url
stringlengths 20
200
| date
stringlengths 0
10
| title
stringlengths 5
162
| content
stringlengths 38
52.9k
|
---|---|---|---|
https://suckhoedoisong.vn/che-do-an-cho-nguoi-bi-tieu-chay-169240504122423692.htm | 08-05-2024 | Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy | 1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bị tiêu chảy
Tiêu chảy
là tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến, gây ra bởi nhiều nguyên nhân như nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, ngộ độc thực phẩm hoặc do tác dụng phụ của thuốc...
Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất đi nhiều nước và chất điện giải, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược. Do đó, việc áp dụng
chế độ ăn uống
hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, rút ngắn thời gian điều trị, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Dưới đây là một số lý do cho thấy tầm quan trọng của chế độ ăn khi bị tiêu chảy:
Bù nước và điện giải: Tiêu chảy khiến cơ thể mất đi lượng nước và điện giải đáng kể, dẫn đến tình trạng mất nước và rối loạn điện giải. Chế độ ăn phù hợp cung cấp đầy đủ nước và điện giải để bù đắp cho lượng đã mất, giúp cơ thể phục hồi cân bằng.
Cung cấp dinh dưỡng: Khi bị tiêu chảy, cơ thể vẫn cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để duy trì hoạt động, hỗ trợ quá trình phục hồi. Lúc này hệ tiêu hóa yếu nên cần lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thụ.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Một số loại thực phẩm giúp ích cho hệ tiêu hóa trong giai đoạn bị tiêu chảy như thực phẩm chứa lợi khuẩn, thực phẩm giàu chất xơ hòa tan giúp giảm bớt tình trạng tiêu chảy.
Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy có thể giúp giảm bớt những cơn tiêu chảy đột ngột, nghiêm trọng ở những người mắc bệnh mạn tính (dai dẳng) như hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh viêm ruột (IBD) và bệnh celiac.
2. Các dưỡng chất thiết yếu khi bị tiêu chảy
Nước lọc là một trong những lựa chọn tốt để bổ sung nước khi bị tiêu chảy. Ảnh minh họa.
Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất đi nhiều nước, chất điện giải và dưỡng chất. Do đó, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất quan trọng để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Dưới đây là một số chất dinh dưỡng thiết yếu cho người bị tiêu chảy:
Nước và chất điện giải:
Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước đáng kể khiến cơ thể bị mất nước. Nước và chất điện giải là những chất thiết yếu giúp bù đắp lượng nước, điện giải đã mất do tiêu chảy nhiều lần. Nước lọc, nước oresol, nước dừa, nước trái cây loãng... là những lựa chọn tốt để bổ sung nước và chất điện giải.
Chất xơ hòa tan:
Người bị tiêu chảy nên ăn ít chất xơ nhưng nên bổ sung các chất xơ hòa tan vì chúng có khả năng hấp thụ chất lỏng, giúp giảm tiêu chảy. Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan bao gồm: táo, chuối (chín), khoai tây luộc, gạo trắng, bột sắn, lúa mạch, bột yến mạch, các sản phẩm làm từ bột mì trắng…
Người bị tiêu chảy uống nước dừa sẽ gây lạnh bụng, đúng hay sai?
ĐỌC NGAY
Kali:
Kali là một khoáng chất quan trọng giúp điều hòa huyết áp, chức năng tim và cơ bắp. Kali có nhiều trong chuối, khoai lang, rau bina, đậu lăng...
Natri:
Natri cũng là một khoáng chất quan trọng giúp điều hòa huyết áp, cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Natri có nhiều trong muối ăn, súp, thịt nguội, cá hộp,...
Kẽm:
Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình lành vết thương. Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt gà, hàu, các loại đậu,...
Vitamin A:
Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ niêm mạc đường ruột. Vitamin A có nhiều trong cà rốt, khoai lang, gan, trứng...
Vitamin C:
Vitamin C tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình lành vết thương. Vitamin C có nhiều trong cam, quýt, bưởi, ớt chuông...
Probiotic:
Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa. Thực phẩm có men vi sinh góp phần giúp đường ruột phục hồi sau khi bị nhiễm trùng tiêu chảy. Các vi khuẩn sống trong men vi sinh giúp khôi phục các vi khuẩn đường ruột có lợi cần thiết để duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. Sữa chua hoặc kefir, một loại thức uống từ sữa lên men là những lựa chọn tốt mặc dù đây là những sản phẩm từ sữa, thường không phù hợp với bệnh tiêu chảy. (Lưu ý đảm bảo sữa chua hoặc kefir có ít đường.)
Ngoài ra, người bị tiêu chảy cũng cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng khác như protein, carbohydrate và chất béo.
Tuy nhiên, cần lưu ý, chế độ ăn uống cho người bị tiêu chảy cần được điều chỉnh tùy thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi và sức khỏe của mỗi người. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp nhất.
3. Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị tiêu chảy
3.1 Thực phẩm nên ăn
Người bị tiêu chảy cần ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, chế biến dưới dạng lỏng, mềm, dễ tiêu.
Để bổ sung dinh dưỡng, người bị tiêu chảy cần ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, chế biến dưới dạng lỏng, mềm, dễ tiêu giúp người bệnh dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ và không gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa.
Chuối:
Chuối chưa chín có hàm lượng tinh bột kháng cao, giúp hút độ ẩm ra khỏi phân có tách dụng làm cứng phân, giảm các triệu chứng tiêu chảy. Ngoài ra, chuối còn giàu kali, chất điện giải quan trọng mà người bị tiêu chảy đang bị mất.
Cà rốt:
Tiêu chảy nhẹ có thể sử dụng cà rốt, bởi vì trong thành phần của cà rốt có tính chất hút chất nhầy, làm giảm nhu động ruột, làm cho nhu động ruột trở lại bình thường.
Khoai tây:
Khoai tây không có vỏ rất dễ tiêu hóa và chứa kali, chất điện giải bị mất khi tiêu chảy.
Bí đỏ:
Thịt bí đỏ rất giàu chất xơ hòa tan, cải thiện táo bón, tiêu chảy, giúp các chức năng tiêu hóa tốt hơn. Chất xơ hòa tan giữ nước trong đường tiêu hóa, tạo thành một loại gel thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt và đầy đủ hơn.
Bột yến mạch:
Yến mạch là một nguồn nhiên liệu tốt cho vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột, giàu chất xơ hòa tan có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các triệu chứng tiêu hóa, có khả năng giảm nguy cơ viêm…
Gạo trắng:
Gạo trắng ít chất xơ, dễ tiêu hóa hơn các loại ngũ cốc giàu chất xơ như gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác. Có thể nấu cháo muối, cháo đường, cháo thịt gà, thịt lợn cà rốt, khoai tây, bí đỏ.
Nước sốt táo:
Không giống như táo nguyên quả, nước sốt táo được chia thành dạng dễ tiêu hóa, là lựa chọn tốt cho những người bị tiêu chảy.
Bánh quy giòn:
Bánh quy giòn làm từ bột mì trắng hoặc bột mì ít chất xơ không chứa gluten rất dễ tiêu hóa, giúp làm dịu dạ dày.
Nước dùng và súp:
Súp, nước dùng ít chất béo, ít chất xơ có tác dụng dưỡng ẩm và chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể bị mất qua phân lỏng như natri. Có thể nấu súp gà (ức gà), súp thịt lợn nạc, cà rốt, khoai tây, bí đỏ.
Sữa chua:
Sữa chua chứa lợi khuẩn giúp hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa.
Nước dừa:
Nước dừa là thức uống giàu điện giải, giúp bù đắp lượng nước và chất điện giải đã mất do tiêu chảy.
3. 2 Thực phẩm nên tránh
Người bị tiêu chảy nên tránh xa những thực phẩm có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn như thực phẩm cay nóng, chiên nhiều dầu mỡ.
Nên ăn đúng loại thực phẩm khi bị tiêu chảy và tránh xa những thực phẩm khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, ví dụ những thực phẩm sau:
Thực phẩm cay nóng:
Thực phẩm cay nóng có thể kích thích dạ dày, làm tăng tình trạng tiêu chảy.
Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ:
Thực phẩm nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa, có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy.
Thực phẩm sống hoặc tái:
Thực phẩm sống hoặc tái có thể chứa vi khuẩn gây bệnh, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Sữa và các sản phẩm từ sữa:
Sữa và các sản phẩm từ sữa có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy ở một số người.
Chất kích thích:
Chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga,... kích thích dạ dày làm tăng tình trạng tiêu chảy.
Thực phẩm nhiều chất xơ:
Thực phẩm nhiều chất xơ có thể làm tăng nhu động ruột, làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy.
Đồ ngọt:
Đồ ngọt có thể làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Ngoài ra, người bị tiêu chảy cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm khó tiêu hóa, gây đầy hơi, kích thích dạ dày, làm tăng tình trạng tiêu chảy như thịt bò, đậu phộng, hành tây, tỏi, bắp cải, súp lơ...
Bằng cách áp dụng chế độ ăn uống hợp lý và tuân thủ các lưu ý, người bị tiêu chảy có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Tiêu chảy thường diễn ra trong thời gian ngắn nhưng nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài mặc dù đã điều chỉnh chế độ ăn uống, dùng thuốc chống tiêu chảy và có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều... cần đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.
Người bị tiêu chảy cần lưu ý một số điều sau:
Uống nhiều nước, bao gồm nước lọc, nước oresol, nước trái cây loãng,...
Chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn nhiều bữa trong ngày.
Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều chất xơ.
Vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi.
Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động mạnh.
Xem thêm:
Những sai lầm thường gặp khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy
SKĐS - Khi trẻ đột nhiên đi tiêu phân lỏng, phân nhiều nước và nhiều hơn tức là trẻ đã bị tiêu chảy. Rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng và sai lầm trong chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-thieu-san-tim-trai-nguyen-nhan-trieu-chung-va-dieu-tri-vi | Hội chứng thiểu sản tim trái: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị | Hội chứng thiểu sản tim trái (HLHS) là một trong những dị tật tim bẩm sinh phức tạp và nghiêm trọng, mang lại thách thức lớn cho cả gia đình. HLHS không chỉ là một tình trạng y khoa cần sự chăm sóc đặc biệt, mà còn là một cuộc hành trình đầy thử thách. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về HLHS từ nguyên nhân, triệu chứng cho đến các phương pháp điều trị hiện đại, nhằm hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe này. Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ, chuyên ngành Tim mạch, tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Central Park.
1. Thế nào là hội chứng thiểu sản tim trái?
Hội chứng thiểu sản tim trái (Hypoplastic Left Heart Syndrome - HLHS) là một dị tật tim bẩm sinh nghiêm trọng. Trong tình trạng này, các cấu trúc của phần bên trái của tim - bao gồm van tim trái, thất trái và các mạch máu chính như động mạch chủ - không phát triển đầy đủ. Điều này gây ra nhiều vấn đề vì phần trái của tim chịu trách nhiệm bơm máu giàu oxy ra toàn bộ cơ thể. Ở những trẻ sơ sinh mắc HLHS, thất trái không thể thực hiện chức năng bình thường của mình, thất phải phải đảm nhận cả việc bơm máu đến phổi lẫn bơm máu ra toàn cơ thể. Điều này tạo ra áp lực lớn cho thất phải và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Hội chứng thiểu sản tim trái là do các cấu trúc của phần bên trái của tim - bao gồm van tim trái, thất trái và các mạch máu chính như động mạch chủ - không phát triển đầy đủ (Nguồn: www.sciencedirect.com) 2. Dấu hiệu, triệu chứng của hội chứng HLHS
Trẻ sinh ra mắc hội chứng thiểu sản tim trái thường bị bệnh nặng ngay sau khi sinh. Các triệu chứng bao gồm: Màu xanh xám của môi và nướu (tím tái) Thở nhanh, khó thở Ăn kém Tay chân lạnh Mạch yếu Buồn ngủ hoặc không hoạt động bất thường Những triệu chứng của HLHS ở trẻ sơ sinh thường rất nghiêm trọng và cần can thiệp y tế khẩn cấp Nếu các kết nối tự nhiên giữa hai bên của tim đóng lại trong vài ngày đầu đời ở trẻ mắc hội chứng thiểu sản tim trái, trẻ có thể bị sốc và có thể tử vong. Dấu hiệu sốc bao gồm: Da lạnh, ẩm ướt, nhợt nhạt hoặc môi xám xanh. Mạch yếu và nhanh. Hơi thở có thể chậm và nông hoặc rất nhanh. Đôi mắt đờ đẫn và nhìn chằm chằm. Trẻ có thể còn tỉnh hoặc bất tỉnh. Hầu hết trẻ sơ sinh mắc hội chứng này đều được chẩn đoán trước khi sinh hoặc ngay sau đó. Tuy nhiên, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu bạn nhận thấy con bạn có bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng này.
3. Nguyên nhân và yếu tố rủi ro của hội chứng thiểu sản tim trái
3.1. Nguyên nhân của hội chứng thiểu sản tim trái
Hội chứng thiểu sản tim trái xảy ra khi em bé còn trong bụng mẹ ở giai đoạn phát triển tim. Nguyên nhân của bệnh hiện nay vẫn chưa tìm ra. Tuy nhiên, khi bạn có con mắc hội chứng này thì khả năng cao đứa trẻ tiếp theo cũng sẽ mắc căn bệnh này. Để tìm hiểu chi tiết hơn, trước hết bạn cần hiểu về cấu tạo và chức năng của trái tim. Tim có bốn ngăn, hai ngăn bên phải và hai ngăn bên trái. Khi thực hiện công việc cơ bản của mình - bơm máu đi khắp cơ thể - tim sử dụng hai bên trái và phải cho các nhiệm vụ khác nhau. Phía bên phải di chuyển máu đến phổi. Trong phổi, oxy làm giàu máu, sau đó máu sẽ di chuyển về bên trái của tim. Phía bên trái của tim bơm máu vào một mạch lớn gọi là động mạch chủ, đưa máu giàu oxy đến phần còn lại của cơ thể. Đối với căn bệnh này, phần bên trái của tim không thể cung cấp máu đầy đủ cho cơ thể do buồng dưới bên trái (tâm thất trái) quá nhỏ hoặc không có. Ngoài ra, các van ở bên trái tim (van động mạch chủ và van hai lá) không hoạt động bình thường và động mạch chính (động mạch chủ) nhỏ hơn bình thường. Sau khi sinh, bên phải tim của em bé có thể bơm máu đến phổi và phần còn lại của cơ thể thông qua mạch máu nối trực tiếp động mạch phổi với động mạch chủ (ống động mạch). Máu giàu oxy sẽ quay trở lại bên phải tim thông qua một lỗ mở tự nhiên (lỗ bầu dục) giữa các buồng tim phải. Khi ống động mạch và lỗ bầu dục đóng lại - điều này thường xảy ra sau một hoặc hai ngày đầu tiên của cuộc đời - bên phải tim không có cách nào để bơm máu đi khắp cơ thể, từ đó dẫn đến hội chứng thiểu sản tim trái. Trẻ sơ sinh mắc hội chứng bệnh cần dùng thuốc để giữ cho các kết nối này mở và giữ cho máu chảy vào cơ thể cho đến khi được phẫu thuật tim. HLHS là một dị tật tim xảy ra khi em bé còn đang phát triển trong bụng mẹ 3.2. Các yếu tố rủi ro và biến chứng của bệnh
Di truyền: Khi cha mẹ có con mắc HLHS sẽ làm tăng nguy cơ sinh con khác mắc bệnh lý này hoặc các tình trạng tim bẩm sinh tương tự. Biến chứng: Nếu được điều trị thích hợp, nhiều trẻ mắc hội chứng thiểu sản tim bên trái sẽ được cứu sống. Nhưng hầu hết đều có các biến chứng sau này, có thể bao gồm: Dễ mệt mỏi khi chơi thể thao hoặc tập thể dục khác Vấn đề về nhịp tim (rối loạn nhịp tim) Tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, phù chi dưới Không phát triển tốt Huyết khối có thể dẫn đến tắc mạch phổi hoặc đột quỵ Các vấn đề liên quan đến não và hệ thần kinh Cần phẫu thuật tim hoặc ghép tim
4. Cách phòng ngừa bệnh
Không có cách nào để ngăn ngừa hội chứng thiểu sản tim trái. Do đó, trước khi mang thai, nếu bạn có tiền sử gia đình bị dị tật tim hoặc có con bị dị tật tim bẩm sinh nên gặp chuyên gia tư vấn di truyền và bác sĩ tim mạch chuyên điều trị dị tật tim bẩm sinh.
5. Chẩn đoán bệnh
Trước khi sinh, có thể em bé được chẩn đoán mắc hội chứng thiểu sản tim trái ngay từ trong bụng mẹ. Khi mẹ siêu âm định kỳ trong tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ có thể được thông báo tình trạng này. Sau khi sinh, trẻ có biểu hiện môi xanh xám hoặc khó thở, tiếng thổi ở tim. Sau đó, có thể bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm tim có thể chẩn đoán tim bên trái có mắc hội chứng thiểu sản hay không
6. Phương pháp điều trị HLHS
Hội chứng thiểu sản tim trái được điều trị thông qua một số thủ thuật như phẫu thuật hoặc ghép tim. Các lựa chọn giúp kiểm soát tình trạng của em bé trước khi phẫu thuật hoặc cấy ghép bao gồm: Thuốc: Alprostadil (Prostin VR Pediatric) giúp mở rộng mạch máu và duy trì sự mở của ống động mạch, một kết nối mạch máu quan trọng giữa động mạch phổi và động mạch chủ. Việc giữ ống động mạch mở là cực kỳ quan trọng trong HLHS, vì nó cho phép máu lưu thông từ tim phải đến phần còn lại của cơ thể. Hỗ trợ hô hấp từ máy thở: Trẻ em gặp khó khăn trong việc thở do tình trạng tim yếu có thể cần hỗ trợ từ máy thở. Máy thở giúp đảm bảo trẻ nhận đủ lượng oxy cần thiết. Truyền tĩnh mạch: Trẻ em mắc HLHS có thể cần các chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch, đặc biệt nếu trẻ gặp khó khăn trong việc nuốt hoặc bú mẹ. Sonde dạ dày: Đối với những trẻ khó bú hoặc mệt mỏi khi bú, việc sử dụng ống truyền thức ăn có thể giúp đảm bảo chúng nhận được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Phẫu thuật cắt vách ngăn tâm nhĩ: Thủ tục này tạo ra hoặc mở rộng lỗ thông giữa các buồng trên của tim để cho phép lưu lượng máu nhiều hơn từ tâm nhĩ phải đến tâm nhĩ trái. Điều này được thực hiện nếu lỗ bầu dục đóng lại hoặc quá nhỏ. Những em bé đã có lỗ thông (khiếm khuyết thông liên nhĩ) có thể không cần thủ thuật này. Phương pháp điều trị hội chứng thiểu sản tim trái thông qua các thủ thuật phẫu thuật hoặc ghép tim Các phương pháp phẫu thuật: Điều trị HLHS thường đòi hỏi một loạt các phẫu thuật tim phức tạp và có thể bao gồm ghép tim. Các bước điều trị thường bao gồm: Phẫu thuật Norwood: Thực hiện ngay sau khi sinh (trong 2 tuần đầu sau sinh), mục tiêu của phẫu thuật này là tạo điều kiện cho thất phải bơm máu đến cơ thể mà không cần qua động mạch chủ. Phẫu thuật Glenn: Phẫu thuật này giúp giảm áp lực lên thất phải bằng cách kết nối một số mạch máu lớn trực tiếp với phổi. Phẫu thuật Fontan: Phẫu thuật này nhằm hoàn thiện việc chuyển hướng máu đến phổi mà không cần đi qua tim. Ghép tim: Một lựa chọn phẫu thuật khác là ghép tim. Tuy nhiên, số lượng tim để cấy ghép có hạn nên phương án này không được sử dụng thường xuyên. Trẻ em được ghép tim cần dùng thuốc suốt đời để ngăn chặn tình trạng đào thải trái tim của người hiến tặng. Hội chứng thiểu sản tim trái là một trong những dị tật tim bẩm sinh nghiêm trọng và phức tạp nhất, yêu cầu sự chăm sóc y tế chuyên sâu và liên tục. Mặc dù HLHS đặt ra những thách thức lớn đối với sức khỏe và phát triển của trẻ, sự tiến bộ trong y khoa, đặc biệt là trong lĩnh vực phẫu thuật tim và chăm sóc sau phẫu thuật, đã mở ra triển vọng tốt hơn cho những em bé mắc phải tình trạng này. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tiem-truong-thanh-phoi-loi-va-hai-vi | Tiêm trưởng thành phổi: Lợi và hại | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Tiêm trưởng thành phổi được bác sĩ khuyến nghị cho các trường hợp dọa sảy thai, có nguy cơ sinh non. Bên cạnh lợi ích là giảm nguy cơ suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, tiêm trưởng thành phổi cũng tồn tại một số tác dụng phụ không mong muốn.
1. Lợi ích của tiêm trưởng thành phổi
Có 2 loại thuốc hỗ trợ phổi (thuốc trưởng thành phổi) được khuyến nghị sử dụng cho các trường hợp dọa sinh non hoặc có nguy cơ sinh non từ 28 - 34 tuần tuổi là Betamethasone và Dexamethasone (thuộc nhóm Corticosteroid). Gần đây, thời gian sử dụng thuốc trưởng thành phổi có thể mở rộng đối với thai nhi 26 - 27 tuần tuổi hoặc thai nhỏ hơn 39 tuần nếu cần mổ chủ động.Với trẻ sinh non (ra đời khi tuổi thai từ 22 - 37 tuần), các cơ quan nội tạng chưa được hoàn thiện về mặt chức năng, đặc biệt là phổi, khiến trẻ không trao đổi được không khí, gây suy hô hấp. Trẻ được dùng thuốc tiêm trưởng thành phổi sẽ giảm nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp, tử vong sơ sinh và các bệnh tật khác. Đồng thời, liệu pháp này không làm tăng biến chứng sơ sinh hoặc khiến thai chậm phát triển trong tử cung. Tiêm trưởng thành phổi giúp giảm nguy cơ suy hô hấp ở trẻ sinh non 2. Tác dụng phụ của tiêm trưởng thành phổi
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc Betamethasone và Dexamethason dùng cho phụ nữ có thai được phân loại thuộc nhóm C, nhóm có thể có nguy cơ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.Việc sử dụng thuốc trưởng thành phổi có thể gây ra một số tác động bất lợi cho sản phụ và thai nhi như:Có thể gây tác dụng phụ tiêu cực ở não và chức năng của trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận ở thai nhi;Ức chế trục hạ đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận ở sản phụ;Thuốc có thể làm giảm miễn dịch ở thai phụ, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng sơ sinh sớm và nhiễm trùng hậu sản ở người mẹ;Dùng liều cao dexamethasone có thể gây nhiễm độc thần kinh ở thai nhi;Gây ra các phản ứng dạng phản vệ hoặc quá mẫn, giảm huyết áp hoặc tương tự sốc;Có thể gây chậm phát triển thần kinh ở những trẻ được điều trị trên 3 đợt thuốc trưởng thành phổi;Mẹ sử dụng corticoid có liên quan tới tình trạng cân nặng sơ sinh giảm, giảm chu vi vòng đầu của trẻ do cốt hóa sớm các sụn xương, liền khớp sọ sớm;Sau tiêm trưởng thành phổi có thể có hiện tượng giảm vận động ở thai nhi. Tuy nhiên, những trẻ được tiêm trên 3 liều trưởng thành phổi có thể bị rối loạn tăng động sau này;Tiêm thuốc trưởng thành phổi có thể làm tăng đường huyết nhẹ ngay sau mũi tiêm đầu tiên và kéo dài khoảng 5 ngày. Vì vậy, thai phụ cần tầm soát tiểu đường thai kỳ trước khi tiêm hoặc sau khi tiêm 5 ngày để tránh tình trạng tăng đường huyết không kiểm soát.Nhìn chung đây là phương pháp thực sự cần thiết cho những trường hợp có dấu hiệu dọa sảy thai hoặc có nguy cơ sinh non. Bác sĩ sẽ khuyên thực hiện tiêm trưởng thành phổi tùy thuộc vào thời điểm và tình hình thực tế cụ thể nhằm tránh phải dùng thuốc lặp lại, giảm những hậu quả không mong muốn cho thai phụ và thai nhi. Các trường hợp thai bình thường thì không nên tiêm trưởng thành phổi vì có thể gây ra một số ảnh hưởng tới thai kỳ.Lưu ý: Các thai phụ nên lựa chọn tiêm trưởng thành phổi ở các cơ sở y tế đủ điều kiện và phải có y bác sĩ theo dõi liên tục. Tiêm trưởng thành phổi chỉ thực sự cần thiết cho những bà bầu có nguy cơ sinh non Tiêm trưởng thành phổi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm các biến chứng của trẻ sinh non, đặc biệt là suy hô hấp. Loại thuốc sử dụng để tiêm trưởng thành phổi có một số tác dụng phụ nhất định nên trước khi tiêm, thai phụ nên hỏi ý kiến của bác sĩ. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-loai-xet-nghiem-mien-dich-thuong-dung-vi | Các loại xét nghiệm miễn dịch thường dùng | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Thị Hồng Khang - Bác sĩ Giải phẫu bệnh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Xét nghiệm miễn dịch là 1 trong những bước thường quy cần phải làm trong quá trình khám bệnh. Việc thực hiện xét nghiệm miễn dịch sẽ giúp đánh giá đúng hơn về tình hình sức khỏe của mỗi người, từ đó có phương hướng điều trị bệnh lý thích hợp.
1. Xét nghiệm miễn dịch là gì?
Một số chất hay tác nhân gây bệnh trong cơ thể có thể được phát hiện với sự giúp đỡ của xét nghiệm miễn dịch. Khi cơ thể bị nhiễm các tác nhân gây bệnh hay những gì mà cơ thể cho là vật lạ (gọi là kháng nguyên) thì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tự sinh ra các kháng thể tương ứng để chống lại các kháng nguyên ấy.Xét nghiệm miễn dịch là các xét nghiệm dựa vào tình trạng miễn dịch của cơ thể để tìm ra các căn nguyên như nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus), hormone, sắc tố hemoglobin trong máu,... từ đó giúp chẩn đoán được các bệnh khác nhau dựa vào kết quả của phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tổng hợp.Hiện nay có các loại xét nghiệm miễn dịch khác nhau với các mục đích và kết quả chẩn đoán bệnh khác nhau như: thử thai, tầm soát ung thư tiêu hóa, chẩn đoán tình trạng dị ứng, xét nghiệm nước tiểu,... Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện bệnh lý 2. Các loại xét nghiệm miễn dịch
Hiện nay các loại xét nghiệm miễn dịch phổ biến đang được sử dụng là:2.1. Tầm soát ung thư tiêu hóaTầm soát ung thư đường tiêu hóa là phương pháp giúp phát hiện bệnh sớm, từ đó đưa ra những biện pháp điều trị kịp thời và giúp người bệnh có cơ hội chữa bệnh và kéo dài sự sống cao hơn.Xét nghiệm miễn dịch giúp tìm kiếm sắc tố hemoglobin có trong máu, báo hiệu có máu trong phân. Máu hiện diện trong phân có thể do nhiều nguyên nhân như bệnh trĩ, polyp thậm chí là ung thư ruột. Một số đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa sớm bao gồm:Người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng, ăn uống không lành mạnh...Người có tiền sử gia đình bị mắc các bệnh như: Ung thư thực quản, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày...Người bị polyp, viêm loét đại tràng, viêm loét dạ dày, có vi khuẩn HP,...2.2. Xét nghiệm dị ứngDị ứng là một phản ứng “thái quá” của hệ miễn dịch trước những tác nhân từ môi trường, biểu hiện ở các triệu chứng như chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi,...Người ta dựa vào các con đường có thể gây ra dị ứng như qua hô hấp (phấn hoa, khói bụi...), qua đường tiêu hóa (hải sản, đậu nành, đậu phộng,...), qua tiếp xúc (phát ban, ngứa ngáy,...) để tìm ra các phương pháp xét nghiệm dị ứng như xét nghiệm máu, qua thức ăn và xét nghiệm da,...2.3. Thử thaiQue thử thai là một dụng cụ hữu ích để xác định chính xác bạn đã mang thai hay chưa. Que thử thai giúp phát hiện ra hormone thai kỳ HCG có trong nước tiểu. Nếu que hiện 2 vạch nghĩa là bạn đã mang thai, ngược lại que chỉ hiện 1 vạch tức là vẫn chưa mang thai. Cơ chế là do các kháng thể trong que thử có phản ứng gắn kết với kháng nguyên là bêta HCG (có trong nước tiểu của phụ nữ có thai) khi đến vạch thứ nhất sẽ làm đổi màu lần 1, các kháng thể còn lại không gắn được với bêta HCG khi đến vạch thứ 2 sẽ làm đổi màu lần 2. Vì vậy khi có thai sẽ hiện 2 vạch. Trường hợp không có thai, tức không có bêta HCG trong nước tiểu, sẽ không có phản ứng gắn kết giữa kháng nguyên bêta HCG trong nước tiểu và kháng thể trong que thử, sẽ chỉ làm đổi màu 1 lần nên que hiện lên chỉ 1 vạch. Xét nghiệm dị ứng qua da được sử dụng khá phổ biến 2.4. Nhận diện tác nhân gây nhiễm khuẩn:Xét nghiệm miễn dịch cũng được sử dụng để phát hiện tác nhân virus như HPV, HIV, viêm gan C, Streptococcus (gây viêm amidan). Việc tìm ra chính xác loại vi trùng gây bệnh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị đạt được hiệu quả.Ngoài ra trong một số trường hợp, phụ nữ mang thai cũng được chỉ định xét nghiệm miễn dịch để xác định có bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma Gondii hay không.2.5. Xét nghiệm chẩn đoán nhồi máu cơ tim và huyết khốiNếu bị nhồi máu cơ tim hoặc bị huyết khối, một số protein đặc hiệu trong cơ thể sẽ tăng lên và các loại xét nghiệm miễn dịch được thực hiện để phát hiện các loại protein đó.2.6. Xét nghiệm nước tiểuSự có mặt của đường, protein, máu hoặc tế bào viêm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tổn thương vùng thận. Những dấu hiệu trên có thể xác định thông qua thực hiện xét nghiệm miễn dịch.2.7. Thử nhanh các loại thuốc kích thíchCác xét nghiệm miễn dịch có thể giúp xác định một người có đang sử dụng các loại chất kích thích như doping, cần sa, morphin, cocain, thuốc lắc, ma túy tổng hợp gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương hay không.Ngoài các loại xét nghiệm miễn dịch đã nêu trên, xét nghiệm miễn dịch còn được sử dụng để đánh giá các vấn đề khác như phát hiện các chất độc, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm...sẽ được khuyến cáo trong các trường hợp khác nhau. Xét nghiệm đánh giá tình trạng miễn dịch của cơ thể 3. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm miễn dịch
Xét nghiệm miễn dịch là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán các bệnh thường quy tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên trước khi thực hiện xét nghiệm miễn dịch, cần lưu ý một số việc:Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn để chuẩn bị cho xét nghiệm miễn dịch của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên (ví dụ: nhịn ăn trong vài giờ trước xét nghiệm hoặc nhịn qua đêm, tăng giảm số lượng nước uống trong 10-12 giờ trước giờ xét nghiệm,...để không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm).Khi thực hiện các xét nghiệm miễn dịch, nên trả lời thành thật mọi câu hỏi của bác sĩ như bệnh sử, thói quen, lượng thuốc lá hay hút, bia rượu hay uống và các chất cấm mà bạn sử dụng.Báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào (bao gồm các thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, thuốc từ thảo dược) mà bạn đang sử dụng. Và tốt nhất nên thông báo cả về thời gian bạn sử dụng thuốc (thuốc chống đông máu, thuốc chống động kinh,...) để đảm bảo không làm sai lệch kết quả chẩn đoán bệnh của bạn.XEM THÊM:Xét nghiệm PCR là xét nghiệm gì?Các loại xét nghiệm sinh học phân tử thường dùng2 xét nghiệm cần chú ý ở nữ tuổi 13-18 |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mat-bi-vang-nhung-dieu-can-biet-vi | Mắt bị vàng: Những điều cần biết | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng
Mắt bị vàng là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy sức khỏe đang có vấn đề. Vậy khi xuất hiện mắt bị vàng thì có những gì cần phải lưu tâm?
