url
stringlengths
20
200
date
stringlengths
0
10
title
stringlengths
5
162
content
stringlengths
38
52.9k
https://suckhoedoisong.vn/tan-mau-bam-sinh-co-the-chu-dong-phong-tranh-voi-nhung-xet-nghiem-tam-soat-co-ban-chi-phi-thap-169231031152901717.htm
31-10-2023
Tan máu bẩm sinh có thể chủ động phòng tránh với những xét nghiệm tầm soát cơ bản, chi phí thấp
Căn bệnh nguy hiểm Chị Hồ Thị M. (SN 1998, trú huyện Thanh Chương, Nghệ An) có 2 con bị bệnh tan máu bẩm sinh. Đứa lớn năm nay 5 tuổi, đứa bé 3 tuổi. "Lúc mới sinh cháu đầu thấy hoàn toàn bình thường. Khi đến tháng thứ 7, cháu bị viêm phổi, ho mãi không thôi. Gia đình quyết định đưa cháu đi khám và làm các xét nghiệm phát hiện cháu bị bệnh tan máu bẩm sinh", chị M. tâm sự. Qua thăm khám, các bác sỹ cũng đã nghi ngại cháu M. mắc bệnh có thể là do hôn nhân cận huyết thống và tư vấn không nên có con nữa, vì đây là căn bệnh di truyền. Bác sĩ tại Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh, sơ sinh (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) tư vấn cho hai vợ chồng người dân tộc Mông có thai nhi bất thường. Tuy nhiên, vợ chồng chị M. vẫn quyết định sinh đứa thứ 2. Cũng như bé đầu, bé thứ 2 cũng mắc căn bệnh này. Chị M. chia sẻ: "Nếu nghe lời khuyên của các bác sĩ gia đình đã không vất vả thế này. Hàng tháng tôi phải bắt xe khách để đưa 2 cháu xuống Trung tâm Huyết học và Truyền máu Nghệ An để điều trị. Nhìn 2 đứa con xanh xao, còi cọc mà chẳng biết làm thế nào vì gia cảnh cũng nghèo khó…". Cũng như chị M., chị Lữ Thị T. (SN 1993, trú huyện Quỳ Châu, Nghệ An) cũng có con mắc căn bệnh này. Chị không ngờ căn bệnh này lại nguy hiểm, khiến cuộc sống của gia đình đã nghèo khó lại thêm túng quẫn. Chị kể, lấy chồng được 1 năm sinh cháu Lữ Mạnh P. (SN 2009). Lúc sinh, cháu bình thường, cân nặng đủ nên gia đình đưa cháu về nhà chăm sóc bình thường. Thế nhưng khi càng lớn, cháu P. lại có những điểm bất thường như mệt mỏi, chậm lớn và hay ốm. Gia đình nghĩ vì nhà không có điều kiện nên việc ăn uống thiếu thốn ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Đến khi cháu P. 7 tuổi, tình trạng mệt mỏi, ngủ li bì diễn ra liên tục nên hai vợ chồng đưa cháu đi khám tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Tại đây, các bác sĩ thông báo cháu bị bệnh tan máu bẩm sinh, gan to. Nghe các bác sĩ nói hai vợ chồng hoang mang vì lần đâu tiên nghe về căn bệnh này. Hỏi kỹ hơn thì hai vợ chồng chết lặng khi biết sự nguy hiểm của căn bệnh này. Chị T. nói: "Không biết con mình mắc bệnh từ đâu. Các bác sĩ cho biết có thể là do hôn nhân cận huyết thống hoặc trong gen của bố mẹ đã có mầm bệnh. Gia đình tôi đến nay vẫn chưa đi khám để xác định chính xác. Giờ hai vợ chồng lo làm lụng để đủ tiền chữa trị cho con". Cứ đầu tháng, chị T. lại cùng con bắt xe từ 4h sáng cho kịp giờ xuống Trung tâm Huyết học Truyền máu Nghệ An điều trị cho con. Để đủ chi phí điều trị cho cháu từ 10-12 ngày, vợ chồng chị phải làm việc cật lực. Ai thuê gì cũng không nề hà. Chồng tôi còn tranh thủ làm cả tối để đủ tiền ăn ở trong thời gian điều trị tại trung tâm. Đẩy mạnh công tác khám, sàng lọc Bác sĩ chuyên khoa II Trần Anh Tú, Phó điều hành Trung tâm Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh ( Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An ) cho biết, bệnh tan máu bẩm sinh gây ra nhiều gánh nặng về sức khỏe, tinh thần và vật chất cho người bệnh và gia đình. Căn bệnh này còn là vấn đề của toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, đời sống và tương lai của giống nòi. Tuy nhiên, bệnh tan máu bẩm sinh lại hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng các xét nghiệm tầm soát gen bệnh đơn giản, chi phí thấp. Lấy máu gót chân để sớm phát hiện bệnh ở trẻ nhỏ. Cụ thể, ở các cơ sở tuyến huyện chỉ cần máy xét nghiệm công thức máu 10 chỉ số là có thể sàng lọc được căn bệnh này khi có 2 chỉ số MCH, MCV thấp. Khi 2 chỉ số này thấp nên thực hiện bước tiếp theo đó là điện di huyết sắc tố để giúp định hướng chẩn đoán: alpha thalassemia hay beta thalassemia. Tiếp đến là xét nghiệm gen Thalassemia để xác định cụ thể người bệnh mang đột biến gen Thalassemia nào. Giải trình tự gen cần thiết cho chẩn đoán trước sinh và tư vấn di truyền. Vì vậy, các bạn trẻ ngay cả khi chưa có kế hoạch kết hôn cũng nên đi xét nghiệm gen bệnh tan máu bẩm sinh để có định hướng trong việc chọn bạn đời. Những người trong độ tuổi sinh đẻ và có dự định sinh con nên đi xét nghiệm gen càng sớm càng tốt để chủ động trong việc lựa chọn biện pháp chẩn đoán trước sinh. Bên cạnh đó, việc lấy máu và sàng lọc sớm sau sinh cũng vô cùng quan trọng bởi có những trường hợp gia đình không có tiền sử mắc bệnh vẫn có thể sinh con bị bệnh. Riêng với những huyện miền núi cao, việc sàng lọc và dự phòng là điều quan trọng và quyết định để có thể tránh được bệnh tan máu bẩm sinh ở trẻ, một căn bệnh xuất hiện khá nhiều và gây nguy hiểm lâu dài. Điều trị cho trẻ em bị bệnh tan máu bẩm sinh ở Trung tâm Huyết học và Truyền máu. Bác sĩ Nguyễn Như Thịnh, Phó khoa bệnh máu tổng hợp 2 (Trung tâm huyết học truyền máu Nghệ An) cho biết, hiện trung tâm đang quản lý hơn 600 bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh, đa số người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, đây mới chỉ là số bệnh nhân được phát hiện và đang điều trị tại một số bệnh viện. Thực tế ở cộng đồng, chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi cao, số lượng bệnh nhân chưa được phát hiện khá lớn. Bác sĩ Thịnh thông tin thêm, bệnh này có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời. Nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động... Việc chữa khỏi bệnh chỉ có phương pháp duy nhất là ghép tế bào gốc, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi rất nhiều điều kiện khắt khe nên rất ít bệnh nhân có thể được ghép tế bào gốc. Nếu bố mẹ cùng mang gen bệnh thì khi có thai cần phải xét nghiệm để xem con có khả năng bị bệnh hay không. Việc chẩn đoán trước sinh bệnh này cần được thực hiện khi thai ở tuần thứ 16 đến 20. Nhiều chương trình tuyên truyền về bệnh tan máu bẩm sinh được triển khai trên địa bàn Nghệ An. Cùng với gây áp lực về chi phí điều trị, tan máu bẩm sinh đã và đang gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đến giống nòi, gây hệ lụy lâu dài cho đời sống của người bệnh, cộng đồng. Ông Nguyễn Bá Tân, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ Nghệ An thông tin, việc xác định được nguyên nhân, phát hiện sớm, phòng bệnh được đặt ra như một giải pháp có ý nghĩa lớn trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em, nâng cao chất lượng dân số ở hiện tại và tương lai. Để nâng cao nhận thức về căn bệnh này, hàng năm ngành Dân số Nghệ An tổ chức Chương trình truyền thông Ngày Thalassemia thế giới. Thông qua, mọi người hiểu biết hơn về bệnh tan máu bẩm sinh. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt là đội ngũ cán bộ y tế hiểu rõ và có trách nhiệm hơn trong việc đẩy lùi căn bệnh này. Đây cũng được xem là điểm mốc, là dấu ấn bước đầu để huy động cả xã hội tập trung vào giải quyết vấn đề Thalassemia tại Nghệ An. Tan máu bẩm sinh có nguy hiểm không? SKĐS - Người mắc tan máu bẩm sinh có thể gặp những biểu hiện như mệt mỏi, suy dinh dưỡng, da nhợt nhạt, dễ chảy máu, dễ bầm tím và nhiễm trùng tái phát... Phát huy vai trò của các nhóm CBO trong phòng chống HIV/AIDS cho nhóm MSM |SKĐS
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-stress-lam-suy-giam-chuc-nang-tinh-duc-vi
Vì sao stress làm suy giảm chức năng tình dục?
Những lo lắng về tiền bạc hay stress từ các công việc hàng ngày có thể dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục. Do đó, bạn cần quản lý căng thẳng, stress và duy trì đời sống tình dục lành mạnh để cải thiện tình trạng này. 1. Stress ảnh hưởng thế nào tới khả năng tình dục? Khi bạn đối diện với stress, cơ thể sẽ có một loạt thay đổi và phản ứng “chiến đấu” hoặc “bỏ chạy”. Khi bạn trải qua phản ứng này, bạn sẽ cảm thấy nhịp tim, huyết áp và nhịp thở tăng lên trong khi các chức năng không thiết yếu, như ham muốn tình dục bị giảm đi rõ rệt.Tác dụng sinh lý: Phản ứng này cũng kích hoạt việc giải phóng các hormone, chẳng hạn như cortisol và epinephrine, ở mức độ cao có thể gây suy giảm ham muốn ở nữ giới hoặc nam giới. Khi căng thẳng mãn tính, cơ thể sử dụng hormone sinh dục để đáp ứng nhu cầu tăng sản xuất cortisol cao hơn, làm giảm hứng thú với tình dục của bạn.Ảnh hưởng tâm lý: Ngoài tác động sinh lý của stress còn có khía cạnh tâm lý. Căng thẳng có thể khiến bạn bận rộn, đầu óc rối bời và khiến bạn mất tập trung vào ham muốn tình dục hoặc trong khi quan hệ tình dục. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, dẫn đến lo lắng và trầm cảm, có thể làm giảm ham muốn tình dục.Sự lựa chọn phong cách sống: Cuối cùng, căng thẳng không được kiểm soát có thể dẫn đến các thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu, ăn quá nhiều và lựa chọn lối sống kém lành mạnh. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về bản thân và cản trở đời sống tình dục lành mạnh. Stress có thể gây suy giảm ham muốn ở nữ giới hoặc nam giới 2. Quản lý stress để phòng ngừa suy giảm ham muốn tình dục Giảm thiểu stress và duy trì đời sống tình dục tốt đẹp là điều mà bạn có thể thực hiện được, đặc biệt nếu cả hai đều dành thời gian và nỗ lực. Dưới đây là một số chiến lược mà bạn có thể xem xét thực hiện:Giảm thiểu stress: Nếu bạn nghi ngờ rằng stress trong cuộc sống đang cản trở ham muốn tình dục của bạn, một trong những giải pháp đầu tiên bạn nên xem xét là quản lý tình trạng căng thẳng. Hãy thử một số biện pháp để đối phó với stress để chúng không gây suy giảm ham muốn tình dục của bạn. Một số kỹ thuật quản lý căng thẳng cần xem xét bao gồm:Liệu pháp hương thơm;Bài tập thở;Viết nhật ký;Thiền;Thư giãn cơ liên tục;Nói chuyện với bác sĩ trị liệu tâm lý cũng có thể giúp bạn khám phá các kỹ thuật đối phó với tình huống cá nhân.Xem xét mối quan hệ của bạn: Khi đối mặt với ham muốn tình dục thấp, điều quan trọng là phải xem xét về mối quan hệ của bạn. Các nghiên cứu cho thấy stress và những xung đột trong mối quan hệ có thể là yếu tố dẫn đến suy giảm ham muốn ở nam giới và nữ giới hơn so với các loại stress khác. Điều này đúng đối với cả 2 giới. Bởi vì sự hài lòng của đối tác ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của họ, nên sự thiếu quan tâm từ một phía có thể dẫn đến suy giảm ham muốn của cả hai. Hãy cố gắng nhìn nhận lại các vấn đề như những thách thức mà bạn cùng nhau đối mặt thay vì coi nhau là "kẻ thù". Cố gắng tìm ra các chiến lược hỗ trợ nhu cầu của cả hai.Tập thể dục cùng nhau: Tập thể dục là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng và nâng cao thể trạng của bạn, do đó nó có thể thúc đẩy ham muốn tình dục của bạn. Chạy bộ hoặc đi bộ buổi tối cùng nhau có thể giúp bạn cảm thấy gắn kết hơn do sự tăng endorphin. Nếu đối tác của bạn sẵn sàng thử yoga, luyện tập cùng nhau có thể giúp mang lại năng lượng mới cho phòng ngủ.Dành thời gian cho nhau: Nếu bạn thường xuyên bận rộn và ít thời gian nghỉ ngơi, điều này có thể làm tiêu hao năng lượng và suy giảm ham muốn. Một lịch trình công việc dày đặc cũng có thể khiến bạn khó thư giãn và thoải mái. Mặc dù lên lịch quan hệ tình dục có vẻ không phải là khái niệm lãng mạn nhất, nhưng bạn có thể sáng tạo và làm cho nó trở nên thú vị. Hãy bắt đầu gửi vài lời tán tỉnh vào buổi sáng (coi đó là một phần trong màn dạo đầu của bạn) và cố gắng nhấc điện thoại vào giữa trưa để cho đối tác biết rằng bạn đang mong chờ "ngày ân ái" bằng một tin nhắn hoặc một cuộc điện thoại nhanh. Thêm một chút âm nhạc hoặc tinh dầu thơm cũng có thể giúp tăng sự thư giãn và lãng mạn.Tập trung vào cảm giác không phải tình dục: Sức mạnh của sự đụng chạm là một liều thuốc giảm căng thẳng khá mạnh và không cần phải bao gồm cả quan hệ tình dục. Nắm tay, dành thời gian để âu yếm nhiều hơn (khi bạn ôm ai đó, hormone oxytocin gây căng thẳng được giải phóng), hoặc thông qua việc mát-xa cho bạn tình. Stress và suy giảm ham muốn có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của 2 người Stress và suy giảm ham muốn ở nữ giới hoặc nam giới có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn, vì vậy hãy nói chuyện với bạn tình về việc suy giảm ham muốn tình dục, tránh đổ lỗi trực tiếp vào bản thân hoặc đối tác của bạn. Cách cải thiện tốt nhất khi gặp phải tình trạng này là cùng nhau vượt qua.
https://suckhoedoisong.vn/stress-khien-benh-viem-loet-da-day-them-tram-trong-16922040219171747.htm
09-04-2022
Stress khiến bệnh viêm loét dạ dày thêm trầm trọng
Căng thẳng và stress là do áp lực trong cuộc sống hiện đại, áp lực từ công việc hoặc gia đình và tới khi bệnh biểu hiện bằng những cơn đau, người bệnh đi khám mới biết mình bị mắc viêm loét dạ dày . Vì sao stress gây ra viêm loét dạ dày ? Dạ dày là một bộ phận quan trọng của cơ quan tiêu hóa. Căng thẳng được cho là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày. Hệ thống tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh ruột (dây thần kinh phế vị hay dây số X), một hệ thống gồm hàng trăm hàng triệu dây thần kinh giao tiếp với hệ thống thần kinh trung ương. Khi sự căng thẳng kích hoạt phản ứng trong hệ thống thần kinh trung ương của bạn, tiêu hóa có thể đóng cửa vì hệ thống thần kinh trung ương của bạn tắt lưu lượng máu, ảnh hưởng đến các cơn co thắt của cơ bóp tiêu hóa, và giảm tiết cần thiết cho việc tiêu hóa. Chính vì thế stress-căng thẳng có thể gây ra viêm hệ thống tiêu hóa, và làm cho bộ phận này dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt nhiễm vi khuẩn HP . Stress có thể gây ra sự co thắt ở thực quản có thể làm tăng axit trong dạ dày gây ra chứng khó tiêu. Stress có thể gây ra đại tràng phản ứng khiến hệ tiêu hóa phản ứng dẫn đến có thể tiêu chảy hoặc táo bón. Không phải tất cả các trường hợp căng thẳng đều gây loét dạ dày, viêm dạ dày, viêm đại tràng , nhưng chắc chắn rằng sự căng thẳng có thể khiến hệ tiêu hóa trở nên tồi tệ hơn. Và nếu tình trạng này diễn ra liên tục sẽ gây viêm loét dạ dày. Stress là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày Chính vì lẽ đó, ngày nay, cuộc sống có nhiều áp lực, căng thẳng mệt mỏi… khiến cho tỷ lệ viêm loét dạ dày trở nên phổ biến. Theo nghiên cứu, ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp mới mắc viêm loét dạ dày với số bệnh nhân trên 4 triệu người và tỉ lệ mắc trong dân số là 1,5%. Ở châu Âu, tỉ lệ mắc khác nhau giữa các nước từ 4 - 6 lần. Ở Thụy Điển, tỉ lệ này là 4,1% trong khi ở Anh chỉ là 0,12%. Ở châu Á là nơi có tỉ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày khá cao tuy nhiên hiện chưa có số liệu thống kê chính thức. Theo các nhà nghiên cứu, ngoài viêm loét dạ dày, stress còn làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày – thực quản. Tình trạng dạ dày co bóp quá mức và tăng tiết dịch vị bất thường sẽ gây ra áp lực cho cơ vòng thực quản dưới. Theo thời gian, cơ quan này sẽ bị suy yếu khiến cho dịch vị cùng với thức ăn trào ngược lên phía trên thay vì di chuyển xuống môn vị và tá tràng. Ở một số trường hợp bị stress kéo dài và xúc động mạnh có thể đối mặt với tình trạng xuất huyết. Nguy cơ chảy máu dạ dày tăng lên đáng kể đối với những người có sẵn các bệnh lý dạ dày, dùng rượu bia và sử dụng các loại thuốc chống viêm. Ngoài ra, người có tiền sử xuất huyết dạ dày sẽ có nguy cơ tái phát nếu phải đối mặt với stress dai dẳng trong một thời gian dài. Cách bảo vệ dạ dày khi bị stress Khi có biểu hiện bất thường nghi ngờ viêm loét dạ dày và căng thẳng công việc, stress cần thăm khám sớm để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý điều chỉnh lối sống của mình để cơ thể tránh được áp lực do căng thẳng. Biện pháp chữa stress bằng Đông y Người bị viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn Hp cần lưu ý điều gì? Các biến chứng dễ gặp khi viêm dạ dày Để giảm tình trạng đau dạ dày cách tốt nhất là giải tỏa căng thẳng. Khi căng thẳng thần kinh được kiểm soát, hoạt động của dạ dày sẽ được điều hòa và những ảnh hưởng tiêu cực do stress gây ra cũng sẽ thuyên giảm dần theo thời gian. Trong cuộc sống hiện đại, mỗi người cần phải trang bị cho bản thân những kỹ năng giải tỏa stress để ổn định sức khỏe tinh thần và thể chất. Học cách kiểm soát stress cũng giúp tăng hiệu suất học tập, làm việc và tránh được nhiều phiền toái trong cuộc sống. Để làm được điều này trước hết nên ngủ sớm. Giấc ngủ rất quan trọng cho cơ thể bạn. Đây là cách để bạn lấy lại tinh thần, giảm căng thẳng mệt mỏi. Cơ thể cũng có thời gian nghỉ ngơi sau khi ngủ đủ giấc. Tham gia các hoạt động thể thao, chạy bộ, bơi lội, ngồi thiền,… mỗi ngày là cách giảm căng thẳng, lo lắng hiệu quả. Khi đó tâm trí sẽ được trở về trạng thái cân bằng, qua đó giúp giải tỏa những cảm xúc tiêu cực và nạp lại nguồn năng lượng dồi dào. Ngoài ra, luyện tập thể dục còn giúp ổn định hoạt động của dạ dày, đường ruột, điều hòa nhịp thở, huyết áp,… Điều chỉnh thực đơn ăn uống hằng ngày cũng giúp giảm nhẹ các triệu chứng ở đường tiêu hóa, đồng thời góp phần bảo vệ và ổn định hoạt động của dạ dày. Không dùng rượu bia, nước ngọt có gas và hạn chế sử dụng quá nhiều đồ uống chứa caffeine. Các loại thức uống này kích thích dạ dày co bóp quá mức và tăng tiết dịch vị, từ đó làm nghiêm trọng tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng. Không dùng các loại thực phẩm chứa nhiều axit các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, muối, dầu mỡ và hạn chế dùng thức ăn khó tiêu hóa. Cần ưu tiên dùng các món ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh,… Ngoài ra, nên dùng thức ăn nhạt, mềm và dễ tiêu hóa. bổ sung các loại rau xanh, sữa chua, ngũ cốc, trái cây không chứa axit (thanh long, dừa, bơ,…) để hỗ trợ trung hòa dịch vị và điều hòa nhu động dạ dày – đường ruột. Nếu không thể kiểm soát stress -căng thẳng nếu cần thiết, nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè thân thiết hoặc các chuyên gia tâm lý,…sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, ổn định cảm xúc và tìm ra giải pháp cho những vấn đề trong cuộc sống. Trị liệu tâm lý giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và khắc phục các vấn đề thể chất có liên quan đến stress. Nên thiền tránh stress gây viêm loét dạ dày Những người bị căng thẳng liên quan đến bệnh viêm dạ dày thường được hưởng lợi từ các liệu pháp thư giãn như yoga , thôi miên, thiền định , thư giãn cơ bắp tiến bộ, hình ảnh tâm thần, phản hồi sinh học, và thậm chí cả âm nhạc. Một nghiên cứu tại Harvard Medical School cho thấy rằng những người bị hội chứng viêm dạ dày sẽ giảm đáng kể các triệu chứng nhờ liệu pháp thư giãn. Như vậy một trong những phương pháp phòng bệnh dạ dày hiệu quả chính là việc giảm căng thẳng trong cuộc sống. Dấu hiệu viêm loét dạ dày Các dấu hiệu viêm loét dạ dày thường bắt đầu từ triệu chứng thoáng qua và tiến triển thành nặng dần. – Khởi phát với dấu hiệu khó tiêu sau bữa ăn. – Xuất hiện tình trạng ợ chua, ợ nóng với tần suất tương đối cao. – Xuất hiện những cơn đau nhói. – Bệnh nhân có dấu hiệu nóng rát vùng thượng vị (nằm dưới xương ức). Viêm loét dạ dày thường tiến triển âm thầm. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến tác hại không mong muốn cho sức khỏe. Biến chứng của viêm loét dạ dày có thể dẫn các tổn thương niêm mạc nghiêm trọng, khó phục hồi. Nó dễ gây thủng dạ dày cũng như nguy cơ xơ hóa cao hơn so với người có sức khỏe bình thường. Cách nhận biết bạn đang bị stress quá mức và bí quyết giải toả SKĐS- Căng thẳng-stress là một phản ứng bình thường của cơ thể khi đối mặt với một thử thách hoặc một tình huống đặc biệt. Nhất là hiện nay cuộc sống hiện đại không ngừng gây sức ép như: Công việc quá tải, nhu cầu trong gia đình, chăm sóc con cái…và vô số vấn đề khác có thể tạo áp lực. Mời xem video được quan tâm: Kéo dài tuổi thọ, trẻ lâu nhờ lối sống lành mạnh (3)
https://suckhoedoisong.vn/dau-lung-khi-con-tre-dung-chu-quan-169220830105919902.htm
30-08-2022
Đau lưng khi còn trẻ, đừng chủ quan!
Viêm cột sống dính khớp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị SKĐS - Viêm cột sống dính khớp là một bệnh viêm khớp mạn tính, còn có tên gọi là bệnh Bechterew, Strumpel... Bệnh thường gặp ở nam giới, tỷ lệ mắc bệnh dưới 30 tuổi chiếm 80%. Bệnh có tính chất gia đình chiếm 3-10%. Các nguyên nhân gây đau lưng ở người trẻ Lưng và cột sống lưng là một cấu trúc phức tạp, nằm đằng sau và lệch hơn so với trọng tâm cơ thể. Bất kỳ tổn thương nào đến các cơ quan vùng lưng đều có thể dẫn đến đau lưng. Đau lưng do giãn/sưng dây chằng hay cơ bắp (muscle strain) Đau lưng do thoái hóa khớp (Degenerative disc) Đau lưng do thoát vị đĩa đệm (herniated disc) Đau lưng do các bệnh miễn dịch như viêm dính cột sống (AS), gout, hay viêm khớp dạng thấp (RA) Đau lưng do các bệnh hệ thống khác như ung thư di căn. Đau lưng do viêm cột sống dính khớp (AS) Bài viết này đề cập đến một nguyên nhân gây đau lưng ở người trẻ là viêm cột sống dính khớp Đau lưng do viêm cột sống dính khớp là một loại bệnh viêm mãn tính, mà theo thời gian nếu không chữa trị có thể khiến các đốt sống dính (fuse) vào nhau, dẫn đến cột sống bị cứng, không linh hoạt, và dễ gãy. Nếu các xương bị gãy thì bệnh nhân cũng khó thở hơn do toàn bộ xương cột sống bị dính cứng. Đau lưng AS thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Triệu chứng thường xảy ra ở tuổi trẻ, 20 đến 30. Đau lưng AS thường kèm theo các triệu chứng viêm sưng ở các cơ quan khác, ví dụ như viêm sưng mắt. Hiện nay chưa có cách chữa dứt hoàn toàn bệnh, nhưng bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bằng các thuốc mới và giúp bệnh nhân có cuộc sống bình thường. Đau lưng do AS hiện nay chưa có lý do rõ ràng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy một số bệnh nhân tăng rủi ro bị đau lưng cao nếu có gen HLA-B27. Tuy nhiên, số phần trăm người có gene này bị phát hiện AS vẫn thấp. Triệu chứng đau lưng do viêm cột sống dính khớp - Các triệu chứng của đau lưng AS gồm đau đốt sống lưng, đau vùng lưng kèm theo bị tê cứng phần dưới cột sống và khớp háng. Vào buổi sáng, bệnh nhân cảm giác như các đốt sống lưng bị dính lại, không linh hoạt, không cử động được. Phải mất một lúc sau thì bệnh nhân mới từ từ căng giãn lưng được. Triệu chứng viêm cứng này tương tự như bệnh viêm thấp khớp, khi các khớp tay vào buổi sáng bị cứng và tê buốt, phải mát một lúc sau thì tay mới từ từ giãn ra. - Đau lưng AS còn thường kèm theo đau cổ và mệt mỏi. Bệnh nhân cảm giác như thiếu năng lượng. Các khớp khác thường bị đau trong AS gồm khớp háng, các đốt sống lưng, và phần dây gân sưng chỗ gót bàn chân, và khớp vai. Hình ảnh viêm cột sống dính khớp qua phim chụp X-Rays Đừng nghĩ đau lưng khi còn trẻ không nghiêm trọng Với người trẻ, nhiều người nghĩ rằng đau lưng không phải là vấn đề nghiêm trọng. Đa số họ nghĩ rằng cơn đau lưng sẽ đỡ hơn trong vài hôm và họ không cần phải đi bác sĩ. Tuy nhiên, nếu cơn đau lưng kéo dài không hết khi uống thuốc hoặc đau âm ỉ, và nhất là đau hơn khi vào gần sáng, và đau khiến người bệnh phải thức dậy hãy đến gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, đau lưng kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác như sụt cân, sốt, ớn lạnh, tê yếu một bên chi, hoặc đau kèm theo các triệu chứng đi cầu, tiểu tiện thì ngay vì cơn đau lưng này có thể liên quan đến nhiễm trùng, khối u chèn ép lên dây thần kinh, hoặc tổn thương đến các cơ quan khác thì cũng cần đến bác sĩ. Nhiều người thường trì hoãn không khám bác sĩ sớm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như xương cột sống thoái hóa dính chặt, gãy xương. Đau lưng do AS còn kèm theo triệu chứng viêm mắt, khiến cho mặt bị sưng đỏ và giảm thị lực nếu không chữa trị sớm Biến chứng của bệnh đau lưng do viêm cột sống dính khớp Trong trường hợp đau lưng AS kéo dài, các đốt xương và dây chằng bị viêm sưng liên tục từ kháng thể hệ miễn dịch, cơ thể phản ứng lại bằng cách cố làm lành xương bị viêm bằng cách tạo ra các xương mới giữa những đốt sống lưng. Theo thời gian thì các xương mới này sẽ bắt cầu các đốt xương và làm dính các đốt lại với nhau, vì vậy bệnh này mới có tên là đau lưng do dính cột sống. Dính cột sống cũng khiến các đốt xương sườn dính vào cột sống bị dính chặt, làm giảm khoảng vận động và khả năng linh hoạt của xương. Các biến chứng khác bao gồm: Viêm mắt (viêm màng bồ đào, uveitis) là một trong những biến chứng thường gặp nhất của viêm đau lưng AS. Viêm màng bồ đào mắt thường xảy ra nhanh, khiến mắt bị đau dữ dội, nhạy cảm với ánh sáng, và mắt mờ đi. Bệnh nhân cần gặp bác sĩ mắt ngay khi nếu có những triệu chứng trên. Gãy xương nén (compression fracture), khi xương cột sống mới bị viêm và chưa bị dính, một số đốt sống bị viêm sưng dẫn đến yếu và dễ vỡ trước áp lực từ bên ngoài. Gãy xương nén cột sống còn có thể khiến dây thần kinh bị ép và khiến bệnh nhân bị liệt, yếu, hay tê chi bên dưới tùy vào vị trí đốt xương bị vỡ. Viêm sưng động mạch chủ ngực (aortitis) hay bi suy van tim. Bệnh AS lâu dài còn khiến cho động mạch chủ của tim bị viêm sưng, dẫn đến suy van tim và suy tim theo thời gian. Vì vậy, bệnh nhân AS cần phải gặp BS chuyên khoa tim mạch thường xuyên để theo dõi và chữa trị các biến chứng nếu có. Chẩn đoán bệnh đau lưng do viêm cột sống dính khớp Để chẩn đoán được bệnh AS, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp và miễn dịch vì họ thường sẽ chẩn đoán và chữa trị bệnh này. Xét nghiệm hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán AS. X-quang thường sẽ không thấy những tổn thương của bệnh AS giai đoạn đầu. Chỉ với giai đoạn muộn, khi các đốt cột sống đã bắt đầu dính rồi thì X- quang mới thấy rõ. Vì vậy, chụp MRI thường được chọn hơn là X-quang để đánh giá bệnh AS giai đoạn sớm. Các tổn thương và viêm sưng của đau lưng AS co thể thấy qua dấu hiệu viêm sưng trên MRI, nhất là các viêm sưng ở khu vực tủy xương (Bone marrow edema) Xét nghiệm máu với các chỉ số viêm sưng sẽ giúp khẳng định bệnh AS. Thường các chỉ số viêm sưng như CRP/ESR ( CRP viết tắt của protein C reactive - một protein do gan sản xuất /ESR viết tắt của Erythrocyte Sedimentation Rate - xét nghiệm máu lắng) sẽ tăng cao mặc dù các chỉ số này có thể tăng trong nhiều bệnh viêm sưng khác chứ không chỉ riêng AS... Tóm lại, bệnh đau lưng do dính khớp cột sống là bệnh tự miễn, xuất hiện ở người trẻ với các triệu chứng đau lưng kèm theo cứng lưng, mệt mỏi, và có thể sưng mắt. Người bệnh nên gặp bác sĩ sớm khi đau lưng kéo dài hơn 1 tháng, kèm theo các triệu chứng khác như viêm sưng mắt, đau ngực, viêm sốt, ớn lạnh, hay bị liệt yếu một bên chi. Chữa trị AS bắt đầu từ chẩn đoán sớm để giảm tốt đa phần cột sống bị viêm sưng, bảo tồn chức năng cột sống, khoảng vận động, và các cơ bắp xung quanh. Chữa trị AS dùng thuốc kháng viêm, thuốc sinh hiệu, và hiếm khi cần phải phẫu thuật. Cách nào trị viêm cột sống dính khớp? SKĐS - Bệnh viêm cột sống dính khớp là một bệnh nghiêm trọng nhất trong số các bệnh khớp liên quan đến cột sống. Đây là bệnh mạn tính gây tổn thương ở các khớp cột sống, cùng chậu và các nơi khác dẫn đến dính khớp và cứng khớp. PGS.TS.BS Huynh Wynn Trần Los Angeles, Hoa Kỳ Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://suckhoedoisong.vn/hon-32-trieu-tre-suy-dinh-duong-16967735.htm
24-10-2013
Hơn 3,2 triệu trẻ suy dinh dưỡng
Tại buổi họp báo phát động tuần lễ "Dinh dưỡng và phát triển", do Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức ngày 8/10, theo số liệu giám sát dinh dưỡng (do Tổng cục Thống kê và Viện Dinh dưỡng công bố) thì tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em là 16,2% (thể nhẹ cân), 26,7% (thể thấp còi) và 6,7% (thể gầy còm). Thống kê trên ước lượng tại Việt Nam hiện nay có khoảng 7,6 triệu trẻ dưới 5 tuổi thì số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân hiện có hơn 1,2 triệu trẻ và suy dinh dưỡng thấp còi vào khoảng trên 2 triệu trẻ. Theo các bác sĩ, những năm gần đây, tốc độ giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi đã chậm lại so với những năm trước đây ở tất cả các địa phương. Tuy nhiên, hiện nay trên toàn quốc vẫn còn 17 tỉnh/thành phố có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở mức cao, trên 20%; 21 tỉnh/thành phố có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi trên 30% (mức cao), trong đó đáng lưu ý nhất là tỉnh Kon Tum có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở mức trên 40% - mức rất cao. Bên cạnh vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em, thì tình trạng trẻ thừa cân béo phì những năm gần đây tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt trong 10 năm (từ 2000 - 2010), tỉ lệ trẻ béo phì tăng 9 lần. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chiều cao và thể chất con người phụ thuộc 20% vào di truyền và 80% vào dinh dưỡng, môi trường sống và rèn luyện thể thao. Vì vậy, một chế độ ăn với liều lượng dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất. Tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con nhỏ tại phòng khám - tư vấn dinh dưỡng xã Cẩm Bình (Cẩm Thủy- Thanh Hóa). Ảnh: Thu Vui Tuần lễ dinh dưỡng năm nay do Bộ Y tế phát động với chủ đề "Đảm bảo an ninh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm để mọi người khỏe mạnh" sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 23/10. Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp để đưa kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kiến thức về dinh dưỡng hợp lý tới mọi gia đình, đặc biệt là các gia đình ở những vùng khó khăn, vùng hay có thiên tai xảy ra.Đặc biệt, trong thời điểm phát động sẽ tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng đa dạng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là đối tượng bà mẹ và trẻ em. Bên cạnh đó, các chuyên gia về dinh dưỡng hướng dẫn cho người dân biết cách chế biến và thực hành vệ sinh đúng để đảm bảo thức ăn không trở thành nguồn lây bệnh, không bị hao hụt chất dinh dưỡng.Trong thời gian này, sở y tế các địa phương phối hợp với các viện dinh dưỡng, vệ sinh dịch tễ, ngành nông nghiệp để đưa kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kiến thức về dinh dưỡng hợp lý tới mọi gia đình. Thùy Minh
https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-khi-bi-thoat-vi-dia-dem-169128905.htm
14-01-2019
Dấu hiệu khi bị thoát vị đĩa đệm
Sau lần bị ngã (cách đây khoảng 2 tháng), tôi thấy cột sống vùng thắt lưng bắt đầu bị đau nhiều hơn. Thời gian gần đây chân phải cũng đau nhức dọc từ hông xuống gót chân; khi ngủ, chỉ cần thay đổi tư thế là đau. Xin hỏi, tôi mắc bệnh gì, chữa trị ở đâu? Nguyễn Thanh Vinh (Thái Nguyên) Theo những gì bạn mô tả có thể tạm kết luận: Bạn bị thoát vị đĩa đệm dẫn đến làm hẹp ống sống, đồng thời có kèm thêm tình trạng co rút cơ dựng sống, nên gây ra tình trạng đau khi cử động vùng cột sống. Triệu chứng của bệnh là đau dọc theo chân nhiều hơn đau thắt lưng, khi gắng sức hay trong một số động tác thấy đau rất nhiều ở mông và dọc chân; tê tùy vị trí rễ thần kinh bị chèn ép, như tê mặt ngoài bàn chân và gót chân, mặt ngoài bắp chân hoặc mu bàn chân, mặt trước xương chày, mặt trước đùi. Bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình hoặc thần kinh điều trị. Các bác sĩ có thể sẽ cho làm một số xét nghiệm như chụp CT scanner hay MRI để xác định mức độ hẹp ống sống hay tình trạng chèn ép rễ thần kinh để từ đó có hướng xử trí thích hợp. Khi khám bệnh, thầy thuốc có thể phát hiện hội chứng chèn ép tủy hay rễ thần kinh. Các rễ thần kinh hay bị tổn thương là L3, L4, L5 hay S1 (thường chỉ bị một rễ thần kinh). Thông thường, các bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc paracetamol, tập vật lý trị liệu dưới nước. Nếu điều trị nội khoa đúng phương pháp và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý bạn sẽ khỏi bệnh. Khi những biện pháp này thất bại có thể dùng tới biện pháp giảm đau bằng kỹ thuật tiêm thấm các dẫn xuất của cortisone. Có thể dùng các dẫn xuất của opioide nhưng cần phải cẩn thận. Trong trường hợp nặng hơn khi có những tổn thương thần kinh nặng dẫn đến teo cơ, rối loạn tiêu tiểu có chỉ định phẫu thuật. BS. Hải Nguyên
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sup-rat-tot-cho-ban-vi
Súp rất tốt cho bạn
Nhiều người băn khoăn rằng liệu ăn súp có tốt không? Thực tế, súp rất tốt cho sức khoẻ nếu được chế biến và sử dụng đúng cách. Ăn súp thường xuyên không những tốt cho hệ tiêu hoá mà còn ngăn ngừa những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khác như ung thư, béo phì, tim mạch hoặc tiểu đường. 1. Điều gì khiến súp tốt cho sức khỏe? Khi được chế biến cùng với những nguyên liệu phù hợp, việc ăn soup hàng ngày có thể mang đến nhiều lợi ích dinh dưỡng cho cơ thể bạn.Chẳng hạn, khi súp được nấu bằng nước hầm xương, thịt hoặc rau, sẽ cung cấp cho cơ thể những khoáng chất và chất dinh dưỡng thiết yếu như collagen. Hơn nữa, súp cũng mang lại hương vị tuyệt vời, trong khi vẫn giữ được lượng chất béo và calo bổ sung ở mức tối thiểu.Mặt khác, ăn soup hàng ngày cũng là một biện pháp đơn giản giúp bạn tăng lượng tiêu thụ rau củ của mình. Theo nghiên cứu cho biết, ăn nhiều rau có thể giúp giảm nguy cơ tăng cân – một yếu tố dẫn đến các bệnh mãn tính, chẳng hạn như tiểu đường loại 2, bệnh tim hoặc một số bệnh ung thư. Ngoài ra, ăn rau cũng giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ do chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật.Mặc dù súp có thể được kết hợp dễ dàng với hầu hết mọi thực phẩm khác trong gian bếp của bạn. Tuy nhiên, khi chế biến bạn cần chú ý một số thành phần như chất làm đặc hoặc gia vị, vì chúng có thể làm tăng hàm lượng natri và calo trong súp, biến nó trở thành một món ăn kém lành mạnh. 2. Ăn súp có tốt không? Nhiều người băn khoăn rằng, liệu ăn súp có tốt không? Thực tế, ngoài việc giúp tăng lượng tiêu thụ rau củ, việc ăn soup hàng ngày có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng khác.Đối với những người mới bắt đầu ăn súp, món ăn này có thể giúp họ kiểm soát tốt số cân nặng của mình. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, lượng calo hàng ngày có xu hướng thấp hơn đối với những người thường xuyên ăn súp. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người ăn súp mỗi ngày có trọng lượng cơ thể và vòng eo thấp hơn so với những người khác.Ngoài ra, súp cũng mang lại chất lượng tốt hơn cho chế độ ăn uống của bạn bằng cách giảm lượng chất béo và tăng lượng protein cũng như chất xơ. Một số thử nghiệm cho biết, ăn súp có thể làm giảm sự thèm ăn và tăng cảm giác no. Điều này một phần xuất phát từ yếu tố nhận thức, giúp bạn tin rằng việc ăn súp sẽ khiến cơ thể no nhanh.Bên cạnh đó, chất xơ trong súp cũng giúp tăng cảm giác no bằng cách trì hoãn quá trình làm rỗng dạ dày sau khi ăn, đồng thời tăng thể tích dạ dày bằng cách hấp thụ nước. Điều này có thể dẫn đến cảm giác no lâu hơn, ngăn chặn sự thèm ăn hoặc ăn uống quá độ gây thừa cân, béo phì.Cuối cùng, việc ăn soup hàng ngày cũng góp phần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nước rất quan trọng đối với sức khoẻ của bạn và tổng lượng nước của cơ thể thường đến từ đồ uống hoặc thực phẩm, chẳng hạn như súp, rau và trái cây. Ăn soup hàng ngày có tốt không là thắc mắc của nhiều bạn trẻ 3. Khi nào ăn súp không tốt cho sức khỏe? Nhiều người băn khoăn rằng liệu tất cả các loại soup có tốt không? Thực chất, món súp được xem là kém lành mạnh đối với sức khoẻ khi chúng có chứa các thành phần sau:3.1 Chất làm đặcHiện nay, một số nguyên liệu phổ biến nhất được dùng để làm đặc súp, bao gồm kem béo, kem dừa, sữa béo nguyên chất, bột bắp, pho mát, bánh mì, lòng đỏ trứng hoặc hỗn hợp bơ và bột mì.Nếu được tiêu thụ với hàm lượng nhỏ, những thành phần trên có thể không ảnh hưởng tới sức khoẻ, tuy nhiên nếu bạn dùng chúng để làm món súp thì cần phải thận trọng.Hầu hết các chất làm đặc đều có mật độ năng lượng cao. Khi tiêu thụ nhiều có thể khiến cơ thể bạn nạp lượng calo vượt quá nhu cầu bình thường, dẫn đến tình trạng tăng cân.Ngoài ra, một số thành phần làm đặc súp cũng có xu hướng chứa nhiều axit béo bão hoà (SFA). Theo nghiên cứu cho biết, chất SFA là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim nếu tiêu thụ với số lượng lớn.Nếu bạn thích ăn soup hàng ngày và muốn cải thiện kết cấu của món ăn này mà không cần đến chất làm đặc có hàm lượng calo cao, bạn có thể thêm sữa chua hoặc một số loại đậu nghiền như đậu lăng và đậu xanh. Thông qua cách này, món súp của bạn sẽ trở nên dinh dưỡng và lành mạnh hơn. 3.2 NatriMột số loại súp khác mà bạn cần để ý là súp đóng hộp và súp ăn liền, vì chúng thường có chứa nhiều natri. Theo các chuyên gia, tiêu thụ nhiều natri có thể dẫn đến nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim, thận và đột quỵ.Mặc dù việc nên thêm muối là một cách thông dụng nhất để cải thiện hương vị món ăn, tuy nhiên bạn có thể sử dụng các loại gia vị khác như tỏi, húng quế, bột lá oregano hoặc hành tây để nâng cấp hương vị món súp. 4. Các món súp lành mạnh nhất hiện nay Nhìn chung, các lợi ích sức khỏe khác nhau của súp sẽ phụ thuộc vào loại và thành phần được sử dụng để chế biến món ăn này. Dưới đây là một số món súp lành mạnh nhất hiện nay theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng, có thể đem lại nhiều lợi ích nổi bật cho sức khỏe của bạn:Súp cà chuaTrong súp cà chua có chứa hàm lượng lycopene cao – một loại sắc tố chống oxy hóa tạo nên màu đỏ cho quả cà chua. Chất chống oxy hóa lycopene được biết đến với công dụng chống lại các tác động tiêu cực của những gốc tự do trong cơ thể. Khi các gốc tự do ở mức độ cao có thể dẫn đến sự phát triển của một số bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2 hoặc bệnh tim.Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy, chất lycopene trong súp cà chua cũng giúp kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, cải thiện sức khỏe tim mạch và khả năng sinh sản, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Ăn soup hàng ngày bạn có thể tham khảo món soup cà chua Súp gàSúp gà từ lâu đã nổi tiếng với công dụng chữa cảm cúm vô cùng hữu hiệu. Trên thực tế, một số nghiên cứu đã công nhận ăn súp gà có thể giúp bạn giảm các triệu chứng nghẹt mũi do bệnh cảm cúm gây ra.Sở dĩ trong súp gà có chứa nhiều protein, giúp tăng hàm lượng protein trong bữa ăn của bạn – một chất dinh dưỡng ít có trong những món súp làm từ rau củ. Việc tăng tiêu thụ protein có thể giúp bạn điều chỉnh sự thèm ăn, giảm mỡ và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể.Tuy nhiên, bạn cần tránh ăn súp gà đóng hộp vì chúng có chứa hàm lượng natri cao, dễ dẫn đến nguy cơ cao huyết áp ở những người bị nhạy cảm với muối ăn kiêng. Trong một chén súp gà đóng hộp (106 gram) có thể cung cấp tới 80% lượng natri được khuyến nghị hàng ngày.Súp hầm xươngBạn có thể ăn soup hàng ngày từ xương được ninh nhừ, có chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, collagen và magie. Nhờ hàm lượng collagen cao, súp hầm xương có thể giúp cải thiện sức khoẻ xương, khớp và da rất hiệu quả.Khi đã biết được lợi ích của súp và cách ăn súp tốt cho sức khỏe, bạn nên cân nhắc và sử dụng sao cho hợp lý trong chế độ ăn hàng ngày.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/loi-ich-suc-khoe-cua-qua-nhan-vi
Lợi ích quả nhãn đối với sức khỏe
Nhãn là một loại quả tuy có kích thước nhỏ nhưng vô cùng hữu dụng, đặc biệt rất tốt cho sức khỏe. Việc tiêu thụ nhãn một cách điều độ sẽ giúp bạn đạt được các lợi ích nổi bật như tăng cường năng lượng, bảo vệ tim mạch, chống trầm cảm và ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ. 1. Tổng quan về lợi ích quả nhãn Nhãn là một loại quả ngọt, có nguồn gốc từ Ấn Độ hoặc Trung Quốc. Hiện nay, nhãn được coi là loại trái cây thông dụng ở Châu Á. Nhãn thường có xu hướng mọc thành chùm, quả rất tròn và có kích thước to bằng một trái nho lớn. Nằm bên dưới lớp vỏ dai và rám nắng, bạn sẽ nhìn thấy phần thịt quả màu trắng bao quanh một hạt sẫm màu. Với kết cấu đặc biệt này, nhãn còn được biết đến với biệt danh là “mắt rồng”.Trong nền Y học cổ truyền Trung Quốc, người ta thường sử dụng cả phần hạt và long nhãn để chữa một số bệnh cũng như cải thiện sức khỏe nói chung. Nhãn có thể được ăn trực tiếp, sấy khô hoặc đóng hộp, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi cá nhân.Nhiều người băn khoăn rằng liệu ăn quả nhãn có tốt không hoặc quả nhãn có tác dụng gì? Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể và chi tiết hơn về những lợi ích sức khỏe nổi bật mà quả nhãn mang lại. 2. Ăn quả nhãn có tác dụng gì? Nhiều người trong số chúng ta yêu thích ăn nhãn bởi nó có vị ngọt ấn tượng, đồng thời dễ dàng chế biến thành các loại món ăn hay đồ uống đa dạng, không những ngon miệng mà còn bổ dưỡng đối với sức khỏe.2.1. Giàu giá trị dinh dưỡngBạn đã biết trong quả nhãn có chất gì chưa? Những thông tin dưới đây sẽ khiến cho bạn vô cùng ngạc nhiên về giá trị dinh dưỡng của loại quả này. Theo nghiên cứu cho thấy, trong 100g long nhãn sẽ cung cấp các thành phần dinh dưỡng sau đây:Calo: 48Nước: 86.3gProtein: 0.9gCarbohydrate: 10.9gLipid: 0.1gChất xơ: 1.0gCanxi: 21mgSắt: 0.4mgMangan: 0.1mgMagie: 10mgPhốt pho: 12mgKẽm: 0.29mgNatri: 26mgĐồng: 150 μgVitamin B1: 0.03mgVitamin B2: 0.14mgVitamin C: 58mgNiacin: 0.3mg2.2. Ngăn ngừa bệnh trầm cảmViệc tiêu thụ nhãn thường xuyên được xem là một phương pháp hiệu quả giúp bạn ngăn ngừa các chứng bệnh về thần kinh, điển hình là trầm cảm. Quả nhãn có khả năng làm thư giãn và tăng cường chức năng hoạt động của các dây thần kinh. Điều này cũng góp phần ngăn ngừa nguy cơ mắc chứng mất ngủ, ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của bạn.Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống nước ấm pha với long nhãn giúp cải thiện các triệu chứng của suy nhược thần kinh do ốm đau, kiệt sức và mệt mỏi gây ra. Nhãn có tác dụng ngăn ngừa bệnh lý thần kinh 2.3. Cải thiện khả năng tuần hoàn máuĂn nhãn là một cách tuyệt vời giúp bạn tăng cường khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Ngoài ra, nó cũng giúp hệ thần kinh gần tim và lá lách cảm thấy dễ chịu hơn, bớt áp lực hơn. Hơn nữa, việc tiêu thụ nhãn còn có tác dụng bảo vệ cơ thể trước những yếu tố gây ra các vấn đề về tuyến tụy, đồng thời cải thiện sức khỏe cho các cơ quan sinh sản ở phái nữ.2.4. Tăng tuổi thọ của bạnNhãn được xem là một loại trái cây có khả năng giúp tăng tuổi thọ và hỗ trợ quá trình làm lành các vết thương của cơ thể. Điều này giúp giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn hại bởi các gốc tự do. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nhãn thường xuyên cũng giúp bạn giảm được các nguy cơ mắc một số căn bệnh ung thư.2.5. Cung cấp một lượng lớn vitamin C cho cơ thểVitamin C giữ một vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của các mô trong cơ thể. Quả nhãn có chứa hàm lượng vitamin C rất cao, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành các vết cắt và những tổn thương, đồng thời kích thích sản sinh ra collagen – một phần thiết yếu đối với sụn, da, cơ và xương cũng như hầu hết các cơ quan khác của cơ thể. Ngoài ra, vitamin C có trong quả nhãn cũng góp phần tăng cường độ chắc khỏe cho răng và nướu của bạn.2.6. Bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thểViệc thường xuyên tiêu thụ quả nhãn sẽ giúp bạn nhận được đầy đủ nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể, điều trị tốt chứng mất ngủ và cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, lượng calo và chất béo trong nhãn tương đối thấp, vì vậy những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân có thể yên tâm lựa chọn sử dụng loại quả này vào mỗi ngày. 3. Ăn quả nhãn nhiều có tốt không? Bổ sung quá nhiều nhãn có thể không tốt cho bệnh nhân tiểu đường Mặc dù nhãn có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất, tuy nhiên việc ăn quá nhiều nhãn có thể không tốt đối với một số đối tượng nhất định, cụ thể là những người mắc bệnh tiểu đường.Lượng đường trong nhãn ở mức khá cao, do đó bạn chỉ nên ăn với một lượng vừa đủ để tránh làm tăng mức đường huyết của mình. Ngoài ra, những người bị thừa cân hoặc béo phì cũng nên tiêu thụ ít nhãn để không khiến cho tình trạng bệnh trở nên xấu đi.Để có thêm nhiều thông tin về sức khỏe, dinh dưỡng cho từng độ tuổi, bạn có thể thường xuyên truy cập website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để có thêm nhiều kiến thức bổ ích được chia sẻ từ các chuyên gia, bác sĩ. Nguồn tham khảo: webmd.com
https://suckhoedoisong.vn/ha-canxi-mau-co-bieu-hien-the-nao-169230323145524601.htm
25-03-2023
Hạ canxi máu có biểu hiện gì?
