Unnamed: 0
int64 0
399
| text
stringlengths 230
12.4k
| summary
stringlengths 248
896
|
---|---|---|
300 | Mời thi tuyển phương án kiến trúc cầu Vạn (Chí Linh, Hải Dương). (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương thông báo mời thi tuyển phương án kiến trúc cầu Vạn, thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường và cầu Vạn kết nối Quốc lộ 37, thành phố Chí Linh với đường dẫn cầu Triều, thị xã Kinh Môn.
Nội dung cụ thể như sau:
1. Tên cuộc thi: Thi tuyển phương án kiến trúc công trình cầu Vạn thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường và cầu Vạn kết nối Quốc lộ 37, thành phố Chí Linh với đường dẫn cầu Triều, thị xã Kinh Môn.
2. Tên dự án: Đầu tư xây dựng tuyến đường và cầu Vạn kết nối Quốc lộ 37, thành phố Chí Linh với đường dẫn cầu Triều, thị xã Kinh Môn.
3. Đơn vị tổ chức thi tuyển: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương.
4. Hình thức thi tuyển: Thi tuyển rộng rãi, dành cho các cá nhân, tổ chức tư vấn thiết kế có đủ năng lực chuyên môn, hành nghề theo quy định của pháp luật hiện hành và tự nguyện tham gia.
5. Nhóm dự án, loại, cấp công trình chính thuộc dự án: Nhóm B, công trình giao thông, công trình cấp I.
6. Địa điểm xây dựng: xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn và phường Tân Dân, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
7. Yêu cầu của cuộc thi:
Xây dựng được phương án kiến trúc theo quy mô hoàn chỉnh gồm 2 đơn nguyên cầu và phương án kiến trúc theo quy mô trong chủ trương đầu tư được duyệt: xây dựng 1 đơn nguyên bên phải, chiều rộng cầu 12m (đảm bảo 02 xe cơ giới và 02 làn xe thô sơ). Đảm bảo tính liên tục, thống nhất, đồng bộ và hạn chế tối đa các chi phí phát sinh khi triển khai thực hiện theo quy mô hoàn chỉnh.
Phương án kiến trúc phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, quy mô đầu tư theo Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 24/6/2022, số 04/NQ-HĐND ngày 01/3/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt (có hồ sơ kèm theo), trong đó tiêu chí chính như sau:
- Cấp công trình: Công trình giao thông, cấp I.
- Xây dựng cầu với kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực.
- Đảm bảo chiều cao thông thuyền sông Kinh Thầy và tổng chiều dài cầu khoảng L=919m (tính đến đuôi mố).
- Kinh phí xây dựng phần cầu: khoảng 456,8 tỷ đồng.
8. Thời gian, địa điểm tổ chức và nộp hồ sơ dự thi:
8.1. Thời gian tiếp nhận hồ sơ dự thi: Từ ngày 06/4/2024 đến hết ngày 17h ngày 07/5/2024.
Hồ sơ dự thi được nộp trực tiếp đến văn phòng Ban tổ chức trước thời hạn nêu trên.
8.2. Địa điểm tổ chức cuộc thi và nộp hồ sơ dự thi: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương.
- Địa chỉ: Số 16 Lê Viết Hưng – Phường Ngọc Châu – Thành phố Hải Dương.
- Người liên hệ: Ông Nguyễn Ngọc Minh, số điện thoại: 0983.791.029
9. Hình thức đăng ký và nộp hồ sơ dự thi: Các cá nhân, tổ chức tư vấn thiết kế đăng ký dự thi nộp hồ sơ trực tiếp đến đơn vị tổ chức cuộc thi.
10. Giải thưởng cuộc thi:
Các tác phẩm đạt giải sẽ được trao như sau:
* 01 Giải Nhất: 50.000.000 đồng.
* 01 Giải Nhì: 20.000.000 đồng.
* 01 Giải Ba: 10.000.000 đồng.
Các giải thưởng trên đã bao gồm các loại thuế theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam.
11. Yêu cầu về cuộc thi, thủ tục đăng ký dự thi, quy định về sản phẩm dự thi và nộp hồ sơ dự thi: được quy định cụ thể trong quy chế thi tuyển.
12. Hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác thi tuyển: được cung cấp miễn phí hoặc cung cấp bản mềm qua hệ thống mạng internet.
Tài liệu gửi kèm xem tại đây:
1. Thông báo thi tuyển
2. Nhiệm vụ thiết kế
3. Quy chế thi tuyển
4. Quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển
5. Quyết định phê duyệt quy chế thi tuyển, nhiệm vụ thiết kế
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương thông báo mời các cá nhân, tổ chức tư vấn thiết kế quan tâm tham gia dự thi. | Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương đã thông báo mời thi tuyển phương án kiến trúc cầu Vạn, thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường và cầu Vạn kết nối Quốc lộ 37, thành phố Chí Linh với đường dẫn cầu Triều, thị xã Kinh Môn. Cuộc thi dành cho các cá nhân, tổ chức tư vấn thiết kế có đủ năng lực chuyên môn, hành nghề theo quy định của pháp luật hiện hành và tự nguyện tham gia. Phương án kiến trúc phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, quy mô đầu tư theo Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 24/6/2022, số 04/NQ-HĐND ngày 01/3/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt. Thời gian tiếp nhận hồ sơ dự thi từ ngày 06/4/2024 đến hết ngày 17h ngày 07/5/2024. Hồ sơ dự thi được nộp trực tiếp đến văn phòng Ban tổ chức trước thời hạn nêu trên. Giả |
301 | Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế 2. (Xây dựng) - Ngày 6/4, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức Lễ khởi công Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế 2 với tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự buổi lễ.GS. Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: Nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân trong và ngoài nước, khách du lịch nước ngoài. Việc mở rộng Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế là nhu cầu cấp bách, và dự án Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế 2 đã được ra đời.
Dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 3603/QĐ-BYT, với tổng vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng phần xây dựng và gần 100 tỷ đồng phần trang thiết bị y tế.Công trình có quy mô đầu tư gồm một tòa nhà 6 tầng nổi và 1 tầng hầm, với tổng diện tích sàn xây dựng 21.000m2, với đầy đủ hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại.
Công trình gồm các phòng mổ Hybrid, hệ thống thận nhân tạo, hệ thống xét nghiệm Full Automation, hệ thống chẩn đoán hình ảnh hoàn chỉnh, PACS, LIS, HIS… kết hợp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đáp ứng khả năng tiếp nhận thêm 300 giường bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế (5 sao). Tiến độ từ khi khởi công xây dựng - hoàn thành là 700 ngày.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đánh giá cao mô hình đầu tư công thành công của Nhà nước trong lĩnh vực y tế, phát triển cân bằng giữa chất lượng dịch vụ cao cấp với các lĩnh vực mũi nhọn, đạt tỉ lệ cao về sự hài lòng của người bệnh, cũng như các thế mạnh về bề dày kinh nghiệm, nhân lực y tế chất lượng cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, cơ sở đào tạo và thực hành chuyên nghiệp, các nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn gắn liền với triển khai kỹ thuật cao, kết hợp với môi trường xanh - sạch - đẹp và chất lượng dịch vụ. Cùng với uy tín là một trong những bệnh viện đầu ngành trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, Bệnh viện Trung ương Huế đã thu hút nhiều người bệnh trong và ngoài nước đến tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng bày tỏ sự tin tưởng với kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và nỗ lực cao của Bệnh viện Trung ương Huế, các nhà thầu xây dựng và đơn vị tư vấn, sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân thành phố Huế, dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và an toàn. | Ngày 6/4, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức Lễ khởi công Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế 2 với tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự buổi lễ. Dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư số 3603/QĐ-BYT, với tổng vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng phần xây dựng và gần 100 tỷ đồng phần trang thiết bị y tế. Công trình có quy mô đầu tư gồm một tòa nhà 6 tầng nổi và 1 tầng hầm, với tổng diện tích sàn xây dựng 21.000m2, với đầy đủ hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại. Công trình gồm các phòng mổ Hybrid, hệ thống thận nhân tạo, hệ thống xét nghiệm Full Automation, hệ thống chẩn đoán hình ảnh hoàn chỉnh, PACS, LIS, HIS… kết hợp hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đáp ứng khả năng tiếp nhận thêm 300 giường bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế (5 sao). Tiến đ |
302 | Lịch sử dịch tễ bệnh nhân mắc cúm A/H9N2 đang điều trị tại TPHCM. Bệnh nhân là nam giới (37 tuổi, làm thợ hồ, thường trú tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), được chuyển từ Bệnh viện Quân y 120 (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM điều trị ngày 16-3.Ngày 6-4, Sở Y tế TPHCM có báo cáo nhanh về trường hợp mắc cúm A/H9N2 hiện đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM. Bệnh nhân là nam giới (37 tuổi, làm thợ hồ, thường trú tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), được chuyển từ Bệnh viện Quân y 120 (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM điều trị ngày 16-3.
Trước khi đến cơ sở khám và điều trị, bệnh nhân sinh sống và làm việc tại nơi cư trú, bệnh nhân chưa từng tiêm phòng vaccine cúm và vaccine phòng Covid-19; đối diện nhà bệnh nhân là nhà em gái, em rể có trực tiếp giết mổ và kinh doanh buôn bán gia cầm (gà, vịt, chuột đồng...) cho khách, còn bệnh nhân thì không trực tiếp tiếp xúc với gia cầm; nhà bệnh nhân có nuôi 2 con ngỗng đẻ trứng để gia đình ăn, không cung cấp trứng ra bên ngoài. Đến thời điểm hiện tại, tình hình sức khỏe của những người trong gia đình em gái, em rể bệnh nhân đều khỏe mạnh, đồng thời chưa ghi nhận gia cầm chết hay biểu hiện bất thường tại các địa điểm này.
Đến sáng 16-3, bệnh nhân thấy đau 2 chân, bụng to và được người thân đưa đi khám tại Bệnh viện Quân y 120. Các bác sĩ chẩn đoán xơ gan và tư vấn bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM.Ngày 16-3, lúc 13 giờ 30, bệnh nhân được nhập viện tại Khoa cấp cứu - hồi sức tích cực chống độc người lớn của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM với chẩn đoán theo dõi xuất huyết tiêu hóa trên nền loét dạ dày, bệnh kèm xơ gan do rượu, theo dõi nhiễm trùng huyết.
Trong thời gian điều trị, bệnh nhân có tình trạng viêm phổi với hình ảnh tổn thương phế nang và mô kẽ lan tỏa hai phế trường trên X-quang, được chỉ định lấy mẫu phết mũi họng để làm xét nghiệm PCR virus cúm A, B. Tình hình suy hô hấp nặng dần, bệnh nhân được đặt nội khí quản thở máy.
Ngày 22-3, kết quả xét nghiệm phết mũi họng (lần 1) của bệnh nhân dương tính cúm A, âm tính cúm B, nhưng chưa xác định được chủng.
Ngày 26-3, bệnh nhân được chụp X-quang kiểm tra tình trạng tổn thương nhu mô phổi 2 bên không cải thiện; được lấy mẫu phết mũi họng (lần 2) để làm xét nghiệm PCR virus cúm A, B và tiếp tục điều trị.
Đến ngày 1-4, Phòng xét nghiệm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM phối hợp với Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) giải mã trình tự gen xác định bệnh nhân mắc virus cúm A/H9N2.
Hiện bệnh nhân tiếp tục điều trị tại phòng cách ly áp lực âm của Khoa hồi sức tích cực chống độc người lớn, với chẩn đoán theo dõi nhiễm trùng huyết từ viêm phổi, cúm A, nhiễm nấm xâm lấn, biến chứng suy hô hấp, xuất huyết phổi, xuất huyết ở bụng ổn, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương thận cấp, xơ gan do rượu, theo dõi u gan.
Hiện chưa ghi nhận bệnh trong tất cả các trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân.
Trước tình hình trên, Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM thực hiện tốt cách ly, điều trị và chăm sóc người bệnh theo đúng quy định của Bộ Y tế về cúm gia cầm, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn theo dõi tình trạng sức khỏe nhân viên y tế đã chăm sóc cho bệnh nhân (tất cả nhân viên khi tiếp xúc với bệnh nhân ngay từ khi nhập viện đều mang phương tiện phòng hộ theo đúng quy định).
Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM báo cáo Viện Pasteur TPHCM và phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang tiếp tục điều tra dịch tễ, nhất là tiền sử đi lại và tiếp xúc của người bệnh để kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây lan trong cộng đồng; đặc biệt, theo dõi và hướng dẫn 7 người thân tiếp xúc gần với bệnh nhân tại tỉnh Tiền Giang tự theo dõi sức khỏe tại nhà, vệ sinh khử khuẩn toàn bộ nhà và các vật dụng cá nhân của bệnh nhân. | Ngày 16-3, một bệnh nhân nam giới (37 tuổi, làm thợ hồ, thường trú tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) được chuyển từ Bệnh viện Quân y 120 (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM để điều trị. Bệnh nhân có tình trạng viêm phổi với hình ảnh tổn thương phế nang và mô kẽ lan tỏa hai phế trường trên X-quang, được chỉ định lấy mẫu phết mũi họng để làm xét nghiệm PCR virus cúm A, B. Ngày 22-3, kết quả xét nghiệm phết mũi họng (lần 1) của bệnh nhân dương tính cúm A, âm tính cúm B, nhưng chưa xác định được chủng. Ngày 1-4, Phòng xét nghiệm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM phối hợp với Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) giải mã trình tự gen xác định bệnh nhân mắc virus cúm A/H9N2. Hiện bệnh nhân tiếp tục điều trị tại phòng cách ly áp lực âm của Khoa hồi sức tí |
303 | Nam sinh Việt giành học bổng hơn 9 tỷ của Đại học Harvard. Với những góc nhìn đặc biệt về Toán học, Lê Vũ Minh Trí (lớp 12, THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) xuất sắc giành được học bổng hơn 9 tỷ đồng từ Đại học Harvard.Chạm tay đến giấc mơ Harvard
Đã một tuần trôi qua, cậu học sinh lớp 12 Toán 1 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam vẫn chưa tin bản thân sắp trở thành tân sinh viên của Đại học Harvard (Mỹ). "Đến giờ em vẫn thấy từ 'Congratulations' (chúc mừng) của Harvard còn siêu thực lắm", Trí nói.
Nhớ lại những ngày cuối tháng 3, thời điểm các trường trong khối Ivy League hẹn thông báo kết quả trúng tuyển, Minh Trí và cả gia đình đều khá hồi hộp. Sáng 29/3, khi đang ăn sáng chuẩn bị đi học như mọi ngày, Trí bất ngờ nhận được thư báo từ nhiều trường. "Em hồi hộp quá nên không tự mở thư, em nhờ mẹ", Minh Trí kể. Trong rất nhiều bức thư, mẹ Trí chọn mở của trường Duke đầu tiên. Bố mẹ Trí vui mừng hò reo khi em trúng tuyển ngôi trường xếp thứ 26 thế giới. Trí rất vui nhưng cố gắng điềm tĩnh, tự nhủ "đỗ một trường tuyệt vời như Duke thật sự quá tốt rồi".
Đúng 7h, Minh Trí vào bàn học, từ từ mở máy tính để xem thư báo từ ngôi trường hằng mong ước - Đại học Harvard. "Lần này em dũng cảm, tự tay mở kết quả", Trí nói và cho biết em không chần chừ nhấn nút "view update" dứt khoát.
Chừng mấy giây sau, bức thư được gửi từ ngôi trường danh tiếng hiện ra trước mắt nam sinh lớp 12. Dòng chữ rất to, in đậm giữa màn hình "Congratulations". Minh Trí như vỡ oà.
Hạnh phúc và xúc động, nam sinh trường Ams nhảy lên, ôm lấy bố. Với Minh Trí, dòng chữ ngắn ấy thật ý nghĩa, đó là minh chứng cho những nỗ lực trong suốt thời gian dài.
Ngoài thư thông báo trúng tuyển, Minh Trí còn nhận được thư chúc mừng riêng của đại diện ban tuyển sinh Đại học Harvard. Nội dung bức thư tiếp thêm nhiều động lực cho nam sinh, khi nhấn mạnh chàng trai đất Việt trở thành mảnh ghép tuyệt vời trong đội ngũ sinh viên khoa Toán, Đại học Harvard.
Niềm vui ấy như được nhân lên gấp bội khi Minh Trí nhận thêm thông tin trúng học bổng toàn phần 9,3 tỷ/4 năm học từ ngôi trường danh giá bậc nhất thế giới.
Nam sinh trường Ams tiết lộ yêu thích Đại học Harvard không chỉ vì danh tiếng mà đó là nơi hội tụ của những tài năng đa sắc tộc mà không có sự phân biệt. Tất cả đều có nội lực tự thân đáng nể và học hỏi lẫn nhau. Minh Trí luôn mong bản thân được đích thân trải nghiệm và làm một phần của cộng đồng tuyệt vời đó.
Đến nay, sau một tuần nhận được kết quả, Minh Trí còn nguyên cảm xúc, vì để đỗ Đại học Harvard quả thực không dễ dàng. "Điều khó nhất về Harvard chính là cơ hội cho bất cứ ứng viên Việt Nam nào đều cực kỳ thấp, nhất là khi em nộp đơn ở kỳ Regular Decision với tỷ lệ cạnh tranh cực lớn và thời điểm đó, Harvard đã nhận một bạn Việt Nam từ kỳ nộp đơn sớm", Minh Trí nói.
Mỗi năm Đại học Harvard chỉ nhận 1-2 sinh viên từ Việt Nam, cơ hội đỗ vào ngôi trường này được nhân định là quá mong manh với bất cứ học sinh nào. Minh Trí đã xuất sắc làm được điều gần như không thể ấy, nhờ đam mê toán học của mình.
Yêu Toán qua nghệ thuật
Từ khi còn là học sinh cấp 2, Minh Trí bộc lộ tài năng ở lĩnh vực Toán học. Bên cạnh thời gian học trên lớp, Minh Trí dành nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động liên quan đến Toán như tự nghiên cứu và viết các bài báo khoa học.
Trong một lần được mẹ đưa đi tham quan triển lãm về nghệ thuật tạo hình từ các chất liệu đường dẻo, Trí nhận ra Toán học và nghệ thuật còn có những mối liên kết đặc biệt với nhau. Từ đó Trí càng say mê Toán học và tìm cho bản tân cách tiếp cận mới khi nghiên cứu lĩnh vực này thông qua nghệ thuật."Toán học và nghệ thuật có thể giúp nhau phát triển. Ví dụ người ta có thể tìm ra tất cả các “kiểu” xếp họa tiết khi thiết kế 1 mẫu tessellation (tạm dịch là lát gạch) nhờ vào các phép dời hình như phép quay, phép đối xứng trục, phép tịnh tiến hay kết hợp các phép này với nhau...", Minh Trí nói.
Nam sinh lớp 12 cho rằng, việc học Toán sẽ thú vị hơn khi có hình vẽ đẹp để nhìn thay vì những trang dài công thức. Để chinh phục đam mê, Minh Trí đọc về Toán từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt say mê với các chủ đề lạ về Toán trong các diễn đàn khoa học.
Ở tuổi 17, Minh Trí đã có hai nghiên cứu độc lập về Toán. Trong đó một bài báo khoa học dài 40 trang về hình học phi Euclid và một nghiên cứu về phương pháp giáo dục Toán học cho nhóm học sinh cấp 2.
Minh Trí thần tượng Steven Strogatz - nhà Toán học người Mỹ vì ông luôn tích cực truyền bá Toán học đến đại chúng. Có lẽ tinh thần đó trở thành động lực để nam sinh tổ chức nhiều buổi hướng dẫn học sinh cấp 2 sử dụng thuật toán để gấp giấy origami, vẽ fractal (hình phân dạng) trên bánh macaron.
Các buổi học do nam sinh này "đứng lớp" thường đem đến những cái nhìn mới về Toán học cho các học sinh khoá dưới. Bằng cách kể các câu chuyện Toán học gắn với biểu tượng khối đa diện, Trí giúp các em nhỏ tiếp cận Toán học vui vẻ hơn.
Niềm đam mê Toán học mỗi ngày càng lớn trong cậu học sinh trường Amsterdam. Đó cũng là lý do Minh Trí muốn tiếp tục theo đuổi lĩnh vực này khi lên đại học.
"Khi quyết định du học, em luôn mơ ước được học ở những trường có khoa Toán thuộc top đầu thế giới, Đại học Harvard là một trong số đó. Em luôn khao khát được học môn Math 55 - phân môn nổi tiếng khó và chỉ có ở ngôi trường này", Minh Trí bộc bạch.
Biến niềm tự hào thành hành động
Với Minh Trí, Đại học Harvard là niềm tự hào lớn. Trong bài luận gửi đến ngôi trường này, cậu học sinh chuyên Ams bày tỏ rõ quan điểm về tình yêu Toán học.
Harvard yêu cầu mỗi ứng viên nộp một bài luận chính 650 từ và 5 bài luận phụ mỗi bài 200 từ. Dành nhiều tâm huyết nhất cho bài luận chính nhưng bài khiến Trí tâm đắc nhất lại là bài luận phụ. Nam sinh đã đề cập đến việc sẽ sử dụng nền giáo dục ở Đại học Harvard như thế nào trong tương lai."Em tiếp cận bài luận này theo cách riêng, nói lên quan điểm về mối liên hệ giữa giá trị của bản thân và lòng tự hào. Bất cứ ai trở thành sinh viên Đại học Harvard đều sẽ vô cùng tự hào và chắc chắn em sẽ không để những giá trị của bản thân được quyết định chỉ bởi danh tiếng của trường", Minh Trí bày tỏ.
Nam sinh lớp chuyên Toán không muốn lãng phí 4 năm chìm đắm vào niềm tự hào mà sẽ tập trung tối đa vào phát triển khả năng học thuật trong chuyên ngành Toán học. "Em sẽ phát triển dự án giáo dục Toán học liên ngành nghệ thuật lên tầm cao mới bằng cách tận dụng tối đa những cơ hội mà cộng đồng học thuật sôi động của Harvard mang lại", Minh Trí quyết tâm.
Tháng 8 này, nam sinh trường Ams sẽ chính thức trở thành tân sinh viên ngôi trường xếp thứ 4 thế giới theo xếp hạng năm 2024 của QS.
Trong thời gian chờ đợi, Minh Trí thường xuyên theo dõi các diễn đàn của trường để hiểu thêm về cuộc sống và chương trình học ở đây. Nam sinh cũng đang học thêm các kỹ năng mềm và rèn luyện sức khoẻ, sẵn sàng cho 4 năm học xa nhà. Thời gian rảnh rỗi, Minh Trí chơi guitar hoặc tập võ.
Chàng trai yêu Toán học bật mí: "Sau khi chinh phục các bậc học cao hơn ở Mỹ, em muốn về Việt Nam làm việc và cống hiến cho sự phát triển của quê hương". | Minh Trí, một học sinh lớp 12 tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, đã xuất sắc giành được học bổng hơn 9 tỷ đồng từ Đại học Harvard (Mỹ). Minh Trí đã từng yêu thích Đại học Harvard không chỉ vì danh tiếng mà còn vì nơi hội tụ của những tài năng đa sắc tộc mà không có sự phân biệt. Minh Trí đã có hai nghiên cứu độc lập về Toán, trong đó một bài báo khoa học dài 40 trang về hình học phi Euclid và một nghiên cứu về phương pháp giáo dục Toán học cho nhóm học sinh cấp 2. Minh Trí thần tượng Steven Strogatz - nhà Toán học người Mỹ vì ông luôn tích cực truyền bá Toán học đến đại chúng. Minh Trí đã tổ chức nhiều buổi hướng dẫn học sinh cấp 2 sử dụng thuật toán để gấp giấy origami, vẽ fractal (hình phân dạng) trên bánh macaron. Minh Trí sẽ chính thức trở thành tân sinh viên ngôi trường xếp thứ 4 thế giới theo xếp hạng năm 2024 của QS. Sau k |
304 | Đốt thực bì gây cháy rừng tại thị trấn Lăng Cô. Ngày 6/4, Đồn Biên phòng Lăng Cô, Bộ đội Biên phòng tỉnh TT-Huế cho biết, xảy ra cháy rừng do người dân đốt thực bì tại khu rừng trồng tràm thuộc tổ dân phố An Cư Tây, thị trấn Lăng Cô.
Theo đó, vào lúc 20h40' ngày 5/4 đơn vị nhận được tin báo của chính quyền địa phương về việc xảy ra đám cháy lớn tại khu vực rừng thuộc TDP An Cư Tây, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế.Sau khi nhận được tin, đơn vị đã báo cáo Bộ chỉ huy; đồng thời cử 10 cán bộ do đồng chí Phó đồn trưởng phụ trách đến hiện trường phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chữa cháy.
Tuy nhiên, do thời tiết những ngày qua tại tỉnh TT-Huế nắng nóng, nồm và hanh khô cùng với lớp thực bì dày, nên phải mất gần 2 giờ nỗ lực, lực lượng chức năng và người dân mới cơ bản khoanh vùng và khống chế dứt điểm, dập tắt hoàn toàn đám cháy.
Nguyên nhân ban đầu cho thấy khoảng 20h00 ngày 05/4, ông N.M. (SN 1980, trú tại An Cư Tây) đốt lớp thực bì khu vực rừng tràm được giao quản lý, khai thác. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng nên đã cháy lan ra khoảng hơn 01 hecta rừng tràm.
Video cháy rừng tại thị trấn Lăng Cô: | Ngày 6/4, Đồn Biên phòng Lăng Cô, Bộ đội Biên phòng tỉnh TT-Huế cho biết, xảy ra cháy rừng do người dân đốt thực bì tại khu rừng trồng tràm thuộc tổ dân phố An Cư Tây, thị trấn Lăng Cô. Vào lúc 20h40' ngày 5/4, đơn vị nhận được tin báo về việc xảy ra đám cháy lớn tại khu vực rừng thuộc TDP An Cư Tây, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế. Sau khi nhận được tin, đơn vị đã báo cáo Bộ chỉ huy và cử 10 cán bộ đến hiện trường phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chữa cháy. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng, nồm và hanh khô cùng với lớp thực bì dày, nên phải mất gần 2 giờ nỗ lực, lực lượng chức năng và người dân mới cơ bản khoanh vùng và khống chế dứt điểm, dập tắt hoàn toàn đám cháy. Nguyên nhân ban đầu cho thấy khoảng 20h00 ngày 05/4, ông N.M. |
305 | Quảng Bình: Gọi DN đầu tư 1.380 tỷ làm Khu đô thị Quang Phú. (VNF) - Dự án Khu đô thị Quang Phú, TP. Đồng Hới có chi phí thực hiện 1.380 tỷ đồng với diện tích khoảng 16,1hatại xã Quang Phú, TP. Đồng Hới và xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình vừa thông báo mời quan tâm Dự án Khu đô thị Quang Phú, TP. Đồng Hới. Dự án có diện tích khu đất thực hiện Dự án khoảng 161.208,5 m2 (diện tích chính xác sẽ được xác định trong quá trình giao đất). Địa điểm thực hiện tại xã Quang Phú, TP. Đồng Hới và xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.Quy mô đầu tư của dự án gồm 272 lô đất ở mới, với tổng diện tích khoảng 65.433,5 m2, trong đó, xây thô, hoàn thiện mặt ngoài khoảng 75 căn nhà liền kề với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 30.381,08m2, chiều cao khoảng 3 tầng; xây dựng 1 chung cư với chiều cao khoảng 12 tầng, diện tích sàn xây dựng khoảng 15.919m2, khoảng 115 căn hộ; chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây nhà ở theo thiết kế mẫu được duyệt sau khi đầu tư xây dựng hoàn chỉnh phần hạ tầng kỹ thuật và đáp ứng các quy định hiện hành khoảng 195 lô đất. Nhà ở xã hội khoảng 615 căn hộ.Thời hạn hoạt động của dự án trong vòng 50 năm kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc mua đất ở để xây nhà ở được sử dụng ổn định, lâu dài theo quy định của pháp luật về đất đai. Tiến độ đầu tư: Không quá 5 năm kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc quyết định chấp thuận nhà đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình cho biết, dự án có kinh phí thực hiện khoảng 1.380 tỷ đồng. Nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện đến 16 giờ ngày 18/5/2024.
Được biết, từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Quảng Bình đã công bố một loạt dự án đô thị mời nhà đầu tư quan tâm thực hiện. Các dự án có kinh phí thực lớn như: Dự án Khu đô thị cao cấp Quán Hàu (thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh). Dự án có tổng vốn đầu tư 798 tỷ đồng; Dự án Khu đô thị phía Tây đường Phan Huy Chú, phường Đồng Phú, TP. Đồng Hới có tổng mức đầu tư 998 tỷ đồng; Dự án Khu đô thị phức hợp phía Bắc Công viên trung tâm TP. Đồng Hới có chi phí xây dựng sơ bộ khoảng 420 tỷ đồng.
Riêng tại huyện Bố Trạch, ngoài Dự án khu đô thị Quang Phú vừa được công bố, đầu tháng 4/2024, Dự án Khu đô thị mới Lý Trạch có tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng cũng đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình công bố danh mục dự án mời nhà đầu tư đăng ký thực hiện.
| Dự án Khu đô thị Quang Phú, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, có chi phí thực hiện 1.380 tỷ đồng với diện tích khoảng 16,1ha tại xã Quang Phú, TP. Đồng Hới và xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch. Dự án có quy mô đầu tư gồm 272 lô đất ở mới, với tổng diện tích khoảng 65.433,5 m2, trong đó, xây thô, hoàn thiện mặt ngoài khoảng 75 căn nhà liền kề với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 30.381,08m2, chiều cao khoảng 3 tầng; xây dựng 1 chung cư với chiều cao khoảng 12 tầng, diện tích sàn xây dựng khoảng 15.919m2, khoảng 115 căn hộ; chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây nhà ở theo thiết kế mẫu được duyệt sau khi đầu tư xây dựng hoàn chỉnh phần hạ tầng kỹ thuật và đáp ứng các quy định hiện hành khoảng 195 lô đất. Nhà ở xã hội khoảng 615 căn hộ. Thời |
306 | Tây Nguyên, Nam Bộ nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa dông. NDO - Dự báo hôm nay (7/4), ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 7/4, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Thời gian nắng nóng trong ngày từ 12-16 giờ.
Ở khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và Trung Trung Bộ hôm nay (7/4) có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi hơn 35 độ C.
Dự báo, nắng nóng ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Cảnh báo, do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Dự báo thời tiết ngày và đêm 7/4 tại các khu vực trên cả nước:
Khu vực Hà Nội: Nhiều mây, sáng sớm và đêm có mưa, mưa nhỏ rải rác, sau có mưa vài nơi. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 28-30 độ C.
Phía Tây Bắc Bộ: Nhiều mây, sáng sớm và đêm có mưa, mưa nhỏ rải rác; riêng khu Tây Bắc có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C, có nơi dưới 24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 31-34 độ C; riêng khu vực Tây Bắc có nơi hơn 35 độ C.
Phía Đông Bắc Bộ: Nhiều mây, sáng sớm và đêm có mưa, mưa nhỏ rải rác, sau có mưa vài nơi. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C, vùng núi có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 27-30 độ C, có nơi hơn 30 độ C.
Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế: Phía bắc nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây hửng nắng; phía nam có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất ở phía bắc 28-31 độ C, có nơi hơn 31 độ C; phía nam 32-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C.
Đà Nẵng đến Bình Thuận: Có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C.
Tây Nguyên: Có mây, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 34-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C.
Nam Bộ: Có mây, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 34-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C. | Tóm tắt:
- Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt vào ngày 7/4, có nơi nắng nóng hơn 37 độ C.
- Cảnh báo nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn và cháy rừng do nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp.
- Nắng nóng có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người.
- Dự báo thời tiết ngày và đêm 7/4 tại các khu vực trên cả nước.
- Các khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và Trung Trung Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi hơn 35 độ C.
- Nắng nóng ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. |
307 | Tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm sang người. Kinhtedothi - Lần đầu tiên, Việt Nam ghi nhận ca mắc cúm A(H9) là nam bệnh nhân 37 tuổi tại Tiền Giang. Trước đó, Khánh Hòa có ca tử vong do cúm A(H5N1). Bộ Y tế nhận định, thời gian tới tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng virus cúm gia cầm sang người.Virus cúm gia cầm nào có độc lực cao?
Thời gian gần đây, việc phát hiện các ca nhiễm cúm gia cầm trên người khiến nhiều người dân lo lắng. Vậy virus cúm gia cầm nào có độc lực cao và gây nguy hiểm khi lây sang người?
Đề cập đến vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, virus cúm có các tuýp A, B và C. Dựa trên 2 loại Protein bề mặt là H có 16 loại (Hemagglutinin) và N (Neuraminidase) có 9 loại. H và N kết hợp tạo nên chủng cúm khác nhau như: Cúm A(H1N1), cúm A(H5N1), cúm A(H9N2), cúm A(H3N2), cúm A(H7N9)…
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), con người có thể bị nhiễm virus cúm gia cầm, cúm lợn và các loại virus cúm khác, như cúm gia cầm A(H5N1), A(H7N9), A(H9N2) và các virus cúm lợn A(H1N1), A(H1N2) và A(H3N2).
Virus cúm gia cầm A được phân thành hai loại: virus cúm gia cầm A có khả năng gây bệnh thấp và virus cúm gia cầm A độc lực cao. Một số chủng virus có độc lực cao như: Cúm A(H7N9), cúm A (H5N2), cúm A(H5N8), cúm A(H5N1)…
Với các loại virus cúm A(H9) cho đến nay được xác định trên thế giới ở các loài chim và gia cầm hoang dã đều có khả năng gây bệnh thấp.Tại Việt Nam, trước đây lưu hành cúm A(H5N1) trên người. Còn với cúm A(H9N2) ở nước ta ghi nhận có ở đàn gia cầm. Cúm A (H9N2) thường lưu hành ở đàn gia cầm và có thể lây sang người nhưng chưa thấy dịch lớn xảy ra, mới chỉ có ca bệnh lẻ tẻ.
Tuy vậy, người dân phải đề phòng vì các chủng virus rất dễ biến đổi thành chủng nặng hơn hoặc vẫn chủng đó nhưng biến đổi, có độc lực cao hơn, lây lan nhanh hơn, triệu chứng nặng hơn… “Người dân cần thực hiện phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh” - PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo.
Chuyên gia y tế cho rằng, hiện một số chủng virus cúm A có khả năng gây bệnh trên người, động vật được biết đến phổ biến như: Cúm A(H5N1), H1N1, H3N2, H5N6, H7N9...Trong đó, cúm A(H5N1) được biết đến là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm gây bệnh trên chim, gia cầm và một số loài động vật khác và có thể lây nhiễm cho con người.
Phòng lây nhiễm cúm gia cầm
Theo thống kê từ Bộ Y tế, từ năm 2003 đến nay có 129 người nhiễm cúm gia cầm độc lực cao A(H5N1), trong đó 65 người tử vong. Trong tháng 3/2024, tại Khánh Hòa ghi nhận một trường hợp tử vong do cúm gia cầm A(H5N1).
Cúm A(H5N1) là chủng có độc lực cao, người nhiễm thường có biểu hiện nặng, với tỷ lệ tử vong tương đối lớn. Tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H5N1 lây từ người sang người.
Để đánh giá nguy cơ lây truyền cúm từ động vật sang người, cần theo dõi và có giám sát rất cụ thể từ việc dịch bùng lên ở đàn gia cầm hay không, có lây sang người, bùng phát trên người hay không?
Để phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh lây lan và bùng phát, PGS.TS Trần Đắc Phu lưu ý, người dân cần làm tốt công tác phòng bệnh cho đàn gia cầm để không bị nhiễm bệnh. Bởi nếu không dập tắt được dịch từ gia cầm thì dịch cúm sẽ lây sang người.
“Để hạn chế tối đa việc dịch bùng phát, khi phát hiện những ổ dịch có gia cầm chết, người dân phải lập tức báo cơ sở thú y, cơ sở y tế để các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xử lý dịch tễ” - PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Để chủ động phòng, chống bệnh, người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loài động vật hoang dã, đặc biệt là chim.
Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, người dân tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khuyến khích đeo khẩu trang khi đi vào chợ gia cầm sống hoặc khu vực buôn bán gia cầm sống; rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc sau khi đi vào chợ.
Khi có biểu hiện giống cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở phải đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. | Tóm tắt:
- Việt Nam ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Tiền Giang.
- Các chủng virus cúm gia cầm có độc lực cao như: Cúm A(H7N9), cúm A (H5N2), cúm A(H5N8), cúm A(H5N1)...
- Cúm A(H9N2) thường lưu hành ở đàn gia cầm và có thể lây sang người nhưng chưa thấy dịch lớn xảy ra, mới chỉ có ca bệnh lẻ tẻ.
- Cúm A(H5N1) là chủng có độc lực cao, người nhiễm thường có biểu hiện nặng, với tỷ lệ tử vong tương đối lớn.
- Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H5N1 lây từ người sang người.
- Để phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh lây lan và bùng phát, người dân cần làm tốt công tác phòng bệnh cho đàn gia cầm để không bị nhiễm bệnh.
- Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh.
- Khuyến cáo ng |
308 | Thói quen xấu, hành động xấu tàn phá sức khỏe người Việt. (PLVN) - Ăn thịt chó mèo, động vật hoang dã là một thói quen xấu của người Việt đã diễn ra nhiều năm nay. Đó không chỉ là một thói quen sống thiếu văn minh mà còn có nguy cơ gây ra nhiều căn bệnh truyền nhiễm, tàn phá sức khỏe cộng đồng.
Thói quen xấu lên ngôi
Anh T.A.H., 38 tuổi, là nhân viên sửa chữa điện tại khu vực Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Cứ cuối tuần, H. cùng bạn bè hẹn nhau đến một quán chuyên kinh doanh thịt chó mèo ở khu vực Ông Tạ, Tân Bình để “lai rai” vài xị rượu với món nhậu yêu thích: Thịt chó. Khi được hỏi, có nhiều loại thực phẩm ngon, vì sao vẫn phải chọn thịt chó để ăn nhậu, H. cho biết vì thói quen, vì hương vị ngon khó bỏ, và vì “thịt chó với rượu đế là không thể thay thế được”. Không chỉ thế, thời điểm vợ có bầu, H. còn thường xuyên mua đủ món thịt chó cho vợ ăn, vì H. được người thân sống ở Nam Định khuyên, cho vợ ăn thịt chó vừa mát vừa bổ, tốt cho con (!).
Còn anh T.H.D., 45 tuổi, sống ở Đắk Lắk thì lại có một sở thích khá “đặc biệt”, đó là nhậu thịt rừng. Giờ đây, các quán bán thịt rừng ở địa phương không còn, nhưng D. rất “giỏi” trong khoản tìm kiếm được thịt rừng làm mồi nhậu. Anh lùng sục trên mạng hoặc đặt hàng những người thợ đốn gỗ, tìm ong mật thi thoảng đem về cho mình vài con thú nhỏ như nhím, thỏ... để anh rủ bạn bè đến làm bữa nhậu. Theo quan điểm của D., thịt rừng là của động vật hoang dã trong thiên nhiên, không bị chăn nuôi, ăn các thực phẩm gây hại, nên ăn vừa bổ vừa ngon.
Có nhiều lý do để cho đến nay, một bộ phận người dân vẫn yêu thích và thường xuyên ăn thịt các động vật như chó mèo nuôi, động vật hoang dã. Có người vì thói quen từ lâu, vì yêu thích, cảm thấy ngon, không muốn bỏ. Còn có cả những quan niệm như ăn các loại thịt nói trên giúp tăng cường sức khỏe, thậm chí là “cường dương”, tăng cường sinh lý nam... Thậm chí, báo cáo tóm tắt tình trạng tiêu thụ thịt chó và mèo tại Việt Nam năm 2021 của Tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu FOUR PAWS cho thấy, 57% những người tham gia phỏng vấn tin rằng họ không thể mắc bệnh do ăn thịt chó, trong khi 36% những người tham gia tin cũng tin rằng họ không thể mắc bệnh nếu ăn thịt mèo.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt chó là mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng. Nhu cầu tiêu thụ là một trong những động lực chính thúc đẩy thị trường buôn bán và giết mổ thịt chó, mèo tiếp tục gia tăng. Thống kê của các tổ chức phúc lợi động vật quốc tế cho thấy, trung bình hằng năm có khoảng 5 triệu con chó và 1 triệu con mèo bị buôn bán và giết thịt tại Việt Nam.
Cạnh đó hiện nay, việc tiêu thụ, buôn bán động vật hoang dã là vi phạm pháp luật, thế nhưng, vẫn còn không ít chợ động vật hoang dã đang hoạt động công khai hoặc bán công khai tại các địa phương. Một số quán nhậu tại nhiều địa phương, trong thực đơn công khai hoặc dành cho khách “VIP”, vẫn có những món ăn chế biến từ động vật hoang dã như: sóc, nai, dơi... Thậm chí, hoạt động kinh doanh động vật hoang dã trở nên rầm rộ trên mạng xã hội. Trong năm 2023, Cơ sở dữ liệu của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) đã ghi nhận 1.832 vụ việc vi phạm về động vật hoang dã (ĐVHD) trên Internet, bao gồm 8.358 vụ việc quảng cáo, buôn bán nhỏ lẻ và 118 trường hợp buôn bán có tính chất chuyên nghiệp.
Hậu quả nghiêm trọng và giải pháp ngăn chặnCần phải khẳng định, ăn thịt chó mèo, động vật hoang dã không chỉ là thói quen, kém văn minh, đi ngược lại xu thế nhân loại, mà còn bởi điều này là nguyên nhân gây ra những ngộ độc, chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây mất an toàn cho đời sống cộng đồng.
Phân tích với báo chí về những quan niệm sai lầm trong việc ăn thịt chó, Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh cho biết: Thịt chó có giá trị dinh dưỡng tương tự như một số loại thịt như: thịt bò, thịt heo, thịt gà… Về việc thịt chó có tác dụng y học, làm tăng năng lực phái nam… những tác dụng này thực tế chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh hay khẳng định là đúng.
Các chuyên gia y tế cho rằng, ăn thịt chó mèo không những không có lợi cho sức khỏe mà rất nguy hại. Khi ăn thịt chó mèo chưa được kiểm tra về bệnh cũng như thịt chưa được chế biến phù hợp hoặc không được nấu chín kỹ thì rất có thể gây bệnh cho người ăn, như bệnh dại, một căn bệnh mà loài chó hay bị nhiễm và chưa có thuốc đặc trị. Khi không bảo quản tốt, thịt và nội tạng chó có thể phân hủy dần, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây độc như: liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn phát triển, khiến cho người ăn thịt và cả người làm thịt cũng dễ có nguy cơ nhiễm các vi khuẩn gây nhiễm trùng máu, có thể nguy hiểm tính mạng. Nếu ăn phải thịt trúng bả, người ăn có nguy cơ ngộ độc cấp.
Còn thông tin từ Viện An toàn Thực phẩm Việt Nam (FSI), ăn thịt chó, mèo có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, nhất là trứng và ấu trùng không phát triển thành giun trong ruột mà xâm nhập gan, phổi, phủ tạng khác. Thậm chí, chúng tấn công não, mắt... gây nhiều bệnh nguy hiểm cho người.
Cũng theo các chuyên gia y tế, thịt từ các loại động vật hoang dã cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Từ những năm 1980, thú rừng được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo là nguyên nhân của nhiều loại bệnh truyền nhiễm, gây tử vong cao. Cụ thể, cầy hương truyền đại dịch SARS, loài dơi gây dịch Ebola, loài khỉ gây bệnh HIV/AIDS, các loài gia cầm gây bệnh cúm,…
Cạnh đó, còn có thể kể đến một số món ăn “nguy hiểm” mà người Việt vẫn chưa bỏ được, đó là ăn tiết canh, các loại thực phẩm biết có độc như cóc, cá nóc...
Theo quy định của Luật Thú y, quy định về sử dụng thịt gia súc, gia cầm làm thực phẩm phải đáp ứng quy định về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và an toàn thực phẩm. Hiện tại, pháp luật Việt Nam không cấm sử dụng thịt chó nhưng cũng không đưa loài chó vào danh mục vật nuôi để giết thịt làm thực phẩm cho con người.
Đồng thời, Chỉ thị số 5804/CT-BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ra ngày 6/9/2022 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dại trên động vật, trong đó nội dung thứ 5: “Tổ chức theo dõi, giám sát, ngăn chặn, xử lý tiêu hủy chó, mèo, sản phẩm chó, mèo vận chuyển trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam; xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển chó, mèo bất hợp pháp qua biên giới theo quy định; tổ chức kiểm soát vận chuyển chó, mèo trong nước theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y”.
Tại tọa đàm “Buôn bán và tiêu thụ thịt động vật nuôi (chó, mèo): Chính sách, thách thức và cơ hội” vào tháng 7/2023 do Ban Công tác đại biểu của Quốc hội tổ chức, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho biết hoạt động buôn bán và tiêu thụ thịt động vật nuôi (chó, mèo) là một vấn đề đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các cấp chính quyền và cộng đồng. Quản lý động vật nuôi nói chung và quy định về phúc lợi động vật cũng là những nội dung mà các cơ quan quản lý Nhà nước đã và đang đưa ra bàn thảo.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Việt Nam đã có khung pháp lý cho công tác này, tuy nhiên thực thi pháp luật vẫn còn nhiều bất cập và cần tiếp tục được hoàn thiện trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thúc đẩy truyền thông nâng cao nhận thức, đồng thời huy động sự tham gia mạnh mẽ hơn của các Bộ, ban, ngành, các tổ chức và đoàn thể nhằm giảm thiểu các mối đe dọa tới sức khỏe cộng đồng và cách phòng tránh dịch bệnh truyền nhiễm.
Hiện nay, thế hệ người Việt trẻ đang bắt đầu có những thay đổi mạnh mẽ về mặt nhận thức về vấn đề này. Nhiều thành phố trên cả nước đã ký những cam kết hoặc có lộ trình để trở thành “thành phố không tiêu thụ thịt chó, mèo”.
Bác sĩ Karanvir Kukreja, Trưởng chương trình Động vật đồng hành tại Đông Nam Á của FOUR PAWS cho biết: “Chúng tôi đã và đang tích cực làm việc với Chính phủ để cùng giải quyết các rủi ro từ nạn buôn bán thịt chó, mèo. Trên thực tế, thịt chó, mèo không phải là nguồn thực phẩm thiết yếu, chỉ có 6% người Việt Nam ăn thịt chó, mèo thường xuyên, trong khi có tới hơn 90% người ủng hộ lệnh cấm”.
Hy vọng, cùng với sự thay đổi nhận thức, với các hoạt động mạnh mẽ của nhiều tổ chức xã hội, và đặc biệt là việc nỗ lực hoàn thiện hành lang pháp lý, Việt Nam có thể tiến tới những ngày không xa, những thói quen thiếu văn minh như thế này sẽ không còn bóng dáng trong cộng đồng. | Thói quen ăn thịt chó mèo và động vật hoang dã là một thói quen xấu của người Việt, đã diễn ra nhiều năm nay. Đây không chỉ là một thói quen sống thiếu văn minh mà còn có nguy cơ gây ra nhiều căn bệnh truyền nhiễm, tàn phá sức khỏe cộng đồng. Một bộ phận người dân vẫn yêu thích và thường xuyên ăn thịt các động vật như chó mèo nuôi, động vật hoang dã vì thói quen từ lâu, yêu thích, cảm thấy ngon, không muốn bỏ. Có những quan niệm như ăn các loại thịt nói trên giúp tăng cường sức khỏe, thậm chí là “cường dương”, tăng cường sinh lý nam... Tuy nhiên, ăn thịt chó mèo, động vật hoang dã không chỉ là thói quen, kém văn minh, đi ngược lại xu thế nhân loại, mà còn bởi điều này là nguyên nhân gây ra những ngộ độc, chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây mất an toàn cho đời sống cộng đồng. Ăn thịt chó mèo k |
309 | Cơ thể sẽ ra sao nếu uống quá nhiều nước ngọt mỗi ngày? (PetroTimes) - Những người thích đồ uống có đường như nước có gas có thể đối mặt với một số rủi ro sức khỏe.Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi mọi người không ăn quá 6 thìa nhỏ đường mỗi ngày để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe từ bệnh tiểu đường đến sâu răng. Khối lượng đường trên tương đương với một thanh socola 45g hoặc hai ly nước ép trái cây 150ml.Nếu chỉ uống một lon nước ngọt 300 ml thì đã đủ nhu cầu lượng đường đơn trong cả ngày. Lạm dụng nước ngọt là nguyên nhân mắc nhiều bệnh lý: tim mạch, huyết áp, đái tháo đường... và làm suy giảm chức năng tinh hoàn đối với nam giới.Đối với người trưởng thành không có các bệnh rối loạn chuyển hóa đường hay thừa cân béo phì, lượng đường đơn tối đa nạp vào chỉ được phép chiếm 10% trong tổng số năng lượng của một ngày. Đối với người đái tháo đường, thừa cân, béo phì, lượng đường đơn chỉ nạp vào không quá 5% tổng năng lượng một ngày.
Người trưởng thành 1 ngày cần khoảng 2.000 kcal. Lượng đường đơn theo quy định chỉ được chiếm dưới 10% tương đương với khoảng 200 kcal. Trong khi đó, một lon nước ngọt 300 ml chiếm khoảng 140 tới 150 kcal. Vì vậy, nếu chỉ uống một lon nước ngọt 300 ml thì gần như đã đủ nhu cầu lượng đường đơn trong cả ngày.
Đáng chú ý, một ngày, chúng ta còn nạp vào cơ thể một lượng đường lớn từ nhiều loại thực phẩm khác. Vì vậy, khi uống một lon nước ngọt sẽ khiến lượng đường vượt quá ngưỡng cho phép.
Những điều xảy ra với cơ thể sau khi uống nước ngọt có gas
Các nhà khoa học đã đưa ra nghiên cứu về sự biến đổi trong cơ thể người trong 1 giờ đồng hồ sau khi bạn uống 1 chai nước ngọt có gas.
- Sau 10 phút: Một lượng đường tương đương khoảng 10 thìa cà phê sẽ được đưa vào cơ thể bạn, tức là 100% đường bạn cần trong ngày. Dù lượng đường đưa vào khá lớn nhưng bạn không bị nôn mửa do axit photphoric trong lon nước đã kìm hãm vị giác. Sau 20 phút: Lượng đường trong máu tăng vọt. Insulin (một loại hoóc môn giúp đường di chuyển từ máu vào tế bào) cũng được giải phóng. Gan nhanh chóng tiếp nhận và chuyển hóa đường thành chất béo.
- Sau 40 phút: Đồng tử của bạn sẽ giãn ra, huyết áp tăng lên đồng thời gan sẽ phản ứng lại bằng cách tăng lượng đường trong hệ tuần hoàn.
- Sau 60 phút: Trải qua những biến đổi trong máu, hệ thần kinh và não bộ thì caffeine bắt đầu phát huy tác dụng lợi tiểu. Tuy nhiên, trong quá trình bài tiết, lượng canxi, magie và kẽm sẽ bị đào thải ra ngoài cũng với natri, nước và chất điện giải. Cơ thể bắt đầu mệt mỏi, uể oải và bạn rất dễ cáu gắt.
Lạm dụng nước ngọt gây ra nhiều bệnh lý
Uống nước ngọt nhiều làm tăng nguy cơ mắc cũng như kém kiểm soát bệnh ở những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, các bệnh gan, ung thư, bệnh gút, bệnh loãng xương ở người cao tuổi.Nước ngọt chứa rất nhiều phốt pho. Việc uống nhiều nước ngọt sẽ khiến cho hệ xương ở người trưởng thành hấp thụ nhiều phốt pho hơn lượng canxi sẽ khiến cho mật độ cũng như sự chắc khỏe của xương không được tốt.
Khi uống nước ngọt sẽ làm tăng môi trường axit trong miệng sẽ tạo điều kiện rất tốt để vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Mặt khác, đường trong nước ngọt lại là nguồn thức ăn vô hạn cho vi khuẩn phát triển.
Riêng đối với trẻ nhỏ, uống nhiều nước ngọt làm giảm khả năng hấp thụ canxi, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao ở trẻ. Bên cạnh đó, việc uống nước ngọt khiến cho người trẻ mắc các chứng bệnh tim mạch, đái tháo đường sớm hơn so với người trẻ có lối sống lành mạnh.
Các nhà khoa học Đan Mạch cũng tìm ra những dấu hiệu cho thấy, nước ngọt khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường. Nếu uống soda mỗi ngày liên tục trong 6 tháng sẽ dẫn đến sự tích tụ mỡ thừa xung quanh gan và cơ xương. Điều này còn có thể dẫn đến nguy cơ kháng insulin trong cơ thể và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn bình thường.
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện chất gây ung thư viết tắt là 4-MIE có trong một số loại nước ngọt có gas. Chất 4-MIE nằm trong caramel làm màu cho nước giải khát. Thử nghiệm của các nhà khoa học cho thấy, hóa chất này có thể gây ra ung thư phổi, gan, tuyến giáp và bệnh bạch cầu ở chuột. | Uống quá nhiều nước ngọt có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, các bệnh gan, ung thư, bệnh gút, bệnh loãng xương ở người cao tuổi. Nước ngọt chứa rất nhiều phốt pho, khi uống nhiều nước ngọt sẽ khiến cho hệ xương ở người trưởng thành hấp thụ nhiều phốt pho hơn lượng canxi sẽ khiến cho mật độ cũng như sự chắc khỏe của xương không được tốt. Uống nước ngọt sẽ làm tăng môi trường axit trong miệng sẽ tạo điều kiện rất tốt để vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Đường trong nước ngọt lại là nguồn thức ăn vô hạn cho vi khuẩn phát triển. Đối với trẻ nhỏ, uống nhiều nước ngọt làm giảm khả năng hấp thụ canxi, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao ở trẻ. Bên cạnh đó, việc uống nước ngọt khiến cho người trẻ mắc các chứng bệnh tim mạch, đái tháo đường sớ |
310 | Người 'biến hình' rác thải thành những món đồ độc lạ. Vật liệu rác thải như nhựa, túi nilon, vải vụn.. qua đôi bàn tay khéo léo của những mảnh đời khiếm khuyết đã trở thành vật dụng độc lạ, hữu ích.
Nhiều năm nay, người dân ở xã Phước Mỹ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã quen với hình ảnh đoàn người đi trên xe lăn khắp các nẻo đường nhặt từng chai nhựa, bao bì nilon ở các ngõ hẻm mang về tái chế.
Họ là những người khuyết tật ở ngôi nhà chung Vườn tái chế NNC.
Cách trung tâm TP Quy Nhơn chừng 20km, Vườn tái chế NNC nằm lọt thỏm trong một góc vườn ở xóm 3 (thôn Long Thành, xã Phước Mỹ, TP Quy Nhơn). Nơi đây, được xem như là mái nhà thứ hai của những người khuyết tật.
Tại đây, người khuyết tật được tiếp thêm động lực bỏ qua rào cản khiếm khuyết, thỏa sức thể hiện đam mê của bản thân. Họ được sáng tạo và làm ra nhiều sản phẩm độc đáo, hữu ích góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trường.Vật liệu phế thải như nhựa, túi nilon, vải vụn, qua đôi bàn tay khéo léo của những mảnh đời khiếm khuyết đã trở thành vật dụng hữu ích cho cuộc sống.
Biến chai lọ, vải vụn thành những sản phẩm độc đáo
Khu vườn này được hình thành từ ý tưởng của bà Nguyễn Thị Thanh Nga (61 tuổi, Chi hội trưởng Chi hội Khuyết tật Nguyễn Nga - NNC).
Bà Nguyễn Thị Thanh Nga chia sẻ, ý tưởng hình thành Vườn tái chế bắt nguồn năm 2021, khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang hoành hành.
Khi đó, bà nhận thấy số lượng bì nilon, hộp đựng đồ ăn làm từ xốp, các loại chai nhựa… thải ra môi trường khá nhiều nên đã lên mạng tìm hiểu về tác hại của các loại rác thải. Từ đó, bà bắt tay vào hạn chế rác thải như thực hiện đi chợ không túi nilon, mua sắm mang túi theo đựng.Sau đó, bà cùng các thành viên trong chi hội NNC suy nghĩ về cách làm “cuộc đời thứ 2” cho những loại rác thải này.
