text
stringlengths
79
471k
meta
dict
content
stringlengths
8
471k
citation
stringlengths
29
186
Điều 3 Quyết định 846/QĐ/BNN-TCKT phê duyệt kết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc thực hiện Quyết định 03/2001/QĐ-TTg có nội dung như sau: Điều 3. Tổ chức một số Đoàn công tác đến một số tỉnh trọng điểm để hướng dân cụ thể việc bàn giao (theo lịch đính kèm). Kinh phí phục vụ cho các Đoàn công tác do Cục Kiểm lâm phối hợp với các Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, Tài chính Kế toán trình Bộ duyệt dự toán chi tiết, cấp phát kịp thời và quyết toán chung với báo cáo quyết toán hàng năm của Cục.
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "13/03/2001", "sign_number": "846/QĐ/BNN-TCKT", "signer": "Nguyễn Văn Đẳng", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Tổ chức một số Đoàn công tác đến một số tỉnh trọng điểm để hướng dân cụ thể việc bàn giao (theo lịch đính kèm). Kinh phí phục vụ cho các Đoàn công tác do Cục Kiểm lâm phối hợp với các Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, Tài chính Kế toán trình Bộ duyệt dự toán chi tiết, cấp phát kịp thời và quyết toán chung với báo cáo quyết toán hàng năm của Cục.
Điều 3 Quyết định 846/QĐ/BNN-TCKT phê duyệt kết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc thực hiện Quyết định 03/2001/QĐ-TTg
Điều 4 Quyết định 846/QĐ/BNN-TCKT phê duyệt kết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc thực hiện Quyết định 03/2001/QĐ-TTg có nội dung như sau: Điều 4. Công tác bàn giao hồ sơ tài liệu về kết quả kiểm kê rừng nói trên phải đảm bảo thực hiện đến tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc TW và hoàn thành trong quý II/2001 để Bộ báo cáo Chính phủ.
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "13/03/2001", "sign_number": "846/QĐ/BNN-TCKT", "signer": "Nguyễn Văn Đẳng", "type": "Quyết định" }
Điều 4. Công tác bàn giao hồ sơ tài liệu về kết quả kiểm kê rừng nói trên phải đảm bảo thực hiện đến tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc TW và hoàn thành trong quý II/2001 để Bộ báo cáo Chính phủ.
Điều 4 Quyết định 846/QĐ/BNN-TCKT phê duyệt kết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc thực hiện Quyết định 03/2001/QĐ-TTg
Điều 5 Quyết định 846/QĐ/BNN-TCKT phê duyệt kết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc thực hiện Quyết định 03/2001/QĐ-TTg có nội dung như sau: Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "13/03/2001", "sign_number": "846/QĐ/BNN-TCKT", "signer": "Nguyễn Văn Đẳng", "type": "Quyết định" }
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5 Quyết định 846/QĐ/BNN-TCKT phê duyệt kết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc thực hiện Quyết định 03/2001/QĐ-TTg
Điều 6 Quyết định 846/QĐ/BNN-TCKT phê duyệt kết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc thực hiện Quyết định 03/2001/QĐ-TTg có nội dung như sau: Điều 6. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Cục, Vụ, Viện có liên quan, các ông Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc TW chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "13/03/2001", "sign_number": "846/QĐ/BNN-TCKT", "signer": "Nguyễn Văn Đẳng", "type": "Quyết định" }
Điều 6. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Cục, Vụ, Viện có liên quan, các ông Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc TW chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 6 Quyết định 846/QĐ/BNN-TCKT phê duyệt kết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc thực hiện Quyết định 03/2001/QĐ-TTg
Điều 1 Quyết định 2592/QĐ-UBND 2013 thủ tục hành chính mới sửa đổi Sở Nông nghiệp Lào Cai có nội dung như sau: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 13 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, 03 TTHC ban hành mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lào Cai", "promulgation_date": "02/10/2013", "sign_number": "2592/QĐ-UBND", "signer": "Doãn Văn Hưởng", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 13 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, 03 TTHC ban hành mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai.
Điều 1 Quyết định 2592/QĐ-UBND 2013 thủ tục hành chính mới sửa đổi Sở Nông nghiệp Lào Cai
Điều 2 Quyết định 2592/QĐ-UBND 2013 thủ tục hành chính mới sửa đổi Sở Nông nghiệp Lào Cai có nội dung như sau: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lào Cai", "promulgation_date": "02/10/2013", "sign_number": "2592/QĐ-UBND", "signer": "Doãn Văn Hưởng", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 2 Quyết định 2592/QĐ-UBND 2013 thủ tục hành chính mới sửa đổi Sở Nông nghiệp Lào Cai
Điều 3 Quyết định 2592/QĐ-UBND 2013 thủ tục hành chính mới sửa đổi Sở Nông nghiệp Lào Cai có nội dung như sau: Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lào Cai", "promulgation_date": "02/10/2013", "sign_number": "2592/QĐ-UBND", "signer": "Doãn Văn Hưởng", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 3 Quyết định 2592/QĐ-UBND 2013 thủ tục hành chính mới sửa đổi Sở Nông nghiệp Lào Cai
Điều 1 Quyết định 3599/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính Lao động Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Bình có nội dung như sau: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục các thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Lao động và Việc làm thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Bình.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình", "promulgation_date": "14/12/2023", "sign_number": "3599/QĐ-UBND", "signer": "Đoàn Ngọc Lâm", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục các thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Lao động và Việc làm thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Bình.
Điều 1 Quyết định 3599/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính Lao động Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Bình
Điều 2 Quyết định 3599/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính Lao động Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Bình có nội dung như sau: Điều 2. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hủy bỏ quy trình điện tử và thông báo cho các đơn vị, địa phương liên quan theo yêu cầu sau: 1. Khóa chức năng tiếp nhận hồ sơ của các quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính/dịch vụ công trực tuyến được công bố bãi bỏ chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định công bố được UBND tỉnh ký ban hành. 2. Hủy bỏ quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính/ dịch vụ công trực tuyến được công bố bãi bỏ chậm nhất sau thời gian bằng thời hạn giải quyết các hồ sơ chuyển tiếp của các quy trình điện tử này. Trường hợp quá thời hạn giải quyết mà vẫn còn tồn đọng hồ sơ chuyển tiếp, thì kết thúc quy trình điện tử giải quyết các hồ sơ này; đồng thời có thông báo danh sách các hồ sơ này cho đơn vị giải quyết hồ sơ trước khi hủy bỏ quy trình.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình", "promulgation_date": "14/12/2023", "sign_number": "3599/QĐ-UBND", "signer": "Đoàn Ngọc Lâm", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hủy bỏ quy trình điện tử và thông báo cho các đơn vị, địa phương liên quan theo yêu cầu sau: 1. Khóa chức năng tiếp nhận hồ sơ của các quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính/dịch vụ công trực tuyến được công bố bãi bỏ chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định công bố được UBND tỉnh ký ban hành. 2. Hủy bỏ quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính/ dịch vụ công trực tuyến được công bố bãi bỏ chậm nhất sau thời gian bằng thời hạn giải quyết các hồ sơ chuyển tiếp của các quy trình điện tử này. Trường hợp quá thời hạn giải quyết mà vẫn còn tồn đọng hồ sơ chuyển tiếp, thì kết thúc quy trình điện tử giải quyết các hồ sơ này; đồng thời có thông báo danh sách các hồ sơ này cho đơn vị giải quyết hồ sơ trước khi hủy bỏ quy trình.
Điều 2 Quyết định 3599/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính Lao động Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Bình
Điều 3 Quyết định 3599/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính Lao động Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Bình có nội dung như sau: Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình", "promulgation_date": "14/12/2023", "sign_number": "3599/QĐ-UBND", "signer": "Đoàn Ngọc Lâm", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 3 Quyết định 3599/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính Lao động Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Bình
Điều 1 Quyết định 1418/QĐ-BVHTTDL 2021 phân công nhiệm vụ lãnh đạo Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch có nội dung như sau: Điều 1. Nguyên tắc phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng 1. Bộ trưởng là Thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về quản lý ngành văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch. 2. Ngoài những công việc trực tiếp chỉ đạo, Bộ trưởng phân công các Thứ trưởng theo dõi, chỉ đạo, xử lý một số công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng. 3. Bộ trưởng quyết định họp giao ban để báo cáo, thảo luận và thống nhất chỉ đạo triển khai các lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 4. Thứ trưởng không giải quyết các công việc Bộ trưởng không phân công và thực hiện các quyết định của Bộ trưởng. 5. Khi vắng mặt, nếu xét thấy cần thiết, Bộ trưởng ủy nhiệm một Thứ trưởng lãnh đạo công tác, giải quyết công việc của Bộ theo quy định. 6. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, hoặc khi Thứ trưởng vắng mặt thì Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo xử lý hoặc phân công Thứ trưởng khác chỉ đạo xử lý công việc đã phân công cho Thứ trưởng. 7. Phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng có thể thay đổi tùy theo tình hình công việc, nhiệm vụ chính trị của Bộ, do Bộ trưởng quyết định. 8. Bộ trưởng và các Thứ trưởng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và theo Quy chế làm việc của Bộ.
{ "issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch", "promulgation_date": "20/04/2021", "sign_number": "1418/QĐ-BVHTTDL", "signer": "Nguyễn Văn Hùng", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Nguyên tắc phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng 1. Bộ trưởng là Thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về quản lý ngành văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch. 2. Ngoài những công việc trực tiếp chỉ đạo, Bộ trưởng phân công các Thứ trưởng theo dõi, chỉ đạo, xử lý một số công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng. 3. Bộ trưởng quyết định họp giao ban để báo cáo, thảo luận và thống nhất chỉ đạo triển khai các lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 4. Thứ trưởng không giải quyết các công việc Bộ trưởng không phân công và thực hiện các quyết định của Bộ trưởng. 5. Khi vắng mặt, nếu xét thấy cần thiết, Bộ trưởng ủy nhiệm một Thứ trưởng lãnh đạo công tác, giải quyết công việc của Bộ theo quy định. 6. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, hoặc khi Thứ trưởng vắng mặt thì Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo xử lý hoặc phân công Thứ trưởng khác chỉ đạo xử lý công việc đã phân công cho Thứ trưởng. 7. Phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng có thể thay đổi tùy theo tình hình công việc, nhiệm vụ chính trị của Bộ, do Bộ trưởng quyết định. 8. Bộ trưởng và các Thứ trưởng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và theo Quy chế làm việc của Bộ.
Điều 1 Quyết định 1418/QĐ-BVHTTDL 2021 phân công nhiệm vụ lãnh đạo Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch
Điều 2 Quyết định 1418/QĐ-BVHTTDL 2021 phân công nhiệm vụ lãnh đạo Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch có nội dung như sau: Điều 2. Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ trưởng và các Thứ trưởng có trách nhiệm giải quyết công việc đảm bảo thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (ban hành theo Quyết định số 4689/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2016). Thứ trưởng được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng để giải quyết các công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về quyết định của mình. Trong phạm vi lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công, Thứ trưởng có trách nhiệm và quyền hạn sau: 1. Chỉ đạo các Tổng cục, Vụ, Cục chức năng, các đơn vị trực thuộc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, cơ chế chính sách và các dự án luật, pháp lệnh, các đề án liên quan đến lĩnh vực được phân công để Bộ duyệt hoặc trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 2. Kiểm tra, đôn đốc các Tổng cục, Vụ, Cục chức năng, các cơ quan đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các quyết định của Chính phủ và của Bộ; các chủ trương, chính sách, pháp luật; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. 3. Thứ trưởng trực tiếp theo dõi ngành, lĩnh vực, đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo thường xuyên các công việc liên quan đến phạm vi, trách nhiệm của Bộ tại ngành, lĩnh vực, đơn vị đó; đối với những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm, những lĩnh vực công tác hoặc những công việc do Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, Thứ trưởng phải báo cáo, xin ý kiến Bộ trưởng trước và sau khi giải quyết. 4. Thứ trưởng được phân công theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực công tác chuyên môn nào có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo chung toàn ngành về lĩnh vực công tác chuyên môn được phân công theo quy định. Trong trường hợp, có vấn đề liên quan đến nhiệm vụ do Thứ trưởng khác phụ trách, các Thứ trưởng chủ động phối hợp giải quyết; nếu có ý kiến không thống nhất, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định. 5. Chủ động phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương có liên quan trong quá trình chỉ đạo, triển khai công việc. 6. Tham gia các Ban chỉ đạo Trung ương theo yêu cầu công việc. 7. Ngoài các nhiệm vụ cụ thể được phân công, các Thứ trưởng có trách nhiệm theo dõi hoạt động chung của Bộ để có thể đảm nhận các nhiệm vụ khác khi Bộ trưởng giao nhiệm vụ.
{ "issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch", "promulgation_date": "20/04/2021", "sign_number": "1418/QĐ-BVHTTDL", "signer": "Nguyễn Văn Hùng", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Trách nhiệm và quyền hạn của Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ trưởng và các Thứ trưởng có trách nhiệm giải quyết công việc đảm bảo thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (ban hành theo Quyết định số 4689/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2016). Thứ trưởng được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng để giải quyết các công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về quyết định của mình. Trong phạm vi lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công, Thứ trưởng có trách nhiệm và quyền hạn sau: 1. Chỉ đạo các Tổng cục, Vụ, Cục chức năng, các đơn vị trực thuộc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, cơ chế chính sách và các dự án luật, pháp lệnh, các đề án liên quan đến lĩnh vực được phân công để Bộ duyệt hoặc trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 2. Kiểm tra, đôn đốc các Tổng cục, Vụ, Cục chức năng, các cơ quan đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các quyết định của Chính phủ và của Bộ; các chủ trương, chính sách, pháp luật; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. 3. Thứ trưởng trực tiếp theo dõi ngành, lĩnh vực, đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo thường xuyên các công việc liên quan đến phạm vi, trách nhiệm của Bộ tại ngành, lĩnh vực, đơn vị đó; đối với những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm, những lĩnh vực công tác hoặc những công việc do Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, Thứ trưởng phải báo cáo, xin ý kiến Bộ trưởng trước và sau khi giải quyết. 4. Thứ trưởng được phân công theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực công tác chuyên môn nào có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo chung toàn ngành về lĩnh vực công tác chuyên môn được phân công theo quy định. Trong trường hợp, có vấn đề liên quan đến nhiệm vụ do Thứ trưởng khác phụ trách, các Thứ trưởng chủ động phối hợp giải quyết; nếu có ý kiến không thống nhất, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định. 5. Chủ động phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương có liên quan trong quá trình chỉ đạo, triển khai công việc. 6. Tham gia các Ban chỉ đạo Trung ương theo yêu cầu công việc. 7. Ngoài các nhiệm vụ cụ thể được phân công, các Thứ trưởng có trách nhiệm theo dõi hoạt động chung của Bộ để có thể đảm nhận các nhiệm vụ khác khi Bộ trưởng giao nhiệm vụ.
Điều 2 Quyết định 1418/QĐ-BVHTTDL 2021 phân công nhiệm vụ lãnh đạo Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch
Điều 3 Quyết định 1418/QĐ-BVHTTDL 2021 phân công nhiệm vụ lãnh đạo Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch có nội dung như sau: Điều 3. Phân công nhiệm vụ cụ thể đối với Bộ trưởng và các Thứ trưởng 1. Bộ trưởng
{ "issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch", "promulgation_date": "20/04/2021", "sign_number": "1418/QĐ-BVHTTDL", "signer": "Nguyễn Văn Hùng", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Phân công nhiệm vụ cụ thể đối với Bộ trưởng và các Thứ trưởng 1. Bộ trưởng
Điều 3 Quyết định 1418/QĐ-BVHTTDL 2021 phân công nhiệm vụ lãnh đạo Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch
Điều 1 Quyết định 04/2024/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 72/2006/QĐ-UBND Cần Thơ có nội dung như sau: Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ Quyết định Bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 72/2006/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định chế độ thông tin báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
{ "issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ", "promulgation_date": "31/01/2024", "sign_number": "04/2024/QĐ-UBND", "signer": "Trần Việt Trường", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ Quyết định Bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 72/2006/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định chế độ thông tin báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
Điều 1 Quyết định 04/2024/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 72/2006/QĐ-UBND Cần Thơ
Điều 2 Quyết định 04/2024/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 72/2006/QĐ-UBND Cần Thơ có nội dung như sau: Điều 2. Điều khoản thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2024. 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ", "promulgation_date": "31/01/2024", "sign_number": "04/2024/QĐ-UBND", "signer": "Trần Việt Trường", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Điều khoản thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2024. 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 2 Quyết định 04/2024/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 72/2006/QĐ-UBND Cần Thơ
Điều 1 Quyết định 01/2011/QĐ-UBND phân cấp quản lý và thực hiện bảo trì đường bộ có nội dung như sau: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “quy định về phân cấp quản lý và thực hiện bảo trì hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh”.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng", "promulgation_date": "04/01/2011", "sign_number": "01/2011/QĐ-UBND", "signer": "Huỳnh Đức Hòa", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “quy định về phân cấp quản lý và thực hiện bảo trì hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh”.
Điều 1 Quyết định 01/2011/QĐ-UBND phân cấp quản lý và thực hiện bảo trì đường bộ
Điều 2 Quyết định 01/2011/QĐ-UBND phân cấp quản lý và thực hiện bảo trì đường bộ có nội dung như sau: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng", "promulgation_date": "04/01/2011", "sign_number": "01/2011/QĐ-UBND", "signer": "Huỳnh Đức Hòa", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 2 Quyết định 01/2011/QĐ-UBND phân cấp quản lý và thực hiện bảo trì đường bộ
Điều 3 Quyết định 01/2011/QĐ-UBND phân cấp quản lý và thực hiện bảo trì đường bộ có nội dung như sau: Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, các tổ chức và các nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng", "promulgation_date": "04/01/2011", "sign_number": "01/2011/QĐ-UBND", "signer": "Huỳnh Đức Hòa", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, các tổ chức và các nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 3 Quyết định 01/2011/QĐ-UBND phân cấp quản lý và thực hiện bảo trì đường bộ
Điều 1 Quyết định 429/QĐ-HQBD 2017 quản lý văn bản đi văn bản đến của Cục Hải quan Bình Định có nội dung như sau: Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy trình quản lý văn bản đi, văn bản đến của Cục Hải quan tỉnh Bình Định.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Định", "promulgation_date": "27/09/2017", "sign_number": "429/QĐ-HQBD", "signer": "Nguyễn Văn Đông", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy trình quản lý văn bản đi, văn bản đến của Cục Hải quan tỉnh Bình Định.
Điều 1 Quyết định 429/QĐ-HQBD 2017 quản lý văn bản đi văn bản đến của Cục Hải quan Bình Định
Điều 2 Quyết định 429/QĐ-HQBD 2017 quản lý văn bản đi văn bản đến của Cục Hải quan Bình Định có nội dung như sau: Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Định", "promulgation_date": "27/09/2017", "sign_number": "429/QĐ-HQBD", "signer": "Nguyễn Văn Đông", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 2 Quyết định 429/QĐ-HQBD 2017 quản lý văn bản đi văn bản đến của Cục Hải quan Bình Định
Điều 3 Quyết định 429/QĐ-HQBD 2017 quản lý văn bản đi văn bản đến của Cục Hải quan Bình Định có nội dung như sau: Điều 3. Trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Bình Định chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Định", "promulgation_date": "27/09/2017", "sign_number": "429/QĐ-HQBD", "signer": "Nguyễn Văn Đông", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Bình Định chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 3 Quyết định 429/QĐ-HQBD 2017 quản lý văn bản đi văn bản đến của Cục Hải quan Bình Định
Điều 1 Quyết định 11/2015/QĐ-UBND ủy quyền phân công thẩm định dự án xây dựng công trình Bình Định có nội dung như sau: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc ủy quyền, phân cấp và phân công trách nhiệm thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và thiết kế, dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Định", "promulgation_date": "30/06/2015", "sign_number": "11/2015/QĐ-UBND", "signer": "Hồ Quốc Dũng", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc ủy quyền, phân cấp và phân công trách nhiệm thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và thiết kế, dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh.
Điều 1 Quyết định 11/2015/QĐ-UBND ủy quyền phân công thẩm định dự án xây dựng công trình Bình Định
Điều 2 Quyết định 11/2015/QĐ-UBND ủy quyền phân công thẩm định dự án xây dựng công trình Bình Định có nội dung như sau: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2015 và thay thế các quy định về ủy quyền, phân cấp và phân công trách nhiệm thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và thiết kế, dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 5 của Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 07/9/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ủy quyền, phân cấp và phân công trách nhiệm phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế, dự toán và quản lý đấu thầu trong hoạt động xây dựng và Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND ngày 09/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 07/9/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Định", "promulgation_date": "30/06/2015", "sign_number": "11/2015/QĐ-UBND", "signer": "Hồ Quốc Dũng", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2015 và thay thế các quy định về ủy quyền, phân cấp và phân công trách nhiệm thẩm định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và thiết kế, dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 5 của Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 07/9/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ủy quyền, phân cấp và phân công trách nhiệm phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế, dự toán và quản lý đấu thầu trong hoạt động xây dựng và Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND ngày 09/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 07/9/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 2 Quyết định 11/2015/QĐ-UBND ủy quyền phân công thẩm định dự án xây dựng công trình Bình Định
Điều 3 Quyết định 11/2015/QĐ-UBND ủy quyền phân công thẩm định dự án xây dựng công trình Bình Định có nội dung như sau: Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Định", "promulgation_date": "30/06/2015", "sign_number": "11/2015/QĐ-UBND", "signer": "Hồ Quốc Dũng", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 3 Quyết định 11/2015/QĐ-UBND ủy quyền phân công thẩm định dự án xây dựng công trình Bình Định
Điều 1 Quyết định 62/QĐ-UBND 2024 công bố thủ tục hành chính đăng ký biện pháp bảo đảm Đắk Nông có nội dung như sau: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đắk Nông", "promulgation_date": "16/01/2024", "sign_number": "62/QĐ-UBND", "signer": "Lê Văn Chiến", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tư pháp.
Điều 1 Quyết định 62/QĐ-UBND 2024 công bố thủ tục hành chính đăng ký biện pháp bảo đảm Đắk Nông
Điều 2 Quyết định 62/QĐ-UBND 2024 công bố thủ tục hành chính đăng ký biện pháp bảo đảm Đắk Nông có nội dung như sau: Điều 2. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan theo dõi, cập nhật thành phần hồ sơ, quy trình thực hiện đối với các thủ tục hành chính mới ban hành kèm theo Quyết định này vào Cơ sở dữ liệu Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Đắk Nông; Văn phòng UBND tỉnh niêm yết, công khai tại Trung tâm Phục vụ hành chính công; UBND cấp huyện niêm yết công khai thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy định.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đắk Nông", "promulgation_date": "16/01/2024", "sign_number": "62/QĐ-UBND", "signer": "Lê Văn Chiến", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan theo dõi, cập nhật thành phần hồ sơ, quy trình thực hiện đối với các thủ tục hành chính mới ban hành kèm theo Quyết định này vào Cơ sở dữ liệu Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Đắk Nông; Văn phòng UBND tỉnh niêm yết, công khai tại Trung tâm Phục vụ hành chính công; UBND cấp huyện niêm yết công khai thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy định.