Canxi có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Không những canxi cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của xương, mà nó còn có vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu thần kinh lên não, chức năng tế bào, và sự co cơ. Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ canxi máu trong cơ thể thiếu hụt do bị thấp một cách bất thường.. Hạ canxi máu có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể nên cần được phát hiện và can thiệp kịp thời. Nguyên nhân gây hạ canxi máu Hạ canxi máu là khi nồng độ canxi huyết thanh toàn phần dưới 8,8 mg/dl (2,20 mmol/l) trong điều kiện protein huyết thanh bình thường, hoặc canxi ion hóa dưới 4,7 mg/dl (1,17 mmol/l). Có nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó chủ yếu là: Thiếu hụt magnesium. Do suy tuyến cận giáp. Do nồng độ albumin máu thấp, chất này được sản xuất tại gan. Giảm protein máu. Thiếu hụt magiê, vitamin D. Viêm tụy . Sốc nhiễm khuẩn. Ruột không hấp thu được canxi. Hạ canxi máu cũng có thể do nghiện rượu và các biến chứng của nó như viêm tụy, suy thận, và suy gan, suy dinh dưỡng… Lượng phosphate trong máu cao: nhiều loạithức uống coca chứa một lượng lớn phosphate, uống quá nhiều các loại thức uống này sẽ làm tăng lượng phosphate và giảm canxi trong máu bạn. Một số nguyên nhân khác: Tăng lắng canxi ngoài lòng mạch, tăng lắng phản ứng chelat lòng mạch, nhiễm trùng huyết, tăng phospho máu, tăng tiết calcitonin,... Hạ canxi máu giai đoạn sớm xuất hiện trong một vài ngày đầu tiên sau khi sinh. Hạ canxi máu giai đoạn muộn có thể là do chế độ ăn có hàm lượng phốt phát (phosphate) cao và gây giảm nồng độ canxi máu. Loại hạ canxi máu này được cho là do nồng độ phốt pho máu quá lớn hoặc do suy tuyến cận giáp. Hạ canxi máu do đâu? Trẻ sơ sinh cũng có thể bị hạ canxi máu Biểu hiện khi bị hạ canxi máu Ở giai đoạn đầu, người hạ canxi máu có thể không biểu hiện triệu chứng. Các biểu hiện lâm sàng của hạ canxi máu là do rối loạn điện thế màng tế bào, gây kích thích hệ thần kinh-cơ. Dấu hiệu hay gặp là tình trạng co cứng cơ ở vùng lưng và chân. Những trường hợp hạ canxi máu diễn biến từ từ, âm ỉ có thể gây các dấu hiệu thần kinh nhẹ như trầm cảm, lú lẫn hay kích thích tâm thần. Phù gai thị và đục thể thủy tinh có thể xuất hiện khi bị hạ canxi máu kéo dài. Ngoài ra người bị hạ canxi máu còn có các triệu chứng như: rối loạn nhịp tim, tăng phản xạ gân xương. Có cảm giác nóng hoặc ngứa ran hay như kim châm ở bàn tay và bàn chân. Đối với trẻ sơ sinh, nếu bị hạ canxi máu sẽ có các biểu hiện: trẻ khó bú, khó ăn, bị kích thích vật vã, có khi ngủ gà hoặc chậm chạp, biếng ăn. Trẻ có thể bị co giật và run, có trẻ có thể thấy mê mệt, dễ cáu kỉnh. Hạ can xi máu khi nào cần gặp bác sĩ? Khi thấy các trường hợp hạ canxi máu có biểu hiện nghiêm trọng như: Co giật hoặc động kinh. Khó ăn, co thắt cơ. Biểu hiện của cơn tetani là các triệu chứng cảm giác như dị cảm ở đầu chi, môi, lưỡi, bàn cổ chân, đau cơ lan tỏa, co cứng cơ vùng mặt, tay, chân. Hạ canxi máu cần được điều trị bằng uống, tiêm tĩnh mạch, truyền canxi tĩnh mạch để khôi phục và bổ sung lượng canxi thiếu hụt trong cơ thể. Điều trị và dự phòng hạ can xi máu Hạ canxi máu cần được điều trị bằng uống, tiêm tĩnh mạch, truyền canxi tĩnh mạch để khôi phục và bổ sung lượng canxi thiếu hụt trong cơ thể. Nếu hạ canxi máu thứ phát do các bệnh lý khác thì cần kết hợp điều trị dứt điểm bệnh lý đó. Để phòng bệnh hạ canxi máu cần: - Chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung lượng canxi hợp lý qua các bữa ăn hằng ngày. - Bổ sung can xi bằng cách uống các vitamin tổng hợp, vitamin D. Ăn các thực phẩm và các chế phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá ngừ, nước cam, trứng… - Ăn bổ sung các thực phẩm giàu magie để cải thiện tình trạng, đó là các loại hạt, các loại rau lá xanh đậm, socola, sữa chua, trái cây sấy… - Duy trì trọng lượng cơ thể bằng việc chơi những môn thể thao phù hợp với sức khỏe và thể trạng, các môn thể thao ngoài trời. - Đối với trẻ em cần tắm nắng hàng ngày để bổ sung lượng vitamin D cần thiết và tăng cường hấp thu canxi cho cơ thể. - Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ra bệnh, sớm điều trị và có hướng xử lý bệnh. Xem thêm video được quan tâm Video: Xe tải ben gây tai nạn khiến một nữ sinh tử vong trước cổng trường.
https://tamanhhospital.vn/suy-buong-trung-nguyen-phat/
21/09/2023
Suy buồng trứng nguyên phát: Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán
Suy buồng trứng nguyên phát hay tình trạng suy buồng trứng sớm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người phụ nữ nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Đây được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới. Mục lụcSuy buồng trứng nguyên phát là gì?Triệu chứng suy giảm buồng trứng nguyên phátNguyên nhân gây suy giảm chức năng buồng trứngBiến chứng có thể gặp phảiPhương pháp chẩn đoánĐiều trị suy buồng trứng nguyên phátPhòng ngừa suy giảm chức năng buồng trứng nguyên phátSuy buồng trứng nguyên phát là gì? Suy buồng trứng nguyên phát hay còn gọi là suy buồng trứng sớm, đây là tình trạng các chức năng của buồng trứng bị suy giảm, ngừng hoạt động và ngừng sản xuất trứng ở trước tuổi 40. Khi buồng trứng bị suy và dừng hoạt động đồng nghĩa với việc người phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe chung cũng như sức khỏe sinh sản. Theo bác sĩ Trương Nguyễn Minh Tuấn, thông thường phụ nữ khi bước qua độ tuổi 40 mới có những dấu hiệu của tiền mãn kinh và suy buồng trứng. Tuy nhiên theo các thống kê gần đây thì có không ít trường hợp nữ giới ở độ tuổi 30 thậm chí 20 hoặc dưới 20 đã mắc phải suy buồng trứng. (1) “Khác với nam giới là tinh trùng sản sinh theo chu kỳ thì ở nữ giới số lượng trứng là “tài sản cố định” từ khi lọt lòng mẹ và giảm theo tiến trình phát triển và thoái hóa. Tuy nhiên có nhiều chị em số lượng trứng bị suy giảm quá nhanh dẫn đến khó có con. Suy buồng trứng sớm hiện đang trẻ hóa và gia tăng, đặc biệt có trường hợp chỉ mới hơn 20 tuổi nhưng buồng trứng gần như cạn kiệt. Đây cũng là mặt bệnh phổ biến tại IVF Tâm Anh.” Bác sĩ Trương Nguyễn Minh Tuấn cho biết thêm. Triệu chứng suy giảm buồng trứng nguyên phát Triệu chứng của suy buồng trứng nguyên phát như thế nào là điều mà nhiều chị em quan tâm. Theo bác sĩ Trương Nguyễn Minh Tuấn, suy buồng trứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hiếm muộn ở phụ nữ. (2) Vì vậy chị em cần lắng nghe cơ thể và nhận biết sớm những triệu chứng, dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm này để kịp thời có phương án điều trị. Thông thường suy giảm buồng trứng nguyên phát sẽ có những dấu hiệu như: Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt có thể bị rối loạn trong một thời gian dài, lượng kinh nguyệt không đều, màu sắc của kinh nguyệt cũng có sự thay đổi. Chị em có xu hướng giảm ham muốn tình dục hoặc né tránh chuyện chăn gối. Thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, hay có cảm giác chóng mặt, buồn nôn. Xuất hiện tình trạng tóc dễ gãy rụng, da nhăn và thiếu đàn hồi, ngực nhão… Khô hạn, và “cô bé” không tiết đủ chất nhờn để bôi trơn vì vậy chị em dễ đau rát khi quan hệ. Bên cạnh đó, suy giảm chức năng buồng trứng nguyên phát ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất các hormone sinh dục như estrogen. Vì vậy bên cạnh những triệu chứng kể trên, tình trạng này có thể gây ra những vấn đề khác cho sức khỏe như tăng lo âu, tăng mắc bệnh lý về tuyến giáp, tim mạch, loãng xương, bệnh về mắt… Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, thống kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng suy buồng trứng nguyên phát. Nguyên nhân gây suy giảm chức năng buồng trứng Có nhiều nguyên nhân gây suy chức năng buồng trứng nguyên phát. Các nguyên nhân có thể xuất phát từ di truyền, bẩm sinh, bệnh nhân từng trải qua phẫu thuật hay bị tai nạn tác động lên buồng trứng, người bệnh ung thư đang trong giai đoạn hóa trị, xạ trị… (3) Hóa trị, xạ trị: đây được xem là một trong những nguyên nhân gây suy buồng trứng. Những liệu pháp như hóa trị, xạ trị có thể gây tổn thương đến vật liệu di truyền của tế bào… đẩy nhanh quá trình suy giảm buồng trứng. Vấn đề về nhiễm sắc thể: suy buồng trứng nguyên phát có thể do các rối loạn di truyền và nhiễm sắc thể như mắc hội chứng Turner, hội chứng Fragile X… Bệnh tự miễn: lúc này hệ thống miễn dịch của cơ thể lại tạo ra các kháng thể để chống lại mô buồng trứng và gây tổn thương, hư hại cho các mô buồng trứng và nang trứng. Phẫu thuật, tai nạn: việc từng làm phẫu thuật hoặc gặp tai nạn mà tác động trực tiếp đến mô buồng trứng sẽ gây ảnh hưởng đến số lượng trứng trên buồng trứng. Biến chứng có thể gặp phải Các biến chứng có thể gặp phải khi mắc tình trạng suy buồng trứng nguyên phát có thể kể đến như sự phát triển sớm của một số bệnh lý nguy hiểm như loãng xương, bệnh tuyến giáp, bệnh tim mạch và các rối loạn lipid… Tham khảo: Suy buồng trứng chữa được không? Theo bác sĩ Trương Nguyễn Minh Tuấn, phụ nữ bị suy giảm buồng trứng nguyên phát vẫn có thể có con tự nhiên, tuy nhiên trong một số trường hợp họ cần đến sự trợ giúp của các biện pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại như thực hiện thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm, xin trứng… Với trường hợp phụ nữ bị suy giảm buồng trứng sớm nhưng chưa muốn có con ở thời điểm hiện tại có thể suy nghĩ đến các phương pháp trữ phôi, trữ noãn để bảo tồn khả năng sinh sản trong tương lai. Điểm quan trọng là chị em cần thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả. Theo các nghiên cứu khoa học đã chứng minh chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) của người phụ nữ sẽ giảm dần theo độ tuổi, điều này đồng nghĩa với việc người phụ nữ càng lớn tuổi thì chỉ số AMH càng giảm, đặc biệt quá trình này giảm nhanh khi phụ nữ bước qua tuổi 35. Vì vậy ở phụ nữ trẻ tuổi có ưu thế hơn trong việc có con, ví dụ một người phụ nữ bị suy buồng trứng nguyên phát, có chỉ số dự trữ buồng trứng thấp nhưng chỉ mới ở độ tuổi dưới 35 thì cơ hội có con sẽ cao hơn so với những phụ nữ có chung tình trạng bệnh lý nhưng trên 40 tuổi. Cũng theo các bác sĩ, hiện nay chưa có cách nào được chứng minh có thể dừng quá trình suy giảm buồng trứng cũng như cải thiện chỉ số dự trữ buồng trứng. Vì vậy, chị em cần đi thăm khám sớm để không bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị. Thăm khám sớm là chìa khóa vàng trong điều trị vô sinh, hiếm muộn. Phương pháp chẩn đoán Việc chẩn đoán suy buồng trứng nguyên phát sẽ dựa trên một số tiêu chí sau đây: Phụ nữ ở độ tuổi 40 Xét nghiệm FSH có kết quả nồng độ FSH tăng trên 30-40 mIU/mL, tùy thuộc vào từng phòng xét nghiệm khác nhau thì giới hạn này cũng có sự thay đổi. Phụ nữ gặp khó khăn khi mang thai, có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, nồng độ FSH ở ngày 3 của chu kỳ trên 10-15 mIU/mL và nồng độ estradiol huyết thanh ở cùng thời điểm là ≥ 80 pg/mL. Các xét nghiệm suy buồng trứng thường được bác sĩ sử dụng trong chẩn đoán khả năng mắc bệnh bao gồm: Xét nghiệm FSH: FSH là một hormone được giải phóng từ thùy trước của tuyến yên trong não bộ. FSH đối với phụ nữ có vai trò kích thích tế bào noãn phát triển và đây cũng là một phần trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nồng độ FSH cao thường xuất hiện ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc phụ nữ ở độ tuổi trên 40. Nếu ở phụ nữ dưới 40 tuổi nhưng nồng độ FSH cao trên 30-40 mIU/mL có thể được chẩn đoán mắc tình trạng suy buồng trứng nguyên phát. FSH là xét nghiệm phổ biến để chẩn đoán suy buồng trứng nguyên phát. Xét nghiệm Estradiol: Estradiol được biết đến là một dạng của estrogen và được sản xuất bởi buồng trứng. Trong chu kỳ kinh nguyệt, FSH sẽ kích thích sự phát triển của các nang noãn chưa trưởng thành, và khi nang noãn phát triển sẽ sản xuất ra estradiol. Vì vậy với phụ nữ có suy buồng trứng nguyên phát sẽ có nồng độ estradiol thấp hơn bình thường. Xét nghiệm Estradiol là một trong những tiêu chí để chẩn đoán chỉ số dự trữ buồng trứng của chị em. Xét nghiệm kiểm tra nhiễm sắc thể thường được chỉ định để tìm hiểu thêm về nguyên nhân dẫn đến suy buồng trứng nguyên phát. Điều trị suy buồng trứng nguyên phát Suy buồng trứng nguyên phát điều trị như thế nào là điều mà chị em quan tâm. Theo bác sĩ hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể hồi phục lại hoạt động của buồng trứng mà việc điều trị sẽ tập trung vào triệu chứng của bệnh. Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu cảnh báo suy buồng trứng nguyên phát nên đến các bệnh viện có trung tâm hỗ trợ sinh sản hoặc khoa Sản để được bác sĩ thăm khám và có những chỉ định phù hợp. (4) Để hạn chế những biến chứng của bệnh, có một số phương pháp được áp dụng trong điều trị như: Liệu pháp thay thế hormone: phương pháp này có thể giúp ngăn ngừa được loãng xương cũng như hạn chế các triệu chứng về việc thiếu hụt estrogen như bốc hỏa… Bên cạnh đó bác sĩ có thể kê toa estrogen với hormone progesterone, đặc biệt với trường hợp phụ nữ còn tử cung, việc bổ sung thêm hormone progesterone sẽ giúp bảo vệ niêm mạc tử cung khỏi sự thay đổi tiền ung thư có thể xảy ra do chỉ dùng estrogen. Bổ sung thêm canxi và vitamin D: canxi và vitamin D rất quan trọng trong việc ngừa loãng xương. Tuy nhiên chế độ hằng ngày có thể không cung cấp đủ các chất này. Điều mà nhiều người bị suy buồng trứng nguyên phát lo lắng là thời gian sinh sản bị rút ngắn lại, đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với nguy cơ vô sinh cao hơn so với phụ nữ bình thường. Với trường hợp chị em mong con nhưng gặp khó khăn trong việc mang thai tự nhiên có thể suy nghĩ đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản như: Thụ tinh trong ống nghiệm: Đây là phương pháp giúp phụ nữ bị suy buồng trứng nguyên phát có cơ hội mang thai. Tại IVFTA-TPHCM có rất nhiều trường hợp phụ nữ bị suy chức năng buồng trứng nguyên phát, chỉ số dự trữ buồng trứng AMH thấp chạm đáy vẫn có thể sinh con “chính chủ”. Điều quan trọng là chị em không được bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị để đạt kết quả tốt nhất. Xin trứng: Với trường hợp bệnh nhân suy buồng trứng nguyên phát không thể sử dụng chính trứng của mình để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, có thể tiến hành xin trứng để hiện thực hóa nguyện vọng mang thai và làm mẹ của bệnh nhân. Trữ trứng: Đây là một phương pháp hiện đại và hiện nay ít trung tâm có thể thực hiện tốt kỹ thuật này. Tại IVFTA-TPHCM tự hào khi làm chủ được kỹ thuật trữ và rã trứng tốt, giúp cho những phụ nữ không may mắc suy buồng trứng nguyên phát nhưng chưa lập gia đình hoặc chưa có kế hoạch có con ở thời điểm hiện tại có thể suy nghĩ đến việc trữ trứng. Theo bác sĩ Trương Nguyễn Minh Tuấn cho biết: “Việc trữ trứng cách đây 5-7 năm vẫn là một khái niệm xa lạ vì trứng được biết đến là tế bào khó trữ nhất. Với kích thước lớn nên khi tiến hành trữ, rã trứng rất dễ bị hư hỏng và không thể sử dụng được. Tuy nhiên hiện nay tại IVFTA-TPHCM kỹ thuật này đang được áp dụng và mang đến những lợi ích lớn giúp bảo tồn khả năng sinh sản cho phụ nữ trong tương lai”. Kỹ thuật trữ noãn được áp dụng tại IVFTA với tỷ lệ trứng sử dụng được sau rã lên đến 95%. Phòng ngừa suy giảm chức năng buồng trứng nguyên phát Việc phòng ngừa suy buồng trứng nguyên phát luôn là mối quan tâm hàng đầu của chị em. Lời khuyên của các chuyên gia là chị em nên chủ động theo dõi sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe tổng quát. Thực hiện khám sản khoa định kỳ cũng như đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường như khí hư ra nhiều, kinh nguyệt không đều… Bên cạnh đó chị em nên chú ý một số lưu ý như: Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Chế độ ăn uống hợp lý đủ các nhóm chất, bổ sung thêm rau, củ quả, đạm, vitamin, protein… hạn chế các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chứa chất bảo quản hay đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ. Bổ sung đủ canxi, vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ. IVF Tâm Anh quy tụ đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vô sinh hiếm muộn, tay nghề cao cùng với trang thiết bị tối tân có thể thực hiện thành công cao với nhiều kỹ thuật hiện đại giúp vợ chồng hiếm muộn hoàn thành giấc mơ làm cha mẹ. ️Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh hiện đang dẫn đầu cả nước về tỷ lệ IVF thành công, điều trị hiệu quả các bệnh lý vô sinh nam, nữ như phụ nữ mắc buồng trứng đa nang, người có dự trữ buồng trứng thấp, lớn tuổi đi kèm nhiều bệnh lý, mong con nhiều năm, thất bại chuyển phôi nhiều lần, được chỉ định xin trứng, xin tinh trùng,… Suy buồng trứng nguyên phát là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người phụ nữ, vì vậy chị em nên quan tâm đến sức khỏe của mình, chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo bệnh và đi thăm khám sớm.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/nanomd-dong-hanh-cung-benh-vien-da-lieu-tphcm-to-chuc-hoi-thao-khoa-hoc-20230817171903030.htm
20230817
NanoMD đồng hành cùng Bệnh viện Da liễu TPHCM tổ chức hội thảo khoa học
Hội thảo khoa học với hơn 1.000 đại biểu tham dự Đại diện NanoMD cho biết, đơn vị là nhà tài trợ độc quyền trong Hội thảo khoa học cập nhật về điều trị tăng sắc tố do Bệnh viện da liễu TPHCM tổ chức tại Intercontinental SaiGon, thu hút hơn 500 đại biểu là các chuyên gia da liễu tham dự và hơn 500 khách tham dự qua zoom online. Thông qua hội thảo, NanoMD cũng đã thu hút được sự quan tâm từ các chuyên gia da liễu nhờ công thức và công nghệ đột phá của sản phẩm. Hội thảo mang đến 10 chuyên đề báo cáo về các cập nhật mới trong điều trị tăng sắc tố, như: vai trò của hoạt chất Cysteamine trong cải thiện tăng sắc tố, vai trò của hoạt chất Pycnogenol trong cải thiện tăng sắc tố, ứng dụng hiệu quả NanoMD trong cải thiện tăng sắc tố,… Các nội dung báo cáo được dẫn dắt bởi các chuyên gia và báo cáo viên thâm niên trong lĩnh vực da liễu. Công thức cải thiện nám vượt trội với 7,5% Cysteamine và 3% Tranexamic Acid Tại hội thảo, việc sở hữu 2 thành phần đột phá là 7,5% Cysteamine và 3% Tranexamic Acid đã giúp sản phẩm NanoMD Cyntra đến từ thương hiệu NanoMD tạo được sự quan tâm với các bác sĩ da liễu. Nhờ đề cao tính trải nghiệm của người dùng, NanoMD đã tích hợp 7,5% Cysteamine và 3% Tranexamic Acid vào trong cùng một sản phẩm, từ đó tối giản hóa chu trình chăm sóc da của người dùng với một bước bôi thoa. Theo đại diện thương hiệu NanoMD, việc kết hợp 3% Tranexamic Acid mang đến hiệu quả cải thiện giãn mạch song hành với hỗ trợ giảm nám là lợi thế của NanoMD Cyntra bởi phần lớn tình trạng nám da ở Việt Nam thường xuất hiện trên nền da giãn mạch. Đây là thực trạng đầy trăn trở với các bác sĩ da liễu bởi nền da giãn mạch vốn đang tổn thương và mỏng yếu, rất dễ rơi vào tình trạng nặng nề hơn khi sử dụng các hoạt chất điều trị quá mạnh. Đây cũng là nguyên nhân gây nên nám tái phát thường xuyên khiến quá trình điều trị kéo dài và khó khăn. Kem hiệu chỉnh sắc tố NanoMD Cyntra và viên uống NanoMD Brit-N 2.0 được quan tâm bên lề hội thảo Tại hội thảo, hai sản phẩm kem hiệu chỉnh sắc tố NanoMD Cyntra và viên uống NanoMD Brit-N 2.0 đã nhận được sự quan tâm từ các chuyên gia da liễu tham dự. Không chỉ riêng sản phẩm NanoMD Cyntra giải quyết các vấn đề sắc tố mà viên uống NanoMD Brit-N 2.0 cũng góp phần thu hút sự quan tâm trong hỗ trợ các vấn đề da. NanoMD là thương hiệu được phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu The Vigo, có xuất xứ từ Công ty Nghiên cứu Y khoa Boston Sante tại Hoa Kỳ. Cho đến nay, NanoMD đã có mặt tại hơn 20 quốc gia trên thế giới. Ở thị trường Việt Nam, NanoMD đã được tin tưởng ứng dụng bởi nhiều chuyên gia da liễu và có mặt tại nhiều đại lý, thẩm mỹ viện, spa, clinic trên toàn quốc. Thông tin thương hiệu NanoMD: Website: https://thevigocorp.com/danh-muc-san-pham/nanomd/ Fanpage: https://www.facebook.com/nanomdvietnam.offical Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NanoMD Brit-N 2.0 có giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 1316/2023/XNQC-ATTP do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 11/7/2023. Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thong-tin-ve-viem-mui-di-ung-boi-nhiem-vi
Thông tin về viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm thường xảy ra khi viêm mũi dị ứng kéo dài, không được điều trị. Không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh, nếu không được điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm còn có thể gây ra các biến chứng trên đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,... Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. 1. Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì? Viêm mũi dị ứng là phản ứng của mũi khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng trong không khí. Khi mắc viêm mũi dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ xác định nhầm một chất thường vô hại là tác nhân xâm nhập. Cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch phản ứng bằng cách giải phóng histamin và các chất trung gian hóa học gây các triệu chứng ở mũi, họng, tai, mắt, da, vòm miệng. Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra theo mùa hoặc quanh năm. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng theo mùa thường là phấn hoa, cỏ khô, bào tử. Trong khi nguyên nhân gây viêm mũi xoang dị ứng quanh năm là bụi bặm, lông thú, khói thuốc lá,... Thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường ô nhiễm là các yếu tố làm viêm mũi dị ứng dễ xuất hiện hơn. Các bất thường bẩm sinh của cấu trúc mũi như vẹo vách ngăn, gai vách ngăn góp phần làm bệnh thêm nặng.Video đề xuất: Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?Một bệnh lý có mối quan hệ chặt chẽ với viêm mũi dị ứng là viêm mũi xoang dị ứng. Do cùng chung niêm mạc đường hô hấp nên trong nhiều trường hợp, viêm mũi dị ứng xảy ra sẽ làm sưng nề các cuốn mũi và dẫn đến tình trạng tắc các lỗ dẫn lưu dịch từ xoang xuống mũi và dẫn đến viêm xoang. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây viêm mũi dị ứng Khi bị viêm mũi dị ứng, niêm mạc mũi của bệnh nhân bị tổn thương nên rất dễ bị xâm nhập bởi các nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Nếu không được điều trị, viêm mũi dị ứng kéo dài lâu ngày, người bệnh có nguy cơ bội nhiễm virus, vi khuẩn và gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm.Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bội nhiễm là:Hắt hơi: Người bệnh có thể hắt hơi một vài cái đến một tràng dài vài chục cái. Sau hắt hơi, người bệnh thường thấy mệt mỏi, nhức đầu.Sổ mũi: Đầu tiên là chảy mũi trong, nước mũi chảy tự nhiên rất khó cầm lại được, có thể chảy nước mũi rất nhiều hoặc chỉ là khụt khịt, có trường hợp chảy mũi ra sau họng, người bệnh phải tằng hắng, ho, khạc nhổ. Khi chuyển sang giai đoạn bội nhiễm, nước mũi trở nên đặc, có màu xanh hoặc vàng, có thể có mùi hôi.Nghẹt mũi: Có thể nghẹt luân phiên mũi từng bên hoặc nghẹt mũi cả hai bên. Tình trạng nghẹt mũi sẽ tăng lên khi người bệnh ở trong phòng máy lạnh.Ngứa mũi: Gây cảm giác rất khó chịu, người bệnh phải thường xuyên đưa tay dụi mũi.Ngoài ra, có thể xuất hiện một số triệu chứng ở các cơ quan lân cận như:Ngứa mắt, ngứa trong họng hoặc vòm họng.Phù mí mắt, quầng thâm quanh mắt, cảm giác đầy tai, viêm tai giữa, khàn tiếng do phù nề dây thanh quản. Tình trạng phù mí mắt Nếu viêm mũi dị ứng bội nhiễm không được điều trị, tình trạng bội nhiễm sẽ ngày càng nặng hơn do virus, vi khuẩn ngày càng phát triển và lây lan mạnh. Người bệnh có thể gặp các biến chứng như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,... 2. Cách trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm Khi có các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bội nhiễm, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được điều trị sớm. Nếu xác định nguyên nhân gây bội nhiễm là vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân đơn thuốc có kháng sinh. Bác sĩ cũng có thể chỉ định các thuốc giảm triệu chứng dị ứng hắt hơi, sổ mũi, các thuốc xịt mũi, xịt họng có tác dụng tại chỗ,... để giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng hồi phục, không tự ý ngưng thuốc, đổi thuốc mà chưa thông qua ý kiến bác sĩ.Để hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm, phải kiểm soát tốt bệnh viêm mũi dị ứng, điều trị sớm khi có triệu chứng, không để bệnh kéo dài. Các thuốc thường được điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay là thuốc kháng histamin, thuốc co mạch và thuốc corticoid. Tùy theo mức độ của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc với liều thích hợp để đạt hiệu quả cao và ít tác dụng phụ nhất. Người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị Bệnh viêm mũi dị ứng rất khó điều trị dứt điểm. Cách phòng bệnh lý tưởng nhất là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, nếu dị ứng với bụi nhà thì nên giữ nhà cửa sạch sẽ, hạn chế sử dụng các vật dụng nhồi bông, thảm vì đây là nơi tích trữ rất nhiều bụi. Thường xuyên giặt ga, gối, giữ phòng ngủ thông thoáng. Không nên nuôi vật nuôi trong nhà nếu dị ứng với lông động vật. Nếu dị ứng với phấn hoa, bào tử nên đóng cửa sổ, sử dụng thiết bị lọc khí trong nhà, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec thăm khám và điều trị các bệnh lý viêm mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp nội - ngoại khoa tối ưu nhất cho bệnh nhân, cả trẻ em và người lớn. Đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh nhân sẽ nhận được sự thăm khám trực tiếp, tận tình và chuyên nghiệp từ đội ngũ cán bộ y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY Video đề xuất: Dấu hiệu, cách chăm sóc trẻ em viêm đường hô hấp trên tại nhà XEM THÊMGiao mùa, cảnh giác viêm mũi dị ứng tấn côngViêm mũi dị ứng dễ lẫn với viêm xoangCác cách điều trị viêm mũi dị ứng
https://vnvc.vn/viem-mang-nao-o-nguoi-lon/
16/04/2024
8 dấu hiệu viêm màng não ở người lớn: Nguyên nhân và điều trị
Viêm màng não ở người lớn là bệnh gây nhiễm trùng màng bao phủ quanh não và tủy sống, đây là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, để lại di chứng bệnh tật vĩnh viễn. Các tác nhân gây bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng, trong đó viêm màng não do vi khuẩn đặc biệt nguy hiểm, gây tử vong trong 24 giờ. Các triệu chứng bệnh trong giai đoạn đầu khó nhận biết vì giống bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp phòng bệnh bằng vắc xin, vệ sinh cá nhân, xây dựng lối sống lành mạnh,… BS. Phan Nguyễn Trường Giang, Quản lý Y khoa Vùng 3 – Mekong, Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Trong số ca mắc bệnh viêm màng não, có đến 10% tử vong, 20% biến chứng nghiêm trọng như mất thính giác, trí nhớ, cụt chi,… Đây là những “con số biết nói” cho thấy mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Việc chẩn đoán sớm bệnh viêm màng não gặp nhiều thách thức vì các triệu chứng ban đầu thường giống với bệnh cúm, gánh nặng chi phí điều trị rất lớn lên đến vài trăm triệu. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tiêm chủng kết hợp với các biện pháp chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân đóng vai trò lớn để mỗi người và cả cộng đồng phòng tránh bệnh viêm màng não.” Mục lụcViêm màng não ở người lớn là bệnh gì?Các nguyên nhân gây bệnh viêm màng não ở người trưởng thành1. Viêm màng não ở người lớn do vi khuẩn2. Viêm màng não người lớn do virus3. Viêm màng não ở người trưởng thành do ký sinh trùng4. Viêm màng não ở người lớn do nấm5. Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm màng não ở người trưởng thànhDấu hiệu viêm màng não ở người lớn cần nắmViêm màng não ở người lớn có nguy hiểm không?Phòng ngừa bệnh viêm màng não ở người lớn bằng cách nào?1. Tiêm vắc xin ngừa viêm màng não2. Vệ sinh cá nhân đặc biệt là mũi họng3. Tránh tiếp xúc với người bệnh4. Duy trì lối sống lành mạnhCác phương pháp chẩn đoán bệnh viêm màng não ở người lớnCách điều trị viêm màng não ở người lớnKết luậnViêm màng não ở người lớn là bệnh gì? Viêm màng não ở người lớn là tình trạng nhiễm trùng màng bao bọc não và tủy sống. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. [1] Các nguyên nhân gây bệnh viêm màng não ở người trưởng thành 1. Viêm màng não ở người lớn do vi khuẩn Viêm màng não do vi khuẩn rất nghiêm trọng, có thể gây tử vong trong 24 giờ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Người đã điều trị thành công vẫn bị di chứng bệnh tật vĩnh viễn như tổn thương não, mất thính lực, khuyết tật trong nhận thức,… [2] Một số vi khuẩn gây viêm màng não ở người lớn phổ biến bao gồm: Phế cầu khuẩn: thường khu trú tại vùng mũi và cổ họng của trẻ em và người lớn. Ngoài viêm màng não, phế cầu khuẩn còn gây ra nhóm bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,… Liên cầu khuẩn nhóm B: thường khu trú trong đường tiết niệu, hệ thống sinh sản và đường tiêu hóa của người trưởng thành, có thể biến chứng nhiễm trùng máu, viêm phổi, nhiễm khuẩn da, mô mềm, viêm khớp nhiễm khuẩn,… Vi khuẩn Neisseria meningitidis: khu trú trong mũi và họng. Tại Việt Nam, các nhóm huyết thanh phổ biến gây bệnh là A, B, C, Y, W-135, đặc biệt là nhóm B. Nhiễm trùng máu là biến chứng nghiêm trọng nhất khi nhiễm vi khuẩn não mô cầu, gây tử vong trong 24 giờ. Vi khuẩn Haemophilus influenzae: khu trú trong đường hô hấp trên của con người, đặc biệt là ở mũi và cổ họng. Trong các loại, vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B là nguy hiểm nhất gây nhiễm trùng nặng ở màng não và phổi. Vi khuẩn Listeria monocytogenes: khu trú trong môi trường có độ ẩm cao như đất, nước thải, thức ăn lên men,… và lây truyền khi thu hoạch, chế biến, chuẩn bị, đóng gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm trong môi trường nhiễm khuẩn. Vi khuẩn Listeria monocytogenes gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm não, sảy thai ở phụ nữ mang thai,… Vi khuẩn Escherichia coli: một nhóm vi khuẩn khu trú trong ruột của người và động vật gây bệnh gây tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi,… 2. Viêm màng não người lớn do virus Viêm màng não do virus là loại viêm màng não phổ biến nhất. Khi được chăm sóc thích hợp, đa số người bệnh điều trị bệnh thành công. Trẻ dưới 1 tháng tuổi và những người có hệ miễn dịch bị suy yếu có nguy cơ bệnh nặng cao. Các loại virus có thể gây viêm màng não ở người lớn bao gồm: Virus quai bị: lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc các giọt hô hấp từ miệng, mũi. cổ họng của người bệnh. Quai bị có thể gây vô sinh ở các bé trai do viêm tinh hoàn và vô sinh ở bé nữ do viêm buồng trứng. Các biến chứng khác bao gồm viêm màng não vô khuẩn, viêm tụy, viêm não,… Virus Varicella-zoster: gây bệnh thủy đậu và zona thần kinh, bệnh lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với mụn nước, nước bọt hoặc dịch nhầy của người bệnh. Thủy đậu và zona thần kinh đều để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng tổn hại đến hệ thần kinh (như viêm/đau dây thần kinh, viêm não, viêm tủy), viêm phổi, viêm gan, liệt Zoster,… Virus sởi: là loại virus rất dễ lây lan và lây lan qua không khí hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với hơi nước, dịch,… từ người bệnh. Khi không điều trị kịp thời, sởi gây biến chứng viêm não, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tai, viêm phổi, thậm chí tử vong. Virus cúm: gây bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (cúm mùa), lây lan qua qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ dịch tiết mũi họng có chứa virus cúm khi bệnh nhân ho, hắt hơi. Bệnh cúm gây biến chứng viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, tử vong. 3. Viêm màng não ở người trưởng thành do ký sinh trùng Một số ký sinh trùng có thể gây bệnh viêm màng não bạch cầu ái toan (một dạng viêm màng não hiếm gặp). Các nhà khoa học đã tìm thấy 3 loại ký sinh trùng chính gây ra viêm màng não bạch cầu ái toan: Giun lươn (angiostrongylus cantonensis) thường ký sinh trên các vật chủ như ốc sên, sên, một số loài cua đất, tôm biển, tôm nước ngọt, ếch hoặc cóc. Giun đũa gấu trúc (baylisascaris procyonis) do gấu trúc nhiễm bệnh phát tán trứng giun trong phân, sau khi con người ăn phải, trứng sẽ nở thành ấu trùng gây bệnh. Giun đầu gai (gnathostoma spinigerum) do ăn các loại cá nước ngọt, ốc, lươn, ếch, chim và bò sát,… chứa ấu trùng giun đầu gai nhưng không được nấu chín. 4. Viêm màng não ở người lớn do nấm Khi xâm nhập vào cơ thể, nấm có thể lây từ khu vực bất kỳ trong cơ thể đến não hoặc tủy sống gây bệnh viêm màng não do nấm. Một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến bao gồm Cryptococcus, Histoplasma, Blastomyces, Coccidioides và Candida. [3] 5. Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm màng não ở người trưởng thành Người lớn có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não cao hơn khi: Có hệ thống miễn dịch suy yếu do nhiễm HIV, bị ung thư, được cấy ghép nội tạng, tủy xương hoặc đang dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. Sống trong môi trường tập thể, đông người như trong ký túc xá đại học hoặc doanh trại quân đội. Bị rò rỉ dịch não tủy, hay còn gọi là hạ huyết áp nội sọ, là tình trang chất lỏng bao quanh não và tủy sống thoát ra ngoài qua một vết rách hoặc lỗ trên màng cứng. Không có lá lách hoặc lá lách bị tổn thương. Sống, làm việc, du lịch đi đến nơi phổ biến các bệnh truyền nhiễm gây viêm màng não (ví dụ như khu vực Trung Đông). Bị nhiễm trùng mũi và tai mạn tính, viêm phổi do phế cầu khuẩn hoặc nhiễm trùng máu lan rộng. Bị chấn thương đầu, chấn thương sọ não hoặc chấn thương tủy sống. Đang sống chung với bệnh hồng cầu hình liềm hoặc rối loạn sử dụng rượu. Dấu hiệu viêm màng não ở người lớn cần nắm Dấu hiệu viêm màng não ở người lớn khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nhưng nhìn chung sẽ có các triệu chứng sau: Nhức đầu, đau họng: cơn đau đầu hởi phát nhanh chóng và ảnh hưởng đến toàn bộ đầu thay vì tập trung vào một vị trí trên đầu. Đau nhức toàn thân, giảm sự thèm ăn, sốt cao đột ngột trên 38 độ C, vì cơ thể người bệnh phản ứng chống lại nhiễm trùng. Buồn nôn và nôn mửa do đau đầu dữ dội, cơ thể phản ứng chống lại bệnh tật gây khó chịu và nôn mửa, đặc biệt là trẻ em. Đau chân, khó chịu, buồn ngủ, khó thở do bệnh gây nhiễm trùng đến đường hô hấp trên và vùng não phụ trách cho sự tỉnh táo. Cứng cổ là dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh viêm màng não, gây ra cơn đau nhói, kéo sâu dài từ đáy hộp sọ xuống phần lưng trên khi xoay cổ hoặc cúi đầu. Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng) là dấu hiệu viêm màng não ở người lớn phổ biến, nguyên nhân là do bệnh cản trở các quá trình thần kinh. Ban đỏ do vi khuẩn nhân lên trong máu, giải phóng độc tố làm tổn thương các mạch máu, khiến máu rò rỉ vào các mô xung quanh và gây phát ban. Nốt phát ban thường khởi phát như những vết ghim nhỏ, màu đỏ, có thể lan nhanh và biến thành vết đốm. Lú lẫn, mê sảng do màng não bị sưng, đè lên não bộ và tủy sống gây ra các vấn đề thần kinh ngắn hạn (như thiếu sót thần kinh khu trú, tràn dịch dưới màng cứng) hoặc dài hạn (như mất thính lực, co giật, suy giảm nhận thức và não úng thủy). Các dấu hiệu viêm màng não theo từng tác nhân gây bệnh cụ thể: Viêm màng não do vi khuẩn Viêm màng não do virus Viêm màng não do nhiễm nấm Viêm màng não do ký sinh trùng Dấu hiệu khởi phát trong vòng 3-7 ngày sau khi phơi nhiễm (trừ bệnh viêm màng não do lao): – Sốt. – Lú lẫn. – Đau đầu. – Cứng cổ. – Buồn nôn. – Nôn mửa. – Mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng. Dấu hiệu khởi phát trong 3-10 ngày sau khi phơi nhiễm, triệu chứng giống viêm màng não do vi khuẩn: – Sốt. – Lú lẫn. – Đau đầu. – Cứng cổ. – Buồn nôn. – Nôn mửa. – Mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng. – Buồn ngủ hoặc khó thức dậy sau khi ngủ. – Thiếu năng lượng, mệt mỏi. Dấu hiệu viêm màng não do nấm có thể khởi phát chậm, từ vài ngày đến vài tuần sau khi nhiễm nấm: – Sốt. – Lú lẫn. – Đau đầu. – Cứng cổ. – Buồn nôn. – Nôn mửa. – Mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng. Dấu hiệu khởi phát từ 2-35 ngày sau khi phơi nhiễm, đau đầu là biểu hiện đầu tiên: – Sốt. – Lú lẫn. – Đau đầu. – Cứng cổ. – Buồn nôn. – Nôn mửa. – Mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng. – Người nhiễm giun lươn thường có cảm giác ngứa ran hoặc đau đớn trên da. – Các triệu chứng có thể tiến triển nặng: mất sự phối hợp và kiểm soát cơ bắp, suy nhược/tê liệt, hôn mê, thương tật vĩnh viễn, tử vong. Viêm màng não ở người lớn có nguy hiểm không? CÓ thậm chí RẤT NGUY HIỂM, bệnh có thể gây tử vong trong 24 giờ và biến chứng rất nghiêm trọng ở người lớn. Theo ước tính chung, bệnh viêm màng não có tỷ lệ tử vong là 10%, tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng là 20%. Trong đó, viêm màng não do vi khuẩn có tỷ lệ tử vong cao nhất lên đến 10%, người có bệnh nền có tỷ lệ tử vong gấp 4 lần từ 20-40%. Những người điều trị bệnh thành công phải chịu di chứng lâu dài bao gồm mất thính giác, co giật, yếu chân tay, khó khăn về thị giác, lời nói, ngôn ngữ, trí nhớ và giao tiếp, nếu bị nhiễm trùng huyết sẽ để lại sẹo vĩnh viễn và cắt cụt chi. ⇒ Xem thêm: 6 hậu quả của bệnh viêm màng não ở người lớn từ nhẹ đến nặng. Phòng ngừa bệnh viêm màng não ở người lớn bằng cách nào? 1. Tiêm vắc xin ngừa viêm màng não Hiện nay, các tác nhân nguy hiểm nhất gây bệnh viêm màng não có thể phòng được hiệu quả bằng vắc xin. Theo đó, người lớn cần chú ý tiêm những loại vắc xin sau: Vắc xin phòng bệnh viêm màng não do phế cầu khuẩn: vắc xin Prevenar 13 (Mỹ) do tập đoàn Pfizer sản xuất; Vắc xin phòng bệnh do não mô cầu: vắc xin não mô cầu B thế hệ mới Bexsero (Ý) phòng bệnh não mô cầu nhóm B do tập đoàn GSK sản xuất tiêm cho người lớn đến 50 tuổi, vắc xin VA-Mengoc BC (Cuba) phòng bệnh não mô cầu nhóm B+C do Finlay Institute sản xuất tiêm cho người lớn đến 45 tuổi, vắc xin Menactra (Mỹ) phòng bệnh não mô cầu nhóm A, C, Y, W-135 tiêm cho người lớn đến 55 tuổi. Các vắc xin não mô cầu không có miễn dịch phòng ngừa chéo, vì vậy người lớn cần tiêm sớm và đầy đủ các nhóm não mô cầu B hoặc B+C và A, C, Y, W-135 phòng 5 nhóm huyết thanh gây bệnh, không nên trì hoãn hoặc chỉ tiêm một loại và bỏ qua loại khác. Vắc xin phòng bệnh quai bị: vắc xin MMR II (Mỹ) do tập đoàn Merck Sharp and Dohm sản xuất, vắc xin MMR (Ấn Độ) do công ty Serum Institute of India sản xuất, vắc xin Priorix (Bỉ) do tập đoàn GSK sản xuất. Cả 3 loại vắc xin đều giúp phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella, tiêm cho người lớn không giới hạn độ tuổi. Vắc xin phòng bệnh thủy đậu: vắc xin Varivax (Mỹ) do do tập đoàn Merck Sharp and Dohm sản xuất, vắc xin Varicella (Hàn Quốc) do Green Cross sản xuất, vắc xin Varilrix (Bỉ) do tập đoàn GSK sản xuất, tất cả 3 loại đều dành cho người lớn chưa từng mắc bệnh thủy đậu. Vắc xin phòng bệnh Zona thần kinh: vắc xin Shingrix do tập đoàn GSK sản xuất dành cho người từ 18 tuổi trở lên. Vắc xin phòng bệnh sởi: tiêm cùng loại vắc xin phòng bệnh quai bị bao gồm vắc xin MMR II, vắc xin MMR và vắc xin Priorix. Ngoài ra, người lớn có thể tiêm vắc xin sởi đơn MVVAC (Việt Nam) do Polyvac nghiên cứu và sản xuất. Vắc xin phòng bệnh cúm mùa: vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp) do tập đoàn Sanofi Pasteur sản xuất, vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan) do tập đoàn Abbott nghiên cứu và sản xuất. Vắc xin cúm cần tiêm nhắc mỗi năm một lần. ⇒ Tìm hiểu thêm: 9 loại vắc xin viêm màng não cho người lớn và trẻ em phổ biến Xem thêm video: “Viêm não, viêm màng não, viêm não Nhật Bản & các bệnh nguy hiểm ở trẻ em và người lớn” 2. Vệ sinh cá nhân đặc biệt là mũi họng Một số biện pháp người lớn và trẻ em cần thực hiện để vệ sinh sạch sẽ mũi, họng: Rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây trước khi chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho hoặc hắt hơi và sau khi đi đổ rác. Tắm bằng xà phòng mỗi ngày và tẩy tế bào chết trên cơ thể ít nhất 1 lần/tuần. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ, hoặc có thể đánh răng sau mỗi bữa ăn. Mặc quần áo sạch mỗi ngày. Cắt, tỉa móng tay và móng chân gọn gàng. Rửa sạch mặt, tay và chân mỗi khi bạn từ bên ngoài về nhà. Làm sạch thực phẩm, dùng dụng cụ sạch để nấu chín thực phẩm, bảo quản và hâm nóng đúng cách. Vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên đảm bảo sạch sẽ và khỏe mạnh, tránh sử dụng sản phẩm có mùi hương thơm để không bị kích ứng da. 3. Tránh tiếp xúc với người bệnh Hạn chế gặp gỡ người bệnh, giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét, đeo khẩu trang khi trò chuyện hoặc phải tiếp xúc gần. Với khẩu trang, hãy chọn loại vừa vặn với khuôn mặt, đeo đúng chiều và ưu tiên sử dụng loại nhiều lớp để phòng bệnh. Nếu đang sống chung với người bệnh, hãy mở cửa sổ và cửa ra vào thường xuyên đảm bảo không gian sống được thông gió, giảm sự tích tụ của các hạt hô hấp truyền nhiễm trong không khí. ⇒ Tìm hiểu thêm: 12 cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể hiệu quả 4. Duy trì lối sống lành mạnh Những thói quen hữu ích để xây dựng lối sống lành mạnh bao gồm: Theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) thường xuyên, chỉ số này thể hiện tỷ lệ phần trăm mỡ, cơ, nước và thực hiện điều chỉnh nếu cần thiết. Ví dụ, bổ sung thêm nước khi thiếu nước, tập thể dục cường độ cao để đốt mỡ thừa. Chế độ ăn uống lành mạnh giúp tăng sức đề kháng, hãy ưu tiên ăn nhiều chất đạm và chất xơ, ít chất béo, đường và calo kết hợp với uống đủ nước, hạn chế đồ uống có đường, rượu, bia. Uống thực phẩm bổ sung vitamin tổng hợp như vitamin A, B6, B12, C, D và E, cũng như khoáng chất kẽm, sắt, đồng, selen và magiê. Hoạt động thể chất thường xuyên bằng cách tích hợp vận động trong những hoạt động hàng ngày, ví dụ như đi bộ thay vì đi thang máy, đứng để làm việc thay vì ngồi quá lâu, đi lấy nước hoặc đi vệ sinh ở khác lầu hoặc ở nơi xa nhất có thể,… Giảm thời gian ngồi và sử dụng màn hình bằng cách dành thời gian cho những sở thích mà không dùng đến thiết bị điện tử. Ngủ đủ từ 7-8 tiếng/ngày đối với nam giới, từ 8-10 tiếng/ngày đối với nữ giới. Phụ nữ trong giai đoạn hành kinh cần ngủ thêm 1 tiếng mỗi ngày so với thời gian ngủ bình thường. ⇒ Tìm hiểu thêm: 14 cách tăng sức đề kháng cho người lớn Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm màng não ở người lớn Các bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng, nếu nghi ngờ mắc bệnh viêm màng não, bác sĩ sẽ chỉ định chọc dò tủy sống để chẩn đoán chính xác. Một số xét nghiệm khác có thể bao gồm: gạc mũi hoặc họng, xét nghiệm máu, chụp CT hoặc MRI để chụp ảnh não, kiểm tra tình trạng viêm, xét nghiệm mẫu phân. Cách điều trị viêm màng não ở người lớn Điều trị viêm màng não phụ thuộc vào nguyên nhân: Thuốc kháng sinh dùng để điều trị viêm màng não do vi khuẩn. Thuốc kháng virus dùng để điều trị viêm màng não do virus herpes và cúm. Thuốc chống nấm cho bệnh viêm màng não do nấm. Kết hợp với các loại thuốc giúp quản lý triệu chứng: dùng corticosteroid để giảm viêm, thuốc giảm đau hoặc truyền dịch qua tiêm tĩnh mạch để đảm bảo đủ dịch. Các nguyên nhân khác gây viêm màng não hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, do đó, việc điều trị sẽ tập trung vào quản lý các triệu chứng. ⇒ Xem thêm: Viêm màng não ở người lớn có chữa được không? Có khỏi hoàn toàn? Kết luận Viêm màng não ở người lớn là bệnh nguy hiểm, gây tử vong trong 24 giờ và để lại di chứng bệnh tật vĩnh viễn: mất thính lực, tàn tật, động kinh, cụt chi, viêm khớp, não úng thủy,… Do đó, cả người lớn và trẻ em cần đi tiêm chủng càng sớm càng đầy đủ các loại vắc xin càng tốt. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có hệ thống miễn dịch suy yếu, doanh nhân thường xuyên phải đi công tác nước ngoài,… cần kiểm tra lịch sử tiêm chủng để kịp thời tiêm bổ sung, tiêm bù, tiêm đuổi các loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não phù hợp, tránh biến chứng nghiêm trọng của bệnh ảnh hưởng đến khả năng học tập, làm việc và tạo gánh nặng cho những người chăm sóc.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-mui-hong-man-tinh-do-viem-xoang-lau-vi
