text
stringlengths
1
107k
Luật_pháp và chính_quyền Thủ_phủ của Ohio là Columbus , gần trung_tâm tiểu_bang .
Thống_đốc hiện_nay là John_Kasich ( đảng Cộng_hoà ) , với hai thượng_nghị_sĩ liên_bang là J._D. Vance ( Cộng_hoà ) và Sherrod_Brown ( đảng Dân_chủ ) .
Địa_lý Sông Ohio là biên_giới phía nam của Ohio ( chính_xác là ở mực nước sông thấp nhất vào năm 1793 ở bờ bắc của dòng sông ) và nhiều đoạn biên_giới phía bắc của tiểu_bang được xác_định theo hồ Erie của Ngũ_Đại_Hồ ( giáp tỉnh Ontario của Canada ) .
Ohio tiếp_giáp với Pennsylvania ở phía đông , Michigan ở phía bắc , Indiana ở phía tây , Kentucky ở phía nam , và Tây_Virginia ở phía đông nam .
Nhiều vùng ở Ohio là đồng_bằng bị băng xói_mòn , trừ một vùng bằng_phẳng về phía tây bắc , ngày_xưa gọi là Đầm Lầy_Tối_Tăm ( Great_Black_Swamp ) .
Vùng_đất bị băng xói_mòn này ở vùng tây bắc và miền trung bị ngăn_cách về phía đông và đông nam bởi vùng bị băng xói_mòn thuộc Cao_Nguyên Allegheny , tiếp_theo đó là một vùng gọi là vùng chưa bị băng xói_mòn thuộc Cao_Nguyên Allegheny .
Nhiều phần của Ohio là vùng_đất thấp , nhưng vùng không bị băng xói_mòn thuộc cao_nguyên Allegheny có núi và rừng nhấp_nhô .
Những dòng sông quan_trọng thuộc tiểu_bang này có_thể kể là Sông Miami , Sông Scioto , Sông Cuyahoga , và Sông Muskingum .
Kinh_tế Ohio là tiểu_bang quan_trọng trong sản_xuất máy_móc , công_cụ , và nhiều vật khác , là một trong những tiểu_bang công_nghiệp chính của Hoa_Kỳ .
Vì Ohio nằm trong khu_vực trồng ngô của Mỹ , nông_nghiệp cũng đóng vai_trò quan_trọng trong kinh_tế của tiểu_bang .
Ngoài_ra , các địa_danh lịch_sử , những thắng_cảnh và các hoạt_động giải_trí của Ohio là nền_tảng cho ngành du_lịch phát_triển .
Hơn 2.500 hồ và 70.000 kilômét của những thắng_cảnh bên sông là thiên_đường cho những người du_lịch bằng thuyền , người đánh_cá và người đi bơi .
Những địa_điểm khảo_cổ_học về dân da đỏ bao_gồm các ngôi mộ và các địa_điểm khác thu_hút được sự quan_tâm đặc_biệt về lịch_sử .
Tổng_sản_phẩm của Ohio vào năm 1999 là 362 tỷ Mỹ_kim , đứng thứ_bảy trên toàn nước Mỹ .
Thu_nhập tính theo đầu người của tiểu_bang vào năm 2000 là $28.400 ( USD ) , đứng thứ 19 trong cả nước .
Sản_phẩm nông_nghiệp chính của Ohio là đậu_nành , sản_phẩm từ sữa , ngô , cà_chua , lợn , bò , gia_cầm và trứng .
Sản_phẩm công_nghiệp là thiết_bị chuyên_chở , sản_phẩm kim_loại đúc sẵn , máy_móc , chế_biến đồ_ăn và thiết_bị điện .
Dân_số Theo Thống_kê Dân_số năm 2000 , dân_số là 11.353.140 người .
Dân_số tăng lên 4,7% ( 506.025 người ) so với năm 1990 .
