng chiết khấu bán hàng với mục đích kích cầu, chi phí bán hàng quý 3 cũng như 9 tháng đầu năm của Nhựa Tiền Phong tăng đáng kể so với cùng kỳ 2012. Với những nỗ lực và thuận lợi nói trên, riêng quý 3/2013 công ty mẹ Nhựa Tiền Phong báo lãi 50,5 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ 2012. Lũy kế 9 tháng, công ty vẫn đạt được tăng trưởng với lợi nhuận sau thuế 208 tỷ đồng, tăng 7,6% so với 9 tháng đầu năm 2012. EPS 9 tháng 2013 của NTP đạt 4.805 đồng/cổ phiếu. Các chỉ tiêu kinh doanh chính của NTP như sau: Trong quý 3, NTP đã đầu tư thêm gần 105 tỷ đồng vào công ty con là Công ty TNHH Nhựa Thiếu niên Tiền phong MT. Tại thời điểm cuối quý 3, NTP có khoản trích lập quỹ Đầu tư phát triển 483,7 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ tại cùng thời điểm (433,4 tỷ đồng), lợi nhuận chưa phân phối cũng ở mức khá cao, 240,7 tỷ đồng. Giải trình Minh Thư Theo Trí Thức Trẻ/NTP Nhựa Tiền Phong: Nỗ lực níu giữ thị phần, quý 3 lãi ròng 50 tỷ đồng Nhựa Tiền Phong thay đổi Phó Chủ tịch HĐQT Bị tác động 'kép', khối ngoại bán ròng hơn 880 tỷ trong tháng 8 NTP: Nhựa Tiền phong phía Nam đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu NTP: Quý 2 lãi gần 100 tỷ đồng, tăng 33% cùng kỳ năm trước Xem tiếp | 163 | Tình hình kinh doanh quý 3/2013 |
AGM giới thiệu sản phẩm gạo an toàn tại Hội chợ Tôn vinh hàng Việt. Ảnh: AGM. Theo đó, trong kỳ lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty chỉ bằng phân nửa cùng kỳ năm trước, đạt 29 tỷ đồng. Các khoản chi phí có giảm đáng kể so với quý 3-2012, cụ thể chi phí tài chính giảm 26%, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 15% song vẫn ngốn tới 37,7 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của AGM bị âm 500 triệu đồng, trong khì quý 3-2012 có lãi 22,6 tỷ đồng. Trong kỳ, lợi nhuận khác của AGM đạt 5,3 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 1 tỷ đồng trong quý 3 năm trước. Ông Nguyễn Văn Tiến– Tổng giám đốc công ty cho biết, tình hình tiêu thụ gạo Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn do nguồn cung thế giới tăng cao, tồn kho lớn tại các nước Thái Lan, Ấn Độ đã làm cho sản lượng gạo tiêu thụ quý 3-2013 của công ty giảm hơn 29% so với quý 3-2012. Đồng thời, giá gạo tiêu thụ giảm 4,35% làm cho doanh thu tiêu thụ gạo giảm trên 32% so với cùng kỳ năm trước. Điều này làm doanh thu toàn công ty giảm 26,5% và lợi nhuận gộp giảm 50,5% so với quý 3-2012. Theo ông Tiến, mặc dù các chi phí khác đều giảm, nhưng do doanh thu giảm đã làm lợi nhuận sau thuế quý 3-2013 của công ty giảm mạnh gần 80% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 3,5 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, AGM lãi ròng 15 tỷ đồng. Như vậy, công ty mới chỉ đạt 36,8% kế hoạch lợi nhuận đề ra hồi đầu năm. N.H | 163 | Tình hình kinh doanh quý 3/2013 |
Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng ( SRC ) công bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2013. Doanh thu thuần quý 3 của SRC đạt 253,6 tỷ đồng, giảm 4,6%, lãi gộp đạt 44,3 tỷ đồng, giảm gần 3 tỷ đồng so với quý 3 năm 2012. . Tuy nhiên, nhờ kết quả thuận lợi 6 tháng đầu năm 2013, 9 tháng đầu năm công ty đã kịp cán đích lợi nhuận và vượt kế hoạch với tỷ lệ 5,7%. Tại thời điểm cuối quý 3, lợi nhuận lũy kế chưa phân phối của SRC đạt 56 tỷ đồng, bằng 31% vốn điều lệ tại cùng thời điểm. Hàng tồn kho cuối quý 3 còn 279 tỷ đồng, giảm 17 tỷ đồng so với số dư đầu năm. Phần lớn hàng tồn kho của SRC tồn tại ở dạng nguyên vật liệu (55,6%) và thành phẩm (50,5%). Minh Thư Theo Trí Thức Trẻ/HSX Cao su Sao vàng cán đích lợi nhuận sau 9 tháng Kumho Tires muốn đầu tư khủng, doanh nghiệp săm lốp niêm yết có cần 'run'? SRC hồ hởi báo lãi hơn 18 tỷ đồng quý 2, tăng gần 78% so với cùng kỳ SRC: Quyết định niêm yết bổ sung 2 triệu cổ phiếu Giá cao su giảm mạnh, cơ hội vàng cho các doanh nghiệp săm lốp? Xem tiếp | 163 | Tình hình kinh doanh quý 3/2013 |
Dòng sự kiện Công viên Nước Đầm Sen đạt EPS 7.381 đồng trong 9 tháng PV Power Service hoàn thành 80% kế hoạch lợi nhuận cả năm sau 9 tháng Bia Thanh Hóa cán đích lợi nhuận năm 2013 sau 9 tháng Xem thêm » Tin mới Phi vụ chuyển giá ngàn tỷ bậc nhất của Keangnam Một doanh nghiệp FDI giả mạo hồ sơ, xuất khống hàng hóa Công viên Nước Đầm Sen đạt EPS 7.381 đồng trong 9 tháng Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 ( HT1 ) thông báo kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng năm 2013. "È cổ" gánh lãi vay nên dù có lãi gộp 313 tỷ đồng thì HT1 cũng không tránh khỏi mức lỗ gần 73 tỷ đồng quý 3/2013. Kết quả lợi nhuận "mỏng" 6 tháng đầu năm phút chốc bị khoản lỗ lớn quý 3 lấy hết. Lũy kế 9 tháng, công ty xi măng Hà Tiên với tổng tài sản hơn 13.000 tỷ đồng và vốn điều lệ 1.980 tỷ đồng đã bị lỗ 70 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ gần 30 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh của HT1 có những điểm đáng chú ý là: Dù ngành vật liệu xây dựng nói chung và xi măng nói riêng gặp khó do bất động sản hồi phục không đáng kể nhưng doanhthu thuần vẫn đạt mức tăng trưởng 8% trong kỳ 9 tháng lên hơn 4.600 tỷ đồng. Biên lãi gộp thấp hơn cùng kỳ. Đặc biệt, vấn đề nợ nần của HT1 ảnh hưởng mạnh tới kết quả lợi nhuận cuối cùng. Chỉ chưa đầy 2.000 tỷ đồng vốn điều lệ mà công ty dùng đòn bẩy vốn hơn 11.000 tỷ đồng nên lãi vay luôn là vấn đề lớn. Riêng 9 tháng năm 2013, công ty đã phải chi hơn 600 tỷ đồng trả lãi vay. Ngoài ra, lỗ chênh lệch tỷ giá cũng khiến HT1 lao đao khi chỉ riêng quý 3 đã phải gánh lỗ chênh lệch tỷ giá 117 tỷ đồng. Dòng tiền từ hoạt động tài chính âm gần 500 tỷ đồng, dòng tiền đầu tư âm gần 200 tỷ đồng trong 9 tháng nên dù dòng tiền kinh doanh dương 644 tỷ đồng không đủ bù đắp. Dư tiền và tương đương tiền cuối năm còn 137 tỷ đồng. Cuối quý 3, HT1 vẫn nắm giữ 114 nghìn cổ phiếu VCB, 10.000 cổ phiếu SHS, 11.200 cổ phiếu PVD, 32.500 cổ phiếu STB... Kết quả kinh doanh 9 tháng 2013 Chỉ tiêu 9T/2013 9T/2012 Q3/2013 Q3/2012 Doanh thu thuần 4602.7 4275.08 8% 1580.93 1425.58 11% Lãi gộp 989.17 1002.69 -1% 312.96 303.79 3% Biên lãi gộp 21% 23% -8% 20% 21% Doanh thu tài chính 14.83 11.1 34% 4.62 6.39 -28% Chi phí tài chính 812.7 667.69 22% 296.79 207.83 43% Chi phí lãi vay 604.51 592.29 2% 177.82 177.01 0% Chi phí bán hàng 179.81 307.63 -42% 63.8 112.44 -43% Chi phí quản lý 83.71 77.63 8% 30.32 25.46 19% Lợi nhuận sau thuế -70.37 -29.81 -72.58 -29.81 Báo cáo tài chính quý 3/2013 Thanh Hiên Theo Trí Thức Trẻ/HSX | 164 | Lãi vật liệu xây dựng sụt giảm |
Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương ( KSB ) thông báo kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng năm 2013. Doanh thu thuần sụt giảm 14% nên dù biên lãi gộp cải thiện nhưng lãi gộp của công ty vẫn giảm 10% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế quý 3 đạt gần 21 tỷ đồng, giảm 18% so với quý 3/2012. Lũy kế 9 tháng đầu năm, KSB lãi gần 60 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ. Kết quả kinh doanh 9 tháng 2013 Chỉ tiêu 9T/2013 9T/2012 Q3/2013 Q3/2012 Doanh thu thuần 382.17 416.32 -8% 131.4 153.24 -14% Lãi gộp 138.35 147.31 -6% 48.63 53.92 -10% Biên lãi gộp 36% 35% 2% 37% 35% Lợi nhuận sau thuế 59.69 72.27 -17% 20.89 25.47 -18% Giải trình nguyên nhân sụt giảm lợi nhuận, KSB cho biết, trong quý 3/2013, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhà nước thắt chặt chi tiêu ngân sách nên nhu cầu vật liệu xây dựng giảm, nguồn chung nhiều, doanh thu giảm, giá bán không tăng nên lợi nhuận giảm. Báo cáo tài chính quý 3 năm 2013 Thanh Hiên Theo Trí Thức Trẻ/HSX Nhu cầu vật liệu xây dựng giảm, KSB lãi sau thuế 60 tỷ đồng 9 tháng Quỹ VF1 không còn là cổ đông lớn của KSB KSB: Bổ nhiệm thêm phó Tổng giám đốc KSB: Quý 4 lãi sau thuế 18 tỷ đồng, giảm 31,4% so với cùng kỳ KSB: 9 tháng lãi 72,27 tỷ đồng Xem tiếp | 164 | Lãi vật liệu xây dựng sụt giảm |
Tổ chức có liên quan đến cổ đông nội bộ thông báo giao dịch cổ phiếu VSH của Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh. VIAC (No.1) Limited Partnership, tổ chức liên quan tới thành viên Hội đồng quản trị Nguyễn Hồng Sơn, đăng ký mua 6 triệu cổ phiếu VSH. Giao dịch nhằm cơ cấu danh mục đầu tư. Thời gian dự kiến thực hiện từ ngày 24/10 đến 22/11. Trước giao dịch, VIAC (No.1) Limited Partnership nắm giữ 14,34 triệu cổ phiếu VSH, tỷ lệ sở hữu tương ứng là 6,95% vốn. Nếu giao dịch thành công, VIAC (No.1) Limited Partnership sẽ tăng lượng sở hữu lên 20,34 triệu cổ phiếu VSH, tương đương 9,86% vốn. Nguồn Dân Việt/HSX Tổ chức có liên quan đến cổ đông nội bộ thông báo giao dịch cổ phiếu VSH của Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh. VIAC (No.1) Limited Partnership, tổ chức liên quan tới thành viên Hội đồng quản trị Nguyễn Hồng Sơn, đăng ký mua 6 triệu cổ phiếu VSH. Giao dịch nhằm cơ cấu danh mục đầu tư. Thời gian dự kiến thực hiện từ ngày 24/10 đến 22/11. Trước giao dịch, VIAC (No.1) Limited Partnership nắm giữ 14,34 triệu cổ phiếu VSH, tỷ lệ sở hữu tương ứng là 6,95% vốn. Nếu giao dịch thành công, VIAC (No.1) Limited Partnership sẽ tăng lượng sở hữu lên 20,34 triệu cổ phiếu VSH, tương đương 9,86% vốn. | 165 | Mua gom cổ phiếu VSH |
Norges Bank vừa đăng ký mua 800.000 cổ phiếu của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Mã CK: VNM). Nếu giao dịch thành công, cổ phiếu tổ chức này nắm giữ tăng từ 3,11 triệu (0,37%) lên 3,91 triệu đơn vị (0,47%). Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 24/10 đến 22/11. Từ đầu quý III, Norges Bank đã liên tục đăng ký mua cổ phiếu VNM. Cách đây vài ngày, tổ chức này vừa mua thành công 950.000 đơn vị. Norges Bank là một ngân hàng của Na Uy, tổ chức có liên quan đến ông Lê Anh Minh - thành viên HĐQT Vinamilk. Trong cùng thời gian trên, Công ty VIAC (No.1) Limited PartnerShip cũng đăng ký mua 6 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH). Nếu giao dịch thành công, số cổ phiếu VIAC sở hữu sẽ tăng từ 14,34 triệu (tương đương 6,95%) lên 20,34 triệu đơn vị (9,86%). Kết thúc giờ giao dịch buổi sáng 22/10, cổ phiếu VNM giảm nhẹ còn 141.000 đồng, VSH tăng 200 đồng lên 13.900 đồng. Ngọc Tuyên | 165 | Mua gom cổ phiếu VSH |
VIAC Limited Partnership thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH – sàn HOSE). Theo đó, VIAC (No.1) Limited Partnership, cổ đông lớn và cũng là tổ chức liên quan tới ông Nguyễn Hồng Sơn, thành viên HĐQT VSH, đăng ký mua 6 triệu cổ phiếu VSH nhằm cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 24/10 đến 22/11. Trước đó, trong tháng 6, VIAC đã bán ra một lượng lớn cổ phiếu VSH. Cụ thể, VIAC đã bán 3.511.400 cổ phiếu VSH trong tổng 5 triệu cổ phiếu đăng ký, làm giảm sở hữu xuống từ 17.847.480 cổ phiếu xuống còn 14.336.080 cổ phiếu, tương ứng 6,95% vốn. Như vậy, nếu thành công trong giao dịch lần này, VIAC sẽ tăng lượng sở hữu lên 20.336.080 cổ phiếu, tương đương 9,86% vốn. Được biết, 6 tháng đầu năm, VSH sản xuất được 371 triệu KWh, hoàn thành 50% kế hoạch năm. Nhiều khả năng VSH vẫn sẽ hoàn thành kế hoạch sản xuất 750 triệu KWh trong năm 2013. VSH công bố lãi sau thuế soát xét 6 tháng đạt 83,6 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ 2012. | 165 | Mua gom cổ phiếu VSH |
Sang phiên chiều, Vn-Index tiếp tục rung lắc, tăng nhẹ nhưng vẫn trong xu thế giảm. HAG, OGC giảm 100-200 đồng, trong khi SSI hạ 200 đồng trên mỗi cổ phiếu. Đi ngược xu thế này, VSH tăng 400 đồng và khớp lệnh gần 2,5 triệu cổ phiếu sau thông tin khối ngoại đăng ký mua thêm chứng khoán. Hàng loạt blue-chip thỏa thuận thành công như SSI, VNM, VIC, OGC nhưng số lượng thấp, chỉ dao động vài chục nghìn cổ phiếu. Riêng HAG khớp lệnh nhiều nhất với 1,6 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 35 tỷ đồng. Bên ngoài rổ VN30, HCM tăng 200 đồng sau thông tin doanh thu tự doanh quý III tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận lũy kế sau thuế 180 tỷ đồng. Nhiều cổ phiến penny trong phiên hôm nay được các nhà đầu tư tích cực chốt lời, trong đó có ITA, HAR, HQC. Đóng cửa phiên ngày 22/10, Vn-Index giảm một điểm, chốt tại 500,57 điểm. Khối lượng giao dịch gần 75 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 1.000 tỷ đồng. Tại sàn Hà Nội, HNX-Index tăng nhẹ nhưng vẫn trong xu thế giảm. PV2 xuống sàn và được một số nhà đầu tư tranh thủ bắt đáy. KLS về giá tham chiếu trong khi VND vẫn giảm 200 đồng. Một số mã bất động sản khác như DBC, VCG, HUT giảm 200 đồng hoặc đứng giá, khối lượng giao dịch đa phần chưa được một triệu cổ phiếu. PVX hạ 100 đồng, thanh khoản giảm khi cả phiên chỉ khớp lệnh hơn 630.000 cổ phiếu. Hôm nay khối ngoại cũng mua ròng đối với mã này hơn 170.000 cổ phiếu. Chốt phiên, HNX-Index giảm nhẹ 0,28 điểm, chốt tại 61,66 điểm, khối lượng giao dịch gần 30 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 254 tỷ đồng. Vn-Index xuống còn 499,65 điểm trong sáng nay. Ảnh: Nhật Minh Trái với đà tăng và khối lượng giao dịch khủng trong phiên hôm qua, sáng nay Vn-Index đảo chiều giảm nhẹ 0,63 điểm, lùi về 500,94 điểm. Hơn 2,8 triệu cổ phiếu khớp lệnh trong đợt một, chỉ bằng một nửa cùng kỳ hôm qua, trị giá gần 30 tỷ đồng. Sang đợt khớp lệnh liên tục, hàng loạt blue-chip nhuộm đỏ kéo Vn-Index tuột khỏi mốc 500 điểm. Các mã sản xuất như VNM, KDC giảm 1.000 đồng, khối lượng giao dịch thấp, chỉ khoảng hơn 20.000 cổ phiếu. Riêng HPG tăng 100 đồng sau khi công bố báo cáo kết quả kinh doanh khả quan. Nhóm bất động sản dần hạ nhiệt, HAG, OGC giảm lần lượt 100-200 đồng, khối lượng giao dịch giảm từ 50% đến hơn 90%. Một số mã penny và midcap địa ốc khác cũng cho thấy dấu hiệu nguội dần, trong đó HQC, HAR giảm lần lượt 100-300 đồng, khớp lệnh trên 1,2 triệu cổ phiếu. ITA cũng hạ 200 đồng và khối lượng giao dịch giảm còn hơn 2,6 triệu cổ phiếu. Trước đó, ITA từng “gây bão” khi liên tục xuất hiện giao dịch khủng, đạt trên 11 triệu cổ phiếu mỗi phiên. Trong phiên hôm qua (21/10), mã này cũng góp phần tạo nên khối lượng giao dịch lớn nhất trong vòng 5 tháng qua trên sàn TP HCM. Tuy nhiên, theo nhận định từ nhóm phân tích Công ty Chứng khoán ACBS, đợt bán tháo mạnh trong cuối phiên 21/10 vừa qua có thể xem là dấu hiệu tiêu cực cho thị trường trong phiên hôm nay và tuần này. Nguyên nhân là đợt tăng điểm trong những ngày qua chủ yếu được dẫn dắt bởi những cổ phiếu vốn hóa trung bình hoặc nhỏ. Điều này thể hiện tính không bền vững, ít nhất là về mặt điểm số của các chỉ số chung. Nghỉ giữa phiên, Vn-Index điều chỉnh giảm 1,92 điểm, lùi về 499,65 điểm. Khối lượng giao dịch hơn 40 triệu cổ phiếu, trị giá gần 600 tỷ đồng. Tại sàn Hà Nội, tín hiệu điều chỉnh cũng xuất phát ngay từ đầu phiên, PVV chạm sàn và không xuất hiện dư mua. VND giảm 200 đồng, chỉ khớp lệnh gần 850.000 cổ phiếu, chỉ bằng khoảng 80% so với khối lượng trong cùng phiên hôm qua. SHB đứng giá tham chiếu, tổng bán hơn 10 triệu cổ phiếu và chỉ mới khớp lệnh xong hơn 1,5 triệu cổ phiếu. Khối ngoại mua ròng và thỏa thuận thêm hơn 900.000 cổ phiếu SHB. Cổ phiếu bất động sản trên sàn Hà Nội sáng nay cũng dần hạ nhiệt, VCG và SCR đứng giá và khớp lệnh hơn một triệu cổ phiếu mỗi mã. Toàn sàn Hà Nội có 93 mã giảm, 62 mã đứng trong khi chỉ 48 mã tăng giá, HNX-Index giảm 0,48 điểm, xuống 61,46 điểm. tổng khối lượng giao dịch là 14,5 triệu cổ phiếu, giảm 50% so với cùng phiên hôm qua, trị giá 117 tỷ đồng. Tường Vi | 166 | Giao dịch cổ phiếu 22/10 |
Chốt phiên, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 500,57 điểm, giảm 1,00 điểm (-0,20%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 74,971 triệu đơn vị, trị giá 1.041,67 tỷ đồng. Riêng giao dịch thỏa thuận, có 37 giao dịch trên HOSE với 6,447 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, trị giá 174,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 82 mã tăng, 132 mã giảm và 90 mã đứng giá. Chỉ số VN30-Index giảm 0,94 điểm (-0,17%) xuống còn 560,36 điểm, với 7 mã tăng giá, 18 mã giảm giá và 5 mã đứng giá. Các mã cổ phiếu lớn trên sàn HOSE như BVH, VNM, VCB, MSN, HAG… vẫn tiếp tục chìm trong sắc đỏ. BVH giảm 1% xuống 39.600 đồng/CP. HAG giảm 0,9% xuống 22.400 đồng/CP và khớp được 1,65 triệu đơn vị. Bên cạnh đó, HAG còn thỏa thuận được 1,6 triệu đơn vị, ở mức giá 22.300 đồng/CP tương đương giá trị giao dịch đạt 35,68 tỷ đồng. Chiều ngược lại, một số mã cổ phiếu lớn khác như GAS, VIC, STB, VSH, HPG… đã nhích lên trên mốc tham chiếu góp phần thu hẹp đà giảm của chỉ số VN-Index. Trong đó, mã STB tăng 1,2% lên 17.500 đồng/CP. REE tăng 0,8% lên 26.100 đồng/CP và khớp được 1,74 triệu đơn vị. Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, ITA đứng giá tham chiếu và khớp lệnh nhiều nhất trên HOSE, đạt 4,79 triệu đơn vị. Mã KMR tăng trần và cũng khớp được 2,46 triệu đơn vị. Trong khi đó, mã HQC và HAR vẫn tiếp tục giảm giá và đều khớp được trên 2 triệu đơn vị. Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE là PXM tăng 100 đồng (+12,5%) lên 900 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 29.140 đơn vị. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 61,66 điểm, giảm 0,28 điểm (-0,45%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 29,741 triệu đơn vị, trị giá 254,130 tỷ đồng. Toàn sàn HNX có 87 mã tăng, 101 mã giảm và 194 mã đứng giá. Chỉ số HNX30-Index giảm 0,95 điểm (-0,82%), xuống còn 114,99 điểm, với 3 mã tăng, 16 mã giảm và 8 mã đứng giá. Sắc đỏ vẫn tiếp tục bao trùm lên các mã ACB, VND, SHB, NTP, PVS, PVX… Trong đó, mã PV2 mã giảm sàn và giao dịch chậm. SHB giảm 1,4% xuống còn 6.900 đồng/CP và khớp được 2,4 triệu đơn vị. VND giảm 2,1% xuống 9.200 đồng/CP và khớp được 1,4 triệu đơn vị. Chiều ngược lại, một vài mã trong nhóm HNX-30 còn tăng giá là LAS, IDJ, PGS và SCR. Mã SCR tăng 1,7% lên 5.900 đồng/CP và khớp được 2,23 triệu đơn vị. Mã VCS phiên hôm nay giảm mạnh 6,1% xuống còn 9.200 đồng/CP và thỏa thuận được tới 4,1 triệu đơn vị ở mức giá sàn, tương đương giá trị là 36,49 tỷ đồng. Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HNX là NVC, tăng 100 đồng (+20%) lên 600 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 19.500 đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua vào 4.951.260 đơn vị trên cả hai sàn và bán ra 490.100 đơn vị trên HNX (chưa có số liệu bán trên HOSE). Mã SHB được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 558.800 đơn vị (chiếm 23,3% tổng khối lượng giao dịch). Tiếp theo là các mã PVS (376.200 đơn vị), SBT (320.700 đơn vị), AME (302.050 đơn vị), IDJ (251.700 đơn vị). Bình Minh - NDH | 166 | Giao dịch cổ phiếu 22/10 |
Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 0,63 điểm (-0,13%) xuống 500,94 điểm. Thanh khoản đạt 28,28 tỷ đồng. Đến đợt khớp lệnh, giao dịch diễn ra khá thận trọng, nhiều cổ phiếu lớn trên sàn HOSE đang loanh quanh mốc giá tham chiếu. Đến 09:38, chỉ số VN-Index đứng ở mức 502,13 điểm, tăng 0,56 điểm (0,11%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,951 triệu đơn vị, trị giá 149,8 tỷ đồng. Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 499,65 điểm, giảm 1,92 điểm (-0,38%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 41,113 triệu đơn vị, trị giá 598,43 tỷ đồng. Toàn sàn có 49 mã tăng, 136 mã giảm và 119 mã đứng giá. Chỉ số VN30-Index giảm 1,58 điểm (-0,28%) xuống còn 559,72 điểm, với 6 mã tăng giá, 17 mã giảm giá và 7 mã đứng giá. Các mã cổ phiếu lớn như BVH, VNM, VCB, HAG, CTG… đều đã đồng loạt giảm giá. Trong đó, mã BVH giảm 1,2% xuống 39.500 đồng/CP. VNM giảm 0,7% xuống 141.000 đồng/CP. KDC giảm 1,9% xuống 50.500 đồng/CP. Chiều ngược lại, một số mã vẫn còn duy trì được sắc xanh là VSH, VIC, REE, HPG… trong đó, mã HPG tiếp tục tăng 0,3% lên 36.100 đồng/CP sau thông tin HPG đòi được 264 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế quý 3 tăng 64% so với cùng kỳ 2012 Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các mã HAR, ITA, KBC, SAM… đều đã đồng loạt lùi xuống dưới mốc tham chiếu. ITA giảm 3,1% xuống 6.200 đồng/CP và là mã có giao dịch mạnh nhất trên sàn HOSE, đạt 2,6 triệu đơn vị. Trong khi đó, mã SII tăng 1,3% lên 15.400 đồng/CP và thỏa thuận được gần 1,18 triệu đơn vị. Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE là KAC tăng 400 đồng (+6,67%) lên 6.400 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 50 đơn vị. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index lúc 09:38 đứng ở mức 61,96 điểm, tăng 0,03 điểm (0,04%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 4,066 triệu đơn vị, trị giá 31,71 tỷ đồng. Khép phiên sáng, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 61,46 điểm, giảm 0,48 điểm (-0,77%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,505 triệu đơn vị, trị giá 117,53 tỷ đồng. Toàn sàn có 48 mã tăng, 93 mã giảm và 241 mã đứng giá. Chỉ số HNX30-Index giảm 0,86 điểm (-0,74%), xuống còn 115,08 điểm, với 2 mã tăng, 18 mã giảm và 10 mã đứng giá. Các mã ACB, VND, SHS, PVS, PVV… đều đã ngập trong sắc đỏ. Mã PVV đã chạm mức giá sàn và chỉ khớp được 25.700 đơn vị. ACB giảm 0,6% xuống 15.600 đồng/CP. Trong khi đó, 2 mã SCR và SHB đứng giá tham chiếu và đều khớp được trên 1 triệu đơn vị. Phiên sáng nay giao dịch trên sàn HNX diễn ra vô cùng ảm đạm, ngoài 2 mã SCR và SHB ra thì không còn mã nào khớp được trên 1 triệu đơn vị. Cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HNX là NVC, tăng 100 đồng (+20 %) lên 600 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 19.500 đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài phiên sáng mua vào 2.912.160 đơn vị trên cả hai sàn và bán ra 111.900 đơn vị trên HNX (chưa có số liệu bán trên HOSE). Mã SHB được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 429.800 đơn vị (chiếm 28,1% tổng khối lượng giao dịch). Tiếp theo là các mã AME (302.050 đơn vị), SBT (300.500 đơn vị), TDH (205.000 đơn vị), IDJ (176.400 đơn vị). Thống kê số lệnh khớp trên cả hai sàn là 24.001 lệnh, nếu tính bình quân mỗi lệnh khớp là 2.195 đơn vị, trị giá khoảng 255 triệu đồng. Bình Minh - NDH | 166 | Giao dịch cổ phiếu 22/10 |