Viêm mũi họng mạn tính do viêm xoang lâu
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng - Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Viêm mũi họng mãn tính là bệnh lý viêm mũi họng có thời gian kéo dài, tiến triển từ viêm mũi họng cấp tính và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm mũi họng mãn tính. 1. Viêm mũi họng mãn tính Đối với người bình thường, mũi sẽ có những xoang mặt làm nhiệm vụ hấp thu khí oxy cũng như trao đổi chất với môi trường xung quanh, bên cạnh đó mỗi xoang sẽ có lỗ thông và lớp niêm mạc phủ lên trên nó để bảo vệ sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh. Đối với người bị viêm mũi họng mãn tính thì vi khuẩn đã xâm nhập vào những vị trí này và gây phù nề niêm mạc trong những xoang này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn những lỗ thông xoang là điều kiện thuận lợi cho những loại vi khuẩn này phát triển, có thể là vi khuẩn yếm khí và vi khuẩn kỵ khí, kết quả cuối cùng là làm dịch, mủ chảy xuống họng gây ra những triệu chứng của viêm mũi họng mãn tính.Viêm mũi họng mãn tính là bệnh lý có biểu hiện lặp lại nhiều lần sau quá trình viêm họng cấp, kéo dài khoảng trên 1 tháng và tiến triển thành viêm mũi họng mãn tính. Viêm mũi họng mãn tính có thể là ổ viêm ở Amidan, viêm Amidan mạn tính, do nhiễm vi khuẩn, virus, hít phải những khói bụi và hóa chất gây ô nhiễm môi trường, trào ngược dạ dày- thực quản hoặc cũng có thể là do viêm xoang mạn.Với viêm mũi họng mãn tính do viêm Amidan thường xuất hiện sau những đợt đau họng, do đến những vùng có không khí lạnh, ngủ máy lạnh nhiều hay uống nhiều nước lạnh.Viêm mũi họng mãn tính do trào ngược dạ dày- thực quản thường xuất hiện trên những bệnh nhân có tiền sử mắc những bệnh lý về dạ dày.Viêm mũi họng mãn tính do viêm xoang mạn có nguyên nhân do dịch từ những xoang viêm chảy xuống vùng họng gây cho bệnh nhân cảm giác khô rát cổ, vướng trong cổ, ho khan và có thể có khàn tiếng vào buổi chiều. Viêm mũi họng mãn tính do trào ngược dạ dày- thực quản 2. Triệu chứng viêm mũi họng mãn tính Những triệu chứng của bệnh lý viêm mũi họng mãn tính thường kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần và bao gồm những dấu hiệu điển hình sau:Đau họng, đau trong thời gian dài, đau kèm theo cảm giác nóng rát, ngứa, khô, vướng họng. Những triệu chứng trên thường xảy ra và buổi sáng kèm theo nhiều đàm ở vị trí cổ họng.Ho, ho kéo dài, khạc đờm nhiều lần.Khàn giọng, có khi nghiêm trọng hơn thì có thể dẫn đến mất giọng nói.Cảm giác nóng rát vùng sau xương ức, nhất là đối với những bệnh nhân mắc phải bệnh lý trào ngược dạ dày- thực quản.Những triệu chứng toàn thân có thể là sốt trên 38°C, mệt mỏi, đau đầu... 3. Chẩn đoán viêm mũi họng mãn tính Để chẩn đoán viêm mũi họng mãn tính do viêm xoang mạn hoặc do những nguyên nhân khác thì bên cạnh việc khám lâm sàng, khai thác bệnh sử thì hiện nay còn nhờ vào một số kỹ thuật cận lâm sàng như nội soi, chụp cắt lớp vi tính... để góp phần chẩn đoán xác định, từ đó lựa chọn được biện pháp phù hợp để điều trị viêm mũi họng mãn tính.Để tạo điều kiện tốt cho việc chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần hợp tác với các bác sĩ trong quá trình thăm khám bằng cách cung cấp thông tin về tình trạng bệnh lý của bản thân một cách chính xác nhất, những biểu hiện bất thường của cơ thể ở những vị trí như mũi, họng, đường hô hấp, dạ dày..., những triệu chứng cơ năng hay gặp phải để bác sĩ có thể khám và điều trị hiệu quả hơn. 4. Điều trị viêm mũi họng mãn tính do viêm xoang Sau khi được khai thác bệnh sử, khám và đưa ra chẩn đoán xác định, bệnh nhân sẽ được điều trị viêm mũi họng mãn tính theo những phác đồ phù hợp. Có 2 hướng điều trị hiện nay đang được áp dụng đó là điều trị theo nguyên nhân và điều trị triệu chứng:4.1 Điều trị nguyên nhânNhững nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi họng mãn tính như viêm Amidan, viêm xoang mạn... thì sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh.Những bệnh nhân bị viêm mũi họng mãn tính có tiền sử sử dụng thuốc lá, rượu bia thì cần tư vấn bệnh nhân bỏ những thói quen không tốt này.Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc chống phù nề, thuốc co mạch để những lỗ thông được thông thoáng hơn, giúp cho quá trình dẫn lưu dịch được thuận lợi.Một phương pháp quan trọng hiện nay đó là rửa xoang mặt dưới áp lực âm, gọi là phương pháp Proetz. Đây là phương pháp được thực hiện để kéo dịch, mủ trong xoang ra bên ngoài. Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên lý bình thông nhau, khi có một lượng dịch được hút từ trong xoang ra thì thuốc sẽ được đưa vào bên trong xoang để thay thế. Phương pháp này thực hiện trong thời gian khoảng 2 tuần thì những dịch, mủ trong xoang được lấy ra đáng kể giúp cho lỗ thông trở nên thoáng, niêm mạc trở về trạng thái bình thường, không phù nề và tiếp tục thực hiện chức năng bảo vệ của nó. Đây là phương pháp hiệu quả, nhẹ nhàng và được sử dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp Proetz 4.2 Điều trị triệu chứngNhững triệu chứng toàn thân như sốt, đau đầu, ho hay triệu chứng chảy mũi nước, khạc đờm nhiều lần thì cần sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giảm ho cho bệnh nhân.Trường hợp bệnh nhân xuất hiện biểu hiện như miệng bẩn kèm hơi thở có mùi thì cần tư vấn bệnh nhân súc miệng thường xuyên mỗi ngày bằng những dung dịch nước muối sinh lý.Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý để hạn chế chất tiết ở mũi tiết ra ngoài.Một số trường hợp cũng cần can thiệp của phẫu thuật để mổ nội soi mũi xoang như viêm đa xoang, polyp mũi, viêm xoang nguyên nhân do nấm...Sau khi điều trị, người bệnh cần lưu ý thực hiện những lời khuyên sau để ngăn ngừa bệnh quay trở lại:Vệ sinh mũi họng bằng dung dịch nước muối sinh lý để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm xảy ra.Không ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh.Không ăn những thực phẩm, món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, gia vị...Nếu có những biểu hiện bất thường như nghẹt mũi, đau mũi, đau tai... thì cần đến cơ sở y tế để khám và theo dõi.Viêm mũi họng mãn tính do viêm xoang mạn hay do những nguyên nhân khác nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản cấp, hoặc có thể dẫn đến ung thư. Vì vậy khi có bất cứ dấu hiệu nào của viêm mũi họng, bệnh nhân cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec thăm khám và điều trị các bệnh lý viêm mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp nội - ngoại khoa tối ưu nhất cho bệnh nhân, cả trẻ em và người lớn. Đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh nhân sẽ nhận được sự thăm khám trực tiếp, tận tình và chuyên nghiệp từ đội ngũ cán bộ y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng Phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm xoang
https://dantri.com.vn/suc-khoe/cac-yeu-to-nguy-co-hang-dau-lam-phat-sinh-ung-thu-20220317195926358.htm
20220317
Các yếu tố nguy cơ hàng đầu làm phát sinh ung thư
Bức xạ, các chất gây ung thư, nhiễm trùng và cấu tạo gen của bạn có thể làm tăng nguy cơ đột biến dẫn đến ung thư. Hầu hết mọi người không nhận ra rằng ung thư có thể phòng ngừa được trong nhiều trường hợp. Tìm hiểu nguyên nhân gây ung thư và các yếu tố nguy cơ là bước đầu tiên trong việc phòng ngừa ung thư. Nguyên nhân phổ biến gây ung thư Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và Viện Ung thư Quốc gia, các yếu tố nguy cơ phổ biến của ung thư là: - Hút thuốc lá. - Uống rượu. - Thiếu hoạt động thể chất. - Thừa cân hoặc béo phì. - Chế độ ăn uống không lành mạnh. - Phơi nắng. - Tiếp xúc với bức xạ. - Nhiễm virus và các bệnh nhiễm trùng khác. - Tiếp xúc với các chất gây ung thư. - Tiền sử gia đình và di truyền. - Nội tiết tố. - Ức chế miễn dịch. - Tuổi. - Tiếp xúc với môi trường. Môi trường xung quanh bạn có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Chất gây ung thư có thể được tìm thấy trong nhà, nơi làm việc và ngoài trời. Sử dụng thuốc lá và hút thuốc thuộc nhóm này. Một ví dụ khác là tiếp xúc với amiăng, một nhóm khoáng chất được tìm thấy trong một số nhà ở cũ và vật liệu xây dựng công nghiệp có thể gây ung thư trung biểu mô, một loại ung thư niêm mạc phổi. Những người tiếp xúc với một lượng benzen cao (có trong xăng dầu, khói thuốc lá và ô nhiễm) có nguy cơ bị ung thư. Mặc dù ung thư có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, song tuổi trung bình được chẩn đoán ung thư là từ 65 đến 74. Trong những năm qua, bạn đã tiếp xúc nhiều hơn với các chất gây ung thư và các quá trình viêm nhiễm, và có nhiều thời gian hơn để các bệnh ung thư phát triển chậm gây ra triệu chứng. Cơ thể của bạn cũng trở nên kém hiệu quả hơn trong việc tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư và tiền ung thư. Điều đó nói rằng, có một số dạng ung thư phổ biến hơn ở trẻ em, bao gồm ung thư xương và một số dạng bệnh bạch cầu. Nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ ung thư theo một số cách. Một số bệnh nhiễm virus ảnh hưởng trực tiếp đến DNA. Các bệnh nhiễm trùng khác có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm lâu dài, làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Virus u nhú ở người (HPV) làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, hậu môn, âm hộ và âm đạo. Các nghiên cứu cho thấy rằng HPV cũng đóng một vai trò quan trọng trong nhiều bệnh ung thư đầu và cổ. Các nghiên cứu đang được tiến hành để xem xét vai trò có thể có của nó đối với các bệnh ung thư khác. Vaccine HPV được khuyến cáo cho trẻ em gái và trẻ em trai bắt đầu từ 11 hoặc 12 tuổi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dong-y-chua-viem-phe-quan-vi
Đông y chữa viêm phế quản
Viêm phế quản thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa và có thể xảy ra bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Tình trạng khó thở, ho dai dẳng, tức ngực là triệu chứng điển hình nhất của viêm phế quản. Từ xưa đã có nhiều bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản, cho đến ngày nay vẫn được áp dụng bởi đơn giản, tự nhiên, hiệu quả cao và đặc biệt an toàn cho người sử dụng. 1. Viêm phế quản là gì? Viêm phế quản là một bệnh liên quan tới đường hô hấp. Khi lớp niêm mạc của đường thở trong phổi bị viêm nhiễm sẽ gây ra bệnh viêm phế quản. Vì vậy thời tiết giao mùa, đặc biệt tiết trời lạnh và ẩm ướt vào mùa xuân của Việt Nam là thời điểm các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp phát triển mạnh, trong đó có viêm phế quản.Các triệu chứng phổ biến khi bị viêm phế quản bao gồm:Ho dai dẳngKhó thởThở khò khèTức ngực, khó chịu vùng quanh ngựcNếu không phát hiện và điều trị kịp thời, viêm phế quản sẽ gây ra nhiều biến chứng. đặc biệt với người cao tuổi và trẻ nhỏ - đối tượng sức đề kháng yếu. 2. Các bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản Khi cơ thể bị mắc viêm phế quản, phế khí sẽ bị ngưng trệ, gây ra ho khan, có đờm, ngứa họng,... Vì vậy, cần bổ tỳ, bổ phế, bổ can thận,... để cơ thể dần ổn định, thích nghi với khí hậu, môi trường từ bên ngoài. Sau đây là một số bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản:Với viêm phế quản cấp tính: Thường xảy ra do phong hàn, phong nhiệt và khí táo.Do phong hànTriệu chứng: Ho, đờm lỏng, màu trong, dễ dàng khạc, tắc mũi, chảy nước mũi trong, khàn tiếng. Nhức đầu, sốt cao, ê ẩm người, rêu lưỡi trắng mỏng.Phương pháp điều trị: Bài thuốc Hạnh tô tán gia giảm:Nguyên liệu: Hạnh nhân 12g, tô diệp 10g, trần bì 8g, chỉ xác 8g, tiền hồ 12g, cát cánh 10g, bán hạ chế 8g, cam thảo 4g, sinh khương 3 lát, phục linh 16g. Toàn bộ nguyên liệu trên sắc nước đun, uống 1 ngày 1 thang, mỗi thang chia ra uống 2 lần sáng/ chiều.Thể khí táoTriệu chứng: Ho khan, ít đờm, họng, mũi, lưỡi khô. Sốt cao, đau họng, đôi khi ho có lẫn đờm, tia máu. Rêu lưỡi có màu vàng, đầu lưỡi đỏ, mạch phù sác.Phương pháp điều trị: Nhuận táo dưỡng phế. Nếu là ôn táo: Sơ phong thanh nhiệt, còn là lương táo: Sơ tán phong hàn.Bài thuốc: Tang bạch thang gia giảm.Nguyên liệu: Tang diệp 12g, hạnh nhân 12g, sa sâm 2g, xuyên bối mẫu 6g, đậu xị 12g, chi tử 8g, cát cánh 10g, tiền hồ 12g, cam thảo 6g. Toàn bộ nguyên liệu trên sắc lấy nước uống ngày 1 thang, mỗi thang chia ra uống 2 lần sáng/ chiều. Viêm phế quản mạn tính: Đợt cấp của viêm phế quản mãn tính thường được chữa như viêm phế quản cấp. Nếu không trong đợt cấp thì viêm phế quản mạn tính thường phân chia thành 2 thể lâm sàng:Thể đàm thấpTriệu chứng: Ho và khạc đờm nhiều, đờm màu trắng, dính, lỏng hoặc đặc thành từng cục. Ngực, bụng có cảm giác đầy hơi, tức ngực, ăn kém, mỏi mệt. Rêu lưỡi trắng nhờn.Phương pháp điều trị: Kiện vận tỳ vị, táo thấp hóa đàm.Nguyên liệu: Đẳng sâm 12g, bạch truật 16g, phục linh 16g, cam thảo 4g, trần bì 8g, bán hạ chế 10g, thương truật 12g, hậu phác 12g, sinh khương 3 lát, đại táo 3 quả, ngưu bàng tử 12g, hạnh nhân 12g, ý dĩ 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng/ chiều.Thể thủy ẩm (hàn ẩm):Đây là thể thường gặp ở người bệnh bị viêm phế quản mạn tính kèm theo triệu chứng bị giãn phế nang ở người cao tuổi, suy giảm chức năng hô hấp.Triệu chứng: Ho kéo dài, hay bị tái phát, khó thở. Tình trạng ho tăng lên khi thời tiết trở lạnh, đờm lỏng, màu trắng, ho nhiều hơn khi vận động. Kiểm tra rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế nhược.Phương pháp điều trị: Bài thuốc Tiểu thanh long thang gia giảmNguyên liệu: Ma hoàng 6 - 8g, quế chi 8g, tế tân 4 - 6g, can khương 6g, bán hạ chế 12g, ngũ vị tử 6 - 8g, bạch thược 12g cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, mỗi thang chia thành 2 lần uống, sáng và chiều. Sử dụng mật ongNgoài ra, mật ong cũng là bài thuốc dân gian đơn giản nhưng hiệu qua cũng rất cao, sử dụng trong chữa chứng ho mạn tính.Cách thực hiện: Lấy 1 quả chanh ngâm nước nóng trong khoảng 10 phút, sau đó bổ ra, vắt lấy nước cốt, hòa với mật ong, khuấy đều cùng nước nóng, chia uống vài lần trong ngày.Theo Đông y, mật ong có vị ngọt, tính bình, vào 5 kinh tâm, tỳ, phế, vị và đại tràng, có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận táo, vì vậy đây là nguyên liệu thường được dùng để trị ho, đau bụng, đại tiện bí kết, khó đẻ, bỏng, lở loét ngoài da, đồng thời cũng được sử dụng để làm thuốc bồi bổ cơ thể và bào chế thuốc hoàn.Trên đây là một số bài thuốc Đông Y chữa viêm phế quản phổ biến, có tính hiệu quả cao. Tuy nhiên do các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, an toàn cao nên người bệnh cần thực hiện theo đúng hướng dẫn, áp dụng thường xuyên và kiên trì trong thời gian dài để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra cần chú ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày hợp lý để cơ thể nhanh khỏe lại, đồng thời ngăn được nguy cơ tái phát viêm phế quản cho bản thân.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/canh-giac-neu-ban-tho-nong-hay-hut-hoi-met-moi-vi
Cảnh giác nếu bạn thở nông, hay hụt hơi, mệt mỏi
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Hồng Nhật - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có hơn 10 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh lý tim mạch can thiệp. Phần lớn trong chúng ta thường dễ bỏ qua các biểu hiện khó khăn khi thở, cũng như việc tự trấn an bản thân bằng các nguyên nhân như tuổi già, căng thẳng hay hồi hộp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các biểu hiệu như thở nông, thở dốc, thở hụt hơi, khó hít thở sâu hay mệt mỏi có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. 1. Nhận biết nhịp thở bất thường Thở nông: Nhịp thở nhanh nông có thể xuất hiện khi bạn gặp căng thẳng hay lo lắng. Đây là phản ứng sinh lý của cơ thể. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, hội chứng tăng thông khí sẽ xuất hiện, gây cản trở lên hoạt động hô hấp.Những người gặp phải tình trạng thở nông không nên chủ quan hay tự lý giải bằng các yếu tố ngoại cảnh, tâm lý căng thẳng. Điều cần làm là đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tầm soát nguyên nhân.Thở hụt hơi: Khi hoạt động thể lực gắng sức, chúng ta thường cảm thấy khó khăn khi thở, cảm giác như thở không kịp hay đánh rơi mất nhịp thở. Thở hụt hơi trong trường hợp này thường xuất hiện thoáng qua và là điều bình thường. Nhưng nếu thở hụt hơi xuất hiện một cách tự nhiên, đột ngột, không có lý do thì bạn nên cẩn thận bởi đây có thể là biểu hiện của một vấn đề tim mạch hay hô hấp.Thở dốc: Hơi thở nặng nhọc có thể được bắt gặp trong các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt. Bạn thường thấy khó hít thở sâu, thở nhanh, hoặc đau ngực khi làm việc gắng sức và luyện tập thể dục thể thao. Mệt mỏi là bằng chứng cho việc cơ thể không được đáp ứng đủ nhu cầu oxy của cơ thể Mệt mỏi: Mệt mỏi là bằng chứng cho việc cơ thể không được đáp ứng đủ nhu cầu oxy. Nguyên nhân thường gặp nhất đến từ việc hệ hô hấp hoạt động không hiệu quả hay thói quen hít thở không đúng cách như thở nông, thở dốc, thở ngực hay thở miệng. Nếu cảm giác mệt mỏi xuất hiện thường xuyên thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện nguyên nhân thực sự.Thở khò khè: Nghe thấy tiếng rít như tiếng gió qua khe cửa hẹp khi hít vào hay thở ra là đặc điểm đặc trưng cho đường hô hấp bị thu hẹp. Dị vật đường thở hay bệnh phổi tắc nghẽn là các nguyên nhân thường gặp gây nên tiếng thở khò khè. Ngoài ra, các bệnh lý nhiễm trùng hay phản ứng dị ứng cũng có thể là tác nhân gây nên tiếng thở bất thường này. Dù là nguyên nhân gì gây nên, việc đầu tiên cần làm là đến gặp nhân viên y tế khi bạn hoặc người thân thở khò khè. Trắc nghiệm: Nhịp tim “nhảy nhót” thế nào? Trong cuộc sống hằng ngày tình trạng rối loạn nhịp tim có thể xuất hiện khi bạn có rối loạn tâm lý, lao động quá sức, căng thẳng, stress, hay sử dụng một số chất kích thích như uống rượu, chè, coffee, hút thuốc lá… 9 câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn kiểm tra kiến thức về tình trạng rối loạn nhịp tim thường gặp. Bài dịch từ: webmd.com Bắt đầu 2. Nguyên nhân cần cảnh giác Hội chứng ngưng thở khi ngủNếu bạn mắc phải bệnh lý này sẽ xuất hiện các cơn ngưng thở khi đang ngủ. Đây là bệnh lý nguy hiểm nhưng thường bị bỏ qua. Người bị hội chứng ngưng thở khi ngủ có chất lượng giấc ngủ kém, thường biểu hiện ngáy to khi ngủ, thường xuyên bị mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày và không tỉnh táo, khó tập trung.Bệnh hen suyễnNgười mắc bệnh hen suyễn thường gặp tình trạng khó thở, thở hụt hơi đi kèm với thở khò khè, ho và tức ngực. Cơn hen cấp thường khởi phát khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, khói thuốc, bụi, thời tiết. Ngoài ra, hen suyễn có thể không liên quan đến các yếu tố gây dị ứng, liên quan đến các phụ nữ lớn tuổi, thừa cân, thậm chí là béo phì. Người mắc bệnh hen suyễn thường gặp phải tình trạng khó thở, thở hụt hơi xuất hiện đi kèm với thở khò khè, ho và tức ngực Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)COPD liên quan đến tình trạng co thắt phế quản, gây ra các biểu hiện tương tự bệnh lý hen suyễn như thở hụt hơi, thở khò khè, tức ngực và ho khạc đàm. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ rõ rệt gây bệnh.Ngộ độc khí carbon monoxide (CO)Carbon monoxide là một loại khí không màu, không vị, được sản xuất qua quá trình đốt nhiên liệu như xăng dầu của các loại phương tiện giao thông, lò nướng hay lò sưởi. Bạn có thể hít phải một cách vô thức từ môi trường xung quanh. Khí CO dành chỗ với khí oxy trong máu, ở nồng độ cao gây tổn thương thiếu oxy của não, dẫn đến các biểu hiện khó thở, lú lẫn, chóng mặt và đau đầu nhẹ.Dị vật đường thởKhi bị hóc thức ăn hoặc vật lạ vào đường hô hấp, phản ứng đầu tiên để bảo vệ cơ thể là ho. Sau đó, người bệnh có thể có các biểu hiệu như thở khò khè, hụt hơi hoặc thậm chí ngưng thở hoàn toàn. Đây là một tình trạng nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng nếu như người bệnh không được cấp cứu kịp thời.Bệnh lý tim mạchQuả tim và lá phổi phối hợp hoạt động nhịp nhàng với nhau. Bất kể nguyên nhân nào làm giảm khả năng bơm máu của tim đều có thể khiến người bệnh thở nông và thở hụt hơi. Trường hợp nặng của suy tim, người bệnh có thể mô tả họ có cảm giác như đang chết đuối trên cạn. Bất kể nguyên nhân nào làm giảm khả năng bơm máu của tim đều có thể khiến người bệnh thở nông và thở hụt hơi 3. Cách theo dõi nhịp thở Nguyên tắc chungBệnh nhân cần nghỉ ngơi 15 phút trước khi được theo dõi nhịp thở.Không sử dụng các thuốc ảnh hưởng đến hệ hô hấp trước khi theo dõi.Đếm nhịp thở theo đúng các bước kỹ thuật.Có sổ theo dõi để ghi chép các kết quả đo một cách rõ ràng, chính xác.Báo lại cho bác sĩ khi thấy người bệnh có các biểu hiện bất thường như thở nông, thở dốc, hụt hơi.Dụng cụĐồng hồBút ghiSổ hoặc bảng theo dõiThực hànhĐặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, tay đặt lên ngực.Người theo dõi quan sát bàn tay của bệnh nhân nâng lên hạ xuống tương ứng với một nhịp thở.Đếm tần số thở trong vòng một phút.Không được cho bệnh nhân biết đang theo dõi nhịp thở vì kết quả có thể không khách quan do bệnh nhân chủ ý điều chỉnh nhịp thở.Cần quan sát đồng thời màu sắc da và niêm mạc ở bệnh nhân, đặc biệt ở các đầu ngón tay, ngón chân và môi.Ghi kết quả về những điểm bất thường:+ Tần số thở trong một phút+ Độ sâu của nhịp thở: thở nông, hay sâu.+ Nhịp điệu thở: đều, không đều.+ Có các biểu hiện bất thường như khó thở, thở dốc, hụt hơi, co kéo các cơ hô hấp, tím tái, mệt mỏiKhi gặp phải những hiện tượng thở nông, hụt hơi kèm theo chóng mặt, người bệnh cần nhanh chóng dừng việc đang làm, ngồi nghỉ tại nơi thoáng mát và yêu cầu trợ giúp từ những người xung quanh. Sau khi cơ thể đã ổn định, người bệnh nên đi thăm khám để kiểm tra, xác định nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị hóc dị vật đường thở Tầm soát ung thư: Phương pháp phát hiện sớm bệnh, giảm chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong do ung thư
https://suckhoedoisong.vn/viem-loet-giac-mac-do-nam-co-the-gay-mu-loa-169240609203915467.htm
10-06-2024
Viêm loét giác mạc do nấm, điều trị viêm loét giác mạc do nấm
Các loài nấm gây viêm Có hai loại nấm chính gây bệnh là: nấm men và nấm sợi. Trong đó, nấm men có đặc điểm đơn bào, hình tròn, hình trứng có hoặc không có chồi. Nấm sợi đa bào, hình ống, phân nhánh có hoặc không có vách ngăn. Nấm hay gây bệnh viêm loét giác mạc là nấm sợi, hay gặp là Fusarium, Aspergillus. Nấm sợi thường khó chẩn đoán và điều trị hơn nấm men. Nguyên nhân dẫn đến viêm loét giác mạc do nấm Viêm loét giác mạc do nấm là một bệnh nhiễm trùng giác mạc khó điều trị. Viêm loét giác mạc do nấm thường gặp ở các nước có khí hậu nóng ẩm, các nước đang phát triển, có liên quan đến các chấn thương giác mạc do đất, bụi, cành cây, lá cây. Ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ khác như sử dụng kính tiếp xúc, sau phẫu thuật ở mắt, bệnh nhân có hội chứng suy giảm miễn dịch. Viêm loét giác mạc do nấm là một bệnh nhiễm trùng giác mạc khó điều trị. Tỷ lệ viêm loét giác mạc do nấm ngày càng tăng và khó điều trị do vệ sinh môi trường kém, chế độ bảo hộ lao động kém và cả sự lạm dụng các thuốc tra mắt có corticosteroid. Tiên lượng của viêm loét giác mạc do nấm thường xấu hơn so với viêm nhiễm giác mạc do vi khuẩn nói chung, do viêm nhiễm giác mạc do nấm khó chẩn đoán (chỉ dựa vào lâm sàng mà không có điều kiện chẩn đoán bằng cận lâm sàng), thuốc chống nấm ít, giá thành đắt, thói quen sử dụng corticoid và kháng sinh bừa bãi. Biểu hiện viêm loét giác mạc do nấm Viêm loét giác mạc do nấm thường xuất hiện sau một vi chấn thương mắt (bụi, cành cây, lá lúa chọc vào mắt), khởi đầu lặng lẽ, âm thầm, tiến triển chậm, kích thích ít và kéo dài. Bệnh viêm loét giác mạc do nấm bùng phát dữ dội khi bệnh nhân có sử dụng corticoid. Bệnh nhân thấy đau nhức mắt, đỏ mắt, cộm chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, nhìn mờ. Hình ảnh điển hình là ổ loét tròn/oval, ranh giới rõ, đáy ổ loét thường phủ lớp hoại tử dày, khô, đóng vảy gồ lên trên bề mặt giác mạc. Xung quanh ổ loét có đám thẩm lậu như bông trong nhu mô. Khám sẽ thấy có mủ tiền phòng tăng giảm thất thường. Hiện có nhiều phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng để xác định viêm loét giác mạc do nấm. Trong đó có thể sử dụng soi tươi, soi trực tiếp, nuôi cấy định danh, kỹ thuật ELISA, kỹ thuật PCR… Viêm loét giác mạc do nấm chữa thế nào? Các vết loét do nấm rất khó điều trị. Việc chẩn đoán thường bị trì hoãn và các loại thuốc có sẵn để điều trị tại mắt bị hạn chế do không có khả năng thâm nhập sâu vào giác mạc. Điều trị viêm loét giác mạc do nấm thường phải rất tích cực, kiên trì. Tất cả các trường hợp nhiễm nấm giác mạc cần được theo dõi hàng ngày cho đến khi có sự cải thiện rõ rệt. Thời gian điều trị nấm thường kéo dài. Việc chữa lành hoàn toàn tổn thương giác mạc có thể mất vài tuần và thậm chí vài tháng. Khi bị dị vật bắn vào mắt, cần đến ngay cơ sở chuyên khoa mắt để khám và điều trị. Việc điều trị viêm loét giác mạc do nấm cần theo chỉ định chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa mắt. Có thể phải can thiệp ngoại khoa như: gọt giác mạc hoặc thậm chí ghép giác mạc tùy tình trạng, mức độ bệnh. Để phòng mắc bệnh viêm loét giác mạc do nấm, mọi người cần cẩn trọng trong sinh hoạt, lao động để tránh xảy ra chấn thương ở mắt. Cần đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc và khi đi đường. Nếu không may bị bụi, hạn sạn, hạt thóc… bắn vào mắt, tuyệt đối không được day, giụi dẫn đến xước và rách giác mạc. Cách ứng xử đúng là nếu trong trường hợp có thể kiểm soát được (như chỉ bị hạt bụi bay vào mắt) thì nên rửa mắt bằng nước sạch để bụi tự trôi ra. Nếu không đỡ, hoặc dị vật to hơn bắn vào mắt, cần đến ngay cơ sở chuyên khoa mắt để khám và điều trị. Những người sử dụng kính tiếp xúc cần tuân thủ chặt chẽ khâu vệ sinh. Khi có triệu chứng bệnh ở mắt nói chung như ngứa, cộm… không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt về tra, và tránh tự ý sử dụng thuốc tra mắt có thành phần corticosteroid. Việc khám và kê đơn điều trị bệnh cần được thực hiện ở các cơ sở y tế chuyên khoa mắt tránh được hệ lụy nguy hại dẫn đến mù lòa. Cảnh giác với biến chứng của viêm loét giác mạc SKĐS - Viêm loét giác mạc là một bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp ở nước ta. Đây là một bệnh nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây thủng giác mạc, viêm nội nhãn, thậm chí phải bỏ nhãn cầu, gây mùa lòa. BS. Nguyễn Thị Thu Hiền Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-da-day-ruot-bach-cau-ai-toan-duoc-nhin-duoi-kinh-hien-vi-nhu-nao-vi
Viêm dạ dày ruột bạch cầu ái toan được nhìn dưới kính hiển vi như thế nào?
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Việc chẩn đoán bệnh Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan được xác định thông qua sinh thiết hoặc lấy dịch báng có tăng eosin trong sự vắng mặt của các tác nhân gây bệnh khác, kể cả ký sinh trùng đường ruột. Viêm thực quản tăng eosin (EE_Eosinophilic esophagitis) cũng nên chẩn đoán phân biệt và thảo luận. 1. Bệnh viêm dạ dày ruột bạch cầu ái toan Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan (tiếng Anh dùng từ Eosinophilic gastroenteritis_EG) là một dạng bệnh nằm trong nhóm bệnh lý sau: Viêm thực quản tăng bạch cầu eosin (eosinophilic esophagitis), viêm dạ dày, viêm ruột, viêm đại tràng tăng bạch cầu ái toan (eosinophil gastritis, enteritis, and colitis)Đây là một bệnh chẩn đoán chủ yếu dựa vào mô bệnh học với tình trạng tăng số lượng bạch cầu ái toan (BCAT) ở mảnh sinh thiết niêm mạc đường tiêu hóa và loại trừ các nguyên nhân gây tăng BCAT tại chỗ. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về mô bệnh học cho đến nay vẫn chưa được thống nhất vì vậy vai trò của nhà giải phẫu bệnh kết hợp với bác sĩ lâm sàng rất quan trọng. Việc chẩn đoán bệnh EG được xác định thông qua sinh thiết hoặc lấy dịch báng có tăng eosin trong sự vắng mặt của các tác nhân gây bệnh khác, kể cả ký sinh trùng đường ruột. Viêm thực quản tăng eosin (EE_Eosinophilic esophagitis) cũng nên chẩn đoán phân biệt và thảo luận. 2. Dưới kính hiển vi, bản chất của các hình ảnh này là như thế nào? Khẳng định chẩn đoán viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan phải dựa vào kết quả mô bệnh học của mảnh sinh thiết lấy ở dạ dày, ruột non (thường là tá tràng), đại tràng hoặc trực tràng. Trong các đoạn của đường tiêu hóa, manh tràng và ruột thừa là vị trí có số lượng BCAT cao nhất có thể đến 30 tế bào/vi trường).Dạ dày và đại tràng có số lượng BCAT thấp hơn do vậy tiêu chuẩn được thống nhất để chẩn đoán viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan ở hầu hết các nghiên cứu là khi số lượng BCAT trên 20 tế bào/vi trường. Sự phân bố của BCAT có đặc điểm là theo từng vùng do vậy việc sinh thiết nhiều mảnh bao gồm cả những vùng niêm mạc bình thường giúp khẳng định chẩn đoán. Sử dụng các phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch còn giúp xác định được tình trạng lắng đọng các chất được giải phóng từ các hạt của BCAT lắng đọng ở ngoại bào như MBP, ЕСР. .Trong trường hợp viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan thể cơ hoặc thanh mạc, có thể phải phối hợp thêm với nội soi ổ bụng hoặc nội soi viên nang mới lấy bệnh phẩm để khẳng định chẩn đoán được.2.1 Viêm dạ dày do bạch cầu ái toanNgược lại với thực quản, bình thường có bạch cầu ái toan ở niêm mạc dạ dày, nhưng ở nồng độ thấp hơn ở ruột non và ruột già. Tiêu chuẩn để chẩn đoán viêm dạ dày do bạch cầu ái toan về mặt mô học bao gồm ≥30 bạch cầu ái toan/ quang trường trong ít nhất 5 quang trường và ≥70 bạch cầu ái toan/ quang trường trong ít nhất 3 quang trường.Đặc điểm chung của sinh thiết viêm dạ dày do bạch cầu ái toan là các tấm bạch cầu ái toan trong lớp đệm mở rộng, dư thừa trong biểu mô bạch cầu ái toan, viêm túi mật / áp xe bạch cầu ái toan, và bạch cầu ái toan trong cơ niêm mạc và lớp dưới niêm mạc. Tế bào Mast và Tế bào lympho có yếu tố FOXP3 có nhiều hơn trong sinh thiết viêm dạ dày do bạch cầu ái toan so với kiểm soát.Đặc điểm lâm sàng của viêm dạ dày do bạch cầu ái toan bao gồm đau thượng vị, ngoại vi tăng bạch cầu ái toan trong máu, thiếu máu và giảm albumin máu. Nội soi bất thường bao gồm niêm mạc nốt, sung huyết, và loét / ăn mòn, nhưng niêm mạc có thể bình thường.Viêm dạ dày do bạch cầu ái toan có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc có thể kết hợp với dư thừa thâm nhập bạch cầu ái toan trong phần còn lại của đường tiêu hóa, đặc biệt là thực quản, đồng thời hoặc tuần tự. Kháng nguyên hạn chế thành công làm giảm các triệu chứng và tăng bạch cầu ái toan ở mô ở một số bệnh nhân nhi có viêm dạ dày do bạch cầu ái toan.. Thấm nhập nhiều mạch cầu ai toan ở tá tràng – Hình ảnh đặc trưng của viêm dạ dày do bạch cầu ái toan khi quan sát dưới kính hiển vi Một trường hợp khác có thấm nhập nhiều mạch cầu ái toan ở dạ dày 2.2 Viêm ruột non do tăng bạch cầu ái toanBạch cầu ái toan dư thừa trong ruột non có thể được coi là bội số của số lượng tối đa được tìm thấy trong sinh thiết thông thường, chẳng hạn như là 2 × 26 bạch cầu ái toan/quang trường hoặc 52 bạch cầu ái toan/ quang trường trong niêm mạc tá tràng và 2 × 28 bạch cầu ái toan/ quang trường hoặc 56 bạch cầu ái toan/ quang trường ở hồi tràng. Lượng bạch cầu ái toan dư thừa bị hạn chế ở ruột non dường như cực kỳ hiếm. Tăng bạch cầu ái toan ở niêm mạc dường như phổ biến, có lẽ riêng biệt, liên quan đến mật độ bạch cầu ái toan dư thừa trong niêm mạc của các bộ phận khác của đường tiêu hóa. Những bệnh nhân báo cáo chứng khó tiêu và không bị loét có tăng số lượng niêm mạc tá tràng bạch cầu ái toan so với những bệnh nhân không báo cáo chứng khó tiêu. Tăng số lượng bạch cầu ái toan trong lớp đệm, tăng bạch cầu ái toan trong biểu mô so với số lượng bình thường, nhung mao, và bạch cầu ái toan trong niêm mạc cơ và lớp dưới niêm mạc có thể được tìm thấy trong viêm thực quản bạch cầu ái toan.2.3 Viêm đại tràng do tăng bạch cầu ái toanBạch cầu ái toan thường có trong niêm mạc ruột kết và hầu hết nhiều ở đại tràng bên phải của cả trẻ em và người lớn. Do đó, sử dụng một giá trị ngưỡng duy nhất để xác định tăng mật độ bạch cầu ái toan kém chính xác hơn và có khả năng gây hiểu lầm so với việc áp dụng các giá trị ngưỡng thích hợp cho từng vị trí đại tràng (phải, ngang, trái, trực tràng) được đánh dấu thích hợp và niêm mạc đại tràng được gửi riêng để sinh thiết.Bạch cầu ái toan dư thừa có thể được coi là bội số của số lượng đỉnh bạch cầu ái toan/ quang trường trong sinh thiết bình thường, bao gồm 2 × 50 bạch cầu ái toan/ quang trường hoặc 100 bạch cầu ái toan/ quang trường ở manh tràng và đại tràng lên, 2 × 42 bạch cầu ái toan/ quang trường hoặc 84 bạch cầu ái toan/ quang trường trong dấu hai chấm ngang và đi xuống, và 2 × 32 bạch cầu ái toan/ quang trường hoặc 64 bạch cầu ái toan/ quang trường trong niêm mạc trực tràng. Đặc điểm mô học ở sinh thiết đại tràng cho thấy mật độ bạch cầu ái toan tăng lên tăng bạch cầu ái toan trong biểu mô và bạch cầu ái toan ở niêm mạc cơ và lớp dưới niêm mạc.Sự phổ biến của viêm đại tràng do bạch cầu ái toan rất khó xác định, một phần, bởi vì không có hướng dẫn chẩn đoán bệnh lý hoặc lâm sàng.Tuy nhiên, một cách tiếp cận hợp lý là viêm đại tràng do bạch cầu ái toan phải là một chẩn đoán bệnh học lâm sàng, tương tự như viêm thực quản do bạch cầu ái toan, đòi hỏi cả hai triệu chứng có thể đề cập đến rối loạn chức năng đại tràng và sinh thiết ruột kết cho thấy thừa bạch cầu ái toan. Sinh thiết ruột kết cho thấy bạch cầu ái toan mật độ lớn hơn bình thường. Hầu hết những bệnh nhân đó đều có các triệu chứng, chủ yếu là tiêu chảy và đau bụng, nhưng khoảng một phần ba không có triệu chứng. Đã báo cáo bất thường nội soi bao gồm xuất huyết, mất niêm mạc, tổn thương màu trắng, niêm mạc hạt nhợt nhạt và loét áp-tơ. Một số nghiên cứu đã ghi nhận rằng lượng bạch cầu ái toan dư thừa có thể được tìm thấy trong sinh thiết niêm mạc từ những bệnh nhân bị bệnh viêm ruột IBD. Sự phổ biến của viêm đại tràng do bạch cầu ái toan rất khó xác định Thật vậy, bạch cầu ái toan có thể nhiều hơn trong sinh thiết từ trẻ em bị IBD so với sinh thiết từ trẻ em bị dị ứng, và tăng eotaxin-1 mức độ được báo cáo trong sinh thiết trực tràng từ trẻ em với viêm loét đại tràng. Sự hiện diện của các tế bào viêm cấp tính trong sinh thiết ruột kết cho thấy những thay đổi mãn tính và dư thừa bạch cầu ái toan, đặc biệt là những người thiếu bạch cầu ái toan, nên nghi ngờ IBD với lượng bạch cầu ái toan dư thừa là đúng chẩn đoán. Vai trò của bạch cầu ái toan trong IBD không rõ ràng. Tăng số lượng bạch cầu ái toan có thể được tìm thấy trong đại tràng sinh thiết của những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch, đặc biệt là những người nhận tacrolimus, những người đã được cấy ghép nội tạng có thể giải quyết bằng việc hạn chế thực phẩm.Viêm đại tràng dị ứng ở trẻ sơ sinh đã được chẩn đoán nếu> 20 bạch cầu ái toan / quang trường được tìm thấy trong sinh thiết trực tràng, có thể ở phân bố loang lổ, giải quyết theo dõi lâm sàng loại bỏ các kháng nguyên vi phạm, thường là sữa bò, khỏi chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng. Vì điều kiện này rất dễ dàng, và dường như vĩnh viễn, được điều trị bằng cách rút một loại thực phẩm chất từ ​​chế độ ăn uống, phân loại như một viêm dạ dày ruột tăng esinophil được coi là không phù hợp bởi một số chuyên gia. 3. Chẩn đoán phân biệt khi tăng mật độ bạch cầu ái toan Chẩn đoán phân biệt khi tăng mật độ bạch cầu ái toan trong niêm mạc đại tràng rộng hơn so với thảo luận ở trên, và bao gồm nhiễm ký sinh trùng, hội chứng tăng bạch cầu ái toan, v.v... Viêm đại tràng do esinophile chính là chẩn đoán chỉ được thực hiện sau khi tất cả các nguyên nhân đã biết cho tăng bạch cầu ái toan ở đại tràng đã bị loại trừ. Hình ảnh viêm mạn tính niêm mạc đại tràng với sự xuất hiện của nhiều BCAT 4. Theo dõi sau điều trị dựa trên hình ảnh mô bệnh học Trong quá trình điều trị, theo dõi đáp ứng dựa vào những tiêu chí nào hiện vẫn còn tranh cãi. Cho đến nay trong hầu hết các nghiên cứu, đáp ứng điều trị chủ yếu vẫn dựa trên sự cải thiện triệu chứng lâm sàng và giảm số lượng BCAT. Tuy nhiên còn cần phối hợp thêm với sự thay đổi hình ảnh trên nội soi và mô bệnh học. Theo khuyến cáo của Hội Tiêu hóa Mỹ năm 2013, đáp ứng hoàn toàn về mô bệnh học được định nghĩa là khi số lượng BCAT giảm > 90% số lượng BCAT. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng số lượng BCAT nhiều nhất đếm được, một số sử dụng giá trị trung bình. Ngoài ra cần lưu ý đến các đặc điểm khác liên quan đến tổn thương viêm của mô như tăng sinh vùng nền, xơ hóa lớp dưới biểu mô... Việc phát triển các thang điểm phân loại mức độ nặng trên nội soi và mô bệnh học được kỳ vọng sẽ đem đến các công cụ hữu hiệu để theo dõi đáp ứng sau điều trị.Nhiều khía cạnh của chẩn đoán viêm dạ dày ruột do bạch cầu ái toan, cơ chế bệnh sinh, liệu pháp, v.v., vẫn còn được xác định. Gần đây, Tổ chức các nhà nghiên cứu tiêu hóa bạch cầu ái toan (CEGIR) đã nhận được nhiều sựu giúp đỡ để tạo điều kiện các nghiên cứu về các bệnh hiếm gặp này.. Những nghiên cứu này hy vọng sẽ mang lại kiến ​​thức khoa học cơ bản và lâm sàng sẽ dẫn đến và các liệu pháp hiệu quả.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị viêm dạ dày ruột do bạch cầu ái toan tại Bệnh viện. Tài liệu tham khảoA Lowichik 1, A G Weinberg. A quantitative evaluation of mucosal eosinophils in the pediatric gastrointestinal tract. Mod Pathol. 1996 Feb; 9(2):110-4.Kinoshita Y, Ishimura N, Oshima N và cộng sự (2015). Systematic review: Eosinophilic esophagitis in Asian countries. World J Gastroenterol, 21 (27): 8433-40.XEM THÊMBạch cầu đơn nhân: Những điều cần biếtCác rối loạn chức năng thường gặp ở thực quản và dạ dàyBạch cầu ái toan: Những điều cần biết
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-nao-ban-co-tranh-hoi-chung-trai-tim-ngay-le-vi
Làm thế nào bạn có thể tránh Hội chứng trái tim ngày lễ?