“Kết hợp cùng với ý nghĩ cho người khuyết tật được gần gũi với thiên nhiên nên chúng tôi đã tìm ra khu đất này và hình thành nên Vườn tái chế NNC để cho các em được thoả sức sáng tạo tái chế rác thải, từ đó lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường. Và chúng tôi đã bắt tay vào làm từ những việc nhỏ nhất”, bà Nga chia sẻ.Vườn tái chế NNC rộng hơn 2000m2 với nhiều khu như vườn rau, giao lưu âm nhạc… Trong đó có hai khu tái chế rác thải nhựa, giấy, thuỷ tinh và khu tái chế vải vụn.
Các rác thải nhựa, giấy, thuỷ tinh được các thành viên trong Vườn tái chế NNC thu gom từ các tuyến đường trong thôn, xã mỗi tuần một lần. Sau đó, họ nghiên cứu và chế tạo nên các sản phẩm độc đáo như xe, chuông gió, hình động vật.Anh Phan Huỳnh Anh Toan (34 tuổi, quê thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) cho biết, anh bị thương tật hai chân từ nhỏ. Khoảng 10 năm trước, anh thi đỗ vào ngành Công nghệ thông tin của một trường tại TP.HCM. Tuy nhiên, chỉ học xong năm nhất, anh bỏ giữa chừng vì sợ làm gánh nặng của gia đình.
Sau đó, anh được đưa đến sống tại mái ấm chung dành cho người khuyết tật do bà Nguyễn Thị Thanh Nga làm chủ.Kể từ khi có vườn tái chế, anh rất thích thú tham gia chế tạo những sản phẩm từ các vật liệu bỏ đi như xe, thuyền. Anh nói "ở đây mình có cơ hội làm ra những sản phẩm theo sự sáng tạo của bản thân, làm ra những đồ vật theo ý mình thích. Bên cạnh đó còn góp phần bảo vệ môi trường và lan toả điều này ra cộng đồng, rất có ý nghĩa…”.
Khi các em về vườn tái chế, tôi chỉ mong muốn các em được hoà mình với thiên nhiên, được tự học làm nên những sản phẩm khiến các em tự hào là mình có thể làm được. Và đặc biệt, học sinh và người dân khi đến với vườn sẽ biết được việc làm tái chế, từ đó nâng cao nhận thức góp phần bảo vệ môi trường”, bà Nga chia sẻ. | Người khuyết tật tại xã Phước Mỹ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã tạo ra một khu vườn tái chế rác thải, trong đó họ sử dụng nhựa, túi nilon, vải vụn để tạo ra các sản phẩm độc đáo và hữu ích. Ý tưởng hình thành Vườn tái chế bắt nguồn từ năm 2021, khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang hoành hành. Bà Nguyễn Thị Thanh Nga, Chi hội trưởng Chi hội Khuyết tật Nguyễn Nga - NNC, đã tìm ra khu đất này và hình thành nên Vườn tái chế NNC để cho các em được thoả sức sáng tạo tái chế rác thải, từ đó lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường. Vườn tái chế NNC rộng hơn 2000m2 với nhiều khu như vườn rau, giao lưu âm nhạc… Trong đó có hai khu tái chế rác thải nhựa, giấy, thuỷ tinh và khu tái chế vải vụn. Các rác thải nhựa, giấy, thuỷ tinh được các thành viên trong Vườn tái chế NNC thu gom từ |
311 | Phạt học sinh lái xe máy thật nặng như phạt nồng độ cồn' mới đỡ!. 'Phạt học sinh lái xe máy thật nặng như phạt nồng độ cồn'; 'Thấy học sinh chạy xe mà vi phạm luật thì chụp ảnh gửi đến trường hoặc cảnh sát giao thông xử phạt nguội gửi biên bản đến phụ huynh đóng tiền, vì đụng đến hầu bao tiền là sợ thôi, cũng như phạt nồng độ cồn giờ thì ai cũng sợ hết'...Nhiều ý kiến của bạn đọc gửi về tòa soạn Báo Thanh Niên phía dưới bài viết 'Tràn ngập học sinh lái xe máy trên 50 phân khối ở TP.HCM' đăng chiều 5.4.2024. Trong đó nhiều ý kiến ủng hộ cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ, phạt thật nặng học sinh lái xe máy trên 50 cm3 (hay còn gọi 50 cc) như phạt nồng độ cồn thì ai cũng sợ vì thực tế hiện nay nhiều học sinh lái xe máy trên 50 cc rất nguy hiểm ngoài đường, nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm đã xảy ra do học sinh điều khiển xe không đúng luật quy định.
"Nhìn tụi nhỏ chạy xe mà nổi da gà"
Bạn đọc N3T cho rằng nên mở lớp dạy an toàn giao thông trong nhà trường, nêu những tai nạn, tình huống nguy hiểm thường xảy ra khi tham gia giao thông cho các học sinh biết luật và biết xử trí khi tham gia giao thông.
"Ngoài xe máy trên 50 cc các em học sinh lái xe máy điện vù vù chở đôi, chở 3, rồi có những trẻ cỡ cấp 1, cấp 2 cha mẹ còn cho chạy xe máy điện, đạp điện nữa, ra đường nhìn tụi nhỏ chạy mà nổi da gà luôn ấy. Xin xử lý mạnh tay để trả lại cho giao thông đường phố được an toàn", bạn đọc N3T nói.
"Thế hệ tương lai của Việt Nam cần phải được giáo dục tuân thủ pháp luật", đó là ý kiến của phụ huynh TAN VINH HUYNH.Còn độc giả Trường Trịnh đề xuất: "Nên ra quy định bắt buộc học sinh THPT đi xe đạp đến trường . Vừa có ý thức bảo vệ môi trường. Vừa rèn luyện sức khỏe . Vừa rẻ lại giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình và xã hội".
Vấn đề không phải ở cái xe!
Đó là ý kiến của phụ huynh Tranminh Thi. Rõ ràng lỗi không phải ở cái xe đạp hay xe máy trên 50 phân khối hay xe đạp điện, xe máy điện, mà là người lớn - phụ huynh học sinh đã giao chiếc xe chưa phù hợp độ tuổi cho con em mình đang là học sinh, và các em học sinh điều khiển xe đó để đến trường.
Bạn đọc Su Nguyen nói: "Tôi nghĩ cần cho học sinh học luật giao thông, hướng dẫn cụ thể các tình huống an toàn giao thông và cấp giấy chứng nhận mới được lái xe máy - xe điện (dưới 50 cc), xe đạp điện. Thực tế ở Q.Tân Phú học sinh đi xe máy trên 50 cc rất nhiều, có cả học sinh tiểu học đã được cha mẹ giao cho xe đạp điện - xe máy điện rồi chạy loạn xị theo bản năng, rất nguy hiểm cho bản thân và người đi đường. Vấn đề cấp bách nhất là cần quy định độ tuổi sử dụng loại xe gì, học luật giao thông và cấp giấy chứng nhận mới được sử dụng xe phù hợp".
Bạn đọc có tên tài khoản NCTn đề xuất phương án: "Ngoài lực lượng giao thông đột xuất xử phạt tạm giam xe thì trường học cũng mạnh tay giáo dục phê bình hạ điểm mấy em nào cố tình nhiều lần. Thử xem có cải thiện được tình hình hay không. Nhất là công an giao thông thỉnh thoảng bất ngờ kiểm tra trước sau giờ học, làm thử một thời gian bảo đảm gan bằng trời cũng phải "nhợn", cha mẹ học sinh không lẽ không đau bụng khi bị giam xe sao?". | Tóm tắt:
Bài viết này trình bày những ý kiến của các bạn đọc về việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ, đặc biệt là việc phạt thật nặng học sinh lái xe máy trên 50 cm3 (hay còn gọi 50 cc). Nhiều bạn đọc ủng hộ việc mở lớp dạy an toàn giao thông trong nhà trường, nêu những tai nạn, tình huống nguy hiểm thường xảy ra khi tham gia giao thông cho các học sinh biết luật và biết xử trí khi tham gia giao thông. Một số bạn đọc cũng đề xuất ra quy định bắt buộc học sinh THPT đi xe đạp đến trường để có ý thức bảo vệ môi trường, rèn luyện sức khỏe và giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, một số bạn đọc cho rằng lỗi không phải ở cái xe đạp hay xe máy trên 50 phân khối hay xe đạp điện, xe máy điện, mà là người lớn - phụ huynh học sinh đã giao chi |
312 | Ngăn chặn bệnh cúm gia cầm lây nhiễm sang người
Thời điểm hiện tại đang là giai đoạn chuyển mùa và thời tiết có nhiều thay đổi bất thường, tạo điều kiện cho vi-rút cúm gia cầm phát triển, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Để chủ động phòng, chống cúm gia cầm lây sang người, Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương phối hợp chặt chẽ ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương nhằm triển khai các giải pháp xử lý triệt để ổ dịch cúm tại cộng đồng.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tỉnh Tiền Giang vừa ghi nhận một bệnh nhân nam (37 tuổi) cư trú tại xã Tân Lý Đông (huyện Châu Thành) mắc cúm A(H9).
Ngày 10/3, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt và tự mua thuốc điều trị; sau đó đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16/3, được chẩn đoán viêm phổi nặng nghi do vi-rút.
Kết quả xét nghiệm bước đầu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh phát hiện dương tính cúm A và có các đoạn gien tương đồng vi-rút cúm A phân tuýp H9. Mẫu bệnh phẩm được gửi tới Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm khẳng định.
Ngày 1/4, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A phân tuýp H9 và đang tiếp tục thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để xác định phân nhóm.
Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, nơi bệnh nhân sinh sống thuộc khu chợ bán gia cầm; chung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống chưa ghi nhận gia cầm ốm, chết. Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân được lập danh sách và theo dõi sức khỏe, đến nay chưa phát hiện triệu chứng viêm đường hô hấp.
Đây là trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trước đó, vào tháng 3/2024, tại tỉnh Khánh Hòa đã ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc cúm A(H5N1) trên người.
Từ cuối năm 2023 đến nay, tình hình dịch cúm gia cầm trên động vật diễn biến phức tạp như tại châu Á, tiếp tục ghi nhận các đợt bùng phát dịch cúm trên gia cầm gây ra bởi nhiều chủng vi-rút cúm A như: H5N1, H5N6, H5N8, H3N2, H9N2, H10N3..., trong khi một số quốc gia giáp biên giới với Việt Nam ghi nhận các ca cúm gia cầm trên người, bao gồm: H5N1, H9N2.
Tại Việt Nam, trước đây có phát hiện vi-rút cúm A(H9N2) lưu hành trên đàn gia cầm nhưng độc lực thấp thường gây triệu chứng nhẹ và không gây chết gia cầm hàng loạt. Tuy nhiên, con người vẫn có thể bị lây nhiễm và mắc bệnh cúm gia cầm A(H9N2) nếu tiếp xúc, sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhiễm bệnh.
Phó Cục trưởng Y tế dự phòng Nguyễn Lương Tâm cho biết, hiện đang là giai đoạn chuyển mùa và thời tiết có nhiều thay đổi bất thường, tạo thuận lợi cho vi-rút gia cầm phát triển và có nguy cơ lây nhiễm sang người. Trong khi đó, bệnh cúm gia cầm trên người chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc-xin phòng bệnh.
Do vậy, để chủ động phòng, chống cúm gia cầm lây sang người, Bộ Y tế đề nghị giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương tổ chức điều tra nguồn lây và xử lý triệt để ổ dịch; tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp mắc mới, sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế; chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn; sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.
Đồng thời, ngành y tế các cấp phối hợp chặt chẽ ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương trong việc giám sát phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên gia cầm, kịp thời chia sẻ thông tin và phối hợp xử lý triệt để ổ dịch; tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, đặc biệt tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những khu vực có nguy cơ cao...
Bên cạnh sự nỗ lực của ngành y tế, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương, người dân cần thực hiện nghiêm túc các nội dung khuyến cáo ngành y tế đưa ra như: Không ăn thịt gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà-phòng trước khi ăn.
Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim; khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khi có biểu hiện giống cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. | Tóm tắt:
Hiện tại, đang là giai đoạn chuyển mùa và thời tiết có nhiều thay đổi bất thường, tạo điều kiện cho vi-rút cúm gia cầm phát triển và có nguy cơ lây nhiễm sang người. Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương phối hợp chặt chẽ ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương để triển khai các giải pháp xử lý triệt để ổ dịch cúm tại cộng đồng.
Tại Việt Nam, trước đây có phát hiện vi-rút cúm A(H9N2) lưu hành trên đàn gia cầm nhưng độc lực thấp thường gây triệu chứng nhẹ và không gây chết gia cầm hàng loạt. Tuy nhiên, con người vẫn có thể bị lây nhiễm và mắc bệnh cúm gia cầm A(H9N2) nếu tiếp xúc, sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhiễm bệnh.
Phó Cục trưởng Y tế dự phòng Nguyễn Lương Tâm cho biết, hiện đang là giai đoạn chuyển mùa và thời tiết có nhiều thay đổi bất thư |
313 | Gần 100 cá nhân gặp gỡ, thảo luận các vấn đề về môi trường
NDO - Sáng 7/4, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã diễn ra buổi gặp gỡ, tham gia thảo luận của các tổ chức, cá nhân về môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định. Buổi tham luận có sự tham gia của gần 100 người, trong đó có đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định, Tỉnh đoàn Bình Định, UBND thành phố Quy Nhơn, Thành đoàn Quy Nhơn và đại diện của 9 câu lạc bộ/mô hình môi trường cùng với các cá nhân yêu môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Phát biểu tại buổi gặp gỡ, TS. Trần Thanh Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) cho biết: “Là trung tâm quốc tế hoạt động về khoa học và giáo dục không vì lợi nhuận mang tính liên ngành tại Việt Nam, trung tâm ICISE luôn đặt mục tiêu bảo vệ môi trường là yếu tố hàng đầu gắn liền với sự phát triển cũng như hoạt động của trung tâm.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, ICISE luôn cố gắng xây dựng nơi đây luôn là một địa điểm có môi trường trong lành, xanh sạch cho các hoạt động khoa học và giáo dục, là một điểm kết nối cộng đồng những cá nhân tổ chức hoạt động về môi trường để đóng góp giải quyết các vấn đề môi trường của địa phương. Hiện nay, ICISE đang hướng đến mục tiêu xây dựng một trung tâm về giáo dục môi trường và biến đổi khí hậu.TS. Đỗ Thị Thu Trang, Trưởng nhóm Môi trường và Phát triển bền vững, Viện Nghiên cứu Khoa học và Giáo dục Liên ngành (IFIRSE) cho biết, ICISE đã giới thiệu về những mô hình quản lý chất thải rắn gắn với cộng đồng tiêu biểu tại Việt Nam và trên thế giới, giúp người nghe hiểu được một bức tranh tổng quát có hệ thống về các hoạt động bảo vệ môi trường từ khâu phát sinh rác thải cho đến khâu thu gom và xử lý.
Tại buổi gặp gỡ, TS. Trang cũng chia sẻ sứ mệnh cũng như các hoạt động của “Mạng lưới Change for Green Binh Dinh” với mong muốn kết nối, đào tạo về chuyên môn, và thúc đẩy các phong trào môi trường trên địa bàn tỉnh.
Tại sự kiện, các câu lạc bộ và các mô hình môi trường tại Bình Định cũng chia sẻ về hoạt động của mình. Các nhóm bao gồm: Làng chài Bình Yên - Giải nhất sáng kiến cuộc thi “Vì một đại dương không rác thải nhựa” của UNESCO 2020; Amore Eco - CLB môi trường, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn; NNC Recycling Garden - Vườn Tái Chế được thực hiện bởi người khuyết tật; Green Club - Đại học Quy Nhơn; Nhóm 5Rs Superman Quy Nhơn - là nhóm môi trường của các bạn tiểu học với sự đồng hành của bố mẹ tại Quy Nhơn
Nhóm Những bước chân xanh - là một nhóm Môi trường được khởi xướng bởi các học sinh của trường iSchool Quy Nhơn; Nhóm môi trường Maqoor - với đại sứ là đại điện các học sinh Trường chuyên Lê Quý Đôn; Nhóm Quy Nhon Reuse Station - trạm tái sử dụng Quy Nhơn; đại diện của tổ chức Clear Rivers chia sẻ cho các bạn trẻ cách kết nối các hoạt động môi trường tại địa phương với sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI).Đặc biệt trong phần thảo luận, người tham gia được chia làm 6 nhóm để cùng nhau chia sẻ về mối quan tâm, trăn trở của bản thân đến vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương và các giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề này.
Bên cạnh đó, các nhóm môi trường cũng chia sẻ về những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai các ý tưởng liên quan môi trường tại địa phương, từ đó đưa ra các đề xuất cụ thể để gửi tới chính quyền địa phương.
Sự kiện là dịp tạo một không gian gần gũi, cởi mở nhằm kết nối các tổ chức và cá nhân quan tâm đến các vấn đề môi trường trong địa bàn tỉnh Bình Định. Thông qua buổi gặp gỡ, sứ mệnh, hoạt động của mạng lưới Change for Green Binh Dinh và các mô hình về môi trường tại địa phương cũng được chia sẻ tới người tham gia. Bên cạnh đó, người tham dự đã có cơ hội cùng thảo luận và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương. | Gần 100 cá nhân gặp gỡ, thảo luận các vấn đề về môi trường tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Buổi tham luận có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định, Tỉnh đoàn Bình Định, UBND thành phố Quy Nhơn, Thành đoàn Quy Nhơn và đại diện của 9 câu lạc bộ/mô hình môi trường cùng với các cá nhân yêu môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trong buổi gặp gỡ, các nhóm môi trường cũng chia sẻ về những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai các ý tưởng liên quan môi trường tại địa phương, từ đó đưa ra các đề xuất cụ thể để gửi tới chính quyền địa phương. Sự kiện là dịp tạo một không gian gần gũi, cởi mở nhằm kết nối các tổ chức và cá nhân quan tâ |
314 | Công diễn dân vũ, điệu nhảy đường phố của học sinh, sinh viên tỉnh Điện Biên. Ngày 7/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên tổ chức công diễn dân vũ, điệu nhảy đường phố của học sinh, sinh viên. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).Chương trình công diễn đồng thời trên 4 địa điểm: Quảng trường 7/5, Quảng trường thành phố Điện Biên Phủ, sân hành lễ, sân Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã huy động 11 đơn vị (2 phòng Giáo dục và Đào tạo, 9 trường Trung học Phổ thông, Cao đẳng Sư phạm), với hơn 2.200 học sinh, sinh viên tham gia biểu diễn 33 tiết mục. Các điệu xòe, dân vũ mang đậm nét văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn, như: Thái, Mông, Lào.., cùng các điệu nhảy sôi nổi, khỏe khoắn, hào hùng gắn với hình ảnh người lính cụ Hồ, thanh niên Việt Nam..., được thực hiện theo hình thức trực tiếp, luân phiên, thu hút đông đảo nhân dân, du khách đến xem.Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch về phát triển dân ca, dân vũ, dân nhạc và điệu nhảy đường phố cho học sinh, sinh viên. Hai sở đã phối hợp tổ chức Hội thi Dân vũ, điệu nhảy đường phố dành cho học sinh, sinh viên tỉnh Điện Biên lần thứ I, năm 2024, với 44 đơn vị tham gia. Các tiết mục đặc sắc tại hội thi đã được chọn để công diễn tại các địa điểm trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên Cù Huy Hoàn cho biết, Hội thi dân vũ, điệu nhảy đường phố và công diễn các tiết mục đặc sắc là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc và tỉnh Điện Biên trong năm 2024, đặc biệt hướng tới Đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Chương trình nhằm bảo tồn, phát triển dân vũ, dân nhạc và các điệu nhảy đường phố trong học sinh, sinh viên; gìn giữ văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên; lan tỏa hình ảnh Điện Biên đến với các tỉnh, thành phố trong cả nước.Ông Cù Huy Hoàn khẳng định, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đang tăng cường duy trì, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc Việt Nam, truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên trong nhà trường. Qua đó góp phần thúc đẩy phong trào thi đua học tập tốt, lao động tốt trong thanh, thiếu niên; giới thiệu, quảng bá hình ảnh của di sản văn hóa địa phương ở trong và ngoài nước, thu hút hấp dẫn du khách khi đến với Điện Biên, thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh. | Ngày 7/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên tổ chức công diễn dân vũ, điệu nhảy đường phố của học sinh, sinh viên để chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Có 11 đơn vị và hơn 2.200 học sinh, sinh viên tham gia biểu diễn 33 tiết mục. Các điệu xòe, dân vũ mang đậm nét văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn, như: Thái, Mông, Lào.., cùng các điệu nhảy sôi nổi, khỏe khoắn, hào hùng gắn với hình ảnh người lính cụ Hồ, thanh niên Việt Nam..., được thực hiện theo hình thức trực tiếp, luân phiên, thu hút đông đảo nhân dân, du khách đến xem. Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch về phát triển dân ca, dân vũ, dân nhạc và điệu nhảy đường phố cho học sinh, sinh viên. Hai sở đã phố |
315 | Nhiều điểm mới trong xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú. VOV.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35 quy định về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" với nhiều điểm mới so với trước đây.
Theo Nghị định 35 (Nghị định số 35/2024/NĐ-CP ngày 2/4/2024) vừa được chính phủ ban hành, quy định các thành tích để xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGƯT) phải đạt được trong thời gian công tác trong ngành giáo dục; không sử dụng thành tích đã được xét tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước để xét tặng danh hiệu.
Cá nhân được hưởng lương và bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm tại đơn vị nào, đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT tại đơn vị đó. Cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục trong thời gian giữ chức vụ quản lý, có tham gia nuôi dạy, giảng dạy đủ định mức tối thiểu theo quy định được tính thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy và được quy đổi theo các mức cụ thể.
Căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của từng đối tượng, loại hình cơ sở giáo dục có tính chất tương đồng, Nghị định số 35 chia thành 7 nhóm đối tượng thống nhất ở cả tiêu chuẩn NGND và tiêu chuẩn NGƯT để xây dựng tiêu chuẩn nhằm thuận lợi cho các cơ sở giáo dục khi triển khai thực hiện Nghị định.
Quan tâm nhóm đối tượng đặc thù
Bộ GD-ĐT đánh giá, qua 16 lần xét tặng, các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giảng dạy học sinh khuyết tật, công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được phong tặng còn rất ít, chưa phản ánh hết những cống hiến, hy sinh thầm lặng của các thầy giáo, cô giáo công tác tại môi trường đặc thù.
Do vậy, một điểm mới đặc biệt trong nghị định này là xây dựng tiêu chuẩn cho nhóm đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022.
Cụ thể, thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số 2 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu.
Nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục hiện đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường, lớp dành cho người khuyết tật, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ, chính sách ưu tiên khi đề nghị xét tặng danh hiệu.
Bổ sung tiêu chuẩn đối với nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục có 15 năm trở lên liên tục công tác tại các trường, điểm trường ở vùng xa xôi hẻo lánh thuộc thôn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của địa phương, vận động được nhiều người học đến trường và duy trì sĩ số học sinh được cấp huyện khen thưởng thì hội đồng cấp huyện căn cứ đề xuất của cơ sở giáo dục để bình xét và lựa chọn không quá 01 nhà giáo hoặc cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục tiêu biểu cho mỗi đợt xét.
Bổ sung tiêu chuẩn mới để đánh giá tài năng sư phạm của nhà giáo
Nghị định 35 của Chính phủ đã bổ sung một số tiêu chuẩn mới để đánh giá tài năng sư phạm của nhà giáo.
Cụ thể như: Biên soạn báo cáo chuyên đề tại hội nghị, hội thảo chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc chủ trì biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng… để thể hiện năng lực sư phạm, kỹ năng mềm, khả năng tổ chức các hoạt động chuyên môn và tính lan tỏa, ảnh hưởng của nhà giáo tại địa phương nơi công tác.
Ngoài danh hiệu giáo viên dạy giỏi, bổ sung danh hiệu giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi…
Bởi theo Bộ GD-ĐT, thực tế trong ngành giáo dục còn có danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi, giảng viên nghiệp vụ sư phạm giỏi, giáo viên, giảng viên đoạt giải tại các kỳ thi, cuộc thi, hội thi cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên...Các quy định về nội dung, tiêu chuẩn, hồ sơ, thẩm quyền tổ chức hội thi của các hội thi này là tương đương nhau.
Ở nhóm đối tượng công tác trong trường đại học, thành tích đào tạo tiến sĩ đối với các ngành, trường không được giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ được thay thế bằng thành tích hướng dẫn học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú; hoặc hướng dẫn sinh viên, nhóm sinh viên đoạt giải sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường, hoặc nhà giáo có đề tài nghiên cứu khoa học đoạt giải cấp trường trở lên…
Quy định này giúp cho nhà giáo công tác tại đại học địa phương, đại học tư thục có cơ hội tham gia xét danh hiệu.
Cắt giảm thủ tục hành chính, rút gọn quy trình xét tặng
Theo quy định mới, hội đồng xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT chỉ còn 3 cấp: cấp cơ sở, cấp bộ/ban/ngành/tỉnh/đại học quốc gia và cấp nhà nước.
Việc lấy phiếu tín nhiệm, hướng dẫn khai hồ sơ, xác nhận hồ sơ, đánh giá uy tín, tầm ảnh hưởng của nhà giáo sẽ do hội đồng thi đua - khen thưởng của đơn vị thực hiện, nhằm giảm bớt 1 hoặc 2 cấp hội đồng trong quá trình xét tặng.
Điều chỉnh Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng đại học quốc gia đề nghị trình lên Hội đồng cấp Nhà nước, không qua Hội đồng chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm sự công bằng về số lượng cấp hội đồng đối với nhà giáo thuộc bậc học mầm non, phổ thông so với các bậc học khác.
Danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú được xét tặng và công bố 3 năm 1 lần vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Danh hiệu này do Chủ tịch nước phong tặng. | Nghị định 35/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân" (NGND) và "Nhà giáo ưu tú" (NGƯT) có nhiều điểm mới so với trước đây. Các thành tích để xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT phải đạt được trong thời gian công tác trong ngành giáo dục và không sử dụng thành tích đã được xét tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước để xét tặng danh hiệu. Nghị định 35 chia thành 7 nhóm đối tượng thống nhất ở cả tiêu chuẩn NGND và tiêu chuẩn NGƯT để xây dựng tiêu chuẩn nhằm thuận lợi cho các cơ sở giáo dục khi triển khai thực hiện Nghị định. Nghị định cũng xây dựng tiêu chuẩn cho nhóm đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022. Thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt |
316 | Trường Phổ thông Năng khiếu giảm tuyển sinh lớp 10 chuyên, tăng lớp đào tạo chuyên định hướng liên ngành. Năm 2024, trường Phổ thông Năng khiếu tổ chức thi tuyển lớp 10 vào ngày 25-26/5 để chọn ra 595 học sinh cho hai Cơ sở tại Quận 5 và TP Thủ Đức.Theo Thông báo tuyển sinh, năm học 2024 - 2025, Trường Phổ thông Năng khiếu - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh - tuyển sinh trên toàn quốc, phân bổ thành các lớp chuyên tương ứng với 2 cơ sở học tập. Trong đó, cơ sở Quận 5, bao gồm 7 lớp chuyên: Toán (1 lớp), Tin học (1 lớp), Vật lý (1 lớp), Hóa học (1 lớp), Sinh học (1 lớp), Tiếng Anh (1 lớp) và Ngữ văn (1 lớp). Tổng chỉ tiêu: 245 học sinh, mỗi lớp không quá 35 học sinh. Như vậy so với năm học 2023 - 2024, số lớp chuyên tại Cơ sở này giảm 3 lớp. Chuẩn đầu ra tại các lớp chuyên tại cơ sở Quận 5 nhấn mạnh sự phát triển năng lực học thuật, được tiếp cận sớm với kiến thức chuyên môn sâu ở phổ thông và cấp độ đại học, định hướng phát triển tài năng vào các lĩnh vực khoa học mũi nhọn ở các bậc học cao hơn.Tại cơ sở Thủ Đức, trường tuyển 10 lớp chuyên định hướng lĩnh vực liên ngành (LN) (tăng 3 lớp so với năm học trước). Bao gồm: Toán-LN (2 lớp), Tin-LN (1 lớp), Vật lý-LN (1 lớp), Hóa học-LN (1 lớp), Sinh học-LN (1 lớp), Tiếng Anh-LN (2 lớp) và Ngữ văn-LN (2 lớp). Tổng chỉ tiêu: 350 học sinh, mỗi lớp không quá 35 học sinh. Chuẩn đầu ra tại các lớp chuyên tại cơ sở Thủ Đức nhấn mạnh sự phát triển năng lực tư duy liên ngành thông qua cơ hội trải nghiệm nghề nghiệp đa dạng, định hướng phát triển tài năng vào các lĩnh vực quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội.
Thí sinh đăng ký dự thi phải làm bốn bài thi bắt buộc. Toán, Văn và Tiếng Anh là ba môn thi chung, không chuyên, diễn ra vào ngày 25/5; các môn chuyên thi vào ngày 26/5. Thí sinh có thể đăng ký tối đa hai môn chuyên có lịch thi không trùng nhau.
Trường Phổ thông Năng khiếu mở đăng ký từ ngày 2/5 đến 17h ngày 9/5. Đối tượng dự thi là học sinh trên toàn quốc, 15 tuổi, có kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực các năm học THCS và tốt nghiệp THCS từ loại Khá trở lên.
| Trường Phổ thông Năng khiếu đã giảm số lượng lớp chuyên tại cơ sở Quận 5 và tăng số lượng lớp chuyên định hướng liên ngành tại cơ sở Thủ Đức. Trong năm học 2024 - 2025, trường sẽ tuyển sinh trên toàn quốc và phân bổ thành các lớp chuyên tương ứng với 2 cơ sở học tập. Cơ sở Quận 5 sẽ có 7 lớp chuyên với tổng chỉ tiêu là 245 học sinh, trong khi cơ sở Thủ Đức sẽ có 10 lớp chuyên định hướng liên ngành với tổng chỉ tiêu là 350 học sinh. Thí sinh đăng ký dự thi phải làm bốn bài thi bắt buộc, trong đó Toán, Văn và Tiếng Anh là ba môn thi chung, không chuyên, diễn ra vào ngày 25/5; các môn chuyên thi vào ngày 26/5. Thí sinh có thể đăng ký tối đa hai môn chuyên có lịch thi không trùng nhau. Trường Phổ thông Năng khiếu mở đăng ký từ ngày 2/5 đến 17h ngày 9/5. Đối tượng dự thi là học sinh trên toàn quốc, 15 tuổi, có k |
317 | Hơn 95.000 thí sinh thi đánh giá năng lực đợt 1 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. NDO - Sáng 7/4, hơn 95.500 thí sinh bước vào kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là kỳ thi được đánh giá có số lượng thí sinh tham gia nhiều nhất từ trước đến nay. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số thí sinh đăng ký nhiều nhất, với hơn 40 nghìn thí sinh. Kế tiếp là Bình Định gần 5.500 thí sinh; Đồng Nai 4.890 thí sinh; Đà Nẵng gần 4.700 thí sinh.
Đợt thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024 có 90 điểm thi, với gần 3.000 phòng thi, tổng số cán bộ coi thi gần 7.000 người. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh có số điểm thi nhiều nhất với 30 điểm thi, với gần 1.180 phòng thi.
Đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức tại 24 tỉnh, thành phố, gồm 21 địa phương như năm 2023 là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, và mở rộng thêm 3 địa phương là Thừa Thiên Huế, Bình Phước và Tây Ninh.
Dự kiến, kết quả đợt 1 sẽ được công bố vào ngày 15/4 này.
Đợt 2 kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến được tổ chức vào ngày 2/6 tại 12 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang. Thí sinh có thể tham gia dự thi đợt 1, đợt 2, hay cả 2 đợt để tăng cơ hội trúng tuyển.
Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề...
Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút.
Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và giải quyết vấn đề nhằm đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh.
Bài thi chú trọng đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng của thí sinh. | Hơn 95.000 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, đây là kỳ thi có số lượng thí sinh tham gia nhiều nhất từ trước đến nay. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số thí sinh đăng ký nhiều nhất, với hơn 40 nghìn thí sinh. Đợt thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024 có 90 điểm thi, với gần 3.000 phòng thi, tổng số cán bộ coi thi gần 7.000 người. Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề... Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút. Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; toán học, tư duy logic |
318 | Thư viết tay: thấy chữ như được gặp lại người! (KTSG) – Viết thư giúp – việc không có gì lạ lẫm trong xóm thời xưa nhưng lại là chuyện hiếm gặp thời nay. Vậy mà mới đây, tôi lại hân hạnh được làm lại cái việc thời xưa này. Nhưng lần này lại khác, người hàng xóm nhờ tôi viết ra để ông viết lại rồi gửi cho người cháu họ ở xa. “Để cháu nó biết là tui còn khỏe. Thấy cái chữ của tui là nó sẽ vui mà!”, ông nói. Tôi viết ngắn gọn những gì ông muốn nói, viết chữ khổ lớn, rõ ràng từng chữ để ông dễ xem mà viết lại.
Người xưa nói “văn là người”. Và cái chữ viết của một người cũng là một phần của người đó. Nhưng ở đây không phải là thuật xem chữ để đoán định tính cách người viết, mà là ở phương diện tình cảm: thấy chữ viết của người gửi thư cho mình cũng như được thấy, được gặp lại họ.
Lời người hàng xóm của tôi nói giống như một định đề tâm lý học. Ông làm tôi nhớ đến lá thư của người anh họ gửi cho tôi hồi bảy năm trước. Nhận được thư anh gửi, tôi rất vui mừng. Gác qua một bên nỗi thắc mắc là sao anh không gọi điện thoại, không gửi e-mail – những thứ anh sẵn có, tôi đoán anh muốn dành cho tôi món quà của tình cảm và xúc động biết bao. Tất cả con người thể chất và tình cảm của anh như được biểu hiện, được phóng chiếu qua những dòng chữ trên thư, có thể nói là còn hơn cả một tấm hình chân dung của anh gửi đến tôi!
Tôi hay lưu giữ những bức thư nhận được từ người thân, bạn hữu và cả những người tôi chỉ mới được gặp một lần. Nhưng đáng tiếc, không phải tất cả đều còn lại được bởi một số đã bị hư vì gián bọ, mối mọt, vì ẩm ướt. Lâu lâu, những lúc rảnh rỗi, tôi lại lấy ra xem. Và đó là những phút giây tôi như được sống lại với niềm xúc cảm quý báu, với những gì từng có được với người đã gửi thư cho mình. Mỗi lá thư là mỗi con người với những ý tình thân thương giữa mình và họ có được với nhau, không vui không quý sao được. Tôi không quên là mỗi lần lấy ra đọc lại lá thư của một cụ già nông dân ở tuổi bảy mươi lăm, và của một phụ nữ khó nghèo tuổi trên năm mươi ở phía Bắc (cả hai người đều tự viết) trong nỗi xúc động, tôi lại thấy mình được khích lệ hơn khi gặp khó trong công việc.
Việc lưu giữ những thư từ mình nhận được là việc làm quen thuộc xưa nay của nhiều người trên khắp hành tinh này. Cũng nhờ nguồn lưu giữ này trong xã hội mà nhiều tư liệu hữu ích về văn hóa, lịch sử đã được gìn giữ và trao về cho xã hội. Thật vô cùng lý thú, hứng khởi khi được đọc tác phẩm Những bức thư tình hay nhất thế giới gồm những bức thư viết tay của những danh nhân thế giới, cả những bậc quân vương, quốc trưởng, những vị tướng soái, các nhà chính khách, các khoa học gia, các thi hào, văn sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng cách đây từ cả một thế kỷ trở lên, thấy được cả chữ viết trên thư của họ!
Công ngệ thông tin phát triển ở tầng nấc chót vót với các thiết bị liên lạc cầm tay thông minh truyền tải được cả giọng nói và hình ảnh ngay tức khắc đến người cần liên lạc gần như ở khắp mọi nơi trên địa cầu qua các nền tảng số hết sức tiện dụng được thiết lập và phủ sóng. Chưa kể, với sự phát triển và phổ dụng bước đầu của công nghệ AI (trí thông minh nhân tạo), việc ai đó dùng công cụ này viết hộ thư điện tử cho mình là điều có thể kể đến! Thư viết tay đã gần như đang ở bước cuối dần đến đoạn cáo chung.
Dù vậy, đâu đó trong giới trẻ bây giờ vẫn có người thấy được cái hay, cái ý nghĩa và niềm vui riêng có khi nhận những lá thư viết tay, những tấm thiệp in bằng giấy có chữ viết của người gửi và đôi khi đến lượt mình họ cũng viết tay gửi niềm riêng cho người thân quý.
Cũng như khá đông một số người – giới trẻ lại chiếm số nhiều – mua sách giấy để đọc (song song với việc đọc trên e-book) và lưu giữ, trong đó có người muốn có được chữ ký của tác giả cuốn sách hay của người tặng trên trang sách.
Rõ là những công nghệ tiên tiến trợ giúp rất nhiều cho con người trong cuộc sống để nhanh hơn, hữu hiệu hơn nhưng đôi khi chúng cũng được/bị con người đặt qua một bên khi một ngày họ bỗng yêu thế giới thực nhiều hơn, thích tự tay mình làm gì đó, như viết thư tay, viết thiệp tay, đề tặng cuốn sách hay viết tờ giấy nhắn chúc ngày mới an vui… gửi đến người mình yêu mến. | Thư viết tay là một phương thức truyền thông cổ điển, nhưng vẫn có giá trị và ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống hiện đại. Những lá thư viết tay có thể biểu hiện tình cảm và ý tưởng của người viết, và đôi khi có thể được coi là một món quà quý giá. Những người thân thương có thể lưu giữ những lá thư này và đọc lại chúng để nhớ lại những kỷ niệm quý báu.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc gửi thư điện tử và tin nhắn trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, những người thân thương vẫn có thể thấy được giá trị của những lá thư viết tay và đôi khi cũng viết tay gửi niềm riêng cho người thân quý.
Những công nghệ tiên tiến như e-book và công nghệ AI đã giúp con người tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả trong cuộc sống. Tuy nhiên, đôi khi chúng cũng được/bị con người đặt qua một bên khi một ngày họ |
319 | Hàng ngàn người cổ vũ giải đua thuyền trên sông Tam Kỳ, Quảng Nam. Ngày 7/4, UBND thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) tổ chức Giải đua thuyền nam, nữ truyền thống năm 2024. Giải nằm trong chuỗi hoạt động lễ hội “Tam Kỳ - mùa hoa sưa năm 2024” tại làng Hương Trà, phường Hòa Hương.Giải thu hút 270 vận động viên của 9 đội đua tham gia. Trong đó, có 6 đội đua nam của các xã, phường: Tam Thăng, Tam Thanh, An Phú, Phước Hòa (thành phố Tam Kỳ), xã Duy Vinh (huyện Duy Xuyên), xã Tam Tiến (huyện Núi Thành) và 3 đội nữ của xã Tam Thanh (phường An Phú), phường Phước Hòa (thành phố Tam Kỳ) tham gia.
Với sự chuẩn bị, đầu tư chu đáo của đơn vị chủ quản, tập luyện chuyên cần và phong độ xuất sắc của các vận động viên, ở nội dung Hòa bình nam 3km, đội xã Duy Vinh giành giải Nhất. Nội dung nữ Truyền thống 4,5 km, đội phường Phước Hòa đoạt giải Nhất. Nội dung Truyền thống nam 7,5 km, sẽ được Ban Tổ chức trao giải trong thời gian tới.
Theo ghi nhận của phóng viên, hàng ngàn người hâm mộ môn đua thuyền phong trào và du khách về vui chơi tại lễ hội “Tam Kỳ - mùa hoa sưa năm 2024” đứng kín 2 bên bờ, các ghe, thuyền lớn nhỏ trên sông Tam Kỳ để cổ vũ tinh thần thi đấu sôi nổi, cao thượng của các vận động viên. Khán giả cũng rất mãn nhãn với các pha bẻ lái, tăng tốc kỹ thuật, phối hợp hết sức ăn ý, chuyên nghiệp của các đội đua.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Tam Kỳ Trần Trung Hậu khẳng định: Giải đấu là dịp để các vận động viên rèn luyện thân thể, nâng cao thể lực, tăng cường hơn nữa sức khỏe, đời sống tinh thần. Đây cũng là dịp để các địa phương giao lưu, học hỏi, đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng. | Giải đua thuyền nam, nữ truyền thống năm 2024 đã diễn ra tại Tam Kỳ, Quảng Nam vào ngày 7/4. Giải đua thu hút 270 vận động viên của 9 đội đua tham gia, trong đó có 6 đội đua nam và 3 đội nữ. Đội xã Duy Vinh giành giải nhất trong nội dung Hòa bình nam 3km, đội phường Phước Hòa đoạt giải nhất trong nội dung nữ Truyền thống 4,5 km. Nội dung Truyền thống nam 7,5 km sẽ được Ban Tổ chức trao giải trong thời gian tới. Hàng ngàn người hâm mộ môn đua thuyền phong trào và du khách đứng kín 2 bên bờ, các ghe, thuyền lớn nhỏ trên sông Tam Kỳ để cổ vũ tinh thần thi đấu sôi nổi, cao thượng của các vận động viên. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Tam Kỳ Trần Trung Hậu khẳng định: Giải đấu là dịp để các vận động viên rèn luyện thân thể, nâng cao thể lực, tăng cường sức khỏe, đời sống tinh thần. Đây cũng là dịp |
320 | Đu đủ rất bổ dưỡng nhưng đại kỵ với 5 nhóm người này. Kinhtedothi - Đu đủ là một trong những loại quả phổ biến và được yêu thích không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, dưới đây là những nhóm người nên cân nhắc trước khi thưởng thức loại quả này.1. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường được khuyến cáo hạn chế ăn đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh. Lý do là đu đủ sống có thể kích hoạt cơn co thắt tử cung và gây ra nguy cơ sảy thai không mong muốn. Mặc dù một lượng nhỏ đu đủ có thể không gây hại, nhưng để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai nên tránh ăn đu đủ xanh.
2. Người bệnh suy gan
Người bệnh suy gan thường cần chú ý đến lượng chất độc hại mà cơ thể tiếp xúc. Đu đủ có thể giúp phục hồi gan, nhưng cũng có thể gây ra tăng nồng độ men gan và các chỉ số khác, biểu hiện của việc gan đang hoạt động quá mức. Vì vậy, những người bị suy gan nên hạn chế hoặc tránh ăn đu đủ, và nếu muốn sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
3. Người bị suy giáp Cyanogenic glycoside trong đu đủ có thể gây ra các vấn đề liên quan đến hệ thống nội tiết, đặc biệt là ở những người bị suy giáp. Việc tiêu thụ đu đủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến việc tổng hợp và chuyển hóa iốt trong cơ thể, gây ra các vấn đề sức khỏe trầm trọng. Do đó, những người bị suy giáp nên hạn chế tiêu thụ đu đủ.
4. Những người bị dị ứng:
Người bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng với phấn hoa, nên cẩn thận khi tiếp xúc với đu đủ. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm sưng, ngứa, phát ban, chóng mặt, đau bụng và khó thở. Việc đeo găng tay khi gọt đu đủ và xử lý vỏ đu đủ cẩn thận có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng dị ứng.
5. Người bị sỏi thận
Đu đủ là nguồn cung cấp lượng lớn vitamin C, và việc tiêu thụ quá nhiều vitamin C có thể gây ra sự hình thành sỏi thận canxi oxalat. Đối với những người đã mắc bệnh sỏi thận hoặc có nguy cơ mắc bệnh này, việc hạn chế tiêu thụ đu đủ là cần thiết để tránh tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. | Đu đủ là một loại quả phổ biến và được yêu thích trên toàn thế giới, nhưng có những nhóm người nên cân nhắc trước khi thưởng thức loại quả này. Phụ nữ mang thai thường được khuyến cáo hạn chế ăn đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh, vì nó có thể kích hoạt cơn co thắt tử cung và gây ra nguy cơ sảy thai không mong muốn. Người bệnh suy gan cũng nên hạn chế hoặc tránh ăn đu đủ, vì nó có thể gây ra tăng nồng độ men gan và các chỉ số khác, biểu hiện của việc gan đang hoạt động quá mức. Người bị suy giáp cũng nên hạn chế tiêu thụ đu đủ, vì nó có thể gây ra các vấn đề liên quan đến hệ thống nội tiết. Người bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng với phấn hoa, cũng nên cẩn thận khi tiếp xúc với đu đủ, vì nó có thể gây ra các triệu chứng dị ứng. Người bị sỏi thận cũng nên hạn chế tiêu thụ đu đủ, vì nó có thể gây ra sự hình thà |
321 | Lên phương án ứng phó hạn mặn tại nhiều tỉnh ĐBSCL. (KTSG Online) – Phó thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như Tiền Giang Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Long An và Cà Mau có phương án chiến lược, kết nối giữa trong tỉnh và liên tỉnh, liên vùng nhằm ứng phó với diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn thời gian tới. Bên cạnh đó là chú trọng quy hoạch vùng sản xuất, bố trí lại dân cư theo hướng tập trung, hoàn thiện kiến thiết hạ tầng…Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có buổi làm việc trực tuyến với đại diện các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Long An và Cà Mau về tình hình ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn và giải quyết nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô 2023 – 2024, theo TTXVN.
Tại buổi làm việc, các địa phương đã có báo cáo về diễn biến thiên tai. Cùng với đó là những biện pháp đảm bảo sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân trong bối cảnh hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn biến phức tạp.
Phó thủ tướng lưu ý các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Long An và Cà Mau chú trọng xây dựng phương án chiến lược, kết nối giữa trong tỉnh và liên tỉnh, liên vùng nhằm ứng phó với diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu theo dự báo.
Các địa phương bố trí nguồn lực hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng thủy lợi, giao thông, phòng chống hạn mặn, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và sản xuất phù hợp với quy hoạch từng tỉnh, vùng và liên vùng. Bên cạnh đó là triển khai các dự án liên quan phòng chống hạn mặn; đồng bộ với phòng chống lũ lụt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ thích ứng biến đổi khí hậu mang lại hiệu quả, có tính chiến lược lâu dài. Điều này góp phần hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai.
Trước đó, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã kiểm tra việc cấp nước sinh hoạt cho người dân tại xã Vàm Láng và Gia Thuận – hai xã ven biển đang đối mặt tình trạng thiếu nước ngọt của huyện Gò Công Đông; ngăn mặn, trữ ngọt phòng chống hạn mặn, phục vụ dân sinh tại cống âu Nguyễn Tấn Thành, xã Song Thuận, Tiền Giang. | Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã có buổi làm việc trực tuyến với các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Long An và Cà Mau về tình hình ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn và giải quyết nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô 2023 – 2024. Phó thủ tướng lưu ý các tỉnh này cần xây dựng phương án chiến lược, kết nối giữa trong tỉnh và liên tỉnh, liên vùng nhằm ứng phó với diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu theo dự báo. Các địa phương cần bố trí nguồn lực hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng thủy lợi, giao thông, phòng chống hạn mặn, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và sản xuất phù hợp với quy hoạch từng tỉnh, vùng và liên vùng. Các dự án liên quan phòng chống hạn mặn cần được triển khai đồng bộ với phòng chống lũ lụt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ thích |
322 | Bình Định: Nhân rộng các mô hình hay về bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Ngày 7/4, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), TP Quy Nhơn, Bình Định đã diễn ra sự kiện Gặp gỡ các tổ chức, cá nhân yêu môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Sự kiện được tổ chức với mong muốn tạo một không gian gần gũi, cởi mở nhằm kết nối các tổ chức và cá nhân quan tâm đến các vấn đề môi trường trong địa bàn tỉnh Bình Định. Thông qua buổi gặp gỡ, sứ mệnh, hoạt động của mạng lưới “Change for Green Binh Dinh” và các mô hình về môi trường tại địa phương cũng được chia sẻ tới người tham gia. Bên cạnh đó, người tham dự đã có cơ hội cùng thảo luận và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương.Tại buổi gặp gỡ, các hội yêu môi trường trên địa bàn tỉnh đã trình bày những kết quả triển khai các mô hình hay về bảo vệ môi trường trong cộng đồng, như: bảo vệ môi trường trong trường học, trong cơ sở nuôi dưỡng người khuyết tật, trong thu gom rác thải trên bãi biển và vùng biển thuộc Khu du lịch Nhơn Lý, Nhơn Hải,… cũng như kinh nghiệm của các mạng lưới quốc tế vì môi trường như Clearrivers (Hà Lan) hay MAOOR (Mỹ).
Bà Đỗ Thị Thu Trang, Nhóm trưởng Nhóm Môi trường và phát triển bền vững (Viện IFIRSE, ICISE) đã giới thiệu những mô hình quản lý chất thải rắn, gắn với cộng đồng tiêu biểu tại Việt Nam và thế giới. Qua đó, đưa ra các đề xuất nhằm thúc đẩy việc xử lý chất thải rắn, xây dựng các cộng đồng bảo vệ môi trường xanh tại Bình Định.Bà Đỗ Thị Thu Trang cũng giới thiệu thêm về mô hình “Mạng lưới Change for Green Binh Dinh” với mong muốn tìm sự kết nối, đào tạo chuyên môn, thúc đẩy phong trào yêu môi trường tại địa bàn tỉnh và khu vực lân cận.
Trong đó, ấn tượng các mô hình, gồm: Làng chài Bình Yên - Giải Nhất sáng kiến cuộc thi “Vì một đại dương không rác thải nhựa” của UNESCO 2020; Amore Eco – CLB Môi trường, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn; NNC Recycling Garden - Vườn tái chế được thực hiện bởi người khuyết tật.
Cùng các mô hình Green Club – ĐH Quy Nhơn; nhóm 5Rs Superman Quy Nhơn - là nhóm môi trường của các bạn tiểu học với sự đồng hành của bố mẹ tại Quy Nhơn; nhóm Những bước chân xanh, là một nhóm môi trường được khởi xướng bởi các học sinh của Trường iSchool Quy Nhơn; nhóm Môi trường Maqoor, với đại sứ là đại điện học sinh Trường Chuyên Lê Quý Đôn...Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Việt Cường, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định) ghi nhận và đánh giá cao những dự án, ý tưởng, mô hình thúc đẩy bảo vệ môi trường xanh tại Bình Định. Qua đó, đã đề xuất những giải pháp mở rộng mạng lưới các hội yêu môi trường trên địa bàn tỉnh, thống nhất những định hướng và nội dung hoạt động, những phương thức triển khai và phối hợp để đem lại hiệu quả cao nhất. | Ngày 7/4, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), TP Quy Nhơn, Bình Định đã diễn ra sự kiện Gặp gỡ các tổ chức, cá nhân yêu môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Định. Sự kiện được tổ chức với mong muốn tạo một không gian gần gũi, cởi mở nhằm kết nối các tổ chức và cá nhân quan tâm đến các vấn đề môi trường trong địa bàn tỉnh Bình Định. Thông qua buổi gặp gỡ, sứ mệnh, hoạt động của mạng lưới “Change for Green Binh Dinh” và các mô hình về môi trường tại địa phương cũng được chia sẻ tới người tham gia. Bên cạnh đó, người tham dự đã có cơ hội cùng thảo luận và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương.
Các hội yêu môi trường trên địa bàn tỉnh đã trình bày những kết quả triển khai các mô hình hay về bảo vệ môi trườ |
323 | Việt Nam ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên, Bộ Y tế phát cảnh báo khẩn. Trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam là bệnh nhân nam, 37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Sau khi ghi nhận đây là ca mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam, Bộ Y tế phát cảnh báo khẩn.
Cục Y tế dự phòng vừa có công văn số 282/DP-DT gửi Sở Y tế Tiền Giang và Viện Pasteur TP.HCM về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ngày 10/3, bệnh nhân nam 37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang xuất hiện triệu chứng sốt và tự mua thuốc điều trị nhưng không thường xuyên. Bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới TP.HCM ngày 16/3 được chẩn đoán viêm phổi nặng nghi do virus.
Kết quả xét nghiệm bước đầu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phát hiện dương tính cúm A và có các đoạn gen tương đồng virus cúm A phân type H9. Mẫu bệnh phẩm được gửi tới Viện Pasteur TP.HCM để xét nghiệm khẳng định. Ngày 1/4, Viện Pasteur TP.HCM phát hiện mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A phân type H9, hiện tại Viện đang tiếp tục thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để xác định phân nhóm. Bệnh nhân đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
“Theo kết quả điều tra dịch tễ, nơi bệnh nhân sinh sống thuộc khu chợ buôn bán gia cầm, đồng thời trước cửa nhà bệnh có buôn bán gia cầm; xung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống chưa ghi nhận gia cầm ốm, chết. Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân được lập danh sách và theo dõi sức khỏe; đến nay chưa phát hiện triệu chứng viêm đường hô hấp; chưa ghi nhận ổ dịch viêm đường hô hấp trong cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống”, Bộ Y tế thông tin.
Đây là trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Từ năm 2015 đến nay, ở khu vực Tây Thái Bình Dương ghi nhận 98 trường hợp mắc cúm A(H9N2), bao gồm 2 trường hợp tử vong, cả hai trường hợp tử vong này đều là các bệnh nhân có bệnh nền, trong đó 96 trường hợp bệnh được ghi nhận ở Trung Quốc và 2 trường hợp bệnh được ghi nhận tại Cam-pu-chia.
Theo Bộ Y tế cho biết hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A(H9N2) lây từ người sang người.
Trên thế giới, từ cuối năm 2023 đến nay, tình hình dịch cúm gia cầm trên động vật diễn biến phức tạp, không chỉ ghi nhận nhiều đợt bùng phát cúm trên gia cầm ở tất cả các khu vực mà còn ghi nhận sự lây truyền cho các loại động vật có vú ngày càng gia tăng. Tại Mỹ, ghi nhận rải rác các trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) lây từ gia súc ở nhiều bang. Tại châu Á, tiếp tục ghi nhận các đợt bùng phát dịch cúm trên gia cầm gây ra bởi nhiều chủng virus cúm A như H5N1, H5N6, H5N8, H3N2, H9N2, H10N3... Một số quốc gia giáp biên giới với Việt Nam tiếp tục ghi nhận các ca cúm gia cầm trên người bao gồm H5N1, H9N2.
Theo thông tin từ Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước đây có phát hiện virus cúm A(H9N2) lưu hành trên đàn gia cầm. Đây là virus cúm gia cầm độc lực thấp thường gây triệu chứng nhẹ và không gây chết gia cầm hàng loạt. Tuy nhiên, con người vẫn có thể bị lây nhiễm và mắc bệnh cúm gia cầm A(H9N2) nếu tiếp xúc và sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhiễm bệnh.
Hiện tại đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, gia tăng sự tương tác giữa các chủng virus cúm cùng với nguy cơ lây nhiễm sang các loài động vật có vú, Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng virus cúm gia cầm sang người.Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh. Để chủ động phòng, chống bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim; Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn; Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm tuyệt đối tuân thủ các biện pháp dự phòng dịch bệnh thường quy; Khuyến khích đeo khẩu trang khi đi vào chợ gia cầm sống hoặc khu vực buôn bán gia cầm sống; rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc sau khi đi vào chợ; Khi có biểu hiện giống cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Ngày 6/4 Cục Y tế dự phòng có công văn số 282/DP-DT gửi Sở Y tế Tiền Giang và Viện Pasteur TP.HCM về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trước đây nước ta chỉ lưu hành cúm A(H5N1) trên người, ca nhiễm cúm A(H9N2) vừa công bố là ca đầu tiên. Cúm này thường lưu hành ở đàn gia cầm và có thể lây sang người, nhưng chưa thấy dịch lớn xảy ra.