Điều 2 Quyết định 62/QĐ-UBND 2024 công bố thủ tục hành chính đăng ký biện pháp bảo đảm Đắk Nông
Điều 3 Quyết định 62/QĐ-UBND 2024 công bố thủ tục hành chính đăng ký biện pháp bảo đảm Đắk Nông có nội dung như sau: Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Tỉnh Đắk Nông", "promulgation_date": "16/01/2024", "sign_number": "62/QĐ-UBND", "signer": "Lê Văn Chiến", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 3 Quyết định 62/QĐ-UBND 2024 công bố thủ tục hành chính đăng ký biện pháp bảo đảm Đắk Nông
Điều 1 Quyết định 60/2013/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Bắc Ninh có nội dung như sau: Điều 1. Phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm các nội dung chủ yếu sau: 1. Phạm vi lập quy hoạch: Toàn tỉnh Bắc Ninh, diện tích: 822,710 km2, gồm 08 đơn vị hành chính: Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện: Quế Võ, Yên Phong, Tiên Du, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài. 2. Mục tiêu - Xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành vùng đô thị lớn, trong đó đô thị lõi Bắc Ninh chủ yếu được hình thành trên cơ sở thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du giữ vai trò là “đầu tầu và hạt nhân” thúc đẩy sự phát triển Kinh tế - xã hội của Tỉnh, đạt tiêu chuẩn đô thị loại I, làm tiền đề xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. - Xây dựng tỉnh Bắc Ninh có cơ sở kinh tế vững chắc, có cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, có môi trường sống tốt, đáp ứng các nhu cầu cơ bản về vật chất, tinh thần của nhân dân; phát triển hài hòa giữa đô thị, nông thôn, con người và thiên nhiên; bảo vệ tốt môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, từng bước xây dựng nền kiến trúc Bắc Ninh hiện đại, có bảo tồn và phát huy kiến trúc truyền thống, mang đặc trưng văn hóa Kinh Bắc. - Xác lập cơ sở để quản lý, thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển vùng theo quy hoạch, pháp luật, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. - Xây dựng và phát triển vùng gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng. 3. Tính chất - Là một vùng thuộc vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trên hành lang Kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. - Là một trung tâm Kinh tế tổng hợp, trong đó công nghiệp và dịch vụ giữ vai trò chủ đạo; tập trung phát triển kinh tế tri thức: Giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, du lịch văn hoá và dịch vụ thương mại. - Là một vùng đô thị phát triển bền vững theo định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. - Có vị trí quan trọng về mặt an ninh, quốc phòng. 4. Các chỉ tiêu dự báo phát triển Vùng đến năm 2030 a. Kinh tế - Giữ mức tăng trưởng nhanh, ổn định bình quân hàng năm giai đoạn (2011 ÷ 2030): khoảng (8 ÷ 10)%. - Nâng chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (GDP/năm) từ 1.800 USD/người (năm 2010), lên 6.500 USD/người (năm 2020) và lên (10.000 ÷ 14.000) USD/người (năm 2030). - Xây dựng cơ cấu kinh tế toàn tỉnh trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp; từng bước chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp sau năm 2030 của thế kỷ XXI. b. Quy mô dân số - Năm 2020: Dân số toàn tỉnh là 1.183.000 người. - Năm 2030: Dân số toàn tỉnh là 1.443.000 người (chưa bao gồm dân số vãng lai và tạm trú toàn tỉnh, dự báo khoảng 200.000 người). c. Cơ cấu sử dụng đất - Đất phi nông nghiệp + Năm 2020: 38.271 ha bằng 46,5 % tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất xây dựng và phát triển đô thị bình quân 250 m2/người và đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn bình quân 108 m2/người. + Năm 2030: 44.271 ha bằng 53,8 % tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất xây dựng và phát triển đô thị bình quân 200 m2/người và đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn bình quân 108 m2/ người. - Đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng + Năm 2020: 44.000 ha, bằng 53,50 % tổng diện tích đất tự nhiên. + Năm 2030: diện tích 38.000 ha, bằng 46,2 % tổng diện tích đất tự nhiên. 5. Tầm nhìn đến năm 2050 a. Trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của Vùng Kinh tế Bắc Bộ và Vùng Thủ đô Hà Nội với trọng tâm là dịch vụ, trong đó đào tạo, du lịch nghỉ dưỡng, văn hoá, y tế và thương mại chiếm tỷ trọng lớn, chất lượng cao. b. Trở thành một đầu mối giao lưu, trung tâm du lịch văn hoá của vùng Thủ đô, vùng Kinh tế Bắc Bộ và cả nước, có ý nghĩa quốc tế. c. Trở thành vùng đô thị lớn phát triển bền vững, định hướng là thành phố trực thuộc Trung ương, với các đặc trưng: - Hiện đại, văn minh, văn hiến, hài hoà, bền vững; - Có sức cạnh tranh cao, cơ sở kinh tế vững chắc, đảm bảo tốt an sinh và cuộc sống chất lượng cao; - Là đô thị xanh, đô thị sinh thái phong phú; - Nhất thể hoá đô thị và nông thôn, đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa các khu vực; - An toàn, an tâm về thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. d. Là thành phố láng giềng gần của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh: Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, phát triển trên cơ sở phối hợp hỗ trợ và phân công lao động hợp lý trong vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Bắc Bộ trên nguyên tắc hợp tác cùng phát triển. 6. Định hướng phát triển không gian đến năm 2030 a. Tổ chức lãnh thổ: Hình thành 06 tiểu vùng, trong đó: - Khu vực Bắc sông Đuống có 03 tiểu vùng là: Đô thị lõi Bắc Ninh (chủ yếu gồm thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, Tiên Du) với diện tích khoảng 25.940 ha, chức năng là trung tâm tổng hợp; huyện Yên Phong với diện tích 9.686,2 ha, chức năng là vùng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp và huyện Quế Võ với diện tích 13.464,8 ha, chức năng là vùng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. - Khu vực Nam sông Đuống có 03 tiểu vùng là: Huyện Thuận Thành với diện tích 11.791 ha, chức năng là vùng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp; huyện Gia Bình với diện tích 10.779,8 ha, chức năng là vùng Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ và huyện Lương Tài với diện tích 10.566,6 ha, chức năng là vùng Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ. b. Hệ thống các cơ sở sản xuất - Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp + Chuyển đổi mục đích, điều chỉnh địa điểm, giảm diện tích đất xây dựng 06 trong số 15 khu công nghiệp tập trung, bao gồm: Thuận Thành III (Phân khu C), Nam Sơn - Hạp Lĩnh, Đại Kim, Từ Sơn, Hanaka, Khu công nghệ cao Sài Gòn Tell; giảm diện tích từ 6.847 ha, xuống còn 5.243,6 ha (giảm 23,4%). + Bổ sung mới 02 KCN tập trung tại khu vực xã Ngũ Thái, xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành và khu vực xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình với tổng diện tích 500,0 ha. + Điều chỉnh chức năng 17 trong số 32 cụm công nghiệp, bao gồm: Phú Lâm mở rộng, Khắc Niệm, Hạp Lĩnh, Hà Mãn - Trí Quả, Xuân Lâm, Thanh Khương (giai đoạn 1), Thanh Khương mở rộng, Võ Cường, Phong Khê 1, Phong Khê 2, Đình Bảng 1 (Lỗ Xung), Dốc Sặt, Mả Ông, Đồng Nguyên, Đồng Quang, Việt Hà, Làng nghề Từ Sơn (Công ty Hà Thành); diện tích giảm từ 1.578,58 ha xuống còn 807,04 ha (giảm 48,88 %). + Tổng diện tích đất công nghiệp toàn tỉnh từ 8.425,58 ha điều chỉnh giảm xuống còn 6.550,64 ha (giảm 22,25 %), trong đó có 5.743,6 ha là đất các khu công nghiệp tập trung và 807,04 ha là đất các cụm công nghiệp. - Nông nghiệp + Quy hoạch, bố trí sử dụng đất nông nghiệp gồm các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung ở khu vực Nam sông Đuống, đặc biệt là các huyện Gia Bình và Lương Tài; các vùng nông nghiệp ngoại thành, ngoại thị, gắn với quá trình đô thị hoá tại đô thị lõi Bắc Ninh, các huyện Quế Võ, huyện Yên Phong và huyện Thuận Thành, trên cơ sở bảo tồn quỹ đất trồng lúa hai vụ theo chỉ tiêu Chính phủ giao; điều chỉnh cơ cấu, chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp; bảo vệ các trọng điểm quốc phòng, an ninh và quỹ đất an ninh quốc phòng theo quy hoạch sử dụng đất an ninh, quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. + Tạo điều kiện phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống phục vụ xuất khẩu và dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch. + Đẩy mạnh quá trình tổ chức lại sản xuất trên cơ sở mô hình các Hợp tác xã và phức hợp nông nghiệp. - Du lịch và dịch vụ + Xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành một trung tâm du lịch - văn hóa và sinh thái, hấp dẫn, đa sắc mầu của Đồng Bằng sông Hồng và cả nước, có ý nghĩa quốc tế, trên cơ sở hình thành khoảng 12 khu, cụm du lịch tập trung tại thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, các huyện: Thuận Thành, Gia Bình, Tiên Du, theo phương châm phát triển mạng lưới kết nối các đầu mối văn hóa - du lịch gồm: 12 trọng điểm và các tuyến du lịch đường bộ; hoàn thiện mạng lưới du lịch bằng đường thủy trên các sông, đặc biệt là sông Đuống; xây dựng 03 khu đô thị mới gắn với các khu vực xung quanh chùa Phật Tích (núi Phật Tích), chùa Dạm (núi Dạm), chùa Dâu với mục đích du lịch và thúc đẩy sự phát triển mạng lưới hành hương gắn với du lịch tâm linh trở về cội nguồn. + Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, có sức thu hút dân cư lớn như: Giáo dục đào tạo; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; y tế và nghỉ dưỡng; du lịch văn hoá và thương mại. c. Hệ thống đô thị - Mô hình phát triển: Xây dựng hệ thống phân bố dân cư thống nhất trên cơ sở mô hình phát triển “Chùm đô thị hướng tâm, nhất thể hóa đô thị nông thôn”, gồm: 01 đô thị lõi Bắc Ninh, 03 đô thị vệ tinh (Chờ, Phố Mới và Hồ), cùng 02 vùng dân cư nông thôn là Gia Bình và Lương Tài, đảm bảo cho người dân sống ở các điểm dân cư nông thôn được hưởng dụng các tiện ích công cộng có chất lượng cuộc sống gần với đô thị. - Hệ thống đô thị: Hệ thống đô thị đến năm 2030 gồm 09 đô thị là: + Đô thị lõi: Đô thị lõi Bắc Ninh theo phương án chọn được hình thành chủ yếu trên cơ sở thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du là đô thị loại I, có diện tích khoảng 25.940 ha, dân số là 890.000 người (nội thị là 735.000 người, ngoại thị là 155.000 người). + Đô thị Phố Mới (Huyện Quế Võ) là đô thị loại IV, có diện tích 13.464,8 ha, dân số 153.000 người (nội thị là 40.000 người, ngoại thị là 113.000 người), là đô thị vệ tinh. + Đô thị Hồ (Huyện Thuận Thành) là đô thị loại IV, có diện tích 11.790 ha, dân số 154.000 người (nội thị là 40.000 người, ngoại thị là 114.000 người), là đô thị vệ tinh. + Đô thị Chờ (Huyện Yên Phong) là đô thị loại IV, có diện tích 9.680,2 ha, dân số 174.000 người (nội thị là 40.000 người, ngoại thị là 134.000 người), là đô thị vệ tinh. + Đô thị Gia Bình (Huyện Gia Bình) là đô thị loại V, có diện tích 465 ha, dân số 20.000 người, là thị trấn huyện lỵ. + Đô thị Thứa (Huyện Lương Tài) là đô thị loại V, có diện tích 715 ha, dân số 20.000 người, là thị trấn huyện lỵ. + Đô thị mới Nhân Thắng (Huyện Gia Bình) là đô thị loại V, có diện tích 819 ha, dân số 10.000 người, là thị trấn trung tâm các xã và cụm xã. + Đô thị mới Cao Đức (Huyện Gia Bình) là đô thị loại V, có diện tích diện tích 1.140 ha, dân số 5.000 người, là thị trấn trung tâm các xã và cụm xã. + Đô thị mới Trung Kênh (Huyện Lương Tài) là đô thị loại V, có diện tích 691 ha, dân số 10.660 người, là thị trấn trung tâm các xã và cụm xã. Sau năm 2030, nâng cấp các đô thị Thứa và Gia Bình lên đô thị loại IV. - Xây dựng và phát triển các trọng điểm mới của đô thị; định hướng phát triển vành đai xanh “du lịch, văn hoá và sinh thái” sông Đuống + Xây dựng khu đô thị mới Nam Sơn chủ yếu trên cơ sở một số xã của thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên Du và Quế Võ với chức năng là khu trung tâm tổng hợp mới của đô thị Bắc Ninh, để phát triển: Giáo dục đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ (Khu Đại học tập trung số 2); dịch vụ, tài chính, thương mại, văn phòng và du lịch; nhà ở trên cơ sở tổ chức không gian kiến trúc - quy hoạch gắn với cây xanh mặt nước, trong đó có hồ nước lớn phía sông Đuống; kết hợp tổ chức không gian du lịch núi Nam Sơn nhằm kết nối trực tiếp với vành đai xanh sông Đuống. + Phát triển vành đai xanh “du lịch, văn hóa và sinh thái” sông Đuống, bao gồm khu vực ven sông Đuống, khoảng cách mỗi bên tính từ tim bờ đê (500÷1000) m; trong đó lấy sông Đuống làm trung tâm; cụm di tích Thuận Thành, Phật Tích và cụm di tích Gia Bình làm hạt nhân với chức năng là vành đai xanh, cân bằng sinh thái, điều hòa sự phát triển của Thành phố Bắc Ninh tương lai; vùng cảnh quan, hành lang trung chuyển, kết nối hai khu vực: Bắc sông Đuống và Nam sông Đuống; “xương sống” của bộ khung bảo vệ thiên nhiên của vùng đô thị Bắc Ninh; vùng bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử, làng cổ, làng nghề truyền thống; vùng du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng của Thành phố Bắc Ninh tương lai, có ý nghĩa quốc gia trên cơ sở xây dựng vành đai xanh du lịch văn hoá, sinh thái theo hướng hiện đại, dân tộc nhằm bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, bản sắc văn hoá địa phương và tạo điều kiện tham gia của dân cư cộng đồng. d. Hệ thống các điểm dân cư nông thôn - Hệ thống các điểm dân cư nông thôn gồm 100 xã, giảm dần xuống khoảng 60 xã vào năm 2030, được phát triển theo chương trình Xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí theo quy định của Chính phủ. - Thúc đẩy quá trình đầu tư xây dựng theo hướng nhất thể hoá đô thị và nông thôn, từng bước xóa bỏ sự phát triển chênh lệch giữa các vùng, nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn. 7. Định hướng qui hoạch sử dụng đất đến năm 2030 - Đảm bảo cơ cấu sử dụng đất hợp lý giữa đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp: Khoảng 53,5 % và 46,5 % tổng diện tích đất tự nhiên (năm 2020) - 46,2 % và 53,8 % tổng diện tích đất tự nhiên (năm 2030). - Ưu tiên dành đủ quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích đất lúa 2 vụ khoảng 33.500 ha theo chỉ tiêu do Chính phủ giao, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cả nước được Quốc hội phê duyệt. - Bảo tồn quỹ đất rừng, đất cảnh quan thiên nhiên ven sông, hồ và đất danh thắng, di tích văn hóa lịch sử; kiểm soát chặt chẽ việc sử dựng đất thuộc hành lang an toàn kỹ thuật, đất bảo vệ thiên nhiên và các loại đất thuộc vùng cấm xây dựng theo quy định của pháp luật. - Dành đủ đất có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các khu dân cư đô thị và nông thôn; các khu và cụm công nghiệp; các khu và cụm du lịch; các cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, và các loại đất phi nông nghiệp khác. - Dành đủ quỹ đất cho quốc phòng, đặc biệt giữ các cao điểm “chốt” dành cho quốc phòng theo quy hoạch sử dụng đất an ninh quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 8. Định hướng phát triển hạ tầng xã hội đến năm 2030 a. Nhà ở Xây dựng mới và cải tạo khoảng 49,6 triệu m2 trong đó 37,50 triệu m2 nhà ở tại các đô thị đạt chỉ tiêu bình quân 30 m2/người và 12,10 triệu m2 nhà ở tại các điểm dân cư nông thôn, đạt tiêu chuẩn bình quân 22 m2/người; chú trọng phát triển nhà ở cho người nghèo, người có thu nhập thấp. b. Phục vụ công cộng: Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống trung tâm phục vụ tổng hợp theo 4 cấp: - Cấp vùng: Đô thị Bắc Ninh; - Cấp khu vực: Các thị xã vệ tinh: Phố Mới, Chờ, Hồ; - Cấp huyện: Các thị trấn Gia Bình và Thứa; - Cấp cơ sở: Các thị trấn là trung tâm xã, cụm xã. c. Các trung tâm chuyên ngành - Xây dựng các trung tâm chuyên ngành đủ lớn có sức cạnh tranh cao, có bán kính phục vụ toàn vùng, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của Thủ đô Hà Nội bao gồm: Trung tâm chính trị - hành chính cấp tỉnh, các trung tâm giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học; các trung tâm y tế, cơ sở chữa bệnh; các trung tâm dịch vụ thương mại; các trung tâm văn hóa, thể dục thể thao; hệ thống công viên cây xanh, mặt nước, chủ yếu tại đô thị Bắc Ninh và các thị xã vệ tinh, góp phần tạo ra động lực phát triển vùng và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. - Hình thành và phát triển bộ khung thiên nhiên trên cơ sở gắn kết các đồi núi, hệ thống các sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình, sông Ngũ Huyện Khê và các sông khác. 9. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường đến năm 2030 a. Giao thông - Đường bộ + Hình thành các trục chủ đạo gồm: Trục liên kết vùng: Vành đai 3, vành đai 4 Hà Nội, QL 1 mới và QL 18 mới là đường cao tốc và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, đường sắt Yên Viên - Hạ Long; xây dựng các trục trên cao, nhằm tách các luồng giao thông ngoại tỉnh ra khỏi giao thông đô thị; trục liên kết đô thị: ĐT 295B, QL 18 cũ, QL 38 và các trục liên kết khu vực: ĐT 285, ĐT 282B, ĐT 287, ĐT 295C, ĐT 276, ĐT 281 hình thành vành đai khớp nối khu vực nội thành và ngoại thành. + Hình thành 7 “cửa ngõ” chính gồm: Bắc Ninh - Hà Nội: QL1; Bắc Ninh - Nội Bài: QL18; Bắc Ninh - Thái Nguyên: Vành đai 3; Bắc Ninh - Bắc Giang: QL1; Bắc Ninh - Hạ Long: QL18; Bắc Ninh - Hưng Yên: Vành đai 4; Bắc Ninh - Hải Dương: QL38; - Đường sắt + Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn: Đề nghị quy hoạch xây dựng tuyến đường sắt mới cách tuyến đường sắt hiện hữu khoảng 2 Km về phía Bắc thay thế đường sắt hiện hữu. Khi quy hoạch tuyến đường sắt mới được thực hiện hoàn thành, tại vị trí tuyến đường sắt hiện hữu sẽ xây dựng trục cây xanh cảnh quan Bắc Nam; xây dựng mới các ga ở gần trung tâm thương mại dịch vụ lớn tại các vị trí đảm bảo được quỹ đất đủ rộng. Phát triển hiệu quả không gian đô thị dọc đường sắt. + Tiếp tục xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên - Cái Lân dựa trên quy hoạch đã được triển khai. - Đường thủy Nạo vét, khai thông dòng chảy và tăng cường khai thác các sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình. Xây dựng tuyến vận tải Bắc Ninh - Hải Phòng - Quảng Ninh - Hưng Yên và Thái Bình. Xây dựng hệ thống cảng vận tải hàng hóa, hành khách và phục vụ du lịch. - Đường không Sân bay Quốc tế Nội Bài cách thành phố Bắc Ninh khoảng 31 Km theo Quốc lộ 18. - Giao thông công cộng + Cải tạo các tuyến xe buýt hiện có gồm: Bắc Ninh - Hồ - Gia Bình - Thứa, Bắc Ninh - Phố Mới và Bắc Ninh - Lim - Từ Sơn, Bắc Ninh - Chờ. Phát triển xe buýt, áp dụng BRT (xe buýt nhanh) cho các tuyến chủ đạo: Bắc Ninh - Nam Sơn - Hồ, Yên Phong - Từ Sơn - Nam Sơn. Về lâu dài, nghiên cứu đưa vào áp dụng đường sắt LRT (tàu điện nhẹ) dựa trên việc chuyển đổi mục đích sử dụng BRT. + Nghiên cứu quy hoạch và chuẩn bị đầu tư xây dựng hệ thống tàu điện ngầm dọc theo tuyến ĐT 295C và QL 38. + Nghiên cứu quy hoạch và chuẩn bị đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt trên cao theo các trục liên kết khu vực. b. Chuẩn bị kỹ thuật đất đai - Cốt san nền: (4,0 ÷ 6,0) m; chiều cao đê (7,8 ÷12) m. - Thoát nước mưa: Hình thành 12 lưu vực thoát nước với các trục thoát nước chính là sông Ngũ Huyện Khê, sông Tào Khê, kênh Trịnh Xá, sông Côi, sông Bùi. Các giải pháp: Kênh tiêu, hồ điều hòa, vùng xả lũ, các trạm bơm…và xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng. c. Cấp nước Tổng nhu cầu khoảng: 678.171 m3/ngày đêm, trong đó nhu cầu cấp nước cho đô thị là 605.871 m3/ngày đêm. Nguồn nước: Nước mặt (là chính) và nước ngầm. Cải tạo và xây dựng hệ thống các nhà máy nước. d. Cấp điện Tổng nhu cầu khoảng: 2.145,0 MVA. Nguồn cấp: 02 tuyến 220 KV và 04 tuyến 110 KV. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các công trình phân phối, cấp điện. e. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường - Thoát nước thải Tổng lượng nước thải khoảng: 613.866 m3/ngày đêm. Giải pháp: Xây dựng các nhà máy xử lý cho các khu dân cư, xây dựng hệ thống thoát nước thải bẩn riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa. Tại các khu công nghiệp và các bệnh viện, xây dựng hệ thống thu gom xử lý riêng. - Thu gom, xử lý chất thải rắn Tổng lượng chất thải rắn phát sinh khoảng: 1.606 tấn/ngày; thu gom đạt trên 95%. Xây dựng các khu xử lý khoảng 120 ha, gồm khu xử lý tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ và khu xử lý phía Nam sông Đuống (tại xã Bình Định huyện Lương Tài). - Nghĩa trang Nhu cầu đất xây dựng nghĩa trang khoảng 200 ha. Xây dựng 08 nghĩa trang trung bình, nhỏ theo mô hình công viên nghĩa trang gắn với từng huyện, thành phố, thị xã. f. Bảo vệ môi trường - Điều tra khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường, có biện pháp xử lý tốt hiện trạng ô nhiễm môi trường. - Đánh giá môi trường chiến lược, dự báo diễn biến và tác động của môi trường trên phạm vi toàn vùng. - Hình thành các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ các thành phần của môi trường bằng các giải pháp công nghệ, thanh tra giám sát, xử lý các vi phạm và vận động tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. - Có giải pháp bảo vệ thiên nhiên, các di sản văn hóa - lịch sử phục vụ cho phát triển du lịch. - Xử lý hiện trạng ô nhiễm môi trường đảm bảo an toàn nguồn cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, bảo vệ môi trường đất, không khí, quỹ rừng, các hệ sinh thái đặc trưng. - Tăng cường hoạt động giám sát, xử lý các vi phạm gây ô nhiễm môi trường; tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; sử dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thích hợp bảo vệ môi trường. 10. Các biện pháp thực hiện quy hoạch vùng a. Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình trọng điểm gồm: - Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020; - Chương trình xây dựng nông thôn mới; - Chương trình bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. b. Các giải pháp thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng vùng - Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, trước mắt ưu tiên lập Quy hoạch chung đô thị lõi Bắc Ninh; - Xây dựng các chương trình đầu tư xây dựng và phát triển vùng theo kế hoạch; - Chủ động chuẩn bị quỹ đất sạch, làm tốt công tác tái định cư phục vụ cho thu hút đầu tư, phát triển các dự án đầu tư xây dựng; - Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư và thu hút các nguồn vốn; - Xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ, coi trọng việc phát triển kết cấu hạ tầng diện rộng gắn kết với Thủ đô, Vùng thủ đô và cả nước; - Xây dựng lộ trình tái cấu trúc lãnh thổ, tăng cường sức cạnh tranh của đô thị hạt nhân, các đô thị vệ tinh và các vùng dân cư nông thôn; - Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy hoạch và xây dựng vùng; - Coi trọng công tác tư tưởng, chính trị, phát huy dân chủ trong cộng đồng và vai trò tham dự của cộng đồng dân cư; - Tăng cường phát triển các mối quan hệ liên vùng, đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế, đặc biệt với thủ đô Hà Nội, vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, nhằm huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển vùng; - Xây dựng cơ chế phát triển đặc thù cho đô thị lõi Bắc Ninh.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh", "promulgation_date": "08/02/2013", "sign_number": "60/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Nhân Chiến", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm các nội dung chủ yếu sau: 1. Phạm vi lập quy hoạch: Toàn tỉnh Bắc Ninh, diện tích: 822,710 km2, gồm 08 đơn vị hành chính: Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện: Quế Võ, Yên Phong, Tiên Du, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài. 2. Mục tiêu - Xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành vùng đô thị lớn, trong đó đô thị lõi Bắc Ninh chủ yếu được hình thành trên cơ sở thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du giữ vai trò là “đầu tầu và hạt nhân” thúc đẩy sự phát triển Kinh tế - xã hội của Tỉnh, đạt tiêu chuẩn đô thị loại I, làm tiền đề xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. - Xây dựng tỉnh Bắc Ninh có cơ sở kinh tế vững chắc, có cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, có môi trường sống tốt, đáp ứng các nhu cầu cơ bản về vật chất, tinh thần của nhân dân; phát triển hài hòa giữa đô thị, nông thôn, con người và thiên nhiên; bảo vệ tốt môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, từng bước xây dựng nền kiến trúc Bắc Ninh hiện đại, có bảo tồn và phát huy kiến trúc truyền thống, mang đặc trưng văn hóa Kinh Bắc. - Xác lập cơ sở để quản lý, thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển vùng theo quy hoạch, pháp luật, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. - Xây dựng và phát triển vùng gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng. 3. Tính chất - Là một vùng thuộc vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trên hành lang Kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. - Là một trung tâm Kinh tế tổng hợp, trong đó công nghiệp và dịch vụ giữ vai trò chủ đạo; tập trung phát triển kinh tế tri thức: Giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, du lịch văn hoá và dịch vụ thương mại. - Là một vùng đô thị phát triển bền vững theo định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. - Có vị trí quan trọng về mặt an ninh, quốc phòng. 4. Các chỉ tiêu dự báo phát triển Vùng đến năm 2030 a. Kinh tế - Giữ mức tăng trưởng nhanh, ổn định bình quân hàng năm giai đoạn (2011 ÷ 2030): khoảng (8 ÷ 10)%. - Nâng chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (GDP/năm) từ 1.800 USD/người (năm 2010), lên 6.500 USD/người (năm 2020) và lên (10.000 ÷ 14.000) USD/người (năm 2030). - Xây dựng cơ cấu kinh tế toàn tỉnh trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp; từng bước chuyển dịch theo hướng dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp sau năm 2030 của thế kỷ XXI. b. Quy mô dân số - Năm 2020: Dân số toàn tỉnh là 1.183.000 người. - Năm 2030: Dân số toàn tỉnh là 1.443.000 người (chưa bao gồm dân số vãng lai và tạm trú toàn tỉnh, dự báo khoảng 200.000 người). c. Cơ cấu sử dụng đất - Đất phi nông nghiệp + Năm 2020: 38.271 ha bằng 46,5 % tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất xây dựng và phát triển đô thị bình quân 250 m2/người và đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn bình quân 108 m2/người. + Năm 2030: 44.271 ha bằng 53,8 % tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất xây dựng và phát triển đô thị bình quân 200 m2/người và đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn bình quân 108 m2/ người. - Đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng + Năm 2020: 44.000 ha, bằng 53,50 % tổng diện tích đất tự nhiên. + Năm 2030: diện tích 38.000 ha, bằng 46,2 % tổng diện tích đất tự nhiên. 5. Tầm nhìn đến năm 2050 a. Trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của Vùng Kinh tế Bắc Bộ và Vùng Thủ đô Hà Nội với trọng tâm là dịch vụ, trong đó đào tạo, du lịch nghỉ dưỡng, văn hoá, y tế và thương mại chiếm tỷ trọng lớn, chất lượng cao. b. Trở thành một đầu mối giao lưu, trung tâm du lịch văn hoá của vùng Thủ đô, vùng Kinh tế Bắc Bộ và cả nước, có ý nghĩa quốc tế. c. Trở thành vùng đô thị lớn phát triển bền vững, định hướng là thành phố trực thuộc Trung ương, với các đặc trưng: - Hiện đại, văn minh, văn hiến, hài hoà, bền vững; - Có sức cạnh tranh cao, cơ sở kinh tế vững chắc, đảm bảo tốt an sinh và cuộc sống chất lượng cao; - Là đô thị xanh, đô thị sinh thái phong phú; - Nhất thể hoá đô thị và nông thôn, đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa các khu vực; - An toàn, an tâm về thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. d. Là thành phố láng giềng gần của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh: Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, phát triển trên cơ sở phối hợp hỗ trợ và phân công lao động hợp lý trong vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Bắc Bộ trên nguyên tắc hợp tác cùng phát triển. 