1. Thế nào là mắt bị vàng?
Phần lòng trắng (củng mạc) của mắt chuyển sang màu vàng khi một tình trạng có tên hoàng đản xảy ra. Hoàng đản (vàng da) là hiện tượng sinh lí thường thấy ở trẻ mới sinh, tuy nhiên dù là trẻ em hay người lớn thì đều có khả năng xuất hiện hoàng đản.Củng mạc có màu vàng khi cơ thể dư thừa hoạt chất có tên là bilirubin. Bilirubin là chất có màu vàng được hình thành sau khi tế bào hồng cầu bị phá hủy. Bilirubin là thành phầntrong máu , nếu không vượt quá ngưỡng thì sẽ không có biểu hiện bất thường . Bilirubin được liên hợp tại gan, nó cũng là thành phần của dịch mật - một loại dịch tiêu hóa không thể thiếu. Nếu nồng độ bilirubin tăng lên trong máu quá nhiều, hoặc vì lí do nào đó đáp ứng chuyển hóa của gan không đủ thì nó sẽ tích lũy lại và gây ra hoàng đản, khiến mắt chuyển sang màu vàng. Trắc nghiệm: Bài kiểm tra chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) của bạn
Chỉ số trí tuệ cảm xúc Emotional Quotient (EQ) là một chỉ số dùng để nói lên trí tưởng tượng, đánh giá và cảm xúc của một con người. Hãy làm bài trắc nghiệm sau để biết chỉ số EQ của bạn là bao nhiêu? Nguồn tham khảo: webmd.com Bắt đầu 2. Các nguyên nhân thường thấy khiến mắt chuyển sang màu vàng
2.1 Viêm ganGan có thể bị viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà thường thấy nhất là viêm gan do virus. Các loại virus viêm gan phổ biến là virus viêm gan A, B và C. Viêm gan virus có thể xảy ra cấp tính hoặc mạn tính (tức là tình trạng viêm kéo dài trong ít nhất 6 tháng).Viêm gan khiến cho gan bị tổn thương, ảnh hưởng tới hoạt động của gan đối với bilirubin, cuối cùng dẫn đến hoàng đản. Bên cạnh các nguyên nhân vi sinh vật gây viêm gan, gan cũng có thể bị viêm do một số thuốc điều trị hoặc do các bệnh lý tự miễn.2.2 Sỏi mậtSỏi mật có thể xuất hiện trong túi mật hoặc ở trong các ống dẫn mật. Sỏi mật là nguyên nhân gây tắc mật phổ biến nhất. Khi xuất hiện ở trong các ống dẫn mật, sỏi mật có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần đường lưu thông của mật từ gan xuống túi mật cũng như xuống tá tràng, và trong trường hợp đó, nồng độ bilirubin sẽ tăng lên trong máu và gây hoàng đản, khiến mắt chuyển sang màu vàng.2.3 Uống quá nhiều rượuNếu là người nghiện rượu nặng trong thời gian dài (tối thiểu từ 8 tới 10 năm) thì gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Ở một số người có thể xuất hiện tình trạng viêm và phá hủy tế bào gan, theo thời gian, các mô sẹo hình thành để thay thế những mô gan khỏe mạnh đã bị phá hủy, gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động chức năng của gan.2.4 Một số thuốc điều trị nhất địnhMột số điều trị có mối liên hệ tới hoàng đản bao gồm:Acetaminophen (nếu sử dụng quá nhiều)Penicillin (chẳng hạn như amoxicillin/clavulanate)Thuốc tránh thaiChlorpromazine (thuốc sử dụng trong điều trị một số rối loạn tâm thần và cảm xúc)Các steroid. Thuốc tránh thai có thể gây vàng mắt 2.5 Nhiễm trùng ganMặc dù virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm gan, tuy nhiên gan cũng có thể bị các nhiễm trùng khác, chẳng hạn như sán lá gan - một loại ký sinh trùng tại gan.Con người có thể bị nhiễm sán lá gan thông qua việc ăn sống hoặc chưa nấu đủ chín cá và các loại thực vật bị nhiễm. Một số loại ký sinh trùng khác cũng có thể chui lên đường mật và gây tắc mật, chẳng hạn như giun đũa.2.6 Các bệnh về ống mật chủSỏi mật là nguyên nhân bệnh lý hay gặp nhất tại ống mật chủ, tuy nhiên còn có một số nguyên nhân hiếm gặp khác gây hoàng đản, chẳng hạn như:Teo đường mật bẩm sinh: Khiến mật không thể lưu chuyển, là một bệnh bẩm sinh.Viêm đường mật nguyên phát (primary biliary cholangitis): Đường mật sẽ bị phá hủy dần theo thời gian.Viêm đường mật xơ hóa nguyên phát (primary sclerosing cholangitis): Khiến đường mật xuất hiện các mô sẹo.
2.7 Phản ứng đối với việc truyền máuNếu truyền nhóm máu không thích hợp sẽ dẫn tới việc xảy ra các phản ứng miễn dịch để phá hủy các hồng cầu mới truyền vào, giải phóng ra bilirubin gây hoàng đản. Tuy nhiên hoàng đản không phải vấn đề duy nhất khi truyền nhóm máu không thích hợp, bởi còn nhiều các phản ứng nặng đe dọa tính mạng khác xảy ra. Nhờ công tác an toàn truyền máu mà việc truyền nhóm máu không thích hợp hiện nay rất hiếm gặp. Truyền máu nhóm máu không thích hợp gây vàng mắt 2.8 Thiếu máu hồng cầu hình liềmBệnh hồng cầu hình liềm đặc biệt hay gặp ở những người gốc Phi và Caribbean. Bệnh hồng cầu hình liềm khiến các tế bào hồng cầu bị thay đổi hình dạng, dính vào nhau và tích lũy trong gan, đồng thời vòng đời của các tế bào hồng cầu này cũng ngắn hơn bình thường. Khi chúng chết đi sớm hơn so với hồng cầu bình thường, bilirubin được giải phóng ra, nhưng gan không thể xử lý kịp, gây nên hoàng đản.2.9 Xơ ganXơ gan là tình trạng xuất hiện các mô sẹo thay thế mô gan lành. Xơ gan diễn ra từ từ trong một thời gian dài, và có rất nhiều tình trạng cũng như bệnh lý khác nhau gây ra xơ gan, phổ biến là:Nghiện rượu nhiều nămBéo phì, tạo điều kiện xuất hiện cho các bệnh lý gây xơ ganViêm gan virus B và viêm gan virus C mạn tínhXơ gan càng nặng thì hoạt động chức năng của gan càng suy giảm. Xơ gan có thể gây ra tình trạng vàng mắt 2.10 Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượuLà tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều trong gan mà không liên quan tới việc sử dụng rượu, trong đó có một dạng bệnh nghiêm trọng là viêm gan hoại tử không do rượu, dẫn tới hoại tử tế bào gan và xơ gan.2.11 Thiếu máu huyết tánTrong thiếu máu huyết tán, các tế bào hồng cầu bị phá hủy quá nhanh, giải phóng ra quá nhiều bilirubin khiến gan không xử lý kịp. Thiếu máu huyết tán có thể là bệnh bẩm sinh, nhưng cũng có thể xuất hiện sau nhiễm trùng, bệnh tự miễn và một số tình huống khác.2.12 Ung thưUng thư gan: Ung thư gan gây phá hủy tế bào gan hoặc đường mật, ảnh hưởng tới chức năng gan và do đó gây hoàng đản.Ung thư tụy: Các khối u ở tụy có thể gây chèn ép lên các đường mật, làm tắc nghẽn đường mật và do đó cũng gây nên tình trạng hoàng đản.Ung thư túi mật: Đây là một loại ung thư hiếm gặp, tiến triển âm thầm cho đến khi khối u đủ lớn mới gây triệu chứng. Khi u chèn ép đường mật gây tắc mật thì hoàng đản sẽ xuất hiện. Bệnh ung thư tụy 2.13 Hội chứng GilbertĐây là một rối loạn hiếm gặp, gan không có đủ enzyme để chuyển hóa bilirubin, khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng lên và hoàng đản xảy ra. Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com |
|
https://suckhoedoisong.vn/thieu-mau-do-thieu-sat-bieu-hien-nguyen-nhan-dieu-tri-va-phong-benh-169240708150604421.htm | 13-07-2024 | Thiếu máu do thiếu sắt: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh | Thiếu máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
SKĐS - Thiếu máu là tình trạng máu không đủ số lượng hồng cầu khỏe mạnh mang oxy cùng chất dinh dưỡng đến các cơ quan trên cơ thể. Thiếu máu khiến các cơ quan kém hoạt động, người bệnh thấy mệt mỏi, yếu ớt, dễ mắc bệnh.
1. Nguyên nhân của bệnh thiếu máu thiếu sắt
Bệnh thiếu máu
thiếu sắt là bệnh lý rất phổ biến trên thế giới, gặp ở mọi vùng miền. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhiều hơn ở các nước nghèo. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới, nhưng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn.
Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng thiếu máu xảy ra do cơ thể không đủ sắt đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu vì những nguyên nhân khác nhau.
Ngày càng có nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu máu do thiếu sắt hơn so với sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng khác. Trước khi tình trạng thiếu máu xảy ra, thiếu sắt đã làm ảnh hưởng đến các chức năng khác như hệ thống miễn dịch, hệ thống thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức.
Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu sắt và được phân loại theo 3 nhóm như sau:
Không cung cấp đủ nhu cầu sắt
Do tăng nhu cầu sắt: Trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú…
Do cung cấp thiếu: Ăn không đủ, ăn kiêng, chế độ ăn không cân đối,
chế độ ăn uống
của người nghiện rượu, người già…
Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Viêm dạ dày, viêm ruột, cắt đoạn dạ dày, ruột...
Do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê, nước uống có ga…
Mất sắt do mất máu mạn tính.
Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa, nhiễm giun móc, polyp đường ruột, viêm chảy máu đường tiết niệu, mất máu nhiều qua kinh nguyệt, sau phẫu thuật, sau chấn thương, u
xơ tử cung
…
Tan máu trong lòng mạch: Bệnh huyết sắc tố kịch phát ban đêm.
Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh (Hypotransferrinemia):
Xảy ra khi cơ thể không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt. Bệnh rất hiếm gặp, nó dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho gan, tim, xương khớp như suy tim, đau xương khớp,
tiểu đường
…
Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý khá phổ biến.
2. Dấu hiệu của bệnh thiếu máu thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt không phải là một bệnh lý cấp tính. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe cũng như năng suất lao động của người bệnh. Về lâu dài tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở phụ nữ có thai. Do đó, cần nhận biết những dấu hiệu sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.
Các triệu chứng xảy ra khi bị thiếu máu do thiếu sắt:
Mệt mỏi được coi là biểu hiện thường gặp, ngoài ra còn có các dấu hiệu như khó tập trung hay giảm năng suất làm việc.
Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy.
Chóng mặt
, hoa mắt, nhức đầu là do thiếu máu oxy lên não không đủ làm các mạch máu sưng lên, gây áp lực dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu.
Đau ngực, khó thở: Triệu chứng này trở nên nặng hơn khi gắng sức, hoạt động thể lực. Triệu chứng này có thể vì hàm lượng hemoglobin trong cơ thể ít hơn bình thường, dẫn đến oxy vận chuyển đến các tế bào bị hạn chế.
Tim đập nhanh
: Là một triệu chứng do thiếu sắt gây ra, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim.
3. Bệnh thiếu máu thiếu sắt có lây không?
Bệnh thiếu máu do thiếu sắt là mất máu (phổ biến nhất) và giảm hấp thu sắt từ thức ăn, do vậy không phải bệnh lây nhiễm nên không lây.
Thiếu máu do thiếu sắt không phải là một bệnh lý cấp tính.
4. Phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt
Những người đã từng bị thiếu máu do thiếu sắt một lần có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh này trở lại, tùy thuộc vào nguyên nhân thiếu máu ban đầu. Ở những người này có thể khuyến nghị bổ sung sắt để duy trì lượng sắt dự trữ cho cơ thể. Thuốc bổ sung sắt thường có trong các loại vitamin tổng hợp trước khi sinh cho phụ nữ
mang thai.
Tuy nhiên, không nên uống thuốc bổ sung sắt và vitamin tổng hợp có chứa sắt mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hơn nữa, việc sử dụng không cần thiết các chất bổ sung sắt có thể cản trở khả năng xác định tình trạng thiếu sắt của bác sĩ, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng khác như ung thư đại tràng hoặc các rối loạn tiêu hóa khác. Hầu hết nam giới và phụ nữ sau mãn kinh không cần bổ sung sắt, trừ khi họ mắc bệnh cơ bản làm giảm hấp thu sắt hoặc gây chảy máu.
Đối với trẻ nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời, vì sắt trong sữa mẹ được hấp thu hơn sữa bột.
Thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt,
vitamin
như:
Thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản, thịt gia cầm, trứng…
Bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống…
Kết hợp các loại thực phẩm khác nhau làm cho bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng.
Làm tăng hấp thu sắt bằng cách uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt.
Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn.
Các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm trùng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt. Trong đó có
nhiễm ký sinh trùng
đường ruột gây tác hại lớn nhất cho cơ thể. Do đó, cần tẩy giun định kỳ hàng năm bằng Mebendazol và Albendazol, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em trên 2 tuổi. Thường xuyên vệ sinh môi trường, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…
5. Cách điều trị thiếu máu thiếu sắt
Điều trị thiếu máu do thiếu sắt cần tập trung chủ yếu vào điều trị nguyên nhân cơ bản, mặc dù nguyên nhân thiếu máu thường khó xác định. Mục tiêu là bổ sung lượng sắt dự trữ. Có thể bổ sung bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch. Bổ sung đường uống là phương pháp điều trị chính.
Hạn chế truyền máu, chỉ truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng, mất bù.
Bổ sung các dạng chế phẩm sắt bằng truyền tĩnh mạch hoặc dung dịch uống, viên nén, khuyến khích sử dụng thuốc bổ sung sắt dạng uống. Chỉ định sử dụng sắt đường truyền tĩnh mạch trong các trường hợp:
Thiếu máu thiếu sắt nặng, rất nặng.
Cơ thể không hấp thu được sắt khi dùng dạng uống: Cắt đoạn ruột, dạ dày, bệnh bẩm sinh.
Thiếu máu trong khi bệnh mạn tính hoặc viêm nhiễm đang tiến triển.
Giai đoạn sớm khi mới thiếu sắt chưa thiếu máu: Bổ sung sắt qua thức ăn và uống các chế phẩm chứa sắt.
Thời gian bổ sung sắt: Kéo dài, nên tiếp tục bổ sung sắt thêm ba tháng sau khi lượng huyết sắc tố trở đã về bình thường.
Phối hợp với điều trị nguyên nhân: Cần tìm được nguyên nhân gây thiếu sắt để điều trị đồng thời với điều trị thiếu máu thiếu sắt.
Dấu hiệu thiếu máu ở trẻ và cách khắc phục
SKĐS - Nhiều cha mẹ thấy trẻ lười ăn, kém ăn, chậm biết đi cho rằng trẻ yếu ớt là do cơ địa. Tuy nhiên, đây có thể là một trong những biểu hiện của bệnh thiếu máu ở trẻ. |
https://suckhoedoisong.vn/viem-tac-tinh-mach-chi-va-bai-thuoc-tri-169142252.htm | 16-03-2018 | Viêm tắc tĩnh mạch chi và bài thuốc trị | Thời gian đầu, đầu ngón tê dại, tiếp theo là đau; đau tăng dần, có khi đang đi đau phải ngồi xuống mới chịu được; đầu ngón chân hoặc ngón tay tím tái, gặp lạnh sưng, đau tăng; lâu ngày gây hoại tử khó khỏi cơ nhục ngón tay hoặc chân tím đen, hoại tử, thối rữa, có thể rụng các đốt ngón tay hoặc ngón chân. Nguyên nhân chủ yếu là do mạch lạc bị nghẽn tắc, khí huyết không được lưu thông, tổ chức bì phu cơ nhục không được nuôi dưỡng gây ra hoại tử.
Viêm tắc tĩnh mạch chi chủ yếu là do khí huyết không được lưu thông.
Bệnh có thể chia làm 3 thời kỳ: Thời kỳ đầu: Vệ khí dinh huyết không điều hoà, máu lưu thông kém, đặc biệt là vùng xa như đầu ngón tay, chân nên có dấu hiệu ngón chân lạnh, tê dại kiến bò; bàn tay, bàn chân, cẳng chân đau, tê lạnh, đau cách hồi. Thời kỳ tiếp theo: Khí trệ huyết ứ, mạch máu tắc nghẽn, ngón chân hoặc ngón tay tím đỏ dần chuyển thành tím, đen, đau tê, nhức không chịu được. Thời kỳ cuối: Hàn tà bị bó lại, uất kết nung nấu tân dịch, hoá hoả, hoả độc làm cơ nhục tổn thương, sưng to, vỡ, chảy nước vàng hoặc máu, mủ tuỳ thuộc vào hoả độc tà mạnh hay yếu, nhiều hay ít; cuối cùng gây tổn thương cơ nhục, cân mạc, xương khớp hoại tử, thậm chí rụng đốt xương. Tùy từng thể bệnh mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:
Thể hư hàn:
Biểu hiện: Sắc mặt tái nhợt, người mệt mỏi, thích ấm sợ lạnh, chi mắc bệnh lạnh sắc da tái nhợt, tê dại đau, chườm nóng hoặc đắp ấm dễ chịu, cẳng chân, tay hay giật, đau mỏi tăng dần, nhiều khi đang đi phải đứng lại vì đau (đau cách hồi), tiểu tiện trong, đầy bụng hoặc sôi bụng, đại tiện lỏng; Lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng; Mạch trầm trì vô lực.
Phương pháp điều trị: Ôn kinh, tán hàn, hoạt huyết, thông lạc.
Bài thuốc: đương qui 12g, xích thược 12g, đào nhân 10g, hồng hoa 8g, quế chi 8g, đan sâm 12g, ngưu tất 16g, tang ký sinh 16g, bạch giới tử 8g, sinh hoàng kỳ 12g, xuyên luyện tử 12g, bào khương 8g, hắc phụ tử 10g. Các vị trên sắc với 2.000ml nước, lọc bỏ bã lấy 200ml. Sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần.
Khí trệ huyết ứ:
Biểu hiện: Sắc mặt tối sạm, tinh thần ủ rũ, bứt dứt dễ nóng nảy, đêm đau tăng, chân hoặc tay lạnh, sắc da thâm tím, khô; Chất lưỡi đỏ hoặc tím thâm. Mạch trầm tế.
Phương pháp điều trị: Hoạt huyết khứ ứ, hành khí giải uất.
Bài thuốc: đương quy 12g, hoàng kỳ 16g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, kim ngân hoa 10g, bồ công anh 10g, tử hoa địa đinh 12g, đan sâm 12g, hồng hoa 8g, nhũ hương 10g, một dược 10g, diên hồ sách 8g, cam thảo 6g. Các vị trên sắc với 2.000ml nước, lọc bỏ bã lấy 200ml. Uống ngày 1 thang chia làm 3 lần.
Thể nhiệt độc thịnh:
Biểu hiện: Sắc mặt sạm khô, người bứt dứt khó chịu, ù tai chóng mặt, chi mắc bệnh đen tím, sưng to mọng, đau liên tục, tại chỗ bắt đầu lở loét hoại tử, chi phù da bóng, chảy nước hoặc chảy máu, mủ; Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy. Mạch tế sác.
Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc.
Bài thuốc: hoàng kỳ 16g, đương qui 12g, kim ngân hoa 16g, sinh cam thảo 6g, đan sâm 12g, tử thảo nhung 12g, xích thược 12g, ngưu tất 12g, nhũ hương 10g, một dược 10g, địa miết trùng 10g, địa long 12g. Các vị trên sắc với 2.000ml nước, lọc bỏ bã lấy 200ml. Uống ngày 1 thang chia làm 3 lần.
Thể khí huyết lưỡng hư:
Biểu hiện: Người mệt mỏi, gầy yếu, ra nhiều mồ hôi, chi bị bệnh đau ít hoặc đỡ đau, vết loét lâu ngày chảy mủ, máu hoặc nước vàng, không liền miệng, da sắc vàng sạm; Chất lưỡi bệu, nhợt, mạch trầm tế vô lực.
Phương pháp điều trị: Bổ khí dưỡng huyết, hoạt huyết thông lạc.
Bài thuốc: kim ngân hoa 16g, đương qui 12g, thạch hộc 12g, hoàng kỳ 16g, sâm cát lâm 10g, ngưu tất 12g, xuyên sơn giáp 10g. Các vị trên sắc với 2.000ml nước, lọc bỏ bã lấy 200ml. Uống ngày 1 thang chia làm 3 lần.
Thuốc dùng ngoài: Nếu đã biểu hiện thoát thư phải ngâm rửa bằng nước sắc lá mỏ quạ muối. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-moyamoya-vi | Bệnh Moyamoya | Bài viết được viết bởi Bác sĩ Mai Xuân Thiên - Khoa cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Bệnh Moyamoya thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể gặp ở người trưởng thành, được phát hiện trên toàn thế giới, nhưng thường gặp hơn ở các nước Đông Á, đặc biệt Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, có thể do các yếu tố về Genes ở những quần thể này.
1. Tổng quan
Moyamoya là một bệnh lý hiếm của mạch máu não, khi động mạch cảnh đoạn trong sọ bị hẹp hay bị tắc làm giảm tưới máu não, và các mạch máu nhỏ tăng sinh ở nền sọ để bù trừ.Bệnh có thể gây ra bệnh cảnh giống đột quỵ hoặc đột quỵ não thoáng qua. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của não và gây ra giảm nhận thức hay sự phát triển của não, thậm chí có thể gây tàn phế.
2. Triệu chứng
Bệnh Moyamoya có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên triệu chứng thường xuất hiện ở độ tuổi 5-10 tuổi đối với trẻ em và 30-50 tuổi ở người trưởng thành.Triệu chứng đầu tiên của bệnh thường như đột quỵ thiếu máu não hoặc đột quỵ não thoáng qua tái phát, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Người trưởng thành có thể xuất hiện những triệu chứng này nhưng thường do chảy máu não từ những mạch máu bất thường.Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh moyamoya thường do giảm dòng tưới máu não bao gồm:Đau đầuCo giậtYếu, tê hoặc liệt mặt, tay, chân điển hình chỉ một bênRối loạn thị giácThất ngôn (Rối loạn vận ngôn, hoặc khả năng hiểu ngôn ngữ)Chậm phát triểnRối loạn các vận động tự độngNhững triệu chứng có thể có yếu tố khởi phát như tập luyện, khóc, ho, hoặc sốt. Bệnh Moyamoya có thể gây ra triệu chứng đau đầu và rối loạn thị giác cho người bệnh 3. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh còn chưa được biết rõ. Bệnh thường gặp ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc nhưng cũng có thể gặp ở các nơi khác trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến yếu tố Genes ở những quần thể nhất định.Moyamoya còn liên quan đến những bệnh lý nhất định chẳng hạn như hội chứng Down, thiếu máu do bệnh lý hồng cầu, cường giáp,...
4. Yếu tố nguy cơ
Mặc dù nguyên nhân gây ra bệnh chưa được biết rõ, nhưng những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh được biết như là:Người châu Á: Bệnh được thấy trên toàn thế giới nhưng phổ biến ở các nước Đông Á đặc biệt Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.Gia đình có người đã được chẩn đoán Moyamoya: Nếu trong gia đình của bạn có thành viên mắc bệnh Moyamoya thì nguy cơ của bạn cao gấp 30-40 lần so với người bình thường.Mắc một số bệnh nền liên quan đến bệnh Moyamoya: Hội chứng Down, cường giáp, thiếu máu do bệnh lý hồng cầu, ...Giới nữ: Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với namTuổi còn trẻ: Bệnh thường khởi phát ở trẻ dưới 15 tuổi.
5. Biến chứng
Biến chứng của bệnh liên quan đến hậu quả của đột quỵ, ví dụ:Rối loạn thị giácRối loạn vận độngẢnh hướng đến việc học hành và phát triển: Sau đột quỵ trẻ có thể có vấn đề về phát triển nhận thức, tư duy. Có thể ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức cũng như có tác động tiêu cực đến cảm xúc, gây biểu hiện tự kỷ nhẹ. Đột quỵ có thể gây hậu quả như rối loạn vận động ở người bệnh 6. Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh cần dựa vào dấu hiệu triệu chứng, tiền sử bản thân và gia đình. Khám lâm sàng có thể phát hiện một số dấu hiệu của đột quỵ nhưng không đặc hiệu. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào kết quả cận lâm sàng chẩn đoán hình ảnh.Cộng hưởng từ sọ não có thuốcChụp cắt lớp vi tính mạch nãoSiêu âm Doppler xuyên sọPET hoặc SPECTEEGBệnh viện Vinmec Times City sử dụng hệ thống SPECT/CT Discovery NM/CT 670 Pro với CT 16 dãy hiện đại nhất của hãng thiết bị y tế hàng đầu thế giới GE Heathcare (Mỹ), cho hình ảnh chất lượng cao, giúp chẩn đoán sớm bệnh lý cần khảo sát. Với không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả. 7. Điều trị
Phụ thuộc vào tình trạng và giai đoạn của bệnh mà có kế hoạch điều trị khác nhau.Mục đích điều trị: Cải thiện triệu chứng, tăng cường tưới máu não, giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm như thiếu máu não, xuất huyết não hay tử vong.7.1 Điều trị bằng thuốcThuốc chống đông hoặc chống ngưng tập tiểu cầuThuốc chẹn kênh calciThuốc chống co giật7.2 Phẫu thuật tái tưới máuNếu triệu chứng trở nên trầm trọng hoặc những test cho kết quả tưới máu não kém, phẫu thuật tái tưới máu có thể là một lựa chọn.Ví dụ phẫu thuật bắc cầu để khôi phục tưới máu não bằng kỹ thuật gián tiếp, trực tiếp hay cả hai.
8. Trị liệu
Phụ thuộc và mức độ hoặc biến chứng của bệnh mà có thể sẽ phải qua các liệu trình trị liệu khác nhau để phục hồi chức năng, nhận thức, vận động, ngôn ngữ,... Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tim-hieu-6-phuong-phap-chan-doan-benh-soi-vi | Tìm hiểu 6 phương pháp chẩn đoán bệnh sỏi thận | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thùy - Bác sĩ Nội thận – Lọc máu – Ghép thận - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Với sự phát triển của y học hiện đại mang đến nhiều phương pháp giúp chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh sỏi thận, tìm kiếm vị trí và mức độ tác động của sỏi đến với hệ tiết niệu của người bệnh.
1. Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là một loại bệnh lý nguy hiểm tại đường tiết niệu, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sức khỏe của người bệnh.Khi các viên sỏi có xu hướng lớn dần và nhanh chóng gia tăng kích thước thì chúng có thể gây ra những tắc nghẽn tại đường tiểu và để lại sự đau đớn dữ dội cho người bệnh. Sỏi thận có kích thước lớn nhỏ khác nhau Đặc biệt, nếu như tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn có thể khiến cho bệnh nhân bị viêm bể thận cấp, mãn tính, dẫn đến suy thận cấp tính và mãn tính. Gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu, ứ mủ vùng bể thận, hoặc bị vỡ thận, đe dọa tính mạng của bệnh nhân, thậm chí là gây tử vong.Do đó, bệnh nhân cần được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời để không xảy ra các hậu quả nghiêm trọng. Thông thường, để chẩn đoán sỏi thận có nhiều phương pháp khác nhau như chẩn đoán qua siêu âm, xét nghiệm, chụp X-quang hoặc chẩn đoán lâm sàng.
2. Tìm hiểu 6 phương pháp chẩn đoán bệnh sỏi thận
2.1 Siêu âm
Đây là một phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay, ứng dụng sự phản hồi của các sóng âm thanh nằm trên các vật chất để có thể vẽ ra các hình ảnh của sự vật. Khi siêu âm, hình ảnh của sỏi thận sẽ được hiện ra như một loại vật cảm âm (hay còn được gọi là bóng sáng).Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này chính là hỗ trợ bác sĩ đo được số lượng và kích thước của sỏi. Đồng thời thao tác thực hiện cũng đơn giản và nhanh chóng nên tương đối phù hợp cho trẻ em và các bệnh nhân không hợp tác.Lưu ý: Siêu âm không phải là một phương pháp giúp chẩn đoán chính xác, có thể gặp khó khăn khi cần phân biệt giữa sỏi và cặn của nước tiểu, đồng thời cũng không thể phân biệt được những loại sỏi khác nhau. Vậy nên, siêu âm chỉ được sử dụng để hỗ trợ cho những chẩn đoán khác và giúp theo dõi được tiến triển cũng như sự tái phát của sỏi. Siêu âm giúp chẩn đoán bệnh sỏi thận 2.2 X-quang
Đặc trưng của phương pháp này là sử dụng khả năng xuyên thấu qua các mô mềm của tia X.Tia X thông thường chỉ bị cản trở khi được chiếu qua các mô cứng như xương, răng và thuốc cản quang. Do đó, khi xem phim X-quang sẽ nhận thấy mức độ xuyên thấu của tia X có độ sáng, tối qua từng vị trí là khác nhau.Hiện nay có 2 loại X-quang thông dụng là:X-quang hệ niệu không có sự chuẩn bịX-quang hệ niệu có tiêm thuốc cản quangNhìn chung, cả 2 phương pháp này đều có sự giống nhau đó là chuẩn bị trước cho bệnh nhân bằng việc dùng thụt tháo hoặc thuốc sổ, nhằm không để lại phân cũng như hơi trong đại tràng, đây là những nguyên nhân khiến che mờ đi các dấu hiệu cần phải quan sát. Đặc điểm khác nhau của 2 phương pháp này chính là cách sử dụng chất cản quang.
2.3 Chụp X-quang hệ niệu không chuẩn bị
Sử dụng X-quang để phân biệt, phát hiện những sỏi có thể cản quang như sỏi struvite, sỏi calci phosphat, sỏi calci oxalat. Các loại sỏi urat và cystine kém cản quang nên thường rất khó được tìm thấy. Chụp X-quang hệ niệu không chuẩn bị giúp phát hiện sỏi 2.4 X-quang hệ niệu có tiêm thuốc cản quang
Trong phương pháp này, thuốc cản quang sẽ được tiêm vào trong tĩnh mạch của người bệnh, và các bác sĩ nhanh chóng tiến hành chụp những thước phim theo đường đi của thuốc cản quang trong tĩnh mạch và từng mốc thời gian khác nhau. Từ đây sẽ có được các hình ảnh hỗ trợ tối đa trong việc chẩn đoán.X-quang hệ niệu có tiêm thuốc cản quang sẽ giúp phát hiện và phân biệt được các loại sỏi, kể cả những sỏi kém cản quang mà phương pháp X-quang hệ niệu không chuẩn bị không thể tìm thấy được, ví dụ như sỏi urat và sỏi cystin.Hiện nay, tại các cơ sở y tế chưa được trang bị máy CT thì phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán sỏi thận.
2.5 CT
CT cũng là một phương pháp thực hiện dựa vào khả năng xuyên thấu từ tia X. Ngoài chức năng chính là phát hiện sỏi thì CT còn cho phép các bác sĩ đánh giá được bệnh lý cũng như các chức năng điển hình của thận, mô và các cơ quan nằm quanh thận qua những hình ảnh chụp được.Hiện nay, CT được đánh giá là phương pháp giúp chẩn đoán chủ yếu về các vấn đề liên quan đến sỏi thận. Hơn nữa, chụp CT còn góp phần đưa ra các đánh giá chung về sự bế tắc sỏi, hoặc mức độ chướng tại niệu quản và nước thận. Từ đó, có thể giúp khảo sát được mạch máu của thận và dễ dàng phát hiện ra mạch máu phụ hoặc những bất thường như huyết khối, hẹp, phình mạch. Chụp CT cho phép chẩn đoán hình ảnh về sỏi thận Video đề xuất: Bị sỏi thận ăn gì? Những điều cần biết về sỏi tiết niệu |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-sao-de-vuot-qua-tram-cam-sau-sinh-vi | Làm sao để vượt qua trầm cảm sau sinh? | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Phạm Thị Tuyết Mai - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Trầm cảm sau sinh là bệnh lý không hiếm gặp trong xã hội và thường để lại hậu quả khó lường cho cả bản thân, gia đình người bệnh. Vậy làm sao để vượt qua trầm cảm sau sinh?
1. Bệnh trầm cảm sau sinh là căn bệnh đáng sợ như thế nào?
Khoảng thời gian sau khi bạn có em bé có thể chứa vô số cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy bất cứ điều gì từ niềm vui đến nỗi sợ hãi và đến nỗi buồn. Nếu cảm giác buồn bã của bạn trở nên nghiêm trọng và nó bắt đầu ảnh hưởng vào cuộc sống hàng ngày thì đây có thể là các dấu hiệu của bệnh trầm sau sinh (PPD). Các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng một vài tuần sau khi sinh và có thể phát triển đến 6 tháng sau đó.Chúng có thể bao gồm thay đổi tâm trạng, khó khăn trong việc gắn kết với con của bạn, đồng thời rất khó đưa ra quyết định. Thực tế, có khoảng 1 trong 7 phụ nữ ở Hoa Kỳ bị PPD. Theo đó, cách hiệu quả nhất để chẩn đoán và điều trị PPD là đến gặp bác sĩ để được đánh giá các triệu chứng và đưa ra kế hoạch điều trị tốt nhất. Các liệu pháp tâm lý, thuốc chống trầm cảm hoặc kết hợp cả hai cũng có tác dụng trong điều trị PDD. Trầm cảm sau sinh cần được điều trị và phát hiện sớm 2. Phòng ngừa bệnh trầm sau sinh như thế nào?