Chuyên gia cho rằng chúng ta vẫn cần phải đề phòng vì các chủng virus rất dễ biến đổi thành chủng nặng hơn hoặc vẫn chủng đó nhưng biến đổi có độc lực cao hơn, lây lan nhanh hơn, triệu chứng nặng hơn. “Người dân cần thực hiện phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh”, PGS Phu khuyến cáo. | Việt Nam ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên, Bộ Y tế phát cảnh báo khẩn. Trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam là bệnh nhân nam, 37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Sau khi ghi nhận đây là ca mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam, Bộ Y tế phát cảnh báo khẩn.
Cục Y tế dự phòng vừa có công văn số 282/DP-DT gửi Sở Y tế Tiền Giang và Viện Pasteur TP.HCM về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ngày 10/3, bệnh nhân nam 37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang xuất hiện triệu chứng sốt và tự mua thuốc điều trị nhưng không thường xuyên. Bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới TP.HCM ngày 16/3 được chẩn đoán viêm phổi nặng nghi do virus.
Kết quả xét ngh |
324 | Chiêm ngưỡng nhan sắc của các người đẹp thanh lịch Cửa Lò 2024. Tối 6/4, tại Công viên Hoa Cúc Biển, UBND Tx.Cửa Lò đã tổ chức Chương trình khai mạc Lễ hội Hoa Cúc Biển và Chung kết cuộc thi Nữ thanh niên thanh lịch Cửa Lò 2024.
| Tối 6/4, tại Công viên Hoa Cúc Biển, UBND Tx.Cửa Lò đã tổ chức Chương trình khai mạc Lễ hội Hoa Cúc Biển và Chung kết cuộc thi Nữ thanh niên thanh lịch Cửa Lò 2024. Khán giả đã có dịp chiêm ngưỡng nhan sắc của các người đẹp thanh lịch Cửa Lò 2024. |
325 | Cúm gia cầm bùng phát mạnh, nguy cơ lây cho người. (PetroTimes) - Sự lây lan của cúm gia cầm sang ngày càng nhiều loài và phạm vi địa lý ngày càng mở rộng đã làm tăng nguy cơ con người bị nhiễm virus này, người đứng đầu Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) - bà Monique Eloit cho biết hôm 4/4.Bình luận của bà Monique Eloit được đưa ra sau khi Chính quyền Mỹ báo cáo các trường hợp mắc bệnh ở bò sữa ở một số bang và một người ở Texas. Bà cho rằng điều này sẽ gây lo ngại lớn nếu có sự lây truyền bệnh giữa những con bò.
Cúm gia cầm đã dẫn đến việc tiêu hủy hàng trăm triệu gia cầm trên toàn cầu trong những năm qua, với virus chủ yếu lây truyền từ các loài chim hoang dã di cư.
Mặc dù số lượng các đợt bùng phát đã thấp hơn trong mùa này, nhưng virus đã lây lan sang các khu vực mới, bao gồm cả Nam Mỹ và Nam Cực, đồng thời tấn công một số lượng lớn động vật, tàn phá các quần thể của các loài quý hiếm.
Cáo là loài động vật có vú bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cúm gia cầm, nhưng virus này cũng lây nhiễm sang hàng chục loài khác bao gồm cả mèo, hổ, hải cẩu, cá heo và gấu.
Người đứng đầu tổ chức có trụ sở tại Paris này nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn: “Trong vài tháng qua, chúng tôi đã có một loạt động vật có vú đa dạng và phong phú bị nhiễm bệnh. Thật đáng lo ngại nếu sự lây lan này sang các loài động vật khác”.
Bà nói: “Cuối cùng, chúng tôi nhận thấy ngày càng có nhiều loài và nhiều động vật bị lây nhiễm, do đó tải lượng virus nhất định phải cao hơn và có nguy cơ lây nhiễm sang con người”.
Một số đợt bùng phát cúm gia cầm đã gây lây nhiễm nghiêm trọng và thậm chí chết người ở những người tiếp xúc gần gũi với chim hoặc gia cầm hoang dã, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy có trường hợp lây truyền kéo dài từ người sang người. Các nhà khoa học cho biết, đối với hầu hết những người không tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, nguy cơ mắc bệnh là rất thấp.
Virus cúm ở động vật và người có xu hướng biến thể, gây lo ngại rằng loại virus này sẽ biến thành loại virus khác có thể lây truyền giữa các động vật có vú, bao gồm cả con người.
Giữa tuần này, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) đã cảnh báo về một đại dịch cúm gia cầm quy mô lớn nếu virus này có thể lây truyền từ người sang người do con người thiếu khả năng miễn dịch chống lại virus này. | Cúm gia cầm đang bùng phát mạnh và lây lan sang nhiều loài động vật khác, tăng nguy cơ lây nhiễm cho con người. Điều này đã được bà Monique Eloit, người đứng đầu Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH), cho biết sau khi Chính quyền Mỹ báo cáo các trường hợp mắc bệnh ở bò sữa ở một số bang và một người ở Texas. Cúm gia cầm đã dẫn đến việc tiêu hủy hàng trăm triệu gia cầm trên toàn cầu trong những năm qua, với virus chủ yếu lây truyền từ các loài chim hoang dã di cư. Mặc dù số lượng các đợt bùng phát đã thấp hơn trong mùa này, nhưng virus đã lây lan sang các khu vực mới, bao gồm cả Nam Mỹ và Nam Cực, đồng thời tấn công một số lượng lớn động vật, tàn phá các quần thể của các loài quý hiếm. Cáo là loài động vật có vú bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cúm gia cầm, nhưng virus này cũng lây nhiễm sang hàng chục loài khác bao gồm cả |
326 | TPHCM: Cô giáo mầm non tát vào mặt và đầu trẻ trong giờ ăn tại lớp. GDVN - Trong khi bé đang ngồi ăn, cô K.D. đã liên tục dùng tay đánh vào đầu, tát vào mặt trẻ khi đang ở trong lớp.Chiều ngày 7/4, một lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo Trường Mầm non 4 (phường 4, Quận 3) đã tiến hành đình chỉ công tác (2 tháng) đối với cô K.D. là giáo viên của trường.
Trước đó, theo phản ánh của phụ huynh lớp mầm 4, vào ngày 29/3, trong giờ ăn trưa của bé, trong khi cả lớp mới ăn xong, chỉ còn lại 2 bé thì cô K.D. đã kéo 2 bé vào góc khuất để đút cho bé ăn.
Sau đó, trong lúc bé đang ngồi ăn, cô K.D. đã dùng tay đánh liên tục vào người bé. Đánh bé xong, cô đi ra ngoài sau đó quay trở lại và liên tục đánh nhiều lần vào mặt, đầu bé khiến bé ngã ngửa ra sau.
Trong một video clip khác do phụ huynh cung cấp, cô K.D. khi nhìn thấy một bé ói đã đè đầu của bé cho ói vào tô thức ăn, rồi đút tiếp cho bé ăn.Sau khi phát hiện sự việc này, phụ huynh đã đến phản ánh với lãnh đạo nhà trường.
Được biết, hiện cô K.D. đang mang thai ở tháng thứ 6. Nhà trường đã đình chỉ công tác đứng lớp của cô K.D., và phân công cô làm nhiệm vụ khác trong trường.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thụy Thanh Vân – Hiệu trưởng Trường Mầm non 4, Quận 3 cho biết, nhà trường nhận được phản ánh của phụ huynh vào ngày 1/4.
Sau đó, lãnh đạo trường đã lập tức giải quyết rốt ráo sự việc, đúng theo quy định của pháp luật. Cô K.D. đã bị đình chỉ việc đứng lớp từ ngày 3/4.
Do cô đang mang thai, nên chưa thể xử lý kỷ luật ngay, nên trường đã yêu cầu cô đọc bản kiểm điểm trước tập thể sư phạm nhà trường.
Ban giám hiệu cũng đã đến nhà của hai em học sinh bị cô K.D. có những tác động vật lý, xin lỗi và mong phụ huynh bỏ qua.
Đồng thời, trường cũng đã có văn bản phản hồi về những ý kiến phản ánh của phụ huynh rõ ràng, minh bạch. | Tại TP. Hồ Chí Minh, một cô giáo mầm non đã bị đình chỉ công tác 2 tháng sau khi đánh và tát vào mặt và đầu trẻ trong giờ ăn tại lớp. Cô K.D. đã liên tục dùng tay đánh vào đầu, tát vào mặt trẻ khi đang ở trong lớp. Trước đó, theo phản ánh của phụ huynh lớp mầm 4, vào ngày 29/3, trong giờ ăn trưa của bé, trong khi cả lớp mới ăn xong, chỉ còn lại 2 bé thì cô K.D. đã kéo 2 bé vào góc khuất để đút cho bé ăn. Sau đó, trong lúc bé đang ngồi ăn, cô K.D. đã dùng tay đánh liên tục vào người bé. Đánh bé xong, cô đi ra ngoài sau đó quay trở lại và liên tục đánh nhiều lần vào mặt, đầu bé khiến bé ngã ngửa ra sau. Hiện cô K.D. đang mang thai ở tháng thứ 6. Nhà trường đã đình chỉ công tác đứng lớp của cô K.D., và phân công cô làm nhiệm vụ khác trong trường. Cô Nguyễn Thụy Thanh Vân – Hiệu trưởng |
327 | TP Hồ Chí Minh: Gần 95 nghìn thí sinh tìm cơ hội vào đại học sớm. Ngày 7/4, khoảng 94.000 thí sinh tại nhiều địa phương đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 do Đại học (ĐH) Quốc gia TPHCM tổ chức để xét tuyển ĐH năm 2024. Kỳ thi ĐGNL đợt 1 năm 2024 của ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức gồm có 51 cụm thi và 90 điểm thi tại 24 tỉnh, thành, gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Thừa Thiên Huế, Bình Phước và Tây Ninh.
Trong đó, TPHCM là địa phương có số thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất với gần 400 nghìn thí sinh. Số thí sinh dự thi được phân bổ ở 17 điểm thi là các trường ĐH trên địa bàn. Tiếp đến là Bình Định (5.423 thí sinh), Đồng Nai (4.822 thí sinh) và TP Đà Nẵng (4.582 thí sinh).
Theo TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TPHCM, tổng số thí sinh đăng ký thi đợt 1 là 95.549. Tổng số thí sinh dự thi sáng 7/4 là 93.831, vắng 1.718, tỷ lệ 98,2%, cao nhất từ trước đến nay.
Đây là năm thứ 7 kỳ thi ĐGNL được tổ chức dành cho học sinh đang học lớp 12 và thí sinh tự do muốn xét tuyển vào các trường ĐH - cao đẳng (CĐ). Đến thời điểm hiện tại, có 105 trường ĐH - CĐ đăng ký sử dụng kết quả thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TPHCM để tuyển sinh (trong đó có 97 trường ĐH).
Cụ thể, theo Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TPHCM, riêng trong hệ thống ĐH Quốc gia TPHCM đã có 9 thành viên, gồm: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Kinh tế - Luật, Trường ĐH Công nghệ thông tin, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH An Giang (tỉnh An Giang), Phân hiệu ĐH Quốc gia thành phố tại tỉnh Bến Tre, Khoa Y.
Đặc biệt, có đến 88 đơn vị đào tạo ĐH khác đăng ký sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực xét tuyển một phần chỉ tiêu tuyển sinh năm nay. Ngoài ra, có 8 trường CĐ cũng xét tuyển bằng điểm kỳ thi này, gồm: Trường CĐ Bình Phước (tỉnh Bình Phước), Trường CĐ g Kỹ thuật Cao Thắng, Trường CĐ Miền Nam, Trường CĐ Quốc tế TPHCM, Trường CĐ Sài Gòn Gia Định, Trường CĐ Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Trường CĐ Sư phạm Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) và Trường CĐ Viễn Đông.
Dự kiến, điểm thi đợt 1 sẽ được công bố vào ngày 15/4. Theo kế hoạch, từ ngày 16/4 đến 7/5, ĐH Quốc gia TPHCM sẽ mở cổng đăng ký thi đợt 2. Ở đợt 2, ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức vào sáng Chủ nhật ngày 2/6 tại 12 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang và An Giang.
Ông Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TPHCM) cho hay, năm 2024 ĐH Quốc gia TPHCM dành tối thiểu 45% tổng chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức thi ĐGNL.
Trước thực tế có nhiều trường tổ chức thi ĐGNL để tuyển sinh, nhiều thí sinh dự các kỳ thi ĐGNL để kiếm suất vào ĐH sớm, các chuyên gia khyên thí sinh, việc tham gia kỳ thi ĐGNL của các cơ sở giáo dục ĐH tổ chức có nhiều ý nghĩa, trong đó có thể giúp thí sinh có thêm cơ hội tham gia xét tuyển vào các cơ sở đào tạo ĐH khác bằng việc sử dụng kết quả kỳ thi này. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là việc thí sinh cần chuyên tâm học tập tốt các môn để bảo đảm đạt kết quả như mong muốn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Theo đề án tuyển sinh của các trường, năm nay có nhiều trường, bao gồm cả các trường top cao vẫn duy trì phương thức sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh. Ngoài ra, cũng còn nhiều trường sử dụng phương thức xét học bạ THPT để tuyển sinh. | TP Hồ Chí Minh: Gần 95 nghìn thí sinh tìm cơ hội vào đại học sớm. Ngày 7/4, khoảng 94.000 thí sinh tại nhiều địa phương đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 do Đại học (ĐH) Quốc gia TPHCM tổ chức để xét tuyển ĐH năm 2024. Kỳ thi ĐGNL đợt 1 năm 2024 của ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức gồm có 51 cụm thi và 90 điểm thi tại 24 tỉnh, thành, gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Thừa Thiên Huế, Bình Phước và Tây Ninh.
Trong đó, TPHCM là địa phương có số thí sinh đăng ký dự thi nhiều nhất với gần 400 nghìn thí sinh. Số thí sinh dự thi được phân bổ ở 17 điểm thi là các |
328 | Cấp thiết đầu tư các dự án cấp nước, xử lý nước thải. Ngày 7-4, HĐND TPHCM phối hợp với Sở TT-TT TPHCM và Đài Truyền hình TPHCM tổ chức chương trình “Dân hỏi - Chính quyền trả lời” tháng 4-2024 với chủ đề “Quản lý hoạt động cấp thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt”. Tham dự có Phó Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Thành Kiên.
Tại chương trình, trả lời ý kiến cử tri xoay quanh vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM Đặng Phú Thành cho biết, thành phố đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè (có công suất thiết kế là 480.000m3/ngày đêm), dự kiến hoàn thành vào tháng 6-2025. Dự án khi hoàn thành sẽ nâng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị lên hơn 1,1 triệu m3/ngày đêm, đạt tỷ lệ 71% lượng nước thải sinh hoạt đô thị đã qua xử lý trước khi thải ra môi trường. TPHCM cũng đã giao Sở KH-ĐT phối hợp các sở ngành liên quan tiếp tục đầu tư các nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch chung của thành phố.
Cung cấp thêm thông tin, ông Nguyễn Viết Vũ, Trưởng Phòng Quản lý Tài nguyên nước, khoáng sản và biển đảo, Sở TN-MT TPHCM, cho biết hiện tổng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị của TP là 644.000m3/ngày, mới đạt khoảng 40% lượng nước thải hàng ngày. Như vậy còn 60% nước thải sinh hoạt chưa được xử lý, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM khóa XI đã đề ra mục tiêu tới năm 2025 lượng nước thải sinh hoạt qua xử lý trước khi thải ra môi trường đạt trên 75%, tới năm 2030 là 88%. Để đạt được mục tiêu này cấp thiết phải tăng cường xây dựng các hệ thống xử lý nước thải.Về vấn đề đảm bảo nguồn cấp nước, ông Nguyễn Thanh Sử, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), cho biết, hiện Sawaco đảm bảo nguồn nước cấp cho hơn 10 triệu dân TPHCM với tổng công suất cấp nước của toàn hệ thống đạt 2,4 triệu m3/ngày đêm. Sawaco đã đầu tư xây mới 2 nhà máy nước là Nhà máy nước Kênh Đông II (công suất 250.000m3/ngày đêm) và Nhà máy nước Thủ Đức IV (công suất 300.000m3/ngày đêm). Bên cạnh đó, Sawaco đã trình UBND TPHCM về việc xin cải tạo 45 trạm cấp nước giếng trên địa bàn để làm nguồn dự phòng cho TP.
Phát biểu tại chương trình, bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng Ban Đô thị, HĐND TPHCM, nêu rõ, Thường trực HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy, tăng cường xã hội hóa để đảm bảo các chỉ tiêu về cấp, thoát nước, xử lý nước thải, chống ngập... nhằm cải thiện chất lượng sống của người dân và bảo vệ môi trường sống của TPHCM. | Tóm tắt:
- Ngày 7-4, HĐND TPHCM tổ chức chương trình “Dân hỏi - Chính quyền trả lời” với chủ đề “Quản lý hoạt động cấp thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt”.
- Thành phố đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự kiến hoàn thành vào tháng 6-2025.
- Tổng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị của TP là 644.000m3/ngày, mới đạt khoảng 40% lượng nước thải hàng ngày.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM khóa XI đã đề ra mục tiêu tới năm 2025 lượng nước thải sinh hoạt qua xử lý trước khi thải ra môi trường đạt trên 75%, tới năm 2030 là 88%.
- Sawaco đảm bảo nguồn nước cấp cho hơn 10 triệu dân TPHCM với tổng công suất cấp nước của toàn hệ thống đạt 2,4 triệu m3/ngày đêm.
- Thường trực HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố đẩy nhanh tiến độ x |
329 | Doanh nghiệp bị xử phạt do không lập đề án đóng cửa mỏ. Một doanh nghiệp ở Quảng Ngãi vừa bị chính quyền tỉnh này ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 120 triệu đồng do không lập đề án đóng cửa mỏ theo quy định pháp luật.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền vừa ký và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với với Công ty Cổ phần Xây dựng và Khai thác vật liệu xây dựng miền Trung (viết tắt Công ty miền Trung) có địa chỉ tại tổ dân phố Trường Thọ Tây, phường Trương Quang Trọng, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, do ông Đoàn Ngọc Huy làm Tổng Giám đốc với số tiền 120 triệu đồng.Lý do bị xử phạt là công ty này đã không thực hiện việc lập đề án đóng cửa mỏ Đá Bàn, nằm ở xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khi đã hết hạn khai thác khoáng sản (đến hết tháng 12/2019). Với hành vi vi phạm trên, Công ty Cổ phần Xây dựng và Khai thác vật liệu xây dựng miền Trung bị cấp thẩm quyền tỉnh Quảng Ngãi xử phạt số tiền 120 triệu đồng.
Quyết định yêu cầu Công ty miền Trung phải nghiêm chỉnh chấp hành việc nộp tiền phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, nếu quá thời hạn mà công ty không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Trước đó, cấp chính quyền tỉnh Quảng Ngãi cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi, có trụ sở tại thôn Tuyết Diêm 3, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) do ông Thang Văn Hóa làm giám đốc với tổng số tiền hơn 326 triệu đồng.
Lý do bị xử phạt là công ty này đã sử dụng khu vực biển tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khi không có quyết định giao khu vực biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển, mà vị trí nằm trong khu vực đã được phê duyệt, hoặc quy hoạch cho các hoạt động kinh tế biển, với diện tích khu vực biển sử dụng thực tế 5,3 ha. | Một doanh nghiệp tại Quảng Ngãi vừa bị chính quyền tỉnh này xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 120 triệu đồng do không lập đề án đóng cửa mỏ theo quy định pháp luật. Công ty Cổ phần Xây dựng và Khai thác vật liệu xây dựng miền Trung đã không thực hiện việc lập đề án đóng cửa mỏ Đá Bàn, nằm ở xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khi đã hết hạn khai thác khoáng sản (đến hết tháng 12/2019). Công ty này bị cấp thẩm quyền tỉnh Quảng Ngãi xử phạt số tiền 120 triệu đồng. Quyết định yêu cầu Công ty miền Trung phải nộp tiền phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, nếu quá thời hạn mà công ty không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Trước đó, cấp chính quyền tỉnh Quảng Ngãi cũng đã xử phạt vi phạm hành chính đối vớ |
330 | Ở tuổi 34 người phụ nữ bất ngờ mắc loại ung thư hay gặp ở người hút thuốc. (Dân trí) - Đi khám vì bị đau bả vai trái suốt 3 năm, người phụ nữ 34 tuổi bất ngờ khi biết mắc ung thư phổi. Bản thân chị và bố mẹ không ai mắc ung thư, tuy nhiên chồng chị nghiện thuốc lá gần 20 năm nay.
Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), bệnh nhân đến khám vì đau bả vai trái khoảng 3 năm, đau âm ỉ, uống thuốc giảm đau lúc đầu đỡ về sau không đỡ đau. Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn chụp cắt lớp vi tính phổi thì phát hiện khối u thùy trên phổi trái rất to, kích thước 9x12cm. Kết quả sinh thiết cho thấy bệnh nhân mắc ung thư phổi. Các bác sĩ khác bất ngờ với một bệnh nhân trẻ và lại là nữ mắc ung thư phổi. Khai thác tiền sử bản thân và bố mẹ không ai mắc ung thư, nhưng chồng bệnh nhân nghiện thuốc lá gần 20 năm nay.
Vậy liệu có phải do bệnh nhân hút thuốc lá thụ động? Thực tế, vấn đề này đã được giới y học ghi nhận.
Khói từ điếu thuốc đang cháy "độc" hơn cả khói người hút hít vào
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính ở phổi. Khoảng 85-90% các trường hợp có liên quan đến tình trạng hút thuốc lá (chủ động hay thụ động). Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi ở nữ giới không hút thuốc lá, đặc biệt ở người trẻ trong đó có thể do hít phải khói thuốc do người nhà hút thuốc trong một thời gian dài, tức là hút thuốc thụ động.
Một thống kê trước đây tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Phổi Trung ương cho thấy trung bình trong số 130 trường hợp điều trị nội trú thì khoảng 20-25% là do hút thuốc thụ động, một con số không hề nhỏ. Phần lớn vào viện khi tình trạng đã muộn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy chứa chất độc nhiều gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra. Lượng khói thuốc người hút thuốc thải ra không khí xung quanh cao gấp 5 lần lượng khói hít vào.
Người không hút thuốc nhưng làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điếu thuốc một ngày. Trẻ em chỉ cần một giờ trong phòng có người hút thuốc cũng đã hấp thụ số hóa chất độc hại tương đương với người hút 10 điếu thuốc một ngày.
Khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m. Do đó ngay cả khi ở rất xa người hút thuốc thì người hút thụ động vẫn gặp những nguy cơ về sức khỏe không kém những người đang hút thuốc.
Vì vậy, hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá tăng nguy cơ ung thư phổi 20-30%.
Ngoài ra, theo Verywell Health, ước tính có khoảng 8% trường hợp ung thư phổi có liên quan đến yếu tố di truyền (so với 80% đến 90% trường hợp có liên quan đến hút thuốc lá). Việc các thành viên trong gia đình được chẩn đoán có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cũng như một số đột biến gen di truyền, nhưng điều đó không đảm bảo rằng bạn sẽ phát triển bệnh.
Nghiên cứu cho thấy rằng di truyền có nhiều khả năng đóng một vai trò trong việc phát triển ung thư phổi ở những người dưới 50 tuổi, phụ nữ và những người chưa bao giờ hút thuốc.
Các yếu tố nguy cơ ung thư phổi
- Hút thuốc
Nguy cơ ung thư phổi của bạn tăng theo số lượng thuốc lá bạn hút mỗi ngày và số năm bạn đã hút thuốc. Bỏ thuốc ở mọi lứa tuổi có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư phổi.
- Tiếp xúc với khói thuốc thụ động
Ngay cả khi bạn không hút thuốc, nguy cơ ung thư phổi của bạn vẫn tăng lên nếu bạn tiếp xúc với khói thuốc thụ động.
- Xạ trị trước đó
Nếu bạn đã trải qua xạ trị ở ngực cho một loại ung thư khác, bạn có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.
- Tiếp xúc với khí radon
Radon được tạo ra do sự phân hủy tự nhiên của urani trong đất, đá và nước mà cuối cùng trở thành một phần của không khí bạn hít thở. Mức radon không an toàn có thể tích tụ trong bất kỳ tòa nhà nào, kể cả nhà ở.
- Tiếp xúc với amiăng và các chất gây ung thư khác
Nơi làm việc tiếp xúc với amiăng và các chất khác được biết là gây ung thư - chẳng hạn như asen, crom và niken - có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi, đặc biệt nếu bạn là người hút thuốc.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi
Những người có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con bị ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
| Tóm tắt:
Một người phụ nữ 34 tuổi đã bất ngờ mắc ung thư phổi, mặc dù không có tiền sử gia đình mắc ung thư. Sau khi khám, bác sĩ phát hiện ra khối u thùy trên phổi trái rất to, kích thước 9x12cm. Khai thác tiền sử, bác sĩ tìm thấy rằng chồng bệnh nhân nghiện thuốc lá gần 20 năm nay.
Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính ở phổi, và khoảng 85-90% các trường hợp có liên quan đến tình trạng hút thuốc lá (chủ động hay thụ động). Khói từ điếu thuốc đang cháy "độc" hơn cả khói người hút hít vào, và người không hút thuốc nhưng làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điếu thuốc một ngày.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá tăng nguy cơ ung thư phổi 20-30%. Các yếu tố nguy cơ ung thư phổi bao gồm hút thu |
331 | Dự án Sân bay Long Thành vẫn còn vướng mắc giải phóng mặt bằng. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai về việc bàn giao mặt bằng của Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Lãnh đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đánh giá, đến nay, mặt bằng dự án cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ đề ra, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các hạng mục công trình.
Cụ thể, hệ thống giao thông kết nối tuyến số 1 dù đã nhận bàn giao mặt bằng đạt 99% nhưng vẫn còn vướng vị trí mặt bằng tại nút giao tuyến số 1 với Dự án Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu và mặt bằng đoạn từ Km0+880-Km0+944 cầu Bưng Môn.
“Các vị trí vướng mắc này dẫn đến chưa triển khai được hạng mục đắp đất gia tải, có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ thi công hạng mục xử lý đất yếu nền đường (do thời gian thi công hạng mục đắp gia tải phải chờ lún khoảng 438 ngày)”, lãnh đạo ACV nói. Còn tại tuyến số 2 đã bàn giao được mặt bằng đạt hơn 89%, song, qua kiểm tra thực tế, phía ACV nhìn nhận mặt bằng có thể thi công chiếm khoảng 80%, vẫn còn tình trạng “xôi đỗ” nên rất khó tổ chức triển khai thi công.
Đơn cử, vị trí mặt bằng tại nút giao tuyến số 2 với Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây ảnh hưởng đến tiến độ thi công hạng mục cầu vượt đoạn qua cao tốc từ trụ T12-T22 (khu vực này có tính chất và yêu cầu kỹ thuật phức tạp trong thi công cầu vượt với thời gian thi công dự kiến 12 tháng).
Với tuyến tường rào ranh giới bảo vệ diện tích 5.000 ha dài khoảng 29,8 km, hiện nay ACV đã thi công tuyến tường rào trong phạm vi ranh giới 1.810 ha (chiều dài khoảng 8,7 km).
Tuy nhiên, còn khoảng 21,13 km còn lại chưa được bàn giao (diện tích khoảng 32.38 ha), do đó chưa thể tổ chức thi công khép kín hàng rào phạm vi 5.000 ha nhằm đảm bảo an ninh an toàn công trường và tránh tái lấn chiếm mặt bằng.
Đối với mặt bằng của tuyến thoát nước từ hồ điều hòa số 2 và hồ điều hòa số 3 (dẫn về suối Bưng Môn) ra ngoài khu vực sân bay, lãnh đạo ACV cho hay đến nay vẫn chưa được bàn giao mặt bằng nên chưa thể triển khai thi công.
Để bảo đảm tiến độ thi công, ACV đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các đơn vị có liên quan sớm thực hiện các thủ tục về giải phóng mặt bằng và bàn giao các phần mặt bằng còn tồn tại nêu trên làm cơ sở triển khai thi công các hạng mục công trình đáp ứng tiến độ đề ra của dự án. | Dự án Sân bay Long Thành vẫn còn vướng mắc vấn đề giải phóng mặt bằng. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa gửi văn bản đến UBND tỉnh Đồng Nai về việc bàn giao mặt bằng của Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Lãnh đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, mặt bằng dự án cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ đề ra, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các hạng mục công trình.
Cụ thể, hệ thống giao thông kết nối tuyến số 1 đã nhận bàn giao mặt bằng đạt 99%, nhưng vẫn còn vướng vị trí mặt bằng tại nút giao tuyến số 1 với Dự án Cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu và mặt bằng đoạn từ Km0+880-Km0+944 cầu Bưng Môn.
Tuyến số 2 đã bàn giao được mặt bằ |
332 | Thái Nguyên: Tiếp tục tập trung mọi nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. (Xây dựng) – Với quan điểm “Xây dựng nông thôn mới (NTM) có điểm khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc” năm 2024, tỉnh Thái Nguyên đã chủ động đề ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể, với quyết tâm hoàn thành đúng kế hoạch đã đề ra. Đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 118/126 xã đạt chuẩn NTM đạt tỷ lệ 93,7%. Trong đó có 33 xã đạt NTM nâng cao, 10 xã NTM kiểu mẫu, 104 xóm đạt chuẩn xóm NTM kiểu mẫu. Đặc biệt, trong năm 2023, Thái Nguyên có thêm 2 huyện Định Hóa, Đại Từ về đích NTM trước 2 năm so với mục tiêu nhiệm kỳ đề ra.
Như vậy, đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có 6 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM gồm các thành phố: Phổ Yên, Sông Công, Thái Nguyên và các huyện: Phú Bình, Đại Từ, Định Hóa, đạt tỷ lệ 66,67%, vượt một đơn vị cấp huyện so với mục tiêu đề ra.
Năm 2024, tỉnh Thái Nguyên đặt ra mục tiêu có ít nhất 2 xã đạt chuẩn NTM, 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 1 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM; Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí ở các địa phương đã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Cùng với các mục tiêu đã được xác định, tỉnh Thái Nguyên cũng dự kiến nguồn vốn đầu tư gần 14.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Trong đó: Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn lồng ghép, vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp thực hiện chương trình là trên 1.700 tỷ đồng và vốn tín dụng (người dân vay phát triển sản xuất...) khoảng 12.000 tỷ đồng.Để đạt được mục tiêu đề ra, Thái Nguyên cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện Chương trình với quyết tâm cao nhất, quan điểm “Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc”. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, đoàn thể, nhất là vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ trực tiếp, chủ trì và người đứng đầu.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới các cấp. Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông bằng nhiều hình thức, linh hoạt và sáng tạo; triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng NTM” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”.
Tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn; trong đó, tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP đi vào chiều sâu, xác định đây là giải pháp động lực cho phát triển kinh tế để nâng cao đời sống cho người dân và xây dựng NTM bền vững.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng NTM, nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện, góp phần thúc đẩy phát kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, từng bước hướng tới NTM thông minh.
Đẩy mạnh, đa dạng hóa công tác thông tin, truyền thông, tập huấn, đào tạo để tiếp tục nâng cao năng lực, chuyển đổi nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp, đặc biệt cán bộ cơ sở, người dân và cộng đồng về phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM.Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia cho xây dựng NTM, trong đó tập trung ưu tiên nguồn vốn cho các chỉ tiêu, tiêu chí chưa hoàn thành... Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương; thực hiện tốt 6 chuyên đề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tìm và lựa chọn những khâu đột phá để tổ chức thực hiện trong đó trọng tâm là phát triển tổ chức sản xuất, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh trật tự.
Tăng cường công tác dân vận trong tổ chức thực hiện, phát huy vai trò chủ thể của người dân; thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát, đánh giá thẩm tra, thẩm định kết quả thực hiện chương trình; làm tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát, phản biện đối với kết quả xây dựng nông thôn mới. | Tỉnh Thái Nguyên đã đặt ra mục tiêu đạt ít nhất 2 xã đạt chuẩn NTM, 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 1 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM trong năm 2024. Tỉnh cũng dự kiến nguồn vốn đầu tư gần 14.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Tỉnh Thái Nguyên cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện Chương trình với quyết tâm cao nhất, quan điểm “Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, nhưng không có điểm kết thúc”. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, đoàn thể, nhất là vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ trực tiếp |
333 | Ngôi nhà thiết kế độc đáo như hang động. Ngôi nhà ở Quảng Bình được thiết kế độc đáo, có một không hai, cảm giác như bước vào một hang động. Đặc biệt, tầng áp mái có hồ bơi ngoài trời nhìn ra cảnh quan thiên nhiên đầy thơ mộng.
Nam House - một ngôi nhà nằm ở rìa thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, được các kiến trúc sư của H.BD Atelier thiết kế vô cùng độc đáo.
Với đặc điểm bối cảnh và diện tích đất tương đối nhỏ 136m2, thiết kế đưa ra giải pháp để tầng 1 trống, với kính thông thoáng trải dài dọc hai bên mặt tiền đường, đảm bảo tính linh hoạt cho hoạt động kinh doanh. Chức năng sinh hoạt và làm việc của gia đình được đẩy lên các tầng trên, trong đó có tầng 2 với các phòng ngủ, bếp, phòng ăn và phòng khách.
Tầng 3 là không gian sinh hoạt chung, phòng ngủ nhỏ và phòng thờ. Tầng áp mái là hồ bơi ngoài trời nhìn ra cảnh quan thiên nhiên bên ngoài.
Gia chủ muốn có một ngôi nhà để ở và quây quần bên nhau sau khi làm việc mệt mỏi. Kiến trúc sư tưởng tượng cảm giác bình yên khi bước vào một hang động, ranh giới giữa trong và ngoài dần bị chia cắt, nơi những con phố đông đúc và xe cộ biến mất, thay vào đó là không gian, ánh sáng, cảm xúc và gia đình. Bằng cách đóng cửa bên ngoài và mở rộng các chức năng bên trong, chức năng phân bổ tạo ra sự thay đổi về diện tích và thể tích theo chiều cao của ngôi nhà.
Với công trình này, kiến trúc sư muốn tạo ra chuỗi cảm giác trải nghiệm, hướng nội, tĩnh lặng, riêng tư nhưng vẫn gắn kết với thiên nhiên, giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài, thay vì ngăn cách, khóa chặt. Ngôi nhà trở nên độc đáo theo cá tính và mong muốn của gia chủ. | Ngôi nhà độc đáo như hang động ở Quảng Bình được thiết kế bởi H.BD Atelier. Với diện tích đất nhỏ 136m2, thiết kế đưa ra giải pháp để tầng 1 trống, với kính thông thoáng trải dài dọc hai bên mặt tiền đường, đảm bảo tính linh hoạt cho hoạt động kinh doanh. Chức năng sinh hoạt và làm việc của gia đình được đẩy lên các tầng trên, trong đó có tầng 2 với các phòng ngủ, bếp, phòng ăn và phòng khách. Tầng 3 là không gian sinh hoạt chung, phòng ngủ nhỏ và phòng thờ. Tầng áp mái là hồ bơi ngoài trời nhìn ra cảnh quan thiên nhiên bên ngoài. Gia chủ muốn có một ngôi nhà để ở và quây quần bên nhau sau khi làm việc mệt mỏi. Kiến trúc sư tưởng tượng cảm giác bình yên khi bước vào một hang động, ranh giới giữa trong và ngoài dần bị chia cắt, nơi những con phố đông đúc và xe cộ biến mất, thay vào đó là không gian, ánh sá |
334 | Huế hướng tới đô thị di sản giàu bản sắc, thông minh. Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh dựa trên tiềm năng thế mạnh riêng có của địa phương, đặc biệt góp phần hiện thực hóa nỗ lực xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.Những định hướng chiến lược
Với lịch sử hình thành và phát triển hơn 700 năm, Thừa Thiên - Huế là địa phương hội tụ nhiều tiềm năng, thế mạnh cho sự phát triển nhanh, bền vững. Cùng với những tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế biển, đầm phá với hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á, cảng nước sâu Chân Mây, Thừa Thiên - Huế còn là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc với 5 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, sở hữu hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh phong phú; gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa; hệ thống cảnh quan thiên nhiên đa dạng… Vì vậy Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định tổ chức không gian phát triển theo hướng mô hình đô thị trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; gắn với các hành lang kinh tế Bắc - Nam và đô thị hướng biển; thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng.
Ngày 30/12/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1745/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đặt ra mục tiêu, đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.
Thừa Thiên - Huế đặt mục tiêu đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 - 10%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%; thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index); tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%, người dân có thẻ bảo hiểm 100%, xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%.
Tầm nhìn đến năm 2050, Thừa Thiên - Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, xanh, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; là đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước; thành phố Festival, trung tâm văn hóa - du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu của cả nước và châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, hạnh phúc.
Thừa Thiên-Huế hình thành 3 trung tâm đô thị, gồm: Đô thị trung tâm (gồm thành phố Huế, quận Hương Thủy, thị xã Hương Trà), Đô thị vùng Tây Bắc (gồm thị xã Phong Điền-Quảng Điền-A Lưới), Đô thị vùng Đông Nam (gồm các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông). Tỉnh phát triển các hành lang kinh tế Bắc-Nam, Đông-Tây và đô thị hướng biển; các trung tâm động lực: thành phố Huế, khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô và khu công nghiệp Phong Điền.
Phát triển kinh tế Thừa Thiên-Huế theo hướng hiện đại, kinh tế xanh, kinh tế số, bền vững, có lợi thế với cơ cấu dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp gắn với không gian phát triển đặc thù của thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa và thiên nhiên, đặc biệt là Quần thể di tích Cố đô Huế; hình thành đô thị trung tâm với hai trục phát triển và các đô thị động lực; kiến tạo các hành lang giao thông gắn với các hành lang kinh tế Bắc-Nam, Đông-Tây và đô thị hướng biển, thúc đẩy liên kết nội vùng.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương khẳng định, Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt, tạo hành lang pháp lý trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, toàn diện và bền vững, tạo không gian phát triển mới, khơi thông nguồn lực và khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh khác biệt của tỉnh. Đồng thời, quy hoạch từng bước tháo gỡ những "điểm nghẽn", giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương.Sớm hiện thực hóa Quy hoạch
Ngay sau khi Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh đã tiến hành công bố rộng rãi, nhằm giúp các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân thống nhất trong nhận thức, hành động để tổ chức triển khai thực cách nghiêm túc, đồng bộ và hiệu quả.
Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế Lê Trường Lưu cho biết, Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược dựa trên tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; mở ra không gian phát triển mới, cơ hội mới. Để hiện thực hóa mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch, tỉnh khẩn trương hoàn thiện kế hoạch, xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện quy hoạch. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, Mặt trận đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng để tạo sự thống nhất cao trong quá trình thực hiện. Tỉnh cam kết nỗ lực tạo dựng môi trường đầu tư bình đẳng, thuận lợi, thực chất, hiệu quả, nhanh chóng; biến tiềm năng, lợi thế thành kết quả cụ thể, thiết thực; đồng thời luôn lắng nghe, chia sẻ, sẵn sàng hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên-Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên-Huế năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quá trình thực hiện quy hoạch tỉnh phải đảm bảo tính tuân thủ và đồng bộ; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành; tập trung phối hợp với bộ, ngành hoàn thành thủ tục về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tỉnh luôn đổi mới tư duy, tầm nhìn phát triển, khai thác tối đa nguồn lực bên trong, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa; đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư; đẩy mạnh đầu tư hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị. Ngoài ra, tỉnh phải phổ biến, quán triệt quy hoạch sâu rộng hơn bằng nhiều hình thức khác nhau để nhân dân hiểu, nắm rõ, từ đó ủng hộ quy hoạch, làm theo quy hoạch, giám sát việc thực hiện quy hoạch và thụ hưởng với tinh thần "Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo - Dân làm - Dân thụ hưởng".Có thể khẳng định, Quy hoạch tỉnh là tiền đề và cơ sở quan trọng để Thừa Thiên - Huế mở rộng thu hút đầu tư nhằm tạo thêm nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Tỉnh vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 11 dự án có tổng số vốn gần 9.000 tỷ đồng; trao văn bản nghiên cứu cho 10 dự án với số vốn khoảng 120.000 tỷ đồng trong các lĩnh vực hạ tầng, du lịch, cơ khí, năng lượng, logistics, nhà ở, giáo dục, y tế, dữ liệu số...
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga cho rằng, cơ hội đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên - Huế chưa bao giờ tốt như ngày nay. Với sự quyết tâm và tinh thần cầu thị, lãnh đạo các cấp tỉnh đã tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi; khẳng định Thừa Thiên - Huế là điểm đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước, quốc tế với mục tiêu phát triển bền vững, gắn bó và lâu dài.
Quan điểm của tỉnh là tập trung huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả tối đa mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư; thúc đẩy dịch vụ, du lịch, công nghiệp văn hóa, bảo tồn các giá trị di tích, di sản của quốc gia và thế giới; ưu tiên nguồn lực đầu tư các dự án trọng điểm, có tác động lan tỏa, tạo không gian phát triển mới và động lực tăng trưởng bền vững.
Quyết tâm sớm hiện thực hóa các mục tiêu trong Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ tạo động lực giúp địa phương "cất cánh" lên một tầm cao mới và đáp ứng được khát vọng trở thành đô thị có bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn và bền vững. | Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 30/12/2023. Quy hoạch này đặt mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.
Thừa Thiên - Huế đặt mục tiêu đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 - 10%/năm; GRDP bình qu |
335 | Điều ít người biết về “siêu tiện ích” bãi tắm nước biển riêng tại Vinhomes Royal Island. Bộ sưu tập tiện ích thượng lưu, trong đó có bãi tắm nước biển riêng sau nhà đã biến Vinhomes Royal Island trở thành “thỏi nam châm” trên thị trường BĐS đầu năm, thu hút giới đầu tư, khách hàng trong nước và quốc tế, đặc biệt là những người đề cao giá trị sống độc bản.
Sự đắt giá của “siêu tiện ích” bãi biển sau nhà
Đắt đỏ. Xa hoa. Nhưng Đẳng cấp. Đó là những phác thảo ngắn gọn về cuộc sống trên những “hòn đảo tỉ phú” nổi danh khắp thế giới. Một ví dụ điển hình là Fisher Island ở Florida (Mỹ), để được nhập khẩu vào hòn đảo có diện tích chưa đầy 1km2 này, cư dân phải trả tiền mua nhà lên tới hàng chục triệu USD và nhiều khoản phí khác. Đổi lại, cuộc sống hàng ngày không khác gì kỳ nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao, nhất là trải nghiệm tắm biển trên những bãi cát trắng mịn được vận chuyển đến từ Bahamas.
Đó là điểm chung của các “đảo tỉ phú” trên thế giới: giá trị độc bản, vị trí biệt lập, tầm nhìn hướng thuỷ đắt giá, và càng không thể thiếu bãi tắm biển riêng tư - một trong những điểm khác biệt vượt trội giúp khẳng định đẳng cấp “chỉ mình ta với ta” của các chủ nhân danh giá.
Đáng chú ý, đặc quyền này lần đầu tiên được tích hợp trong một dự án BĐS tại Việt Nam, đó là Vinhomes Royal Island – nơi có quy mô gấp 10 lần Fisher Island. Do đó, không có gì khó hiểu khi “Thành phố Đảo Hoàng Gia” đã lọt top tìm kiếm trên các diễn đàn bất động sản ngay sau khi chính thức ra mắt.phẩm thấp tầng và phần lớn đều có bãi tắm nước biển riêng ở phía sau. Xét từ góc độ thiết kế cảnh quan, các bãi tắm này sẽ tạo ra sự đối xứng cho không gian sống khi kết hợp hài hòa với vẻ đẹp của những biệt thự chắt lọc tinh hoa kiến trúc từ khắp thế giới. Đó cũng đồng thời là “trạm sạc năng lượng”, giúp cư dân tận hưởng những phút giây nghỉ ngơi thư thái trên cát trắng, nắng vàng sau khi đã đốt cháy năng lượng trong dòng nước xanh mát.
Còn theo quan niệm Á Đông, không gian sống có sự xuất hiện của dòng nước có ý nghĩa dẫn vượng khí vào nhà, tạo cát khí để gia chủ làm ăn may mắn, tài lộc. Nhìn tổng thể toàn bộ dự án, Vinhomes Royal Island còn có địa thế độc tôn khi được bao quanh bởi 3 con sông lớn là sông Cấm, sông Ruột Lợn và sông Bạch Đằng.
Có mặt tại công trường Vinhomes Royal Island nhộn nhịp những ngày này, chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh không khỏi ngạc nhiên về tiến độ thi công các công trình điểm nhấn tại đây. Với các tiện ích như bãi biển riêng sau nhà, vị chuyên gia kinh tế định nghĩa đó là “sự độc bản, cho tới giờ chưa dự án nào sao chép được”. “Người Viêt Nam mình vẫn nói cái gì hiếm thì mới quý. Dự án này là minh họa rõ nét cho việc thu hút giới thượng lưu, giới nhà giàu, siêu giàu khắp thế giới tới Việt Nam bằng những sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp, quý hiếm” – ông Vũ Đình Ánh nói.
Trải nghiệm đa dạng, nâng hạng chất sống hoàng gia
Cùng với đặc quyền sở hữu bãi tắm biển riêng sau nhà, các chủ nhân của Vinhomes Royal Island còn được thừa hưởng trọn vẹn nhịp sống “hoàng gia” với những tiện ích lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Mới – độc – lạ nhất có lẽ là sự xuất hiện của các môn cưỡi ngựa, đua ngựa, trình diễn ngựa. Để giúp cư dân làm quen với các môn thể thao vốn chỉ dành cho giới quý tộc này, Học viện Cưỡi ngựa Hoàng Gia đã được xây dựng với 300 chuồng chăm sóc ngựa chuyên nghiệp; bệnh viện thú y cao cấp và các khu vực chăm sóc sức khỏe ngựa; các khu tập luyện; sân đa năng biểu diễn ngựa rộng gần 1 ha, đường đua ngựa giải trí…
Vinhomes Royal Island còn giành được điểm cộng 5 sao của các tín đồ thể thao bởi ngay trong lòng đại đô thị có sự hiện diện của Vinpearl Golf Hải Phòng quy mô hàng đầu Đông Nam Á. Được thiết kế bởi IMG Worldwide – đơn vị đã thành công với hơn 100 sân golf nổi tiếng khắp thế giới, trên diện tích lên tới 160 ha, sân golf 36 hố này khiến các golfer mong muốn ra sân suốt 365 ngày trong năm. Đặc biệt, trong đó có 27 hố được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng có thể hỗ trợ việc luyện tập vào ban đêm.Cũng như các “đảo tỉ phú” nổi tiếng thế giới, Vinhomes Royal Island sẽ là điểm hẹn của những chiếc du thuyền xa hoa, với bến neo đậu quy mô 10 ha được xây dựng. Theo thiết kế, nơi đây có thể tiếp nhận cùng lúc tới 300 du thuyền, cùng với các hạ tầng về bảo dưỡng – sửa chữa quy mô 3.800 m2 và hàng loạt dịch vụ phụ trợ khác… Chỉ với 30 phút kết nối qua các tuyến đường thủy hiện hữu là hành trình khám phá di sản Vịnh Hạ Long – Đảo Cát Bà thú vị sẽ được mở ra.
Trong lòng Vinhomes Royal Islsand cũng sẽ có sự hiện diện của nhiều tiện ích giúp kiến tạo một cuộc sống thượng lưu trọn vẹn. Về giáo dục, có tới 7 trường học Vinschool được quy hoạch trong đại đô thị cùng Trường Quốc tế Hàn Quốc. Về y tế, Phòng khám đa khoa Quốc tế Vinmec xây dựng ngay trên đảo sẽ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cư dân, đặc biệt là gói dịch vụ “y tế tận nhà” lần đầu tiên được triển khai. Ngoài ra phải kể tới TTTM Vincom mô hình Life - Design Mall; Trung tâm hội nghị tiệc cưới Royal Palace; Công viên vui chơi giải trí gia đình VinWonders Royal Park với vườn thú mở Safari…
Với việc tích hợp hàng loạt tiện ích thượng lưu trong cùng một không gian sống, Vinhomes Royal Island chính là bến đỗ lý tưởng sở hữu những giá trị sống độc bản mà những cư dân tinh hoa luôn kiếm tìm. | Vinhomes Royal Island là một dự án BĐS độc đáo tại Việt Nam, với quy mô gấp 10 lần Fisher Island ở Florida (Mỹ). Dự án này đã trở thành "thỏi nam châm" trên thị trường BĐS đầu năm, thu hút giới đầu tư, khách hàng trong nước và quốc tế, đặc biệt là những người đề cao giá trị sống độc bản.
Dự án này được tích hợp với nhiều tiện ích thượng lưu, trong đó có bãi tắm nước biển riêng sau nhà. Đây là đặc quyền đầu tiên được tích hợp trong một dự án BĐS tại Việt Nam. Các bãi tắm này sẽ tạo ra sự đối xứng cho không gian sống khi kết hợp hài hòa với vẻ đẹp của những biệt thự chắt lọc tinh hoa kiến trúc từ khắp thế giới.
Các chủ nhân của Vinhomes Royal Island còn được thừa hưởng trọn vẹn nhịp sống "hoàng gia" với những tiện ích lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Mới - độc - lạ nhất có lẽ là sự xuất hiện củ |
336 | Hưng Yên: Phấn đấu hết năm 2024 có trên 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. (Xây dựng) – Đây là mục tiêu quan trọng được đề ra trong Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên năm 2024 vừa được UBND tỉnh Hưng Yên ban hành ngày 4/4/2024.Kế hoạch nhằm tạo sự chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; triển khai hiệu quả các nội dung xây dựng nông thôn mới, hoàn thành các chỉ tiêu năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đã được phê duyệt.
UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý; đưa chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu vào chương trình công tác, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị.
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh giao; triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình xây dựng nông thôn mới trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý.
Trong kế hoạch, UBND tỉnh Hưng Yên đề ra mục tiêu là tiếp tục triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Duy trì mức đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu tại các địa phương đã được công nhận đạt chuẩn theo yêu cầu của bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025; phấn đấu có thêm 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, toàn tỉnh có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2024; có thêm từ 10-15 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đưa tỷ lệ các xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu lên trên 30%; phấn đấu có từ 1 - 2 huyện hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao.
Kế hoạch của UBND tỉnh Hưng Yên đề ra một số nhiệm vụ như: Tập trung phấn đấu hoàn thành 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2024; phấn đấu hết năm 2024 đưa tỷ lệ các xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong toàn tỉnh lên trên 30%; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho các huyện đã đăng ký phấn đấu xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 vào cuối năm 2024.
Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng các nội dung, các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn của các huyện, thành phố, thị xã và các xã. | Tóm tắt:
UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024, với mục tiêu phấn đấu hết năm 2024 có trên 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Kế hoạch nhằm tạo sự chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; triển khai hiệu quả các nội dung xây dựng nông thôn mới, hoàn thành các chỉ tiêu năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đã được phê duyệt.
UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý; đưa chỉ tiêu xây |
337 | Ca sĩ Tân Nhàn ra mắt MV “Tiếng khèn mùa ban nở” hướng về Tây Bắc. Hướng về Tây Bắc vào đúng mùa hoa ban đang nở rộ, ngày 8-4, Nghệ sĩ ưu tú Tân Nhàn ra mắt MV (video âm nhạc) “Tiếng khèn mùa ban nở” – một trong những sáng tác mới được yêu thích hiện nay của nhạc sĩ Lê Minh, lời thơ Nguyên Như.
Chọn ca khúc “Tiếng khèn mùa ban nở”, ca sĩ Tân Nhàn cho biết, không chỉ vì say đắm mùa hoa ban rực rỡ khắp đất trời Tây Bắc mỗi dịp đi biểu diễn được ngắm nhìn, mà nữ ca sĩ còn vì bị mê hoặc giai điệu đẹp, lời ca đầy hình ảnh vừa nên thơ lại vừa đậm đặc vẻ đẹp văn hóa vùng Tây Bắc của bài hát. “Thực hiện MV đúng mùa hoa ban rực rỡ, tôi mong muốn lan tỏa một ca khúc hay và góp thêm một sản phẩm nghệ thuật giới thiệu về vẻ đẹp tuyệt vời của đất trời, con người Tây Bắc như ca khúc đã viết”, ca sĩ Tân Nhàn chia sẻ.Là giọng ca gắn liền với những ca khúc mang âm hưởng dân gian và đang giảng dạy âm nhạc, Nghệ sĩ ưu tú Tân Nhàn nhận định, ca khúc “Tiếng khèn mùa ban nở” là một trong số không nhiều những ca khúc dân gian sáng tác mới hiện nay vừa hay lại vừa bảo đảm tính học thuật trong âm nhạc và có thể xếp vào dạng ca khúc nghệ thuật. Chính vì vậy, ngoài việc hát, thực hiện MV nhằm đưa ca khúc lan tỏa sâu rộng hơn đến công chúng, trong công tác đào tạo sinh viên, Tân Nhàn còn khuyến khích sinh viên hát và tham dự các kỳ thi âm nhạc với ca khúc này.Ca khúc “Tiếng khèn mùa ban nở” mang âm hưởng miền núi rất rõ nét, ca từ đáng yêu, giàu hình ảnh. Khi lời hát cất lên, người nghe cảm thấy như đang đứng giữa đất trời Tây Bắc, hòa mình vào không khí xôn xao chợ tình, nao nức bâng khuâng nghe tiếng khèn vang vọng khắp các đỉnh núi…
Sau khi nghe ca sĩ Tân Nhàn thể hiện hát ca khúc này, nhạc sĩ Lê Minh đã dành nhiều lời khen ngợi. “Tân Nhàn đã thể hiện được đúng tinh thần bài hát mà tôi gửi gắm, không phô trương, cầu kỳ mà rất cảm xúc, sâu sắc. Điều này làm tôi rất trân trọng", nhạc sĩ Lê Minh bày tỏ.Đặc biệt, nhằm thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp mà ca khúc mang lại, ca sĩ Tân Nhàn chú trọng đầu tư MV với phần hình ảnh được quay ở nhiều địa điểm nổi tiếng dọc tuyến Hòa Bình, Sơn La, thể hiện vẻ đẹp rực rỡ của mùa hoa ban đặc trưng vùng Tây Bắc. Ngoài ra, trang phục, vũ đạo cũng được nữ ca sĩ đầu tư để tạo nên sức trẻ, sự tươi mới cho ca khúc, giúp ca khúc gần hơn với những khán giả trẻ. Đây cũng là một trong những hướng đi của ca sĩ Tân Nhàn khi mong muốn âm nhạc dân gian, truyền thống tiếp cận với giới trẻ, nhằm nối dài tình yêu với những loại hình âm nhạc này.
Với MV “Tiếng khèn mùa ban nở”, Tân Nhàn đang giữ lời hứa năm 2024 sẽ hoạt động nghệ thuật tích cực sau sự cố mất giọng hát vì sức khỏe suốt 2 năm qua. Trong đó, phải kể đến album về miền Trung “Người Hà Tĩnh có thương”, MV “Trúc mọc bên đình”- một sáng tác mới của nhạc sĩ Nguyễn Quang Long gần đây. | Ca sĩ Tân Nhàn vừa ra mắt MV "Tiếng khèn mùa ban nở" hướng về Tây Bắc. Ca khúc được viết bởi nhạc sĩ Lê Minh và lời thơ của Nguyên Như. Tân Nhàn chia sẻ rằng, ca khúc này đã khiến cô say đắm vào mùa hoa ban rực rỡ khắp đất trời Tây Bắc, và cô mong muốn lan tỏa một ca khúc hay và góp thêm một sản phẩm nghệ thuật giới thiệu về vẻ đẹp tuyệt vời của đất trời, con người Tây Bắc. Ca khúc "Tiếng khèn mùa ban nở" mang âm hưởng miền núi rất rõ nét, ca từ đáng yêu, giàu hình ảnh. Nhạc sĩ Lê Minh đã dành nhiều lời khen ngợi cho Tân Nhàn khi thể hiện đúng tinh thần bài hát mà nhạc sĩ gửi gắm. Tân Nhàn cũng đã đầu tư MV với phần hình ảnh được quay ở nhiều địa điểm nổi tiếng dọc tuyến Hòa Bình, Sơn La, thể hiện vẻ đẹp rực rỡ của mùa hoa ban đặc trưng vùng Tây B |
338 | TPHCM: Lượng điện tiêu thụ đầu tháng 4 tiếp tục tăng cao. (Chinhphu.vn) - Theo Tổng công ty Điện lực TPHCM, do thời tiết nắng nóng kéo dài, sản lượng điện tiêu thụ của TPHCM trong những ngày đầu tháng 4/2024 liên tiếp tăng cao và đã vượt đỉnh năm 2023. Cụ thể, ngày 3/4/2024 đạt 95,12 triệu kWh, ngày 4/4: 95,17 triệu kWh, ngày 5/4: 96,89 triệu kWh. Trong khi đó, ngày tiêu thụ điện cao nhất của năm 2023 là 94,8 triệu (ngày 6/5/2023). Nếu mọi năm, cuối tháng 4 đầu tháng 5, sản lượng tiêu thụ điện mới đạt cao nhất thì năm nay mới đầu tháng 4, ngày tiêu thụ điện cao nhất đã đạt 96,89 triệu kWh/ngày, Pmax (công suất) đạt gần 4.750 MW, cao nhất từ trước đến nay.
