id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 37
44
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 0
258k
|
---|---|---|---|
3393 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3393 | Illinois | Illinois là tiểu bang thứ 21 của Hoa Kỳ, được gia nhập Liên bang vào năm 1818. Illinois là tiểu bang đông dân nhất vùng Trung Tây nước Mỹ và đứng thứ năm toàn liên bang về dân số. Chicago nằm ở phía đông bắc là thành phố lớn nhất và trung tâm kinh tế hàng đầu tại Illinois. Đây cũng là thành phố lớn thứ ba nước Mỹ, chỉ sau thành phố New York và Los Angeles. Thủ phủ của tiểu bang đặt tại thành phố nhỏ Springfield.
Giữa những năm 1300 và 1400, thành phố Cahokia của người da đỏ là thành phố đông dân nhất trên lãnh thổ đất nước Hoa Kỳ sau đó với tổng dân số 40.000 người, trước khi bị thành phố New York vượt qua vào cuối thế kỉ 18. Khoảng 2000 người thổ dân da đỏ và những thợ săn thú người Pháp sống tại Illinois khi cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa nước Mỹ nổ ra. Trước thế kỉ 19, Illinois vẫn là một vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt. Nhưng bắt đầu từ thập niên 1810, dân cư từ bang Kentucky bắt đầu đổ vào Illinois và những người này chính thức được cấp quyền công dân một tiểu bang mới vào năm 1818. Khu vực đại đô thị tương lai Chicago được thành lập bên bờ con sông Chicago, một trong số ít những cảng tự nhiên ở miền nam bờ hồ Michigan và đóng một vai trò huyết mạch trong giao thông tại vùng Ngũ Đại Hồ. Những phát minh quan trọng trong thập niên 1830 như đường sắt và máy cày đã biến những đồng cỏ của Illinois thành một vùng nông nghiệp trù phú, thu hút dân nhập cư đến từ các nước châu Âu như Đức và Thụy Điển. Nhân dân Illinois đã dành sự ủng hộ rất lớn đối với tổng thống Abraham Lincoln và tướng Ulysses S. Grant (cả hai đều là người Illinois) trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Từ năm 1900, sự phát triển mạnh mẽ của những thành phố công nghiệp phía bắc tiểu bang cũng như những mỏ khai thác khoáng sản tại miền trung và miền nam đã thu hút thêm dân nhập cư đến từ các nước Đông Âu và Nam Âu. Dòng người da đen di cư lên miền bắc sau cuộc Nội chiến Mỹ cũng góp phần làm nên sự đa dạng chủng tộc tại Illinois và đóng góp cho nền văn hóa tại đây nhạc jazz và nhạc blue, những thể loại âm nhạc ngày nay phổ biến khắp nước Mỹ.
Tiểu bang Illinois còn có tên gọi là "Quê hương của Lincoln" ("Land of Lincoln"), vị tổng thống đã có công xóa bỏ chế độ nô lệ và giữ vững sự thống nhất nước Mỹ trong thế kỉ 19. Ngoài ra, Illinois còn có tên gọi là "Tiểu bang Đồng cỏ" ("The Prairie State").
Đây là nơi sinh của Tổng thống Ronald Reagan (tại Tampico).
Có hai giả thuyết về nguồn gốc tên gọi của tiểu bang Illinois. Giải thuyết thứ nhất cho rằng tên gọi này bắt nguồn từ chữ "ilenweewa" trong tiếng thổ dân Algonquian (hay còn gọi là người Miami-Illinois) có nghĩa là "Anh/cô ấy nói bình thường". Tuy nhiên một giả thuyết khác lại cho rằng tên gọi này bắt nguồn từ tên bộ lạc thổ dân da đỏ "Illiniwek" một thời từng phát triển thịnh vượng tại vùng đất này. Cái tên "Illiniwek" có nghĩa là "những con người siêu đẳng" hoặc "con người".
Nằm ở phía đông bắc tiểu bang Illinois là hồ Michigan. Illinois giáp với Indiana về phía đông, giáp với Wisconsin về phía bắc. Biên giới với hai tiểu bang Missouri về phia tây nam và Iowa về phis tây bắc là con sông Mississippi. Illinois giáp với Kentucky về phía đông nam qua sông Ohio. Ngoài ra tiểu bang này còn giáp với Michigan nhưng chỉ qua đường biên giới nước trên hồ Michigan.
Mặc dù Illinois nằm hoàn toàn trong khu vực Đồng bằng Trung tâm, nhưng tiểu bang này vẫn được chia làm 3 vùng địa lý với nhiều đặc điểm khác biệt nhau:
Khu vực ngoài đại đô thị Chicago thường được gọi là "Hạ Illinois". Tuy nhiên cư dân ở miền Trung và Nam Illinois coi khu vực của họ là một vùng địa lý và văn hóa riêng biệt nên không sử dụng tên gọi này.
Với chiều dài từ bắc đến nam trải dài 640 km và nằm ở vị trí trung tâm lục địa Bắc Mỹ, khí hậu Illinois thay đổi giữa các vùng miền khác nhau. Phần lớn lãnh thổ bang Illinois có khí hậu lục địa ẩm với mùa hè nóng và ẩm còn mùa đông thì lạnh giá. Miền nam Illinois tiếp giáp với khu vực có khí hậu cận nhiệt đới ẩm nên có mùa đông ôn hòa hơn đôi chút. Lượng mưa trung bình của Illinois dao động từ nơi cao nhất là miền nam (1220 mm) đến nơi thấp nhất ở miền bắc là 890 mm. Khu vực thành phố Chicago thường có tuyết rơi dày vào mùa đông với lượng mưa tuyết đo được trung bình là 96 cm, trong khi ở miền nam tiểu bang lượng mưa tuyết thường ít hơn 35 cm.
Nhiệt độ cao nhất ghi được tại Illinois là 47 °C vào ngày 14 tháng 7 năm 1954 tại East St. Louis. Còn nhiệt độ thấp nhất ghi được là -38 °C vòa ngày 5 tháng 1 năm 1999 tại Congerville.
Trung bình hàng năm, Illinois phải chịu khoảng 50 ngày mưa bão, cao hơn so với bình quân toàn nước Mỹ. Illinois là nơi thường xảy ra lốc xoáy, trung bình 35 cơn một năm. Vụ lốc xoáy gây chết người nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ đã xảy ra tại Illinois và hai bang kế cận vào năm 1925 làm cho 695 người chết, trong đó có 613 người sống tại Illinois.
Thành phố Chicago là trung tâm kinh tế lớn nhất của tiểu bang Illinois cũng như của miền Trung Tây nước Mỹ. Tuy nhiên thủ phủ của tiểu bang Illinois lại đặt ở thành phố nhỏ Springfield.
Trước khi người châu Âu đến khai phá nước Mỹ, tại Illinois đã từng tồn tại một nền văn hóa với tên gọi Cahokia. Tuy nhiên nền văn minh này đã bị biến mất vào thế kỉ 15 mà không rõ lý do. Những người chủ tiếp theo của Illinois là người Illini, một liên minh chính trị giữa các bộ lạc da đỏ bản địa. Năm 1700, ước tính có khoảng 25.000 người da đỏ Illinois bản địa nhưng những cuộc tấn công của bộ lạc Iroquois đã khiến dân số của người Illini giảm đi nhiều. Thành viên của các bộ lạc Potawatomi, Miami, Sauk cũng đến định cư tại miền đông và miền bắc Illinois.
Năm 1673, hai nhà thám hiểm người Pháp là Jacques Marquette và Louis Jolliet đã khám phá ra sông Illinois. Năm 1680, người Pháp đã xây dựng đồn lũy đầu tiên của họ tại nơi mà ngày nay là thành phố Peoria. Illinois được duy trì là một lãnh thổ của Đế chế Pháp cho tới tận năm 1763, khi nó bị nhượng lại cho người Anh. Năm 1778, George Rogers Clark tuyên bố vùng Illinois thuộc về Virginia. Năm 1783, Virginia chuyển vùng đất này cho liên bang quản lý và Illinois được sáp nhập vào Lãnh thổ tây bắc.
Ngày 3 tháng 2 năm 1809, vùng lãnh thổ Illinois được thành lập với thủ phủ đặt tại thành phố Kaskaskia. Năm 1818, Illinois chính thức được gia nhập Hoa Kỳ và trở thành tiểu bang thứ 21. Một lượng lớn người nhập cư từ Kentucky đã đổ vào tiểu bang mới này. Những thay đổi về địa giới hành chính sau đó đã khiến Illinois mở rộng lên phía bắc để bao gồm cả hải cảng Chicago, nay là thành phố lớn nhất Illinois.
Những cuộc chiến tranh giữa những bộ tộc da đỏ bản địa với người da trắng đến sau vẫn tiếp diễn. Năm 1832, cuộc chiến tranh Diều Hâu Đen (Black Hawk War) bùng nổ tại Illinois và Wisconsin. Quân đội chính phủ Mỹ được cử tới và đã đẩy người da đỏ sang vùng Iowa.
Illinois nổi tiếng với việc chống lại chế độ nô lệ. Ngay từ khi gia nhập liên bang, tiểu bang Illinois đã tuyên bố bãi bỏ chế độ nô lệ. Tổng thống Abraham Lincoln đến từ Illnois là một trong những nhân vật vĩ đại nhất lịch sử nước Mỹ khi ông tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ và giữ vững sự thống nhất đất nước trước việc các bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam đòi ly khai. Trong cuộc nội chiến, đã có 250.000 đàn ông Illinois tham gia vào quân đội của Liên bang, nhiều thứ 4 cả nước.
Sau cuộc nội chiến, nền công nghiệp của Illinois phát triển mạnh mẽ với những ngành như cơ khí, luyện kim, chế biến lương thực thực phẩm... Đây cũng là nơi phong trào công nhân phát triển mạnh nhất nước Mỹ. Ngày 1 tháng 5 năm 1886, cuộc Tổng bãi công của công nhân thành phố Chicago nổ ra đòi ngày làm 8 giờ đã buộc giới chủ phải nhượng bộ. Về sau ngày này được lấy làm ngày Quốc tế lao động.
Bước sang thế kỉ 20, kinh tế Illinois tiếp tục phát triển cho đến cuộc Đại khủng hoảng 1929 làm một nửa số công nhân tại Illinois thất nghiệp. "Chính sách mới" của tổng thống Franklin Roosevelt đã góp phần làm ổn định lại nền kinh tế. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, nhu cầu chiến trường tăng mạnh đã dẫn đến sự hồi phục của nền kinh tế Illinois. Illinois đã đóng góp rất nhiều sức người và sức của trong hai cuộc thế chiến.
Trong thập niên 1960 và thập niên 1970, kinh tế Illinois bắt đầu có biểu hiện suy thoái. Ngày nay, bên cạnh những ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, Illinois đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế hậu công nghiệp với những ngành công nghệ cao như điện tử, tin học, tài chính...
Năm 1970, Hội nghị Hiến pháp lần thứ 6 được tổ chức nhằm soạn thảo một hiến pháp mới cho tiểu bang Illinois thay thế bản hiến pháp cũ có từ năm 1870. Trận lũ lịch sử tại vùng thượng sông Mississippi năm 1993 đã nhấn chìm nhiều nhà cửa và gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho tiểu bang này.
Theo số liệu năm 2006, dân số của Illinois là 12,8 triệu người, đứng hàng thứ 5 nước Mỹ sau California, Texas, New York và Florida. So với năm trước, dân số Illinois tăng thêm 65.000 người. Sự gia tăng dân số tại Illinois bao gồm cả sự gia tăng dân số tự nhiên và quá trình nhập cư của người dân các nơi khác, đặc biệt là người nước ngoài vào tiểu bang này. Thống kê năm 2004 cho biết 13,3% dân số Illinois được sinh ra tại ngoại quốc.
Phân bố chủng tộc của Illinois trong năm 2005 như sau:
Trong đó, người Latinh (Hispanic) thuộc mọi sắc tộc trên chiếm tỉ lệ 14,44%.
Có tới gần 30% người Illinois da trắng thừa nhận có nguồn gốc Đức. Cộng đồng người Mỹ gốc Phi tập trung đông nhất tại hai thành phố Chicago và East St. Louis. Người Mỹ và người Mỹ gốc Anh tập trung nhiều ở vùng phía đông nam trong khi vùng đại đô thị Chicago lại có một lượng lớn các sắc dân gốc Ireland, México và Ba Lan. Theo thống kê, có 10,85% dân số Illinois nói tiếng Tây Ban Nha tại nhà, và 1,6% nói tiếng Ba Lan.
Đạo Thiên chúa và Đạo Tin lành là những tôn giáo phổ biến tại Illinois. Cộng đồng người theo Đạo Thiên chúa tập trung chủ yếu quanh khu vực thành phố Chicago và chiếm khoảng 30% dân số, trong khi đó cộng đồng người theo các giáo phái khác nhau của đạo Tin lành chiếm 49%. Thành phố Chicago với sự đa văn hóa của mình cũng là nơi tập trung nhiều tôn giáo của các cộng đồng nhập cư như đạo Hindu, đạo Sikh, đạo Hồi, đạo Do Thái và nhiều tôn giáo khác nữa.
Với nguồn đất đai màu mỡ, Illinois có một nền nông nghiệp khá phát triển. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Illinois là ngô, đậu tương, lợn, gia cầm, các sản phẩm từ sữa. Illinois là tiểu bang dẫn đầu nước Mỹ về xuất đậu tương, đạt khoảng 500 triệu giạ vào năm 2004. Illinois cũng xếp thứ hai cả nước về sản lượng ngô. Các trường đại học của Illinois cũng đang xúc tiến áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp để tạo ra nhiều loại sản phẩm nông nghiệp đa dạng hơn nữa.
Về công nghiệp, Illinois có nhiều lợi thế với những mỏ than, dầu hỏa, khoáng sản trữ lượng lớn ở phía nam, thúc đầy nền công nghiệp Illinois phát triển mạnh. Những ngành công nghiệp truyền thống của Illinois là cơ khí, luyện kim, hóa chất, chế biến lương thực thực phẩm... nhưng ngày nay đang phát triển những ngành công nghệ cao và du lịch. Chicago là trung tâm kinh tế và tài chính lớn nhất tiểu bang.
Chính quyền của tiểu bang Illinois được tổ chức thành ba nhánh là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhánh tư pháp bao gồm Quốc hội lưỡng viện của Illinois gồm 118 ghế tại hạ viện và 59 ghế tại thượng viện. Đứng đầu nhánh hành pháp là thống đốc Illinois còn đứng đầu nhánh tư pháp là tòa án tối cao.
Suốt chiều dài lịch sử, Illinois là một chiến trường tranh đấu quyết liệt giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Đảng Dân chủ đang có xu hướng chiếm ưu thế tại Illinois, đặc biệt là tại thành phố Chicago và khiến cho Illinois trở thành bang có tỉ lệ ủng hộ Đảng Dân chủ cao nhất tại vùng Trung Tây. Liên tục trong năm kỳ bầu cử tổng thống vừa qua, Illinois đã bầu cho các thượng nghị sĩ của Đảng Dân chủ làm tổng thống.
Illinois đã đóng góp cho nước Mỹ hai vị tổng thống. Đó là Abraham Lincoln (sinh ở Kentucky), người đã có công xóa bỏ chế độ nô lệ và thống nhất nước Mỹ và tướng Ulysses Grant (sinh tại Ohio). Tổng thống Ronald Reagan là người sinh ra ở Illinois nhưng lại tranh cử tại tiểu bang California.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2008, cả hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ đều có xuất xứ từ Illinois. Thượng nghị sĩ Hillary Clinton sinh tại Illinois nhưng tranh cử với tư cách thượng nghị sĩ bang New York. Còn ứng cử viên Barack Obama sinh tại Honolulu, Hawaii tranh cử với tư cách thượng nghị sĩ bang Illinois. Ông Barack Obama đã làm nên lịch sử khi trở thành vị tổng thống thứ ba của tiểu bang Illinois và cùng là tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ.
|
3394 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3394 | Rhode Island | Rhode Island (), tên chính thức Tiểu bang Rhode Island ("State of Rhode Island"), là một tiểu bang nằm trong vùng New England của Hoa Kỳ. Đây là tiểu bang có diện tích nhỏ nhất nước Mỹ với dân số ít thứ 7, nhưng lại là bang có mật độ dân số cao thứ hai, chỉ sau New Jersey. Tuy tên gọi dịch sang tiếng Việt là "Đảo Rhode", phần lớn tiểu bang lại nằm trong lục địa. Về vị trí địa lý, Rhode Island giáp với Connecticut về phía tây, Massachusetts về phía bắc và phía đông, và Đại Tây Dương ở phía nam. Một phần nhỏ đường biên hàng hải của Rhode Island trùng với New York. Providence là thủ phủ và là thành phố đông dân nhất của Rhode Island.
Ngày 4 tháng 5 năm 1776, Thuộc địa Rhode Island và Đồn điền Providence là thuộc địa đầu tiên trong Mười ba thuộc địa tuyên bố tách khỏi Vương quốc Anh, và là tiểu bang thứ tư ký Các điều khoản Hợp bang vào ngày 9 tháng 2 năm 1778. Bang này tẩy chay đại hội năm 1787, nơi đề xuất Hiến pháp Hoa Kỳ và ban đầu từ chối thông qua nó; rốt cuộc trở thành tiểu bang cuối cùng trong số 13 bang lập quốc đặt chữ ký vào Hiến pháp vào ngày 29 tháng 5 năm 1790.
Từ lúc gia nhập Liên bang vào năm 1790, tên chính thức của tiểu bang là Tiểu bang Rhode Island và Đồn điền Providence ("State of Rhode Island and Providence Plantations"). Vào tháng 11 năm 2020, cử tri tại tiểu bang bỏ phiếu thông qua sửa đổi hiến pháp của bang, rút gọn tên chính thức thành Tiểu bang Rhode Island ("State of Rhode Island"). Thay đổi này có hiệu lực vào ngày 30 tháng 11 năm 2020 khi kết quả bỏ phiếu được chứng thực. Tên hiệu của tiểu bang là "Tiểu bang Đại dương" ("Ocean State"), nhằm nhắc đến các vịnh biển lớn chiếm khoảng 14% tổng diện tích của bang.
Mặc dù có chữ "Island" (nghĩa là "Đảo" trong tiếng Việt) trong tên gọi, phần lớn Rhode Island lại nằm trong phần lục địa Hoa Kỳ. Trước năm 2020, tên chính thức của bang là "Tiểu bang Rhode Island và Đồn điền Providence" do kết quả của việc sáp nhập bốn Khu dân cư thuộc địa. Hai khu dân cư Newport và Portsmouth nằm trên một hòn đảo ngày nay có tên gọi là Đảo Aquidneck nhưng vào thời Thuộc địa có tên là "Đảo Rhode" (Rhode Island). "Đồn điền Providence" là tên gọi của vùng thuộc địa do Roger Williams lập ra ở khu vực thủ đô Providence của tiểu bang. Vùng đất thứ tư là khu dân cư Warwick; do đó mà trong tên gọi "Providence Plantations" sử dụng số nhiều.
Nguồn gốc của từ "Đảo Rhode" ngày nay vẫn còn được tranh cãi, nhưng có thể do ảnh hưởng từ hai sự kiện sau:
Lần đầu tiên tên "Rhode Island" được dùng cho đảo Aquidneck trong văn bản là vào năm 1637 bởi Roger Williams. Tên gọi này được dùng chính thức cho hòn đảo vào năm 1644 như sau: "Aquethneck từ nay về sau sẽ được gọi là "Isle of Rodes" hoặc "Rhode-Island"." Tên "Isle of Rodes" (Đảo Rodes) được dùng trong văn bản pháp lý đến tận năm 1646.
Những người Anh định cư đầu tiên ở khu vực Providence, do người Narragansett giao cho Roger Williams vào năm 1636. Vào thời điểm đó, Williams chưa được sự cho phép của hoàng gia Anh, vì ông tin rằng người Anh không có quyền giành đất trong lãnh địa của người Narragansett và người Wampanoag. Tuy vậy, vào năm 1643, ông gửi thư lên Charles I của Anh để yêu cầu được công nhận Providence và các thị trấn lân cận là một thuộc địa, do các thuộc địa Boston và Plymouth lân cận đe dọa xâm chiếm thị trấn. Ông đã dùng tên gọi ""Providence Plantations"" trong bản tấu của mình, trong đó chữ "plantation" được dùng với nghĩa là khu vực định cư ("settlement") hay thuộc địa ("colony"), chứ không phải là đồn điền. Do đó mà ""Providence Plantations"" trở thành tên gọi chính thức của vùng thuộc địa này từ năm 1643 cho đến năm 1663 khi hiến chương mới được ban hành. Năm 1790, sau Cách mạng Hoa Kỳ, tiểu bang mới ghép cả "Rhode Island" và "Providence Plantations" lại để trở thành "State of Rhode Island and Providence Plantations" ("Tiểu bang Rhode Island và Đồn điền Providence").
Từ "plantation" trong tên tiểu bang bắt đầu trở thành vấn đề gây tranh cãi trong thế kỷ 20 khi vấn đề nô lệ và vai trò của nó trong lịch sử của Rhode Island bắt đầu được phân tích nhiều hơn. Những người muốn bỏ từ "plantation" cho rằng từ vựng này, đối với nhiều người Rhode Island, là biểu tượng của một di sản đàn áp cũng như tình trạng nô lệ tại các thuộc địa và tại Hoa Kỳ sau thời kỳ thuộc địa. Những người ủng hộ việc giữ nguyên tên gọi thì cho rằng "plantation" chỉ đơn giản là một từ đồng nghĩa với "khu vực thuộc địa" (colony) và không hề liên quan gì đến chế độ nô lệ.
Đại hội đồng bỏ phiếu vào ngày 25 tháng 6 năm 2009 để tổ chức một cuộc thăm dò ý kiến vào tháng 11 năm 2010 để quyết định xem cụm từ ""and Providence Plantations"" (và Đồn điền Providence) có nên được xóa khỏi tên chính thức hay không. Cuộc bầu cử diễn ra ngày 2 tháng 11 năm 2010 với kết quả là đại đa số người dân (78% so với 22%) muốn giữ nguyên tên gọi gốc.
Năm 2020, trong bối cảnh các buộc biểu tình George Floyd và phong trào đòi giải quyết triệt để nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống trên cả nước, một Thượng nghị sĩ của Tiểu bang lại một lần nữa đề xuất đưa vấn đề loại bỏ ""and Providence Planations"" ra khỏi tên gọi của tiểu bang vì "Dù từ 'planations' có ý nghĩa như thế nào trong ngữ cảnh lịch sử của Rhode Island đi chăng nữa, nó mang một ấn tượng khủng khiếp khi nói về lịch sử bi thảm và phân biệt chủng tộc của đất nước chúng ta." Ngày 22 tháng 6 năm 2020, Thống đốc Gina Raimondo ban hành mệnh lệnh hành pháp bỏ "Providence Planations" ra khỏi các văn bản và trang web chính thức của tiểu bang. Ngày 17 tháng 6 năm 2020, Lưỡng viện Rhode Island bỏ phiếu thông qua việc đưa vấn đề về tên gọi vào cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020 để một lần nữa lấy ý kiến nhân dân. Lần này, thay đổi được thông qua sau khi kết quả bầu cử được chứng thực với 52,8% phiếu thuận và 47,2% phiếu chống.
Dân số năm 2000.
|
3430 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3430 | Viên | Viên (, ; tiếng Bavaria: "Wean," cũng được viết theo tiếng Anh là "Vienna") là thủ đô liên bang của nước Cộng hòa Áo, đồng thời là thành phố lớn nhất, và cũng là một trong 9 bang của Áo. Dân số của thành phố Viên đứng đầu Áo, với khoảng 2 triệu dân, nhưng tính cả vùng ngoại ô thì lên tới 2,9 triệu, chiếm gần một phần ba dân số cả nước.
Viên là một trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị. Nguồn gốc khởi đầu của Viên là các khu định cư của dân Celt và dân La Mã. Viên lần lượt trải qua thời kỳ mang phong cách Trung Cổ, đến Baroque, cho đến thủ đô của Đế quốc Áo và chế độ quân chủ Habsburg. Đầu thế kỷ 20, Viên là thành phố nói tiếng Đức lớn nhất trên thế giới. Về mặt kiến trúc, Viên có những tòa nhà rất đặc trưng nằm xung quanh đường vành đai Viên xây dựng từ thời kỳ Gründerzeit, mang nét nghệ thuật Baroque và Art Nouveau. Vùng trung tâm Viên và Cung điện Schönbrunn đều đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Viên là một trong những thành phố được du khách ghé thăm nhiều nhất châu Âu, với khoảng 7,5 triệu khách du lịch mỗi năm, khoảng 16,5 triệu lượt khách lưu trú qua đêm.
Viên còn được mệnh danh là “Thành phố của Âm nhạc”, là trung tâm âm nhạc hàng đầu của châu Âu từ thời kỳ chủ nghĩa Cổ điển cho đến đầu thế kỷ 20. Nhiều nhạc sĩ cổ điển nổi tiếng như Beethoven và Mozart coi Viên là quê hương. Viên cũng được gọi là "Thành phố của những Giấc mơ", bởi đây là quê hương của nhà phân tâm học đầu tiên trên thế giới: Sigmund Freud.
Kể từ sau Đại hội Viên năm 1814-1815, thành phố Viên giữ vai trò là trung tâm ngoại giao quốc tế hàng đầu. Hiện tại, Viên là trụ sở chính của hơn 30 tổ chức quốc tế, bao gồm Liên Hợp Quốc, OPEC, IAEA và OSCE. Chất lượng cuộc sống tại Viên thường xuyên nằm trong tốp đầu thế giới.
Tên thành phố trong tiếng Đức là "Wien", trùng với tên dòng sông Wien chảy qua. Cái tên này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 881, trong Biên niên sử Salzburg có ghi lại: “Trận chiến ở Uueniam (Wien)”, tuy nhiên không nói rõ địa điểm là khu định cư hay dòng sông. Một số người cho rằng nguồn gốc cái tên là từ chữ "vedunia" của người Celt-La Mã, nghĩa là “suối rừng”, sau đó phát triển thành "uuenia", "wien", "wean" trong tiếng Đức.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng "Wien" xuất phát từ "vindobona", tên gọi khu định cư người La Mã trong tiếng Celt, nghĩa là “ngôi làng khá lớn của người da trắng”. Một giả thuyết khác cho rằng cái tên này xuất phát từ chữ "wends", tên cũ chỉ người Slav sống lân cận người Đức.
Tên thành phố trong tiếng Hungary là "Bécs", tiếng Serbia-Croatia là "Beč", và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman là "Beç". Có lẽ nguồn gốc từ tiếng Slav, ban đầu để chỉ một tòa thành của người Avar Pannonia trong khu vực. Người Slovenia gọi thành phố là "Dunaj", nghĩa chỉ dòng sông Danube, nơi thành phố được dựng nên.
Tiếng Việt thường đọc là "Viên", phiên âm theo tên tiếng Pháp là "Vienne". Các cách viết thường sử dụng là "Viên", "Vienne" theo tiếng Pháp, "Vienna" theo tiếng Anh. "Wien" theo gốc tiếng Đức đôi khi cũng dược dùng.
Thành phố Viên nằm ở phía đông bắc nước Áo, về hướng cực đông của dãy An-pơ, tại điểm giao giữa vùng đồi núi thấp cuối cùng của dãy An-pơ và Bồn địa Pannonia. Trung tâm thành phố là vùng đồng bằng ở hai bên sông Danube, phần phía tây thành phố nằm trên các cao nguyên rừng và các ngọn núi cực đông của dãy An-pơ. Khu vực dân cư thực ra không hề lớn, diện tích đồng cỏ chiếm khoảng một nửa, đa số đều là đất nông nghiệp.
Điểm thấp nhất so với mực nước biển là bãi bồi Lobau cao 151 m, điểm cao nhất là ngọn đồi Hermannskogel cao 542 m. Cao nguyên rừng bao phủ phía tây bắc, tây và tây nam, kéo dài đến tận khu vực nội thành. Sông Danube đi vào thành phố nhờ Cổng Viên - một dòng chảy hẹp giữa hai ngọn núi Leopoldsberg ở hữu ngạn và Bisamberg ở tả ngạn. Có rất nhiều con sông nhỏ chảy vào thành phố từ trên các cao nguyên, trong đó nổi tiếng nhất là sông Viên. Nhờ các dải đồi thoai thoải bậc thang, các dãy núi ở phía tây trở nên liền mạch với các dãy núi phía nam. Toàn bộ khu vực này được sử dụng để trồng nho.
Viên là một trong những thành phố lớn nhất và quan trọng nhất Trung Âu. Vị trí địa lý của Viên rất thuận lợi, khi là giao điểm của cực đông dãy An-pơ và Bồn địa Pannonian, vì vậy cũng là giao điểm của các trục đường rất quan trọng từ xa xưa: trục nam-bắc dọc theo rìa dãy An-pơ (Con đường hổ phách), trục tây - đông dọc theo vùng chân núi An-pơ và đường thủy trên sông Danube.
Trong lịch sử, từ Viên có thể dễ dàng đến Moravia, Hungary, Steiermark, Carniola và bờ biển Adriatic. Chính nhờ vậy, Viên luôn được các bậc vua chúa chọn làm kinh đô. Từ khoảng năm 1840, một mạng lưới đường sắt có hình ngôi sao, tỏa ra từ Viên, được xây dựng.
Kể từ khi Bức màn Sắt và Khối Xô Viết sụp đổ năm 1989, hệ thống giao thông và quan hệ kinh tế giữa Áo với các nước láng giềng phía bắc và phía đông phát triển trở lại đáng kể. Viên đã quyết định tham gia vào dự án Centrope. Khoảng cách từ Viên đến thủ đô Bratislava (Slovakia) chỉ là 55 km; có thể coi là trường hợp duy nhất ở châu Âu (trừ Vatican-Roma).
Khí hậu tại Viên thực chất là một vùng khí hậu chuyển tiếp, vì ảnh hưởng của đại dương từ phía tây và lục địa từ phía đông. Vì vậy các kết quả đo lường giữa các năm thường biến động mạnh. Về tổng thể, Viên có lượng mưa thấp, thời gian khô hạn dài, mùa đông không quá lạnh so với các vùng khác của Áo. Mùa nóng trong khoảng 60 ngày và mùa lạnh trong khoảng 70 ngày.
Do hiện tượng ấm lên toàn cầu, các chuyên gia dự đoán vào cuối thế kỷ 21, Viên sẽ là một trong những đô thị châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các đợt nắng nóng.
Việc bảo vệ thiên nhiên ở Viên được quy định bởi nhiều quy phạm pháp luật khác nhau, chẳng hạn như Đạo luật Bảo tồn thiên nhiên Viên, Đạo luật Công viên quốc gia Viên và Pháp lệnh Bảo tồn Thiên nhiên Viên. Các khu bảo tồn lớn nhất và quan trọng nhất là Vườn quốc gia Donau-Auen, Công viên Sinh quyển Wienerwald.
Bằng chứng đã được tìm thấy nơi cư trú liên tục ở khu vực Viên từ năm 500 trước Công nguyên, khi người Celt định cư trên sông Danube. Vào năm 15 trước Công nguyên, người La Mã đã củng cố thành phố biên giới mà họ gọi là Vindobona để bảo vệ đế chế chống lại các bộ lạc Đức ở phía bắc.
Mối quan hệ chặt chẽ với các dân tộc Celt khác tiếp tục qua các thời đại. Tu sĩ Ailen Saint Colman (hay Koloman, "Colmán" trong tiếng Ailen, có nguồn gốc từ colm "bồ câu") được chôn cất tại Tu viện Melk và Saint Fergil (Virgil the Geometer) làm Giám mục của Salzburg trong bốn mươi năm. Ailen Benedictines thành lập các khu định cư tu viện thế kỷ thứ mười hai; bằng chứng về những mối quan hệ này vẫn tồn tại dưới dạng tu viện Schottenstift vĩ đại của Viên (Scots Abbey), từng là nhà của nhiều tu sĩ Ailen.
Năm 976, Leopold I xứ Babenberg trở thành bá tước của Bavarian Ostmark, một quận dài 60 dặm nằm trên sông Danube trên biên giới phía đông của Bavaria. Khu vực ban đầu này đã phát triển thành lãnh địa công tước Áo. Mỗi người cai trị Babenberg thành công đã mở rộng cuộc hành quân về phía đông dọc theo sông Danube, cuối cùng bao trùm Viên và vùng đất ngay lập tức ở phía đông. Năm 1145, Công tước Henry II Jasomirgott chuyển nơi cư trú của gia đình Babenberg từ Klosterneuburg ở Hạ Áo đến Viên. Kể từ đó, Viên là trung tâm của triều đại Babenberg.
Năm 1440, Viên trở thành thành phố thường trú của triều đại Habsburg. Cuối cùng nó đã phát triển để trở thành thủ đô thực tế của Đế quốc La Mã thần thánh (800–1806) vào năm 1437 và là một trung tâm văn hóa cho nghệ thuật và khoa học, âm nhạc và ẩm thực cao cấp. Hungary chiếm thành phố trong khoảng thời gian từ 1485 đến 1490.
Trong thế kỷ 16 và 17, các lực lượng Kitô giáo hai lần ngăn chặn quân đội Ottoman bên ngoài Viên (xem Cuộc vây hãm Viên, 1529 và Trận Viên, 1683). Một dịch bệnh dịch hạch đã tàn phá Viên năm 1679, giết chết gần một phần ba dân số.
Năm 1278 Rudolf I, vua của Đế quốc La Mã Thần thánh từ năm 1273, sau khi chiến thắng vua Böhmen là Ottokar II, đã mang các phần đất thuộc về nước Áo ngày nay về dưới sự quản trị của ông, bắt đầu thời kỳ thống trị của dòng họ Habsburg.
Sau hai đợt bệnh dịch hạch lớn vào năm 1679 và 1713 dân cư thành phố tăng không ngừng. Trong năm 1724 dân số Viên được ước lượng là vào khoảng 150.000 người, vào khoảng năm 1790 đã là 200.000. Năm 1850 thành phố được mở rộng ra và chia lại thành nhiều quận ("Bezirk"). Trong những năm của thập kỷ 1860 dân số Viên tăng nhanh mà chủ yếu là do người du nhập từ ngoài thành phố vào. Các cuộc điều tra dân số bắt đầu được tiến hành đều đặn từ năm 1869 cho thấy vào năm 1910 thành phố có dân số cao nhất trong lịch sử là 2.031.000 người.
Vào khoảng 1900 thủ đô Viên trở thành trung tâm của phong trào Tân Nghệ thuật với kiến trúc sư Otto Wagner và hội các nhà nghệ thuật của Trường phái Ly khai Viên.
Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt đồng thời cũng chấm dứt đế quốc Áo–Hung. Ngày 12 tháng 11 năm 1918 "Cộng hòa Đức–Áo" (từ 1919 là Cộng hòa Áo) được tuyên bố thành lập trước quốc hội ở Viên. Năm 1921 Viên được tách ra khỏi Niederösterreich ("Hạ Áo"), trở thành một tiểu bang riêng.
Năm 1938 Áo bị sáp nhập vào Đức Quốc xã. Các trận dội bom trong những năm 1944 và 1945 cũng như Chiến dịch Viên của Liên Xô và Bulgaria vào tháng 4 năm 1945 đã mang lại nhiều thiệt hại lớn cho thành phố. Thế nhưng nhiều công trình xây dựng có tính chất lịch sử vẫn còn tồn tại được qua các trận bom. Phần lớn các tòa nhà bị phá hủy được xây dựng lại sau chiến tranh. Tháng 4 năm 1945 một ủy ban hành chánh tạm thời được thành lập, các đảng phái chính trị cũng được tái tổ chức hay thành lập lại. Ngày 15 tháng 5 năm 1955 với Hiệp định Quốc gia Áo, nước Áo đạt lại tự do và Viên trở thành thủ đô của Cộng hòa Áo.
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu thì Viên có khoảng 2,1 triệu dân. Giữa năm 1910 và 1918 viên là thành phố lớn thứ tư thế giới, trước khi Viên bị Berlin vượt qua. Sau Đệ Nhất thế chiến thì Viên mất đi khoảng 200 ngàn dân; nhiều người công chức và nhân viên văn phòng không thuộc gốc nói tiếng Đức trở về quê hương của họ. Sau hàng chục năm dân số cứ giảm đều, cho đến thập niên 90 của thế kỷ 20 thì Viên lại trở thành thành phố với nhiều dân di cư đến. Theo dự đoán thì đến đầu thập niên 30 của thế kỷ thứ 21 dân số Viên sẽ lại vượt lên trên con số 2 triệu người.
Trong số dân sống vào năm 2012 thì có đến 22,3% là không có quốc tịch Áo, 31,1% không sinh ra ở Áo. Trong số 386.000 người không có quốc tịch Áo thì 9% là người Đức, 27,2% từ các nước khác trong khối Liên minh châu Âu, hay Thụy Sĩ, 31% từ các nước mà trước đây thuộc nước Nam Tư, và 11% là người Thổ. Đặc biệt là số dân trong khối các nước EU và EWR gia tăng, trong khi số dân từ nước Nam Tư cũ không thay đổi.
Theo thống kê dân số năm 2001 thành phần tôn giáo của dân cư tại Viên bao gồm:
Viên có 23 quận ("Bezirke"). Các văn phòng quận hành chính ở Viên (được gọi là "Magistratische Bezirksämter") phục vụ các chức năng tương tự như ở các bang khác của Áo (được gọi là "Bezirkshauptmannschaften"), các nhân viên nằm dưới quyền của thị trưởng Viên; ngoại lệ là cảnh sát, dưới sự giám sát của liên bang.
Cư dân quận tại Viên (người Áo cũng như công dân EU có hộ khẩu thường trú tại đây) bầu ra một Hội đồng quận ("Bezirksvertretung"). Tòa thị chính đã ủy thác ngân sách bảo trì ví dụ như các trường học và công viên để các quận có thể đặt ưu tiên một cách tự động. Bất kỳ quyết định nào của một quận có thể có hiệu lực thấp hơn quyết định của hội đồng thành phố ("Gemeinderat") hoặc ủy viên hội đồng thành phố có trách nhiệm ("amtsführender Stadtrat").
Trung tâm và thành phố lịch sử của Viên, một phần lớn của Innere Stadt ngày nay là một pháo đài được bao quanh bởi các cánh đồng để tự vệ trước những kẻ tấn công tiềm năng. Năm 1850, Viên với sự đồng ý của hoàng đế đã sáp nhập 34 ngôi làng xung quanh, được gọi là "Vorstädte", vào phạm vi thành phố (quận 2 đến quận 8, sau năm 1861 với việc tách Margareten khỏi Wieden số 2 đến 9). Do đó, các bức tường đã bị san bằng sau năm 1857, khiến cho trung tâm thành phố có thể mở rộng.
Ở đó, một đại lộ rộng tên là Ringstraße đã được xây dựng, dọc theo đó các tòa nhà công cộng và tư nhân, tượng đài và công viên được tạo ra vào đầu thế kỷ 20. Những tòa nhà này bao gồm Tòa thị chính Viên, Burgtheater, Đại học Viên, Quốc hội, bảo tàng đôi về lịch sử tự nhiên và mỹ thuật và Staatsoper. Đây cũng là địa điểm của Cánh mới của Hofburg, cung điện cũ của Hoàng gia và Bộ Chiến tranh Hoàng gia và triều đình kết thúc vào năm 1913. Chủ yếu là nhà thờ chính tòa Stephan kiểu Gothic nằm ở trung tâm thành phố, Stephansplatz. Triều đình Hoàng gia đã thành lập Quỹ cải tạo thành phố Viên ("Wiener Stadterneuerungsfonds") và bán nhiều lô đất cho các nhà đầu tư tư nhân, qua đó tài trợ một phần cho các công trình xây dựng công cộng.
Từ năm 1850 đến 1890, giới hạn thành phố ở phía Tây và phía Nam chủ yếu đi theo một bức tường khác gọi là "Linienwall", tại đó một khoản phí đường bộ được gọi là Liniengeld được thu. Bên ngoài bức tường này từ năm 1873 trở đi, một con đường vành đai là Gürtel đã được xây dựng. Năm 1890, người ta quyết định hợp nhất 33 vùng ngoại ô (được gọi là "Vororte") ngoài bức tường đó vào Viên vào ngày 1 tháng 1 năm 1892 và biến chúng thành các quận từ 11 đến 19 (quận 10 đã được thành lập vào năm 1874); do đó Linienwall bắt đầu bị phá hủy vào năm 1894. Năm 1900, quận 20, Brigittenau, được thành lập bằng cách tách khu vực này khỏi quận 2.
Từ năm 1850 đến 1904, Viên chỉ mở rộng ở hữu ngạn sông Danube theo nhánh chính trước quy định của 1868–1875, tức là sông Danube cũ ngày nay. Năm 1904, quận 21 được thành lập bằng cách tích hợp Floridsdorf, Kagran, Stadlau, Hirschstetten, Aspern và các làng khác ở tả ngạn sông Danube vào Viên, năm 1910 Strebersdorf theo sau. Vào ngày 15 tháng 10 năm 1938, Đức quốc xã đã tạo ra Đại Viên với 26 quận bằng cách sáp nhập 97 thị trấn và làng mạc vào Viên, 80 trong số đó đã được đưa trở lại xung quanh Hạ Áo vào năm 1954. Kể từ đó, Viên có 23 quận.
Các ngành công nghiệp chủ yếu nằm ở các quận phía nam và phía đông. Innere Stadt nằm cách dòng chảy chính của sông Danube, nhưng được giới hạn bởi kênh Danube. Các quận thứ 2 và thứ 20 của Viên nằm giữa kênh Danube và sông Danube. Bên kia sông Danube, nơi đặt Trung tâm Quốc tế Viên (quận 21–22) và ở các khu vực phía Nam (quận 23) là những khu vực mới nhất của thành phố.
Trong hai mươi năm trước Chiến tranh thế giới thứ nhất và cho đến năm 1918, nền chính trị của Viên đã được định hình bởi Đảng Xã hội Kitô giáo. Cụ thể, thị trưởng dài hạn Karl Lueger đã không thể áp dụng các quyền bỏ phiếu chung cho nam giới được giới thiệu bởi và cho quốc hội Áo – "Reichsrat", vào năm 1907, do đó loại trừ hầu hết giai cấp công nhân tham gia vào các quyết định. Đối với Adolf Hitler, người đã dành vài năm ở Viên, Lueger là một bậc thầy về cách sử dụng Chủ nghĩa bài Do Thái trong chính trị.
Viên ngày nay được coi là trung tâm của Đảng Dân chủ Xã hội (SPÖ). Trong thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa (1918–1934), Đảng Dân chủ Xã hội Viên đã tiến hành nhiều cải cách xã hội. Vào thời điểm đó, chính sách thành phố của Viên được các nhà xã hội trên khắp châu Âu ngưỡng mộ, do đó họ gọi thành phố này là "Viên đỏ" ("Rotes Wien"). Vào tháng 2 năm 1934, quân đội của chính phủ liên bang Áo dưới thời Engelbert Dollfuss, người đã đóng cửa phòng đầu tiên của quốc hội liên bang – "Nationalrat" vào năm 1933 và các tổ chức xã hội chủ nghĩa bán quân sự đã tham gia vào Nội chiến Áo, dẫn đến lệnh cấm Đảng Dân chủ xã hội.
SPÖ đã giữ văn phòng thị trưởng và kiểm soát hội đồng thành phố / quốc hội trong mỗi cuộc bầu cử tự do kể từ năm 1919. Lần duy nhất sự thống trị của SPÖ bị phá vỡ diễn ra từ năm 1934 đến năm 1945, khi Đảng Dân chủ Xã hội bị đặt ngoài vòng pháp luật, thị trưởng được chỉ định bởi phát xít Áo và sau đó là Đức Quốc xã. Thị trưởng hiện tại của Viên là Michael Ludwig của SPÖ.
Thành phố đã ban hành nhiều chính sách dân chủ xã hội. Gemeindebauten là tài sản nhà ở xã hội được tích hợp tốt vào kiến trúc thành phố bên ngoài quận đầu tiên hoặc "bên trong". Giá thuê thấp cho phép chỗ ở thoải mái và tiếp cận tốt với các tiện nghi của thành phố. Nhiều dự án được xây dựng sau Chiến tranh thế giới thứ hai trên những bãi đất trống bị phá hủy do ném bom trong chiến tranh. Thành phố đặc biệt tự hào xây dựng chúng theo tiêu chuẩn cao.
Kể từ khi Viên có được tư cách của chính phủ liên bang ("Bundesland") bởi hiến pháp liên bang năm 1920, hội đồng thành phố cũng có chức năng như quốc hội bang (Landtag), và thị trưởng (trừ 1934–1945) cũng đóng vai trò là "Landeshauptmann" (thống đốc/Thủ tướng) của bang Viên. Tòa thị chính có các văn phòng của thị trưởng ("") và chính quyền bang ("Landesregierung"). Thành phố được quản lý bởi vô số các phòng ban ("Magistratsabteilungen"), được giám sát chính trị bởi "amtsführende Stadträte" (thành viên của các văn phòng lãnh đạo chính quyền thành phố; theo các đảng đối lập hiến pháp Viên có quyền chỉ định các thành viên của chính quyền thành phố).
Theo hiến pháp thành phố năm 1920, doanh nghiệp thành phố và nhà nước phải được tách biệt. Do đó, hội đồng thành phố và quốc hội bang tổ chức các cuộc họp riêng biệt, với các viên chức chủ tịch riêng biệt, chủ tịch hội đồng thành phố hoặc chủ tịch của bang Landtag, mặc dù tư cách thành viên của hai cơ quan là giống hệt nhau. Khi họp với tư cách là một hội đồng thành phố, các đại biểu chỉ có thể giải quyết các vấn đề của thành phố Viên; khi họp với tư cách là một quốc hội tiểu bang, họ chỉ có thể giải quyết các vấn đề của bang Viên.
Trong cuộc bầu cử Hội đồng thành phố năm 1996, SPÖ đã mất đa số trong tổng số 100 ghế, giành được 43 ghế và 39,15% phiếu bầu. SPÖ đã chiếm đa số hoàn toàn tại mọi cuộc bầu cử thành phố tự do kể từ năm 1919. Năm 1996, Đảng Tự do Áo (FPÖ), giành được 29 ghế (tăng từ 21 năm 1991), đánh bại ÖVP ở vị trí thứ ba. Từ năm 1996-2001, SPÖ điều hành Viên trong liên minh với ÖVP. Năm 2001, SPÖ lấy lại đa số với 52 ghế và 46,91% phiếu bầu; vào tháng 10 năm 2005, đa số này đã tăng thêm lên 55 chỗ (49,09%). Trong cuộc bầu cử hội đồng thành phố năm 2010, SPÖ đã mất đa số một lần nữa và do đó đã tạo ra một liên minh với Đảng Xanh – liên minh SPÖ/Xanh đầu tiên ở Áo. Liên minh này được duy trì sau cuộc bầu cử năm 2015.
Viên là một trong những khu vực giàu có nhất trong Liên minh châu Âu: Tổng sản phẩm khu vực của nó là 47.200 EUR/người, chiếm 25,7% GDP của Áo năm 2013 và bằng 159% mức bình quân của EU. Thành phố đã cải thiện vị trí của mình từ năm 2012 trên bảng xếp hạng các thành phố mạnh nhất về kinh tế, đạt vị trí thứ 9 trong danh sách năm 2015.
Với tỷ lệ 85,5% trong tổng giá trị gia tăng, ngành dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng nhất của Viên. Công nghiệp và thương mại có tỷ lệ 14,5% trong tổng giá trị gia tăng, khu vực I (nông nghiệp) có tỷ lệ 0,07% và do đó đóng vai trò thứ yếu trong giá trị gia tăng của địa phương. Tuy nhiên, việc trồng trọt và sản xuất rượu vang trong biên giới thành phố có giá trị văn hóa xã hội cao. Các lĩnh vực kinh doanh quan trọng nhất là thương mại (14,7% giá trị gia tăng ở Viên), dịch vụ khoa học và công nghệ, bất động sản và nhà ở cũng như sản xuất hàng hóa. Vào năm 2012, đóng góp của Viên trong các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài và sắp tới của Áo là khoảng 60%, điều này thể hiện vai trò của Viên như một trung tâm quốc tế cho các công ty trong và ngoài nước.
Kể từ khi Bức màn sắt sụp đổ năm 1989, Viên đã mở rộng vị thế là cửa ngõ vào Đông Âu: 300 công ty quốc tế có trụ sở Đông Âu tại Viên và vùng lân cận, trong số đó có Hewlett-Packard, Henkel, Baxalta và Siemens. Các công ty ở Viên có nhiều liên hệ và năng lực trong kinh doanh với Đông Âu do vai trò lịch sử của thành phố là trung tâm của Đế chế Habsburg. Số lượng các doanh nghiệp quốc tế tại Viên vẫn đang tăng lên: Năm 2014 là 159 và năm 2015 là 175 công ty quốc tế thành lập văn phòng tại Viên.
Tổng cộng, khoảng 8.300 công ty mới đã được thành lập tại Viên mỗi năm kể từ năm 2004. Phần lớn các công ty này đang hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ định hướng công nghiệp, thương mại bán buôn cũng như công nghệ thông tin và truyền thông và phương tiện truyền thông mới. Viên nỗ lực để trở thành một trung tâm khởi nghiệp. Kể từ năm 2012, thành phố tổ chức Lễ hội Tiên phong hàng năm, sự kiện khởi nghiệp lớn nhất ở Trung Âu với 2.500 khách mời quốc tế diễn ra tại Cung điện Hofburg. Tech Cocktail, một cổng thông tin trực tuyến cho bối cảnh khởi nghiệp, đã xếp hạng Viên đứng thứ sáu trong số mười thành phố khởi nghiệp hàng đầu trên toàn thế giới.
Thành phố Viên rất coi trọng nghiên cứu khoa học và tập trung vào việc tạo ra một môi trường tích cực cho nghiên cứu và phát triển. Trong năm 2014, Viên đã có 1.329 cơ sở nghiên cứu; 40.400 người được tuyển dụng trong lĩnh vực R&D và 35% chi phí R&D của Áo được đầu tư vào thành phố. Với hạn ngạch nghiên cứu là 3,4%, Viên vượt quá mức trung bình 2,77% của Áo và đã đạt được mục tiêu của EU là 3,0% vào năm 2020. Một lĩnh vực R&D chính ở Viên là khoa học đời sống. The Vienna Life Science Cluster là trung tâm chính của Áo cho nghiên cứu khoa học đời sống, giáo dục và kinh doanh. Trên khắp Viên, năm trường đại học và một số viện nghiên cứu cơ bản tạo thành cốt lõi học thuật của trung tâm với hơn 12.600 nhân viên và 34.700 sinh viên. Tại đây, hơn 480 công ty thiết bị y tế, công nghệ sinh học và dược phẩm với gần 23.000 nhân viên tạo ra doanh thu khoảng 12 tỷ euro (2017). Điều này tương ứng với hơn 50% doanh thu được tạo ra bởi các công ty khoa học đời sống ở Áo (22,4 tỷ euro).
Viên là quê hương của những công ty toàn cầu như Boehringer Ingelheim, Octapharma, Ottobock và Takeda. Tuy nhiên, cũng có một số lượng lớn các công ty khởi nghiệp trong ngành khoa học đời sống và Viên được xếp hạng đầu tiên trong Chỉ số Thành phố Khởi nghiệp PeoplePerHour 2019. Các công ty như Apeiron Biologics, Hookipa Pharma, Marinomed, mySugr, Themis Bioscience và Valneva đều hiện diện ở Viên và thường xuyên xuất hiện trên trang nhất các báo quốc tế.
Để tạo điều kiện khai thác tiềm năng kinh tế của nhiều khía cạnh của khoa học đời sống tại thủ đô của Áo, Bộ Kinh tế và Kỹ thuật số Liên bang Áo và chính quyền địa phương của Thành phố Viên đã cùng nhau: Từ năm 2002, nền tảng LISAvienna đã ra đời như một điểm liên lạc. Nó cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh miễn phí tại giao diện của ngân hàng quảng cáo liên bang Áo, Austria Wirtschaftsservice và Phòng kinh doanh Viên và thu thập dữ liệu thông báo cho việc hoạch định chính sách. Các điểm nóng học thuật chính ở Viên là Trung tâm Khoa học Đời sống Muthgasse với Đại học Tài nguyên và Khoa học Đời sống (BOKU), Viện Công nghệ Áo, Đại học Thú y Viên, Bệnh viện đa khoa Viên với Đại học Y khoa Viên và Trung tâm sinh học Viên. Đại học Trung Âu, một tổ chức sau đại học bị trục xuất khỏi Budapest khi chính phủ Hungary kiểm soát các tổ chức học thuật và nghiên cứu, chào đón lớp sinh viên đầu tiên đến trường mới ở Viên vào năm 2019.
Mảng công nghệ thông tin và truyền thông của Viên có quy mô tương đương với ở Helsinki, Milan hoặc Munich và là một trong số các địa điểm CNTT lớn nhất châu Âu. Năm 2012, 8962 doanh nghiệp CNTT với 64.223 lao động có trụ sở ở Viên. Các sản phẩm chính là dụng cụ và thiết bị đo lường, thử nghiệm và điều hướng cũng như các linh kiện điện tử. Hơn 2/3 số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT. Trong số các công ty CNTT lớn nhất ở Viên có Kapsch, Beko Engineering & Informatics, chuyên gia kiểm soát không lưu Continentis, Cisco Systems Áo, Hewlett-Packard, Microsoft Áo, IBM Áo và Samsung Electronics Áo.
Tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ Cisco điều hành chương trình "Entrepreneurs in Residence" tại Châu Âu ở Viên hợp tác với Phòng Kinh doanh Viên.
Công ty UBM của Anh đã đánh giá Viên là một trong 10 Thành phố Internet hàng đầu trên thế giới bằng cách phân tích các tiêu chí như tốc độ kết nối, tính khả dụng WiFi, tinh thần đổi mới và dữ liệu chính phủ mở.
Năm 2011, 74,3% hộ gia đình ở Viên được kết nối với băng thông rộng, 79% sở hữu máy tính. Theo chiến lược băng thông rộng của Thành phố, phạm vi phủ sóng toàn bộ băng thông rộng sẽ đạt được vào năm 2020.
Có 14,96 triệu lượt ở lại qua đêm tại Viên năm 2016 (+ 4,4% so với năm 2015). Trong năm 2014, 6,2 triệu khách du lịch đã đến thăm Viên và lên tới 13,524,266 lượt qua đêm. Các thị trường khách du lịch chính là Đức, Hoa Kỳ, Ý và Nga. Từ năm 2005 đến 2013, Viên là điểm đến số một thế giới cho các cuộc họp và hội nghị quốc tế. Trong năm 2014, 202 hội nghị quốc tế đã được tổ chức tại Viên, khiến nó trở thành địa điểm hội họp phổ biến thứ hai trên toàn thế giới theo thống kê của Hiệp hội Họp và Hội nghị Quốc tế. Trung tâm hội nghị lớn nhất của thành phố, Trung tâm Áo Viên (ACV) có tổng sức chứa khoảng 20.000 người và nằm cạnh Trụ sở Liên Hợp Quốc tại Viên. Các trung tâm khác là Trung tâm Triển lãm & Hội nghị Viên (tối đa 3.300 người) và Cung điện Hofburg (tối đa 4.900 người).
Ga xe lửa trung tâm mới của Viên được khai trương vào tháng 10 năm 2014. Việc xây dựng bắt đầu vào tháng 6 năm 2007 và dự kiến kéo dài đến tháng 12 năm 2015. Nhà ga được phục vụ bởi 1.100 chuyến tàu với 145.000 hành khách. Có một trung tâm mua sắm với khoảng 90 cửa hàng và nhà hàng. Trong vùng lân cận của nhà ga, một quận mới đang nổi lên với diện tích văn phòng 550.000 m2 (5.920.000 ft vuông) và 5.000 căn hộ cho đến năm 2020.
Seestadt Aspern là một trong những dự án mở rộng đô thị lớn nhất của châu Âu. Một hồ nhân tạo rộng 5 ha, văn phòng, căn hộ và một nhà ga trong khoảng cách đi bộ được cho là sẽ thu hút 20.000 công dân mới khi công trình hoàn thành vào năm 2028. Ngoài ra, tòa nhà chọc trời bằng gỗ cao nhất thế giới có tên là HoHo Wien sẽ được xây dựng trong vòng 3 năm, bắt đầu từ năm 2015.
Vào năm 2014, Hội đồng thành phố Viên đã thông qua Chiến lược cơ cấu thành phố thông minh năm 2050. Đây là một chiến lược dài hạn được cho là thiết lập một khung cấu trúc có lợi, lâu dài để giảm lượng khí thải carbon từ 3,1 tấn trên đầu người đến 1 tấn trên đầu người vào năm 2050, có 50% tổng mức tiêu thụ năng lượng của Viên từ các nguồn tái tạo và để giảm lưu lượng phương tiện cá nhân từ 28% xuống còn 15% vào năm 2030. Mục tiêu đã nêu là vào năm 2050, tất cả các phương tiện trong ranh giới thành phố sẽ chạy mà không dùng công nghệ đẩy thông thường. Ngoài ra, Viên đặt mục tiêu trở thành một trong năm trung tâm nghiên cứu và đổi mới lớn nhất châu Âu vào năm 2050.
Lĩnh vực nhà hát, opera và mỹ thuật tại Viên có một truyền thống rất lâu đời. Ngoài Nhà hát Hoàng cung("Burgtheater") với sân khấu thứ hai là Nhà hát học viện ("Akademietheater"), là một trong những nhà hát quan trọng nhất trong khu vực nói tiếng Đức, thành phố Viên còn có Nhà hát Nhân dân ("Volkstheater") và Nhà hát Josefstadt ("Theater in der Josefstadt") đều là những nơi để thưởng thức nghệ thuật. Bên cạnh đó còn có rất nhiều sân khấu nhỏ mà về chất lượng đều không thua kém các sân khấu lớn, thường biểu diễn các vở thử nghiệm, hiện đại hoặc chuyên về cabaret và các nghệ thuật biểu diễn khác như múa rối, kịch câm, ảo thuật, v.v... Những người yêu thích opera cũng được thỏa mãn ở Viên: Nhà hát opera Quốc gia Viên ("Wiener Staatsoper") và Nhà hát opera Nhân dân Viên ("Volksoper Viên") đều đáp ứng tất cả mỗi ý thích một ít mà trong đó Volksoper Wien đặc biệt là thường cảm thấy có trách nhiệm cho những opera đặc trưng cho Viên. Ngoài những nơi khác, các buổi hòa tấu nhạc cổ điển thường được trình diễn trong Đại sảnh của Hội Âm nhạc Viên và trong Nhà Hòa tấu Viên ("Wiener Konzerthaus"). Nhà hát sông Viên ("Theater an der Wien") nổi bật trong những năm gần đây với các buổi trình diễn đầu tiên của thể loại nhạc kịch. Thành công nhiều nhất là vở "Elisabeth" mà sau đó được trình diễn trên toàn thế giới bằng nhiều thứ tiếng. Ngôi nhà Âm nhạc Viên ("Haus der Musik") cũng đã tạo nên một Viện bảo tàng Âm thanh cho thiếu nhi và người lớn.
Trong Hofburg ("Hoàng cung") là Viện bảo tàng Sisi, phòng ở của Hoàng đế, đối diện với Hoàng cung là Bảo tàng Lịch sử Nghệ thuật Viên ("Kunsthistorisches Museum") có rất nhiều tranh của các danh họa cổ điển và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Viên ("Naturhistorisches Museum").
Bên cạnh đó là Khu bảo tàng Viên ("Museumsquartier") gồm nhiều viện bảo tàng: Viện bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Stiftung Ludwig, Viện bảo tàng Leopold với chủ yếu là các tác phẩm của Trường phái ly khai Viên, Thời kỳ Hiện đại Viên, Trường phái biểu hiện Áo và nhiều tòa nhà triển lãm luân phiên thay đổi chủ đề. Viện bảo tàng Liechtenstein trưng bày một trong những bộ sưu tập nghệ thuật lớn nhất thế giới thuộc về cá nhân. Ngoài ra còn nhiều viện bảo tàng khác từ Viện bảo tàng Lịch sử quân đội qua Viện bảo tàng Kỹ thuật cho đến Viện bảo tàng Đồng hồ Viên và cuối cùng cũng không được quên các Viện bảo tàng của những quận trong thành phố Viên, trình bày lịch sử của từng quận một.
Ở Viên có công trình xây dựng của tất cả các thời kỳ trong kiến trúc, từ Nhà thờ Ruprecht của trường phái Romanesque, đến Nhà thờ Karl với phong cách Baroque cũng như các công trình của Thời kỳ Cổ điển cho đến Thời kỳ Hiện đại. Thời kỳ Tân Nghệ thuật cũng để lại dấu vết ở Viên: nhà triển lãm của trường phái ly khai Viên ("Wiener Secessionsgebäude"), Nhà thờ Steinhof ("Kirche am Steinhof") của kiến trúc sư Otto Wagner hay trạm tàu điện Quảng trường Karl ("Karlsplatz") đều thuộc về những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất trên thế giới của thời kỳ này.
Một trong những điểm thu hút được khách du lịch ưa thích nhất là "Nhà Hundertwasser" của người theo trường phái siêu thực Friedensreich Hundertwasser, được xem như là kiểu mẫu đối nghịch lại với lối kiến trúc hiện đại khô khan. Một thí dụ khác cho lối kiến trúc khác thường là Nhà thờ Wotruba của nhà điêu khắc Fritz Wotruba.
Các khu vực mới xây dựng của thành phố ở phía bắc sông Donau chung quanh "UNO-City" và gần Wienerberg thuộc về kiểu kiến trúc hiện đại. Từ năm 1999 ngôi nhà cao 202 m "Millenium Tower" ở Handelskai là ngôi nhà cao nhất cho tới nay ở thủ đô Viên và là dấu hiệu của một bước ngoặt trong kiến trúc ở Viên, đi đến tự tin và tiện nghi nhiều hơn.
Viên là trung tâm giáo dục chính của Áo và là nơi có nhiều trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp và nhà thi đấu (trường trung học).
Viên tổ chức nhiều sự kiện thể thao khác nhau bao gồm Vienna City Marathon, nơi thu hút hơn 10.000 người tham gia mỗi năm và thường diễn ra vào tháng Năm. Giải vô địch thế giới khúc côn cầu trên băng năm 2005 đã diễn ra ở Áo và trận chung kết được tổ chức tại Viên. Sân vận động Ernst Happel ở Viên là nơi diễn ra bốn trận chung kết Cup Champions League và European Champion Clubs (1964, 1987, 1990 và 1995) và vào ngày 29 tháng 6, nó đã tổ chức trận chung kết Euro 2008 với chiến thắng 1-0 của Tây Ban Nha trước Đức. Giải quần vợt Vienna Open (Viên Mở rộng) cũng diễn ra ở thành phố này từ năm 1974. Các trận đấu được chơi ở Hội trường Thành phố Viên.
Neue Donau, được hình thành sau khi Donauinsel được tạo ra, không có giao thông đường sông và được gọi là "autobahn cho người bơi" do công chúng sử dụng để đi lại.
Trong những năm 1980 các quán bắt đầu phát triển ở chỗ gọi là ""Tam giác Bermuda"" gần Quảng trường Thụy Điển ("Schwedenplatz") nằm cạnh bờ kênh Danube, chung quanh Nhà thờ Ruprecht ("Ruprechtskirche"). Trong những mùa hè vừa rồi các quán bắt đầu mở rộng ra ở bên này bờ kênh và cả ở bờ bên kia kênh Danube, trở thành một nơi phải đến cho những người thích đi chơi đêm ở Viên.
Một "trọng điểm" khác của thành phố về đêm trong mùa hè là "Copa Cagrana" trên đảo sông Danube gần Cầu Đế chế ("Reichsbrücke") với nhiều quán ở ngoài trời.
Các quán cà phê ở Viên có một lịch sử cực kỳ lâu đời và nổi bật có từ nhiều thế kỷ và là một đặc điểm về văn hóa của Viên. Tại các quán này, ngoài rất nhiều loại thức uống cà phê khác nhau cũng có những món ăn nhỏ. Theo truyền thống, cà phê đi kèm với một ly nước. Người khách có thể đọc hằng giờ các loại báo chí có rất nhiều trong quán. Bên cạnh các quán hiện đại cũng còn tồn tại một số quán cà phê Viên thật sự vẫn còn giữ được vẻ cổ truyền, thí dụ như trong trung tâm thành phố là quán cà phê đã trở thành huyền thoại "Café Hawelka" ở Dorotheergasse, "Griensteindl" ở Michaelerplatz hay "Tirolerhof".
Các quán cà phê của Viên tuyên bố đã phát minh ra quá trình lọc cà phê từ chiến lợi phẩm thu được sau cuộc bao vây Viên lần thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1683. Các quán cà phê của Viên tuyên bố rằng khi quân xâm lược Thổ rời Viên, họ đã từ bỏ hàng trăm bao hạt cà phê. Quốc vương Ba Lan John III Sobieski, chỉ huy của liên minh chống Thổ gồm người Ba Lan, người Đức và người Áo đã tặng Franz George Kolschitzky (tên Ba Lan – Franciszek Jerzy Kulczycki) một phần thưởng cho việc cung cấp thông tin giúp ông đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, Kolschitzky đã mở quán cà phê đầu tiên của Viên. Julius Meinl đã thiết lập một nhà máy rang hiện đại trong cùng một cơ sở nơi các bao tải cà phê được tìm thấy vào năm 1891.
Viên có rất nhiều công viên và là một trong những thành phố "xanh" nhất thế giới. Các công viên và vườn hoa nổi tiếng nhất của Viên là Công viên thành phố ("Stadtpark"), hai công Viên thuộc về Hoàng cung ("Hofburg") là Công viên Hoàng cung ("Burggarten") và Công viên Nhân dân ("Volkspark"), công Viên thuộc về lâu đài Belvedere với vườn bách thảo, Công viên Danube, các công Viên Dehne, Ressel, Votiv, Auer-Welsbach, Türkenschanz, Vườn bách thú Lainz, v.v...
Nhiều công viên nổi tiếng của Viên có các di tích, chẳng hạn như công viên Stadtpark với bức tượng Johann Strauss II và khu vườn của cung điện baroque, nơi Hiệp ước Nhà nước được ký kết. Công viên chính của Viên là Prater, nơi có vòng đu quay Wiener Riesenrad và Kugelmugel, một vi quốc gia hình quả cầu. Ở Schönbrunn thuộc hoàng gia còn có một công viên từ thế kỷ 18 có sở thú lâu đời nhất thế giới, được thành lập vào năm 1752. Donauinsel, một phần của tuyến phòng thủ lũ lụt của Viên là một hòn đảo nhân tạo dài 21,1 km giữa Danube và Neue Donau Donau dành riêng cho các hoạt động giải trí.
Viên là một điểm du lịch ngày càng được ưa thích hơn. Khoảng 30% trong số tất cả các lao động ở Viên làm việc trực tiếp hay gián tiếp cho ngành du lịch. Phần lớn khách du lịch đến vào tháng 12 khi Viên có thể phục vụ với các chợ Giáng sinh. Đa phần khách du lịch đến từ Đức, sau đó là Ý, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ. Tỷ lệ khách du lịch đến từ Đông Âu và Hoa Kỳ đã tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trong năm 2004 Viên có tổng cộng 8,4 triệu lượt người ngủ qua đêm.
Một số thắng cảnh quan trọng nhất:
Toàn thành Viên có khoảng 300 nhà hát kịch và phòng hòa nhạc được phân bố khắp nơi. Trong đó nổi tiếng nhất là Nhà hát kịch quốc gia Viên, được tôn làm Trung tâm ca kịch của thế giới. Đây là kiến trúc hùng vĩ mang phong cách La Mã. Phòng trước và phòng bên đều được xây bằng đá hoa cương, bên trong có ảnh hoặc treo ảnh của các nhạc sĩ lớn và nghệ sĩ nổi tiếng. Nhà hát gồm 6 tầng với 1.600 chỗ ngồi, tầng 6 có thể chứa hơn 560 khán giả đứng, mỗi năm ở đây diễn tới 300 buổi. Mỗi buổi diễn đều thay đổi tiết mục, với giá vé đắt cắt cổ. Đêm giao thừa, nhà hát còn tổ chức vũ hội. Đúng 12 giờ đêm, tổng thống và các vị quan chức nổi tiếng đều tới nhà hát đón giao thừa, và quang cảnh này được phát sóng trực tiếp trên nhiều kênh thế giới.
Phòng hòa nhạc Viên là phòng hòa nhạc cổ nhất, hiện đại nhất trong thành phố. Nó được khởi công xây dựng năm 1867, là kiến trúc mang phong cách văn nghệ phục hưng Italy, cổ kính mà trang nhã. Tường ngoài hai màu hồng xen kẽ vàng, trên mái dựng rất nhiều tượng Nữ thần âm nhạc. Bên trong có phòng biểu diễn màu vàng kim, mỗi năm đều có 6 ban nhạc nổi tiếng thế giới đến biểu diễn.
Ngoài ra còn có hơn 100 bảo tàng nghệ thuật, thu hút hơn tám triệu du khách mỗi năm. Những nơi nổi tiếng nhất là Albertina, Österreichische Galerie Belvedere, Bảo tàng Leopold ở Museumquartier, KunstHausWien, Bank Austria Kunstforum, Bảo tàng đôi Kunsthistorisches và Naturhistorisches, và Bảo tàng kỹ thuật Viên, mỗi nơi có hơn một phần tư triệu du khách mỗi năm.
Có nhiều địa điểm nổi tiếng liên quan đến các nhà soạn nhạc sống ở Viên, bao gồm các khu nhà khác nhau của Beethoven và mộ tại Nghĩa trang trung tâm là nghĩa trang lớn nhất ở Viên và là nơi chôn cất của nhiều người nổi tiếng. Mozart có một ngôi mộ tưởng niệm tại khu vườn Habsburg và tại nghĩa trang St. Marx (nơi ngôi mộ của ông đã mất). Nhiều nhà thờ của Viên cũng thu hút rất đông người, trong đó nổi tiếng là Nhà thờ St. Stephen, Deutschordenskirche, Jesuitenkirche, Karlskirche, Peterskirche, Maria am Gestade, Minoritenkirche, Ruprechtskirche, Schottenkirche, Nhà thờ thánh Ulrich và Votivkirche.
Khu rừng ngoại ô phía tây Viên nhờ bản nhạc "Câu chuyện khu rừng Viên" của Strauss mà nổi tiếng khắp nơi. Khu rừng trải dài tới 10 km cạnh dòng nước trong xanh, cảnh đẹp như tranh vẽ với hình ảnh nhiều ngôi làng nhỏ xinh xắn yên tĩnh, mang tới cảm hứng cho nhiều họa sĩ, nhạc sĩ sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ. Tại ngôi làng nhỏ trên Hailigenstaite, nhạc sĩ thiên tài Beethoven với một bên tai điếc đã viết nên tác phẩm danh tiếng "Hailigenstaite" làm di chúc, thể hiện sự bất bình của ông đối với nhân thế và vận mệnh. Bản nhạc "Sông Danube xanh" và "Câu chuyện khu rừng Viên" của nhạc sĩ Johann Strauss II cũng được sáng tác trong khung cảnh yên tĩnh này.
Viên không chỉ là thành phố âm nhạc mà còn là thành phố lịch sử. Thế kỷ 1, Viên từng là cứ điểm biên phòng quan trọng của đế quốc La Mã. Năm 1137, nó trở thành thủ đô nước Áo. Từ thế kỷ 15, Viên là thủ đô của đế quốc La Mã Thần thánh và là trung tâm kinh tế châu Âu. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, Viên là một trong những khu trung tâm chính trị của châu Âu với cái tên "Đô hội văn hóa lớn". Trong thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh của các thời kỳ khác nhau, nhưng hấp dẫn nhất là Hoàng cung của đế quốc Áo – Hung. Đây là cung điện đặc biệt: thiếu sườn bên trái. Cung điện chính hiện nay là viện bảo tàng quốc gia, bên trong vẻ đẹp bị lệch đó được giữ gìn một cách trân trọng. Sườn bên phải là cung điện phụ, diện tích lớn hơn cung điện chính, giờ là phủ tổng thống và phủ thủ tướng. Trước đây, người ta dự định xây cung điện ở sườn bên trái, nhưng vì đại chiến thế giới nổ ra, hai đế quốc tan rã và dạt về phía Đông. Hoàng cung không cân đối bỗng chốc trở thành di tích để lại suy ngẫm cho người đời.
Giáo đường Phenstejan nằm không xa phía tây bắc Hoàng cung là một kiến trúc mang phong cách Gothic đẹp nhất nước Áo. Giáo đường gồm một ngôi tháp chính cao 138 m, đứng trên đỉnh tháp có thể nhìn được toàn bộ thành phố. Chuông tháp cứ đúng giờ lại kêu vang vọng không gian. Bên trong có 1.400 căn phòng gọi là "cung bích vạn", với những phòng được viềm khảm gỗ tứ đàn, hắc đàn và voi theo kiểu Trung Quốc. Có những phòng được trang trí theo kiểu Nhật Bản.
Viên cũng có nhiều kiến trúc rất hiện đại. Năm 1964, tháp Danube được xây dựng với chiều cao 252 m, du khách có thể đi thang máy lên thẳng quán cà phê trên đỉnh tháp. Quán cà phê được tạo với ba trục tháp vàng với các góc độ khác nhau, cứ 30 phút lại quay một vòng. Du khách tới đây vừa nghe nhạc, vừa uống cà phê và ngắm cảnh thành phố. Tòa nhà Liên Hợp Quốc, công trình kiến trúc lớn nhất thành phố được khánh thành năm 1979, nằm trên bờ bên trái sông Danube, với diện tích 180.000 m2.
Hiệp hội Áo–Việt tuyên bố, Việt Nam muốn thiết lập một tượng tưởng niệm, đã được sở công viên thành phố cho phép. Việt Nam chịu trả tiền việc hình thành và thiết lập tượng bán thân ở Donaupark, sau đó nó trở thành sở hữu của thành phố Viên, mà phải chăm sóc và duy trì nó. Chỉ một tuần sau, lãnh đạo ÖVP Wien Gernot Blümel, cho là đây là một vấn đề rất kỳ lạ, một nhân vật về lịch sử đầy tranh cãi lại nên có tượng tưởng niệm. Phát ngôn viên văn hóa bà Maria Fekter cho đây là một chuyện diễu trong mùa hóa trang. Cả phía đảng FPÖ cũng có chỉ trích. ""Đúng ra bộ trưởng Văn hóa Drozda phải lên tiếng và phản đối việc dựng tượng để tưởng niệm tên Cộng sản giết người hàng loạt Hồ Chí Minh tại Donaupark"", phó chủ tịch FPÖ và chủ tịch thứ ba của Hội đồng quốv gia Áo Norbert Hofer. Cả đảng Xanh cũng lên tiếng bằng Twitter, họ không chấp thuận, cả cấp xã lẫn cấp quận. Trả lời các lời chỉ trích, Peter Jankowitsch, cựu ngoại trưởng Áo và chủ tịch Hiệp hội Áo–Việt, cho biết, ý tưởng tượng bán thân là của Việt Nam để ăn mừng 45 năm quan hệ ngoại giao giữa Áo và Việt Nam. Chỉ trích về danh tiếng ông không chấp nhận, đối với Việt Nam ngày nay Hồ Chí Minh là một vị anh hùng, cũng như hoàng đế Franz Josef đối với đế quốc Áo Hung cũ. Người ta có thể chấp nhận hay không, nhưng khi có quan hệ ngoại giao khó mà từ chối biểu tượng quốc gia của họ. Về việc chỉ trích Hồ Chí Minh là một kẻ sát hại nhiều người, ông cho đó là một điều đáng cười. Theo ông về lịch sử điều này không thể chứng minh được. Nó cũng tương tự như cho tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson là kẻ sát hại nhiều người, vì ông đã tiến hành chiến tranh Việt Nam. Những cáo buộc là một phần trong ""chiến dịch trả thù"" của người Việt lưu vong.
Qua nhiều chỉ trích thành phố Viên đã cho tạm ngưng dự định.
Viên nổi tiếng với "Wiener Schnitzel", một món gồm lát thịt bê ("Kalbsschnitzel") hoặc thịt lợn ("Schweinsschnitzel") được giã phẳng, phủ bột mì, trứng, vụn bánh mì và chiên trong bơ. Nó có trong hầu hết các nhà hàng, quán ăn ở Viên và có thể được ăn nóng hoặc lạnh. "Wiener Schnitzel" truyền thống thực ra chỉ là một miếng thịt bê nhỏ. Các ví dụ khác về ẩm thực Viên bao gồm "Tafelspitz" (thịt bò luộc rất nạc), được phục vụ theo truyền thống với "Geröstete Erdäpfel" (khoai tây luộc nghiền với một cái nĩa và sau đó được chiên) và nước sốt cải ngựa, "Apfelkren" (hỗn hợp của cải ngựa) một nước sốt hẹ làm với mayonnaise và bánh mì cũ).
Viên có một truyền thống lâu đời về sản xuất bánh và món tráng miệng. Chúng bao gồm Apfelstrudel (strudel táo nóng), Milchrahmstrudel (strudel kem sữa), Palatschinken (bánh kếp ngọt) và Knödel (bánh bao) thường chứa đầy trái cây như quả mơ (Marillenknödel). Sachertorte, một loại bánh sô cô la ẩm tinh tế với mứt mơ được tạo bởi khách sạn Sacher, nổi tiếng thế giới.
Vào mùa đông, các quầy hàng nhỏ trên phố bán "Maroni" truyền thống (hạt dẻ nóng) và khoai tây rán.
Xúc xích là phổ biến và có sẵn từ những người bán hàng rong ("Wurstelstand") suốt cả ngày và đêm. Xúc xích được gọi là "Wiener" (tiếng Đức nghĩa là người Viên) ở Hoa Kỳ và ở Đức, được gọi là "Frankfurter" ở Viên. Xúc xích phổ biến khác là "Burenwurst" (một loại xúc xích thịt bò và thịt lợn thô, thường được luộc), "Käsekrainer" (thịt lợn cay với một miếng phô mai nhỏ) và "Bratwurst" (một loại xúc xích thịt lợn trắng). Hầu hết có thể được gọi "mit Brot" (với bánh mì) hoặc như một "hot dog" (nhồi bên trong một cuộn dài). Mù tạt là gia vị truyền thống và thường được cung cấp trong hai loại: "süß" (ngọt) hoặc "scharf" (cay).
Kebab, pizza và mì, ngày càng trở thành những món ăn vặt được bán rộng rãi nhất từ các quầy nhỏ.
Naschmarkt là một chợ truyền thống bán trái cây, rau, gia vị, cá, thịt, vv, từ khắp nơi trên thế giới. Thành phố có nhiều cửa hàng cà phê và bán đồ ăn sáng.
Viên cùng với Paris, Santiago, Cape Town, Praha, Canberra, Bratislava và Warszawa là một trong số ít các thành phố thủ đô trên thế giới còn những vườn nho gia đinh. Rượu vang được phục vụ trong các quán rượu nhỏ có tên là Heuriger, nơi đặc biệt nhiều ở các vùng trồng nho của Döbled (Grinzing, Neustift am Walde, Nußdorf, Salmannsdorf, Sievering), Floridsdorf (Stammersdorf, Strebersdorf) (Oberlaa). Rượu thường được uống như một Spritzer ("G'spritzter") với nước lấp lánh. Grüner Veltliner, một loại rượu vang trắng khô, là loại rượu được trồng rộng rãi nhất ở Áo.
Bia là thức uống quan trọng thứ hai sau rượu vang. Viên có một nhà máy bia lớn duy nhất là Ottakringer và hơn mười nhà máy bia mi ni. "Beisl" là một quán rượu nhỏ điển hình của Áo mà ở Viên có rất nhiều.
Ngoài ra, một loại nước giải khát địa phương là Almdudler cũng rất phổ biến ở Áo, nó là một sản phẩm thay thế đồ uống có cồn, chiếm vị trí hàng đầu về thị phần cùng với các loại nước giải khát như Coca-Cola. Một thức uống cũng phổ biến khác là "Spezi", Spezi là sự pha trộn giữa Coca-Cola và công thức gốc của Fanta cam hoặc Frucade nổi tiếng ở đây.
Bắc qua hai sông Donau và sông Viên là 12 chiếc cầu, nối liền các khu vực của thành phố.
Viên có một mạng lưới giao thông công cộng lớn bao gồm các tuyến đường tàu nhanh, tàu điện, tàu điện ngầm và xe buýt. Ngoài ra còn có các công ty xe buýt tư nhân hoạt động chính ở các vùng ngoại thành cùng bảng giá tiền. CityBike cho mướn xe đạp cũng là một giải pháp lựa chọn khác. Sau khi đăng ký trong Internet hay trực tiếp tại quầy có thể mướn một chiếc xe đạp. Dùng xe đạp trong vòng 1 tiếng đồng hồ không phải trả tiền.
Do lịch sử để lại Viên có nhiều nhà ga chính. Nhằm để thu gọn giao thông đi xa, một đường hầm đang được xây dựng chạy từ đường tàu hỏa nam đến đường tàu hỏa bắc (gọi là "Đường hầm heo rừng" vì chạy phía dưới Thảo cầm Viên Lainz). Nhà ga Nam hiện nay theo kế hoạch sẽ trở thành nhà ga trung tâm và như thế lần đầu tiên Viên sẽ có một ga trung tâm.
Cũng giống như các đường tàu hỏa, các đường liên bang (liên tỉnh lộ) và xa lộ cũng tỏa ra ngoài thành phố giống như hình ngôi sao. Xa lộ A23 tạo thành một đường nối hình vòng cung phía nam, nối các xa lộ A2, A4 và A22. Đường S1 vòng phía Nam hiện đang được xây dựng để giải tỏa áp lực cho xa lộ A23 nhưng việc cần thiết phải băng qua Vườn Quốc gia Donau–Auen hiện đang được tranh cãi vì những lý do về sinh thái. Các xa lộ phía tây và nam được nối liền bằng xa lộ A21 nằm ngoài thành phố, thuộc về xa lộ vành đai của Viên.
Nằm về phía đông nam của Viên là phi trường quốc tế Viên – Schwechat, trong năm 2004 đã có 225.000 chuyến bay và 14,8 triệu hành khác. Trong thời gian gần đây các hãng hàng không giá rẻ đã dời về phi trường của Bratislava (Slovakia) nằm gần đấy.
Thông qua kênh đào Rhein-Main-Donau Viên được nối liền bằng đường thủy với cảng Rotterdam (Hà Lan) và các khu vực công nghiệp của Đức cũng như với các nước ở Đông Âu cho đến tận Biển Đen.
Vận chuyển hành khách trên sông Danube gần như chỉ còn quan trọng trong du lịch với giao thông đến Bratislava và Budapest (Hungary) bằng tàu cánh ngầm. Có tầm quan trọng hơn nhiều là cảng vận tải ở Freudenau. Năm 2003, ở tại cảng Viên đã chuyển tải 9 triệu tấn hàng hóa (chủ yếu là các sản phẩm dầu hỏa, nông nghiệp và vật liệu xây dựng) từ 1.550 chiếc tàu.
Viên là trụ sở của một số văn phòng Liên Hợp Quốc và các tổ chức và công ty quốc tế khác nhau, bao gồm Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), Quỹ OPEC vì sự phát triển quốc tế (OFID), Tổ chức Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện (CTBTO), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Văn phòng Liên Hợp Quốc về Hoạt động Vũ trụ (UNOOSA) và Cơ quan Liên minh châu Âu về các quyền cơ bản (FRA). Hiện tại Viên là "thành phố LHQ" thứ ba trên thế giới, bên cạnh New York, Geneva và Nairobi. Ngoài ra, Viên là thành viên của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL). Cùng với đó, Đại học Viên hàng năm tổ chức Willem C. Vis Moot uy tín, một cuộc thi trọng tài thương mại quốc tế dành cho sinh viên luật từ khắp nơi trên thế giới.
Nhiều cuộc họp ngoại giao đặc biệt đã được tổ chức tại Viên vào nửa cuối thế kỷ 20, dẫn đến nhiều tài liệu khác nhau mang tên Công ước Viên hoặc Tài liệu Viên. Trong số các tài liệu quan trọng hơn được đàm phán tại Viên là Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế, cũng như Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường năm 1990 ở châu Âu. Viên cũng đã tổ chức các cuộc đàm phán dẫn đến Kế hoạch hành động toàn diện chung năm 2015 về chương trình hạt nhân của Iran cũng như các cuộc đàm phán hòa bình ở Viên về Syria.
Viên cũng có trụ sở Liên đoàn Taekwon-Do quốc tế (ITF).
Viên là thành phố kết nghĩa với các thành phố sau:
Hình thức hợp tác và giao hữu khác tương tự với kết nghĩa:
Ngoài ra, các quận của Viên cũng kết nghĩa với các huyện/thành phố Nhật Bản:
Quận Leopoldstadt của Viên và khu Brooklyn của New York City đã bắt đầu mối giao hữu với nhau từ năm 2007.
|
3431 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3431 | Nhiệt động lực học | Thuật ngữ nhiệt động học (hoặc nhiệt động lực học) có hai nghĩa:
Ban đầu, nhiệt động học chỉ mang nghĩa thứ nhất. Về sau, các công trình tiên phong của Ludwig Boltzmann đã đem lại nghĩa thứ hai.
Các nguyên lý nhiệt động học có thể áp dụng cho nhiều hệ vật lý, chỉ cần biết sự trao đổi năng lượng với môi trường mà không phụ thuộc vào chi tiết tương tác trong các hệ ấy. Albert Einstein đã dựa vào nhiệt động học để tiên đoán về phát xạ tự nhiên. Gần đây còn có một nghiên cứu về nhiệt động học hố đen.
Nhiệt động học thường được coi là một bộ phận của vật lý thống kê, thuộc về một trong số những lý thuyết lớn làm nền tảng cho những kiến thức đương đại về vật chất.
Những nghiên cứu đầu tiên mà chúng ta có thể xếp vào ngành nhiệt động học chính là những công việc đánh dấu và so sánh nhiệt độ, hay sự phát minh của các nhiệt biểu, lần đầu tiên được thực hiện bởi nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit (1686-1736) - người đã đề xuất ra thang đo nhiệt độ đầu tiên mang tên ông. Trong thang nhiệt này, 32 độ F và 212 độ F là nhiệt độ tương ứng với thời điểm nóng chảy của nước đá và sôi của nước. Năm 1742, nhà bác học Thụy Sĩ Anders Celsius (1701-1744) cũng xây dựng nên một thang đo nhiệt độ đánh số từ 0 đến 100 mang tên ông dựa vào sự giãn nở của thủy ngân.
Những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến quá trình truyền nhiệt giữa các vật thể. Nếu như nhà bác học Daniel Bernoulli (1700-1782) đã nghiên cứu động học của các chất khí và đưa ra liên hệ giữa khái niệm nhiệt độ với chuyển động vi mô của các hạt. Ngược lại, nhà bác học Antoine Lavoisier (1743-1794) lại có những nghiên cứu và kết luận rằng quá trình truyền nhiệt được liên hệ mật thiết với khái niệm dòng nhiệt như một dạng chất lưu.
Tuy nhiên, sự ra đời thật sự của bộ môn nhiệt động học là phải chờ đến mãi thế kỉ thứ 19 với sự xuất hiện của nhà vật lý người Pháp Nicolas Léonard Sadi Carnot (1796-1832) cùng với cuốn sách của ông mang tên ""Ý nghĩa của nhiệt động năng và các động cơ ứng dụng loại năng lượng này"". Ông đã nghiên cứu những cỗ máy được gọi là động cơ nhiệt: một hệ nhận nhiệt từ một nguồn nóng để thực hiện công dưới dạng cơ học đồng thời truyền một phần nhiệt cho một nguồn lạnh. Chính từ đây đã dẫn ra định luật bảo toàn năng lượng (tiền đề cho nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học), và đặc biệt, khái niệm về quá trình thuận nghịch mà sau này sẽ liên hệ chặt chẽ với nguyên lý thứ hai. Ông cũng bảo vệ cho ý kiến của Lavoisier rằng nhiệt được truyền đi dựa vào sự tồn tại của một dòng nhiệt như một dòng chất lưu.
Những khái niệm về công và nhiệt được nghiên cứu kĩ lưỡng bởi nhà vật lý người Anh James Prescott Joule (1818-1889) trên phương diện thực nghiệm và bởi nhà vật lý người Đức Robert von Mayer (1814-1878) trên phương diện lý thuyết xây dựng từ cơ sở chất khí. Cả hai đều đi tới một kết quả tương đương về công và nhiệt trong những năm 1840 và đi đến định nghĩa về quá trình chuyển hoá năng lượng. Chúng ta đã biết rằng sự ra đời của nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học là do một công lao to lớn của Mayer.
Nhà vật lý người Pháp Émile Clapeyron (1799-1864) đã đưa ra phương trình trạng thái của chất khí lý tưởng vào năm 1843.
Tuy nhiên, chỉ đến năm 1848 thì khái niệm nhiệt độ của nhiệt động học mới được định nghĩa một cách thực nghiệm bằng Kelvin bởi nhà vật lý người Anh, một nhà quý tộc có tên là Sir William Thomson hay còn gọi là Lord Kelvin (1824-1907). Chúng ta không nên nhầm lẫn ông với nhà vật lý cùng họ Joseph John Thompson (1856-1940), người đã khám phá ra electron và đã phát triển lý thuyết về hạt nhân.
Nguyên lý thứ hai của nhiệt động học đã được giới thiệu một cách gián tiếp trong những kết quả của Sadi Carnot và được công thức hoá một cách chính xác bởi nhà vật lý người Đức Rudolf Clausius (1822-1888) - người đã đưa ra khái niệm entropy vào những năm 1860.
Những nghiên cứu trên đây đã cho phép nhà phát minh người Scotland James Watt (1736-1819) hoàn thiện máy hơi nước và tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ thứ 19.
Cũng cần phải nhắc đến nhà vật lý người Áo Ludwig Boltzmann (1844-1906), người đã góp phần không nhỏ trong việc đón nhận entropy theo quan niệm thống kê và phát triển lý thuyết về chất khí vào năm 1877. Tuy nhiên, đau khổ vì những người cùng thời không hiểu và công nhận, ông đã tự tử khi tài năng còn đang nở rộ. Chỉ đến mãi về sau thì tên tuổi ông mới được công nhận và người ta đã khắc lên mộ ông, ở thành phố Vienne, công thức nổi tiếng W = k.logO mà ông đã tìm ra.
Riêng về lĩnh vực hoá nhiệt động, chúng ta phải kể đến tên tuổi của nhà vật lý Đức Hermann von Helmholtz (1821-1894) và nhà vật lý Hoa Kỳ Willard Gibbs (1839-1903). Chính Gibbs là người đã có những đóng góp vô cùng to lớn trong sự phát triển của vật lý thống kê.
Cuối cùng, để kết thúc lược sử của ngành nhiệt động học, xin được nhắc đến nhà vật lý người Bỉ gốc Nga Ilya Prigonine (sinh năm 1917) - người đã được nhận giải Nobel năm 1977 về những phát triển cho ngành nhiệt động học không cân bằng.
Nhiệt động học chia vũ trụ ra thành các "hệ" ngăn cách bởi "biên giới" (có thật hay tưởng tượng). Tất cả các hệ không trực tiếp nằm trong nghiên cứu được quy là "môi trường" xung quanh. Có thể chia nhỏ một hệ thành nhiều hệ con, hoặc nhóm các hệ nhỏ thành hệ lớn. Thường, mỗi hệ nằm ở một "trạng thái" nhất định đặc trưng bởi một số thông số (thông số sâu và thông số rộng). Các thông số này có thể được liên hệ qua các phương trình trạng thái. Xem thêm trang các trạng thái vật chất.
Nhiệt và nhiệt độ là những khái niệm cơ bản của nhiệt động học. Nhiệt động học cổ điển nghiên cứu tất cả những hiện tượng chịu sự chi phối của:
Bằng trực giác, mỗi chúng ta đều biết đến khái niệm nhiệt độ. Một vật được xem là nóng hay lạnh tùy theo nhiệt độ của nó cao hay thấp. Nhưng thật khó để đưa ra một định nghĩa chính xác về nhiệt độ. Một trong những thành tựu của nhiệt động học trong thế kỷ 19 là đã đưa ra được định nghĩa về nhiệt độ tuyệt đối của một vật, đo bằng đơn vị Kelvin, độ không tuyệt đối = không độ Kelvin ≈ -273.15 độ C.
Khái niệm nhiệt còn khó định nghĩa hơn. Một lý thuyết cổ, được bảo vệ bởi Antoine Lavoisier, cho rằng nhiệt là một dịch thể đặc biệt (không màu sắc, không khối lượng), gọi là chất nhiệt, chảy từ vật này sang vật khác. Một vật càng chứa nhiều chất nhiệt thì nó càng nóng. Thuyết này sai ở chỗ chất nhiệt không thể đồng nhất với một đại lượng vật lý được bảo toàn. Về sau, nhiệt động học đã làm rõ nghĩa cho khái niệm nhiệt lượng trao đổi.
Nhiệt động học cổ điển đã vươn lên với tư cách là khoa học của các động cơ nhiệt hay khoa học về nhiệt động năng.
Nicolas Léonard Sadi Carnot đã mở đầu cho các nghiên cứu hiện đại về các động cơ nhiệt trong một tiểu luận có tính nền tảng: ""Ý nghĩa của nhiệt động năng và các động cơ ứng dụng loại năng lượng này"" (1823). Chu trình Carnot, được trình bày trong tiểu luận này, vẫn còn là một ví dụ lý thuyết điển hình trong các nghiên cứu về các động cơ nhiệt. Ngày nay, thay vì dùng khái niệm nhiệt động năng, người ta phát biểu rằng các động cơ nhiệt có khả năng sinh công cơ học, đồng thời tìm hiểu cách thức sử dụng nhiệt để tạo ra công.
Mọi chuyển động của các vật trong thế giới vĩ mô (khoảng gần 1 milimét trở lên được xem là vĩ mô) đều có thể sinh nhiệt, với ý nghĩa là nó làm cho vật nóng thêm. Có thể thử nghiệm bằng cách xoa hai bàn tay vào nhau.
Ngược lại, nhiệt cũng có thể làm cho các vật thể vĩ mô chuyển động (Ví dụ: có thể quan sát sự chuyển động của nước khi được đun sôi). Đây là cơ sở để chế tạo các động cơ nhiệt. Chúng là các hệ vĩ mô, trong đó chuyển động được duy trì nhờ sự chênh lệch nhiệt độ giữa bộ phận "nóng" và bộ phận "lạnh".
Định nghĩa nhiệt động học như là một khoa học về các hệ ở trạng thái cân bằng là một cách tiếp cận vừa tổng quát vừa rất chặt chẽ. Nhiệt động học cân bằng làm việc với các quá trình trao đổi năng lượng (và, do đó, vật chất) ở trạng thái gần cân bằng. Các quá trình nhiệt động học không cân bằng được nghiên cứu bởi nhiệt động học phi cân bằng.
Khi ta tung rất nhiều lần một con xúc xắc có cấu trúc thật đều, ta có thể đoán trước một cách chắc chắn rằng tần số xuất hiện của mỗi mặt đều xấp xỉ 1/6. Số lần tung càng nhiều thì các tần số xuất hiện của từng mặt càng gần nhau bởi vì con xúc xắc đã khai thác tất cả các khả năng nhận được. Điều tương tự cũng xảy ra khi ta cho một giọt chất màu vào một cốc nước. Chờ càng lâu ta thấy cốc nước càng trở được nhuộm màu đều bởi lẽ các phân tử màu cho vào đã khai thác tất cả các khả năng nhận được - ở đây là các vùng bên trong cốc.
Các quan sát trên có thể được tổng quát hóa. Trong một hệ rất lớn, và khi trạng thái cân bằng của nó có thể đạt được, người ta có thể dự đoán chính xác "số phận" của hệ ngay cả khi "số phận" của nhiều bộ phận không thể xác định được.
Ngày nay ta biết rằng nguyên tử tồn tại và chúng rất nhỏ. Nói cách khác, trong bất cứ một mẫu vật chất nào cũng có rất nhiều nguyên tử, trong một hạt cát có hàng tỉ tỉ nguyên tử. Nhiều định luật vật lý của thế giới vĩ mô không áp dụng được cho các nguyên tử.
Nghiên cứu về các cân bằng nhiệt có tầm quan trọng đặc biệt. Tất cả các thể của vật chất (khí, lỏng, rắn, bán lỏng...) và tất cả các hiện tượng vật lý (cơ, điện - từ, quang...) đều có thể nghiên cứu thông qua lý luận trên sự cân bằng của các hệ lớn. Nhiệt động học, mà người ta hay đồng nhất với vật lý thống kê, là một trong những nền tảng vững chắc nhất trên đó các kiến thức hiện đại về vật chất được xây dựng.
Các định luật của nhiệt động lực học còn được gọi là các nguyên lý nhiệt động lực học.
Định luật 0, hay nguyên lý cân bằng nhiệt động, nói về cân bằng nhiệt động. Hai hệ nhiệt động đang nằm trong "cân bằng nhiệt động " với nhau khi chúng được cho tiếp xúc với nhau nhưng không có trao đổi năng lượng. Nó được phát biểu như sau: "Nếu hai hệ có cân bằng nhiệt động với cùng một hệ thứ ba thì chúng cũng cân bằng nhiệt động với nhau".
Định luật 0 được phát biểu muộn hơn 3 định luật còn lại nhưng lại rất quan trọng nên được đánh số 0. Cân bằng nhiệt động bao hàm cả cân bằng nhiệt, cân bằng cơ học và cân bằng hoá học. Đây cũng là nền tảng của phép đo nhiệt.
Định luật 1, hay nguyên lý thứ nhất, chính là định luật bảo toàn năng lượng áp dụng vào hiện tượng nhiệt, khẳng định rằng năng lượng luôn được bảo toàn. Nói cách khác, tổng năng lượng của một hệ kín là không đổi. Các sự kiện xảy ra trong hệ chẳng qua là sự chuyển năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Như vậy năng lượng không tự sinh ra và không tự mất đi, nó luôn biến đổi trong tự nhiên. Trong nhiệt động lực học, động cơ nhiệt là thứ trọng tâm. Vì vậy, nguyên lý thường được phát biểu theo công thức:
formula_1
Hay tương đương với: formula_2
Công thức biẻu thị một quá trình hoạt động cơ bản của một động cơ nhiệt. Nhận nhiệt Q để tăng nội năng formula_3 và sinh công A:
Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng
Q < 0: Hệ truyền nhiệt lượng
A > 0: Hệ sinh công
A < 0: Hệ nhận công
Định luật 2, hay nguyên lý thứ hai, còn gọi là nguyên lý về entropy, liên quan đến tính không thể đảo ngược của một quá trình nhiệt động lực học và đề ra khái niệm entropy. Nguyên lý này phát biểu rằng entropy của một hệ kín chỉ có hai khả năng, hoặc là tăng lên, hoặc giữ nguyên. Từ đó dẫn đến định luật là không thể chuyển từ trạng thái mất trật tự sang trạng thái trật tự nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài.
Một cách phát biểu khác là:
Vì entropy là mức độ hỗn loạn của hệ, định luật này nói rằng vũ trụ sẽ ngày càng "hỗn loạn" hơn. Cơ học thống kê đã chứng minh rằng định luật này là một định lý, đúng cho hệ lớn và trong thời gian dài. Đối với hệ nhỏ và thời gian ngắn, có thể có thay đổi ngẫu nhiên không tuân thủ định luật này. Nói cách khác, không như định luật 1, các định luật vật lý chi phối thế giới vi mô chỉ tuân theo định luật 2 một cách gián tiếp và có tính thống kê. Ngược lại, định luật 2 khá độc lập so với các tính chất của các định luật đó, bởi lẽ nó chỉ thể hiện khi người ta trình bày các định luật đó một cách giản lược hóa và ở quy mô nhỏ.
Nguyên lý số ba, hay nguyên lý Nernst, còn gọi là nguyên lý độ không tuyệt đối, đã từng được bàn cãi nhiều nhất, gắn liền với sự tụt xuống một trạng thái lượng tử cơ bản khi nhiệt độ của một hệ tiến đến giới hạn của độ không tuyệt đối. Định luật này được phát biểu như sau.
Người ta phân biệt các đại lượng vật lý chi phối trạng thái nhiệt động của một hệ thành hai loại: các đại lượng mở rộng và các đại lượng bổ sung.
Một hệ luôn có thể được phân chia - bằng tưởng tượng - thành từng phần tách biệt trong không gian.
Một đại lượng được gọi là đại lượng mở rộng khi giá trị của nó trong hệ bằng tổng giá trị của nó trong từng phần của hệ đó. Ví dụ:
Một đại lượng gọi là đại lượng bổ sung khi trong một hệ đồng nhất, giá trị của nó trong toàn hệ bằng với giá trị của nó trong từng phần của hệ đó. Ví dụ:
cũng như tỷ số của hai đại lượng mở rộng bất kỳ.
Một đại lượng có thể không là đại lượng mở rộng cũng không là đại lượng bổ sung, chẳng hạn đại lượng "bình phương thể tích".
Bằng tiếng Anh
|
3435 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3435 | Thứ Hai | Thứ Hai là một ngày trong tuần nằm giữa Chủ nhật và thứ Ba.
Trong văn minh phương Tây, thứ Hai được lấy tên từ Mặt Trăng. Thứ Hai thường được xem là ngày đầu tiên trong tuần làm việc.
Tiếng Việt thì chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn gọi Thứ Hai là "segunda-feira", nghĩa là "ngày lễ thứ nhì". Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi thứ Hai là "ngày thứ hai trong tuần".
Trong các nước, Tiếng Trung ngày này được gọi là "Tinh kỳ nhất" (chữ Hán: 星期一) nghĩa là "kỳ sao thứ nhất". Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là "Nguyệt Diệu Nhật" (Kanji/Hanja: 月曜日, Kana: げつようび - getsu yōbi, Hangeul: 월요일 - wol yo il), nghĩa là "ngày Nguyệt Diệu" hay "ngày Mặt Trăng".
|
3439 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3439 | Thứ Ba | Thứ Ba là một ngày trong tuần nằm giữa thứ Hai và thứ Tư. Thứ Ba trong một số tiếng phương Tây và tiếng Nhật được lấy tên từ Sao Hỏa.
Tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn gọi ngày này trong tuần là "terça-feira", nghĩa là "ngày lễ thứ ba". Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi ngày trong tuần theo thứ tự đó.
Trong Tiếng Trung, ngày này được gọi là "Tinh kỳ nhị" (chữ hán: 星期二) nghĩa là "kỳ sao thứ hai". Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là "Hỏa Diệu Nhật" (Kanji/Hanja: 火曜日, Kana: かようび - ka yōbi, Hangeul: 화요일 - hwa yo il), nghĩa là "ngày Hỏa Diệu" hay "ngày Sao Hỏa".
|
3440 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3440 | Thứ Tư | Thứ Tư là một ngày trong tuần nằm giữa thứ Ba và thứ Năm. Thứ Tư trong một số tiếng phương Tây được lấy tên từ Sao Thủy.
Tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn gọi ngày này trong tuần là "quarta-feira", nghĩa là "ngày lễ thứ tư". Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi ngày trong tuần theo thứ tự đó.
Trong Tiếng Trung, ngày này được gọi là "Tinh kỳ tam" (chữ hán: 星期三) nghĩa là "kỳ sao thứ ba". Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là "Thủy Diệu Nhật" (Kanji/Hanja: 水曜日, Kana: すいようび - sui yōbi, Hangeul: 수요일 - su yo il), nghĩa là "ngày Thủy Diệu" hay "ngày Sao Thủy".
|
3441 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3441 | Thứ Năm | Thứ Năm là một ngày trong tuần nằm giữa thứ Tư và thứ Sáu. Thứ Năm trong một số tiếng phương Tây được lấy tên từ Sao Mộc.
Tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn gọi ngày này trong tuần là "quinta-feira", nghĩa là "ngày lễ thứ năm". Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi ngày trong tuần theo thứ tự đó.
Trong Tiếng Trung, ngày này được gọi là "Tinh kỳ tứ" (chữ hán: 星期四) nghĩa là "kỳ sao thứ tư". Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là "Mộc Diệu Nhật" (Kanji/Hanja: 木曜日, Kana: もくようび - moku yōbi, Hangeul: 목요일 - mok yo il), nghĩa là "ngày Mộc Diệu" hay "ngày Sao Mộc".
Theo một số quy ước (xem ISO 8601), các ngày thứ Năm dùng để đánh số tuần: tuần 1 là tuần được định nghĩa là tuần có thứ Năm đầu tiên trong năm và cứ thế tính tiếp.
|
3442 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3442 | Thứ Sáu | Thứ Sáu là một ngày trong tuần và nằm giữa thứ Năm và thứ Bảy. Thứ Sáu trong một số tiếng phương Tây được lấy tên từ Sao Kim.
Tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn gọi ngày này trong tuần là "sexta-feira", nghĩa là "ngày lễ thứ sáu". Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi ngày trong tuần theo thứ tự đó.
Trong Tiếng Trung, ngày này được gọi là "Tinh kỳ ngũ" (chữ hán: 星期五) nghĩa là "kỳ sao thứ năm". Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là "Kim Diệu Nhật" (Kanji/Hanja: 金曜日, Kana: きんようび - kin yōbi, Hangeul: 금요일 - geum yo il), nghĩa là "ngày Kim Diệu" hay "ngày Sao Kim".
Ở những nước làm việc năm ngày một tuần, thứ Sáu là ngày làm việc cuối cùng nên thường được dùng để tổ chức lễ lạc và nghỉ ngơi.
Ở phương Tây người ta tin rằng "thứ Sáu ngày 13" là một ngày xui xẻo, dễ bị ma quỷ quấy rối vì theo Kinh Thánh con số 13 trùng với 13 nhân vật có mặt tại bữa Tiệc Ly, còn Thứ Sáu là ngày Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự. Thứ Sáu cũng là ngày Adam và Eva ăn trái táo cấm.
Thứ sáu còn là ngày lễ thánh của đạo Hồi.
|
3443 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3443 | Thứ Bảy | Thứ Bảy là một ngày trong tuần nằm giữa thứ Sáu và Chủ nhật. Ngày này cùng ngày chủ nhật được gọi chung là cuối tuần.
Tiếng Việt chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn coi ngày này là ngày thứ bảy trong tuần lễ. Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi ngày trong tuần theo thứ tự đó.
Trong Tiếng Trung, ngày này được gọi là "Tinh kỳ lục" (chữ hán: 星期六) nghĩa là "kỳ sao thứ sáu". Trong tiếng Nhật và tiếng Hàn, ngày này được gọi là "Thổ Diệu Nhật" (Kanji/Hanja: 土曜日, Kana: どようび - do yōbi, Hangeul: 토요일 - to yo il), nghĩa là "ngày Thổ Diệu" hay "ngày Sao Thổ".
Với các ngôn ngữ Âu châu khác, tên gọi ngày Thứ Bảy có gốc từ thần thoại La Mã Saturnus, tức vị thần nông nghiệp.
Theo truyền thống Do Thái, thứ Bảy là ngày Sabat, ngày cuối tuần, ngày quan trọng nhất trong tuần, vì theo Kinh Thánh đó là ngày được Chúa chúc phúc. Trong ngày này, mọi hoạt động đều phải được nghỉ để hoàn toàn rảnh rỗi.
|
3450 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3450 | Giờ Phối hợp Quốc tế | Thời gian Phối hợp Quốc tế hay UTC, thường gọi là Giờ Phối hợp Quốc tế, là một chuẩn quốc tế về ngày giờ thực hiện bằng phương pháp nguyên tử. "UTC" không hẳn là một từ viết tắt, mà là từ thỏa hiệp giữa viết tắt tiếng Anh "CUT" ("Coordinated Universal Time") và viết tắt tiếng Pháp. Nó được dựa trên chuẩn cũ là giờ trung bình Greenwich (GMT, tiếng Anh: "Greenwich Mean Time") do hải quân Anh đặt ra vào thế kỷ XII, sau đó được đổi tên thành giờ quốc tế (UT, tiếng Anh: "Universal Time"). Múi giờ trên thế giới được tính bằng độ lệch âm hay dương so với giờ quốc tế.
UTC khác với giờ nguyên tử một số giây nguyên và với một số giây lẻ (không nguyên)
UTC thực ra là một hệ đo lường thời gian lai tạp: tốc độ của UTC được tính dựa trên chuẩn tần số nguyên tử nhưng thời điểm của UTC được đồng bộ hóa cho gần với UT thiên văn. Khi hệ các đơn vị SI công nhận giây nguyên tử, tốc độ của giây nguyên tử thường nhanh hơn tốc độ trung bình của UT trong nửa sau của thế kỷ XX. Vì lý do này, UT chậm lại so với giờ nguyên tử đo bằng các đồng hồ nguyên tử. UTC được giữ trong khoảng 0.9 giây với ; một vài giây nhuận được thêm (trên lý thuyết là được trừ đi) vào cuối tháng UTC khi cần thiết. Kể ra—lần chỉnh đầu tiên vào năm 1972—tất cả những điều chỉnh như vậy đều là cộng thêm và áp dụng cho các ngày 30/6 hoặc 31/12, trong đó giây nhuận cộng thêm được viết là T23:59:60. Việc thông báo về những giây nhuận được Dịch vụ Hệ thống Vòng quay Trái Đất và Đối chiếu Quốc tế đảm nhận, dựa trên các dự báo thiên văn chính xác của vòng quay Trái Đất.
Đôi khi có giây 60 và đôi khi không có giây 59.
Hè năm 2004, độ lệch giữa giờ UTC và TAI là 32 giây (độ chậm hạng nhất).
Giờ UTC được viết bằng 4 chữ số sau:
Không có dấu giữa các số này. Ví dụ, 3 giờ 7 phút chiều được viết là: 1507.
Để dùng trong luật lệ-thương mại và cuộc sống thường ngày, phần lẻ khác biệt giữa UTC và UT (hay GMT) là cực nhỏ không tính nên theo thông tục UTC đôi khi được gọi là GMT, mặc dù điều này là hoàn toàn sai về mặt kỹ thuật.
UTC là hệ thống thời gian dùng trong nhiều chuẩn Internet và World Wide Web. Đặc biệt, giao thức giờ trên mạng – NTP được thiết kế để phân phối tự động giờ trên mạng Internet.
Ngoài ra, có một số loại đồng hồ UTC thực hiện bằng phần mềm.
Múi giờ UT đôi khi được ký hiệu bằng chữ Z vì múi giờ hàng hải quốc tế tương đương (GMT) đã được ký hiệu bằng chữ Z kể từ năm 1950, chữ này để miêu tả không giờ kể từ năm 1920. Xem Múi giờ#Lịch sử. Bảng chữ cái ngữ âm NATO và hội vô tuyến điện nghiệp dư từng gọi Z là "Zulu", nên UT đôi khi được gọi là giờ Zulu.
Chuẩn ISO 8601 đã sử dụng khái niệm UTC này.
|
3451 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3451 | Sao Mai (định hướng) | Sao Mai có thể là:
|
3453 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3453 | Tháng năm | Tháng 5 là tháng có 31 ngày.
|
3455 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3455 | Tháng sáu | Tháng sáu là tháng thứ sáu theo lịch Gregorius, có 30 ngày.
|
3460 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3460 | Tháng bảy | Tháng bảy hay tháng bẩy là tháng thứ bảy theo lịch Gregorius, có 31 ngày.
|
3462 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3462 | Thủy tinh | Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất rắn vô định hình đồng nhất, phần lớn có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn.
Trong vật lý học, các chất rắn vô định hình thông thường được sản xuất khi một chất lỏng có độ nhớt cao bị làm lạnh rất nhanh, vì thế không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành. Thủy tinh cũng được sản xuất như vậy từ gốc silicát thì gọi là thủy tinh silicát.
Silicát là dioxide silic (SiO) có trong dạng đa tinh thể như cát và cũng là thành phần hóa học của thạch anh. Silicát có điểm nóng chảy khoảng 1.730 °C (3.146 °F), vì thế có hai hợp chất thông thường hay được bổ sung vào cát trong công nghệ nấu thủy tinh nhằm giảm nhiệt độ nóng chảy của nó xuống khoảng 1.000 °C. Một trong số đó là soda (cacbonat natri NaCO), hay bồ tạt (tức cacbonat kali KCO). Tuy nhiên, sô đa làm cho thủy tinh bị hòa tan trong nước - là điều người ta không mong muốn, vì thế người ta cho thêm vôi sống (oxide calci, CaO) là hợp chất bổ sung để phục hồi tính không hòa tan.
Trong dạng thuần khiết và ở điều kiện bình thường, thủy tinh dân dụng silicát là một chất trong suốt, tương đối cứng, khó mài mòn, rất trơ hóa học và không hoạt động xét về phương diện sinh học, có thể tạo thành với bề mặt rất nhẵn và trơn. Tuy nhiên, thủy tinh rất dòn dễ gãy hay vỡ thành các mảnh nhọn và sắc dưới tác dụng của lực hay nhiệt một cách đột ngột. Tính chất này có thể giảm nhẹ hay thay đổi bằng cách thêm một số chất bổ sung như ôxít bor, ôxít nhôm vào thành phần khi nấu thủy tinh hay xử lý nhiệt.
Thủy tinh được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, làm đồ chứa (chai, lọ, cốc, chén, ly, tách), trong quang học (lăng kính, gương, sợi cáp quang), kỹ thuật điện tử (bóng đèn, màn hình, chất cách điện), bình lọ phản ứng trong công nghiệp hóa chất, xương, răng nhân tạo trong y học , vật liệu trang trí v.v.
Thủy tinh trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dòn dễ vỡ. Thủy tinh không cháy, không hút ẩm và không bị acid (trừ Acid hydrofluoric) ăn mòn.
Nếu ta thay đổi một trong các tính chất của thủy tinh. Một trong những đặc trưng rõ nét nhất của thủy tinh thông thường là nó trong suốt đối với ánh sáng nhìn thấy, mặc dù không phải mọi vật liệu thủy tinh đều có tính chất như vậy do phụ thuộc vào tạp chất. Độ truyền sáng của thủy tinh trong vùng bức xạ điện từ bức xạ tử ngoại và tia hồng ngoại thay đổi tùy theo việc lựa chọn tạp chất.
Tính trong suốt của thủy tinh trong ánh sáng nhìn thấy là do sự vắng mặt của trạng thái chuyển tiếp của các điện tử trong khoảng bước sóng của ánh sáng nhìn thấy, và trạng thái này là thuần nhất trong mọi bước sóng hơn là chỉ trong khoảng bước sóng của ánh sáng nhìn thấy (sự không thuần nhất làm cho ánh sáng bị tán xạ, làm tán xạ hình ảnh được truyền qua). Thủy tinh có thể được thổi thủ công hoặc sản xuất bằng phương pháp công nghiệp.
Các kim loại và oxide kim loại được bổ sung thêm vào thủy tinh trong quá trình sản xuất nó để thay đổi màu sắc của nó. Mangan có thể thêm vào với một lượng nhỏ để loại bỏ màu xanh lá cây tạo ra bởi sắt hay trong một lượng lớn hơn để cho thủy tinh có màu tím amêtít. Giống như mangan, selen có thể sử dụng với một lượng nhỏ để làm bay màu của kính, hay trong một lượng lớn hơn để tạo ra màu hơi đỏ. Một lượng nhỏ coban (tu 0,025 đến 0,1%) sinh ra thủy tinh màu xanh da trời. Oxide thiếc với antimoan và oxide asen sinh ra thủy tinh màu trắng đục, lần đầu tiên đã được sử dụng ở Venezia để sản xuất đồ giả sứ. 2 đến 3% của oxide đồng sinh ra màu xanh lam. Đồng kim loại nguyên chất sinh ra thủy tinh mờ có màu đỏ thẫm, nó đôi khi được sử dụng thay thế cho thủy tinh màu hồng ngọc của vàng. Niken, phụ thuộc vào nồng độ, sinh ra thủy tinh có màu xanh da trời hay màu tím hoặc thậm chí là màu đen. Sự bổ sung titan sinh ra thủy tinh có màu nâu vàng. Vàng kim loại trong một lượng rất nhỏ (khoảng 0,001%), sinh ra thủy tinh có màu hồng ngọc thẫm, trong khi một lượng thấp hơn sinh ra màu đỏ nhạt hơn, thông thường gọi là màu "nam việt quất". Nguyên tố urani (0,1 đến 2%) có thể thêm vào để thủy tinh có màu vàng phản quang hay màu xanh lá cây. Thủy tinh urani nói chung là không nguy hiểm về phóng xạ, tuy vậy nếu nó ở dạng bột, chẳng hạn như đánh bóng bằng giấy nhám, và dạng bụi thì nó là tác nhân gây ung thư. Hợp chất của bạc(thông thường là nitrat bạc) có thể sinh ra một khoảng màu từ đỏ da cam đến vàng. Phương thức đốt nóng và làm lạnh thủy tinh có thể có ảnh hưởng đáng kể tới màu sinh ra bởi các chất này. Các chất này tham gia vào cấu trúc thủy tinh như thế nào hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu kỹ. Các loại thủy tinh màu khác vẫn thường xuyên được tìm ra. các chất uniric sẽ tạo ra các mã nguồn cho các hợp chất rắn khác. thủy tinh bluoon bao gồm cả các chất phụ lưu của cát và đá trắng. phần cắt càng mịn thì thủy tinh càng đẹp và bền và có chất lượng hơn.
cần bổ sung thêm quy trình sản xuất thủy tinh thì tốt hơn. có thể lưu trữ một lượng thông tin từ những con số thấng kê
Thủy tinh thông thường không cho ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn 400 nm, hay tử ngoại tia cực tím (UV) đi qua. Có điều này vì sự bổ sung của các hợp chất như ôxít natri, sắt v.v. Thủy tinh thuần SiO (còn gọi là thủy tinh thạch anh) trái lại không hấp thụ tia UV và nó được sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu độ trong suốt trong khoảng bước sóng này, mặc dù nó đắt hơn thủy tinh thường. Có thể pha thêm xeri|xêri vào thủy tinh để tăng việc hấp thụ tia cực tím (các bức xạ ion hóa nguy hiểm về mặt sinh học).
Thủy tinh có thể sản xuất đến mức độ tinh khiết mà hàng trăm kilômét thủy tinh vẫn là trong suốt ở bước sóng tia hồng ngoại trong các sợi cáp quang. Một lượng lớn sắt được sử dụng trong thủy tinh có khả năng hấp thụ nhiệt, chẳng hạn như các tấm lọc hấp thụ nhiệt cho các máy chiếu phim.
Chiết suất của thủy tinh có thể thay đổi tùy theo các dạng thành phần khi có các thành phần khác thêm. Thủy tinh có chứa chì, chẳng hạn như chì tinh thể hay thủy tinh đá lửa, là 'rực rỡ' hơn vì nó làm tăng chiết suất và sinh ra sự 'lấp lánh' có thể nhận thấy rõ hơn. Xem thêm pha lê. Việc bổ sung bari cũng làm tăng chiết suất. Oxide thori làm cho thủy tinh có hệ số chiết suất rất cao và nó được sử dụng để sản xuất các lăng kính chất lượng cao.
Như mọi chất rắn vô định hình, thủy tinh không có nhiệt độ nóng chảy nhất định. Natri nói chung được thêm vào để hạ nhiệt độ nóng chảy của thủy tinh. Sự bổ sung sô đa hay bồ tạt đôi khi còn hạ nhiệt độ nóng chảy xuống thấp hơn.
Các loại thủy tinh có nguồn gốc tự nhiên, gọi là các loại đá vỏ chai, đã được sử dụng từ thời đại đồ đá. Chúng được tạo ra trong tự nhiên từ các dung nham (magma) núi lửa. Người nguyên thủy dùng đá vỏ chai để làm các con dao cực sắc.
Việc sản xuất thủy tinh lần đầu tiên hiện còn lưu được chứng tích là ở Ai Cập khoảng năm 2000 trước công nguyên, khi đó thủy tinh được sử dụng như là men màu cho nghề gốm và các mặt hàng khác. Trong thế kỷ 1 trước công Nguyên kỹ thuật thổi thủy tinh đã phát triển và những thứ trước kia là hiếm và có giá trị đã trở thành bình thường. Trong thời kỳ đế quốc La Mã (đế chế La Mã) rất nhiều loại hình thủy tinh đã được tạo ra, chủ yếu là các loại bình và chai lọ. Thủy tinh khi đó có màu xanh lá cây vì tạp chất sắt có trong cát được sử dụng để sản xuất nó. Thủy tinh ngày nay nói chung có màu hơi ánh xanh lá cây, sinh ra cũng bởi các tạp chất như vậy.
Các đồ vật làm từ thủy tinh từ thế kỷ 7 và thế kỷ 8 đã được tìm thấy trên đảo Torcello gần Venice. Các loại hình này là liên kết quan trọng giữa thời La Mã và sự quan trọng sau này của thành phố đó trong việc sản xuất thủy tinh. Khoảng năm 1000 sau Công nguyên, một đột phá quan trọng trong kỹ thuật đã được tạo ra ở Bắc Âu khi thủy tinh sô đa được thay thế bằng thủy tinh làm từ các nguyên liệu có sẵn hơn: bồ tạt thu được từ tro gỗ. Từ thời điểm này trở đi, thủy tinh ở khu vực phía bắc châu Âu có sự sai khác rõ nét với thủy tinh ở khu vực Địa Trung Hải, là khu vực mà sô đa vẫn được sử dụng chủ yếu.
Thế kỷ 11 được cho là nổi bật, tại Đức, phương pháp mới chế tạo thủy tinh tấm đã ra đời bằng các quả cầu để thổi, sau đó chuyển nó sang thành các hình trụ tạo hình, cắt chúng khi đang còn nóng và sau đó dát phẳng thành tấm. Kỹ thuật này đã được hoàn thiện vào thế kỷ 13 ở Vênidơ.
Cho đến thế kỷ 12 thủy tinh đốm (có nghĩa là thủy tinh với các vết màu, thông thường là kim loại) đã không được sử dụng rộng rãi nữa.
Trung tâm sản xuất thủy tinh từ thế kỷ 14 là Vênidơ, ở đó người ta đã phát triển nhiều công nghệ mới để sản xuất thủy tinh và trở thành trung tâm xuất khẩu có lãi các đồ đựng thức ăn, gương và nhiều đồ xa xỉ khác. Sau đó, một số thợ thủy tinh của Vênidơ đã chuyển sang các khu vực khác như Bắc Âu và việc sản xuất thủy tinh đã trở nên phổ biến hơn.
Công nghệ thủy tinh Crown đã được sử dụng cho đến giữa những năm 1800. Trong công nghệ này, ống thổi thủy tinh có thể xoay tròn khoảng 9 pound (khối lượng) (4 kg) thủy tinh lỏng tại phần cuối của ống cho đến khi nó được làm phẳng thành đĩa đường kính khoảng 5 ft (1,5 m). Đĩa sau đó được cắt thành tấm chữ nhật. Thủy tinh của người Vênidơ là cao giá giữa thế kỷ 10 và thế kỷ 14 bởi vì họ giữ được bí quyết. Khoảng năm 1688, công nghệ đúc thủy tinh đã được phát triển, dẫn tới việc sử dụng nó như một vật liệu thông dụng. Sự phát minh ra máy ép thủy tinh năm 1827 cho phép sản xuất hàng loạt các đồ vật từ thủy tinh rẻ tiền hơn.
Phương pháp ống xy lanh được phát kiến bởi William J. Blenko trong những năm đầu của thập niên 1900.
Thủy tinh nghệ thuật đôi khi được tạo ra bằng phương pháp khắc acid hay bằng các chất ăn mòn khác (tạo ra hình cần thiết trên bề mặt thủy tinh). Thông thường nó được tạo ra bởi các nghệ nhân sau khi thủy tinh được thổi hay đúc. Trong những năm 1920 phương pháp mới để khắc acid theo khuôn đã được phát kiến, theo đó các tác phẩm nghệ thuật được khắc trực tiếp trên khuôn, vì thế mỗi một lượt đúc đã tạo ra hình ảnh trên bề mặt thủy tinh. Điều này làm giảm chi phí sản xuất và kết hợp với việc sử dụng rộng rãi của các loại thủy tinh màu đã tạo ra các sản phẩm thủy tinh rẻ tiền trong những năm 1930, sau này được biết đến như là thủy tinh thời kỳ suy thoái.
Ngày nay, tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, việc thu thập đá vỏ chai bị pháp luật ngăn cấm ở một vài nơi.
Vì thủy tinh là một vật liệu cứng và không hoạt hóa nên nó là một vật liệu rất có ích. Rất nhiều đồ dùng trong gia đình làm từ thủy tinh. Cốc, chén, bát, đĩa, chai, lọ v.v có thể được làm từ thủy tinh, cũng như bóng đèn, gương, màn hình máy tính và ti vi, cửa sổ. Trong phòng thí nghiệm để làm các thí nghiệm trong hóa học, sinh học, vật lý và nhiều lĩnh vực khác, người ta sử dụng bình thót cổ, ống thử, lăng kính và nhiều dụng cụ thiết bị khác được làm từ thủy tinh. Đối với các ứng dụng này, thủy tinh silicat bo (như Pyrex) thường được sử dụng vì sức bền và hệ số giãn nở nhiệt thấp, giúp cho nó chống lại tốt hơn đối với sự sốc nhiệt và cho phép đo đạc chính xác hơn khi làm nóng và làm nguội các thiết bị. Đối với phần lớn các ứng dụng có yêu cầu cao, thủy tinh thạch anh được sử dụng, mặc dù rất khó làm việc với nó. Phần lớn thủy tinh như thế này được sản xuất hàng loạt bằng các công nghệ khác nhau, nhưng đa phần các phòng thí nghiệm lớn cần rất nhiều các loại đồ thủy tinh khác nhau vì thế họ vẫn giữ ống thổi thủy tinh trong văn phòng. Thủy tinh từ núi lửa, như đá vỏ chai, đã được sử dụng từ lâu để tạo ra các công cụ bằng đá và kỹ thuật đập đá lửa có thể dễ dàng tạo ra chất bất trị của natri với sự phù hợp với thủy tinh sản xuất hàng loạt ngày nay.
Thủy tinh được tạo hình khi nó đang nóng chảy hoặc biến mềm, do đó những phế liệu có tính chất gần giống tính chất sản phẩm cần tạo đều có thể tái chế (nấu chảy và tạo hình lại). Ở những nhà máy lớn sản xuất thủy tinh, đa số đều dùng lò bể, là một loại lò có thể nấu liên tục. Người ta hạn chế tối đa việc dừng lò bởi mỗi lần như thế, lượng thủy tinh còn thừa (chiếm khoảng 20-30% thể tích lò) sẽ đông cứng, co lại và phá huỷ lớp gạch chịu lửa xây lò và ảnh hưởng đến kết cấu thành lò. Chi phí xây gạch mới và nhiên liệu cung cấp cho quá trình nâng nhiệt của lò đến nhiệt độ nấu thủy tinh sẽ rất lớn. Chính điều đó dẫn đến việc có một số thủy tinh thành phẩm nhưng cũng được đưa vào tái chế (nấu lại). Điều này xảy ra tại các nhà máy thủy tinh lớn chẳng may hàng bán không chạy, mà hàng tồn đọng lại trong kho quá nhiều; nếu tiếp tục sản xuất mới sẽ không có chỗ chứa. Biện pháp xử lý là đập vỡ thành phẩm, đem qua lò nấu lại, mục đích là để duy trì sự hoạt động của lò.
|
3465 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3465 | Trịnh Công Sơn | Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) là một nam nhạc sĩ người Việt Nam. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc và nằm trong danh sách những nghệ sĩ âm nhạc Việt Nam có lượng đĩa bán chạy nhất. Hiện nay chưa có thống kê chính xác về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc). Tuy nhiên số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly, danh ca gắn liền tên tuổi với hàng trăm ca khúc của ông. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ, một diễn viên và một ca sĩ (ông từng biểu diễn một số bài hát do chính mình sáng tác). Ông từng là Hội viên Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nguyên Phó Tổng biên tập phụ san Thế Giới Âm Nhạc (Hội Nhạc sĩ Việt Nam).
Ông nguyên quán ở làng Minh Hương, xã Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Ông lớn lên tại Huế; lúc nhỏ ông theo học các trường Lycée Français và Providence tại Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lycée Jean Jacques Rousseau và tốt nghiệp tú tài tại đây. Ông có hai em trai và năm em gái. Cha ông là ông Trịnh Xuân Thanh, mất lúc Trịnh Công Sơn 16 tuổi. Mẹ ông là bà Lê Thị Quỳnh, mất năm 1991.
Năm 1957, khi 18 tuổi, ông bị một tai nạn, khi đang tập võ judo với người em trai, ông bị thương nặng ở ngực, suýt chết và phải nằm liệt giường gần hai năm tại Huế. Cũng theo một nguồn tin khác như lời kể của bà Trịnh Vĩnh Trinh (em gái cố nhạc sĩ): "Năm anh Sơn 18 tuổi, ba mất, để lại mẹ và bảy người em. Lúc đó, anh còn quá trẻ, không biết phải làm sao. Mấy tháng liền, trời nắng chang chang, anh lên mộ ba ngồi cả ngày. Anh ốm nặng một trận. Khi khỏi, anh nhờ má mua cho cây đàn để viết nhạc". Bà Trịnh Vĩnh Trinh kể ở tuổi 18, trở thành trụ cột gia đình, Trịnh Công Sơn loay hoay không biết phải bắt đầu thế nào. Ông mua rất nhiều sách để đọc và dạy các em. Ông bắt năm em gái tập đi mỗi sáng với một quyển sách được đặt trên đầu, phải bước đi sao cho duyên dáng, khoan thai. Ông coi trọng lễ nghi, luôn dặn dò các em không được gắp thức ăn trước người lớn trong bữa cơm, không được chống hai tay trên bàn khi có bề trên. Ông nghiêm khắc, từng đánh đòn em nhưng sau này, ông hối hận nói: "Lúc đó anh còn trẻ quá, chẳng biết làm sao". Thời gian nằm bệnh, ông đọc nhiều sách về triết học, văn học, tìm hiểu dân ca. Ông từng thổ lộ: ""Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy"". Do bị tai nạn trên, ông phải ở nhà điều trị suốt 2 năm. Trong thời gian này, ông đọc nhiều sách.
Năm 1961, vì muốn tránh thi hành nghĩa vụ quân sự nên ông thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Quy Nhơn (1962-1964). Sau khi tốt nghiệp 1964, ông dạy tại một trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Năm 1967, có lệnh điều động giáo viên phải nhập ngũ, Trịnh Công Sơn tìm cách trốn lính, trở về Sài Gòn. Ông gặp lại Khánh Ly và lập ban nhạc. Khởi đầu hát tại Quán Văn nằm trong khuôn viên trường Văn Khoa, sau đó ông và Khánh Ly trở nên nổi tiếng.
Ông là một trí thức đấu tranh tích cực cho phong trào hòa bình tại miền Nam. Năm 1968, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã gặp quân nhân miền Bắc trong 26 ngày đêm tranh giành Huế. Vào năm 1970, ông đã tham gia phong trào Tự quyết với Ngô Kha, Trần Viết Ngạc, Lê Khắc Cầm, Chu Sơn và Thái Ngọc San.
Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên Đài phát thanh Sài Gòn hát bài "Nối vòng tay lớn". Cũng chính ông là người trưa ngày 30/4 đã đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. Trong bài phát biểu, ông kêu gọi người dân miền Nam ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, thay vì theo gia đình ông di cư sang Mỹ, ông ở lại Việt Nam, về Huế, phải đi học tập cải tạo trong 2 năm. Sau thời gian học tập chính trị, ông quay lại và làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc.
Ông có quan hệ thân thiết với Cựu Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt. Năm 1978, ông Võ Văn Kiệt giới thiệu ông với Hội liên hiệp văn học nghệ thuật TP HCM, nhận ông vào biên chế chính thức. Từ đó, Trịnh Công Sơn được tạo điều kiện hòa nhập với đời sống nghệ sĩ, lấy lại niềm cảm hứng sáng tác.
Từ đầu thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại. Ông từng là Hội viên Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nguyên Phó Tổng biên tập phụ san Thế Giới Âm Nhạc (Hội Nhạc sĩ Việt Nam).
Năm 1989, từ 27 tháng năm đến 26 tháng sáu, Trịnh Công Sơn, vào tuổi 50, được Hội Người Việt Nam tại Pháp mời qua Pháp. Tại đây ông lần đầu gặp lại người yêu cũ Dao Ánh.
Ông ở tại căn nhà số 47C Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh.
Sau đợt ốm nặng năm 2001, ông qua đời ngày 1 tháng 4 năm 2001. Nguyên nhân cái chết là sơ gan, suy thận, tiểu đường, xuất huyết tiêu hoá, viêm phổi rất nặng .
Tên tuổi của Trịnh Công Sơn được nhiều người biết đến hơn, từ khi ông cùng ca sĩ Khánh Ly hát tại "Quán Văn", một quán cà phê đơn sơ dựng trên bãi đất cỏ sau Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn do nhóm sinh viên mang tên "Khai Hóa" trong "phong trào phục vụ thanh niên xã hội" chủ trương, từ cuối năm 1966. Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly. Ông kể: ""Gặp gỡ ca sĩ Khánh Ly là một may mắn tình cờ, không phải riêng cho tôi mà còn cho cả Khánh Ly. Lúc gặp Khánh Ly đang hát ở Đà Lạt, lúc đó Khánh Ly chưa nổi tiếng nhưng tôi nghe qua giọng hát thấy phù hợp với những bài hát của mình đang viết và lúc đó tôi chưa tìm ra ca sĩ nào ngoài Khánh Ly. Tôi đã mời Khánh Ly hát và rõ ràng giọng hát của Khánh Ly rất hợp với những bài hát của mình. Từ lúc đó Khánh Ly chỉ hát nhạc của tôi mà không hát nhạc người khác nữa. Đó cũng là lý do cho phép mình tập trung viết cho giọng hát đó và từ đó Khánh Ly không thể tách rời những bài hát của tôi cũng như những bài hát của tôi không thể thiếu Khánh Ly"", còn Khánh Ly kể lại giai đoạn cơ cực đói khổ nhưng đầy hạnh phúc những năm 1960 ấy: ""Thực sự tôi rất mê hát. Không mê hát thì tôi không có đủ can đảm để đi hát với anh Sơn mười năm mà không có đồng xu, cắc bạc nào, phải chịu đói, chịu khổ, chịu nghèo, không cần biết đến ngày mai, không cần biết tới ai cả, mà chỉ cảm thấy mình thực là hạnh phúc, cảm thấy mình sống khi mình được hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn"".
Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản năm 1970 như "Diễm xưa" (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt), ""Ca dao Mẹ"", ""Ngủ đi con"". Riêng bài "Ngủ đi con" đã phát hành trên hai triệu đĩa than. Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến, nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hòa đã cấm lưu hành vài tác phẩm của ông. Theo tác giả Ban Mai, trong cuốn "Trịnh Công Sơn - vết chân dã tràng", nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến bị cả hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa cấm lưu hành Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng không tán thành thái độ phản chiến của ông mà họ xem là mang tính "chủ hòa, ủy mị", làm nản lòng những người đang đấu tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Theo tác giả Ban Mai, trong cuốn "Trịnh Công Sơn – vết chân dã tràng", Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì có những người phê phán ông vì coi ông là "thiếu lập trường chính trị", có những người cực đoan đòi sau khi tiến về Sài Gòn sẽ "xử tử" ông.
Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên Đài phát thanh Sài Gòn hát bài ""Nối vòng tay lớn"". Cũng chính ông là người trưa ngày 30/4 đã đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh. Trong bài phát biểu, ông kêu gọi người dân miền Nam ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam:
Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di cư sang Mỹ và ông phải đi học tập cải tạo trong 4 năm. Tuy nhiên, theo tác giả Bùi Đức Lạc (một người bạn thân của Trịnh Công Sơn) thì ông chỉ đi làm kinh tế mới vài năm chứ không hề có cải tạo, nguồn khác thì nói ông đi học tập chính trị 2 năm ở Cồn Tiên. Theo Nguyễn Đắc Xuân, thời gian đầu sau khi kết thúc chiến tranh năm 1975, ""Đối với lãnh đạo thì không có vấn đề gì, nhưng có nhiều "anh em phong trào" ở Sài Gòn không thích quan điểm lập trường chung chung của Trịnh Công Sơn trước đây"", ông trở về Huế và ""thời gian đó một số phần tử quá khích theo phong trào "Hồng vệ binh" của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đã kích động sinh viên treo một tấm banderole to tướng mang dòng chữ xanh rờn: "Hạ bệ Phạm Duy - Hoàng Thi Thơ và Trịnh Công Sơn" trước trường Đại học Sư phạm Huế"" và ""tiếp theo là cuộc tọa đàm luận tội "Trịnh Công Sơn có công hay có tội" tại Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế. Hôm ấy có cả Trần Hoàn, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khoa Điềm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Viết Ngạc và vài người nữa. Có người lên án, nhưng cũng có người bảo vệ. "Tội" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là ông đã làm nhạc phản chiến một cách chung chung, không phân biệt được chiến tranh xâm lược và chiến tranh giải phóng dân tộc trong bài "Gia tài của mẹ" với câu "Hai mươi năm nội chiến từng ngày". Thậm chí ông còn làm nhạc ca ngợi địch trong bài "Cho một người nằm xuống" thương tiếc đại tá không quân Sài Gòn Lưu Kim Cương tử trận – người đã từng cưu mang ông. Nhiều người phát biểu biện hộ cho Trịnh Công Sơn: "Đúng là Trịnh Công Sơn đã làm nhiều bản nhạc phản chiến, anh được mệnh danh là người làm nhạc phản chiến số 1 thời ấy giống như Bob Dylan, Joan Baez ở bên Mỹ. Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tự do, anh theo đuổi chủ nghĩa nhân bản chung chung khác chúng ta. Nhưng anh làm nhạc trong vùng tạm chiếm, người nghe nhạc phản chiến của anh là lính Cộng hòa. Rất nhiều lính của Thiệu đã bỏ ngũ vì nghe bản nhạc Người con gái da vàng của anh. Chẳng có người lính cách mạng nào bỏ ngũ vì nghe nhạc của Trịnh Công Sơn cả. Cũng như ngày xưa bên Trung Quốc, Trương Lương thổi sáo đâu phải để cho quân mình buông kiếm! Đâu phải tự dưng chính quyền Thiệu ra lệnh tịch thu những bài hát của Sơn". Và chính xấp tài liệu đăng lệnh của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cấm phổ biến nhạc Trịnh Công Sơn, lệnh cấm mang số 33 ngày 8.2.1969, đã có sức thuyết phục lớn đối với những người tham dự tọa đàm. Sau cuộc tọa đàm, Trịnh Công Sơn phải viết kiểm điểm. Hồi ấy, những bản kiểm điểm nói không đúng vấn đề thường phải viết lại. Trịnh Công Sơn chưa quen lối sinh hoạt này nên rất chán chường..."" Trong thời hậu chiến này, cả nước rất khó khăn và như bao người Việt khác, Trịnh Công Sơn cũng được điều đi lao động sản xuất, khi thì trồng khoai lang, lúc cấy lúa trên những cánh đồng đầy bom đạn chưa tháo gỡ.
Một thời gian dài sau 1975, nhiều bài hát của ông bị cấm lưu hành ở tại Việt Nam hay bị một số người kêu gọi tẩy chay ở hải ngoại. Tuy nhiên, Khánh Ly và nhiều ca sĩ vẫn tiếp tục hát và phát hành những băng đĩa với ca khúc của ông tại hải ngoại.
Những năm sau 1975, sau thời gian học tập chính trị, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí "Sóng nhạc". Từ đầu thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, lúc đầu một số sáng tác ông gởi qua cho Khánh Ly và chỉ phát hành tại hải ngoại. Khi bắt đầu được phép lưu hành nhạc trong nước, ông có viết một số bài có nội dung ca ngợi những chủ trương của chế độ mới như "Thành phố mùa xuân", "Ngọn lửa vĩnh cửu Moskva", "Em ở nông trường em ra biên giới", "Huyền thoại Mẹ"... Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản nhạc có giá trị. Các tác phẩm mới của ông tiếp tục bị chính quyền chỉ trích, kiểm duyệt và cấm đoán đến mức ông phải biểu diễn cho bạn bè thân hữu và nhờ họ góp ý trước khi đem phổ biến.
Trịnh Công Sơn còn là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 đã thủ vai chính trong phim "Đất khổ". Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần rồi bị Việt Nam Cộng hòa cấm không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do "có tính phản chiến". Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt Nam. Cuối cùng, một bản phim đã về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996. Năm 1997, ông và nghệ sĩ Thanh Bạch và ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh thực hiện album băng hình VHS của mình mang tựa đề "Ru tình" được Hãng phim trẻ sản xuất. Sau đó Hãng phim Phương Nam sản xuất lại dưới dạng VCD & DVD năm 2004, Hòa tấu nhạc Trịnh: "Chìm dưới cơn mưa" (VHS thực hiện tháng 4 năm 1999). Riêng Hãng phim Phương Nam cũng thực hiện cho ông và nhạc sĩ Văn Cao trong chương trình ""Văn Cao & Trịnh Công Sơn"" năm 1998 dưới định dạng băng VHS, sau đó là VCD & DVD. Từ đó, ông cùng bà Trịnh Vĩnh Trinh góp mặt trong những CD nhạc do ông sáng tác và được Hãng phim Phương Nam sản xuất trong giai đoạn này như "Ru tình", "Tình yêu tìm thấy", "Vì tôi cần thấy em yêu đời", "Cho đời chút ơn"...
Cuối đời, ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Tuy nhiên, ông vẫn cố gắng sáng tác những ca khúc mới trong những năm cuối đời mình.
Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12 giờ 45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ), hàng ngàn người đã đến viếng tang và "có thể nói, chưa có nhạc sĩ nào mất đi lại được công chúng thương tiếc như Trịnh Công Sơn". Ông được an táng tại Nghĩa trang chùa Quảng Bình (phường Bình Chiểu - Thành phố Thủ Đức). Từ đó hàng năm giới hâm mộ đều lấy ngày này làm ngày tưởng niệm.
Năm 2001, nhà hát Hoà Bình cùng Hãng phim Phương Nam thực hiện Đại nhạc hội kỷ niệm 100 ngày mất của ông mang tên "Như một lời chia tay ". Sau đó là các liveshow tưởng nhớ ông như "Đêm thần thoại" (2005) và "Rơi lệ ru người" (2007)".
Năm 2022, hai bộ phim khắc họa quá khứ của Trịnh Công Sơn mang tên "Trịnh Công Sơn" và "Em Và Trịnh" được công chiếu tại Việt Nam.
Theo ông cho biết, ông sáng tác bài Sương đêm và Sao chiều vào năm 17 tuổi. Nhưng tác phẩm được công bố đầu tiên của ông là "Ướt mi", do nhà xuất bản An Phú phát hành vào ngày 20 tháng 9 năm 1960 và qua giọng ca Thanh Thúy.
Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc, tuy nhiên tới tháng 4 năm 2017 chỉ có 77 bài được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép. những tác phẩm có ca từ độc đáo, mang hơi hướng suy niệm. Theo Trung tâm Bảo vệ tác quyền âm nhạc Việt Nam Chi nhánh phía Nam, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn là tác giả được trả tác quyền nhiều nhất với hơn 820 triệu đồng trong năm 2015 và luôn trong top 5 nhạc sĩ có tiền trả tác quyền cao nhất.
Tuy nhiên, có một đánh giá khá phổ biến cho rằng phần nhạc của Trịnh Công Sơn quá đơn điệu về đề tài, chủ yếu tập trung vào tâm trạng mơ hồ, mộng tưởng. Đánh giá này trùng khớp với lời lý giải của ông về sự sáng tác của mình: ""Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."". Hai mảng đề tài lớn nhất trong âm nhạc Trịnh Công Sơn là tình yêu và thân phận con người.
Tình yêu là đề tài lớn và ảnh hưởng nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của Trịnh Công Sơn tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với "Ướt mi" đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 ông vẫn có những tình ca được nhiều người ưa thích: "Như một lời chia tay", "Xin trả nợ người"...
Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn bã, cô đơn như trong "Sương đêm", "Ướt mi", những ca khúc nhạc tình vẫn mênh mang nỗi buồn kiếp người như "Diễm xưa", "Biển nhớ", "Tình xa", "Tình sầu", "Tình nhớ", "Em còn nhớ hay em đã quên", "Hoa vàng mấy độ", "Cỏ xót xa đưa", "Gọi tên bốn mùa", "Mưa hồng"...
Những bài hát này thường mang giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, nhiều chiêm nghiệm nhờ những biện pháp ẩn dụ, hoán dụ... đôi khi pha lẫn hơi hướng siêu thực, trừu tượng.
Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam và hải ngoại. Tuy rằng không được giới chuyên môn đánh giá cao về phần âm nhạc, nhưng với giai điệu gần gũi và ca từ có màu trừu tượng, ý nghĩa sâu lắng, nhạc của ông dễ dàng đi vào lòng công chúng.
Trịnh Công Sơn từng nói từ khi còn trẻ ông đã luôn ám ảnh bởi cái chết nên âm nhạc của ông mang trong đó một sự mất mát của những số phận con người. Ông cũng ảnh hưởng bởi Phật giáo của phương Đông và chủ nghĩa siêu thực của phương Tây, nhạc Trịnh Công Sơn thấm đượm màu sắc hiện sinh, buồn bã của các tác giả văn học phương Tây thập niên 60 như Jean Paul Sartre, Albert Camus... Tiêu biểu là các ca khúc "Cát bụi", "Đêm thấy ta là thác đổ", "Chiếc lá thu phai", "Một cõi đi về", "Phôi pha"... Bên cạnh đó, có những bài tuy là nhạc buồn nhưng có gợi nên tư tưởng thiền như "Một cõi đi về", "Giọt nước cành sen".
Khi tên tuổi định hình bằng nhạc tình, thì vai trò xã hội của Trịnh Công Sơn lại gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống lại chiến tranh, kêu gọi hòa bình mà người ta thường gọi là "nhạc phản chiến", hay còn gọi là "Ca khúc da vàng" theo tên các tập nhạc của ông phát hành cuối thập niên 1960. Những "ca khúc da vàng" thường nói lên thân phận của những người dân một nước nhỏ bị lôi kéo vào chiến tranh và nằm trong vòng toan tính, giành giật ảnh hưởng của những nước lớn (thường là khác màu da).
Theo Bửu Chỉ, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965 – 1966, khi chiến tranh trở nên ác liệt. Năm 1966, ông cho ra đời tập "Ca khúc Trịnh Công Sơn", trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm 1967, nhạc Trịnh Công Sơn lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập "Ca khúc da vàng". Năm sau, ông cho ra tiếp tập "Kinh Việt Nam". Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là "Ta phải thấy mặt trời" và "Phụ khúc da vàng". Trong các băng nhạc Hát cho Quê hương Việt Nam của Khánh Ly, những ca khúc phản chiến được bố trí khéo léo đan xen với các ca khúc trữ tình. Những tập ca khúc vừa kể đều được phát hành hợp pháp tại miền Nam trước 1975. Chính vì thế các ca khúc phản chiến của ông được phổ biến khá rộng rãi, có ảnh hưởng lớn đến công chúng nhất là giới trí thức, học sinh – sinh viên miền Nam.
Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn phần lớn viết bằng điệu Blues, cộng với lời ca đậm chất hiện thực, rất đơn sơ, trần trụi (khác hẳn với dòng nhạc tình), trở nên những bài hát gây xúc động mạnh mẽ. Những bản nhạc này được ông cùng Khánh Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại miền Nam, được nhiều người nhất là giới sinh viên nhiệt tình ủng hộ. Đây cũng là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản chiến ông được một Đĩa Vàng (giải thưởng âm nhạc) tại Nhật và có tên trong tự điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde của Pháp.
Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn hay Phạm Duy và các nhạc sĩ khác được cho là có vai trò trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam, bên cạnh phong trào "Hát cho dân tôi nghe" của Tôn Thất Lập. Cũng vì loại nhạc không rõ nghiêng về phe nào này mà ông đã bị tẩy chay nhiều lần từ cả hai phe đối địch. Nhưng về phía Trịnh Công Sơn, không thể phủ nhận rằng ông đã trở thành một tên tuổi đặc biệt nhờ vào dòng nhạc này.
Cho đến nay, sau hơn 30 năm hòa bình, rất nhiều bài hát "da vàng" của ông chưa được phép lưu hành chính thức tại Việt Nam hiện nay dù đã từng rất phổ biến (và được Khánh Ly phát hành băng nhạc) tại miền Nam trong thời chiến tranh Việt Nam (như bài "Đi tìm quê hương", "Chính chúng ta phải nói hòa bình","Gia tài của mẹ", "Cho một người vừa nằm xuống" "Chưa mất niềm tin", "Chờ nhìn quê hương sáng chói", "Hát trên những xác người", "Ta đi dựng cờ", "Ta quyết phải sống")
Ngày 29/6/2022, hơn 47 năm sau ngày thống nhất đất nước, đơn vị tổ chức đêm nhạc ngày 26/6 tại Đà Lạt nơi ca sĩ Khánh Ly trình diễn bài hát "Gia tài của mẹ" đã bị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng "mời làm việc" vì nằm ngoài danh mục những bài hát đã cấp phép biểu diễn trong đêm nhạc này. Tuy nhiên, nhạc sĩ Tuấn Khanh cho biết: "Theo Nghị định số 144/2020 về hoạt động nghệ thuật biểu diễn được Chính phủ ban hành, từ 1-2-2021, quy định cấp phép ca khúc miền Nam trước 1975 bị bãi bỏ. Phổ biến không cần phải cấp phép nữa."
Ngoài các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn còn để lại những tác phẩm viết về quê hương như "Chiều trên quê hương tôi", những tác phẩm thể hiện quan điểm chính trị rõ hơn như "Huế – Sài Gòn – Hà Nội", "Việt Nam ơi hãy vùng lên" (1970), "Nối vòng tay lớn", "Chưa mất niềm tin" (1972)... trong đó có những bài rời được sáng tác ngay trong những cuộc xuống đường biểu tình cùng thanh niên, sinh viên, học sinh.
Từ đầu thập niên 1980, khi bắt đầu được phép lưu hành nhạc trong nước, ông có viết một số bài nhạc cách mạng như ""Em ở nông trường em ra biên giới"", ""Huyền thoại Mẹ"", "Ánh sáng Mạc Tư Khoa", "Ra chợ ngày thống nhất"...
Về sau, ông cũng viết nhạc cho thiếu nhi (trong tập nhạc "Cho Con", xuất bản năm 1991), nhiều bài rất nổi tiếng như "Em là hoa hồng nhỏ", "Mẹ đi vắng", "Em đến cùng mùa xuân", "Tiếng ve gọi hè", "Tuổi đời mênh mông", "Mùa hè đến", "Tết suối hồng", "Khăn quàng thắp sáng bình minh", "Như hòn bi xanh", "Đời sống không già vì có chúng em".
Hiện nay, bản quyền các tác phẩm của ông thuộc quyền thừa kế và sở hữu bởi Trịnh Vĩnh Trinh (em gái ông, sống tại Việt Nam) và Trịnh Xuân Tịnh (anh trai ông, sống tại Mỹ), mỗi người giữ một nửa quyền sở hữu với các tác phẩm của Trịnh Công Sơn Bản quyền có thời hạn đến hết 50 năm sau ngày ông qua đời.
Ông làm thơ ít trong những lúc ngẫu hứng, hiện nay còn để lại một số bài thơ tự sáng tác, và các bản dịch phỏng như trong tập "Hán tự hài cú" của Ngô Văn Tao, hay các bài thơ vui, thơ chơi.
Bên cạnh âm nhạc, Trịnh Công Sơn để lại khá nhiều tác phẩm hội họa, bút tích. Các tác phẩm hội họa của ông đã được triển lãm tại Nhà Hữu Nghị Tiệp Khắc - Việt Nam, từ ngày 14 tháng 1 năm 1989 đến 24 tháng 1 năm 1989 cùng với 2 họa sĩ Đinh Cường và Đỗ Quang Em, triển lãm tại nhà khách Ritz, và Trang viên Con Nai Vàng, Thủ Đức, từ ngày 15 tháng 12 năm 1990 đến 20 tháng 1 năm 1991 cùng với 2 họa sĩ Trịnh Cung và Đỗ Quang Em.
Một số trong đó hiện còn được lưu giữ và trưng bày tại Hội Ngộ Quán.
Ca khúc Trịnh Công Sơn sáng tác đầu tiên là bài: Ướt mi (NXB An Phú, Sài Gòn, 1959).
Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc. Cho đến năm 2017 theo như Nguyễn Đăng Chương, Giám đốc Sở Biểu diễn nghệ thuật của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, có 70 bài hát của Trịnh Công Sơn được phép trình diễn trước công chúng. Bài hát mới nhất vừa được phép, là "Nối vòng tay lớn", vào ngày 12 tháng 4 năm 2017.
Bên cạnh âm nhạc, ông còn để lại khá nhiều phát ngôn về quan điểm chính trị cũng như những dòng văn suy niệm về thân phận, cuộc sống.
Suốt đời, Trịnh Công Sơn có nhiều mối tình nhưng không chính thức kết hôn với ai, và cũng chưa chính thức công nhận là có con.
Trịnh Công Sơn không có vợ, nhưng ông có những mối tình đẹp và lãng mạn không chỉ với những phụ nữ ở Việt Nam mà ở cả ngoại quốc. Theo lời của người em gái Hoàng Diệu, lý do lớn nhất ông không kết hôn là: ""Anh Sơn luôn ngại làm phiền người sẽ ở cùng phòng với mình, bởi anh cực kỳ ít ăn và ít ngủ và có giờ giấc làm việc chẳng giống ai. Anh thường xuyên thức dậy giữa khuya khi nghĩ ra được ý nào đó và ngồi viết lại hoặc vẽ đến sáng. Bởi vậy mà khi lần đầu tiên có ý định cưới vợ - một Việt kiều Pháp (sáu tháng ở Pháp, sáu tháng ở Việt Nam), anh đã có những dự định rất rõ ràng: Anh và chị sẽ có hai căn phòng nằm cạnh nhau chứ không phải lúc nào cũng ở chung phòng để có thể giữ được sự riêng tư cần thiết."" Và rồi, vì nhiều lý do, mối duyên ấy không thành.