Phiên chiều: Cố giữ mốc 500 Dường như không muốn VN-Index sớm chia tay với mốc 500 điểm, mốc nhạy cảm và cũng là mốc hy vọng cho thị trường, nhiều người nắm giữ tiền mặt đã chấp nhận mua vào trong phiên chiều, giúp thị trường dấn hồi phục, thậm chí VN-Index có thời điểm chớm xanh trở lại. Dù hạ nhiệt vào cuối phiên và chấm dứt chuỗi tăng điểm, nhưng VN-Index vẫn may mắn giữ lại được mốc 500 điểm. Kết thúc phiên, VN-Index giảm 1 điểm (-0,2%), xuống 500,57 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 74,97 triệu đơn vị, tương đương giá trị 1.041,67 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 6,45 triệu đơn vị, trị giá 174,2 tỷ đồng. CTI, HAG và SII là những mã có giao dịch thỏa thuận lớn nhất, từ gần 1,2 triệu đơn vị đến 1,6 triệu đơn vị. Trong khi đó, VNM là mã đóng góp lớn nhất về giá trị trong phiên thỏa thuận với 72,5 tỷ đồng cho 0,5 triệu đơn vị được sang tên. Lực mua gia tăng cũng giúp cho số mã tăng điểm nhiều hơn trong phiên chiều, với 82 mã tăng, trong khi có 132 mã giảm và 65 mã đứng giá. Chí số VN30-Index cũng giảm 0,94 điểm (-0,17%), xuống 560,36 điểm với 7 mã tăng, 5 mã đứng giá và 18 mã giảm giá. ITA tiếp tục đứng đầu về thanh khoản với gần 4,8 triệu đơn vị được khớp, chốt phiên ở mức tham chiếu 6.400 đồng/cổ phiếu. HQC cũng được khớp khá lớn với gần 2,6 triệu đơn vị, đứng ở mức giá 6.400 đồng/cổ phiếu, giảm nhẹ 100 đồng. Trong khi đó, LAF vẫn giữ được sắc tím với kết quả kinh doanh khả quan; KMR tiếp tục có phiên tăng trần; TDH vẫn giữ được mức tăng 600 đồng (+5,13%), lên 12.300 đồng/cổ phiếu, với 0,92 triệu đơn vị được khớp, trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 0,2 triệu đơn vị. Tuy nhiên, mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất trên HOSE trong phiên hôm nay là SBT với 320.700 đơn vị, đứng thứ 2 sau SBT và trên TDH là ITA với 214.360 đơn vị. Tổng khối lượng mua vào của khối ngoại trên HOSE trong phiên hôm nay là 3.646.270 đơn vị và bán ra 3.782.230 đơn vị. Trên HNX, chỉ số HNX-Index cũng hồi nhẹ vào cuối phiên và đóng cửa ở mức 61,66 điểm, giảm 0,28 điểm (-0,45%). Trong khi HNX30-Index cũng giảm 0,95 điểm (-0,82%), xuống 114,99 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trong phiên hôm nay là 29,74 triệu đơn vị, tương đương giá trị 254,13 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 5,07 triệu đơn vị, trị giá 43,78 tỷ đồng. Riêng VCS là mã được thỏa thuận lớn nhất với 4,1 triệu đơn vị được sang tên. Phiên này có 5 mã có khối lượng khớp trên 1 triệu đơn vị trên HNX là SHB (2,4 triệu đơn vị), SCR (2,23 triệu đơn vị), VCG (1,82 triệu đơn vị), VND (1,42 triệu đơn vị), KLS (1,32 triệu đơn vị). Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 2.214.550 đơn vị và bán ra 490.100 đơn vị. Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này giảm 1,56 điểmxuống còn 493,21 điểm (-0,32%). Trong đó có 12 mã tăng giá, 25 mã giảm và 13 mã đứng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến các mã như NLG (3,3%), VSH (2,9%), BMP (2,2%), STB (1,2%) và CII (1,1%). Giảm mạnh nhất là các mã như DHG (-2,6%), CTG (-1,7%), SHB (-1,4%), SSI (-1,2%) và KBC (-1,0%). Phiên sáng: VN-Index gãy cánh Phiên phân phối đầu tuần khiến nhà đầu tư trở nên thận trọng khi bước vào phiên giao dịch sáng nay. Lực mua không còn được tích cực như phiên hôm qua khi bên mua chỉ đặt giá thấp khiến thị trường giảm điểm. Tuy nhiên, nhờ lực đỡ nhẹ của một vài bluechip, nên đà giảm của thị trường không quá mạnh, mà chủ yếu là lình xình quanh mốc tham chiếu. Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 0,63 điểm (+0,13%), xuống 500,94 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 3,14 triệu đơn vị, trị giá 74,99 tỷ đồng. Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, dưới sự hỗ trợ của một số mã bluechip như VIC, GMD, HPG nên có lúc VN-Index rướn lên trên mốc tham chiếu, song màu xanh cũng không duy trì được lâu. Thị trường sau đó giằng co mạnh quanh mốc tham chiếu. Đến 10h23, VN-Index đứng ở mức 501,42 điểm, giảm 0,15 điểm (-0,03%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 23,38 triệu đơn vị, tương đương giá trị 347,27 tỷ đồng. Dù sóng không còn mạnh ở các mã bất động sản, nhưng vẫn có những gợi nhỏ ở TDH, trong khi HQC, ITC, LCG quay đầu giảm điểm. Những gợn sóng nhỏ cũng xuất hiện ở một vài mã riêng biệt như TSC, SZL, KMR, LAF. Diễn biến trên HNX cũng khá giống với HOSE khi chỉ số HNX-Index giằng co quanh mốc tham chiếu với thanh khoản thấp hơn so với phiên hôm qua. Đến 10h27, HNX-Index giảm 0,16 điểm (-0,26%), xuống 61,78 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 9,65 triệu đơn vị, trị giá 78,41 tỷ đồng. Sau nửa thời gian đầu giằng co, thị trường sau đó xác định được xu hướng đi xuống trong nửa cuối phiên sáng khi lực mua không còn tích cực, trong khi bên bán đã giảm giá để đẩy hàng. Đà giảm về cuối phiên càng được nới rộng và VN-Index chính thức chia tay mốc 500 điểm sau 2 phiên cố bám trụ. Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm 1,92 điểm (-0,38%), xuống 499,65 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 41,11 triệu đơn vị, tương đương giá trị 598,43 tỷ đồng, thấp hơn phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận hơn 2,1 triệu đơn vị, trị giá 98 tỷ đồng. Số mã tăng, giảm trái ngược hoàn toàn so với phiên sáng qua. Trong khi sáng qua số mã tăng gấp hơn 3 lần số mã giảm (148 mã tăng, 45 mã giảm), thì trong phiên sáng nay, số mã giảm gấp gần 3 lần số mã tăng với 49 mã tăng, trong khi có tới 136 mã giảm. Trong nhóm VN30, số mã tăng cũng chỉ có 6 mã, trong khi có tới 17 mã giảm. Chốt phiên, VN30-Index giảm 1,58 điểm (-0,28%), xuống 559,72 điểm. ITA vẫn là mã được khớp nhiều nhất trên sàn HOSE, tuy nhiên, mức khớp không còn đột biến như phiên hôm qua. Kết thúc phiên sáng nay, ITA được khớp 2,65 triệu đơn vị, đứng ở mức giá 6.200 đồng, giảm 200 đồng (-3,13%). Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ được phong độ mua vào của mình khi sáng nay họ mua vào tổng cộng 1.583.190 đơn vị, trong đó, SBT và TDH là 2 mã được mua vào nhiều nhất với 300.500 đơn vị và 205.000 đơn vị. Đây cũng chính là lý do giúp TDH duy trì được đà tăng tốt, dù các mã bất động sản khác đã quay đầu giảm giá. Tương tự, sau những phút đầu giằng co, HNX-Index cũng giảm dần về cuối phiên và đóng cửa ở mức 61,46 điểm, giảm 0,48 điểm (-0,77%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,5 triệu đơn vị, tương đương giá trị 117,53 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận 0,82 triệu đơn vị, trị giá 5,12 tỷ đồng. Trong 382 mã niêm yết trên HNX, có 48 mã tăng, 93 mã giảm, 62 mã đứng giá và 179 mã không có giao dịch. Trong đó, nhóm HNX30 có 2 mã tăng là LAS và PGS, trong khi có 18 mã giảm, đóng cửa, HNX30-Index giảm 0,86 điểm (-0,74%), xuống 115,08 điểm. SHB và SCR tiếp tục là cổ phiếu sôi động nhất trên sàn với khối lượng khớp lần lượt đạt 1,53 triệu đơn vị và 1,11 triệu đơn vị. Cả 2 mã này đều đứng ở mức tham chiếu 7.000 đồng/cổ phiếu và 5.800 đồng/cổ phiếu. SHB tiếp tục được khối ngoại bền bỉ mua vào với 429.800 đơn vị, trong tổng số 1.322.950 đơn vị mua vào của khối này. Ngoài SHB, sáng nay, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua vào khá mạnh AME với 302.050 đơn vị. Dù lực mua chủ yếu trong phiên thỏa thuận, nhưng với động thái này của khối ngoại đã giúp mã này tăng trần lên 5.300 đồng/cổ phiếu và còn dư mua trần 193.000 đơn vị, dù đầu phiên có thời điểm xuống mức sàn 4.500 đồng/cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, khối ngoại chỉ bán ra 111.900 đơn vị, trong đó, PVS tiếp tục bị họ loại khỏi danh mục với tổng khối lượng bán 60.500 đơn vị, trong khi chỉ mua vào 38.600 đơn vị. Chỉ số VIR-50 đo lường biến động của 50 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên TTCK Việt Nam phiên này giảm 3,39 điểmxuống còn 491,38 điểm (-0,69%). Trong đó có 8 mã tăng giá, 24 mã giảm và 18 mã đứng giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến các mã như VSH (1,5%), VIC (0,8%), PNJ (0,7%), BMP (0,7%) và REE (0,4%). Giảm mạnh nhất là các mã như VNR (-8,8%), ITA (-3,1%), KBC (-3,1%), NVB (-3,1%) và DHG (-2,6%). PXS: Ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức đợt 1/2013 (7,5%) PVC: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2012 (10%) và lấy ý kiến bằng văn bản >> CTCK nhận định thị trường ngày 22/10 >> Góc nhìn kỹ thuật cho phiên giao dịch ngày 22/10 >> Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/10 >> Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/10 | 166 | Giao dịch cổ phiếu 22/10 |
Tại hội thảo công bố kết quả khảo sát lương và phúc lợi năm 2013 ngày 17.10, bà Nguyễn Hoa, trưởng bộ phận Khảo sát lương và Tư vấn nhân sự theo phương pháp Mercer của tổ chức Talentnet cho biết, tỷ lệ tăng lương năm 2013 cao hơn tỷ lệ lạm phát, với mức tăng 11,3%. Trong đó, 3 lĩnh vực không bị ảnh hưởng nhiều đến biến động của nền kinh tế và duy trì được tỷ lệ tăng lương cao nhất, 12% là dược phẩm, sản xuất và hàng tiêu dùng. Các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng và bất động sản có tỉ lệ tăng lương thấp nhất, phản ánh rất rõ mức độ ảnh hưởng bởi sự biến động của nền kinh tế trong năm vừa qua. Mức lương cơ bản ở các công ty nước ngoài cao hơn của công ty trong nước 29%, cao hơn năm trước 3%. Theo báo cáo của Talentnet, tỷ lệ người lao động nghỉ việc năm 2013 giảm khoảng 2 -3 % so với năm 2012 trong tất cả các ngành nghề. Tỉ lệ nghỉ việc cao nhất trong hai năm gần đây là ngành Công nghệ cao do bởi được đánh giá là một ngành “đang lên”, thiếu hụt những nhân sự giỏi và có kĩ năng chuyên môn cao vì vậy dẫn đến những biến động về nhân sự trong những năm gần đây. Sự ổn định nhân sự nhất vẫn ở ngành dầu khí với tỉ lệ nghỉ việc thấp nhất trong toàn thị trường là 6,3% do tính chất đặc thù về nhân sự và ổn định của ngành. Các công ty nước ngoài vẫn có tỷ lệ nghỉ việc ít hơn so với cụm công ty trong nước, và khối kinh doanh vẫn là lực lương biến động nhân sự nhiều nhất cho cả trong và ngoài nước. Trưởng phòng kinh doanh, chuyên viên kinh doanh và trưởng phòng tiếp thị vẫn là các công việc được săn đón nhiều nhất, nằm trong nhóm 3 công việc các công ty khó tuyển dụng và giữ nhân tài nhất trong các năm qua. Các doanh nghiệp trong nước năm 2013 đã tiết giảm bớt phúc lợi cho nhân viên, cụ thể như bảo hiểm sức khỏe giảm 8%, bảo nhiểm nhân thọ giảm 9% và xe hơi giảm 10%. Thay vào đó là hỗ trợ nhu cầu vay vốn cho nhân viên và đẩy mức này tăng 6%. DUYÊN DUYÊN | 167 | Khảo sát tăng lương |
(Ảnh minh họa: PV/Vietnam+) “Trong khi các tập đoàn đa quốc gia có mức tăng lương bình quân cho nhân viên là 11,1 % thì các công ty trong nước có mức tăng lương nhỉnh hơn một chút 11,3%,” bà Nguyễn Hoa cho biết. Đây là nhận định được đưa ra tại buổi công bố kết quả khảo sát lương tại Việt Nam năm 2013 do Công ty tư vấn về nhân sự Mercer và đại diện tại Việt Nam - Talentnet tổ chức ngày 17/10 tại Hà Nội. Theo kết quả khảo sát, đa số các công ty tham gia khảo sát (71%) đều thực hiện chế độ trả lương tháng thứ 13, có 3% trả thêm lương tháng thứ 4, còn lại là số ít trả lương đủ 12 tháng hoặc thực hiện các chế độ trả lương khác. Tỷ lệ trả lương tháng thứ 13 không thay đổi đối với các công ty nước ngoài tuy nhiên các trong số công ty trong nước tham gia khảo sát thì tỷ lệ này đã giảm hơn so với năm ngoái 15% và thay vào đó là trả 12 tháng hoặc bằng hình thức trả lương khác. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cho thấy, việc kiểm soát quỹ lương thưởng như thế nào cho tiết kiệm và hiệu quả cũng là điều các doanh nghiệp đặt quan tâm lên hang đầu. Các công ty vẫn cố gắng đảm bảo các chính sách lương bổng, phúc lợi để thu hút và giữ chân nhân tài một cách hiệu quả, đặc biệt là đối với các cấp quản lý và lãnh đạo. Kết quả khảo sát theo cụ thể từng ngành nghề cho thấy, dược phẩm, sản xuất và hàng tiêu dùng là 3 lĩnh vực không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến động của nền kinh tế, vì vậy đây là ba ngành vẫn duy trì được tỷ lệ tăng lương cao nhất qua các năm và năm nay là 12%. Trong khi đó, các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng và bất động sản có tỷ lệ tăng lương thấp nhất, phản ánh rất rõ mức độ ảnh hưởng bởi sự biến động của nền kinh tế trong nằm vừa qua. Xét về tỷ lệ nghỉ việc, tình hình kinh tế thay đổi khiến cả chủ doanh nghiệp và người lao động thận trọng hơn trong vấn đề tuyển dụng mới và thay đổi công việc. Vì vậy, nhìn chung, tỷ lệ nghỉ việc năm nay có giảm khoảng 2-3 % so với năm ngoái trong tất cả các ngành nghề. Tỷ lệ nghỉ việc cao nhất trong hai năm gần đây là ngành công nghệ cao. Nguyên nhân là do ngành này được đánh giá là một ngành “đang lên” và sự thiếu hụt những nhân sự giỏi, có kỹ năng chuyên môn cao dẫn đến những biến động về nhân sự ngành này trong những năm gần đây. Năm 2013 cũng là năm đầu tiên các công ty trong lĩnh vực công nghệ tham gia khảo sát đông đảo nhất cho thấy sự chuyển hướng đầu tư và tập trung về nhân sự của lĩnh vực này. Tương tự như năm trước, sự ổn định nhất về nhân sự vẫn là ở ngành dầu khí với tỷ lệ nghỉ việc thấp nhất trong toàn thị trường là 6,3%. Sự ổn định này là do tính chất đặc thù về nhân sự và phát triển ổn định của ngành. Về tình hình tuyển dụng và cắt giảm nhân sự, có 3% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết sẽ cắt giảm nhân sự và số lượng các doanh nghiệp quyết định tuyển dụng thêm đã giảm còn 60% so với 68% của năm 2012. Các vị trí: Trưởng phòng kinh doanh, chuyên viên kinh doanh và trưởng phòng tiếp thị vẫn là các công việc được săn đón nhiều nhất, nằm trong nhóm 3 công việc các công ty khó tuyển dụng và giữ nhân tài nhất trong các năm qua./. Cuộc khảo sát lương tại Việt Nam năm 2013 đã thu hút 418 công ty đến từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau tham gia và thu thập dữ liệu lương thưởng từ 1.572 vị trí của hơn 142.587 nhân viên trên khắp Việt Nam. Số lượng các công ty tham gia khảo sát năm 2013 tăng so với năm 2012 và có xu hướng ngày càng tăng chứng tỏ rằng hiện nay ngày càng nhiều các công ty xem xét hệ thống lương thưởng một cách nghiêm túc./ . Hồng Kiều (Vietnam+) | 167 | Khảo sát tăng lương |
Mercer, công ty tư vấn về nhân sự và đại diện tại Việt Nam - Talentnet vừa công bố khảo sát lương năm 2013. Đây là năm thứ 14 tổ chức này thực hiện điều tra lương và phúc lợi tại Việt Nam. Khảo sát được thực hiện tại 418 công ty từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, dữ liệu về lương, thưởng được thu thập từ 1.572 vị trí của khoảng 142.600 nhân viên trên cả nước. Đơn vị nghiên cứu nhấn mạnh, khảo sát được thực hiện chủ yếu với nhóm công ty cổ phần, FDI, tập đoàn đa quốc gia... và không có nhóm doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn. Bà Hoa Nguyễn, Trưởng bộ phận Khảo sát lương và Tư vấn nhân sự theo phương pháp Mercer của Talentnet cho biết, tương tự như năm ngoái, tỷ lệ tăng lương hiện vẫn cao hơn lạm phát. Tuy nhiên, năm nay tốc độ tăng giá được kiểm soát tốt hơn nên mức điều chỉnh lương cũng thấp hơn. Trong đó, các tập đoàn đa quốc gia có mức tăng lương bình quân cho nhân viên là 11,1 %, các công ty trong nước có mức điều nhỉnh hơn một chút - 11,3%. Tỷ lệ tăng lương năm 2013 ở nhóm doanh nghiệp ngoài Nhà nước vẫn cao hơn lạm phát. Nguồn: Khảo sát của Mercer-Talentnet 2013 Xét cụ thể từng ngành nghề, dược phẩm, sản xuất và hàng tiêu dùng là 3 lĩnh vực vẫn duy trì được tỷ lệ tăng lương cao nhất qua các năm và 2013 là 12%. Trong khi đó, khu vực dịch vụ tài chính, ngân hàng và bất động sản có mức điều chỉnh thấp nhất, phản ánh rất rõ mức độ ảnh hưởng bởi khó khăn kinh tế trong nằm vừa qua, nhóm nghiên cứu nhận định. Dược phẩm, sản xuất, hàng tiêu dùng vẫn đứng đầu về tốc độ tăng lương bình quân. Nguồn: Khảo sát của Mercer-Talentnet 2013 Kết quả khảo sát cũng cho thấy, tình hình kinh tế thay đổi khiến cả chủ doanh nghiệp và người lao động đều thận trọng hơn trong vấn đề tuyển dụng mới và thay đổi công việc. Do đó, xét về mặt bằng chung tỷ lệ nghỉ việc năm nay có giảm khoảng 2 -3 % so với năm ngoái trong tất cả các ngành nghề. Xét theo ngành, tỷ lệ nghỉ việc cao nhất trong hai năm gần đây thuộc về công nghệ cao. "Đây là một ngành 'đang lên' , thiếu hụt những nhân sự giỏi và có kĩ năng chuyên môn cao vì vậy dẫn đến những biến động về nhân sự trong những năm gần đây", báo cáo nêu rõ. Và tương tự như năm trước, sự ổn định nhân sự nhất vẫn ở ngành dầu khí do tính chất đặc thù về nhân sự. Đại diện Talentnet cũng cho biết, tuy tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng vẫn có tới 60% doanh nghiệp quyết định tuyển thêm nhân viên (so với 68% năm 2012). Trong khi đó, chỉ có 3% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết sẽ cắt giảm nhân sự, bằng năm 2012. Các vị trí trưởng phòng kinh doanh, chuyên viên kinh doanh và trưởng phòng tiếp thị vẫn là những công việc được săn đón nhiều nhất do khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ nhân tài nhất. "Trong những năm tình hình kinh tế khó khăn, vị trí trưởng phòng kinh doanh thậm chí còn quan trọng hơn vì đây là công việc mang đến doanh thu trực tiếp cho công ty", đại diện Mercer nhận định. Về chế độ thưởng và phúc lợi, kết quả cho thấy có 71% các công ty tham gia khảo sát đều thực hiện chế độ trả lương tháng thứ 13, có 3% trả thêm lương tháng thứ 14. Nhận định về tình hình nhân sự năm 2014, bà Hoa Nguyễn cho rằng sẽ có biến động khả quan hơn. "Kinh tế năm sau được dự đoán sẽ chuyển biến tích cực, do đó các chỉ số về lương, thưởng, phúc lợi... có thể diễn biến theo hướng lạc quan hơn", bà cho hay. Ngọc Tuyên | 167 | Khảo sát tăng lương |
CôngThương - Theo Bộ Tài chính, căn cứ diễn biến giá xăng dầu thế giới thời gian gần đây, thì chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở bình quân 30 ngày (từ ngày 21/9/2013 đến 20/10/2013) các mặt hàng xăng dầu như sau: Đơn vị tính: VNĐ/lít,kg Mặt hàng Giá bán hiện hành (1) Giá cơ sở (2) Mức chênh lệch giữa giá bán hiện hành với giá cơ sở (3)= (2)- (1) Xăng RON 92 23.880 24.084 - 204 Dầu Diêzen 22.310 22.902 - 592 Dầu hỏa 22.020 22.934 - 914 Dầu madut 18.510 18.778 - 268 Theo bảng trên, hầu hết kinh doanh các mặt hàng xăng dầu đều lỗ, nhiều nhất là dầu hỏa 914 đồng/lít, dầu điêzen lỗ 592 đồng/lít. Mặc dù kinh doanh xăng dầu đang lỗ nhưng Bộ Tài chính vẫn yêu cầu các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối giữ ổn định giá bán và giảm mức chi sử dụng Quỹ đối với hầu hết các mặt hàng xăng dầu. Cụ thể: Đối với mặt hàng xăng các loại: giảm sử dụng Quỹ bình ổn từ 300 đ/lít xuống còn 200 đ/lít (giảm 100 đ/lít); dầu điêzen các loại: giữ nguyên mức sử dụng Quỹ như hiện hành 300 đ/lít; Dầu hỏa: giảm sử dụng Quỹ từ 800 đ/lít xuống còn 700 đ/lít (giảm 100 đ/lít); Mazut: cho phép sử dụng Quỹ 200 đ/kg. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng quyết định tiếp tục giảm lợi nhuận định mức trong kinh doanh xăng dầu. Theo đó, lợi nhuận định mức trong giá cơ sở chỉ còn 100 đồng/lít (giảm 200 đồng/lít). Việc điều hành kinh doanh xăng dầu như trên cho thấy, quản lý nhà nước đang nghiêng về lợi ích của người tiêu dùng, giá xăng dầu vẫn trong tình trạng bao cấp. Thanh Hương PHẢN HỒI | 168 | Bình ổn xăng dầu |
Chiều 22/10, Bộ Tài chính đã có văn bản số 14239/BTC-QLG ngày 22/10/2013 gửi Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối về việc điều hành kinh doanh xăng dầu. Theo đó, Bộ Tài chính căn cứ diễn biến giá xăng dầu thế giới trong thời gian gần đây; trên cơ sở nguyên tắc tính toán giá cơ sở theo các quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, Thông tư số 234/2009/TT-BTC (trong đó thuế suất thuế nhập khẩu, mức trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu như quy định hiện hành) thì chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở bình quân 30 ngày từ ngày 21/9/2013 đến ngày 20/10/2013 các mặt hàng xăng dầu như sau: Giá xăng dầu (Đơn vị: VNĐ/lit,kg) Trên cơ sở chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở theo tính toán như trên, thực hiện việc chia sẻ hài hòa lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và cân đối ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính thông báo như sau: Thứ nhất, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối giữ ổn định giá bán; thuế suất thuế nhập khẩu, mức trích Quỹ Bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng, dầu như hiện hành. Thứ hai, đối với mặt hàng xăng: Giảm mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá 100 đồng/lít (từ 300 đồng/lít xuống còn 200 đồng/lít); Thứ ba, đối với mặt hàng dầu điêzen: Tiếp tục tạm tính lợi nhuận định mức 100 đồng/lít trong cơ cấu giá cơ sở và sử dụng Quỹ Bình ổn giá 300 đồng/lít. Thứ tư, đối với mặt hàng dầu hỏa: Tiếp tục tạm tính lợi nhuận định mức 100 đồng/lít trong cơ cấu giá cơ sở; và giảm mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá 100 đồng/lít (từ 800 đồng/lít xuống còn 700 đồng/lít). Thứ năm, mặt hàng dầu madut: Cho phép các doanh nghiệp được phép sử dụng Quỹ Bình ổn giá 200 đồng/kg. Thứ sáu, về thời điểm thực hiện: Thời điểm thực hiện đối với mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu: Áp dụng từ 20 giờ 00 phút ngày 22 tháng 10 năm 2013. Bộ Tài chính thông báo và yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối báo cáo tình hình thực hiện về Liên Bộ Tài chính ‑ Công Thương để Liên Bộ theo dõi, giám sát theo quy định. Nguồn Bộ Tài chính Chiều 22/10, Bộ Tài chính đã có văn bản số 14239/BTC-QLG ngày 22/10/2013 gửi Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối về việc điều hành kinh doanh xăng dầu. Theo đó, Bộ Tài chính căn cứ diễn biến giá xăng dầu thế giới trong thời gian gần đây; trên cơ sở nguyên tắc tính toán giá cơ sở theo các quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, Thông tư số 234/2009/TT-BTC (trong đó thuế suất thuế nhập khẩu, mức trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu như quy định hiện hành) thì chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở bình quân 30 ngày từ ngày 21/9/2013 đến ngày 20/10/2013 các mặt hàng xăng dầu như sau: Giá xăng dầu (Đơn vị: VNĐ/lit,kg) Trên cơ sở chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở theo tính toán như trên, thực hiện việc chia sẻ hài hòa lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và cân đối ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính thông báo như sau: Thứ nhất, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối giữ ổn định giá bán; thuế suất thuế nhập khẩu, mức trích Quỹ Bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng, dầu như hiện hành. Thứ hai, đối với mặt hàng xăng: Giảm mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá 100 đồng/lít (từ 300 đồng/lít xuống còn 200 đồng/lít); Thứ ba, đối với mặt hàng dầu điêzen: Tiếp tục tạm tính lợi nhuận định mức 100 đồng/lít trong cơ cấu giá cơ sở và sử dụng Quỹ Bình ổn giá 300 đồng/lít. Thứ tư, đối với mặt hàng dầu hỏa: Tiếp tục tạm tính lợi nhuận định mức 100 đồng/lít trong cơ cấu giá cơ sở; và giảm mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá 100 đồng/lít (từ 800 đồng/lít xuống còn 700 đồng/lít). Thứ năm, mặt hàng dầu madut: Cho phép các doanh nghiệp được phép sử dụng Quỹ Bình ổn giá 200 đồng/kg. Thứ sáu, về thời điểm thực hiện: Thời điểm thực hiện đối với mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu: Áp dụng từ 20 giờ 00 phút ngày 22 tháng 10 năm 2013. Bộ Tài chính thông báo và yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối báo cáo tình hình thực hiện về Liên Bộ Tài chính ‑ Công Thương để Liên Bộ theo dõi, giám sát theo quy định. | 168 | Bình ổn xăng dầu |
Theo số liệu của Bộ Tài chính thì hiện giá xăng RON 92 đang được bán với giá 23.880 đồng/lít, thấp hơn giá cơ sở khoảng 204 đồng/lít. Trong khi đó, các loại dầu cũng có giá hiện hành thấp hơn cơ sở từ 268 - 914 đồng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết, nhằm thực hiện việc chia sẻ hài hòa lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và cân đối ngân sách Nhà nước, cơ quan này đã gửi công văn chỉ đạo đến các doanh nghiệp đầu mối đề nghị không tăng giá xăng dầu thời điểm này. Bộ tài chính yêu cầu xăng chưa được tăng giá Công văn nêu rõ: "Yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối giữ ổn định giá bán; thuế suất thuế nhập khẩu, mức trích Quỹ Bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng, dầu như hiện hành" Đối với mặt hàng xăng, giảm mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá 100 đồng/lít (từ 300 đồng/lít xuống còn 200 đồng/lít). Đối với dầu diesel, tiếp tục tạm tính lợi nhuận định mức 100 đồng/lít trong cơ cấu giá cơ sở và sử dụng Quỹ Bình ổn giá 300 đồng/lít. Trong khi đó, với mặt hàng dầu hỏa, tiếp tục tạm tính lợi nhuận định mức 100 đồng/lít trong cơ cấu giá cơ sở; và giảm mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá 100 đồng/lít (từ 800 đồng/lít xuống còn 700 đồng/lít). Với mặt hàng dầu madut thì Bộ Tài chính cho phép các doanh nghiệp được phép sử dụng Quỹ Bình ổn giá 200 đồng/kg. Trước đó, lần điều chỉnh giá xăng, dầu gần nhất vào ngày 7/10 với việc giảm giá các mặt hàng xăng tối thiểu 387 đồng/lít. Với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), mức giảm giá trong đợt điều chỉnh đó là 390 đồng/lít. Sau khi điều chỉnh ngày 7/10, giá xăng RON92 áp dụng cho vùng 1 của Tập đoàn trên có mức giá mới là 23.880 đồng/lít, xăng Ron 95 là 24.380 đồng/lít. Ngọc Vy | 168 | Bình ổn xăng dầu |