Theo thống_kê 2000 : 85% ( 9.645.453 người ) là người da trắng . 11,5% ( 1.301.307 người ) là người da đen . 1,9% ( 217.123 người ) là người Hispanic hay Latino ( người Mỹ nói tiếng Tây_Ban_Nha hay Bồ_Đào_Nha ) . 1,2% ( 132.633 người ) là người Mỹ gốc châu Á. 0,2% ( 24.486 người ) là người da đỏ . 0,02% ( 2.749 người ) là người gốc Hawaii hay từ các đảo ngoài Thái_Bình_Dương .
Trong số đó : 0,8% ( 88.627 người ) là chủng_tộc khác . 1,4% ( 157.885 người ) là người có máu hỗn_hợp .
Năm nhóm người chính theo chủng_tộc là người Đức ( 25,2% ) , Ailen ( 12,7% ) , Mỹ gốc Phi ( 11,5% ) , Anh ( 9,2% ) , Mỹ ( 8,5% ) . 6,6% dân_số Ohio dưới 5 tuổi ; 25,4% dưới 18 tuổi ; và 13,3% từ 65 tuổi trở lên .
Nữ_giới chiếm khoảng 51,4% số dân .
Những thành_phố quan_trọng Giáo_dục Trường đại_học 13 trường đại_học công_lập , trong đó trường lớn nhất là Đại_học Tiểu_bang Ohio . 24 chi_nhánh các trường đại_học công_lập và khu_vực . 46 trường nghệ_thuật tự_do . 2 trường y_tế nhận sự hỗ_trợ công . 15 trường cộng_đồng . 8 trường kỹ_thuật .
Trên 24 trường độc_lập phi lợi_nhuận .
Xem Danh_sách các trường đại_học ở Ohio Thể_thao chuyên_nghiệp Tham_khảo Liên_kết ngoài Ohio.gov – website chính_thức của chính_phủ tiểu_bang Ohio_Tối cao Pháp_Viện Ohio_Hạ viện Ohio_Thượng viện Ohio_Đảng_Dan_Chủ Ohio_Đảng_Cộng_Hoà Ohio_Đài_Tin_Ohio ( ONN ) Tiểu_bang Hoa_Kỳ Trung_Tây_Hoa_Kỳ Cựu thuộc địa và xứ bảo_hộ Anh tại châu_Mỹ Cựu thuộc địa của Pháp
California ( phát_âm như " Ca-li-phót-ni-a " hay " Ca-li-phoóc-ni-a " , nếu nhanh : " Ca-li-phoóc-nha " ) , còn được người Việt gọi vắn_tắt là Cali hay phiên_âm Hán_Việt là Cựu_Kim_Sơn , là một tiểu_bang ven biển phía tây của Hoa_Kỳ .
Với dân_số là 38 triệu người và diện_tích 410,000 km² ( 158,402 mi 2 ) , lớn hơn Việt_Nam ( 331,000 km2 ) California là tiểu_bang đông dân nhất Hoa_Kỳ và lớn thứ ba theo diện_tích .
Đây là nơi sinh của Tổng_thống Richard_Nixon ( tại Yorba_Linda ) .
Địa_lý California kề_cận với Thái_Bình_Dương , Oregon , Nevada , Arizona và tiểu_bang Baja_California của México .
Tiểu_bang này có nhiều cảnh tự_nhiên rất đẹp , bao_gồm Central_Valley rộng_rãi , núi cao , sa_mạc nóng_nực , và hàng trăm dặm bờ biển đẹp .
Với diện_tích 411,000  km² ( 160,000 mi 2 ) , nó là tiểu_bang lớn thứ ba của Hoa_Kỳ và lớn hơn cả nước Đức và cũng như Việt_Nam .
Hầu_hết các thành_phố lớn của tiểu_bang nằm sát hay gần bờ biển Thái_Bình_Dương , đáng chú_ý là Los_Angeles , San_Francisco , San_Jose , Long_Beach , Oakland , Santa_Ana / Quận Cam , và San_Diego .