Mối tình đầu của Trịnh Công Sơn từng dành tình cảm với cô gái Ngô Vũ Bích Diễm nhưng tình cảm ấy không thành. Tình cảm này là nguyên nhân ông sáng tác bài Diễm Xưa.
Sau đó ông yêu cô gái Ngô Vũ Dao Ánh (người trong mộng của ông từ năm 1964 đến năm 1967); em ruột của bà Ngô Vũ Bích Diễm. Ông viết hơn 300 bức thư cho bà Dao Ánh. Đến năm 1969, ông viết thư chính thức kết thúc tình yêu này. Sau khi chia tay, Dao Ánh sang Mỹ lập gia đình và vẫn giữ liên lạc với ông
Ông có một tình bạn đẹp của ông là với ca sĩ Khánh Ly.
Ông có một mối tình với một cô gái Nhật Bản tên là Michiko Yoshii làm luận văn cao học tại Pháp về âm nhạc Trịnh Công Sơn. Hai người cũng từng tiến xa đến một kế hoạch đám cưới, nhưng rồi cũng không thành.
Mối tình thứ tư của ông là với ca sĩ Hồng Nhung . Những năm cuối cùng của cuộc đời, niềm say mê lớn nhất, Trịnh Công Sơn gần như dành hết cho ca sĩ Hồng Nhung mà theo ông là ""Một người quá gần gũi không biết phải gọi là ai!""... Với Hồng Nhung, tâm hồn Trịnh gần như trẻ lại, khiến bước chân ông trở nên bối rối, ngập ngừng với buổi hẹn ban đầu.
Một người khác cũng từ Hà Nội kể lại tình cảm của cô dành cho Trịnh Công Sơn và của Trịnh dành cho cô lần đầu gặp mặt: ""Lần đầu tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ và Sơn run vì anh quá... già!""
Hoàng Anh, một người được cho là người yêu của Trịnh Công Sơn nói về tình yêu đối với ông: ""Hiện tôi vẫn để ảnh tưởng nhớ Trịnh Công Sơn trong phòng ngủ, nhưng chồng tôi không bao giờ thắc mắc, mà luôn tôn trọng thế giới riêng của tôi"'.
Tình yêu của Trịnh Công Sơn dành cho nhiều phụ nữ trẻ, đẹp và nổi tiếng, họ yêu ông say đắm, khi ông mất có người còn xin gia đình cho được để tang ông, nhưng ông không sống khăng khít với một phụ nữ nào. Tài năng của ông luôn liên tục thăng hoa, ngoài âm nhạc ông còn đóng phim, hội họa. Nhưng ông nhìn nhận cuộc đời và dành tình cảm cho đời một cách rất giản đơn với không hề tham vọng, ông nói một cách thản nhiên về cuộc đời: "Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống."
Tên tuổi gắn nhiều nhất với những bài hát nhạc Trịnh Công Sơn là Khánh Ly. Khánh Ly, ban đầu là một ca sĩ ít tên tuổi tại Đà Lạt, bén duyên với nhạc Trịnh trong một dịp tình cờ, để rồi từ đó về sau đã thể hiện hầu hết những ca khúc của Trịnh Công Sơn, để rồi được cho là người thành công nhất.
Nhưng Khánh Ly không phải người đầu tiên hát nhạc Trịnh, trước đó Trịnh Công Sơn đã mời những tên tuổi lẫy lừng bấy giờ là Thanh Thúy, Hà Thanh, Lệ Thu và cả danh ca Thái Thanh giới thiệu những sáng tác đầu tay của mình ra công chúng, tuy vậy cuối cùng ông lại chọn Khánh Ly, người cũng đã vụt lên thành ngôi sao sáng sau khi thể hiện những bản tình ca buồn bã thâm trầm và dòng nhạc phản chiến mạnh mẽ của Trịnh Công Sơn bằng chất giọng khàn đục lạ lùng.
Ngoài Khánh Ly, nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn cũng được đánh giá cao như Lệ Thu, Thái Thanh, Ngọc Lan, Lan Ngọc. Giọng nam thì có Tuấn Ngọc và sau này là Quang Dũng. Tuấn Ngọc tuy không chuyên về nhạc Trịnh nhưng được Trịnh Công Sơn đánh giá cao khi hát nhạc của ông. Cuối cùng phải kể đến giọng hát của Toàn Nguyễn (nhiều người nhầm lẫn giọng ca Toàn Nguyễn tên thật là Nguyễn Văn Toàn thành nhà thơ/nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn) khi ông thực hiện album "11 Ca Khúc Trịnh Công Sơn " vào năm 1988. Toàn Nguyễn có 2 quê Nam Định và Hải Phòng, trước đây anh có phòng trà ở Sài Gòn, giờ lập nghiệp với phòng trà riêng của mình ở Vũng Tàu. Toàn Nguyễn hát nhạc Trịnh bằng giọng nhẹ nhàng, tâm sự và ngón đàn guitar acoustic thổn thức rất được giới mộ điệu ưa thích.
Ở Việt Nam giai đoạn sau 1975 cũng có những người hát nhạc Trịnh Công Sơn thành công như Trịnh Vĩnh Trinh (Em gái nhạc sĩ) và đặc biệt phải kể đến Hồng Nhung hát nhạc Trịnh theo phong cách hoàn toàn mới và được khán giả đón nhận. Ngoài ra, còn có Cẩm Vân, Ánh Tuyết, Bảo Yến, Trần Thu Hà và Hồng Hạnh.
Cũng nên kể đến những ca sĩ muốn thử nghiệm nhạc Trịnh Công Sơn bằng phong cách "mới" và "lạ", để rồi bị khán giả phản đối nặng nề, tiêu biểu là Thanh Lam, Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng. Ngoài ra còn có Thu Phương, Phương Thanh, Mỹ Lệ, Mỹ Linh, Trần Thu Hà, Đức Tuấn, Ngô Quang Vinh, Lệ Quyên, Hiền Thục, Hồ Trung Dũng, Đồng Lan, Hà Lê thu âm và làm mới lại theo các phong cách khác nhau. Bản thân nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng tự mình thể hiện và thu âm một số ca khúc và được khán thính giả yêu thích. Tuy nhiên, dù có rất nhiều các nghệ sĩ thể hiện nhạc Trịnh, nhưng thành công vẫn là Khánh Ly và đại diện tiêu biểu ở thế hệ sau là Hồng Nhung thể hiện.
|
3468 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3468 | Kitô giáo Đông phương | Kitô giáo Đông phương bao gồm các truyền thống Kitô giáo phát triển ở Trung Đông và Đông Âu. Kitô giáo Đông phương có sự khác biệt với Kitô giáo Tây phương về văn hoá, chính trị cũng như thần học.
|
3469 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3469 | Chính thống giáo Đông phương | Chính thống giáo Đông phương là nhánh Kitô giáo lớn thứ nhì trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo Rôma. Là một trong những định chế lâu đời nhất thế giới, Giáo hội Chính thống giáo Đông phương đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa Đông Âu, Hy Lạp, Nga, Kavkaz và Cận Đông. Cấu trúc của Chính thống giáo Đông phương là một khối hiệp thông các giáo hội tự chủ, được cai quản bởi Thánh Công đồng bao gồm các giám mục. Chính thống giáo truy nguyên nguồn gốc của họ về Kitô giáo sơ khai và tuyên bố họ mới là sự tiếp nối duy nhất và chính thống của giáo hội do Chúa Kitô thiết lập, xem chính mình là Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Trong thiên niên kỉ đầu của Kitô giáo, Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma cùng là một giáo hội, mặc dù có một số khác biệt giữa đông phương và tây phương. Vào thế kỷ 11, các khác biệt này dẫn đến cuộc Ly giáo Đông–Tây năm 1054, phân chia thành Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma.
Tín hữu Chính thống giáo vẫn xem giáo hội của mình là truyền thống Kitô giáo trung thành nhất với các giá trị thần học bắt nguồn từ thời hội thánh tiên khởi. Giáo hội cấu trúc tổ chức bao gồm các giáo phận độc lập cùng chia sẻ một nền thần học, đặt dưới quyền cai quản của các Giám mục có nhiệm vụ bảo vệ các truyền thống giáo hội được lưu truyền từ Mười hai Sứ đồ qua quyền tông truyền, đặc biệt là Thánh Anrê.
Tín hữu Chính thống giáo xem giáo hội của họ là:
Giáo hội thiết lập và bảo tồn lịch Kitô giáo nguyên thủy (dựa trên lịch Julius), xác lập những ngày lễ kỷ niệm các sự kiện quan trọng trong cuộc đời Chúa Giê-su.
Theo dòng lịch sử, các Giáo hội Chính thống giáo chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp với các thành phố như Alexandria, Antiochia, và Constantinopolis (nay là Istanbul); trong khi đó Giáo hội Công giáo gắn liền với văn hóa Latinh với trung tâm là Roma. Sự khác biệt ngày càng gia tăng khi Đế quốc La Mã bị chia cắt thành hai phần: phương Đông và phương Tây.
Chính thống giáo xem Chúa Giê-su là đầu của hội thánh và hội thánh là thân thể của ngài. Người ta tin rằng thẩm quyền và ân điển của Thiên Chúa được truyền trực tiếp xuống các Giám mục và chức sắc giáo hội qua việc đặt tay – một nghi thức được khởi xướng bởi các sứ đồ, và sự nối tiếp lịch sử liên tục này là yếu tố căn bản của giáo hội (Công vụ 8:17; 1Tim 4:14; Heb 6:2). Mỗi Giám mục cai quản giáo phận của mình. Nhiệm vụ chính của Giám mục là gìn giữ các truyền thống và quy tắc của giáo hội khỏi bị vi phạm. Các Giám mục có thẩm quyền ngang nhau và không được can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Về mặt hành chính, các Giám mục và các giáo phận được tổ chức thành các nhóm tự quản, trong đó các Giám mục họp ít nhất hai lần mỗi năm để bàn bạc về các vấn đề liên quan đến giáo phận của họ. Khi xuất hiện các học thuyết dị giáo, một "đại" công đồng được triệu tập qui tụ tất cả Giám mục. Giáo hội xem bảy công đồng đầu tiên (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 8) là quan trọng nhất mặc dù các hội nghị khác cũng góp phần định hình quan điểm của Chính thống giáo. Những công đồng này không thiết lập giáo lý cho hội thánh nhưng chỉ so sánh các học thuyết mới với các xác tín truyền thống của giáo hội. Học thuyết nào không phù hợp với truyền thống giáo hội bị xem là dị giáo và bị loại trừ khỏi giáo hội. Các công đồng được tổ chức theo thể thức dân chủ dựa trên nguyên tắc mỗi Giám mục một lá phiếu. Dù được phép dự họp và phát biểu tại công đồng, quan lại triều đình Rôma hay Byzantine, tu viện trưởng, linh mục, tu sĩ hoặc tín đồ không có quyền bầu phiếu. Trước cuộc Đại Ly giáo năm 1054, Giám mục thủ đô La Mã, tức Giáo hoàng, dù không có mặt tại tất cả công đồng, vẫn được xem là chủ tọa công đồng và được gọi là "Người đứng đầu giữa những người bình đẳng". Một trong những nghị quyết của công đồng thứ nhì, được khẳng định bởi các công đồng sau, là Giám mục thành Constantinople (Constantinople được xem là Rôma mới) được dành vị trí thứ hai. Sau khi tách khỏi Rôma, vị trí chủ tọa công đồng được dành cho Thượng phụ thành Constantinopolis với danh hiệu "Người đứng đầu giữa những người bình đẳng", thể hiện sự bình đẳng của chức vụ này trong phương diện hành chính và tâm linh. Người đảm nhiệm chức vụ này không được xem là đầu của hội thánh hoặc giáo chủ.
Theo các ước tính, số tín hữu Chính thống giáo là từ 150-350 triệu người. Chính Thống Đông phương cũng là tôn giáo phổ biến nhất ở Belarus (89%), Bulgaria (86%), Cộng hòa Cyprus (88%), Gruzia (89%), Hy Lạp (98%), Macedonia (70%), Moldova (98%), Montenegro (84%), România (89%), Nga(76%), Serbia (88%), và Ukraina (83%). Tại Bosnia và Herzegovina, tỷ lệ này là 31%, tại Kazakhstan là 48%, tại Estonia là 13% và 18% ở Latvia. Thêm vào đó là các cộng đồng Chính thống giáo ở châu Phi, châu Á, Úc, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Tín hữu Chính thống giáo tin một Thiên Chúa duy nhất, hiện hữu trong Ba Ngôi vị ("Hypostases") là Cha và Con và Thánh Thần. Chúa Cha tự hữu, Chúa Con sinh bởi Chúa Cha và Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha. Thiên Chúa là Ba Ngôi hiệp nhất trong một Bản thể ("Ousia"), không lẫn giữa các ngôi với nhau, cũng không phân chia bản thể – Thiên Chúa duy nhất là Đấng tự hữu, hằng hữu, vĩnh cửu, và phi vật chất. Xác tín này được trình bày trong bản Tín điều Nicaea.
Bản chất của con người, trước khi sa ngã, là tinh tuyền và vô tội. Nhưng hành động bất tuân Thiên Chúa của Adam và Eva trong Vườn Eden đã để tội lỗi và sự bại hoại thâm nhập vào bản chất tinh tuyền ấy. Tình trạng bất khiết này đã ngăn cản con người hưởng Vương quốc Thiên đàng. Song, khi Thiên Chúa hóa thân thành người trên dương thế, Ngài đã thay đổi bản chất ấy bằng cách hiệp nhất con người với Thiên Chúa; do đó, Chúa Kitô thường được gọi là "Adam mới". Bằng cách trở thành người, chết trên cây thập tự, và sống lại, Ngài đã thánh hóa các phương tiện ân điển, nhờ đó chúng ta được trở lại với tình trạng tinh tuyền nguyên thủy và phục hòa với Thiên Chúa. Điều này Chính thống giáo gọi là được cứu khỏi tình trạng bệnh tật của tội lỗi. Quyền năng của sự cứu rỗi giải thoát mọi người công chính khỏi quyền lực trói buộc của tội lỗi, kể từ buổi sáng thế, trong đó có cả Adam và Eva.
Sự Phục sinh của Chúa Giê-su là sự kiện quan trọng nhất mà lịch phụng vụ Chính thống giáo đặt làm trọng tâm. Chính thống giáo tin đây là một sự kiện lịch sử và Chúa Giê-su thật sự sống lại trong thân xác. Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa, bị đóng đinh, sau khi chết, đến ngày thứ ba Ngài sống lại để cứu rỗi nhân loại. Ngài đã giải thoát loài người khỏi quyền lực của hỏa ngục. Như thế, mọi kẻ tin Ngài đều có thể thông phần vào sự sống vĩnh hằng.
Chính thống giáo xem mình là sự nối tiếp lịch sử từ hội thánh tiên khởi được thành lập bởi Chúa Giê-su và các sứ đồ. Đức tin được truyền dạy bởi Chúa Giê-su và các sứ đồ mặc lấy sức sống bởi Chúa Thánh Linh trong ngày Lễ Ngũ Tuần, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, được gọi là Thánh Truyền (Truyền thống thánh). Lời chứng chủ yếu và có thẩm quyền cho Thánh Truyền là Kinh Thánh, được viết ra và được chuẩn thuận bởi các sứ đồ để ký thuật chân lý được mặc khải và lịch sử tiên khởi của hội thánh. Bởi vì Thánh Kinh được linh hứng, nên được xem là trọng tâm của sự sống hội thánh.
Theo quan điểm Chính thống giáo, Thánh Kinh luôn được giải thích trong nội hàm của Thánh Truyền. Thánh Truyền đã hình thành và quy điển Thánh Kinh. Tín hữu Chính thống giáo tin rằng Thánh Kinh không độc lập với giáo hội. Do đó, cách duy nhất để hiểu Thánh Kinh là giải thích Thánh Kinh trong nội dung truyền thống giáo hội.
Thánh Truyền còn bao gồm lễ nghi, ảnh thánh, phán quyết của các công đồng và giáo huấn của các Giáo phụ. Từ sự đồng thuận của các Giáo phụ ("consensus patrum") mà người ta có thể hiểu biết sâu sắc và đầy đủ hơn về đời sống của giáo hội. Tín hữu Chính thống giáo tin rằng quan điểm của từng giáo phụ riêng lẻ không được xem là vô ngộ (không sai lầm), nhưng sự đồng thuận của các giáo phụ sẽ giúp mang đến một sự hiểu biết chân xác về Thánh Kinh và các giáo thuyết, nhờ sự hướng dẫn của Chúa.
Chính thống giáo tin rằng sự chết và sự tách rời linh hồn khỏi thể xác vốn là điều không bình thường, là hậu quả của tình trạng sa ngã của loài người. Họ cũng tin rằng hội thánh bao gồm người sống và người đã khuất. Mọi người đang sống trên thiên đàng đều là thánh, dù tên tuổi của họ có được biết đến hay không. Tuy nhiên, có những vị thánh đặc biệt mà Chúa muốn chúng ta biết để noi theo. Khi một vị thánh được đa số trong giáo hội thừa nhận, một buổi lễ vinh danh được cử hành cho vị thánh này. Điều này không có nghĩa là phong thánh cho vị ấy, nhưng chỉ đơn giản là thừa nhận vị thánh và công bố cho toàn thể hội thánh được rõ. Các thánh được tôn kính nhưng không được sùng bái. Sự thờ phượng chỉ dành cho Thiên Chúa.
Nổi bật giữa các thánh là Nữ Đồng trinh Maria, "Theotokos" ("Mẹ Thiên Chúa"). Theotokos là người được Thiên Chúa tuyển chọn để trở nên Mẹ của Chúa Giê-su, Đấng là Chúa thật và là Người thật. Chính thống giáo tin rằng ngay từ lúc hoài thai, Đức Giê-su đã vừa là Thiên Chúa trọn vẹn vừa là Người trọn vẹn. Maria được gọi là "Theotokos" là sự xác định rõ ràng thần tính của Đấng được hoài thai trong thân xác của bà. Tín hữu Chính thống giáo tin rằng Maria là đồng trinh khi sinh hạ Chúa Giê-su, bà không bị đau đớn, cũng không bị tổn thương, và bà đồng trinh mãi mãi. Do vị trí đặc biệt của Maria trong công cuộc cứu rỗi, bà được tôn trọng hơn các thánh khác.
Do sự thánh khiết trong cuộc đời các thánh, thân thể và vật dụng của mẹ được giáo hội xem là thánh tích. Người ta thuật lại nhiều phép lạ liên quan đến các thánh tích, như chữa bệnh và chữa lành các vết thương.
Chính thống giáo tin rằng khi chết linh hồn "tạm thời" tách rời khỏi thể xác, có thể sẽ ở một thời gian ngắn trên đất; sau khi chịu xét xử tạm thời sẽ được đưa đến một trong hai nơi chốn (trạng thái): trong lòng tổ phụ Abraham là nơi an lạc ("Paradise") hoặc trong bóng tối của âm phủ ("Sheol" hay "Hades"). Linh hồn ở trong tình trạng này cho đến ngày Phán xét Cuối cùng, khi đó linh hồn và thể xác được hợp nhất. Theo quan điểm này, tình yêu và lời cầu nguyện của người công chính có thể mang lại lợi ích cho các linh hồn đang ở âm phủ cho đến khi họ ứng hầu trong ngày phán xét chung thẩm. Đó là lý do giáo hội dành những ngày đặc biệt để cầu nguyện cho người chết. Chính thống giáo không công nhận giáo lý về Luyện ngục ("Purgatory") như Công giáo Rôma nhưng cả hai giáo hội đều nhấn mạnh tới sự cầu nguyện cho những người đã chết là những người trong âm phủ hoặc những người được cứu rỗi nhưng đang được thanh luyện trong Luyện ngục.
Dù được xem là một phần của Kinh Thánh, sách Khải Huyền, theo quan điểm Chính thống giáo, là sách thần bí. Không chỉ có rất ít luận giải về nội dung, sách Khải Huyền không bao giờ được đọc trong các lễ thờ phượng trong nhà thờ.
Kiến trúc giáo đường mang nhiều ý nghĩa biểu tượng; có lẽ hình ảnh lâu đời nhất và nổi bật nhất là khái niệm xem nhà thờ là biểu trưng cho con tàu Noah (từng cứu nhân loại khỏi họa diệt vong gây ra bởi cơn Đại Hồng thủy), nay hội thánh cứu con người khỏi bị nhấn chìm trong cơn lũ của nhiều loại cám dỗ. Vì vậy, hầu hết nhà thờ Chính thống giáo được xây dựng theo hình chữ nhật, hoặc hình thập tự giá với cánh ngang là chỗ dành cho ca đoàn.
Thuật từ "Icon" (hay "Ikon") có nguồn gốc từ Hi văn "eikona", có nghĩa là hình ảnh. Chính thống giáo tin rằng những bức linh ảnh hay tranh thánh đầu tiên của Chúa Giêsu và Nữ Đồng trinh Maria được ghi lại bởi Thánh sử Luca, tác giả quyển Tin Mừng thứ ba.
Các bức tượng với thế đứng tự do (miêu tả ba chiều) hầu như không được chấp nhận trong Chính thống giáo, một phần do giáo hội chống lại tục lệ thờ lạy ngẫu tượng của người Hy Lạp ngoại giáo thời cổ đại. Trong khi đó, tranh ảnh thánh thường được dùng để trang trí vách nhà thờ. Phần lớn nhà ở của tín hữu Chính thống giáo đều dành một chỗ cho gia đình cầu nguyện, thường là bức vách về hướng đông, ở đây người ta treo nhiều tranh thánh.
Tranh ảnh thường được trưng bày chung với nến hoặc đèn dầu. (Nến sáp ong và đèn dầu olive được chuộng hơn do tự nhiên và sạch sẽ). Ngoài công dụng chiếu sáng, nến và đèn dầu còn biểu trưng cho "Ánh Sáng Thế gian", tức là Chúa Giêsu.
Theo thần học Chính thống giáo, mục tiêu của đời sống Kitô giáo là đạt đến "theosis", sự hợp nhất huyền nhiệm giữa con người và Thiên Chúa, theo như cách diễn đạt của Athanasius thành Alexandria trong tác phẩm "Incarnation", "Ngài (Chúa Giê-su) là Thần Linh trở thành người để con người có thể trở thành thần linh (θεοποιηθῶμεν)".
Trong ngôn ngữ của Chính thống giáo, thuật từ "sự huyền nhiệm" được dùng để chỉ tiến trình hợp nhất với Thiên Chúa. Nước, dầu, bánh mì, rượu nho…. là các phương tiện được Chúa sử dụng để đem con dân Chúa đến gần ngài. Tiến trình này được vận hành như thế nào là một sự "huyền nhiệm" khó có thể diễn đạt trong ngôn ngữ loài người.
Những nghi thức Kitô giáo mà Tây phương gọi là bí tích ("sacraments"), Đông phương gọi là huyền nhiệm thiêng liêng ("sacred mysteries"). Trong khi Giáo hội Công giáo Rôma có bảy bí tích, và phần lớn cộng đồng Kháng Cách công nhận hai điển lễ ("ordinances"), Chính thống giáo không hạn định cụ thể số lượng. Tuy nhiên, có bảy huyền nhiệm chính trong Chính thống giáo: Thánh Thể, Thánh tẩy, Thêm sức, Hoà giải, Xức dầu, Hôn phối, và Truyền chức.
Từ buổi sơ khai, giáo hội phát triển đến nhiều nơi, các nhà lãnh đạo hội thánh tại mỗi địa phương được gọi là "episkopoi" (người cai quản – Hy văn ἐπίσκοπος), tức là Giám mục. Một chức vụ khác được thiết lập trong hội thánh là "presbyter" (trưởng lão – Hy văn πρεσβύτερος), sau trở thành ""prester"", rồi ""priest"" (thầy tư tế hoặc linh mục), và "diakonos" (διάκονος, người phục vụ), về sau thành deacon (chấp sự hoặc phó tế).
Chỉ có các Giám mục được yêu cầu phải sống độc thân, giáo hội cho phép linh mục và phó tế lập gia đình, và nên kết hôn trước khi được phong chức. Nhìn chung, linh mục giáo xứ được khuyến khích kết hôn, như vậy họ có đủ kinh nghiệm để khuyên bảo tín hữu trong các vấn đề hôn nhân và gia đình. Linh mục độc thân thường là tu sĩ sống trong các tu viện. Linh mục hoặc phó tế góa vợ không nên tái hôn, thường những người này sẽ vào tu viện. Tương tự, vợ góa của các linh mục cũng không nên tái hôn, mà vào tu viện khi con cái đã trưởng thành. Trước đây, phụ nữ có thể đảm nhiệm chức vụ phó tế. Tân Ước và các bản văn khác có đề cập đến vấn đề này. Các nữ phó tế từng được giao các chức trách mục vụ và giáo nghi.
Mặc dù truyền thống này không được duy trì (lần cuối cùng phong chức phó tế cho một phụ nữ là trong thế kỷ 19), ngày nay xem ra không có lý do gì ngăn cản phụ nữ đảm trách chức phó tế.
Thượng phụ Đại kết, tức Thượng phụ thành Constantinopolis là Tổng giám mục thành Constantinopolis và là phẩm bậc cao nhất trong Chính thống giáo Đông phương, được coi là ""primus inter pares"" ("đứng đầu giữa những người bình đẳng").
Kitô giáo phát triển mau chóng trên toàn lãnh thổ Đế quốc La Mã, một phần nhờ tiếng Hy Lạp là chuyển ngữ ("lingua franca") được sử dụng rộng rãi trong dân chúng, phần khác là do thông điệp Kitô giáo được xem là mới và khác với các tôn giáo cũ của người La Mã và người Hy Lạp. Phao-lô và các sứ đồ khác đi khắp nơi trong Đế chế, trong đó có vùng Tiểu Á, thiết lập hội thánh trong các cộng đồng dân cư, từ thành Jerusalem và Xứ Thánh, đến Antioch và vùng phụ cận, đến La Mã, Alexandria, Athens, Thessalonika, và Byzantium. Byzantium về sau chiếm vị trí nổi bật ở phương đông, được mệnh danh là La Mã mới. Trong thời kỳ này, Kitô giáo cũng là mục tiêu của nhiều đợt bách hại, nhưng hội thánh vẫn tiếp tục phát triển. Năm 324, Hoàng đế Constantine chấm dứt các cuộc bách hại.
Trong thế kỷ thứ tư, hội thánh phát triển sâu rộng trên nhiều xứ sở, cũng là lúc xuất hiện nhiều giáo thuyết mới, đáng kể nhất là học thuyết Arius. Học thuyết này gây nhiều ảnh hưởng, đồng thời là nguyên nhân của những tranh luận thần học bên trong hội thánh. Constantine quyết định triệu tập một công đồng lớn nhằm xác lập các quan điểm thần học cho giáo hội.
Chính thống giáo công nhận bảy công đồng đại kết, được triệu tập từ năm 325 (Công đồng Nicaea I) đến năm 787 (Công đồng Nicaea II). Các công đồng này được triệu tập để giải quyết các tranh chấp thần học, đồng thời khẳng định giáo lý và giáo luật cho Chính thống giáo.
Trong thế kỷ thứ 9 và 10, Chính thống giáo phát triển về phía đông châu Âu, đến lãnh thổ Rus’ ở Kiev (một quốc gia thời Trung Cổ - tiền thân của Nga, Ukraina và Belarus) nhờ những nỗ lực của các thánh Kyrillos và Methodios. Khi Rastislav, vua Moravia, yêu cầu Byzantium gởi giáo viên đến dạy người Moravia bằng ngôn ngữ của họ, Hoàng đế Byzantine, Michael III, chọn hai anh em Kyrillos và Methodios. Vì mẹ của họ là người Slav đến từ Thessaloniki, cả hai đều có thể sử dụng phương ngữ Slav để dịch Kinh Thánh và các sách kinh cầu nguyện. Khi các bản dịch của họ được những người sử dụng các phương ngữ khác sao chép, một ngôn ngữ văn chương gọi là tiếng Slav Giáo hội cổ được hình thành. Được sai phái truyền giáo cho người Slav ở vùng Đại Moravia, Kyrillos và Methodios phải cạnh tranh với các giáo sĩ người Frank đến từ giáo phận Rôma. Năm 886, các môn đồ của họ bị trục xuất khỏi Moravia.
Một số trong những môn đồ của Kyrillos và Methodios như Clement, Naum (thuộc dòng dõi quý tộc Bulgaria), và Angelarius, trở lại Bulgaria. Tại đây, họ được Tsar Boris I đón tiếp. Trong một thời gian ngắn, những người này dạy các chức sắc Bulgaria bảng mẫu tự Glagolitic và các văn bản Kinh Thánh. Năm 893, ngôn ngữ Slav được công nhận là ngôn ngữ chính thức của giáo hội và nhà nước. Những thành công tại Bulgaria giúp đẩy mạnh các hoạt động qui đạo của các dân tộc Slav, đáng kể nhất là dân tộc Rus’, thủy tổ của các sắc dân Belarus, Nga, và Ukraine.
Một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công trong công cuộc truyền giáo cho các dân tộc Slav là các nhà truyền giáo sử dụng ngôn ngữ địa phương thay vì tiếng Latinh, không giống cách các giáo sĩ Roma vẫn làm. Hiện nay, Giáo hội Chính thống giáo Nga là giáo hội lớn nhất trong cộng đồng Chính thống giáo.
Thế kỷ 11 chứng kiến cuộc Đại Ly giáo, chia cắt giáo hội thành hai phần, phương Tây với Giáo hội Công giáo Rôma, và phương Đông với Giáo hội Chính thống Đông phương. Ngoài những bất đồng về thần học như mệnh đề "Filioque", và thẩm quyền của Giáo hoàng, những dị biệt từ trước đó về văn hóa và ngôn ngữ giữa hai nền văn hóa Latinh và Hy Lạp cũng là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự chia cắt.
Sự chia rẽ càng thêm nghiêm trọng sau sự chiếm đóng và cướp phá thành Constantinople trong cuộc thập tự chinh thứ tư vào năm 1204. Sự kiện cướp phá Nhà thờ Hagia Sophia ("Thánh Trí") và nỗ lực thiết lập Đế quốc Latinh nhằm thay thế Đế quốc Byzantium vẫn là một mối hiềm khích giữa hai phía kéo dài cho đến ngày nay. Năm 2004, Giáo hoàng Gioan Phaolô II chính thức xin lỗi về việc tàn phá thành Constantinople năm 1204; và lời xin lỗi được Thượng phụ Bartholomew thành Constantinople chấp nhận. Tuy nhiên, nhiều đồ vật bị đánh cắp như thánh tích, tài sản và nhiều món đồ khác, vẫn chưa được hoàn trả, nhưng còn lưu giữ ở phương Tây, nhất là ở Venice.
Năm 1272 tới năm 1274 đã có những nỗ lực hàn gắn phương Đông và phương Tây tại Công đồng Lyon II, cũng như năm 1439 tại Công đồng Florence. Nhưng cả hai công đồng đều bị cộng đồng Chính thống giáo bác bỏ. Năm 1964, Giáo hoàng Phaolô VI và Thượng phụ Đại kết Athenagoras I đã có cuộc gặp ở Jerusalem vào năm sau đó, vạ tuyệt thông năm 1054 đã được hai giáo hội xóa bỏ.
Chính thống giáo Đông phương bao gồm nhiều giáo hội, được công nhận là tự chủ ("autocephalous") hoặc tự trị ("autonomous"), hiệp nhất trong thần học và phụng vụ. Mỗi giáo hội lại bao gồm các giáo phận, đứng đầu bởi giám mục.
Ngoài khối các giáo hội chính, còn có những nhóm nhỏ theo chủ nghĩa duy truyền thống, đã ly khai do các vấn đề như cải cách phụng vụ và lịch pháp. Từ năm 2007, các mối quan hệ đã được phục hồi giữa Giáo hội Chính thống giáo Nga Hải ngoại và Tòa Thượng phụ Moskva; hai cộng đồng này của Chính thống giáo Nga đã tách rời khỏi nhau từ thập niên 1920, do các lý do chính trị trong thời Xô viết.
Những bất đồng ngấm ngầm vẫn tồn tại trong vòng các giáo hội cấp quốc gia, một phần là do sự khác biệt trong lập trường đối với Phong trào Đại kết. Ở Mỹ, đa số các giám mục tập hợp thành Hội đồng Giám mục Chính thống giáo Hoa Kỳ. Các Giám mục România mở các cuộc đàm phán với Giáo hội Công giáo Rôma. Mặt khác, nhiều người, trong đó có các tu sĩ Núi Athos, các Giám mục Nga, Serbia, cùng các chức sắc Hy Lạp và Bulgaria xem phong trào đại kết là một sự thỏa hiệp về thần học.
Gần đây, mối quan hệ trong Chính thống giáo bị rạn nứt với cuộc Ly giáo Moskva–Constantinopolis 2018. Tính chung hiện nay, Chính thống giáo Đông phương có khoảng 250 triệu tín hữu.
|
3470 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3470 | Giáo hội Công giáo | Giáo hội Công giáo, còn được gọi là Giáo hội Công giáo Rôma, là giáo hội Kitô giáo hiệp thông hoàn toàn với vị giám mục Rôma, hiện nay là Giáo hoàng Phanxicô. Giáo hội Công giáo là hệ phái tôn giáo lớn nhất thế giới, với trên 1,3 tỉ thành viên, tính đến năm 2018. Tín hữu tuyên xưng Giáo hội Công giáo Rôma là giáo hội duy nhất do chính Chúa Giêsu Kitô ("Kitô" hay "Cơ Đốc", trước đây phiên âm là "Kirixitô", mang nghĩa là "đấng được xức dầu") thiết lập dựa trên các tông đồ của Chúa Giêsu, giáo hoàng là người kế vị tông đồ trưởng Phêrô, còn các giám mục là những người kế vị các tông đồ khác. Dưới sự lãnh đạo của Giáo hoàng, Giáo hội Công giáo xác định nhiệm vụ của họ là truyền bá Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô, cử hành các bí tích - đặc biệt là Bí tích Thánh Thể - và thực hành bác ái.
Bà Maria cũng chiếm một vị trí quan trọng trong đức tin của người Công giáo. Họ tôn kính bà vì tin rằng bà nhận được những đặc ân của Thiên Chúa mà không người phụ nữ nào khác có được: vô nhiễm nguyên tội, làm Mẹ Thiên Chúa, đồng trinh trọn đời và hồn xác được lên thiên đàng.
Được xem là một trong những tổ chức tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, Giáo hội Công giáo đã đóng vai trò nổi bật trong lịch sử nền văn minh Phương Tây. Đây cũng là tôn giáo được tổ chức lớn và chặt chẽ nhất. Giáo hội Công giáo hoàn vũ được chia theo địa giới thành các giáo phận ở nhiều quốc gia; lãnh đạo mỗi giáo phận là một vị giám mục chính tòa.
Thuật ngữ "Catholic" bắt nguồn từ chữ "καθολικός (katholikos)" trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "phổ quát", "chung" - lần đầu tiên được sử dụng để mô tả về Giáo hội từ những năm đầu Thế kỷ thứ II. Chữ "Katholikos" là dạng tính từ của chữ "καθόλου" (katholou) do sự kết hợp giữa hai từ "κατὰ ὅλου" (kata holou), có nghĩa là "theo như toàn bộ". Từ nguyên nói trên được dịch sang tiếng Việt là "Công giáo". Như vậy tên gọi Giáo hội Công giáo có nghĩa là "Giáo hội phổ quát".
Kể từ sau cuộc Ly giáo Đông - Tây năm 1054, một số giáo hội vẫn còn giữ lại sự hiệp thông với Tòa Rôma (gồm giáo phận Rôma, Giám mục của giáo phận này là Giáo hoàng, tức thượng phụ giáo chủ tối cao) và vẫn dùng danh xưng là "Công giáo". Trong khi đó, các giáo hội khác ở phía Đông bắt đầu từ chối thẩm quyền tối cao của Giáo hoàng và họ coi giáo hội của mình mới là giáo hội "chính thống" kế thừa nguyên thủy từ thời Chúa Giêsu, vì vậy mới xuất hiện danh xưng Chính thống giáo Đông phương. Sau cuộc Cải cách Kháng nghị hồi Thế kỷ XVI, các giáo hội "hiệp thông với Giám mục Rôma" vẫn tiếp tục để sử dụng từ "Công giáo" để chỉ chính mình, nhằm phân biệt với các giáo phái đã tách ra, mà thường được biết đến với tên gọi là Tin Lành.
Có không ít sự bất đồng về cách dùng từ giữa "Giáo hội Công giáo Rôma" và "Giáo hội Công giáo", nguyên nhân là do một vài nhánh Kitô giáo khác cũng tuyên bố họ là "Công giáo" (nghĩa là tôn giáo phổ quát). Đặc biệt, Chính thống giáo Đông phương thích áp dụng thuật ngữ "Giáo hội Công giáo Rôma" để chỉ rõ trung tâm giáo hội này ở Rôma, nhằm phân biệt với các giáo hội Đông phương có trung tâm ở Constantinopolis (nay là Istanbul). Nhiều người Công giáo thích gọi ngắn gọn là "Công giáo" thay vì "Công giáo Rôma".
Thuật từ "Giáo hội Công giáo" là cách gọi phổ biến nhất được dùng trong các văn kiện chính thức của Giáo hội, cũng là thuật từ mà Giáo hoàng Phaolô VI dùng khi ký các văn kiện của Công đồng Vatican II. Tuy nhiên, cả các văn kiện xuất bản bởi Tòa Thánh và một số Hội đồng Giám mục đôi khi cũng dùng cách gọi "Giáo hội Công giáo Rôma".
Hệ thống phẩm trật của Giáo hội Công giáo đứng đầu là vị Giám mục Giáo phận Rôma, chức danh là giáo hoàng. Ông được tín hữu coi là đại diện cao nhất của Thiên Chúa ở trần gian, người có quyền uy, ảnh hưởng lớn nhất trong Giáo hội Công giáo toàn cầu (trong đó bao gồm cả giáo hội theo nghi lễ Latinh và những giáo hội Công giáo theo nghi lễ Đông phương nhưng có hiệp thông trọn vẹn với Rôma). Thuật ngữ "Đông Phương" và "Tây Phương" mà Giáo hội Công giáo sử dụng không hàm ý chỉ về châu Á hay châu Âu nhưng chỉ về khu vực lãnh thổ của giáo hội trong lịch sử và văn hóa, với hai trung tâm là Rôma (Tây Phương) và Constantinopolis (Đông Phương).
Giáo hoàng hiện nay là Giáo hoàng Phanxicô, người được bầu trong một cuộc Mật nghị Hồng y vào ngày 13 tháng 3 năm 2013. Thẩm quyền của Giáo hoàng gọi là "Giáo huấn" (Papacy), nghĩa là quyền giảng dạy tín hữu. Cơ quan trung ương giáo huấn thường được gọi là "Tòa Thánh" ("Sancta Sedes" trong tiếng Latinh), hoặc "Tông Tòa" ("Apostolic See") nghĩa là "ngai tòa của Thánh Phêrô Tông đồ". Trực tiếp cộng tác với Giáo hoàng là Giáo triều Rôma, tức cơ quan quản lý và điều hành hoạt động của Giáo hội Công giáo. Giáo hoàng cũng là nguyên thủ quốc gia của Thành Vatican, một quốc gia có chủ quyền đầy đủ trên một lãnh thổ nằm trong thành phố Rôma, thủ đô nước Ý.
Sau khi một vị Giáo hoàng qua đời hoặc từ chức, chỉ có các thành viên dưới 80 tuổi trong Hồng y Đoàn mới có quyền họp tại Nhà nguyện Sistina ở Rôma để bầu ra Giáo hoàng mới. Mặc dù cuộc bầu chọn này, thực tế chỉ dành riêng cho các hồng y bầu chọn cho nhau, nhưng về mặt lý thuyết, bất kỳ người nam nào theo đạo Công giáo cũng có thể được chọn làm Giáo hoàng. Kể từ 1389, chỉ có hồng y mới được nâng lên vị trí đó. Hồng y là một tước hiệu danh dự mà Giáo hoàng ban cho một số giáo sĩ Công giáo, phần lớn là các vị lãnh đạo trong Giáo triều Rôma, các Giám mục của các thành phố lớn và các nhà thần học lỗi lạc, phụ giúp Giáo hoàng quản trị Giáo hội.
Giáo hội Công giáo Hoàn vũ gồm có 24 phương quản trị ("sui iuris"). Lớn nhất trong số các phương quản trị này là Giáo hội Latinh, gồm hơn 1 tỷ giáo dân, phát triển ở Tây Âu trước khi lan rộng khắp thế giới. Vì thế, mỗi khi nhắc đến Giáo hội Công giáo, nhiều người thường đề cập đến giáo hội này. Giám mục thành Rôma (Giáo hoàng) là thượng phụ của phương quản trị Giáo hội Latinh. Giáo hội Latinh coi mình là nhánh lâu đời nhất và lớn nhất của Kitô giáo Tây Phương.
Nhỏ bé hơn so với Giáo hội Latinh là 23 phương tự trị Công giáo Đông phương với 17,3 triệu giáo dân. Mỗi phương quản trị (hay "lễ chế") trong số đó đều chấp nhận thẩm quyền của vị Giám mục Rôma về các vấn đề giáo lý. Những lãnh thổ này sở dĩ gọi là "tự quản đặc biệt" là vì cộng đoàn Kitô hữu Công giáo ở đó có khác nhau về lịch sử, văn hóa, hình thức lễ nghi, thờ phượng chứ không khác biệt về giáo lý. Nói chung, đứng đầu mỗi phương quản trị thế này là một thượng phụ ("patriarch") hay giám mục cao cấp, và họ được trao quyền quản trị đối với lãnh thổ của mình ở một mức độ tương đối về các nghi thức phụng vụ, lịch phụng vụ, và các khía cạnh thờ phượng khác.
Các phương quản trị giáo hội Công giáo ở Đông Phương là những tín hữu vẫn theo các niềm tin và truyền thống của Kitô giáo Đông Phương nhưng vẫn luôn hiệp thông trọn vẹn với Giáo hội Công giáo; hoặc những tín hữu đã ly khai sau cuộc Ly giáo Đông - Tây nay trở về hiệp thông với Rôma. Thượng phụ của các phương quản trị Công giáo Đông Phương do Thượng hội đồng Giám mục ("synod of the bishops") của giáo hội đó bầu lên, các chức vị khác lần lượt là: tổng giám mục miền, giám mục v.v.. Tuy nhiên, Giáo hội Latinh có Giáo triều Rôma được tổ chức cụ thể hơn, gồm có Thánh Bộ các Giáo hội Đông Phương, để duy trì mối quan hệ với họ.
Giáo hội Công giáo tại từng quốc gia, khu vực, hoặc các thành phố lớn gọi là giáo hội địa phương, được tổ chức thành giáo phận ("diocese" hoặc "eparchies", tùy văn cảnh là Đông phương hay Tây phương), mỗi giáo phận do một Giám mục Công giáo lãnh đạo. Tính đến năm 2012, toàn Giáo hội Công giáo (cả Đông phương và Tây phương) gồm 2.966 đơn vị hành chính tương đương giáo phận. Các Giám mục trong một quốc gia hoặc khu vực cụ thể thường được tổ chức thành một Hội đồng Giám mục. Hội đồng Giám mục là nơi quy tụ các vị lãnh đạo Giáo hội trong một quốc gia hay một lãnh thổ để hợp nhất với nhau thi hành mục vụ theo thể cách và phương thức thích hợp với hoàn cảnh. Các giáo phận lại được phân thành rất nhiều cộng đoàn nhỏ được gọi là giáo xứ (hay xứ đạo, họ đạo), mỗi giáo xứ có một hoặc nhiều linh mục, phó tế lãnh đạo dưới quyền của Giám mục. Giáo xứ là đơn vị có trách nhiệm trực tiếp cử hành Thánh lễ, các bí tích và mục vụ cho giáo dân Công giáo.
Mọi giáo dân đều có thể gia nhập vào đời sống tu trì tại các dòng tu. Các giáo dân nam giới còn có quyền học tập để được thụ phong thành linh mục. Mọi tu sĩ Công giáo thường phải thực hiện theo ba lời khuyên trong Phúc Âm là: khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục. Các dòng tu nổi tiếng là: Dòng Biển Đức, Dòng Cát Minh, Dòng Đa Minh, Dòng Phanxicô, Dòng Thừa Sai Bác Ái, Dòng Tên...
Giáo hội Công giáo có tổ chức phẩm cấp, mỗi cấp có người trị sự được Giáo hội chỉ định với ba "chức Thánh" sau: Giám mục, linh mục và phó tế. Các chức danh giáo sĩ đó đều phải cam kết sống độc thân.
Danh hiệu hồng y do Giáo hoàng phong cho những Giám mục (trường hợp đặc biệt là linh mục) có vai trò, vị trí hoặc đóng góp lớn cho Giáo hội Công giáo. Ngoài ra còn có các thừa tác viên phụng vụ. Từ Công đồng Vatican II, Giáo hội cho phép những người trưởng thành dù đã kết hôn được phong chức thừa tác viên vĩnh viễn. Họ có thể đảm nhận vai trò đọc Phúc âm, dạy giáo lý, phụ tá rửa tội, dẫn dắt phụng vụ, làm chứng hôn phối, hướng dẫn nghi thức tang lễ...
Giáo hội Công giáo có sự phân biệt giữa nghi thức phụng vụ chung của toàn cộng đoàn và việc cầu nguyện hoặc thực hành sống đạo riêng của từng cá nhân. Các nghi thức phụng vụ chung đều do Giáo hội quy định, gồm có Thánh lễ, các Bí tích và Các giờ kinh Phụng vụ. Tất cả tín hữu Công giáo được Giáo hội khuyến khích tham dự vào các nghi thức phụng, nhưng việc cầu nguyện và sống đạo là vấn đề cá nhân, không ai có thể can thiệp vào ai.
Trung tâm của việc thờ phượng là cử hành Bí Tích Thánh Thể. Theo giáo lý của Giáo hội Công giáo, mỗi lần cử hành Thánh lễ thì bánh mì và rượu nho trở thành Mình và Máu của Chúa Kitô, qua lời truyền phép của linh mục. Đó là sự biến đổi về bản thể (thần tính) chứ không phải về vật lý (lý tính). Những lời truyền phép này được trích ra từ Phúc âm Nhất lãm và một lá thư của Tông đồ Phaolô. Giáo hội dạy rằng, Chúa Kitô đã thiết lập một Giao Ước Mới (Tân Ước) với nhân loại thông qua việc cử hành Bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly, theo như Kinh Thánh đã chép.
Bởi vì họ tin rằng Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể, nên có những quy tắc nghiêm ngặt về việc lãnh nhận Bí tích Thánh Thể (rước lễ). Bí tích này chỉ có thể được cử hành bởi một linh mục hay Giám mục Công giáo. Những người cho rằng mình đang phạm tội trọng thì bị cấm không được lãnh nhận bí tích cho đến khi họ đã nhận được ơn tha thứ thông qua các Bí tích Hòa Giải. Người Công giáo thường phải nhịn ăn uống (ngoại trừ nước lã và thuốc trị bệnh) ít nhất một giờ trước khi rước lễ.
Người Công giáo không được phép lãnh nhận bánh và rượu được cử hành trong các nhà thờ Tin Lành, vì theo quan điểm của Giáo hội Công giáo, các nhánh Tin Lành đã thiếu đi Bí tích Truyền Chức Thánh, và do đó họ cũng không có Bí tích Thánh Thể hợp lệ. Còn tại các giáo hội Chính Thống giáo Đông phương, một tín hữu Công giáo vẫn có thể lãnh nhận Thánh Thể từ một nhà thờ thuộc giáo hội này trong hoàn cảnh đặc biệt có sự phê duyệt của giáo quyền địa phương, dù rằng việc đó là không được khuyến khích. Tuy nhiên, đối với các Thánh lễ cử hành bởi giáo sĩ thuộc Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (tổ chức không được Tòa Thánh công nhận), tín hữu vẫn có thể tham dự và rước lễ nếu không có sự lựa chọn nào khác.
Cả 24 phương tự trị "(sui iuris)" của Giáo hội Công giáo đều có hình thức lễ nghi và truyền thống phụng vụ riêng của mình. Điều này phản ánh sự đa dạng về lịch sử và văn hóa chứ không phải là sự khác biệt trong đức tin. Các hình phụng vụ của lễ nghi Rôma được sử dụng phổ biến hơn cả, nhưng ngay cả trong giáo hội tại Latinh cũng chỉ sử dụng một vài lễ nghi khác nhau, còn các giáo hội tại Đông Phương thì có nghi thức riêng biệt cho từng giáo hội. Dù rằng có thể khác nhau về lễ nghi nhưng các giáo hội tự trị đều cử hành Bí tích Thánh Thể trong Thánh lễ và coi đó là trung tâm của tất cả các nghi thức phụng vụ Công giáo.
Lễ nghi Latinh (Rôma) là nghi thức thờ phượng được sử dụng phổ biến nhất của Giáo hội Công giáo. Lễ nghi này được sử dụng trên toàn thế giới, thông qua các hoạt động truyền giáo tích cực của các quốc gia Tây Âu (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Ý...) trong suốt chiều dài lịch sử Kitô giáo.
Có hai ấn bản lễ nghi Rôma được sử phép sử dụng hiện nay: ấn bản sau năm 1969 của "Sách Lễ Rôma" (do Giáo hoàng Phaolô VI chuẩn nhận) hiện nay đang được sử dụng trong các ngôn ngữ bản địa trên khắp thế giới; và ấn bản năm 1962 (Thánh Lễ Tridentina). Kể từ năm 2007, nghi thức Thánh lễ bằng tiếng Latinh "Tridentina" được giáo hội bắt đầu sử dụng lại sau khi bị hủy bỏ từ Công đồng Vatican II năm 1963. Tại Hoa Kỳ, các giáo xứ lại sử dụng một lễ nghi riêng, là biến thể giữa lễ nghi Rôma nhưng vẫn giữ được một số từ ngữ trong phụng vụ Anh giáo. Dự kiến cũng sẽ có một lễ nghi riêng dành cho các cựu tín hữu Anh giáo nay gia nhập vào Giáo hội Công giáo. Ngoài ra còn có các lễ nghi Tây Phương khác (không phải Rôma) bao gồm Lễ nghi Ambrosian và Mozarabic.
Lễ nghi của cá giáo hội Công giáo ở Đông Phương thường tương tự với lễ nghi của Chính thống giáo và các giáo hội khác ở Đông Âu, Đông Bắc Phi, và Trung Đông không còn hiệp thông với Giám mục Rôma nữa. Giáo hội Công giáo Đông Phương là một trong hai nhóm tín hữu đã khôi phục hoàn toàn sự hiệp thông với Giám mục Rôma, nhưng vẫn giữ gìn bản sắc Kitô hữu Đông Phương độc đáo của họ.
Các nghi lễ được sử dụng bởi giáo hội Công giáo Đông Phương bao gồm: lễ nghi Byzantine sử dụng ở Antiochian, Hy Lạp và Slave, lễ nghi Alexandria, lễ nghi Syria, lễ nghi Armenia, lễ nghi Maronite, và lễ nghi Chaldean. Trong những năm gần đây, giáo hội Công giáo Đông Phương đã quay trở lại với tập quán truyền thống phù hợp với Sắc lệnh về các Giáo hội Đông phương "(Orientalium Ecclesiarum)" của Công đồng Vatican II. Mỗi giáo hội có lịch phụng vụ riêng của mình.
Giáo hội Công giáo dạy rằng: các bí tích là những dấu hiệu thiêng liêng do Đấng Kitô lập ra và giao phó cho Giáo hội để ban lại cho chúng ta. Chúng mang lại hiệu quả Thánh thiện cho những ai thực tâm đón nhận chúng. Toàn bộ đời sống phụng vụ của Giáo hội xoay quanh việc cử hành Thánh lễ và các bí tích. Có bảy Bí tích được Giáo hội công nhận là: Thanh Tẩy (rửa tội), Thêm Sức, Thánh Thể, Bí tích Hòa Giải (giải tội), Truyền Chức Thánh, Xức Dầu Thánh và Hôn Phối. Những người bị vạ tuyệt thông thì mất quyền lãnh nhận các bí tích.
Các Giờ Kinh Phụng vụ (hay còn gọi là kinh Thần Vụ) là những giờ kinh của toàn thể Hội Thánh Công giáo dâng lên Thiên Chúa, được cử hành cách long trọng trong các cộng đoàn dòng tu, chủng viện, các hội đoàn giáo dân hay cũng có thể cử hành riêng mỗi cá nhân nếu không có điều kiện đọc cùng cộng đoàn. Kinh Phụng vụ được chia làm nhiều giờ theo thời gian trong ngày (kinh Sách, kinh Sáng, Kinh Trưa (giờ Ba, giờ Sáu, giờ Chín), kinh Chiều, kinh Tối). Trong giờ kinh, họ thường đọc hoặc hát các bài thánh thi, thánh vịnh và các lời cầu nguyện theo mẫu đã được Hội Thánh quy định và biên soạn. Việc thực hành này là bắt buộc với những người đã được lãnh nhận chức thánh (như phó tế, linh mục, giám mục). Ngoài ra còn phải kể đến các hoạt động sùng bái của các tín hữu ngoan đạo, đơn giản nhất là việc cầu nguyện vào buổi sáng và buổi tối, hình thức khác là một mình hay tụ họp lại để đọc Thánh Kinh và suy niệm. Ngoài nghi thức phụng vụ ra, Giáo hội Công giáo còn có một sự đa dạng về thực hành sống đạo mà cầu nguyện là hình thức rất được khuyến khích vì nó được coi là sự vận động để phát triển đời sống thiêng liêng của tín hữu, thắt chặt mối quan hệ giữa con người với Thiên Chúa. Các việc làm đạo đức rất được Giáo hội khuyến khích. Chúng có thể là việc tôn kính Thánh tượng, viếng nhà thờ, đi hành hương, rước kiệu, Đàng Thánh Giá, Chầu Thánh Thể và đọc Kinh Mân Côi.
Đức tin Công giáo được tóm lược trong "Tín điều Nicea" và thể hiện chi tiết trong "Sách Giáo lý Công giáo". Căn cứ vào những lời hứa của Chúa Kitô trong Sách Phúc Âm, Giáo hội Công giáo tin rằng họ liên tục được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần để bảo vệ họ không rơi vào những lạc giáo. Chúa Thánh Thần soi dẫn để tín hữu nhận biết Thiên Chúa qua Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền của Giáo hội. Bà Maria cũng chiếm vị trí quan trọng trong đức tin của người Công giáo. Họ tin rằng vì bà là mẹ Chúa Giêsu nên bà có sức ảnh hưởng lớn đến việc Thiên Chúa ban ơn cho tín hữu.
Giáo hội Công giáo dạy rằng Thiên Chúa là đấng duy nhất, vĩnh hằng, thượng quyền, thông suốt tất cả, công chính vẹn toàn và hiện diện mọi nơi. Tín hữu Công giáo tin thuyết Ba Ngôi: Thiên Chúa là tự nhiên mà có, bản thể và hiện thân là một Chúa nhưng lại tồn tại trong ba ngôi vị (tam vị nhất thể), từng ngôi vị đồng nhất với bản thể, không ngôi vị nào hơn ngôi vị nào và chỉ phân biệt về quan hệ giữa ba ngôi vị: giữa Chúa Cha và Chúa Con, giữa hai ngôi vị này với Chúa Thánh Thần, thành một Thiên Chúa Ba Ngôi.
Chúa Cha thường được liên tưởng là đấng sáng tạo ra mọi vật mọi loài trong vũ trụ. Thiên Chúa cũng yêu thương và chăm sóc cho thụ tạo của mình, ngài trực tiếp tham gia vào thế giới và cuộc sống của con người, mong muốn con người kính thờ Chúa và yêu thương đồng loại. Công giáo còn tin rằng, con người là loài thụ tạo có thân xác (hữu hình) và linh hồn (vô hình) gắn bó mật thiết với nhau. Bên cạnh đó, còn có thụ tạo vô hình khác là thiên thần, làm nhiệm vụ tôn thờ và phục vụ Thiên Chúa. Một số thiên thần đã chọn chống lại Thiên Chúa, trở thành ma quỷ, và tìm cách gây hại cho nhân loại. Trong số đó, lãnh đạo thiên thần nổi loạn gọi là Satan hoặc Lucifer.
Giáo hội Công giáo tin rằng Thiên Chúa chỉ mặc khải trọn vẹn qua người con duy nhất là Giêsu Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người. Giáng sinh xuống trần gian bởi Trinh nữ Maria nên Giêsu vừa mang bản tính Thiên Chúa vừa mang bản tính loài người. Qua cuộc đời và triết lý của mình, Giêsu đã dạy mọi người cung cách sống, nói về tình yêu của Thiên Chúa và ban tặng hồng ân, vinh quang cho những ai tin mình. Cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu là cái giá tột đỉnh mà Chúa phải gánh chịu để đền bù cho tội lỗi của loài người, để họ được thứ tha và hòa giải với Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần được tin canh tân, Thánh hóa Giáo hội kể từ sau khi Chúa Giêsu về trời.
Theo Công giáo, "mầu nhiệm" là những điều huyền bí về Thiên Chúa mà tài trí con người không thể hiểu và giải thích đầy đủ được nhưng tin đó là chân lý. Tóm lại, tín hữu Công giáo có thể tuyên xưng đức tin cơ bản qua câu nói: "Có ba mầu nhiệm chính trong Đạo: Thứ nhất là Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, thứ hai là Mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế làm người, thứ ba là Mầu nhiệm Ngôi Hai cứu chuộc".
Trong đức tin của người Công giáo, loài người trước đây được Thiên Chúa sáng tạo ra để hiệp thông với ngài nhưng vì không vâng lời Thiên Chúa khi ăn trái của "cây biết điều thiện điều ác" (trái cấm), Adam và Eva - tổ tiên loài người theo Công giáo – đã làm mối quan hệ đó bị đổ vỡ khiến tội lỗi và sự chết lan tràn khắp thế giới. Vấp ngã này của con người được gọi là tội nguyên tổ (hay tội tổ tông). Từ đây, con người đánh mất đi tình trạng nguyên thủy của mình là được hiệp thông với Thiên Chúa, bị đưa vào tình trạng của sự chết nhưng qua ý tưởng con người có một linh hồn bất tử. Khi Giêsu đến với thế giới, giữa Thiên Chúa và loài người đã có sự hòa giải qua hiến tế bằng cái chết và sự sống lại của Giêsu, một lần nữa con người lấy lại được sự hiệp thông và dự phần vào vinh quang Thiên Chúa.
Giáo hội dạy rằng Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người sự cứu rỗi để hướng tới một cuộc sống vĩnh hằng và ngài coi đó như là một hồng ân, một vinh quang qua sự hiến tế của Đấng Kitô. "Với những nỗ lực để tỏ tường về Thiên Chúa, chẳng có câu trả lời chính xác nào hay tài trí nào của con người làm được. Giữa Thiên Chúa và chúng ta có một sự khác biệt vô tận khiến chúng ta phải thừa nhận về ngài, Thiên Chúa chúng ta". Thiên Chúa là đấng bào chữa, là đấng giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi. Hoặc là chúng ta đón nhận hồng ân này Thiên Chúa ban cho ta thông qua đức tin vào Giêsu Kitô và phép rửa tội hoặc là khước từ nó. "Đức tin không hành động là đức tin chết".
Giáo hội còn dạy rằng con người cần phải được thanh tẩy ngay từ lúc này, ngay trong thực tại này (tức cuộc sống trần thế) vì khi chết rồi thì không thể làm gì hơn được nữa. Thanh tẩy là khi nhận Phép rửa và nó bị mất đi khi linh hồn phạm tội chết (tội trọng). Tội trọng là sự cố ý vượt quá giới luật của Thiên Chúa cách nghiêm trọng. Nhưng con người có thể lại được sự Thánh tẩy khi người ấy thành thật thú nhận trong Bí tích Hòa giải. Nếu ai đó biết sám hối tội lỗi của họ trước khi chết mà không thể thông qua Bí tích Hòa Giải được vì lý do khách quan nào đó thì với lời khẩn cầu, tội của họ cũng tự nhiên được tha thứ.
Qua hiến tế của Giêsu bằng cái chết trên thập giá, sự cứu rỗi thậm chí còn được ban ra bên ngoài ranh giới của Giáo hội, nghĩa là phổ biến cho mọi người. Do đó, các Kitô hữu lẫn dân ngoại, nếu ai nhiệt thành đáp lại chân lý này thì Thiên Chúa sẽ bày tỏ lòng xót thương của ngài đối với họ. Điều này đôi khi là một trách nhiệm để trở thành thành viên của Giáo hội.
Phép Thanh Tẩy (rửa tội) là một nghi thức quan trọng của người Kitô hữu, qua lăng kính của Giáo hội Công giáo, nó được nâng lên hàng bí tích. Phép rửa không chỉ làm thanh tẩy tội lỗi của một người nào đó, nó cũng làm cho họ trở thành "con cái Thiên Chúa và được dự phần với ngài", trả lại cho con người trạng thái nguyên bản mà đã được hình thành giống như hình ảnh của Thiên Chúa. Phép rửa còn là cầu nối giữa người nào đó với đời sống cộng đoàn Giáo hội. Bởi vậy, khi chịu phép rửa trong Giáo hội, là thân thể Đức Kitô, người ta cũng sẻ chia cuộc khổ nạn và phục sinh với ngài. Sự cứu rỗi là phổ biến cho tất cả mà không loại trừ ai. Công giáo tin rằng Thiên Chúa không nỡ từ chối một khẩn cầu cứu rỗi của ai đó bên ngoài Giáo hội. Điều này là một trong những quan điểm bất đồng lớn giữa Công giáo và Kháng cách.
Những lời giảng dạy của Giáo hội Công giáo là những điều được trích dẫn ra từ hai nguồn: Thánh Kinh và Thánh Truyền. Họ cho rằng cả hai đều xuất phát từ Thiên Chúa và được giải thích bởi "Huấn Quyền" ("Magisterium") của Giáo hội. Danh sách và nội dung chính thức về các sách Thánh kinh được Giáo hội Công giáo chấp nhận là những bản Thánh Kinh viết bằng tiếng Latin hồi thế kỷ thứ IV, cụ thể là 46 quyển của Cựu Ước và 27 quyển của Tân Ước.
Năm 1943, trong bức thông điệp "Divino Afflante Spiritu" của ông, Giáo hoàng Piô XII đã khuyến khích những học giả Thánh Kinh hãy cần mẫn nghiên cứu về ngôn ngữ nguyên bản của các sách Thánh Kinh (tiếng Do Thái, Hy Lạp, Aram trong Cựu Ước và tiếng Hy Lạp trong Tân Ước) và những ngôn ngữ chung nguồn gốc khác để hiểu biết sâu rộng và đầy đủ hơn về những văn bản này, và cho rằng: "văn bản nguyên bản... được viết bằng ơn linh hứng của tác giả thì có thẩm quyền và giá trị hơn bất kỳ bản nào, thậm chí cả những bản đã được dịch rất hoàn hảo, dù đó là cổ xưa hay hiện đại".
Thánh Truyền (gọi tắt của Truyền thống các Thánh Tông Đồ) mà Giáo hội Công giáo định nghĩa rằng: "mang lời của Thiên Chúa đã được Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần ủy thác cho các Tông Đồ và truyền đạt lời Chúa cách nguyên vẹn cho những người kế vị các Tông Đồ để các vị này gìn giữ, trình bày và truyền bá lời đó cách trung thành khi giảng dạy". Nguồn gốc Thánh Truyền thì rất đa dạng và những giảng dạy của Giáo hội ngày nay thường là được truyền khẩu từ các tông đồ. Nhiều ghi chép của các cha đạo sơ khai đã phản ánh được Thánh Truyền.
Huấn Quyền là thẩm quyền giáo huấn, giải thích Kinh Thánh và đức tin của các vị lãnh đạo giáo hội như Giáo hoàng, Giám mục, linh mục, nhằm giúp cho tín hữu hiểu rõ vấn đề.
Giáo hội là "thân thể Chúa Kitô" mà ngài là "đầu" và Công giáo dạy rằng đó là một thân thể được hiệp nhất bởi những người tin Chúa cả trên thiên đàng và trên địa cầu này. Theo Giáo Lý, Giáo hội Công giáo xưng mình là "Giáo hội duy nhất của Chúa Kitô". Giáo hội này dạy rằng người sáng lập ra họ là chính Chúa Giêsu Kitô, đã bổ nhiệm mười hai tông đồ tiếp tục công việc của Chúa Giêsu sau khi ông về trời. Các tông đồ đó là những vị Giám mục đầu tiên của Giáo hội.
Giáo hội Công giáo diễn giải: tổ chức Giáo hội của họ là sự hiện diện liên tục của Chúa Giêsu trên Trái Đất, và tất cả các Giám mục được tấn phong hợp lệ là người kế thừa các tông đồ khi xưa (Tông Truyền). Trong đó, các Giám mục thành Rôma được coi là người kế vị tông đồ trưởng Simon Phêrô, có quyền tối thượng ở trần gian nên được gọi là Giáo hoàng.
Giáo hội Công giáo dạy rằng, con người gồm có thể xác và linh hồn. Cái chết chỉ là sự chấm dứt của thân xác nhưng linh hồn là bất diệt. Ngay sau khi chết, linh hồn của mỗi người sẽ nhận được một cuộc phán xét riêng của Thiên Chúa, nhưng vẫn còn một cuộc phán xét chung thẩm cho cả nhân loại trong ngày tận thế, khi mà Chúa Kitô quay lại trần gian làm thẩm phán. Theo đó, cuộc chung thẩm này sẽ chấm dứt tình trạng hiện tại của nhân loại và bắt đầu một Thiên Quốc (Nước Trời) mới và tốt đẹp hơn do Thiên Chúa cai trị. Theo Giáo lý Công giáo, vào ngày tận thế, linh hồn sẽ nhập lại thể xác (được tái sinh) và sau đó mỗi người sẽ phải chịu bản án thưởng hay phạt tùy theo những việc họ đã làm khi còn sống ở trần gian. Họ sẽ đi vào một trong ba tình trạng sau:
Bà Maria - mẹ của Giêsu Nazareth - chiếm một vị trí quan trọng trong Giáo hội Công giáo. Các giáo phái Kháng Cách thường chỉ trích Công giáo về điều này vì họ cho rằng chỉ nên tôn thờ Thiên Chúa mà thôi, việc tín hữu Công giáo tôn thờ bà Maria là tôn thờ ngẫu tượng, trái với luật Chúa. Tuy nhiên, Giáo hội Công giáo lập luận rằng họ chỉ dành cho bà Maria sự tôn kính đặc biệt chứ đó không phải là sự tôn thờ. Giáo hội Công giáo thường xưng bà Maria với danh hiệu là "Đức Mẹ", "Nữ Vương", "Thánh Mẫu"... Họ tin rằng bà Maria đồng trinh vĩnh viễn và là Mẹ của Thiên Chúa. Ngoài ra, họ còn tin bà "Vô Nhiễm Nguyên Tội" và hồn và xác của bà đã được vào thiên đàng. Bốn luận điểm này đã được chế định thành "tín điều" (điều phải tin), hai điều sau do Giáo hoàng Piô IX và Giáo hoàng Piô XII công bố lần lượt trong các năm 1854 và 1950.
Việc tôn kính bà Maria của Giáo hội Công giáo không chỉ trong các lời kinh, lời ca tụng về cuộc đời bà trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong rất nhiều tác phẩm văn hóa nghệ thuật, âm nhạc, điêu khắc và kiến trúc. Giáo hội Công giáo xác nhận chính thức một số cuộc hiện ra của bà Maria, như tại Lộ Đức, Fatima, Guadalupe... Những nơi này cũng là địa điểm hành hương lớn thu hút nhiều tín đồ Công giáo. Kinh Mân Côi chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống cầu nguyện của người Công giáo. Cùng với Trinh nữ Maria, các vị Thánh là những người nam hay nữ đã tuyên xưng niềm tin nơi Thiên Chúa, sống cuộc đời nêu gương sáng và chết trong ân nghĩa với Chúa, được tin là đang vinh hiển trên thiên đàng. Việc thờ phượng chỉ dành riêng cho Thiên Chúa; với các Thánh, tín hữu chỉ tôn kính. Các tín hữu cầu nguyện với bà Maria và các Thánh vì tin rằng nhờ lời chuyển cầu và trợ giúp của các vị, Thiên Chúa sẽ nhậm lời họ cầu xin.
Người Công giáo phải nỗ lực để trở thành môn đồ thực sự của Giêsu. Họ mong đợi tìm kiếm được sự tha thứ cho những tội lỗi của mình qua tấm gương và lời giảng dạy của Giêsu. Họ tin rằng thông qua Giêsu, Thiên Chúa đã ban bảy phép bí tích cho mình như nhưng công cụ để trợ giúp họ thực hiện được điều này. Người Công giáo tin rằng Thiên Chúa luôn luôn tác động giữa loài người trên thế giới này. Người Công giáo được "Thánh hóa" là nhờ các phép bí tích của Giáo hội và qua cả những lời cầu nguyện, những công việc phúc đức, hành hương và ăn chay hãm mình. Cầu nguyện cho người khác, thậm chí cho kẻ thù và những người ngược đãi mình là một nhiệm vụ của Kitô hữu. Người Công giáo cho rằng có bốn mục đích cầu nguyện: tôn thờ, tạ ơn, ăn năn và khẩn cầu. Người Công giáo cũng có thể cầu nguyện với Thiên Chúa xin tha tội cho những ai đã chết (cầu cho các linh hồn), và đặc biệt là họ cũng có thể cầu nguyện với Trinh nữ Maria - mẹ Thiên Chúa - và các Thánh nữa.
Giáo hội Công giáo gắn liền với Chúa Giêsu và Mười hai Thánh Tông đồ và coi các Giám mục của Giáo hội là những người kế vị các tông đồ, Giáo hoàng là người kế vị Thánh Phêrô, lãnh đạo Giáo hội. "Giáo hội Công giáo" là thuật ngữ đầu tiên được sử dụng bởi Thánh Inhaxiô Antiôkhia (Ignatius Antioch) vào năm 107, [đại ý rằng]: "nơi nào có Đấng Kitô ngự trị, nơi đó là Giáo hội Công giáo", như là sự tuyệt đối hóa vai trò của Giáo hội và Giáo hoàng. Đồng thời, những văn sĩ Công giáo cũng liệt kê một số trích ngôn từ những thầy giảng sơ khai để củng cố luận cứ này theo ngụ ý của Tòa Thánh, trong khi các văn sĩ Chính Thống giáo lại không chấp nhận điều này vì cho rằng, vị Giáo hoàng đầu tiên - Thánh Phêrô - chỉ là một chức vị đứng đầu mang tính danh dự. Ngoài ra, hầu hết các Kitô hữu Tây phương sử dụng một bản sửa đổi của Tín điều Nicea, theo đó, họ tin rằng Chúa Thánh Thần "xuất phát từ cả Chúa Cha lẫn Chúa Con". Nhưng các Kitô hữu Đông phương dùng nguyên bản Tín điều Nicea, theo đó, Chúa Thánh Thần được tin là chỉ "xuất phát từ Chúa Cha". Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến sự chia rẽ giữa họ. Qua nhiều thế kỷ, sự khác biệt về giáo lý thần học, văn hóa và chính trị ngày càng lớn cho đến khi hai hệ thống giáo hội này chính thức tách rời (Đại Ly Giáo) vào năm 1054. Năm 1204, những đạo quân Thập tự chinh Công giáo bị đẩy khỏi Constantinople.
Trung tâm học thuyết của Giáo hội Công giáo là sự kế vị liên tục các tông đồ mà giờ đây gọi là các Giám mục. Giáo hội Công giáo tuyên bố tiếp tục chung thủy với sự dẫn dắt của các Giám mục và bác bỏ hoàn toàn những lạc giáo.
Theo sử sách, các tông đồ đã đi truyền giảng ở Bắc Phi, Tiểu Á, Ả Rập, Hy Lạp và Rome để thành lập những cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên. Năm 100, đã có hơn 40 cộng đoàn. Ngay từ thời sơ khai này, các Kitô hữu bị bắt bớ, đàn áp và hành hạ, thậm chí bị giết chết như trường hợp của Stêphanô (Stephenus) (Sách Công vụ Tông đồ 7:59) và Giacôbê (Iacobus) (12:2) qua bàn tay quyền lực của Đế quốc La Mã. Năm 64, dưới sự đàn áp của Hoàng đế Nero, tông đồ Phêrô và Phaolô tử đạo tại Rôma. Năm 96, Giáo hoàng Clêmentê I viết lá thư đầu tiên gửi giáo đoàn ở Côrintô (Corinthios), một năm sau cái chết của Thánh Gioan tại Êphêsô (Ephesios) – vị tông đồ cuối cùng, châm ngòi cho sự đàn áp Giáo hội qua tận chín đời hoàng đế La Mã gồm cả Domitian, Decius và Diocletian.
Từ năm 150, những thầy giảng bắt đầu rao giảng thần học Kitô giáo để củng cố lòng tin trong tín hữu. Những người này đóng vai trò như những vị linh mục ngày nay. Đáng chú ý là Inhaxiô thành Antiokhia, Polycarp, Justin, Irenaeus, Tertullian, Clement thành Alexandria và Origen. Đạo Công giáo, chính xác hơn trong ngữ cảnh thời đại ấy gọi là Kitô giáo, được hợp pháp hóa vào Thế kỷ thứ IV khi Constantinus I ban hành ""Sắc lệnh Milano"" năm 313, bãi bỏ các hình phạt bách hại dã man Kitô hữu. Constantinus I là nhân vật có ảnh hưởng trong Công đồng Nicaea I vào năm 325, nhờ ông mà giáo hội hướng được mũi tên vào phái tà giáo Aria và Nicea, khiến cho đến tận ngày nay, ông vẫn có vai trò quan trọng được Giáo hội Công giáo, Chính Thống giáo, Cộng đồng Anh giáo và các giáo hội Kháng Cách nhìn nhận. Vào năm 326, Giáo hoàng Sylvester I cung hiến Đại giáo đường Thánh Phêrô do Constantinus I xây dựng. Ngày 27 tháng 2 năm 380, Hoàng đế Theodosius I công nhận Công giáo là quốc giáo của Đế quốc La Mã. Thời kỳ lịch này đánh dấu sự khởi đầu cho việc thiết lập nền tảng thần học và giáo luật của Giáo hội. Năm 386, Công đồng Rôma thiết lập "Quy điển Thánh Kinh", ra danh sách những quyển sách được Giáo hội chấp nhận từ Cựu Ước và Tân Ước. Năm 431, Công đồng Êphêsô công khai tín điều, khẳng định Đức Giêsu mang hai bản thể: Con Thiên Chúa và con người, minh bạch hóa tín điều về Ba Ngôi.
Sự suy yếu của La Mã đã tạo tiền đề thuận lợi cho Công giáo phát triển. Trong thời đại loạn lạc này, những hành động nhân đạo, cứu giúp kẻ khó khăn của các giáo sĩ, tu sĩ Công giáo nhanh chóng được nhân dân ủng hộ và đi theo. Đặc biệt, năm 452, Giáo hoàng Lêô Cả gặp gỡ Attila để khuyên can ý định tôn tính thành Rôma. Năm 476, Romulus Augustus - hoàng đế La Mã cuối cùng - bị truất phế, kéo theo sau là sự sụp đổ của Đế quốc La Mã ở phương tây, Giáo hội bước vào thời kỳ truyền giáo lâu dài cho dân ngoại. Người Công giáo phát triển rồi hòa trộn vào trong cộng đồng người Đức (nhằm cạnh tranh với giáo phái Aria), người Celt, người Slav, người Viking, Scandinavia, Hungary, Baltic và Phần Lan. Sự xuất hiện của Hồi giáo năm 630 đã lấy đi những phần đất ở Bắc Phi vốn thuộc Tây Ban Nha ra khỏi sự kiểm soát của Công giáo. Năm 480, Thánh Biển Đức (Benedict) thiết lập hệ thống luật lệ cho việc ra đời các dòng tu. Sau đó, các dòng tu Công giáo phát triển mạnh mẽ ở châu Âu vào Thế kỷ thứ IX, nhất là ở Ireland, Scotland thời Phục Hưng. Thời Trung Cổ đã mang đến những biến đổi cơ bản bên trong Giáo hội. Giáo hoàng Grêgôriô I đã cải cách đáng kể cơ cấu quản trị của Giáo hội. Đầu Thế kỷ thứ VIII, phong trào bài trừ Thánh tượng là vấn đề gây ra sự chia rẽ giữa Giáo hội với chính quyền khi nó được hoàng đế Byzantine hậu thuẫn. Giáo hoàng thách thức sức mạnh của chính quyền đế quốc này khi tiếp tục công khai bảo vệ các Thánh tượng.
Đầu thế kỷ thứ X, các dòng tu phương tây lan rộng khắp nơi, dẫn đầu là Dòng Biển Đức. Đầu thế kỷ XI, các trường dòng phát triển thành các viện đại học như: Đại học Paris, Đại học Bologna, Đại học Oxford... trước đây chỉ dạy thần học, sau này dạy cả y học, luật pháp, triết học để rồi trở thành nền tảng cho giáo dục hiện đại của phương tây. Sự xuất hiện của Dòng Phanxicô và Dòng Đa Minh do Thánh Phanxicô và Thánh Đa Minh thành lập đã có những đóng góp hết sức quan trọng cho sự phát triển của các đại học lớn ở châu Âu. Thời kỳ này, các công trình kiến trúc của Giáo hội đạt đến những tầm cao mới, cực điểm là phong cách kiến trúc Roman, Gothic trong các đại giáo đường ở châu Âu.
Tại Công đồng Clermont, Giáo hoàng Urbanô II đưa ra những bước chuẩn bị cho cuộc Thập Tự Chinh đầu tiên nhằm giành lại các vùng đất mà Hồi giáo đã chiếm đóng. Từ năm 1095, thời Giáo hoàng Urbanô II, những cuộc Thập Tự Chinh bùng phát. Đó là hàng loạt chiến dịch quân sự tại khu vực Đất Thánh (Jerusalem) và những nơi khác như một nỗ lực chống lại sự bành trướng của quân Thổ Nhĩ Kỳ đại diện cho Hồi giáo. Bên cạnh lý do đó là một ẩn ý của tham vọng bành trướng ngược lại bằng cách xâm lăng đất đai của người Hồi giáo. Trong giai đoạn này, Kitô giáo đã bị các thế lực phong kiến và thậm chí là các Giáo hoàng đương thời lợi dụng và diễn dịch theo nghĩa phục vụ cho cuộc chiến của họ. Điều đó đã trở thành một trong các nguyên nhân biến Thập Tự Chinh trở thành một trong những vết nhơ khủng khiếp nhất của lịch sử Kitô giáo.
Trong suốt những cuộc viễn chinh, những đoàn quân Thập Tự đã thẳng tay tàn sát, cướp bóc, thậm chí cá biệt có nơi còn ăn thịt người Hồi giáo, hoặc cổ động cả trẻ em vào cuộc chiến, dẫn đến việc hàng ngàn trẻ em bị bắt bán làm nô lệ. Cuối cùng, những cuộc Thập Tự Chinh cũng không bóp ngạt được sự xâm lăng của Hồi giáo mà thậm chí lại góp phần làm sụp đổ và chiếm đóng Constantine trong cuộc Thập Tư Chinh thứ tư. Bắt đầu khoảng năm 1184, là những cuộc giao chiến với tà giáo Cathar nhằm giữ an toàn cho sự đồng nhất trong học thuyết Công giáo, bài trừ dị giáo.
Qua một thời kỳ từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ XIV, Giáo hội Công giáo nguyên thủy dần dần bị phân tách thành hai cực: Tây phương (Latinh), thường được gọi là Giáo hội Công giáo; và Đông phương (Hy Lạp), sau này trở thành Chính Thống giáo. Hai giáo hội này bất đồng quan điểm về cách tổ chức, nghi thức và những học thuyết mà đặc biệt là địa vị của Giáo hoàng. Công đồng Lyon II (1274) và Công đồng Firenze (1439) thử tìm cách hiệp thông lại hai giáo hội nhưng tất cả đều bị Chính Thống giáo khước từ. Vài giáo hội Đông phương sau này hiệp thông trở lại với Giáo hội Công giáo Rôma, tuyên bố không bao giờ thoát ly khỏi Giáo hoàng. Tuy nhiên, hai nhánh giáo hội chủ chốt vẫn phân ly cho đến ngày nay mặc dù đã hóa giải việc rút phép thông công lẫn nhau giữa Rôma và Constantine vào năm 1965.
Năm 1492, Christopher Columbus khám phá ra châu Mỹ dẫn đến làn sóng truyền giáo tích cực của Công giáo Rôma tại khắp lục địa này. Giáo hoàng Alexander VI trao "sứ mệnh" truyền giáo tại vùng đất mới khám phá cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Thời kỳ Phục Hưng thế kỷ XV có một sự kiện đáng quan tâm trong cổ điển học đó là sự xét lại về học thuyết và đức tin của Công giáo.
Ngày 31 tháng 10 năm 1517, Martin Luther đưa ra những bài luận văn mang nội dung bài trừ những học thuyết của Công giáo đương thời. Những bài tương tự được phát ra với những chi tiết căn bản thậm chí vượt bậc hơn cả những gì Công giáo thuyết giảng. Họ chĩa mũi nhọn vào Công đồng Trent, bản chất của Kháng Cách - như tên gọi của nó - là kháng cự đòi hỏi khôi phục những học thuyết và cách thực hành Công giáo truyền thống. Công đồng Trent sàng lọc và định nghĩa lại các học thuyết, ban bố các giáo điều.
Năm 1534, Nghị viện Anh thông qua quyền tối cao của Vua nước Anh đối với Giáo hội tại Anh được hiểu là lời tuyên bố ly khai khỏi Giáo hội Rôma. Từ năm 1536, nhiều nhà dòng Công giáo tại xứ Anh, xứ Wales và Ireland bị giải thể. Giáo hoàng Phaolô III rút phép thông công vua Henry VIII vào năm 1538, như vậy Anh giáo chính thức phân ly khỏi Công giáo. Sự lan rộng khắp thế giới của Công giáo song hành cùng chủ nghĩa thực dân châu Âu vươn đến châu Mỹ, châu Á, châu Phi và châu Đại Dương.
Trong năm 1521, nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan thực hiện chuyến đi truyền giáo đầu tiên đến Philippines. Những năm sau, các giáo sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn đặt chân đến México, xây dựng trường học, mô hình trang trại và các bệnh viện. Hơn 150 năm tiếp theo, sứ vụ được mở rộng sang tây nam Bắc Mỹ. Người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha theo nhà đồng sáng lập Dòng Tên là Phanxicô Xaviê đến Ấn Độ và Nhật Bản. Cuối thế kỷ XVI, hàng chục ngàn người Nhật theo đạo Công giáo. Giáo hội tại Nhật Bản phát triển nhưng bị gián đoạn và đàn áp vào năm 1597, dưới thời Shogun ("Tướng quân") Tokugawa Iemitsu là vị tướng quân có nỗ lực cô lập Nhật Bản khỏi ảnh hưởng từ ngoại bang.
Công đồng Trent và cuộc Chấn hưng Công giáo thời kỳ này đã tạo ra một sự hồi sinh trong đời sống Giáo hội và cổ võ lòng sùng kính Maria trong Giáo hội Công giáo Rôma. Trong thời Cải cách Kháng nghị, Giáo hội đã chống lại quan điểm của Tin Lành về Maria. Đồng thời, Công giáo đã tham gia vào những cuộc chiến tranh Ottoman đang diễn ra ở châu Âu để chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Họ đã chiến thắng và tin rằng có sự bảo trợ của Maria. Đặc biệt, chiến thắng tại Trận Lepanto (1571) được coi là sự công nhận hồi sinh mạnh mẽ của lòng sùng kính Maria. Giáo hoàng Phaolô V và Giáo hoàng Grêgôriô XV cai trị năm 1617 và 1622 đã làm rõ hơn niềm tin về việc đồng trinh thụ thai của Đức Maria. Đến năm 1661, Giáo hoàng Alexander VII tuyên bố rằng Maria được ơn vô nhiễm nguyên tội từ khi sinh ra. Từ năm 1708, Giáo hoàng Clement XI đã ra sắc lệnh cử hành ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội trong toàn thể giáo hội.
Chủ nghĩa Khai sáng ra đời là một thách thức mới của giáo hội Công giáo. Không giống như cuộc Cải cách Kháng nghị, những vấn đề về giáo lý Kitô giáo nói chung và Công giáo nói riêng đã được đưa ra bàn thảo dựa trên quan điểm khoa học.
Cuối thế kỷ XVII, Giáo hoàng Innocent XI lo ngại những đợt tấn công gia tăng của quân Thổ Nhĩ Kỳ vào châu Âu là mối đe dọa lớn đối với giáo hội. Ông đã thiết lập nên liên minh Ba Lan - Áo và đã đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ tại Vienna năm 1683.
Thế kỷ XVIII và XIX, Giáo hội phải đối mặt với làn sóng truyền giáo mạnh mẽ của Tin Lành, Chủ nghĩa Khai sáng và Chủ nghĩa Canh Tân. Chủ nghĩa Vô thần và phong trào bài trừ tôn giáo được đẩy mạnh lan rộng khiến giáo hội phải tự vận động để thích nghi với hoàn cảnh và chức năng. Nhiều thành phần của giáo hội trên thế giới bị đàn áp, công tác mục vụ bị gây cản trở, giáo dục, y tế vốn có của giáo hội bị chính phủ kiểm soát.
Thời Công đồng Vatican II (1962-1965) do Giáo hoàng Gioan XXIII triệu tập, Giáo hội Công giáo trải qua một quá trình cải cách toàn diện nhất kể từ Công đồng Trent diễn ra bốn thế kỷ trước. Công đồng này nhấn mạnh phải nhìn thấy rõ vai trò của Giáo hội Công giáo trong cộng đồng Kitô hữu tin Chúa Giêsu và trong các tôn giáo khác. Công đồng được coi là mở ra thời kỳ lịch sử của Giáo hội Công giáo hiện đại. Công đồng phát hành nhiều tài liệu về tình trạng Giáo hội, sứ mạng các hội đoàn và tự do tôn giáo. Ngoài ra còn ban hành những phương hướng thích nghi dành cho các nghi lễ, trong đó cho phép sử dụng tiếng bản xứ thay vì phải dùng tiếng Latinh trong phụng vụ. Trong số 21 công đồng đã diễn ra trong lịch sử của Giáo hội Công giáo thì Công đồng Vatican II được đánh giá là đồ sộ nhất cả về quy mô, thời gian, số nghị phụ tham dự và nội dung làm việc. Có 16 văn kiện đã được thông qua gồm 4 Hiến chế, 9 Sắc lệnh và 3 Tuyên ngôn. Ban tổ chức đã phải in tới 46 triệu trang tài liệu (150 tấn giấy in) cho các đại biểu. Các buổi họp của Công đồng được ghi lại trong 712 cuốn băng dài tới 724.000 mét. Dù vậy, Công đồng Vatican II vẫn vấp phải sự tranh cãi, chỉ trích gay gắt từ những người bảo thủ, đặc biệt là tổng Giám mục Marcel Lefebvre, người lãnh đạo Huynh đoàn Thánh Piô X hiện không thần phục thẩm quyền Tòa Thánh.
Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công nhận sự cần thiết để tân phúc âm hóa (hay còn gọi là tái rao giảng Tin Mừng) cho một thế giới ngày càng trở nên thế tục hóa, đồng thời sử dụng các phương tiện tân tiến để tiếp cận với các tín hữu. Ông đã thành lập Đại hội Giới trẻ Thế giới, được tổ chức mỗi 2 hoặc 3 năm tại nhiều quốc gia khác nhau để người trẻ được củng cố đức tin Công giáo. Ông đi ra ngoài Thành Vatican nhiều hơn bất kỳ Giáo hoàng khác, và đã thực hiện 104 chuyến tông du đến thăm 129 quốc gia.
Với việc đăng quang vào năm 2005, Giáo hoàng Biển Đức XVI hiện tại phần lớn vẫn tiếp nối các chính sách của người tiền nhiệm là Gioan Phaolô II, tuy cũng có một số trường hợp ngoại lệ đáng chú ý: trong năm 2007, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã lập một kỷ lục trong Giáo hội khi phê chuẩn việc phong chân phước cho 498 vị tử đạo Tây Ban Nha. Gần đây, Giáo hoàng này đã ban hành Tông hiến thiết lập các giáo hạt tòng nhân để đón nhận các tín hữu Anh giáo trở về Công giáo. Hiện tại, Giáo hội Công giáo vẫn nỗ lực cải thiện quan hệ đại kết với các Giáo hội Kitô giáo khác như Chính Thống giáo Đông Phương, Tin Lành và mở các cuộc đối thoại lớn với Do Thái giáo và các tôn giáo khác.
Tất cả thành viên của Giáo hội Công giáo khi đã được rửa tội theo nghi thức Công giáo thì được gọi là Kitô hữu hoặc người Công giáo, có đầy đủ quyền và trách nhiệm của tín hữu, được kêu gọi trở nên Thánh và đóng góp xây dựng Giáo hội. Mọi người cũng được kêu gọi để chia sẻ thừa tác ngôn sứ, tiên tri và vương đế của Đấng Kitô. Số ít trong số Kitô hữu thực hiện vai trò liên quan đến mục tử (giáo phẩm) và sống chứng nhân (tu trì) nhưng phần lớn là phải thực hiện ba bổn phận nói trên.
Đời sống tu trì còn gọi là đời sống "Thánh Hiến" thể hiện qua việc người nam hay người nữ hiến dâng cuộc đời cho Thiên Chúa với những ràng buộc được Giáo hội công nhận (đi tu). Họ không thuộc Hàng Giáo Phẩm (trừ khi người nam được thụ phong thành linh mục), phần lớn là thành viên của các hội dòng, hội đoàn (gọi chung là tu hội). Giáo hội Công giáo cũng ghi nhận những hình thức khác nhau về Đời sống Thánh hiến như: các giáo đoàn, ẩn tu, nữ tu, hoạt động tông đồ... Phần lớn hình thức của Đời sống Thánh hiến hiện hữu là yêu cầu các thành viên hiến dâng bản thân họ cho Thiên Chúa thông qua việc dự tu được định đoạt bởi một lời khấn (thề), sống tuân thủ ba tinh thần của Phúc Âm là khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục. Ngày nay, những ai có "ơn gọi" theo Đấng Kitô muốn Thánh hiến bản thân cho Thiên Chúa thì có những đòi hỏi cao hơn khi họ phải sống trong các Tu viện, chịu sự quản lý của "bề trên", họ phải sống theo từng cộng đoàn, thỉnh thoảnng cho phép sống riêng lẻ trong thời gian ngắn, một số được phép đến những nơi khác để phục vụ (trong một giáo xứ chẳng hạn).
Nhiều phong trào, đoàn thể và tổ chức hoạt động trong lòng Giáo hội Công giáo và chúng thường gồm những nhóm người có "đức tin đặc biệt", hoạt động theo mục tiêu và phương hướng của người sáng lập hoặc người khai tâm và đặc biệt là phải phù hợp với Giáo huấn và Giáo luật. Có những phong trào, đoàn thể, tổ chức Công giáo được phân cấp và hoạt động gắn chặt với thẩm quyền Giám mục hay linh mục địa phương. Nói chung, những phong trào, đoàn thể, tổ chức Công giáo đã tỏ ra tính đại chúng của mình và phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới.
Theo quyển "Niên giám Thống kê Giáo hội (Annuario Statisticum Ecclesiae)" năm 2011, tổng số đơn vị hành chính của toàn Giáo hội Công giáo là 2.966. Thống kê này cho biết vào năm 2010, trên thế giới có gần 1,196 tỷ tín hữu Công giáo, chiếm khoảng 17,5% dân số thế giới. Tỷ lệ người Công giáo giảm tại Mỹ Latinh (từ 28,54% xuống 28,34%) và tại Châu Âu (từ 24,05% xuống 23,83%). Ngược lại, tỷ lệ người Công giáo tăng tại Châu Phi (từ 15,15 lên 15,55%) và Châu Á (từ 10,41 lên 10,87%). Cũng trong năm 2010, số Giám mục Công giáo là 5.104 vị, và linh mục là 412.236 vị. Đây là giáo hội lớn nhất của Kitô giáo, bao gồm hơn một nửa Kitô hữu. Ngoài ra, số lượng người có thực hành nghi thức Công giáo trên toàn thế giới chưa được thống kê hết, đặc biệt ở châu Phi và châu Á.
Với số lượng lớn người trưởng thành được rửa tội, giáo hội này tăng trưởng nhanh ở châu Phi hơn các nơi khác. Trong những năm gần đây, một vài nơi ở châu Âu và châu Mỹ thiếu thốn linh mục, số lượng linh mục không tăng theo tỷ lệ số lượng giáo dân. Chủ nghĩa thế tục tăng ổn định ở châu Âu, nhưng sự hiện diện của Công giáo vẫn còn mạnh nơi đây.
Giáo hội tại châu Á chiếm thiểu số giữa các tôn giáo khác, bao gồm chỉ khoảng 3% dân số châu Á, nhưng tại đây lại chiếm một tỷ lệ lớn nữ tu, linh mục. Từ 1975 đến 2000, dân số châu Á tăng 61% nhưng giáo dân Công giáo ở châu Á tăng 104%. Tuy nhiên, giáo hội phải đối mặt với những thử thách trong truyền giáo, giáo dân bị đàn áp tại các quốc gia như Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam. Châu Đại Dương cũng là nơi truyền giáo khó khăn cho các giáo phái Kitô giáo bởi nơi đây có các nhóm sắc tộc với hơn 715 ngôn ngữ khác nhau. Trong giáo hội Công giáo trên toàn thế giới, 12% cư ngụ ở châu Phi, 50% ở châu Mỹ, 10% ở châu Á, 27% ở châu Âu và 1% ở châu Đại Dương.
Brasil hiện là quốc gia có số lượng giáo dân Công giáo đông nhất. Phần lớn những quốc gia phát triển đều có sự hiện diện của Giáo hội, tuy có giảm vào cuối thế kỷ XIX. Tại châu Âu, các quốc gia thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman (Latinh) là cái nôi lịch sử phát triển của Công giáo, trong khi đó, các quốc gia nhóm ngôn ngữ gốc Đức nhiều Tin Lành và các quốc gia hệ tiếng Slav lại mang sự pha trộn giữa Công giáo và Chính Thống giáo. Phần còn lại của Công giáo trên thế giới là do nỗ lực truyền giáo của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp, bên cạnh đó còn do việc di cư từ những quốc gia này đi khắp châu Âu. Tại Mỹ Latinh - nơi từng được độc quyền - Công giáo đang chịu sự cạnh tranh ngày càng tăng của Kháng Cách (Tin Lành), đặc biệt là Trung Mỹ và khu vực Caribbean. Tại châu Phi, Công giáo hoạt động mạnh mẽ nhất ở trung tâm lục địa; trong khi ở châu Á, chỉ có hai quốc gia có tỷ lệ lớn người Công giáo trong dân số là Philippines, Đông Timo.
Theo Giáo luật Công giáo, một người sẽ trở thành một thành viên của Giáo hội Công giáo khi người đó lãnh nhận Bí tích Thanh Tẩy theo ghi thức Công giáo. Trường hợp tín hữu nào đó đã tuyên bố bỏ đạo Công giáo nay muốn gia nhập lại thì phải tái tuyên xưng đức tin Công giáo và lãnh nhận Bí tích Hòa Giải. Người Công giáo được phép sinh hoạt tôn giáo, lãnh nhận các nghi thức tôn giáo ở bất kỳ nhà thờ Công giáo nào trên toàn thế giới.
Giáo hội Công giáo cho rằng không một ai có quyền xâm phạm đến sự sống của bản thân mình hay của người khác vì mỗi một người được Thiên Chúa tạo dựng giống với hình ảnh của ngài, có phẩm giá vượt trên các loài thụ tạo khác. Bởi vậy, Giáo hội Công giáo phản đối những hành vi mà họ cho rằng làm huỷ hoại giá trị sự sống: giết người, tự tử, phá thai, tránh thai, gây chết êm dịu (trợ tử), diệt chủng, chiến tranh, nhân bản người, sinh sản vô tính... Bản án tử hình, tuy không bị Giáo hội chính thức phản bác nhưng càng ngày nó càng bị các nhà thần học và lãnh đạo giáo hội chỉ trích. Theo Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bản án tử hình không nên áp dụng trong mọi trường hợp, trừ những trường hợp nó cần thiết cho việc bảo vệ trật tự xã hội. Có thể thấy rằng, ở hầu hết các quốc gia phát triển có căn tính Công giáo, án tử hình đã bị loại bỏ.
Giáo hội Công giáo không chỉ trích tình dục nếu nó diễn ra trong một mối quan hệ vợ chồng hợp với tinh thần giáo luật Công giáo. Sinh sản con cái được Giáo hội Công giáo đề cao vì tin rằng việc sinh sản là cộng tác vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Tuy nhiên, trong các Giáo huấn của mình, Giáo hội này vẫn nhấn mạnh việc sinh sản và trách nhiệm nuôi dạy với con cái. Đặc biệt, các biện pháp tránh thai nhân tạo (dùng thuốc tránh thai, dùng bao cao su), phá thai luôn bị họ kết án gay gắt vì họ chỉ chấp nhận tránh thai bằng biện pháp tình dục có trách nhiệm và tiết chế. Tuy nhiên, gần đây Giáo hoàng Biển Đức XVI nói rằng việc sử dụng bao cao su có thể là hợp lý trong những trường hợp đặc biệt. Đây là dấu hiệu cởi mở hơn về vấn đề sử dụng bao cao su. Ngoài ra, Giáo hội Công giáo cũng không chấp nhận vấn đề tình dục và hôn nhân của người đồng tính luyến ái.
Giáo hội Công giáo nhìn nhận rằng: Chúng ta đã thừa kế từ các thế hệ trước và chúng ta đã hưởng lợi từ lao động của những người đương thời. Chính vì thế, chúng ta phải có bổn phận đối với hết mọi người và không thể từ chối quan tâm tới những người sẽ sống sau chúng ta. Chúng ta là một gia đình nhân loại. Đây là một trách nhiệm mà các thế hệ hiện nay phải có đối với các thế hệ tương lai. Do đó, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên, môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người trên Trái Đất vì đó là tài sản chung của mọi thành viên trong gia đình nhân loại. Không ai được khai thác sử dụng một cách vô trách nhiệm các loại hữu thể khác nhau, bất kể là sinh vật hay loài vô tri vô giác như thú vật, thảo mộc, các yếu tố thiên nhiên, hoàn toàn theo ý mình, theo nhu cầu kinh tế riêng của mình.
Đức tin và khoa học luôn là đề tài gây tranh cãi về Giáo hội Công giáo. Thuở ban đầu, Giáo hội Công giáo chấp nhận thuyết sáng tạo như được chép trong Sách Sáng Thế (phần đầu của Cựu Ước). Sách này viết rằng, vũ trụ và vạn vật được Thiên Chúa tạo dựng bằng lời phán, con người là Adam và Eva được Thiên Chúa nặn ra từ bụi đất.
Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, có những khi Giáo hội Công giáo đã xung đột khắt khe với những nhà khoa học đi ngược với giáo thuyết kể trên. Tuy nhiên ngày nay, sự xung đột giữa Giáo hội và các nhà nghiên cứu khoa học không còn gay gắt. Từ Công đồng Vatican II, thái độ của giáo hội về khoa học đã thay đổi, văn kiện trong công đồng này viết: ""Có hai lĩnh vực tri thức khác nhau: lĩnh vực đức tin và lĩnh vực lý trí. Giáo hội không cấm các kỹ thuật và các bộ môn văn hóa nhân loại dùng những nguyên lý và phương pháp riêng trong phạm vi của mình; do đó, giáo hội nhìn nhận sự tự do chính đáng này và xác nhận sự tự trị hợp pháp của văn hóa, nhất là khoa học"". Giáo hội Công giáo đã nới lỏng sự chấp nhận những bước tiến của khoa học hiện đại nhưng quan niệm rằng các công trình khoa học đều có sự can thiệp của Thiên Chúa. Có lẽ quan điểm dễ chấp nhận nhất là ""đức tin và khoa học củng cố cho nhau"" (confirmation): Sự thật nào mà khoa học có thể làm sáng tỏ được thì trở thành một phần của cuốn Thánh kinh sống trong thiên nhiên, giúp con người hiểu thêm về Thiên Chúa và về chính mình, dù tự khoa học không thể đưa tới cái hiểu biết này được, mà chỉ là một phần chất liệu đưa tới sự hiểu biết này. Đồng thời, đức tin cũng có thể gợi ý và cảm hứng cho khoa học, cho dù thần học không thay thế cho khoa học được".
Đối với trường hợp của Galileo Galilei, năm 1633, ông bị Giáo hội kết án vì khẳng định thuyết nhật tâm mà Nicolaus Copernicus đề xuất trước đó (cũng là một giáo sĩ Công giáo). Sau đó, Tòa án La Mã mở một cuộc xử án, Galileo bị nghi ngờ là rối đạo (tà giáo) nhưng sự thật là ông bị tố cáo oan và thuyết nhật tâm đến nay đã chứng minh là đúng. Galileo bị ép buộc chối bỏ thuyết nhật tâm và những năm cuối đời ông bị quản chế. Ngày 31 tháng 10 năm 1992, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công khai xin lỗi vì những hành xử của người Công giáo đối với Galileo trong cuộc xử án đó là sai lầm.
Gần đây nhất, Giáo hoàng Biển Đức XVI phát biểu rằng: ""Giữa đức tin và khoa học không có sự chống đối nhưng có tình bạn"". Dù vậy hiện nay, Giáo hội Công giáo vẫn có lập trường bảo thủ trên một số vấn đề nghiên cứu khoa học như: nhân bản vô tính người, nghiên cứu tế bào gốc phôi thai người...
Các nhà nghiên cứu cho rằng Giáo hội Công giáo đã góp công trong việc tạo ra sự xán lạn và huy hoàng của nền nghệ thuật ở châu Âu. Thần học Công giáo đã ảnh hưởng đến ý tưởng của các nhà văn như J. R. R. Tolkien, C. S. Lewis và William Shakespeare. Sau thời Phục Hưng, phong cách Baroque cho kiến trúc, hội họa và âm nhạc được Giáo hội Công giáo đặc biệt khuyến khích vì họ nhận thấy rằng nó kích thích thêm lòng mộ đạo. Về âm nhạc, tu sĩ Guido d'Arezzo (khoảng 991-1033), người Ý thuộc Dòng Biển Đức, là người phát minh ra hình thức bảy nốt nhạc và đặt tên là: Ut, Re, Mi, Fa, Sol, La và Si dựa trên chữ đầu của một bài ca tụng Thánh Gioan; cùng năm dòng kẻ nhạc cho các bản Thánh ca trong nhà thờ, sau đó là tiêu chuẩn ký âm cho nền âm nhạc cổ điển châu Âu, đến nay khắp thế giới đang sử dụng. Nhiều nhạc sĩ châu Âu xuất thân từ Công giáo đã có những tác phẩm nổi tiếng, có thể kể đến "Ode hoan ca" của Ludwig van Beethoven, "Kính mừng Thánh Thể" của Wolfgang Amadeus Mozart, "Ave Maria" của Franz Schubert, "Bánh Thiên Thần" của César Franck và "Vinh Danh" của Antonio Vivaldi.
Từ thời Trung Cổ, các tu sĩ Công giáo đã quan tâm đến việc giáo dục đức tin và giáo dục dân sự. Lịch sử cho thấy rằng ở các vùng đất truyền giáo, những người đầu tiên hoạt động về giáo dục là Công giáo. Ở một số quốc gia, Giáo hội Công giáo mở rất nhiều trường học ngoài công lập trở thành tổ chức sở hữu hệ thống trường ngoài công lập lớn nhất thế giới hiện nay. Trên quy mô toàn cầu, các trường đại học thuộc Giáo hội Công giáo và những trường thuộc các tôn giáo khác đã từ lâu là những thành viên chủ chốt, được coi như những trường có chất lượng, những lá cờ đầu trong đất nước của họ. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, 217 trường đại học bốn năm của Giáo hội Công giáo chiếm 20% tổng số sinh viên vào đại học và cao đẳng hàng năm. Trên thế giới có gần 1900 trường đại học và cao đẳng của Giáo hội Công giáo.
Francisco de Vitoria, nhà thần học, nhà tư tưởng thuộc Dòng Đa Minh, đệ tử của Tommaso d'Aquino đã có những nghiên cứu lớn về vấn đề liên quan đến nhân quyền của người thuộc địa, người bản địa, mà đã được Liên Hợp Quốc công nhận như là người đặt nền tảng cho luật pháp quốc tế, lý tưởng cho nền dân chủ và sự phát triển kinh tế của phương Tây. Ngày nay, Giáo hội Công giáo, mà chính thể Vatican làm quan sát viên tại Liên Hợp Quốc, luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển là phục vụ sự phát triển toàn diện của nhân vị, chứ không phải ngược lại.
Bác ái và phúc lợi xã hội là hoạt động trọng điểm và nổi bật của Giáo hội Công giáo. Thế kỷ thứ nhất, khi Giáo hội sơ khai được thành lập, các tông đồ đối diện với một thách đố đe dọa chia rẽ cộng đoàn Kitô giáo mới này. Vấn đề là các Kitô hữu gốc Hy Lạp than phiền rằng các bà góa trong nhóm của họ không nhận được phần chia sẻ của cải chung. Các vị tông đồ đã bổ nhiệm bảy phó tế với nhiệm vụ chuyên biệt là đảm bảo sự công bằng trong việc chia sẻ của cải.
Đến thời Trung Cổ, việc chăm sóc cho những người khốn khổ đã được quan tâm trong những tu viện Công giáo lớn, các tu sĩ chăm sóc cho các trẻ mồ côi, người bệnh tật, già yếu, các du khách và người nghèo. Từ các tu viện, công việc này được lan tỏa đến các thành phố để thiết lập các viện tế bần, viện mồ côi, nhà dưỡng lão - dưỡng bệnh, trạm dừng nghỉ, nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và phục vụ xã hội khác. Sau đó, các tổ chức giáo dân bắt đầu mở rộng và thực hiện trong công việc này, như Hiệp hội Bác ái Vinh Sơn của Vinh Sơn đệ Phaolô.
Những công việc hiện nay của các tổ chức bác ái Công giáo trên toàn thế giới tiếp tục ưu tiên phục vụ những đối tượng: phụ nữ, trẻ em nghèo đói, các cá nhân bị loại trừ (vì là lao động nước ngoài, người di dân, tị nạn, khác chủng tộc, bị thiểu năng, HIV/AIDS, hoặc lý do nào đó) vì Giáo hội Công giáo quan niệm rằng tất cả mọi người đều là con của một Thiên Chúa. Ngày nay, Caritas Quốc tế là một trong những tổ chức Công giáo phục vụ bác ái, phúc lợi xã hội lớn trên thế giới.
Năm 1978, Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trước đây là Tổng Giám mục của giáo phận Kraków thời Ba Lan là nhà nước cộng sản, đã trị vì 27 năm - một trong những triều đại Giáo hoàng lâu nhất trong lịch sử. Chính Mikhail Gorbachev, chủ tịch của Liên Xô đã ghi nhận rằng Giáo hoàng người Ba Lan này là nhân tố đẩy nhanh sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu. Mẹ Teresa thành Calcutta được trao tặng Giải Nobel Hòa bình vào năm 1979 vì những công việc nhân đạo của bà dành cho người nghèo ở Ấn Độ. Giám mục Carlos Filipe Ximenes Belo cũng giành giải thưởng tương tự vào năm 1996 vì giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Đông Timor. Hiện nay, Tòa Thánh Vatican là một quốc gia trung lập, đại diện cho Giáo hội Công giáo giữ vị trí quan sát viên tại Liên Hợp Quốc và thường nêu lên các quan điểm bảo vệ tự do tôn giáo, nhân quyền, chống đói nghèo và nền hòa bình của các quốc gia.
Trong thập niên 1990 và 2000, giới truyền thông trên thế giới đã phanh phui việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên của giáo sĩ Công giáo tại nhiều quốc gia. Giáo hội Công giáo bị chỉ trích vì một vài Giám mục đã bao che cho các linh mục bị cáo buộc, không xử lý mà lại thuyên chuyển họ đến mục vụ nơi khác, để tình trạng này tiếp diễn. Hiện nay, Giáo hội Công giáo đã thiết lập thủ tục chính thức để giải quyết vấn đề này. Người phát ngôn của Vatican cho biết họ xử lý rất nghiêm chỉnh đối với vụ tai tiếng lạm dụng tình dục trẻ em. Ông cũng nói các nhà lãnh đạo giáo hội phải hợp tác với nhà chức trách dân sự về những trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em. Theo văn phòng của Giáo hội đang phụ trách về sự việc, họ đã nhận được đơn tố cáo về hơn 4.000 vụ trong thập niên qua. Trước những chỉ trích của dư luận, Giáo hoàng Biển Đức XVI nói rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì cũng không thể khăng khăng xem hành vi tội lỗi này như là một tội của chỉ riêng Công giáo.
Kể từ đầu năm 2012, Tòa Thánh Vatican cũng trải qua cuộc khủng hoảng sau khi người quản gia của Giáo hoàng Biển Đức XVI bị bắt vì tình nghi làm rò rỉ tài liệu mật, còn chủ tịch ngân hàng của Tòa Thánh bị sa thải. Vụ rò rỉ tài liệu này được giới truyền thông gọi là "VatiLeaks" (chơi chữ của "WikiLeaks"), khiến Giáo hoàng phải chỉ đạo Giáo triều Rôma thành lập một hội đồng đặc biệt để điều tra vì nó làm ảnh hưởng đến uy tín của Tòa Thánh.
Vào khoảng tháng 4 năm 1994 cho đến tháng 7, cộng đồng đa số người Hutu đã giết chết khoảng 800 000 người Tutsi và Hutu ôn hòa trong một cuộc thảm sát kéo dài 100 ngày. Một số người sống sót nói rằng các linh mục Công giáo và các nữ tu đã sát hại nhiều người thiểu số Tutsi. Một số nhân chứng khác nói rằng hàng giáo phẩm đã phản bội lại những người cố gắng tìm kiếm sự trú ẩn ngay trong các nhà thờ Công giáo. Mãi đến thời gian gần đây, Giáo hoàng Francis mới gặp mặt tổng thống Rwanda Paul Kagame để xin tha thứ về tội lỗi của các linh mục Công giáo và các nữ tu đã ra tay sát hại người dân Rwanda vô tội vào năm 1994. Ảnh hưởng tiêu cực của vụ thảm sát Rwanda 1994 khiến nhiều người thờ phượng đã chuyển sang các dòng Kitô giáo khác sau vụ diệt chủng.
|
3471 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3471 | Kitô giáo Tây phương | Kitô giáo Tây phương bao gồm Giáo hội Latinh thuộc Công giáo Rôma và các nhóm Tin Lành. Khác với Kitô giáo Đông phương, Kitô giáo Tây phương, về phương diện lịch sử, phát triển ở phía Tây của châu Âu và vùng Tây Bắc châu Phi.
Một số điểm khác biệt chính của Kitô giáo Tây phương và Kitô giáo Đông phương là:
|
3472 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3472 | Kháng Cách | Danh xưng Tin Lành thường được dùng để chỉ một cộng đồng các giáo hội khởi phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ 16 bởi Martin Luther. Là tu sĩ Dòng Augustinus, mục tiêu ban đầu của Luther là kêu gọi cải cách từ bên trong Giáo hội Công giáo Roma, về sau ông tách rời khỏi Giáo hội Công giáo và thành lập Giáo hội Luther. Trong khi đó tại Châu Âu, nhiều người có quan điểm tương tự như của Luther cũng bắt đầu tách khỏi Công giáo và thành lập các giáo phái khác nhau. Họ được gọi dưới tên chung là Kháng Cách, hay Tân giáo (để phân biệt với Cựu giáo là Công giáo). Kháng Cách được xem là một trong ba nhánh chính của Cơ Đốc giáo, cùng với Công giáo Roma và Chính Thống giáo Đông phương.
Cộng đồng Kháng Cách bao gồm các giáo hội thuộc Cơ Đốc giáo chấp nhận nền thần học của cuộc Cải cách Tin Lành. Nền thần học này từ chối công nhận thẩm quyền của Giáo hoàng, với niềm xác tín rằng chỉ có Kinh Thánh (không phải Truyền thống thánh hoặc quyền giải thích Kinh Thánh dành cho các chức sắc cao cấp của giáo hội) là nguồn chân lý duy nhất, và tin rằng chỉ bởi ân điển của Thiên Chúa mà con người được cứu rỗi. Những luận điểm chính của thần học Kháng Cách được tóm tắt trong Năm Tín lý Duy nhất.
Thuật từ "Protestantismus" (Kháng Cách), có gốc từ tiếng Latin "protestatio" nghĩa là tuyên bố hoặc phản đối, được dùng để chỉ thư kháng nghị của các thân vương (trong đó có tuyển đế hầu) và đại diện các thành phố tự do thuộc Thánh chế La Mã chống lại nghị quyết của Hội nghị Speyer lần thứ hai, nghị quyết này tái khẳng định lập trường của Hội nghị Worms chống lại cuộc Cải cách Tin Lành. Lúc ấy, người ta gọi những người ủng hộ thư kháng nghị và lập trường cải cách là người phản kháng hay kháng nghị. Từ đó, thuật từ Kháng Cách, bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau, được dùng để chỉ Cơ Đốc giáo phương Tây không công nhận thẩm quyền của Giáo hoàng. Trước thời điểm xảy ra kháng nghị vào tháng 4 năm 1529, người ta dùng thuật từ "evangelisch" (gốc từ tiếng Hy Lạp, mang nghĩa là Phúc Âm hay Tin Lành) để gọi những người theo cuộc cải cách.
Trong ý nghĩa rộng lớn hơn, tên gọi Kháng Cách dùng để chỉ các giáo hội khác nhau, tách khỏi Công giáo do chịu ảnh hưởng của Martin Luther và John Calvin, người khởi xướng và lãnh đạo một cuộc cải cách tôn giáo khác tại Geneve, Thuỵ Sĩ. Bên cạnh đó cũng xuất hiện một số phong trào cải cách khác, thường được gọi là Cải cách triệt để. Trong khi đó nhiều nhóm tôn giáo tách khỏi Công giáo cũng được gán cho nhãn hiệu Kháng Cách dù chính họ cũng phủ nhận mọi liên hệ với Luther, Calvin hay với Công giáo.
Phong trào cải cách bùng nổ đột ngột tại nhiều nơi ở Âu Châu, nhưng tìm thấy sức mạnh của mình tại Đức, nơi cuộc cải cách đã gây ra sự phân hoá sâu sắc giữa các vương hầu đang cai trị các phần lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, nguyên nhân của sự bùng nổ nầy có thể giải thích bởi các biến động xảy ra trong suốt hai thế kỷ trước đó tại Tây Âu.
Mầm mống của sự bất ổn âm ỉ bên trong giáo hội và đế quốc được đẩy lên đỉnh điểm khi xảy ra việc dời ngai Giáo hoàng về Avignon, Pháp (1308-1378) và sự tranh chấp giáo quyền giữa hai triều Giáo hoàng tồn tại song song (1378-1416), gây ra chiến tranh giữa các vương hầu, các cuộc nổi dậy của nông dân và mối quan tâm về những thối nát trong lòng hệ thống các tu viện. Nó cũng giới thiệu chủ nghĩa quốc gia như là một nhân tố mới vào thế giới trung cổ. Phong trào phục hưng nhân văn khuyến khích giới khoa bảng quan tâm đến quyền tự do dành cho học thuật. Những cuộc tranh luận sôi nổi được tiến hành tại các viện đại học bàn đến các vấn đề như bản chất của giáo hội, nguồn gốc và giới hạn của thẩm quyền dành cho Giáo hoàng, các công đồng và các vương hầu. Một trong những luận thuyết cấp tiến và gay gắt nhất đến từ John Wycliffe của Đại học Oxford, và sau đó là từ Jan Hus của Đại học Praha. Trong nội bộ Giáo hội Giáo hội Công giáo Rôma, cuộc tranh luận này bị khép lại bởi Công đồng Constance (1414-1418), xử tử Jan Hus và thiêu xác John Wycliffe như là kẻ dị giáo. Dù Công đồng Constance nỗ lực khẳng định và củng cố các khái niệm thời trung cổ về giáo hội và đế quốc, lại không thể giải quyết toàn diện các căng thẳng về ý thức quốc gia cũng như những phản kháng về thần học.
Martin Luther, tu sĩ dòng Augustine và giáo sư tại Đại học Wittenberg, chỉ muốn kêu gọi mở ra các cuộc tranh luận về phép ân xá ("indulgence"). Truyền thuyết cho rằng Luther đã treo 95 luận đề của mình trên cửa nhà thờ lâu đài Wittenberg, nơi dành để treo các thông báo của viện đại học. Tuy nhiên, những phản đối của ông đã thổi bùng lên sự bất mãn âm ỉ từ lâu trong sự đè nén.
Xảy ra cùng lúc với những biến động lại Đức là một phong trào khởi phát tại Thuỵ Sĩ dưới sự lãnh đạo của Huldreich Zwingli. Vẫn tồn tại một số bất đồng giữa hai phong trào này dù họ chia sẻ với nhau một mục tiêu chung và đồng ý với nhau về hầu hết các vấn đề liên quan.
Sau khi Giáo hoàng quyết định trục xuất Luther và lên án cuộc cải cách, các tác phẩm của John Calvin tạo nên nhiều ảnh hưởng trong việc thiết lập một sự đồng thuận tương đối giữa các nhóm cải cách khác nhau tại Thuỵ Sĩ, Scotland, Hungary, Đức và những nơi khác. Việc Anh giáo tách rời khỏi La Mã dưới thời trị vì của Henry VIII, khởi đầu từ năm 1529 và hoàn tất vào năm 1536, đem Vương quốc Anh đồng hành với cuộc cải cách. Dù vậy, những thay đổi tại Anh được tiến hành dè dặt hơn các nơi khác ở Âu châu và người Anh chọn con đường trung dung giữa cựu giáo và tân giáo. (Ngày nay, về thần học, nhiều người Anh vẫn xem mình là Công giáo cải cách hơn là Kháng cách). Như thế phương Tây đã vĩnh viễn bị chia cắt thành hai phần: Giáo hội Công giáo Rôma và Kháng Cách.
Về học thuật, phong trào Kháng Cách – chịu ảnh hưởng thời kỳ phục hưng và được hậu thuẫn bởi những viện đại học ở Tây Âu – thu hút giới trí thức, chính trị gia, giới chuyên môn, thương gia và thợ thủ công. Kỹ thuật in ấn đang phát triển giúp quảng bá tư tưởng Kháng Cách, cũng như trợ giúp hữu hiệu cho việc ấn hành những bản dịch Kinh Thánh sang các ngôn ngữ địa phương. Các khái niệm về sự tự do của lương tâm và quyền tự do cá nhân, nảy sinh từ thời kỳ sơ khai của phong trào Kháng Cách, được định hình và phát triển qua một thời gian dài liên tục đối kháng với thẩm quyền của Giám mục thành Rôma và hệ thống tăng lữ của Giáo hội Công giáo. Dần dà, phong trào Kháng Cách vượt qua những giới hạn truyền thống, tập chú vào các vấn đề như lương tâm cá nhân, gieo mầm cho sự phát triển của tiến trình dân chủ hóa, và cho phong trào Khai sáng ("Enlightenment"), xảy ra trong các thế kỷ sau.
Có năm chữ La tinh có thể miêu tả niềm xác tín thần học của người Kháng cách, dù không phải tất cả trong số họ đều tin như vậy:
Người ta có thể xác định được khuynh hướng thần học của một tín hữu Kháng Cách nếu biết được người ấy chịu ảnh hưởng của phong trào nào tính từ cuộc cải cách tại Đức và Phong trào Thanh giáo ("Puritan") tại Anh cho đến nay.
Phong trào Giám Lý ("Methodist") bắt đầu vào thế kỷ 18, từ cuộc cải cách Thanh giáo tại Anh, chịu ảnh hưởng của Phong trào Sùng tín ("Pietist") tại Đức, sau đó trở về Anh trong mô hình mới thông qua John Wesley và giáo hội Giám Lý cũng như các nhóm tôn giáo nhỏ khác như Quaker. Tích cực trong sống đạo, dấn thân trong công tác xã hội, sâu nhiệm trong kinh nghiệm thuộc linh là những đặc điểm của phong trào Giám Lý. Từ đây hình thành nên Phong trào Thánh khiết ("holiness movement"), tập chú vào trải nghiệm thánh hóa trong đời sống của tín hữu.
Phong trào Tin Lành ("Evangelicalism") khởi phát vào cuối thế kỷ 18, khi các cuộc phục hưng tôn giáo bùng phát trong các giáo phái khác nhau hình thành nên phong trào này. Tín đồ Tin Lành tập chú vào kinh nghiệm qui đạo, sự sùng tín của mỗi cá nhân, nghiên cứu Kinh Thánh và vấn đề đạo đức của xã hội, bao gồm tính tiết độ, các giá trị gia đình và sự bình đẳng. Họ bác bỏ chủ nghĩa hình thức trong thờ phụng, giáo nghi và thần học.
Phong trào Ngũ Tuần ("Pentecostalism") khởi phát từ Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20, bắt nguồn từ phong trào Thánh khiết. Phong trào này chú trọng vào việc tìm kiếm các ân tứ ("gift") của Chúa Thánh Linh được chép trong Tân Ước. Khẳng định việc nói tiếng lạ là chứng cớ của "báp têm bởi Thánh Linh" đã trở nên đặc điểm của phong trào này. Họ cũng tập chú vào việc chữa bệnh bởi đức tin và thực hành các phép lạ. Dưới ảnh hưởng của phong trào này, nảy sinh hàng trăm giáo phái tại Hoa Kỳ. Cũng phát sinh từ đây Phong trào Ân tứ ("charismatic movement").
Phong trào Tự do ("Liberalism") nhằm giải thích Thánh Kinh theo cách mới sao cho thích hợp với nhân sinh quan đương thời, phong trào tạo nhiều ảnh hưởng trong các giáo hội truyền thống của cộng đồng Kháng cách, đặc biệt vào cuối thế kỷ 19 với Phong trào Tân phái ("Modernist") và Phê bình Kinh Thánh.
Phong trào Nền tảng ("Fundamentalism") nhấn mạnh đến những điểm nền tảng của thần học Kháng Cách nhằm bác bỏ các quan điểm của phong trào Tự do, đặc biệt là phương pháp phê bình Kinh Thánh. Phong trào này bộc phát vào thế kỷ 20 chủ yếu tại Hoa Kỳ và Canada trong vòng các giáo phái thuộc phong trào Tin Lành. Họ đặc biệt nhấn mạnh vào thẩm quyền và tính trọn vẹn của Kinh Thánh.
Phong trào Tin Lành Hiện đại ("Neo-evangelicalism") bắt nguồn từ phong trào Nền tảng nhưng cố gắng làm giảm nhẹ các quan điểm cực đoan, cùng lúc bổ sung các khuynh hướng mới như hội nhập vào xã hội, dấn thân vào các công tác xã hội, phối hợp ở quy mô lớn công tác truyền bá Phúc âm, nâng cao học thuật biện giáo ("apologetics").
Tín hữu Kháng Cách thường thích gọi các giáo hội của họ là giáo phái ("denomination"), ngụ ý rằng các giáo hội, trong cách nhìn của họ, chỉ là một phần trong toàn thể Hội thánh chung.
Trái với những gì người ta thường nghĩ về các nhà cải cách, khái niệm về hội thánh phổ quát, hoặc hội thánh chung (công giáo) không hề bị bác bỏ trong cộng đồng Kháng Cách. Ngược lại, sự hiệp nhất vô hình của hội thánh chung được các nhà cải cách xem là giáo lý quan trọng trong nền thần học Kháng Cách. Những nhà cải cách như Martin Luther, John Calvin, và Ulrich Zwingly tin rằng họ đang nỗ lực cải cách hội thánh chung đang đắm chìm trong dị giáo và thối nát, bác bỏ các cáo buộc cho rằng họ đang tách khỏi hội thánh chung, và bày tỏ niềm xác tín rằng họ đang cố đem hội thánh trở lại với các giáo huấn và các giá trị của hội thánh tiên khởi. Do đó, khái niệm về sự hiệp nhất của hội thánh chung vẫn được xem là yếu tố nền tảng trong các giáo hội thuộc cộng đồng Kháng Cách.
Một trong những kết quả trực tiếp của cuộc Cải cách Tin Lành là sự hình thành các giáo hội cấp quốc gia. Song, trong quan điểm của các nhà cải cách, các giáo hội này cũng chỉ là một phần trong hội thánh chung. Như vậy, các giáo hội cải cách thuộc về hội thánh chung, lập nền trên Năm Tín lý Duy nhất, và bác bỏ thẩm quyền của Giáo hoàng.
Ít có sự khác biệt về thần học giữa các giáo phái, và các giáo phái được thành lập thường dựa trên các đặc thù về địa dư và bộ máy tổ chức, với sự tập chú đặc biệt vào sự hiệp nhất trong hội thánh vô hình – quy tụ những người được cứu bởi huyết của Chúa Giê-xu, vượt lên trên ranh giới của các tổ chức giáo hội "hữu hình" trên trần thế.
Phần lớn tín hữu Kháng Cách gia nhập vào một trong các cộng đồng Kháng Cách sau:
Nhiều phong trào đại kết ra đời trong nỗ lực liên kết và tái tổ chức các giáo hội Kháng Cách, nhưng chỉ có được những kết quả hạn chế. Hầu hết các giáo phái Kháng Cách đều đồng thuận với nhau về các giáo lý quan trọng cùng các giá trị căn cốt trong đức tin Cơ Đốc, và tôn trọng sự khác biệt trong quan điểm liên quan đến các vấn đề không quan trọng trong thần học, giáo nghi và tổ chức. Khó có được con số chính xác, nhưng ước tính hiện có khoảng "33 000 giáo phái hiện diện trên 238 quốc gia".
Có khoảng 593 triệu tín hữu Kháng Cách trên toàn thế giới, bao gồm 170 triệu tại Bắc Mỹ, 140 triệu tại Phi Châu, 120 triệu tại Âu Châu, 70 triệu tại châu Mỹ La tinh, 60 triệu tại Á Châu và 10 triệu tại Úc Châu. Như vậy cộng đồng Kháng Cách chiếm khoảng 27% tổng số gần 2 tỉ tín hữu Cơ Đốc giáo.
Suốt gần 100 năm sau cuộc Cải cách Tin Lành, do bị vướng bận vào cuộc đấu tranh sinh tồn với Giáo hội Công giáo Rôma, cộng đồng Kháng Cách không mấy quan tâm đến công cuộc truyền giáo.
Song, trong các thế kỷ tiếp theo, ngày càng có nhiều nhà truyền giáo Kháng Cách được gởi đến nhiều xứ sở trên khắp thế giới để công bố thông điệp Cơ Đốc cho các dân tộc. Tại Bắc Mỹ, trong số các nhà truyền giáo tiếp xúc với người Mỹ bản địa có Jonathan Edwards, nhà thuyết giáo nổi tiếng của cuộc Đại Thức tỉnh, từ năm 1750, ông dành phần còn lại trong đời để chuyên tâm truyền giáo cho người dân bộ lạc Housatonic, và giúp họ chống lại sự bóc lột của người da trắng.
Giáo hội Moravian đặc biệt quan tâm đến công cuộc truyền giáo. Khi giáo hội chỉ quy tụ 300 tín hữu tại Herrnhut, họ đã cử người đi truyền giáo. Trong vòng 30 năm, giáo hội đã gởi hàng trăm giáo sĩ đến nhiều nơi trên thế giới như vùng Ca-ri-bê, Bắc Mỹ và Nam Mỹ, Bắc Cực, Phi châu, và vùng Viễn Đông.
Họ là giáo hội Kháng Cách đầu tiên thi hành mục vụ cho người nô lệ, cũng là những nhà truyền giáo Kháng Cách đầu tiên tìm đến những vùng đất mới để quảng bá thông điệp phúc âm. Từ năm 1732, đã có một cơ sở truyền giáo Moravian được thiết lập trên đảo St Thomas thuộc vùng Ca-ri-bê.
Tại Anh khoảng năm 1780, một người thợ đóng giày trẻ tuổi tên William Carey bắt đầu đọc một quyển sách của Jonathan Edwards viết về một mục sư đã quá cố, David Brainerd, người đã tận tụy giúp đỡ người da đỏ ở Bắc Mỹ bằng cách mở trường học và rao giảng phúc âm; Carey cũng bị thu hút bởi những chuyến du hành của James Cook khám phá quần đảo Polynesia. Từ đó, ông chú tâm đến trách nhiệm truyền giáo cho các dân tộc trên thế giới. Carey tự học tiếng Hi Lạp, Hebrew, Ý, Hà Lan, Pháp, và tìm đọc nhiều sách.
Năm 1792, Carey viết tiểu luận nổi tiếng "Tra vấn về Bổn phận của Cơ Đốc nhân sử dụng mọi phương tiện để đem người khác đến với Đức tin Cơ Đốc". Không phải là một cuốn sách thần học khô khan, Carey sử dụng những dữ liệu địa lý và dân tộc học tốt nhất thời ấy để vẽ bản đồ và trình bày số lượng các dân tộc cần nghe Phúc âm, giúp khởi phát phong trào truyền giáo bùng nổ mạnh mẽ cho đến nay. Sau 34 năm hoạt động truyền giáo, năm 1834, Carey từ trần tại Serampore, Ấn Độ.
Thomas Coke, Giám mục đầu tiên của Giáo hội Giám Lý Mỹ, được gọi là "Cha đẻ công cuộc truyền giáo Giám Lý". Sau một thời gian ở Mỹ để cùng Giám mục Francis Asbury gây dựng hội thánh còn non trẻ, Coke rời tân thế giới để hiến mình cho công cuộc truyền giáo ở Tây Ấn. Khi ở Mỹ, ông đã hoạt động tích cực để tìm kiếm sự hỗ trợ cho các cơ sở truyền giáo, đồng thời tuyển dụng thêm nhân lực.
Dù qua đời năm 1803 khi đang trên tàu đến Sri Lanka để mở cơ sở truyền giáo mới, di sản của ông để lại cho các tín hữu Giám Lý – lòng nhiệt huyết cho công cuộc truyền giáo - vẫn còn đến ngày nay.
Làn sóng truyền giáo kế tiếp, khởi phát từ đầu thập niên 1850, chủ trương tiến sâu vào nội địa, với Hudson Taylor và Hội Truyền giáo Nội địa Trung Hoa. Năm 1883, Henry Grattan Guinness thành lập Đại học Cliff để đào tạo và cung ứng giáo sĩ cho hội truyền giáo.
Taylor chủ trương hội nhập với người dân địa phương, ông mặc trang phục Trung Hoa và nói tiếng Hoa ngay cả khi ở nhà. Các tác phẩm, những bài diễn thuyết, và đời sống của Taylor là nhân tố giúp hình thành nhiều tổ chức truyền giáo, trong đó có Phong trào Sinh viên Tình nguyện (SVM). Từ năm 1850 đến 1950, phong trào này đã gởi đi gần 10 000 nhà truyền giáo, nhiều người trong số họ đã thiệt mạng do không hợp với thổ nhưỡng địa phương.
Năm 1910, Hội nghị Truyền giáo Edinburgh được tổ chức ở Scotland dưới quyền chủ tọa của John Mott (khôi nguyên giải Nobel Hòa bình năm 1946), nhà lãnh đạo tích cực của SVM và là một tín hữu Giám Lý. Hội nghị xem xét tình trạng truyền bá phúc âm, phiên dịch Kinh Thánh, vận động sự hỗ trợ của hội thánh, và huấn luyện giới lãnh đạo địa phương. Hội nghị không chỉ thiết lập cơ chế hợp tác liên giáo hội cho công cuộc truyền giáo mà còn lập nền cho phong trào đại kết tôn giáo.
Năm 1935 chứng kiến sự ra đời của làn sóng truyền giáo khởi phát bởi hai nhà truyền giáo Cameron Townsend và Donald McGavran. Nhận thấy rằng dù đã tiếp cận nhiều khu vực địa lý khác nhau, vẫn còn nhiều nhóm dân tộc bị cô lập bởi lý do ngôn ngữ hoặc giai cấp, Cameron thành lập Hội Phiên dịch Kinh Thánh Wycliffe chuyên tâm phiên dịch Kinh Thánh ra các ngôn ngữ địa phương, còn McGavran tập chú vào nỗ lực xóa bỏ các rào cản văn hóa và giai cấp tại những xứ sở như Ấn Độ, đất nước này có 4 600 ngôn ngữ, dân chúng bị chia cắt bởi sự khác biệt trong ngôn ngữ, văn hóa, và giai cấp.
Một khía cạnh quan trọng trong chiến lược truyền giáo là chính người địa phương thiết kế phương pháp tiếp cận với đồng bào của họ. Tại châu Á, chiến lược này được khởi xướng bởi những nhân vật như Tiến sĩ G. D. James của Singapore, Mục sư Theodore Williams của Ấn Độ, và Tiến sĩ David Cho của Hàn Quốc.
Đi đôi với nỗ lực truyền tải thông điệp Cơ Đốc, các tổ chức truyền giáo thường cung ứng cho người dân địa phương các loại dịch vụ y tế và phúc lợi. Hàng ngàn trường học, trại mồ côi, và bệnh viện được thành lập bởi các cơ sở truyền giáo.
Đức tin Kháng Cách được truyền bá tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 do nỗ lực của các nhà truyền giáo thuộc Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp ("Christian and Missionary Aliance; C&MA"). Năm 1911 thường được kể là năm đánh dấu Kháng Cách đến Việt Nam. Hội thánh Tin Lành Việt Nam ("The Evangelical Church of Vietnam") cho đến nay vẫn là giáo hội Kháng Cách lâu đời nhất và có số tín hữu đông nhất tại Việt Nam. Có lẽ vì lý do này thuật từ Tin Lành ("Evangelical") thường được dùng như một từ đồng nghĩa với Kháng Cách ("Protestant"), mà tại Việt Nam, danh xưng Tin Lành thường được dùng để thay thế cho Kháng Cách. Tin Lành hay Phúc Âm có nghĩa là tin tức tốt lành theo cách gọi của các nhà truyền giáo đầu tiên của Kháng Cách tại Việt Nam.
Theo những ước tính khác nhau, có khoảng từ 1 triệu đến hơn 1,4 triệu tín hữu thuộc cộng đồng Kháng Cách tại Việt Nam, phần lớn tập trung ở miền Nam. Tin Lành được xem là một trong những tôn giáo phát triển nhanh nhất trên đất nước này.
|
3473 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3473 | Anh giáo | Anh giáo là một truyền thống Kitô giáo Tây phương bao gồm những giáo hội có mối quan hệ lịch sử với Giáo hội Anh, phần lớn là thành viên Khối Hiệp thông Anh giáo ("Anglican Communion").
Đức tin Anh giáo lập nền trên Kinh Thánh, truyền thống của các sứ đồ, quyền kế thừa các sứ đồ, và các giáo phụ tiên khởi. Anh giáo là một trong những hệ phái thuộc Cơ Đốc giáo phương Tây, tuyên bố độc lập với Giáo hoàng Rô-ma vào thời điểm xác lập Định chế Tôn giáo thời Elizabeth. Trong số những bản tuyên tín của Anh giáo vào giữa thế kỷ 16 có nhiều điều khoản tương tự với những xác tín của cuộc Cải cách Kháng nghị. Những cải cách của Giáo hội Anh - định hướng bởi Tổng Giám mục Cantebury, Thomas Cranmer – theo lập trường trung dung giữa hai khuynh hướng cải cách khởi xướng bởi hai nhà cải cách Martin Luther và Jean Calvin. Đến cuối thế kỷ 16, việc giáo hội duy trì thể chế Giám mục cùng nhiều nghi thức truyền thống đã gây bất bình cho những người chủ trương xây dựng giáo hội trên nền thần học Kháng Cách.
Trong nửa đầu thế kỷ 17, qua nỗ lực của những nhà thần học Anh giáo, Giáo hội Anh và các giáo hội liên quan ở Ireland và những khu định cư ở Mỹ thuộc Anh thể hiện một tín ngưỡng Cơ Đốc theo lập trường trung dung trong thần học, cơ cấu tổ chức, và nghi thức thờ phụng, giữa truyền thống Kháng Cách và truyền thống Công giáo – quan điểm này đã tạo ảnh hưởng sâu đậm trên bản sắc Anh giáo.
Sau Cách mạng Mỹ, các giáo đoàn Anh giáo tại Hoa Kỳ và Canada thiết lập những giáo hội tự trị với các Giám mục của chính họ, và xây dựng một thể chế tự trị. Về sau, qua sự mở rộng của Đế chế Anh và qua các hoạt động truyền giáo, thể chế này đã trở thành hình mẫu cho các giáo hội tân lập ở châu Phi, châu Đại dương, New Guinea, và khu vực Thái Bình Dương.
Cho đến nay, sự khác biệt giữa hai khuynh hướng Kháng Cách và Công giáo bên trong truyền thống Anh giáo vẫn tiếp tục là một vấn đề gây tranh luận trong các giáo hội thành viên và trên quy mô Cộng đồng Anh giáo. Tuy nhiên, có một truyền thống đặc trưng của Anh giáo đã giúp kết nối các tín hữu trong cộng đồng Anh giáo trải qua nhiều thế kỷ là Sách Cầu nguyện chung, tuyển tập giáo nghi được phổ biến trong hầu hết các giáo hội thuộc Anh giáo suốt nhiều thế kỷ.
Trong khi tín hữu Anh giáo thừa nhận cuộc ly giáo dưới triều Henry VIII (1509-1547) là nhân tố khai sinh Giáo hội Anh như một thực thể độc lập, họ nhấn mạnh đến tính liên tục của giáo hội từ trước cuộc Cải cách Kháng nghị. Bộ máy tổ chức của giáo hội đã được thiết lập tại Hội nghị Herford năm 673, khi các Giám mục Anh lần đầu tiên cùng làm việc trong một thể chế, dưới quyền lãnh đạo của Tổng Giám mục thành Canterbury. Kể từ Định chế tôn giáo thời Elizabeth I (1558-1603), Giáo hội Anh thừa hưởng di sản từ cả Công giáo và Kháng Cách, với quân vương nước Anh được đặt vào vị trí đứng đầu giáo hội. Tuy nhiên, vua nước Anh không có vai trò nào trong các giáo hội thuộc cộng đồng Anh giáo tại các quốc gia khác trên thế giới.
Cuộc cải cách tại Anh khởi đầu với những mục tiêu chính trị của vua Henry VIII. Nhà vua muốn tiêu hôn (xóa bỏ cuộc hôn nân) với vợ là Catalina của Aragón để kết hôn chính thức với Anne Boleyn, với lý do là vương hậu không có vương tử để thừa kế ngai vàng, nhưng Giáo hoàng Clement VII từ khước. Cùng lúc, nhà vua nhận thấy sự cần thiết và những lợi ích chính trị và kinh tế khi ly khai khỏi Công giáo Rô-ma và thành lập Giáo hội Anh mà nhà vua là người đứng đầu giáo hội. Đạo luật Quyền Tối thượng năm 1534 tuyên bố vua Henry VIII là "Lãnh đạo Tối cao duy nhất trên đất" của Giáo hội Anh. Các đạo luật khác như luật giải thể tu viện năm 1542 mang một số lượng lớn các loại tài sản của tu viện Công giáo vào tay nhà vua, rồi sau đó vào tay các nhà quý tộc. Điều này tạo nên các nguồn vật chất lớn lao hỗ trợ cho giáo hội mới vừa độc lập trên lãnh thổ nước Anh, dưới quyền cai trị của một quân vương.
Tuy nhiên, người thiết lập nền thần học đặc thù cho Anh giáo là Tổng Giám mục Canterbury Thomas Cranmer với sự tiếp bước của Richard Hooker và Lancelot Andrewes. Cranmer được hưởng nền giáo dục tại Âu châu lục địa, chịu ảnh hưởng tư tưởng cải cách, và vì vậy, mặc dù là một linh mục, ông đã kết hôn. Bởi vì Cranmer và các nhà lãnh đạo khác của Giáo hội Anh được tấn phong bởi các Giám mục theo quyền kế thừa các sứ đồ, các vị này lại truyền chức cho những linh mục khác, Anh giáo được xem là vẫn duy trì quyền kế thừa các sứ đồ.
Trong thời trị vì ngắn ngủi của vua Edward VI, con trai của Henry, Cranmer đã thành công đáng kể trong nỗ lực đem Giáo hội Anh đến gần với lập trường Thần học Calvin. "Sách Cầu nguyện chung" ra đời trong thời gian này. Tuy nhiên, cuộc Cải cách bị đảo ngược đột ngột khi Mary I lên ngôi nữ vương sau cái chết của em mình (Edward VI). Chỉ đến thời trị vì của Nữ vương Elizabeth I (1558-1603), Giáo hội Anh mới được xác lập như là một giáo hội cải cách.
Trong thế kỷ 16, tôn giáo đóng vai trò quan trọng như là một nhân tố nối kết toàn thể xã hội. Những bất đồng tôn giáo chắc chắn sẽ dẫn đến những bất ổn xã hội, những âm mưu thông đồng và cầu viện binh lực nước ngoài để lũng đoạn triều chính hay lật đổ ngai vàng. Giải pháp của Elizabeth I nhằm giải quyết các bất đồng tôn giáo mà không cần đổ máu là xác lập một định chế giáo hội với nghi thức thờ phụng sao cho mọi người đều có thể dự phần, với một hệ thống thần học có thể bảo đảm sự đồng thuận của các khuynh hướng khác nhau về cung cách luận giải Kinh Thánh. Do đó, cần có sự bao dung cho nhiều quan điểm dị biệt và cần xem chúng là hợp pháp. Trong khi phần lớn dân chúng tỏ ra muốn đồng hành với thiết chế tôn giáo này, những nhóm cực đoan ở hai thái cực thần học không chấp nhận, và những rạn nứt bắt đầu xuất hiện bên trên bề mặt của sự hiệp nhất tôn giáo tại Anh.
Trong thế kỷ kế tiếp, có những dịch chuyển quan trọng hoặc về phía phong trào Thanh giáo hoặc về phía các trào lưu thiên về Công giáo. Cần nên biết rằng vào thời ấy, khái niệm về quyền tự do tôn giáo là không thể chấp nhận, vì vậy, cũng dễ hiểu khi mục tiêu của các nhóm đấu tranh là làm thế nào để kiểm soát giáo hội chứ không phải để được hưởng quyền tự do tôn giáo. Theo tiêu chuẩn của Âu châu lục địa, mức độ bạo động tôn giáo tại Anh tuy không cao, nhưng cũng đủ làm mất mạng một quân vương (Charles I) và một Tổng Giám mục Canterbury (William Laud). Kết quả sau cùng của cuộc chính biến phục hồi vương quyền của Charles II là nỗ lực trở lại các lý tưởng thời kỳ Elizabeth I. Tóm lại, trong giai đoạn này, đa số cư dân tại Anh chọn lựa con đường trung dung, còn đứng tại hai cực đối nghịch nhau là các nhóm Công giáo Rô-ma và Thanh giáo, mỗi nhóm đều đủ mạnh để tự bảo vệ mình khỏi bị nuốt chửng bởi nhóm kia, và đủ khôn ngoan để có thể tồn tại bên ngoài giáo hội thay vì tìm cách kiểm soát giáo hội. Cuộc cải cách tại Anh được xem là hoàn tất vào thời điểm này.
Mặc dù thiết chế Elizabeth I đã không giành được sự đồng thuận của toàn thể dân Anh thời đó, Anh giáo hiện nay đang phát triển tại nhiều nơi trên thế giới, một thành quả vượt quá mọi sự mong đợi của mọi tín hữu Anh giáo thế kỷ 16 và 17.
Quyết định của Henry VIII ly khai khỏi Công giáo Rô-ma khởi phát từ những tranh chấp về thẩm quyền và những lợi ích – nhất là do lập trường của Vương quyền tin rằng các giáo hội quốc gia phải có quyền tự trị - chứ không dính líu gì đến những bất đồng về thần học. Tuy nhiên, từ thời trị vì của Edward VI, và nhất là từ lúc Định chế Tôn giáo thời Elizabeth ra đời, nỗ lực kiến tạo một giáo hội quốc gia vẫn tiếp nối truyền thống đồng thời chấp nhận một số luận điểm thần học và giáo nghi của những nhà cải cách đã giúp hình thành Anh giáo, một cộng đồng các giáo hội với những nét đặc thù bên trong thế giới Cơ Đốc giáo.
Sự phân biệt giữa Cải cách và Công giáo, cũng như sự chọn lựa giữa hai truyền thống luôn là vấn đề gây tranh cãi bên trong các giáo hội thành viên và giữa các giáo hội thuộc Cộng đồng Anh giáo. Kể từ khi Phong trào Oxford khởi phát giữa thế kỷ 19, nhiều giáo hội thuộc Cộng đồng Anh giáo khởi sự phục hồi các nghi thức và mục vụ tương tự với Công giáo Rô-ma. Suốt thế kỷ qua, trong khi những người Công giáo Anh có khuynh hướng chú trọng đến nghi lễ và nếp cũ, thì những người Anh giáo Phúc âm vẫn tiếp tục duy trì đức tin và sống đạo phù hợp với khuynh hướng Cải cách.
Đối với nhóm "Thượng giáo hội" (Công giáo Anh), nền thần học của họ không được xác lập bởi Quyền Giáo huấn của giáo hội (như Công giáo Rô-ma), hoặc từ một nhà thần học khai sáng (như Thần học Calvin), cũng không lập nền trên những bản tín điều (như Giáo hội Luther). Đối với họ, văn kiện thần học Anh giáo nguyên thủy là "Sách Cầu nguyện chung", mà họ xem là sự thể hiện một tư duy thần học sâu sắc đi cùng với tinh thần hòa giải và bao dung. "Lex orandi, lex credenda" ("Luật của sự cầu nguyện chính là luật của đức tin"). Bao hàm trong sách cầu nguyện là những nguyên lý của thần học Anh giáo: Bản Tín điều các Sứ đồ, bản Tín điều Nicene, và bản Tín điều Athanasian (dù bản tín điều này không còn được sử dụng rộng rãi), Kinh Thánh (qua nghi thức đọc Kinh Thánh trong lễ thờ phượng), các thánh lễ, cầu nguyện hằng ngày, sách dạy giáo lý, và quyền kế thừa các sứ đồ. Trong khi đó, đối với những người "Hạ giáo hội" (Anh giáo Tin Lành), bản "Ba mươi chín Tín điều" theo khuynh hướng Cải cách là nền tảng hình thành nền thần học của họ. Trải qua nhiều thế kỷ, hai khuynh hướng này được chấp nhận trong tinh thần cộng sinh bên trong Cộng đồng Anh giáo.
Ban đầu, bản "Ba mươi chín Tín điều" giữ vị trí quan trọng trong thần học và sống đạo Anh giáo. Từ năm 1604, tất cả chức sắc Anh giáo phải tuyên bố tuân giữ bản tín điều này. Ngày nay, bản tín điều chỉ còn được xem là một văn kiện lịch sử, dù từng có thời là nhân tố chủ chốt trong việc định hình bản sắc Anh giáo. Các tín điều được nhìn nhận từ những góc độ khác nhau. Lấy thí dụ, khi xem xét giáo lý xưng công chính, những người Công giáo Anh cho rằng cần có đức tin, việc lành, và các thánh lễ; còn người theo khuynh hướng Tin Lành tin rằng chỉ có đức tin vào Chúa Giê-xu chúng ta có thể nhận lãnh sự tha thứ của Thiên Chúa, và việc lành là hệ quả tất yếu của một con người đã được thay đổi bởi ân điển.
Tuy nhiên, giáo huấn nổi bật nhất của bản tín điều thể hiện ở Điều VI về "sự trọn vẹn của Kinh Thánh", tuyên bố rằng Kinh Thánh chứa đựng mọi điều cần thiết cho sự cứu rỗi: vì vậy bất cứ điều gì không được viết, không được chứng thực trong Kinh Thánh, thì không ai có nghĩa vụ phải tin như là một phần của Đức tin, hoặc phải xem đó là cần thiết cho sự cứu rỗi. Điều VI đã có ảnh hưởng trên sự luận giải và giảng luận Kinh Thánh của Anh giáo từ lúc ban đầu cho đến nay.
Anh giáo cũng công nhận thẩm quyền của "những nhà thần học chuẩn mực". Sau Thomas Cranmer, nhà thần học có nhiều ảnh hưởng nhất là Richard Hooker, từ sau năm 1660, ông được xem là "cha đẻ" của tinh thần Anh giáo. Theo Hooker, thẩm quyền của Anh giáo đến từ Kinh Thánh, được thông hiểu bởi lý trí (sự thông tuệ và trải nghiệm đối với Thiên Chúa), và truyền thống (những thông lệ và xác tín của giáo hội), đã tạo ảnh hưởng trên Anh giáo hơn bất cứ truyền thống nào khác. Cần nên biết giáo huấn "kiềng ba chân" (Kinh Thánh, lý trí, và truyền thống) thường gán cho Hooker là không đúng. Theo Hooker, Kinh Thánh là nền tảng và là đứng đầu trong trật tự thẩm quyền, rồi mới đến lý trí và truyền thống, hai điều này dù quan trọng nhưng chỉ là thứ yếu, nếu so với Kinh Thánh.
Sự phát triển của Anh giáo đến nhiều xứ sở không nói tiếng Anh, sự đa dạng của sách cầu nguyện, và sự quan tâm ngày càng lớn trong nỗ lực đối thoại với các giáo hội khác, đã dẫn đến sự xem xét lại những giá trị của bản sắc Anh giáo. Nhiều tín hữu Anh giáo xem "Bốn Luận điểm" được thông qua tại Hội nghị Lambeth năm 1888 là "nền tảng và tối cần thiết" cho bản sắc Anh giáo. Nói tóm tắt, Bốn Luận điểm này là Kinh Thánh, chứa đựng mọi điều cần thiết cho sự cứu rỗi; các Tín điều (đặc biệt là Tín điều các Sứ đồ và Tín điều Nicene), là bản tuyên ngôn đầy đủ cho đức tin Cơ Đốc; hai thánh lễ Báp têm và Tiệc Thánh; và quyền kế thừa các Sứ đồ.
Trái với những gì người ta thường nghĩ, Quân chủ Anh Quốc không phải là "đầu" của giáo hội, mà theo luật là "Lãnh đạo tối cao" của Giáo hội Anh, vua Anh không có vị trí nào trong các giáo hội ngoài nước Anh. Vai trò của vương quyền Anh bị giới hạn vào việc bổ nhiệm các Giám mục, kể cả Tổng Giám mục Canterbury; ngay cả như thế, chính phủ cũng chỉ được giao cho một danh sách đã được chọn lọc trước. Quy trình này luôn cần có sự hợp tác và đồng thuận từ các đại diện của giáo hội.
Một đặc điểm khác của Anh giáo là không có một thẩm quyền toàn cầu nào được công nhận. Toàn bộ ba mươi tám khu vực của Cộng đồng Anh giáo ("Anglican Communion") đều tự trị, mỗi khu vực tự chọn thể chế và giới lãnh đạo cho mình. Các khu vực này có thể chọn mô hình giáo hội quốc gia (như Canada, Uganda, hoặc Nhật Bản), hoặc một nhóm các quốc gia (như Tây Ấn, Trung Phi, hoặc Nam Á), hoặc theo đặc điểm địa dư (như Vanuatu và Quần đảo Solomon), v..v... Trong các khu vực này là những giáo phận đặt dưới quyền lãnh đạo của tổng Giám mục. Tất cả các khu vực của Cộng đồng Anh giáo đều thành lập các giáo phận do Giám mục lãnh đạo. Giám mục được tấn phong theo quyền kế thừa các sứ đồ. Ngoài chức Giám mục còn có linh mục (tư tế) hoặc mục sư (đối với người theo khuynh hướng Tin Lành), và chấp sự. Không có quy định nào đòi hỏi sống độc thân, mặc dù có nhiều linh mục Công giáo Anh tự nguyện sống độc thân. Kể từ giữa thế kỷ 20, tại hầu hết các khu vực, phụ nữ được phong chức chấp sự, trong một số khu vực phụ nữ được nhận chức linh mục, và Giám mục.
Giáo hội Anh, giáo hội chính thức của xứ Anh Cát Lợi, được coi là "giáo hội mẹ" trong Cộng đồng Anh giáo. Thông qua sự mở rộng của Đế quốc Anh và các hoạt động truyền giáo, các giáo hội Anh giáo được thành lập ở nhiều quốc gia trên thế giới. Anh giáo tại một số nơi như Hoa Kỳ, Scotland được biết đến với tên là Giáo hội Giám nhiệm ("Episcopal"), từ tiếng Latinh "episcopus", có nghĩa là "giám mục", có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là người coi sóc, hay quản trị. Tên gọi này ngụ ý giáo hội được quản trị theo thể chế Giám mục. Mỗi giáo hội cấp quốc gia được đặt dưới quyền lãnh đạo của một Tổng Giám mục, hoặc Giám mục chủ tịch ("Presiding Bishop") như trong trường hợp của Giáo hội Giám nhiệm Hoa Kỳ. Giáo hội quốc gia được chia thành các giáo phận, giữa hai cấp bậc này có thể còn có bậc trung gian nữa là giáo tỉnh, thường tương ứng với địa giới hành chính của các tiểu bang hoặc các tỉnh.
Các hội đồng của giáo hội được thiết lập trên ba cấp: hội đồng tín hữu (quy tụ những đại biểu từ các giáo sở), hội đồng chức sắc, và hội đồng Giám mục. Giáo phận, không phải giáo xứ, là đơn vị hạt nhân trong cấu trúc thẩm quyền của giáo hội.
Bắt đầu từ nửa sau thập niên 1970, do bất đồng với sự lan truyền của khuynh hướng tự do trong Cộng đồng Anh giáo, nhiều tín hữu đã rời bỏ khối hiệp thông này và thành lập các giáo hội mới với phong trào Anh giáo tiếp diễn ("Continuing Anglican movement"), tự xem mình là bảo lưu tính tông truyền, đức tin và thực hành Anh giáo truyền thống.