Bệnh trầm cảm sau sinh là một căn bệnh tâm lý đáng sợ, có thể người bệnh không muốn điều đó xảy ra nhưng đôi khi chính bản thân họ không thể tự kiểm soát được hành vi của mình. Vì thế để phòng ngừa bệnh trầm cảm sau sinh, bạn nên thực hiện các việc làm sau đây:2.1 . Tập thể dục khi bạn có thểTập thể dục có thể có tác dụng chống trầm cảm cho phụ nữ mắc PPD. Đặc biệt, đi bộ với em bé trong xe đẩy có thể là một cách dễ dàng để hít thở không khí trong lành. Đi bộ được xem là một cách có ý nghĩa trong giảm bớt trầm cảm.Hãy thử tập thể dục trong 10 phút một vài lần trong ngày với các bài tập ngắn, đơn giản mà bạn có thể làm mà không cần bất kỳ thiết bị nào.2.2. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnhNếu chỉ ăn uống lành mạnh thì không thể chữa bệnh PPD. Tuy nhiên, tập thói quen ăn thực phẩm bổ dưỡng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết. Hãy thử lên kế hoạch cho các bữa ăn trong tuần vào cuối tuần và thậm chí chuẩn bị đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe. Giai đoạn sau sinh là thời điểm tốt để tăng cường lượng axit béo omega-3, như DHA. Phụ nữ có mức độ DHA thấp có tỷ lệ trầm cảm sau sinh cao hơn. Nếu bạn là người ăn chay, dầu hạt nhân là một nguồn tuyệt vời khác. Bà mẹ sau sinh cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh 2.3. Dành thời gian cho bản thânNếu bạn thấy choáng ngợp bởi công việc, trách nhiệm gia đình hoặc con lớn của bạn. Bạn có thể nghĩ đến việc đưa ra lời đề nghị để giúp giữ trẻ hoặc có thể để người lớn đáng tin cậy khác trông em bé trong một hoặc hai giờ. Bạn có thể thấy hữu ích khi lên lịch cho một số thời gian dành riêng cho bản thân một lần mỗi tuần. Ngay cả khi bạn chỉ có thể ra khỏi nhà trong một khoảng thời gian rất ngắn, bạn có thể sử dụng thời gian này để đi dạo, ngủ trưa, đi xem phim hoặc tập yoga và thiền định.2.4. Dành thời gian nghỉ ngơiBạn có lẽ đã được khuyên là hãy ngủ khi em bé ngủ. Lời khuyên này có thể gây khó chịu sau một thời gian, nhưng nó bắt nguồn từ khoa học. Đặc biệt, điều này áp dụng cho những phụ nữ ngủ ít hơn bốn giờ trong khoảng thời gian từ nửa đêm đến 6 giờ sáng hoặc ít hơn 60 phút ngủ trưa trong suốt cả ngày. Trong những ngày đầu, em bé của bạn có khả năng không ngủ qua đêm, thì bạn có thể thấy hữu ích khi ngủ trưa hoặc đi ngủ sớm. Nếu bạn cho con bú bằng sữa mẹ, hãy cân nhắc việc chuẩn bị bơm bình sữa để nhờ người hỗ trợ chăm sóc trẻ khi cần. Bà mẹ sau sinh cần được nghỉ ngơi hợp lý 2.5. Kiểm tra việc cho con búCho con bú có thể làm giảm nguy cơ phát triển PPD. Sự bảo vệ này có thể kéo dài đến tháng thứ tư sau khi sinh. Điều đáng được nói là có một số trường hợp phụ nữ phát triển các triệu chứng trầm cảm trong khi cho con bú. Tình trạng này được gọi là phản xạ tống máu sữa Dysmorphic hoặc D-MER. Với D-MER, bạn có thể trải qua cảm giác buồn bã, kích động hoặc tức giận đột ngột kéo dài vài phút sau khi sữa chảy xuống. Do đó, để phòng ngừa và vượt qua bệnh trầm cảm sau sinh bạn nên chọn phương pháp cho con ăn mà cảm thấy phù hợp với bạn.2.6. Đấu tranh với sự cô lậpĐôi lúc bạn sẽ cảm thấy bị cô lập. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những bà mẹ mới sinh có mức độ trầm cảm thấp hơn nếu thường xuyên nói chuyện với những bà mẹ có kinh nghiệm, những người đã trải qua PPD trước đó. Những kết quả này kéo dài đến bốn tuần và sau tám tuần sau khi sinh. Cố gắng hết sức để ra ngoài hoặc ít nhất là trò chuyện với những người khác để được hỗ trợ. Hãy đi ra ngoài và gặp bạn bè sẽ giúp bạn đấu tranh với sự cô lập 3. Các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh (PPD) đôi khi tự biến mất, nhưng nếu nó cản trở hoạt động bình thường hoặc cảm giác buồn chán kéo dài hơn hai tuần thì nên tìm cách điều trị. Khoảng 90% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có thể được điều trị thành công bằng thuốc hoặc kết hợp thuốc và tâm lý trị liệu. Tâm lý trị liệu là một trong những lựa chọn để điều trị PPD. Bạn sẽ nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần về suy nghĩ và cảm xúc của mình. Bạn cũng có thể đặt mục tiêu và tìm cách đối phó với các tình huống khác nhau để bạn cảm thấy tốt hơn và kiểm soát tốt hơn. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm. Những loại thuốc này có thể vào sữa mẹ, nhưng thường được coi là an toàn cho phụ nữ cho con bú.Tham gia vào một nhóm hỗ trợ cũng có thể hữu ích. Trong trường hợp trầm cảm sau sinh nặng hoặc rối loạn tâm thần sau sinh, có thể cần phải nhập viện. Đôi khi, nếu các triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng, liệu pháp chống co giật (ECT) có thể được sử dụng để điều trị trầm cảm nặng bằng ảo giác hoặc suy nghĩ tự tử quá mức.Tốt nhất là tìm cách điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng trẻ em có thể bị ảnh hưởng bởi PPD nếu mẹ không được điều trị. Những đứa trẻ như vậy có thể dễ bị rối loạn giấc ngủ, suy giảm sự phát triển nhận thức, sự bất an và cơn giận dữ thường xuyên.
4. Thuốc trị trầm cảm sau sinh
Bước đầu tiên trong điều trị là giải quyết các vấn đề tức thời như giấc ngủ và thay đổi khẩu vị và thuốc chống trầm cảm thường có tác dụng. Một số thuốc chống trầm cảm được tiết ra một lượng nhỏ trong sữa mẹ, vì vậy cần phải cân nhắc lựa chọn loại thuốc phù hợp nếu người bệnh đang nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu dùng thuốc chống trầm cảm, bệnh nhân thường được khuyên dùng ít nhất sáu tháng đến một năm để tránh tái phát và sau đó giảm dần hoặc tiếp tục lâu hơn tùy thuộc vào triệu chứng và lịch sử của bệnh nhân.Ngoài ra, đối với những người đã có một giai đoạn trầm cảm sau sinh từ trước đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc phòng ngừa ngay sau khi em bé được sinh ra hoặc trong khi mang thai. Hầu hết các thuốc chống trầm cảm không gây ra bất kỳ rủi ro lớn nào cho thai nhi, mặc dù tất cả các loại thuốc đều có những rủi ro tiềm ẩn. Nhiều phụ nữ đã sinh con không muốn mang thai ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu bạn đang được điều trị trầm cảm sau sinh, bạn có thể chọn một biện pháp tránh thai khác với thuốc tránh thai, vì thuốc tránh thai đôi khi có thể làm nặng thêm các triệu chứng trầm cảm. Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh nên đến gặp bác sĩ tâm lý Bệnh trầm cảm sau sinh là căn bệnh đáng sợ, đôi khi khiến người bệnh không thể kiểm soát được các hành vi của mình. Do đó việc nhận biết các dấu hiệu bệnh trầm cảm là vô cùng cần thiết.Trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể chữa khỏi và để điều trị bệnh trầm cảm, bác sĩ cần dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ mắc bệnh cũng như cơ địa của từng người để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Phác đồ điều trị có thể thích hợp cho người này nhưng lại không thích hợp cho người kia cũng bởi vì như vậy.Hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã triển khai công tác thăm khám Phòng khám Tâm lý từ tháng 4/2019 với chức năng khám, tư vấn và điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý và sức khỏe tâm thần. Với trang thiết bị hiện đại, Phòng khám Tâm Lý Vinmec hiện đang hợp tác với các giáo sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm, có nhiều năm công tác trong nghề sẽ mang lại hiệu quả khám chữa bệnh.ThS. Bác sĩ Nguyễn Văn Phi - Bác sĩ chuyên khoa Tâm Lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: với kinh nghiệm 7 năm làm việc với các vị trí là giảng viên bộ môn Tâm thần - Đại học Y Hà Nội, Bác sĩ tâm thần tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội & Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương.ThS. Bác sĩ Phạm Thành Luân - Bác sĩ chuyên khoa Tâm Lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: với 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu, khám chữa các bệnh thuộc chuyên khoa Tâm thần, được đào tạo tại các trường Đại học uy tín, thực hành chuyên sâu về chuyên môn tại Cộng Hòa Pháp.ThS. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hiến - Bác sĩ chuyên khoa Tâm Lý, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: với 6 năm là giảng viên Bộ môn Tâm thần - Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cùng với kinh nghiệm nghiên cứu, khám chữa các bệnh thuộc chuyên khoa Tâm thần như: Rối loạn cảm xúc, các rối loạn liên quan stress và rối loạn dạng cơ thể, các rối loạn phát triển ở trẻ em, thanh thiếu niên & thời kỳ sinh đẻ.... Nguồn tham khảo: healthline.com, mayoclinic.org, webmd.com Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh đừng lơ là Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh là gì? |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-gay-me-noi-khi-quan-mo-noi-soi-cat-tuyen-uc-vi | Quy trình gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bình - Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ Nguyễn Bình đã có hơn 20 năm kinh trong lĩnh vực gây mê- hồi sức. Gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức được áp dụng để kiểm soát hoạt động hô hấp của người bệnh trong suốt quá trình và sau khi phẫu thuật.
1. Gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức là gì?
Trong mổ nội soi cắt tuyến ức, kỹ thuật gây mê toàn thân có đặt nội khí quản, hay còn gọi là gây mê nội khí quản được sử dụng nhằm kiểm soát hoạt động hô hấp của người bệnh trong và sau khi phẫu thuật.
2. Cần chuẩn bị gì khi gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức?
Để thực hiện gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức, cần có những phương tiện, máy móc, thiết bị, thuốc men như sau:Hệ thống bao gồm máy gây mê (kèm thở), bóp tay oxy, máy theo dõi các chỉ số chức năng sống (như huyết áp động mạch, nhịp thở, nhiệt độ, ECG, EtCO2, SpO2), máy hút, máy phá rung tim, ...Các cỡ ống nội khí quản để đặt, đèn soi thanh quản, mặt nạ, ống hút, canul miệng hầu, bóng bóp, mandrin mềm, kìm Magill.Salbutamol và Lidocain 10% dạng xịt.Các phương tiện khác hỗ trợ gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức dự phòng trường hợp đặt nội khí quản khó: mask thanh quản, ống Cook, ống soi phế quản mềm, kìm mở miệng, bộ mở khí quản, ...
3. Quy trình gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân cần được thăm khám gây mê để kịp thời phát hiện và phòng ngừa các nguy cơ có thể xảy ra, cũng như đánh giá tình trạng đặt ống nội khí quản khó. Gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức Quy trình gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức gồm các bước như sau:Bước 1: Đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa, trước khi khởi mê ít nhất 5 phút, cho thở oxy 100% với liều lượng 3 - 6 lít/phút. Lắp các máy móc để theo dõi, thiết lập đường truyền. Trường hợp nếu cần có thể cho người bệnh sử dụng thuốc an thần từ tối hôm trước phẫu thuật.Bước 2: Khởi mê bắt đầu bằng tiêm tĩnh mạch (thuốc: etomidate, propofol, ketamine ...), thuốc giảm đau (fentanyl, sufentanil ...), sử dụng thuốc giãn cơ (succinylcholin, rocuronium, vecuronium, ...). Cần đảm bảo điều kiện đặt ống nội khí quản trong mổ nội soi cắt tuyến ức (bệnh nhân ngủ sâu, giãn cơ đủ độ).Bước 3: Tiến hành đặt nội khí quản đường miệng. Kỹ thuật đặt nội khí quản đường miệng được thực hiện như sau: (1) Mở miệng người bệnh, đưa đèn soi thanh quản vào phía bên phải của miệng, gạt lưỡi sang bên trái miệng, đưa đèn vào sâu, đồng thời kết hợp dùng tay phải đè sụn giáp nhẫn để tìm nắp và lỗ thanh môn; (2) Bước tiếp theo trong gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức là nhẹ nhàng luồn ống nội khí quản qua lỗ thanh môn, khi bóng ống nội khí quản đi qua dây thanh âm khoảng 2 - 3 cm thì dừng lại; (3) Nhẹ nhàng rút đèn soi thanh quản ra; (4) Bơm bóng nội khí quản; (6) Nghe phổi, xem chỉ số EtCO2 để kiểm tra ống nội khí quản đã được đặt đúng vị trí; (6) Dùng băng dính cố định ống nội khí quản. (7) Cài đặt thông số máy mê và cho bệnh nhân thở máy qua nội khí quản, nghe kiểm tra lại thông khí phổi khi bệnh nhân bắt đầu thở máy.Trường hợp nếu cần tránh cắn ống nội khí quản, có thể đặt canul vào miệng người bệnh.Bước 4: Bước tiếp theo trong gây mê đặt nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức là duy trì mê với các thuốc mê (tĩnh mạch hoặc bốc hơi), thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ (nếu cần) và kiểm soát hô hấp của người bệnh bằng máy hoặc dụng cụ bóp tay. Trong quá trình phẫu thuật, kiểm soát hô hấp của người bệnh bằng máy thở 4. Theo dõi trong quá trình gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức
Trong quá trình gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức, cần theo dõi các dấu hiệu và chỉ số sau:Độ sâu của gây mê: Theo dõi huyết áp, nhịp tim, huyết áp, tình trạng đổ mồ hôi, chảy nước mắt, các chỉ số BIS, MAC, Entropy (nếu có) ...Dấu hiệu sinh tồn: Theo dõi huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt, các chỉ số EtCO2, SpO2.Theo dõi phòng trường hợp sai vị trí ống nội khí quản, hoặc ống bị tắc, gập.
Kết thúc quá trình gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức, cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau trước khi tiến hành rút ống nội khí quản:Bệnh nhân tỉnh, thực hiện được theo lệnh.Tự thở được, thở đều, tần số thở nằm trong giới hạn bình thường.Huyết áp và mạch đập ổn định.Thân nhiệt trên 35 độ C.Nâng đầu >5 giây, chỉ số TOF >0,9 (nếu có).Bệnh nhân không gặp biến chứng của quá trình gây mê và phẫu thuật. Theo dõi quá trình gây mê nội khí quản mổ nội soi tuyến ức để hạn chế biến chứng 5. Xử trí tai biến sau gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức
Trong quá trình gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức có thể xảy ra một số biến chứng cần được xử trí như sau:Rối loạn huyết động: Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng như rối loạn nhịp tim, tăng hoặc hạ huyết áp, ... sẽ xử trí phù hợp.Đặt nội khí quản khó trong gây mê mổ nội soi cắt tuyến ức: Chuyển sang quy trình đặt ống nội khí quản khó hoặc tiến hành phương pháp vô cảm khác.Đặt nhầm ống nội khí quản vào dạ dày: Tiến hành đặt lại ống nội khí quản khi đặt nhầm với các triệu chứng là nghe phổi không có tiếng rì rào của phế nang, không đo được chỉ số EtCO2.Co thắt thanh quản, khí quản, phế quản: Tai biến trong gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức có thể gây khó hoặc không thể thông khí, lúc này nghe phổi sẽ có tiếng rít ran hoặc cũng có thể phổi câm. Để xử trí cần cung cấp đầy đủ oxy, đồng thời cho thêm thuốc ngủ và thuốc giãn cơ, thuốc giãn phế quản và corticoid để đảm bảo thông khí. Trường hợp không kiểm soát được hô hấp, cần áp dụng quy trình đặt nội khí quản khó.Chấn thương trong đặt ống nội khí quản: Tùy theo thương tổn như gãy răng, chảy máu, đường thở có dị vật, ... sẽ xử trí phù hợp.Biến chứng hô hấp: Tìm và xử trí nguyên nhân, đảm bảo thông khí và cung cấp đủ oxy 100% khi gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức gây biến chứng hô hấp như ống nội khí quản bị gập, tụt hoặc đẩy sâu vào một bên phổi, hở hoặc tụt hệ thống hô hấp, oxy hết nguồn, hết tác dụng của soda gây thiếu oxy.Biến chứng sau khi rút ống nội khí quản: Tùy vào nguyên nhân chọn cách xử trí phù hợp khi xuất hiện các triệu chứng sau khi rút ống nội khí quản như suy hô hấp, khàn tiếng, đau họng, co thắt thanh quản, khí quản, phế quản, hẹp thanh quản và khí quản, viêm đường hô hấp trên. Bệnh nhân có thể gặp biến chứng rối loạn nhịp tim sau phẫu thuật Gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức , đặt nội khí quản đường miệng. Trong và sau gây mê, phẫu thuật cần theo dõi và kịp thời xử trí các biến chứng có thể xảy ra.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã ứng dụng kỹ thuật gây mê nội khí quản mổ nội soi cắt tuyến ức. Quy trình gây mê nội khí quản tại Vinmec được thực hiện bài bản, đúng chuẩn quy trình bởi đội ngũ y bác sĩ tay nghề chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại. Nhờ đó mà các tai biến sau quá trình gây mê, phẫu thuật luôn được hạn chế tối đa ở mức cao nhất. |
|
https://suckhoedoisong.vn/viem-mang-nao-mu-benh-khong-chi-o-tre-em-1694454.htm | 14-09-2011 | Viêm màng não mủ: Bệnh không chỉ ở trẻ em | Viêm màng não mủ không chỉ là bệnh của riêng trẻ em mà có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trong những ngày hè nắng nóng, không ít các trường hợp người bệnh là người lớn đến bệnh viện trong tình trạng cấp cứu vì các tác nhân gây ra viêm màng não mủ, đa số các ca bệnh nhập viện với những biến chứng phức tạp…
Bệnh thường gặp trong những ngày nắng nóng
Ông T.V.T ở Hàng Kênh - Hải Phòng mấy ngày gần đây bỗng sốt cao 40 độ C, đau đầu dữ dội, mắt nhìn mờ, họng sưng, đau nhức... Nghĩ chỉ bị cảm cúm thông thường, ông mua thuốc về uống. Nhưng đã uống gần hết vỉ thuốc Paracetamol 10 viên mà bệnh vẫn không giảm. Khi gáy có hiện tượng cứng, nói lảm nhảm, vật vã... ông T. được gia đình đưa vào Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng, rồi được chuyển tiếp lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Tại đây, bệnh nhân được làm các xét nghiệm chẩn đoán và chọc dịch não tủy thì thấy, dịch não tủy bị đục - một dấu hiệu quan trọng xác định nguyên nhân gây ra các dấu hiệu lâm sàng của bệnh màng não mủ do vi khuẩn. Cũng có những biểu hiện trên, chị T.Q.N 32 tuổi ở Hà Nội được đưa vào viện trong trạng thái lơ mơ, không nhận ra người thân... Kết quả chọc dịch não tủy cũng cho kết quả: chị N đã bị viêm màng não.
Đáng lưu ý khi thời tiết mùa hè nóng ẩm, rất thích hợp để các yếu tố gây viêm màng não mủ ở người lớn có điều kiện phát triển.
Tổn thương viêm màng não do phế cầu.Ảnh: K.H
Ai dễ mắc bệnh?
Những người nghiện rượu, mắc các bệnh lý nền như tổn thương ở tai, viêm xoang, chấn thương sọ não, suy giảm miễn dịch là những đối tượng có nguy cơ cao, dễ mắc bệnh do dễ bị nhiễm khuẩn, sức đề kháng kém. Tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương, mỗi năm có tới vài trăm bệnh nhân mắc viêm màng não mủ đến điều trị, đa số họ nhập viện với nhiều biến chứng phức tạp, do đến viện muộn nên có những người may mắn thoát khỏi bàn tay tử thần nhưng phải gánh chịu nhiều di chứng nặng suốt cuộc đời, mất khả năng lao động, vận động…
Viêm màng não mủ xảy ra ở người lớn có nhiều nguyên nhân, thường gặp là do phế cầu khuẩn, não mô cầu, tụ cầu khuẩn từ tai mũi họng, phổi theo đường máu vào trong não, cũng có thể trực tiếp đi vào não khi bị chấn thương nứt vỡ sọ, nên những người mắc các bệnh ở tai, viêm xoang, chấn thương sọ não, hay đái tháo đường do nhiễm E.Coli suy giảm miễn dịch, đều dễ mắc viêm màng não mủ.
Triệu chứng giống cảm cúm
Đây là bệnh thường gặp trong những ngày nắng nóng, thường khởi phát với các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, các biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, đau đầu, chảy nước mũi, ho, một số ít trường hợp có thể không sốt cao, vì thế dễ bị nhầm với triệu chứng của cảm cúm, viêm họng, viêm mũi.
Tuy nhiên, đối với bệnh viêm màng não mủ triệu chứng đau đầu là biểu hiện đặc trưng. Khi đó, người bệnh uống thuốc giảm đau mà bệnh không thuyên giảm.
Điều trị cho bệnh nhân mắc viêm màng não mủ tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: Bùi Hương
Phòng bệnh viêm màng não ở người lớn thế nào?
Do nhiều tác nhân gây viêm màng não mủ ở người lớn có điều kiện phát triển trong mùa hè nóng ẩm, đặc biệt là tụ cầu khuẩn. Chỉ cần một tổn thương nhỏ ở tai khiến tụ cầu khuẩn xâm nhập cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho não. Vì thế vấn đề vệ sinh thân thể và điều trị triệt để các bệnh lý nền là một biện pháp quan trọng ngăn chặn viêm màng não ở người lớn. Ngoài ra, người dân nên đi tiêm vaccin Hib phòng bệnh sẽ làm giảm trên 90% nguy cơ mắc bệnh. Hiện nay, việc phòng bệnh do Hib thông qua tiêm chủng ngày càng trở nên quan trọng khi tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng. Được biết từ tháng 6 năm 2010 tất cả trẻ em Việt Nam dưới 1 tuổi đã được tiêm miễn phí vaccin 5 trong 1, trong đó có thành phần vaccin Hib để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Khác với các tác nhân virut khi gây bệnh để lại kháng thể nhưng với các loại vi khuẩn thì có thể tái nhiễm bệnh bất kỳ lúc nào có điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Mặc dù đây là bệnh có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh nhưng tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn cũng là một khó khăn trong cuộc chiến với bệnh lý này.
Bác sĩ
Hạnh Trinh |
https://vnvc.vn/bi-cho-can-sau-3-thang/ | 11/02/2024 | Bị chó cắn sau 3 tháng có tiêm phòng được không? Xử lý thế nào? | Thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh dại thường từ 2-8 tuần, ngắn thì khoảng 10 ngày, dài thì vài năm. Bị chó cắn sau 3 tháng mới nghĩ đến việc tiêm phòng thì khá muộn, tuy nhiên vẫn chưa thể khẳng định được tình trạng sức khoẻ của người bệnh là có bị dại hay không, do vậy ngay khi bị chó hoặc vật nuôi cắn, người bệnh nên đến ngay cơ sở tiêm chủng gần nhất để được tiêm vắc xin dại.
BS Hoa Tuấn Ngọc – Quản lý Y khoa vùng miền Đông Nam Bộ, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: “Bị chó cắn 3 tháng, người bệnh vẫn khỏe mạnh và chưa có những dấu hiệu lâm sàng của bệnh dại cần tiêm vắc xin dại càng sớm càng tốt dù thời điểm này chưa thể xác định chính xác tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Thông thường, virus dại khi xâm nhập vào cơ thể sẽ di chuyển lên hệ thần kinh với tốc độ khoảng 12-24mm mỗi ngày (1). Một khi người bệnh phát triệu chứng nguy cơ tử vong là 100%”.
Mục lụcNguy cơ nhiễm trùng khi bị chó cắnNguy cơ mắc bệnh dại nếu bị chó cắnBị chó cắn sau 3 tháng có tiêm phòng được không?Một số biến chứng khác khi bị chó cắnThời gian ủ bệnh sau khi bị chó cắnNguy cơ nhiễm trùng khi bị chó cắn
Khoảng 50% trường hợp người bị chó cắn có nguy cơ nhiễm trùng. Không chỉ virus dại, mà thông qua vết cắn, nhiều loại virus/ vi khuẩn khác có thể sẽ thừa cơ hội đi vào cơ thể như: trực khuẩn uốn ván, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng kháng methicillin,…
Ngoài bệnh dại, uốn ván là một trong những bệnh truyền nhiễm có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Uốn ván có khả năng tấn công hệ thần kinh và gây các triệu chứng nguy hiểm như co giật, co cứng cơ hàm, co thắt hầu họng và thanh quản. Tùy vào tình trạng và vị trí vết thương khi bị chó cắn mà các bác sĩ sẽ tư vấn có tiêm vắc xin và huyết thanh uốn ván hay không. Thông thường, với những vết cắn từ độ III trở lên, vết thương sâu, chảy nhiều máu, có nguy cơ cao phơi nhiễm với virus uốn ván sẽ cần tiêm vắc xin và cả huyết thanh kháng uốn ván.
Vết cắn của động vật ở tay và chân có khả năng nhiễm trùng cao. Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vết cắn có thể kể đến như thói quen sử dụng rượu bia, người có hệ miễn dịch kém, bệnh nhân đang thực hiện hóa, trị liệu, người bệnh đái tháo đường,…
Nhiễm trùng do động vật cắn cần được điều trị sớm nếu không sẽ dẫn đến nhiễm trùng huyết cùng những biến chứng nghiêm trọng như đau tim, suy thận, hoại tử,…
Khoảng 50% trường hợp người bị chó cắn có nguy cơ nhiễm trùng
Nguy cơ mắc bệnh dại nếu bị chó cắn
Nguy cơ mắc bệnh dại do chó cắn thường phụ thuộc vào tính nghiêm trọng của vết thương. Các vết thương do chó cắn được phân chia theo 5 mức độ:
Mức độ I: Chó gầm gừ, cắn quần áo nhưng răng không chạm vào da.
Mức độ II: Răng chạm vào nhưng vẫn chưa làm rách da.
Mức độ III: Vết thương nhẹ, nông, không chảy máu.
Mức độ IV: Nhiều vết thương hở, trong đó có ít nhất 1 vết cắn sâu, gây chảy máu.
Mức độ V: Nhiều vết thương hở và sâu do bị chó tấn công mạnh bạo.
Thông thường, chỉ cần vết cào, cắn gây trầy xước, rách da đã có nguy cơ lây nhiễm virus dại. Thậm chí, các vết trầy xước nhỏ từ động vật mà mắt thường không thể nhìn thấy được cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Khi xâm nhập cơ thể, virus dại sẽ từ từ tiến dần đến các dây thần kinh ngoại biên, từ các dây thần kinh di chuyển đến tủy sống và não bộ. Người nhiễm bệnh sẽ có những sự thay đổi về hành vi và biểu hiện lâm sàng khi virus xâm nhập. Thời gian ủ bệnh có thể từ vài tháng cho đến vài năm.
Chỉ cần vết cào, cắn gây trầy xước, rách da đã có nguy cơ lây nhiễm virus dại
Bị chó cắn sau 3 tháng có tiêm phòng được không?
ĐƯỢC. Bị chó cắn 3 tháng, người bệnh vẫn khỏe mạnh và chưa có những dấu hiệu lâm sàng của bệnh dại vẫn có thể tiêm phòng được. Tuy nhiên, giai đoạn 3 tháng là khá trễ, virus đã có thể xâm nhập cơ thể và di chuyển theo dây thần kinh lên não bộ. Người bệnh cần gấp rút đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi sức khỏe và tư vấn tiêm vắc xin phòng dại để ngăn chặn nguy cơ tử vong gần như 100% nếu không may phát bệnh.
Xem thêm: Bị chó cắn sau 1 tháng tiêm phòng được không?
Một số biến chứng khác khi bị chó cắn
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh dại do chó cắn sẽ tử vong sau vài ngày khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Bệnh nhân thường tử vong do biến chứng ngạt thở và ngừng hô hấp thứ phát sau các cơn co cứng cơ hoặc co giật toàn thân không thể kiểm soát trong thể dại não hay liệt hô hấp trong thể bệnh liệt.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các biến chứng tim mạch như rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, hoại tử cơ tim cũng là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở bệnh nhân bị chó cắn.
Thời gian ủ bệnh sau khi bị chó cắn
Thời gian ủ bệnh dại ở người phổ biến nhất là từ 2-8 tuần (2), cũng có những trường hợp virus ủ bệnh trong vài ngày thậm chí đến vài năm mới bộc phát triệu chứng. Thời gian ủ bệnh thường ngắn hơn ở người có vết thương nghiêm trọng hoặc vị trí vết thương nằm ở vùng đầu – mặt – cổ, các đầu mút ngón tay, ngón chân.
Ở giai đoạn sớm, người mắc bệnh dại thường cảm thấy mệt mỏi, sốt, đau đầu, giảm cảm giác thèm ăn, nôn, đau ngứa hoặc tê ở vị trí cào cắn. Các dấu hiệu ban đầu của bệnh dại thường bị nhầm lẫn với cúm. Sau vài ngày, các triệu chứng về thần kinh sẽ bắt đầu xuất hiện như kích động, co giật, co thắt cơ, yếu, tê liệt, nhạy cảm với ánh sáng, tiếng động. Một biểu hiện thường gặp khác ở người bệnh dại là tăng tiết nước bọt và co thắt cơ cổ họng khiến bệnh nhân khó nuốt thức ăn. Những triệu chứng thường kéo dài từ 2 đến 10 ngày và dần xấu đi theo thời gian.
Khi người bệnh hôn mê, nguy cơ tử vong chắc chắn sẽ xảy ra. Thời gian sinh tồn lâu hơn nếu người bệnh được gắn máy thở.
Bị chó cắn sau 3 tháng mà vẫn chưa tiêm phòng là tình huống khẩn cấp, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, theo dõi và chỉ định tiêm phòng vắc xin. Liên hệ ngay Hotline 028 7102 6595 hoặc fanpage https://www.facebook.com/trungtamtiemchungvnvc để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin phòng dại. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/che-do-an-giau-chat-xo-giup-tang-kha-nang-song-sot-cua-benh-nhan-ung-thu-20211228112216586.htm | 20211228 | Chế độ ăn giàu chất xơ giúp tăng khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư? | Các nhà nghiên cứu cho biết cần nghiên cứu nhiều hơn nữa, nhưng những phát hiện ban đầu của họ - ở cả bệnh nhân u ác tính và chuột thí nghiệm - cho thấy rằng thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp ích thông qua tác dụng của chúng đối với vi khuẩn đường ruột.
Ngược lại, có những dấu hiệu cho thấy chất bổ sung probiotic có thể làm giảm lợi ích đó.
Nghiên cứu - được công bố ngày 24/1212 trên tạp chí Science - đã xem xét chế độ ăn uống và hệ vi sinh vật đường ruột có thể ảnh hưởng như thế nào đến phản ứng của bệnh nhân ung thư với liệu pháp miễn dịch.
Hệ vi sinh vật đề cập đến hàng nghìn tỷ vi khuẩn và các vi sinh vật khác sống tự nhiên trong cơ thể con người, phần lớn trong ruột. Những vi khuẩn này không thể thiếu trong các quá trình bình thường của cơ thể - từ quá trình trao đổi chất và tổng hợp chất dinh dưỡng đến chức năng não và khả năng phòng thủ miễn dịch.
Trên thực tế, các tế bào của hệ thống miễn dịch và vi khuẩn đường ruột liên tục tương tác, GS.TS Emeran Mayer, Đại học California, Los Angeles cho biết. GS Mayer, người không tham gia vào nghiên cứu trên, giải thích rằng vi khuẩn đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc "giáo dục và đào tạo" hệ thống miễn dịch.
Trong khi đó, chất xơ là một yếu tố trong thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột. Nó "nuôi" một số loại vi khuẩn - bao gồm cả những loại vi khuẩn sản xuất axit béo chuỗi ngắn có hoạt tính chống viêm, chống khối u.
Nghiên cứu trước đây đã gợi ý rằng hệ vi sinh vật đường ruột có thể ảnh hưởng đến phản ứng của bệnh nhân ung thư với các chất ức chế trạm kiểm soát miễn dịch. Những loại thuốc đó được sử dụng để điều trị một số loại ung thư.
Vì vậy, câu hỏi là liệu chế độ ăn uống, bao gồm cả chất xơ, có thể thay đổi phản ứng của bệnh nhân với những phương pháp điều trị đó hay không, tác giả nghiên cứu, TS Jennifer Wargo, thuộc Trung tâm Ung thư MD Anderson của Đại học Texas ở Houston, cho biết.
Nhóm của bà đã nghiên cứu 128 bệnh nhân mắc ung thư hắc tố giai đoạn cuối, dạng ung thư da nguy hiểm nhất.
Bảng câu hỏi về chế độ ăn uống cho thấy 37 người trong số những bệnh nhân này có lượng chất xơ "đủ" - ít nhất 20 gam mỗi ngày từ các loại thực phẩm như rau, trái cây, đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Những người còn lại nhận được quá ít chất xơ.
Nghiên cứu cho thấy, trung bình những bệnh nhân ăn đủ chất xơ sẽ tốt hơn: 76% đáp ứng với liệu pháp miễn dịch, so với 60% những người có chế độ ăn ít chất xơ. Điều đó có nghĩa là khối u của họ ít nhất đã thoái triển một phần, hoặc bệnh ung thư của họ vẫn ổn định trong ít nhất sáu tháng.
Tuy nhiên, không có lợi ích nào như vậy được tìm thấy trong số 49 bệnh nhân cho biết họ sử dụng chất bổ sung probiotic. Và tỷ lệ phản hồi tốt nhất được thấy ở những bệnh nhân ăn nhiều chất xơ nhưng không dùng men vi sinh - là 82%.
Không ai trong số đó chứng minh chất xơ là lý do.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu tiếp theo đã nghiên cứu những con chuột thí nghiệm có khối u hắc tố. Họ phát hiện ra rằng việc cho động vật ăn các chất bổ sung probiotic có bán trên thị trường đã can thiệp vào phản ứng của chúng với các chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch.