6. Định hướng phát triển không gian đến năm 2030 a. Tổ chức lãnh thổ: Hình thành 06 tiểu vùng, trong đó: - Khu vực Bắc sông Đuống có 03 tiểu vùng là: Đô thị lõi Bắc Ninh (chủ yếu gồm thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, Tiên Du) với diện tích khoảng 25.940 ha, chức năng là trung tâm tổng hợp; huyện Yên Phong với diện tích 9.686,2 ha, chức năng là vùng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp và huyện Quế Võ với diện tích 13.464,8 ha, chức năng là vùng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. - Khu vực Nam sông Đuống có 03 tiểu vùng là: Huyện Thuận Thành với diện tích 11.791 ha, chức năng là vùng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp; huyện Gia Bình với diện tích 10.779,8 ha, chức năng là vùng Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ và huyện Lương Tài với diện tích 10.566,6 ha, chức năng là vùng Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ. b. Hệ thống các cơ sở sản xuất - Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp + Chuyển đổi mục đích, điều chỉnh địa điểm, giảm diện tích đất xây dựng 06 trong số 15 khu công nghiệp tập trung, bao gồm: Thuận Thành III (Phân khu C), Nam Sơn - Hạp Lĩnh, Đại Kim, Từ Sơn, Hanaka, Khu công nghệ cao Sài Gòn Tell; giảm diện tích từ 6.847 ha, xuống còn 5.243,6 ha (giảm 23,4%). + Bổ sung mới 02 KCN tập trung tại khu vực xã Ngũ Thái, xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành và khu vực xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình với tổng diện tích 500,0 ha. + Điều chỉnh chức năng 17 trong số 32 cụm công nghiệp, bao gồm: Phú Lâm mở rộng, Khắc Niệm, Hạp Lĩnh, Hà Mãn - Trí Quả, Xuân Lâm, Thanh Khương (giai đoạn 1), Thanh Khương mở rộng, Võ Cường, Phong Khê 1, Phong Khê 2, Đình Bảng 1 (Lỗ Xung), Dốc Sặt, Mả Ông, Đồng Nguyên, Đồng Quang, Việt Hà, Làng nghề Từ Sơn (Công ty Hà Thành); diện tích giảm từ 1.578,58 ha xuống còn 807,04 ha (giảm 48,88 %). + Tổng diện tích đất công nghiệp toàn tỉnh từ 8.425,58 ha điều chỉnh giảm xuống còn 6.550,64 ha (giảm 22,25 %), trong đó có 5.743,6 ha là đất các khu công nghiệp tập trung và 807,04 ha là đất các cụm công nghiệp. - Nông nghiệp + Quy hoạch, bố trí sử dụng đất nông nghiệp gồm các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung ở khu vực Nam sông Đuống, đặc biệt là các huyện Gia Bình và Lương Tài; các vùng nông nghiệp ngoại thành, ngoại thị, gắn với quá trình đô thị hoá tại đô thị lõi Bắc Ninh, các huyện Quế Võ, huyện Yên Phong và huyện Thuận Thành, trên cơ sở bảo tồn quỹ đất trồng lúa hai vụ theo chỉ tiêu Chính phủ giao; điều chỉnh cơ cấu, chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp; bảo vệ các trọng điểm quốc phòng, an ninh và quỹ đất an ninh quốc phòng theo quy hoạch sử dụng đất an ninh, quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. + Tạo điều kiện phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống phục vụ xuất khẩu và dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch. + Đẩy mạnh quá trình tổ chức lại sản xuất trên cơ sở mô hình các Hợp tác xã và phức hợp nông nghiệp. - Du lịch và dịch vụ + Xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành một trung tâm du lịch - văn hóa và sinh thái, hấp dẫn, đa sắc mầu của Đồng Bằng sông Hồng và cả nước, có ý nghĩa quốc tế, trên cơ sở hình thành khoảng 12 khu, cụm du lịch tập trung tại thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, các huyện: Thuận Thành, Gia Bình, Tiên Du, theo phương châm phát triển mạng lưới kết nối các đầu mối văn hóa - du lịch gồm: 12 trọng điểm và các tuyến du lịch đường bộ; hoàn thiện mạng lưới du lịch bằng đường thủy trên các sông, đặc biệt là sông Đuống; xây dựng 03 khu đô thị mới gắn với các khu vực xung quanh chùa Phật Tích (núi Phật Tích), chùa Dạm (núi Dạm), chùa Dâu với mục đích du lịch và thúc đẩy sự phát triển mạng lưới hành hương gắn với du lịch tâm linh trở về cội nguồn. + Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, có sức thu hút dân cư lớn như: Giáo dục đào tạo; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; y tế và nghỉ dưỡng; du lịch văn hoá và thương mại. c. Hệ thống đô thị - Mô hình phát triển: Xây dựng hệ thống phân bố dân cư thống nhất trên cơ sở mô hình phát triển “Chùm đô thị hướng tâm, nhất thể hóa đô thị nông thôn”, gồm: 01 đô thị lõi Bắc Ninh, 03 đô thị vệ tinh (Chờ, Phố Mới và Hồ), cùng 02 vùng dân cư nông thôn là Gia Bình và Lương Tài, đảm bảo cho người dân sống ở các điểm dân cư nông thôn được hưởng dụng các tiện ích công cộng có chất lượng cuộc sống gần với đô thị. - Hệ thống đô thị: Hệ thống đô thị đến năm 2030 gồm 09 đô thị là: + Đô thị lõi: Đô thị lõi Bắc Ninh theo phương án chọn được hình thành chủ yếu trên cơ sở thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du là đô thị loại I, có diện tích khoảng 25.940 ha, dân số là 890.000 người (nội thị là 735.000 người, ngoại thị là 155.000 người). + Đô thị Phố Mới (Huyện Quế Võ) là đô thị loại IV, có diện tích 13.464,8 ha, dân số 153.000 người (nội thị là 40.000 người, ngoại thị là 113.000 người), là đô thị vệ tinh. + Đô thị Hồ (Huyện Thuận Thành) là đô thị loại IV, có diện tích 11.790 ha, dân số 154.000 người (nội thị là 40.000 người, ngoại thị là 114.000 người), là đô thị vệ tinh. + Đô thị Chờ (Huyện Yên Phong) là đô thị loại IV, có diện tích 9.680,2 ha, dân số 174.000 người (nội thị là 40.000 người, ngoại thị là 134.000 người), là đô thị vệ tinh. + Đô thị Gia Bình (Huyện Gia Bình) là đô thị loại V, có diện tích 465 ha, dân số 20.000 người, là thị trấn huyện lỵ. + Đô thị Thứa (Huyện Lương Tài) là đô thị loại V, có diện tích 715 ha, dân số 20.000 người, là thị trấn huyện lỵ. + Đô thị mới Nhân Thắng (Huyện Gia Bình) là đô thị loại V, có diện tích 819 ha, dân số 10.000 người, là thị trấn trung tâm các xã và cụm xã. + Đô thị mới Cao Đức (Huyện Gia Bình) là đô thị loại V, có diện tích diện tích 1.140 ha, dân số 5.000 người, là thị trấn trung tâm các xã và cụm xã. + Đô thị mới Trung Kênh (Huyện Lương Tài) là đô thị loại V, có diện tích 691 ha, dân số 10.660 người, là thị trấn trung tâm các xã và cụm xã. Sau năm 2030, nâng cấp các đô thị Thứa và Gia Bình lên đô thị loại IV. - Xây dựng và phát triển các trọng điểm mới của đô thị; định hướng phát triển vành đai xanh “du lịch, văn hoá và sinh thái” sông Đuống + Xây dựng khu đô thị mới Nam Sơn chủ yếu trên cơ sở một số xã của thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên Du và Quế Võ với chức năng là khu trung tâm tổng hợp mới của đô thị Bắc Ninh, để phát triển: Giáo dục đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ (Khu Đại học tập trung số 2); dịch vụ, tài chính, thương mại, văn phòng và du lịch; nhà ở trên cơ sở tổ chức không gian kiến trúc - quy hoạch gắn với cây xanh mặt nước, trong đó có hồ nước lớn phía sông Đuống; kết hợp tổ chức không gian du lịch núi Nam Sơn nhằm kết nối trực tiếp với vành đai xanh sông Đuống. + Phát triển vành đai xanh “du lịch, văn hóa và sinh thái” sông Đuống, bao gồm khu vực ven sông Đuống, khoảng cách mỗi bên tính từ tim bờ đê (500÷1000) m; trong đó lấy sông Đuống làm trung tâm; cụm di tích Thuận Thành, Phật Tích và cụm di tích Gia Bình làm hạt nhân với chức năng là vành đai xanh, cân bằng sinh thái, điều hòa sự phát triển của Thành phố Bắc Ninh tương lai; vùng cảnh quan, hành lang trung chuyển, kết nối hai khu vực: Bắc sông Đuống và Nam sông Đuống; “xương sống” của bộ khung bảo vệ thiên nhiên của vùng đô thị Bắc Ninh; vùng bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử, làng cổ, làng nghề truyền thống; vùng du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng của Thành phố Bắc Ninh tương lai, có ý nghĩa quốc gia trên cơ sở xây dựng vành đai xanh du lịch văn hoá, sinh thái theo hướng hiện đại, dân tộc nhằm bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, bản sắc văn hoá địa phương và tạo điều kiện tham gia của dân cư cộng đồng. d. Hệ thống các điểm dân cư nông thôn - Hệ thống các điểm dân cư nông thôn gồm 100 xã, giảm dần xuống khoảng 60 xã vào năm 2030, được phát triển theo chương trình Xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí theo quy định của Chính phủ. - Thúc đẩy quá trình đầu tư xây dựng theo hướng nhất thể hoá đô thị và nông thôn, từng bước xóa bỏ sự phát triển chênh lệch giữa các vùng, nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn. 7. Định hướng qui hoạch sử dụng đất đến năm 2030 - Đảm bảo cơ cấu sử dụng đất hợp lý giữa đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp: Khoảng 53,5 % và 46,5 % tổng diện tích đất tự nhiên (năm 2020) - 46,2 % và 53,8 % tổng diện tích đất tự nhiên (năm 2030). - Ưu tiên dành đủ quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích đất lúa 2 vụ khoảng 33.500 ha theo chỉ tiêu do Chính phủ giao, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cả nước được Quốc hội phê duyệt. - Bảo tồn quỹ đất rừng, đất cảnh quan thiên nhiên ven sông, hồ và đất danh thắng, di tích văn hóa lịch sử; kiểm soát chặt chẽ việc sử dựng đất thuộc hành lang an toàn kỹ thuật, đất bảo vệ thiên nhiên và các loại đất thuộc vùng cấm xây dựng theo quy định của pháp luật. - Dành đủ đất có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các khu dân cư đô thị và nông thôn; các khu và cụm công nghiệp; các khu và cụm du lịch; các cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, và các loại đất phi nông nghiệp khác. - Dành đủ quỹ đất cho quốc phòng, đặc biệt giữ các cao điểm “chốt” dành cho quốc phòng theo quy hoạch sử dụng đất an ninh quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 8. Định hướng phát triển hạ tầng xã hội đến năm 2030 a. Nhà ở Xây dựng mới và cải tạo khoảng 49,6 triệu m2 trong đó 37,50 triệu m2 nhà ở tại các đô thị đạt chỉ tiêu bình quân 30 m2/người và 12,10 triệu m2 nhà ở tại các điểm dân cư nông thôn, đạt tiêu chuẩn bình quân 22 m2/người; chú trọng phát triển nhà ở cho người nghèo, người có thu nhập thấp. b. Phục vụ công cộng: Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống trung tâm phục vụ tổng hợp theo 4 cấp: - Cấp vùng: Đô thị Bắc Ninh; - Cấp khu vực: Các thị xã vệ tinh: Phố Mới, Chờ, Hồ; - Cấp huyện: Các thị trấn Gia Bình và Thứa; - Cấp cơ sở: Các thị trấn là trung tâm xã, cụm xã. c. Các trung tâm chuyên ngành - Xây dựng các trung tâm chuyên ngành đủ lớn có sức cạnh tranh cao, có bán kính phục vụ toàn vùng, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của Thủ đô Hà Nội bao gồm: Trung tâm chính trị - hành chính cấp tỉnh, các trung tâm giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học; các trung tâm y tế, cơ sở chữa bệnh; các trung tâm dịch vụ thương mại; các trung tâm văn hóa, thể dục thể thao; hệ thống công viên cây xanh, mặt nước, chủ yếu tại đô thị Bắc Ninh và các thị xã vệ tinh, góp phần tạo ra động lực phát triển vùng và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. - Hình thành và phát triển bộ khung thiên nhiên trên cơ sở gắn kết các đồi núi, hệ thống các sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình, sông Ngũ Huyện Khê và các sông khác. 9. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường đến năm 2030 a. Giao thông - Đường bộ + Hình thành các trục chủ đạo gồm: Trục liên kết vùng: Vành đai 3, vành đai 4 Hà Nội, QL 1 mới và QL 18 mới là đường cao tốc và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, đường sắt Yên Viên - Hạ Long; xây dựng các trục trên cao, nhằm tách các luồng giao thông ngoại tỉnh ra khỏi giao thông đô thị; trục liên kết đô thị: ĐT 295B, QL 18 cũ, QL 38 và các trục liên kết khu vực: ĐT 285, ĐT 282B, ĐT 287, ĐT 295C, ĐT 276, ĐT 281 hình thành vành đai khớp nối khu vực nội thành và ngoại thành. + Hình thành 7 “cửa ngõ” chính gồm: Bắc Ninh - Hà Nội: QL1; Bắc Ninh - Nội Bài: QL18; Bắc Ninh - Thái Nguyên: Vành đai 3; Bắc Ninh - Bắc Giang: QL1; Bắc Ninh - Hạ Long: QL18; Bắc Ninh - Hưng Yên: Vành đai 4; Bắc Ninh - Hải Dương: QL38; - Đường sắt + Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn: Đề nghị quy hoạch xây dựng tuyến đường sắt mới cách tuyến đường sắt hiện hữu khoảng 2 Km về phía Bắc thay thế đường sắt hiện hữu. Khi quy hoạch tuyến đường sắt mới được thực hiện hoàn thành, tại vị trí tuyến đường sắt hiện hữu sẽ xây dựng trục cây xanh cảnh quan Bắc Nam; xây dựng mới các ga ở gần trung tâm thương mại dịch vụ lớn tại các vị trí đảm bảo được quỹ đất đủ rộng. Phát triển hiệu quả không gian đô thị dọc đường sắt. + Tiếp tục xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên - Cái Lân dựa trên quy hoạch đã được triển khai. - Đường thủy Nạo vét, khai thông dòng chảy và tăng cường khai thác các sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình. Xây dựng tuyến vận tải Bắc Ninh - Hải Phòng - Quảng Ninh - Hưng Yên và Thái Bình. Xây dựng hệ thống cảng vận tải hàng hóa, hành khách và phục vụ du lịch. - Đường không Sân bay Quốc tế Nội Bài cách thành phố Bắc Ninh khoảng 31 Km theo Quốc lộ 18. - Giao thông công cộng + Cải tạo các tuyến xe buýt hiện có gồm: Bắc Ninh - Hồ - Gia Bình - Thứa, Bắc Ninh - Phố Mới và Bắc Ninh - Lim - Từ Sơn, Bắc Ninh - Chờ. Phát triển xe buýt, áp dụng BRT (xe buýt nhanh) cho các tuyến chủ đạo: Bắc Ninh - Nam Sơn - Hồ, Yên Phong - Từ Sơn - Nam Sơn. Về lâu dài, nghiên cứu đưa vào áp dụng đường sắt LRT (tàu điện nhẹ) dựa trên việc chuyển đổi mục đích sử dụng BRT. + Nghiên cứu quy hoạch và chuẩn bị đầu tư xây dựng hệ thống tàu điện ngầm dọc theo tuyến ĐT 295C và QL 38. + Nghiên cứu quy hoạch và chuẩn bị đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt trên cao theo các trục liên kết khu vực. b. Chuẩn bị kỹ thuật đất đai - Cốt san nền: (4,0 ÷ 6,0) m; chiều cao đê (7,8 ÷12) m. - Thoát nước mưa: Hình thành 12 lưu vực thoát nước với các trục thoát nước chính là sông Ngũ Huyện Khê, sông Tào Khê, kênh Trịnh Xá, sông Côi, sông Bùi. Các giải pháp: Kênh tiêu, hồ điều hòa, vùng xả lũ, các trạm bơm…và xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng. c. Cấp nước Tổng nhu cầu khoảng: 678.171 m3/ngày đêm, trong đó nhu cầu cấp nước cho đô thị là 605.871 m3/ngày đêm. Nguồn nước: Nước mặt (là chính) và nước ngầm. Cải tạo và xây dựng hệ thống các nhà máy nước. d. Cấp điện Tổng nhu cầu khoảng: 2.145,0 MVA. Nguồn cấp: 02 tuyến 220 KV và 04 tuyến 110 KV. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các công trình phân phối, cấp điện. e. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường - Thoát nước thải Tổng lượng nước thải khoảng: 613.866 m3/ngày đêm. Giải pháp: Xây dựng các nhà máy xử lý cho các khu dân cư, xây dựng hệ thống thoát nước thải bẩn riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa. Tại các khu công nghiệp và các bệnh viện, xây dựng hệ thống thu gom xử lý riêng. - Thu gom, xử lý chất thải rắn Tổng lượng chất thải rắn phát sinh khoảng: 1.606 tấn/ngày; thu gom đạt trên 95%. Xây dựng các khu xử lý khoảng 120 ha, gồm khu xử lý tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ và khu xử lý phía Nam sông Đuống (tại xã Bình Định huyện Lương Tài). - Nghĩa trang Nhu cầu đất xây dựng nghĩa trang khoảng 200 ha. Xây dựng 08 nghĩa trang trung bình, nhỏ theo mô hình công viên nghĩa trang gắn với từng huyện, thành phố, thị xã. f. Bảo vệ môi trường - Điều tra khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường, có biện pháp xử lý tốt hiện trạng ô nhiễm môi trường. - Đánh giá môi trường chiến lược, dự báo diễn biến và tác động của môi trường trên phạm vi toàn vùng. - Hình thành các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ các thành phần của môi trường bằng các giải pháp công nghệ, thanh tra giám sát, xử lý các vi phạm và vận động tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. - Có giải pháp bảo vệ thiên nhiên, các di sản văn hóa - lịch sử phục vụ cho phát triển du lịch. - Xử lý hiện trạng ô nhiễm môi trường đảm bảo an toàn nguồn cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, bảo vệ môi trường đất, không khí, quỹ rừng, các hệ sinh thái đặc trưng. - Tăng cường hoạt động giám sát, xử lý các vi phạm gây ô nhiễm môi trường; tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; sử dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thích hợp bảo vệ môi trường. 10. Các biện pháp thực hiện quy hoạch vùng a. Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình trọng điểm gồm: - Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020; - Chương trình xây dựng nông thôn mới; - Chương trình bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. b. Các giải pháp thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng vùng - Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, trước mắt ưu tiên lập Quy hoạch chung đô thị lõi Bắc Ninh; - Xây dựng các chương trình đầu tư xây dựng và phát triển vùng theo kế hoạch; - Chủ động chuẩn bị quỹ đất sạch, làm tốt công tác tái định cư phục vụ cho thu hút đầu tư, phát triển các dự án đầu tư xây dựng; - Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư và thu hút các nguồn vốn; - Xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ, coi trọng việc phát triển kết cấu hạ tầng diện rộng gắn kết với Thủ đô, Vùng thủ đô và cả nước; - Xây dựng lộ trình tái cấu trúc lãnh thổ, tăng cường sức cạnh tranh của đô thị hạt nhân, các đô thị vệ tinh và các vùng dân cư nông thôn; - Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy hoạch và xây dựng vùng; - Coi trọng công tác tư tưởng, chính trị, phát huy dân chủ trong cộng đồng và vai trò tham dự của cộng đồng dân cư; - Tăng cường phát triển các mối quan hệ liên vùng, đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế, đặc biệt với thủ đô Hà Nội, vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, nhằm huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển vùng; - Xây dựng cơ chế phát triển đặc thù cho đô thị lõi Bắc Ninh.
Điều 1 Quyết định 60/2013/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Bắc Ninh
Điều 2 Quyết định 60/2013/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Bắc Ninh có nội dung như sau: Điều 2. : Tổ chức thực hiện. 1. Giao Sở Xây dựng: Tổ chức công bố công khai đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh; lập Quy hoạch chung đô thị lõi Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh Quy hoạch chung các đô thị; rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung xã nông thôn mới và triển khai lập chương trình phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020; 2. Giao: - Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan, căn cứ vào đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh được duyệt, tổ chức lập Đề án điều chỉnh các khu công nghiệp tập trung trình cấp thẩm quyền quyết định; - Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan, căn cứ vào đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh được duyệt, tổ chức lập Đề án điều chỉnh các khu, cụm công nghiệp trình cấp thẩm quyền quyết định.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh", "promulgation_date": "08/02/2013", "sign_number": "60/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Nhân Chiến", "type": "Quyết định" }
Điều 2. : Tổ chức thực hiện. 1. Giao Sở Xây dựng: Tổ chức công bố công khai đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh; lập Quy hoạch chung đô thị lõi Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh Quy hoạch chung các đô thị; rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung xã nông thôn mới và triển khai lập chương trình phát triển đô thị tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020; 2. Giao: - Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan, căn cứ vào đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh được duyệt, tổ chức lập Đề án điều chỉnh các khu công nghiệp tập trung trình cấp thẩm quyền quyết định; - Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan, căn cứ vào đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh được duyệt, tổ chức lập Đề án điều chỉnh các khu, cụm công nghiệp trình cấp thẩm quyền quyết định.
Điều 2 Quyết định 60/2013/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Bắc Ninh
Điều 3 Quyết định 60/2013/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Bắc Ninh có nội dung như sau: Điều 3. : Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh", "promulgation_date": "08/02/2013", "sign_number": "60/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Nhân Chiến", "type": "Quyết định" }
Điều 3. : Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành
Điều 3 Quyết định 60/2013/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Bắc Ninh
Điều 1 Quyết định 3570/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính tài nguyên nước Sở Tài nguyên Nghệ An có nội dung như sau: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục 01 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường (Có danh mục kèm theo).
{ "issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An", "promulgation_date": "02/11/2023", "sign_number": "3570/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Đệ", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục 01 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường (Có danh mục kèm theo).
Điều 1 Quyết định 3570/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính tài nguyên nước Sở Tài nguyên Nghệ An
Điều 2 Quyết định 3570/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính tài nguyên nước Sở Tài nguyên Nghệ An có nội dung như sau: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Thay thế thủ tục hành chính số thứ tự 11, mục I (Thủ tục hành chính cấp tỉnh), Phần B (Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung) Quyết định số 1723/QĐ-UBND ngày 16/6/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về việc công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An", "promulgation_date": "02/11/2023", "sign_number": "3570/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Đệ", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Thay thế thủ tục hành chính số thứ tự 11, mục I (Thủ tục hành chính cấp tỉnh), Phần B (Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung) Quyết định số 1723/QĐ-UBND ngày 16/6/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về việc công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 2 Quyết định 3570/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính tài nguyên nước Sở Tài nguyên Nghệ An
Điều 3 Quyết định 3570/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính tài nguyên nước Sở Tài nguyên Nghệ An có nội dung như sau: Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Tỉnh Nghệ An", "promulgation_date": "02/11/2023", "sign_number": "3570/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Đệ", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 3 Quyết định 3570/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính tài nguyên nước Sở Tài nguyên Nghệ An
Điều 1 Quyết định 3895/QĐ-UBND 2021 Danh mục thủ tục hành chính tuyến mức độ 3 Hồ Chí Minh có nội dung như sau: Điều 1. Quyết định này phê duyệt Danh mục thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 áp dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021-2022. 1. Danh mục thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của sở, ban, ngành (Phụ lục 1). 2. Danh mục thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức (Phụ lục 2). 3. Danh mục thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (Phụ lục 3). Danh mục thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố tại địa chỉ http://vpub.hochiminhcity.gov.vn/portal/Home/danh-muc-tthc/default.aspx.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "16/11/2021", "sign_number": "3895/QĐ-UBND", "signer": "Võ Văn Hoan", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Quyết định này phê duyệt Danh mục thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 áp dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021-2022. 1. Danh mục thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của sở, ban, ngành (Phụ lục 1). 2. Danh mục thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức (Phụ lục 2). 3. Danh mục thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (Phụ lục 3). Danh mục thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố tại địa chỉ http://vpub.hochiminhcity.gov.vn/portal/Home/danh-muc-tthc/default.aspx.
Điều 1 Quyết định 3895/QĐ-UBND 2021 Danh mục thủ tục hành chính tuyến mức độ 3 Hồ Chí Minh
Điều 2 Quyết định 3895/QĐ-UBND 2021 Danh mục thủ tục hành chính tuyến mức độ 3 Hồ Chí Minh có nội dung như sau: Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp tham mưu thực hiện quy trình tổ chức xây dựng và thực hiện giải pháp bảo đảm phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử quy định tại Điều 23 Nghị định 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể: - Rà soát, xây dựng Phương án đơn giản hóa quy trình, thời gian thực hiện, thành phần hồ sơ và các bộ phận cấu thành khác của thủ tục hành chính trên cơ sở đánh giá các nguồn dữ liệu đã có và mức độ sẵn sàng tích hợp, cung cấp thông tin trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. - Xác định giải pháp nghiệp vụ giải quyết thủ tục hành chính; giải pháp định danh, mức độ bảo đảm an toàn của các phương thức xác thực điện tử; giải pháp tích hợp, chia sẻ, khai thác thông tin với các nguồn dữ liệu, dịch vụ công có liên quan và các giải pháp kỹ thuật khác. - Xây dựng quy trình điện tử, thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công Thành phố, tích hợp Cổng dịch vụ công quốc gia đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về giao diện, truy cập, tương tác, kết nối, chia sẻ dữ liệu, lưu trữ, bảo mật theo quy định. 2. Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức: - Phối hợp chặt chẽ trong thực hiện đơn giản hóa quy trình thủ tục; xây dựng quy trình điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. - Tiếp tục rà soát đối với các thủ tục hành chính chưa đáp ứng điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; đề xuất giải pháp khắc phục, gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố tổng hợp, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xử lý bất cập bằng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ trong quá trình triển khai “Đề án Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử gắn với đánh giá hài lòng việc giải quyết thủ tục hành chính” hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố có văn bản đề nghị các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu điều chỉnh các quy định pháp luật phù hợp để triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trong các giai đoạn tiếp theo. 3. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố tham mưu phương án nhân sự, điều phối thực hiện; định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo tiến độ kết quả thực hiện cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "16/11/2021", "sign_number": "3895/QĐ-UBND", "signer": "Võ Văn Hoan", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp tham mưu thực hiện quy trình tổ chức xây dựng và thực hiện giải pháp bảo đảm phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử quy định tại Điều 23 Nghị định 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể: - Rà soát, xây dựng Phương án đơn giản hóa quy trình, thời gian thực hiện, thành phần hồ sơ và các bộ phận cấu thành khác của thủ tục hành chính trên cơ sở đánh giá các nguồn dữ liệu đã có và mức độ sẵn sàng tích hợp, cung cấp thông tin trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. - Xác định giải pháp nghiệp vụ giải quyết thủ tục hành chính; giải pháp định danh, mức độ bảo đảm an toàn của các phương thức xác thực điện tử; giải pháp tích hợp, chia sẻ, khai thác thông tin với các nguồn dữ liệu, dịch vụ công có liên quan và các giải pháp kỹ thuật khác. - Xây dựng quy trình điện tử, thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công Thành phố, tích hợp Cổng dịch vụ công quốc gia đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về giao diện, truy cập, tương tác, kết nối, chia sẻ dữ liệu, lưu trữ, bảo mật theo quy định. 2. Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức: - Phối hợp chặt chẽ trong thực hiện đơn giản hóa quy trình thủ tục; xây dựng quy trình điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. - Tiếp tục rà soát đối với các thủ tục hành chính chưa đáp ứng điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; đề xuất giải pháp khắc phục, gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố tổng hợp, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xử lý bất cập bằng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ trong quá trình triển khai “Đề án Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử gắn với đánh giá hài lòng việc giải quyết thủ tục hành chính” hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố có văn bản đề nghị các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu điều chỉnh các quy định pháp luật phù hợp để triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trong các giai đoạn tiếp theo. 3. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố tham mưu phương án nhân sự, điều phối thực hiện; định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo tiến độ kết quả thực hiện cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
Điều 2 Quyết định 3895/QĐ-UBND 2021 Danh mục thủ tục hành chính tuyến mức độ 3 Hồ Chí Minh
Điều 3 Quyết định 3895/QĐ-UBND 2021 Danh mục thủ tục hành chính tuyến mức độ 3 Hồ Chí Minh có nội dung như sau: Điều 3. Hiệu lực thi hành Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "16/11/2021", "sign_number": "3895/QĐ-UBND", "signer": "Võ Văn Hoan", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Hiệu lực thi hành Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3 Quyết định 3895/QĐ-UBND 2021 Danh mục thủ tục hành chính tuyến mức độ 3 Hồ Chí Minh
Điều 4 Quyết định 3895/QĐ-UBND 2021 Danh mục thủ tục hành chính tuyến mức độ 3 Hồ Chí Minh có nội dung như sau: Điều 4. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh", "promulgation_date": "16/11/2021", "sign_number": "3895/QĐ-UBND", "signer": "Võ Văn Hoan", "type": "Quyết định" }
Điều 4. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 4 Quyết định 3895/QĐ-UBND 2021 Danh mục thủ tục hành chính tuyến mức độ 3 Hồ Chí Minh
Điều 1 Quyết định 2624/QĐ-UBND 2023 quy chế quản lý kiến trúc thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc có nội dung như sau: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Phúc", "promulgation_date": "30/11/2023", "sign_number": "2624/QĐ-UBND", "signer": "Vũ Chí Giang", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 1 Quyết định 2624/QĐ-UBND 2023 quy chế quản lý kiến trúc thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc
Điều 2 Quyết định 2624/QĐ-UBND 2023 quy chế quản lý kiến trúc thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc có nội dung như sau: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 2023.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Phúc", "promulgation_date": "30/11/2023", "sign_number": "2624/QĐ-UBND", "signer": "Vũ Chí Giang", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 2023.
Điều 2 Quyết định 2624/QĐ-UBND 2023 quy chế quản lý kiến trúc thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc
Điều 3 Quyết định 2624/QĐ-UBND 2023 quy chế quản lý kiến trúc thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc có nội dung như sau: Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Xây dựng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên, Thủ trưởng các sở, ban ngành trong tỉnh và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Phúc", "promulgation_date": "30/11/2023", "sign_number": "2624/QĐ-UBND", "signer": "Vũ Chí Giang", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Xây dựng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên, Thủ trưởng các sở, ban ngành trong tỉnh và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 3 Quyết định 2624/QĐ-UBND 2023 quy chế quản lý kiến trúc thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc
Điều 1 Quyết định 490/QĐ-UBND 2018 bãi bỏ 1569/QĐ-UBND công bố thủ tục cơ chế một cửa Điện Biên có nội dung như sau: Điều 1. Bãi bỏ Quyết định số 1569/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ theo cơ chế một cửa tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Điện Biên", "promulgation_date": "12/06/2018", "sign_number": "490/QĐ-UBND", "signer": "Lê Thành Đô", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Bãi bỏ Quyết định số 1569/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị bãi bỏ theo cơ chế một cửa tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên.
Điều 1 Quyết định 490/QĐ-UBND 2018 bãi bỏ 1569/QĐ-UBND công bố thủ tục cơ chế một cửa Điện Biên
Điều 2 Quyết định 490/QĐ-UBND 2018 bãi bỏ 1569/QĐ-UBND công bố thủ tục cơ chế một cửa Điện Biên có nội dung như sau: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Đối với các thủ tục hành chính do các sở, ban, ngành trình Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết, đang còn hiệu lực thi hành thì thực hiện theo Quyết định công bố thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Điện Biên", "promulgation_date": "12/06/2018", "sign_number": "490/QĐ-UBND", "signer": "Lê Thành Đô", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Đối với các thủ tục hành chính do các sở, ban, ngành trình Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết, đang còn hiệu lực thi hành thì thực hiện theo Quyết định công bố thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 2 Quyết định 490/QĐ-UBND 2018 bãi bỏ 1569/QĐ-UBND công bố thủ tục cơ chế một cửa Điện Biên
Điều 3 Quyết định 490/QĐ-UBND 2018 bãi bỏ 1569/QĐ-UBND công bố thủ tục cơ chế một cửa Điện Biên có nội dung như sau: Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Tỉnh Điện Biên", "promulgation_date": "12/06/2018", "sign_number": "490/QĐ-UBND", "signer": "Lê Thành Đô", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 3 Quyết định 490/QĐ-UBND 2018 bãi bỏ 1569/QĐ-UBND công bố thủ tục cơ chế một cửa Điện Biên
Điều 1 Quyết định 313/QĐ-BXD 2024 phân công công tác đối với Lãnh đạo Bộ Xây dựng có nội dung như sau: Điều 1. Nguyên tắc phân công và quan hệ công tác giữa Bộ trưởng và Thứ trưởng 1. Bộ Xây dựng làm việc theo chế độ Thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ. Mọi hoạt động của Bộ, Bộ trưởng, các Thứ trưởng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Cơ quan Bộ. 2. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước Quốc hội về quản lý nhà nước ngành Xây dựng và các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công; lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chung mọi mặt hoạt động của Bộ; trực tiếp chỉ đạo các nhiệm vụ lớn, quan trọng, mang tính chiến lược thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ. 3. Thứ trưởng có trách nhiệm giúp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, xử lý thường xuyên một số lĩnh vực công tác của Bộ theo sự phân công của Bộ trưởng. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, Thứ trưởng được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng để giải quyết các công việc; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về quyết định của mình. Đối với những vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực, Bộ trưởng phân công một Thứ trưởng chịu trách nhiệm chính để chỉ đạo các đơn vị giải quyết. Trước khi quyết định phương án giải quyết, Thứ trưởng chịu trách nhiệm chính cần tham khảo ý kiến của các Thứ trưởng có liên quan và báo cáo Bộ trưởng cho ý kiến chỉ đạo. 4. Thứ trưởng kịp thời báo cáo Bộ trưởng những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa Bộ Xây dựng với các Bộ, ngành, địa phương; những vấn đề do Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc các đồng chí Lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước trực tiếp chỉ đạo. Trong khi thực thi nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan tới lĩnh vực, đơn vị do Thứ trưởng khác phụ trách thì các Thứ trưởng chủ động trao đổi, phối hợp với nhau để giải quyết công việc; trường hợp các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau hoặc liên quan tới lĩnh vực, đơn vị do Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, phụ trách thì Thứ trưởng chủ trì giải quyết công việc báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định. 5. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng sẽ trực tiếp chỉ đạo xử lý công việc đã phân công cho Thứ trưởng, sau đó Thủ trưởng đơn vị được giao xử lý công việc hoặc được Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo lại Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực. 6. Bộ trưởng và các Thứ trưởng duy trì hội ý định kỳ hàng tuần và hội ý đột xuất khi cần thiết để trao đổi thông tin và phối hợp xử lý công việc. 7. Việc phân công nhiệm vụ cụ thể giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng, tùy theo tình hình thực tế, Bộ trưởng sẽ xem xét, điều chỉnh để đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ.