Hội chứng trái tim ngày lễ có thể gây hại cho cơ thể bạn nhiều hơn là chỉ phá hủy chế độ ăn kiêng. Bởi vì những dịp này thường đi kèm với niềm vui, hạnh phúc và không ít là thực đơn phong phú. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng này là gì, tại sao nó xảy ra và làm thế nào để hạn chế nó để duy trì sức khỏe tim mạch trong những dịp lễ tết náo nhiệt sắp đến. 1. Hội chứng trái tim ngày lễ là gì? Hội chứng trái tim ngày lễ đề cập đến các vấn đề về tim xảy ra do ăn quá nhiều đồ ăn mặn và rượu. Mặc dù ăn uống quá nhiều là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm, nhưng nó được gọi là hội chứng trái tim trong kỳ nghỉ lễ vì những ngày lễ - thời điểm ăn mừng liên tục với vô số thức ăn nhanh, đóng hộp, có vị mặn và cocktail - đây là lúc chúng ta lạm dụng nó nhiều nhất.Tất cả muối và rượu đó có thể khiến tim bạn đập không đều, còn được gọi là rung tâm nhĩ (hoặc AFib). Trong ngắn hạn, nó có thể chỉ đơn giản là một tác dụng phụ đáng báo động của việc ăn mừng quá nhiều, nhưng về lâu dài, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim, bao gồm suy tim và đột quỵ . Hội chứng trái tim ngày lễ xảy ra do ăn quá nhiều đồ ăn mặn và rượu trong dịp lễ 2. Tại sao hội chứng trái tim ngày lễ lại xảy ra? Mặc dù những người có vấn đề về tim từ trước có nhiều khả năng mắc hội chứng trái tim ngày lễ hơn, nhưng nó cũng có thể xảy ra với những người không có bất kỳ vấn đề nào về tim.Đối với nhiều người, những món ăn đặc biệt trong ngày nghỉ lễ đột nhiên trở nên phong phú, chẳng hạn như bánh quy, kẹo và các món ăn nhanh, nhiều gia vị. Và đó không chỉ là một bữa ăn, mà là một đợt ăn uống khác biệt rõ rệt so với những ngày còn lại trong năm.Sự sẵn có của thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xu hướng ăn uống quá mức của bạn. Bạn thường bị bao quanh bởi rất nhiều thức ăn trong thời gian này. Vì vậy, cho dù bạn đang ăn tiệc ở văn phòng hay ở cùng gia đình, bạn có xu hướng ăn những thực phẩm rất khác so với chế độ ăn bình thường của mình. 3. Các triệu chứng của hội chứng trái tim ngày lễ là gì? Những thực phẩm trong kỳ nghỉ này thường khiến tim bạn đập không đều, còn được gọi là rung tâm nhĩ (hoặc AFib). Các triệu chứng điển hình của rung tâm nhĩ bao gồm:Nhịp tim nhanh: Cảm giác đập thình thịch, đập mạnh hoặc đập nhanh trong lồng ngực.Thiếu năng lượng hoặc cảm thấy quá mệt mỏi.Chóng mặt: Cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu.Khó chịu ở ngực: Đau, tức hoặc khó chịu ở ngực.Khó thở: Khó thở khi hoạt động bình thường và ngay cả khi nghỉ ngơi.Mặc dù những người đang phải đối mặt với bệnh tim có nhiều khả năng gặp phải hội chứng tim trong kỳ nghỉ. Nhưng ngay cả những người không có vấn đề về tim cũng có thể nhận thấy nhịp tim nhanh hoặc mất nhịp sau khi uống quá nhiều rượu. Thông thường, điều đó sẽ không gây lo ngại. Nhưng nhìn chung, mọi người nên nhận thức được sự nguy hiểm và theo dõi việc ăn uống để tránh những triệu chứng này. Thiếu năng lượng hay cảm thấy mệt mỏi là biểu hiện quen thuộc sau các bữa tiệc lễ hội 4. Làm thế nào để tránh hội chứng trái tim kỳ nghỉ? Tránh hội chứng trái tim trong kỳ nghỉ không quá khó, ngay cả khi bạn muốn thưởng thức tất cả các món ăn và đồ uống ngon mà bữa tiệc mang lại. Điều quan trọng cần ghi nhớ là lên kế hoạch trước và thực hiện mọi thứ một cách có chừng mực. 4.1 Luôn xây dựng kế hoạch Việc lập kế hoạch trước khi tham dự một bữa tiệc rất quan trọng. Bạn không cần phải tránh hoàn toàn những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhận thức được những gì bạn đang ăn và ăn bao nhiêu có thể giúp bạn đi đúng hướng trong một chặng đường dài.Bạn nên ăn bữa sáng và bữa trưa nhỏ hơn nếu bạn biết mình sẽ ăn tối thịnh soạn vào đêm hôm đó. Một cách tiếp cận khác là ăn nhẹ trước khi bạn tham dự một sự kiện để bạn lạm dụng đồ ăn ở đó. Và nếu bạn muốn ăn tráng miệng (vì đó là món bánh rất ngon và hấp dẫn), chỉ cần lấy một miếng nhỏ hơn. 4.2 Dừng lại ở mức vừa đủ Trong bữa tiệc, hãy cảnh giác với những thực phẩm chứa nhiều kem, đường hoặc muối. Ngoài ra, không nên uống rượu quá mức. Chỉ uống một ly cocktail thì không sao, nhưng hãy thưởng thức nó từ từ, suốt buổi tối thay vì uống say sưa nhiều cốc sau đó. 4.3 Luôn năng động Những gì bạn cần làm sau những bữa tối thịnh soạn hay bữa tiệc ngày lễ cũng quan trọng như những gì bạn ăn và uống trước đó. Hãy duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên giúp bạn khỏe mạnh, giảm căng thẳng và đốt cháy calo. Bằng cách giữ cho cơ thể khỏe mạnh trước kỳ nghỉ lễ, bạn cũng sẽ giảm nguy cơ mắc các vấn đề về bệnh tim mạch lâu dài. 4.4 Hãy thư giãn Trước những ngày nghỉ lễ có thể là khoảng thời gian cực kỳ bận rộn và căng thẳng trong năm. Dành một chút thời gian để nghỉ ngơi và giảm bớt căng thẳng - điều đó cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn về sức khỏe tim mạch. 4.5 Những cân nhắc sau bữa tiệc Dù tiệc có vui, thức ăn có ngon đến bao nhiêu, điều quan trọng là bạn phải tỉnh táo sau một đêm nghỉ lễ. Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Motrin®, Aleve® hoặc Advil® để giảm triệu chứng nôn nao có thể gây căng thẳng hơn cho tim.Tình trạng này cũng có xu hướng làm tăng huyết áp của bạn. Vì vậy, nếu chúng làm tăng huyết áp, một số người sẽ bị suy tim vì nó giống như một vòng luẩn quẩn. Do đó, điều thực sự quan trọng là phải quan sát những gì bạn đang ăn và làm. Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên để kiểm soát sức khỏe tim mạch 5. Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ? Trước tiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã cảm nhận rõ tình trạng sức khỏe của chính mình. Tiếp theo, bạn đến gặp bác sĩ để kiểm tra thường xuyên và đảm bảo rằng bạn đang điều trị đúng cách mọi vấn đề về tim mà bạn có thể gặp phải. Nếu bạn chưa từng trải qua tình trạng nhịp tim không đều, tình trạng này sẽ tự khỏi. Nếu các vấn đề, bao gồm khó thở và chóng mặt, vẫn tồn tại, hãy đến thăm khám tại bệnh viện. Nếu bạn đã mắc bệnh tim hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim, bạn nên tuân thủ chế độ ăn kiêng đồng thời theo dõi chặt chẽ cân nặng và huyết áp của mình trong kỳ nghỉ. Nếu các triệu chứng hoặc con số đáng lo ngại, bạn nên liên hệ với bác sĩ của mình.
https://suckhoedoisong.vn/de-giam-bien-chung-dai-thao-duong-nen-tap-the-duc-the-nao-169230917140934695.htm
18-09-2023
Để giảm biến chứng đái tháo đường nên tập thể dục thế nào?
Đái tháo đường là một căn bệnh mạn tính. Hiểu một cách đơn giản, khi cơ thể không sản xuất đủ insulin , quá nhiều lượng đường sẽ tồn tại trong máu, gây ra bệnh đái tháo đường. Insulin là một loại hormone quan trọng giúp đường từ máu vào được các tế bào để lưu trữ. Đái tháo đường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim mạch, các vấn đề về thận và thậm chí là mất thị lực (mù). Mặc dù ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới nhưng không có cách chữa trị cụ thể căn bệnh này. Tuy nhiên, việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Tập thể dục thường xuyên cũng quan trọng không kém trong việc quản lý đái tháo đường (cùng với việc dùng thuốc và chế độ ăn uống). Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, tập thể dục có nhiều lợi ích, bao gồm giảm nguy cơ biến chứng, cải thiện sức khỏe tổng thể và kiểm soát lượng đường trong máu. Đái tháo đường gây nhiều biến chứng nguy hiểm. 1. Mối liên hệ giữa tập thể dục và kiểm soát đường máu - Tăng độ nhạy insulin : Cơ bắp cần thêm glucose để tạo năng lượng trong khi tập luyện. Tập luyện thể dục nhiều hơn giúp đường đi vào được cơ bắp nhiều hơn để lưu trữ. Bằng cách giảm lượng đường trong máu, độ nhạy insulin được cải thiện, làm giảm nhu cầu dùng thêm thuốc. - Giảm lượng đường trong máu : Tập thể dục có thể trực tiếp làm giảm lượng đường trong máu trong và sau khi hoạt động thể chất. Tùy thuộc vào số lượng và thời gian tập luyện, tác động này có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí vài ngày. Tập thể dục thường xuyên giúp duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh và kiểm soát đường huyết tổng thể. - Quản lý cân nặng khỏe mạnh: Để kiểm soát bệnh đái tháo đường, điều cần thiết là duy trì cân nặng khỏe mạnh. Tập thể dục giúp tăng cường trao đổi chất và đốt cháy calo, giúp giảm cân và duy trì cân nặng. Có cân nặng khỏe mạnh, ổn định có thể tăng cường đáng kể việc điều chỉnh lượng đường trong máu. - Cải thiện sức khỏe tim mạch : Đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ bao gồm huyết áp cao và tăng cholesterol... tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Sức khỏe trái tim được tăng cường nhờ tập thể dục thường xuyên, điều này cũng làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tim. - Giảm căng thẳng : Căng thẳng là một nguyên nhân dẫ tới l ượng đường trong máu tăng cao. Tập thể dục giúp thư giãn cơ thể và tâm trí và là một cách tuyệt vời để giảm căng thẳng. Do đó, tập thể dục có thể gián tiếp hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu. 2. Bài tập nào quản lý đái tháo đường hiệu quả? Đi bộ nhanh là hình thức tập luyện đơn giản, dễ thực hiện giúp ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường. - Bài tập aerobic : Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội và khiêu vũ… đều là những bài tập tim mạch tuyệt vời, tốt cho người bệnh đái tháo đường. Đặt mục tiêu hoạt động aerobic từ 150 phút trở lên mỗi tuần ở mức độ vừa phải (tương đương 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần). Sức khỏe tim mạch được tăng cường nhờ tập thể dục nhịp điệu, cũng giúp kiểm soát cân nặng. 5 nguyên nhân gây đái tháo đường có thể phòng ngừa - Rèn luyện sức mạnh: Bao gồm ít nhất hai ngày mỗi tuần, bạn nên thực hiện các hoạt động rèn luyện sức mạnh trong chế độ tập luyện của mình. Khối lượng cơ bắp đạt được thông qua rèn luyện sức mạnh có thể cải thiện độ nhạy insulin. Các bài tập sức mạnh có thể bao gồm: Chống đẩy, squat, tập với dây kháng lực hoặc cử tạ… - Bài tập linh hoạt và thăng bằng: Các bài tập linh hoạt và giữ thăng bằng, chẳng hạn như giãn cơ, nên được đưa vào chương trình tập luyện. Những bài tập này làm tăng tính linh hoạt của khớp và giảm nguy cơ té ngã. Điều này rất quan trọng đối với người lớn tuổi mắc bệnh đái tháo đường. Kiên định và đều đặn tập luyện là điều quan trọng để tạo nên một thói quen lành mạnh, giúp quản lý tốt đường máu, ngăn ngừa biến chứng ở người đái tháo đường. Điều trị đái tháo đường cần được cá thể hóa trên từng người bệnh SKĐS - Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Việc điều trị cần được cá nhân hóa và phối hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Mời độc giả xem thêm video: Tập luyện và ăn uống với bệnh đái tháo đường BS. Tăng Mạnh Hoạt Bệnh viện Quân y 4 Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/nguoi-dan-ong-gay-sung-do-quan-he-sai-tu-the-20220517095110620.htm
20220517
Người đàn ông gãy "súng" do quan hệ sai tư thế
BS Nguyễn Duy Khánh - Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức cho biết, nam bệnh nhân 40 tuổi, trú tại Lạng Sơn được đưa đến viện trong tình trạng đái máu, sưng tím toàn bộ dương vật, tụ máu lớn vùng bìu tầng sinh môn. "Chúng tôi chẩn đoán bệnh nhân bị vỡ vật hang dương vật do quan hệ tình dục sai tư thế. Ngay trong ngày 15/5 sau khi nhập viện, bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu, xử lý khâu cân trắng vật hang, tạo hình niệu đạo", BS Khánh thông tin. Nam bệnh nhân dù được phẫu thuật kịp thời sau gãy "súng", nhưng ảnh hưởng sau này vẫn khó tránh. Chỉ sau một ngày phẫu thuật, bệnh nhân đã ổn định sức khỏe, tuy nhiên bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng như cong dương vật, liệt dương, hẹp niệu đạo, rò nước tiểu. Đáng nói, tai nạn gãy "súng" do quan hệ tình dục sai tư thế khá phổ biến. BS Khánh cho biết, trong vòng một tháng qua, tại Trung tâm Nam học có 5 ca vỡ vật hang do quan hệ sai tư thế. "Quan hệ tình dục sai tư thế là nhóm nguy cơ hàng đầu gây tổn thương "cậu nhỏ". Tai nạn thường xảy ra khi các quý ông vội vã đưa "cậu nhỏ" trượt ra ngoài âm đạo, đâm vào những vùng cứng như vùng hông, xương ụ ngồi, vùng mu của đối tác khiến dương vật ngập góc, gây nên tình trạng "gãy súng". Đây là một tai nạn phòng the để lại nhiều di chứng, do thương tổn niệu đạo rất khó khăn trong quá trình điều trị và để lại cả di chứng tâm lý sau này cho người bệnh", BS Khánh nói. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáocác quý ông cần cẩn trọng khi quan hệ tình dục, tránh những tư thế lạ hoặc hành động không đảm bảo an toàn, dễ dẫn đến tai nạn. Khi có dấu hiệu gãy dương vật, như dương vật bị đau, tổn thương, phù nề, nam giới không nên ngại ngùng, chần chừ mà cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để can thiệp điều trị kịp thời nhằm giúp "cậu nhỏ" tránh những biến chứng, gây khó khăn cho việc xử trí và để lại những hậu quả sau này.
https://suckhoedoisong.vn/su-dung-men-tieu-hoa-khi-tre-tieu-chay-nen-hay-khong-169220707233536385.htm
12-07-2022
Sử dụng men tiêu hóa khi trẻ tiêu chảy, nên hay không?
Men tiêu hóa, dùng sao cho đúng? SKĐS - Men tiêu hóa tuy là thuốc nhưng được bán tự do, không cần đơn bác sĩ. Chính vì vậy nhiều người dễ lạm dụng dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc cho sức khoẻ. 1. Men tiêu hóa là gì? Men tiêu hóa (hay còn gọi là enzym) là các loại men do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra, có tác dụng để tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Ví dụ, enzym tiêu hóa các chất bột đường alpha amylase - maltase; enzym tiêu hóa chất đạm chymotrypsin, papain, pepsin...; enzym tiêu hóa chất béo lipase, cholesterase... Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và lượng men tiêu hóa thường tiết ra không đủ. Do đó, trong một số trường hợp trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng , cơ thể kém hấp thu, đi ngoài phân sống… thì có thể dùng men tiêu hóa. Bổ sung men tiêu hóa kéo dài từ bên ngoài sẽ khiến các tuyến tiêu hóa của cơ thể bị ức chế dẫn đến suy giảm chức năng bài tiết và bị teo nhỏ. Trẻ phải phụ thuộc vào men tiêu hóa suốt đời. Dùng men tiêu hóa cho trẻ cũng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. 2. Khi nào dùng men tiêu hóa cho trẻ ? Men tiêu hóa được bác sĩ chỉ định dùng khi trẻ bị thiếu men tiêu hóa, khả năng tiêu hóa thức ăn kém, các tuyến tiêu hóa bị tổn thương như trong một số trường hợp: Viêm teo ruột kéo dài, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng… Hoặc những trẻ mới ốm dậy, thể lực yếu, hệ tiêu hóa chưa tiết men đầy đủ cũng được chỉ định dùng men tiêu hóa để giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Những bệnh nhân này ngoài việc dùng men tiêu hóa cũng cần bổ sung các chất dinh dưỡng qua chế độ ăn mỗi ngày. 3. Men tiêu hóa có tác dụng trị tiêu chảy không ? Hiện nay, có nhiều bậc cha mẹ cứ thấy con bị tiêu chảy là lại mua men tiêu hóa về cho con uống. Tuy nhiên, men tiêu hóa không có tác dụng nhiều trong trị tiêu chảy. Trong khi đó, việc điều trị tiêu chảy thường điều trị theo nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, song phần lớn là do trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, dị ứng thức ăn; hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh ... Điều quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy là bù nước và chất điện giải. Bởi tiêu chảy có thể sẽ gây ra tình trạng mất nước nguy hiểm. Mất nước nhẹ rất thường gặp và được phục hồi nhanh chóng bằng việc uống nhiều nước, bù dung dịch điện giải. Trong đại đa số các trường hợp, mất nước do tiêu chảy đều có thể được điều trị hiệu quả bằng oresol (dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ). Tuy nhiên, tình trạng mất nước nghiêm trọng có thể sẽ gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, với các trường hợp trẻ bị tiêu chảy nặng, nếu chỉ dùng men tiêu hóa có thể dẫn đến tình trạng trẻ mất nước và gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Có nên sử dụng men tiêu hóa cho trẻ bị tiêu chảy? Dùng men tiêu hóa, men vi sinh trong trường hợp nào? 4. Dùng men tiêu hóa đúng cách - Trước khi sử dụng men tiêu hóa điều trị tiêu chảy cho trẻ, phụ huynh cần hỏi ý kiến bác sĩ. - Tuyệt đối không tự ý mua men tiêu hóa về cho trẻ uống. - Men tiêu hóa được bác sĩ chỉ định cho trẻ dùng trong một thời gian nhất định để tăng cường khả năng tiêu hóa. Thời gian dùng men tiêu hóa tối đa là 2 tuần. - Không nên sử dụng men tiêu hóa kéo dài vì sẽ gây tác dụng ngược, làm giảm sự bài tiết các enzym tiêu hóa của cơ thể và trẻ phải phụ thuộc vào nguồn enzym từ bên ngoài. - Trẻ dưới 6 tháng tuổi cũng không nên cho uống men tiêu hóa. Vì ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định sẽ dẫn đến tiêu chảy nếu dùng không đúng cách, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ về sau này. -Nên dùng men tiêu hóa cùng bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn. Cũng như các loại thuốc khác, men tiêu hóa cũng có thể gây tác dụng không mong muốn nếu sử dụng không đúng mục đích, lạm dụng … Chính vì thế, khi sử dụng men tiêu hóa cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Với mỗi trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ có hướng điều trị bằng men tiêu hóa khác nhau. Xem thêm video đang được quan tâm: Cháy nắng: Cách nào làm dịu làn da? BS. Nguyễn Văn Hùng Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tim-hieu-3-chuc-nang-cua-rang-vi
Tìm hiểu 3 chức năng của răng
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Răng của chúng ta được hình thành với những chức năng quan trọng và chia thành các nhóm răng riêng biệt đảm bảo các yếu tố như nhai, phát âm và cấu trúc răng tạo nên khuôn mặt cân đối hài hòa. Trong đó, có 3 chức năng chính gồm chức năng nhai, phát âm và tạo thẩm mỹ cho khuôn mặt. 1. Chức năng nhai của răng Răng được coi là bộ phận đầu tiên tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Răng có chức năng cắt nhỏ thức ăn kết hợp cùng với lưỡi nhằm nghiền nhỏ thức ăn trước khi vào đường tiêu hóa, trộn đều lượng enzym có trong nước bọt vào thức ăn giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn, hạn chế tình trạng đau dạ dày. Chức năng của răng được chia cụ thể thành các nhóm răng như sau:Răng cửa: Là hai chiếc răng đầu tiên của mỗi hàm, được dùng để cắn thức ăn, chia nhỏ thức ăn khi đưa vào miệng.Răng nanh: Là những chiếc răng nhọn tiếp theo của răng cửa, chúng thước sắc nhọn và dùng để xé thức ăn.Răng hàm nhỏ và răng hàm lớn: Trên các răng hàm có những rãnh nhỏ và chắc khỏe được dùng để nhai và nghiền nát thức ăn.Tuy nhiên trong các răng hàm thì răng số 8 hay gọi là răng khôn gần như ít có khả năng ăn nhai. Cho nên hâu như không có tác dụng gì trong việc tiêu hóa thức ăn, nếu trong trường hợp răng mọc thẳng bình thường và không chen chúc làm lệch những răng bên cạnh thì có thể giữ lại. Tuy nhiên, với một số trường hợp răng khôn mọc ngầm hoặc làm ảnh hưởng đến những răng khác và mắc bệnh lý về răng miệng thì nên loại bỏ, bởi việc mất chiếc răng số 8 sẽ không ảnh hưởng gì đến chức năng ăn nhai. Nhưng nếu một người đã mất răng số 7 thì có thể để cho răng số 8 làm thay nhiệm vụ nghiên thức ăn, không nên loại bỏ răng số 8. Răng cửa có chức năng ăn nhai 2. Chức năng phát âm cả răng Răng, lưỡi và hàm là những bộ phận cũng tham gia vào khả năng phát âm của một người. Nếu như răng đều và đầy đủ giúp cho quá trình phát âm tròn vành và rõ chữ hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp nếu răng sữa mất sớm sẽ làm cho trẻ bị nói ngọng và phát âm không chính xác.Người trưởng thành nếu như bị mất răng cửa sẽ khó nói đúng giọng, không thể phát âm chuẩn. Đặc biệt là khi học ngoại ngữ, các âm "s", "th", "ch" hay “v”... khi phát âm các âm này đòi hỏi phải đặt lưỡi tựa vào phía sau răng cửa hàm trên, hoặc cần tựa môi và răng để phát âm thành tiếng chuẩn nhất.Nếu mất răng vô tình tạo khoảng trống giữa các răng sẽ không phát âm được hoặc phát âm không rõ hoặc đôi khi là ngọng. Những trường hợp răng lệch lạc hay bị thưa cũng như vậy, khi ấy luồng hơi từ trong miệng đẩy ra ngoài sẽ không được đều và tạo thành tiếng phát ra không chính xác. Do đó, chức năng phát âm của răng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chức năng phát âm của răng có thể bị hạn chế nếu bạn mắc các vấn đề về răng miệng 3. Chức năng thẩm mỹ của răng Cấu tạo hàm răng đẹp và khỏe mạnh sẽ làm tăng vẻ đẹp của khuôn mặt, giúp khuôn mặt cân đối, khuôn miệng và làm nụ cười chúng ta thêm duyên dáng hơn. Những người không may mắn có hàm răng hô, móm, răng thưa hay mọc lệch lạc cũng ảnh hưởng đến nét đẹp và nét duyên dáng chung của khuôn mặt.Tuy nhiên, những người không may mắn sở hữu những hàm răng không được như ý, ảnh hưởng tới khả năng nhai, thẩm mỹ và tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng, trường hợp này bạn nên khám nha khoa sớm để được can thiệp sớm từ đó giúp cải thiện chức năng răng miệng và thẩm mỹ của răng.Răng của chúng ta được tạo nên với những chức năng quan trọng, tuy nhiên chúng có thể bị tổn thương hay có nguy cơ mắc bệnh nếu như chúng ta không chăm sóc đúng cách. Cho nên để đảm bảo chức năng răng miệng tốt thì cần nâng cao ý thức bảo vệ răng miệng như:Đánh răng hằng ngày: Đây là việc làm rất quan trọng để giúp răng miệng luôn khỏe mạnh và sạch. Hãy tập thói quen đánh răng thường xuyên, mỗi ngày từ 2 – 3 lần sau khi khoảng ăn 30 phút. Nên đánh răng ít nhất trong 2 phút để các chất trong kem đánh răng phát huy được tác dụng.Súc miệng bằng nước muối: Sau khi đánh răng hoặc ăn uống, nên súc miệng với nước muối ấm pha loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Khi súc miệng cố giữ nước muối trong miệng khoảng 2 phút rồi nhỏ bỏ.Dùng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn bị mắc kẹt bên trong kẽ răng, và trên bề mặt răng. Nên dùng chỉ nha khoa ít nhất ngày một lần để làm sạch kẽ răng, tránh tồn đọng thức ăn.Làm sạch lưỡi: Vi khuẩn có thể cư trú trên lưỡi của chúng ta gây ra bệnh lý cho răng nên cần cạo sạch lưỡi loại bỏ các mảng bám trên lưỡi hàng ngày.Ngoài việc chăm sóc răng miệng đúng cách nếu thấy có những vấn đề của răng miệng thì nên khám răng định kỳ để phát hiện sớm, tránh để lâu gây biến chứng nhiễm trùng tại răng hay cơ quan khác.Có thể thấy, những chức năng của răng vốn rất quan trọng, do đó để không ảnh hưởng đến vấn đề răng miệng và tính thẩm mỹ, bạn nên chú ý vệ sinh răng thường xuyên và khám răng định kỳ nhằm có những đánh giá kịp thời.
https://suckhoedoisong.vn/ky-thuat-moi-dieu-tri-sa-sinh-duc-16962974.htm
04-06-2013
Kỹ thuật mới điều trị sa sinh dục
Theo thống kê chưa đầy đủ, ở Việt Nam có khoảng 5 - 10% phụ nữ từ 40 - 60 tuổi mắc bệnh són tiểu, sa sinh dục, cá biệt cũng có phụ nữ trẻ ở độ đuổi 25 - 30. Sa sinh dục, són tiểu là những bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động của phụ nữ. Nhiều phụ nữ bị mắc căn bệnh này thường không biết chữa ở đâu và tâm lý hay ngại ngùng, giấu bệnh, đặc biệt họ gặp rắc rối trong quan hệ vợ chồng. Bác sĩ Bệnh viện Phụ sản TW đang được chuyên gia chuyển giao kỹ thuật mới điều trị sa sinh dục. Ảnh: Nguyễn Hồng Theo TS. Vũ Bá Quyết, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW, sa sinh dục hay còn gọi là sa các cơ quan vùng chậu được biết đến do tình trạng suy yếu của hệ thống nâng đỡ của đáy chậu, dẫn đến sự tụt xuống của các cơ quan vùng chậu vào âm đạo, xuất hiện khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn. Ban đầu, kích thước khối sa nhỏ, sa không thường xuyên, xuất hiện khi lao động hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được. Càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên, không đẩy lên kèm theo có tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ - tầng sinh môn. Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện (do bàng quang và niệu đạo bị sa): đái khó, đái buốt, són đái, đái ra máu khi có viêm bàng quang hoặc có sỏi bàng quang hình thành do sự ứ trệ nước tiểu lâu ngày. Rối loạn đại tiện (do sa trực tràng): đại tiện khó, táo bón, hay có cảm giác mót rặn, tức nặng vùng hậu môn. Sinh đẻ nhiều khiến sau mỗi lần sinh nở, vùng cơ nằm ở bụng dưới sẽ bị rách, không hồi phục tốt, lao động nặng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Còn són tiểu là triệu chứng nước tiểu thoát ra một cách tự nhiên mà không kiểm soát được. Có thể ho, cười nhiều, leo cầu thang và hoạt động mạnh là nước tiểu tự nhiên chảy ra. Hầu hết những người mắc những căn bệnh này có tâm lý e ngại, xấu hổ nên thường giấu kín và âm thầm chịu đựng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày, nhiều người bệnh không dám ngồi xe lâu, không dám uống nhiều nước, đặc biệt là gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng. Trước đây, để điều trị bệnh sa sinh dục thường áp dụng phương pháp phẫu thuật Crossen tức là cắt tử cung đường âm đạo, khâu treo bàng quang, làm lại thành trước và sau âm đạo hoặc phẫu thuật Lefort tức là khâu bịt âm đạo. Vì vậy, khi điều trị sa sinh dục bằng những phương pháp này cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt “chuyện yêu” của người phụ nữ. Được biết, mới đây Bộ Y tế đã ký quyết định thành lập Trung tâm Phẫu thuật sàn chậu thuộc Bệnh viện Phụ sản TW. Đây là trung tâm đầu ngành điều trị những bệnh lý liên quan đến vấn đề sa sinh dục và són tiểu cho phụ nữ. Đến nay, đã có 20 bệnh nhân được thực hiện kỹ thuật nội soi khâu treo mỏm cắt vào mỏm nhô thành công tại đây. Cũng theo TS. Quyết, phương pháp này sẽ khắc phục được nhược điểm của phương pháp cũ, đó là sẽ giữ tử cung cho người bệnh vì vậy những chức năng sinh lý như quan hệ vợ chồng hay mang thai sinh nở vẫn được đảm bảo. Đáng lưu ý, thời gian điều trị và nằm viện cho bệnh nhân bị sa sinh dục bằng phương pháp này chỉ khoảng 3 ngày, còn điều trị són tiểu chỉ trong vòng một ngày. Nguyễn Hồng - Hoàng Hậu
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-dau-da-day-do-bi-ep-vi
Trẻ đau dạ dày do bị ép ăn
Cha mẹ thường chạy theo con cái để bắt trẻ ăn vì mong muốn trẻ khỏe mạnh và mau lớn. Tuy nhiên, tác động của việc trẻ bị ép ăn có thể đáng lo ngại, đôi khi khiến trẻ đau dạ dày hoặc mất đi khẩu vị tự nhiên. 1. Tình trạng trẻ bị ép ăn Các bậc cha mẹ thường lo lắng khi con mình ăn rất ít, không ăn các thực phẩm lành mạnh như trái cây và rau hoặc từ chối bữa ăn một cách hoàn toàn. Đối với một số cha mẹ, lo lắng khi trẻ không chịu ăn rất quan trọng, đặc biệt nếu trẻ không tăng cân tốt theo tuổi hoặc đang sụt cân. Chính vì vậy, khi thấy trẻ không ăn đủ như mong muốn, không ít cha mẹ dùng áp lực, ép buộc để cố gắng bắt con ăn xong.Mặc dù trẻ có thể ăn nhiều hơn một chút khi bị ép buộc, các hành động khiến trẻ bị ép ăn có thể làm cho trẻ cảm thấy tiêu cực với thức ăn, cuối cùng là không thích ăn và tìm mọi cách để lảng tránh. Hơn nữa, khi trẻ bị ép ăn, việc này cũng có thể ngăn trẻ nhận biết và phản ứng thích hợp với các tín hiệu bên trong cơ thể về cảm giác đói và no, khiến trẻ có nhiều khả năng bỏ ăn hoặc trẻ ăn quá nhiều, ăn uống vô độ trong cuộc sống sau này.Như vậy, dù cho việc ép trẻ ăn thường được thực hiện với mục đích tốt, nhưng nó có thể gây ra những hậu quả không lường trước được. 2. Những tác hại có thể xảy ra khi trẻ bị ép ăn? Việc cha mẹ áp dụng các biện pháp nhằm ép trẻ ăn thường bắt nguồn từ sự lo lắng và băn khoăn về việc trẻ ăn có đủ hay không, trẻ có tăng cân đủ hay không. Cha mẹ có thể trở nên lo lắng về sức khỏe của con mình nếu cảm thấy trẻ không ăn đủ để duy trì sự phát triển khỏe mạnh. Nếu một đứa trẻ nhẹ cân, cha mẹ luôn có nhiều cách khuyến khích trẻ ăn và cuối cùng có thể sử dụng áp lực mà không nhận ra rằng chúng có thể tác dụng ngược lại với mong muốn đó.Như vậy, tình trạng trẻ bị ép ăn sẽ tiềm ẩn một số hậu quả tiêu cực như sau:Chế độ ăn uống bị gián đoạn: Mỗi cơ thể con người có một khả năng thức ăn và tốc độ trao đổi chất khác nhau. Số lượng cha mẹ quyết định cho trẻ ăn có thể nhiều hơn khả năng tiêu hóa thực sự của trẻ. Nếu trẻ bị ép ăn hết toàn bộ khẩu phần ăn ngay cả khi trẻ đã no, tức là cha mẹ đang cho trẻ ăn quá nhiều. Đó là lý do tại sao trẻ sẽ không đói vào thời điểm bữa ăn tiếp theo.Phá hủy sự thèm ăn tự nhiên: Mong muốn ăn tự nhiên được gọi là sự thèm ăn của một người. Trẻ bị ép ăn liên tục trong giờ ăn sẽ khiến trẻ mất hứng thú với thức ăn và phá vỡ sự thèm ăn tự nhiên.Trẻ đau dạ dày do bị ép ăn: Việc ép buộc trẻ ăn quá nhiều còn có thể dẫn đến việc nôn trớ và thậm chí trẻ đau dạ dày, trở nên ghét bỏ ý định ăn uống về lâu dài.Gây ra những căng thẳng trong giờ ăn: Đó là bản chất của con người để tránh bất cứ điều gì gây ra căng thẳng hoặc khó chịu. Cách duy nhất một đứa trẻ sẽ chấp nhận điều gì đó là nếu chúng thích thú khi làm nó. Việc ép khi cho trẻ ăn những thức ăn lành mạnh trên đĩa của trẻ có thể khiến trẻ bị căng thẳng và khó chịu. Do đó, theo bản năng, điều này sẽ chỉ khiến trẻ ghét bữa ăn và tiếp tục vật lộn với thức ăn.Xu hướng ăn uống có đường hoặc đồ ăn vặt: Trẻ bị ép ăn thường có xu hướng hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh khi lớn lên. Ngoài ra, do sự căm ghét đối với thực phẩm lành mạnh, trẻ sẽ dễ bị thu hút nhiều hơn đối với đồ ăn có đường hoặc đồ ăn vặt.Mất kiểm soát thói quen ăn uống: Là cha mẹ, trọng tâm cuối cùng là nuôi dạy trẻ trưởng thành, làm cho con ít phụ thuộc vào cha mẹ hơn và học cách tự làm mọi thứ. Tuy nhiên, việc cha mẹ càng kiểm soát và ép trẻ ăn, trẻ sẽ càng ít kiểm soát được thói quen ăn uống của mình. Điều này sẽ cản trở cuộc sống và thói quen ăn uống của trẻ về lâu dài, ngay cả khi lớn lên.Hình thành chứng rối loạn ăn uống: Những đứa trẻ bị ép ăn không bao giờ học được cơ thể chúng cần bao nhiêu thức ăn nên sẽ có khuynh hướng là trẻ ăn quá nhiều ngay cả khi chúng lớn lên. Việc mất kiểm soát thói quen ăn uống này có thể dẫn đến các chứng rối loạn ăn uống nghiêm trọng như béo phì, ăn vô độ... Hiện nay có rất nhiều trẻ đau dạ dày 3. Thay vì ép trẻ ăn, cha mẹ nên làm gì? Trừ một số trường hợp bất thường là rất hiếm xảy ra, trẻ em cực kỳ nhạy cảm trong việc nhận biết khi nào chúng đói và khi nào chúng no. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ phải tin tưởng trẻ và tin rằng trẻ sẽ tự giác ăn nếu chúng đói.Bằng cách này, cha mẹ sẽ không cảm thấy cần phải ép con mình ăn. Tương tự, xu hướng tự nhiên của trẻ là từ chối thức ăn mới lạ. Thay vào đó, hãy tiếp tục đưa thức ăn mới và chấp nhận từ chối, thừa nhận rằng đây là giai đoạn phát triển bình thường và những gì cha mẹ làm là quan trọng trong việc xác định xem đây là trải nghiệm tích cực hay tiêu cực đối với con.Theo đó, thay vì ép trẻ ăn, cha mẹ nên thử các cách sau đây:Xây dựng nhật ký dinh dưỡng cho trẻĐã bao lâu rồi kể từ lần cuối con được ăn nhẹ hoặc đồ uống bổ sung, chẳng hạn như sữa? Con có thực sự đói không? Con có quá mệt để ngồi vào bàn hay không? Con không khỏe và do đó không đói?Hãy thử sử dụng nhật ký để theo dõi số lượng và thời gian trong ngày về các bữa ăn chính, bữa ăn nhẹ, đồ uống, vận động, giấc ngủ để xem liệu thói quen của trẻ trong ngày có thể góp phần vào hành vi ăn uống của chúng hay không.Hãy suy nghĩ theo cách của trẻHãy thử tưởng tượng sẽ như thế nào nếu bản thân mình không đói nhưng lại được dỗ ăn, thậm chí bị ép ăn hoặc nếu không chắc chắn về việc mình được yêu cầu ăn gì.Điều này sẽ giúp cha mẹ đồng cảm với con và nhìn hành vi của cha mẹ qua đôi mắt của trẻ sẽ giúp cha mẹ nhận ra rằng hành vi này có thể gây ra tác động ngược lại so với dự định. Mỗi lần con từ chối thức ăn, hãy nhớ nhìn mọi thứ theo quan điểm của trẻ hơn là từ mong muốn của mình.Lùi lại và khách quanĂn uống phải là một trải nghiệm thú vị cho trẻ để đáp ứng nhu cầu sinh học cơ bản. Hơn nữa, việc trẻ ăn ít hay nhiều, ăn món gì hoàn toàn không phải là để làm hài lòng người lớn.Vì thế, cha mẹ cần cố gắng đạt được sự hài lòng khi biết rằng con đã ăn nhiều như chúng mong muốn và chúng cảm thấy hài lòng, thay vì trẻ bị ép ăn một lượng thức ăn đã được xác định.Tin tưởng vào bụng của trẻCơ thể mỗi người rất nhạy cảm trong việc cho biết khi nào bụng đói và no. Tuy nhiên, liên tục can thiệp bằng cách trẻ bị ép ăn hay trẻ ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ đau dạ dày có thể phá vỡ khả năng này.Như vậy, ăn khi đói và dừng lại khi no là hành vi mà cơ thể muốn để bảo vệ bản thân chứ không phải phá hoại, vì vậy hãy cố gắng cho phép trẻ nói với cha mẹ khi nào chúng đói và cần ăn hay khi nào no và không ăn nữa.Kiểm tra khẩu phần ănBụng của trẻ nhỏ hơn người lớn và trẻ bị ép ăn khi cha mẹ có thể đặt ra những kỳ vọng không thực tế.Theo hướng dẫn, một phần nhỏ của mỗi loại thực phẩm gần như nằm gọn trong lòng bàn tay của trẻ là đủ theo nhu cầu. Ví dụ, nếu cho trẻ ăn cơm, hãy cho một phần cơm cỡ lòng bàn tay và 2-3 phần rau củ có kích thước bằng lòng bàn tay của trẻ là đủ cho một bữa. Đối với món tráng miệng cho trẻ, hãy thử một phần trái cây cỡ lòng bàn tay với một phần sữa chua cũng cỡ lòng bàn tay của trẻ.Chính việc tuân theo cách thức đo lường như trên đối với từng loại thực phẩm sẽ giúp cha mẹ tránh ép trẻ ăn quá nhiều và dẫn tới trẻ đau dạ dày khi trẻ bị ép ăn. Trẻ bị ép ăn hay trẻ ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ đau dạ dày Tất cả cha mẹ đều mong muốn con mình được ăn uống lành mạnh và đầy đủ. Tuy nhiên, mong muốn trẻ mau lớn, tăng cân của cha mẹ khi nuôi con đôi khi dẫn tới việc trẻ bị ép ăn. Vì những hậu quả có thể gặp phải như trẻ đau dạ dày khi ăn quá nhiều hay các rối loạn hành vi ăn uống về sau, cha mẹ cần tôn trọng nhu cầu cơ bản của con bằng cách lựa chọn thực phẩm cân bằng dinh dưỡng, xây dựng các bữa ăn khoa học trong ngày phù hợp theo sự phát triển của con và bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa. Nguồn tham khảo: childfeedingguide.co.uk, beingtheparent.com, babydestination.com Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-tri-va-tac-dung-huyet-chi-cau-vi
Vị trí và tác dụng huyệt chi câu
Huyệt Chi Câu là huyệt thứ 6 thuộc Tam tiêu kinh, có xuất xứ từ sách Linh Khu. Khi châm cứu vào huyệt Chi Câu có thể điều trị tích cực táo bón, đau họng, vai, lưng, sườn, ngực,...Việc vận dụng huyệt đạo này vào điều trị một số bệnh là phương pháp chữa bệnh được nhiều bệnh nhân biết đến và sử dụng. Để có thể hiểu rõ hơn về huyệt chi câu trên cơ thể, hãy tham khảo bài viết dưới đây. 1. Huyệt Chi Câu là gì? Huyệt Chi Câu được khá nhiều người biết đến với tên gọi khác là Chi cấu hay Phi hổ. Chi Câu là huyệt thứ 6 thuộc Tam tiểu kinh, huyệt Kinh thuộc vào hành Hỏa trong ngũ hành. Huyệt đạo này được đặt tên theo vị trí xuất hiện. Trên cơ thể, huyệt đạo này có hình dạng giống như một lạch nước nhỏ (gọi là câu) bị tách ra, tạo nhánh (chi). Do vậy, huyệt đạo này được y học đặt tên cho là Chi Câu.Huyệt Chi Câu có vai trò quan trọng và được vận dụng rất rộng rãi trong y học 2. Vị trí của huyệt Chi Câu Vị trí huyệt Chi Câu tương đối dễ tìm, có thể dễ dàng xác định được. Huyệt nằm ở vị trí ở sau cổ tay 3 tấc, chỗ lõm giữa 2 xương (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành). Lấy ở khe xương trụ và xương quay, mặt sau cẳng tay, trên huyệt Dương trì 3 tấc. 3. Tác dụng của Huyệt Chi Câu Về mặt tác dụng, huyệt Chi Câu đã được ghi nhận là huyệt mang đến rất nhiều những công dụng hữu ích cải thiện sức khỏe. Trong đó, những công dụng chính của huyệt đạo Chi Câu này bao gồm:Tác dụng làm thanh tâm hỏaTác dụng tuyên khí cơ, giáng nghịchTác dụng tán ứ kếtVề mặt chủ trị, huyệt đạo Chi Câu có có khả năng chủ trị tại chỗ và chủ trị toàn thân. Cụ thể như sau:Chủ trị tại chỗ và theo kinh: Khi châm cứu huyệt đạo Chi Câu có thể chủ trị chứng ê nhức ở vùng vai tay, chủ trị chứng đau, khó chịu vùng cổ, cạnh cổ hoặc người bệnh bất ngờ bị khản tiếng.Chủ trị toàn thân: Huyệt đạo này có vị trí quan trọng trong việc chủ trị chứng đau tức vùng sườn ngực, đau nhức tại vùng tim hoặc phụ nữ bị hoa mắt sau sinh, chứng sốt nhưng không đổ mồ hôi, váng đầu và chữa trị chứng táo bón. 4. Cách châm cứu huyệt Chi Câu Huyệt Chi Câu được châm cứu bằng cách: Tiến hành châm kim thẳng với độ sâu khoảng 0,8 tới 1,2 thốn. Thực hiện cứu 3-5 tráng, ôn cứu thời gian từ 5 đến 10 phút. Huyệt chi câu cần xác định chính xác trước khi châm cứu 5. Các huyệt đạo có thể phối hợp với huyệt Chi Câu điều trị một số chứng bệnh khác. Phối với huyệt Dương Lăng Tuyên giúp điều trị chứng đau ở bên hông sườn và cơn đau do sỏi mậtPhối với huyệt Quan Xung để trị chứng đau vai, đau cánh tayPhối với huyệt Linh Đạo, Phù Đột, Thiên Song, Khúc Tân để chữa trị chứng mất tiếng đột ngộtPhối với huyệt Dương Lăng Tuyền, Chương Môn, Ủy Trung giúp trị chứng đau hông do bệnh thương hànPhối với huyệt Đại Lăng và Ngoại Quan trị chứng đau bụng do bị bí kếtPhối với huyệt Bổ Chi Câu và Túc Tam Lý để trị chứng đại tiện bíPhối với huyệt Hợp Cốc, Khí Hải, Dũng Tuyền, Thập Tuyên và Túc Tam Lý để trị chứng thử quyếtPhối với huyệt Thiên Xu, Đại Hoành và Túc Tam Lý để trị táo bónPhối với huyệt Nhũ Căn vị, Đản Trung, Túc Tam Lý và Khí Hải để trị chứng thổ huyết.Huyệt Chi Câu có rất nhiều tác dụng giúp điều trị nhiều chứng bệnh hiệu quả, cải thiện sức khỏe. Việc phối cùng các huyệt đạo khác trên cơ thể giúp điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Người bệnh nên đến các phòng khám Y Học Cổ Truyền uy tín để thực hiện các liệu trình điều trị đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
https://tamanhhospital.vn/phan-biet-benh-gout-va-gia-gout/
19/10/2023
Phân biệt bệnh gout và giả gout như thế nào? Có gì khác nhau?