Ngược lại, chế độ ăn nhiều chất xơ làm chậm sự phát triển của khối u ở những con chuột được điều trị bằng thuốc và dường như thúc đẩy hoạt động của tế bào T của chúng. Tuy nhiên, chế độ ăn giàu chất xơ không tạo ra sự khác biệt ở những con chuột không có vi khuẩn đường ruột. Theo TS Wargo, điều đó cho thấy chế độ ăn uống phát huy tác dụng của nó thông qua hệ vi sinh vật đường ruột.
Wargo cho biết sau khi được chẩn đoán ung thư, mọi người thường muốn làm điều gì đó để kiểm soát và giúp hỗ trợ điều trị của họ. Đôi khi họ chuyển sang thực phẩm bổ sung. Nhưng dựa trên những phát hiện hiện tại, Wargo nói, có thể cần thận trọng.
"Những người đang điều trị ung thư nên thảo luận về việc sử dụng probiotic với bác sĩ", TS Wargo nói.
Đối với chất xơ, TS Mayer cho biết cần phải nghiên cứu thêm. Có rất nhiều luận điểm khoa học cơ bản ủng hộ quan điểm rằng chất xơ có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân ung thư thông qua hệ vi sinh vật đường ruột.
Nhưng để chứng minh điều đó, ông cho rằng các thử nghiệm lâm sàng sẽ phải kiểm tra tác dụng của việc bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn của bệnh nhân. Ông lưu ý rằng thực phẩm thực vật, nguồn cung cấp chất xơ chính, cũng có các chất dinh dưỡng khác, bao gồm polyphenol, cũng có thể là một phần của câu chuyện.
Đối với bất kỳ ai đang tìm cách hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, TS Mayer cho biết mọi người nên nhắm đến nhiều loại thực phẩm thực vật, cũng như thực phẩm lên men như sữa chua, pho mát lên men, kim chi và dưa cải bắp - theo nghiên cứu có liên quan đến sự đa dạng hơn trong vi khuẩn đường ruột. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/pham-quynh-anh-luu-tru-te-bao-goc-cho-con-hanh-trinh-lam-me-them-tron-ven-20220720135338026.htm | 20220720 | Phạm Quỳnh Anh lưu trữ tế bào gốc cho con - hành trình làm mẹ thêm trọn vẹn | Phạm Quỳnh Anh lưu trữ tế bào gốc cho con, hành trình làm mẹ càng thêm ý nghĩa
Vào cuối tháng 6 vừa qua, ca sĩ Phạm Quỳnh Anh đã chính thức thông báo lần thứ 3 làm mẹ. Chia sẻ thêm về lần thai kỳ của mình, nữ ca sĩ cho biết: "Không nghĩ rằng mình sẽ tiếp tục bước vào hành trình thiêng liêng này một lần nữa, nhất là ở lứa tuổi này mọi thứ về sức khỏe có vẻ khó khăn hơn nhiều… nhưng tất cả đều do ông Trời sắp đặt và mình hạnh phúc đón nhận".
Đáng chú ý hơn, trong bài viết, cô còn đăng tải bức ảnh chụp cùng hộp kit lưu trữ tế bào gốc tại Ngân hàng Mô Cryoviva Việt Nam - đơn vị ngân hàng lưu trữ tế bào gốc cuống rốn quen thuộc cho các mẹ bầu như Bảo Thy, Hồ Ngọc Hà...
Phạm Quỳnh Anh chia sẻ lý do quyết định lưu trữ tế bào gốc cho bé
"Đến thời điểm này, niềm vui và hy vọng lớn nhất đối với QA là chỉ mong em bé được lớn lên khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của gia đình...", Phạm Quỳnh Anh viết. Vì thế, cũng như các bậc cha mẹ khác, Phạm Quỳnh Anh quyết định lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con, bởi những khả năng điều trị bệnh mà loại "rác thải sinh học" này mang lại.
Tiềm năng điều trị hơn 85 loại bệnh hiểm nghèo
Theo Cryoviva - đơn vị Phạm Quỳnh Anh lưu trữ tế bào gốc từ những năm đầu của thập niên 80, loại tế bào được tìm thấy trong màng cuống rốn em bé đã được phát hiện có khả năng tăng sinh và sống trong môi trường phòng thí nghiệm trong một thời gian dài. Với khả năng biệt hóa thành nhiều tế bào chức năng trong cơ thể, tế bào gốc có thể hỗ trợ điều trị các bệnh nguy hiểm thuộc hệ tạo máu như: Ung thư máu, suy tủy, các rối loạn miễn dịch nghiêm trọng, thiếu máu bẩm sinh thalassemia, bệnh bạch cầu, u lympho… hay các bệnh về cơ xương khớp.
Ngoài ra, tế bào gốc được lưu trữ trong một khoảng thời gian dài, có thể sử dụng khi chẳng may em bé mắc bệnh, thậm chí có thể dùng để chăm sóc sức khỏe cho ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình.
Vì thế, trong lúc chờ đợi em bé chào đời, nhiều gia đình ngày nay luôn cân nhắc về việc lưu trữ tế bào gốc cho bé.
Cryoviva Việt Nam - Đơn vị lưu trữ tế bào gốc được nhiều "hot mom" tin tưởng
Khi lựa chọn ngân hàng lưu trữ, các gia đình có thể lựa chọn các hệ thống ngân hàng có mạng lưới phòng lab lưu trữ đa dạng trên thế giới, để đáp ứng nhu cầu lưu trữ cũng như thuận tiện chăm sóc sức khỏe với công nghệ tiên tiến và nền y học hiện đại, hoặc có thể sẵn sàng hỗ trợ khi cần sử dụng tế bào.
Trong đó, Ngân hàng mô Cryoviva, với ưu thế là đơn vị trực thuộc hệ thống Cryoviva, đạt chứng nhận AABB và FDA Hoa Kỳ trong lĩnh vực thu thập và lưu trữ tế bào gốc. Bên cạnh kho lưu trữ tại Singapore, Thái Lan, UAE… ngân hàng cũng đã có phòng lab tại quận 7, TPHCM, được Bộ Y là đơn vị lưu trữ tế cấp phép hoạt động.
Chi phí lưu trữ tế bào gốc linh hoạt, phù hợp với kinh tế nhiều gia đình
Để nhiều gia đình có cơ hội lưu trữ tế bào gốc quý giá cho bé, ngân hàng mô Cryoviva đã có các gói lưu trữ linh hoạt từ 1 năm - 5 năm - 10 năm - 20 năm cho đến trọn đời. Chi phí chỉ từ 3 triệu mỗi tháng, hỗ trợ trả góp 12 tháng cùng với chính sách bảo hiểm điều trị. Trong tương lai, các bậc cha mẹ có thể lưu trữ nguồn tế bào để đảm bảo sức khỏe cho bé và cả gia đình.
Mỗi ngày trôi qua, dưới tác động của môi trường sống và thói quen sinh hoạt, các loại bệnh lý nghiêm trọng xuất hiện ngày một nhiều. Đó là lý do mẹ bỉm Phạm Quỳnh Anh cũng như các ông bô - bà bô khác đã lựa chọn lưu trữ tế bào gốc làm món quà bảo hiểm sinh học bảo vệ con khỏi các rủi ro về bệnh tật trong tương lai. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phau-thuat-cat-toan-bo-da-day-bang-robot-dieu-tri-ung-thu-da-day-vi | Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày bằng Robot điều trị ung thư dạ dày | Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh - Trưởng Đơn nguyên Ngoại tiêu hóa - Tiết niệu - Phẫu thuật Robot & Ngoại Nhi - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày bằng Robot điều trị ung thư dạ dày là phương pháp điều trị mới đem lại những tín hiệu tích cực, giúp bệnh nhân kéo dài sự sống. So với các phương pháp mổ nội soi và mổ mở thì phương pháp phẫu thuật cắt dạ dày bằng robot có nhiều ưu điểm hơn cả.
1. Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày bằng Robot được áp dụng khi nào?
Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày bằng Robot được chỉ định cho các khối u ở cực trên dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh được đánh giá đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật.
2. Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày bằng Robot được thực hiện như thế nào?
Nhiều người sẽ tưởng tượng rằng phẫu thuật Robots là robot tự phẫu thuật. Thực tế, không phải như vậy, bác sĩ phẫu thuật điều khiển Robot để phẫu thuật.XEM THÊM: Phẫu thuật cắt dạ dày bán phần cực dưới bằng Robot 3. Phẫu thuật ung thư dạ dày bằng Robot mang lại lợi ích gì?
Ngoài sự vượt trội của hình ảnh 3D phóng đại độ phân giải cao thì phương pháp này còn đem lại một số lợi ích như sau:So với mổ mở: Dụng cụ Robot rất nhỏ chỉ 8mm so với bàn tay của bác sĩ nên người bệnh không phải rạch một đường mổ lớn.So với mổ nội soi: Dụng cụ robot có thể gấp, xoay 3D để thực hiện thao tác một cách linh hoạt và tinh tế như bàn tay của phẫu thuật viên.Do đó, phẫu thuật cắt ung thư dạ dày bằng Robot mang lợi ích là những ưu điểm của mổ mở + mổ nội soi và loại bỏ những nhược điểm của các phương pháp này. 4. Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày bằng nội soi có để lại sẹo lớn không?
Bệnh nhân sau khi cắt toàn bộ dạ dày bằng nội soi sẽ có vài vết sẹo nhỏ 8-10mm. Ngoài ra, có một vết rạch lớn khoảng đường kính 5cm để các bác sĩ lấy dạ dày ra ngoài. 5. Thời gian mổ và nằm viện có lâu không?
Thời gian mổ và nằm viện sẽ rất phụ thuộc vào sự hồi phục liên quan đến tuổi tác và bệnh nền sẵn có. Thời gian mổ khoảng 6 giờ và thời gian nằm viện trung bình là 7 ngày.
6. Người bệnh cần tuân thủ quy trình cắt dạ dày bằng robot như thế nào?
Người bệnh đã được chẩn đoán ung thư dạ dày cần đặt hẹn khám và tư vấn với bác sĩ.Sau khi khám xong, bác sĩ sẽ tư vấn về phương pháp điều trị. Nếu người bệnh đồng ý bác sĩ sẽ hẹn lịch khám và điều trị như sau:Xét nghiệm, chụp phim, điện tim, các đánh giá bổ sung khác nếu có để xác định giai đoạn bệnh như CT scanner, MRI, PET-CT... (thường làm ngay buổi tư vấn đó, một số sẽ cần hẹn)Khám bác sĩ gây mê (khi có kết quả xét nghiệm)Thông qua duyệt điều trị với hội đồng Ung bướu để lựa chọn điều trị tốt nhất cho người bệnh. (Đôi khi không bắt đầu ngay bằng phẫu thuật)Hẹn ngày, giờ phẫu thuật với bệnh nhân (nếu phẫu thuật được đặt ra sau họp hội đồng Ung bướu).Hướng dẫn người bệnh tập vận động, thở, ăn uống và nhu cầu dinh dưỡng theo chương trình ERAS (tăng cường hồi phục sau phẫu thuật) trong thời gian chờ phẫu thuật.Theo đó, người bệnh cần vào viện vào chiều trước ngày phẫu thuật để chuẩn bị. Tuy nhiên, trong thời gian dịch bệnh Covid-19, quy trình xét nghiệm và thời gian vào viện có thể thay đổi. Nhân viên y tế sẽ thông báo cụ thể lịch trình cho bạn.
7. Những ưu điểm khi thực hiện phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày bằng robot tại Vinmec
Một số ưu điểm khi thực hiện phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày bằng robot tại Vinmec như sau:Có lịch trình và thông báo rõ ràng cho bạn.Áp dụng hội chẩn đa Chuyên khoa để đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnhPhương tiện hiện đại Robot phẫu thuật da Vinci và quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn tốt theo tiêu chuẩn JCIÁp dụng ERAS (tăng cường hồi phục sau phẫu thuật) phối hợp điều trị toàn diện đa Chuyên khoa để hồi phục nhanh nhất sau phẫu thuật.Áp dụng kháng sinh dự phòng: Giảm sử dụng thuốc, giảm tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ.Có đội ngũ gây mê giảm đau tuyệt vời, giúp bạn giảm đau tốt sau mổ và có thể ra viện rất sớm.Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ đã thực hiện phẫu thuật cắt dạ dày (điều trị ung thư dạ dày) thành công cho nhiều ca bệnh. Đặc biệt, tại Vinmec tích hợp nhiều quy trình thăm khám, xét nghiệm, lần đầu tiên áp dụng hội chẩn đa Chuyên khoa với các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, các chuyên gia y tế tại nước ngoài để đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sieu-am-doppler-duong-vat-phat-hien-nhung-benh-ly-gi-vi | Siêu âm doppler dương vật phát hiện những bệnh lý gì | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hồng Hải - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Siêu âm dương vật là phương pháp đơn giản nhưng có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và điều trị các bệnh lý liên quan đến bộ phận quan trọng này. Khi siêu âm dương vật, một số bệnh lý có thể phát hiện được như giãn mạch thừng tinh hoàn, viêm tinh hoàn,...
1. Siêu âm Doppler là gì?
Siêu âm Doppler là phương pháp sử dụng hiệu ứng Doppler để tạo ra hình ảnh chuyển động của các mô, dịch cơ thể và vận tốc tương đối của chúng với đầu phát. Trên thực tế, siêu âm Doppler được chia hai loại như sau:Doppler liên tục: Phương pháp siêu âm này là loại siêu âm gồm hai tinh thể ở một đầu dò với hai chức năng phát sóng âm và thu sóng âm. Từ đó, có thể kiểm tra ở các vận tốc nhanh nhưng lại không thể kiểm tra được vị trí của điểm thu về.Siêu âm Doppler xung: Tại phần đầu dò của máy siêu âm Doppler xung có kết cấp các chuỗi xung dọc để phát sóng âm theo hướng quét của đầu dò. Doppler xung có khả năng điều chỉnh kích thước của các vùng cần kiểm tra nhưng lại không thể thu được toàn bộ sóng âm mà chỉ thu sóng âm về được tại vị trí kiểm tra. Siêu âm Doppler đo dòng chuyển động của mô, dịch trong các bộ phận của cơ thể 2. Siêu âm doppler dương vật là gì? Giúp phát hiện những bệnh lý nào?
Siêu âm dương vật là phương pháp đơn giản nhưng có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và điều trị các bệnh lý liên quan đến bộ phận quan trọng này. Khi siêu âm dương vật, bác sĩ sẽ siêu âm bìu, toàn bộ thân dương vật.... Một số bệnh lý có thể phát hiện được nhờ siêu âm doppler dương vật như sau:Giãn tĩnh mạch thừng tinh hoàn: Đây là hiện tượng các tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn bị giãn xoắn bất thường, giãn mạch thừng tinh có thể gây ra vô sinh thứ phát do khả năng di chuyển và số lượng tinh trùng giảm đi. Khi siêu âm bìu sẽ cho thấy những đám rối của thừng tinh xoắn thành từng búi.Xoắn tinh hoàn: Xoắn tinh hoàn là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng teo tinh hoàn, hoại tử tinh hoàn. Siêu âm bìu, tinh hoàn sẽ giúp các bác sĩ phát hiện mức độ xoắn để xử lý kịp thời.Nang mào tinh hoàn: Nang mào tinh hoàn là tình trạng tắc ứ các ống dẫn tinh ở mào tinh. Nếu không điều trị sớm có thể gây vô sinh ở nam giới. Khi sờ thấy khối rắn hơi mềm ở đầu mào tinh, nắn đau nên đến cơ sở y tế để siêu âm dương vật, chẩn đoán bệnh.Chấn thương dương vật: Chấn thương tinh hoàn khi có tác động mạnh và bất ngờ vào bộ phận sinh dục,... Khi siêu âm dương vật có thể thấy hình ảnh và xác định mức độ của các chấn thương. Trắc nghiệm: Dương vật của bạn có bình thường không?
Sức khỏe “cậu nhỏ” là điều được nhiều nam giới chú ý và quan tâm. Liệu bạn đã biết được tình trạng dương vật của mình có đang ở mức bình thường hay không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua các câu trắc nghiệm nhanh sau đây nhé. Bài dịch từ: webmd.com Bắt đầu Siêu âm Doppler giúp phát hiện và chẩn đoán một số bệnh lý ở dương vật Viêm mào tinh hoàn: Viêm mào tinh hoàn xuất phát từ việc bị nhiễm trùng ngược từ bàng quang và tiền liệt tuyến.Viêm tinh hoàn: Viêm tinh hoàn thường xảy ra khi bị tụ cầu, liên cầu khuẩn, xâm nhập, hoặc do nhiễm trùng cấp tính của tinh hoàn... Các triệu chứng viêm tinh hoàn là sưng đau tinh hoàn, nặng bìu, đau khi đi tiểu, sốt,... Trên hình ảnh siêu âm tinh hoàn sẽ phát hiện các ổ viêm và sưng tấy.Ung thư dương vật: Ung thư dương vật có thể phát hiện nếu siêu âm dương vật. Kết quả siêu âm còn giúp các bác sĩ xác định khối u, mức độ ung thư thế nào để xác định phương án điều trị.Khi bộ phận sinh dục nam giới xuất hiện những triệu chứng bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được khám và xử lý kịp thời. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam. Trang thiết bị y tế hiện đại, tối tân, được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan... giúp việc chẩn đoán và điều trị nhanh, hiệu quả nhất. Các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, được đào tạo tại nước ngoài. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-bi-cao-huyet-ap-co-nen-tap-gym-vi | Người bị cao huyết áp có nên tập gym? | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?
1. Hình thức tập gym
Tập gym là một hình thức tập thể dục được thực hiện trong một phòng tập với đầy đủ trang thiết bị, hình thức tập phong phú và có nhiều người tham gia tập luyện. Thậm chí, nhiều phòng tập gym còn hoạt động như một lớp học khi bạn được hướng dẫn mọi thứ từ một huấn luyện viên thể hình. Bạn có thể lựa chọn rất nhiều hình thức tập luyện tại đây như: đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp, nâng tạ, gập bụng... Tập gym giúp thay đổi vóc dáng ngày càng đẹp hơn. 2. Tập gym và cao huyết áp
Cao huyết áp (còn gọi là tăng huyết áp) là tình trạng huyết áp cao hơn bình thường (Huyết áp bình thường nằm trong khoảng 120/80mmHg). Chẩn đoán bị cao huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.Nhiều bằng chứng cho thấy tập thể dục hay tập gym là một phương pháp tốt để giảm và kiểm soát huyết áp. Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về huyết áp cao không?
Huyết áp cao còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì bệnh thường không có triệu chứng. Thiếu hụt kiến thức về huyết áp cao có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là những câu hỏi trắc nghiệm vui giúp bạn hiểu đúng về bệnh cao huyết áp. Bắt đầu 2.1. Cao huyết áp có nên tập gym?
Người có nguy cơ hoặc bị cao huyết áp thường được khuyến khích thường xuyên rèn luyện thân thể. Tập gym hay tập thể dục trở thành một thói quen sẽ giúp giảm huyết áp, cũng như duy trì sự ổn định của huyết áp. Bên cạnh đó, tập gym cũng giúp cho cơ thể tăng sức đề kháng và sự dẻo dai, đồng thời cũng là một cách tốt để giảm bớt căng thẳng và giúp tinh thần tốt hơn. Nhưng người bệnh cũng cần tham khảo những góp ý của bác sĩ để việc tập gym hiệu quả hơn.Tuy rằng là môn thể thao được khuyến khích vời người bệnh tăng huyết áp nhưng tập gym không có nghĩa là phải bỏ thuốc điều trị huyết áp, bạn vẫn cần duy trì theo đúng sự chỉ định của các bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, hạ huyết áp bằng cách tập thể dục cần có thời gian và cần phải duy trì bền vững thành thói quen. Bệnh nhân cao huyết áp được khuyến khích tập gym 2.2. Bài tập cho người cao huyết áp?
Có 3 bài tập cơ bản dành cho người mắc bệnh cao huyết áp như sau:Những bài tập thể dục cho tim mạch hoặc aerobic có thể giúp giảm huyết áp và làm cho trái tim khỏe mạnh hơn. Ví dụ như đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, đạp xe, trượt băng, chèo thuyền, thể dục nhịp điệu cao hoặc thấp, bơi lội và thể dục nhịp điệu dưới nước.Những bài tập cho cơ bắp giúp bạn đốt cháy nhiều năng lượng hơn. Đồng thời, nó cũng tốt cho khớp và xương của cơ thể.Những bài tập duỗi thẳng hoặc kéo dài cơ thể làm cho tăng độ linh hoạt hơn, giúp di chuyển tốt hơn và giúp ngăn ngừa chấn thương.
2.3. Những lưu ý khi tập gym cho người cao huyết áp
Người mắc bệnh cao huyết áp nên có hoạt động vừa phải như đi bộ nhanh ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày một tuần. Nếu hạn chế thời gian cần bổ sung các hoạt động mạnh hơn như chạy bộ trong 20 phút/ngày, 3 đến 4 ngày một tuần.Trước khi tập gym đầu tiên phải khởi động, khoảng từ 5 đến 10 phút giúp cơ thể thích nghi và giúp ngăn ngừa chấn thương. Cuối cùng, khi tập thể dục xong, không nên dừng lại đột ngột, cần thao tác từ từ, điều này đặc biệt quan trọng đối với người bị huyết áp cao.Khi tập thể dục, hãy chú ý cảm giác cơ thể. Việc thở mạnh và đổ mồ hôi cũng là điều bình thường và tim cũng đập nhanh hơn, khi bạn tập thể dục nhịp điệu. Nhưng nếu cảm thấy rất khó thở, hoặc nếu bạn cảm thấy tim đập quá nhanh hoặc không đều, hãy chậm lại khi nghỉ ngơi.Bạn cũng nên ngừng tập thể dục nếu bạn cảm thấy đau ngực, mệt, chóng mặt, hoặc khó thở, đau ở cổ, cánh tay, hàm hoặc vai.Bất cứ ai dùng thuốc điều trị tăng huyết áp muốn cố gắng kiểm soát huyết áp bằng cách tập thể dục nên cần có sự tư vấn của bác sĩ để thể lên kế hoạch tập luyện đúng cách và hiệu quả, đặc biệt là ở các đối tượng:Đàn ông lớn hơn 45 tuổi hoặc một phụ nữ lớn hơn 55 tuổi.Hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc trong sáu tháng qua.Thừa cân béo phì.Có bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi.Cholesterol cao hoặc huyết áp cao.Đau tim.Có tiền sử gia đình về các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim trước 55 tuổi ở nam và 65 tuổi ở nữ.Đau hoặc khó chịu ở ngực, hàm, cổ hoặc cánh tay trong khi hoạt động.Chóng mặt khi cố gắng vận động.Có sức khỏe tốt hay không tập thể dục thường xuyên.Đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Bệnh nhân đau tim khi tập thể dục cần có sự tư vấn của bác sĩ Ngừng tập thể dục và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào trong khi tập thể dục, bao gồm:Đau ngực, cổ, hàm hoặc đau cánh tayChóng mặt hoặc ngất xỉuKhó thở nặngNhịp tim không đềuTập thể dục, tập gym đều rất tốt cho sức khỏe và kiểm soát huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên trong một số trường hợp người mắc bệnh cao huyết áp chỉ nên rèn luyện các môn thể thao vừa sức, khi có các triệu chứng bệnh nguy hiểm cần ngừng luyện tập và thực hiện theo đúng chỉ định, khuyến cáo và tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa. Nguồn tham khảo: webmd.com, mayoclinic.org, nhs.uk Thuốc điều trị tăng huyết áp, vì sao phải uống lâu dài? |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sau-quan-he-4-ngay-moi-uong-tranh-thai-khan-cap-co-sao-khong-vi | Sau quan hệ 4 ngày mới uống tránh thai khẩn cấp có sao không? | HỏiChào bác sĩ,Cháu có quan hệ tình dục không an toàn mà sau 4 ngày, cháu mới uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi sau quan hệ 4 ngày mới uống tránh thai khẩn cấp có sao không? Cháu có thể mang thai không bác sĩ? Cháu cảm ơn bác sĩ.Lê Thị Ngọc Loan (2001) Trắc nghiệm: Thuốc tránh thai khẩn cấp có những tác dụng phụ gì?
Thuốc tránh thai khẩn cấp giúp ngừa thai hiệu quả nhưng cũng là con dao hai lưỡi vì có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người sử dụng. Theo dõi bài trắc nghiệm dưới đây để biết thuốc tránh thai khẩn cấp có những tác dụng phụ gì? Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Tạ Quốc Bản
, chuyên khoa Sản phụ khoa
, Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Tạ Quốc Bản Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Sản phụ khoa Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Đăng ký khám Bắt đầu Trả lờiĐược giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Kim Dung - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.Chào bạn,Với câu hỏi “Sau quan hệ 4 ngày mới uống tránh thai khẩn cấp có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:Thuốc tránh thai khẩn cấp có nhiều loại. Hiện nay, phổ biến thuốc tránh thai khẩn cấp 72h chứa hoạt chất Levonorgestrel và có hai loại là loại 1 viên và loại 2 viên.Loại 1 viên uống 1 lần duy nhất.Loại 2 viên thì chia thành 2 liều, viên thứ nhất uống càng sớm càng tốt sau khi quan hệ và viên thứ hai uống sau viên đầu tiên 12h.Cả 2 loại này sẽ được uống tối đa trong vòng 72h sau khi quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ. Ngoài ra, có 1 loại thuốc tránh thai khẩn cấp 120h trên thị trường có chứa hoạt chất là Mifepristone- là một chất kháng progestin với hàm lượng 10mg. Thuốc 1 viên duy nhất có tác dụng trong vòng 120h sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Do vậy, bạn nên xem loại mình đang uống là loại nào. Hiệu quả tránh thai càng cao khi sử dụng thuốc ngay sau quan hệ không sử dụng biện pháp tránh thai an toàn khác.Nếu bạn còn thắc mắc về uống tránh thai khẩn cấp, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.Trân trọng! |
|
https://suckhoedoisong.vn/thuoc-moi-tri-benh-u-nguyen-bao-than-kinh-o-tre-em-16996672.htm | 10-05-2015 | Thuốc mới trị bệnh u nguyên bào thần kinh ở trẻ em | M
ới đây, Cơ quan Quản lý thuốc - thực phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt loại thuốc mới để điều trị bệnh u nguyên bào thần kinh ở trẻ em (Neuroblastoma). U nguyên bào thần kinh là căn bệnh hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh 1/100.000 ở trẻ dưới 5 tuổi, phổ biến ở nhóm 2 tuổi, nhóm dưới 1 tuổi chiếm 25% số ca mắc bệnh, hàng năm, tại Mỹ phát hiện thêm khoảng 650 ca mới. Bệnh thường bắt đầu ở tuyến thượng thận nhưng cũng có thể bắt đầu ở bụng, ngực hay thần kinh mô gần cột sống. Tỷ lệ sống chỉ có 40 - 50% với thời gian trên 5 năm kể cả khi được điều trị tích cực.
Thuốc có tên unituxin (dinutuximab), được dùng trong liệu pháp điều trị kết hợp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Mức độ an toàn và hiệu quả của thuốc đã được đánh giá trong các nghiên cứu lâm sàng ở trên 225 trẻ em mắc bệnh u nguyên bào thần kinh. Kết quả, 3 năm sau khi điều trị bằng phác đồ unituxin, 63% bệnh nhân không còn khối u hoặc tái phát so với 46% ở nhóm dùng phác đồ tương tự bằng thuốc isotretinoin.
Trên nhãn unituxin có ghi nguy cơ gây kích thích tế bào thần kinh, thậm chí có thể gây ra đau trầm trọng và tổn thương thần kinh. Ngoài ra, unituxin cũng có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng như viêm đường hô hấp, khó thở và giảm huyết áp. Tác dụng phụ thường gặp của unituxin gồm đau nặng, sốt, giảm tiểu cầu trong máu, phản ứng dị ứng và hạ nồng độ muối trong máu.
Khắc Nam
(Theo HealthDay, 4/2015)
Sử dụng thuốc ho cần lưu ý gì?
Nhầm lẫn giữa thuốc chữa mụn trứng cá và tránh thai
Thuốc đặt âm đạo: Không dùng bừa bãi! |
https://tamanhhospital.vn/viem-day-than-kinh/ | 25/07/2023 | Viêm dây thần kinh là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và phòng ngừa | Ngày nay, viêm dây thần kinh là căn bệnh khá phổ biến, thường gây ra cảm giác tê ngứa, đau nhức ở tay, chân,… Triệu chứng viêm dây thần kinh cũng rất đa dạng, khiến bác sĩ gặp khó khăn trong việc phân biệt. Trường hợp không được phát hiện, chẩn đoán, điều trị kịp thời, bệnh viêm dây thần kinh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Dây thần kinh sẽ kiểm soát cảm giác và hoạt động của cơ thể. Những tế bào thần kinh bó lại với nhau sẽ tạo ra dây thần kinh. Một khi dây thần kinh bị viêm nhiễm sẽ khiến người bệnh đối mặt với các triệu chứng vô cùng khó chịu. Vậy viêm dây thần kinh là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa ra sao?
Mục lụcViêm dây thần kinh là bệnh gì?Triệu chứng viêm dây thần kinhKhi nào cần gặp bác sĩ?Nguyên nhân viêm dây thần kinhViêm dây thần kinh do bệnh lýViêm dây thần kinh do những yếu tố, tác nhân khácBiến chứng viêm dây thần kinhCách chẩn đoán bệnh viêm dây thần kinhCách điều trị bệnh viêm dây thần kinhSử dụng thuốcVật lý trị liệuBổ sung dinh dưỡngPhương pháp phẫu thuật dây thần kinh đang bị viêmCách phòng ngừa bệnh viêm dây thần kinhViêm dây thần kinh là bệnh gì?
Viêm dây thần kinh là tình trạng các rễ dây thần kinh bị viêm nhiễm khiến người bệnh cảm thấy đau nhức lan tỏa, tê bì, mất cảm giác,… chạy dọc theo dây thần kinh. Thuật ngữ viêm dây thần kinh và bệnh lý thần kinh đôi khi sẽ được dùng thay thế cho nhau. Thế nhưng, bệnh thần kinh có thể xuất phát từ nguyên nhân viêm hoặc không viêm. Thuật ngữ này bao gồm bất kỳ dạng thoái hóa, tổn thương hay rối loạn chức năng nào. Trong khi đó, viêm dây thần kinh đề cập một cách cụ thể đến quá trình viêm. Ở một số trường hợp, viêm dây thần kinh có thể chuyển biến, tiến triển thành bệnh thần kinh. (1)
Bệnh viêm dây thần kinh có thể tác động đến một dây thần kinh hoặc đám rối thần kinh. Trường hợp một số dây thần kinh bị ảnh hưởng đồng thời thì được gọi là tình trạng viêm đa dây thần kinh đơn nhân. Nếu các dây thần kinh cách xa nhau chịu tác động thì được gọi là viêm đa dây thần kinh. Thắc mắc viêm dây thần kinh là gì đã được giải đáp. Vậy triệu chứng viêm dây thần kinh ra sao?
Viêm dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy đau nhức lan tỏa, tê bì, mất cảm giác,… chạy dọc theo dây thần kinh
Triệu chứng viêm dây thần kinh
Triệu chứng viêm dây thần kinh sẽ còn tùy vào loại dây thần kinh đang bị ảnh hưởng. Tức là tổn thương tại dây thần kinh vận động sẽ gây ra triệu chứng khác so với tình trạng tổn thương ở dây thần kinh cảm giác. Các triệu chứng viêm dây thần kinh không đặc hiệu cho từng nguyên nhân cụ thể. Vì thế, bác sĩ có thể phải xem xét, cân nhắc nhiều chẩn đoán khác nhau. Việc chữa trị sau đó sẽ còn phụ thuộc vào yếu tố gây viêm dây thần kinh và những căn bệnh cơ bản.
Triệu chứng của bệnh sẽ có sự khác biệt tùy vào vị trí viêm. Điển hình như viêm dây thần kinh cảm giác sẽ khiến người bệnh thấy bỏng rát hay ngứa ran, cảm thấy như bị kim châm, tê liệt, mất cảm giác, đau như dao đâm vào vùng chịu ảnh hưởng (thường diễn ra nghiêm trọng hơn vào ban đêm, khi chạm hoặc lúc nhiệt độ thay đổi). Viêm dây thần kinh vận động sẽ gây ra các triệu chứng như suy nhược, yếu, teo cơ, mất trương lực cơ. Nếu người bệnh bị viêm dây thần kinh hỗn hợp (dù là hiếm gặp) có thể sẽ dẫn đến triệu chứng nặng nề, phức tạp hơn.
Nhìn chung, bệnh viêm dây thần kinh sẽ có những triệu chứng thường gặp như sau:
Tứ chi bị ngứa ran.
Tê chân và tay, thiếu sự phối hợp động tác.
Nhói đau.
Liệt mặt (nếu bệnh liên quan đến dây thần kinh ở mặt).
Chức năng tình dục rối loạn (diễn ra phổ biến hơn ở nam giới).
Vùng kín bị ảnh hưởng tiêu cực.
Huyết áp liên tục thay đổi.
Ra mồ hôi.
Đặc điểm trên móng tay, tóc, da thay đổi.
Tăng nhạy cảm đau.
Bị mất cảm giác đau.
Không có khả năng cảm nhận được sự thay đổi của nhiệt độ.
Cơ bắp co giật, yếu cơ.
Gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa như chứng tiêu chảy, táo bón.
Xem thêm: Viêm dây thần kinh ngoại biên: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị.