{ "issuing_agency": "Bộ Xây dựng", "promulgation_date": "08/04/2024", "sign_number": "313/QĐ-BXD", "signer": "Nguyễn Thanh Nghị", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Nguyên tắc phân công và quan hệ công tác giữa Bộ trưởng và Thứ trưởng 1. Bộ Xây dựng làm việc theo chế độ Thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ. Mọi hoạt động của Bộ, Bộ trưởng, các Thứ trưởng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Cơ quan Bộ. 2. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước Quốc hội về quản lý nhà nước ngành Xây dựng và các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công; lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chung mọi mặt hoạt động của Bộ; trực tiếp chỉ đạo các nhiệm vụ lớn, quan trọng, mang tính chiến lược thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ. 3. Thứ trưởng có trách nhiệm giúp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, xử lý thường xuyên một số lĩnh vực công tác của Bộ theo sự phân công của Bộ trưởng. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, Thứ trưởng được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng để giải quyết các công việc; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về quyết định của mình. Đối với những vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực, Bộ trưởng phân công một Thứ trưởng chịu trách nhiệm chính để chỉ đạo các đơn vị giải quyết. Trước khi quyết định phương án giải quyết, Thứ trưởng chịu trách nhiệm chính cần tham khảo ý kiến của các Thứ trưởng có liên quan và báo cáo Bộ trưởng cho ý kiến chỉ đạo. 4. Thứ trưởng kịp thời báo cáo Bộ trưởng những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa Bộ Xây dựng với các Bộ, ngành, địa phương; những vấn đề do Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc các đồng chí Lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước trực tiếp chỉ đạo. Trong khi thực thi nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan tới lĩnh vực, đơn vị do Thứ trưởng khác phụ trách thì các Thứ trưởng chủ động trao đổi, phối hợp với nhau để giải quyết công việc; trường hợp các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau hoặc liên quan tới lĩnh vực, đơn vị do Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, phụ trách thì Thứ trưởng chủ trì giải quyết công việc báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định. 5. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng sẽ trực tiếp chỉ đạo xử lý công việc đã phân công cho Thứ trưởng, sau đó Thủ trưởng đơn vị được giao xử lý công việc hoặc được Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo lại Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực. 6. Bộ trưởng và các Thứ trưởng duy trì hội ý định kỳ hàng tuần và hội ý đột xuất khi cần thiết để trao đổi thông tin và phối hợp xử lý công việc. 7. Việc phân công nhiệm vụ cụ thể giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng, tùy theo tình hình thực tế, Bộ trưởng sẽ xem xét, điều chỉnh để đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ.
Điều 1 Quyết định 313/QĐ-BXD 2024 phân công công tác đối với Lãnh đạo Bộ Xây dựng
Điều 2 Quyết định 313/QĐ-BXD 2024 phân công công tác đối với Lãnh đạo Bộ Xây dựng có nội dung như sau: Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thứ trưởng trong mối quan hệ với chính quyền địa phương 1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công hoặc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. 2. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý. 3. Đề nghị Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với các văn bản về ngành, lĩnh vực được phân công. Nếu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không chấp hành thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
{ "issuing_agency": "Bộ Xây dựng", "promulgation_date": "08/04/2024", "sign_number": "313/QĐ-BXD", "signer": "Nguyễn Thanh Nghị", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thứ trưởng trong mối quan hệ với chính quyền địa phương 1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công hoặc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. 2. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý. 3. Đề nghị Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với các văn bản về ngành, lĩnh vực được phân công. Nếu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không chấp hành thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 2 Quyết định 313/QĐ-BXD 2024 phân công công tác đối với Lãnh đạo Bộ Xây dựng
Điều 3 Quyết định 313/QĐ-BXD 2024 phân công công tác đối với Lãnh đạo Bộ Xây dựng có nội dung như sau: Điều 3. Trách nhiệm và quyền hạn của Thứ trưởng trong phạm vi nhiệm vụ được phân công 1. Trong phạm vi lĩnh vực được phân công, Thứ trưởng được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng và nhân danh Bộ trưởng để chủ động chỉ đạo, giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về những quyết định của mình với các nội dung sau: a) Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch, đề án, dự án, kế hoạch công tác và các văn bản quy phạm pháp luật khác trong lĩnh vực được phân công. b) Công tác xây dựng, bổ sung, điều chỉnh hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia trong các lĩnh vực được phân công. c) Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, phụ trách; kịp thời phát hiện, giải quyết các bất cập, khó khăn, đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực được phân công. d) Công tác về thẩm định, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sự nghiệp kinh tế thuộc lĩnh vực được phân công. 2. Đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ được phân công trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, các Thứ trưởng được chủ động chỉ đạo, giải quyết các công việc thuộc các nội dung sau: a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc đơn vị được phân công theo dõi trong việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà đơn vị được giao. b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị được phân công theo dõi trong việc thực hiện quy định của pháp luật về: - Công tác tổ chức, công tác cán bộ (riêng đối với chức danh người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị, Thứ trưởng tham gia theo Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng), công chức, viên chức, người lao động; công tác thi đua, khen thưởng; duy trì kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết nội bộ; - Công tác quản lý đầu tư công đối với các dự án do đơn vị làm chủ đầu tư sau khi Bộ trưởng phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt quyết định đầu tư; quản lý dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị sử dụng nguồn vốn sự nghiệp; - Công tác quản lý, sử dụng tài sản, tài chính (thường xuyên trao đổi với Thứ trưởng được phân công phụ trách chung về quản lý tài sản, tài chính), thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; - Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý những vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng. c) Trong quá trình chỉ đạo, điều hành các công việc cụ thể được phân công, Thứ trưởng có thể phân cấp, ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; đồng thời thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Thủ trưởng các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật và ý kiến chỉ đạo của mình. 3. Ngoài các lĩnh vực được phân công, các Thứ trưởng có trách nhiệm trao đổi, tìm hiểu, nắm bắt tình hình chung về các lĩnh vực khác của Bộ. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng có thể giao Thứ trưởng giải quyết các công việc cụ thể ngoài lĩnh vực được phân công phụ trách. 4. Không xử lý các vấn đề không được Bộ trưởng phân công.
{ "issuing_agency": "Bộ Xây dựng", "promulgation_date": "08/04/2024", "sign_number": "313/QĐ-BXD", "signer": "Nguyễn Thanh Nghị", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Trách nhiệm và quyền hạn của Thứ trưởng trong phạm vi nhiệm vụ được phân công 1. Trong phạm vi lĩnh vực được phân công, Thứ trưởng được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng và nhân danh Bộ trưởng để chủ động chỉ đạo, giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về những quyết định của mình với các nội dung sau: a) Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch, đề án, dự án, kế hoạch công tác và các văn bản quy phạm pháp luật khác trong lĩnh vực được phân công. b) Công tác xây dựng, bổ sung, điều chỉnh hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia trong các lĩnh vực được phân công. c) Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, phụ trách; kịp thời phát hiện, giải quyết các bất cập, khó khăn, đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực được phân công. d) Công tác về thẩm định, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sự nghiệp kinh tế thuộc lĩnh vực được phân công. 2. Đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ được phân công trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, các Thứ trưởng được chủ động chỉ đạo, giải quyết các công việc thuộc các nội dung sau: a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc đơn vị được phân công theo dõi trong việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà đơn vị được giao. b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị được phân công theo dõi trong việc thực hiện quy định của pháp luật về: - Công tác tổ chức, công tác cán bộ (riêng đối với chức danh người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị, Thứ trưởng tham gia theo Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng), công chức, viên chức, người lao động; công tác thi đua, khen thưởng; duy trì kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết nội bộ; - Công tác quản lý đầu tư công đối với các dự án do đơn vị làm chủ đầu tư sau khi Bộ trưởng phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt quyết định đầu tư; quản lý dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị sử dụng nguồn vốn sự nghiệp; - Công tác quản lý, sử dụng tài sản, tài chính (thường xuyên trao đổi với Thứ trưởng được phân công phụ trách chung về quản lý tài sản, tài chính), thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; - Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý những vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng. c) Trong quá trình chỉ đạo, điều hành các công việc cụ thể được phân công, Thứ trưởng có thể phân cấp, ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; đồng thời thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Thủ trưởng các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật và ý kiến chỉ đạo của mình. 3. Ngoài các lĩnh vực được phân công, các Thứ trưởng có trách nhiệm trao đổi, tìm hiểu, nắm bắt tình hình chung về các lĩnh vực khác của Bộ. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng có thể giao Thứ trưởng giải quyết các công việc cụ thể ngoài lĩnh vực được phân công phụ trách. 4. Không xử lý các vấn đề không được Bộ trưởng phân công.
Điều 3 Quyết định 313/QĐ-BXD 2024 phân công công tác đối với Lãnh đạo Bộ Xây dựng
Điều 4 Quyết định 313/QĐ-BXD 2024 phân công công tác đối với Lãnh đạo Bộ Xây dựng có nội dung như sau: Điều 4. Phân công nhiệm vụ của Lãnh đạo Bộ 1. Bộ trưởng
{ "issuing_agency": "Bộ Xây dựng", "promulgation_date": "08/04/2024", "sign_number": "313/QĐ-BXD", "signer": "Nguyễn Thanh Nghị", "type": "Quyết định" }
Điều 4. Phân công nhiệm vụ của Lãnh đạo Bộ 1. Bộ trưởng
Điều 4 Quyết định 313/QĐ-BXD 2024 phân công công tác đối với Lãnh đạo Bộ Xây dựng
Điều 1 Quyết định 671/QĐ-UBND 2024 thủ tục hành chính cụm công nghiệp ngành Công Thương Bình Phước có nội dung như sau: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Phước", "promulgation_date": "22/04/2024", "sign_number": "671/QĐ-UBND", "signer": "Trần Tuyết Minh", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 1 Quyết định 671/QĐ-UBND 2024 thủ tục hành chính cụm công nghiệp ngành Công Thương Bình Phước
Điều 2 Quyết định 671/QĐ-UBND 2024 thủ tục hành chính cụm công nghiệp ngành Công Thương Bình Phước có nội dung như sau: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Phước", "promulgation_date": "22/04/2024", "sign_number": "671/QĐ-UBND", "signer": "Trần Tuyết Minh", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 2 Quyết định 671/QĐ-UBND 2024 thủ tục hành chính cụm công nghiệp ngành Công Thương Bình Phước
Điều 3 Quyết định 671/QĐ-UBND 2024 thủ tục hành chính cụm công nghiệp ngành Công Thương Bình Phước có nội dung như sau: Điều 3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Phước", "promulgation_date": "22/04/2024", "sign_number": "671/QĐ-UBND", "signer": "Trần Tuyết Minh", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 3 Quyết định 671/QĐ-UBND 2024 thủ tục hành chính cụm công nghiệp ngành Công Thương Bình Phước
Điều 1 Quyết định 16/2009/QĐ-UBND chức năng quyền hạn cơ cấu tổ chức Chi cục Bảo vệ thực vật Sóc Trăng có nội dung như sau: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Sóc Trăng", "promulgation_date": "08/07/2009", "sign_number": "16/2009/QĐ-UBND", "signer": "Huỳnh Thành Hiệp", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 1 Quyết định 16/2009/QĐ-UBND chức năng quyền hạn cơ cấu tổ chức Chi cục Bảo vệ thực vật Sóc Trăng
Điều 2 Quyết định 16/2009/QĐ-UBND chức năng quyền hạn cơ cấu tổ chức Chi cục Bảo vệ thực vật Sóc Trăng có nội dung như sau: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Sóc Trăng", "promulgation_date": "08/07/2009", "sign_number": "16/2009/QĐ-UBND", "signer": "Huỳnh Thành Hiệp", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ.
Điều 2 Quyết định 16/2009/QĐ-UBND chức năng quyền hạn cơ cấu tổ chức Chi cục Bảo vệ thực vật Sóc Trăng
Điều 3 Quyết định 16/2009/QĐ-UBND chức năng quyền hạn cơ cấu tổ chức Chi cục Bảo vệ thực vật Sóc Trăng có nội dung như sau: Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, tỉnh Sóc Trăng căn cứ Quyết định thi hành. Nơi nhận : - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ NN&PTNT; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh; - Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh; - Sở Tư pháp; - Trung tâm Công báo; - Lưu: NC, VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH
{ "issuing_agency": "Tỉnh Sóc Trăng", "promulgation_date": "08/07/2009", "sign_number": "16/2009/QĐ-UBND", "signer": "Huỳnh Thành Hiệp", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, tỉnh Sóc Trăng căn cứ Quyết định thi hành. Nơi nhận : - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ NN&PTNT; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh; - Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh; - Sở Tư pháp; - Trung tâm Công báo; - Lưu: NC, VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH
Điều 3 Quyết định 16/2009/QĐ-UBND chức năng quyền hạn cơ cấu tổ chức Chi cục Bảo vệ thực vật Sóc Trăng
Điều 1 Quyết định 1836/QĐ-UBND 2020 Đề án Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng tỉnh Lâm Đồng có nội dung như sau: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp; khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng", "promulgation_date": "25/08/2020", "sign_number": "1836/QĐ-UBND", "signer": "Đoàn Văn Việt", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp; khôi phục và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”.
Điều 1 Quyết định 1836/QĐ-UBND 2020 Đề án Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng tỉnh Lâm Đồng
Điều 2 Quyết định 1836/QĐ-UBND 2020 Đề án Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng tỉnh Lâm Đồng có nội dung như sau: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng", "promulgation_date": "25/08/2020", "sign_number": "1836/QĐ-UBND", "signer": "Đoàn Văn Việt", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 2 Quyết định 1836/QĐ-UBND 2020 Đề án Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng tỉnh Lâm Đồng
Điều 3 Quyết định 1836/QĐ-UBND 2020 Đề án Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng tỉnh Lâm Đồng có nội dung như sau: Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các đơn vị quản lý rừng và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành
{ "issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng", "promulgation_date": "25/08/2020", "sign_number": "1836/QĐ-UBND", "signer": "Đoàn Văn Việt", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các đơn vị quản lý rừng và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành
Điều 3 Quyết định 1836/QĐ-UBND 2020 Đề án Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng tỉnh Lâm Đồng
Điều 1 Quyết định 853/QĐ-UBND năm 2012 ban hành Chương trình hành động triển khai có nội dung như sau: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động triển khai Đề án thực thi Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Sơn La (Có bản chi tiết Chương trình hành động kèm theo).
{ "issuing_agency": "Tỉnh Sơn La", "promulgation_date": "02/05/2012", "sign_number": "853/QĐ-UBND", "signer": "Bùi Đức Hải", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động triển khai Đề án thực thi Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Sơn La (Có bản chi tiết Chương trình hành động kèm theo).
Điều 1 Quyết định 853/QĐ-UBND năm 2012 ban hành Chương trình hành động triển khai
Điều 2 Quyết định 853/QĐ-UBND năm 2012 ban hành Chương trình hành động triển khai có nội dung như sau: Điều 2. 1. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở: Công thương, Tư pháp, các sở, ngành, địa phương, Hiệp hội, Hội doanh nghiệp, ngành nghề liên quan tổ chức thực hiện và tham mưu UBND tỉnh triển khai những nội dung trong Chương trình hành động này. 2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ngành, địa phương, Hiệp hội, Hội doanh nghiệp, ngành nghề liên quan chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Sở Tư pháp triển khai các nội dung trong Chương trình hành động này.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Sơn La", "promulgation_date": "02/05/2012", "sign_number": "853/QĐ-UBND", "signer": "Bùi Đức Hải", "type": "Quyết định" }
Điều 2. 1. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở: Công thương, Tư pháp, các sở, ngành, địa phương, Hiệp hội, Hội doanh nghiệp, ngành nghề liên quan tổ chức thực hiện và tham mưu UBND tỉnh triển khai những nội dung trong Chương trình hành động này. 2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ngành, địa phương, Hiệp hội, Hội doanh nghiệp, ngành nghề liên quan chủ động xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Sở Tư pháp triển khai các nội dung trong Chương trình hành động này.
Điều 2 Quyết định 853/QĐ-UBND năm 2012 ban hành Chương trình hành động triển khai
Điều 3 Quyết định 853/QĐ-UBND năm 2012 ban hành Chương trình hành động triển khai có nội dung như sau: Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Sơn La", "promulgation_date": "02/05/2012", "sign_number": "853/QĐ-UBND", "signer": "Bùi Đức Hải", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3 Quyết định 853/QĐ-UBND năm 2012 ban hành Chương trình hành động triển khai
Điều 4 Quyết định 853/QĐ-UBND năm 2012 ban hành Chương trình hành động triển khai có nội dung như sau: Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Khoa học và Công nghệ, Công thương, Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp, ngành nghề trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Tỉnh Sơn La", "promulgation_date": "02/05/2012", "sign_number": "853/QĐ-UBND", "signer": "Bùi Đức Hải", "type": "Quyết định" }
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Khoa học và Công nghệ, Công thương, Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp, ngành nghề trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 4 Quyết định 853/QĐ-UBND năm 2012 ban hành Chương trình hành động triển khai
Điều 1 Quyết định 14/2021/QĐ-UBND chính sách hỗ trợ chi phí khuyến khích sử dụng hỏa táng An Giang có nội dung như sau: Điều 1. Quyết định chính sách hỗ trợ chi phí khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn tỉnh An Giang như sau: 1. Đối tượng hỗ trợ Người có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh An Giang; người vô gia cư, lang thang cơ nhỡ không có người thân, khi chết trên địa bàn tỉnh khi có nhu cầu hỏa táng thì được hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng. Trừ những người đã được hỗ trợ chi phí mai táng từ nguồn ngân sách trung ương hoặc địa phương (Ví dụ: đối tượng bảo trợ xã hội, người có công với cách mạng...) 2. Mức hỗ trợ Mức hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng là: 1.000.000 đồng/lượt hỏa táng (bao gồm chi phí vận chuyển). 3. Đối tượng đề nghị được hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng a) Cá nhân thực hiện làm hồ sơ hỗ trợ chi phí hỏa táng cho người chết có hộ khẩu thường trú tại tỉnh An Giang là một trong các thân nhân của người chết như: vợ, chồng, cha, mẹ, con, ông, bà, anh, chị, em hoặc người giám hộ của đối tượng theo quy định của pháp luật. b) Các cơ quan, tổ chức trực tiếp lo việc hỏa táng cho người vô gia cư, lang thang, cơ nhỡ, không có người thân khi chết trên địa bàn tỉnh, thực hiện làm hồ sơ hỗ trợ chi phí hỏa táng theo quy định.
{ "issuing_agency": "Tỉnh An Giang", "promulgation_date": "31/03/2021", "sign_number": "14/2021/QĐ-UBND", "signer": "Trần Anh Thư", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Quyết định chính sách hỗ trợ chi phí khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn tỉnh An Giang như sau: 1. Đối tượng hỗ trợ Người có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh An Giang; người vô gia cư, lang thang cơ nhỡ không có người thân, khi chết trên địa bàn tỉnh khi có nhu cầu hỏa táng thì được hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng. Trừ những người đã được hỗ trợ chi phí mai táng từ nguồn ngân sách trung ương hoặc địa phương (Ví dụ: đối tượng bảo trợ xã hội, người có công với cách mạng...) 2. Mức hỗ trợ Mức hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng là: 1.000.000 đồng/lượt hỏa táng (bao gồm chi phí vận chuyển). 3. Đối tượng đề nghị được hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng a) Cá nhân thực hiện làm hồ sơ hỗ trợ chi phí hỏa táng cho người chết có hộ khẩu thường trú tại tỉnh An Giang là một trong các thân nhân của người chết như: vợ, chồng, cha, mẹ, con, ông, bà, anh, chị, em hoặc người giám hộ của đối tượng theo quy định của pháp luật. b) Các cơ quan, tổ chức trực tiếp lo việc hỏa táng cho người vô gia cư, lang thang, cơ nhỡ, không có người thân khi chết trên địa bàn tỉnh, thực hiện làm hồ sơ hỗ trợ chi phí hỏa táng theo quy định.
Điều 1 Quyết định 14/2021/QĐ-UBND chính sách hỗ trợ chi phí khuyến khích sử dụng hỏa táng An Giang
Điều 2 Quyết định 14/2021/QĐ-UBND chính sách hỗ trợ chi phí khuyến khích sử dụng hỏa táng An Giang có nội dung như sau: Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan cân đối ngân sách tham mưu UBND tỉnh bố trí trong dự toán hàng năm cho đơn vị thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí theo quy định hiện hành. 2. Sở Xây dựng a) Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND cấp huyện, cấp xã tuyên truyền vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và mọi tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện. b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của các cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh. 3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội a) Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn UBND huyện, thị xã, thành phố về hồ sơ, trình tự thủ tục và quy trình thực hiện hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng trên địa bàn tỉnh. b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn tỉnh. 4. Báo An Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tấn, báo chí trong tỉnh, Đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã tuyên truyền, vận động người dân tham gia sử dụng hình thức hỏa táng cho thân nhân người chết trên địa bàn tỉnh. 5. Đề nghị UBMTTQ và các tổ chức thành viên tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên của tổ chức mình và vận động các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện. Giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện của các cơ quan, ngành chức năng về việc thực hiện các nội dung tại Quyết định này. 6. UBND cấp huyện có trách nhiệm a) Chỉ đạo, triển khai công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia, sử dụng hình thức hỏa táng cho thân nhân người chết trên địa bàn huyện. b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện cấp phát chi phí hỗ trợ khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng cho thân nhân người chết trên địa bàn huyện. c) Hàng năm lập dự toán hỗ trợ chi phí hỏa táng cùng với dự toán thu chi ngân sách nhà nước của địa phương, gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện. d) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện cấp phát chi phí hỗ trợ khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng cho thân nhân người chết trên địa bàn huyện. đ) Định kỳ 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất báo cáo Sở Tài chính về công tác cấp phát chi phí khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng cho thân nhân người chết trên địa bàn huyện. e) Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng trên địa bàn mình quản lý. g) Chỉ đạo phòng Tài chính – Kế hoạch phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các xã, phường, thị trấn tham mưu UBND huyện phân bổ kinh phí cho UBND xã thực hiện, đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra quyết toán kinh phí do UBND xã thực hiện cùng thời điểm quyết toán ngân sách UBND xã và tổng hợp vào quyết toán ngân sách hằng năm trên địa bàn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. 7. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm a) Tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại quyết định này. b) Xác nhận trong giấy đề nghị của thân nhân, tổ chức đề nghị. c) Thực hiện công tác cấp phát chi phí hỗ trợ khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng cho thân nhân, tổ chức được duyệt và chịu trách nhiệm tổng hợp vào quyết toán ngân sách xã hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