Tuy_nhiên , thủ_phủ của tiểu_bang , Sacramento , là một thành_phố lớn nằm trong thung_lũng Trung_tâm .
Trung_tâm địa_lý của tiểu_bang thuộc về Bắc_Fork , California .
Địa_lý California phong_phú , phức_tạp và đa_dạng .
Giữa tiểu_bang có thung_lũng Trung_tâm , một thung_lũng lớn , màu_mỡ được bao quanh bởi những dãy núi bờ biển ở phía tây , dãy núi đá granit Sierra_Nevada ở phía đông , dãy núi Cascade có đá_lửa ở miền bắc , và dãy núi Tehachapi ở miền nam .
Các sông , đập nước , và kênh chảy từ các núi để tưới thung_lũng Trung_tâm .
Nguồn nước của phần_lớn tiểu_bang do Dự_án Nước_Tiểu bang cung_cấp .
Dự_án Thung_lũng Trung_tâm hỗ_trợ hệ_thống nước của một_số thành_phố , nhưng chủ_yếu cung_cấp cho việc tưới_tiêu nông_nghiệp .
Nhờ nạo_vét , vài con sông đã đủ rộng và sâu để cho vài thành_phố nội_địa ( nhất_là Stockton ) được trở_thành hải_cảng .
Trung lũng Trung_tâm nóng_nực và màu_mỡ là trung_tâm nông_nghiệp của California và trồng một phần_lớn cây_lương_thực của Mỹ .
Tuy_nhiên , việc trồng_trọt bị tàn_phá bởi nhiệt_độ thấp gần điểm đông trong mùa đông .
Phía nam của thung_lũng , một phần là sa_mạc , được gọi là thung_lũng San_Joaquin , do nước chảy xuống sông San_Joaquin , còn phía bắc được gọi là thung_lũng Sacramento , do nước chảy xuống sông Sacramento .
Châu_thổ vịnh Sacramento – San_Joaquin vừa là cửa_sông quan_trọng hỗ_trợ hệ_sinh_thái nước_mặn và vừa là nguồn nước chủ_yếu của phần_lớn dân_cư tiểu_bang .
Dãy núi Sierra_Nevada ( tức " dãy núi tuyết " trong tiếng Tây_Ban_Nha ) ở phía đông và trung_tâm tiểu_bang , có núi Whitney là đỉnh núi cao nhất trong 48 tiểu_bang ( 4,421 mét ( 14,505 feet ) ) .
Trong dãy Sierra còn có Công_viên Quốc_gia Yosemite và hồ Tahoe ( một hồ nước_ngọt sâu và là hồ lớn nhất của tiểu_bang theo thể_tích ) .
Bên phía đông của dãy Sierra là thung_lũng Owens và hồ Mono – nơi sinh_sống chủ_yếu của chim biển .
Còn bên phía tây là hồ Clear , hồ nước_ngọt lớn nhất của California theo diện_tích .
Vào mùa đông , nhiệt_độ ở dãy Sierra_Nevada xuống tới nhiệt_độ đóng_băng và ở đây có hàng chục dòng sông băng nhỏ , trong đó có sông băng cực nam của Hoa_Kỳ , sông băng Palisade .
Rừng che_phủ khoảng 35% tổng diện_tích tiểu_bang và California có nhiều loại thông hơn bất_cứ tiểu_bang nào khác .
Về diện_tích rừng , California chỉ đứng sau Alaska mặc_dù tỉ_lệ rừng theo diện_tích nhỏ hơn một_số tiểu_bang khác .
Phần_lớn của rừng ở đây ở phía tây bắc tiểu_bang và triền phía tây dãy Sierra_Nevada .
Những cánh rừng nhỏ hơn với chủ_yếu là cây sồi dọc theo những dãy núi California gần bờ biển hơn , và cả những đồi thấp dưới chân dãy Sierra_Nevada .
Những rừng thông nhỏ hơn có ở các dãy núi San_Gabriel và San_Bernardino ở miền Nam_California cũng như trên những vùng núi ở miền trung Quận San_Diego .