Dự báo, trong những ngày tiếp theo của tháng 4, nhiệt độ tại TPHCM và khu vực miền Nam còn nắng nóng kéo dài. Nhiệt độ bình quân khoảng 36-38 độ C, nhiệt độ thực tế ngoài trời có lúc lên đến 40-41 độ C, số giờ nắng nóng trong ngày cũng nhiều hơn, vì vậy, sản lượng điện tiêu thụ có thể sẽ tiếp tục tăng cao, dự báo có thể tăng 30-40% so với tháng 3.
Theo ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TPHCM, do thời tiết nắng nóng kèo dài nhiều ngày và thời tiết oi bức trong ngày kéo dài dẫn đến người dân sử dụng thiết bị làm mát tăng cao, đặc biệt là máy lạnh. Việc này đã dẫn đến sản lượng điện tăng cao. Trường hợp sử dụng máy lạnh thường xuyên cần vệ sinh định kỳ ba tháng/lần.
Việc vệ sinh máy lạnh thường xuyên không chỉ tiết kiệm điện hiệu quả mà còn tăng tuổi thọ cho máy. Nhiệt độ máy lạnh luôn để ở mức 26 độ C trở lên, nếu cài nền nhiệt quá thấp sẽ gây tiêu hao điện quá lớn.
Mỗi khi nhiệt độ bên ngoài tăng dao động 1 độ C, các thiết bị điều hòa nhiệt độ, điển hình là máy lạnh sẽ có thể tăng từ 2-3% hiệu suất tiêu thụ điện dẫn đến tiền điện tăng cao so với trung bình sử dụng của những tháng khác trong năm, ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt trong gia đình.
Ngành điện tiếp tục kêu gọi mọi người, mọi nhà cùng chung tay sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại gia đình, tại nơi làm việc như: Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, cắt hẳn nguồn điện nếu không sử dụng các thiết bị điện; chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết và sử dụng ở chế độ, mức nhiệt độ phù hợp (chế độ làm lạnh từ 26 độ C trở lên); ưu tiên mua sắm các phương tiện, thiết bị điện hiệu suất cao, có dán nhãn năng lượng đạt mức hiệu suất cao; không sử dụng bóng đèn sợi đốt… để bảo đảm nguồn cung cấp điện và hạn chế tăng chi phí sử dụng điện hằng tháng. | TPHCM: Sản lượng điện tiêu thụ đầu tháng 4 tiếp tục tăng cao do thời tiết nắng nóng kéo dài. Sản lượng điện tiêu thụ của TPHCM trong những ngày đầu tháng 4/2024 liên tiếp tăng cao và đã vượt đỉnh năm 2023. Ngày 3/4/2024 đạt 95,12 triệu kWh, ngày 4/4: 95,17 triệu kWh, ngày 5/4: 96,89 triệu kWh. Nhiệt độ tại TPHCM và khu vực miền Nam còn nắng nóng kéo dài, nhiệt độ bình quân khoảng 36-38 độ C, nhiệt độ thực tế ngoài trời có lúc lên đến 40-41 độ C, số giờ nắng nóng trong ngày cũng nhiều hơn, vì vậy, sản lượng điện tiêu thụ có thể sẽ tiếp tục tăng cao, dự báo có thể tăng 30-40% so với tháng 3. Ngành điện kêu gọi mọi người, mọi nhà cùng chung tay sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại gia đình, tại nơi làm việc như: Tắt các thiết bị điện khi ra k |
339 | Thị trường bất động sản Khánh Hòa ghi nhận gần 6.000 giao dịch trong quý I. Trong quý I, thị trường bất động sản tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 5.941 giao dịch với tổng giá trị khoảng khoảng 7,6 nghìn tỷ đồng. So với quý I/2023, lượng giao dịch quý I/2024 đã khởi sắc hơn nhiều.
Số liệu báo về nhà ở và thị trường BĐS quý I/2024 của Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa vừa công bố cho biết, trong quý, thị trường phát sinh khoảng 5.941 giao dịch với tổng giá trị giao dịch khoảng 7,6 nghìn tỷ đồng.
Trong quý có 2 dự án nhà ở đủ điều kiện đưa BĐS vào kinh doanh, bao gồm: Chung cư CCU-01, KĐT mới Phước Long (TP Nha Trang), quy mô khoảng 236 căn hộ và khu phức hợp nghỉ dưỡng, giải trí tại TP Cam Ranh, quy mô gần 1.000 căn nhà ở liền kề. Đáng chú ý, trong quý I, tỉnh Khánh Hòa đã hoàn thành 260 căn NƠXH.
Theo đánh giá của Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, thị trường BĐS quý I có nhiều giao dịch hơn so với quý IV/2023. Theo đó, căn hộ chung cư tăng 37 giao dịch, đất nền tăng 774 giao dịch và nhà ở riêng lẻ tăng 69 giao dịch.
Đồng thời, trên địa bàn tỉnh hiện có 6 dự án nhà ở thương mại đang xây dựng với tổng quy mô 1.435 căn hộ và 4.122 căn nhà ở riêng lẻ; 26 dự án BĐS nghỉ dưỡng đang triển khai, cung ứng 12.149 căn hộ du lịch và 2.588 biệt thự du lịch.
Theo Sở Xây dựng Khánh Hòa, trong quý I, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều chỉ đạo và triển khai nhiều giải pháp để phục hồi thị trường BĐS và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững trên tinh thần Nghị Quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ. Ngày 28/02/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 205/QĐTTg phê duyệt Đồ án quy chung Đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045 làm cơ sở triển khai các công tác tiếp theo góp phần vào mục tiêu hoàn thành Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Hiện nay, đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040 đang trình cấp thẩm quyền phê duyệt, đồng thời các địa phương khác trên địa bàn toàn tỉnh, cũng như các quy hoạch phân khu đang ở bước lập, trình thẩm định làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đây là cơ sở để kêu gọi đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, KĐT, dự án kết cấu hạ tầng và đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu thập thấp, nhà ở công nhân, thiết chế công đoàn…
Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa cũng đã có văn bản yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan yêu cầu thúc, đẩy triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân KCN giai đoạn 2021-2030” năm 2024.
Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa đang trình HĐND tỉnh thông qua Điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2030, lần thứ 2.
Với những chính sách được tháo gỡ, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ là tín hiệu khả quan cho thị trường BĐS trong thời gian tới. | Thị trường bất động sản tỉnh Khánh Hòa đã ghi nhận 5.941 giao dịch trong quý I/2024, tăng so với quý IV/2023. Tổng giá trị giao dịch là khoảng 7,6 nghìn tỷ đồng. Trong quý, có 2 dự án nhà ở đủ điều kiện đưa BĐS vào kinh doanh, bao gồm: Chung cư CCU-01, KĐT mới Phước Long (TP Nha Trang), quy mô khoảng 236 căn hộ và khu phức hợp nghỉ dưỡng, giải trí tại TP Cam Ranh, quy mô gần 1.000 căn nhà ở liền kề. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 6 dự án nhà ở thương mại đang xây dựng với tổng quy mô 1.435 căn hộ và 4.122 căn nhà ở riêng lẻ; 26 dự án BĐS nghỉ dưỡng đang triển khai, cung ứng 12.149 căn hộ du lịch và 2.588 biệt thự du lịch. UBND tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều chỉ đạo và triển khai nhiều giải pháp để phục hồi thị trường BĐS và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh |
340 | Dự kiến từ năm 2025, TP Hải Phòng cấm đậu xe ô tô trong trung tâm. Trước “sức ép” gia tăng nhanh chóng phương tiện ô tô ở TP Hải Phòng, địa phương này đã có kế hoạch, giải pháp để hạn chế phương tiện ô tô dừng đậu tại một số tuyến đường, đặc biệt là trong khu vực trung tâm thành phố.
Chiều ngày 8-4, Sở GTVT TP Hải Phòng đã có báo về triển khai thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố về tình hình đậu xe ô tô và phát triển các bãi đậu xe ô tô trên địa bàn.
Theo Sở GTVT TP Hải Phòng, trong những năm gần đây, lượng xe ô tô trên địa bàn thành phố tăng trung bình 8%-10%/năm. Theo thống kê, thành phố này có trên 242.000 xe ô tô. Trên địa bàn thành phố, đặc biệt là khu vực trung tâm đang thiếu trầm trọng bãi đậu xe. Theo số liệu thống kê, các bãi, điểm đậu xe đang hoạt động tại khu vực trung tâm thành phố cung cấp khoảng 3.700 vị trí.
Các bãi đậu xe hiện có chỉ đáp ứng được khoảng 4%-5% nhu cầu, chưa kể nhu cầu đậu xe của du khách và người dân địa phương khác.
Theo khảo sát của Sở GTVT TP Hải Phòng, các chủ phương tiện đậu xe tùy tiện, chiếm dụng lòng đường, chiếm dụng vỉa hè để đậu xe ô tô diễn ra phổ biến.
Trước tình trạng trên, UBND TP Hải Phòng có văn bản chỉ đạo, từ ngày 1-4, công an thành phố tập trung xử phạt với mức cao nhất đối với các trường hợp dừng, đậu xe ô tô không đúng quy định tại điểm có nguy cơ gây tai nạn giao thông và các xe ô tô đậu trên vỉa hè dành cho người đi bộ.
Đặc biệt, theo kế hoạch, từ ngày 1-4-2025, TP Hải Phòng chỉ cho phép dừng, không cho phép đậu xe ô tô trên các tuyến đường giao thông, đặc biệt là trong khu vực trung tâm. | Từ năm 2025, TP Hải Phòng sẽ cấm đậu xe ô tô trong khu vực trung tâm để giải quyết tình trạng tăng trưởng nhanh chóng của phương tiện ô tô. Hiện tại, lượng xe ô tô trên địa bàn thành phố tăng trung bình 8%-10%/năm, với hơn 242.000 xe ô tô. Tuy nhiên, khu vực trung tâm thành phố đang thiếu trầm trọng bãi đậu xe, với khoảng 3.700 vị trí đậu xe hiện có chỉ đáp ứng được khoảng 4%-5% nhu cầu. Các chủ phương tiện đậu xe tùy tiện, chiếm dụng lòng đường, chiếm dụng vỉa hè để đậu xe ô tô diễn ra phổ biến. Để giải quyết tình trạng trên, UBND TP Hải Phòng đã có văn bản chỉ đạo, từ ngày 1-4, công an thành phố tập trung xử phạt với mức cao nhất đối với các trường hợp dừng, đậu xe ô tô không đúng quy định tại điểm có nguy cơ gây tai nạn giao thông và các xe ô tô đậu tr |
341 | Biến bể bơi thành thiên đường nghỉ dưỡng với dòng bàn ghế giả mây cao cấp. (Xây dựng) - Thay vì là một nơi vận động, tập luyện đơn thuần, bể bơi ngoài trời dần được định hướng thành một khuôn viên nghỉ dưỡng, thư giãn. Bởi vậy, những bộ bàn ghế giả mây cao cấp trở thành yếu tố quan trọng mang đến cho khách hàng những giây phút trải nghiệm đắt giá nhất.
Bàn ghế giả mây: Nét chấm phá nâng tầm đẳng cấp bể bơi nghỉ dưỡng
Không gian bể bơi như thế nào sẽ thu hút bạn? Một nơi chỉ có khuôn viên bể bơi trống trải hay kết hợp thêm khu nghỉ dưỡng thoải mái với ô che nắng và dàn ghế sập nghỉ ngơi dễ chịu? Thực tế cho thế, ngay cả khuôn viên bể bơi tại khu chung cư, trung tâm bơi lội cũng đang ngày một chú trọng đầu tư về bối cảnh cũng như toàn diện hóa trải nghiệm cho khách hàng.
Bàn ghế giả mây có lẽ là dòng sản phẩm được nhắc đến nhiều nhất trong việc “lột xác” các khu bể bơi nghỉ dưỡng. Vừa mang đến sự thoải mái, dễ chịu cho khách hàng, vừa là nét chấm phá tạo điểm nhấn cho không gian bể, không sai khi nói những bộ bàn ghế giả mây là nội thất có thể biến bể bơi thành thiên đường nghỉ dưỡng cho tất cả mọi người.Tạo dấu ấn khác biệt về không gian
Giữa hàng ngàn sản phẩm trên thị trường, những mẫu bàn ghế giả mây vẫn là sự lựa chọn hoàn hảo không thể thay thế. Bàn ghế hồ bơi giả mây được chế tác từ những sợi mây nhựa tổng hợp. Đây là một chất liệu có độ bền cao, kháng nước, dễ dàng tạo kiểu và có độ thoáng khí tốt.
Linh hoạt trong chế tác giúp mỗi sản phẩm được tạo ra đều mang đậm vẻ đẹp nghệ thuật, đầy sự phá cách và mới mẻ. Chúng không chỉ đơn thuần là một nơi để nghỉ ngơi mà trở thành điểm nhấn tạo nên sự khác biệt, thể hiện phong cách và tinh thần nghệ thuật kiến trúc của mỗi khu bể bơi riêng biệt.
Từ nét cổ điển quyền quý, cầu kỳ cho đến sự tối giản, hiện đại, những mẫu ghế hồ bơi giả mây đều đáp ứng hoàn hảo. Vậy nên, không thể phủ nhận đây chính là mảnh ghép kiến tạo nên giá trị, khẳng định đẳng cấp nghỉ dưỡng mà các đơn vị thiết kế kiến trúc nội thất đang tìm kiếm.
Đáp ứng hoàn hảo mong muốn trải nghiệm từ khách hàng
Những bộ bàn ghế giả sợi mây hồ bơi đã làm quá tốt khi thành công đáp ứng mọi mong muốn trải nghiệm từ khách hàng. Không chỉ chú trọng đến tính thẩm mỹ, mỗi chiếc ghế, chiếc bàn được tạo ra đều đảm bảo mang đến sự thoải mái nhất cho người ngồi.
Các sợi mây nhựa tổng hợp có khả năng nâng đỡ tốt, thoáng khí, loại bỏ hoàn toàn cảm giác bí bách, ẩm ướt sau khi bơi lội. Món đồ nội thất này giúp bạn có thể thoải mái thưởng thức một ly nước trái cây mát lạnh, vui vẻ trò chuyện cùng bạn bè, người thân. Điều này vô hình trung kết nối mọi người với nhau, tạo nên những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc không thể quên.
Không chỉ vậy, những bộ bàn ghế giả mây còn là một background cực xịn, tạo nên những góc sống ảo lung linh, sang chảnh và tràn ngập không khí mùa hè tươi mới.Thông minh trong chọn đơn vị phân phối bàn ghế hồ bơi giả mây uy tín
Sức hút của các dòng bàn ghế mây nhựa tổng hợp đã tạo điều kiện cho các hoạt động phân phối phát triển mạnh. Để tránh tiền mất tật mang, người tiêu dùng cần thông minh, cẩn thận khi mua hàng. Theo đó, chọn đơn vị phân phối có tên tuổi, thương hiệu, kiểm tra kỹ đơn hàng trước khi thanh toán là điều căn bản nhất cần nắm chắc. Nội thất Quang Đông là một thương hiệu nổi bật, được nhiều khách hàng tin tưởng và đánh giá cao.
Bàn ghế giả mây cho hồ bơi không mới nhưng chưa bao giờ hết hot trong ngành thiết kế kiến trúc, nội thất. Do đó, để biến một khuôn viên bể bơi trở thành chốn thiên đường nghỉ dưỡng thu hút khách hàng, chắc chắn bạn không thể bỏ qua dòng sản phẩm tuyệt vời này! | Bài viết này trình bày về việc sử dụng bàn ghế giả mây cao cấp để tạo nên một không gian nghỉ dưỡng cho bể bơi ngoài trời. Bàn ghế giả mây được chế tác từ những sợi mây nhựa tổng hợp, có độ bền cao, kháng nước, dễ dàng tạo kiểu và có độ thoáng khí tốt. Những mẫu ghế hồ bơi giả mây đáp ứng hoàn hảo mọi mong muốn trải nghiệm từ khách hàng, từ nét cổ điển quyền quý, cầu kỳ cho đến sự tối giản, hiện đại. Những bộ bàn ghế giả mây còn là một background cực xịn, tạo nên những góc sống ảo lung linh, sang chảnh và tràn ngập không khí mùa hè tươi mới. Tuy nhiên, để tránh tiền mất tật mang, người tiêu dùng cần thông minh, cẩn thận khi mua hàng và chọn đơn vị phân phối có tên tuổi, thương hiệu, kiểm tra kỹ đơn hàng trước khi thanh toán. Nội thất Quang Đông là một thương hiệu nổi bật, được nhiều |
342 | Hòa Bình công khai 19 dự án bất động sản chưa được phép bán 'lúa non'. Sở Xây dựng Hoà Bình khuyến cáo người dân không giao dịch đối với 19 dự án BĐS chưa đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng và cảnh báo rủi ro khi mua bán đất nền trên địa bàn.
Sở Xây dựng Hòa Bình vừa đăng tải thông tin các dự án bất động sản (BĐS) chưa đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng, bán trên địa bàn và cảnh báo rủi ro khi mua bán đất nền chưa đủ điều kiện kinh doanh tại các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh (Quý I/2024).
Theo danh sách, TP Hòa Bình có 12 dự án đã lựa chọn được nhà đầu tư, ký hợp đồng thực hiện dự án nhưng chưa đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh BĐS gồm:
Khu dân cư nông thôn và tái định cư tại Đồng Trám, xóm Miều, xã Trung Minh có diện tích 3,37 ha; KĐT mới Hòa Bình - GELEXIMCO tại phường Thịnh Lang và phường Tân Hòa, diện tích 31,2 ha (Liên danh Tập đoàn GELEXIMCO - Công ty CP và Công ty Cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội); KĐT sinh thái Trung Minh tại xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình, diện tích 59,84ha.Khu dân cư tại phường Thái Bình, diện tích 0,878 ha (Liên danh Công ty TNHH một thành viên Gia Ngân và Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Sơn Tây); Khu dân cư Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình diện tích 16,95ha (Liên danh SUDICO - SUDICO Hòa Bình); Khu dân cư Phương Lâm diện tích 13,15 ha (Công ty Cổ phần Xây dựng Sao Vàng);
KĐT sinh thái cao cấp Yên Quang tại xã Quang Tiến, diện tích 89,9 ha (Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ quốc tế SEIKA - Công ty TNHH dịch vụ thương mại Nam Hà Nội - Công ty Cổ phần Vinaconex 39); Khu nhà ở Hoàng Vân Hòa Bình, phường Thịnh Lang, diện tích 9,72 ha (Liên danh Công ty Cổ phần BĐS Hoàng Vân Hòa Bình và Công ty Cổ phần Tập đoàn LANDORA);
Khu dân cư đường Trương Hán Siêu, phường Thịnh Lang, diện tích 10,43 ha (Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà Thái Hưng); KĐT mới Sông Đà-Hòa Bình tại phường Thái Bình và xã Dân Chủ, diện tích 28,2 ha (Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà); KĐT mới Trung Minh B, xã Trung Minh, diện tích 58,87 ha; Dự án Nhà ở xã hội cho công nhân mua, thuê và thuê mua (giai đoạn II), phường Hữu Nghị, diện tích 0,7667 ha (Công ty Cổ phần Thương mại Dạ Hợp).
Trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có 2 dự án gồm: Khu nhà ở Thăng Long Xanh tại xã Phúc Tiến, diện tích 99,86 ha (Liên danh Công ty Cổ phần Thăng Long Land, Công ty TNHH Xây dựng Thành Hưng và Công ty Cổ phần Phát triển đô thị An Thịnh); Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đảo Ngọc tại xã Dân Hạ, diện tích 35ha (Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Xanh Kỳ Sơn và Công ty Cổ phần Tập đoàn TELIN)
Ở huyện Lương Sơn có 5 dự án gồm: Khu nhà ở Suối Sếu, xã Nhuận Trạch, diện tích 1,02ha, Liên danh Công ty Cổ phần Phúc Nguyên số 1 Việt Nam - Công ty TNHH Thăng Long; Làng sinh thái Việt Xanh, xã Tân Vinh, diện tích 49,9ha (Công ty Cổ phần địa ốc Sài Gòn); Khu nhà ở nghỉ dưỡng và dịch vụ tổng hợp tại Tiểu khu 1 và Tiểu khu 2, thị trấn Lương Sơn, diện tích 8, 71ha (Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn IUC và Công ty Cổ phần Xây dựng số 7);
Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại xã Tân Vinh, diện tích 98ha (Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư Reenco Hòa Bình, Công ty TNHH Xây dựng Thành Hưng và Công ty Cổ phần Phát triển đô thị An Thịnh); Khu dân cư tại Tiểu khu I, thị trấn Lương Sơn, diện tích 10,1ha (Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn IUC và Công ty Cổ phần xây dựng số 7).
Cũng theo danh sách được Sở Xây dựng đăng tải, có 43 dự án chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án đấu giá quyền sử dụng đất.
Sở Xây dựng Hòa Bình khuyến cáo, người dân không tham gia giao dịch đối với các BĐS chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trước khi tham gia các giao dịch BĐS cần tìm hiểu các thông tin về dự án được công bố trên cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng Hòa Bình (http://soxaydung.hoabinh.gov.v...) và cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình (http://hoabinh.gov.vn) hoặc có thể liên hệ tới Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Sở Xây dựng Hòa Bình để có được thông tin chính xác nhất.
Sở Xây dựng nhấn mạnh, các tổ chức, cá nhân có bằng chứng về việc ký hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua bán sản phẩm dự án giữa khách hàng và chủ đầu tư, đề nghị cung cấp về Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan (Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố nơi có dự án rao bán) để xem xét, xử lý theo đúng quy định pháp luật. | Sở Xây dựng Hòa Bình đã công khai danh sách 19 dự án bất động sản chưa đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Sở Xây dựng cũng cảnh báo rủi ro khi mua bán đất nền chưa đủ điều kiện kinh doanh tại các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Trong danh sách, có 12 dự án đã lựa chọn được nhà đầu tư, ký hợp đồng thực hiện dự án nhưng chưa đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh BĐS. Các dự án này bao gồm Khu dân cư nông thôn và tái định cư tại Đồng Trám, xóm Miều, xã Trung Minh; KĐT mới Hòa Bình - GELEXIMCO tại phường Thịnh Lang và phường Tân Hòa; KĐT sinh thái Trung Minh tại xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình; Khu dân cư tại phường Thái Bình; Khu dân cư Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình; Khu dân cư Phương Lâm; KĐT sinh thái cao cấp Yên Quang |
343 | TP.HCM sẽ kiểm tra đăng ký hành nghề các cơ sở khám chữa bệnh. (PLO)- Sở Y tế TP.HCM sẽ kiểm tra đăng ký hành nghề các cơ sở khám chữa bệnh từ ngày 15-4 đến hết năm 2024. Ngày 8-4, Sở Y tế TP.HCM thông tin Sở này vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện đăng ký hành nghề các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn từ ngày 15-4, kéo dài đến hết năm 2024.
Ngoài kiểm tra theo trọng tâm, trọng điểm, Sở Y tế TP.HCM còn kiểm tra đột xuất cơ sở khám chữa bệnh theo đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân, dư luận xã hội, phản ánh của báo chí.
Kế hoạch kiểm tra bao gồm kiểm tra cơ sở khám chữa bệnh là bệnh viện công và tư nhân, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, lưu ý các cơ sở có yếu tố nước ngoài.
Bảng kiểm tra đăng ký hành nghề của Sở Y tế được thiết kế chi tiết, chặt chẽ hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh như chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và rất nhiều hồ sơ, giấy tờ liên quan.Bên cạnh hướng dẫn cơ sở khám chữa bệnh làm đúng, Sở Y tế cũng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong đợt kiểm tra này.Thời gian qua, Sở Y tế kiểm tra rất nhiều phòng khám, vi phạm thường gặp là người hành nghề không có đăng ký, hành nghề không có chứng chỉ hành nghề…
Gần đây nhất là vào đầu tháng 4, Thanh tra Sở Y tế vừa kiểm tra một phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt ở quận Tân Bình, TP.HCM. Theo đó Sở đã đưa phòng khám này vào danh sách theo dõi sát.
Tại thời điểm kiểm tra, đoàn ghi nhận phòng khám nha khoa này vẫn mở cửa hoạt động, sử dụng người không có chứng chỉ hành nghề tham gia khám bệnh, chữa bệnh. Cạnh đó, thời gian hoạt động của phòng khám nha khoa không đúng theo giấy phép được cấp, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật không có mặt tại cơ sở. | TP.HCM sẽ tiến hành kiểm tra đăng ký hành nghề các cơ sở khám chữa bệnh từ ngày 15/4 đến hết năm 2024. Sở Y tế TP.HCM sẽ kiểm tra các cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm bệnh viện công và tư nhân, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, và các cơ sở có yếu tố nước ngoài. Bảng kiểm tra đăng ký hành nghề của Sở Y tế được thiết kế chi tiết, chặt chẽ hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh như chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và rất nhiều hồ sơ, giấy tờ liên quan. Sở Y tế cũng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong đợt kiểm tra này. Trong thời gian qua, Sở Y tế đã kiểm tra rất nhiều phòng khám, vi phạm thường gặp là người hành nghề không có đăng ký, hành nghề không có chứng chỉ hành nghề. Gần đây nhất là vào đầu tháng 4, Thanh tra Sở Y tế đã kiểm tra một phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt ở quận Tân B |
344 | Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 8/4/2024 về việc tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long nêu: Từ đầu năm đến nay, tại Đồng bằng sông Cửu Long đã liên tiếp xảy ra các đợt xâm nhập mặn và nắng nóng kéo dài. Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị ở địa phương đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp ứng phó theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và bộ chuyên ngành, qua đó đã giảm thiểu được thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, hạn chế ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân (người dân ở một số khu vực gặp khó khăn về nguồn nước, nhưng vẫn được bảo đảm nước sinh hoạt thông qua các biện pháp tăng cường cấp nước của chính quyền).
Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ nay đến giữa tháng 5 năm 2024, tại Đồng bằng sông Cửu Long có thể xuất hiện 03 đợt xâm nhập mặn (từ ngày 08 đến 13 tháng 4, từ ngày 22 đến 28 tháng 4 và từ ngày 07 đến 11 tháng 5 năm 2024), nguy cơ thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt của nhân dân có thể tiếp tục xảy ra, nhất là tại các khu dân cư trên các cù lao, đặc biệt trong bối cảnh nguồn dự trữ nước ngọt đã suy giảm sau những đợt nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài.
Để bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, chủ động ứng phó với các đợt xâm nhập mặn thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các địa phương có nhiều hộ dân bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn như các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau không được lơ là, chủ quan, tổ chức theo dõi sát tình hình, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp ứng phó với nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện số 04/CĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2024, số 19/CĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2024 và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2024, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau:
a) Tiếp tục tổ chức rà soát, nắm chắc thông tin tình hình về từng khu vực, từng ấp, xóm, từng hộ dân trên địa bàn có nguy cơ xảy ra thiếu nước sinh hoạt, nhất là các hộ dân sinh sống ở vùng ven biển, cuối nguồn cấp nước, khu dân cư trên các cù lao để có các phương án cụ thể phù hợp nhằm bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân, kiên quyết không để người dân không có nước sinh hoạt.
b) Tổ chức rà soát các nguồn nước ngọt dự trữ trên địa bàn để có phương án cân đối, điều hòa nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước thực tế tại từng địa bàn, trường hợp không thể đáp ứng đủ các nhu cầu dùng nước thì phải ưu tiên sử dụng nguồn nước ngọt phục vụ cấp nước cho sinh hoạt của người dân và các nhu cầu thiết yếu khác.
c) Chủ động bố trí ngân sách của địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để triển khai ngay các biện pháp cần thiết phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm bảo đảm nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho người dân.
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng người dân không có nước sinh hoạt.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo cơ quan chức năng theo dõi sát diễn biến, dự báo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long để cơ quan chức năng, các địa phương và người dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó phù hợp, tránh hoang mang, không để xảy ra bị động, bất ngờ.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo theo dõi diễn biến, dự báo chuyên ngành, cung cấp thông tin kịp thời cho các địa phương và người dân; đồng thời chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp cụ thể phòng, chống thiếu nước, xâm nhập mặn, hạn chế ảnh hưởng đến đời sống người dân và sản xuất nông nghiệp.
4. Bộ trưởng Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo, triển khai công tác đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân và các nhu cầu thiết yếu khác ở các đô thị, thị trấn.
5. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác về tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, tránh lơ là, chủ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời không gây hoang mang trong công tác ứng phó.
6. Các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ động chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ địa phương ứng phó với nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm đời sống người dân.
7. Giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương, nhất là các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long triển khai công tác ứng phó phù hợp với tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
8. Giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kết quả thực hiện Công điện này./. | Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 8/4/2024 về việc tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long nêu: Từ đầu năm đến nay, tại Đồng bằng sông Cửu Long đã liên tiếp xảy ra các đợt xâm nhập mặn và nắng nóng kéo dài. Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị ở địa phương đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp ứng phó theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và bộ chuyên ngành, qua đó đã giảm thiểu được thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệ |
345 | TPHCM sẽ dành biên chế tuyển công chức, viên chức từ nguồn sinh viên xuất sắc, người có trình độ cao. (KTSG Online) – TPHCM sẽ điều động, luân chuyển hoặc tinh giản những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, hạn chế năng lực, uy tín, để có biên chế tuyển dụng sinh viên xuất sắc, người có trình độ cao.UBND TPHCM vừa có Quyết định ban hành kế hoạch về triển khai thực hiện Nghị quyết số 25 của HĐND TP ban hành Quy định về nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, mức thu nhập và các chính sách đãi ngộ để tuyển dụng công chức, viên chức từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, người có trình độ cao vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị TPHCM.
Theo kế hoạch, TPHCM sẽ rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ để tăng vị trí việc làm có nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, người có trình độ cao.
Cụ thể, TPHCM sẽ điều động, luân chuyển sang các vị trí khác hoặc xem xét, giải quyết chế độ, chính sách, tinh giản biên chế đối với những trường hợp cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, hạn chế về năng lực và uy tín, để sử dụng biên chế phục vụ công tác tuyển dụng công chức, viên chức từ nguồn sinh viên xuất sắc, người có trình độ cao.
Thành phố sẽ ưu tiên sử dụng biên chế còn dư do chưa tuyển dụng đủ nhân lực hoặc dôi ra sau khi điều động, luân chuyển, sắp xếp tổ chức, bộ máy để tuyển dụng sinh viên xuất sắc, người có trình độ cao. Cá nhân được tuyển chọn phải thực sự có đủ phẩm chất và năng lực xuất sắc, tiêu biểu trong nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới.
Sinh viên xuất sắc, người có trình độ cao sau khi được tuyển dụng có trách nhiệm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Đáng chú ý, TPHCM sẽ rà soát, đưa vào quy hoạch và bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với sinh viên xuất sắc, người có trình độ cao, tạo môi trường thuận lợi để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát huy sở trường, áp dụng kiến thức đã được đào tạo, bồi dưỡng vào thực tiễn.
Bên cạnh đó, kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, đưa ra khỏi danh sách những trường hợp không còn tiêu biểu về phẩm chất và năng lực, kết quả thực hiện nhiệm vụ không đạt yêu cầu, để tạo cơ hội cho các trường hợp khác thay thế. | TPHCM sẽ tuyển dụng công chức, viên chức từ nguồn sinh viên xuất sắc, người có trình độ cao. UBND TPHCM vừa ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 25 về nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, mức thu nhập và các chính sách đãi ngộ để tuyển dụng công chức, viên chức từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, người có trình độ cao vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị TPHCM. TPHCM sẽ rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ để tăng vị trí việc làm có nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, người có trình độ cao. TPHCM sẽ điều động, luân chuyển sang các vị trí khác hoặc xem xét, giải quyết chế độ, chính sách, tinh giản biên chế đối với những trường hợp cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, hạn chế về năng lực và uy tín, để sử dụ |
346 | Mở rộng mạng lưới vận động hiến tặng mô, tạng: Phải thay đổi từ nhận thức của cán bộ y tế
NDO - Chỉ sau một năm thí điểm xây dựng mạng lưới 16 bệnh viện vận động hiến tặng mô, tạng, đã vận động được gia đình 33 trường hợp chết não hiến tạng. Trong khi đó, 450 bệnh viện cùng quy mô của Việt nam trong năm qua chỉ vận động được 2 trường hợp đồng ý hiến tạng. Việc vận động hiến tặng mô, tạng từ bệnh viện tuyến dưới có giá trị tăng nguồn tạng hiến từ người cho chết não. Chiều 8/4, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia tổ chức họp báo chia sẻ về công tác điều phối đa tạng của bệnh nhân chết não từ bệnh viện tuyến tỉnh.
Thành công từ vận động hiến tặng mô, tạng ở tuyến tỉnh
Cuối tháng 3/2024, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh là bệnh viện tỉnh chưa ghép tạng đầu tiên thực hiện chẩn đoán và hồi sức chết não hiến mô tạng từ bệnh nhân chết não.
Ngày 31/3, Trung tâm nhận được thông tin từ Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có bệnh nhân (D.M.Đ., sinh năm 1988, tỉnh Quảng Ninh) bị tai nạn giao thông, được đưa đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê, Glasgow 3 điểm, đồng tử hai bên giãn tối đa, mất phản xạ ánh sáng.
Được điều trị và hồi sức tích cực, các y, bác sĩ đã cố gắng hết sức tìm cơ hội sống nhưng kỳ tích không đến. Khi được bác sĩ, tư vấn viên đề cập đến việc hiến, mô tạng sau chết não, gia đình đã đồng ý hiến mô, tạng.
Trung tâm phối hợp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cử kíp chẩn đoán và xuống Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí để hỗ trợ và điều phối mô tạng thành công theo đúng quy định của pháp luật. Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã khởi động điều phối các tạng được hiến theo quy định pháp luật.
Theo đó, 1 tim, 1 tạng thận, 1 phần gan (gan trái) được điều phối tới Bệnh viện Trung ương Huế; 1 phần gan (gan phải), 1 tạng thận được điều phối tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức; 2 giác mạc được điều phối tới Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Hiện tất cả các tạng được lấy từ người hiến chết não được ghép đều có tiến triển tốt, đã mang lại sự sống cho các bệnh nhân khác.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, thành công của ca hiến có hai đặc điểm lớn. Một là, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí là bệnh viện đầu tiên chưa ghép tạng thực hiện chẩn đoán chết não, hồi sức chết não. Lần đầu tiên chia tách gan người hiến chết não thành công để ghép cho hai người (1 trẻ em, 1 người lớn), tạo nên cột mốc mới cho công tác ghép gan tại Việt Nam.
"Đây là cột mốc quan trọng trong việc xây dựng nòng cốt, hình thành và mở rộng mạng lưới hiến tạng trong toàn quốc mà trong thời gian qua Trung tâm đã nỗ lực xây dựng", Phó Giáo sư Đồng Văn Hệ nói.Sau khi đưa vào thí điểm xây dựng mạng lưới 16 bệnh viện vận động hiến tặng mô, tạng, Trung tâm đã hỗ trợ 4 bệnh viện triển khai thành công chẩn đoán chết não, hồi sức và hiến mô tạng.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là cơ sở y tế đầu tiên chưa ghép tạng thực hiện thành công chẩn đoán chết não và hồi sức chết não vào ngày 19/9/2022. Thành công này tiếp theo được ghi dấu ấn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An vào tháng 9/2023.Ngày 12/4/2024 vừa qua, nữ điều dưỡng Bệnh viện E không may qua đời đã hiến đa tạng. Các bác sĩ tại Bệnh viện E đã chẩn đoán nữ điều dưỡng chết não và xin ý kiến lấy tạng hiến tại Bệnh viện E, cứu sống 4 người khác với các bộ phận cơ thể được ghép tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tiếp theo đó, thành công này được ghi dấu ấn tại Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Cần thay đổi nhận thức của nhân viên y tế
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế đánh giá, mô hình xây dựng mạng lưới bệnh viện vận động hiến tặng mô, tạng hết sức phù hợp với điều kiện Việt Nam, cần phải nhân rộng mô hình này.
Thứ trưởng đề xuất, bên cạnh việc các bệnh viện thành lập tổ tư vấn để có người vận động tư vấn cho gia đình có người bệnh tiên lượng chết não, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia tính toán có lộ trình phát triển phù hợp, mở rộng mạng lưới.
"Khi vận động, chúng ta nên mời các tổ chức xã hội cùng tham gia. Phải gắn bó chặt chẽ với các bệnh viện hàng đầu về ngoại khoa để có nguồn lực triển khai", Giáo sư Trần Văn Thuấn phát biểu.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, Việt Nam có xếp hạng về số ca hiến mô, tạng thấp trên thế giới, đứng sau Malaysia và Thái Lan. Để nâng cao hơn nữa việc vận động hiến tặng mô, tạng, việc quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các bệnh viện có vai trò quyết định.
"Đến nay, chỉ có 22/68 bệnh viện đã thành lập tổ tư vấn. Nhiều cơ sở y tế khác chưa thật sự quan tâm đến công tác vận động hiến tặng mô, tạng. Một trong những điều quan trọng để phát triển mạng lưới bệnh viện là cần chính sách cho các hoạt động vận động hiến mô, tạng. Lãnh đạo các bệnh viện cần tạo điều kiện, hỗ trợ cho các tư vấn viên hoạt động. Đây là điều quan trọng và cần thiết để thúc đẩy nguồn hiến mô, tạng trong thời gian tới", bác sĩ Hệ bày tỏ.
Tiến sĩ, bác sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng cho rằng, để tăng được số lượng người chết não hiến tạng, một bệnh viện không làm được mà phải có mạng lưới phổ rộng trên toàn quốc từ tuyến cơ sở lên tuyến trên. Do đó, mỗi bệnh viện phải bắt đầu việc này bằng tập huấn, truyền thông để mỗi cán bộ y tế đều là tình nguyện viên vận động.
"Nhân viên y tế chỉ làm tốt khi họ nhận thức được việc mình tuyên truyền, vận động gia đình người không may có người thân chết não để hiến tạng giống như chăm sóc, điều trị cho người bệnh. Việc vận động tốn nhiều công sức và lâu dài, chỉ trong một trăm ca vận động mà chúng ta được 1-2 ca đồng ý hiến tạng là rất tốt. Hy vọng những gì chúng ta làm hôm nay, mai sau sẽ có kết quả tốt hơn nữa. Chúng tôi luôn cam kết hỗ trợ, chuyển giao những gì chúng tôi có cho các bệnh viện khác với mục đích chung là nhiều người bệnh được hồi sinh", Tiến sĩ Dương Đức Hùng chia sẻ. | Mở rộng mạng lưới vận động hiến tặng mô, tạng: Phải thay đổi từ nhận thức của cán bộ y tế
Ngày 8/4, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia tổ chức họp báo chia sẻ về công tác điều phối đa tạng của bệnh nhân chết não từ bệnh viện tuyến tỉnh. Sau một năm thí điểm xây dựng mạng lưới 16 bệnh viện vận động hiến tặng mô, tạng, đã vận động được gia đình 33 trường hợp chết não hiến tạng. Trong khi đó, 450 bệnh viện cùng quy mô của Việt nam trong năm qua chỉ vận động được 2 trường hợp đồng ý hiến tạng. Việc vận động hiến tặng mô, tạng từ bệnh viện tuyến dưới có giá trị tăng nguồn tạng hiến từ người cho chết não.
Thành công từ vận động hiến tặng mô, tạng ở tuyến tỉnh
Cuối tháng 3/2024, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh là bệnh viện tỉnh chưa ghép tạng đầu tiên th |
347 | Kiện toàn, củng cố hệ thống phòng, chống lao thống nhất, xuyên suốt
(Chinhphu.vn) - Sáng 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao. Phó Thủ tướng yêu cầu các thành viên Uỷ ban tập trung đánh giá chính xác, toàn diện, khoa học về bệnh lao tại Việt Nam hiện nay; năng lực phòng ngừa, xét nghiệm, điều trị đã đáp ứng mục tiêu kiểm soát, tiến tới chấm dứt bệnh lao; làm rõ những nguy cơ mới đối với công tác phòng chống bệnh lao như lao kháng thuốc, phát hiện ca nhiễm mới… và đề xuất hướng giải quyết.
Khoảng 40% ca lao tiềm ẩn trong cộng đồng
Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2022 Việt Nam có thêm 172.000 người mới mắc lao và khoảng 13.000 người tử vong do lao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao, lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam còn rất phức tạp, nhất là sau khi kết thúc đại dịch COVID-19. Số bệnh nhân lao được phát hiện, đưa vào điều trị và được báo cáo hằng năm mới chỉ chiếm khoảng 60% số bệnh nhân lao ước tính. Tỉ lệ bệnh nhân lao được chữa khỏi hoàn toàn là trên 90%, lao kháng thuốc là 75%.
Đáng chú ý, hiện có khoảng 40% ca lao tiềm ẩn trong cộng đồng chưa được phát hiện, cùng với 2% bệnh nhân lao kháng thuốc, là nguyên nhân lây lan chính trong cộng đồng. Gần 30% người dân Việt Nam có tiếp xúc với vi khuẩn lao.
Hiện nay, Chương trình Chống lao quốc gia Việt Nam đang triển khai các can thiệp toàn diện để tăng cường phát hiện sớm, nhất là trong những nhóm có nguy cơ cao (phạm nhân, người cao tuổi, trẻ em, người nhiễm HIV); áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, phác đồ điều trị, thuốc mới nhất.
Về một số khó khăn trong công tác phòng, chống lao, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương Đinh Văn Lượng cho biết, 12/63 tỉnh, thành phố chưa có bệnh viện lao và bệnh phổi, dẫn đến thiếu nhân sự chuyên trách để triển khai các can thiệp phòng chống lao. Trong khi đó, mô hình y tế tuyến huyện chưa đồng nhất tại 63 địa phương gây ra các khó khăn khi thực hiện thanh toán thuốc lao và các dịch vụ khám bệnh lao từ bảo hiểm y tế.
Cán bộ y tế chuyên ngành phòng, chống lao rất thiếu, chế độ chính sách hạn chế. Nguồn kinh phí viện trợ quốc tế cho hoạt động phòng, chống lao có xu hướng giảm dần trong khi ngân sách địa phương cho hoạt động này còn hạn chế.
Nhận thức của người dân về bệnh lao đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn sai lệch, chưa đầy đủ. Đa số bệnh nhân là người nghèo, còn tồn tại sự kỳ thị và mặc cảm…Cần phá vỡ 'quỹ đạo' dịch tễ thường quy của bệnh lao
Tại cuộc họp, GS.TS Trần Văn Sáng (nguyên Chủ nhiệm bộ môn Lao - bệnh phổi, Đại học Y Hà Nội) cho rằng, bệnh lao là vấn đề sức khoẻ cộng đồng nên cùng với hệ thống bệnh viện bệnh phổi và bệnh lao, cần có sự tham gia của mọi người dân để chấm dứt căn bệnh này. Theo đó, yêu cầu quan trọng nhất là phát hiện sớm, điều trị ngoại trú tại cơ sở và có mạng lưới giám sát để bệnh nhân lao điều trị khỏi hoàn toàn.
"Đây cũng là lợi thế của Việt Nam khi có mạng lưới phòng chống lao đến tận cơ sở cùng cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ", ông Trần Văn Sáng nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, GS.TS Đinh Ngọc Sỹ, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, nếu chỉ tối ưu hóa các hoạt động phòng, chống lao hiện nay, thực hiện bao phủ y tế toàn dân và bảo trợ xã hội, tỉ lệ mắc lao mới sẽ giảm nhưng không thể đạt mục tiêu đặt ra trong kiểm soát, tiến tới chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam.
Theo ông Đinh Ngọc Sỹ, cần phá vỡ "quỹ đạo" dịch tễ thường quy của bệnh lao thông qua đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng đồng bộ vaccine mới, thuốc mới, phác đồ điều trị mới.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho rằng, cần tập trung nguồn lực mạnh mẽ, triển khai điều tra dịch tễ sâu trong cộng đồng để tạo chuyển biến căn bản trong công tác phòng, chống bệnh lao. Thời gian tới, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ chú trọng tầm soát, điều tra dịch tễ bệnh lao trong đối tượng học sinh.
Bao phủ bảo hiểm y tế cho mọi bệnh nhân lao
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Y tế tiếp tục cập nhật thông tin, số liệu bài bản, hệ thống, chính xác về tình hình bệnh lao tại Việt Nam (tỉ lệ phát hiện ca nhiễm mới, hiệu quả điều trị, số ca tử vong…); khuyến cáo của các tổ chức quốc tế; thực tế huy động nguồn lực từ Nhà nước, xã hội, quốc tế…
Từ đó, Bộ Y tế đánh giá toàn diện, cẩn trọng về kết quả thực hiện các mục tiêu đặt ra cho công tác phòng, chống bệnh lao khi Việt Nam vẫn nằm trong số 30 nước chịu gánh nặng chi phí bệnh lao cao nhất thế giới.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải chỉ rõ các khó khăn, thách thức, nguy cơ bùng phát và gánh nặng điều trị nếu không có giải pháp kiểm soát và đẩy lùi hữu hiệu bệnh lao.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng cho rằng nhiệm vụ hàng đầu của Bộ Y tế là ban hành quy định, hướng dẫn chuyên môn về công tác dự phòng, phát hiện, điều trị bệnh nhân lao từ tuyến cơ sở đến Trung ương. Đây là căn cứ để phân công nhiệm vụ, xác định nhu cầu nhân lực trong các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học, khu vực đặc thù (trại giam, cơ sở cai nghiện, trung tâm giáo dưỡng),… nhằm kiện toàn, củng cố bộ máy, tổ chức hệ thống phòng, chống lao thống nhất, xuyên suốt trong phạm vi cả nước.
Về nguồn lực tài chính, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu phương pháp, quy chuẩn kỹ thuật, đơn giá phát hiện, xét nghiệm, phác đồ điều trị… để làm căn cứ thanh toán bảo hiểm y tế, hoặc bố trí từ ngân sách Nhà nước, huy động nguồn lực xã hội dành cho các hoạt động thuộc chương trình phòng, chống lao.
"Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ LĐTB&XH nghiên cứu phương án chi trả chi phí xét nghiệm phát hiện bệnh lao cũng như bao phủ bảo hiểm y tế cho mọi bệnh nhân lao", Phó Thủ tướng chỉ đạo và lưu ý phải thực hiện đấu thầu tập trung để bảo đảm có đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế cho công tác phòng, chống lao.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị y tế để triển khai điều tra toàn quốc về tình hình bệnh lao trong năm 2025; cập nhật, bổ sung tình hình và nhiệm vụ phòng, chống lao để báo cáo, kiến nghị kịp thời với cấp có thẩm quyền các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ xét nghiệm nhanh, đại trà về bệnh lao, cùng các phác đồ điều trị mới nhất, kết hợp với y học cổ truyền; phát triển ứng dụng (app) dành cho bệnh nhân lao…
Phó Thủ tướng đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bệnh lao, chủ động khám sàng lọc, phòng ngừa. Các hội người cao tuổi, phụ nữ, thanh niên, nông dân… cần trở thành hạt nhân, nòng cốt trong triển khai chương trình phòng chống lao tại địa phương.
| Tóm tắt:
- Hiện tại, Việt Nam có khoảng 40% ca lao tiềm ẩn trong cộng đồng chưa được phát hiện, đây là nguyên nhân lây lan chính trong cộng đồng.
- Các khó khăn trong công tác phòng, chống lao bao gồm thiếu nhân sự chuyên trách, mô hình y tế tuyến huyện chưa đồng nhất, cán bộ y tế chuyên ngành phòng, chống lao rất thiếu, chế độ chính sách hạn chế, nguồn kinh phí viện trợ quốc tế cho hoạt động phòng, chống lao có xu hướng giảm dần trong khi ngân sách địa phương cho hoạt động này còn hạn chế.
- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Y tế tiếp tục cập nhật thông tin, số liệu bài bản, hệ thống, chính xác về tình hình bệnh lao tại Việt Nam; đánh giá toàn diện, cẩn trọng về kết quả thực hiện các mục tiêu đặt ra cho công tác phòng, chống bệnh lao khi Việt Nam vẫn nằm trong số 30 nước chịu gánh nặng chi phí bệnh lao cao nhất thế giới.
- Phó Thủ |
348 | 20 năm dạy học ở vùng thâm sơn cùng cốc. 20 năm dạy học ở 2 bản Cát, Trỉa, thầy Thành và thầy Sinh vẫn vẹn nguyên tấm lòng cống hiến vì học trò, nhưng đau đáu vì 'học sinh hết lớp 12 xong đi làm thuê, chứ không học tiếp'.
Thầy Hồ Văn Thành, 45 tuổi, điểm trưởng điểm trường thôn Cát và thầy Hồ Xuân Sinh, 44 tuổi, điểm trưởng điểm trường thôn Trỉa, cùng thuộc Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Hướng Sơn (Hướng Hóa, Quảng Trị).
Hai thầy có 20 năm gắn bó dạy học ở vùng khó, nhiều thiếu thốn nhưng tràn đầy tình cảm trân quý của học trò và phụ huynh.
Bám lớp bám trò vì ân tình của phụ huynh
Năm 2005, thầy Thành chân ướt chân ráo bước vào nghề dạy học tại điểm trường thôn Cát. "Thời đó đường, điện không có, ruộng ít, bà con làm không đủ ăn. Tôi gùi gạo, mắm muối, sách vở theo đường rừng.
Cuối giờ dạy thì vào rừng hái đoác (một loại cây rừng, người vùng cao thường lấy ruột bên trong để luộc ăn - NV), ra suối Khe Miếu bắt ốc, cá cải thiện. Bà con thấy thầy vất vả, họ quan tâm, cho rau, cá; gạo thì tặng thầy 1 - 2 lon mỗi khi lũ lụt chia cắt", thầy Thành kể về tấm lòng của dân bản.Cũng ngay năm đầu tiên vào bản, thầy Thành sốt đứng lớp không được. 5h sáng, hàng chục dân bản thay nhau dùng võng khiêng thầy vượt rừng, đến 12h trưa mới ra tới quốc lộ 9 để đi điều trị. Chính cái ân tình đó khiến sau một tuần nằm viện, thầy về thẳng lớp vì thương các em thiếu con chữ.
Có năm mưa lũ to, đường sá chia cắt, thầy Thành ở lại bản đến 2 tháng liền, đói no nhờ cả ở dân bản.
Trong khi đó, thầy Hồ Xuân Sinh vào cắm thôn Trỉa từ năm 2004. "Thời đó trường chỉ là một cái lán nhỏ, dạy học một tháng liền rồi về nhà mang thức ăn vào. Rất mừng là bà con quan tâm, họ khổ cực nhưng không cho giáo viên khổ, thầy cô phải có gạo ăn", thầy Sinh kể.Sau năm 2010, đường sá được dân bản cải tạo, thầy cô mới có thể đi xe máy nhưng cũng vất vả trăm bề vì vẫn là đường rừng trơn trượt, gồ ghề. Thức ăn tươi mang lên chỉ ăn được một bữa, phải nướng để tích trữ. Sau năm 2019, có điện nên thầy cô sắm tủ lạnh mới trữ được đồ tươi.
Cả 2 thầy được điều đi một số bản khác, về dạy ở trung tâm xã nhưng cuối cùng vẫn tình nguyện xin về dạy ở 2 thôn khó khăn Cát, Trỉa, là 2 thôn xa nhất của xã Hướng Sơn.
Có 2 tuyến đường vào đây, trong đó một tuyến đường mòn giữa rừng từ trung tâm xã dài khoảng 16km, chỉ có thể di chuyển bằng xe máy vào mùa khô. Con đường này một bên dốc cao, một bên vực sâu, trơn trượt nên mùa mưa không ai dám đi.
Tuyến đường thứ 2 do một công ty tư nhân xây dựng để thi công thủy điện vào năm 2020. Tuy nhiên, con đường này về trung tâm xã dài đến 90km và cũng bị chia cắt, sạt lở vào mùa mưa lũ.
Điểm tựa tinh thần của học trò vùng caoĐiểm trường thôn Cát có 65 học sinh, trong đó có một lớp ghép 4 và 5. Điểm trường thôn Trỉa có 2 lớp ghép 1-2 và 3-4-5.
Sau 2 thập kỷ, học vấn con em Cát - Trỉa được cải thiện, kiến thức phát triển hơn nhiều. Hết cấp 1, các em lên học bán trú tại điểm trường trung tâm.
100% dân số tại đây là người Vân Kiều. Họ nặng lòng với con chữ, biết học chữ mới thoát nghèo. Nhưng vòng luẩn quẩn nghèo không có điều kiện để học lên cứ bám riết. Hàng trăm học trò được 2 thầy chăm bẵm nhưng đến nay chỉ có em Trần Thị Dung học lên cao đẳng sư phạm. Đây là thành tựu lớn nhất và là nguồn động viên để các thầy cô tiếp tục gắn bó với dạy học ở vùng này.
"Tôi chỉ mong các em cố gắng học, sau này có tương lai tươi sáng hơn, góp sức giúp thôn bản phát triển. Từ ngày đầu vào bản, tôi xác định con đường giáo dục là hàng đầu, hy sinh tất cả cho con em vùng cao", thầy Thành bộc bạch.
Thầy Nguyễn Đình Sâm - hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Hướng Sơn - đánh giá: "Tinh thần tình nguyện và tấm lòng của 2 thầy đã giúp nhiều thế hệ học trò ở thôn bản vững bước đến trường".
| Thầy Hồ Văn Thành và thầy Hồ Xuân Sinh là hai giáo viên đã dạy học ở vùng thâm sơn của Quảng Trị trong 20 năm qua. Họ đã gắn bó với học trò và phụ huynh, tình cảm trân quý của học trò và phụ huynh đã giúp họ vượt qua những khó khăn và thiếu thốn.
Thầy Thành đã bắt đầu dạy học tại điểm trường thôn Cát vào năm 2005. Đường đi, điện không có, ruộng ít, bà con làm không đủ ăn. Thầy Thành đã gửi gạo, mắm muối, sách vở theo đường rừng. Sau một tuần nằm viện, thầy về thẳng lớp vì thương các em thiếu con chữ.
Thầy Hồ Xuân Sinh đã bắt đầu dạy học tại điểm trường thôn Trỉa vào năm 2004. Thời đó trường chỉ là một cái lán nhỏ, dạy học một tháng liền rồi về nhà mang thức ăn vào. Rất mừng là bà con quan tâm, họ khổ cực nhưng không cho giáo viên khổ, thầy cô phải có gạo ăn.
|
349 | Tuyển sinh 2024: Toàn quốc có 65 mã hội đồng thi tốt nghiệp THPT. (Chinhphu.vn) - Bộ GD&ĐT vừa công bố mã sở GD&ĐT và mã hội đồng thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Theo đó, năm nay, cả nước có 65 hội đồng thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh trên cả nước sẽ đăng ký tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5. Tất cả thí sinh phải đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến trên hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT, địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn.