Nếu trong tháng 9, CPI của Hà Nội tăng là chủ yếu là do quyết định hành chính thì trong tháng 10 này, CPI tăng 0,57% của là dựa vào yếu tố thị trường. Sau 10 tháng, CPI của Hà Nội tăng 6,4%. Theo Dân trí, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,01%. Trong đó lương thực tăng 2,96% với mức tăng 500-1000 đồng/kg tại mặt hàng gạo. Do mưa bão làm nhiều vùng trồng rau bị ngập úng, khiến nguồn cung giảm nên giá các loại rau, củ quả vẫn giữ ở mức cao như rau muống 7.000 - 8.000 đ/mớ, bắp cải 15.000 – 17.000 đ/kg… Bên cạnh đó, do tăng giá nước sạch từ 1/10 nên chỉ số giá nhóm hàng nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,7%; chỉ có 2 nhóm hàng có chỉ số giá ngang bằng so tháng trước là nhóm bưu chính viễn thông và nhóm giáo dục. Giao thông là nhóm duy nhất giảm xuống 0,24% do giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ ngày 7/10. Trong khi đó, chỉ số giá vàng tháng 10 giảm hơn 3% so với tháng trước và chỉ số giá USD giảm nhẹ. Ngoài ra, Cục Thống kê Hà Nội cũng cho biết, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng 10 đạt mức tăng 8,9% so tháng trước và tăng 8% so cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn tháng này cũng tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 17,9% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong tháng cũng tăng so với tháng trước. Theo dự đoán, chỉ số giá tiêu dùng có thể tăng trong các tháng còn lại của năm nay và những tháng đầu năm sau do ảnh hưởng từ các chính sách miễn, giảm, gia hạn, hoàn thuế, sức mua tăng vào dịp cuối năm nhất là dịp Tết Nguyên Đán. Do đó, để kiểm soát lạm phát cuối năm theo đúng như chỉ tiêu đề ra, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho biết trên báo Đại Đoàn Kết, nhà nước cần phải thận trọng trong các chỉ đạo tăng giá nhất là điều chỉnh mặt hàng do nhà nước quản lý. Bên cạnh đó, cần phải tiến hành rà soát lại từng nhóm mặt hàng để đưa ra phương pháp quản lý phù hợp. | 169 | Chỉ sổ giá tiêu dùng Hà Nội tháng 10/2013 |
Ảnh minh họa. (eFinance Online) - Cục Thống kê Hà Nội vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn Thủ đô đã tăng 0,57% so với tháng trước và tăng 6,89% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, CPI của Thủ đô đã tăng 6,4%. Tháng này, có 8 trên tổng số 11 nhóm hàng tăng giá so tháng trước, 2 nhóm có mặt bằng giá tương đương tháng trước là bưu chính viễn thông và giáo dục; giao thông là nhóm duy nhất giảm 0,24% so với tháng trước khi giá xăng giảm gần 400 đồng một lít từ ngày 7/10. Tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 1,01%) trong đó lương thực tăng 2,96%, mưa bão cũng khiến nguồn cung rau, củ quả giảm và vì thế làm giá nhóm hàng thực phẩm tăng cao (0,95%), ăn uống ngoài gia đình cũng tăng 0,18%. Bên cạnh đó, giá nước sạch tăng từ 1/10 cũng khiến nhóm hàng nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,7% trong tháng này. Không nằm trong rổ hàng hóa tính giá, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ tiếp tục giảm so với tháng trước lần lượt là 3,33% và 0,11%. (HTH) | 169 | Chỉ sổ giá tiêu dùng Hà Nội tháng 10/2013 |
Giá lương thực thực phẩm tác động vào CPI Hà Nội tháng 10 Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của thành phố tăng 0,57% so tháng trước. Nhóm giao thông là nhóm duy nhất giảm 0,24% trong tháng qua. Có 8/11 nhóm hàng tăng so tháng 9 và 2 nhóm hàng tăng cao làm ảnh hưởng đến chỉ số giá tháng này là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 1,01% và nhóm hàng nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng với mức tăng 0,7%. Trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, lương thực tăng 2,96%, thực phẩm tăng 0,95% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,18%. Nguyên nhân tăng là do ảnh hưởng của mưa bão, nguồn cung lương thực, thực phẩm bị khan hiếm hơn, đẩy giá tăng cao. Giá lương thực thực phẩm tác động vào CPI Hà Nội tháng 10 (Ảnh minh họa) Ngoài ra, giá nước sạch ở Hà Nội bắt đầu tăng từ 1/10, đã đẩy nhóm hàng nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,7%. Giá các số mặt hàng may mặc Thu – Đông tăng nhẹ do thời tiết miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển mùa. 2 nhóm hàng có chỉ số giá bằng so tháng trước là nhóm bưu chính viễn thông và nhóm giáo dục. Như vậy, CPI tháng 10 của Hà Nội có cùng mức tăng như CPI tháng 9. Tuy nhiên, trong tháng 9, nguyên nhân khiến CPI Hà Nội tăng 0,57% chủ yếu đến từ tác động của các quyết định hành chính thì tháng 10 nguyên nhân tăng đến từ yếu tố thị trường nhiều hơn. CPI bình quân 10 tháng năm 2013 tăng 6,25% so cùng kỳ năm ngoái. Thống kê cho thấy, trong 10 tháng, có 10/11 nhóm hàng tăng, duy nhất có nhóm hàng bưu chính viễn thông là giảm 0,18%. | 169 | Chỉ sổ giá tiêu dùng Hà Nội tháng 10/2013 |
( Doanh nghiệp ) - Tại buổi họp báo thường kỳ quý 3/2013 của Vinacomin ngày 21/10, đại diện lãnh đạo tập đoàn đã thông báo nhiều thông tin liên quan đến công nợ của EVN, phát hành trái phiếu lấy nguồn vốn đầu tư cho các dự án hoạt động... Ông Nguyễn Văn Biên – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho biết, khoản nợ 2.000 tỷ đồng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã được giải quyết từ nhiều tháng nay. "Nợ quá hạn của EVN không còn nhiều, vào những tuần cao điểm nhất số nợ quá hạn vào khoảng 200 tỷ. Công nợ của EVN với Vinacomin không còn là vấn đề lớn", ông Biên cho biết. Đặc biệt, việc giải quyết công nợ này được Vinacomin đưa ra sau khi EVN bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra rằng tập đoàn này đầu tư ngoài ngành cả trăm ngàn tỉ nhưng lại lỗ tới hơn hai ngàn tỉ. Lỗ này được cho là do “biếu không” đơn vị khác cả chục nghìn tỉ đồng, đầu tư không hiệu quả rồi tất cả đều được tính vào giá thành bán điện, bao gồm cả giá thành xây biệt thự, sân tennis, mua siêu xe... Tập đoàn TKV phát hành 5000 tỷ trái phiếu đề lấy vốn đầu tư khai thác than, khoáng sản Chưa hết, EVN cũng là tập đoàn có mức dư nợ ngân hàng lớn nhất cho một tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Điều này khiến dự luận khá bất ngờ, bởi không chỉ có Vinacomin mà mới đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng đã tuyên bố giãn nợ gần 10.000 tỷ đồng cho EVN trả dần. Lần lượt PVN rồi đến Vinacomin tuyên bố giải quyết xong công nợ cho EVN, chỉ còn nợ tí ti, chứng minh nghi ngại của dư luận trước sự bắt tay của ba ông lớn hoàn toàn có cơ sở. Ba tập đoàn nhà nước liên kết, chiếm tới 80% tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống. Hai trong số đó nắm giá thành nguyên liệu đầu vào, còn EVN quản lý đầu ra, nếu muốn tăng giá điện EVN có lẽ chỉ cần… nháy mắt. Và thực tế, PVN đã tăng giá khí, Vinacomin tăng giá than từ tháng 4/2013 kéo theo EVN cũng đã tăng 5% giá điện từ ngày 1/8 để tránh bù lỗ. Đào sạch bán tất tài nguyên Cũng tại buổi họp báo, ông Biên cho biết, do nhu cầu vốn cần để đầu tư cho các dự án đầu tư đặc biệt là khai thác than và khoáng sản, Vinacomin đã phát hành thành công 5000 tỷ trái phiếu theo đề án phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp. Mệnh giá trái phiếu là 1 tỷ đồng/trái phiếu, kỳ hạn 5 năm (từ 26/9/2013 - 26/9/2018). Về lãi suất, các nhà đầu tư sẽ hưởng lãi suất hấp dẫn lên tới 11%/năm trong kỳ tính lãi đầu tiên. Trong các kỳ tiếp theo, lãi suất sẽ được thả nổi theo lãi suất bình quân niêm yết tại 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất cộng biên độ 3,3%/năm. Theo phương án trả nợ, Vinacomin sẽ phải trả lãi 6 tháng/lần, còn nợ gốc 5.000 tỷ đồng sẽ thanh toán toàn bộ khi đến hạn vào năm 2018. Đây sẽ là áp lực tài chính lớn cho tập đoàn này trong giai đoạn tới. Vinacomin cho biết, do thị trường than tiêu thụ giảm nên sản xuất than cũng giảm 7%, xuất khẩu than giảm 11% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đầu năm, sản lượng than tiêu thụ đạt 9 tháng 28,2 triệu tấn, bằng 66% kế hoạch năm. Trong tình hình tiêu thụ than của Vinacomin và các đơn vị thành viên gặp nhiều khó khăn. Lượng than xuất khẩu sụt giảm mạnh, thu không đủ bù đắp chi phí, vậy Vinacomin sẽ trả nợ thế nào? Theo ông Nguyễn Văn Biên, cho biết 5.000 tỷ đồng huy động được từ đợt phát hành trái phiếu này sẽ giúp tập đoàn bổ sung vốn cho các dự án trọng điểm của ngành than trong thời gian ngắn với chi phí hợp lý, khai thác hiệu quả hơn. Cụ thể nguồn vốn sẽ chia cho 3 nhóm chính. Thứ nhất là các dự án than với gần 50%. Thứ hai là dự án bauxte với 30%, còn lại là dành cho dự án amôn nitrat. Cùng với đó, Vinacomin đẩy mạnh việc xuất khẩu tài nguyên thô với giá rẻ dù trong nước đang phải nhập nhiều loại từ nước ngoài với giá cao hơn. “Trong quý IV năm 2013, tiêu thụ than của Tập đoàn dự kiến sẽ có mức tăng trưởng so quý III. Tập đoàn phấn đấu sản lượng tiêu thụ than riêng trong quý IV tối thiểu phải đạt 10,8 triệu tấn, trong đó tiêu thụ trong nước đạt 7,8 triệu tấn, xuất khẩu 3 triệu tấn”, ông Biên nói. Theo lý giải của ông Biên, việc xuất khẩu này là nhằm đảm bảo mức tiêu thụ tối thiểu và ổn định công ăn việc làm cũng như trả lương cho công nhân. Theo ông Biên, do điều kiện tình hình thị trường 9 tháng khó khăn, lương của người lao động tại một số đơn vị bị giảm so với trước đây. Bình quân 9 tháng của cán bộ công nhân viên toàn tập đoàn chỉ đạt mức 7,2 triệu đồng/người/tháng. Mức lương này khiến lãnh đạo Vinacomin cảm thấy phiền lòng vì mới chỉ đạt 95% so với kế hoạch và chưa có điều kiện cải thiện đời sống cho lao động hầm lò làm việc trong môi trường độc hại và nguy hiểm. box: Theo báo cáo của Vinacomin doanh thu của toàn tập đoàn trong 9 tháng ước đạt 68.630 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ than đạt 38.923 tỷ đồng; sản xuất, tiêu thụ khoáng sản đạt 2.581 tỷ đồng; doanh thu từ điện đạt 6.786 tỷ đồng; số còn lại thuộc các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, cơ khí... Với doanh thu đạt được trong 9 tháng năm 2013, ông Nguyễn Văn Biên - Phó TGĐ Vinacomin cho biết, lợi nhuận của tập đoàn ước đạt 1.500 tỷ đồng. Nguồn thu chính của Vinacomin vẫn chủ yếu dựa vào việc xuất khẩu than nguyên liệu, theo tính toán của ông Biên, cứ 10 triệu tấn than xuất khẩu thô sẽ nộp cho ngân sách 400 tỷ đồng, nếu không xuất khẩu 32 nghìn tấn là ngân sách mất đi 1.200 tỷ đồng. Trái ngược với thành tích này, các chuyên gia lại cảnh báo: tình trạng xuất khẩu tài nguyên thô đang đe dọa Việt Nam sẽ lại lại lời nguyền khoáng sản. Không những lo sợ nguồn tài nguyên cạn kiệt, mà không khác nào đào tài sản của dân rồi đem đi bán. Bởi lẽ, than, khoáng sản là tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, nhưng lại được nhà nước giao gần như cho không để Vinacomin khai thác. Vinacomin khai thác tài nguyên khoáng sản để xuất khẩu lại đòi giảm thuế xuất khẩu là “lọt sang xuống đất” chỉ có người bán (Vinacomin) và người mua (khách hàng nước ngoài) được hưởng lợi. Hiếu Lam | 170 | Ngành điện trả nợ ngành than |
Tại cuộc họp báo quý III/2013 của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, trả lời câu hỏi của phóng viên về tiền 2.000 tỷ đồng (tiền nợ quá hạn mua than của EVN) đối với Vinacomin, ông Nguyễn Văn Biên – Phó tổng giám đốc Vinacomin cho biết, khoản nợ này cơ bản đã được EVN thanh toán hết. EVN vẫn là "con nợ" của Vinacomin “Số tiền nợ quá hạn có lúc lên tới gần 2.000 tỷ đồng hiện nay đã được EVN trả cho Vinacomin từ khá lâu, khoảng vài tháng nay rồi”, ông Biên nói. Hiện tại, theo ông Biên, nợ tiền than của EVN không còn nhiều. Nợ quá hạn nhiều nhất cũng chỉ khoảng 200 tỷ, còn lại, thường là dưới 200 tỷ. “Khoản nợ này là điều rất bình thường trong kinh doanh. Hai bên đã có buổi làm việc, bàn bạc và EVN đã yêu cầu các công ty điện mua than phải thanh toán kịp thời, cho nên đây không còn là vấn đề lớn nữa. Còn những khoản nợ trong định mức thỏa thuận khi ký hợp đồng (sau 7-10 ngày bên mua thanh toán tiền) thì có là đương nhiên”, ông Biên giải thích thêm. Cũng theo đại diện Vinacomin, để có nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, trong tháng 9/2013, Vinacomin đã phát hành thành công trái phiếu trong nước 5.000 tỷ đồng với thời hạn 5 năm cho các dự án bauxite, dự án amôn nitrat và cho các dự án than. Trong đó, sẽ phân chia nguồn vốn cho 3 nhóm chính. Thứ nhất là các dự án than với gần 50%. Thứ hai là dự án bauxte với 30%, còn lại là dành cho dự án amôn nitrat. Trước những băn khoăn về việc Vinacomin đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên với giá rẻ, còn trong nước vẫn phải nhập khẩu nhiều loại than từ nước ngoài, lãnh đạo Vinacomin cho biết, sản lượng than xuất khẩu hiện nay của Vinacomin chỉ để duy trì ở mức tối thiếu, đảm bảo cho người lao động có việc làm và để có tiền trả lương cho công nhân. Liên quan đến giá bán than cho điện đã được điều chỉnh tăng 14%, từ mức 86% giá thành lên 100% giá thành từ ngày 1/8/2013, ông Biên cho biết, nhờ việc tăng giá này, Vinacomin đã thu thêm 1.000 tỷ đồng. Trước đây than bán cho điện khoảng 5% giá thành, nhà nước phải cân đối ngoại tệ bằng xuất khẩu than bù cho sản xuất điện trong nước, và để trang bị trang thiết bị. Tới năm 2014 Chính phủ đưa ra chủ trương than bán trong nước phải có lãi, giá than bán cho điện bây giờ mới ở mức tối thiểu để ổn định sản xuất và duy trì việc làm cho công nhân mỏ. Theo Vinacomin, tính đến hết tháng 9/2013, tập đoàn này đã sản xuất được 31 triệu tấn than, xuất khẩu được 8,4 triệu tấn. Từ ngày 1/9, thuế xuất khẩu than giảm từ 13% xuống 10%. Riêng tháng 10 Vinacomin đã xuất khẩu được bằng cả quý 3, đạt khoảng 900.000 tấn. Năm 2014, Vinacomin sẽ xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn than. Doanh thu chín tháng của Vinacomin đạt trên 68,6 ngàn tỉ đồng (khoảng 3 tỉ USD)... Châu Anh | 170 | Ngành điện trả nợ ngành than |
Số nợ này đã được giải quyết từ nhiều tháng nay. Hiện nợ của ngành điện với Vinacomin không còn nhiều, lúc cao nhất nợ quá hạn chỉ là 200 tỷ đồng, ông Biên cho biết tại cuộc họp báo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng tổ chức chiều 21/10. Bên cạnh đó, Vinacomin mới đây đã phát hành thành công 5.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm với lãi suất năm đầu tiên là 11%, các năm tiếp theo bằng lãi suất huy động của 4 ngân hàng lớn cộng với 3,3%. Ông Biên nhìn nhận đây là lần phát hành thành công, tạo điều kiện cho tập đoàn sử dụng vốn tốt hơn, tránh phải vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Lượng vốn huy động sẽ được Vinacomin chia cho 3 nhóm dự án. Một là các dự án than chiếm gần 50%, hai là cho các dự án bô xít và thứ ba dùng để đầu tư nhà máy sản xuất Amon Nitrat. 'Nợ của ngành điện với than không còn là vấn đề lớn'. Liên quan đến đầu tư ngoài ngành, "ông lớn" ngành than đang có 500 tỷ đồng "chôn" trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bằng khoảng 1,5% tổng vốn chủ sở hữu (34.000 tỷ đồng). Trong đó, đầu tư vào ngân hàng khoảng 300 tỷ đồng, chứng khoán là 70 tỷ đồng, còn lại là bảo hiểm. Ông Biên chia sẻ, các doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, do vậy Vinacomin sẽ thoái vốn căn cứ vào giá khớp lệnh trên thị trường. Tuy nhiên, hiện giá chứng khoán còn thấp, tập đoàn sẽ lựa chọn thời điểm giá tốt hơn để tiến hành bán, lộ trình từ nay tới 2015. Riêng với công ty tài chính có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, Vinacomin đã tìm được đối tác bán vốn, dự kiến trong năm 2013 sẽ hoàn thành. Về vấn đề tiêu thụ than, 9 tháng đầu năm, Vinacomin bán được 28,2 triệu tấn, bằng 66% kế hoạch năm, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, phần lớn số than này được tiêu thụ trong nước, còn xuất khẩu chỉ đạt 8,3 triệu tấn, giảm 11% so với cùng kỳ. Nguyên nhân khiến xuất khẩu gặp khó là do thuế xuất khẩu than tăng từ 10% lên 13% vào đầu tháng 7/2013. "Khi thuế xuất khẩu tăng, giá bán than cũng tăng theo khiến một số khách hàng chuyển sang mua của nước khác", lãnh đạo Vinacomin bày tỏ. Trước tình thế này, Vinacomin nhiều lần kiến nghị giảm thuế xuất khẩu và được Chính phủ chấp thuận giảm về mức cũ từ ngày 1/9. Song theo ông Biên, phải sang tháng 10 thì sản lượng xuất khẩu mới hồi phục, nhưng sẽ không được như trước đây do một số đối tác đã ký hợp đồng mua của nước khác đến cuối năm. Dự kiến, xuất khẩu than quý IV của tập đoàn khoảng 3-3,5 triệu tấn, trong đó riêng tháng 10 đã bằng cả quý III. Tuy nhiên, lãnh đạo ngành than khẳng định thời gian tới xuất khẩu không còn là mối lo lớn nhất khi mà giá than bán cho điện đã được điều chỉnh bằng giá thành. Những năm trước giá than bán cho điện thì chỉ bằng 5% giá thành nên Nhà nước phải cho xuất khẩu than để có nguồn thu, nhưng nay tình trạng này đã được khắc phục, ông Biên lý giải. Hiện tập đoàn thực hiện xuất khẩu với mục đích giảm tồn kho, đảm bảo việc làm cho công nhân và có nguồn trả lương. Ngoài ra, xuất khẩu than cũng góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Vị này tính toán, cứ xuất khẩu 1 triệu tấn than ngân sách sẽ có thêm 400 tỷ đồng. "Sản lượng xuất khẩu hiện nay không phải là vấn đề lớn. Kế hoạch trước đây là 20 triệu tấn nhưng tới đây chỉ còn khoảng 8-9 triệu tấn", ông Biên cho biết. Với hai dự án bô xít Lâm Đồng và Nhân Cơ, tháng 9 vừa qua Vinacomin đã có văn bản đề nghị gỡ vướng về cơ chế hỗ trợ vốn và một số loại thuế cho dự án. Theo đó, hai dự án trên đều thuộc đối tượng được vay hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Nhà nước, nhưng đến nay tập đoàn chưa được hưởng. Do vậy, Vinacomin đề xuất được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, được hưởng hỗ trợ sau đầu tư và được bảo lãnh vay vốn thương mại nước ngoài. Về phí môi trường, theo ông Biên, hiện mức phí khai thác mỗi tấn quặng bô xít khoảng 30.000 - 50.000 đồng, bằng 100% giá trị quặng nguyên khai là "bất hợp lý". Do vậy, tập đoàn đang đề nghị giảm mức phí xuống còn 4.000 đồng một tấn. "Vinacomin đã báo cáo và các bộ ngành đang xem xét, giải quyết theo đúng chế độ, chính sách chứ không phải Vinacomin xin một cơ chế riêng", ông Biên nhấn mạnh. 9 tháng đầu năm, doanh thu của ngành than ước đạt 68.630 tỷ đồng, đạt 66% kế hoạch năm và tăng 4% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ bán than chỉ đạt 65% kế hoạch với khoảng 38.923 tỷ đồng. Lợi nhuận ngành than 9 tháng ước đạt 1.500 tỷ đồng. Tiêu thụ than trong quý III giảm cũng khiến việc làm cho người lao động khó khăn. Tiền lương bình quân 9 tháng của ông lớn này đạt 7,2 triệu đồng một người, bằng 92% kế hoạch năm và tương đương năm 2012. Đến cuối tháng 9, tồn kho ngành than ước đạt 7,8 triệu tấn, trong đó than sạch 5,6 triệu tấn, tăng 100.000 tấn so với đầu năm và giảm 900.000 tấn so với cùng kỳ. Sang quý IV, Vinacomin đặt mục tiêu bán được tối thiểu 10,8 triệu tấn than, trong đó xuất khẩu 3 triệu tấn, tiêu thụ trong nước 7,8 triệu tấn nhằm hoàn thành mục tiêu cả năm tiêu thụ được 39 triệu tấn. Phương Linh | 170 | Ngành điện trả nợ ngành than |
Tại buổi họp báo thường kỳ quý 3/2013 của Vinacomin ngày 21.10, đại diện lãnh đạo Tập đoàn này cho biết đã thu hồi được khoản nợ 2.000 tỷ từ EVN. “Hiện tại, nợ tiền than của EVN không còn nhiều. Nợ quá hạn nhiều nhất cũng chỉ khoảng 200 tỷ, vào những tuần cao điểm, còn lại, thường là dưới 200 tỷ. Đây là điều rất bình thường trong kinh doanh. Hai bên đã có buổi làm việc, bàn bạc và EVN đã yêu cầu các công ty điện mua than phải thanh toán kịp thời, cho nên đây không còn là vấn đề lớn nữa” – Ông Biên cho biết. Cũng theo đại diện Vinacomin, để có nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, trong tháng 9/2013, Vinacomin đã phát hành thành công trái phiếu trong nước 5.000 tỷ đồng với thời hạn 5 năm cho các dự án bauxite, dự án amôn nitrat và cho các dự án than. Trong đó, sẽ phân chia nguồn vốn cho 3 nhóm chính. Thứ nhất là các dự án than với gần 50%. Thứ hai là dự án bauxte với 30%, còn lại là dành cho dự án amôn nitrat. Trước những băn khoăn về việc Vinacomin đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên với giá rẻ, còn trong nước vẫn phải nhập khẩu nhiều loại than từ nước ngoài, lãnh đạo Vinacomin cho biết, sản lượng than xuất khẩu hiện nay của Vinacomin chỉ để duy trì ở mức tối thiếu, đảm bảo cho người lao động có việc làm và để có tiền trả lương cho công nhân. Theo ông Biên, vấn đề xuất khẩu đã được các Bộ ngành phê duyệt, và thực tế sản lượng xuất khẩu năm nay đã giảm nhiều, cả quý 3 chỉ xuất khẩu được 900.000 tấn, không đạt kế hoạch. Mặt khác, số lượng khách hàng mua than của Việt Nam hiện nay đã giảm đi nhiều, cho nên sản lượng xuất khẩu chỉ ở mức tối thiếu. “Chúng tôi chỉ mong sao trong nước có thể dùng hết số than mà Vinacomin sản xuất ra, để không phải sản xuất nữa thì tốt” – ông Biên nói. DUYÊN DUYÊN 0 | 170 | Ngành điện trả nợ ngành than |
Cụ thể, chủ sở hữu 12 cửa hàng xăng dầu ở số 280 Đội Cấn, 179 Đê La Thành, 2D Khâm Thiên… duy trì hoạt động kinh doanh đến hết 31/10, để giải quyết hàng tồn, thanh lý hợp đồng mua bán xăng dầu đã ký từ trước. Chậm nhất đến ngày 1/11, các doanh nghiệp phải nội lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu về Sở Công thương (đối với các cửa hàng đã được cấp và giấy chứng nhận còn hạn) và chấm dứt hoạt động kinh doanh xăng dầu của cửa hàng. Cửa hàng xăng dầu 280 Đội Cấn thuộc diện phải giải tỏa Các đơn vị cũng phải đưa ra phương án chuyển đổi mục đích kinh doanh trên diện tích đất cửa hàng phải giải tỏa gửi Sở Công thương và UBND quận, huyện trước ngày 15/11 để được xem xét, giải quyết. Đối với 2 cửa hàng xăng dầu ở 171 Trường Chinh và sân bay quốc tế Nội Bài được phép kinh doanh đến khi hết hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (tháng 5/2014), phải thực hiện tốt các điều kiện về công tác phòng cháy chữa cháy. Đơn vị chủ quản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn về phòng cháy chữa cháy gửi sở Công thương và Sở Cảnh sát PCCC trước ngày 31/10. Với 32 cửa hàng kinh doanh xăng dầu phải sớm cải tạo để đảm bảo an toàn, cũng hoạt động đến ngày 31/10, để giải quyết hàng tồn, thanh lý hợp đồng mua bán xăng dầu đã ký kết trước đó. Từ ngày 1/11, yêu cầu các doanh nghiệp nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh về Sở Công thương và cải tạo cửa hàng theo đúng quy định hiện hành. Sở Công thương yêu cầu chủ doanh nghiệp 32 cửa hàng kinh doanh xăng dầu này lập hồ sơ cải tạo được Sở Cảnh sát PCCC duyệt; khẩn trương cải tạo cửa hàng theo hướng dẫn của cơ quan chức năng để nhanh chóng đi vào hoạt động, tiếp tục cung ứng xăng dầu cho thị trường. Đối với 324 cửa hàng thuộc diện phải cải tạo, nâng cấp để đảm bảo tốt hơn điều kiện kinh doanh xăng dầu, nâng cao chất lượng phục vụ theo hướng văn minh thương mại, Sở Công thương yêu cầu các doanh nghiệp cải tạo ngay trong năm 2013. Trong thời gian duy trì hoạt động trước khi cải tạo, sở này yêu cầu các cửa hàng phải thực hiện tốt các điều kiện về phòng cháy chữa cháy. Quang Phong | 171 | 12 cửa hàng xăng dầu đóng cửa ngày 31/10/2013 |
Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, Lê Hồng Thăng vừa có công văn yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thuộc diện di dời, giải tỏa nghiêm túc chấp hành thực hiện. Cụ thể: Các doanh nghiệp chủ sở hữu 12 của hàng xăng dầu thuộc diện phải di dời, giải tỏa duy trì hoạt động kinh doanh cửa hàng đến hết 31/10 năm nay để giải quyết hàng tồn, thanh lý các hợp đồng ký kết từ trước. Chậm nhất đến ngày 1/11/2013, yêu cầu các doanh nghiệp nộp lại Giấy chứng nhận (GCN) đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu về Sở. Đối với 2 cửa hàng xăng dầu giải tỏa theo phương án khác, ông Lê Hồng Thăng cho biết các cửa hàng này được phép hoạt động đến khi hết hạn GCN vào tháng 5/2014 và phải có văn bản phải cam kết chịu trách nhiệm pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn. Đối với 32 cửa hàng phải sớm cải tạo để đảm bảo công tác PCCC sẽ hoạt động kinh doanh tối đa đến 31/10/2013. Đến 1/11 tới, các doanh nghiệp phải nộp lại GCN đủ điều kiện kinh doanh và thực hiện cải tạo cửa hàng theo quy định định. Với 324 của hàng thuộc diện cải tạo, nâng cấp để đảm bảo tốt hơn điều kiện kinh doanh xăng dầu, Sở Công thương yêu cầu các doanh nghiệp cải tạo trong năm nay, gửi kế hoạch cải tạo, nâng cấp về Sở Công thương trước ngày 15/11/2013, trong đó ghi rõ nội dung phải cải tạo, nâng cấp, thời gian bắt đầu thực hiện và dự kiến hoàn thành. Giám đốc Sở Công thương giao Chi cục quản lý thị trường phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố./. Hừng La/VOV online | 171 | 12 cửa hàng xăng dầu đóng cửa ngày 31/10/2013 |