Các sa_mạc ở California chiếm 25% tổng diện_tích .
Ở miền nam có dãy núi Transverse và một hồ nước_mặn lớn – biển Salton .
Sa_mạc phía trung nam được gọi là Mojave .
Phía đông nam của sa_mạc này là thung_lũng Chết , là nơi có Badwater Flat – điểm thấp nhất và nóng nhất của Bắc_Mỹ .
Điểm thấp nhất của thung_lũng Chết cách đỉnh của núi Whitney ít hơn 322  km ( 200 dặm ) .
Con_người đã vài lần cố_gắng đi bộ từ điểm này tới điểm kia và người nổi_tiếng nhất là Lee_Bergthold .
Thực_sự hầu_như cả miền đông nam California là sa_mạc khô_cằn và nóng_bức , và các thung_lũng Coachella và Imperial thường có nhiệt_độ rất cao vào mùa hè .
Nằm theo bờ biển dài và đông_đúc dân_cư của California là vài khu_vực đô_thị lớn , bao_gồm San Jose–San Francisco–Oakland , Los Angeles–Long Beach , Santa Ana–Irvine–Anaheim , và San_Diego .
Thời_tiết gần Thái_Bình_Dương rất ôn_hoà so với những khí_hậu trong đất_liền .
Nhiệt_độ không bao_giờ xuống tới điểm đông vào mùa đông ( hầu_như không có tuyết ) và nhiệt_độ hiếm khi lên trên 30 °C ( gần 80 °F ) .
California được biết đến với động_đất vì có nhiều vết đứt_gãy , nhất_là vết đứt_gãy San_Andreas .
Tuy ở nhiều tiểu_bang khác như Alaska , Washington , Oregon , và Missouri đã xảy ra các trận động_đất rất mạnh ( gây ra bởi vết đứt_gãy New_Madrid ) , nhưng nhiều người biết đến những động_đất ở California hơn vì chúng xảy ra thường_xuyên và hay xảy ra ở những vùng đông dân_cư .
California cũng có vài núi_lửa , một_số còn hoạt_động như núi_lửa Mammoth .
Những núi_lửa khác bao_gồm đỉnh Lassen , nó phun nham_thạch từ 1914 đến 1921 , và núi_lửa Shasta .
Các thành_phố quan_trọng Tiểu_bang California có 478 thành_phố , trong đó phần_lớn nằm trong những khu_vực đô_thị lớn . 68% của dân_cư California sống trong hai khu_vực đô_thị lớn nhất gồm vùng Đại_Los_Angeles và vùng vịnh San_Francisco .
Dân_số vài thành_phố lớn ( 2000 ) : Los_Angeles : 3.694.820 San_Jose : 894.943 San_Francisco : 776.733 San_Diego : 1.223.400 Các công_viên quốc_gia Dịch_vụ Vườn_Quốc_gia ( NPS ) quản_lý nhiều công_viên quốc_gia ở California : Đảo Alcatraz gần San_Francisco_Đài kỷ_niệm Quốc_gia Cabrillo tại San_Diego_Đường mòn California Công_viên Quốc_gia Quần_đảo Eo_biển gần Ventura Công_viên Quốc_gia Thung_lũng Chết_Đài kỷ_niệm Quốc_gia Devils_Postpile gần Mammoth_Lakes_Khu tưởng_niệm Eugene_O ' Neill tại Danville_Pháo đài Pointtại_Presidio_Khu giải_trí Quốc_gia Cổng_Vàng trong San_Francisco_Khu tưởng_niệm John_Muir tại Martinez Công_viên Quốc_gia Joshua_Tree , trụ_sở tại Twentynine_Palms_Đường mòn Juan_Bautista de Anza Công_viên Quốc_gia Kings_Canyon Công_viên Quốc_gia Núi_lửa Lassen gần Mineral_Đài kỷ_niệm Quốc_gia Lớp dung_nham gần