Bệnh gout và giả gout đều là những dạng viêm khớp, có cơ chế bệnh sinh khác nhau nhưng những biểu hiện giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn. Vì thế, việc phân biệt bệnh gout và giả gout giúp người bệnh xác định được nguyên nhân, triệu chứng, từ đó có phương pháp điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả. Mục lụcBệnh gout và giả gout có gì khác nhau?Phân biệt bệnh gout và giả gout như thế nào?1. Triệu chứng2. Nguyên nhânChẩn đoán bệnh gout và giả goutBệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn không?Cách phòng ngừa bệnh gout và giả goutBệnh gout và giả gout có gì khác nhau? Bệnh gout và giả gout đều là những bệnh lý viêm khớp, gây ra những triệu chứng điển hình như: cơn đau cấp tính, sưng tấy khớp, giảm biên độ chuyển động tạm thời,… nên dễ bị nhầm lẫn với nhau nếu chỉ dựa trên các triệu chứng lâm sàng. (1) Bệnh gout là hiện tượng khớp bị viêm sưng, do sự tích tụ của các tinh thể muối urat. Sự lắng đọng muối urat tại khớp là do lượng acid uric dư thừa trong máu. Bệnh thường xảy ra ở người ăn uống thiếu cân bằng như tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purine. Purine sau khi hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển thành acid uric. Theo thống kê, nam giới có khả năng bị bệnh gout cao hơn nữ giới. Bệnh cũng phổ biến với phụ nữ trung niên, sau mãn kinh. Bệnh giả gout là sự lắng đọng tinh thể canxi pyrophosphate tại khớp. Các tinh thể canxi gây ra tổn thương cho khớp, từ đó gây ra các triệu chứng viêm và cơn đau cấp tính. Hiện nay, căn nguyên của việc lắng đọng canxi pyrophosphate vẫn chưa được tìm ra. Nhưng khác với bệnh gout, các chuyên gia y khoa cho biết nguyên nhân của bệnh giả gout không liên quan đến thói quen dinh dưỡng. Căn bệnh này không phổ biến tại Việt Nam, các ca bệnh cũng rơi vào phần lớn người cao tuổi, đã bước vào giai đoạn lão hóa xương tự nhiên. Có hơn 50% người trên 90 tuổi xuất hiện tình trạng lắng động canxi pyrophosphate. Dù vậy, cả hai căn bệnh này đều có thể xảy ra với bất cứ ai, đặc biệt là người lớn tuổi. Riêng về bệnh gout, không chỉ nam giới và phụ nữ sau mãn kinh, mà bất cứ ai có chế độ dinh dưỡng dư thừa purine hoặc gặp các vấn đề sức khỏe về thận cũng có khả năng cao bị mắc bệnh. Bệnh gout và bệnh giả gout đều gây ra cơn đau cấp tại khớp viêm Phân biệt bệnh gout và giả gout như thế nào? 1. Triệu chứng Triệu chứng lâm sàng của bệnh gout là: Cơn đau khớp đột ngột, dữ dội, thường xảy ra ở khớp ngón chân cái. Mức độ có thể lên đến chỉ cần chạm nhẹ đã đau. Cơn đau có thể giảm sau vài ngày, và biến mất sau 1 tuần đến 10 ngày. Cứng khớp, giảm biên độ chuyển động. Sưng tấy, sinh nhiệt quanh vị trí khớp viêm. Nổi hạt tophi dưới da (hạt sần nhỏ, màu trắng quanh vùng khớp viêm). Triệu chứng lâm sàng của bệnh giả gout là: (2) Cơn đau cấp tính, có thể đau một lúc nhiều vị trí khớp, hay gặp ở khớp gối. Cơn đau thường không thay đổi và có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Sưng tấy, nóng đỏ tại các khớp viêm. Hạn chế vận động do cơn đau khớp. Sốt có thể xảy ra ở một số trường hợp. Có thể thấy, triệu chứng của 2 loại bệnh này là giống nhau, gây hoang mang cho người bệnh. 2 yếu tố chính để người bệnh có thể nhận biết mình đang bị bệnh gout hay bệnh giả gout là: Vị trí đau khớp: Bệnh gout có thể viêm tại cứ cứ khớp nào, nhưng thường thấy nhất là khớp ngón chân cái hoặc cổ chân. Trong khi bệnh giả gout có thể xảy ra viêm tại cùng lúc nhiều khớp khác nhau, và phổ biến nhất ở khớp gối. Hạt tophi: Đây là một triệu chứng đặc hiệu của bệnh gút mạn tính nổi lên ở dưới da. Triệu chứng này không xảy ra ở bệnh giả gout. Hạt tophi là triệu chứng đặc hiệu của bệnh gout mạn tính 2. Nguyên nhân Nguyên nhân gây ra bệnh giả gout là sự lắng đọng của các tinh thể canxi pyrophosphate bên trong sụn khớp nhưng căn nguyên của sự lắng đọng canxi này vẫn chưa được xác định. Các chuyên gia y khoa cho biết, nồng độ canxi pyrophosphate sẽ tăng dần theo độ tuổi. Do đó, các trường hợp bệnh giả gout thường rơi vào người bệnh cao tuổi hơn là nhóm người trẻ. Bên cạnh đó, một số yếu tố được cho là có liên quan đến việc lắng đọng canxi ở sụn khớp còn bao gồm: Sự thiếu hụt magie Nồng độ calci trong cơ thể dư thừa Nồng độ sắt dư thừa Người từng bị các bệnh tuyến giáp Yếu tố di truyền giữa người trong gia đình Nguyên nhân bệnh gout là sự tích tụ của các tinh thể muối urat, xuất hiện khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao và dư thừa. Cơn đau gout là do vùng khớp bị tổn thương bởi tinh thể muối urat này. Những nguyên nhân được xác định của hiện tượng tăng cao acid uric, dẫn đến gout gồm: Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purine (thịt đỏ, cá, hải sản…) Chức năng thận hoạt động yếu, không lọc được hết acid uric trong máu Người bệnh có một số các bệnh lý về máu như: đau tủy xương, đa hồng cầu, hạch sarcoma,… Chẩn đoán bệnh gout và giả gout Bệnh gout và bệnh giả gout được ưu tiên chẩn đoán bằng phương pháp xét nghiệm dịch khớp. Kết quả xét nghiệm là yếu tố phân biệt bệnh gout và bệnh giả gout chính xác nhất. (3) Dịch khớp được lấy bằng phương pháp chọc hút dịch khớp. Sau khi xác định được vùng khớp viêm, bác sĩ sẽ để người bệnh nằm xuống, gây tê vị trí cần lấy dịch và cuối cùng là tiến hành lấy dịch khớp bằng kim chuyên dụng. Kết quả dịch khớp nếu thể hiện tình trạng tích tụ của tinh thể muối urat nghĩa là người bệnh bị gout. Ngược lại, có xuất hiện của tinh thể canxi thì sẽ kết luận là bệnh giả gout. Ngoài ra, để loại trừ khả năng người bệnh mắc phải các bệnh lý về viêm khớp khác, có các triệu chứng lâm sàng tương đồng, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như: Xét nghiệm acid uric: Kiểm tra nồng độ acid uric, yếu tố RF, anti-CCP, các chỉ số viêm cấp tính: CRP, máu lắng,… Chụp x-quang/MRI/CT: Xác định tình trạng khớp viêm và sự tích tụ của acid uric/canxi pyrophosphate hay những tổn thương phần mềm khác. Chụp x-quang nhằm xác định tình trạng của khớp viêm Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn không? Bệnh gout và bệnh giả gout đều không thể điều trị khỏi hoàn toàn, chỉ có thể kiểm soát lượng acid uric trong máu. Việc tập trung điều trị triệu chứng và kiểm soát bệnh đem lại kết quả khả quan hơn là việc cố gắng loại bỏ bệnh gout hoặc bệnh giả gout cho người bệnh. (4) Ban đầu, bác sĩ sẽ tùy theo triệu chứng lâm sàng, cũng như mức độ cơn đau của từng người bệnh để chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Phương pháp có thể là điều trị bằng thuốc uống hoặc tiêm khớp, nhưng mục đích chung vẫn là kiểm soát tình trạng viêm khớp, cải thiện triệu chứng. Sau đó, người bệnh cần phải liên tục điều trị bảo tồn bằng cách thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng. Duy trì lâu dài để kiểm soát được lượng acid uric trong máu, hoặc hạn chế khả năng gây ra lắng đọng canxi trong sụn khớp. Việc này nhằm giảm thiểu khả năng cơn đau cấp tính tái phát, hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn đau cấp, tránh làm ảnh hưởng để chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị gout Cách phòng ngừa bệnh gout và giả gout Phòng ngừa bệnh gout và bệnh giả gout hiệu quả nhất là chủ động xây dựng và duy trì một sức khỏe tổng thể tốt. Đặc biệt là bệnh giả gout, bởi vì nguyên nhân của lắng đọng tinh thể canxi vẫn chưa được xác định. Việc thay đổi lối sống và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp bạn nâng cao đề kháng cơ thể, từ đó giảm thiểu tối rủi ro mắc các loại bệnh lý, trong đó có bệnh gout và bệnh giả gout. Ở người cao tuổi, hiện tượng lão hóa xương khớp, tăng cao nguy cơ bị bệnh gout và giả gout là điều không thể tránh khỏi. Dù vậy, người có ý thức phòng ngừa bệnh từ đầu bằng lối sống lành mạnh sẽ có thể làm giảm được độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh. Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe cơ xương khớp mà bạn có thể tham khảo: Ăn đủ lượng tinh bột, đạm và chất béo tốt. Chú ý bổ sung nhiều omega 3 từ cá và thực phẩm chức năng để làm giảm tình trạng viêm và ngăn ngừa thoái hóa khớp Ăn có kiểm soát các thực phẩm giàu purine như thịt đỏ và hải sản. Lưu ý rằng, purine là một chất có mặt trong hầu hết các thực phẩm. Bạn cũng không cần phải ngừng ăn thịt đỏ, cá và hải sản để phòng tránh bệnh. Bộ y tế khuyến cáo một người trưởng thành có thể nạp tối đa 400mg purine/ngày. Vì vậy, hãy chọn lọc và kiểm soát lượng thức ăn nạp vào để tránh bị nạp dư purine Bổ sung các khoáng chất và vitamin tốt cho xương khớp như: Canxi, vitamin D, K và C, collagen, magie và kẽm. Nguồn vitamins, khoáng chất được nạp từ thực phẩm luôn được ưu tiên hơn hết Những thói quen sống lành mạnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout và bệnh giả gout: Uống đủ nước. Một người trưởng thành cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Việc uống đủ nước cũng hỗ trợ quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể được diễn ra hiệu quả hơn. Tập luyện thể dục thường xuyên để gia tăng sức mạnh của các nhóm cơ quanh khớp. Đồng thời, tăng cường độ linh hoạt của khớp và sức khỏe chung. Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, không để bị thừa cân béo phì Ngừng hẳn hoặc hạn chế tối đa hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia Tập thể thao giúp gia tăng sức mạnh tại các nhóm cơ quanh khớp Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế. Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp… BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật. Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ: Phân biệt bệnh gout và giả gout giúp người bệnh xác định được nguyên nhân gây bệnh, từ đó có được phương hướng điều trị phù hợp. Cả 2 bệnh gout và giả gout là những dạng bệnh lý về viêm khớp. Cả 2 bệnh này đều tập trung vào điều trị bảo tồn hơn là chữa dứt bệnh hoàn toàn. Vì vậy, việc đến khám với bác sĩ sớm ngay khi các triệu chứng bệnh xuất hiện là rất quan trọng, giúp người bệnh hạn chế được những rủi ro sức khỏe có thể xảy ra nếu để bệnh kéo dài.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quan-ly-cac-trieu-chung-cua-viem-loet-dai-trang-vi
Quản lý các triệu chứng của viêm loét đại tràng
Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Sống chung với bệnh viêm loét đại tràng trung bình đến nặng có thể là một thách thức lớn với người bệnh. Việc kiểm soát các triệu chứng viêm loét đại tràng thông qua thuốc và thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh và các đợt bùng phát trong tương lai. 1. Bệnh viêm loét đại tràng có chữa được không? Hiện tại, các phương pháp điều trị bệnh viêm loét đại tràng nhằm kéo dài thời gian thuyên giảm và làm cho các đợt bùng phát trở nên ít nghiêm trọng hơn.Đối với những người bị viêm loét đại tràng nặng, phẫu thuật chữa khỏi là một phương pháp điều trị khả thi. Bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ ruột già (cắt bỏ toàn bộ) để chấm dứt các triệu chứng của bệnh. Quy trình này yêu cầu bác sĩ tạo 1 túi bên ngoài cơ thể để chất thải có thể đổ đi. Túi này có thể gây viêm và có các phản ứng phụ.Mặc dù phẫu thuật có thể giúp giảm bớt hoặc chấm dứt các triệu chứng viêm loét đại tràng. Tuy nhiên, chúng cũng có tác dụng phụ và các biến chứng lâu dài. 2. Các triệu chứng bệnh viêm loét đại tràng Bệnh viêm loét đại tràng từ trung bình đến nặng có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và đôi khi gây suy nhược, bao gồm:Đi tiêu khẩn cấp;Đi tiêu thường xuyên;Đau bụng;Bệnh tiêu chảy;Buồn nôn;Phân có máu;Mủ trong phân;Sốt;Tim đập loạn nhịp;Thiếu sắt và thiếu máu. Đau bụng là một trong các triệu chứng bệnh viêm loét đại tràng 3. Điều trị bệnh viêm loét đại tràng bùng phát Thuốc có thể làm giảm viêm trong ruột kết và cho phép nó hoạt động bình thường. Điều này có thể giữ cho các triệu chứng viêm loét đại tràng giảm liên tục trong nhiều tháng. Đôi khi yếu tố kích hoạt hoặc 1 yếu tố không xác định khác có thể khiến tình trạng viêm trở lại.Tránh các tác nhân gây bệnh là cách tốt nhất để ngăn chặn các cơn bùng phát viêm loét đại tràng. Các tác nhân phổ biến nhất bao gồm:Căng thẳng;Tình huống khó chịu, mệt mỏi;Bỏ qua thuốc hoặc dùng sai liều lượng;Thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, naproxen);Hút thuốc.Việc tìm ra nguyên nhân gây ra cơn bùng phát bệnh viêm loét đại tràng cũng rất quan trọng để quản lý tình trạng. Nếu được thì người bệnh nên ghi lại nhật ký thực phẩm,những gì đã ăn và nó ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào. Điều quan trọng là người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ khi bị bùng phát hoặc phát triển các triệu chứng mới. Các cơn bùng phát có thể cho biết rằng đã đến lúc cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật mới. Đặc biệt, những thay đổi trong các triệu chứng cũng có thể là kết quả của một biến chứng mới hoặc một vấn đề y tế khác hoàn toàn.Quá trình điều trị bệnh viêm loét đại tràng tái phát, người bệnh cần lưu ý:3.1 Về chế độ ănBên cạnh việc làm theo lời khuyên của bác sĩ và dùng thuốc theo quy định, người bệnh cũng có thể thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống để giúp kiểm soát các triệu chứng của mình. Nên:Tránh các loại thực phẩm làm trầm trọng thêm đường ruột, chẳng hạn như chất ngọt nhân tạo, thực phẩm béo và đường lactose.Hạn chế thức ăn khó tiêu hóa. Điều này bao gồm các loại hạt, bỏng ngô, trái cây và rau sống.Giữ chất lỏng ở mức tối thiểu trong và sau khi ăn.Ăn các bữa nhỏ hơn, thường xuyên hơn.Tránh sử dụng các loại thực phẩm như caffeine, đậu và mận khô vì chúng có thể làm tăng lượng phân.Mặc dù bạn nên hạn chế hoặc tránh một số loại thực phẩm nhưng vẫn cần đảm bảo rằng bản thân nhận đủ chất dinh dưỡng. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được những kiến thức cần thiết trong khi điều chỉnh chế độ ăn uống để kiểm soát các triệu chứng viêm loét đại tràng. Người bệnh viêm loét đại tràng nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày 3.2 Thuốc bổ sungThuốc bổ sung giúp ngăn ngừa hoặc điều chỉnh sự thiếu hụt nhưng cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm loét đại tràng và dẫn đến các biến chứng. Do đó cần thận trọng khi sử dụng.Có một số chất bổ sung có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng khác nhau của bệnh viêm loét đại tràng. Ví dụ:Vitamin C là 1 chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy quá trình chữa lành mô. Số lượng cao hơn đã được phát hiện có tác dụng bảo vệ và có thể dẫn đến thời gian thuyên giảm lâu hơn.Thiếu máu do thiếu sắt thường gặp ở những người bị viêm loét đại tràng vừa đến nặng do chảy máu trực tràng (máu trong phân). Uống bổ sung sắt có thể là điều cần thiết.Axit béo omega-3 được biết là có tác dụng giảm các triệu chứng và có thể ngăn ngừa các cơn bùng phát.Axit folic có lợi nếu bạn dùng sulfasalazine, 1 loại thuốc đã được phát hiện làm giảm nồng độ axit folic.Probiotics còn được gọi là "vi khuẩn tốt", có thể giúp giảm các triệu chứng và cải thiện sức khỏe đường ruột.3.3 Tập thể dụcTập thể dục đã được chứng minh là làm giảm căng thẳng và lo lắng (nguyên nhân phổ biến gây viêm loét đại tràng). Hoạt động thể chất cũng có tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể.Đối với bất kỳ tình trạng mãn tính nào, điều quan trọng là phải hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ tập luyện. Bị viêm loét đại tràng từ trung bình đến nặng có thể gây khó chịu, nhưng bạn có thể thực hiện các bước để làm cho tình trạng bệnh bớt khó chịu hơn. Tài liệu tham khảoMayo Clinic Staff. (2014, September 9). Ulcerative colitis: Symptoms mayoclinic.org/diseases-conditions/ulcerative-colitis/basics/symptoms/con-20043763Nutrition tips for inflammatory bowel disease. (2016) ucsfhealth.org/education/nutrition_tips_for_inflammatory_bowel_disease/
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ha-duong-huyet-o-nguoi-cao-tuoi-co-nguy-hiem-vi
Hạ đường huyết ở người cao tuổi có nguy hiểm?
Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi thường khó điều trị và có những biến chứng phức tạp, gây nguy hiểm tới tính mạng cao. Hạ đường huyết thường là một nguy cơ xảy ra khi điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi. Vậy hạ đường huyết là gì và hạ đường huyết ở người cao tuổi có nguy hiểm? Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về triệu chứng hạ đường huyết ở người già. 1. Hạ đường huyết là gì? Hạ đường huyết là một tình trạng lượng đường trong máu (glucose) thấp bất thường giảm xuống dưới mức 3,9 mmol/L. Ngoài mắc bệnh tiểu đường, hạ đường huyết cũng có thể xuất hiện khi lượng đường trong máu thấp ở những người không bị tiểu đường, nói chính xác hạ đường huyết cũng giống như 1 cảnh báo cho biết đang gặp 1 vấn đề về sức khỏe nào đó. Hạ đường huyết là tình trạng glucose trong máu thấp bất thường 2. Dấu hiệu hạ đường huyết ở người già Triệu chứng hạ đường huyết ở người cao tuổi không dễ thấy.Hạ đường huyết khiến người bệnh có những biểu hiện, hành vi sau:Nhầm lẫn, có hành vi bất thường ví dụ như không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ thường xuyên.Mờ mắtĐộng kinh, mất ý thứcHuyết áp tăng nhưng không nhiềuTim đập nhanhRunLo lắng thái quáRa mồ hôi, da tái nhợtCảm giác đóiNgủ mê mệt về đêm, trong giấc mơ thấy hay mơ ăn rất nhiều.Nếu còn hạ tiếp, người bệnh có triệu chứng bị cứng hàm, lú lẫn, mất hẳn trương lực các cơ hôn mê. Cùng một mức độ giảm đường huyết, tình trạng bệnh ở người già thường nặng hơn, khó cứu chữa hơn so với người trẻ.Để biết chính xác người già có bị hạ đường huyết không, cách là đo lượng đường trong máu tại thời điểm xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng. 3. Nguyên nhân xuất hiện hạ đường huyết Sử dụng thuốc chữa bệnh tiểu đường gây hạ đường huyếtHạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu (glucose) giảm xuống ở mức quá thấp. Có nguyên nhân gây hạ đường huyết, trong đó phổ biến nhất là do tác dụng phụ của thuốc hạ đường huyết để điều trị bệnh tiểu đường người bệnh sử dụng. Sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sỹ và không tự theo dõi định kỳ mức nồng độ glucose. Sử dụng thuốc chữa bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây hạ đường huyết Tăng lượng sử dụng đường ở gan đột ngộtGan ở người cao tuổi giảm khả năng dự trữ glucid, nhất là khi xa bữa ăn. Bởi vậy, khi tiếp cận với môi trường lạnh đột ngột người cao tuổi rất dễ hạ đường huyết. Đột ngột thay đổi hành vi mà chưa kịp thích nghi cũng dẫn đến hạ đường huyết ở người cao tuổi ví dụ như đang ngồi bất ngờ đứng dậy.Do gan giảm dự trữỞ người cao tuổi tổng lượng đường ở gan vẫn thấp kể cả ngay sau khi ăn, dễ dẫn đến hạ đường huyết nếu không được cung cấp thức ăn thường xuyên. Điều này càng thể hiện rõ ở người đang mắc các bệnh gan mạn tínhNgoài ra có thể do người bệnh thực hiện chế độ ăn quá nghèo glucid với mục đích chữa bệnh, phòng biến chứng tiểu đường gây ra.Hạ đường huyết ở người cao tuổi có nguy hiểm?Hạ đường huyết nguy hiểm hơn so với tăng đường huyết rất vì chúng có thể khiến bệnh nhân tử vong 1 cách nhanh chóng nếu không xử lý kịp thời. 4. Điều trị hạ đường huyết ở người cao tuổi Ngừng các thuốc hạ đường huyết hoặc dừng tiêm insulinKhi thấy xuất hiện dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ, có thể ăn 1 cái kẹo, bánh ngọt hoặc có thể uống nước đường,...Trong trường hợp nặng, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để tiêm truyền glucose vào máu. 5. Cách phòng tránh hạ đường huyết ở người cao tuổi Ngừng tiêm insulin với người bệnh có dấu hiệu hạ đường huyết Không được nhịn đóiVận động nhẹ nhàng, duy trì chế độ tập luyện thể lực điều độChia thành nhiều bữa nhỏ ăn trong ngàyNên mang theo kẹo ngọt trong người để khi cảm thấy có dấu hiệu hạ đường huyết có thể sử dụng ngay.Không uống bia rượu, đặc biệt là uống rượu mà không ăn hoặc ăn ít.Khám định kỳ thường xuyên để bác sĩ theo dõi, đánh giá điều trị các nguyên nhân cơ bản của hạ đường huyết.Từ khóa: Hạ đường huyết ở người cao tuổiNgười già bị hạ đường huyếtHạ đường huyết ở người già
https://dantri.com.vn/suc-khoe/15-trieu-chung-bao-dong-ung-thu-am-tham-phat-trien-20221102171420414.htm
15
15 triệu chứng báo động ung thư âm thầm phát triển
Theo Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng không phải do ung thư mà có thể do nhữngtác nhânkhác gây ra. Nếu có bất kỳ tình trạng bất thường nào khôngkhỏi hẳn hoặc ngày càng nặng, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Nếu ung thư không phải là nguyên nhân, bác sĩ có thể giúp tìm ra nguyên nhân và điều trịcác triệu chứng và dấu hiệu nàynếu cần. Sụt cân không rõ nguyên do cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư. Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến có thểdo ung thư gây ra. Tuy nhiên,những dấu hiệu và triệu chứng này cũng có thểdo các vấn đề khác của cơ thể: - Mệt mỏi hoặc kiệt sức mà không đỡ khi nghỉ ngơi. - Sụt cân hoặc tăng từ 4-5kg trở lên không rõ lý do. - Các vấn đề bất thường về ăn uống như: không cảm thấy đói, khó nuốt, đau bụng hoặc buồn nôn và nôn. - Sưng hoặc nổi cục ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. - Có khối u hoặc sờ thấy cứng bất thường ở vú hoặc các bộ phận khác của cơ thể. - Đau, đặc biệt khi mới xuất hiện đau hoặc đau không rõ lý do, cơn đau không chấm dứt hẳn hoặc thậm chí đau nặng hơn. - Các thay đổi về da như xuất hiện một cục u chảy máu hoặc chuyển sang đóng vảy, xuất hiện nốt ruồi mới hoặc có thay đổi ở nốt ruồi, xuất hiện vết loét không lành hoặc da, mắt chuyển màu vàng (vàng da). - Ho hoặc khàn giọng mãikhông khỏi. - Chảy máu hoặc bầm tím bất thường không rõ lý do. - Thay đổi thói quen đi đại tiện, chẳng hạn như táo bón hoặc tiêu chảy không khỏi, phân có biểu hiện bất thường. - Thay đổi về tiểu tiện như đau khi đi tiểu, tiểu ra máu hoặc mót và đi tiểu nhiều lần hoặc ítlầnhơn bình thường. - Sốt hoặc đổ mồ hôi ban đêm. - Đau đầu. - Có vấn đề về thị giác hoặc thính giác. - Các thay đổi ở miệng như: lở loét, chảy máu, đau hoặc tê miệng. Đôi khi, có thể phát hiện ung thư trước khi xuất hiện triệu chứng. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và các nhóm y tế khác khuyến cáo mọi người nên kiểm tra tầmsoátung thư và làm một số xét nghiệm ngay cả khi họ không có triệu chứng. Điều này giúp phát hiện sớm một số bệnh ung thư. Cần nhớ rằng, ngay cả khi bạn đã làm các xét nghiệm tầm soát liên quan đến ung thư, bạn vẫn nên đi khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện bất kỳ tình trạng bất thường nào mới hoặc khi chúng tiến triển nặng hơn.
https://suckhoedoisong.vn/lam-gi-de-khong-mac-ly-amip-sau-mua-lu-lut-169182510.htm
09-11-2020
Làm gì để không mắc lỵ amíp sau mưa, lũ, lụt?
Bệnh kiết lỵ do ký sinh trùng amíp gây ra (Entamoeba histolytica). Bệnh lây theo đường ăn uống (phân - miệng), gây bệnh ở đường ruột và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu đường tiêu hóa gây thiếu máu hoặc có thể gây thủng ruột, sốc nhiễm trùng, nhiễm độc... Triệu chứng thường gặp Amíp gây bệnh bằng xâm nhập niêm mạc đại tràng, tạo các vết loét chảy máu, đồng thời kích thích đám rối thần kinh cảm giác và bài tiết chất nhầy gây co thắt và tăng nhu động ruột. Nếu loét nhiều, lâm sàng nặng nề, nếu loét ít, bệnh chỉ gây tiêu chảy nhẹ. Nếu vết loét xơ hóa nằm cạnh nhau có thể gây biến dạng đại tràng dẫn đến viêm đại tràng mạn. Thể cấp diễn: Khởi phát thường âm thầm, không sốt hay sốt nhẹ (nếu có bội nhiễm), toàn thân ít thay đổi, có thể tiêu chảy vài lần trong ngày, đau bụng mơ hồ... Thời kỳ toàn phát điển hình với hội chứng lỵ: đau bụng quặn, mót rặn. Tính chất phân: lúc đầu bệnh nhân có thể đi cầu phân lỏng, về sau phân nhiều nhầy lẫn máu đỏ hay nâu, trung bình 10-12 lần/ngày, có khi phân thành khuôn, nhầy máu bám xung quanh và cuối cùng có vài giọt máu. Ở người già và trẻ suy dinh dưỡng, hội chứng lỵ không điển hình, có khi chỉ đại tiện máu. Bệnh có thể tự ổn định và tái phát khi gặp yếu tố thuận lợi. Điều cần chú ý là bệnh có xu hướng trở thành mạn tính nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, dễ gây di chứng viêm đại tràng mạn. Các vùng ngập lũ cần xử lý nước sinh hoạt theo hướng dẫn. Bệnh lỵ amíp thể tối cấp (ác tính): Gặp ở cơ thể suy giảm miễn dịch, hoặc suy kiệt với tổn thương hoại tử lan khắp đại tràng. Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân nặng với sốt cao, có khi hạ thân nhiệt, tổng trạng suy nhược, lơ mơ, mất nước, trụy tim mạch. Đau bụng dữ dội, nôn nhiều, đại tiện không tự chủ, hậu môn giãn rộng, đại tiện ra chất nước nhầy thối lẫn máu. Gan có thể to và đau, bụng trướng, có phản ứng thành bụng nhẹ. Thể mạn tính: Sau giai đoạn cấp tính hay bán cấp nếu không điều trị, bệnh trở thành mạn tính với nhiều đợt bệnh cách nhau. Lúc này chức năng đại tràng không còn bình thường nữa, triệu chứng bệnh giống như viêm đại tràng mạn. Đau bụng lâm râm liên tục và rối loạn tiêu hóa: thường là tiêu chảy xen kẽ táo bón, no hơi, ăn không tiêu đối với một số thức ăn như: rau sống, sữa... bệnh nhân suy nhược, biếng ăn, sụt cân. Nếu chẩn đoán đúng lỵ amíp, điều trị đúng, khẩn trương và chăm sóc tốt, bệnh khỏi nhanh và khỏi hoàn toàn. Nếu để muộn, không được điều trị đúng thuốc hoặc không được chữa trị hoặc chữa trị sai sẽ dẫn đến một số hậu quả xấu. Đó là trở thành bệnh kiết lỵ mạn tính hoặc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Hay gặp nhất là chảy máu đường tiêu hóa gây thiếu máu hoặc có thể gây thủng ruột là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm vì gây viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc, có thể tử vong nếu cấp cứu không kịp thời. Có thể gây bán lồng ruột hoặc lồng ruột do các dây chằng bị sẹo làm thắt, hẹp trực tràng hoặc tạo thành các u nang amíp lành tính ở manh tràng hoặc đại tràng xích-ma. Nguy hiểm hơn là gây áp-xe gan, nếu không xử trí kịp thời sẽ vỡ tràn vào phúc mạc gây viêm phúc mạc, tràn vào cơ hoành, phổi gây áp-xe rất nguy kịch. Lời khuyên của thầy thuốc Cách tốt nhất để bảo vệ mình không mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là ăn các thức ăn mới nấu, đậy kín, chỉ uống nước sạch đã đun sôi, không ăn các thức ăn nguội mà ruồi nhặng có thể đậu vào. Khi một người trong gia đình bị bệnh, cần đậy kín phân, xử lý kỹ tránh ruồi nhặng, gián, chuột làm lây bệnh cho người khác. Các vùng mưa lũ ngập úng cần có biện pháp xử lý nguồn nước và môi trường khoa học, đúng quy trình để tránh làm bệnh có nguy cơ bùng phát. Sau khi chăm sóc người bệnh, cần rửa tay kỹ nhiều lần bằng xà phòng hoặc các dung dịch tẩy trùng như cloramin B. Một điều cần chú ý là một khi đã đi ngoài có lẫn máu, chất nhầy (hoặc chỉ có lẫn máu hoặc nhầy đơn thuần), cần đến ngay cơ sở y tế để khám. Không nên tự chữa bằng các bài thuốc dân gian vì bệnh có thể bị kéo dài, nặng lên và khó chữa hơn.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/tu-nu-sinh-so-mau-kim-tiem-tro-thanh-bac-si-giup-nghin-doi-mat-sang-khoe-20240526203327774.htm
20240526
Từ nữ sinh sợ máu, kim tiêm trở thành bác sĩ giúp nghìn đôi mắt sáng khỏe
Bác sĩ Nguyễn Thị Mai - Trưởng khoa Mắt và Phẫu thuật khúc xạ - Bệnh viện FV. "Những lúc thấy ngoại phải lần mò trong bóng tối, tôi lại có thêm động lực để học y và chọn chuyên khoa mắt" Gắn bó với ngành y gần 3 thập kỷ, cùng đồng nghiệp thực hiện chục nghìn ca phẫu thuật, ít ai ngờ bác sĩ Nguyễn Thị Mai trước kia là người sợ máu, sợ kim tiêm. "Ngày bé, cứ nhìn thấy bác sĩ cứu người, cầm ống nghe khám bệnh là tôi ngưỡng mộ lắm vì họ mang đến cho mình cảm giác an tâm, được che chở, ân cần. Mẹ tôi làm việc trong bệnh xá, nên tôi cũng mơ ước tiếp bước mẹ theo nghề. Đến khi thi đậu trường y rồi mới biết phải cầm dao mổ, người sợ máu, sợ kim tiêm như tôi lúc đó hoảng hốt lắm", bác sĩ Mai nhớ lại. Nhưng rồi quyết tâm gắn bó với ngành y, mong muốn có năng lực cứu chữa bệnh nhân chính là động lực giúp cô nữ sinh vượt qua sợ hãi ban đầu. Việc theo đuổi chuyên khoa mắt với bác sĩ Mai cũng không tình cờ mà là mục tiêu ngay từ lúc chị chọn học y. Trong ký ức tuổi thơ, chị còn nhớ không ít ngày theo bà ngoại tìm bác sĩ chữa trị cho đôi mắt bị thương tật do một mảnh thủy tinh bắn vào. Cô cháu gái khi đó không ít lần chứng kiến bà hy vọng khi nghe giới thiệu đến bác sĩ, rồi lại thất vọng bởi thị lực sau đó vẫn không cải thiện. "Cứ nghe ở đâu có bác sĩ chữa mắt giỏi là ngoại lại tìm đến, nhưng vì kỹ thuật y khoa ngày xưa chưa tốt, nên mắt ngoại tôi vẫn không chữa khỏi. Những lúc thấy ngoại phải lần mò trong bóng tối, tôi lại có thêm động lực để học y và chọn chuyên khoa mắt", bác sĩ Mai kể lại. Hơn ai hết, bác sĩ Mai hiểu được tầm quan trọng của các kỹ thuật tiên tiến trong điều trị nhãn khoa đối với sự phục hồi thị lực, nên khi ở vị trí trưởng khoa Mắt, Bệnh viện FV, chị đã cùng Hội đồng y khoa của bệnh viện luôn cập nhật nhanh chóng những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để mang đến nhiều giải pháp điều trị cho bệnh nhân. "Tôi tâm niệm, nếu có bất kỳ kỹ thuật nào mới giúp được cho nhiều bệnh nhân hơn thì sẽ tìm cách để mang về Việt Nam", bác sĩ Mai chia sẻ. Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi này, hiện tại FV có nhiều phương pháp điều trị khúc xạ mới nhất, phù hợp với từng trường hợp của mỗi bệnh nhân. Khoa Mắt bệnh viện FV được đánh giá là một trong những đơn vị điều trị nhãn khoa hàng đầu Việt Nam. Tâm huyết xây dựng dự án cải thiện thị lực cho cộng đồng Không chỉ làm chủ kỹ thuật, mang nhiều phương pháp điều trị hiện đại thế giới để áp dụng tại Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Thị Mai cũng muốn làm sao để người dân biết bảo vệ thị lực của mình từ sớm. Vị trưởng khoa bày tỏ trăn trở khi nhiều người vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức đến sức khỏe đôi mắt, để khi ảnh hưởng lớn đến thị lực hoặc trở nặng mới tìm đến bệnh viện. "Mọi người thường bỏ qua việc khám mắt định kỳ, hay lơ là những triệu chứng nhỏ, thích tự chữa bằng thông tin trên mạng và chỉ đến gặp bác sĩ khi bệnh nặng. Trong khi đó, tâm lý muốn hết bệnh và hết nhanh nhưng ở giai đoạn muộn lại thường gây áp lực cho bệnh nhân và cho cả người điều trị", bác sĩ Mai trăn trở. Chưa kể, tình trạng trẻ em bị nhược thị và cận thị tại Việt Nam ngày càng gia tăng mà chưa được quan tâm đúng mức, đe dọa tới thị lực của trẻ khi trưởng thành. Không ít bệnh nhân bị tật khúc xạ nặng, không thể áp dụng phẫu thuật để điều trị, thậm chí dẫn tới các bệnh nặng hơn như bong võng mạc, khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Bác sĩ Mai thật sự trăn trở khi chứng kiến số lượng bệnh nhi đến điều trị khúc xạ tại bệnh viện tăng cao. Đây là hậu quả của thói quen sống của trẻ thiếu sự quan tâm đến sức khỏe đôi mắt, mà phụ huynh cũng dễ dàng bỏ qua. Vị trưởng khoa Mắt, Bệnh viện FV ấp ủ xây dựng kế hoạch đưa các chương trình phổ biến kiến thức bảo vệ thị lực, tầm soát và kiểm soát cận thị tới trẻ em tuổi đến trường và các phụ huynh. Khoa Mắt - Bệnh viện FV cũng là một trong rất ít đơn vị triển khai chương trình điều trị nhược thị - tật về mắt đang ảnh hưởng đến gần 3 triệu trẻ em tại Việt Nam. "Khi mọi người được tiếp cận dễ dàng với internet đồng nghĩa với việc họ cũng tiếp cận nhiều luồng thông tin khác nhau, mà những thông tin y học chính thống, chính xác lại bị trộn lẫn với thông tin sai lệch, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vì thế, tôi muốn xây dựng những kênh thông tin khoa học chính xác, giúp các bậc cha mẹ, bệnh nhân có thể tiếp cận được. Với việc tầm soát sớm và có biện pháp ngăn ngừa cận thị, các thế hệ trẻ sau này lớn lên với đôi mắt sáng khỏe. Đôi mắt cũng là vốn liếng lớn của mỗi người, giữ được sự 'giàu có' của đôi mắt rồi sẽ có động lực giàu có ở những phương diện khác…", bác sĩ Mai bộc bạch. "Từng là mơ ước, giờ khoa Mắt FV là nơi trao gửi tâm huyết" Cách đây 8 năm, bác sĩ Nguyễn Thị Mai rời vị trí công tác tại một bệnh viện chuyên khoa mắt để đầu quân cho Bệnh viện FV với nhiều sự kỳ vọng sẽ làm được nhiều hơn cho bệnh nhân trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, quy trình chuẩn hóa và đi đầu trong công nghệ, kỹ thuật điều trị. "Làm việc cho FV là một trong những quyết định bước ngoặt đối với sự nghiệp của tôi. Ngay từ thời điểm chưa về, chỉ nghe danh tiếng bệnh viện qua lời đồng nghiệp, cho đến khi trở thành trưởng khoa Mắt, tôi vẫn luôn ấn tượng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, chuẩn xác tại đây. FV là bệnh viện với chất lượng quốc tế thật sự chứ không chỉ ở danh xưng", bác sĩ Mai khẳng định. Là người luôn tìm kiếm những giải pháp mới, không ngừng đưa các kỹ thuật điều trị nhãn khoa hàng đầu về áp dụng tại Việt Nam, bác sĩ Mai thường ví việc đầu quân cho FV của mình như "cá gặp nước". Ở đây chị tìm thấy sự đồng điệu về tầm nhìn phát triển đơn vị, môi trường làm việc chuyên nghiệp, tiến bộ, cơ hội học hỏi và phát triển sự nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Bác sĩ Nguyễn Thị Mai và đội ngũ đã làm nên sự thành công cho khoa Mắt và Phẫu thuật khúc xạ bệnh viện FV. Nhận định về vị trưởng khoa Mắt, TS.BS. Đỗ Trọng Khanh - Giám đốc Y khoa Bệnh viện FV - chia sẻ: "Không chỉ có năng lực chuyên môn xuất sắc, bác sĩ Mai còn là một người quản lý giỏi vì biết cách dung hòa những bác sĩ tinh hoa nhưng sở hữu cá tính cực mạnh ở khoa Mắt". Theo Giám đốc Y khoa Bệnh viện FV, trong quá trình đồng hành và xây dựng khoa Mắt, bác sĩ Nguyễn Thị Mai đã góp phần tạo nên hệ sinh thái điều trị mắt, đưa khoa Mắt và Phẫu thuật khúc xạ của FV đứng vào top các đơn vị điều trị hàng đầu Việt Nam với nhiều kỹ thuật tiến bộ cùng cơ sở vật chất hiện đại. "Tôi hoàn toàn tự tin với năng lực điều trị của khoa Mắt Bệnh viện FV - đơn vị đủ sức đảm đương điều trị như một bệnh viện nhãn khoa. Tất cả đều là công sức xây dựng, học tập và cố gắng của cả tập thể mà người đi đầu là bác sĩ Mai", TS.BS Đỗ Trọng Khanh nhấn mạnh. Khi được hỏi về những thành tựu đã tạo dựng cùng bệnh viện FV, vị trưởng khoa Mắt hào hứng cho biết đã cùng đồng nghiệp đưa những tiến bộ điều trị mới vào Việt Nam như Lasik, Femtosecond Lasik, CLEAR, Ortho-K, SmartSurfACE… Khoa Mắt bệnh viện FV cũng là đơn vị liên kết với nhiều chuyên gia nhãn khoa hàng đầu thế giới, như giáo sư Donald Tan - cái tên đứng thứ 3 trong danh sách 100 bác sĩ nhãn khoa có sức ảnh hưởng nhất toàn cầu - "thắp sáng" cho nhiều đôi mắt tưởng chừng như vô vọng bằng phương pháp ghép giác mạc. Khoa Mắt và Phẫu thuật khúc xạ còn là đơn vị liên kết với ngân hàng giác mạc tại Mỹ, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt giác mạc trong điều trị các bệnh về mắt cho bệnh nhân trong nước. Trong các ca phẫu thuật, nếu không đóng vai chính trực tiếp cầm dao mổ, bác sĩ Mai cũng đồng hành với bệnh nhân và gia đình trong vai trò kết nối, hỗ trợ. Nhớ về một ca được giáo sư Donald Tan thực hiện ghép giác mạc do bác sĩ Mai hỗ trợ, chị Nguyễn Thị Thùy Trang - trợ lý y khoa của bác sĩ Mai - bày tỏ: "Thời điểm được tháo băng, bệnh nhân lúc đó mới 15 tuổi sáng mắt trở lại, không chỉ mẹ em ấy khóc mà bác sĩ Mai cũng rơi nước mắt vì vui với gia đình. Giây phút đó là một trong rất nhiều khoảnh khắc tôi thấy được sự tận tụy và đồng cảm của bác sĩ Mai". Bác sĩ Nguyễn Thị Mai luôn tiên phong mang các kỹ thuật điều trị hiện đại về Việt Nam. Chia sẻ về những dự án tiếp tục thực hiện trong thời gian tới cho khoa mình, bác sĩ Mai cho biết chị hỗ trợ các bác sĩ trong khoa phát triển về năng lực chuyên môn thông qua nhiều hội thảo, chương trình đào tạo quốc tế. Vị trưởng khoa tỏ ra hài lòng và tin tưởng vào thế hệ trẻ kế thừa, họ là những cộng sự đủ tâm và tầm để tiếp tục phát triển Khoa Mắt & Phẫu thuật khúc xạ của FV lên một tầm cao mới.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/so-luong-gen-trong-co-nguoi-vi
Số lượng gen trong cơ thể người
Gen là đơn vị vật lý và chức năng cơ bản của tính di truyền. Bộ gen con người được tạo thành từ DNA, một số gen hoạt động như hướng dẫn để tạo ra các phân tử được gọi là protein. Tuy nhiên, nhiều gen không mã hóa protein. Ở người, các gen có kích thước thay đổi từ vài trăm bazơ DNA đến hơn 2 triệu bazơ. 1. Gen là gì? Gen là đơn vị vật lý và chức năng cơ bản của tính di truyền. Gen được tạo thành từ DNA. Một số gen hoạt động như hướng dẫn để tạo ra các phân tử được gọi là protein. Tuy nhiên, nhiều gen không mã hóa protein. Ở người, các gen có kích thước thay đổi từ vài trăm bazơ DNA đến hơn 2 triệu bazơ.Mỗi người có 2 bản sao của mỗi gen, 1 bản sao được thừa hưởng từ cha và một bản sao thừa hưởng từ mẹ. Hầu hết các gen đều giống nhau ở tất cả mọi người, nhưng một số lượng nhỏ gen (ít hơn 1% tổng số) hơi khác nhau giữa mọi người. Các alen là các dạng của cùng một gen với sự khác biệt nhỏ về trình tự các cơ sở ADN của chúng. Những khác biệt nhỏ này góp phần tạo nên đặc điểm ngoại hình riêng biệt của mỗi người.Để thuận tiện cho việc nghiên cứu bộ gen con người, các nhà khoa học đặt cho chúng những cái tên độc đáo. Vì tên gen có thể dài nên các gen cũng được gắn với các ký hiệu, là các tổ hợp ngắn của các chữ cái và đôi khi là số đại diện cho gen, giống như một cái tên viết tắt. Ví dụ, một gen trên nhiễm sắc thể số 7 có liên quan đến bệnh xơ nang được gọi là chất điều hòa độ dẫn truyền qua màng của bệnh xơ nang; ký hiệu của nó là CFTR. Xem thêm >> Các ứng dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới hiệu năng cao (NGS) 2. Số lượng gen trong cơ thể người là bao nhiêu? Một nỗ lực nghiên cứu quốc tế được gọi là Dự án Bộ gen người, đã hoạt động để xác định trình tự của bộ gen người và xác định các gen mà nó chứa, ước tính rằng con người có từ 20.000 đến 25.000 gen.Bộ gen người (Homo sapiens) được tạo thành từ 23 cặp nhiễm sắc thể với tổng số khoảng 3 tỷ cặp cơ sở DNA. Có 24 nhiễm sắc thể riêng biệt ở người: 22 nhiễm sắc thể thường, cộng với các nhiễm sắc thể X và Y xác định giới tính.Các nhiễm sắc thể từ 1 đến 22 được đánh số gần đúng theo thứ tự kích thước giảm dần. Tế bào xôma thường có một bản sao nhiễm sắc thể 1-22 từ cha và mẹ, cộng với một nhiễm sắc thể X từ mẹ và một nhiễm sắc thể X hoặc Y từ cha, tổng cộng là 46.Ước tính có khoảng 20.000-25.000 gen mã hóa protein của con người. Số lượng gen người đã nhiều lần được điều chỉnh giảm so với dự đoán ban đầu là 100.000 hoặc hơn khi chất lượng trình tự gen và các phương pháp tìm gen đã được cải thiện và con số chính xác về số lượng gen trong cơ thể người có thể tiếp tục giảm thêm. Nguồn tham khảo: medlineplus.gov, sciencedaily.com
https://suckhoedoisong.vn/soi-than-dieu-tri-va-thuoc-ngan-ngua-tai-phat-16923061212241332.htm
13-06-2023
Sỏi thận: Điều trị và thuốc ngăn ngừa tái phát
1. Sỏi thận là gì? Sỏi thận là loại sỏi hình thành trên đường tiết niệu. Đây là hệ quả của sự kết tinh chất khoáng trong nước tiểu và lắng đọng lại tại thận. Sau khi hình thành, sỏi thận có thể di chuyển vào đường tiết niệu gây đau hoặc tắc nghẽn dòng nước tiểu. Sỏi thận tiến triển âm thầm nên người bệnh thường tình cờ phát hiện khi đi khám sức khoẻ định kỳ hoặc khi xuất hiện các cơn đau lưng. Sỏi thận để lâu ngày sẽ dẫn đến nhiễm trùng, tổn thương thận, suy thận . Sỏi thận không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng, suy thận. 2. Các loại sỏi thận Sỏi canxi: Đây là loại sỏi phổ biến nhất, xảy ra khi có lượng canxi dư thừa lưu thông trong máu. Nguyên nhân có thể là do các bệnh lý như cường giáp hoặc do chế độ ăn nhiều thịt, cá và gia cầm. Sỏi axit uric: Sỏi axit uric hình thành khi lượng axit uric dư thừa trong máu, có xu hướng xảy ra ở những người không uống đủ nước và ở chế độ giàu protein. Sỏi struvite: Sỏi struvite còn được gọi là sỏi nhiễm trùng, có xu hướng xảy ra ở những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại. Sỏi cystine: Tương đối hiếm gặp và có liên quan đến chứng rối loạn cystine, một chất được tạo ra khi cơ thể tiêu hóa protein. Các yếu tố chung có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận bao gồm: Tiền sử gia đình bị sỏi thận. Uống ít nước hoặc bị mất nước. Chế độ ăn nhiều muối, protein, đường. Béo phì . Một số thực phẩm bổ sung. Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu và corticosteroid. 3. Dấu hiệu và triệu chứng sỏi thận - Đau quặn thận : Bản thân sự hình thành sỏi thận không có triệu chứng, nhưng khi sỏi di chuyển vào đường tiết niệu, có thể gây ra cơn đau quặn thận. Cơn đau thường xuất hiện theo từng đợt và có thể dữ dội. Tùy thuộc vào vị trí của sỏi, cơn đau có thể ở lưng dưới, bụng, háng hoặc vùng sinh dục. Đôi khi sỏi đi kèm với các triệu chứng khác ít điển hình hơn, như đau bụng không rõ nguyên nhân, buồn nôn, tiểu gấp, tiểu khó hoặc thậm chí đau ở vùng sinh dục. - Tiểu máu (máu trong nước tiểu): Sỏi thận có thể làm tổn thương đường tiết niệu và do đó máu thường được tìm thấy trong nước tiểu (tiểu máu), có thể nhìn thấy bằng mắt thường (nước tiểu màu đỏ) hoặc chỉ có thể phát hiện được khi phân tích nước tiểu. - Sốt: Hiếm khi xảy ra, nhưng trong trường hợp cơn đau quặn thận kèm theo sốt, cần nhanh chóng được hội chẩn tại khoa cấp cứu vì những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra của nhiễm trùng đường tiết niệu đồng thời (nguy cơ nhiễm trùng huyết). Bản thân sự hình thành sỏi thận không có triệu chứng. Nhưng khi sỏi di chuyển vào đường tiết niệu, có thể gây ra cơn đau quặn thận. 4. Điều trị sỏi thận như thế nào? Điều trị sỏi thận tùy thuộc vào loại sỏi và nguyên nhân gây sỏi thận. Điều trị ban đầu nhằm giảm đau có thể bao gồm dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), ví dụ: Ibuprofen) và/hoặc thuốc giảm đau opioid (mạnh hơn). Nếu cơn đau và các triệu chứng khác nghiêm trọng, có thể cần phải nhập viện để truyền thuốc giảm đau và truyền dịch qua đường tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch). Nếu nghi ngờ hoặc có biểu hiện nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định cho dùng thuốc kháng sinh. Đồng thời cần phải xác định và điều trị các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn dẫn đến sự phát triển của sỏi thận để ngăn ngừa sỏi thận tái phát. Trong phần lớn các trường hợp, sỏi thận sẽ tự đào thải ra ngoài. Trong những trường hợp này, cách điều trị duy nhất cần thiết là giảm đau đầy đủ, uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Một số thuốc giãn cơ có thể được sử dụng để làm giãn các cơ trong niệu quản, giúp sỏi thận đi ra ngoài nhanh hơn và ít đau hơn. Trong trường hợp sỏi quá lớn không thể đào thải ra ngoài, đau quá mức hoặc có dấu hiệu tổn thương thận hoặc nhiễm trùng, có thể cần phải điều trị thêm để loại bỏ sỏi. Sỏi thận thường được loại bỏ theo hai cách chính - phẫu thuật hoặc tán sỏi. Phương pháp được sử dụng để loại bỏ sỏi thận sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tiền sử bệnh và tình trạng của người đó cũng như kích thước, loại và vị trí của sỏi. 5. Thuốc p hòng ngừa sỏi thận tái phát Sự tái phát của sỏi thận rất phổ biến, có gần 40% trường hợp tái phát trong 5 năm tiếp theo. Do đó, phòng ngừa tái phát là rất quan trọng. Các bước thực hiện để ngăn ngừa sự phát triển hoặc tái phát của sỏi thận bao gồm: Uống nhiều nước. Điều trị đầy đủ các bệnh lý nền. Tránh thực phẩm có hàm lượng oxalate hoặc muối cao. Duy trì chế độ ăn uống điều độ. Trừ khi có lời khuyên khác từ bác sĩ, những người bị sỏi thận nên tiếp tục ăn thực phẩm giàu canxi vì chế độ ăn ít canxi có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở một số người. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các chất bổ sung canxi vì có liên quan đến tăng nguy cơ sỏi thận. Trong một số trường hợp, thuốc có thể được sử dụng để giúp ngăn ngừa sỏi thận tái tạo bằng cách kiểm soát lượng khoáng chất và axit trong nước tiểu. Loại thuốc được kê đơn sẽ phụ thuộc vào loại sỏi thận mà người bệnh đã từng mắc phải, ví dụ: Muối citrate : Hòa tan trong nước tiểu để ngăn chặn các tinh thể canxi phát triển được sử dụng để ngăn ngừa sỏi canxi, sỏi axit uric và sỏi cystine. Thuốc lợi tiểu thiazide : Những loại thuốc này làm giảm lượng canxi từ máu đi vào nước tiểu, ngăn ngừa sỏi canxi. Allopurinol : Thuốc ức chế sự phân hủy purin thành axit uric, làm giảm nồng độ axit uric trong nước tiểu. Allopurinol chủ yếu được sử dụng để ngăn ngừa sỏi axit uric. Các loại thuốc khác : Nếu bị sỏi thận do nhiễm trùng đường tiết niệu, có thể ngăn ngừa bằng cách sử dụng thuốc có chứa L-methionine, làm tăng tính axit của nước tiểu. Magiê : Magiê gắn với oxalat trong nước tiểu giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi canxi. Cần lưu ý, trong mọi trường hợp, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà cần có chỉ định và tư vấn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa. Tham khảo thêm 3 lưu ý phòng sỏi thận tái phát trong mùa hè Mời xem thêm video đang được quan tâm: Uống trà tâm sen có tốt không? Ds. Vũ Thuỳ Dương Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nao-la-suy-giam-mien-dich-thu-phat-vi
Thế nào là suy giảm miễn dịch thứ phát?