Ông Lê Hồng Thăng- Giám đốc Sở Công thương cho biết: "Sở Công thương yêu cầu 12 cửa hàng kinh doanh xăng dầu được phép duy trì, hoạt động đến hết ngày 31-10-2013 để giải quyết hàng tồn, thanh lý các hợp đồng mua bán xăng dầu đã ký kết trước đó. Chậm nhất ngày 1-11-2013, các doanh nghiệp phải nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu về Sở Công thương và chấm dứt hoạt động kinh doanh xăng dầu của cửa hàng”. Cây xăng tại Khu tập thể 2D Khâm Thiên nằm trong diện phải giải tỏa Cũng theo người đứng đầu ngành Công thương Hà Nội: “Đối với 2 cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã có kế hoạch giải tỏa theo dự án khác; các cửa hàng này được phép hoạt động kinh doanh đến khi hết hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (tháng 5-2014) với điều kiện phải thực hiện tốt các điều kiện về công tác PCCC, và phải có văn bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn về PCCC”. Riêng đối với 32 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, ông Thăng yêu cầu những cửa hàng này phải sớm cải tạo để đảm bảo về công tác PCCC và các điều kiện quy định của Bộ Công thương. Đối với 324 cửa hàng thuộc diện phải cải tạo, nâng cấp để đảm bảo tốt hơn điều kiện kinh doanh xăng dầu, ông Thăng cho biết: “Sở Công thương đã yêu cầu các doanh nghiệp tiến hành cải tạo trong năm 2013, đồng thời phải đảm bảo công tác PCCC. Bên cạnh đó, Sở Công thương cũng giao Chi Cục QLTT phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn các quận, huyện, thị xã”. Lê Hoàng | 171 | 12 cửa hàng xăng dầu đóng cửa ngày 31/10/2013 |
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) Bên cạnh đó, doanh thu Tập đoàn cũng đạt 68% kế hoạch năm với giá trị 12.663 tỷ đồng. Hiện, sản phẩm chủ lực của Hòa Phát là thép xây dựng với sản lượng tiêu thụ 491.578 tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2012 và hiện đang chiếm 14,5% thị phần thép xây dựng toàn quốc. Trước đó, ngày 8/10/2013 vừa qua, Nhà máy cán thép số 3 thuộc giai đoạn 2 Dự án đầu tư Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Hải Dương đã chạy thử và cho ra lò mẻ sản phẩm đầu tiên, đánh dấu việc vận hành đồng bộ cả hai giai đoạn của Khu liên hợp đồng thời nâng tổng công suất thép xây dựng của Hòa Phát lên gần 1,15 triệu tấn/năm từ năm 2014 với quy trình sản xuất khép kín, tại chỗ. Kết thúc phiên giao dịch 21/10, mã chứng khoán HPG hiện có mức giá giao dịch 36.000 đồng/cổ phiếu./. Linh Chi (Vietnam+) | 172 | Lợi nhuận sau thuế thép Hòa Phát |
Diễn biến giá cổ phiếu HPG trong 3 tháng qua - Nguồn: HOSE. Theo đó, doanh thu quý 3 đạt 4.252 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đạt 68% kế hoạch năm với 12.663 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế quý 3 của HPG đạt 507,77 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đạt 1.520, bằng 127% kế hoạch lợi nhuận cả năm và gấp 1,9 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tập đoàn Hòa Phát cho biết, sản phẩm chủ lực của Hòa Phát - thép xây dựng đã đạt sản lượng tiêu thụ 491.578 tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2012 và hiện đang chiếm 14,5% thị phần thép xây dựng toàn quốc. Trước đó, ngày 8/10/2013, Nhà máy cán thép số 3 thuộc giai đoạn 2 dự án đầu tư Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Hải Dương đã chạy thử và cho ra lò mẻ sản phẩm đầu tiên. Năm 2013, HPG dự kiến doanh thu toàn tập đoàn đạt 18.500 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1.200 tỷ đồng, cổ tức 20%. | 172 | Lợi nhuận sau thuế thép Hòa Phát |
KLH gang thép Hòa Phát hoạt động đồng bộ cả hai giai đoạn, nâng tổng công suất thép xây dựng Hòa Phát lên 1,15 triệu tấn/năm KLH gang thép Hòa Phát hoạt động đồng bộ cả hai giai đoạn, nâng tổng công suất thép xây dựng Hòa Phát lên 1,15 triệu tấn/năm Trong quý 3, Hòa Phát cho biết công ty đã nhận lại được khoản tiền 264 tỷ đồng trong vụ việc liên quan đến "bầu" Kiên. Tin liên quan HPG: 6 tháng đầu năm không trích lập thêm dự phòng cho khoản mục liên quan đến "bầu" Kiên HPG: 5/9 ĐKCC nhận cổ tức đợt 2 năm 2012 bằng tiền 10% Cổ phiếu tăng giá ngoạn mục, KMR báo lãi đột biến Q3 nhờ hoàn nhập dự phòng nợ khó đòi Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao: 9 tháng lãi ròng 325 tỷ đồng, EPS đạt 4.180 đồng/cp "Vua tôm" Minh Phú bắt tay với đối tác nước ngoài, bán 26,7 triệu cổ phần công ty con Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát ( HPG ) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 và 9 tháng đầu năm 2013. Quý 3/2013, HPG đạt 4.194,8 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ 4,3% so với cùng kỳ. Lãi gộp đạt 657 tỷ đồng, tăng 21,6% so với quý 3/2012. Trong quý 3, Hòa Phát cho biết công ty đã nhận lại được khoản tiền 264 tỷ đồng trong vụ việc liên quan đến "bầu" Kiên. Chính vì vậy, trong quý 3 công ty đã được hoàn nhập khoản dự phòng 164 tỷ đồng đã trích lập trước đó. Chi phí quản lý quý 3 nhờ vậy được ghi âm 67 tỷ đồng. Với thuận lợi này, kết quả kinh doanh quý 3 của HPG khởi sắc với LNST dành cho cổ đông công ty mẹ đạt 496 tỷ đồng, tăng 62,5% so với cùng kỳ. 9 tháng đầu năm, HPG báo lãi 1.496 tỷ đồng, tăng gần 79% so với 9 tháng đầu năm 2012. Sau 9 tháng, HPG hoàn thành vượt mức 26,7% so với kế hoạch lợi nhuận đã đề ra cho cả năm 2013. Theo nghiên cứu gần đây của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) sản lượng bán ra trong tháng 9 đạt 59.400 tấn (tăng 10% so với cùng kỳ và 16% so với tháng 8 trong khi mức trung bình của toàn ngành giảm 4% so với tháng tám). Nhờ kết quả tháng 9 tích cực, thị phần của HPG trong 9 tháng đầu năm đã tăng lên 14,5%, tăng 0,3% so với tháng tám, và 0,8% so với tháng 12/2012. Trong 9 tháng đầu năm, HPG đã bán được 491.000 tấn thép (tăng 7,8% so với cùng kỳ). Với nhà máy BOF Giai đoạn 2 của HPG (tăng 78% công suất) đi vào hoạt động trong tháng 10 và các công ty thép nhỏ đang trong giai đoạn khó khăn, VCSC cho rằng thị phần của HPG sẽ còn tăng nữa. Minh Thư Theo Trí Thức Trẻ/HPG | 172 | Lợi nhuận sau thuế thép Hòa Phát |
Báo cáo do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) công bố ngày 21/10 cho thấy trong tuần từ 11-17/10, giá lúa khô tại kho loại thường dao động từ 5.250–5.350 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg so với tuần trước đó, trong khi lúa dài giá từ 5.400–5.500 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Trong tuần trước đó, hai loại lúa này cùng tăng mạnh với mức 200 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu cũng tăng mạnh với cùng mức 250 đồng/kg, sau khi đã tăng 200 đồng/kg trong tuần trước. Cụ thể, gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm tăng lên ngưỡng 7.050–7.150 đồng/kg, còn gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm tăng lên 6.850–6.950 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.850 – 7.950 đồng/kg, còn gạo 15% tấm giá khoảng 7.500–7.600 đồng/kg, đều tăng 250 đồng/kg so với tuần trước đó, trong khi gạo 25% tấm tăng 200 đồng/kg lên 7.300–7.400 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương. Về tình hình sản xuất trong nước, tính đến ngày 17/10, theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, các tỉnh và thành phố vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Thu Đông 2013 được 800.000 ha/700.000 ha diện tích kế hoạch, thu hoạch được 450.000 ha, năng suất khoảng 5 tấn/ha. Vụ Đông Xuân năm 2013–2014 xuống giống được 120.000 ha/1,6 triệu ha diện tích kế hoạch. Trung Nghĩa - NDH | 173 | Giá lúa gạo Việt tăng |
Gạo 25% tấm và jasmine cũng tăng thêm 10 - 15 USD lên mức 360 - 370 USD/tấn và 545 - 555 USD/tấn. Với sự tăng giá này, giá gạo Việt Nam ngày càng kéo gần khoảng cách chênh lệch với gạo Thái Lan và Ấn Độ. Nếu như trước đây, gạo 5% tấm của Việt Nam có giá bán thấp hơn gạo Thái Lan, Ấn Độ đến 100 USD/tấn thì nay khoảng cách này chỉ còn là 20 USD/tấn. Nguyên nhân do gạo Thái, Ấn hạ giá xuống, còn Việt Nam thì nâng giá lên. Tương ứng theo đó, giá lúa trong nước cũng tăng lên. Hiện lúa tươi IR50404 thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp ở nhiều vùng ĐBSCL được thương lái thu mua với giá 4.500 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với cách đây hơn 1 tuần. Ngọc Minh Gạo 25% tấm và jasmine cũng tăng thêm 10 - 15 USD lên mức 360 - 370 USD/tấn và 545 - 555 USD/tấn. Với sự tăng giá này, giá gạo Việt Nam ngày càng kéo gần khoảng cách chênh lệch với gạo Thái Lan và Ấn Độ. Nếu như trước đây, gạo 5% tấm của Việt Nam có giá bán thấp hơn gạo Thái Lan, Ấn Độ đến 100 USD/tấn thì nay khoảng cách này chỉ còn là 20 USD/tấn. Nguyên nhân do gạo Thái, Ấn hạ giá xuống, còn Việt Nam thì nâng giá lên. Tương ứng theo đó, giá lúa trong nước cũng tăng lên. Hiện lúa tươi IR50404 thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp ở nhiều vùng ĐBSCL được thương lái thu mua với giá 4.500 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với cách đây hơn 1 tuần. | 173 | Giá lúa gạo Việt tăng |
Theo báo giá của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), ghi nhận 4 tuần tăng liên tiếp so với tuần trước, giá lúa tăng 100-150 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu tăng mạnh 250 đồng/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện tăng 250 đồng/kg so với tuần trước, gạo 15% tấm, tăng 250 đồng/kg và gạo 25% tấm tăng 200 đồng/kg. Giá lúa gạo tăng do tình trạng xuất khẩu tiểu ngạch ồ ạt, thậm chí dẫn đến thiếu gạo cho các hợp đồng xuất khẩu chính ngạch. VFA cho biết, hiện có khoảng 30 doanh nghiệp xuất khẩu không có giấy phép xuất khẩu nhưng vẫn tiến hành mua gạo xuất khẩu. Bộ Công thương cảnh báo xuất khẩu tiểu ngạch tăng mạnh sẽ gây áp lực về giá cho doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch và ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam. TCKD | 173 | Giá lúa gạo Việt tăng |
Thu Phương vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất sáng nay để chuẩn bị cho liveshow “Mùa Thu của Phương” sẽ diễn ra vào tối 20/10 tại Nhà hát Hòa Bình, TP Hồ Chí Minh và tối 22/10 tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Lần đầu tiên về nước làm liveshow sau một thời gian dài, hồi hộp và phấn khích là trạng thái tâm lý hoàn toàn dễ hiểu ở Thu Phương. Chia sẻ với người viết khi vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, Thu Phương cho biết cô đã không ngủ được trong những đêm chuẩn bị lên máy bay về nước. Cảm xúc trong cô rất mạnh và cô không thể chờ đợi để được sống trong giây phút cất lên câu hát “xin yêu thương như chưa bắt đầu” để được sống lại bằng tình cảm yêu thương mà khán giả đã dành cho mình. Nụ cười rạng rỡ của Thu Phương trong ngày trở về “Những đêm trước khi về Việt Nam, Phương thực sự không ngủ được, Phương chỉ mong chờ đến giây phút được hát câu hát “xin yêu thương như chưa bắt đầu”, để lại được sống trong không khí âm nhạc và những tình cảm yêu thương mà khán giả đã dành cho mình, để được sống lại những khoảnh khắc ngày xưa ấy.” Thu Phương chia sẻ. Thu Phương cho biết, những ngày cô ở hải ngoại, cô luôn nhận được những tình cảm của khán giả dành cho mình và điều đó khiến cô rất cảm động, luôn nung nấu ý định trở về để được hát, được tái ngộ với khán giả của mình. “Tuy họ ở xa nhưng họ luôn dõi theo và yêu thương Phương. Những email, những bức thư tay... của khán giả không ít lần khiến Phương muốn khóc vì cảm động.” Thu Phương chia sẻ thêm, với tên gọi là “Mùa thu của Phương”, liveshow đầu tiên của Thu Phương sẽ tràn đầy màu sắc của âm nhạc, của tình yêu và của những cảm xúc không thể nói thành lời. “Những cảm xúc mà Phương đã cất giấu bấy lâu nay mà chưa thể thổ lộ, vậy nên Phương thực sự mong đợi giây phút để có thể “biển xô sóng trào”, thể hiện tình cảm đó bằng âm nhạc.” Cô nói. “Đây sẽ là dịp để Phương tri ân những tình cảm của khán giả, đây cũng là món quà, là dịp hội ngộ của những tâm hồn đã gắn bó với nhau trong một thời gian quá dài, dù không được gặp gỡ thường xuyên. Phương hứa sẽ cố gắng đền đáp những gì chân thành nhất từ tâm hồn và tiếng hát của mình.” Thu Phương được khá đông các fans ra tận sân bay đón Thu Phương chụp hình lưu niệm với các fans Thu Phương và chồng Thu Phương chờ đợi để được hát "Xin yêu thương như chưa bắt đầu..." Phan Anh Ảnh: Lý Võ Phú Hưng | 174 | Ca sĩ Thu Phương trở về Hà Nội |
Sau đêm nhạc đầu tiên diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, Mùa thu của Phương đã trở về Hà Nội tối ngày 22/10 với nhiều niềm vui và những giọt nước mắt. Ngay từ khi lời Cô gái đến từ hôm qua vút lên: “Và rồi ta hứa sẽ quay trở lại vào một ngày mai như hai người bạn, một ngày đã quên tất cả lại nhớ về nhau cùng năm tháng còn ấu thơ/ Và ngày hôm nay anh như đứa trẻ của ngày hôm qua xa xôi tìm về. Lời thề tựa như ánh lửa sưởi ấm lòng anh, như chính em cô gái đến từ hôm qua”; khán giả đầy ắp cung Hữu Nghị Việt Xô đã vỗ tay dạt dào. Thu Phương không kìm nén được cảm xúc khi hát cho khán giả Hà Nội nghe những dư âm hoài niệm Như đứa con tìm về với mẹ, Thu Phương dạt dào cảm xúc những tháng năm tuổi thơ đầy ngọt ngào, hoài niệm với loạt ca khúc Ngủ ngoan nhé ngày xưa, Cho tôi lại từ đầu, Quê hương tuổi thơ... “Tôi xa quê hương, bao năm tháng qua/Nhưng trong trái tim không bao giờ xa... Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi?”, tiếng hát nấc nghẹn của Thu Phương đã nhận được sự rung động từ trái tim đến trái tim. Đây là đêm diễn thứ hai của chị tại Việt Nam nhưng mới là đêm diễn của “sự trở về”- Hà Nội thân thương, một thời gắn bó, hạnh phúc hay đau khổ thì cũng là máu ruột của mình. Đứng trên sân khấu Hà Nội, bờ vai nữ ca sĩ miền biển tự nhận mình là người mạnh mẽ, ngang tàng không khỏi run lên đầy yếu đuối... Dẫu biết rằng ngày gặp lại sẽ thế, dẫu biết rằng đã chuẩn bị tâm lý nhưng Thu Phương lệ vẫn không ngừng rơi dù đã cố kìm nén: “Bây giờ em biết vì sao gặp nhau biển xô sóng trào. Ngồi nghe chiều im gió lặng giữa muôn vàn hoa. Đi về đâu cũng là thế, buồn kia còn trong dáng ngồi. Thiên đường xưa khép lại...từ muôn năm rồi”- (Chưa bao giờ). Việt Anh- Thu Phương mối nhân duyên trong âm nhạc Sau những ca khúc đầy hoài niệm, Thu Phương dành tặng khán giả một loạt những ca khúc được yêu thích thời Làn sóng xanh đang “làm mưa làm gió”: Hoa tím ngày xưa, Thà là hạt mưa bay, Thôi anh hãy về, Dòng sông lơ đãng...Khán giả không chỉ được nghe lại những ca khúc rất được yêu thích ở Việt Nam những năm cuối thập niên 1990 mà còn được thưởng thức những ca khúc gắn liền với tên tuổi và cũng là cột mốc trong sự nghiệp âm nhạc bằng những album âm nhạc như: Như chưa bắt đầu, Unbreak My heart, Thà làm hạt mưa bay, Đêm nằm mơ phố... Một vài sáng tác khá mới rất ấn tượng như Hai chúng ta- tác giả Việt Anh, Trăng dưới chân mình của tác giả từng nổi tiếng với ca khúc Chân tình- Trần Lê Quỳnh. Một loạt ca khúc về biển, về mùa thu cũng được Thu Phương “hát cho thỏa nỗi nhớ” như: Như chưa bắt đầu/Thuyền và biển, Bay đi cánh chim biển, Biển, nỗi nhớ và em, Hà Nội mùa thu, Nỗi nhớ mùa đông, Hoa sữa... Thu Phương song ca với Hà Anh Tuấn ....và Đàm Vĩnh Hưng Bên cạnh những ca khúc solo, Thu Phương cũng có màn song ca ăn ý với hai nam ca sĩ Hà Anh Tuấn (ca khúc Chưa bao giờ, Thuyền và biển) và Đàm Vĩnh Hưng (ca khúc Biển, nỗi nhớ và em)... Hà Anh Tuấn nói vui như Thu Phương là “ép chín” khi biểu diễn cùng đàn chị nhưng khách quan mà nói, anh đã nỗ lực và được ghi nhận với sự thăng hoa xuất thần. Đàm Vĩnh Hưng xét về cách trò chuyện, tung hứng dí dỏm với Thu Phương, với khách mời thì phần trình diễn “giả Jazz” của anh với Có phải em mùa thu Hà Nội cũng khá thú vị! Thu Phương hát "Hoa sữa" với khung cảnh tái hiện lãng mạn và tuyệt đẹp Trong khoảng thời gian 3 giờ đồng hồ, xen lẫn những ca khúc là những tâm sự, chia sẻ của Thu Phương về tuổi thơ, về bạn bè, về những khoảng thời gian sóng gió tưởng chừng không thể vượt qua trong cuộc sống... Gắn liền với ca khúc là những kỷ niệm, những câu chuyện nhỏ mà ý nhị, tưởng như không có gì mà mãi không thể quên. Nữ ca sĩ gốc Hải Phòng dành những lời cảm tạ chân tình nhất cho tác giả Việt Anh, người sáng tác những ca khúc đi liền với sự nghiệp âm nhạc của Thu Phương. “Dù có ca khúc được sáng tác riêng, dù những ca khúc chưa một lần Thu Phương hỏi rằng anh viết cho ai, tự bản thân mình Thu Phương quyết định tất cả những ca khúc đó đều viết về...mình”, chị hài hước nói. Dù Hoa sữa được Thanh Lam, Hồng Nhung thể hiện thành công và thường xuyên nhưng với tiếng hát Thu Phương, Hoa sữa vẫn ngào ngạt hương thơm và đem theo dư vị riêng. “Năm 13 tuổi, Thu Phương rời Hải Phòng lên Hà Nội khi trúng tuyển vào Nhà hát Tuổi trẻ, sau đó Thu Phương cũng học nhạc ở Nhạc viện Hà Nội. Thu Phương nhớ mãi thời gian hay đi bộ từ đường Ngô Thì Nhậm đến Ô Chợ Dừa, hay đi trên đường Nguyễn Du thấm nhuần hương hoa sữa...” Có ý kiến cho rằng Mùa thu của Phương là câu chuyện dài, bố cục kịch bản thiếu mạch lạc, ít điểm nhấn...Tuy nhiên, một chương trình hoàn hảo thì sẽ không hoàn hảo về...cảm xúc. Với một nữ ca sĩ tha hương nhiều năm, sự trở về- tiếng hát đã gần như tất cả, hầu như khán giả chỉ muốn chị hát, muốn được nghe lại những giai điệu, dư âm một thời được nén sâu trong tiềm thức và cảm xúc. Tiếng hát ngân lên, nghệ sĩ càng hát càng say, khán giả càng nghe càng thấy thấm... Dù những giọt nước mắt, những nấc nghẹn không... đúng kịch bản, nhưng đó là cảm xúc. Khoảnh khắc Thu Phương cùng em gái Kim Oanh, anh trai Quang Minh cùng trò chuyện, hát cùng trên sân khấu là những giây phút lắng đọng, rất xúc động. Khoảnh khắc hội ngộ trên sân khấu của Thu Phương, anh trai- ca sĩ Quang Minh và em gái Kim Oanh Dù đêm nhạc hầu như chỉ hướng về những dư vị “ngày cũ”, những ca khúc “hit” là bệ phóng cho sự nghiệp âm nhạc của Thu Phương và một chút tiếc nuối khi không có lời nhắc đến một giai đoạn âm nhạc- giai đoạn gắn bó giữa Thu Phương và Huy MC...nhưng khán giả có lẽ vẫn hài lòng. Với bản phối cũ hay bản phối mới của nhạc sĩ Hoài Sa, Thu Phương hát vẫn hay như thế, thậm chí nồng nàn, da diết, đắm say hơn. Nếu thời gian và những thăng trầm gọt dũa tiếng hát Thu Phương ngày càng tình tứ hơn thì thời gian và những sóng gió dường như chưa tước đi vẻ đẹp mặn mà của bà mẹ 4 con này. Thu Phương ngày xưa cá tính, sexy bao nhiêu thì Thu Phương hiện tại vẫn quyến rũ nhường ấy, thậm chí thêm phần dịu dàng, nữ tính... Và có chút thay đổi vui vui ở phong cách biểu diễn của Thu Phương, đó là trước đây chị hầu như chú ý “khoe” vai và tay, giờ phần nhiều là... "khoe" chân! Những màn đi lại, tung váy ngẫu hứng của nữ ca sĩ này không kém phần bắt mắt và gợi cảm. Có thể nói, sau 10 năm, Thu Phương đã thực hiện một liveshow dạt dào cảm xúc và ghi dấu ấn trong lòng khán giả. Màn kết đầy xúc cảm Mùa thu của Phương vẫn níu kéo khán giả cho đến lúc ra về: “Xin, xin yêu thương như chưa bắt đầu/Xin quen nhau như quen phút đầu/Vẩn vơ kỷ niệm yêu dấu/Và em vẫn yêu, và em vẫn mơ/Mơ đến thiên đường nơi ấy mai này/Sẽ chỉ còn hai chúng ta...” Nguyễn Hằng Ảnh: Chí Linh | 174 | Ca sĩ Thu Phương trở về Hà Nội |
Ngay từ khi lời "Cô gái đến từ hôm qua" vút lên: “Và rồi ta hứa sẽ quay trở lại vào một ngày mai như hai người bạn, một ngày đã quên tất cả lại nhớ về nhau cùng năm tháng còn ấu thơ/ Và ngày hôm nay anh như đứa trẻ của ngày hôm qua xa xôi tìm về. Lời thề tựa như ánh lửa sưởi ấm lòng anh, như chính em cô gái đến từ hôm qua”; khán giả đã vỗ tay dạt dào. Thu Phương không kìm nén được những giọt nước mắt, chị khóc nhiều lần “lệ mừng gặp nhau xôn xao phím dương cầm” trước sự đồng cảm của khán giả sau khi hát một loạt ca khúc: "Ngủ ngoan nhé ngày xưa", "Cho tôi lại từ đầu", "Quê hương tuổi thơ"... Thu Phương giới thiệu tới khán giả tác giả Việt Anh, người đã sáng tác gắn liền với tên tuổi của chị. Thu Phương trân trọng gọi Việt Anh là tri kỷ. Là người ít nói nhưng Việt Anh đã sáng tác những ca khúc thật trong thẻo, lãng mạn. Dù Thu Phương cố tình trêu chọc, Việt Anh trước sau vẫn không... nói câu nào, khiến khán giả bật cười. Thu Phương nói vui: "Dù có ca khúc được sáng tác riêng, dù những ca khúc chưa một lần Thu Phương hỏi rằng anh viết cho ai, tự bản thân mình Thu Phương quyết định tất cả những ca khúc đó đều viết về... mình" Nữ ca sĩ Hải Phòng nồng nàn cảm xúc với một sáng tác mới của Việt Anh "Hai chúng ta" và được khán giả đón nhận nhanh chóng Sau phần solo, Thu Phương có màn tung hứng tuyệt vời với đàn em, ca sĩ Hà Anh Tuấn ca khúc "Chưa bao giờ", "Thuyền và biển". Trước chương trình này, cặp đôi từng song ca tại chương trình Không gian âm nhạc số 5 năm 2011. Dù yên tâm về giọng hát của Hà Anh Tuấn, nữ ca sĩ này vẫn tếu táo rằng khi hát cặp với mình, Tuấn phải "ép chín" còn Thu Phương thì "xanh muộn lại" cũng rất...vất vả. Nữ ca sĩ gốc Hải Phòng có nhiều màn đi lại "khoe" đôi chân dài miên man không kém một... siêu mẫu khi thể hiện "Bay đi cánh chim biển", "Trăng dưới chân mình" Thu Phương- Đàm Vĩnh Hưng song ca "Biển, nỗi nhớ và em" Sau màn đọ cao thấp... Cặp đôi chọn phương án... cùng ngồi xuống để tâm sự. Thu Phương nhắc đến chuyện Đàm Vĩnh Hưng "hát lót" cho mình năm 1998. Đàm Vĩnh Hưng nhắc đến thời kỳ đỉnh cao của Thu Phương, anh cũng chọc giọng nói "chất" Hải Phòng của Phương khiến khán giả không nhịn được cười Dù "Hoa sữa" được Thanh Lam, Hồng Nhung thể hiện thành công nhưng với tiếng hát Thu Phương, Hoa sữa vẫn ngào ngạt hương thơm và đem theo dư vị riêng. “Năm 13 tuổi, Thu Phương rời Hải Phòng lên Hà Nội khi trúng tuyển vào Nhà hát Tuổi trẻ, sau đó Thu Phương cũng học nhạc ở Nhạc viện Hà Nội. Thu Phương nhớ mãi thời gian hay đi bộ từ đường Ngô Thì Nhậm đến Ô Chợ Dừa, hay đi trên đường Nguyễn Du thấm nhuần hương hoa sữa...” Thu Phương cũng nhớ đến quãng thời gian học hành khốn khó, học bổng được 19 ngàn đồng và 17,5 kg gạo. Nữ ca sĩ không dám ăn hết số gạo mà bán một nửa lấy tiền chi tiêu... Một trong những khoảnh khắc riêng tư, chân tình và cảm động nhất trong liveshow "Mùa thu của Phương" có thể nói đó là giây phút hội ngộ hiếm hoi trên sân khấu của 3 anh em nhà Thu Phương. Anh trai Thu Phương là ca sĩ Quang Minh, một giọng hát truyền cảm và cũng là chứng nhân của thời kỳ Làn sóng xanh. Còn em gái Thu Phương, Kim Oanh từng được biết đến là Hoa khôi Thể thao năm 1993. Dù xinh đẹp, được nhiều người mến mộ nhưng Kim Oanh không chọn con đường nghệ thuật như anh trai, chị gái-chị rẽ bước sang con đường kinh doanh. Hiện nay, Kim Oanh là bà chủ chuỗi nhà hàng ăn uống có tiếng... Thu Phương tự hào chia sẻ, cách đây nhiều năm, ngay trên sân khấu này, em gái của mình đã giành danh hiệu cao của cuộc thi sắc đẹp Còn "bác cả""Bác ngày càng giống bố" Ba anh em nhà Thu Phương xúc động khi cùng nhắc lại, cùng hát lại những giai điệu quen thuộc từng hát ngày nhỏ Em gái tặng Thu Phương món quà mùa thu- lá vàng khô Thu Phương sôi động với "Bang bang" Gần cuối chương trình, Thu Phương xuống dưới sân khấu giao lưu với khán giả. "Tóm" được Uyên Linh, hai chị em vừa hát vừa cười... Thu Phương đã có một liveshow thành công sau 10 năm chờ đợi Nguyễn Hằng- Hiền Hương Ảnh: Chí Linh | 174 | Ca sĩ Thu Phương trở về Hà Nội |
Cuộc thi nhằm tìm kiếm những câu chuyện bằng hình ảnh mang chủ đề về di sản trên khắp đất nước Việt Nam như di sản thiên nhiên, văn hóa vật thể (làng nghề, thủ công mỹ nghệ, kiến trúc, điêu khắc, hội họa…), văn hóa phi vật thể (tín ngưỡng, tôn giáo, âm nhạc, ca múa, lễ hội, trò chơi dân gian…). Đối tượng tham dự là những công dân trong và ngoài nước từ 18 tuổi trở lên. Ảnh dự thi là ảnh màu hoặc đen trắng, bằng file (jpg) có độ phân giải 300 Dpi, dung lượng tối thiểu 3 MB. Ảnh không qua xử lý kỹ thuật làm thay đổi nội dung và bản chất sự việc và chưa đoạt giải từ thứ hạng 3 trở lên ở các cuộc thi nào. Mỗi ảnh kèm theo chú thích thời gian, địa điểm, nhân vật. Mỗi tác giả có thể gửi dư thi ảnh đơn hay ảnh bộ, số lượng không hạn chế. Tác phẩm dự thi gửi về địa chỉ email: vietnamdisan@gmail.com hoặc Tạp chí Vietnam Heritage: 15A/28 Lê Thánh Tôn, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM. Thời hạn chót nhận ảnh dự thi vào ngày 15.9.2013. Một số tác phẩm đoạt giải cuộc thi năm 2012: Khoảnh khắc Hạ Long - Giải nhất Đá cầu bùn - giải nhì Làm miến - Giải ba Đây là một trong những hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm lần thứ 11 ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23.11). Lễ tổng kết và trao giải thưởng dự kiến cũng sẽ được tổ chức vào đúng ngày này. Bá Sên Ảnh BTC cung cấp | 175 | Ảnh di sản Việt Nam |