Tổng Giám mục Canterbury giữ vị trí danh dự trong Cộng đồng Anh giáo. Giữa giới lãnh đạo của Cộng đồng, ông được nhìn nhận là" primus inter pares" (đứng đầu giữa những người bình đẳng), và không có quyền hạn nào đối với các khu vực bên ngoài nước Anh. Justin Welby trở thành Tổng Giám mục Canterbury thứ 105 vào lễ nhậm chức cử hành tại Nhà thờ chính tòa Canterbury ngày 21 tháng 3 năm 2013.
Tổng Giám mục Canterbury tổ chức và chủ tọa các Hội nghị Lambeth của Cộng đồng Anh giáo, ông là người quyết định danh sách các Giám mục được mời tham dự Hội nghị. Ông cũng chủ tọa những Tọa đàm Lãnh đạo Cộng đồng Anh giáo (những buổi gặp mặt giữa những người đứng đầu các giáo hội thành viên). Ông cũng đảm nhiệm chức vụ chủ tịch ban thư ký của Văn phòng Cộng đồng Anh giáo, và Hội đồng Tư vấn Anh giáo.
Cộng đồng Anh giáo không có thẩm quyền toàn cầu. Tất cả các tổ chức quốc tế của cộng đồng chỉ có chức trách tư vấn và hợp tác, những nghị quyết của các tổ chức này không có giá trị ràng buộc pháp lý đối với các giáo hội thành viên. Hiện có ba tổ chức chính của Cộng đồng:
Đến năm 2011, số tín hữu Anh giáo trên thế giới ước tính khoảng 85 triệu người. Trong hai thập niên qua, 11 khu vực ở châu Phi chứng kiến sự tăng trưởng bộc phát. Hiện ở đây có 36, 7 triệu tín hữu Anh giáo, đông hơn ở nước Anh với 26 triệu thuộc viên. Tại hầu hết các quốc gia công nghiệp, số tín hữu liên tục sút giảm kể từ thế kỷ 19.
Từ thế kỷ 17, Giáo hội Anh vẫn là một giáo hội hoạt động tích cực trong lĩnh vực truyền giáo khi họ tìm đến những khu định cư được thiết lập ở Mỹ, Úc, Canada, New Zealand, và Nam Phi để thành lập các giáo sở. Từ năm 1578, lễ Tiệc Thánh đã được cử hành ở Bắc Cực khi tuyên úy Anh giáo Robert Wolfall cùng đi với đoàn thám hiểm của Martin Frobisher đặt chân đến đây.
Nhà thờ Anh giáo đầu tiên được xây dựng ở châu Mỹ là tại Jamestown,Virginia, năm 1607. Đến thế kỷ 18, những nhà thờ Anh giáo xuất hiện tại châu Á, châu Phi, và Mỹ Latinh.
Các tổ chức truyền giáo của Giáo hội Anh, đầu tiên là Hội Quảng bá Kiến thức Cơ Đốc (SPCK) thành lập năm 1698, trong năm 1701 là Hội Truyền bá Phúc âm ở hải ngoại (CCPAS), và Hội Truyền giáo Giáo hội (CMS) năm 1799.
Thế kỷ 19 chứng kiến sự ra đời của Hội truyền giáo cho Thủy thủ (1856), Liên minh các bà mẹ (1876), và Đạo quân Hội thánh (1882) chủ trương truyền bá phúc âm bằng phương pháp cá nhân chứng đạo. Sang thế kỷ 20, Giáo hội Anh phát triển những hình thức truyền bá phúc âm mới như Alpha Course (1990) khởi phát từ Nhà thờ Trinity Brompton tại Luân Đôn. Đến thế kỷ 21, có những nỗ lực tiếp cận với giới thanh niên và thiếu nhi.
Giáo phận Sydney thuộc Giáo hội Anh giáo Úc - khoảng 50% tín hữu Anh giáo ở Úc thuộc giáo phận này - thành lập năm 1836 với William Grant Broughton là Giám mục đầu tiên. Được xem là một hiện tượng đặc biệt trong Cộng đồng Anh giáo, Giáo phận Sydney chấp nhận truyền thống Cải cách và Thanh giáo, với niềm xác tín rằng họ đang bảo vệ những giá trị nguyên thủy của cuộc Cải cách Anh khởi phát từ thế kỷ 16. Anh giáo Sydney tin rằng thẩm quyền và sự soi dẫn của Kinh Thánh đã được thể hiện trong bản tuyên tín của Anh giáo gọi là bản "Ba mươi chín Tín điều".
Về thể chế, Anh giáo Sydney nhấn mạnh đến vị trí của các giáo đoàn địa phương. Họ tin rằng vâng theo lời Chúa dạy, con dân Ngài nhóm lại để lắng nghe, luận giải, suy gẫm, và đáp ứng đối với Lời Chúa. Tín hữu có quan hệ mật thiết với giáo đoàn địa phương thay vì quan tâm đến hệ phái hoặc các định chế.
Họ cử hành lễ Tiệc Thánh, nhưng không chú trọng đến yếu tố thần bí như nhiều tín hữu Anh giáo khác. Ngoài ra, tín hữu Anh giáo Sydney còn có sự quan tâm đặc biệt đến trải nghiệm cá nhân trong đời sống đức tin, và sứ mạng truyền bá phúc âm, cũng như tin Kinh Thánh là sự mặc khải từ Chúa, vì vậy không sai lầm. Do đó, những người chống đối gọi họ là thuộc khuynh hướng bảo thủ.
Dù hầu hết các giáo đoàn Anh giáo Sydney không còn sử dụng Sách Cầu nguyện chung trong lễ thờ phượng, họ chấp nhận bản Ba mươi chín Tín điều được chép trong Sách Cầu nguyện chung là bản tuyên tín căn bản, thể hiện niềm xác tín rằng tất cả giáo huấn và truyền thống của giáo hội phải đặt dưới thẩm quyền của Kinh Thánh.
Mặc dù linh mục (priest: thầy tư tế) là chức vụ được công nhận rộng rãi trong Cộng đồng Anh giáo, Anh giáo Sydney bác bỏ chức vụ này vì cho rằng chức vụ tư tế chỉ có giá trị trong thời Cựu Ước khi trọng tâm của sự thờ phượng là nghi thức dâng tế lễ tại Đền thờ. Chức vụ tư tế đã được hoàn tất, một lần đủ cả, bởi sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su. Như vậy, mục sư chỉ đơn giản là viên chức của giáo hội, được giáo hội ủy nhiệm để giảng Lời Chúa, cử hành các thánh lễ, và quản trị các giáo đoàn.
Trong cộng đồng Cơ Đốc giáo, Anh giáo được biết đến với tính đa dạng về thần học và giáo nghi. Các cá nhân, hội đoàn, giáo xứ, giáo phận hay giáo hội quốc gia có thể chọn lựa hoặc nối kết với truyền thống và thần học Công giáo hoặc chọn hướng ngược lại, đồng hành với các nguyên tắc của cuộc Cải cách.
Một số tín hữu Anh giáo tuân giữ các nghi thức sùng kính của Giáo hội Công giáo Rôma như lần hạt cầu kinh, cầu khấn với các thánh. Một số khác đặt tin tưởng vào các sách thứ kinh ("deuterocanonical") trong Kinh Thánh, mặc dù giáo lý Anh giáo dạy rằng những sách này nên được đọc trong nhà thờ vì mục đích giáo huấn đạo đức, nhưng không nên dùng cho việc lập thuyết.
Về phần mình, những tín hữu Anh giáo nhấn mạnh đến đặc tính Kháng Cách của giáo hội, tập chú vào các tiêu chí của cuộc Cải cách về sự cứu rỗi bởi ân điển của Thiên Chúa qua đức tin của tín hữu, hai thánh lễ trong Sách Phúc Âm (Báp têm và Tiệc Thánh), và Kinh Thánh chứa đựng mọi điều cần thiết cho sự cứu rỗi.
Sự phân hóa bên trong giáo hội lên đến đỉnh điểm trong thế kỷ 19 khi trường phái Công giáo Anh ("Anglo-Catholic") nhấn mạnh vào khía cạnh Công giáo, và trường phái Anh giáo Phúc âm ("Evangelical Anglican") tập chú vào phương diện Cải cách và chiều kích phúc âm của giáo hội. Hai nhóm này còn được gọi là "Thượng giáo hội" và "Hạ giáo hội", ngụ ý về cung cách hành lễ của mỗi nhóm trong nghi thức thờ phụng ("Thượng giáo hội" quan tâm đến tính uy nghiêm, trang trọng của nghi thức, trong khi "Hạ giáo hội" thích chọn lựa các nghi thức đơn giản, và xem nghi thức là một cách biểu trưng cho tấm lòng).
Tuy nhiên, hầu hết tín hữu Anh giáo quyết định tự giữ mình để không bị lôi cuốn vào hai cực này, họ thường nhấn mạnh rằng Anh giáo, cần được hiểu theo ý nghĩa chính xác, là con đường trung dung của Cơ Đốc giáo, đi giữa Công giáo và Kháng Cách.
Ngay sau thời kỳ phục hưng của phong trào Công giáo, là sự xuất hiện và phát triển của các dòng tu, được thành lập cho những hoạt động từ thiện. Khởi phát từ thập niên 1840 và kéo dài trong thế kỷ sau, các dòng tu có mặt tại Anh Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Ấn Độ cũng như tại các quốc gia xa xôi khác ở Phi châu, Á châu và khu vực Thái Bình Dương.
Các tu sĩ và nữ tu dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa theo lời thề nguyện sống nghèo khổ, trinh bạch và vâng phục, dành trọn thì giờ cho các hoạt động tôn giáo và phục vụ người nghèo.
Kể từ thập niên 1960, có sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng và quy mô các dòng tu trên toàn thể Cộng đồng Anh giáo. Nhiều dòng tu lớn từng hoạt động tại nhiều nước nay chỉ còn lại một tu viện với một ít tu sĩ hay nữ tu già yếu. Số người xin gia nhập các dòng tu là rất ít, và một số dòng tu nay không còn hiện hữu.
Dù vậy, ngày nay vẫn còn có vài ngàn tu sĩ đang hoạt động tại khoảng 200 tu viện trên khắp thế giới.
Điều gây ngạc nhiên là sự phát triển số lượng tu sĩ và nữ tu tại những nơi như Quần đảo Solomon, Vanuatu và Papua Tân Guinea. Tại đây những tu sĩ và nữ tu thường ở độ tuổi từ 20 đến 25, trẻ hơn độ tuổi trung bình của các đồng lao của họ tại những nơi khác trên thế giới từ 40 đến 50 năm.
|
3474 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3474 | Giáo hội Anh | Giáo hội Anh là giáo hội Kitô giáo được thiết lập chính thức ở Anh Cách Lan ("England"), đóng vai trò là giáo hội mẹ của Khối Hiệp thông Anh giáo trên toàn cầu. Giáo hội được chia làm 2 giáo tỉnh: Canterbury ở miền Nam và York ở miền Bắc, được đứng đầu bởi Tổng giám mục Canterbury và Tổng giám mục York, mỗi vị đều mang thêm tước hiệu Giáo trưởng ("Primate"). Giáo hội Anh nhìn nhận mình mang cả hai căn tính Công giáo và Cải cách.
Bởi vì Anh giáo được công nhận là quốc giáo nên về mặt danh nghĩa, Quốc vương Anh (hiện nay là Quốc vương Charles III) có tước hiệu hiến định là "Người Quản trị Tối thượng ("Supreme Governor") của Giáo hội Anh". Thực tế, Tổng Giám mục Canterbury là người lãnh đạo Giáo hội Anh. Anh giáo trên toàn cầu bao gồm nhiều giáo hội độc lập tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận Tổng giám mục Canterbury là nhà lãnh đạo tượng trưng. Giám mục Justin Welby đã thay thế tiến sĩ Rowan Williams đảm nhận chức Tổng Giám mục Canterbury vào ngày 21 tháng 3 năm 2013.
Kitô giáo được rao giảng tại Anh vào thế kỉ thứ nhất hay thứ hai trong bối cảnh văn hóa La Mã-Briton. Vào thời kì Trung cổ, Giáo hội Anh chịu dưới quyền của Giáo hoàng, nhưng tách ra khỏi Rôma vào năm 1534 dưới triều vua Henry VIII, tuy rằng đã có nhập lại một cách tạm thời dưới triều của Nữ vương Mary I trong năm 1555.
|
3485 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3485 | Tháng tám | Tháng tám là tháng thứ tám theo lịch Gregorius, có 31 ngày.
|
3490 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3490 | Tháng chín | Tháng chín là tháng thứ chín theo lịch Gregorius, với 30 ngày.
("Autumnal Equinox Day)"
|
3495 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3495 | Phạm Duy | Phạm Duy (5 tháng 10 năm 1921 – 27 tháng 1 năm 2013), tên khai sinh Phạm Duy Cẩn là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam. Ông được nhiều người đánh giá là nhạc sĩ lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại, trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt. Nhạc của ông thường sử dụng những yếu tố nền tảng của âm nhạc cổ truyền Việt Nam kết hợp với những kỹ thuật, cấu trúc của nhạc hàn lâm Tây phương, tạo nên một phong cách riêng với nhiều tác phẩm lớn có tính đột phá, giàu ảnh hưởng đối với các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ. Ông cũng là người khởi xướng, định hướng nhiều trào lưu, phong cách mới mẻ cho nền tân nhạc Việt. Ngoài sáng tác và biểu diễn, ông còn có những công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Ông còn được coi như một nhà văn với 4 tập hồi ký được giới phê bình đánh giá cao về giá trị văn học lẫn giá trị tư liệu. Với hơn 70 năm sự nghiệp, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, ông được coi là "cây đại thụ" của nền âm nhạc Việt Nam. Tuy vậy bên cạnh đó, các quan điểm nhìn nhận về ông cũng khác biệt, chủ yếu là do các vấn đề chính trị.
Khởi đầu sự nghiệp âm nhạc trong gánh hát Đức Huy với vai trò phó quản lý và ca sĩ hát lưu động. Từng tham gia Chiến tranh Đông Dương đến năm 1951, sau đó ông rời khỏi chiến khu rồi vào miền Nam Việt Nam để hoạt động âm nhạc. Phạm Duy là tên tuổi lớn và đầy ảnh hưởng tại miền Nam Việt Nam với những hoạt động tích cực dành cho cả âm nhạc và chính trị, và những hoạt động này còn tiếp diễn sau giai đoạn 1975, khi ông di tản sang Hoa Kỳ. Vì lý do chính trị, nhạc của ông bị cấm hoàn toàn tại miền Bắc Việt Nam sau 1954, và toàn Việt Nam sau 1975.
Năm 2005, sau nhiều lần về thăm quê hương, ông chính thức trở về Việt Nam sống và từ đó, một số ca khúc của ông mới bắt đầu được phép phổ biến lại. Tính cho tới tháng 1 năm 2014, có 244 ca khúc được cấp phép lưu hành (trong số đó có 53 ca khúc ngoại quốc do ông đặt lời Việt), trong số khoảng hơn 2000 ca khúc do ông sáng tác hoặc viết lời.
Phạm Duy Cẩn sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921 (5 tháng 9 (nhuận) năm Tân Dậu) tại Nhà hộ sinh số 40 Rue Takou (nay là Phố Hàng Cót), Hà Nội trong một gia đình văn nghiệp. Ít lâu sau khi ông ra đời, gia đình ông dọn từ phố Mã Mây (Rue des Pavillons Noirs - phố Quân Cờ Đen) xuống phố Hàng Dầu (Rue Felloneau), Hà Nội.
Cha ông là Phạm Duy Tốn, thường được coi như là nhà văn xã hội đầu tiên của nền Văn học Mới đầu thế kỷ XX. Anh của ông là Phạm Duy Khiêm, giáo sư – thạc sĩ, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp, văn sĩ Pháp văn, tác giả những cuốn "Légendes des terres sereines, Nam et Sylvie, De Hanoi à Lacourtine".
Lúc nhỏ ông là cậu bé hiếu động, tính tình "văng mạng, bất cần đời", tuy vậy lại thích diễn kịch, làm trò, và mê nhạc. Ông biết dùng guitar, mandolin để chơi nhạc Tây Âu, bên cạnh đó còn tiếp thu các nhạc điệu dân ca miền Bắc, hay những bài ca Huế như Nam Ai, Nam Bình, Tứ Đại Cảnh… Ngoài nền văn hóa mang tính nhân bản của Pháp, ông còn được tiếp xúc với văn hóa cổ truyền, qua các tác phẩm của cha Phạm Duy Tốn, hay cuốn "Tục ngữ phong dao" của người anh họ Nguyễn Văn Ngọc.
Về học hành chính quy, Phạm Duy chỉ có bốn năm tiểu học và một năm trung học, nhưng những bài học trong sách "Quốc văn giáo khoa thư, Luân lý giáo khoa thư" đã in đậm trong tâm hồn ông trước khi bước vào xã hội, hình thành cho ông quan niệm về "đức độ của con người Việt Nam" mà ông nhấn mạnh là "con người ở nông thôn", chứ không phải ở thành thị. Ông học vỡ lòng tại trường Hàng Thùng, học Tiểu học tại trường Hàng Vôi (Trường Amiral Courbet, nay là trường Nguyễn Du). Tính ông nghịch ngợm, học không giỏi, thường hay bị phạt. Đến năm 13 tuổi (1934), vào được lớp nhất, ông mới học giỏi dần, trở thành một trong những học sinh ưu tú của lớp, nhất là môn đọc thơ tiếng Pháp.
Năm 1936, sau khi thi trượt vào Trường Bưởi, ông vào học trường Trung học tư thục Thăng Long. Thầy dạy ông tại trường có Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Tuyên, Phan Anh, Khuất Duy Tiến... Trong các bạn cùng lớp có Quang Dũng. Về học lực ông đứng thứ nhì trong lớp. Một năm học trung học giúp ông hấp thụ thêm những cái hay cái đẹp của nền văn chương Pháp, của Victor Hugo, André Chenier, Alfred de Vigny, Bernadin de Saint Pierrre...
Năm 1937, anh của ông là Phạm Duy Khiêm không cho ông học tại trường Thăng Long nữa mà bắt ông học nghề, vào Trường Bách Nghệ (Trường Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội). Trường có hai ngành là gỗ và sắt, ông học ngành sắt (nguội, tiện, rèn). Học chưa hết một niên khóa thì năm 1938 ông bị đuổi học vì đánh nhau, vi phạm kỷ luật.
Năm 1938, sau khi nghỉ học, ông xin làm việc ở hiệu sửa radio tại phố Hàng Gai, Hà Nội. Cuối năm 1939 thì đi Móng Cái làm việc ở Nhà Máy điện, làm thợ rèn rồi coi lò than, sau 5 tháng bị bệnh nám phổi phải vào nhà thương chữa bệnh. Cuối tháng 5/1940 ông về Hà Nội định đầu quân làm lính thợ sang Pháp nhưng do Pháp bị thua trận nên ý định không thành.
Khoảng tháng 6/1940, nghe lời bè bạn, ông theo học dự thính hội họa tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học thầy Tô Ngọc Vân, cùng lớp với Bùi Xuân Phái, Phan Kế An, Võ Lăng... Tuy nhiên, ông sớm nhận ra mình không có niềm đam mê thật sự đối với hội họa.
Mùa thu năm 1941 ông nghỉ học, về Hưng Yên sống với mẹ, chị tại nhà anh trai Phạm Duy Nhượng, đang làm thầy giáo tại đây. Một người anh họ xa nên là Ninh, làm nghề lục sự tại Tòa án, đã đưa ông vào làm thư ký. Sau một thời gian ông bỏ việc về làm con nuôi của Tuần phủ Lê Đình Trân, lo việc kèm học cho 2 em nhỏ. Sau ông Trân được thăng làm Tổng đốc, đi trấn nhậm tỉnh Kiến An, Phạm Duy cũng đi theo.
Năm 1943 ông đi trông coi đồn điền của gia đình Tổng đốc Lê Đình Trân tại Yên Thế, Bắc Giang. Một thời gian sau mẹ ông kêu ông về Hà Nội để tham gia Gánh hát Đức Huy đang thành lập. Gánh hát biểu diễn ra mắt tại Hải Phòng rồi Nam tiến, có lúc biểu diễn ở Campuchia.
Việc sống ở nhiều nơi, trải qua nhiều hoàn cảnh sống khác nhau cũng là những chất liệu quan trọng giúp ích cho sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy sau này. Cùng với giai đoạn lang thang vô định này, ông cũng dần nhận ra niềm đam mê âm nhạc của mình. Phạm Duy tự mày mò học nhạc cổ điển, rồi tập sáng tác. Trong cuộc đời của mình, ông chưa từng học chính quy một trường lớp âm nhạc nào.
Năm 1944, ông thành ca sĩ hát tân nhạc trong gánh hát cải lương Đức Huy – Charlot Miều (Ngô Nhật Huy). Thời kỳ hát rong, Phạm Duy được gặp gỡ nhiều tên tuổi lớn như thi sĩ Lưu Trọng Lư, nhạc sĩ Lê Thương, Lê Xuân Ái, Văn Đông... và nhạc sĩ Văn Cao, người sau này trở thành bạn thân thiết trong đời sống lẫn trong âm nhạc. Ngoài việc cùng Văn Cao la cà các chốn ăn chơi thì ông cũng giúp đỡ cho Văn Cao trong việc soạn nhạc, cùng Văn Cao sáng tác tác phẩm "Bến xuân" và "Suối mơ".
Năm 1942, ông khởi nghiệp sáng tác nhạc với tác phẩm hoàn chỉnh đầu tay là ""Cô hái mơ"", phổ từ thơ Nguyễn Bính, trong thời kỳ phong trào Tân nhạc bắt đầu nở rộ.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chiều ngày 10 tháng 3, khi gánh hát Đức Huy đang lưu diễn ở Cà Mau, ông cùng hai người trong gánh hát bị mật thám Pháp bắt vào tù do treo cờ Nhật, nhưng đến tối thì được binh lính Nhật trả tự do. Giữa năm 1945 Phạm Duy từ giã gánh hát Đức Huy đến ở nhờ nhà một người bạn tại khu Dakao (Tân Định), Sài Gòn. Ông sinh sống, đi hát tại Sài Gòn rồi gia nhập Thanh niên Tiền phong, làm công tác văn nghệ rồi vào đội Võ trang Tuyên truyền. Tháng 10/1945, sau khi quân Pháp làm chủ Sài Gòn, ông rời Tân Định ra Bắc, về Hà Nội.
Đầu năm 1946 ông tham gia một lớp huấn luyện quân sự cấp tốc rồi sau đó được đưa vào miền Nam tham gia kháng chiến. Ông được đưa vào chiến khu Bà Rịa - Vũng Tàu làm công tác thông tin, liên lạc và tiếp vận. Đầu mùa Thu năm 1946 ông bị thương nhẹ ở cánh tay và được phép về Bắc. Ông ở Huế một thời gian rồi về Hà Nội khoảng cuối tháng 10/1946.
Ngày 19/12/1946 Toàn quốc kháng chiến. Ngày 20 tháng 12 ông ra Hà Đông, làm việc tại Đài Phát thanh bí mật; sau đó tham gia Đoàn Văn nghệ Giải phóng tại Sơn Tây rồi đi phục vụ văn nghệ qua Phúc Yên, Vĩnh Yên, Việt Trì, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai. Ông ở lại Lào Cai, cùng với Văn Cao, Ngọc Bích, làm việc tại phòng trà Quán Biên Thùy (một cơ sở tình báo). Sau đó ít lâu ông cùng Ngọc Bích đến Bắc Cạn (qua Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên) khoảng tháng 10/1947, rồi quay lại Thái Nguyên; lúc này hai ông làm việc cho Cục Chính trị, là cán bộ văn nghệ với cấp bậc đại úy. Cuối 1947 hai ông từ Thái Nguyên qua Bắc Giang, sau đó tham gia đoàn văn nghệ do Hoàng Cầm thành lập, lưu diễn tại Bắc Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn năm 1948. Sau khi không còn là văn nghệ sĩ của Cục Chính trị thì 2 người đi Bắc Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Sơn Tây về Hà Đông.
Sau khoảng 2 tháng, nghe lời Trần Văn Giàu, cả hai vào Thanh Hóa để vào Nam. Nhưng tại Thanh Hóa, Phạm Duy tham gia Đoàn Văn nghệ Quân đội Liên khu IV, trực thuộc Trung đoàn 304 (có sự tham gia của Thái Hằng). Sau khi đính hôn với Thái Hằng, Phạm Duy cùng một số nghệ sĩ đi phục vụ thực tế tại Nghệ An, Hà Tĩnh rồi Bình - Trị - Thiên (đi đường rừng, đồng bằng và quay về bằng đường biển).
Về lại Thanh Hóa năm 1949, Phạm Duy cưới Thái Hằng, người chủ trì hôn lễ là tướng Nguyễn Sơn. Sau đó cả 2 vợ chồng ra Việt Bắc (đi qua Hòa Bình, Vĩnh Yên, Thái Nguyên, Bắc Cạn) năm 1950, tham dự Đại hội Văn hóa Toàn quốc. Sau đó Phạm Duy và vợ từ bỏ, thoát ly khỏi các đoàn văn nghệ quân đội và quay về lại Thanh Hóa.
Ngày 1 tháng 5 năm 1951 đại gia đình Phạm Duy-Thái Hằng chia làm 3 nhóm từ Thanh Hóa "dinh tê" về Hà Nội. Ngày 9 tháng 6 năm 1951 di cư (bằng máy bay) vào Nam, sinh sống tại Sài Gòn. Cuối năm 1951, bị một số nhạc sĩ ghen tị tố cáo là có quan hệ với Việt Minh, ông cùng với Lê Thương và Trần Văn Trạch bị bắt giam ở khám Catinat, Sài Gòn trong 120 ngày. Năm 1953, ông qua Pháp học dự thính hai năm về âm nhạc, tại đây, ông chơi thân với Trần Văn Khê, người sau này trở thành giáo sư dân nhạc nổi tiếng. Hai năm sau, ông về Việt Nam thì đất nước đã chia cắt sau hiệp định Genève. Từ đó, ông ở miền Nam tiếp tục sáng tác và biểu diễn trong ban hợp ca Thăng Long cùng với Thái Thanh, Hoài Nam, Hoài Bắc, Hoài Trung tại phòng trà Đêm màu hồng. Thời gian này ông cũng có những hoạt động trong ngành sân khấu và thông tin đại chúng, như viết nhạc kịch, viết nhạc cho phim và cộng tác với đài Phát thanh.
Năm 1956, xảy ra vụ ngoại tình giữa ông và ca sĩ Khánh Ngọc, là vợ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương và đồng thời cũng là em vợ của Phạm Duy , vụ việc trở thành một đề tài gây xôn xao trên các báo chí Sài Gòn và cả Hà Nội. Đây là "mối tình cấm", "cả gan" luôn làm ông "buồn rầu khi phải nhắc lại" vì đã làm buồn lòng người vợ, người em vợ, và vì biết rằng những đổ vỡ kia không thể hàn gắn được". Sau vụ tai tiếng trên, ông không còn hợp tác với ban hợp ca Thăng Long nữa. Trong lúc tinh thần suy sụp, ông đi vào mối tình đặc biệt với Alice, con gái của Helen – tình nhân cũ của ông. Đây là mối tình "giữa hai tâm hồn", "không đụng chạm thể xác", được xây dựng trong 10 năm và chính là nguồn cảm hứng lớn để ông viết nên nhiều tác phẩm nhạc tình giá trị, như "Chỉ chừng đó thôi, Thương tình ca...".
Gia đình ông chuyển đến căn nhà nhỏ ở cư xá Chu Mạnh Trinh ở ngã tư Phú Nhuận, nơi có nhiều gia đình nghệ sĩ tới ở, như gia đình Nguyễn Mạnh Côn, Năm Châu, Duyên Anh, Hồ Anh, Anh Ngọc, Trần Ngọc, Hoàng Nguyên, Minh Trang, Kim Tước. Không còn hợp tác với ban Thăng Long, Phạm Duy vào làm việc ở Trung tâm Điện ảnh. Thời gian này ông hay lui tới quán Chùa (La Pagode), gặp gỡ Vũ Khắc Khoan, Cung Trầm Tưởng, Võ Đức Diên, Mặc Thu, Tạ Tỵ, Lê Ngộ Châu... Ông được Võ Đức Diên và các bạn bè giúp đỡ đi một chuyến từ Sài Gòn ra vĩ tuyến 17 để hoàn thành nốt trường ca Con đường cái quan.
Thập niên 1960, sau khi Việt Nam Cộng hòa được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận, cùng với các bạn nghệ sĩ khác, Phạm Duy được cử đi Philippines, Nhật Bản, Thái Lan để giới thiệu văn nghệ Việt Nam. Và với ít nhiều kinh nghiệm bang giao, ông thường có mặt trong những buổi đón tiếp các phái đoàn văn nghệ nước ngoài, như đoàn vũ trống của Hàn Quốc, đoàn Moral Rearmement của Mỹ... Nhờ đó, ông có dịp trao đổi tài liệu âm nhạc với các văn nghệ sĩ nước ngoài.
Năm 1965, ông tham gia phong trào Du ca với Nguyễn Đức Quang, Giang Châu, Ngô Mạnh Thu... đi nhiều nơi tại miền Nam Việt Nam để phổ biến các ca khúc nói lên thân phận của tuổi trẻ thời đó.
Năm 1966, ông được văn phòng Giáo dục Văn hóa của Bộ Ngoại giao Mỹ mời sang nước này, tại đây ông được mời tham quan các đài truyền hình, nhạc hội, đến ở trong gia đình nghệ sĩ The Beers Family, Petersburg. Ông được đài Channel 13 với Steve Addiss và Bill Crofut, mời tham gia chương trình dân ca của Pete Seeger, nhạc sĩ phản chiến số một của Hoa Kỳ. Bốn năm sau ông lại qua Hoa Kỳ lần nữa để làm cố vấn cho Bộ thông tin Hoa Kỳ để "giải độc dư luận Mỹ". Tại đây ông mới biết thêm thông tin về vụ Thảm sát Mỹ Lai, và phản ứng của ông là ca khúc <nowiki>"</nowiki>Kể chuyện đi xa<nowiki>"</nowiki>. Ông cũng hát nhiều ca khúc phản chiến tại các show truyền hình, sân khấu ở Mỹ.
Cuối thập niên 1960, ban nhạc gia đình "The Dreamers" của các con ông ra đời, ông cùng ban này đi biểu diễn tại các phòng trà, nhà hàng Sài Gòn. Đây cũng là thời gian băng Cassette thịnh hành, giúp ông có được nhiều khoản thu nhập từ tiền tác quyền, trở nên giàu có.
Từ 1970 - 1975, với nhiều diễn biến lớn diễn ra tại Việt Nam, đời sống cũng như công việc của ông cũng có nhiều bất ổn. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, đài phát thanh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cho đăng tuyên bố tử hình vắng mặt Phạm Duy và hai người khác vì thái độ chống cộng. Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, trước việc quân Giải phóng miền Nam vào Sài Gòn, Phạm Duy quyết định đưa gia đình di tản ra nước ngoài. Ngày 28 tháng 4, ông và vợ, hai con gái được máy bay của Mỹ đem đi .
Trải qua nhiều khó khăn của hành trình di tản, ông và gia đình cũng ổn định, cư ngụ tại Thành phố Midway, Quận Cam, California. Thời kỳ này ông vẫn tiếp tục sáng tác, biểu diễn và tổ chức cũng như tham gia các đêm nhạc về mình.
Năm 1990, ông bắt đầu viết hồi ký, khi hoàn tất chia làm 4 cuốn.
Năm 1999, vợ ông là bà Thái Hằng qua đời, sự kiện này khiến ông bị cao huyết áp phải đi nằm bệnh viện một thời gian dài. Sau năm này, ông quyết định thực hiện những chuyến về thăm quê hương sau 25 năm xa cách.
Tháng 5 năm 2005, ông chính thức trở về Việt Nam, mua nhà sống tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các con trai Duy Quang, Duy Cường. Tháng 7 cùng năm, lần đầu tiên kể từ năm 1975, 9 bài hát của ông được cấp phép phổ biến. Thời kỳ này ông vẫn hoạt động âm nhạc, tuy sức khỏe đã có dấu hiệu giảm sút, nhiều bệnh được phát hiện ra.
Ngày 27 tháng 1 năm 2013, sau một thời gian nằm viện, ông qua đời, một tháng sau cái chết của con cả ông là ca sĩ Duy Quang. Tang lễ của ông được tổ chức tại nhà riêng và ông được an táng tại Công viên Nghĩa trang Bình Dương vào ngày 3 tháng 2 năm 2013.
Gia đình Phạm Duy có nhiều người trong lãnh vực nghệ thuật, ngoài người cha Phạm Duy Tốn và anh trai Phạm Duy Khiêm là những nhà văn có tiếng, còn có anh thứ Phạm Duy Nhượng cũng là nhạc sĩ, tác giả ca khúc "Tà áo Văn Quân". Một người anh họ của ông là học giả Nguyễn Văn Ngọc, tác giả cuốn "Tục ngữ phong dao". Học giả Trần Trọng Kim từng nhận ông làm con nuôi.
Đến khi lập gia đình, ngoài vợ ông là ca sĩ Thái Hằng, còn có em vợ là danh ca Thái Thanh, anh em vợ là các nhạc sĩ Phạm Đình Chương (Hoài Bắc), nghệ sĩ Phạm Đình Sỹ, ca sĩ Phạm Đình Viêm tức (Hoài Trung) của ban hợp ca Thăng Long. Ông có tám người con (Duy Quang, Duy Minh, Duy Hùng, Duy Cường, Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Đức, Thái Hạnh) và các con ông đều được ông hướng dẫn theo nghiệp nhạc, đều có thành công trong lĩnh vực của mình: con trai cả là ca sĩ Duy Quang, rồi đến nhạc sĩ hòa âm Duy Cường, con gái là các ca sĩ Thái Hiền, Thái Thảo.
Ngoài ra có thể kể đến con rể của ông là ca sĩ Tuấn Ngọc (chồng của Thái Thảo), là con trai của nhạc sĩ Lữ Liên; vì thế ông và nhạc sĩ Lữ Liên là thông gia. Các cháu vợ của ông như ca sĩ Ý Lan (con gái của Thái Thanh), và Mai Hương (con gái Phạm Đình Sỹ).
Ông từng vướng vào scandal ngoại tình với em dâu là ca sĩ Khánh Ngọc, là vợ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương (vợ Phạm Duy là ca sĩ Thái Hằng, chị ruột của Phạm Đình Chương). Điều này đã khiến hôn nhân của Phạm Đình Chương tan vỡ. Dư luận lên tiếng, khán giả căm ghét khiến Khánh Ngọc phải chấm dứt sự nghiệp ca sỹ, xuất ngoại sang Mỹ Còn Phạm Duy thì mất tinh thần một thời gian, rồi lại đáp trả công luận bằng sự gan lì với bản nhạc ""Tôi còn yêu, tôi cứ yêu!”". Khi vụ án tình giữa Phạm Duy - Khánh Ngọc xảy ra thì cụm từ “ăn chè Nhà Bè” cũng được nhắc đến nhiều để chỉ những cuộc tình vụng trộm
Phạm Duy bắt đầu sự nghiệp âm nhạc với vai trò ca sĩ hát Tân nhạc trong gánh hát Cải lương Đức Huy - Charlot Miều. Gánh hát này đưa ông đi nhiều miền trên đất nước, giúp ông mở mang tầm mắt, ngoài ra khiến ông trở thành một nhân tố quan trọng trong việc phổ biến tân nhạc đến các vùng. Với giọng hát điêu luyện, đậm chất Việt của mình, ông đã đưa tên tuổi các nhạc sĩ như Đặng Thế Phong, Văn Cao đi khắp đất nước Việt Nam. Trong bài báo Tài Tử Phạm Duy để giới thiệu ca sĩ Phạm Duy, đăng trên tờ Revue Radio Indochine số 47, ra ngày Tết dương lịch năm 1944, Nguyễn Văn Cổn đã khắc họa:
Với giai đoạn này, nhạc sĩ Văn Cao gọi Phạm Duy là "kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi khắp chốn". Ông từng hát riêng cho vua Bảo Đại nghe trong một chuyến lưu diễn ở Phan Rang. Khi đã theo kháng chiến, với cây đàn guitar, Phạm Duy tiếp tục đem giọng hát của mình phục vụ anh em chiến sĩ, mà theo Tạ Tỵ, tiếng hát Phạm Duy lúc này "mang một âm hưởng khác, một nội dung khác, ở đó, Duy không còn là kẻ đứng ngoài hát cho người khác nghe, mà nó chính là tiếng thét oai hùng của một thế hệ thanh niên đã ý thức được vai trò của mình trong lịch sử".
Thời gian khi đã vào nghề sáng tác, Phạm Duy cũng duy trì công việc ca hát của mình, một cách không đều đặn. Tiếng hát của ông từng được phát trên các đài truyền thanh, truyền hình lớn trên Nam Việt cũng như thế giới. Ông đi hát rong cùng James Durst, Pete Seeger trong các chương trình giao lưu văn hóa Việt Mỹ, hay các chương trình nhạc phản chiến, phong trào du ca. Bên cạnh đó, Phạm Duy còn tự thâu âm những băng nhạc "Tục ca, Tâm ca, Vỉa hè ca", "Ngục ca" và trong giai đoạn đầu lưu vong ở Hải ngoại, là hát rong trong nhóm nhạc "Gia đình Phạm Duy", cùng với Thái Hằng, Thái Hiền.
Tuy là ca sĩ có được nhiều thành công đặc biệt, nhưng sự nghiệp chính và quan trọng nhất của Phạm Duy là sáng tác, bắt đầu từ ca khúc "Cô hái mơ", nếu không tính các ca khúc nghịch ngợm, truyền miệng, hay các ca khúc đặt lời cho nhạc ngoại quốc từ thuở thiếu niên.
Ca khúc đầu tay của Phạm Duy là "Cô hái mơ", một ca khúc phổ từ thơ Nguyễn Bính. Tới năm 1944, ông cho ra đời bài "Gươm tráng sĩ", một ca khúc gắn với sự tích hồ Hoàn Kiếm, và là ca khúc đầu tiên được ông viết cả lời lẫn nhạc.
Thời kháng chiến Nam bộ (1945–1946) ông chơi thân với Văn Cao, ngoài việc cùng ra vào chốn ăn chơi, ông và Văn Cao còn giúp nhau trong phương diện sáng tác; Ông cùng Văn Cao cũng cùng nhau làm những ca khúc như "Bến xuân, Suối mơ". Thời gian đầu của sự nghiệp, ở trong vùng kháng chiến, ông sáng tác nhiều ở thể loại hùng ca: "Gươm tráng sĩ, Chinh phụ ca, Thu chiến trường, Chiến sĩ vô danh, Nợ xương máu..." Bên cạnh đó là những bài nhạc tình lãng mạn đầu tay: "Cô hái mơ, Cây đàn bỏ quên, Khối tình Trương Chi, Tình kỹ nữ, Tiếng bước trên đường khuya...".
Năm 1947, Phạm Duy bắt đầu sáng tác nhạc mang âm hưởng dân ca, mà theo ông: "Tôi nghĩ rằng tôi là người Việt Nam, nếu tôi muốn được gọi là một nhạc sĩ Việt Nam, thì tôi phải làm nhạc dân ca. Đó là chuyện rất giản dị... Tôi phải khởi sự sáng tác của tôi bằng những bản nhạc mang tinh thần Việt Nam và với chất liệu của Việt Nam nữa", từ đó cho ra đời thể loại mà ông gọi là "Dân ca mới",: "Nhớ người thương binh (1947), Dặn dò, Ru con, Mùa đông chiến sĩ, Nhớ người ra đi, Người lính bên tê, Tiếng hát sông Lô, Nương chiều..." Những bài này được ông sáng tác dựa trên 2 tiêu chí:
Về nội dung, nhạc Phạm Duy ở giai đoạn kháng chiến chủ yếu là những bài nhạc hùng, nhạc vui, thường mang tính chất lạc quan: "Gánh lúa, Đường ra biên ải...", hay ca ngợi kháng chiến, ca ngợi công lao của Hồ Chí Minh như "Bên ni bên tê, Ngọn trào quay súng, Đường về quê". Từ năm 1948, ông bắt đầu khai thác thêm đề tài về sự gian khổ của cuộc kháng chiến. Đề tài này là chủ đề chính trong những ca khúc: "Bao giờ anh lấy được đồn tây" (sau đổi thành "Quê nghèo"), "Bà mẹ Gio Linh, Về miền Trung, Mười hai lời ru...", mang những câu chuyện, hình ảnh của chốn thôn quê và nỗi gian khổ của người dân quê trong thời chiến tranh.
Những bài hát này tuy được quần chúng yêu thích và phổ biến rộng rãi, nhưng do nói về sự bi, sự khổ và có chất "lãng mạn tiểu tư sản" mà Phạm Duy bắt đầu bị sự chỉ trích của cấp trên thời kháng chiến. Sau nhiều lần bị khiển trách, ông quyết định rời chiến khu về thành phố. Trong 2 năm sửa soạn về thành rồi về Sài Gòn định cư (1951–1952), ông không sáng tác gì ngoài việc phổ câu ca dao thành bài dân ca là "Nụ tầm xuân", và phổ bài thơ "Tiếng sáo thiên thai" của Thế Lữ thành một bản tango, để đáp ứng nhu cầu hát đôi của chị em Thái Thanh, Thái Hằng.
Năm 1952, "Tình hoài hương" ra đời tại Sài Gòn, khởi xướng cho khuynh hướng sáng tác "Tình ca quê hương": "Sau khi nói lên vinh quang và nhọc nhằn của dân tộc với nhạc kháng chiến, bây giờ tôi đi vào tình tự quê hương.." Ca khúc tiếp theo là "Tình ca"; hai bài này được nhân dân yêu thích và nằm trong những tác phẩm tiêu biểu nhất nói về quê hương..
Phạm Duy tiếp nối thể loại "Tình ca quê hương" bằng một thể loại mà ông gọi là "Tình tự dân tộc", bắt đầu từ năm 1954, với bộ ba "Bà mẹ quê, Em bé quê, Vợ chồng quê", được xây dựng bằng nhạc thuật dân ca trước đây, những bài này phổ biến tại miền Nam và theo Phạm Duy: "nó được các lớp nhạc sĩ trẻ như Hoàng Thi Thơ, Lam Phương, Duy Khánh, Trần Thiện Thanh tức Nhật Trường... hưởng ứng để soạn ra những bài mà họ gọi là dân ca mambo bolero".
Giai đoạn này ông vẫn tiếp tục với các bài dân ca mới: "Đố ai, Nụ tầm xuân, Ngày trở về, Người về, Tình nghèo"... Bên cạnh đó là "Thuyền viễn xứ, Viễn du, Hẹn hò" nói về sự chia lìa quê hương, chia lìa đôi lứa trong những ngày đất nước Việt Nam sắp sửa chia đôi bởi hiệp định Genève.. Ngoài ra còn có những ca khúc lấy cảm hứng từ thiên nhiên: "Xuân ca, Dạ lai hương, Xuân thì"...
Từ sau Hiệp định Genève cho đến năm 1975, do hoàn cảnh chính trị, sự nghiệp của Phạm Duy chủ yếu phát triển ở miền Nam Việt Nam. Đây là giai đoạn rực rỡ, quan trọng và có ảnh hưởng lớn trong sự nghiệp của ông, với sự đi sâu vào các chủ đề tình cảm, tâm tư, bên cạnh đó là các đề tài mới mẻ cũng như những ca khúc có vấn vương tới chính trị.
Trong thời gian du học Pháp (1952–1954), ông thai nghén bản trường ca đầu tiên của mình, với ý phản đối chia đôi đất nước. Sau khi du học, ông về Việt Nam tiếp tục sáng tác, ngoài một số bài mang âm hưởng dân ca, ông tiếp tục đi sâu vào nhạc tình yêu đôi lứa, qua nhiều cung bậc hạnh phúc, đau khổ, nhớ thương: "Đừng xa nhau, Ngày đó chúng mình, Tìm nhau, Thương tình ca, Kiếp nào có yêu nhau, Mưa rơi, Đường em đi, Còn gì nữa đâu"... Và từ đó đi sâu hơn vào việc khai thác những trạng thái tâm tưởng, với những bài hát nói về "Tình yêu - Sự đau khổ - Cái chết", ba điều quan trọng nhất lúc đó của ông, những ca khúc quan trọng của giai đoạn này có thể kể đến "Nước mắt rơi, Đường chiều lá rụng, Tạ ơn đời, Một bàn tay".
Trong thời kỳ đất nước đã chia đôi, Phạm Duy không tránh khỏi chịu ảnh hưởng từ các vấn đề chính trị. Năm 1956, ông soạn bài "Chào mừng Việt Nam" để ca ngợi chế độ mới, ông gọi việc làm này là vì "bổn phận công dân". Sau đó bắt đầu những tác phẩm phục vụ cho Vụ Văn hóa, như ca kịch "Chim lồng" (1955), nội dung ca ngợi tự do và lên án sự ràng buộc, ám chỉ sự khác nhau của hai chế độ đang tồn tại trên đất nước Việt Nam.
Thời kỳ này, ngoài những khúc tình ca hay những ca khúc chính trị, ông còn tạo ra các chùm 10 ca khúc mang những chủ đề độc đáo về tâm linh - tâm tưởng như "Đạo ca", "Tâm ca", về xã hội như "Tục ca", "Vỉa hè ca", "Tâm phẫn ca", về tuổi thơ như "Bé ca,"... Đa phần nhận được sự đón nhận của công chúng, tuy nhiên, cũng có những thể loại gây nhiều tranh cãi vì dùng ngôn ngữ quá bình dân như "Vỉa hè ca" hay dung tục, như "Tục ca".
Năm 1963, ông khởi sự sáng tác bản trường ca "Mẹ Việt Nam", đây là trường ca thứ hai sau "Con đường cái quan" hoàn tất trước đó vài năm. Đây được coi như hai tác phẩm lớn và thành công không chỉ trong tác phẩm của ông, mà còn trong nền âm nhạc Việt.
Năm 1973, lúc Phong trào Nhạc trẻ lên cao, ông cùng với ca sĩ Thanh Lan và nhạc sĩ Ngọc Chánh đi dự Đại hội âm nhạc Quốc tế tại Tokyo, Nhật. Bản "Tuổi biết buồn" của ông được lọt vào vòng chung kết. Thập niên 1970 với sự tham gia văn nghệ của các con Duy Quang, Thái Hiền, ông có thêm những tình ca nhẹ nhàng lãng mạn thích hợp với tuổi thanh niên, sinh viên như "Trả lại em yêu, Con đường tình ta đi, Thà như giọt mưa...". Ngoài việc tự sáng tác nhạc và lời, ông cũng không quên phổ thơ người khác thành những tác phẩm được đông đảo người yêu mến, như những bài "Ngày xưa Hoàng thị", "Đưa em tìm động hoa vàng", tập nhạc "Đạo ca" (phổ thơ Phạm Thiên Thư), "Thà như giọt mưa, cô Bắc kỳ nho nhỏ, Em hiền như Ma-soeur" (phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên), "Tiễn em, Mùa thu Paris" (phổ thơ Cung Trầm Tưởng)...Và bên cạnh đó, ông còn đặt lời Việt cho những ca khúc nước ngoài, đó là những bài nhạc mới của "phong trào nhạc trẻ", hay những bản nhạc xưa hơn, và cả nhạc bán cổ điển. Nhiều ca khúc do ông đặt lời được coi là thành công như "Dạ khúc" ("Stanchen" của Schubert), "Mơ mòng" ("Dreaming" của Schumann), "Khi xưa ta bé" ("Bangbang")...
Một thể loại cũng mang lại thành công cho ông trong giai đoạn chiến tranh nước Việt, đó là những ca khúc nói về tâm tư của người dân, người lính trong cuộc chiến tranh Việt Nam như "Kỷ vật cho em, Khi tôi về, Tình khúc trên chiến trường tồi tệ", những ca khúc mang tính phản chiến như "Giọt mưa trên lá, Chuyện hai người lính, Thầm gọi tên nhau, Tưởng như còn người yêu". Ông cũng tham gia Phong trào du ca Việt Nam với nhiều ca khúc nổi bật như "Việt Nam Việt Nam, Trả lại tôi tuổi trẻ, Du ca mùa xuân, "và xuất bản với phong trào này tập nhạc Hoan ca bao gồm các thể loại: "Bình ca, Nữ ca, Đồng dao." Phạm Duy cũng là người ủng hộ và tham gia phong trào nhạc trẻ, khởi đầu với việc soạn lời Việt cho các ca khúc tiếng ngoại quốc.
Năm 1975, ông Nguyễn Đắc Xuân là người từng được Trưởng ban văn hóa văn nghệ Tố Hữu giao vào Sài Gòn để mời ông Phạm Duy ở lại sáng tác, nhưng nhạc sỹ đã rời đi trước khi ông Xuân tới nơi.
Phạm Duy rời Việt Nam vào ngày 27 tháng 4 năm 1975 bằng cách ra biển theo tàu hải quân Mỹ. Trong 30 năm xa quê hương, sự nghiệp âm nhạc của ông vẫn tiếp tục phát triển qua nhiều đề tài, thể loại mới, tuy rằng lúc này nhạc của ông bị cấm ở Việt Nam, chỉ phổ biến trong cộng đồng ở hải ngoại. Giai đoạn đầu, có một thời gian ông cùng các con và ca sĩ Khánh Ly đi hát tại các trại tam cư cho người Việt lưu vong. Ông cũng cho in sang các băng nhạc, soạn sách dạy nhạc để kiếm tiền. Sau khi đủ vốn liếng và tự tin, ông rủ Steve Addiss, Bill Crofut, James Durst...đi hát rong tại các quán cà phê, trường Đại học, câu lạc bộ ở các thành phố Mỹ . Sau đó ông thành lập gánh hát Gia đình Phạm Duy (The Pham Duy family singers), bắt đầu mở các chương trình ca nhạc cũng như nhận lời mời đi diễn tại các sự kiện âm nhạc.
Phạm Duy cũng bắt đầu giai đoạn sáng tác mới của mình từ những ngày đầu ở Mỹ. Tác phẩm gần như xuyên suốt thời kỳ này, là tổ khúc "Bầy chim bỏ xứ", thai nghén từ năm 1975 và hoàn tất năm 1990, gồm 18 khúc nhạc dài ngắn, ẩn dụ về hình ảnh của những người Việt phải rời bỏ đất nước và hy vọng vào tương lai đoàn tụ, qua hành trình ra đi và trở về của đàn chim. Khi trả lời phỏng vấn về vấn đề tỵ nạn Đông Dương, ông nói: "Tôi sinh ra để hát về nước tôi! Nước tôi đâu rồi?".
Những sáng tác của Phạm Duy trong thời kỳ đầu ở hải ngoại có thể chia làm hai đề tài chính:
Năm 1982, theo lời kể của ông, ""đã có một sự kiện làm cho tâm hồn tôi lắng xuống"" và khiến ông dừng sáng tác các bài hát đả kích nhà nước Việt Nam Đó là việc được đọc tập thơ chuyền tay của thi sĩ Hoàng Cầm từ Việt Nam. Từ đó ông cho ra đời "Hoàng Cầm ca" gồm những bài phổ từ thơ Hoàng Cầm. "Hoàng Cầm ca" cũng nhen nhóm một giai đoạn mới trong nhạc của ông ở hải ngoại, đó là việc ông từ bỏ dần những ca khúc mang tính chất đau thương viễn xứ hay đả kích chế độ chính trị tại Việt Nam, chuyển sang sáng tác những bản tình ca.
Đến năm 1988, việc chiến tranh lạnh kết thúc và "vì cuộc di cư của người Việt Nam đã tới một giai đoạn mới", Phạm Duy bèn tính tới việc sáng tác nhạc cho năm 2000, "Chọn đề tài này, tôi không còn chạy theo cái nhất thời mà đi tìm cái vĩnh cửu. Dù rằng trước đây những xu hướng trở về nội tâm cũng đã ló ra trong những bài hát soạn cho ngoại vật. Từ nay trở đi, đối với tôi, có lẽ tôi phải bỏ quên các loại nhạc tình cảm và nhạc xã hội để đi tới nhạc tâm linh". Thời kỳ này có các tác phẩm chính: "Trường ca Hàn Mặc Tử" (cuối năm 1993), là loại "nhạc siêu thực" phổ từ những bài thơ của Hàn Mặc Tử. "Thiền ca", với phụ đề "Hát Trên Đường Về" ra đời để "hi vọng mọi người Việt Nam trở về với ba đạo gốc". Và "Rong ca", gồm 10 bài: Là cuộc "thong dong đi trên con đường dẫn tới những năm 2000", với những tâm sự của người tình già ("Người tình già trên đầu non"), với ý nguyện hóa giải quá khứ ("Ngụ ngôn mùa xuân"), chôn chặt quá khứ trong "Mộ phần thế kỷ", hứa hẹn trở về trong "Hẹn em năm 2000", đặt những vấn đề cho thế kỷ mới ("Mẹ năm 2000"), và cái nhìn lạc quan hơn vào đời sống: "Nắng chiều rực rỡ". Theo Phạm Duy, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chính là người giúp ông phổ biến "Rong ca" tại Việt Nam, qua một băng cassette xách tay.
Ngoài những đề tài chính trên, Phạm Duy cũng không quên soạn những bản nhạc về tình yêu đôi lứa như "Nghìn năm vẫn chưa quên", "Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà"... Ông cũng bắt đầu soạn "Hương ca" và "Minh họa Kiều", những tác phẩm sẽ được hoàn thành sau khi ông trở về Việt Nam.
Cũng trong năm 1988, ông cùng con trai Phạm Duy Cường thành lập PDC MUSICAL PRODUCTIONS, trở thành người đầu tiên đưa nhạc Việt vào đĩa Compact Disc.
Sau nhiều lần về thăm quê hương. Phạm Duy chính thức trở về định cư tại Việt Nam ngày 17 tháng 5 năm 2005, với sự cho phép của chính phủ Việt Nam. Sự kiện này được truyền thông trong nước lẫn hải ngoại quan tâm đặc biệt. Báo chí Việt Nam nhận xét đó là "nhịp cầu nối quê hương với người Việt xa xứ", "niềm vui thống nhất lòng người", còn Phạm Duy nói cuộc trở về này là "lá rụng về cội". Bên cạnh đó, sự kiện này còn gặp phải sự phản đối của một số người Việt hải ngoại, vì họ cho rằng ông đã "về phe cộng sản".
Ông Nguyễn Đắc Xuân từng chất vấn Phạm Duy về những quyết định của ông trong quá khứ. Hồi năm 1996, hàng đêm ông Xuân liên hệ qua điện thoại thì có lần ông đã hỏi là ""Anh Phạm Duy có khi nào anh nghĩ rằng anh có tội với đất nước không?"". Phạm Duy trả lời:
Phạm Duy cảm thấy khủng khiếp khi nhìn vào thực tế của những nhạc sĩ hải ngoại khác như Phạm Đình Chương, Lam Phương, Hoàng Thi Thơ: Cho đến khi họ chết người ta cũng đọc điếu văn đầy hận thù, do đó ông thấy cần phải về Việt Nam. Phạm Duy cũng chia sẻ rằng nhạc sĩ ở Việt Nam "sướng hơn ở Mỹ".
Công ty cổ phần Văn hoá Phương Nam và Hãng phim Phương Nam cũng nhân dịp này, đã đứng ra mua bản quyền toàn bộ nhạc phẩm của Phạm Duy trong vòng 10 năm với giá hơn 400 nghìn đôla .
Năm 2006, Phạm Duy cùng hãng phim Phương Nam tổ chức đêm nhạc mang tên "Ngày trở về" tại nhà hát Hoà Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông được mời làm người dẫn chương trình dẫn dắt và kể chuyện suốt liveshow; đêm nhạc tổ chức quy mô hoành tráng, được công chúng đón nhận nhiệt liệt. Một số nhân vật đã phản đối sự đón nhận này, trong đó có nhà báo Nguyễn Lưu với bài "Không thể tung hô" đăng trên báo Đầu tư. Tuy nhiên bài viết của Nguyễn Lưu vấp phải sự phản đối của nhiều độc giả, bị cho là mắc nhiều "sai lầm ngây ngô", và những "lỗ hổng kiến thức chết người". Hãng phim Phương Nam cũng phản hồi bài viết này bằng một bài báo, trong đó nội dung phần lớn để cải chính những kiến thức sai lầm trong bài của Nguyễn Lưu.. Sau đó báo Đầu tư đã thông báo chấm dứt tranh luận về vấn đề này.
Nhiều đêm nhạc Phạm Duy khác với quy mô lớn tiếp tục diễn ra: "Con đường tình ta đi" (ngày 12 tháng 11 năm 2009), "Mơ giấc mộng dài" (tháng 7 năm 2010) tại nhà hát Hoà Bình tổ chức bởi Hãng phim Phương Nam, những đêm giới thiệu "Minh họa Kiều" tại miền Bắc.. Tháng 3 năm 2009, đêm "Ngày trở về" đã tổ chức thành công ở nhà hát lớn, Hà Nội, nơi ông sinh ra, "Xong buổi diễn, tôi mới thực sự là người về hưu" - ông phát biểu .
Ngày 18 tháng 8 năm 2011 ban liên lạc họ Phạm tại Tp Hồ Chí Minh và công ty TNHH họ Phạm Phương Nam tổ chức đêm nhạc Họ Phạm với chủ đề: "Mọi trái tim - một tấm lòng" cũng mời ông và nhạc sĩ Phạm Tuyên tới dự.
Năm 2013, ông qua đời tại TP Hồ Chí Minh.
Năm 1956, xảy ra vụ ngoại tình giữa ông và ca sĩ Khánh Ngọc là vợ của em vợ ông là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, vụ việc trở thành một đề tài gây xôn xao trên các báo chí Sài Gòn và cả Hà Nội. Đây là "mối tình cấm", "cả gan" luôn làm ông "buồn rầu khi phải nhắc lại" vì đã làm buồn lòng người vợ, người em vợ, và vì biết rằng những đổ vỡ kia không thể hàn gắn được". Trong cuốn Hồi ký Phạm Duy (tập 3), ông viết: ""Sự buông thả không kiềm chế trong sáng tác cũng như trong đời sống hằng ngày đẩy tôi vào một cuộc tình đáng lẽ tôi nên tránh. Thành thực mà nói, tôi muốn tránh cũng không được. Vì nhu cầu của công tác điện ảnh, tôi sống quá gần gũi với người vợ của em vợ, đôi khi còn phải sống chung ở Hồng Kông hay Manila để hoàn tất cuốn phim"".
Sau vụ tai tiếng tình ái nói trên và bị chỉ trích nặng nề, Phạm Duy dừng hợp tác với ban nhạc hợp ca Thăng Long và chuyển sang làm việc ở Trung tâm điện ảnh. Phạm Duy làm đạo diễn bộ phim Hai người mẹ theo lời mời của ông Đỗ Bá Thế - Giám đốc Đông Phương films. Đến nay không ai biết bộ phim Hai người mẹ thành công đến đâu và Phạm Duy có tiếp tục đạo diễn bộ phim nào nữa không.
Ngoài ra, ông còn là cây bút phê bình điện ảnh. Sau vài năm du học ở Pháp và xem nhiều bộ phim xuất sắc của điện ảnh thế giới ở Trung tâm văn hóa Pháp tại Sài Gòn, Phạm Duy lựa chọn hầu hết những tác phẩm lớn đã ra đời trước đó nhiều năm để viết bài bình như Kẻ cắp xe đạp (đạo diễn Vittorio De Sica), Công dân Kane, Xô nhau đi tìm vàng (Charlie Chaplin), Bác sĩ Caligari (đạo diễn Robert Wiene), Ảo mộng lớn (đạo diễn Jean Renoir)...
Nhạc Phạm Duy từng phổ biến rộng rãi khắp đất nước Việt Nam từ năm 1942–1954 và được sự đón nhận lớn của quần chúng và cả chính quyền Việt Nam. Nhưng từ khi ông tỏ ra bất phục với chính quyền cách mạng và rời bỏ cuộc kháng chiến chống Pháp, đã có nhiều nhìn nhận khắt khe về ông dẫn đến việc cấm hát, cấm nói về Phạm Duy – nhạc Phạm Duy từ sau năm 1954 tại miền Bắc, và việc ông vượt biên sang Mỹ đã khiến Nhà nước Việt Nam đưa ông vào danh sách hai người bị cấm toàn bộ về nhân thân trên toàn nước Việt Nam từ sau 1975. Vào ngày 17 tháng 4 năm 1975, một bản tin trên đài phát thanh giải phóng tuyên bố "tử hình vắng mặt" ba người trong đó có Phạm Duy
Theo hồi ký của Phạm Duy thì lệnh cấm nhạc của ông bắt đầu từ bài "Bên cầu biên giới", ra đời năm 1947; bài này bị chỉ trích là có thứ tình cảm ủy mị buồn bã, làm nản lòng chiến sĩ. Sau khi được Nguyễn Xuân Khoát thông báo lệnh cấm, Phạm Duy rời bỏ cách mạng về miền Nam.
Ban đầu tại các diễn đàn văn nghệ còn có những cuộc bàn cãi về việc cho hay không cho hát nhạc Phạm Duy, nhưng sau khi Phạm Duy rời bỏ kháng chiến khu thì dứt khoát cấm hoàn toàn. Từ đó, nhạc Phạm Duy bị liệt vào danh sách cấm, tên tuổi của ông bị đem ra phê phán. Ông cũng bị nghi ngờ có liên hệ với tình báo Mỹ (CIA)
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận là người hưởng ứng nhiệt tình việc này, ông đặc biệt tỏ ra coi thường âm nhạc của Phạm Duy. Trong các bài viết năm 1958 và 1969, Đỗ Nhuận gọi việc sinh viên miền Bắc phổ biến bài "Tìm nhau" của Phạm Duy là "rải tuyên truyền", Đỗ Nhuận gọi bài hát đó là "dâm ô".
Sau ngày thống nhất đất nước, Trần Văn Khê từ Pháp có về hỏi Tố Hữu về vụ Phạm Duy, Tố Hữu nói: "Bỏ khúc giữa, lấy khúc đầu và khúc đuôi", nghĩa là vẫn nên phổ biến nhạc Phạm Duy sau khi bỏ hết những bài sáng tác thời chiến tranh Việt Nam. Nhưng rồi nhạc nhạc Phạm Duy vẫn bị cấm trên cả nước, bàn luận về tác phẩm của Phạm Duy cũng bị cấm. Ông cùng với Hoàng Thi Thơ là hai nhạc sĩ đặc biệt nhất bị cấm về nhân thân.
Tuy vậy, khoảng 30 năm, vẫn thấy vài người viết về Phạm Duy. Trong cuốn "Những bài viết tiến bộ công khai trên báo chí Sài Gòn từ 1954 – 1975" có cho đăng lại một phần trích đoạn của cuốn "Phạm Duy đă chết như thế nào". Hay như thi sĩ Chế Lan Viên cũng nhắc tới Phạm Duy trong một bài báo tên "Hồi Ký" đăng tại tạp chí "Sông Hương" ngày 22 tháng 6 năm 1986:
Bài viết của Chế Lan Viên kết thúc bằng đoạn:
Nhà báo Nguyễn Phúc Long trong bài "Công và tội" đăng trên báo "Đoàn kết", số 393 ra tháng 7 năm 1987, có nhắc đến Phạm Duy, sau một loạt tên tuổi mà ông cho là "phản bội", nhưng vẫn có công cho văn hoá nước nhà như Trần Ích Tắc, Lê Trắc, Phạm Thái, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Khiêm, Võ Phiến và nhóm Tự Lực Văn Đoàn:
Đến năm 1994, báo chí Việt Nam mới có một bài thiện ý với Phạm Duy. Đó là bài thơ "Về thôi" mà nhà văn Lưu Trọng Văn, con trai nhà thơ Lưu Trọng Lư, gửi lên tờ "Tuổi trẻ chủ nhật", có đề chữ "Tặng P.D." bên cạnh. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đă phổ nhạc bài này. Rồi sau đó chính Phạm Duy cũng phổ nhạc với tên "Trăm năm bến cũ". Theo Phạm Duy, đây là bài thơ làm ông nghĩ nhiều tới việc về thăm Việt Nam, mà năm 2001 ông đă thực hiện.
Trong khoảng thời gian nhạc Phạm Duy bị cấm này vẫn có những ca sĩ trình diễn nhạc Phạm Duy và thậm chí cho ra bản thu âm, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến Lê Dung, người được coi là diva lớn nhất trong nước. Lê Dung đã cho thu âm một số bài hát của Phạm Duy như "Nghìn trùng xa cách, Mộ khúc..." và bà đã cho phát hành trong các album Kỷ niệm vàng son, Dạ khúc của bà. Điều này đã khiến bà gặp rắc rối không ít với chính quyền.
Từ sau 2005, Phạm Duy trở về Việt Nam và các nhạc phẩm của ông được phổ biến lại dần từng đợt một dưới hình thức cấp phép lưu hành. Tính cho tới khi ông mất, chỉ khoảng 100 ca khúc, tức 1/10 lượng sáng tác được nhà nước cho phép phổ biến, điều này khiến những người yêu nhạc của ông cảm thấy tiếc nuối cho một nghệ sĩ tài năng nhưng liên đới nhiều đến chính trị. Ông từng đích thân gửi thư cho chủ tịch Trương Tấn Sang sau khi gặp vợ chồng chủ tịch nước ở Hà Nội trong chương trình 'Xuân Quê Hương', với nội dung mong muốn ""tất cả các tác phẩm âm nhạc [của Phạm Duy]...từ thời tiền Kháng chiến... đến nay được cho phép biểu diễn trên quê hương" trừ các tác phẩm "Chính quyền thấy không phù hợp". Phổ biến nhạc Phạm Duy cũng là điều được nhiều nhân vật ở nhiều giới lên tiếng ủng hộ, trong đó có sử gia Dương Trung Quốc, ca sĩ Ánh Tuyết, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê.
Các sáng tác của Phạm Duy có thể chia ra làm nhiều loại:
Trường ca là một thể loại quan trọng trong sự nghiệp Phạm Duy, và cũng để nhấn mạnh vai trò của ông trong nền âm nhạc Việt Nam vốn không có nhiều trường ca thành công. Bản trường ca đầu tiên của ông là "Con đường cái quan", viết từ năm 1954 tới 1960, cùng với "Mẹ Việt Nam" liền sau đó, là hai tác phẩm được quan tâm lớn và coi là thành công nhất cho tới nay. Trường ca dài nhất và cũng được ông thực hiện lâu nhất là "Minh họa Kiều", chỉ mới hoàn thành và xuất bản gần đây và chưa có nhiều nhà nghiên cứu nói về nó.
Những dòng nhạc đầu tiên của trường ca này được ông sáng tác năm 1954 tại Paris, ngay khi Hiệp định Genève vừa ký kết để phản đối sự chia cắt đất nước. Phần còn lại được soạn sau đó 6 năm, hoàn tất năm 1960. Cho đến nay đây vẫn là trường ca được nhiều người biết đến nhất của Phạm Duy.
Nội dung trường ca nói về một cuộc du hành từ miền Bắc Việt Nam, qua miền Trung Việt Nam, đến miền Nam Việt Nam của một người du khách, trên con đường cái quan, hay là "con đường đất nước nối liền lòng dân". Chuyến đi ấy bắt đầu từ Ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau, từ ngày lập quốc cho đến ngày hoàn thành, đi trong lịch sử nhưng cũng là trong lòng người dân để nối liền đất nước, nối liền lòng dân, mà đi tới đâu người lữ khách cũng được dân chúng miền đó đón chào.
Theo nhiều người, trường ca "Con đường cái quan" đã chứng tỏ có thể đem yếu tố nhạc Việt Nam truyền thống kết hợp với nhạc giao hưởng phong cách Tây phương mà không làm mất tính cách Việt. Trường ca được phát sóng rất nhiều lần trên Đài Phát thanh Sài Gòn với giọng Thái Thanh, Kim Tước, Thái Hằng – Duy Khánh, Nhật Trường, Trần Ngọc và ban nhạc Hoa Xuân để trở những giai điệu quen thuộc nhất của Việt Nam. Nhiều sinh viên ở nhiều nơi đã dựng tác phẩm này thành một hoạt cảnh. Sau này, khi nhạc Phạm Duy đã bị cấm tại Việt Nam, đài truyền hình Bình Dương vẫn thường mở một vài đoạn hoà tấu ngắn trong trường ca lúc chuyển tiếp chương trình.
Tác phẩm này rực rỡ không kém trường ca "Con đường cái quan. Mẹ Việt Nam" soạn năm 1964 và hoàn thành trong năm đó, ca tụng hình ảnh người mẹ tổ quốc hay những bà mẹ điển hình trong lịch sử.
Trường ca gồm 4 phần: "Đất mẹ, Núi mẹ, Sông mẹ" và "Biển mẹ", tượng trưng cho các giai đoạn của bà mẹ: từ tươi trẻ màu mỡ đến kiên cường sắt đá rồi thì rộng lượng bao dung. Khi sáng tạo hình ảnh người mẹ trong trường ca này, tác giả có ý đi tìm "mẫu số chung" của dân tộc. Tác phẩm này có phong cách dân ca với giọng khoan hò và điệu ru con mà giai điệu và lời, theo Georges Étienne Gauthier trong cuốn "Một người Gia Nã Đại với nhạc Phạm Duy", đã đạt tới trình độ "toàn thiện".
Về sự phổ biến, trường ca "Mẹ Việt Nam" có lẽ không được rộng rãi như "Con đường cái quan", nhưng vẫn rất được nhiều người yêu thích qua những giọng của Thái Thanh, Kim Tước, Thái Hằng – Duy Khánh, Nhật Trường, Trần Ngọc và ban nhạc Hoa Xuân.
Trường ca này được sáng tác bên Mỹ vào năm 1994, dựa vào 9 bài thơ của Hàn Mạc Tử. Trường ca gồm ba phần: "Tình quê, Trăng sao" và "Ave Maria", mà tác giả đã cố ý diễn tả tâm trạng của Hàn Mạc Tử qua giai điệu của mình. Do sáng tác bên Mỹ và chỉ hát bên Mỹ, cộng với giai điệu mang nhiều phong cách Tây phương nên trường ca này không phổ biến tại Việt Nam bằng hai trường ca trên, tuy vậy vẫn được xem là thành công với giọng hát Tuấn Ngọc, Thái Hiền, Duy Quang, Thái Thảo.
Theo Phạm Duy, "Con đường cái quan" mang tính chất tả thực, "Mẹ Việt Nam" mang tính chất tượng trưng, "Hàn Mạc Tử" mang tính chất siêu hình, thì "Bầy chim bỏ xứ" mang tính chất ẩn dụ.
Trường ca này có thể cho là một thành công của Phạm Duy, dù chỉ ở hải ngoại. Khởi soạn năm 1975, hoàn tất năm 1985, thu thanh năm 1990, với các giọng ca Kim Tước, Vũ Anh, tác phẩm này gồm 16 đoản khúc (có thể là 16 bài hát riêng) nói về một bầy chim, mà mỗi con chim ẩn dụ cho một hạng người, một số phận khác nhau... mà chính nhất là chim quyên, lấy cảm hứng từ tích Thục Đế. Chim quyên rời bỏ thôn Đoài, trải qua bao nhiêu việc, bao nhiêu lần hoá thân, rồi chết nơi xứ người, nhưng từ đống tro tàn ấy, chim quyên lại tái sinh để về lại thôn Đoài.
Như tên của nó, tác phẩm này có ý minh họa lại truyện Kiều của Nguyễn Du, để thể hiện lòng kính trọng của tác giả với nhà đại thi hào. Đây là tác phẩm rất dài vì gom gần hết những lời thơ trong Truyện Kiều. "Minh họa Kiều" chia ra làm bốn phần, bốn giai đoạn của Thuý Kiều: phần một Kiều gặp Đạm Tiên, biết được số phận long đong của mình; phần hai Kiều gặp Kim Trọng, tình yêu nảy nở nhưng biết là không trọn vẹn; phần ba là giai đoạn khổ nhục của Thuý Kiều; phần bốn Kiều gặp Từ Hải, phần này tác giả chưa soạn xong.
Theo Phạm Duy, đây là tác phẩm ông bỏ công nhiều nhất (sáng tác những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI). Tác phẩm được thể hiện đầu tiên với giọng Duy Quang, Tuấn Ngọc, Thái Hiền, Ái Vân, Thanh Ngoan, Thái Thảo, Anh Dũng...
Tháng 3 năm 2009, ông cho biết đã hoàn thành "Minh họa Kiều", ông có nhiều buổi diễn thuyết tại Hà Nội về đề tài này.
Phạm Duy được xem là một trong số ít nhạc sĩ Việt Nam giỏi về nghệ thuật phổ nhạc vào thơ và đặt lời cho ca khúc nước ngoài và nhạc bán cổ điển.
Những tác phẩm thơ phổ nhạc thành công nhất của ông có thể kể đến "Ngậm ngùi" (thơ Huy Cận - nhà thơ Huy Cận từng gửi lời cảm ơn ông về việc giúp bài thơ này nổi tiếng); "Đưa em tìm động hoa vàng ", "Ngày xưa Hoàng Thị" (thơ Phạm Thiên Thư); "Áo anh sứt chỉ đường tà" (trích Màu tím hoa sim của Hữu Loan); "Tiễn em" (thơ Cung Trầm Tưởng); "Đừng bỏ em một mình" (thơ Minh Đức Hoài Trinh); "Kiếp nào có yêu nhau" (thơ Minh Đức Hoài Trinh); "Tỳ bà" (thơ Bích Khê); "Vần thơ sầu rụng", "Tiếng thu" (thơ Lưu Trọng Lư); "Tình cầm" (thơ Hoàng Cầm); "Em hiền như Masoeur", "Thà như giọt mưa", "Hai năm tình lận đận" (thơ Nguyễn Tất Nhiên)...
Nhiều ca khúc nước ngoài nhờ ông đặt lời Việt mà trở nên phổ biến ở Việt Nam, như "Em đẹp nhất đêm nay" ("La plus belle pour aller danser"), "Khi xưa ta bé" ("Bang bang"), "Tình cho không" ("L'amour c'est pour rien"), "Tuyết rơi" ("Tomber la neige"), "Tiếng cười trong đêm" ("La nuit"), "Những mùa nắng đẹp" ("Seasons in The Sun"), "Chuyện tình" ("Where Do I Begin" - nhạc phim "Love Story" của Andy Williams)... Ngoài ra ông còn đặt lời cho dân ca và nhạc khiêu vũ - như "Vũ nữ thân gầy" ("La Cumparsita"), "Caminito" - của nhiều nước trên thế giới.
Tiếp đến là những tác phẩm nhạc bán cổ điển, vốn là loại nhạc khó hòa nhập, thì ông cùng với tiếng hát Thái Thanh đã dễ dàng đưa đến số đông dân chúng: "Dạ khúc" ("Nächtliches Ständchen" của Franz Schubert), "Dòng sông xanh" ("An der schönen blauen Donau op. 314" của Johann Strauss II), "Mối tình xa xưa" (bài số 15 trong "16 bài waltz cho piano" hay "Célèbre Valse" của Johannes Brahms)...
Người được coi là thành công nhất với nhạc Phạm Duy cho đến nay là Thái Thanh. Thái Thanh hát nhạc Phạm Duy từ những ngày đầu ông sáng tác, bà đã biểu diễn và ghi âm hàng trăm bài. Từ những ca khúc cho quê hương như" Tình ca, Nhớ người thương binh, Người về, Về miền Trung, Quê nghèo, Tình hoài hương"..., những bài có âm điệu phức tạp như "Đường chiều lá rụng, Chiều về trên sông"... đến tình ca đôi lứa như "Ngày xưa Hoàng Thị, Nghìn trùng xa cách, Kiếp nào có yêu nhau, Trả lại em yêu, Đừng xa nhau"... giọng hát của bà, với phong cách hàn lâm trên chất liệu dân ca, rất phù hợp với loại tân nhạc xây dựng trên hơi thở nhạc dân tộc của Phạm Duy. Nhạc Phạm Duy - giọng Thái Thanh đã là sự kết hợp tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam suốt nhiều thập kỷ.
Sau Thái Thanh, phải nói đến ca sĩ Duy Quang, con trai Phạm Duy và cũng là một trong những người trình bày nhiều ca khúc của Phạm Duy nhất. Duy Quang bắt đầu hát từ những ca khúc dành cho sinh viên, phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên. Thời gian sau biến cố 1975, ông tiếp tục hát những ca khúc về tình yêu, thân phận, tâm linh, và cả nhạc mang yếu tố chính trị. Đến khi Thái Thanh ngưng hoạt động, Duy Quang là người đã tiếp tục dòng nhạc Phạm Duy với vai trò trụ cột của những đêm nhạc Phạm Duy, và cũng là giọng hát chính của các đĩa hát "Ngục ca, Thiền ca, Kiều ca".
Ngoài hai danh ca trên, còn nhiều ca sĩ thể hiện thành công cũng như gặt hái tên tuổi từ dòng nhạc Phạm Duy như Duy Khánh với những bài đậm màu dân ca: "Nhớ người thương binh, Bà mẹ phù sa, Về miền Trung, Con đường cái quan, mẹ Việt Nam, Ngày trở về..". Danh ca Anh Ngọc với những bản nhạc tiền chiến, nhạc chiến tranh cũng như tình ca đôi lứa trong các chương trình thu phát trên đaì Sài Gòn, đặc biệt ông cũng là người đầu tiên trình bày bản nhạc Tình ca đến với công chúng. Nữ danh ca Khánh Ly cũng có rất nhiều ca khúc Phạm Duy thành công như "Xuân Thì, Khối tình Trương Chi, Còn gì nữa đâu, 54-75, Bên Ni Bên Nớ..."; Lệ Thu thì có "Thuyền viễn xứ, Ngậm ngùi, Nước mắt mùa thu, Mộ khúc..." gần như đóng đinh với tên tuổi của bà. Tuấn Ngọc là giọng hát lớn của giai đoạn sau 1975 cũng kịp để lại dấu ấn lớn trong dòng nhạc Phạm Duy với "Tiễn em, Hẹn hò, Kiếp nào có yêu nhau, Nắng chiều rực rỡ, Trăng sao rớt rụng...". Julie Quang với "Mùa thu chết, Yêu tinh tình Nữ, Huyền thoại trên một vùng biển"; Elvis Phương với "Áo anh sứt chỉ đường tà", "Kỷ vật cho em", "Tâm sự gửi về đâu", "Tình hờ", "Yêu em vào cõi chết", "Con quỳ lạy chúa", "Còn chút gì để nhớ", "Vết thù trên lưng ngựa hoang"; Khánh Hà với "Nghìn trùng xa cách", "Nha Trang ngày về", "Kiếp nào có yêu nhau", Thái Hiền thì nổi danh khoảng thập niên 1970 với những bài nhạc Phạm Duy sáng tác cho "tuổi ô mai" và sau 1975 với rất nhiều bản thu cho những ca khúc Phạm Duy ít người hát. Hà Thanh với "Hoa xuân". Thanh Thúy với "Phố buồn". Kim Tước, Quỳnh Giao, Mai Hương, hát những bài nhạc bán cổ điển được giới thưởng ngoạn đánh giá cao. Danh ca Lê Dung trong nước, tuy rằng hoạt động trong giai đoạn nhạc Phạm Duy bị cấm nhưng cũng đã cho ra đời "chui" một vài bản nhạc tình của Phạm Duy như "Mộ khúc, Nghìn trùng xa cách" và được đánh giá tốt. Gần đây có các ca sĩ Ngọc Anh với "Giết người trong mộng", Bích Liên, Mộng Thủy... thường hát những ca khúc Phạm Duy ở hải ngoại.
Sau khi nhạc Phạm Duy được cấp phép tại Việt Nam, thì những ca sĩ trẻ trong nước như Mỹ Linh, Quang Linh, Nguyên Thảo, Quang Dũng, Đức Tuấn... là những người thường biểu diễn trong những đêm nhạc Phạm Duy cũng như thu âm nhạc Phạm Duy.
Đặc biệt, Trung tâm Thúy Nga đã từng thực hiện để vinh danh dòng nhạc của ông:
|
3496 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3496 | Tháng mười | Tháng mười là tháng thứ mười theo lịch Gregorius, có 31 ngày.
|
3501 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3501 | Tháng mười một | Tháng mười một là tháng thứ mười một theo lịch Gregorius, với 30 ngày.
Trong tiếng Việt dân dã, tháng mười một trong âm lịch còn được gọi là tháng một, khi đó tháng một âm lịch được gọi là tháng giêng.
|
3506 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3506 | Tháng mười hai | Tháng mười hai là tháng thứ mười hai theo lịch Gregorius, có 31 ngày.
Tháng mười hai trong âm lịch còn được gọi là tháng chạp.
|
3512 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3512 | Tháng một | Tháng Một (tháng 1) là tháng đầu tiên trong lịch Gregorius, có 31 ngày. Trong âm lịch, tháng đầu tiên gọi là tháng Giêng. Ngoài ra, người Việt xưa kiến Tý lấy tháng thứ mười một âm lịch làm đầu năm, nên cũng đã gọi tháng này là tháng một. Cách nói "một, chạp, giêng, hai" đã quen thuộc và trở thành câu nói cửa miệng của người Việt.
|
3516 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3516 | Tháng hai | Tháng hai là tháng thứ hai và tháng có ít ngày nhất theo lịch Gregorius: 28 ngày hoặc 29 ngày (năm nhuận).tháng thứ 2 trong năm
|
3533 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3533 | Cơ sở dữ liệu | Cơ sở dữ liệu () là một tập hợp các dữ liệu có tổ chức liên quan đến nhau, thường được lưu trữ và truy cập điện tử từ hệ thống máy tính. Khi cơ sở dữ liệu phức tạp hơn, chúng thường được phát triển bằng cách sử dụng các kỹ thuật thiết kế và mô hình hóa chính thức.
Về mặt vật lý, máy chủ cơ sở dữ liệu là các máy tính chuyên dụng chứa cơ sở dữ liệu thực tế và chỉ chạy DBMS và phần mềm liên quan. Các máy chủ cơ sở dữ liệu thường là các máy tính đa bộ xử lý, với bộ nhớ hào phóng và mảng đĩa RAID được sử dụng để lưu trữ ổn định. RAID được sử dụng để phục hồi dữ liệu nếu bất kỳ đĩa nào bị lỗi. Bộ tăng tốc cơ sở dữ liệu phần cứng, được kết nối với một hoặc nhiều máy chủ thông qua kênh tốc độ cao, cũng được sử dụng trong môi trường xử lý giao dịch khối lượng lớn. DBMS được tìm thấy ở trung tâm của hầu hết các ứng dụng cơ sở dữ liệu. Các DBMS có thể được xây dựng xung quanh một hạt nhân đa nhiệm tùy chỉnh có hỗ trợ mạng tích hợp, nhưng các DBMS hiện đại thường dựa vào một hệ điều hành tiêu chuẩn để cung cấp các chức năng này.
Vì các DBMS là một thị trường quan trọng, các nhà cung cấp máy tính và lưu trữ thường tính đến các yêu cầu DBMS trong các kế hoạch phát triển của riêng họ.
Cơ sở dữ liệu và các DBMS có thể được phân loại theo mô hình cơ sở dữ liệu mà chúng hỗ trợ (như quan hệ hoặc XML), loại máy tính mà chúng chạy trên (từ cụm máy chủ đến điện thoại di động), ngôn ngữ truy vấn (QL) được sử dụng để truy cập cơ sở dữ liệu (như SQL hoặc XQuery) và kỹ thuật nội bộ của chúng, ảnh hưởng đến hiệu suất, khả năng mở rộng, khả năng phục hồi và bảo mật.
Các kích thước, khả năng và hiệu suất của cơ sở dữ liệu và DBMS tương ứng của chúng đã tăng theo thứ tự độ lớn. Những sự gia tăng hiệu suất này được kích hoạt bởi sự tiến bộ công nghệ trong các lĩnh vực của bộ xử lý, bộ nhớ máy tính, lưu trữ máy tính và mạng máy tính. Sự phát triển của công nghệ cơ sở dữ liệu có thể được chia thành ba thời đại dựa trên mô hình hoặc cấu trúc dữ liệu: hướng đối tượng, SQL / quan hệ và hậu quan hệ.
Hai mô hình dữ liệu hướng đối tượng ban đầu chính là mô hình phân cấp và mô hình CODASYL (mô hình mạng).
Mô hình quan hệ, lần đầu tiên được Edgar F. Codd đề xuất vào năm 1970, đã thoát ly khỏi truyền thống này bằng cách nhấn mạnh rằng các ứng dụng nên tìm kiếm dữ liệu theo nội dung, thay vì theo các liên kết. Mô hình quan hệ sử dụng các tập hợp các bảng kiểu sổ cái, mỗi bảng được sử dụng cho một loại thực thể khác nhau. Chỉ vào giữa những năm 1980, phần cứng máy tính đã trở nên đủ mạnh để cho phép triển khai rộng rãi các hệ thống quan hệ (DBMS cộng với các ứng dụng). Tuy nhiên, vào đầu những năm 1990, các hệ thống quan hệ chiếm ưu thế trong tất cả các ứng dụng xử lý dữ liệu quy mô lớn và chúng vẫn chiếm ưu thế: IBM DB2, Oracle, MySQL và Microsoft SQL Server là DBMS được tìm kiếm nhiều nhất. Ngôn ngữ cơ sở dữ liệu thống trị, SQL được tiêu chuẩn hóa cho mô hình quan hệ, đã ảnh hưởng đến các ngôn ngữ cơ sở dữ liệu cho các mô hình dữ liệu khác. Cơ sở dữ liệu đối tượng được phát triển vào những năm 1980 để khắc phục sự bất tiện của sự không phù hợp trở kháng quan hệ đối tượng, dẫn đến việc đặt ra thuật ngữ "hậu quan hệ" và cũng là sự phát triển của cơ sở dữ liệu quan hệ đối tượng lai.
Thế hệ cơ sở dữ liệu hậu quan hệ tiếp theo vào cuối những năm 2000 được gọi là cơ sở dữ liệu NoQuery, giới thiệu các kho lưu trữ khóa giá trị nhanh và cơ sở dữ liệu định hướng tài liệu. Một "thế hệ tiếp theo" cạnh tranh được gọi là cơ sở dữ liệu NewQuery đã thử triển khai các mô hình mới giữ lại mô hình quan hệ / SQL trong khi hướng đến việc phù hợp với hiệu suất cao của NoQuery so với các DBMS quan hệ có sẵn trên thị trường.
Sự ra đời của thuật ngữ "cơ sở dữ liệu" trùng khớp với sự sẵn có của bộ lưu trữ truy cập trực tiếp (đĩa và trống) từ giữa những năm 1960 trở đi. Thuật ngữ này thể hiện sự tương phản với các hệ thống dựa trên băng từ trước đây, cho phép sử dụng tương tác được chia sẻ thay vì xử lý hàng ngày. Từ điển tiếng Anh Oxford trích dẫn một báo cáo năm 1962 của Tập đoàn phát triển hệ thống California là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ "cơ sở dữ liệu" theo nghĩa kỹ thuật cụ thể.
Khi máy tính tăng trưởng về tốc độ và khả năng, một số hệ thống cơ sở dữ liệu đa năng đã xuất hiện; vào giữa những năm 1960, một số hệ thống như vậy đã được đưa vào sử dụng thương mại. Sự quan tâm đến một tiêu chuẩn bắt đầu tăng lên và Charles Bachman, tác giả của một sản phẩm như vậy, Kho dữ liệu tích hợp (IDS), đã thành lập "Nhóm nhiệm vụ cơ sở dữ liệu" trong CODASYL, nhóm chịu trách nhiệm tạo và chuẩn hóa COBOL. Năm 1971, Nhóm Nhiệm vụ Cơ sở dữ liệu đã đưa ra tiêu chuẩn của họ, thường được gọi là "phương pháp CODASYL", và ngay sau đó, một số sản phẩm thương mại dựa trên phương pháp này đã được đưa vào thị trường.
Cách tiếp cận CODASYL dựa trên hướng đối tượng "thủ công" của tập dữ liệu được liên kết được tạo thành một mạng lớn. Các ứng dụng có thể tìm thấy các bản ghi theo một trong ba phương pháp:
Các hệ thống sau này đã thêm cây B để cung cấp các đường dẫn truy cập thay thế. Nhiều cơ sở dữ liệu CODASYL cũng đã thêm một ngôn ngữ truy vấn rất đơn giản. Tuy nhiên, trong lần kiểm tra cuối cùng, CODASYL rất phức tạp và cần được đào tạo và nỗ lực đáng kể để tạo ra các ứng dụng hữu ích.
IBM cũng có DBMS của riêng họ vào năm 1966, được gọi là Hệ thống quản lý thông tin (IMS). IMS là sự phát triển của phần mềm được viết cho chương trình Apollo trên System/360. IMS nói chung tương tự khái niệm với CODASYL, nhưng đã sử dụng một hệ thống phân cấp chặt chẽ cho mô hình hướng đối tượng dữ liệu thay vì mô hình mạng của CODASYL. Cả hai khái niệm này sau đó được gọi là cơ sở dữ liệu hướng đối tượng do cách truy cập dữ liệu và bài thuyết trình Turing Award năm 1973 của Bachman là "The Programmer as Navigator". IMS được phân loại như một cơ sở dữ liệu phân cấp. Cơ sở dữ liệu TOTAL của IDMS và Cincom Systems được phân loại là cơ sở dữ liệu mạng. IMS vẫn được sử dụng .
Edgar Codd làm việc tại IBM ở San Jose, California, tại một trong những văn phòng của họ, chủ yếu liên quan đến việc phát triển các hệ thống đĩa cứng. Ông không hài lòng với mô hình hướng đối tượng của phương pháp CODASYL, đáng chú ý là thiếu cơ sở "tìm kiếm". Năm 1970, ông đã viết một số bài báo phác thảo một cách tiếp cận mới để xây dựng cơ sở dữ liệu mà cuối cùng đã đạt đến đỉnh cao trong bài "A Relational Model of Data for Large Shared Data Banks".
Trong bài báo này, ông đã mô tả một hệ thống mới để lưu trữ và làm việc với các cơ sở dữ liệu lớn. Thay vì các bản ghi được lưu trữ trong một số loại danh sách các bản ghi dạng tự do được liên kết như trong CODASYL, ý tưởng của Codd là sử dụng " bảng " các bản ghi có độ dài cố định, với mỗi bảng được sử dụng cho một loại thực thể khác nhau. Một hệ thống danh sách liên kết sẽ rất kém hiệu quả khi lưu trữ cơ sở dữ liệu "thưa thớt" trong đó một số dữ liệu cho bất kỳ một bản ghi nào có thể bị bỏ trống. Mô hình quan hệ đã giải quyết điều này bằng cách chia dữ liệu thành một loạt các bảng (hoặc "quan hệ") được chuẩn hóa, với các phần tử tùy chọn được chuyển ra khỏi bảng chính đến nơi chúng chỉ chiếm phòng nếu cần. Dữ liệu có thể được chèn, xóa và chỉnh sửa tự do trong các bảng này, với DBMS thực hiện bất kỳ bảo trì nào cần thiết để hiển thị chế độ xem bảng cho ứng dụng / người dùng.
Mô hình quan hệ cũng cho phép nội dung của cơ sở dữ liệu phát triển mà không cần viết lại liên kết và con trỏ. Phần quan hệ xuất phát từ các thực thể tham chiếu các thực thể khác trong mối quan hệ được gọi là mối quan hệ một-nhiều, như mô hình phân cấp truyền thống và mối quan hệ nhiều-nhiều, như mô hình hướng đối tượng (mạng). Do đó, một mô hình quan hệ có thể biểu thị cả mô hình phân cấp và hướng đối tượng, cũng như mô hình bảng gốc của nó, cho phép mô hình thuần túy hoặc kết hợp theo ba mô hình này, như ứng dụng yêu cầu.
Ví dụ, việc sử dụng phổ biến hệ thống cơ sở dữ liệu là theo dõi thông tin về người dùng, tên, thông tin đăng nhập, địa chỉ và số điện thoại khác nhau. Theo cách tiếp cận hướng đối tượng, tất cả các dữ liệu này sẽ được đặt trong một bản ghi và các mục không sử dụng sẽ không được đặt trong cơ sở dữ liệu. Theo cách tiếp cận quan hệ, dữ liệu sẽ được "chuẩn hóa" thành bảng người dùng, bảng địa chỉ và bảng số điện thoại (ví dụ). Bản ghi sẽ được tạo trong các bảng tùy chọn này chỉ khi địa chỉ hoặc số điện thoại thực sự được cung cấp.
Liên kết thông tin lại với nhau là chìa khóa cho hệ thống này. Trong mô hình quan hệ, một số thông tin được sử dụng làm "khóa", xác định duy nhất một bản ghi cụ thể. Khi thông tin được thu thập về người dùng, thông tin được lưu trữ trong các bảng tùy chọn sẽ được tìm thấy bằng cách tìm kiếm khóa này. Chẳng hạn, nếu tên đăng nhập của người dùng là duy nhất, địa chỉ và số điện thoại của người dùng đó sẽ được ghi lại với tên đăng nhập làm khóa. Việc "liên kết lại" các dữ liệu liên quan trở lại thành một bộ sưu tập đơn giản là điều mà các ngôn ngữ máy tính truyền thống không được thiết kế cho.
Giống như cách tiếp cận hướng đối tượng sẽ yêu cầu các chương trình lặp để thu thập các bản ghi, phương pháp quan hệ sẽ yêu cầu các vòng lặp để thu thập thông tin về bất kỳ "một" bản ghi nào. Các đề xuất của Codd là một ngôn ngữ được định hướng theo tập hợp, sau này sẽ sinh ra SQL phổ biến. Sử dụng một nhánh toán học được gọi là tính toán tuple, ông đã chứng minh rằng một hệ thống như vậy có thể hỗ trợ tất cả các hoạt động của cơ sở dữ liệu thông thường (chèn, cập nhật, v.v.) cũng như cung cấp một hệ thống đơn giản để tìm và trả về "các tập hợp" dữ liệu trong một thao tác.
Bài báo của Codd đã được hai người tại Berkeley, Eugene Wong và Michael Stonebraker chú ý. Họ đã bắt đầu một dự án được gọi là INGRES bằng cách sử dụng nguồn vốn đã được phân bổ cho một dự án cơ sở dữ liệu địa lý và các lập trình viên sinh viên để tạo mã. Bắt đầu từ năm 1973, INGRES đã cung cấp các sản phẩm thử nghiệm đầu tiên thường sẵn sàng để sử dụng rộng rãi vào năm 1979. INGRES tương tự như System R theo một số cách, bao gồm cả việc sử dụng "ngôn ngữ" để truy cập dữ liệu, được gọi là QUEL. Theo thời gian, INGRES chuyển sang tiêu chuẩn SQL mới nổi.
Bản thân IBM đã thực hiện một thử nghiệm thực hiện mô hình quan hệ, PRTV và một mô hình sản xuất, Business System 12, cả hai đều đã ngừng hoạt động. Honeywell đã viết MRDS cho Multics, và bây giờ có hai triển khai mới: Alphora Dataphor và Rel. Hầu hết các triển khai DBMS khác thường được gọi là "quan hệ" thực sự là các DBMS SQL.
Năm 1970, Đại học Michigan đã bắt đầu phát triển Hệ thống quản lý thông tin MICRO dựa trên mô hình Dữ liệu lý thuyết tập hợp của DL Childs. MICRO đã được sử dụng để quản lý các tập dữ liệu rất lớn bởi Bộ Lao động Mỹ, Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ, và các nhà nghiên cứu từ Đại học Alberta, trường Đại học Michigan, và trường Đại học Wayne State. Nó chạy trên các máy tính lớn của IBM sử dụng Hệ thống đầu cuối Michigan. Hệ thống vẫn được sử dụng cho đến năm 1998.
Trong những năm 1970 và 1980, các nỗ lực đã được thực hiện để xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu với phần cứng và phần mềm tích hợp. Triết lý cơ bản là sự tích hợp như vậy sẽ cung cấp hiệu suất cao hơn với chi phí thấp hơn. Ví dụ là IBM System / 38, việc cung cấp Teradata sớm và máy cơ sở dữ liệu Britton Lee, Inc.
Một cách tiếp cận khác để hỗ trợ phần cứng cho quản lý cơ sở dữ liệu là bộ tăng tốc CAFS của ICL, bộ điều khiển đĩa phần cứng với khả năng tìm kiếm được lập trình. Về lâu dài, những nỗ lực này thường không thành công vì các máy cơ sở dữ liệu chuyên dụng không thể theo kịp sự phát triển và tiến bộ nhanh chóng của các máy tính đa năng. Do đó, hầu hết các hệ thống cơ sở dữ liệu hiện nay là các hệ thống phần mềm chạy trên phần cứng đa năng, sử dụng lưu trữ dữ liệu máy tính đa năng. Tuy nhiên, ý tưởng này vẫn được một số công ty như Netezza và Oracle (Exadata) theo đuổi.
IBM bắt đầu làm việc trên một hệ thống nguyên mẫu dựa trên các khái niệm của Codd là "System R" vào đầu những năm 1970. Phiên bản đầu tiên đã sẵn sàng vào năm 1974/5 và sau đó bắt đầu hoạt động trên các hệ thống nhiều bảng trong đó dữ liệu có thể được phân tách để tất cả dữ liệu cho một bản ghi (một số trong đó là tùy chọn) không phải được lưu trữ trong một "chunk" lớn. Các phiên bản đa người dùng sau đó đã được khách hàng thử nghiệm vào năm 1978 và 1979, vào thời điểm đó, một ngôn ngữ truy vấn được tiêu chuẩn hóa - SQL - đã được thêm vào. Các ý tưởng của Codd đã tự thiết lập cả khả thi và vượt trội so với CODASYL, thúc đẩy IBM phát triển một phiên bản sản xuất thực sự của System R, được gọi là "SQL/DS", và sau đó là "Database 2" (DB2).
Cơ sở dữ liệu Oracle của Larry Ellison (hay đơn giản hơn là Oracle) bắt đầu từ một chuỗi khác, dựa trên các tài liệu của IBM về Hệ thống R. Mặc dù việc triển khai Oracle V1 đã được hoàn thành vào năm 1978, nhưng mãi đến khi Oracle Phiên bản 2 đánh bại IBM trên thị trường vào năm 1979.
Stonoplker tiếp tục áp dụng các bài học từ INGRES để phát triển cơ sở dữ liệu mới, Postgres, hiện được gọi là PostgreQuery. PostgreSQL thường được sử dụng cho các ứng dụng quan trọng toàn cầu (các cơ quan đăng ký tên miền.org và.info sử dụng nó làm kho lưu trữ dữ liệu chính của họ, cũng như nhiều công ty lớn và tổ chức tài chính).
Ở Thụy Điển, bài báo của Codd cũng được đọc và Mimer SQL được phát triển từ giữa những năm 1970 tại Đại học Uppsala. Năm 1984, dự án này được hợp nhất thành một doanh nghiệp độc lập.
Một mô hình dữ liệu khác, mô hình quan hệ thực thể, xuất hiện vào năm 1976 và đã trở nên phổ biến cho thiết kế cơ sở dữ liệu vì nó nhấn mạnh một mô tả quen thuộc hơn so với mô hình quan hệ trước đó. Sau đó, các cấu trúc mối quan hệ thực thể được trang bị thêm như một cấu trúc mô hình dữ liệu cho mô hình quan hệ và sự khác biệt giữa hai cấu trúc đã trở nên không liên quan.
Những năm 1980 mở ra thời đại của máy tính để bàn. Các máy tính mới trao quyền cho người dùng của họ với các bảng tính như Lotus 1-2-3 và phần mềm cơ sở dữ liệu như dBASE. Sản phẩm dBASE rất nhẹ và dễ dàng cho bất kỳ người dùng máy tính nào hiểu được. C. Wayne Ratliff, người tạo ra dBASE, đã tuyên bố: "dBASE khác với các chương trình như BASIC, C, FORTRAN và COBOL ở chỗ rất nhiều công việc bẩn thỉu đã được thực hiện. Thao tác dữ liệu được thực hiện bởi dBASE thay vì người dùng, vì vậy người dùng có thể tập trung vào những gì anh ta đang làm, thay vì phải làm rối với các chi tiết bẩn của việc mở, đọc và đóng tệp và quản lý phân bổ không gian. " dBASE là một trong những phần mềm bán chạy hàng đầu trong những năm 1980 và đầu những năm 1990.
Những năm 1990, cùng với sự gia tăng trong lập trình hướng đối tượng, đã chứng kiến sự tăng trưởng về cách xử lý dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu khác nhau. Các lập trình viên và nhà thiết kế bắt đầu coi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của họ là đối tượng. Điều đó có nghĩa là nếu dữ liệu của một người nằm trong cơ sở dữ liệu, các thuộc tính của người đó, như địa chỉ, số điện thoại và tuổi của họ, giờ đây được coi là thuộc về người đó thay vì dữ liệu không liên quan. Điều này cho phép các mối quan hệ giữa dữ liệu là quan hệ với các đối tượng và thuộc tính của chúng chứ không phải cho các trường riêng lẻ. Thuật ngữ " không khớp trở kháng quan hệ đối tượng " đã mô tả sự bất tiện của việc dịch giữa các đối tượng được lập trình và các bảng cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu đối tượng và cơ sở dữ liệu quan hệ đối tượng cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp ngôn ngữ hướng đối tượng (đôi khi là phần mở rộng cho SQL) mà các lập trình viên có thể sử dụng thay thế cho SQL hoàn toàn quan hệ. Về phía lập trình, các thư viện được gọi là ánh xạ quan hệ đối tượng (ORM) cố gắng giải quyết vấn đề tương tự.
Cơ sở dữ liệu XML là một loại cơ sở dữ liệu hướng tài liệu có cấu trúc, cho phép truy vấn dựa trên các thuộc tính tài liệu XML. Cơ sở dữ liệu XML chủ yếu được sử dụng trong các ứng dụng mà dữ liệu được xem thuận tiện dưới dạng tập hợp tài liệu, với cấu trúc có thể thay đổi từ rất linh hoạt đến rất cứng nhắc: ví dụ bao gồm các bài báo khoa học, bằng sáng chế, hồ sơ thuế và hồ sơ nhân sự.
Cơ sở dữ liệu NoSQL thường rất nhanh, không yêu cầu lược đồ bảng cố định, tránh các hoạt động tham gia bằng cách lưu trữ dữ liệu không chuẩn hóa và được thiết kế để mở rộng theo chiều ngang.
Trong những năm gần đây, có nhu cầu lớn về cơ sở dữ liệu phân tán ồ ạt với dung sai phân vùng cao, nhưng theo định lý CAP, hệ thống phân tán không thể đồng thời cung cấp sự đảm bảo tính nhất quán, tính sẵn sàng và phân vùng. Một hệ thống phân tán có thể đáp ứng bất kỳ hai trong số các bảo đảm này cùng một lúc, nhưng không phải cả ba. Vì lý do đó, nhiều cơ sở dữ liệu NoSQL đang sử dụng cái được gọi là tính nhất quán cuối cùng để cung cấp cả đảm bảo dung sai phân vùng và tính sẵn sàng với mức độ thống nhất dữ liệu giảm.
NewSQL là một lớp cơ sở dữ liệu quan hệ hiện đại nhằm cung cấp hiệu năng có thể mở rộng tương tự của các hệ thống NoQuery để xử lý khối lượng công việc xử lý giao dịch trực tuyến (đọc-ghi) trong khi vẫn sử dụng SQL và duy trì bảo đảm ACID của hệ thống cơ sở dữ liệu truyền thống.
Cơ sở dữ liệu được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động nội bộ của các tổ chức và để củng cố các tương tác trực tuyến với khách hàng và nhà cung cấp (xem phần mềm Doanh nghiệp).
Cơ sở dữ liệu được sử dụng để chứa thông tin quản trị và dữ liệu chuyên ngành hơn, chẳng hạn như dữ liệu kỹ thuật hoặc mô hình kinh tế. Ví dụ bao gồm hệ thống thư viện máy tính, hệ thống đặt chỗ chuyến bay, hệ thống kiểm kê bộ phận máy tính và nhiều hệ thống quản lý nội dung lưu trữ các trang web dưới dạng bộ sưu tập các trang web trong cơ sở dữ liệu.
Một cách để phân loại cơ sở dữ liệu liên quan đến loại nội dung của chúng, ví dụ: thư mục, tài liệu văn bản, thống kê hoặc đối tượng đa phương tiện. Một cách khác là theo lĩnh vực ứng dụng của họ, ví dụ: kế toán, sáng tác nhạc, phim ảnh, ngân hàng, sản xuất hoặc bảo hiểm. Cách thứ ba là theo một số khía cạnh kỹ thuật, chẳng hạn như cấu trúc cơ sở dữ liệu hoặc loại giao diện. Phần này liệt kê một số tính từ được sử dụng để mô tả các loại cơ sở dữ liệu khác nhau.
Connolly và Begg định nghĩa Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS) là một "hệ thống phần mềm cho phép người dùng xác định, tạo, duy trì và kiểm soát truy cập vào cơ sở dữ liệu".
Từ viết tắt DBMS đôi khi được mở rộng để chỉ ra mô hình cơ sở dữ liệu cơ bản, với RDBMS cho mô hình quan hệ, OODBMS hoặc ORDBMS cho mô hình đối tượng (định hướng) và ORDBMS cho Quan hệ đối tượng. Các phần mở rộng khác có thể chỉ ra một số đặc điểm khác, chẳng hạn như DDBMS cho hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu phân tán.
Các chức năng được cung cấp bởi một DBMS có thể rất khác nhau. Chức năng cốt lõi là lưu trữ, truy xuất và cập nhật dữ liệu. Codd đề xuất các chức năng và dịch vụ sau đây, DBMS có mục đích chung được cung cấp đầy đủ:
Nhìn chung, DBMS sẽ cung cấp một bộ các tiện ích cho các mục đích như vậy có thể cần thiết để quản trị cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả, bao gồm các tiện ích nhập, xuất, giám sát, phân mảnh và phân tích. Phần cốt lõi của DBMS tương tác giữa cơ sở dữ liệu và giao diện ứng dụng đôi khi được gọi là công cụ cơ sở dữ liệu.
Thông thường các DBMS sẽ có các tham số cấu hình có thể được điều chỉnh tĩnh và động, ví dụ: lượng bộ nhớ chính tối đa trên máy chủ mà cơ sở dữ liệu có thể sử dụng. Xu hướng là giảm thiểu số lượng cấu hình thủ công và đối với các trường hợp như cơ sở dữ liệu nhúng, nhu cầu nhắm mục tiêu quản trị tự động là tối quan trọng.
Các DBMS doanh nghiệp lớn có xu hướng tăng kích thước và chức năng và có thể liên quan đến hàng ngàn năm nỗ lực phát triển của con người trong suốt cuộc đời của họ.
DBMS nhiều người dùng sớm thường chỉ cho phép ứng dụng cư trú trên cùng một máy tính có quyền truy cập thông qua thiết bị đầu cuối hoặc phần mềm mô phỏng thiết bị đầu cuối. Kiến trúc máy chủ của máy khách là một sự phát triển trong đó ứng dụng nằm trên màn hình máy khách và cơ sở dữ liệu trên máy chủ cho phép xử lý được phân phối. Điều này phát triển thành một kiến trúc đa nhiệm kết hợp các máy chủ ứng dụng và máy chủ web với giao diện người dùng cuối thông qua trình duyệt web với cơ sở dữ liệu chỉ được kết nối trực tiếp với tầng liền kề.
DBMS có mục đích chung sẽ cung cấp các giao diện lập trình ứng dụng công cộng (API) và tùy chọn bộ xử lý cho các ngôn ngữ cơ sở dữ liệu như SQL để cho phép các ứng dụng được viết để tương tác với cơ sở dữ liệu. DBMS có mục đích đặc biệt có thể sử dụng API riêng và được tùy chỉnh và liên kết cụ thể với một ứng dụng. Ví dụ, một hệ thống email thực hiện nhiều chức năng của DBMS có mục đích chung như chèn tin nhắn, xóa tin nhắn, xử lý tệp đính kèm, tra cứu danh sách chặn, liên kết tin nhắn một địa chỉ email, v.v..
Tương tác bên ngoài với cơ sở dữ liệu sẽ thông qua một chương trình ứng dụng có giao diện với DBMS. Điều này có thể bao gồm từ một công cụ cơ sở dữ liệu cho phép người dùng thực hiện các truy vấn SQL bằng văn bản hoặc bằng đồ họa, đến một trang web tình cờ sử dụng cơ sở dữ liệu để lưu trữ và tìm kiếm thông tin.
Một lập trình viên sẽ lập trình các tương tác vào cơ sở dữ liệu (đôi khi được gọi là nguồn dữ liệu) thông qua giao diện chương trình ứng dụng (API) hoặc thông qua ngôn ngữ cơ sở dữ liệu. API hoặc ngôn ngữ cụ thể được chọn sẽ cần được DBMS hỗ trợ, có thể gián tiếp thông qua bộ xử lý trước hoặc API bắc cầu. Một số API nhằm mục đích độc lập với cơ sở dữ liệu, ODBC là một ví dụ thường được biết đến. Các API phổ biến khác bao gồm JDBC và ADO.NET.
Ngôn ngữ cơ sở dữ liệu là ngôn ngữ có mục đích đặc biệt, cho phép một hoặc nhiều tác vụ sau, đôi khi được phân biệt là ngôn ngữ con:
Ngôn ngữ cơ sở dữ liệu là cụ thể cho một mô hình dữ liệu cụ thể. Các ví dụ đáng chú ý bao gồm:
Một ngôn ngữ cơ sở dữ liệu cũng có thể kết hợp các tính năng như:
Lưu trữ cơ sở dữ liệu là nơi chứa vật chất hóa vật lý của cơ sở dữ liệu. Nó bao gồm "mức độ" "nội bộ" (vật lý) trong kiến trúc cơ sở dữ liệu. Nó cũng chứa tất cả thông tin cần thiết (ví dụ: siêu dữ liệu, "dữ liệu về dữ liệu" và cấu trúc dữ liệu bên trong) để tái cấu trúc "mức khái niệm" và "cấp độ bên ngoài" từ cấp độ bên trong khi cần. Đưa dữ liệu vào lưu trữ vĩnh viễn nói chung là trách nhiệm của công cụ cơ sở dữ liệu hay còn gọi là "công cụ lưu trữ". Mặc dù DBMS thường truy cập thông qua hệ điều hành cơ bản (và thường sử dụng các hệ thống tệp của hệ điều hành làm trung gian để bố trí lưu trữ), các thuộc tính lưu trữ và cài đặt cấu hình là cực kỳ quan trọng đối với hoạt động hiệu quả của DBMS và do đó được duy trì chặt chẽ bởi quản trị cơ sở dữ liệu. Một DBMS, trong khi hoạt động, luôn có cơ sở dữ liệu của nó nằm trong một số loại lưu trữ (ví dụ: bộ nhớ và bộ nhớ ngoài). Dữ liệu cơ sở dữ liệu và thông tin cần thiết bổ sung, có thể với số lượng rất lớn, được mã hóa thành các bit. Dữ liệu thường nằm trong bộ lưu trữ trong các cấu trúc trông hoàn toàn khác với cách dữ liệu nhìn ở cấp độ khái niệm và bên ngoài, nhưng theo cách cố gắng tối ưu hóa (tốt nhất có thể) các cấu trúc này khi người dùng và chương trình cũng cần như để tính toán các loại thông tin cần thiết từ dữ liệu (ví dụ: khi truy vấn cơ sở dữ liệu).
Một số DBMS hỗ trợ chỉ định mã hóa ký tự nào được sử dụng để lưu trữ dữ liệu, do đó, nhiều mã hóa có thể được sử dụng trong cùng một cơ sở dữ liệu.
Các cấu trúc lưu trữ cơ sở dữ liệu mức thấp khác nhau được sử dụng bởi công cụ lưu trữ để tuần tự hóa mô hình dữ liệu để nó có thể được ghi vào phương tiện lựa chọn. Các kỹ thuật như lập chỉ mục có thể được sử dụng để cải thiện hiệu suất. Lưu trữ thông thường là theo định hướng hàng, nhưng cũng có cơ sở dữ liệu tương quan và định hướng cột.
Thường dự phòng lưu trữ được sử dụng để tăng hiệu suất. Một ví dụ phổ biến là lưu trữ "các khung nhìn cụ thể hóa", bao gồm các "khung nhìn bên ngoài" hoặc kết quả truy vấn thường xuyên cần thiết. Lưu trữ các quan điểm như vậy giúp tiết kiệm điện toán đắt tiền của chúng mỗi khi chúng cần thiết. Nhược điểm của các khung nhìn cụ thể hóa là chi phí phát sinh khi cập nhật chúng để giữ cho chúng được đồng bộ hóa với dữ liệu cơ sở dữ liệu được cập nhật ban đầu của chúng và chi phí dự phòng lưu trữ.
Đôi khi, cơ sở dữ liệu sử dụng dự phòng lưu trữ bằng cách sao chép đối tượng cơ sở dữ liệu (có một hoặc nhiều bản sao) để tăng tính khả dụng của dữ liệu (cả hai để cải thiện hiệu suất của nhiều người dùng cuối truy cập vào cùng một đối tượng cơ sở dữ liệu và để cung cấp khả năng phục hồi trong trường hợp không thành công một cơ sở dữ liệu phân tán). Cập nhật của một đối tượng được nhân rộng cần phải được đồng bộ hóa trên các bản sao đối tượng. Trong nhiều trường hợp, toàn bộ cơ sở dữ liệu được nhân rộng.
Bảo mật cơ sở dữ liệu liên quan đến tất cả các khía cạnh khác nhau của việc bảo vệ nội dung cơ sở dữ liệu, chủ sở hữu và người dùng của nó. Nó bao gồm từ bảo vệ khỏi việc sử dụng cơ sở dữ liệu trái phép có chủ ý đến cơ sở dữ liệu vô tình truy cập bởi các thực thể trái phép (ví dụ: một người hoặc một chương trình máy tính).
Kiểm soát truy cập cơ sở dữ liệu liên quan đến việc kiểm soát ai (một người hoặc một chương trình máy tính nhất định) được phép truy cập thông tin nào trong cơ sở dữ liệu. Thông tin có thể bao gồm các đối tượng cơ sở dữ liệu cụ thể (vd hoặc các cấu trúc dữ liệu khác để truy cập thông tin). Các điều khiển truy cập cơ sở dữ liệu được thiết lập bởi nhân viên được ủy quyền đặc biệt (bởi chủ sở hữu cơ sở dữ liệu) sử dụng các giao diện DBMS bảo mật chuyên dụng được bảo vệ.
Điều này có thể được quản lý trực tiếp trên cơ sở cá nhân, hoặc bằng cách phân công các cá nhân và đặc quyền cho các nhóm, hoặc (trong các mô hình phức tạp nhất) thông qua việc phân công các cá nhân và nhóm cho các vai trò sau đó được cấp quyền. Bảo mật dữ liệu ngăn người dùng trái phép xem hoặc cập nhật cơ sở dữ liệu. Sử dụng mật khẩu, người dùng được phép truy cập vào toàn bộ cơ sở dữ liệu hoặc các tập hợp con của nó được gọi là "các bộ phận con". Ví dụ: cơ sở dữ liệu nhân viên có thể chứa tất cả dữ liệu về một nhân viên, nhưng một nhóm người dùng có thể được phép chỉ xem dữ liệu bảng lương, trong khi những người khác chỉ được phép truy cập vào lịch sử làm việc và dữ liệu y tế. Nếu DBMS cung cấp một cách để tương tác nhập và cập nhật cơ sở dữ liệu, cũng như thẩm vấn nó, khả năng này cho phép quản lý cơ sở dữ liệu cá nhân.
Bảo mật dữ liệu nói chung liên quan đến việc bảo vệ các khối dữ liệu cụ thể, cả về mặt vật lý (nghĩa là khỏi tham nhũng, hoặc phá hủy hoặc xóa; ví dụ: xem bảo mật vật lý) hoặc giải thích chúng hoặc các phần của chúng đối với thông tin có ý nghĩa (ví dụ: nhìn vào chuỗi bit mà chúng bao gồm, kết luận số thẻ tín dụng hợp lệ cụ thể, ví dụ: xem mã hóa dữ liệu).
Thay đổi và truy cập các bản ghi nhật ký những người đã truy cập thuộc tính nào, những gì đã được thay đổi và khi nó được thay đổi. Dịch vụ ghi nhật ký cho phép kiểm tra cơ sở dữ liệu pháp y sau đó bằng cách lưu giữ hồ sơ về các lần xuất hiện và thay đổi truy cập. Đôi khi mã cấp độ ứng dụng được sử dụng để ghi lại các thay đổi thay vì để mã này vào cơ sở dữ liệu. Giám sát có thể được thiết lập để cố gắng phát hiện các vi phạm an ninh.
Các giao dịch cơ sở dữ liệu có thể được sử dụng để giới thiệu một số mức độ chịu lỗi và tính toàn vẹn dữ liệu sau khi phục hồi sau sự cố. Giao dịch cơ sở dữ liệu là một đơn vị công việc, thường đóng gói một số hoạt động trên cơ sở dữ liệu (ví dụ: đọc đối tượng cơ sở dữ liệu, viết, lấy khóa, v.v.), một sự trừu tượng được hỗ trợ trong cơ sở dữ liệu và các hệ thống khác. Mỗi giao dịch có các ranh giới được xác định rõ về mặt thực thi chương trình / mã được bao gồm trong giao dịch đó (được xác định bởi người lập trình giao dịch thông qua các lệnh giao dịch đặc biệt).
Từ viết tắt ACID mô tả một số tính chất lý tưởng của giao dịch cơ sở dữ liệu: tính nguyên tử, tính nhất quán, sự cô lập và độ bền.
Một cơ sở dữ liệu được xây dựng với một DBMS không thể di chuyển sang một DBMS khác (nghĩa là DBMS khác không thể chạy nó). Tuy nhiên, trong một số tình huống, mong muốn di chuyển, di chuyển cơ sở dữ liệu từ DBMS này sang DBMS khác. Các lý do chủ yếu là kinh tế (các DBMS khác nhau có thể có tổng chi phí sở hữu hoặc TCO khác nhau), chức năng và hoạt động (các DBMS khác nhau có thể có các khả năng khác nhau). Việc di chuyển liên quan đến việc chuyển đổi cơ sở dữ liệu từ loại DBMS này sang loại khác. Việc chuyển đổi phải duy trì (nếu có thể) các ứng dụng liên quan đến cơ sở dữ liệu (nghĩa là tất cả các chương trình ứng dụng liên quan) còn nguyên vẹn. Do đó, các mức kiến trúc bên ngoài và khái niệm của cơ sở dữ liệu nên được duy trì trong quá trình chuyển đổi. Có thể mong muốn rằng một số khía cạnh của cấp độ kiến trúc được duy trì. Di chuyển cơ sở dữ liệu phức tạp hoặc lớn có thể là một dự án phức tạp và tốn kém (một lần), điều này cần được đưa vào quyết định di chuyển. Điều này mặc dù thực tế là các công cụ có thể tồn tại để giúp di chuyển giữa các DBMS cụ thể. Thông thường, nhà cung cấp DBMS cung cấp các công cụ để giúp nhập cơ sở dữ liệu từ các DBMS phổ biến khác.
Sau khi thiết kế cơ sở dữ liệu cho một ứng dụng, giai đoạn tiếp theo là xây dựng cơ sở dữ liệu. Thông thường, một DBMS có mục đích chung thích hợp có thể được chọn để sử dụng cho mục đích này. DBMS cung cấp các giao diện người dùng cần thiết được sử dụng bởi các quản trị viên cơ sở dữ liệu để xác định cấu trúc dữ liệu của ứng dụng cần thiết trong mô hình dữ liệu tương ứng của DBMS. Các giao diện người dùng khác được sử dụng để chọn các tham số DBMS cần thiết (như liên quan đến bảo mật, tham số phân bổ lưu trữ, v.v.).
Khi cơ sở dữ liệu đã sẵn sàng (tất cả các cấu trúc dữ liệu và các thành phần cần thiết khác được xác định), nó thường được điền với dữ liệu của ứng dụng ban đầu (khởi tạo cơ sở dữ liệu, thường là một dự án riêng biệt; trong nhiều trường hợp sử dụng giao diện DBMS chuyên dụng hỗ trợ chèn hàng loạt) trước đó làm cho nó hoạt động. Trong một số trường hợp, cơ sở dữ liệu sẽ hoạt động trong khi trống dữ liệu ứng dụng và dữ liệu được tích lũy trong quá trình hoạt động.
Sau khi cơ sở dữ liệu được tạo, khởi tạo và điền vào nó cần được duy trì. Các tham số cơ sở dữ liệu khác nhau có thể cần thay đổi và cơ sở dữ liệu có thể cần được điều chỉnh (điều chỉnh) để có hiệu suất tốt hơn; cấu trúc dữ liệu của ứng dụng có thể được thay đổi hoặc thêm vào, các chương trình ứng dụng liên quan mới có thể được viết để thêm vào chức năng của ứng dụng, v.v.
Đôi khi, mong muốn đưa cơ sở dữ liệu trở về trạng thái trước đó (vì nhiều lý do, ví dụ: các trường hợp khi phát hiện cơ sở dữ liệu bị lỗi do lỗi phần mềm hoặc nếu nó đã được cập nhật với dữ liệu bị lỗi). Để đạt được điều này, một hoạt động sao lưu được thực hiện đôi khi hoặc liên tục, trong đó mỗi trạng thái cơ sở dữ liệu mong muốn (nghĩa là các giá trị của dữ liệu và việc nhúng chúng vào cấu trúc dữ liệu của cơ sở dữ liệu) được giữ trong các tệp sao lưu chuyên dụng (có nhiều kỹ thuật để thực hiện điều này một cách hiệu quả). Khi trạng thái này là cần thiết, tức là khi người quản trị cơ sở dữ liệu quyết định đưa cơ sở dữ liệu trở lại trạng thái này (ví dụ: bằng cách chỉ định trạng thái này theo thời điểm mong muốn khi cơ sở dữ liệu ở trạng thái này), các tệp này được sử dụng để khôi phục trạng thái đó.
Các kỹ thuật phân tích tĩnh để xác minh phần mềm cũng có thể được áp dụng trong kịch bản của các ngôn ngữ truy vấn. Cụ thể, khung giải thích * Tóm tắt đã được mở rộng sang lĩnh vực ngôn ngữ truy vấn cho cơ sở dữ liệu quan hệ như một cách để hỗ trợ các kỹ thuật gần đúng âm thanh. Ngữ nghĩa của các ngôn ngữ truy vấn có thể được điều chỉnh theo sự trừu tượng phù hợp của miền dữ liệu cụ thể. Sự trừu tượng của hệ thống cơ sở dữ liệu quan hệ có nhiều ứng dụng thú vị, đặc biệt, cho mục đích bảo mật, chẳng hạn như kiểm soát truy cập chi tiết, hình mờ, v.v.
Các tính năng DBMS khác có thể bao gồm:
Ngày càng có nhiều lời kêu gọi cho một hệ thống duy nhất kết hợp tất cả các chức năng cốt lõi này vào cùng một khung xây dựng, kiểm tra và triển khai để quản lý cơ sở dữ liệu và kiểm soát nguồn. Mượn từ những phát triển khác trong ngành công nghiệp phần mềm, một số thị trường như " DevOps cho cơ sở dữ liệu".
Nhiệm vụ đầu tiên của một nhà thiết kế cơ sở dữ liệu là tạo ra một mô hình dữ liệu khái niệm phản ánh cấu trúc của thông tin sẽ được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu. Một cách tiếp cận phổ biến cho việc này là phát triển một mô hình quan hệ thực thể, thường với sự trợ giúp của các công cụ vẽ. Một cách tiếp cận phổ biến khác là Ngôn ngữ mô hình thống nhất. Một mô hình dữ liệu thành công sẽ phản ánh chính xác trạng thái có thể có của thế giới bên ngoài đang được mô hình hóa: ví dụ: nếu mọi người có thể có nhiều hơn một số điện thoại, nó sẽ cho phép nắm bắt thông tin này. Thiết kế một mô hình dữ liệu khái niệm tốt đòi hỏi sự hiểu biết tốt về miền ứng dụng; nó thường liên quan đến việc đặt câu hỏi sâu sắc về những điều mà một tổ chức quan tâm, như "khách hàng cũng có thể là nhà cung cấp không?" hoặc "nếu một sản phẩm được bán với hai hình thức đóng gói khác nhau, đó là cùng một sản phẩm hay sản phẩm khác nhau? "hoặc" nếu một chiếc máy bay bay từ New York đến Dubai qua Frankfurt, đó có phải là một hoặc hai chuyến bay (hoặc thậm chí là ba) không? ". Các câu trả lời cho những câu hỏi này thiết lập các định nghĩa về thuật ngữ được sử dụng cho các thực thể (khách hàng, sản phẩm, chuyến bay, phân khúc chuyến bay) và các mối quan hệ và thuộc tính của chúng.
Sản xuất mô hình dữ liệu khái niệm đôi khi liên quan đến đầu vào từ các quy trình kinh doanh hoặc phân tích quy trình công việc trong tổ chức. Điều này có thể giúp thiết lập những thông tin cần thiết trong cơ sở dữ liệu và những gì có thể bị bỏ lại. Ví dụ, nó có thể giúp khi quyết định liệu cơ sở dữ liệu có cần giữ dữ liệu lịch sử cũng như dữ liệu hiện tại hay không.
Đã tạo ra một mô hình dữ liệu khái niệm mà người dùng hài lòng, giai đoạn tiếp theo là dịch nó thành một lược đồ thực hiện các cấu trúc dữ liệu có liên quan trong cơ sở dữ liệu. Quá trình này thường được gọi là thiết kế cơ sở dữ liệu logic và đầu ra là một mô hình dữ liệu lôgic được thể hiện dưới dạng lược đồ. Trong khi mô hình dữ liệu khái niệm (về lý thuyết ít nhất) không phụ thuộc vào sự lựa chọn công nghệ cơ sở dữ liệu, mô hình dữ liệu lôgic sẽ được biểu thị theo mô hình cơ sở dữ liệu cụ thể được DBMS chọn. ("Mô hình dữ liệu" thuật ngữ và "mô hình" "cơ sở dữ liệu" thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng trong bài viết này, chúng tôi sử dụng "mô hình dữ liệu" để thiết kế cơ sở dữ liệu cụ thể và "mô hình cơ sở dữ liệu" cho ký hiệu mô hình được sử dụng để thể hiện thiết kế đó.)
Mô hình cơ sở dữ liệu phổ biến nhất cho cơ sở dữ liệu đa năng là mô hình quan hệ, hay chính xác hơn là mô hình quan hệ được biểu thị bằng ngôn ngữ SQL. Quá trình tạo ra một thiết kế cơ sở dữ liệu logic bằng mô hình này sử dụng một phương pháp có phương pháp được gọi là chuẩn hóa. Mục tiêu của chuẩn hóa là đảm bảo rằng mỗi "thực tế" cơ bản chỉ được ghi lại ở một nơi, để các phần chèn, cập nhật và xóa tự động duy trì tính nhất quán.
Giai đoạn cuối cùng của thiết kế cơ sở dữ liệu là đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến hiệu suất, khả năng mở rộng, phục hồi, bảo mật và tương tự, phụ thuộc vào DBMS cụ thể. Điều này thường được gọi là "thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý" và đầu ra là mô hình dữ liệu vật lý. Mục tiêu chính trong giai đoạn này là tính độc lập dữ liệu, nghĩa là các quyết định được đưa ra cho mục đích tối ưu hóa hiệu suất sẽ vô hình đối với người dùng cuối và ứng dụng. Có hai loại độc lập dữ liệu: độc lập dữ liệu vật lý và độc lập dữ liệu logic. Thiết kế vật lý được điều khiển chủ yếu bởi các yêu cầu về hiệu suất và đòi hỏi kiến thức tốt về khối lượng công việc và các mẫu truy cập dự kiến và hiểu biết sâu sắc về các tính năng được cung cấp bởi DBMS đã chọn.
Một khía cạnh khác của thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý là bảo mật. Nó bao gồm cả việc xác định kiểm soát truy cập cho các đối tượng cơ sở dữ liệu cũng như xác định các mức và phương thức bảo mật cho chính dữ liệu.
Mô hình cơ sở dữ liệu là một loại mô hình dữ liệu xác định cấu trúc logic của cơ sở dữ liệu và xác định cơ bản theo cách thức dữ liệu có thể được lưu trữ, sắp xếp và thao tác. Ví dụ phổ biến nhất của mô hình cơ sở dữ liệu là mô hình quan hệ (hoặc xấp xỉ SQL của quan hệ), sử dụng định dạng dựa trên bảng.
Các mô hình dữ liệu logic phổ biến cho cơ sở dữ liệu bao gồm:
Một cơ sở dữ liệu quan hệ đối tượng kết hợp hai cấu trúc liên quan.
Các mô hình dữ liệu vật lý bao gồm:
Các mô hình khác bao gồm:
Các mô hình chuyên biệt được tối ưu hóa cho các loại dữ liệu cụ thể:
Một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu cung cấp ba khung nhìn của dữ liệu cơ sở dữ liệu:
Mặc dù thường chỉ có một chế độ xem khái niệm (hoặc logic) và vật lý (hoặc nội bộ) của dữ liệu, có thể có bất kỳ số lượt xem bên ngoài khác nhau. Điều này cho phép người dùng xem thông tin cơ sở dữ liệu theo cách liên quan đến kinh doanh hơn là từ quan điểm xử lý kỹ thuật. Ví dụ: bộ phận tài chính của một công ty cần chi tiết thanh toán của tất cả nhân viên như một phần chi phí của công ty, nhưng không cần chi tiết về nhân viên là mối quan tâm của bộ phận nhân sự. Do đó, các bộ phận khác nhau cần "quan điểm" khác nhau về cơ sở dữ liệu của công ty.
Kiến trúc cơ sở dữ liệu ba cấp liên quan đến khái niệm "độc lập dữ liệu", một trong những động lực ban đầu chính của mô hình quan hệ. Ý tưởng là những thay đổi được thực hiện ở một mức độ nhất định không ảnh hưởng đến chế độ xem ở cấp độ cao hơn. Ví dụ, các thay đổi ở cấp độ nội bộ không ảnh hưởng đến các chương trình ứng dụng được viết bằng giao diện cấp khái niệm, điều này làm giảm tác động của việc thực hiện các thay đổi vật lý để cải thiện hiệu suất.
Khung nhìn khái niệm cung cấp một mức độ gián tiếp giữa bên trong và bên ngoài. Một mặt, nó cung cấp một khung nhìn chung cho cơ sở dữ liệu, độc lập với các cấu trúc khung nhìn bên ngoài khác nhau và mặt khác, nó trừu tượng hóa các chi tiết về cách dữ liệu được lưu trữ hoặc quản lý (mức nội bộ). Về nguyên tắc, mọi cấp độ và thậm chí mọi chế độ xem bên ngoài đều có thể được trình bày bởi một mô hình dữ liệu khác nhau. Trong thực tế, một DBMS nhất định sử dụng cùng một mô hình dữ liệu cho cả mức độ bên ngoài và mức khái niệm (ví dụ: mô hình quan hệ). Cấp độ bên trong, được ẩn bên trong DBMS và phụ thuộc vào việc triển khai nó, đòi hỏi một mức độ chi tiết khác và sử dụng các loại cấu trúc dữ liệu riêng của nó.
Tách rời các cấp độ "bên ngoài", "khái niệm" và "bên trong" là một tính năng chính của việc triển khai mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ thống trị cơ sở dữ liệu thế kỷ 21.
Công nghệ cơ sở dữ liệu là một chủ đề nghiên cứu tích cực từ những năm 1960, cả trong các học viện và trong các nhóm nghiên cứu và phát triển của các công ty (ví dụ như Nghiên cứu của IBM). Hoạt động nghiên cứu bao gồm lý thuyết và phát triển các nguyên mẫu. Các chủ đề nghiên cứu đáng chú ý đã bao gồm các mô hình, khái niệm giao dịch nguyên tử và các kỹ thuật kiểm soát đồng thời có liên quan, ngôn ngữ truy vấn và phương pháp tối ưu hóa truy vấn, RAID,v.v...
Khu vực nghiên cứu cơ sở dữ liệu có một số tạp chí học thuật chuyên dụng (ví dụ: "ACM Transactions on Database Systems" -TODS, "Data & Knowledge Engineering" -DKE) và các hội nghị hàng năm (ví dụ: ACM SIGMOD, ACM PODS, VLDB, IEEE ICDE).
|
3615 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3615 | Tháng giêng | Trong âm lịch, hiện nay thuật ngữ tháng giêng (hay chính nguyệt) dùng để chỉ tháng thứ nhất của năm. Tháng này còn gọi là tháng Dần. Ngày đầu tiên của tháng này có thể dao động trong khoảng giữa hai tiết Đại hàn và Vũ thủy, nhưng nói chung nó chủ yếu dao động xung quanh tiết Lập xuân trong phạm vi ±10 ngày (xem thêm tiết khí). Việc xác định ngày bắt đầu cũng như số ngày trong tháng phụ thuộc vào khoảng thời gian giữa hai trăng mới (new moon) kế tiếp nhau, tuy nhiên nói chung thì nó có 29 hoặc 30 ngày. Ngày đầu tiên của tháng này là Tết Nguyên Đán. Đa phần các lễ hội của Việt Nam hiện nay tập trung trong tháng giêng. Trong âm lịch, tháng giêng là tháng không được phép nhuận (rất thú vị là người ta không thể ăn hai Tết Nguyên Đán trong vòng chỉ có một tháng), mặc dù vậy nhưng theo một số phép tính lịch trước thì đến năm 2148 (Mậu Thân) sẽ nhuận tháng giêng (Mùng 1 tháng Giêng âm lịch vào ngày Chủ nhật 21.1.2148, mùng 1 tháng Giêng nhuận vào thứ Ba ngày 20.2.2148). Trước đó, năm Quý Hợi 1803 lịch Việt Nam cũng nhuận tháng giêng. Đôi khi người ta vẫn gọi là "tháng một", tuy nhiên đa phần hiểu tháng một âm lịch là tháng thứ 11 (tháng Tý) trong những năm âm lịch thường. Các nhà lập lịch còn thêm Can vào trước tên gọi của tháng, nên trên lịch có các tên tháng như "Giáp Dần", "Bính Dần", "Mậu Dần", "Canh Dần", "Nhâm Dần" tùy theo từng năm. Tuy nhiên, rất khó nhớ cách gọi này nếu không nhìn vào lịch.
|
3616 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3616 | Tháng chạp | Tháng Chạp còn gọi là "tháng củ mật" là từ để chỉ tháng cuối cùng của năm âm lịch - tháng thứ mười hai (12) đối với các năm âm lịch thường hoặc tháng thứ mười ba (13) trong những năm âm lịch nhuận. Tháng âm lịch nào cũng chỉ có thể có từ 29 đến 30 ngày, tùy theo thời điểm diễn ra hai kỳ trăng non kế tiếp nhau theo giờ địa phương. Ở Việt Nam đó là GMT+7. Xem thêm lịch Trung Quốc. Tháng Chạp là tháng luôn luôn diễn ra sau ngày đông chí. Cách tính số lượng ngày trong tháng âm lịch và số tháng trong năm cũng như việc xác định tháng nào là tháng nhuận (nếu có trong năm âm lịch đó) tương đối phức tạp.
Người Trung Quốc xưa gọi tháng 12 âm lịch là tháng Quý đông (tháng cuối mùa đông), nhưng còn một cái tên khác là "Lạp nguyệt". Chữ "lạp" có xuất xứ từ thịt, vì từ thời xưa người Trung Quốc đã thích ướp thịt khô vào dịp mùa đông để dành ăn quanh năm. Việc ướp thịt rộ lên vào tháng 12, và đó là lý do vì sao người Trung Quốc gọi đây là Lạp nguyệt. Lạp cũng là lễ tế cuối năm của người Trung Quốc. Từ thời nhà Chu, tháng 12 là dịp nhà vua nghỉ ngơi săn bắn, còn đặt lệ: lễ tế tất niên gọi là "đại lạp".
Trong Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt do Nguyễn Tài Cẩn biên soạn, chính từ 2 chữ "Lạp nguyệt" này, người Việt đã đọc chệch từ Lạp thành Chạp. Tương tự là tháng Giêng, bắt nguồn từ hai chữ "Chinh nguyệt".
Người xưa gọi tháng Chạp là "tháng củ mật" bởi tháng ấy nhiều trộm đạo. "Củ" là củ soát, kiểm soát, còn "mật" là cẩn mật, nghĩa là kiểm soát cẩn mật. Đến tháng Chạp này, các quan phủ thường hay nhắc nhở những người dân cần cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát cẩn mật để phòng ngừa trộm cắp.
Cho đến nay, tháng Chạp vẫn được coi là "tháng củ mật". Đây là tháng làm ăn không chỉ của người lương thiện mà của cả người bất lương vì cuối năm ai cũng có nhu cầu Tết. Do đó, đạo chích tăng cường tăm tia để có món nọ món kia. Ngoài ra "tháng củ mật" vì theo quan niệm của dân ta cho rằng đây là tháng xui xẻo hay là tháng có thể dễ mất mát tiền của, hay bị "tai bay vạ gió", có khi hao người tốn của với những lý do hết sức khác nhau nhưng thường cho là… đen và đắng như Củ Mật..
|
3621 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3621 | Sóc (lịch) | Sóc trong công tác lập lịch trong âm lịch theo kiểu lịch Việt Nam (đúng ra là âm-dương lịch), được hiểu là thời điểm xảy ra trăng mới theo múi giờ địa phương. Sóc là mốc để tính ngày đầu tiên của tháng âm lịch. Ngày đầu tiên của tháng âm lịch là ngày chứa điểm sóc, cho dù điểm sóc có thể xảy ra ở thời điểm 23 h 59 m 59 s (tính theo giờ địa phương) của ngày dương lịch. Tháng âm lịch sẽ kết thúc vào 23 h 59 m 59 s của ngày trước khi diễn ra sóc kế tiếp. Do chu kỳ quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất trung bình là 29,5302 ngày (theo quan sát từ Trái Đất) nên một tháng âm lịch có thể có 29 hoặc 30 ngày (theo quy tắc làm tròn trên đây). Tháng nào có 30 ngày gọi là tháng đủ, còn tháng nào có 29 ngày gọi là tháng thiếu.
|
3624 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3624 | Tiếng Ý | Tiếng Ý hay tiếng Italia ("italiano", "lingua italiana") là một ngôn ngữ thuộc nhóm Rôman của hệ Ấn-Âu và được dùng bởi khoảng 70 triệu người, đa số sinh sống tại Ý. Giọng Ý được xem như chuẩn hiện nay là giọng của vùng Toscana (tiếng Anh: "Tuscany", tiếng Pháp: "Toscane"), nhất là giọng của những người sống tại thành phố Firenze (còn được gọi là "Florence"). Trên bán đảo Ý và các đảo phụ cận, nó được xem như đứng trung gian giữa các tiếng miền nam (thuộc nhánh phía Nam của nhóm Rôman) và các tiếng miền bắc (thuộc nhóm ngôn ngữ Gaul-Rôman, một phân nhóm của nhóm Rôman). Trong nhóm Rôman, nó là tiếng gần tiếng Latinh nhất và giống như các ngôn ngữ khác trong nhóm, dùng rất nhiều trọng âm ("stress") trong lối phát âm.
Tiếng Ý sử dụng bảng chữ cái Latinh. Trong bảng chữ cái tiếng Ý tiêu chuẩn không có các ký tự "J", "K", "W", "X" và "Y", tuy nhiên chúng vẫn xuất hiện trong các từ tiếng Ý vay mượn như "jeans" (quần bò), "whisky", "taxi" hay như tên của câu lạc bộ bóng đá Juventus. Để thay thế các âm tương ứng của các ký tự kể trên, có thể dùng "gi" thay cho "j", "c" hoặc "ch" thay cho "k"; "u" hoặc "v" thay cho "w"; "s", "ss", hoặc "cs" thay cho "x" và "i" thay cho "y" (tùy cách phát âm từng từ). Để đánh dấu cách phát âm và cách đặt trọng âm, tiếng Ý cũng sử dụng dấu sắc và dấu huyền, ví dụ dấu huyền cho các chữ cái "A", "I", "O" và "U" ở cuối từ có nghĩa là trọng âm của từ được đặt vào nguyên âm đó ("gioventù", tuổi trẻ).
Chữ cái "H" nằm ở đầu từ được dùng để phân biệt "ho", "hai", "ha", "hanno" (thì hiện tại của động từ "avere", có) với "o", "ai", "a" (các giới từ), "anno" (năm). Chữ cái này cũng xuất hiện ở đầu một số từ ngoại lai như "hotel" (khách sạn), trong đa số trường hợp H đều là âm câm (không được phát âm), ví dụ "hotel" được đọc là .
Sự biến hóa từ tiếng Latinh sang tiếng Ý hiện đại là một quá trình tương đối phức tạp vì có rất nhiều ngôn ngữ đã được dùng tại bán đảo Ý trước, và trong khi, Đế quốc La Mã hình thành. Tuy tiếng Latinh cổ điển đã được dùng như một loại tiếng chính thức, dân tại các vùng khác nhau của đế quốc này tiếp tục dùng các thứ tiếng địa phương của họ. Khi cần, họ dùng một loại tiếng Latinh đã được đơn giản hóa rất nhiều trong các việc giao dịch với những người cầm quyền: đây là tiếng Latinh bình dân ("Vulgar Latin"). Trước khi tiếng Latinh bình dân có thể thống nhất hoàn toàn nhiều tiếng địa phương trong lãnh thổ của Đế quốc La Mã thì đế quốc này sụp đổ vào cuối thế kỷ thứ V. Sự thống nhất "một nửa" này đã tạo ra một nhóm ngôn ngữ được dùng hiện nay tại Tây Âu – nhóm Rôman – mà tiếng Ý là một trong số đó. Tiếng Ý, do đó, chịu ảnh hưởng không chỉ từ tiếng Latinh mà còn từ nhiều tiếng địa phương khác nữa.
Văn kiện tiếng Ý sớm nhất còn tồn tại là các mẫu đơn của vùng Benevento vào giữa thế kỷ thứ X. Tuy nhiên, tất cả phải công nhận rằng tiếng Ý, như chúng ta biết hiện nay, chỉ thật sự ra đời sau khi Dante Alighieri viết tập thơ dài "Thần khúc" ("La Divina Commedia") vào thế kỷ XIV.
Tiếng Ý được các nhà ngôn ngữ học xếp vào nhánh Ý-Dalmatia, một phân nhánh của nhánh Ý-Tây thuộc nhóm Rôman của hệ Ấn-Âu.
Các tiếng gần tiếng Ý nhất là tiếng Napoli, tiếng Sicilia và tiếng Ý-Do Thái. Sau đó là các ngôn ngữ tại miền bắc của Ý như các tiếng Liguri, Lombard, Piemont... Xa thêm tí nữa là các tiếng Romana, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp.
Tiếng Ý là ngôn ngữ chính thức tại các nơi sau đây: Ý, San Marino, Vatican, Thụy Sĩ và tại vài vùng của Croatia và Slovenia. Các nước có một số người dùng tiếng Ý đáng kể là: Albania, Argentina, Brasil, Canada, Hoa Kỳ, Luxembourg, Malta, Úc và Venezuela. Ngoài ra một vài thuộc địa cũ của Ý như Somalia, Lybia và Eritrea vẫn còn một số người nói tiếng Ý.
|
3630 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3630 | Nông lịch | Nông lịch, thường gọi là âm lịch, là một loại âm dương lịch hiện vẫn còn được sử dụng ở các quốc gia và khu vực chịu ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước. Về thực chất, nó là một loại âm dương lịch tạo ra bởi sự kết hợp của âm lịch thuần túy với thời điểm xảy ra tiết khí, là những cái được tính theo dương lịch. Lịch này hiện nay chủ yếu được sử dụng để tính toán các ngày lễ hội quan trọng như Tết Nguyên Đán hay Tết Trung thu, cũng như để tính toán ngày tháng cho các công việc trọng đại như cưới xin, khởi công xây dựng nhà cửa, mồ mả, mua sắm những đồ vật có giá trị lớn v.v... Điều này không chỉ thịnh hành ở nông thôn mà còn ở các thành phố lớn. Các loại nông lịch của người Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Singapore về cơ bản là gần giống như lịch của người Trung Quốc. Người Nhật Bản tính theo múi giờ UTC+9 cũng như quy tắc hơi khác, người Việt Nam tính theo UTC+7 cho nên có thể có sai biệt nào đó so với nông lịch Trung Quốc về thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi tháng (tức số ngày trong tháng) cũng như tháng nhuận.
Ở Trung Quốc, và các nước nêu trên, lịch này còn gọi là Hạ lịch (夏曆), "nông lịch" (農曆), khác với "công lịch" (公曆), hay "tây lịch" (西曆). Ngoài ra người ta còn gọi nó là "cựu lịch" (舊曆) sau khi "tân lịch" (新曆), tức lịch Gregory được sử dụng như là lịch chính thức.
Truyền thuyết về sự khởi đầu của lịch Trung Quốc cho rằng lịch này có từ trước thiên niên kỷ 1 TCN. Truyền thuyết cho rằng lịch Trung Quốc do Hoàng Đế phát minh. Nhưng chỉ là truyền thuyết vì lịch được tính theo văn hóa lúa nước bắt nguồn từ Bách Việt (lúc này không biết Bách Việt nằm ở đâu nếu không có người Hoa (Hạ) gọi tên họ như vậy). Ông là người cai trị Trung Quốc khoảng năm 2698-2599 trước Công Nguyên. Vị hoàng đế huyền sử thứ tư là Đường Nghiêu đã thêm vào các tháng nhuận. Chu kỳ 60 năm, Can-Chi (干支 "gānzhī"), được thêm vào cho các năm từ thế kỷ 1 TCN. Cho là Hoàng Đế lên ngôi khi đã lớn, năm đầu tiên của chu kỳ đầu tiên là năm 2637 TCN theo như Herbert A. Giles, trong quyển "A Chinese-English Dictionary" (1912), cũng như tất cả các tác giả phương Tây khác trong thời kỳ cuối của nhà Thanh. Vì thế cho đến năm 1984 thì chu kỳ hiện tại là 78. Tuy nhiên, một số tác giả hiện đại cho rằng năm đầu tiên của chu kỳ đầu tiên là 2697 TCN khi mà Hoàng Đế còn nhỏ, và nói là hiện nay chúng ta đang ở chu kỳ 79. Hai cách tính kỷ nguyên này đã tạo ra hai cách tính toán năm liên tục, tạo ra "năm Trung Quốc" là 4642 hay 4702 cho đến đầu năm 2005.
Tuy nhiên, các chu kỳ 60 được đánh số liên tục và các năm dựa trên chúng là phát kiến của các nhà niên đại học phương Tây—người Trung Hoa không sử dụng chúng. Họ sử dụng các chu kỳ không đánh số, mặc dù nó có vai trò có lợi đối với năm niên hiệu, được công bố bởi các hoàng đế Trung Hoa. Thực vậy, việc "không" sử dụng niên hiệu của hoàng đế tương đương với sự làm phản mà hình phạt của nó là tử hình. Nhưng cuộc nổi dậy của Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900 đã làm người lãnh đạo không chính thức của Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu, bị suy yếu và dễ tổn thương trước các thách thức từ phía những người đi theo xu hướng cộng hòa, đây là những người cố ý dùng hệ thống đếm năm liên tục nhằm bất hợp pháp hóa nhà Thanh bằng cách từ chối sử dụng niên hiệu của nó. Mặc dù báo chí cộng hòa sử dụng nhiều hơn một niên đại, cái mà Tôn Trung Sơn lựa chọn, 2698 TCN, đã được công nhận bởi phần lớn các cộng đồng Hoa kiều ngoài khu vực Đông Nam Á như phố người Hoa ở San Francisco, dẫn đến năm 4703 của họ được bắt đầu vào năm 2005. Nhiều nhà niên đại học, không biết lịch sử của nó, cho rằng 2698 TCN là sai lầm đối với kỷ nguyên 2697 TCN thu được từ các chu kỳ 60, trong khi nó thực sự là kỷ nguyên duy nhất được một số người Trung Quốc sử dụng thật sự, mặc dù chỉ là thiểu số (phần lớn người Trung Hoa không sử dụng bất kỳ một kiểu đếm số năm từ kỷ nguyên truyền thuyết).
Các chứng cứ khảo cổ học sớm nhất của lịch Trung Quốc xuất hiện trên các tấm xương bói toán vào thời kỳ cuối của thiên niên kỷ 2 TCN thời nhà Thương. Các tấm xương này chỉ ra năm âm dương lịch có 12 tháng và thỉnh thoảng có tháng thứ 13, cũng như thậm chí có tháng thứ 14. Bởi vì ngày tháng Trung Quốc là có cơ sở vững chắc bắt đầu từ năm 841 TCN, lịch của thời kỳ đầu nhà Chu được biết đến như là lịch với tháng nhuận được thêm vào một cách tùy tiện. Tháng đầu tiên của năm khi đó rất gần với đông chí và tháng nhuận của nó là sau tháng thứ 12. Lịch tứ phân (四分 "sìfēn") bắt đầu khoảng năm 484 TCN, là lịch đầu tiên được tính toán ở Trung Quốc. Nó được đặt tên như thế vì nó sử dụng năm Mặt Trời với 365¼ ngày, cùng với quy tắc chu kỳ 19 năm = 235 tháng, được biết đến ở phương tây là chu kỳ Meton. Đông chí khi đó nằm trong tháng đầu tiên và tháng nhuận của nó được chèn thêm vào sau tháng thứ mười hai. Bắt đầu từ năm 256 TCN của vương quốc Tần, sau này là nhà Tần, tháng nhuận là tháng phụ thứ chín vào cuối năm mà bây giờ bắt đầu bằng tháng thứ mười, và đông chí nằm trong tháng thứ mười một. Cách tính năm như thế được sử dụng cho đến nửa thời kỳ đầu của nhà Tây Hán.
Vua Hán Vũ đế của nhà Hán đã đề ra các quy tắc cơ bản mà lịch Trung Quốc áp dụng từ đó đến nay. Lịch Thái sơ (太初, "Tàichū" - sự khởi đầu vĩ đại, niên hiệu của Hán Vũ đế) của ông năm 104 TCN là năm với đông chí nằm trong tháng thứ mười một và được thiết kế để tháng nhuận có thể là bất kỳ tháng nào (tháng 29 hay 30 ngày) mà trong tháng đó Mặt Trời không đi qua các điểm "Trung khí" (tức là Mặt Trời chỉ nằm trong một cung hoàng đạo). Vì chuyển động trung bình của Mặt Trời (biểu kiến) được sử dụng để tính toán tiết khí cho đến tận năm 1645, tháng nhuận như thế có thể xuất hiện sau bất kỳ tháng nào của năm với cùng một xác suất. Tuy nhiên, sự giao hội của Mặt Trời và Mặt Trăng (hay sóc) sử dụng chuyển động trung bình của cả hai thiên thể này chỉ cho đến năm 619, năm thứ hai của nhà Đường, khi cả hai chuyển động bắt đầu được sử dụng mô hình chuyển động thật với hai parabôn quan trắc ngược nhau (với những thành phần nhỏ tuyến tính và lập phương). Tuy nhiên, các parabôn không phù hợp với chuyển động trung bình, mà phù hợp với những điểm gián đoạn hay bước nhảy.
Sau khi thiên văn học của châu Âu được giới thiệu vào Trung Hoa bởi các giáo sĩ dòng Tên, chuyển động của cả Mặt Trời và Mặt Trăng bắt đầu được tính toán bằng các hàm lượng giác trong lịch Thời Hiến (時憲 "Shíxiàn") năm 1645 của nhà Thanh, lịch này được lập bởi giáo sĩ Adam Schall, tên Trung Hoa là Thang Nhược Vọng. Chuyển động thật của Mặt Trời (biểu kiến) bấy giờ được sử dụng để tính tiết khí. Tháng nhuận thông thường hay xảy ra sau tháng thứ hai cho đến tháng thứ chín và ít khi xảy ra sau tháng thứ mười nếu tính từ tháng đầu tiên. Rất ít thời gian trong mùa thu-đông có một hay hai tháng mà Mặt Trời đi qua hai cung hoàng đạo, lẫn với hai hay ba tháng mà Mặt Trời chỉ nằm trong một cung hoàng đạo.
Lịch Gregory được công nhận bởi Trung Hoa Dân Quốc, lúc đó mới ra đời, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1912 cho các hoạt động chính thức, nhưng dân chúng vẫn tiếp tục sử dụng lịch truyền thống của nhà Thanh. Tình trạng của lịch Gregory trong khoảng 1916 đến 1921, khi Trung Quốc bị kiểm soát bởi các đốc quân, không được rõ. Từ khoảng 1921 đến 1928 các đốc quân vẫn tiếp tục kiểm soát phía bắc Trung Quốc, nhưng Quốc dân đảng đã kiểm soát miền nam Trung Quốc và có lẽ họ đã sử dụng lịch Gregory. Sau khi Quốc dân đảng công bố cải tổ lại Trung Hoa Dân Quốc 10 tháng 10 năm 1928, họ ra sắc lệnh bắt buộc sử dụng lịch Gregory có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1929. Họ cũng ra sắc lệnh có hiệu lực từ ngày này mọi người dân phải sử dụng múi thời gian bờ biển đã được dùng trong tất cả các cảng hiệp ước, cho các cảng dọc theo bờ biển phía đông Trung Quốc, ký với châu Âu (theo Hiệp ước Nam Kinh 1842) từ năm 1904. Điều này đã thay đổi thời điểm bắt đầu mỗi ngày đối với cả lịch truyền thống và lịch Gregory một lượng +14,3 phút từ nửa đêm Bắc Kinh tới nửa đêm tại kinh độ 120° đông tính từ Greenwich.