Bệnh viêm dây thần kinh có thể khiến bạn cảm thấy tứ chi bị ngứa ran, bỏng rát
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín gặp bác sĩ để được tư vấn, kiểm tra ngay khi gặp bất kỳ triệu chứng nào được đề cập ở trên. Chẩn đoán và chữa trị viêm dây thần kinh từ sớm sẽ góp phần làm giảm nguy cơ tăng nặng, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Nguyên nhân viêm dây thần kinh
Tình trạng viêm có thể xuất hiện khi các dây thần kinh bị nhiễm trùng hoặc chấn thương. Bên cạnh đó, sự rối loạn chuyển hóa, tiếp xúc với chất độc hại hay yếu tố di truyền cũng có thể là tác nhân gây viêm dây thần kinh, cụ thể như sau: (2)
Viêm dây thần kinh do bệnh lý
Hiện nay ước tính có hơn 100 nguyên nhân gây ra bệnh viêm dây thần kinh. Trong đó, các tác nhân đến từ bệnh lý là phổ biến hơn cả, ví dụ như:
Tiểu đường: Khoảng một nửa người bệnh đái tháo đường sẽ gặp tình trạng viêm các dây thần kinh ngoại biên. Lúc này, người bệnh có thể sẽ đối mặt với những biến chứng như lở loét chi, nhiễm trùng.
U bướu: Khối u và một số bệnh ung thư có thể dẫn đến di căn như ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi,…
Nhiễm trùng: Các căn bệnh truyền nhiễm như phong, bạch hầu, zona, HIV, uốn ván, viêm gan B, C,…
Thoát vị đĩa đệm: Nhân nhầy đĩa đệm thoát ra bên ngoài sẽ chèn ép lên dây thần kinh dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Rối loạn tủy xương: Đây là biểu hiện của một vài loại ung thư như ung thư xương, ung thư hạch hoặc bệnh amyloidosis.
Một số bệnh lý khác: Suy giáp, bệnh thận, gan,…
Viêm dây thần kinh do những yếu tố, tác nhân khác
Ngoài các tác nhân bệnh lý, viêm dây thần kinh còn đến từ một số nguyên nhân khác, điển hình gồm có:
Lạm dụng chất kích thích: Nghiện ma túy, rượu,…
Tiếp xúc với chất độc: Làm việc ở khu công nghiệp trong thời gian dài và tiếp xúc với các chất độc như thủy ngân, chì.
Tác dụng phụ của một vài loại thuốc đặc trị: Chủ yếu là những loại thuốc chữa bệnh ung thư.
Chấn thương: Té ngã, tai nạn thể thao, tai nạn giao thông,… tác động mạnh, nghiêm trọng lên dây thần kinh.
Thiếu vitamin: Chủ yếu là tình trạng thiếu vitamin B1, B6, B12, E.
Gia đình có tiền sử bị bệnh về thần kinh: Yếu tố di truyền có thể làm gia tăng nguy cơ bị viêm dây thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra chứng viêm dây thần kinh
Biến chứng viêm dây thần kinh
Bệnh viêm dây thần kinh nếu không được phát hiện, chẩn đoán, điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống, ví dụ như:
Cứng khớp, teo cơ chân.
Yếu cơ khiến người bệnh dễ té ngã, gặp chấn thương.
Chức năng đại tiểu tiện rơi vào tình trạng rối loạn.
Tê, không có khả năng cảm thấy đau hoặc cảm nhận sự thay đổi của nhiệt độ sẽ vô tình khiến người bệnh bị bỏng, tổn thương ở da,…
Rối loạn thần kinh thực vật.
Cột sống bị tổn thương.
Tàn phế, liệt cơ.
Cách chẩn đoán bệnh viêm dây thần kinh
Chẩn đoán viêm dây thần kinh được thực hiện nhằm mục đích xác định nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Qua đó, bác sĩ sẽ biết liệu có thể chữa chứng viêm dây thần kinh cho người bệnh hay không. Vì không phải loại bệnh viêm dây thần kinh nào cũng chữa khỏi được. Trong một số trường hợp, bác sĩ chỉ có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng.
Việc chẩn đoán, mô tả bệnh viêm dây thần kinh sẽ được bắt đầu bằng một cuộc kiểm tra thể chất cẩn thận, kỹ lưỡng. Qua đó, bác sĩ có thể xác định, mô tả bất kỳ triệu chứng nào ở một dây thần kinh cụ thể hoặc nhận định được sự phân bổ của các dây thần kinh. (3)
Một cuộc kiểm tra sẽ hỗ trợ bác sĩ quan sát, đánh giá tiến trình thời gian, mức độ nghiêm trọng, sự phân bổ và tình trạng rối loạn chức năng thần kinh. Đồng thời, thông qua việc kiểm tra, bác sĩ sẽ nhận biết liệu tình trạng bệnh có liên quan đến các dây thần kinh vận động, cảm giác hoặc cả hai hay không. Khi định vị được tổn thương, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện các kỹ thuật cụ thể phù hợp với những dây thần kinh liên quan.
Ngoài việc khám lâm sàng, người bệnh sẽ cần làm các xét nghiệm dưới đây để giúp bác sĩ chẩn đoán chứng viêm dây thần kinh một cách chính xác:
Điện cơ ký (EMG) hỗ trợ bác sĩ kiểm tra chức năng thần kinh.
Điện cơ (EMG).
Xét nghiệm máu, đo lường nồng độ vitamin B12, HbA1C, ESR, CBC.
Phương pháp khảo sát dẫn truyền dây thần kinh (NCS).
Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp x-quang, MRI, CT.
Chọc dò tủy sống.
Thực hiện những bài kiểm tra thần kinh khác, ví dụ như kiểm tra cảm giác khi tác động nhiệt, rung, chạm vào.
Sinh thiết da.
Sinh thiết dây thần kinh.
Kiểm tra mắt cho người bị viêm dây thần kinh thị giác.
Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh chụp x-quang để hỗ trợ chẩn đoán viêm dây thần kinh
Cách điều trị bệnh viêm dây thần kinh
Để tìm ra cách chữa bệnh viêm dây thần kinh hiệu quả, bác sĩ cần xác định được nguyên nhân. Trong trường hợp không thể loại bỏ nguyên nhân gây bệnh thì lựa chọn điều trị phù hợp là cải thiện triệu chứng viêm dây thần kinh. Dưới đây là một số phương pháp chữa viêm dây thần kinh đang được áp dụng:
Sử dụng thuốc
Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc giảm đau thần kinh. Việc sử dụng loại thuốc nào sẽ còn tùy vào mức độ nặng nhẹ của cơn đau. Bên cạnh đó, thuốc cũng hỗ trợ làm giảm bớt những triệu chứng viêm dây thần kinh khác trong thời gian ngắn. Một số loại thuốc đang được sử dụng gồm có:
Với tình trạng đau nhẹ: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như codein, aspirin hoặc acetaminophen.
Với tình trạng đau vừa đến nặng: Thuốc giảm đau opioid như oxycodone, hydrocodone, tramadol.
Với tình trạng đau cấp tính: Nếu người bệnh bị viêm dây thần kinh nghiêm trọng thì bác sĩ có thể cân nhắc cho dùng thuốc corticosteroid.
Với tình trạng đau mãn tính: Dựa trên mức độ nghiêm trọng của chứng viêm dây thần kinh, người bệnh có thể được cho sử dụng các loại thuốc như lidocaine, capsaicin, carbamazepine, amitriptyline, pregabalin, duloxetine,…
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp thường được áp dụng với người bệnh viêm dây thần kinh liên quan đến dây thần kinh vận động. Các hình thức vật lý trị liệu được sử dụng gồm có:
Ứng dụng nhiệt.
Kích thích dây thần kinh bằng xung điện xuyên qua da (TENS).
Liệu pháp lạnh.
Châm cứu.
Liệu pháp bấm huyệt.
Massage.
Bổ sung dinh dưỡng
Trong những trường hợp bị viêm dây thần kinh do thiếu hụt dưỡng chất, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh điều chỉnh lại khẩu phần ăn uống, bổ sung thêm dinh dưỡng. Khi bổ sung một số loại vi chất, tình trạng đau dây thần kinh, yếu, tê và những triệu chứng khác liên quan đến sự thiếu hụt dưỡng chất có thể sẽ thuyên giảm, ví dụ như:
Vitamin B12 thúc đẩy các dây thần kinh phát triển và tái tạo.
Thiamine (vitamin B1) giúp người bệnh chữa lành những chấn thương thần kinh đồng thời làm giảm các triệu chứng viêm dây thần kinh.
Magie và canxi đều rất quan trọng trong quá trình dẫn truyền xung thần kinh.
Lecithin cần thiết để dây thần kinh được sửa chữa, bảo vệ.
Protein là dưỡng chất đa lượng, có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi dây thần kinh.
Phương pháp phẫu thuật dây thần kinh đang bị viêm
Phẫu thuật được xem là biện pháp can thiệp cuối cùng để kiểm soát dây thần kinh bị viêm. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh làm phẫu thuật trong trường hợp chấn thương thực thể và dây thần kinh bị chèn ép.
Châm cứu là hình thức vật lý trị liệu hỗ trợ chữa bệnh viêm dây thần kinh
Cách phòng ngừa bệnh viêm dây thần kinh
Bạn có thể phòng ngừa bệnh viêm dây thần kinh thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt,… cụ thể như sau:
Uống nhiều nước.
Áp dụng khẩu phầu có nhiều rau củ, trái cây, protein để giúp hệ thần kinh luôn mạnh khỏe. Bạn hãy bổ sung thêm vitamin B12 thông qua ngũ cốc, thực phẩm từ sữa, trứng, thịt, cá,…
Tránh tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất độc hại.
Không uống rượu, hút thuốc lá.
Tập thể dục tối thiểu 3 lần/tuần, 30 phút đến 1 tiếng/lần.
Hạn chế khiến tâm lý căng thẳng, duy trì lối sống vui vẻ, tích cực.
Tránh những yếu tố có thể làm tổn thương thần kinh, ví dụ như chuyển động tại xương khớp lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Bạn cũng không nên mặc trang phục chật chội, bó sát vì sẽ gây áp lực cho dây thần kinh.
Kiểm soát và chữa trị tốt những tình trạng gây viêm.
Nếu thấy bản thân có triệu chứng đáng ngờ, bạn cần đến gặp bác sĩ thăm khám ngay. Trường hợp bệnh chưa thuyên giảm, bạn hãy tái khám định kỳ và tiếp tục chữa trị theo chỉ định của bác sĩ.
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Viêm dây thần kinh sẽ khiến người bệnh đối mặt với các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vì thế, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tiến hành chữa trị đúng cách, kịp thời. |
https://suckhoedoisong.vn/u-o-vu-phai-lam-the-nao-169102337.htm | 12-08-2015 | U ở vú phải làm thế nào? | Hai ngày nay tôi phát hiện ở vú có cục gì hơi đau, nhỏ như ngón út nằm ở ngực phải. Có thuốc gì uống hết mà không cần phải mổ không ạ?
Mỹ Hạnh
(anhtrangvang9@gmail.com)
Cục nhỏ ở vú có thể đó là khối u lành (u xơ) hay u nang nước, viêm, tắc tuyến sữa hoặc áp-xe vú nhưng cũng có thể là u ác tính (ung thư vú). Để biết chính xác nhất cần sự thăm khám lâm sàng kết hợp cận lâm sàng như chụp Xquang vú, xét nghiệm tế bào học và mô bệnh học, xét nghiệm chất chỉ điểm khối u... Trong thư bạn không nói rõ tuổi cũng như tình trạng hiện tại nên tôi không thể chẩn đoán cục bạn sờ thấy là u lành hay u ác hay viêm, do vậy không thể đưa ra lời khuyên cụ thể là dùng thuốc hay mổ được. Hiện tại các thầy thuốc chuyên khám chữa ung thư vú đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán xác định ung thư vú dựa vào 3 yếu tố chính: khám thấy có khối u; xét nghiệm tế bào học bằng chọc hút kim nhỏ; chụp Xquang vú. Nếu có một trong 3 yếu tố trên còn nghi ngờ sẽ cho làm sinh thiết tức thì (lấy một phần nhỏ của u cắt lạnh trả lời kết quả sau 20 đến 30 phút.
Về điều trị:
tùy u đó là lành tính hay ác tính mà cách điều trị sẽ khác nhau như dùng nội tiết nếu là xơ tuyến vú; nếu là u ác tính thì việc điều trị tùy trường hợp bác sĩ chuyên ngành ung thư sẽ có chỉ định cụ thể.
Lời khuyên với tất cả chị em là nên biết cách tự khám vú:
Ở phụ nữ còn kinh nguyệt thì khám vú chính xác nhất là sau khi sạch kinh 5-7 ngày, ở phụ nữ đã mãn kinh thì nên khám vào một ngày nhất định trong tháng. Nếu tự khám vú mình chị em thấy có sự thay đổi nào đó của vú hãy đến gặp thầy thuốc chuyên khoa ngay, đừng sợ và ngại ngần.
BS. Kim Oanh
Uống thuốc thế nào cho đúng?
Thiếu “chuyện ấy” có tác động tiêu cực đến sức khỏe như thế nào?
Lưu ý khi dùng nước giải khát |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nen-lam-gi-khi-tre-1-thang-tuoi-bi-ho-nghet-mui-vi | Nên làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị ho, nghẹt mũi? | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Trẻ 1 tháng tuổi có sức đề kháng yếu, có thể bị ho, nghẹt mũi là những biểu hiện của viêm đường hô hấp trên hoặc viêm đường hô hấp dưới. Các chuyên gia sức khỏe khuyên cha mẹ hạn chế sử dụng thuốc khi trẻ bị ho, nghẹt mũi, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sỹ.
1. Ưu tiên các biện pháp chăm sóc trẻ bị ho, nghẹt mũi không dùng thuốc
Với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cũng như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các độ tuổi khác, các chuyên gia sức khỏe thường khuyên cha mẹ nên ưu tiên áp dụng các biện pháp chăm sóc không dùng thuốc cho trẻ. Chỉ nên dùng thuốc nếu những biện pháp này không hiệu quả và sử dụng dưới sự chỉ định của bác sỹ.Khi bị ho, chúng ta có thể dùng thuốc không kê đơn cho trẻ để giảm triệu chứng bệnh nhưng hiện nay thị trường có nhiều loại thuốc ho có chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi, trong đó có trẻ 1 tháng tuổi do chúng có thể gây ra nhiều phản ứng phụ nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng bé.Với trẻ sơ sinh bị các bệnh đường hô hấp có kèm theo ho, ngạt mũi, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc không dùng thuốc sau: Trắc nghiệm: các chỉ số cần chú ý về sự phát triển thể chất của trẻ
Chiều cao, cân nặng của bé ở từng giai đoạn nên là bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường? Cùng ThS.BS Ma Văn Thấm điểm lại xem bạn đã nắm được các chỉ số phát triển thể chất của bé chưa nhé! Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Ma Văn Thấm
, chuyên khoa Nhi
, Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Ma Văn Thấm Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Nhi Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Đăng ký khám Bắt đầu 1.1 Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi
Nhiều trường hợp trẻ bị ho kèm tăng tiết nước mũi, gây nghẹt mũi khó thở, ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và khiến trẻ khó bú, bỏ bú. Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi sẽ giúp giảm lượng chất nhầy trong mũi, làm sạch và giảm sưng đường hô hấp, như vậy sẽ giúp trẻ ho dễ hơn và dễ tống đờm ra ngoài hơn. Với trẻ 1 tháng tuổi, bố mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi hỗ trợ.
1.2 Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn
Với trẻ em trên 6 tháng tuổi, việc bổ sung nước có thể giúp giảm chất nhầy ở mũi và đường hô hấp giúp trẻ sẽ đỡ khó thở và ho cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì chỉ nên cho bú sữa mẹ. Không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi 1.3 Không dùng mật ong làm dịu họng cho trẻ sơ sinh
Mật ong giúp làm dịu họng và giảm ho, được nhiều cha mẹ sử dụng khi con bị ho, nghẹt mũi. Tuy nhiên, lưu ý là không nên dùng biện pháp này cho trẻ dưới 1 tuổi.
1.4 Nâng cao đầu khi nằm
Có thể dùng một chiếc gối cao hơn hoặc kê thêm một chiếc khăn vào gối cho trẻ để nâng đầu cao hơn, việc này sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn và cơn ho cũng sẽ giảm.
1.5 Sử dụng máy làm ẩm không khí
Hãy sử dụng máy tạo độ ẩm vừa phải cho phòng ngủ vào ban đêm, không khí ẩm sẽ giúp trẻ dễ thở hơn, cũng giảm kích ứng gây ho.
2. Sử dụng thuốc khi trẻ 1 tháng tuổi ho nhiều
Khi trẻ bị ho nhiều, nghẹt mũi nặng gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và sinh hoạt thì bố mẹ có thể lựa chọn dùng thuốc để giảm triệu chứng. Nếu không có điều kiện tới khám bác sỹ và kê đơn thuốc, cha mẹ có thể chọn các loại thuốc ho không kê đơn. Cần chọn thuốc trị ho có thể dùng cho trẻ sơ sinh Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý chọn những loại thuốc ho có chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì mới dùng được cho trẻ 1 tháng tuổi. Nên lựa chọn những loại thuốc ho không gây ức chế trung tâm ho thần kinh trung ương của trẻ vì nó sẽ không làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể.Ngoài ra, cha mẹ cũng cần theo dõi sát sao diễn biến bệnh, nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh nặng như ho kèm theo sốt, đờm xanh hay vàng, mệt nhiều, khó thở, lờ đờ, bỏ bú, bỏ ăn... thì cần đưa bé tới bệnh viện để được khám và kê đơn thuốc điều trị phù hợp.Các dấu hiệu nguy hiểm của viêm đường hô hấp dưới như: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi có thể gây biến chứng và tử vong nếu không được điều trị sớm. Cha mẹ cần hết sức lưu ý và theo dõi biểu hiện của trẻ.Bên cạnh lựa chọn các loại thuốc ho Tân dược, các sản phẩm thảo dược thiên nhiên hiện nay cũng được ưu tiên trong điều trị bệnh, bởi ưu điểm là có thể sử dụng lâu dài, an toàn hơn, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.Với trẻ 1 tháng tuổi bị ho, cha mẹ có thể tham khảo sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ lá thường xuân, vừa giúp giảm ho, vừa giúp loãng đờm và giảm co thắt phế quản. Lưu ý lựa chọn sản phẩm có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh. Chiết xuất lá thường xuân giúp giảm ho, loãng đờm tốt Ngoài ra, cũng cần lưu ý không lựa chọn những loại thuốc ho được quảng cáo là “Thuốc gia truyền” hay “Thuốc xách tay” có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, chất lượng không đảm bảo, hiệu quả chưa được kiểm chứng dùng cho trẻ.Thay vào đó, nên lựa chọn những loại thuốc chất lượng, đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành và đã được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn qua các nghiên cứu khoa học.Khi triệu chứng nghẹt mũi không có sự thuyên giảm có thể trẻ đã mắc bệnh lý và cần được thăm khám. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thànhKỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.Bác sĩ Đặng Thị Ngoan từng là giảng viên Bộ môn Nhi - trường Đại học Y dược Hải Phòng. Từng được cấp chứng chỉ về Nhi khoa trong và ngoài nước như: Bệnh viện Westmead, Australia; Trường Đại học Y Hải Phòng. Hiện tại, Bác sĩ Ngoan là bác sĩ Nhi - Sơ sinh tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long Rửa mũi cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Hướng dẫn rửa mũi đúng cách Viêm tai giữa cấp, mạn tính gây biến chứng áp xe não, viêm màng não |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-hieu-lien-xuong-sau-bo-bot-vi | Dấu hiệu liền xương sau bó bột | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm về khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, chấn thương. Bó bột là phương pháp bất động để điều trị các trường hợp tổn thương cơ xương khớp, đặc biệt là gãy xương. Khi được bó bột thì người bệnh bắt buộc phải bất động vị trí được bó bột cho đến khi lành và chú ý theo dõi các dấu hiệu xương đang lành.Khi bó bột để điều trị bệnh gãy xương thì có lẽ vấn đề được quan tâm nhất chính là bó bột bao lâu thì liền, dấu hiệu nhận biết xương đang liền là như thế nào để có thể sinh hoạt và làm việc bình thường trở lại. Tuy nhiên quá trình liền xương sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tùy vào từng trường hợp cụ thể.
1. Tìm hiểu về phương pháp bó bột điều trị gãy xương
Bó bột là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến để điều trị cho bệnh nhân bị gãy xương. Để tiến hành phương pháp này thì đòi hỏi người bệnh phải bất động xương gãy và giữ cho xương ở tư thế giải phẫu để thúc đẩy quá trình liền xương, đồng thời, bó bột giúp bảo vệ vị trí tổn thương và giúp phần mềm nhanh chóng hồi phục (nếu có tổn thương phần mềm).Đặc biệt, phương pháp bó bột còn giúp bệnh nhân giảm đau, giảm co cơ sau chấn thương và giảm sưng nề. Trong một số trường hợp, người bệnh bó bột xương phải nằm bất động tạm thời trong thời gian chờ phẫu thuật.
2. Gãy xương ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?
Trường hợp người bệnh bị gãy xương là do tai nạn hoặc tác động nào đó của ngoại lực không giống như mắc phải các bệnh lý về cơ xương khớp, chính vì thế, tùy vào mức độ và tình trạng gãy xương mà nó có thể gây ra những ảnh hưởng bình thường hay nghiêm trọng đến người bệnh.Khi bị gãy xương, người bệnh sẽ bị thay đổi xương và phần mềm xung quanh, các cục máu đông sẽ được hình thành và làm tắc các mạch máu nhỏ xung quanh tổn thương, đồng thời, các cấu trúc mạch máu của tủy xương cũng sẽ bị thay đổi và cấu trúc lại. Một số ảnh hưởng của gãy xương tức thời đến bệnh nhân có thể là:Bệnh nhân sẽ có biểu hiện ban đầu là sốc do đau hoặc mất máu;Da xanh tái, vã mồ hôi lạnh;Nếu quá đau, mất máu ở các vùng xương chủ lực thì có thể sẽ khiến người bệnh thấy choáng váng, ngất xỉu;Bị tổn thương các mạch máu do xương bị gãy hoặc chèn ép;Có thể bị tắc mạch ở phổi, thận, não hoặc các chi ngoại biên do hậu quả của gãy xương.
3. Quá trình liền xương sau bó bột như thế nào? Quá trình liền xương sau bó bột như thế nào? Trong vòng 24 giờ sau khi bị gãy xương thì các tế bào tủy xương sẽ chuyển dạng thành các tế bào đa hình thái và có xu hướng biến đổi thành các tạo cốt bào. Cùng với đó, tại vị trí gãy xương sẽ xuất hiện 2 quá trình hay hiện tượng liền xương, được gọi là liền xương nguyên phát và liền xương thứ phát.3.1 Quá trình và dấu hiệu liền xương nguyên phátLiền xương nguyên phát hay còn gọi là liền xương trực tiếp là hiện tượng cấu trúc lại sự liên tục của vỏ xương cứng ở người bệnh. Kiểu liền xương này đòi hỏi sự cố định ổ gãy phải vững chắc, chính vì thế trường hợp này thường gặp ở người bệnh gãy xương sau khi kết hợp xương.Dấu hiệu liền xương nguyên phát chính là tại khu vực 2 đầu xương gãy sẽ hình thành các mạch máu nhỏ và các tế bào có nguồn gốc trung mô sẽ xuất hiện và biệt hóa thành các tạo cốt bào. Đồng thời, tại vị trí đầu các xương bị gãy sẽ xuất hiện hiện tượng tiêu xương sinh lý và dần hình thành cầu xương trực tiếp qua khoảng trống giữa 2 đầu xương.Quá trình liền xương này còn được gọi cách khác là lấp khoảng trống. Sau khi quá trình liền xương nguyên phát hình thành thì sẽ xảy ra rất ít sự hình thành can xương và ổ gãy hầu như bị thay thế bởi cầu can trực tiếp mới.3.2 Quá trình và dấu hiệu liền xương thứ phátLiền xương thứ phát hay còn gọi là liền xương gián tiếp, là một quá trình khác hoàn toàn so với liền xương nguyên phát, nó có sự liên quan chặt chẽ đến vai trò của màng xương.Khi quá trình liền xương thứ phát diễn ra, việc cấp máu cho ổ gãy của tủy xương bị gián đoạn và màng xương sẽ nhanh chóng trở thành nguồn cung cấp chính cho ổ gãy. Các tế bào của màng xương dưới sự hoạt hóa nhanh chóng sẽ hình thành nên các cấu trúc xương tương tự như tình trạng canxi hóa trong màng xương và hình thành cấu trúc xương nội tủy. Đồng thời với sự canxi hóa của màng xương quanh ổ gãy thì sẽ tạo nên cấu trúc can xương cứng, khi cấu trúc can xương cứng tăng dần về kích thước thì tại vị trí gãy, xương mới sẽ được hình thành tương tự như sự canxi hóa tủy xương và có quá trình tương tự như quá trình phát triển xương.Thông thường, với mọi kiểu gãy xương thì đều có thể xuất hiện cả 2 kiểu liền xương nguyên phát và thứ phát. Tuy nhiên, mỗi trường hợp sẽ có ưu thế riêng, nếu là kết hợp xương thì liền xương nguyên phát sẽ chiếm ưu thế hơn, còn điều trị bảo tồn hay sử dụng các kỹ thuật ít xâm lấn thì liền xương thứ phát sẽ chiếm ưu thế.Quá trình xương đang liền diễn ra nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương, tuổi tác của người bệnh. Đặc biệt, để quá trình liền xương diễn ra suôn sẻ thì người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về chế độ vận động, sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày. Quá trình xương đang liền diễn ra nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương, tuổi tác của người bệnh 4. Lưu ý quan trọng sau khi bó bột chữa gãy xương
Ngoài việc chú ý đến các dấu hiệu xương đang lành thì người bệnh còn cần thực hiện các lưu ý sau để giúp cho quá trình liền xương diễn ra nhanh hơn.Trong khoảng 72 giờ đầu sau khi bó bột, người bệnh sẽ có cảm giác chật chội, căng tức phần chi bó bột do hiện tượng sưng nề tăng lên làm cho bột có xu hướng chặt lại, cần phải thông báo cho bác sĩ để nới bột kịp thời, tránh dẫn đến tình trạng chèn ép bên trong bột;Nên kê cao vị trí được bó bột để tránh phù nề;Cần gồng cơ trong bột đúng cách và thường xuyên để tránh rối loạn dinh dưỡng, cơ teo và xương chậm lành;Cố gắng vận động các phần cơ thể không bị bất động để giúp lưu thông máu, tránh bị cứng khớp;Luôn giữ cho bột khô và chú ý khi vệ sinh, tắm rửa vì nếu bột bị dính nước sẽ gây mùi hôi và hỏng bột;Khi bị ngứa không nên dùng cây chọc vào để gãi vì như vậy có thể làm da bị nhiễm trùng;Thăm khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Luôn giữ cho bột khô 5. Phương pháp hỗ trợ giúp xương nhanh liền
Một số trường hợp người bệnh mặc dù được bó bột nhưng vẫn có dấu hiệu xương không lành, chính vì thế, tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ, thăm khám sức khỏe thường xuyên là điều rất quan trọng trong quá trình bó bột gãy xương. Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên hỗ trợ xương nhanh liền như:Tăng cường dinh dưỡng;Tập luyện để kích thích cơ sinh học có thể giúp tăng cường phục hồi gãy xương thông qua cơ chế tái sinh, đồng thời khôi phục sức mạnh cấu trúc của xương khi nó được chữa lành hoàn toàn;Bổ sung thực phẩm giàu canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày;Tóm lại, khi gãy xương thì phải cần nhiều thời gian, có thể là vài tuần, vài tháng để phục hồi tổn thương và xương liền lại. Ban đầu, người bệnh có thể xuất hiện các cơn đau, tuy nhiên, hết đau chưa phải là xương đã liền chắc. Do đó, chỉ được tháo bột khi xương đã liền vững chắc và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý tháo bột kể cả khi thấy các dấu hiệu liền xương vì nếu tự ý tháo bột có thể gây tổn thương da, hoặc xương không liền nếu chưa đủ thời gian bó bột. Sau khi tháo bột nên tập phục hồi chức năng để giúp nhanh chóng phục hồi sức mạnh của cơ và biên độ vận động của khớp.Nếu không muốn bó bột khi gãy xương vì lo ngại thời gian lành lâu, bất tiện và có nguy cơ biến chứng, người bệnh có thể lựa chọn phẫu thuật kết hợp xương trên màn hình tăng sáng đang được Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng. Đây là phương pháp điều trị gãy xương không cần bó bột mới được áp dụng trong vài năm trở lại đây, với các ưu điểm sau:Ít tổn hại phần mềm xung quanh, thời gian mổ ngắn, bộc lộ chính xác vị trí ổ gãy, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, giảm số ngày nằm viện sau mổ, giảm đau trong mổ và sau mổ tốt, tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân sớm trở lại sinh hoạt bình thường;Có tính thẩm mỹ cao, bệnh nhân không cần bó bột, giảm thiểu biến chứng Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay ;Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot. |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/toi-co-the-lam-gi-voi-bung-bia-cua-minh-20240113210232490.htm | 20240113 | Tôi có thể làm gì với "bụng bia" của mình? | Theo Trường Y Harvard, dù gọi là "bụng bia" hay bụng phệ ở tuổi trung niên thì béo bụng đều là hình dáng nguy hiểm. Béo bụng là một mối nguy hiểm cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, tiểu đường, rối loạn cương dương và các vấn đề khác.
Rủi ro bắt đầu gia tăng ở kích thước vòng eo trên 94cm đối với nam giới và trên 100cm bạn sẽ rơi vào vùng nguy hiểm. Đối với phụ nữ, con số này tương ứng lần lượt là 78cm và 89cm.
Để thoát khỏi "bụng bia" sẽ cần sự kết hợp giữa chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Việc giảm cân cũng có xu hướng mất nhiều thời gian hơn so với việc tăng cân.
Nguyên nhân hình thành "bụng bia" là gì?
Mặc dù có tên như vậy nhưng bia không phải là nguyên nhân cụ thể gây ra "bụng bia". Thủ phạm là lượng calo. Nếu lượng calo bạn nạp vào từ thức ăn và đồ uống nhiều hơn lượng đốt cháy khi tập thể dục, bạn sẽ tích trữ năng lượng dư thừa trong các tế bào mỡ.
Và thật không may cho nam giới, các tế bào mỡ bụng của họ dường như to ra dễ dàng hơn các tế bào mỡ bụng ở phụ nữ.
Mặc dù bia không phải là một vấn đề đặc biệt nhưng nó có thể làm tăng thêm tình trạng béo bụng do đóng góp thêm calo.
Theo Healthline, việc tiêu thụ rượu, đặc biệt là ở nam giới, có liên quan đến việc hình thành "bụng bia". Một nghiên cứu về Dịch tễ học và Sức khỏe cho thấy uống nhiều rượu có liên quan đến vòng eo lớn. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì lượng calo của rượu.
Nhưng một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng châu Âu gợi ý rằng mặc dù uống nhiều bia có thể làm vòng eo của bạn to ra nhưng bụng không phải là điểm đến duy nhất để tăng cân liên quan đến bia.
Bất chấp niềm tin phổ biến rằng bia có xu hướng đi thẳng vào dạ dày, có vẻ như đồ uống có hàm lượng calo cao thực sự góp phần làm tăng cân khắp cơ thể.
Điều thú vị là uống bia cũng có thể cản trở khả năng đốt cháy chất béo hiệu quả của cơ thể. Cơ thể sẽ hoạt động để phân hủy rượu để lấy năng lượng trước khi chuyển sang chất béo dự trữ đang chờ đốt cháy.
Tiêu thụ quá nhiều rượu cũng có liên quan đến việc giảm mức testosterone, do đó, có liên quan đến việc tích tụ trọng lượng dư thừa ở vùng bụng.
Những cách giảm "bụng bia" tốt nhất
Giảm mỡ có mục tiêu, đặc biệt là quanh vùng bụng, về mặt lý thuyết nghe có vẻ hay nhưng có thể không thực tế nhất. Các bài tập như gập bụng có thể giúp săn chắc cơ, nhưng vẫn chưa rõ hiệu quả cụ thể của các bài tập này với việc đốt cháy mỡ ở bụng hoặc ở nơi khác.
Tuy nhiên, "bụng bia" thường sẽ co lại khi bạn giảm cân. Để giải quyết vấn đề đó, bạn có thể xem xét các chiến lược sau.
Ăn uống lành mạnh
Cắt giảm lượng bia tiêu thụ sẽ có ích, nhưng đó chỉ là một thay đổi về chế độ ăn uống mà bạn có thể thực hiện. Dưới đây là một số lời khuyên để xem xét:
- Cắt khẩu phần ăn của bạn xuống một nửa
Ví dụ, thay vì ăn hai miếng bánh pizza, hãy ăn một miếng. Bạn sẽ quen với việc chỉ tiêu thụ những phần nhỏ hơn theo ngày và tuần. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn ăn nhiều. Quy mô phục vụ tại nhà hàng thường lớn hơn nhiều so với quy mô phục vụ tiêu chuẩn.
- Đếm lượng calo
Ban đầu có thể khó khăn, nhưng một khi bạn biết được lượng calo trong thực phẩm bạn thường ăn, bạn sẽ không phải làm nhiều phép toán nữa.
Để giảm khoảng 0,5kg mỗi tuần, một phụ nữ trung bình nên tiêu thụ khoảng 1.500 calo mỗi ngày (giảm từ mức trung bình 2.000 calo). Một người đàn ông trung bình nên hạn chế tiêu thụ ở mức khoảng 2.000 calo mỗi ngày (giảm từ mức 2.500 calo thông thường).
Hãy nhớ rằng những ước tính này rất khác nhau tùy theo từng người. Bạn cũng phải xem xét độ tuổi, cân nặng, chiều cao, mức độ hoạt động và sức khỏe chung của một cá nhân.
- Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc
Bạn hãy ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc và ăn ít thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm có chứa đường bổ sung, bột mì bổ sung và chất béo bão hòa.
- Lựa chọn thực phẩm thay thế lành mạnh
Ví dụ, bạn hãy thử dâu tây thay vì kem cho món tráng miệng, uống nước có hương vị chanh thay vì soda, sử dụng chất béo lành mạnh hơn, chẳng hạn như dầu ô liu thay vì bơ khi nấu ăn…
Vận động nhiều hơn
Tăng mức độ hoạt động thể chất của bạn là yếu tố chính trong hầu hết các nỗ lực giảm cân. Dưới đây là một số lời khuyên:
- Hãy thử tập thể dục ngắt quãng cường độ cao
Bài tập này đòi hỏi nỗ lực hết sức trong các hiệp chạy nước rút nhanh hoặc các bài tập khác, sau đó là nghỉ ngơi ngắn và sau đó là bài tập ngắn nhưng cường độ cao hơn.
Một nghiên cứu trên Tạp chí Béo phì cho thấy bài tập dạng này có hiệu quả đốt cháy chất béo và đẩy nhanh quá trình giảm cân hơn nhiều hình thức tập thể dục khác.
- Tập thể dục thường xuyên hơn
Đặt mục tiêu tập thể dục cường độ vừa phải ít nhất 30 phút hầu hết các ngày trong tuần, 2 ngày mỗi tuần để rèn luyện sức mạnh và giãn cơ vào buổi sáng và buổi tối.
- Tận dụng tối đa các cơ hội để tập thể dục
Bạn có thể đốt cháy nhiều calo hơn bằng cách đi cầu thang bộ thay vì thang máy hoặc thường xuyên nghỉ giải lao tại nơi làm việc để đi bộ một quãng ngắn.
Sẽ mất bao lâu để thoát khỏi "bụng bia"?
Khung thời gian để loại bỏ "bụng bia" phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm số cân bạn muốn giảm và cam kết của bạn đối với việc tập thể dục, chế độ ăn kiêng và lựa chọn lối sống cần thiết để giảm cân.
Một cách để suy nghĩ là 0,5kg tương đương với khoảng 3.500 calo. Vì vậy, nếu bạn cắt giảm lượng calo nạp vào 500 calo mỗi ngày, đốt cháy 500 calo mỗi ngày hoặc tìm một số cách kết hợp khác phù hợp với mình, bạn có thể giảm được 0,5kg mỗi tuần (7 x 500 = 3.500). Tính ra là khoảng 2kg một tháng.
Đó là một kế hoạch giảm cân an toàn, hợp lý. Tất nhiên, nếu bạn không tuân theo mục tiêu ăn uống và tập thể dục của mình thì lịch trình đó sẽ không thể duy trì được. Siêng năng là chìa khóa.
Hãy cảnh giác với những chế độ ăn kiêng và thuốc giảm cân hứa hẹn mang lại kết quả nhanh chóng. Những tuyên bố về sản phẩm này có thể đã được phóng đại. Chúng cũng có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/duong-sinh-tinh-duc-mua-xuan-2017020413473558.htm | 20170204 | Dưỡng sinh tình dục mùa Xuân | Mùa xuân , tính từ tiết lập xuân đến tiếp lập hạ, là mùa khởi đầu của một năm. Đó là mùa như y thư cô Hoàng Đế Nội Kinh đã viết: “Ba tháng mùa xuân, băng tuyết đã tan dần, khí dương trong giới tự nhiên bắt đầu thăng phát, vạn vật hồi sinh”.
“Thiên nhân tương ứng” lúc này dương khí trong nhân thế cũng thuận ứng tự nhiên, phát tiết hướng thượng và hướng ngoại. Do vậy, phép dưỡng sinh mùa xuân nói chung và dưỡng sinh tình dục (TD) nói riêng phải năm vững sự thăng phát của dương khí mà xử thế cho phù hợp.
Mùa Xuân tần số sinh hoạt TD nên như thế nào?
Có thể nói, đây là một trong những vấn đề trọng yếu của TD học hiện đại, vấn đề mà cho tới nay vẫn chưa đạt được sự nhất trí và thống nhất. Có người cho rằng, tần số sinh hoạt bao nhiêu không cần biết, chỉ cần sau những cuộc “mây mưa” đó, cơ thể vẫn không có cảm giác mệt mỏi và không làm ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của ngày kế tiếp là được.
Theo quan niệm của Y học cổ truyền, tần số và khả năng sinh hoạt TD phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự ảnh hưởng của khí hậu thời tiết bốn mùa có ý nghĩa khá quan trọng. Cổ nhân cho rằng, sinh hoạt phòng trung phải thuận theo sự biến đổi của thiên nhiên, phải tuân thủ quy luật “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu thu, Đông tàng” ( mùa Xuân thì sinh ra, mùa Hạ thì trưởng thành, mùa Thu thì thu liễm, mùa Đông thì bế tàng).
Ảnh minh hoạ.
Mùa Xuân là mùa vạn vật bắt đầu nảy nở, khí trời ấm áp, khí đất phát sinh. Lúc này, dương khí trong muôn loài và nhân thể từ từ hồi sinh và thăng phát, hân hoan chào đón hơi ấm của mùa Xuân sau một thời gian dài liễm tàng dưới thời tiết của mùa Đông lạnh giá. Cơ thể con người cũng hưng phấn cùng trời đất, toàn thân cảm giác nhẹ nhõm, tay chân linh hoạt, tinh thần phấn chấn, sức lực sung mãn , quá trình chuyển hóa thay cũ đổi mới cũng dần dần vượng thịnh, năng lực và ham muốn TD trong nhân thể cũng thuận ứng mà sinh phát.
Theo đó, sinh hoạt phòng trung có thể trở lại bình thường và gia tăng sau ba tháng mùa Đông kiềm chế để tàng tinh dưỡng khí. Cổ nhân cho rằng “Xuân nhất, Hạ nhị, Thu nhất, Đông vô”, ý muốn nói “liều lượng” hành phòng mỗi mùa mỗi khác. Nếu như mùa Xuân và mùa Thu là một thì mùa Hạ là hai và mùa Đông thì hạn chế ở mức thấp nhất, nếu như không muốn nói là phải tuyệt dục.
Sách dưỡng sinh tập yếu khuyên: “Xuân thiên tam nhật nhất thi tinh, Hạ cập Thu đương nhất nguyệt tái thi tinh, Đông đương bế tinh vật thi” ( mùa Xuân ba ngày giao hợp một lần, mùa Hạ và mùa Thu thì một tháng hai lần còn mùa Đông thì không nên xuất tinh) và “Đông nhất thì đương Xuân bách” (mùa Đông xuất tinh một lần thì bằng mùa Xuân xuất tinh một trăm lần).
Có nên thụ thai vào mùa Xuân hay không?
Từ xa xưa, Y học cổ truyền đã nhận thức rất rõ sự ảnh hưởng của yếu tố thời gian và điều kiện hoàn cảnh bên ngoài khi thực hành tính giao thụ thai đối với sức khỏe của thai nhi, trong đó khí hậu và môi trường tự nhiên có vai trò khá quan trọng. Theo danh y Trương Cảnh Nhạc, sinh hoạt TD trong điều kiện thuận lợi thì “vu kỳ đắc tử, phi duy thiểu tật, nhi tất thư thông tuệ hiền minh, thai nguyên bẩm phú, thực cơ vu thử”, ý muốn nói: nếu chọn được thời điểm thụ thai tốt thì đứa trẻ sinh ra không những ít bệnh tật mà còn thông minh, nhanh nhẹn, sáng láng.
Mặc dù còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ, nhưng căn cứ vào kết quả nghiên cứu, không ít chuyên gia cho rằng tháng 4 hàng năm là thời gian thụ thai tốt nhất, bởi lẽ:
- Tháng 4, tiết trời giữa Xuân tràn đầy sức sống, hoạt lực của tinh trùng và trứng cũng sung mãn . Mặt trời chiếu chếch nên ảnh hưởng của bức xạ ion đối với trái đất cũng giảm thiểu, rất có lợi cho việc bảo vệ hoạt tính lý tưởng của tinh trùng và trứng cũng như sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
- Sau khi thụ thai 3 - 4 tháng, thời kỳ đại não và hệ thống thần kinh trung ương hình thành, lúc này là mùa Thu, điều kiện rau cỏ, hoa trái rất phong phú và sung túc, thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cả người mẹ và thai nhi.
- Tháng 4 thụ thai thì trong giai đoạn đầu và giữa của thai kỳ, sản phụ tránh được khá nhiều các bệnh lý truyền nhiễm của mùa Đông – Xuân nên cũng hạn chế được tối đa những dị tật rủi ro cho thai nhi.
- Tài liệu thống kê cho cho thấy, trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc và các danh nhân sinh ra vào thời điểm “Thu mạt Đông sơ” (cuối Thu đầu Đông), có nghĩa là được thụ thai vào khoảng tháng 4 hàng năm.
Mùa Xuân sinh hoạt TD cần kiêng kị gì?
Theo tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”, “thiên nhân tương ứng”, các sách cổ như: Ngọc phòng bí điển, Động huyền tử… khi bàn đến thuật phòng trung đều cho rằng: mùa Xuân quay về hướng Đông, Xuân thuộc mộc và Đông cũng thuộc mộc nên việc sinh hoạt TD là rất có ích, đặc biệt là vào các năm Giáp Ất (đều thuộc mộc). Tuy nhiên, phép dưỡng sinh TD mùa Xuân cũng cần phải chú ý một số vấn đề như sau:
- Cần hết sức chú ý yếu tố tâm lý, tinh thần trong sinh hoạt TD, bởi lẽ mùa Xuân phải luôn luôn nghĩ đến chữ “sinh”, “sinh để cho chí sinh”, “chí sinh” nghĩa là làm cho ý chí của mình phát sinh, đừng để cho tâm trạng bị uất ức, phải khoan dung, khoáng đạt, lạc quan vui vẻ, khiến cho tình ý được cởi mở, phải “giới nộ”, nghĩa là biết kiềm chế, chớ nổi giận. Mùa Xuân ứng với can mộc, uất ức và giận dữ rất dễ làm thương tổn tạng can. Can tổn thương sẽ làm phát sinh nhiều bệnh lý TD như: di tinh, huyết tinh, xuất tinh sớm…
- Không nên sinh hoạt TD trong những ngày lạnh lẽo hoặc trong điều kiện quá lạnh, vì có thể mắc chứng liệt dương ở nam và lãnh đạm ở nữ.
- Không nên “động phòng” khi đã uống quá nhiều rượu và ăn quá nhiều đồ ăn ngọt béo, vì rượu là thứ đại nhiệt có thể gây rối loạn TD và chất lượng tinh trùng. Thức ăn ngọt béo dễ sinh nhiệt, sinh đàm, “đàm có thể sinh ra trăm bệnh trên đời”.
- Theo cổ nhân, giai đoạn cuối Xuân đầu Hạ, vào những ngày bắt đầu có mưa rào sấm chớp thì không nên sinh hoạt TD và càng không nên thụ thai vì động phòng lúc này dễ làm cho huyết mạch bị rối loạn và nếu thụ thai thì đứa trẻ sinh ra thường ốm yếu, dễ mắc các chứng điên cuồng, thủy thũng…
- Cuối cùng, mặc dù mùa Xuân là mùa “liều lượng” phòng trung có thể tăng lên nhưng cũng không vì thế mà lạm dụng, phóng túng vô độ, bởi lẽ mọi sự “thái quá” đều có thể phát sinh “bất cập”.
Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn
Sức khỏe & Đời sống |
https://vnvc.vn/benh-ho-ga-o-tre-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-benh/ | 22/04/2020 | Bệnh ho gà ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh | Vào tháng 12/2018, bệnh nhi N.T.H (2 tháng tuổi, Bắc Quang, Hà Giang) nhập viện trong tình trạng cơn ho kéo dài, mặt đỏ chuyển dần sang tím tái, xuất hiện biến chứng viêm phổi nguy kịch vì không được điều trị ho gà kịp thời.
Mục lụcNguyên nhân dẫn đến bệnh ho gà ở trẻ là gì?Bệnh ho gà ở trẻ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thế nào?Bệnh ho gà ở trẻ có thể điều trị tại nhà không?Phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ như thế nào?Vắc xin nào phòng bệnh ho gà cho trẻ em và người lớn?
Bố mẹ bệnh nhi N.T.H cho biết, khi bé được 17 ngày tuổi thì xuất hiện triệu chứng ho nhiều, ho không dứt, khò khè. Gia đình đã đưa bé đến bệnh viện ở địa phương để điều trị, nhưng sau 14 ngày bệnh tình không thuyên giảm mà ngày càng trở nặng, gia đình lo lắng nên đã xin chuyển viện cho bé.
Bệnh nhi là trường hợp điển hình của bệnh ho gà với các biểu hiện đặc trưng, có biến chứng viêm phổi do điều trị không đúng phác đồ nên nhập viện trong tình trạng cơn ho kéo dài, mặt đỏ chuyển dần sang tím tái, tình trạng viêm phổi nguy kịch. Sau 5 ngày tiến hành phác đồ điều trị ho gà tích cực, tình trạng của bé H. ổn định hơn, cơn ho ngắn và tình trạng phổi tiến triển tốt.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ho gà ở trẻ là gì?
Ho gà là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis xâm nhập vào đường hô hấp. Bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng, niêm mạc mũi của người bệnh khi hắt hơi, ho. Chính vì vậy, bệnh ho gà rất dễ lây lan khi trẻ ở cùng một không gian như trường học, nhà ở,… với người mang mầm bệnh.
Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Giai đoạn đầu, bệnh thường có triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường như sốt nhẹ, hắt hơi, ho, sổ mũi,… khiến một số phụ huynh thường nhầm lẫn dẫn đến chủ quan. Sau khoảng 1-2 tuần nếu không được điều trị ho gà kịp thời, triệu chứng bệnh ở trẻ sẽ nặng hơn và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, ho gà có thể gây khó thở, suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
Bệnh ho gà ở trẻ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thế nào?
Điều trị ho gà ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu không được tiến hành sớm có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như:
Suy hô hấp, viêm phổi, thiếu oxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí dẫn đến ngừng thở và gây tử vong.
Biến chứng thần kinh như co giật, liệt nửa người, liệt chi và mất ngôn ngữ do xuất huyết hoặc xung huyết não.
Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra các biến chứng khác như loét hàm lưỡi, vỡ phế nang, thoát vị rốn, bẹn, sa trực tràng, lồng ruột, tràn khí màng phổi, bầm tím dưới mí mắt và nguy hiểm nhất là chảy máu nội sọ.
Bệnh ho gà ở trẻ có thể điều trị tại nhà không?
Tùy vào mức độ bệnh ho gà ở trẻ mà có những phương pháp điều trị thích hợp. Với những trẻ dưới 1 tuổi xuất hiện các triệu chứng nhẹ, cơn ho ít, ngắn, trẻ vẫn ăn uống bình thường, không bị tím mặt khi ho thì có thể tiến hành điều trị nội trú. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn, phụ huynh cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị bệnh ho gà kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh ho gà
Ngoài ra, để việc điều trị ho gà ở trẻ được hiệu quả, các bậc phụ huynh cũng cần thực hiện các biện pháp sau:
Không để trẻ tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá.
Để trẻ nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh bị kích thích.
Nếu trẻ vẫn đang bú sữa mẹ thì để bé bú bình thường. Đối với trẻ ở giai đoạn ăn dặm và trẻ lớn thì cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, ăn từng ít một và chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Chú ý vệ sinh thân thể và vệ sinh mũi miệng cho trẻ.
Sau mỗi cơn ho dùng khăn mềm sạch thấm nước muối ấm để vệ sinh miệng cho trẻ.
Cách ly trẻ với những trẻ khác để tránh lây nhiễm bệnh.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để tiêm phòng (chích ngừa) vắc xin ho gà.
Phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ như thế nào?
Để phòng chống bệnh ho gà, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà (vắc xin phối hợp phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván – DTP hoặc vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, virut viêm gan B và Haemophilus influenzae type b – Quinvaxem) đầy đủ, đúng lịch.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.
Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời
Vắc xin nào phòng bệnh ho gà cho trẻ em và người lớn?
Tiêm phòng (chích ngừa) vắc xin ho gà đầy đủ và đúng lịch chính là biện pháp phòng ngừa bệnh ho gà cho trẻ hiệu quả nhất.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 2 tháng tuổi chính là thời điểm kháng thể phòng bệnh ho gà mẹ truyền cho bé đã suy giảm mạnh. Việc tiêm vắc xin cho trẻ vào thời điểm này là tốt nhất, giúp trẻ tạo miễn dịch, sản sinh kháng thể phòng bệnh, đồng thời góp phần giảm thiểu nguồn lây nhiễm, tránh nguy cơ bùng phát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Để phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ, Bộ Y tế khuyến cáo các gia đình hãy đưa trẻ đi tiêm phòng (chích ngừa) đầy đủ 3 mũi vắc xin ComBE Five (vắc xin 5 trong 1)phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Haemophilus influenzae tuýp B thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng được nhà nước tài trợ miễn phí.
Hoặc phụ huynh cũng có thể chọn tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà có trong nhiều loại vắc xin phối hợp như vắc xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp) hoặc Infanrix Hexa (Bỉ); vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp); vắc xin 4 trong 1 Tetraxim (Pháp); vắc xin Adacel (Canada), Boostrix (Bỉ) cho trẻ từ 2 tháng tuổi.
Trẻ ở lứa tuổi tiền học đường, mầm non, và cả vị thành niên, thanh niên, người lớn cũng cần tiêm đủ liều để đảm bảo có đủ kháng thể trước tác nhân gây bệnh.
Lịch tiêm vắc xin có thành phần ho gà, dành cho trẻ em và người lớn như sau:
Loại vắc xin/
Nước sản xuất
Vắc xin 6 trong 1
Hexaxim (Pháp)
Infanrix Hexa (Bỉ)
Vắc xin 5 trong 1
Pentaxim (Pháp)
Vắc xin
Tetraxim (Pháp)
Vắc xin Adacel
(Canada)
Vắc xin
Boostrix (Bỉ)
Phòng bệnh
Vắc xin phối hợp phòng 6 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B, Hib
Vắc xin phối hợp phòng 5 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Hib, Bại liệt
Vắc xin phối hợp phòng 4 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt
Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván
Vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván
Đối tượng
Trẻ từ 2 -24 tháng tuổi
Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi
Trẻ từ 4 tuổi trở lên và người lớn đến 64 tuổi
Trẻ từ 4 tuổi trở lên đến người lớn và người già
Lịch tiêm
Lịch tiêm 4 mũi:
Mũi 1,2,3: Khi trẻ 2,3,4 tháng tuổi hoặc 2,4,6 tháng tuổi
Mũi 4: Khi trẻ 16-18 tháng tuổi
Lịch tiêm 5 mũi:
Mũi 1,2,3: Khi trẻ 2,3,4 tháng tuổi hoặc 2,4,6 tháng tuổi
Mũi 4: Khi trẻ 16-18 tháng tuổi
Mũi 5: Trẻ từ 4-6 tuổi
Tiêm 1 mũi
Tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm
Tiêm 1 mũi
Tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm
Trẻ tiêm vắc xin phòng ngừa ho gà và nhiều bệnh khác tại Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC
Tiêm vắc xin cho trẻ đầy đủ và đúng lịch không chỉ giúp trẻ tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC chính là điểm đến cao cấp và lý tưởng cho tất cả các khách hàng có nhu cầu tiêm chủng (chích ngừa). Tất cả các loại vắc xin đều được VNVC cam kết có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn từ khâu sản xuất, kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng. Bên cạnh đó, VNVC còn trang bị thêm nhiều dịch vụ tiện ích miễn phí khác như khu vui chơi cho bé, phòng thay bỉm, tã riêng biệt cho các mẹ bỉm sữa,… hứa hẹn mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Để đảm bảo luôn có đủ vắc xin phòng ho gà và các vắc xin cần thiết khác cho trẻ, phụ huynh có thể mua gói vắc xin hoặc đặt trước khi tiêm mũi lẻ tại Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC qua hotline 028 7102 6595, nhắn tin qua Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc đăng ký thông tin tại https://vnvc.vn/dang-ky-tiem-chung/ |
https://suckhoedoisong.vn/roi-loan-nhip-tim-chu-quan-khong-tai-kham-khien-suyt-tu-vong-169190974.htm | 30-04-2021 | Rối loạn nhịp tim, chủ quan không tái khám khiến suýt tử vong | Những người có tiền sử bệnh tim mạch cần được kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bất thường, cần đền khám ngay tại các cơ sở y tế có chuyên khoa, không tự ý điều trị tại nhà vì có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ, thậm chí có thể tử vong do điều trị không kịp thời.
Theo thông tin từ Khoa Cấp cứu-Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng, bệnh nhân T.T.T. (57 tuổi, trú tại Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Cao Bằng) nhập viện trong tình trạng, khó thở, hồi hộp, đau ngực, tim đập nhanh, mệt mỏi.
Người nhà cho biết,bệnh nhân có tiền sử bịrối loạn nhịp tim, nhịp nhanh kịch phát cách đây 2 năm và đã được điều trị ngoại trú, thời gian gần đây không sử dụng thuốc đều, không đi kiểm tra, khi có các biểu hiện hồi hộp, đánh trống ngực.
Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán: Rối loạn nhịp tim/cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất. Sau khi được xử trí kịp thời, bệnh nhân tạm ổn định và chuyển tuyến Trung ương điều trị.
Theo các bác sĩ, rối loạn nhịp tim là tình trạng nguy hiểm gây nên các dấu hiệu mệt mỏi thậm chí ngất xỉu, ngừng tim khiến người bệnh tử vong. Do vậy, cần có các biện pháp phòng tránh, trang bị kiến thức nhận biết cũng như xử trí kịp thời để giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe.
Những người có tiền sử bệnh tim mạch cần được kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ
Rất nhiều người đã từng hoặc đang gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim, với nhiều dạng khác nhau như nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm. Trong đó, có những trường hợp bệnh lý, với các vấn đề phát sinh phức tạp như tim đập nhanh huyết áp thấp, nhịp tim chậm huyết áp thấp…
Qua trường hợp bệnh nhân này, các bác sĩ khuyến cáo: Nếu nghi ngờ bị rối loạn nhịp tim, cảm giác nhịp tim nhanh, hồi hộp đánh trống ngực người bệnh cần được thăm khám tại chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Để phòng tránh rối loạn nhịp tim, cần duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống điều độ, tránh sử dụng rượu bia, tập thể dục thường xuyên. Những người có tiền sử bệnh tim mạch cần được kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bất thường, cần đền khám ngay tại các cơ sở y tế có chuyên khoa, không tự ý điều trị tại nhà vì có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ, thậm chí có thể tử vong do điều trị không kịp thời, không đúng cách nên không đạt hiệu quả.
Nguyên nhân gây loạn nhịp tim
TheoPGS.TS Tạ Mạnh Cường - Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai; Ở người trưởng thành, nhịp đập của tim bình thường sẽ nằm trong khoảng 60-100 lần/phút lúc nghỉ ngơi. Nếu có một tác động nào đó khiến trái tim đập bất thường: quá nhanh, quá chậm, hoặc lúc nhanh lúc chậm, hay bỏ nhịp sẽ gọi là rối loạn nhịp tim. Trong cuộc sống hằng ngày, rối loạn nhịp có thể xuất hiện khi bạn có rối loạn tâm lý, căng thẳng, stress, lao động gắng sức hay sử dụng một số chất kích thích như uống rượu, chè, coffee, hút thuốc lá…
Bên cạnh đó, các bệnh lý tim mạch như : thiếu máu cơ tim, các bệnh lý van tim, viêm cơ tim, các bệnh tim bẩm sinh… cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền xung động trong tim và gây rối loạn nhịp tim.
Rối loạn nhịp tim còn có thể gặp ở một số bệnh lý hoặc nguyên nhân khác nhau như: tăng huyết áp, rối loạn mở máu, đái tháo đường, béo phì, cường giáp, thiếu máu, rối loạn cân bằng toan kiềm – điện giải, do thuốc, thậm chí là các thuốc chống loạn nhịp tim. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim không xác định được nguyên nhân rõ ràng.
Cần làm gì khi bị rối loạn nhịp tim?
Ngoài việc đến khám và tư vấn hay điều trị trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau đây:
Thực hiện thay đổi một số thói quen trong lối sống, điều này sẽ giúp cải thiện được tình trạng rối loạn nhịp tim như: nên ăn các loại thực phẩm tốt cho tim: rau xanh, cá, hạn chế mỡ động vật và cholesterol...; tăng cường hoạt động thể chất; bỏ hút thuốc lá; hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đặc...; giảm bớt sự căng thẳng trong cuộc sống.
Ngoài ra, khi đã có chỉ định thì cần tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. |
https://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-nut-ke-hau-mon-169114309.htm | 27-06-2018 | Những điều cần biết về nứt kẽ hậu môn | Các triệu chứng bao gồm đau dữ dội và cảm giác nóng rát trong và sau khi đi ngoài, ngoài ra có chảy máy trực tràng. Nứt kẽ hậu môn rất dễ nhầm với bệnh trĩ vì cả hai tình trạng này đều có thể gây chảy máu trực tràng. Tuy nhiên, chúng là hai vấn đề khác nhau.
Nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn là do táo bón. Tuy nhiên, không có nguyên nhân rõ ràng đằng sau tình trạng này vì trên thực tế lâm sàng có nhiều bệnh nhân không bị táo bón. Nguyên nhân gây ra các vết nứt hoặc rách ở niêm mạc hậu môn chủ yếu do khối phân cứng.
Những thực phẩm chế biến sẵn cùng với những thực phẩm có lượng chất béo trans cao có thể gây nên tình trạng này. Ngoài ra, thiếu vận động, ăn ít chất xơ và những thay đổi lối sống khác khiến cho nhiều người bị nứt kẽ hậu môn.
Khi nào cần điều trị?
Những người thuộc mọi độ tuổi đều có thể bị nứt kẽ hậu môn. Thông thường, những vết nứt hậu môn có xu hướng tự lành trong vòng 2-3 tuần nếu bạn thay đổi chế độ ăn và bổ sung nhiều chất xơ hơn. Cùng với đó, bác sĩ tiêu hóa sẽ kê cho bạn gel bôi tại chỗ hoặc thuốc mỡ giảm đau cùng với thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận tràng. Khi được điều trị, bạn cũng được khuyên ngồi ngâm vùng hậu môn trong chậu nước ấm pha với thuốc tím hoặc dung dịch iod povidon ít nhất 2 lần mỗi ngày. Cách này giúp giảm đau tạm thời.
Tuy nhiên, nếu đã được điều trị mà các triệu chứng không giảm, bạn cần phải phẫu thuật. Chỉ có 20% bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn cần phải phẫu thuật
Dưới đây là những lựa chọn phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị nứt kẽ hậu môn:
Nong hậu môn
Phẫu thuật này ngăn ngừa lỗ hậu môn bị chit hẹp và được thực hiện với gây mê. Trong thủ thuật, hậu môn được nong ra dần dần bằng panh hậu môn. Bạn có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật này sau khi thăn trực tràng nếu bị nứt kẽ hậu môn mạn tính với các triệu chứng tái phát.
Cắt cơ vòng hậu môn
Trong thủ thuật này, một vết rạch được tạo ra ở cơ vòng hậu môn để nowuis lỏng vết nứt hoặc rách, nhờ đó làm giảm sức căng và giảm áp lực lên vết rách hậu môn, cho phép vết thường liền dần sau phẫu thuật. Trong thủ thuật này, chức năng sinh lý chung được chỉnh sửa.
Thủ thuật STARR
Trong trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán bị hội chứng đại tiện tắc nghẽn gây rách hậu môn, bác sĩ phẫu thuật có thể chỉ định kỹ thuật cắt túi sa trực tràng qua ngả hậu môn (STARR). Trong thủ thuật này, kẹp phẫu thuật được sử dụng để cắt mô thừa trong trực tràng. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn thủ thuật này, cần nhớ rằng có một số biến chứng sau thủ thuật STARR như chảy máu, đại tiện không kiểm soát, lỗ rò và các triệu chứng khác. Hãy trao đổi với bác sĩ về các ưu khuyết điểm và tham khảo ý kiến khác nữa nếu bạn đang cân nhắc phẫu thuật để điều trị nứt kẽ hậu môn. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/uong-omega-3-giam-mo-mau-khong-vi | Uống Omega 3 giảm mỡ máu không? | Omega 3 là một loại axit béo không no có vai trò quan trọng đối với cơ thể của con người. Omega 3 có 3 loại chủ yếu bao gồm EPA, DHA và DPA. Vậy loại axit béo không no có tác dụng gì và uống Omega 3 giảm mỡ máu hay không?
1. Omega 3 có tác dụng gì?
Dầu cá thông dụng hiện nay chia là 2 loại là dầu cá chứa vitamin tan trong dầu là vitamin A, D và dầu cá chứa acid béo omega-3.Omega 3 thực chất là chất béo lành mạnh và dầu cá omega-3 có tên như vậy nguyên nhân là do có chứa acid béo không no chứa một nối đôi có tên là acid omega-3 và thường chứa trong thành phần của dầu gan cá.Omega-3 không phải chỉ là một chất, mà đây còn là một nhóm acid béo không bão hòa. Có ba loại acid béo omega-3 liên quan đến hoạt động sinh lý của con người bao gồm:Axit -linolenic (ALA) được tìm thấy trong các loại dầu thực vật;Eicosapentaenoic acid (EPA) tìm thấy trong các loại cá;Docosahexaenoic acid (DHA) tìm thấy trong cá ở những vùng biển lạnh và sâu.Acid béo omega-3 cũng có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác. Trong đó, có 2 loại Omega 3 là EPA và DHA là có lợi cho sức khỏe nhất. Cơ thể người chỉ có thể biến đổi một số lượng nhỏ ALA thành EPA và DHA. Cơ thể người thông thường không thể tổng hợp được đồng thời cả ba loại acid béo như trên mà phải lấy từ nguồn thực phẩm cung cấp hàng ngày.Chất béo chứa một nối đôi là omega-3 được xem là có công dụng tốt đối với tim mạch. Nguyên nhân là sử dụng nó đúng liều có thể làm giảm cholesterol xấu trong máu xuống mà không ảnh hưởng đến cholesterol tốt. Sử dụng các loại Omega 3 như EPA, DHA đúng liều, đúng cách có thể làm giảm lượng triglycerid máu, làm giảm tỷ lệ bệnh động mạch vành, giảm tỷ lệ bị nhồi máu cơ tim.Mỗi người bình thường nên sử dụng chất béo không no chứa một nối đôi lên đến 15% tổng năng lượng do khẩu phần ăn mang đến. Thậm chí, để có lợi cho sức khỏe trong thời gian dài, có thể thay thế chất béo bão hòa và chất béo không no chứa nhiều nối đôi bằng loại chất béo không no chứa một nối đôi.Dầu cá chứa omega-3 có các tác dụng chính sau đây:Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Omega 3 có công dụng trong việc làm giảm mỡ máu trong cơ thể và dự phòng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Những người mắc bệnh lý huyết áp cao, rối loạn đông máu, hay xuất hiện tình trạng xơ vữa động mạch cũng nên bổ sung Omega 3.Giúp bạn ngủ ngon hơn: Một trong những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc là do thiếu hụt Omega 3. Khi được bổ sung loại axit béo không no này, cơ thể sẽ sản xuất ít hormone melatonin hơn. Trong khi đó, thành phần melatonin lại vô cùng cần thiết để bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Bởi vậy, bổ sung Omega 3 cũng là một giải pháp hiệu quả đối với những trường hợp thường xuyên bị mất ngủ và giấc ngủ không sâu.Giúp hạn chế khuyết điểm và làm đẹp da: Trong thành phần có DHA và EPA là 2 loại Omega 3 rất tốt cho da. Khi sử dụng DHA và EPA, làn da của bạn sẽ trở nên đẹp hơn, khỏe hơn và ngăn ngừa nguy cơ lão hóa sớm.Phát triển não bộ và tăng cường thị lực: DHA là thành phần chính đối với não bộ và võng mạc mắt. Vì thế DHA trong thành phần của Omega 3 rất cần thiết và quan trọng trong việc phát triển não bộ, hệ thần kinh và cải thiện thị lực. Đặc biệt, đây là thành phần có tác dụng phòng ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng. Uống Omega 3 cũng có tác dụng tốt trong cải thiện một số bệnh về rối loạn thần kinh và chống lại một số bệnh tự miễn. Đồng thời, nó cũng có lợi ích trong việc góp phần hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như viêm loét đại tràng, bệnh thấp khớp, bệnh vảy nến,...Ngoài ra, Omega 3 cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như ung thư, giảm mỡ máu trong gan,... Chính vì thế, việc bổ sung Omega 3 cho cơ thể là rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm hiểu thông tin và cách bổ sung đúng cách để nhận được giá trị dinh dưỡng tốt nhất từ loại axit béo này.
2. Uống Omega 3 giảm mỡ máu không?
Uống Omega 3 giảm mỡ máu không? Câu trả lời là có. Theo các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra trong thành phần của dầu cá béo hay Omega 3. Thành phần có tác dụng tốt giúp giảm các dấu hiệu về bệnh mỡ máu hiệu quả. Tuy nhiên, trong trường hợp nghi ngờ bị rối loạn mỡ máu, tốt nhất bạn không mua dầu cá có chứa Omega-3 hay uống Omega 3 để tự điều trị bệnh tại nhà mà hãy đi khám để nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Khi đó bác sĩ khám và chỉ định làm những xét nghiệm cận lâm sàng đầy đủ để đánh giá tình trạng mỡ trong máu. Việc sử dụng thuốc điều trị chứng rối loạn lipid huyết (hay thuốc hạ mỡ máu) hay sử dụng những chế phẩm hỗ trợ hoàn toàn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ khám và điều trị.