Ảnh Di sản Việt Nam là cuộc thi được tổ chức hằng năm với mong muốn kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng trong việc phát hiện và tôn vinh những giá trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa Việt Nam cần được gìn giữ và bảo tồn. Cuộc thi năm nay thu hút số lượng tác phẩm và tác giả tham dự lớn gấp đôi so với năm ngoái thể hiện sự quan tâm của cộng đồng và các nhiếp ảnh gia Việt Nam. Sau 4 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được hơn 6.000 tác phẩm ảnh phong phú về đề tài di sản. Đặc biệt, có không ít tác giả ngoài 80 tuổi nhưng vẫn nhiệt tình gởi nhiều tác phẩm dự thi; người lớn tuổi nhất là nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngân, sinh năm 1924, hiện ở thành phố Nha Trang. Triển lãm các bức ảnh tham dự Cuộc thi Ảnh Di sản Việt Nam lần II sẽ được khởi đầu tại TP. Phan Thiết, Bình Thuận. Tiếp sau đó, những bức ảnh đẹp về di sản Việt Nam sẽ được trưng bày xuyên Việt tới các tỉnh, thành phố Khánh Hòa, Gia Lai, Cần Thơ, Bạc Liêu, Đồng Nai, Lâm Đồng, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, TP.Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế, Quảng Bình, Quảng Ninh, Hà Nội trong thời gian từ nay đến 28/2/2014. Cuộc thi Ảnh Di sản Việt Nam lần II do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp cùng tạp chí Vietnam Heritage và Công ty Canon tổ chức. Lễ trao giải sẽ diễn ra cuối tháng 11 tại TP. Hồ Chí Minh. Một số bức ảnh đẹp tham dự Cuộc thi Ảnh Di sản Việt Nam lần II: Hoa giải nhiệt, tác giả Hoàng Hữu Tư Chiếu chèo sân đình, tác giả Vũ Quang Huy Cánh diều biển đảo Quảng Ngãi, tác giả Trịnh Thu Nguyệt Nụ cười M'Nông, tác giả Nguyễn Hồng Quang Lê Sơn | 175 | Ảnh di sản Việt Nam |
Việc nhà máy Nokia 300 triệu USD chính thức đi vào hoạt động cho thấy hướng đi đúng đắn của Việt Nam trong thu hút FDI nhằm thu hút đầu tư của các tập đoàn, công ty nước ngoài. Nhà máy Nokia Việt Nam được khởi công vào tháng 4/2012 trên diện tích 17 hecta với tổng vốn đầu tư ban đầu 200 triệu euro, tương đương 300 triệu USD. Dự kiến, trong năm đầu tiên hoạt động, Nokia sẽ vận hành với 80% công suất và sẽ đi vào ổn định 2 năm sau đó với khoảng 45 triệu sản phẩm mỗi quý. Nhà máy Nokia tại Bắc Ninh Cũng theo thông tin vừa được đăng trên trang web của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, Nokia Việt Nam muốn tuyển dụng 700 lao động. Trong đó, 600 công nhân chuyên lắp ráp linh kiện điện tử và cơ khí, đóng gói hàng xuất khẩu và 100 kỹ thuật viên bảo dưỡng. Được biết, với dự án 300 triệu USD của Nokia, tổng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm vào Việt Nam trong 10 tháng qua đã vượt qua con số 19,234 tỷ USD, tăng 65,5% so với cùng kỳ năm 2012. Riêng năm nay, tính từ đầu năm đã có 7 dự án tỷ USD tính cả dự án cấp mới và tăng vốn với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 11,518 tỷ USD, đã chiếm gần 60% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Tuấn Khanh | 176 | Nokia sản xuất điện thoại tại Việt Nam |
Như vậy, nhà máy sản xuất điện thoại tại Việt Nam của Nokia được đưa vào hoạt động chậm một năm so với kế hoạch. Trước đó, tháng 3/2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Nokia đã ký kết một biên bản ghi nhớ về việc hợp tác đầu tư tại Việt Nam, theo đó, Nhà máy sản xuất điện thoại di động của Nokia tại Việt Nam dự kiến được xây dựng trên diện tích 70 ha, dự kiến chính thức đi vào hoạt động từ năm 2012 với 80% công suất, năm 2013 là 92% và cuối năm 2014 sẽ đi vào hoạt động ổn định với 95% công suất, tương đương khoảng 45 triệu sản phẩm/quý. Tuy nhiên, mãi đến tháng 6/2013, nhà máy mới đi vào hoạt động ở giai đoạn đầu tiên của công đoạn sản xuất với tỷ trọng sản xuất rất nhỏ. Đại diện lãnh đạo Nokia cho biết, với mức đầu tư ban đầu khoảng 200 triệu Euro (tương đương 300 triệu USD) và sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tiếp theo, nhà máy sản xuất điện thoại Nokia Việt Nam chỉ sản xuất duy nhất dòng sản phẩm điện thoại phổ thông Nokia 105 để cung cấp chủ yếu ra thị trường nước ngoài, với tỷ trọng 95%, còn lại, 5% là đáp ứng cho nhu cầu trong nước. Sản phẩm có giá khoảng 20 USD. Đây là nhà máy thứ 10 của Tập đoàn Nokia sau các nhà máy đặt ở Brazil, Phần Lan, Hungary, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc... MN | 176 | Nokia sản xuất điện thoại tại Việt Nam |
Lãnh đạo cấp cao Nokia chụp hình lưu niệm cùng các khách mời danh dự tại lễ khánh thành nhà máy Nokia Việt Nam. (eFinance Online) - Sáng nay (28/10), Nokia chính thức công bố sự kiện khánh thành nhà máy ở Việt Nam tại Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), tỉnh Bắc Ninh. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Nokia tại Việt Nam. Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Stephen Elop, Phó Chủ tịch bộ phận Thiết bị & Dịch vụ, Nokia toàn cầu cho biết: Chúng tôi mong muốn sẽ thiết lập nhà máy sản xuất tại Bắc Ninh thành một hình mẫu cho các hoạt động quốc tế khác của công ty. Đồng thời, để phù hợp với nền kinh tế phát triển nhanh chóng của Việt Nam, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục phát triển một lực lượng lao động có thể cạnh tranh toàn cầu và đầu tư vào cộng đồng này trong những năm tới. Trong khi đó, theo ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bằng việc đầu tư này, Nokia đã góp phần vào ngành công nghệ đang phát triển sôi động tại Việt Nam và khẳng định khả năng của Việt Nam là một trong những trung tâm sản xuất quan trọng trong khu vực. “Người Việt Nam có thể mong đợi những công việc và triển vọng nghề nghiệp thú vị, góp phần định hình tương lai công nghệ di động", ông Đặng Huy Đông nhấn mạnh... Được biết, Nhà máy Nokia Việt Nam được đặt tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), nằm trên diện tích rộng 65.400m2 với tổng vốn đầu tư 302 triệu USD. Đến nay mới phát triển giai đoạn một (trị giá 140 triệu USD). Nhà máy hiện tại chỉ sản xuất dòng điện thoại phổ thông, đi vào hoạt động chính thức từ tháng 6/2013. Ngoài vai trò là trung tâm sản xuất chính của Nokia trong khu vực, cơ sở tại Bắc Ninh sẽ phục vụ cho việc đào tạo và phát triển nhân viên. Một trong những công đoạn lắp ráp điện thoại Nokia tại nhà máy. Nokia hiện đang điều hành hai văn phòng tại Việt Nam: một văn phòng đại diện ở TP. Hồ Chí Minh và một ở Hà Nội. Hai văn phòng này thực hiện các hoạt động tiếp thị và quảng bá cho mảng kinh doanh thiết bị di động của Nokia. Tháng 11/2011, Nokia đã thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Nokia (Việt Nam) để xây dựng và vận hành một cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam, và cũng trong năm này đã thành lập văn phòng chi nhánh tại Phnom Penh, Campuchia, tăng cường phạm vi hoạt động của Nokia trong khu vực Đông Dương. (KD) | 176 | Nokia sản xuất điện thoại tại Việt Nam |
Như vậy, Vũ Thanh Long có thể giành cơ hội bay vào vũ trụ. Đây là người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ sau Trung tướng Phạm Tuân. Trong hành trình “Axe - Tìm người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ”, Thanh Long là chàng trai trẻ tuổi nhất, liên tiếp lập kỷ lục trong phần thi trọng lực và tiếng Anh. Vũ Thanh Long (20 tuổi) trở thành người chiến thắng cuộc thi “Tìm người Việt Nam thứ hai bay vào vũ trụ” Chúng tôi đã có buổi trò chuyện ngắn với chàng trai ‘vũ trụ’ điển trai, tài năng này. Bày tỏ cảm xúc, Thanh Long vui vẻ nói: “Lúc đó Long rất ngạc nhiên và hạnh phúc. Mình nghĩ rằng đây không chỉ là chiến thắng mà còn là trọng trách to lớn. Vì vậy, mình sẽ cố gắng trong trại huấn luyện không gian toàn cầu tại Mỹ trong thời gian sắp tới”. Được biết, ngay từ khi học lớp 11, chàng trai này đã nuôi ước mơ bay vào vũ trụ và thần tượng Phạm Tuân. Vì vậy, cậu lựa chọn ngành học Kỹ thuật tại Úc. Đối với Long, việc tham gia cuộc thi “Tìm người Việt Nam thứ hai bay vào vũ trụ” là cơ hội vàng để thỏa mãn niềm chinh phục không gian của mình. Vượt qua hơn 20.000 thí sinh Việt Nam trên toàn thế giới dự tuyển vòng loại, 11 thí sinh xuất sắc nhất được vào vòng quốc gia, nhờ tính cách tự tin, tự quyết, tự lập, Thanh Long đã trở thành người chiến thắng cuối cùng. Vũ Thanh Long (20 tuổi) trở thành người thứ 2 bay vào vũ trụ sau Trung tướng Phạm Tuân. Chia sẻ về khó khăn lớn nhất mà Long gặp phải, cậu nói: “Có lẽ là vòng thi phỏng vấn của ban giáo khảo. Sau rất nhiều vòng thi thể lực, vòng phỏng vấn khiến Long cảm thấy lạ và hơi run. Một phần thi thể lực khác cũng gây khó khăn đó là chạy trên đồi cát, rất khó so với chạy thông thường. Bản thân bố mẹ mình cũng bất ngờ khi mình giành chiến thắng”. Sống tự lập từ 15 tuổi tại Úc, hằng ngày Long giành 3 – 4 tiếng để chạy, bơi lội và tập gym. Chia sẻ về ước mơ của mình, chàng trai trẻ tuổi cho biết mong muốn trở thành người làm việc tại NASA. Thanh Long (20 tuổi) hiện nay đang đứng trước cơ hội xác lập kỷ lục người trẻ tuổi nhất thế giới bay vào vũ trụ (kỷ lục hiện tại đang thuộc về nhà du hành Gherman Titov, bay vào vũ trụ năm 26 tuổi). Sắp tới, Thanh Long sẽ tham dự trại huấn luyện không gian toàn cầu Axe Apollo tại Mỹ để hiện thực hóa giấc mơ trở thành người Việt Nam thứ hai bay vào vũ trụ. | 177 | Người Việt Nam thứ hai có cơ hội vào vũ trụ |
Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2013 diễn ra được1 tuần hôm nay (28/10) đồng loạt 2 trang chuyên đưa tin về các cuộc thi sắc đẹp Missosology và Globalbeauties lần lượt đưa ra dự đoán Top 16 người đẹp xuất sắc nhất cuộc thi. Tuy đại diện Việt Nam Trương Thị May thường được đánh giá rất cao khi cuộc thi chưa được bắt đầu thì sau 1 tuần tới Nga, cô hiện không còn đứng trong Top đầu được dự đoán. Theo Globalbeauties 3 người đẹp đứng đầu là: Tây Ban Nha, Israel và Venezuela. Còn Missosology đánh giá cao 3 đại diện đến từ Anh, Puerto Rico và Thổ Nhĩ Kỳ. Top 16 mà Globalbeauties dự đoán Top 16 mà Missosology dự đoán Hôm qua (27/10), các thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ cùng tham gia 1 buổi trình diễn tóc diễn ra tại Atryum Mall, Moscow, Russia: Các thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ vừa được tạo kiểu tóc đầy ấn tượng Hoa hậu Anh vừa được đánh giá rất cao | 177 | Người Việt Nam thứ hai có cơ hội vào vũ trụ |
Sau hơn 6 tháng tìm kiếm, 3 ứng cử viên xuất sắc nhất Vũ Thanh Long, Mai Nguyễn Đình Huy và Nguyễn Hoài Nam đã có mặt trong “Axe Apollo Gala - Đêm công bố người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ” diễn ra vào tối qua (27/10) tại Royal City – Hà Nội. Và cuối cùng, Trung tướng Phạm Tuân - người anh hùng vũ trụ trở thành phi hành gia đầu tiên của châu Á đã vinh danh chàng trai thứ 2 bay vào vũ trụ. Và không ai khác chính là chàng trai Vũ Thanh Long 20 tuổi. Kể từ đây, Vũ Thanh Long sẽ đảm nhận sứ mệnh viết tiếp câu chuyện khoa học vũ trụ và làm rạng danh đất nước cho thế hệ trẻ Việt Nam. Đồng thời, chàng sinh viên 2 ngành Kĩ Sư và Kinh Tế tại Úc cũng chính thức xác lập kỷ lục người trẻ nhất thế giới bay vào vũ trụ. Kỷ lục hiện tại thuộc về nhà du hành Gherman Titov, bay vào vũ trụ năm 26 tuổi. Được biết, sắp tới Vũ Thanh Long sẽ đại diện cho thế hệ trẻ nước nhà tham dự Trại Huấn Luyện Không Gian Toàn Cầu Axe Apollo tại Mỹ. Chàng trai tin tưởng rằng những kinh nghiệm có được từ những tháng ngày luyện tập và thi đấu trong cuộc thi “Axe - Tìm Người Việt Nam Thứ 2 Bay Vào Vũ Trụ” ở Việt Nam sẽ giúp anh tỏa sáng và nổi bật tại trạm huấn luyện Axe Apollo. Thanh Long tự tin chia sẻ: “Có thể sức bền và thể lực của người Việt Nam không bằng các quốc gia khác, nhưng nghị lực và ý chí kiên cường cũng như tinh thần dân tộc bất khuất chính là một lợi thế. Điều đó tồn tại trong mỗi người, và những người trẻ như chúng tôi đã sẵn sàng thể hiện để thế giới biết rằng thế hệ trẻ Việt Nam cũng xứng đáng sánh vai cùng năm châu”. Quay trở lại với chương trình “Axe Apollo Gala - Đêm công bố người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ”, giới trẻ Thủ đô như được hòa mình vào bữa tiệc âm nhạc và ánh sáng sôi động. Ngoài những phần trình diễn lazer có 1-0-2 thì khán giả còn được cháy cháy hết mình trong âm nhạc cùng Hồ Ngọc Hà, Thu Minh, Ngô Thanh Vân, Đinh Hương. Đặc biệt, trước đó vào buổi chiều cùng ngày, nhiều bạn trẻ còn được tham gia trải nghiệm thú vị của thức thách Phi hành gia hay khám phá vũ trụ với công nghệ AR. Thậm chí, từng người còn được giao lưu và chụp hình với hai cô nàng hot girl đình đám Khả Ngân và Tâm Tít. Profile Vũ Thanh Long: Vũ Thanh Long, sinh viên 2 ngành Kĩ Sư và Kinh Tế tại Úc, luôn ước mơ được làm việc tại NASA và làm rạng danh thế hệ trẻ Việt Nam trước bạn bè thế giới. Trở thành người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ, Vũ Thanh Long có thể xác lập kỷ lục: Người Trẻ Nhất Thế Giới Bay Vào Vũ Trụ. (Kỷ lục hiện tại thuộc về nhà du hành Gherman Titov, bay vào vũ trụ năm 26 tuổi). Những kinh nghiệm có được từ những tháng ngày luyện tập và thi đấu trong cuộc thi Axe - Tìm Người Việt Nam Thứ 2 Bay Vào Vũ Trụ ở Việt Nam sẽ giúp anh tỏa sáng và nổi bật tại trạm huấn luyện Axe Apollo. Hành trình 5 bước trở thành người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ của Vũ Thanh Long: - Tháng 4/2013, dự tuyển trên www.Axeapollo.com ngay khi chương trình vừa phát động, tích cực kêu gọi sự ủng hộ từ cộng đồng để lọt vào top 50 ứng viên có số lượt bình chọn cao nhất. - Tháng 7/2013, vượt qua được vòng kiểm tra thể lực của Viện Y Học Hàng Không Việt Nam và bài kiểm tra tiếng Anh của Trung tâm Anh ngữ Ila, trở thành 1 trong 11 ứng viên bước vào Vòng Thử Thách Quốc Gia. - Tháng 8/2013 – tháng 9/2013, lần lượt chinh phục 3 phần thi của Vòng Thử Thách Quốc Gia: Thử Thách Thể Lực Liên Hoàn, Thử Thách Không Trọng Lực và Thử Thách Định Hướng Trên Không, lọt vào top 3 ứng viên xuất sắc tham gia Vòng Phỏng Vấn Cuối Cùng. Bằng tài năng, trí tuệ và những tính cách tốt đẹp của thế hệ trẻ, Vũ Thanh Long đã thuyết phục được Ban Giám Khảo để mang về cơ hội duy nhất được bay vào vũ trụ - Tháng 12/2013: Tham gia trại huấn luyện không gian Axe Apollo tại Mỹ. Vũ Thanh Long sẽ tham gia những bài tập chuyên biệt dành riêng cho Phi Hành Gia như tham gia vào chuyến bay với tốc độ gấp 2.9 lần tốc độ âm thanh, trải nghiệm môi trường không trọng lực hay thực hiện chuyến bay trở về với sức tăng trọng lượng gấp 4.5 lần. Ngoài ra, đến với Axe Apollo, Vũ Thanh Long còn giao lưu với đại diện của nhiều quốc gia khác trên thế giới. - Tháng 1/2014: Bay vào vũ trụ cùng với đại diện của 22 quốc gia trên thế giới. | 177 | Người Việt Nam thứ hai có cơ hội vào vũ trụ |
Trong hành trình: “Axe - Tìm người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ”, Thanh Long đã là chàng trai trẻ tuổi nhất, liên tiếp lập kỷ lục trong phần thi trọng lực và tiếng Anh. Sinh năm 1993, chàng trai này hiện tại tròn 20 tuổi, hiện đang nắm trong tay cơ hội xác lập kỷ lục người trẻ tuổi nhất thế giới bay vào vũ trụ. Bởi kỷ lục hiện tại là nhà du hành Gherman Titov, bay vào vũ trụ năm 26 tuổi năm 1961. - Trong đêm công bố người thứ 2 bay vào vũ trụ, khi được Trung tướng Phạm Tuân xướng tên người giành cơ hội này, cảm xúc của Long thế nào? - Lúc đó mình rất ngạc nhiên và hạnh phúc. Mình nghĩ rằng đây không chỉ là chiến thắng mà còn là trọng trách to lớn khi đại diện cho cả đất nước Việt Nam. Mình sẽ cố gắng hết mình trong trại huấn luyện không gian toàn cầu tại Mỹ trong thời gian sắp tới. - Từ khi nào bạn có ước mơ bay vào vũ trụ? - Đó là vào năm lớp 11, mình lựa chọn ngành học kỹ thuật tại Úc để có thể thực hiện điều này. Lúc đó, bác Phạm Tuân là người mình rất thần tượng. Trung tướng Phạm Tuân là người Thanh Long luôn thần tượng. - Tại sao đang là sinh viên ngành Hóa tại Úc, Long lại chấp nhận tạm hoãn việc học để trở về Việt Nam tham gia cuộc thi “Tìm người Việt Nam thứ hai bay vào vũ trụ”? - Đối với bản thân mình, đây chính là cơ hội vàng để thỏa mãn niềm đam mê chinh phục không gian. Hơn nữa việc tạm hoãn cũng không ảnh hưởng đến kết quả học nên mình không thể bỏ lỡ cơ hội này. - Vượt qua 20.000 thí sinh là người Việt Nam trên toàn thế giới dự tuyển vòng loại. Điều gì khiến Long tự tin chiến thắng? - Mình nghĩ đó là do cá tính, sự tự tin, tự lập và tự quyết. - Trải qua nhiều thử thách cả về thể lực lẫn trí tuệ của cuộc thi trong suốt 6 tháng. Long đã từng gặp khó khăn trong vòng thi nào? - Đó có lẽ là vòng thi cuối cùng - phỏng vấn trước ban giáo khảo. Bởi sau rất nhiều vòng thi thể lực, phần phỏng vấn khiến Long thấy hơi run. Cũng bởi vì khi gần chạm đến đích mà bị loại thì rất đáng tiếc. Một phần thi thể lực khác cũng gây khó khăn đó là chạy trên đồi cát, rất khó so với chạy thông thường. Thanh Long (đứng giữa) trở thành người Việt Nam thứ hai bay vào vũ trụ. - Tham gia cuộc thi này, gia đình Long có ủng hộ hay không? - Bố mẹ mình rất bất ngờ khi nhìn thấy con lần lượt vượt qua, trưởng thành dần lên trong những thử thách khó khăn. - Được biết, Thanh Long sinh ra và lớn lên tại TP.HCM nhưng tự lập cuộc sống tại Úc từ năm 15 tuổi. Bạn có thể chia sẻ về thời gian đó? - Giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc sống mà mình đã trải qua khi cố gắng hòa nhập với cộng đồng ở một môi trường mới từ năm 15 tuổi. Rào cản ngôn ngữ chính là khó khăn lớn nhất. Tuy nhiên, bằng sự điềm tĩnh, tự tin, và nhạy bén quan sát cũng như cách sống chân thành, tình cảm, mình đã vượt qua được những khó khăn và học hỏi nhiều hơn ở một môi trường mới. - Cảm giác đầu tiên của Long khi ở đến nước Úc? - Mình rất hồi hộp trước cuộc sống hoàn toàn mới lạ. Ở đó mình có một người anh và sống cùng người bản xứ. Gia đình họ cũng thường xuyên đưa mình đi chơi. Thanh Long. - Để chuẩn bị cho cuộc thi, hàng ngày Long thập thể lực như thế nào? - Mỗi ngày mình giành từ 3-4 tiếng đồng hồ để chạy, bơi lội và tập GYM. - Ngoài ra bạn còn sở thích nào khác? - Đó là chơi trống, guitar và hát. - Ước mơ của Long? - Mình còn 4 năm nữa để hoàn thành chương trình học, sau đó ước mơ được làm việc tại cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). - Là đại diện duy nhất cho Việt Nam giành cơ hội vào vũ trụ, Long muốn chia sẻ điều gì? - Có thể sức bền và thể lực của người Việt Nam không bằng các quốc gia khác, nhưng nghị lực và ý chí kiên cường cũng như tinh thần dân tộc bất khuất chính là một lợi thế. Thanh Long và top ba. Sắp tới, Thanh Long sẽ tham dự trại huấn luyện không gian toàn cầu Axe Apollo tại Mỹ để hiện thực hóa giấc mơ trở thành người Việt Nam thứ hai bay vào vũ trụ. Quyên Quyên Theo Tri Thức Trong hành trình: “Axe - Tìm người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ”, Thanh Long đã là chàng trai trẻ tuổi nhất, liên tiếp lập kỷ lục trong phần thi trọng lực và tiếng Anh. Sinh năm 1993, chàng trai này hiện tại tròn 20 tuổi, hiện đang nắm trong tay cơ hội xác lập kỷ lục người trẻ tuổi nhất thế giới bay vào vũ trụ. Bởi kỷ lục hiện tại là nhà du hành Gherman Titov, bay vào vũ trụ năm 26 tuổi năm 1961. - Trong đêm công bố người thứ 2 bay vào vũ trụ, khi được Trung tướng Phạm Tuân xướng tên người giành cơ hội này, cảm xúc của Long thế nào? - Lúc đó mình rất ngạc nhiên và hạnh phúc. Mình nghĩ rằng đây không chỉ là chiến thắng mà còn là trọng trách to lớn khi đại diện cho cả đất nước Việt Nam. Mình sẽ cố gắng hết mình trong trại huấn luyện không gian toàn cầu tại Mỹ trong thời gian sắp tới. - Từ khi nào bạn có ước mơ bay vào vũ trụ? - Đó là vào năm lớp 11, mình lựa chọn ngành học kỹ thuật tại Úc để có thể thực hiện điều này. Lúc đó, bác Phạm Tuân là người mình rất thần tượng. Trung tướng Phạm Tuân là người Thanh Long luôn thần tượng. - Tại sao đang là sinh viên ngành Hóa tại Úc, Long lại chấp nhận tạm hoãn việc học để trở về Việt Nam tham gia cuộc thi “Tìm người Việt Nam thứ hai bay vào vũ trụ”? - Đối với bản thân mình, đây chính là cơ hội vàng để thỏa mãn niềm đam mê chinh phục không gian. Hơn nữa việc tạm hoãn cũng không ảnh hưởng đến kết quả học nên mình không thể bỏ lỡ cơ hội này. - Vượt qua 20.000 thí sinh là người Việt Nam trên toàn thế giới dự tuyển vòng loại. Điều gì khiến Long tự tin chiến thắng? - Mình nghĩ đó là do cá tính, sự tự tin, tự lập và tự quyết. - Trải qua nhiều thử thách cả về thể lực lẫn trí tuệ của cuộc thi trong suốt 6 tháng. Long đã từng gặp khó khăn trong vòng thi nào? - Đó có lẽ là vòng thi cuối cùng - phỏng vấn trước ban giáo khảo. Bởi sau rất nhiều vòng thi thể lực, phần phỏng vấn khiến Long thấy hơi run. Cũng bởi vì khi gần chạm đến đích mà bị loại thì rất đáng tiếc. Một phần thi thể lực khác cũng gây khó khăn đó là chạy trên đồi cát, rất khó so với chạy thông thường. Thanh Long (đứng giữa) trở thành người Việt Nam thứ hai bay vào vũ trụ. - Tham gia cuộc thi này, gia đình Long có ủng hộ hay không? - Bố mẹ mình rất bất ngờ khi nhìn thấy con lần lượt vượt qua, trưởng thành dần lên trong những thử thách khó khăn. - Được biết, Thanh Long sinh ra và lớn lên tại TP.HCM nhưng tự lập cuộc sống tại Úc từ năm 15 tuổi. Bạn có thể chia sẻ về thời gian đó? - Giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc sống mà mình đã trải qua khi cố gắng hòa nhập với cộng đồng ở một môi trường mới từ năm 15 tuổi. Rào cản ngôn ngữ chính là khó khăn lớn nhất. Tuy nhiên, bằng sự điềm tĩnh, tự tin, và nhạy bén quan sát cũng như cách sống chân thành, tình cảm, mình đã vượt qua được những khó khăn và học hỏi nhiều hơn ở một môi trường mới. - Cảm giác đầu tiên của Long khi ở đến nước Úc? - Mình rất hồi hộp trước cuộc sống hoàn toàn mới lạ. Ở đó mình có một người anh và sống cùng người bản xứ. Gia đình họ cũng thường xuyên đưa mình đi chơi. Thanh Long. - Để chuẩn bị cho cuộc thi, hàng ngày Long thập thể lực như thế nào? - Mỗi ngày mình giành từ 3-4 tiếng đồng hồ để chạy, bơi lội và tập GYM. - Ngoài ra bạn còn sở thích nào khác? - Đó là chơi trống, guitar và hát. - Ước mơ của Long? - Mình còn 4 năm nữa để hoàn thành chương trình học, sau đó ước mơ được làm việc tại cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). - Là đại diện duy nhất cho Việt Nam giành cơ hội vào vũ trụ, Long muốn chia sẻ điều gì? - Có thể sức bền và thể lực của người Việt Nam không bằng các quốc gia khác, nhưng nghị lực và ý chí kiên cường cũng như tinh thần dân tộc bất khuất chính là một lợi thế. Thanh Long và top ba. Sắp tới, Thanh Long sẽ tham dự trại huấn luyện không gian toàn cầu Axe Apollo tại Mỹ để hiện thực hóa giấc mơ trở thành người Việt Nam thứ hai bay vào vũ trụ. | 177 | Người Việt Nam thứ hai có cơ hội vào vũ trụ |
Tân CEO của Standard Chartered khu vực Việt Nam, Campuchia, Lào - ông Nirukt Sapru. Thông tin từ Ngân hàng Standard Chartered cho biết, đơn vị này vưà bổ nhiệm ông Nirukt Sapru làm Tổng giám đốc (CEO) khu vực Việt Nam, Campuchia và Lào thay thế ông Louis Taylor. Ông Sapru nhận nhiệm vụ mơí tại Việt Nam từ ngày 23/10. Về phần mình, ông Louis Taylor cũng vưà được Standard Chartered toàn câù bổ nhiệm vị trí mơí tại London (Anh) sau khi rơì Việt Nam. Ông cũng là ngươì nước ngoài thứ 2 nhận được bằng khen của Ngân hàng Nhà nước về những đóng góp trong nhiệm kỳ tại Việt Nam. CEO mơí của Standard Chartered - Nirukt Sapru - mang quốc tịch Ấn Độ, có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng thương mại và đâù tư tại cả châu Âu, châu Á. Trước đây, ông từng chịu trách nhiệm phát triển quan hệ khách hàng khôí Doanh nghiệp lớn và các tổ chức tài chính tại Australia, Philippines, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Cộng hòa Mauritius, Brunei, Sri Lanka, Afghanistan, Nepal và Bangladesh. Chia sẻ vơí báo chí, ông Nirukt Sapru cho biết đang rất hào hứng và mong muốn làm việc vơí các đôí tác tại khu vực sau khi đảm nhận vai trò mơí. Ông cho hay, sẽ có rất nhiêù cơ hôị hấp dẫn cho Standard Chartered, cả trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Việt Nam và khu vực Mekong. Ông Nirukt Sapru đánh giá, Việt Nam sẽ vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. "Và giống như tất cả các nền kinh tế khác, Việt Nam phải đôí mặt vơí những thách thức riêng của mình. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn vẫn hết sức lạc quan", tân tổng giám đốc này nhìn nhận. Thanh Thanh Lan | 179 | Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc mới |