{ "issuing_agency": "Tỉnh An Giang", "promulgation_date": "31/03/2021", "sign_number": "14/2021/QĐ-UBND", "signer": "Trần Anh Thư", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan cân đối ngân sách tham mưu UBND tỉnh bố trí trong dự toán hàng năm cho đơn vị thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí theo quy định hiện hành. 2. Sở Xây dựng a) Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND cấp huyện, cấp xã tuyên truyền vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và mọi tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện. b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của các cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh. 3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội a) Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn UBND huyện, thị xã, thành phố về hồ sơ, trình tự thủ tục và quy trình thực hiện hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng trên địa bàn tỉnh. b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn tỉnh. 4. Báo An Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tấn, báo chí trong tỉnh, Đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã tuyên truyền, vận động người dân tham gia sử dụng hình thức hỏa táng cho thân nhân người chết trên địa bàn tỉnh. 5. Đề nghị UBMTTQ và các tổ chức thành viên tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên của tổ chức mình và vận động các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện. Giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện của các cơ quan, ngành chức năng về việc thực hiện các nội dung tại Quyết định này. 6. UBND cấp huyện có trách nhiệm a) Chỉ đạo, triển khai công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia, sử dụng hình thức hỏa táng cho thân nhân người chết trên địa bàn huyện. b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện cấp phát chi phí hỗ trợ khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng cho thân nhân người chết trên địa bàn huyện. c) Hàng năm lập dự toán hỗ trợ chi phí hỏa táng cùng với dự toán thu chi ngân sách nhà nước của địa phương, gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện. d) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện cấp phát chi phí hỗ trợ khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng cho thân nhân người chết trên địa bàn huyện. đ) Định kỳ 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất báo cáo Sở Tài chính về công tác cấp phát chi phí khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng cho thân nhân người chết trên địa bàn huyện. e) Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định hỗ trợ chi phí khuyến khích hỏa táng trên địa bàn mình quản lý. g) Chỉ đạo phòng Tài chính – Kế hoạch phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND các xã, phường, thị trấn tham mưu UBND huyện phân bổ kinh phí cho UBND xã thực hiện, đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra quyết toán kinh phí do UBND xã thực hiện cùng thời điểm quyết toán ngân sách UBND xã và tổng hợp vào quyết toán ngân sách hằng năm trên địa bàn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. 7. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm a) Tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại quyết định này. b) Xác nhận trong giấy đề nghị của thân nhân, tổ chức đề nghị. c) Thực hiện công tác cấp phát chi phí hỗ trợ khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng cho thân nhân, tổ chức được duyệt và chịu trách nhiệm tổng hợp vào quyết toán ngân sách xã hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Điều 2 Quyết định 14/2021/QĐ-UBND chính sách hỗ trợ chi phí khuyến khích sử dụng hỏa táng An Giang
Điều 3 Quyết định 14/2021/QĐ-UBND chính sách hỗ trợ chi phí khuyến khích sử dụng hỏa táng An Giang có nội dung như sau: Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2021. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Tỉnh An Giang", "promulgation_date": "31/03/2021", "sign_number": "14/2021/QĐ-UBND", "signer": "Trần Anh Thư", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2021. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 3 Quyết định 14/2021/QĐ-UBND chính sách hỗ trợ chi phí khuyến khích sử dụng hỏa táng An Giang
Điều 1 Quyết định 2956/QĐ-UBND quy hoạch phân khu dân cư đô thị đầu mối hạ tầng Thanh Hóa 2016 có nội dung như sau: Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư đô thị hóa và các công trình đầu mối HTKT đô thị (khu số 10), thị xã Sầm Sơn, với nội dung chính sau: 1. Phạm vi, ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch: a) Phạm vi khu vực quy hoạch phân khu: Phạm vi lập khu tỷ lệ 1/2000 - Khu dân cư đô thị hóa và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị (khu số 10) thuộc địa giới hành chính của các xã: Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Giao, Quảng Đại, Quảng Cát, Quảng Hải, Quảng Vinh, tỉnh Thanh Hóa. b) Ranh giới nghiên cứu có giới hạn như sau: + Phía Đông giáp: Đường Tây Sầm Sơn 1, xã Quảng Hùng, Quảng Đại; + Phía Tây giáp: Đường Quốc lộ 10, xã Quảng Đức; + Phía Nam giáp: xã Quảng Giao, Quảng Nhân, Quảng Hải; + Phía Bắc, Tây Bắc giáp: Đường cảnh quan Thanh Hóa - Sầm Sơn theo QHC, xã Quảng Cát. c) Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch: 769,0 ha. d) Tính chất, chức năng: - Là khu dân cư hiện trạng đô thị hóa, dân cư đô thị phát triển mới, khu vực tổ chức các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối của thị xã Sầm Sơn như nghĩa trang. - Là vùng dự trữ quỹ đất cho phát triển mở rộng đô thị của thị xã Sầm Sơn trong dài hạn (từ quỹ đất nông nghiệp hiện hữu). 2. Các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất đai - Dân số hiện tại của khu vực quy hoạch: 12.023 người - Dự báo quy mô dân số quy hoạch đến năm 2025 khoảng: 14.000 người. - Tổng diện tích đất quy hoạch: 769,0 ha. - Chỉ tiêu đất dân dụng đô thị: Khoảng 193,78 m2/người. Trong đó: + Đất ở: 152,42 m2/người (đối với dân cư hiện trạng cải tạo: 130,67 m2/người; dân cư mới: 284,77 m2/người). + Đất giao thông: 72,29 m2/người. + Đất công trình dịch vụ đô thị: 41,35 m2/người. + Đất cây xanh, TDTT: 9,14 m2/người. 3. Cơ cấu sử dụng đất: Bảng cơ cấu cân đối đất đai xây dựng: Stt Chức năng Ký hiệu Tầng cao MDXD (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ I Đất công trình hành chính HC 1-3 35-45% 3,1 0,40% 1 Ubnd xã Quảng Giao HC 1-3 35-45% 1,0 2 UBnd xã Quảng Hùng HC 1-3 35-45% 0,9 3 Ubnd xã Quảng Minh HC 1-3 35-45% 1,2 II Đất công trình giáo dục 6,5 0,85% 4 Đất trường mẫu giáo MG 1-2 35-45% 1,6 0,21% Trường mẫu giáo Quảng Giao MG 1-2 35-45% 0,4 Trường mẫu giáo chất lượng cao MG 1-2 35-45% 0,7 Trường mẫu giáo Quảng Minh MG 1-2 35-45% 0,5 5 Đất trường tiểu học TH 1-3 35-45% 2,2 0,29% Trường tiểu học Quảng Giao TH 1-3 35-45% 0,7 Trường tiểu học Quảng Hùng TH 1-3 35-45% 0,8 Trường tiểu học Quảng Minh TH 1-3 35-45% 0,7 6 Đất trường thcs THCS 1-3 35-45% 2,7 0,35% Trường thcs Quảng Giao THCS 1-3 35-45% 1,0 Trường thcs Quảng Hùng THCS 1-3 35-45% 1,0 Trường thcs Quảng Minh THCS 1-3 35-45% 0,7 III Đất công trình VH - TDTT 11,2 1,46% 7 Đất văn hóa VH 1-3 15-25% 5,5 0,72% Đình làng Nghiêm VH 1-3 15-25% 0,7 Đình làng Bùi VH 1-3 15-25% 0,5 Đình Mỹ Lâm VH 1-3 15-25% 0,5 Khu văn hóa khu số 10 VH 1-3 15-25% 1,6 Khu văn hóa xã Quảng Hùng VH 1-3 15-25% 0,9 Dự án tâm linh xã Quảng Minh VH 1-3 15-25% 1,3 8 Đất thể dục thể thao VH-TT 1 5-10% 5,7 0,74% Đất thể thao khu số 10 VH-TT 1 5-10% 2,4 Đất thể thao xã Quảng Hùng VH-TT 1 5-10% 1,7 Đất thể thao xã Quảng Minh VH-TT 1 5-10% 1,6 IV Đất công trình y tế YT 1-2 35-45% 0,3 0,04% Trạm y tế xã Quảng Hùng YT 1-2 35-45% 0,2 Trạm y tế xã Quảng Minh YT 1-2 35-45% 0,1 V Đất công trình dịch vụ thương mại 40-45% 34,3 4,46% 9 Đất dịch vụ thương mại tổng hợp 40-45% 32,9 4,28% Đất dịch vụ thương mại TM 5-7 35-45% 5,3 Đất dịch vụ tổng hợp DVTH 2-5 35-45% 6,7 Đất dự án chuyển đổi sang TM DA-TM 2-5 35-45% 0,6 Đất dự trữ thương mại - - - 20,3 10 Đất chợ TM-C 1-3 40-60% 1,4 0,18% Chợ Bùi TM-C 1-3 40-60% 0,9 Chợ Quảng Hùng TM-C 1-3 40-60% 0,5 VI Đất dân cư 2-5 213,4 27,75% Đất dân cư hiện trạng cải tạo DCCT 1-3 50-60% 157,1 20,43% Đất dân cư dự án đã có DA-DC 1-3 70-80% 20,8 2,70% Đất dân cư mới DCM 2-5 60-80% 31,0 4,03% Đất xen cư DCXC 1-3 60-70% 4,5 0,59% VII Đất cây xanh đô thị CX - 2,5 0,33% VIII Đất khác 497,7 64,72% Đất nghĩa trang NT - - 40,5 5,27% Đất giao thông 102,6 13,34% Đất trồng lúa 182,9 23,78% Đất cây xanh cách ly CXCL - - 7,8 1,01% Đất trồng màu 152,1 19,78% Đất kênh mương 7,2 0,94% Đất cây xanh nghĩa trang 4,6 0,60% TỔNG 769,0 100,00% 4. Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị: 4.1. Đất đơn vị ở: * Đất ở: 213,4 ha, trong đó: - Đất dân cư hiện trạng: 157,1 ha. Phần lớn nhà ở phân bố kẹp giữa trục đường đường 4A và đường 4B bám theo các tuyến đường liên thôn, liên xã của các xã Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Giao. - Đất dân cư mới: 31,0 ha, đất dự án đã có đang triển khai: 20,8ha và đất xen cư: 4,5ha. - Các công trình nhà ở dự kiến cao từ 1 -5 tầng với mật độ xây dựng từ 50-80%, bố trí các khuôn viên phục vụ khu ở và các nhà văn hóa khu phố. 4.2. Đất công trình công cộng: Đất cơ quan hành chính: Các công sở xã hiện có trong khu vực đã đảm bảo về diện tích vẫn giữ nguyên vị trí hiện nay. Riêng khu vực Quảng Hùng có khu hành chính nằm trên đường 4B hiện tại đã xuống cấp và diện tích hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu, tương lai sẽ được chuyển sang vị trí mới, tổng diện tích đất HC là 3,1 ha, mật độ xây dựng từ 35 - 45%, tầng cao từ 1-3 tầng. 4.3. Đất thương mại - dịch vụ tổng hợp: Các công trình dịch vụ thương mại chủ yếu được bố trí tại nút giao thông giữa Quốc lộ 10 với đường từ ngã ba Voi đi Sầm Sơn. Đất công trình dịch vụ thương mại có tổng diện tích 5,3 ha, mật độ xây dựng 35 - 45%, tầng cao từ 5-7 tầng. Đất dịch vụ tổng hợp có diện tích 6,7 ha, mật độ xây dựng 35 - 45%, tầng cao từ 2-5 tầng. Đất dự án được chuyển thành đất dịch vụ có diện tích 0,6 ha, mật độ xây dựng 35 - 45%, tầng cao từ 5-7 tầng. 4.4. Đất y tế: Chỉnh trang lại trạm Y tế xã Quảng Hùng và xã Quảng Minh. Diện tích đất y tế là 0,3 ha; mật độ xây dựng 35 - 45%, tầng cao trung bình: 1-2 tầng; 4.5. Đất công viên, cây xanh: Tận dụng tối đa các yếu tố cây xanh mặt nước đã có ao, hồ trong khu vực.... để đầu tư xây dựng các khu công viên cây xanh phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của nhân dân và cải tạo môi trường, cải tạo khí hậu, hướng tới xây dựng đô thị xanh, đô thị phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. - Diện tích đất cây xanh đô thị: 2,5 ha; - Diện tích đất cây xanh cách ly (nghĩa trang xây dựng mới): 7,8 ha; - Diện tích đất cây xanh nghĩa trang (trồng cây xanh các khu nghĩa trang hiện trạng): 4,6 ha; 4.6. Đất giáo dục: Các công trình mẫu giáo được xây dựng từ 1-2 tầng, trường tiểu học và THCS được xây dựng từ 1-3 tầng với tổng diện tích đất 6,5 ha, mật độ xây dựng từ 35-45%. 4.7. Đất văn hóa Trong khu vực có các di tích văn hóa như đình làng Nghiêm, làng Bùi, Mỹ Lâm, các di tích này cần được tôn tạo, chỉnh trang để phục vụ nhân dân, phát huy truyền thống văn hóa. Tổng diện tích đất: 5,5 ha, mật độ xây dựng 15-25%. 4.8. Đất giao thông: Bao gồm: đất giao thông đối ngoại như đường Voi - Sầm Sơn; Quốc lộ 10; đường Nam thành phố Thanh Hóa; đất giao thông đối nội gồm các đường giao thông nằm trong quy hoạch khu vực có tổng diện tích 102,6 ha chiếm 13,34 %. 4.3. Các thành phần đất khác: Đất trồng lúa có diện tích 182,9 ha; đất trồng màu có diện tích 152,1 ha; đất nghĩa trang có diện tích 40,5 ha; đất kênh mương có diện tích 7,2 ha. 5. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, thiết kế đô thị: * Nguyên tắc bố cục chính như sau: - Tuân thủ các định hướng của quy hoạch chung xây thị xã Sầm Sơn được duyệt; Cập nhật các dự án đã và đang triển khai trên địa bàn khu vực; - Khai thác các lợi thế cảnh quan của các khu đô thị xung quanh; - Cải tạo các khu ở hiện có trong khu vực nhằm đạt đến sự hài hoà giữa khu ở mới hiện đại và khu ở cũ và tiêu chuẩn đô thị loại 3, tiến đến đô thị loại 2 theo yêu cầu của quy hoạch chung thị xã Sầm Sơn. - Việc nghiên cứu lập quy hoạch phân khu số 10 phải được gắn liền với nhau trong một tổng thể chung đồng nhất, để đảm bảo sự đồng bộ mối liên kết với các khu vực lân cận, đảm bảo bán kính phục vụ của các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, trên cơ sở hiệu quả, tiết kiệm. * Yêu cầu về kiến trúc: - Việc xây dựng nhà ở phải tuân thủ theo đúng qui hoạch về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, tầng cao nhà, độ đua ra của ban công, ô văng.... được quy định phù hợp với từng đường phố. Trước khi xây dựng phải có đầy đủ hồ sơ xin cấp phép xây dựng (trừ những trường hợp được miễn cấp giấy phép theo luật định) được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của cơ quan trực tiếp quản lý xây dựng đô thị. - Bố trí các công trình dịch vụ thương mại dọc tuyến chính. Đảm bảo quy chuẩn về kiến trúc. Khuyến khích phát triển các mô hình xây dựng với chức năng tổng hợp nhà ở và dịch vụ trong khu đô thị. - Ưu tiên xây dựng các công trình có chức năng sử dụng tổng hợp (nhà ở kết hợp với công cộng - dịch vụ) tạo điểm nhấn đô thị, sử dụng màu sắc và độ tương phản rõ ràng tạo đặc trưng về màu sắc. - Cần quan tâm thiết kế các toà nhà tại các nút giao cắt của tuyến đường chính đô thị. * Tổ chức không gian các khu ở: - Đối với nhà ở cải tạo: Các công trình nhà ở cải tạo chỉnh trang hình thức kiến trúc phù hợp với đô thị; Loại bỏ các kiến trúc xây dựng bằng các vật liệu tạm. Các công trình đứng cạnh nhau không nên xây dựng chênh lệch nhiều về chiều cao. Hạn chế xây dựng manh mún, kiến trúc, màu sắc và vật liệu xây dựng không đồng nhất. Hạn chế sự khác biệt lớn về tỉ lệ kiến trúc giữa các công trình xây gần nhau. Bố trí xen cư tại chỗ nhằm cải tạo không gian khu ở hài hòa và đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật giữa khu ở cũ và khu ở mới. - Đối với các khu xây mới với các loại hình ở. + Hạn chế không tăng mật độ xây dựng cao quá đối với các Khu hiện hữu. Tăng diện tích cây xanh trong mỗi lô đất ở. + Khu nhà ở áp dụng các hình thức kiến trúc đơn giản, hiện đại, chú trọng tới công năng sử dụng và hiệu quả sử dụng đất. Bố trí chỗ để xe và có thể bố trí không gian công cộng như: nhà trẻ, dịch vụ... * Tổ chức không gian các công trình tôn giáo, tín ngưỡng: - Các khu di tích lịch sử được xếp hạng cần bảo tồn chỉnh trang cải tạo; cần có các nghiên cứu chuyên ngành cụ thể hơn, để xác định ranh giới kiểm soát và hành lang bảo vệ. - Đối với di tích: Bảo tồn không gian kiến trúc trong và ngoài hàng rào công trình. Cho phép được tôn tạo, sửa chữa khi công trình có dấu hiệu xuống cấp. Việc bảo tồn, tôn tạo các công trình trong khu vực này cần tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước về bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa. Hạn chế xây dựng các công trình có chiều cao quá 5 tầng và màu sắc lấn át công trình di tích. * Mặt nước và cây xanh: - Giữ lại các mặt nước hiện có, bổ sung và mở rộng mặt nước kết hợp khơi thông các kênh rạch, gia cố taluy ổn định cho các dòng chảy được liên hoàn. - Bổ sung phong phú các loại cây trồng và kết hợp các không gian giải trí, thiết kế cụ thể phù hợp với chức năng của từng khu vực. 6. Nguồn cung cấp và giải pháp tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ thuật: 6.1. Giao thông: a) Giao thông đối ngoại. - Tuyến đường Voi - Sầm Sơn: MCN 1-1, CGĐĐ=44,0m, lòng đường 12mx2, phân cách 5,0m, hè đường 7,5mx2. - Tuyến đường Quốc lộ 10: MCN 2-2, CGĐĐ=53,0m, lòng đường 9mx2 + phân cách giữa 4,0m + đường gom 7,5 mx2 + phân cách (đường gom so với đường chính) 7,5mx2+hè đường 5,0mx2. - Tuyến đường Nam thành phố đi Nam Sầm Sơn: MCN 3-3, CGĐĐ=52,0m, lòng đường 8,5mx2 + phân cách giữa 5,0m + đường gom 7,0mx2 + phân cách (đường gom so với đường chính) 3,0mx2+hè đường 5,0mx2. - Tuyến đường 4A: MCN 6-6, CGĐĐ=27.0m, lòng đường 16,0, hè đường 5,5mx2. - Tuyến đường 4B: MCN 4-4, CGĐĐ=30.0m, lòng đường 7,5mx2, phân cách 5,0m, hè đường 5,0mx2. - Tuyến đường đi từ khu nghĩa trang giao với đường Voi - Sầm Sơn có MCN 5-5, CGĐĐ=45,0m, lòng đường 7,5mx2, phân cách 10,0m, hè đường 10,0mx2. b) Giao thông đối nội: Mạng lưới đường nội bộ được thiết kế liên kết hợp lý các khu chức năng. Các khu vực có quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư được nghiên cứu cập nhật theo hồ sơ đã phê duyệt, khớp nối với khu vực xây dựng mới. Các tuyến đường nội bộ được dự kiến với quy mô lộ giới từ 17,5 đến 27,0m theo các dạng mặt cắt điển hình như sau: - MCN 7-7: Lòng đường: 10,5m + vỉa hè: (5,0x2 = 10,0m); CCĐĐ: 20,5m. - MCN 8-8: Lòng đường: 7,5m + vỉa hè: (5,0x2 = 10,0m); CCĐĐ: 17,5m. - MCN 9-9: Lòng đường: 15,0m + vỉa hè: (5,0x2 = 10,0m); CCĐĐ: 25,0m. Các khu vực trung tâm thương mại, khu du lịch, dịch vụ tập trung cần xây dựng bãi đỗ xe tập trung đảm bảo nhu cầu trong tương lai. Các nút giao được thiết kế theo quy định hiện hành, đảm bảo lưu thông liên tục trên các tuyến đường chính. * Giao thông công cộng và giao thông tĩnh (quảng trường, bãi đỗ xe): - Các tuyến xe buýt: Lập thêm các tuyến giao thông công cộng đi theo đường Voi - Sầm Sơn, đường 4B, các tuyến đường chính trong khu vực, khoảng cách trung bình giữa các điểm đỗ xe buýt 500-600m. - Bãi đỗ xe kết hợp với các khu công viên cây xanh. 6.2. Quy hoạch san nền, thoát nước mưa: a) San nền: Hướng san nền tiêu thoát chính theo hướng ra sông Rào và kênh Bắc. b) Thoát nước mưa: Khu vực nghiên cứu quy hoạch chia thành 4 lưu vực thoát nước chính như sau: - Lưu lực 1: Giới hạn bởi đường Voi - Sầm Sơn, đường Bắc Nam 1, đường Nam thành phố Thanh Hóa đi Nam Sầm Sơn, quốc lộ 10. Nước mưa được thu gom vào hệ thống cống dọc 2 bên đường, sau đó xả vào kênh Bắc. - Lưu vực 2: Giới hạn bởi Quốc lộ 10, đường Đông Tây 1, đường Voi - Sầm Sơn, đường 4B. Nước mưa được thu gom vào hệ thống cống dọc 2 bên đường, sau đó xả ra sông Rào. - Lưu vực 3: Giới hạn bởi Quốc lộ 10, đường Voi - Sầm Sơn, đường Đông Tây 3, đường 4B. Nước mưa được thu gom vào hệ thống cống dọc 2 bên đường, sau đó xả ra sông Rào. - Lưu vực 4: Giới hạn bởi Quốc lộ 10; đường Đông Tây 4; đường 4B; đường Đông Tây 6. Nước mưa được thu gom vào hệ thống cống dọc 2 bên đường, sau đó xả ra sông Rào. - Lưu vực 5: Giới hạn bởi Quốc lộ 10, đường Đông Tây 6, đường 4B, đường Đông Tây 8. Nước mưa được thu gom vào hệ thống cống dọc 2 bên đường, sau đó xả ra sông Rào. 6.3. Quy hoạch cấp điện: - Nguồn điện: Sử dụng nguồn điện cấp cho khu vực trước mắt được lấy từ trạm trung gian Môi. Trong tương lai khi trạm trung gian Môi bị xóa bỏ, sẽ sử dụng nguồn từ trạm 110kV Sầm Sơn - 2x25MVA (theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020). - Tổng nhu cầu sử dụng điện: 10,63 MVA. - Mạng lưới: Xây dựng mới tuyến cáp ngầm 220kV và 110kV theo đường Voi - Sầm Sơn để đấu nối cấp điện cho trạm 110kV Sầm Sơn (trong tương lai trạm 110kV Sầm Sơn sẽ được nâng cấp lên trạm 220kV theo quy hoạch phát triển điện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011). Tất cả các đường điện trong khu vực lập quy hoạch phải được ngầm hóa, trừ một số đường điện 10kV hiện có trong khu vực dân cư thôn xóm có thể được đi nổi theo hướng tuyến cũ khi nâng cấp lên điện áp 22kV. - Nâng cấp 01 trạm biến áp hiện có nâng tổng công suất lên 250 KVA. Đầu tư xây dựng 48 trạm biến áp mới có công suất từ 50 - 400kVA có thể dạng treo hay tủ tùy theo yêu cầu mỹ thuật từng vị trí; nâng tổng công suất lên 11.950 KVA. - Các đường trung thế 22KV được thiết kế mạch vòng, vận hành hở tại các điểm đã xác định trước. - Hệ thống chiếu sáng: + Đối với đường có lòng đường rộng từ 40-51m; 60-70m, chiếu sáng hai bên đường và giải phân cách sử dụng đèn công suất 250W-220V treo cao 12m, + Đối với đường có lòng đường rộng 11,5~17m; 21~42m, đèn chiếu sáng giữa đường và sử dụng đèn công suất 250W-220V treo cao 10m; + Hệ thống chiếu sáng đèn đường được điều khiển từ động theo thời gian. 6.4. Quy hoạch hệ thống cấp nước: Tổng nhu cầu dùng nước giai đoạn 1: 2.600 m3/ngđ; giai đoạn 2: 3.800 m3/ngđ. a) Nguồn nước và công trình đầu mối: - Nguồn nước sạch cấp cho khu vực lấy từ nhà máy nước của Thành phố Thanh Hóa, hiện tại có công suất Q = 70.000 m3/ngđ, dự kiến đến năm 2025 có công suất Q = 200.000 m3/ngđ. - Điểm đấu nối lấy từ đường ống D400 hiện có trên quốc lộ 47 (Cách khu vực lập quy hoạch khoảng 2km). b) Cấu tạo mạng lưới đường ống: - Giải pháp mạng lưới được chọn là mạng vũng kết hợp với mạng cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, cứu hoả và mọi nhu cầu khác. - Ống cấp nước thiết kế sử dụng ống HDPE. - Chiều sâu chôn ống cấp nước chính Hmin = 0,5 ÷ 0,7 m so với mặt hè (Tính đến đỉnh ống). - Các trụ cứu hoả ngoài nhà chọn loại nổi D110, khoảng cách mỗi trụ cứu hoả trung bình 150 m/trụ. - Đối với khu nghĩa trang: Bố trí đường ống cấp nước D110 lấy từ trục đường Voi - Sầm Sơn để cấp cho khu nghĩa trang. 6.5. Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường: * Thoát nước thải: - Hướng thoát nước chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam. - Mạng lưới đường ống thoát nước: Được phân làm 3 cấp thu gom và quản lý. + Hệ thống thu gom khu ở: Nước thải sinh hoạt được xử lý bậc 1 tại các công trình qua hệ thống bể tự hoại sau đó thoát ra hệ thống cống chung. Thu nước vào cống bằng các hố ga thu trên hệ thống cống tròn, hoặc trực tiếp qua hệ thống rãnh xây. + Hệ thống thoát nước khu phố: Được đấu nối với hệ thống cống rãnh khu ở và thu dọc đường tuyến ống đi qua, chuyễn dẫn và thu gom ra hệ thống cống chính dẫn về trạm xử lý nước thải đã được quy hoạch của thị xã Sầm Sơn ở phía Bắc xã Quảng Phú. Hệ thống thu gom nước thải này được thiết kế là các tuyến cống tròn BTCT có D300-400. * Vệ sinh môi trường: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn y tế được thu gom và xử lý riêng. Chất thải rắn sinh hoạt phải được phân loại tại nguồn thành chất thải vô cơ và chất thải hữu cơ. Chất thải vô cơ sẽ được thu gom hàng tuần và đưa về khu xử lý chất thải rắn để tái sử dụng hoặc đưa đi chôn lấp. Chất thải rắn hữu cơ sẽ được thu gom hàng ngày và được đưa về khu xử lý chất thải rắn tập trung để chế biến thành phân hữu cơ. Sử dụng khu xử lý rác thải chung với thành phố Thanh Hóa. 6.6. Định hướng quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc Xây dựng mới toàn bộ mạng lưới thông tin liên lạc. Cải tạo nâng cấp tổng đài nội hạt tại khu vực thị trấn Môi thành tổng đài chuyển tiếp nội hạt dung lượng 100.000 thuê bao. Tổng đài chuyển tiếp nội hạt này được kết nối từ tổng đài trung tâm tỉnh Thanh Hóa bởi tuyến cáp quang ngầm. 7. Giải pháp bảo vệ môi trường: a) Giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường đất: - Xây dựng các hệ thống thoát nước một cách phù hợp và khoa học. - Đảm bảo nước mưa từ khu vực nghiên cứu quy hoạch không chảy ra đất tại các khu vực xung quanh làm ô nhiễm đất. - Giám sát chặt chẽ các loại rác thải, nước thải của các công trình dịch vụ, thương mại và công nghiệp. - Cải tạo đất và ngăn ngừa ô nhiễm đất: + Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện đất đai thực tế trong khu vực, sử dụng đất nông nghiệp đi đôi với việc bồi bổ đất, tránh khai thác làm thoái hóa đất. + Hạn chế sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông - lâm nghiệp, tích cực bồi bổ làm giàu đất, chống ô nhiễm môi trường đất. + Các khu xử lý nước thải và khu tập kết rác thải phải có hệ thống chống thấm tốt để tránh gây ô nhiễm đất và nước ngầm. * Các giải pháp giảm ô nhiễm tới nguồn nước: - Nước thải sinh hoạt trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung phải được xử lý đảm bảo đáp ứng mọi chỉ tiêu bảo vệ môi trường theo quy chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam. * Các giải pháp bảo vệ môi trường không khí: - Để giảm lượng bụi, khí và tiếng ồn trong khu vực khi triển khai các dự án theo quy hoạch chi tiết, cụ thể thực hiện bằng các giải pháp sau: - Sử dụng xe, máy thi công có lượng thải khí, bụi và độ ồn thấp hơn giới hạn cho phép. - Có biện pháp che chắn phủ bạt đối với các loại xe chuyên chở nguyên vật liệu, nhiên liệu, che chắn cách ly giữa khu vực san ủi đối với khu vực xung quanh bằng các hàng rào bạt. Các dải cây xanh được bố trí để hạn chế sự lan toả của bụi, khí thải và tiếng ồn. Ngoài ra các công viên, vườn hoa được bố trí để hạn chế và cũng tham gia một phần trong việc cải tạo không khí. - Làm ẩm bề mặt của lớp đất san ủi bằng cách phun nước giảm lượng bụi bị cuốn theo gió và phân tán trong khu vực. 8. Những hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực để thực hiện a) Các hạng mục ưu tiên đầu tư: - Giai đoạn 1: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu ở (công trình trạm y tế, trường học, chợ,...). Các tuyến đường như Quốc lộ 10, trục đường Voi - Sầm Sơn, tuyến đường 4A, tuyến đường 4B. - Giai đoạn 2: Xây dựng hoàn chỉnh đường và công trình hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải) theo kèm các tuyến đường; mở rộng, chỉnh trang các tuyến đường nội bộ đã có trong khu ở; khu công viên cây xanh và sân bãi thể dục thể thao. b) Nguồn lực thực hiện - Thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: + Vốn từ Trung ương thực hiện các tuyến đường Quốc lộ; + Vốn của tỉnh thực hiện các tuyến đường tỉnh lộ và cải tạo các kênh mương liên đô thị và các công trình cấp tỉnh. + Vốn địa phương thực hiện các mạng đường chính phân khu vực và hệ thống hạ tầng xã hội cấp đô thị, cấp xã. - Nguồn vốn xã hội hóa: Nguồn vốn từ kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện các dự án cho khu đất bằng các hình thức ưu đãi đầu tư,... - Các nguồn vốn khác: Vốn hỗ trợ của nước ngoài, vốn từ các công trình mục tiêu Quốc gia...