Điều này đã sinh ra một số sai biệt, chẳng hạn như đối với Tết Trung Thu năm 1978. Điểm sóc khi đó là ngày 3 tháng 9 năm 1978, hồi 00:07, Giờ chuẩn Trung Quốc. Sử dụng lịch cũ theo múi giờ Bắc Kinh, sóc xảy ra lúc 23:53 ngày 2, vì thế tháng Tám (âm lịch) bắt đầu trong các ngày khác nhau tùy theo từng loại lịch. Người Hồng Kông (sử dụng lịch truyền thống) ăn Tết này vào ngày 16 tháng 9, nhưng những người Trung Quốc khác ăn Tết này vào ngày 17 tháng 9.
Quốc dân đảng có thể đã bắt đầu đánh số năm của nền cộng hòa của họ vào năm 1929, bắt đầu từ năm 1912 như là năm 1. Khi những người cộng sản giành được quyền kiểm soát đối với Trung Hoa đại lục 1 tháng 10 năm 1949, họ chỉ đơn giản là tiếp tục sử dụng lịch Gregory, nhưng bắt đầu từ đây đánh số năm theo kiểu phương tây, bắt đầu với 1949. Ở cả Trung Hoa đại lục và Đài Loan, các tháng của lịch Gregory được đánh số từ 1 đến 12 giống như các tháng của lịch truyền thống.
Các quy tắc sau có hiệu lực từ năm 104 TCN, mặc dù một số chi tiết đã từng là không cần thiết trước năm 1645. Cũng lưu ý là các quy tắc này không chỉ rõ các tính toán chi tiết dựa trên cơ sở của chuyện động thật hay trung bình của Mặt Trời, Mặt Trăng, điều này phụ thuộc vào từng giai đoạn lịch sử.
Cung Hoàng Đạo mà Mặt Trời đi qua trong tháng và kinh độ của đường hoàng đạo của các điểm đi vào các cung thông thường dùng để xác định tháng thông thường. Tháng 1, chánh nguyệt ("zhēngyuè"), tiếng Việt gọi là tháng giêng (tiếng Hoa là tháng khởi đầu - "tháng nguyên" có nghĩa đầu tiên. Từ đây phát sinh tên gọi "tết + Nguyên Đán" tức là buổi sáng sớm đầu tiên, "tết + Nguyên Tiêu" tức là buổi đêm đầu tiên v.v.).
Mười hai tháng âm lịch là khá gần với các sự kiện trong sự phát triển của thực vật và trong nông nghiệp, vì thế chúng còn có tên gọi khác theo các loài cây:
Một số người tin rằng các quy tắc trên đây luôn luôn đúng, nhưng thực tế có một số ngoại lệ ngăn không cho Tết Nguyên Đán luôn luôn là sóc thứ hai sau Đông chí, hay có nghĩa là nó làm cho ngày lễ này diễn ra sau tiết "Vũ Thủy". Ngoại lệ này diễn ra vào các giai đoạn từ năm 2033 đến năm 2034, và từ năm 2128 đến năm 2129, khi Đông chí là tiết khí chính thứ hai trong tháng Một (11) âm lịch. Tháng tiếp theo không có tiết khí chính và do vậy nó là nhuận, và tháng Chạp (12) tiếp theo sau đó sẽ chứa cả Bảo Bình ("Aquarius") và Song Ngư ("Pisces") và hai tiết khí chính ("Đại Hàn" và "Vũ Thủy"). Năm Dần vì thế bắt đầu vào sóc thứ ba sau Đông chí, và nó diễn ra sau tiết Vũ Thủy - Song Ngư ("Pisces"), vào ngày 19 tháng 2.
Một trường hợp khác là năm 1984-1985, khi Mặt Trời nằm trong cung Ma Kết ("Capricorn") ở 270° và Bảo Bình ("Aquarius") ở 300° trong tháng 11, và sau đó đi vào cung Song Ngư ("Pisces") ở 330° trong tháng kế tiếp, mà lẽ ra khi đó phải là trong tháng giêng (tháng 1). Mặt Trời đã không đi vào cung nào trong tháng kế tiếp. Để đảm bảo giữ cho Đông chí nằm trong tháng 11, tháng lẽ ra phải là tháng 1 (Dần) trở thành tháng 12, và tháng sau đó là tháng 1, làm cho Tết Nguyên Đán diễn ra vào 20 tháng 2 năm 1985 sau khi Mặt Trời đã vượt qua Pisces ở 330° trong tháng trước đó, hơn là nằm trong tháng bắt đầu trong ngày này.
Trong các trường hợp khi tháng có 2 tiết khí chính diễn ra, nó luôn luôn xảy ra ở một khoảng thời gian nào đó giữa hai tháng không có tiết khí chính. Nó thông thường diễn ra đơn lẻ và nằm ở một trong hai bên hoặc gần với Đông chí, vì thế việc đặt Đông chí trong tháng 11 (quy tắc 4) sẽ dẫn đến phải chọn lựa tháng nào trong hai tháng không có tiết khí làm tháng nhuận. Năm 1984-1985, tháng ngay trước tháng 11 có hai tiết khí chính là tháng không có tiết khí chính và nó được tính là tháng 10 nhuận. Mọi tháng từ tháng có hai tiết khí chính tới tháng không có tiết khí chính mà không tính là nhuận được đánh số nối tiếp nhau theo quy tắc 2 tính như là các tháng thường. Phát biểu của quy tắc 5, lựa chọn tháng đầu tiên trong hai tháng không có tiết khí chính giữa tháng 11, là không bị bắt buộc kể từ lần cải cách lịch cuối cùng và cũng sẽ không cần thiết cho đến tận trường hợp của năm 2033-2034 và năm 2128-2129, khi các tháng có hai tiết khí chính sẽ nằm cạnh ba tháng không có tiết khí chính, hai trong số chúng sẽ nằm ở một bên của tháng 11. Tháng 11 nhuận rất ít khi xảy ra. Xem
Các ngoại lệ như trên đây là rất hiếm. Tới 96,6% các tháng chỉ chứa một tiết khí chính (điểm vào trong một cung hoàng đạo), nó phù hợp với quy tắc đánh số của bảng tiết khí, và 3,0% các tháng là nhuận (luôn luôn là tháng không có tiết khí chính). Chỉ có 0,4% các tháng hoặc là có hai tiết khí chính hoặc là các tháng kế tiếp được đánh số lại.
Điều này chỉ xảy ra sau cải cách lịch năm 1645. Khi đó người ta cần thiết phải cố định một tháng luôn luôn chứa tiết khí chính của nó và cho phép các tháng còn lại đôi khi không chứa tiết khí chính của nó. Tháng 11 đã được chọn, vì tiết khí chính của nó (Đông chí) tạo ra sự khởi đầu của năm Mặt Trời trong lịch Trung Quốc.
Lịch Trung Quốc và lịch Gregory thông thường sẽ đồng bộ trở lại sau 19 năm (chu kỳ Meton). Tuy nhiên, chu kỳ 19 năm với các bộ tháng nhuận định sẵn chỉ là tương đối, vì thế các mô hình xác định tháng nhuận trong các chu kỳ kế tiếp nhau cuối cùng sẽ thay đổi sau vài lần chu kỳ 19 năm thành chu kỳ 19 năm hoàn toàn khác.
Hoàng đạo Trung Hoa (xem các phần Danh pháp và Địa Chi) chỉ sử dụng để đặt tên năm - nó thực sự không được sử dụng để tính lịch. Trên thực tế, người Trung Quốc có hệ thống chòm sao hoàn toàn khác.
Các năm được đặt tên theo chu kỳ của 10 Thiên Can và chu kỳ của 12 Địa Chi. Mỗi năm được đặt tên theo cặp của một can và một chi gọi là Can Chi (干支 "gānzhī"). Thiên Can phối hợp với Âm Dương và Ngũ hành. Chu kỳ 10 năm của Can bắt đầu từ can Giáp những năm tận cùng bằng 4 như 1984, 1994, 2004 v.v., còn đối với năm trước công nguyên là 7. Địa Chi liên kết với 12 con vật tượng trưng. Chu kỳ 12 năm bắt đầu bằng chi Tý (Tí) với những năm chia cho 12 còn dư 4 như 1984, 1996 v.v. hay trong phép chia cho 12 còn dư 9 nếu là năm trước Công nguyên như 9 TCN (Nhâm Tý), 21 TCN (Canh Tý), v.v. (lưu ý là không có năm 0, sau ngày 31 tháng 12 năm 1 TCN (năm Canh Thân) là ngày 1 tháng 1 năm 1 (năm Tân Dậu)).
Chu kỳ 60 năm tạo thành bởi tổ hợp của hai chu kỳ được biết như là "chu kỳ Giáp Tý" (甲子 "jiǎzǐ"). Nó không phải là 120 vì hai chu kỳ này quay vòng tuần hoàn độc lập với nhau. Do vậy không thể có những tổ hợp như Giáp Sửu chẳng hạn. Gọi là chu kỳ Giáp Tý vì năm đầu tiên của chu kỳ 60 năm là năm Giáp Tý.
Chu kỳ 60 năm là không đủ cho các tham chiếu lịch sử. Trong thời kỳ phong kiến, niên hiệu (tên kỷ nguyên của một ông vua) được đặt trước tên của năm để phân biệt. Ví dụ: Khang Hi Nhâm Dần (康熙壬寅), hay năm 1662, là năm Nhâm Dần (壬寅) đầu tiên trong thời gian trị vì của hoàng đế Khang Hi (康熙). Khang Hi cũng là trường hợp duy nhất trong lịch sử Trung Quốc trị vì trên 60 năm, cho nên năm Khang Hi Nhâm Dần vừa là năm 1662 khi Khang Hi lên ngôi, vừa là năm 1722 khi ông băng hà. Sử dụng niên hiệu của vua là tiềm ẩn sự thừa nhận tính hợp pháp của vị vua đó, là rất quan trọng về chính trị trong trường hợp kế vị đầy tranh cãi hay nổi loạn. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khó khăn cho các nhà sử học Trung Quốc trong việc cho rằng triều đại nào là hợp pháp hơn khi nói về các thời kỳ sớm hơn, khi mà Trung Quốc bị chia sẻ.
Các tháng, ngày và giờ cũng có thể được biểu thị bằng Can Chi, mặc dù chúng nói chung được biểu diễn chủ yếu theo các số đếm Trung Hoa. Cùng với nó, bốn cặp Can-Chi tạo ra bát tự (八字 "bāzì") được sử dụng trong chiêm tinh học Trung Quốc.
Có sự phân biệt giữa năm tính theo Mặt Trời và năm tính theo Mặt Trăng trong lịch Trung Quốc do nó là một loại âm dương lịch. Năm dựa theo Mặt Trăng (年 "nián" = niên) là từ một Tết Nguyên Đán đến Tết Nguyên Đán tiếp theo. Năm dựa theo Mặt Trời (歲 "suì" = tuế) có thể là chu kỳ giữa một Lập xuân và Lập xuân tiếp theo hay chu kỳ giữa hai Đông chí (xem phần tiết khí). Năm dựa theo Mặt Trăng được sử dụng để tính ngày, trong khi năm dựa theo Mặt Trời (đặc biệt là năm giữa hai Đông chí) để tính tháng.
Mười hai con vật đại diện cho mười hai địa chi theo trật tự là chuột, bò (Việt Nam: trâu), hổ, thỏ (Việt Nam: mèo), rồng, rắn, ngựa, cừu (hay dê), khỉ, gà, chó và lợn (bắc Việt Nam: heo là cách gọi lợn của miền nam).
Truyền thuyết giải thích trật tự được phân chia cho các con vật. Cả 12 con vật đánh lẫn nhau để tranh giành quyền đứng trước trong chu kỳ các năm của lịch, vì thế Ngọc Hoàng phải tổ chức một cuộc thi để xác định trật tự. Mọi con vật xếp hàng ngang trên bờ sông và phải tìm cách sang bờ sông bên kia. Trật tự trong lịch của chúng sẽ là trật tự khi chúng sang đến bên kia bờ sông. Mèo thì tự hỏi bằng cách nào có thể sang bờ sông bên kia khi mà nó rất sợ nước. Cũng trong thời gian ấy, bò tự hỏi bằng cách nào nó có thể sang đến bờ bên kia với thị lực kém. Con chuột láu lỉnh đề nghị là nó và mèo sẽ ngồi trên lưng bò và hướng dẫn cho nó qua sông. Bò đồng ý và làm việc cật lực mà không để ý đến những sự kiện trên lưng nó. Trong khi ấy, chuột lẻn ra đằng sau mèo và đẩy nó xuống nước. Khi bò đến gần bờ, chuột nhảy lên phía trước và kết thúc cuộc dua ở vị trí thứ nhất. Con lợn lười biếng sang đến bờ bên kia ở vị trí thứ mười hai. Vì thế chuột được đặt tên cho năm đầu tiên, bò ở vị trí thứ hai và lợn ở vị trí thứ 12 trong chu kỳ. Mèo vào đến bờ quá muộn, không còn chỗ cho nó trong lịch và nó thề rằng sẽ là kẻ thù truyền kiếp của chuột.
Các tháng trong lịch Trung Quốc tuân theo các chu kỳ của Mặt Trăng. Lịch nông nghiệp dựa theo Mặt Trời với 24 điểm gọi là tiết khí (節氣). Chúng là các điểm đánh dấu các thay đổi bốn mùa để hỗ trợ nông dân quyết định khi nào trồng trọt hay thu hoạch mùa màng, trong khi âm lịch vì nguyên nhân trên là không đáng tin cậy để theo dõi. Thuật ngữ "tiết khí" thông thường được gọi là các "điểm thời tiết". Vì việc tính toán dựa theo Mặt Trời, các tiết khí rơi vào xấp xỉ cùng một ngày trong mọi năm dương lịch chẳng hạn như lịch Gregory, nhưng nó không tạo ra quy luật rõ ràng trong lịch Trung Quốc do quy tắc tính tháng nhuận của nó. Tiết khí được công bố hàng năm trong niên lịch cho nông dân. Tết Nguyên Đán thông thường là ngày sóc gần với Lập xuân. Cụ thể về tiết khí xem bài Tiết khí.
Ghi chú:
Mỗi năm theo lịch Trung Quốc có 9 lễ hội chính, 7 trong số đó xác định theo âm-dương lịch, 2 lễ hội còn lại có nguồn gốc từ lịch nông nghiệp (nông lịch) dựa theo Mặt Trời. (Lưu ý rằng nông dân thực tế sử dụng lịch Mặt Trời (dương lịch), và nó có 24 tiết khí để xác định khi nào thì cần gieo trồng ngũ cốc vì các đặc điểm thời tiết, khí hậu khi tính theo âm dương lịch truyền thống không chính xác. Tuy nhiên, lịch truyền thống cũng được biết đến như là nông lịch.)
Hai lễ hội đặc biệt đó là Tết Thanh Minh và lễ hội Đông chí, trùng với hai tiết khí tương ứng là Thanh minh và Đông chí, lễ hội đầu tiên diễn ra khi kinh độ của Trái Đất trên quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời là 15 độ, lễ hội sau ở vị trí 270 độ. Để tính toán âm lịch thì múi giờ được sử dụng là UTC+ 8.
Bảng dưới đây thể hiện 9 lễ hội này. Tuy nhiên, bảng này còn bỏ sót một số tết khác như Tết Hàn Thực (3 tháng 3 âm lịch) hay Tết Trùng Thập (10 tháng 10 âm lịch), đôi khi còn được tổ chức trang trọng hơn các lễ hội như Đông chí hay Thất tịch.
Lịch truyền thống Triều Tiên có nguồn gốc từ lịch Trung Quốc. Đầu thế kỷ 19 Triều Tiên dựa vào quan hệ ngoại giao gần gũi với Trung Quốc trong khi không có quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác. Để công nhận mối quan hệ này, các vị vua Triều Tiên tổ chức việc tiếp nhận lịch Trung Quốc từ hoàng đế Trung Hoa mỗi năm với một sự phô trương lớn. Lịch này có:
Lịch truyền thống Triều Tiên thông thường tính bắt đầu từ năm 2333 TCN, là thời gian thành lập ra Triều Tiên bởi Dangun theo huyền thoại.
Lịch truyền thống này hiện nay ít được sử dụng, ngoại trừ để tính toán các lễ hội truyền thống (xem thêm Lễ hội Triều Tiên theo âm lịch) và để đánh dấu ngày tháng sinh bởi những người cao tuổi.
|
3643 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3643 | Tháng Tý | Trong âm lịch, tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch; còn gọi là tháng một) là tháng bắt buộc phải có ngày đông chí. Đây là một quy tắc bắt buộc để xây dựng lịch. Ngày nay, do chịu ảnh hưởng của cách đánh số các tháng, nên đôi khi một số người vẫn gọi nhầm tháng giêng là tháng một âm lịch do đánh số tháng giêng là 1 và họ gọi "tháng một âm lịch" thực thụ này là tháng 11 do đánh số của nó là 11. Hiện nay, tháng này là tháng thứ 11 trong năm âm lịch thường và là tháng thứ 12 trong năm âm lịch nhuận, nhưng vẫn được đánh số 11 do tháng nhuận có cùng cách đánh số với tháng trước đó.
Tháng này còn gọi là tháng trọng đông. Một số người (nhất là các nhà lập lịch) còn thêm Can vào tên gọi của tháng nên có tháng Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý, Nhâm Tý tùy theo từng năm âm lịch. Nhưng gọi là tháng Tý là dễ nhớ hơn so với Giáp Tý, Bính Tý v.v do nếu không nhìn vào lịch thì rất ít người nhớ nổi đó là tháng ??? + Tý.
|
3646 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3646 | Âm lịch | Thái Âm lịch (chữ Hán: 太陰曆, ""lịch mặt trăng""), thường gọi là Âm lịch, là loại lịch dựa trên chu kỳ và vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất. Loại lịch duy nhất trên thực tế chỉ thuần túy sử dụng âm lịch là lịch Hồi giáo, trong đó mỗi năm chỉ chứa đúng 12 tháng Mặt Trăng. Đặc trưng của âm lịch thuần túy, như trong trường hợp của lịch Hồi giáo, là ở chỗ lịch này là sự liên tục của chu kỳ trăng tròn và hoàn toàn không gắn liền với các mùa. Vì vậy năm âm lịch Hồi giáo ngắn hơn mỗi năm dương lịch khoảng 11 hay 12 ngày, và chỉ trở lại vị trí ăn khớp với năm dương lịch sau mỗi 33 hoặc 34 năm Hồi giáo. Lịch Hồi giáo được sử dụng chủ yếu cho các mục đích tín ngưỡng tôn giáo. Tại Ả Rập Xê Út lịch cũng được sử dụng cho các mục đích thương mại.
Phần lớn các loại lịch khác, dù được gọi là "âm lịch", trên thực tế chính là âm dương lịch. Điều này có nghĩa là trong các loại lịch đó, các tháng được duy trì theo chu kỳ của Mặt Trăng, nhưng đôi khi các tháng nhuận lại được thêm vào theo một số quy tắc nhất định để điều chỉnh các chu kỳ trăng cho ăn khớp lại với năm dương lịch. Do âm lịch thuần túy chỉ có 12 tháng âm lịch (tháng giao hội) trong mỗi năm, nên chu kỳ này (354,367 ngày) đôi khi cũng được gọi là "năm âm lịch".
Hiện nay, trong tiếng Việt "âm lịch" (hoặc "lịch ta") thường được dùng để chỉ nông lịch. Đó là một loại âm dương lịch chứ không phải âm lịch thuần túy. Do Việt Nam hiện nay dùng múi giờ để tính nông lịch, trong khi Trung Quốc thì dùng múi giờ nên ngày Tết Nguyên Đán theo nông lịch Việt Nam và Trung Quốc đôi khi không ứng với cùng một ngày Tây lịch.
Âm lịch thuần túy cũng khác dương lịch ở chỗ ngày nào là ngày đầu tiên của năm. Cụ thể xem lịch Hồi giáo.
Đối với một số loại "âm lịch" (không thực sự), chẳng hạn như lịch Trung Quốc, thì ngày đầu tiên của tháng là ngày "trăng mới", tức là khi Mặt Trăng bị hoàn toàn che khuất trong khu vực lịch này được sử dụng.
Nhiều loại "âm lịch" khác thì căn cứ vào thời điểm trăng lưỡi liềm hiện ra.
Thời lượng của chu kỳ/quỹ đạo Mặt Trăng không cố định và dao động ít nhiều trong khoảng thời gian trung bình của nó. Do các quan sát phụ thuộc vào độ không chắc chắn và các điều kiện thời tiết, và các phương pháp thiên văn rất là phức tạp, nên đã có những cố gắng để tạo ra các quy tắc số học cố định.
Độ dài trung bình của tháng giao hội là 29,530588... ngày. Đó có nghĩa là độ dài tháng sẽ là 29 và 30 ngày luân phiên (được gọi tương ứng là "thiếu" và "đủ"). Sự phân bố của các tháng thiếu và đủ có thể được xác định bằng sử dụng phân số liên tục, và khảo sát các phép xấp xỉ kế tiếp cho độ dài của tháng theo phân số của ngày. Trong danh sách dưới đây, sau số ngày liệt kê trong tử số thì một số nguyên tháng được liệt kê như là mẫu số đã đầy đủ:
Các phân số này có thể được sử dụng trong việc lập các loại âm lịch, hoặc kết hợp với dương lịch để tạo ra âm dương lịch. Chu kỳ 49 tháng được Isaac Newton đề xuất làm cơ sở cho một lựa chọn trong tính toàn ngày Phục sinh vào khoảng năm 1700. Chu kỳ 360 tháng của lịch Hồi giáo dạng bảng là tương đương với 24×15 tháng trừ đi phần hiệu chỉnh là 1 ngày.
Tại Anh, lịch với 13 tháng, mỗi tháng 28 ngày, cộng một ngày dư, được gọi là "a year and a day" (một năm và một ngày) còn được sử dụng tới thời kỳ Tudor. Nó có lẽ là một loại lịch lai trong đó người ta thay thế một tuần thông thường với 7 ngày cho một phần tư tháng âm lịch trên thực tế, vì thế một tháng có chính xác 4 tuần, không phụ thuộc vào tuần trăng trên thực tế. "Năm âm lịch" ở đây được coi là có 364 ngày, làm cho năm dương lịch (365 ngày) trở thành "một năm và một ngày".
Chẳng hạn, bài ca balat thời kỳ "Edward" (có lẽ là Edward II, cuối thế kỷ XIII hay đầu thế kỷ XIV) về Robin Hood có câu "How many merry months be in the year? / There are thirteen, I say..." (Có bao nhiêu tháng dễ chịu trong năm? / Có mười ba, tôi nói...), đã được soạn giả thời Tudor thay đổi thành "...There are but twelve, I say..." (Chỉ có mười hai, tôi nói...). Robert Graves trong lời giới thiệu cho "Greek Myths" đã bình luận điều này với "số 13, con số của tháng chết chóc của Mặt Trời, chưa bao giờ đánh mất tiếng xấu của nó trong số các điều mê tín."
Thậm chí vào cuối thế kỷ XX, các tổ chức tài chính Anh quốc vẫn còn cung cấp các khoản vay thế chấp theo âm lịch, đòi hỏi phải có điều chỉnh hàng năm.
Phần lớn các loại lịch khác được gọi là âm lịch trên thực tế chính là âm dương lịch; các ví dụ như thế có lịch Trung Quốc, lịch Do Thái và lịch Hindu, lịch vạn niên cũng như phần lớn các loại lịch được sử dụng thời cổ đại.
Tất cả các loại lịch trên đều có số tháng không cố định trong mỗi năm. Lý do là mỗi năm dương lịch trên thực tế không chia hết cho tháng âm lịch, vì thế nếu không có sự chỉnh sửa bằng cách thêm các tháng nhuận vào thì các mùa sẽ bị trôi dạt dần sau mỗi năm qua đi. Sự chỉnh sửa này tạo ra tháng thứ 13 của năm sau mỗi 2 hay 3 năm âm dương lịch.
|
3647 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3647 | Can Chi | Can Chi (干支), gọi đầy đủ là Thiên Can Địa Chi (天干地支) hay Thập Can Thập Nhị Chi (十干十二支), là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước thuộc vùng văn hóa Đông Á như: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam và một số quốc gia khác ngoài vùng. Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ 60 trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian (ngày, giờ, năm, tháng) cũng như trong chiêm tinh học. Người ta cho rằng nó có xuất xứ từ Nhị Thập Bát Tú trong cách tính lịch cổ đại dùng để đếm ngày.
Can (干) hay còn gọi là Thiên Can (天干) hoặc Thập Can (十干) do có đúng mười (10) can khác nhau. Can cũng còn được phối hợp với Âm dương và Ngũ hành.
Năm kết thúc bằng số nào thì có Can tương ứng.
Chi (支) hay còn gọi là Địa Chi (地支) hay Thập Nhị Chi (十二支) do có đúng mười hai chi. Đây là mười hai từ chỉ 12 con vật của hoàng đạo phương Đông dùng như để chỉ phương hướng, bốn mùa, ngày, tháng, năm và giờ ngày xưa (gọi là canh gấp đôi giờ hiện đại). Việc liên kết các yếu tố liên quan đến cuộc sống con người với Chi là rất phổ biến ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Do số lượng con giáp cũng là 12 nên trong đời sống, Thập Nhị Chi cũng hay được gọi theo 12 con giáp.
Tương truyền ngày xưa có một người tên Đại Nhiêu đã lập ra Thập Can và Thập Nhị Chi để giúp người ta tính toán thời gian. Việc tính giờ cũng có liên quan đến tập tính của 12 loài vật:
Người ta ghép một can với một chi để tạo thành tên gọi chính thức của những cái cần đặt tên (ngày, giờ, tháng, năm v.v...) bắt đầu từ can Giáp và chi Tý tạo ra Giáp Tý, sau đó đến can Ất và chi Sửu tạo ra Ất Sửu và cứ như vậy cho đến hết (Bính..., Quý) và (Dần..., Hợi). Sự kết hợp như vậy tạo thành một chu kì, hết can (hoặc chi) cuối cùng thì nó tự động quay trở lại cho đến tổ hợp cuối cùng là Quý Hợi. Có tổng cộng 60 (bằng bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) tổ hợp khác nhau của 10 can và 12 chi. Can phải kết hợp với Chi đồng tính (Can dương phải kết hợp với Chi dương và Can âm phải kết hợp với Chi âm). Năm 0 là Canh Thân, 1 là Tân Dậu... 59 là Kỷ Mùi. Dựa vào số dư khi chia hết cho 60 có thể tính can chi từng năm. 60 tổ hợp can chi, được gọi là Lục thập hoa giáp bao gồm:
|
3648 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3648 | Công Nguyên | Công Nguyên (viết tắt là CN) là thuật ngữ được sử dụng để đánh số năm trong Lịch Julius và Lịch Gregory. Thuật ngữ này là gốc từ tiếng Latinh thời Trung Cổ, A là AD). Từ "Công nguyên" (chữ Hán: 公元) trong Hán Việt được vay mượn từ tiếng Trung. Trong tiếng Trung, "Công nguyên" 公元 là tên gọi tắt của "Công lịch kỷ nguyên" 公曆紀元.
"Công Nguyên" hay "Kỷ nguyên Công lịch" tính từ khi Chúa Giêsu được sinh ra. Trước thời điểm Giêsu sinh ra được gọi là Trước Công Nguyên hay "Trước Công lịch kỉ Nguyên" (viết tắt là TCN, cách sử dụng tương ứng ở phương Tây là BC, viết tắt của Before Christ).
Hệ thống TCN và CN được phát minh bởi Dionysius Exiguus của Scythia Minor vào năm 525, nhưng không được sử dụng rộng rãi cho đến sau năm 800.
Cách ghi này trong lịch Gregorian được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Nó đã trở thành tiêu chuẩn không chính thức trên phạm vi toàn cầu, được áp dụng vì các lợi ích thiết thực trong sử dụng truyền thông quốc tế, vận tải và hội nhập thương mại và được các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc công nhận.
Khái niệm kỷ nguyên Kitô được tu sĩ Dionysius Exiguus đặt ra vào thế kỷ VI khi ông tính lịch cho các ngày lễ Phục Sinh và được dùng với các lịch Julius và Gregory. Không có năm 0 trong các lịch này; năm 1 TCN được theo sau bằng năm 1 CN. Các nhà làm sử áp dụng thông lệ này vì nó được dùng lần đầu bởi tu sĩ Beda trong tác phẩm "Historia Ecclesiastica Gentis Anglorum" (Lịch sử giáo hội của người Anh, 731). Ông không dùng số 0, mặc dù ông đã biết số 0 vào lúc đó, vì việc đếm số cho năm bắt đầu từ 1 chứ không phải 0. Năm 0 trong lịch thiên văn là năm 1 TCN; các năm trước 0 được đánh số âm, như −1 = 2 TCN.
Hầu hết các học giả Kinh Thánh hiện nay cho rằng Dionysius đã tính sai, và rằng trên thực tế Giêsu sinh trong khoảng từ năm 8 TCN tới năm 4 TCN. Dữ kiện muộn nhất liên quan đến sự giáng sinh của Giê-su là cái chết của Herod Đại đế vào năm 4 TCN.
Tại Việt Nam, một số người do hiểu lầm CN là chỉ năm Chúa Giê-su ra đời nên họ đã gọi những năm nằm trong Công nguyên là năm "sau Công nguyên". Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu từ năm được cho là năm Chúa Giê-su ra đời, Công nguyên vẫn còn đang tiếp diễn, nó chỉ ngừng lại khi người ta quyết định kết thúc nó. Chừng nào Công nguyên chưa kết thúc thì mọi năm chỉ có thể là nằm trước hoặc trong Công nguyên, không có năm "sau Công nguyên".
Theo cách nghĩ bình thường với kiến thức chung của người Việt Nam, từ " Công Nguyên" được hiểu là mốc (hoặc là số 0), nên họ thường sử dụng động từ Trước (-) và Sau (+) để định hình câu nói của họ. Ví dụ: sau công nguyên 2 năm là Năm 2+.
|
3650 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3650 | CN | CN hay cn có thể là từ viết tắt cho:
|
3674 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3674 | Lịch sử vật lý học | Vật lý (từ tiếng Hy Lạp cổ đại φύσις "physis" có nghĩa "tự nhiên") là chi nhánh cơ bản của khoa học, phát triển từ những nghiên cứu về tự nhiên và triết học nổi tiếng, và cho đến cuối thế kỷ thứ 19 vẫn coi là "triết học tự nhiên" (natural philosophy). Ngày nay, vật lý được xác định là môn khoa học nghiên cứu về "vật chất, năng lượng và mối quan hệ giữa chúng".
Từ xa xưa, con người đã cố gắng tìm hiểu về các đặc điểm của vật chất và đặt ra các câu hỏi như: tại sao một vật lại có thể rơi được xuống đất? tại sao vật chất khác nhau lại có các đặc tính khác nhau? Và vũ trụ kia vẫn là điều bí ẩn: Trái Đất được hình thành như thế nào? đặc điểm của các thiên thể như Mặt Trời hay Mặt Trăng ra sao? Một vài thuyết đã được đưa ra, nhưng đa phần đều không chính xác. Những thuyết này mang đậm nét triết lý và chưa từng qua các bước kiểm chứng như các thuyết hiện đại. Một số ít được công nhận, số còn lại đã lỗi thời, ví dụ như nhà tư tưởng người Hy Lạp, Archimedes, đưa ra nhiều miêu tả định lượng chính xác về cơ học và thủy tĩnh học.
Thế kỷ thứ 17, Galileo Galilei là người đi tiên phong trong lĩnh vực sử dụng thực nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của lý thuyết, và nó là chìa khóa để hình thành nên ngành khoa học thực nghiệm. Galileo xây dựng và kiểm tra thành công nhiều kết quả trong động lực học, cụ thể là Đinh luật quán tính. Năm 1687, Isaac Newton công bố cuốn sách "Principia Mathematica", miêu tả chi tiết và hoàn thiện hai thuyết vật lý: Định luật chuyển động Newton, là nền tảng của cơ học cổ điển và Định luật hấp dẫn, miêu tả lực cơ bản của hấp dẫn. Cả hai thuyết trên đều được công nhận bằng thực nghiệm. Cuốn sách Principia cũng giới thiệu một vài thuyết thuộc ngành thủy động lực học. Cơ học cổ điển được mở rộng bởi Joseph Louis Lagrange, William Rowan Hamilton, và một số nhà vật lý khác, người đã xây dựng lên các công thức, nguyên lý và kết quả mới. Định luật hấp dẫn mở đầu cho ngành vật lý thiên văn, ở đó miêu tả các hiện tượng thiên văn dựa trên các thuyết vật lý học.
Bước sang thế kỷ thứ 18, nhiệt động lực học được ra đời, bởi Robert Boyle, Thomas Young và một số nhà vật lý khác. Năm 1733, Daniel Bernoulli sử dụng phương pháp thống kê với cơ học cổ điển để đưa ra các kết quả cho nhiệt động lực học, từ đó ngành cơ học thống kê được ra đời. Năm 1798, Benjamin Thompson chứng minh được việc chuyển hóa cơ năng sang nhiệt, và năm 1847, James Prescott Joule đặt ra định luật bảo toàn năng lượng, dưới dạng nhiệt cũng như năng lượng cơ học, cơ năng.
Đặc điểm của tính điện và từ tính được nghiên cứu bởi Michael Faraday, Georg Ohm, cùng với một số nhà vật lý khác. Năm 1855, James Clerk Maxwell thống nhất hai ngành điện học và từ học vào làm một, gọi chung là Điện từ học, được miêu tả bằng các phương trình Maxwell. Dự đoán của thuyết này đó là ánh sáng là một dạng sóng điện từ. Năm 1895, Wilhelm Conrad Roentgen (Röntgen) khám phá ra tia X quang, là một dạng tia phóng xạ điện từ tần số cao. Độ phóng xạ được tìm ra từ năm 1896 bởi Henri Becquerel, và sau đó là Marie Curie (Maria Skłodowska-Curie), Pierre Curie, cùng với một số nhà vật lý khác. Từ đó khai sinh ra ngành vật lý hạt nhân.
Năm 1905, Albert Einstein xây dựng Thuyết tương đối đặc biệt, kết hợp không gian và thời gian vào một khái niệm chung, không-thời gian. Thuyết tương đối hẹp dự đoán một sự biến đối khác nhau giữa các điểm gốc hơn là cơ học cổ điển, điều này dẫn đến việc phát triển cơ học tương đối tính để thay thế cơ học cổ điển. Với trường hợp vật tốc nhỏ, hai thuyết này dẫn đến cùng một kết quả. Năm 1915, Einstein phát triển thuyết tương đối đặc biệt để giải thích lực hấp dẫn, thuyết này do đó được gọi là Thuyết tương đối tổng quát hay Thuyết tương đối rộng, thay thế cho định luật hấp dẫn của Newton. Trong trường hợp khối lượng và năng lượng thấp, hai thuyết này cũng cho một kết quả như nhau.
Năm 1911, Ernest Rutherford suy luận từ thí nghiệm tán xạ về sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử, với thành phần mang điện tích dương được đặt tên là proton. Neutron, thành phần của hạt nhân nguyên tử không mang điện tích, được phát hiện ra năm 1932 bởi James Chadwick.
Bước sang thế kể thứ 20, Max Planck, Einstein, Niels Bohr cùng với một số nhà vật lý khác xây dựng thuyết lượng tử để giải thích cho các kết quả thí nghiệm bất thường bằng việc miêu tả các lớp năng lượng rời rạc. Năm 1925, Werner Heisenberg và năm 1926 Erwin Schrodinger và Paul Dirac công thức hóa cơ học lượng tử, để giải thích thuyết lượng tử bằng các công thức toán học. Trong cơ lương tử, kết quả của các đo đạc vật lý tồn tại dưới dạng xác suất, và lý thuyết này đã rất thành công khi miêu tả các đặc điểm và tính chất của thế giới vi mô.
Cơ học lượng tử là công cụ cho ngành vật lý vật chất đặc ("condensed matter physics"), một ngành nghiên cứu các tính chất vật lý của chất rắn và chất khí, bao gồm các đặc tính như cấu trúc tinh thể, bán dẫn và siêu dẫn. Người đi tiên phong trong ngành vật lý vật chất đặc đó là Felix Bloch, người đã sáng tạo ra một bộ mặt lượng tử các tính chất của electron trong cấu trúc tinh thể năm 1928.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nghiên cứu khoa học tập trung vào ngành vật lý hạt nhân với mục đích tạo ra bom nguyên tử. Sự cố gắng của người Đức, do Heisenberg dẫn đầu, đã không thành công, nhưng dự án Manhattan của Mỹ đã đạt được mục đích. Nhóm khoa học người Mỹ, đứng đầu là Enrico Fermi đã là người đầu tiên xây dựng lò phản ứng hạt nhân năm 1942, và chỉ 3 năm sau, năm 1945, vụ thử hạt nhân đầu tiên đã diễn ra tại Trinity, gần Alamogorgo, New Mexico.
Lý thuyết trường lượng tử được xây dựng để phát triển cơ lượng tử, với việc kết hợp thuyết tương đối hẹp. Một phiên bản mới được hình thành vào cuối năm 1940 bởi Richard Feynman, Julian Schwinger, Tomonaga và Freeman Dyson. Họ đã công thức hóa thuyết điện động lực học lượng tử để miêu tả tương tác điện từ.
Thuyết trường lượng tử tạo nền cho ngành vật lý hạt, ở đó nghiên cứu các lực tự nhiên và các hạt cơ bản. Năm 1945. Dương Chấn Ninh và Robert Mills phát triển một dạng thuyết gauge, tạo cơ sở cho Mô hình chuẩn. Mô hình chuẩn đã được hoàn chỉnh vào năm 1970, với thành công là việc miêu tả tất cả các hạt biết được khi ấy.
|
3692 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3692 | Lịch sử cơ học | Những viên gạch đầu tiên của bộ môn cơ học dường như được xây nền từ thời Hy Lạp cổ đại. Những kết quả nghiên cứu đầu tiên được ngày nay biết đến là của Archimedes (287-212 TCN). Chúng bao gồm định lý mang tên ông trong thủy tĩnh học, khái niệm về khối tâm và nghiên cứu cân bằng của đòn bẩy.
Sau đó, khoa học đã ngủ quên quá lâu và cơ học chỉ được đánh thức vào thời kỳ Phục Hưng ở châu Âu với những tiến bộ vượt bậc vào thế kỉ 16. Trong suốt đêm trường thời Trung Cổ, những lý thuyết ngụy biện của Aristoteles (384-322 TCN) đã ngăn trở rất nhiều sự đi lên của khoa học đích thực. Trong thời này người ta phải kể đến Leonardo da Vinci (1452-1519) với những nghiên cứu về tĩnh học. Tuy nhiên những tên tuổi lớn nhất của giai đoạn huy hoàng này chính là nhà khoa học Ba Lan Nicolaus Copernicus (1473-1543) - người đã phủ nhận mô hình với Trái Đất là trung tâm vũ trụ của Ptolémée (xem thuyết địa tâm) và mô tả những chuyển động đúng đắn của Hệ Mặt Trời, là nhà thiên văn học người Đức Johannes Kepler (1571-1630) - người đã phát biểu ba định luật mang tên ông về sự chuyển động của các hành tinh, là nhà bác học thiên tài người Ý Galileo Galilei (1564-1642). Có thể nói, Galileo là ông tổ khai sáng ra động lực học: ông đã đưa ra khái niệm gia tốc, phát biểu vào năm 1632 nguyên lý tương đối Galileo và nguyên lý quán tính. Ông cũng đã nghiên cứu đến rất nhiều những vấn đề khác nhau của cơ học: con lắc, mặt phẳng nghiêng, sự rơi tự do.
Kế tiếp sau đó, sang thế kỉ 17, nhà khoa học Pháp Blaise Pascal (1623-1662) đã có những nghiên cứu quan trọng về thủy tĩnh học. Nhà vật lý Hà Lan Christiaan Huygens (1629-1695) đã phân tích chuyển động quay, đặc biệt là những dao động của con lắc và đưa ra khái niệm về động năng cũng như về lực hướng tâm. Đặc biệt, nhà bác học Anh Isaac Newton (1642-1727) đã xuất bản cuốn sách "Philosphiae naturalis principia mathematica" (Những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên) trong đó có nêu lên ba định luật mang tên ông, tạo nên nền tảng của cơ học cổ điển. Newton còn được biết đến với định luật vạn vật hấp dẫn của vũ trụ.
Thế kỉ 17 khép lại và thế kỉ 18 mở ra và được xem như là thế kỉ của cơ học giải tích. Nhà bác học Thụy Sĩ Leonhard Euler (1707-1783) đã phát biểu những phương trình về cơ học chất lưu. Ông cũng tham gia vào việc xây dựng nên ngành cơ học giải tích cùng với Louis Joseph Lagrange (1736-1813) và Jean Le Rond d'Alembert (1717-1783).
Tiếp theo đó, sự phát triển của cơ học cổ điển đã đạt tới giới hạn với những ứng dụng tuyệt vời. Ví dụ như Pierre-Simon Laplace (1749-1827) đã cải thiện sự chính sáng về sự ra đời của chuyển động các hành tinh nhờ vào phương pháp nhiễu loạn. Urbain Le Verrier (1811-1877) đã tiên đoán trước sự hiện hữu của Sao Hải Vương bằng chính phương pháp này. Mặt khác, ông cũng đã khám phá ra sự xích lại của điểm cận nhật của Sao Thủy. Tuy nhiên chính kết quả này lại đánh dấu một trong những giới hạn của cơ học Newton: kết quả này chỉ có thể được giải thích dựa vào cơ học tương đối. William Rowan Hamilton (1805-1865) đã đề xuất ra phép khai triển chính tắc được biết đến với tên những phương trình Hamilton. Người ta cũng có thể kể đến Henri Poincaré (1854-1912) với những đóng góp trong cơ học tính toán.
Cuối cùng có rất nhiều sự mở rộng của cơ học cổ điển trong lĩnh vực về các môi trường liên tục (thủy động lực học hoặc môi trường chịu biến dạng).
Chúng ta cũng không được phép quên rằng mặc dù ngày nay đã có rất nhiều những phát minh và khám phá trong cơ học lượng tử và cơ học tương đối ở thế kỉ 20 nhưng những nghiên cứu về hệ hỗn độn trong thập niên 1970, về những áp dụng của cơ học cổ điển vẫn là một phần to lớn trong lâu đài vật lý học. Trong khi đó, vẫn còn nguyên vẹn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết trong cơ học cổ điển, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến dao động kép.
|
3706 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3706 | Danh sách quốc gia theo dân số | Đây là danh sách quốc gia theo dân số.
Danh sách này dựa trên cách gọi tên dùng trong danh sách nước trên thế giới. Lưu ý là bài này không chủ ý nói về tình trạng của các lãnh thổ.
Một số lãnh thổ cũng được đề cập để tiện so sánh. Chúng được in "nghiêng".
|
3719 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3719 | Công giáo | Công giáo là một thuật ngữ rộng được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh Kitô giáo, xuất phát từ chữ Hy Lạp có nghĩa "chung" hay "phổ quát". Như vậy thuật ngữ Công giáo hay Đại công trong tiếng Việt được dùng để dịch chữ "καθολικός", "catholicus" hoặc "catholique", với ý nghĩa đó là đạo chung, đạo phổ quát, đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. "Công giáo" được dùng với một số nghĩa như sau:
Văn kiện sớm nhất sử dụng thuật từ "Giáo hội Công giáo" được tìm thấy trong thư của thánh Ignatius thành Antiochia gửi các tín hữu ở Smyrna vào năm 107. Khi kêu gọi các Kitô hữu giữ vững sự hiệp nhất với giám mục của mình, ông viết: "Ở đâu có giám mục hiện diện, là ở đó có cộng đoàn; cũng thế, ở đâu có Chúa Giêsu Kitô, là ở đó có Giáo hội Công giáo".
Từ "Công giáo" được sử dụng kể từ đó để chỉ giáo hội duy nhất, nguyên thủy của Chúa Kitô, do Chúa Kitô sáng lập và được các Tông đồ lưu truyền, và xuất hiện trong các Kinh Tin Kính Kitô giáo, đáng chú ý là Kinh Tin Kính của các Tông đồ và Kinh Tin Kính Nicea. Vì vậy, nhiều người theo Kitô giáo tuyên bố mang danh hiệu "công giáo". Những người này có thể được chia thành 2 nhóm:
Nhìn chung, từ "công giáo" thường được các thành viên của nhóm đầu dùng để chỉ chính họ. Thành viên của nhóm sau thường không tự gọi mình là công giáo, mặc dù họ vẫn xem mình là một phần của giáo hội "công giáo" vô hình.
Các tín đồ Kitô giáo của hầu hết các giáo phái, trong đó có hầu hết các giáo phái Tin Lành, xác nhận niềm tin vào Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Đối với những người Tin Lành, mà hầu hết tự xem là hậu duệ tinh thần của các Tông đồ (nhóm thứ 2 nhắc tới ở trên), sự xác định rõ ràng này cho thấy niềm tin của họ vào sự hợp nhất cuối cùng của mọi giáo hội dưới một Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ duy nhất, hơn là một giáo hội hợp nhất hữu hình. Trong cách dùng này, "công giáo" thường được viết với chữ "c" thường; đây cũng là cách viết được dùng trong Kinh Tin Kính Nicea và Kinh Tin Kính của các Tông đồ.
Giáo hội Công giáo Rôma là giáo hội lớn nhất trong số các nhóm tự gọi mình là Công giáo. Một số người cũng dùng cách gọi "Công giáo Rôma" để đề cập tới thành phần chiếm đa số trong giáo hội và theo nghi thức Latinh, là Giáo hội Latinh. Như trên có đề cập, thuật ngữ "Công giáo" thường được dùng để nói về "Công giáo Rôma". Từ "Rôma" dùng để chỉ vai trò trung tâm của Giáo hoàng Rôma đối với giáo hội này và theo định nghĩa mọi tín đồ Công giáo Rôma có sự hiệp thông trọn vẹn với vị Giáo hoàng này khi là thành phần của Giáo hội Latinh (Tây phương) chiếm đa số hay thuộc 22 Giáo hội Công giáo Đông phương nhỏ hơn, chấp nhận "quyền bính trọn vẹn. tối cao, phổ quát trên Hội thánh" của Giáo hoàng tại Rôma (Điều 882 Giáo lý Hội thánh Công giáo).
Trong Kitô giáo Tây phương các nhóm chính tự xem là "Công giáo" mà không có sự hiệp thông đầy đủ với Giáo hoàng là Giáo hội Công giáo Thượng cổ ("Ancient Catholic", Giáo hội Công giáo Cổ tại Hà Lan), các Giáo hội Công giáo Cổ ("Old Catholic", tách khỏi Giáo hội Công giáo Rôma năm 1870), Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, các Giáo hội Công giáo Độc lập ("Independent Catholic") như các nhóm ở Philippines, Brazil, Ba Lan và một số thành phần của Anh giáo (Thượng Giáo hội hay Công giáo Anh). Các nhóm này giữ các niềm tin tinh thần và thực hành nghi lễ tôn giáo tương tự như Công giáo Rôma nghi lễ La-tinh mà từ đó họ xuất phát, nhưng từ chối địa vị và thẩm quyền của Giáo hoàng. Một số nhóm Công giáo Truyền thống chủ nghĩa không chấp nhận một phần hoặc toàn bộ các cải cách của Công đồng Vatican II cũng ở tình trạng tương tự.
Các sách nhập môn về Anh giáo thường đề cập đến đặc tính của truyền thống Anh giáo là bao gồm cả "Công giáo và Cải cách", Anh giáo ("Anglicanism") về thực hành có thể được chia thành 2 cánh chính: Thượng Giáo hội ("High Church"), còn được gọi là Công giáo Anh ("Anglo-Catholicism"), và Hạ Giáo hội ("Low Church"), còn được gọi là trường phái Tin lành. Mặc dù tất cả các thành tố bên trong Anh giáo đều áp dụng các tín điều như nhau nhưng Anh giáo Hạ Giáo hội xem chữ "Công giáo" theo ý nghĩa lý tưởng, còn Anh giáo Thượng Giáo hội xem đó là tên gọi cho toàn thể Giáo hội hoàn vũ mà họ là một bộ phận cùng với Công giáo Rôma và các giáo hội Chính thống giáo.
Công giáo Anh giữ nhiều nét giống với nghi lễ La-tinh của Công giáo Rôma cũng như nhiều yếu tố tinh thần có liên quan, như niềm tin và thực hành 7 bí tích, tin vào sự Hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Tiệc thánh, tôn kính Nữ Đồng trinh Maria và các thánh, gọi người đã được truyền chức là "linh mục" – được xưng hô là "cha" – mặc lễ phục trong các nghi thức lễ nhà thờ, và đôi khi gọi hy lễ Tạ ơn là lễ "Missa". Cánh Công giáo Anh của Anh giáo phát triển chủ yếu vào thế kỷ thứ 19 và có liên hệ mạnh mẽ với Phong trào Oxford. Hai người lãnh đạo nổi bật của phong trào, John Henry Newman và Henry Edward Manning, vốn đều là giáo sĩ Anh giáo, sau này gia nhập Giáo hội Công giáo Rôma và trở thành Hồng y.
Một vài giáo hội Chính thống giáo Đông phương và Chính thống giáo Đông phương phi Chalcedon tự xem là giáo hội Công giáo chân thực và hoàn vũ, và xem các giáo hội khác cùng hệ thống hoặc các giáo hội Công giáo Tây phương là lạc giáo và rời bỏ Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Thượng phụ của các giáo hội Chính thống giáo này là các tổng giám mục độc lập, nghĩa là mỗi vị không bị một vị khác giám sát trực tiếp khác (mặc dù vẫn ở dưới quyền, tuỳ theo truyền thống riêng của họ, của hội đồng giám mục hoặc quyết định chung của các thượng phụ cùng hiệp thông với nhau).
Bốn đặc tính của Giáo hội: Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo, Tông truyền
|
3723 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3723 | Israel | Israel (phiên âm tiếng Việt: I-xra-en, Ít-ra-en hay Y-sơ-ra-ên, , ), tên gọi chính thức là Nhà nước Israel ( ; ), là một quốc gia có chủ quyền tại khu vực Trung Đông, nằm trên bờ đông nam của Địa Trung Hải và bờ bắc của Biển Đỏ. Israel có biên giới trên bộ với Liban về phía bắc, với Syria về phía đông bắc, với Jordan về phía đông, lần lượt giáp với các lãnh thổ Bờ Tây, Dải Gaza - kiểm soát chung với Palestine về phía đông - tây và với Ai Cập về phía tây nam. Quốc gia này có diện tích tương đối nhỏ, song lại có nhiều đặc điểm địa lý đa dạng. Trung tâm thương mại, tài chính và công nghệ của Israel là Tel Aviv, thành phố cổ Jerusalem được tuyên bố là thủ đô vào năm 1980, song, chủ quyền của Israel đối với Đông Jerusalem lại không được cộng đồng quốc tế công nhận dù cho nước này hiện đang duy trì quyền tài phán cũng như sự kiểm soát trên thực tế.
Ngày 29 tháng 11 năm 1947, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định thông qua một phương án phân chia chính thức cho Lãnh thổ ủy trị Palestine - cựu thuộc địa của Đế quốc Anh, kế hoạch được kỳ vọng rằng sẽ giải quyết dứt điểm những xung đột liên miên giữa các phe phái của cộng đồng người Do Thái di cư theo 'Chủ nghĩa phục quốc Do Thái' và người Ả Rập bản địa - điều mà người Anh ngày càng bế tắc. Cụ thể, phương án này sẽ chia Lãnh thổ ủy trị Palestine thành 2 nhà nước mới, một của người Ả Rập và một của người Do Thái, trong khi khu vực Jerusalem nằm dưới quyền quản lý của Liên Hợp Quốc dưới hình thức là một chính thể quốc tế. Thời điểm kết thúc quyền quản lý ủy trị của Anh Quốc đối với Palestine được ấn định là vào nửa đêm ngày 14 tháng 5 năm 1948. Người Do Thái chấp thuận theo sự sắp xếp của Liên Hợp Quốc, tuy nhiên, người Ả Rập lại không đồng ý với kế hoạch trên, họ cho rằng việc phân định, chia cắt lãnh thổ của cộng đồng người Ả Rập - những người mà đã sinh sống tại nơi đây lâu đời như vậy thì không khác gì hành vi cướp đất theo kiểu "Thực dân châu Âu". Mặc cho những phản đối của người Ả Rập, gần sát đến thời điểm đó, một thủ lĩnh của cộng đồng người Do Thái là David Ben-Gurion ra tuyên bố ""thành lập một nhà nước Do Thái tại Eretz Israel, được biết đến với tên gọi là Nhà nước Israel"", thể chế sẽ chính thức bắt đầu đi vào hoạt động ngay sau khi Anh Quốc kết thúc sự quản lý ủy trị. Thế nhưng, biên giới của nhà nước mới lại không được xác định rõ ràng trong tuyên bố. Thế giới Ả Rập ngay lập tức phản ứng gay gắt với quyết định này, họ gọi đó là hành động ""liều lĩnh, trắng trợn, bất hợp pháp"" và sẽ kiên quyết không bao giờ công nhận nhà nước mới của người Do Thái. Ngay sau đó, Liên minh quân đội giữa các quốc gia Ả Rập chính thức tuyên bố chiến tranh, mục tiêu nhằm sử dụng vũ lực để xóa sổ nhà nước Israel non trẻ. Chiến tranh Ả Rập - Israel (1948) bùng phát, Lực lượng Phòng vệ Israel với ưu thế về sự chủ động, sức cơ động, chiến thuật ưu tiên tác chiến đánh phủ đầu kết hợp không kích bất ngờ đồng thời thành công trong việc hạn chế các công nghệ quân sự của đối phương... đã chiến đấu và nhanh chóng giành chiến thắng áp đảo trước các nước Ả Rập láng giềng. Không dừng lại ở đó, sau này, Israel còn tiếp tục chiến thắng khối Ả Rập trong Chiến tranh Sáu Ngày (5/6-10/6 năm 1967) và Chiến tranh Yom Kippur (6/10-26/10 năm 1973). Trong quá trình đó, Israel chiếm đóng thêm một loạt các lãnh thổ mới, bao gồm: Bờ Tây, bán đảo Sinai (1956-57, 1967-82), một bộ phận của miền nam Liban (1982-2000), Dải Gaza (1967-2005, ngày nay vẫn bị xem là chiếm đóng sau năm 2005) và Cao nguyên Golan. Sau đó, Israel tiếp tục mở rộng quyền tài phán của mình lên toàn bộ Cao nguyên Golan và Đông Jerusalem, ngoại trừ khu vực Bờ Tây - giúp cho diện tích lãnh thổ nước này được mở rộng ra gấp 3 lần so với ban đầu. Các nỗ lực sau đó của cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết xung đột Israel - Palestine nhằm tìm kiếm, tiến tới một giải pháp hòa bình tiếp tục đi vào bế tắc và không đạt được kết quả nào đáng chú ý. Tuy nhiên, các hiệp ước hòa bình giữa Israel với Ai Cập và Jordan đã được ký kết thành công, các lực lượng quân sự Israel đồng ý rút quân, trao trả lại bán đảo Sinai cho chính phủ cùng Quân đội Ai Cập. Tính đến thời điểm hiện tại, sự chiếm đóng của Israel tại Dải Gaza, Bờ Tây và Đông Jerusalem là hành động chiếm đóng quân sự dài nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Trong giai đoạn 2008-2009, Israel tiếp tục xảy ra xung đột vũ trang trên quy mô lớn với Phong trào Dân quân Kháng chiến Hồi giáo Hamas, cuộc chiến này đã gây ra nhiều thiệt hại lớn về người và của cho cả 2 bên. Ngày nay, những mâu thuẫn, xung đột giữa Thế giới Ả Rập và Israel, giữa Israel và Iran cũng như giữa Israel với các tổ chức, phong trào dân quân kháng chiến Hồi giáo cực đoan nhân danh ""giải phóng, giành độc lập cho Palestine"" như PLO (Hamas + Fatah), Hezbollah... vẫn thỉnh thoảng diễn ra do vị thế địa - chính trị phức tạp của đất nước này.
Theo thống kê của Cục Thống kê Trung ương Israel, dân số Israel vào năm 2017 được ước tính đạt 8.747.080 người. Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới mà người Do Thái chiếm đa số, với 6.388.800 tương đương với 74,8%. Nhóm công dân lớn thứ nhì trong nước là người Ả Rập, có số lượng là 1.775.400 người (bao gồm người Druze và hầu hết người Ả Rập ở Đông Jerusalem). Đại đa số người Ả Rập Israel theo dòng Hồi giáo Sunni. Trong cơ cấu dân số Israel còn bao gồm một số lượng đáng kể người Negev Bedouin bán du cư, còn lại là các tín đồ Cơ Đốc giáo, Công giáo Roma và cùng các nhóm thiểu số khác. Israel còn có một số lượng lớn các công dân ngoại quốc nhập cư, chủ yếu là những người tị nạn từ châu Phi (nhưng những người này bắt buộc phải có gốc Do Thái nếu muốn được xin nhập quốc tịch) và dân nhập cư châu Á không có quyền công dân, trong đó có cả những người nhập cư - lao động bất hợp pháp.
Theo Luật Cơ bản, Israel tự xác định là một quốc gia của người Do Thái và là một nền chính trị dân chủ hoàn chỉnh với đầy đủ chức năng. Israel duy trì thể chế Cộng hòa nghị viện, nhà nước đơn nhất, Tổng thống chế, dân chủ đại nghị kết hợp với dân chủ trực tiếp, xây dựng một hệ thống nghị viện, đại diện tỷ lệ và phổ thông đầu phiếu. Tổng thống là người đứng đầu chính phủ nhưng quyền lực lãnh đạo đất nước nằm trong tay Thủ tướng và Knesset - tức Quốc hội - đóng vai trò là cơ quan lập pháp cao nhất. Israel hiện đang giữ vững tư cách là quốc gia công nghiệp phát triển duy nhất tại Trung Đông và là một thành viên của OECD, quốc gia này có bình quân thu nhập đầu người vào mức rất cao, với hạng 19 toàn cầu, đồng thời là nền kinh tế lớn thứ 30 trên thế giới - với dân số chỉ khoảng hơn 9 triệu người - theo GDP danh nghĩa ước tính cho năm 2020. Israel hưởng lợi từ lực lượng lao động có tư chất, trình độ học vấn, sự tin cậy cũng như kỹ năng nghề nghiệp cao, luôn nằm trong số các quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất trên thế giới với tỷ lệ công dân tốt nghiệp đại học luôn được xếp vào top đầu, đồng thời, phần trăm ngân sách chính phủ chi cho các hoạt động nghiên cứu - phát triển của Israel cũng đứng số 1 thế giới trong năm 2020. Israel luôn nằm trong top những quốc gia sáng tạo nhất trên thế giới, có bình quân mức sống, mức tiêu chuẩn sinh hoạt và chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhất tại Trung Đông, đứng thứ 4 ở châu Á, xếp hạng 22 thế giới về chỉ số thương hiệu quốc gia (2019), 26 về chỉ số tự do kinh tế (2021) và 20 trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu (2019), đồng thời thuộc vào nhóm các quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất trên thế giới. Israel cũng là một cường quốc quân sự với trình độ rất cao về công nghiệp quốc phòng, đứng hạng 20 trên thế giới về sức mạnh quân sự tổng hợp cũng như xếp thứ 17 toàn cầu về tổng mức ngân sách chi tiêu cho quốc phòng năm 2021. Mặc dù bản thân nước này chưa bao giờ chính thức lên tiếng xác nhận, song, giới chuyên gia vẫn tin rằng Quân đội Israel vốn từ lâu đã sở hữu một lượng rất lớn vũ khí hạt nhân và đang bí mật tiếp tục nâng cấp, phát triển. Israel là một đồng minh không thuộc khối NATO quan trọng hàng đầu của Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Do Thái là một trong những cộng đồng dân cư quan trọng, có sự chi phối, sức ảnh hưởng lớn, lâu đời, sâu rộng nhất đối với nền kinh tế - chính trị Mỹ và cũng từ đó, Israel luôn nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ gần như tuyệt đối trong mọi vấn đề đến từ Siêu cường này.
Hiện nay, mặc dù chỉ có diện tích lãnh thổ nhỏ cũng như dân số khiêm tốn, Israel với ưu thế về sức mạnh quân sự, kinh tế và tầm ảnh hưởng lớn từ văn hóa, chính trị, chủng tộc vẫn được công nhận là một cường quốc khu vực tại Trung Đông cũng như là một Trung cường quốc trên thế giới.
Tên gọi "Israel" bắt nguồn từ Kinh thánh Hebrew, theo đó, Tổ phụ Jacob đã được đổi tên thành "Israel" sau khi vật lộn với thiên thần của Đức Chúa Trời. Đồng thời, hậu duệ của Jacob cũng được gọi là "con cái của Israel", trong tiếng Anh gọi là "Israelites". Các công dân của nước Israel hiện đại ngày nay, theo tiếng Anh, được gọi là "Israelis".
Sau khi vua Solomon (973 - 937 TCN) (còn nhiều tranh cãi về niên đại chính xác) mất, Vương quốc Israel Thống nhất bị chia đôi thành: Vương quốc Israel (Samaria) ở miền bắc và Vương quốc Judah ở miền nam. Danh từ Judah được phiên âm Hán Việt là "Do Thái". Nước Israel ở phía bắc có thủ đô là Samaria, tồn tại đến năm 721 TCN thì bị Đế quốc Assyria (nay ở miền bắc Iraq) tiêu diệt. Nước Judah ở phía nam có thủ đô là Jerusalem, tồn tại đến năm 587 TCN thì bị Đế quốc Tân Babylon (nay ở miền nam Iraq) tiêu diệt.
Khái niệm về "Vùng đất Israel", gọi là "Eretz Yisrael" trong tiếng Hebrew, trở nên quan trọng và thiêng liêng đối với người Do Thái từ thời kỳ Kinh Thánh. Theo Kinh Torah, Thượng đế đảm bảo vùng đất cho ba tộc trưởng của người Do Thái. Trên cơ sở kinh thánh, thời kỳ ba tộc trưởng được xác định là khoảng đầu thiên niên kỷ thứ 2 TCN, và Vương quốc Israel thứ nhất được thành lập vào khoảng thế kỷ XI TCN. Các vương quốc và nhà nước Israel sau đó cai trị không liên tục trong bốn thế kỷ tiếp sau, và được đề cập trong nhiều nguồn ngoài kinh thánh.
Ghi chép đầu tiên về tên gọi Israel (với dạng "") xuất hiện trong Bia Merneptah, được dựng cho Pharaoh Merneptah của Ai Cập vào khoảng năm 1209 TCN.
"Israel" này là một thực thể văn hóa và có lẽ là chính trị của cao địa trung tâm, đủ vững chắc để người Ai Cập xem là một thách thức khả dĩ đối với quyền bá chủ của họ, song là một dân tộc thay vì là một nhà nước có tổ chức; Tổ tiên của người Israel có thể gồm người Semit bản địa của Canaan và Liên minh Hải nhân.
Các ngôi làng có dân số đến 300 hoặc 400, họ sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi, và phần lớn là tự cung tự cấp; trao đổi kinh tế là điều phổ biến. Người ta biết đến chữ viết và có thể dùng để ghi chép, thậm chí tại các di chỉ nhỏ. Bằng chứng khảo cổ học cho thấy một xã hội gồm các trung tâm giống như làng, song với tài nguyên hạn chế hơn và dân số nhỏ. Học giả hiện đại nhìn nhận Israel xuất hiện trong hòa bình và nội bộ, từ cư dân hiện hữu tại cao địa Canaan.
Khoảng năm 930 TCN, vương quốc bị phân chia thành Vương quốc Judah tại miền nam và Vương quốc Israel tại miền bắc. Từ giữa thế kỷ VIII TCN, Israel ngày càng xung đột với Đế quốc Tân Assyria đang bành trướng. Dưới thời Tiglath-Pileser III, đế quốc này ban đầu phân chia lãnh thổ Israel thành một vài đơn vị nhỏ hơn và sau đó phá hủy thủ đô Samaria (722 TCN). Một cuộc khởi nghĩa của người Israel (724–722 TCN) bị dẹp tan sau khi Quốc vương Assyria Sargon II bao vây và chiếm lĩnh Samaria. Con trai của Sargon là Sennacherib nỗ lực bất thành nhằm chinh phục Judah. Ghi chép của Assyria viết rằng ông ta san bằng 46 thành và bao vây Jerusalem, rời đi sau khi nhận được cống nạp lớn.
Năm 586 TCN, Quốc vương Nebuchadnezzar II của Babylon chinh phục Judah. Theo Kinh Thánh Hebrew, ông ta phá hủy Đền Solomon và đày người Do Thái đến Babylon. Thất bại này của Judah cũng được người Babylon ghi lại. Năm 538 TCN, Cyrus Đại đế của Ba Tư chinh phục Babylon và tiếp quản đế quốc này. Cyrus ra tuyên cáo rằng cấp cho các dân tộc bị chinh phục (gồm người Judah) quyền tự do tôn giáo. Theo Kinh Thánh Hebrew, có 50.000 người Judea dưới quyền lãnh đạo của Zerubabel trở về đến Judah và tái thiết đền thờ. Một nhóm thứ hai dưới quyền lãnh đạo của Ezra và Nehemiah trở về đến Judah vào năm 456 TCN bất chấp việc có những người phi Do Thái viết thư cho Cyrus nhằm ngăn chặn động thái này.
Khu vực liên tục nằm dưới quyền cai quản của Ba Tư, được phân chia giữa tỉnh Syria-Coele và sau đó là Yehud Medinata tự trị, và dần phát triển trở lại thành xã hội đô thị, phần lớn do người Judea chi phối. Các cuộc chinh phục của người Hy Lạp phần nhiều là tràn qua khu vực mà không gặp phải kháng cự. Miền nam Levant được hợp nhất vào Ptolemaios rồi Seleukos, và bị Hy Lạp hóa mạnh mẽ, gây căng thẳng giữa người Judea và người Hy Lạp. Khởi nghĩa Maccabe bùng phát vào năm 167 TCN, khởi nghĩa thành công và Vương quốc Hasmoneus độc lập được lập nên tại Judah. Vương quốc này sau đó bành trướng ra phần lớn Israel ngày nay, trong bối cảnh Seleukos dần đánh mất quyền kiểm soát trong khu vực.
Đế quốc La Mã xâm chiếm khu vực vào năm 63 TCN, ban đầu họ nắm quyền kiểm soát Syria, và sau đó can thiệp nội chiến tại Hasmoneus. Đấu tranh giữa các phái thân La Mã và thân Parthia tại Judea cuối cùng dẫn đến việc Herodes Đại vương đăng cơ và củng cố Vương quốc Herod với vị thế là một nhà nước Judea chư hầu của La Mã.
Khi thế lực Herod suy yếu, Judea lúc này có vị thế là một tỉnh của La Mã, trở thành nơi diễn ra đấu tranh bạo lực của người Do Thái chống lại người Hy Lạp-La Mã, lên đến cực điểm là các cuộc chiến Do Thái-La Mã, kết thúc trong tàn phá, trục xuất và diệt chủng quy mô lớn. Sự hiện diện của người Do Thái trong khu vực thu hẹp đáng kể sau thất bại của Khởi nghĩa Bar Kokhba chống La Mã vào năm 132 CN. Tuy thế, có một lượng nhỏ người Do Thái hiện diện liên tục và Galilee trở thành trung tâm tôn giáo của họ. Các văn bản trung tâm của người Do Thái là Mishnah và một phần của Talmud được soạn thành trong các thế kỷ thứ hai đến thứ tư CN tại Tiberias và Jerusalem. Thành phần dân cư trong khu vực lúc đó chủ yếu là người Hy Lạp-La Mã tại duyên hải và người Samaria tại vùng đồi núi. Cơ Đốc giáo dần phát triển hơn dị giáo La Mã khi khu vực nằm dưới quyền cai quản của Byzantine. Trong thế kỷ V và VI, các cuộc khởi nghĩa của người Samaria tái định hình khu vực, khiến xã hội Cơ Đốc giáo Byzantine và xã hội Samaria bị tàn phá nghiêm trọng và dẫn đến suy giảm dân số. Sau khi Ba Tư chinh phục và lập ra Thịnh vượng chung Do Thái đoản mệnh vào năm 614, Byzantine tái chinh phục khu vực vào năm 628.
Năm 634–641, khu vực bị người Ả Rập chinh phục, họ là một dân tộc mới chấp nhận Hồi giáo. Khu vực nằm dưới quyền cai quản của người Hồi giáo trong 1.300 năm sau đó dưới nhiều triều đại khác nhau. Quyền kiểm soát khu vực được chuyển giao giữa các Khalip Rashidun, Umayyad, Abbas, Fatima, Seljuk, quân Thập tự chinh, và Ayyub trong suốt sáu trăm năm đầu, đến năm 1260 thì bị Vương triều Mamluk chinh phục.
Trong Thập tự chinh thứ nhất, khi Jerusalem bị vây vào năm 1099, cư dân Do Thái trong thành chiến đấu bên phía quân đồn trú Fatima và cư dân Hồi giáo. Đến khi thành thất thủ, khoảng 60.000 người bị tàn sát, trong đó có 6.000 người Do Thái tìm cách tị nạn trong một thánh đường Do Thái giáo. Đương thời là tròn một nghìn năm sau khi nhà nước Do Thái sụp đổ, các cộng đồng Do Thái hiện diện khắp khu vực. 50 trong số cộng đồng đó được biết đến và gồm có Jerusalem, Tiberias, Ramleh, Ashkelon, Caesarea, và Gaza.
Năm 1165, nhà triết học người Do Thái sinh tại Tây Ban Nha ngày nay là Maimonides đến thăm Jerusalem và cầu nguyện tại Núi Đền. Năm 1141, nhà thơ Do Thái Tây Ban Nha Yehuda Halevi ra lời kêu gọi người Do Thái di cư đến Vùng đất Israel. Năn 1187, Sultan Saladin của Vương triều Ayyub đánh bại quân Thập tự chinh trong Trận Hattin và sau đó chiếm lĩnh Jerusalem và hầu như toàn bộ Palestine. Đương thời, Saladin ra tuyên cáo mời người Do Thái trở về và định cư tại Jerusalem.
Năm 1211, cộng đồng Do Thái trong khu vực được tăng cường khi có thêm một nhóm dưới quyền lãnh đạo của trên 300 giáo sĩ đến từ Pháp và Anh. Nachmanides là một giáo sĩ Do Thái Tây Ban Nha thế kỷ XIII, và là thủ lĩnh được công nhận của dân Do Thái, ông hết sức tán dương Vùng đất Israel và nhìn nhận việc định cư tại đó là một giới mệnh tuyệt đối của toàn bộ người Do Thái. Ông viết rằng "Nếu người ngoại đạo muốn kiến tạo hòa bình, chúng ta sẽ kiến tạo hòa bình và để chúng trong các điều khoản rõ ràng; song đối với đất đai, chúng ta sẽ không để nó vào tay họ, hay vào tay bất kỳ dân tộc nào, không vào bất kỳ thế hệ nào."
Năm 1260, quyền kiểm soát khu vực thuộc về các sultan Mamluk tại Ai Cập. Khu vực nằm giữa hai trung tâm quyền lực của Mamluk là Cairo và Damascus, và chỉ có một số bước phát triển dọc tuyến đường bưu chính liên kết hai thành phố. Jerusalem dù không còn tường thành nào bảo vệ kể từ năm 1219, song cũng chứng kiến bùng nổ các dự án xây dựng tập trung quanh tổ hợp Thánh đường Al-Aqsa (Núi Đền). Năm 1266, Sultan Mamluk Baybars chuyển đổi Hang các Tộc trưởng tại Hebron thành một nơi tôn nghiêm của riêng Hồi giáo và cấm chỉ tín đồ Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo bước vào, dù trước đó họ có thể tự do vào hang. Lệnh cấm duy trì cho đến khi Israel giành quyền kiểm soát công trình vào năm 1967.
Năm 1470, Isaac b. Meir Latif đến từ Ancona và đếm được 150 gia đình Do Thái tại Jerusalem. Giáo sĩ Joseph Saragossi đến vào những năm cuối của thế kỷ XV, nhờ có công lao của ông mà Safed và khu vực xung quanh phát triển thành nơi tập trung lớn nhất của người Do Thái tại Palestine. Nhờ các di dân Do Thái Sephardic từ Tây Ban Nha, dân số Do Thái đã tăng lên 10.000 vào đầu thế kỷ XVI.
Năm 1516, khu vực bị Đế quốc Ottoman chinh phục; và duy trì nằm dưới quyền kiểm soát của người Thổ cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi Anh Quốc đánh bại Ottoman và lập một chính quyền quân sự cai quản khu vực Syria của Ottoman trước kia. Năm 1920, Syria thuộc Ottoman cũ bị phân chia giữa Anh và Pháp theo hệ thống ủy trị, và khu vực do Anh cai quản bao gồm Israel ngày nay và có tên gọi Lãnh thổ Ủy trị Palestine.
Từ khi xuất hiện cộng đồng Do Thái tha hương đầu tiên, nhiều người Do Thái đã mong mỏi trở về "Zion" và "Vùng đất Israel", Hy vọng và khao khát của người Do Thái sống lưu vong là một đề tài quan trọng trong hệ thống đức tin Do Thái. Sau khi người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha vào năm 1492, một số cộng đồng đến định cư tại Palestine. Trong thế kỷ XVI, các cộng đồng Do Thái bén rễ tại Bốn thành phố thánh địa - Jerusalem, Tiberias, Hebron, và Safed, đến năm 1697, Giáo sĩ Yehuda Hachasid dẫn một nhóm gồm 1.500 người Do Thái đến Jerusalem. Trong nửa sau của thế kỷ XVIII, các thành phần đối lập tại Đông Âu của phái Hasidim, gọi là Perushim, đến cư trú tại Palestine.
Làn sóng đầu tiên trong quá trình người Do Thái nhập cư thời hiện đại đến Palestine thuộc Ottoman, gọi là Aliyah lần thứ nhất, bắt đầu vào năm 1881 khi người Do Thái tị nạn cuộc tàn sát tại Đông Âu. Mặc dù phong trào phục quốc Do Thái đã hiện diện trên thực tiễn, song nhà báo Áo-Hung Theodor Herzl là người được công nhận có công hình thành chủ nghĩa phục quốc Do Thái về chính trị, phong trào này mưu cầu thành lập một nhà nước Do Thái tại Vùng đất Israel, do đó đề xuất một giải pháp gọi là Vấn đề Do Thái của các quốc gia châu Âu. Năm 1896, Herzl công bố "Der Judenstaat" ("Nhà nước của người Do Thái"), đề xuất viễn kiến của ông về một nhà nước Do Thái trong tương lai; đến năm sau ông chủ tọa Đại hội Phục quốc Do Thái lần thứ nhất.
Aliyah lần thứ nhì (1904–14) bắt đầu sau Thảm sát Kishinev tại Đế quốc Nga; có khoảng 40.000 người Do Thái định cư tại Palestine, song gần một nửa trong số đó cuối cùng rời đi. Làn sóng nhập cư thứ nhất và thứ hai chủ yếu là người Do Thái Chính thống, song Aliyah lần thứ hai cũng bao gồm các tổ chức xã hội chủ nghĩa, họ lập ra phong trào cộng đồng tập thể "kibbutz". Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Arthur Balfour gửi Tuyên ngôn Balfour 1917 cho một thủ lĩnh cộng đồng Do Thái tại Anh là Walter Rothschild, viết rằng Anh có ý định lập một "quê hương dân tộc" (national home) cho người Do Thái trong Lãnh thổ ủy trị Palestine.
Quân đoàn Do Thái là một tổ chức chủ yếu gồm các tình nguyện viên theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái, họ giúp người Anh chinh phục Palestine vào năm 1918. Người Ả Rập phản đối người Anh cai trị và người Do Thái nhập cư, dẫn đến bạo loạn năm 1920 tại Palestine và hình thành một tổ chức dân quân Do Thái mang tên Haganah, các tổ chức bán quân sự Irgun và Lehi sau đó tách ra từ Haganah. Năm 1922, Hội Quốc Liên cấp cho Anh quyền cai trị ủy trị đối với Palestine theo các điều khoản bao gồm cả Tuyên ngôn Balfour và cam kết trong đó với người Do Thái, và với các điều khoản tương tự liên quan đến người Palestine Ả Rập. Đương thời người Ả Rập và Hồi giáo chiếm ưu thế trong thành phần dân tộc của khu vực, người Do Thái chiếm khoảng 11%, và người Cơ Đốc giáo Ả Rập chiếm khoảng 9,5% dân số.
Aliyah lần thứ ba (1919–23) và lần thứ tư (1924–29) đưa thêm 100.000 người Do Thái đến Palestine. Cuối cùng, việc chủ nghĩa quốc xã xuất hiện và tình trạng gia tăng áp bức người Do Thái tại châu Âu trong thập niên 1930 dẫn đến Aliyah lần thứ năm, với số lượng là 1/4 triệu người Do Thái. Đây là một nguyên nhân chủ yếu khiến người Ả Rập khởi nghĩa trong giai đoạn 1936–39, khi đó nhà cầm quyền Anh tại lãnh thổ cùng với các dân quân phục quốc Do Thái thuộc Haganah và Irgun sát hại 5.032 người Ả Rập và làm bị thương 14.760 người, kết quả là trên 10% nam giới trưởng thành người Ả Rập Palestine bị giết, bị thương, bị cầm tù hay lưu đày. Người Anh áp đặt hạn chế trong vấn đề người Do Thái nhập cư đến Palestine bằng Sách trắng 1939. Trước tình hình các quốc gia khắp thế giới quay lưng với người tị nạn Do Thái chạy trốn khỏi Holocaust (Đức Quốc Xã diệt chủng người Do Thái), một phong trào bí mật mang tên Aliyah Bet được tổ chức nhằm đưa người Do Thái đến Palestine. Đến cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, dân số Do Thái tại Palestine tăng lên đến 33% tổng dân số.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Anh nhận thấy bản thân có xung đột mãnh liệt với cộng đồng Do Thái về vấn đề hạn chế người Do Thái nhập cư, cũng như tiếp tục xung đột với cộng đồng Ả Rập về mức độ hạn chế. Các tổ chức Haganah, Irgun và Lehi của người Do Thái cùng tham gia một cuộc đấu tranh vũ trang chống lại sự cai trị của Anh. Đồng thời, hàng trăm nghìn nạn nhân còn sống và người tị nạn diệt chủng Holocaust tìm kiếm cuộc sống mới cách xa khỏi cộng đồng đã bị phá hủy của họ tại châu Âu. Người Do Thái tại Palestine nỗ lực đưa những người tị nạn này đến Palestine song nhiều người bị Anh trục xuất, vây bắt hoặc tống giam tại Atlit và Síp.
Ngày 22 tháng 7 năm 1946, Irgun tấn công trụ sở chính quyền Anh tại Palestine, nằm tại phía nam của Khách sạn King David tại Jerusalem. Tổng cộng có 91 người thiệt mạng và 46 người bị thương. Cuộc tấn công được cho là nhằm phản ứng trước Chiến dịch Agatha của nhà cầm quyền Anh (nhằm bắt giữ các thành viên phục quốc Do Thái ngầm) và là sự kiện đẫm mẫu nhất đối với người Anh trong thời kỳ cai trị ủy trị (1920–1948). Năm 1947, chính phủ Anh tuyên bố họ sẽ triệt thoái khỏi Lãnh thổ ủy trị Palestine, cho rằng không thể đi đến một giải pháp chấp nhận được cho cả người Ả Rập và Do Thái.
Ngày 15 tháng 5 năm 1947, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định thành lập Ủy ban Đặc biệt Liên Hợp Quốc về Palestine (UNSCOP). Trong báo cáo của ủy ban đề ngày 3 tháng 9 năm 1947 lên Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, đa số thành viên trong ủy ban tại Chương VI đề xuất một kế hoạch thay thế Lãnh thổ ủy trị của Anh bằng "một nhà nước Ả Rập độc lập, một nhà nước Do Thái độc lập, và Thành phố Jerusalem... phần thứ ba nằm dưới một Hệ thống Quản thác Quốc tế". Đến ngày 29 tháng 11 năm 1947, Đại Hội đồng phê chuẩn một nghị quyết về kế hoạch phân chia Palestine. Kế hoạch này về cơ bản giống như đề xuất của đa số thành viên UNSCOP vào ngày 3 tháng 9 năm 1947. Cơ quan Do Thái là đại biểu được công nhận của cộng đồng Do Thái, họ chấp thuận kế hoạch này. Liên đoàn Ả Rập và Ủy ban Cấp cao Ả Rập Palestine bác bỏ nó, và chỉ ra rằng họ sẽ bác bỏ bất kỳ kế hoạch phân chia nào khác.
Đến ngày hôm sau, 1 tháng 12 năm 1947, Ủy ban Cấp cao Ả Rập công bố đình công ba ngày, và các toán người Ả Rập bắt đầu tấn công các mục tiêu Do Thái. Người Do Thái ban đầu ở thế phòng thủ khi nội chiến bùng phát, song đến tháng 4 năm 1948 họ chuyển sang thế tấn công. Kinh tế của cộng đồng Ả Rập Palestine sụp đổ và 250.000 người Ả Rập Palestine đào thoát hoặc bị trục xuất.
Ngày 14 tháng 5 năm 1948, là ngày trước khi kết thúc quyền ủy trị của người Anh, người đứng đầu Cơ quan Do Thái là David Ben-Gurion tuyên bố "thành lập một nhà nước Do Thái tại Eretz-Israel, được gọi là Nhà nước Israel". Ám chỉ duy nhất trong văn bản Tuyên ngôn về biên giới của nhà nước mới là sử dụng thuật ngữ "Eretz-Israel" ("Vùng đất Israel").
Ngày hôm sau, quân đội của bốn quốc gia Ả Rập gồm Ai Cập, Syria, Ngoại Jordan và Iraq tiến vào Lãnh thổ ủy trị Palestine cũ, phát động Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948; Các đạo quân đến từ Yemen, Maroc, Ả Rập Xê Út và Sudan cũng tham chiến.
Mục đích hiển nhiên của hành động này là ngăn chặn thành lập nhà nước Do Thái vào lúc sơ khởi, và một số nhà lãnh đạo Ả Rập thảo luận về việc đẩy người Do Thái ra biển. Liên đoàn Ả Rập tuyên bố rằng cuộc xâm chiếm là để vãn hồi pháp luật và trật tự và để ngăn chặn đổ máu thêm.
Sau một năm giao chiến, một thỏa thuận đình chiến được công bố và biên giới tạm thời gọi là Giới tuyến Xanh được lập ra. Jordan sáp nhập khu vực được gọi là Bờ Tây, bao gồm Đông Jerusalem, và Ai Cập nắm quyền cai quản Dải Gaza. Tuy nhiên lợi ích lớn nhất vẫn thuộc về Israel, họ giờ đây đã kiểm soát toàn bộ lãnh thổ đã được dành cho họ theo Kế hoạch Phân chia và đa phần lãnh thổ dành cho người Ả rập cũng như một nửa phía tây thành phố Jerusalem thuộc quyền quản lý của Liên hiệp quốc. Liên Hợp Quốc ước tính rằng trên 700.000 người Palestine bị trục xuất bởi hoặc phải chạy trốn khỏi quân Israel trong xung đột, một tình trạng được gọi là "Nakba" ("tai ương") trong tiếng Ả Rập.
Israel được đa số thành viên Liên Hợp Quốc chấp thuận là một thành viên vào ngày 11 tháng 5 năm 1949. Năm 1949, Israel và Jordan chân thành quan tâm đến một thỏa thuận hòa bình song người Anh hãm lại nỗ lực của Jordan để tránh gây hại cho các lợi ích của Anh tại Ai Cập.
Trong những năm đầu lập quốc, phong trào Phục quốc Do Thái Lao động do Thủ tướng David Ben-Gurion lãnh đạo đã chi phối chính trường Israel. Các kibbut giữ vị thế trụ cột trong việc thành lập nhà nước mới.
Cơ quan Nhập cư Israel và tổ chức phi chính phủ Mossad LeAliyah Bet giúp đỡ nhập cư đến Israel vào cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950).
Một dòng chảy các nạn nhân còn sống sau họa diệt chủng và người Do Thái từ các lãnh thổ Ả Rập và Hồi giáo di cư đến Israel trong ba năm đầu tiên sau lập quốc, khiến số lượng người Do Thái tại Israel tăng từ 700.000 lên 1.400.000. Do đó, dân số Israel tăng từ 800.000 lên đến hai triệu từ năm 1948 đến năm 1958. Từ năm 1948 đến năm 1970, khoảng 1.150.000 người tị nạn Do Thái tái định cư đến Israel. Các di dân đến Israel vì nguyên nhân khác nhau, một số tin tưởng vào ý thức hệ Phục quốc Do Thái, trong khi một số khác di chuyển để thoát khỏi ngược đãi. Một số người khác thì di cư vì hứa hẹn về một đời sống tốt hơn tại Israel và một lượng nhỏ bị trục xuất khỏi quê hương của họ, như trường hợp người Do Thái gốc Anh và Pháp tại Ai Cập sau Khủng hoảng Suez.
Một số di dân mới đến với thân phận người tị nạn và không có tài sản, họ được cho ở trong các trại tạm thời gọi là "ma'abarot"; đến năm 1952, có trên 200.000 di dân sống trong các khu lán trại này. Trong thời kỳ đó, thực phẩm, quần áo và đồ đạc bị chia khẩu phần theo chế độ được gọi là Thời kỳ Khắc khổ. Nhu cầu giải quyết khủng hoảng khiến Ben-Gurion ký một thỏa thuận bồi thường với Tây Đức, song nó khiến người Do Thái kháng nghị quy mô lớn do giận dữ với ý tưởng rằng Israel có thể chấp thuận bồi thường tiền tệ cho nạn diệt chủng Holocaust. Những người tị nạn thường được đối đãi khác biệt dựa theo nguồn gốc của họ, người Do Thái xuất thân từ châu Âu được đối đãi thuận lợi hơn so với những người Do Thái đến từ các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi, chẳng hạn như nhóm sau thường ở trong các "ma'abarot" lâu hơn. Căng thẳng phát triển giữa hai nhóm do các kỳ thị như vậy tiếp tục cho đến nay.
Năm 1950, Ai Cập đóng cửa Kênh đào Suez đối với các tàu của Israel, căng thẳng dâng cao khi xung đột vũ trang diễn ra dọc biên giới Israel. Trong thập niên 1950, các fedayeen (du kích dân tộc) Palestine thường xuyên tổ chức các cuộc tấn công khủng bố Israel, gần như luôn nhằm vào thường dân, và được tài trợ bởi Ai Cập, dẫn đến một số động thái đáp trả của Israel. Năm 1956, Anh và Pháp đặt mục tiêu giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Suez từ Ai Cập. Do tàu của Israel tiếp tục bị phong tỏa tại Kênh đào Suez và Eo biển Tiran, cùng với gia tăng số cuộc tấn công của fedayeen chống lại cư dân miền nam của Israel, cùng các tuyên bố nghiêm trọng và đe dọa gần đó từ thế giới Ả Rập, Israel quyết định tấn công Ai Cập. Israel tham gia một liên minh bí mật với Anh và Pháp, tràn ngập Bán đảo Sinai song chịu áp lực phải triệt thoái từ Liên Hợp Quốc để đổi lấy đảm bảo quyền lợi hàng hải của Israel tại Biển Đỏ qua Eo biển Tiran và Kênh đào Suez. Cuộc chiến này khiến các vụ xâm nhập biên giới Israel giảm đáng kể.
Đầu thập niên 1960, Israel bắt giữ tội phạm chiến tranh Đức Quốc Xã Adolf Eichmann tại Argentina và đưa ông về Israel để xét xử. Phiên tòa có tác động lớn đến nhận thức công chúng về Holocaust. Eichmann vẫn là người duy nhất bị hành quyết tại Israel dựa theo kết tội của tòa án dân sự Israel.
Từ năm 1964, các quốc gia Ả Rập lo ngại về các kế hoạch của Israel nhằm chuyển nước từ sông Jordan đến đồng bằng duyên hải, họ nỗ lực chuyển nước đầu nguồn nhằm tước đoạt tài nguyên nước của Israel, kích động căng thẳng giữa Israel với Syria-Liban.
Các thành phần dân tộc chủ nghĩa Ả Rập dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser từ chối công nhận Israel, và kêu gọi tiêu diệt nước này. Đến năm 1966, quan hệ Israel-Ả Rập xấu đến mức diễn ra các trận đánh trên thực địa giữa lực lượng của Israel và Ả Rập. Đến tháng 5 năm 1967, Ai Cập tập trung quân đội của mình gần biên giới với Israel, trục xuất lực lượng duy trì hòa bình của Liên Hợp Quốc đồn trú tại Bán đảo Sinai từ năm 1957, và phong tỏa tàu Israel tiếp cận Biển Đỏ. Các quốc gia Ả Rập khác cũng huy động lực lượng của mình. Ngày 5 tháng 6 năm 1967, Israel phát động tấn công phủ đầu chống Ai Cập. Jordan, Syria và Iraq phản ứng và tấn công Israel. Trong Chiến tranh Sáu ngày, Israel đánh bại Jordan và chiếm Bờ Tây, đánh bại Ai Cập và chiếm Dải Gaza cùng Bán đảo Sinai, đánh bại Syria và chiếm Cao nguyên Golan. Ranh giới của Jerusalem được mở rộng, sáp nhập Đông Jerusalem, và Giới tuyến Xanh năm 1949 trở thành biên giới hành chính giữa Israel và các lãnh thổ do họ chiếm đóng.
Sau chiến tranh năm 1967 và nghị quyết "ba không" của Liên đoàn Ả Rập, trong Chiến tranh Tiêu hao 1967–1970 Israel phải đối diện với các cuộc tấn công từ người Ai Cập tại Sinai, và từ các tổ chức Palestine nhắm mục tiêu là người Israel tại các lãnh thổ bị chiếm đóng, tại bản thân Israel, và toàn thế giới. Tổ chức người Palestine và Ả Rập quan trọng nhất trong số đó là Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), được thành lập vào năm 1964 và ban đầu cho rằng "đấu tranh vũ trang là cách thức duy nhất để giải phóng quê hương". Đến cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, các tổ chức Palestine phát động một làn sóng tấn công chống lại các mục tiêu Israel và Do Thái trên toàn thế giới, trong đó có cuộc tàn sát các vận động viên Israel tham gia Thế vận hội Mùa hè 1972 tại München. Chính phủ Israel sau đó tiến hành chiến dịch ám sát những người tổ chức cuộc tàn sát, oanh tạc và tập kích đại bản doanh của Tổ chức Giải phóng Palestine tại Liban.
Ngày 6 tháng 10 năm 1973, khi người Do Thái cử hành Yom Kippur, quân đội Ai Cập và Syria phát động tấn công bất ngờ chống lực lượng Israel tại bán đảo Sinai và cao nguyên Golan, khai màn Chiến tranh Yom Kippur. Chiến tranh kết thúc vào ngày 26 tháng 10 với kết quả là Israel đẩy lui thành công quân Ai Cập và Syria song chịu tổn thất 2.500 binh sĩ. Một cuộc điều tra nội bộ miễn trách nhiệm cho chính phủ về các thất bại trước và trong chiến tranh, song nỗi tức giận của công chúng buộc Thủ tướng Golda Meir phải từ chức.
Tháng 7 năm 1976, một máy bay bị các du kích Palestine bắt cóc khi đang bay đến Tel Aviv, buộc phải hạ cánh tại Entebbe, Uganda. Biệt kích Israel tiến hành một chiến dịch giải cứu thành công các con tin.
Bầu cử Knesset (quốc hội) năm 1977 là một bước ngoặt lớn trong lịch sử chính trị Israel khi Đảng Likud của Menachem Begin giành quyền kiểm soát từ Đảng Lao động. Trong cùng năm, Tổng thống Ai Cập Anwar El Sadat thực hiện một chuyến đi đến Israel và phát biểu trước Quốc hội, được cho là sự công nhận Israel đầu tiên của một nguyên thủ Ả Rập. Trong hai năm sau đó, Sadat và Begin ký kết Hiệp nghị Trại David (1978) và Hiệp định Hòa bình Israel–Ai Cập (1979). Đổi lại, Israel triệt thoái khỏi Bán đảo Sinai mà họ chiếm giữ từ năm 1967, và đồng ý tham gia đàm phán về quyền tự trị cho người Palestine tại Bờ Tây và Dải Gaza.
Ngày 11 tháng 3 năm 1978, một cuộc tấn công du kích của Tổ chức Giải phóng Palestine từ Liban khiến hàng chục thường dân Israel thiệt mạng. Israel đáp lại bằng một cuộc xâm chiếm miền nam Liban để tiêu diệt các căn cứ của PLO tại phía nam sông Litani. Hầu hết chiến binh PLO triệt thoái, song Israel chiếm giữ miền nam Liban cho đến khi một lực lượng Liên Hợp Quốc và quân đội Liban có thể tiếp quản. PLO nhanh chóng khôi phục chính sách tấn công chống Israel.
Trong khi đó, chính phủ của Begin cung cấp ưu đãi cho người Israel đến định cư tại Bờ Tây bị chiếm đóng, gia tăng bất hòa với người Palestine tại khu vực đó. Luật Cơ bản: Jerusalem, Thủ đô của Israel được thông qua vào năm 1980, được một số người cho là tái xác nhận hành động sáp nhập Jerusalem của Israel vào năm 1967 bằng một sắc lệnh chính phủ, và khơi lại tranh luận quốc tế về tình trạng của thành phố. Không có pháp luật Israel nào định nghĩa lãnh thổ của Israel và không có đạo luật nào bao gồm cụ thể Đông Jerusalem trong đó. Lập trường của đa số thành viên Liên Hợp Quốc được phản ánh trong nhiều nghị quyết tuyên bố rằng các hành động do Israel tiến hành nhằm định cư công dân của họ tại Bờ Tây, và áp đặt pháp luật và chính quyền của họ tại Đông Jerusalem, là bất hợp pháp và vô hiệu. Năm 1981, Israel sáp nhập Cao nguyên Golan, song động thái này không được quốc tế công nhận.
Ngày 7 tháng 6 năm 1981, không quân Israel phá hủy lò phản ứng hạt nhân duy nhất của Iraq, nhằm cản trở chương trình vũ khí hạt nhân của Iraq. Sau một loạt cuộc tấn công của Tổ chức Giải phóng Palestine vào năm 1982, Israel xâm chiếm Liban vào cùng năm để phá hủy các căn cứ mà PLO dùng để phát động tấn công và phóng tên lửa vào miền bắc Israel. Trong sáu ngày đầu giao chiến, Israel phá hủy lực lượng quân sự của PLO tại Liban và đánh bại quyết định Syria. Ủy ban Kahan của chính phủ Israel sau đó quy trách nhiệm gián tiếp cho Begin, Sharon và một số tướng lĩnh Israel về cuộc thảm sát người Palestine và Liban tại Sabra và Shatila. Năm 1985, Israel đáp lại một cuộc tấn công khủng bố của người Palestine tại Síp bằng cách oanh tạc trụ sở của PLO tại Tunis. Israel triệt thoái khỏi hầu hết Liban vào năm 1986, song duy trì một vùng đệm biên giới tại miền nam Liban cho đến năm 2000, tại đó lực lượng Israel tham gia xung đột với tổ chức dân quân Liban Hezbollah.
Đa dạng sắc tộc của Israel được mở rộng trong thập niên 1980 và 1990 do nhập cư. Một số làn sóng người Do Thái Ethiopia di cư đến Israel trong thập niên 1980 và 1990. Trong khi đó, từ năm 1990 đến năm 1994, dân số Israel tăng 12% nhờ người Nga nhập cư.
Đại khởi nghĩa (Intifada) lần thứ nhất là chỉ một cuộc khởi nghĩa của người Palestine chống lại quyền cai trị của Israel, bùng phát vào năm 1987, với các làn sóng tuần hành và bạo lực không có phối hợp tại Bờ Tây và Dải Gaza. Trong sáu năm sau đó, Đại khởi nghĩa có tổ chức hơn và gồm các biện pháp kinh tế và văn hóa nhằm mục tiêu phá vỡ sự chiếm đóng của Israel. Trên một nghìn người bị giết chết trong bạo lực. Trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, PLO ủng hộ Saddam Hussein và Iraq phóng tên lửa tấn công Israel. Tuy nhiên, Israel lưu ý đến lời kêu gọi của Hoa Kỳ về giữ kiềm chế trả đũa và không tham gia cuộc chiến này.
Năm 1992, Yitzhak Rabin trở thành thủ tướng khi đảng của ông thắng cử với lời kêu gọi thỏa hiệp với láng giềng của Israel. Năm sau, Shimon Peres đại diện cho Israel, và Mahmoud Abbas đại diện cho Tổ chức Giải phóng Palestine, ký kết Hiệp nghị Oslo, theo đó trao cho Chính quyền Dân tộc Palestine quyền cai quản một bộ phận của Bờ Tây và Dải Gaza. PLO cũng công nhận quyền tồn tại của Israel và cam kết kết thúc chính sách khủng bố. Năm 1994, Hiệp định hòa bình Israel–Jordan được ký kết, theo đó Jordan trở thành quốc gia Ả Rập thứ nhì bình thường hóa quan hệ với Israel. Tháng 11 năm 1995, Yitzhak Rabin bị ám sát bởi một người Do Thái cực hữu phản đối Hiệp nghị Oslo.
Đến cuối thập niên 1990, Israel dưới quyền lãnh đạo của Benjamin Netanyahu triệt thoái khỏi Hebron, và ký kết Bị vong lục Wye River, trao quyền cai quản lớn hơn cho Chính quyền Dân tộc Palestine. Ehud Barak trở thành thủ tướng vào năm 1999, ông cho rút quân khỏi miền nam Liban và tiến hành đàm phán với Chủ tịch Chính quyền Palestine Yasser Arafat và Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tại Hội nghị thượng đỉnh Trại David năm 2000. Trong hội nghị, Barak đề xuất kế hoạch thành lập một nhà nước Palestine, bao gồm toàn bộ Dải Gaza và trên 90% Bờ Tây, còn Jerusalem là thủ đô chung của Israel và Palestine..
Sau khi các cuộc đàm phán tan vỡ và chuyến thăm gây tranh luận của thủ lĩnh Đảng Likud là Ariel Sharon đến Núi Đền, Đại khởi nghĩa lần thứ hai khởi đầu. Một số nhà bình luận cho rằng cuộc khởi nghĩa do Yasser Arafat lên kế hoạch từ trước do đàm phán hòa bình tan vỡ. Sharon trở thành thủ tướng trong cuộc bầu cử năm 2001, ông tiến hành kế hoạch nhằm đơn phương triệt thoái khỏi Dải Gaza và cũng đi đầu trong xây dựng hàng rào Bờ Tây của Israel, kết thúc Đại khởi nghĩa.
Tháng 7 năm 2006, Hezbollah tiến hành pháo kích các cộng đồng biên giới phía bắc của Israel và vượt biên bắt cóc hai binh sĩ Israel, dẫn đến Chiến tranh Liban thứ hai kéo dài trong hơn một tháng. Ngày 6 tháng 9 năm 2007, Không quân Israel phá hủy một lò phản ứng hạt nhân tại Syria. Cuối năm 2008, Israel tham gia một cuộc xung đột khác khi thỏa thuận đình chiến giữa Hamas và Israel tan vỡ. Chiến tranh Gaza kéo dài trong ba tuần và kết thúc sau khi Israel tuyên bố đơn phương đình chiến. Hamas tuyên bố lệnh đình chiến riêng của họ. Mặc dù các vụ phóng rocket của người Palestine và các cuộc tấn công trả đũa của Israel không hoàn toàn ngưng lại, song lệnh đình chiến mong manh vẫn được duy trì. Với lý do là phản ứng trước các cuộc tấn công rocket của người Palestine nhằm vào các thành phố miền nam Israel, Israel bắt đầu tiến hành một chiến dịch tại Gaza vào ngày 14 tháng 11 năm 2012, kéo dài trong tám ngày. Tháng 7 năm 2014, Israel bắt đầu một chiến dịch khác tại Gaza sau khi Hamas leo thang các cuộc tấn công bằng rocket.
Israel nằm ven cực đông của Địa Trung Hải, giáp với Liban về phía bắc, Syria về phía đông bắc, Jordan và Bờ Tây về phía Đông, và Ai Cập cùng Dải Gaza về phía tây nam. Lãnh thổ Israel nằm giữa vĩ tuyến 29° và 34° Bắc, và kinh tuyến 34° và 36° Đông.
Lãnh thổ chủ quyền của Israel (theo phân giới trong Hiệp định Đình chiến 1949 và loại trừ toàn bộ lãnh thổ bị Israel chiếm lĩnh trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967) có diện tích khoảng , trong đó hai phần trăm là mặt nước. Tuy nhiên, vùng đặc quyền kinh tế của họ tại Địa Trung Hải lớn gấp đôi diện tích đất liền. Tổng diện tích lãnh thổ tuân theo pháp luật Israel, kể cả Đông Jerusalem và Cao nguyên Golan, là , và tổng diện tích nằm dưới quyền kiểm soát của Israel, bao gồm Bờ Tây do Israel kiểm soát quân sự và người Palestine quản lý cục bộ, là . Mặc dù có quy mô nhỏ song Israel sở hữu các đặc điểm địa lý đa dạng, từ hoang mạc Negev tại miền nam đến thung lũng Jezreel phì nhiêu nội lục, các dãy núi Galilee, Carmel và về phía Golan tại miền bắc. Đồng bằng Duyên hải Israel bên bờ Địa Trung Hải là nơi cư trú của 57% cư dân toàn quốc. Phía đông của các cao địa trung tâm là Thung lũng đứt gãy Jordan, một bộ phận nhỏ của Thung lũng tách giãn Lớn dài .
Sông Jordan chảy dọc Thung lũng đứt gãy Jordan, từ núi Hermon qua thung lũng Hulah và biển Galilee đến Biển Chết- điểm thấp nhất trên bề mặt Trái Đất. Xa hơn về phía nam là Arabah, kết thúc là vịnh Eilat thuộc Biển Đỏ. Điểm độc đáo của Israel và bán đảo Sinai là các makhtesh, hay các đài vòng bị xói mòn. Makhtesh lớn nhất trên thế giới là miệng Ramon tại Negev, có kích thước . Một báo cáo về tình trạng môi trường của các quốc gia lưu vực Địa Trung Hải cho thấy Israel có số lượng loài thực vật nhiều nhất trên mỗi mét vuông so với các quốc gia khác trong lưu vực.
Thung lũng đứt gãy Jordan là kết quả của vận động địa chấn bên dưới hệ thống đứt gãy Đoạn tầng Biển Chết (DSF). DSF hình thành ranh giới biến đổi giữa mảng châu Phi ở phía tây và mảng Ả Rập ở phía đông. Cao nguyên Golan và toàn bộ Jordan thuộc mảng Ả Rập, trong khi Galilee, Bờ Tây, Đồng bằng Duyên hải và Negev cùng bán đảo Sinai nằm trên mảng châu Phi. Sự sắp xếp kiến tạo này kéo theo hoạt động địa chấn tương đối cao độ trong khu vực. Toàn bộ đoạn thung lũng Jordan được cho là nhiều lần bị đứt, thí dụ trong hai trận động động đất lớn cuối cùng dọc theo cấu trúc này vào năm 749 và 1033. Sự thiếu hụt trượt bắt nguồn từ sự kiện năm 1033 là đủ để gây một trận động đất Mw~7.4.
Các trận động đất thê thảm nhất được biết đến từng diễn ra vào các năm 31 TCN, 363, 749, và 1033, trung bình cách nhau khoảng 400 năm. Các trận động đất hủy diệt gây ra tổn thất nghiêm trọng về nhân mạng xảy ra mỗi 80 năm. Trong khi các quy định xây dựng nghiêm ngặt đang được thi hành và các công trình xây dựng gần đây an toàn với động đất, phần lớn công trình tại Israel được xây trước khi thi hành các quy định này và nhiều tòa nhà công cộng cũng như 50.000 tòa nhà ở không đáp ứng các tiêu chuẩn mới và bị "dự kiến sụp đổ" nếu gặp phải một trận động đất mạnh.
Nhiệt độ tại Israel biến động nhiều, đặc biệt là trong mùa đông. Các khu vực duyên hải, như Tel Aviv và Haifa, có khí hậu Địa Trung Hải đặc trưng với mùa đông mát và có mưa nhiều còn mùa hè kéo dài và nóng. Khu vực Beersheba và Bắc Negev có khí hậu bán hoang mạc với mùa hè nóng và mùa đông lạnh, số ngày mưa ít hơn so với khí hậu Địa Trung Hải. Các khu vực Nam Negev và Arava có khí hậu hoang mạc với mùa hè rất nóng và khô, mùa đông ôn hòa với vài ngày có mưa. Nhiệt độ cao nhất tại lục địa châu Á () ghi nhận được vào năm 1942 tại kibbutz Tirat Zvi thuộc miền bắc thung lũng sông Jordan.
Trên các khu vực núi cao cực độ khác có thể nhiều gió và lạnh, các khu vực có độ cao từ 750 mét trở lên (cùng độ cao với Jerusalem) thường có ít nhất một trận tuyết rơi mỗi năm. Mưa hiếm khi rơi tại Israel từ tháng 5 đến tháng 9. Do tài nguyên nước khan hiếm, Israel phát triển các kỹ thuật tiết kiệm nước khác nhau, chẳng hạn như tưới nhỏ giọt. Người Israel cũng tận dụng ánh sáng mặt trời sẵn có cho ngành quang năng, biến Israel trở thành nước dẫn đầu về năng lượng mặt trời sử dụng theo bình quân (hầu như toàn bộ hộ gia đình sử dụng tấm năng lượng mặt trời để đun nước).
Israel có bốn khu vực địa lý thực vật khác nhau, do nước này nằm giữa ôn đới và nhiệt đới, giáp với Địa Trung Hải tại phía tây và hoang mạc về phía đông. Vì nguyên nhân này, động thực vật tại Israel cực kỳ đa dạng. Phát hiện được 2.867 loài thực vật tại Israel. Trong đó, ít nhất 253 loài được du nhập và phi bản địa. Israel có 380 khu bảo tồn thiên nhiên.
Israel áp dụng hệ thống nghị viện theo mô hình cộng hòa dân chủ cùng quyền phổ thông đầu phiếu. Một thành viên của nghị viện được đa số nghị viện ủng hộ sẽ trở thành thủ tướng, thường là thủ lĩnh của đảng lớn nhất. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ và nội các. Nghị viện của Israel có 120 thành viên, gọi là Knesset. Tư cách thành viên của Knesset dựa trên đại diện tỷ lệ của các chính đảng, với ngưỡng phiếu bầu là 3,25%.
Bầu cử nghị viện được quy định bốn năm tổ chức một lần, song các liên minh không ổn định hoặc một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của Knesset có thể giải tán chính phủ sớm hơn. Luật Cơ bản của Israel có chức năng là hiến pháp bất thành văn. Năm 2003, Knesset bắt đầu soạn thảo hiến pháp chính thức dựa trên các luật này. Tổng thống Israel là nguyên thủ quốc gia, có nhiệm vụ hạn chế và phần lớn mang tính lễ nghi.
Israel không có tôn giáo chính thức, song việc định nghĩa nhà nước là "Do Thái và dân chủ" tạo ra một liên kết mạnh với Do Thái giáo, cũng như là xung đột giữa luật nhà nước và luật tôn giáo. Sự tương tác giữa các chính đảng giúp duy trì cân bằng giữa nhà nước và tôn giáo ở mức độ lớn như đã từng thể hiện thời Anh cai trị ủy trị.
Israel có hệ thống tòa án ba cấp. Cấp thấp nhất là các tòa án thẩm phán, nằm tại hầu hết thành phố khắp Israel. Cấp thứ hai là các tòa án cấp quận, đóng vai trò là các tòa án phúc thẩm và tòa án sơ thẩm; chúng nằm tại năm trong số sáu quận. Cấp cao nhất là tòa án tối cao; nằm tại Jerusalem; nó đóng vai trò là tòa án phúc thẩm tối cao và tòa án tư pháp tối cao. Trong chức năng thứ hai, Tòa án tối cao là tòa án sơ thẩm, cho phép các cá nhân, cả công dân và phi công dân, được đệ đơn kiện các quyết định của nhà cầm quyền đất nước. Mặc dù Israel ủng hộ mục tiêu của Tòa án Hình sự Quốc tế, song họ không phê chuẩn Quy chế Roma do lo ngại về khả năng tòa án duy trì rằng buộc công bằng chính trị.
Hệ thống tư pháp của Israel kết hợp ba truyền thống tư pháp: thông luật Anh, dân luật, và luật Do Thái. Nó dựa trên nguyên tắc án lệ (tiền lệ) và là một hệ thống đối địch, tại đó các bên trình bằng chứng trước tòa. Các vụ kiện tòa án do thẩm phán chuyên nghiệp quyết định thay vì bồi thẩm đoàn. Kết hôn và ly hôn là thẩm quyền của các tòa án tôn giáo: Do Thái giáo, Hồi giáo, Druze, Cơ Đốc giáo. Một ủy ban gồm hai thành viên Knesset, ba thành viên Tòa án Tối cao, hai thành viên hiệp hội luật sư, và hai bộ trưởng (một người là bộ trưởng tư pháp và là chủ tịch ủy ban) bầu ra các thẩm phán. Các thành viên của hội đồng thuộc Knesset được Knesset bầu bí mật, và một người theo truyền thống là thành viên của phe đối lập.
Nhà nước Israel được phân chia thành sáu quận hành chính, gọi là "mehozot" (מחוזות; số ít: "mahoz") – Trung, Haifa, Jerusalem, Bắc, Nam, và Tel Aviv, cùng với Khu vực Judea và Samaria tại Bờ Tây. Toàn bộ Khu vực Judea và Samaria cùng bộ phận của các quận Jerusalem và Bắc không được quốc tế công nhận là bộ phận của Israel. Các quận được phân chia thành 15 "nafot" (נפות; số ít: "nafa"), chúng lại được chia thành 50 khu vực tự nhiên.
Vì mục đích thống kê, quốc gia được chia thành ba khu vực đại đô thị: Đại đô thị Tel Aviv, đại đô thị Haifa, và đại đô thị Beersheba. Đô thị lớn nhất của Israel về dân số và diện tích là Jerusalem với 773.800 cư dân trên diện tích (năm 2009). Số liệu thống kê của chính phủ Israel về Jerusalem bao gồm dân số và diện tích của Đông Jerusalem, vốn được công nhận phổ biến là bộ phận lãnh thổ của Palestine bị Israel chiếm đóng. Tel Aviv, Haifa, và Rishon LeZion là các thành phố đông dân kế tiếp của Israel.
Israel duy trì quan hệ ngoại giao với 158 quốc gia và có 107 phái bộ ngoại giao trên toàn cầu; hầu hết các quốc gia Hồi giáo nằm trong nhóm không có quan hệ ngoại giao với Israel. Chỉ có ba thành viên của Liên đoàn Ả Rập bình thường hóa quan hệ với Israel: Ai Cập và Jordan lần lượt ký các hiệp định hòa bình vào năm 1979 và 1994, và Mauritania chọn lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Israel vào năm 1999. Mặc dù Israel và Ai Cập có hiệp định hòa bình, song Israel vẫn bị nhìn nhận phổ biến là quốc gia đối địch trong xã hội Ai Cập. Theo pháp luật Israel thì Liban, Syria, Ả Rập Xê Út, Iraq, Iran, Sudan, và Yemen là các quốc gia đối địch, và công dân Israel không được đến đó nếu không được phép từ Bộ Nội vụ. Iran có quan hệ ngoại giao với Israel dưới thời triều đại Pahlavi song thu hồi việc công nhận Israel trong Cách mạng Hồi giáo 1979. Do Chiến tranh Gaza 2008-2009, Mauritania, Qatar, Bolivia, và Venezuela đình chỉ các quan hệ chính trị và kinh tế với Israel.
Hoa Kỳ và Liên Xô là hai quốc gia đầu tiên công nhận Nhà nước Israel, họ ra tuyên bố công nhận gần như đồng thời. Hoa Kỳ nhìn nhận Israel là "đối tác đáng tin cậy nhất tại Trung Đông" của họ, dựa trên "các giá trị dân chủ, thân thuộc tôn giáo, và lợi ích an ninh chung". Hoa Kỳ đã cung cấp 68 tỷ USD viện trợ quân sự và 32 tỷ USD tài trợ cho Israel từ năm 1967 theo Đạo luật Viện trợ Nước ngoài, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trong cùng thời kỳ cho đến năm 2003. Anh Quốc được nhận định là có một mối quan hệ "tự nhiên" với Israel bắt nguồn từ khi Anh Quốc cai trị ủy trị Palestine. Quan hệ giữa hai quốc gia cũng được củng cố nhờ các nỗ lực của cựu Thủ tướng Tony Blair về một giải pháp hai nhà nước. Đức đã chi trả 25 tỷ euro tiền bồi thường cho Nhà nước Israel và những công dân Israel sống sót sau nạn diệt chủng người Do Thái. Israel được đưa vào trong Chính sách Láng giềng Châu Âu (ENP) của Liên minh châu Âu, vốn có mục tiêu thắt chặt quan hệ giữa EU và các quốc gia lân cận.
Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ và Israel không thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ cho đến năm 1991, song Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp tác với Nhà nước Israel kể từ khi công nhận quốc gia này vào năm 1949. Mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với các quốc gia Hồi giáo đa số trong khu vực vào đương thời cản trở quan hệ giữa họ và Israel. Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel bị suy sụp sau Chiến tranh Gaza 2008-2009 và việc Israel tập kích đội tàu Gaza năm 2010. Quan hệ giữa Israel và Hy Lạp được cải thiện từ năm 1995 do quan hệ Israel-Thổ Nhĩ Kỳ suy thoái. Hai quốc gia có một hiệp định hợp tác phòng thủ và vào năm 2010, Không quân Israel tổ chức diễn tập chung với Không quân Hy Lạp tại căn cứ Uvda. Chương trình thăm dò chung dầu khí Síp-Israel tập trung tại mỏ khí Leviat là một yếu tố quan trọng đối với Hy Lạp do nước này có liên kết mạnh mẽ với Síp. Hợp tác trong tuyến cáp điện ngầm EuroAsia Interconnector giúp tăng cường quan hệ giữa Síp và Israel.
Azerbaijan là một trong vài quốc gia Hồi giáo phát triển các quan hệ chiến lược và kinh tế song phương với Israel. Azerbaijan cung cấp dầu cho Israel, và Israel giúp hiện đại hóa lực lượng vũ trang của Azerbaijan. Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Israel vào năm 1992 và từ đó phát triển quan hệ đối tác quân sự, công nghệ và văn hóa mạnh mẽ với Israel. Theo một cuộc thăm dò quan điểm quốc tế được tiến hành vào năm 2009 nhân danh Bộ Ngoại giao Israel, Ấn Độ là quốc gia thân Israel nhất trên thế giới. Ấn Độ là khách hàng lớn nhất của thiết bị quân sự Israel và Israel là đối tác quân sự lớn thứ nhì của Ấn Độ sau Nga. Tại châu Phi, Ethiopia là đồng minh chủ yếu và thân cận nhất của Israel do có chính trị, tôn giáo và lợi ích an ninh tương đồng.
Việt Nam và Israel thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12 tháng 7 năm 1993. Israel mở đại sứ quán tại Hà Nội vào tháng 12 năm 1993. Từ khi tạo dựng mối quan hệ ngoại giao, hai nước đã thường xuyên có những chuyến thăm lẫn nhau ở nhiều cấp và đã củng cố sự hợp tác trên các lĩnh vực như thương mại, giáo dục, văn hóa, nông nghiệp, quốc phòng và hợp tác kỹ thuật. Những chuyến thăm của chính phủ Israel thường đi kèm với những đoàn đại biểu bao gồm các doanh nhân, các học giả, nhà báo, nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhân viên pháp lý và vân vân.
Lực lượng Phòng vệ Israel là lực lượng quân đội duy nhất của lực lượng an ninh Israel, có người đứng đầu là tổng tư lệnh ("Ramatkal"), dưới quyền nội các. Lực lượng Phòng vệ Israel gồm có lục quân, không quân và hải quân. Lực lượng này được thành lập trong Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948, do hợp nhất các tổ chức bán quân sự mà trong đó chủ yếu là tổ chức Haganah tồn tại từ trước khi lập quốc. Lực lượng Phòng vệ Israel cũng dựa trên nguồn lực của Cục Tình báo Quân sự ("Aman"), cơ quan này hoạt động cùng với cơ quan tình báo quốc gia Mossad và cơ quan an ninh nội bộ Shabak. Lực lượng Phòng vệ Israel tham gia một số chiến tranh và xung đột biên giới quy mô lớn trong lịch sử ngắn ngủi của mình, trở thành một trong những lực lượng quân sự được huấn luyện trong chiến đấu nhiều nhất trên thế giới.
Hầu hết người Israel thực hiện nghĩa vụ quân sự vào tuổi 18. Nam giới phục vụ trong hai năm tám tháng, còn nữ giới phục vụ trong hai năm. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ, nam giới Israel tham gia lực lượng dự bị và thường xuyên thực hiện đến vài tuần nhiệm vụ dự bị mỗi năm cho đến khi 40 tuổi. Hầu hết nữ giới được miễn nhiệm vụ dự bị. Công dân Israel là người Ả Rập (ngoại trừ tín đồ Druze) và những người tham gia nghiên cứu tôn giáo toàn thời gian được miễn nghĩa vụ quân sự, song việc miễn trừ cho các học viên chủng viện Do Thái là một đề tài gây tranh luận nhiều năm trong xã hội Israel. Một sự thay thế cho những người được miễn trừ vì các nguyên nhân khác nhau là phục vụ quốc gia ("Sherut Leumi"), tức tham gia một chương trình phục vụ trong các bệnh viện, trường học, và các cơ cấu tổ chức phúc lợi xã hội khác. Do chương trình nghĩa vụ quân sự, Lực lượng Phòng vệ Israel duy trì khoảng 176.500 lính tại ngũ cộng thêm 445.000 lính dự bị (2012).
Quân sự Israel dựa chủ yếu vào các hệ thống vũ khí công nghệ cao, do Israel thiết kế và chế tạo, cùng một số vũ khí nhập khẩu. Tên lửa Arrow nằm trong số ít hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo hoạt động trên thế giới. Dòng tên lửa không đối không Python thường được nhận định là một trong các vũ khí quan trọng nhất trong lịch sử quân sự quốc gia. Tên lửa Spike của Israel nằm trong số tên lửa chống tăng được xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới. Hệ thống phòng không chống tên lửa Vòm Sắt được tán dương trên toàn cầu sau khi chặn đứng hàng trăm pháo phản lực Qassam, 122 mm Grad và Fajr-5 do các chiến binh Palestine phóng đi từ Dải Gaza. Kể từ Chiến tranh Yom Kippur năm 1973, Israel phát triển một mạng lưới vệ tinh do thám. Thành công của chương trình "Ofeq" khiến Israel trở thành một trong bảy quốc gia có năng lực phóng các vệ tinh như vậy.
Israel được nhiều người tin là sở hữu vũ khí hạt nhân cũng như các vũ khí hóa học và sinh học hủy diệt hàng loạt. Israel không ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và duy trì một chính sách mơ hồ có chủ ý về năng lực hạt nhân của mình. Các tàu ngầm Dolphin của Hải quân Israel được cho là được vũ trang bằng các tên lửa Popeye Turbo hạt nhân, cung cấp năng lực tấn công thứ hai về hạt nhân. Kể từ Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, khi Israel bị các tên lửa Scud của Iraq tấn công, toàn bộ nhà tại Israel được yêu cầu có một phòng an ninh tăng cường gọi là Merkhav Mugan, không thẩm thấu các vật chất hóa học và sinh học.
Kể từ khi Israel lập quốc, chi tiêu quân sự chiếm một tỷ lệ lớn GDP của quốc gia này, đạt đỉnh là 30,3% chi tiêu GDP cho quốc phòng vào năm 1975. Năm 2015, Israel xếp hạng 7 thế giới về chi tiêu quốc phòng theo tỷ lệ GDP, với 5,4%, và có tổng chi tiêu quân sự lớn thứ 15 thế giới. Kể từ năm 1974, Hoa Kỳ là nước đóng góp đặc biệt đáng kể về viện trợ quân sự cho Israel. Theo một bị vong lục thông hiểu ký kết vào năm 2016, Hoa Kỳ được dự kiến cung cấp cho Israel 3,8 tỉ USD mỗi năm từ năm 2018 đến năm 2028, chiếm khoảng 20% ngân sách quốc phòng của Israel. Israel xếp hạng bảy thế giới về xuất khẩu vũ khí vào năm 2016. Đa số xuất khẩu vũ khí của Israel không được tường thuật ví các lý do an ninh. Israel luôn bị xếp hạng thấp trong Chỉ số hòa bình toàn cầu, xếp hạng 144/163 quốc gia vào năm 2017.
Israel được nhận định là quốc gia tiến bộ nhất tại Tây Nam Á và Trung Đông về phát triển kinh tế và công nghiệp. Giáo dục đại học có chất lượng ưu tú và việc hình thành một cộng đồng dân chúng có động lực và giáo dục cao là nguyên nhân chính khích lệ bùng nổ công nghệ cao và phát triển kinh tế nhanh chóng tại Israel. Năm 2010, Israel gia nhập OECD. Quốc gia này xếp hạng 24 trong "Báo cáo cạnh tranh toàn cầu" 2016-2017 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và đứng thứ 52 về Chỉ số thuận lợi kinh doanh của Ngân hàng Thế giới vào năm 2017. Israel có số lượng công ty khởi nghiệp nhiều thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ) theo một nghiên cứu năm 2005, và đứng thứ ba về số lượng công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Năm 2016, Israel xếp hạng 21 trong số các quốc gia cạnh tranh nhất thế giới, theo Niên giám Cạnh tranh Thế giới của IMD. Israel xếp hạng tư thế giới về tỷ lệ người làm công việc có kỹ năng cao vào năm 2016. Ngân hàng Israel nắm giữ 97,22 tỉ dự trữ ngoại hối.
Mặc dù có tài nguyên tự nhiên hạn chế, song do phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp trong nhiều thập niên nên Israel phần lớn tự cung cấp được thực phẩm, trừ ngũ cốc và thịt bò. Nhập khẩu vào Israel đạt tổng kim ngạch 57,9 tỉ USD vào năm 2016, bao gồm kim loại thô, thiết bị quân sự, hàng hoá đầu tư, kim cương thô, nhiên liệu, lương thực, hàng tiêu dùng. Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Israel là máy móc và thiết bị, phần mềm, kim cương chế tác, nông sản, hoá chất, hàng dệt may; năm 2016, Israeli xuất khẩu trị giá 51,61 tỉ USD.
Israel là quốc gia dẫn đầu về phát triển năng lượng Mặt trời. Israel đứng đầu thế giới về bảo tồn nước và năng lượng địa nhiệt, và bước phát triển của Israel trong các công nghệ ưu việt về phầm mềm, viễn thông và khoa học sự sống gợi lên so sánh với Thung lũng Silicon. Theo OECD, Israel cũng xếp hạng nhất thế giới về chi tiêu nghiên cứu và phát triển (R&D) theo tỷ lệ trong GDP. Israel có thành tích ấn tượng về sáng tạo các công nghệ thúc đẩy lợi nhuận, khiến quốc gia này là một lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp và dã khổng lồ công nghiệp công ngệ cao. Intel và Microsoft xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển hải ngoại đầu tiên của họ tại Israel, và các tập đoàn đa quốc gia công nghệ cao khác, như IBM, Google, Apple, HP, Cisco Systems, Facebook đã mở các cơ sở R&D tại Israel.
Tháng 7 năm 2007, công ty Berkshire Hathaway của nhà đầu tư người Mỹ Warren Buffett mua lại một công ty Israel là Iscar, vụ thu mua đầu tiên của công ty ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, với giá 4 tỷ USD. Từ thập niên 1970, Israel nhận được viện trợ quân sự từ Hoa Kỳ, cũng như giúp đỡ kinh tế dưới dạng bảo lãnh vốn vay và hiện dạng này chiếm khoảng một nửa nợ nước ngoài của Israel. Israel có nợ nước ngoài vào hàng thấp nhất trong các quốc gia phát triển, và là một nước cho vay ròng dưới dạng nợ nước ngoài ròng, ở mức thặng dư 118 tỷ USD .
Tuần làm việc tại Israel kéo dài từ Chủ Nhật đến Thứ Năm (đối với tuần làm việc năm ngày), hoặc Thứ Sáu (đối với tuần làm việc sáu ngày). Tuân theo "Shabbat", tại những nơi làm việc vào ngày Thứ Sáu và đa số cư dân là người Do Thái, Thứ Sáu là một "ngày ngắn", thường kéo dài đến 14:00 trong mùa đông, hoặc 16:00 trong mùa hè. Có một số đề xuất để điều chỉnh tuần làm việc phù hợp với đa phần thế giới.
Israel là quốc gia dẫn đầu về nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong khoa học tự nhiên, kỹ thuật, và khoa học y tế, chúng cũng là một trong các lĩnh vực phát triển nhất tại Israel. Israel xếp hạng năm trong số các quốc gia sáng tạo nhất theo Chỉ số sáng tạo Bloomberg 2015. Tỷ lệ người Israel tham gia nghiên cứu khoa học, và số tiền chi cho nghiên cứu và phát triển so với GDP, đều nằm vào hàng cao nhất trên thế giới. Israel có số lượng cao nhất về tỷ lệ các nhà khoa học, nhà kỹ thuật, và kỹ sư trên thế giới, với 140/10.000 người lao động. Trong khi đó, con số này là 85/10.000 tại Hoa Kỳ và 83/10.000 tại Nhật Bản.
Các trường đại học tại Israel được xếp hạng trong số 100 đại học hàng đầu thế giới về toán học (Đại học Hebrew, TAU và Technion), vật lý (TAU, Đại học Hebrew và Học viện Khoa học Weizmann), hóa học (Technion và Học viện Khoa học Weizmann), khoa học máy tính (Học viện Khoa học Weizmann, Technion, Đại học Hebrew, TAU và BIU) và kinh tế (Đại học Hebrew và TAU). Israel có nhiều nhà khoa học đạt giải Nobel, và thường xuyên được xếp hạng là một trong các quốc gia có tỷ lệ bình quân cao nhất về các bài luận khoa học trên thế giới. Israel dẫn đầu thế giới về các bài luận nghiên cứu tế bào gốc từ năm 2000.
Cơ quan Không gian Israel điều phối toàn bộ các chương trình nghiên cứu không gian của Israel với các mục tiêu khoa học và thương mại. Năm 2012, Israel được xếp hạng chín trên thế giới theo Chỉ số cạnh tranh không gian của Futron. Israel là một trong bảy quốc gia có năng lực sản xuất đồng thời phóng vệ tinh của mình. Shavit là một tên lửa đẩy không gian do Israel sản xuất để phóng các vệ tinh nhỏ vào quỹ đạo Trái Đất tầm thấp. Nó được phóng lần đầu vào năm 1988, biến Israel thành quốc gia thứ tám có năng lực phóng vệ tinh. Các tên lửa Shavit được Cơ quan Không gian Israel phóng từ sân bay vũ trụ tại Căn cứ Không quân Palmachim. Từ năm 1988, Israel Aerospace Industries đã thiết kế và chế tạo bản địa ít nhất 13 vệ tinh thương mại, nghiên cứu và do thám. Một số vệ tinh của Israel được xếp vào hàng các hệ thống vệ tinh tiến bộ nhất thế giới. Năm 2003, Ilan Ramon trở thành nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Israel, song thiệt mạng khi Tàu con thoi Columbia của NASA bị vỡ.
Israel nằm trong số các quốc gia dẫn dầu thế giới về kỹ thuật nước. Năm 2011, ngành kỹ thuật nước đạt giá trị khoảng 2 tỷ USD mỗi năm với lượng xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ mỗi năm là hàng chục triệu USD. Do liên tục thiếu hụt tài nguyên nước, Israel có sáng kiến về các kỹ thuật bảo tồn nước, và một kỹ thuật hiện đại hóa nông nghiệp trọng yếu là tưới nhỏ giọt được phát minh tại Israel. Israel cũng ở vị trí hàng đầu về kỹ thuật khử muối và tuần hoàn nước. Nhà máy thẩm thấu ngược nước biển Ashkelon có quy mô hàng đầu thế giới. Israel tổ chức Triển lãm và Hội nghị Kỹ thuật Nước (WaTec) thường niên, thu hút hàng nghìn người từ khắp thế giới. Đến năm 2014, chương trình khử muối của Israel cung cấp khoảng 35% nước uống của Israel và được dự kiến cung cấp 70% vào năm 2050. Tính đến tháng 5 năm 2015, trên 50% nước cho các gia đình, nông nghiệp và công nghiệp Israel được sản xuất nhân tạo. Do các sáng kiến về kỹ thuật thẩm thấu ngược, Israel bắt đầu trở thành một nước xuất khẩu ròng về nước trong những năm tới.
Israel đã đi theo hướng năng lượng Mặt trời; các kỹ sư của họ đi tiên phong về lĩnh vực này và các công ty năng lượng Mặt trời của Israel làm việc trong các dự án khắp thế giới. Trên 90% gia đình Israel sử dụng năng lượng Mặt trời để làm nóng nước, đây là tỷ lệ cao nhất thế giới (2011). Theo số liệu của chính phủ, quốc gia tiết kiệm được 8% tiêu thụ điện năng mỗi năm nhờ sử dụng năng lượng Mặt trời để đun nóng. Bức xạ Mặt trời cao tạo điều kiện lý tưởng cho ngành công nghiệp nghiên cứu và phát triển năng lượng Mặt trời nổi danh thế giới tại Hoang mạc Negev. Israel có cơ sở hạ tầng ô tô điện hiện đại, có hệ thống trạm nạp điện trên toàn quốc. Người ta cho rằng loại xe này sẽ khiến Israel giảm sự phụ thuộc vào dầu và hạ thấp chi phí nhiên liệu của những người lái xe Israel sử dụng ô tô chỉ chạy bằng pin điện. Mô hình Israel được một số quốc gia học tập và thực hiện. Tuy nhiên, công ty ô tô điện tiên phong của Israel là Better Place đóng cửa vào năm 2013.
Israel có 19.224 km đường được lát mặt vào năm 2016, và có 3 triệu xe ô tô vào năm 2015. Số lượng xe ô tô trên 1.000 dân là 365, tương đối thấp so với các quốc gia phát triển. Israel có 5.715 xe buýt trên các tuyến cố định, do một số hãng vận chuyển điều hành, lớn nhất trong số đó là Egged, phục vụ hầu hết toàn quốc. Các tuyến đường sắt trải dài 1.277 km tính đến năm 2016, và công ty quốc doanh Israel Railways là thể chế điều hành duy nhất. Sau các khoản đầu tư lớn từ đầu đến giữa thập niên 1990, số lượng hành khách đường sắt mỗi năm tăng từ 2,5 triệu vào năm 1990, lên đến 53 triệu vào năm 2015; đường sắt cũng được sử dụng để vận chuyển 7,5 tấn hàng hóa mỗi năm.
Israel có hai sân bay quốc tế: Sân bay quốc tế Ben Gurion là trung tâm hàng không quốc tế chủ yếu và nằm gần đại đô thị Tel Aviv-Yafo, còn Sân bay Ovda phục vụ thành phố cảng cực nam Eilat. Ngoài ra, còn có các sân bay nội địa. Sân bay Ben Gurion vận chuyển trên 15 triệu lượt hành khách vào năm 2015. Tại bờ biển Địa Trung Hải, Cảng Haifa là cảng lâu năm nhất và lớn nhất Israel, còn Cảng Ashdod là một trong vài cảng nước sâu trên thế giới được xây dựng trên vùng biển mở. Ngoài ra, Cảng Eilat có quy mô nhỏ hơn nằm ven Biển Đỏ, chủ yếu được sử dụng cho mậu dịch với các quốc gia Viễn Đông.
Du lịch, đặc biệt là du lịch tôn giáo, là một ngành quan trọng tại Israel, nhờ có khí hậu ôn hòa, các bãi biển, di chỉ khảo cổ học, các di tích lịch sử và kinh thánh, và địa lý độc đáo. Vấn đề an ninh của Israel gây tổn hại cho ngành du lịch, song số lượng du khách phục hồi sau Đại khởi nghĩa của người Palestine. Năm 2013, một báo cáo cho hay 3,54 triệu du khách đến Israel, địa điểm phổ biến nhất là Bức tường Than khóc với 68% du khách đến đó. Israel có số lượng bảo tàng bình quân đầu người cao nhất trên thế giới.
Năm 2022, dân số Israel ước tính đạt 9,660,320 người, trong đó 7,110,000 (73,6%) được ghi trong hồ sơ là người Do Thái. 1.808.000 người Ả Rập chiếm 21,1% dân số, trong khi những người Cơ Đốc giáo phi Ả Rập và người không tôn giáo theo đăng ký dân sự chiếm 4,8%. Trong khoảng thập niên đầu của thế kỷ XXI, có lượng lớn công nhân di cư đến từ Romania, Thái Lan, Trung Quốc, châu Phi, và Nam Mỹ định cư tại Israel. Không rõ số liệu chính xác do nhiều người cư trú bất hợp pháp tại Israel, song có ước tính là 203.000. Đến tháng 6 năm 2012, có khoảng 60.000 di dân châu châu Phi nhập cảnh Israel. Khoảng 92% người Israel cư trú tại các khu vực đô thị.
Tình trạng người Do Thái di cư từ Israel (được gọi là "yerida" trong tiếng Hebrew), chủ yếu là đến Hoa Kỳ và Canada, được các nhà nhân khẩu học mô tả là khiêm tốn, song các cơ quan chính phủ Israel thường dẫn ra như một mối đe dọa lớn đến tương lai của quốc gia.
, 399.300 người Israel cư trú tại các khu định cư Bờ Tây, như Ma'ale Adumim và Ariel, bao gồm các khu định cư có từ trước khi thành lập Nhà nước Israel và được tái lập sau Chiến tranh Sáu Ngày, tại các thành phố như Hebron và Gush Etzion. Năm 2011, có 250.000 người Do Thái cư trú tại Đông Jerusalem. 20.000 người Israel cư trú tại các khu định cư trên Cao nguyên Golan. Tổng dân số người cư trú tại các khu định cư Israel là trên 500.000 (6,5% dân số Israel). Khoảng 7,800 người Israel cư trú tại các khu định cư thuộc Dải Gaza cho đến khu họ bị chính phủ Israel di dời theo kế hoạch triệt thoái năm 2015.
Israel được thành lập làm tổ quốc cho người Do Thái và thường được gọi là nhà nước Do Thái. Luật Trở về của Israel trao cho toàn bộ người Do Thái và những người có tổ tiên Do Thái quyền có tư cách công dân Israel. Ba phần tư dân số là người Do Thái, song họ có xuất thân đa dạng. Khoảng 4% người Israel (300.000) được xác định dân tộc vào mục "khác", họ là những hậu duệ người Nga có tổ tiên hoặc dòng dõi Do Thái, họ không phải là người Do Thái theo luật rabi, song đủ tư cách có quyền công dân Israel theo Luật Trở về. Năm 2017, khoảng 77% người Do Thái Israel sinh tại Israel, 16% là người nhập cư từ châu Âu và châu Mỹ, và 7% là người nhập cư từ châu Á và châu Phi (kể cả Thế giới Ả Rập). Người Do Thái từ châu Âu và Liên Xô cũ cùng hậu duệ của họ sinh tại Israel, gồm nhóm Ashkenazi, chiếm khoảng 50% người Do Thái Israel. Người Do Thái đến từ các quốc gia Ả Rập và Hồi giáo cùng hậu duệ của họ, gồm nhóm Mizrahi và Sephardi chiếm hầu hết số người Do Thái còn lại tại Israel. Tỷ lệ liên hôn Do Thái tăng đến trên 35% và các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tỷ lệ người Israel có nguồn gốc từ cả hai nhóm Sephardi và Ashkenazi tăng trưởng 0,5 phần trăm mỗi năm, với trên 25% học sinh hiện có nguồn gốc từ cả hai cộng đồng.
Israel có hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Hebrew và tiếng Ả Rập. Hebrew là ngôn ngữ chính của quốc gia và được đa số cư dân nói hàng ngày. Người thiểu số Ả Rập nói tiếng Ả Rập, và tiếng Hebrew được dạy tại các trường học Ả Rập.
Do là một quốc gia của người nhập cư, nhiều ngôn ngữ hiện diện tại Israel. Do nhập cư hàng loạt từ Liên Xô cũ và Ethiopia (khoảng 130.000 người Do Thái Ethiopia cư trú tại Israel), nên tiếng Nga và tiếng Amhara được nói phổ biến. Trên một triệu người nhập cư nói tiếng Nga đến Israel từ các quốc gia Liên Xô cũ từ năm 1990 đến năm 2004. Khoảng 700.000 người Israel nói tiếng Pháp, hầu hết nhóm này có nguồn gốc từ Pháp và Bắc Phi. Tiếng Anh là một ngôn ngữ chính thức trong thời kỳ Ủy thác; nó mất vị thế này sau khi Israel hình thành, song giữ được một vai trò tương đương một ngôn ngữ chính thức, như có thể thấy trong các bảng hiệu đường bộ và văn kiện chính thức. Nhiều người Israel giao tiếp khá tốt bằng tiếng Anh, do nhiều chương trình truyền hình được phát bằng tiếng Anh cùng phụ đề và ngôn ngữ này được dạy từ các lớp đầu trong trường tiểu học. Ngoài ra, các đại học tại Israel cung cấp khóa trình bằng tiếng Anh cho nhiều môn học khác nhau.
74% người dân Israel theo Do Thái giáo. Liên hệ tôn giáo của người Do Thái Israel có bất đồng lớn: Một nghiên cứu xã hội vào năm 2016 cho thấy rằng 49% tự nhận là Hiloni (thế tục), 29% là Masorti (truyền thống), 13% là Dati (mộ đạo) và 9% là Haredi (Siêu Chính Thống). Người Do Thái Haredi được dự kiến sẽ chiếm trên 20% dân số Do Thái Israel vào năm 2028.
Người Hồi giáo chiếm 17,6% dân số Israel và là cộng đồng thiểu số tôn giáo lớn nhất tại đây. Khoảng 2% dân số là tín đồ Cơ Đốc giáo và 1,6% là tín đồ Druze. Dân số Cơ Đốc giáo chủ yếu gồm người Cơ Đốc giáo Ả Rập, song cũng có các di dân hậu Liên Xô, lao động ngoại quốc đến từ nhiều quốc gia, và những người theo Do Thái giáo Chúa cứu thế- bị hầu hết người Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo cho là một dạng của Cơ Đốc giáo. Thành viên của nhiều nhóm tôn giáo khác, như Phật giáo và Ấn Độ giáo, duy trì hiện diện tại Israel dù có số lượng nhỏ. Trong số hơn một triệu di dân từ Liên Xô cũ tại Israel, có khoảng 300.000 người bị giáo sĩ chính thống cho là không phải người Do Thái.
Thành phố Jerusalem có tầm quan trọng đặc biệt đối với người Do Thái, Hồi giáo và Cơ Đốc giáo do tại đây có các địa điểm chủ chốt trong đức tin tôn giáo của họ, như trong khu Thành cổ có Bức tường Than Khóc và Núi Đền, Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa và Nhà thờ Mộ Thánh. Các địa điểm tôn giáo quan trọng khác tại Israel là Nazareth (linh thiêng trong Cơ Đốc giáo do là nơi lễ truyền tin của Maria), Tiberias và Safed (hai trong số bốn thành phố linh thiêng trong Do Thái giáo), Thánh đường Trắng tại Ramla (linh thiêng trong Hồi giáo vì là nơi thờ nhà tiên tri Saleh), và Nhà thờ Thánh George tại Lod (linh thiêng trong Cơ Đốc giáo và Hồi giáo vì là lăng mộ của Thánh George hay Al Khidr). Một số địa danh tôn giáo khác nằm tại Bờ Tây, như Lăng mộ Giuse tại Nablus, sinh quán của Giêsu và Lăng mộ Rachel tại Bethlehem, và Hang các Thượng phụ tại Hebron. Trung tâm hành chính của Đức tin Bahá'í và Đền thờ Báb nằm tại Trung tâm Thế giới Bahá'í tại Haifa; thủ lĩnh của đức tin được táng tại Acre. Ngoài nhân viên bảo trì, không có cộng đồng Bahá'í tại Israel, song đây là nơi các tín đồ Bahá'í hành hương. Nhân viên Bahá'í tại Israel không truyền dạy đức tin của mình cho người Israel do tuân theo chính sách nghiêm ngặt.
Giáo dục được xem trọng cao độ trong văn hóa Israel, được nhận định là một trong các nền tảng cơ bản trong sinh hoạt của người Israel cổ đại. Các cộng đồng Do Thái tại Levant là những người đầu tiên áp dụng giáo dục nghĩa vụ, do đó cộng đồng có tổ chức sẽ chịu trách nhiệm về giáo dục cho thế hệ tương lai của người Do Thái bên cạnh cha mẹ. Hệ thống giáo dục Israel được tán dương vì nhiều nguyên nhân, bao gồm chất lượng cao và có vai trò lớn trong khích lệ bùng nổ phát triển kinh tế và kỹ thuật của Israel.
Do kinh tế Israel dựa phần lớn vào khoa học và kỹ thuật, thị trường lao động yêu cầu cá nhân cần đạt được một dạng giáo dục bậc đại học nào đó, đặc biệt là liên quan đến khoa học và kỹ thuật để có lợi thế cạnh tranh khi tìm việc. Năm 2015, quốc gia này xếp thứ ba trong các quốc gia OECD (sau Canada và Nhật Bản) về tỷ lệ người trong độ tuổi 25-64 đạt được trình độ đại học là 49%, trong khi tỷ lệ trung bình của OECD là 35%. Ngoài ra, Israel có tỷ lệ người trong độ tuổi 55–64 sở hữu bằng đại học là 47% vào năm 2013, trong khi mức bình quân của OECD là 25%. Năm 2012, Israel xếp hạng ba thế giới về số bằng đại học bình quân (20% dân số).
Người Israel có số năm đi học binh quân là 15,5 và tỷ lệ biết chữ đạt 97,1% theo Liên Hợp Quốc. Luật Giáo dục Nhà nước được thông qua vào năm 1953, lập ra năm loại trường học: thế tục nhà nước, tôn giáo nhà nước, chính thống giáo cực độ, trường học khu định cư cộng đồng, và trường học Ả Rập. Thế tục công cộng là loại trường học lớn nhất, đa số học sinh Do Thái và phi Ả Rập theo học tại đó. Hầu hết người Ả Rập đưa con mình đến các trường học có ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Ả Rập. Giáo dục là nghĩa vụ tại Israel đối với trẻ em từ 3-18 tuổi. Trường học được chia thành ba cấp – trường tiểu học (lớp 1–6), trường trung học cơ sở (lớp 7–9), và trường trung học phổ thông (lớp 10–12) – cực đỉnh là kỳ thi "Bagrut" để được công nhận hoàn thành 12 năm học. Năng lực về các môn học chủ chốt như toán học, tiếng Hebrew và văn học tổng thể, tiếng Anh, lịch sử, kinh thánh và dân quyền là cần thiết để nhận được giấy chứng nhận Bagrut. Trong các trường học Ả Rập, Cơ Đốc giáo và Druze, môn thi nghiên cứu kinh thánh được thay thế bằng môn thi về di sản tín hữu Hồi giáo, Cơ Đốc giáo hoặc Druze. Người Ả Rập Cơ Đốc giáo có thành tích giáo dục tốt nhất so với các nhóm khác tại Israel. Trẻ em Israel xuất thân từ các gia đình nói tiếng Nga có tỷ lệ đỗ bagrut cao hơn mức bình quân. In 2014, 61,5% số người có bằng hoàn thành lớp 12 có giấy chứng nhận trúng tuyển đại học.
Israel có chín đại học công lập được nhà nước trợ cấp, và 49 học viện tư nhân. Đại học Hebrew Jerusalem là đại học lâu năm thứ hai tại Israel sau Technion, bao gồm Thư viện Quốc gia Israel. Technion, Đại học Hebrew, và Học viện Weizmann lần lượt nằm trong 100 đại học hàng đầu thế giới theo xếp hạng của Đại học Giao thông Thượng Hải năm 2013. Đại học Hebrew Jerusalem và Đại học Tel Aviv nằm trong 100 đại học hàng đầu thế giới theo tạp chí Times Higher Education năm 2012. Các đại học lớn khác tại Israel là Đại học Bar-Ilan, Đại học Haifa, Đại học Mở Israel, và Đại học Ben-Gurion Negev. Bảy đại học nghiên cứu của Israel (ngoại trừ Đại học Mở) lần lượt nằm trong danh sách 500 đại học hàng đầu thế giới.
Văn hóa đa dạng của Israel bắt nguồn từ sự đa dạng về dân cư: người Do Thái từ các cộng đồng tha hương khắp thế giới đem các truyền thống văn hóa và tôn giáo theo mình khi họ nhập cư, tạo ra sự dung hợp của các phong tục và đức tin Do Thái. Israel là quốc gia duy nhất trên thế giới có sinh hoạt dựa theo lịch Hebrew. Các ngày lễ công cộng và trường học được gắn với các ngày lễ Do Thái giáo, và ngày nghỉ chính thức trong tuần là Thứ Bảy, tức ngày cầu nguyện Shabbat của người Do Thái. Cộng đồng Ả Rập thiểu số tại Israel cũng khắc dấu ấn trong văn hóa Israel trong các phạm vi kiến trúc, âm nhạc, và ẩm thực.
Văn học Israel chủ yếu là thơ và văn xuôi viết bằng tiếng Hebrew, là bộ phận của quá trình phục hưng tiếng Hebrew ở dạng nói từ thế kỷ XIX, song có một bộ phận nhỏ văn học được xuất bản bằng các ngôn ngữ khác như tiếng Anh. Theo luật, hai bản sao của toàn bộ ấn phẩm xuất bản tại Israel cần phải lưu tại Thư viện Quốc gia Israel. Năm 2001, luật được sửa đổi để bao trùm các âm thanh và đoạn phim, cùng các truyền thông phi in ấn khác. Năm 2015, 85 % trong số 7.843 sách chuyển đến thư viện được viết bằng tiếng Hebrew.
Năm 1966, Shmuel Yosef Agnon cùng đoạt giải Nobel Văn học cùng tác giả người Do Thái Đức Nelly Sachs. Các nhà thơ hàng đầu Israel là Yehuda Amichai, Nathan Alterman và Rachel Bluwstein. Các nhà văn Israel đương đại nổi tiếng quốc tế gồm có Amos Oz, Etgar Keret và David Grossman. Nhà thơ trào phúng người Ả Rập Israel Sayed Kashua cũng được quốc tế biết đến. Israel cũng là nơi có hai tác giả người Palestine hàng đầu: Emile Habibi và Mahmoud Darwish- được nhiều người nhìn nhận là "nhà thơ quốc dân Palestine".
Âm nhạc Israel chịu ảnh hưởng từ toàn cầu; âm nhạc Sephardic, giai điệu Hasidic, âm nhạc múa bụng, âm nhạc Hy Lạp, jazz, và pop rock đều là một phần của âm nhạc. Trong số dàn nhạc nổi tiếng thế giới của Israel có Dàn nhạc Giao hưởng Israel hoạt động được hơn bảy mươi năm và nay trình diễn trên hai trăm buổi mỗi năm. Israel cũng có nhiều nhạc sĩ đáng chú ý, một số trở thành ngôi sao quốc tế. Itzhak Perlman, Pinchas Zukerman và Ofra Haza nằm trong số các nhạc sĩ được hoan nghênh quốc tế sinh tại Israel. Israel tham gia thi đấu tại Eurovision Song Contest gần như mọi năm kể từ năm 1973, giành chiến thắng trong bốn lần và hai lần tổ chức giải. Eilat là nơi tổ chức Lễ hội Jazz Biển Đỏ, được tổ chức mỗi mùa hè kể từ năm 1987.
Các bài hát dân ca kinh điển của quốc gia, gọi là "các bài ca của Vùng đất Israel," có liên quan đến kinh nghiệm của những người tiên phong trong kiến thiết quê hương Do Thái. Vũ điệu vòng tròn Hora được những người định cư Do Thái ban đầu giới thiệu, nó trước tiên phổ biến tại các cộng đồng Kibbutz và ngoại vi. Nó trở thành một biểu trưng của tái thiết phục quốc Do Thái và khả năng trải nghiệm niềm vui giữa cảnh khắc khổ. Nó hiện đóng một vai trò quan trọng trong dân vũ Israel và được biểu diễn thường xuyên trong các đám cưới và sự kiện khác, và trong các bài nhảy nhóm khắp Israel.
Israel là nơi cư trú của nhiều nhạc sĩ Palestine, trong đó có bậc thầy đàn oud và violin Taiseer Elias, ca sĩ Amal Murkus, và anh em Samir và Wissam Joubran. Các nhạc sĩ Ả Rập Israel có danh tiếng vượt khỏi biên giới: Elias và Murkus thường xuyên trình diễn cho khán giả tại châu Âu và châu Mỹ.
Mười bộ phim Israel được đề cử chung kết cho giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất từ khi Israel lập quốc. Phim "Ajami" năm 2009 là đề cử thứ ba liên tiếp của một phim Israel. Các nhà làm phim Israel-Palestine đã làm một số phim liên quan đến xung đột Ả Rập-Israel và tình trạng của người Palestine trong Israel.
Kế tục truyền thống sân khấu mạnh mẽ của sân khấu Yiddish tại Đông Âu, Israel duy trì cảnh tượng sân khấu sôi động. Sân khấu Habima tại Tel Aviv được thành lập vào năm 1918 và là sân khấu quốc gia của Israel.
Năm 2016, Israel được xếp hạng 65 theo báo cáo tự do báo chí của Freedom House, đứng đầu tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Trong Xếp hạng về tự do báo chí của Phóng viên không biên giới, Israel (bao gồm "Israel ngoại lãnh thổ" từ xếp hạng năm 2013) xếp thứ 101 trong số 180 quốc gia, đứng thứ ba tại Trung Đông và Bắc Phi sau Tunisia (hạng 96) và Liban (hạng 98).
Israel có tỷ lệ bảo tàng bình quân đầu người nhiều nhất thế giới. Bảo tàng Israel tại Jerusalem là một trong các thể chế văn hóa tối quan trọng của quốc gia và lưu giữ các Cuộn giấy Biển Chết, cùng bộ sưu tập lớn về nghệ thuật Do Thái và châu Âu. Bảo tàng Holocaust quốc gia của Israel là Yad Vashem, đây là trung tâm lưu trữ thế giới về các thông tin liên quan đến Holocaust. Beth Hatefutsoth (bảo tàng tha hương) trong khuôn viên Đại học Tel Aviv là một bảo tàng tương tác dành cho lịch sử của các cộng đồng Do Thái khắp thế giới. Ngoài các bảo tàng lớn tại các đô thị lớn, còn có các không gian nghệ thuật chất lượng cao tại nhiều thị trấn và "kibbutz". "Mishkan Le'Omanut" tại Kibbutz Ein Harod Meuhad là bảo tàng nghệ thuật lớn nhất tại miền bắc của Israel.
Ẩm thực Israel gồm các món ăn bản địa cũng như các món ăn được di dân Do Thái đưa đến. Từ khi lập quốc vào năm 1948, và đặc biệt là từ cuối thập niên 1970, một nền ẩm thực dung hợp Israel đã phát triển. Khoảng một nửa cư dân Do Thái Israel duy trì chế độ ăn uống Do Thái kosher tại nhà. Các nhà hàng kosher hiếm thấy trong thập niên 1960, song tăng lên khoảng 25% , có lẽ phản ánh các giá trị phần lớn là thế tục của những thực khách. Các nhà hàng khách sạn có nhiều khả năng phục vụ thực phẩm kosher. Thị trường bán lẻ phi kosher vốn thưa thớt, song phát triển nhanh chóng và đáng kể sau khi có dòng người nhập cư từ Đông Âu và Nga trong thập niên 1990. Cùng với cá, thỏ và đà điểu phi kosher, thì thịt lợn—thường gọi là "thịt trắng" tại Israel—vẫn được sản xuất và tiêu thụ bất chấp việc bị cả Do Thái giáo và Hồi giáo cấm chỉ.
Israel giành được huy chương vàng Thế vận hội đầu tiên trong nội dung lướt ván buồm tại Thế vận hội Mùa hè 2004. Israel giành được hơn 100 huy chương vàng tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật. Thế vận hội Mùa hè người khuyết tật năm 1968 được tổ chức tại Israel. Đại hội thể thao Maccabiah là một sự kiện theo thể thức thế vận hội dành cho các vận động viên Do Thái và các vận động viên Israel, sự kiện được bắt đầu từ thập niên 1930, và từ đó được tổ chức bốn năm một lần.
Các môn thể thao có đông khán giả nhất tại Israel là bóng đá và bóng rổ. Giải Ngoại hạng Israel là giải bóng đá cấp cao nhất toàn quốc, và Giải bóng rổ siêu cấp Israel là giải cấp cao nhất. Maccabi Haifa, Maccabi Tel Aviv, Hapoel Tel Aviv và Beitar Jerusalem là các câu lạc bộ thể thao lớn nhất. Maccabi Tel Aviv, Maccabi Haifa và Hapoel Tel Aviv thi đấu tại Giải bóng đá vô địch các câu lạc bộ châu Âu và Hapoel Tel Aviv từng vào đến trận tứ kết giải này. Maccabi Tel Aviv B.C. nhiều lần giành chức vô địch tại giải vô địch bóng rổ châu Âu.
Năm 1964, Israel đăng cai và giành chức vô địch Giải các quốc gia châu Á; năm 1970 đội tuyển bóng đá quốc gia Israel đủ điều kiện tham gia Giải bóng đá vô địch thế giới, đây là lần duy nhất họ tham dự World Cup. Đại hội Thể thao châu Á 1974 tổ chức tại Tehran là lần cuối cùng Israel tham gia đại hội này, và chịu tổn hại do các quốc gia Ả Rập từ chối thi đấu với Israel. Israel bị trục xuất khỏi Đại hội Thể thao châu Á 1978 và từ đó không tham gia đại hội này. Năm 1994, Liên đoàn bóng đá châu Âu chấp thuận nhận Israel và các đội tuyển bóng đá Israel nay thi đấu tại giải của châu Âu.