Thông tin vừa được phát đi từ Ngân hàng Standard Chartered cho biết, ngân hàng này đã chính thức bổ nhiệm ông Nirukt Sapru làm Tổng Giám đốc khu vực Việt Nam, Campuchia và Lào. Ông Nirukt Sapru sẽ làm việc tại Việt Nam kể từ ngày 23/10/2013, thay cho ông Louis Taylor, người mới được bổ nhiệm vào một vị mới tại Luân Đôn sau khi kết thúc nhiệm kỳ 3 năm công tác tại Việt Nam. Ông Nirukt Sapru có hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng thương mại và đầu tư tại cả châu Âu và Châu Á. Trước khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc khu vực Việt Nam, Campuchia và Lào, ông chịu trách nhiệm phát triển quan hệ khách hàng khối Doanh nghiệp lớn và các tổ chức tài chính tại Úc, Philippines, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Cộng hòa Mauritius, Brunei, Sri Lanka, Afghanistan, Nepal và Bangladesh. Khánh Linh Theo Trí Thức Trẻ | 179 | Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc mới |
Ông Sapru nhận nhiệm vụ mới tại Việt Nam từ ngày 23/10 thay ông Louis Taylor vừa được Standard Chartered toàn cầu bổ nhiệm vị trí mới tại London (Anh). Ông Nirukt Sapru có quốc tịch Ấn Độ và đã từng làm việc trong lĩnh vực ngân hàng thương mại và đầu tư tại cả châu Âu, châu Á suốt 25 năm qua. Trước đây, ông chịu trách nhiệm phát triển quan hệ khách hàng khối Doanh nghiệp lớn và các tổ chức tài chính tại Australia, Philippines, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Cộng hòa Mauritius, Brunei, Sri Lanka, Afghanistan, Nepal và Bangladesh. ML | 179 | Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc mới |
Đêm nhạc Toyota Classics 2013 hứa hẹn nhiều cung bậc cảm xúc phong phú. (ảnh BTC cung cấp) Đó là lời phát biểu của bà Đoàn Thị Yến, phó tổng giám đốc Công ty ô-tô Toyota Việt Nam tại buổi họp báo chiều 28-10 tại Hà Nội, nhằm giới thiệu Đêm nhạc Cổ điển Toyota (Toyota Classics) 2013, sẽ diễn ra vào tối 5-11-2013 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Vốn là một hoạt động thường niên được khởi xướng từ những năm 90 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, năm nay là năm thứ 16 liên tiếp Đêm nhạc Toyota Classics mang đến cho những khán giả yêu nhạc cơ hội thưởng thức các tác phẩm kinh điển, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên thế giới, đồng thời quảng bá nhạc cổ điển ở khu vực châu Á. Năm nay, Toyota Classics sẽ có sự tham gia của Dàn nhạc Giao hưởng North Czech Teplice, với một chương trình cuốn hút, tập hợp các tác phẩm kinh điển của âm nhạc Đông Âu, qua những âm thanh đầy tươi trẻ của nghệ sĩ trumpet Manuel Blanco. Với sự chỉ huy điêu luyện của nhạc trưởng nổi tiếng người Canada, Charles Olivieri-Munroe, Dàn nhạc đến từ CH Séc này hứa hẹn sẽ đêm đến một bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn, đa dạng, với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Ngoài ra, chương trình năm nay còn có sự góp mặt của tài năng violin Việt Nam Nguyễn Hữu Nguyên. Tốt nghiệp và có nhiều giải thưởng âm nhạc tại Pháp, cùng kinh nghiệm biểu diễn phong phú tại Dàn nhạc quốc gia Pháp, đây là lần thứ hai anh tham gia biểu diễn trong Đêm nhạc Toyota Classics, kể từ năm 2002. Lần này, nghệ sĩ Hữu Nguyên sẽ trình bày độc tấu violin, trên phần đệm của dàn nhạc, hai tác phẩm kinh điển là "Havanaise" của nhà soạn nhạc Saint-saens (Pháp) và "Airs Bohemien" của tác giả Sarasate (Tây Ban Nha). Theo anh, đây là những tác phẩm mà "bất cứ nghệ sĩ violin nào cũng muốn thể hiện". Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Tình, Cục trưởng Hợp tác quốc tế (Bộ VHTT&DL) khẳng định: "Đêm nhạc nhất định sẽ để lại ấn tượng mạnh mẽ, khó quên cho quý vị khán thính giả về phong cách độc đáo, kết hợp hài hòa trong các tác phẩm nổi tiếng của trường phái âm nhạc lãng mạn". Với vai trò diễn giả, ông Martin Klepetko, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CH Séc tại Việt Nam cho biết, Toyota Classics là một sự kiện âm nhạc “đặc biệt với những nét rất riêng”. Với kiến thức âm nhạc phong phú, đồng thời từng tốt nghiệp chuyên ngành nhạc trưởng, ông Martin chia sẻ: “Tôi nóng lòng được nghe thêm lần nữa, có lẽ cũng là lần thứ mấy trăm rồi, bản concerto nổi tiếng của Haydn… Tôi biết đây là cảm xúc cá nhân, nhưng tôi rất mong rằng các thính giả của Đêm nhạc sẽ phần nào chia sẻ với tôi điều này. Hãy cùng lắng nghe… hãy để âm nhạc làm tâm hồn chúng ta phong phú, tốt đẹp hơn”. *** Từ năm 2009, toàn bộ số tiền vé thu được của Đêm nhạc được dùng hỗ trợ “Chương trình Học bổng Toyota Hỗ trợ Tài năng trẻ Âm nhạc Việt Nam”, dành cho những sinh viên, học sinh xuất sắc của năm trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp trực thuộc Bộ VHTT&DL. *** Cho đến nay, chương trình Toyota Classics đã thực hiện 171 buổi hòa nhạc, thu hút sự tham gia của gần 214.000 khán giả. Trong “sinh nhật” lần thứ 24, chương trình sẽ lần lượt biểu diễn tại bốn thành phố châu Á: Hà Nội (Việt Nam), Phnom Penh (Campuchia), Kuala Lumpur (Malaysia) và Bandar Seri Begawan (Brunei), trong thời gian từ ngày 5 đến 16-11-2013. Các diễn giả tại buổi họp báo. Ông Martin Klepetko: "Hãy cùng lắng nghe... hãy để âm nhạc làm tâm hồn chúng ta phong phú, tốt đẹp hơn”. LINH PHAN | 180 | Đêm nhạc cổ điển Toyota 2013 |
Nhạc trưởng Canada Charles Olivieri Munroe Đại diện BTC cho biết, chương trình năm nay sẽ giới thiệu tới công chúng một chương trình biêu diễn hấp dẫn, tập hợp những tác phẩm kinh điển của âm nhạc Đông Âu cho đến Piazzolla, cùng những âm thanh tươi trẻ, đầy biểu cảm được thể hiện bởi nghệ sĩ trumpet Manuel Blanco, dưới tài chỉ huy của nhạc trưởng người Canada – Charles Olivieri Munroe. Dàn nhạc giàu truyền thống đến từ Cộng hòa Séc – North Czech Teplice sẽ đem đến một bữa tiệc âm nhạc với nhiều phong cách âm nhạc đa dạng và những cung bậc cảm xúc khác nhau. Đây là lần thứ 2 nhạc trưởng Charles Olivieri Munroe tham gia chỉ huy dàn nhạc trong Toyota Classics tại Việt Nam, sau thành công của chương trình vào năm 2009 tại TP Hồ Chí Minh. Đặc biệt, chương trình năm nay có sự góp mặt của tài năng violon Việt Nam – Nguyễn Hữu Nguyên – thủ khoa tốt nghiệp môn violin tại Học viện Paris năm 1997. Với nhiều giải thưởng âm nhạc đạt được tại Pháp cùng kinh nghiệp biểu diễn phong phú, Nguyễn Hữu Nguyên hiện là violon solo thứ 3 trong Dàn nhạc quốc gia Pháp kể từ năm 2003. Violon Nguyễn Hữu Nguyên trình diễn trong chương trình lần này Tại buổi họp báo, Nguyễn Hữu Nguyên chia sẻ, anh rất háo hức tham gia chương trình hòa nhạc lần này. Trong buổi biểu diễn, anh sẽ góp mặt hai tiết mục. Đêm nhạc cổ điển Toyota 2013 là năm thứ 16 chương trình diễn ra tại Việt Nam. Toàn bộ số tiền bán vé của các đêm nhạc đều được sử dụng vào mục đích từ hiện. Từ năm 2009, số tiền còn được dùng để hỗ trợ cho “Chương trình học bổng Toyota Hỗ trợ tài năng trẻ âm nhạc Việt Nam”. | 180 | Đêm nhạc cổ điển Toyota 2013 |
Toyota Classics 2013 là đêm nhạc thường niên lần thứ 16 được tổ chức tại Việt Nam. Tham gia Toyota Classics 2013 là Dàn nhạc giao hưởng North Czech Teplice thể hiện từ những tác phẩm kinh điển của âm nhạc Đông Âu cho đến Piazzolla, cùng những âm thanh đầy tươi trẻ và biểu cảm được thể hiện bởi nghệ sỹ trumpet Manuel Blanco. Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng bậc thầy người Canada – Charles Olivieri-Munroe, dàn nhạc giàu truyền thống này hứa hẹn sẽ mang đến cho khán thính giả một bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn với nhiều phong cách âm nhạc đa dạng và những cung bậc cảm xúc khác nhau. Toyota Classics 2013 có sự góp mặt của tài năng violon Việt Nam Nguyễn Hữu Nguyên Đặc biệt, chương trình năm nay có sự góp mặt của tài năng violon Việt Nam – Nguyễn Hữu Nguyên – thủ khoa tốt nghiệp môn violon tại Học viện Paris năm 1997. Với nhiều giải thưởng âm nhạc đạt được tại Pháp cùng nhiều kinh nghiệm biểu diễn, Nguyễn Hữu Nguyên hiện là violon solo thứ ba trong Dàn nhạc quốc gia Pháp kể từ năm 2003. Đây là lần thứ hai tài năng violon này tham gia biểu diễn trong Đêm nhạc cổ điển Toyota kể từ năm 2002. 15 chương trình Đêm nhạc cổ điển Toyota đã tổ chức với sự góp mặt của nhiều dàn nhạc danh tiếng trên thế giới, đem đến cơ hội thưởng thức những tác phẩm âm nhạc kinh điển, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người yêu nhạc Việt Nam. “Bên cạnh những giá trị tinh thần, Đêm nhạc cổ điển Toyota còn mong muốn góp phần cho sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là nền âm nhạc cổ điển, đồng thời thúc đẩy giao lưu văn hóa thông qua việc mang tới các cơ hội giao lưu, học hỏi giữa nghệ sỹ trong nước với các nghệ sỹ tài năng, các dàn nhạc giao hưởng xuất sắc trên thế giới” - Bà Đoàn Thị Yến, Phó Tổng giám đốc TMV chia sẻ tại buổi họp báo. Đáng chú ý là toàn bộ số tiền bán vé của các đêm nhạc đều được sử dụng vào mục đích từ thiện và kể từ năm 2009 được dùng để hỗ trợ cho “Chương trình học bổng Toyota hỗ trợ tài năng trẻ âm nhạc Việt Nam” dành cho những sinh viên - học sinh xuất sắc của 5 trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp trong cả nước. Thu Phương | 180 | Đêm nhạc cổ điển Toyota 2013 |
Sau khi trở thành đại diện xuất sắc của khu vực Đông Nam Á trong hạng mục World Wide Act của giải thưởng MTV EMA (Giải thưởng âm nhạc MTV Châu Âu). Mới đây, Mỹ Tâm vừa lọt vào danh sách 145 đề cử cho hạng mục Nữ ca sĩ xuất sắc nhất thế giới năm 2013 của Giải thưởng Âm nhạc Thế giới (World Music Awards). Theo trang thông tin chính thức của World Music Awards, Mỹ Tâm là một trong số 35 đại diện đến từ châu Á và là đại diện duy nhất của Việt Nam. Tên của cô xuất hiện bên cạnh những ngôi sao đẳng cấp thế giới như: Christina Agulera, Adele, Britney Spears, Beyonce hay Katy Perry… Mỹ Tâm bất ngờ lọt đề cử "Nữ ca sĩ xuất sắc của thế giới" Liên tiếp đón nhận tin vui dồn dập, Mỹ Tâm không khỏi bất ngờ và hạnh phúc. Và vừa trở về từ Hà Nội Mỹ Tâm đã nhanh chóng lên trang cá nhân viết tâm thư chia sẻ cảm xúc và gửi gấm yêu thương, gửi lời cám ơn đến tất cả các fan trước khi qua ngày mới. Mỹ Tâm đang là niềm tự hào của làng nhạc Việt Nguyên văn bức tâm thư đầy tình cảm “họa mi tóc nâu” gửi người hâm mộ: “Gởi tình yêu của Tâm! Vừa trở về trong vòng tay yêu thương của mọi người…Thêm một đêm diễn thành công với nhiều cảm xúc thật khó tả, những khoảnh khắc thật khó quên, những phút giây ngập tràn xúc động, đã có lúc tưởng chừng như bật khóc trong tình yêu thương của khán giả dành cho mình nhưng rồi lại cố kìm nén để thấy mình không quá “trẻ con”… Cảm ơn khán giả, cảm ơn những người bạn, các anh chị phóng viên báo đài và nhất là cảm ơn các bạn trong FC thân thương, tình cảm này thật sự quý giá, những thành công của Tâm sẽ không thể nào có được nếu không có sự yêu quý và ủng hộ của mọi người. Những ngày qua, được đón nhận những tin vui mới lòng Tâm càng thêm xúc động, dù tất cả chỉ là bước khởi đầu và phía trước con đường cũng còn nhiều thử thách, nhưng thật sự Tâm không khỏi tự hào. Niềm tự hào không phải vì bản thân mình đạt được điều gì, mà đó là niềm tự hào vì sự đồng lòng của một tập thể đoàn kết từ các bạn. Các bạn đã vất vả lắm phải không? Sẽ rất khó khăn trong 3 ngày tới để chúng ta tiếp tục cuộc đua với các nghệ sĩ của nước bạn. Nhưng Tâm vẫn tin rằng trong bất kỳ một cuộc đua nào đó, chúng ta sẽ không thất bại nếu đã cố gắng chiến đấu hết mình. Vì niềm tự hào và kiêu hãnh của một đất nước đã có những nền tảng về tinh thần đoàn kết và kiên cường, chúng ta hãy cố gắng hết sức mình để không phải hoài nghi về điều đó!. Bản thân Tâm sẽ luôn luôn cố gắng để xứng đáng với niềm tin của khán giả cả nước dành cho mình. Tâm thật sự xúc động và xin được gởi đến khán giả, gởi đến các bạn lời cảm ơn sâu sắc nhất từ Tâm! “Sẽ không bao giờ là thất bại khi chúng ta đã cố gắng hết mình!” FIGHTING! WE CAN DO IT!!!!!!!!!!!!!!!! Mỹ Tâm Sài Gòn ngày 27 tháng 10 năm 2013”. Bức tâm thư đầy xúc động của Mỹ Tâm. | 181 | Mỹ Tâm lọt top “Nữ ca sĩ xuất sắc nhất thế giới” |
Mỹ Tâm vừa nhận được một niềm vui bất ngờ khi tên của cô được lọt vào top đề cử tranh giải “Nữ ca sĩ xuất sắc nhất thế giới” của hệ thống giải thưởng World Music Awards. Cô là đại diện duy nhất của Viện Nam và sẽ “đối đầu” với những gương mặt đình đám nhất thế giới như: Adele, Beyonce, Celine Dion, Lady Gaga, Miley Cyrus, Rihanna hay Cher... Mỹ Tâm nằm trong danh sách đề cử gồm 144 nghệ sĩ nổi tiếng thế giới, những cái tên như: Adele, Beyoncé, Britney Spears, Cher, Celine Dion, Christina Aguilera, Lady Gaga, Katy Perry, Kelly Clarkson, Lana Del Rey, Madonna, Mariah Carey, Miley Cyrus, Rihanna... đều là những tên tuổi đình đám trên thế giới. Vậy nên, việc lọt vào danh sách đề cử này quả là một bất ngờ và cũng là vinh dự lớn đối với Mỹ Tâm nói riêng và cả showbiz Việt nói chung. Mỹ Tâm ở danh sách đề cử WMA, vần M của cô có những cái tên đình đám như: Miley Cyrus, Madonna, Mariah Carey... Trao đổi về việc lọt vào danh sách bình chọn một cách đầy bất ngờ này, Mỹ Tâm cũng không giấu diếm được cảm giác bất ngờ. Cô cho biết mình hoàn toàn không biết gì cho đến khi được fans thông báo và sau đó đọc được tin tức trên báo. Đây là một thông tin không thể tuyệt vời hơn cho Mỹ Tâm, sau khi cô nhận niềm vui lớn từ việc dẫn đầu đề cử MTV EMA Đông Nam Á cũng bằng hình thức bầu chọn qua mạng. Với hình thức bầu chọn trực tuyến, có thể nói khả năng thành công của Mỹ Tâm trong giải thưởng này không hề nhỏ. Bởi từ lâu, Việt Nam luôn là quốc gia dành được những kết quả thuận lợi từ hình thức bình chọn trực tuyến qua mạng. Trước mắt, Mỹ Tâm sẽ phải vượt qua 35 gương mặt nổi bật của Châu Á, sau đó mới nghĩ tới việc vượt qua những gương mặt đình đám thế giới khác. Hiện tại vẫn chưa có thông tin về địa điểm tổ chức đêm trao giải cũng như thời điểm diễn ra lễ trao giải của giải thưởng đình đám này. Tuy nhiên, với việc lọt vào top đề cử cũng là một thành công lớn nhưng rất xứng đáng với Mỹ Tâm. Sau thành công lớn ở giải MAMA 2012, các fans đang hi vọng cô sẽ “làm được một điều gì đó” tại giải thưởng World Music Awards lần này. Phan Anh | 181 | Mỹ Tâm lọt top “Nữ ca sĩ xuất sắc nhất thế giới” |
Theo công bố của Ban Tổ chức, Mỹ Tâm đã trở thành một trong 135 đại diện châu Á trong danh sách đề cử nói trên. World Music Awards là giải thưởng uy tín đẳng cấp thế giới, tôn vinh những nghệ sỹ và những sản phẩm âm nhạc được đông đảo công chúng yêu mến. Danh sách đề cử cho hạng mục Nữ ca sỹ xuất sắc nhất thế giới gồm 145 ứng cử viên, bao gồm cả những ngôi sao đình đám như: Beyonce, Adele, Britney Spears, Katy Perry, Rihanna, Christina Agulera… Thời gian và địa điểm diễn ra Lễ trao giải World Music Awards 2013 vẫn chưa được công bố chính thức. Mới đây, với việc vượt qua 5 ứng cử viên khác của khu vực Đông Nam Á, Mỹ Tâm cũng đã trở thành nghệ sĩ đại diện cho khu vực tranh giải ở vòng 2 của giải thưởng MTV EMA 2013. Hồi năm ngoái, “họa mi tóc nâu” cũng từng là nghệ sỹ Việt Nam đầu tiên được vinh danh tại giải MAMA, vốn được ví như Grammy của châu Á. Thu Thảo Theo công bố của Ban Tổ chức, Mỹ Tâm đã trở thành một trong 135 đại diện châu Á trong danh sách đề cử nói trên. World Music Awards là giải thưởng uy tín đẳng cấp thế giới, tôn vinh những nghệ sỹ và những sản phẩm âm nhạc được đông đảo công chúng yêu mến. Danh sách đề cử cho hạng mục Nữ ca sỹ xuất sắc nhất thế giới gồm 145 ứng cử viên, bao gồm cả những ngôi sao đình đám như: Beyonce, Adele, Britney Spears, Katy Perry, Rihanna, Christina Agulera… Thời gian và địa điểm diễn ra Lễ trao giải World Music Awards 2013 vẫn chưa được công bố chính thức. Mới đây, với việc vượt qua 5 ứng cử viên khác của khu vực Đông Nam Á, Mỹ Tâm cũng đã trở thành nghệ sĩ đại diện cho khu vực tranh giải ở vòng 2 của giải thưởng MTV EMA 2013. Hồi năm ngoái, “họa mi tóc nâu” cũng từng là nghệ sỹ Việt Nam đầu tiên được vinh danh tại giải MAMA, vốn được ví như Grammy của châu Á. | 181 | Mỹ Tâm lọt top “Nữ ca sĩ xuất sắc nhất thế giới” |
Một chi nhánh ngân hàng Mitsubishi UFJ - Ảnh: Reuters FSA sẽ thanh tra hoạt động cho vay của e ngân hàng lớn: Mizuho, Mitsubishi UFJ và Sumitomo Mitsui, người phát ngôn FSA (không nêu tên) cho AFP biết. Ngân hàng Mizuho đang dính vào vụ bê bối cho các phần tử mafia Nhật, tức yakuza, vay khoảng 2 triệu USD. Mizuho đã đệ trình một bản báo cho FSA vào ngày 28.10, cho rằng 54 nhân viên và quản lý tại các chi nhánh của Mizuho ở Nhật sẽ bị trừng phạt do có liên quan đến vụ bê bối này. Ông Takashi Tsukamoto, Chủ tịch ngân hàng Mizuho, cho biết ông sẽ từ chức, nhưng vẫn giữ chức vụ tại công ty mẹ của Ngân hàng Mizuho là Tập đoàn Tài chính Mizuho. Trong khi đó, giám đốc điều hành Tập đoàn tài chính Mizuho, ông Yasuhiro Sato, từ chối từ chức và sẽ làm việc 6 tháng không hưởng lương. Yakuza nổi tiếng với các hoạt động tội phạm, từ mại dâm, ma túy, sòng bài cho tới cho vay nặng lãi... Phúc Duy | 182 | Nhật Bản thanh tra 3 ngân hàng liên quan đến mafia |
Ngân hàng lớp thứ 3 Nhật Bản bị điều cùng với gã khổng lồ Mitsubishi và Sumitomo. Mizuho Financial, 1 trong số 3 ngân hàng nói trên, đã thừa nhận giám đốc cao cấp của ngân hàng biết về việc cho các băng nhóm tội phạm Nhật Bản vay 200 triệu yen (2 triệu USD) 3 năm trước đây, nhưng không có hành động gì ngăn chặn. Một cuộc điều tra từ bên ngoài đã làm rõ ngân hàng này cố tình bao che các khoản vay. Sumitomo Mitsui là ngân hàng thứ 3 có liên quan. Các băng nhóm ở Nhật Bản hay yakuza không thực sự bất hợp pháp. Nhưng giống như mafia của Ý hay Hội Tam hoàng của Trung Quốc, yakuza thường tham gia vào các hoạt động phi pháp như cờ bạc, ma túy, mại dâm cũng như tống tiền. Ngày 28.10, luật sư do Mizuho Financial thuê bắt đầu điều tra các giao dịch, trong đó "nhiều quan chức và thành viên hội đồng quản trị đều biết, hoặc ở vị trí được biết". Mizuho Financial cho biết 54 cựu và đương kim giám đốc sẽ bị trừng phạt, kể cả chủ tịch ngân hàng Mizuho, ông Takashi Tsukamoto, người đã thôi chức nhưng vẫn là chủ tịch của công ty mẹ. Theo BBC | 182 | Nhật Bản thanh tra 3 ngân hàng liên quan đến mafia |
Mizuho là một trong ba ngân hàng bị điều tra vì các giao dịch liên quan tới băng đảng tội phạm có tổ chức. Ba ngân hàng lớn bị điều tra lần này là Mitsubishi, Sumitomo và Mizuho. Trong đó, Tập đoàn Tài chính Mizuho đã thừa nhận rằng nhiều người quản lý cấp cao của ngân hàng này biết vụ Mizuho cho các băng đảng tội phạm Nhật vay 200 triệu Yen (tương đương 2 triệu USD) 3 năm trước đây nhưng không phản ứng gì. Một cuộc điều tra sơ bộ cũng cho thấy các ngân hàng cố tình bao che các khoản vay bất hợp pháp này. Theo BBC, các băng đảng yakuza cũng giống như mafia của Ý hay hội Tam hoàng của Trung Quốc, họ có tham gia vào các hoạt động không lành mạnh như cờ bạc, ma túy, mại dâm, tống tiền… Hôm 29/10, luật sư của Mizuho cho biết: “Nhiều lãnh đạo và các thành viên hội đồng quản trị biết hoặc chắc chắn phải biết về vấn đề này… tuy nhiên, họ không nghĩ rằng đây là một vấn đề lớn và cho rằng một bộ phận khác sẽ lo việc này”. Ngân hàng Mizuho cũng cho biết 54 giám đốc điều hành cũ và mới đều sẽ bị phạt, bao gồm cả chủ tịch ngân hàng là ông Takashi Tsukamoto, người vừa từ chức nhưng vẫn đang giữ cương vị người đứng đầu công ty mẹ. Phan Yến Theo BBC | 182 | Nhật Bản thanh tra 3 ngân hàng liên quan đến mafia |
Giá thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk hiện nay tính trung bình khoảng 13.600 đồng/lít. Một trang trại bò sữa của Vinamilk tại Lâm Đồng. Ảnh: Quỳnh Trang Ngoài việc mạnh dạn đầu tư công nghệ sản xuất mới nhất, Vinamilk còn chủ động nguồn nguyên liệu ổn định với chất lượng cao, thông qua liên kết với hơn 5.000 hộ dân chăn nuôi bò sữa, với tổng số 65.000 con bò, thu mua sản lượng 460 tấn sữa nguyên liệu/ngày. Hiện, Vinamilk thu mua hơn 60% lượng sữa tươi nguyên liệu của nông dân trên cả nước. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2007, Vinamilk đã đầu tư hơn 500 tỷ đồng xây dựng 5 trang trại bò sữa tại Tuyên Quang, Lâm Đồng, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa; nhập khẩu bò giống cao sản thuần chủng HF từ Australia. Sắp tới, Vinamilk sẽ đầu tư thêm 4 trang trại mới với tổng vốn đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng tại Tây Ninh, Hà Tĩnh và Thanh Hóa. HOÀNG HÀ | 183 | Vinamilk thu mua sữa |
Ngoài 5 trang trại bò sữa tại Tuyên Quang, Lâm Đồng, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, sắp tới Vinamilk sẽ đầu tư thêm 4 trang trại mới với tổng vốn đầu tư khoảng 3.000 tỉ đồng tại Tây Ninh, Hà Tĩnh, Thanh Hóa (2 trang trại). Quang Thuần | 183 | Vinamilk thu mua sữa |
Vinamilk luôn đổi mới, đầu tư dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại Trong 9 tháng đầu năm 2013, Vinamilk đã thu mua 115.300 tấn sữa tươi nguyên liệu từ các hộ nông dân trên cả nước, với tổng giá trị thu mua gần 1.500 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2012. Vinamilk hiện liên kết với hơn 5.000 hộ dân chăn nuôi bò sữa, với tổng số 65.000 con bò, thu mua sản lượng 460 tấn sữa nguyên liệu/ngày. Hiện Vinamilk thu mua hơn 60% lượng sữa tươi nguyên liệu của nông dân trên cả nước. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2007, Vinamilk đã đầu tư hơn 500 tỷ đồng, xây dựng 5 trang trại bò sữa tại Tuyên Quang, Lâm Đồng, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, nhập khẩu bò giống bò cao sản thuần chủng HF từ Australia. Sắp tới, Vinamilk sẽ đầu tư thêm 4 trang trại mới với tổng vốn đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng tại Tây Ninh (10.000 con bò); Hà Tĩnh (3.000 con bò); Thanh Hóa 1 (Thống Nhất) với 20.000 con bò và Thanh Hóa 2 (Như Thanh) với 3.000 con bò. Mới đây, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tham gia góp vốn thành lập Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa trong một dự án chăn nuôi bò sữa lớn nhất cả nước từ trước tới nay. Với 17 ngành nghề kinh doanh chính, công ty mới chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, với vốn điều lệ 600 tỷ đồng (Vinamilk góp 570 tỷ đồng, chiếm 95%). Tại Thanh Hóa, Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất đang quản lý và sử dụng hơn 2.494 ha đất. Sau khi liên kết với Vinamilk, phần đất này được coi là tài sản để góp vốn, sẽ chuyển đổi sang xây dựng hệ thống chuồng trại và trồng cỏ để cung cấp thức ăn cho 20.000 con bò sữa. Sản phẩm sữa của Vinamilk hiện được xuất khẩu sang 26 quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Australia, Canada, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Sri Lanka, Philippines, Hàn Quốc, khu vực Trung Đông… Hà Linh | 183 | Vinamilk thu mua sữa |
Hãng hàng không VietJet Air cho biết chiếc máy bay mới này dự kiến sẽ về VN trong ngày 30-10 và trong ngày 1-11 sẽ được đưa vào khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế của VJA. Đại diện VJA cho biết máy bay mới này về nâng tổng số máy bay của hãng lên tổng cộng 10 chiếc. Máy bay Sharklet thế hệ này sẽ được sơn biểu tượng của Pepsi để cùng VJA thưc hiện chương trình “Tết trọn từng giây” của Pepsi, nhằm hỗ trợ đưa sinh viên, công nhân về quê ăn Tết bằng máy bay. L.N. | 184 | VietJetAir tiếp nhận máy bay A320 Sharklet thứ hai |