Khi khai phiếu đăng ký dự thi, thí sinh cần căn cứ quy định về mã hội đồng thi để điền chính xác nhằm bảo đảm quyền lợi học tập, dự thi. | Tóm tắt: Bộ GD&ĐT vừa công bố mã sở GD&ĐT và mã hội đồng thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Toàn quốc có 65 hội đồng thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh sẽ đăng ký tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5 trên hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT. Thí sinh cần căn cứ quy định về mã hội đồng thi để điền chính xác khi khai phiếu đăng ký dự thi. |
350 | Nhìn lại chặng đường 49 năm phát triển đô thị ở Hòa Bình. (Xây dựng) - Từ một tỉnh chỉ có 10 đơn vị hành chính cấp huyện vào năm 1975, đến nay, cùng với chặng đường 49 năm thống nhất và phát triển của đất nước, tỉnh Hòa Bình với 1 thành phố, 10 đơn vị hành chính cấp huyện đang tiếp tục nâng tầm đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa. Từng bước ổn định bộ máy hành chính
Tỉnh Hòa Bình được thành lập từ năm 1886 trên cơ sở điều chỉnh các vùng đất đai có đông đồng bào dân tộc Mường cư trú thuộc các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình. Khi mới thành lập có 04 phủ và gọi là tỉnh Mường, đến năm 1896 chính thức gọi là tỉnh Hòa Bình.
Giai đoạn trước năm 1975, đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Hòa Bình có nhiều biến động do sáp nhập và điều chỉnh. Đến năm 1975, tỉnh Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 01 thị xã Hòa Bình (nay là thành phố Hòa Bình) và 9 huyện gồm: Đà Bắc, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc và Yên Thủy. Đến nay, sau nhiều biến động về chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, tỉnh Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện và 151 đơn vị hành chính cấp xã.
Quá trình sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính tại tỉnh Hòa Bình đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội, nâng cao tỷ lệ đô thị hóa, hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước; đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội và thuận lợi cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, qua đó cũng bộc lộ một số bất cập, hạn chế. Số lượng đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh nhiều so với quy mô dân số và diện tích tự nhiên của tỉnh (nếu tổ chức theo tiêu chuẩn hiện hành thì về quy mô dân số toàn tỉnh tổ chức khoảng 9 đơn vị cấp huyện và 140 đơn vị cấp xã; về diện tích tự nhiên toàn tỉnh tổ chức khoảng 06 đơn vị cấp huyện và 88 đơn vị cấp xã). Quy mô về dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính, tổ chức trực thuộc của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã không đồng đều. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh trước khi thực hiện sáp nhập vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, nhiều biên chế; chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước cho các địa phương lớn. Hiệu quả của công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của hệ thống chính trị chưa cao và có sự chênh lệch lớn về số lượng nhiệm vụ, công việc phải giải quyết của cán bộ, công chức cùng vị trí nhưng khác đơn vị hành chính cùng cấp.
Hiện, tỉnh Hòa Bình có 11 đô thị hiện hữu, trong đó có thành phố Hòa Bình được phân loại đô thị loại II, 2 đô thị loại IV là Thị xã Lương Sơn, Thị trấn Mai Châu và 8 đô thị loại V.
Quy hoạch để nâng tầm đô thị
Theo Quyết định 1648/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050, đến 2030, tỉnh Hòa Bình sẽ thành lập 6 đô thị mới.
Cụ thể, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Hòa Bình có 13 đô thị. Bao gồm 11 đô thị hiện hữu và thành lập 2 đô thị mới đạt tiêu chí đô thị loại V (thị trấn Phong Phú, huyện Tân Lạc và thị trấn Mường Vó, huyện Lạc Sơn). Giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Hòa Bình có 17 đô thị.
Đô thị Hòa Bình phát triển theo mô hình chuỗi đô thị, gồm đô thị trung tâm hành chính - chính trị và các đô thị vệ tinh, được liên kết bằng hệ thống giao thông bán vành đai kết hợp các trục dọc, trục ngang có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng Trung du và miền núi phía Bắc và quốc gia. Phát triển không gian dựa trên kết nối các yếu tố tự nhiên và văn hóa truyền thống. Phát triển mô hình "Hành lang xanh" trong cấu trúc không gian đô thị của tỉnh.
Về phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn, quy hoạch các khu dân cư mới theo nhu cầu thực tế của từng địa phương. Hình thành điểm dân cư nông thôn phân bố dọc theo các trục giao thông và lân cận các đô thị - công nghiệp tập trung. Đối với các khu dân cư thuần nông, có định hướng chuyển dịch sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, áp dụng mô hình kinh tế trang trại. Bố trí các điểm dịch vụ thương mại hàng hoá tại các trung tâm xã, nhằm khuyến khích phát triển trao đổi sản phẩm nông nghiệp hàng hoá.
Phát triển Hòa Bình trở thành trung tâm đô thị và nhà ở mới xanh, sạch, đẹp, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, giao thông công cộng kết nối cao, vượt trội về giáo dục, y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nhà ở vệ tinh trở thành một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.Ông Đoàn Tiến Lập - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hòa Bình nhấn mạnh: Đô thị Hòa Bình thiết kế xây dựng theo năm tiêu chí: Khu dân cư linh hoạt có nhiều loại hình nhà ở với các mức giá khác nhau, áp dụng và nhân rộng các công nghệ thành phố thông minh; khả năng tiếp cận tiện ích trong khoảng cách đi bộ và tạo đủ không gian cho hội họp/giải trí; chất lượng môi trường được cải thiện, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; tính di động, tạo cơ sở hạ tầng hỗ trợ người đi bộ và các phương tiện không có động cơ, cung cấp giao thông công cộng/chia sẻ xanh đa phương thức hiệu quả; xây dựng nhiều loại cơ sở hạ tầng xã hội, đảm bảo người có nhu cầu đặc biệt cũng có thể tiếp cận được. Đồng thời tập trung vào các chương trình như mô hình ngôi nhà thứ hai; trung tâm đô thị xanh đa chức năng, tập trung huy động nguồn lực tư nhân để thực hiện các dự án nhà ở.
Để đạt được các mục tiêu này, UBND tỉnh Hòa Bình đã đề ra nhiệm vụ đối với từng đô thị và việc tổ chức thực hiện các nhóm giải pháp. Tập trung vào giải pháp về nguồn vốn, thu hút đầu tư, chính sách, phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai; nguồn lực, về xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch… Riêng giải pháp nguồn vốn là huy động đa dạng từ Trung ương, vốn ODA, ngân sách địa phương, nguồn vốn xã hội hóa và những nguồn vốn hợp pháp khác. Các nguồn vốn sẽ được sử dụng tốt cho đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, đảm bảo phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội đô thị, đáp ứng tiêu chí phân loại đô thị theo chương trình, kế hoạch phát triển đô thị. Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển đô thị đồng bộ, ưu tiên công trình có tính chất động lực, lan tỏa mạnh trong khu vực…
Tin tưởng rằng, với những mục tiêu và giải pháp cụ thể, tỉnh Hòa Bình sẽ sớm “về đích” trên hành trình đô thị hóa, tiếp tục tận dụng cơ hội, đánh thức tiềm năng, thu hút đầu tư để phát triển bền vững và toàn diện, trở thành một đô thị văn minh, hiện đại ngay cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. | Tỉnh Hòa Bình đã đạt được một số kết quả tích cực trong quá trình sắp xếp và tổ chức lại đơn vị hành chính, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao tỷ lệ đô thị hóa. Tuy nhiên, qua đó cũng bộc lộ một số bất cập, hạn chế, chẳng hạn như số lượng đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh nhiều so với quy mô dân số và diện tích tự nhiên của tỉnh.
Hiện nay, tỉnh Hòa Bình có 11 đô thị hiện hữu, trong đó có thành phố Hòa Bình được phân loại đô thị loại II, 2 đô thị loại IV là Thị xã Lương Sơn, Thị trấn Mai Châu và 8 đô thị loại V. Theo Quyết định 1648/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050, đến 2030, tỉnh Hòa Bình sẽ thành lập 6 đô thị mới.
Đô thị Hòa Bình phát triển theo mô |
351 | TP Hạ Long đang nỗ lực để sớm triển khai dự án thu gom, xử lý nước thải ven bờ. Lãnh đạo TP Hạ Long và Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã có thông tin về công tác bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long sau khi Báo Đại Đoàn Kết có phản ánh nước cống đen kịt xả ra vịnh Hạ Long.
Ngày 3/4, Báo Đại Đoàn Kết đã có bài viết “Nước cống đen kịt xả ra vịnh Hạ Long”. Nội dung phản ánh về việc nước thải chảy ra từ các cửa cống ở khu vực đường bao biển Trần Quốc Nghiễn (TP Hạ Long) có màu đen và bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến khu dân cư, khách du lịch.
Sau phản ánh của Báo Đại Đoàn Kết, đại diện chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã lên tiếng về vụ việc này tại Họp báo thường ký quý I/2024 của tỉnh Quảng Ninh.Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long thông tin: Đối với khu vực dọc tuyến đường bao biển Trần Quốc Nghiễn, tất cả khu đô thị mới và doanh nghiệp có trụ sở hoạt động tại khu vực này thì đều có khu xử lý nước thải riêng và nước thải được xử lý. Nếu đơn vị nào không có trạm xử lý nước thải thì bơm nước thải về trạm xử lý nước thải của thành phố đã được đấu nối để xử lý theo đúng quy định. Khu vực này có 2 trạm xử lý nước thải với công suất 1200m3/ngày đêm và vẫn đang vận hành bình thường.
Lí giải tại sao các cống chảy ra nước thải màu đen, bốc mùi hôi thối, Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long cho biết: Ở những khu dân cư cũ trước đây do hạ tầng đô thị chưa đồng bộ nên vẫn có nước thải khu dân cư cũ ngày xưa (không phải đô thị mới) thì họ vẫn xử lý theo hệ thống xử lý nước mặt thế và vẫn có việc chảy ra ngoài…
Theo ông Sơn, TP Hạ Long đã có dự án vay vốn ODA của Nhật để thực hiện dự án xử lý triệt để, thu gom lại toàn bộ nước thải của những khu đô thị cũ và bơm về trạm xử lý nước thải để xử lý. Tuy nhiên do một số vướng mắc nên đến nay chưa được triển khai. Thành phố đang cố gắng để triển khai dự án thu gom và xử lý nước thải một cách sớm nhất.Cung cấp thông tin về công tác bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết: Một trong những tác nhân ảnh hưởng đến môi trường vịnh Hạ Long là do hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại một số khu dân cư cũ thuộc các địa phương ven bờ vịnh Hạ Long chưa đồng bộ, làm phát sinh nước thải chưa xử lý ra ngoài môi trường. Mặt khác, khu vực vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung nhiều phương tiện giao thông thủy, trong đó có các phương tiện đánh bắt thủy sản lạc hậu, một số người dân ý thức chưa cao nên vẫn xả trực tiếp các loại chất thải trong đó có chất thải ra môi trường.
Về giải pháp, Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết: Tỉnh Quảng Ninh đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình xử lý nước thải sinh hoạt tại các địa phương ven bờ vịnh. Trong đó, tiếp tục mở rộng vùng thu gom nước thải sinh hoạt cho các trạm xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn chưa hết công suất; nâng cấp trạm xử lý nước thải sinh hoạt mới mục tiêu thu gom triệt để lượng nước thải sinh hoạt phát sinh.
Hiện nay, TP Hạ Long đang triển khai dự án “Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hạ Long” nhằm cải thiện, nâng cấp hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thành phố. Tỉnh cũng đặt ra mục tiêu tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải khu đô thị tập trung tại các địa phương ven bờ vịnh: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Quảng Yên đến năm 2025 đạt trên 65%, đến năm 2030 đạt trên 70%; triển khai dự án đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tại các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long nhằm xử lý nước thải đáp ứng quy chuẩn môi trường trước khi thải ra vịnh Hạ Long, đã áp dụng thành công công nghệ xử lý nước thải tại chỗ Jokaso của Nhật trong xử lý nước thải tại các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long.
Báo Đại Đoàn Kết sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này. | TP Hạ Long đang nỗ lực triển khai dự án thu gom và xử lý nước thải ven bờ. Sau phản ánh của Báo Đại Đoàn Kết về việc nước thải chảy ra từ các cửa cống ở khu vực đường bao biển Trần Quốc Nghiễn có màu đen và bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến khu dân cư và khách du lịch, đại diện chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đã lên tiếng về vụ việc này tại Họp báo thường ký quý I/2024 của tỉnh Quảng Ninh.
Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long cho biết, tất cả khu đô thị mới và doanh nghiệp có trụ sở hoạt động tại khu vực đường bao biển Trần Quốc Nghiễn đều có khu xử lý nước thải riêng và nước thải được xử lý. Nếu đơn vị nào không có trạm xử lý nước thải thì bơm nước thải về trạm xử lý nước thải của thành phố đã được đấu nối để xử lý theo đúng quy định. Khu vực này có 2 trạm xử lý n |
352 | Bộ GTVT đốc thúc tiến độ tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành. Bộ GTVT vừa chấn chỉnh tiến độ thi công dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành. Hiện hàng loạt gói thầu của dự án này đang bị chậm tiến độ. Theo Bộ GTVT, dự án có 11 gói thầu xây lắp gồm: Đoạn 1 phía Tây (gói thầu A1-A4) sử dụng vốn vay ADB, đoạn 2 (gói thầu J1-J3) sử dụng vốn vay JICA; đoạn 3 phía Đông (gói thầu A5-A7) sử dụng vốn vay ADB.
Trong đó, gói thầu A1-1 sản lượng đạt 15,66%, chậm khoảng 22,57%. Gói thầu A2.2-4 chưa hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu.
Gói thầu J1 sản lượng đạt 77,29%, chậm khoảng 7,77% so với kế hoạch. Hiện một số nội dung tồn tại về kỹ thuật và các chi phí dừng chờ, tái huy động của gói thầu chưa xử lý dứt điểm. Gói thầu J3 đã tổ chức đấu thầu nhưng không có nhà thầu quan tâm dự thầu.Các gói thầu A6-1, A6-2, A6-3 và A6-4 sản lượng đạt 16%-45%, chậm 61%-70%, thời gian thi công chỉ còn khoảng 1-4 tháng. Gói thầu A7 sản lượng đạt 82,95%, chậm khoảng 18,05%.
Để đẩy nhanh tiến độ thi công, Bộ GTVT yêu cầu chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) chỉ đạo các nhà thầu tập trung huy động nhân lực, máy móc thiết bị để đẩy nhanh tiến độ thi công với các gói thầu đoạn phía Đông, đảm bảo yêu cầu thông xe trong quý 3-2024 và hoàn thành toàn bộ đoạn tuyến phía Đông trong quý 4-2024.
Với gói thầu J1, Bộ GTVT yêu cầu VEC và Ban Quản lý dự án các đường cao tốc phía Nam lập tổ công tác có đủ thẩm quyền để trực tiếp xử lý dứt điểm các vướng mắc, đồng thời chỉ đạo nhà thầu khẩn trương huy động đầy đủ thiết bị, nhân sự đáp ứng năng lực, đẩy nhanh tiến độ thi công.
Riêng gói thầu J3, Bộ GTVT yêu cầu VEC khẩn trương làm việc với nhà tài trợ JICA và các bộ, ngành liên quan thực hiện thủ tục điều chỉnh thỏa thuận vay để nhà thầu Việt Nam có thể tham gia với tư cách nhà thầu độc lập.
Đồng thời, VEC cần chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, khẩn trương hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu để hoàn thành toàn bộ đoạn tuyến phía Tây trong quý 1-2025. | Tóm tắt: Bộ GTVT đang đốc thúc tiến độ thi công dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, trong đó có 11 gói thầu xây lắp. Hiện tại, một số gói thầu đang bị chậm tiến độ, với sản lượng đạt từ 15,66% đến 82,95%. Bộ GTVT yêu cầu chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) chỉ đạo các nhà thầu tập trung huy động nhân lực, máy móc thiết bị để đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành toàn bộ đoạn tuyến phía Đông trong quý 4-2024. Với gói thầu J1, Bộ GTVT yêu cầu VEC và Ban Quản lý dự án các đường cao tốc phía Nam lập tổ công tác để xử lý dứt điểm các vướng mắc. Riêng gói thầu J3, Bộ GTVT yêu cầu VEC khẩn trương làm việc với nhà tài trợ JICA và các bộ, ngành liên quan thực hiện thủ tục điều chỉnh thỏa thuận vay để nhà thầu Việt Nam có thể tham gia với tư c |
353 | Bàn giao công trình lớp học tại huyện miền núi Trà Bồng
NDO - Ngày 8/4, Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và Trung học cơ sở Trà Bùi), đóng trên địa bàn thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Công trình gồm 1 lớp học mới, 2 lớp học được sửa chữa, nâng cấp và sân trường xây mới với tổng kinh phí hơn 680 triệu đồng; qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở điểm trường còn nhiều khó khăn, với 100% học sinh là người đồng bào dân tộc Cor.
Điểm trường thôn Quế nằm cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 80km, được đánh giá là điểm trường khó khăn nhất so với các điểm trường còn lại. Điểm trường nằm cách Trường Trà Bùi khoảng 50km, dưới chân dãy núi Cà Đam (ở độ cao 1.400m so với mặt nước biển).
Ông Hồ Ngọc Ninh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Trà Bùi, cho biết, thôn Quế có 84 hộ dân với hơn 350 nhân khẩu, đều là đồng bào dân tộc Kor, chủ yếu sống bằng trồng lúa rẫy, khoai mì, không có thu nhập ổn định nên gần 100% là hộ nghèo.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Truyền thông tập đoàn Central Retail, chia sẻ: “Công trình nằm trong khuôn khổ dự án tài trợ giáo dục đang được Central Retail tích cực triển khai, trong đó trọng tâm là tài trợ các trường học, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cung cấp phương tiện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.Đến nay, Central Retail Việt Nam đã tài trợ hơn 8 tỷ đồng cho 12 trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giúp 7.000 trẻ em được tiếp cận với cơ sở vật chất học đường tốt hơn. Chúng tôi kỳ vọng, điểm trường thôn Quế sẽ là cầu nối quan trọng để nhân viên siêu thị GO! Quảng Ngãi có thêm điều kiện đóng góp nhiều hơn nữa cho địa phương, từ đó thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Tập đoàn Central Retail với chính quyền tỉnh Quảng Ngãi”.Thầy Trương Quang Kỳ, Hiệu trưởng Trường Trà Bùi, cho biết: Trước đây, điểm dạy tại thôn Quế cũng đã được Ủy ban nhân dân huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trà Bồng đầu tư xây dựng 2 phòng học và tường rào, cổng, ngõ, nơi ở cho giáo viên. Tuy nhiên, qua nhiều năm sử dụng, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Đến cuối năm 2023, Tập đoàn Central Retail đã hỗ trợ kinh phí hơn 680 triệu đồng xây dựng 1 phòng học mới, 1 sân chơi mới và sửa chữa 2 phòng học cũ, tường rào, cổng, ngõ cho các em học sinh.
“Món quà đầy ý nghĩa này phần nào chia sẻ sự khó khăn chung của ngành giáo dục huyện Trà Bồng và của Trường Trà Bùi, giúp các em có được nơi học tập khang trang và ổn định hơn. Món quà này cũng chứa đựng nhiều tình cảm, sự yêu thương, chia sẻ, đồng cảm, mang những niềm vui đến với thầy cô và học sinh nơi đây; tiếp thêm sức mạnh và động lực cho thầy và trò vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt được nhiệm vụ dạy và học”, thầy Trương Quang Kỳ nhấn mạnh.Nhằm phát huy tối đa giá trị sử dụng của công trình, Ban Giám hiệu Trường Trà Bùi phát động phong trào trang trí lớp học nhằm tạo cho học sinh có môi trường học tập thân thiện, gần gũi; nhắc nhở học sinh bảo quản, vệ sinh trường lớp sạch sẽ và tuyên truyền với phụ huynh, người dân cùng nhau giữ gìn cơ sở vật chất nói chung và dự án nói riêng để phát huy tối đa giá trị sử dụng được lâu dài của công trình. | Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã tổ chức bàn giao công trình lớp học Điểm trường thôn Quế (thuộc trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và Trung học cơ sở Trà Bùi), đóng trên địa bàn thôn Niên, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Công trình gồm 1 lớp học mới, 2 lớp học được sửa chữa, nâng cấp và sân trường xây mới với tổng kinh phí hơn 680 triệu đồng; qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở điểm trường còn nhiều khó khăn, với 100% học sinh là người đồng bào dân tộc Cor. Điểm trường thôn Quế nằm cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 80km, được đánh giá là điểm trường khó khăn nhất so với các điểm trường còn lại. Điểm trường nằm cách Trường Trà Bùi khoảng 50km, dưới chân dãy núi Cà Đam (ở độ cao 1.400m so với mặt nước biển). Ông Hồ Ngọc Ninh, Phó Chủ t |
354 | Quản lý tiền điện tiện lợi, thanh toán một chạm trên MoMo. Để tiện lợi và không làm gián đoạn cuộc sống, người dân 63 tỉnh thành vẫn có thể nhận thông báo, tra cứu và thanh toán tiền điện hàng tháng trên MoMo
Ngày 8/4/2024, Công ty MoMo thông tin, để tiện lợi và không làm gián đoạn cuộc sống, người dân 63 tỉnh thành vẫn có thể nhận thông báo, tra cứu và thanh toán tiền điện hàng tháng trên MoMo cho gia đình mình và người thân một cách dễ dàng và Tổng công ty Điện lực TP.HCM và Miền Nam (EVNHCMC và EVNSPC) đã bắt đầu thay đổi cách gửi thông báo tiền điện cho người dân TP.HCM và 21 tỉnh/thành miền Nam từ đầu tháng 4/2024.Theo đó, MoMo cập nhật trực tiếp hóa đơn điện để nhanh chóng nhắc lịch thanh toán đến người dùng. Sau khi nhập mã khách hàng (mã PE) gồm 13 ký tự để kiểm tra thông tin tiền điện, MoMo tự động lưu lại thông tin người dùng và gửi thông báo tiền cước từ ngày 2 - 5 hằng tháng. Đồng thời, người dùng có thể chọn thanh toán ngay trên MoMo mà không cần phải nhập lại mã khách hàng cho những lần kế tiếp.
Người dùng cũng có thể tra cứu và thanh toán hóa đơn tiền điện cho chính mình và cho người thân ngay trên MoMo. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với các bậc phụ huynh, người cao tuổi sinh sống ở vùng quê chưa quen với công nghệ di động, chưa quen với việc tải và đăng nhập ứng dụng hay thanh toán trực tuyến.
Việc chia sẻ thông tin hóa đơn và chi phí thanh toán điện trên MoMo cũng là một tính năng nổi bật giúp các thành viên trong gia đình hoặc nhóm bạn ở chung phòng dễ dàng theo dõi tiền điện và “chia tiền” hàng tháng. Ngoài ra, người dùng không mất phí dịch vụ khi thanh toán tiền điện bằng thẻ VISA trên MoMo. Vào những tháng “ví bị lép” vì có hàng trăm thứ phải chi, Ví Trả Sau sẽ là cứu cánh để người dùng MoMo thanh toán tiền điện đúng hẹn mà không phải nghĩ ngợi chuyện vay mượn bạn bè, người thân.
Hơn nữa, MoMo cung cấp dịch vụ thống kê và quản lý tất cả hóa đơn của người dùng trong 6 tháng gần nhất, mang lại trải nghiệm tiện lợi, dễ dàng khi quản lý và thanh toán hóa đơn điện, nước, internet và các dịch vụ khác ngay trên một nền tảng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn hỗ trợ người dùng quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả.
Ngoài ra, từ ngày 1 - 15/4/2024, 5 khách hàng thanh toán hóa đơn điện trên MoMo có số đuôi mã giao dịch (TID) là 150424 sớm nhất sẽ nhận được gói thẻ quà du lịch trị giá 1 triệu đồng, bao gồm 2 thẻ quà giảm 300.000 đồng khi thanh toán Vé máy bay (áp dụng hóa đơn từ 500.000 đồng) và 2 thẻ quà giảm 200.000 đồng khi thanh toán vé tàu hỏa (áp dụng hóa đơn từ 400.000 đồng).
Đối với khách hàng lần đầu trả hóa đơn điện qua MoMo hoặc chưa thanh toán trong vòng 60 ngày được giảm ngay 10.000 đồng khi nhập mã DIEN24 tại bước thanh toán cuối cùng (áp dụng cho hóa đơn từ 80.000 đồng). Từ ngày 1 - 30/4/2024, người dùng mới của MoMo sẽ nhận ngay combo thẻ quà trị giá 80.000 đồng để thanh toán mọi hóa đơn gia đình như điện, nước, internet và cước phí di động trả sau.
Như vậy, việc hợp tác giữa MoMo và EVN đã giúp đơn giản hóa quá trình thanh toán hóa đơn điện, mang lại trải nghiệm tiện lợi cho người dân, đồng thời thúc đẩy quá trình công dân số cho cả đất nước. | MoMo, một ứng dụng thanh toán trực tuyến, đã hợp tác với Tổng công ty Điện lực TP.HCM và Miền Nam (EVNHCMC và EVNSPC) để cung cấp dịch vụ thanh toán tiền điện hàng tháng cho người dân 63 tỉnh thành. Người dùng có thể nhận thông báo, tra cứu và thanh toán tiền điện trực tuyến một cách dễ dàng. MoMo cũng cung cấp dịch vụ thống kê và quản lý tất cả hóa đơn của người dùng trong 6 tháng gần nhất, giúp người dùng quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Người dùng cũng có thể chia sẻ thông tin hóa đơn và chi phí thanh toán điện trên MoMo, giúp các thành viên trong gia đình hoặc nhóm bạn ở chung phòng dễ dàng theo dõi tiền điện và “chia tiền” hàng tháng. MoMo cũng cung cấp các chương trình khuyến mãi cho người dùng thanh toán tiền điện trên ứng dụng. |
355 | Quản lý thị trường Bình Phước xử lý hơn 270 vụ vi phạm trong quý I/2024. rong quý I/2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước đã kiểm tra gần 360 vụ, xử lý hơn 270 vụ vi phạm, thu ngân sách 1 tỷ đồng.Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước, trong quý I/2024, thời điểm diễn ra tết Nguyên đán Giáp Thìn, các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ trên địa bàn tỉnh sôi động hơn so với tháng trước. Cùng với đó, ở trong tỉnh thời điểm trên nguồn hàng ổn định đủ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, giá cả không có biến động lớn, không xảy ra hiện tượng đầu cơ, găm hàng trên thị trường.
Tuy nhiên, thời gian này vẫn còn một số trường hợp vi phạm như: Kinh doanh hàng nhập lậu, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về lĩnh vực giá, y tế, điều kiện kinh doanh, an toàn thực phẩm… với quy mô, số lượng hàng hóa nhỏ lẻ, tính chất không phức tạp.Kết quả, trong quý I/2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước tiến hành kiểm tra 357 vụ. Qua đó, phát hiện và xử lý 273 vụ vi phạm. Thu nộp ngân sách trên 1,1 tỷ đồng. Các vụ việc vi phạm, hàng hóa thu giữ và xử lý gồm chủ yếu gồm: Thuốc lá điếu nhập lậu, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, phụ tùng xe máy và nhiều hàng hóa có giá trị khác…
Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, căn cứ vào tình hình thực tế trên địa bàn, tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các Đội Quản lý thị trường đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm ổn định thị trường.
Cùng với đó, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024, kế hoạch công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024 và nhiều văn bản chỉ đạo của cấp trên về kiểm tra trọng điểm một số mặt hàng trong giai đoạn cao điểm.
Đặc biệt, triển khai kế hoạch tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp khi thực thi công vụ. | Trong quý I/2024, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bình Phước đã kiểm tra gần 360 vụ, xử lý hơn 270 vụ vi phạm, thu ngân sách 1 tỷ đồng. Các vụ việc vi phạm, hàng hóa thu giữ và xử lý gồm chủ yếu gồm: Thuốc lá điếu nhập lậu, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, phụ tùng xe máy và nhiều hàng hóa có giá trị khác… Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các Đội Quản lý thị trường đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm ổn định thị trường. Cùng với đó, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024, kế hoạch công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024 và nhiều văn bản chỉ đạo của cấp trên về kiểm tra trọng điểm một số mặt hàng trong giai đoạn cao điểm. |
356 | Bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long. (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 08/4/2024 về việc tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.Từ đầu năm đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long đã liên tiếp xảy ra các đợt xâm nhập mặn và nắng nóng kéo dài. Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị ở địa phương đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp ứng phó theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và bộ chuyên ngành, qua đó đã giảm thiểu được thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, hạn chế ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân (người dân ở một số khu vực gặp khó khăn về nguồn nước, nhưng vẫn được bảo đảm nước sinh hoạt thông qua các biện pháp tăng cường cấp nước của chính quyền).
Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ nay đến giữa tháng 5/2024, Đồng bằng sông Cửu Long có thể xuất hiện 3 đợt xâm nhập mặn (từ ngày 08-13/4, từ ngày 22-28/4 và từ ngày 07-11/5 năm 2024), nguy cơ thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt của nhân dân có thể tiếp tục xảy ra, nhất là tại các khu dân cư trên các cù lao, đặc biệt trong bối cảnh nguồn dự trữ nước ngọt đã suy giảm sau những đợt nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài.
Để bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, chủ động ứng phó với các đợt xâm nhập mặn thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các địa phương có nhiều hộ dân bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn như các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau không được lơ là, chủ quan, tổ chức theo dõi sát tình hình, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp ứng phó với nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện số 04/CĐ-TTg ngày 15/01/2024, số 19/CĐ-TTg ngày 08/3/2024 và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau:
Tiếp tục tổ chức rà soát, nắm chắc thông tin tình hình về từng khu vực, từng ấp, xóm, từng hộ dân trên địa bàn có nguy cơ xảy ra thiếu nước sinh hoạt, nhất là các hộ dân sinh sống ở vùng ven biển, cuối nguồn cấp nước, khu dân cư trên các cù lao để có các phương án cụ thể phù hợp nhằm bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân, kiên quyết không để người dân không có nước sinh hoạt.
Tổ chức rà soát các nguồn nước ngọt dự trữ trên địa bàn để có phương án cân đối, điều hòa nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước thực tế tại từng địa bàn, trường hợp không thể đáp ứng đủ các nhu cầu dùng nước thì phải ưu tiên sử dụng nguồn nước ngọt phục vụ cấp nước cho sinh hoạt của người dân và các nhu cầu thiết yếu khác.
Chủ động bố trí ngân sách của địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để triển khai ngay các biện pháp cần thiết phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương nhằm bảo đảm nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho người dân.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng người dân không có nước sinh hoạt.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo cơ quan chức năng theo dõi sát diễn biến, dự báo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long để cơ quan chức năng, các địa phương và người dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó phù hợp, tránh hoang mang, không để xảy ra bị động, bất ngờ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo theo dõi diễn biến, dự báo chuyên ngành, cung cấp thông tin kịp thời cho các địa phương và người dân; đồng thời chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp cụ thể phòng, chống thiếu nước, xâm nhập mặn, hạn chế ảnh hưởng đến đời sống người dân và sản xuất nông nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo, triển khai công tác đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân và các nhu cầu thiết yếu khác ở các đô thị, thị trấn.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác về tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, tránh lơ là, chủ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời không gây hoang mang trong công tác ứng phó.
Các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ động chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ địa phương ứng phó với nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm đời sống người dân.
Giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương, nhất là các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long triển khai công tác ứng phó phù hợp với tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Giao Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kết quả thực hiện Công điện này./. | Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 08/4/2024 về việc tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đầu năm đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long đã liên tiếp xảy ra các đợt xâm nhập mặn và nắng nóng kéo dài. Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị ở địa phương đã chủ động triển khai thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp ứng phó theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và bộ chuyên ngành, qua đó đã giảm thiểu được thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, hạn chế ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ nay đến giữa tháng 5/2024, Đồng bằng |
357 | Triệt phá đường dây cho vay lãi 2.000%/năm do người nước ngoài cầm đầu. 2 đối tượng mang quốc tịch Ukraine liên kết với người Việt Nam mở hàng loạt công ty, cho hàng trăm nghìn người vay với lãi suất lên đến gần 2.000% mỗi năm.Thông tin từ Công an TP.HCM ngày 8/4 cho hay, Cục Cảnh sát Hình sự (C02), Bộ Công an phối hợp với Cục nghiệp vụ Bộ Công an, cùng Công an TP.HCM, Công an tỉnh Khánh Hòa vừa triệt phá thành công băng nhóm tội phạm do người nước ngoài cầm đầu, sử dụng công nghệ cao để hoạt động "tín dụng đen".
Cụ thể, 2 đối tượng gồm Bugaevskiy Tymur (34 tuổi) và Kravchuk Iryna (39 tuổi), cùng quốc tịch Ukraine, vừa bị lực lượng công an bắt giữ để điều tra hành vi cho vay nặng lãi qua giao dịch dân sự.
C02 cũng đã triệu tập 63 người liên quan, thu giữ 68 laptop, gần 100 điện thoại di động và nhiều tang vật khác.
Ước tính số tiền băng nhóm này đã thu lợi bất chính lên đến hàng nghìn tỷ đồng.Theo cơ quan điều tra, gần đây, Bộ Công an phát hiện nhóm tội phạm nước ngoài, liên kết với người Việt Nam, thành lập các doanh nghiệp núp bóng, sử dụng công nghệ cao để hoạt động "tín dụng đen" với quy mô lớn. Theo đó, các công ty cho người dân vay lãi nặng lên đến 2.000% mỗi năm.
Sau khi thu thập chứng cứ, công an đã bắt nghi can Bugaevskiy Tymur và Kravchuk Iryna, khi hai người này nhập cảnh Việt Nam để điều hành các công ty cho vay.
Cùng thời điểm, các tổ công tác đồng loạt ập vào khám xét 4 công ty tại Sài Gòn, Khánh Hòa.
Cơ quan điều tra xác định, đường dây tội phạm này do Katerynchyk Roman (38 tuổi, quốc tịch Ukraine, hiện đã bỏ trốn) là người cầm đầu. Người này kết hợp với Lê Thanh Huỳnh Cang (53 tuổi), Nguyễn Thị Nhất Phương (34 tuổi) cho vay qua các app Easycash.vn, Oncredit hoặc trên trang web Oncredit.asia.com.Từ năm 2019, Roman đưa Cang 400.000 USD để lập các công ty tài chính, cho vay. Đến tháng 4/2023, Roman chỉ đạo Công ty Lộc Tín tiếp tục nhận 11 triệu USD từ công ty SCA của Singapore và ngân hàng TAS của Đảo Síp. Cang và đồng phạm người Việt có nhiệm vụ xét duyệt cho các khoản vay từ 500.000 đồng đến vài chục triệu đồng bằng phần mềm, do ông trùm người nước ngoài cung cấp, lãi suất từ 365% đến 1.971%/năm.
Căn cứ các tài liệu thu thập được, Bộ Công an xác định đường dây này có hàng trăm nghìn khách hàng người Việt, thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng.
Hiện C02 đang điều tra mở rộng đường dây cho vay nặng lãi qua app nói trên. | Cục Cảnh sát Hình sự (C02), Bộ Công an phối hợp với Cục nghiệp vụ Bộ Công an, cùng Công an TP.HCM, Công an tỉnh Khánh Hòa vừa triệt phá thành công băng nhóm tội phạm do người nước ngoài cầm đầu, sử dụng công nghệ cao để hoạt động "tín dụng đen". 2 đối tượng gồm Bugaevskiy Tymur (34 tuổi) và Kravchuk Iryna (39 tuổi), cùng quốc tịch Ukraine, vừa bị lực lượng công an bắt giữ để điều tra hành vi cho vay nặng lãi qua giao dịch dân sự. C02 đã triệu tập 63 người liên quan, thu giữ 68 laptop, gần 100 điện thoại di động và nhiều tang vật khác. Ước tính số tiền băng nhóm này đã thu lợi bất chính lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đường dây tội phạm này do Katerynchyk Roman (38 tuổi, quốc tịch Ukraine, hiện đã bỏ trốn) là người cầm đầu. Người này kết hợp với Lê Thanh Huỳnh Cang (53 tuổi), Nguyễn Thị Nhất Phương (34 tuổi) cho vay |
358 | Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư. (Dân trí) - Trong số các bệnh không lây nhiễm, ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới.
Ánh sáng xanh: "Mầm bệnh" trong túi quần
Nhận đủ ánh sáng mặt trời trong ngày là rất quan trọng để có sức khỏe tốt. Tuy nhiên khi đến giờ thư giãn nghỉ ngơi, việc tiếp xúc với ánh sáng mạnh có thể ngăn chặn việc sản xuất melatonin và thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư.
Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, trong số các bệnh không lây nhiễm, ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới.
Nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau đã được xác định đóng vai trò quan trọng trong việc gây ung thư.Trong xã hội hiện nay, ánh sáng nhân tạo ngày càng trở nên phổ biến. Nghiên cứu về tác động của ánh sáng vào ban đêm đến sức khỏe con người đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học.
Gần đây, ô nhiễm ánh sáng dưới dạng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm đã được phát hiện là nguyên nhân gây ung thư.
Các nghiên cứu cho thấy rằng, việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm có thể làm giảm lượng hormone melatonin, làm gián đoạn nhịp sinh học chi phối cơn buồn ngủ và sự tỉnh táo.
Đây cũng là hormone được xem là có đặc tính chống ung thư và do đó sự thiếu hụt hormone này sẽ dẫn đến tăng nguy cơ ung thư vú.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của Mỹ đã phân loại công việc làm ca đêm, bao gồm việc tiếp xúc với mức độ ánh sáng cao vào ban đêm, có thể gây ung thư.
Điều thực sự ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của bạn nằm ở bước sóng ánh sáng xanh trong khoảng 440-495nm, giống với ánh sáng ban ngày tự nhiên. Cơ thể chúng ta nhạy cảm với ánh sáng xanh có bước sóng 440-495nm hơn 25 lần so với ánh sáng trắng.
Ánh sáng xanh vào ban đêm có thể ngăn chặn sự tiết melatonin và thay đổi nhịp sinh học nhiều hơn so với ánh sáng trắng. Ngoài việc làm gián đoạn bài tiết hormone, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh còn có thể làm xáo trộn thời gian và chất lượng giấc ngủ của bạn, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như trầm cảm và tiểu đường.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Viện Y khoa Harvard và Viện Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson thực hiện, đã khảo sát mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm và nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Qua việc theo dõi hơn 10.000 người trong thời gian dài, nghiên cứu đã phát hiện ra một mối liên hệ rõ ràng giữa việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm và nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Cụ thể, những người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các nguồn như: điện thoại di động, máy tính, hoặc đèn led vào buổi tối có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người ít tiếp xúc hơn.
Giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm như thế nào?
Mặc dù nhiều loại đèn ngày nay có xu hướng giàu ánh sáng xanh nhưng vẫn có nhiều cách để bảo vệ bạn khỏi những tác động tiềm ẩn.
Bạn có thể chọn đèn không có màu xanh vào buổi tối, ngủ trong phòng tối và đặc biệt nên hạn chế tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử như: điện thoại, tivi, máy tính quá nhiều trước khi đi ngủ.
Việc mua rèm cản sáng hoặc rèm che có thể giúp hỗ trợ bạn có được một giấc ngủ ngon chất lượng hơn, đặc biệt nếu bạn nhạy cảm với ánh sáng và muốn tối ưu hóa chất lượng giấc ngủ của mình.
Cũng theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với ánh sáng xanh và nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao đã được nhận thấy ở một số nghiên cứu nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu mức độ của mối liên hệ này.
Các yếu tố như tính nhạy cảm do di truyền của từng cá nhân, thời gian tiếp xúc và các yếu tố lối sống khác cũng góp phần vào mối tương tác phức tạp giữa việc tiếp xúc với ánh sáng và sự phát triển ung thư.
Vậy nên mỗi người hãy duy trì cho mình một lối sống lành mạnh và thăm khám sức khỏe định kì, để phát hiện sớm những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn của bản thân. | Tóm tắt:
Nhiều người Việt có thói quen tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các nguồn như điện thoại di động, máy tính, hoặc đèn led vào buổi tối, điều này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ánh sáng xanh có thể ngăn chặn sự tiết melatonin và thay đổi nhịp sinh học nhiều hơn so với ánh sáng trắng. Ngoài việc làm gián đoạn bài tiết hormone, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh còn có thể làm xáo trộn thời gian và chất lượng giấc ngủ của bạn, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như trầm cảm và tiểu đường.
Các nghiên cứu cho thấy rằng, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm có thể làm giảm lượng hormone melatonin, làm gián đoạn nhịp sinh học chi phối cơn buồn ngủ và sự tỉnh táo. Đây cũng là hormone được xem là có đặc tính chống ung thư và do đó sự thiếu hụt hormone này sẽ dẫn đến tăng nguy cơ ung thư vú.
Cá |
359 | Nguyên nhân nào khiến 5 căn nhà ở bờ sông Cầu bị sạt lở? 6 hộ dân bị ảnh hưởng trong số 12 hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm đã được di dời đến nơi ở an toàn.Trong những ngày gần đây, tại phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, đã xảy ra sự kiện sạt lở đất làm 5 căn nhà bị ảnh hưởng, may mắn không có thiệt hại về người. Đây đã là vụ sạt lở thứ 6 xảy ra trong vòng hơn 1 tháng qua tại khu vực này, và là lần đầu tiên xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng như vậy.
Theo thông tin từ UBND Phường Vạn An, đây là khu vực đất thổ cư của người dân, không có hoạt động khai thác cát trong 20 năm qua. Không khí sống ổn định trong thời gian dài.
Nguyên nhân ban đầu được các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh xác định là do thay đổi dòng chảy của sông Cầu. Điểm cong của khúc sông này khiến cho bờ sông bị nước xoáy sâu. Cơ quan chức năng cũng đã ghi nhận rằng có sự thay đổi trong cấu trúc bờ sông ở địa phận xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, ở đối diện với vị trí sạt lở. Việc xây dựng công trình và xả rác thải ra phía sông có thể là nguyên nhân gây ra sự mất ổn định của bờ sông tại Bắc Ninh.
6 hộ dân bị ảnh hưởng trong số 12 hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm đã được di dời đến nơi ở an toàn. Chính quyền địa phương đang tích cực tìm kiếm các giải pháp để giải quyết vấn đề sạt lở và xây dựng kế hoạch tái định cư nhằm đảm bảo sự an toàn và ổn định cho cuộc sống của người dân. | Nguyên nhân chính gây ra sự sạt lở 5 căn nhà ở bờ sông Cầu ở phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh là do thay đổi dòng chảy của sông Cầu. Điểm cong của khúc sông này khiến cho bờ sông bị nước xoáy sâu. Các cơ quan chức năng cũng đã ghi nhận rằng có sự thay đổi trong cấu trúc bờ sông ở địa phận xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, ở đối diện với vị trí sạt lở. Việc xây dựng công trình và xả rác thải ra phía sông có thể là nguyên nhân gây ra sự mất ổn định của bờ sông tại Bắc Ninh. 6 hộ dân bị ảnh hưởng trong số 12 hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm đã được di dời đến nơi ở an toàn. Chính quyền địa phương đang tích cực tìm kiếm các giải pháp để giải quyết vấn đề sạt lở và xây dựng kế hoạch tái định cư nhằm đảm bảo sự an toàn và ổn định cho cuộc sống của người dân. |
360 | Mù khô khiến hàng loạt chuyến bay đến sân bay Điện Biên phải hủy. Trong 3 ngày (từ 6 - 8/4) có 19 chuyến bay đến và khởi hành từ sân bay Điện Biên phải hủy do mù khô gây hạn chế tầm nhìn.
Tối 8/4, xác nhận với VietNamNet, đại diện Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết, những ngày qua nhiều chuyến bay đến và khởi hành từ sân bay Điện Biên bị ảnh hưởng do mù khô.
Theo đó, trong 3 ngày (từ 6 - 8/4) có 19 chuyến bay đến và khởi hành từ sân bay Điện Biên phải hủy chuyến, trong đó ngày 6/4 có 5 chuyến, ngày 7/4 có 6 chuyến và ngày 8/4 có 8 chuyến. Đại diện Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam thông tin thêm, tháng 4 hằng năm, khu vực sân bay Điện Biên thường có gió Nam - Tây Nam thịnh hành, tốc độ 11 - 14 km/h, trời ít mây, mù khô kéo dài gần như cả ngày. Tình trạng này gây giảm tầm nhìn, ảnh hưởng đến khai thác bay. Trung bình khoảng 15 ngày trong tháng có mù hoặc mù khô, tầm nhìn từ 2.000 - 4.800m.
Thời gian này, khu vực Thượng Lào đang ở đỉnh điểm của mùa khô, cư dân khu vực này vẫn giữ tập quán đốt rừng làm nương rẫy. Tro bụi và khói do hoạt động này theo hoàn lưu gió di chuyển về khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ, khói và mù đọng lại làm tình trạng suy giảm tầm nhìn càng thêm nghiêm trọng.
Theo thống kê từ năm 2018 - 2022, do điều kiện thời tiết đặc thù trong tháng 4 hằng năm, có khoảng từ 16-22 chuyến bay phải chuyển hướng đi sân bay dự bị hoặc hủy chuyến, chiếm khoảng 20% tổng số chuyến bay đến hoặc khởi hành từ sân bay Điện Biên.
“Hiện tượng thời tiết kết hợp ô nhiễm không khí do tro bụi nêu trên không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân thành phố Điện Biên Phủ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khai thác các chuyến bay tại Cảng hàng không Điện Biên.
Để hạn chế tác động của điều kiện thời tiết đến hoạt động bay, Tổng Công ty đã chỉ đạo Trung tâm Khí tượng hàng không theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, đặc biệt lưu ý hướng và tốc độ gió, đánh giá bổ sung về tình hình ô nhiễm khói bụi từ Thượng Lào về lòng chảo Điện Biên Phủ. Từ đó kịp thời phát hành các bản tin dự báo chính xác…”, đại diện Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam thông tin. | Mù khô đã khiến hàng loạt chuyến bay đến sân bay Điện Biên phải hủy trong 3 ngày (từ 6 - 8/4). Trong đó, ngày 6/4 có 5 chuyến, ngày 7/4 có 6 chuyến và ngày 8/4 có 8 chuyến. Đại diện Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết, tháng 4 hằng năm, khu vực sân bay Điện Biên thường có gió Nam - Tây Nam thịnh hành, tốc độ 11 - 14 km/h, trời ít mây, mù khô kéo dài gần như cả ngày. Tình trạng này gây giảm tầm nhìn, ảnh hưởng đến khai thác bay. Trung bình khoảng 15 ngày trong tháng có mù hoặc mù khô, tầm nhìn từ 2.000 - 4.800m. Thời gian này, khu vực Thượng Lào đang ở đỉnh điểm của mùa khô, cư dân khu vực này vẫn giữ tập quán đốt rừng làm nương rẫy. Tro bụi và khói do hoạt động này theo hoàn lưu gió di chuyển về khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ, khói và mù đọng lại làm tình trạng suy giảm t |
361 | Phú Yên: Bệnh nhân 5 tuổi tử vong ở phòng khám tư. Một bệnh nhi đã tử vong sau khi khám ở các phòng khám tư trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.Ngày 8-4, thông tin với báo chí, ông Nguyễn Thanh Tĩnh, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên xác nhận, đã nắm thông tin một trường hợp tử vong tại phòng khám tư nhân của bác sĩ Nguyễn Văn Phong, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên). Ngành Y tế Phú Yên đã phối hợp các cơ quan chức năng xử lý sự việc.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu, ngày 5-4, cháu N.X.M. (sinh năm 2019, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu) có dấu hiệu đau bụng, nhưng chưa đến cơ sở y tế để khám, điều trị.
Đến sáng ngày 6-4, người nhà đưa cháu M. đến khám tại phòng khám tư nhân của bác sĩ Trần Ngọc Hùng (phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu). Tại đây, bác sĩ Hùng khuyên người nhà đưa cháu M. nhập viện. Tuy nhiên, người nhà không đưa cháu M. nhập viện mà đến phòng khám tư nhân của bác sĩ Nguyễn Súy (phường Xuân Yên) tiếp tục khám, sau đó về lại nhà ở thôn Vịnh Hòa, xã Xuân Thịnh.Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, M. có đau ở vùng bụng, được người nhà đưa đến phòng khám tư nhân của bác sĩ Nguyễn Văn Phong để tiếp tục khám. Tại phòng khám, bác sĩ Phong đã khám và xử lý thuốc, khoảng 16 giờ 40 phút kết thúc điều trị và cho cháu M. về.
Khoảng 15 phút sau khi về, M. có dấu hiệu bất thường nên gia đình đưa cháu trở lại phòng khám của bác sĩ Phong. Tại đây, bác sĩ Phong tiếp nhận và tiếp tục xử lý để cứu cháu M., nhưng cháu không qua khỏi.
Trong quá trình nhận tin, Trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu điều phối 1 và kíp trực cấp cứu đến, nhưng cháu M. đã tử vong, nên ra về.
Lực lượng chức năng thị xã Sông Cầu sau đó đến làm việc với bác sĩ Phong và thu thập chứng cứ liên quan quá trình khám, điều trị cháu M.. Trung tâm pháp y sau đó có mặt tại hiện trường làm việc.
Trước sự việc đáng tiếc xảy ra, lãnh đạo Trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu, cùng chính quyền địa phương đã gặp gỡ trao đổi, chia sẻ cùng gia đình và gia đình đồng ý không mổ khám nghiệm tử thi, cũng như không có đơn khiếu kiện vụ việc liên quan đến bác sĩ Phong.
Theo ông Nguyễn Thanh Tĩnh, Sở Y tế tỉnh Phú Yên đã làm việc với Công an thị xã Sông Cầu để tìm ra nguyên nhân vụ việc và sớm có kết quả trong thời gian tới.
Ông Tĩnh cũng thông tin thêm, các phòng khám liên quan sự việc đều được cấp phép theo quy định. Các bác sĩ liên quan đến sự việc cháu M. tử vong đều có nhiều năm công tác tại Trung trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu. | Một trường hợp tử vong của một bệnh nhi 5 tuổi sau khi khám tại các phòng khám tư trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, đã được xác nhận bởi ông Nguyễn Thanh Tĩnh, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên. Ngày 5-4, cháu N.X.M. (sinh năm 2019, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu) có dấu hiệu đau bụng, nhưng chưa đến cơ sở y tế để khám, điều trị. Người nhà đã đưa cháu M. đến khám tại phòng khám tư nhân của bác sĩ Trần Ngọc Hùng (phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu) và sau đó đến phòng khám tư nhân của bác sĩ Nguyễn Súy (phường Xuân Yên). Sau khi được khám và điều trị tại phòng khám của bác sĩ Nguyễn Văn Phong, cháu M. đã có dấu hiệu bất thường và tử vong. Lực lượng chức năng thị xã Sông Cầu sau đó đã đến làm việc với bác sĩ Phong và thu thập chứng cứ liên quan quá trình khám, điều tr |
362 | Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn!Cá ở khắp nơi trong hồ nước nhưng dân địa phương không ai dám đánh bắt và ăn chúng. Vì sao?Tây Tạng ở Trung Quốc không chỉ sở hữu núi cao quanh năm phủ tuyết trắng, địa hình nơi đây còn rất đa dạng với đồng cỏ, sa mạc, sông băng, thung lũng sâu ngút ngàn.
Chưa hết, tại "Nóc nhà thế giới" còn có một thiên đường xinh đẹp và vô cùng huyền bí - đó chính là Dương hồ.
Được người dân địa phương gọi là "hồ Yamdrok", Dương hồ nổi tiếng với diện tích rộng lớn, lòng hồ sâu và làn nước xanh trong vắt, in bóng bầu trời, thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.Tây Tạng ở Trung Quốc không chỉ sở hữu núi cao quanh năm phủ tuyết trắng, địa hình nơi đây còn rất đa dạng với đồng cỏ, sa mạc, sông băng, thung lũng sâu ngút ngàn.
Chưa hết, tại "Nóc nhà thế giới" còn có một thiên đường xinh đẹp và vô cùng huyền bí - đó chính là Dương hồ.
Được người dân địa phương gọi là "hồ Yamdrok", Dương hồ nổi tiếng với diện tích rộng lớn, lòng hồ sâu và làn nước xanh trong vắt, in bóng bầu trời, thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn! - Ảnh 1.
Ảnh minh họa: Sohu
Dương hồ cao 4.441m so với mực nước biển và được bao quanh bởi những ngọn núi phủ tuyết tuyệt đẹp. Mặt hồ trong xanh, đẹp như một bức tranh thiên nhiên. Vì hình dạng hồ độc đáo nên nó được mệnh danh là “Hồ san hô trên bầu trời”, giống như một chiếc vòng cổ san hô vắt trên núi cao.
Dương hồ được mệnh danh là "Hồ thiêng số 1 của Tây Tạng", ẩn chứa một bí mật đáng kinh ngạc - và cũng là đặc điểm rực rỡ nhất của "xứ sở thần tiên" này: "Biển cá".
Dương hồ rất giàu tài nguyên cá. Theo các nhà khoa học, số lượng cá trong hồ vượt quá 800.000 tấn, một con số đáng kinh ngạc. Cá nhiều đến nỗi, chỉ cần ném một hòn đá vào mặt hồ, sẽ tạo ra một làn sóng cá chạy ào ào.
Dương hồ chủ yếu là nơi sinh sống của cá chép cao nguyên, cá chạch, cá trắm và nhiều loài cá khác nhau. Sự chung sống hài hòa của chúng đã tạo thêm sức sống đầy màu sắc cho hồ nước xinh đẹp này.
Cá nhiều đến mức có thể bắt dễ dàng bằng tay không, nhưng...
ĐIỀU KỲ LẠ, người Tây Tạng sở hữu “biển cá” này nhưng người dân địa phương tuyệt nhiên không ai dám đánh bắt và ăn chúng.
Vì sao không ai dám ăn cá ở Dương hồ Tây Tạng?
Có 3 nguyên nhân để người dân Tây Tạng không đánh bắt cá tại Dương hồ và không xem chúng là thực phẩm hàng ngày:
Nguyên nhân thứ nhất: Chính sách của chính phủ Trung Quốc
Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, hệ sinh thái của Dương hồ gặp khủng hoảng. Nghề đánh bắt cá (từ người ngoài) phát triển ở khu vực này từ những năm 1970. Sau giữa những năm 1980, sản lượng đánh bắt tăng vọt lên 400-500 tấn/năm, đến năm 1995 đạt đỉnh 1.291 tấn.
Đánh bắt quá mức khiến số lượng cá giảm mạnh, một số loài cá bản địa như cá mú đen đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và trở thành động vật được bảo vệ cấp một trong khu tự trị Tây Tạng.
Để bảo vệ sự cân bằng sinh thái tại hồ nước xinh đẹp này, năm 2004, chỉnh phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách cấm đánh bắt cá và tiến hành nuôi và thả cá quy mô lớn nhằm khôi phục và phát triển hệ sinh thái của Dương hồ.
Từ đó đến nay, sau 5 thập kỷ thực hiện chính sách này, nguồn cá của Dương hồ cuối cùng đã được phục hồi và trở nên vô cùng phong phú.
Dương hồ không phải là nơi duy nhất tại Trung Quốc được chính phủ ban hành chính sách bảo vệ nguồn cá nhằm đảm bảo hệ sinh thái nguồn sông, hồ.Cách đây vài năm, Trung Quốc triển khai "Kế hoạch cấm đánh bắt cá 10 năm" trên sông Dương Tử. Bắt đầu từ năm 2020, cho đến nay, số lượng cá trên sông Dương Tử nói chung và hồ nước ở Đập Tam Hiệp đã tăng mạnh mẽ.
Nguyên nhân thứ hai: Hồ thiêng. Thủy táng.
Nguyên nhân này liên quan mật thiết đến tín ngưỡng và thói quen sinh hoạt của người Tây Tạng vùng núi cao.