Ngoài các yếu tố di truyền gây ra suy giảm miễn dịch, các yếu tố bên ngoài cũng có thể dẫn đến khiếm khuyết chức năng của hệ miễn dịch. Các tác nhân của suy giảm miễn dịch thứ phát được kể đến như bệnh truyền nhiễm như HIV, suy dinh dưỡng, môi trường căng thẳng, thuốc ức chế miễn dịch, bệnh di truyền và chuyển hóa. 1. Suy giảm miễn dịch thứ phát là gì? Các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng xấu đến các phản ứng miễn dịch, tạo ra tình trạng suy giảm miễn dịch thứ phát và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các khiếm khuyết miễn dịch quan sát thấy trong suy giảm miễn dịch thứ phát thường không đồng nhất.Biểu hiện của suy giảm khả năng miễn dịch được biểu hiện lâm sàng bằng tần suất tăng hoặc biến chứng bất thường của nhiễm trùng thông thường và đôi khi do sự xuất hiện của nhiễm trùng cơ hội. Các suy giảm miễn dịch thứ phát có thể biểu hiện rộng, tùy thuộc vào mức độ của tình trạng bên ngoài vi phạm và tính nhạy cảm của bệnh nhân. Ví dụ, tình trạng suy giảm miễn dịch do sử dụng corticosteroid và các thuốc ức chế miễn dịch khác phụ thuộc vào liều sử dụng. Suy giảm miễn dịch thứ phát gây nên những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm 2. Tác nhân của suy giảm miễn dịch thứ phát 2.1 Thời kỳ sơ sinh Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với nhiễm trùng và nhiễm trùng cơ hội. Ở giai đoạn đầu đời, có ít tế bào B vùng cận biên trong mô bạch huyết và CD21 trên tế bào B, do đó hạn chế khả năng tế bào B phát triển. Mặc dù, chúng có thể có các phản ứng với một số kháng nguyên do tiếp xúc trong tử cung. Suy giảm miễn dịch ở trẻ sơ sinh có thể được quy cho sự chưa phát triển hoàn thiện của các cơ quan bạch huyết thứ cấp, bao gồm các mô bạch huyết liên quan đến niêm mạc trong đường tiêu hóa và đường hô hấp. Ngoài ra, trẻ sinh non dễ bị nhiễm trùng hơn do không có chuyển IgG của mẹ trước 32 tuần tuổi thai. 2.2 Suy dinh dưỡng Thiếu hụt protein là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm miễn dịch. Suy dinh dưỡng có thể do việc hạn chế tiếp cận với các nguồn thực phẩm cùng với các bệnh mãn tính gây ra chứng suy nhược.. Sự sản sinh của tế bào T và chức năng của nó giảm tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của giảm protein máu. Sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng (ví dụ, kẽm và axit ascorbic) góp phần làm tăng nhiễm trùng thông qua việc làm suy yếu niêm mạc, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm lấn. Điều trị các thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến việc giải quyết các khiếm khuyết về hệ miễn dịch 2.3 Các bệnh chuyển hóa Những rối loạn trao đổi chất ảnh hưởng đến các tế bào phản ứng miễn dịch. Đái tháo đường và urê huyết ở bệnh nhân thận hoặc gan là 2 rối loạn chuyển hóa phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến khả năng miễn dịch. Kiểm soát tối ưu những bất thường trong chuyển hóa sẽ cải thiện chức năng miễn dịch. Các chức năng miễn dịch bị khiếm khuyết thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường bao gồm thực bào bị khiếm khuyết, dị ứng tế bào T. Cung cấp và khử độc là những yếu tố khác góp phần làm tăng khả năng nhiễm bệnh ở bệnh nhân tiểu đường, thường gặp nhất với các vết loét da, nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn và nấm và các bệnh do virus toàn thân. 2.4 Các bệnh liên quan đến di truyền Các khiếm khuyết di truyền có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch, nhưng chúng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch đối với các bệnh nhiễm trùng do rối loạn chức năng trao đổi chất và tế bào.Các hội chứng suy giảm miễn dịch do di truyền tương đối hiếm. Bệnh được tạo ra do số lượng nhiễm sắc thể bất thường gây ra.Ở một số bệnh di truyền khác, chẳng hạn như xơ nang bắt nguồn từ các đột biến nghiêm trọng trong điều hòa dẫn truyền xơ nang, sự nhạy cảm với viêm xoang và viêm phổi được giải thích bởi các cơ chế khiếm khuyết bẩm sinh, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiễm trùng đường hô hấp. Đối với những trường hợp này, bệnh nhân nên điều trị bằng kháng sinh kịp thời khi có bất cứ nghi ngờ bị nhiễm trùng. Điều trị dự phòng bằng kháng sinh nên được chỉ định cho những bệnh nhân bị nhiễm trùng tái phát để giảm số lần nhiễm trùng. 2.5 Điều trị bằng thuốc chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch Việc sử dụng thuốc để cải thiện các phản ứng miễn dịch không mong muốn thường phổ biến trong thực hành lâm sàng. Những bệnh này có những rối loạn như: Rối loạn tự miễn dịch, rối loạn dị ứng, thải ghép và bệnh ghép so với vật chủ (GvHD). Thuốc ức chế miễn dịch sinh học được phát triển để tăng tính đặc hiệu miễn dịch bằng cách nhắm vào các thành phần cụ thể của phản ứng miễn dịch, chẳng hạn như cytokine hoặc một tập hợp tế bào lympho cụ thể. Các tác nhân vật lý (tức là tia UV và bức xạ ion hóa) cũng có thể được sử dụng để loại bỏ các phản ứng miễn dịch.Ngoài ra, có những loại thuốc có thể có tác dụng ức chế miễn dịch nhưng không có mối liên quan rõ ràng đến hoạt động dược lý của phân tử. Sự xuất hiện của nó là không thể đoán trước và thay đổi trong các quần thể bệnh nhân khác nhau.Dựa trên cấu trúc và cơ chế hoạt động của chúng, hầu hết các phân tử có hoạt tính ức chế miễn dịch có thể được nhóm lại thành corticosteroid, thuốc ức chế calcineurin và thuốc gây độc tế bào. Tác dụng phụ bất lợi của các loại thuốc này là chúng có xu hướng làm suy yếu đáp ứng miễn dịch tế bào, khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm nấm và virus. 2.6 Phẫu thuật và chấn thương Phẫu thuật và chấn thương làm phá vỡ các hàng rào biểu mô và phá hủy tế bào gây ra phản ứng viêm để thúc đẩy quá trình chữa lành và hoạt động diệt vi khuẩn cục bộ. Vi sinh vật kích hoạt các thụ thể nhận diện các kháng nguyên và các tế bào miễn dịch khác, gây ra sự giải phóng cytokine và chemokine, tập trung hệ thống miễn dịch thích nghi.Trong phản ứng viêm này, các thụ thể đóng vai trò trung tâm trong kích hoạt các tế bào miễn dịch, dẫn đến việc giải phóng các cytokine gây viêm. Nếu phản ứng nghiêm trọng, bệnh nhân chấn thương có thể gặp hội chứng viêm đường hô hấp trong phổi hoặc hội chứng đáp ứng viêm toàn thân khi bị suy đa cơ quan.Đối với bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật cắt lách cần được được xem xét đặc biệt vì rất dễ bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn. Tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng huyết ở bệnh nhân cắt lách là từ 50% đến 70%. Phẫu thuật là một trong những nguyên nhân gây ra suy giảm miễn dịch thứ phát 2.7 Điều kiện môi trường Tiếp xúc lâu dài với các điều kiện môi trường khắc nghiệt, chẳng hạn như cực lạnh hoặc độ cao sẽ có tác động tiêu cực đến suy giảm miễn dịch. Tác dụng sinh học của ánh sáng mặt trời trong viêm được điều hòa bởi ánh sáng tia cực tím, gây ra apoptosis tế bào T, giải phóng các cytokine không dung nạp tế bào kháng nguyên trong lớp biểu bì và biệt hóa tế bào T.Tác dụng ức chế miễn dịch của bức xạ ion ảnh hưởng đến tất cả các dòng tế bào máu bằng cách làm suy yếu tủy xương và gây ra tế bào chất trong khi phản ứng và thực bào được coi là phóng xạ. Các tình trạng bất lợi khác, như thiếu oxy mãn tính có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch bằng cách gây căng thẳng về thể chất và tinh thần. Sự giam cầm, sự cô lập và sự thay đổi chu kỳ giấc ngủ gây ra căng thẳng mãn tính, làm rối loạn sự điều hòa của corticoadrenal và làm tăng mức cortisol. 2.8 Bệnh truyền nhiễm Một số tác nhân truyền nhiễm hoặc độc tố của chúng có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch, dẫn đến tình trạng không đáp ứng, chẳng hạn như dị ứng tế bào T được quan sát thấy sau hội chứng sốc độc do siêu tụ cầu. Nhiễm vi-rút sởi, vi-rút cúm có thể gây giảm bạch cầu và dị ứng tế bào T. Tuy nhiên, đây là tạm thời và thường ít nghiêm trọng hơn suy giảm miễn dịch thấy trong AIDS. Bài viết tham khảo nguồn: NCBIXEM THÊM:Thế nào là suy giảm miễn dịch bẩm sinh?Biểu hiện của HIV theo từng giai đoạn3 con đường lây truyền của virus HIV
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chi-so-alt-trong-xet-nghiem-mau-noi-gi-ve-suc-khoe-cua-gan-vi
Chỉ số ALT trong xét nghiệm máu nói gì về sức khoẻ của gan?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Lê Ngọc Hùng - Trưởng khoa và Bác sĩ Bùi Thị Hồng Khang, Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Sau khi hoàn thành xét nghiệm, nếu chỉ số ALT cao, người bệnh sẽ cần thêm các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây nên tổn thương gan và bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị. 1. Xét nghiệm ALT là gì? Gan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người như tiết mật để hỗ trợ tiêu hoá thức ăn, loại bỏ các chất thải và chất độc từ máu và sản xuất protein và cholesterol. Xét nghiệm ALT (Alanine Aminotransferase) là một xét nghiệm máu có chức năng phát hiện các tổn thương gan được gây nên bởi bệnh lý, thuốc, hoặc chấn thương. Các bệnh lý như viêm gan hoặc xơ gan có thể làm giảm chức năng của gan. Trắc nghiệm: Làm thế nào để bảo vệ lá gan khỏe mạnh? Làm test trắc nghiệm kiểm tra hiểu biết về gan có thể giúp bạn nhận thức rõ vai trò quan trọng của gan, từ đó có các biện pháp bảo vệ gan để phòng ngừa bệnh tật. Bắt đầu 2. Tại sao chỉ số ALT lại quan trọng? Cơ thể người sử dụng men gan ALT để phân huỷ thức ăn thành năng lượng. Tuy nhiên khi có tổn thương gan, lượng men gan ALT trong máu sẽ tăng.Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm ALT nếu bạn có dấu hiệu tổn thương gan như:Tình trạng đau hoặc sưng dạ dàyBuồn nôn/ nônVàng da, vàng mắtMệt mỏi nhiềuNước tiểu sẫm màuPhân có màu sángNgứa daBác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm này trong các trường hợp sau:Người bệnh đã tiếp xúc với vi-rút viêm ganNgười bệnh uống nhiều đồ uống có cồnGia đình có thành viên với tiền sử bị bệnh ganUống thuốc có tác dụng phụ gây nên các bệnh lý về ganXét nghiệm ALT có thể được thực hiện trong xét nghiệm máu thông thường hoặc có thể được dùng để xác định độ hiệu quả của việc điều trị bệnh lý gan. Xét nghiệm ALT xác định hiệu quả của việc điều trị bệnh lý gan 3. Kết quả xét nghiệm ALT Kết quả xét nghiệm ALT bình thường có thể dao động từ 7 đến 55 đơn vị mỗi lít. Chỉ số ALT thường cao hơn ở nam giới.Các nguyên nhân có thể làm tăng nhẹ chỉ số ALT:Lạm dụng đồ uống có cồnXơ ganBệnh bạch cầu đơn nhânCác loại thuốc statin, aspirin và một số thuốc trợ ngủCác nguyên nhân có thể làm tăng vừa chỉ số ALT:Bệnh gan mãn tínhLạm dụng đồ uống có cồnXơ ganTắc mật (tắc nghẽn đường mật)Đau tim hoặc suy timTổn thương thậnChấn thương cơTổn thương tế bào hồng cầuSốc nhiệtThừa Vitamin AChỉ số ALT cao có thể được gây nên bởi:Viêm gan siêu vi cấpQuá liều thuốc của một số thuốc như acetaminophenUng thư ganSốc nhiễm khuẩn 5. Các xét nghiệm khác Xét nghiệm chức năng gan Xét nghiệm ALT sẽ thường được thực hiện cùng các xét nghiệm chức năng gan khác như:Xét nghiệm AlbuminXét nghiệm Photphatase kiềmXét nghiệm BilirubinXét nghiệm axit lactic dehydrogenase (LDH)Xét nghiệm định lượng protein toàn phầnKhách hàng nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để được chuyên gia theo dõi và đánh giá tiến triển của bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp Gói khám sàng lọc Gan Mật từ cơ bản đến nâng cao giúp khách hàng đánh giá khả năng làm việc của gan thông qua các xét nghiệm men gan đồng thời tầm soát bệnh sớm, tránh những biến chứng muộn gây nguy hiểm. Men gan cao có triệu chứng gì?
https://tamanhhospital.vn/thu-tinh-nhan-tao-cho-nguoi-dong-gioi-va-nguoi-chuyen-gioi/
05/01/2023
Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nam, nữ và người chuyển giới
Mong ước có con là một điều rất thiêng liêng đối với hầu hết tất cả chúng ta. Và riêng đối với những người chuyển giới, niềm khao khát này lại càng cháy bỏng và mãnh liệt hơn, các cặp đôi đồng giới hay người chuyển giới sẽ khó có con hơn so với những người bình thường. Cùng tìm hiểu về vấn đề thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nam, nữ và người chuyển giới tại bài viết này. Mục lụcNhu cầu có con trong cộng đồng LGBT ngày nayVấn đề pháp lýThụ tinh nhân tạo cho đồng giới nữ1. Xin tinh trùng2. IUI3. IVF4. Trữ trứngThụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nam1. Mang thai hộ2. Trữ tinh trùngLưu ý cho người chuyển giớiNhu cầu có con trong cộng đồng LGBT ngày nay Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì định kiến đối với những người thuộc cộng đồng LGBT đã dần thu hẹp lại và mọi người cũng đã có cái nhìn cởi mở hơn với những người thuộc giới tính thứ ba vì họ cũng xứng đáng được đối xử công bằng, bình đẳng và được sống một cuộc đời hạnh phúc trọn vẹn với những người mình thương yêu. (1) Trước đây, việc nhận con nuôi dường như là giải pháp thay thế duy nhất cho các cặp đôi đồng giới (LGBT) nhưng với sự phát triển vượt bật của y học cùng sự cho phép của Luật pháp ở nhiều quốc gia trên thế giới nên hiện nay đã có rất nhiều lựa chọn sinh sản giúp họ có con chính chủ. Tuy nhiên, các cặp đôi đồng giới sẽ khó có con hơn so với những người bình thường. Vấn đề pháp lý Hiện nay, pháp luật Việt Nam cho phép người đồng giới có thể bảo toàn khả năng sinh sản bằng kỹ thuật trữ lạnh noãn và trữ tinh trùng. Vì vậy, những người đồng tính nữ hoàn toàn có con bằng việc xin tinh trùng như làm mẹ đơn thân. Tuy nhiên, người đồng tính nam lại thiệt thòi hơn một chút, họ bắt buộc phải kết hôn với người nữ thì mới có thể có con. Nhưng dựa vào luật pháp ở nhiều nơi khác trên thế giới, họ vẫn có thể có con nhờ biện pháp mang thai hộ. (2) Thụ tinh nhân tạo cho đồng giới nữ 1. Xin tinh trùng Các cặp đôi đồng tính nữ chỉ có thể có con với tư cách là mẹ đơn thân xin ngân hàng tinh trùng. Người này có thể xin tinh trùng từ người hiến tặng thông qua ngân hàng tinh trùng, hoặc nhờ bạn bè, người thân trong gia đình. (3) Người hiến tinh trùng phải đủ điều kiện: Trên 18 tuổi; Không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; Không có các bệnh lý tâm thần và di truyền cho thế hệ sau. Mẫu tinh trùng này sẽ được hiến vào trong ngân hàng tinh trùng, sau đó hoán đổi ngẫu nhiên theo nguyên tắc vô danh. Người nhận tinh trùng sẽ nhận được mẫu vô danh từ ngân hàng tinh trùng (người nhận sẽ không biết mẫu hiến là của ai). Với mẫu tinh trùng hiến tặng, người nhận có thể thực hiện kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) hoặc thụ tinh ống nghiệm (IVF). Nhưng đa số trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên lựa chọn kỹ thuật IVF vì tỷ lệ thành công cao hơn. 2. IUI Thụ tinh nhân tạo có tên viết tắt tiếng Anh là IUI (Intrauterine Insemination) – là phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Để thực hiện phương pháp thụ tinh này cần chọn lọc những tinh trùng khỏe nhất của người chồng, loại bỏ tinh trùng chết để bơm trực tiếp vào buồng tử cung ở thời điểm rụng trứng của người vợ. 3. IVF Thụ tinh ống nghiệm hay còn gọi là IVF (In vitro fertilization) – là một trong những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phổ biến nhất hiện nay. Kỹ thuật này thực hiện bằng cách cho trứng của người phụ nữ và tinh trùng của nam giới kết hợp ở bên ngoài cơ thể, cụ thể là trong phòng thí nghiệm tạo thành phôi. Sau khi thụ tinh thành công, phôi thai mới bắt đầu được đưa trở lại vào buồng tử cung người vợ để phát triển như quá trình thụ thai tự nhiên. 4. Trữ trứng Trữ trứng là kỹ thuật bảo quản trứng trong điều kiện lạnh sâu bằng hơi nitơ hoặc nitơ lỏng ở -196 độ C. Đây là một biện pháp hỗ trợ sinh sản giúp phụ nữ có thể dự trữ trứng cho việc thụ thai và sinh con trong tương lai. Để tiến hành trữ trứng, phụ nữ cần thực hiện kích thích buồng trứng và chọc hút lấy trứng. Tại IVF Tâm Anh áp dụng phương pháp kích thích buồng trứng theo phác đồ cá thể hóa, an toàn và phù hợp với từng người bệnh. Trước khi có ý định mang thai ở người chuyển giới, bệnh nhân nên đi khám sức khỏe để xem xét về khả năng mang thai. Hoặc nếu đang trong mối quan hệ đồng tính nữ, họ cần phải quyết định ai là người lấy trứng, ai là người mang thai. Thụ tinh nhân tạo cho người đồng giới nam Thông thường, các cặp đôi đồng giới đều không thể tự mình có con mà buộc phải sử dụng các phương pháp hiện đại như thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh ống nghiệm. (4) 1. Mang thai hộ Riêng đối với đồng giới nam, để thụ tinh nhân tạo thì các bác sĩ hỗ trợ sinh sản sẽ tư vấn phương pháp mang thai hộ bằng cách sử dụng trứng của người hiến tặng và nhờ người mang thai hộ nếu người đó đồng thuận. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy tinh trùng của một trong hai người. Sau đó, đem đi thụ tinh với trứng được hiến tặng. Khi trứng và tinh trùng đã được kết hợp với nhau tạo thành phôi và được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm thì bác sĩ sẽ chuyển phôi vào cơ thể người mang thai hộ, từ đó thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh và chào đời. Người mang thai hộ thường phải: Ở độ tuổi từ 21 đến 45, có sức khỏe tốt và đã có ít nhất một con của riêng mình. Điều này rất quan trọng vì bác sĩ cần phải biết tử cung của những người này có thể mang một thai kỳ đủ tháng, có tiền sử sinh con khỏe mạnh. Hiện nay đã có rất nhiều nước trên thế giới đã chấp nhận hôn nhân đồng giới và cho phép các cặp đôi đồng tính nam có thể thực hiện thụ tinh ống nghiệm và mang thai hộ. Tuy nhiên, tại Việt Nam pháp luật vẫn chưa cấp phép cho các đôi đồng tính nam có thể thực hiện thụ tinh ống nghiệm với noãn của người hiến tặng và mang thai hộ. Vì vậy, trước khi có bất kỳ quyết định nào, các cặp đôi đồng tính nam nên tìm hiểu thông tin liên quan và được tư vấn cụ thể quy trình với các bác sĩ hỗ trợ sinh sản. 2. Trữ tinh trùng Trữ lạnh tinh trùng là phương pháp lưu trữ tinh trùng trong nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C, đây được xem là một biện pháp duy trì sự sinh sản và có ý nghĩa quan trọng đối với những người đồng giới nam đặc biệt là bảo tồn khả năng sinh sản sau này. Quy trình lưu trữ được thực hiện bằng cách phẫu thuật như chọc hút tinh trùng từ mào tinh hoàn qua da, chọc hút hoặc chiết xuất tinh trùng từ tinh hoàn. Sau đó, mẫu tinh trùng trữ đông sẽ được kiểm tra chất lượng, khả năng di truyền và cuối cùng sẽ được trữ đông trong nitơ lỏng ở nhiệt độ âm 196 độ C, nhờ vậy mà có thể lưu trữ trong nhiều năm mà vẫn đảm bảo về chất lượng sinh sản sau này. Lưu ý cho người chuyển giới Trên thực tế, những người chuyển giới nếu không trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính nào thì có thể sẽ không gặp bất kỳ vấn đề nào về khả năng sinh sản. Tuy nhiên, những người đã phẫu thuật chuyển giới có thể gặp khó khăn trong việc có con, vì vậy việc bảo toàn chức năng sinh sản trước khi thực hiện chuyển giới là điều cần thiết. Nếu bệnh nhân là một người chuyển giới nữ dự định chuyển giới hoàn toàn, họ nên trữ đông các mẫu tinh trùng để sử dụng trong tương lai nếu muốn có con chính chủ. Hiệp hội Quốc tế về sức khỏe của người chuyển giới (World Professional Association for Transgender Health) khuyến cáo những người chuyển giới nữ nên trữ lạnh tinh trùng trước khi bắt đầu liệu pháp hormone hay các phẫu thuật chuyên sâu để thực hiện chuyển giới, vì một vài nghiên cứu cho rằng việc tái kích hoạt quá trình sản xuất tinh trùng sau liệu pháp hormone có thể phức tạp, hoặc sẽ mất vài tháng tinh trùng mới sản xuất trở lại và thậm chí có thể không còn sản xuất tinh trùng được nữa. Nếu trường hợp bệnh nhân là chuyển giới nam và muốn giữ gìn khả năng sinh sản thì sẽ áp dụng cách tiêm hormone nữ để kích thích buồng trứng và chọc hút trứng tương tự như IVF rồi trữ đông. Tuy nhiên, nếu chưa tiêm hormone sinh dục quá lâu, khi dừng một thời gian thì người chuyển giới nam vẫn sẽ có kinh nguyệt trở lại và có thể mang thai như bình thường. Trái lại, nếu họ đã tiêm hormone trong một thời gian dài thì có thể khiến cho buồng trứng và nhiều bộ phận giới tính nữ cũng bị teo đi dẫn đến việc sẽ rất khó có con sau này.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-mat-co-bung-nhung-dieu-can-biet-vi
Hội chứng mất cơ bụng: Những điều cần biết
Hội chứng mất cơ bụng hay còn được gọi là hội chứng Eagle-Barrett, đây là một căn bệnh bẩm sinh khiến cơ bụng phía trước yếu hơn và kéo theo một loạt các dị tật khác. Hội chứng này nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. 1.Hội chứng mất cơ bụng là gì? Hội chứng mất cơ bụng là các khiếm khuyết bộ ba bẩm sinh bao gồm các cơ bụng ở phía trước yếu hoặc mất đi, tinh hoàn ẩn không đi xuống bìu và các dị dạng đường tiết niệu như niệu quản giãn nở bất thường, nước tiểu tích tụ trong niệu quản hoặc thận, trào ngược nước tiểu vào bàng quang và niệu quản.Hội chứng mất cơ bụng còn được gọi dưới cái tên hội chứng bộ ba hoặc hội chứng Eagle-Barrett. Đây là hội chứng rất hiếm xảy ra và chủ yếu gặp ở nam giới, mặc dù vậy vẫn có một vài trường hợp ghi nhận hội chứng bộ ba xảy ra ở nữ giới. Đặc biệt người mắc hội chứng mất cơ bụng có nguy cơ cao gặp các biến chứng như phổi kém phát triển và suy thận mạn tính.Hiện nay, nguyên nhân gây ra hội chứng mất cơ bụng vẫn chưa được xác định, một vài giả thuyết được đưa ra rằng sự gián đoạn trong quá trình phát triển thai nhi khiến hình thành hội chứng bộ ba ở trẻ. Ngoài ra, có thể do tự tích tụ nước tiểu ở giai đoạn bào thai khiến cho bàng quang giãn ra gây ra hiện tượng teo cơ bụng hoặc một lỗi nào đó của hệ thần kinh cũng có thể gây ra cơ bụng bất thường. 2.Dấu hiệu nhận biết hội chứng mất cơ bụng Hội chứng mất cơ bụng nếu không phát hiện sớm có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm như phình giãn các cơ quan nội tạng (ruột hoặc bàng quang) cho dù sau này có điều trị vẫn không thể trở lại kích thước ban đầu. Đặc biệt là biến chứng suy thận khiến trẻ phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận mới hoàn toàn bình phục.Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm hội chứng bộ ba này thì việc điều trị sẽ hiệu quả hơn và đảm bảo sức khỏe cho trẻ sau này. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết hội chứng Eagle-Barrett mà các bậc cha mẹ nên lưu ý:Cơ bụng của trẻ sơ sinh không có hoặc nếu có thì rất mỏng, đặc biệt khoảng da bao bọc vùng bụng đó có hiện tượng nhăn nheo và trùng xuống bất thường.Đối với bé trai, tinh hoàn sẽ thụt vào bên trong bụng, không xuất hiện ở bìu.Ống niệu đạo phát triển không bình thường như bàng quang sưng phồng, ống niệu đạo lớn hơn bình thường, có nước tiểu đọng lại hoặc chảy ngược từ bàng quang qua ống niệu quản lên thận dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn ống niệu quản do không bài tiết được nước tiểu ra ngoài.Hội chứng Eagle-Barrett có thể phát hiện sớm từ trong thời kỳ mang thai, trong khi siêu âm, bác sĩ chuyên khoa có thể phát hiện ra những bất thường của bàng quan và đường tiết niệu.Khi trẻ đi tiểu thấy xuất hiện máu và mủ, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nhiễm trùng niệu quản. Hội chứng mất cơ bụng nếu không phát hiện sớm có thể gặp biến chứng suy thận Trẻ mắc hội chứng bộ ba thường có những bất thường ở xương như vẹo cột sống, trật khớp bẩm sinh, trật khớp hông... Đặc biệt là bất thường ở xương chân và xương bàn chân chiếm khoảng 20% trên tổng số ca mắc bệnh.Ngoài ra trẻ mắc hội chứng bộ ba còn gặp những bất thường về tim mạch, chiếm 10% tổng số ca mắc bệnh. Trẻ nam mắc hội chứng này sau khi lớn lên sẽ gặp triệu chứng xuất tinh gây cảm giác khó chịu, co thắt bàng quang trong khoảng 2 giờ đồng hồ. 3.Điều trị hội chứng mất cơ bụng hiệu quả Hội chứng Eagle-Barrett rất dễ phát hiện ra ngay từ khi trẻ mới sinh hoặc còn bé nhưng bác sĩ cần thời gian để quan sát, chăm sóc và đánh giá số lượng cũng như vị trí của các dị tật. Trước khi tiến hành điều trị bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện chụp x-quang, siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định chính xác tình trạng của người bệnh. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số phẫu thuật như giải phẫu túi mật, đưa tinh hoàn về đúng vị trí. Ngoài các phẫu thuật trên, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thực hiện một số phẫu thuật mở rộng hơn như tái tạo bàng quang, mở rộng niệu đạo và thêm cơ bóp cho bàng quang.Những trường hợp hội chứng mất cơ bụng biến chứng thành suy thận phải thực hiện chạy thận nhân tạo cho trẻ cho đến khi tìm thấy thận phù hợp để thay thế.Hiện nay, phương pháp phẫu thuật nội soi đang rất được kỳ vọng trong điều trị hội chứng mất cơ bụng, đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn, hồi phục nhanh và không gây nhiều đau đớn cho người bệnh, đặc biệt đối với trẻ nhỏ sức chịu đau thường kém hơn người trưởng thành. Hội chứng mất cơ bụng không có cách nào để phòng ngừa, một số trường hợp phát hiện các tác nhân gây bệnh ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật để ngăn chặn chúng tiến triển thành hội chứng mất cơ bụng. Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra căn bệnh này ở trẻ có liên quan mật thiết đến người thân trong gia đình mắc chứng đau nửa vùng bụng, đay cũng được đánh giá là yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc hội chứng mất cơ bụng. Bệnh nhân trước khi điều trị cần xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định tình trạng bệnh Hội chứng mất cơ bụng có thể có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được điều trị thích hợp, bệnh nhi mắc hội chứng này vẫn có cuộc sống khỏe mạnh và tuổi thọ như người bình thường. Vì thế, khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh, mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/chuyen-yeu-trong-nhung-ngay-den-do-20151126144551076.htm
20151126
“Chuyện yêu” trong những ngày đèn đỏ
1. "Chuyện yêu" trong thời kỳ kinh nguyệt có thể“có bầu” hay không? Điều này có thể xảy ra nếu không có biện pháp tránh thai. Vì vậy, nếu bạn không muốn có con thì áp dụng các biện pháp là điều cần thiết, ngay cả trong thời kỳ kinh nguyệt! 2. “Máu kinh”có gây phiền nhiễu không? Thật ra không gây phiền nhiễu gì trong chuyện yêu, tuy nhiên có vai trò như chất bôi trơn nên có thể có lợi. Ngược lại, trong trường hợp bị nhiễm trùng các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Vì vậy, bảo vệ chính mình là điều vô cùng quan trọng. 3. Mang bao cao su có phải là biện pháp tốt không? Thật tuyệt vời. Thật vậy bao cao su sẽ giúp ngăn cản tinh trùng và giúp ngăn chặn lây truyền các bệnh qua đường tình dục. 4. Phụ nữ có thích “chuyện yêu” trong khi hành kinh? Phụ nữ cũng như nam giới, điều này tùy thuộc từng người. Có người hoàn toàn không thích, một số người người khác không cho là quan trọng lắm, trong khi một số người khác đánh giá cao điều này. Vì vậy đừng nên ép nhau vì thật ra thời gian có kinh nguyệt chỉ có một vài ngày trong tháng! BS Ái Thủy Theo E-Sante
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhung-bai-tap-duc-cho-mat-va-ho-tro-mat-sang-khoe-bang-thao-duoc-dong-y-vi
Những bài tập thể dục cho mắt và hỗ trợ mắt sáng khỏe bằng thảo dược Đông y
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nhưng cũng là bộ phận dễ chịu tổn thương nhất, một ngày mắt phải hoạt động từ 16h-18h mỗi ngày. Thường xuyên làm việc với máy tính, điện thoại... và làm việc trong môi trường ô nhiễm khiến cho mắt của chúng ta phải chịu rất nhiều tổn thương. Các biểu hiện thường gặp là khô mắt, nhức mỏi mắt, mờ mắt, chảy nước mắt sống...Vậy nên việc giữ gìn để có một đôi mắt luôn khỏe mạnh ngoài việc bổ sung vitamin cho mắt chúng ta nên dành thời gian tập luyện các bài tập thể dục cho mắt ngay từ bây giờ.Những bài tập này sẽ làm tăng khả năng tập trung của mắt bằng cách cải thiện sự ổn định cơ học của mắt. Những bài tập cho mắt rất đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian, hãy luyện tập hàng ngày để có đôi mắt khỏe. 1.Thư giãn cơ mắt Nhắm chặt hai mắt và giữ nguyên trong 3 giây sau đó nhẹ nhàng mở mắt để thư giãn các cơ xung quanh vùng mắt. Tiếp tục nhắm chặt hai mắt. Lặp lại động tác này 10 lần. 2. Giữ nguyên đầu và đảo mắt sang hai bên Giữ nguyên đầu theo hướng nhìn thẳng sau đó từ từ đánh mắt qua trái rồi lại đánh mắt qua phải. Làm như vậy 2-3 lần/ ngày mỗi lần 10 nhịp bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt Các bài tập thể dục cho mắt cần thực hiện mỗi ngày 3. Di chuyển mắt lên xuống Bài tập cho mắt này nên thực hiện ở tư thế ngồi, nhìn về phía trước, đưa mắt nhìn lên trên và giữ lâu khoảng 3 giây sau đó lại đưa mắt nhìn xuống dưới và tiếp tục giữ khoảng 3 giây. Thực hiện 5 lần mỗi bên, lặp lại chu kỳ trên 3 lần để mắt sáng khỏe hơn. 4. Thư giãn mắt bằng bàn tay Xoa hai bàn tay vào nhau khoảng 10-15 giây sau đó nhắm mắt và nhẹ nhàng áp 2 bàn tay lên vùng mắt đang mỏi tầm 30 giây. Hít thở sâu và thư giãn mắt sau đó nhẹ nhàng đưa bàn tay xuống và từ từ mở mắt ra. Đây là bài tập giúp mắt thư giãn trong bóng tối. 5. Xoay tròn mắt Bài tập thể dục cho mắt này thực hiện khá đơn giản, giữ nguyên đầu, nhắm mắt và từ từ xoay tròn mắt theo chiều kim đồng hồ rồi lại xoay ngược lại, xoay mỗi chiều 10 lần, ngày làm 2-3 lần. Hỗ trợ chống mỏi mắt và giúp cơ mắt linh hoạt. 6. Dùng tay ấn nhẹ vào thái dương Ấn nhẹ lên vùng thái dương 4-5 giây bằng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa. Động tác này giúp dịch trong mắt lưu thông tốt hơn. Liên tục lặp lại động tác 5 lần, nên nhắm mắt lại khi thực hiện và hít thở đều để mắt được thư giãn tối đa. Tập thể dục cho mắt bằng cách dùng tay ấn nhẹ vào thái dương 7. Thay đổi khoảng cách nhìn Đặt ngón tay cái hoặc trỏ về phía trước mặt và tập trung nhìn vào đó 15 giây. Sau đó tìm một điểm xa hơn tầm 6 mét và tiếp tục nhìn vào vật đó khoảng 15 giây. Lặp lại động tác này 5 lần. Đây là bài tập giúp kích thích sự tập trung của đôi mắt, nên thực hiện động tác ở tư thế ngồi. 8. Nhắm mắt và thư giãn Công việc khiến bạn thường xuyên phải nhìn chăm chăm vào màn hình máy tính hoặc điện thoại khiến đôi mắt nhức mỏi. Nên nhắm và thả lỏng vùng mắt và toàn bộ cơ thể trong khoảng 3-5 phút sau mỗi giờ làm việc để mắt và cơ thể được hồi phục và mắt được thư giãn hoàn toàn. Nhắm mắt và thư giãn là một phần của tập thể dục cho mắt 9. Viết chữ bằng mắt Giữ nguyên đầu ở tư thế thẳng, nhìn vào khoảng trống hoặc tường trước mắt để tránh mất tập trung, dùng mắt viết thành các chữ cái hoặc hình tròn, hình vuông, hình tam giác tùy sở thích. Cố gắng viết chữ to nhất có thể. Động tác này sẽ hơi khó với người mới bắt đầu nhưng hãy kiên trì và tập luyện vì đây là một bài tập mắt chữa cận thị rất tốt cho mắt của bạn. 10. Xoay đầu nhưng mắt vẫn nhìn thẳng về phía trước Nghe tên phương pháp này thì có vẻ khó thực hiện, nhưng thực tế nó lại rất đơn giản. bạn chỉ cần nhìn cố định vào một điểm, sau đó từ từ xoay đầu theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Cứ làm như vậy mỗi chiều 10 lần. Đây là bài tập thể dục cho mắt giúp mắt bớt lồi và khỏe hơn. 11. Các dược liệu Đông Y hỗ trợ sáng mắt Cây dâu tằm thực phẩm tốt cho mắtTất cả các bộ phận của cây dâu tằm đều là vị thuốc quý trong đông y. Các bộ phận của cây dâu tằm đều có công dụng giúp sáng mắt và tăng cường thị lực cho mắt.Táo đỏ hỗ trợ sáng mắt, chống mỏi mắtSử dụng 3-4 quả táo đỏ hãm nước uống hằng ngày để giúp mắt sáng và khỏe hơn Táo đỏ là một trong nhiều vị thuốc nam bổ mắt Kim cúc hỗ trợ sáng mắtDược liệu có vị ngọt nhẹ, hơi đắng có mùi thơm dịu dùng để hãm uống chữa mắt có màng mộng, mắt đỏ sưng đau, can nhiệt, chữa hoa mắt, chóng mặt, khô mắt.Để có một đôi mắt khỏe, những bài tập thể dục cho mắt là rất cần thiết và nên tập luyện thường xuyên, ngoài ra nên sử dụng thêm các loại dược liệu hỗ trợ để có đôi mắt luôn sáng khỏe.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/bac-si-trinh-van-hai-anh-ca-cua-khoa-cap-cuu-benh-vien-fv-20221007073200348.htm
20221007
Bác sĩ Trình Văn Hải - "Anh cả" của khoa cấp cứu Bệnh viện FV
Sẵn sàng xông vào khó khăn bằng sự điềm tĩnh Nhắc đến bác sĩ Trình Văn Hải, ấn tượng đầu tiên của các đồng nghiệp là hình ảnh một "người anh cả" của khoa Cấp cứu, nơi "đầu sóng ngọn gió" chịu rất nhiều áp lực mỗi ngày tại bệnh viện. Đặc biệt trong đại dịch Covid-19 vừa qua, bác sĩ Hải cùng đội ngũ khoa cấp cứu phải đương đầu với sức ép cực kỳ lớn khi bệnh nhân tăng gấp nhiều lần, dồn dập và quá tải, tỷ lệ bệnh nặng và tử vong rất cao. Bệnh nhân suy hô hấp la liệt, người nhà nôn nóng, khóc lóc, gào thét, thậm chí đôi khi còn mất kiểm soát đe dọa tấn công nhân viên y tế, mọi áp lực đều dồn lên các bác sĩ và điều dưỡng ở đây. Khoa cấp cứu khi đó được ví như cái lò lửa. Bác sĩ Hải là người đứng ra tiếp nhận xử lý mọi vấn đề của người bệnh và dàn xếp những bức xúc, những căng thẳng từ phía thân nhân trong giai đoạn đầy hỗn loạn. Khó khăn chồng chất khó khăn khi nguồn lực y tế và nhân sự trở nên eo hẹp giữa tâm dịch. Để có đủ nhân sự chăm sóc và cấp cứu bệnh nhân, bác sĩ Hải đã phải đi kêu gọi khắp nơi để tìm kiếm đội ngũ tình nguyện viên hỗ trợ. Ngoài nhiệm vụ ở Khoa Cấp cứu, anh còn tham gia tích cực vào các chiến dịch tiêm chủng cộng đồng, nhiệt tình tư vấn cho người dân để họ tự tin tiêm vaccine. Không ít người lần đầu tiếp xúc nhìn thấy vẻ ngoài kiệm lời của bác sĩ Hải sẽ dễ hiểu lầm anh là người lạnh lùng, nhưng các đồng đội thân thuộc đều hiểu đó là sự điềm tĩnh của một người bác sĩ cấp cứu luôn đứng trước rất nhiều tình huống khẩn nguy của bệnh nhân. Đôi khi sau vẻ lạnh lùng ấy là những tính toán và suy nghĩ để giải quyết kịp thời vấn đề cho bệnh nhân đang trong cơn nguy kịch. Mỗi lần nhắc đến giai đoạn cùng FV chống dịch cam go, bác sĩ Hải lại rơm rớm nước mắt: "Nhiều lần tôi đã phải chứng kiến bệnh nhân tử vong trên xe hoặc ngay trước cửa khoa cấp cứu vì các nguồn lực đều cạn kiệt (hết phòng, thiếu nhân viên, hết máy thở). Những hình ảnh này sẽ còn mãi ám ảnh tôi. Khi ấy, tôi cảm thấy bất lực trong vai trò là một bác sĩ". Chỗ dựa vững chắc cho đồng đội "Tôi cảm phục nhất ở bác sĩ Hải là khả năng chẩn đoán nhanh và xử lý bệnh nhân ban đầu rất chính xác, nhờ vậy khâu xử lý của các chuyên khoa sau đó được suôn sẻ và cứu được nhiều bệnh nhân hơn", bác sĩ Hồ Minh Tuấn - Trưởng khoa Điều trị Covid-19 kiêm Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện FV chia sẻ cảm nhận về bác sĩ Hải. Đặc biệt, theo bác sĩ Tuấn, với những bệnh nhân Covid-19 có kèm nhồi máu cơ tim, thì việc chẩn đoán nhồi máu cơ tim khó hơn nhiều, đồng thời cần xử lý cấp tốc. Bằng kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng, bác sĩ Hải và ekip đã xác định được các ca nhồi máu cơ tim trong mùa Covid-19 nhanh, chính xác, qua đó đội ngũ can thiệp nhồi máu cơ tim, đặt stent, phối hợp cứu sống kịp thời nhiều bệnh nhân. "Trong thời điểm khó khăn nhất, anh Hải bộc lộ điểm sáng, đó là sẵn sàng xông vào khó khăn và không bao giờ bỏ cuộc. Tôi nhớ mãi lúc xảy ra biến cố, rất dễ phát sinh sợ hãi và mất bình tĩnh, thì anh Hải luôn thực hiện đúng theo những chỉ định y khoa. Khi đó anh là một trong những chỗ dựa vững vàng để đồng đội cùng có thêm niềm tin, củng cố tinh thần vượt qua sóng gió đại dịch", bác sĩ Đỗ Trọng Khanh - Giám đốc Y khoa bệnh viện FV nhận xét. Bác sĩ Đỗ Trọng Khanh cho biết thêm, là người có đạo đức trong nghề bên cạnh chuyên môn cao, bác sĩ Hải hiện được chọn làm Chủ tịch Hội đồng cố vấn y khoa Bệnh viện FV sau gần 20 năm gắn bó. Khi được hỏi động lực nào khiến anh vẫn kiên nhẫn gắn bó chừng ấy năm với khoa "đầu sóng ngọn gió" của FV, cùng áp lực nặng nề mỗi ngày như vậy, bác sĩ Hải tâm sự: "Môi trường ở FV cho tôi được áp dụng những kiến thức mình có và tôi thấy được ý nghĩa thực sự trong công việc hằng ngày. Chính điều đó khiến tôi gắn bó lâu dài ở đây". 2 lần làm nhiệm vụ hỗ trợ y tế cho Tổng thống Mỹ, Pháp Năm 2016, FV được chọn là bệnh viện cung cấp dịch vụ hỗ trợ y tế trong chuyến thăm TPHCM của Tổng thống Mỹ Barrack Obama và Tổng thống Pháp François Hollande. Bác sĩ Hải cùng đồng nghiệp Khoa Cấp cứu FV đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quan trọng này. Với anh, đó là những trải nghiệm khó quên trong nghề. Yến Lê
https://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-viem-va-169118058.htm
19-06-2016
Những điều cần biết về viêm VA
Nguyên nhân nào gây bệnh? Theo thống kê hiện nay, viêm VAlà một trong những bệnh thường gặp ởtrẻ emở nước ta, với tỷ lệ chiếm khoảng 30%, cao nhất trong độ tuổi từ 2-5 tuổi. Nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng viêm VA là: do bị nhiễm lạnh hoặc thói quen ăn uống đồ quá lạnh của trẻ. Các vi khuẩn và virus có sẵn ở mũi họng, khi có cơ hội thì chúng trở thành tác nhân gây bệnh hoặc do sự bội nhiễm của vi khuẩn. Cũng có thể trẻ bị viêm VA sau khi mắc một số bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên như cúm, sởi hay ho gà. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường sống (khói bụi, thuốc lá...) cũng là một tác nhân khởi phát bệnh. Trẻ bị giang mai bẩm sinh cũng là một yếu tố thuận lợi cho sự quá phát của VA. Ở một số trẻ, do tổ chức bạch huyết phát triển rất mạnh, nhiều hạch ở cổ, ở họng quá phát rất dễ bị viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm VA. Cấu trúc của VA có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển. Hơn nữa VA nằm ở vòm mũi họng, là cửa ngõ ở đường thở nên vi khuẩn, virus dễ xâm nhập... Đó là những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân khiến VA bị viêm. Bệnh có triệu chứng gì? Thông thường khi bị viêm VA, trẻ sẽ có hiện tượng đột ngột sốt cao 39-41 độ C, có thể kèm theo những phản ứng như co giật hoặc khó thở do co thắt thanh quản. Đôi khi có thể có cả nôn mửa, rối loạn tiêu hóa... Tắc mũi là triệu chứng điển hình, có thể tắc hoàn toàn khiến trẻ phải thở bằng miệng. Đối với trẻ nhỏ, nhịp thở nhanh không đều, bỏ bú hoặc bú ngắt quãng và quấy khóc nhiều. Đối với trẻ lớn, hiện tượng tắc mũi thường không hoàn toàn nhưng khi ngủ, các bé sẽ thở ngáy. Viêm VA ban đầu là thể cấp tính, nếu không được điều trị kịp thời và triệt để sẽ làm tình trạng bị viêm VA tái đi tái lại, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm VA mạn tính và gây ra các biến chứng tai mũi họng hoặc các bệnh lý hô hấp rất khó điều trị. Viêm VA mạn hay xảy ra đối với trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi. Khi bị viêm VA mạn, trẻ sẽ bị ho thường xuyên, sốt từng đợt gọi là sốt vặt, tắc mũi liên tục, chảy mũi mủ nhầy xanh kéo dài hàng tháng (hay gọi là thò lò mũi xanh). Do bị tắc mũi nên trẻ phải há miệng để thở, đêm ngủ hay ngáy, nghiến răng... Có thể trẻ sẽ bị suy giảm thính lực, nhưng dấu hiệu này thường bị bỏ qua, ít được các bậc phụ huynh để ý tới. Nếu tình trạng viêm mạn này kéo dài và thường xuyên, sẽ làm cho trẻ chậm phát triển về cả thể chất và tinh thần, da xanh xao, thường xuyên quấy khóc, rối loạn hô hấp, ảnh hưởng đến phát âm... Điều trị có khó không? Việc chẩn đoán viêm VA ở trẻ cần được thăm khám kỹ lưỡng tại các cơ sở y tế đáng tin cậy, các bậc cha mẹ không nên tự ý chẩn đoán cho con mình rồi tự đi tìm cách điều trị. Trường hợp VA bị viêm nhẹ, không cần phải điều trị bằng thuốc, chỉ cần bổ sung dinh dưỡng tốt, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng bằng các sinh tố, multivitamin... Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, hút đờm mũi sạch, giữ vệ sinh và ủ ấm cho bé... thì bệnh cũng sẽ hết. Trường hợptrẻ bị viêm VAcó triệu chứng nặng, cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa ngay để được điều trị kịp thời. Tùy từng tình trạng mà trẻ sẽ được dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng dị ứng, hạ sốt, giảm đau... Khi trẻ bị VA nặng, chèn ép đường thở gây nghẹt mũi hoàn toàn và có thể gây biến chứng thì bác sĩ tai mũi họng sẽ cân nhắc việc can thiệp bằng phẫu thuật nạo VA. Dự phòng bệnh bằng cách nào? Viêm VAkhông biến chứng ở trẻ em là quá trình có lợi cho cơ thể vì giúp cho cơ thể hình thành sự miễn dịch cần thiết. Chúng chỉ trở thành bệnh lý khi bị tái phát thường xuyên hoặc có biến chứng, nhất là biến chứng viêm tai giữa. Để phòng ngừa bệnh thì nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu tiên. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Tạo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh khói bụi, tránh khói thuốc lá, tránh tiếp xúc cho trẻ ở những nơi đông người, đặc biệt là trong những đợt bùng phát của các bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, ho gà... Một điều quan trọng nữa để phòng bệnh là cha mẹ phải giữ vệ sinh tai mũi họng cho trẻ. Việc rửa mũi và hút mũi rất quan trọng vì nó góp phần làm giảm bớt mủ và dịch viêm ra khỏi mũi của trẻ, giúp trẻ dễ thở và mau khỏi bệnh hơn. Việc vệ sinh mũi không khó, nhưng cũng cần đúng cách. Vì mũi của trẻ rất dễ bị tổn thương, nên cần thao tác nhẹ nhàng, rửa mũi hằng ngày, đặc biệt là trong lúc trẻ đang bị viêm VA.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-nhieu-loai-thuc-khac-nhau-lai-quan-trong-vi
Tại sao ăn nhiều loại thức ăn khác nhau lại quan trọng?