Cờ vua là một môn thể thao hàng đầu tại Israel và được mọi lứa tuổi hưởng ứng. Có nhiều đại kiện tướng và kỳ thủ Israel giành một số giải vô địch thế giới trẻ. Israel tổ chức một giải vô địch quốc tế thường niên và đăng cai Giải vô địch cờ vua đội tuyển thế giới năm 2005. Bộ Giáo dục và Liên đoàn Cờ vua Thế giới đồng ý về một kế hoạch dạy cờ vua trong các trường học Israel, và nó được đưa vào chương trình giảng dạy tại một số trường. Thành phố Beersheba trở thành một trung tâm cờ vua quốc gia, trò chơi này được dạy trong các nhà trẻ của thành phố. Một phần nhờ vào các di dân Liên Xô cũ, đây là thành phố có số lượng đại kiện tướng cờ vua cao nhất thế giới.
Nhà vô địch quần vợt Israel Shahar Pe'er xếp hạng 11 thế giới vào ngày 31 tháng 1 năm 2011. Krav Maga là một môn võ thuật phát triển trong các khu người Do Thái khi đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít tại châu Âu, nó được lực lượng an ninh và cảnh sát Israel sử dụng và được học khắp thế giới.
|
3724 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3724 | Pakistan | Pakistan (, phiên âm: "Pa-ki-xtan"), tên chính thức là Cộng hoà Hồi giáo Pakistan, là một quốc gia ở Nam Á. Pakistan có bờ biển dài 1,046 km (650 mi) dọc theo Biển Ả Rập và Vịnh Oman ở phía nam; phía tây giáp Afghanistan và Iran; phía đông giáp Ấn Độ; cực đông bắc giáp Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tajikistan cũng nằm rất gần với Pakistan nhưng bị ngăn cách bởi Hành lang Wakhan hẹp. Vì thế, nước này nằm trên ngã tư đường giữa Nam Á, Trung Á và Trung Đông.
Vùng tạo thành nước Pakistan hiện đại từng là trung tâm của nền Văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại và sau này là nơi lĩnh hội các nền văn hoá Vệ Đà, Ba Tư, Ấn-Hy Lạp, Turk-Mông Cổ và Hồi giáo. Vùng này đã chứng kiến những cuộc xâm lược và/hay định cư của người Ấn-Aryan, Ba Tư, Hy Lạp, Ả Rập, Thổ, Mông Cổ, Sikh và Anh.
Ngoài Phong trào độc lập Ấn Độ yêu cầu một nước Ấn Độ độc lập, Phong trào Pakistan (dưới sự lãnh đạo của Muhammad Ali Jinnah thuộc Liên đoàn Hồi giáo), cũng tìm kiếm một nền độc lập cho Ấn Độ, tìm kiếm một nhà nước độc lập cho đa số dân cư Hồi giáo ở các vùng phía đông và phía tây của Ấn Độ thuộc Anh. Người Anh đã trao độc lập và cũng thành lập một nhà nước đa số Hồi giáo Pakistan gồm các tỉnh Sindh, Tỉnh biên giới Tây Bắc, Tây Punjab, Balochistan và Đông Bengal. Với việc thông qua hiến pháp năm 1956, Pakistan trở thành một nước Cộng hoà Hồi giáo. Năm 1971, một cuộc nội chiến bùng phát ở Đông Pakistan dẫn tới việc thành lập Bangladesh.
Lịch sử Pakistan có đặc điểm bởi những giai đoạn cai trị quân sự và bất ổn chính trị. Pakistan là một quốc gia đang phát triển phải đối mặt với các vấn đề tỷ lệ đói nghèo và mù chữ cao. Nước này là nước đông dân thứ sáu trên thế giới và có cộng đồng dân số Hồi giáo đứng hàng thứ hai thế giới sau Indonesia. Pakistan có số dân theo dòng Hồi giáo Shia đứng thứ hai thế giới.. Đây là quốc gia hạt nhân có đa số dân là tín đồ Hồi giáo duy nhất trên thế giới. Pakistan là một thành viên của Khối thịnh vượng chung, các nền kinh tế Next Eleven và D8.
Cái tên "Pakistan" () có nghĩa "vùng đất của (sự) Thanh khiết" trong tiếng Urdu và tiếng Ba Tư (Farsi). Nó được Choudhary Rahmat Ali gọi là "Pakstan" vào năm 1934 trong cuốn sách mỏng "Bây giờ hay Không bao giờ" của ông. Cái tên là một từ kết hợp đại diện cho "ba mươi triệu người Hồi giáo PAKISTAN, đang sống ở các Khu vực phía Bắc của British Raj — Punjab, Afghania (bây giờ được gọi là Tỉnh biên giới Tây Bắc), Kashmir, Sindh, và Balochistan."
Tiếng Việt còn gọi quốc gia này vào thế kỷ XX là "Hồi Quốc".
Lưu vực sông Ấn, bao gồm một phần lớn lãnh thổ Pakistan, từng là địa điểm của nhiều nền văn hoá cổ gồm cả văn hoá Mehrgarh thời kỳ đồ đá mới và Văn minh Châu thổ sông Ấn thời kỳ đồ đồng (2500 trước Công Nguyên – 1500 trước Công Nguyên) tại (Harappa thuộc quận Sahiwal) và Mohenjo-Daro.
Các làn sóng người chinh phục và di cư từ phía tây - gồm cả người Harappan, Ấn-Aryan, Ba Tư, Hy Lạp, Saka, Parthia, Kushan, Hephthalite, Afghan, Ả Rập, Turk và Mughal - đã tới định cư trong vùng trong nhiều thế kỷ, ảnh hưởng tới người dân địa phương và bị hấp thụ vào bên trong họ. Các đế chế cổ ở phía đông – như Đế chế Nanda, Maurya, Sunga, Gupta, và Pala – đã cai trị những lãnh thổ này ở những khoàng thời gian khác nhau từ Patliputra.
Tuy nhiên, ở giai đoạn trung cổ, khi các tỉnh phía đông của Punjab và Sindh dần liên kết với nền văn minh Ấn Độ-Hồi giáo, các khu vực phía tây về văn hoá trở thành đồng minh của nền văn minh Iran của Afghanistan và Iran. Vùng này là ngã tư của các con đường thương mại lịch sử, gồm cả Con đường tơ lụa, và như một cảng vào cho con đường thương mại ven biển giữa Lưỡng Hà và kéo dài tới La Mã ở phía tây và Malabar và tới tận Trung Quốc ở phía đông.
Pakistan ngày nay từng là trung tâm của nền Văn minh Châu thổ sông Ấn; đã sụp đổ hồi giữa thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên và tiếp đó là Văn minh Vệ Đà, cũng mở rộng hầu hết các đồng bằng Ấn-Hằng. Các đế chế và vương quốc cổ đại nối tiếp nhau cai trị vùng này: đế chế Ba Tư Achaemenid khoảng năm 543 trước Công nguyên, đế chế Hy Lạp do Alexander Đại đế thành lập năm 326 trước Công nguyên và đế chế Maurya sau đó.
Vương quốc Ấn-Hy Lạp do Demetrius của Bactria thành lập gồm cả Gandhara và Punjab từ năm 184 trước Công nguyên, và đạt tới tầm vóc lớn nhất dưới thời Menander, thành lập nên giai đoạn Hy Lạp-Phật giáo với những tiến bộ trong thương mại và văn hoá. Thành phố Taxila (Takshashila) trở thành một trung tâm học thuật chính ở những thời cổ đại – tàn tích của thành phố, nằm ở phía tây Islamabad, là một trong những địa điểm khảo cổ chính của đất nước. Triều đại Rai (khoảng 489–632) của Sindh, ở thời cực thịnh, đã cai trị vùng này và các lãnh thổ xung quanh.
Năm 712 sau Công Nguyên, vị tướng Ả Rập Muhammad bin Qasim đã chinh phục Sindh và Multan ở Punjab phía nam. Biên niên sử chính thức của chính phủ Pakistan nói rằng "sự thành lập của nó đã được sắp đặt" như một kết quả của cuộc chinh phục này. Thắng lợi này của người Ả Rập và Hồi giáo sẽ lập ra một giai đoạn của nhiều đế chế Hồi giáo nối tiếp nhau ở Nam Á, gồm cả Đế chế Ghaznavid, Vương quốc Ghorid, Vương quốc Hồi giáo Delhi và Đế chế Mughal. Trong giai đoạn này, các nhà truyền giáo Sufi đóng một vai trò then chốt trong việc cải đạo đa số tín đồ Phật giáo và dân cư Hindo trong vùng sang Hồi giáo.
Sự suy tàn lần lần của Đế chế Mughal đầu thế kỷ XVIII mang lại cơ hội cho những người Afghan, Baloch và Sikh nắm quyền ảnh hưởng trên những khu vực rộng lớn cho tới khi Công ty Đông Ấn Anh giành được uy thế ở Nam Á. Cuộc Nổi dậy Ấn Độ năm 1857, cũng được gọi là Binh biến Ấn Độ, là cuộc đấu tranh vũ trang lớn cuối cùng chống lại Raj Anh, và nó lập ra những nền tảng cho cuộc đấu tranh phi vũ trang dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại Ấn Độ trong thế kỷ XIX. Trong thập niên 1920 và 1930, một phong trào dưới sự lãnh đạo của Mahatma Gandhi, thể hiện cam kết "ahimsa", hay bất bạo động, hàng triệu người phản kháng đã tham gia vào các chiến dịch bất tuân dân sự rộng lớn.
Liên đoàn Hồi giáo Toàn Ấn giành được sự ủng hộ của dân chúng cuối thập niên 1930 giữa những lo ngại về sự lơ đãng và không chú tâm của tín đồ Hồi giáo với chính trị. Ngày 29 tháng 12 năm 1930, bài diễn văn của Allama Iqbal đã kêu gọi cho một "nhà nước tự trị ở tây bắc Ấn Độ cho các tín đồ Hồi giáo Ấn Độ, bên trong cơ cấu chính trị của Ấn Độ." Muhammad Ali Jinnah tán thành "Lý thuyết Hai Nhà nước" và lãnh đạo Liên đoàn Hồi giáo thông qua "Nghị quyết Lahore" năm 1940, thường được gọi là Nghị quyết Pakistan. Đầu năm 1947, Anh thông báo quyết định chấm dứt cai trị Ấn Độ. Tháng 6 năm 1947, các lãnh đạo quốc gia của Ấn Độ thuộc Anh - gồm cả Nehru và Abul Kalam Azad thay mặt cho Đảng Quốc đại, Jinnah đại diện cho Liên đoàn Hồi giáo và Master Tara Singh đại diện cho người Sikhs - đồng ý các điều khoản được đề xuất của việc chuyển giao quyền lực và độc lập.
Nhà nước Pakistan hiện đại được thành lập ngày 14 tháng 8 năm 1947 (27 Ramadan 1366 theo Lịch Hồi giáo), cắt ra hai khu vực đa số Hồi giáo ở phía đông và phía tây bắc của Ấn Độ thuộc Anh và gồm các tỉnh Balochistan, Đông Bengal, Tỉnh biên giới Tây Bắc, Tây Punjab và Sindh. Sự tranh cãi, sai thời điểm, phân chia các tỉnh Punjab và Bengal đã gây ra các vụ bạo động cộng đồng trên khắp Ấn Độ và Pakistan – hàng triệu người Hồi giáo đã dời sang Pakistan và hàng triệu người Hindus và người Sikhs đã phải sang Ấn Độ. Những cuộc tranh cãi gia tăng về nhiều vương quốc hoàng thân gồm cả Jammu và Kashmir đa số Hồi giáo, nơi nhà cai trị người Hindu đã nhượng nó cho Ấn Độ sau một cuộc xâm lược của các chiến binh bộ tộc Pashtun, dẫn tới cuộc Chiến tranh Kashmir lần thứ nhất năm 1948.
Từ năm 1947 đến năm 1956, Pakistan là một lãnh thổ tự trị bên trong Khối thịnh vượng chung. Nó trở thành một nhà nước Cộng hoà năm 1956, nhưng quyền cai trị dân sự đã bị ngừng lại sau một cuộc đảo chính của Tướng Ayub Khan, người nắm chức tổng thống trong giai đoạn 1958–69, một giai đoạn bất ổn bên trong và một cuộc chiến tranh thứ hai với Ấn Độ năm 1965. Người kế nhiệm ông, Yahya Khan (1969–71) phải giải đương đầu với một trận bão có sức tàn phá mạnh — làm 500.000 người chết ở Đông Pakistan— và cũng phải đối mặt với một cuộc nội chiến năm 1971. Những sự bất bình về kinh tế và bất đồng về chính trị ở Đông Pakistan dẫn tới một tình trạng căng thẳng chính trị và bạo lực và sự đàn áp quân sự leo thang trở thành một cuộc nội chiến. Sau chín tháng chiến tranh du kích giữa Quân đội Pakistan và quân du kích Belgan Mukti Bahini được Ấn Độ ủng hộ, sau này sự can thiệp của Ấn Độ leo thang thành cuộc Chiến tranh Ấn Độ-Pakistani năm 1971, và cuối cùng là sự ly khai của Đông Pakistan trở thành nhà nước Bangladesh độc lập.
Quyền cai trị dân sự ở Pakistan được tái lập từ năm 1972 tới năm 1977 dưới thời Zulfikar Ali Bhutto, cho tới khi ông bị hạ bệ và bị kết án tử hình năm 1979 bởi Tướng Zia-ul-Haq, người trở thành tổng thống quân sự thứ ba của đất nước. Zia đưa ra bộ luật hình sự Hồi giáo Sharia, tăng cường ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống dân sự và quân sự. Khi Tổng thống Zia chết trong một tai nạn máy bay năm 1988, Benazir Bhutto, con gái của Zulfikar Ali Bhutto, được bầu làm nữ Thủ tướng đầu tiên của Pakistan. Trong thập kỷ tiếp theo bà phải đấu tranh cho quyền lực với Nawaz Sharif khi tình hình chính trị và kinh tế trong nước ngày càng xấu đi. Pakistan tham gia vào cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 và gửi 5,000 quân như một phần của liên quân dưới sự lãnh đạo của Mỹ, để bảo vệ Ả Rập Xê Út.
Những căng thẳng quân sự trong cuộc xung đột Kargil với Ấn Độ được tiếp nối bằng một cuộc đảo chính quân sự Pakistan năm 1999 trong đó tướng Pervez Musharraf đã nắm quyền hành pháp tuyệt đối. Năm 2001, Musharraf trở thành Tổng thống sau vụ từ chức gây tranh cãi của Rafiq Tarar. Sau cuộc bầu cử nghị viện năm 2002, Musharraf chuyển giao quyền hành pháp cho Thủ tướng mới được bầu là Zafarullah Khan Jamali, ông được Shaukat Aziz kế vị sau cuộc bầu cử thủ tướng năm 2004. Ngày 15 tháng 11 năm 2007 Quốc hội hoàn thành nhiệm kỳ và cuộc bầu cử mới được kêu gọi. Các lãnh đạo chính trị lưu vong Benazir Bhutto và Nawaz Sharif được cho phép quay trở lại Pakistan. Tuy nhiên, vụ ám sát Benazir Bhutto trong chiến dịch tranh cử tháng 12 đã dẫn tới sự trì hoãn bầu cử và những cuộc nổi loạn khắp đất nước. Đảng Nhân dân Pakistan (PPP) của bà Butto giành nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử được tổ chức tháng 2 năm 2008 và một thành viên của đảng này Yousaf Raza Gillani đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng. Ngày 18 tháng 8 năm 2008, Pervez Musharaff từ chức tổng thống khi phải đối mặt với cuộc luận tội. Hiện tại, (ở thời điểm cuối năm 2009), hơn 3 triệu người Pakistan đã phải dời bỏ nhà cửa vì cuộc xung đột đang diễn ra ở Tây Bắc Pakistan giữa chính phủ và các chiến binh Taliban.
Hiến pháp đầu tiên của Pakistan được thông qua năm 1956, nhưng đã bị Tướng Ayub Khan đình chỉ năm 1958. Hiến pháp năm 1973 — bị đình chỉ năm 1977, bởi Zia-ul-Haq, nhưng đã được tái lập năm 1985 — là văn kiện quan trọng nhất của quốc gia, đặt ra những nền tảng cho chính phủ hiện tại. Pakistan là một nước cộng hoà dân chủ liên bang bán tổng thống với Đạo Hồi là tôn giáo của nhà nước.
Nghị viện lưỡng viện gồm Thượng viện 100 thành viên và một Quốc hội với 342 thành viên. Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và được bầu bởi một ban bầu cử. Thủ tướng thường là lãnh đạo đảng lớn nhất trong Quốc hội. Mỗi tỉnh có một hệ thống chính phủ tương tự với một nghị viện Tỉnh được bầu trực tiếp trong đó lãnh đạo đảng hay liên minh lớn nhất trở thành thủ hiến (Chief Minister). Các thống đốc tỉnh do Tổng thống chỉ định.
Quân đội Pakistan đã đóng một vai trò ảnh hưởng trên trường chính trị trong suốt lịch sử Pakistan, với các vị tổng thống quân sự cầm quyền từ 1958–71, 1977–88 và từ 1999–2008. Đảng Nhân dân Pakistan cánh tả, dưới sự lãnh đạo của Zulfikar Ali Bhutto, đã giành được sự ủng hộ sau khi Bangladesh ly khai nhưng đã bị lật đổ sau những cuộc bạo động năm 1977. Dưới sự cai trị quân sự của Muhammad Zia-ul-Haq, trong thập niên 1980, Phong trào Muttahida Qaumi (MQM) chống phong kiến, ủng hộ Muhajir khởi đầu như một đảng của tầng lớp dân cư đô thị dị giáo và có giáo dục cao người Sindh và đặc biệt ở Karachi. Một cuộc nổi dậy ở Balochistan đã bị thống đốc Rahimuddin đàn áp bằng quân sự. Thập niên 1990 có đặc điểm là các liên minh chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Pakistan và một Liên đoàn Hồi giáo đổi mới.
Pakistan là một thành viên tích cực của Liên hiệp quốc (UN) và Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC), tổ chức mà Pakistan đã sử dụng như một diễn đàn cho "Khai sáng Điều độ", một kế hoạch khuyến khích một sự phục hưng và khai sáng trong thế giới Hồi giáo. Pakistan cũng là một thành viên của Hiệp hội Hợp tác Vùng Nam Á (SAARC) và Tổ chức Hợp tác Kinh tế (ECO). Trong quá khứ, Pakistan có những quan hệ pha trộn với Hoa Kỳ; đầu thập niên 1950, Pakistan là "đồng minh thân cận nhất tại châu Á" của Hoa Kỳ và là một thành viên của cả Tổ chức Hiệp ước Trung tâm (CENTO) và Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO).
Trong cuộc Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan hồi thập niên 1980 Pakistan là một đồng minh chính của Hoa Kỳ. Nhưng các quan hệ đã xấu đi trong thập niên 1990, khi những lệnh cấm vận được Hoa Kỳ áp đặt vì Pakistan từ chối từ bỏ các hoạt động hạt nhân của mình. Tuy nhiên, Cuộc chiến chống Khủng bố của Hoa Kỳ, một hậu quả của những vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ, đã dẫn tới một sự cải thiện trong quan hệ Hoa Kỳ–Pakistan, đặc biệt sau khi Pakistan chấm dứt sự hỗ trợ của họ cho chế độ Taliban tại Kabul. Thái độ hợp tác của Pakistan được minh chứng bằng sự gia tăng viện trợ quân sự lớn của Mỹ, cung cấp cho Pakistan nhiều hơn $4 tỷ trong ba năm sau các vụ tấn công ngày 9/11 so với trước đó. Mặt khác, Pakistan hiện đang có gánh nặng 3 triệu người phải dời bỏ nhà cửa bởi cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Afghanistan. Từ năm 2004, Pakistan đã được Hoa Kỳ gọi là một phần của Đại Trung Đông.
Ngày 18 tháng 2 năm 2008, Pakistan tổ chức cuộc tổng tuyển cử sau khi vụ ám sát Benazir Bhutto đã làm trì hoãn ngày dự định trước đó là mùng 8 tháng 1 năm 2008. Đảng Nhân dân Pakistan giành đa số phiếu và thành lập một liên minh với Liên đoàn Hồi giáo Pakistan (N). Họ chỉ định và bầu Yousaf Raza Gilani làm Thủ tướng Pakistan. Ngày 18 tháng 8 năm 2008, Pervez Musharraf từ chức Tổng thống Pakistan giữa những lời kêu gọi ngày càng gia tăng về việc luận tội ông. Trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra sau đó, Asif Ali Zardari thuộc Đảng Nhân dân Pakistan giành một thắng lợi lớn và trở thành Tổng thống Pakistan.
Pakistan là một liên hiệp gồm bốn tỉnh và một lãnh thổ thủ đô. Chính phủ Pakistan trên thực tế thực hiện quyền tài phán với các phần phía tây của vùng tranh chấp Kashmir, được tổ chức thành hai thực thể chính trị riêng biệt (Azad Kashmir và Gilgit-Baltistan).
Các khu vực Hành chính Bộ lạc Liên bang (FATA) được thành lập vào năm 1947, và đã được sáp nhập vào tỉnh Khyber Pakhtunkhwa kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2018
Tầng thứ ba của chính phủ gồm 26 khu vực hành chính với hai tầng nữa (các quận và các tehsil) được quản lý trực tiếp từ cấp tỉnh. Các khu vực hành chính đã bị xoá bỏ năm 2001 và một hệ thống chính phủ địa phương ba tầng mới bắt đầu có hiệu lực gồm các quận, tehsil và các hội đồng liên minh với một cơ cấu theo bầu cử ở mỗi tầng. Hiện có 107 quận trong lãnh thổ Pakistan, mỗi quận có nhiều tehsil và các hội đồng liên minh. Các khu vực bộ tộc gồm bảy cơ quan bộ tộc và sáu vùng biên giới nhỏ hơn được tách khỏi các quận lân cận trong khi Azad Kashmir gồm bảy quận và Các vùng phía Bắc gồm sáu quận.
Ước tính dân số Pakistan năm 2009 là hơn 180,800,000 người khiến nước này có số dân đứng hàng thứ sáu trên thế giới sau Brasil và trước Nga. Tới năm 2020, dân số nước này dự tính sẽ đạt mức 208 triệu người, vì tỷ lệ tăng dân số khá cao. Khoảng 20% dân số sống dưới ngưỡng nghèo khổ quốc tế ở mức US$1.25 một ngày. Việc dự đoán dân số cho Pakistan khá khó khăn bởi những khác biệt trong độ chính xác của mỗi cuộc điều tra dân số và những mâu thuẫn giữa nhiều cuộc điều tra liên quan tới tỷ lệ sinh, nhưng có lẽ tỷ lệ tăng dân số đã lên tới đỉnh trong thập niên 1980 và từ đó đã giảm đáng kể.
Đa số dân cư miền nam Pakistan sống dọc theo Sông Indus. Theo mức độ dân số, Karachi là thành phố lớn nhất Pakistan. Ở nửa phía bắc, hầu hết dân số sống trong một vành đai được tạo thành bởi các thành phố Lahore, Faisalabad, Rawalpindi, Islamabad, Gujranwala, Sialkot, Gujrat, Jhelum, Sargodha và Sheikhupura. Trong quá khứ, dân số nước này từng có tỷ lệ tăng khá lớn, tuy nhiên đã giảm vì tỷ lệ sinh giảm. Những thay đổi xã hội lớn đã dẫn tới sự đô thị hoá nhanh chóng và sự xuất hiện của các siêu thành phố. Trong thời kỳ 1990–2003, Pakistan duy trì được vị thế lịch sử như là quốc gia đô thị hoá nhất ở Nam Á, với dân cư thành thị chiếm 36% dân số.
Pakistan có một xã hội đa văn hoá và đa sắc tộc và là nơi tiếp đón một trong những cộng đồng người tị nạn lớn nhất thế giới cũng như một dân số trẻ. Xấp xỉ 1.7 triệu người tị nạn Afghanistan đang ở Pakistan. Gần một nửa số người này thực tế ra đời và lớn lên ở Pakistan trong 30 năm qua, vì thế họ chưa từng nhìn thấy Afghanistan. Họ không được tính đến trong các cuộc điều tra dân số quốc gia, thậm chí với cả người ra đời tại Pakistan, bởi họ vẫn bị coi là các công dân Afghanistan. Khoảng 8 triệu người Muhajir khi ấy chiếm một phần tư dân số đất nước tới từ Ấn Độ sau khi nước này độc lập năm 1947. Người Muhajir nói tiếng Urdu chiếm gần một nửa trong số 17 triệu dân Karachi, người Punjab và Pashtun cũng là những cộng đồng đáng kể trong thành phố này.
Pakistan là một quốc gia đa ngôn ngữ với hơn sáu mươi ngôn ngữ hiện đang được sử dụng. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Pakistan và được sử dụng trong thương mại, chính phủ và các hợp đồng pháp lý, trong khi tiếng Urdu là ngôn ngữ quốc gia.
Tiếng Punjabi là ngôn ngữ cấp tỉnh của Punjab. Tiếng Pashto là ngôn ngữ cấp tỉnh của NWFP. Tiếng Sindh là ngôn ngữ cấp tỉnh của Sindh và tiếng Baloch là ngôn ngữ cấp tỉnh của Balochistan.
Các ngôn ngữ khác gồm Aer, Badeshi, Bagri, Balti, Bateri, Bhaya, Brahui, Burushaski, Chilisso, Dameli, Dehwari, Dhatki, Domaaki, Farsi (Dari), Gawar-Bati, Ghera, Goaria, Gowro, Gujarat, Gujari, Gurgula, Hazaragi, Hindko (hai loại), Jadgali, Jandavra, Kabutra, Kachchi (Kutchi), Kalami, Kalash, Kalkoti, Kamviri, Kashmir, Kati, Khetrani, Indus Kohistani, Koli (ba loại), Lasi, Loarki, Marwar, Memoni, Od, Ormuri, Pahari-Potwari, Ngôn ngữ Ký hiệu Pakistan, Palula (Phalura), Sansi, Savi, Shina (hai loại), Torwali, Ushojo, Vaghri, Wakhi, Waneci, và Yidgha. Một số trong số các ngôn ngữ đó đang gặp nguy cơ biến mất với một số người sử dụng khá nhỏ và những ngôn ngữ khác có hàng trăm nghìn người sử dụng.
Đa số các ngôn ngữ thuộc nhánh Ấn-Iran của ngữ hệ Ấn-Âu. Các ngoại trừ là Burushaski, là một ngôn ngữ tách biệt; Balti, là Hán-Tạng; và Brahui, là Dravidian.
Pakistan là nước có quốc gia có đa số dân là tín đồ Hồi giáo hàng thứ hai thế giới và cũng có cộng đồng Shi'a hạng hai thế giới.
Khoảng 95% người dân Pakistan là tín đồ Hồi giáo, trong số đó gần 75% thuộc phái Sunni và 20% là Shi'a. Dù hai nhóm Hồi giáo này thường chung sống hoà bình, những vụ bạo lực giáo phái thỉnh thoảng vẫn xảy ra.
Thống kê tôn giáo của đất nước như sau:
Tuổi thọ khi sinh là 63 với nữ và 62 với nam năm 2006. Tuổi thọ khoẻ mạnh khi sinh là 54 cho nam và 52 cho nữ năm 2003. Expenditure on health was at 2% of the GDP in 2006. Tỷ lệ tử dưới 5 tuổi ở mức 97 trên 1,000 ca sinh sống năm 2006.
Các lực lượng vũ trang Pakistan là một lực lượng hoàn toàn tự nguyện và lớn thứ sáu trên thế giới. Ba nhánh chính là Lục quân, Hải quân và Không quân, được hỗ trợ bởi một số lực lượng bán vũ trang thực hiện các vai trò an ninh nội địa và tuần tra biên giới. Bộ tư lệnh Quốc gia chịu trách nhiệm huấn luyện sử dụng và kiểm soát phát triển mọi lực lượng và tổ chức hạt nhân chiến lược.
Quân đội Pakistan lần đầu tham chiến trong cuộc Chiến tranh Kashmir lần thứ nhất, giành được quyền kiểm soát vùng hiện là Azad Kashmir. Năm 1961, quân đội đã đẩy lui một cuộc tiến công bất ngờ của Afghanistan vào biên giới phía tây Pakistan. Pakistan và Ấn Độ một lần nữa tham chiến năm 1965 và năm 1971. Năm 1973, quân đội đã tiêu diệt một cuộc nổi dậy quốc gia Baloch. Trong cuộc chiến tranh Xô viết-Afghanistan, Pakistan đã bắn hạ nhiều máy bay của lực lượng Afghanistan ủng hộ Liên Xô và cung cấp hỗ trợ bí mật cho lực lượng mujahideen Afghanistan thông qua cơ quan Inter-Services Intelligence. Năm 1999, Pakistan tham gia vào cuộc xung đột Kargil với Ấn Độ. Hiện tại, quân đội nước này đang tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang với các chiến binh Hồi giáo cực đoan ở phía tây bắc đất nước.
Các lực lượng vũ trang Pakistan đã tham gia vào các nỗ lực gìn giữ hoà bình của Liên hiệp quốc, với hơn 10,000 quân được triển khai năm 2007, và hiện là nước đóng góp lớn nhất. Trong quá khứ, binh sĩ Pakistan đã tình nguyện phục vụ cùng với các lực lượng Ả Rập trong các cuộc xung đột với Israel. Pakistan cung cấp một đội quân cho liên minh được Liên hiệp quốc ủng hộ trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất.
Quân đội Pakistan sử dụng nhiều loại vũ khí gồm cả vũ khí hạt nhân, các hệ thống tên lửa đạn đạo di động, các hệ thống thông tin laser, xe bọc thép và xe tăng, máy bay phản lực chiến đấu/ném bom đa nhiệm.
Đầu thế kỷ XXI, Pakistan bị cáo buộc đã nhận hàng tỷ dollar để chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố, trong khi cùng lúc đó lại cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho một số những kẻ cực đoan Hồi giáo nguy hiểm nhất, gồm cả lãnh đạo al-Qa'ida Osama bin Laden và lãnh đạo Taliban Afghanistan Mullah Omar .
Pakistan có diện tích 881,640 km² (340,403 dặm vuông), xấp xỉ bằng diện tích của Pháp và Anh. Các vùng phía đông nước này nằm trên đĩa kiến tạo Ấn Độ và các vùng tây và bắc trên cao nguyên Iran và lục địa Á Âu. Ngoài 1,046-kilômét (650 dặm) bờ Biển Ả Rập, các biên giới trên bộ của Pakistan có tổng chiều dài 6,774 kilômét—2,430 kilômét (1,509 dặm) với Afghanistan ở phía tây bắc, 523 kilômét (325 dặm) với Trung Quốc ở phía đông bắc, 2,912 kilômét (1,809 dặm) với Ấn Độ ở phía đông và 909 kilômét (565 dặm) với Iran ở phía tây nam.
Các cao nguyên phía bắc và phía tây Pakistan gồm các dãy núi Karakoram và Pamir cao ngất, gồm cả một số những đỉnh cao nhất thế giới, như K2 (28,250 ft; 8,611 m) và Nanga Parbat (26,660 ft; 8,126 m). Cao nguyên Balochistan nằm ở phía tây, và sa mạc Thar và một sự mở rộng của các đồng bằng bồi đắp, Punjab và Sind, nằm ở phía đông. Sông Indus dài 1,609 km (1,000 dặm) và các phụ lưu của nó chảy xuyên qua đất nước từ vùng Kashmir vào Biển Ả Rập.
Pakistan có bốn mùa: một mùa đông lạnh và khô từ tháng 12 đến tháng 2; một mùa xuân nóng và khô từ tháng 3 đến tháng 5; mùa hè nhiều mưa, hay giai đoạn gió mùa tây nam, từ tháng 6 đến tháng 9; và giai đoạn gió mùa rút đi từ tháng 10 đến tháng 11. Sự bắt đầu và quá trình của các mùa này hơi khác biệt tuỳ theo địa điểm. Lượng mưa có thể khác biệt rất nhiều tuỳ theo năm, và những mô hình kế lụt và hạn hán kế tiếp nhau cũng không hiếm thấy.
Con vật quốc gia Pakistan là Markhor và loài chim quốc gia là Chukar, cũng được gọi là Chakhoor trong tiếng Urdu. Sự đa dạng trong phong cảnh và khí hậu ở Pakistan cho phép nhiều loài động vật và chim hoang dã phát triển. Các khu rừng từ tùng bách núi cao và các loài cây cận núi cao như vân sam, thông và thông tuyết ở các vùng núi phía bắc tới các loài cây rụng lá như Shisham kiểu dâu tằm ở dãy Sulaiman ở phía nam. Các vùng đồi phía tây có cây bách xù và cây thánh liễu cũng như các loại cỏ lá rộng và cây bụi. Dục theo bờ biển phía nam là các rừng xoài chiếm hầu hết các vùng đất ẩm bờ biển.
Ở phía nam, có cá sấu sinh sống tại các vùng nước tối tại cửa sông Indus trong khi trên các bờ sông, có các loài lợn lòi, hươu, nhím, và các loài gặp nhấm nhỏ sinh sống. Tại các vùng đất cây bụi cát ở trung Pakistan có chó sói, linh cầu, mèo rừng, báo còn trên trời có các loài chim ưng, diều hâu và đại bàng. Ở các sa mạc phía tây nam có các loài báo Cheetah châu Á sinh sống. Ở những vùng núi phía bắc có nhiều loài thú quý đang gặp nguy hiểm gồm cừu Marco Polo, cừu Urial, dê Markhor và Ibex, gấu đen và gấu xám Himalaya, và loài báo tuyết quý hiếm. Trong tháng 8 năm 2006, Pakistan đã tặng một con báo tuyết mồ côi tên là Leo cho Mỹ. Các giống loài quý hiếm khác là cá heo mù sông Indus khoảng 1,100 được cho là còn đang tồn tại, được bảo vệ tại Khu dự trữ cá heo sông Indus ở Sindh. Trong những năm gần đây số lượng các loài thú hoang dã bị giết để lấy lông và da khiến nước này phải ra một luật mới cấm săn bắn các loài thú hoang và chim và thành lập nhiềm khu vực dự trữ bảo vệ các loài sinh vật này. Số lượng thợ săn đã giảm đáng kể sau đó.
Dù là một nước rất nghèo năm 1947, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Pakistan đã ở trên mức trung bình của thế giới trong bốn thập niên sau đó, nhưng các chính sách không thận trọng đã khiến tốc độ này chậm lại hồi cuối thập niên 1990. Gần đây, những chính sách cải cách kinh tế trên diện rộng đã dẫn tới một triển vọng kinh tế mạnh mẽ hơn và tăng tốc phát triển đặc biệt trong các lĩnh vực chế tạo và dịch vụ tài chính. Từ thập niên 1990, đã có sự cải thiện đáng kể trong vị thế ngoại hối và một sự tăng trưởng nhanh chóng trong dự trữ ngoại tệ mạnh.
Ước tính số nợ nước ngoài năm 2005 ở mức gần US$40 tỷ. Tuy nhiên, nó đã giảm bớt trong những năm gần đây với sự hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và khoản xoá nợ đáng kể từ Hoa Kỳ. Tổng Sản phẩm Quốc nội của Pakistan, tính theo sức mua tương đương, ước tính ở mức US$5,403 tỷ trong khi thu nhập trên đầu người đứng ở mức $1,428. Tỷ lệ nghèo khổ ở Pakistan ước tính trong khoảng 23% đến 28%.
Tăng trưởng GDP bền vững trong gia đoạn giữa những năm 2000 với tỷ lệ 7%; tuy nhiên, nó đã giảm bớt trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 xuống mức 4.7%. Một tỷ lệ lạm phát cao 24.4% và mức dự trữ thấp, cùng các yếu tố kinh tế khác, tiếp tục là trở ngại cho việc duy trì một tốc độ phát triển kinh tế cao. GDP của Pakistan ở mức US$167 tỷ, khiến nước này trở thành nền kinh tế đứng hàng 48 trên thế giới hay hạng 27 khi tính theo sức mua tương đương đã được điều chỉnh tỷ giá. Hiện nay, Pakistan được coi là nền kinh tế đứng thứ hai ở Nam Á (sau Ấn Độ). Tính đến năm 2016, GDP của Pakistan đạt 271.050 USD, đứng thứ 43 thế giới và đứng thứ 16 châu Á.
Cơ cấu kinh tế Pakistan đã thay đổi từ chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang một kết cấu dựa mạnh vào dịch vụ. Nông nghiệp hiện nay chỉ chiếm khoảng 20% GDP, trong khi lĩnh vực dịch vụ chiếm 53% GDP. Các khoản đầu tư nước ngoài lớn đã được rót vào nhiều lĩnh vực gồm cả viễn thông, bất động sản và năng lượng. Các ngành công nghiệp quan trọng khác gồm đồ trang sức và dệt may (chiếm gần 60% xuất khẩu), chế biến thực phẩm, sản xuất hoá chất, và các ngành công nghiệp sắt và thép. Xuất khẩu của Pakistan năm 2008 đạt giá trị $20.62 tỷ (USD). Pakistan là một nước phát triển nhanh.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã khiến Pakistan phải tìm kiếm hơn $100 tỷ để tránh tình trạng phá sản có thể xảy ra. Khoản tiền này không bao giờ được trao cho Pakistan và vì thế họ phải phụ thuộc vào một chính sách thuế khoá nặng nề hơn, do IMF hậu thuẫn. Một năm sau Ngân hàng Phát triển châu Á thông báo cuộc khủng hoảng kinh tế của Pakistan đã giảm nhẹ trong năm 2009 . Hơn nữa, họ dự đoán rằng trong năm 2010 kinh tế Pakistan sẽ tăng trưởng ít nhất 4% và có thể tăng trưởng hơn nữa với sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của thế giới.
Giáo dục tại Pakistan được chia thành năm cấp: tiểu học (lớp một tới lớp năm); trung học (lớp sáu đến lớp tám); cao (lớp chín và mười và được cấp Bằng cấp hai); trung gian (lớp mười một và mười hai, được cấp Chứng nhận giáo dục cấp hai hạng cao); và các chương trình đại học với các bằng cấp tốt nghiệp và sau đại học.
Pakistan cũng có một hệ thống giáo dục cấp hai song song tại các trường tư, dựa trên bộ chương trình và do Cambridge International Examinations quản lý, thay cho các kỳ thi của chính phủ. Một số học sinh lựa chọn thực hiện các kỳ kiểm tra O level và A level qua Hội đồng Anh.
Hiện có 730 trường kỹ thuật và dạy nghề ở Pakistan. Những yêu cầu tối thiểu để vào trường dạy nghề của nam là hoàn thành lớp 8. Các chương trình nói chung kéo dài hai hay ba năm. Các yêu cầu tối thiểu để vào các trường dạy nghề của nữ là hoàn thành lớp 5.
Tất cả các cơ sở giáo dục hàn lâm thuộc trách nhiệm của các chính quyền tỉnh. Chính phủ Liên bang chủ yếu hỗ trợ phát triển chương trình giảng dạy, cấp bằng công nhận và một số trợ giúp tài chính cho nghiên cứu.
Giáo dục tiếng Anh trung học được mở rộng, dựa trên cơ sở các giai đoạn, với mọi trường học trên cả nước. Thông qua nhiều cuộc cải cách giáo dục, tới năm 2015, bộ giáo dục dự kiến đạt mức đăng ký theo học 100% với các trẻ em trong độ tuổi, và tỷ lệ biết chữ đạt 86% ở người trên 10 tuổi.
Pakistan cũng có các madrassah cung cấp giáo dục miễn phí và cũng cung cấp các chương trình học cùng nơi ở miễn phí cho các học sinh thuộc tầng lớp nghèo nhất xã hội. Sau những chỉ trích về việc những kẻ khủng bố sử dụng những trường này cho mục đích tuyển mộ chiến binh, những nỗ lực đã được đưa ra nhằm quản lý các trường đó.
Xã hội Pakistan phần lớn theo chế độ thứ bậc, với sự tôn trọng lớn dành cho các giá trị truyền thống Hồi giáo, dù các gia đình thành thị đã phát triển thành một hệ thống gia đình hạt nhân bởi những đè nén kinh tế xã hội đã bị áp đặt bởi hệ thống gia đình chung truyền thống. Những thập kỷ gần đây đã chứng kiến sự xuất hiện của một tầng lớp trung lưu tại các thành phố như Karachi, Lahore, Rawalpindi, Hyderabad, Faisalabad, Multan và Peshawar những người muốn theo một khuynh hướng ôn hoà hơn, lập trường bị các khu vực phía tây bắc giáp giới với Afghanistan chủ yếu vẫn rất bảo thủ và vẫn tuân theo các truyền thống bộ tộc từ hàng thế kỷ phản đối. Sự gia tăng toàn cầu hoá khiến nước này được xếp hạng 46 theo Chỉ số Toàn cầu hoá A.T. Kearney/FP.
Sự đa dạng của âm nhạc Pakistan từ các loại âm nhạc dân gian của các tỉnh tới các thể loại âm nhạc truyền thống như Qawwali và Ghazal Gayaki tới các hình thức âm nhạc hiện đại dựa trên âm nhạc truyền thống và phương tây, như sự đồng bộ hoá Qawwali và âm nhạc phương tây bởi nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới Nusrat Fateh Ali Khan. Ngoài ra Pakistan cũng là quê hương của nhiều ca sĩ nhạc dân gian nổi tiếng như Alam Lohar, người cũng nổi tiếng ở Punjab Ấn Độ. Tuy nhiên, đa số người dân Pakistan nghe âm nhạc Ấn Độ do Bollywood sản xuất và của ngành công nghiệp điện ảnh Ấn Độ. Sự xuất hiện của những người tị nạn Afghanistan ở các tỉnh phía tây đã nhen lại âm nhạc Pashto và Ba Tư và biến Peshawar thành một cổng chính cho các nhạc sĩ Afghanistan và là một trung tâm phân phối của âm nhạc Afghanistan ra nước ngoài.
Tập đoàn Truyền hình Pakistan (PTV) và Tập đoàn Truyền phát Pakistan thuộc sở hữu nhà nước là các cơ quan truyền thông có vai trò chi phối, nhưng hiện có nhiều kênh truyền hình tư nhân. Đại đa số người dân Pakistan được tiếp cận nhiều kênh truyền hình và các bộ phim Mỹ, châu Âu và châu Á thông qua các mạng lưới truyền hình tư nhân, truyền hình cáp, và truyền hình vệ tinh. Cũng có một ngành công nghiệp phim bản xứ nhỏ tại Lahore và Peshawar (thường được gọi là Lollywood). Và tuy các bộ phim Bollywood đã bị cấm trình chiếu tại các rạp chiếu phim công cộng từ năm 1965 chúng vẫn phổ biến trong văn hoá đại chúng.
Kiến trúc của các khu vực hiện tạo thành Pakistan có thể chia thành bốn giai đoạn riêng biệt —tiền Hồi giáo, Hồi giáo, thuộc địa và hậu thuộc địa. Với sự bắt đầu của văn minh Indus khoảng giữa thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên, một nền văn hoá thành thị tiên tiến đã phát triển lần đầu tiên trong vùng, với những cơ sở kiến trúc lớn, một số công trình vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Mohenjo Daro, Harappa và Kot Diji thuộc các khu định cư thời kỳ tiền Hồi giáo. Sự trỗi dậy của Phật giáo và ảnh hưởng Ba Tư và Hy Lạp đã dẫn tới sự phát triển của phong cách Hy Lạp-Phật giáo, bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất của Công Nguyên. Đỉnh cao của thời kỷ này diễn ra cùng phong cách Gandhara. Một ví dụ về kiến trúc Phật giáo là các tàn tích của tu viện Phật giáo Takht-i-Bahi ở tỉnh Biên giới Tây Bắc.
Sự xuất hiện của Đạo Hồi ở Pakistan hiện nay có nghĩa là một sự chấm dứt đột ngột của kiến trúc Phật giáo. Tuy nhiên, một sự chuyển tiếp nhẹ nhàng sang kiến trúc Hồi giáo không tranh ảnh đã diễn ra. Công trình quan trọng nhất trong một số ít công trình đã hoàn toàn được khám phá thuộc phong cách Ba Tư là lăng mộ của Shah Rukn-i-Alam ở Multan. Trong thời kỳ Mughal các yếu tố thiết kế của kiến trúc Hồi giáo-Ba Tư đã bị pha trộn với các hình thức thường ít nghiêm túc của nghệ thuật Hindustani. Lahore, nơi ở không thường xuyên của các vị vua cai trị Mughal, có nhiều công trình quan trọng từ thời đế chế, trong số đó có thánh đường Hồi giáo Badshahi, Pháo đài Lahore với Cổng Alamgiri nổi tiếng, thánh đường Hồi giáo Wazir Khan nhiều màu sắc, mang nặng ảnh hưởng Ba Tư cũng như nhiều thánh đường và lăng mộ khác.
Tương tự Thánh đường Shahjahan ở Thatta của người Sindh từ thời Mughal. Trong thời kỳ thuộc địa Anh, các công trình chủ yếu mang tính chất chức năng thuộc phong cách Ấn-Âu đã phát triển từ một tập hợp các yếu tố châu Âu và Ấn Độ-Hồi giáo. Bản sắc quốc gia hậu thuộc địa được thể hiện trong những công trình hiện đại như Thánh đường Faisal, Minar-e-Pakistan và Mazar-e-Quaid.
Văn học Pakistan gồm văn học của các ngôn ngữ đã từng tồn tại ở quốc gia này, gồm Urdu, Sindh, Punjab, Pushto, Baloch cũng như tiếng Anh trong các thời kỳ gần đây và trong quá khứ gồm cả văn học Ba Tư. Trước thế kỷ XIX, văn học chủ yếu gồm yếu tố thơ trữ tình và tôn giáo, thần bí và đại chúng. Trong thời kỳ thuộc địa các nhân vật văn học bản xứ, dưới ảnh hưởng của văn học phương Tây thuộc chủ nghĩa hiện thực, đã ngày càng tiếp cận với các chủ đề và các hình thức diễn tả khác nhau. Ngày nay, truyện ngắn được dân chúng rất ưa chuộng.
Nhà thơ quốc gia Pakistan, Allama Muhammad Iqbal, đã đề xuất việc tạo lập một quê hương riêng biệt cho những người Hồi giáo Ấn Độ. Tuy nhiên, Iqbal cũng đã viết Tarana-e-Hind nói nên niềm tin vào một nước Ấn Độ thống nhất và hùng mạnh. Cuốn sách The Reconstruction of Religious Thought in Islam (Tái thiết Tư tưởng Tôn giáo trong Đạo Hồi) của ông là một tác phẩm lớn của triết học Hồi giáo hiện đại. Nhân vật nổi tiếng nhất của văn học Urdu đương đại ở Pakistan là Faiz Ahmed Faiz. Thơ Sufi Shah Abdul Latif, Bulleh Shah và Khawaja Farid cũng rất phổ biến ở Pakistan. Mirza Kalich Beg đã được gọi là người cha của văn xuôi tiếng Sindh hiện đại.
Dù không có hình ảnh tốt và thường bị cường điệu ở phương Tây, và từng bị tạp chí "The Economist" coi là một trong những địa điểm nguy hiểm nhất thế giới, du lịch vẫn là một ngành công nghiệp đang trên đà phát triển tại Pakistan nhờ sự đa dạng văn hoá, con người và phong cảnh. Sự đa dạng trong thu hút du lịch từ những tàn tích của những nền văn hoá cổ như Mohenjo-daro, Harappa và Taxila, cho tới những địa điểm nghỉ dưỡng ở Himalaya, thu hút những người say mê phong cảnh hoang dã và các môn thể thao mùa đông. Pakistan cũng có nhiều đỉnh núi có độ cao trên , thu hút những nhà thám hiểm và người leo núi từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là K2. Từ tháng 4 đến tháng 9, khách du lịch trong nước và quốc tế tới thăm các vùng này khiến du lịch trở thành một nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Đa số khách du lịch tới từ các nước châu Á.
Tại Balochistan có nhiều hang động cho những khách du lịch và người thám hiểm hang động, đặc biệt là Hang Juniper Shaft, hang Murghagull Gharra, hang Mughall saa, và những hang tự nhiên đẹp đẽ. Pakistan là một quốc gia thành viên Liên minh Hang động học Quốc tế (UIS).
Những vùng phía bắc Pakistan là nơi có nhiều pháo đài, tháp và các kiến trúc lịch sử, gồm cả các thung lũng Hunza và Chitral, thung lũng là nơi sinh sống của Kalash, một cộng đồng theo thuyết vật linh nhỏ thời tiền Hồi giáo. Punjab cũng là một địa điểm diễn ra trận đánh của Alexandre trên sông Jhelum. Thành phố Lahore lịch sử được coi là trung tâm văn hoá của Pakistan và có nhiều công trình kiến trúc Mughal như Badshahi Masjid, Vườn Shalimar, Lăng mộ Jahangir và Pháo đài Lahore. Hiệp hội Phát triển Du lịch Pakistan (PTDC) cũng giúp quảng bá du lịch trong nước. Tuy nhiên, du lịch vẫn bị hạn chế bởi sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng thích hợp và tình hình an ninh đang kém đi trong nước. Các hoạt chiến sự gần đây của Pakistan tại các địa điểm du lịch, gồm cả Swat và NWFP, đã ảnh hưởng lớn tới ngành công nghiệp du lịch. Những khó khăn khác cũng được quy cho mạng lưới du lịch còn hạn chế, khung quản lý du lịch kém, chính phủ ít ưu tiên cho ngành du lịch, tính hiệu quả thấp trong quảng bá du lịch và một nhận thức thiển cận về du lịch. Hơn nữa Pakistan từng tiếp đón hơn 500,000 du khách trước cuộc giảm phát kinh tế toàn cầu .
Môn thể thao chính thức và quốc gia của Pakistan là khúc côn cầu trên cỏ, dù cricket được ưa chuộng hơn. Đội tuyển cricket quốc gia đã một lần giành Cricket World Cup (năm 1992), và một lần về nhì (năm 1999), và nước này hai lần đồng đăng cai tổ chức (năm 1987 và 1996). Pakistan về nhì trong giải ICC World Twenty20 2007 đầu tiên được tổ chức ở Nam Phi và là nhà vô địch ICC World Twenty20 2009 được tổ chức ở Anh. Squash là một môn thể thao nổi bật khác của người Pakistan, với các vận động viên đẳng cấp thế giới như Jahangir Khan và Jansher Khan nhiều lần giành giải World Open trong sự nghiệp của họ.
Ở mức độ quốc tế, Pakistan đã nhiều lần tham gia Olympics mùa hè môn hockey trên cỏ, quyền Anh, điền kinh, bơi lội, và bắn súng. Pakistan đã giành được tổng số 10 chiếc huy chương (3 vàng, 3 bạc và 4 đồng) trong khi tại Commonwealth Games và Asian Games họ có 61 và 182 huy chương. Hockey là môn thể thao Pakistan có được nhiều thành công nhất tại các kỳ Olympic, với ba huy chương vàng năm (1960, 1968, và 1984). Pakistan cũng có kỷ lục bốn lần giành Hockey World Cup (1971, 1978, 1982, 1994). Motorsport Association của Pakistan là một thành viên của Fédération Internationale de l'Automobile. Trong các môn thể thao thám hiểm hang động Pakistan là một quốc gia thành viên của UIS (Liên đoàn Hang động học Quốc tế) Freedom Rally là một cuộc đua off-road được tổ chức hàng năm diễn ra trong các dịp kỷ niệm Độc lập. Pakistan cũng đã lần đầu tiên được tham gia Golf World Cup năm 2009.
|
3729 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3729 | Mặt Trời | Mặt Trời hay Thái Dương (chữ Hán: 太陽), hay Nhật (chữ Hán: 日), là hằng tinh ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,8% khối lượng của Hệ Mặt Trời. Trái Đất và các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi, và bụi quay quanh Mặt Trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu kilômét (1 Đơn vị thiên văn AU) nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 20 giây mới đến được Trái Đất. Trong một năm, khoảng cách này thay đổi từ 147,1 triệu kilômét (0,9833 AU) ở điểm cận nhật (khoảng ngày 3 tháng 1), tới xa nhất là 152,1 triệu kilômét (1,017 AU) ở điểm viễn nhật (khoảng ngày 4 tháng 7). Năng lượng Mặt Trời ở dạng ánh sáng hỗ trợ cho hầu hết sự sống trên Trái Đất thông qua quá trình quang hợp, và điều khiển khí hậu cũng như thời tiết trên Trái Đất. Thành phần của Mặt Trời gồm hydro (khoảng 74% khối lượng, hay 92% thể tích), heli (khoảng 24% khối lượng, 7% thể tích), và một lượng nhỏ các nguyên tố khác, gồm sắt, nickel, oxy, silic, lưu huỳnh, magiê, carbon, neon, calci, và crom.
Mặt Trời có hạng quang phổ G2V. "G2" có nghĩa nó có nhiệt độ bề mặt xấp xỉ 5.778 K (5.505 °C) khiến nó có màu trắng, và thường có màu vàng khi nhìn từ bề mặt Trái Đất bởi sự tán xạ khí quyển. Chính sự tán xạ này của ánh sáng ở giới hạn cuối màu xanh của quang phổ khiến bầu trời có màu xanh. Quang phổ Mặt Trời có chứa các vạch ion hoá và kim loại trung tính cũng như các đường hydro rất yếu. "V" (số 5 La Mã) trong lớp quang phổ thể hiện rằng Mặt Trời, như hầu hết các ngôi sao khác, là một ngôi sao thuộc dãy chính. Điều này có nghĩa nó tạo ra năng lượng bằng tổng hợp hạt nhân của hạt nhân hydro thành heli. Có hơn 100 triệu ngôi sao lớp G2 trong Ngân Hà của chúng ta. Từng bị coi là một ngôi sao nhỏ và khá tầm thường nhưng thực tế theo hiểu biết hiện tại, Mặt Trời sáng hơn 85% các ngôi sao trong Ngân Hà với đa số là các sao lùn đỏ.
Quầng nóng của Mặt Trời liên tục mở rộng trong không gian và tạo ra gió Mặt Trời là các dòng hạt có vận tốc gấp 5 lần âm thanh - mở rộng nhật mãn ("Heliopause") tới khoảng cách xấp xỉ 100 AU. Bong bóng trong môi trường liên sao được hình thành bởi gió mặt trời, nhật quyển ("heliosphere") là cấu trúc liên tục lớn nhất trong Hệ Mặt Trời.
Mặt Trời hiện đang đi xuyên qua đám mây Liên sao Địa phương ("Local Interstellar Cloud") trong vùng Bóng Địa phương ("Local Bubble") mật độ thấp của khí khuếch tán nhiệt độ cao, ở vành trong của Nhánh Lạp Hộ của Ngân Hà, giữa Nhánh Anh Tiên và Nhánh Cung Thủ của Ngân Hà. Trong 50 hệ sao gần nhất bên trong 17 năm ánh sáng từ Trái Đất, Mặt Trời xếp hạng 4 về khối lượng như một ngôi sao cấp bốn (M = +4,83), dù có một số giá trị cấp hơi khác biệt đã được đưa ra, ví dụ 4,85 và 4,81. Mặt Trời quay quanh trung tâm của Ngân Hà ở khoảng cách xấp xỉ 24.000–26.000 năm ánh sáng từ trung tâm Ngân Hà, nói chung di chuyển theo hướng chòm sao Thiên Nga và hoàn thành một vòng trong khoảng 225–250 triệu năm (một năm ngân hà). Tốc độ trên quỹ đạo của nó được cho khoảng 250 ± 20, km/s nhưng một ước tính mới đưa ra con số 251 km/s.
Bởi Ngân Hà của chúng ta đang di chuyển so với Màn bức xạ vi sóng vũ trụ (CMB) theo hướng chòm sao Trường Xà với tốc độ 550 km/s, nên tốc độ chuyển động của nó so với CMB là khoảng 370 km/s theo hướng chòm sao Cự Tước hay Sư Tử.
Mặt Trời là một ngôi sao thuộc dãy chính màu vàng chiếm khoảng 99,8% tổng khối lượng Hệ Mặt Trời. Nó là một hình cầu gần hoàn hảo, chỉ hơi dẹt khoảng chín phần triệu, có nghĩa đường kính cực của nó khác biệt so với đường kính xích đạo chỉ 10 km (6 dặm), bởi Mặt Trời tồn tại ở dạng trạng thái plasma và không rắn chắc do đó tốc độ quay (vận tốc góc) tại xích đạo nhanh hơn ở hai cực. Điều này được gọi là chuyển động không đồng tốc. Chu kỳ của "chuyển động thực" này xấp xỉ 25,6 ngày ở xích đạo và 33,5 ngày ở cực. Tuy nhiên, vì điểm quan sát thuận lợi luôn thay đổi khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời nên "chuyển động biểu kiến" của ngôi sao này tại xích đạo là khoảng 28 ngày. Hiệu ứng ly tâm của chuyển động chậm này yếu hơn 18 triệu lần so với lực hấp dẫn tại xích đạo Mặt Trời. Hiệu ứng thủy triều của các hành tinh thậm chí còn yếu hơn, và không ảnh hưởng lớn tới hình dạng Mặt Trời.
Mặt Trời là một sao nhóm I, nhóm sao có nhiều nguyên tố nặng. Sự hình thành Mặt Trời có thể đã được bắt đầu từ các sóng xung kích từ một hay nhiều siêu tân tinh bên cạnh. Lý thuyết này được đưa ra do sự phong phú của nguyên tố nặng trong Hệ Mặt Trời, như vàng và uranium, khi so sánh với những sao có ít nguyên tố này thì gọi là Sao nhóm II (ít nguyên tố nặng). Các nguyên tố này theo khả năng có thể nhất đã được tạo ra bởi các phản ứng hạt nhân thu năng lượng trong một quá trình hình thành sao siêu mới, hay bởi sự biến đổi thông qua hấp thụ neutron bên trong một ngôi sao lớn thế hệ hai.
Cấu trúc của Mặt Trời không có ranh giới cụ thể như những hành tinh đá: ở phần phía ngoài của nó, mật độ các khí giảm gần như theo hàm mũ theo khoảng cách từ tâm. Tuy nhiên, cấu trúc bên trong của nó được xác định rõ ràng, như được miêu tả bên dưới. Bán kính Mặt Trời được đo từ tâm tới cạnh ngoài quang quyển. Đây đơn giản là lớp mà bên trên nó các khí quá lạnh hay quá mỏng để bức xạ một lượng ánh sáng đáng kể, và vì thế là bề mặt dễ quan sát nhất bằng mắt thường.
Phía trong Mặt Trời không thể được quan sát trực tiếp và chính Mặt Trời là vật chắn bức xạ điện từ. Tuy nhiên, tương tự như trong địa chất học sử dụng sóng do các trận động đất tạo ra để xác định cấu trúc bên trong của Trái Đất, ngành nhật chấn học ("helioseismology") sử dụng các sóng ngoại âm ("infrasound") đi xuyên qua phần trong Mặt Trời để đo và hình dung cấu trúc bên trong của ngôi sao. Mô hình máy tính về Mặt Trời cũng sử dụng một công cụ lý thuyết để xác định các lớp bên trong của nó.
Lõi của Mặt Trời được coi là chiếm khoảng 0,2 tới 0,25 bán kính Mặt Trời. Nó có mật độ lên tới 150g/cm³ (150 lần mật độ nước trên Trái Đất) và có nhiệt độ gần 13.600.000 độ K (so với nhiệt độ bề mặt Mặt Trời khoảng 5.800 K). Những phân tích gần đây của phi vụ SOHO cho thấy tốc độ tự quay của lõi cao hơn vùng bức xạ. Trong hầu hết vòng đời của Mặt Trời, năng lượng được tạo ra bởi phản ứng tổng hợp hạt nhân thông qua một loạt bước được gọi là dãy p–p (proton–proton) ("") để biến hydro thành heli. Chưa tới 2% heli được tạo ra trong Mặt Trời có từ chu trình CNO (Cacbon-Nitơ-Oxy). Lõi là vùng duy nhất trong Mặt Trời tạo ra một lượng đáng kể nhiệt thông qua phản ứng tổng hợp: phần còn lại của ngôi sao được đốt nóng bởi năng lượng truyền ra ngoài từ lõi. Tất cả năng lượng được tạo ra từ phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi phải đi qua nhiều lớp để tới quang quyển trước khi đi vào không gian dưới dạng ánh sáng Mặt Trời hay động năng của các hạt.
Tốc độ phản ứng tổng hợp hạt nhân phụ thuộc nhiều vào mật độ và nhiệt độ, vì tốc độ phản ứng tổng hợp hạt nhân diễn ra ở lõi trong trạng thái cân bằng tự điều chỉnh: nếu tốc độ phản ứng hơi lớn hơn sẽ khiến lõi nóng lên nhiều và hơi mở rộng chống lại trọng lượng của các lớp bên ngoài, làm giảm tốc độ phản ứng và điều chỉnh sự nhiễu loạn; và nếu tốc độ hơi nhỏ hơn sẽ khiến lõi lạnh đi và hơi co lại, làm tăng tốc độ phản ứng và một lần nữa lại đưa nó về mức cũ. Các photon (tia gamma) nhiều năng lượng phát ra trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân bị hấp thụ trong một plasma mặt trời chỉ vài millimét, và sau đó tái phát xạ theo hướng ngẫu nhiên (và ở mức năng lượng khá thấp)—vì thế cần một thời gian dài các bức xạ mới lên tới bề mặt Mặt Trời. Những ước tính về "thời gian di chuyển của photon" trong khoảng từ 10.000 tới 170.000 năm.
Sau chuyến du hành cuối cùng qua lớp đối lưu bên ngoài để tới "bề mặt" trong suốt của quang quyển, các photon thoát ra như ánh sáng khả kiến. Mỗi tia gamma trong lõi Mặt Trời được chuyển thành hàng triệu photon ánh sáng nhìn thấy được trước khi đi vào không gian. Các neutrino cũng được phát sinh từ các phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi, nhưng không giống như photon, chúng hiếm khi tương tác với vật chất, vì thế hầu như toàn bộ chúng thoát khỏi Mặt Trời ngay lập tức. Trong nhiều năm những đo đạc về số lượng neutrino do Mặt Trời tạo ra cho kết quả thấp hơn các dự đoán lý thuyết khoảng 3 lần. Sự không nhất quán này gần đây đã được giải quyết thông qua sự khám phá các hiệu ứng dao động neutrino. Vì trên thực tế Mặt Trời toả ra số lượng neutrino như các lý thuyết dự đoán, nhưng các máy dò tìm neutrino để lọt mất 2/3 trong số chúng bởi vì các neutrino đã thay đổi hương.
Trong vùng từ 0,25 tới khoảng 0,7 bán kính Mặt Trời, vật liệu Mặt Trời đủ nóng và đặc đủ để bức xạ nhiệt chuyển được nhiệt độ từ trong lõi ra ngoài. Trong vùng này không có đối lưu nhiệt; tuy các vật liệu lạnh đi khi độ cao tăng lên (từ 7.000.000 °C tới khoảng 2.000.000 °C) làm gradient nhiệt độ này nhỏ hơn giá trị tỷ lệ khoảng đoạn nhiệt (adiabatic lapse rate) và vì thế không thể gây ra sự đối lưu. Nhiệt được truyền bởi sự bức xạ—ion của hydro và heli phát ra các photon, nó chỉ di chuyển một khoảng cách ngắn trước khi bị tái hấp thụ bởi các ion khác. Các photon thực tế bật lên rất nhiều lần xuyên qua vật chất đặc này tới mức một photon riêng lẻ mất khoảng một triệu năm để tới được lớp bề mặt, và vì thế, năng lượng chuyển ra ngoài rất chậm. Mật độ giảm sút hàng trăm lần (từ 20 g/cm³ xuống chỉ 0,2 g/cm³) từ đáy lên đỉnh vùng bức xạ.
Giữa vùng bức xạ và vùng đối lưu là một lớp chuyển tiếp được gọi là tachocline. Đây là vùng nơi có sự thay đổi mạnh giữa chuyển động xoay đồng tốc của vùng bức xạ và chuyển động chênh lệch của vùng đối lưu dẫn tới một sự trượt mạnh—một điều kiện nơi các lớp ngang giáp nhau trượt trên nhau. Các dạng chuyển động giống chất lỏng trong vùng đối lưu bên trên, dần biến mất từ đỉnh của lớp này xuống đáy của nó, phù hợp với các đặc điểm yên tĩnh của vùng bức xạ trên đáy. Hiện tại, có giả thuyết cho rằng một nguồn phát điện từ bên trong lớp này tạo ra từ trường của Mặt Trời.
Trong lớp ngoài của Mặt Trời, từ bề mặt nó xuống xấp xỉ 200.000 km (hay 70% bán kính Mặt Trời), plasma Mặt Trời không đủ đặc hay đủ nóng để chuyển năng lượng nhiệt từ bên trong ra ngoài bằng bức xạ. Vì thế, đối lưu nhiệt diễn ra khi các cột nhiệt mang vật liệu nóng ra bề mặt (quyển sáng) của Mặt Trời. Khi vật liệu lạnh đi ở bề mặt, nó đi xuống dưới đáy vùng đối lưu, để nhận thêm nhiệt từ đỉnh vùng bức xạ. Ở bề mặt nhìn thấy được của Mặt Trời, nhiệt độ đã giảm xuống 5.700 K và mật độ chỉ còn 0,2 g/m³ (khoảng 1/10.000 mật độ không khí ở mực nước biển).
Các cột nhiệt trong vùng đối lưu tạo nên một dấu vết trên Mặt Trời, dưới hình thức hạt mặt trời (solar granulation) và siêu hột. Sự hỗn loạn đối lưu của bộ phận phía ngoài này của phần bên trong lòng Mặt Trời hình thành một máy phát điện "tỷ lệ nhỏ" xuất hiện tạo ra từ trường bắc và nam cực trên toàn bộ bề mặt Mặt Trời. Các cột nhiệt của Mặt Trời là các pin Bénard và vì thế thường có hình lăng trụ năm cạnh.
Bề mặt nhìn thấy được của Mặt Trời hay quang quyển là lớp mà ở bên dưới nó, Mặt Trời trở nên mờ đục với ánh sáng nhìn thấy được. Trên quang quyển ánh sáng khả kiến của Mặt Trời tự do đi vào không gian, và năng lượng của nó thoát hoàn toàn khỏi Mặt Trời. Sự thay đổi trong độ mờ đục xảy ra vì sự giảm số lượng ion H, mà chúng dễ dàng hấp thụ ánh sáng. Trái lại, ánh sáng khả kiến mà chúng ta nhìn thấy được tạo ra khi các electron phản ứng với các nguyên tử hydro để tạo ra các ion H.
Quang quyển thực tế dày từ hàng chục tới hàng trăm kilômét, mờ hơn chút ít so với không khí trên Trái Đất. Bởi vì phần phía trên của quang quyển lạnh hơn phần phía dưới, hình ảnh Mặt Trời hiện lên sáng hơn ở trung tâm so với ở cạnh hay "rìa" của đĩa Mặt Trời, trong một hiện tượng được gọi là rìa tối ("limb darkening"). Ánh sáng Mặt Trời có phổ gần giống với quang phổ vật đen cho thấy một nhiệt độ khoảng 6.000 K (các vùng sâu có nhiệt độ tới 6.400 K trong khi những vùng nông hơn là 4.400 K), rải rác với các vạch hấp thụ nguyên tử từ các lớp loãng trên quang quyển. Quang quyển có mật độ hạt ~10/m³ (khoảng 1% mật độ hạt của khí quyển Trái Đất ở mực nước biển).
Những nghiên cứu ban đầu về phổ quang học của quang quyển, một số vạch hấp thụ được tìm ra không tương ứng với bất kỳ một nguyên tố hoá học nào từng biết trên Trái Đất khi ấy. Năm 1868, Norman Lockyer đưa ra giả thuyết rằng các vạch hấp thụ đó là bởi một nguyên tố mới mà ông gọi là "heli", theo tên thần Mặt Trời Hy Lạp Helios. Mãi 25 năm sau, heli mới được phân lập trên Trái Đất.
Các phần bên trên quang quyển của Mặt Trời được gọi chung là "khí quyển Mặt Trời". Chúng có thể được quan sát bằng kính viễn vọng trên toàn bộ dãy phổ điện từ, từ sóng radio qua ánh sáng nhìn thấy được tới tia gamma, và gồm năm vùng chính: "nhiệt độ tối thiểu", sắc quyển, vùng chuyển tiếp, vành nhật hoa, và nhật quyển.
Nhật quyển, có thể được coi là khí quyển liên tục phía ngoài của Mặt Trời, mở rộng ra bên ngoài vượt quá cả quỹ đạo Sao Diêm Vương tới nhật mãn ("heliopause"), nơi nó hình thành một biên giới đường chấn động rõ rệt với không gian liên sao. Sắc quyển, vùng chuyển tiếp và vành nhật hoa nóng hơn nhiều so với bề mặt Mặt Trời. Lý do giải thích việc này vẫn chưa rõ ràng, bằng chứng cho thấy rằng các sóng Alfvén có thể có đủ năng lượng để làm nóng vành nhật hoa.
Lớp lạnh nhất của Mặt Trời là vùng nhiệt độ tối thiểu nằm cách khoảng 500 km bên trên quanq quyển, với nhiệt độ cỡ 4.100 K. Phần này của Mặt Trời đủ lạnh để tồn tại các phân tử như carbon monoxit và nước, có thể được phát hiện bởi quang phổ hấp thụ của chúng.
Bên trên lớp nhiệt độ tối thiểu là một lớp dày khoảng 2.000 km, chủ yếu là quang phổ của các vạch hấp thụ và phát xạ. Nó được gọi là "sắc quyển" bắt nguồn từ từ "chroma" của Hy Lạp, có nghĩa màu sắc, bởi sắc quyển nhìn thấy được như một ánh sáng có màu ở đầu và cuối của các lần nhật thực toàn phần. Nhiệt độ của sắc quyển tăng dần cùng với độ cao, lên khoảng 20.000 K ở gần đỉnh. Ở phần phía trên của sắc quyển heli bị ion hoá một phần.
Bên trên sắc quyển có một vùng chuyển tiếp mỏng (khoảng 200 km ) trong đó nhiệt độ tăng nhanh từ khoảng 20.000 K ở thượng tầng sắc quyển lên tới nhiệt độ gần một triệu K tại miện. Nhiệt độ gia tăng dễ dàng bởi sự ion hoá toàn bộ heli trong vùng chuyển tiếp, làm giảm mạnh sự bức xạ làm nguội của plasma. Vùng chuyển tiếp không xảy ra ở một độ cao được xác định chính xác. Thực vậy, nó hình thành một kiểu quầng với các đặc tính kiểu sắc quyển như gai và sợi, và luôn chuyển động hỗn loạn. Vùng chuyển tiếp không dễ được quan sát thấy từ bề mặt Trái Đất, mà thực tế chỉ có thể được quan sát thấy từ vũ trụ bằng các dụng cụ nhạy cảm với thành phần tử ngoại của quang phổ.
Vành nhật hoa kéo dài ra lớp khí quyển bên ngoài của Mặt Trời, nó có thể tích lớn hơn cả Mặt Trời. Vành nhật hoa liên tục mở rộng vào vũ trụ hình thành nên gió Mặt Trời, lấp đầy toàn bộ Hệ Mặt Trời. Vành nhật hoa hạ, rất gần bề mặt Mặt Trời, có mật độ phân tử khoảng 10–10/m³. Nhiệt độ trung bình của vành nhật hoa và gió Mặt Trời khoảng 1–2 triệu kelvin, tuy nhiên, trong những vùng nóng nhất nó khoảng 8–20 triệu kelvin. Tuy chưa tồn tại 1 lý thuyết đầy đủ để tính nhiệt độ vành nhật hoa, ít nhất một số lượng nhiệt của nó được biết có từ sự tái liên thông từ trường.
Nhật quyển là khoảng trống xung quanh Mặt Trời, được lấp đầy bằng gió plasma Mặt Trời và kéo dài xấp xỉ khoảng 20 lần bán kính Mặt Trời (0,1 AU) ra các mép phía ngoài của Hệ Mặt Trời. Biên giới phía trong của nó được xác định là lớp mà tại đó luồng gió Mặt Trời trở thành "siêu Alfvén" — có nghĩa là nơi tốc độ luồng gió mặt trời trở nên nhanh hơn tốc độ của sóng Alfvén. Sự nhiễu loạn và các lực động lực học bên ngoài biên giới này không thể ảnh hưởng tới hình dạng của quầng Mặt Trời bên trong, bởi thông tin chỉ có thể di chuyển với tốc độ của các sóng Alfvén. Gió Mặt Trời đi ra bên ngoài liên tục xuyên qua nhật quyển, hình thành nên trường điện từ Mặt Trời trong hình dạng xoắn ốc Parker, cho tới khi nó va chạm với nhật mãn với khoảng cách hơn 50 AU từ Mặt Trời. Tháng 12 năm 2004, tàu vũ trụ Voyager 1 đã vượt qua một dải chấn được cho là một phần của nhật mãn. Cả hai tàu Voyager đều ghi nhận mức độ hạt năng lượng cao khi chúng tiếp cận biên giới.
Mặt Trời là một sao có hoạt động của từ trường. Nó có từ trường biến đổi mạnh mẽ hàng năm và đổi hướng sau mỗi 11 năm. Từ trường của Mặt Trời tăng lên gây ra một số hiệu ứng gọi chung là hoạt động của Mặt Trời bao gồm vết đen trên bề mặt của Mặt Trời, vết sáng Mặt Trời, và các bức xạ trong gió Mặt Trời, chúng mang vật chất vào trong hệ Mặt Trời. Các ảnh hưởng của hoạt động bức xạ này lên Trái Đất như cực quang ở các vĩ độ trung bình đến cao, và sự gián đoạn việc truyền sóng radio và điện năng. Hoạt động của Mặt Trời được cho là có vai trò quan rất lớn trong sự hình thành và tiến hóa của hệ Mặt Trời và làm thay đổi cấu trúc tầng điện ly của Trái Đất.
Tất cả vật chất trong Mặt Trời đều ở thể khí và plasma do có nhiệt độ cao. Điều này có thể làm cho vận tốc quay ở vùng xích đạo (khoảng 25 ngày) nhanh hơn ở các vùng có vĩ độ cao hơn (khoảng 35 ngày ở gần các cực). Vận tốc quay khác nhau ở các vĩ độ của Mặt Trời tạo ra các đường sức từ xoắn vào nhau theo thời gian, tạo ra các vòng hoa từ tường phun ra từ bề mặt của Mặt Trời và tạo ra các vết đen Mặt Trời và các tai lửa Mặt Trời (xem sự nối lại từ trường). Sự xoắn vào nhau này làm tăng quá trình phát sinh từ trường của Mặt Trời và gây ra sự đảo từ của Mặt Trời theo chu kỳ 11 năm.
Từ trường của Mặt Trời mở rộng ra ngoài ranh giới của nó. Plasma trong gió Mặt Trời bị từ hóa mang từ trường của Mặt Trời vào không gian tạo ra từ trường giữa các hành tinh. Vì plasma chỉ có thể chuyển động trên các đường sức từ, từ trường giữa các hành tinh được mở rộng xuyên tâm từ Mặt Trời ra ngoài không gian. Do trường từ ở trên và dưới xích đạo khác nhau về cực hướng vào và hướng ra khỏi Mặt Trời, nên tồn tại một lớp dòng điện mỏng trên mặt phẳng xích đạo được gọi là dải dòng điện nhật quyển (heliospheric current sheet). Ở khoảng cách lớn, sự quay của Mặt Trời xoắn từ trường và dải dòng này thành cấu trúc giống xoắn ốc Archimedes gọi là xoắn ốc Parker. Từ trường giữa các hành tinh mạnh hơn từ trường ở hai cực của Mặt Trời. Từ trường ở hai cực của Mặt Trời 50–400 μT (trong Quang quyển) giảm theo hàm mũ bậc ba của khoảng cách và đạt 0,1 nT ở Trái Đất. Tuy nhiên, theo các thăm dò từ tàu không gian cho thấy từ trường giữa các hành tinh ở vị trí của Trái Đất cao hơn khoảng 100 lần so với con số trên, vào khoảng 5 nT.
Mặt Trời được cấu tạo chủ yếu bởi các nguyên tố hydro và heli, các nguyên tố này chiếm tương ứng 74,9% và 23,8% khối lượng của Mặt Trời trong quang quyển. Các nguyên tố nặng hơn được gọi là "kim loại" trong thiên văn học, chiếm ít hơn 2% khối lượng Mặt Trời. Trong đó phổ biến nhất là oxy (chiếm gần 1% khối lượng Mặt Trời), cacbon (0,3%), neon (0,2%), và sắt (0,2%).
Thành phần hóa học của Mặt Trời thừa hưởng các nguyên tố từ vật chất giữa các sao khi nó hình thành: hydro và heli trong Mặt Trời được tạo ra từ tổng hợp hạt nhân Big Bang. Các kim loại này được tạo ra bởi tổng hợp hạt nhân sao khi kết thúc quá trình tiến hóa sao và trả các vật liệu của chúng về khoảng không giữa các sao trước khi Mặt Trời hình thành. Thành phần hóa học của quang quyển thường được xem là đại diện cho các thành phần của hệ Mặt Trời nguyên thủy. Tuy nhiên, khi Mặt Trời hình thành, heli và các nguyên tố nặng tích tụ trong quang quyển. Do đó, quang quyển ngày nay chứa ít heli và chỉ có khoảng 84% các nguyên tố nặng so với sao tổ tiên; sao tổ tiên có 71,1% hydro, 27,4% heli, và 1,5% kim loại.
Bên trong Mặt Trời, các phản ứng tổng hợp hạt nhân làm biến đổi thành phần của nó do hydro biến thành heli trong phản ứng nhiệt hạch, vì vậy phần trong cùng nhất của Mặt Trời hiện tại chỉ có khoảng 60% heli, còn hàm lượng kim loại phổ biến thì không đổi. Do phần bên trong Mặt Trời có hoạt động phóng xạ, chứ không phải đối lưu (xem cấu trúc ở trên), nên không có sản phẩm tổng hợp hạt nhân nào từ lõi đi vào quang quyển.
Các nguyên tố nặng phổ biến trong Mặt Trời mô tả bên trên được đo đạc đồng thời bằng quang phổ trong quang quyển và bằng các vật chất trong thiên thạch không bị nung chảy. Các thiên thạch này được cho là có chứa thành phần của ngôi sao tiền Mặt Trời và không bị ảnh hưởng bởi sự tích tụ các nguyên tố nặng. Đó là hai cách đo đạc được nhiều người đồng ý nhất.
Trong thập niên 1970, nhiều nghiên cứu tập trung vào sự phong phú của các nguyên tố nhóm sắt trong Mặt Trời. Mặc dù các nghiên cứu này mang lại nhiều ý nghĩa, nhưng việc xác định sự phong phú của các nguyên tố nhóm sắt (như coban và mangan) vẫn còn là khó khăn vào thời điểm đó do các cấu trúc siêu mịn của chúng.
Một bộ hoàn chỉnh về độ mạnh dao động đầu tiên của các nguyên tố nhóm sắt bị ion hóa riêng lẻ được thực hiện thành công vào thập niên 1960, và được nâng cấp vào năm 1976. Năm 1978, sự phong phú về các nguyên tố thuộc nhóm sắt bị ion hóa đã được nhận dạng.
Nhiều tác giả khác nhau đề cập đến sự tồn tại của mối quan hệ phân tầng khối lượng giữa các thành phần đồng vị của Mặt Trời và khí trơ trên các hành tinh, ví dụ như sự tương quan giữa thành phần đồng vị của hành tinh và Mặt Trời là Ne và Xe. Tuy nhiên, người ta tin rằng toàn bộ Mặt Trời có cùng thành phần như nhau trong khi bầu khí quyển của Mặt Trời vẫn trải rộng và ít nhất là đến năm 1983. Năm 1983, người ta cho rằng có sự phân tầng trên Mặt Trời, chính vì vậy đã tạo ra mối quan hệ phân tầng giữa các thành phần đồng vị của hành tinh và gió Mặt Trời là các khí hiếm.
Khi quan sát Mặt Trời bằng các bộ lọc thích hợp, các đặc điểm dễ nhận ra ngay đó là các vết đen Mặt Trời, chúng là các khu vực bề mặt được xác định rõ ràng bởi vì chúng tối hơn các khu vực xung quanh do nhiệt độ của chúng thấp hơn. Các vết đen này là những vùng có hoạt động từ trường mạnh, ở đây sự đối lưu được điều khiển bởi các trường từ mạnh, nhằm giải phóng năng lượng từ bên trong Mặt Trời lên bề mặt của nó. Trường từ làm nóng phần lõi, tạo thành các vùng hoạt động đây chính là nguồn gây ra vết lóa Mặt Trời (solar flare) và phóng thích vật chất vành nhật hoa (CME). Các vết đen lớn nhất có thể vươn xa hàng chục ngàn km.
Số lượng các vết đen có thể thấy được trên Mặt Trời thì không cố định, nhưng chúng thay đổi theo chù kỳ 11 năm hay còn gọi là chu kỳ Mặt Trời. Trong điều kiện bình thường, chỉ có vài vết đen có thể quan sát được, và hiếm khi quan sát được hết tất cả. Một số xuất hiện ở các vĩ độ lớn hơn. Khi diễn ra chu kỳ Mặt Trời, số lượng các vết đen tăng và chúng di chuyển gần hơn về phía xích đạo của Mặt Trời, hiện tượng này được miêu tả trong quy luật Spörer. Các vết đen luôn tồn tại thành cặp có cực từ đối nhau. Cực từ của vết đen xen kẽ mỗi chu kỳ Mặt Trời, vì thế nó sẽ là cực bắc từ trong một chu kỳ và sẽ là cực nam trong chu kỳ tiếp theo.
Chu kỳ Mặt Trời có ảnh hưởng lớn đến thời tiết không gian, và cũng như khí hậu trên Trái Đất do độ sáng có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động từ trường. Cực tiểu hoạt động của Mặt Trời có xu hướng tương quan với nhiệt độ lạnh hơn, và lâu hơn so với các chu kỳ mặt trời trung bình có xu hướng tương quan đến nhiệt độ nóng hơn. Trong thế kỷ XVII, chu kỳ mặt trời dường như đã ngưng hoàn toàn trong vài thập kỷ; có rất ít vết đen được quan sát trong giai đoạn này. Cũng trong giai đoạn này, hay còn gọi là cực tiểu Maunder hay thời kỳ băng hà nhỏ, châu Âu đã trải qua thời kỳ nhiệt độ rất lạnh. Hoạt động cực tiểu vào thời kỳ trước đây được phát hiện thông qua việc phân tích vòng sinh trưởng của cây đã sinh sống vào thời gian nhiệt độ toàn cầu thấp hơn nhiệt độ trung bình.
Một giả thuyết gần đây nêu rằng từ trường không ổn định trong lõi của Mặt Trời tạo ra sự dao động với chu kỳ 41.000 hoặc 100.000 năm. Điều này có thể cung cấp các dữ kiện để giải thích về thời kỳ băng hà hơn là chu kỳ Milankovitch.
Sự chuyển động của Mặt Trời liên quan đến khối tâm của Hệ Mặt Trời trở nên phức tạp do các nhiễu loạn từ các hành tinh. Cứ mỗi vài trăm năm chuyển động này lại thay đổi giữa cùng hướng và ngược hướng với các thiên thể khác.
Mặt Trời nằm gần rìa trong của Nhánh Lạp Hộ của Ngân Hà, trong Đám mây liên sao Địa phương hoặc Vành đai Gould, với khoảng cách giả thuyết 7,5–8,5 kpc (25.000–28.000 năm ánh sáng) tính từ trung tâm Ngân Hà,
nằm bên trong Bong bóng địa phương, một không gian khí nóng loãng, có thể được tạo ra từ phần còn sót lại của siêu tân tinh, Geminga, một nguồn phát xạ tia gamma sáng chói. Khoảng cách giữa nhánh địa phương và nhánh gần đó là nhánh Anh Tiên vào khoảng 6.500 năm ánh sáng.
Điểm apec của đường đi của Mặt Trời là hướng mà mặt trời đi qua không gian của thiên hà. Hướng chung của chuyển động của Mặt Trời thẳng về sao Vega gần chòm sao Vũ Tiên, với góc gần 60 độ khối ("sky degree") so với hướng của tâm Ngân Hà. Nếu một người nào đó quan sát Mặt Trời từ Alpha Centauri, hệ sao gần nhất, Mặt Trời sẽ xuất hiện trong chòm sao Thiên Hậu.
Quỹ đạo của Mặt Trời xung quanh Ngân Hà được cho là dạng elip có một chút nhiễu do các nhánh xoắn ốc và sự phân bố khối lượng không đồng nhất của thiên hà. Thêm vào đó, Mặt Trời dao động lên và xuống so với mặt phẳng thiên hà khoảng 2,7 lần trong một quỹ đạo. Đều này tương tự với một dao động điều hòa đơn giản không có lực kéo nào. Đã từng có tranh luận rằng sự chuyển động của Mặt Trời xuyên qua các nhánh xoắn ốc mật độ cao hơn đôi khi bằng với các sự kiện tuyệt chủng lớn trên Trái Đất, có lẽ là do làm tăng các sự kiện va chạm ("impact event"). Hệ Mặt Trời mất khoảng 225–250 triệu năm để hoàn thiện một vòng quỹ đạo của nó trong Ngân Hà (hay "một năm ngân hà"), vì vậy, tổng số vòng quay của Mặt Trời quanh Ngân Hà là khoảng 20–25 trong cuộc đời đã qua của nó. Vận tốc quỹ đạo của Hệ Mặt Trời so với tâm của Ngân Hà vào khoảng 251 km/s. Với vận tốc này, mất khoảng 1.400 năm để Hệ Mặt Trời đi được một khoảng cách của 1 năm ánh sáng, hay 8 ngày để đi được 1 AU.
Trong một vài năm số lượng neutrino electron Mặt Trời được phát hiện trên Trái Đất từ đến so với số lượng dự đoán bằng Mô hình chuẩn của Mặt Trời. Kết quả bất thường này được đặt tên là vấn đề neutrino Mặt Trời. Các giả thuyết đưa ra để giải quyết vấn đề này hoặc là sự giảm nhiệt độ bên trong Mặt Trời làm cho dòng neutrino thấp hơn, hoặc là khẳng định rằng các neutrino electron có thể dao động liên quan đến các neutrino tau và neutrino muon, mà hai loại này không thể nhận biết được khi chúng chuyển động giữa Mặt Trời và Trái Đất. Một vài quan sát về neutrino đã bắt đầu thực hiện trong thập niên 1980 để đo dòng neutrino Mặt Trời với độ chính xác có thể, bao gồm Đài quan sát Neutrino Sudbury và Kamiokande. Các kết quả cho thấy các neutrino có khối lượng tĩnh rất nhỏ và thực tế là có sự dao động. Ngoài ra, vào năm 2001 dự án "Đài quan sát Neutrino Sudbury" đã có thể nhận dạng ba loại neutrino một cách trực tiếp, và thấy rằng tốc độ phát xạ tổng số các neutrino của Mặt Trời phù hợp với "Mô hình chuẩn Mặt Trời", mặc dù nó phụ thuộc vào năng lượng neutrino làm cho có 1/3 neutrino được phát hiện trên Trái Đất là loại neutrino electron. Tỷ lệ này phù hợp với dự đoán theo hiệu ứng Mikheyev-Smirnov-Wolfenstein (hay còn gọi là hiệu ứng vật chất). Hiệu ứng này miêu tả sự dao động của vật chất, và nó được xem là một lời giải cho vấn đề này.
Nhiệt độ bề mặt Mặt Trời (quang quyển) vào khoảng 6.000 K. Bên trên nó là vành nhật hoa, nhiệt độ lên đến 1 - 2 triệu K. Nhiệt độ của vành nhật hoa cao cho thấy rằng nó đã bị nung nóng bởi một cơ chế nào đó khác với sự đối lưu nhiệt trực tiếp từ quang quyển.
Người ta cho rằng năng lượng cần thiết để làm nóng vành nhật hoa được cung cấp bởi sự chuyển động hỗn loạn trong đới đối lưu nằm dưới quang quyển, và có hai cơ chế chính đã được đề xuất để giải thích về nhiệt độ cao của vành nhật hoa.
Hiện tại, chưa có câu trả lời rõ ràng rằng có phải các sóng ảnh hưởng đến cơ chế nung nóng này hay không. Tất cả các sóng trừ sóng Alfvén đã được phát hiện là tán xạ hoặc phản xạ trước khi chúng chạm đến vành nhật hoa. Thêm vào đó, các sóng Alfvén không dễ dàng tán xạ vào vành nhật hoa. Các nghiên cứu hiện tại tập trung theo hướng cơ chế nung nóng bởi các vết sáng mặt trời.
Các mô hình lý thuyết về sự phát triển của Mặt Trời cho rằng cách đây khoảng 3,8 đến 2,5 tỉ năm, vào liên đại Thái Cổ, Mặt Trời chỉ sáng bằng khoảng 75% so với hiện nay. Như một ngôi sao yếu nó không thể duy trì lượng nước ổn định trên bề Mặt Trái Đất, và sự sống đã có thể không phát triển. Tuy nhiên, các chứng cứ địa chất chứng minh rằng Trái Đất đã trải qua ở chế độ nhiệt độ tương đối ổn định trong suốt thời kỳ lịch sử của nó, và rằng Trái Đất trẻ vào thời điểm nào đó trong quá khứ đã ấm hơn hiện nay. Các cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học rằng khí quyển của Trái Đất trẻ chứa nhiều khí nhà kính (như carbon dioxide, metan và amonia) hơn hiện tại, các khí này giữ nhiệt đủ để làm cân bằng nhiệt độ Trái Đất từ một lượng nhỏ năng lượng mặt trời đi đến Trái Đất.
Mặt Trời hiện tại đang thể hiện những bất thường theo nhiều cách.
Hiểu biết cơ bản nhất của nhân loại về Mặt Trời đó là một đĩa sáng trong bầu trời, khi nó xuất hiện thì gọi là ban ngày, còn khi nó biến mất là ban đêm. Trong các nền văn hóa cổ đại và tiền sử, Mặt Trời được xem là thần Mặt Trời hay các hiện tượng siêu nhiên khác. Thờ cúng Mặt Trời là tâm điểm của các nền văn minh như Inca ở Nam Mỹ và Aztec thuộc México ngày nay. Một số tượng đài cổ được xây dựng với ý tưởng kết hợp với các hiện tượng liên quan đến Mặt Trời; ví dụ, các cự thạch đánh dấu một cách chính xác đông chí hoặc hạ chí (các cự thạch nổi tiếng phân bố ở Nabta Playa, Ai Cập, Mnajdra, Malta và ở Stonehenge, Anh). Vào thời kỳ La Mã, ngày sinh của Mặt Trời là ngày nghỉ để kỉ niệm Sol Invictus chỉ sau đông chí mà ngày nay gọi là Christmas. Dựa theo các sao cố định, Mặt Trời xuất hiện từ Trái Đất xoay một lần mất một năm theo mặt phẳng hoàng đạo xuyên qua mười hai chòm sao, và vì thế các nhà thiên văn học Hy Lạp cho rằng nó là một trong 7 hành tinh (Hy Lạp "planetes" nghĩa là "đi lang thang"), sau đó nó được đặt tên cho 7 ngày trong tuần trong một số ngôn ngữ.
Vào đầu thiên niên kỷ 1 TCN, các nhà thiên văn học Babylon đã quan sát thấy rằng sự chuyển động của Mặt Trời theo đường hoàng đạo là không đồng nhất, mặc dù họ không biết tại sao như thế; với kiến thức ngày nay thì đó là do Trái Đất chuyển động theo quỹ đạo elip quanh Mặt Trời, khi đó Trái Đất sẽ chuyển động nhanh hơn khi nó ở gần Mặt Trời tại điểm cận nhật và chậm hơn khi nó ở xa điểm viễn nhật.
Một trong những người tiên phong nêu ra lời giải thích khoa học về Mặt Trời là nhà triết học Hy Lạp Anaxagoras (500-428 TCN). Ông cho rằng Mặt Trời là quả cầu lửa kim loại khổng lồ, thậm chí lớn hơn Peloponnesus, và không phải là xe ngựa chariot của thần Mặt Trời Helios. Khi giảng về vấn đề dị giáo này, ông đã bị bỏ tù bởi nhà cầm quyền và bị tuyên án tử hình, mặc dù sau đó ông được phóng thích bởi sự can thiệp của Pericles. Sau đó hai thế kỷ, vào thế kỷ III TCN nhà toán học, thi sĩ, thiên văn học Hy Lạp Eratosthenes đã ước tính khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời vào khoảng "400 vạn và 80.0000 thước đo tầm xa ("stadia")", việc giải nghĩa vẫn chưa rõ ràng, nó ám chỉ hoặc 4.080.000 stadia (755.000 km) hoặc 804.000.000 stadia (148 đến 153 triệu km); con số sau là chính xác với sai số vài phần trăm.
Vào thế kỷ I, nhà toán học, thiên văn học xứ Alexandria Ptolemy đã ước tính khoảng cách này gấp 1.210 lần bán kính Trái Đất. Vào thế kỷ VIII, nhà toán học, thiên văn học người Ba Tư Yaqūb ibn Tāriq đã ước tính khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời gấp 8.000 lần bán kính Trái Đất, một con số lớn nhất về đơn vị thiên văn cho đến thời điểm đó.
Những đóng góp cho thiên văn học của người Ả rập như Albatenius phát hiện rằng hướng độ lệch tâm của Mặt Trời đang thay đổi, và Ibn Yunus quan sát hơn 10.000 vị trí của Mặt Trời trong nhiều năm bằng thiết bị đo độ cao thiên thể. Sự chuyển động của Sao Kim được Avicenna quan sát đầu tiên vào năm 1032 và ông kết luận rằng Sao Kim nằm gần Trái Đất hơn Mặt Trời, còn quan sát đầu tiên về sự chuyển động của Sao Thủy do Ibn Bajjah thực hiện vào thế kỷ XII. Nhà vật lý Ả rập, Alhazen, đã nghiên cứu các đặc điểm của ánh sáng Mặt Trời bằng các thí nghiệm với camera trong buồng tối obscura, được miêu tả trong quyển "Sách quang học" (1021), và đã minh họa rằng Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng cho Mặt Trăng. Để tạo nên công trình của ông vào thế kỷ XIII, Qutb al-Din al-Shirazi và Theodoric của Freiberg đã đưa ra các giải thích chính xác về hiện tượng cầu vồng, còn Kamāl al-Dīn al-Fārisī đã xác nhận thông qua các thí nghiệm bằng "camera obscura" rằng màu sắc của hiện tượng cầu vồng là sự phân tán của ánh sáng Mặt Trời. Trong thế kỷ XIII, nhà thiên văn học đạo Hồi Maghribi đã ước tính đường kính Mặt Trời khoảng 255 lần đường kính Trái Đất, con số này lớn gấp đôi con số hiện tại được chấp nhận.
Giả thuyết rằng Mặt Trời là trung tâm của quỹ đạo chuyển động của các hành tinh được Aristarchus của Samos (310-230 TCN) đưa ra vào thế kỷ III TCN, và sau đó Seleukos của Seleucia cũng theo thuyết này (xem thuyết Nhật tâm). Quan điểm triết học quan trọng này đã được phát triển thành mô hình toán học dự đoán một cách hoàn chỉnh về hệ nhật tâm vào thế kỷ XVI bởi Nicolaus Copernicus. Vào đầu thế kỷ XVII, việc phát minh ra kính viễn vọng đã cho phép các quan sát chi tiết hơn về vết đen Mặt Trời do Thomas Harriot, Galileo Galilei và các nhà thiên văn khác thực hiện. Galileo đã thực hiện một số quan sát vết đen Mặt Trời bằng kính viễn vọng và thừa nhận rằng chúng nằm trên bề mặt của Mặt Trời hơn là các vật thể nhỏ chuyển động qua khoảng không giữa Trái Đất và Mặt Trời. Các vết đen Mặt Trời cũng được các nhà thiên văn Trung Quốc quan sát vào thời nhà Hán (206 TCN - 220 CN), họ đã duy trì ghi chép các quan sát này trong vài thế kỷ. Averroes cũng đưa ra một miêu tả về các vết đen Mặt Trời trong thế kỷ XII.
Năm 1672 Giovanni Cassini và Jean Richer xác định được khoảng cách đến Sao Hỏa và đã tính được khoảng cách đến Mặt Trời. Isaac Newton quan sát ánh sáng Mặt Trời bằng lăng kính, và thấy nó được tạo thành từ nhiều màu sắc, trong khi đó vào năm 1800 William Herschel phát hiện ra bức xạ hồng ngoại nằm gần ánh sáng đỏ trong quang phổ của Mặt Trời. Thập niên 1800 phát triển mạnh các kính quang phổ nghiên cứu về Mặt Trời, và Joseph von Fraunhofer đã thực hiện các quan sát đầu tiên về các vạch hấp thụ quang phổ, vạch mạnh nhất vẫn thường được gọi theo tên của ông là vạch Fraunhofer. Khi mở rộng dải quang phổ của sánh sáng từ Mặt Trời thì có một số màu bị mất được phát hiện.
Vào những năm đầu tiên của kỷ nguyên khoa học hiện đại, nguồn năng lượng Mặt Trời vẫn là vấn đề còn nhiều bí ẩn. Lord Kelvin đã đề nghị rằng Mặt Trời là một vật thể lỏng đang lạnh đi một cách từ từ vì vậy nó đang phát ra nhiệt dự trữ bên trong lòng nó. Sau đó, Kelvin và Hermann von Helmholtz đưa ra cơ chế Kelvin-Helmholtz để giải thích lượng năng lượng tỏa ra này. Tuy nhiên, kết quả tính tuổi Mặt Trời chỉ có 20 triệu năm, một con số rất nhỏ so với các tính toán mà các dấu hiệu địa chất lúc đó đưa ra là ít nhất 300 triệu năm. Năm 1890 Joseph Lockyer, người đã phát hiện ra heli trong quang phổ của Mặt Trời, đã đưa ra giả thuyết thiên thạch về sự hình thành và tiến hóa của Mặt Trời.
Mãi cho đến năm 1904 thì vấn đề này mới được giải quyết. Ernest Rutherford cho rằng lượng bức xạ Mặt Trời có thể đã được duy trì bởi một nguồn nhiệt bên trong nó, và đó là hoạt động phân rã phóng xạ. Tuy nhiên, Albert Einstein là người đã đưa ra mối quan hệ giữa nguồn năng lượng phát ra từ Mặt Trời với phương trình cân bằng khối lượng-năng lượng "E" = "mc".
Năm 1920, Sir Arthur Eddington đề xuất rằng áp suất và nhiệt động trong lõi của Mặt Trời có thể phát sinh một phản ứng hợp hạch hạt nhân theo đó các hạt nhân hydro (proton) hợp lại tạo ra hạt nhân heli, quá trình này sinh ra năng lượng đồng thời sẽ làm giảm dần khối lượng. Lượng hdro chiếm ưu thế trong Mặt Trời được Cecilia Payne xác nhận vào năm 1925. Quan điểm lý thuyết về tổng hợp hạt nhân được các nhà vật lý thiên văn Subrahmanyan Chandrasekhar và Hans Bethe phát triển vào thập niên 1930. Hans Bethe đã tính toán chi tiết hai phản ứng sinh năng lượng chính trên Mặt Trời.
Sau cùng, một bài báo có ảnh hưởng lớn của Margaret Burbidge được xuất bản năm 1957 với tựa là "Sự tổng hợp các nguyên tố của các Sao" ("Synthesis of the Elements in Stars"). Bài báo đã minh hoạ một cách thuyết phục rằng hầu hết các nguyên tố trong vũ trụ đã và đang được tổng hợp bằng các phản ứng hạt nhân bên trong các ngôi sao, giống như Mặt Trời.
Các vệ tinh đầu tiên được thiết kế để giám sát Mặt Trời là Pioneer 5, 6, 7, 8 và 9 của NASA, được phóng lên trong khoảng 1959 - 1968. Các vệ tinh mang máy dò này quay quanh Mặt Trời với khoảng cách tương tự như vệ tinh bay quanh Trái Đất, và thực hiện các đo đạc chi tiết đầu tiên về gió Mặt Trời và trường từ Mặt Trời. Pioneer 9 vận hành trong thời gian tương đối dài và truyền dữ liệu về đến năm 1987.
Trong thập niên 1970, hai phi thuyền Helios và Skylab cùng với kính thiên văn Apollo cung cấp cho các nhà khoa học những dữ liệu mới về gió Mặt Trời và vành nhật hoa. Hai bộ phận thăm dò Helios 1 and 2 kết hợp giữa Hoa Kỳ và Đức cùng nghiên cứu gió Mặt Trời bay trong quỹ đạo của Sao Thủy ở điểm cận nhật. Trạm không gian Skylab được NASA phóng năm 1973 gồm các mô-đun quan sát Mặt Trời gọi là Apollo Telescope Mount, mô-đun này được vận hành bởi các nhà du hành vũ trụ định cư trên đó. Skylab đã thực hiện các quan sát thời gian đầu tiên về các cùng Mặt Trời chuyển động qua và sự phát xạ tia tử ngoại từ vành nhật hoa. Các phát hiện bao gồm các giám sát đầu tiên về sự phát xạ vật chất vành nhật hoa, còn gọi là "coronal transients", và các hố nhật hoa, ngày nay cho thấy rằng nó liên quan đến gió Mặt Trời.
Năm 1980, phi vụ Solar Maximum Mission được phóng bởi NASA. Phi thuyền này được thiết kế để giám sát các tia gamma, tia X và UV từ các vết lóa Mặt Trời trong suốt thời gian hoạt động của Mặt Trời mạnh và độ sáng Mặt Trời. Tuy nhiên, chỉ một vài tháng sau khi phóng, một sự cố về điện làm cho đầu dò chuyển sang chế độ dự phòng, và phải mất 3 tháng hoạt động ở chế độ này. Năm 1984 nhiệm vụ Space Shuttle Challenger STS-41 đã khôi phục vệ tinh và sửa hệ thống điện trước khi đưa nó trở vào quỹ đạo. Solar Maximum Mission đã cung cấp hàng ngàn tấm ảnh về vành nhật hoa trước khi trở về khí quyển Trái Đất tháng 6 năm 1989.
Một trong những chương trình mang nhiệm vụ quan trọng là phóng "Đài quan sát Mặt Trời và nhật quyển" ("SOHO-Solar and Heliospheric Observatory") vào ngày 2 tháng 12 năm 1995 do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ (NASA) hợp tác. Soho nằm tại một điểm khá đặc biệt trong không gian, điểm Lagrange L1. Điểm Lagrange là điểm nằm giữa Trái Đất và mặt trời, cách Trái Đất chừng 1,6 triệu km, nơi có điểm trọng lực cân bằng giữa các hành tinh.
Sự giàu có của các nguyên tố trong quang quyển được biết rất rõ từ các nghiên cứu quang phổ thiên văn, nhưng thành phần bên trong Mặt Trời thì được biết ít hơn. Tàu Genesis, được thiết kế để lấy mẫu gió Mặt Trời, cho phép các nhà thiên văn có thể trực tiếp đo đạc thành phần vật chất của Mặt Trời. Nó trở lại Trái Đất năm 2004 và lẽ ra sẽ được phân tích, nhưng nó đã bị hư hại nặng khi hạ cánh do dù không mở khi đi vào bầu khí quyển của Trái Đất.
Ánh sáng nói riêng, hay bức xạ điện từ nói chung, từ bề mặt của Mặt Trời được xem là nguồn năng lượng chính cho Trái Đất. Hằng số năng lượng Mặt Trời được tính bằng công suất của lượng bức xạ trực tiếp chiếu trên một đơn vị diện tích bề mặt Trái Đất; nó bằng khoảng 1370 Watt trên một mét vuông. Ánh sáng Mặt Trời bị hấp thụ một phần trên bầu khí quyển Trái Đất, nên một phần nhỏ hơn tới được bề mặt Trái Đất, gần 1.000 Watt/m² năng lượng Mặt Trời tới Trái Đất trong điều kiện trời quang đãng khi Mặt Trời ở gần thiên đỉnh. Năng lượng này có thể dùng vào các quá trình tự nhiên hay nhân tạo. Quá trình quang hợp trong cây sử dụng ánh sáng mặt trời và chuyển đổi CO thành oxy và hợp chất hữu cơ, trong khi nguồn nhiệt trực tiếp là làm nóng các bình đun nước dùng năng lượng Mặt Trời, hay chuyển thành điện năng bằng các pin năng lượng Mặt Trời. Năng lượng dự trữ trong dầu mỏ và các nguồn nhiên liệu hóa thạch khác được giả định có nguồn gốc chính là từ nguồn năng lượng của Mặt Trời được chuyển đổi từ xa xưa trong quá trình quang hợp và phản ứng hóa sinh của sinh vật cổ.
Mặt Trời rất sáng, và nhìn trực tiếp vào Mặt Trời rất có hại cho mắt, nhưng không nghiêm trọng khi mắt mở bình thường hoặc không mở rộng. Nhìn trực tiếp vào Mặt Trời vào lúc trưa nắng sẽ làm cho các sắc tố quang hình trong con ngươi bị mất màu tạm thời, có thể tạo ra hiện tượng đom đóm mắt và mù tạm thời. Nhìn thẳng vào Mặt Trời bằng mắt trần sẽ nhận khoảng 4 miliwatt ánh sáng vào con ngươi và làm nóng lên đủ để có thể gây tác hại do mắt không phản ứng kịp trước độ sáng. Nhìn thoáng qua Mặt Trời có thể gây cảm giác khó chịu nhưng không gây hại nhiều.
Nhìn Mặt Trời thông qua các thấu kính như ống nhòm rất có hại nếu không có màn chắn hấp thụ làm mờ tia sáng. Các màng làm mờ có bán tại các cửa hàng cung cấp sản phẩm hàn và máy chụp ảnh. Sử dụng đồ lọc thích hợp rất quan trọng như làm giảm độ sáng và cản các tia hồng ngoại và cực tím có thể làm hại cho mắt ở các cấp độ sáng cao. Nhìn thẳng vào thấu kính để nhìn Mặt Trời có thể nhận khoảng 2 watt năng lượng trực tiếp vào mắt, gấp 500 lần hơn so với nhìn bằng mắt thường. Chỉ thoáng nhìn qua thấu kính mà không có đầu lọc có thể gây ra mù vĩnh viễn.
Trong hiện tượng nhật thực, điều kiện nguy hiểm có thể xảy ra đối với mắt bởi phản ứng của mắt với ánh sáng. Đồng tử được điều khiển bằng tổng ánh sáng của môi trường, không bằng ánh sáng của vật sáng nhất trong môi trường. Trong hiện tượng nhật thực, phần lớn ánh sáng bị cản lại bằng Mặt Trăng, nhưng phần ánh sáng không bị che khuất có lượng ánh sáng bằng một ngày bình thường. Trong ánh sáng mờ, đồng tử có hiện tượng giãn nở từ 2 mm đến 6 mm, tăng điện tích tiếp nhận ánh sáng gấp 10 lần. Các phần tử trên con ngươi nhận trực tiếp từ ánh sáng Mặt Trời vì thế gấp 10 lần bình thường, hay lúc không nhật thực. Nhìn trực tiếp nhật thực bằng mắt thường có thể gây ra sự hủy hoại từng phần trên võng mạc, gây ra hiện tượng mù từng đốm trên mắt. Điều này đặc biệt ảnh hưởng với trẻ em và những người không có kinh nghiệm.
Trong lúc Mặt Trời mọc hay lặn, ánh sáng bị hấp thụ một phần do khoảng đường xa tới tầng khí quyển Trái Đất, ngoài ra ánh sáng còn bị làm mờ do bụi trong không khí, sương mù và độ ẩm trong không khí góp một phần trong sự hấp thu này nên không làm cho mắt khó chịu.
Mặt Trời được hình thành cách đây khoảng 4,57 tỉ năm khi đám mây phân tử hydro tích tụ dần lại. Tuổi của Mặt Trời được xác định theo 2 cách: tuổi của các sao ở dãy chính mà hiện tại Mặt Trời đang thuộc về nhóm này, được xác định thông qua các mô hình máy tính của sự kiện tiến hóa sao và niên đại học phóng xạ hạt nhân vào khoảng 4,57 tỉ năm. Trong khi phương pháp định tuổi bằng đồng vị phóng xạ của các vật liệu cổ nhất từ hệ Mặt Trời vào khoảng 4,567 tỉ năm.
Mặt Trời hiện đã tồn tại nửa vòng đời của nó theo tiến hóa của các sao dãy chính, trong khi các phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi của nó chuyển hydro thành heli. Mỗi giây có hơn 4 triệu tấn vật chất trong lõi của Mặt Trời được chuyển thành năng lượng, tạo ra neutrino và các dạng bức xạ năng lượng Mặt Trời. Với tốc độ này cho đến nay, Mặt Trời đã chuyển đổi khoảng 100 lần khối lượng vật chất Trái Đất thành năng lượng. Mặt Trời sẽ mất tổng cộng khoảng 10 tỷ năm để kết thúc sự tồn tại của nó trước khi trở thành sao lùn trắng.
Kết quả của sự tăng cường nguyên tử heli một cách từ từ trong lõi của Mặt Trời, độ sáng của ngôi sao này đang từ từ tăng lên. Độ sáng của Mặt Trời sẽ tăng 10% trong 1,1 tỷ năm tới, 40% sau 3,5 tỷ năm.
Mặt Trời không có khối lượng đủ lớn để kết thúc vòng đời bằng một vụ nổ tung như siêu tân tinh. Ngược lại, trong vòng 4-5 tỷ năm tới nó sẽ đi tới trạng thái sao khổng lồ đỏ của mình, diễn ra khi nguồn hydro trong lõi cạn kiệt. Sau đó nó bắt đầu phun trào heli và nhiệt độ phần lõi sẽ tăng lên đến 10 triệu K và sẽ tạo ra carbon để trở thành gần như là sao khổng lồ. Các phản ứng nhiệt hạch sẽ sử dụng heli làm nguyên liệu tổng hợp nên các nguyên tố nặng hơn heli, làm cho lớp ngoài cùng của Mặt Trời sẽ giãn nở, đạt đến vị trí bên ngoài quỹ đạo Trái Đất hiện tại, 1 AU (1,5×10 m), gấp 250 lần bán kính hiện tại của Mặt Trời. Tuy nhiên, theo thời gian, khi đạt tới gần một sao khổng lồ đỏ, Mặt Trời sẽ mất đi khoảng 30% khối lượng hiện tại do gió Sao, vì thế các quỹ đạo của các hành tinh sẽ dần chuyển động ra xa. Nếu như thế sẽ làm quỹ đạo Trái Đất dịch ra xa hơn về phía bên ngoài, ngăn không cho nó bị nhấn chìm, nhưng các nghiên cứu mới cho thấy rằng Trái Đất sẽ bị Mặt Trời "nuốt chửng" do các tương tác thủy triều.
Thậm chí nếu Trái Đất thoát khỏi ảnh hưởng của Mặt Trời, tất cả nước sẽ bị bốc hơi và hầu hết khí trong khí quyển sẽ thoát vào không gian. Trong trường hợp Mặt Trời còn nằm trong dãy chính, nó sẽ tỏa sáng hơn một cách dần dần (khoảng 10% mỗi một tỉ năm), và nhiệt độ bề mặt của nó sẽ tăng một cách chậm chạp. Mặt Trời từng là một ngôi sao mờ nhạt trong quá khứ của nó, đó cũng là lý do có thể hợp lý để giải thích sự sống trên Trái Đất chỉ tồn tại khoảng 1 tỉ năm trên đất liền. Nhiệt độ Mặt Trời gia tăng đã diễn ra trong khoảng 1 tỉ năm, bề mặt Trái Đất sẽ trở nên rất nóng để nước có thể tồn tại ở dạng lỏng và kết thúc tất cả sự sống Trái Đất.
Sau giai đoạn đỏ khổng lồ, các xung nhiệt khổng lồ sẽ làm cho Mặt Trời phun ra các lớp bên ngoài của nó để tạo ra tinh vân. Mặt Trời sau đó sẽ trở thành sao lùn trắng, nguội dần đi vĩnh viễn. Kịch bản tiến hóa sao này là rất điển hình đối với những sao có khối lượng thấp đến trung bình.
Lấy mốc điểm khởi đầu hình thành hệ Mặt Trời khi sự nén ép trọng lực của tinh vân mặt trời tăng lên cách đây 5 tỉ năm.
Trong một số ngôn ngữ đông Á, Mặt Trời được viết là 日 (tiếng Trung, phiên âm pinyin "rì" hoặc tiếng Nhật "nichi") hay 太阳 (giản thể)/太陽 (phồn thể) (pinyin "tài yáng" hay tiếng Nhật "taiyō"). Trong tiếng Việt, phiên âm Hán Việt của chữ này là "nhật" và "thái dương". Mặt Trăng và Mặt Trời còn liên quan đến âm dương, với Mặt Trăng tượng trưng cho "âm" và Mặt Trời tượng trưng cho "dương" với ý nghĩa trái ngược nhau. Mặt Trời đại diện cho lực lượng diệt trừ ma quỷ. Các ma cà rồng hầu hết đều bị sợ ánh sáng Mặt Trời.
Cũng giống như các hiện tượng tự nhiên khác, Mặt Trời là đối tượng được đề cập nhiều trong các nền văn hóa trong suốt lịch sử nhân loại và cũng là từ gốc xuất xứ của từ "sunday" (chủ nhật). Thần Mặt Trời được đề cập, thờ phụng trong nhiều nền văn hóa: Người Ê Đê gọi là thần Yang Hruê, người M'Nông gọi là thần Yang Nar, Yang TNghe, Yang Măt, người Gia Rai: thần Yang Dai. Thần thoại Hy Lạp có thần Apollo, Helios; Thần thoại La Mã có thần Sol
Thần Ra trong tôn giáo Ai Cập cổ đại cũng là thần Mặt Trời, được xem là vua của các vị thần. Trong văn hóa Aztec, là một vị thần mặt trời hung dữ và hiếu chiến.
Trong phim Lưu lạc địa cầu năm 2019, Mặt Trời biến thành một ngôi sao khổng lồ đỏ, hiện tượng này có khả năng tiêu hủy hoàn toàn những hành tinh xung quanh nó
|
3737 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3737 | Euro | Euro (€; mã ISO: EUR, còn gọi là Âu kim hay Đồng tiền chung châu Âu) là đơn vị tiền tệ của Liên minh Tiền tệ châu Âu, là tiền tệ chính thức trong 20 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Ý, Slovenia, Malta, Cộng hòa Síp, Estonia, Latvia, Litva, Slovakia, Croatia) và trong 6 nước và lãnh thổ không thuộc Liên minh châu Âu.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1999 tỷ lệ hối đoái giữa Euro và các đơn vị tiền tệ quốc gia được quy định không thể thay đổi và Euro trở thành tiền tệ chính thức. Việc phát hành đồng Euro rộng rãi đến người tiêu dùng bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2002.
Tiền giấy Euro giống nhau hoàn toàn trong tất cả các quốc gia. Tiền giấy Euro có mệnh giá 5 Euro, 10 Euro, 50 Euro, 100 Euro, 200 Euro và 500 Euro. Mặt trước có hình của một cửa sổ hay phần trước của một cánh cửa, mặt sau là một chiếc cầu. Tháng 7 năm 2017, được sự chấp thuận của Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Đức chính thức phát hành đồng hiện kim bằng giấy với mệnh giá là 0 euro (giá bán là 2,5 euro) đáp ứng nhu cầu của những người có sở thích sưu tập tiền tệ. Một mặt in chân dung nhà thần học Martin Luther ở bên phải, cùng căn phòng làm việc của ông tại Lâu đài Wartburg; mặt còn lại gồm tổ hợp hình ảnh quy tụ các kiến trúc tiêu biểu thuộc Liên minh châu Âu, bên góc phải là bức tranh nàng Mona Lisa.
Các đồng tiền kim loại euro cùng một mệnh giá giống nhau ở mặt trước, nhưng có trang trí khác nhau ở mặt sau, đặc trưng cho từng quốc gia phát hành.
Euro có thể được phát âm như "iu-rô" hoặc "ơ-rô", "oi-rô", "u-rô" tùy từng nơi ở châu Âu và thế giới. Tại Việt Nam, người ta thường phát âm là "ơ-rô".
Euro là tiền tệ thống nhất trong châu Âu có nguồn gốc từ thời kỳ đầu tiên của Liên minh châu Âu và trong lịch sử kinh tế toàn cầu. Một mặt việc hòa nhập kinh tế thông qua liên minh thuế quan 1968 đã có những bước tiến dài, mặt khác sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods dẫn đến việc tỷ giá hối đoái dao động mạnh mà theo như cách nhìn của giới chính trị thì đã cản trở thương mại. Năm 1970 lần đầu tiên ý tưởng về một liên minh tiền tệ châu Âu được cụ thể hóa. Trong cái gọi là kế hoạch Werner, Thủ tướng Luxembourg, Pierre Werner, đã cùng nhiều chuyên gia soạn thảo một Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu với tiền tệ thống nhất. Dự tính với mục đích thành lập liên minh này cho đến năm 1980 đã thất bại mà một trong những nguyên nhân là sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods. Thay vào đó Liên minh Tỷ giá hối đoái châu Âu được thành lập vào năm 1972 và sau đó là Hệ thống Tiền tệ châu Âu vào năm 1979. Hệ thống tiền tệ châu Âu có nhiệm vụ ngăn cản việc các tiền tệ quốc gia dao động quá mạnh. Đơn vị Tiền tệ châu Âu (tiếng Anh: "European Currency Unit – ECU"), một đơn vị thanh toán, ra đời vì mục đích này và có thể xem như là tiền thân của đồng Euro. Năm 1988 một ủy ban xem xét về liên minh kinh tế và tiền tệ dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jacques Delors, đã soạn thảo cái gọi là báo cáo Delors, dự định thành lập Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu qua 3 bước.
Bước đầu tiên bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 năm 1990, việc lưu chuyển vốn được tự do hóa giữa các nước trong Liên minh châu Âu. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1994 bước thứ hai bắt đầu: Viện Tiền tệ châu Âu, tiền thân của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), được thành lập và tình trạng ngân sách quốc gia của các nước thành viên bắt đầu được xem xét. Ngoài ra, vào ngày 16 tháng 12 năm 1995 Hội đồng châu Âu tại Madrid (Tây Ban Nha) đã quyết định tên của loại tiền tệ mới: "Euro". Trước ngày này đã có nhiều tên khác được thảo luận: các "ứng cử viên" quan trọng nhất bao gồm "Franc châu Âu", "Krone châu Âu" và "Gulden châu Âu". Việc sử dụng tên một loại tiền tệ quen thuộc là nhằm vào mục đích phát ra tín hiệu của sự liên tục và củng cố niềm tin tưởng của quần chúng vào loại tiền tệ mới này, ngoài ra một vài thành viên cũng có thể tiếp tục giữ được tên tiền tệ của nước mình. Pháp thích "Ecu", tên của loại tiền tệ thanh toán cũ. Thế nhưng tất cả các đề nghị này đều thất bại vì một vài nước dè dặt. Để đối phó với tình thế này, tên "Euro" được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức, Theodor Waigel, đề nghị.
Ngày 13 tháng 12 năm 1996 các bộ trưởng Bộ Tài chính của EU đi đến thỏa thuận về Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng nhằm bảo đảm các nước thành viên giữ kỷ luật về ngân sách và qua đó bảo đảm giá trị của tiền tệ chung. Bước thứ ba của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu bắt đầu có hiệu lực cùng với cuộc họp của Hội đồng châu Âu từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 3 tháng 5 năm 1998, xác định 11 quốc gia thành viên của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ theo các tiêu chuẩn hội tụ được quy định trước. Ngày 19 tháng 6 năm 2000 Hội đồng châu Âu đi đến "nhận định là Hy Lạp đã đạt hội tụ bền vững ở mức độ cao và trên cơ sở này thỏa mãn các yêu cầu cần thiết để đưa tiền tệ chung vào sử dụng". Vì thế vào ngày 1 tháng 1 năm 2001 Hy Lạp gia nhập vào Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1999 tỷ lệ hối đoái giữa Euro và các đơn vị tiền tệ quốc gia được quy định không thể thay đổi và Euro trở thành tiền tệ chính thức. Ngay ngày hôm sau, ngày 2 tháng 1, các thị trường chứng khoán tại Milano (Ý), Paris (Pháp) và Frankfurt am Main (Đức) đã định giá tất cả các chứng khoán bằng Euro. Một thay đổi khác có liên quan với thời điểm đưa đồng Euro vào sử dụng là việc thay thế cách ghi giá cho ngoại tệ. Trước ngày đã định, việc ghi theo giá (1 USD = xxx DEM) là hình thức thông dụng. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1999, trong mua bán ngoại tệ tại các nước thành viên, giá trị của ngoại tệ được ghi theo lượng (1 EUR = xxx USD). Thêm vào đó, từ ngày 1 tháng 1 năm 1999 có thể chuyển khoản bằng Euro (Tại Hy Lạp từ ngày 1 tháng 1 năm 2001). Các tài khoản và sổ tiết kiệm được phép ghi bằng Euro và tiền cũ. Cổ phiếu và các chứng khoán khác chỉ còn được phép mua bán bằng Euro. Việc phát hành đồng Euro đến người tiêu dùng bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2002.
Trong một thời gian chuyển tiếp nhất định tùy thuộc vào từng quốc gia, kéo dài hoặc là đến hết tháng 2 năm 2002 hay đến hết tháng 6 năm 2002, đồng Euro và tiền quốc gia cũ tồn tại song song như là tiền tệ chính thức. Thời gian sau này các tiền quốc gia cũ không còn là tiền tệ chính thức nữa nhưng vẫn có thể được đổi lấy đồng Euro tại các ngân hàng quốc gia của các nước, tùy theo quy định của từng nước. Từ ngày 28 tháng 2 năm 2002 tại Đức quyền đổi đồng Mark Đức sang Euro không tốn lệ phí tại các ngân hàng trung ương tiểu bang là một điều được pháp luật quy định. Khác với một số nước thành viên khác, yêu cầu này tại Đức không có thời hạn. Mặc dầu có cơ chế đổi tiền không tốn lệ phí và đơn giản, trong tháng 5 năm 2005 vẫn còn lưu hành 3,72 tỉ Euro tiền kim loại Mark Đức. Tổng giá trị của tiền giấy chưa đổi thành tiền Euro ở vào khoảng 3,94 tỉ Euro. Theo nhận xét của Ngân hàng Liên bang Đức phần lớn số tiền này là tiền đã bị tiêu hủy hay đánh mất.
Ngoài 18 quốc gia trong Khu vực Liên minh châu Âu đã lưu hành và sử dụng chính thức đồng Euro, một số quốc gia khác đã tham gia vào Liên minh tiền tệ với thành viên trong khu vực và sử dụng đồng Euro như tiền tệ chính thức. Bên cạnh các thành viên chính thức, một số quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định chọn Euro làm tiền tệ chuẩn (không có quyết định của EU). Thêm vào đó, nhiều quốc gia khác bắt đầu coi đồng Euro là một ngoại tệ quan trọng, thay chỗ cho đồng Đô la Mỹ.
Các thành viên EU như Đan Mạch, Estonia, Latvia, Litva, Malta, và Síp cam kết giữ tỷ giá tiền tệ của mình đối với đồng Euro trong khoảng dao động cho phép của Cơ chế Tỷ giá hối đoái II (ERM II). Các quốc gia Anh, Đan Mạch, Thụy Điển đã quyết định không dùng đồng Euro và vẫn giữ tiền tệ chính thức của quốc gia.
Các quốc gia Ba Lan, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Slovakia, và Síp gia nhập EU năm 2004 chỉ có thể gia nhập vào Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu sau khi thỏa mãn được các điều kiện hội tụ (qua 2 năm là thành viên của Cơ chế Tỷ giá hối đoái II và các điều kiện khác).
Các nước mới gia nhập EU vào ngày 1 tháng 1 năm 2007, Bulgaria, Romania có kế hoạch gia nhập Khu vực đồng Euro lần lượt vào các năm 2010 và 2011.
Khi đưa đồng Euro vào lưu hành người ta hy vọng là thương mại và cộng tác kinh tế giữa các thành viên trong vùng Euro sẽ vững mạnh thêm vì các rủi ro về tỷ giá hối đoái và kèm theo đó là việc bảo hộ tiền tệ (tiếng Anh: "currency hedging") của các doanh nghiệp châu Âu sẽ không còn tồn tại nữa. Người ta cũng đoán rằng việc này sẽ mang lại lợi thế cho người dân trong vùng Euro vì trong quá khứ thương mại là một trong những nguồn chính của tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó người ta cũng tin rằng giá cả của sản phẩm và dịch vụ sẽ không còn chênh lệch nhau nhiều nữa. Điều này dẫn đến cạnh tranh mạnh hơn giữa các doanh nghiệp và vì thế sẽ làm giảm lạm phát và tăng sức mua của người tiêu thụ.
Một số nhà kinh tế học bày tỏ lo ngại về những nguy hiểm của một đồng tiền tệ chung cho một vùng kinh tế không đồng nhất và rộng lớn như vùng Euro. Đặc biệt là khi các nền kinh tế phát triển không đồng bộ sẽ tạo khó khăn cho một chính sách tiền tệ thích ứng. Về mặt chính trị vẫn còn câu hỏi là liệu Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ủy ban châu Âu có khả năng kiềm chế các nước thành viên giữ kỷ luật trong ngân sách quốc gia hay không. Trên thực tế, thời gian vừa qua dường như đã xác thực nỗi lo ngại này, ít nhất là trong trường hợp của nước Đức: Từ khi đưa đồng Euro vào lưu hành nước Đức chưa có năm nào đạt được điều kiện về thâm hụt ngân sách quốc gia (không được vượt quá 3% tổng sản phẩm quốc nội). Cho tới nay, các biện pháp trừng phạt thật ra là đã được quy định trước trong Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng đã không được Hội đồng các bộ trưởng Bộ Tài chính châu Âu áp dụng.
Nhiều người tiêu dùng nhận định là hàng hóa và dịch vụ đã tăng giá khi đồng Euro được đưa vào sử dụng. Tại Đức, một nguyên nhân là do một số nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ đã cố tình không dùng tỷ giá chính xác giữa đồng Mark Đức và Euro khi tính toán chuyển đổi và một phần khác, giá được nâng lên một ít trước khi đưa đồng Euro vào sử dụng để sau đó là thông qua tính toán tỷ giá chuyển đổi có thể "làm tròn số" giá bán. Tuy nhiên, theo như các thống kê chính thức thì giá tăng không đáng kể: Theo Statistik Austria ("Tổng cục Thống kê Liên bang Áo"), dựa trên chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ lạm phát tăng trung bình ở Áo là 2,45% trong vòng 12 năm, từ 1987 đến 1998, trong khi đó tỷ lệ lạm phát trung bình giảm xuống còn 1,84% sau khi đưa đồng Euro vào lưu hành. Tại Đức, lạm phát trung bình đã giảm từ 2,60% (trước khi đưa đồng Euro vào sử dụng) xuống còn 1,29% sau đó.
Có nhiều lý thuyết giải thích sự khác nhau giữa lạm phát đã giảm theo tính toán thống kê và cảm nhận tăng lạm phát chủ quan. Thí dụ như người ta đã chỉ ra rằng các mặt hàng được mua hằng ngày như thực phẩm thật sự là đã tăng giá quá mức trung bình trong khi các mặt hàng khác trong giỏ hàng hóa thí dụ như các mặt hàng điện dân dụng tuy là được giảm giá nhưng sự giảm giá này không được cảm nhận vì các mặt hàng này hiếm được mua hơn.
Theo một bản nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương châu Âu tỷ lệ của đồng Euro trong dự trữ ngoại tệ trên toàn cầu tăng từ 13% trong năm 2001 lên 16,4% trong năm 2002 và đến 18,7% trong năm 2003, cũng trong cùng thời gian này tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ giảm từ 68,3% (2001) xuống 67,5% (2002) và trong năm 2003 còn 64,5%. Nói chung người ta tin rằng tầm quan trọng của đồng Đô la Mỹ như là tiền tệ dự trữ thế giới sẽ tiếp tục giảm và đồng Euro sẽ ngày càng quan trọng hơn trong chức năng này. Tầm quan trọng ngày càng tăng của đồng Euro cũng thể hiện qua một khía cạnh khác: Trong năm 1999 21,7% tất cả các giấy nợ quốc tế được tính bằng Euro, trong năm 2001 là 27,4% và trong năm 2003 đã là 33%. Năm 2004 đồng Đô la Mỹ đã chấm dứt vai trò là tiền tệ quan trọng nhất cho các loại trái phiếu và công trái với lãi suất cố định và lãi suất thả nổi (tiếng Anh: "Floating Rate Notes"): Trong cuối tháng 9 năm 2004 có trên 12.000 tỷ đô la trái phiếu và công trái quốc tế lưu hành trên toàn thế giới. Trong đó có 5.400 tỉ là đồng Euro, 4.800 tỉ là đồng Đô la Mỹ, 880 tỷ đồng Bảng Anh, 500 tỉ tiền Yen và 200 tỉ là đồng Franc Thụy Sĩ. Tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ trong tổng số tiền gửi tại các tài khoản của các quốc gia OPEC giảm từ 75% trong mùa hè 2001 xuống còn 61,5% trong mùa hè 2004. Tỷ lệ tiền Euro tăng trong cùng khoảng thời gian từ 12% lên 20%. Trong năm 2003 tỷ lệ mua bán Euro trên các thị trường ngoại tệ là 25% so với 50% của đồng Đô la Mỹ và 10% cho hai loại tiền Bảng Anh và Yen Nhật. Đồng Euro vì vậy là tiền tệ quan trọng đứng thứ nhì hiện thời.
Tỷ giá hối đoái của các tiền tệ chính thức của các quốc gia là thành viên của liên minh tiền tệ được quy định vào ngày 31 tháng 12 năm 1998 dựa trên cơ sở giá trị tính chuyển đổi của đồng ECU (European Currency Unit). Vì thế mà đồng Euro bắt đầu tồn tại như là tiền để thanh toán trong kế toán (chưa có tiền mặt): đồng Euro về mặt hình thức trở thành tiền tệ của các nước thành viên, các tiền tệ quốc gia có địa vị là một đơn vị dưới Euro và có tỷ giá cố định không đổi. Tỷ giá này được quy định bao gồm có sáu con số để giữ cho các sai sót làm tròn ít đi. Một đồng Euro tương ứng với:
Sau khi đồng Euro được sử dụng như là tiền dùng để thanh toán trong kế toán, các tiền tệ là thành viên chỉ được phép tính chuyển đổi với nhau thông qua đồng Euro, tức là trước tiên phải tính chuyển từ tiền tệ khởi điểm sang Euro và sau đấy từ Euro sang tiền tệ muốn chuyển đổi. Cho phép làm tròn số bắt đầu từ ba số sau dấu phẩy ở tiến Euro và tiền muốn chuyển đổi. Phương pháp này là quy định bắt buộc của Ủy ban châu Âu nhằm tránh các sai sót trong lúc làm tròn số có thể xuất hiện khi tính toán chuyển đổi trực tiếp.
Có nhiều ý kiến khác nhau về tầm quan trọng kinh tế của một đồng Euro mạnh. Một mặt các nguyên liệu đa phần vẫn tiếp tục được mua bán bằng đồng Đô la Mỹ, vì thế mà một đồng Euro mạnh có tác dụng làm giảm giá các nguyên liệu. Mặt khác, giá đồng Euro cao sẽ làm cho xuất khẩu từ vùng Euro trở nên đắt và vì thế một đồng Euro có giá cao sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế yếu đi trong một chừng mực nhất định. Vì vùng Euro rộng lớn nên tỷ giá hối đoái và các rủi ro về tỷ giá hối đoái do các tiền tệ dao động gây nên không còn có tầm quan trọng như trong thời kỳ còn các tiền tệ quốc gia nữa.
Việc đồng Euro liên tục bị xuống giá cho đến năm 2002 có thể là do đồng Euro không tồn tại trên thực tế như là tiền mặt, vì thế mà trong thời gian đầu đồng Euro đã bị đánh giá thấp hơn giá trị thực dựa trên những số liệu cơ bản. Các vấn đề về kinh tế trong Cộng đồng châu Âu đã đẩy mạnh thêm xu hướng này và làm cho việc đầu tư trong châu Âu không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nữa. Thật ra thì các triển vọng về kinh tế của châu Âu đã không tốt đẹp hơn từ thời điểm đó nhưng ngay sau khi tiền mặt được đưa vào lưu hành thì đồng Euro mà cho tới lúc đó là bị đánh giá dưới trị giá thật bắt đầu được đánh giá cao hơn. Có 3 nguyên nhân có thể giải thích cho điều này:
Ký hiệu quốc tế bao gồm ba mẫu tự của đồng Euro (mã tiền tệ ISO) là EUR. Ký hiệu này là một trường hợp đặc biệt trong mã tiền tệ ISO vì nhiều lý do:Thông thường thì chữ cái đầu tiên của ký hiệu cho một loại tiền tệ được sử dụng trong khuôn khổ của một liên minh tiền tệ là chữ X. Vì thế ký hiệu nếu như theo như tiêu chuẩn phải là XEU. Nếu như chữ đầu tiên không phải là X thì hai mẫu tự đầu tiên là mã quốc gia theo ISO 3166. Ký hiệu EU dành cho Liên minh châu Âu cũng được định nghĩa trong tiêu chuẩn này nhưng thật ra là trường hợp đặc biệt vì Liên minh châu Âu không phải là một quốc gia có chủ quyền. Chữ cái cuối cùng của mã tiền tệ thường là chữ cái đầu tiên của tiền tệ. Không có ký hiệu chính thức và cũng không có cách viết tắt chính thức cho Cent (xu) của Euro.
Dấu hiệu Euro được Ủy ban châu Âu đưa vào sử dụng như là ký hiệu của đồng tiền tệ cộng đồng châu Âu vào năm 1997. Ký hiệu này dựa trên cơ sở của phác thảo nghiên cứu năm 1974 của người trưởng đồ họa của Cộng đồng châu Âu, Arthur Eisenmenger. Ký hiệu này là một chữ E tròn và lớn có hai vạch nằm ngang €. Ký hiệu này gợi nhớ đến chữ epsilon của Hy Lạp và vì vậy là gợi nhớ đến châu Âu thời cổ điển. Hai vạch ngang tượng trưng cho sự bền vững của Euro và của vùng kinh tế châu Âu.
Các đồng tiền kim loại Euro có mặt trước hoàn toàn giống nhau trong tất cả các nước nhưng mặt sau là hình ảnh của từng quốc gia. Thế nhưng vẫn có thể trả bằng tiền kim loại trong khắp liên minh tiền tệ. Một euro được chia thành 100 cent, tại Hy Lạp thay vì cent người ta dùng "lepto" (số ít) hay "lepta" (số nhiều) trên các đồng tiền kim loại của Hy Lạp.
Tiền giấy Euro giống nhau hoàn toàn trong tất cả các nước. Tiền giấy Euro có mệnh giá 5 Euro, 10 Euro, 50 Euro, 100 Euro, 200 Euro và 500 Euro. Mặt trước có hình của một cửa sổ hay phần trước của một cánh cửa, mặt sau là một chiếc cầu. Đây không phải là hình ảnh của các công trình xây dựng có thật mà chỉ là đặc điểm của từng thời kỳ kiến trúc. Tiền giấy Euro do người Áo Robert Kalina tạo mẫu sau một cuộc thi đua trong toàn EU. Tiền giấy Euro có thể được theo dõi trên toàn thế giới qua dự án Eurobilltracker.
Tên chính thức của tiền tệ là "euro" và "cent" (bằng 1/100 một euro). Tên này được dùng trong đa số các ngôn ngữ ở khu vực đồng euro.
|
3739 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3739 | Land der Berge, Land am Strome | Land der Berge, Land am Strome (tạm dịch: "Đất trên núi, đất trên sông") là quốc ca của nước Áo. Tác giả của bài này là Wolfgang Amadeus Mozart.
|
3740 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3740 | Sankt Pölten | Sankt Pölten (; Phương ngữ Trung Bayern: "St. Pödn"), chủ yếu được viết tắt với tên chính thức St. Pölten, [3] là thủ đô và thành phố lớn nhất của Bang Hạ Áo ở Đông Bắc Áo, với 55.538 dân vào ngày 1 tháng 1 năm 2020. St. Pölten là một thành phố có quy chế riêng (hay Statutarstadt) và do đó nó vừa là một đô thị vừa là một quận trong Mostviertel.
Thành phố nằm trên sông Traisen và nằm ở phía bắc của dãy Alps và phía nam Wachau. Nó là một phần của Mostviertel, khu vực phía tây nam của Hạ Áo.
St Pölten được chia thành các huyện sau đây: Altmannsdorf, Dörfl at Ochsenburg, Eggendorf, Ganzendorf, Hafing, Harland, Hart, Kreisberg, Matzersdorf, Mühlgang, Nadelbach, Oberradlberg, Oberwagram, Oberzwischenbrunn, Oberzwischenbrunn, Ochsendorf, Ratagdorf, Ratagsen, Pelsdorfnburg at the Traisen, Reitzersdorf, Schwadorf, Spratzern, St Georgen trên Steinfelde, St Pölten, Stattersdorf, Steinfeld, Teufelhof, Unterradlberg, Unterwagram, Unterzwischenbrunn, Viehofen, Völtendzeorf, Waitzendorf, Wasserberg, Wasserburg, Wasserburg và Zwerndorf.
Nhà ga chính của thành phố St. Pölten Hauptbahnhof nằm ngay trên tuyến đường sắt miền Tây của ÖBB và cũng là ga cuối của tuyến đường sắt Leobersdorfer, Mariazellerbahn, tuyến đường sắt vùng đến Tulln và tuyến đường sắt vùng đến Krems. Nó nằm ở giao lộ của Đường cao tốc miền Tây A1 và Đường cao tốc Kremser S33 và được cắt ngang bởi Đường Vienna B1. St Pölten là giao lộ của các tuyến xe buýt Wieselbus kết nối thủ đô và các vùng của Hạ Áo.
Từ năm 1911 đến năm 1976, một tuyến xe điện hoạt động ở St Pölten. Ngày nay, một mạng lưới gồm 11 tuyến xe buýt hoạt động đều đặn trong thành phố. Mỗi mùa hè, một chuyến tàu du lịch miễn phí ở trung tâm thành phố kết nối các khu vực cổ kính của thành phố với khu hành chính.
Phần cổ nhất của thành phố được xây dựng trên địa điểm của thành phố Aelium Cetium thời La Mã cổ đại, tồn tại từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ IV. Vào năm 799, nó được gọi là Treisma. St Pölten đã trở thành thị trấn vào năm 1050 và chính thức trở thành thành phố vào năm 1169. Cho đến năm 1494, St Pölten là một phần của giáo phận Passau và sau đó trở thành lãnh thổ thuộc nhà nước. Một tu viện dòng Benedict được thành lập vào năm 771. Năm 1081, nơi đây đã tổ chức "Chorherren" của Augustinô và vào năm 1784, Kollegiatsstift của họ đóng cửa. Kể từ năm 1785, tòa nhà này là nơi tổ chức nhà thờ St Pölten. Thành phố đã thay thế Vienna làm thủ phủ Hạ Áo theo nghị quyết của Nghị viện Hạ Áo vào ngày 10 tháng 7 năm 1986. Chính quyền Hạ Áo đã được đặt tại St Pölten từ năm 1997.
Tên St Pölten có nguồn gốc từ Hippôlytô thành Roma. Thành phố được đổi tên thành Sankt Hippolyt, sau đó là St Polyt và cuối cùng là St Pölten.
Hội đồng thành phố bao gồm 42 thành viên và kể từ cuộc bầu cử thành phố vào năm 2016, Hội đồng thành phố bao gồm các đảng sau:
Nghị viện của thành phố bao gồm 11 thành viên:
Vào ngày 9 tháng 7 năm 2004, hội đồng thành phố đã bầu ra cựu thượng nghị sĩ phụ trách văn hóa Mag. Matthias Stadler (SPÖ) với tư cách là thị trưởng mới của St Pölten. Phó thị trưởng thứ nhất là Susanne Kysela (SPÖ); Phó thị trưởng thứ hai là Johannes Sassmann (ÖVP).
Kí hiệu của huy hiệu có màu bạc và màu xanh da trời; ở bên phải là vạch đỏ, bên trái là hình con sói chồm lên màu bạc.
Cờ của thành phố có màu đỏ và vàng. Con dấu của thành phố có quốc huy được bao quanh bởi dòng chữ Landeshauptstadt St. Pölten. Con dấu của thẩm phán cũng có quốc huy của thành phố với dòng chữ Magistrat der Stadt St. Pölten.
Tính đến ngày 15 tháng 5 năm 2001, 40.041 người làm việc trong 2.711 công ty trong thành phố. 23 công ty trong số đó là các doanh nghiệp quy mô lớn với hơn 200 nhân viên.
Một số công ty truyền thông có trụ sở tại St Pölten có "@cetera", một tạp chí văn học-văn hóa; "City-Flyer", một tạp chí trực tuyến mô tả những nét văn hóa của thành phố được xuất bản hàng tháng; "Campus Radio", một đài phát thanh của Đại học Khoa học Ứng dụng; "HiT FM", một đài phát thanh phát sóng ở Hạ Áo; "LetHereBeRock", một tạp chí trực tuyến dành cho giới trẻ về nền nhạc rock; NÖN, một tờ báo ở Hạ Áo; Tập đoàn Phát thanh truyền hình Áo chi nhánh Hạ Áo và kênh truyền hình địa phương "P3tv".
Các công ty lớn nhất có trụ sở tại St Pölten là nhà sản xuất đồ nội thất Leiner, nhà sản xuất giấy Salzer và tập đoàn kỹ thuật thuộc sở hữu của gia tộc Voith.
Bạn có thể bơi tại Aquacity (hồ bơi trong nhà]), hồ bơi ngoài trời St. Pölten và Hồ Ratzersdorf (một hồ tắm nơi có bãi tắm khỏa thân, bóng chuyền bãi biển và Golf mini). Để rèn luyện sức khỏe có " City-Treff - Pueblo ", " Lifeline ", " Reebok " và " Seepark ". Ngoài ra, thành phố có:
St Pölten có cơ sở chính của trường thể thao bang Hạ Áo.
Hàng năm, vào tuần thứ ba của tháng Năm, giải đấu của ATP diễn ra ở St Pölten. St Pölten có nhiều sân vận động quần vợt địa phương như Arena im Aufeld, trung tâm quần vợt Allround, các sân tennis của hiệp hội thể thao trên băng địa phương 1872, các sân ở St. Georgen, các sân ở Ratzersdorfer Pond, các sân ở trường thể thao bang Hạ Áo và các sân của công viên giải trí Megafun.
St Pölten kết nghĩa với các thành phố sau:
|
3743 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3743 | Graz | Graz (; tiếng Slovene: "Gradec", tiếng Séc: "Štýrský Hradec") là thành phố thủ phủ của bang Steiermark và là thành phố lớn thứ hai tại Áo chỉ sau Viên. Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2019, Graz có dân số là 328.276 người (trong đó có 292.269 người có hộ khẩu). Năm 2015, dân số khu đại đô thị Graz là 633.168 người. Graz có một truyền thống lâu đời như một trung tâm giáo dục đại học. Tại đây có bốn trường cao đẳng và bốn trường đại học với tổng số sinh viên là 60.000 người. Trung tâm lịch sử của nó ("Altstadt") là một trong những trung tâm thành phố được bảo tồn tốt nhất ở Trung Âu.
Về chính trị và văn hóa, Graz trong nhiều thế kỷ là một trung tâm quan trọng với người Slovene và Croatia
hơn cả hai thủ đô Ljubljana của Slovenia và Zagreb của Croatia ngày nay. Năm 1999, trung tâm lịch sử của thành phố đã được UNESCO thêm vào danh sách Di sản thế giới, và trong năm 2010 nó đã được mở rộng để bao gồm cả Cung điện Eggenberg nằm ở rìa phía tây thành phố. Thành phố này được trao danh hiệu Thủ đô Văn hóa châu Âu vào năm 2003 và trở thành Thành phố Ẩm thực vào năm 2008.
Tên của thành phố, trước đây được đánh vần là Gratz, rất có thể bắt nguồn từ "gradec" trong tiếng Slav có nghĩa là "lâu đài nhỏ". Một số cuộc khai quật khảo cổ đã tìm thấy sự hiện diện của một lâu đài nhỏ của người dân Slav, theo thời gian đã trở thành một pháo đài được bảo vệ nghiêm ngặt. Trong tiếng Slovenia và Croatia, "gradec" có nghĩa là "lâu đài nhỏ" tạo thành một tên gọi trìu mến chuyển hóa của ngôn ngữ Slav Tây-Nam nguyên thủy là "gradьcъ" hay "gardiku" ban đầu biểu thị "thị trấn nhỏ, khu định cư". Do đó, cái tên này tuân theo kiểu mẫu Slav Nam chung để đặt tên các khu định cư là "grad". Tên tiếng Đức "Graz" xuất hiện đầu tiên trong ghi chép vào năm 1128.
Graz nằm ở hai bên sông Mur ở đông nam nước Áo. Nó cách Viên (Wien) khoảng 200 km (120 dặm) về phía tây nam. Vùng đô thị lớn gần nhất là Maribor (Marburg) ở Slovenia, cách đó khoảng 50 km (31 dặm) về phía nam. Graz là thủ phủ của bang và là thành phố lớn nhất ở Steiermark, một khu vực nhiều cây xanh và nhiều rừng rậm ở rìa phía đông của dãy Alps.
Các thị trấn và làng mạc giáp ranh với Graz:
Graz được chia thành 17 quận ("Stadtbezirke"):
Khu định cư lâu đời nhất ở thành phố Graz hiện đại có từ thời kỳ đồ đồng. Tuy nhiên, nó không tồn tại liên tục đến trước thời Trung cổ.
Trong suốt thế kỷ 12, các công tước dưới sự cai trị của nhà Babenberg đã biến thị trấn trở thành một trung tâm thương mại quan trọng. Sau đó, Graz nằm dưới sự cai trị của nhà Habsburg và vào năm 1281, được vua Rudolph I trao đặc quyền.
Vào thế kỷ 14, Graz trở thành thành phố cư trú của nhánh Habsburg Nội Áo. Hoàng tộc sống trong lâu đài Schlossberg và từ đó cai trị Steiermark, Carinthia, hầu hết Slovenia ngày nay và một số vùng của Ý (Carniola, Gorizia và Gradisca, Trieste).
Vào thế kỷ 16, thiết kế và quy hoạch của thành phố chủ yếu do các kiến trúc sư và nghệ sĩ thời Phục hưng Ý kiểm soát. Một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất đại diện cho phong cách này là Landhaus, được thiết kế bởi Domenico dell'Allio và được các nhà cai trị địa phương sử dụng làm trụ sở chính phủ.
Đại học Graz được thành lập bởi Đại Công tước Karl II vào năm 1585, đây là trường đại học lâu đời nhất của thành phố. Trong phần lớn thời gian tồn tại, nó được kiểm soát bởi Giáo hội Công giáo và bị đóng cửa vào năm 1782 bởi Joseph II trong một nỗ lực nhằm giành quyền kiểm soát của nhà nước đối với các cơ sở giáo dục. Joseph II đã biến nó thành một "lyceum" nơi các công chức và nhân viên y tế được đào tạo. Năm 1827, nó được Hoàng đế Franz I tái thành lập thành một trường đại học và được đặt tên là "Karl-Franzens Universität" hoặc "Đại học Charles-Francis" trong tiếng Anh. Hơn 30.000 sinh viên hiện đang theo học tại trường đại học này.
Nhà thiên văn học Johannes Kepler đã sống ở Graz trong một thời gian ngắn. Ông từng là giáo viên toán và là giáo sư toán tại Đại học Graz nhưng vẫn dành thời gian để nghiên cứu thiên văn. Ông rời Graz đến Praha khi tín đồ Luther bị cấm đến thành phố.
Ludwig Boltzmann là Giáo sư Vật lý Toán từ năm 1869 đến năm 1890. Trong thời gian đó, Nikola Tesla theo học ngành kỹ thuật điện tại Đại học Bách khoa vào năm 1875. Người đoạt giải Nobel Otto Loewi giảng dạy tại Đại học Graz từ năm 1909 đến năm 1938. Ivo Andric, người giải Nobel Văn học năm 1961 lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Graz. Erwin Schrödinger là hiệu trưởng của Đại học Graz một thời gian ngắn vào năm 1936.
Graz nằm ở trung tâm của Bundesland (bang) Steiermark ngày nay hay "Steiermark" trong tiếng Đức. "Mark" là một từ tiếng Đức cổ để chỉ một vùng đất rộng lớn được sử dụng làm biên giới phòng thủ, trong đó, tầng lớp nông dân được dạy cách tổ chức và chiến đấu trong trường hợp bị xâm lược. Với vị trí chiến lược ở đầu thung lũng Mur rộng mở và màu mỡ, Graz trong lịch sử là mục tiêu của những kẻ xâm lược như người Hungary dưới thời Mátyás Corvin vào năm 1481 và người Ottoman vào năm 1529 và 1532. Ngoài Lâu đài Riegersburg, Schlossberg là pháo đài duy nhất trong khu vực chưa từng rơi vào tay Ottoman. Graz là nơi có kho vũ khí cấp tỉnh của khu vực, đây là bộ sưu tập hiện vật lịch sử lớn nhất thế giới về vũ khí cuối thời Trung cổ và Phục hưng. Nó đã được bảo tồn từ năm 1551 và trưng bày hơn 30.000 hiện vật.
Từ đầu thế kỷ 15, Graz là nơi ở của nhánh nhỏ hơn của nhà Habsburg, người kế vị ngai vàng vào năm 1619 dưới thời Hoàng đế Ferdinand II, người đã dời đô đến Viên. Các công sự mới được xây dựng ở Schlossberg vào cuối thế kỷ 16. Quân đội của Napoléon đã chiếm giữ Graz vào năm 1797. Năm 1809, thành phố này phải chịu một cuộc tấn công khác của quân đội Pháp. Trong cuộc tấn công này, sĩ quan chỉ huy trong pháo đài được lệnh bảo vệ nó với khoảng 900 người chống lại đội quân khoảng 3.000 người của Napoléon. Ông đã bảo vệ thành công Schlossberg trước tám cuộc tấn công nhưng họ buộc phải bỏ cuộc sau khi "Grande Armée" chiếm đóng Viên và Hoàng đế ra lệnh đầu hàng. Sau khi bị quân Napoléon đánh bại Áo trong trận Wagram vào năm 1809, các công sự bị phá hủy bằng chất nổ theo quy định trong Hòa ước Schönbrunn cùng năm. Tháp chuông (Glockenturm) và tháp đồng hồ (Uhrturm) là điểm thu hút khách du lịch hàng đầu và là biểu tượng của Graz đã được miễn việc phá hủy sau khi người dân Graz trả tiền chuộc để giữ lại.
Đại Công tước Karl II của Nội Áo đã đốt 20.000 cuốn sách Tin lành tại quảng trường mà bây giờ là bệnh viện tâm thần và đã thành công trong việc trả lại Steiermark cho Tòa Thánh. Đại Công tước Franz Ferdinand sinh ra ở Graz, nơi mà ngày nay là Stadtmuseum (bảo tàng thành phố).
Các số liệu dân số gần đây không đưa ra bức tranh toàn cảnh vì chỉ những người có tình trạng cư trú chính được tính còn những người có tình trạng cư trú thứ cấp thì không. Hầu hết những người có tình trạng cư trú thứ cấp ở Graz là sinh viên. Vào cuối năm 2016, có 33.473 người có tình trạng cư trú thứ cấp ở Graz.
Khí hậu đại dương là kiểu khí hậu trong thành phố [16] nhưng do đẳng nhiệt 0 °C, điều này cũng xảy ra ở khí hậu lục địa ẩm có trụ sở trong hệ thống Köppen (đường biên giới Cfb / Dfb). Bản thân Wladimir Köppen đã có mặt tại thị trấn và thực hiện các nghiên cứu để xem khí hậu trong quá khứ ảnh hưởng như thế nào đến lý thuyết Trôi dạt lục địa. [17] Do vị trí của nó ở phía đông nam của dãy Alps, Graz được che chắn khỏi những cơn gió tây mang các khối khí từ Bắc Đại Tây Dương đến tây bắc và trung Âu. Do đó, thời tiết ở Graz chịu ảnh hưởng của Địa Trung Hải và nó có nhiều giờ nắng mỗi năm hơn Viên hoặc Salzburg và cũng ít gió hoặc mưa hơn. Graz nằm trong một lưu vực chỉ mở về phía nam, khiến khí hậu ấm hơn so với dự kiến ở vĩ độ đó. [18] Cây cối ở Graz thường mọc hướng về phía nam.
Về mặt chính trị, văn hóa, khoa học và tôn giáo, Graz là một trung tâm quan trọng đối của người Slovene, đặc biệt là từ khi thành lập Đại học Graz năm 1586 cho đến khi thành lập Đại học Ljubljana năm 1919. Năm 1574, cuốn sách Công giáo tiếng Slovene đầu tiên [sl] xuất bản tại Graz, và năm 1592, Hieronymus Megiser xuất bản tại Graz cuốn sách "Dictionarium quatuor linguarum", cuốn từ điển đa ngôn ngữ đầu tiên bằng tiếng Slovene.
Người Slovene ở Steiermark không coi Graz là một thành phố của người Đức mà là của họ, là nơi để học tập khi sống tại nhà người thân và để thực hiện tham vọng nghề nghiệp của mình. Các hiệp hội sinh viên ở Graz là một phần của người Slovene và các sinh viên Slovene ở Graz có ý thức về quốc gia hơn các nhóm sinh viên từ các dân tộc khác. Điều này dẫn đến những nỗ lực chống người Slovene quyết liệt của những người theo chủ nghĩa dân tộc Đức ở Graz trước và trong Thế chiến thứ hai.
Nhiều người Slovene Steiermark học ở đó. Người Slovene là một trong số các giáo sư tại nhạc viện Jazz ở Graz. Nhiều người Slovene đã tìm được việc làm ở đó trong khi trước đây họ thất nghiệp ở Slovenia. Đối với văn hóa Slovene, Graz vẫn vĩnh viễn chiếm một phần quan trọng do trường đại học ở đây và kho lưu trữ Universalmuseum Joanneum chứa nhiều tài liệu về người Slovene Steiermark.