Đầu tiên và quan trọng nhất: Đối với người Tây Tạng, Dương hồ là hồ rất thiêng liêng, nơi các vị thần linh trong Phật giáo Tây Tạng ngự lãm. Do đó, sự tồn tại hiền hòa của hồ và muôn vàn sự sống trong lòng hồ đều linh thiêng và cần được bảo vệ.
Người Tây Tạng tin chắc rằng sự sống là thiêng liêng, cả con người và động vật đều phải được tôn trọng. Trong tín ngưỡng của họ, cá được coi là sinh vật linh thiêng và là hiện thân của thần thú.
Thứ hai: Người Tây Tạng có niềm tin đặc biệt vào cá, điều này liên quan đến phong tục thủy táng của họ.
Trong Phật giáo Tây Tạng, thủy táng được coi là một phương pháp an táng rất cao quý, để thi thể người đã khuất có thể được đón nhận và tắm rửa trong thiên nhiên. Tục thủy thủy tin rằng cá ở Dương hồ mang trọng trách thiêng liêng và có sứ mệnh dẫn dắt linh hồn về thế giới thiên đường.
Trong mắt người Tây Tạng, sự tồn tại của cá được coi là một món quà và chúng mang ý nghĩa tốt lành, may mắn. Cá ở Dương hồ có sức mạnh thần bí và khả năng bảo vệ, có thể mang lại cho con người sức khỏe và hòa bình.
Vì vậy, việc sử dụng chúng làm thực phẩm là không thích hợp, đây là một trong những lý do quan trọng khiến người Tây Tạng từ chối đánh bắt cá. Việc đánh bắt cá (để bán), giết cá và ăn thịt cá sẽ bị coi là hành vi thiếu tôn trọng thú thần, có thể phạm vào luật nhân quả, bị trừng phạt.
Dựa trên niềm tin tôn giáo và sự tôn trọng sinh thái, người Tây Tạng tránh đánh cá và coi cá trong hồ là sự sống tối thượng. Đối với họ, việc bảo vệ sự cân bằng sinh thái của hồ quan trọng hơn nhiều so với lợi ích kinh tế trước mắt.
Chính niềm tin tôn giáo, tôn trọng thiên nhiên, sự sống truyền từ đời này sang đời khác của người Tây Tạng đã khiến Dương hồ được bảo vệ một cách nghiêm ngặt nhất.
Nguyên nhân thứ ba: Cá Dương hồ có độc tố.
Dưới góc độ khoa học, cá ở trong Dương hồ không ăn được.
Đầu tiên, các mẫu nước xét nghiệm của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy nước Dương hồ có tính kiềm.
Thứ hai, hồ nước tọa lạc ở độ cao 4.441m so với mực nước biển nên nhiệt độ hồ thấp quanh năm và khá thiếu oxy. Cả chuỗi thức ăn đều bị ảnh hưởng vì đặc điểm địa lý của hồ. Kết quả, các sinh vật (động vật, thực vật) trong hồ sinh trưởng chậm.
Thực vật phù du khó quang hợp nên thiếu chất dinh dưỡng. Trong khi đó, ô nhiễm không khí từ vùng Thanh Hải theo gió đến Dương hồ cũng khiến nước hồ ô nhiễm. Cá trong hồ hấp thụ mọi thứ trong nước. Theo thời gian, tích tụ nhiều chất độc tố.Cách thủ phủ Lhasa 100km, Dương hồ ở Tây Tạng đang tạo ra kinh tế cho địa phương nhờ vào tiềm năng thủy điện và du lịch. Du lịch Tây Tạng phát triển nhờ vào sắc màu huyền bí và linh thiêng đặc trưng của vùng núi cao. Những phong tục văn hóa cổ xưa và những điều cấm kỵ thiêng liêng đã tạo nên phong cách độc đáo của vùng đất huyền diệu này.
Tuy nhiên, du khách khi đến Tây Tạng cần lưu ý nhiều điều. Tôn trọng văn hóa, tín ngưỡng địa phương. Không phạm vào các điều cấm kỵ về động vật, con số, màu sắc...
Những điều cấm kỵ ở Tây Tạng tạo nên ý nghĩa văn hóa cổ xưa và bí ẩn, phản ánh sự kính sợ của người dân đối với các vị thần, tín ngưỡng và truyền thống. Trong hành trình khám phá, tìm hiểu và tôn trọng những phong tục này không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm giao tiếp giữa con người với nhau mà còn cho phép bạn trải nghiệm nét quyến rũ độc đáo của văn hóa Tây Tạng ở mức độ sâu sắc hơn. | Dương hồ, một hồ nước xinh đẹp ở Tây Tạng, Trung Quốc, có một bí mật đáng kinh ngạc: nó chứa hơn 800.000 tấn cá. Tuy nhiên, người dân địa phương không dám đánh bắt và ăn chúng. Có ba nguyên nhân chính cho việc này.
Nguyên nhân thứ nhất là chính sách của chính phủ Trung Quốc. Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, hệ sinh thái của Dương hồ gặp khủng hoảng do đánh bắt cá quá mức. Để bảo vệ sự cân bằng sinh thái, chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách cấm đánh bắt cá và tiến hành nuôi và thả cá quy mô lớn nhằm khôi phục và phát triển hệ sinh thái của Dương hồ.
Nguyên nhân thứ hai là hồ thiêng. Thủy táng. Đối với người Tây Tạng, Dương hồ là hồ rất thiêng liêng, nơi các vị thần linh trong Phật giáo Tây Tạng ngự lãm. Do đó, sự tồn tại hiền hòa của hồ và muôn vàn sự sống trong lòng hồ đều linh thi |
363 | Đề xuất quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù lĩnh vực sức khỏe. (Chinhphu.vn) - Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe.Dự thảo nêu rõ, đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe bao gồm đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa, đào tạo để cấp chứng chỉ chuyên khoa cơ bản và đào tạo để cấp chứng chỉ chuyên khoa sâu liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong lĩnh vực sức khỏe.
Công nhận trình độ đào tạo bác sĩ, dược sĩ và chuyên khoa
Theo dự thảo, sẽ công nhận trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ Quốc gia Việt Nam đối với các loại văn bằng sau:
1- Bằng bác sĩ, dược sĩ được cấp cho người học đã hoàn thành chương trình đào tạo đạt chuẩn chương trình đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2- Bằng chuyên khoa: Điều dưỡng chuyên khoa; hộ sinh chuyên khoa; kỹ thuật y chuyên khoa; dinh dưỡng lâm sàng chuyên khoa; tâm lý lâm sàng chuyên khoa; cấp cứu ngoại viện chuyên khoa.
Cũng theo dự thảo, sẽ công nhận trình độ tương đương bậc 8 theo Khung trình độ Quốc gia Việt Nam đối với văn bằng bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ chuyên khoa.
Học phí, học bổng đào tạo chuyên sâu đặc thù
Theo dự thảo, học phí của đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa áp dụng mức thu học phí theo quy định của pháp luật đối với việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và các quy định sau đây:
Mức trần học phí đối với học viên các khóa đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa của các cơ sở giáo dục đại học công lập được xác định bằng mức trần học phí đào tạo đại học quy định tại Khoản 2, Điều 11 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP nhân hệ số 1,5 đối với đào tạo điều dưỡng chuyên khoa, hộ sinh chuyên khoa, kỹ thuật y chuyên khoa, dinh dưỡng lâm sàng chuyên khoa, tâm lý lâm sàng chuyên khoa, cấp cứu ngoại viện chuyên khoa, nhân hệ số 2,5 đối với đào tạo bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ chuyên khoa của từng năm học theo các mức độ tự chủ. Mức học phí đào tạo hình thức vừa làm vừa học được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế với mức thu không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng.
Cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí đối với học viên các khóa đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí; thuyết minh lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo, trong đó việc tăng học phí của năm sau phải bảo đảm không vượt quá 15% so với năm liền trước.
Dự thảo nêu rõ, học phí đối với người học các chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 105 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 9/01/2023.
Học viên là người nước ngoài tham gia các khóa đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa nộp học phí theo mức thu do cơ sở đào tạo quy định hoặc theo hiệp định, thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài.
Cơ sở sử dụng nhân lực y tế căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị để quyết định chi trả hoặc hỗ trợ học phí đối với người được tuyển dụng và trúng tuyển vào học chương trình đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa.
Theo dự thảo, học phí đối với đào tạo để cấp chứng chỉ chuyên khoa cơ bản và chứng chỉ chuyên khoa sâu do Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định mức thu trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ theo chi phí đào tạo thực tế của khóa học, bảo đảm tính công khai, minh bạch và giải trình với người học, xã hội.
Học bổng, thù lao, bồi dưỡng cho người học chuyên khoa
Dự thảo nêu rõ, học bổng cho người học chuyên khoa được cơ sở đào tạo cấp từ nguồn thu hợp pháp theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Học bổng đối với người học các ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 105 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 9/01/2023.
Người học chuyên khoa được cơ sở thực hành chi trả thù lao, bồi dưỡng từ các nguồn thu hợp pháp theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Hình thức đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu trong đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa
Dự thảo nêu rõ, hình thức đào tạo: Chính quy hoặc vừa làm vừa học.
Khối lượng học tập tối thiểu trong đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa được đề xuất như sau:
- Đào tạo bác sĩ chuyên khoa: Người đã có bằng bác sĩ, hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa, có khối lượng học tập tối thiểu 90 tín chỉ tương đương với ít nhất 03 năm học và đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra tương đương bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
- Đào tạo dược sĩ chuyên khoa: Người đã có bằng dược sĩ, hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa, có khối lượng học tập tối thiểu 90 tín chỉ tương đương với ít nhất 03 năm học và đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra tương đương bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Đào tạo điều dưỡng chuyên khoa, hộ sinh chuyên khoa, kỹ thuật y chuyên khoa, dinh dưỡng lâm sàng chuyên khoa, tâm lý lâm sàng chuyên khoa, cấp cứu ngoại viện chuyên khoa: Người đã có bằng cử nhân trình độ đại học của ngành học tương ứng, hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa, có khối lượng học tập tối thiểu 60 tín chỉ tương đương với ít nhất 02 năm học và đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Yêu cầu đối với chương trình đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa
Theo dự thảo, chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành hoặc sử dụng chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo khác đã được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào tạo hoặc đã được kiểm định còn hiệu lực khi được cơ sở đó đồng ý bằng văn bản và phải đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo chuyên khoa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trong thời gian học chương trình đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa, học viên hoàn thành thời gian, nội dung thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Nguyên tắc công nhận liên thông kết quả học tập đã tích luỹ trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa
Theo dự thảo, kết quả học tập của người học đã tích lũy trong chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngành tương ứng với ngành trúng tuyển đào tạo chuyên khoa của người học được cơ sở đào tạo xét công nhận, chuyển đổi sang khối lượng học tập của các môn học, học phần, mô đun của chương trình đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa mà người học theo học.
Cơ sở đào tạo xét công nhận, chuyển đổi khối lượng học tập trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách thức và kết quả đánh giá môn học, học phần, mô đun trong chương trình đào tạo, hình thức tổ chức thực hiện chương trình và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, theo các cấp độ sau: 1- Công nhận, chuyển đổi theo từng môn học, học phần, mô đun; 2- Công nhận, chuyển đổi theo từng nhóm môn học, học phần, mô đun.
Dự thảo nêu rõ, một môn học, học phần, mô đun hoặc nhóm môn học, học phần, mô đun trong chương trình đào tạo được xem xét công nhận khi đảm bảo khối lượng học tập của môn học, học phần, mô đun hoặc nhóm môn học, học phần, mô đun trong chương trình đào tạo của người học đã tích lũy phải bằng hoặc lớn hơn so với khối lượng học tập của môn học, học phần, mô đun hoặc nhóm môn học, học phần, mô đun trong chương trình đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa.
Thủ trưởng cơ sở đào tạo xét công nhận liên thông kết quả học tập đã tích luỹ trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa. | Dự thảo Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe được Bộ Y tế đang dự thảo. Dự thảo nêu rõ, đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe bao gồm đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa, đào tạo để cấp chứng chỉ chuyên khoa cơ bản và đào tạo để cấp chứng chỉ chuyên khoa sâu liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong lĩnh vực sức khỏe. Dự thảo cũng nêu rõ hình thức đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu trong đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa, yêu cầu đối với chương trình đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa, nguyên tắc công nhận liên thông kết quả học tập đã tích luỹ trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và đào tạo để cấp văn bằng chuyên khoa. Dự thảo cũng nêu rõ học phí, học bổng đào tạo chuyên sâu đặc thù, hình thức đà |
364 | Phát Đạt kỳ vọng doanh thu tăng gần 5 lần. Doanh nghiệp bất động sản này đặt mục tiêu doanh thu 2.982 tỷ đồng và lãi sau thuế 880 tỷ đồng, lần lượt tăng 383% và 29% so với cùng kỳ năm trước.Doanh nghiệp bất động sản này đặt mục tiêu doanh thu 2.982 tỷ đồng và lãi sau thuế 880 tỷ đồng, lần lượt tăng 383% và 29% so với cùng kỳ năm trước.CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, dự kiến tổ chức vào ngày 26/4.
Doanh nghiệp bất động sản này cho biết sẽ trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu thu về 2.982 tỷ đồng doanh thu và 880 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 383% và 29% so với cùng kỳ năm trước. Nếu đạt được kế hoạch này, đây sẽ là mức doanh thu và lãi ròng cao nhất trong 3 năm.
Với mức lãi ròng này, Phát Đạt dự định dùng 92% để trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu, 3% trích vào quỹ đầu tư, phát triển và 3% trích vào quỹ khen thưởng, phúc lợi.Tại ngày 31/12/2023, Phát Đạt đang có hơn 1.800 tỷ đồng lợi nhuận lũy kế chưa phân phối. Doanh nghiệp dự định dùng hơn 1.300 tỷ đồng làm nguồn vốn phát hành gần 131 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ 15%, tương đương cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận thêm 15 cổ phiếu mới. Thời gian chi trả dự kiến trong năm nay.
Ngoài ra, Phát Đạt còn phát hành 34,1 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng để hoán đổi khoản nợ vay 30 triệu USD tại ACA Vietnam Real Estate III LP. Hợp đồng vay chuyển đổi này được ký ngày 14/3/2022, thời hạn vay 3 năm, lãi suất cố định 8%/năm.
Mục đích vay nhằm tài trợ dự án Khu thương mại - dịch vụ, căn hộ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng và khách sạn 5 sao cao cấp tại thị trấn Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Đồng thời, Phát Đạt cũng sẽ phát hành tối thiểu 14,6 triệu cổ phiếu ESOP với giá 12.000 đồng/cổ phiếu cho cán bộ nhân viên. Cổ phiếu ESOP bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm từ thời điểm phát hành.
Trong báo cáo thường niên 2023 được công bố cách đây không lâu, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt cho biết trong năm nay doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung duy nhất vào mảng bất động sản. Theo đó, các dự án ưu tiên phát triển sẽ phù hợp với nhu cầu thực.
Lãnh đạo nhà phát triển bất động sản này cho biết đang chuẩn bị đưa ra thị trường 4-6 dự án lớn với tổng giá trị doanh thu dự kiến lên đến 40.000 tỷ đồng.
Trong đó, 4 dự án trọng điểm dự kiến được tung ra thị trường trong năm nay là Thuận An 1 và 2 tại Bình Dương, Poulo Condor tại Côn Đảo, Cadia Quy Nhơn và Bắc Hà Thanh tại Bình Định.
Theo kế hoạch, trong nửa đầu năm 2024, doanh nghiệp sẽ tập trung hoàn thiện sản phẩm, chiến lược bán hàng cũng như chuẩn bị chu đáo các giải pháp tài chính, nguồn lực và điều kiện để đảm bảo đáp ứng tốc độ triển khai dự án. Nửa cuối năm, Phát Đạt sẽ đẩy mạnh kế hoạch kinh doanh - bán hàng. | Phát Đạt, một doanh nghiệp bất động sản, đặt mục tiêu doanh thu 2.982 tỷ đồng và lãi sau thuế 880 tỷ đồng, tăng 383% và 29% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp dự định dùng 92% lãi ròng để trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu, 3% trích vào quỹ đầu tư, phát triển và 3% trích vào quỹ khen thưởng, phúc lợi. Phát Đạt cũng sẽ phát hành 34,1 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng để hoán đổi khoản nợ vay 30 triệu USD tại ACA Vietnam Real Estate III LP. Mục đích vay nhằm tài trợ dự án Khu thương mại - dịch vụ, căn hộ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng và khách sạn 5 sao cao cấp tại thị trấn Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu). Phát Đạt cũng sẽ phát hành tối thiểu 14,6 triệu cổ phiếu ESOP với giá 12.000 đồng/cổ phiếu cho cán bộ nhân viên. Trong năm nay, doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung duy nhất vào mả |
365 | Sự nhộn nhịp tại The Global City - trung tâm mới của TP HCM. “Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.
Khu nhà phố thương mại SOHO ngày càng nhộn nhịp
Liên tục trong thời gian qua, những căn nhà phố SOHO đã lần lượt được trao chìa khóa đến những vị chủ nhân, sẵn sàng cho nhu cầu an cư và kinh doanh trong thời gian sớm nhất.
SOHO là phân khu đầu tiên được hoàn thiện và bàn giao tại dự án The Global City. Mang tiềm năng thương mại đặc biệt lớn khi tọa lạc tại vị trí trung tâm sôi động nhất của toàn khu đô thị, kết nối trực tiếp đến các chuỗi tiện ích đặc quyền và được bao quanh bởi mảng xanh rộng lớn. Khu nhà phố 5 tầng với số lượng giới hạn chính là một điểm sáng đầu tư trong tầm ngắm của nhiều khách hàng ngay khi vừa được công bố. Do đó, đến khi thực sự được cầm trong tay chìa khóa căn nhà, nhiều khách hàng cảm thấy rất hài lòng với quyết định đầu tư của mình.Chị Lưu Thị Thuý Hằng - chủ nhân của một trong những căn nhà phố SOHO đầu tiên, chia sẻ: “Ngôi nhà mình nhận thực tế đẹp hơn bản thiết kế rất nhiều. Trước đây, chọn mua SOHO là vì nhìn thấy tiềm năng sinh lời, hiện tại khi căn nhà phố thương mại của mình thành hình, mình tự tin vị trí này ngay tại khu đô thị The Global City sẽ mang đến cơ hội lớn để phát triển mảng F&B”.
Hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng đã đổ bộ vào SOHO, tất bật lắp đặt nội thất, trang trí và chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh, đa dạng các lĩnh vực bao gồm F&B, giáo dục, giải trí, dịch vụ…Sôi động với các sự kiện, hoạt động vui chơi giải trí thu hút hàng triệu lượt khách
Được định vị để trở thành trung tâm mới sôi động của thành phố Hồ Chí Minh, Masterise Homes đã liên tục đầu tư và hợp tác với các đối tác tên tuổi tổ chức các sự kiện lớn với quy mô quốc tế. Trong đó, kênh đào nhạc nước và Sales Gallery kiêm lifestyle hub được đầu tư quy mô đã trở thành điểm đến hàng đầu của các sự kiện, lễ hội đình đám như Lễ hội nhạc nước, Elle Fashion Show, Luxury Countdown Party... thu hút hơn 1 triệu lượt khách trong năm 2023.
Cuối tháng 3 vừa qua, tổ hợp giải trí – thể thao hàng đầu thành phố Hồ Chí Minh mang tên City Park cũng đã được chính thức khai trương tại The Global City, đón hàng nghìn lượt khách đến vui trơi, giải nghiệm các trò chơi đa dạng.Các hoạt động, sự kiện đa dạng và sôi động không chỉ đáp ứng nhu cầu cư dân nội khu mà còn thu hút doanh nhân đến đầu tư, kinh doanh, đông đảo người dân đến giải trí, mua sắm, du khách quốc tế đến tham quan vui chơi tại đây trong những dịp lễ và cuối tuần.
Giá trị kép từ tiện ích nội khu cùng hạ tầng xung quanh
Sở hữu vị trí kim cương với 3 mặt tiền chính bao gồm Đỗ Xuân Hợp, Liên Phường, cao tốc Long Thành – Dầu Giây dễ dàng liên kết với các cơ sở kinh tế trọng điểm của TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận chính là điều khiến khách hàng đặc biệt yêu thích và nhanh chóng lựa chọn đầu tư tại The Global City. Khi các công trình hạ tầng trọng điểm như cầu Nam Lý, nút giao An Phú, đường Liên Phường … được hoàn thành trong thời gian tới, sẽ càng gia tăng tính kết nối, giá trị và tiềm năng thương mại cho The Global City vốn đã có nhiều lợi thế.
Hiện tại đường Liên Phường đã hoàn thiện đoạn nằm trong khuôn viên dự án The Global City, trong tương lai gần sẽ được tiếp tục xây dựng để liên thông ra trục chính, rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm mới đến Thảo Điền chỉ còn 5 phútThe Global City được tích hợp nhiều tiện ích từ vui chơi giải trí cho đến nhu cầu sinh sống như công viên cây xanh, trung tâm thương mại, trường học quốc tế, bệnh viện quốc tế.Theo chị Liên, cư dân sở hữu căn SOHO tại vị trí liền kề khu nhạc nước, tin tưởng The Global City sẽ thu hút nhiều khách hàng đến vui chơi, gia tăng tiềm năng thương mại và giá trị bất động sản: “Mình cảm thấy rất vui khi sở hữu nhà phố SOHO, mình tin rằng trong tương lai gần dự án The Global City sẽ kết nối với các khu công nghệ cao, gần đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, tất cả hình thành thì đường xá tiện lợi ai ai cũng sẽ lui tới, kinh doanh cũng thuận lợi.”
Tìm hiểu thêm thông tin về Trung tâm mới The Global City tại đây | The Global City, một trung tâm mới của TP. Hồ Chí Minh, đang trở nên nhộn nhịp và được đánh giá cao về tốc độ xây dựng và hoàn thiện. Dãy nhà phố thương mại SOHO đang trở thành một điểm sáng đầu tư, với tiềm năng thương mại lớn và vị trí tại trung tâm sôi động của khu đô thị. Nhiều thương hiệu nổi tiếng đã đổ bộ vào SOHO, với các lĩnh vực đa dạng bao gồm F&B, giáo dục, giải trí, dịch vụ... The Global City cũng đang trở thành trung tâm mới sôi động của thành phố, với các sự kiện, hoạt động vui chơi giải trí thu hút hàng triệu lượt khách. Vị trí kim cương của The Global City, với 3 mặt tiền chính bao gồm Đỗ Xuân Hợp, Liên Phường, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, giúp kết nối với các cơ sở kinh tế trọng điểm của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. The Global City cũng được tích hợp nhiều tiện ích từ vui chơi giải trí cho đến nhu cầ |
366 | Clip: Nhiều cá thể trăn “khủng”, quý hiếm lạc vào nhà dân ở TT-Huế. Người dân ở Thừa Thiên-Huế liên tiếp phát hiện hai cá thể trăn quý hiếm, có trọng lượng “khủng” bỏ vào vườn nhà.
Ngày 8/4, thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế, Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông vừa tiếp nhận một cá thể trăn gấm từ người dân trên địa bàn.Người bàn giao cá thể trăn này là ông Hứa Thạnh, trú ở xã Hương Lộc, huyện Nam Đông. Ông Thạnh nói với lực lượng kiểm lâm, con trăn gấm này tự bò vào nhà thờ của gia đình ông tại Tổ dân phố 4, thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông và được ông phát hiện, giữ lại.
Cá thể trăn này có trọng lượng 18kg, tình trạng sức khỏe tốt. Trăn gấm thuộc Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB, được quy định tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Trước đó, vào ngày 1/4, Hạt Kiểm lâm TP.Huế cũng tiếp nhận từ ông Hà Văn Đới, trú ở phường Vĩ Dạ, TP.Huế một cá thể trăn đất có trọng lượng: 85 kg, dài khoảng 5,2m, tình trạng sức khỏe tốt.Theo Hạt Kiểm lâm TP.Huế, cá thể trăn đất này thuộc nhóm IIB quy định tại Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Do cá thể trăn tiếp nhận có trọng lượng quá lớn và rất dài nên Hạt Kiểm lâm TP.Huế phải huy động lực lượng lên đến 5 người cùng với chủ nhà mới có thể đưa cá thể trăn này vào lồng.Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế, hiện các đơn vị kiểm lâm đang hoàn tất các thủ tục theo quy định để thả 2 cá thể trăn nói trên về môi trường tự nhiên trong thời gian sớm nhất. | Ngày 8/4, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp nhận một cá thể trăn gấm từ người dân trên địa bàn. Con trăn gấm này có trọng lượng 18kg và tình trạng sức khỏe tốt. Trăn gấm thuộc Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB, được quy định tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Trước đó, vào ngày 1/4, Hạt Kiểm lâm TP.Huế cũng tiếp nhận từ ông Hà Văn Đới một cá thể trăn đất có trọng lượng: 85 kg, dài khoảng 5,2m, tình trạng sức khỏe tốt. Cá thể trăn đất này thuộc nhóm IIB quy định tại Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính |
367 | Nhiều địa phương bị ảnh hưởng của hạn, mặn
Theo Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cao điểm xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô 2023-2024 đã qua, tuy nhiên tuần này xâm nhập mặn vẫn tăng theo kỳ triều đầu tháng 3 âm lịch. Trong tháng 4, xâm nhập mặn vẫn còn ở mức cao, có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt. Ở vùng các cửa sông Cửu Long, ranh mặn 4g/l có khả năng xâm nhập từ 50-62 km (tùy từng cửa sông). Xâm nhập mặn ảnh hưởng việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển 50-60 km trong các kỳ triều cường.
Cục Thủy lợi nhận định, xâm nhập mặn tiếp tục ảnh hưởng khoảng 43.300 ha vùng chuyên canh cây ăn trái và khoảng 20.500 ha lúa, đây là diện tích vụ đông xuân muộn (vụ 3) được sản xuất ngoài kế hoạch, thuộc vùng khuyến cáo không xuống giống sau ngày 31/12/2023, cần phải tăng cường các giải pháp cấp nước tưới cho các khu vực này.
Tại Đông Nam Bộ, hiện tại khu vực này đang trong giai đoạn cao điểm mùa khô, dự báo dung tích trữ trung bình các hồ chứa đến cuối tháng 4 đạt khoảng 48% dung tích thiết kế. Với lượng nước trữ của các hồ chứa hiện tại bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân 2023-2024.
Tuy nhiên, với dự báo thời tiết nắng nóng và tình trạng khô hạn còn tiếp diễn, trong khu vực sẽ có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước ở thời gian cuối mùa khô với tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng khoảng 8.000-11.000 ha (gồm Bình Phước từ 6.000-8.000 ha, Đồng Nai từ 1.000-2.000 ha, Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 1.000 ha).
Theo Cục Thủy lợi, nhìn chung, tình trạng hạn hán, thiếu nước ở khu vực năm 2024 ở mức “hạn nhẹ”, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp không lớn, thời điểm bị ảnh hưởng cao nhất vào cuối mùa khô (tháng 4), đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu là cây trồng lâu năm nằm ngoài vùng công trình thủy lợi phụ trách tưới. | Tóm tắt:
- Xâm nhập mặn tiếp tục tăng theo kỳ triều đầu tháng 3 âm lịch, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Xâm nhập mặn ảnh hưởng việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển 50-60 km trong các kỳ triều cường.
- Xâm nhập mặn tiếp tục ảnh hưởng khoảng 43.300 ha vùng chuyên canh cây ăn trái và khoảng 20.500 ha lúa, cần tăng cường các giải pháp cấp nước tưới cho các khu vực này.
- Đông Nam Bộ đang trong giai đoạn cao điểm mùa khô, dự báo dung tích trữ trung bình các hồ chứa đến cuối tháng 4 đạt khoảng 48% dung tích thiết kế.
- Với dự báo thời tiết nắng nóng và tình trạng khô hạn còn tiếp diễn, trong khu vực sẽ có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước ở thời gian cuối mùa khô với tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng khoảng 8.000-11 |
368 | Thái Nguyên ra mắt mô hình “Tuyến phố văn minh không rác”. Mô hình "Tuyến phố văn minh không rác" được triển khai tại huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên). Theo kế hoạch, sau thời gian ra mắt tại các tổ dân phố thuộc huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên), mô hình điểm này sẽ được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.Ban quản lý Môi trường và Đô thị, Hội LHPN huyện Phú Lương (Thái Nguyên) vừa phối hợp ra mắt mô hình điểm "Tuyến phố văn minh không rác". Mô hình được thực hiện tại 2 tổ dân phố Dương Tự Minh (thị trấn Đu) và tổ dân phố Giang Khánh (thị trấn Giang Tiên), bước đầu được thực hiện bằng việc tặng thùng đựng rác cho các hộ dân do Hội LHPN huyện Phú Lương phối hợp với Ban Quản lý đô thị và vệ sinh môi trường huyện thực hiện.
Theo đó, các thùng rác sẽ được đặt ở những vị trí phù hợp, phục vụ thu gom rác thải. Bằng hình thức tự quản, các hộ gia đình sẽ phụ trách giữ gìn, vệ sinh thùng rác chung. Các thành viên tham gia vận động nhân dân thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt đúng quy định và giữ gìn vệ sinh theo quy chế hoạt động của mô hình.
Phát biểu tại buổi ra mắt mô hình, Bí thư Huyện ủy huyện Phú Lương Nguyễn Quốc Hữu đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của Ban môi trường và đô thị, Hội LHPN các cấp trong toàn huyện Phú Lương trong công tác bảo vệ môi trường, chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Để mô hình phát huy hiệu quả, đồng chí Bí thư đề nghị địa phương, Hội LHPN các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt việc phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế sử dụng túi nilon, nâng cao chất lượng môi trường sống và cảnh quan đô thị. Mô hình "Tuyến phố văn minh không rác" sẽ tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn.
Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sống, xây dựng khu phố sạch đẹp, văn minh, góp phần xây dựng huyện Phú Lương trở thành huyện nông thôn mới, các thị trấn đạt đô thị văn minh.
| Mô hình "Tuyến phố văn minh không rác" đã được triển khai tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Mô hình này sẽ được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh sau khi được triển khai tại các tổ dân phố thuộc huyện Phú Lương. Ban quản lý Môi trường và Đô thị, Hội LHPN huyện Phú Lương đã phối hợp ra mắt mô hình điểm "Tuyến phố văn minh không rác" tại 2 tổ dân phố Dương Tự Minh và tổ dân phố Giang Khánh. Các thùng rác sẽ được đặt ở những vị trí phù hợp, phục vụ thu gom rác thải. Các hộ gia đình sẽ phụ trách giữ gìn, vệ sinh thùng rác chung. Các thành viên tham gia vận động nhân dân thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt đúng quy định và giữ gìn vệ sinh theo quy chế hoạt động của mô hình. Bí thư Huyện ủy huyện Phú Lương Nguyễn Quốc Hữu đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của Ban môi trường và đô thị, Hội LHPN các |
369 | Ban quản lý Môi trường và Đô thị, Hội LHPN huyện Phú Lương (Thái Nguyên) vừa phối hợp ra mắt mô hình điểm "Tuyến phố văn minh không rác". Mô hình được thực hiện tại 2 tổ dân phố Dương Tự Minh (thị trấn Đu) và tổ dân phố Giang Khánh (thị trấn Giang Tiên), bước đầu được thực hiện bằng việc tặng thùng đựng rác cho các hộ dân do Hội LHPN huyện Phú Lương phối hợp với Ban Quản lý đô thị và vệ sinh môi trường huyện thực hiện.
Theo đó, các thùng rác sẽ được đặt ở những vị trí phù hợp, phục vụ thu gom rác thải. Bằng hình thức tự quản, các hộ gia đình sẽ phụ trách giữ gìn, vệ sinh thùng rác chung. Các thành viên tham gia vận động nhân dân thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt đúng quy định và giữ gìn vệ sinh theo quy chế hoạt động của mô hình.
Phát biểu tại buổi ra mắt mô hình, Bí thư Huyện ủy huyện Phú Lương Nguyễn Quốc Hữu đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của Ban môi trường và đô thị, Hội LHPN các cấp trong toàn huyện Phú Lương trong công tác bảo vệ môi trường, chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Để mô hình phát huy hiệu quả, đồng chí Bí thư đề nghị địa phương, Hội LHPN các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt việc phân loại rác thải tại nguồn, hạn chế sử dụng túi nilon, nâng cao chất lượng môi trường sống và cảnh quan đô thị. Mô hình "Tuyến phố văn minh không rác" sẽ tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn.
Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sống, xây dựng khu phố sạch đẹp, văn minh, góp phần xây dựng huyện Phú Lương trở thành huyện nông thôn mới, các thị trấn đạt đô thị văn minh. Vichai Viratkapan, Quyền tổng giám đốc REIC dự báo số lượng và giá trị chuyển nhượng nhà ở trên toàn quốc năm nay sẽ tăng lần lượt 1,8% và 3,9% lên 373.360 căn, trị giá 1.090 tỷ baht (29,7 tỷ USD).
Dự báo này dựa trên giả định lạm phát từ 1-2% và lãi suất trung bình của 6 ngân hàng lớn là 6,8-7%. "Nếu tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến, 2024 sẽ là năm thứ hai liên tiếp lượng chuyển nhượng nhà ở giảm cả về số lượng và giá trị", ông nói.
Theo công ty công nghệ địa ốc PropertyGuru (Singapore), lĩnh vực bất động sản đóng góp khoảng 10% vào GDP Thái Lan. Do đó, những chậm trễ này trên thị trường có thể cản trở sự phục hồi sau đại dịch của đất nước.
Đáng chú ý, người mua nước ngoài, chủ yếu đến từ Trung Quốc và Nga, đang có tầm nhìn dài hạn và xem xét các yếu tố như lãi suất và các chính sách ưu đãi trong quyết định đầu tư của họ.
Thủ tướng Srettha Thavisin hôm 8/4 nhắc lại rằng nền kinh tế cần các biện pháp kích thích lớn. Ông dự báo tốc độ tăng trưởng có thể dưới 1% trong quý I/2024, sau mức tăng trưởng 1,7% vào quý IV/2023.
| Ban quản lý Môi trường và Đô thị, Hội LHPN huyện Phú Lương (Thái Nguyên) vừa phối hợp ra mắt mô hình điểm "Tuyến phố văn minh không rác". Mô hình được thực hiện tại 2 tổ dân phố Dương Tự Minh (thị trấn Đu) và tổ dân phố Giang Khánh (thị trấn Giang Tiên), bước đầu được thực hiện bằng việc tặng thùng đựng rác cho các hộ dân. Các thùng rác sẽ được đặt ở những vị trí phù hợp, phục vụ thu gom rác thải. Bằng hình thức tự quản, các hộ gia đình sẽ phụ trách giữ gìn, vệ sinh thùng rác chung. Các thành viên tham gia vận động nhân dân thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt đúng quy định và giữ gìn vệ sinh theo quy chế hoạt động của mô hình.
Phát biểu tại buổi ra mắt mô hình, Bí thư Huyện ủy huyện Phú Lương Nguyễn Quốc Hữu đánh giá cao sự vào cuộc tích cực của Ban môi trường và đô thị, Hội LHPN các cấp trong toàn huyệ |
370 | Quảng Ninh tổ chức Carnaval Hạ Long 2024 trên biển lần đầu tiên tại Việt Nam. GDVN - Quảng Ninh sẽ tổ chức nhiều chương trình mới lạ dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, trong đó Carnaval Hạ Long năm 2024 được tổ chức trên biển lần đầu tiên tại Việt Nam.Ngày 8/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thường kỳ quý 1, thông tin về những hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 và sự kiện Carnaval Hạ Long 2024 sắp diễn ra.
Carnaval trên biển đầu tiên tại Việt Nam
Theo đó, chương trình Carnaval Hạ Long 2024 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hạ Long chủ trì tổ chức, với sự phối hợp của các sở, ban, ngành, sự ủng hộ của các tập đoàn, doanh nghiệp dịch vụ, du lịch sẽ được tổ chức từ 20h10 ngày 28/4 tại bãi tắm Công viên Đại Dương (đường Võ Nguyễn Giáp, phường Bãi Cháy, Hạ Long) và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Với chủ đề “Bừng sáng Kỳ quan”, kịch bản chương trình được xây dựng và lấy cảm hứng từ 6 giá trị cốt lõi trong hệ giá trị của tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, tập trung vào giá trị thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa đặc sắc, kinh tế phát triển, nhấn mạnh kinh tế biển và đặc biệt là giá trị của nhân dân hạnh phúc.
Chương trình nhằm tôn vinh giá trị vùng đất, xây dựng một vũ hội hóa trang có dấu ấn, mang màu sắc riêng, đậm tính bản địa, lấy người dân làm cốt lõi; đồng thời gửi đến nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế thông điệp về kỳ quan, di sản, con người của vùng đất Hạ Long - Quảng Ninh.Kết cấu chương trình chia làm 5 màn: Màn 1 là “Huyền sử Hạ Long”, màn 2 là “Làng chài”, màn 3 là “Thương cảng”, màn 4 là “Vũ điệu Di sản Carnaval Hạ Long”, màn 5 là “Bừng sáng cùng kì quan”.
Tham gia chương trình có sự góp mặt của hàng nghìn diễn viên chuyên và không chuyên và các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng như: Tùng Dương, Đông Hùng, Tô Minh Thắng, Ngọc Anh, nhóm Dòng Thời gian; DJ Xeko-T và MC KNight.
Đặc biệt là chương trình sẽ có những nét mới hấp dẫn như: Xây dựng vở diễn nghệ thuật thực cảnh và Carnaval trên biển đầu tiên tại Việt Nam; quy tụ ê kíp sáng tạo, nghệ sĩ, nghệ nhân hàng đầu tại Việt Nam; sự góp mặt của các đoàn khách quốc tế đến từ Hokkaido (Nhật Bản), Quảng Tây (Trung Quốc), Lào, Thái Lan và nhóm nhảy châu Âu.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long cho biết: Carnaval Hạ Long 2024 là một chương trình Carnaval có hình thức mới lạ, biểu diễn, diễu hành trên biển, trên bờ cát Vịnh Hạ Long với các yếu tố nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa giữa lịch sử, văn hóa để làm nổi bật lên Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long về đêm, khẳng định giá trị ngoại hạng của Vịnh Hạ Long.
Chương trình cũng sẽ có sân khấu biểu diễn kết hợp giữa trên bờ và trên biển với hàng trăm phương tiện tàu, thuyền huy động để tham gia biểu diễn trong chương trình; áp dụng công nghệ hiện đại tối tân nhất hiện nay như: Drone light (máy bay không người lái xếp hình), pháo hoa, mapping…
Chiếc chả mực to nhất Việt Nam
Cũng trong dịp lễ 30/4-1/5, thành Hạ Long sẽ tổ chức 11 hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch. Đặc biệt là Lễ hội Bia và Chả mực sẽ được tổ chức trong 5 ngày từ 27/4-1/5 tại Khu phố cổ Công viên Đại Dương, giáp đường Hạ Long (phường Bãi Cháy), trong đó sẽ xác lập kỷ lục “Chả mực to kỷ lục Việt Nam”, dự kiến từ 14 – 17 giờ.
Một số hoạt động khác đáng chú ý như: Khai trương phố đi bộ, ẩm thực phường Bãi Cháy vào ngày 20/4 tại Khu phố cổ Công viên Đại Dương; Liên hoan lân, sư, rồng từ ngày 27/4-1/5 tại Khu phố cổ Công viên Đại Dương; lễ hội Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn từ ngày 30/4-1/5 tại Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn và khu vực phường Hồng Gai, Bạch Đằng…
Đến thời điểm hiện tại, Uỷ ban nhân dân thành phố Hạ Long đã ban hành kế hoạch, xây dựng, phê duyệt nội dung kịch bản và khẩn trương chuẩn bị cơ sở vật chất, tổ chức luyện tập, đảm bảo đúng tiến độ đề ra đối với các sự kiện, hoạt động trên địa bàn dịp Lễ 30/4 - 1/5/2024, nhất là với Chương trình Carnaval Hạ Long 2024.
Công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, chỉnh trang đô thị, quản lý môi trường kinh doanh du lịch đang được thành phố và các sở, ban, ngành tích cực triển khai thực hiện.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về nội dung và hình thức tổ chức, chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2024 của thành phố Hạ Long hứa hẹn sẽ tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt đối với nhân dân và du khách, khởi đầu cho mùa du lịch hè 2024 "bùng nổ" tại thành phố Hạ Long. | Quảng Ninh sẽ tổ chức Carnaval Hạ Long 2024 trên biển lần đầu tiên tại Việt Nam, với chủ đề "Bừng sáng Kỳ quan". Chương trình sẽ được tổ chức từ 20h10 ngày 28/4 tại bãi tắm Công viên Đại Dương và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình sẽ có sự góp mặt của hàng nghìn diễn viên chuyên và không chuyên, các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng như Tùng Dương, Đông Hùng, Tô Minh Thắng, Ngọc Anh, nhóm Dòng Thời gian; DJ Xeko-T và MC KNight. Chương trình sẽ có những nét mới hấp dẫn như: Xây dựng vở diễn nghệ thuật thực cảnh và Carnaval trên biển đầu tiên tại Việt Nam; quy tụ ê kíp sáng tạo, nghệ sĩ, nghệ nhân hàng đầu tại Việt Nam; sự góp mặt của các đoàn khách quốc tế đến từ Hokkaido (Nhật Bản), Quảng Tây (Trung Quốc), Lào, Thái Lan và nhóm nhảy châu Âu. Carnaval Hạ Long 2024 là một chương trình Carnaval có hình thức mới lạ, biểu diễ |
371 | 6 dự án NƠXH tại Bắc Ninh đủ điều kiện vay vốn ưu đãi. Tỉnh Bắc Ninh hiện có 6 dự án NƠXH đảm bảo điều kiện, tiêu chí, có nhu cầu vay vốn ưu đãi theo chương trình hỗ trợ tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ.
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa công bố công khai danh mục dự án xây dựng NƠXH đảm bảo điều kiện, tiêu chí, có nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh để các ngân hàng có cơ sở áp dụng cho vay theo quy định. Cụ thể, toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 6 dự án NƠXH đảm bảo điều kiện, tiêu chí, có nhu cầu vay vốn ưu đãi theo chương trình hỗ trợ tại Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ.
Thứ nhất, khu NƠXH, siêu thị bán lẻ hàng điện máy và đồ gia dụng, tạp hóa tại phường Phố Mới, thị xã Quế Võ. Dự án có quy mô 411 căn hộ với tổng mức đầu tư 305 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn 100 tỷ đồng.
Thứ hai, Dự án đầu tư xây dựng khu NƠXH Cát Tường Smart City (xã Thụy Hòa và xã Yên Trung, huyện Yên Phong). Dự án được khởi công từ quý II/2021 với quy mô 1.040 căn hộ, nhu cầu vay vốn hơn 1.200 tỷ đồng.
Thứ ba, Dự án đầu tư xây dựng khu NƠXH Thống Nhất Smart City (xã Thụy Hòa và xã Yên Trung, huyện Yên Phong) được khởi công từ quý II/2021. Dự án có quy mô 1.048 căn hộ, nhu cầu vay vốn gần 1.200 tỷ đồng.
Thứ tư, Dự án đầu tư xây dựng khu NƠXH Thống Nhất (đường Lê Thái Tổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh). Dự án được khởi công từ quý II/2016 với quy mô 1.080 căn hộ, nhu cầu vay vốn gần 300 tỷ đồng.Thứ năm, Dự án đầu tư xây dựng khu NƠXH phục vụ khu công nghiệp (phường Hồ, thị xã Thuận Thành) được khởi công từ quý III/2019. Dự án có quy mô 1.396 căn hộ, nhâu cầu vay vốn 400 tỷ đồng.
Thứ 6, Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở công nhân và thương mại dịch vụ KCN (xã Đông Tiến và xã Yên Trung, huyện Yên Phong). Dự án có quy mô 2.068 căn hộ, nhu cầu vay vốn 200 tỷ đồng.
Số liệu thống kê của Bộ Xây dựng cho biết, tính đến tháng 3/2024, tỉnh Bắc Ninh là địa phương có số dự án NƠXH hoàn thành và số dự án NƠXH khởi công nhiều nhất cả nước với lần lượt là 10 và 15 dự án. Đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai được 54 dự án NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân lao động trong các KCN, với tổng diện tích đất khoảng 173ha.
Theo Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân KCN giai đoạn 2021-2030,” từ nay đến 2030 tỉnh Bắc Ninh dự kiến phát triển hơn 70.000 căn NƠXH. Trong đó, có hơn 40.000 căn nhà ở cho công nhân. Tỉnh Bắc Ninh đã xác định được khoảng 175ha đất dành cho đầu tư xây dựng NƠXH cơ bản đáp ứng các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển được giao. | Tỉnh Bắc Ninh đang có 6 dự án NƠXH đủ điều kiện vay vốn ưu đãi theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ. Các dự án này bao gồm khu NƠXH, siêu thị bán lẻ hàng điện máy và đồ gia dụng, tạp hóa tại phường Phố Mới, thị xã Quế Võ; Dự án đầu tư xây dựng khu NƠXH Cát Tường Smart City (xã Thụy Hòa và xã Yên Trung, huyện Yên Phong); Dự án đầu tư xây dựng khu NƠXH Thống Nhất Smart City (xã Thụy Hòa và xã Yên Trung, huyện Yên Phong); Dự án đầu tư xây dựng khu NƠXH Thống Nhất (đường Lê Thái Tổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh); Dự án đầu tư xây dựng khu NƠXH phục vụ khu công nghiệp (phường Hồ, thị xã Thuận Thành); và Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở công nhân và thương mại dịch vụ KCN (xã Đông Tiến và xã Yên Trung, huyện Yên Phong). Tỉnh Bắc Ninh là địa phương có số dự án NƠXH hoàn thành và số dự án NƠXH khở |
372 | Hải Phòng: DGL Việt Nam đăng ký thực hiện dự án khu đô thị 4.883 tỷ đồng.
(BĐT) - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng vừa công bố kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị tại xã Đồng Thái và xã An Đồng, huyện An Dương. Theo đó, nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ là Công ty CP Đầu tư Thương mại DGL Việt Nam.Dự án có tổng diện tích 641.929,4 m2, tổng mức đầu tư 4.883,156 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu nhà ở thương mại, loại nhà liên kế và nhà ở biệt thự có tổng số căn là 1.537 căn (xây dựng phần thô và hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài); 1.698 căn nhà ở xã hội xây dựng dạng chung cư trên khuôn viên 2 khu đất... Thời gian hoạt động của Dự án là 50 năm.
DGL Việt Nam thành lập tháng 9/2023, trụ sở tại Hà Nội, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. | Hải Phòng: DGL Việt Nam đăng ký thực hiện dự án khu đô thị 4.883 tỷ đồng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng vừa công bố kết quả mở hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị tại xã Đồng Thái và xã An Đồng, huyện An Dương. Nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ là Công ty CP Đầu tư Thương mại DGL Việt Nam. Dự án có tổng diện tích 641.929,4 m2, tổng mức đầu tư 4.883,156 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu nhà ở thương mại, loại nhà liên kế và nhà ở biệt thự có tổng số căn là 1.537 căn (xây dựng phần thô và hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài); 1.698 căn nhà ở xã hội xây dựng dạng chung cư trên khuôn viên 2 khu đất... Thời gian hoạt động của Dự án là 50 năm. DGL Việt Nam thành lập tháng 9/2023, trụ sở tại Hà Nội, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quy |
373 | Ngành du lịch đối diện thách thức về nhân lực. Đổi mới chương trình đào tạo, kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường và doanh nghiệp để tìm lối ra cho nhân lực ngành du lịch
Với những tín hiệu khởi sắc trong quý I, ngành du lịch Việt Nam kỳ vọng năm 2024 sẽ bứt phá mạnh mẽ với mục tiêu đón khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế và phục vụ khoảng 110 triệu lượt khách nội địa. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng ngành du lịch đang đối mặt với thách thức lớn là nguồn nhân lực.
Đào tạo lại
Số liệu của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) cho thấy tổng số nhân lực du lịch đã được đào tạo từ sơ cấp trở lên chiếm khoảng 23% tổng số nguồn nhân lực toàn ngành. Nếu tính thêm số nhân lực được đào tạo truyền nghề dưới 3 tháng thì nguồn nhân lực du lịch được đào tạo mới đạt 42%.
Hiện ngành du lịch cần khoảng 485.000 lao động trong cơ sở lưu trú du lịch cho công suất trên 70%. Dự báo đến năm 2025, khối cơ sở lưu trú du lịch cần khoảng hơn 800.000 lao động, năm 2030 là hơn 1 triệu người, trung bình cần bổ sung 60.000 lao động mỗi năm. Tuy vậy, hằng năm các trường chỉ đào tạo khoảng 20.000 sinh viên (SV). Nhiều chuyên gia cho biết dịch COVID-19 đã làm đứt gãy về cung - cầu du lịch trong gần 3 năm khiến chất lượng và số lượng nhân lực du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cần thời gian để phục hồi.Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP HCM, đánh giá khó khăn nhất của ngành là tuyển dụng không được những nhân sự có thâm niên, kinh nghiệm, do phần đông những người lành nghề đã chuyển dịch sang ngành nghề khác trong giai đoạn dịch bệnh, không quay trở lại. Phần lớn lao động hiện nay đều là những SV mới ra trường, doanh nghiệp (DN) tuyển dụng phải đầu tư để đào tạo lại mới đáp ứng được công việc.
Giám đốc nhân sự Công ty CP Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) Trần Thị Việt Hương, cho rằng khoảng cách giữa nhu cầu DN và thực tế chất lượng đào tạo của các trường khá lớn. Tại Vietravel, 90% nhân sự mới tốt nghiệp cần phải đào tạo thêm để thích ứng với công việc. Đáng chú ý, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống và khả năng sử dụng ngoại ngữ của ứng viên còn nhiều hạn chế. Khi phỏng vấn, dù đã đưa ra các câu hỏi gợi mở nhưng nhiều bạn trẻ vẫn không thể trả lời. DN sàng lọc kỹ qua nhiều vòng mới tuyển được người.
Theo ông Trần Thanh Vũ, Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch quốc tế Vinagroup (Vinagroup Travel), DN đang có nhu cầu tuyển 50 nhân sự, với mức lương khá cạnh tranh. Nhưng các vị trí cần có kinh nghiệm xử lý vấn đề tour tuyến, visa cho khách hàng rất khó tuyển. "Đặc điểm của nhân sự ngành du lịch là tính ứng dụng linh hoạt trong thực tế công việc. Vì vậy, người lao động vừa có chuyên môn vừa có kinh nghiệm sâu mới trở thành nhân lực chất lượng cao. Nhưng thực tế thị trường lao động ngành đang rất thiếu đội ngũ nhân lực này" - ông Vũ nói.
Liên kết chặt chẽ
Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, nhấn mạnh nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ, khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của ngành. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, du lịch thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Việt Nam thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.Để đạt được mục tiêu này, một trong những yếu tố quan trọng nhất cần quan tâm đầu tư là nguồn nhân lực du lịch. "So với các nước trong khu vực, nhân lực du lịch Việt Nam còn hạn chế về kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ, kinh nghiệm, năng suất lao động và tính chuyên nghiệp" - ông Phúc đánh giá.
Hiện cả nước có khoảng 200 cơ sở đào tạo du lịch, trong đó có 62 trường đại học có khoa du lịch, 55 trường cao đẳng, 71 trường trung cấp, 4 trung tâm về dạy nghề. Theo ông Phúc, nhiều DN trong ngành phản ánh các chương trình đào tạo chưa sát với thực tế, SV ra trường vẫn khó tìm được việc làm phù hợp. Điều đó đòi hỏi việc xây dựng chương trình đào tạo phải được xem lại, các trường phải phối hợp chặt chẽ với DN để cùng đào tạo theo nhu cầu.Theo TS Đỗ Thị Thanh Hoa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (ITDR), Việt Nam còn thiếu nhân lực có tay nghề cao, kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế; nhân lực trẻ ngành du lịch bị hạn chế về ngoại ngữ và công nghệ. Năng lực lãnh đạo, quản lý, quản trị, marketing tiếp cận thị trường, công nghệ mới trong lĩnh vực du lịch cũng còn yếu.
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, ITDR đề xuất cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào đào tạo du lịch, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong phát triển du lịch. Bên cạnh đó, phải tăng cường đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng mềm cho SV ngành du lịch.
Ngoài ra, các cơ sở đào tạo cần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cho ngành; đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học; tăng thời lượng thực hành, kiến tập, cọ xát với thực tế công việc nhiều hơn.
"Để có lực lượng nhân lực du lịch đạt chất lượng, việc liên kết giữa nhà trường và DN là rất cần thiết, đẩy mạnh đào tạo tại chỗ theo nhu cầu của DN. DN phải tạo điều kiện để SV thực hành, thực tập tại đơn vị, cũng như hỗ trợ đào tạo để chuẩn bị nguồn nhân lực cho đơn vị mình" - TS Hoa đề xuất. | Ngành du lịch đối mặt với thách thức lớn là nguồn nhân lực. Hiện tại, chỉ có khoảng 23% tổng số nguồn nhân lực toàn ngành đã được đào tạo từ sơ cấp trở lên. Ngành du lịch cần khoảng 485.000 lao động trong cơ sở lưu trú du lịch cho công suất trên 70%. Dự báo đến năm 2025, khối cơ sở lưu trú du lịch cần khoảng hơn 800.000 lao động, năm 2030 là hơn 1 triệu người, trung bình cần bổ sung 60.000 lao động mỗi năm. Tuy nhiên, hằng năm các trường chỉ đào tạo khoảng 20.000 sinh viên. Dịch COVID-19 đã làm đứt gãy về cung - cầu du lịch trong gần 3 năm khiến chất lượng và số lượng nhân lực du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cần thời gian để phục hồi.
Nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ, khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của ngành. Mục tiêu phấn đấu |
374 | Bảo mẫu làm 8 tháng không hợp đồng, bị đuổi do 'khúc mắc sử dụng quạt hơi nước'. GDVN - Cô Linh là bảo mẫu đã làm việc suốt 8 tháng không có hợp đồng lao động, bị đuổi việc do bất đồng trong sử dụng quạt hơi nước.Bị đuổi việc vì mở quạt hơi nước cho các bé
Cô Nguyễn Thị Thùy Linh (nhà ở Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) vừa gửi ý kiến phản ánh tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cho biết, cô vừa bị Lớp Mầm non tư thục Bé Yêu Ơi (Quận Phú Nhuận) đuổi việc với lý do mà theo cô là không hợp lý.
Cô Linh cho biết: "Vào đầu giờ chiều ngày 6/4, như thường ngày, cứ vào 14h, khi các bé trong lớp tôi làm bảo mẫu ngủ dậy, sau khi các bé sắp xếp mền gối và đi vệ sinh xong, tôi sẽ sắp xếp bàn ghế cho các bé trong lớp ra để ăn đầu giờ chiều.
Vì lúc này, trong chỗ các bé ngồi ăn chỉ có một quạt treo tường (xa chỗ các bé ngồi), nên tôi mới lấy quạt hơi nước ở khu văn phòng mở lên cho các bé mát.
Lúc đó, cô Bình (là Quản lý lớp mầm non tư thục này) nhìn thấy vậy mới đến nói tắt quạt hơi nước đi tốn điện.
Sau đó, tôi quay trở về lớp lo cho các bé ăn một lúc rồi quay lại tranh luận với cô Bình về việc bật quạt hơi nước. Nói chuyện qua lại, cô Bình bất ngờ nói tôi bắt đầu từ 8/4/2024 không cần đi làm nữa”.
Theo cô Nguyễn Thị Thùy Linh, cô làm bảo mẫu ở Lớp mầm non tư thục Bé Yêu Ơi từ tháng 8/2023, cho đến nay đã 8 tháng nhưng hoàn toàn không có hợp đồng lao động.
Cô Nguyễn Thị Thùy Linh nói rằng, cô đã bị cho nghỉ việc với một lý do hoàn toàn không hợp lý, mà cũng không có bất cứ giấy tờ, văn bản nào kết luận lỗi vi phạm của cô, khiến cô không “tâm phục khẩu phục”.
Quản lý Lớp Mầm non Bé Yêu Ơi nói gì?