Ăn đa dạng thực phẩm là một lựa chọn để giúp cho cơ thể được thưởng thức nhiều hương vị khác nhau. Tuy nhiên đi cùng với sự đa dạng đó là một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy có mấy nhóm thực phẩm chính mà bạn cần tìm hiểu khi thực hiện chế độ ăn lành mạnh? 1. 5 nhóm thực phẩm cần có trong thực đơn ăn đa dạng Dựa trên thành phần dinh dưỡng và nhu cầu cơ thể, các chuyên gia đã chia thực phẩm thành 5 nhóm chính:Rau và các loại hạt họ đậuTrái câyThịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng , sữa, đậu và các sản phẩm làm từ đậuNgũ cốc, ngũ cốc nguyên hạtSữa và các chế phẩm có nguồn gốc từ sữa.Các thực phẩm được phân chia vào chung nhóm sẽ có nguồn dưỡng chất phần lớn là giống nhau. Ví dụ ở nhóm sữa và chế phẩm từ sữa ( bơ, pho mát..) sẽ cung cấp chủ yếu canxi và protein cho cơ thể. còn nhóm rau củ trái cây lại chứa nguồn vitamin dồi dào đặc biệt là vitamin C tốt cho sức đề kháng của cơ thể.Một chế độ dinh dưỡng hợp lý được cân bằng với 5 nhóm thực phẩm chính luôn là bài toán khó cho mỗi bữa ăn của chúng ta. Mỗi thực phẩm là sự đan xen các dinh dưỡng khác nhau và chất nào cũng đều quan trọng và có ích cho sức khỏe.Do vậy, dưới sự phân chia dựa trên thành phần dinh dưỡng chủ lực của thực phẩm theo 5 nhóm chính, bạn sẽ có thể tạo ra nhiều lựa chọn khác nhau. Mối bữa, bạn ăn nhiều loại thức ăn thì cơ thể sẽ có cảm giác ngon miệng và tăng khả năng trao đổi chất tốt hơn. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý được cân bằng với 5 nhóm thực phẩm chính luôn là bài toán khó cho mỗi bữa ăn của chúng ta 2.Một số nhóm thực phẩm khác cần được chú ý Bên cạnh 5 nhóm thực phẩm chính, thực phẩm còn được phân chia theo 2 nhóm đó là thực phẩm nên sử dụng tần suất thấp và thực phẩm cung cấp nguồn chất béo tích cực.2.1 Thực phẩm nên dùng với tần suất thấpVề dinh dưỡng chúng có thể được đặt vào 1 hoặc nhiều trong 5 nhóm thực phẩm chính. Tuy nhiên khi xét về tổng thể, nhóm thực phẩm này chỉ nên dùng ít ở mức độ thỉnh thoảng. Cũng có thể gọi là nhóm đồ ăn vặt hay món ăn nhanh cho người bận rộn và lứa tuổi học sinh.Nhóm thực phẩm này có xu hướng chứa nhiều đường và chất béo bão hòa khiến tăng nhu cầu calo của cơ thể lên cao. Chất béo bão hòa nhiều khó chuyển hóa sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng thừa cân béo phì. Hơn thế đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh mỡ máu, tim mạch thậm chí là ung thư.Một vài ví dụ về món ăn vặt không có lợi cho sức khỏe thường xuyên được sử dụng:Bánh ngọt, món tráng miệng, bánh quyThịt chế biến sẵn thành các món ăn nhanh như: thịt nguội, thịt hun khói, xúc xích....Sữa đặc có đườngKem và các loại bánh kẹo ngọtSocola ngọtĐồ uống chứa cồn và có gaThực phẩm chiên sẵn như khoai tây chiên, gà rán..Bơ, pho mát phủ trên các loại thức ănĐây là nhóm thực phẩm không được khuyến khích sử dụng nhiều nên bạn có thể dùng chúng bổ sung hay chữa cháy trong những trường hợp khẩn cấp không kịp nấu ăn. Nếu bạn thay thế nguồn dinh dưỡng lành mạnh từ các thực phẩm tươi bằng món ăn nhanh chế biến sẵn cơ thể sẽ sớm đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường nghiêm trọng hơn ung thư. Thực phẩm chiên sẵn như khoai tây chiên, gà rán không được khuyến khích sử dụng nhiều 2.2 Cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thểChất béo là nguồn năng lượng chứa calo gấp đôi so với protein và carb. Tuy nhiên, sử dụng nhiều sẽ mang lại tác dụng trái người không tốt cho cơ thể.Với người lớn mỗi ngày cung cấp từ 1 tới 2 muỗng canh chất béo là đủ và tốt cho sức khỏe. Chất béo không bão hòa (chất béo tích cực) là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hợp lý. Khi được cung cấp đầy đủ chất béo sẽ giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ các vitamin (A, K, E và D), giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đồng thời hạn ức chế sự phát triển của cholesterol xấu.Chất béo không bão hòa được chia làm 2 nhóm chính là chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa. Chất béo không bão hòa đơn được cung cấp bởi: các loại dầu và hạt chứa dầu. Còn chất béo bão hòa đa được biết đến với cái tên là chất béo không no omega 3- 6 -9.Thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa là một phương pháp giúp cải thiện các bệnh do chất béo bão hòa gây nên. Bạn có thể thay vì ăn kem ăn bơ mà lựa chọn dầu oliu hay bơ thực vật để nguồn chất béo cung cấp cho cơ thể là lành mạnh. 3. Nhu cầu ăn đa dạng thực phẩm theo từng nhóm đối tượng Ăn đa dạng thực phẩm là một phương pháp nâng cao sức khỏe cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên ăn bao nhiêu là đủ, là, sao để biết cơ thể cần được cung cấp những gì? Chúng ta cần xét đến nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, đặc điểm công việc....Trẻ em dưới 2 tuổi: 40 gam ngũ cốc; 20 - 30 gam hạt và các loại đậu; 5 gam trái cây; 10 - 15 gam sữa và chế phẩm từ sữa; 10 gam thịt nạc ,cá trứng...Trẻ em từ 2 đến 3 tuổi: 40 gam ngũ cốc; 25 gam hạt và các loại đậu; 10 gam trái cây; 15 gam sữa và chế phẩm từ sữa; 10 gam thịt nạc ,cá trứng...Trẻ em từ 4 đến 8 tuổi: 40 gam ngũ cốc; 45 gam hạt và các loại đậu; 15 gam trái cây; 15 gam sữa và chế phẩm từ sữa cho bé gái và 20 gam với bé trai; 15 gam thịt nạc ,cá trứng...Trẻ em từ 9 đến 11 tuổi: 40 gam ngũ cốc cho bé gái và 50 gam cho bé trai; 50 gam hạt và các loại đậu; 20 gam trái cây; 30 gam sữa và chế phẩm từ sữa cho bé gái và 25 gam với bé trai; 25 gam thịt nạc ,cá trứng...Thanh thiếu niên từ 12 đến 13 tuổi: 50 gam ngũ cốc cho bé gái và 60 gam cho bé trai; 55 gam hạt và các loại đậu; 20 gam trái cây; 35 gam sữa và chế phẩm từ sữa; 25 gam thịt nạc ,cá trứng...Thanh thiếu niên từ 14 đến 18 tuổi: 70 gam ngũ cốc cho; 55 gam hạt và các loại đậu; 20 gam trái cây; 35 gam sữa và chế phẩm từ sữa; 25 gam thịt nạc ,cá trứng...Trẻ dưới 18 tuổi đang trong quá trình mang thai: 80 gam ngũ cốc cho; 50 gam hạt và các loại đậu; 20 gam trái cây; 35 gam sữa và chế phẩm từ sữa; 35 gam thịt nạc ,cá trứng...Trẻ dưới 18 tuổi đang cho con bú: 90 gam ngũ cốc cho; 55 gam hạt và các loại đậu; 20 gam trái cây; 40 gam sữa và chế phẩm từ sữa; 25 gam thịt nạc ,cá trứng...Phụ nữ và nam giới theo từng độ tuổi cũng cần được cung cấp dinh dưỡng theo 5 nhóm chính khác nhau. Phụ nữ và nam giới theo từng độ tuổi cũng cần được cung cấp dinh dưỡng theo 5 nhóm chính khác nhau Phụ nữ:Phụ nữ 19 đến 50 tuổi: 60 gam ngũ cốc cho; 50 gam hạt và các loại đậu; 20 gam trái cây; 25 gam sữa và chế phẩm từ sữa; 25 gam thịt nạc ,cá trứng...Phụ nữ 51 đến 70 tuổi: 40 gam ngũ cốc cho; 50 gam hạt và các loại đậu; 20 gam trái cây; 40 gam sữa và chế phẩm từ sữa; 20 gam thịt nạc ,cá trứng...Phụ nữ trên 70 tuổi: 30 gam ngũ cốc cho; 50 gam hạt và các loại đậu; 20 gam trái cây; 40 gam sữa và chế phẩm từ sữa; 20 gam thịt nạc ,cá trứng...Nam giới:Nam giới 19 đến 50 tuổi: 60 gam ngũ cốc cho; 60 gam hạt và các loại đậu; 20 gam trái cây; 25 gam sữa và chế phẩm từ sữa; 30 gam thịt nạc ,cá trứng...Nam giới 51 đến 70 tuổi: 60 gam ngũ cốc cho; 55 gam hạt và các loại đậu; 20 gam trái cây; 25 gam sữa và chế phẩm từ sữa; 25 gam thịt nạc ,cá trứng...Nam giới trên 70 tuổi: 45 gam ngũ cốc cho; 50 gam hạt và các loại đậu; 20 gam trái cây; 35 gam sữa và chế phẩm từ sữa; 25 gam thịt nạc ,cá trứng... 4. Khẩu phần ăn hàng ngày khoa học cho từng nhóm thực phẩm. Rau và các loại hạt họ đậuMỗi ngày cơ thể cần cung cấp khoảng 75-100 gam rau để có 100 - 350 calo. Với lượng này bạn có thể ăn một chén salad, ăn quả cà chua vừa hay nửa chén rau luộc chín, nửa củ khoai tây....Trái câyTrung bình một khẩu phần 150 gam trái cây sẽ cho bạn 350 calo. Đối với trái cây khô hay trái cây ít đường thì lượng dùng sẽ được điều chỉnh tăng giảm nhất định theo nhu cầu. Bạn cũng có thể tham khảo tư vấn từ bác sĩ dinh dưỡng.Thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng , sữa, đậu và các sản phẩm làm từ đậuMột khẩu phần ăn tiêu chuẩn cho nhóm thịt, cá, trứng.. cần cung cấp 500 - 600 calo cho cơ thể. Tuy nhiên mỗi loại thịt và thực phẩm có lượng calo khác nhau nên khi sử dụng bạn nên tra cứu hoặc nhờ tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để cân đối.Ngũ cốc, ngũ cốc nguyên hạtNgũ cốc là nhóm thực phẩm giàu chất xơ và mỗi khẩu phần tiêu chuẩn sẽ chỉ cần cung cấp 500 calo. Bạn có thể dùng 1 lát bánh mỳ, 75- 120 mỳ sợi hay là 30 gam bột ngũ cốc ăn sáng.....Sữa và các sản phẩm từ sữaSữa và các chế phẩm từ sữa cung cấp cho cơ thể chất béo, canxi và protein. Bạn có thể sử dụng chúng mỗi ngày để đảm bảo năng lượng cho công việc và dinh dưỡng tinh chế cho cơ thể khi quá bận rộn. Sữa và các chế phẩm từ sữa cung cấp cho cơ thể chất béo, canxi và protein 5. Sự quan trọng của việc ăn đa dạng thực phẩm Thiếu chất hay thừa chất đều dẫn đến các căn bệnh. Do vậy việc ăn uống thực phẩm đa dạng không chỉ đơn giản là tạo vị ngon và sự thú vị cho mỗi bữa cơm. Ăn nhiều loại thức ăn từ nhiều nhóm dinh dưỡng giúp cơ thể được cung cấp dưỡng chất đầy đủ.Từ đó mọi hoạt động chuyển hóa của các cơ quan cũng vận động tốt hơn. Nhờ vậy nguy cơ mắc bệnh do vi rút xâm nhập hay suy giảm sức đề kháng cũng được giảm đáng kể.Chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn là vấn đề cần được quan tâm và chú trọng đặc biệt khi lựa chọn thực phẩm cho mỗi bữa ăn của gia đình. Nếu bạn còn đắn đo hãy liên hệ với bác sĩ dinh dưỡng để được kiểm tra và tư vấn cụ thể chế độ ăn tốt nhất cho cơ thể. Nguồn tham khảo: betterhealth.vic.gov.au
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-nhan-biet-bi-nhiem-giun-san-vi
Cách nhận biết bị nhiễm giun sán
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Nhiễm giun sán là một trong những bệnh nhiễm kí sinh trùng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Bệnh lây truyền qua trứng có trong phân người, từ đó làm ô nhiễm đất ở những khu vực kém vệ sinh. Các loài chính gây bệnh cho người là giun tròn, giun đũa (Trichuris trichiura) và giun móc (Necator Americanus và Ancylostoma duodenale). 1. Bệnh tật và triệu chứng Bệnh trạng của nhiễm giun sán liên quan đến số lượng giun. Những người bị nhiễm giun với số lượng ít (vài con giun) thường không bị nhiễm trùng. Số lượng giun ít không gây ra triệu chứng đáng kể. Khi giun tồn tại trong cơ thể với số lượng nhiều, chúng sẽ gây ra một loạt các triệu chứng bao gồm tiêu chảy, đau bụng, suy dinh dưỡng, suy nhược, giảm phát triển về thể chất. Số lượng giun nhiều quá mức có thể gây ra tắc ruột, cần được chỉ định làm phẫu thuật. Trắc nghiệm: Làm thế nào để bảo vệ lá gan khỏe mạnh? Làm test trắc nghiệm kiểm tra hiểu biết về gan có thể giúp bạn nhận thức rõ vai trò quan trọng của gan, từ đó có các biện pháp bảo vệ gan để phòng ngừa bệnh tật. Bắt đầu 2. Các con đường lây truyền bệnh giun sán Giun sán lây truyền qua tiếp xúc đất, qua trứng giun, và qua tiếp xúc phân người bị nhiễm giun. Giun trưởng thành sống trong ruột người và đẻ ra hàng ngàn quả trứng mỗi ngày. Ở những khu vực vệ sinh kém, những quả trứng này làm ô nhiễm đất. Điều này có thể xảy ra theo nhiều cách:Trứng gắn vào rau không được nấu chín kỹ, rửa hoặc gọt vỏ; qua đường miệng vào cơ thể rồi phát triển thành giun;Trứng được đưa vào cơ thể theo đường miệng từ nguồn nước bị ô nhiễm;Trứng được đưa vào qua chơi đất bị ô nhiễm và sau đó đưa tay vào miệng mà không rửa.Ngoài ra, trứng giun móc nở trong đất, giải phóng ấu trùng trưởng thành thành một dạng có thể chủ động xâm nhập vào da. Người ta bị nhiễm giun móc chủ yếu qua tiếp xúc da, cụ thể là đi chân trần trên vùng đất bị ô nhiễm.Bệnh về giun sán không có lây truyền trực tiếp từ người sang người, hoặc nhiễm giun từ phân tươi, vì trứng truyền qua phân cần khoảng 3 tuần để trưởng thành trong đất trước khi có khả năng lây nhiễm. Vì những con giun này không nhân lên trong vật chủ của con người, nên việc tái nhiễm chỉ xảy ra do tiếp xúc với các giai đoạn lây nhiễm trong môi trường. Sơ đồ con đường lây truyền bệnh giun sán 3. Tác hại của nhiễm giun sán Giun sán gây ra suy giảm dinh dưỡng đối với những người bị lây nhiễm theo nhiều cách:Giun ăn các mô chủ, bao gồm cả máu, dẫn đến mất chất sắt và protein.Giun móc còn gây mất máu đường ruột mãn tính có thể dẫn đến thiếu máu.Giun gây ra kém hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, giun đũa còn dành vitamin A trong ruột.Một số giun sán truyền qua đất cũng gây mất cảm giác ngon miệng và do đó, làm giảm lượng dinh dưỡng và thể lực. Đặc biệt, T. trichiura có thể gây tiêu chảy và kiết lỵ. 4. Thuốc theo khuyến nghị của WHO Các loại thuốc được WHO đề nghị bao gồm albendazole (400 mg) và mebendazole (500 mg). Những loại thuốc này có ưu điểm là hiệu quả, rẻ tiền và dễ quản lý bởi các nhân viên phi y tế. Thuốc đã trải qua thử nghiệm an toàn trên diện rộng và đã được sử dụng ở hàng triệu người với rất ít tác dụng phụ.Cả albendazole và mebendazole đều được tuyên truyền cho các bộ y tế quốc gia thông qua WHO để điều trị các bệnh về giun cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học. 5. Đối tượng cần kiểm soát nhiễm giun sán Kiểm soát nhiễm giun sán là kiểm soát tỷ lệ mắc bệnh thông qua việc điều trị định kỳ cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là những người sống trong vùng lưu hành bệnh. Những người có nguy cơ là:Trẻ mầm non.Trẻ em ở độ tuổi đi học.Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (bao gồm cả phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba và phụ nữ cho con bú).Người làm việc trong một số ngành nghề có nguy cơ cao như thợ hái chè hoặc thợ mỏ. Trẻ nhỏ là đối tượng cần kiểm soát nhiễm giun sán 6. Điều trị giun sán WHO khuyến cáo điều trị bằng thuốc định kỳ (tẩy giun) mà không cần chẩn đoán trước cho tất cả những người có nguy cơ sống ở vùng lưu hành. Điều trị nên được đưa ra mỗi năm một lần khi tỷ lệ nhiễm giun sán trong cộng đồng là hơn 20% và hai lần một năm khi tỷ lệ nhiễm giun sán trong cộng đồng là hơn 50%. Can thiệp này làm giảm tỷ lệ mắc bệnh bằng cách giảm số lượng giun. Ngoài ra, còn có một số biện pháp khác như:Giáo dục sức khỏe và vệ sinh, làm giảm lây truyền và tái nhiễm bằng cách khuyến khích các hành vi lành mạnh.Cung cấp vệ sinh đầy đủ cũng rất quan trọng nhưng không phải lúc nào cũng có thể khi điều kiện kinh tế không đáp ứng kịp.Điều trị định kỳ nhằm mục đích giảm mức độ nhiễm kí sinh trùng, và để bảo vệ những người có nguy cơ mắc giun. Tẩy giun có thể dễ dàng tích hợp với các ngày sức khỏe trẻ em hoặc các chương trình bổ sung cho trẻ mẫu giáo, hoặc tích hợp với các chương trình y tế học đường. Các trường học nên thúc đẩy giáo dục các hoạt động vệ sinh cá nhân như hoạt động rửa tay, vệ sinh trường học.Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội soi tiêu hóa, Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương đã thực hiện thành công nhiều trường hợp can thiệp nội soi phức tạp, phát hiện nhiều tổn thương ung thư tiêu hóa ở giai đoạn sớm, đem lại sức khỏe và sự an tâm cho nhiều bệnh nhân.Bác sĩ Phương chuyên chẩn đoán ung thư sớm ở dạ dày và đại tràng, kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng trong điều trị sỏi đường mật tụy, hẹp đường mật, u đường mật, rò mật và điều trị co thắt tâm vị bằng kỹ thuật mở cơ qua đường miệng điều trị co thắt tâm vị. Nguồn tham khảo: Who.int và Ncbi.nlm.nih.gov
https://suckhoedoisong.vn/khi-nao-can-xet-nghiem-acid-uric-169231120220836663.htm
22-11-2023
Khi nào cần xét nghiệm acid uric?
Mức độ acid uric máu có thể được phát hiện dễ dàng qua xét nghiệm máu. Vậy câu hỏi đặt ra là khi nào cần xét nghiệm acid uric? 6 cách giảm acid uric máu liên quan đến bệnh gout Acid uric cao là bệnh gì? Acid uric máu cao có nguy hiểm không? ‎Acid uric trong máu bị rối loạn khi cơ thể bị mất cân bằng giữa nguồn tạo và nguồn thải acid uric, khi nguồn tạo acid uric nhiều hơn nguồn thải sẽ gây tình trạng tăng acid uric máu. Sự tăng nồng độ acid uric này có thể không gây triệu chứng gì nhưng cũng có thể lắng đọng tại khớp và những mô mềm quanh khớp gây ra bệnh gout; hoặc cũng có thể lắng đọng tại các cơ quan gây ra một số bệnh khác nhau như sỏi thận , sỏi niệu quản. Mặt khác, tăng acid uric cũng là một yếu tố độc lập làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp. ‎Rất nhiều các nghiên cứu đã cho thấy acid uric là yếu tố nguy cơ độc lập cho bệnh tim mạch sau khi đã hiệu chỉnh. Do đó cho đến hiện nay, acid uric vẫn đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp và bệnh thận. Giả thuyết trên còn được ủng hộ bởi nghiên cứu cho thấy trẻ em có tăng acid uric sẽ có nguy cơ bệnh tăng huyết áp khi trưởng thành và khởi phát tăng huyết áp khá sớm. Acid uric máu có thể chỉ ra một số tình trạng sức khỏe như bệnh gout, thận... ‎Đối tượng nào cần xét nghiệm acid uric máu? ‎Những đối tượng sau đây thường sẽ được chi định làm xét nghiệm acid uric máu: - Người có biểu hiện nghi ngờ bệnh gout: Nếu một bệnh nhân có các triệu chứng đặc thù của bệnh gout như sưng, đau, và đỏ khớp, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm acid uric để tầm soát nguyên nhân gây bệnh; - Người đang mắc bệnh gout: Đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh gout và đang trong quá trình điều trị, việc kiểm tra nồng độ acid uric có thể giúp bác sĩ theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị; - Người có biểu hiện nghi ngờ sỏi thận liên quan đến acid uric: Đối với những người có triệu chứng sỏi thận, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra nồng độ acid uric trong máu để tìm hiểu xem người bệnh có mắc phải loại sỏi thận urat, hình thành do sự tích tụ acid uric quá mức hay không; - Khám định kỳ đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch: Trong một số trường hợp, việc kiểm tra nồng độ acid uric có thể được sử dụng như một phần của quá trình đánh giá nguy cơ tổng thể gây ra bệnh tim mạch; - Tìm nguyên nhân gây bệnh thận: Vì acid uric được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua thận nên một chỉ số acid uric bất thường có thể gợi ý về một số bệnh lý liên quan đến thận; - Khám đánh giá theo dõi điều trị bệnh: Ở một số bệnh nhân điều trị có dùng thuốc cần làm xét nghiệm này bởi có một số loại thuốc có thể làm tăng hoặc giảm mức acid uric trong máu. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể muốn kiểm tra mức acid uric thường xuyên để theo dõi tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, người có thói quen uống nhiều rượu bia cũng được định kiểm tra mức acid uric. Nên ăn rau xanh hàng ngày giúp phòng bệnh. Cần làm gì khi acid uric máu tăng? Ngoài tuân thủ chỉ định của các bác sĩ, dùng thuốc điều trị theo khuyến cáo, một chế độ ăn cân bằng thích hợp là rất quan trọng để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa. ‎Nguyên tắc chính trong chế độ ăn của người bị tăng acid uric máu là cần phải giảm nạp thêm các thực phẩm chứa nhiều nhân purin. Purin là hợp chất tự nhiên trong một số loại thực phẩm, purin trong quá trình phân hủy trong cơ thể sẽ tạo ra axit uric, việc nạp vào quá nhiều thực phẩm chứa purin khiến cho cơ thể tạo ra quá nhiều axit uric gây tăng acid uric máu. ‎Người bị tăng acid uric máu tránh ăn các thực phẩm chứa hàm lượng cao nhân purin như: thịt gà lôi, chim cút, thịt thú rừng, nội tạng động vật. Các sản phẩm thịt lên men, các chế phẩm từ các loại thịt như xúc xích, thịt xông khói,… Cá: cá hồi, cá cơm, cá mòi, cá thu, cá trích, cá tuyết và các chế phẩm từ trứng cá như trứng cá muối, trứng cá hồi. Hải sản: Tôm hùm, tôm càng, cua, ghẹ, ốc,… ‎Tránh các thức uống, đồ uống có cồn các loại: rượu bia,… Các thức uống có chất kích thích như nước tăng lực, nước ép trái cây đóng hộp hoặc chế biến sẵn,… ‎Nên dùng thực phẩm không chứa hoặc chứa rất ít nhân purin như: Trái cây và rau xanh thường chứa rất ít hoặc không chứa nhân purin như chuối, ổi, táo, trái cherry, nho; cần tây, dưa chuột, bí đao, bông cải xanh, cà chua, khoai tây. ‎Nên dùng ngũ cốc, yến mạch, bắp và hạt các loại như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều. Nên uống sữa ít béo hoặc tách béo. Nên ăn dầu oliu, dấm táo. Nên uống: nước lọc, nước chanh, trà xanh, nước ép rau củ như thơm, dưa chuột, cà rốt, cần tây. Acid uric là gì, acid uric trong máu cao có nguy hiểm? SKĐS- Khi xét nghiệm máu thấy hiện tượng acid uric cao làm cho nhiều người băn khoăn lo lắng, vì sao như vậy? ‎BSCKI. Nguyễn Trần Như Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạn Hãy nhập họ và tên Đăng nhập để tham gia bình luận Bình luận không đăng nhập Gửi Đăng nhập với socail Facebook Google Ghi nhớ tài khoản Đăng nhập Thông báo Bạn đã gửi thành công.
https://suckhoedoisong.vn/lao-tiet-nieu-dieu-tri-co-kho-169146538.htm
20-07-2018
Lao tiết niệu, điều trị có khó?
Các cơ quan sinh dục (tuyền tiền liệt, túi tinh, mào tinh, vòi trứng) cũng có thể bị lao theo đường từ thận hoặc theo đường máu tới. Bệnh xuất hiện muộn sau lao sơ nhiễm từ 5-15 năm, hiếm gặp ở trẻ em và thường chỉ xuất hiện ở một bên thận. Lao thận cho đến nay là tình trạng tổn thương phổ biến, chỉ sau phổi hoặc đường tiêu hóa. Tương tự như vậy, bệnh lan rộng đến đường tiết niệu và các cơ quan sinh dục thường là thứ phát đến thận. Tổn thương ban đầu là ở cả hai bên thận, ở phần vỏ. Thường chỉ một thận là nơi xảy ra quá trình loét bã đậu hóa, tiến dần về các tháp thận và mở vào bể thận, để lại một hang nham nhở. Vi khuẩn lao đi theo nước tiểu tới gây tổn thương ở niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, túi tinh và mào tinh. Có thể phát hiện lao tiết niệu qua dấu hiệu viêm bàng quang. Triệu chứng thường gặp của lao tiết niệu Triệu chứng của lao thận thường kín đáo và thể hiện trước hết bằng mệt mỏi, sốt về chiều, đổ mồ hôi ban đêm. Nếu bị ở bàng quang, bệnh nhân có hội chứng viêm bàng quang, đái khó, đái rắt, đôi khi đái ra máu đại thể ở cuối bãi. Khám lâm sàng thường âm tính. Vùng thận có thể đau khi sờ nắn vào. Lao tiết niệu thường được phát hiện muộn sau khi đã được chẩn đoán điều trị các nguyên nhân như nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi thận, ung thư thận... Tuy nhiên có một số triệu chứng thường gặp sau đây: Rối loạn bài tiết nước tiểu: Biểu hiện bằng những triệu chứng của viêm bàng quang (60 - 70% trong lao tiết niệu) như đái dắt, nhất là về đêm, đái buốt cuối bãi. Những triệu chứng này có khi rầm rộ, có khi không rõ. Bệnh diễn biến từng đợt thường giảm rồi lại xuất hiện trở lại. Những triệu chứng này giống với triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu. Tiểu ra máu: Là dấu hiệu thường gặp (đứng hàng thứ 2 sau sỏi thận) thường là số lượng ít, đái ra máu nhưng không đau, hay tái đi tái lại, hay gặp đái ra máu toàn bãi. Có thể chỉ đái ra máu vi thể, chỉ xác định được bằng xét nghiệm nước tiểu. Tiểu ra mủ: Bệnh nhân có thể chỉ tiểu ra mủ, dịch mủ này nuôi cấy âm tính với vi khuẩn thông thường. Đau vùng thắt lưng: Bệnh nhân có cảm giác nặng hoặc đau nhẹ vùng thắt lưng, đôi khi có cơn đau quặn thận do tổn thương gây chít hẹp đường bài tiết nước tiểu, hoặc mảng bã đậu di chuyển theo đường bài tiết nước tiểu gây tắc tạm thời, gây co thắt niệu quản. Đau ít gặp trong lao thận đơn thuần, thường gặp trong lao thận có kết hợp với lao niệu quản. Các triệu chứng khác: Có thể phát hiện lao khi có viêm bàng quang. Thăm dò trực tràng đôi khi thấy lao lan tới các túi tinh và tuyến tiền liệt (có những chỗ rắn lại). Nếu bị lao, mào tinh to lên và rắn. Có thể có các lỗ dò do lao ở tầng sinh môn. Ở phụ nữ có thể có viêm phần phụ, bị vô sinh, kinh nguyệt không đều và có khi bị viêm phúc mạc. Cần phải khám lâm sàng thật kỹ để phát hiện ổ lao ngoài thận, nhất là lao phổi, lao bạch huyết hay lao xương. Các xét nghiệm chẩn đoán Xét nghiệm cận lâm sàng ở người bị lao tiết niệu cho thấy, protein niệu có thể có, có thể không có. Hay bị đái ra máu vi thể. Nước tiểu có nhiều bạch cầu (mủ niệu). Bao giờ cũng phải nghĩ đến lao thận nếu cấy nước tiểu ở môi trường thông thường cho kết quả âm tính. Phát hiện vi khuẩn lao (soi trực tiếp, cấy) phải làm ít nhất 3 lần với nước tiểu lấy buổi sáng hay nước tiểu 24 giờ. Nếu nghi lao ở phụ nữ, cần tìm trực khuẩn Koch trong kinh nguyệt, dịch âm đạo hay bệnh phẩm lấy khi nạo nội mạc tử cung. Tốc độ máu lắng tăng. Chức năng thận chỉ giảm ở các thể nặng. Xét nghiệm bổ sung khác cần làm để chẩn đoán lao tiết niệu gồm: Chụp bụng không chuẩn bị: có thể thấy các chỗ vôi hóa ở thận và tuyền tiền liệt. Chụp đường niệu qua tĩnh mạch: thấy các gai thận bị xói mòn, các đài thận bị co, bị hẹp và có chỗ phình ở trước dòng. Cũng có thể thấy niệu quản bị hẹp lại, thường ở chỗ xa. Các tổn thương thường có ở một bên hơn là ở cả hai bên. Chụp niệu quản - bàng quang ngược dòng: cho thấy niệu đạo bị chít hẹp và có hang trong tuyến tiền liệt. Soi bàng quang: thấy các tổn thương trong viêm bàng quang thông thường hoặc phù hình bong bóng ở chỗ đổ vào của niệu quản. Đến giai đoạn nặng, có thể thấy khối lao, vết loét và bàng quang co nhỏ lại do bị xơ hóa. Chụp siêu âm thận: có thể thấy các tổn thương ở thận. Điều trị lao tiết niệu có khó? Mục tiêu chính của điều trị là để bảo vệ nhu mô thận và chức năng, giúp bệnh nhân không còn nhiễm trùng và kiểm soát các tình trạng kèm theo. Bệnh lao tiết niệu sinh dục đáp ứng tốt hơn với một đợt điều trị ngắn so với lao phổi vì bệnh lao niệu sinh dục mang lượng vi khuẩn lao thấp hơn. Ngoài ra, hai loại thuốc chủ chốt để điều trị lao là isoniazid (INH) và rifampin thâm nhập tốt vào các tổn thương dạng khoang liên quan với bệnh lao tiết niệu. Tiên lượng bệnh lao tiết niệu đáp ứng thuốc điều trị tốt còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương khi chẩn đoán và bắt đầu điều trị. Nếu điều trị sớm thì khỏi lao thận và chức năng thận không bị ảnh hưởng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lao-hach-co-nguy-hiem-vi
Lao hạch có nguy hiểm?