Một hội nghị chuyên đề về mối quan hệ của Graz và người Slovene đã được tổ chức tại Graz vào năm 2010 nhân dịp kỷ niệm 200 năm thành lập chủ tịch đầu tiên và lâu đời nhất của người Slovene. Nó được thành lập tại Lyzeum của Graz vào tháng 7 năm 1811 theo sáng kiến của Janez Nepomuk Primic [sl]. Một bộ sưu tập các bài giảng về chủ đề đã được xuất bản. Bưu chính Slovenia đã kỷ niệm ngày kỷ niệm bằng một con tem.
Trong năm Graz là Thủ đô Văn hóa Châu Âu, các công trình kiến trúc mới đã được dựng lên. Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Graz (tiếng Đức: Kunsthaus) được thiết kế bởi Peter Cook và Colin Fournier nằm bên bờ sông Mur. Cù lao trên sông Mur là một bệ nổi làm bằng thép. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ Vito Acconci và có một quán cà phê, một nhà hát ngoài trời và một sân chơi.
Trung tâm lịch sử đã được thêm vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1999 do sự kết hợp hài hòa của các tòa nhà tiêu biểu từ các thời đại khác nhau và theo các phong cách kiến trúc khác nhau. Nằm ở vùng biên giới văn hóa giữa Trung Âu, Ý và các nước Balkan, Graz hấp thụ nhiều ảnh hưởng khác nhau từ các khu vực lân cận và do đó tạo nên cảnh quan đặc biệt của thị trấn. Ngày nay, trung tâm lịch sử này bao gồm hơn 1.000 tòa nhà có niên đại từ thời Gothic đến nay.
Các điểm tham quan quan trọng nhất ở trung tâm lịch sử là:
[[Tập tin:Gemeindesrat of Graz elections, 1945-2021.png|thumb|400px|Các cuộc bầu cử từ năm 1945 đến năm 2017.]]
Trong phần lớn lịch sử sau chiến tranh, Graz là thành trì của [[Đảng Dân chủ Xã hội Áo]] (SPÖ) nhưng kể từ cuối những năm 1990, đảng này đã mất hầu hết sự ủng hộ ở cấp địa phương. Nó đã bị [[Đảng Nhân dân Áo]] (ÖVP) vượt qua vào năm 2003, đảng này là đảng lớn nhất trong hội đồng thành phố (Gemeindesrat) kể từ đó. Với sự suy yếu của SPÖ, [[Đảng Cộng sản Áo]] (KPÖ) đã trở nên rất phổ biến ở Graz mặc dù sự hiện diện của nó ở cấp quốc gia không đáng kể. Đảng này đứng thứ ba với 20,8% phiếu bầu trong cuộc bầu cử địa phương năm 2003, được cho là nhờ sự nổi tiếng của lãnh đạo địa phương [[Ernest Kaltenegger]]. Đảng này đã giảm tỉ lệ ủng hộ xuống 11,2% vào năm 2008 nhưng đã phục hồi dưới thời lãnh đạo mới [[Elke Kahr]], trở thành đảng đứng thứ hai ở Graz với 19,9% trong năm 2012 và 20,3% vào năm 2017. Sự nổi tiếng của KPÖ ở Graz đã cho phép họ tham gia vào nghị viện bang Steiermark. trong cuộc bầu cử năm 2005, đánh dấu lần xuất hiện đầu tiên của họ trong nghị viện tiểu bang sau 35 năm; họ đã giữ được ghế của mình trong các cuộc bầu cử tiếp theo năm 2010, 2015 và 2019.
Thị trưởng hiện tại của Graz là [[Siegfried Nagl]] (ÖVP), người lần đầu tiên nhậm chức vào năm 2003.
Cuộc bầu cử hội đồng thành phố gần đây nhất được tổ chức vào ngày 5 tháng 2 năm 2017 với kết quả như sau:
! colspan=2| Đảng
! Ứng cử viên chính
! Phiếu bầu
! +/-
! Ghế
!
! colspan=3| Phiếu bầu hợp lệ
! 126,069
! 98.57
!
!
! colspan=3| Phiếu bầu không hợp lệ
! 1,835
! 1.43
!
!
! colspan=3| Tổng cộng
! 127,904
! 100.00
! 48
! ±0
! 7
! ±0
! colspan=3| Cử tri / cử tri đi bỏ phiếu
! 222,856
! 57.39
! 1.92
!
!
Trong năm 2003, Graz đã giữ danh hiệu "[[Thủ đô Văn hóa Châu Âu]]" và là một trong những "Thành phố Thiết kế" của [[UNESCO]] vào năm 2011.
[[Tập tin:Graz Kunsthaus vom Schlossberg 20061126.jpg|thumb|right|Kunsthaus]]
[[Tập tin:Tramway graz14.jpg|thumb|right|Bảo tàng xe điện]]
[[Tập tin:07 Graz, Austria.jpg|thumb|right|Toàn cảnh thành phố từ Schlossberg với Kunsthaus ở giữa]]
Các bảo tàng quan trọng nhất ở Graz là:
Khu Phố Cổ và các quận lân cận được đặc trưng bởi các tòa nhà và nhà thờ cổ. Ở các quận bên ngoài, các tòa nhà chủ yếu mang phong cách kiến trúc từ nửa sau thế kỷ 20.
Năm 1965, "Grazer Schule" (Trường phái Graz) được thành lập. Một số tòa nhà xung quanh các trường đại học mang phong cách này như những ngôi nhà xanh của [[Volker Giencke]] và trung tâm "RESOWI" của [[Günther Domenig]].
Trước khi Graz trở thành Thủ đô Văn hóa Châu Âu vào năm 2003, một số dự án mới đã được thực hiện như [[Stadthalle]], [[Kindermuseum]] (bảo tàng dành cho trẻ em), [[Helmut-List-Halle]], [[Kunsthaus]] và [[Murinsel]].
Các tòa nhà ở Graz cao ít nhất 50m là:
[[SK Sturm Graz]] là câu lạc bộ bóng đá chính của thành phố với 3 chức vô địch Áo và 5 mùa giải á quân. [[Grazer AK]] cũng từng giành chức vô địch Áo nhưng được đưa vào quản lý vào năm 2007 và bị loại khỏi hệ thống giải đấu chuyên nghiệp.
Ở môn khúc côn cầu trên băng, [[ATSE Graz]] là nhà vô địch của [[Giải Khúc côn cầu Áo]] vào các năm 1975 và 1978. [[EC Graz]] là á quân vào các năm 1991–92, 1992–93 và 1993–94. [[Graz 99ers]] chơi ở giải hạng nhất kể từ năm 2000.
[[UBSC Raiffeisen Graz]] chơi ở [[Giải bóng rổ Áo]].
[[Graz Giants]] thi đấu tại [[Giải Bóng bầu dục Áo]] (Bóng bầu dục Mỹ).
Thành phố này đã đăng ký tổ chức [[Thế vận hội Mùa đông 2002]] vào năm 1995 nhưng đã thua [[Thành phố Salt Lake]] trong cuộc bầu chọn. Ngày nay, có kế hoạch đấu thầu cho [[Thế vận hội mùa đông 2026]] với một số địa điểm ở Bayern, Đức để cắt giảm chi phí khi sử dụng các địa điểm hiện có xung quanh biên giới quốc gia. Nó vẫn đang được trưng cầu dân ý, có nghĩa là thường là dấu chấm hết cho nhiều cuộc đấu thầu ở châu Âu và Bắc Mỹ trước đây kể từ năm 1970.
Graz tổ chức lễ hội âm nhạc cổ điển [[Styriarte]] hàng năm, được thành lập vào năm 1985 để gắn kết nhạc trưởng [[Nikolaus Harnoncourt]] gần hơn với quê hương của ông. Các sự kiện đã được tổ chức tại các địa điểm khác nhau ở Graz và trong khu vực xung quanh.
Người dân địa phương gọi là Steirisch, Graz thuộc về vùng phương ngữ [[Tiếng Bayern|Áo-Bayern]], cụ thể hơn là sự pha trộn giữa tiếng [[Phương ngữ Trung Bayern|Trung Bayern]] ở phía tây của [[Steiermark]] và tiếng [[Nam Bayern]] ở phần phía đông. Grazer [[ORF (đài truyền hình)|ORF]], công ty con ở Graz thuộc Tập đoàn Phát thanh truyền hình Áo đã đưa ra một sáng kiến vào năm 2008 có tên là "Scho wieda Steirisch g'redt" nhằm làm nổi bật nhiều phương ngữ của Graz và Steiermark nói chung và nuôi dưỡng niềm tự hào mà nhiều người Steiermark giữ cho văn hóa địa phương của họ. Hai lý do cho sự kết hợp các phương ngữ này với [[tiếng Đức chuẩn]]: ảnh hưởng của truyền hình và đài phát thanh đưa tiếng Đức chuẩn vào gia đình và quá trình công nghiệp hóa làm biến mất những người nông dân vì các cộng đồng nông dân được coi là những người thực sự nói phương ngữ.
[[Tập tin:Tramway graz23.jpg|thumb|right|Xe điện tại [[Jakominiplatz]]]]
Mạng lưới giao thông công cộng rộng khắp khiến Graz trở thành một thành phố thuận tiện cho việc di chuyển mà không cần ô tô. Thành phố có một mạng lưới xe buýt toàn diện bổ sung cho mạng lưới xe điện Graz bao gồm tám tuyến. Bốn tuyến đi qua trạm dừng xe điện ngầm tại ga xe lửa trung tâm (Hauptbahnhof) và đến trung tâm thành phố trước khi rẽ nhánh. Hơn nữa, có bảy tuyến xe buýt chạy vào ban đêm mặc dù các tuyến này chỉ chạy vào cuối tuần và vào các buổi tối trước ngày lễ.
[[Schlossbergbahn]], một tuyến đường sắt leo núi và thang máy Schlossberg, một thang máy thẳng đứng kết nối trung tâm thành phố với Schlossberg.
Từ ga xe lửa trung tâm (Hauptbahnhof), các chuyến tàu trong khu vực liên kết đến hầu hết Steiermark. Các chuyến tàu chạy thẳng đến hầu hết các thành phố lớn gần đó bao gồm [[Viên]], [[Salzburg]], [[Innsbruck]], [[Maribor]] và [[Ljubljana]] ở Slovenia, [[Zagreb]] ở Croatia, [[Budapest]] ở Hungary, [[Praha]] và [[Brno]] ở Cộng hòa Séc, [[Zürich]] ở Thụy Sĩ cũng như [[Munich]], [[Stuttgart]], [[Heidelberg]] và [[Frankfurt]] ở Đức. Các chuyến tàu đến Viên khởi hành mỗi giờ. Trong những năm gần đây, nhiều ga đường sắt trong phạm vi thành phố và ngoại ô đã được xây dựng lại hoặc hiện đại hóa và hiện là một phần của "S-Bahn Graz", một dịch vụ tàu hỏa đi lại kết nối thành phố với khu vực ngoại ô và các thị trấn lân cận.
[[Sân bay Graz]] nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10 km (6 mi) về phía nam và có thể đến bằng xe buýt, đường sắt và ô tô. Các điểm đến trực tiếp bao gồm [[Amsterdam]], [[Berlin]], [[Düsseldorf]], [[Frankfurt]], [[Munich]], [[Stuttgart]], [[Istanbul]], [[Viên]] và [[Zurich]].
Ở Graz có bảy bệnh viện, một số bệnh viện tư nhân, viện điều dưỡng và 44 nhà thuốc.
Bệnh viện Đại học Graz (LKH-Universitäts-Klinikum Graz) nằm ở phía đông Graz và có 1.556 giường bệnh và 7.190 nhân viên. Bệnh viện Khu vực Graz II (LKH Graz II) có hai địa điểm ở Graz. Cơ sở phía tây (LKH Graz II Standort West) nằm ở [[Eggenberg]] và có 280 giường bệnh và khoảng 500 nhân viên, địa điểm phía nam (LKH Graz II Standort Süd) chuyên về thần kinh học và tâm thần học và nằm ở [[Straßgang]] với 880 giường bệnh và 1.100 nhân viên. Bệnh viện Tai nạn AUVA (Unfallkrankenhaus der AUVA) nằm ở Eggenberg, có 180 giường bệnh và tổng số 444 nhân viên.
Phòng khám Albert Schweitzer ở phía tây của thành phố là một bệnh viện lão khoa với 304 giường, Bệnh viện Thánh John của Chúa (Krankenhaus der Barmherzigen Brüder) có hai địa điểm ở Graz, một ở [[Lend]] với 225 giường và một ở Eggenberg với 260 giường. Bệnh viện Dòng Thánh Elizabeth (Krankenhaus der Elisabethinen) ở [[Gries]] có 182 giường.
Ngoài ra, còn có một số phòng khám tư nhân: Privatklinik Kastanienhof, Privatklinik Leech, Privatklinik der Kreuzschwestern, Sanatorium St. Leonhard, Sanatorium Hansa và Privatklinik Graz-Ragnitz.
[[Dịch vụ y tế khẩn cấp ở Áo]] ở Graz chỉ được cung cấp bởi [[Hội Chữ thập đỏ Áo]]. Thường xuyên có hai xe cấp cứu của bác sĩ (NEF - Notarzteinsatzfahrzeug), hai xe NAW (Notarztwagen - xe cấp cứu có nhân viên bác sĩ ngoài nhân viên thông thường) và khoảng 30 xe RTW (Rettungswagen - xe cấp cứu thông thường) ở chế độ chờ. Hơn nữa, một số xe cấp cứu không khẩn cấp (KTW - Krankentransportwagen) và Đơn vị Chăm sóc Đặc biệt Di động (MICU) được điều hành bởi Hội Chữ Thập Đỏ để vận chuyển bệnh nhân không cần cấp cứu đi hoặc chuyển viện. Ngoài Hội Chữ thập đỏ, Liên minh Samaritan của người Lao động (Arbeiter-Samariter-Bund Österreichs), tổ chức Quân đoàn cứu thương Malta Áo (Malteser Hospitaldienst Austria) và Hội Chữ thập xanh (Grünes Kreuz) vận hành xe cứu thương (KTW) để vận chuyển bệnh nhân không khẩn cấp. Ngoài ô tô còn có máy bay trực thăng cứu thương hàng không C12 đóng tại sân bay Graz, được biên chế với một bác sĩ cấp cứu ngoài nhân viên thông thường.
Graz là [[thành phố kết nghĩa]] với:
Sau đây là những nhân vật nổi tiếng trong quá khứ và hiện tại của Graz.
Trang chính
Lịch sử
Thông tin đọc thêm
[[Thể loại:Di sản thế giới tại Áo]]
[[Thể loại:Graz| ]]
[[Thể loại:Đô thị của Steiermark]]
[[Thể loại:Thủ phủ bang Áo]] |
3744 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3744 | Giáo hoàng Gioan Phaolô II | Gioan Phaolô II (hay Gioan Phaolô Đệ Nhị, Latinh: "Ioannes Paulus II"; tên sinh ; 18 tháng 5 năm 1920 – 2 tháng 4 năm 2005) là vị giáo hoàng thứ 264 của Giáo hội Công giáo Rôma và là người lãnh đạo tối cao của Vatican kể từ ngày 16 tháng 10 năm 1978. Cho đến khi qua đời, triều đại của ông đã kéo dài hơn 26 năm và trở thành triều đại Giáo hoàng dài thứ hai trong lịch sử hiện đại, sau triều đại dài 32 năm của Giáo hoàng Piô IX. Cho đến hiện tại, ông là vị Giáo hoàng duy nhất người Ba Lan và là Giáo hoàng đầu tiên không phải người Ý trong gần 500 năm, kể từ Giáo hoàng Ađrianô VI năm 1520.
Ông được tạp chí TIME bình chọn là một trong bốn người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20. và cả những năm đầu thế kỷ 21.
Trong triều đại của mình, Giáo hoàng Gioan Phaolô II không ngừng mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo trong Thế giới thứ ba. Ông đã thực hiện rất nhiều chuyến công du hơn 129 quốc gia, ông có thể nói được hơn 10 ngôn ngữ (ngoài tiếng Ba Lan còn có tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga .
Trong khi tại vị, ông đã lên tiếng phản đối chiến tranh, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản, chế độ độc tài, chủ nghĩa duy vật, các phương pháp phá thai, cách thức chết êm dịu và ủng hộ hòa bình. Ông cũng được coi là một trong những nguồn lực dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan và Đông Âu.
Ông là vị giáo hoàng đầu tiên công khai xin lỗi về những lỗi lầm của Giáo hội trong quá khứ; tổng cộng hơn 100 lần về những hành động sai trái của Giáo hội Công giáo
trong đó có sự kiện xưng thú 7 tội của Giáo hội trước đám đông tại quảng trường thánh Phêrô vào ngày 12 tháng 3 năm 2000. Ông cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên đứng ra hòa giải với Chính thống giáo Đông phương và Do Thái giáo,; Anh giáo.; là vị Giáo hoàng đầu tiên đứng ra tổ chức cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo của các tôn giáo khác như Phật giáo, Khổng giáo, Chính thống giáo Đông phương, Do Thái giáo, Cao Đài và Hồi giáo; là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm một ngôi đền Hồi giáo ở Syria; là vị Giáo hoàng đầu tiên tổ chức ra Ngày Giới trẻ Thế giới hằng năm; và cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm vùng Thánh Địa Jerusalem. Gioan Phaolô II cũng đã lên tiếng thừa nhận vai trò của thuyết Tiến hóa, thuyết Nhật tâm, nguồn gốc thế giới theo quan điểm khoa học ngày nay, phủ nhận sự hiện hữu của một thiên đường vật chất trên các tầng mây và một địa ngục vật chất nơi con người bị thiêu đốt như trong Thánh kinh miêu tả
Gioan Phaolô II đã được Giáo hoàng Biển Đức XVI phong là Đấng đáng kính ngày 19 tháng 12 năm 2009 và phong chân phước ngày 1 tháng 5 năm 2011. Ông được Giáo hoàng Phanxicô tuyên thánh vào ngày 27 tháng 4 năm 2014. Vì ông là người sáng lập ra Đại hội Giới trẻ Thế giới nên ông được chọn là một trong những vị quan thầy bảo trợ cho nhiều kỳ đại hội này kể từ năm 2008.
Karol Józef Wojtyła sinh vào ngày 18 tháng 5 năm 1920 tại Wadowice, miền nam Ba Lan, cách Kraków 50 cây số. Là con út trong một gia đình có ba người con, cô chị chết từ khi còn nhỏ. Cha ông là Karol Wojtyla một cựu sĩ quan trong quân đội Habsburg và mẹ là Emilia Kaczorowka. Bà là con của một viên chức chính phủ và chính bà là người đã truyền lại lòng đạo đức sâu sắc cho ông.Theo lời kể của Giáo hoàng thì chính mẹ ông "là người đã tạo ra món quà tôn giáo kỳ diệu cho gia đình Wojtyla". Ngay từ đầu, bà đã muốn Karol trở thành một tu sĩ. Bà thường nói với những người hàng xóm: "Lolek (một cách gọi Karol) của tôi sẽ trở thành một người vĩ đại"
Trong trường tiểu học dành cho trẻ em trai ở Wadowice, ông tỏ ra là một học sinh xuất sắc. Trong phiếu báo điểm đầu tiên, cậu được các điểm "rất tốt" về tôn giáo, hành vẽ, vẽ, hát, trò chơi, thể dục và "tốt" trong tất cả các môn còn lại. Ông rất thích thể thao, là thủ môn cho đội tuyển nhà trường. Ông được rước lễ lần đầu lúc 9 tuổi, được lãnh bí tích thêm sức lúc 17 tuổi. Mẹ ông qua đời ngày 13 tháng 4 năm 1929, lúc ông mới 9 tuổi. Giấy chứng tử của bà ghi bà bị sung huyết tim và thận..
Ở tuổi 11, Karol vào học trường trung học dành cho nam sinh của Wadowice. Cũng trong năm đó, ông trở thành một chú bé phụ lễ và có mối quan hệ gần gũi với linh mục Kazimiers Figlewicz. Ngày 5 tháng 12 năm 1932 anh ông là Edmund qua đời khi đang chăm sóc những người bị bệnh dịch. Sau này, trong một giây phút giãi bày tâm sự hiếm hoi, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã kể lại với tác giả người Pháp André Frossard: ""cái chết của anh tôi có thể đã tác động tới tôi sâu sắc hơn cái chết của mẹ, do những hoàn cảnh riêng biệt, tất nhiên là đau thương và do tôi đã lớn hơn"".
Trong thời gian này ông cũng đã đến với sân khấu. Nhiều trong số các vở kịch được diễn trên sân khấu của trường trung học là do Karol Wojtyla đạo diễn. Những vở kịch này thường đề cập tới những chủ đề yêu nước. Karol cũng thích khiêu vũ, ông có thể khiêu vũ thoải mái với các điệu pôlône, maduka, van, tănggô. Vào cuối những năm trung học, ông đã quen biết với Mieczyslaw Kotlarczyk - một nhà trí thức, người đã sáng lập Nhà hát Đại học nghiệp dư ở Wadowice. Ngày 6 tháng 5 năm 1938, tổng Giám mục địa phận Kraków, Adam Sapieha đến Wadowice để chủ tọa buổi lễ xác nhận trước khi tốt nghiệp. Ấn tượng trước cậu học sinh Karol, Giám mục đã hỏi cậu sẽ vào trường dòng chứ? Nhưng Karol đã trả lời rằng: "Con sẽ nghiên cứu văn học Ba Lan và triết học".
Sau khi học xong trung học tại Wadowice, Cha ông đưa ông đến Kraków vào tháng 8 năm 1938 khi ông 18 tuổi. Ở đó ông ghi danh vào Đại học Kraków giống như ông anh Edmund. Karol Wojtyła nhanh chóng thích ứng với 1 chương trình rất nặng tại trường đại học bao gồm các môn: từ vựng và ngữ âm Ba Lan, Văn học trung cổ Ba Lan, Kịch Ba Lan thế kỷ XVIII và thi ca đương đại. Ông đã trở thành một sinh viên triết lý và văn chương rất xuất sắc, vừa đồng thời theo học thêm ngành kịch nghệ. Wojtyła nhanh chóng kết bạn với một loạt các thi sĩ và kịch gia. Ông thường lui tới ngôi nhà của gia đình Szkoci - một nhà âm nhạc cừ khôi.
Ông được huấn luyện quân sự ở Hermanice năm 1935. Vào tháng 7 năm 1939, các sinh viên Ba Lan và Ukraine phải vào trung tâm huấn luyện quân sự ở Ozomla, gần Sadowa Wiszna. Vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 khi Đức tấn công Ba Lan mở màn cho Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hai cha con Wojtyła quyết định rời khỏi Kraków. Hai người cuốc bộ đi về phía đông tới vùng núi Tarmobrzeg, cách Kraków 120 dặm thì nhận được tin Nga chuẩn bị xâm nhập phía đông Ba Lan. Hai cha con quyết định quay trở lại Kraków .
Vào mùa Đông năm 1939, Tyranowski đã mời ông tham gia tổ chức Living Rosary - một tổ chức hoạt động tôn giáo rất bí mật. Wojtyła gặp Tyranowski một tuần một lần. Dưới sự chỉ đạo của Tyranowski, ông lao vào những thực hành huyền bí . Wojtyła đã học cách điều chỉnh cuộc sống hàng ngày một cách chính xác cho công việc cũng như cho các hoạt động tôn giáo của mình. Chính cách làm việc này đã ảnh hưởng rất nhiều tới ông sau này. Trong thời gian này, ông cũng viết cùng một lúc ba vở kịch: David, Job và Jeremiah bảy tỏ những suy nghĩ, tính huyền bí của sự hi sinh và sự khát khao về một sự giải phóng dân tộc mới .
Bất kỳ ai không có một việc làm thường xuyên được nhà chức trách Đức xác nhận đều có nguy cơ bị đưa sang Đức. Chính vì lý do đó, tháng 10 năm 1940 ông đã làm việc lao động chân tay trong một nhà máy hóa học ở Solvay ở ngoại ô Kraków. Đây là những kinh nghiệm cho những quan điểm và thái độ với phong trào công nhân và nhân dân lao động sau này. Ông chỉ phải lao động nặng trong vài tháng còn sau đó đã chuyển sang lao động nhẹ hơn. Thậm chí có thể kiếm được một chân văn phòng thế nhưng để đảm bảo an toàn và không gây chú ý ông đã từ chối .
Ngày 18 tháng 2 năm 1941, cha ông Wojtyla sau một trận ốm nặng đã qua đời. Sau khi những nghi thức cuối cùng dành cho người qua đời đã được cử hành, ông đã thức suốt đêm để canh thi hài cho cha và suy nghĩ về tương lai và nghề nghiệp của mình. Ông đã nói với tác giả André Frossard: ""ở tuổi 20, tôi đã mất tất cả những người mà tôi yêu quý, và thậm chí cả những người mà có thể tôi đã yêu quý"". Đầu năm 1941, theo lời giới thiệu của vị giáo sư tiếng Pháp cũ của ông, các quản đốc ở Solvay trao cho ông công việc kế toán ở mỏ đá và theo dõi số chất nổ được dùng để phá đá.
Lúc nhỏ tuổi ông có tiếp xúc nhiều lần với nhóm người Do Thái tại Kraków. Trong thời Đức quốc xã chiếm Ba Lan trong Chiến tranh thế giới thứ hai, rất nhiều bạn bè Do thái của Karol Józef Wojtyła đã bị giết hay bị trục xuất. Tuy nhiên thái độ của Wojtyla với những hành động này là "cầu nguyện". Ông nói rằng: "Hãy nhớ rằng, chúng ta có bổn phận cầu chúa ban cho họ đủ sức mạnh chịu đựng tất cả những thứ này" . Ông không bao giờ tham gia vào bất kỳ một sự kháng cự nào chống lại Đức quốc xã hay vào những hoạt động nhằm giải cứu người Do Thái..
Trong những lúc rảnh rỗi, ông đã dành thời gian say mê điện ảnh. Cùng với những người bạn trong đó có Mieczyslaw Katlarczyk, ông đã sáng lập nên nhà hát Rhapsodic, tiền thân của đoàn kịch nghệ quốc gia Ba Lan. Nhưng họ phải hoạt động một cách bí mật vì nếu bị lính Đức quốc xã phát hiện họ sẽ có thể bị giết hay trục xuất. Mặc dù vậy trong khoảng thời gian từ 1941 - 1945, nhà hát đã trình diễn được 22 buổi và Wojtyła đã tỏ ra là một diễn viên xuất sắc.
Năm 1941, sau khi cha ông qua đời, Karol đã dấn sâu hơn vào việc tái hiện sự huyền bí và triết học. Tại nhà Kydrynskis-một người bạn, nơi ông đã dọn đến và ở trong sáu tháng, người ta thường thấy ông nằm xoài ra sàn nhà cầu nguyện, tay dang ngang như hình thánh giá..
Vào mùa thu năm 1942, sau một cuộc thảo luận dài với cha giải tội Figlewicz, Wojtyla đến nhà riêng tổng Giám mục Sapieha và trình bày ước nguyện trở thành tu sĩ với vị Giám mục. Trước đó, ông đã tới tu viện khổ hạnh dòng Carmeline ở Czerna với hy vọng được vào đây nhưng tu viện này đã bị quốc xã đóng cửa. Mặc dù những người bạn đã cố gắng thuyết phục ông đừng rời bỏ sự nghiệp sân khấu, nhưng ông vẫn quyết định theo con đường mình đã chọn.
Ông bắt đầu lén lút học những môn của Chủng viện Kraków, do Hồng y Adam Stefan Sapieha, lúc đó là Tổng Giám mục Kraków, điều khiển. Mỗi người được trao cho một vị giáo sư. Các lớp học được tổ chức ở nhà tu, nhà thờ và ở nhà riêng. Những chủng sinh này được yêu cầu không để những người quen biết về việc học tập của họ và bản thân những người này vẫn duy trì một nếp sống bên ngoài như bình thường. Trong thời gian này, ông đã đọc cuốn: "Luận về sự hiến dâng hoàn toàn cho Đức mẹ đồng trinh" của St Louis Grignion de Montfort, "Lý thuyết tự nhiên" của Kazimierz Wars. Ngày 6 tháng 8 năm 1944, "Ngày Chủ Nhật đen" hơn 8000 người đàn ông và các cậu bé đã bị quân đội phát xít bắt giam, rất may mắn Wojtyla đã không nằm trong số đó. Sau sự kiện này, ông vào ẩn trú trong dinh tổng Giám mục và không tiếp tục làm việc tại Solvay nữa. Ngày 13 tháng 11, ông chịu lễ xuống tóc - một nghi lễ từ thời trung cổ để biểu tượng hóa sự khuất phục trước Chúa.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Karol Wojtyla trở về phân khoa Thần học của Đại học Jagiellonia vừa được mở cửa lại. Tại đây, ông đã được bầu làm phó chủ tịch hội sinh viên. Trong thời gian này, ông đã tập trung vào việc hoàn tất các chương trình nghiên cứu của năm 3 và năm 4. Từ tháng 4 năm 1945 cho tới tháng 8 năm 1946, ông cũng làm việc ở cương vị phụ giáo.
Karol Wojtyla cũng đệ đơn xin gia nhập tu viện Czera của dòng Carmelite đã được mở của trở lại. Tuy nhiên, tổng Giám mục Sapieha đã kiên quyết từ chối việc cho phép Wojtyla gia nhập dòng tu. Sau này, ông còn cố thử gia nhập dòng này một lần nữa vào năm 1948 nhưng vẫn bị vị tổng Giám mục từ chối.
Karol Wojtyła được thụ phong linh mục vào dịp Lễ Các Thánh ngày 1 tháng 11 năm 1946 sớm hơn sáu tháng so với các chủng sinh đồng khóa. Ngày hôm sau, tại nhà lớn Wawel, Karol đã cử hành thánh lễ đầu tiên. Sau đó không lâu, hồng y Sapieha gửi linh mục Karol Wojtyla đi du học Roma, tại Đại học của các linh mục Dòng Đa Minh Angelicum. Dưới sự hướng dẫn của linh mục dòng Đa Minh nổi tiếng là Garrigou - Lagrange, Karol hoàn thành luận án tiến sĩ thần học về đề tài Đức tin trong các tác phẩm của Thánh Gioan Thánh giá vào năm 1948. Trong các kỳ nghỉ hè trong thời gian du học tại Roma, Karol thi hành mục vụ nơi các người Ba Lan di dân sống bên Pháp, Hà Lan và Bỉ.
Sau khi hoàn tất học trình tiến sĩ trong thời gian du học ở Roma, tháng 7 năm 1948, Karol Wojtyla được hồng y Sapieha bổ nhiệm làm linh mục phụ tá Niegowic, một giáo xứ hẻo lánh thuộc vùng quê Galicia, cách Kraków 30 dặm.Mỗi buổi sáng, Wojtyla thức giấc lúc 5 giờ, dâng Thánh Lễ, điểm tâm rồi dùng xe ngựa di chuyển một vòng qua các khu trong giáo xứ, hướng dẫn giáo lý cho thiếu nhi và cử hành Thánh Lễ tại một khu xóm. Sau đó, ông trở về nhà xứ ăn trưa, tiếp khách hoặc đi thăm viếng giáo dân. Những buổi chiều hoặc những cuối tuần rảnh rỗi ông còn tự mình phụ giúp giáo dân địa phương những công việc lao động trong nhà .
Cũng trong thời gian làm phó xứ Niegowic, linh mục Wojtyla đã cống hiến nhiều thì giờ cho giới trẻ tại đây. Ông hướng dẫn họ trình diễn trên sân khấu, giúp họ học thêm để bồi bổ kiến thức, tổ chức những buổi cắm trại trong rừng hoặc những chuyến du ngoạn trong các khu lân cận thuộc giáo phận Krakow, thành lập các đội bóng chuyền và bóng đá cho thanh thiếu niên trong vùng.
Tháng 3 năm 1949, hồng y Sapieha thuyên chuyển ông về làm việc tại một trường của Đại học Kraków thuộc giáo xứ Saint Florian. Ông tiếp tục trau dồi triết và thần học tại Đại học Công giáo Lublin. Tại đây, ông có cơ hội tìm hiểu thêm về giới trẻ, đồng thời khai triển những phương pháp mục vụ trong khi tiếp xúc với đời sống văn hóa cùng các thức giả tại tổng giáo phận Kraków. Cũng tại nơi đây, Linh mục Wojtyla còn có dịp tiếp tục triển khai những kiến thức về văn chương và triết học của mình.
Ông thường đưa những sinh viên đi cắm trại và du ngoại ngoài trời để hòa mình vào thiên nhiên. Chính nhờ những sinh hoạt với giới sinh viên trong thời gian ở Saint Florian, mà sau này khi được cử làm Giám mục Phụ Tá Giáo phận Krakow, linh mục Wojtyla đã hoàn tất những tác phẩm nói lên mối liên hệ phái tính theo tinh thần Kitô giáo mà tiêu biểu là: The Jeweler’s Shop (Tiệm Nữ Trang), Love And Responsibility (Tình Yêu Và Trách Nhiệm).
Năm 1953, ông trình bày một luận án với đề tài "Thẩm định khả thể xây dựng nền luân lý Công giáo trên hệ thống luân lý của Max Scheler" tại Đại học Lublin. Sau đó, ông trở thành giáo sư thần học luân lý và luân lý xã hội tại Đại chủng viện Kraków và tại phân khoa thần học của Đại học Công giáo Lublin.
Tháng 10 năm 1954, phân khoa Thần học tại Đại học Jagiellonian, nơi ông đang giảng dạy môn luân lý Kitô giáo, bị đóng cửa. Lúc ấy Linh mục Karol Wojtyla thường cùng một nhóm giáo sư bí mật gặp gỡ để trao đổi quan điểm về mối liên hệ giữa nhà nước và Giáo hội.
Vào ngày 4 tháng 7 năm 1958 ông được Giáo hoàng Piô XII bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá giáo phận Kraków. Nửa giờ sau cuộc gặp với Hồng y Wyszynski và nhận sự đề cử làm Giám mục phụ tá, vị linh mục trẻ tìm tới tu viện của các nữ tu áo xám Ursuline bên bờ sông Vistula. Ông đã cầu nguyện liên tục suốt trong 8 tiếng đồng hồ liên tiếp trước khi rời tu viện Ursuline.
Ngày 28 tháng 9 năm 1958, ông được tấn phong Giám mục tại Nhà thờ lớn Wawel ở Kraków, 11 ngày trước khi Giáo hoàng Piô XII qua đời. Một tháng sau, Giáo hoàng Gioan XXIII lên kế vị, mở ra một kỷ nguyên mới cho Giáo hội Công giáo qua quyết định triệu tập Công đồng Vatican II. Vị tân Giám mục 38 tuổi nhận được giấy mời tham dự công đồng.
Tại đây, ông đã có sự đóng góp tích cực và hữu hiệu vào chương trình của công đồng với bảy diễn từ đọc trước các nghị phụ tham dự Công đồng và với 13 tuyên ngôn, Giám mục Karol Wojtyla đã gây được một ấn tượng sâu sắc đối với hầu hết các thành phần tham dự Công đồng. Đặc biệt là của Giáo hoàng Gioan XXIII, và nhất là Giáo hoàng Phaolô VI sau đó.
Vào ngày 30 tháng 12 năm 1963, Giáo hoàng Phaolô VI đề bạt ông làm Tổng Giám mục Kraków. Trong cương vị tổng Giám mục, ông tham dự Công đồng Vatican II, góp công soạn thảo các tài liệu Tuyên ngôn về tự do tôn giáo ("Dignitatis Humanae") và Hiến chế Mục Vụ Giáo hội trong thế giới ngày nay ("Gaudium et Spes", Vui mừng và Hy vọng), hai văn bản có tính cách lịch sử và quan trọng nhất của Công đồng này.
Tháng 5 năm 1964, Wojtyla đã đệ trình đoàn chủ tịch công đồng 1 văn bản được soạn thảo nhân danh các Giám mục Ba Lan tuyên bố rằng: mối quan hệ của Giáo hội với thế giới hiện đại phải được dựa trên khái niệm coi Giáo hội là một xã hội hoàn thiện do Chúa sáng lập và ở bên trên lịch sử. Ngày 30 tháng 11 năm 1964, ông đã có cuộc nói chuyện riêng đầu tiên với Giáo hoàng Phaolô VI, người đã theo dõi chặt chẽ các phát biểu của người Giám mục mới này.
Trong thời gian này, nhà cầm quyền Ba Lan đã cho rằng Wojtyla là một người dễ có những thỏa hiệp với nhà nước hơn là Hồng y Wyszynski. Chính quyền đã gợi ý để Wyszynski lựa chọn Wojtyla vào ghế tổng Giám mục chứ không phải là một người khác. Niềm tin về Wojtyla của họ có thể thấy trong một báo cáo mật năm 1967 của cảnh sát Ba Lan: ""Có thể yên tâm nói rằng ông ta (Wojtyla) là một trong số ít những trí thức trong đoàn Giám mục Ba Lan. Không giống như Wyszynski, ông ta đã khéo léo dung hòa lòng mộ đạo truyền thống của dân chúng với Công giáo trí thức, mà cả hai đều được ông ta đánh giá cao...Cho đến nay, ông ta chưa tham gia vào các hoạt động chính trị chống nhà nước một cách công khai. Có vẻ như là các vấn đề chính trị không phù hợp với ông ta; ông ta bị trí thức hóa quá mức"."
Trong năm 1967 Giáo hoàng Phaolô VI phong ông làm hồng y. Ông cũng đồng thời được bổ nhiệm vào bốn thánh bộ của Vatican: bộ giáo sĩ, thánh bộ Giáo dục công giáo, thánh bộ nghi lễ, bộ các giáo hội Đông Phương và làm cố vấn cho hội đồng về thế tục.
Vào mùa Giáng sinh năm 1970, khi tình hình Ba Lan căng thẳng, giá thực phẩm leo thang, trong bài thuyết giảng nhân lễ Giáng sinh tại Kraków năm ấy, ông nói: "Khi người dân bị thương tích và khổ đau, Giáo hội phải lên tiếng bênh đỡ không vì bất cứ khuynh hướng chính trị nào mà chỉ vì tình yêu và tình liên đới của người con Thiên Chúa".
Thời gian này ông cũng làm việc với nhóm tín hữu trí thức dấn thân có tên là Odrodzenie (Tái Sinh), tổ chức Công giáo đấu tranh duy nhất đặt dưới sự bảo trợ của Hồng y Wyszynski. Ông cũng có những cuộc gặp gỡ giới trí thức để cùng nhau trao đổi quan điểm. Tại tư dinh, ông không chỉ gặp gỡ các chủ biên của tờ Tygodnik Powszechny mà còn tiếp xúc với các sử gia, các nhà toán học, các khoa học gia, triết gia, các văn gia, nhạc sĩ, kể cả các nghệ sĩ trình diễn. Ông bàn hỏi họ về những vấn đề của Ba Lan, của nhân loại và cả những vấn đề thuộc thế giới bên kia –thế giới siêu hình".
Vào năm 1972, Hồng y Karol Wojyla cũng bắt đầu một mối quan hệ với Anna-Teresa Tymieniecka, một phụ nữ Ba Lan đang làm việc tại Đại học Havard . Bà đã giúp ông trở nên nổi bật, giới thiệu ông với cộng đồng triết học châu Âu, với các học giả Mỹ. Bà đã giúp vạch kế hoạch cho chuyến thăm kéo dài đầu tiên của ông tới Mỹ, và thu xếp để ông có bài giảng đầu tiên tại Đại học Harvard . Sau khi lên làm giáo hoàng, ông đã có một rắc rối với Tymieniecka về vấn đề bản quyền với cuốn Osoba i Czyn. Bà đã đánh giá sự im lặng của Giáo hoàng trước công luận trong cuộc tranh chấp này là một "sự phản bội" cá nhân, mặc dù bà và Giáo hoàng sau đó đã hòa giải.
Trong khoảng thời gian từ 1973 đến 1975, Tổng Giám mục Wojtyla đã vào phòng đọc của Giáo hoàng để nói chuyện riêng 11 lần. Vào năm 1976, Phaolô VI đã mời Wojtyla cử hành Lễ Chay (lễ Lent) tại Vatican cho các thành viên của Tòa thánh và gia đình Giáo hoàng. Cũng trong năm này, tờ "Thời báo New York" đã đặt ông vào danh sách 10 người được nhắc tới nhiều nhất như là các ứng cử viên để kế tục Phaolô VI.
Vào tháng 8 năm 1978, sau khi Giáo hoàng Phaolô VI mất, ông đã tham gia Hồng y đoàn chọn Albino Luciani, Hồng y Tổng Giám mục của Venezia làm Giáo hoàng Gioan Phaolô I. Khi được chọn làm giáo hoàng, Luciani chỉ 65 tuổi, trẻ so với nhiều giáo hoàng khác. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1978, chỉ 33 ngày sau khi nhậm chức, Giáo hoàng Gioan Phaolô I qua đời. Vào tháng 10 năm 1978 Hồng y Wojtyła trở về lại Tòa Thánh để bầu giáo hoàng mới.
Lúc 16:30 ngày thứ bảy 14 tháng 10 năm 1978, sau khi cử hành Lễ kính Chúa Thánh Thần tại Đền thờ Thánh Phêrô vào ban sáng, 111 vị Hồng y từ khắp thế giới bước vào Mật Viện, để bầu Giáo hoàng mới. Hôm sau các Hồng y bắt đầu bỏ phiếu: ban sáng hai lần, ban chiều hai lần. Bốn lần bỏ phiếu ngày 15 tháng 10 năm 1978, không có kết quả nào cụ thể. Các Hồng y người Ý chiếm đa số, nhưng các ông không đồng ý với nhau về một "ứng cử viên duy nhất", lúc đó là Hồng y Giuseppe Siri, Tổng Giám mục Genova, người đã được báo chí nói đến từ lâu và được coi như "ứng cử viên" chắc chắn hơn cả. Vị khác là Hồng y Giovanni Benelli, Tổng Giám mục Firenze, đã nhiều năm phục vụ tại Phủ quốc Vụ Khanh, có nhiều kinh nghiệm trong Ngành Ngoại giao và công việc của Giáo Triều Roma.
Sáng thứ hai 16 tháng 10 năm 1978, với hai lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa chọn được Vị Giáo hoàng mới. Tên của Tổng Giám mục Cracovia đã nhận được nhiều phiếu hơn cả vào lúc 17:30, trong cuộc bỏ phiếu lần thứ sáu, vào chiều ngày 16 tháng 10 năm 1978. Sau khi kiểm xong các lá phiếu, Vị Hồng y nhiếp chính (trong thời kỳ trống ngôi) lại gần Vị được chọn, chào kính, đặt câu hỏi theo lễ nghi: "Ngài có chấp nhận việc lựa chọn Ngài hay không?". Trong cầu nguyện và yên lặng suy tư, Karol Wojtyla chưa trả lời ngay. Mọi người chờ đợi và thấy ông cảm động, nước mắt chảy trên gò má. Sau cùng, với giọng rõ ràng và nghiêm nghị, ông trả lời: "Vì Chúa Kitô của tôi, vì Đức Trinh Nữ, Mẹ của tôi, vì tôn trọng Tông Hiến của Đức Phaolô VI mời gọi, tôi xin chấp nhận."
6 giờ 18 phút, hồng y phó tế Tisserant tuyên bố: "Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Hồng y đoàn đã tín nhiệm Hồng y Karol Wojtyla, Tổng Giám mục Kraków, Ba Lan, vào ngôi vị giáo hoàng của thế giới Công giáo". Ông đã được bầu để kế vị Gioan Phaolô I, trở thành Giáo hoàng từ ngoài nước Ý đầu tiên trong gần 500 năm và là vị giáo hoàng gốc người Slav đầu tiên trong lịch sử Công giáo.
Vị tân giáo hoàng giơ tay chào dân chúng. Trước khi ban phép lành Urbi et Orbi, ông mở đầu: "Sia lodato Gesù Cristo" Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô: lời chào người dân công giáo Ý rất ưa chuộng. Ông nói tiếp:
Như giáo hoàng trước ông, Gioan Phaolô II đã đơn giản hóa chức vụ này và làm nó bớt huy hoàng. Ông không tự xưng là "chúng tôi" như các giáo hoàng trước; thay vào đó ông dùng "tôi". Ông chọn làm một lễ tấn phong đơn giản chứ không rườm rà, và ông chưa đội mũ giáo hoàng trong khi đảm nhiệm. Ông làm thế để nhấn mạnh tên chức vụ hầu hạ của mình là tôi tớ của những người tôi tớ của Chúa ("Servus Servorum Dei").
Sáng ngày 17 tháng 10, ông đã trình bày chiến lược của ông: trung thành với công đồng và các hội đoàn. Gioan Phaolô II đã kiên quyết khẳng định việc phải tuân thủ lời răn dạy của giáo hoàng, tôn trọng các luật lệ về nghi lễ cũng như về kỷ luật. Sau cùng, ông nhấn mạnh đến nhu cầu tiến hành cuộc đối thoại trên phạm vi toàn thế giời và cam kết của Giáo hội với hòa bình và công lý trên thế giới.
Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chủ sự 51 nghi lễ tuyên thánh cho 482 người và 147 nghi lễ phong chân phước cho tất cả 1338 người. Nhiều người hơn tất cả những giáo hoàng trước. Việc ông có tuyên thánh cho nhiều người hơn số người được những giáo hoàng trước tuyên thánh cộng lại khó xác minh được vì hồ sơ việc tuyên thánh lúc ban đầu còn thiếu sót. Trong số những người được tuyên thánh có Anuarite Negapeta, một nữ tu người Phi bị một tên lính Simba ở Daia sát hại trong lúc bảo vệ sự trinh tiết của mình; Peter Toror, một nhà truyền giáo ở Papua Niughinê đã bị sát hại trong một trại tù binh chiến tranh của Nhật Bản trong thế chiến thứ hai; Người được tấn phong gây nhiều tranh cãi nhất là Josemaria Escriva de Balague, người sáng lập tổ chức Thiên chúa giáo thần bí Opus Dei. Giáo hoàng Gioan Phaolô cũng được cho là người đã có những mối quan hệ với tổ chức này.. Đặc biệt trong số những người được tuyên thánh có 117 vị thánh tử đạo Việt Nam được ông tuyên phong tại thành Rôma ngày 19 tháng 6 năm 1988.
Năm 1984, ông đã thành lập Học viện Sahel để đặc trách việc trợ giúp phát triển cho các quốc gia vùng sa mạc Sahara. Tháng 2 năm 1992, Gioan Phaolô đã thành lập Quỹ phát triển Populorum Progressio để trợ giúp cho các nhóm thổ dân Mỹ Latinh. Ông cũng đã thành lập Hàn lâm viện Giáo hoàng về sự sống và các khoa học xã hội, lập Ngày Quốc tế Bệnh nhân, Ngày Quốc tế Đời tận hiến và Ngày Giới trẻ Thế giới.
Trong suốt thời gian làm giáo hoàng, ông đã gặp 17,6 triệu khách hành hương trong 1160 lần tại Quảng trường Thánh Phêrô vào mỗi ngày Thứ tư. Khoảng 8 triệu khách hành hương trong Năm Thánh 2000. Ông đã 737 lần tiếp các nhà lãnh đạo quốc gia và 245 lần các thủ tướng quốc gia.
Ông đã được cả hai chính phủ Chilê và Áchentina nhờ can thiệp về vấn đề kênh Beagle "với mục đích hướng dẫn và giúp họ trong việc giải quyết hòa bình cuộc tranh chấp". Đây là một vấn đề quan trọng đối với Vatican và lần thứ hai sau một thế kỷ, Giáo hoàng lại một lần nữa được yêu cầu đóng một vai trò trong các cuộc thương lượng quốc tế.
Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Gioan Phaolô II đã tổ chức 9 mật nghị để phong tước cho 232 hồng y, trong đó có một vị "còn giữ kín"; đã bổ nhiệm trên 3,5 ngàn trong số gần 4,2 ngàn Giám mục trên thế giới. Ông đã gặp từng người trong các Giám mục một số lần qua nhiều năm, nhất là khi họ viếng thăm Tòa thánh 5 năm một lần.
Ông đã chủ sự 15 thượng hội Giám mục: 6 thường lệ (1980 về gia đình, 1983 về thống hối và hòa giải, 1987 về giáo dân, 1990 về linh mục, 1994 về tu sĩ, 2001 về Giám mục), 1 ngoại lệ (1985 Công đồng Vatican II 20 năm sau) và 8 đặc biệt (1980 cho Hà Lan, 1991 cho Châu Âu lần nhất, 1994 cho Châu Phi, 1995 cho Liban, 1997 cho Châu Mỹ, 1998 [2] cho Châu Á và Châu Đại Dương, 1999 cho châu Âu lần hai).
Vào ngày 14 tháng 3 năm 2004, ông trở thành vị Giáo hoàng thứ ba trong số những vị Giáo hoàng có thời gian ở ngôi lâu dài nhất, sau Thánh Phêrô (từ 34 đến 37 năm) và Piô IX (31 năm, 7 tháng, 23 ngày).
Với vai trò Giáo hoàng, ông đã viết 14 thông điệp, 14 tông huấn, 11 tông hiến, 42 tông thư và 22 tự sắc chưa kể đến hằng trăm sứ điệp và thư tín khác nữa. Để sửa soạn cho Năm Thánh 2000, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết tông thư "Tiến đến Thiên niên kỷ thứ Ba" ("Tertio Millennio Adveniente") đề ngày 10 tháng 11 năm 1994.
Trong suốt triều đại của mình ông đã thực hiện 104 cuộc viếng thăm ngoài nước Ý, chuyến đi cuối cùng là Lộ Đức vào tháng 8 năm 2004.
Ông cũng thực hiện 143 cuộc viếng thăm trong nước Ý. Với tư cách là Giám mục Rôma, ông đã đi thăm mục vụ 301 trong tổng số 334 giáo xứ trong Giáo phận Rôma.
Với 247 chuyến viếng thăm mục vụ trong và ngoài nước Ý, Gioan Phaolô II đã đi 1.167.295 km (hay 700.380 dặm), trên 28 lần chu vi của Trái Đất (hay 3 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng), nhiều hơn tất cả những Giáo hoàng trước cộng lại. Những chuyến đi này là dấu hiệu của nỗ lực bắc cầu nối lại những quốc gia và tôn giáo trong nhiệm kỳ của ông.
Ngay từ đầu, những chuyến đi của Giáo hoàng đã là một bài thuyết giáo không ngừng về tiếng tăm của con người và sức mạnh của lòng trung thành. Tại Triều Tiên, ông đã nói đến sự nghiệp giải phóng con người trước những người công nhân phải lao động cực nhọc. Ông đã đích thân phát biểu trước những người theo Thiên Chúa và những người không theo Thiên Chúa. Ông đã đến thăm nhiều nơi trên thế giới, dù ở thế giới thứ nhất hay thế giới thứ ba, ông đều hướng tới những con người, những thân phận nghèo khổ.
Tại Nigiêria, ông tuyên bố rằng: "việc khai thác bất chấp đạo lý đối với người nghèo và kém hiểu biết là một tội ác chống lại Chúa"; tại Côlômbia ông cảnh cáo: "những người sống dư thừa và xa hoa vô độ thể hiện sự mù quáng về tinh thần". Người nghèo sẽ phán xử các quốc gia đã lấy mất của cải của họ, khẳng định sự độc quyền đế quốc chủ nghĩa đối với hàng hóa của họ và quyền tối cao về mặt chính trị bằng sự trả giá của người khác". Tại Bồ Đào Nha, ông chỉ rõ: "Công lý đòi hỏi những người nông dân có thể canh tác trên mảnh đất của chính họ". Tại Tây Ban Nha, ông yêu cầu nhà nước phải bảo vệ những người lao động: "Chúng ta không thể bỏ mặc người lao động và số phận của họ được". Ông cũng bảo vệ việc thành lập những tổ chức công đoàn ở Brasil và tại Nam Phi, ông kết tội chủ nghĩa Apácthai.
Gioan Phaolô II đã biến những chuyến chuyến tông du trở thành một cuộc hành trình truyền giáo mang tính chất sứ đồ. Ông sẵn sàng đón nhận mọi phong tục và nghi thức văn hóa ở những vùng miền khác nhau. Ông không chỉ nói bằng hàng chục thứ tiếng mà còn đội bất cứ một trong số các mũ lạ thường nào mà nhân dân địa phương tặng: Mũ nồi dành cho sinh viên, mũ phớt rộng vành của những người Mêhicô, mũ làm bằng lông của những người da đỏ, mũ đen. Tại châu Phi, ông mặc bộ quần áo bằng da dê và đứng trong lúc nắm chặt cái giáo của vị trưởng bộ lạc. Tại miền tây nước Mỹ, ông xuất hiện từ một túp lều vải trong bộ quần áo lễ có tua; tại Phoenix một nhóm thổ dân Mỹ đặt ông lên bục diễn thuyết tròn rồi đi vòng quanh ông...
Bất cứ ở nơi nào ông đến, ông đều tới viếng thăm những nơi tôn kính đức Maria. Nơi Đức Mẹ hiện hình ở Brasil, Ngôi nhà Đức Mẹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức, thánh địa Fatima ở Bồ Đào Nha...ông hiến dâng tất cả các lục địa cho trái tim Đức Mẹ "xin Người hãy thấu hiểu tất cả nỗi khổ đau và niềm hy vọng của tất cả chúng con".
Tuy nhiên chuyến thăm Đức vào năm 1996 đã trở thành thảm họa. Ngày 24 tháng 6 năm 1996, khi xe của Giáo hoàng đi về phía cổng Bradenburg tại Berlin, hàng trăm người vô chính phủ và những người hoạt động xã hội ủng hộ người đồng tính thuộc một "Liên minh chống Giáo hoàng" đã xông về phía Gioan Phaolô II, gào to lên "Hãy xuống địa ngục đi!", "Thiêu sống Giáo hoàng!" "Bao cao su thay thế cho Tòa thánh!" (""Kondome statt Dome!"") và ném sơn, cà chua, trứng thối vào chiếc xe của Giáo hoàng. Hai bịch sơn đã văng trúng chiếc xe chở Gioan Phaolô II. Danh sách các bài báo nói về vụ Giáo hoàng bị biểu tình ở Berlin năm 1996
Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Gioan Phaolô II đã dành một sự quan tâm đặc biệt tới giới trẻ như là một sự tiếp nối những công việc ông đã làm kể từ khi còn là linh mục và Giám mục. Ngoài những cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các học sinh, sinh viên nam nữ trong giáo xứ, nơi học đường, trong các cuộc bơi thuyền, leo núi, chơi thể thao, cắm trại với mục tiêu tìm hiểu hầu đáp ứng những khao khát kiếm tìm của giới trẻ về mọi vấn đề liên quan tới đời sống – kể cả vấn đề yêu đương, tính dục-,ông còn đưa ý niệm này vào lãnh vực văn chương, kịch nghệ qua những tác phẩm do ông thực hiện lúc bấy giờ.
Trong tác phẩm "Crossing The Threshold Of Hope" (Bước Qua Ngưỡng Cửa hy Vọng), của mình, Gioan Phaolô II đã viết:
Năm 1985, ông công bố lập ngày giới trẻ thế giới (JMJ) 2 năm 1 lần. Đầu tiên là Rôma (1985), Buenos Aires (Argentine 1987), Santiago de Compostella (Tây Ban Nha 1989)…và nhiều nơi sau đó trên thế giới, để những người trẻ có thể gặp gỡ nhau, cùng ông tôn vinh Thiên Chúa, cùng nói lên niềm hi vọng của nhân loại, rồi sẽ trở về nhà như "những chứng nhân không chút sợ hãi của Tin Mừng ".
Ông đã truyền cho họ sự dũng cảm, lòng nhiệt thành khi phải đối đầu với nền văn hóa sự chết như chiến tranh, bạo lực, nạn phá thai,… để duy trì sự sống cho con người.
Ông cũng góp sức cho sự thông hiểu giữa các tôn giáo, gặp gỡ và tổ chức những buổi hội thảo và cầu nguyện với nhiều cấp lãnh đạo các tôn giáo khác. Năm 2002, trong bối cảnh Hoa Kỳ chuẩn bị tấn công Iraq, ông đã mời gọi các nhà lãnh đạo các tôn giáo trên thế giới gặp nhau tại Assisi (Quê hương của thánh Phanxicô) để cầu nguyện cho hòa bình. Tham dự có tổng Giám mục Piritim - đại diện Giáo hội Chính Thống giáo Nga, Thượng phụ Giáo chủ Bartholomew I của Giáo hội Chính Thống giáo Constantinopole, Giám mục Vasilios - Chính Thống giáo Cypriot, đạo Sikh (Ấn Độ), Thần đạo (Nhật Bản), giáo phái Hồn vật (Phi châu) và nhiều đại diện tôn giáo khác.
Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công khai xin lỗi thế giới và các tôn giáo khác về những lỗi lầm của Giáo hội Công giáo Rôma trong quá khứ, tổng cộng 94 lần.
Năm 1995, với thông điệp về Hiệp Nhất (Ut Sint Unum), Giáo hoàng Gioan Phaolô II kêu gọi hãy thực hiện một cuộc đối thoại và suy tư về "thừa tác vụ hiệp nhất của vị Giám mục Roma", trong các giáo hội Kitô khác nhau trên thế giới.
Năm 1981, Một "Phúc Trình chung" đã được công bố, đúc kết lập trường của hai giáo hội Anh giáo và Công giáo về quyền bính. Năm 1982, Gioan Phaolô II qua Canterbury (Anh quốc) thăm vị giáo chủ Anh giáo.
Ngày 12 tháng 5 năm 1999, Ủy ban Quốc tế hỗn hợp Anh giáo và Công giáo đã công bố chung một văn kiện nói về "Quyền bính của đức Giáo hoàng" trong giáo hội. Văn Kiện định nghĩa "quyền đứng đầu" của vị Giám mục Roma như là "quyền để phân định sự thật" và quyền nầy cần được thi hành một cách "tập đoàn" trong khung cảnh của "hội đồng tính" của các Giám mục. Việc công bố Văn Kiện Chung Anh Giáo và Công giáo nói về quyền bính, là một bước tiến thêm nữa trên con đường đại kết.
Tháng 7 năm 2002, Nhân việc bổ nhiệm tân Tổng Giám mục Canterbury - Rowan Williamatican, Gioan Phaolô II đã chúc mừng tân Tổng Giám mục Canterbury và nói thêm như sau: "Tôi đã có dịp biết và làm việc gần gũi với các vị tiền nhiệm của ngài, Đức tổng Giám mục Runcie và Đức tổng Giám mục Carey, trong công tác chung là thăng tiến sự thông cảm giữa cộng đoàn Anh Giáo và giáo hội Công giáo. Tôi tin rằng với ơn phù trợ của Thiên Chúa, chúng ta có thể đạt được tiến bộ trên con đường tiến tới hiệp nhất".
Vào năm 1983, Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng đầu tiên lên tiếng giảng trong một nhà thờ Tin lành.. Ngày 31 tháng 10 năm 1999, giữa tiếng reo vui của dân chúng và sự cảm động của giới hữu trách, Tuyên ngôn chung liên quan tới giáo lý về Công Chính Hóa đã được hai Giáo hội Công giáo và Tin Lành Luther ký kết tại thành phố Augsburg .
Ngay từ khi mới đăng quang, ngày 12 tháng 3 năm 1979 ở Mayence, Gioan-Phaolô II đã tuyên bố:" hai cộng đoàn tôn giáo (Công giáo - Do Thái giáo) chúng ta được liên kết ở ngay mức độ lý lịch của chính chúng ".
Ngày 13. 04. 1986, ông trở thành vị giáo hoàng đầu tiên bước vào đại hội đường Do Thái tại Roma, ông tuyên bố:
Ông cũng thừa nhận những tổn thương mà những người Do Thái phải cam chịu hàng trăm năm khi sống ở các nước Thiên Chúa ""các hành động phân biệt đối xử, những hạn chế bất cong về tự do tín ngưỡng cũng như sự ngặt nghèo về tự do... Vâng, một lần nữa đã làm cho tôi cảm thấy hối tiếc và ngay cả những từ ngữ trong cuốn Nostra Aetete, sự bất công, sự ngược đãi và tất cả những biểu hiện chống lại phong trào Xemit, trực tiếp chống lại người Do Thái bất kỳ lúc nào và bởi bất cứ ai"".
Năm 2000, trong dịp viếng thăm Giêrusalem, ông đã để lại lời cầu nguyện vắn tắt trong Bức Tường Than khóc - nơi các người Do thái vẫn đến cầu nguyện với nội dung như sau:
Ngày 30 tháng 11 năm 2000, Nhân ngày lễ kính thánh Anrê tông đồ tử đạo 30.11.2000, trong một lá thư viết cho Thượng Phụ Giáo chủ thành Constantinopolis ở Thổ Nhĩ Kỳ, về việc tiếp tục cuộc đối thoại Liên Tôn, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tặng nhà thờ St. Theodore ở trên ngọn đồi Palatine thuộc thành Rôma cho Chính Thống giáo Đông phương.
Trong thư, Giáo hoàng nói về nguồn cội chung của Công giáo và Chính Thống giáo nên ông nói đó là lẽ khẩn thiết bắt buộc Công giáo và Chính Thống giáo ""tái thành lập lại sự hợp nhất toàn vẹn trong đức tin và trong đời sống sớm hết sức có thể, bởi vì sự chia rẽ giữa các Kitô giáo đi ngược lại tinh thần của Phúc Âm và việc chứng nhân giữa thế giới (...)vì một trái tim tinh tuyền và trong sáng, và vì vâng lệnh ý muốn của cùng một Thiên Chúa, chúng ta phải tiếp tục cuộc tìm kiếm sự hiệp thông toàn vẹn trong chân thành, huynh đệ và yêu thương"".
Ông cũng đã cử một phái đoàn sang Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu bởi hồng y Edward Idris Cassidy, chủ tịch Hội đồng giáo hoàng cổ võ Hợp Nhất Kitô hữu tham dự thánh lễ kính thánh Anrê - quan thầy của giáo hội phương Đông. Việc thăm viếng nhau nhân ngày lễ này đã trở thành truyền thống và được thực hiện liên tiếp từ năm sáu năm nay. Ngược lại mỗi năm vào ngày 29.6 nhân lễ kính thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ, quan thầy của Giáo hội Công giáo Roma thì Thượng Phụ giáo chủ Bartholomew I, cũng gửi phái đoàn sang Roma kính thăm Giáo hoàng.
Ngày 22 tháng 8 năm 2004, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thông báo việc ông trao trả Bức ảnh Đức Mẹ Kazan cho Giáo chủ Alexis II của Giáo hội Chính Thống giáo Matxcơva, và qua Alexis cho toàn thể dân tộc Nga. Bức Ảnh Đức Mẹ Kazan, đã được họa trên gỗ vào thế kỷ thứ 13. Bức Ảnh Đức Mẹ Kazan đã được lưu giữ tại Fatima, sau đó được đưa về Vatican vào năm 1991 và được giữ nơi nhà nguyện riêng của giáo hoàng.
Trong sứ điệp gửi cho Giáo chủ Alexis II nhân dịp này, ông viết:
Trong thời gian đương nhiệm, giáo hoàng Gioan Phaolô II đã gặp gỡ người lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng là Đại Lai Lạt Ma nhiều lần. Đại Lai Lạt Ma đã đánh giá về Giáo hoàng Gioan Phaolô II:
Vào tháng 5 năm 1984 tại Băng Cốc, Giáo hoàng đã tới gặp giáo trưởng tối cao của Phật giáo Thái Lan tại tu viện của ông. Gioan Phaolô II bỏ giày ra và bước nhẹ nhàng đến bục nơi Vasana Jara, 86 tuổi đang an tọa trong tư thế thiền.
Tuy nhiên, một số phát biểu về Phật giáo của Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã gây ra nhiều tranh cãi và chỉ trích. Ví dụ, trong tác phẩm "Bước qua ngưỡng cửa hi vọng", Giáo hoàng đã chỉ trích đạo Phật là "thờ ơ với cuộc sống", "tiêu cực", "vô thần". Nhận định này đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ cộng đồng Phật giáo. Tanaka Ken, giáo sư tại Học viện Phật học đã cho rằng Giáo hoàng ""chưa chịu làm bài tập"", còn Lạt Ma Ole Nydahl thì nhận xét Giáo hoàng ""sẽ không thể tận hưởng cuộc sống ở kiếp sau"". Linh mục Thomas Hand, một chức sắc Công giáo nghiên cứu thiền tại Medical Retreat Center cho rằng ý kiến của Gioan Phaolô II về sự "vô thần" và "tiêu cực" trong đạo Phật là hoàn toàn sai lầm và Giáo hoàng không thể nhận xét bừa bãi về một tôn giáo thâm thúy như đạo Phật mà không hiểu gì về nó. Một số nhân sĩ Phật giáo bình luận rằng, nguyên nhân của phát biểu trên bắt nguồn từ những lo ngại của Gioan Phaolô II về các nỗ lực truyền bá ảnh hưởng của đạo Phật ra ngoài châu Á. Trong một buổi họp mặt, các nhà sư tại Tích Lan đã quyết định yêu cầu Giáo hoàng phải xin lỗi. Trước các phản ứng này, Gioan Phaolô II đã thanh minh rằng ông luôn bày tỏ sự kính trọng sâu sắc đến các tín đồ Phật giáo và không có ý xúc phạm Phật giáo.
Sau khi được bầu làm giáo hoàng, Giáo hoàng Gioan Phaolô II cho biết rằng qua Hồng y Pignedoli, cộng tác viên thân cận của cố Giáo hoàng Phaolô VI và đức ông Rossano, người sáng lập Phong Trào Giải Phóng và Hoà Giải, ông đã thực sự đi vào con đường đối thoại với hồi giáo. Ngay từ những năm 1979, 1980 Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có những cuộc đối thoại với giáo chủ Hồi giáo Ayatollah Khomeini.
Vào năm 1985 ông đã phát động cái gọi là "cuộc tấn công đối thoại" nhằm vào các tín đồ Hồi Giáo. Ông đánh giá cao một vài mặt của đạo Hồi: Thuyết độc thần, quy phục một vị Chúa nhân từ và những quy định về việc ăn chay và sám hối. Nhưng ông cũng tỏ ra hoài nghi về Hồi Giáo đang co mình trong nỗi sợ hãi. Vào năm 1982, trong một chuyến thăm tới Nigieria ông đã dự định dừng chân ở thị trấn Kaduna, khu vực đạo Hồi chiếm ưu thế. Tuy nhiên, kế hoạch này đã thất bại.
Kể từ sau năm 1989, Gioan Phaolô đã thấy trước rằng thách đố của thế giới sẽ là cuộc đối đầu với Hồi Giáo. Trong nhiều cuộc gặp gỡ với những người Hồi giáo, Giáo hoàng luôn muốn đối thoại. Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, ông xác tín rằng Hồi giáo sẽ là vấn đề lớn của thế giới.
Gioan Phaolô II kêu gọi mọi người, Kitô hữu cũng như Hồi giáo, hãy vượt qua thái độ đối đầu. Với các bạn trẻ được quốc vương Hassan II của Maroc tập trung tại Casablanca hồi năm 1985, ông đã nói như sau:
Gioan Phaolô II đã không ngừng bày tỏ thiện cảm với các Dân tộc Hồi giáo tại Bosnia Herzegovina và kêu gọi thế giới can thiệp nhân đạo để chấm dứt cuộc diệt chủng nhắm vào họ. Ông cũng đã lên án cuộc chiến chống Iraq do Liên Minh Anh Mỹ chủ trương. Sau cuộc khủng bố 11 tháng 9 năm 2001, giáo hoàng còn cố gắng kéo thế giới ra khỏi một cuộc đối đầu về văn minh và tôn giáo. Ngày 14 tháng 12 tháng 2001, vào chính ngày kết thúc tháng chay tịnh Ramadan của người Hồi giáo, ông kêu gọi tất cả các tín hữu kitô trên toàn thế giới hãy ăn chay để cầu nguyện cho hòa bình.
Ảnh hưởng của Giáo hoàng đối với sự sụp đổ của chế độ cộng sản Ba Lan đã được diễn tả trong cuốn "His Holiness John Paul II and The Hidden History of Our Time" ("Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Lịch sử bị che đậy trong Thời Đại Chúng Ta") của Carl Bernstein và Marco Politi...
Giáo hoàng đã đến thăm Ba Lan lần thứ hai vào năm 1983, khi phong trào Công Đoàn Đoàn Kết của Lech Walesa đang dấy lên khắp nơi. Trong bối cảnh đó, chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan và Tòa Thánh Vatican đã đạt được một thỏa thuận để Giáo hoàng có thể đến thăm Ba Lan với mục đích thuần túy tôn giáo.
Ngày 16 tháng 6 năm 1983. Sau khi quỳ xuống hôn đất quê hương, ông đã lên kêu gọi những người đang bị bắt bớ ở Ba Lan: ""Cha kêu gọi những người bị đày đọa hãy đến đây với cha. Cha kêu gọi lời này thay lời Chúa Giê-xu: Cha đã bị ốm và các con hãy đến thăm cha. Cha bị giam cầm, các con hãy đến với cha. Bản thân cha không thể tới thăm các con chiên đang bị giam cầm, đến thăm tất cả các con chiên đang bị đày đọa. Nhưng cha kêu gọi họ hãy đến với cha trong tinh thần giúp đỡ cha, như họ vẫn luôn làm.""... Buổi tối, hàng chục ngàn người đã diễn hành... Khi đi ngang qua tòa nhà của Trung ương Đảng Cộng sản Ba Lan, đoàn thanh niên đã hô to: ""Công Đoàn Đoàn kết! Công Đoàn Đoàn kết! Walesa! Dân Chủ!.""
Vào ngày 13 tháng 5 năm 1981, ông đã bị một người đàn ông Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ tên là Mehmet Ali Ağca bắn trọng thương khi ông đang đứng trên xe chạy vòng quanh Quảng trường Thánh Phêrô như thường lệ.
Ông lập tức quỵ xuống vì đau đớn rồi từ từ ngã trong vòng tay các cận vệ. Ngay sau đó, hung thủ thực hiện vụ mưu sát bị cảnh sát tóm gọn. Nhưng kẻ tòng phạm đứng cách đó một đoạn xa thì nhanh chóng chạy thoát.
Viên đạn chỉ đi xuyên qua ổ ruột, cách động mạch vài ly, rồi rớt ngay trong xe, khiến ông dù bị mất đến 2/3 số máu trong cơ thể, nhưng vẫn được cứu sống kịp thời. Các bác sĩ cho rằng nếu viên đạn cắt ngang động mạch, ông sẽ chết tại chỗ hoặc trên đường cấp cứu. Về phần mình, ông lại xem đó như một sự can thiệp lạ lùng của Đức Mẹ Maria.
Sau khi hồi phục, ông đã tuyên bố với mọi người rằng: "Tôi luôn cầu nguyện cho người anh em đã bắn vào tôi, người tôi đã chân thành tha thứ". Giáo hoàng đã viết thư định gửi cho Ağca: "Tại sao anh lại bắn tôi khi mà cả hai chúng ta đều chung đức tin vào Chúa?" Nhưng thay vì gửi bức thư đó, đã quyết định đến gặp Ağca. Năm 1983, ông đến thăm Ağca và tha thứ cho việc ám sát ông. Ông còn cầu khẩn nhà cầm quyền Ý ân xá cho Ağca. Ông đã giữ liên lạc với gia đình của Ağca nhiều năm sau đó và đã thăm mẹ Ağca năm 1987.
Cho đến nay, mưu đồ sát hại Giáo hoàng vẫn còn là một trong những bí mật lớn nhất của thế kỷ XX. Một số người (trong đó có William Casey - người lãnh đạo của CIA) đã tin rằng: những người Xô Viết đứng sau âm mưu sát hại giáo hoàng. Họ đã chỉ ra cái gọi là những vấn đề có liên quan đến những người Bungari, một tổ chức hay nhúng vào chuyện của người khác nhưng một chứng cứ trái ngược rằng Agca được bảo vệ và bao che bởi cơ quan tình báo Bungari, một tổ chức lệ thuộc vào cơ quan KGB. Về phần mình, quan điểm của giáo hoàng là: "tôi luôn luôn tin rằng ngay từ đầu, những người Bungari hoàn toàn vô tội, họ không việc gì phải làm điều đó". Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm được một tài liệu rõ ràng liên quan đến âm mưu sát hạt giáo hoàng ở Nga hoặc ở Bungari kể từ khi chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ.
Trong những năm làm giáo hoàng, Gioan Phaolô II đã vận động công khai chống , chủ nghĩa cộng sản kiềm chế nhân quyền và việc đàn áp chính trị. Ông cũng cương quyết chống việc phá thai, giữ vững lập trường về sự độc thân của chức linh mục, không phong chức linh mục cho phụ nữ và đặc biệt đã triệu tập các hồng y và Giám mục Hoa Kỳ về Vatican để đối phó với việc lạm dụng tình dục do một số các linh mục gây nên.
Đối với phong trào Thần học giải phóng nổi lên ở các quốc gia Mỹ La Tinh, Gioan Phaolô II đã ủng hộ hành động nhân đạo của các vị Hồng y. Ông cũng đề cao tấm gương của tổng Giám mục Santiago, Hồng y Raul Silve Henriquez, một đối thủ của nhà cầm quyền độc tài Pinochet ở Chilê. Mặc dù vậy, ông không ủng hộ những phương thức tiến hành của thần học giải phóng.
Trước việc những người công giáo ở Mỹ La Tinh chọn chủ nghĩa xã hội, quan điểm của ông là: ""chúng ta phải bắt đầu xem xét chủ nghĩa xã hội là gì và ở đó có những dị biệt gì đã. Ví dụ, một chủ nghĩa xã hội vô thần, không thể nào phù hợp với các nguyên tác Thiên chúa giáo, với quan điểm Thiên chúa giáo về thế giới, về các quyền của con người, với đạo lý, sẽ là một giải pháp không chấp nhận được"".
Về thần học giải phóng, quan điểm của ông khá gay gắt: ""Đó không phải là thần học thật sự. Nó bóp méo cảm giác thật về kinh Phúc âm. Nó dẫn dắt những người đã dâng mình cho Chúa khỏi vai trò thật sự mà Giáo hội đã giao phó cho họ. Khi họ bắt đầu sử dụng các biện pháp chính trị, họ không còn là các nhà thần học nữa. Nếu đó là một chương trình xã hội, thì đó là một vấn đề của xã hội học. Nếu nó đề cập đến việc cứu vớt con người, thì nó là thần học của muôn đời, đã có từ hai nghìn năm náy"".
Tại Agrigento, Italia, Gioan Phaolô II đã lên tiếng thách thức các băng đảng mafia ở Sicily bằng những lời lẽ sau .:
Trước những cuộc xung đột đẫm máu của hai cộng đồng Công giáo và Tin Lành ở Ái Nhĩ Lan, vào năm 1979, Gioan Phaolô II đã gửi đến những con chiên của ông nơi đây với nội dung như sau.
Trong cuộc viếng thăm thành phố Coventry, Anh ngày 28-6-1982 khi nước này đang xảy ra chiến tranh với nước láng giềng, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có những lời lẽ quyết liệt lên án sự tàn khốc của chiến tranh, dù dưới bất cứ hình thức nào:
Gioan Phaolô II đã tích cực can thiệp nhằm ngăn chặn hai cuộc chiến tranh tại Vùng Vịnh. Hơn một lần ông cho rằng người ta không thề nhân danh bất cứ điều gì để gây thương vong, chết chóc cho con người. Trong khoảng thời gian từ 26-8-1990 đến tháng 3-1991, qua những văn thư, diễn tư, trên dưới 50 lần, Gioan Phaolô II đã nói tới hậu quả tai hại của cuộc chiến Vùng Vịnh. Trong diễn từ vào đúng ngày Giáng Sinh 25-12-1990, Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói:
Cho đến khi cuộc chiến Vùng Vịnh tái bùng nổ vào đầu thế kỷ 21 thì Gioan Phaolô II cũng lên tiếng phản đối. Đối với những xung đột giữa Do thái và Palestine, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã vận dụng nhiều cách để mưu tìm hòa bình tại vùng đất này. Những cuộc thăm viếng, những buổi tiếp xúc cá nhân giữa vị Giáo chủ và các lãnh tụ của cả hai phía Do thái và Palestine đã diễn ra rất nhiều lần, tại Vatican, trong những cuộc gặp gỡ nhân những cuộc du hành mục vụ hải ngoại.
Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nỗ lực nhằm ngăn chặn những áp đặt của chính quyền Clinton về các biện pháp phá thai trên nghị trình hội nghị về dân số ở thủ đô Ai Cập. Ông không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để lên tiếng về vấn đề bảo vệ quyền sống của thai nhi. Một mặt ông chỉ trích những âm mưu của các cường quốc giàu có nhằm áp đặt những biện pháp vô nhân đạo trên các quốc gia nghèo, kém phát triển qua chiêu bài kiểm soát dân số với những hứa hẹn viện trợ. Mặt khác, ông không ngớt lưu ý quần chúng, cách riêng các bậc phụ huynh, quan tâm tới những giá trị đạo đức trong mối liên hệ từ trong gia đình, giữa người vợ, người chồng, người cha, người mẹ, cho tới ngoài xã hội.
Ngay từ khi vừa được chọn làm người kế vị thánh Phêrô, Gioan Phaolô II đã nhiệt thành cổ võ cho điều mà trong những bài giảng thuyết cũng như những tông thư, thông điệp mà ông mệnh danh là nền ‘Văn Minh Sự Sống’. Gioan Phaolô II không ngớt đề cao giá trị sự sống của con người, từ khi còn là một bào thai trong lòng mẹ cho đến lúc chết. Bằng những lời lẽ cứng rắn, ông lên án những hành vi phá thai, trợ tử cũng như phong trào đồng tính luyến ái. Theo ông, những hài nhi mang sẵn một giá trị nhân bản tiên thiên, tự hữu mà không một ai, kể cả cha mẹ chúng, có thể tước đoạt hoặc coi như sở hữu của mình, rồi muốn làm gì thì làm trên sinh mạng của chúng, điều chỉ một mình Thượng đế (Thiên Chúa) mới có quyền quyết định..
Chủ Nhật đầu tháng 8-1994, Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh tới những khía cạnh của tệ nạn phá thai ngày càng gia tăng trong xã hội loài người. Giáo hoàng tuyên bố: nền móng công lý công cộng đã bị xói mòn bởi vì nhà nước không nhìn nhận sự sống của những đứa trẻ khi chúng còn trong lòng mẹ để bảo vệ chúng .
Gioan Phaolô II cũng lên án việc sử dụng các biện pháp tránh thai. Trong cuốn sách của ông mang tên Tình yêu và Trách nhiệm, ông đã nêu lên rằng: việc sử dụng các biện pháp tranh thai làm giảm giá trị của hành vi vợ chồng và của người phụ nữ (bằng việc coi rằng người đàn bá chỉ đơn thuần là đối tượng cho khoái lạc của người đàn ông).
Lập trường này đã gặp phải những luận điệu chỉ trích lập trường của Giáo hội về vấn đề chống phá thai và ngừa thai bằng mọi giá. Những chỉ trích này trong nhiều trường hợp còn đụng chạm tới chủ trương đề cao và quyết tâm bảo vệ hệ thống gia đình của Giáo hội.
Lên tiếng trước đám đông những công nhân người Da Đỏ ngày 21-02-1979 sau cuộc viếng thăm Mêxicô lần thứ nhất, ông công khai nói với họ một cách bộc trực rằng: ""Chúng ta cần gọi đích danh những hành vi phản công lý"". Khi tiếp xúc với giới lao động, ông đến với họ như một người bạn cùng chung cảnh ngộ, chia sẻ với họ bằng những kinh nghiệm được làm nên bằng mồ hôi, nước mắt của chính mình. Có lần ông đã tâm sự với một số công nhân ở Rôma rằng: ""Tôi đã làm việc tay chân trong suốt bốn năm trời. Đối với tôi, bốn năm ấy có giá trị hơn hai mảnh bằng tiến sĩ"".
Trong cuộc gặp gỡ ngày 19-3-1982 tại Livorno, Ý, Giáo hoàng nói với các công nhân là nền dân chủ của giới thợ thuyền trên thế giới lâu đời hơn nền dân chủ của Giáo hội ít nữa là ở cấp độ giáo xứ. Từ nhận định ấy, ông cho rằng ông phải cảm ơn họ vì chính giới cần lao đã đóng góp, đã cống hiến cho Giáo hội những suy tư quý giá giúp cho đời sống Giáo hội ngày một thêm phong phú. Khi các công nhân mạnh dạn lên tiếng phê phán là trong quá khứ Giáo hội Công giáo thường đứng về phía những người giàu có thế lực, ông nói: ""Tôi xin cảm ơn về những lời bình phẩm của anh em, cho dù sự thật hàm súc trong những lời này làm đau lòng"".
Tại Prato, Ý, ngày 19-3-1986, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã lên tiếng khuyến cáo các nghiệp đoàn công nhân làm áp lực với giới chủ nhân, kể cả giới cầm quyền, để đạt mục tiêu. Tám năm sau, nhân lễ thánh Giuse ngày 19-3-1994 tại Rôma, giáo hoàng công khai thúc đẩy giới lãnh đạo nghiệp đoàn phải hành động. Ông nói: ""Nếu con người im lặng, chính Thiên Chúa sẽ cất tiếng!""
Trong sứ điệp Mùa Chay đề ngày 20-02-1985 gửi các tín hữu trên toàn thế giới, Giáo hoàng viết:
Trong hơn 26 năm ở ngôi Giáo hoàng, Gioan Phaolô II đã công bố ba Thông Điệp quan trọng mà nội dung bàn sâu vào những vấn đề xã hội. Đó là Thông Điệp "Người Lao động", ("Laborem Exercens" - 1981), "Mối bận Tâm Xã Hội" ("Sollicitudo Rei Socialis" - 1987), và "Một Trăm năm Thông Điệp Tân Sự" (C"entesimus Annus" - 1991). Những Thông Điệp này phê bình những bất toàn của chế độ Tư bản cũng như chủ nghĩa Cộng sản đồng thời tỏ bày tình liên đới của Giáo hội đối với giới thợ thuyền.
Gioan Phaolô II đã đề cao vai trò và thiên chức của người phụ nữ. Trong thư gửi phụ nữ toàn thế giời ngày 29 tháng 6 năm 1995 nhân dịp Năm Quốc tế Người Nữ, ông viết: "Giáo hội có nhiều lý do để ước muốn rằng, trong kỳ Hội nghị sắp tới do Liên Hợp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh, người ta đưa ra ánh sáng chân lý trọn vẹn về người nữ. Ước gì người ta tán dương thật sự "thiên tài người nữ", lưu ý không những tới các người nữ quan trọng và danh tiếng, đã sống thời quá khứ hay còn đồng thời với chúng ta, nhưng cũng lưu tâm tới các người nữ bình thường, những người phát triển tài năng phụ nữ của mình để phục vụ những kẻ khác trong cái tầm thường hằng ngày".
Mặc dù vậy, ông vẫn giữ lập trường dứt khoát với việc thụ phong chức linh mục cho phụ nữ: Ngày 15 tháng 8 năm 1988 trong Tông thư Mulieris Dignitatem, Gioan Phaolô II đã viết:" "Khi kêu gọi chỉ những người nam để trở nên các Tông Đồ, Đức Kitô đã hành động cách hoàn toàn tự do và độc lập. Ngài đã làm điều đó cũng với sự tự do như khi Ngài đề cao phẩm giá ơn gọi phụ nữ trong tất cả; cách cư xử của Ngài không theo những xu thế tập tục hay những truyền thống mà luật pháp thời ấy chuẩn nhận"" (Mulieris Dignitatem,26). Sau hết, ông tuyên bố:
Quan điểm này của ông đã vấp phải sự phản đối của nhiều phụ nữ. Năm 1979, tại Mỹ, xơ Theresa Kane, Chủ tịch hội nghị các nhà lãnh đạo về tín ngưỡng phụ nữ và dõng dạc tuyên bố trước giáo hoàng: "Thưa giáo hoàng, Giáo hội phải đáp ứng những chịu đựng của phụ nữ bằng cách xem xét khả năng của họ trong cả các chức vụ thiêng liêng". Khi đến Thụy Sĩ lại có một phụ nữ chỉ trích ông về điều này, đó là Margrit Stucky Scheller. Cô đã nói: "Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì việc làm của chúng tôi ít có ảnh hưởng tới Đức tin và Giáo hội. Những người phụ nữ chúng tôi có ấn tượng là chúng tôi đã bị xem như công dân loại 2".
Trong nhiệm kỳ của mình, Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng có những bước đi thể hiện thái độ thừa nhận của bản thân và của Giáo hội trước vai trò và sự đúng đắn của Thuyết Nhật tâm, Thuyết Tiến hóa và nguồn gốc vũ trụ theo khoa học hiện đại.
Theo Stephen Hawking, vào năm 1981, trong một cuộc tiếp kiến với các nhà khoa học được mời để làm cố vấn khoa học cho Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói rằng các nhà khoa học có thể tùy nghi nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ sau khi sự kiện Big Bang xảy ra, tuy nhiên những sự kiện trước đó thì không nên vì đó là giai đoạn sáng tạo thế giới của Thiên Chúa.
Năm 1996, trong một thông báo chính thức gửi đến Học viện Hồng y về Khoa học, Gioan Phaolô II đã lên tiếng thừa nhận về vai trò và sự xác tín của Thuyết tiến hóa, rằng con người sinh ra có thể là do một quá trình tiến hóa dần dần chứ không phải là do sự sáng tạo tức thời của Thượng đế:
Tháng 7 năm 1999, Gioan Phaolô II đã ra tuyên bố phủ nhận sự hiện diện của một thiên đường vật chất trên các tầng mây và một hỏa ngục nơi con người bị thiêu đốt bởi ngọn lửa vĩnh hằng:
Gioan Phaolô II đã xin lỗi những người Do Thái, Galileo, phụ nữ, những nạn nhân của Tòa án dị giáo, những người Hồi giáo bị những Thập Tự Quân tàn sát, và tất cả những người đã chịu đau khổ dưới bàn tay của Giáo hội Công giáo trong những năm tháng qua. Ngay khi chưa làm Giáo hoàng, ông đã biên soạn và ủng hộ các sáng kiến như Lá thư Hòa giải của Giám mục Ba Lan gửi Giám mục Đức vào năm 1965. Đến khi trở thành Giáo hoàng, ông đã chính thức công khai xin lỗi cho hơn 100 điều sai trái, bao gồm:
Đặc biệt, ngày 12 tháng 3 năm 2000, Giáo hoàng Gioan Phaolô II cùng toàn thể chức sắc của Giáo hội Công giáo Rôma, tại quảng trường nhà thờ thánh Phêrô, đã công khai xưng thú bảy loại tội của Giáo hội trong suốt 2000 năm qua trước toàn thể đám đông tụ hội ở quảng trường, bao gồm:
Tuy nhiên đã có một ý kiến không hài lòng về lời xưng thú này, cho rằng nó không chân thành. R. J. Weissman đã viết trong tờ "Chicago Tribune" ngày 16 tháng 3 năm 2000 như sau:
Tháng 7 năm 1992, ông đã phải cắt một khối u ở ruột kết. Theo một thông báo chính thức thì đó là "một khối hạch thường" ở ruột già. Một thông báo của Vatican đã nhấn mạnh rằng ca mổ kéo dài gần bốn tiếng cơ bản đã chữa được bệnh. Tuy nhiên, kể từ ca mổ đó, sức khỏe của giáo hoàng ngày càng suy giảm và ông đã phải thường xuyên đến bệnh viện đa khoa Gemelli.
Ngày 11 tháng 11 năm 1993, trong một buổi tiếp phái đoàn của Tổ chức nông lương thế giới (FAO) ở Vatican, ông đã khụy ra sau, ngã xuống sàn nhà và bị trật khớp vai. Theo nguồn tin chính thức của Vatican, Giáo hoàng đã vấp ở bậc thềm nơi đặt ngai của ông trong phòng đọc kinh tạ ơn. Nhiều tuần sau, Gioan Phaolô II rất khó nhọc khi giữ vai trò người chủ lễ Mixa và vào tháng 4 năm 1994, ông bị ngã trong vùng trượt tuyết ở Aburzzi. Ngày 28 tháng 4, ông ngã gãy xương đùi trong buồng tắm. Người ta thông báo rằng ông đã trượt chân ngã khi ra khỏi bồn tắm sau khi xả nước. Kể từ đó, ông phải dùng gậy chống khi đi. Và ông phải mổ ruột thừa năm 1996.
Năm 2001, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình đã xác nhận điều từ lâu nghi vấn rằng giáo hoàng đang mắc bệnh Parkinson (bệnh mãn tính về hệ thần kinh làm cho các cơ rung và yếu).
Vào cuối tháng 3 năm 2005, khi đã 85 tuổi, Giáo hoàng trở bệnh nặng và phải nhập viện. Vào ngày 1 tháng 4, tình trạng sức khỏe Giáo hoàng trầm trọng hơn khi tim và thận bị suy nhược. Vào ngày 2 tháng 4, Tòa Thánh tuyên bố rằng ông đang "hấp hối". Đức Giáo hoàng qua đời lúc 9 giờ 47 phút (giờ Roma).
Ngày 28 tháng 4 năm 2005, Giáo hoàng Biển Đức XVI trong buổi tiếp kiến hồng y Jose Saraiva Martins, Bộ trưởng Bộ Tuyên Thánh, đã chấp thuận miễn chuẩn quy định chờ 5 năm sau khi qua đời, để có thể mở liền ngay án phong chân phước và tuyên thánh cho cố giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Ngày 9 tháng 5 năm 2005, Hồng y Jose Saraiva Martins và Tổng Giám mục Edward Nowak, tổng thư ký của Bộ Tuyên Thánh, đã viết thư gởi cho Hồng y Camillo Ruini, đại diện của giáo hoàng, để chính thức loan báo tin này. Trong ngày lễ kính Đức mẹ Fatima 13 tháng 5 năm 2005, và cũng là ngày kỷ niệm 24 năm giáo hoàng Gioan Phaolô II bị mưu sát, giáo hoàng Benedictô XVI đích thân đọc bức thư này, trong cuộc tiếp kiến hàng giáo sĩ Roma, tại Vương cung Thánh đường Thánh Gioan Laterano - nhà thờ chính tòa của Giáo phận Roma.
Ngày 29 tháng 5 năm 2005, nhật báo "Quan sát viên Roma" và nhật báo "Tương Lai" đã cho đăng chỉ dụ của Hồng y Camillo Ruini. Bắt đầu thu thập tài liệu về cố giáo hoàng Gioan Phaolô II để làm án phong chân phước và tuyên thánh.
Toà án Giáo hội tại Ba Lan đã bắt đầu công việc lập hồ sơ tuyên thánh vào tháng 11 năm 2005 tại Kraków, nơi Gioan Phaolô II đã trải qua phần lớn cuộc đời trước khi được chọn lên kế vị Phêrô. Công việc chính của toà án này là lắng nghe các nhân chứng tại Ba Lan về cuộc đời của Gioan Phaolô II.
Ngày 2 tháng 4 năm 2007, Giáo phận Roma đã chính thức hoàn tất việc điều tra ở cấp giáo phận về cuộc đời, các nhân đức và danh tiếng của Gioan Phaolô II.
Hai tháng sau khi giáo hoàng Gioan Phaolô II qua đời, một nữ tu sĩ người Pháp tên là Marie Simon Pierre không còn những triệu chứng của căn bệnh Parkinson. Bà cho rằng: ""Tôi đã được chữa lành, đây là việc làm của Chúa, nhờ lời bầu cử của đức Gioan Phaolô II. Đây là điều gây ấn tượng mạnh, và khó diễn tả ra bằng lời nói."" (bản thân Gioan Phaolô II mất vì căn bệnh này).
Lễ tuyên thánh cho hai Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II đã được cử hành bởi Giáo hoàng Phanxicô (cùng với Giáo hoàng Danh dự Bênêđictô XVI) vào Chủ nhật 27 tháng 4 năm 2014 tại Quảng trường thánh Phêrô, Vatican.
Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhận phải nhiều sự chỉ trích về quan điểm của ông về phụ nữ, về việc ngừa thai, kế hoạch hóa gia đình, về sự ủng hộ của ông dành cho Công đồng Vaticanô II và các cải cách của nó về thánh lễ, cũng như lập trường của ông về tính thiêng liêng của việc kết hôn.
Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng bị chỉ trích trong việc phản ứng chậm chạp trước các vụ án xâm hại tình dục trong giới chức sắc Công giáo. Trước các cáo buộc này, Giáo hoàng đã lên tiếng trấn an: ""Sẽ không có bất cứ chỗ nào trong hàng ngũ giáo sĩ cũng như religious life dành cho những kẻ đã xâm hại giới trẻ"". Sau đó Giáo hội đã thực thi những cải cách trong hàng ngũ giáo phẩm của mình nhằm ngăn chặn tệ đoan xâm hại tình dục trong tương lai, tỉ như yêu cầu tra xét kỹ lưỡng thân thế các chức sắc trong giáo hội khi tuyển dụng và, vì phần lớn các nạn nhân là trẻ em trai vị thành niên, những nam chức sắc có thiên hướng hoạt tình dục đồng giới biểu lộ sâu sắc sẽ bị cấm được thụ phong. Đồng thời các giáo khu dính líu tới những cáo buộc sẽ phải báo cáo chính quyền sở tại và tổ chức các cuộc điều tra nhằm loại bỏ những người phạm tội ra khỏi hàng ngũ chức sắc. Năm 2008, Giáo hội thừa nhận các bê bối tình dục này là vấn đề cực kì nghiêm trọng như cho rằng những người phạm tội theo ước tính chỉ không quá một phần trăm trong tổng số 500.000 chức sắc Công giáo trên toàn thế giới.
Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã bị chỉ trích vì lập trường ủng hộ của ông đối với tổ chức Opus Dei và việc tuyên thánh cho người sáng lập nó, Josemaría Escrivá, vào năm 2002, và Giáo hoàng đã gọi ông này là ""vị thánh của đời thường"". Một số phong trào và tổ chức tôn giáo của Giáo hội thuộc quyền kiểm soát của ông (Binh đoàn của Chúa, Con đường Tân tòng, Phong trào Schönstatt, Phong trào Lôi cuốn, vv.) và ông đã bị cáo buộc là không cai quản nghiêm khắc các tổ chức này, nhất là trong trường hợp của Giám mục Marcial Maciel, người sáng lập tổ chức Binh đoàn của Chúa. Năm 1984 Giáo hoàng đã bổ nhiệm Joaquín Navarro-Valls, một thành viên của Opus Dei, làm Chủ nhiệm Cơ quan Báo chí Tòa thánh Vatican ("Sala Stampa della Santa Sede"). Ngay cả một người phát ngôn của Opus Dei đã nói rằng ""ảnh hưởng của Opus Dei trong Vatican đã bị phóng đại."" Trong gần 200 Giám mục của Giáo hội Công giáo Rôma, chỉ có hai Giám mục được biết đến là thành viên của Opus Dei.
Ngày 14 tháng 12 năm 1995, ngay tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, một sinh viên đã lớn tiếng mắng nhiếc Giáo hoàng Gioan Phaolô II về việc ông tiếp cựu thủ tưởng Giulio Andreotti, người bị Tòa án quy kết là dính líu sâu sắc đến giới Mafia Ý, và cho rằng anh ta không hiểu tại sao một người như Andreotti lại được cho phép xuất hiện trong Tòa thánh. Một số ý kiến đã nhận định rằng việc này chứng minh Giáo hội Công giáo Rôma đã dính líu đến giới chính trị gia. Về phía mình, Vatican không có bình luận gì về vụ việc trên.
Như đã đề cập, Giáo hoàng Gioan Phaolô II có lập trường bảo vệ các quan điểm truyền thống của giáo hội Công giáo Rôma về thể hiện giới tính, thiên hướng tình dục, cái chết êm dịu, kiểm soát sinh sản và phá thai. Nhiều người chỉ trích Giáo hoàng vẫn còn giữ quan điểm bảo thủ về việc không cho nữ giới tham gia các vị trí cao cấp trong giáo hội.
Aisha Taylor đã nhận xét về vấn đề này như sau
Frank Zindler, một tư tưởng gia nổi tiếng theo chủ nghĩa vô thần đã đưa ra những chỉ trích gay gắt về Giáo hoàng Gioan Phaolô II và giáo hội Công giáo Rôma về các chính sách kiệm soát sinh sản và so sánh Giáo hoàng với Hitler:
Trong chuyến tông du tại Hoa Kỳ năm 1987, Giáo hoàng Gioan Phaolô II trở thành tâm điểm chỉ trích dữ dội của các tổ chức nữ quyền. Trong một cuộc biểu tình xảy ra tại California, một phụ nữ đã giả dạng làm một bà mẹ mang thai, tay cầm ba con búp bê và dải băng ghi dòng chữ ""Tử cung của tôi, tài sản của Vatican.""
Nhiều nhà hoạt động xã hội bảo vệ cho những người đồng tính luyến ái đã chỉ trích Giáo hoàng vì ông giữ quan điểm chống lại đồng tính luyến ái cũng như hôn nhân đồng giới. Giáo hoàng đã từng phát biểu rằng đồng tính luyến ái là một sự "rối loạn" và trong tác phẩm "Memory and Identity" Gioan Phaolô II đã miêu tả các gia đình đồng tính là "ý thức hệ tội lỗi", những điều này đã gây phẫn nộ cho nhiều thành viên trong cộng đồng những người đồng tính và hoán tính. Trong chuyến tông du tại Hoa Kỳ năm 1993, một cuộc biểu tình đã nổ ra nhằm phản đối tư tưởng kỳ thị đồng tính luyến ái của Giáo hoàng. Những người biểu tình đã mô tả Gioan Phaolô II là "kẻ kì thị đồng tính luyến ái lớn nhất quả đất", đồng thời lên án Giáo hội Công giáo phạm các tội về kì thị giới tính, kì thị người đồng tính và lạm dụng quyền lực.
Trong một nhận xét đăng trên tờ "The Advocate" vào năm 2000 về một bài diễn thuyết của Gioan Phaolô II, Michelangeo Signorile đã bình phẩm:
Giáo hoàng Gioan Phaolô II phản đối quan điểm cho rằng nên dùng bao cao su trong việc phòng chống HIV mà chỉ nên sử dụng các biện pháp tuyên truyền giáo dục về tầm quan trọng của mạng sống cũng như việc sinh hoạt tình dục điều độ và có ý thức. Điều này đã vấp phải sự chỉ trích kịch liệt từ giới y khoa và những nhà hoạt động xã hội về lĩnh vực bệnh AIDS, những người này cho rằng quan điểm của Giáo hoàng sẽ gây ra cái chết cho hàng triệu người và khiến hàng triệu người mồ côi vì bệnh AIDS. Những người chỉ trích còn cho rằng các gia đình quá đông con là nguyên nhân của việc thiếu kế hoạch hóa gia đình và làm tăng thêm sự nghèo khó ở các nước thế giới thứ ba cũng như các vấn nạn khác, ví dụ nạn trẻ em đường phố ở Nam Phi. Trước các chỉ trích này, Cơ quan Công giáo về Phát triển Hải ngoại ("CAFOD - Catholic Agency for Overseas Development") đã xuất bản một bài báo thừa nhận chuyện quan hệ tình dục trong nhiều trường hợp là chẳng đặng đừng, và nói rằng bất cứ những biện pháp nào giúp người dân có thể giảm thiểu nguy cơ mang bệnh qua đường tình dục đều đáng được sử dụng.
Gioan Phaolô II bị chỉ trích là đã cố gắng tập trung quyền lực lại về cơ quan trung ương ở Vatican, trái ngược với một số chính sách phân quyền do Giáo hoàng Gioan XXIII chủ xướng và cản trở tiến trình dân chủ hóa giáo hội. Việc này một phần thể hiện trong sự thiên kiến của Gioan Phaolô II trong việc bổ nhiệm các Giám mục khi 232 Hồng y và hơn 3.300 Giám mục do Giáo hoàng bổ nhiệm phần nhiều có tư tưởng bảo thủ gần giống như ông; và phần lớn số Hồng y trong 114 người thuộc Mật nghị bầu cử nên Biển Đức XVI là do chính Gioan Phaolô II bổ nhiệm. Ngoài ra, dưới tư cách cá nhân hay trong các cuộc hội nghị, các chức sắc Giáo hội cũng ít có cơ hội được tranh biện hay chống đối các chính sách của Giáo hoàng và phe cánh của ông ta nếu không muốn đứng trước nguy cơ mất chức. Vì vậy Gioan Phaolô II bị một số ý kiến chỉ trích là độc đoán, chuyên quyền.
Học giả Joseph L. Daleiden đã chê trách Giáo hoàng còn tin vào những tín điều mê tín dị đoan mà ngày nay ít ai còn tin:
Trong khi những người cấp tiến chỉ trích sự bảo thủ của Giáo hoàng, những tín đồ Công giáo bảo thủ lại chỉ trích những biện pháp cấp tiến của Gioan Phaolô II. Một trong những chỉ trích của nhóm bảo thủ có nội dung yêu cầu Giáo hoàng phục hồi Thánh lễ Công đồng Trent và hủy bỏ các cải cách thực hiện sau Công đồng Vaticanô II tỉ như việc sử dụng các ngôn ngữ bản địa thay thế cho tiếng La Tinh trong các nghi lễ nhà thờ La Mã, phong trào Đại Kết, và các nguyên lý về tự do tôn giáo. Ông cũng bị phe bảo thủ chỉ trích vì đã bổ nhiệm các Giám mục có tư tưởng tự do và làm ngơ cho họ tuyên truyền các tư tưởng đổi mới, cấp tiến, những tư tưởng này từng bị giáo hoàng Piô X chỉ trích là "sự tổng hợp của mọi tư tưởng dị giáo". Năm 1988, Tổng Giám mục theo tư tưởng bảo thủ Marcel Lefebvre, người sáng lập Hội Thánh Piô X vào năm 1970, đã bị Gioan Phaolô II tuyệt thông vì đã phản đối việc Vatican thụ phong cho 4 Giám mục - hành động này bị tòa thánh cáo buộc là "ly giáo".
Khi Giáo hoàng cầu nguyện với các tín đồ Thiên chúa Giáo trong Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Hòa bình tổ chức tại Assisi, Ý vào năm 1986, sự kiện này bị chỉ trích là gây nên ấn tượng rằng thuyết hổ lốn và chủ nghĩa trung lập tôn giáo được công khai thừa nhận bởi Tòa thánh. Khi Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Hòa binh tiếp tục được tổ chức vào năm 2002, sự kiện này lại bị chỉ trích là lẫn lộn với các yếu tố thế tục và thỏa hiệp với các "tôn giáo giả tạo". Việc Giáo hoàng hôn cuốn kinh Koran tại Damascus, Syria trong một chuyến tông du ngày 6 tháng 5 năm 2001 cũng bị chỉ trích. Chủ trương tự do tôn giáo của Gioan Phaolô II cũng bị một số ý kiến chỉ trích, tỉ như trong khi các Giám mục như Antônio de Castro Mayer ủng hộ hòa hợp tôn giáo nhưng mặt khác cũng phủ nhận các nguyên tắc của Công đồng Vaticanô II về tự do tôn giáo mà Giáo hoàng Piô IX đã chỉ trích trong tác phẩm "Syllabus errorum’" năm 1864 và trong Công đồng Vaticanô I.
Vì các lý do trên, một số giới chức Công giáo bảo thủ đã phản đối việc Gioan Phaolô II được phong chân phước.
Năm 1988, khi Giáo hoàng Gioan Phaolô II đang diễn thuyết trước nghị viện châu Âu thì nhà lãnh đạo tương lai của Đảng Dân chủ Hợp nhất Bắc Ailen và là Chủ tịch Đại hội đồng Trưởng lão của Giáo hội Trưởng lão Tự do Ulster, Ian Paisley, bất thình lình hét lên: ""Tôi tố cáo ông là kẻ phản kitô!"" và giơ cao biểu ngữ ghi dòng chữ "Giáo hoàng Gioan Phaolô II KẺ PHẢN KITÔ" (""Pope John Paul II ANTICHRIST""). Cựu thái tử Otto von Habsburg, người đứng đầu gia tộc Habsburg của đế quốc Áo – Hung cũ, vội vàng giật biểu ngữ này xuống và cùng với các nghi viên khác lật đật lôi cổ Paisley ra khỏi nơi diễn thuyết. Sau khi Paisley được "tiễn" khỏi hội trường, Giáo hoàng tiếp tục bài diễn thuyết của mình.
|
3748 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3748 | Vật lý hạt | Vật lý hạt là một ngành của vật lý nghiên cứu về các hạt sơ cấp chứa trong vật chất và bức xạ, cùng với những tương tác giữa chúng. Nó còn được gọi là vật lý năng lượng cao bởi vì rất nhiều hạt trong số đó không xuất hiện ở điều kiện môi trường tự nhiên, mà chỉ được tạo ra hay phát hiện trong các vụ va chạm giữa các hạt, nhờ các máy gia tốc.
Ý tưởng về việc vật chất được tạo bởi các hạt cơ bản đã được đưa ra từ thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Thuyết nguyên tử đã được truyền bá bởi những triết gia người Hy Lạp như Leucippus, Democritus và Epicurus. Mặc dầu đến thế kỷ thứ 17 Isaac Newton đã nghĩ rằng vật chất được tạo bởi các hạt, song phải đợi mãi đến năm 1802, John Dalton mới chứng minh được "mọi vật đều được cấu tạo bởi các hạt cực nhỏ, gọi là các nguyên tử".
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Dmitri Ivanovich Mendeleev năm 1869 đã củng cố lý thuyết trên, vài thập niên sau, J.J. Thomson đã chứng minh được rằng nguyên tử được tạo bởi các hạt electron có khối lượng nhỏ và các proton có khối lượng tương đối lớn. Thí nghiệm của Ernest Rutherford đã chỉ ra rằng các proton nằm trong các hạt nhân. Ban đầu người ta cho rằng hạt nhân được tạo bởi các hạt proton và electron, nhưng trong quá trình nghiên cứu và so sánh khối lượng cùng với điện tích của chúng thì có nhiều sơ hở. Về sau, năm 1932, người ta mới tìm ra rằng hạt nhân được tạo bởi các hạt proton, mang điện tích dương, và neutron mang điện tích trung hòa.
Thế kỷ thứ 20 là cuộc bùng nổ của vật lý hạt nhân cùng với vật lý lượng tử, cực điểm chính là các thí nghiệm phân hạch hạt nhân cùng với bom hạt nhân, tạo ra một đà lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp, trong đó phải kể đến ngành xuất chế, biến đổi một nguyên tử sang một nguyên tử khác, như quá trình chuyển chì thành vàng (tồn tại trên lý thuyết, nhưng không có hiệu quả kính tế).
Trong những năm 1950 và 1960, một số lượng lớn các hạt được tìm ra bởi các thí nghiệm phân rã hạt. Khái niệm "vườn hạt", là tập hợp của các hạt, nhờ đó mà ra đời. Và nó còn tồn tại cho đến khi mô hình chuẩn được ra đời năm 1970, nơi mà tất cả các hạt và tổ hợp của chúng đều được giải thích một cách chính xác.
Sự phân loại các hạt cơ bản được đưa ra trong mô hình chuẩn; nó mô tả các lực cơ bản của tự nhiên như lực tương tác mạnh, lực tương tác yếu và lực điện từ, bằng việc sử dụng các hạt truyền tương tác, gauge boson. Các hạt gauge bosons như là photon, W W cùng với Z boson và gluon. Mô hình này có giới thiệu 24 hạt cơ bản chứa trong vật chất. Và sau cùng, nó còn dự đoán về sự tồn tại của một loại hạt khác có tên là Higgs boson.
Các nghiên cứu trong vật lý hạt hiện đại tập trung vào các hạt hạ nguyên tử, là những hạt có cấu trúc nhỏ hơn nguyên tử. Nó bao gồm những hạt cấu thành nguyên tử như electron, proton, neutron (proton và neutron được tạo ra bởi các hạt sơ cấp gọi là quark), các hạt được tạo ra bởi quá trình bức xạ hay phân rã như photon, neutrino, muon, cũng như một số lượng lớn các hạt ngoại lai.
Đối tượng nghiên cứu của vật lý hạt tuân thủ theo các định luật trong cơ học lượng tử. Ví dụ như chúng có lưỡng tính sóng-hạt - các hạt này vừa biểu hiện tính hạt như những hạt vật chất khác, vừa có thể biểu diễn dưới dạng sóng như trong các hàm sóng. Trên lý thuyết, không có sự phân biệt giữa tính hạt và tính sóng, mà nó đều được biểu diễn bằng các véc tơ trạng thái trong không gian Hilbert.
Có hai loại hạt, hạt cơ bản hay còn gọi là hạt sơ cấp - là những hạt không thể chia nhỏ hơn được nữa, như electron hay photon; và hạt tổ hợp - là những hạt được cấu thành bởi các hạt khác, như proton và neutron, được cấu thành từ các hạt quark.
Tất cả các hạt quan sát được cho đến ngày này đều được mô tả đầy đủ trong một mục của thuyết trường lượng từ có tên là mô hình chuẩn. Mô hình này giới thiệu 47 thành phần hạt sơ cấp, cùng với dạng tổ hợp của nó, do đó số hạt được nghiên cứu trong vật lý hạt nên tới con số vài trăm.
Mặc dầu mô hình chuẩn được công nhận là đúng thông qua những thí nghiệm kiểm chứng hiện đại nhất ngày nay, tuy nhiên, nhiều nhà vật lý hạt vẫn cho rằng mô hình vẫn chưa hoàn thiện để có thể mô tả tự nhiên một cách trọn vẹn. Do vậy họ vẫn mong chờ để khám phá ra một lý thuyết mới, cơ bản hơn.
Hiện tại, các số liệu về khối lượng của neutrino là những bằng chứng thí nghiệm đầu tiên của sự không hoàn thiện trong mô hình chuẩn.
Vật lý hạt có một ảnh hưởng lớn tới triết học, một số lĩnh vực của nó vẫn trung thành với thuyết hoàn nguyên, một khái niệm cổ đã được phân tích bởi nhiều triết gia và nhà khoa học. Các cuộc tranh luận về nó vẫn kéo dài cho đến ngày nay.
Vật lý lý thuyết hạt cố gắng để phát triển các mô hình lý thuyết, với công cụ là toán học để giải thích các kết quả của thí nghiệm hiện hành, cùng với việc dự đoán các kết quả thí nghiệm trong tương lại. Có một số lĩnh vực chính trong ngành vật lý lý thuyết hạt, song lại tạo ra một lượng lớn các hoạt động nghiên cứu.
Trọng tâm của vật lý lý thuyết hạt chính là việc cố gắng hiểu sâu hơn về mô hình chuẩn cùng với các thí nghiệm kiểm chứng của nó. Bằng việc đưa ra nhiều tham số trong các thí nghiệm của mô hình chuẩn, để giảm thiểu các kết quả không chắc chắn, công việc này sẽ giúp các nhà vật lý phát hiện ra các hạn chế của mô hình chuẩn, nhờ đó giúp chúng ta hiểu sâu hơn về tự nhiên. Công việc tìm hiểu trên mang đầy thách thức, như việc tính toán các đại lượng trong sắc động lực học lượng tử. Một số nhà lý thuyết sử dụng công cụ là thuyết trường hiệu dụng, một số khác thì sử dụng thuyết lattice gauge theory.
Một đóng góp không nhỏ khác tạo bởi các nhà xây dựng mô hình, người đưa ra các ý tưởng có thể mở rộng mô hình chuẩn (với phạm vi năng lượng cao hơn hay khoảng cách nhỏ hơn). Công việc này được thúc đẩy bởi các bài toán nảy sinh ra từ những số liệu của thí nghiệm. Nó bao gồm siêu đối xứng, tiếp đến là bộ máy Higgs, hay mô hình Randall-Sundrum, là sự kết hợp của những ý tưởng trên và một số ý tưởng khác.
Một hướng đi chính trong vật lý lý thuyết hạt chính là lý thuyết dây. Các nhà lý thuyết dây có gắng xây dựng một mô hình thống nhất cơ học lượng tử với thuyết tương đối rộng, với ý tưởng chính là vật chất tạo bởi các dây, các màng nhỏ, chứ không chỉ dừng lại ở các hạt.
Song song với thuyết dây là thuyết hấp dẫn lượng tử vòng, với ý tưởng không-thời gian được lượng tử hóa, có cấu trúc và kích thước xác định.
Các nhà vật lý hạt trên thế giới cùng hướng về một mục tiêu chung đó chính là nghiên cứu về sự tồn tại của hạt Higgs boson và các hạt siêu đối xứng. Sự hoàn thành của máy gia tốc LHC ("Large Hadron Collider") vào năm 2009 sẽ tạo đà cho các nghiên cứu của vật lý hạt trong tương lai. Cùng với nó là dự án ILC ("International Linear Collider"), nếu như được nhất trí xây dựng, sẽ là một bước đệm rất lớn cho ngành vật lý hạt nói riêng cũng như ngành vật lý nói chung. Máy va chạm ILC sẽ cho phép các nhà vật lý hạt phát hiện các tính chất của hạt một cách chuẩn xác hơn.
Một mục tiêu chính khác của vật lý hạt chính là việc xác định khối lượng của hạt neutrino, cũng như sự kiểm chứng về sự tồn tại phản ứng phân rã kép của proton.
Các hạt tạo nên Điện tử bao gồm
Các hạt tạo nên Quang Tử h bao gồm
Các hạt tạo nên Quang Tử bao gồm
|
3750 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3750 | Thuyết tương đối hẹp | Trong vật lý học, thuyết tương đối hẹp (SR, hay còn gọi là thuyết tương đối đặc biệt hoặc STR) là một lý thuyết vật lý đã được xác nhận bằng thực nghiệm và chấp nhận rộng rãi đề cập về mối quan hệ giữa không gian và thời gian. Theo cách trình bày logic ban đầu của Albert Einstein, thuyết tương đối hẹp dựa trên hai tiên đề:
Albert Einstein lần đầu tiên đề xuất ra thuyết tương đối hẹp vào năm 1905 trong bài báo "Về điện động lực của các vật thể chuyển động". Sự không phù hợp giữa cơ học Newton với các phương trình Maxwell của điện từ học và thiếu bằng chứng thực nghiệm xác nhận giả thuyết tồn tại môi trường ête siêu sáng đã dẫn tới sự phát triển thuyết tương đối hẹp, lý thuyết đã miêu tả đúng lại cơ học trong những tình huống chuyển động bằng vài phần tốc độ ánh sáng (còn gọi là "vận tốc tương đối tính"). Ngày nay thuyết tương đối hẹp là lý thuyết miêu tả chính xác nhất chuyển động của vật thể ở tốc độ bất kỳ khi có thể bỏ qua ảnh hưởng của lực hấp dẫn. Tuy vậy, cơ học Newton vẫn được sử dụng (do tính đơn giản và độ chính xác cao) khi chuyển động của vật thể khá nhỏ so với tốc độ ánh sáng.
Cho đến tận khi Einstein phát triển thuyết tương đối rộng, để bao gồm hệ quy chiếu tổng quát (hay chuyển động có gia tốc) và lực hấp dẫn, thuật ngữ "thuyết tương đối hẹp" mới được áp dụng. Có một bản dịch đã sử dụng thuật ngữ "thuyết tương đối giới hạn"; "đặc biệt" thực sự có nghĩa là "trường hợp đặc biệt".
Thuyết tương đối hẹp ẩn chứa các hệ quả rộng lớn, mà đã được xác nhận bằng thực nghiệm, bao gồm hiệu ứng co độ dài, giãn thời gian, khối lượng tương đối tính, sự tương đương khối lượng-năng lượng, giới hạn của tốc độ phổ quát và tính tương đối của sự đồng thời. Lý thuyết đã thay thế khái niệm trước đó là thời gian phổ quát tuyệt đối thành khái niệm thời gian phụ thuộc vào hệ quy chiếu và vị trí không gian. Không còn khoảng thời gian bất biến giữa hai sự kiện mà thay vào đó là khoảng không thời gian bất biến. Kết hợp với các định luật khác của vật lý, hai tiên đề của thuyết tương đối hẹp dự đoán sự tương đương của khối lượng và năng lượng, như thể hiện trong công thức tương đương khối lượng-năng lượng "E" = "mc", với "c" là tốc độ ánh sáng trong chân không.
Một đặc điểm khác biệt của thuyết tương đối đặc biệt đó là phép biến đổi Galileo của cơ học Newton được thay thế bằng phép biến đổi Lorentz. Thời gian và không gian không còn tách biệt hoàn toàn khỏi nhau trong lý thuyết nữa. Chúng được đan xen vào nhau thành thể thống nhất liên tục là không-thời gian. Các sự kiện xảy ra trong cùng một thời điểm đối với một quan sát viên có thể xảy ra ở thời điểm khác nhau đối với một quan sát viên khác.
Lý thuyết "đặc biệt" là do nó chỉ áp dụng cho những trường hợp đặc biệt mà độ cong của không thời gian do lực hấp dẫn là không đáng kể. Để bao hàm cả trường hấp dẫn, Einstein đã thiết lập lên thuyết tương đối rộng vào năm 1915. Thuyết tương đối hẹp vẫn miêu tả được chuyển động có gia tốc cũng như cho các hệ quy chiếu chuyển đối với gia tốc đều (hay tọa độ Rindler).
Tính tương đối Galileo bây giờ được xem như là trường hợp xấp xỉ của nguyên lý tương đối Einstein đối với các tốc độ nhỏ, và thuyết tương đối hẹp được xem như là trường hợp xấp xỉ của thuyết tương đối rộng đối với trường hấp dẫn yếu, nghĩa là trong một phạm vi đủ nhỏ và trong điều kiện rơi tự do. Trong khi công cụ của thuyết tương đối rộng là hình học không gian cong Riemann biểu diễn các hiệu ứng hấp dẫn như là độ cong của không thời gian, thuyết tương đối được giới hạn trong không thời gian phẳng hay được gọi là không gian Minkowski. Thuyết tương đối hẹp áp dụng cho một hệ quy chiếu bất biến Lorentz cục bộ có thể được xác định trên phạm vi đủ nhỏ, thậm chí đặt trong không thời gian cong.
Galileo Galilei đã từng suy xét khi cho rằng không có trạng thái nghỉ tuyệt đối và được xác định rõ (hay không có hệ quy chiếu ưu tiên), mà ngày nay các nhà vật lý gọi là nguyên lý tương đối Galileo. Einstein đã mở rộng nguyên lý này để tính tới tốc độ không đổi của ánh sáng, một hiện tượng đã được quan sát và chứng minh trước độ trong thí nghiệm Michelson–Morley. Không chỉ áp dụng cho tốc độ ánh sáng, ông cũng mạnh dạn mở rộng giả thuyết vẫn đúng cho mọi định luật vật lý, bao gồm các định luật của cơ học và của điện động lực học cổ điển.
Einstein nhận thức hai tiên đề dường như là chắc chắn nhất, bất kể sự đúng đắn chính xác của các định luật vật lý được biết đến (khi ấy) của cơ học hay của điện động lực học. Các tiên đề này là tính không đổi của tốc độ ánh sáng và tính độc lập của các định luật vật lý (đặc biệt là tính không thay đổi của tốc độ ánh sáng) từ việc lựa chọn hệ quy chiếu quán tính để miêu tả chúng. Trong trình bày ban đầu của ông về thuyết tương đối hẹp năm 1905 Einstein thể hiện hai tiên đề như sau:
Việc rút ra các công thức và hệ quả của thuyết tương đối hẹp không chỉ phụ thuộc vào hai tiên đề đã nêu tường minh ở trên, nhưng cũng dựa trên một số nguyên lý ngầm (được sử dụng trong mọi lý thuyết vật lý), bao gồm tính đẳng hướng và đồng nhất của không gian và sự độc lập của các thước đo và đồng hồ khỏi lịch sử của chúng.
Đi theo các lập luận của Einstein về thuyết tương đối hẹp trong bài báo năm 1905, nhiều tập hợp các tiên đề khác nhau đã được đề xuất cho các cách khác để rút ra các hệ quả của lý thuyết. Tuy vậy, hầu hết các tập hợp tiên đề hay gặp nhất vẫn là áp dụng lại các tiên đề của Einstein trong bài báo gốc của ông. Một dạng phát biểu toán học của nguyên lý tương đối đã được Einstein phát triển về sau, khi ông giới thiệu ra khái niệm về sự đơn giản mà đã không được đề cập ở trên:
Henri Poincaré đã đưa ra khuôn khổ toán học cho thuyết tương đối bằng cách chứng minh rằng các phép biến đổi Lorentz là một tập con của nhóm Poincaré trong các phép biến đổi đối xứng. Einstein trong bài báo năm 1905 ông đã rút ra được các phép biến đổi Lorentz từ những tiên đề của mình.
Và nhiều bài báo về sau của Einstein ông đều trình bày cách rút ra phép biến đổi Lorentz dựa trên hai tiên đề cơ sở đã nêu ở trên.
Einstein đã đặt nền tảng vững chắc cho phép rút ra bất biến Lorentz (đặc tính cốt lõi của thuyết tương đối hẹp) khi ông chỉ dựa trên hai tiên đề cơ bản là nguyên lý tương đối và tốc độ ánh sáng hằng số. Ông viết:
Do vậy nhiều nghiên cứu hiện đại về thuyết tương đối hẹp chỉ dựa trên một tiên đề về tính bất biến Lorentz phổ quát, hoặc một cách tương đương, dựa trên một tiên đề về không thời gian Minkowski.
Nếu chỉ từ nguyên lý tương đối mà không giả thiết thêm tốc độ ánh sáng là không đổi (tức là sử dụng tính chất đẳng hướng của không gian và sự đối xứng hàm ẩn bởi nguyên lý của thuyết tương đối hẹp) có thể chứng minh được rằng các phép biến đổi không thời gian giữa các hệ quy chiếu quán tính hoặc là biến đổi Euclid, Galileo hay biến đổi Lorentz. Trong trường hợp biến đổi Lorentz, ta nhận được sự bảo toàn của các thời khoảng tương đối tính (relativistic interval conservation) và một tốc độ giới hạn hữu hạn. Nhiều thí nghiệm đã chỉ ra là tốc độ này là tốc độ ánh sáng trong chân không.
Sự không đổi của tốc độ ánh sáng thúc đẩy từ lý thuyết điện từ của Maxwell và thực tế không có môi trường ête mà ánh sáng truyền trong nó (giống như không khí giúp truyền sóng âm). Khi được hỏi các kết quả từ thí nghiệm Michelson–Morley có vai trò như thế nào với thuyết tương đối hẹp, Einstein trả lời rằng thí nghiệm không có vai trò gì trong quá trình ông hình thành lên lý thuyết và thuyết tương đối không phải được lập ra là để giải thích cho các kết quả này. Cho dù vậy, kết quả của thí nghiệm Michelson–Morley chứng thực cho sự không đổi của tốc độ ánh sáng và giúp cho tiên đề này nhanh chóng được chấp nhận rộng rãi.
Để hiểu rõ hơn về cách tọa độ không thời gian được đo bởi các nhà quan sát trong các khung tham chiếu khác nhau so với nhau, thật hữu ích khi làm việc với một thiết lập đơn giản với các khung trong "cấu hình tiêu chuẩn".Với sự cẩn thận, điều này cho phép đơn giản hóa toán học mà không mất tính tổng quát trong các kết luận đạt được. Trong hình 2‑1, hai khung tham chiếu Galilê (tức là khung 3 không gian thông thường) được hiển thị theo chuyển động tương đối. Khung S thuộc về người quan sát thứ nhất O và khung S' (phát âm là "S Prime" hoặc "S dash") thuộc về người quan sát thứ hai O'.
Vì không có khung tham chiếu tuyệt đối trong lý thuyết tương đối, nên một khái niệm "di chuyển" không tồn tại nghiêm ngặt, vì mọi thứ có thể đang chuyển động đối với một số khung tham chiếu khác. Thay vào đó, bất kỳ hai khung hình nào di chuyển với cùng tốc độ theo cùng một hướng được gọi là "comoving". Do đó, ""S" và "S" không phải là "comoving".
Nguyên lý tương đối, mà nội dung là các định luật vật lý có cùng dạng thức trong mọi hệ quy chiếu quán tính, có lịch sử từ Galileo, và được đưa vào vật lý Newton. Nhưng vào cuối thế kỷ 19, việc khám phá ra sự tồn tại của sóng điện từ đưa các nhà vật lý đề xuất ra một chất nền ête (aether) tràn ngập trong vũ trụ mà nó có vai trò là môi trường giúp ánh sáng lan truyền. Ête được cho là thành phần của một "hệ quy chiếu tuyệt đối" mà trên đó dùng để đo tốc độ, và hệ quy chiếu này được xem là cố định và bất biến. Chất ête giả thuyết này có những tính chất kỳ lạ: nó đủ đàn hồi để hỗ trợ cho sóng điện từ, và các sóng này có thể tương tác với vật chất, và môi trường ête không gây ra ma sát khi vật thể đi qua nó. Tuy nhiên, nhiều kết quả thí nghiệm khác nhau bao gồm thí nghiệm Michelson–Morley chỉ ra rằng không tồn tại chất ête này. Thuyết tương đối đặc biệt của Einstein đã bác bỏ khái niệm aether và sự tồn tại của hệ quy chiếu tuyệt đối. Trong thuyết tương đối, trong cùng một hệ quy chiếu bất kỳ chuyển động đều, mọi định luật vật lý sẽ cho cùng một kết quả. Đặc biệt là, tốc độ ánh sáng trong chân không luôn luôn đo được bằng "c", ngay cả khi đang đo trong nhiều hệ quy chiếu chuyển động với vận tốc đều khác nhau.
Hệ quy chiếu đóng một vai trò quan trọng trong thuyết tương đối hẹp. Thuật ngữ hệ quy chiếu được sử dụng ở đây là một khung cảnh quan sát trong không gian mà không đang trải qua một thay đổi nào trong chuyển động đều (tức là xuất hiện chuyển động gia tốc), và từ khung cảnh này vị trí có thể đo theo ba trục không gian. Thêm vào đó, một hệ quy chiếu có khả năng xác định các phép đo thời gian của các sự kiện sử dụng một 'đồng hồ' (nghĩa là bất kỳ một thiết bị tham chiếu nào có cơ cấu chuyển động tuần hoàn).
Một sự kiện là một sự xuất hiện mà có thể gán cho tọa độ trong một hệ quy chiếu ở một thời điểm duy nhất trong thời gian và vị trí trong không gian: nó là một "điểm" trong không thời gian. Vì tốc độ ánh sáng là không đổi trong thuyết tương đối trong mọi hệ quy chiếu, các xung ánh sáng có thể được sử dụng để đo khoảng cách một cách rõ ràng và tham chiếu đến thời gian mà các sự kiện xảy ra ở đồng hồ đo, thậm chí khi ánh sáng mất một khoảng thời gian để đi tới đồng hồ sau khi sự kiện đã diễn ra.
Ví dụ, vụ nổ một bánh pháo có thể coi như là một "sự kiện". Chúng ta có thể xác định hoàn toàn sự kiện này trong không thời gian bốn chiều: Thời gian xảy ra và vị trí không gian 3 chiều của nó xác định lên điểm tọa độ. Đặt hệ quy chiếu này là "S".
Trong thuyết tương đối chúng ta thường muốn tính vị trí của một điểm từ một điểm quy chiếu khác.
Giả sử chúng ta có hệ quy chiếu thứ hai "S"′, mà các trục không gian và đồng hồ nằm trùng với của hệ "S" ở lúc thời điểm bằng 0, và bắt đầu chuyển động với vận tốc đều "v" so với "S" dọc theo trục "x".
Bởi vì không có hệ quy chiếu tuyệt đối trong thuyết tương đối, khái niệm 'đang chuyển động' không mang nghĩa tuyệt đối, khi có thể coi một thứ như đang chuyển động với một hệ quy chiếu khác. Thật vậy, bất kỳ hai hệ quy chiếu nào chuyển động với cùng vận tốc trong cùng một hướng được nói là "cùng chuyển động". Do vậy, "S" và "S"′ không "cùng chuyển động".
Xét hai hệ quy chiếu formula_1 và formula_2, trong đó hệ quy chiếu formula_1 chuyển động với vận tốc đều formula_4 so với hệ formula_2. Để phân tích cho đơn giản, đầu tiên chúng ta xét trường hợp "đặc biệt", trong đó ký hiệu ba trục không gian của hai hệ quy chiếu lần lượt tương ứng là "x, y, z" và "x′, y′, z′" song song với nhau, ban đầu các trục trùng nhau tại O và O' và cả hai đồng hồ đều chỉ t = 0 và t' = 0. Sau đó "O′x′" bắt đầu chuyển động với vận tốc formula_4 so với trục "Ox". Trường hợp "đặc biệt" này không làm ảnh hưởng đến kết quả tổng quát. Công thức của phép biến đổi cho trường hợp hai hệ quy chiếu chuyển động theo hướng bất kỳ sẽ được đưa ra ở dưới.
Hai tiên đề của Einstein đưa đến phép biến đổi mang tên nhà vật lý Hendrik Lorentz. Công thức Lorentz cho phép biểu diễn các tọa độ ("x", "y", "z", "t") của một sự kiện nằm trong hệ quy chiếu đứng yên (chẳng hạn trên Trái Đất) như là hàm của các tọa độ ("x′", "y′", "z′", "t′") của cùng sự kiện nhưng ở trong hệ quy chiếu đang chuyển động (chẳng hạn trong tên lửa). Công thức liên hệ:
formula_7
với formula_8 và formula_9 là các hệ số xác định bằng
formula_10
Các công thức này là dạng thu gọn và sẽ trở thành công thức cho phép quay nếu chúng ta sử dụng hàm hyperbolic đối số "θ", cho vận tốc, tương ứng với quay một góc trong không gian Minkowski, xác định bởi
formula_11
Bằng cách đặt trên thu được
formula_12
và
formula_13
Phép biến đổi ngược có thể thu được bằng cách đặt "β" bằng -"β", và "θ" bằng -"θ".
Lưu ý: để xác định dấu của sinh "θ" chỉ cần xét một điểm đứng yên trong hệ quy chiếu (chẳng hạn trong hệ quy chiếu gắn cùng với tên lửa, ví dụ với "x′" = 0) và xét xem dấu của các tọa độ không gian còn lại ở hệ quy chiếu kia (chẳng hạn hệ quy chiếu "cố định" trong đó "x" tăng dần nếu vận tốc của tên lửa có dấu dương).
Viết công thức của phép biến đổi Lorentz và dạng nghịch đảo của nó theo hiệu của các tọa độ, mà ví dụ một sự kiện có tọa độ và , một sự kiện khác có tọa độ và , và hiệu các tọa độ này bằng
chúng ta thu được
Các hiệu ứng này có liên hệ tường minh với cách chúng ta đo "khoảng thời gian" giữa các sự kiện xảy ra ở cùng vị trí trong một hệ tọa độ (gọi là các sự kiện "đồng cục bộ"). Những khoảng thời gian này sẽ "khác nhau" trong một hệ quy chiếu khác chuyển động so với hệ quy chiếu đầu tiên, trừ khi các sự kiện xảy ra đồng thời. Tương tự, các hiệu ứng này cũng liên hệ với khoảng cách đo giữa hai sự kiện xảy ra đồng thời nhưng tách biệt về vị trí trong một hệ tọa độ. Nếu các sự kiện này không đồng cục bộ, nhưng cách nhau bởi một khoảng cách (không gian), chúng sẽ "không" xảy ra ở cùng một "khoảng cách không gian" so với nhau khi nhìn từ một hệ quy chiếu đang chuyển động đều khác. Tuy nhiên, khoảng không thời gian sẽ là như nhau đối với mọi quan sát viên.
Hiệu ứng giãn thời gian và co độ dài không phải là những ảo ảnh quang học mà là những hiệu ứng thực sự. Các phép đo hai hiệu ứng này không phải là hiệu ứng Doppler giả, chúng là kết quả của sự bỏ qua thời gian ánh sáng truyền đi trên một quãng đường từ một sự kiện đến quan sát viên.
Do đó, các nhà vật lý phân biệt rõ ràng giữa "phép đo" hoặc "quan sát" so với "hình ảnh nhìn thấy", hoặc đơn giản là "nhìn thấy".
Trong nhiều năm, việc phân biệt giữa hai hành động này không được xem xét một cách cẩn thận. Ví dụ, trước đây các nhà vật lý đa số nghĩ rằng sự co độ dài của một vật vượt qua một quan sát viên thực ra chỉ là "nhìn thấy" độ dài co lại. Năm 1959, James Terrell và Roger Penrose đã độc lập chỉ ra các hiệu ứng từ sự chênh lệch trễ thời gian trong tín hiệu đến quan sát viên từ những phần khác nhau của vật thể đang chuyển động tạo ra hình ảnh của vật thể đang chuyển động khá khác so với hình dạng đo được. Ví dụ, một vật đang chạy ra xa sẽ "dường như" co lại, trong khi vật đang chạy lại gần "dường như" bị kéo dài ra, và một vật bằng qua sẽ có hình ảnh trông bị xiên mà như bởi sự quay. Một quả cầu chuyển động vẫn giữ hình ảnh của quả cầu, mặc dù các ảnh gắn trên bề mặt của nó sẽ bị bóp méo.
Hình 1‑13 minh họa một khối lập phương nhìn từ khoảng cách xa bằng 4 lần chiều dài cạnh của nó. Ở vận tốc cao, các cạnh của khối lập phương mà vuông góc với hướng chuyển động trông như có dạng đường hypebol. Khối lập phương thực sự không bị quay. Thực sự là, ánh sáng từ đằng sau khối lập phương mất thêm thời gian để đi tới mắt của quan san viên so với từ cạnh trước, trong khoảng thời gian ấy thì khối lập phương đã di chuyển sang phía phải. Hình minh họa cho hiện tượng được biết đến đó là "sự quay Terrell" hoặc "hiệu ứng Terrell–Penrose".
Một ví dụ khác về hình ảnh biểu kiến hiện lên khác lạ so với đo lường từ quan sát của chuyển động siêu sáng (superluminal motion) ở nhiều thiên hà vô tuyến, vật thể BL Lac, quasar, và các thiên thể thiên văn vật lý khác phát ra các tia có vận tốc tương đối tính chứa vật chất dưới một góc hẹp so với tầm nhìn của quan sát viên. Và ảo ảnh quang học xuất hiện khi dường như chùm tia đang chuyển động nhanh hơn so với tốc độ ánh sáng. Ở hình. 1‑14, thiên hà M87 phóng ra chùm các hạt hạ nguyên tử với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng hướng về Trái Đất, nhưng hiệu ứng quay Penrose–Terrell khiến cho chùm tia dường như hiện lên đang chuyển động ngang so với hướng quan sát tương tự như hình ảnh hiện lên của khối lập phương trong hình. 1‑13 đã bị kéo dãn ra.
Từ phép biến đổi Lorentz rút ra được một số hệ quả quan trọng trong thuyết tương đối hẹp. Những hệ quả này, và do vậy là thuyết tương đối hẹp, dẫn đến những tiên đoán vật lý khác hẳn so với cơ học Newton khi các vận tốc trở lên đáng kể so với tốc độ ánh sáng. Tốc độ ánh sáng rất lớn so với những cảm nhận hàng ngày của con người dẫn đến một số hệ quả của thuyết tương đối ban đầu dường như là phản trực giác.
Thuyết tương đối hạn chế khái niệm của sự đồng thời cho các sự kiện nhìn từ một hệ quy chiếu Galilleo: nếu hai sự kiện xảy ra đồng thời trong formula_2, ở hai điểm khác nhau thuộc formula_2, thì nói chung, chúng sẽ không còn xảy ra đồng thời trong hệ quy chiếu formula_1 chuyển động đều so với formula_2.
Phép biến đổi Lorentz có thể giải thích được điều này: về mặt tổng quát chúng ta có formula_20, do vậy nếu formula_21 trong hệ quy chiếu formula_2, thì trong hệ quy chiếu formula_1 chúng ta có formula_24 nếu formula_25.
Chú ý rằng nếu trong formula_2 đoạn thẳng nối hai điểm vuông góc với phương của vận tốc của hai hệ quy chiếu, tức là formula_27, nhưng formula_28 và /hoặc formula_29, thì hai sự kiện xảy ra đồng thời trong hai hệ quy chiếu đang xét đến. Trên đây là ví dụ chỉ ra sự tương đối về kết quả trong phép đo giữa hai hệ quy chiếu, có những hiệu ứng khác nhau giữa hướng song song với hướng vận tốc chuyển động của hai hệ và hướng vuông góc với hướng vận tốc này.
Khoảng thời gian giữa hai sự kiện trong một hệ quy chiếu được đo sẽ có giá trị khác khi nó được đo trong một hệ quy chiếu khác đang chuyển động tương đối với hệ thứ nhất. Một đồng hồ đặt trong hệ quy chiếu chuyển động sẽ chạy chậm hơn một đồng hồ giống hệt như nó nhưng đặt trong hệ quy chiếu đứng yên so với hệ quy chiếu nay.
Ives và Stilwell đã thực hiện các thí nghiệm (1938, 1941) với mục đích xác nhận hiệu ứng giãn thời gian do tác động bởi chuyển động theo như đề xuất của Einstein về hiệu ứng Doppler trong tia anode có thể là một thí nghiệm phù hợp để đo hiệu ứng giãn thời gian. Các thí nghiệm này đo dịch chuyển Doppler của bức xạ phát ra từ tia âm cực, khi quan sát trực diện hoặc từ phía đằng sau chùm tia. Các tần số thấp và cao phát hiện được không thể giải thích được từ lý thuyết cổ điển
Có một thí nghiệm tưởng tượng trong đó có hai anh em sinh đôi, một người bước lên tàu vũ trụ rồi bay với vận tốc lớn sau đó một vài năm trở lại nhà gặp lại người kia trên Trái Đất thì người trên Trái Đất có tuổi nhiều hơn. Kết quả này dường như tạo ra một nghịch lý, bởi vì mỗi người đều có thể coi người kia đang chuyển động so với họ, và do vậy, theo như sự áp dụng không đúng và ngây thơ của hiệu ứng giãn thời gian và nguyên lý tương đối, mỗi người sẽ cho lập luận mang tính nghịch lý về tuổi của người còn lại ít hơn so với mình. Tuy vậy, kịch bản này có thể lý giải trong phạm vi khuôn khổ của thuyết tương đối hẹp: quỹ đạo của con tàu của người ở trong tàu bao gồm hai hệ quy chiếu quán tính khác nhau, một cho hành trình đi xa và một cho hành trình trở về, và do đó không có sự đối xứng ở biểu đồ không thời gian của cặp song sinh này. Do vậy, nghịch lý cặp song sinh không phải là "nghịch lý" mang nghĩa mâu thuẫn về logic.
Giả sử có một thước có chiều dài "L" nằm yên trong hệ formula_1, đặt cùng hướng với hướng chuyển động của hệ tọa độ formula_1 so với formula_2 mà thực hiện phép đo trong hệ này, "vượt qua", một thước đo đứng yên khác nằm trong hệ formula_2. Kết quả sẽ cho chiều dài nhỏ hơn "L": trong hệ quy chiếu formula_2, thước ở hệ formula_1 đang chuyển động và có chiều dài đo được ngắn hơn so với một thước giống hệt đặt trong formula_2.
Phép biến đổi Lorentz ở đây được áp dụng cho trục (ox) với các hệ số formula_39 và formula_40:
Đối với phép đo thực hiện trong hệ formula_2, ta có formula_43, và ta thu được formula_44
Chú ý rằng formula_45 và formula_46: phép đo độ dài của thước đặt vuông góc với hướng chuyển động của hai hệ tọa độ sẽ cho kết quả chiều dài không đổi.
Có thể chỉ ra sự không đồng thời ở hai điểm đầu cuối của thước đo khi xác định từ hệ quy chiếu khác: formula_47, cho phép nói rằng khi nhìn từ một hệ quy chiếu đang chuyển động, các kết quả của phép đo thước kẻ đứng yên trong một hệ sẽ khác với kết quả đo ở hệ kia.
Giống như trường hợp đồng hồ chạy chậm trong hệ quy chiếu chuyển động, có một số nghịch lý xuất hiện từ hiệu ứng co ngắn độ dài. Một trong những nghịch lý nổi tiếng liên quan đến hiệu ứng này đó là nghịch lý mô tả về chiếc xe đi vào garage có chiều dài ngắn hơn nó, nếu nó chuyển động rất nhanh: xem nghịch lý cái thang (hay còn gọi là nghịch lý đoàn tàu, nghịch lý xe con).
Lý thuyết tương đối tính có thể gây ấn tượng (như tên gọi của nó) về tính tương đối của phép đo khi nó phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính nào đang được tham chiếu đến. Tuy nhiên, thuyết tương đối hẹp cũng tập trung vào đại lượng có tính bất biến khi thực hiện chuyển đổi giữa các hệ quy chiếu. Ở đây tính bất biến của khoảng không thời gian giữa hai sự kiện là một đặc điểm cơ bản của thuyết tương đối tính.
Trong một hệ quy chiếu, một sự kiện được đặc trưng bởi các khoảng tọa độ "không gian" của nó: "ở thời điểm và vị trí tức thời". Hai sự kiện có các tọa độ tương ứng ("x", "y", "z", "t") và ("x", "y", "z", "t") cách nhau bởi "khoảng không thời gian" định nghĩa bằng
Viết đơn giản hơn thành
Đại lượng formula_50, gọi là "bình phương của khoảng không thời gian", là một bất biến tương đối tính: giá trị của nó không phụ thuộc vào lựa chọn các hệ quy chiếu quán tính để xác định giá trị của nó, thật vậy bằng phép biến đổi Lorentz chứng tỏ được formula_51
Bởi vì sự có mặt của dấu " - " trong công thức "bình phương" này, nó có thể mang giá trị dương hoặc âm: tên gọi "bình phương" chỉ mang ý nghĩa quy ước. Điều này khác biệt hoàn toàn so với bình phương khoảng cách Euclid, mà luôn luôn cho kết quả không âm: các đại lượng formula_52 và formula_53 là các bình phương "thực", luôn dương.
Dấu của bất biến không thời gian Δ"s" cho phép phân loại hai kiểu sự kiện so với nhau, bằng sử dụng khái niệm nón ánh sáng, sự phân loại này có ý nghĩa "tuyệt đối" tương ứng với khả năng chúng có liên hệ nhân quả với nhau hay không.
Thời gian và không gian đóng vai trò đối xứng trong khoảng không thời gian, làm cho chúng có ý nghĩa khi thực hiện cùng một phép đo. Đây là điểm để đưa đến chấp nhận định nghĩa mới về tốc độ ánh sáng, mà có thể cố định ở giá trị bất kỳ, tạo nên sự tương đương giữa độ dài và thời gian, cho phép định nghĩa lại mét theo giây. Cụ thể hơn, vì tốc độ ánh sáng là đại lượng bất biến giữa các hệ quy chiếu khác nhau, ta có thể đo khoảng cách hoặc thời gian theo đơn vị cm hoặc giây.
Thời gian "riêng" của một đồng hồ là thời gian trôi qua với tốc độ bằng tốc độ hiển thị của nó. Thời gian riêng của một hạt là thời gian riêng của đồng hồ gắn với nó, nó là thời gian trôi qua trong một hệ quy chiếu mà hạt đứng yên. Bởi vì "thời gian trôi chậm hơn ở đồng hồ chuyển động", một quan sát viên (ít nhất là trong hệ quy chiếu quán tính) đang chuyển động ước tính rằng thời gian của đồng hồ bị chậm lại so với thời gian riêng của nó, trừ khi là quan sát viên đứng yên so với đồng hồ. Thời gian riêng của một hệ quy chiếu được ký hiệu chung là formula_54.
Trong hệ quy chiếu quán tính đứng yên, thời gian riêng trôi qua của hạt formula_55 và hiệu các tọa độ không gian của nó bằng 0 formula_56, và khi quan sát từ các hệ quy chiếu khác các hiệu số này bằng formula_57 và formula_58. Vì sự bất biến của bình phương khoảng không thời gian, ta có formula_59, do vậy formula_60: thời gian riêng và khoảng không thời gian sai khác nhau bởi hệ số formula_61, ít nhất bởi vì thời gian riêng là đại lượng bất biến khi thay đổi giữa các tọa độ.
Và giống như formula_62, do vậy formula_63 với formula_64 là vận tốc của chuyển động đều tương đối giữa hai hệ quy chiếu, như được tìm thấy trực tiếp từ phép biến đổi Lorentz.
Vì formula_65, thời gian riêng formula_66 ngắn hơn thời gian formula_67 của hệ quy chiếu gắn với quan sát viên thực hiện phép đo: nó là hiệu ứng đồng hồ chuyển động chạy chậm hơn.
Chú ý rằng một hạt chuyển động với tốc độ ánh sáng sẽ không có thời gian riêng của nó, hoặc thời gian riêng của nó không có sự trôi đi: formula_68. Hạt chuyển động với tốc độ bằng tốc ánh sáng và không có thời gian riêng, thì nó sẽ có tính chất là khối lượng của nó bằng 0.
Có một điểm đặc biệt ở đây đó là tuyến thế giới của hạt đứng yên sẽ không còn là một điểm nữa mà sẽ là một đoạn thẳng vuông góc với trục x. Thật vậy, nếu một hạt không chuyển động (x = constant) thì thời gian sẽ vẫn tiếp tục trôi trong khoảng thời gian đang xét đến!
Nếu một đoạn thẳng trên biểu đồ biểu diễn chuyển động với vận tốc đều, trong trường hợp tổng quát nó là đường cong biểu diễn chuyển động của một hạt.
Trong cơ học Newton, không gian tách biệt khỏi thời gian và chúng ta nghiên cứu chuyển động của một hạt như là hàm số của thời gian tuyệt đối. Có thể biểu diễn bằng đồ thị quỹ đạo trong không gian, nhưng khó bao gồm cả thời gian, và các quỹ đạo như vậy có hình dạng đường thẳng hoặc elip.
Trong thuyết tương đối hẹp sự kiện được miêu tả bằng không thời gian bốn chiều, gồm ba chiều không gian và một chiều thời gian, do vậy hầu như không thể biểu diễn được đường cong chứa các sự kiện nối tiếp nhau phản ánh chuyển động của hạt "ở cả đủ bốn chiều không gian và thời gian". Đường cong này được gọi là tuyến thế giới (world line) của hạt. Để khắc phục sự khó khăn gặp phải khi biểu diễn ở cả bốn chiều, các nhà vật lý thường chỉ giới hạn biểu diễn trong hai chiều, một chiều không gian và một chiều thời gian. Hay nói cách khác, chỉ có chuyển động dọc theo trục x là được xét tới, các tọa độ theo trục y và z là không thay đổi. Sự biến đổi chỉ còn lại ở tọa độ x và t, do đó có thể vẽ ra quỹ đạo trong hệ tọa độ Descartes hai chiều của không thời gian: hay tuyến thế giới của hạt.
Đoạn thẳng giữa thời điểm "xuất phát" và "đến nơi" dọc theo trục thời gian biểu diễn tuyến thế giới của Trái Đất, mà tọa độ không gian bằng 0, không bị biến đổi. Đường cong biểu diễn trình tự các sự kiện liên tiếp nhau của hành trình tên lửa. Tọa đọ cong cho phép xác định vị trí của một điểm trên đường cong này chính là thời gian riêng của tên lửa, đo bởi đồng hồ gắn trên tên lửa.
Công thức tương đối tính cho thấy thời gian riêng dọc theo quỹ đạo cong ngắn hơn thời gian riêng dọc theo quỹ đạo của hệ tọa độ Descartes (ở đây biểu diễn thời gian trên Trái Đất). Hiện tượng này là cơ sở để giải thích nghịch lý anh em sinh đôi. Một người lên tàu vũ trụ đi đến một nơi xa rồi quay trở lại với vận tốc gần bằng tốc độ ánh sáng (mặc dù thực tế khó đạt được, nhưng có thể tưởng tượng bằng thí nghiệm suy tưởng) trong khi người kia ở lại Trái Đất. Khi trở về đến nhà, người du hành có tuổi trẻ hơn người ở trên Trái Đất.
Một tên lửa chuyển động với tốc độ formula_69 so với Trái Đất và từ Trái Đất bắn lên quả pháo với tốc độ formula_70 đo bởi tên lửa. Vậy vận tốc formula_71 của đạn pháo đo từ Trái Đất bằng bao nhiêu ?
Theo thuyết động học Gallile các vec tơ vận tốc được cộng và ta có
Nhưng trong động học tương đối tính các vec tơ vận tốc được cộng như sau:
Mối liên hệ này cho thấy định luật cộng vận tốc trong thuyết tương đối hẹp không còn là phép cộng thuần túy hai vận tốc và vận tốc ánh sáng "c" là lớn nhất dù đo được trong hệ tọa độ bất kỳ nào (dễ dàng xác nhận được rằng khi cộng hai vec tơ vận tốc có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng "c" thì kết quả thu được vẫn là vận tốc có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng "c").
Tuy nhiên, công thức trên áp dụng trong trường hợp hai vận tốc formula_69 và formula_70 song song với nhau. Công thức cộng vận tốc hai vec tơ cho trường hợp song song có thể thực hiện thêm một cách nữa như sau. Có thể biến đổi vec tơ "v" thành dạng tham số vec tơ vận tốc góc "θ" như đã nêu ở trên, áp dụng phương pháp rapidity.
Lúc này định luật cộng vận tốc trở thành định luật cộng các tham số vận tốc góc.
Đặt formula_79; formula_80; formula_81
và sử dụng công thức cộng trong các hàm hypebolic formula_82, ta tìm được formula_83
Tham số góc tương ứng với vận tốc "c" bằng vô cùng vì artanh ("x"), hàm tang hypebolic của đối số "x", tiến đến vô cùng khi "x" tiến đến 1. Từ đây chúng ta tìm được vận tốc "c" là vận tốc giới hạn lớn nhất độc lập với hệ tọa độ. Tốc độ này là giới hạn không thể đạt tới bởi hạt có khối lượng, chỉ những hạt có khối lượng bằng zero, như photon, mới có thể chuyển động với tốc độ ánh sáng.
Tưởng tượng một quả đạn pháo được bắn ra với vận tốc "w' " = 0,75"c" trong hệ quy chiếu của tên lửa chuyển động với vận tốc "v" = 0,75"c" so với Trái Đất. Vậy vận tốc của quả đạn pháo so với Trái Đất bằng bao nhiêu? Rõ ràng giá trị 1,5"c" tìm theo công thức cộng vận tốc của Galileo là không đúng bởi vì giá trị nhận được lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không. Trong trường hợp này ta phải áp dụng công thức cộng vận tốc tương đối tính. Tham số vận tốc góc của tên lửa bằng
formula_84
Tương tự tham số vận tốc góc của tên lửa so với Trái Đất bằng
formula_85
Theo công thức cộng vận tốc tham số vận tốc góc của quả đạn pháo so với Trái Đất bằng formula_86, hay vận tốc của nó đo theo hệ quy chiếu Trái Đất bằng
formula_87
Có thể tìm được giá trị "w" bằng trực tiếp thay vào công thức ở trên với "w ’" và "v".
Trong cơ học Newton, chúng ta nghiên cứu chuyển động của một hạt bằng vec tơ vị trí của nó formula_88 như là hàm của thời gian "t", thời gian này là thời gian tuyệt đối, độc lập với mọi đồng hồ đo nó. Trong thuyết tương đối, chúng ta từ bỏ quan niệm này bằng cách coi chuyển động của một hạt như là một chuỗi các sự kiện formula_89 nối tiếp nhau, đường cong miêu tả sự kiện này trong không gian bốn chiều (ba chiều không gian, một chiều thời gian) được gọi là "tuyến thế giới".
Giống như trong cơ học cổ điển chúng ta định nghĩa vận tốc của một hạt bằng cách lấy đạo hàm
của vị trí theo thời gian, và tương tự trong cơ học tương đối tính chúng ta định nghĩa vec tơ vận tốc bốn chiều (hay vận tốc-4)
với formula_92 là "thời gian riêng" của hạt.
Bằng cách viết các thành phần của vec tơ vận tốc-4 này theo một hệ quy chiếu ta có được
trong đó xuất hiện hệ số c cho phép đồng nhất giữa các tọa độ.
Do tính bất biến của "bình phương khoảng không-thời gian" sau mỗi lần thay đổi hệ tọa độ quy chiếu, "bình phương" của chuẩn vec tơ-bốn cũng là một đại lượng bất biến dưới sự thay đổi hệ quy chiếu. Và trong hệ quy chiếu gắn với hạt (theo hướng tiếp tuyến với tuyến thế giới và ở thời điểm tức thì), chỉ có thành phần tọa độ thời gian của vận tốc-bốn của hạt là khác 0 và bằng c (bởi vì thời gian trong hệ quy chiếu này bằng thời gian riêng của chính hạt và vận tốc theo không gian của nó bằng 0): vận tốc-bốn có các thành phần (c, 0, 0, 0). Do đó trong bất kỳ hệ quy chiếu Galile chúng ta có liên hệ
Dựa trên bất biến của chuẩn này cho phép coi vận tốc-bốn của một hạt là một đại lượng độc lập với hệ tọa độ.
Động lượng của một hạt formula_97 là tích của khối lượng và vận tốc của hạt, giống như tích mformula_94 của vectơ-4 « formula_94 với khối lượng "m" của hạt trở thành động lượng-4. Nó thường được gọi là vec tơ năng lượng-động lượng, với ý nghĩa biểu diễn rằng năng lượng và động lượng (ít nhất đối với chuyển động) được thống nhất thành một khái niệm vật lý không tách rời, giống như không gian và thời gian kết hợp lại thành không-thời gian. Quả thực nếu các thành phần không gian của véctơ-4 này được đồng nhất với các thành phần của khái niệm động lượng cổ điển, thì các nhà vật lý mà dẫn đầu là Einstein đã đồng nhất thành phần thời gian của véctơ-4 chính là năng lượng của hạt.