Ngày 8/4, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Trần Thị Khánh Bình – Quản lý của Lớp Mầm non tư thục Bé Yêu Ơi (Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh) xác nhận: “Chính tôi là người cho cô Linh nghỉ việc từ thứ hai (8/4), do xảy ra sự việc khúc mắc về việc sử dụng quạt hơi nước cho bé vào đầu giờ chiều ngày 6/4”.
Cô Trần Thị Khánh Bình cho biết: “Vào thời điểm đó, do bé mới ngủ dậy (phòng ngủ có máy lạnh), bên ngoài phòng ngủ, chỗ ăn xế đã có quạt sẵn rồi, tôi sợ bé bị sốc nhiệt nên việc mở quạt hơi nước là không cần thiết”.
Theo cô Trần Thị Khánh Bình cho hay, cô Nguyễn Thị Thùy Linh là bảo mẫu của Lớp Mầm non tư thục Bé Yêu Ơi từ tháng 8/2023 đến nay là khoảng 8 tháng, nhưng không có hợp đồng lao động làm việc, mà tất cả chỉ là thỏa thuận miệng.
Cô Nguyễn Thị Thùy Linh vẫn được trả lương, thưởng hàng tháng đầy đủ.
Dù vậy, cô Linh vẫn được mua bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ đúng theo quy định, còn bảo hiểm xã hội là đã có thỏa thuận từ trước với các cô là phải làm 1 năm trở lên mới được mua bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, cô Trần Thị Khánh Bình chỉ ra hàng loạt lỗi vi phạm của cô Linh trong quá trình làm việc tại lớp mầm non tư thục này, gồm: Hay đi đến chỗ làm muộn (căn cứ theo thời gian trích xuất trên camera), sử dụng điện thoại quay hình giáo viên và quản lý chưa xin phép, không chấp hành các phân công công việc của quản lý.
Tất cả những điều này đều vi phạm vào nội quy làm việc của Lớp Mầm non tư thục Bé Yêu Ơi.
Tuy nhiên, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đề cập đến việc nếu cô Linh vi phạm những lỗi như vậy, thì quản lý có lập biên bản gì hay không?
Cô Trần Thị Khánh Bình nhấn mạnh: “Tất cả chỉ là nhắc nhở bằng miệng, do nhóm trẻ quy mô cũng nhỏ, quản lý hoàn toàn không muốn lập biên bản vi phạm.”
Thế nhưng, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thị Thùy Linh nói rằng, cô chưa từng được quản lý trao đổi, hay nhìn thấy bản nội quy làm việc nói trên.
Được biết, Lớp Mầm non tư thục Bé Yêu Ơi được Ủy ban Nhân dân phường 5 – Quận Phú Nhuận chấp thuận cho hoạt động từ năm 2007, quy mô được nhận tối đa 60 bé từ 12 tháng đến 5 tuổi. | Cô Nguyễn Thị Thùy Linh, một bảo mẫu đã làm việc tại Lớp Mầm non tư thục Bé Yêu Ơi (Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh) trong 8 tháng không có hợp đồng lao động, đã bị đuổi việc vì một tranh cãi về việc sử dụng quạt hơi nước cho các bé. Cô Linh cho biết, cô đã bị cho nghỉ việc với một lý do hoàn toàn không hợp lý, không có bất cứ giấy tờ, văn bản nào kết luận lỗi vi phạm của cô. Cô Trần Thị Khánh Bình, Quản lý của Lớp Mầm non tư thục Bé Yêu Ơi, xác nhận rằng cô đã cho cô Linh nghỉ việc từ thứ hai (8/4), do xảy ra sự việc khúc mắc về việc sử dụng quạt hơi nước cho bé vào đầu giờ chiều ngày 6/4. Cô Trần Thị Khánh Bình cho biết, cô Nguyễn Thị Thùy Linh là bảo mẫu của Lớp Mầm non tư thục Bé Yêu Ơi từ tháng 8/2023 đến nay là khoảng 8 tháng, nhưng không có hợp đồng lao động làm việc, mà tấ |
375 | Hé lộ lý do hủy 19 chuyến bay đi, đến sân bay Điện Biên Phủ. Trong ba ngày (từ 6 - 8/4/2024), 19 chuyến bay đi, đến sân bay Điện Biên Phủ phải hủy chuyến.Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cho hay, tháng 4 hàng năm, khu vực sân bay Điện Biên Phủ thường có gió Nam-Tây Nam thịnh hành, tốc độ 11-14km/h, trời ít mây, mù khô kéo dài gần như cả ngày, gây giảm tầm nhìn ảnh hưởng đến khai thác bay. Trung bình khoảng 15 ngày trong tháng có mù hoặc mù khô, tầm nhìn từ 2000m-4800m.
"Thời gian này, khu vực Thượng Lào đang ở đỉnh điểm của mùa khô, cư dân khu vực này vẫn giữ tập quán đốt rừng làm nương rẫy. Tro bụi và khói do hoạt động này theo hoàn lưu gió di chuyển về khu vực lòng chảo Điện Biên Phủ, khói và mù đọng lại làm tình trạng suy giảm tầm nhìn càng thêm nghiêm trọng", theo VATM.
Cũng theo Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, thống kê từ năm 2018 đến năm 2022 cho thấy, trước khi sân bay Điện Biên Phủ đóng cửa để nâng cấp, số lượng các chuyến bay bị ảnh hưởng do điều kiện thời tiết đặc thù trong tháng 4 hàng năm (phải chuyển hướng đi sân bay dự bị hoặc hủy chuyến) từ 16-22 chuyến, chiếm khoảng 20% tổng số chuyến bay đi/đến sân bay Điện Biên Phủ.
Hiện tượng thời tiết kết hợp ô nhiễm không khí do tro bụi nêu trên không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân thành phố Điện Biên Phủ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khai thác các chuyến bay đi, đến tại Cảng hàng không Điện Biên Phủ (tầm nhìn ngang không đạt tiêu chuẩn khai thác tối thiểu). Trong ba ngày (từ 6 - 8/4/2024) có 19 chuyến bay đi, đến sân bay Điện Biên Phủ phải hủy chuyến. Trong đó, ngày 6/4 có 5 chuyến, ngày 7/4 có 6 chuyến, ngày 8/4 có 8 chuyến.
Được biết, cùng với việc nâng cấp Cảng hàng không Điện Biên, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã đầu tư Hệ thống quan trắc khí tượng tự động hiện đại đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép khai thác và đưa vào hoạt động đồng bộ với đường cất hạ cánh mới.
Hệ thống được trang bị đầy đủ thiết bị đo các thông số khí tượng bảo đảm cho khai thác bay, trung tâm xử lý dữ liệu cùng các đầu cuối hiển thị, cung cấp đầy đủ số liệu cho nhân viên khí tượng và kiểm soát viên không lưu khai thác, phục vụ điều hành bay.
Bên cạnh đó, để hạn chế tác động của điều kiện thời tiết đến hoạt động bay, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã chỉ đạo Trung tâm Khí tượng hàng không theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, đặc biệt lưu ý hướng và tốc độ gió, đánh giá bổ sung về tình hình ô nhiễm khói bụi từ Thượng Lào về lòng chảo Điện Biên Phủ để kịp thời phát hành các bản tin dự báo chính xác, đặc biệt lưu ý quan trắc và dự báo số liệu tầm nhìn ngang; Công ty Quản lý bay miền Bắc thực hiện điều hành bay đúng tiêu chuẩn khai thác do Cục Hàng không Việt Nam ban hành.
"Việc điều hành tại Đài Kiểm soát không lưu hiện hữu không ảnh hưởng đến việc chậm/hủy chuyến của các hãng hàng không trong những ngày vừa qua tại sân bay Điện Biên Phủ", VATM cho hay.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành hàng không tại khu vực Tây Bắc, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cũng đã đầu tư xây dựng Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới, khởi công vào ngày 27/4/2023. Công trình dự kiến đưa vào khai thác trước ngày 28/4/2024. Đến thời điểm hiện tại, các hạng mục bảo đảm hoạt động bay đã được hoàn thiện và đang làm thủ tục cấp phép để đưa vào khai thác chính thức. Tổng công ty dự kiến tổ chức khánh thành công trình vào dịp Kỷ niệm ngày thành lập Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (20/4/1993 - 20/4/2024), hướng tới Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.Trước đó, theo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), sau 4 tháng hoạt động trở lại, Cảng hàng không Điện Biên đã đón hơn 900 chuyến bay đi/đến Cảng.
Cụ thể, sau khi được nâng cấp, mở rộng, Cảng đã hoạt động trở lại và khai thác với tần suất 7 chuyến/tuần chặng Hà Nội- Điện Biên; 3 chuyến/tuần chặng Thành phố Hồ Chí Minh - Điện Biên vào các ngày thứ 3, 5, 7 trong tuần. Các chặng bay được khai thác bởi Vietnam Airlines và Vietjet Air.
Sau 4 tháng hoạt động trở lại, sản lượng khai thác tính đến ngày 31/3/2024 là 906 lần chuyến với tổng 69.900 hành khách. Trong đó, khách đi là 34.911 khách; khách đến: 34.989 khách. | Từ ngày 6 đến 8/4/2024, 19 chuyến bay đi, đến sân bay Điện Biên Phủ đã bị hủy chuyến do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đặc thù trong tháng 4 hàng năm. Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết, tháng 4 hàng năm, khu vực sân bay Điện Biên Phủ thường có gió Nam-Tây Nam thịnh hành, tốc độ 11-14km/h, trời ít mây, mù khô kéo dài gần như cả ngày, gây giảm tầm nhìn ảnh hưởng đến khai thác bay. Trung bình khoảng 15 ngày trong tháng có mù hoặc mù khô, tầm nhìn từ 2000m-4800m.
Hiện tượng thời tiết kết hợp ô nhiễm không khí do tro bụi nêu trên không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân thành phố Điện Biên Phủ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khai thác các chuyến bay đi, đến tại Cảng hàng không Điện Biên Phủ (tầm nhìn ngang không đạt tiêu chuẩn khai thác tối thiểu).
Tổng công |
376 | Điều tra nhóm đối tượng trộm hiện vật trưng bày tại Gia Lai. Ngày 9/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết đang phối hợp với lực lượng công an điều tra làm rõ nhóm đối tượng trộm cắp 4 hiện vật trưng bày tại Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai (khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku).Trước đó, vào khoảng 1 giờ 30 phút ngày 27/3, một nhóm đối tượng lạ đã đột nhập vào khu vực trưng bày hiện vật Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai, nằm trong khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết, lấy đi 4 hiện vật gồm: 1 lao thú kim loại tại khu vực nhà Voi, 2 lao thú kim loại tại khu vực nhà rông Xê Đăng, 1 ché nhỏ tại khu vực nhà để ché.
Trích xuất camera cho thấy, nhóm đối tượng ở độ tuổi thanh, thiếu niên, tiếp cận khu vực trưng bày từ nhiều hướng, cổng chính và khu vực hàng rào xung quanh. Sau khi bị lực lượng bảo vệ phát hiện, các đối tượng đã nhanh chóng tháo chạy, mang theo các hiện vật. Ngay sau đó, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Công ty Cổ Phần Thương mại Dịch vụ Bảo vệ Thiên Ưng (đơn vị trực tiếp thực hiện công tác bảo vệ khu vực trưng bày Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai) lập biên bản sự việc, kiểm kê, rà soát toàn bộ hiện trạng hiện vật tại khu trưng bày.Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt, nhà nghiên cứu Đặng Minh Tâm tổ chức. Không gian trưng bày gồm hàng nghìn cổ vật, hiện vật trong bộ sưu tập hơn 30 nghìn hiện vật của Nhà sưu tập Đặng Minh Tâm, với các nhóm chủ đề chính như: công cụ dệt, các loại nỏ săn bắn, các nhạc cụ dân tộc, công cụ phục vụ sản xuất và đời sống, thổ cẩm đặc trưng của các tộc người, vườn tượng gỗ, ghè, chóe cổ, trống da trâu…, mang đến cho công chúng một cái nhìn tổng thể về các tinh hoa, văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc Tây Nguyên. Đặc biệt, bộ sưu tập có chiếc ghế "độc nhất vô nhị" của vua voi Tây Nguyên, dụng cụ săn bắt, thuần dưỡng voi rừng vô cùng độc đáo...
Không gian trưng bày Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai được thực hiện từ ngày 5/12 đến hết năm 2024. | Tóm tắt:
Ngày 9/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết đang phối hợp với lực lượng công an điều tra vụ trộm cắp 4 hiện vật trưng bày tại Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai. Vụ việc xảy ra vào khoảng 1 giờ 30 phút ngày 27/3, khi một nhóm đối tượng lạ đột nhập vào khu vực trưng bày hiện vật Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai, lấy đi 4 hiện vật gồm: 1 lao thú kim loại tại khu vực nhà Voi, 2 lao thú kim loại tại khu vực nhà rông Xê Đăng, 1 ché nhỏ tại khu vực nhà để ché.
Thiên đường Tây Nguyên Gia Lai được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt, nhà nghiên cứu Đặng Minh Tâm tổ chức. Không gian trưng bày gồm hàng nghìn cổ vật, hiện vật trong bộ sưu tập hơn 30 nghìn hiện vật của Nhà sưu tập Đặng Minh Tâm, với các nhóm chủ |
377 | Việt Trì (Phú Thọ): Chú trọng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. (Xây dựng) - Bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu quan trọng, tạo tiền đề để triển khai thực hiện, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án. Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) là địa phương luôn chú trọng công tác này.Trong năm 2023, thành phố Việt Trì triển khai 87 dự án (80 dự án chuyển tiếp và 7 dự án mới), trong đó có 4 dự án trọng điểm cấp tỉnh với tổng mức đầu tư gần 39 nghìn tỷ đồng, 7 dự án trọng điểm cấp thành phố với tổng mức đầu khoảng 1.500 tỷ đồng. Trong số các dự án đã và đang triển khai trên địa bàn thành phố có 7 dự án lớn, quy mô trên 10ha, 6 dự án xây dựng công trình đường giao thông trọng điểm.
Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ngành cùng phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, động viên, thuyết phục cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đồng thuận chấp hành pháp luật về đất đai, nhiều dự án trên địa bàn đã được tháo gỡ khó khăn, triển khai xây dựng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tỉnh.
Năm 2023, thành phố Việt Trì đã thực hiện kiểm đếm 103,78ha đất của 2.019 lượt hộ với tổng giá trị 317,17 tỷ đồng. Trong đó, đã tổ chức chi trả 118,3 tỷ đồng cho 642 lượt hộ gia đình trên diện tích 26,76ha đất, số còn lại đang tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để chi trả và bàn giao mặt bằng theo quy định.
Để từng bước giải quyết dứt điểm các vướng mắc, tồn tại trong công tác bồi thường GPMB các dự án trên địa bàn, Công an thành phố tiếp tục chủ động tham mưu Thành uỷ, UBND thành phố chỉ đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương; phát huy vai trò hoạt động của MTTQ, các đoàn thể nhân dân trong triển khai thực hiện bồi thường GPMB các dự án phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, tham mưu cho UBND thành phố thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót trong công tác GPMB để yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, xử ký theo quy định; tập trung xác minh làm rõ, giải quyết dứt điểm những kiến nghị, vướng mắc của công dân. Công an thành phố tăng cường phối hợp với MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, vận động để người dân nắm rõ các quy định của pháp luật...
| Việt Trì, thành phố thuộc tỉnh Phú Thọ, đang triển khai 87 dự án trong năm 2023, trong đó có 4 dự án trọng điểm cấp tỉnh và 7 dự án trọng điểm cấp thành phố. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu quan trọng để triển khai thực hiện và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án. Thành phố Việt Trì đã thực hiện kiểm đếm 103,78ha đất của 2.019 lượt hộ với tổng giá trị 317,17 tỷ đồng. Trong đó, đã tổ chức chi trả 118,3 tỷ đồng cho 642 lượt hộ gia đình trên diện tích 26,76ha đất, số còn lại đang tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để chi trả và bàn giao mặt bằng theo quy định. Công an thành phố tiếp tục chủ động tham mưu Thành uỷ, UBND thành phố chỉ đạo cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương; phát huy vai trò hoạt động của MTTQ, các đoàn thể nhân dân trong triể |
378 | Triển lãm tài liệu lưu trữ “Sự hình thành chữ Quốc ngữ tại Bình Định”. (Xây dựng) – Hàng trăm tư liệu, tài liệu, hình ảnh đã được giới thiệu đến với đông đảo công chúng trong và ngoài tỉnh tại triển lãm “Sự hình thành chữ Quốc ngữ tại Bình Định” do Trung tâm Lưu trữ Lịch sử tỉnh Bình Định (Sở Nội vụ) tổ chức vào ngày 5/4 tại thành phố Quy Nhơn.Bình Định không chỉ được biết đến là miền đất có bề dày về truyền thống lịch sử - văn hóa với nhiều loại hình di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng và độc đáo mà còn là nơi có ảnh hưởng quan trọng, chủ đạo trong giai đoạn phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XVII.
Qua các tài liệu lịch sử, Cảng thị Nước Mặn là nơi ghi dấu ấn quan trọng cho sự phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ những năm đầu thế kỷ XVII (1618-1625). Có thể nói, mảnh đất và con người Bình Định đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phôi thai, hình thành, phát triển và truyền bá chữ Quốc ngữ.Từ nay đến hết ngày 30/6/202, triển lãm sẽ giới thiệu cho người dân và du khách các hình ảnh, tư liệu tập trung xoay quanh các chủ đề gồm: Vai trò chữ Quốc ngữ tại Việt Nam; Bình Định trong dòng phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ; Quá trình truyền bá chữ Quốc ngữ tại Bình Định; Phát huy giá trị di sản văn hóa hình thành chữ Quốc ngữ tại Bình Định…
Việc tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ “Sự hình thành chữ Quốc ngữ tại Bình Định” nhằm góp phần nâng cao nhận thức về sự hình thành, truyền bá của chữ Quốc ngữ tại Bình Định và bảo tồn, chấn hưng, phát huy các giá trị di sản văn hóa lịch sử và phát triển du lịch địa phương trong thời gian tới. Đây còn là hoạt động góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh con người, văn hóa Bình Định đến với đông đảo công chúng trong và ngoài tỉnh, là cơ hội để các em học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh có cơ hội được tiếp cận thêm kiến thức cũng như hành trang học tập.
Cũng trong thời gian triển lãm, Ban tổ chức sẽ tổ chức các hoạt động như: Tổ chức Lễ phát động và hoạt động truyền thông chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; Triển lãm ảnh nghệ thuật “Đất và Người Bình Định với sự phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ”; tọa đàm “Nhà lá mái Bình Định - nét đặc trưng và việc bảo tồn, phát huy di sản”… | Triển lãm tài liệu lưu trữ "Sự hình thành chữ Quốc ngữ tại Bình Định" đã được tổ chức tại thành phố Quy Nhơn vào ngày 5/4, trong đó có hàng trăm tài liệu, hình ảnh được giới thiệu cho công chúng trong và ngoài tỉnh. Bình Định không chỉ được biết đến là miền đất có bề dày về truyền thống lịch sử - văn hóa mà còn là nơi có ảnh hưởng quan trọng trong giai đoạn phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XVII.
Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 5/4 đến hết ngày 30/6/2022, trong đó sẽ giới thiệu cho người dân và du khách các hình ảnh, tư liệu tập trung xoay quanh các chủ đề gồm: Vai trò chữ Quốc ngữ tại Việt Nam; Bình Định trong dòng phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ; Quá trình truyền bá chữ Quốc ngữ tại Bình Định; Phát huy giá trị di sản văn hóa hình thành chữ Quốc ngữ tại Bình Định…
Việc tổ chức triển lãm nhằm nâng |
379 | Bắc Ninh: Sắp diễn ra ngày Sách và Văn hóa đọc với chủ đề “Sách hay cần bạn đọc”. (Xây dựng) – Thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông, ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba tỉnh Bắc Ninh năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 12 – 14/4/2024, tại hồ điều hoà Văn Miếu, thành phố Bắc Ninh với chủ đề “Sách hay cần bạn đọc”.Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba tỉnh Bắc Ninh năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 12/4 đến 14/4/2024 tại Hồ điều hoà Văn Miếu, thành phố Bắc Ninh.
Theo kế hoạch, các hoạt động chính của ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam gồm: Lễ khai mạc, phát động phong trào đọc sách; tổ chức khu trưng bày, giới thiệu sách; tham quan khu trưng bày giới thiệu sách; giao lưu với các diễn giả, tác giả, độc giả; tổ chức các buổi giao lưu, toạ đàm, giới thiệu tác giả, tác phẩm; các hoạt động trao tặng sách cho các trường học, thư viện trên địa bàn tỉnh; các chương trình ca nhạc, trò chơi dân gian…
Theo Ban tổ chức, ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba được tổ chức nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi; hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức, góp phần xây dựng xã hội học tập.
Bên cạnh đó, các hoạt động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba tỉnh Bắc Ninh năm 2024 sẽ được tổ chức từ tháng 3 đến hết tháng 4 năm 2024 (trọng tâm từ ngày 8/4 đến 01/5/2024).
Cụ thể, trong hệ thống trường học, phát động phong trào đọc sách trong thư viện nhà trường; tổ chức các câu lạc bộ về sách với các hoạt động ngoại khóa nhằm xây dựng văn hóa đọc cho học sinh, sinh viên.
Khuyến khích xây dựng và phát triển mô hình thư viện trường học thân thiện với các hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với từng cấp học, ngành học. Phát động, tổ chức phong trào thu gom sách, ủng hộ sách cho các trường học còn thiếu sách, ít sách.
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba tỉnh Bắc Ninh năm 2024, thông qua các sự kiện khác nhằm xây dựng văn hóa đọc cho học sinh, sinh viên.
Trong hệ thống các thư viện, nhà văn hóa, tại Thư viện tỉnh và trong toàn hệ thống thư viện trên địa bàn tỉnh, tổ chức trưng bày, triển lãm sách, giới thiệu các ấn phẩm sách gắn với các hoạt động của ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Ngoài ra, sẽ tổ chức các hội thi tuyên truyền, giới thiệu sách, kể chuyện theo sách; hướng dẫn kỹ năng đọc, chọn sách phù hợp cho từng đối tượng và các hình thức biểu diễn nghệ thuật lồng ghép nội dung tuyên truyền về việc học, đọc sách, giao lưu tác giả, tác phẩm. | Ngày Sách và Văn hóa Đọc Việt Nam lần thứ ba tỉnh Bắc Ninh năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 12/4 đến 14/4/2024 tại Hồ điều hoà Văn Miếu, thành phố Bắc Ninh. Sự kiện này sẽ bao gồm các hoạt động chính như lễ khai mạc, phát động phong trào đọc sách, tổ chức khu trưng bày, giới thiệu sách, giao lưu với các diễn giả, tác giả, độc giả, tổ chức các buổi giao lưu, toạ đàm, giới thiệu tác giả, tác phẩm, các hoạt động trao tặng sách cho các trường học, thư viện trên địa bàn tỉnh, các chương trình ca nhạc, trò chơi dân gian, v.v.
Ngày Sách và Văn hóa Đọc Việt Nam lần thứ ba được tổ chức nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đ |
380 | “Chốt” địa điểm tổ chức Đêm hội “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”. (TN&MT) - Chương trình Đêm hội “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản” chào mừng Kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng sẽ được tổ chức vào tối 11/5, tại Trung tâm Chính trị - Hành chính (Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm, huyện Thuỷ Nguyên).
UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng Kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 5 năm 2024 và Kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2024).
Theo đó, các hoạt động được tổ chức nhằm tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Hải Phòng lòng yêu nước, truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, của quê hương. Qua đó, góp phần bồi dưỡng và phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, củng cố bồi đắp sự tin tưởng của Nhân dân thành phố đối với Đảng, Nhà nước, tạo động lực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.Đây cũng là dịp để ôn lại truyền thống “Trung dũng – Quyết thắng”, đoàn kết, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, khẳng định những thành tựu to lớn của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố trong 69 năm chiến đấu, bảo vệ, xây dựng và phát triển.
Đồng thời, giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao niềm tự hào dân tộc, động viên, cổ vũ cán bộ đảng viên và các tầng lớp Nhân dân thành phố hưởng ứng thực hiện tốt chủ đề năm 2024 của thành phố “Đẩy mạnh chính trang, hiện đại hóa đô thị - Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Tăng cường thực hiện các chính sách xã hội và chuyển đổi số”.
Trong đó, các hoạt động chính của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 diễn ra trong 5 ngày từ 10/5 – 14/5. Chương trình Đêm hội “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản” chào mừng Kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và đón nhận danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà được tổ chức vào tối ngày 11/5, tại Trung tâm Chính trị - Hành chính (Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm). Các hoạt động hưởng ứng tiêu biểu được tổ chức tại khu vực dải trung tâm thành phố và đảo Cát Bà (huyện Cát Hải).Chương trình Đêm hội với chủ đề “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản” nhằm khẳng định Hải Phòng là thành phố có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa với đậm đặc các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, là điểm sáng của cả nước trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Trong dịp này, thành phố Hải Phòng cũng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ; Tổ chức khởi công, khánh thành một số dự án, công trình trọng điểm. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác sắp xếp trật tự, đường hè, vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, phòng chống tội phạm, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. | Hải Phòng sẽ tổ chức chương trình Đêm hội "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản" vào tối 11/5, tại Trung tâm Chính trị - Hành chính (Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm, huyện Thuỷ Nguyên) để chào mừng Kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Hải Phòng. Các hoạt động chính của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 diễn ra trong 5 ngày từ 10/5 - 14/5. Chương trình Đêm hội với chủ đề "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản" nhằm khẳng định Hải Phòng là thành phố có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa với đậm đặc các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, là điểm sáng của cả nước trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong dịp này, thành phố Hải Phòng cũng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ; Tổ chức khởi công, khánh thành một số dự án, công trình trọng điểm. Cùng với đó, đẩy m |
381 | Nồng độ xâm nhập mặn ở Hậu Giang tăng lên mức 9,5‰. VTV.vn - ĐBSCL đang trong giai đoạn nắng nóng cao điểm, đúng kỳ triều cường đầu tháng 3 âm lịch nên xâm nhập mặn diễn ra gay gắt. Tại tỉnh Hậu Giang, nồng độ mặn tăng lên mức 9,5‰.Hạn mặn được dự báo sẽ tiếp tục xâm nhập từ triều biển Tây vào các tuyến kênh chính ở thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ. Hiện tỉnh Hậu Giang đang kiểm tra độ mặn hàng ngày để thông tin cho người dân chủ động ứng phó.
Tại cống Kênh Lầu, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, độ mặn cao nhất đo được trong ngày 9/4 lên mức 7,8‰. So với đỉnh điểm độ mặn đo được hồi đầu tháng Giêng năm nay, độ mặn này đã cao hơn 2‰.Ở một số nơi khác như Cống Hóc Pó, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, nồng độ mặn là 9,5‰; Kênh Năm, bến phà Ngan Dừa… độ mặn cũng dao động từ 3,9 - 5,3‰, tăng từ 2 - 3‰ so với đầu tháng 3.
Mặn xâm nhập theo triều biển Tây trên sông Cái Lớn, kênh Chắc Băng tăng nhanh trở lại ở mức cao và sẽ xâm nhập sâu vào các sông, rạch tỉnh Hậu Giang.
Cùng với mặn xâm nhập sâu, nhiều khả năng lưu lượng dòng chảy từ sông Hậu vào tỉnh Hậu Giang trên sông, rạch không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sẽ thiếu ở một số địa phương của huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, một số xã ở thành phố Vị Thanh, huyện Phụng Hiệp và huyện Vị Thủy. | Hậu Giang, một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, Việt Nam, đang trải qua giai đoạn nắng nóng cao điểm và xâm nhập mặn gay gắt. Nồng độ mặn ở tỉnh này đã tăng lên mức 9,5‰, và dự báo sẽ tiếp tục tăng từ triều biển Tây vào các tuyến kênh chính ở thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ. Tỉnh Hậu Giang đang kiểm tra độ mặn hàng ngày để thông tin cho người dân chủ động ứng phó.
Tại cống Kênh Lầu, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, độ mặn cao nhất đo được trong ngày 9/4 lên mức 7,8‰, cao hơn 2‰ so với đỉnh điểm độ mặn đo được hồi đầu tháng Giêng năm nay. Ở một số nơi khác như Cống Hóc Pó, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, nồng độ mặn là 9,5‰; Kênh Năm, bến phà Ngan Dừa… độ mặn cũng dao động từ 3,9 - 5,3‰, tăng từ 2 - 3‰ so với đầu tháng 3.
Mặn xâm nhập theo triều |
382 | Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chiến dịch Điện Biên Phủ. (TN&MT) - Có thể khẳng định, nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chiến thắng trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ mối quan hệ dân tộc và giai cấp, chính trị và quân sự, chiến tranh và hòa bình... đặc biệt là những nhân tố tạo nên sức mạnh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nói chung cũng như của Chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, đó là: Đường lối chính trị và quân sự đúng đắn của Đảng; đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân và toàn diện; chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; tinh thần đoàn kết, đồng lòng và ý chí quyết tâm của toàn dân, toàn quân...Nhưng, để phát huy những nhân tố ấy thành sức mạnh chiến thắng kẻ thù thì phải có chủ trương, biện pháp cụ thể và cần có những con người - nhân dân, cán bộ, chiến sĩ thấm nhuần, biết vận dụng sáng tạo vào trong thực tiễn quân sự. Vì vậy, Người cùng Trung ương Đảng nghiên cứu kỹ tình hình, âm mưu của địch và lực lượng quân sự của ta ở các chiến trường, nhất là ở Bắc Bộ để xác định chủ trương, giải pháp quân sự trong Thu - Đông 1953, đặc biệt là trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ngày 20/11/1953, thực dân Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, biến vùng lòng chảo Điện Biên thành một tập đoàn cứ điểm mạnh chưa từng có nhằm giăng cái bẫy thu hút, tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta. Trước tình hình trên, ngày 6/12/1953, chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định tình hình chiến sự Đông - Xuân 1953 - 1954 và thống nhất quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược, đòn quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Để bảo đảm công tác chuẩn bị và chỉ huy chiến dịch, Người cùng Bộ Chính trị quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Trước khi lên đường ra mặt trận làm nhiệm vụ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến Khuổi Tát để chào Bác và xin ý kiến, Bác hỏi Đại tướng: “Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại?”, Đại tướng báo cáo với Bác,... chỉ có trở ngại là mặt trận Điện Biên ở xa, khi có vấn đề quan trọng và cấp thiết, khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị. Bác thân mật nói: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận, “Tướng quân tại ngoại”! Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau”. Khi chia tay, Bác căn dặn: Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.
Chính nhờ sự tin tưởng cao độ của Bác mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có một “quyết định khó khăn nhất” trong cuộc đời làm tướng của mình, đó là quyết định chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, và thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã chứng minh tính đúng đắn của quyết định này.
chu-tich-ho-chi-minh-den-tham-va-noi-chuyen-voi-mot-don-vi-bo-doi-tham-gia-chien-dich-dien-bien-phu.-anh-tu-lieu-lich-su..pngNgay từ trong quá trình chuẩn bị chiến dịch, nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu của Quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã chỉ đạo các địa phương từ Bình Trị Thiên trở ra tuyển thêm hơn 4 vạn quân để nâng tổng quân số của ta lên khoảng 23 vạn và tăng cường trang bị cho bộ đội; tiến hành kế hoạch xây dựng Quân đội theo nguyên tắc: Chủ lực thì phát triển bộ binh, nhưng đồng thời phát triển thêm các binh chủng mới; đẩy mạnh tác chiến trên các chiến trường, kìm chân, phân hóa quân chủ lực địch, không cho chúng chi viện cho chiến trường chính Bắc Bộ và Điện Biên Phủ; tập trung chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng các đoàn thể cách mạng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng Quân đội; đẩy mạnh công cuộc phát triển văn hóa, giáo dục và giác ngộ, giúp đỡ nông dân thi đua sản xuất; tăng cường kỷ luật, sự giác ngộ chính trị, lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng trong cán bộ, chiến sĩ...
Đối với những người lầm đường theo giặc, Người chỉ đạo các đoàn thể cách mạng phải giải thích và kêu gọi họ quay về với Tổ quốc, làm cho họ tin tưởng rằng Chính phủ và đồng bào ta sẵn sàng khoan hồng với những người con biết cải tà quy chính...Với tất cả việc làm trên, Người đã góp phần phá bỏ nền tảng của chế độ cũ, đưa nhân dân lên làm chủ; giúp người dân, đặc biệt là nông dân chiếm hơn 90% dân số lúc ấy nắm được đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ; nhận rõ Đảng, Chính phủ luôn luôn săn sóc đến lợi ích của họ và giúp họ nhận rõ nguồn gốc sự nghèo khổ, biết cách đấu tranh chống lại sự nghèo khổ, thức tỉnh lòng căm thù của họ đối với áp bức bóc lột.
Trong suốt quá trình diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ cùng Đảng, Chính phủ, Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch kịp thời đề ra những quyết sách mà còn luôn quan tâm, kịp thời chỉ đạo, động viên, hướng dẫn cán bộ, nhân dân, chiến sĩ ta về mọi việc. Trong thư gửi cán bộ và chiến sĩ lên đường ra mặt trận, Người nhắc nhở: “Thu - Đông năm nay, các chú lại có nhiệm vụ tiến quân vào Điện Biên Phủ để tiêu diệt thêm sinh lực địch, mở rộng thêm căn cứ kháng chiến, giải phóng thêm đồng bào còn bị giặc đè nén... Các chú phải chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh... Bác và Chính phủ chờ tin thắng lợi để khen thưởng các chú”.
Trước ngày bước vào Chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác đã tặng cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" làm giải thưởng luân lưu để khích lệ động viên, thể hiện niềm tin của Người đối với quân dân trên mặt trận Điện Biên Phủ. Bác đã gửi tặng mỗi cán bộ, chiến sĩ ở mặt trận một chiếc ca rất đẹp có in đậm hàng chữ màu đỏ: "Kiên quyết làm tròn nhiệm vụ".
Để kịp thời động viên, cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh cho quân ta vượt qua khó khăn và đánh thắng quân địch ở Điện Biên Phủ ngay từ trận mở đầu, ngày 11/3/1954, trước khi quân ta nổ súng tiến công vào cứ điểm Him Lam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các chiến sĩ Mặt trận Điện Biên Phủ. Trong thư, Bác căn dặn: "Các chú sắp ra mặt trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn, nhưng rất vinh quang. Các chú vừa được chỉnh quân chính trị và chỉnh huấn quân sự và đã thu được nhiều thắng lợi về tư tưởng và chiến thuật, kỹ thuật. Nhiều đơn vị đã đánh thắng trên các mặt trận. Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới. Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất. Chúc các chú thắng to. Bác hôn các chú".
Sau Chiến thắng Him Lam, ngày 14/3/1954, Người có thư gửi cán bộ, chiến sĩ Điện Biên Phủ. Tiếp đó, sau Chiến thắng đồi Độc Lập, ngày 15/3/1954, Người cùng Trung ương Đảng điện khen ngợi, động viên, cổ vũ và căn dặn cán bộ, chiến sĩ toàn mặt trận; nhắc lại tầm quan trọng của chiến dịch này và tin tưởng cán bộ, chiến sĩ ta sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn, gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới.
Trước tình cảm của Bác, sau 56 ngày đêm "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt", chiều 7/5/1954, cán bộ chiến sĩ trên mặt trận Điện Biên Phủ với tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí đã khắc phục mọi khó khăn, tiêu diệt hoàn toàn Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Ngày 8/5/1954, một ngày sau khi kết thúc Chiến dịch Điện Biên Phủ, Người có thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc đã chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ. Sau đó, Người lại có bài thơ "Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ" để ghi nhận ý chí quyết tâm, tinh thần chiến đấu, chiến thắng của quân và dân ta. Ngoài ra, Người còn viết nhiều bài báo, trả lời phỏng vấn những tờ báo nước ngoài khẳng định thắng lợi tất yếu của chiến dịch và cuộc kháng chiến của nhân dân ta...
Sau đó vài ngày, Bác gửi tiếp Thư Chúc mừng đến toàn thể cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ.
Điện Biên Phủ là thắng lợi đầu tiên của một dân tộc thuộc địa trước chủ nghĩa thực dân để mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn thế giới. Đó là thắng lợi thực tế của tư tưởng, nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh. | Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quan trọng nhất quyết định chiến thắng trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rõ mối quan hệ dân tộc và giai cấp, chính trị và quân sự, chiến tranh và hòa bình, đặc biệt là những nhân tố tạo nên sức mạnh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã chỉ đạo các địa phương tuyển thêm hơn 4 vạn quân để nâng tổng quân số của ta lên khoảng 23 vạn và tăng cường trang bị cho bộ đội; tiến hành kế hoạch xây dựng Quân đội theo nguyên tắc: Chủ lực thì phát triển bộ binh, nhưng đồng thời phát triển thêm các binh chủng mới; đẩy mạnh tác chiến trên các chiến trường, kìm chân, phân hóa quân chủ lực địch, không cho chúng chi viện cho chiến trường chính Bắc Bộ và Điện |
383 | Bà Rịa – Vũng Tàu: Kinh doanh hàng hóa nhập lậu, Công ty Đại Nghĩa Gia Lai bị xử phạt. (TBTCO) - Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 807/QĐ-UBND xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV Đại Nghĩa Gia Lai (Công ty Đại Nghĩa Gia Lai), địa chỉ trụ sở chính tại thôn Tân Sơn, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, với tổng số tiền phạt 115 triệu đồng.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu cho biết, Công ty Đại Nghĩa Gia Lai đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính gồm: tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định; kinh doanh hàng hóa nhập lậu.Theo quyết định, Công ty Đại Nghĩa Gia Lai bị xử phạt 115 triệu đồng. Trong đó, phạt 45 triệu đồng đối với hành vi “Tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định”; phạt 70 triệu đồng đối với hành vi “Kinh doanh hàng hóa nhập lậu” (số lượng 11.060kg kim loại là vật tư dư thừa, chưa qua sử dụng, nguồn gốc nhập khẩu, trị giá 88,5 triệu đồng).
Đồng thời, công ty bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu số lượng 11.060 kg kim loại là vật tư dư thừa, chưa qua sử dụng, nguồn gốc nhập khẩu nói trên. | Công ty TNHH MTV Đại Nghĩa Gia Lai đã bị xử phạt 115 triệu đồng vì hành vi vi phạm hành chính, bao gồm tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định và kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Trong đó, hành vi "Tiếp nhận chất thải rắn thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định" bị phạt 45 triệu đồng, và hành vi "Kinh doanh hàng hóa nhập lậu" bị phạt 70 triệu đồng. Công ty cũng bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu số lượng 11.060 kg kim loại là vật tư dư thừa, chưa qua sử dụng, nguồn gốc nhập khẩu. |
384 | Doanh nghiệp, tổ chức tài chính cần chủ động khắc phục sớm các cuộc tấn công mạng. (TBTCO) - Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) khuyến nghị, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp khi bị tấn công ransomware không nên trả tiền chuộc cho hacker. Sớm công khai thông tin để nhận được sự hỗ trợ của cơ quan chức năng về an ninh mạng.
Cần đầu tư đúng mức cho an ninh mạng
Thông tin tới báo chí tại buổi họp báo vào chiều ngày 8/4 tại Hà Nội, ông Trần Nguyên Chung - Trưởng phòng An toàn hệ thống thông tin, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), cho biết các chiến dịch tấn công mạng, đặc biệt là tấn công ransomware, tập trung vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lớn đang cung cấp dịch vụ cho nhiều người dân và doanh nghiệp; chủ yếu vào các lĩnh vực quan trọng như chứng khoán, tài chính, ngân hàng, năng lượng, viễn thông…Cục An toàn thông tin chỉ ra rằng, từ cuối tháng 3 đến nay, từ chỗ phát hiện các cuộc tấn công ransomware vào hệ thống thông tin tại Việt Nam có xu hướng tăng cao, thì nay trên không gian mạng đang xuất hiện các chiến dịch tấn công ransomware nhằm vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.
Các nhóm tấn công ransomware tập trung nhiều hơn cả vào những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, năng lượng, viễn thông… Trên thực tế, các cuộc tấn công ransomware vào hệ thống một số doanh nghiệp Việt Nam những ngày vừa qua đã gây thiệt hại cả về tài sản, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, và đặc biệt là làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của những đơn vị này.
Cuộc tấn công ransomware thường được bắt đầu từ một điểm yếu bảo mật của cơ quan, tổ chức. Sau khi xâm nhập vào hệ thống, kẻ tấn công sẽ “nằm vùng” trong hệ thống và chờ thời cơ chín muồi để phát động tấn công, làm tê liệt hệ thống, mã hóa toàn bộ dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp và yêu cầu nạn nhân phải trả tiền chuộc.Nhiều tổ chức, doanh nghiệp dễ bị tấn công theo ông Trần Nguyên Chung là do chưa quan tâm, đầu tư đúng mức để bảo vệ hệ thống thông tin. Nếu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ đúng theo các quy định pháp luật về an toàn thông tin mạng, thực hiện kiểm tra và đánh giá định kỳ, có giám sát để phát hiện và phòng ngừa sớm, chủ động săn lùng lỗ hổng và điểm yếu thì hệ thống có thể khắc phục nhanh khi bị tấn công, giảm nhẹ thiệt hại.
Nghị định 85/2013/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đã nêu rõ các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước cũng như các hệ thống phục vụ nhiều người dân, doanh nghiệp cần phải được phân loại và bảo vệ an toàn theo cấp độ, từ 1 đến 5. Các hệ thống được xác định từ cấp độ 3 trở lên thì phải định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin hàng năm.
Khẩn trương cụ thể hoá công điện của Thủ tướng về an ninh mạng
Tại họp báo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho hay, Bộ TT&TT sẽ khẩn trương cụ thể hoá công điện của Thủ tướng về an ninh mạng.
Tại Công điện số 33/CĐ-TTg ngày 7/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.Công điện nêu rõ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trực tiếp chỉ đạo và phụ trách công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ tướng Chính phủ nếu để hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý không bảo đảm an toàn thông tin mạng, để xảy ra sự cố nghiêm trọng; chỉ đạo tổng rà soát, đánh giá tình hình bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Bộ TT&TT; gửi kết quả về bộ trước ngày 30/4/2024.
Ông Trần Nguyên Chung cho hay, hiện nay các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đang có xu hướng giấu thông tin khi gặp sự cố mất an toàn thông tin hoặc bị tấn công mạng. Điều này gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc cảnh báo, hỗ trợ khắc phục cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết. Dù không thể tránh khỏi tấn công mạng, nhưng các tổ chức, doanh nghiệp có thể sẵn sàng. Sự sẵn sàng này sẽ giúp các đơn vị kịp thời khắc phục sự cố, nhanh chóng khôi phục lại hoạt động.
Chuyên gia Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc kỹ thuật Công ty NCS, cũng khuyến nghị, hướng chung của thế giới là cố gắng không trả tiền chuộc cho hacker, không tạo tiền lệ xấu vì hành động này có thể khuyến khích hacker tấn công mục tiêu khác trong nước hoặc khuyến khích những nhóm hacker khác tiếp tục tấn công vào doanh nghiệp, tổ chức trả tiền chuộc. | Tóm tắt:
Các tổ chức tài chính và doanh nghiệp cần chủ động khắc phục sớm các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là tấn công ransomware. Cục An toàn thông tin khuyến nghị không nên trả tiền chuộc cho hacker và công khai thông tin để nhận được sự hỗ trợ của cơ quan chức năng về an ninh mạng. Các doanh nghiệp cần đầu tư đúng mức cho an ninh mạng và tuân thủ theo các quy định pháp luật về an toàn thông tin mạng. Nghị định 85/2013/NĐ-CP về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đã nêu rõ các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước cũng như các hệ thống phục vụ nhiều người dân, doanh nghiệp cần phải được phân loại và bảo vệ an toàn theo cấp độ, từ 1 đến 5. Các hệ thống được xác định từ cấp độ 3 trở lên thì phải định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin hàng năm. Bộ TT&TT sẽ khẩn trương cụ thể hoá công điện |
385 | Phẫu thuật nối liền bàn chân bị đứt rời cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông ở Đắk Lắk
NDO - Sáng 9/4, bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Minh Trực, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, các bác sĩ của khoa vừa thực hiện ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ nối thành công bàn chân bị đứt rời cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông. Bệnh nhân là chị P.T.P sinh năm 1996, trú tại thôn 10, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
Trước đó, vào rạng sáng 8/4, bệnh nhân cùng chồng đang lưu thông trên đường thuộc địa bàn xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn thì xảy ra tai nạn với xe công nông. Khoảng 5 giờ sáng cùng ngày, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột để sơ cứu, sau đó được chuyển lên Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên với chẩn đoán đa chấn thương, dập gan, dập phổi, đứt lìa cẳng chân phải, gãy xương cánh tay phải, gãy đầu trên xương trụ...
Ngay sau khi tiến hành các xét nghiệm và thủ tục cần thiết, các bác sĩ Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật được tiến hành từ 6 giờ đến 11 giờ mới hoàn thành.Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Minh Trực, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên chia sẻ: Do bệnh nhân bị tai nạn giao thông, cẳng chân phải bị đứt lìa, vết thương dập nát nên ca phẫu thuật gặp nhiều khó khăn. Quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã khâu, nối các mạch máu, gân, dây thần kinh, xương cho bệnh nhân…Do vết thương dập nát, nên để khâu nối được vết thương, các bác sĩ đã phải cắt ngắn xương, mạch máu và gân mới có thể khâu nối được bàn chân cho bệnh nhân. Thời gian thực hiện ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ và bệnh nhân được truyền 5 đơn vị máu.
Sau phẫu thuật 24 giờ, hiện nay, tình trạng chân của bệnh nhân đã hồng ấm, bắt được mạch mu bàn chân, bệnh nhân đã nhúc nhích được các ngón chân. Hiện tại tình trạng lưu thông các mạch máu ổn, sức khỏe của bệnh nhân đã dần hồi phục. | Ngày 9/4, bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Minh Trực, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, các bác sĩ của khoa vừa thực hiện ca phẫu thuật kéo dài 5 giờ nối thành công bàn chân bị đứt rời cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông. Bệnh nhân là chị P.T.P sinh năm 1996, trú tại thôn 10, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Trước đó, vào rạng sáng 8/4, bệnh nhân cùng chồng đang lưu thông trên đường thuộc địa bàn xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn thì xảy ra tai nạn với xe công nông. Khoảng 5 giờ sáng cùng ngày, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột để sơ cứu, sau đó được chuyển lên Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên với chẩn đoán đa chấn thương, dập gan, dập phổi, đứt lìa cẳng chân phải, gãy xương cánh tay phải, gãy đầu |
386 | EDURUN 2024: Quyên góp kỷ lục 5 tỷ đồng để xây trường vùng xa. GDVN - Lần thứ 8 được tổ chức, EDURUN 2024 cũng là sự kiện đặc biệt nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Hệ thống giáo dục Vinschool.EDURUN – Giải chạy vì giáo dục thường niên của Vinschool – mùa 2024 vừa khép lại với số tiền quyên góp kỷ lục nhất (từ 2015 đến nay) 5 tỷ đồng cho hoạt động xây dựng trường cho trẻ em vùng sâu vùng xa. Tiếp nối hành trình nhân ái với sứ mệnh “thu hẹp khoảng cách giáo dục”, sự kiện năm nay ghi dấu ấn với quy mô lớn thu hút hơn 10.000 vận động viên.
Lần thứ 8 được tổ chức, EDURUN 2024 cũng là sự kiện đặc biệt nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Hệ thống giáo dục Vinschool.
Vô vàn những khoảnh khắc ấn tượng trên các cung đường chạy do chính phụ huynh, học sinh, cán bộ giáo viên Vinschool tạo nên, đã góp phần cho một Ngày chạy offline EDURUN 2024 thành công và đầy cảm xúc khi hàng trăm nghìn bước chạy cùng hướng đến một đích đến, đó là mang lại môi trường học tập tốt hơn cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khănKỷ lục quyên góp 5 tỷ đồng
Các vận động viên, cổ động viên đã vỡ òa trong giây phút công bố số tiền quyên góp của Giải chạy EDURUN 2024: 5 tỷ đồng - Số tiền quyên góp lớn nhất từ trước đến nay cho một mùa EDURUN. 9713 bộ Race-kit và 31.000 áo được đặt mua bởi phụ huynh và học sinh trên toàn hệ thống ngay trong 1 tuần đầu tiên phát động.Trong đó, Vinschool cũng ghi nhận đóng góp 400 triệu đồng hiện kim tài từ Nhà tài trợ độc quyền Ngân hàng Thương mại Cổ phần Techcombank trao tặng, cùng các hoạt động thiện nguyện tại 50 cơ sở trường Vinschool trên toàn quốc ủng hộ trực tiếp vào quỹ EDURUN 2024.
Từ nguồn ngân sách quyên góp được năm nay, Vinschool sẽ cùng với các bậc phụ huynh tìm kiếm một địa chỉ để xây dựng trường, lớp cho trẻ em nghèo ở những vùng sâu, vùng xa.
Tại sự kiện, Thầy Jeremy – Đại diện Ban giám hiệu Hệ thống giáo dục Vinschool nhấn mạnh: “Qua mỗi dự án từ thiện, mỗi sáng kiến xã hội như EDURUN, chúng ta đã cùng nhau thổi bùng lên ngọn lửa của tinh thần quan tâm, chia sẻ và sống có trách nhiệm với cộng đồng.”Trong biển người “nhuộm hồng” cung đường chạy của EDURUN, sự có mặt của các phụ huynh Đại sứ truyền cảm hứng như: Diễn viên Mạnh Trường, Thanh Hương, Hoàng Kim Ngọc, cựu siêu mẫu Thúy Hằng, cầu thủ Mạc Hồng Quân… đã khuấy động không khí và giúp truyền đi tinh thần “Run for Education - Chạy vì giáo dục” tới 10.000 vận động viên.
Ngoài ra, các học sinh, phụ huynh đạt thành tích cao trong các mùa EDURUN trước đây hoặc giành chiến thắng trong các cuộc thi đồng hành trước sự kiện, đặc biệt là sự góp mặt của Ban giám hiệu các trường được xây dựng từ nguồn quỹ EDURUN cũng trở thành các đại sứ và tiên phong xuất phát trên đường chạy.Hành trình 8 năm thu hẹp khoảng cách giáo dục qua 8 mùa EDURUN
EDURUN không chỉ là sự kiện thể thao mà còn là biểu tượng của tinh thần vì cộng đồng, trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Vinschool. Từ năm 2015 đến nay, chương trình đã thu hút hơn 160.000 người tham gia và quyên góp được hơn 21 tỷ đồng, giúp xây dựng trường học tại những vùng khó khăn nhất thuộc tỉnh Sơn La, Quảng Trị, Điện Biên, Quảng Bình, Hà Giang...
Vượt chặng đường 500 km từ Điện Biên để có mặt tại sự kiện, cô Vũ Thúy Lan – Hiệu trưởng Trường Mầm non Mường Đun - một trong những điểm trường mà EDURUN đã dừng chân để biến ước mơ của cô và trò nơi đây thành hiện thực xúc động chia sẻ: “Từ ngày được đón nhận một ngôi trường khang trang, sạch đẹp, học sinh đến trường được yên vui, hạnh phúc, các con được học tập vui chơi và thỏa sức trải nghiệm, các giáo viên yên tâm công tác và phụ huynh yên lòng gửi con đến trường.”Với sứ mệnh xây dựng một hoạt động thể thao vì mục đích thiện nguyện, EDURUN đã vượt qua khuôn khổ một phong trào thể thao học đường để trở thành một trong những hoạt động xã hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đầy cảm hứng.
Từ đây, sẽ có thêm nhiều địa chỉ khó khăn được hỗ trợ, nhiều ngôi trường khang trang được xây dựng, góp phần mang tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những trẻ em nghèo trên khắp Việt Nam. | EDURUN 2024, một sự kiện thể thao và thiện nguyện đã thu hút hơn 10.000 vận động viên và quyên góp kỷ lục 5 tỷ đồng cho hoạt động xây dựng trường cho trẻ em vùng sâu vùng xa. Sự kiện này được tổ chức lần thứ 8 và là sự kiện đặc biệt nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Hệ thống giáo dục Vinschool. Từ nguồn ngân sách quyên góp được năm nay, Vinschool sẽ cùng với các bậc phụ huynh tìm kiếm một địa chỉ để xây dựng trường, lớp cho trẻ em nghèo ở những vùng sâu, vùng xa. Từ năm 2015 đến nay, chương trình đã thu hút hơn 160.000 người tham gia và quyên góp được hơn 21 tỷ đồng, giúp xây dựng trường học tại những vùng khó khăn nhất thuộc tỉnh Sơn La, Quảng Trị, Điện Biên, Quảng Bình, Hà Giang... EDURUN không chỉ là sự kiện thể thao mà còn là biểu tượng của tinh thần vì cộng đồng, |
387 | Nam Em viết tâm thư gửi fan sau khi bị Sở TT&TT TP.HCM mời lên làm việc lần 2. (PLO)- Ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở TT&TT cho biết sở đã có giấy mời Nam Em lên làm việc lần 2. Nam Em viết tâm thư muốn fan tìm thần tượng khác tốt hơn mình. Trao đổi với PLO vào sáng 9-4, ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết Sở TT&TT TP.HCM đã có giấy mời Nam Em lên làm việc lần thứ 2.
"Lý do hiện tại vẫn chưa thể công bố. Sở TT&TT TP.HCM sẽ phản hồi báo chí vào sáng thứ 5 này (11-4)" - ông Nguyễn Ngọc Hồi cho hay.Trước đó, thông qua livestream, Nam Em cũng đã thông tin về vấn đề này.
Nam Em vẫn gây tranh cãi vì nội dung livestream
Như PLO đã thông tin, ngày 1-3, Sở TT&TT TP.HCM phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP.HCM đã mời Nam Em lên làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội.Cùng với những thông tin tiêu cực, nội dung phát ngôn gây tranh cãi trên mạng xã hội, sau khi làm việc, Sở TT&TT quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Lệ Nam Em về hành vi cung cấp thông tin gây hoang mang trong nhân dân và hành vi cung cấp thông tin xúc phạm danh nhân, anh hùng dân tộc.
Tổng số tiền xử phạt hành chính là 37,5 triệu đồng và Sở TT&TT TP.HCM cũng yêu cầu Nam Em không được tái phạm, trường hợp tái phạm sẽ bị xem xét tình tiết tăng nặng theo quy định.Tuy nhiên, đến khuya 16-3, Nam Em khiến khán giả không khỏi thót tim khi livestream vào giữa khuya nhưng không nói chuyện và trèo ra ban công không quay vào nhà. Sau đó bạn trai người đẹp đã tắt livestream.
Hành động bất thường của Nam Em khi đó khiến nhiều người lo lắng nhưng cũng đặt ra nhiều câu hỏi về mục đích của livestream trên.
Đoạn clip cũng đã được ghi lại và lan truyền trên mạng xã hội tạo ra nhiều tranh cãi.
Nam Em muốn fan tìm thần tượng khác tốt hơn mình
Cũng vào sáng nay, 9-4, trên trang cá nhân, Nam Em đã có những chia sẻ đáng chú ý nhằm gửi "những ai còn ở lại với tôi đến thời điểm này" sau khi việc bản thân bị Sở TT&TT TP.HCM mời lên làm việc lần 2 .
Theo đó, Nam Em nói với người hâm mộ: "Tôi biết các bạn rất mệt mỏi và lo lắng cho tôi trong suốt thời gian vừa qua nhưng cũng đừng vì thế mà ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Hãy yêu thương bản thân mình nhiều nhất có thể. Chăm sóc sức khoẻ tinh thần đầy trọn vẹn. Tìm kiếm hạnh phúc từ chính nội tâm của chính mình".Bên cạnh đó, người đẹp gốc Đồng bằng Sông Cửu Long cũng nghĩ rằng: "Có lẽ chúng ta đi tới đây cũng nên nói lời chia tay. Vì tôi không muốn các bạn mất thời gian với tôi nữa. Hãy chọn một idol khác tốt hơn tôi, nhiều năng lượng tích cực hơn tôi".