VNA 686 là máy bay hiện đại của hàng hàng không VietjetAir Máy bay A320 Sharklet đã nâng tổng số máy bay của VietjetAir lên 10 chiếc, hoàn thành kế hoạch đội máy bay của hãng trong năm 2013. Đặc biệt, VietjetAir vừa được công nhận nằm trong “Top 5 đường bay mới khai trương thành công nhất thế giới”, năm 2012 trong khuôn khổ giải thưởng uy tín dành cho các hãng hàng không giá rẻ toàn cầu. Ông Pritam Sign, Giám đốc phát triển kinh doanh của Vietjet Air cho biết: “Máy bay Sharklet mang hình ảnh của Pepsi thật trẻ trung và sinh động. Chúng tôi rất vui nhận đuợc sự hợp tác đồng hành Airbus để cùng VietjetAir thực hiện thành công kế hoạch đó, mang đến nhiều cơ hội bay an toàn, vui vẻ, giá rẻ, đúng giờ cho người dân trong nước và quốc tế” Tin, ảnh: HÀ MAI ANH | 184 | VietJetAir tiếp nhận máy bay A320 Sharklet thứ hai |
Chiếc máy bay A320 Sharklet thứ 2 được Airbus giao cho VietJetAir tại Pháp hôm 29.10 - Ảnh: VietJetAir Chiếc máy bay mới này mang biểu tượng của Pepsi trên thân. Loại máy bay này có thêm cánh đứng ở hai đầu mút cánh chính, trông giông vây cá mập nên mới có tên Sharklet. Cánh phụ này giúp tiết kiệm đến 4% lượng nhiên liệu tiêu hao. Trong vài ngày tới, máy bay sẽ về sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, nâng tổng số máy bay của VietJetAir lên 10 chiếc, theo đúng kế hoạch đội máy bay của hãng trong năm 2013. Trước đó, chiếc A320 Sharklet đầu tiên của VietJetAir đã về Việt Nam ngày 27.9. Mai Vọng | 184 | VietJetAir tiếp nhận máy bay A320 Sharklet thứ hai |
Sáng 24/10, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và nhà sưu tập Thành Hải Dương tổ chức khai mạc trưng bày “Văn hóa Trầu cau Việt Nam”. Hát quan họ tại triển lãm 100 hiện vật, tài liệu, hình ảnh tiêu biểu được lựa chọn giới thiệu trong triển lãm là những hiện vật có niên đại từ thời Lý như: bình vôi, ống vôi, ống nhổ, dao bổ cau, têm trầu, khay trầu, cơi trầu. Bộ đồ ăn trầu của tầng lớp quý tộc thuộc bộ sưu tập cung đình triều Nguyễn là những cổ vật quý với các chất liệu vàng, bạc, ngọc… được tạo dáng, trang trí hết sức độc đáo, cầu kỳ, tinh xảo. Còn bộ đồ ăn trầu của tầng lớp bình dân lại được chế tác đơn giản, bằng những chất liệu dễ kiếm như: tre, gỗ, đồng, gốm, vải. Mục đích của triển lãm là nhằm giới thiệu nguồn gốc tục ăn trầu ở Việt Nam, về cách ăn trầu, têm và bộ dụng cụ ăn trầu cũng những giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ với công chúng, góp phần bảo tồn, giữ giữ giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam. Tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn với câu chuyện cổ tích nổi tiếng “Trầu Cau”. Trầu cau vừa là biểu hiện phong cách Việt Nam vừa thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống. Miếng trầu là đầu câu chuyện, là sự khởi mở tình cảm khiến người với người gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Trầu cau không những là lễ vật trong các nghi lễ truyền thống như: tế tự, tang ma, cưới hỏi mà còn là biểu tượng của tình yêu đôi lứa, tình nghĩa anh em, vợ chồng… Các hiện vật được trưng bày tại triển lãm là một phần trong 300 hiện vật quý trong bộ sưu tập của nhà sưu tập tư nhân Thành Hải Dương. “Tôi đã làm công việc này được 5 năm. Lý do tôi sưu tập nó là do từ nhỏ được chứng kiến bà và người nông dân ở làng quê ăn trầu và cũng xuất phát từ đó mà lòng đam mê đã thôi thúc tôi làm công việc này hay nói theo cách nói của nhà phật là “cái duyên” tìm tòi nét đẹp rất đời thường của người nông dân Việt Nam”, nhà sưu tập Thành Hải Dương cho biết. Chị hai quan họ đang têm trầu Trong gia đình Việt Nam cổ truyền, bình vôi được coi trọng và tôn kính như một vị thần nên được được gọi là Ông bình vôi hay Ông vôi. Khi bình vôi đặc ruột không may bị sứt mẻ thì người ta không đem vứt mà cất nó cẩn thận hoặc treo xếp ở gốc đa đầu làng. Chính vì vậy, bình vôi khi chế tác cũng được đầu tư nhiều công sức, tâm huyết nên đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam. Trong số các hiện vật anh sưu tầm, có rất nhiều bình vôi độc đáo như: bình vôi tay cầm hình con tôm - hiện vật tiêu biểu của thời Lý, hình con cá, con rồng…”. Chị Heather Cesarini, người Canada, hiện đang làm tình nguyện viên ở Hiệp hội Phụ nữ cho biết, chị có may mắn được người bạn đưa đến xem triển lãm Văn hóa Trầu Cau. Chị nói: “Tôi cảm thấy rất thú vị khi được chiêm ngưỡng các hiện vật cổ đang trưng bày tại triển lãm này. Đặc biệt, tôi được xem chị hai quan họ Bắc Ninh hát dân ca và sau đó lại ngồi têm hình cánh phượng cho du khách chiêm ngưỡng. Nó rất đẹp và thật độc đáo mà tôi nghĩ chỉ Việt Nam mới có”. Nghệ sĩ Phạm Đăng Mùi, Phó Giám đốc Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh cho biết: Tục ăn trầu đã trở thành biểu tượng của người Việt Nam. Bất cứ một lễ hội nào đều không thể thiếu được miếng trầu. Tuy nhiên, nghệ sĩ Đăng Mùi cũng cho rằng, ngày nay trong các lễ nghi truyền thống tục ăn trầu vẫn giữ vai trò quan trọng nhưng nó lại đang dần bị mai một trong đời sống hàng ngày. Miếng trầu không chỉ nhai chơi mà được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực. Ngày mùa đông giá rét, ăn một miếng trầu sẽ cảm thấy mình ấm áp hơn và đặc biệt người già ăn trầu sẽ làm răng chắc hơn và không bị sâu. Cách têm trầu cũng thể hiện sự cầu kỳ, tinh tế, tùy từng hoàn cảnh mà trầu được têm theo mỗi cánh khác nhau với ý nghĩa biểu trưng khác nhau. Miếng trầu đã têm còn thể hiện nét tài hoa, khéo léo và tính nết của người têm nó. Một số hình ảnh về hiện vật được trưng bày tại triển lãm: Bình quai hình rồng (thế kỷ 20) Bỉnh nhỏ, cơi trầu và bình vôi Bình vôi gốm men lục (thế kỷ 15- 16) Hộp trầu thế kỷ 13 Bình vôi (thế kỷ 11 -14) Bình vôi (thế kỷ 11 -14) | 185 | Văn hóa trầu cau Việt Nam |
Triển lãm cũng giới thiệu những bộ đồ ăn trầu được tạo dáng cầu kỳ, tinh xảo bằng vàng, bạc, ngọc…của tầng lớp quý tộc thời xưa Sáng 24/10, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội) đã tổ chức khai mạc triển lãm “Văn hóa Trầu cau Việt Nam”. Hơn 100 hiện vật, tài liệu, hình ảnh tiêu biểu cho phong tục độc đáo của người Việt Nam đã được trưng bày tại triển lãm. Cùng với các hiện vật có niên đại từ thời Lý như bình vôi, ống vôi, ống nhổ, dao bổ cau, têm trầu, cơi trầu, cối giã trầu…triển lãm cũng giới thiệu những bộ đồ ăn trầu được tạo dáng cầu kỳ, tinh xảo bằng vàng, bạc, ngọc…của tầng lớp quý tộc thuộc bộ sưu tập cung đình triều Nguyễn. Bên cạnh đó, triển lãm cũng giới thiệu những bộ đồ ăn trầu của tầng lớp bình dân đượctạo tác đơn giản, bằng những vật liệu dễ kiếm như tre, gỗ, đồng, gốm… Du khách cũng cảm nhận được những nét độc đáo trong tục ăn trầu của các dân tộc: Tày, Xtiêng, Chăm, Khơme, Xơ đăng… thông qua bộ dụng cụ ăn trầu của ho. Đặc biệt, một số hình ảnh, video, bài viết về nguồn gốc tục ăn trầu của Việt Nam, cách têm trầu, nhai trầu và những nét đẹp của văn hóa trầu cau trong ứng xử, việc hiếu nghĩa, trong tình yêu lứa đôi, vợ chồng, thờ cúng… cũng sẽ được giới thiệu nhằm giúp cho du khách hiểu hơn về văn hóa trầu cau ở nước ta. Triển lãm sẽ diễn ra đến hết tháng 1/2013./. Hồng Hà | 185 | Văn hóa trầu cau Việt Nam |
Hơn 100 hiện vật được lựa chọn giới thiệu với khách có niên đại từ thời Lý đến nay, phản ánh rất rõ sự khác nhau về văn hóa ăn trầu của tầng lớp quý tộc và bình dân. Đến đây, du khách sẽ có dịp hiểu hơn về nguồn gốc tục ăn trầu ở Việt Nam, về cách têm trầu, nhai trầu và những nét đẹp của văn hóa trầu cau trong giao tiếp, ứng xử thông qua tài liệu, hình ảnh, video. Việc trưng bày sẽ kéo dài đến hết tháng 1-2013. | 185 | Văn hóa trầu cau Việt Nam |
Cổ vật trang sức Óc Eo. (Nguồn: giaoducthoidai.vn). Đây là kết quả lễ ký kết Hợp đồng trưng bày hiện vật cùng tên giữa Bảo tàng Lịch sử quốc gia và các cơ liên quan của Việt Nam với Bảo tàng quốc gia Kyushu, Nhật Bản tại Hà Nội chiều tối ngày 24/10. Theo ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, đây là đợt trưng bày hiện vật quy mô lớn, đặc sắc nhất từ trước đến nay của Việt Nam tại Nhật Bản. Những hiện vật này được các bên liên quan lên kế hoạch, thống nhất lựa chọn trong gần 1 năm qua Mỗi hiện vật đều mang thông điệp riêng, có giá trị lịch sử đặc biệt trong sự phát triển văn hóa của Việt Nam, thể hiện mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Việt Nam- Nhật Bản. [Nhật đề nghị mượn hiện vật của bảo tàng Việt Nam] Các hiện vật sẽ được trưng bày từ tháng 4 đến tháng 6/2013 tại Bảo tàng Kyushu (Nhật Bản), thuộc các vùng văn hóa khác nhau của Việt Nam như: Óc Eo, Sa huỳnh, Đông Sơn… Đặc biệt trong đó có bộ sưu tập gốm sứ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12, bộ sưu tập hiện vật cung đình triều Nguyễn với nhiều sắc phong, cổ vật bằng kim loại quý, độc bản. Các hiện vật đặc sắc đó được tập hợp từ nhiều bảo tàng như Bảo tàng Hội An, Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Viện nghiên cứu Hán nôm, Trung tâm di sản Thăng Long... Theo hợp đồng ký kết, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam (Bên A) và Bảo tàng quốc gia Kyushu, Nhật Bản (Bên B) cùng nhau tổ chức hoạt động trưng bày. Trong đó, Bên A chịu trách nhiệm cung cấp danh mục hiện vật, tài liệu, hình ảnh cần thiết. Bên B đảm nhiệm việc thiết kế mỹ thuật, dàn dựng trưng bày, tuyên truyền quảng bá và tổ chức các hoạt động giáo dục công chúng theo đúng chủ đề đã được thống nhất. Trước khi vận chuyển sang Nhật, các hiện vật có đủ hồ sơ, có phương án bảo vệ cụ thể, được mua bảo hiểm phòng khi xảy ra sự cố bất khả kháng. Việc hoàn trả hiện vật sẽ thực hiện trong vòng 4 tuần kể từ ngày kết thúc trưng bày. Cùng với việc ký kết hợp đồng, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam sẽ cử đội ngũ nhân viên (19 người) sang Nhật Bản tiến hành khảo sát địa điểm trưng bày, bàn giao hiện vật, tham gia lễ khai mạc triển lãm. Việc ký hợp đồng trưng bày lần này là một bước quan trọng trong Biên bản hợp tác, trao đổi văn hóa giai đoạn 2011-2015 được Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, Bảo tàng quốc gia Kyushu ký kết cuối năm 2011. Tiếp nối sự kiện này, hai bên sẽ cùng nghiên cứu về bảo tồn những di sản văn hóa, cùng nhau chủ trì các hội nghị chuyên đề học thuật, tổ chức các cuộc triển lãm, trao đổi các hoạt động về bảo tàng, hợp tác trong xuất bản và nhiều dự án khác./. Mỹ Bình (TTXVN) | 186 | Trưng bày cổ vật Việt Nam tại Nhật Bản |
Theo đó, 130 hiện vật là những cổ vật đặc sắc, có giá trị văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam sẽ được trưng bày tại triển lãm này. Các hiện vật này thuộc các vùng văn hóa khác nhau của Việt Nam như: Óc eo, Sa huỳnh, Đông Sơn… được tập hợp từ nhiều bảo tàng như: Bảo tàng Hội An, Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Viện nghiên cứu Hán nôm, Trung tâm di sản Thăng Long... Theo hợp đồng ký kết, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam và Bảo tàng quốc gia Kyushu , Nhật Bản cùng nhau tổ chức hoạt động trưng bày. Trong đó, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam chịu trách nhiệm cung cấp danh mục hiện vật, tài liệu, hình ảnh cần thiết; Bảo tàng quốc gia Kyushu, Nhật Bản đảm nhiệm việc thiết kế mỹ thuật, dàn dựng trưng bày, tuyên truyền quảng bá và tổ chức các hoạt động giáo dục công chúng theo đúng chủ đề đã được thống nhất. Trước khi vận chuyển sang Nhật, các hiện vật có đủ hồ sơ, có phương án bảo vệ cụ thể, được mua bảo hiểm phòng khi xảy ra sự cố bất khả kháng. Việc hoàn trả hiện vật sẽ thực hiện trong vòng 4 tuần kể từ ngày kết thúc trưng bày. Được biết, việc ký hợp đồng trưng bày lần này là một bước quan trọng trong Biên bản hợp tác, trao đổi văn hóa giai đoạn 2011-2015 được Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, Bảo tàng quốc gia Kyushu ký kết cuối năm 2011. Tiếp nối sự kiện này, hai bên sẽ cùng nghiên cứu về bảo tồn những di sản văn hóa, cùng nhau chủ trì các hội nghị chuyên đề học thuật, tổ chức các cuộc triển lãm, trao đổi các hoạt động về bảo tàng, hợp tác trong xuất bản và nhiều dự án khác | 186 | Trưng bày cổ vật Việt Nam tại Nhật Bản |
Đây là nội dung Hợp đồng trưng bày, trao đổi văn hóa giai đoạn 2011-2015 được Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam và Bảo tàng quốc gia Kyushu ký kết cuối năm 2011. Các hiện vật đặc sắc đó được tập hợp từ nhiều bảo tàng như Bảo tàng Hội An, Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Trung tâm Di sản Thăng Long... thuộc các vùng văn hóa khác nhau của Việt Nam như: Óc Eo, Sa Huỳnh, Đông Sơn… Mỗi hiện vật đều mang thông điệp riêng, có giá trị lịch sử đặc biệt trong sự phát triển văn hóa của Việt Nam, thể hiện mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa 2 dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Huy Hoàng | 186 | Trưng bày cổ vật Việt Nam tại Nhật Bản |
Việt Nam mong chính phủ và nhân dân Philippines sớm khắc phục hậu quả của cơn bão và nhanh chóng ổn định cuộc sống. Tổng thống Philippines Benigno Aquino (bìa phải) thăm hỏi và trao hàng cứu trợ cho người dân tại thành phố Roxas, tỉnh Capiz, miền trung nước này. Ảnh: Reuters Thông tin cho biết, được tin cơn bão Haiyan (Hải Yến) gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại các tỉnh miền Trung Philippinesngày 10.11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi điện thăm hỏi tới Tổng thống Philippines, Benigno S. Aquino III. Nội dung bức điện khẳng định: Việt Nam chia sẻ với nhân dân Philippines trong thời khắc khó khăn này và trên tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, Việt Nam đã quyết định viện trợ khẩn cấp trị giá 100.000 USD cho người dân Philippines bị nạn và tiếp tục xem xét các biện pháp giúp đỡ thiết thực trong phạm vi khả năng của mình. Mong Chính phủ và nhân dân Philippines sớm khắc phục hậu quả của cơn bão và nhanh chóng ổn định cuộc sống. Cùng ngày, bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã gửi điện thăm hỏi tới bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Philippines Albert F. Del Rosario. N.H (theo chinhphu.vn) Cũng liên quan đến cứu trợ cho Philippines, một số quốc gia và tổ chức cũng đã nhanh chóng cam kết viện trợ khẩn cấp để giúp Philippines khắc phục hậu quả của bão Haiyan. Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ tuyên bố hỗ trợ 100.000 USD ban đầu để phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, nước sạch và vệ sinh môi trường ở các vùng bị thiệt hại do bão. Một khu vực rộng lớn tại Leyte tan hoang sau bão. Ảnh: Reuters Trên Twitter, trang của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy cho biết đã gửi thư chia buồn tới tổng thống Philippines Aquino. Cũng qua Twitter, bộ Ngoại giao Đức công bố viện trợ ban đầu nửa triệu euro cho quốc đảo. Theo thống kê chưa đầy đủ, giới chức Philippines ngày 10.11 cho biết ít nhất có tới 10.000 người đã thiệt mạng tại tỉnh Leyte, miền Trung Philippines sau khi siêu bão Haiyan đổ bộ vào địa phương này. Khoảng 70-80% khu vực thuộc tỉnh Leyte nằm trên đường đi của bão Haiyan đã bị tàn phá. Theo VNE | 187 | Viện trợ cho Philippines |
Thành phố Tacloban chỉ còn là những đổ nát sau khi bão Haiyan quét qua. Theo Hội đồng quản lý và giảm nhẹ rủi ro thiên tai quốc gia Philippines (NDRRMC), bão Haiyan với sức tàn phá lớn chưa từng có đã khiến khoảng 4,4 triệu người dân nước này rơi vào cảnh mất nhà cửa sau khi quét qua các khu vực Leyte, Đông Samar, Tây và Trung Visayas, khu vực Bicol và phía Bắc đảo Mindanao. Bão cũng có thể đã cướp đi sinh mạng của hơn 10.000 người, chủ yếu là cư dân thành phố Tacloban. Đến chiều 10/11, nhiều khu vực tại Đông Visayas vẫn trong tình trạng mất điện toàn phần. Cơ sở hạ tầng thông tin tại nhiều khu vực bị gián đoạn, gây khó khăn cho việc thu thập thông tin thiệt hại nhất là ở thành phố Tacloban, nơi bị ảnh hưởng nặng nhất của bão, và một số khu vực ở Leyte. Hiện liên lạc giữa các khu vực bị ảnh hưởng chủ yếu dựa vào điện thoại vệ tinh và sóng phát thanh của quân đội. Sân bay ở Tacloban cũng đã phải đóng cửa do bị hư hại nặng. Đường bay duy nhất được phép hoạt động là các máy bay chở hàng viện trợ cho các khu vực bị thảm họa. Tuy nhiên, việc phân phát hàng cứu trợ chủ yếu vẫn do các tàu của Hải quân và Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đảm trách. Trước đó, sáng 10/11, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã tới thành phố Tacloban và dự kiến sẽ tới thành phố Roxas ở tỉnh Capiz để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai và phân phát hàng viện trợ cho người dân tại đây. Quân đội và cảnh sát cũng đã được triển khai nhằm giữ ổn định an ninh và trật tự tại các địa phương bị bão quét qua. Trước những thiệt hại nặng nề của Philippines, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo Valerie Amos cho biết Liên hợp quốc kết sẽ hỗ trợ chính phủ và người dân Philippines khắc phục hậu quả thiên tai. Trong tuyên bố đưa ra cùng ngày 10/11, bà Amos nêu rõ các cơ quan Liên hợp quốc tại Philippines đang cùng với các tổ chức viện trợ nhân đạo hỗ trợ Philippines đánh giá mức độ thiệt hại và triển khai hoạt động hỗ trợ khẩn cấp tới những khu vực chịu ảnh hưởng. Theo đó, Nhóm điều phối ứng phó thảm họa của Liên hợp quốc (UNDAC) đã tới thành phố Tacloban ngay từ sáng 10/11 để đánh giá tình hình thiệt hại sau bão và chuẩn bị cho việc tổ chức hoạt động cứu trợ quốc tế. Dự kiến, 60 tấn trang thiết bị y tế và lều bạt của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) sẽ được chuyển tới Philippines trong ngày 12/11 tới. Ngoài ra, các cơ sở cứu trợ của UNICEF ở châu Âu cũng vận chuyển thiết bị lọc nước và tích trữ nước tới Manila. Các nhân viên cứu trợ bổ sung cũng được điều động tới quốc gia Đông Nam Á này để giúp khắc phục hậu quả của bão. Cùng ngày, các nước Anh, Canada, Nhật Bản... cùng một số tổ chức quốc tế đã gửi lời chia buồn và cam kết hỗ trợ các nạn nhân chịu ảnh hưởng của bão Haiyan. Chính phủ Anh cam kết sẽ viện trợ 9,6 triệu USD cho công tác khắc phục hậu quả nặng nề do bão Haiyan gây ra tại Philippines. Chính phủ Canada đề nghị hỗ trợ 5 triệu dollar Canada (khoảng 4,7 triệu USD), chủ yếu tập trung vào việc cung cấp các nhu yếu phẩm như chăn màn, lương thực, nước sạch và y tế. Chính phủ New Zealand tuyên bố sẽ cung cấp khoản viện trợ ban đầu trị giá 125.000 USD cho Hội Chữ thập đỏ quốc tế nhằm hỗ trợ nhanh chóng cho người dân Philippines tại các vùng bị ảnh hưởng. Bộ Ngoại giao New Zealand cho biết chính phủ nước này sẽ xem xét viện trợ thêm cho Philippines sau khi đánh giá được những thiệt hại sau bão Haiyan. Trước đó, Hội Chữ thập đỏ New Zealand cũng cam kết viện trợ hơn 412.000 USD cho Philippines. Ngân hàng Thế giới (WB), Ủy ban châu Âu (EC) cùng ngày cũng đã gửi thông điệp chia buồn tới nhân dân Philippines, đồng thời cam kết sẽ hỗ trợ mọi mặt cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai. Tuyên bố của EC nêu rõ sẽ viện trợ khẩn cấp cho Philippines 3 triệu euro, đồng thời cử một đoàn chuyên gia thuộc Trung tâm điều phối ứng cứu khẩn cấp của EC (ERCC) tới Philippines giám sát chặt chẽ tình hình và đánh giá thêm các yêu cầu cứu trợ cấp bách. Sau khi quét qua Philippines và gây ra những thiệt hại nặng nề về người và tài sản, siêu bão Haiyan đã tiến vào biển Đông, di chuyển áp sát các tỉnh miền Trung Việt Nam và đang chuyển hướng dần lên phía Bắc. Trung Quốc cũng đã đặt tình trạng báo động cao nhất, mức báo động đỏ, tại các tỉnh miền Nam nước này nhằm ứng phó bão. Theo Cơ quan Khí tượng quốc gia Trung Quốc, mức báo động đỏ - mức cao nhất trong 4 mức cảnh báo nguy hiểm - đã được ban bố khi bão Haiyan bắt đầu gây ảnh hưởng tại đảo Hải Nam. Chỉnh quyền tỉnh Hải Nam đã cho di dời hơn 13.000 dân trên đảo và yêu cầu hơn 400 tàu thuyền về nơi neo đậu tránh bão. Tính đến thời điểm này, Trung Quốc đã ghi nhận có một thủy thủ đoàn gồm 6 người mất tích trên biển. (Vietnam+) | 187 | Viện trợ cho Philippines |
Lãnh đạo Việt Nam hôm nay gửi điện thăm hỏi đến Tổng thống Philippines Benigno Aquino trước việc siêu bão Haiyan gây thiệt hại nặng nề cho quốc đảo này, và quyết định viện trợ khẩn cấp 100.000 USD. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam chia sẻ với nhân dân Philippines trong thời khắc khó khăn này. Thành phố Tacloban, thủ phủ tỉnh Leyte tan hoang sau siêu bão Haiyan. Trên tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, Việt Nam quyết định viện trợ khẩn cấp trị giá 100.000 USD cho người dân Philippines bị nạn và tiếp tục xem xét các biện pháp giúp đỡ thiết thực trong phạm vi khả năng của mình. Việt Nam mong chính phủ và nhân dân Philippines sớm khắc phục hậu quả của cơn bão và nhanh chóng ổn định cuộc sống. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng gửi điện thăm hỏi tới Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert Rosario. Bà Julie Bishop, Bộ trưởng ngoại giao Australia cũng thông báo sẽ viện trợ khẩn cấp 400.000 USD cho nhân dân Philippines. Bà phát biểu: "Australia là bạn thân của Philippines và rất đau buồn trước những thiệt hại về người, nhà cửa, tài sản của nước bạn". Gói viện trợ khẩn của Australia bao gồm mền, chiếu, màn chống muỗi, dụng cụ chứa nước, dụng cụ y tế, vệ sinh sức khỏe cho các gia đình bị bão gây thiệt hại. Cùng ngày, Bộ Ngoai giao, Thương mại phát triển Canada cho biết sẽ hỗ trợ 5 triệu USD giúp người dân Philippines. Số viện trợ này bao gồm: cung cấp nơi trú ẩn, thức ăn, nước sạch, sinh kế… Bộ trưởng phát triển Quốc tế của Anh cũng cam kết hỗ trợ 5 triệu bảng Anh giúp đỡ người dân Philippines. Ngoài ra, Philippines cũng sẽ nhận được 124.000 USD viện trợ từ New Zealand. Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand cho biết viện trợ của họ sẽ được chuyển tới Hội chữ thập đỏ để giúp tổ chức này bảo đảm nguồn cứu trợ khẩn cấp và thực hiện việc đánh giá thiệt hại sau cơn bão ở Philippines. Siêu bão Haiyan được đánh giá là mạnh nhất trong năm nay, đã đổ bộ vào miền trung Philippines sáng sớm ngày 8/11 với sức gió 320 km/h. Gần 800.000 người Philippines đã sơ tán tránh bão, khoảng 4 triệu người bị ảnh hưởng. Theo thông tin của cảnh sát tỉnh Leyte, khoảng 10.000 người dân tỉnh này có thể đã thiệt mạng vì siêu bão Haiyan này. Thùy Ngân | 187 | Viện trợ cho Philippines |