3. Một số lưu ý khi uống Omega 3
Do những lợi ích đã được chứng minh, Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên người trưởng thành nên ăn cá ít nhất hai lần trong tuần (loại cá trong mỡ có chứa acid omega-3 hay chất béo lành mạnh). Người ta nhận thấy người Eskimo hiếm bị bệnh động mạch vành ( như động mạch vành bị hẹp bít do cặn mỡ) vì dân tộc này ăn rất nhiều cá mà có chứa đa dạng các loại acid béo omega-3, kể cả omega-6.Uống Omega-3 với liều cao để điều trị bệnh lý bao gồm giảm mỡ máu cần có chỉ định của bác sĩ điều trị bệnh.Như vậy, “uống Omega 3 giảm mỡ máu không?” đã có câu trả lời. Đây là một chất béo tốt cho sức khỏe, tuy nhiên việc sử dụng thuốc điều trị bệnh mỡ máu cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-nguyen-nhan-thuong-gap-gay-dau-khop-o-tre-em-vi | Các nguyên nhân thường gặp gây đau khớp ở trẻ em | Bài viết bởi Bác sĩ Đỗ Thị Thảo - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Đau khớp là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang ở lứa tuổi phát triển mạnh, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân ẩn sau triệu chứng đau khớp này. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp ở trẻ nhỏ.
1. Đau xương khớp phát triển
Đau xương khớp phát triển là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, khoảng 15% trẻ ở lứa tuổi học đường. Đây không phải là triệu chứng nặng, không có hại cho trẻ và thường sẽ hết khi trẻ bước qua giai đoạn phát triển nhanh. Nguyên nhân do xương lứa tuổi này phát triển nhanh, mạnh nên dẫn tới các triệu chứng đau xương khớp cho trẻ.Đau xương khớp phát triển thường gặp đau ở đùi, khớp gối, đôi khi có thể đau ở tay. Đặc trưng của đau xương phát triển: thường gặp vào buổi tối, trẻ thường hết đau vào sáng ngày hôm sau, có thể liên tục hoặc ngắt quãng, thường gặp cả hai bên, không có sưng khớp, không hạn chế vận động. Trẻ xuất hiện đau khớp tại vị trí vùng đùi Thường không cần điều trị gì với đau xương phát triển, tuy nhiên một số trẻ lớn nhanh dẫn tới nhu cầu canxi và vitamin D tăng cao trong giai đoạn này, vì vậy bác sĩ có thể sẽ đánh giá lâm sàng và xét nghiệm, nếu trẻ thiếu canxi sẽ được bổ sung thêm canxi và vitamin D. Trường hợp trẻ đau nhiều, gây khó ngủ có thể dùng thuốc giảm đau paracetamol hoặc ibuprofen trong những lúc đau nhiều.Để giảm cơn đau cha mẹ có thể cho trẻ tắm nước ấm, giữ ấm cho trẻ, cho trẻ tập thể dục phù hợp với lứa tuổi, massage cho trẻ.
2. Các nguyên nhân khác
Đôi khi đau khớp lại là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm như:Viêm khớp tự phát thiếu niên: thường gặp nhiều khớp, tiến triển kéo dài > 6 tuần, có sưng khớp và hạn chế vận động nhiều, đôi khi trẻ có thể sốt. Đây là một trong những bệnh mạn tính nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ.Lupus: Đây là bệnh tự miễn, thường gặp ở trẻ lớn, trẻ gái nhiều hơn trẻ trai. Ngoài sưng đau khớp trẻ có thể sốt, phát ban hình cánh bướm ở mặt, rụng tóc...Bệnh Lyme: Đây là bệnh nhiễm trùng do bị ve cắn. Trẻ thường sốt, phát ban, đau khớp, liệt mặt...Bạch cầu cấp: Đây là một trong các bệnh lý ác tính về máu. Trẻ có thể có biểu hiện ban đầu là đau khớp. Về sau trẻ có thể có các triệu chứng như: thiếu máu da xanh niêm mạc nhợt, dễ bị chảy máu bầm tụ máu dưới da, sốt kéo dài, sưng hạch lympho... Bầm tím dưới da biểu hiện bệnh bạch cầu cấp có thể là nguyên nhân gây đau khớp Tất cả các bệnh lý trên tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu cha mẹ thấy có các biểu hiện bất thường về khớp của trẻ, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY. Dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì |
|
https://suckhoedoisong.vn/polyp-tui-mat-co-nen-mo-16981271.htm | 31-07-2014 | Polyp túi mật có nên mổ? | Tháng 10/2013 tình cờ trong đợt khám sức khỏe, bác sĩ phát hiện em có sỏi túi mật. Tháng 7/2014 em đi khám lại, bác sĩ cho biết em bị polyp túi mật 10mm, bác sĩ khuyên phẫu thuật cắt túi mật. Em có tìm hiểu về căn bệnh này qua mạng internet và hiểu được chức năng quan trọng của túi mật. Em phân vân quá, không biết nên quyết định như thế nào, để lại thì lo mà cắt đi thì không tốt, vì từ khi phát hiện bệnh đến giờ em không có biểu hiện gì khác thường, mong bác sĩ cho em lời khuyên.
vuxuantu@gmail.com
Polyp túi mật là một bệnh thường gặp với tỉ lệ khoảng 5% dân số. Trên thực tế, hầu hết các polyp lành tính nên không cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Trường hợp polyp xảy ra ở những người trên 50 tuổi, kích thước polyp lớn hơn 1cm có kèm theo sỏi mật thì cần phẫu thuật cắt bỏ luôn cả túi mật. Đặc biệt, đối với các polyp có nguy cơ ác tính, các bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cắt túi mật nội soi. Tuy nhiên, polyp túi mật và sỏi túi mật là 2 bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm nếu vô tình phát hiện qua siêu âm. Vì vậy, để xác định chính xác cần dùng thêm các phương tiện chẩn đoán khác.
Trường hợp của em nếu không có triệu chứng như đau, sốt... thì cần được theo dõi, kiểm tra lại sau 6 tháng hay 1 năm để biết mức độ tiến triển. Nếu sau thời gian đó mà không còn hình ảnh của polyp thì không cần phải xử trí gì. Trái lại khi hình ảnh polyp rõ, cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm 6 tháng nếu khối u lớn trên 10mm, hoặc có phát hiện các biểu hiện ác tính qua xét nghiệm máu, các thăm dò khác hoặc polyp đã có biểu hiện lâm sàng như đau, sốt tái phát thì cần phải phẫu thuật sớm. Rất may em đã tham khảo kỹ qua sách báo về bệnh này rồi và điều băn khoăn của em là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên phải nhắc lại đa số polyp túi mật là lành tính nhưng nếu là ác tính thì càng phẫu thuật sớm càng tốt. Vì vậy, em nên đi khám định kỳ để theo dõi nếu có bất thường sẽ được xử lý sớm. Hiện nay phẫu thuật nội soi cắt túi mật rất đơn giản, vì vậy không nên quá lo lắng. Hơn nữa, túi mật bình thường có chức năng chứa mật cũng rất quan trọng, khi nó đổ bệnh mà không cắt bỏ, có khi lại nguy hiểm tính mạng.
BS.
Trần Quang Nhật |
https://suckhoedoisong.vn/than-da-nang-va-vong-xoan-benh-ly-khong-the-xem-thuong-169144201.htm | 14-05-2018 | Thận đa nang và vòng xoắn bệnh lý không thể xem thường | Tuy các nang có tính chất lành tính nhưng chúng gây tổn thương thận, từ đó dẫn đến rất nhiều biến chứng và tổn thương thận tạo vòng xoắn bệnh lý nguy hiểm.
Đây là một trong những bệnh hay gặp nhất ở các loại bệnh thận có nguyên nhân do di truyền. Ước tính có khoảng 12,5 triệu người trên thế giới đang phải mang căn bệnh này. Trong phần lớn các trường hợp, những nang này chỉ xuất hiện ở thận. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh nhân có thể có các nang dịch ở ngoài thận như nang gan, tụy và cá biệt ở não, tim.
Các nang ở thận - Tại sao lại xuất hiện?
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh thận đa nang đã được làm sáng tỏ. Đó là các nguyên nhân do bất thường về gene. Các bất thường này có tính chất gia đình và chỉ trong một số ít các trường hợp là do đột biến ở những cá thể đặc biệt.
Có 2 type bất thường về gene gây nên bệnh thận đa nang. Type thứ nhất là do bất thường nhiễm sắc thể trội. Type này chiếm xấp xỉ 90% tổng số bệnh thận đa nang và nếu một trong số bố hoặc mẹ bị mắc, 50% số trẻ sinh ra sẽ bị bệnh thận đa nang. Bệnh thận đa nang do nguyên nhân này thường xuất hiện ở tuổi từ 30 - 40, trước kia còn được gọi là bệnh thận đa nang ở người lớn nhưng trẻ em cũng có thể bị thận đa nang thuộc type này.
Type thứ hai bất thường về gene gây bệnh thận đa nang là type bất thường ở nhiễm sắc thể lặn. Type này rất ít gặp và thường biểu hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra. Một phần nhỏ bệnh có thể xuất hiện muộn hơn ở trẻ lớn và ở tuổn thanh thiếu niên. Bệnh chỉ xuất hiện ở trẻ nếu cả bố và mẹ đều mang gene gây bệnh và sẽ có khoảng 25% trẻ bị mắc bệnh.
Thận bình thường (trái) và thận đa nang chứa dịch xâm lấn cả vỏ thận lẫn tuỵ thận (phải).
Biểu hiện bệnh như thế nào?
Thông thường, các nang trong thận tiến triển thầm lặng và không được phát hiện cho đến khi gây các biến chứng như suy thận, tăng huyết áp… và một số trường hợp được tình cờ phát hiện khi siêu âm bụng khám sức khỏe định kỳ. Biểu hiện của bệnh thận đa nang có thể là tăng huyết áp, đau vùng hố thắt lưng với các tính chất như đau âm ỉ hoặc đau quặn dữ dội một hoặc hai bên, đau đầu mệt mỏi, tiểu nhiều hoặc tiểu ra máu, có thể kèm sỏi thận và nhiễm khuẩn tiết niệu. Có trường hợp bệnh nhân thấy bụng to ra và sờ thấy một khối bên cạnh rốn (do thận to nhiều). Giai đoạn muộn là giai đoạn suy thận do các nang phát triển gây chèn ép và tổn thương nặng nề nhu mô thận.
Và biến chứng nguy hiểm
Tuy các nang có tính chất lành tính nhưng chúng gây tổn thương thận, từ đó dẫn đến rất nhiều biến chứng như tăng huyết áp. Huyết áp tăng cao có thể gây xuất huyết não, phồng động mạch chủ, nhồi máu cơ tim, tổn thương đáy mắt… và tổn thương thận tạo vòng xoắn bệnh lý. Các nghiên cứu cho thấy có tới 50% số bệnh nhân thận đa nang có suy thận ở độ tuổi 60. Suy thận mạn thường là biến chứng kết thúc của bệnh thận đa nang với các biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, nôn, tiểu ít hoặc vô niệu, thiếu máu, xét nghiệm thấy có ure và creatinin máu tăng cao. Suy thận càng làm cho huyết áp tăng cao và tăng nguy cơ đột quỵ tim mạch cũng như đột quỵ não. Ở người bị bệnh thận đa nang, nguy cơ xuất hiện các nang gan cũng thường gặp và nguy cơ này tăng theo tuổi. Người ta cũng nhận thấy nguy cơ có nang gan ở người bệnh thận đa nang nam và nữ là như nhau nhưng ở nữ thì thường nang gan có kích thước lớn hơn và điều này được cho là có liên quan đến các hormon sinh dục nữ. Bệnh nhân thận đa nang cũng có nguy cơ cao bị các phình mạch trong não và đây thực sự rất nguy hiểm nếu có cơn tăng huyết áp kèm theo khiến cho túi phình có thể vỡ bất cứ lúc nào gây xuất huyết nội sọ. Phụ nữ bị bệnh thận đa nang vẫn có thể có thai và sinh nở an toàn, tuy nhiên vẫn phải cảnh giác với một số nguy cơ như tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật và sản giật có thể gia tăng do bệnh thận đa nang. Bên cạnh đó, một số bất thường cũng có thể kèm với thận đa nang như túi thừa đại tràng, các tổn thương van tim… làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Hướng xử trí đối với bệnh thận đa nang
Điều trị bệnh thận đa nang trước hết là điều trị triệu chứng như cho các thuốc hạ huyết áp, các thuốc giảm đau, các thuốc lợi tiểu khi có suy thận. Thuốc kháng sinh cũng có thể được sử dụng nếu có nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nếu nang thận quá lớn gây chèn ép trong ổ bụng có thể được mổ dẫn lưu. Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối sẽ được lọc máu chu kỳ và ghép thận là chỉ định cuối cùng và cơ bản để giải quyết tình trạng suy thận.
Lời khuyên của thầy thuốc
Bệnh nhân bị thận đa nang hết sức chú ý đến một số vấn đề như phải dùng thuốc điều trị biến chứng (như tăng huyết áp) thường xuyên và đều đặn; duy trì một lối sống khỏe như ăn uống điều độ, bỏ rượu bia, thuốc lá, tập luyện hợp lý, tránh béo phì, ăn nhạt, ít đường, mỡ, muối, ăn ít thịt nạc khi đã có suy thận… Bệnh nhân cũng nên đến các cơ sở y tế để các thầy thuốc chuyên khoa thăm khám, kiểm tra định kỳ. Gia đình nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thận đa nang thì rất nên đưa các con tới khám phát hiện bệnh thận đa nang càng sớm càng tốt. |
https://suckhoedoisong.vn/xoa-bo-ky-thi-giup-benh-nhan-bach-bien-tu-tin-hon-trong-cuoc-song-169159484.htm | 25-06-2019 | Xóa bỏ kỳ thị giúp bệnh nhân bạch biến tự tin hơn trong cuộc sống | Ngày 25/06, tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện “Ngày hội Bạch biến Thế giới 2019” với chủ đề “Nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bạch biến”. Ngày hội
được tổ chức vào ngày 25/6 hàng năm để tưởng nhớ ngày mất của vị vua nhạc pop Michael Jacson – người bị bạch biến,
hướng đến công tác tuyên truyền cho mọi người hiểu về bạch biến để tránh kỳ thị và giúp bệnh nhân bạch biến lạc quan hơn trong cuộc sống.
PGS.TS. Nguyễn Văn Thường - Giám đốc BV Da liễu Trung ương cho biết, bệnh bạch biến là một bệnh da giảm sắc tố, dù không lây nhiễm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến nhiều người tự ti, mặc cảm vì làn da khác với những người xung quanh.
Chính vì thế, đây là một sự kiện hết sức có ý nghĩa nhằm nâng cao nhận thực của cộng đồng về căn bệnh này, xóa bỏ sự kỳ thị, đồng thời giúp bệnh nhân bạch biến lạc quan và tự tin hơn trong cuộc sống.
PGS.TS. Nguyễn Văn Thường trao tặng đèn chiếu UVB cho bệnh nhân bạch biến.
Tại sự kiện này, GS. Michaels Tirants - Chuyên ngành Da liễu, Đại học G.Marconi và GS. Yan Valle -Giám đốc điều hành Hiệp hội Nghiên cứu Bạch biến New York, Mỹ đãlần lượt chia sẻ và phát biểu những nghiên cứu bổ ích của mình về bệnh bạch biến và cuộc sống của những bệnh nhân bạch biến.
Cụ thể, chế độ dinh dưỡng và lối sống đóng vai trò quan trọng đối với bệnh bạch biến. Việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và thói quen sinh hoạt lành mạnh mang ý nhĩa tích cực trong việc kiểm soát bệnh. Quan trọng hơn, nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân bạch biến thường dễ dàng từ bỏ điều trị sau 3 tháng do không thấy hiệu quả đạt được, tuy nhiên nếu theo phác đồ điều trị, đã có hơn 80% bệnh nhân nhìn thấy những hiệu quả điều trị tích cực chỉ trong vòng 1 năm -
GS. Michaels Tirants cho hay.
Do đó, sự tư vấn của các bác sĩ là vô cùng quan trọng, không chỉ tư vấn về bệnh lý mà hãy chia sẻ việc quản lý bệnh, quá trình điều trị, thời gian cũng như chi phí để giúp người bệnh bạch biến không còn hoang mang, cùng với đó là nâng cao tinh thần lạc quan và niềm tin vào việc điều trị.
Những câu chuyện đời thật của bệnh nhân bạch biến được chia sẻ ngay tại chương trình.
Đáng chú ý,những bệnh nhân bạch biến đã chia sẻ những câu chuyện đời thực từ những con người đang hàng ngày sống chung cùng căn bệnh này, niềm tin và thái độ lạc quan khiến chất lượng cuộc sống của họ ngày càng được nâng cao, trở nên thành công hơn trong cuộc sống.
Là một gương mặt thân quen trong những sự kiện “Mang âm nhạc đến bệnh viện”, nữ ca sĩ Thái Thùy Linh cũng góp mặt trong chương trình mang đến sự sẻ chia với các ca khúc sôi động, gửi gắm một thông điệp ý nghĩa tới những người bệnh: Hãy tin vào tình yêu “Và con tim sẽ vui trở lại”!
Chương trình kết thúc sau phần trao quà tặng ý nghĩa cho tất cả bệnh nhân bạch biến có mặt tại hội trường. Những phần quà giá trị thay cho lời động viên, khích lệ từ phía Ban tổ chức gửi gắm tới những bệnh nhân bạch biến, nhằm tiếp thêm niềm tin và động lực vượt qua sự mặc cảm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy mở lòng để sẻ chia, đồng cảm và xóa bỏ kỳ thị với bệnh bạch biến!
Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh - Phó Giám đốc BV Da liễu Trung ương, bạch biến là căn bệnh tự miễn, là hiện tượng sắc tố của da bị rối loạn do sự phá hủy và mất đi tế bào sinh sắc tố khiến vùng da trông như bị tẩy trắng. Vị trí bị bệnh thường gặp nhất là mặt, phần trên của ngực, mặt lưng bàn tay, nách, háng… Thương tổn da là những đốm da mất sắc tố, màu rất trắng, kích thước của các đốm cũng thay đổi từ 1cm đến nhiều cm.
Trước đây việc chẩn đoán bệnh bạch biến dễ nhầm sang bệnh phong, giang mai. Hiện nay, y học hiện đại đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh bạch biến. Một số phương pháp điều trị bệnh bạch biến như: sử dụng tia cực tím loại B (UVB), dùng một số loại corticoid, canxi ion, thuốc bôi tại chỗ, điều trị từ bên trong cơ thể, dùng chế phẩm ức chế căn bệnh, thuốc làm quân bình oxy hóa của cơ thể.
Tại Việt Nam, việc điều trị hiệu quả bệnh bạch biến tùy theo từng giai đoạn sớm hay muộn, thể thông thường (dễ điều trị hơn) hay thể đoạn. Bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc bôi, phương pháp ánh sáng và thuốc uống chống ôxy hóa. Nếu thất bại với liệu trình điều trị nói trên, bệnh nhân sẽ được tư vấn ghép da, tẩy da... |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thuong-xuyen-chong-mat-la-bi-lam-sao-vi | Thường xuyên chóng mặt là bị làm sao? | Chóng mặt là một triệu chứng xuất hiện trong nhiều bối cảnh bệnh khác nhau, thường gặp ở người lớn tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi mắc bệnh. Người bệnh bị chóng mặt thường xuyên cần đến khám tại các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp với từng nguyên nhân.
1. Chóng mặt là bị gì?
Chóng mặt hoa mắt là một trong những lý do thường gặp nhất khiến người bệnh đi khám tại các phòng khám sức khỏe ban đầu. Triệu chứng chóng mặt được người bệnh mô tả lại với các đặc điểm phong phú, có thể chia thành các nhóm chính: chóng mặt xoay vòng, choáng váng và cảm giác mất thăng bằng khi di chuyển.Chóng mặt kiểu xoay vòng: Đặc trưng với cảm nhận các vật xung quanh quay tròn quanh bản thân hoặc chính bản thân đang quay quanh đồ vật, khiến người bệnh dễ ngã. Chóng mặt xoay vòng có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, làm người bệnh lo âu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.Chóng mặt kiểu choáng váng: Thường được mô tả là chóng mặt hoa mắt, dễ gây ngất, với khả năng mắc phải các bệnh lý cao hơn so với chóng mặt xoay vòng.Chóng mặt kiểu mất thăng bằng: Đặc trưng với sự bất thường trong việc giữ thăng bằng của phần thân mình. Người bệnh không di chuyển một cách vững chãi như thông thường, thậm chí còn gặp khó khăn khi đứng yên tại chỗ. Việc mô tả chi tiết các kiểu chóng mặt thường xuyên như trên giúp bác sĩ phân loại và định hướng được nguyên nhân tiềm tàng bên dưới, từ đó xây dựng được phác đồ điều trị và theo dõi có hiệu quả hơn. Một người bệnh có thể chỉ trải qua một kiểu chóng mặt hoặc phối hợp các kiểu khác nhau trong những lần khởi phát bệnh khác nhau.Triệu chứng chóng mặt không xuất hiện đơn độc, thường xuất hiện cùng với dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa, đau đầu và mệt mỏi. Chóng mặt hoa mắt có xu hướng tái phát nên nhiều người gặp phải chóng mặt thường xuyên, lặp lại trong nhiều lần. Tần suất đối diện với triệu chứng chóng mặt trong dân số chung xấp xỉ khoảng 30%, phổ biến trong nhóm dân số già, và đang có xu hướng tăng lên ở những bệnh nhân trẻ tuổi. Chóng mặt hoa mắt là trạng thái mà chúng ta thường xuyên gặp phải 2. Nguyên nhân gây chóng mặt hoa mắt
Người bệnh rất thường hay băn khoăn chóng mặt là bị gì để tìm cách giải quyết chúng. Tuy nhiên, không dễ để trả lời câu hỏi này vì nguyên nhân gây chóng mặt rất đa dạng, liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau như tim mạch, thần kinh, và các bất thường chuyển hóa trong cơ thể. Thông thường trên lâm sàng, khi tiếp cận một bệnh nhân chóng mặt, bác sĩ cần phân loại thành hai nhóm chính bao gồm chóng mặt ngoại biên và chóng mặt trung ương dựa trên nguyên nhân gây bệnh.
2.1 Chóng mặt ngoại biên
Nguyên nhân chóng mặt ngoại biên không liên quan đến các bất thường tại hệ thần kinh trung ương như não bộ hoặc tủy sống mà thường nằm ở hệ tiền đình ốc tai nằm ở tai trong. Hệ thống các ống bán khuyên ở tai trong có nhiệm vụ định hướng vị trí tư thế đầu và truyền tín hiệu đến não bộ để duy trì sự cân bằng của cơ thể. Khi có những rối loạn gây ra do viêm, vi rút, sỏi, chức năng của hệ tiền đình không còn toàn vẹn. Người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt hoa mắt và mất thăng bằng. Một số bệnh lý cụ thể gây chóng mặt ngoại biên như:Chóng mặt kịch phát lành tính theo tư thế: Đây là nguyên nhân thường thấy nhất trên lâm sàng. Bệnh nhân bị chóng mặt kịch phát lành tính theo tư thế rất hay trải qua nhiều đợt chóng mặt lặp lại khi thay đổi tư thế đầu từ cúi thấp sang thẳng hoặc ngước đầu lên cao, kéo dài khoảng vài giây đến vài phút, đi kèm với cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Sỏi trong các ống bán khuyên được hình thành do lắng đọng tinh thể làm nhiễu loạn hoạt động của chất dịch chuyển động bên trong dẫn đến sự sai lệch trong việc nhận định tư thế đầu. Chóng mặt kịch phát lành tính theo tư thế phổ biến ở những người trên 50 tuổi, có tiền sử chấn thương hoặc phẫu thuật, viêm nhiễm vùng tai.Viêm tai trong: Ống tai trong là khu vực chứa các thành phần của hệ tiền đình ngoại vi bao gồm các ống bán khuyên và thụ thể thần kinh ốc tai, đóng góp vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn tấn công vào tai trong, người bệnh cũng có thể gặp phải biểu hiện chóng mặt, giảm thích lực, ù tai và sốt.Viêm dây thần kinh sọ não số VIII: Dây thần kinh sọ não số VIII hay còn gọi là dây tiền đình ốc tai, chịu trách nhiệm trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể.Bệnh Meniere: Đây là tình trạng bất thường hiếm gặp trong tai trong. Chóng mặt do bệnh Meniere gây ra thường rất nặng nề, kéo dài trong vòng nhiều giờ đến nhiều ngày, đồng thời với triệu chứng nôn nhiều và giảm thính lực kéo dài. Nguyên nhân chính xác gây bệnh Meniere vẫn chưa được nghiên cứu rõ.
2.2 Chóng mặt trung ương
Khác với chóng mặt ngoại biên, chóng mặt trung ương là nhóm bệnh gây ra do các bất thường về não bộ, hay gặp nhất là tiểu não, cơ quan đóng vai trò trong nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể. Một số bệnh lý cụ thể gây chóng mặt trung ương bao gồm:Đau đầu vận mạch hay đau đầu Migraine: Bệnh thường gặp ở nhóm người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam. Ngoài chóng mặt, người bệnh còn gặp phải triệu chứng đau nửa đầu dữ dội, đau kiểu mạch đập.U não hay u tiểu não làm rối loạn chức năng dẫn đến các sai lệch trong di chuyển của cơ thể.U dây thần kinh: U dây thần kinh thính giác kết nối tai đến não. Bệnh được biết đến có tính chất di truyền.Tai biến mạch máu não: Đây là nguyên nhân nguy hiểm cần được ưu tiên loại trừ khi chóng mặt xuất hiện ở những bệnh nhân lớn tuổi có yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, mắc bệnh tăng huyết áp, rung nhĩ,
3. Những người bị chóng mặt phải làm sao?
Vì có rất nhiều nguyên nhân với các mức độ nặng nhẹ khác nhau gây ra chóng mặt thường xuyên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp. Việc thiết lập một chẩn đoán cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà người bệnh phải trải qua kết hợp với các phương tiện cận lâm sàng. Bệnh nhân cần mô tả chi tiết triệu chứng chóng mặt hoa mắt về tần suất xuất hiện, chóng mặt hoa mắt khởi phát khi nào và các triệu chứng kèm theo. Một vài chỉ định cận lâm sàng được áp dụng để chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt bao gồm:Công thức máuCT scan hoặc MRI sọ nãoĐiện não đồSiêu âm doppler sọ nãoCác phương tiện kiểm tra thính lựcTrong một vài trường hợp, chóng mặt hoa mắt có thể tự biến mất mà không cần điều trị gì. Nếu người bệnh bị chóng mặt thường xuyên, vấn đề điều trị triệu chứng chóng mặt và giải quyết nguyên nhân cần được đặt ra. Một số loại thuốc giúp giảm chóng mặt thường được dùng như kháng histamin, tanganil, scopolamine hay thuốc kháng cholinergic. Thuốc chống nôn, an thần, giảm lo âu, giảm đau đầu cũng được sử dụng kết hợp tùy theo từng tình huống riêng biệt. Khi phương pháp điều trị nội khoa không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị can thiệp như phẫu thuật. Chóng mặt có thể được chẩn đoán qua phương pháp điện não đồ 4. Những điều cần lưu ý khi bị chóng mặt thường xuyên
Bên cạnh việc dùng thuốc giải quyết triệu chứng và điều trị nguyên nhân chóng mặt hoa mắt, người bệnh cần lưu ý một vài điều trong chế độ sinh hoạt và ăn uống để giảm tần suất và mức độ nặng của triệu chứng chóng mặt. Một số biện pháp được công nhận có hiệu quả như:Không thay đổi tư thế đầu đột ngột, chuyển từ nằm sang ngồi hoặc đứng một cách chậm rãi để cơ thể kịp thích nghi.Không nên làm những nghề liên quan đến vận hành máy móc hay xe cộ khi bị chóng mặt thường xuyên.Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thíchNên dùng các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B6Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanhTránh ăn quá mặn hoặc quá ngọtThư giãn, sống trong môi trường trong lành, thoải mái, tránh xa căng thẳng trong cuộc sống.Khi bị chóng mặt, nên nằm nghỉ ngơi, hạn chế thay đổi tư thế và đi lại nhiều vì rất dễ mất thăng bằng gây té ngã. |
|
https://suckhoedoisong.vn/mau-duc-nhu-sua-nguyen-nhan-ai-cung-can-phai-biet-169231205181936569.htm | 05-12-2023 | Máu đục như sữa nguyên nhân ai cũng cần phải biết | Bệnh nhân Nguyễn Thị Thu Hà (38 tuổi, quê xã Dĩnh Trì, TP. Bắc Giang) vào viện trong tình trạng đau bụng tăng dần, vật vã, kích thích nhiều.
Sau khi được các bác sĩ thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán
viêm tụy cấp
do tăng Triglyceride máu, biến chứng suy đa tạng.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Thu Hà được chăm sóc tại BVĐK Trung ương Quảng Nam. Ảnh: BVCC
Chụp CT Scan ổ bụng phát hiện hình ảnh viêm tụy cấp nặng, thâm nhiễm và có dịch ở quanh đuôi tụy. Hội chẩn khẩn giữa Khoa Hồi sức tích cực – chống độc và Khoa Nội tiêu hóa, nhận thấy tình trạng bệnh nhân rất nặng, cần phải điều trị nội khoa tích cực và chỉ định thay huyết tương kịp thời để cứu sống bệnh nhân.
"Viêm tụy cấp là một bệnh lý cấp cứu nội khoa, bệnh thường xảy ra đột ngột với những triệu chứng lâm sàng đa dạng, phức tạp từ viêm tụy cấp thể nhẹ đến mức độ nặng (thể hoại tử) với các biến chứng suy đa tạng, tỉ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời" – Th.S.BS Đoàn Quốc Đạt – Phụ trách Khoa Hồi sức tích cực – chống độc chia sẻ.
BS Nguyễn Bảo Chi, Khoa Hồi sức tích cực – chống độc, BVĐK Trung ương Quảng Nam cho biết, bên cạnh việc điều trị nội khoa, hồi sức tích cực, giảm đau, thì thay huyết tương là lựa chọn hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng Triglyceride máu tăng cao cho bệnh nhân. Với trường hợp như nữ bệnh nhân này, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tắc mạch, viêm tụy cấp gây suy đa tạng tiến triển, dẫn đến tử vong.
Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân hiện tỉnh táo, giảm đau bụng, nồng độ Triglyceride máu về mức bình thường, tình trạng viêm tụy cấp cải thiện. Bệnh nhân tiếp tục được chuyển và theo dõi nội khoa tại Khoa Nội tiêu hóa và dự kiến xuất viện trong 1 tuần tới.
Theo BS Nguyễn Bảo Chi, chị Hà là trường hợp mắc bệnh hiếm gặp của viêm tụy cấp. Vì bệnh này rất ít gặp ở người trẻ là nữ, nguyên nhân thường gặp là do sỏi đường mật, nghiện rượu... Bác sĩ khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe, người dân cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo, dầu mỡ và nên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Mời bạn cùng đọc tin quan tâm:
Bệnh nhân ngừng tim được hồi sinh ngoạn mục
SKĐS - TS. BS Phan Tấn Quang, Trưởng khoa Nội tim mạch - BVĐK Trung ương Quảng Nam cho biết, đơn vị đã cấp cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp và ngưng tim trong quá trình cấp cứu can thiệp tại viện. |
https://suckhoedoisong.vn/chua-dau-co-vai-gay-bang-phuong-phap-bam-huyet-169210925115630081.htm | 26-09-2021 | Chữa đau cổ vai gáy bằng phương pháp bấm huyệt | Đau cổ vai gáy
là tình trạng có thể xảy ra với bất kì ai, ở bất cứ lứa tuổi nào, đặc biệt là những người làm công sở, người lao động nặng, người bị thoát vị đĩa đệm hoặc
thoái hóa cột sống
.
Tuy không phải loại bệnh nghiêm trọng nhưng tình trạng những cơn đau âm ỉ hoặc có thể là dữ dội ở cổ, sau gáy và hai bả vai, hay lan rộng lên thái dương hoặc lan xuống cánh tay khiến người bị triệu chứng này rất khó chịu, gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, làm giảm chất lượng sống.
Bấm huyệt
đã được đánh giá là một phương pháp hiệu quả giúp làm giảm
đau nhức
mà không sử dụng thuốc từ ngàn xưa. Phương pháp này hiện vẫn được sử dụng rộng rãi trong điều trị và làm giảm đau nhức cơ, xương, khớp...
GS. TS. Lê Gia Vinh - Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam – cho biết: "
Đau cổ vai gáy là những hiện tượng mỏi mệt về sinh lý, xuất phát từ việc phải ở lâu trong một tư thế gò bó
,
không thoải mái. Nếu tình trạng này không được cải thiện thì từ mỏi mệt sinh lý sẽ dẫn đến những triệu chứng bệnh lý ảnh hưởng lớn đến sức khỏe"
.
Do đó, cần điều trị triệt để, kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh.
Bấm huyệt là phương pháp chữa đau cổ vai gáy hiệu quả.
Bấm huyệt được sử dụng nhiều trong điều trị đau cổ vai gáy
Cũng theo GS. TS. Lê Gia Vinh, c
ó nhiều phương pháp chữa trị đau cổ vai gáy, trong đó, bấm huyệt là phương pháp được lựa chọn sử dụng nhiều.