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thanh Hóa", "promulgation_date": "08/08/2016", "sign_number": "2956/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Đình Xứng", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư đô thị hóa và các công trình đầu mối HTKT đô thị (khu số 10), thị xã Sầm Sơn, với nội dung chính sau: 1. Phạm vi, ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch: a) Phạm vi khu vực quy hoạch phân khu: Phạm vi lập khu tỷ lệ 1/2000 - Khu dân cư đô thị hóa và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị (khu số 10) thuộc địa giới hành chính của các xã: Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Giao, Quảng Đại, Quảng Cát, Quảng Hải, Quảng Vinh, tỉnh Thanh Hóa. b) Ranh giới nghiên cứu có giới hạn như sau: + Phía Đông giáp: Đường Tây Sầm Sơn 1, xã Quảng Hùng, Quảng Đại; + Phía Tây giáp: Đường Quốc lộ 10, xã Quảng Đức; + Phía Nam giáp: xã Quảng Giao, Quảng Nhân, Quảng Hải; + Phía Bắc, Tây Bắc giáp: Đường cảnh quan Thanh Hóa - Sầm Sơn theo QHC, xã Quảng Cát. c) Diện tích nghiên cứu lập quy hoạch: 769,0 ha. d) Tính chất, chức năng: - Là khu dân cư hiện trạng đô thị hóa, dân cư đô thị phát triển mới, khu vực tổ chức các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối của thị xã Sầm Sơn như nghĩa trang. - Là vùng dự trữ quỹ đất cho phát triển mở rộng đô thị của thị xã Sầm Sơn trong dài hạn (từ quỹ đất nông nghiệp hiện hữu). 2. Các chỉ tiêu cơ bản về dân số, đất đai - Dân số hiện tại của khu vực quy hoạch: 12.023 người - Dự báo quy mô dân số quy hoạch đến năm 2025 khoảng: 14.000 người. - Tổng diện tích đất quy hoạch: 769,0 ha. - Chỉ tiêu đất dân dụng đô thị: Khoảng 193,78 m2/người. Trong đó: + Đất ở: 152,42 m2/người (đối với dân cư hiện trạng cải tạo: 130,67 m2/người; dân cư mới: 284,77 m2/người). + Đất giao thông: 72,29 m2/người. + Đất công trình dịch vụ đô thị: 41,35 m2/người. + Đất cây xanh, TDTT: 9,14 m2/người. 3. Cơ cấu sử dụng đất: Bảng cơ cấu cân đối đất đai xây dựng: Stt Chức năng Ký hiệu Tầng cao MDXD (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ I Đất công trình hành chính HC 1-3 35-45% 3,1 0,40% 1 Ubnd xã Quảng Giao HC 1-3 35-45% 1,0 2 UBnd xã Quảng Hùng HC 1-3 35-45% 0,9 3 Ubnd xã Quảng Minh HC 1-3 35-45% 1,2 II Đất công trình giáo dục 6,5 0,85% 4 Đất trường mẫu giáo MG 1-2 35-45% 1,6 0,21% Trường mẫu giáo Quảng Giao MG 1-2 35-45% 0,4 Trường mẫu giáo chất lượng cao MG 1-2 35-45% 0,7 Trường mẫu giáo Quảng Minh MG 1-2 35-45% 0,5 5 Đất trường tiểu học TH 1-3 35-45% 2,2 0,29% Trường tiểu học Quảng Giao TH 1-3 35-45% 0,7 Trường tiểu học Quảng Hùng TH 1-3 35-45% 0,8 Trường tiểu học Quảng Minh TH 1-3 35-45% 0,7 6 Đất trường thcs THCS 1-3 35-45% 2,7 0,35% Trường thcs Quảng Giao THCS 1-3 35-45% 1,0 Trường thcs Quảng Hùng THCS 1-3 35-45% 1,0 Trường thcs Quảng Minh THCS 1-3 35-45% 0,7 III Đất công trình VH - TDTT 11,2 1,46% 7 Đất văn hóa VH 1-3 15-25% 5,5 0,72% Đình làng Nghiêm VH 1-3 15-25% 0,7 Đình làng Bùi VH 1-3 15-25% 0,5 Đình Mỹ Lâm VH 1-3 15-25% 0,5 Khu văn hóa khu số 10 VH 1-3 15-25% 1,6 Khu văn hóa xã Quảng Hùng VH 1-3 15-25% 0,9 Dự án tâm linh xã Quảng Minh VH 1-3 15-25% 1,3 8 Đất thể dục thể thao VH-TT 1 5-10% 5,7 0,74% Đất thể thao khu số 10 VH-TT 1 5-10% 2,4 Đất thể thao xã Quảng Hùng VH-TT 1 5-10% 1,7 Đất thể thao xã Quảng Minh VH-TT 1 5-10% 1,6 IV Đất công trình y tế YT 1-2 35-45% 0,3 0,04% Trạm y tế xã Quảng Hùng YT 1-2 35-45% 0,2 Trạm y tế xã Quảng Minh YT 1-2 35-45% 0,1 V Đất công trình dịch vụ thương mại 40-45% 34,3 4,46% 9 Đất dịch vụ thương mại tổng hợp 40-45% 32,9 4,28% Đất dịch vụ thương mại TM 5-7 35-45% 5,3 Đất dịch vụ tổng hợp DVTH 2-5 35-45% 6,7 Đất dự án chuyển đổi sang TM DA-TM 2-5 35-45% 0,6 Đất dự trữ thương mại - - - 20,3 10 Đất chợ TM-C 1-3 40-60% 1,4 0,18% Chợ Bùi TM-C 1-3 40-60% 0,9 Chợ Quảng Hùng TM-C 1-3 40-60% 0,5 VI Đất dân cư 2-5 213,4 27,75% Đất dân cư hiện trạng cải tạo DCCT 1-3 50-60% 157,1 20,43% Đất dân cư dự án đã có DA-DC 1-3 70-80% 20,8 2,70% Đất dân cư mới DCM 2-5 60-80% 31,0 4,03% Đất xen cư DCXC 1-3 60-70% 4,5 0,59% VII Đất cây xanh đô thị CX - 2,5 0,33% VIII Đất khác 497,7 64,72% Đất nghĩa trang NT - - 40,5 5,27% Đất giao thông 102,6 13,34% Đất trồng lúa 182,9 23,78% Đất cây xanh cách ly CXCL - - 7,8 1,01% Đất trồng màu 152,1 19,78% Đất kênh mương 7,2 0,94% Đất cây xanh nghĩa trang 4,6 0,60% TỔNG 769,0 100,00% 4. Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị: 4.1. Đất đơn vị ở: * Đất ở: 213,4 ha, trong đó: - Đất dân cư hiện trạng: 157,1 ha. Phần lớn nhà ở phân bố kẹp giữa trục đường đường 4A và đường 4B bám theo các tuyến đường liên thôn, liên xã của các xã Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Giao. - Đất dân cư mới: 31,0 ha, đất dự án đã có đang triển khai: 20,8ha và đất xen cư: 4,5ha. - Các công trình nhà ở dự kiến cao từ 1 -5 tầng với mật độ xây dựng từ 50-80%, bố trí các khuôn viên phục vụ khu ở và các nhà văn hóa khu phố. 4.2. Đất công trình công cộng: Đất cơ quan hành chính: Các công sở xã hiện có trong khu vực đã đảm bảo về diện tích vẫn giữ nguyên vị trí hiện nay. Riêng khu vực Quảng Hùng có khu hành chính nằm trên đường 4B hiện tại đã xuống cấp và diện tích hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu, tương lai sẽ được chuyển sang vị trí mới, tổng diện tích đất HC là 3,1 ha, mật độ xây dựng từ 35 - 45%, tầng cao từ 1-3 tầng. 4.3. Đất thương mại - dịch vụ tổng hợp: Các công trình dịch vụ thương mại chủ yếu được bố trí tại nút giao thông giữa Quốc lộ 10 với đường từ ngã ba Voi đi Sầm Sơn. Đất công trình dịch vụ thương mại có tổng diện tích 5,3 ha, mật độ xây dựng 35 - 45%, tầng cao từ 5-7 tầng. Đất dịch vụ tổng hợp có diện tích 6,7 ha, mật độ xây dựng 35 - 45%, tầng cao từ 2-5 tầng. Đất dự án được chuyển thành đất dịch vụ có diện tích 0,6 ha, mật độ xây dựng 35 - 45%, tầng cao từ 5-7 tầng. 4.4. Đất y tế: Chỉnh trang lại trạm Y tế xã Quảng Hùng và xã Quảng Minh. Diện tích đất y tế là 0,3 ha; mật độ xây dựng 35 - 45%, tầng cao trung bình: 1-2 tầng; 4.5. Đất công viên, cây xanh: Tận dụng tối đa các yếu tố cây xanh mặt nước đã có ao, hồ trong khu vực.... để đầu tư xây dựng các khu công viên cây xanh phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của nhân dân và cải tạo môi trường, cải tạo khí hậu, hướng tới xây dựng đô thị xanh, đô thị phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. - Diện tích đất cây xanh đô thị: 2,5 ha; - Diện tích đất cây xanh cách ly (nghĩa trang xây dựng mới): 7,8 ha; - Diện tích đất cây xanh nghĩa trang (trồng cây xanh các khu nghĩa trang hiện trạng): 4,6 ha; 4.6. Đất giáo dục: Các công trình mẫu giáo được xây dựng từ 1-2 tầng, trường tiểu học và THCS được xây dựng từ 1-3 tầng với tổng diện tích đất 6,5 ha, mật độ xây dựng từ 35-45%. 4.7. Đất văn hóa Trong khu vực có các di tích văn hóa như đình làng Nghiêm, làng Bùi, Mỹ Lâm, các di tích này cần được tôn tạo, chỉnh trang để phục vụ nhân dân, phát huy truyền thống văn hóa. Tổng diện tích đất: 5,5 ha, mật độ xây dựng 15-25%. 4.8. Đất giao thông: Bao gồm: đất giao thông đối ngoại như đường Voi - Sầm Sơn; Quốc lộ 10; đường Nam thành phố Thanh Hóa; đất giao thông đối nội gồm các đường giao thông nằm trong quy hoạch khu vực có tổng diện tích 102,6 ha chiếm 13,34 %. 4.3. Các thành phần đất khác: Đất trồng lúa có diện tích 182,9 ha; đất trồng màu có diện tích 152,1 ha; đất nghĩa trang có diện tích 40,5 ha; đất kênh mương có diện tích 7,2 ha. 5. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc, thiết kế đô thị: * Nguyên tắc bố cục chính như sau: - Tuân thủ các định hướng của quy hoạch chung xây thị xã Sầm Sơn được duyệt; Cập nhật các dự án đã và đang triển khai trên địa bàn khu vực; - Khai thác các lợi thế cảnh quan của các khu đô thị xung quanh; - Cải tạo các khu ở hiện có trong khu vực nhằm đạt đến sự hài hoà giữa khu ở mới hiện đại và khu ở cũ và tiêu chuẩn đô thị loại 3, tiến đến đô thị loại 2 theo yêu cầu của quy hoạch chung thị xã Sầm Sơn. - Việc nghiên cứu lập quy hoạch phân khu số 10 phải được gắn liền với nhau trong một tổng thể chung đồng nhất, để đảm bảo sự đồng bộ mối liên kết với các khu vực lân cận, đảm bảo bán kính phục vụ của các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, trên cơ sở hiệu quả, tiết kiệm. * Yêu cầu về kiến trúc: - Việc xây dựng nhà ở phải tuân thủ theo đúng qui hoạch về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, tầng cao nhà, độ đua ra của ban công, ô văng.... được quy định phù hợp với từng đường phố. Trước khi xây dựng phải có đầy đủ hồ sơ xin cấp phép xây dựng (trừ những trường hợp được miễn cấp giấy phép theo luật định) được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của cơ quan trực tiếp quản lý xây dựng đô thị. - Bố trí các công trình dịch vụ thương mại dọc tuyến chính. Đảm bảo quy chuẩn về kiến trúc. Khuyến khích phát triển các mô hình xây dựng với chức năng tổng hợp nhà ở và dịch vụ trong khu đô thị. - Ưu tiên xây dựng các công trình có chức năng sử dụng tổng hợp (nhà ở kết hợp với công cộng - dịch vụ) tạo điểm nhấn đô thị, sử dụng màu sắc và độ tương phản rõ ràng tạo đặc trưng về màu sắc. - Cần quan tâm thiết kế các toà nhà tại các nút giao cắt của tuyến đường chính đô thị. * Tổ chức không gian các khu ở: - Đối với nhà ở cải tạo: Các công trình nhà ở cải tạo chỉnh trang hình thức kiến trúc phù hợp với đô thị; Loại bỏ các kiến trúc xây dựng bằng các vật liệu tạm. Các công trình đứng cạnh nhau không nên xây dựng chênh lệch nhiều về chiều cao. Hạn chế xây dựng manh mún, kiến trúc, màu sắc và vật liệu xây dựng không đồng nhất. Hạn chế sự khác biệt lớn về tỉ lệ kiến trúc giữa các công trình xây gần nhau. Bố trí xen cư tại chỗ nhằm cải tạo không gian khu ở hài hòa và đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật giữa khu ở cũ và khu ở mới. - Đối với các khu xây mới với các loại hình ở. + Hạn chế không tăng mật độ xây dựng cao quá đối với các Khu hiện hữu. Tăng diện tích cây xanh trong mỗi lô đất ở. + Khu nhà ở áp dụng các hình thức kiến trúc đơn giản, hiện đại, chú trọng tới công năng sử dụng và hiệu quả sử dụng đất. Bố trí chỗ để xe và có thể bố trí không gian công cộng như: nhà trẻ, dịch vụ... * Tổ chức không gian các công trình tôn giáo, tín ngưỡng: - Các khu di tích lịch sử được xếp hạng cần bảo tồn chỉnh trang cải tạo; cần có các nghiên cứu chuyên ngành cụ thể hơn, để xác định ranh giới kiểm soát và hành lang bảo vệ. - Đối với di tích: Bảo tồn không gian kiến trúc trong và ngoài hàng rào công trình. Cho phép được tôn tạo, sửa chữa khi công trình có dấu hiệu xuống cấp. Việc bảo tồn, tôn tạo các công trình trong khu vực này cần tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước về bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa. Hạn chế xây dựng các công trình có chiều cao quá 5 tầng và màu sắc lấn át công trình di tích. * Mặt nước và cây xanh: - Giữ lại các mặt nước hiện có, bổ sung và mở rộng mặt nước kết hợp khơi thông các kênh rạch, gia cố taluy ổn định cho các dòng chảy được liên hoàn. - Bổ sung phong phú các loại cây trồng và kết hợp các không gian giải trí, thiết kế cụ thể phù hợp với chức năng của từng khu vực. 6. Nguồn cung cấp và giải pháp tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ thuật: 6.1. Giao thông: a) Giao thông đối ngoại. - Tuyến đường Voi - Sầm Sơn: MCN 1-1, CGĐĐ=44,0m, lòng đường 12mx2, phân cách 5,0m, hè đường 7,5mx2. - Tuyến đường Quốc lộ 10: MCN 2-2, CGĐĐ=53,0m, lòng đường 9mx2 + phân cách giữa 4,0m + đường gom 7,5 mx2 + phân cách (đường gom so với đường chính) 7,5mx2+hè đường 5,0mx2. - Tuyến đường Nam thành phố đi Nam Sầm Sơn: MCN 3-3, CGĐĐ=52,0m, lòng đường 8,5mx2 + phân cách giữa 5,0m + đường gom 7,0mx2 + phân cách (đường gom so với đường chính) 3,0mx2+hè đường 5,0mx2. - Tuyến đường 4A: MCN 6-6, CGĐĐ=27.0m, lòng đường 16,0, hè đường 5,5mx2. - Tuyến đường 4B: MCN 4-4, CGĐĐ=30.0m, lòng đường 7,5mx2, phân cách 5,0m, hè đường 5,0mx2. - Tuyến đường đi từ khu nghĩa trang giao với đường Voi - Sầm Sơn có MCN 5-5, CGĐĐ=45,0m, lòng đường 7,5mx2, phân cách 10,0m, hè đường 10,0mx2. b) Giao thông đối nội: Mạng lưới đường nội bộ được thiết kế liên kết hợp lý các khu chức năng. Các khu vực có quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư được nghiên cứu cập nhật theo hồ sơ đã phê duyệt, khớp nối với khu vực xây dựng mới. Các tuyến đường nội bộ được dự kiến với quy mô lộ giới từ 17,5 đến 27,0m theo các dạng mặt cắt điển hình như sau: - MCN 7-7: Lòng đường: 10,5m + vỉa hè: (5,0x2 = 10,0m); CCĐĐ: 20,5m. - MCN 8-8: Lòng đường: 7,5m + vỉa hè: (5,0x2 = 10,0m); CCĐĐ: 17,5m. - MCN 9-9: Lòng đường: 15,0m + vỉa hè: (5,0x2 = 10,0m); CCĐĐ: 25,0m. Các khu vực trung tâm thương mại, khu du lịch, dịch vụ tập trung cần xây dựng bãi đỗ xe tập trung đảm bảo nhu cầu trong tương lai. Các nút giao được thiết kế theo quy định hiện hành, đảm bảo lưu thông liên tục trên các tuyến đường chính. * Giao thông công cộng và giao thông tĩnh (quảng trường, bãi đỗ xe): - Các tuyến xe buýt: Lập thêm các tuyến giao thông công cộng đi theo đường Voi - Sầm Sơn, đường 4B, các tuyến đường chính trong khu vực, khoảng cách trung bình giữa các điểm đỗ xe buýt 500-600m. - Bãi đỗ xe kết hợp với các khu công viên cây xanh. 6.2. Quy hoạch san nền, thoát nước mưa: a) San nền: Hướng san nền tiêu thoát chính theo hướng ra sông Rào và kênh Bắc. b) Thoát nước mưa: Khu vực nghiên cứu quy hoạch chia thành 4 lưu vực thoát nước chính như sau: - Lưu lực 1: Giới hạn bởi đường Voi - Sầm Sơn, đường Bắc Nam 1, đường Nam thành phố Thanh Hóa đi Nam Sầm Sơn, quốc lộ 10. Nước mưa được thu gom vào hệ thống cống dọc 2 bên đường, sau đó xả vào kênh Bắc. - Lưu vực 2: Giới hạn bởi Quốc lộ 10, đường Đông Tây 1, đường Voi - Sầm Sơn, đường 4B. Nước mưa được thu gom vào hệ thống cống dọc 2 bên đường, sau đó xả ra sông Rào. - Lưu vực 3: Giới hạn bởi Quốc lộ 10, đường Voi - Sầm Sơn, đường Đông Tây 3, đường 4B. Nước mưa được thu gom vào hệ thống cống dọc 2 bên đường, sau đó xả ra sông Rào. - Lưu vực 4: Giới hạn bởi Quốc lộ 10; đường Đông Tây 4; đường 4B; đường Đông Tây 6. Nước mưa được thu gom vào hệ thống cống dọc 2 bên đường, sau đó xả ra sông Rào. - Lưu vực 5: Giới hạn bởi Quốc lộ 10, đường Đông Tây 6, đường 4B, đường Đông Tây 8. Nước mưa được thu gom vào hệ thống cống dọc 2 bên đường, sau đó xả ra sông Rào. 6.3. Quy hoạch cấp điện: - Nguồn điện: Sử dụng nguồn điện cấp cho khu vực trước mắt được lấy từ trạm trung gian Môi. Trong tương lai khi trạm trung gian Môi bị xóa bỏ, sẽ sử dụng nguồn từ trạm 110kV Sầm Sơn - 2x25MVA (theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020). - Tổng nhu cầu sử dụng điện: 10,63 MVA. - Mạng lưới: Xây dựng mới tuyến cáp ngầm 220kV và 110kV theo đường Voi - Sầm Sơn để đấu nối cấp điện cho trạm 110kV Sầm Sơn (trong tương lai trạm 110kV Sầm Sơn sẽ được nâng cấp lên trạm 220kV theo quy hoạch phát triển điện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011). Tất cả các đường điện trong khu vực lập quy hoạch phải được ngầm hóa, trừ một số đường điện 10kV hiện có trong khu vực dân cư thôn xóm có thể được đi nổi theo hướng tuyến cũ khi nâng cấp lên điện áp 22kV. - Nâng cấp 01 trạm biến áp hiện có nâng tổng công suất lên 250 KVA. Đầu tư xây dựng 48 trạm biến áp mới có công suất từ 50 - 400kVA có thể dạng treo hay tủ tùy theo yêu cầu mỹ thuật từng vị trí; nâng tổng công suất lên 11.950 KVA. - Các đường trung thế 22KV được thiết kế mạch vòng, vận hành hở tại các điểm đã xác định trước. - Hệ thống chiếu sáng: + Đối với đường có lòng đường rộng từ 40-51m; 60-70m, chiếu sáng hai bên đường và giải phân cách sử dụng đèn công suất 250W-220V treo cao 12m, + Đối với đường có lòng đường rộng 11,5~17m; 21~42m, đèn chiếu sáng giữa đường và sử dụng đèn công suất 250W-220V treo cao 10m; + Hệ thống chiếu sáng đèn đường được điều khiển từ động theo thời gian. 6.4. Quy hoạch hệ thống cấp nước: Tổng nhu cầu dùng nước giai đoạn 1: 2.600 m3/ngđ; giai đoạn 2: 3.800 m3/ngđ. a) Nguồn nước và công trình đầu mối: - Nguồn nước sạch cấp cho khu vực lấy từ nhà máy nước của Thành phố Thanh Hóa, hiện tại có công suất Q = 70.000 m3/ngđ, dự kiến đến năm 2025 có công suất Q = 200.000 m3/ngđ. - Điểm đấu nối lấy từ đường ống D400 hiện có trên quốc lộ 47 (Cách khu vực lập quy hoạch khoảng 2km). b) Cấu tạo mạng lưới đường ống: - Giải pháp mạng lưới được chọn là mạng vũng kết hợp với mạng cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, cứu hoả và mọi nhu cầu khác. - Ống cấp nước thiết kế sử dụng ống HDPE. - Chiều sâu chôn ống cấp nước chính Hmin = 0,5 ÷ 0,7 m so với mặt hè (Tính đến đỉnh ống). - Các trụ cứu hoả ngoài nhà chọn loại nổi D110, khoảng cách mỗi trụ cứu hoả trung bình 150 m/trụ. - Đối với khu nghĩa trang: Bố trí đường ống cấp nước D110 lấy từ trục đường Voi - Sầm Sơn để cấp cho khu nghĩa trang. 6.5. Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường: * Thoát nước thải: - Hướng thoát nước chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam. - Mạng lưới đường ống thoát nước: Được phân làm 3 cấp thu gom và quản lý. + Hệ thống thu gom khu ở: Nước thải sinh hoạt được xử lý bậc 1 tại các công trình qua hệ thống bể tự hoại sau đó thoát ra hệ thống cống chung. Thu nước vào cống bằng các hố ga thu trên hệ thống cống tròn, hoặc trực tiếp qua hệ thống rãnh xây. + Hệ thống thoát nước khu phố: Được đấu nối với hệ thống cống rãnh khu ở và thu dọc đường tuyến ống đi qua, chuyễn dẫn và thu gom ra hệ thống cống chính dẫn về trạm xử lý nước thải đã được quy hoạch của thị xã Sầm Sơn ở phía Bắc xã Quảng Phú. Hệ thống thu gom nước thải này được thiết kế là các tuyến cống tròn BTCT có D300-400. * Vệ sinh môi trường: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn y tế được thu gom và xử lý riêng. Chất thải rắn sinh hoạt phải được phân loại tại nguồn thành chất thải vô cơ và chất thải hữu cơ. Chất thải vô cơ sẽ được thu gom hàng tuần và đưa về khu xử lý chất thải rắn để tái sử dụng hoặc đưa đi chôn lấp. Chất thải rắn hữu cơ sẽ được thu gom hàng ngày và được đưa về khu xử lý chất thải rắn tập trung để chế biến thành phân hữu cơ. Sử dụng khu xử lý rác thải chung với thành phố Thanh Hóa. 6.6. Định hướng quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc Xây dựng mới toàn bộ mạng lưới thông tin liên lạc. Cải tạo nâng cấp tổng đài nội hạt tại khu vực thị trấn Môi thành tổng đài chuyển tiếp nội hạt dung lượng 100.000 thuê bao. Tổng đài chuyển tiếp nội hạt này được kết nối từ tổng đài trung tâm tỉnh Thanh Hóa bởi tuyến cáp quang ngầm. 7. Giải pháp bảo vệ môi trường: a) Giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường đất: - Xây dựng các hệ thống thoát nước một cách phù hợp và khoa học. - Đảm bảo nước mưa từ khu vực nghiên cứu quy hoạch không chảy ra đất tại các khu vực xung quanh làm ô nhiễm đất. - Giám sát chặt chẽ các loại rác thải, nước thải của các công trình dịch vụ, thương mại và công nghiệp. - Cải tạo đất và ngăn ngừa ô nhiễm đất: + Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện đất đai thực tế trong khu vực, sử dụng đất nông nghiệp đi đôi với việc bồi bổ đất, tránh khai thác làm thoái hóa đất. + Hạn chế sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông - lâm nghiệp, tích cực bồi bổ làm giàu đất, chống ô nhiễm môi trường đất. + Các khu xử lý nước thải và khu tập kết rác thải phải có hệ thống chống thấm tốt để tránh gây ô nhiễm đất và nước ngầm. * Các giải pháp giảm ô nhiễm tới nguồn nước: - Nước thải sinh hoạt trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung phải được xử lý đảm bảo đáp ứng mọi chỉ tiêu bảo vệ môi trường theo quy chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam. * Các giải pháp bảo vệ môi trường không khí: - Để giảm lượng bụi, khí và tiếng ồn trong khu vực khi triển khai các dự án theo quy hoạch chi tiết, cụ thể thực hiện bằng các giải pháp sau: - Sử dụng xe, máy thi công có lượng thải khí, bụi và độ ồn thấp hơn giới hạn cho phép. - Có biện pháp che chắn phủ bạt đối với các loại xe chuyên chở nguyên vật liệu, nhiên liệu, che chắn cách ly giữa khu vực san ủi đối với khu vực xung quanh bằng các hàng rào bạt. Các dải cây xanh được bố trí để hạn chế sự lan toả của bụi, khí thải và tiếng ồn. Ngoài ra các công viên, vườn hoa được bố trí để hạn chế và cũng tham gia một phần trong việc cải tạo không khí. - Làm ẩm bề mặt của lớp đất san ủi bằng cách phun nước giảm lượng bụi bị cuốn theo gió và phân tán trong khu vực. 8. Những hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực để thực hiện a) Các hạng mục ưu tiên đầu tư: - Giai đoạn 1: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu ở (công trình trạm y tế, trường học, chợ,...). Các tuyến đường như Quốc lộ 10, trục đường Voi - Sầm Sơn, tuyến đường 4A, tuyến đường 4B. - Giai đoạn 2: Xây dựng hoàn chỉnh đường và công trình hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải) theo kèm các tuyến đường; mở rộng, chỉnh trang các tuyến đường nội bộ đã có trong khu ở; khu công viên cây xanh và sân bãi thể dục thể thao. b) Nguồn lực thực hiện - Thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: + Vốn từ Trung ương thực hiện các tuyến đường Quốc lộ; + Vốn của tỉnh thực hiện các tuyến đường tỉnh lộ và cải tạo các kênh mương liên đô thị và các công trình cấp tỉnh. + Vốn địa phương thực hiện các mạng đường chính phân khu vực và hệ thống hạ tầng xã hội cấp đô thị, cấp xã. - Nguồn vốn xã hội hóa: Nguồn vốn từ kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện các dự án cho khu đất bằng các hình thức ưu đãi đầu tư,... - Các nguồn vốn khác: Vốn hỗ trợ của nước ngoài, vốn từ các công trình mục tiêu Quốc gia...
Điều 1 Quyết định 2956/QĐ-UBND quy hoạch phân khu dân cư đô thị đầu mối hạ tầng Thanh Hóa 2016
Điều 2 Quyết định 2956/QĐ-UBND quy hoạch phân khu dân cư đô thị đầu mối hạ tầng Thanh Hóa 2016 có nội dung như sau: Điều 2. Tổ chức thực hiện a) UBND thị xã Sầm Sơn - Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tổ chức công bố rộng rãi nội dung quy hoạch phân khu được duyệt để nhân dân biết, kiểm tra giám sát và thực hiện. - Tổ chức bàn giao hồ sơ, tài liệu Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu dân cư đô thị hóa và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị (khu số 10), thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho địa phương, làm cơ sở để quản lý và tổ chức thực hiện theo quy hoạch được duyệt. - Tổ chức đưa mốc giới quy hoạch ra ngoài thực địa (cắm mốc, định vị tim tuyến, lộ giới các trục giao thông chính, các khu vực bảo vệ ...). - Tổ chức, chỉ đạo chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ quỹ đất quy hoạch xây dựng, quản lý việc xây dựng theo quy hoạch. - Lập chương trình, dự án ưu tiên đầu tư hàng năm và dài hạn, xác định các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng trên cơ sở huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nguồn khai thác từ quỹ đất bằng các cơ chế chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước. b) Các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý thực hiện theo quy định hiện hành.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thanh Hóa", "promulgation_date": "08/08/2016", "sign_number": "2956/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Đình Xứng", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Tổ chức thực hiện a) UBND thị xã Sầm Sơn - Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tổ chức công bố rộng rãi nội dung quy hoạch phân khu được duyệt để nhân dân biết, kiểm tra giám sát và thực hiện. - Tổ chức bàn giao hồ sơ, tài liệu Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu dân cư đô thị hóa và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị (khu số 10), thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho địa phương, làm cơ sở để quản lý và tổ chức thực hiện theo quy hoạch được duyệt. - Tổ chức đưa mốc giới quy hoạch ra ngoài thực địa (cắm mốc, định vị tim tuyến, lộ giới các trục giao thông chính, các khu vực bảo vệ ...). - Tổ chức, chỉ đạo chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ quỹ đất quy hoạch xây dựng, quản lý việc xây dựng theo quy hoạch. - Lập chương trình, dự án ưu tiên đầu tư hàng năm và dài hạn, xác định các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng trên cơ sở huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nguồn khai thác từ quỹ đất bằng các cơ chế chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước. b) Các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 2 Quyết định 2956/QĐ-UBND quy hoạch phân khu dân cư đô thị đầu mối hạ tầng Thanh Hóa 2016
Điều 3 Quyết định 2956/QĐ-UBND quy hoạch phân khu dân cư đô thị đầu mối hạ tầng Thanh Hóa 2016 có nội dung như sau: Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này
{ "issuing_agency": "Tỉnh Thanh Hóa", "promulgation_date": "08/08/2016", "sign_number": "2956/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Đình Xứng", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này
Điều 3 Quyết định 2956/QĐ-UBND quy hoạch phân khu dân cư đô thị đầu mối hạ tầng Thanh Hóa 2016
Điều 1 Quyết định 32/2015/QĐ-UBND phân bổ dự toán quyết toán kinh phí khoa học công nghệ Quảng Trị có nội dung như sau: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về định mức xây dựng phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Trị.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Trị", "promulgation_date": "16/12/2015", "sign_number": "32/2015/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Đức Chính", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về định mức xây dựng phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Trị.
Điều 1 Quyết định 32/2015/QĐ-UBND phân bổ dự toán quyết toán kinh phí khoa học công nghệ Quảng Trị
Điều 2 Quyết định 32/2015/QĐ-UBND phân bổ dự toán quyết toán kinh phí khoa học công nghệ Quảng Trị có nội dung như sau: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 505/QĐ-UBND ngày 21/3/2008 của UBND tỉnh.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Trị", "promulgation_date": "16/12/2015", "sign_number": "32/2015/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Đức Chính", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 505/QĐ-UBND ngày 21/3/2008 của UBND tỉnh.