Trong một hệ quy chiếu quán tính (ví dụ, hệ quy chiếu gắn với Trái Đất trong xấp xỉ bậc nhất, mà từ đây về sau gọi là "hệ quy chiếu gắn với phòng thí nghiệm"), các tọa độ của sự kiện liên hệ với quỹ đạo của hạt và ("t", "x", "y", "z") là các thành phần tọa độ trong hệ quy chiếu này. Véctơ-4 của năng lượng và động lượng của hạt là:
Vì véctơ-4 này tỉ lệ với vận tốc-4 bởi hệ số bất biến đối với bất kỳ sự thay đổi hệ quy chiếu quán tính nào, chúng ta có mối liên hệ sau:formula_102
Định nghĩa "véctơ-4" "năng lượng-động lượng", sử dụng các phần tử formula_103 và thời gian riêng formula_104 cùng tính bất biến dưới sự thay đổi hệ tọa độ, cho phép áp dụng phép biến đổi Lorentz đối với sự thay đổi hệ quy chiếu quán tính formula_105 song song với formula_106 vận tốc tương đối giữa hai hệ quy chiếu:
Từ định nghĩa của véctơ-4 năng lượng-động lượng, đặc biệt là tọa độ thời gian của nó, chúng ta thu được biểu thức của tổng năng lượng của hạt trong "hệ quy chiếu phòng thí nghiệm", mà trong đó hạt chuyển động với vận tốc formula_4 (bởi vì năng lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu mà nó tính toán trên đó) trong dạng của:
Mặt khác thành phần vận tốc của hạt trong hệ quy chiếu phòng thí nghiệm là:
Tính đến hệ số giãn thời gian giữa d"t" và d"formula_115", chúng ta thu được công thức quan trọng của động lượng "trong hệ quy chiếu phòng thí nghiệm":
Véc tơ-4 năng lượng-động lượng có đặc trưng ở "chuẩn" của nó, hoặc bình phương vô hướng (hay bình phương của khoảng không-thời gian), là đại lượng bất biến dưới phép thay đổi hệ tọa độ. Viết ngắn gọn đại lượng:
là độc lập với hệ quy chiếu được tính toán. Khi chuyển sang hệ quy chiếu của hạt thì vận tốc của nó bằng 0, và tương ứng động lượng bằng 0, do vậy chuẩn của đại lượng bất biến này trở thành "(m c"). Trong hệ quy chiếu bất kỳ chúng ta có mối liên hệ sau:
hoặc:
Các hệ số "c" được đưa vào trong công thức nhằm đảm bảo tính đồng nhất giữa các hệ tọa độ, p có độ lớn ("mv"), và E có độ lớn ("mv").
Có một số nhận xét như sau:
Sự tương đương khối lượng năng lượng được cho theo công thức nổi tiếng E=mc. Để chứng tỏ sự tương đương này là một bước tiến quan trọng, bởi vì khái niệm vật chất và năng lượng được coi là hai khái niệm tách biệt cho đến thời điểm đấy, một số nhà khoa học, như Poincaré và Lorentz, đã độc lập với nhau thử xấp xỉ nguyên lý này trong thuyết điện từ học. Chú ý rằng trong khi khối lượng là chuẩn của véc tơ-4 năng lượng-động lượng, năng lượng chỉ là một trong các "thành phần" của véc tơ-4 này. Khối lượng cho bởi:
là "bất biến" dưới sự thay đổi hệ tọa độ (nó là như nhau trong mọi hệ quy chiếu). Năng lượng, ngược lại giá trị của nó phụ thuộc vào hệ quy chiếu lựa chọn, rõ ràng là nếu vận tốc của hệ quy chiếu thay đổi, thì động năng cũng thay đổi theo.
Trong vật lý cổ điển, tổng động lượng và động năng của một hệ kín được bảo toàn theo thời gian, ít nhất khi va chạm là đàn hồi. Nó là một tính chất tương thích độc lập với nguyên lý tương đối Galile. Khi chuyển hệ quy chiếu Galile sẽ cho giá trị thay đổi của năng lượng và động lượng nhưng tổng năng lượng và động lượng trong hệ mới này cũng được bảo toàn theo thời gian.
Trong thuyết tương đối hẹp, véc tơ-4 năng lượng-động lượng tổng cộng của hệ kín cũng là đại lượng bảo toàn, và cũng là một tính chất tương thích và độc lập với nguyên lý tương đối của Einstein. Các hệ tọa độ của véc tơ bốn chiều này được nhóm thành của năng lượng và động lượng, được bảo toàn bởi bất kỳ tương tác nào giữa các phần tử trong hệ kín. Trong vật lý phi tương đối tính, một sự thay đổi hệ quy chiếu cho ra một giá trị mới của tọa độ năng lượng (tọa độ thời gian) và tọa độ động lượng (các tọa độ không gian), và trong hệ quy chiếu mới này sự bảo toàn của các hệ tọa độ, theo thời gian, vẫn còn đúng.
Nguyên lý bảo toàn phát biểu như sau:
Nói cách khác ta có thể viết:
Vì véc tơ-4 được bảo toàn, "mỗi thành phần của nó trong một hệ quy chiếu" (mà từng giá trị phụ thuộc vào hệ quy chiếu) cũng được bảo toàn trong va chạm. Thành phần thời gian biểu diễn năng lượng "E" của hệ và thành phần không gian biểu diễn động lượng formula_124 của hệ, đối với mỗi hệ quy chiếu có hai quy tắc bảo toàn, một cho năng lượng và một cho động lượng (hoặc xung lượng).
Hai hạt va chạm theo hướng ngược chiều nhau. Hạt A khối lượng bằng 8 (cho theo đơn vị tổng quát) chuyển động với vận tốc "v/c" bằng 15/17 hướng về bên phải trong khi có một hạt khối lượng 12 chuyển động theo hướng ngược lại với vận tốc "v/c" bằng 5/13 (các số được chọn để phép tính cho "đơn giản"). Sau va chạm, A bật trở lại theo hướng khác và truyền một phần động lượng cho B. Tổng năng lượng, cộng năng lượng của các hạt A và B là đại lượng bảo toàn, và tương tự cho tổng động lượng. Đại lượng E và p biểu diễn thay cho các giá trị thực tế (E/c) và (p/c) được biểu diễn theo đơn vị khối lượng bất kỳ. Với các khối lượng này chúng ta có liên hệ sau "E" = "p" + "m". Hệ số "γ" luôn luôn xác định bằng "γ" = [1 - (v/c)].
Trong máy gia tốc hạt một hạt có năng lượng rất cao va chạm với một hạt đứng yên và chuyển một phần động năng của nó cho hạt kia. Nếu chỉ coi năng lượng được chuyển hoàn toàn là động năng (và bảo toàn động lượng của hệ), chúng ta nói rằng va chạm này là va chạm đàn hồi. Công thức miêu tả sự bảo toàn của véc tơ-4 của hệ chứa hai hạt này cho phép phân tích xa hơn của quá trình va chạm. Trong cơ học Newton, hướng của hai hạt có cùng khối lượng sau va chạm đàn hồi tạo thành một góc vuông. Giá trị góc này không còn đúng trong trường hợp va chạm đàn hồi giữa hai hạt tương đối tính, nơi góc tạo bởi hai hạt sau va chạm tạo thành một góc nhọn. Hiện tượng này đã được ghi lại rõ ràng bằng buồng bọt từ các vụ chạm hạt cơ bản.
Xét một hạt electron khối lượng "m" có năng lượng rất lớn va chạm với một electron đứng yên. Các véc tơ động lượng của hai hạt được vẽ ra ở hình bên cạnh. Trước khi va chạm, véc tơ động lượng của electron đến là formula_124. Sau va chạm, véc tơ động lượng của hai hạt lần lượt là formula_126 và formula_127. Bằng cách viết năng lượng của electron bằng tổng của năng lượng nghỉ "mc" và động năng "K", tổng năng lượng của hệ trước va chạm bằng:
Tương tự, năng lượng của mỗi hạt sau va chạm
Theo định luật bảo toàn năng lượng "E = E + E" và do vậy
công thức trên cho thấy động năng cũng được bảo toàn (trong va chạm đàn hồi).
Theo định luật bảo toàn động lượng
và do vậy nếu ta gọi "θ" là góc tạo bởi hai véc tơ formula_133 và formula_134 dẫn đến liên hệ
từ đây chúng ta rút ra được
Bằng cách lấy bình phương động lượng của mỗi electron như là hàm theo năng lượng và khối lượng, áp dụng công thức ở trên ta nhận được
cho electron đến trước va chạm và
cho các electron sau va chạm.
Vì "K = K + K" ta dễ dàng thu được công thức cuối cùng
Công thức trên cho thấy cos "θ" có giá trị dương và do đó hướng của hai electron sau va chạm tạo thành một góc nhọn.
Có thể dễ dàng tìm thấy trong các sách về thuyết tương đối có xét trường hợp va chạm đối xứng, với hai electron có cùng năng lượng "K" = "K" = "K"/2. Trong trường hợp đặc biệt này, công thức trên trở thành:
Công thức trên cũng áp dụng cho va chạm giữa các hạt cơ bản khác như proton.
Một ứng dụng vật lý của định luật bảo toàn động lượng và năng lượng đối với hệ hạt được sử dụng làm công cụ phân tích quá trình va chạm giữa một photon năng lượng cao với một electron ở trạng thái nghỉ hoặc có vận tốc rất nhỏ, hay còn gọi là quá trình tán xạ Compton.
Giả sử một hệ gồm các hạt không có tương tác với nhau nằm trong hệ quy chiếu R: với năng lượng formula_144 và động lượng formula_145 của hệ này trong hệ quy chiếu này đã biết và không đổi theo thời gian.
Trong vật lý cổ điển, định nghĩa khối tâm, và hệ quy chiếu quán tính mà ở trong nó khối tâm này bất động, đối mặt với một vấn đề: đó là chúng ta sử dụng véc tơ khoảng cách và khối lượng của các hạt trong hệ để định nghĩa khối tâm. Trong cơ học tương đối tính, một định nghĩa tương tự gặp phải khó khăn trong việc tìm ra hệ quy chiếu phù hợp (và chúng ta phải chọn khối lượng hay năng lượng?) mà không có một tiêu chuẩn quyết định.
Bằng cách sử dụng định nghĩa sau mà có thể áp dụng cho mọi trường hợp tương đối tính: nếu lấy tổng động lượng theo "khối tâm" trong hệ quy chiếu " R* " mà động lượng tổng cộng bằng 0, hay formula_146
Trong hệ quy chiếu này, năng lượng E* của hệ thỏa mãn formula_147 bởi vì đây chỉ là sự thay đổi hệ quy chiếu, do vậy formula_148
Vận tốc tương đối giữa hai hệ quy chiếu R và R*, ký hiệu formula_149, thỏa mãn formula_150,
nhưng vận tốc này hiếm khi được sử dụng trong tính toán.
Giá trị của khối lượng tổng " M* " của hệ do vậy nhận được là độc lập với hệ quy chiếu dùng để xác định nó: formula_151
Bất biến này không ảnh hưởng bởi sự thay đổi tọa độ, và là sự xác nhận cho công thức véc tơ-4 động lượng của hệ có nghĩa rằng định nghĩa này thỏa mãn mọi tính chất dự định cho khối lượng.
Theo định luật bảo toàn năng lượng, và trong hệ không có tương tác qua lại giữa các hạt (do đó không phát sinh năng lượng ảnh hưởng tới năng lượng tổng cộng), chúng ta có: formula_152
Năng lượng "E" của mỗi hạt "j" (trong hệ quy chiếu R*) là tổng của năng lượng nghỉ "m c" tương ứng với khối lượng nghỉ "m" của mỗi hạt với động năng "K" của hạt đó (tính trong hệ quy chiếu R*), hay: formula_153. Từ đây ta có:
Điều này chứng tỏ rằng: "khối lượng tổng cộng của một hệ hạt lớn hơn tổng khối lượng từng hạt trong hệ".
Sự bảo toàn của véc tơ năng lượng-động lượng giải thích cho lý do trong một phản ứng khối lượng của một hệ không thể tự nó chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ thành năng lượng được. Điều này đã được xác nhận trong các phản ứng phân hạch hạt nhân, tổng hợp hạt nhân và sự hủy của các hạt.
Giả sử một hạt đứng yên có khối lượng "M",phân rã tức thời thành các hạt nhỏ hơn ("khối lượng nghỉ") tương ứng formula_155 và formula_156: như đã chứng minh được rằng khối lượng "M" lớn hơn khối lượng cộng tổngformula_157 và sự chênh lệch này được tính vào động năng của các hạt.
Định luật bảo toàn năng lượng cho formula_158 bởi vì formula_159 và do formula_160
Trong sự kiện mà formula_161, sự phân rã này không thể xảy ra tự phát, và nó chỉ xảy ra nếu được cung cấp một lượng năng lượng ít nhất bằng "năng lượng liên kết" và bằng formula_162
Định luật bảo toàn động lượng cho formula_163, do formula_164, từ đó rút ra formula_165
Cuối cùng, các đẳng thức formula_166 và formula_165 xác định năng lượng của hai hạt mới: formula_168 và formula_169
Sự chênh lệch khối lượng formula_170 biến đổi thành động năng của hai hạt mới, với năng lượng lần lượt là formula_171 và formula_172.
Có thể tính được "chuẩn" của véc tơ động lượng của hai hạt, và do đó là vận tốc của từng hạt.
Sự phân rã của hạt cũng tuân theo các định luật bảo toàn khác của cơ học lượng tử: bảo toàn số lượng tử, điện tích, spin...
Theo biểu thức cho "E" và "p" như là các hàm của "m" và "v" dẫn đến công thức
Nếu vận tốc của hạt bằng với tốc độ ánh sáng (tức là, nếu formula_174), do vậy formula_175 bằng cách tính formula_176 chúng ta thấy rằng khối lượng của hạt phải bằng 0 và khi ấy formula_175 và do vậy formula_174.
Cho nên "một hạt có khối lượng bằng 0" tương đương với "vận tốc của hạt bằng tốc độ ánh sáng".
Trong thiên văn học đã phát hiện được các hạt với năng lượng rất cao: đó là các tia vũ trụ. Mặc dù cơ chế sản sinh ra các tia này vẫn còn là bí ẩn, nhưng các nhà thiên văn vật lý có thể đo được năng lượng của chúng. Kết quả đo được cho thấy giá trị năng lượng rất cao chứng tỏ phải áp dụng các công thức của thuyết tương đối hẹp để phân tích quá trình thiên văn vật lý này. Và do vậy tia vũ trụ cung cấp phương tiện lý tưởng để kiểm chứng thuyết tương đối của Einstein.
Năng lượng đo được của các hạt lớn tới cỡ 10 electronvolt, hay bằng một trăm triệu lần TeV. Nếu giả sử tia vũ trụ là những hạt proton mang năng lượng cỡ 10 eV, vậy thì vận tốc của những hạt này bằng bao nhiêu?
Trong biểu thức viết cho năng lượng "E", số hạng "m c" biểu diễn cho năng lượng ứng với khối lượng nghỉ của hạt. Đối với của proton bằng khoảng 1 GeV, hay 10 eV. Tỉ số giữa "E" và "m c" là bằng 10/10=10 và do đó tính được hệ số formula_179. Vậy vận tốc của proton bằng bao nhiêu? Viết formula_180 chúng ta tìm được
Nói cách khác vận tốc của proton rất cao và xấp xỉ tốc độ ánh sáng. Nó chỉ nhỏ hơn cỡ 10 (nhưng vẫn không thể bằng).
Hãy xem giá trị này hàm ý hệ số tương đối tính giữa hệ quy chiếu của hạt và hệ quy chiếu trên Trái Đất bằng bao nhiêu. Thiên hà của chúng ta, với đường kính 100.000 năm ánh sáng, hay ánh sáng mất 100.000 năm để đi từ rìa bên này sang rìa bên kia. Đối với một quan sát viên trên Trái Đất, hạt proton băng qua thiên hà trong thời gian gần bằng như thế. Trong hệ quy chiếu tương đối tính của proton, khoảng thời gian này tương ứng nhỏ hơn 10 lần, hay chỉ 30 giây (một năm Trái Đất xấp xỉ 3×10 giây). Hạt băng qua Ngân Hà trong vòng 30 giây đo trong hệ quy chiếu gắn với hạt trong khi đối với quan sát viên trên Trái Đất thời gian để nó băng qua là hơn 100.000 năm.
Khi các tia vũ trụ va chạm với các nguyên tử ôxi hoặc nitơ trong khí quyển Trái Đất ở độ cao 20 đến 50 kilômét so với mặt đất, hình thành ra một luồng các hạt thứ cấp năng lượng cao bắn ra, bao gồm các hạt muon. Một số hạt chuyển động với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng hướng xuống mặt đất, xấp xỉ bằng 300.000 kilômét trên giây so với hệ quy chiếu gắn với Trái Đất. Do vậy các hạt này vượt qua 30 kilômét bề dày của lớp khí quyển trong thời gia 10 giây (hay 100 micro giây).
Trong hệ quy chiếu mà một hạt muon đứng yên, nửa thời gian sống của hạt bằng 2 μs (2 micro giây, hay 2x10 s). Điều này có nghĩa là, đối với một tập hợp hạt muon tạo ra trên tầng cao của khí quyển, một nửa sẽ biến đổi thành hạt khác sau thời gian 2 micro giây. Sau đó một nửa số hạt còn lại tiếp tục biến đổi thành hạt khác sau 2 micro giây tiếp theo và cứ như thế. Nếu nửa thời gian sống của hạt (2 micro giây) cũng là giá trị đo được trên Trái Đất, thì trong thời gian 10 giây hạt đi qua lớp khí quyển số lượng hạt muon sẽ giảm đi và đến được Trái Đất bằng 10 / 2×10 = 50 nửa thời gian sống. Do đó số hạt đến được mặt đất giảm xuống bởi hệ số (1/2) hay khoảng 10 và do vậy trong thực tế không thể phát hiện được các muon đến từ tầng cao của khí quyển.
Nhưng số lượng đo được xấp xỉ 1/8, vào khoảng (1/2), số lượng muon ban đầu đến được bề mặt Trái Đất, chứng tỏ rằng chúng chỉ bị biến đổi 2/3 so với 2/50. Có nghĩa rằng thời gian hạt đi qua lớp khí quyển có nửa thời gian sống bằng 3 chứ không phải 50, "chỉ" 6 micro giây (và không phải 100 micro giây). Kết quả này ủng hộ mạnh mẽ cho độ chính xác của thuyết tương đối hẹp đặc biệt là hiện tượng giãn thời gian và co độ dài (ở đây là cho muon) khi thực hiện đo lường từ một hệ quy chiếu khác (ở đây là trên Trái Đất). Trong ví dụ bằng số hệ số giãn thời gian bằng formula_182 và bằng 100/6.
Có thể tính được vận tốc và năng lượng của muon, quả thực giống như tính toán ở mục trên
mà dẫn đến
Vì khối lượng của muon vào khoảng 100 MeV, năng lượng của hạt bằng 100/6 lần lớn hơn, hay bằng 2000 MeV hoặc 2 GeV.
Trong không gian 3 chiều của cơ học Newton, một hạt mang điện tích "q" nằm trong điện trường formula_185 và từ trường formula_186 chịu tác động bởi lực Lorentz và phương trình chi phối chuyển động của hạt là
Để đưa công thức trên vào trong cơ học tương đối tính, chúng ta phải xét véc tơ-4 năng lượng-động lượng formula_188 thay vì véc tơ formula_124 và xác định sự biến thiên của véc tơ-4 này không phải là trong hệ quy chiếu Galileo bất kỳ mà là trong hệ quy chiếu riêng của chính hạt. Thành phần vế trái có dạng formula_190, với formula_115 là thời gian riêng của hạt. Trên vế phải là đại lượng độc lập với việc lựa chọn hệ quy chiếu và là một hàm tuyến tính của vận tốc formula_4 của hạt. Thật vậy thành phần không gian của phương trình động lực là tuyến tính trong formula_193 do nó được viết
Trong biểu thức này formula_195 và formula_196 là các thành phần trong hệ quy chiếu của vectơ-4 formula_197 có thể được viết thành:
Viết lại phương trình trên thành dạng tường minh với ba phương trình theo ba trục không gian:
Đối với thành phần thời gian của phương trình động lực (tương ứng với luật biến thiên của năng lượng) được viết thành
trong đó "W" là công sinh bởi lực formula_201
Bằng cách nhóm bốn phương trình trên như là các thành phần của không-thời gian bốn chiều, tốc độ thay đổi của véc tơ-4 năng lượng-động lượng viết thành
Phương trình ma trận chúng ta vừa viết ở trên cho thấy trong thuyết tương đối hẹp điện trường và từ trường cấu thành lên một thực thể duy nhất. Thực sự là cách trình bày chia nhỏ ở trên theo các trục tọa độ đôi khi không chính xác khi bỏ qua những ưu điểm mạnh của thuyết tương đối hẹp và cần phải sử dụng và biểu diễn bằng công cụ phép tính tensor. Phương trình ma trận ở trên là diễn giải thành các thành phần của phương trình tensor, có tính chất không phụ thuộc vào hệ tọa độ miêu tả quá trình vật lý
formula_204 là tensor của điện từ trường (tensor Maxwell hoặc tensor Faraday). Nó là đại lượng biểu diễn cho tính chất vật lý của điện từ trường. Các thành phần của nó biểu diễn theo hệ tọa độ cụ thể được viết ở phương trình ma trận bên trên.
|
3753 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3753 | Phục Sinh | Phục sinh nghĩa là sự sống lại nói chung của người hoặc các vị thần.
Ngoài ra trong tiếng Việt nó có thể là:
|
3754 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3754 | Lý thuyết dây | Lý thuyết dây là một thuyết hấp dẫn lượng tử, được xây dựng với mục đích thống nhất tất cả các hạt cơ bản cùng các lực cơ bản của tự nhiên, ngay cả lực hấp dẫn. Các nhà vật lý lý thuyết hiện đại đặt rất nhiều hy vọng vào lý thuyết này vì nó có thể giải quyết được những câu hỏi như tính đối xứng của tự nhiên, hiệu ứng lượng tử tại các lỗ đen ("black hole"), cũng như tại các điểm kỳ dị, sự tồn tại và phá vỡ siêu đối xứng... Nó đồng thời cũng mở ra những tia sáng mới cho cơ học lượng tử, không gian và thời gian. Trong lý thuyết dây, tất cả các lực và các hạt được miêu tả theo một lối hình học phong nhã, như ước mơ của Einstein về việc thiết lập vạn vật từ khung hình học của không-thời gian.
Lý thuyết dây dựa trên các tiên đề được thiết lập ở thang Planck nơi mà các hiệu ứng lượng tử của hấp dẫn biểu lộ một cách mạnh mẽ, nơi mà các hạt được cho là những vật một chiều. Khác với quan điểm của lý thuyết hạt, thuyết dây bị chế ngự bởi các tương tác, siêu đối xứng và các nhóm gauges. Trên thực tế, tất cả các hạt đã biết được đều biểu hiện tính dao động của dây, và các tương tác của chúng đều có thể biểu diễn bằng việc cắt và nối các khung hình học của các dây . Giống như giản đồ Feynman trong lý thuyết trường lượng tử, là việc tổng quát hóa các mặt Riemann khác nhau.
Hiện tại các nghiên cứu đang tập trung vào lớp màng D ("D-branes"). Một màng D là một đa tạp của không-thời gian với các tính chất ở đó các dây có thể là điểm đầu và là điểm cuối.
Khác với thuyết siêu hấp dẫn, (thuyết hấp dẫn thuần túy), thuyết dây là một thuyết hấp dẫn lượng tử có nền tảng toán học vững chắc, và các nhà lý thuyết hy vọng có thể đo được giá trị của hằng số vũ trụ dựa trên các tiên đề của nó. Mặt khác, số lượng các trạng thái chân không, một khái niệm được đưa ra trong lý thuyết này, dường như khá lớn, và các nhà lý thuyết cho rằng không có một trạng thái nào thích hợp với 3 chiều không gian lớn mà chúng ta đang sống, sự phá vỡ của siêu đối xứng, hay sự tồn tại của một hằng số vũ trụ nhỏ. Hiện tại, có nhiều lý do để tin tưởng rằng trạng thái chân không thực trong thuyết dây tồn tại dưới dạng cặp ("coupled"), nhưng kết quả không như mong đợi mà các nhà lý thuyết tìm ra, có thể xuất phát từ lý do kỹ thuật chứ không phải từ ý tưởng.
Lý thuyết dây tồn tại dựa trên các tiên đề, như việc số chiều nó có phải lớn hơn 4 chiều của không-thời gian mà chúng ta biết đến. Quá trình nghiên cứu tính đối ngẫu trong các đối xứng đã tạo ra 5 thuyết siêu dây khác nhau, mỗi thuyết đều có 10 chiều không gian, đó là các dạng I, dạng IIA và dạng IIB, cùng với dạng nghịch đảo của các nhóm gauge E(8) x E(8) và SO(32), tồn tại dưới siêu dây 11 chiều, hay còn gọi là thuyết M. Ở mỗi dạng trên, kết quả với số chiều không được compact tối đa, các không-thời gian phẳng, cùng là một trạng thái chân không bền vững, nơi mà tính siêu đối xứng của chúng được bảo toàn. Để thuyết này gần gũi hơn với tự nhiên, các chiều không gian bù cần phải được compact hóa trên một đa tạp, nơi mà tensor Ricci bị loại bỏ. Nếu như SUSY - supersymmetry được bảo toàn, thì năng lượng chân không sẽ là 0. Thực tế tồn tại một đa tạp của trạng thái này, người ta gọi đó là moduli space.
Thuyết dây có thể không miêu tả được thế giới tự nhiên, vì muốn miêu tả được thế giới của chúng ta, thì các siêu đối xứng trong thuyết dây phải bị phá vỡ vì những kết quả trong thực nghiệm đã chỉ ra được sự không hoàn hảo của tấm gương vạn vật CP. Tuy nhiên, thuyết dây có thể giải quyết được bài toán hằng số vũ trụ tồn tại bấy lâu nay, như những ý tưởng được đặt ra trong thuyết hấp dẫn lượng tử vòng hay việc tổ hợp các graviton. Các nhà vật lý tin tưởng rằng cần phải có một sự hiểu biết sâu sắc hơn về vật lý cơ bản để có thể mô tả được những tính chất của trạng thái chân không trong khi thuyết dây chỉ có thể mô tả được những trạng thái siêu đối xứng.
Năm 1968, Gabriele Veneziano, một nhà vật lý trẻ người Ý, đã trăn trở rất nhiều để tìm những lời giải thích phù hợp với các tính chất khác nhau của lực hạt nhân mạnh. Khi ấy, ông đang làm việc tại trung tâm hạt nhân của châu Âu, CERN, đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Trong nhiều năm ròng rã, ông đã nghiên cứu vấn đề này, và rồi một hôm trong đầu ông chợt lóe lên một phát hiện lạ lùng. Ông vô cùng ngạc nhiên khi nhận thấy rằng công thức của nhà toán học người Thụy Sĩ Leonard Euler xây dựng trước đó hơn hai trăm năm với mục đích toán học thuần túy với tên gọi là Hàm Beta Euler, song lại mô tả được nhiều tính chất của các hạt tham gia trong tương tác mạnh. Phát hiện của Veneziano đã thâu tóm một cách rất hiệu quả bằng toán học nhiều đặc trưng của tương tác mạnh, nhằm sử dụng hàm Beta và các dạng tổng quát hóa của nó để mô tả một chuỗi những dữ liệu thu được từ thực nghiệm. Tuy nhiên, phát hiện khi đó của Veneziano vẫn chưa đầy đủ, nó giống như một công thức mà một sinh viên học thuộc lòng nhưng lại không hiểu hết được ý nghĩa sâu xa của nó. Hàm Beta Euler sau đó được sử dụng rất hiệu quả, nhưng không một ai khi ấy hiểu được tại sao nó lại như vậy.
Nhiều nhà vật lý nghĩ rằng thuyết dây đã bị ném vào sọt rác của khoa học, nhưng một số ít các nhà vật lý vẫn kiên trì bám theo nó. Trong số đó có Schwarz, người cảm thấy rằng "cấu trúc toán học của lý thuyết dây rất đẹp và có nhiều tính chất rất tuyệt diệu, nên nó phải hướng tới một cái gì đó hết sức cơ bản". Một trong số các thiếu sót của lý thuyết dây mà các nhà vật lý tìm thấy là sức bao quát của lý thuyết này lớn hơn những gì mà họ nghĩ. Do lý thuyết dây chứa đựng những mẫu hình dao động của dây, và có những tính chất quan hệ chặt chẽ với các gluon nên nó đã được tuyên bố quá sớm như là lý thuyết của tương tác mạnh. Nhưng không chỉ có vậy, lý thuyết dây còn chứa đựng cả những hạt truyền tương tác khác, những hạt nằm ngoài mục tiêu quan sát của các thực nghiệm trong tương tác mạnh.
Năm 1974, Schwarz và Joel Scherk ở trường Cao đẳng sư phạm Paris đã thực hiện một bước nhảy táo bạo, bằng việc cải biến những nhược điểm bề ngoài của thuyết dây thành các ưu điểm mang tính đặc trưng. Họ đã nghiên cứu đặc điểm của những mốt dao động và nhận thấy rằng những tính chất này phù hợp tuyệt đối với hạt truyền tương tác giả định của trường hấp dẫn, có tên là graviton. Mặc dù hạt truyền tương tác này chưa từng được quan sát, nhưng các nhà lý thuyết tiên đoán một cách vững chãi về một số đặc tính cơ bản mà graviton cần phải có. Và họ rút ra kết luận: lý thuyết dây nguyên sinh thất bại là do các nhà vật lý hạn chế phạm vi ảnh hưởng của nó. Lý thuyết dây không chỉ dừng lại như là một thuyết của tương tác mạnh, mà nó còn là một thuyết hấp dẫn lượng tử.
Trong khi đó, cộng đồng các nhà vật lý kiên quyết không chấp nhận ý kiến của hai ông. Schwarz đã bày tỏ "công trình của chúng tôi hoàn toàn không được đếm xỉa đến". Con đường thống nhất hấp dẫn với cơ học lượng tử đối diện với những thất bại ngổn ngang. Lý thuyết dây ban đầu thất bại trong nỗ lực miêu tả tương tác mạnh, và thất bại này làm nhiều người hoài nghi hơn khi nó còn có ý định đạt tới mục tiêu cao hơn là thống nhất thuyết tương đối rộng của Einstein và cơ học lượng tử vào làm một.
Đầu những năm 1980, các kết quả thực nghiệm một lần nữa chỉ ra sự xung đột giữa lý thuyết dây và cơ học lượng tử, mà nguyên do chính là do lực hấp dẫn vẫn chống lại sự hợp nhất vào trong mô hình lý thuyết lượng tử mô tả vũ trụ.
Mọi chuyện không có gì khả quan hơn cho đến năm 1984, trong một bài báo có tính chất hội tụ nỗ lực của 12 năm nghiên cứu căng thẳng, mà phần lớn không có ai ngó ngàng, Michael Green và John Schwarz đã xác định đồng thời giải quyết những xung đột ảnh hưởng xấu đến lý thuyết dây. Hơn vậy, họ còn chứng minh được rằng lý thuyết dây mà họ xây dựng có đủ tầm vóc để bao quát tất cả các lực cơ bản của tự nhiên và vật chất. Khi tin đồn về kết quả thành công này đến tai cộng đồng vật lý trên thế giới, hàng trăm nhà vật lý hạt đã bỏ công việc nghiên cứu đang làm của họ để lao vào một cuộc tấn công với quy mô lớn hơn, và họ nghĩ rằng đây sẽ là trận chiến cuối cùng trong cuộc chinh phục những bí mật của vũ trụ.
Từ năm 1984 đến năm 1986 được biết đến như "cuộc cách mạng lý thuyết dây lần thứ nhất". Trong 3 năm, hơn một ngàn bài báo nghiên cứu về thuyết dây đã được viết bởi các nhà vật lý trên khắp thế giới. Những công trình này đã giải quyết một cách dứt điểm nhiều phần còn tồn tại trong mô hình chuẩn, mà nếu không có sự ra đời của thuyết dây thì phải hàng chục năm người ta mới làm được như vậy. Theo lời của Micheal Green, chỉ cần làm quen với lý thuyết dây, thì mọi người sẽ thấy rằng hầu như tất cả các thành tựu vĩ đại nhất của vật lý trong một thế kỷ qua đều được xuất hiện, cùng với vẻ đẹp thanh nhã đến tự nhiên. Lý thuyết dây đã giải thích một cách đầy đủ và thỏa đáng hơn so với mô hình chuẩn. Những tiến bộ này đã thuyết phục được nhiều nhà vật lý tin tưởng rằng lý thuyết dây đã đi đúng hướng, với mục tiêu là trở thành một lý thuyết thống nhất sau cùng.
Tuy nhiên, lý thuyết dây lại vấp phải một trở ngại to lớn. Trong quá trình nghiên cứu vật lý lý thuyết, người ta thường gặp những phương trình rất khó hiểu và khó phân tích. Thường các nhà vật lý không chịu bó tay, họ tìm cách giải quyết chúng bằng phương pháp tính xấp xỉ. Nhưng tình hình trong lý thuyết dây còn cam go hơn rất nhiều. Ngay cả việc xác định chính bản thân các phương trình đã rất khó khắn, mà công việc này chỉ dẫn đến những phương trình gần đúng. Do vậy, các nhà lý thuyết dây đành phải tìm những nghiệm gần đúng cho phương trình gần đúng đó. Sau một vài năm tiến như vũ bão trong cuộc cách mạnh lý thuyết dây lần thứ nhất, các nhà vật lý nhận thấy rằng nếu hạn chế trong những phép gần đúng đó thì không đủ để trả lời cho rất nhiều vấn đề căn bản, rất cần thiết cho các bước phát triển mới. Do không có những đề xuất cụ thể để vượt qua các phương pháp gần đúng, nhiều nhà vật lý cảm thấy thất vọng và đành quay về những hướng nghiên cứu trước kia của họ. Đối với những người còn lại thì cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 là một thời kỳ khó khăn. Những thời kỳ khô hạn kéo dài vẫn có những phát minh quan trọng và đều đặn, nhưng mọi người nghiên cứu đều biết rằng đã đến lúc cần phải tìm ra những phương pháp mới, có khả năng vượt ra ngoài những phép gần đúng.
Năm 1995, trong bài giảng làm nức lòng người tại Hội nghị Siêu dây được tổ chức tại Đại học Nam California, một bài giảng khiến cho cử tọa ít ỏi gồm những chuyên gia hàng đầu thế giới về lý thuyết dây phải kinh ngạc, Edward Witten đã châm ngòi cho cuộc cách mạng siêu dây lần thứ hai. Từ ngày đó, các nhà lý thuyết dây đã làm việc hết sức mình để tìm kiếm những phương pháp mới hứa hẹn, vượt qua được những trở ngại trước đây.
Những khó khăn còn ở phía trước sẽ thử thách nghiêm khắc sức mạnh kỹ thuật của các nhà vật lý dây trên khắp thế giới, nhưng ánh sáng ở cuối đường hầm, mặc dù còn mờ xa, nhưng rồi cuối cùng cũng sẽ nhìn thấy được.
|
3755 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3755 | Đức Quốc Xã | Đức Quốc Xã, còn gọi là Đệ Tam Đế chế hay Đế chế thứ ba () hoặc với tên chính thức là Đế chế Đức (), là nước Đức trong thời kỳ 1933–1945 đặt dưới một chế độ độc tài toàn trị chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc Xã (NSDAP). Dưới sự thống trị của Hitler, nước Đức đã biến đổi thành một nhà nước phát xít toàn trị cai quản gần như mọi mặt của đời sống. Tên gọi chính thức của quốc gia này là "Deutsches Reich" (Đế chế Đức) từ 1933 đến 1943 và "Großdeutsches Reich" (Đế chế Đại Đức) từ 1943 đến 1945. Đức Quốc Xã chấm dứt sự tồn tại của mình vào tháng 5 năm 1945 sau khi bại trận trước quân Đồng Minh, sự kiện đánh dấu hồi kết cho Chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu.
Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Hitler được Tổng thống Cộng hòa Weimar Paul von Hindenburg bổ nhiệm làm Thủ tướng Đức. Sau đó đảng Quốc xã bắt đầu loại trừ tất cả các đối thủ chính trị và củng cố quyền lực của mình. Với việc Hindenburg qua đời vào ngày 2 tháng 8 năm 1934, Hitler đã trở thành nhà độc tài của nước Đức bằng việc sáp nhập chức vụ và những quyền hạn của Thủ tướng và Tổng thống vào với nhau. Kết quả cuộc trưng cầu ý dân tổ chức trên toàn quốc vào ngày 19 tháng 8 năm 1934 đã xác nhận Hitler là "Führer" duy nhất của nước Đức. Tất cả mọi quyền lực đều tập trung vào tay Hitler, và lời nói của ông xếp trên mọi luật lệ. Chính phủ không phải là một cơ quan hợp tác, phối hợp, mà là một tập hợp các bè phái đấu tranh vì quyền lực và lợi ích của Hitler. Trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc Đại Suy thoái, những người Quốc xã đã khôi phục được một nền kinh tế ổn định và chấm dứt nạn thất nghiệp hàng loạt bằng biện pháp chi tiêu mạnh cho quân sự và vận dụng kinh tế hỗn hợp. Các công trình công cộng lớn được tiến hành xây dựng, bao gồm hệ thống đường cao tốc "Reichsautobahn".
Một nét đặc trưng nổi bật của Đức Quốc Xã là vấn đề phân biệt chủng tộc, đặc biệt là bài Do Thái. Các dân tộc German (chủng tộc Bắc Âu) được cho là chủng tộc Aryan thuần khiết nhất, do đó là chủng tộc thượng đẳng. Hàng triệu người Do Thái và các nạn nhân khác, bất kỳ ai mà Quốc xã cho là "đáng ghét, hạ đẳng, không mong muốn", đã bị khủng bố và tàn sát trong cuộc diệt chủng Holocaust. Những địch thủ đối lập chống lại quy tắc của Hitler đều bị đàn áp một cách tàn nhẫn. Quốc xã đã giam cầm, trục xuất và giết hại những người theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Các Giáo hội Cơ đốc cũng bị áp bức, với hàng loạt lãnh đạo bị bắt giam. Nền giáo dục tập trung vào sinh học về chủng tộc, chính sách dân số và rèn luyện thể lực để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nữ giới bị hạn chế về nghề nghiệp và những cơ hội được học tập. Các hoạt động du lịch và giải trí được tổ chức thông qua chương trình Kraft durch Freude, và Thế vận hội mùa hè 1936 là một dịp để Đế chế Thứ ba giới thiệu mình ra với thế giới. Bộ trưởng tuyên truyền Joseph Goebbels đã sử dụng phim ảnh, các cuộc mít tinh lớn, và tài hùng biện của Hitler một cách hiệu quả để khống chế dư luận. Chính quyền kiểm soát biểu hiện nghệ thuật, thúc đẩy các hình thức nghệ thuật cụ thể và ngăn chặn hoặc không khuyến khích các hình thức khác.
Theo thời gian, Đức Quốc Xã ngày một đòi hỏi hung hăng về lãnh thổ và đe dọa tiến hành chiến tranh nếu vấn đề này không được đáp ứng. Lần lượt vào các năm 1938 và 1939 Quốc xã xâm chiếm Áo rồi đến Tiệp Khắc. Hitler đã ký với Joseph Stalin một hiệp ước không xâm phạm nhau rồi sau đó tiến hành xâm lược Ba Lan vào tháng 9 năm 1939, sự kiện mở màn chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu. Đến năm 1940, Đức Quốc Xã trong khối liên minh với các nước Phe trục đã chinh phạt hầu khắp châu Âu và đe dọa xâm lược nước Anh. Song song với đó, Quốc xã đồng thời tiến hành vây bắt, sát hại các chủng tộc "đáng ghét" trong các trại tập trung và trại hủy diệt. Hoạt động thi hành các chính sách phân biệt chủng tộc lên đến đỉnh điểm với cuộc tàn sát trên quy mô lớn người Do Thái và các nhóm dân tộc thiểu số khác trong cuộc diệt chủng Holocaust. Vào năm 1941 Hitler tiến hành chiến dịch xâm lược Liên bang Xô viết và giành được những thắng lợi đáng kể ban đầu. Tuy nhiên, kể từ năm 1943, Quốc xã bắt đầu phải hứng chịu những thất bại to lớn về mặt quân sự. Hồng quân Liên Xô kháng cự quyết liệt, tuy thiệt hại ban đầu do Cuộc đại thanh trừng diễn ra để thanh lọc những Đảng viên biến chất, có thái độ thoả hiệp với phát xít Đức, nhưng sau khi ổn định nội bộ, Liên Xô bắt đầu có những chiến lược sáng suốt. Sang năm 1944, số lượng các chiến dịch ném bom quy mô lớn của Anh và Mỹ ngày một tăng lên, và Quốc xã đã lần lượt phải thoái lui khỏi Đông và Nam Âu. Theo sau sự kiện Đồng Minh giải phóng Pháp, Đức Quốc xã bị Liên Xô đánh bại ở mặt trận phía Đông và những quốc gia Đồng Minh khác ở phía Tây, cuối cùng buộc phải đầu hàng vào tháng 5 năm 1945. Trong những tháng cuối cùng của chiến tranh, Hitler với việc không chấp nhận thất bại đã ra lệnh phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng của nước Đức, qua đó làm tăng thêm số nạn nhân thiệt mạng liên quan đến cuộc chiến. Phe Đồng Minh chiến thắng đã khởi xướng ra chính sách Entnazifizierung (tiêu diệt, xóa bỏ chủ nghĩa Quốc xã) và đem hàng loạt những cựu lãnh đạo cấp cao còn sống sót của chế độ này ra xét xử tại tòa án Nürnberg.
Quốc gia này có tên gọi chính thức là "Deutsches Reich" (Đế chế Đức) từ 1933 đến 1943, và "Großdeutsches Reich" (Đế chế Đại Đức) từ 1943 đến 1945. Cái tên "Deutsches Reich" thường được dịch là "Đế chế Đức", hoặc cũng có thể là "Đế quốc Đức". Người Đức hiện nay đề cập đến giai đoạn lịch sử này như là "Zeit des Nationalsozialismus" (thời kỳ Quốc gia Xã hội chủ nghĩa), "Nationalsozialistische Gewaltherrschaft" (nền chuyên chế Quốc gia Xã hội chủ nghĩa), hay đơn giản là "das Dritte Reich" (Đế chế Thứ ba).
Trong tiếng Việt, thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ nước Đức trong thời kỳ 1933 – 1945 là "Đức Quốc Xã" hay "Phát xít Đức". Tên gọi được cơ quan tuyên truyền của Đức chấp nhận, "Third Reich" (Đế chế Thứ ba), lần đầu được sử dụng trong một cuốn sách năm 1923 của Arthur Moeller van den Bruck. Quyển sách này tính Đế quốc La Mã Thần thánh (962 – 1806) là Đế chế Thứ nhất và Đế quốc Đức (1871 – 1918) là Đế chế Thứ hai. Những người Quốc xã lấy đó để hợp pháp hóa chế độ của họ như một nhà nước kế tục. Sau khi Quốc xã lên nắm quyền, bộ máy tuyên truyền của họ đã đề cập đến thời kỳ Cộng hòa Weimar trước đó như là "Zwischenreich" ("Đế chế Tạm thời").
Từ những năm 1980, các nhà phê bình ngôn ngữ của Đức đã đặt câu hỏi về việc chấp nhận không phê phán thuật ngữ "Third Reich". Vào năm 1984, nhà luật học người Đức Walter Mallman viết: trong "lịch sử về khái niệm tư tưởng chính trị, hiến pháp, và luật pháp", thuật ngữ này là "không thể bảo vệ". Đến năm 1989, Dieter Gunst lưu ý thêm rằng nhắc đến chế độ Hitler với tên gọi Đế chế Thứ ba là không chỉ "đánh giá lại một cách tích cực Chủ nghĩa Quốc xã" mà còn bóp méo lịch sử, bổ sung thêm Hitler đã không thành lập ra một nhà nước hay bất kỳ "Đế chế riêng biệt" nào cả.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nền kinh tế Đức đã phải hứng chịu những khủng hoảng nghiêm trọng, một phần là vì khoản bồi thường thiệt hại chiến tranh quy định trong Hòa ước Versailles năm 1919. Chính phủ đã in tiền để trả nợ cho đất nước; hậu quả dẫn tới siêu lạm phát khiến giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng cao, nền kinh tế rơi vào tình trạng hỗn loạn, và các cuộc bạo động liên quan đến vấn đề lương thực diễn ra. Đến tháng 1 năm 1923, khi mà chính quyền thất bại trong việc bồi thường khoản tiền, quân đội Pháp đã chiếm đóng các khu công nghiệp của Đức dọc vùng Ruhr. Theo sau đó là tình trạng bất ổn dân sự lan rộng.
Cùng thời điểm, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (NSDAP; hay Đảng Quốc xã) đã trở thành đảng kế tục–thay tên của Đảng Công nhân Đức thành lập hồi năm 1919, một trong số những đảng chính trị cực hữu hoạt động ở Đức vào thời điểm đó. Chính sách của đảng này bao gồm xóa bỏ Cộng hòa Weimar, bác bỏ những điều khoản của Hòa ước Versailles, bài Do Thái triệt để, và chống lại chủ nghĩa Bolsevik. Họ hứa hẹn về một chính quyền trung ương mạnh mẽ, làm tăng thêm "Lebensraum" (không gian sống) cho dân tộc Đức, thành lập một cộng đồng quốc gia căn cứ vào chủng tộc, và thanh lọc chủng tộc thông qua hoạt động đàn áp người Do Thái – đối tượng sẽ bị tước bỏ quốc tịch và các quyền công dân. Những người Quốc xã đề xuất khôi phục, đổi mới quốc gia và văn hóa dựa trên phong trào "Völkisch".
Sự kiện thị trường chứng khoán ở Mỹ sụp đổ vào ngày 24 tháng 10 năm 1929 có tác động hết sức tàn khốc đối với nước Đức. Hàng triệu người bỗng rơi vào cảnh thất nghiệp và hàng loạt ngân hàng lớn phải đóng cửa. Hitler và đảng Quốc xã đã sẵn sàng lợi dụng cuộc khủng hoảng để giành lấy sự ủng hộ về phía mình. Họ hứa sẽ tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế và tạo ra việc làm cho người dân. Nhiều cử tri đã lựa chọn đảng Quốc xã với niềm tin rằng họ có khả năng tái lập trật tự, dẹp yên tình trạng bất ổn dân sự, và nâng cao uy tín của Đức trên trường quốc tế. Sau cuộc bầu cử liên bang năm 1932, Quốc xã trở thành đảng chính trị lớn nhất trong Reichstag (Nghị viện), nắm giữ 230 ghế với 43,9% tổng số phiếu phổ thông.
Mặc dù những người Quốc xã có được số phiếu phổ thông cao nhất trong hai cuộc tổng tuyển cử Nghị viện năm 1932, họ không thể trở thành phe đa số, bởi vậy Hitler đã dẫn đầu một chính quyền liên minh tồn tại ngắn ngủi thành lập bởi đảng Quốc xã và Đảng Nhân dân Quốc gia Đức. Dưới áp lực từ các chính trị gia, các nhà tư bản công nghiệp, và cộng đồng doanh nghiệp, Tổng thống Paul von Hindenburg đã bổ nhiệm Hitler làm Thủ tướng Đức vào ngày 30 tháng 1 năm 1933. Sự kiện này được biết đến như "Machtergreifung" (Quốc xã chiếm quyền lực). Trong những tháng tiếp theo, đảng Quốc xã đã vận dụng một phương pháp gọi là "Gleichschaltung" (chỉnh đốn, đồng bộ hóa, sắp đặt) để nhanh chóng kiểm soát mọi mặt của đời sống. Mọi tổ chức dân sự, bao gồm các nhóm nông nghiệp, các tổ chức tình nguyện, câu lạc bộ thể thao, đều được thay thế lãnh đạo bằng những đảng viên hoặc người thân Quốc xã. Đến tháng 6 năm 1933, gần như chỉ còn quân đội và các giáo hội là không nằm dưới sự kiểm soát của đảng Quốc xã.
Vào đêm ngày 27 tháng 2 năm 1933, tòa nhà Nghị viện (Reichstag) bốc cháy. Marinus van der Lubbe, một đảng viên cộng sản người Hà Lan, bị cáo buộc là thủ phạm châm lửa. Hitler tuyên bố sự việc này đánh dấu điểm khởi đầu một cuộc nổi dậy của những người cộng sản. Sau đó, đội quân "Sturmabteilung" (SA) đã tiến hành chiến dịch đàn áp bạo lực trên phạm vi toàn quốc, kết quả là 4.000 đảng viên của Đảng Cộng sản Đức bị bắt. Vào ngày 28 tháng 2 năm 1933, Nghị định Hỏa hoạn Reichstag được thông qua, theo đó bãi bỏ hầu hết các quyền tự do công dân của người Đức, bao gồm cả các quyền hội họp và tự do báo chí. Nghị định còn cho phép cảnh sát bắt giam người dân vô thời hạn mà không cần phải có những cáo buộc hay lệnh của tòa án. Luật này đi kèm với một hoạt động tuyên truyền chớp nhoáng đã dẫn tới sự ủng hộ của quần chúng.
Vào tháng 3 năm 1933, Đạo luật Ủy quyền (Ermächtigungsgesetz) - một sự sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp Weimar, được Nghị viện cho thông qua sau một cuộc bỏ phiếu với kết quả 444 phiếu thuận và 94 phiếu chống. Sửa đổi này cho phép Hitler và nội các của ông ta thông qua các bộ luật, thậm chí cả luật vi phạm Hiến pháp mà không cần đến sự đồng thuận của Tổng thống hay Nghị viện. Khi các dự luật đòi hỏi đa số phiếu là hai phần ba để được thông qua, những người Quốc xã đã dùng các điều khoản của Nghị định Hỏa hoạn Reichstag để ngăn không cho một số đại diện của đảng Dân chủ Xã hội tham dự; trong khi những người Cộng sản đã bị cấm từ trước. Vào ngày 10 tháng 5 chính quyền tịch thu tài sản của những người Dân chủ Xã hội và sang tháng sau họ chính thức bị cấm. Với việc các đảng phái chính trị còn lại giải thể, vào ngày 14 tháng 7 năm 1933, nước Đức trên thực tế đã trở thành một nhà nước độc đảng khi mà việc thành lập các đảng mới sẽ là hành vi phạm pháp. Các cuộc bầu cử tiếp theo vào tháng 11 năm 1933, vào năm 1936, và 1938 hoàn toàn là sự kiểm soát của Quốc xã và chỉ chứng kiến những người Quốc xã cùng một số lượng nhỏ người không đảng phái đi bầu cử. Các nghị viện khu vực và "Reichsrat" (thượng viện liên bang) chấm dứt tồn tại vào tháng 1 năm 1934.
Chế độ Quốc xã lên nắm quyền đã xóa bỏ những biểu tượng của Cộng hòa Weimar, gồm có lá cờ ba màu đen, đỏ, vàng và chấp thuận làm lại biểu tượng đế quốc. Lá cờ ba màu đen, trắng, đỏ của Đế quốc Đức trước đó được phục hồi làm một trong hai lá cờ chính thức của Đức. Lá cờ còn lại là Cờ chữ Vạn của đảng Quốc xã đã trở thành quốc kỳ duy nhất vào năm 1935. Bài hát của đảng "Horst-Wessel-Lied" (bài ca của Horst Wessel) cũng trở thành quốc ca thứ hai của Đức.
Trong giai đoạn này, nền kinh tế Đức vẫn ở vào tình trạng hết sức tồi tệ, hàng triệu người thất nghiệp và cán cân thương mại thâm hụt đã làm nản lòng bao người. Hitler hiểu rằng phục hồi lại nền kinh tế là vấn đề sống còn. Vào năm 1934, bằng chính sách vay nước ngoài, các dự án công trình công cộng được tiến hành. Chỉ trong năm 1934 đã có tổng cộng 1,7 triệu người Đức được vào làm việc trong các dự án. Mức lương trung bình theo giờ và tuần bắt đầu tăng lên.
Những đòi hỏi về quyền lực quân sự và chính trị của SA đã dấy lên mối lo ngại cho các nhà lãnh đạo của các tổ chức chính trị, quân sự, công nghiệp. Để đối phó với vấn đề này, Hitler đã thanh lọc đội ngũ lãnh đạo của SA trong một cuộc thanh trừng được biết đến với tên gọi đêm của những con dao dài diễn ra từ ngày 30 tháng 6 đến 2 tháng 7 năm 1934. Hitler nhằm vào Ernst Röhm và những lãnh đạo của SA khác— những người đã liên kết với một số địch thủ chính trị của ông ta (như là Gregor Strasser và cựu thủ tướng Kurt von Schleicher). Tất cả bị bao vây, bắt giữ, và bắn chết.
Vào ngày 2 tháng 8 năm 1934, Tổng thống P. von Hindenburg qua đời. Ngày hôm trước, nội các đã cho ban hành "Luật Liên quan đến Chức vụ Nhà nước Cao nhất của Đế chế", trong đó tuyên bố vào thời điểm Hindenburg chết, chức vụ Tổng thống sẽ bị xóa bỏ và những quyền hạn của nó sẽ được sáp nhập vào quyền hạn của Thủ tướng. Nhờ đó Hitler đã trở thành người đứng đầu nhà nước cũng như chính phủ. Ông chính thức được chỉ định làm "Führer und Reichskanzler" (lãnh tụ và thủ tướng). Nước Đức giờ đây là một quốc gia toàn trị với Hitler là người lãnh đạo. Với tư cách đứng đầu, Hitler cũng trở thành Tư lệnh Tối cao của các lực lượng vũ trang. Luật mới ban hành đã sửa đổi lời tuyên thệ truyền thống của quân nhân trước đây, theo đó giờ họ xác nhận trung thành với cá nhân Hitler hơn mọi lãnh đạo, chỉ huy hàng đầu khác. Vào ngày 19 tháng 8, việc sáp nhập chức vụ được phê chuẩn với tỉ lệ 90% ủng hộ của toàn bộ cử tri trong một cuộc trưng cầu.
Sự chấm dứt những cuộc xung đột và bạo lực đường phố thời Cộng hòa Weimar đã làm an lòng đa phần người dân Đức. Giờ họ đang chìm trong những lời lẽ tuyên truyền của Joseph Goebbels, người hứa hẹn về nền hòa bình và sung túc cho tất cả mọi người trong một khối thống nhất, một quốc gia phi-Marxist và không còn những gánh nặng của Hòa ước Versailles. Vào năm 1933, trại tập trung đầu tiên của Đức Quốc Xã được mở cửa, địa điểm tại Dachau, ban đầu nó dành cho những tù nhân chính trị. Từ đó cho đến thời điểm chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đã có hàng trăm khu trại với quy mô và chức năng khác nhau được xây dựng. Sau khi lên nắm quyền, những người Quốc xã đã thực hiện các biện pháp đàn áp chống lại những đối thủ chính trị của họ, đồng thời nhanh chóng cách ly toàn bộ những đối tượng mà họ cho là "không mong muốn của xã hội". Dưới chiêu bài chiến đấu với mối đe dọa từ Cộng sản, những người Quốc xã đã đảm bảo được sức mạnh to lớn, và trên hết, chiến dịch chống lại người Do Thái tại Đức đã đạt được bước đệm ban đầu.
Từ tháng 4 năm 1933, hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế địa vị và quyền hạn của người Do Thái bắt đầu được triển khai trên phạm vi từng vùng và quốc gia. Với sự ra đời của các đạo luật Nuremberg (gọi tắt là luật Nuremberg) vào năm 1935, những sáng kiến và mệnh lệnh hợp pháp chống lại người Do Thái lên đến đỉnh điểm, bọn họ sẽ bị tước đoạt các quyền cơ bản. Quốc xã sẽ lấy đi của cải, quyền được kết hôn với người không phải Do Thái, và quyền lựa chọn lĩnh vực lao động (hay nghề nghiệp; ví dụ như luật, y tế, hay sư phạm). Cuối cùng, Quốc xã tuyền bố rằng người Do Thái không được mong muốn ở cùng với nhân dân và xã hội Đức, và dần theo thời gian họ đã không còn được coi là con người; có thể cho rằng, những hành động bài Do Thái làm cho người Đức dần cảm thấy quen thuộc, bình thường tới một mức độ nhất định đã dẫn đến cuộc diệt chủng Holocaust. Những người dân tộc Đức nào từ chối khai trừ người Do Thái, hoặc người nào biểu lộ bất kỳ dấu hiệu phản đối hay không đồng tình với những nội dung tuyên truyền của Quốc xã đều sẽ bị Gestapo giám sát, tước bỏ những quyền hạn, hoặc chuyển đến các trại tập trung. Ở trong chế độ này, tất cả mọi thứ, bao gồm con người, đều bị giám sát. Theo đó quá trình hợp thức hóa quyền lực của những người Quốc xã hoàn tất từ những hoạt động cách mạng ban đầu, tiếp đến trải qua những thao tác và ứng biến với các cơ chế hợp pháp có sẵn, rồi khai thác quyền lực kiểm soát của đảng Quốc xã (cho phép họ thu nhận và loại trừ bất kỳ ai trong xã hội, những người được họ lựa chọn), và cuối cùng bành trướng quyền thế ra mọi tổ chức liên bang và nhà nước.
Ngay từ tháng 2 năm 1933, Hitler đã thông báo hoạt động tái vũ trang cần phải được tiến hành, mặc dù ban đầu là bí mật, và như vậy là vi phạm Hòa ước Versailles. Một năm sau ông nói với các tướng lĩnh quân đội của mình rằng thời điểm để phát động chiến tranh ở mặt trận phía Đông là năm 1942. Trong năm 1933, nước Đức rời Hội Quốc Liên, tuyên bố các điều khoản giải trừ quân bị của tổ chức này là không công bằng khi mà chúng chỉ áp đặt lên nước Đức. Saarland, khu vực đặt dưới sự giám sát của Hội Quốc Liên trong vòng 15 năm kể từ thời điểm thế chiến thứ nhất kết thúc, đã được bầu chọn trở thành một phần của Đức vào tháng 1 năm 1935. Tháng 3 năm đó, Hitler thông báo quy mô của lực lượng "Reichswehr" sẽ được tăng lên 550.000 lính và rằng ông ta đang xây dựng một lực lượng không quân. Phía Anh nhất trí người Đức sẽ được phép thiết lập một hạm đội hải quân với việc ký kết Hiệp định Hải quân Anglo-German vào ngày 18 tháng 6 năm 1935.
Khi mà cuộc xâm lược Ethiopia của Ý chỉ vấp phải những phản ứng nhẹ nhàng của chính phủ Pháp và Anh, vào ngày 7 tháng 3 năm 1936, Hitler đã lệnh cho 3.000 lính lục quân "Wehrmacht Heer" hành quân vào khu phi quân sự ở Rhineland trong sự vi phạm Hòa ước Versailles; cùng với đó là 30.000 lính đặt trong tình trạng sẵn sàng. Bởi vùng lãnh thổ này đã là một phần của Đức, chính phủ Anh và Pháp cảm thấy rằng nỗ lực buộc Đức tuân theo Hòa ước là không đáng để mà dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Trong cuộc bầu cử độc đảng tổ chức vào ngày 29 tháng 3, Đảng Quốc xã nhận được 98,9% tỉ lệ ủng hộ. Vào năm 1936, Hitler ký Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản với Nhật Bản và một hiệp ước không xâm lược với nước Ý phát xít của Benito Mussolini, người mà chẳng bao lâu nữa sẽ đề cập đến một "Trục Rome-Berlin".
Hitler đã gửi những đơn vị không quân và thiết giáp đến hỗ trợ cho Francisco Franco và các lực lượng Dân tộc chủ nghĩa trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha bùng phát vào tháng 7 năm 1936. Liên Xô cũng gửi một lực lượng nhỏ đến hỗ trợ chính phủ Cộng hòa. Phe Dân tộc chủ nghĩa của Franco giành chiến thằng vào năm 1939 và trở thành một đồng minh không chính thức của Đức Quốc Xã.
Vào tháng 2 năm 1938, Hitler nhấn mạnh với Thủ tướng Áo Kurt Schuschnigg về sự cần thiết của việc để cho quân đội Đức bảo đảm biên giới quốc gia này. Schuschnigg lên kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu bàn về nền độc lập của Áo trong ngày 13 tháng 3, nhưng Hitler yêu cầu bãi bỏ. Vào ngày 11 tháng 3, Hitler gửi một tối hậu thư đến Schuschnigg đòi ông này phải bàn giao toàn bộ quyền lực cho đảng Quốc xã Áo hoặc đối mặt với một cuộc xâm lăng. Ngày hôm sau, "Wehrmacht" tiến quân vào Áo và được cư dân địa phương chào đón nhiệt tình.
Cộng hòa Tiệp Khắc là địa bàn cư trú của một cộng đồng người Đức thiểu số quan trọng, họ sống đa phần tại Sudetenland. Dưới áp lực từ các nhóm ly khai thuộc đảng Đức Sudeten, chính phủ Tiệp Khắc đã thi hành những chính sách nhượng bộ về kinh tế đối với khu vực này. Hitler quyết định phải sáp nhập không chỉ Sudetenland mà còn là cả Tiệp Khắc vào với Đế chế. Những người Quốc xã tiến hành một chiến dịch tuyên truyền để nổi trống hỗ trợ cho cuộc xâm lược. Tuy vậy, các tướng lĩnh quân đội hàng đầu không ủng hộ kế hoạch khi mà nước Đức chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến. Cuộc khủng hoảng đã buộc Tiệp Khắc, Anh và Pháp (những đồng minh của Tiệp Khắc) thực hiện những sự chuẩn bị cho chiến tranh. Với nỗ lực nhằm ngăn chặn nguy cơ này, Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đã sắp xếp một loạt các cuộc hội đàm, dẫn tới kết quả là Hiệp định Munich được ký kết vào ngày 29 tháng 9 năm 1938. Chính phủ Tiệp Khắc buộc phải đồng ý để cho Đức sáp nhập Sudetenland. Chamberlain được chào đón với những tiếng tung hô khi đặt chân xuống Luân Đôn, ông nói: "hòa bình cho thời đại chúng ta" Hiệp định chỉ tồn tại trong vòng sáu tháng trước khi Hitler xâm chiếm toàn bộ những phần lãnh thổ còn lại của Tiệp Khắc vào tháng 3 năm 1939. Tiếp đó, một quốc gia bù nhìn được thành lập tại địa điểm gần tương tự với Slovakia ngày nay.
Quốc xã ngay lập tức chiếm lấy những nguồn dự trữ ngoại hối của Áo và Séc, các kho dự trữ nguyên liệu thô như kim loại và sản phẩm hoàn thiện như các loại vũ khí và máy bay, tất cả đều được vận chuyển về Đức. Tập đoàn công nghiệp "Reichswerke Hermann Göring" nắm quyền kiểm soát các cơ sở sản xuất than và thép ở cả hai quốc gia.
Vào tháng 3 năm 1939, Hitler đòi trả lại Thành phố Tự do Danzig và khu vực Hành lang Ba Lan, một dải đất ngăn cách Đông Phổ với phần còn lại của nước Đức. Chính phủ Anh thông báo họ sẽ hỗ trợ cho Ba Lan nếu nước này bị tấn công. Hitler với niềm tin rằng người Anh sẽ không thực sự hành động đã ra lệnh chuẩn bị sẵn sàng một kế hoạch xâm lược và thời điểm tiến hành là trong tháng 9 năm 1939. Ngày 23 tháng 5, Hitler mô tả kế hoạch tổng thể với các tướng lĩnh, mục tiêu không chỉ là chiếm lấy vùng Hành lang Ba Lan mà còn mở rộng đáng kể lãnh thổ Đức về phía đông. Ông dự kiến lần này đối phương sẽ đáp trả bằng vũ lực.
Người Đức một lần nữa xác nhận lại mối liên minh với Ý và lần lượt ký những bản hiệp ước không xâm phạm với Đan Mạch, Estonia, và Latvia. Họ cũng chính thức hóa quan hệ thương mại với Romania, Na Uy và Thụy Điển. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Joachim von Ribbentrop bằng các cuộc đàm phán đã dàn xếp được một hiệp ước không xâm lược với Liên Xô, Hiệp ước Molotov–Ribbentrop ký kết trong tháng 8 năm 1939. Trong bản hiệp ước này có chứa nghị định thư bí mật bàn về việc phân chia Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic thành các khu vực thuộc phạm vi ảnh hưởng của Đức và Liên Xô.
Chính sách ngoại giao của Đức trong chiến tranh bao gồm việc thành lập các chính phủ đồng minh đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp từ Berlin. Mục đích chính là thu thập binh lính từ các nước đồng minh hàng đầu như Ý và Hungary, cùng hàng triệu lao động và nguồn cung lương thực dồi dào từ các nước chư hầu như Pháp Vichy. Đến mùa thu năm 1942, trên mặt trận phía Đông có mặt 24 sư đoàn đến từ Romania, 10 đến từ Ý, và 10 của Hungary. Khi mà một quốc gia trở nên không còn đáng tin cậy, Đức sẽ chiếm quyền kiểm soát toàn bộ, như họ đã làm với Pháp vào năm 1942, Ý năm 1943, và Hungary năm 1944. Mặc dù Nhật Bản là một đồng minh chính thức hùng mạnh, mối quan hệ giữa Đức với quốc gia này là không thân mật, ít có sự phối hợp hay hợp tác. Một ví dụ, Đức đã từ chối chia sẻ công thức tổng hợp dầu từ than đá cho đến giai đoạn cuối của chiến tranh.
Vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Ba Lan sụp đổ nhanh chóng khi đồng thời phải chịu sự tấn công của Liên Xô từ phía đông vào ngày 17 tháng 9. Ngày 21 tháng 9, Reinhard Heydrich, thủ lĩnh của Gestapo, ra lệnh vây bắt và dồn tất cả người Do Thái vào trong các thành phố có nhiều tuyến đường ray liên kết. Ban đầu Quốc xã dự định trục xuất người Do Thái đến những địa điểm xa hơn về phía đông, hoặc có thể là tới đảo Madagascar ở Ấn Độ Dương. Đến cuối năm 1939, dựa theo những bản danh sách được chuẩn bị từ trước, Quốc xã đã giết hại khoảng 65.000 tri thức, quý tộc, tăng lữ, và giáo viên Ba Lan trong một nỗ lực nhằm phá hủy bản sắc quốc gia này. Trong khi đó, Liên Xô tiếp tục tấn công và đã tiến quân đến Phần Lan trong Chiến tranh Mùa đông. Các lực lượng của Đức cũng tham chiến trên biển. Tuy nhiên kể từ đó cho đến tháng 5 năm 1940 ít có hoạt động quân sự nào diễn ra, cho nên giai đoạn này còn được biết đến với tên gọi Chiến tranh kỳ quặc.
Ngay khi cuộc chiến bắt đầu, phía Anh đã tiến hành phong tỏa hàng hóa vận chuyển tới Đức. Điều này tác động đến nền kinh tế Đức bởi người Đức vốn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung dầu, than đá và ngũ cốc từ bên ngoài. Để bảo vệ các chuyến hàng quặng sắt vận chuyển từ Thụy Điển tới Đức, Hitler đã ra lệnh tấn công Na Uy, sự kiện diễn ra vào ngày 9 tháng 4 năm 1940. Kết quả đến cuối tháng 4, phần lớn lãnh thổ quốc gia này đã bị quân Đức chiếm đóng. Cũng trong ngày mùng 9, Quốc xã đã xâm lăng và chiếm đóng Đan Mạch.
Bỏ ngoài tai sự phản đối của rất nhiều tướng lĩnh quân đội cấp cao, Hitler vẫn ra lệnh tấn công nước Pháp và các quốc gia thuộc Vùng đất Thấp, chiến dịch bắt đầu vào tháng 5 năm 1940. Đức Quốc Xã đã nhanh chóng chinh phạt lần lượt Luxembourg, Hà Lan, và Bỉ; tiếp đến là Pháp đầu hàng vào ngày 22 tháng 6. Việc Pháp bất ngờ bại trận một cách nhanh chóng giúp làm tăng thêm danh tiếng của Hitler và dẫn tới một sự bùng phát mạnh trong cơn sốt chiến tranh.
Bất chấp các điều khoản của Công ước Hague, các hãng công nghiệp tại Hà Lan, Pháp và Bỉ đều bị buộc phải sản xuất trang thiết bị phục vụ chiến tranh cho quân đội Đức chiếm đóng. Giới quan chức của những quốc gia này xem rằng đó sự lựa chọn là phù hợp hơn so với việc để công dân của họ bị trục xuất đến Đức làm lao động khổ sai.
Đức Quốc Xã đã chiếm đoạt hàng ngàn đầu máy và toa xe lửa, các kho dự trữ vũ khí và các nguyên liệu thô như đồng, thiếc, dầu, niken. Bên cạnh đó Quốc xã còn thu thuế từ chính phủ của các nước bị chiếm đóng, họ đã nhận được các khoản thanh toán từ Pháp, Bỉ và Na Uy. Những rào cản thương mại dẫn tới sự tích trữ, thị trường chợ đen, và một tương lai không rõ ràng. Nguồn cung lương thực là bấp bênh; sản xuất sụt giảm trên hầu khắp châu Âu, tuy nhiên không nghiêm trọng như trong thế chiến thứ nhất. Hy Lạp đã phải trải qua nạn đói trong năm đầu tiên bị chiếm đóng còn Hà Lan thì là vào năm cuối cùng của chiến tranh.
Hitler đã đưa ra những lời đề nghị hòa bình với vị lãnh đạo mới của nước Anh, Winston Churchill; và khi bị từ chối ông liền ra lệnh tiến hành một loạt các cuộc tấn công từ trên không nhằm vào những trạm rada và căn cứ của Không quân Hoàng gia Anh (RAF). Tuy nhiên, không quân Đức (Luftwaffe) đã không thể đánh bại RAF trong trận chiến trên bầu trời Anh Quốc. Đến cuối tháng 10, Hitler nhận ra rằng yếu tố quan trọng là giành lấy ưu thế trên không cho chiến dịch xâm lược nước Anh có thể sẽ không đạt được, và ông ra lệnh thực hiện các cuộc không kích bất ngờ trong đêm nhằm vào các thành phố của Anh, trong đó có Luân Đôn, Plymouth, và Coventry.
Vào tháng 2 năm 1941, Quân đoàn Phi Châu của Đức Quốc Xã ("Afrika Korps") đã đến Libya để hỗ trợ quân Ý trong chiến dịch Bắc Phi và cố gắng ngăn chặn lực lượng Thịnh vượng chung Anh ở Ai Cập. Đến ngày 6 tháng 4, Hitler tiến hành xâm lược Yugoslavia (Nam Tư) và Hy Lạp. Những nỗ lực của Quốc xã là nhằm bảo đảm nguồn cung dầu mỏ từ bên ngoài, trong đó có đồng minh mới của họ là Romania, quốc gia đã ký Hiệp ước Ba bên vào tháng 11 năm 1940.
Vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, Hitler xé bỏ Hiệp ước Molotov–Ribbentrop và cùng với các đồng minh đem khoảng 5,5 triệu quân tấn công Liên Xô. Bên cạnh mục đích chiếm lấy "Lebensraum" (không gian sống), chiến dịch quy mô lớn này (mật danh Chiến dịch Barbarossa) còn ý đồ nhằm hủy diệt Liên bang Xô viết và chiếm những nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc chiến tiếp theo với phe Đồng Minh. Phản ứng của người dân Đức là bất ngờ và bối rối. Nhiều người lo lắng liệu chiến tranh sẽ kéo dài bao lâu hay tỏ vẻ hoài nghi về khả năng chiến thắng của Đức khi phải tham chiến trên hai mặt trận.
Ban đầu, mọi việc diễn ra rất suôn sẻ, Quốc xã cùng đồng minh đã chinh phạt được các nước cộng hòa vùng Baltic, Belarus, và Tây Ukraina. Sau chiến thắng trong Trận Smolensk, Hitler ra lệnh cho Cụm tập đoàn quân Trung tâm tạm dừng cuộc tiến quân đến Moskva và tạm thời chuyển hướng các đơn vị tăng Panzer để hỗ trợ cuộc phong tỏa Leningrad và Kiev. Sự chần chừ này đã cho Hồng quân Liên Xô cơ hội huy động lực lượng dự bị mới; và cuộc tấn công Moskva được tái tiến hành vào tháng 12 năm 1941 đã kết thúc trong thảm họa. Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, Hawaii. Bốn ngày sau, Đức tuyên chiến với Mỹ.
Lượng lương thực cung cấp đến những vùng lãnh thổ Liên Xô và Ba Lan bị chinh phục là ít ỏi, với những khẩu phần không đầy đủ, không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng. Quân địch rút lui đã phá hủy mùa màng, đốt cháy cây trồng; và phần còn lại thì đa số được chuyển về Đức. Ngay tại chính quốc, khẩu phần lương thực cũng bị cắt giảm trong năm 1942. Với vai trò Toàn quyền Kế hoạch Bốn năm, Hermann Göring yêu cầu thúc đẩy số chuyến hàng ngũ cốc vận chuyển từ Pháp và cá từ Na Uy. Vụ mùa năm 1942 là thuận lợi và nguồn cung lương thực vẫn đủ đáp ứng tại Tây Âu.
Lực lượng đặc nhiệm Reichsleiter Rosenberg là một tổ chức được thành lập với nhiệm vụ cướp đoạt các tác phẩm nghệ thuật và văn hóa từ những bộ sưu tập, thư viện và bảo tàng của người Do Thái trên khắp châu Âu. Đã có khoảng 26.000 toa tàu chở đầy các vật phẩm đánh cắp được vận chuyển từ Pháp về Đức. Bên cạnh đó, binh lính cũng ăn cắp hoặc mua những loại hàng hóa mà khó kiếm được ở Đức như quần áo rồi gửi về nhà.
Nước Đức cũng như châu Âu nói chung đều phụ thuộc gần như toàn bộ vào hoạt động nhập khẩu dầu mỏ từ bên ngoài. Trong một nỗ lực nhằm giải quyết sự thiếu hụt dai dẳng này, Quốc xã đã khởi động "Fall Blau" (Chiến dịch Blau) vào tháng 6 năm 1942, một cuộc tấn công nhắm đến những mỏ dầu ở Kavkaz. Ngày 19 tháng 11, Hồng quân Liên Xô phát động một cuộc phản công và sau đó vài ngày họ đã bao vây được quân Đức trong thành phố Stalingrad. Göring cam đoan với Hitler rằng Tập đoàn quân số 6, lực lượng đang ở trong vòng vây, sẽ được tiếp tế bằng đường không, nhưng điều này trở nên không khả thi. Việc Hitler không cho phép rút lui dẫn tới hậu quả là 200.000 binh sĩ Đức và Romania thiệt mạng; 91.000 binh sĩ khác đầu hàng vào ngày 31 tháng 1 năm 1943 và chỉ có 6.000 người trong số đó sống sót để quay trở về Đức sau chiến tranh. Sau thắng lợi ở trận chiến lớn tiếp theo, Trận Kursk, Hồng quân Liên Xô tiếp tục tiến quân về phía tây và đến cuối năm 1943 Đức Quốc Xã đã đánh mất phần lớn lãnh thổ ở phía đông mà trước đó họ từng xâm chiếm được.
Tại Ai Cập, Quân đoàn Phi Châu "Afrika Korps" của Thống chế Erwin Rommel đã bị các lực lượng đặt dưới quyền chỉ huy của Thống chế Bernard Montgomery đánh bại vào tháng 10 năm 1942. Tiếp đó, quân Đồng Minh lần lượt đổ bộ vào Sicily trong tháng 7 năm 1943 và Ý trong tháng 9. Cùng thời điểm, các phi đội ném bom của Anh và Mỹ cũng bắt đầu tiến hành chiến dịch tấn công nước Đức. Trong một nỗ lực nhằm đánh tan nhuệ khí của người Đức, nhiều phi vụ đã cố tình nhằm vào mục tiêu là dân thường. Với việc số lượng máy bay sản xuất ra không đủ bù đắp cho số mất mát, nước Đức hoàn toàn đánh mất khả năng kiểm soát bầu trời và phải hứng chịu sự tàn phá ngày càng nặng nề hơn từ chiến dịch ném bom của Đồng Minh. Đến cuối năm 1944, trước những đợt ném bom nhằm vào các nhà máy lọc dầu và các khu công nghiệp, bộ máy chiến tranh của Đức Quốc Xã gần như đã hoàn toàn tê liệt.
Vào ngày 6 tháng 6 năm 1944, Đồng Minh Anh, Mỹ và Canada mở mặt trận phía Tây với chiến dịch đổ bộ lên Normandy. Trong ngày 20 tháng 7, Hitler may mắn thoát chết sau một vụ ám sát. Ông ra lệnh trả thù tàn bạo, kết quả là 7.000 người bị bắt và hơn 4.900 người bị hành quyết. Cuộc tấn công Ardennes (16 tháng 12 năm 1944 – 25 tháng 1 năm 1945) là chiến dịch lớn cuối cùng của Đức trong chiến tranh. Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đức trong ngày 27 tháng 1. Hitler không chịu thừa nhận thất bại và nhấn mạnh lặp đi lặp lại rằng phải chiến đấu đến người cuối cùng, dẫn tới tổn thất về người và của không đáng có trong những tháng còn lại của cuộc chiến. Thông qua Bộ trưởng Tư pháp Otto Georg Thierack, ông ra lệnh bất kỳ người nào không sẵn sàng chiến đấu sẽ bị đem ra tòa án quân sự ngay tức khắc. Hàng ngàn người đã bị giết. Ở rất nhiều nơi, người dân tìm cách đầu hàng quân Đồng Minh đang tiến đến, mặc cho lời kêu gọi tiếp tục chiến đấu của các lãnh đạo địa phương. Hitler còn ra lệnh phá hủy các cây cầu, nhà máy, hệ thống giao thông vận tải và các cơ sở hạ tầng khác— một sắc lệnh tiêu thổ— nhưng Bộ trưởng Vũ trang Albert Speer có thể đã ngăn không cho mệnh lệnh này được thực thi một cách toàn bộ.
Trong suốt khoảng thời gian diễn ra Trận Berlin (16 tháng 4 năm 1945 – 2 tháng 5 năm 1945), Hitler và những tham mưu của ông sống trong "Führerbunker" dưới mặt đất. Vào ngày 30 tháng 4, khi Hồng quân Liên Xô đã ở rất gần Phủ Thủ tướng, Hitler và vợ là Eva Braun quyết định tự sát trong "Führerbunker". Thủy sư đô đốc Karl Dönitz lên kế nhiệm Hitler với tư cách Tổng thống Đế chế và Goebbels lên làm Thủ tướng Đế chế. Goebbels cùng vợ là Magda cũng đã tự sát trong ngày 1 tháng 5 sau khi tự tay sát hại sáu đứa con của mình. Ngày 2 tháng 5, Tướng Helmuth Weidling đầu hàng vô điều kiện trước Tướng Vasily Chuikov của Liên Xô. Trong khoảng từ ngày 4 đến 8 tháng 5 hầu hết quân lính có vũ trang còn lại của Đức đều đầu hàng vô điều kiện. Văn kiện đầu hàng của Đức được ký vào ngày 8 tháng 5, đánh đấu hồi kết cho chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu.
Tỉ lệ tự sát tại Đức tăng lên khi đối phương ngày một tiến gần, đặc biệt ở những khu vực tiến quân của Hồng quân. Tại Demin, hơn một ngàn người (trong tổng số khoảng 16.000) đã tự sát trong hoặc trong khoảng ngày 1 tháng 5 năm 1945 khi Tập đoàn quân số 65 của Phương diện quân Belorussia số 2 xông vào một nhà máy chưng cất và càn quét qua thị trấn, thực hiện các hành động như cưỡng hiếp hàng loạt, tự ý sát hại thường dân và châm lửa đốt cháy các tòa nhà. Rất nhiều địa điểm có số lượng người tự sát cao, trong đó có Neubrandenburg (600 người), Słupsk (1.000 người), và Berlin ít nhất 7.057 người.
Tổng số người Đức thiệt mạng liên quan đến cuộc chiến ước tính trong khoảng từ 5,5 đến 6,9 triệu. Theo một nghiên cứu của nhà sử học người Đức Rüdiger Overmans, số binh sĩ Đức thiệt mạng và mất tích là 5,3 triệu, bao gồm 900.000 lính nhập ngũ bắt buộc từ bên ngoài biên giới Đức hồi năm 1937, ở Áo và Đông-Trung Âu. Vào năm 2014, sử gia Overy ước tính tổng cộng có khoảng 353.000 dân thường đã chết vì những đợt ném bom nhằm vào các thành phố Đức của Anh và Mỹ. Bên cạnh đó là 20.000 người chết trong những chiến dịch trên mặt đất. Khoảng 22.000 người dân thiệt mạng trong Trận Berlin. Số thường dân thiệt mạng khác gồm có 300.000 người Đức (bao gồm cả người Do Thái) là nạn nhân của các hoạt động khủng bố về chính trị, tôn giáo, chủng tộc của Quốc xã, và 200.000 người bị sát hại trong chương trình cái chết êm ái. Các tòa án chính trị được gọi là "Sondergericht" đã kết án tử hình khoảng 12.000 thành viên của Phong trào kháng chiến Đức, bên cạnh đó các tòa dân sự cũng kết án tương tự với khoảng 40.000 người Đức.
Vào thời điểm chiến tranh kết thúc, toàn châu Âu có hơn 40 triệu người tị nạn, nền kinh tế sụp đổ, và 70% cơ sở hạ tầng công nghiệp bị phá hủy. Khoảng 12 đến 14 triệu người dân tộc Đức đã bỏ trốn hoặc bị trục xuất từ Đông-Trung Âu đến Đức. Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, chính phủ Tây Đức ước tính có khoảng 2,2 triệu dân thường đã thiệt mạng vì các hoạt động bỏ trốn, trục xuất và lao động khổ sai tại Liên Xô. Con số này không bị bác bỏ cho đến thập niên 1990, thời điểm mà một số nhà sử học nhận định có khoảng 500.000-600.000 trường hợp thiệt mạng được xác nhận. Vào năm 2006 chính phủ Đức tái khẳng định số nạn nhân là 2 đến 2,5 triệu.
Với thất bại trong thế chiến thứ nhất cùng Hòa ước Versailles được ký kết, nước Đức đã đánh mất Alsace-Lorraine, Bắc Schleswig, và Memel. Saarland tạm thời trở thành một vùng bảo hộ của Pháp và đặt dưới điều kiện là cư dân của nó sau này sẽ tự quyết định việc gia nhập nước nào bằng một cuộc trưng cầu. Ba Lan trở thành một quốc gia riêng biệt và kết nối được ra biển nhờ Hành lang Ba Lan mới thành lập; đây cũng là vùng lãnh thổ ngăn cách Phổ với phần còn lại của nước Đức. Danzig giờ là một thành phố tự do.
Sau một cuộc trưng cầu diễn ra vào năm 1935, Đức đã lấy lại được quyền kiểm soát Saarland; tiếp đó đến năm 1938 họ sáp nhập Áo vào với phần lãnh thổ của mình. Hiệp định Munich ký kết năm 1938 giúp Đức có thêm vùng Sudetenland, và sáu tháng sau họ chiếm nốt phần lãnh thổ còn lại của Tiệp Khắc. Tháng 3 năm 1939, trước mối đe dọa bị xâm lăng bằng đường biển, Litva đã phải nhượng lại Memel cho Đức.
Từ năm 1939 đến 1941, Đức Quốc Xã lần lượt tiến hành xâm lược Ba Lan, Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Bỉ, và Liên Xô. Vào năm 1943 Mussolini nhượng lại Trieste, Nam Tyrol, và Istria cho Đức. Sau đó Quốc xã thành lập nên hai khu hành chính bù nhìn tại các khu vực trên, Operationszone Adriatisches Küstenland và Operationszone Alpenvorland.
Quốc xã đã ngay lập tức hợp nhất một số vùng lãnh thổ chinh phục được vào với chính quốc như một phần mục tiêu dài hạn của Hitler, đó là tạo ra một Đế chế Đại Đức. Vài khu vực như Alsace-Lorraine được đặt dưới sự cai quản của một "Gau" liền kề. Ngoài các vùng lãnh thổ hợp nhất "Reichskommissariat", Quốc xã còn tạo ra một số quốc gia bị chiếm đóng. Các khu vực chịu sự quản lý của Đức bao gồm Vùng bảo hộ Bohemia và Moravia, "Reichskommissariat Ostland" (trong đó có chứa các quốc gia Baltic và Belarus), và "Reichskommissariat Ukraine". Các phần lãnh thổ bị chinh phục của Bỉ và Pháp chịu sự kiểm soát của Chính phủ Quân sự tại Bỉ và Bắc Pháp (Militärverwaltung in Belgien und Nordfrankreich). Một phần Ba Lan ngay lập tức được sáp nhập vào Đế chế, và tại trung tâm vùng lãnh thổ Ba Lan chiếm đóng Quốc xã thành lập nên Generalgouvernement. Hitler dự định sẽ sáp nhập đa phần những lãnh thổ trên vào với Đế chế.
Các chính phủ Đan Mạch, Na Uy ("Reichskommissariat Norwegen"), và Hà Lan ("Reichskommissariat Niederlande") đặt dưới sự quản lý của thường dân, đa phần là dân địa phương.
Với Tuyên ngôn Berlin ban hành vào ngày 5 tháng 6 năm 1945 và sau này là sự thành lập của Hội đồng Kiểm soát Đồng Minh, bốn cường quốc Đồng Minh hàng đầu tạm thời đảm trách vai trò cai quản nước Đức. Tại Hội nghị Potsdam diễn ra vào tháng 8 năm 1945, phe Đồng Minh đã phân chia các vùng lãnh thổ chiếm đóng và đề ra mục tiêu Entnazifizierung (phi Quốc xã hóa, hay tiêu diệt và xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa Quốc xã). Đức bị chia cắt thành bốn khu vực, mỗi khu vực sẽ do một quốc gia Đồng Minh chiếm đóng và họ sẽ thu lấy các khoản bồi thường thiệt hại từ khu vực của mình. Vì hầu hết các khu công nghiệp nằm ở vùng phía tây nên Liên Xô sẽ được chuyển cho khoản bồi thường bổ sung. Vào ngày 20 tháng 5 năm 1947 Hội đồng Kiểm soát Đồng Minh xóa bỏ sự tồn tại của Phổ. Nước Đức nhận được sự viện trợ bắt đầu là của Mỹ với Kế hoạch Marshall vào năm 1948. Giai đoạn chiếm đóng kết thúc vào năm 1949 với sự thành lập của Đông Đức và Tây Đức. Biên giới giữa Đức và Ba Lan hoàn thiện sau khi Hiệp ước Warsaw được ký vào năm 1970. Quãng thời gian bị chia cắt kéo dài đến năm 1990, thời điểm mà phe Đồng Minh từ bỏ mọi yêu sách về lãnh thổ của Đức với Hiệp ước 2 + 4 (hay Treaty on the Final Settlement With Respect to Germany, tạm dịch: Hiệp ước về Giải pháp Cuối cùng đối với nước Đức), theo đó Đức cũng từ bỏ các quyền đòi hỏi về lãnh thổ mà họ mất trong thế chiến thứ hai.
Quốc xã là một đảng chính trị cực hữu hình thành trong giai đoạn tình hình kinh tế và xã hội có những biến đổi, hậu quả điển hình là sự khởi phát mạnh mẽ của cuộc Đại Suy thoái vào năm 1929. Trong quãng thời gian ở tù sau vụ Đảo chính nhà hàng bia thất bại năm 1923, Hitler đã viết một cuốn sách có tựa "Mein Kampf", nội dung của nó trình bày về kế hoạch chuyển đổi xã hội Đức thành một xã hội căn cứ vào chủng tộc. Lý tưởng của chủ nghĩa Quốc xã quy tụ các yếu tố bài Do Thái, thanh lọc chủng tộc, thuyết ưu sinh, và kết hợp chúng với chủ nghĩa toàn Đức (pangermanismus) và chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ với mục tiêu chiếm được nhiều "Lebensraum" (không gian sống) cho người dân tộc Đức. Chế độ Quốc xã nỗ lực chiếm đoạt những vùng lãnh thổ mới bằng việc tấn công Ba Lan và Liên Xô, cùng dự định tiếp theo đó là trục xuất hoặc tiêu diệt người Do Thái, người Slav sống ở những khu vực đó, những tộc người được xem là hạ đẳng so với chủng tộc thượng đẳng Aryan và là một phần của âm mưu Do Thái Bolshevik. Những đối tượng khác mà Quốc xã cho là Lebensunwertes Leben (không đáng sống, sống cũng như không) bao gồm những người khuyết tật về tinh thần và thể chất, người Di-gan, người đồng tính, tín hữu Nhân chứng Jehovah, và những người không phù hợp hay không thích nghi được với xã hội.
Dưới ảnh hưởng của phong trào "Völkisch", chế độ Quốc xã chống lại chủ nghĩa hiện đại về văn hóa và ủng hộ phát triển quân sự mở rộng bằng trí thức. Nghệ thuật và tư duy sáng tạo bị dập tắt, trừ khi chúng có thể phục vụ như phương tiện tuyên truyền. Đảng Quốc xã sử dụng những biểu tượng như Blutfahne (cờ máu) và những lễ nghi như đại hội đảng để thúc đẩy sự đoàn kết và tính phổ biến của chế độ.
Một đạo luật ban hành vào ngày 30 tháng 1 năm 1934 đã xóa bỏ các quốc gia cấu thành ("Länder") của Đức và thay mới chúng bằng các đơn vị hành chính của Đức Quốc Xã: "Gaue", với vị trí đứng đầu thuộc về các lãnh đạo của đảng ("Gauleiter"), những người mà thực tế trở thành thống đốc các khu vực mà họ phụ trách. Sự thay đổi này không được thực thi một cách toàn bộ, bởi các Länder vẫn được dùng như đơn vị hành chính dành cho một số ban bộ chính phủ, như là bộ giáo dục. Điều này dẫn tới một bộ máy quan liêu hỗn độn, chồng chéo các quyền hạn và trách nhiệm, một nét đặc thù trong cơ cấu hành chính của chế độ Quốc xã.
Vào năm 1933, các công chức người Do Thái bị tước việc làm, trừ những người từng phục vụ cho quân đội trong thế chiến thứ nhất. Các đảng viên hoặc người ủng hộ đảng Quốc xã được bổ nhiệm thay thế vị trí của người Do Thái. Một đạo luật thông qua (Luật Chính quyền Địa phương Đế chế 1935) đã bãi bỏ những cuộc bầu cử cấp địa phương như một phần của phương pháp "Gleichschaltung" (chỉnh đốn, đồng bộ hóa, sắp xếp). Kể từ đó trở đi, chức danh tỉnh trưởng sẽ do Bộ trưởng Nội vụ bổ nhiệm.
Hitler cai trị nước Đức một cách độc đoán bằng việc xác nhận "Führerprinzip" (nguyên tắc lãnh đạo), theo đó kêu gọi sự phục tùng tuyệt đối của tất cả các cấp dưới quyền. Ông quan niệm cơ cấu chính quyền như một kim tự tháp, với bản thân mình là người lãnh đạo không thể sai lầm, đứng ở đỉnh. Những chức vụ, cấp bậc trong đảng không xác định theo cách bầu chọn mà bằng sự bổ nhiệm của những người ở vị thế cao hơn. Đảng Quốc xã đã sử dụng biện pháp tuyên truyền để tạo nên một sự sùng bái cá nhân đối với Hitler. Các nhà sử học như Kershaw nhấn mạnh về sự tác động từ những kỹ năng hùng biện của Hitler đến tâm lý. Kressel viết: "Tràn ngập;... người dân Đức nói cùng lời kêu gọi 'thôi miên' bí ẩn của Hitler". Roger Gill thì nhận xét: "Những bài phát biểu xúc cảm của Hitler đã chiếm được trái tim và tâm trí của rất nhiều người Đức: ông ta gần như đã thôi miên những thính giả của mình."
Tuy phải báo cáo thông tin đến Hitler và nghe theo đường lối của ông nhưng những quan chức hàng đầu cũng có quyền tự chủ đáng kể. Họ được dự kiến sẽ "làm việc hướng về lãnh tụ" để có được sự chủ động trong việc thúc đẩy các chính sách và hành động theo ý muốn của Hitler và mục tiêu của đảng mà không cần Hitler phải ngày nào cũng có mặt tham gia điều hành đất nước. Chính phủ không phải một cơ quan hợp tác, phối hợp, mà là một tập hợp vô tổ chức các bè phái dẫn đầu bởi các thành viên ưu tú của đảng; họ đấu tranh với nhau để giành quyền lực và nhằm chiếm được tình cảm của lãnh tụ. Phong cách lãnh đạo của Hitler là đưa ra những mệnh lệnh mâu thuẫn đến cấp dưới và đặt họ vào vị trí mà trách nhiệm và nghĩa vụ của người này chồng lấn lên người kia. Bằng cách đó ông đã nuôi dưỡng sự ngờ vực, cạnh tranh, đấu đá giữa những kẻ dưới quyền để củng cố và phát huy tối đa quyền lực của mình.
Vào ngày 20 tháng 8 năm 1934, các công chức bị yêu cầu phải thực hiện một lời tuyên thệ phục tùng Hitler vô điều kiện; vài tuần trước đó, các quân nhân cũng bị yêu cầu phải thực hiện lời thề tương tự. Phép tắc này trở thành nền tảng của "Führerprinzip", theo đó lời nói của Hitler xếp trên mọi luật lệ. Bất kỳ hành vi nào mà đã được Hitler phê chuẩn, kể cả tàn sát, thì đều là hợp pháp. Tất cả các nghị định và luật do những bộ trưởng nội các đề xuất đều phải có được sự chấp thuận từ văn phòng của Deputy Führer (phó lãnh tụ) Rudolf Hess, người đồng thời có quyền xem xét những sự bổ nhiệm trong các cơ quan chính phủ hàng đầu (không kể quân đội).
Hầu hết các bộ luật phù hợp và hệ thống tư pháp của Cộng hòa Weimar được giữ lại sử dụng trong và sau thời Quốc xã để đối phó với những loại tội phạm phi chính trị. Các tòa án ban bố và thi hành nhiều bản án tử hình hơn hẳn so với giai đoạn trước khi Quốc xã lên nắm quyền. Những người bị kết án phạm tội ba lần trở lên, kể cả tội nhỏ, đều có thể bị coi là những tên tội phạm thường xuyên và bị bỏ tù vô thời hạn. Gái mại dâm và những kẻ móc túi được đánh giá là tội phạm và là một mối đe dọa đến cộng đồng sắc tộc. Hàng ngàn người đã bị bắt và giam giữ vô thời hạn mà không cần phải qua xét xử.
Mặc dù những tòa án thông thường có xử lý các trường hợp về chính trị và thậm chí ban hành án tử hình cho những trường hợp đó, nhưng vào năm 1934, một loại tòa án mới được thành lập, "Volksgerichtshof" (Tòa án Nhân dân), để giải quyết những vụ việc quan trọng về chính trị. Từ đó cho đến khi giải thể vào năm 1945, tòa án này đã đưa ra 5.000 án tử hình. Hình phạt này dành cho những loại tội danh như là đi theo Cộng sản, in tờ rơi xúi giục nổi loạn, hoặc thậm chí đem Hitler và các lãnh đạo đảng hàng đầu ra làm trò đùa. Quốc xã áp dụng ba phương pháp tử hình: treo cổ, chém đầu, và xử bắn. Gestapo phụ trách việc điều tra, giám sát để buộc người dân phải tuân theo tư tưởng của đảng. Tổ chức này còn xác định và bắt giam những tội phạm chính trị, người Do Thái, và những đối tượng không mong muốn khác. Tội phạm chính trị vừa được ra khỏi tù thường sẽ ngay lập tức bị Gestapo bắt lại và giam hãm trong trại tập trung.
Vào tháng 9 năm 1935, các đạo luật Nuremberg được ban hành. Những luật này ban đầu có nội dung ngăn cấm việc quan hệ tình dục và kết hôn giữa người Aryan và người Do Thái, sau đó mở rộng thêm các đối tượng "người Di-gan, người da đen và con ngoài giá thú của họ". Luật này còn ngăn cấm việc thuê phụ nữ Đức dưới 45 tuổi vào làm người hầu trong các gia đình Do Thái. Luật tư cách công dân Đế chế tuyên bố rằng chỉ có "người Đức hoặc dòng dõi liên quan" mới đủ điều kiện làm công dân. Cùng thời điểm, những người Quốc xã đã dùng biện pháp tuyên truyền để truyền bá quan niệm "Rassenschande" (ô uế chủng tộc), qua đó biện minh cho sự cần thiết phải có một đạo luật có tính năng hạn chế. Do vậy, người Do Thái và những người không thuộc dòng dõi Aryan đều bị tước quyền công dân Đức. Nội dung của luật cũng cho phép Quốc xã bác bỏ quyền công dân của bất kỳ ai không ủng hộ chế độ nhiệt thành. Một nghị định bổ sung vào tháng 11 định nghĩa người Do Thái là bất kỳ ai có ba ông bà là người Do Thái, hoặc hai ông bà và theo đức tin Do Thái.
Lực lượng vũ trang thống nhất của Đức từ năm 1935 đến 1945 được gọi là Wehrmacht, bao gồm "Heer" (Lục quân), "Kriegsmarine" (Hải quân), và "Luftwaffe" (Không quân). Từ ngày 2 tháng 8 năm 1934, các thành viên của lực lượng vũ trang bị yêu cầu phải thực hiện một lời tuyên thệ phục tùng vô điều kiện đối với cá nhân Hitler. Trái ngược với lời tuyên thệ trước, trong đó yêu cầu phải trung thành với hiến pháp của đất nước và những cơ sở hợp pháp, lời tuyên thệ mới đòi hỏi quân nhân phải tuân theo Hitler kể cả khi nhận được lệnh làm điều gì đó phi pháp. Hitler ra lệnh quân đội phải làm ngơ hoặc thậm chí hỗ trợ hậu cần cho "Einsatzgruppen" — những toán quân tử thần di động chịu trách nhiệm cho hàng triệu cái chết ở Đông Âu — khi có thể. Các thành viên của "Wehrmacht" cũng tham gia trực tiếp vào cuộc diệt chủng Holocaust với việc bắn chết dân thường hoặc thực hiện những tội ác diệt chủng dưới vỏ bọc các chiến dịch chống du kích, kháng chiến. Kẻ địch bên kia là người Do Thái, những kẻ đầu sỏ của cuộc đấu tranh kháng chiến, và do vậy cần phải bị tiêu diệt. Vào ngày 8 tháng 7 năm 1941, Heydrich thông báo tất cả người Do Thái đều được xem là những kẻ chống đối thuộc phe kháng chiến và ra lệnh hành quyết bằng súng tất cả nam giới Do Thái tuổi từ 15 đến 45.
Bất chấp những nỗ lực chuẩn bị về quân sự, nền kinh tế có thể sẽ không duy trì hỗ trợ được cho một cuộc chiến tranh kéo dài tiêu hao như điều từng xảy ra trong thế chiến thứ nhất. Bởi vậy, một chiến lược được phát triển dựa trên chiến thuật "Blitzkrieg" (chiến tranh chớp nhoáng), đòi hỏi tiến hành các cuộc tấn công phối hợp mạnh mẽ và tránh đụng phải những điểm mạnh của đối phương. Khởi đầu là pháo binh bắn phá, tiếp đến là ném bom và oanh tạc, sau đó xe tăng tham chiến và cuối cùng bộ binh sẽ di chuyển an toàn vào những vùng đất đã kiểm soát được. Những chiến thắng tiếp tục đến với Quốc xã cho tới giữa năm 1940, và việc không thể đánh bại Anh là một bước ngoặt lớn đầu tiên của cuộc chiến. Quyết định tấn công Liên Xô và thất bại quyết định ở Stalingrad dẫn tới sự thoái lui của quân đội Đức và cuối cùng là kết cục bại trận. Tổng số binh sĩ phục vụ cho "Wehrmacht" từ 1935 đến 1945 là khoảng 18,2 triệu; và 5,3 triệu trong số đó đã tử trận.
"Sturmabteilung" (SA; Biệt đội Bão táp; Quân áo nâu) thành lập vào năm 1921 là lực lượng bán quân sự đầu tiên của đảng Quốc xã. Nhiệm vụ ban đầu của SA là bảo vệ những lãnh đạo đảng tại những kỳ hội họp và đại hội. Tố chức này cũng tham gia vào các cuộc bạo động đường phố chống lại lực lượng của các đảng chính trị đối lập, đồng thời thực thi các hành động bạo lực chống lại người Do Thái và những đối tượng khác. Đến năm 1934, dưới sự lãnh đạo của Ernst Röhm, SA đã có hơn nửa triệu thành viên, 4,5 triệu bao gồm cả quân dự bị, tại thời điểm mà quân đội chính quy vẫn bị hạn chế ở con số 100.000 theo Hòa ước Versailles.
Röhm kỳ vọng có được chức tư lệnh quân đội và sáp nhập nó vào hàng ngũ cấp bậc của SA. Tổng thống Hindenburg và Bộ trưởng Quốc phòng Werner von Blomberg đe dọa sẽ áp đặt tình trạng thiết quân luật nếu các hành vi đáng báo động của SA không giảm bớt. Trong khi đó, Hitler cũng ngờ vực rằng Röhm đang có âm mưu lật đổ mình, nên ông đã ra lệnh trừ khử Röhm và những kẻ thù chính trị khác. Trong quãng thời gian từ ngày 30 tháng 6 đến 2 tháng 7 năm 1934 đã có khoảng 200 người bị giết trong một sự kiện được biết đến với tên gọi Đêm của những con dao dài. Sau cuộc thanh trừng này, SA đã không còn là một thế lực lớn nữa.
Từ một đơn vị nhỏ với số lượng thành viên ít ỏi đặt dưới sự bảo trợ của SA ban đầu, "Schutzstaffel" (SS) đã phát triển thành một trong những lực lượng lớn và hùng mạnh bậc nhất tại Đức Quốc Xã. Dưới sự lãnh đạo của "Reichsführer-SS" (Thống chế SS) Heinrich Himmler từ năm 1929, đến năm 1938 SS đã có hơn 250.000 thành viên và tiếp tục lớn mạnh. Himmler hình dung SS sẽ trở thành một đội quân cận vệ ưu tú, hàng ngũ bảo vệ sau cùng của Hitler. Chi nhánh quân sự của SS, "Waffen-SS", trên thực tế đã trở thành nhánh thứ tư của Wehrmacht.
Vào năm 1931 Himmler thiết lập cơ quan tình báo của SS được biết đến như "Sicherheitsdienst" (SD; Cơ quan An ninh) và giao quyền kiểm soát nó cho phụ tá của mình, "Obergruppenführer"-SS (Đại tướng SS) Reinhard Heydrich. Nhiệm vụ của tổ chức này là xác định và bắt giam những người Cộng sản và kẻ thù chính trị khác. Himmler kỳ vọng SD sau này sẽ thay thế hoàn toàn hệ thống cảnh sát hiện tại. Ngoài ra Himmler cũng thiết lập bước đầu một nền kinh tế song song đặt dưới sự bảo trợ của Cơ quan Chỉ huy Hành chính và Kinh tế SS. Công ty cổ phần mẹ này sở hữu các tập đoàn nhà đất, nhà máy và các nhà xuất bản.
Kể từ năm 1935 trở về sau SS can dự sâu sắc đến hoạt động khủng bố, vây bắt dồn người Do Thái vào trong các khu Do Thái và các trại tập trung. Với sự bùng nổ của Thế chiến thứ hai, các đơn vị SS được gọi là "Einsatzgruppen" đã theo chân quân đội tiến vào Ba Lan, Liên Xô và tàn sát hơn hai triệu người, bao gồm cả 1,3 triệu người Do Thái, trong giai đoạn 1941 đến 1945. Lực lượng "SS-Totenkopfverbände" (đơn vị đầu lâu) phụ trách quản lý các khu trại tập trung và trại hủy diệt, những địa điểm mà đã có hàng triệu người Do Thái bị sát hại.
Vấn đề kinh tế cấp bách nhất mà những người Quốc xã phải đối mặt ban đầu đó là mức 30% tỉ lệ thất nghiệp trên toàn quốc. Vào tháng 5 năm 1933, Chủ tịch Reichsbank (ngân hàng trung ương) và Bộ trưởng Kinh tế, Tiến sĩ kinh tế Hjalmar Schacht sáng lập ra một đề án tài trợ thâm hụt. Các dự án vốn được thanh toán với việc phát hành lệnh phiếu gọi là Mefo bill. Reichsbank in tiền để thanh toán khi phiếu được trình bày. Trong khi nợ quốc gia đã tăng vọt, Hitler cùng với đội ngũ kinh tế của ông kỳ vọng quá trình mở rộng lãnh thổ sắp tới sẽ giúp cung cấp nguồn lực để trả nợ. Dưới sự quản lý của Schacht, tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống rất nhanh; nhanh hơn bất kỳ nước nào khác trong cuộc Đại Suy thoái.
Vào ngày 17 tháng 10 năm 1933, người đi tiên phong trong lĩnh vực hàng không Hugo Junkers, chủ sở hữu của Xưởng máy bay Junkers, bị bắt. Trong vòng vài ngày công ty của ông đã bị chính quyền chiếm đoạt. Dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Hàng không Göring, sản lượng máy bay ngay lập tức tăng mạnh trên toàn ngành công nghiệp. Từ một lực lượng lao động 3.200 người chỉ tạo ra được 100 chiếc mỗi năm vào năm 1932, chưa đầy 10 năm sau ngành công nghiệp này đã tăng trưởng với khoảng 250.000 lao động sản xuất ra hơn 10.000 máy bay tiên tiến về mặt kỹ thuật mỗi năm.
Một bộ máy quan liêu tỉ mỉ được tạo ra để điều tiết hoạt động nhập khẩu nguyên liệu thô và thành phẩm với ý định loại bỏ đối thủ cạnh tranh nước ngoài tại thị trường Đức và củng cố cán cân thanh toán quốc gia. Những người Quốc xã khuyến khích phát triển thay thế phương pháp tổng hợp các nguyên liệu như dầu mỏ và nguyên liệu dệt. Khi mà thị trường ở trong tình trạng thừa thãi sản phẩm và giá cả xăng dầu ở mức thấp, vào năm 1933 chính quyền tiến hành một thỏa thuận phân chia lợi nhuận với IG Farben, bảo đảm cho họ mức 5% trong số vốn đầu tư tại nhà máy dầu tổng hợp ở Leuna. Bất kỳ lợi nhuận vượt quá mức trên sẽ phải chuyển lại cho nhà nước. Đến năm 1936, Farben đã hối hận với thỏa thuận này, bởi khoản lợi nhuận vượt mức sản sinh ra khi đó đã phải trao lại cho chính phủ.
Các dự án công trình công cộng lớn được tài trợ nhờ chính sách vay nước ngoài bao gồm công trình mạng lưới "Autobahns" (đường cao tốc), bên cạnh đó nhà nước còn cung cấp nguồn kinh phí cho các chương trình do chính quyền cũ khởi xướng là cải cách nông nghiệp và nhà ở. Để kích thích ngành công nghiệp xây dựng, tín dụng được cung cấp cho các doanh nghiệp tư nhân và những khoản trợ cấp được dành sẵn cho việc mua nhà và sửa chữa. Các cặp đôi trẻ người Aryan có dự định kết hôn có thể nhận một khoản vay lên tới 1.000 Reichsmark với điều kiện người vợ sẽ ra khỏi lực lượng lao động. Số tiền phải trả sẽ được giảm xuống 25% cho mỗi đứa con họ sinh ra. Đến năm 1937, những thông báo về việc phụ nữ phải duy trì tình trạng thất nghiệp đã bị rút lại do thiếu hụt lao động có tay nghề.
Hitler mường tượng việc sở hữu xe hơi phổ biến là một phần của nước Đức mới. Ông lựa chọn nhà thiết kế Ferdinand Porsche để phác thảo lên những kế hoạch cho "KdF-wagen" (Kraft durch Freude wagen, xe KdF), dự định nó sẽ là loại ô tô mà mọi công dân Đức đều có thể sở hữu. Một nguyên mẫu đã được trưng bày tại Triển lãm Ô tô Quốc tế ở Berlin vào ngày 17 tháng 2 năm 1939. Tuy nhiên với sự bùng nổ của Thế chiến thứ hai, nhà máy đã chuyển sang sản xuất các loại xe quân sự. Không có mẫu nào được bán ra cho đến thời điểm sau chiến tranh, khi đó chiếc xe đã được đổi tên thành Volkswagen (xe của nhân dân).
Vào thời điểm Quốc xã lên nắm quyền năm 1933, nước Đức có sáu triệu người thất nghiệp, thì đến năm 1937 con số này giảm xuống chỉ còn dưới một triệu. Kết quả này một phần là nhờ việc khai trừ nữ giới ra khỏi lực lượng lao động. Mức lương thực tế năm 1938 đã giảm 25% so với năm 1933. Các công đoàn bị giải thể vào tháng 5 năm 1933 với việc Quốc xã chiếm đoạt nguồn tài chính và bắt giữ những lãnh đạo của các công đoàn Dân chủ Xã hội. Một tổ chức mới gọi là Mặt trận Lao động Đức (DAF) được sáng lập và đặt dưới sự kiểm soát của công chức đảng Quốc xã Robert Ley. Số giờ lao động trung bình của người Đức đã tăng từ 43 giờ/tuần năm 1933 lên 47 giờ/tuần năm 1939.
Sang đầu năm 1934, Quốc xã từ việc hỗ trợ các kế hoạch tạo ra việc làm đã đổi hướng chú trọng đến hoạt động tái vũ trang. Đến năm 1935, chi phí quân sự đã chiếm tới 73% khoản chi của chính phủ về hàng hóa và dịch vụ. Vào ngày 18 tháng 10 năm 1936 Hitler bổ nhiệm Göring làm Toàn quyền Kế hoạch bốn năm với dự định tăng tốc chương trình tái vũ trang. Bên cạnh việc kêu gọi đẩy nhanh tiến độ thi công các nhà máy thép, nhà máy cao su tổng hợp và các nhà máy khác, Göring còn thiết lập kiểm soát giá cả và tiền lương và hạn chế việc phát hành cổ tức. Các khoản chi lớn được đầu tư cho hoạt động tái vũ trang bất chấp mức thâm hụt ngày càng tăng. Với sự ra đời của luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc vào năm 1935, "Reichswehr" vốn bị giới hạn quân số ở ngưỡng 100.000 bởi những điều khoản của Hòa ước Versailles đã phát triển lên đến 750.000 lính tại ngũ cùng với một triệu quân dự bị ở thời điểm khởi phát Thế chiến thứ hai. Tới tháng 1 năm 1939, số người thất nghiệp đã giảm xuống còn 301.800; và đến tháng chín con số này chỉ còn là 77.500.
Kinh tế chiến tranh của Đức Quốc Xã là kiểu kinh tế hỗn hợp, có sự kết hợp giữa thị trường tự do và kế hoạch hóa tập trung; nhà sử học Richard Overy đã mô tả nó giống như nằm ở đâu đó giữa kinh tế chỉ huy của Liên Xô và hệ thống tư bản của Hoa Kỳ.
Vào năm 1942, Hitler bổ nhiệm Albert Speer lên làm Bộ trưởng Vũ trang thay cho người tiền nhiệm Fritz Todt vừa qua đời. Speer đã cải thiện tình hình sản xuất thông qua việc tổ chức sắp xếp một cách hợp lý, hợp lý hóa phương pháp sản xuất, các loại máy móc chỉ dùng cho một mục đích và được vận hành bởi những lao động phổ thông không chuyên môn, và sự phối hợp tốt hơn giữa nhiều hãng và công ty khác nhau đã tạo ra hàng chục ngàn bộ phận sản phẩm. Các nhà máy được di dời xa khỏi những bãi đường sắt, địa điểm là mục tiêu bị ném bom. Đến năm 1944, chiến tranh đã làm tiêu tốn 75% tổng sản phẩm quốc nội của Đức, trong khi đó con số này đối với Liên Xô là 60% còn Anh là 55%.
Kinh tế thời chiến dựa chủ yếu vào lực lượng lao động khổ sai trên quy mô lớn. Quốc xã đã nhập khẩu và bắt khoảng 12 triệu người từ 20 quốc gia châu Âu làm nô lệ làm việc trong các nhà máy và trên các nông trường; xấp xỉ 75% trong số đó là tới từ Đông Âu. Rất nhiều người đã là nạn nhân của những đợt ném bom từ quân Đồng Minh, bởi họ ít nhận được sự bảo vệ. Điều kiện sống nghèo nàn dẫn tới tỉ lệ ốm đau, thương tật và tử vong cao, cùng với đó là hành động phá hoại và phạm tội.
Những lao động nước ngoài bị đưa đến Đức được phân làm bốn loại: lao động tạm thời, tù binh quân sự, lao động thường dân, và lao động Đông Âu. Đối với từng loại có các quy định khác nhau được đặt ra cho người lao động. Quốc xã đã ban hành lệnh cấm các mối quan hệ về thể xác giữa lao động là người Đức và lao động nước ngoài.
Vai trò của nữ giới ngày một lớn hơn. Đến năm 1944 đã có hơn nửa triệu người phục vụ như đội quân phụ trong lực lượng vũ trang Đức, đặc biệt là trong các đơn vị chống máy bay của Luftwaffe; nửa triệu người làm việc trong hệ thống phòng không dân sự; và 400.000 người làm y tá tình nguyện. Họ còn thay thế nam giới trong nền kinh tế thời chiến, đặc biệt trên các nông trường và trong các cửa hàng tư nhỏ.
Trong giai đoạn sau của cuộc chiến, phe Đồng Minh đã tiến hành ném bom chiến lược hết sức dữ dội nhằm vào các nhà máy tinh chế sản xuất ra dầu và xăng, cũng như hệ thống giao thông vận tải của Đức, đặc biệt là các bãi đường ray và kênh đào. Đến tháng 9 năm 1944, ngành công nghiệp vũ khí bắt đầu lụi tàn. Hai tháng sau, sản lượng than nhiên liệu không còn đáp ứng được mục tiêu đề ra, và việc sản xuất vũ khí mới không còn có thể thực hiện. Theo sử gia Overy, việc bị quân Đồng Minh ném bom đã làm cho nền kinh tế Đức bị kéo căng, buộc nó phải chuyển một phần tư số nhân lực và công nghệ sang phục vụ cho công tác phòng không, điều này rất có thể đã rút ngắn cuộc chiến.
Phân biệt chủng tộc và bài Do Thái là những giáo lý cơ bản của chế độ Quốc xã. Chính sách chủng tộc của Đức Quốc Xã dựa trên niềm tin của họ về sự hiện hữu của một chủng tộc thượng đẳng ưu việt. Những người Quốc xã mặc nhiên công nhận sự tồn tại của cuộc xung đột giữa chủng tộc Aryan thượng đẳng và những chủng tộc hạ đẳng, đặc biệt là người Do Thái, chủng tộc được cho là hỗn tạp đã thâm nhập vào xã hội và bóc lột cũng như đàn áp chủng tộc Aryan.
Ngay lập tức sau khi Quốc xã lên nắm quyền, người Do Thái đã bị phân biệt đối xử, tiếp đến là một loạt vụ tấn công của SA nhằm vào các cửa hàng, giáo đường, và những người làm việc trong ngành pháp lý kéo dài một tháng. Vào ngày 1 tháng 4 năm 1933 Hitler tuyên bố tẩy chay các hoạt động kinh doanh của người Do Thái trên toàn quốc. Một đạo luật (Gesetz zur Wiederherstellung des Berufsbeamtentums, trực dịch: Luật vì sự phục hồi của ngành dân chính chuyên nghiệp) thông qua vào ngày 7 tháng 4 đã buộc tất cả những công chức không là người Aryan phải rời bỏ khỏi ngành pháp lý và dân chính. Sau đó là một luật tương tự tước bỏ quyền hành nghề của người Do Thái đối với những loại nghề nghiệp khác. Vào ngày 11 tháng 4 một nghị định được ban hành trong đó tuyên bố rằng bất kỳ ai có một trong bốn người: cha, mẹ, ông, bà là người Do Thái thì sẽ không thuộc chủng tộc Aryan. Như là một phần của xu thế loại bỏ yếu tố Do Thái ra khỏi đời sống văn hóa, các thành viên của NSGSL (Liên đoàn Sinh viên Quốc gia Xã hội chủ nghĩa) đã vứt bỏ khỏi các thư viện bất kỳ cuốn sách nào được xem là không phù hợp, tiếp theo là một đợt đốt sách trên phạm vi toàn quốc diễn ra vào ngày 10 tháng 5.
Quốc xã đã sử dụng bạo lực và áp lực kinh tế để ép buộc người Do Thái rời khỏi đất nước. Hoạt động kinh doanh của người Do Thái bị cách ly khỏi thị trường, quảng cáo trên báo bị cấm, và họ không được phép quan hệ với chính phủ. Cùng với đó người Do Thái còn phải chịu đựng sự quấy nhiễu và những cuộc tấn công bạo lực. Nhiều khu vực đã đăng biển cấm không cho người Do Thái bước vào.
Vào tháng 11 năm 1938, một người Do Thái trẻ có tên Herschel Grynszpan đề nghị thực hiện một cuộc phỏng vấn với đại sứ Đức ở Paris. Grynszpan gặp và bắn chết một nhân viên của tòa đại sứ, nhà ngoại giao Ernst vom Rath. Sự kiện này đã cho đảng Quốc xã cái cớ để tiến hành một cuộc nổi loạn kích động chống lại người Do Thái vào ngày 9 tháng 11 năm 1938. Các thành viên SA đã đập phá giáo đường và tài sản của người Do Thái trên khắp nước Đức. Ít nhất 91 người Do Thái Đức bị giết trong cuộc bạo động mà sau này được gọi là "Kristallnacht" (Đêm thủy tinh vỡ). Trong những tháng tiếp theo, chính quyền tiếp tục áp đặt thêm những lệnh trừng phạt đối với người Do Thái, họ bị cấm sở hữu doanh nghiệp hoặc làm việc trong các cửa hàng bán lẻ, không được phép lái xe, đi xem phim, đến thư viện, hay sở hữu vũ khí. Học sinh Do Thái bị đuổi khỏi trường. Cộng đồng người Do Thái bị phạt một triệu mark tiền thanh toán thiệt hại gây ra từ vụ "Kristallnacht" và bất kỳ khoản tiền nào trả bằng bảo hiểm sẽ bị tịch thu. Đến năm 1939 khoảng 250.000 trong số 437.000 người Do Thái tại Đức đã di cư đến Mỹ, Argentina, Anh, Palestine, và một số nước khác. Nhiều người chọn ở lại lục địa châu Âu. Những người di cư đến Palestine được phép mang theo tài sản dưới các điều khoản của Hiệp ước Haavara, còn đối với các quốc gia khác, họ phải để lại gần như toàn bộ tài sản và chính quyền sẽ chiếm đoạt số tài sản đó.
Cũng như người Do Thái, người Di-gan đã phải chịu sự khủng bố từ những ngày đầu khi Quốc xã lên nắm quyền. Do không thuộc chủng tộc Aryan, họ bị cấm kết hôn với người thuộc dòng dõi Đức. Bắt đầu từ năm 1935, một số lượng lớn người Di-gan đã bị chuyển đến và sát hại trong các trại tập trung. Quốc xã cho triển khai Aktion T4 (Hành động T4), một chương trình giết người có hệ thống nhằm vào những đối tượng khuyết tật về tinh thần và thể chất, bao gồm những bệnh nhân trong bệnh viện tâm thần. Chương trình được tiến hành chủ yếu trong giai đoạn 1939 đến 1941 tuy nhiên nó vẫn tiếp tục cho đến khi chiến tranh kết thúc. Ban đầu, phương pháp xử lý là dùng súng bắn, đến cuối năm 1941 các phòng hơi ngạt được đưa vào sử dụng. Dưới các điều khoản của một đạo luật ban hành vào ngày 14 tháng 7 năm 1933, chế độ Quốc xã đã tiến hành triệt sản ép buộc đối với hơn 400.000 cá nhân bị gán cho là có khuyết tật về mặt di truyền. Hơn một nửa trong số những người này bị cho là thiếu hụt về trí óc, trong đó bao gồm không chỉ những người đạt điểm số thấp trong các bài kiểm tra trí tuệ, mà còn những người lệch chuẩn mong đợi về tính tiết kiệm, hành vi tình dục, và tình trạng sạch sẽ. Những người ốm yếu về tinh thần và thể trạng cũng là mục tiêu của Quốc xã. Đa phần nạn nhân đến từ các nhóm thành phần thua thiệt trong xã hội như gái mại dâm, người nghèo, người vô gia cư, và tội phạm. Ngoài ra còn có các nhóm đối tượng khác cũng phải chịu sự khủng bố và tàn sát đó là tín hữu Nhân chứng Jehovah, người đồng tính, người không thích nghi được với xã hội, các địch thủ chính trị và tôn giáo.
Căn nguyên cuộc chiến của Đức Quốc Xã ở phía đông đến từ quan điểm đã có từ lâu của Hitler rằng người Do Thái là kẻ thù lớn nhất của dân tộc Đức, và để đáp ứng một thứ khác mà ông ta mong muốn đó là "Lebensraum" (không gian sống). Hitler tập trung sự chú ý vào Đông Âu, nhắm đến mục tiêu đánh bại Ba Lan, Liên Xô, kèm theo đó là xua đuổi hoặc tiêu diệt người Do Thái và người Slav sống ở những khu vực này. Sau khi chiếm được Ba Lan, Quốc xã dồn vây tất cả người Do Thái tại vùng lãnh thổ Generalgouvernement vào trong các khu Do Thái và buộc những người có sức khỏe phải đi lao động. Vào năm 1941, Hitler quyết định hủy diệt hoàn toàn dân tộc Ba Lan. Ông lên kế hoạch trong vòng từ 10 đến 20 năm vùng lãnh thổ Ba Lan do Đức chiếm đóng sẽ sạch bóng sắc tộc Ba Lan và người Đức sẽ tới định cư thay thế. Khoảng 3,8 đến 4 triệu người Ba Lan sẽ được giữ lại làm nô lệ, đây là một phần trong lực lượng lao động 14 triệu người mà Quốc xã dự định tạo nên từ công dân của các quốc gia bị chinh phục ở phía đông.
Quốc xã đề ra "Generalplan Ost" (Kế hoạch Tổng thể cho phía Đông) với mục tiêu trục xuất cư dân Đông Âu (ở những khu vực chiếm đóng) và Liên Xô đến Siberia để tàn sát hoặc sử dụng làm lao động nô lệ. Nhằm xác định đối tượng tiêu diệt, Himmler thành lập nên "Volksliste", một hệ thống phân loại người được xem là có dòng dõi Đức. Himmler ra lệnh những người gốc Đức nào từ chối gia nhập nhóm sắc tộc Đức sẽ bị trục xuất đến các trại tập trung hoặc bị bắt làm lao động khổ sai, và con của họ sẽ bị lấy đi. Kế hoạch này còn bao gồm việc bắt cóc những đứa trẻ có các đặc điểm Aryan-Bắc Âu, đối tượng được cho là có gốc Đức. Quốc xã định triển khai "Generalplan Ost" sau khi chinh phục được Liên Xô, nhưng khi mà điều này không thể thực hiện, Hitler đã nghĩ đến những giải pháp khác. Một gợi ý là tiến hành trục xuất trên quy mô lớn người Do Thái đến Ba Lan, Palestine, hoặc Madagasca.
Vào khoảng thời gian gần với thời điểm Quốc xã thất bại trong cuộc tấn công Moskva hồi tháng 12 năm 1941, Hitler đã quyết định rằng người Do Thái ở châu Âu phải bị tận diệt ngay lập tức. Những kế hoạch nhằm xóa sổ toàn bộ số dân Do Thái ở châu Âu — khoảng 11 triệu người — được chính thức hóa tại Hội nghị Wansee diễn ra vào ngày 20 tháng 1 năm 1942. Theo đó, một số sẽ phải làm việc cho đến chết, và số còn lại thì sẽ bị giết trong quá trình thực thi kế hoạch "Die Endlösung der Judenfrage" (Giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái). Ban đầu, Quốc xã hành quyết nạn nhân bằng xe hơi ngạt hoặc bằng súng (thi hành bởi các đội xử bắn "Einsatzgruppen"), nhưng những phương pháp này đã chứng minh chúng không thể đáp ứng được chiến dịch có quy mô lớn như vậy. Đến năm 1941, những trung tâm giết người tại trại tập trung Auschwitz, Sobibor, Treblinka, và những trại tử thần khác của Đức Quốc Xã đã trở thành phương thức chủ đạo thay thế cho "Einsatzgruppen". Tổng số người Do Thái bị Đức Quốc Xã giết hại trong chiến tranh ước tính từ 5,5 đến 6 triệu người, trong đó có khoảng hơn một triệu trẻ em. Bên cạnh đó là 12 triệu người bị ép làm lao động khổ sai.
Người dân Đức có thể biết về những điều đã xảy ra thông qua binh sĩ trở về từ các vùng lãnh thổ chiếm đóng. Theo nhà sử học Evans, đa phần người Đức phản đối cuộc diệt chủng. Một số người Ba Lan đã cố gắng giải cứu hoặc che giấu những người Do Thái còn lại, và các thành viên của phong trào bí mật Ba Lan cũng thông báo với chính phủ lưu vong của họ tại Luân Đôn về những điều đã xảy ra.
Bên cạnh diệt chủng người Do Thái, Quốc xã còn dự định làm giảm số dân tại những vùng lãnh thổ chinh phục được xuống 30 triệu người bằng cách bỏ đói các nạn nhân thông qua một kế hoạch được gọi là der Hungerplan. Nguồn lương thực sẽ được chuyển cho quân đội và công dân Đức. Các thành phố sẽ bị san bằng và diện tích đất được dành cho rừng hoặc người gốc Đức tái định cư. Kết hợp lại, hai kế hoạch "der Hungerplan" và "Generalplan Ost" sẽ khiến khoảng 80 triệu người dân Liên Xô bị chết đói. Tuy nhiên với việc chúng chỉ hoàn thành được một phần, số thường dân và tù binh chiến tranh bỏ mạng ước tính vào khoảng 19,3 triệu người.
Trong giai đoạn Ba Lan bị chiếm đóng; Quốc xã đã sát hại khoảng 2,7 triệu người dân tộc Ba Lan. Dân thường Ba Lan bị buộc phải làm lao động khổ sai trong các ngành công nghiệp của Đức, bị bắt giam, hành quyết, hay trục xuất hàng loạt để dọn đường cho người Đức. Giới chức trách Đức tham gia vào nỗ lực hủy diệt nền văn hóa và bản sắc dân tộc Ba Lan. Rất nhiều giảng viên (giáo sư) đại học và những người thuộc giới trí thức Ba Lan đã bị bắt và xử tử, hoặc chuyển đến các trại tập trung với chiến dịch AB-Aktion. Trong chiến tranh, Ba Lan mất đi 39 đến 45% bác sĩ và nha sĩ, 26 đến 57% luật sư, 15 đến 30% giáo viên, 30 đến 40% nhà khoa học và giảng viên đại học, và 18 đến 28% tăng lữ. Thêm vào đó, 43% số cơ quan nghiên cứu và giáo dục cùng 14% số bảo tàng của quốc gia này cũng đã bị phá hủy.
Ước tính trong giai đoạn từ tháng 6 năm 1941 đến tháng 1 năm 1942, Đức Quốc Xã đã sát hại khoảng 2,8 triệu tù binh chiến tranh Liên Xô. Rất nhiều nạn nhân trong số đó chết vì bị bỏ đói trong những bãi giam giữ ngoài trời tại Auschwitz và những nơi khác. Tỉ lệ tù binh thiệt mạng giảm dần khi Quốc xã cần nô lệ để phục vụ cho chiến tranh; đến năm 1943, nửa triệu tù binh đã được sử dụng làm lao động nô lệ. Chiến tranh thế giới thứ hai đã cướp đi của Liên Xô 27 triệu sinh mạng; chưa đến 9 triệu người trong đó chết trên chiến trường.
Đạo luật bài Do Thái thông qua năm 1933 đã khai trừ tất cả giáo viên, giảng viên đại học, công viên chức người Do Thái khỏi hệ thống giáo dục. Quốc xã yêu cầu hầu hết giáo viên phải thuộc về "Nationalsozialistischer Lehrerbund" (Liên đoàn Giáo viên Quốc gia Xã hội chủ nghĩa), và giảng viên đại học bị yêu cầu phải gia nhập "Nationalsozialistischer Deutscher Dozentenbund" (Liên đoàn Giảng viên Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa). Các giáo viên phải thực hiện một lời tuyên thệ trung thành và phục tùng Hitler, và những ai không thể hiện đủ ra là mình luôn tuân theo những lý tưởng của đảng thường sẽ bị học sinh hoặc đồng nghiệp báo cáo lại rồi bị sa thải. Lương thấp do thiếu kinh phí là nguyên nhân khiến nhiều giáo viên bỏ nghề. Số học sinh trung bình tại một lớp học đã tăng từ 37 người trong năm 1927 lên 43 người năm 1938 do tình trạng thiếu giáo viên.
Bộ trưởng Nội vụ Wilhelm Frick, Bộ trưởng Giáo dục Bernhard Rust, và các cơ quan khác, là những đối tượng liên quan tác động đến nội dung của bài học và sách giáo khoa được chấp thuận dùng trong các trường tiểu học và trung học. Những loại sách mà Quốc xã cho là không phù hợp sẽ bị loại bỏ khỏi thư viện. Việc truyền bá, thấm nhuần tư tưởng Quốc xã trở nên bắt buộc từ tháng 1 năm 1934. Những học sinh nào lựa chọn tương lai làm thành viên ưu tú của đảng sẽ được truyền bá tư tưởng từ năm 12 tuổi tại Trường Adolf Hitler (Adolf-Hitler-Schulen) đối với cấp tiểu học và Học viện Giáo dục Chính trị Quốc gia (Nationalpolitische Erziehungsanstalten) với cấp trung học. Việc truyền dạy tư tưởng Quốc xã cho những người sẽ nắm giữ cấp bậc cao trong quân đội trong tương lai được tiến hành tại NS-Ordensburgen (Thành trì Phẩm cấp).
Giáo dục tiểu học và trung học chú trọng đến sinh học chủng tộc, chính sách dân số, văn hóa, địa lý, và đặc biệt là rèn luyện thể chất. Chương trình học của hầu hết các môn, bao gồm sinh học, địa lý, thậm chí cả số học, đều được sửa lại để tập trung vào chủng tộc. Giáo dục quân sự là phần trung tâm của giáo dục thể chất, và vật lý được định hướng đến những đề tài có ứng dụng trong quân sự, như đạn đạo và khí động học. Học sinh bị yêu cầu phải xem tất cả những phim do bộ phận phụ trách về học đường của Bộ Thông tin Quần chúng và Tuyên truyền chuẩn bị.
Ở bậc đại học, sự bổ nhiệm đến những chức vụ hàng đầu là chủ đề của các cuộc tranh đấu quyền lực giữa Bộ giáo dục, Bộ đại học, và Liên đoàn Sinh viên Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa. Bất chấp áp lực từ Liên đoàn và các Bộ chính phủ khác nhau, hầu hết giảng viên đại học đều không thay đổi giáo trình hay bài giảng trong thời Quốc xã. Điều này đặc biệt rõ nét tại những trường nằm ở các khu vực mà Công giáo chiếm ưu thế. Đầu vào đại học ở Đức đã giảm từ 104.000 sinh viên năm 1931 xuống 41.000 năm 1939. Tuy nhiên số đầu vào của các trường y khoa tăng mạnh; bởi những bác sĩ người Do Thái đã bị ép phải rời bỏ vị trí, nên sinh viên tốt nghiệp ngành này có triển vọng tìm được việc làm tốt. Bắt đầu từ năm 1934, sinh viên đại học bị yêu cầu phải tham gia những buổi huấn luyện quân sự thường nhật và tốn thời gian do SA thực hiện. Ngoài ra, tân sinh viên còn phải phục vụ sáu tháng trong trại lao động theo yêu cầu của "Reichsarbeitsdienst" (Ban Lao động Quốc gia), và với sinh viên năm nhất và năm hai quãng thời gian phục vụ là 10 tuần.
Tại thời điểm Quốc xã lên nắm quyền năm 1933, nước Đức có khoảng 65% số dân theo đạo Tin lành. Dưới quá trình "Gleichschaltung" (chỉnh đốn, đồng bộ hóa, sắp xếp), Hitler nỗ lực tạo ra một Giáo hội Đế chế Quốc gia thống nhất từ 28 giáo hội Tin lành hiện tại, với mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ các giáo hội ở Đức. Ludwig Müller, một người thân Quốc xã, được cử làm Giám mục Đế chế; và Kitô hữu Đức, một nhóm lợi ích thân Quốc xã, nắm quyền kiểm soát giáo hội mới. Quốc xã chống lại Cựu Ước vì nó có nguồn gốc Do Thái, và ngăn những người Do Thái cải đạo khỏi giáo hội của họ. Mục sư Martin Niemöller hưởng ứng sự thành lập của Bekennende Kirche (tạm dịch: Giáo hội Xưng tội), từ đó một số giáo sĩ đã chống đối lại chế độ. Vào năm 1935, khi hội nghị Giáo hội Xưng tội phản đối chính sách tôn giáo của Quốc xã, 700 mục sư của giáo hội đã bị bắt giữ. Müller từ chức và Hitler bổ nhiệm Hanns Kerrl làm Bộ trưởng Giáo hội để tiếp tục nỗ lực kiểm soát đạo Tin lành. Năm 1936, một đặc sứ của Giáo hội Xưng tội phản đối Hitler về việc đàn áp tôn giáo và chà đạp nhân quyền, và thêm hàng trăm người nữa đã bị bắt giữ. Dù vậy, giáo hội này vẫn tiếp tục phản kháng, và đến đầu năm 1937 Hitler từ bỏ sự kỳ vọng của mình về một giáo hội thống nhất. Giáo hội Xưng tội bị cấm vào ngày 1 tháng 7 năm 1937. Neimoller bị bắt và giam cầm, lần đầu là tại trại tập trung Sachsenhausen, tiếp đến là ở Dachau. Quốc xã đóng cửa các trường đại học thần học và bắt giữ thêm nhiều nhà thần học và các mục sư.
Giáo hội Công giáo là đối tượng bị áp bức tiếp theo khi Quốc xã lên nắm quyền. Hitler nhanh chóng đi tới xóa bỏ Công giáo Chính trị, vây bắt những công chức có mối liên hệ với Công giáo của Đảng Nhân dân Bavaria và Đảng Công giáo Trung ương. Hai đảng này, cùng với các đảng chính trị phi Quốc xã khác, chấm dứt tồn tại từ tháng 7. Quốc xã đã ký với Tòa thánh Vatican "Reichskonkordat" (Giáo ước Đế chế) vào năm 1933, trong khi bản thân vẫn đang tiếp tục quấy nhiễu giáo hội tại Đức. Giáo ước này yêu cầu chế độ phải tôn trọng sự tự do của các tổ chức Công giáo và ngăn cấm giáo sĩ tham gia vào hoạt động chính trị. Hitler thường không thèm đếm xỉa đến giáo ước, ông cho đóng cửa tất cả những tổ chức Công giáo không có chức năng tôn giáo nghiêm chỉnh. Giáo sĩ, nữ tu, và những lãnh đạo giáo dân là mục tiêu, với hàng ngàn người bị bắt giữ trong những năm tiếp theo, thường là bị vu về tội buôn lậu ngoại tệ hoặc là phi đạo đức. Một vài lãnh đạo giáo dân tiêu biểu đã là mục tiêu của vụ ám sát Đêm của những con dao dài năm 1934. Hầu hết các đoàn thanh niên Công giáo đều từ chối tự động giải thể và thủ lĩnh của Đoàn Thanh niên Hitler Baldur von Schirach đã khuyến khích đoàn viên của mình tấn công những thanh thiếu niên Công giáo trên đường phố. Các chiến dịch tuyên truyền của Quốc xã cáo buộc giáo hội tham nhũng, hội họp công cộng bị hạn chế, và những ấn phẩm Công giáo phải qua kiểm duyệt. Trường học Công giáo bị yêu cầu bớt giảng dạy về tôn giáo và hình tượng thánh giá bị gỡ bỏ khỏi những tòa nhà quốc gia.
Giáo hoàng Piô VI đã lén gửi thông tri ""Mit brennender Sorge"" đến Đức cho ngày Chủ nhật thụ hình năm 1937 và nó đã được đọc lên trên mọi tòa giảng. Nội dung thông điệp lên án sự thù địch có hệ thống của chế độ nhằm vào giáo hội. Đáp trả lại, Goebbels tiếp tục đàn áp thẳng tay và tuyên truyền chống lại Công giáo. Đầu vào các trường học của giáo phái giảm mạnh, và đến năm 1939 tất cả những trường này đều bị giải thể hoặc chuyển đổi thành cơ sở công cộng. Một trong những sự phản kháng sau này diễn ra vào ngày 22 tháng 3 năm 1942 khi những giám mục Đức phát đi một bức thư gửi con chiên về "Cuộc đấu tranh chống lại Kitô giáo và Giáo hội". Tỉ lệ linh mục Công giáo bị cảnh sát kỷ luật trong thời Quốc xã là khoảng 30%. Chế độ thiết lập nên một mạng lưới an ninh rộng lớn do thám hoạt động của giáo sĩ, và những linh mục thường xuyên bị tố cáo, bắt giữ, hoặc chuyển đến các trại tập trung – nhiều người bị đưa đến doanh trại dành cho giáo sĩ ở Dachau. Tại vùng lãnh thổ Ba Lan sáp nhập năm 1940, Quốc xã phát động một chiến dịch đàn áp tàn bạo và dỡ bỏ có hệ thống Giáo hội Công giáo.
Alfred Rosenberg, người đứng đầu Văn phòng Đối ngoại của Đảng Quốc xã và phụ trách văn hóa, giáo dục, xem Công giáo thuộc nhóm những kẻ thù hàng đầu của chế độ. Ông dự tính "thủ tiêu những đức tin Cơ đốc ngoại quốc xâm nhập nước Đức", thay thế Kinh Thánh, Thánh Giá bằng "Mein Kampf" và chữ vạn ở mọi nhà thờ, thánh đường, và nhà nguyện. Các giáo phái Cơ đốc khác cũng bị nhắm đến khi mà vào năm 1941 Chánh Văn phòng Đảng Quốc xã Martin Bormann công khai tuyên bố "Chủ nghĩa quốc gia xã hội và Cơ đốc giáo không thể dung hòa." Shirer viết rằng giới lãnh đạo đảng thù địch Cơ đốc giáo sâu sắc tới mức "dự định tiêu diệt Cơ đốc giáo ở Đức nếu có thể và thay thế bằng ngoại giáo mới của những người quốc xã cực đoan."
Đức Quốc Xã có phong trào chống thuốc lá mạnh. Nghiên cứu tiên phong của Franz H. Müller năm 1939 đã chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc lá và ung thư phổi. Cơ quan Y tế Đế chế đã tiến hành các biện pháp nhằm nỗ lực hạn chế vấn đề này. Hút thuốc bị cấm ở nhiều nơi làm việc, trên tàu hỏa, và giữa các thành viên trong quân đội khi đang làm nhiệm vụ. Các cơ quan chính phủ cũng tiến hành kiểm soát những loại chất gây ung thư khác như a-mi-ăng và thuốc diệt hại. Lọc sạch nguồn nước, loại bỏ chì và thủy ngân ra khỏi những sản phẩm tiêu dùng, và kêu gọi nữ giới thường xuyên đi xét nghiệm ung thư vú là một phần trong chiến dịch y tế công cộng tổng quát được Quốc xã thực hiện.
Kể từ năm 1933, người Do Thái không còn là đối tượng được hưởng các chương trình bảo hiểm chăm sóc sức khỏe do chính phủ điều hành. Cũng trong năm 1933, bác sĩ Do Thái bị cấm không được điều trị cho những bệnh nhân có bảo hiểm của chính phủ. Đến năm 1937 bác sĩ Do Thái chỉ còn được chữa trị cho những bệnh nhân là người Do Thái, và sang năm tiếp theo Quốc xã đã tước đoạt toàn bộ quyền hành nghề y của họ.
Các thí nghiệm y khoa, đa phần không có tính khoa học, bắt đầu được tiến hành trên cơ thể của những tù nhân trong trại tập trung từ năm 1941. SS-"Hauptsturmführer" (Đại úy SS), bác sĩ Josef Mengele là nhân vật khét tiếng nhất về các thí nghiệm y khoa. Trong quãng thời gian phục vụ tại trại tập trung Auschwitz, đã có rất nhiều nạn nhân là vật thí nghiệm của Mengele chết hoặc bị giết một cách có chủ ý. Tù nhân sẵn có còn được dành cho các công ty dược phẩm mua lại để phục vụ mục đích thử nghiệm thuốc và những thí nghiệm khác.
Nữ giới là nền tảng trong chính sách xã hội của Đức Quốc Xã. Những người Quốc xã chống lại bình đẳng giới, khẳng định rằng nó là sự sáng tạo của trí tuệ Do Thái, và thay vào đó họ ủng hộ một xã hội phụ quyền, trong đó phụ nữ Đức sẽ nhận thức rằng "thế giới là chồng, là gia đình, là những đứa con, và là ngôi nhà của mình". Không lâu sau khi lên nắm quyền, Quốc xã đã giải tán hoặc sáp nhập các nhóm bình đẳng giới vào với Liên đoàn Phụ nữ Quốc gia Xã hội chủ nghĩa. Tổ chức này kết hợp các hội nhóm trên khắp đất nước để thúc đẩy bổn phận làm mẹ và các hoạt động trong gia đình. Phụ nữ được đề nghị tham gia các khóa học về nuôi con, may vá, nấu ăn. Liên đoàn cho xuất bản "NS-Frauen-Warte", tạp chí dành cho phụ nữ duy nhất được đảng Quốc xã phê chuẩn tại Đức. Mặc dù có một vài khía cạnh tuyên truyền, nó chủ yếu vẫn là một tạp chí bình thường cho phụ nữ.
Quốc xã khuyến khích nữ giới rời khỏi lực lượng lao động, đẩy mạnh việc tạo ra những gia đình đông đúc từ người phụ nữ phù hợp về chủng tộc thông qua một chiến dịch tuyên truyền. Người phụ nữ sẽ được tặng một huân chương bằng đồng, biết đến với tên gọi "Ehrenkreuz der Deutschen Mutter" (Thập tự Danh dự của Người mẹ Đức), nếu sinh được bốn đứa con, bạc với sáu, và vàng nếu sinh được từ tám đứa con trở lên. Chế độ trao những khoản trợ cấp đến các gia đình đông người để giúp họ mua sắm đồ đạc tiện ích, chi tiêu trong gia đình, và đóng học phí cho con. Dù các biện pháp dẫn tới tỉ lệ sinh tăng, số gia đình có từ bốn con trở lên năm 1940 đã giảm 5% so với năm 1935. Việc khai trừ nữ giới ra khỏi lực lượng lao động để giúp nam giới có thêm việc làm không đạt hiệu quả như dự kiến. Nữ giới là thành phần lao động chủ yếu trong các lĩnh vực như người hầu trong gia đình, dệt may, hoặc trong các ngành công nghiệp đồ uống và thực phẩm — những công việc không phù hợp với nam giới. Triết lý của Quốc xã ngăn cấm thuê một số lượng lớn phụ nữ vào làm việc trong các nhà máy đạn dược ở giai đoạn hình thành nên chiến tranh, bởi vị trí đó dành cho những lao động nước ngoài. Sau khi cuộc chiến bùng phát, lao động nô lệ được sử dụng rộng rãi. Vào tháng 1 năm 1943 Hitler ký một nghị định trong đó yêu cầu tất cả nữ giới tuổi dưới 50 đến trình diện để nhận những nhiệm vụ có tính hỗ trợ cho nỗ lực chiến tranh của Quốc xã. Tiếp đó, nữ giới bị đổ vào làm trong lĩnh vực công và nông nghiệp. Đến tháng 9 năm 1944, đã có 14,9 triệu phụ nữ làm việc trong ngành sản xuất đạn dược.
Chế độ Quốc xã không khuyến khích nữ giới theo đuổi giáo dục bậc cao. Những lãnh đạo Quốc xã giữ quan điểm bảo thủ về phụ nữ và tán thành ý niệm rằng công việc có tính lý thuyết và dựa trên lý trí là không quen thuộc với bản chất của người phụ nữ, vì họ được cho là vốn hành động theo cảm xúc và bản năng – như vậy, theo đuổi học tập và danh vọng sẽ chỉ "làm chệch họ khỏi bổn phận làm mẹ". Một đạo luật thông qua vào tháng 4 năm 1933 đã giới hạn tỉ lệ nữ sinh được phép đăng ký vào đại học ở mức tối đa 10% so với số nam tham dự, điều này khiến đầu vào là nữ ở bậc đại học giảm mạnh. Ở cấp trung học, đầu vào nữ đã giảm từ 437.000 năm 1926 xuống 205.000 năm 1937. Số nữ sinh được tuyển vào các trường sau trung học cũng giảm từ 128.000 năm 1933 xuống 51.000 năm 1938. Tuy nhiên, với việc nam giới phải gia nhập các lực lượng vũ trang trong chiến tranh, đến năm 1944 tỉ lệ nữ sinh đã chiếm phân nửa số đầu vào ở các hệ thống sau trung học.
Quốc xã mong đợi phụ nữ sẽ trở nên mạnh mẽ, khỏe khoắn và năng động. Nữ nông dân cường tráng làm công việc đồng áng và những đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh được xem là lý tưởng; và nữ vận động viên điền kinh được ca ngợi vì làn da rám nắng do thường xuyên hoạt động ngoài trời. Các tổ chức được thành lập để truyền bá nguyên tắc, tiêu chuẩn của Quốc xã. Từ ngày 25 tháng 3 năm 1939, tất cả trẻ em, thanh thiếu niên trên 10 tuổi đều buộc phải gia nhập Đoàn Thanh niên Hitler. Bộ phận "Jungmädelbund" (Liên đoàn Thiếu nữ Trẻ) của đoàn dành cho bé gái tuổi từ 10 đến 14, và "Bund Deutscher Mädel" (BDM; Liên đoàn Thiếu nữ Đức) dành cho các cô gái tuổi từ 14 đến 18. Chương trình của BDM tập trung vào giáo dục thể chất, với các hoạt động như chạy, nhảy xa, nhào lộn, đi trên dây, diễu hành, và bơi lội.
Chế độ Quốc xã xúc tiến một bộ quy tắc đạo đức liên quan đến vấn đề giới tính và không phản đối những người phụ nữ sinh con ngoài giá thú. Tình trạng quan hệ giới tính phức tạp gia tăng trong chiến tranh, với những binh sĩ chưa kết hôn thường dính líu mật thiết với vài người phụ nữ cùng lúc. Điều tương tự cũng xảy ra với những phụ nữ đã kết hôn có mối liên hệ với binh lính, thường dân, và lao động nô lệ. Tình dục đôi khi được sử dụng như một công cụ để giành được thứ gì đó, ví dụ, việc làm tốt hơn từ lao động phổ thông nước ngoài. Quốc xã ra lệnh phụ nữ Đức phải tránh những mối quan hệ thể xác với lao động nước ngoài, điều này được xem là vấn nạn nguy hiểm đối với dòng dõi Đức.
Với sự chấp thuận của Hitler, Himmler mong đợi xã hội mới của chế độ Quốc xã sẽ không có cái nhìn kỳ thị với những trường hợp sinh ra bất hợp pháp, đặc biệt là những đứa trẻ có cha mẹ là thành viên SS, đối tượng đã được thẩm tra kỹ lưỡng về sự thuần khiết chủng tộc. Himmler kỳ vọng mỗi thành viên SS sẽ có từ bốn đến sáu đứa con. Hiệp hội "Lebensborn" (Nguồn Sống) được Himmler thành lập năm 1935 đã xây dựng nên một loạt nhà hộ sinh, địa điểm mà những bà mẹ đơn thân có thể nhận sự trợ giúp trong quá trình mang thai. Trước khi được chấp nhận, cả hai cha mẹ đều phải trải qua một cuộc kiểm tra tính phù hợp của chủng tộc. Những đứa trẻ sinh ra thường sẽ thuộc về gia đình SS. Các căn nhà này cũng dành cho vợ của đảng viên Quốc xã và thành viên SS, thành phần đã nhanh chóng chiếm lĩnh hơn nửa số vị trí sẵn có.
Chế độ Quốc xã thực thi nghiêm khắc các đạo luật ngăn cấm phá thai, ngoại trừ những lý do về mặt y khoa. Số trường hợp phá thai đã giảm từ 35.000 ca/năm trong giai đoạn đầu thập niên 1930 xuống 2.000 ca/năm trong cuối thập niên. Vào năm 1935 một đạo luật thông qua đã cho phép nạo phá phai đối với những trường hợp có lý do liên quan đến thuyết ưu sinh.
Xã hội Quốc xã có những thành phần hỗ trợ quyền lợi động vật, ở đó có nhiều người yêu thích vườn thú và các loài hoang dã. Chính quyền đã tiến hành một số biện pháp để bảo vệ môi trường và động vật. Vào năm 1933, những người Quốc xã ban hành một đạo luật bảo vệ động vật khắt khe, nó có tác động đến việc phân loại những loài được phép nghiên cứu y tế. Tuy nhiên luật này chỉ được thực thi một cách lỏng lẻo. Bất chấp lệnh cấm giải phẫu động vật sống, Bộ Nội vụ vẫn sẵn sàng trao giấy phép cho những thí nghiệm trên động vật.
Bộ Lâm nghiệp Đế chế do Göring đứng đầu thi hành những quy tắc trong đó yêu cầu cán bộ lâm nghiệp trồng nhiều loại cây để bảo đảm môi trường sống phù hợp cho động vật hoang dã. Chế độ ban hành Luật Bảo vệ Thiên nhiên Đế chế vào năm 1935 nhằm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên trước sự phát triển quá mức của nền kinh tế. Luật này cho phép sung công đất thuộc sở hữu tư để tạo ra những khu bảo tồn thiên nhiên và hỗ trợ cho việc lập các kế hoạch dài hạn. Chính quyền thực thi những nỗ lực một cách hời hợt để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí, và việc thi hành các đạo luật trở nên ít có tính bắt buộc khi chiến tranh nổ ra.
Mặc dù không tồn tại phong trào kháng chiến thống nhất đối địch chế độ quốc xã nhưng đã có những hành động thách thức như phá hoại, làm việc trì trệ, cùng nỗ lực lật đổ chính quyền hoặc ám sát Hitler. Hai đảng bị cấm là Cộng sản và Dân chủ Xã hội đã sáng lập những mạng lưới kháng chiến trong giữa thập niên 1930. Họ ít khi làm được gì khá hơn là kích động bất ổn và khơi mào những cuộc đình công ngắn ngủi sớm bị dập tắt. Carl Friedrich Goerdeler là người ban đầu ủng hộ Hitler nhưng đã thay đổi suy nghĩ vào năm 1936 và sau này tham gia vào âm mưu 20 tháng 7. Nhóm gián điệp Dàn nhạc Đỏ cung cấp cho Đồng minh thông tin về tội ác chiến tranh của quốc xã, hỗ trợ những đường dây đào tẩu khỏi nước Đức, và phân phát tời rơi. Gestapo đã phát hiện ra ổ nhóm này, kết cục là hơn 50 thành viên bị xét xử và hành hình vào năm 1942. Cuối năm đó các nhóm kháng chiến Cộng sản và Dân chủ Xã hội khôi phục hoạt động nhưng chẳng thể làm gì hơn ngoài việc phân phát tờ rơi. Hai phe quan sát thấy họ là những đảng đối địch tiềm năng ở nước Đức thời hậu chiến và phần lớn thời gian không cùng nhau phối hợp hành động. Vào năm 1942–43 có đội kháng chiến Hoa hồng Trắng hoạt động tích cực song không ít thành viên đã bị bắt hoặc xử tử, lần bắt giữ cuối cùng diễn ra vào năm 1944. Một nhóm khác là Kreisauer Krei có một vài mối liên hệ với những quân nhân âm mưu nhưng cũng không có kết cục tốt đẹp sau vụ âm mưu 20 tháng 7 thất bại.
Trong khi những nỗ lực của người dân có tác động đến dư luận thì quân đội là tổ chức duy nhất có đủ khả năng lật đổ chính quyền. Vào năm 1938 các tướng lĩnh cấp cao trong quân đội đã nung nấu một kế hoạch lớn. Họ tin rằng ý đồ xâm lược Tiệp Khắc của Hitler sẽ dẫn đến việc Anh tuyên chiến và Đức sẽ thua. Kế hoạch là lật đổ hoặc có thể là ám sát Hitler. Ludwig Beck, Walther von Brauchitsch, Franz Halder, Wilhelm Canaris, Erwin von Witzleben tham gia vào một âm mưu do Hans Oster và Helmuth Groscurth bày ra. Cuộc đảo chính đã lên kế hoạch bị hoãn sau sự kiện ký kết Hiệp ước Munich vào tháng 9 năm 1938. Nhiều người trong số này tiếp tục dính dáng đến một âm mưu đảo chính khác dự kiến tiến hành trong năm 1940 nhưng một lần nữa họ thay đổi ý định và chùn bước, một phần vì thanh thế lên cao của chế độ sau những thắng lợi vẻ vang ban đầu. Đến năm 1943 ý đồ ám sát Hitler quay trở lại khi Henning von Tresckow nhập hội với Oster bày mưu đánh bom máy bay của Hitler. Từ đó đến vụ việc ngày 20 tháng 7 năm 1944 có thêm một vài nỗ lực không đáng kể khác. Viễn cảnh bại trận đang ngày một rõ ít nhất là một phần động cơ của vụ âm mưu 20 tháng 7 thất bại. Âm mưu này nằm trong Điệp vụ Valkyrie với kịch bản là Claus von Stauffenberg đặt một quả bom trong phòng hội thảo tại Hang Sói ở Rastenburg. Sau khi thoát chết trong gang tấc, Hitler đã ra lệnh trả thù tàn khốc và hậu quả là hơn 4.900 người bị hành quyết.