Viêm hạch lao ở cổ là bệnh thường gặp của lao ngoài phổi. Lao hạch tái phát thường xảy ra trên bệnh nhân HIV/AIDS. Vậy viêm hạch lao ở cổ nói riêng hay lao hạch nói chung có nguy hiểm không? 1. Thế nào là lao hạch? Lao hạch là dạng lao xuất hiện ở ngoài phổi, thường gặp ở trẻ em, người lớn cả nam giới lẫn phụ nữ. Lao hạch được chia làm 2 loại phụ thuộc vào vị trí của lao:Lao hạch ngoại vi: Cổ, nách, bẹn.Lao hạch nội tạng: Trung thất, mạc treo.Tuy nhiên, lao hạch ngoại vi phổ biến hơn lao hạch nội tạng, đặc biệt là viêm hạch lao ở cổ do vi khuẩn lao xâm nhập vào vùng mũi, miệng, họng bị tổn thương và khu trú ở đó, gây lao hạch. Vì vậy, bài viết này tập trung chia sẻ về lao hạch ngoại vi. 2. Triệu chứng viêm hạch lao ở cổ Lao hạch ngoại vi có thể gây triệu chứng toàn thân hoặc không. Phần lớn bệnh nhân lao hạch có những triệu chứng sau:Sốt nhẹ, đặc biệt là lúc về chiềuMệt mỏi, ăn không ngon, sụt cânCác cơ quan khác bị tổn thương lao như màng não, phổi,...Lao hạch ngoại vi thường xuất hiện ở cổ nhất, với vị trí hạch thường gặp là nằm dọc theo cơ ức đòn chũm, thượng đòn và dưới hàm. Viêm lao hạch ở cổ thường gặp bên phải nhiều hơn so với bên trái, chủ yếu là một bên, rất ít khi hạch viêm ở hai bên cổ.Để phân biệt với hạch thông thường, có thể dựa vào đặc điểm về kích thước và tính chất của lao hạch như sau:Kích thước hạch lao không lớn (có đường kính khoảng vài centimet), gồm một chuỗi hạchHạch có thể di động được, mềm và căngHạch có thể đau hoặc khôngTùy thể vùng da hạch có thể bình thường hoặc sưng đỏ Vi khuẩn lao là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm lao hạch ở cổ 3. Viêm lao hạch ở cổ tiến triển như thế nào? Viêm hạch lao ở cổ nói riêng và lao hạch nói chung có thể tiến triển qua 3 giai đoạn sau:Giai đoạn 1 - Hạch sưng to: Nhìn bên ngoài thấy một khối hạch bắt đầu sưng to do gồm nhiều hạch có kích thước lớn nhỏ khác nhau, các hạch chưa dính lại với nhau cũng như chưa bám vào da nên khi sờ thấy hạch có thể di động được.Giai đoạn 2 - Viêm hạch: Các hạch bắt đầu liên kết lại với nhau tạo thành một mảng, hoặc cũng có thể dính vào da và những tổ chức xung quanh. Khi đó, hạch khó di động hơn.Giai đoạn 3 - Nhuyễn hóa: Viêm hạch lao ở cổ chuyển sang giai đoạn nhuyễn hóa, các hạch trở nên mềm hơn, vùng da bị lao hạch sưng lên và tấy đỏ, tuy nhiên không gây đau nóng. Sau đó, hạch hóa mủ và vỡ ra. Khi tự vỡ, trên hạch có những lỗ rò màu tím, rất lâu lành. Các lỗ rò khi lành gây sẹo có hình dáng nhăn nhúm, lồi ra bên ngoài, có màu trắng hoặc có thể thấy những dây chằng xơ trên sẹo.Theo dõi và nhận biết tiến triển bệnh lao là rất quan trọng, gợi ý và hỗ trợ chẩn đoán lao hạch. 4. Điều trị lao hạch Điều trị lao hạch nói chung và viêm hạch lao ở cổ đa phần là điều trị nội khoa với phác đồ và nguyên tắc điều trị như bệnh lao, phối hợp tối thiểu 3 loại thuốc chống lao, nếu ở giai đoạn tấn công có thể cần phối hợp đến 4 loại thuốc chống lao và ở giai đoạn duy trì phối hợp 2 loại thuốc lao.Bệnh lao hạch tái phát, vì vậy thời gian điều trị nên duy trì trong khoảng 9 - 12 tháng. Ngoài ra, kết quả điều trị bệnh lao hạch có thể không nhanh bằng các thể lao khác do thuốc rất khó ngấm vào tổn thương hạch lao.Lao hạch nên được điều trị khi hạch lao chưa bị vỡ mủ, khi đó, điều trị bằng cách chọc kim vào hạch để hút mủ và bơm thuốc vào. Khi hạch lao bị vỡ, cần nặn mủ trong hạch ra mỗi ngày, sau đó đắp gạc thuốc.Ít khi điều trị lao hạch nói chung và viêm hạch lao ở cổ nói riêng bằng ngoại khoa, trừ các trường hợp sau:Hạch sưng to, tấy đỏ và chuyển sang giai đoạn nhuyễn hóa, hóa mủ: Trích dẫn lưu mủ, rạch và nạo bỏ tổ chức bên trong hạch. Kết hợp điều trị dùng thuốc tại chỗ đến khi vết thương khô lại và liền sẹo. Điều trị bằng cách này tránh để lại sẹo xấu.Hạch bị rò mủ nhưng chưa được nặn ra hết: Rạch mở rộng lỗ rò để nạo hết mủ, sau đó cũng điều trị tại chỗ như trên cùng với thuốc chống lao được phối hợp như điều trị bệnh lao.Hạch sưng to và chèn ép các tổ chức khác (mạch máu, dây thần kinh): Khi hạch lao tái phát, thậm chí sưng to, chèn ép cần phẫu thuật mổ để bóc hạch ra, tuy nhiên khi mổ cần chú ý đến mạch máu và dây thần kinh xung quanh không bị tổn thương.Lưu ý, điều trị lao hạch bằng corticoid trong những trường hợp nhiều lao hạch để chống viêm, thu nhỏ kích thước hạch lao, hạn chế khả năng rò mủ, giảm áp xe, từ đó tránh phải điều trị bằng ngoại khoa. Lao hạch tái phát nên cần duy trì sử dụng thuốc điều trị trong khoảng 9 - 12 tháng 5. Lao hạch có nguy hiểm? Với đặc điểm triệu chứng, tiến triển bệnh cũng như phương pháp điều trị chia sẻ ở trên, lao hạch thực sự không nguy hiểm vì so với những thể lao khác, điều trị bệnh lao hạch nói chung và viêm hạch lao ở cổ có phần đơn giản hơn.Trẻ em bị lao hạch khi được điều trị toàn thân kết hợp với việc giữ gìn vệ sinh sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý trong điều trị lao hạch ở trẻ là không nên cắt bỏ hạch lao quá sớm vì lúc này hạch lao đóng vai trò bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của trực khuẩn lao.Lao hạch không lây giống như lao phổi. Bệnh lao hạch có thể được phòng ngừa bằng cách giữ gìn cơ thể không bị tổn thương ở vùng miệng họng và chú trọng nâng cao sức đề kháng mỗi ngày để tránh tình trạng viêm hạch kéo dài tạo điều kiện thuận lợi để trực khuẩn lao xâm nhập và gây lao hạch.Viêm hạch lao ở cổ nói riêng và lao hạch nói chung không nguy hiểm vì so với các thể lao khác phương thức điều trị đơn giản hơn và bệnh có thể khỏi khi kết hợp điều trị toàn thân, nâng cao sức đề kháng và thể trạng, đồng thời sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.
https://vnexpress.net/loi-mat-do-benh-graves-4767605.html
9/7/2024
Lồi mắt do bệnh Graves - Báo VnExpress Sức khỏe
Bài được tư vấn chuyên môn bởi thạc sĩ, bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng, chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM. Tuyến giáp là tuyến nội tiết có hình con bướm nằm ở cổ, ngay trước khí quản. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, quá trình trao đổi chất... Lồi mắt là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tuyến giáp, chủ yếu gây ra bởi bệnh Graves (còn gọi là Basedow). Lồi mắt có thể ảnh hưởng đến một hoặc hai bên mắt. Phần tròng trắng của mắt lộ rõ hơn, nhãn cầu đẩy về phía trước hốc mắt, khác so với vị trí tự nhiên của mắt. Lồi mắt do bệnh Graves còn gọi là bệnh mắt tuyến giáp (TED). Nguyên nhân Nguyên nhân chính gây lồi mắt ở người mắc bệnh Graves là sự bất thường của hệ thống miễn dịch tấn công các cơ và mô xung quanh mắt. Các mô cơ sau mắt giúp mắt cử động. Khi bị tấn công, các mô này viêm hoặc phù nề khiến mắt bị đẩy về phía trước, gây lồi mắt. Bác sĩ Tùng đo nhãn áp cho người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM Biểu hiện Người mắc bệnh Graves có thể biểu hiện triệu chứng lồi mắt trước hoặc sau khi có chẩn đoán mắc bệnh. Triệu chứng đi kèm khác như: Khó chịu khi di chuyển mắt. Mắt khô. Chảy nước mắt. Mí mắt sưng hoặc đỏ. Căng cơ mắt. Nhạy cảm với ánh sáng. Sốt. Đau đầu. Lồi mắt cũng khiến người bệnh khó hoặc không thể chớp mắt, lớp bảo vệ bên ngoài của mắt (giác mạc) không nhận được chất bôi trơn, từ đó làm tăng nguy cơ tổn thương giác mạc, thị lực kém, thị lực kép (nhìn đôi), mất thị lực. Điều trị Lồi mắt do bệnh Graves có thể điều trị được, dựa trên tình trạng của từng trường hợp cụ thể. Các phương pháp chữa lồi mắt do bệnh Graves bao gồm: Dùng thuốc corticoid : Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc corticoid liều cao nhằm giảm tình trạng viêm - sưng mô cơ sau mắt. Corticoid được dùng dưới dạng tiêm qua tĩnh mạch. Khi điều trị bằng phương pháp này, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa Mắt theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe định kỳ. Không tự mua thuốc điều trị nếu không có chỉ định của bác sĩ, vì dễ dẫn đến những biến chứng lạm dụng thuốc nguy hiểm đến sức khỏe. Xạ trị : Phương pháp sử dụng máy tạo chất phóng xạ, chiếu vào vùng hốc mắt. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có thể điều trị bằng phương pháp xạ trị. Người đã bị teo các cơ mắt, hình thành sẹo sau hốc mắt sẽ không thể xạ trị. Thuốc ức chế miễn dịch : Thuốc này giúp giảm tác động của hệ miễn dịch tấn công lên mô cơ mắt người bệnh. Điều trị nhìn đôi : Người bệnh được đeo kính phù hợp giúp khắc phục tình trạng nhìn đôi. Phẫu thuật: Phương pháp thường được áp dụng sau khi điều trị nội khoa không đạt hiệu quả. Phẫu thuật nhằm giảm áp, tránh biến chứng mù cho người bệnh. Khi bị lồi mắt do bệnh Graves, người bệnh có thể áp dụng các cách sau để giảm triệu chứng gây khó chịu gồm: Kê gối cao khi nằm. Đeo kính râm khi đi ngoài trời nắng hoặc nơi có ánh sáng mạnh. Không ở quá lâu trong môi trường có nhiều khói bụi hay phòng có máy lạnh và máy sưởi. Để tránh tình trạng lồi mắt diễn biến nặng hơn, người bệnh nên kiểm soát hormone tuyến giáp tốt bằng cách khám và điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh nên bỏ hút thuốc lá (nếu có hút thuốc), vì hút thuốc lá có thể làm giảm hiệu quả điều trị. Đinh Tiên Độc giả đặt câu hỏi bệnh nội tiết tại đây để bác sĩ giải đáp
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chan-doan-benh-hep-van-2-la-dien-tam-do-va-sieu-am-tim-vi
Chẩn đoán bệnh hẹp van 2 lá: Điện tâm đồ và siêu âm tim
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Hồng Nhật - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Hẹp van 2 lá là bệnh lý thường gặp ở các nước kém phát triển như Việt Nam, bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam. Khi mới mắc thường ít triệu chứng nên bỏ sót và chỉ được chẩn đoán ở giai đoạn muộn nên để lại hậu quả nặng nề. 1. Tìm hiểu về bệnh hẹp van 2 lá Hẹp van 2 lá là khi van hai lá bị tổn thương không thể mở hoàn toàn được. Bình thường diện tích lỗ van 2 lá là 4‒6 cm2. Khi diện tích mỡ van 2 lá ≤ 2cm2 (≤1.18 cm2/m2 điện tích cơ thể), dòng máu chảy qua van 2 lá bị cản trở tạo thành chênh áp (giữa nhĩ trái và thất trái) được chẩn đoán là hẹp van 2 lá. Hậu quả, tâm nhĩ trái khó bơm máu vào tâm thất trái, máu sẽ ứ đọng ở tuần hoàn phổi và tim phải. Đây là nguyên nhân chính gây ra suy tim sung huyết.Tổn thương trong hẹp van 2 lá chủ yếu là thâm nhiễm, xơ, dày lá van, dính mép van, co rút dây chằng, cột cơ góp phần dẫn đến hẹp van 2 lá. Xuất hiện hiện tượng vôi hóa lắng đọng trên van, dây chằng, vòng van, tiếp tục làm hạn chế chức năng bình thường của van.Hẹp van 2 lá là bệnh lý tiến triển nặng dần, gây ra nhiều biến chứng như suy tim, rối loạn nhịp, thuyên tắc mạch hay viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ... Người bệnh ho ra máu do bị hẹp van 2 lá lâu ngày 2. Các nguyên nhân gây hẹp van 2 lá Di chứng thấp timTổn thương xơ vữaBẩm sinh như van 2 lá hình dù hay vòng thắt trên van 2 láBệnh hệ thống có thể gây xơ hóa van 2 lá:U carcinoid.Lupus ban đỏ hệ thốngViêm khớp dạng thấpLắng đọng mucopolysaccharideViêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn 3. Triệu chứng hẹp van 2 lá 3.1 Triệu chứng cơ năngTriệu chứng thường gặp nhất là khó thở: Khó thở khi gắng sức, có thể có các cơn khó thở kịch phát về đêm và khó thở khi nằm. Ở giai đoạn sau biểu hiện là cơn hen tim và phù phổi cấp.Ho ra máuKhàn tiếngNuốt nghẹnHồi hộp trống ngực do rung nhĩĐau ngực do tăng nhu cầu oxy thất phải khi tăng áp lực động mạch phổi nhiềuMệt do cung lượng tim giảm thấp Huyết khối hình thành gây tắc đại mạch tuần hoàn 3.2. Triệu chứng thực thểChậm phát triển thể chất khi bị từ béBiến dạng lồng ngựcCác dấu hiệu ứ trệ tuần hoàn trong suy tim phải: tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương tính, phù chi dưới, phù toàn thân, gan to, tràn dịch các màng...Nghe tim: Tam chứng chẩn đoán hẹp van 2 lá bao gồm: Tiếng rung tâm trương, T1 đanh, rung tâm trương và clac mở van 2 lá. 4. Xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán hẹp van 2 lá 4.1. Điện tâm đồGiai đoạn đầu bệnh còn hẹp nhẹ, chưa có ảnh hưởng nên điện tâm đồ còn bình thườngGiai đoạn sau có hình ảnh giãn nhĩ trái với: P rộng, P 2 đỉnh > 0,12 giây ở DII; P 2 pha, pha âm > pha dương ở V1,V2 (nếu còn nhịp xoang), hay trục điện tim chuyển phải, dày thất phải: sóng R cao ở V1, V2; sóng S sâu ở V5, V6; Sokolow - Lyon thất phải (+).Cũng có bệnh nhân không còn nhịp xoang mà là rung nhĩ gây loạn nhịp hoàn toàn.4.2. Chụp Xquang ngựcHình ảnh cung động mạch phổi nổi, hình ảnh 4 cung điển hình ở bờ bên trái của timBờ tim bên phải phần dưới có hình ảnh 2 cung do nhĩ trái ứ máu nhiềuNgoài ra có thể thấy hình ảnh vôi hóa van 2 lá, thất phải dãn,...4.3. Siêu âm chẩn đoán bệnh hẹp van hai láSiêu âm tim là biện pháp thăm dò quan trọng để chẩn đoán xác định bệnh lý. Ngoài ra siêu âm còn giúp đánh giá độ nặng của hẹp van, nguyên nhân hoặc cơ chế, đánh giá ảnh hưởng bệnh lý (chức năng tim, giãn buồng tim, tăng áp lực phổi), tổn thương van khác phối hợp qua đó giúp đánh giá tiên lượng và hướng điều trị bệnh Siêu âm tim chẩn đoán hẹp van hai lá Siêu âm tim qua thành ngực:Siêu âm TM: cho phép phát hiện: lá van dày, giảm di động, biên độ mở van 2 lá kém, hai lá van di động song song, dốc tâm trương EF giảm (EF < 15 mm/s là hẹp khít) và giúp đánh giá kích thước các buồng tim.Siêu âm 2D: cho phép phát hiện hình ảnh van 2 lá hạn chế di động, mở dạng vòm, độ dày và vôi hóa của lá van, mức độ dính của dây chằng, co rút tổ chức dưới van cũng như đánh giá độ dày, dính, vôi hóa mép van. Siêu âm 2D còn cho phép đo trực tiếp diện tích lỗ van 2 lá, đánh giá chức năng thất trái và các tổn thương van khác có thể kèm.Siêu âm Doppler: đặc biệt quan trọng để đánh giá mức độ hẹp dựa trên các thông số như:Phương pháp PHT (thời gian bán giảm áp lực)Chênh áp trung bình qua van 2 lá, cho phép ước lượng mức độ nặng của hẹp vanƯớc tính áp lực động mạch phổi thông qua việc đo phổ của hở van 3 lá kèm theo hoặc hở van động mạch phổi kèm theoCho phép đánh giá tổn thương thực tổn kèm theo như hở van hai lá, hở van động mạch chủ và mức độ, điều này rất quan trọng giúp cho quyết định lựa chọn phương pháp can thiệp van 2 lá thích hợp.Siêu âm tim qua thực quản:Đầu dò siêu âm tim đặc trong thực quản giúp thấy hình ảnh rõ nét hơn, đánh giá chính xác hơn mức độ hẹp van cũng như hình thái van và tổ chức dưới van, giúp phát hiện huyết khối nhĩ trái hoặc tiểu nhĩ trái khi siêu âm qua thành ngực không xác định được, từ đó giúp chỉ định phương thức điều trị can thiệp nong van 2 lá. XEM THÊMTìm hiểu kỹ thuật thay van tim ở người mắc bệnh van 2 láBệnh van tim có mấy loại?Các phương pháp điều trị bệnh hở van 2 lá Hẹp van tim nhẹ có cần điều trị 10 thú vị cực kỳ bất ngờ về trái tim của bạn
https://dantri.com.vn/suc-khoe/dieu-tri-ung-thu-da-day-som-nhu-the-nao-20221024170443200.htm
20221024
Điều trị ung thư dạ dày sớm như thế nào?
PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, ung thư dạ dày là căn bệnh phổ biến. Phương pháp điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào mức độ lan rộng của khối u. Cách chữa khỏi ung thư dạ dày triệt để duy nhất hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ dạ dày. Bác sĩ sẽ loại bỏ tế bào ung thư bằng cách cắt đi một phần dạ dày hoặc loại bỏ toàn bộ dạ dày cùng tuyến bạch huyết gần đó. Nếu ở giai đoạn tiền ung thư, bạn có thể được hóa trị hoặc xạ trị. Tuy nhiên, phương pháp này dùng cho những người không thể thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, cách làm này chỉ cải thiện triệu chứng và kéo dài thời gian sống chứ không chữa trị được ung thư. Phương pháp cắt tách dưới niêm mạc (ESD) được ứng dụng, là thủ thuật can thiệp tối thiểu điều trị ung thư sớm đường tiêu hóa được thực hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản vào những năm 1990. ESD được chỉ định cho nhưng tổn thương dạ dày loạn sản nặng, ung thư tại lớp niêm mạc Tis hay tổn thương ung thư xâm lấn đến lớp dưới niêm mạc nhưng chưa vượt quá 500Mm (Giai đoạn theo NCCN T1a). Từ đó, phương pháp cắt tách dưới niêm mạc được phát triển và giải quyết được những hạn chế của phương pháp cắt bỏ niêm mạc thông thường, với các ưu điểm là: sang chấn tối thiểu, bảo tồn đường tiêu hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Theo thống kê của Hiệp hội nội soi Nhật Bản, trên 50% người bệnh mắc ung thư dạ dày tại Nhật Bản được phát hiện ở giai đoạn sớm và sau khi can thiệp ESD thì tỷ lệ sống trên 5 năm của nhóm bệnh nhân này đạt hơn 95%. Tại Việt Nam, phương pháp này cũng đã được ứng dụng thành công. Tuy nhiên, việc phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm là yếu tố tiên quyết cho việc điều trị đạt hiệu quả tối đa. Trong khi đó tại Việt Nam, phần lớn bệnh nhân ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn. Do ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày không có những biểu hiện rõ ràng, dễ nhầm lẫn với bệnh lý viêm dạ dày thông thường, người dân chủ quan không đi khám. Khi có các dấu hiệu đau tức bụng, đầy hơi, khó tiêu, chán ăn... cần đi khám sớm để được chẩn đoán, điều trị bệnh nếu có.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/truong-hop-nao-khi-nao-nen-cat-bao-quy-dau-vi
Trường hợp nào, khi nào nên cắt bao quy đầu?
Bài viết được tư vấn chuyên môn cùng ThS.BS Võ Thiện Ngôn - Bác sĩ Ngoại tiết niệu, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Theo thống kê chỉ có khoảng 1% nam giới trên 17 tuổi thực sự có tình trạng hẹp bao quy đầu. Mặc dù tỷ lệ khá thấp số người bị thực sự, nhưng lại có rất nhiều người nhầm lẫn và ngộ nhận đang bị hẹp bao quy đầu và cần cắt bao quy đầu. Như vậy, để tránh tình trạng điều trị sai và không cần thiết chúng ta cần biết khi nào cần cắt bao quy đầu. 1. Tác dụng của bao quy đầu Trên dương vật có phần đầu được gọi là quy đầu, phần da bao bọc và che chở cho phần quy đầu thì được gọi là bao quy đầu.Bao quy đầu có một số chức năng quan trọng như: Giúp che chở, bảo vệ cho quy đầu của dương vật tránh khỏi những va chạm, tổn thương trong lúc sinh hoạt thường ngày, tránh cho nam giới có cảm giác khó chịu.Ngoài ra, bao quy đầu còn là vật liệu tự thân cần thiết trong trường hợp nam giới cần ghép da , hoặc tạo hình niệu đạo...Vì vậy, da quy đầu cũng có nhiều chức năng quan trọng chứ không thừa thãi như một số người nghĩ. Nên việc cắt bao quy đầu chỉ thực hiện khi có bệnh lý ảnh hưởng tới sinh hoạt của nam giới. 2. Khi nào thì cắt bao quy đầu? Việc cắt bao quy đầu cần có chỉ định rõ ràng, không phải ai cũng cần cắt bao quy đầu Đa số trẻ sơ sinh có tình trạng dính da quy đầu sinh lý, do đó lúc này chưa thể tuột được bao quy đầu cho trẻ. Khi trẻ dần lớn lên thì phần da quy đầu này sẽ tự nhiên tách khỏi quy đầu. Những triệu chứng của hẹp và dài bao quy đầu sẽ có xu hướng mất dần.Một thống kê cho thấy có khoảng 90% trẻ nam tuột được da quy đầu lúc 3 tuổi, có đến 99% nam giới trên 17 tuổi không hẹp bao quy đầu. Vậy chỉ còn khoảng 1% số trẻ nam có nguy cơ mắc bệnh lý. Khi mắc bệnh lý thực sự cần có chỉ định cắt bao quy đầu.Bởi vì một số người hiểu sai về việc không cắt bao quy đầu như nếu không cắt bao quy đầu sẽ gây vô sinh, ảnh hưởng tới việc quan hệ vợ chồng...nên đặt ra câu hỏi có cần thiết phải cắt bao quy đầu không? Việc cắt bao quy đầu cần có chỉ định rõ ràng, không phải ai cũng cần cắt bao quy đầu. Chỉ chỉ định cắt bao quy đầu khi nam giới gặp phải tình trạng sau:Dài bao quy đầu gây không thể tuột bao quy đầu ra hoặc tắc nghẽn bao quy đầu.Hẹp bao quy đầu, gây ra viêm nhiễm tái phát.Khi nam giới bị mắc chứng dài hoặc hẹp bao quy đầu sẽ khó vệ sinh dương vật, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển tích tụ gây ra viêm bao quy đầu, viêm dương vật từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu và ung thư dương vật. 3. Một số lưu ý khi cắt bao quy đầu Nếu nam giới bị mắc cách bệnh dại hay hẹp bao quy đầu cần thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.Cắt bao quy đầu là một thủ thuật đơn giản, tuy nhiên để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn cần đảm bảo các điều kiện như phòng mổ sạch sẽ, vô trùng.Sau khi cắt bao quy đầu thì vết thương là một vị trí thuận lợi để các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, nên các tác nhân lây nhiễm có thể xảy ra trong thời gian này. Để tránh lây nhiễm thì sau phẫu thuật cần chú ý một số điều sau:Bệnh nhân sau cắt bao quy đầu thì phần đầu dương vật có thể có cảm giác khó chịu hoặc sưng tấy, nên người bệnh cần dùng thuốc giảm đau.Cần chăm sóc tốt phần vết thương như thay băng, sát khuẩn tại vị trí vết thương, giữ khô vết thương, nếu băng bị dính nước tiểu hoặc dịch tiết cần được thay lại.Cần băng cố định dương vật lên bụng để tránh nguy cơ phù nề. Khi vết thương đã liền, có thể tắm rửa, tiếp xúc với nước.Nên mặc quần mỏng và rộng trong khoảng 2 - 3 ngày đầu sau phẫu thuật.Thông thường, sau cắt da quy đầu từ 2-3 tuần thì mọi sinh hoạt có thể trở về bình thường. Nhưng nên tránh không quan hệ tình dục ít nhất 4 tuần sau khi cắt bao quy đầu bởi vì vùng này khá nhạy cảm, tổ chức dưới da lỏng lẻo nên nếu chăm sóc không tốt dễ gây viêm nhiễm, vết thương chậm lành.Nếu sau cắt bao quy đầu thấy có hiện tượng sốt, tấy đỏ hay mưng mủ hoặc chảy máu, đau kéo dài nên tới cơ sở y tế để tái khám. 4. Cách giữ vệ sinh nếu không cắt bao quy đầu Với trường hợp trẻ còn nhỏ, bố mẹ có thể giúp trẻ vệ sinh vùng quy đầu, khi tắm cần kéo và rửa nhẹ nhàng Việc vệ sinh thường xuyên giúp tránh nguy cơ viêm nhiễm bao quy đầu và viêm dương vật.Với trường hợp trẻ còn nhỏ, bố mẹ có thể giúp trẻ vệ sinh vùng quy đầu, khi tắm cần kéo và rửa nhẹ nhàng vùng da nhạy cảm này. Chú ý không nên cố kéo mạnh vì có thể làm tổn thương vùng này của trẻ.Khi trẻ lớn hơn có thể tự chăm sóc, người lớn hướng dẫn cho trẻ rửa bằng nước sạch sau khi đi tiểu, khi tắm cần kéo da quy đầu để rửa với nước sạch và lau khô, sau đó nhẹ nhàng kéo da quy đầu trở lại che chở cho phần quy đầu.Đến khi có hoạt động sinh dục thì các tuyến mồ hôi, tuyến bã sẽ tăng tiết vì vậy cần rửa thường xuyên hơn để tránh ứ đọng nước tiểu và các chất tiết.Trường hợp khi da quy đầu hẹp xuất hiện các dấu hiệu rõ hoặc viêm nhiễm tái phát nhiều lần, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế có uy tín để được tư vấn và thực hiện thủ thuật nếu cần thiết.Như vậy, rất hiếm trường hợp nam giới thực sự cần cắt da quy đầu do hẹp hoặc dài da quy đầu. Khi trẻ còn nhỏ bố mẹ nên kiên nhẫn chăm sóc cho trẻ và hướng dẫn cho trẻ tự chăm sóc. Bởi vì nhìn có vẻ thừa thãi nhưng bao quy đầu có rất nhiều lợi ích, chỉ cần chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ để tránh nguy cơ mắc bệnh.
https://dantri.com.vn/suc-khoe/xet-nghiem-gen-co-phat-hien-duoc-ung-thu-khong-20221123082724407.htm
20221123
Xét nghiệm gen có phát hiện được ung thư không?
Ngoài ra, có thể xét nghiệm máu sàng lọc ung thư hay các phương pháp nào không, thưa bác sĩ? (Minh Thư, Hà Nội). PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) trả lời: Về xét nghiệm gen phát hiện ung thư, hiện ở một số nước đang nghiên cứu xét nghiệm nồng độ DNA tự do lưu hành trong máu người bệnh. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại mới nghiên cứu, chưa có khuyến cáo rõ ràng về xét nghiệm này. Bác sĩ Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu (BV Bạch Mai) tư vấn cho người dân đến khám sàng lọc ung thư. Còn về xét nghiệm chất chỉ điểm khối u không đặc hiệu trong sàng lọc bệnh ung thư. Nhiều người khi đi xét nghiệm sàng lọc, chỉ số tăng lên thì mất ăn mất ngủ, lo tá hỏa đi khám lại khắp nơi. Nhưng các chỉ số này tăng có thể do đang viêm, do một số bệnh lành tính... "Đây là phương pháp để theo dõi điều trị ung thư. Ví dụ, một bệnh nhân đang điều trị ung thư cổ tử cung, chỉ số ung thư này trong máu đã giảm xuống qua quá trình theo dõi, bỗng nhiên mấy tháng sau khám lại, xét nghiệm chỉ số này lại tăng lên, cho thấy căn bệnh đó là tái phát, di căn", PGS Phương nói. Vì thế, xét nghiệm máu không phải là phương pháp sàng lọc bệnh ung thư. Có 2 loại ung thư là ung thư gan, ung thư tuyến tiền liệt, xét nghiệm chất chỉ điểm này khá có ý nghĩa, nhưng cũng chỉ áp dụng với đối tượng nguy cơ cao, chứ không phải toàn dân. Mỗi loại ung thư lại có các phương pháp sàng lọc, phát hiện sớm khác nhau. Ví như với ung thư vú, việc khám lâm sàng, chụp X-quang vú có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện khối u; Với ung thư dạ dày, đại trực tràng thì có phương pháp nội soi, xét nghiệm máu trong phân...
https://dantri.com.vn/suc-khoe/phat-hien-dot-pha-hua-hen-triet-tieu-loai-ung-thu-quy-ong-so-nhat-20210423113709364.htm
20210423
Phát hiện đột phá hứa hẹn triệt tiêu loại ung thư quý ông sợ nhất
Theo bài công bố trên tạp chí Science Advances, các nhà nghiên cứu nhắm tới một loại protein tên FOXA1 trong chính cơ thể người, đóng vai trò như chất điều hòa chính của chu kỳ tế bào, thúc đẩy sự phát triển và tăng sinh của tế bào. Trong một số dạng ung thư tuyến tiền liệt, FOXA1 được điều chỉnh và trở thành yếu tố thúc đẩy thúc đẩy sựphát triển của ung thư. Ung thư tuyến tiền liệt là dạng ung thư phổ biến ở quý ông (Ảnh minh họa từ Internet) Nói trên Medical Xpress, giáo sư - tiến sĩ Jindan Yu từ Khoa Huyết học và ung thư, Trường Đại học Northwestern (Mỹ) cho biết họ đã khám phá ra thứ điều chỉnh FOXA1 thành một protein thúc đẩy ung thư: chính là một enzyme tên EZH2. Nó methyl hóa FOXA1, giúp loại bỏ chiếc đuôi ubiquitin của FOXA1, chính là thứ dễ khiến nó bị phân hủy khi thuốc tấn công. Chính vì vậy, để ngăn ngừa FOXA1 "mất đuôi" và bất bại, những chất ức chế EZH2 sẽ đem lại hiệu quả tốt. Theo giáo sư Yu, tin mừng là các chất ức chế EZH2 đã sẵn có, nhưng trước đây nó không phổ biến vì không có hiệu quả cao với bệnh ung thư tuyến tiền liệt nói chung. Tuy nhiên nếu phân loại ra các quý ông mắc ung thư tuyến tiền liệt do FOXA1, nó sẽ có hiệu quả bất ngờ. Các tác giả kỳ vọng phát hiện này là tiền đề cho các phương pháp kết hợp vài loại thuốc sẵn có trong tương lai nhằm cứu các quý ông mắc ung thư tuyến tiền liệt kháng trị. Ung thư tuyến tiền liệt là dạng ung thư phổ biến ở quý ông. Một thống kê trước đây từ Anh Quốc cho thấy tỉ lệ mắc có thể lên đến 1/8 nam giới. Mỗi năm nước này có tới gần 12.000 người chết vì loại ung thư này. Cho dù được điều trị, các quý ông vẫn có thể mắc phải những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống như tình trạng tiểu không tự chủ, rối loạn cương dương...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/canh-giac-khi-nuoc-tieu-sam-mau-vi
Cảnh giác khi nước tiểu sậm màu
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc - Bác sĩ Nội tổng quát - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Nước tiểu bình thường trong, không màu hoặc có màu vàng. Màu sắc nước tiểu thay đổi hay nước tiểu sẫm màu do nhiều sinh lý, bệnh lý hoặc do dùng một số loại thuốc nào đó. 1. Nước tiểu sẫm màu là như thế nào? Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách đậm nhờ urochrome và độ pha loãng hay đậm đặc của nước tiểu. Các sắc tố và các hợp chất khác nhau có trong thực phẩm và các loại thuốc nhất định có thể thay đổi màu sắc của nước tiểu.Màu nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ có thể do thận có vấn đề hoặc đang viêm nhiễm tiết niệu gây đái máu; Nước tiểu có màu nâu đen hoặc màu trà có thể là do các bệnh về gan... Những trường hợp thay đổi về màu nước tiểu không bình thường đều là những dấu hiệu nguy hiểm về sức khỏe. Màu nước tiểu bất thường có thể là một dấu hiệu của bệnh lý. Nếu màu sắc nước tiểu đỏ đậm hay màu nâu là một đặc điểm nhận diện của porphyria, một rối loạn di truyền hiếm gặp của các tế bào hồng cầu. 2. Nguyên nhân gây nước tiểu sậm màu Có nhiều nguyên nhân làm nước tiểu trở nên sẫm màu:Alcapton niệu: Đây là một căn bệnh di truyền hiếm gặp do sự tích tụ acid homogentisic trong cơ thể. Cơ thể không có khả năng chuyển đổi tyrosine (là một amino acid) thành dẫn chất, cuối cùng dẫn đến chứng alcapton niệu làm nước tiểu sẫm màu nguyên nhân là vì cơ thể thiếu một enzym quan trọng.Thiếu máu: Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu khác nhau. Cụ thể, trong trường hợp thiếu máu tán huyết nguyên nhân do sự phân hủy của các tế bào hồng cầu. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi màu nước tiểu thành màu đỏ hoặc màu tối với các dấu vết của máu trong các mẫu nước tiểu.Bệnh Porphyria: Một rối loạn liên quan đến bệnh máu di truyền hiếm gặp gây ra một khiếm khuyết trong tổng hợp hemoglobin. Các triệu chứng của tình trạng này thường bao gồm những triệu chứng sau: đau bụng, nhạy cảm với ánh sáng, có thể co giật và rối loạn tâm thần.Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể làm cho nước tiểu chuyển màu sắc bất thường, có thể trông nước tiểu sẫm màu hơn. Nhiễm trùng đường tiết niệu có nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm và thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Viêm đường tiết niệu là một trong số nguyên nhân khiến cho nước tiểu chuyển màu Bệnh lý gan: Nếu nước tiểu sẫm màu đậm và da hoặc mắt có màu vàng, đó là biểu hiện bệnh lý của gan như bệnh viêm gan do virus, viêm gan do rượu, xơ gan... Xơ gan là bệnh lý về gan mật trong đó mô sẹo bắt đầu chiếm lấy nhu mô gan lành, khiến gan không thể hoạt động bình thường.Mất nước: Khi cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, nước tiểu có màu vàng nhạt hay thậm chí trong đến gần như không màu. Cơ thể càng mất nước nhiều, màu sắc nước tiểu càng đậm màu. Dấu hiệu của sự mất nước nghiêm trọng bao gồm cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chóng mặt hoặc thậm chí mờ mắt.Sỏi mật: Sỏi mật được thường hình thành từ cholesterol trong túi mật. Cùng với nước tiểu sậm màu, bạn cũng có thể bị đau bụng, sốt, ngứa da và vàng da.Sự tắc nghẽn ống dẫn mật: Các ống dẫn mật mang mật đổ vào ruột để hỗ trợ tiêu hóa. Nếu những ống dẫn này bị tắc, nước tiểu của bạn sẽ không chỉ xuất hiện màu tối, mà bạn cũng sẽ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa.Do nhiệt độ quá cao: Nguyên nhân là do bạn bị tác động nhiệt quá mức (nắng nóng), do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài hoặc ở môi trường nhiệt độ quá nóng có thể tăng tốc độ mất nước của cơ thể, dẫn đến nước tiểu sẫm màu hoặc các tình trạng khác của cơ thể như ngất xỉu.Nhiễm Chlamydia: Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục cần phải điều trị ngay lập tức nhằm ngăn các biến chứng khác có thể phát sinh, trong đó có nước tiểu sẫm màu. Sỏi bàng quang: Sỏi bàng quang có thể gây tổn thương bàng quang hoặc thậm chí dẫn đến tắc nghẽn đường tiết niệu, trong đó có dấu hiệu nước tiểu sậm màu.Viêm tụy cấp: Viêm tuyến tụy sẽ dẫn đến tình trạng đau và sưng ở phía trên bên trái của bụng, cùng với buồn nôn, ợ hơi và nước tiểu sậm màu.Do thực phẩm: Một số loại thực phẩm sau khi ăn có thể thay đổi màu sắc nước tiểu. Việc bổ sung chất tạo màu như anthocyanin và curcumin trong thực phẩm hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nước tiểu sậm màu.Nguyên nhân do thuốc: Một số hóa chất được tìm thấy trong các loại thuốc thông thường có thể góp phần làm cho nước tiểu sậm màu. Chúng bao gồm iốt, thuốc chống sốt rét, ngộ độc phenol và methocarbamol. Một số vitamin bổ sung cũng có thể dẫn đến nước tiểu sậm màu.Nước tiểu sẫm màu vào buổi sáng: Nguyên nhân thường gặp nhất là do cơ thể bạn bị thiếu nước. Trong khi ngủ, cơ thể không được cung cấp chất lỏng, có thể là nguyên nhân làm cho nước tiểu bị đặc hơn. Vì vậy, ở lần đi tiểu đầu tiên vào buổi sáng bạn sẽ thấy màu nước tiểu sẫm hơn và dần dần trở lại bình thường khi đã uống nước trong suốt cả ngày.Nước tiểu sẫm màu trong thai kỳ: Trong thai kỳ, nước tiểu sậm màu cũng có thể là kết quả của cơ thể người mẹ bị thiếu nước, đặc biệt là vì phụ nữ mang thai cần nhiều chất lỏng hơn so với phụ nữ không mang thai. Thiếu nước cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ốm nghén và nôn nhiều, triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Nước tiểu sẫm màu cũng có thể do cơ thể người mẹ thiếu nước trong thai kỳ 3. Điều trị chứng nước tiểu sậm màu Như đã trình bày các nguyên nhân ở trên, nước tiểu sẫm màu là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Vậy nên, khi thấy xuất hiện hiện tượng nước tiểu sậm màu, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:Xem xét lại những loại thực phẩm đã ăn gần đây, loại thuốc nào đang sử dụng trong điều trị bệnh và bạn có thường xuyên uống nước hay không. Thực phẩm hàng ngày, thiếu nước và các thuốc đang sử dụng là 3 nguyên nhân chính thường gặp gây ra tình trạng nước tiểu sậm màu và cũng là các nguyên nhân mà bạn có thể tự giải quyết tương đối dễ dàng.Điều trị dấu hiệu nước tiểu sậm màu phụ thuộc vào nguyên nhân. Tất cả các nguyên nhân đều có những cách điều trị cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định và giải thích cho bạn.Để ngăn ngừa tình trạng nước tiểu sậm màu, bạn có thể thực hiện các khuyến cáo sau:Bù đủ lượng nước.Lối sống lành mạnh và ngăn chặn các nguyên nhân khác có thể góp phần cải thiện tình trạng nước tiểu sậm màu.Duy trì chế độ ăn uống tốt, tập thể dục đều đặn hàng ngày đồng thời giảm lượng rượu bia.Bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu gặp một số tình trạng sau:Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu thấy có máu trong nước tiểu vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư hoặc sỏi tiết niệu.Nếu bạn uống đủ nước nhưng màu sắc nước tiểu vẫn còn đậm màu, bạn cũng nên đi khám bác sĩ.Nếu bạn có cảm giác đau hoặc vàng da đi kèm với nước tiểu sậm màu, bạn phải gặp bác sĩ ngay lập tức. Đừng chủ quan với bệnh sỏi mật
https://dantri.com.vn/suc-khoe/cham-soc-da-voi-treatment-khuyen-cao-tu-bac-si-chuyen-khoa-20220816170514671.htm
20220816
Chăm sóc da với treatment: Khuyến cáo từ bác sĩ chuyên khoa
Treatment hiện nay đang dần trở thành một "trào lưu", khái niệm này được sử dụng một cách quá rộng rãi, bác sĩ có thể giải thích cho bạn đọc hiểu đúng về "treatment" được không ạ? - Treatment là một thuật ngữ chuyên dụng để chỉ các sản phẩm đặc trị dành cho da. Những sản phẩm này có khả năng giải quyết trực tiếp các vấn đề của da như mụn, nám, tàn nhang, lỗ chân lông to,... Bởi tính đặc thù trong điều trị, thành phần của các sản phẩm treatment thường chứa những loại acid và vitamin có tác dụng kích thích tế bào da, tăng sinh collagen và giải quyết các vấn đề về da hiệu quả. Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong các routine skincare thường nhật của nhiều người. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng nhận được kết quả tốt khi sử dụng treatment. Theo kinh nghiệm hơn 10 năm trong điều trị các vấn đề da liễu bác sĩ thấy khi treatment quá đà thường gặp phải những rủi ro gì ? - Hằng ngày phòng khám chuyên khoa Da Liễu của bác sĩ Phạm Ly đón hàng chục lượt khách hàng và khoảng 50-60% số đó đã tự điều trị da tại nhà theo trào lưu, bản chất là do lạm dụng khái niệm "treatment". Trong trường hợp người dùng quá lạm dụng vào treatment hoặc sử dụng sai quy tắc và khuyến cáo, phương pháp này sẽ khiến cho làn da xuống cấp một cách nghiêm trọng. Hiện tượng này thường xuất hiện khi người dùng sử dụng sản phẩm treatment nồng độ cao, hoặc sử dụng với tần suất liên tục nhưng lại không hoặc ít dùng kèm các sản phẩm phục hồi. Vấn đề này có thể dẫn đến tình trạng yếu đi của hàng rào bảo vệ da, làm cho da bị bào mòn nhanh chóng. Khi nền da trở nên mỏng manh, các yếu tố bên ngoài từ môi trường sống và mỹ phẩm sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến da. Từ đó khiến cho mụn, nám, tàn nhang, lão hóa và kích ứng,... diễn biến tồi tệ hơn. Ngoài ra, việc treatment quá đà còn khiến da trở nên yếu ớt và dễ dàng "đổ bệnh" với mọi thứ. Da có khả năng kích ứng cao hơn khi sử dụng các sản phẩm bôi thoa. Đồng thời, tình trạng nóng rát, mẩn đỏ hoặc bong tróc trong thời gian dài cũng được ghi nhận khá phổ biến. Cá biệt, nhiều trường hợp sản phẩm đặc trị chứa nồng độ Acid cao còn khiến cho da bị bỏng hóa chất nghiêm trọng. Làm thế nào để có thể vừa treatment mà vừa hạn chế được những tác dụng phụ nghiêm trọng này? - Đối với một làn da đang phải gánh chịu hậu quả sau treatment quá đà, phục hồi, bảo vệ và làm dịu là công đoạn quan trọng nhất trong cả quá trình "cấp cứu" da. Theo đó, bạn có thể sử dụng kết hợp các hoạt chất có khả năng phục hồi và tái tạo như Peptide, Niacinamide,... cùng các hoạt chất giúp làm dịu và giảm kích ứng như Vitamin B5, rau má,... để cải thiện tình trạng thương tổn của da hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng cần chú trọng nhiều hơn vào bảng thành phần của những sản phẩm mà mình đang sử dụng. Tốt nhất, bạn nên ưu tiên những sản phẩm có thành phần lành tính, an toàn cho da nhạy cảm. Tại sao chúng ta lại cần phục hồi và bảo vệ da ? - Da được tạo thành từ nhiều lớp, mỗi lớp sẽ thực hiện các chức năng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Lớp ngoài cùng, được gọi là lớp sừng, thường được mô tả như một "bức tường của làn da". Nó bao gồm các tế bào da cứng được gọi là tế bào lớp sừng corneocytes - là các tế bào da phẳng, được liên kết với nhau bằng các lipid kị nước. Đây là hàng rào bảo vệ của da. Nếu không có lớp bảo vệ này, nước bên trong cơ thể sẽ thoát ra ngoài và bay hơi, khiến cho da mặt bạn hư tổn và xuất hiện tình trạng mất nước hoàn toàn. Do đó các sản phẩm phục hồi sẽ có tác dụng bảo vệ hàng rào của da, tránh những tác động, tổn thương từ bên ngoài. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo có khả năng bảo vệ, phục hồi siêu đỉnh, bác sĩ có thể gợi ý những dòng sản phẩm mà bác sĩ tin dùng không ạ? - Trải qua hơn 10 năm điều trị các vấn đề chuyên sâu về da, gặp gỡ, trò chuyện và xử lý hàng nghìn ca mụn, nám … bác sĩ nhận ra rằng: nhìn chung các bạn có thói quen lựa chọn sản phẩm theo xu hướng, theo hãng, theo người này, người kia giới thiệu mà ít ai quan tâm đến thành phần sản phẩm. Một loại kem dưỡng được coi là phục hồi tốt khi bảng thành phần có chứa một trong các hoạt chất sau: 1. Hyaluronic Acid :giữ và liên kết nước, giúp da dưỡng ẩm, cân bằng và làm đều lại các tế bào da, giúp da mềm mại láng mịn. Da trở nên căng mịn và tươi trẻ, loại bỏ được tình trạng khô ráp, lão hóa trên da 2. Panthenol phục hồi, chữa lành da tổn thương bằng việc hỗ trợ tái tạo, củng cố biểu bì và lớp sừng, từ đó cải thiện hàng rào bảo vệ tự nhiên của làn da. 3. Ceramide ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố độc hại từ môi trường sống, vi khuẩn gây hại lên bề mặt da, giúp làn da tươi trẻ khỏe mạnh. 4. Peptide có khả năng củng cố các protein thiết yếu cho da, nên được xem là thành phần chống lão hóa mạnh mẽ, giúp người dùng giữ được vẻ thanh xuân. 5. Vitamin nhóm B : giúp cho quá trình sửa chữa ADN diễn ra nhanh hơn, thúc đẩy sản sinh lipid, khôi phục hàng rào bảo vệ da và làm giảm được các đốm đỏ, vết sưng tấy trên da. Giữa thị trường mỹ phẩm, dược mỹ phẩm đa dạng, phong phú bạn có thể tham khảo các dòng dưỡng ẩm sau: HYDRA REPAIRING CREAM Juliette Armand, SERUM B9 Juliette Armand, VITAMIN B Juliette Armand, IVATHERM CICADERM CREME, REPAIRING MOISTURISER BABE Các bạn có rất nhiều lựa chọn nhưng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để có lựa chọn tốt nhất cho làn da của mình. Chúc các bạn luôn tự tin với làn da khỏe - đẹp!
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/trac-nghiem-ban-co-hieu-dung-ve-huyet-ap-cao-khong-vi
Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về huyết áp cao không?
Cao huyết áp còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì bệnh thường không có triệu chứng. Thiếu hụt kiến thức về cao huyết áp có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là những câu hỏi trắc nghiệm vui giúp bạn hiểu đúng về bệnh cao huyết áp. 1. Không nên tập thể dục nếu bị huyết áp cao là đúng hay sai? ĐúngSaiĐáp án: SaiThường xuyên tập thể dục ở mức độ vừa phải không chỉ làm giảm huyết áp mà còn giúp cho trái tim của bạn được khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, tập thể dục còn làm giảm căng thẳng và giúp bạn giữ được trọng lượng khỏe mạnh. Nếu bị huyết áp cao, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn loại bài tập thể dục phù hợp với bản thân.Đi bộ nhanh nửa giờ 5 ngày mỗi tuần là một thói quen tốt, thậm chí nếu bạn mới bắt đầu chỉ với 10 phút mỗi ngày cũng đã có tác dụng tốt cho cơ thể bạn. Tốc độ đi bộ là duy trì ở mức giống như bạn vừa đi bộ và nói chuyện. 2. Căng thẳng có thể gây ra cao huyết áp là đúng hay sai? ĐúngSaiĐáp án: SaiHuyết áp có thể tăng trong một thời gian khi bạn bị căng thẳng, nhưng bản thân căng thẳng không gây ra huyết áp cao lâu dài. Tất nhiên, nếu luôn ở tình trạng bị căng thẳng, điều này vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Hút thuốc, uống quá nhiều rượu, béo phì và không hoạt động thể chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Nếu tiền sử gia đình bị cao huyết áp hoặc nếu bạn là người Mỹ gốc Phi thì nguy cơ của bạn cũng cao hơn. Huyết áp cũng có xu hướng tăng lên khi chúng ta già đi. Căng thẳng không gây ra huyết áp cao lâu dài 3. Bạn có thể cảm thấy khi huyết áp bắt đầu tăng lên là đúng hay sai? ĐúngSaiĐáp án: SaiBạn có thể bị huyết áp cao trong nhiều năm mà không hề biết. Trên thực tế, khoảng 1/5 người Mỹ bị huyết áp cao nhưng họ không biết điều đó. Ngay cả khi bạn cảm thấy ổn, nó vẫn có thể gây hại cho tim và các cơ quan khác. Vì vậy, hãy kiểm tra huyết áp mỗi năm một lần để đảm bảo rằng chỉ số huyết áp của bạn hoàn toàn bình thường. 4. Chỉ số cuối của kết quả đo huyết áp là con số duy nhất quan trọng đối với bệnh cao huyết áp là đúng hay sai? ĐúngSaiĐáp án: SaiCả hai con số trong kết quả đo huyết áp đều quan trọng, nếu chỉ số huyết áp ở dưới 120/80 là mức huyết áp bình thường. Nếu số trên từ 120 đến 129 và số dưới là 80 hoặc ít hơn thì bạn đã mắc chứng tiền tăng huyết áp. Nó có nghĩa là bạn có thể bị cao huyết áp trừ khi bạn thực hiện các bước để ngăn ngừa nó. Nếu số trên là 130 trở lên và số dưới là 80 trở lên thì bạn đã bị cao huyết áp. Con số này càng cao, nguy cơ sức khỏe của bạn càng lớn. 5. Bạn sẽ phải dùng thuốc nếu bị huyết áp cao là đúng hay sai? ĐúngSaiĐáp án: SaiThay đổi lối sống là bước điều trị đầu tiên đối với những người có huyết áp hơi cao. Bạn có thể không cần dùng thuốc nếu tập thể dục, ăn uống lành mạnh, giảm cân, hạn chế rượu, cắt giảm muối hoặc bỏ hút thuốc nếu cần.Nếu những điều đó không hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc. Mặc dù thuốc có thể làm mức huyết áp của bạn giảm về mức bình thường nhưng bạn vẫn phải tiếp tục dùng thuốc và giữ thói quen sống lành mạnh. Bạn cần cả hai thứ này để giảm nguy cơ bị đột quỵ hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. 6. Huyết áp cao gây ra bệnh thận là đúng hay sai? ĐúngSaiĐáp án: ĐúngHuyết áp cao là nguyên nhân gây suy thận, nó có thể làm cho thận phải làm việc nhiều hơn, cuối cùng là thận không thể hoạt động tốt và suy thận có thể làm tăng huyết áp hơn nữa. Nếu bạn là người Mỹ gốc Phi thì khả năng bị suy thận khi bị cao huyết áp cao hơn rất nhiều. Nếu bị huyết áp cao, hãy chú ý kiểm tra thận của mình. Nếu bị bệnh thận mãn tính, hãy giữ huyết áp dưới 130/80 bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc. Huyết áp cao có nguy cơ gây ra suy thận 7. Cắt giảm tiêu thụ muối ăn là cách tốt để cắt giảm natri là đúng hay sai? ĐúngSaiĐáp án: SaiTiêu thụ thực phẩm đã qua chế biến làm cho cơ thể của bạn hấp thụ nhiều muối nhất. Thức ăn không cần phải có vị mặn để có nhiều natri. Một số bánh mì, bánh mì cuộn, súp, bánh pizza đông lạnh và thịt nguội đều có lượng natri cao.Nếu chú ý đọc nhãn thực phẩm, bạn có thể sẽ bị sốc về lượng natri trong thức ăn. Hãy đảm bảo bạn biết một khẩu phần ăn chứa bao nhiêu natri.Nếu huyết áp của bạn thậm chí chỉ cao hơn một chút so với bình thường thì hãy áp dụng các hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ về lượng natri khuyến cáo mỗi ngày không quá là 2.300 mg, nhưng giới hạn lý tưởng nhất là không quá 1.500 mg mỗi ngày. 8. Ngồi thiền có thể làm giảm huyết áp là đúng hay sai? Ngồi thiền có thể làm giảm huyết áp ĐúngSaiĐáp án: ĐúngCác nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực hiện thiền siêu việt có thể làm giảm huyết áp. Thiền siêu việt làm cho bạn tập trung vào một âm thanh hoặc cụm từ để đạt được trạng thái tinh thần thoải mái. Tuy nhiên, đối với huyết áp cao thì dùng thuốc vẫn hiệu quả hơn. Vì vậy, nếu bạn bị huyết áp cao, hãy thiền cùng với thuốc chứ không phải dùng thiền để thay thế thuốc. Không có bằng chứng nào cho thấy yoga hoặc các phương pháp thiền hoặc thư giãn khác làm giảm huyết áp trong thời gian dài. Nhưng chúng làm giảm căng thẳng, đây là yếu tố có thể làm tăng huyết áp tạm thời của bạn. Nguồn tham khảo: webmd.com