"Chuyến xe này tôi không muốn các bạn đi chung nữa… Khi nào trời quang mây tạnh nếu còn hữu duyên chúng ta hãy gặp lại. Tạm biệt các bạn. Tạm biệt Nam Em. Bình an nhé. Mọi phiền lo dang dở rồi sẽ hoá tan thành mây" – Nam Em bày tỏ.
Người đẹp nói thêm rằng, cô mong muốn sau này khi bản thân trở lại với năng lượng tích cực hơn, sẽ có dịp tái ngộ khán giả của mình.
Sau ồn ào phát ngôn mất kiểm soát, Nam Em không còn đi hát. Hầu hết các chương trình đều không mời người đẹp này vì dính thị phi.
Đến cả việc livestream hát như thời điểm trước đây, Nam Em cũng khó thực hiện, lý do là bởi sau khi chuyển nhà từ TPHCM lên Đà Lạt, cô không có đầy đủ thiết bị âm thanh để ca hát. | Nam Em, một nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam, đã viết một tâm thư gửi cho khán giả sau khi được Sở TT&TT TP.HCM mời lên làm việc lần thứ hai. Trong tâm thư, Nam Em khuyên khán giả tìm kiếm một thần tượng khác tốt hơn mình và chăm sóc sức khoẻ tinh thần của mình. Trước đó, Nam Em đã bị xử phạt hành chính vì hành vi cung cấp thông tin gây hoang mang trong nhân dân và hành vi cung cấp thông tin xúc phạm danh nhân, anh hùng dân tộc. Sau khi bị xử phạt, Nam Em đã không thể tiếp tục hoạt động như trước đây, không thể đi hát và không thể livestream hát do thiếu thiết bị âm thanh. |
388 | Kịp thời cứu nam thanh niên nhảy cầu tự tử. VTV.vn - Lực lượng cứu hộ kịp thời cứu một thanh niên nhảy cầu Thị Nại, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.Chiều tối 7/4, nhận tin báo của quần chúng nhân dân về việc có một thanh niên nhảy cầu tự tử, lực lượng Công an Đồn Khu kinh tế Nhơn Hội, Quy Nhơn, Bình Định đã phối hợp với Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy số 3 thuộc Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Định đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, không ngại nguy hiểm, dũng cảm cứu người bị nạn.
Đến 18h50 cùng ngày, với tinh thần khẩn trương cứu nạn, cứu hộ, lực lượng Công an đã cứu thành công nam thanh niên và đưa nạn nhân lên phao cứu sinh của lực lượng Công an neo tại cầu Thị Nại, chờ phối hợp với tàu cá của ngư dân để đưa nạn nhân vào bờ. Sau khi được đưa lên tàu cá, thanh niên này rất tỉnh táo.
Thanh niên được xác định là N.Đ.Q. (30 tuổi, ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) điều khiển xe mô tô đến trụ đèn 174 cầu Thị Nại thì nhảy cầu.
Việc kịp thời cứu người nêu trên của lực lượng Công an đã thể hiện tinh thần dũng cảm, vì nhân dân phục vụ, được đông đảo nhân dân đồng tình khen ngợi. | Lực lượng cứu hộ đã kịp thời cứu một thanh niên nhảy cầu Thị Nại, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vào chiều tối 7/4. Sau khi nhận tin báo của quần chúng nhân dân, lực lượng Công an Đồn Khu kinh tế Nhơn Hội, Quy Nhơn, Bình Định đã phối hợp với Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy số 3 thuộc Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Định để nhanh chóng có mặt tại hiện trường và cứu thành công nam thanh niên. Sau khi được đưa lên tàu cá, thanh niên này rất tỉnh táo. Thanh niên được xác định là N.Đ.Q. (30 tuổi, ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) điều khiển xe mô tô đến trụ đèn 174 cầu Thị Nại thì nhảy cầu. Việc kịp thời cứu người nêu trên của lực lượng Công an đã thể hiện tinh thần dũng cảm, vì nhân dân phục vụ, được đông đảo nhân dân đồng tình khen ngợi |
389 | Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống lịch sử
NDO - Với công trình văn hóa có kiến trúc độc đáo, hệ thống trưng bày được nâng cấp, hiện đại hóa, cùng bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” - bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trở thành điểm đến hấp dẫn khó bỏ qua trong hành trình trở lại chiến trường xưa, khám phá xứ sở hoa ban. Càng gần đến Ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các đoàn tham quan, lượng khách ghé thăm bảo tàng ngày càng tăng. Phát huy giá trị tài liệu, hiện vật
Trước khi là hướng dẫn viên bảo tàng, Cao Thị Nữ là cô giáo dạy môn tự nhiên nhưng đam mê lịch sử. Cô tìm tòi, sưu tầm những câu chuyện cảm động từ sách báo, nhân chứng để nội dung thuyết minh phong phú, sinh động, dốc bầu nhiệt huyết khơi gợi cảm xúc, tâm nguyện lan tỏa những năm tháng hào hùng của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa với khách tham quan.
Tự hào về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thấm thía hy sinh, mất mát của các thế hệ cha ông trong chiến dịch Điện Biên Phủ là cảm nhận chung của mỗi con dân đất Việt tới bảo tàng. Các cựu chiến binh trào dâng niềm xúc động qua từng bức ảnh, hiện vật, hào hứng kể lại những tháng ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”. Một đoàn khách từ thành phố mang tên Bác từng biết về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ qua sách báo, khi nghe hướng dẫn viên kể câu chuyện tấm gương anh Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, anh Tô Vĩnh Diện lấy thân mình cứu pháo, lá thư Bác Hồ gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng có con là liệt sĩ, những giọt nước mắt đã tuôn rơi.
“Cảm tưởng như đang hòa mình, chứng kiến trước mắt những năm tháng chiến đấu cam go mà hào hùng của ông cha ta, các họa sĩ khắc họa rất chân thực, sống động giúp tôi trân trọng hơn giá trị của hòa bình”, bà Nghiêm Thị Vân ở Kim Bảng (Hà Nam) thốt lên khi xem bức tranh Panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”. Đến thăm bảo tàng nhiều lần, một vị khách người Pháp chia sẻ lần này vẫn vẹn nguyên cảm xúc, thấu cảm những tổn thất trong chiến tranh và bình yên của vùng đất hoa ban tươi đẹp đậm đà bản sắc cùng những con người thân thiện bảy thập kỷ sau cuộc chiến lùi xa.
Thay đổi tư duy, phong cách phục vụ, đón tiếp tận tụy, chu đáo, thân thiện để mỗi khách tới bảo tàng luôn cảm thấy hài lòng là điều tâm niệm với mỗi cán bộ, nhân viên Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Nếu như trước đây, khi đoàn khách đông đăng ký mới bố trí hướng dẫn viên, nay chỉ một vài người có nhu cầu cũng được đáp ứng, không để “khách vào xem ra bảo không biết gì”, Giám đốc Vũ Thị Tuyết Nga nhấn mạnh.
Để hoạt động bảo tàng đáp ứng kịp thời xu thế phát triển, hội nhập trong giai đoạn mới, tập thể viên chức, người lao động nỗ lực đổi mới sáng tạo, học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện tác phong chuyên nghiệp, làm tốt công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị các tài liệu, hiện vật đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu, học tập, hưởng thụ văn hóa của công chúng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhất là kỹ năng quảng bá, chuyển đổi số… được chú trọng cùng nhiều giải pháp, sáng kiến được áp dụng, mang lại giá trị, hiệu quả thực tiễn. Để đáp ứng và huy động tối đa nguồn nhân lực phục vụ chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và Năm Du lịch quốc gia Điện Biên-2024, Bảo tàng tổ chức bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn, thuyết minh, tăng cường lực lượng tham gia phục vụ đón tiếp, hướng dẫn khách tham quan.
Nhằm tạo sự đa dạng, phong phú thu hút khách tham quan, hằng năm Bảo tàng sưu tầm, trưng bày, bổ sung các tài liệu, hiện vật tiêu biểu (hiện có gần 7 nghìn tài liệu, hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý, hiếm), nổi bật trong năm 2023 trưng bày hai sưu tập “Súng của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội Pháp sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ”, “Vỏ đầu đạn pháo 105mm", tổ chức và phối hợp tổ chức một số cuộc triển lãm ảnh chuyên đề: “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”; “Dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Điện Biên Phủ”; “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, văn hóa và du lịch”, “Từ Điện Biên Phủ năm 1954 đến Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972”…Xác định ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số là phương thức hữu hiệu để kiểm kê khoa học, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài liệu hiện vật, nâng cao chất lượng phục vụ và quảng bá hữu hiệu, bảo tàng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Từ ngày 5/3, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối wifi, quét mã QR, khách tham quan Bảo tàng có thể nắm bắt toàn bộ thông tin giới thiệu nội dung bức tranh Panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” bằng 3 thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp.
Tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm kiên cường đấu tranh bảo vệ Tổ quốc được triển khai với nhiều hình thức: trưng bày triển lãm lưu động trong và ngoài tỉnh, tại các trường học, đa dạng hóa các hoạt động tương tác, trải nghiệm phục vụ các đối tượng khách tham quan giúp hoạt động bảo tàng gần hơn với đời sống. Nhiều học sinh tham gia chương trình trải nghiệm “Chúng em làm chiến sĩ Điện Biên” bày tỏ phấn khởi khi được mặc quần áo bộ đội, đẩy xe đạp thồ, tự nấu các món ăn thời xưa, nắm cơm, giã lạc…; các thầy cô giáo đánh giá cao cách làm hay, sáng tạo, tạo hứng thú trong tiếp cận, học tập môn lịch sử. Với sự hỗ trợ tích cực của bảo tàng, cán bộ, nhân viên Tập đoàn Masan từ thành phố Hồ Chí Minh về Điện Biên hào hứng tham gia trải nghiệm đào hào giao thông, nấu cơm bằng bếp Hoàng Cầm, sống lại năm tháng gian khổ mà tràn đầy khí thế lạc quan.Dịch Covid-19 cũng tạo cú hích cho bảo tàng chủ động tăng cường quảng bá, “tiếp thị” rộng rãi, không thụ động chờ khách tới tham quan. Những thông tin, hình ảnh, video về hoạt động của bảo tàng, các sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến Chiến thắng Điện Biên Phủ xuất hiện không chỉ trên phương tiện thông tin đại chúng mà còn qua fanpage, mạng xã hội: facebook, zalo, youtube... Hiệu quả phối hợp tổ chức chương trình tham quan trực tuyến (tourday online), các triển lãm ảnh chuyên đề lưu động tại một số tỉnh, thành phố bước đầu mang lại tín hiệu tích cực, nhiều bảo tàng đăng ký triển lãm chuyên đề tại xứ sở hoa ban trong năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024.
Trong khi không ít bảo tàng còn vắng khách, trầm lắng, lượng khách tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tăng hằng năm, từ 2018 đến 2022 thu hút 1.532.070 lượt người, năm 2023 có 155.686 lượt khách, thu phí hơn 6 tỷ đồng. Đó là những con số ấn tượng minh chứng cho hiệu quả hoạt động. Cao điểm nhất ngày Quốc khánh, Bảo tàng đón tới 22.000 lượt người, phải nhờ lực lượng công an trợ giúp phân luồng, cán bộ tăng ca, căng sức làm việc.Nỗ lực đổi mới, thu hút khách tham quan
Tận dụng thế mạnh, phát huy tối đa nội lực, thẳng thắn nhìn nhận tồn tại, hạn chế nhằm chủ động khắc phục, đưa bảo tàng trở thành trung tâm sinh hoạt chính trị, công trình văn hóa trọng điểm, điểm du lịch hấp dẫn, vui chơi giải trí tích cực trên địa bàn tỉnh Điện Biên là hướng đi trong thời gian tới. Nhiều nội dung trưng bày đã cũ, không bắt kịp với xu thế trưng bày hiện đại, chưa tạo sự hấp dẫn, mới mẻ đòi hỏi sớm nâng cấp, hiện đại hóa; cần đầu tư nâng cấp hệ thống điện, quan tâm bố trí nhân lực chuyên môn điều hành hệ thống công nghệ thông tin, các thiết bị điện tử, âm thanh, ánh sáng… phục vụ quản lý, vận hành, phát huy giá trị bức tranh panorama sau thời gian hoạt động thử nghiệm.
Tăng cường quảng bá, truyền thông, trưng bày triển lãm lưu động trong và ngoài tỉnh; mở rộng địa bàn sưu tầm trong cả nước, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, trải nghiệm tại bảo tàng, lắp đặt hệ thống chiếu sáng ban đêm tòa nhà bảo tàng làm nổi bật kiến trúc độc đáo, chủ động phục vụ cả ban đêm khi lượng khách đông là những nỗ lực của bảo tàng hướng tới đổi mới, đa dạng hóa hoạt động. Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trưng bày như thuyết minh tự động (autoguide), cây tra cứu thông tin hiện vật theo các phần trưng bày chủ đề, tham quan Bảo tàng 3D (tham quan ảo), chiếu phim 3D về “Chiến dịch Điện Biên Phủ” và “Điện Biên - Đất và người” kết hợp với 3D mapping giúp công chúng tiếp cận mới mẻ hơn.
Theo lộ trình trong 5 năm tới, Bảo tàng tăng dần mức tự chủ, vừa làm tốt nhiệm vụ chính trị vừa khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách, góp phần tăng nguồn thu và đóng góp ngân sách, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Điện Biên. Trên tinh thần cầu thị học hỏi, tiếp thu, lắng nghe để điều chỉnh phù hợp, nhiều ý tưởng đã được đề xuất như xây dựng phòng đọc sách cho các đối tượng nghiên cứu sâu, phòng vẽ tranh dành cho thiếu nhi, tại sân bảo tàng tổ chức các hoạt động trải nghiệm tương tác, giao lưu văn hóa văn nghệ, bố trí không gian check in phục vụ du khách, tăng cường giới thiệu bằng tiếng Anh, tiếng Pháp cho khách nước ngoài…
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vừa được xếp hạng II, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba là niềm vinh dự, động lực to lớn để tập thể cán bộ, viên chức, người lao động quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới đông đảo khách tham quan trong nước và quốc tế. | Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn ở Việt Nam. Với công trình văn hóa có kiến trúc độc đáo, hệ thống trưng bày được nâng cấp, hiện đại hóa, cùng bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” - bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á, bảo tàng trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua trong hành trình trở lại chiến trường xưa, khám phá xứ sở hoa ban.
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã được xếp hạng II và được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Đây là niềm vinh dự, động lực to lớn để tập thể cán bộ, viên chức, người lao động quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới đông đảo kh |
390 | TP.HCM miễn 100% giá vé tuyến metro số 1 cho người dân trong 3 tháng. Ba tháng đầu kể từ ngày tuyến đường sắt bắt đầu vận hành thương mại, hành khách đi tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ không phải trả tiền mua vé. Thậm chí, khách đi 17 tuyến xe buýt kết nối với tuyến đường sắt đô thị này trong khoảng thời gian trên cũng được miễn phí.
Thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (đơn vị vận hành metro số 1, Bến Thành - Suối Tiên) cho biết, trong 3 tháng kể từ khi tuyến Metro số 1 đưa vào vận hành khai thác thương mại, hành khách sẽ được miễn phí 100% giá vé khi đi tàu.
Nội dung này được Sở GTVT TP HCM cập nhật trong Dự thảo chính sách hỗ trợ cho hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng trên địa bàn TP. HCM.
Theo đó, Sở Giao thông vận tải (GTVT) thành phố dự thảo các chính sách hỗ trợ bằng ngân sách của TP.HCM áp dụng cho hành khách sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và đường sắt đô thị.
Trong đó, TP.HCM sẽ dùng ngân sách hỗ trợ 100% giá vé vận chuyển bằng đường sắt đô thị trong thời gian 3 tháng đầu kể từ ngày tuyến Metro số 1 bắt đầu khai thác vận hành thương mại.
Đồng thời, hành khách sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đối với 17 tuyến xe buýt kết nối tuyến đường sắt đô thị này (từ tuyến số 153 đến tuyến số 169) trong thời gian 3 tháng đầu kể từ ngày tuyến Metro số 1 bắt đầu khai thác vận hành thương mại cũng được miễn giảm 100% giá vé.
Cùng với đó, TP.HCM cũng dự thảo hỗ trợ 100% giá vé cho người hoạt động cách mạng; bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh; người được hưởng chính sách như thương binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng; người cao tuổi (công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên); trẻ em dưới 6 tuổi hoặc cao dưới 1,3m và có người lớn đi kèm.
Hỗ trợ 50% giá vé lượt từ ngân sách thành phố đối với học sinh, sinh viên; 50% giá vé tháng đối với các đối tượng học sinh sinh viên học tập trên địa bàn TP.HCM.
Theo Sở GTVT TP.HCM, việc thực hiện chính sách miễn, giảm giá vé thể hiện chính sách ưu việt của Nhà nước và thành phố đối với các đối tượng chính sách, cũng như khuyến khích các người dân hình thành thói quen sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng, hạn chế sử dụng xe cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày, góp phần tiến tới mục tiêu giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.
Metro số 1 có tổng mức đầu tư hơn 43.000 tỷ đồng. Công trình được phê duyệt từ năm 2007 nhưng phải đến năm 2012 mới chính thức khởi công có quy mô dài gần 20 km với 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Đến nay, dự án này vẫn chưa thể đưa vào khai thác và nhiều lần phải lùi tiến độ hoàn thành.
Tại hội nghị kinh tế - xã hội TP.HCM vào chiều 2/4 vừa qua, ông Nguyễn Quốc Hiển, Phó trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cho biết, tuyến metro số 1 hiện đạt 98% tổng khối lượng. Dự kiến cuối tháng 9 tới, metro 1 mới hoàn thành công tác chạy thử.
Đến tháng 10/2024, các cơ quan đưa vào nghiệm thu, thẩm định vấn đề an toàn và cho phép người dân sử dụng. | TP.HCM sẽ miễn 100% giá vé tuyến metro số 1 cho người dân trong 3 tháng kể từ ngày tuyến đường sắt bắt đầu vận hành thương mại. Hành khách sử dụng 17 tuyến xe buýt kết nối với tuyến đường sắt đô thị này cũng sẽ được miễn phí trong thời gian trên. Đây là một trong những chính sách hỗ trợ được Sở GTVT TP.HCM dự thảo để khuyến khích các người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng và hạn chế sử dụng xe cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Metro số 1 có tổng mức đầu tư hơn 43.000 tỷ đồng và đã đạt 98% tổng khối lượng. Dự kiến cuối tháng 9 tới, metro 1 mới hoàn thành công tác chạy thử và đến tháng 10/2024, các cơ quan sẽ cho phép người dân sử dụng. |
391 | Chính thức khai hội Đền Hùng
NDO - Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương Hồ Đại Dũng đã đánh trống khai hội Đền Hùng và khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm 2024. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng cho biết, Lễ hội Đền Hùng và Tuần lễ Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm nay, người dân và du khách thập phương không chỉ được chứng kiến các hoạt động tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng mà còn được trải nghiệm và tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc.
Tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực tập trung chỉ đạo để bảo đảm lễ hội được tổ chức chu đáo, an toàn với phần Lễ trang nghiêm, trọng thể, mang tính cộng đồng sâu sắc; phần Hội kết hợp hài hòa các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống và hiện đại, các sự kiện thể thao và du lịch, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo vùng đất Tổ, tạo sức lan tỏa rộng rãi và sự hài lòng cho đồng bào, du khách thập phương về viếng thăm mộ Tổ.
Thông qua các hoạt động nhằm tôn vinh truyền thống yêu nước, khơi dậy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc hướng về nguồn cội, tri ân công đức tổ tiên; là cơ hội để những người con Đất Tổ, du khách thập phương ôn lại tiến trình lịch sử-tôn vinh các di sản văn hóa của dân tộc.Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm nay được tổ chức từ ngày 9-18/4 (tức từ ngày 1-10/3 năm Giáp Thìn) với các hoạt động vui tươi, lành mạnh, gắn kết chặt chẽ với các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo vùng Đất Tổ.
Trong đó, phần lễ gồm: Lễ Giỗ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân và Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày 14/4 (ngày 6/3 âm lịch); Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 18/4 (ngày 10/3 âm lịch); Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các huyện, thị, thành trong tỉnh từ ngày 9-18/4 (từ 1-10/3 âm lịch). | Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm 2024 đã chính thức khai mạc vào ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phú Thọ. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương Hồ Đại Dũng đã đánh trống khai hội Đền Hùng. Lễ hội năm nay sẽ tổ chức từ ngày 9-18/4 (tức từ ngày 1-10/3 năm Giáp Thìn) với các hoạt động vui tươi, lành mạnh, gắn kết chặt chẽ với các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo vùng Đất Tổ. Phần lễ gồm: Lễ Giỗ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân và Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày 14/4 (ngày 6/3 âm lịch); Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 18/4 (ngày 10/3 âm lịch); Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các huyện, thị, thành trong t |
392 | 30 suất học bổng toàn phần ngành điều dưỡng tại Singapore. (NLĐO) – Nếu trúng tuyển vào chương trình học bổng Asian Nursing Scholarship (ANS) của Singapore, sinh viên sẽ được hỗ trợ tiền nhà và sinh hoạt phí từ 25 triệu đồng/ tháng.
Bộ Y tế Singapore thông tin vừa kết hợp với 2 trường đại học công lập là Ngee Ann Polytechnic (NP), Nanyang Polytechnic (NYP), các bệnh viện tại Singapore và MOH Holdings (đơn vị tuyển dụng, quản lý chương trình ANS) tổ chức tuyển sinh, cấp học bổng toàn phần, chuyên ngành Điều dưỡng cho ứng viên của các nước Bhutan, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Myanmar và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam có 30 suất học bổng toàn phần.
Ứng viên trúng tuyển chương trình được miễn phí học bổng trong 3 năm học; hỗ trợ ký túc xá hoặc tiền nhà hơn 9 triệu đồng/tháng, sinh hoạt phí hơn 16 triệu đồng/tháng; bảo hiểm sinh viên 3 năm học; ký hợp đồng làm việc 6 năm tại bệnh viện công lập Singapore; hỗ trợ học tập nâng cao sau 6 năm làm việc; hỗ trợ ở lại làm việc lâu dài.Ông Nguyễn Văn Minh Tiến, Giám đốc Tổ chức giáo dục Blue Galaxy Group, cho biết chương trình ANS tổ chức tuyển sinh từ năm 2016 đến nay, mỗi năm có 15 – 20 sinh viên Việt Nam xuất sắc đạt được học bổng đến Singapore học tập và làm việc.
Điều kiện ứng tuyển: Là công dân Việt Nam, từ 18-24 tuổi; điểm trung bình lớp 12, điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT và điểm thi tốt nghiệp THPT môn toán từ 7 trở lên; điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh từ 6 ( hoặc có chứng chỉ Ielt từ 6.0); điểm thi tốt nghiệp THPT một trong 3 môn lý, hóa, sinh từ 7 trở lên.
Thời gian nhận hồ sơ đến tháng 7-2024. Ứng viên sẽ có 2 tháng ôn luyện tiếng Anh và thực hiện phỏng vấn tại Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn (quận Gò Vấp, TP HCM). Đầu tháng 10, ứng viên sẽ bước vào kỳ thi ứng tuyển học bổng ANS. | 30 học bổng toàn phần ngành điều dưỡng được cấp tại Singapore cho sinh viên của các nước Bhutan, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Myanmar và Việt Nam. Nếu trúng tuyển vào chương trình học bổng Asian Nursing Scholarship (ANS) của Singapore, sinh viên sẽ được hỗ trợ tiền nhà và sinh hoạt phí từ 25 triệu đồng/ tháng. Ứng viên trúng tuyển chương trình được miễn phí học bổng trong 3 năm học; hỗ trợ ký túc xá hoặc tiền nhà hơn 9 triệu đồng/tháng, sinh hoạt phí hơn 16 triệu đồng/tháng; bảo hiểm sinh viên 3 năm học; ký hợp đồng làm việc 6 năm tại bệnh viện công lập Singapore; hỗ trợ học tập nâng cao sau 6 năm làm việc; hỗ trợ ở lại làm việc lâu dài. Điều kiện ứng tuyển bao gồm: Là công dân Việt Nam, từ 18-24 tuổi; điểm trung bình lớp 12, điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT và điểm thi tốt nghiệp THPT môn toán từ 7 trở lên; điểm thi tố |
393 | Vụ nợ 1.000 sổ đỏ: Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ đạo "nóng". (Dân trí) - Liên quan đến vụ nợ 1.000 sổ đỏ người mua đất tại 3 dự án bất động sản do Công ty cổ phần Bách Đạt An làm chủ đầu tư, Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Quảng Nam đã có chỉ đạo "nóng".
Cuối tháng 3, thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp để đánh giá kết quả chỉ đạo, thực hiện các kết luận, chủ trương, cơ chế của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; kết quả xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện ban chỉ đạo Trung ương, tỉnh theo dõi.
Liên quan đến vụ việc các dự án do Công ty cổ phần Bách Đạt An làm chủ đầu tư, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với chủ đầu tư, nhà phân phối đất nền và các cơ quan liên quan.UBND thị xã Điện Bàn mời Thường trực Tỉnh ủy tham dự để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải quyết vụ việc liên quan đến 3 dự án do công ty làm chủ đầu tư, gồm Khu đô thị Bách Đạt, Khu đô thị 7B mở rộng và Hera Complex Riverside.
UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh báo cáo việc triển khai thi hành án đối với Công ty Bách Đạt An. Ban cán sự đảng UBND tỉnh tổng hợp báo cáo kết quả buổi làm việc, đề xuất cụ thể về quan điểm, định hướng lãnh đạo, chỉ đạo xử lý vụ việc liên quan đến công ty trên để báo cáo Thường trực, Ban thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến chỉ đạo trong tháng 4 này.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã có văn bản yêu cầu Cục Thi hành án dân sự tỉnh khẩn trương báo cáo việc triển khai thi hành án đối với Công ty Bách Đạt An về ban chỉ đạo và UBND tỉnh.
Vụ mua bán, tranh chấp bất động sản này dẫn đến khiếu kiện kéo dài; tòa án các cấp đã thụ lý, các cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý. Tuy nhiên, đến nay gần 1.000 người mua đất vẫn chưa nhận được sổ đỏ, tiếp tục khiếu kiện đến các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam.
Năm 2017, Công ty cổ phần Bách Đạt An ký hợp đồng giao Công ty cổ phần Đầu tư Hoàng Nhất Nam phân phối khoảng 1.000 lô đất của 3 dự án Khu đô thị Bách Đạt, Khu đô thị 7B mở rộng và Hera Complex Riverside.
Sau đó 2 bên tranh chấp, khiếu kiện kéo dài. Các tranh chấp giữa 2 công ty trên đã được giải quyết thông qua các bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án. Gần 1.000 người mua đất 3 dự án này phải gian nan đi đòi sổ đỏ.
Đến nay, những người mua đất vẫn tiếp tục khiếu kiện đòi được quyền lợi của mình. | Vụ nợ 1.000 sổ đỏ: Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ đạo "nóng"
Liên quan đến vụ nợ 1.000 sổ đỏ người mua đất tại 3 dự án bất động sản do Công ty cổ phần Bách Đạt An làm chủ đầu tư, Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Quảng Nam đã có chỉ đạo "nóng".
Cuối tháng 3, thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp để đánh giá kết quả chỉ đạo, thực hiện các kết luận, chủ trương, cơ chế của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; kết quả xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện ban chỉ đạo Trung ương, tỉnh theo dõi.
Liên quan đến vụ việc các dự án do Công ty cổ phần Bách Đạt An làm chủ đầu tư, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc với chủ đầu t |
394 | Trung tâm Ghép tạng trẻ em, Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ hoạt động vào năm 2025
NDO - Ngày 9/4, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Trung tâm Ghép tạng trẻ em sẽ được hoàn thành và đưa vào hoạt động nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Bệnh viện Nhi đồng 2 là một trong các bệnh viện Nhi đầu tiên tiến hành ghép thận và ghép gan cho trẻ em từ rất sớm, ca ghép thận đầu tiên được thực hiện từ năm 2004 và ghép gan từ năm 2005. Cho đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thực hiện thành công 33 ca ghép gan, 30 ca ghép thận, 10 ca ghép tế bào gốc tự thân. Có thể khẳng định các y, bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2 đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật ghép thận, ghép gan và ghép tế bào gốc đúng theo quy trình tuyển chọn bệnh nhân, tuyển chọn người cho tạng, quy trình chăm sóc điều trị trước trong và sau ghép, quy trình này đã được hoàn thiện và đi vào hoạt động thường quy.Đầu tháng 4/2024, Bộ Y Tế ra quyết định số 785/QĐ-BYT về việc công nhận Bệnh viện Nhi đồng 2 là cơ sở y tế đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận, gan từ người hiến sống và từ người hiến chết não.Từ những kết quả đạt được trong thời gian qua, cùng với việc được Bộ Y tế chính thức công nhận đủ điều kiện ghép tạng trẻ em, và nhất là theo định hướng phát triển chuyên sâu của Sở Y tế đối với 3 bệnh viện chuyên khoa Nhi của thành phố. Theo đó, Trung tâm Tim mạch trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, Trung tâm Ung thư trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố và Trung tâm Ghép tạng trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 2, tập thể lãnh đạo và thầy thuốc của Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ nỗ lực không ngừng, phấn đấu làm chủ kỹ thuật ghép tạng mới như: ghép tim, ghép tủy xương và ghép tế bào gốc dị ghép, bên cạnh các kỹ thuật ghép thận, và đồng ghép vốn đã triển khai thành công trong thời gian qua. | Trung tâm Ghép tạng trẻ em, Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ được hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 2025, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Bệnh viện Nhi đồng 2 là một trong các bệnh viện Nhi đầu tiên tiến hành ghép thận và ghép gan cho trẻ em từ rất sớm, với 33 ca ghép gan, 30 ca ghép thận và 10 ca ghép tế bào gốc tự thân đã thành công. Các y, bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2 đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật ghép thận, ghép gan và ghép tế bào gốc đúng theo quy trình tuyển chọn bệnh nhân, tuyển chọn người cho tạng, quy trình chăm sóc điều trị trước trong và sau ghép. Bệnh viện Nhi đồng 2 đã được Bộ Y tế chính thức công nhận đủ điều kiện ghép tạng trẻ em và sẽ tiếp tục nỗ lực không ngừng, phấn đấu làm chủ kỹ thuật ghép tạng mới như: ghép tim, ghép tủy xương và g |
395 | Bảo Yên (Lào Cai): phát động phong trào “Cổng đẹp - Rào xanh - Vườn rau tốt”. (TN&MT) - Nhằm hiện thực hoá phong trào “10 phút góp phần cải thiện môi trường” góp phần đưa môi trường nông thôn của Bảo Yên từng bước xanh - sạch - đẹp. Vừa qua Hội LHPN huyện Bảo Yên ( Lào Cai) đã phát động phong trào “Cổng đẹp - Rào xanh - Vườn rau tốt” giai đoạn 2024 - 2030 và tổ chức Cuộc thi “Cổng đẹp - Rào xanh - Vườn rau tốt” trên địa bàn huyện Bảo Yên năm 2024.
Theo đó, phong trào được phát động đến 100% thôn bản, tổ dân phố và đoàn viên, hội viên, nhân dân trên địa bàn huyện. Xây dựng các bản tin ngắn, thiết kế các bản Infographic, các hình ảnh về Phong trào “Cổng đẹp - Rào xanh - Vườn rau tốt”: đăng trên cổng thông tin điện tử của huyện và các xã, thị trấn; trên các trang Fanpage, mạng xã hội (Zalo, facebook…) của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các xã, thị trấn…
Tổ chức tuyên truyền lồng ghép trong các Hội nghị tuyên vận xã, thôn; các phương tiện thông tin đại chúng; các buổi họp thôn, tổ dân phố, sinh hoạt chi Hội, chi Đoàn và 50 tổ truyền thông cộng đồng đã được thành lập trong triển khai Dự án 8... Gắn công tác tuyên truyền với biểu dương, động viên, khen thưởng.
Phấn đấu, trong năm 2024 mỗi xã, thị trấn xây dựng ít nhất 01 mô hình điểm gắn với mô hình Dân vận khéo (mỗi mô hình điểm có từ 05 hộ gia đình trở lên tham gia) theo tiêu chí. Hàng năm, nhân rộng mô hình tại 100% thôn, bản trên địa bàn xã, thị trấn, có20% số hộ gia đình trên địa bàn đạt tiêu chí “Cổng đẹp - Rào xanh - Vườn rau tốt”. Đông thời năm 2025 sẽ phấn đấu tăng thêm 10% hộ đạt tiêu chí “Cổng đẹp - Rào xanh - Vườn rau tốt”. Đến năm 2030 nâng tổng số hộ đạt tiêu chí trên địa bàn toàn huyện Bảo Yên là 65% (tương đương 13.800 hộ).Thông qua thực hiện phong trào và cuộc thi “Cổng đẹp - Rào xanh - Vườn rau tốt” nhằm tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân trên địa bàn huyện nắm, hiểu rõ hơn về vai trò trách nhiệm của mình trong việc thực hiện, cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn, đô thị văn minh, xây dựng thôn kiểu mẫu, xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) nâng cao, góp phần thực hiện mục tiêu: Xây dựng huyện Bảo Yên trở thành huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2025.
Phát hiện, tôn vinh những hộ gia đình tiêu biểu trong phong trào xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, từng bước lan tỏa trong cộng đồng, thu hút tối đa sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội và Nhân dân trên địa bàn toàn huyện Bảo Yên.
Tiếp tục thực hiện phong trào chỉnh trang nhà cửa, xây dựng và nhân rộng mô hình gia đình “5 không, 3 sạch”; phát triển mô hình thôn, xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, khu dân cư kiểu mẫu, lan tỏa ý nghĩa hành động bảo vệ môi trường, bảo vệ không gian sống trong nhân dân, góp phần xây dựng môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp. Đặc biệt là chủ động đảm bảo được rau xanh phục vụ bữa ăn gia đình, giảm chi phí chi tiêu cho các hộ; Tạo thói quen cho các hộ gia đình tận dụng phụ phẩm nông nghiệp chăm sóc vườn rau… Việc tổ chức cuộc thi được triển khai gắn với ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong tuyên truyền, vận động, quảng bá...
| Hội LHPN huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã phát động phong trào "Cổng đẹp - Rào xanh - Vườn rau tốt" giai đoạn 2024 - 2030 và tổ chức Cuộc thi "Cổng đẹp - Rào xanh - Vườn rau tốt" trên địa bàn huyện Bảo Yên năm 2024. Phong trào được phát động đến 100% thôn bản, tổ dân phố và đoàn viên, hội viên, nhân dân trên địa bàn huyện. Mục tiêu của phong trào là tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân trên địa bàn huyện nắm, hiểu rõ hơn về vai trò trách nhiệm của mình trong việc thực hiện, cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn, đô thị văn minh, xây dựng thôn kiểu mẫu, xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) nâng cao, góp phần thực hiện mục tiêu: Xây dựng huyện Bảo Yên trở thành huyện đạt chuẩn NTM vào năm 2025. Phong trào cũng tìm kiếm và tôn vinh những hộ gia đình tiêu biểu trong phong trà |
396 | Xây dựng hồ sơ Di sản thế giới Hang Con Moong. Các nhà khoa học khuyến nghị cần sớm triển khai xây dựng hồ sơ Khu di sản Hang Con Moong và hồ sơ Di tích Hang Con Moong trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.Ngày 8/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Viện Khảo cổ học, Hội Khảo cổ học Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá khả năng đề cử và xác định tiêu chí xây dựng hồ sơ di sản đề cử UNESCO ghi vào danh mục Di sản thế giới di tích khảo cổ Hang Con Moong, huyện Thạch Thành”.
Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương, các địa phương; các nhà khoa học, nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực lịch sử, khảo cổ, di sản, địa chất, môi trường, du lịch,…
Khu Di tích Hang Con Moong gồm hàng chục hang động, mái đá phân bố trong không gian rộng hơn 20.000ha tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cùng một số địa vực thuộc tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình.
Hang Con Moong được phát hiện, khai quật, nghiên cứu từ năm 1974. Đến năm 2007, di tích hang Con Moong được xếp hạng là Di tích quốc gia. Năm 2008, Di tích được khảo sát thực địa, chuẩn bị tư liệu xây dựng Hồ sơ Di sản văn hóa Thế giới.
Từ năm 2010 đến 2014, việc khai quật, nghiên cứu Hang Con Moong và các di tích có liên quan trong khuôn khổ dự án hợp tác khoa học Việt - Nga đã thu được khối lượng tư liệu mới, đồ sộ, hết sức quan trọng trong nhận thức tiền sử Việt Nam và khu vực, cung cấp nhiều bằng chức khoa học về diễn biến văn hóa từ 74.000 năm đến 7.000 năm trên địa tầng dày 10,14m.
Năm 2015, Hang Con Moong và các di tích có liên quan đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt và phê duyệt quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích khảo cổ…
Tại hội thảo, các ý kiến tham luận đi sâu phân tích diễn biến về di tích, di vật, táng thức, thành phần động vật, chủng tộc người, kết cấu trầm tích theo độ sâu trên 10m của địa tầng Hang Con Moong...
Trên cơ sở các tư liệu, báo cáo, tham luận, đa số ý kiến được các nhà khoa học thống nhất di tích Hang Con Moong và phụ cận có thể đáp ứng 3 tiêu chí trong 10 tiêu chí của UNESCO về giá trị nổi bật toàn cầu./. | Hang Con Moong, một khu di tích lịch sử và khảo cổ tại Thanh Hóa, Việt Nam, đang được khuyến nghị xây dựng hồ sơ để đề cử UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hang Con Moong có hàng chục hang động và mái đá phân bố trong không gian rộng hơn 20.000ha tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cùng một số địa vực thuộc tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình. Hang Con Moong được phát hiện, khai quật, nghiên cứu từ năm 1974 và được xếp hạng là Di tích quốc gia từ năm 2007. Từ năm 2010 đến 2014, việc khai quật, nghiên cứu Hang Con Moong và các di tích có liên quan trong khuôn khổ dự án hợp tác khoa học Việt - Nga đã thu được khối lượng tư liệu mới, đồ sộ, hết sức quan trọng trong nhận thức tiền sử Việt Nam và khu vực, cung cấp nhiều bằng chức khoa học về diễn biến văn hóa từ 74.00 |
397 | Tăng chuyến bay các chặng từ Hà Nội, TP.HCM dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện nay trên các đường bay nội địa, hành khách vẫn có thể đặt vé và có nhiều mức giá trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Báo cáo của các hãng hàng không cho biết dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, trung bình mỗi ngày cung ứng từ 100.000 - 110.000 ghế trên các đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay trung bình trong tháng 3/2024.
“Tỷ lệ đặt chỗ của hành khách hiện vẫn ở mức trung bình trên tất cả các đường bay nội địa chiều từ 2 điểm đầu (Hà Nội, TP.HCM) đến các cảng hàng không, sân bay địa phương và cả chiều ngược lại, đa phần dao động trong khoảng 40-60%”, đại diện Cục Hàng không thông tin. Cụ thể, giai đoạn trước ngày nghỉ lễ (ngày 26, 27, 28 và 29/4), đường bay có tỷ lệ đặt chỗ cao nhất là: Hà Nội - Quảng Bình (99,51% ngày 27/4), tiếp đến là đường bay TP.HCM - Tuy Hòa (82,77% ngày 27/4); Hà Nội - Phú Quốc và Hà Nội - Huế (đều xấp xỉ 80% ngày 27/4); TP.HCM - Phú Quốc (77,23% ngày 27/4). Các chặng bay khác có tỷ lệ đặt chỗ ở mức trung bình trở xuống.
Đối với chiều bay từ cảng hàng không sân bay địa phương, hiện tại tỷ lệ đặt chỗ vẫn ở mức thấp. Riêng đường bay Điện Biên - TP.HCM - Hà Nội tỷ lệ đặt chỗ cao (đường bay Điện Biên - TP.HCM ngày 27/4 là 99,44%; đường bay Điện Biên - Hà Nội ngày 28/4 là 79,89%).
Giai đoạn trong và sau nghỉ lễ, các đường bay từ Hà Nội và TP.HCM đi các cảng hàng không, sân bay địa phương hiện có tỷ lệ đặt chỗ dưới 50%, đa phần dao động ở mức 20-40%. Riêng đường bay Hà Nội - Điện Biên đạt tỷ lệ 83,7% vào ngày 2/5.
Trên đường bay trục Bắc - Nam (Hà Nội - Đà Nẵng - TP.HCM), tỷ lệ đặt chỗ cho giai đoạn nghỉ lễ hiện tại vẫn ở mức tương đối thấp, đều dưới 50% (riêng đường bay Hà Nội - Đà Nẵng nhỉnh hơn, đạt 50,37% ngày 27/4).
“Tới thời điểm hiện nay trên các đường bay nội địa, về cơ bản hành khách vẫn có thể đặt vé và có nhiều mức giá vé để lựa chọn phù hợp với điều kiện và nhu cầu di chuyển của mỗi hành khách”, Cục Hàng không thông tin.
Tăng chuyến bay dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Về giá vé tại giai đoạn trước nghỉ lễ, theo khảo sát trên trang web bán vé của các hãng hàng không Việt Nam, các chặng bay có tỷ lệ đặt chỗ cao như đường bay Hà Nội – Phú Quốc có giá vé thấp nhất là 2,2 triệu đồng (ngày 29/4); TP.HCM – Phú Quốc có giá vé thấp nhất là 1,5 triệu đồng (ngày 29/4); Hà Nội - Huế có giá vé thấp nhất là 1,4 triệu đồng (ngày 29/4)…
Đại diện Vietnam Airlines thông tin, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, nhu cầu của người dân sẽ tập trung từ 27/4 đến 1/5 với đối tượng chính là khách đi du lịch, thăm thân về quê, trong đó chiều khách đi dự kiến đông nhất vào ngày 27/4 và chiều quay lại ngày 1/5.
“Hiện tại, hãng mở bán nhiều hạng vé trong giai đoạn nghỉ lễ 30/4-1/5 với các mức giá đang mở bán đảm bảo nằm trong khung giá đã được Bộ GTVT quy định đối với từng nhóm đường bay. Mặt bằng chung mức giá mở bán (bao gồm thuế, phí) với các chuyến bay đầu TP.HCM chiều xuôi từ 1,4 triệu đồng, chiều ngược từ 1,2 triệu đồng trở lên; đầu Hà Nội chiều xuôi từ 1,7 triệu đồng, chiều ngược từ 1,3 triệu đồng trở lên. Nhiều chặng bay từ TP.HCM đi/đến các điểm du lịch như Đà Lạt, Quy Nhơn, Cam Ranh đang có các mức giá từ 1,2 đến 1,6 triệu đồng”, đại diện Vietnam Airlines nói.
Được biết, Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu các hãng xem xét tăng thêm tải cung ứng trên các đường bay từ Hà Nội, TP.HCM đi các địa điểm có nhu cầu du lịch lớn như Đà Nẵng, Phú Quốc, Tuy Hòa, Bình Định, Cam Ranh,… đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Bên cạnh đó, Cục cũng sẽ xem xét việc điều chỉnh tăng tham số tại sân bay Nội Bài (từ 37 lên 42 chuyến/giờ) ngay trong tháng 4 và điều chỉnh tăng tham số tại cảng sân bay Tân Sơn Nhất một số ngày cao điểm dịp nghỉ lễ (từ 44 chuyến/giờ lên 46 chuyến/giờ).
| Tại Việt Nam, các hãng hàng không đã tăng thêm chuyến bay từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trung bình mỗi ngày cung ứng từ 100.000 - 110.000 ghế trên các đường bay nội địa, tăng khoảng 20% so với lịch bay trung bình trong tháng 3/2024. Tỷ lệ đặt chỗ của hành khách hiện vẫn ở mức trung bình trên tất cả các đường bay nội địa, đa phần dao động trong khoảng 40-60%. Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu các hãng xem xét tăng thêm tải cung ứng trên các đường bay từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đi các địa điểm có nhu cầu du lịch lớn như Đà Nẵng, Phú Quốc, Tuy Hòa, Bình Định, Cam Ranh,… đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. Bên cạnh đó, Cục cũng sẽ xem xét việc |
398 | Chủ động ứng phó với thiếu nước tưới. Thời gian gần đây, nhiều nơi tại khu vực Tây Nguyên diễn ra tình trạng khô hạn, gây thiệt hại đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Theo nhận định của các nhà khí tượng thủy văn, trong mùa khô năm 2023 - 2024 ở Tây Nguyên, khô hạn sẽ xảy ra trên diện rộng và có khả năng gay gắt. Vì vậy, việc chủ động nguồn nước tưới cho các loại cây trồng được các địa phương, chủ công trình thủy lợi tính toán ngay từ đầu vụ.
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, dự báo mùa khô năm nay Tây Nguyên sẽ đối mặt với tình trạng hạn hán gay gắt. Trong tháng 2 và 4/2024, khả năng có mưa rào và giông, nhưng lượng mưa chưa nhiều. Đồng thời, nắng nóng diễn ra ở nhiều nơi. Tổng lượng dòng chảy trên các sông, suối ở Tây Nguyên trong toàn mùa cạn sẽ thiếu hụt khoảng từ 10 – 50% so với trung bình nhiều năm, có thể gây nên tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nước tưới cho cả khu vực Tây Nguyên.Đắk Lắk đang vào tâm điểm của mùa khô, tình trạng thiếu nước tưới khiến nhiều diện tích cây trồng của bà con nông dân bị ảnh hưởng. Để ứng phó với tình trạng khô hạn, bà con nông dân nhiều địa phương tại tỉnh Đắk Lắk chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó nhằm bảo vệ cây trồng, duy trì hoạt động sản xuất. Anh Trần Văn Hùng, huyện Krông Năng (Đắk Lắk) trồng khoảng 2ha cà phê cho hay, nhu cầu nước tưới cho cây trồng khá lớn, đặc biệt là vào mùa khô. Nếu không tưới đủ nước cây sẽ rụng bông, không đậu quả. Nếu trong giai đoạn tăng trưởng, kết trái, thiếu nước cây sẽ rụng trái, giảm năng suất.
Theo anh Hùng, mùa khô này, trung bình khoảng hai tuần đến gần một tháng cây cần tưới một lần; mỗi đợt, gia đình phải tưới từ 10-20 giờ mới đảm bảo cung cấp đủ nước, chống hạn cho cây cà phê. Do phải thuê máy nổ và nguồn nước nên mỗi lần tưới, gia đình tiêu tốn đến gần triệu đồng. "Nếu không tưới kịp thời, năng suất của cây cà phê sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, để hạn chế nước bốc hơi nhanh, qua đó giúp giảm số lần tưới, trong lúc vệ sinh vườn, gia đình sẽ giữ lại một lớp cỏ khoảng 3 - 4cm để giữ độ ẩm cho đất vào mùa này”, anh Hùng chia sẻ.
Còn anh Lê Dũng, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) cho hay, gia đình có khoảng 8.000m2 đất trồng xen canh cà phê và hồ tiêu. Gia đình anh Dũng đã gắn bó với cây cà phê gần 20 năm. Anh Dũng nhận định, việc chăm sóc cây cà phê quan trọng nhất là thời điểm tưới nước. Nếu tưới không kịp thời, cây sẽ bị rụng lá, khô cành; còn tưới sớm khi cây chưa phân hóa mầm hoa sẽ làm cho cà phê nở hoa không đều, khó khăn trong thu hoạch và ảnh hưởng đến năng suất. Do đó, nguyên tắc tưới cho cây cà phê là phải đúng và đủ.
Anh Dũng cho hay, những năm gần đây, tình trạng thiếu nước tưới vào mùa khô diễn ra thường xuyên. Do đó, bà con đã sẵn sàng ứng phó như tưới nhỏ giọt, tích trữ nước tưới ngay từ cuối mùa mưa… Thế nhưng, mùa khô năm nay rất khắc nghiệt, khả năng thiếu nước trong những đợt tưới tới là rất cao.Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư Kuin, trên địa bàn có 39 hồ, đập và một số suối cạn, giếng khoan… phục vụ tưới cho 12.072ha cà phê. Tình hình nguồn nước cơ bản đáp ứng được nhu cầu tưới cho cây trồng trong mùa khô. Nếu tình trạng nắng nóng kéo dài và không có mưa, nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu nước tưới là rất lớn.
Tuy nhiên, trước diễn biến thất thường của khí hậu trong năm 2024, đơn vị đã chủ động tham mưu cho UBND huyện về phương án phòng, chống hạn trên địa bàn nhằm đảm bảo vụ sản xuất hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra.
Tương tự, gia đình chị Nguyễn Thị Hiếu, ở huy Cư M’gar (Đắk Lắk) có hơn 7 sào cà phê. Những ngày qua, do thời tiết diễn biến bất thường, nắng nóng kéo dài, nhiều loại sâu hại phát sinh trên vườn cây. Trong đó, đáng chú ý là rệp sáp đang tấn công mạnh, đe dọa đến năng suất cà phê vụ này. Đây là một trong những côn trùng gây hại đáng lo ngại nhất trên cây cà phê do đặc tính lây lan nhanh, rất khó phòng trừ. Khi bị nhiễm rệp sáp nặng, trái cà phê phát triển chậm; nếu không diệt trừ kịp thời, chùm trái sẽ bị khô hỏng, ảnh hưởng đến năng suất vụ tới. Trường hợp cây bị nặng, gặp nắng nóng kéo dài có thể khô héo, dẫn đến chết cây.
“Mấy ngày nay, bên cạnh triển khai các biện pháp để phòng trừ thì trong lúc tưới cây cà phê, tôi cũng dùng nước phun rửa sạch những chùm hoa dính rệp sáp nhằm hạn chế lây lan ra cả vườn. Tuy nhiên nếu thời tiết khô hạn kéo dài, không có mưa thì sẽ rất khó xử lý dứt điểm được”, chị Hiếu lo lắng.
Để chủ động ứng phó với hiện tượng nắng hạn, bảo đảm sinh hoạt của người dân, nguồn nước phục vụ nông nghiệp, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương chủ động rà soát, đánh giá, cân đối nguồn nước thực tế trên các hồ, đập, sông, suối, nguồn nước ngầm của từng vùng để điều tiết, khai thác hợp lý… | Tóm tắt:
- Tình trạng khô hạn ở Tây Nguyên gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Mùa khô năm 2023 - 2024 ở Tây Nguyên dự báo sẽ xảy ra tình trạng hạn hán gay gắt.
- Nhiều nông dân ở Đắk Lắk đang ứng phó với tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng.
- Nông dân đã triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ cây trồng, duy trì hoạt động sản xuất.
- Nông dân đã tích trữ nước tưới ngay từ cuối mùa mưa, tuy nhiên mùa khô năm nay rất khắc nghiệt.
- Nguy cơ thiếu nước tưới trong những đợt tưới tới là rất cao.
- Nông dân đang ứng phó với tình trạng nắng nóng kéo dài và không có mưa.
- Nông dân đang ứng phó với tình trạng rệp sáp tấn công mạnh, đe dọa đến năng suất cà phê vụ này.
- UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương chủ động rà so |
399 | “BIDVRUN - cho cuộc sống Xanh” – Những bước chân tiếp nối hành trình vì cộng đồng. (BKTO) - “BIDVRUN - Cho cuộc sống Xanh” được tổ chức vào tháng 4 hằng năm là hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tuần lễ Văn hóa Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhân dịp kỷ niệm Ngày Truyền thống của BIDV (26/4). Nguồn kinh phí quy đổi từ thành tích chạy của các vận động viên tham gia Giải sẽ được BIDV sử dụng để xây nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ, trồng mới cây xanh, hỗ trợ khắc phục hạn mặn...
Từ mùa đầu tiên (năm 2021) đến nay, Giải chạy đã thu hút hơn 130.000 lượt vận động viên tham gia. Với tổng thành tích chạy đạt hơn 6,5 triệu km, tổng số tiền quy đổi mà các vận động viên đóng góp cho các hoạt động an sinh xã hội Xanh là 26,2 tỷ đồng.
Từ nguồn kinh phí trên, BIDV đã xây dựng 13 nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ tặng các địa phương thường xuyên gặp thiên tai, lũ lụt tại Miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam; trồng mới 350.000 cây xanh tại nhiều địa phương như Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lai Châu, Phú Thọ, Phú Yên…; tài trợ 14.000 bình chứa nước cho các tỉnh chịu hạn mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long.
Năm 2024, Giải chạy diễn ra trong 22 ngày, từ ngày 07/4 đến 28/4. Ngay trong sáng 07/4, BIDV đồng loạt tổ chức phát động Giải chạy tại toàn bộ 63 tỉnh thành trên toàn quốc và tại các quốc gia, vùng lãnh thổ nơi có BIDV hiện diện trú đóng như Lào, Campuchia, Myanmar… cùng đồng thời tổ chức kickoff.
Phát biểu trong Lễ phát động được tổ chức tại Trụ sở chính BIDV, bà Vũ Thị Nga - Phó Chủ tịch thường trực Công đoàn BIDV, Phó Trưởng Ban Tổ chức Giải chạy - chia sẻ:“BIDVRUN - Cho cuộc sống Xanh” không chỉ là một giải thể thao, là một chương trình thúc đẩy tinh thần rèn luyện sức khỏe của mọi người... mà còn là dịp để công chúng chung tay thực hiện các chương trình an sinh xã hội ý nghĩa góp phần xây dựng tương lai xanh, vì sự phát triển bền vững của đất nước. Giải chạy cũng là một trong những hoạt động thiết thực triển khai ESG tại BIDV...
Giải chạy “BIDVRUN - Cho cuộc sống Xanh” năm 2024 đặt mục tiêu quy đổi thành tích chạy thành kinh phí để xây dựng 5 nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ và trồng thêm 67.000 cây xanh tại các địa phương. Ngay trong buổi sáng đầu tiên của Giải chạy, sự chung sức của khoảng 27.000 vận động viên đã tạo được thành tích hơn 100.000 km, quy đổi thành gần 300 triệu đồng đóng góp để thực hiện các chương trình an sinh xã hội. Bên cạnh việc được chung tay đóng góp kinh phí cho hoạt động vì cộng đồng, vận động viên tham gia Giải chạy sẽ có cơ hội nhận được nhiều giải thưởng hấp dẫn, quà tặng thể thao và voucher bảo hiểm từ Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) theo thể lệ của chương trình.
Đặc biệt, năm nay, BIDV sẽ tổ chức sự kiện Giải chạy offline tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày Về đích - 28/4/2024. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).
Giải chạy offline dự kiến sẽ được tổ chức trên cung đường Khu đô thị Sala (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) với sự tham gia của hơn 2.500 vận động viên tranh tài ở 03 cự ly bán chuyên (05km, 10km, 21km). Các em nhỏ 7 - 15 tuổi sẽ có cơ hội tham gia thử sức ở đường chạy ngắn với hoạt động KIDS RUN thú vị, giúp trẻ nhỏ tìm được niềm vui trong thể thao và có những trải nghiệm đáng nhớ khi tự mình chinh phục những cung đường chạy. | "BIDVRUN - Cho cuộc sống Xanh" là một giải chạy được tổ chức hàng năm vào tháng 4, là hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tuần lễ Văn hóa Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhân dịp kỷ niệm Ngày Truyền thống của BIDV (26/4). Nguồn kinh phí quy đổi từ thành tích chạy của các vận động viên tham gia Giải sẽ được BIDV sử dụng để xây nhà văn hóa cộng đồng tránh lũ, trồng mới cây xanh, hỗ trợ khắc phục hạn mặn...
Từ mùa đầu tiên (năm 2021) đến nay, Giải chạy đã thu hút hơn 130.000 lượt vận động viên tham gia. Với tổng thành tích chạy đạt hơn 6,5 triệu km, tổng số tiền quy đổi mà các vận động viên đóng góp cho các hoạt động an sinh xã hội Xanh là 26,2 tỷ đồng.
Năm 2024, Giải chạy diễn ra trong 22 ngày, từ ngày 07/4 đến 28/4. Ngay trong sáng |