Dự lễ có ông Nguyễn Minh Triết - Nguyên Chủ tịch nước, ông Thông-luông Xi-xu-lít - Phó Thủ tướng Chính phủ Lào, ông Lê Thanh Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy cùng các đồng chí trong Thường vụ Thành ủy, các đồng chí chủ tịch, phó chủ tịch HĐND - UBND TP và lãnh đạo UBMTTQ TPHCM, lãnh đạo thủ đô Viêng-chăn và tỉnh Chăm-pa-sắc Lào cùng đông đảo đoàn viên thanh niên ưu tú thành phố và du học sinh Lào tại TPHCM. Đồng chí Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước; đồng chí Thongloun Sousilih, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lào và lãnh đạo của Lào và TPHCM tham quan triển lãm hữu nghị Việt - Lào . Ảnh: SGGP Trong không khí trang trọng và ấm áp tình hữu nghị đặc biệt, đọc diễn văn tại buổi lễ mít-tinh, ông Lê Thanh Hải - Bí thư Thành ủy đã ôn lại truyền thống quan hệ hữu nghị anh em hai nước Việt - Lào. Vượt qua biết bao gian nan, thử thách, mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào vẫn luôn sáng ngời và sẽ mãi sắt son, bền chặt. Ông Lê Thanh Hải đánh giá cao mối quan hệ kết nghĩa giữa TPHCM với thủ đô Viêng-chăn và tỉnh Chăm-pa-sắc của Lào. Bày tỏ quyết tâm của TPHCM trong việc bồi đắp mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước nói chung, TPHCM với các địa phương Lào nói riêng. Ông Lê Thanh Hải - Bí thư Thành ủy đã nhấn mạnh: Cùng dự và phát biểu tại buổi lễ mít-tinh, ông Xu-căng Ma-hả-lạt - Bí thư, Đô trưởng Thủ đô Viêng-chăn và ông Sỏm-xay Si-phăn-đon - Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Chăm-pa-sắc bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ngày càng toàn diện giữa địa phương mình với TPHCM. Ông Xu-căng Ma-hả-lạt - Bí thư, Đô trưởng thủ đô Viêng-chăn đặc biệt đánh giá cao vai trò của Hiệp ước Hữu nghị Hợp tác được ký kết tại thủ đô Viêng chăn cách đây 35 năm. Đây là văn bản quan trọng thắt chặt quan hệ giữa 2 nhà nước, là nền móng để phát triển quan hệ hữu nghị và đoàn kết đặc biệt truyền thống giữa hai dân tộc Việt - Lào anh em. Khẳng định vai trò của thủ đô Viêng chăn, tỉnh Chăm-pa-sắc và các địa phương Lào, ông Xu-căng Ma-hả-lạt - Bí thư, Đô trưởng thủ đô Viêng-chăn phát biểu tại buổi lễ: "Đảng, Chính Phủ, nhân dân các bộ tộc Lào nói chung, thủ đô Viêng-chăn, tỉnh Chăm-pa-sắc nói riêng sẽ không ngừng gìn giữ mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt Việt - Lào. Đây là mối quan hệ đã trải qua thử thách và đã được vun đắp bằng mồ hôi, sinh mạng của các anh hùng liệt sĩ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình, thúc đẩy tình hữu nghị anh em này". Mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào là tài sản vô giá của hai dân tộc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvon cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Xứng đáng với truyền thống cha ông, thế hệ trẻ hai nước ngày nay cũng không ngừng vun đắp cho tình cảm anh em hai dân tộc. Tuổi trẻ thành phố và tuổi trẻ các địa phương Lào đã và đang nối tiếp thế hệ đi trước, tích cực giao lưu, hỗ trợ lẫn nhau. Các chiến dịch tình nguyện của thanh niên Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng đến nước bạn Lào luôn được đón nhận sự đón tiếp nồng nhiệt và đánh giá cao của nước bạn Lào. Thanh niên Lào đang sinh sống và học tập tại thành phố cũng nhận được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố và hỗ trợ từ Thành đoàn thành phố. Đánh giá cao mối quan hệ và vai trò của thanh niên hai nước trong việc vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai nước, Bí thư Thành Đoàn Nguyễn Văn Hiếu phát biểu tại lễ mít-tinh: Dịp này, lãnh đạo thành phố cùng tập thể HĐND - UBND TP đã vinh dự đón nhận Huân chương Tự do hạng 2 của Chủ tịch nước CHDCND Lào; Sở Ngoại vụ TPHCM cũng đã vinh dự đón nhận Huân chương Hữu nghị của Thủ tướng Chính phủ Lào vì thành tích xuất sắc trong mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa TPHCM và tỉnh Chăm-pa-sắc. Một tiết mục văn nghệ tại lễ mít tinh. Ảnh: SGGP Lễ Mít-tinh kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm Ngày ký hiệp ước hữu nghị hợp tác hai nước Việt - Lào đã đọng lại tình cảm sâu đậm về tình hữu nghị truyền thống thủy chung giữa hai nước, thông qua chương trình văn nghệ đặc sắc do các nghệ sĩ hai nước cùng biểu diễn tại buổi lễ mít-tinh trọng thể này. Trước lễ mít tinh, đoàn lãnh đạo cấp cao của Lào và TPHCM đã cùng đồng chí Nguyễn Minh Triết - nguyên Chủ tịch nước đã đến Nhà Văn hóa Thanh niên cắt băng khai mạc triển lãm “Tình hữu nghị Việt Nam – Lào; TPHCM – Thủ đô Viêng Chăn – tỉnh Champasak phát triển bền vững". Triển lãm này do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Ngoại vụ TPHCM tổ chức. | 188 | Quan hệ Việt - Lào |
Như đã đưa tin, nhận lời mời của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Nhà nước CHDCND Lào, ngày 17/7, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta, do đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã dẫn đầu sang thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào và dự Lễ mít-tinh kỷ niệm 35 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị hợp tác và 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào. Không khí chào đón các ngày kỷ niệm của 2 nước được thể hiện rõ bằng sắc cờ 2 nước Việt Nam- Lào và các băng rôn áp phích, biểu ngữ ca ngợi mối tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam –Lào giăng khắp các đường phố thủ đô Vienatine. Phó Thủ tướng Lào cùng nhiều quan chức cấp cao Đảng và Nhà nước Lào đã thân mật đón tiếp đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến dự Triển lãm tài liệu, hiện vật về quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam- Lào tổ chức trang trọng tại Bảo tàng Kaysone Phomvihane trong chiều 17/7. Các đại biểu đang thăm quan triển lãm. Trước khi khai mạc triển lãm, các đại biểu Việt Nam và Lào đã nghiêng mình trước anh linh đồng chí Kaysone Phomvihane, nhà cách mạng lỗi lạc, người con ưu tú của Đảng và nhân dân các bộ tộc Lào, người đồng chí, người bạn tin cậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam. Triển lãm với hơn 400 hiện vật và tài liệu liên quan đến mối quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào giai đoạn lịch sử từ năm 1962-2012. Đây cũng là món quà có ý nghĩa chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao, 35 năm ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam Lào; Có ý nghĩa lịch sử, xã hội và nhân văn sâu sắc. Bao gồm các hiện vật, hình ảnh chân thực, tiêu biểu về mối quan hệ giữa 2 Đảng, 2 nhà nước, quân đội và nhân dân 2 nước anh em, qua các giai đoạn lịch sử, luôn đoàn kết gắn bó sát cánh bên nhau. Các hiện vật được sưu tầm, chọn lọc từ các Bảo tàng tịch Kaysone Phomvihane, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng lịch sử, thư viện Quốc gia, các bộ ngành và các địa phương 2 nước Việt Nam Lào; Phản ánh sinh động về mối quan hệ đặc biệt, thủy chung trong sáng và mẫu mực được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân 2 nước dày công vun đắp; Làm nổi bật mối quan hệ Việt- Lào là tài sản vô giá của 2 dân tộc, cần phải luôn được kế thừa, nâng niu, gìn giữ và phát triển lên tầm cao mới cho hôm nay và mãi mãi mai sau. Triển lãm là một trong các hoạt động trong năm hữu nghị Việt Nam- Lào 2012, nhằm thiết thực giáo dục truyền thống cho nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn về mối quan hệ do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane dày công vun đắp. Bên cạnh đó, những tài liệu và hiện vật được trưng bày trong Bảo tàng cũng sẽ góp phần làm cơ sở lý luận khoa học cho việc học tập, nghiên cứu, xây dựng chiến lược trong công cuộc phát triển của 2 đất nước trong giai đoạn cách mạng mới./. | 188 | Quan hệ Việt - Lào |
Tổng Bí thư BCH TW Đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã gửi điện mừng và lẵng hoa tới các đồng chí Choummaly Sayasone, Tổng Bí thư BCH TW Đảng NDCM Lào, Chủ tịch nước CHDCND Lào; Pany Yathotu, Chủ tịch Quốc hội nước CHDCND Lào; Thongsing Thammavong, Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào. Trong điện mừng của các đồng chí Lãnh đạo Việt Nam gửi các đồng chí Lãnh đạo Lào có đoạn viết: “Chúng tôi hết sức vui mừng nhận thấy rằng trong 50 năm qua kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước phát triển rất tốt đẹp. Đặc biệt, sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào trong những năm gần đây, nhất là trong lĩnh vực hợp tác đầu tư và thương mại đã có nhiều khởi sắc và góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi nước. Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng trong thời gian tới với nỗ lực và quyết tâm của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước chúng ta, quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt-Lào sẽ phát triển lên tầm cao mới, đáp ứng lòng mong ước và lợi ích của nhân dân hai nước, không ngừng góp phần nâng cao vai trò, uy tín và vị thế của hai nước chúng ta trong khu vực và trên trường quốc tế”. Trong điện mừng của các đồng chí Lãnh đạo Lào gửi các đồng chí Lãnh đạo Việt Nam có đoạn viết: “Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước ngày 05/9/1962 và ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa CHDCND Lào và CHXHCN Việt Nam ngày 18/7/1977 là sự kiện trọng đại, là mốc son lịch sử trong quan hệ giữa hai nước và là cơ sở pháp luật cho mối quan hệ giữa hai nước chúng ta trong giai đoạn tới”. Các đồng chí Lãnh đạo cấp cao Lào khẳng định: “mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào-Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản, Chủ tịch Xu-pha-nu-vông gây dựng, được các thế hệ lãnh đạo, các nhà cách mạng và nhân dân của mỗi nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản chung vô giá, là quy luật tồn tại và phát triển, là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng mỗi nước, ngày càng được phát triển và tăng cường cả về chiều rộng và chiều sâu, vì lợi ích của mỗi nước”. Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Việt Nam – Lào, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam – Lào 2012 đã trao đổi điện mừng với đồng chí Somsavat Lensavad, Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Lào- Việt Nam. Đồng chí Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào 2012 cũng đã trao đổi Điện mừng với đồng chí Thoonglun Sisulith, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao nước CHDCND Lào, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia Năm Đoàn kết Hữu nghị Lào – Việt Nam 2012. TGVN | 188 | Quan hệ Việt - Lào |
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. - Ảnh: VOV Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng là tấm gương sáng ngời của người chiến sĩ cộng sản, vượt qua mọi thử thách nghiệt ngã trong lao tù của đế quốc và sự khốc liệt của chiến tranh, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân; là người tiêu biểu cho chính sách Đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Tôn Đức Thắng là tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, ở bất cứ cương vị nào, từ người công nhân bình thường đến Chủ tịch nước, đều sống khiêm tốn, giản dị, suốt đời cần kiệm, liêm chính, gần gũi với đồng chí, đồng bào. Chủ tịch nước nhấn mạnh, việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt với Khu Lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là sự tôn vinh của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những công lao, đóng góp to lớn của Chủ tịch Tôn Đức Thắng cho đất nước và dân tộc. Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau về tấm gương sáng ngời của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mãi đi theo con đường Bác Hồ, Bác Tôn đã lựa chọn. Ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 2) đối với 13 di tích, trong đó có di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm ở cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang), được khánh thành năm 1998, gồm các hạng mục: Khu lưu niệm, nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp và đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Hoàng Hà | 189 | Khu di tích Quốc gia đặc biệt Chủ tịch Tôn Đức Thắng |
Buổi lễ diễn ra trên cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long Xuyên - nơi gắn bó với thời niên thiếu của người con ưu tú Tôn Đức Thắng. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và lãnh đạo nhiều bộ, ban ngành Trung ương, địa phương cùng đông đảo nhân dân, bà con thân tộc của Bác Tôn đã tham dự buổi lễ Phát biểu tại buổi lễ công bố Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng là di tích Quốc gia đặc biệt, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đánhh giá cao những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang đã có công rất lớn trong việc xây dựng, tôn tạo và giữ gìn khu di tích ngày càng khang trang. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: “Trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã cùng toàn Đảng, toàn dân đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời của một người chiến sĩ Cộng sản, vượt qua mọi thử thách khắc nghiệt của lao tù đế quốc và sự khốc liệt của chiến tranh. Là người tiêu biểu cho chính sách đại đoàn kết của dân tộc”. Chủ tịch nước dâng hương, dâng hương tại đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Ảnh:VOV Ông Vương Bình Thạnh, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng: “Được Thủ tướng Chính phủ công nhận Khu lưu niệm là di tích quốc gia đặc biệt là vinh dự to lớn, niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân tỉnh An Giang. Đảng bộ, nhân dân An Giang sẽ tiếp tục giữ gìn, trùng tu, tôn tạo để khu di tích phát huy tốt giá trị và xứng tầm với cấp quốc gia đặc biệt”. Sự kiện Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt có ý nghĩa chính trị rất lớn. Đây là 1 trong số 23 di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Do đó, theo lãnh đạo tỉnh An Giang, buổi lễ sẽ được tổ chức long trọng, đúng nghi thức Nhà nước nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Bác Tôn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước sau khi thống nhất. | 189 | Khu di tích Quốc gia đặc biệt Chủ tịch Tôn Đức Thắng |
Buổi lễ có sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM, mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình, thân tộc Bác Tôn cùng nhân dân trong tỉnh. Trong chương trình lễ công bố có hoạt cảnh truyền thống “Sáng mãi tên người Tôn Đức Thắng” tái hiện lại thời thơ ấu, quá trình hoạt động cách mạng cũng như tình cảm của nhân dân An Giang đối với Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhiều năm qua là điểm đến tham quan của nhiều du khách trong nước và nước ngoài. Người dân xã Mỹ Hòa Hưng đón nhận sự kiện này với lòng tự hào và cho biết ngoài phát triển các lĩnh vực nông nghiệp có thế mạnh như trồng trọt và nuôi thủy sản, sẽ tham gia phát triển du lịch. Hiện trên xã đã có gần 10 hộ gia đình tổ chức du lịch homestay, trong đó có 4 hộ được sự hỗ trợ của Dự án Du lịch Nông nghiệp. | 189 | Khu di tích Quốc gia đặc biệt Chủ tịch Tôn Đức Thắng |
Hầu hết các quầy rau xanh ở chợ Ngọc Hà đã không còn hàng để bán. Ảnh: VGP/Anh Dũng Chị Lãnh (Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội) cho biết, ngay từ sáng sớm hôm nay, đa số người dân đi chợ đều mua với số lượng lớn là các loại củ-quả như rau cải xanh các loại, củ cải trắng, cà - rốt, khoai tây, cà chua, bí xanh, bầu, bí… để thuận tiện hơn trong việc dự trữ và sử dụng trong những ngày mưa bão. Bà Thạch Thị Nguyên, hộ kinh doanh thịt lợn tại chợ Ngọc Hà, Ba Đình, cho biết mấy ngày nay, lượng người mua thịt tăng vọt, nhiều lúc cháy hàng do các lò mổ cũng không thịt kịp. Tuy nhiên, giá cả không tăng cao. Thay cho việc mua thức ăn tươi sống, nhiều người đã chuyển sang mua các loại đồ hộp, đồ khô như mì tôm, trứng, thực phẩm đóng hộp. Bà Nguyên cũng cho biết, giá rau xanh cho đến ngày hôm nay vẫn tương đối ổn định, ngoại trừ các loại rau, củ quả phải nhập từ xa về nhưng nguồn cung có vẻ như vẫn không đáp ứng được nhu cầu mua dự trữ thực phẩm của người dân. Theo khảo sát của phóng viên tại một số chợ quanh khu vực quận Ba Đình như chợ Ngọc Hà, chợ Linh Lang, chợ Châu Long, giá cả thực phẩm nhìn chung vẫn ổn định. Giá một số loại thịt phổ biến như thịt lợn, thịt bò chưa có dấu hiệu tăng. Trong khi đó, giá một số loại rau-đặc biệt là các loại củ, quả-có xu hướng tăng không đáng kể. Lúc 12 giờ trưa nay tại các chợ dân sinh trên địa bàn quận Ba Đình, hầu hết các quầy rau xanh không còn hàng để bán. Trong sáng nay, giá các loại rau phổ biến như sau: Cải chip 1.500 đồng/mớ, cải xanh, cải cúc, cải hoa 3.000 đồng/mớ, rau dền, mồng tơi, su hào, rau cần 4.000 đồng/mớ, rau muống 5.000 đồng/mớ, bắp cải 10.000 đồng/kg. Giá các loại thịt cũng ổn định: thịt bò 220.000-280.000đồng/1kg; thịt lợn 90.000-120.000 đồng/kg tùy từng loại. Anh Dũng | 190 | Người Hà Nội dự trữ thực phẩm phòng bão |
Chịu ảnh hưởng của siêu bão Hải Yến, sáng nay (10/11), trời Hà Nội bắt đầu đổ mưa lớn. Đề phòng tình trạng khan hiếm thực phẩm trong những ngày tới, người dân đã tranh thủ đi chợ từ sáng sớm mua đủ các loại nhu yếu phẩm. Tích trữ thực phẩm cho ngày bão Mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến đời sống sinh hoạt của người dân tại các thành phố lớn gặp nhiều khó khăn. Nghe tin dự báo bão, nhiều người dân sinh sống tại thủ đô ngay lập tức đi chợ tích trữ thực phẩm. Xách trên tay gần chục túi ni-lon đựng rau, củ, quả và một số thực phẩm khô, bác Hoa nhà ở khu tập thể quân đội (Hoàng Quốc Việt) cho biết: “Nghe đài dự báo bão, sáng nay tôi đi chợ từ sớm để mua rau quả. Lần nào cũng thế, cứ mưa bão là giá rau ở đây tăng chóng mặt, mình mua trước cất tủ lạnh, bấy nhiêu đây cũng đủ để gia đình tôi ăn trong vòng 1 tuần”. Trời mưa to khiến nhiều người lo lắng đi chợ tích trữ thực phẩm. Chị Nguyễn Thị Linh, thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội thì ngậm ngùi chia sẻ: “Biết là giá cả tăng cao hơn mức bình thường nhưng tôi vẫn phải mua vì một số chợ cóc gần nhà, người bán họ sợ bão về nên không ai đi chợ. Tôi buộc phải mua, đắt còn hơn là co bão về phải đi chợ, nguy hiểm lắm”. Người dân vội vã đi chợ mua thực phẩm dự trữ cho những ngày mưa bão. Giá thực phẩm đặc biệt là rau sạch tại các chợ Hà Nội luôn tăng cao mỗi dịp mưa bão. Dù được bán với giá cắt cổ, rau xanh vẫn “cháy chợ”. “Mùa bão năm ngoái, mình chấp nhận mua đắt mà vẫn không có rau ăn, mà bữa cơm nhà mình không thể thiếu rau xanh được. Rút kinh nghiệm mấy lần trước, hôm nay sáng chủ nhật mình đi chợ từ sáng sớm, ưu tiên mua nhiều củ quả để tích trữ được lâu” – chị Minh (Triều Khúc, Thanh Xuân) chia sẻ. Không chỉ “tích trữ” rau củ, các bạn sinh viên còn mua thêm rất nhiều đồ khô như mì tôm, bánh ngọt, cá khô… “Không có tủ lạnh nên hội em phải mua nhiều đồ khô. Mấy ngày sau bão, chắc chắn mặt hàng gì cũng đắt đặc biệt là thịt cá, không đủ tiền mua đồ tươi sống, chúng em chuyển sang ăn đồ khô cho rẻ. Đề phòng mất điện trong mấy ngày tới, em và các bạn trong xóm trọ cũng đã mua trước cả nến, đèn pin…” – Thành Chung (sinh viên trường Đại học Hà Nội) nói về kế hoạch chống bão trong mấy ngày tới. Chợ ngày bão, kẻ cười người khóc Theo ghi nhận của PV tại một số chợ của Hà Nội, giá của các mặt hàng thực phẩm sáng nay không chênh lệch nhiều so với ngày thường mặc dù lương người mua lớn hơn mọi ngày rất nhiều. Giá rau xanh như rau muống từ 4.000 – 5.000 đồng/mớ, mồng tơi, rau ngót 4.000 đồng/mớ, bắp cải 12.000 đồng/kg, rau cải chíp đầu mùa 5.000 đồng/ mớ, dưa chuột 12.000 đồng/kg… Giá một số loại củ đắt hơn so với ngày thường một chút: khoai tây 18.000 đồng/kg, khoai môn 20.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá nhiều loại thực phẩm tươi sống đã được nâng lên đáng kể; cá trắm đen từ 120.000 đồng/kg lên 150.000 đồng/kg; cá quả từ 100.000 đồng/kg lên 130.000 đồng/kg; cá chép 60.000 đồng/kg lên 80.000 đồng/kg; tôm chân trắng loại 40- 50 con/kg tăng từ 220.000 đồng/kg lên 250.000 đồng/kg… Chị Trần Thị Nga bán hàng thủy hải sản tại chợ Cầu Giấy, Hà Nội hồ hởi cho biết: “Nghe tin bão chuẩn bị đổ bộ về Hà Nội, tôi đã nhập hàng số lượng rất lớn vì nghĩ rằng người dân sẽ mua đồ ăn tích trữ. Quả thực như thế sáng nay bọn em bán hàng đến mỏi tay, khách chen nhau đứng chờ mua hàng”. Giá các loại rau củ không chênh lệch nhiều so với ngày thường nhưng bán khá chạy vào sáng sớm hôm nay. Theo chị Minh, chủ sạp rau tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy), mặc dù có tin báo bão nhưng giá rau sáng nay vẫn không tăng nhiều so với ngày thường, giá tăng chủ yếu ở các loại củ quả vì loại thực phẩm này thường để được lâu, người dân mua với số lượng nhiều. “Mặc dù mưa bão, nhưng hôm nay hàng rau nào cũng phấn khởi hẳn lên vì đắt hàng. Giá rau hôm nay chưa tăng nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi khoảng 2-3 ngày tới, có khả năng sẽ không có đủ rau sạch để bán”. Chị Trần Nguyệt Hoa bán gà, ngan, vịt tại chợ Cầu Giấy nuối tiếc nói: “Ai mà biết trước mọi người lại mua nhiều thực phẩm tích trữ đến thế. Mọi khi lên chợ bán mãi thì mới đến hơn 2h chiều mới hết hàng. Hôm này, lên chợ bán gần 2 tiếng đã hết hàng bán. Nhìn những người bên cạnh bán hàng mà thèm quá”. “Bình thường một cần gà, vịt lãi 8.000 - 10.000 đồng/kg, nhưng ngày có bão về thì lãi lên đến 20.000- 25.000 đồng/kg. Vậy mà tôi lại không dám trữ hàng vì sợ ế bão không bán được lại lo chăm gà thì khổ”, chị Hoa nuối tiếc. Trong khi các hàng rau “cháy chợ” vào cuối buổi sáng, thì tại một số sạp thịt lợn, khu bán đồ thủy – hải sản, các hàng hoa quả, không khí có vẻ ảm đạm hơn ngày thường. Giá các mặt hàng này vẫn giữ nguyên nhưng lượng mua lại giảm so với ngày bình thường. Không giống như rau củ, nhiều quầy hoa quả, thịt cá sáng nay lại ế ẩm hơn mọi ngày. Đã gần 12 giờ trưa nhưng sạp thịt lợn của anh Tân tại chợ Triều Khúc vẫn còn lại gần một nửa. “Trời mưa chỉ đắt hàng rau thôi, chứ hàng thịt như chúng tôi lại thành ế. Giá thì vẫn thế mà người dân có vẻ không mấy mặn mà. Mấy hôm tới không biết hàng họ có khá hơn không?”. Cùng chung tâm trạng với anh Tân, nhiều quán bán hoa quả cũng phải chịu cảnh ế ẩm trong sáng nay. Mưa gió, ai cũng vội vã “tích trữ” thật nhiều rau, đồ khô… nhưng lại quên mất nhu cầu ăn vặt thường ngày. Tìm hiểu tâm lý một số người tiêu dùng, chị Nguyễn Thị Hằng, phố Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết: “Ngày trước bão về là tôi mua nhiều thực phẩm dự trữ sợ mưa bão không ra ngoài được, hoặc không có người bán, nhưng khi mua nhiều về thì ăn không hết úng thối, bỏ lâu trong tủ lạnh thì thực phẩm ăn không được ngon. Giờ tôi, rút kinh nghiệm nên mua thực phẩm 2 ngày là cao, nếu có thừa thì vẫn dùng được. Nếu thực phẩm dùng có thiếu thì vẫn có nhiều người bán”. Chị Mai Thị Tâm, đường Nguyễn Khang, Cầu Giấy bày tỏ: “Cứ mua khoảng hơn 1 ngày ăn là được rồi, vì từ khi có bão là giá thực phẩm tăng lên không ngừng. Nên tôi chỉ mua ít thôi đủ ăn, còn nếu có thiếu thì lúc đấy sẽ ra chợ mua sau. Kiểu gì mua bão cũng có người bán hàng bình thường, nhưng chắc là đắt hơn một tý nhưng được cái là vẫn được ăn món tươi”. Với những người lạm dụng siêu bão về để nâng giá bán, ép người tiêu dùng mua thì hoàn toàn sai lầm. Vì người tiêu dùng luôn có một sự tính toán riêng, sao cho thu, chi trong gia đình họ hợp lý. Họ luôn hạn chế được những cái không cần thiết, tiết kiệm trong thời điểm bão tài chính toàn cầu chưa tìm ra cách giải quyết. Minh Anh - Hiệp Mai | 190 | Người Hà Nội dự trữ thực phẩm phòng bão |
9g sáng, tại các chợ như Phú Gia, Ngọc Hà, Bưởi, Nghĩa Tân, Thành Công... không khí mua bán đã diễn ra khá khẩn trương và nhộn nhịp, ai ai cũng khệ nệ xách đồ nặng thường. Theo thông tin dự báo, Hà Nội có nguy cơ bị ngập nhiều nơi do mưa lớn. Ảnh: Nguyên Anh/VNE Chị Thúy (tiểu thương bán thịt chợ Thành Công) cho biết, tôi vừa đi lấy thêm một con nữa. Không biết bão vào Hà Nội, nên tôi chỉ giết một con. Bình thường bán phải đến 10g vẫn còn hàng, hôm nay 8g đã hết sạch thịt bán. Mới ngả thêm một con mà bao người đã xúm đến, cân không kịp. Có người bình thường chỉ mua vài lạng hôm nay đều mua lên 1-2kg để tích trữ ăn mấy ngày. Tại các chợ Bưởi, Nghĩa Tân, Ngọc Hà tuy lượng người mua tăng nhưng các tiểu thương đều cho biết giá cả không tăng. Giá thịt ba chỉ, mông, thăn vẫn dao động từ 9.000-11.000 đồng/lạng. Thịt bò cũng chỉ 24.000-25.000 đồng/lạng. Chị Ngọc (bán rau chợ Phú Gia – Tây Hồ) cho biết, hôm nay chủ nhật, lại lo mưa lụt nên người mua nhiều hơn nhưng giá rau hôm nay không tăng: rau muốn vẫn 5.000 đồng/mớ, cà chua: 25.000 đồng/kg, cải ngọt 6.000 đồng/mớ... Tuy nhiên, nếu những ngày tới trời mưa to như dự báo thì chắc chắn giá rau sẽ tăng, vì rau ngập chưa kể mưa to không thể hái. Tại chợ Thành Công, giá gà ta có tăng nhẹ 120.000 lên 140.000 đồng/kg, cá trắm cắt khúc tăng từ 90.000 đồng lên 100.000 đồng/kg, cua đồng từ 13.000 đồng/lạng tăng lên 15.000 đồng/lạng… Chị Loan (ở phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ) cho hay, tôi vẫn bị ám ảnh bởi trận lụt lịch sử 2008 tại Hà Nội, giá cả tăng cả hàng chục lần nên nghe ti vi thông báo đợt này siêu bão tới cấp 17 gây mưa lớn tại Hà Nội nên kể cả giá tăng chút tôi cũng mua. Thực phẩm không ăn để tủ vẫn không sao, chứ ngày mai và ngày kia mưa to giá cả tăng vụt, rồi nếu lụt thì chả thể đi mua, cũng như chẳng có hàng mà mua ấy chứ. Tại siêu thị Fivimart (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội), bác Hào cho biết, bình thường nhà gần siêu thị nên bác chi mua tầm 150.000-200.000 đồng thức ăn nhưng hôm nay bác mua thịt với rau cũng hơn 500.000 đồng rồi. Rau xanh và thực phẩm bao giờ cũng đắt, nếu chần chừ mai mà mưa to như năm 2008 thì khổ lắm. Không chỉ bác Hào, một nhân viên tại siêu thị này cho biết, nhiều khách hàng cũng mua khá nhiều thực phẩm và đồ khô dự trữ vì dự báo mấy ngày tới sẽ có mưa lớn tại Hà Nội. T.Tuyền | 190 | Người Hà Nội dự trữ thực phẩm phòng bão |