Chế độ xúc tiến quan niệm "Volksgemeinschaft", một cộng đồng sắc tộc Đức quy mô toàn quốc. Mục tiêu là xây dựng một xã hội phi giai cấp có nền tảng sự thuần khiết chủng tộc và tư tưởng sẵn sàng cho chiến tranh, chinh phạt và một cuộc đấu chống chủ nghĩa Marx. Vào năm 1933 Mặt trận Lao động Đức thành lập tổ chức "Kraft durch Freude" (KdF, Sức mạnh đến từ Niềm vui). Bên cạnh tiếp quản hàng chục ngàn hội nhóm giải trí tư nhân, KdF còn tổ chức những hoạt động giải trí và kỳ nghỉ đông người như đi chơi biển, điểm đến du lịch, và những buổi hòa nhạc.
"Reichskulturkammer" (Phòng Văn hóa Đế chế) được thành lập vào tháng 9 năm 1933 trực thuộc Bộ Tuyên truyền. Các phòng ban phụ được tạo ra để kiểm soát những khía cạnh của đời sống văn hóa như phim ảnh, phát thanh, báo chí, mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu và văn học. Cá nhân hoạt động trong mỗi lĩnh vực bị yêu cầu gia nhập tổ chức tương ứng. Người Do Thái và người có quan điểm chính trị không đáng tin không được làm nghệ thuật và nhiều người đã di cư. Sách và bản thảo phải qua khâu xét duyệt của Bộ Tuyên truyền trước khi xuất bản. Tiêu chuẩn xuống cấp do chế độ chỉ có ý lợi dụng những sản phẩm văn hóa làm phương tiện tuyên truyền.
Truyền thanh trở nên phổ biến ở Đức trong thập niên 30 và đến năm 1939 có tới hơn 70 phần trăm hộ gia đình sở hữu một chiếc máy thu, nhiều hơn mọi quốc gia khác. Tháng 7 năm 1933 quốc xã khai trừ người phái tả và đối tượng không mong muốn khác ra khỏi đội ngũ nhân viên trạm phát thanh. Tuyên truyền và diễn văn là nội dung được phát điển hình ngay sau khi quốc xã lên cầm quyền nhưng thời gian trôi qua Goebbels nhấn mạnh cho âm nhạc xuất hiện nhiều hơn để thính giả không chuyển sang những đài giải trí nước ngoài.
Nhà nước quản lý báo chí tương tự như những phương tiện truyền thông khác. Phòng Báo chí đóng cửa hoặc mua lại những tờ báo và nhà xuất bản. Đến năm 1939 Bộ Tuyên truyền đã trực tiếp sở hữu hơn hai phần ba số báo và tạp chí. Alfred Rosenberg, tác giả cuốn "Thần thoại Thế kỷ Hai Mươi" tán dương sự ưu việt của người Bắc Âu, đảm nhiệm vai trò chủ biên tờ nhật báo "Völkischer Beobachter" (Quan sát viên Sắc tộc) của Đảng Quốc xã. Goebbels kiểm soát dịch vụ điện tín và một mực yêu cầu tất cả tờ báo ở Đức chỉ cho đăng nội dung có lợi cho chế độ. Bộ Tuyên truyền của Goebbels phát đi hàng chục chỉ thị mỗi tuần liên quan đến những gì nên hay không nên đăng tải. Những tờ báo nổi bật tuân thủ chỉ thị một cách chặt chẽ, nhất là với những nội dung không nên đăng. Lượng độc giả báo chí giảm mạnh một phần bởi chất lượng nội dung giảm sút và truyền thanh đang ngày một phổ biến. Càng về cuối cuộc chiến công tác tuyên truyền càng kém hiệu quả do người dân đã có thể tiếp cận thông tin từ những luồng không chính thống.
Các tác giả viết sách lũ lượt rời bỏ đất nước và một số người đã viết tài liệu phê phán chế độ trong thời gian lưu vong. Goebbels khuyến nghị số tác giả còn lại tập trung vào chủ đề thần thoại Đức cùng quan niệm máu và đất. Đến hết năm 1933 chế độ đã cấm lưu truyền hơn một ngàn cuốn sách mà hầu hết là của tác giả Do Thái hoặc mô tả những nhân vật Do Thái. Những hoạt động đốt sách diễn ra, tiêu biểu là trong đêm ngày 10 tháng 5 năm 1933. Hàng chục ngàn cuốn sách của nhiều nhân vật như Albert Einstein, Sigmund Freud, Helen Keller, Alfred Kerr, Marcel Proust, Erich Maria Remarque, Upton Sinclair, Jakob Wassermann, H. G. Wells, Émile Zola bị đốt công khai. Văn chương hướng đến chủ nghĩa hòa bình, theo đuổi những giá trị tự do, dân chủ, ủng hộ Cộng hòa Weimar, hay có tác giả là người Do Thái đều bị thiêu hủy.
Hitler quan tâm đến kiến trúc và hợp tác chặt chẽ với hai kiến trúc sư Paul Troost và Albert Speer để xây nên những tòa nhà công cộng mang phong cách tân cổ điển dựa trên kiến trúc La Mã. Speer đã tạo ra những công trình hùng vĩ như khuôn viên đại hội Đảng Quốc xã ở Nuremberg và tòa nhà Phủ Thủ tướng mới ở Berlin. Trong kế hoạch tái cấu trúc Berlin của Hitler có bao gồm một mái vòm khổng lồ lấy ý tưởng Pantheon ở Roma và một khải hoàn môn cao hơn gấp đôi Arc de Triomphe ở Paris. Trên thực tế chưa có công trình nào được xây dựng.
Hitler tin rằng nghệ thuật trừu tượng, phong trào Dada, chủ nghĩa biểu hiện và nghệ thuật hiện đại là suy đồi và điều này trở thành nền tảng cho chính sách. Nhiều giám đốc bảo tàng nghệ thuật bị cách chức vào năm 1933 và thay thế bằng đảng viên quốc xã. Chính quyền dỡ bỏ khoảng 6.500 tác phẩm nghệ thuật hiện đại khỏi các bảo tàng và thay bằng những tác phẩm đã qua chọn lọc. Triển lãm trưng bày tác phẩm bị loại bỏ mang những tên kiểu như "Sự suy đồi trong Nghệ thuật" được tổ chức ở mười sáu thành phố khác nhau tính đến năm 1935. Goebbels cũng tổ chức Triển lãm Nghệ thuật Suy đồi ở Munich từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1937 và xem ra rất thành công khi thu hút tới hơn hai triệu lượt khách.
Nhà soạn nhạc Richard Strauss được bổ nhiệm làm chủ tịch "Reichsmusikkammer" (Phòng Âm nhạc Đế chế) thành lập vào tháng 11 năm 1933. Tương tự những hình thức nghệ thuật khác, quốc xã loại ra những nhạc sĩ có dòng dõi không thể chấp nhận và nhìn chung không tán thành âm nhạc quá hiện đại hay vô điệu. Jazz được xem là dòng nhạc đặc biệt không phù hợp và những nhạc sĩ jazz nước ngoài đã rời bỏ đất nước hoặc bị trục xuất. Hitler thích nhạc của Richard Wagner, nhất là những bản nhạc dựa trên thần thoại Đức hay câu chuyện anh hùng. Ông tham dự Liên hoan Bayreuth hàng năm từ 1933 đến 1942.
Hitler có mối quan tâm đến kiến trúc, ông làm việc gần gũi với hai kiến trúc sư Paul Troost và Albert Speer để tạo ra những tòa nhà công cộng mang phong cách tân cổ điển dựa theo kiến trúc La Mã. Speer đã dựng lên các công trình hoành tráng như Khuôn viên đại hội đảng Quốc xã tại Nuremberg và Phủ Thủ tướng Đế chế mới ở Berlin. Trong kế hoạch tái xây dựng Berlin của Hitler có bao gồm một tòa mái vòm khổng lồ dựa theo mái vòm ở Đền Pantheon tại Rome và một khải hoàn môn cao hơn gấp đôi Arc de Triomphe ở Paris. Cả hai công trình này đều chưa từng được xây dựng.
Phim ảnh phổ biến ở Đức trong thập niên 1930 và 1940. Cho đến năm 1934, những quy định hạn chế xuất khẩu tiền tệ đã khiến các nhà làm phim Hoa Kỳ không thể thu hồi lợi nhuận về nước, vậy nên các hãng phim lớn đã đóng cửa chi nhánh của họ ở Đức. Ít có phim nào của Đức được xuất ra nước ngoài bởi không có nước nào chấp nhận nội dung bài Do Thái. Bộ Tuyên truyền mua lại hai hãng phim lớn nhất là UFA và Wien-Film. Đến năm 1939 đa số phim của Đức là do hai hãng này sản xuất. Sản phẩm không phải luôn luôn chứa đựng yếu tố tuyên truyền công khai nhưng nhìn chung có kèm ẩn ý chính trị. Chủ đề và nội dung theo đúng chỉ dẫn của đảng còn kịch bản thì luôn được kiểm duyệt trước.
Hai phim của Leni Riefenstahl là "Triumph des Willens" (1935) ghi lại Đại hội Nuremberg 1934 và "Olympia" (1938) mô tả Thế vận hội Mùa hè 1936 đã tiên phong ứng dụng kỹ thuật chỉnh sửa và cử động máy quay, ảnh hưởng đến những phim sau này. Công nghệ mới như ống kính tele và gắn camera trên đường ray được áp dụng. Cả hai phim vẫn gây tranh cãi vì hình ảnh xuất sắc của chúng không thể tách biệt với nội dung tuyên truyền lý tưởng quốc xã.
Phe Đồng Minh chiến thắng đã tổ chức các phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh, khởi đầu là Nuremberg diễn ra từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 10 năm 1946 xét xử 23 thủ lĩnh Quốc xã hàng đầu. Họ bị cáo buộc bốn tội danh: âm mưu tiến hành tội ác, tội ác chống lại hòa bình, tội ác chiến tranh, và tội ác chống lại loài người, trong sự vi phạm luật pháp quốc tế chủ đạo về chiến tranh. Kết quả 12 bị cáo bị kết án tử hình, bảy người nhận án tù (từ 10 năm đến chung thân), ba trắng án, và hai không bị buộc tội. Phe Đồng Minh đã cấm đảng Quốc xã và các tổ chức liên quan. Việc trưng bày hay sử dụng những biểu tượng Quốc xã như cờ, chữ Vạn, hay kiểu chào, là bất hợp pháp tại Đức và Áo.
Ý thức hệ Quốc xã và những điều mà chế độ từng làm, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng chúng là cực kỳ vô nhân đạo. Hitler, chủ nghĩa Quốc xã, và cuộc diệt chủng Holocaust trở thành những biểu tượng của quỷ dữ trong thế giới hiện đại. Thời gian trôi qua, đề tài Đức Quốc Xã vẫn tiếp tục thu hút mối quan tâm đối với truyền thông đại chúng và giới học thuật. Nhà sử học Richard J. Evans bình luận đó là thời đại "lôi cuốn gần như toàn bộ vì những quan điểm phân biệt chủng tộc và tàn sát của nó như một lời cảnh tỉnh đến toàn thể nhân loại."
Thời đại Quốc xã vẫn tiếp tục gửi thông điệp đến cho người dân Đức về việc họ nhìn nhận bản thân và đất nước của họ như thế nào. Hầu hết mọi gia đình đều chịu tổn thất trong chiến tranh và có một câu chuyện để kể. Trong nhiều năm, người Đức giữ im lặng về những trải nghiệm và cảm thấy tội lỗi, thậm chí cả khi họ không trực tiếp tham gia vào những tội ác. Sau khi đề tài về Đức Quốc Xã được giới thiệu trong chương trình giảng dạy từ thập niên 1970, mọi người bắt đầu nghiên cứu trải nghiệm của các thành viên trong gia đình họ. Việc nghiên cứu về thời đại Quốc xã và việc sẵn sàng xem xét phê phán những lỗi lầm của nó đã dẫn tới sự phát triển của một nền dân chủ mạnh ở Đức ngày nay, nhưng đâu đó bên cạnh vẫn là tư tưởng bài Do Thái và tân Quốc xã ngầm còn sót lại.
|
3760 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3760 | Sao lùn trắng | Sao lùn trắng "(hay còn gọi là sao trắt trắng)" là thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình "chết" (tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân trong sao).
Các ngôi sao này không đủ nặng để sinh ra nhiệt độ ở lõi cần thiết để nung chảy cacbon trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân sau khi chúng chuyển thành các sao khổng lồ đỏ trong giai đoạn đốt cháy heli. Cuối giai đoạn này, nửa bên ngoài của sao khổng lồ đỏ sẽ bị đẩy ra không gian tạo thành tinh vân, để lại đằng sau một lõi trơ chứa chủ yếu là cacbon và oxy, đó chính là sao lùn trắng.
Lõi này không còn nguồn cung cấp năng lượng và bức xạ. Dần dần Nhiệt Năng của chúng phát xạ ra bên ngoài và nguội dần đi. Lõi không còn sự hỗ trợ của các phản ứng nhiệt hạch để chống lại lực hấp dẫn sẽ trở nên cực kỳ cô đặc, với khối lượng vào khoảng một nửa Mặt Trời và thể tích khoảng bằng Trái Đất. Các sao lùn trắng được hỗ trợ duy nhất bởi áp suất suy biến điện tử. Khối lượng cực đại của các sao lùn trắng, mà vượt quá nó thì áp suất suy biến không thể duy trì nữa , là khoảng 1,4 khối lượng Mặt Trời. Gọi là giới hạn Chandrasekhar.Sao lùn trắng mà vượt quá giới hạn này (chủ yếu do khối lượng được chuyển tới bởi sao đôi đồng hành) có thể nổ tung như các siêu tân tinh.
Cuối cùng, sau hàng chục tỷ năm, sao lùn trắng sẽ nguội tới nhiệt độ mà từ đó nó không còn được nhìn thấy. Tuy nhiên, với tuổi vũ trụ mới vào khoảng 14 tỷ năm, thậm chí với cả các sao lùn trắng già nhất vẫn còn bức xạ với nhiệt độ vài nghìn độ K.
Phần lớn các ngôi sao có kích cỡ nhỏ và trung bình sẽ kết thúc dưới dạng là sao lùn trắng, sau khi tất cả hiđrô chúng có bị chuyển hóa thành heli. Gần cuối giai đoạn phản ứng nhiệt hạch của chúng, các ngôi sao như vậy sẽ nở ra và biến thành sao khổng lồ đỏ và sau đó mất dần đi phần lớn các vật chất ở các lớp ngoài cùng (tạo ra tinh vân) trong khi vẫn còn lõi rất nóng (T > 100.000 K), lõi này sau đó trở thành một ngôi sao lùn trắng trẻ tuổi.
Một ngôi sao lùn trắng có khối lượng khoảng bằng Mặt Trời, có kích thước chỉ lớn hơn Trái Đất một chút. Điều này làm cho sao lùn trắng là một trong những dạng đặc nhất của vật chất, chỉ có các sao neutron, sao lạ và các sao lượng tử (giả thuyết) có mật độ lớn hơn nó mà thôi. Khối lượng càng lớn thì kích thước của sao lùn trắng càng nhỏ. Có giới hạn trên của khối lượng các sao lùn trắng, là giới hạn Chandrasekhar (khoảng 1,4 lần khối lượng Mặt Trời), mà vượt qua nó thì áp suất của các điện tử không thể cân bằng với lực hấp dẫn, và ngôi sao tiếp tục co nhỏ lại, cuối cùng tạo thành sao neutron.
Bất chấp giới hạn này, phần lớn các ngôi sao kết thúc cuộc đời của chúng như là sao lùn trắng, vì chúng có xu hướng phát tán phần lớn khối lượng của chúng vào trong vũ trụ trước khi sụp đổ hoàn toàn (thông thường với những kết quả ngoạn mục - xem tinh vân). Người ta cho rằng thậm chí các ngôi sao có khối lượng gấp 8 lần Mặt Trời cuối cùng cũng sẽ bị chuyển thành các sao lùn trắng.
Nhiều sao lùn trắng có kích thước xấp xỉ Sao Hoả nhỏ hơn khoảng 100 lần Mặt Trời. Chúng có thể có khối lượng xấp xỉ Mặt Trời vì thế chúng rất đặc. Cho là cùng một khối lượng vật chất như Mặt Trời, chứa trong một dung tích của một hình cầu đường kính nhỏ hơn 100 lần, vì thế thể tích là 100³=1.000.000 lần nhỏ hơn Mặt Trời và do đó mật độ trung bình của vật chất trong các sao lùn trắng là 1.000.000 lần lớn hơn mật độ trung bình của Mặt Trời. Các vật chất ở trạng thái như vậy được gọi là suy biến. Trong những năm thập niên 1930 sự giải thích được cho là do hiệu ứng của cơ học lượng tử: Trọng lượng của sao lùn trắng được duy trì bởi áp suất của các điện tử (sự suy biến của điện tử), nó chỉ phụ thuộc vào mật độ mà không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Nếu làm biểu đồ so sánh độ sáng (tuyệt đối) với màu sắc đối với các sao đã quan sát được (biểu đồ Hertzsprung-Russell), thì không diễn ra mọi tổ hợp của độ sáng và màu sắc. Có một số sao ở trong khu vực độ sáng thấp-màu nóng (sao lùn trắng), nhưng phần lớn các sao nằm trong một dải, gọi là chuỗi chính. Các sao khối lượng nhỏ nằm trong chuỗi chính là nhỏ và nguội. Chúng được nhìn thấy có màu đỏ và gọi là sao lùn đỏ hay là sao lùn nâu (nguội hơn). Các dạng này là loại thiên thể hoàn toàn khác với các sao lùn trắng. Trong sao lùn đỏ, cũng như trong các sao của chuỗi chính, áp suất cân bằng trọng lượng là sinh ra do chuyển động nhiệt của khí nóng. Áp suất tuân theo định luật của "khí lý tưởng". Một loại khác của các sao được gọi là khổng lồ: các sao trong phần độ sáng cao của biểu đồ độ sáng-màu sắc. Chúng là các sao bị nổ tung bởi áp suất bức xạ và là rất lớn.
Các sao lùn trắng rất rất nóng; vì thế chúng phát ra ánh sáng bức xạ trắng. Phần nhiệt này là phần còn lại của nhiệt sinh ra do sự sụp đổ của sao và nó không được bổ sung thêm (trừ trường hợp chúng thu được vật chất từ các sao gần đó), nhưng do bề mặt bức xạ rất nhỏ nên chúng duy trì được sức nóng trong một thời gian dài.
Cuối cùng, sao lùn trắng sẽ nguội đi và trở thành sao lùn đen sau hàng chục tỉ năm. Các sao lùn đen, trên lý thuyết, là các thực thể nhiệt độ thấp và bức xạ yếu trong quang phổ vô tuyến. Tuy nhiên, vũ trụ chưa tồn tại đủ lâu để bất kỳ sao lùn trắng nào nguội đến mức trở thành sao lùn đen.
Rất nhiều sao lùn trắng trẻ tuổi ở gần đã được phát hiện như là nguồn bức xạ các tia X mềm (tia X có năng lượng thấp); các quan sát bằng tia X và tia cực tím cho phép các nhà thiên văn nghiên cứu thành phần và cấu trúc của lớp khí quyển mỏng của các sao này.
Sao lùn trắng không thể có khối lượng vượt quá 1,4 khối lượng Mặt Trời, giới hạn Chandrasekhar , nhưng có một cách để chúng vượt qua giới hạn này. Nếu sao lùn trằng bay thành cặp với một ngôi sao thông thường khác, nó có thể hút vật chất từ sao đôi đồng hành. Vật chất hút được rất chậm và ổn định. Khối lượng của sao lùn trắng tăng lên cho đến khi vượt qua giới hạn Chandrasekhar, từ điểm đó áp suất suy thoái không thể duy trì được sao. Nó tạo thành dạng siêu tân tinh loại Ia và là mạnh nhất trong các siêu tân tinh.
Trong một số trường hợp, vật chất hút từ sao đồng hành chứa nhiều hiđrô, gây ra phản ứng hạt nhân nổ bùng ở dạng yếu hơn siêu tân tinh, gọi là các vụ nổ sao lùn trắng. Các vụ nổ này chỉ xảy ra ở vỏ chứa các vật chất mới hút vào, không ảnh hưởng đến lõi bên trong sao lùn trắng, và có thể lặp đi lặp lại nếu vẫn có dòng vật chất nhiều hiđrô chảy đến.
Năm 1862, Alvan Graham Clark phát hiện ra sao đồng hành sẫm màu của sao sáng nhất , sao Thiên Lang (Sirius hay Alpha Canis Majoris). Sao đồng hành được gọi là Thiên Lang B (Sirius B hay Pup), có nhiệt độ bề mặt khoảng 25.000 K, vì thế nó được phân loại là sao nóng. Tuy nhiên, Sirius B khoảng 10.000 lần mờ nhạt hơn Sirius A. Mặc dù nó là sao rất sáng trên một đơn vị diện tích bề mặt, Sirius B là nhỏ hơn nhiều so với Sirius A, với đường kính xấp xỉ Trái Đất.
Phân tích quỹ đạo của hệ thống sao Thiên Lang chỉ ra rằng khối lượng của Sirius B xấp xỉ bằng khối lượng của Mặt Trời. Điều này có nghĩa là Sirius B là hàng trăm nghìn lần nặng hơn chì. Càng nhiều sao lùn trắng được tìm thấy, các nhà thiên văn phát hiện ra rằng sao lùn trắng là phổ biến trong thiên hà của chúng ta. Năm 1917, Adriaan Van Maanen phát hiện ra sao Van Maanen, là sao lùn trắng thứ hai được biết và gần Mặt Trời hơn Sirius B.
Sau khi phát minh ra cơ học lượng tử trong những năm thập niên 1920, sự giải thích về tỷ trọng của các sao lùn trắng đã được tìm thấy vào năm 1926. R.H. Fowler giải thích các tỷ trọng cao trong bài báo "Dense matter" ("Vật chất đậm đặc") (Monthly Notices R. Astron. Soc. 87, 114-122) sử dụng áp suất suy biến điện tử vài tháng sau khi có công thức thống kê Fermi-Dirac cho điện tử, mà áp suất của điện tử dựa vào công thức này.
Năm 1930, S. Chandrasekhar phát hiện trong bài báo gọi là "The maximum mass of ideal white dwarfs" ("Khối lượng cực đại của các sao lùn trắng lý tưởng") (Astroph. J. 74, 81-82) rằng "không có sao lùn trắng nào có thể nặng hơn 1,2 lần Mặt Trời". Điều này hiện nay gọi là giới hạn Chandrasekhar. Chandrasekhar nhận được giải Nobel năm 1983.
|
3778 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3778 | Hạt sơ cấp | Hạt sơ cấp () hay còn gọi là hạt cơ bản, là các hạt hạ nguyên tử không có các cấu trúc phụ, không được cấu tạo từ những hạt khác. Vì thế hạt sơ cấp được coi là tồn tại như một hạt nguyên vẹn, đồng nhất, không thể tách thành các phần nhỏ hơn. Cho đến thời điểm hiện tại các hạt được cho là sơ cấp bao gồm: Các loại "hạt vật chất" và "hạt phản vật chất" thuộc họ fermion (quark, lepton, phản quark và phản lepton), "các hạt lực" làm trung gian tương tác giữa các hạt fermion thuộc họ hạt boson (gauge bosons và Higgs boson). Một hạt chứa hai hoặc nhiều hạt cơ bản là một hạt tổng hợp.
Vật chất chúng ta tiếp xúc hàng ngày bao gồm các nguyên tử, từng được coi là hạt sơ cấp, có nghĩa là "không thể bị chia nhỏ" trong tiếng Hy Lạp mặc dù sự tồn tại của nguyên tử vẫn còn gây tranh cãi cho đến khoảng năm 1910, vì một số nhà vật lý hàng đầu coi các phân tử là ảo ảnh toán học, và cuối cùng là năng lượng của vật chất. Chẳng bao lâu, các thành phần hạ nguyên tử của nguyên tử đã được xác định. Khi những năm 1930 mở ra, electron và proton đã được phát hiện, cùng với photon, hạt của bức xạ điện từ. Vào thời điểm đó, sự ra đời gần đây của cơ học lượng tử đang làm thay đổi hoàn toàn quan niệm về các hạt, vì một hạt dường như có thể bao trùm một trường như một sóng, một nghịch lý vẫn lảng tránh lời giải thích thỏa đáng.
Thông qua lý thuyết lượng tử, các proton và neutron đã được tìm thấy có chứa hạt quark. Các hạt quark lên và quark xuống hiện nay được coi là các hạt sơ cấp. Và trong một phân tử, ba bậc tự do của electron (điện tích, spin, quỹ đạo) có thể được tách ra thông qua hàm sóng thành ba quasiparticles (holon, spinon, orbiton). Tuy nhiên, một hạt electron tự do không quay quanh hạt nhân nguyên tử và thiếu chuyển động quỹ đạo, có vẻ như không thể chấp nhận được nhưng vẫn được coi là một hạt cơ bản.
Khoảng năm 1980, trạng thái của một hạt cơ bản lúc đó được coi là cấu thành cuối cùng của chất, sau đó đã bị loại bỏ vì một triển vọng thực tế hơn, được thể hiện trong Mô hình chuẩn của vật lý hạt hiện đại, đây là lý thuyết thành công nhất về mặt thực nghiệm của khoa học. Nhiều công trình dựa trên và các lý thuyết ngoài Mô hình chuẩn, bao gồm siêu đối xứng phổ biến, nhân đôi số lượng hạt cơ bản bằng cách đưa ra giả thuyết rằng mỗi hạt được biết đến liên kết với một đối tác "bóng tối" lớn hơn nhiều, mặc dù tất cả các siêu đối tác như vậy vẫn chưa được khám phá Trong khi đó, một trọng lực trung gian boson cơ bản là hạt graviton vẫn còn là giả thuyết.
Tất cả các hạt cơ bản là boson hoặc fermion. Các lớp này được phân biệt bằng số liệu thống kê lượng tử của chúng: fermion tuân theo số liệu thống kê Fermi Dir Dirac và boson tuân theo số liệu thống kê của Bose-Einstein. Spin của chúng được phân biệt thông qua định lý thống kê spin kèm theo: nó là một nửa số nguyên cho fermion và số nguyên cho boson. Mẫu biểu: hạt cơ bản
Trong mô hình chuẩn, các hạt cơ bản được biểu diễn cho tiện ích dự đoán dưới dạng các hạt điểm. Mặc dù rất thành công, nhưng mô hình chuẩn vẫn chưa là một thuyết thống nhất các lực tự nhiên một cách hoàn toàn, do sự vắng mặt của lực hấp dẫn..
Khối lượng nghỉ hay khối lượng tĩnh của một vật là khối lượng của vật xét trong một hệ quy chiếu mà theo hệ đó, vật là đứng yên. Đại đa số vật chất, trừ photon và neutrino, đều có khối lượng nghỉ khác 0.
Các hạt sơ cấp đa số có thể phân rã thành các hạt khác. Thời gian sống của chúng dao động từ 10 đến 10 giây. Một số ít hạt sơ cấp được gọi là bền, có thời gian sống rất lớn, có thể coi là bền như electron 10 năm, proton 10 năm. Người ta nghiên cứu thời gian sống của hạt sơ cấp thông qua lý thuyết xác suất, dựa trên thời gian để một số lượng n hạt sơ cấp phân rã chỉ còn lại 0.5n hạt
Một số hạt trung hòa về điện có điện tích bằng không như phôtôn γ và nơtrinô ν. Một số hạt khác mang điện tích âm hoặc dương, với trị số tuyệt đối đều bằng điện tích nguyên tố của electron 1.602 x 10 C
Số lạ là đại lượng đặc trưng lượng tử của các hạt sơ cấp, được đưa ra khi nghiên cứu quá trình phân rã của các hạt mêzôn K: K, K, và hyperon Υ: Λ, Σ, Σ, Σ tuân theo định luật bảo toàn số lạ
Các hạt sơ cấp được chia làm 2 nhóm chính là fermion (các hạt tạo nên vật chất trong vũ trụ) và boson (các hạt truyền tương tác).
Fermion gồm 12 loại chia làm 2 nhóm là quark - các hạt nặng và lepton - các hạt nhẹ. Quark gồm sáu loại là up, down, charm, strange, top và bottom. Trong đó vật chất chúng ta thấy hàng ngày có hạt nhân gồm neutron và proton, ở đó neutron được tạo thành bởi 3 quark, 1 up và 2 down còn proton là 2 up và 1 down.
Các hạt fermion có spin bán nguyên, ½. Mỗi hạt fermion đều có một phản hạt riêng. Fermion là hạt sơ cấp cấu thành nên vật chất. Chúng được phân loại dựa theo tương tác trong thuyết sắc động học lượng tử và theo mô hình chuẩn có 12 hương của fermion cơ bản, bao gồm 6 quark và 6 lepton.
Các quark tương tác với nhau bởi lực màu ("color force"), mỗi quark đều có phản hạt và tồn tại ở 6 hương.
Lepton (tiếng Hy Lạp là "Λεπτόν") có nghĩa là "nhỏ" và "mỏng". Tên này có trước khi khám phá ra các hạt tauon, một loại hạt lepton nặng có khối lượng gấp đôi khối lượng của proton.
Lepton là hạt có spin bán nguyên, ½, và không tham gia trong tương tác mạnh. Lepton hình thành một nhóm hạt sơ cấp phân biệt với các nhóm gauge boson và quark.
Có 12 loại lepton được biết đến, bao gồm ba loại hạt vật chất là electron, muyon và tauon, cùng 3 neutrino tương ứng và 6 phản hạt của chúng. Tất cả các lepton điện tích đều có điện tích là -1 hoặc + 1 (phụ thuộc vào việc chúng là hạt hay phản hạt) và tất cả các neutrino cùng phản neutrino đều có điện tích trung hòa. Số lepton của cùng một loại được giữ ổn định khi hạt tham gia tương tác, được phát biểu trong định luật bảo toàn số lepton.
Boson gồm bốn loại hạt tương ứng với bốn loại tương tác cơ bản là photon - tương tác điện từ, graviton - tương tác hấp dẫn, gluon - tương tác mạnh, weak boson (gồm hai loại W và Z) - tương tác yếu.
Các boson đều có spin nguyên. Các lực cơ bản của tự nhiên được truyền bởi các hạt gauge boson. Theo mô hình chuẩn có 13 loại hạt boson cơ bản:
Hiện tại, các thuyết vật lý dự đoán về sự tồn tại của một số boson khác như:
Tương tác mạnh là tương tác giữa các hạt hadron, giữ các thành phần của hạt nhân của nguyên tử lại với nhau, chống lại lực đẩy rất lớn giữa các proton.
|
3779 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3779 | Không-thời gian | Trong vật lý, không-thời gian là một mô hình toán học kết hợp không gian ba chiều và 1 chiều thời gian để trở thành một Không gian bốn chiều. Sơ đồ không thời gian có thể được sử dụng để hình dung các hiệu ứng tương đối tính, chẳng hạn như tại sao những người quan sát khác nhau lại nhận thức khác nhau về địa điểm và thời điểm xảy ra các sự kiện
Trong cơ học cổ điển, thời gian và không gian là 2 khái niệm hoàn toàn riêng biệt. Cùng một sự việc luôn trôi qua trong những khoảng thời gian giống nhau khi quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau. Các sự việc này có thể được làm đồng bộ bằng việc dùng chung một đồng hồ đo thời gian tuyệt đối.
Trong mô hình thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein, thời gian diễn ra của cùng một sự việc là dài hay ngắn phụ thuộc vào lựa chọn hệ quy chiếu. Cách mô tả các sự việc được thực hiện chính xác trên một hệ thống hình học được sáng tạo bởi Hermann Minkowski, ở đó không gian và thời gian được xem như là một cặp. Đây là hình học Minkowski, nơi một sự kiện được nhận dạng bằng một thế giới điểm của 4 chiều không - thời gian liên tục.
Chiều thời gian thường được đặt là "ct" với "c" là tốc độ ánh sáng, "t" là thời gian, để có cùng thứ nguyên với các chiều không gian. Tuy nhiên chiều thời gian là một chiều đặc biệt và "ct" không hoàn toàn giống các chiều không gian khác. Ví dụ, đối với không gian ba chiều cổ điển, chiều dài của một thước kẻ không thay đổi và không phụ thuộc hệ quy chiếu; bình phương của nó luôn là:
Ở đây, "dx", "dy", "dz" là hình chiếu của thước kẻ lên ba chiều "x", "y" và "z" của không gian. Trong không-thời gian phẳng (mêtric Minkowski); khi thay đổi hệ quy chiếu, chiều dài thước kẻ thay đổi, nhưng đại lượng sau không thay đổi:
Ở đây "dt" là chênh lệch thời gian trong quan sát hai đầu thước kẻ trong không-thời gian. Công thức trên cho thấy, chiều thời gian không đối xứng (không tráo đổi tùy ý) với các chiều không gian.
Trong lý thuyết tương đối hẹp, không-thời gian là không-thời gian phẳng. Nhiều đại lượng vật lý ở dạng vectơ trong không gian ba chiều được mở rộng ra thành vectơ-4. Một vectơ-4 là một bộ gồm 3 thành phần, gọi là thành phần không gian, cùng với 1 thành phần, gọi là thành phần thời gian: "V" = ["v", "v", "v", "v"] = ["v", v]. Bình phương của độ lớn của vectơ-4 được tính theo công thức:
Khi chuyển đổi hệ quy chiếu trong không thời gian, các thành phần của vectơ-4 được biến đổi theo biến đổi Lorentz. Có một thuộc tính của các vectơ-4 không bị biến đổi bởi biến đổi Lorentz, đó chính là độ lớn của các vectơ-4 này. Điều này tương tự như khi thay đổi hệ quy chiếu trong không gian ba chiều, độ lớn của các vectơ vị trí ba chiều không đổi.
Ví dụ trong phần giới thiệu cho thấy đại lượng khoảng cách hay vị trí trong không gian ba chiều được tổng quát hóa thành vectơ-4 ["ct", "x", "y", "z"]. Nhiều đại lượng vật lý vectơ khác cũng đều có vectơ-4 tương ứng. Ví dụ như động lượng cổ điển được mở rộng thành động lượng-4 ["E"/"c", p] với "E" là năng lượng tương đối tính và p là động lượng tương đối tính.
Trong lý thuyết tương đối rộng, không-thời gian có thể cong, tuỳ thuộc vào vật chất xung quanh nó. Sự cong của không-thời gian gây ra bởi sự có mặt của vật chất, tóm tắt trong phương trình Einstein. Các không-thời gian cong được đặc trưng bởi tenxơ mêtric của không-thời gian, nghiệm của phương trình Einstein khi cho biết một sự sắp đặt của vật chất.
Một số không-thời gian cong ứng với các trường hợp đặc biệt có thể kể đến là mêtric Schwarzschild, mêtric Reissner-Nordström hay mêtric Kerr. Mêtric Schwarzschild mô tả chân không quanh một hành tinh, ngôi sao hay một hố đen không quay và không tích điện, và là ví dụ đơn giản nhất về không-thời gian quanh hố đen.
Khi không có vật chất, lời giải phương trình Einstein trở về thời không gian phẳng như trong lý thuyết tương đối hẹp.
Trong không-thời gian, mỗi một điểm gọi là một sự kiện (do xảy ra tại một thời điểm và vị trí xác định).
Bình phương khoảng cách giữa hai sự kiện trong không-thời gian, h, có thể lớn hơn hay nhỏ hơn 0 và khiến cho khoảng cách giữa hai sự kiện được chia làm ba loại:
Giữa hai sự kiện có nhiều đường nối, nhưng đường nối ngắn nhất gọi là đường trắc địa.
Trong cả hai lý thuyết tương đối, một vật thể trong không-thời gian đi theo vũ trụ tuyến hướng từ quá khứ tới tương lai. Vũ trụ tuyến của hạt photon là đường nối giữa các sự kiện liên tục có khoảng cách kiểu ánh sáng ("s" = 0); vũ trụ tuyến của các vật thể có khối lượng có kiểu thời gian. Khoảng cách giữa hai sự kiện trên một vũ trụ tuyến còn gọi là thời gian riêng, thời gian giữa hai sự kiện đo được bởi một quan sát viên đi theo vũ trụ tuyến này từ sự kiện này tới sự kiện kia.
Trong lý thuyết tương đối rộng, vật thể chuyển động theo quán tính đi theo đường trắc địa kiểu thời gian.
|
3780 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3780 | Cơ học thống kê | Cơ học thống kê là ngành vật lý áp dụng phương pháp thống kê của toán học cho môn cơ học, ở đó tập trung vào chuyển động của hạt, hay vật khi chúng được tác dụng bởi một lực. Nó được sử dụng xuyên suốt các đối tượng, từ hệ vi mô, các nguyên tử, phân tử đến thế giới trung mô, thế giới mà ta đang sống, do vậy nó giải thích nhiệt động lực học giống như kết quả của quá trình thống kê và bộ máy cơ học, bao gồm cả cổ điển lẫn hiện đại. Thực tế, kết quả của phương pháp này, dựa trên việc quan sát, thống kê các số liệu của các phân tử riêng biệt, có thể miêu tả được đặc điểm của vật chất do phân tử này tạo thành.
|
3781 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3781 | Hạt Higgs | Hạt Higgs (tiếng Việt đọc là: Hích) hay boson Higgs (Bô dôn Hích) là một hạt cơ bản trong mô hình chuẩn của ngành vật lý hạt và là một trong những loại hạt boson. Ngày 4 tháng 7 năm 2012, các nhà vật lý học tại Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN) đã nhận ra sự tồn tại của một hạt có những đặc tính "thích hợp với boson Higgs", xác suất rằng dấu hiệu không phải do nó chỉ tới 0,00003% (tức 5 độ lệch); tuy nhiên, các nhà khoa học hạt vẫn cần phải xác nhận rằng sự quan sát này do boson Higgs thay vì một boson bất ngờ chưa được khám phá.
Trong vài thập kỷ qua, ngành vật lý hạt đã xây dựng được một lý thuyết mô hình chuẩn, tạo nên khuôn khổ về sự hiểu biết các hạt và tương tác cơ bản trong tự nhiên. Một trong những thành phần cơ bản của mô hình này là trường lượng tử giả thiết phổ biến, chịu trách nhiệm cung cấp khối lượng cho các hạt. Trường này có tên gọi là trường Higgs. Nó là hệ quả của lưỡng tính sóng-hạt trong cơ học lượng tử, và tất cả các trường lượng tử đều có một hạt cơ bản đi kèm. Hạt đi kèm với trường Higgs được gọi là hạt Higgs, hay boson Higgs, theo tên của nhà vật lý Peter Higgs.
Hạt Higgs thường được gọi là "hạt của Chúa" ("God particle") trong truyền thông đại chúng bên ngoài cộng đồng khoa học. Tên gọi này xuất phát từ nhan đề cuốn sách năm 1993 về boson Higgs và vật lý hạt "" của Leon Lederman. Ông đã muốn dùng tên gọi là "Goddamn particle" (hạt bị Chúa nguyền rủa, hạt mắc dịch) vì tầm quan trọng và sự khó khăn để xác định nó. Tuy nhiên biên tập viên cho rằng cách gọi này quá gây tranh cãi nên đã thuyết phục ông đổi tên.
Vì trường Higgs chịu trách nhiệm về khối lượng, việc các hạt cơ bản có khối lượng được nhiều nhà vật lý coi như một dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của trường Higgs. Giả sử hạt Higgs tồn tại, chúng ta có thể suy luận được ra khối lượng của nó dựa trên tác động mà nó tạo ra đối với thuộc tính của các hạt và trường khác.
Ngày 4 tháng 7 năm 2012, Fabiola Gianotti và Joseph Incandela, phát ngôn viên cho hai đội thí nghiệm độc lập ATLAS và CMS trình bày kết quả thực nghiệm của họ về boson Higgs tại LHC. Họ xác nhận mức tin cậy "5 sigma"(5σ) của bằng chứng về một hạt có đặc tính "tương đồng với boson Higgs", và họ thừa nhận rằng công việc tiếp theo là cần thiết để kết luận rằng nó có mọi đặc tính mà lý thuyết đã tiên đoán về boson Higgs.
Rất nhiều thí nghiệm thuộc lĩnh vực vật lý hạt trên thế giới đang tìm kiếm cơ chế tạo ra khối lượng. Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm hạt nhân CERN ở Geneva cũng như tại Fermilab ở Illinois đang hy vọng tìm kiếm được cái họ gọi là "boson Higgs". Họ tin tưởng rằng nó là một hạt, cũng có thể là một tập hợp hạt mà chúng có thể tạo ra những hạt có khối lượng khác.
Ảnh hướng của nhóm (đám đông vây quanh) chính là cơ chế Higgs, được đưa ra bởi nhà vật lý người Anh Peter Higgs vào những năm 1960. Lý thuyết đưa ra giả thuyết cho rằng có một dạng lưới biểu trưng cho trường Higgs phủ đầy vũ trụ. Giống như trường điện từ, nó có ảnh hưởng tới những hạt di chuyển xuyên qua nó, nhưng nó cũng liên hệ với vật lý chất rắn. Các nhà khoa học biết rằng khi một electron đi qua một mạng tinh thể nguyên tử điện tích dương, khối lượng của electron có thể tăng lên gấp 40 lần. Điều này cũng có thể đúng với trường Higgs, khi một hạt di chuyển trong nó, nó sẽ bị bóp méo một chút - giống như đám đông vây quanh ngôi sao điện ảnh ở bữa tiệc - và truyền khối lượng cho hạt.
Câu hỏi về khối lượng là một vấn đề hóc búa, dẫn đến việc tồn tại hạt boson Higgs để phủ kín khoảng trống còn sót trong Mô Hình Chuẩn. Mô Hình Chuẩn miêu tả 3 trong 4 lực của tự nhiên: lực điện từ, lực tương tác mạnh, và lực tương tác yếu. Lực điện từ đã được biết một cách cặn kẽ trong nhiều thập kỷ qua. Hiện tại, các nhà vật lý dồn sự quan tâm sang lực hạt nhân mạnh, lực liên kết những phần của hạt nhân nguyên tử lại với nhau, và lực hạt nhân yếu, lực chi phối khả năng phóng xạ cũng như phản ứng tổng hợp hydro, một phản ứng quan trọng tạo ra năng lượng trong Mặt Trời.
Điện từ học miêu tả sự tương tác giữa các hạt và photon, hình thành những bó ("packet") nhỏ của bức xạ điện từ. Tương tự, lực hạt nhân yếu miêu tả cách thức hai hạt boson W và boson Z tương tác với các electron, quark, neutron... Có một sự khác nhau rõ ràng giữa hai tương tác này: photon không có khối lượng, trong khi khối lượng của W và Z lại khá lớn (khoảng 100 lần so với khối lượng của proton). Trong thực tế chúng là một trong những hạt có khối lượng lớn nhất từng biết.
Khuynh hướng đầu tiên là giả sử rằng boson W và boson Z dễ dàng tồn tại và tương tác với những hạt cơ bản khác. Nhưng trên cơ sở toán học, khối lượng lớn của boson W và boson Z mang đến sự mâu thuẫn trong Mô Hình Chuẩn. Để giải thích cho điều này, các nhà vậy lý cho rằng phải có ít nhất một hạt khác - đó là boson Higgs.
Những lý thuyết đơn giản nhất dự đoán rằng có một boson Higgs, nhưng những lý thuyết khác lại cho rằng có nhiều hơn. Trong thực tế, quá trình tìm kiếm hạt Higg là một trong những sự việc hào hứng nhất trong nghiên cứu, bởi vì nó có thể dẫn đến những khám phá mới, hoàn chỉnh vật lý hạt. Một số nhà lý thuyết nói rằng nó có thể mang ánh sáng đến cho toàn bộ những dạng tương tác mạnh mới, và số khác tin tương rằng việc nghiên cứu sẽ khám phá ra một vật lý cơ bản đối xứng mang tên "siêu đối xứng".
Trước hết, các nhà khoa học muốn xác định phải chăng boson Higg thực sự tồn tại? Quá trình tìm kiếm đã bắt đầu từ hơn 10 năm trước, tại cả hai phòng nghiên cứu CERN tại Geneva và Fermilab ở Illinois. Để tìm kiếm các hạt này, các nhà nghiên cứu phải thực hiện va chạm những hạt khác với nhau ở vận tốc cực lớn. Nếu năng lượng từ sự va chạm này đủ lớn, nó có thể chuyển sang những hạt vật chất nhỏ hơn - có thể là boson Higgs. Những hạt này chỉ tồn tại ở một thời gian ngắn, sau đó phân rã thành các hạt khác. Vì thế, để chứng minh cho sự xuất hiện của hạt Higgs trong sự va chạm, các nhà nghiên cứu phải tìm được bằng chứng dựa vào các hạt nó sẽ phân rã ra.
|
3782 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3782 | Lý thuyết hấp dẫn lượng tử vòng | Việc tìm kiếm một lý thuyết lượng tử của trường hấp dẫn, qua đó tìm hiểu các đặc điểm của không-thời gian, lượng tử vẫn là một vấn đề mở. Một trong những hướng tiếp cận hiện đại chính là thuyết hấp dẫn lượng tử vòng. Thuyết này có cơ sở định nghĩa toán học khá tốt, bao gồm môi trường độc lập, không xáo trộn của lượng tử hóa hấp dẫn, cùng với các cặp vật chất quy ước. Thuyết hấp dẫn lượng tử vòng ngày nay hình thành một khối lượng lớn các nghiên cứu, từ nền tảng toán học cho đến các ứng dụng của nó vào ngành vật lý học. Một số kết quả nổi bật đó là:
Các vấn đề tồn tại từ trước đó như việc thiếu giá trị của tích hữu hướng, tìm hiểu đặc điểm của các vòng, cũng như sự bổ sung các điều kiện tự nhiên, đã được giải quyết một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, một vấn đề mở bấy lâu nay chính là việc tìm hiểu bản chất động lực học của không-thời gian.
|
3789 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3789 | Chất độc da cam | Chất độc da cam (viết tắt: CĐDC, tiếng Anh: "Agent Orange"—Tác nhân da cam), là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong Chiến dịch Ranch Hand, một phần của chiến tranh hóa học của Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Chất này không có màu và được chứa trong các thùng màu da cam (do vậy trong vụ kiện hậu quả của nó được gọi nhầm là chất độc màu da cam).
Chất này đã được Hoa Kỳ sử dụng quy mô lớn trong những năm từ 1961 đến 1971, khiến nhiều vùng ở Việt Nam bị nhiễm độc nghiêm trọng. Các cơ quan y tế ở Việt Nam ước tính khoảng 400.000 người đã bị giết hoặc tàn tật, khoảng 500.000 trẻ em sinh ra bị dị dạng, dị tật bởi chất độc hóa học này. Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam ước lượng khoảng 1 triệu nạn nhân Việt Nam đã bị tàn phế hoặc bệnh tật vì chất độc da cam.
Chất độc da cam còn làm tổn thương sức khỏe của những người lính Mỹ cũng như các binh lính đồng minh của Mỹ (Úc, Hàn Quốc, New Zealand, quân lực Việt Nam Cộng hòa) đã có tiếp xúc với chất này, cũng như con cháu họ. Tính đến nay, các tổ chức cựu binh Mỹ, Úc, Hàn Quốc đã khởi kiện và được bồi thường, nhưng các nạn nhân chất da cam tại Việt Nam thì bị xử thua kiện.
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, mục đích quân sự chính thức của chất độc da cam là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam không còn nơi ẩn náu. Chất độc da cam thực ra là một chất lỏng trong suốt, nó được gọi là "chất da cam" vì những thùng phuy dùng để vận chuyển nó được vẽ các sọc có màu da cam. Quân đội Hoa Kỳ còn có một số mã danh khác để chỉ đến các chất diệt cỏ được dùng trong thời kỳ này: "chất xanh" ("Agent Blue", cacodylic acid), "chất trắng" ("Agent White", hỗn hợp 4:1 của 2,4-D và picloram), "chất tím" ("Agent Purple") và "chất hồng" ("Agent Pink").
Đến năm 1971, CĐDC không còn được dùng để làm rụng lá nữa; 2,4-D vẫn còn được sử dụng để làm diệt cỏ. 2,4,5-T đã bị cấm dùng tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác do sự độc hại của nó tới môi trường và sinh vật.
Người ta đã tìm thấy chất độc da cam có chứa chất độc dioxin, nguyên nhân của nhiều bệnh như ung thư, dị dạng và nhiều rối loạn chức năng ở cả người Việt lẫn các cựu quân nhân Hoa Kỳ.
Dioxin tích tụ chủ yếu tại các mô mỡ theo thời gian (tích lũy sinh học), vì vậy ngay cả tiếp xúc nhỏ cũng có thể đạt mức độ nguy hiểm. Trong năm 1994, EPA Hoa Kỳ báo cáo rằng dioxin là một chất gây ung thư, và lưu ý rằng các hậu quả khác (về sinh sản và phát triển tình dục, hệ thống miễn dịch) có thể gây ra một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người. ctx là độc nhất của thuốc , được phân loại như một chất gây ung thư nhóm 1 do Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (amin). tcx có chu kỳ bán rã khoảng 8 năm ở người, mặc dù ở nồng độ cao, tỷ lệ loại bỏ được tăng cường bởi sự trao đổi chất Các ảnh hưởng sức khỏe của dioxin được trung gian bởi tác động lên thụ thể tế bào, (AHR) Điều này giúp dioxin xâm nhập, phá thủng hệ thống phòng thủ của tế bào và làm biến dạng DNA. Đó là nguyên nhân tại sao dioxin gây ra quái thai ở động vật.
Các hiệu ứng khác ở người (ở các mức liều cao) có thể bao gồm:
Dioxin tích lũy trong chuỗi thức ăn trong một thời trang tương tự như các hợp chất clo khác (tích lũy sinh học). Điều này có nghĩa rằng ngay cả nồng độ nhỏ trong nước bị ô nhiễm có thể được tập trung lên một chuỗi thức ăn đến mức nguy hiểm vì chu kỳ phân hủy dài và độ tan trong nước thấp của dioxin. Không chỉ vậy, Dioxin còn có thể đi qua dây rốn hoặc tích tụ trong sữa mẹ, do đó nếu người mẹ nhiễm dioxin thì đứa con cũng sẽ bị nhiễm theo.
Bác sĩ Linda Birnbaum, Giám đốc Viện Khoa học Quốc gia Về Liên Hệ Giữa Môi trường và Sức khỏe, và là một chuyên gia hàng đầu về chất dioxin, nói: ""Tôi chưa từng thấy một hệ thống hormone nào mà chất dioxin không thể phá vỡ. Nó có ảnh hưởng lan rộng trong hầu hết các chủng loài có xương sống, trong hầu hết mọi giai đoạn cơ thể phát triển"".
Năm 2007, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam vẫn ra thông cáo báo chí nói rằng "Không có tác hại sinh thái nào được ghi nhận ở động thực vật mặc dù một lượng lớn chất diệt cỏ và dioxin đã được sử dụng", và rằng "thông tin này chưa được xem xét trong các lần đánh giá trước của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ". Tuy nhiên lưu ý rằng "các chất diệt cỏ đổ thẳng xuống đất và ngấm sâu trước khi thoái biến thì sẽ có tồn dư và vì vậy là một mối lo ngại.". Còn Cựu Đại sứ Mỹ tại VN, ông Michael Marine, vẫn cho rằng mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm dioxin và sức khoẻ con người "vẫn chưa được chứng minh". Tuy nhiên ông đã công bố khoản tài trợ trị giá 400 nghìn USD để nghiên cứu ô nhiễm dioxin và tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng.
Dioxin sẽ gây đóng mở một số gene giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B... Đồng thời, một số thí nghiệm trên chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào. Điều này có thể là làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng và, quan trọng hơn cả, nó có thể gây đột biến trên phân tử DNA (gene), dẫn tới các chứng bệnh liên quan là ung thư, bệnh di truyền và quái thai.
Hiện không có nghiên cứu về quái thai gây ra bởi dioxin trên cơ thể người (do việc thí nghiệm chất độc mạnh như dioxin với người là bị cấm). Tuy nhiên, khi được thí nghiệm trên động vật, có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy Dioxin gây quái thai ở các loài gặm nhấm, bao gồm chuột hamster và lợn guinea chim, và cá
Các nghiên cứu động vật cho thấy rằng dioxin có thể ảnh hưởng đến sinh sản bằng cách làm hư hỏng tinh trùng và làm rối loạn hormon điều tiết sự phát triển của bào thai. Ở cấp độ phân tử, dioxin gây đột biến trên chuỗi nhiễm sắc thể, những đột biến này sẽ gây ảnh hưởng đến thông tin di truyền ở tế bào sinh sản (tinh trùng, trứng) do cơ chế sao chép nhân đôi và rồi sẽ truyền sang thế hệ con cháu.
Trong nghiên cứu năm 2012 của Đại học Washington trên chuột cho thấy Dioxin có thể gây dị tật suốt nhiều thế hệ. Chuột thí nghiệm được cho nhiễm 1 liều dioxin rất nhỏ (bằng 1/1000 mức gây chết), với mức rất nhỏ này thì không gây nguy hại tức thì. Nhưng tác hại lâu dài đã phát tác trên thế hệ con cháu của chúng. Cho đến tận thế hệ F3 (tức là đời chắt của những con chuột thí nghiệm ban đầu) những dị tật bẩm sinh vẫn xảy ra. Những đột biến này có lẽ là vĩnh viễn và sẽ tiếp tục truyền tới các thế hệ sau.
Trong thảm họa Sasevo (nơi 30 kg dioxin đã thoát ra môi trường), người dân đã được sơ tán ngay sau khi thảm họa xảy ra, tất cả gia súc gia cầm đã bị thiêu hủy, đất đai và nguồn nước đã được tẩy rửa để ngăn dioxin xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người. Do vậy, tác động của dioxin với dị tật thai nhi tại Sasevo là không có đủ cơ sở để nghiên cứu. Các nghiên cứu về vấn đề này chỉ có thể được tiến hành ở Việt Nam, nơi bị Mỹ rải 370 kg dioxin trong 8 năm chiến tranh. Người dân và binh sĩ ở đây chịu sự phơi nhiễm lâu dài, dioxin đã ngấm sâu vào mọi con đường (không khí, nguồn nước, cây trồng và thực phẩm) mà không hề có sự sơ tán hoặc tẩy độc.
Các khảo sát ở Mỹ trong thập niên 1980-1990 có những kết quả mâu thuẫn nhau (nguồn thì khẳng định dioxin gây dị tật thai nhi, nguồn thì cho rằng chưa đủ cơ sở kết luận) do mẫu khảo sát ở các cựu binh Mỹ có sự khác biệt lớn về độ phơi nhiễm dioxin. Để tìm ra kết luận chung, năm 2006, 4 nhà nghiên cứu (gồm 2 người gốc Việt) đã tiến hành tổng kết tất cả các khảo sát về tác động của dioxin tới dị tật thai nhi. Nghiên cứu sử dụng 13 khảo sát ở những cựu binh Việt Nam (những người phơi nhiễm lâu và nặng nhất) và 9 khảo sát ở cựu binh nước ngoài. Các kết luận rút ra như sau
Để biện minh cho việc rải chất da cam, Hoa Kỳ đã yêu cầu chính phủ Sài Gòn ra tuyên bố rằng chất da cam không gây hại gì cho sức khỏe con người Trong thời kỳ chiến tranh, Hoa Kỳ đã cho rải các tờ truyền đơn tuyên truyền, trong đó viết rằng sự độc hại của chất diệt cỏ chỉ là ""tuyên truyền xuyên tạc của Việt cộng"", và rằng chất diệt cỏ ""tuyệt nhiên không gây độc hại cho người, vật, cũng như nước uống, hít phải hàng ngày cũng không sao"". Điều này càng gây thêm hậu quả tàn phá vì nhiều người dân miền Nam tin theo lời tuyên truyền này và đã không có những biện pháp di tản, phòng độc... Người dân cứ tiếp tục sống tại những ngôi làng đã bị rải chất da cam mà không biết nguồn nước, không khí và thực phẩm của họ đã bị nhiễm độc nghiêm trọng.
Những ghi chép về việc chất dioxin gây quái thai cho binh lính và thường dân bị phơi nhiễm lâu dài đã được ghi lại bởi những bác sĩ đương thời từ nhiều quốc gia:
Tất cả diện tích bị rải chất da cam đều ở miền Nam Việt Nam. Chất da cam phát tán qua không khí và nước nên nó lan rộng rất nhanh, không chỉ những chiến sỹ quân Giải phóng mà cả dân thường miền Nam, quân Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng đều bị nhiễm độc nếu có mặt ở khu vực bị rải độc. Nhưng các nạn nhân người Việt thường bị nhiễm độc nặng hơn lính Mỹ do họ sống định cư, uống nước và trồng cây lương thực tại khu nhiễm độc, còn lính Mỹ thì chỉ ở đó một thời gian ngắn rồi hành quân đi chỗ khác hoặc trở về nước.
Một số nhà hoạt động như ông Ngô Thanh Nhàn, nhà nghiên cứu tại Đại học New York, đã kêu gọi những người Mỹ gốc Việt khởi kiện những nhà sản xuất chất độc da cam để đòi bồi thường, nhưng đã bị các tổ chức người Mỹ gốc Việt ngăn cản. Nhiều cựu binh quân lực Việt Nam Cộng hòa và con cháu họ đang bị mắc những chứng bệnh mà các cựu binh Hoa Kỳ từng bị nhiễm chất độc màu da cam mắc phải, nhưng không có vụ kiện nào được thực hiện. Những người Mỹ gốc Việt này ""vẫn rất trung thành (với nước Mỹ)"", họ vẫn tin vào những tờ truyền đơn của Mỹ thời thập niên 1960 nói rằng ""chất diệt cỏ không độc hại"", rằng sự nguy hại của chất độc màu da cam ""chỉ là một sự lừa bịp của Đảng cộng sản"", và việc khởi kiện chất độc da cam là sự tiếp tay cho hành động chống lại nước Mỹ. Ông Ngô Thanh Nhàn nói rằng ""Chỉ còn một nhóm người không chịu thừa nhận vấn đề chất độc da cam - đó chính là người Mỹ gốc Việt"". Ông Nhàn khuyên người Mỹ gốc Việt phải dẹp bỏ định kiến chính trị để thừa nhận những khổ đau mà chất da cam gây ra cho họ, có như vậy thì mới có thể đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi cho chính họ
Tại Hoa Kỳ, các cơ quan y tế có thẩm quyền ước tính có khoảng 250.000 cựu binh Mỹ đã hoặc sẽ chết sớm do hậu quả của chất độc Da cam và các biến chứng từ nó.
Trẻ em của các cựu binh Mỹ ở Việt Nam được báo cáo đã gặp một loạt các khuyết tật bẩm sinh, kể cả bệnh khớp, rối loạn đường ruột và bàng quang, bất thường về xương, mất thính lực, các vấn đề sinh sản, rối loạn hành vi và điều kiện da bất thường. Betty Mekdeci, giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu dị tật trẻ em Florida, nơi lưu giữ dữ liệu về thai nhi từ các cựu binh đến Việt Nam cho biết: trẻ em của các cựu chiến binh tới Việt Nam có tỷ lệ cao hơn bị mắc bệnh ung thư, các bệnh trí tuệ và rối loạn hành vi. Để chứng minh và đòi bồi thường thì sẽ đòi hỏi phải nghiên cứu toàn diện, nhưng từ lâu nay nó đã bị trì hoãn. Betty Mekdeci cho rằng: ""Vấn đề này không phải là về khoa học, đó là về kinh tế và chính trị"" - nếu được chứng minh dioxin gây dị tật thì khoản đền bù cho trẻ em dị tật sẽ rất lớn, nên chính phủ và các công ty hóa chất không muốn chi tiền cho những nghiên cứu như vậy
Theo tài liệu của hội cựu chiến binh Hoa Kỳ, chính phủ Mỹ chỉ công nhận chất da cam gây ra dị tật nứt đốt sống ở con của các cựu binh Mỹ, còn những người mắc các chứng dị tật khác thì chính phủ Mỹ không công nhận và không bồi thường. Theo đó, những người bị dị tật nứt đốt sống là con đẻ của cựu chiến binh Mỹ sau khi họ từng tiếp xúc với chất diệt cỏ ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ 09/1/1962 tới 7/5/1975, hoặc gần khu phi quân sự Triều Tiên từ 1/9/1967 tới 31/8/1971, thì sẽ được nhận bồi thường của chính phủ Mỹ. Hội cựu chiến binh Hoa Kỳ vẫn đang đấu tranh để chính phủ Mỹ chịu bồi thường cho nhiều người con các cựu binh Mỹ bị mắc những chứng dị tật khác.
Theo nghiên cứu của Pro Publica dựa trên dữ liệu của Cơ quan Cựu Chiến binh Hoa Kỳ, các cựu chiến binh Mỹ từng phơi nhiễm chất da cam ở Việt Nam có tỷ lệ sinh con bị dị tật cao gấp gần 6 lần so với tỷ lệ sinh con dị tật trước chiến tranh (13,1% so với 2,8%).
Linda Schwartz, giáo sư điều dưỡng chuyên khoa tại Đại học Yale, đã khám phá ra rằng ""có bằng chứng khác biệt"" cho thấy những người lính Mỹ bị nhiễm chất da cam có tỷ lệ sinh con bị dị tật bẩm sinh cao hơn. Họ trình bày công trình tại hội nghị về dioxin quốc tế năm 2003, nhưng bản thảo của họ không được chấp nhận để xuất bản trên tạp chí khoa học. Schwartz cho rằng: nếu Hoa Kỳ thừa nhận rằng Chất Da cam gây ra những dị tật trên trẻ em, chính phủ Việt Nam sẽ có đầy đủ lý do để đòi bồi thường cho trẻ em Việt Nam bị tổn hại. Bà nói: ""Chúng tôi đã lao phải một bức tường. Mọi người sợ rằng phía Việt Nam sẽ nộp nhiều đơn kiện khủng khiếp chống lại Hoa Kỳ"".
Cho tới nay, chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất vẫn không công nhận chất dioxin gây dị tật thai nhi với lý do là thiếu bằng chứng thực nghiệm trên người (điều mà sẽ không thể có do dioxin bị cấm thí nghiệm trên người). Chỉ có các cựu binh nữ sinh con dị tật là được bồi thường (nhưng cựu binh nữ chỉ có 10 ngàn người trong tổng số 3 triệu quân nhân Mỹ chiến đấu ở Việt Nam), các cựu binh nam sinh con dị tật thì vẫn không được bồi thường. 30 năm sau cuộc chiến, vẫn không có cuộc điều tra lớn nào với các cựu binh bị nhiễm dioxin. Paul Sutton, cựu chủ tịch của Hội Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, cho rằng chính phủ Mỹ muốn trì hoãn các nghiên cứu để ỉm đi chuyện này bởi chi phí đền bù sẽ rất cao, họ chỉ cần chờ tới khi tất cả các cựu binh của cuộc chiến đều đã qua đời thì sẽ chẳng còn bằng chứng để nghiên cứu nữa.
Ở miền Nam Việt Nam, chất độc màu da cam và các loại thuốc diệt cỏ khác bắt đầu được thử nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ vào năm 1961. Năm 1961, tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã bật đèn xanh cuộc chiến hóa học này, ban đầu được gọi là "chiến dịch Trail Dust" sau đổi thành "chiến dịch Ranch Hand".
Chất da cam được sử dụng rộng rãi với hàm lượng cao trong chiến tranh vào các năm 1967 – 1968, rồi giảm xuống và ngừng sử dụng năm 1971. Các loại hợp chất này được trộn vào dầu hỏa hoặc nhiên liệu diezen rồi rải bằng máy bay hoặc các phương tiện khác. 10% của chất này thì được dùng bằng tay, bằng xe thô sơ và thuyền ở các vùng đầm lầy, đồng bằng và vùng ngâp mặn ven biển, 90% phun bằng máy bay C-123 và máy bay trực thăng. Người Việt Nam bị phơi nhiễm hoàn toàn, họ chỉ có thể ngâm 1 miếng vải nhỏ bịt lên mũi và miệng cho đỡ bị ngất xỉu chứ không có cách nào để tẩy độc.
Theo công bố của một nhóm tác giả trên tạp chí Nature thì có thể nói chiến dịch dùng hóa chất ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới. Trong thời gian 10 năm đó, quân đội Mỹ và quân đội Nam Việt Nam đã rải 76,9 triệu lít hóa chất xuống rừng núi và đồng ruộng Việt Nam. Trong số này có 64% là chất độc màu da cam, 27% là chất màu trắng, 8,7% chất màu xanh và 0,6% chất màu tím.
Tổng số lượng dioxin Việt Nam hứng chịu là vào khoảng 370 kg. (Trong khi đó vụ nhiễm dioxin ở Seveso, Ý, 1976 chỉ với 30 kg dioxin thải ra môi trường mà tác hại của nó kéo dài hơn 20 năm). Tổng số diện tích đất đai bị ảnh hưởng hóa chất là 2,63 triệu hécta. Có gần 5 triệu người Việt Nam sống trong 25.585 thôn ấp chịu ảnh hưởng độc chất màu da cam. Ngoài ra, hàng trăm ngàn binh lính Mỹ, Hàn Quốc, Úc đóng quân ở gần đó cũng bị nhiễm độc.
Tại Hoa Kỳ, hàm lượng dioxin ở ngưỡng cho phép là 0,0064 Picogram/1 kg cơ thể người (Picogram là đơn vị đo khối lượng rất nhỏ, chỉ bằng 1/1.000.000 gram). Trong khi đó, nếu chia bình quân thì Mỹ đã rải 900 picogram chất dioxin cho mỗi 1 kg trọng lượng cơ thể người Việt Nam.
Một số quan chức và tướng lĩnh trong Quân đội Mỹ biết sự thật nhưng che giấu. Chính phủ Mỹ muốn Việt Nam phải nhận trách nhiệm về việc sử dụng chất diệt cỏ, và đã yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm ra tuyên bố rằng các chất này không gây hại gì cho sức khỏe con người . Trong suốt thời gian cuộc chiến, các báo cáo về tình trạng dị dạng bẩm sinh xuất hiện trên báo chí Sài Gòn đều bị gạt bỏ vì cho rằng điều này giúp tuyên truyền cho đối phương. Những lời oán thán về các chứng bệnh nguy hại từ các nông dân ở miền Nam Việt Nam đều bị làm ngơ.
Năm 1968, ông Elmo R. Zumwalt Jr., bấy giờ mang hàm phó đô đốc, đến đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Việt Nam. Ngay lập tức, ông đã cho triển khai chiến dịch rải hóa chất làm rụng lá xuống các vùng sông nước ở Việt Nam để bảo vệ hoạt động của Hải quân Mỹ. Đúng 20 năm sau, người con trai Elmo R.Zumwalt III của ông đã qua đời vì bệnh ung thư, hậu quả của việc phơi nhiễm chất độc da cam khi tham chiến tại Việt Nam. Tác phẩm ""Cha con tôi"" dựa theo lời thuật của đô đốc Elmo Zumwalt phát hành tháng 11-1996, có đoạn viết:
Năm 1984, từ phán quyết của quan tòa Jack Weinstein, 7 công ty hóa chất Mỹ đã phải bồi thường 180 triệu đô la cho các cựu chiến binh Mỹ nhưng các công ty này bác bỏ trách nhiệm về tác hại của chất diệt cỏ mà họ đã cung cấp cho quân đội.
Đô đốc Zumwalt, từ năm 1994 đã trở lại Việt Nam, kết hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam với mong muốn làm một điều gì đó bù đắp lại mất mát cho các nạn nhân của ông. Khi được hỏi cảm nghĩ, đô đốc Zumwalt nói: ""Để có thể vĩnh viễn xếp lại quá khứ một cách yên ả, tốt nhất là Chính phủ Mỹ phải có thiện chí hợp tác với Việt Nam, trả lại món nợ lớn lao mà các công ty hóa chất Mỹ đã gây ra. Nhân chứng sống chính là tôi đây. Tôi cũng có bổn phận góp phần bù đắp. Cũng thế, tại Mỹ, quan điểm của đoàn thể lớn nhất nước Mỹ là Hội Cựu binh Mỹ, là vấn đề người Mỹ mất tích (MIA) chỉ là việc của 2.000 gia đình người Mỹ, còn nạn nhân chất độc dioxin là của 3 triệu người Mỹ."" Con trai ông, luật sư Jim với nhiều hoạt động yểm trợ tư vấn tố tụng quốc tế cho nhiều nhóm nạn nhân, đã giải thích: ""Năm 1984, 68.000 cựu binh Mỹ, Úc và New Zealand đã phát đơn kiện 11 công ty hóa chất Mỹ, nhưng các nhà tài phiệt chiến tranh rất quỷ quyệt, đã khôn khéo dàn xếp, chịu bồi thường một ngân khoản chung là 184 triệu USD, để nguyên đơn ký vào thỏa thuận, từ đấy không còn đi kiện nữa. Việc bồi thường này không nhắc gì tới nạn nhân Việt Nam và Hàn Quốc, đó là một điều phi lý và phi nhân"".
Ngày 25 tháng 1 năm 2006, Toà án dân sự cấp cao Seoul đã ra phán quyết buộc hai công ty hoá chất Dow Chemical tại Midland, Michigan và Monsanto tại St. Louis, Missouri phải bồi thường 62 triệu USD chi phí chăm sóc sức khoẻ cho 6.800 người gồm các cựu binh Hàn Quốc từng tham chiến tại Việt Nam và gia đình của họ. Đây là lần đầu tiên một toà án ở Hàn Quốc ra phán quyết có lợi cho nạn nhân chất độc hoá học da cam tại Hàn Quốc.
Ngày 31 tháng 1 năm 2004, nhóm bảo vệ quyền lợi nạn nhân CĐDC, Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam ("The Vietnam Association of Victims of Agent Orange/Dioxin" - VAVA) đã kiện hơn 30 công ty Mỹ phải bồi thường do trách nhiệm gây ra thương tích vì đã sản xuất chất hóa học này. Dow Chemical và Monsanto là hai công ty sản xuất CĐDC lớn nhất cho quân đội Hoa Kỳ đã bị nêu tên trong vụ kiện cùng các công ty khác.
Các nạn nhân tham gia kiện gồm có:
Vào ngày 10 tháng 3 năm 2005, quan tòa Jack Weinstein (thuộc Tòa án liên bang tại quận Brooklyn) đã bác đơn kiện, quyết định rằng những đòi hỏi của đơn kiện không có cơ sở pháp luật. Quan tòa kết luận rằng CĐDC đã không được xem là một chất độc dưới luật quốc tế vào lúc Hoa Kỳ dùng nó; rằng Hoa Kỳ không bị cấm dùng nó để diệt cỏ; và những công ty sản xuất chất này không có trách nhiệm về cách sử dụng của chính quyền.
Chính phủ Hoa Kỳ, vốn có quyền miễn tố ("sovereign immunity"), không phải là một bị cáo trong đơn kiện. Tuy nhiên, vào năm 1984 cũng từ phiên tòa của vị quan tòa này, chính các công ty trên đã chi khoảng 180 triệu USD bồi thường cho các gia đình cựu binh Mỹ từng nhiễm chất da cam ở Việt Nam, mặc dù các công ty này không thừa nhận có hành động sai trái.
Hai mươi mục trong phán quyết của thẩm phán Jack Weinstein ngày 10 tháng 3 về vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đối với các công ty hoá chất đã được phân tích của Mandrew Wells-Dang, đại diện Quỹ Hoà giải và Phát triển tiếng Anh (tiếng Việt phần 1, và tập 2).
Ngày 7 tháng 4 năm 2005 các nguyên đơn Việt Nam đã tiếp tục gửi đơn kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm của Mỹ đòi lật lại quyết định của tòa sơ thẩm.
Tòa Phúc thẩm Khu vực 2 tại Manhattan bắt đầu xem xét lại vụ kiện vào tháng 6 năm 2006, ra phán quyết vào tháng 2 năm 2007 đồng ý với phán quyết của Tòa sơ thẩm và bác đơn kháng cáo của các nguyên đơn Việt Nam.
Luật sư nguyên đơn Việt Nam tiếp tục gửi đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Ngày 2 tháng 3 năm 2009, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ từ chối mở phiên tòa xem xét lại kết quả của tòa phúc thẩm.
Chính phủ Hoa Kỳ hiện vẫn từ chối trách nhiệm với những nạn nhân này và cho rằng mối liên hệ giữa các khuyết tật và thuốc diệt cỏ vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa học. Tuy nhiên vào tháng 5/2007, Quốc hội Hoa Kỳ đã phân bổ khoản ngân sách 3 triệu USD nhằm khắc phục ảnh hưởng của chất độc da cam và môi trường tại một số điểm nóng nhất và năm 2009 tăng lên 6 triệu USD .
|
3796 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3796 | VietNamNet | Báo VietNamNet là cơ quan báo tại Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Báo VietNamNet được thành lập vào ngày 19 tháng 12 năm 1997. Ngày 23 tháng 1 năm 2003, VietNamNet được cấp giấy phép là tờ báo mạng điện tử và trở thành một trong những tờ báo mạng có mặt trong thời kỳ đầu xuất hiện loại hình báo mạng đầu tiên ở Việt Nam.
- Mạng thông tin trực tuyến VASC Orient trở thành Báo điện tử VASC Orient, đổi tên miền thành VietNamNet.vn. Tên gọi mới này đã phản ánh được tầm vóc của một mạng thông tin mang tính quốc gia mà trong gần hai năm qua VASC Orient đã đạt được với số lượng truy cập gần 200 triệu lượt/tháng.
- 18/6/2003: Báo điện tử VietNamNet chính thức cho ra mắt trang tiếng Anh VietNamNet Bridge tại địa chỉ: www.vnn.vn/english/. Đây được coi là báo điện tử tiếng Anh đầu tiên tại Việt Nam với đối tượng bạn đọc là cộng đồng quốc tế quan tâm tới đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam.
- Ra mắt Tạp chí Echip - Tuần tin Công nghệ thông tin – Viễn thông cho giới trẻ. Echip có ba loại ấn phẩm tuần: e-CHÍP Tin học trong tầm tay (phát hành vào thứ 6 hàng tuần), e-CHÍP Đọc xong vọc liền (phát hành vào thứ 3 hàng tuần) và e-CHÍP Mobile phát hành vào thứ 4 hàng tuần.
- Lần đầu tiên tổ chức trao giải “Hiệp sĩ Công nghệ Thông tin” gây tiếng vang lớn trong cộng đồng. Đây là hoạt động nhằm biểu dương những người đã có cống hiến cụ thể, thiết thực, hỗ trợ đồng bào tiếp cận, khai thác các ứng dụng CNTT phục vụ công việc và đời sống cộng đồng với tinh thần không vụ lợi.
- Bổ nhiệm Tổng biên tập mới – ông Bùi Sĩ Hoa
- Tổ chức thành công chương trình ca nhạc “Be strong, Japan” – Kiên cường lên nước Nhật nhằm mục đích kêu gọi sự hỗ trợ, lòng hảo tâm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cho những nạn nhân kém may mắn của thảm hoạ động đất sóng thần Nhật Bản.
- Bổ nhiệm ông Phạm Anh Tuấn làm Tổng Biên Tập – trở thành TBT trẻ nhất trong làng Báo điện tử Việt Nam lúc bấy giờ
- Bổ nhiệm bà Hoàng Thị Bảo Hương, ông Lê Thế Vinh làm phó Tổng Biên tập
- Kiện toàn nhân sự ở các vị trí chủ chốt của toà soạn
Năm 2019, hợp nhất báo điện tử VietNamNet và báo Bưu điện Việt Nam
Tổ chức bộ máy cụ thể gồm: Báo điện tử VietNamNet, ấn phẩm Bưu điện Việt Nam; duy trì Infonet hiện nay là phiên bản điện tử của ấn phẩm của Bưu điện Việt Nam thuộc Báo VietNamNet (mới).
Báo VietNamNet (mới) kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ hợp pháp của báo Bưu điện Việt Nam và báo điện tử VietNamNet; có trách nhiệm tiếp nhận bàn giao từ 2 báo và duy trì ổn định hoạt động tin, bài.
- Loạt bài phản biện dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam (Quốc hội bỏ phiếu đình chỉ dự án)
- Loạt bài phản biện về mở rộng Hà Nội
- Loạt bài về xây khách sạn trong công viên Thống Nhất (Chính phủ ra quyết định huỷ bỏ dự án)
- Loạt bài phản biện về dự án Bô xít Tây Nguyên (Chính phủ điều chỉnh thu hẹp quy mô dự án)
- Loạt bài về Biển Đông
- Loạt bài điều tra về vụ án Nông trường sông Hậu (Cơ quan tố tụng phải thay đổi quy trình tố tụng, rút lại quyết định khởi tố đối với bà Ba Sương)
- Loạt bài điều tra về giao đất rừng biên giới cho công ty Innovgreen (Chính phủ thu hồi đất đã giao)
Chúng tôi chúc tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên của VietNamNet mạnh khỏe, phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp tục truyền tải những thông tin, hình ảnh tốt nhất đến bạn đọc. Mong VietNamNet tiếp tục phát triển vững mạnh
Cái tôi và chắc nhiều độc giả cũng mong muốn đó là hiện nay và sau này, VietNamNet vẫn là tờ báo điện tử hàng đầu của Việt Nam và nó có vị trí trong cả khu vực và cả trong mặt bằng truyền thông quốc tế.
Cái mà người ta mong muốn và bao nhiêu năm nay VietNamNet đã phấn đấu là tạo được dấu ấn về mảng chính luận, những bài bình luận có trí tuệ, có chiều sâu, vừa mang phong cách riêng của người viết lại mang tính tuyên ngôn của tờ báo. Và mọi người nhìn vào đấy thấy rằng có một phần trí tuệ của mình ở trong đó.
Cá nhân tôi thường xuyên theo dõi tin bài cũng như sự phát triển và trưởng thành của VietNamNet.
Điều tôi quan tâm đặc biệt là VietNamNet có độ tin cậy cao. Có được điều này, trước hết phải nói đến bản lĩnh các thế hệ lãnh đạo của VietNamNet trong 20 năm qua.
Tôi cũng ấn tượng với đội ngũ PV, BTV, các nhà báo tâm huyết với nghề của VietNamNet. Những nhà báo đã xông xáo đi sâu vào hoạt động của đời sống, cùng đồng hành với nhân dân cũng như lực lượng vũ trang trên mặt trân bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển và biên giới.
Trong quá trình hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, PV VietNamNet đã đồng hành với chúng tôi, chia sẻ chia gian khổ, sóng gió nguy hiểm ác liệt trên biển đưa tin để nhân dân cũng như quốc tế nắm được tình hình thực tế trên biển, cũng như sự xây dựng, phát triển kinh tế biển.
VietNamNet 20 tuổi, đó là tuổi thanh xuân, cực kỳ sung mãn và đã tích luỹ được kinh nghiệm và chỉ có thể phát triển tốt hơn.
|
3798 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3798 | Đồng (đơn vị tiền tệ) | Đồng (Mã giao dịch quốc tế: VND, ký hiệu: ₫ hoặc đ) là đơn vị tiền tệ của Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.
Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, Đồng Việt Nam là phương tiện thanh toán pháp quy duy nhất tại Việt Nam, nghĩa là hàng hóa hay dịch vụ tại thị trường Việt Nam phải được niêm yết giá trị giao dịch bằng Đồng, người nhận tiền không được phép từ chối các tờ tiền đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lưu hành bất kể mệnh giá (theo điều 23), và người trả tiền không được phép thanh toán ép buộc bằng các phương thức giao dịch khác (bao gồm các loại tiền tệ khác như Đô la Mỹ hay những vật thể không phải tiền). Một Đồng có giá trị bằng 10 hào, một hào chia nhỏ thành 10 xu. Hai đơn vị xu và hào vì lạm phát nên không còn được lưu hành nữa.
Tiền giấy được lưu hành hiện nay có các mệnh giá: 100₫, 200₫, 500₫, 1000₫, 2000₫, 5000₫, 10.000₫, 20.000₫, 50.000₫, 100.000₫, 200.000₫ và 500.000₫. Hiện nay, thói quen làm tròn và không tiết kiệm mệnh giá nhỏ của người Việt khiến tờ 100₫ và 200₫ hiếm khi xuất hiện để tiêu thụ, với tờ 500₫ và 1000₫ cũng đang phải đối mặt với tình trạng tương tự. Tiền kim loại (tiền xu) có các mệnh giá 200₫, 500₫, 1000₫, 2000₫ và 5000₫; do lạm phát nên không còn được đúc nữa, tuy nhiên vẫn có thể giao dịch hợp pháp bằng xu. Các tờ tiền giấy mệnh giá 10.000₫, 20.000₫, 50.000₫, 100.000₫ đã được thay thế bằng các đồng tiền polymer với mệnh giá tương ứng.
Tính đến tháng 5 năm 2021, Việt Nam Đồng là đơn vị tiền tệ đứng thứ ba trong những loại tiền tệ có giá trị thấp nhất trên thế giới (sau bolivar của Venezuela và rial của Iran thấp nhất thế giới), với một Đô la Mỹ tương đương với khoảng 24.000 đồng.
Tiền kim loại ở Việt Nam thời xưa thường làm bằng đồng, tiền đồng trong Hán văn được gọi là "đồng tiền" (chữ Hán: 銅錢). Từ thời Pháp thuộc đến nay "đồng" (銅) từ chỗ vốn là tên gọi của một thứ kim loại đã trở thành đơn vị tiền tệ chính thức ở Việt Nam, không phân biệt chất liệu làm nên tiền là gì.
Đơn vị tính toán của tiền Việt Nam thời phong kiến là "văn" (文), "mạch" (陌), "mân" (緡), "cưỡng" (繦, còn được viết là 鏹), "quán" (貫). Tiền kim loại khi dùng đơn độc được gọi là "văn". Chúng thường có lỗ ở giữa. Khi cần dùng nhiều văn người ta thường xỏ dây qua cái lỗ trên các văn tạo thành một xâu văn. Khi số lượng văn trên xâu văn đạt đến một số lượng nhất định nào đó tuỳ theo quy định của từng thời mà xâu văn ấy sẽ được gọi là "bách", "mân", "cưỡng", "quán".
Vì trên tiền có văn tự cho nên được gọi là "văn tiền" (文錢). Chữ "văn" 文 ở đây cũng như chữ "đồng" 銅 trong "đồng tiền" 銅錢 đã được tách ra dùng như một lượng từ để đo đếm tiền.
"Mạch" 陌 là dạng viết đại tả của chữ "bách" 百 có nghĩa là một trăm được mượn dùng để chỉ một trăm văn nhưng về sau không phải lúc nào bách cũng đúng bằng một trăm văn.
"Mân" 緡, "cưỡng" 繦/鏹, "quán" 貫 ban đầu là chỉ cái dây xâu tiền, được dẫn thân làm đơn vị đo đếm tiền.
Các bản dịch tiếng Việt hiện nay của cổ tịch Hán văn Việt Nam thường chuyển các tên gọi "văn", "bách", "mân", "cưỡng", "quán" sang các đơn vị tiền tệ quen dùng ở Việt Nam thời hiện đại, "văn" bị gọi là "đồng", "bách" gọi là "tiền", "cưỡng", "mân", "quán" gọi là "quan" (biến âm của "quán" 貫), gây ngộ nhận cho người đọc về đơn vị tiền tệ của Việt Nam thời xưa.
Ngày nay, "đồng" cũng có thể được người Việt dùng để chỉ đến những đơn vị tiền tệ nước ngoài. Một số cộng đồng dùng tiếng Việt ở hải ngoại cũng có thể dùng "đồng" để chỉ đơn vị tiền tệ địa phương.
Trong thời kỳ này, đơn vị tiền tệ của cả khu vực Đông Dương là "piastre", được dịch ra tiếng Việt là "đồng" hay đôi khi là "bạc". Tiền tệ do chính quyền trong giai đoạn này lấy bạc làm bản vị nhưng những đồng tiền của các triều vua nhà Nguyễn vẫn được lưu hành chủ yếu ở các vùng nông thôn mặc dù bất hợp pháp. Tiền đúc lúc đầu có đồng bạc México nặng 27,073 g (độ tinh khiết 902 phần nghìn), sau đó là đồng bạc Đông Dương được đúc ở Pháp nặng 27 g (độ tinh khiết là 900 phần nghìn). Tiền giấy thời kỳ này được Ngân hàng Đông Dương phát hành và có thể đem đến ngân hàng đổi thành bạc. Một sắc lệnh ngày 16 tháng 5 năm 1900 cho phép Ngân hàng Đông Dương in tiền giấy gấp ba lần số bạc đảm bảo nhưng khi Đệ nhất Thế chiến xảy ra thì tỷ lệ này không còn giữ được nữa, tiền giấy phát hành gấp nhiều lần số bạc đảm bảo. Sau một số biện pháp cải cách tiền tệ, ngày 31 tháng 5 năm 1930, Tổng thống Pháp có sắc lệnh quy định đồng bạc Đông Pháp (Đông Dương) có giá trị là 655 miligam vàng (độ tinh khiết 900 phần nghìn), từ đó chấm dứt chế độ bản vị bạc mà chuyển sang bản vị vàng.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 31 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nghị định phát hành tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và ngày 31 tháng 11 năm 1946, giấy bạc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Một mặt in chữ "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình chủ tịch Hồ Chí Minh; một mặt in hình Nông - Công - Binh. Các loại giấy bạc đều có chữ số Ả rập, chữ Quốc ngữ, chữ Hán, Lào, Khmer chỉ mệnh giá, có ký tên "Bộ trưởng Bộ Tài chính" (Phạm Văn Đồng hoặc Lê Văn Hiến) và "Giám đốc Ngân khố trung ương". Loại tiền này từng được gọi một cách dân dã là "tiền Cụ Hồ" vì trừ tờ 100₫ thì mặt trước của hầu hết các tờ tiền giấy đều in hình của Hồ Chí Minh và để phân biệt với các loại tiền khác lưu hành trước đó tại Việt Nam, vốn cũng được gọi là "đồng". Ngày 5 tháng 6 năm 1951, Hồ Chí Minh ký nghị định thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và phát hành giấy bạc ngân hàng. Giấy bạc ngân hàng đổi lấy giấy bạc tài chính theo tỷ lệ 1 đồng ngân hàng đổi 10 đồng tài chính. Giấy bạc ngân hàng có các loại mệnh giá: 1 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng và 5.000 đồng. Một mặt in chữ "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" (chữ Hán và chữ quốc ngữ) và hình Hồ Chí Minh; một mặt in hình công - nông - binh, hình bộ đội ở chiến trường. Trên tờ giấy bạc có số hiệu, mệnh giá ghi bằng số Ả Rập, chữ quốc ngữ và chữ Hán.
Về sau, việc liên lạc giữa địa phương và trung ương có nhiều khó khăn, nên chính quyền trung ương cho phép Trung Bộ và Nam Bộ phát hành tiền riêng. Tiền này có mệnh giá 1 đồng, 5 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng. Hình ảnh trang trí cũng tương tự như giấy bạc ngân hàng chỉ khác là trên giấy bạc có chữ ký của Chủ tịch "Ủy ban kháng chiến" Nam Bộ (Phạm Văn Bạch), đại diện "Bộ trưởng Tài chính" và "Giám đốc Ngân khố" Nam Bộ. Một số tỉnh được phát hành tín phiếu, phiếu đổi chác, phiếu tiếp tế... hoặc giấy bạc chỉ lưu hành trong tỉnh.
Thời kỳ đó, ở Nam Bộ nền kinh tế chia ra hai vùng, sử dụng hai loại tiền khác nhau, vùng thuộc kiểm soát của Pháp lưu hành tiền do Pháp phát hành. Mặt khác, mặc dù Chính phủ phát hành tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng do phương tiện giao thông còn khó khăn nên loại tiền này không thể được vận chuyển thường xuyên đến Nam Bộ. Chính vì thế, sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân Nam Bộ vẫn sử dụng các loại tiền giấy, tiền kim loại do Pháp phát ra.
Sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam, miền Bắc và miền Nam có hai chế độ khác nhau, mỗi chế độ in tiền riêng, đều gọi là "đồng".
Ở miền Nam, từ năm 1953 đã cho lưu hành tiền đồng riêng biệt.
Khi mới thống nhất, tiền miền Nam đổi thành tiền giải phóng, với giá 500 đồng miền Nam cho mỗi đồng giải phóng từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào, ở Thừa Thiên Huế trở ra, 1000 đồng tiền miền Nam đổi được 3 đồng giải phóng.
Vào năm 1978, sau khi thống nhất hai miền về mặt hành chính, lại có một cuộc đổi tiền nữa. Tỷ giá đổi tiền miền Bắc là 1 đồng thống nhất bằng 1 đồng cũ, trong khi tại miền Nam 1 đồng thống nhất bằng 8 hào tiền giải phóng.
Lần đổi tiền thứ ba diễn ra vào năm 1985, khi 10 đồng tiền cũ đổi thành 1 đồng tiền mới.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang thực hiện chính sách quản lý tỷ giá hối đoái theo hướng thả nổi có kiểm soát. Trong vòng vài ba năm trở lại đây (giai đoạn 2003 - 2005), đồng Việt Nam có tỷ giá khá ổn định so với đồng đô la Mỹ do chính sách của Ngân hàng Nhà nước chỉ cho đồng giảm giá khoảng 1% một năm. Sau khi đồng đô la Zimbabwe đổi giá vào đầu tháng 8 năm 2006, đơn vị đồng của Việt Nam trở thành đơn vị tiền thấp giá nhất trên thế giới trong một thời gian dài trước khi bị Rial Iran vượt qua. Hiện Việt Nam đồng là đồng tiền có giá trị thấp thứ 2 thế giới, sau Rial Iran.
Việt Nam đồng hiện vẫn là tiền tệ có khả năng tự do chuyển đổi thấp, chưa trở thành đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang thực hiện cố gắng nâng cao khả năng tự do chuyển đổi của đồng Việt Nam bằng cách trước mắt nâng cao tỷ trọng thanh toán xuất khẩu bằng đồng, tiến tới sử dụng đồng Việt Nam trong thanh toán nhập khẩu song song với việc tự do hóa hoàn toàn giao dịch vãng lai.
Tháng 11 năm 2009, Chính phủ Việt Nam quyết định phá giá 5% đồng tiền Việt Nam, đồng thời tăng lãi suất lên 8%. Việc này được xem như là hành động làm căng thẳng thị trường tài chính châu Á, vì các nền kinh tế trong vùng đang tranh nhau tạo ưu thế với thị trường Âu Mỹ.
Ngày 11 tháng 2 năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định lại mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa Việt Nam đồng và Đô la Mỹ, theo đó, một Đô la Mỹ bằng 18.544 đồng. Trước đó, mức tỷ giá là 17.941 đồng. Như vậy, đồng tiền Việt Nam bị phá giá 3,25% so với Đô la Mỹ. Đến ngày 28 tháng 2 năm 2010, mức tỷ giá ở thị trường chợ đen là 19.500 đồng.
Ngày 17/08/2010, Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá từ mức 18.544 đồng/USD lên mức 18.932 đồng/USD, tăng 388 đồng.
Ngày 11/02/2011, Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD với VND, từ 18.932 VND lên 20.693 VND (tăng 9,3%), cùng với đó là thu hẹp biên độ áp dụng cho tỷ giá của các ngân hàng thương mại từ ±3% xuống còn ±1%. Tuy nhiên đến ngày 19/02/2011 tỷ giá USD ở thị trường chợ đen là 22.300 đồng.
Việc đồng tiền mất giá ở Việt Nam đã thể hiện qua vài trường hợp cụ thể như một gia đình gửi ngân hàng tiết kiệm tháng 9 năm 1983 số tiền 90 đồng, giá trị một chỉ vàng. Đến tháng 3 năm 2015, rút ra thì được hơn 20.000, chỉ mua được một ổ bánh mỳ kẹp thịt.
Cũng như các quốc gia khác, ý tưởng ban đầu của việc phát hành tiền kim loại (tiền xu) là để dùng vào việc thanh toán tại các máy bán hàng tự động. Tuy nhiên, thời điểm phát hành tiền xu, thị trường thanh toán tự động và hệ thống máy móc lại chưa phổ biến tại Việt Nam cho nên dân chúng vẫn dùng tiền xu song song với tiền giấy, đó là thói quen sai về mặt ứng dụng.
Tiền xu lại bất tiện hơn, nếu quy đổi thành cùng một mệnh giá tương đương, khối lượng tiền xu nặng hơn rất nhiều so với tiền giấy, gây khó khăn cho việc mang đựng, kiểm đếm. Kích cỡ bé, tròn nhưng nặng khiến cho tiền xu sẽ lăn rất xa nếu rơi và dễ vào chỗ hẹp như khe nhà, khe cống. Đã xảy ra những tai nạn về việc trẻ em nuốt tiền xu. Những bất tiện này cộng với việc máy bán hàng tự động hiện nay đã tương tác được với tiền giấy, khiến cho tiền xu không còn là cách thanh toán tự động duy nhất. Tiền xu không còn được sử dụng trong đời sống hằng ngày tại Việt Nam trên thực tế, dù rằng giá trị thanh toán của nó vẫn còn.
|
3799 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3799 | Đồng (định hướng) | Đồng trong tiếng Việt có nhiều hơn một nghĩa. Nó có thể là:
|
3806 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3806 | Hằng số vật lý | Trong khoa học tự nhiên, một hằng số vật lý là một đại lượng vật lý có giá trị không thay đổi theo thời gian.
Nó đối lập với hằng số toán học, là các giá trị cố định không liên quan trực tiếp đến các đo đạc vật lý.
Một số nhà vật lý, như Paul Dirac năm 1937, cho rằng các hằng số vật lý thực ra sẽ giảm dần giá trị theo thời gian (tỷ lệ với tuổi của vũ trụ). Tuy nhiên các thí nghiệm vật lý đã không khẳng định được điều này, mà chỉ đưa ra một số giới hạn trên cho biến đổi của các hằng số (ví dụ hằng số cấu trúc tinh tế không thể giảm quá 10 trong một năm, hằng số hấp dẫn không thể giảm quá 10 trong một năm).
Các hằng số không phụ thuộc hệ đo lường thường không có thứ nguyên và được coi là các hằng số vật lý cơ bản.
Một số người tin là nếu các hằng số vật lý chỉ sai khác đi một chút so với giá trị hiện nay, vũ trụ của chúng ta sẽ trở nên rất khác đến mức các sinh vật có trí tuệ như chúng ta không có điều kiện xuất hiện. Như vậy vũ trụ hiện nay có vẻ như được tinh chỉnh rất kỹ lưỡng để dành cho sự sống thông minh, theo nguyên lý vị nhân.
Bảng dưới liệt kê các hằng số đã biết đến nay.
Các giá trị cho ở dưới đây ở "dạng chính xác"; số trong dấu ngoặc đơn là "sai số chuẩn" là giá trị nhân với "sai số chuẩn tương đối" (gọi là "sai số tương đối").
2002 CODATA Internationally recommended values of the Fundamental Physical Constants "(at The NIST References on Constants, Units, and Uncertainty)"
|
3809 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3809 | CH | CH hay Ch có thể là:
|
3810 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3810 | TP | TP, Tp hay tp có thể có nghĩa là:
|
3813 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3813 | ĐT | ĐT hay đt có thể là chữ viết tắt để chỉ:
|
3814 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3814 | CQ | CQ có thể là:
|
3816 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3816 | Khí quyển (định hướng) | Khí quyển có thể được hiểu là:
|
3820 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3820 | TV (định hướng) | TV hay tv có thể là từ viết tắt cho:
|
3821 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3821 | Nhóm ngôn ngữ gốc Ý | Nhóm ngôn ngữ gốc Ý là một nhóm ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ấn-Âu có nhiều đặc điểm mà các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ tin rằng là hậu thân của tiếng Latinh. Nhóm này bao gồm vào khoảng 50 ngôn ngữ và đa số tập trung tại Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và România.
Nhóm này được chia ra làm 3 phân nhóm: tiếng Latinh đứng một mình, các hậu thân của nó trong Nhóm Rôman và Nhóm Sabelli bao gồm vài ngôn ngữ cổ đã mai một.
Khi Đế quốc La Mã chiếm gần hết Châu Âu họ mang tiếng Latinh đến các vùng đất họ vừa chiếm. Tuy nhiên, chỉ có loại tiếng Latinh bình dân đã trở nên thông dụng vì tiếng Latinh cổ điển không dễ học. Sự sáp nhập của các tiếng địa phương vào tiếng Latinh bình dân đã tạo nên các tiếng của nhóm Rôman sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ.
Nhóm ngôn ngữ gốc Ý (thuộc Ngữ hệ Ấn-Âu)
|
3822 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3822 | TN | TN hay tn có thể là:
|
3823 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3823 | ĐH | ĐH hay đh có thể là từ viết tắt của:
|
3824 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3824 | ND | ND có thể là:
|
3825 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3825 | QĐ | QĐ hay qđ có thể là viết tắt của:
|
3827 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3827 | HQ | HQ có thể là từ viết tắt của:
|
3828 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3828 | BĐ | BĐ có thể là từ viết tắt của:
|
3830 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3830 | QH | QH hay qh có thể là từ viết tắt của:
|
3831 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3831 | LĐ | LĐ hay lđ có thể là từ viết tắt của:
|
3832 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3832 | ĐN | ĐN hay đn có thể là từ viết tắt của:
|
3834 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3834 | Hỏa Lôi Phệ Hạp | Quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp, còn gọi là quẻ Phệ Hạp, đồ hình |::|:| (噬嗑 shi4 ke4), là quẻ thứ 21 trong Kinh Dịch.
Giải nghĩa: Khiết dã. Cấn hợp. Cẩu hợp, bấu víu, bấu quào, dày xéo, đay nghiến, phỏng vấn, hỏi han (học hỏi). Ủy mị bất chấn chi tượng: tượng yếu đuối không chạy được.
|
3836 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3836 | ĐC | ĐC hay được có thể là từ viết tắt của:
|
3838 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3838 | VH | VH có thể là từ viết tắt của:
|
3839 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3839 | VV | VV hoặc vv có thể là:
|
3840 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3840 | PT | PT hoặc pt có thể là:
|
3843 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3843 | QL | QL có thể là viết tắt của:
|
3844 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3844 | Tương tác cơ bản | Tương tác cơ bản hay lực cơ bản là các loại lực của tự nhiên mà tất cả mọi lực, khi xét chi tiết, đều quy về các loại lực này.
Trong cơ học cổ điển, lực cơ bản là các lực không bao giờ biến mất dưới phép biến đổi hệ quy chiếu. Trong cơ học cổ điển cũng tồn tại lực quán tính không thể quy về các lực cơ bản. Tuy nhiên loại lực này được coi là "lực ảo", do luôn tìm được hệ quy chiếu mà lực này biến mất (gọi là hệ quy chiếu quán tính).
Mô hình vật lý hiện đại cho thấy có bốn loại tương tác cơ bản trong tự nhiên: tương tác hấp dẫn, tương tác điện từ, tương tác mạnh và tương tác yếu.
Trong cuộc sống hằng ngày, các lực mà chúng ta hay bắt gặp đều chủ yếu có nguồn gốc từ lực điện từ; ngoại trừ lực hấp dẫn từ Trái Đất. Ví dụ như các lực khi có va chạm cơ học giữa các vật thể thông dụng đều quy về lực tương tác giữa các phân tử hay nguyên tử, cụ thể là lực điện từ giữa hạt nhân và electron của chúng. Lực cơ học này bao gồm phản lực giữa các vật rắn, lực đẩy Acsimét trong các chất lỏng và chất khí, lực ma sát giữa các bề mặt, lực nâng cánh máy bay trong khí động lực học, sức căng bề mặt hay các lực điện từ thể hiện ở mức độ phân tử. Các phản ứng hóa học cũng được điều khiển bởi lực điện từ, như khi chúng tạo ra lực đẩy trong động cơ đốt trong. Các đồ điện, như động cơ điện, hiển nhiên sử dụng theo phương thức trực tiếp lực điện từ.
"Lực hấp dẫn" là lực yếu nhất trong bốn lực cơ bản của tự nhiên, hình thành ở thang đo lớn, hay thang thiên văn học. Lực hấp dẫn giữa hai vật có khối lượng là "m" và "m", có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách, "r", giữa chúng, được tính theo định luật vạn vật hấp dẫn Newton:
với "G" ≈ 6,67 x 10 N m²/kg và được gọi là hằng số hấp dẫn.
Lực hấp dẫn luôn luôn là lực hút và xảy ra ở đường nối tâm của 2 vật với nhau. Lực hấp dẫn của hai vật có độ lớn bằng nhau nhưng ngược hướng nhau, tuân theo đúng định luật thứ ba của Newton. Theo các nhà vật lý hạt thì có một hạt mang tên là graviton, hay hạt truyền tương tác của lực hấp dẫn.
Lực hấp dẫn có dạng gần giống với lực Coulomb áp dụng cho các điện tích, vì chúng đều tuân theo luật nghịch đảo bình phương khoảng cách. Điều này đã gợi ra cho Albert Einstein những ý tưởng đầu tiên về việc thống nhất lực hấp dẫn và lực điện từ; tuy nhiên kết quả đã không thành công. Về sau, ở thập niên 1960, người ta đã thống nhất được 3 lực còn lại, được biểu diễn ở trong điện-yếu thống nhất ("electroweak unification"), đây là sự kết hợp của lực điện từ, lực tương tác mạnh và lực tương tác yếu vào làm một.
Ngày nay, các nhà vật lý nhận thấy rằng lực hấp dẫn và lực điện từ có một điểm chung và cả hai đều xuất hiện bởi sự có mặt của các hạt truyền tương tác với khối lượng bằng 0. Điều này mở những hướng nghiên cứu mới để thống nhất 4 lực của tự nhiên vào một dạng duy nhất.
"Tương tác điện từ" hay lực điện từ là một trong bốn tương tác cơ bản của tự nhiên. Nó cũng là sự kết hợp của lực điện (còn gọi là lực Coulomb với các điện tích điểm đứng yên) và lực từ (sinh ra bởi các hạt mang điện tích khi di chuyển). Về cơ bản, cả lực điện và lực từ đều được miêu tả dưới dạng một lực truyền với sự có mặt của hạt truyền tương tác là quang tử.
Quá trình lượng tử hóa lực điện từ được miêu tả trong thuyết điện động lực học lượng tử, hay còn gọi là thuyết QED. Lực điện từ là một lực có biên độ vô hạn, nó tuân thủ theo luật nghịch đảo bình phương khoảng cách giống như lực hấp dẫn.
Lực điện từ tồn tại giữa các hạt mang điện tích như electron hay quark, và có độ lớn khoảng formula_2 lần so với lực hấp dẫn. Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương, hai hạt cùng điện tích sẽ đẩy nhau và ngược điện tích sẽ hút nhau. Trái Đất, mặt trời, các hành tinh... chứa cùng một lượng hạt điện tích âm và điện tích dương, do đó chúng trung hoà và không có lực điện từ.
Lực điện từ giữa electron và proton là lý do để cho electron nằm trên quỹ đạo của hạt nhân.
"Bài chính: Tương tác mạnh"
"Tương tác mạnh" hay lực mạnh là một trong bốn tương tác cơ bản của tự nhiên. Lực này giữ các thành phần của hạt nhân của nguyên tử lại với nhau, chống lại lực đẩy rất lớn giữa các proton. Lực này được chia làm hai thành phần, lực mạnh cơ bản và lực mạnh dư. Lực tương tác mạnh ảnh hưởng bởi các hạt quark, phản quark và gluon-hạt truyền tương tác của chúng. Thành phần cơ bản giữ các quark lại với nhau để hình thành các hadron như proton và neutron. Thành phần dư giữ các hadron lại trong hạt nhân của một nguyên tử. Ở đây còn có một hạt gián tiếp là bosonic hadron, hay còn gọi là meson.
Theo thuyết sắc động lực học lượng tử, mỗi quark mang trong mình điện tích màu, ở một trong 3 dạng "đỏ", "xanh lam" hoặc "xanh lơ". Đó chỉ là những tên, hoàn toàn không liên hệ gì với màu thực tế. Đối quark là các hạt như "đối đỏ", "đối xanh lam", "đối xanh lơ". Cùng màu đẩy nhau, trái màu hút nhau. Lực hút giữa hạt màu và hạt đối màu của nó là rất mạnh. Các hạt chỉ tồn tại nếu như tổng màu của chúng là trung hòa, nghĩa là chúng có thể hoặc được kết hợp với đối đỏ, đối xanh lam và đối xanh lơ như trong các hạt baryon, proton và neutron, hoặc một quark và một đối quark của nó có sự tương ứng đối màu (như hạt meson).
Tương tác mạnh xảy ra giữa hai quark là nhờ một hạt trao đổi có tên là gluon. Nguyên lý hoạt động của hạt gluon có thể hiểu như trái bòng bàn, và hai quark là hai vận động viên. Hai hạt quark càng ra xa thì lực tương tác giữa chúng càng lớn, nhưng khi chúng gần xát nhau, thì lực tương tác này bằng 0. Có tám loại gluon khác nhau, mỗi loại mang một màu điện tích và một đối màu điện tích (có ba loại màu, nhưng do có sự trung hòa giống như đỏ + xanh + vàng = trắng ngoài tự nhiên, nên chỉ có 8 tổ hợp màu giữa chúng).
Mỗi một cặp tương tác của quark, chúng luôn luôn thay đổi màu, nhưng tổng màu điện tích của chúng được bảo toàn. Nếu một quark đỏ bị hút bởi một quark xanh lam trong một baryon, một gluon mang đối xanh lam và đỏ được giải phóng từ quark đỏ và hấp thụ bởi quark xanh lam, và kết quả, quark đầu tiên chuyển sang quark xanh lam và quark thứ hai chuyển sang quark đỏ (tổng màu điện tích vẫn là xanh lam + đỏ). Nếu một quark xanh lơ và một đối xanh lơ quark tương tác với nhau trong một meson, một gluon mang, ví dụ như đối đỏ và xanh lơ sẽ được giải phóng bởi quark xanh lơ và hấp thụ bởi một đối xanh lơ quark, và kết quả, quark xanh lơ chuyển sang màu đỏ và đối xanh lơ đối quark chuyển sang màu đỏ (tổng màu điện tích vẫn là 0). Hai quark xanh lam đẩy nhau và trao đổi một gluon mang điện tích màu xanh lam và đối xanh lam, các quark vẫn dữ nguyên điện tích màu xanh lam.
Hiện tượng không thể tách rời các quark xa nhau gọi là hiện tượng giam hãm ("confinement"). Có một giả thuyết rằng các quark gần nhau sẽ không tồn tại lực tương tác mạnh và trỏ thành tự do, giả thuyết này còn gọi là sự tự do tiệm cận và có thể được giải thích bằng nguyên lý quả bóng bàn như trên.
"Bài chính: Tương tác yếu"
"Tương tác yếu" hay lực yếu xảy ra ở mọi hạt cơ bản trừ các hạt photon và gluons, ở đó có sự trao đổi của các hạt truyền tương tác là các vector W boson và Z boson.
Tương tác yếu xảy ra ở một biên độ rất ngắn, bởi vì khối lượng của những hạt W boson và Z boson vào khoảng 80 GeV, nguyên lý bất định bức chế chúng trong một khoảng không là formula_3 m, kích thước này chỉ nhỏ bằng 0,1% so với đường kính của proton. Trong điều kiện bình thường, các hiệu ứng của chúng là rất nhỏ. Có một số định luật bảo toàn hợp lệ với lực tương tác mạnh và lực điện từ, nhưng lại bị phá vỡ bởi lực tương tác yếu. Mặc dầu có biên độ và hiệu suất thấp, nhưng lực tương tác yếu lại có một vai trò quan trọng trong việc hợp thành thế giới mà trong ta quan sát.
Tương tác yếu chuyển đổi một hương quark sang một hương khác. Nó có vị trí quan trọng trong cấu trúc vũ trụ của chúng ta, bởi vì:
Việc khám phá ra vector boson W và Z vào năm 1983 đã là một bằng chứng xác thực ủng hộ lý thuyết kết hợp tương tác yếu và tương tác điện từ vào một tương tác là tương tác điện yếu.
|
3847 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3847 | Giải tích thực | Giải tích thực là một phân ngành của giải tích làm việc với các hàm số xác định trên một tập và lấy giá trị trên trường số thực. Nó nghiên cứu các khái niệm dãy, giới hạn, tính liên tục của hàm số, vi phân và tích phân trên trường số thực và các dãy hàm thực, các khái niệm phức tạp hơn như lý thuyết độ đo và tích phân Lebesgue. Môn học này cũng phát triển các khái niệm hiện đại như hàm suy rộng ("generalized function").
|
3849 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3849 | Đảng Cộng sản Việt Nam | Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp. Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức hiện nay, Đảng là đại diện của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Trong ngữ cảnh không chính thức cũng dùng từ ""Đảng"" (hoặc ""Đảng ta"") để nói về Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cơ quan cao nhất của Đảng là Đại hội Đại biểu toàn quốc, nơi sẽ bầu ra Ban Chấp hành Trung ương. Giữa các kỳ Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng là cơ quan tối cao quyết định các vấn đề của Đảng. Sau Đại hội, Trung ương sẽ bầu ra Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương và bầu một Ủy viên Bộ Chính trị làm Tổng Bí thư.
Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam 2013 khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng lên Nhà nước và xã hội:
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội, chính trị của nhà nước này, đảng viên là những người nắm giữ các cương vị chủ chốt trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Trong Di chúc của Hồ Chí Minh có viết:
Điều lệ Đảng là văn bản pháp lý cơ bản của Đảng, xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ chức, hoạt động, cơ cấu bộ máy của Đảng; quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và của tổ chức đảng các cấp.
Mục đích của việc xây dựng Điều lệ Đảng là nhằm thống nhất tư tưởng, tổ chức và hành động trong toàn Đảng, thực hiện mục tiêu của Đảng. Điều lệ Đảng do Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng thông qua và ban hành. Mọi tổ chức đảng và đảng viên đều phải chấp hành Điều lệ Đảng.
Điều lệ Đảng đã được sửa đổi 12 lần tính tới hiện nay. Điều lệ do Đại hội Đảng toàn quốc thông qua và ban hành nên để phù hợp với bối cảnh mới khi tổ chức Đại hội Đảng các tổ soạn thảo thường đề xuất ý kiến để Đại hội thảo luận sửa đổi, bổ sung một số vấn đề trong điều lệ.
Điều lệ đầu tiên được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng ngày 3 tháng 2 năm 1930 với tên gọi "Điều lệ vắn tắt". Với văn bản ban đầu chỉ gói gọn trong 9 điều.
Những lần sửa đổi:
Đảng Cộng sản thành lập năm 1930 sau là một phân bộ của Quốc tế Cộng sản, theo chủ nghĩa Marx - Engels - Lenin.
Theo Điều lệ Đảng năm 1935:
Điều lệ Đảng năm 1951 xác định:
Đến Đại hội Đảng lần thứ 3 (1960) thì điều lệ đảng xóa bỏ chữ "Engels, Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông", và từ Đại hội Đảng lần thứ 7 (1991) thêm vào chữ "Tư tưởng Hồ Chí Minh".
Đảng Lao động Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc dân chủ tập trung. Chính cương của Đảng năm 1951 xác định:
Tại Đại hội III năm 1960, nghị quyết xác định:
<nowiki></nowiki>
Cương lĩnh của đảng năm 1991 xác định:
Nghị quyết của đảng năm 1991 cũng nêu rõ:
Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 ghi: ""Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới"".
Cương lĩnh sử dụng từ "nhân dân" chứ không nói "nhân dân lao động", không nói "quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa", mà chỉ nói "quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp".
Đảng Cộng sản Việt Nam được biết đến với việc đưa ra và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế đường lối của Đảng hiện nay gây ra rất nhiều tranh luận từ phía bên ngoài, là "hữu khuynh" hay "theo đúng" tôn chỉ của chủ nghĩa Marx - Lenin. Các chính sách được cho là theo đường lối Kinh tế mới (NEP) của Lenin, nhưng cũng có ý kiến cho là những cải cách vượt xa cả NEP, và được cho là gần gũi với lý luận Đặng Tiểu Bình và đường lối của Trung Quốc hiện nay. Trong khi đó tư tưởng Hồ Chí Minh được nhiều nhà nghiên cứu hiểu khác nhau và vận dụng khác nhau. Chính sách "Đổi Mới" được đưa ra năm 1986 được một số người nhận định là "quay lại cái cũ" (như xóa bỏ hợp tác xã kiểu cũ, cho tư nhân kinh doanh rộng rãi, tư bản nước ngoài đầu tư, ra luật đầu tư, thiết lập thị trường chứng khoán, cho in lại nhiều sách vở về dân chủ - tự do, các trường phái triết học phi Marxist, các kinh điển Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, trùng tu nhiều đền chùa, cho in lại văn học lãng mạn...)
Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam do chỉ thị của Đông Phương Bộ (là một bộ phận của Đệ Tam Quốc tế) yêu cầu Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long ("Kowloon") từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), hai đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: "Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi". Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh tại Đại hội II ghi ngày thành lập Đảng là 6 tháng 1 nhưng Nghị quyết tại Đại hội III năm 1960 đổi là ngày 3 tháng 2 năm 1930.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên.
Vừa ra đời, Đảng đã lãnh đạo phong trào nổi dậy 1930–1931, nổi bật là Xô Viết Nghệ – Tĩnh, mục đích thành lập chính quyền Xô viết. Phong trào này thất bại và Đảng Cộng sản Đông Dương tổn thất nặng nề vì khủng bố trắng của Pháp. Trước tình hình đó, đầu tháng 4/1931, Xứ ủy Trung Kỳ ra Chỉ thị thanh Đảng có nội dung ""Đuổi sạch sành sanh ra ngoài hết thảy những bọn trí phú địa hào. Nếu đồng chí nào muốn làm cách mạng, tự nguyện đứng về phía giai cấp vô sản mà phấn đấu cũng không cho đứng trong Đảng."". Chỉ thị này khiến một số đảng viên thuộc đối tượng thanh Đảng ra đầu thú với chính quyền, hoặc chuẩn bị ra đầu thú. Xứ uỷ Trung Kỳ phải ra lệnh thu hồi chỉ thị.
Một thời gian trong thập niên 1930, tại miền Nam, Đảng Cộng sản và những người Trotskist hợp tác với nhau trên tờ báo "La Lutte", mà Hồ Chí Minh sau cho là "một số đồng chí hợp tác vô nguyên tắc".
Năm 1935, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I được bí mật tổ chức tại Ma Cao do Hà Huy Tập chủ trì nhằm củng cố lại tổ chức đảng, thông qua các điều lệ, bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá I gồm 13 ủy viên.
Đồng thời, một đại hội của Cộng sản Quốc tế thứ ba tại Moskva đã thông qua chính sách dùng mặt trận dân tộc chống phát xít và chỉ đạo những phong trào cộng sản trên thế giới hợp tác với những lực lượng chống phát xít bất kể đường lối của những lực lượng này có theo chủ nghĩa xã hội hay không để bảo vệ hòa bình chứ chưa đặt nhiệm vụ trước mắt là lật đổ chủ nghĩa tư bản. Việc này đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải xem các chính đảng có cùng lập trường chống phát xít tại Đông Dương là đồng minh. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7 năm 1936 do Lê Hồng Phong chủ trì tổ chức tại Thượng Hải, Đảng đã tạm bỏ khẩu hiệu "đánh đổ đế quốc Pháp" và "tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày" mà lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương, chống phát xít, đòi tự do, dân sinh dân chủ. Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ do chính quyền cánh tả Pháp ban hành, đảng hoạt động công khai, đấu tranh nghị trường, tham gia các cuộc bầu cử, sử dụng các quyền chính trị đấu tranh cho lợi ích công nông bình dân. Tháng 3 năm 1938, Hội nghị Trung ương do Hà Huy Tập chủ trì họp ở Hóc Môn, Sài Gòn đã đổi tên Mặt trận là Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương cho phù hợp tình hình.
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương lại đàn áp mạnh tay, Đảng đã chuyển hướng, coi giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. Tháng 3 năm 1939, Đảng ra bản "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Đông Dương đối với thời cuộc". Tháng 11 năm 1939 Hội nghị Trung ương đảng họp tại Hóc Môn, Sài Gòn do Nguyễn Văn Cừ chủ trì đã thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương và Hội nghị Trung ương ngày 19 tháng 5 năm 1941 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì họp tại Cao Bằng lập ra Mặt trận Việt Minh. Thông qua mặt trận này, Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền tại Việt Nam, được biết đến với tên gọi Cách mạng tháng Tám.
Ngày 11 tháng 11 năm 1945 Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán, chuyển vào hoạt động bí mật, chỉ để một bộ phận hoạt động công khai dưới danh nghĩa Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Marx ở Đông Dương, mọi hoạt động công khai của đảng từ đây đều thông qua Mặt trận Việt Minh. Trên thực tế, Đảng vẫn hoạt động bí mật và giữ vai trò lãnh đạo chính quyền, chỉ đạo công cuộc kháng chiến kiến quốc. Khi đó Việt Minh được xem như là một tổ chức chính trị tham gia bầu cử Quốc hội khóa I và chính quyền. Sau đó Việt Minh tham gia Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, cùng với Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam...
Sau này, Đại hội Đảng lần thứ III (tháng 9 năm 1960) quyết định lấy ngày 3 tháng 2 hằng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bị Việt Nam Quốc dân Đảng và một số sử gia phương Tây cáo buộc, sau khi Chính phủ Cách mạng Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, đã dựng lên Vụ án phố Ôn Như Hầu nhằm triệt hạ các đảng phái đối thủ chính trị của mình trong chính quyền liên hiệp.
Đảng được "lập lại", công khai (tại Việt Nam) với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam vào tháng 2 năm 1951, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II ở Tuyên Quang. Đại hội này được diễn ra trong lúc diễn ra Chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Đại hội này cũng tách bộ phận của Lào và Campuchia (vốn cùng thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương) thành các đảng riêng.
Sau đại hội II, Đảng Cộng sản thực thi chiến dịch cải cách ruộng đất. Trong cuộc cải cách, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Tuy nhiên, cuộc cải cách đã đấu tố oan nhiều người, dẫn đến nhiều cái chết oan (số liệu cụ thể chưa được xác định). Đến tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (họp từ 25/8 đến 24/9/1956) nhận định các nguyên nhân đưa đến sai lầm, và đề nghị thi hành biện pháp kỷ luật đối với Ban lãnh đạo chương trình Cải cách Ruộng đất như sau: Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư Đảng, hai ông Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương ra khỏi Bộ Chính trị, và Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội vào năm 1960 chính thức hóa công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc, tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó và đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tại miền Nam.Tiến hành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Tại miền Nam, đảng bộ Miền Nam năm 1962 công khai lấy tên Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam, là thành viên và lãnh đạo Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam , tuyên truyền chủ nghĩa Marx - Lenin (thành phần Mặt trận còn có Đảng Dân chủ, và Đảng Xã hội cấp tiến và các tổ chức do người cộng sản lãnh đạo).
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, được tổ chức vào năm 1976 sau khi chấm dứt Chiến tranh Việt Nam, tên Đảng được đổi lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều 4 Hiến pháp năm 1980 quy định ""Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Marx - Lenin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội."" Đảng cộng sản Việt Nam quyết định nhân sự mọi chức vụ cấp cao trong bộ máy chính quyền, trong quân đội cũng như trong các cơ quan truyền thông, các tổ chức quần chúng, các cơ quan học thuật như Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định bổ nhiệm nhân sự các chức vụ: Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ; Ủy viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh, Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy viên Quân ủy Trung ương, ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, phong hoặc thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam...
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá - lương - tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế Việt Nam càng trở nên khó khăn. Đại hội khởi xướng chính sách Đổi Mới, cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi sang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong khi vẫn duy trì vị trí lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X năm 2006 tiếp tục chính sách đổi mới, đồng thời cho phép Đảng viên làm kinh tế tư nhân.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011 thí điểm kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng
Năm 2017, Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành quy định khai trừ đảng viên cố ý nói, viết có nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc sự thật, phủ nhận vai trò lãnh đạo và thành quả cách mạng của Đảng và dân tộc.
Hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tham nhũng và sự hình thành các nhóm lợi ích khiến Đảng gặp ""nguy cơ về sự phân liệt về chính trị trong Đảng, là nói đến nguy cơ phân liệt đẳng cấp về tổ chức, về cán bộ cảnh báo nguy cơ mất sự thống nhất về chính trị và tư tưởng ở ngay trong chính nội bộ Đảng... nguy cơ Đảng bị phân rã, chia cắt, cát cứ là hết sức nguy hiểm. Trong Đảng mà nảy nòi nhiều "sứ quân" thì nguy cơ khó còn là Đảng Cộng sản nữa; và khi đó, vai trò lãnh đạo, trọng trách lịch sử của Đảng sẽ bị tổn thương và đe dọa nghiêm trọng"".
Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng phải "tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ". Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW ""Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới"". Theo ông Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thì hiện nay đã có ý kiến đề nghị bỏ chủ nghĩa Marx-Lenin, chủ nghĩa xã hội vì "đã lạc hậu lắm rồi" tuy nhiên ""không còn thừa nhận chủ nghĩa Marx - Lenin tức là không thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng. Các đảng phái sẽ mọc lên như nấm và quốc gia sẽ bước vào thời kỳ thập nhị sứ quân, rối loạn"". Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XIII, Bộ trưởng Công an Tô Lâm nhận định ""nguy cơ mất an ninh chính trị nội bộ, suy giảm thế trận lòng dân, làm suy yếu sức chiến đấu của Đảng, của chế độ ta từ gốc, từ bên trong là nguy hiểm nhất"". Ông Phạm Minh Chính cho rằng tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đã được cải thiện, song "đây là vấn đề nhức nhối, còn tiếp tục, phải kiên trì, kiên quyết với nó hơn nữa".
Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng theo Chủ nghĩa Marx-Lenin với nguyên tắc tập trung dân chủ. Đại hội Đại biểu toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng, là cơ quan duy nhất có quyền ban hành hoặc sửa đổi Điều lệ Đảng và cương lĩnh chính trị, thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ đã qua và thông qua nghị quyết về phương hướng hành động nhiệm kỳ tới, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất việc chấp hành nghị quyết của đại hội.
Đại hội Đảng được tổ chức thường kỳ 5 năm một lần để xác định đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Đại hội bất thường khi cần.
Giữa 2 kỳ đại hội, Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương gồm:
Các cơ quan trung ương tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương bao gồm:
Các đơn vị trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương bao gồm:
Các Đảng bộ trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương bao gồm:
Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.
Các thành viên trong Bộ Chính trị do Ban Chấp hành Trung ương bầu ra. Bộ Chính trị gồm các ủy viên chính thức và có thể có các ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân vật quyền lực nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Về lý thuyết Đại hội Đảng là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng nhưng Đại hội hay bị chi phối bởi Ban Chấp hành Trung ương và đến lượt Ban Chấp hành Trung ương hay bị chi phối bởi Bộ Chính trị.
Các bạn chỉ đạo trung ương trực thuộc Bộ Chính trị bao gồm:
Ban Bí thư là một cơ quan giám sát việc thi hành chính sách hàng ngày của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết định một số vấn đề theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương.
Thành phần Ban Bí thư gồm có Tổng Bí thư, một số Ủy viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và một số Ủy viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương chuyên xem xét phẩm chất chính trị và tư cách đạo đức các đảng viên là cán bộ cao cấp, các vụ việc tiêu cực liên quan đến các đảng viên cao cấp.
Điều 32 Điều lệ Đảng quy định nhiệm vụ của Uỷ ban kiểm tra các cấp như sau:
Ủy ban kiểm tra có quyền yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên báo cáo, cung cấp tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày 3 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc, đại diện Quốc tế Cộng sản và người tổ chức Hội nghị thống nhất đã chỉ định người đứng đầu điều hành Ban Chấp hành Trung ương Đảng đầu tiên với cương vị Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam là Trịnh Đình Cửu. Ông giữ chức vụ này cho đến tháng 10 năm 1930 khi Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu Trần Phú làm Tổng Bí thư.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất diễn ra từ ngày 12 đến 27 tháng 10 năm 1930, Trần Phú được bầu vào vị trí đứng đầu Ban Chấp hành trung ương với danh xưng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông được coi là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Sau khi Tổng Bí thư Trần Phú bị bắt và mất trong nhà thương Chợ Quán ngày 6 tháng 9 năm 1931, chức vụ Tổng Bí thư bị khuyết do Trung ương Đảng bị truy bắt dữ dội, gần như tê liệt. Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, tháng 3 năm 1934, tại Ma Cao, Ban Chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, do Lê Hồng Phong làm Bí thư. Do tình hình Ban Chấp hành Trung ương trong nước gần như bị tê liệt, nên Ban Chỉ huy hải ngoại kiêm Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Chức vụ Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương bấy giờ giữ vai trò như Tổng Bí thư. Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ I (27-31/3/1935), Hà Huy Tập được bầu làm Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại thay thế Lê Hồng Phong đã được Đại hội Đảng bầu là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Mãi đến Tháng 7 năm 1936, Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại Hà Huy Tập về nước và giữ chức Tổng Bí thư, trở lại thành chức vụ lãnh đạo cao nhất.
Cương vị lãnh đạo cao nhất của Tổng Bí thư được duy trì cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 2 năm 1951. Tại đại hội này, xác lập chức vụ danh dự là Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, gọi tắt là Chủ tịch Đảng, được xem là cao hơn cương vị Tổng Bí thư. Tuy đây chỉ là chức vụ danh dự, nhưng do uy tín lớn của Chủ tịch Đảng Hồ Chí Minh, nên hầu như đây là chức vụ thực quyền, nhất là sau Hội nghị Trung ương về vấn đề sửa sai cải cách ruộng đất tháng 10 năm 1956, Tổng Bí thư Trường Chinh từ chức, Chủ tịch Đảng Hồ Chí Minh được coi như kiêm giữ luôn chức vụ Tổng Bí thư.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III tháng 9 năm 1960, tuy không bầu ra chức vụ Tổng bí thư, nhưng chức vụ Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam được thành lập, do Lê Duẩn nắm giữ. Chức vụ này mô phỏng theo Liên Xô, nhưng vẫn duy trì chức vụ Chủ tịch Đảng theo kiểu Trung Quốc. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời năm 1969 thì chức vụ Chủ tịch Đảng cũng bị bãi bỏ.
Chức vụ Bí thư thứ nhất trở thành chức vụ đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương cho đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV tháng 12 năm 1976. Tại đại hội này, chức vụ Bí thư thứ nhất được bãi bỏ và chức vụ đứng đầu Ban Chấp hành trung ương trở thành Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn do Lê Duẩn nắm giữ. Từ đó, chức vụ này ổn định vai trò và danh xưng cho đến tận ngày nay.
Tổng Bí thư đương nhiệm là ông Nguyễn Phú Trọng.
Tính đến năm 2014, toàn Đảng Cộng sản Việt Nam có 4.480.707 đảng viên, sinh hoạt ở 262.894 chi bộ thuộc 56.548 tổ chức cơ sở đảng, thuộc 67 đảng bộ trực thuộc Trung ương. Trong đó, số đảng viên sinh hoạt ở xã là 1.888.352 (42,1%); sinh hoạt ở phường, thị trấn là 853.357 (19,1%); sinh hoạt tại các doanh nghiệp nhà nước là 266.541 (5,9%); tại các doanh nghiệp cổ phần vốn nhà nước là 113.568 (2,53%); tại các doanh nghiệp tư nhân là 45.824 (1,02%); tại các tổ chức đảng có vốn đầu tư nước ngoài là 9.470 (0,21%), tại các đơn vị sự nghiệp là 289.179 (6,45%), tại các cơ quan hành chính là 422.900 (9,38%), trong quân đội, công an là 550.898 (12,3%), trong các tổ chức đảng ngoài nước là 10.000 (0,23%). "Số lượng Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam tính đến năm 2019 là khoảng hơn 5,2 triệu đảng viên". Hiện nay, việc phát triển đảng viên đang gặp nhiều khó khăn vì nhiều bạn trẻ ngại vào Đảng khiến tình trạng già hóa hiện rõ trong đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Báo Dân trí cho rằng một thời gian dài, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong đội ngũ cán bộ, đảng viên xảy ra nghiêm trọng làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng, suy giảm niềm tin trong nhân dân dẫn đến tình trạng thiếu nguồn phát triển đảng viên như hiện nay. Chính vì vậy Đảng Cộng sản Việt Nam phải tự đổi mới, tạo sức hút mới, củng cố niềm tin trong các tầng lớp nhân dân.
|
3852 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3852 | Ngữ hệ Nam Á | Ngữ hệ Nam Á () là một ngữ hệ lớn ở Đông Nam Á lục địa, phân bố rải rác ở Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và miền nam Trung Quốc, được nói bởi chừng 117 triệu người. Trong những ngôn ngữ này, chỉ tiếng Việt, tiếng Khmer, và tiếng Môn có lịch sử ghi chép dài, và chỉ có tiếng Việt và tiếng Khmer hiện có địa vị chính thức cấp quốc gia (ở Việt Nam và Campuchia). Tại Myanmar, tiếng Wa là ngôn ngữ chính thức của Ngõa Bang (một nhà nước li khai). Tiếng Khasi, tiếng Santal và tiếng Ho là ngôn ngữ chính thức cấp bang tại Ấn Độ. Những ngôn ngữ còn lại đều là tiếng nói của các dân tộc thiểu số, không có địa vị chính thức.
"Ethnologue" xác định 168 ngôn ngữ Nam Á. Ngữ hệ Nam Á có 13 phân nhóm (cùng nhắm chừng cả tiếng Shompen, một ngôn ngữ mà hiểu biết về nó còn ít ỏi), mà về truyền thống được gộp vào hai nhóm lớn, Môn–Khmer và Munda. Tuy vậy, phân loại Diffloth (2005) đặt ra ba nhóm (Munda, Môn-Khmer hạt nhân và Khasi–Khơ Mú) trong khi vài phân loại khác loại bỏ hoàn toàn thuật ngữ "Môn-Khmer", đồng nhất nó với thuật ngữ "Nam Á".
Ngữ hệ Nam Á thường có phân bố đứt đoạn, bị chia tách bởi những ngữ hệ khác. Đây có vẻ là ngữ hệ bản địa của Đông Nam Á, sự hiện diện của ngôn ngữ Ấn-Arya, Tai–Kadai, Dravida, Nam Đảo, và Hán-Tạng là kết quả của những đợt di cư về sau.
Về cấu trúc từ vựng, ngữ hệ Nam Á nổi bật với cấu trúc "âm tiết rưỡi", trong đó một từ có thể bao gồm một tiền âm tiết không nhấn, theo sau bằng một âm tiết hoàn chỉnh được nhấn. Về mặt tạo từ, hầu hết ngôn ngữ Nam Á có một số tiền tố phái sinh, nhiều tiếng có trung tố, song hậu tố hầu như vắng mặt trong mọi nhánh trừ Munda (và một ít trường hợp khác). Ngôn ngữ Nam Á cũng thường có hệ thống nguyên âm lớn, thường hay phân biệt giữa nguyên âm thường và nguyên âm hà hơi (lơi) hoặc giữa âm thường và âm khít thanh quản (căng). Tuy nhiên, một số ngôn ngữ Nam Á đã mất đi những đặc điểm trên qua việc phát sinh thêm nguyên âm đôi, hay, như trường hợp tiếng Việt, thanh điệu hóa. Tiếng Việt đã bị tiếng Trung Quốc ảnh hưởng nặng đến nỗi những đặc điểm Nam Á bị lu mờ, trong khi tiếng Khmer, dù ảnh hưởng bởi tiếng Phạn và Pali, vẫn duy trì đặc điểm ngôn ngữ Nam Á điển hình.
Nhiều công sức đã được đổ vào việc phục dựng ngôn ngữ Môn-Khmer nguyên thủy, trong đó nổi bật hơn cả là "Mon–Khmer Comparative Dictionary" (Từ điển so sánh Môn-Khmer) của Harry L. Shorto. Trái lại, nhóm Munda lại ít được chú trọng, do tài liệu về nhánh này còn ít.
Paul Sidwell (2005) phục dựng hệ thống phụ âm ngôn ngữ Môn-Khmer nguyên thủy như sau:
Phục dựng này hệt với phục dựng trước đó của Shorto, trừ việc có thêm âm . được lưu giữ trong ngữ chi Cơ Tu, một nhánh Sidwell cũng chuyên nghiên cứu. Sidwell (2011) đề xuất rằng nơi phát tích của hệ Nam Á là đâu đó ở trung lưu sông Mê Kông, nơi ngày nay các ngôn ngữ Cơ Tu và Ba Na "chiếm giữ", và rằng nó không cổ như giả thiết trước đó, mới hiện diện cách đây khoảng 4000 năm. Tuy nhiên, một nghiên cứu di truyền và ngôn ngữ năm 2015 về dân cư cổ đại miền Đông Á cho kết quả rằng nhiều khả năng ngữ hệ phát tích từ nơi ngày nay là Nam Trung Quốc, gần Trường Giang.
Phân loại ban đầu của nhà ngôn ngữ học Gérard Diffloth, hiện đã bị chính ông bác bỏ, được dùng bởi cuốn bách khoa toàn thư "Encyclopædia Britannica" và "Ethnologue" (lược bỏ nội nhóm Môn–Khmer Nam).
Phân loại của nhà ngôn ngữ học Peiros áp dụng phương pháp từ vựng thống kê, tức phân loại dựa trên phần trăm số từ vựng chung. Điều này có nghĩa là ngôn ngữ có thể "trông" xa biệt lẫn nhau hơn trên thực tế, và ngược lại, do sự tiếp xúc ngôn ngữ. Thực vậy, khi Sidwell (2009) nghiệm lại nghiên cứu của Peiros với các ngôn ngữ đầy đủ dữ liệu để xác định từ mượn, kết quả thu được khác với bên dưới.
So sánh thống kê từ vựng của nhà ngôn ngữ học Paul Sidwell đối với 36 ngôn ngữ (đã loại trừ các vay mượn), tìm thấy rất ít bằng chứng cho sự phân nhánh nội ngành, dù ông có tìm thấy một vùng tiếp xúc mạnh giữa nhánh Ba Na và Cơ Tu. Ngôn ngữ từ mọi nhánh (trừ hai nhánh xa xôi về mặt địa lý là Munda và Nicobar) càng gần địa lý với hai nhánh Ba Na và Cơ Tu thì càng thể hiện sự tương đồng với chúng mà không có bất kỳ đổi mới đáng chú ý nào phổ biến ở nhánh Ba Na và Cơ Tu.
Qua nghiên cứu này, Sidwell cho rằng 13 phân nhánh Nam Á nên được xếp cách đều nhau (về mặt di truyền). Sidwell & Blench (2011) cho rằng sự tồn tại nhóm Khasi–Palaung là khá khả thi, và nhiều khả năng nó gần gũi với ngữ chi Khơ Mú. Sidwell & Blench suy đoán rằng có lẽ ngữ chi Khasi là một nhánh tách ra sớm, rồi lan về phía tây, của ngữ chi Palaung. Sidwell & Blench (2011) cho rằng tiếng Shompen là nhánh thứ mười bốn, và rằng giả thuyết Việt-Cơ Tu đáng được đào sâu thêm.
Một phân tích phát sinh loại tin học sau này của Sidwell (2015b) chỉ ra rằng các phân nhánh Nam Á có cấu trúc giống hình cây hơn là hình cái cào như ở trên, thể hiện sự phân chia đông-tây (bao gồm Munda, Khasic, Palaungic và Khmuic gộp thành nhóm phía tây và các nhánh còn lại cấu thành nhóm phía đông) diễn ra cách đây tầm 7.000 năm BP ("before present", trước hiện tại). Tuy nhiên, ông vẫn coi sự tách thành các nhánh phụ chưa rõ ràng.
Tích hợp thêm các cứ liệu khảo cổ bấy giờ, Paul Sidwell (2015c) tiếp tục đào sâu giả thuyết ven sông Mekong do ông đề xướng, cho rằng hệ Nam Á tràn xuống Đông Dương từ khu vực Lĩnh Nam miền nam Trung Quốc, với sự phân tán ven sông Mekong tiếp đó diễn ra sau khi các nông dân thời kỳ đồ đá mới tiến vào trước từ nam Trung Quốc.
Sidwell (2015c) suy đoán rằng hệ Nam Á có lẽ bắt đầu tách ra vào khoảng 5.000 năm BP, cùng thời kỳ cách mạng đồ đá mới đang diễn ra ở Đông Nam Á đất liền, và tất cả các nhánh chính của hệ Nam Á đã hình thành vào 4.000 năm BP. Hệ Nam Á có hai tuyến phân tán khả thi nếu bắt đầu từ ngoại vi phía tây của lưu vực sông Châu Giang thuộc Lĩnh Nam; một là, men theo đường bờ biển xuống Việt Nam hoặc hai là, xuôi dòng Mekong qua Vân Nam. Vốn từ phục dựng của tiếng Proto-Nam Á và cứ liệu khảo cổ học đã chứng minh rằng cộng đồng nói tiếng Nam Á vào khoảng 4.000 năm BP biết trồng lúa và kê, chăn nuôi gia súc như chó, lợn và gà, đồng thời sinh sống chủ yếu ở vùng cửa sông hơn là vùng ven biển.
Vào 4.500 năm BP, "đồ đá mới" bất ngờ thâm nhập vào Đông Dương từ khu vực Lĩnh Nam không có ngũ cốc và thay thế các nền văn hóa săn bắn hái lượm tiền kỳ đồ đá mới. Vỏ ngũ cốc được tìm thấy ở miền Bắc Đông Dương có niên đại 4.100 năm BP và ở miền nam Đông Dương có niên đại 3.800 năm BP. Tuy nhiên, Sidwell (2015c) phát hiện ra rằng tiếng Proto-Nam Á không có từ ngữ cho "sắt", từng nhánh Nam Á đều có từ riêng cho sắt mà được vay mượn từ các ngôn ngữ khác như là Thái, Trung, Tây Tạng, Mã Lai và nhiều ngôn ngữ khác.
Trong thời kỳ đồ sắt 2.500 năm BP, các nhánh Nam Á tương đối non trẻ ở Đông Dương như Vietic, Cơ Tu, Pearic và Khmer đã được hình thành, trong khi nhánh Ba Na đa dạng hơn (có niên đại khoảng 3.000 BP) trải qua quá trình đa dạng hóa nội bộ sâu rộng hơn. Tới thời kỳ đồ sắt, tất cả các nhánh Nam Á hầu như đã định cư ở các vùng giống với ngày nay và sự đa dạng của Nam Á cũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
Paul Sidwell (2018) cho rằng hệ Nam Á nhanh chóng đa dạng hóa vào 4.000 năm BP khi lúa nước được du nhập vào Đông Dương, thêm vào rằng tiếng Proto-Nam Á chắc chắn cổ hơn thế. Từ vựng của Proto-Nam Á có thể được chia thành lớp từ sớm và lớp từ muộn. Lớp từ sớm bao gồm các từ cơ bản để chỉ bộ phận cơ thể, tên động vật, địa lý tự nhiên và các đại từ, còn vốn từ chỉ các vật phẩm văn hóa (nông nghiệp và các hiện vật văn hóa) thuộc lớp muộn hơn.
Roger Blench (2017) chỉ ra rằng các từ vựng về các kỹ thuật liên quan đến nước (chẳng hạn như thuyền, đường thủy, hệ động vật sông và kỹ thuật đánh bắt cá) xuất hiện trong tiếng Proto-Nam Á. Blench (2017) tìm ra nhiều từ chung gốc Nam Á cho 'sông, thung lũng', 'thuyền', 'cá', 'cá da trơn', 'lươn', 'tôm', 'tép' (Trung Nam Á), 'cua', 'đồi mồi' , 'rùa', 'rái cá' ,'cá sấu' , 'diệc, chim câu' và 'bẫy cá'. Bằng chứng khảo cổ về nền nông nghiệp ở bắc Đông Dương (Bắc Bộ, Lào và các khu vực lân cận) chỉ mới xuất hiện từ 4.000 năm trước (2.000 TCN), được du nhập từ phía bắc xa hơn ở thung lũng sông Dương Tử, nơi nông nghiệp đã có niên đại tầm 6.000 BP.
|
3853 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3853 | Ngữ hệ Ấn-Âu | Ngữ hệ Ấn-Âu là một ngữ hệ lớn có nguồn gốc từ Tây và Nam đại lục Á-Âu. Nó bao gồm hầu hết ngôn ngữ của châu Âu cùng với các ngôn ngữ ở sơn nguyên Iran và miền bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Một số ngôn ngữ Ấn-Âu, chẳng hạn như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha đã lan rộng nhờ làn sóng thuộc địa hóa của người châu Âu và hiện được sử dụng trên khắp thế giới. Hệ Ấn-Âu được chia thành nhiều nhánh, lớn nhất phải kể đến đó là các nhóm Ấn-Iran, German, Rôman và Balt-Slav. Các ngôn ngữ có số người nói lớn nhất là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Hindustan (tiếng Hindi/Urdu), tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Bengal, tiếng Marathi, tiếng Punjab và tiếng Nga (mỗi thứ tiếng có hơn 100 triệu người nói). Tiếng Đức, Pháp, Ý và Ba Tư đều có hơn 50 triệu người nói. Tổng cộng, 46% dân số thế giới (3,2 tỷ người) có tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ Ấn-Âu, đông đảo nhất so với bất kỳ ngữ hệ nào khác. Theo ước tính của "Ethnologue", có khoảng 445 ngôn ngữ Ấn-Âu đang được sử dụng, hơn 2/3 (313) trong số đó thuộc nhánh Ấn-Iran.
Tất cả các ngôn ngữ Ấn-Âu đều bắt nguồn từ một ngôn ngữ mẹ duy nhất, gọi là tiếng Ấn-Âu nguyên thủy, từng được nói ở một thời điểm nào đó thuộc thời đại đồ đá mới. "Urheimat" (hay còn dịch là "quê nhà ngôn ngữ", tức là nơi ngữ hệ đó phát tích) chính xác của tiếng Ấn-Âu hiện vẫn đang là chủ đề của nhiều học thuyết cạnh tranh. Trong số đó thì thuyết Kurgan đang rất được đề cao, cho rằng nơi phát tích hệ Ấn-Âu tọa lạc tại vùng thảo nguyên Pontus–Caspi và gắn liền với văn hóa Yamna có niên đại khoảng 3.000 năm TCN. Trước thời điểm phát minh ra chữ viết, hệ Ấn-Âu đã lan rộng và phân tách thành các nhánh, phân bố khắp châu Âu, Tây và Nam Á. Văn liệu độc lập của ngôn ngữ Ấn-Âu manh nha xuất hiện vào thời kỳ đồ đồng dưới dạng tiếng Hy Lạp Mycenaea và các ngôn ngữ Tiểu Á như tiếng Hitti và tiếng Luwia. Tuy vậy, manh mối Ấn-Âu lâu đời nhất được phát hiện lại là một số từ và tên riêng tiếng Hitti được ghi xen kẽ trong các văn bản tiếng Akkad cổ đại tại di chỉ Kültepe của dân tộc Assyria miền đông Tiểu Á vào thế kỷ 20 TCN. Mặc dù người Ấn-Âu cổ hơn không để lại bất kỳ văn liệu nào, ta vẫn có thể biết được một số khía cạnh đời sống văn minh của họ, nhờ vào sự so sánh các văn hóa hậu duệ và phục nguyên văn hóa nguyên thủy đó.
Hệ Ấn-Âu có ý nghĩa rất quan trọng đối với lĩnh vực ngôn ngữ học lịch sử vì nó sở hữu lịch sử được ghi chép cổ thứ hai so với bất kỳ hệ nào được biết đến, chỉ đứng sau ngữ hệ Phi-Á với tiếng Ai Cập và các ngôn ngữ Semit còn cổ hơn rất nhiều. Phân tích mối liên hệ giữa các ngôn ngữ Ấn-Âu và phục dựng lại căn nguyên của chúng là trọng tâm cho sự phát triển phương pháp luận ngành ngôn ngữ học lịch sử, đưa lĩnh vực này thành một ngành khoa học hàn lâm thật sự vào thế kỷ XIX.
Hệ Ấn-Âu hiện không có liên hệ với bất kỳ ngữ hệ nào khác, mặc dù một số đề xuất gây tranh cãi vẫn đã được đưa ra.
Vào thế kỷ XVI, những người châu Âu đi đến tiểu lục địa Ấn Độ bắt đầu nhận ra những nét tương tự giữa các ngôn ngữ Ấn-Arya, Iran, và châu Âu. Năm 1583, nhà truyền giáo Dòng Tên người Anh Thomas Stephens tại Goa đã viết một lá thư cho người thân (không được công bố cho tới tận thế kỷ XX), mà trong đó ông đề cập đến sự tương đồng giữa ngôn ngữ Ấn Độ (đặc biệt là tiếng Phạn) với tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh.
Filippo Sassetti, một nhà buôn sinh ra tại Florence năm 1540, cũng nhận thấy điều tương tự khi đi đến Ấn Độ. Năm 1585, ông ghi nhận một số sự tương đồng từ vựng giữa tiếng Phạn và tiếng Ý (gồm "devaḥ"/"dio" "chúa", "sarpaḥ"/"serpe" "rắn", "sapta"/"sette" "bảy", "aṣṭa"/"otto" "tám", và "nava"/"nove" "chín"). Tuy nhiên, quan sát của Stephens và Sassetti đã không dẫn đến nghiên cứu chuyên sâu hơn nào.
Năm 1647, học giả và nhà ngôn ngữ học người Hà Lan Marcus Zuerius van Boxhorn chú ý đến nét tương tự ở một số ngôn ngữ châu Á và châu Âu nhất định, và cho rằng chúng xuất phát một ngôn ngữ chung gọi là "Scythia". Các ngôn ngữ trong giả thuyết của ông gồm tiếng Hà Lan, tiếng Albania, tiếng Hy Lạp, tiếng Latinh, tiếng Ba Tư, và tiếng Đức, sau đó cho thêm vào các ngôn ngữ Slav, các ngôn ngữ Celt, và các ngôn ngữ gốc Balt. Ý kiến của Van Boxhorn không phổ biến và cũng không giúp khuyến khích nghiên cứu sâu hơn.
Thomas Young lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ "Indo-European" năm 1813, dựa trên phân bố địa lý của hệ này: từ Tây Âu tới Bắc Ấn Độ. Từ đồng nghĩa "Indo-Germanic" (Ấn-German, "Idg." hay "IdG."), xuất hiện năm 1810 bằng tiếng Pháp ("indo-germanique") trong nghiên cứu của Conrad Malte-Brun; thuật ngữ này hiện bị xem là lỗi thời và ít phổ biến hơn "Indo-European", dù trong tiếng Đức "indogermanisch" vẫn là thuật ngữ chuẩn.
Ngữ hệ Ấn-Âu được chia thành 10 nhánh chính, được liệt kê dưới đây theo thứ tự bảng chữ cái:
Ngoài mười nhánh cổ điển được liệt kê ở trên, một số ngôn ngữ và nhóm ngôn ngữ Ấn-Âu đã tuyệt chủng, ít được biết đến hơn đã tồn tại hoặc được đề xuất là đã tồn tại:
Việc phân chia các ngôn ngữ Ấn-Âu thành các nhóm satem và centum được nhà ngôn ngữ học Peter von Bradke đưa ra vào năm 1890, mặc dù Karl Brugmann đã đề xuất một kiểu phân loại tương tự vào năm 1886. Ở các ngôn ngữ satem, bao gồm nhánh Balto-Slav và Ấn-Iran, cũng như (về hầu hết các khía cạnh) Albania và Armenia, các âm ngạc mềm bị ngạc cứng hóa của Proto-Ấn-Âu được phục dựng vẫn khác biệt và thường bị xát hóa, trong khi các âm ngạc mềm-môi hòa lẫn với 'các âm ngạc mềm thường'. Ở các ngôn ngữ centum, các âm ngạc mềm bị ngạc cứng hóa này hòa lẫn với các ngạc mềm thường, trong khi các âm ngạc mềm-môi vẫn khác biệt. Ví dụ như từ "một trăm" trong tiếng Avesta ("satem") và tiếng Latinh ("centum") — âm ngạc mềm bị ngạc cứng hóa ban đầu đã biến thành âm [s] xát ở Avesta, nhưng thành âm ngạc mềm [k] thường ở Latinh.
Đặc điểm này không phải là sự phân tách theo phả hệ, sự phân chia centum–satem thường được coi là kết quả của những thay đổi lan rộng trên các nhánh phương ngữ PIE trên một khu vực địa lý cụ thể; đường đồng ngữ centum–satem giao với một số đường đồng ngữ khác đánh dấu sự khác biệt giữa các đối tượng địa lý trong các nhánh IE sớm. Có thể là các nhánh centum trên thực tế phản ánh tình trạng ban đầu của tiếng PIE, và chỉ các nhánh satem chia sẻ một loạt các đổi mới, ảnh hưởng đến tất cả các khu vực ngoại vi của liên tục phương ngữ PIE. Kortlandt đề xuất rằng tổ tiên của tiếng Balt và Slav đã bị satem hóa trước khi bị ảnh hưởng bởi tây Ấn-Âu.
Tiếng Proto-Ấn-Âu (PIE) được đề xuất là tổ tiên chung được tái tạo của các ngôn ngữ Ấn-Âu, được nói bởi người Proto-Ấn-Âu (sắc tộc ngôn ngữ). Từ những năm 1960, kiến thức về tiếng Anatolia đã đủ chắc chắn để thiết lập mối quan hệ của nó với PIE. Sử dụng phương pháp nội phục dựng, một giai đoạn trước đó, gọi là Tiền Proto-Ấn-Âu, đã được đề xuất.
PIE là một ngôn ngữ biến tố, trong đó các mối quan hệ ngữ pháp giữa các từ được báo hiệu thông qua các hình vị biến tố (thường ở cuối một từ). Từ gốc của PIE là những hình vị cơ bản mang một ý nghĩa từ vựng. Các hậu tố được thêm vào để tạo thành các thân từ, và bằng cách thêm vào các phần cuối, chúng lại tạo thành các từ biến tố (danh từ hoặc động từ). Hệ thống động từ Ấn-Âu được phục dựng rất phức tạp và giống như danh từ, thể hiện tính biến âm sắc.
Về mặt lịch sử, sự đa dạng hóa ngôn ngữ mẹ thành các nhánh ngôn ngữ con chưa được chứng thực. Tuy vậy, dòng thời gian của sự tiến hóa của các ngôn ngữ con hầu như không còn gì để bàn cãi, bất kể câu hỏi về nguồn gốc Ấn-Âu.
Sử dụng phương pháp phân tích toán học vay mượn từ sinh học tiến hóa, Don Ringe và Tandy Warnow đề xuất cây tiến hóa của các nhánh Ấn-Âu sau đây:
David Anthony đề xuất trình tự sau:
Khi tiếng Proto-Ấn-Âu (PIE) bắt đầu phân tách thành các nhánh con, hệ thống âm thanh của nó cũng bắt đầu thay đổi theo các quy luật âm thanh khác nhau, được minh chứng trong các ngôn ngữ con sau này.
Hệ thống âm vị PIE rất phức tạp, sở hữu 15 phụ âm dừng, bao gồm sự phân biệt bất thường giữa ba âm kêu là các âm dừng vô thanh, hữu thanh và "hữu thanh bật hơi", và sự phân biệt bất thường giữa ba loại phụ âm ngạc mềm (âm loại k) là "âm vòm" "ḱ ǵ ǵh", "ngạc mềm thường" "k g gh" và ngạc mềm-môi "kʷ gʷ gʷh". (Tính chính xác của các thuật ngữ âm vòm và ngạc mềm thường còn bị tranh cãi) Tất cả các ngôn ngữ con đều tiêu giảm số lượng khác biệt giữa các âm thanh này theo những con đường khác nhau.
Ví dụ tiếng Anh thuộc ngữ tộc German, thể hiện các thay đổi ngữ âm sau đây:
|
3854 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3854 | Ngữ tộc Môn-Khmer | Ngữ tộc Môn-Khmer, Môn-Mên hay Mồn-Mên là một nhóm ngôn ngữ Nam Á bản địa của Đông Dương và một phần Đông Nam Á. Theo truyền thống, chúng được coi là tạo thành một nhóm phát sinh loài hợp lệ trong họ Nam Á, mặc dù giả thuyết đó đã bị tranh cãi. Theo giả thuyết này, ngữ hệ Nam Á sẽ được chia thành hai nhánh hoặc đơn vị phát sinh loài: các ngôn ngữ Môn-Khmer và các ngôn ngữ Munda. Sau đó, người ta đề xuất rằng các ngôn ngữ Nam Á thực sự bao gồm ba nhánh: Mon-Khmer hạt nhân, Munda và Khasi-Khơ Mú.
Phân loại trong bài này dựa trên bài viết của Gérard Diffloth năm 1974 trên "Encyclopedia Britannica" được nhiều người trích dẫn. Theo đó, ngữ tộc này được chia ra làm các nhánh sau đây:
Ba ngôn ngữ tại miền nam Trung Quốc chưa được xếp loại.
Tuy nhiên, phân chia này cũng chỉ là tương đối. Ngữ chi Việt (Việt-Mường) nhiều khi được cho vào "Nhánh phía Bắc" nhưng thường cũng hay được xếp riêng; nhiều nhà ngôn ngữ học lại cho nhánh Việt-Mường vào "Nhánh phía Đông" và xếp nhánh Pear ra một mình; nhiều người lại không công nhận sự hiện diện của "Nhánh phía Nam"... Tóm lại, sự phân loại của nhóm ngôn ngữ này vẫn còn là đề tài cho các nhà ngôn ngữ học bàn cãi.
|
3855 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=3855 | Ngữ tộc Slav | Ngữ tộc Slav là một nhóm ngôn ngữ thuộc nhánh Balto-Slavic lớn hơn của ngữ hệ Ấn-Âu, xuất phát từ Đông Âu. Nhóm này bao gồm vào khoảng 20 ngôn ngữ và tập trung tại Đông Âu và Nga. Tuy đây là nhóm ngôn ngữ nhỏ về số lượng ngôn ngữ, nhưng lại có số người nói lớn.
Ước tính có khoảng 300 triệu người sử dụng 1 trong 20 ngôn ngữ Slav như tiếng mẹ đẻ, với khoảng 150 triệu người bản ngữ dùng tiếng Nga, 48,6 - 50,6 triệu người dùng tiếng Ba Lan và 47 triệu người dùng tiếng Ukraina.
Các nhà ngôn ngữ học chia nhóm này ra làm ba nhánh:
|