Tulelake_Trại giam Manzanar tại Independence_Khu bảo_tồn Quốc_gia Mojave , trụ_sở tại Barstow_Đài kỷ_niệm Quốc_gia Muir_Woods tại Thung_lũng Mill_Đường mòn Tây_Ban_Nha Cũ_Đài kỷ_niệm Quốc_gia Pinnacles gần Paicines_Bờ biển Quốc_gia Mũi_Reyes gần Mũi_Reyes_Đường mòn Pony_Express_Đài kỷ_niệm Quốc_gia Kho đạn Hải_quân Cảng Chicago tại Trạm Vũ_khí Hải_quân Concord Công_viên Quốc_gia Redwood Công_viên lịch_sử Quốc_gia Hậu_phương Chiến_tranh thế_giới thứ hai Rosie the Riveter tại Richmond Công_viên lịch_sử Quốc_gia Hàng_hải San_Francisco_Khu giải_trí Quốc_gia Dãy núi Santa_Monica Công_viên Quốc_gia Củ tùng Khu giải_trí Quốc_gia Whiskeytown gần Whiskeytown Công_viên Quốc_gia Yosemite_Lịch sử Trước khi người châu_Âu đến California thì đây là một trong những vùng đa_dạng về văn_hoá và ngôn_ngữ nhất ở Bắc_Mỹ thời thổ_dân .
Nhiều người ở bờ biển phía tây Hoa_Kỳ săn những con thú biển , câu cá_hồi và thu_nhặt tôm cua , trong khi những dân_tộc cơ_động hơn ở bên trong California đi săn thú rừng và hái_lượm những quả hạch , quả đầu , và quả mọng .
Các dân_tộc ở California có nhiều hình_thức tổ_chức khác nhau như nhóm , bộ_lạc , tiểu bộ_lạc , và các cộng_đồng lớn hơn trên bờ biền dồi_dào tài_nguyên như dân_tộc Chumash , Pomo , và Salinas .
Việc buôn_bán , hôn_nhân khác dân_tộc , và liên_minh quân_sự làm cho những dân_tộc khác nhau có nhiều mối liên_hệ xã_hội và kinh_tế .
João_Rodrigues_Cabrilho người Bồ_Đào_Nha là người châu_Âu đầu_tiên thám_hiểm một phần bờ biển California năm 1542 .
Còn Francis_Drake là người đầu_tiên thám_hiểm cả bờ biển và tuyên_bố chủ_quyền đối_với vùng_đất này năm 1579 .
Từ cuối thế_kỷ 18 , các hội truyền_giáo Tây_Ban_Nha đã xây_dựng các ngôi làng rất nhỏ trên những vùng_đất trợ_cấp lớn khổng_lồ thuộc miền rộng_rãi về phía bắc của Baja_California .
Ban_đầu , vùng_đất có tên California bao_gồm vùng tây bắc của Đế_quốc Tây_Ban_Nha , tức_là bán_đảo Baja_California ( Hạ_California ) , và phần_lớn những vùng_đất hiện_nay của các tiểu_bang California , Nevada , Utah , Arizona , và Wyoming , được gọi là Alta_California ( Thượng_California ) .
Trong thời_kỳ đầu , những ranh_giới của biển Cortez và bờ biển Thái_Bình_Dương chưa được thám_hiểm đầy_đủ , cho_nên California được vẽ như một hòn đảo trên những bản_đồ thời đó .
Tên California được đặt ra cho vùng này theo hòn đảo lạc viên California trong Las sergas de Esplandián ( Các truyện phiêu_lưu của Splandian ) , một tiểu_thuyết tiếng Tây_Ban_Nha do Garci_Rodríguez de Montalvo viết vào thế_kỷ 16 .
Vùng_đất này có người thổ_dân trước khi có các cuộc thám_hiểm lác_đác của người châu_Âu vào thế_kỷ 16 .
Đến cuối thế_kỷ 18 , Tây_Ban_Nha chiếm vùng này thành_thuộc địa của mình .