Điều 2 Quyết định 32/2015/QĐ-UBND phân bổ dự toán quyết toán kinh phí khoa học công nghệ Quảng Trị
Điều 3 Quyết định 32/2015/QĐ-UBND phân bổ dự toán quyết toán kinh phí khoa học công nghệ Quảng Trị có nội dung như sau: Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Tỉnh Quảng Trị", "promulgation_date": "16/12/2015", "sign_number": "32/2015/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Đức Chính", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 3 Quyết định 32/2015/QĐ-UBND phân bổ dự toán quyết toán kinh phí khoa học công nghệ Quảng Trị
Điều 1 Quyết định 1554/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch vùng trồng thanh long tỉnh Bình Thuận 2020 2025 2016 có nội dung như sau: Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch vùng trồng thanh long tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến 2025 với những nội dung chủ yếu sau: I. Quan điểm phát triển - Thanh long là một loại cây trồng lợi thế của tỉnh, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh nói chung, trong đời sống nông dân nói riêng. Do đó, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để cây thanh long phát triển bền vững, dựa trên cơ sở quy hoạch, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; phải cộng đồng trách nhiệm, liên kết, hợp tác trong xu thế hội nhập để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả thanh long. - Phát triển ngành hàng thanh long phải đạt hiệu quả cao và bền vững, quy mô và địa bàn bố trí trồng thanh long phải phù hợp yêu cầu của thị trường, đặc điểm sinh lý, sinh thái và truyền thống canh tác của cây thanh long. - Phải giữ vững và phát huy lợi thế sản phẩm thanh long Bình Thuận trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng, giải quyết triệt để dịch bệnh; đẩy mạnh liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, đặc biệt gắn chặt với thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa thị trường để đảm bảo thanh long phát triển ổn định. - Tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng trồng thanh long tập trung có hạ tầng đồng bộ; đẩy mạnh ứng dụng quy trình sản xuất thanh long an toàn, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; tạo liên kết đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả cao giữa sản xuất, thu mua, sơ chế biến và tiêu thụ thanh long. - Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nhằm đa dạng các sản phẩm từ trái thanh long, nâng cao hiệu quả sản xuất thanh long, góp phần làm giảm áp lực khâu tiêu thụ trái tươi, hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng bị ép cấp, ép giá khi thanh long có sản lượng lớn. II. Mục tiêu 1. Mục tiêu chung Phát triển ngành hàng thanh long theo hướng tập trung, an toàn và bền vững, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho các hộ trồng thanh long, tăng giá trị xuất khẩu, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp và cơ cấu kinh tế. Không đưa vào quy hoạch phát triển trồng thanh long trên đất lúa đã được Chính phủ phê duyệt; trên loại đất không thích hợp trồng thanh long hoặc ở xa không tập trung, điều kiện cơ sở hạ tầng, điện, nước không đáp ứng được. 2. Mục tiêu cụ thể - Quy mô diện tích trồng thanh long đến năm 2020 đạt 28.000 ha, năng suất đạt 28 tấn/ha, sản lượng đạt 750 ngàn tấn; đến năm 2025 sẽ mở rộng lên 30.000 ha, năng suất bình quân đạt 30 tấn/ha, sản lượng đạt trên 843 ngàn tấn. - Trồng thanh long đúng quy trình kỹ thuật, nâng tỉ lệ diện tích trồng thanh long an toàn (VietGAP, GlobalGAP) năm 2020 đạt trên 50% và đến năm 2025 đạt trên 70%. - Nâng giá trị xuất khẩu thanh long trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đến năm 2020 các doanh nghiệp thanh long của tỉnh xuất khẩu chính ngạch đạt 20 - 25 triệu USD và định hướng đến năm 2025 đạt 50 - 60 triệu USD. - Phấn đấu đến năm 2020, nâng giá trị sản xuất của ngành hàng thanh long chiếm 35% - 36% giá trị sản xuất ngành trồng trọt, giá trị tăng thêm chiếm 28% - 30% GRDP ngành nông nghiệp, đóng góp từ 7% - 8% trong cơ cấu GRDP toàn tỉnh. III. Nội dung quy hoạch 1. Quy mô diện tích Quy hoạch diện tích trồng thanh long của Bình Thuận đến năm 2020 là 28.000 ha, tăng 1.585 ha so với năm 2015; trong đó thành phố Phan Thiết 400 ha, thị xã La Gi 1.200 ha, huyện Tuy Phong 300 ha, huyện Bắc Bình 2.600 ha, huyện Hàm Thuận Bắc 9.500 ha, huyện Hàm Thuận Nam 13.000 ha, và huyện Hàm Tân 1.000 ha. Định hướng đến năm 2025 là 30.000 ha, tăng 3.585 ha so với năm 2015, trong đó: TP Phan Thiết 400 ha, thị xã La Gi 1.200 ha, huyện Tuy Phong 300 ha, huyện Bắc Bình 3.100 ha, huyện Hàm Thuận Bắc 9.500 ha, huyện Hàm Thuận Nam 14.500 ha và huyện Hàm Tân 1.000 ha. Sản lượng năm 2020 đạt 750.560 tấn và đến năm 2025 đạt 843.000 tấn. Đơn vị hành chính Hiện trạng đến 31/12/2015 Quy hoạch đến năm 2020 Quy hoạch đến năm 2025 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) TP Phan Thiết 408 400 10.800 400 11.400 Thị xã La Gi 1.182 1.200 30.800 1.200 33.000 Tuy Phong 155 300 7.560 300 8.100 Bắc Bình 2.500 2.600 70.000 3.100 84.000 Hàm Thuận Bắc 8.970 9.500 254.800 9.500 273.000 Hàm Thuận Nam 12.189 13.000 350.840 14.500 405.000 Hàm Tân 888 1.000 25.760 1.000 28.500 Tánh Linh 123 Cộng 26.415 28.000 750.560 30.000 843.000 Diện tích thanh long mở rộng thêm 3.969 ha đến năm 2025 được chuyển đổi từ đất cây hàng năm và đất trồng cây đất cây lâu năm sản xuất kém hiệu quả. Định hướng quy hoạch quy mô diện tích thanh long giai đoạn 2015 - 2025 đáp ứng các yêu cầu sau: - Đảm bảo phát triển bền vững. Ổn định và phát triển diện tích thanh long ở mức độ vừa phải, trong đó chú trọng tăng cường nâng cao chất lượng, giữ vững uy tín và nâng cao giá trị gia tăng của thanh long Bình Thuận. Diện tích thanh long của tỉnh bị nhiễm bệnh đốm nâu, chưa có thuốc đặc trị, ảnh hưởng rất lớn chất lượng trái thanh long. Do đó, trong thời gian từ nay đến năm 2020 chủ yếu ổn định diện tích, tập trung cải tạo, chữa bệnh để nâng cao chất lượng vườn cây sau đó mới tiếp tục mở rộng diện tích sau năm 2020. - Không phát triển diện tích thanh long trên đất lúa, đặc biệt là đất chuyên lúa. - Phát triển thanh long phải phù hợp với phát triển hạ tầng cơ sở, nhất là hệ thống lưới điện sản xuất, không để thanh long phát triển vượt tầm kiểm soát, gây áp lực đến đầu tư hạ tầng. 2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng Trên cơ sở diện tích quy hoạch thanh long cần phải tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ để tổ chức sản xuất gắn với việc sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong giai đoạn 2016 - 2020 và đến năm 2025 cần gắn phát triển vùng thanh long tập trung với việc xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng các xã nông thôn mới, trong đó tập trung chú trọng các nội dung đầu tư như sau: 2.1. Hệ thống điện Nghiên cứu các giải pháp để sớm chấm dứt tình trạng cắt giảm 50% công suất bình, tiến tới dừng hẳn việc cắt giảm công suất để tránh lãng phí suất đầu tư hạ trạm, góp phần làm giảm giá thành cho sản phẩm thanh long, nhất là chuyển sang sử dụng 100% bóng đèn compact tiết kiệm điện. Đồng thời ngành điện tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống mới theo đúng quy hoạch ngành điện đang thực hiện đến năm 2020 và có xét đến năm 2025 nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, bền vững cho sản xuất thanh long trong thời gian tới. 2.2. Thủy lợi Tiếp tục đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương hiện có và có cơ chế, chính sách huy động nguồn lực thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương tại các vùng sản xuất thanh long nhằm đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ sản xuất, nhất là sản xuất trong mùa khô. Ngoài ra, giải pháp tối ưu để cung cấp nước tưới cho thanh long là tăng cường khuyến cáo người dân sử dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước: tưới phun, tưới nhỏ giọt. 2.3. Hệ thống giao thông Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng đến vùng trồng thanh long tập trung và các xã xây dựng nông thôn mới. 3. Định hướng phát triển các dịch vụ và công nghiệp chế biến 3.1. Dịch vụ giống Đa dạng hóa sản phẩm thanh long bằng việc thay các loại giống mới (thanh long ruột đỏ, tím hồng, giống kháng bệnh…). - Quản lý chặt chẽ việc sản xuất và cung ứng giống thanh long trong tỉnh, hướng dẫn bà con về các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, được công nhận và được phép sản xuất lưu thông trên cả nước theo quy định hiện hành. 3.2. Dịch vụ sau thu hoạch Để thanh long xâm nhập vào các thị trường khó tính, cần tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào chiếu xạ và xử lý hơi nước nóng. Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến thanh long và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến các loại sản phẩm hàng hoá từ trái thanh long như: thanh long sấy khô, sấy dẻo, chế biến các loại nước ép thanh long, rượu vang thanh long, làm bánh, mứt, kẹo...) nhằm làm giảm áp lực khâu tiêu thụ trái tươi. IV. Giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch 1. Quy hoạch và quản lý đất đai - Các huyện, thị xã tổ chức công bố công khai quy hoạch thanh long đến tận người dân để biết và thực hiện theo đúng quy hoạch. - Nội dung quy hoạch cây thanh long phải gắn với quy hoạch và thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã. - Việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa, trồng cây ngắn ngày sang trồng thanh long phải thực hiện theo Luật Đất đai và các quy định pháp luật hiện hành khác. - Quản lý chặt chẽ diện tích, địa bàn phát triển thanh long theo quy hoạch. Xử lý kịp thời các trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện sai quy hoạch theo pháp luật được quy định tại Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. 2. Cải thiện chuỗi giá trị thanh long - Hộ nông dân thực hiện sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường thông qua việc tham gia hợp tác xã hoặc các tổ hợp tác để liên kết sản xuất hàng hóa lớn. - Tuyên truyền vận động doanh nghiệp liên doanh, liên kết, ký kết hợp đồng bao tiêu thanh long theo giá cả thị trường với các tổ chức của người sản xuất. - Doanh nghiệp phải lập danh sách (cấp mã số code cho thương lái) công khai cho cơ quan quản lý thị trường kiểm tra và chịu trách nhiệm quản lý các thương lái thu gom thanh long. Đặc biệt, các cơ quan chức năng phải kiểm soát chặt chẽ lực lượng thương lái nước ngoài đến làm lũng đoạn thị trường thu mua. - Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút doanh nghiệp trong vùng có năng lực tài chính, có thị trường tiêu thụ, có kinh nghiệm thị trường quốc tế đến vùng sản xuất tập trung lập doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm từ trái thanh long và kinh doanh xuất khẩu trái thanh long, thanh long chế biến nhằm tạo ra thêm năng lực tiêu thụ mới, góp phần tích cực hơn để thanh long phát triển bền vững. 3. Khoa học công nghệ, khuyến nông - Ưu tiên hoạt động nghiên cứu khoa học đối với cây thanh long, đồng bộ từ khâu chọn tạo giống (nhất là các giống cây có năng suất, chất lượng cao, phù hợp thị hiếu trong và ngoài nước, giống kháng bệnh) đến hoàn thiện, chuyển giao vào sản xuất. - Tiếp tục tập trung chỉ đạo sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn GAP. - Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh hại trên cây thanh long; đặc biệt là bệnh đốm nâu trên thanh long, ruồi đục quả, rệp sáp. - Gìn giữ, bảo vệ và khai thác chỉ dẫn địa lý thành long Bình Thuận để nâng cao uy tín cho sản phẩm thanh long. - Thực hiện các phương thức chuyển giao kỹ thuật cho hộ nông dân nhằm sản xuất thanh long an toàn, chất lượng cao được thị trường trong và ngoài nước chấp thuận. 4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực - Thực hiện đào tạo, tập huấn cho cán bộ khuyến nông chuyên về cây thanh long, các tổ trưởng tổ hợp tác, cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác, những xã viên nòng cốt có thể nhân rộng, xây dựng những đơn vị sản xuất kinh doanh thanh long mạnh. - Cần quan tâm đào tạo an toàn thực phẩm cho lực lượng thương lái và các hộ cá thể làm công tác thua mua thanh long. 5. Về thị trường tiêu thụ - Tiếp tục đẩy mạnh, quan tâm phục vụ thị trường nội địa. Đối với thị trường xuất khẩu tiếp tục củng cố và mở rộng theo hướng đa dạng hoá thị trường. Xác định trong vài năm tới, Trung Quốc vẫn là thị trường trọng điểm của thanh long Bình Thuận, do vậy cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch thanh long vào sâu trong nội địa Trung Quốc và đồng thời vẫn tiếp tục duy trì hình thức buôn bán biên mậu với Trung Quốc. Củng cố phát triển mở rộng tiêu thụ tại thị trường truyền thống là các nước ASEAN và khu vực mậu dịch tự do ASEAN + 6. - Tăng cường thâm nhập, phát triển các thị trường nhiều tiềm năng, thị trường mới như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Myanma… và các thị trường Trung Đông, Bắc Phi vì đây là thị trường có khí hậu nóng khá thích hợp để quảng bá tiêu dùng thanh long. - Nghiên cứu các lợi thế, thị hiếu của trái thanh long trong các thị trường lớn khi Việt Nam tham gia vào hiệp định TPP (Hoa Kỳ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore). 6. Tổ chức sản xuất - Tiếp tục củng cố và phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất thanh long an toàn và xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và nông dân. Triển khai chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. - Phát hiện và có biện pháp xử lý ngay các trường hợp vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Tăng cường công tác kiểm tra việc kinh doanh thuốc và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản theo Thông tư số 14/2011-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, qua đó giúp các cơ sở khắc phục nhanh các lỗi, đồng thời có các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long. - Triển khai các giải pháp về phát triển chỉ dẫn địa lý dùng cho sản phẩm trái thanh long Bình Thuận. - Tổ chức sắp xếp lực lượng thu mua thanh long trên địa bàn toàn tỉnh nhằm ổn định trật tự trong thu mua thanh long. - Tăng cường thực hiện tốt các giải pháp quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh. 7. Vốn đầu tư Ước tính tổng số vốn đầu tư: 1.480 tỷ đồng, trong đó: - Vốn ngân sách: 15,5 tỷ đồng, chiếm 1,05%, gồm vốn nghiên cứu khoa học công nghệ, nghiên cứu giống mới: 2 tỷ đồng, khuyến nông, khuyến công 0,5 tỷ đồng, đào tạo cán bộ hợp tác xã 0,5 tỷ đồng, vốn hỗ trợ đổi mới trang thiết bị 2,5 tỷ đồng, vốn xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại 10 tỷ đồng. - Vốn ngoài ngân sách: 1.465 tỷ đồng, chiếm 98,95% gồm: vốn vay của nông hộ cho đầu tư phát triển thanh long, vốn đầu tư của doanh nghiệp xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến các sản phẩm từ quả thanh long. 8. Chính sách hỗ trợ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và Thông tư số 84/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP; Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản và Thông tư 03/2011/TT- NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg. Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. V. Tổ chức thực hiện 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương công bố rộng kết quả phương án "Quy hoạch vùng trồng thanh long” sau khi được phê duyệt. - Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch, giám sát chặt chẽ việc phát triển diện tích thanh long theo đúng quy hoạch. - Nâng cấp hạ tầng thủy lợi và giao thông nông thôn vùng sản xuất thanh long lồng ghép chương trình phát triển nông thôn mới. - Chỉ đạo và tổ chức giám sát sản xuất thanh long an toàn và chứng nhận VietGAP, GlobalGAP theo yêu cầu thị trường xuất khẩu trên diện tích còn lại, phấn đấu đến năm 2020 đạt 50% diện tích trồng thanh long được chứng nhận VietGAP. - Dự báo phát hiện tình hình sâu bệnh hại và hướng dẫn cách phòng ngừa nhất là bệnh đốm nâu; xử lý đạt hiệu quả, an toàn, đảm bảo chất lượng trái thanh long. - Chỉ đạo nghiên cứu phục tráng giống hoặc nhập thanh long giống mới để chuyển đổi dần những vùng có nguy cơ thoái hóa giống và dịch bệnh do sức chống chịu bệnh yếu. Nghiên cứu mua bản quyền tác giả một số giống thanh long ruột đỏ, ruột tím hồng... năng suất cao để độc quyền sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. - Chỉ đạo nghiên cứu cải tiến và nhân rộng quy trình sản xuất thanh long theo hướng năng suất cao, tiết giảm được chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, điện chong đèn để nâng cao sức cạnh tranh giá cả của thanh long Bình Thuận trên thị trường nội địa và xuất khẩu. - Hướng dẫn sử dụng hiệu quả chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho sản phẩm thanh long. - Tổ chức tuyên truyền, hội thảo chuyên đề các bên có liên quan để tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh trong khâu tổ chức sản xuất thanh long. - Phối hợp liên ngành kiểm tra, thanh tra chuyên ngành việc đủ điều kiện an toàn thực phẩm, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu thanh long rõ ràng phải đảm bảo thuộc vùng sản xuất thanh long an toàn đủ điều kiện theo các quy định về điều kiện an toàn đối với sản xuất, sơ chế thanh long chè của các cơ sở thu mua, sản xuất kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh. Thông qua đó, định hướng dần cơ sở khi thu mua phải có hợp đồng có nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng đối với những vùng sản xuất nguyên liệu thanh long an toàn. - Thông tin đến các doanh nghiệp thu mua đóng gói xuất khẩu thanh long triển khai đăng ký, thực hiện xây dựng cơ sở sơ chế, đóng gói rau quả an toàn theo quy định của Luật An toàn thực phẩm. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư chế biến xuất khẩu trong và ngoài nước về đầu tư sản xuất kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ưu tiên đối với các doanh nghiệp có công nghệ xử lý, bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng như nước ép quả, mứt, thạch, rượu vang thanh long,…. Đồng thời, phối hợp triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư. 3. Sở Công thương - Chỉ đạo, đôn đốc ngành điện xem xét việc triển khai đầu tư phát triển mạng lưới điện, nâng cấp hệ thống điện (đường dây, trạm hạ thế) phục vụ nhu cầu sản xuất thanh long trái vụ. Đánh giá và hoàn thiện quy hoạch điện đáp ứng chong đèn sản xuất thanh long trái vụ. - Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, triển khai các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu. Nắm vững thông tin thị trường tiểu ngạch Trung Quốc, hàng tháng thông qua hải quan cửa khẩu/Cục xúc tiến thương mại để đưa ra các dự báo kịp thời cho thị trường thanh long trong tỉnh. - Phối hợp liên ngành kiểm tra, quản lý các doanh nghiệp thu mua, thương lái chấp hành đúng quy định về đăng ký kinh doanh, hóa đơn chứng từ, ghi nhãn hàng hóa. Quản lý chặt chẽ lực lượng thu mua, đặc biệt là các thương lái nước ngoài. 4. Sở Khoa học và Công nghệ Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ các ứng dụng công nghệ mới, các hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thanh long Phối hợp, hướng dẫn đăng ký và sử dụng hiệu quả chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho sản phẩm thanh long. Tiếp nhận, đăng tải cung cấp thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); chọn lọc, chuyển ngữ những thông báo TBT liên quan đến sản phẩm, thị trường xuất khẩu thanh long để đăng lên Bản tin TBT và gửi trực tiếp đến cơ quan, doanh nghiệp xuất khẩu,... nhằm giúp doanh nghiệp triển khai kế hoạch ứng phó. 5. Sở Tài nguyên và môi trường Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chặt chẽ diện tích đất trồng thanh long, đặc biệt là diện tích thanh long trên đất lúa. Cập nhật, bổ sung diện tích trồng thanh long vào Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh cho phù hợp, đúng quy định của pháp luật về đất đai. 6. Sở Y tế Hướng dẫn các cơ sở sản xuất sơ chế thanh long Bình Thuận tiêu thụ nội địa hoàn tất các thủ tục về tiếp nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chế biến giá trị gia tăng từ thanh long. Phối hợp tuyên truyền về dinh dưỡng của quả thanh long đối với sức khỏe con người. 7. Cục Thuế tỉnh - Giám sát thực hiện các chính sách thuế ưu đãi cho lĩnh vực sản xuất chế biến thanh long. - Xây dựng và thực hiện tốt các giải pháp quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm mọi trường hợp ẩn lậu thuế, trốn thuế, vi phạm pháp luật về thuế để chống thất thu thuế trong kinh doanh thanh long. 8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố - Công bố quy hoạch thanh long để toàn dân biết, thực hiện. - Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm trong sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. - Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn làm tốt một số nội dung sau: + Xây dựng các mô hình sản xuất tiên tiến, hỗ trợ các tiến bộ kỹ thuật xây dựng vườn thanh long theo quy trình sản xuất thanh long an toàn (VietGAP, GlobalGAP). + Vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất thanh long, phát triển sản xuất thanh long an toàn theo hướng GAP, không lạm dụng chất kích thích và thuốc bảo vệ thực vật trên trái thanh long. + Giúp đỡ, hỗ trợ để củng cố và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn để tiêu thụ thanh long cho người dân. 9. Hiệp hội Thanh long Bình Thuận - Vận động và giám sát các thành viên hiệp hội sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, quy chế hoạt động của Hiệp hội. - Tổng hợp và kiến nghị những khó khăn vướng mắc của các thành viên hội gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh thanh long để cơ quan quản lý chuyên ngành giải quyết. - Tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cho các thành viên hội thông qua xây dựng tập san hội có danh sách điện thoại hội viên để gửi đến các đối tác khi liên hệ hợp tác, tổ chức cho các hội viên tham gia các Hội chợ quảng bá sản phẩm thanh long. Hoàn thiện trang Website có cập nhật thông tin thị trường hàng tháng, có thư mục cho đăng tin người nhu cầu mua và người nhu cầu bán thanh long và hình ảnh sản phẩm để chủ động khớp nối với nhau trong phạm vi trong nước và quốc tế. - Nâng cấp nguồn lực tổ chức quản lý Hiệp hội và xúc tiến thương mại để định hướng trở thành trung tâm chuỗi từ năm 2020 trở đi, sau khi chuỗi giá trị hiện đại vận hành thông suốt tại các xã, huyện.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Thuận", "promulgation_date": "03/06/2016", "sign_number": "1554/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Ngọc Hai", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch vùng trồng thanh long tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến 2025 với những nội dung chủ yếu sau: I. Quan điểm phát triển - Thanh long là một loại cây trồng lợi thế của tỉnh, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh nói chung, trong đời sống nông dân nói riêng. Do đó, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để cây thanh long phát triển bền vững, dựa trên cơ sở quy hoạch, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; phải cộng đồng trách nhiệm, liên kết, hợp tác trong xu thế hội nhập để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả thanh long. - Phát triển ngành hàng thanh long phải đạt hiệu quả cao và bền vững, quy mô và địa bàn bố trí trồng thanh long phải phù hợp yêu cầu của thị trường, đặc điểm sinh lý, sinh thái và truyền thống canh tác của cây thanh long. - Phải giữ vững và phát huy lợi thế sản phẩm thanh long Bình Thuận trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng, giải quyết triệt để dịch bệnh; đẩy mạnh liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, đặc biệt gắn chặt với thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa thị trường để đảm bảo thanh long phát triển ổn định. - Tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng trồng thanh long tập trung có hạ tầng đồng bộ; đẩy mạnh ứng dụng quy trình sản xuất thanh long an toàn, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; tạo liên kết đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả cao giữa sản xuất, thu mua, sơ chế biến và tiêu thụ thanh long. - Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nhằm đa dạng các sản phẩm từ trái thanh long, nâng cao hiệu quả sản xuất thanh long, góp phần làm giảm áp lực khâu tiêu thụ trái tươi, hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng bị ép cấp, ép giá khi thanh long có sản lượng lớn. II. Mục tiêu 1. Mục tiêu chung Phát triển ngành hàng thanh long theo hướng tập trung, an toàn và bền vững, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho các hộ trồng thanh long, tăng giá trị xuất khẩu, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp và cơ cấu kinh tế. Không đưa vào quy hoạch phát triển trồng thanh long trên đất lúa đã được Chính phủ phê duyệt; trên loại đất không thích hợp trồng thanh long hoặc ở xa không tập trung, điều kiện cơ sở hạ tầng, điện, nước không đáp ứng được. 2. Mục tiêu cụ thể - Quy mô diện tích trồng thanh long đến năm 2020 đạt 28.000 ha, năng suất đạt 28 tấn/ha, sản lượng đạt 750 ngàn tấn; đến năm 2025 sẽ mở rộng lên 30.000 ha, năng suất bình quân đạt 30 tấn/ha, sản lượng đạt trên 843 ngàn tấn. - Trồng thanh long đúng quy trình kỹ thuật, nâng tỉ lệ diện tích trồng thanh long an toàn (VietGAP, GlobalGAP) năm 2020 đạt trên 50% và đến năm 2025 đạt trên 70%. - Nâng giá trị xuất khẩu thanh long trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đến năm 2020 các doanh nghiệp thanh long của tỉnh xuất khẩu chính ngạch đạt 20 - 25 triệu USD và định hướng đến năm 2025 đạt 50 - 60 triệu USD. - Phấn đấu đến năm 2020, nâng giá trị sản xuất của ngành hàng thanh long chiếm 35% - 36% giá trị sản xuất ngành trồng trọt, giá trị tăng thêm chiếm 28% - 30% GRDP ngành nông nghiệp, đóng góp từ 7% - 8% trong cơ cấu GRDP toàn tỉnh. III. Nội dung quy hoạch 1. Quy mô diện tích Quy hoạch diện tích trồng thanh long của Bình Thuận đến năm 2020 là 28.000 ha, tăng 1.585 ha so với năm 2015; trong đó thành phố Phan Thiết 400 ha, thị xã La Gi 1.200 ha, huyện Tuy Phong 300 ha, huyện Bắc Bình 2.600 ha, huyện Hàm Thuận Bắc 9.500 ha, huyện Hàm Thuận Nam 13.000 ha, và huyện Hàm Tân 1.000 ha. Định hướng đến năm 2025 là 30.000 ha, tăng 3.585 ha so với năm 2015, trong đó: TP Phan Thiết 400 ha, thị xã La Gi 1.200 ha, huyện Tuy Phong 300 ha, huyện Bắc Bình 3.100 ha, huyện Hàm Thuận Bắc 9.500 ha, huyện Hàm Thuận Nam 14.500 ha và huyện Hàm Tân 1.000 ha. Sản lượng năm 2020 đạt 750.560 tấn và đến năm 2025 đạt 843.000 tấn. Đơn vị hành chính Hiện trạng đến 31/12/2015 Quy hoạch đến năm 2020 Quy hoạch đến năm 2025 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) TP Phan Thiết 408 400 10.800 400 11.400 Thị xã La Gi 1.182 1.200 30.800 1.200 33.000 Tuy Phong 155 300 7.560 300 8.100 Bắc Bình 2.500 2.600 70.000 3.100 84.000 Hàm Thuận Bắc 8.970 9.500 254.800 9.500 273.000 Hàm Thuận Nam 12.189 13.000 350.840 14.500 405.000 Hàm Tân 888 1.000 25.760 1.000 28.500 Tánh Linh 123 Cộng 26.415 28.000 750.560 30.000 843.000 Diện tích thanh long mở rộng thêm 3.969 ha đến năm 2025 được chuyển đổi từ đất cây hàng năm và đất trồng cây đất cây lâu năm sản xuất kém hiệu quả. Định hướng quy hoạch quy mô diện tích thanh long giai đoạn 2015 - 2025 đáp ứng các yêu cầu sau: - Đảm bảo phát triển bền vững. Ổn định và phát triển diện tích thanh long ở mức độ vừa phải, trong đó chú trọng tăng cường nâng cao chất lượng, giữ vững uy tín và nâng cao giá trị gia tăng của thanh long Bình Thuận. Diện tích thanh long của tỉnh bị nhiễm bệnh đốm nâu, chưa có thuốc đặc trị, ảnh hưởng rất lớn chất lượng trái thanh long. Do đó, trong thời gian từ nay đến năm 2020 chủ yếu ổn định diện tích, tập trung cải tạo, chữa bệnh để nâng cao chất lượng vườn cây sau đó mới tiếp tục mở rộng diện tích sau năm 2020. - Không phát triển diện tích thanh long trên đất lúa, đặc biệt là đất chuyên lúa. - Phát triển thanh long phải phù hợp với phát triển hạ tầng cơ sở, nhất là hệ thống lưới điện sản xuất, không để thanh long phát triển vượt tầm kiểm soát, gây áp lực đến đầu tư hạ tầng. 2. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng Trên cơ sở diện tích quy hoạch thanh long cần phải tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ để tổ chức sản xuất gắn với việc sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong giai đoạn 2016 - 2020 và đến năm 2025 cần gắn phát triển vùng thanh long tập trung với việc xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng các xã nông thôn mới, trong đó tập trung chú trọng các nội dung đầu tư như sau: 2.1. Hệ thống điện Nghiên cứu các giải pháp để sớm chấm dứt tình trạng cắt giảm 50% công suất bình, tiến tới dừng hẳn việc cắt giảm công suất để tránh lãng phí suất đầu tư hạ trạm, góp phần làm giảm giá thành cho sản phẩm thanh long, nhất là chuyển sang sử dụng 100% bóng đèn compact tiết kiệm điện. Đồng thời ngành điện tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống mới theo đúng quy hoạch ngành điện đang thực hiện đến năm 2020 và có xét đến năm 2025 nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, bền vững cho sản xuất thanh long trong thời gian tới. 2.2. Thủy lợi Tiếp tục đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương hiện có và có cơ chế, chính sách huy động nguồn lực thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương tại các vùng sản xuất thanh long nhằm đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ sản xuất, nhất là sản xuất trong mùa khô. Ngoài ra, giải pháp tối ưu để cung cấp nước tưới cho thanh long là tăng cường khuyến cáo người dân sử dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước: tưới phun, tưới nhỏ giọt. 2.3. Hệ thống giao thông Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng đến vùng trồng thanh long tập trung và các xã xây dựng nông thôn mới. 3. Định hướng phát triển các dịch vụ và công nghiệp chế biến 3.1. Dịch vụ giống Đa dạng hóa sản phẩm thanh long bằng việc thay các loại giống mới (thanh long ruột đỏ, tím hồng, giống kháng bệnh…). - Quản lý chặt chẽ việc sản xuất và cung ứng giống thanh long trong tỉnh, hướng dẫn bà con về các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, được công nhận và được phép sản xuất lưu thông trên cả nước theo quy định hiện hành. 3.2. Dịch vụ sau thu hoạch Để thanh long xâm nhập vào các thị trường khó tính, cần tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào chiếu xạ và xử lý hơi nước nóng. Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến thanh long và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến các loại sản phẩm hàng hoá từ trái thanh long như: thanh long sấy khô, sấy dẻo, chế biến các loại nước ép thanh long, rượu vang thanh long, làm bánh, mứt, kẹo...) nhằm làm giảm áp lực khâu tiêu thụ trái tươi. IV. Giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch 1. Quy hoạch và quản lý đất đai - Các huyện, thị xã tổ chức công bố công khai quy hoạch thanh long đến tận người dân để biết và thực hiện theo đúng quy hoạch. - Nội dung quy hoạch cây thanh long phải gắn với quy hoạch và thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã. - Việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa, trồng cây ngắn ngày sang trồng thanh long phải thực hiện theo Luật Đất đai và các quy định pháp luật hiện hành khác. - Quản lý chặt chẽ diện tích, địa bàn phát triển thanh long theo quy hoạch. Xử lý kịp thời các trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện sai quy hoạch theo pháp luật được quy định tại Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. 2. Cải thiện chuỗi giá trị thanh long - Hộ nông dân thực hiện sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường thông qua việc tham gia hợp tác xã hoặc các tổ hợp tác để liên kết sản xuất hàng hóa lớn. - Tuyên truyền vận động doanh nghiệp liên doanh, liên kết, ký kết hợp đồng bao tiêu thanh long theo giá cả thị trường với các tổ chức của người sản xuất. - Doanh nghiệp phải lập danh sách (cấp mã số code cho thương lái) công khai cho cơ quan quản lý thị trường kiểm tra và chịu trách nhiệm quản lý các thương lái thu gom thanh long. Đặc biệt, các cơ quan chức năng phải kiểm soát chặt chẽ lực lượng thương lái nước ngoài đến làm lũng đoạn thị trường thu mua. - Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút doanh nghiệp trong vùng có năng lực tài chính, có thị trường tiêu thụ, có kinh nghiệm thị trường quốc tế đến vùng sản xuất tập trung lập doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm từ trái thanh long và kinh doanh xuất khẩu trái thanh long, thanh long chế biến nhằm tạo ra thêm năng lực tiêu thụ mới, góp phần tích cực hơn để thanh long phát triển bền vững. 3. Khoa học công nghệ, khuyến nông - Ưu tiên hoạt động nghiên cứu khoa học đối với cây thanh long, đồng bộ từ khâu chọn tạo giống (nhất là các giống cây có năng suất, chất lượng cao, phù hợp thị hiếu trong và ngoài nước, giống kháng bệnh) đến hoàn thiện, chuyển giao vào sản xuất. - Tiếp tục tập trung chỉ đạo sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn GAP. - Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh hại trên cây thanh long; đặc biệt là bệnh đốm nâu trên thanh long, ruồi đục quả, rệp sáp. - Gìn giữ, bảo vệ và khai thác chỉ dẫn địa lý thành long Bình Thuận để nâng cao uy tín cho sản phẩm thanh long. - Thực hiện các phương thức chuyển giao kỹ thuật cho hộ nông dân nhằm sản xuất thanh long an toàn, chất lượng cao được thị trường trong và ngoài nước chấp thuận. 