Và khi Mexico giành được độc_lập trong cuộc Chiến_tranh giành độc_lập México ( 1810 – 1821 ) , California thành một phần của nước này .
Hơn 200 năm sau khi Mexico giành được độc_lập , California là tỉnh xa thuộc miền bắc của quốc_gia .
Các trại rất lớn nuôi bò , được gọi rancho , trở_thành chế_độ chính của California thuộc Mexico .
Các thương_gia và thực_dân bắt_đầu đến từ Hoa_Kỳ , báo_hiệu những thay_đổi quyết_liệt sẽ xảy ra khắp miền California .
Vào thời_kỳ này , một_số quý_tộc Nga cũng thử thám_hiểm và tuyên_bố chủ_quyền một phần California , nhưng các lần thám_hiểm này không thành_công do Sa hoàng không quan_tâm và do chính_phủ Mexico xây_dựng một_số pháo_đài ( presidio ) để chặn những cuộc xâm_nhập vào miền này .
California không có nhiều người sinh_sống cho đến khi y_học hiện_đại loại_trừ được sự bùng_nổ các bệnh sốt vàng , sốt_rét , và dịch_hạch gây ra bởi muỗi và bọ_chét , những loài sẽ bị giết chết khi bị đông cứng , mà ở California lại thiếu_điều này .
Khi Mexico giành được độc_lập từ Tây_Ban_Nha thì các hội truyền_giáo Tây_Ban_Nha tại California thuộc về chính_phủ Mexico , và họ vội_vàng giải_tán và bãi_bỏ những hội này .
Tuy_nhiên , nhiều thành_phố lớn của California đã phát_triển xung_quanh những hội truyền_giáo này , bởi_vậy những thành_phố đó có tên_thánh , thí_dụ như Los_Angeles được đặt tên theo Đức Bà Maria , San_Francisco theo Thánh_Phanxicô thành Assisi , San_Jose theo Thánh_Giuse , và San_Diego theo Thánh_Điđacô .
Vào Chiến_tranh Mỹ-Mexico ( 1846 – 1848 ) , người_dân Mỹ nổi lên chống lại chính_phủ Mexico .
Năm đầu_tiên của cuộc_chiến , 1846 , Cộng_hoà California được thành_lập và Cờ_Gấu tung bay .
Trên lá cờ này có hình một con gấu vàng và một ngôi_sao .
Tuy_nhiên , nền cộng_hoà bị chấm_dứt đột_ngột khi Thiếu_tướng John D. Sloat của Hải_quân Hoa_Kỳ tiến vào vịnh San_Francisco và tuyên_bố chủ_quyền của Hoa_Kỳ đối_với California .
Sau chiến_tranh , California bị chia thành 2 phần thuộc Mexico ( phía nam ) và Hoa_Kỳ ( phía bắc ) .
Phần phía bắc , đầu_tiên được gọi Alta_California , rồi trở_thành tiểu_bang California thuộc Hoa_Kỳ ; còn phần phía nam được Mexico chia thành hai tiểu_bang Baja_California và Baja_California_Sur .
Vào năm 1848 , có khoảng 4.000 người Tây_Ban_Nha ở vùng thượng California tới vào người , nhưng vàng đã được phát hiệm gần Sacramento , làm cho nhiều người đến đây từ Mỹ , Âu_Châu , và những nơi khác với hy_vọng tìm vàng trong cuộc đổ_xô tìm vàng ở California năm 1849 .
Do_đó , rất nhiều người nhập_cư vào miền này , và California được trở_thành tiểu_bang thứ 31 của Hoa_Kỳ năm 1850 .
Khi tiểu_bang này gia_nhập Liên_bang , nó được coi là một trong những tiểu_bang tự_do , tức_là nó cấm chế_độ nô_lệ .
Đầu_tiên , việc đi_lại lại giữa miền Tây và các trung_tâm ở miền Đông tốn thì giờ và nguy_hiểm .