4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực - Thực hiện đào tạo, tập huấn cho cán bộ khuyến nông chuyên về cây thanh long, các tổ trưởng tổ hợp tác, cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác, những xã viên nòng cốt có thể nhân rộng, xây dựng những đơn vị sản xuất kinh doanh thanh long mạnh. - Cần quan tâm đào tạo an toàn thực phẩm cho lực lượng thương lái và các hộ cá thể làm công tác thua mua thanh long. 5. Về thị trường tiêu thụ - Tiếp tục đẩy mạnh, quan tâm phục vụ thị trường nội địa. Đối với thị trường xuất khẩu tiếp tục củng cố và mở rộng theo hướng đa dạng hoá thị trường. Xác định trong vài năm tới, Trung Quốc vẫn là thị trường trọng điểm của thanh long Bình Thuận, do vậy cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch thanh long vào sâu trong nội địa Trung Quốc và đồng thời vẫn tiếp tục duy trì hình thức buôn bán biên mậu với Trung Quốc. Củng cố phát triển mở rộng tiêu thụ tại thị trường truyền thống là các nước ASEAN và khu vực mậu dịch tự do ASEAN + 6. - Tăng cường thâm nhập, phát triển các thị trường nhiều tiềm năng, thị trường mới như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Myanma… và các thị trường Trung Đông, Bắc Phi vì đây là thị trường có khí hậu nóng khá thích hợp để quảng bá tiêu dùng thanh long. - Nghiên cứu các lợi thế, thị hiếu của trái thanh long trong các thị trường lớn khi Việt Nam tham gia vào hiệp định TPP (Hoa Kỳ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore). 6. Tổ chức sản xuất - Tiếp tục củng cố và phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất thanh long an toàn và xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và nông dân. Triển khai chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. - Phát hiện và có biện pháp xử lý ngay các trường hợp vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Tăng cường công tác kiểm tra việc kinh doanh thuốc và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản theo Thông tư số 14/2011-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, qua đó giúp các cơ sở khắc phục nhanh các lỗi, đồng thời có các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long. - Triển khai các giải pháp về phát triển chỉ dẫn địa lý dùng cho sản phẩm trái thanh long Bình Thuận. - Tổ chức sắp xếp lực lượng thu mua thanh long trên địa bàn toàn tỉnh nhằm ổn định trật tự trong thu mua thanh long. - Tăng cường thực hiện tốt các giải pháp quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh. 7. Vốn đầu tư Ước tính tổng số vốn đầu tư: 1.480 tỷ đồng, trong đó: - Vốn ngân sách: 15,5 tỷ đồng, chiếm 1,05%, gồm vốn nghiên cứu khoa học công nghệ, nghiên cứu giống mới: 2 tỷ đồng, khuyến nông, khuyến công 0,5 tỷ đồng, đào tạo cán bộ hợp tác xã 0,5 tỷ đồng, vốn hỗ trợ đổi mới trang thiết bị 2,5 tỷ đồng, vốn xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại 10 tỷ đồng. - Vốn ngoài ngân sách: 1.465 tỷ đồng, chiếm 98,95% gồm: vốn vay của nông hộ cho đầu tư phát triển thanh long, vốn đầu tư của doanh nghiệp xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến các sản phẩm từ quả thanh long. 8. Chính sách hỗ trợ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và Thông tư số 84/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP; Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản và Thông tư 03/2011/TT- NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg. Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. V. Tổ chức thực hiện 1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương công bố rộng kết quả phương án "Quy hoạch vùng trồng thanh long” sau khi được phê duyệt. - Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch, giám sát chặt chẽ việc phát triển diện tích thanh long theo đúng quy hoạch. - Nâng cấp hạ tầng thủy lợi và giao thông nông thôn vùng sản xuất thanh long lồng ghép chương trình phát triển nông thôn mới. - Chỉ đạo và tổ chức giám sát sản xuất thanh long an toàn và chứng nhận VietGAP, GlobalGAP theo yêu cầu thị trường xuất khẩu trên diện tích còn lại, phấn đấu đến năm 2020 đạt 50% diện tích trồng thanh long được chứng nhận VietGAP. - Dự báo phát hiện tình hình sâu bệnh hại và hướng dẫn cách phòng ngừa nhất là bệnh đốm nâu; xử lý đạt hiệu quả, an toàn, đảm bảo chất lượng trái thanh long. - Chỉ đạo nghiên cứu phục tráng giống hoặc nhập thanh long giống mới để chuyển đổi dần những vùng có nguy cơ thoái hóa giống và dịch bệnh do sức chống chịu bệnh yếu. Nghiên cứu mua bản quyền tác giả một số giống thanh long ruột đỏ, ruột tím hồng... năng suất cao để độc quyền sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. - Chỉ đạo nghiên cứu cải tiến và nhân rộng quy trình sản xuất thanh long theo hướng năng suất cao, tiết giảm được chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, điện chong đèn để nâng cao sức cạnh tranh giá cả của thanh long Bình Thuận trên thị trường nội địa và xuất khẩu. - Hướng dẫn sử dụng hiệu quả chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho sản phẩm thanh long. - Tổ chức tuyên truyền, hội thảo chuyên đề các bên có liên quan để tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh trong khâu tổ chức sản xuất thanh long. - Phối hợp liên ngành kiểm tra, thanh tra chuyên ngành việc đủ điều kiện an toàn thực phẩm, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu thanh long rõ ràng phải đảm bảo thuộc vùng sản xuất thanh long an toàn đủ điều kiện theo các quy định về điều kiện an toàn đối với sản xuất, sơ chế thanh long chè của các cơ sở thu mua, sản xuất kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh. Thông qua đó, định hướng dần cơ sở khi thu mua phải có hợp đồng có nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng đối với những vùng sản xuất nguyên liệu thanh long an toàn. - Thông tin đến các doanh nghiệp thu mua đóng gói xuất khẩu thanh long triển khai đăng ký, thực hiện xây dựng cơ sở sơ chế, đóng gói rau quả an toàn theo quy định của Luật An toàn thực phẩm. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư chế biến xuất khẩu trong và ngoài nước về đầu tư sản xuất kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ưu tiên đối với các doanh nghiệp có công nghệ xử lý, bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng như nước ép quả, mứt, thạch, rượu vang thanh long,…. Đồng thời, phối hợp triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư. 3. Sở Công thương - Chỉ đạo, đôn đốc ngành điện xem xét việc triển khai đầu tư phát triển mạng lưới điện, nâng cấp hệ thống điện (đường dây, trạm hạ thế) phục vụ nhu cầu sản xuất thanh long trái vụ. Đánh giá và hoàn thiện quy hoạch điện đáp ứng chong đèn sản xuất thanh long trái vụ. - Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, triển khai các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu. Nắm vững thông tin thị trường tiểu ngạch Trung Quốc, hàng tháng thông qua hải quan cửa khẩu/Cục xúc tiến thương mại để đưa ra các dự báo kịp thời cho thị trường thanh long trong tỉnh. - Phối hợp liên ngành kiểm tra, quản lý các doanh nghiệp thu mua, thương lái chấp hành đúng quy định về đăng ký kinh doanh, hóa đơn chứng từ, ghi nhãn hàng hóa. Quản lý chặt chẽ lực lượng thu mua, đặc biệt là các thương lái nước ngoài. 4. Sở Khoa học và Công nghệ Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ các ứng dụng công nghệ mới, các hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thanh long Phối hợp, hướng dẫn đăng ký và sử dụng hiệu quả chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho sản phẩm thanh long. Tiếp nhận, đăng tải cung cấp thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); chọn lọc, chuyển ngữ những thông báo TBT liên quan đến sản phẩm, thị trường xuất khẩu thanh long để đăng lên Bản tin TBT và gửi trực tiếp đến cơ quan, doanh nghiệp xuất khẩu,... nhằm giúp doanh nghiệp triển khai kế hoạch ứng phó. 5. Sở Tài nguyên và môi trường Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chặt chẽ diện tích đất trồng thanh long, đặc biệt là diện tích thanh long trên đất lúa. Cập nhật, bổ sung diện tích trồng thanh long vào Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh cho phù hợp, đúng quy định của pháp luật về đất đai. 6. Sở Y tế Hướng dẫn các cơ sở sản xuất sơ chế thanh long Bình Thuận tiêu thụ nội địa hoàn tất các thủ tục về tiếp nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chế biến giá trị gia tăng từ thanh long. Phối hợp tuyên truyền về dinh dưỡng của quả thanh long đối với sức khỏe con người. 7. Cục Thuế tỉnh - Giám sát thực hiện các chính sách thuế ưu đãi cho lĩnh vực sản xuất chế biến thanh long. - Xây dựng và thực hiện tốt các giải pháp quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm mọi trường hợp ẩn lậu thuế, trốn thuế, vi phạm pháp luật về thuế để chống thất thu thuế trong kinh doanh thanh long. 8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố - Công bố quy hoạch thanh long để toàn dân biết, thực hiện. - Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm trong sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. - Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn làm tốt một số nội dung sau: + Xây dựng các mô hình sản xuất tiên tiến, hỗ trợ các tiến bộ kỹ thuật xây dựng vườn thanh long theo quy trình sản xuất thanh long an toàn (VietGAP, GlobalGAP). + Vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất thanh long, phát triển sản xuất thanh long an toàn theo hướng GAP, không lạm dụng chất kích thích và thuốc bảo vệ thực vật trên trái thanh long. + Giúp đỡ, hỗ trợ để củng cố và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn để tiêu thụ thanh long cho người dân. 9. Hiệp hội Thanh long Bình Thuận - Vận động và giám sát các thành viên hiệp hội sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, quy chế hoạt động của Hiệp hội. - Tổng hợp và kiến nghị những khó khăn vướng mắc của các thành viên hội gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh thanh long để cơ quan quản lý chuyên ngành giải quyết. - Tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cho các thành viên hội thông qua xây dựng tập san hội có danh sách điện thoại hội viên để gửi đến các đối tác khi liên hệ hợp tác, tổ chức cho các hội viên tham gia các Hội chợ quảng bá sản phẩm thanh long. Hoàn thiện trang Website có cập nhật thông tin thị trường hàng tháng, có thư mục cho đăng tin người nhu cầu mua và người nhu cầu bán thanh long và hình ảnh sản phẩm để chủ động khớp nối với nhau trong phạm vi trong nước và quốc tế. - Nâng cấp nguồn lực tổ chức quản lý Hiệp hội và xúc tiến thương mại để định hướng trở thành trung tâm chuỗi từ năm 2020 trở đi, sau khi chuỗi giá trị hiện đại vận hành thông suốt tại các xã, huyện.
Điều 1 Quyết định 1554/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch vùng trồng thanh long tỉnh Bình Thuận 2020 2025 2016
Điều 2 Quyết định 1554/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch vùng trồng thanh long tỉnh Bình Thuận 2020 2025 2016 có nội dung như sau: Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Thuận", "promulgation_date": "03/06/2016", "sign_number": "1554/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Ngọc Hai", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 2 Quyết định 1554/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch vùng trồng thanh long tỉnh Bình Thuận 2020 2025 2016
Điều 3 Quyết định 1554/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch vùng trồng thanh long tỉnh Bình Thuận 2020 2025 2016 có nội dung như sau: Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Thuận", "promulgation_date": "03/06/2016", "sign_number": "1554/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Ngọc Hai", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành
Điều 3 Quyết định 1554/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch vùng trồng thanh long tỉnh Bình Thuận 2020 2025 2016
Điều 1 Thông tư 32/2011/TT-BNNPTNT danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật có nội dung như sau: Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này: 1. Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam. 2. Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam đến 31/12/2011.
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "21/04/2011", "sign_number": "32/2011/TT-BNNPTNT", "signer": "Diệp Kỉnh Tần", "type": "Thông tư" }
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này: 1. Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam. 2. Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam đến 31/12/2011.
Điều 1 Thông tư 32/2011/TT-BNNPTNT danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật
Điều 2 Thông tư 32/2011/TT-BNNPTNT danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật có nội dung như sau: Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 19/2010/TT-BNNPTNT , ngày 02/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "21/04/2011", "sign_number": "32/2011/TT-BNNPTNT", "signer": "Diệp Kỉnh Tần", "type": "Thông tư" }
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 19/2010/TT-BNNPTNT , ngày 02/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
Điều 2 Thông tư 32/2011/TT-BNNPTNT danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật
Điều 3 Thông tư 32/2011/TT-BNNPTNT danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật có nội dung như sau: Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y tại Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này
{ "issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn", "promulgation_date": "21/04/2011", "sign_number": "32/2011/TT-BNNPTNT", "signer": "Diệp Kỉnh Tần", "type": "Thông tư" }
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y tại Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này
Điều 3 Thông tư 32/2011/TT-BNNPTNT danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật
Điều 1 Quyết định 3974/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai Hà Nội có nội dung như sau: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này: 1. Danh mục 35 thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh; áp dụng đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao (sau đây gọi tắt là tổ chức) và hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là cá nhân). Chi tiết tại Phần A - Phụ lục kèm theo Quyết định này. 2. Danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; áp dụng đối với cá nhân. Chi tiết tại Phần B - Phụ lục kèm theo Quyết định này. 3. Danh mục 01 thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã; áp dụng đối với tổ chức, cá nhân. Chi tiết tại Phần C - Phụ lục kèm theo Quyết định này.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "08/08/2023", "sign_number": "3974/QĐ-UBND", "signer": "Lê Hồng Sơn", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này: 1. Danh mục 35 thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh; áp dụng đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao (sau đây gọi tắt là tổ chức) và hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là cá nhân). Chi tiết tại Phần A - Phụ lục kèm theo Quyết định này. 2. Danh mục 15 thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; áp dụng đối với cá nhân. Chi tiết tại Phần B - Phụ lục kèm theo Quyết định này. 3. Danh mục 01 thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã; áp dụng đối với tổ chức, cá nhân. Chi tiết tại Phần C - Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 1 Quyết định 3974/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai Hà Nội
Điều 2 Quyết định 3974/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai Hà Nội có nội dung như sau: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thay thế các thủ tục hành chính đã được công bố tại Quyết định số 4135/QĐ-UBND ngày 31/10/2022 của UBND Thành phố (trừ thủ tục số thứ tự 3 mục I phần A phụ lục kèm theo Quyết định số 4135/QĐ-UBND ngày 31/10/2022).
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "08/08/2023", "sign_number": "3974/QĐ-UBND", "signer": "Lê Hồng Sơn", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thay thế các thủ tục hành chính đã được công bố tại Quyết định số 4135/QĐ-UBND ngày 31/10/2022 của UBND Thành phố (trừ thủ tục số thứ tự 3 mục I phần A phụ lục kèm theo Quyết định số 4135/QĐ-UBND ngày 31/10/2022).
Điều 2 Quyết định 3974/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai Hà Nội
Điều 3 Quyết định 3974/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai Hà Nội có nội dung như sau: Điều 3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan có trách nhiệm rà soát, xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này, trình Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt theo quy định.
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "08/08/2023", "sign_number": "3974/QĐ-UBND", "signer": "Lê Hồng Sơn", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan có trách nhiệm rà soát, xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này, trình Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt theo quy định.
Điều 3 Quyết định 3974/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai Hà Nội
Điều 4 Quyết định 3974/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai Hà Nội có nội dung như sau: Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Thành phố Hà Nội", "promulgation_date": "08/08/2023", "sign_number": "3974/QĐ-UBND", "signer": "Lê Hồng Sơn", "type": "Quyết định" }
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 4 Quyết định 3974/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai Hà Nội
Điều 1 Quyết định 527/QĐ-BTTTT 2015 chỉ định phòng thử nghiệm truyền dẫn quang có nội dung như sau: Điều 1. Chỉ định phòng thử nghiệm: Phòng thử nghiệm truyền dẫn quang (VILAS 285) Thuộc: Công ty Cổ phần Cáp quang Việt Nam VINA-OFC với phạm vi được chỉ định kèm theo Quyết định này.
{ "issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông", "promulgation_date": "13/04/2015", "sign_number": "527/QĐ-BTTTT", "signer": "Nguyễn Thành Hưng", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Chỉ định phòng thử nghiệm: Phòng thử nghiệm truyền dẫn quang (VILAS 285) Thuộc: Công ty Cổ phần Cáp quang Việt Nam VINA-OFC với phạm vi được chỉ định kèm theo Quyết định này.
Điều 1 Quyết định 527/QĐ-BTTTT 2015 chỉ định phòng thử nghiệm truyền dẫn quang
Điều 2 Quyết định 527/QĐ-BTTTT 2015 chỉ định phòng thử nghiệm truyền dẫn quang có nội dung như sau: Điều 2. Phòng thử nghiệm có tên tại Điều 1 phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu đối với phòng thử nghiệm được chỉ định theo quy định hiện hành.
{ "issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông", "promulgation_date": "13/04/2015", "sign_number": "527/QĐ-BTTTT", "signer": "Nguyễn Thành Hưng", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Phòng thử nghiệm có tên tại Điều 1 phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu đối với phòng thử nghiệm được chỉ định theo quy định hiện hành.
Điều 2 Quyết định 527/QĐ-BTTTT 2015 chỉ định phòng thử nghiệm truyền dẫn quang
Điều 3 Quyết định 527/QĐ-BTTTT 2015 chỉ định phòng thử nghiệm truyền dẫn quang có nội dung như sau: Điều 3. Quyết định này có hiệu lực trong thời hạn 3 (ba) năm kể từ ngày ký.
{ "issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông", "promulgation_date": "13/04/2015", "sign_number": "527/QĐ-BTTTT", "signer": "Nguyễn Thành Hưng", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực trong thời hạn 3 (ba) năm kể từ ngày ký.
Điều 3 Quyết định 527/QĐ-BTTTT 2015 chỉ định phòng thử nghiệm truyền dẫn quang
Điều 4 Quyết định 527/QĐ-BTTTT 2015 chỉ định phòng thử nghiệm truyền dẫn quang có nội dung như sau: Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, phòng thử nghiệm có tên tại Điều 1 và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Bộ Thông tin và Truyền thông", "promulgation_date": "13/04/2015", "sign_number": "527/QĐ-BTTTT", "signer": "Nguyễn Thành Hưng", "type": "Quyết định" }
Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, phòng thử nghiệm có tên tại Điều 1 và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 4 Quyết định 527/QĐ-BTTTT 2015 chỉ định phòng thử nghiệm truyền dẫn quang
Điều 1 Quyết định 3544/QĐ-TCĐBVN 2014 công bố Tiêu chuẩn cơ sở Tổng cục Đường bộ Việt Nam có nội dung như sau: Điều 1. Công bố Tiêu chuẩn cơ sở: TCCS 09: 2014/TCĐBVN Lớp vật liệu Carboncor Asphalt trong xây dựng và sửa chữa kết cấu áo đường ô tô - Thi công và nghiệm thu
{ "issuing_agency": "Tổng cục đường bộ Việt Nam", "promulgation_date": "30/12/2014", "sign_number": "3544/QĐ-TCĐBVN", "signer": "Phạm Quang Vinh", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Công bố Tiêu chuẩn cơ sở: TCCS 09: 2014/TCĐBVN Lớp vật liệu Carboncor Asphalt trong xây dựng và sửa chữa kết cấu áo đường ô tô - Thi công và nghiệm thu
Điều 1 Quyết định 3544/QĐ-TCĐBVN 2014 công bố Tiêu chuẩn cơ sở Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Điều 2 Quyết định 3544/QĐ-TCĐBVN 2014 công bố Tiêu chuẩn cơ sở Tổng cục Đường bộ Việt Nam có nội dung như sau: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
{ "issuing_agency": "Tổng cục đường bộ Việt Nam", "promulgation_date": "30/12/2014", "sign_number": "3544/QĐ-TCĐBVN", "signer": "Phạm Quang Vinh", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
Điều 2 Quyết định 3544/QĐ-TCĐBVN 2014 công bố Tiêu chuẩn cơ sở Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Điều 1 Quyết định 125-CP đổi tên xã thuộc tỉnh An Giang có nội dung như sau: Điều 1. : Nay phê chuẩn việc đổi tên một số xã và thị trấn của huyện Phú Tân, thuộc tỉnh An Giang như sau: 1. Xã Hoà Hảo đổi tên thành xã Tân Hoà; 2. Xã Châu Giang đổi tên thành xã Phú Hiệp; 3. Xã Hưng Nhơn đổi tên thành xã Phú Hưng; 4. Thị trấn Mỹ Lương chuyển thành xã Phú Mỹ.
{ "issuing_agency": "Hội đồng Chính phủ", "promulgation_date": "23/04/1980", "sign_number": "125-CP", "signer": "Vũ Tuân", "type": "Quyết định" }
Điều 1. : Nay phê chuẩn việc đổi tên một số xã và thị trấn của huyện Phú Tân, thuộc tỉnh An Giang như sau: 1. Xã Hoà Hảo đổi tên thành xã Tân Hoà; 2. Xã Châu Giang đổi tên thành xã Phú Hiệp; 3. Xã Hưng Nhơn đổi tên thành xã Phú Hưng; 4. Thị trấn Mỹ Lương chuyển thành xã Phú Mỹ.
Điều 1 Quyết định 125-CP đổi tên xã thuộc tỉnh An Giang
Điều 2 Quyết định 125-CP đổi tên xã thuộc tỉnh An Giang có nội dung như sau: Điều 2. : Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
{ "issuing_agency": "Hội đồng Chính phủ", "promulgation_date": "23/04/1980", "sign_number": "125-CP", "signer": "Vũ Tuân", "type": "Quyết định" }
Điều 2. : Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Điều 2 Quyết định 125-CP đổi tên xã thuộc tỉnh An Giang
Điều 1 Quyết định 23/QĐ-HĐTV 2023 Quy chế hoạt động đăng ký giao dịch thực hiện chứng quyền có bảo đảm có nội dung như sau: Điều 1. Ban hành “Quy chế hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch và thực hiện chứng quyền có bảo đảm tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam”.
{ "issuing_agency": "Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam", "promulgation_date": "10/08/2023", "sign_number": "23/QĐ-HĐTV", "signer": "Nguyễn Sơn", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Ban hành “Quy chế hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch và thực hiện chứng quyền có bảo đảm tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam”.
Điều 1 Quyết định 23/QĐ-HĐTV 2023 Quy chế hoạt động đăng ký giao dịch thực hiện chứng quyền có bảo đảm
Điều 2 Quyết định 23/QĐ-HĐTV 2023 Quy chế hoạt động đăng ký giao dịch thực hiện chứng quyền có bảo đảm có nội dung như sau: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 131/QĐ-VSD ngày 21 tháng 07 năm 2020 về việc ban hành Quy chế hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch và thực hiện chứng quyền có bảo đảm tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
{ "issuing_agency": "Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam", "promulgation_date": "10/08/2023", "sign_number": "23/QĐ-HĐTV", "signer": "Nguyễn Sơn", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 131/QĐ-VSD ngày 21 tháng 07 năm 2020 về việc ban hành Quy chế hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch và thực hiện chứng quyền có bảo đảm tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Điều 2 Quyết định 23/QĐ-HĐTV 2023 Quy chế hoạt động đăng ký giao dịch thực hiện chứng quyền có bảo đảm
Điều 3 Quyết định 23/QĐ-HĐTV 2023 Quy chế hoạt động đăng ký giao dịch thực hiện chứng quyền có bảo đảm có nội dung như sau: Điều 3. Tổng giám đốc, Giám Đốc chi nhánh, Trưởng phòng Hành chính Quản trị, Trưởng phòng Dịch vụ quỹ và Sản phẩm mới, Chánh Văn phòng Hội đồng thành viên, Trưởng các phòng thuộc Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam", "promulgation_date": "10/08/2023", "sign_number": "23/QĐ-HĐTV", "signer": "Nguyễn Sơn", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Tổng giám đốc, Giám Đốc chi nhánh, Trưởng phòng Hành chính Quản trị, Trưởng phòng Dịch vụ quỹ và Sản phẩm mới, Chánh Văn phòng Hội đồng thành viên, Trưởng các phòng thuộc Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 3 Quyết định 23/QĐ-HĐTV 2023 Quy chế hoạt động đăng ký giao dịch thực hiện chứng quyền có bảo đảm
Điều 1 Quyết định 368/QĐ-UBND 2017 xếp hạng di tích cấp tỉnh Phân xưởng luyện gang C13 Kon Tum có nội dung như sau: Điều 1. Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tích lịch sử Phân xưởng luyện gang C13 - Quân giới Khu 5 (xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum). Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Kon Tum", "promulgation_date": "11/07/2017", "sign_number": "368/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Hòa", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tích lịch sử Phân xưởng luyện gang C13 - Quân giới Khu 5 (xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum). Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.
Điều 1 Quyết định 368/QĐ-UBND 2017 xếp hạng di tích cấp tỉnh Phân xưởng luyện gang C13 Kon Tum
Điều 2 Quyết định 368/QĐ-UBND 2017 xếp hạng di tích cấp tỉnh Phân xưởng luyện gang C13 Kon Tum có nội dung như sau: Điều 2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân huyện Kon Rẫy thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật hiện hành.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Kon Tum", "promulgation_date": "11/07/2017", "sign_number": "368/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Hòa", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân huyện Kon Rẫy thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 2 Quyết định 368/QĐ-UBND 2017 xếp hạng di tích cấp tỉnh Phân xưởng luyện gang C13 Kon Tum
Điều 3 Quyết định 368/QĐ-UBND 2017 xếp hạng di tích cấp tỉnh Phân xưởng luyện gang C13 Kon Tum có nội dung như sau: Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kon Rẫy và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Tỉnh Kon Tum", "promulgation_date": "11/07/2017", "sign_number": "368/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Văn Hòa", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kon Rẫy và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 3 Quyết định 368/QĐ-UBND 2017 xếp hạng di tích cấp tỉnh Phân xưởng luyện gang C13 Kon Tum
Điều 1 Quyết định 13/2017/QĐ-UBND cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục cấp giấy đăng ký đất tài sản Trà Vinh có nội dung như sau: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về cơ chế phối hợp để giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Trà Vinh", "promulgation_date": "24/07/2017", "sign_number": "13/2017/QĐ-UBND", "signer": "Đồng Văn Lâm", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về cơ chế phối hợp để giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 1 Quyết định 13/2017/QĐ-UBND cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục cấp giấy đăng ký đất tài sản Trà Vinh
Điều 2 Quyết định 13/2017/QĐ-UBND cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục cấp giấy đăng ký đất tài sản Trà Vinh có nội dung như sau: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày /7/2017 và thay thế Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Trà Vinh", "promulgation_date": "24/07/2017", "sign_number": "13/2017/QĐ-UBND", "signer": "Đồng Văn Lâm", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày /7/2017 và thay thế Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 2 Quyết định 13/2017/QĐ-UBND cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục cấp giấy đăng ký đất tài sản Trà Vinh
Điều 3 Quyết định 13/2017/QĐ-UBND cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục cấp giấy đăng ký đất tài sản Trà Vinh có nội dung như sau: Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thuế tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; người sử dụng đất; chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; tổ chức và cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Tỉnh Trà Vinh", "promulgation_date": "24/07/2017", "sign_number": "13/2017/QĐ-UBND", "signer": "Đồng Văn Lâm", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thuế tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; người sử dụng đất; chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; tổ chức và cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 3 Quyết định 13/2017/QĐ-UBND cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục cấp giấy đăng ký đất tài sản Trà Vinh
Điều 1 Quyết định 13/2018/QĐ-UBND quy chế phối hợp cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo Trà Vinh có nội dung như sau: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong cấp giấy phép xây dựng mới và sửa chữa, cải tạo công trình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Trà Vinh", "promulgation_date": "19/04/2018", "sign_number": "13/2018/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Trung Hoàng", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong cấp giấy phép xây dựng mới và sửa chữa, cải tạo công trình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 1 Quyết định 13/2018/QĐ-UBND quy chế phối hợp cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo Trà Vinh
Điều 2 Quyết định 13/2018/QĐ-UBND quy chế phối hợp cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo Trà Vinh có nội dung như sau: Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 5 năm 2018 và thay thế Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Trà Vinh", "promulgation_date": "19/04/2018", "sign_number": "13/2018/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Trung Hoàng", "type": "Quyết định" }
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 5 năm 2018 và thay thế Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2 Quyết định 13/2018/QĐ-UBND quy chế phối hợp cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo Trà Vinh
Điều 3 Quyết định 13/2018/QĐ-UBND quy chế phối hợp cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo Trà Vinh có nội dung như sau: Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
{ "issuing_agency": "Tỉnh Trà Vinh", "promulgation_date": "19/04/2018", "sign_number": "13/2018/QĐ-UBND", "signer": "Nguyễn Trung Hoàng", "type": "Quyết định" }
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Điều 3 Quyết định 13/2018/QĐ-UBND quy chế phối hợp cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo Trà Vinh
Điều 1 Quyết định 5065/QĐ-UBND 2021 quy trình thủ tục hành chính xây dựng Sở Xây dựng Bình Định có nội dung như sau: Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này quy trình nội bộ giải quyết 30 thủ tục hành chính không liên thông cấp tỉnh, cấp huyện trong lĩnh vực Quản lý hoạt động xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Xây dựng.
{ "issuing_agency": "Tỉnh Bình Định", "promulgation_date": "20/12/2021", "sign_number": "5065/QĐ-UBND", "signer": "Lâm Hải Giang", "type": "Quyết định" }
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này quy trình nội bộ giải quyết 30 thủ tục hành chính không liên thông cấp tỉnh, cấp huyện trong lĩnh vực Quản lý hoạt động xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Xây dựng.
Điều 1 Quyết định 5065/QĐ-UBND 2021 quy trình thủ tục hành chính xây dựng Sở Xây dựng Bình Định