Bấm huyệt là phương pháp sử dụng lực từ ngón tay, bàn tay tác động đến huyệt vị nhằm thúc đẩy tuần hoàn máu, giải ứ trệ, giúp khí huyết lưu thông mạch lạc, giảm đau nhức và tê cứng khớp.
Về cơ bản, bấm huyệt chữa đau cổ vai gáy là phương pháp y học cổ truyền, sử dụng các ngoại lực tác động để tăng cường lưu thông máu và giảm đau.
Đau cổ vai gáy được chia thành hai loại cấp tính và mạn tính, với các nguyên nhân khác nhau. Đối với mỗi nguyên nhân, sẽ có cách thức điều trị riêng.
Phương pháp bấm huyệt điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh, loại trừ các tà thấp xâm nhập vào cơ thể, đả thông khí huyết giúp giảm đau, giảm ê buốt và phục hồi chức năng
xương khớp
.
Bấm huyệt Phong trì giảm đau cổ vai gáy.
Phương pháp này cũng có thể hỗ trợ thư giãn, chống co thắt cơ bắp và hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng đến cổ-vai-gáy.
Cụ thể, trong y học cổ truyền, đau vai gáy được xếp vào chứng tý, do cơ thể bị nhiễm phong, hàn, thấp nhiệt, khí huyết ứ trệ gây tổn thương kinh lạc, dẫn đến đau nhức mỏi cổ vai gáy.
Để điều trị, cần hóa giải phong hàn, cung cấp máu toàn bộ cơ thể, lưu thông kinh lạc khí huyết. Do đó, khắc phục, chữa trị đau cổ vai gáy bằng bấm huyệt giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng: Chống co thắt cơ giúp bạn giảm đau; tăng tuần hoàn máu; tăng cường chuyển hóa, chống sưng, phù, nề; giãn cơ.
Bấm huyệt tác dụng vào các huyệt đạo trên cổ, vai, gáy giúp người bệnh loại bỏ hoàn toàn cơn đau.
Bấm huyệt chữa đau cổ vai gáy
Thông thường, trước khi bấm huyệt, cần tiến hành xoa bóp giúp giảm đau cho người bệnh. Sau đó tùy thể trạng người bệnh để quyết định sẽ kết hợp điều trị cùng châm cứu hay chỉ cần bấm huyệt.
Phương pháp bấm huyệt đòi hỏi sự chính xác và sự uyển chuyển rất cao của bác sĩ, bởi điều quan trọng nhất ở phương pháp này chính là xác định đúng huyệt đạo. Theo đó, đối với đau cổ vai gáy, bác sĩ sẽ tác động mạnh và sâu đến các huyệt đạo bị tổn thương. Một số huyệt cơ bản nhất là:
Huyệt phong trì nằm ở lõm sau tai: Bấm huyệt này giúp giảm đau và một số triệu chứng ù tai, hoa mắt,
đau đầu
;
Huyệt đại chùy nằm dưới xương to ở cổ: Thao tác bấm huyệt này giúp giảm đau, giảm tê cứng vùng cổ và vùng gáy;
Huyệt đốc du nằm cách khe đốt sống lưng D6 và D7 khoảng 3cm.
Bấm huyệt Thái dương giúp giảm đau cố vai gáy.
Ngoài ra, có các huyệt khác như Kiên trung du, A thị huyệt, Lạc chẩm, Liệt khuyết giúp giảm đau cổ vai gáy hiệu quả và người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà. Đối với mỗi huyệt, cách bấm cụ thể lại khác nhau và cần thao tác 3-4 lần cho mỗi huyệt.
Trong số các huyệt hỗ trợ chữa trị đau cổ - vai – gáy, dễ xác định, thực hiện nhất là huyệt Phong trì và Thái dương. Người bị đau xác định huyệt rồi ấn mạnh một vài lần là có thể cảm thấy dễ chịu hơn.
BS. Phương Tuấn Đạt, Khoa Nội – Bệnh viện Châm cứu Trung ương
"Tuy nhiên, nếu không thể xác định vị trí của huyệt thì không nên thao tác vì có thể gây tổn thương, bầm tím, đau do bị tác dụng lực hoặc bị căng cơ" - BS. Đạt cho biết thêm.
Quá trình điều trị đau cổ vai gáy bằng phương pháp bấm huyệt cần thực hiện đều đặn, liên tục và cần tham khảo, xin hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ nếu người bệnh tuổi cao hoặc mắc các bệnh cần hạn chế việc tác động lực lên cơ thể.
BS. Tuấn Đạt cũng đưa ra lời khuyên: "Nên
tập thể dục
đều đặn, nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng phần cổ vai gáy. Hoặc người bệnh cũng có thể chườm nóng với ngải cứu rang muối cũng hỗ trợ giảm đau".
Là phương pháp khá đơn giản, an toàn, không tốn kém và tác dụng giảm đau thấy rõ rệt qua từng lần thực huyệt, song, bấm huyệt thường chỉ áp dụng với trường hợp triệu chứng ở mức nhẹ đến trung bình và kỹ thuật cũng đòi hỏi sự chính xác. Vì vậy người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng, hỏi ý kiến bác sĩ để tránh những hậu quả không mong muốn do xác định sai vị trí huyệt hoặc sai kỹ thuật trong khi thao tác.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Trung tâm 'Hy vọng' - Lắng đọng những yêu thương
Thùy Linh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy nhập họ và tên
Đăng nhập để tham gia bình luận
Bình luận không đăng nhập
Gửi
Đăng nhập với socail
Facebook
Google
Ghi nhớ tài khoản
Đăng nhập
Thông báo
Bạn đã gửi thành công. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-osgood-schlatter-viem-loi-cu-truoc-xuong-chay-vi | Bệnh Osgood- Schlatter (Viêm lồi củ trước xương chày) | Bài viết được viết bởi ThS.BS Nguyễn Thục Vỹ - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang Bệnh Osgood-Schlatter (viêm lồi củ trước xương chày) là tình tràng viêm phì đại phần sụn tại lồi củ chày, đây là một tổn thương mạn tính gây ra do các vi chấn thương lặp đi lặp lại tại chỗ bám dây chằng bánh chè vào lồi củ chày, thường ảnh hưởng các bé trai trong độ tuổi từ 10-15 tuổi.
1. Osgood-Schlatter là bệnh gì?
Bệnh Osgood-Schlatter thường xảy ra do việc tập thể thao quá mức ở các thanh thiếu niên, gây ra do lực kéo mạnh của dây chằng bánh chè tại chỗ cắm của nó vào vị trí tương đối mềm của điểm cốt hoá lồi củ chày. Lực kéo này dẫn đến kích thích và trong trường hợp nghiêm trọng gây bứt giật một phần điểm cốt hoá lồi củ chày, nhưng hiếm khi dẫn đến gãy xương.Các môn thể thao phổ biến có liên quan đến tình trạng này bao gồm:Bóng rổBóng chuyềnNgười chạy nước rútNgười tập gymBóng đáVề mặt lịch sử bệnh Osgood-Schlatter được đặt theo tên của bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình người Mỹ Robert B Osgood (1873-1956) và giáo sư phẫu thuật người Thụy Sĩ Carl Schlatter (1864-1934). Những người tập GYM có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý này 2. Dịch tễ bệnh Osgood-Schlatter
Bệnh Osgood-Schlatter gặp ở thanh thiếu niên hiếu động, đặc biệt là những trẻ hay chạy nhảy, đó là lý do tại sao bệnh thường gặp ở các bé trai. Bệnh thường gặp ở hai chân trong 25-50% bệnh nhân. Tuổi khởi phát điển hình ở nữ có thể sớm hơn một chút so với nam (trẻ trai 10-15 tuổi; trẻ gái 8-12 tuổi).
3. Triệu chứng Osgood-Schlatter
Về mặt lâm sàng, bệnh nhân có biểu hiện đau và sưng ở lồi củ chày, trầm trọng hơn khi vận động.
4. Chẩn đoán Osgood-Schlatter
Bệnh Osgood Schlatter là một chẩn đoán lâm sàng.Hình ảnh X quang khớp gối thường quy có thể được sử dụng để loại trừ các chẩn đoán bổ sung như gãy xương, nhiễm trùng hoặc khối u xương nếu biểu hiện nghiêm trọng hoặc không điển hình.Đánh giá bằng X quang cũng có thể được chỉ định để đánh giá tổn thương bứt giật các trung tâm cốt hóa thứ phát ở lồi củ chày hoặc các tổn thương khác do chấn thương.Biểu hiện X quang điển hình trong bệnh Osgood-Schlatter bao gồm một lồi củ chày nhô cao kèm theo sưng mô mềm, những mảnh rời của trung tâm cốt hóa thứ phát hoặc vôi hóa đầu xa của dây chằng bánh chè. Điều đáng chú ý là những phát hiện này cũng có thể được coi là các biến thể bình thường và không phải lúc nào cũng đại diện cho bệnh Osgood-Schlatter, vì vậy mối tương quan lâm sàng là điều quan trọng hàng đầu. Nếu yêu cầu chụp X quang, hãy xem xét so sánh hình ảnh hai bên để phân định bình thường và bất thường ở từng bệnh nhân.MRI có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn có thể được sử dụng để đánh giá các biểu hiện của bệnh, bao gồm:Sưng nề mô mềm ở phía trước lồi củ chàyMất góc dưới sắc nét của khối mỡ dưới bánh chè (khối mỡ Hoffa)Dày và phù nề đầu xa gân bánh chèViêm bao hoạt dịch dưới bánh chè: bao hoạt dịch dưới bánh chè sâu căng giãn là một dấu hiệu thường gặpPhù nề tủy xương ở lồi củ chày. Hình ảnh Xquang bệnh Osgood- Schlatte 5. Điều trị và tiên lượng Osgood-Schlatter
Điều trị thường là điều trị bảo tồn, bao gồm nghỉ ngơi, chườm đá, điều chỉnh hoạt động (giảm các hoạt động làm căng giãn dây chằng bánh chè, đặc biệt là các môn thể thao nhảy và lắc), và các bài tập vận động tăng cường cho cơ tứ đầu và gân kheo. Giảm đau và đệm để ngăn lực ép lên lồi củ chày cũng hữu ích.Tiên lượng của bệnh Osgood-Schlatter là tuyệt vời. Bệnh thường tự giới hạn nhưng thời gian để phục hồi có thể mất hàng tháng, có khi đến hàng năm cho đến khi điểm cốt hóa thứ phát (apophysis) hợp nhất.Trong khoảng 10% bệnh nhân, các triệu chứng có thể tiếp tục ở tuổi trưởng thành. Di chứng lâu dài này xảy ra khi người bệnh không tìm cách điều trị hoặc không tuân thủ điều trị khuyến cáo. Có những trường hợp được báo cáo khi cơn đau có thể kéo dài vài năm.Trong một số trường hợp hiếm hoi, phẫu thuật cắt bỏ các mảnh xương và/hoặc vật liệu sụn tự do có thể cho kết quả tốt ở những bệnh nhân trưởng thành về xương mà vẫn còn triệu chứng mặc dù đã áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn.
6. Chẩn đoán phân biệt
Một số chẩn đoán phân biệt bao gồm:Bệnh Sinding-Larsen-Johansson (SLJ): tình trạng tương tự liên quan đến cực dưới của xương bánh chè.Viêm gân bánh chè (còn gọi là jumper’s knee): liên quan đến gân bánh chè hơn là xương, và về cơ bản là bệnh lý gân với đau khu trú, mặc dù cuối cùng nó có thể liên quan đến những thay đổi về xương (một số tác giả không phân biệt giữa SLJ và jumper’s knee).Viêm bao hoạt dịch dưới bánh chè.Viêm xương tủy xương chày.Viêm nhiễm trùng trung tâm cốt hóa thứ phát (apophysitis). Chẩn đoán phân biệt với viêm bao hoạt dịch dưới xương bánh chè nông trên MRI Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị, đau nhức xương khớp,.... Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý cơ xương khớp, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng. Bài viết tham khảo nguồn: radiopaedia.org, NCBI |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thoi-diem-nen-phau-thuat-benh-tim-bam-sinh-kenh-nhi-vi | Thời điểm nên phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh kênh nhĩ thất | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Lương Tấn - Trưởng khoa Ngoại Tim mạch - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bệnh tim bẩm sinh kênh nhĩ thất là một trong những khuyết tật tim bẩm sinh thường gặp. Phẫu thuật là phương pháp điều trị có triển vọng nhất với bệnh kênh nhĩ thất.
1. Thời điểm nên phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh kênh nhĩ thất
Bệnh nhân có thể mắc phải bệnh kênh nhĩ thất toàn phần hoặc một trong bốn thể của kênh nhĩ thất bán phần. Đặc biệt, kênh nhĩ thất toàn phần là một trong những trường hợp dị tật bẩm sinh phức tạp, có thể gây tăng áp phổi và suy tim sớm.Bệnh kênh nhĩ thất lại thường có hội chứng Down đi kèm nên việc điều trị sớm lại càng quan trọng. Phẫu thuật là phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu với các bệnh nhân tim bẩm sinh kênh nhĩ thất.Thời điểm nên phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh kênh nhĩ thất được khuyến cáo là trước 6 tháng tuổi. Ngoài ra, có thể thực hiện sớm hơn nếu bệnh nhân bị suy tim nặng kèm theo, có tăng nhanh khó kiểm soát dưới điều trị nội khoa. Có thể phẫu thuật tạm thời cho các trường hợp thiểu sản xuất.Phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh kênh nhĩ thất sẽ sửa chữa được các khiếm khuyết ở cả hai kênh nhĩ thất hoàn toàn hoặc một phần. Đồng thời, sử dụng một hoặc hai bản vá để đóng lỗ trong vách ngăn. Các bản vá này sẽ nằm trong tim vĩnh viễn, trở thành một phần vách ngăn của tim.Riêng với khiếm khuyết một phần, phẫu thuật cũng sẽ thực hiện sửa chữa van hai lá, giúp cho nó đóng chặt. Nếu trường hợp không thể sửa chữa, van có thể sẽ phải được thay thế. Có thể cần phải thay thế van tim Nếu em bé bị kênh nhĩ thất hoàn toàn, phẫu thuật cần thực hiện tách hai van và sửa chữa vách ngăn. Nếu không thể tạo lại van thành hai van thì cần thay thế van tim.Nếu kênh nhĩ thất được sửa chữa thành công sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có khả năng sẽ có được cuộc sống bình thường, thường không bị hạn chế hoạt động.Bệnh nhân cũng có thể phải dùng kháng sinh dự phòng trước khi thực hiện thủ tục nhất định, nha khoa và phẫu thuật khác nếu có nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng khác như viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng do vi khuẩn. Thông thường, điều này xảy ra khi còn một số khiếm khuyết sau phẫu thuật, van nhân tạo hoặc sửa chữa với chất liệu nhân tạo.Nhiều người phẫu thuật tim bẩm sinh kênh nhĩ thất không cần phải phẫu thuật bổ sung song nếu có một số biến chứng như hở van tim thì có thể được yêu cầu điều trị lại.Nếu kênh nhĩ thất được phẫu thuật sửa chữa trước khi có bất cứ tổn thương phổi vĩnh viễn nào xảy ra thì người phụ nữ có thể mong đợi để có thai bình thường. Trong trường hợp tổn thương tim hoặc phổi nghiêm trọng xảy ra trước khi phẫu thuật thì mang thai là không nên.Bác sĩ chuyên khoa tim sẽ thông báo về kết quả đánh giá trước khi phụ nữ mang thai hoặc sửa chữa kênh nhĩ thất.
2. Biến chứng nếu không phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh kênh nhĩ thất
Nếu không phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh kênh nhĩ thất bệnh nhân có thể gặp các biến chứng sau: Biến chứng viêm phổi khi không phẫu thuật điều trị kênh nhĩ thất Viêm phổiNếu kênh nhĩ thất không được điều trị sẽ dễ dẫn đến bệnh viêm phổi - bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng.Giãn các buồng timTăng cường lưu lượng máu qua tim buộc tim phải làm việc nhiều hơn bình thường gây ra giãn.Suy timNếu không được điều trị, kênh nhĩ thất thường dẫn đến suy tim - tình trạng khi mà tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.Tăng áp động mạch phổiKhi tâm thất trái yếu đi và không thể bơm đủ máu sẽ làm gia tăng áp lực qua các tĩnh mạch phổi đến các động mạch trong phổi, gây tăng áp trong phổi.
3. Biến chứng nếu phẫu thuật kênh nhĩ thất muộn
Mặc dù phẫu thuật có triển vọng điều trị cải thiện rất nhiều cho bệnh kênh nhĩ thất song một số bệnh nhân phẫu thuật muộn có thể có nguy cơ mắc các vấn đề sau:Hở van tim.Hẹp van tim.Nhịp tim bất thường, loạn nhịp tim.Khó thở liên quan đến bệnh mạch máu phổiCác dấu hiệu và triệu chứng khó thở và mệt mỏi, nhịp tim nhanh là phổ biến. Trong một số trường hợp như van tim bị hở thì phẫu thuật lần thứ hai có thể được chỉ định. Có thể cần phẫu thuật lần thứ 2 bệnh tim bẩm sinh kênh nhĩ thất Kênh nhĩ thất bán phần có thể trì hoãn mổ đến khi có ảnh hưởng đến chức năng tim và toàn thân nhưng có nhóm bệnh nhi kênh nhĩ thất toàn phần phải mổ banding làm hẹp động mạch phổi trước 1-2 tháng tuổi để bảo vệ phổi hoặc mổ sớm trước 3 tháng tuổi mới thành công. Vì vậy trẻ cần được khám sớm để xác định thời điểm mổ. Bệnh viện Vinmec có kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị, cho tư vấn đúng thời điểm cần mổ. Bị tim bẩm sinh: Khi nào không phải mổ? |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-nao-tang-hap-thu-dinh-duong-cho-be-vi | Cách nào tăng hấp thu dinh dưỡng cho bé? | Trẻ em cần được bổ sung thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng để giúp trẻ phát triển cả về thể chất và trí não. Hấp thụ tốt chất dinh dưỡng thông qua thói quen ăn uống ngay từ khi còn nhỏ sẽ đảm bảo trẻ không bị thiếu hụt dinh dưỡng hoặc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường và muối.
1. Tại sao cần tăng hấp thu dinh dưỡng cho bé?
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các chất dinh dưỡng cần thiết cho các phản ứng sinh hóa quan trọng trong cơ thể. Cơ thể của trẻ em hoạt động nhờ sự hấp thụ tổng hợp các vi chất dinh dưỡng, dinh dưỡng đa lượng và nước. Nó được tạo thành từ protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng chất và tất nhiên là cả nước.Bằng cách cha mẹ cho trẻ ăn một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ, nuôi dưỡng cơ thể cung cấp canxi cho xương để giữ cho chúng chắc khỏe, cơ bắp phát triển nhờ lượng protein và các cơ quan của chúng ta hoạt động nhờ các vitamin và khoáng chất có từ trái cây và rau quả. Nếu trẻ em không ăn nhiều loại chất dinh dưỡng thì chúng có nguy cơ bị thiếu một số chất dinh dưỡng, có thể ảnh hưởng đến các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.Trẻ em cần các chất dinh dưỡng cho hoạt động lành mạnh của tất cả các cơ quan tim, não, gan, thận và tuyến giáp. Các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng, chẳng hạn như mệt mỏi, tóc hoặc da xỉn màu, nhưng nếu để lâu có thể biểu hiện thành các bệnh nghiêm trọng hơn.
2. Cơ chế tăng hấp thu dinh dưỡng cho bé
Để tăng hấp thu các chất dinh dưỡng cho bé, thức ăn phải trải qua quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học. Sau khi thức ăn được tiêu thụ qua miệng, chúng sẽ gặp các enzym tiêu hóa giúp phân hủy thức ăn thành các phân tử khác nhau. Điều này phá vỡ các chất dinh dưỡng vĩ mô và vi lượng. Ví dụ, protein của chúng ta được chia thành các axit amin khác nhau và carbohydrate được chuyển thành glucose để tạo năng lượng hoặc dự trữ.Một khi thức ăn được chia nhỏ thành các chất dinh dưỡng quan trọng, nó sẽ đi xuống ruột non và được hấp thụ vào máu. Hệ thống tuần hoàn sau đó tiếp nhận và vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Không được sử dụng sẽ được phân phối cho cả kho chứa hoặc chất thải. Để quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng này hoạt động tối ưu, trẻ em cần có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.Nếu hệ tiêu hóa hoặc sức khỏe đường ruột của trẻ em không tốt, thì chúng có thể không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng và những đứa trẻ kém hấp thu chậm tăng cân. Đây là những lý do tại sao cha mẹ cần phải đặt ra mục tiêu để những đứa trẻ được đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết giúp tăng cường cân nặng, thể chất và tinh thần. Tăng hấp thu dinh dưỡng cho bé nhằm giúp bé phát triển khỏe mạnh 3. Các cách làm tăng hấp thu dinh dưỡng cho bé
3.1. Đặt thói quen ngủMột thói quen trước khi đi ngủ là hoàn toàn cần thiết để trẻ ngủ ngon: Thay đổi môi trường có thể giúp trẻ bắt đầu ổn định hơn. Vì thế, cha mẹ hãy thiết lập cho con một thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc ngay từ khi còn nhỏ.3.2. Bổ sung SắtThực phẩm giàu chất sắt giúp vận chuyển oxy trong máu, xây dựng cơ bắp và rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ. Ngũ cốc, bánh mì và sữa công thức tăng cường chất sắt là những nguồn thân thiện với trẻ em. Các nguồn cung cấp sắt tốt khác bao gồm thịt đỏ, trứng, đậu gà, thịt gia cầm, cá và đậu lăng.Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất sắt hơn, vì vậy hãy cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu vitamin này như cam, quả mọng, chanh, cà chua, bông cải xanh và ớt chuông.3.3. Bổ sung CanxiXương và răng khỏe mạnh dựa vào nguồn cung cấp canxi tốt, cho trẻ ăn thức ăn giàu canxi như các sản phẩm từ sữa (sữa, yaourt, pho mát), đậu phụ và các loại rau lá xanh.Con bạn cần vitamin D để giúp cơ thể hấp thụ canxi. Ánh nắng mặt trời trên da là cách tốt nhất để cung cấp vitamin D, nhưng bạn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hàng ngày chỉ vài phút mỗi ngày. Vitamin D cũng được tìm thấy trong các sản phẩm sữa tăng cường, lòng đỏ trứng và cá nhiều dầu như cá mòi, cá ngừ và cá hồi.Một chất tăng cường hấp thụ canxi khác đến từ sn-2 palmitate, một cấu trúc lipid độc đáo được tìm thấy trong sữa mẹ và một số công thức sữa giúp hấp thụ chất dinh dưỡng và cải thiện sức mạnh của xương.3.4. Bổ sung chất béoChất béo là một chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ em, vì cung cấp cho trẻ năng lượng và cũng giúp vận chuyển, dự trữ và hấp thụ một số vitamin. Tuy nhiên, không phải tất cả các chất béo đều được tạo ra như nhauChất béo không bão hòa là một lựa chọn tốt hơn, và có thể được tìm thấy trong cá hồi, bơ và dầu thực vật. Hạn chế cho con bạn tiêu thụ chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, có trong bơ, pho mát, thực phẩm chiên và đồ ăn nhẹ như bánh ngọt và bánh quy.Để giúp hệ tiêu hóa hấp thụ chất béo quan trọng trong chế độ ăn, hãy bổ sung thức ăn của chúng bằng sữa công thức giàu sn-2 palmitate, một chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ chất béo. Trẻ em có lượng sn-2 palmitate cao hơn có ít xà phòng axit béo không hòa tan và canxi trong phân của chúng, cho thấy khả năng hấp thụ chất béo tốt hơn nhờ có sn-2 palmitate trong chế độ ăn. Chất béo có thể giúp trẻ dễ dàng hấp thu một số loại vitamin 3.5. Bổ sung VitaminTrẻ em cần nhiều loại vitamin. Vitamin A giúp trẻ phát triển và mang lại cho trẻ làn da khỏe mạnh, chất này có thể được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa, cũng như các loại rau có màu cam và vàng. Vitamin B rất cần thiết cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu và hỗ trợ quá trình trao đổi chất chúng được tìm thấy trong thịt, gia cầm, cá, sữa, đậu nành, trứng và ngũ cốc giàu dinh dưỡng.Vitamin D giúp con bạn hấp thụ canxi, trong khi Vitamin E (từ hạt và quả hạch) tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ. Sau đó là Vitamin K, chất cần thiết cho máu đông lại được tìm thấy trong trứng và các loại rau lá xanh như rau bina và bông cải xanh. Chất béo lành mạnh giúp cơ thể hấp thụ vitamin, đặc biệt là vitamin A, D, E và K.3.6. Vai trò của quá trình hydrat hóaMột trong những vai trò của nước là mang chất dinh dưỡng và oxy đến các tế bào của chúng ta. Nước giúp hòa tan các vitamin và khoáng chất mà chúng ta nhận được từ thức ăn, sau đó phân phối chúng đến phần còn lại của cơ thể để gặt hái những lợi ích. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng con bạn luôn đủ nước, để tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng mà chúng ăn vào.3.7. Sức khỏe đường ruột và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡngMột hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh là điều cần thiết để hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng. Một đứa trẻ có sức khỏe đường ruột tốt sẽ có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, vì vậy cần phải có vi khuẩn đường ruột tốt trong hệ thống của trẻ. Probiotics và prebiotics được khuyến khích cho việc này.Ví dụ, Sn-2 palmitate là một prebiotic giúp tăng mức độ của Lactobacilli và Bifidobacteria, 5 vi khuẩn đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng. A2 ß-casein là một loại tiền sinh học khác mà con bạn có thể cần: đó là một loại protein sữa dễ tiêu hóa giúp giảm khó chịu đường tiêu hóa và đầy hơi.Sữa bột Illuma Stage 3 Grow-Up Formula phù hợp với trẻ từ một tuổi trở lên. Công thức phát triển tiên tiến này chứa sự kết hợp độc đáo giữa sn-2 palmitate và A2 β-casein, mang lại một loạt các lợi ích về dinh dưỡng và đường tiêu hóa cho con bạn.Bên cạnh đó để trẻ hấp thu dinh dưỡng một cách trọn vẹn, cha mẹ nên bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.Hy vọng với những chia sẻ về cách tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng sẽ giúp cha mẹ có được cách nuôi dạy trẻ tốt hơn trong từng giai đoạn.Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
|
https://vnvc.vn/benh-ho-hap/ | 17/04/2024 | Bệnh hô hấp là gì? Nguyên nhân gây ra và triệu chứng cần biết | Thời tiết thay đổi thất thường, không khí ô nhiễm, nhiều bụi mịn khiến cho các bệnh đường hô hấp ngày càng phổ biến. Đặc biệt là sau đợt dịch Covid-19 bùng phát, tác nhân gây bệnh hô hấp như cúm, phế cầu,… càng dễ dàng tấn công và gây biến chứng nhanh chóng cho các đối tượng trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý nền. Hơn 25% các mắc bệnh đường hô hấp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ tiến triển sang viêm phổi cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác, đe dọa tính mạng.
BS Hoa Tuấn Ngọc – Quản lý Y khoa vùng miền Đông Nam Bộ, Hệ thống tiêm chủng VNVC: “Theo số liệu thống kê toàn cầu, cứ 4 người thì có ít nhất 1 người mắc bệnh viêm đường hô hấp mạn tính. Con số này không ngừng tăng lên theo thời gian, tỷ lệ thuận với mức độ ô nhiễm của môi trường sống. Chính vì vậy, cập nhật kiến thức bệnh học rất quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh đường hô hấp, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.”
Mục lụcTìm hiểu về hệ thống hô hấpBệnh hô hấp là gì?Phân loại bệnh đường hô hấp1. Phân theo mức độ cấp tính2. Phân theo vị trí bị bệnhNguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp1. Nguyên nhân do nhiễm trùng2. Nguyên nhân đến từ môi trường3. Các nguyên nhân bệnh hô hấp khácCác triệu chứng bệnh hô hấp thường gặp1. Các triệu chứng tổng quát chung2. Các triệu chứng bệnh đường hô hấp trên3. Các triệu chứng bệnh đường hô hấp dướiCách phòng ngừa các bệnh đường hô hấpChẩn đoán bệnh đường hô hấp như thế nào?Phương pháp điều trị bệnh đường hô hấpKết luậnTìm hiểu về hệ thống hô hấp
Hệ hô hấp có cấu tạo cơ bản chia thành 2 phần, nắp thanh quản được lấy làm ranh giới:
Đường hô hấp trên nằm ở vị trí dưới thanh quản, bao gồm: Mũi, họng, xoang, hầu, thanh quản. Nhiệm vụ của các cơ quan này là đưa không khí vào bên trong, làm ấm không khí trước khi đưa vào phổi.
Đường hô hấp dưới nằm dưới nắp thanh quản, bao gồm: Khí quản, cây phế quản, phế nang, màng phổi, phổi… có nhiệm vụ trao đổi khí, lọc không khí.
Hệ hô hấp có cấu tạo cơ bản chia thành 2 phần: đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới
Bệnh hô hấp là gì?
Bệnh hô hấp là bệnh lý gây ảnh hưởng đến các cơ quan, các mô trong phổi, hệ thống đường thở làm cho quá trình trao đổi khí trở nên khó khăn hơn. Các bệnh về đường hô hấp có thể nhẹ, tuy nhiên, bệnh cũng cũng có thể đe dọa đến tính mạng khi biến chứng gây viêm phổi cấp, suy hô hấp… Cảnh báo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh lý đường hô hấp gây ra 10 triệu ca tử vong mỗi năm. [1]
Bệnh đường hô hấp phổ biến thường gặp nhất ở trẻ em, diễn ra theo mùa ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Số lượng ca bệnh tăng cao đột biến vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Số liệu cập nhật từ Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ trong tháng 10/2023, đã có tới gần 5000 trẻ mắc bệnh hô hấp: hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp,… Trong đó, 7-8% trẻ phải nhập viện điều trị.
Bệnh hô hấp làm cho quá trình trao đổi khí trở nên khó khăn hơn
Phân loại bệnh đường hô hấp
Bệnh đường hô hấp có thể phân loại dựa theo mức độ và vị trí bị bệnh. Cụ thể:
1. Phân theo mức độ cấp tính
Bệnh hô hấp cấp tính
Các bệnh hô hấp cấp tính bao gồm: viêm họng cấp tính, viêm tai giữa cấp tính, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản,… thường là các bệnh nhiễm khuẩn đường thở, từ tai, mũi, họng, đường dẫn khí đến phổi. Đây là các bệnh đường hô hấp thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em và người lớn. [2]
Bệnh hô hấp mạn tính
Bệnh hô hấp mạn tính thường gặp bao gồm: Bệnh hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,… Các bệnh đường hô hấp mạn tính này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, gây ra gánh nặng kinh tế, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
2. Phân theo vị trí bị bệnh
Bệnh đường hô hấp trên
Các cơ quan thuộc đường hô hấp trên tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân: virus, vi khuẩn, nấm,… gây ra các bệnh: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng,…
Bệnh đường hô hấp dưới
Các bệnh viêm đường hô hấp dưới bao gồm: viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, lao phổi,… Trong đó, mức độ nghiêm trọng của các bệnh viêm đường hô hấp dưới cũng cao hơn bệnh đường hô hấp trên.
Nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp
1. Nguyên nhân do nhiễm trùng
Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh đường hô hấp. Trong đó, có 3 tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp: virus, vi khuẩn, nấm. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, khi nhiệt độ thay đổi thất thường, không khí kém lưu thông, virus, vi khuẩn và nấm càng có cơ hội sinh sôi, nhân rộng với tốc độ nhanh chóng. Hệ miễn dịch của cơ thể chưa kịp thích nghi, tạo cơ hội để các tác nhân gây nhiễm trùng xâm nhập và gây ra bệnh đường hô hấp. [3]
2. Nguyên nhân đến từ môi trường
Ô nhiễm môi trường, bụi mịn từ môi trường sống gây ra nguy cơ cao đối với sức khỏe, đặc biệt ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm có đến 4,2 triệu người tử vong do thường xuyên tiếp xúc với môi trường không khí bị ô nhiễm. Trong khi đó, 91% dân số thế giới đang sống ở những nơi có chất lượng không khí ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới.
Môi trường sống ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp
3. Các nguyên nhân bệnh hô hấp khác
Ngoài ra, các bệnh đường hô hấp có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác như dị ứng, hút thuốc, chấn thương, ung thư,…
Dị ứng: Hệ thống miễn dịch của một số người nhạy cảm với hóa chất cụ thể như phấn hoa, lông động vật, nước hoa,… còn được gọi là phản ứng dị ứng của đường hô hấp, khiến hệ hô hấp nhạy cảm, gây cảm giác khó thở, tức ngực, hắt hơi liên tục.
Hút thuốc: Khói thuốc chứa hơn 60 hợp chất gây ung thư, trong đó có nitrosamine và hydrocarbon là 2 độc tố chính gây ung thư. Độc tố từ khói thuốc khi xâm nhập vào hệ hô hấp khiến một hoặc nhiều cơ quan bị viêm, gây ra các bệnh hô hấp.
Độc tố từ khói thuốc là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp
Chấn thương: Các chấn thương ở gần hoặc ở các cơ quan thuộc hệ hô hấp có thể là nguyên nhân gây ra bệnh đường hô hấp. Các trường hợp viêm đường hô hấp thường do chấn thương xương sườn, lệch vách ngăn gây viêm mũi, viêm phổi, tràn khí màng phổi.
Các triệu chứng bệnh hô hấp thường gặp
1. Các triệu chứng tổng quát chung
Bệnh đường hô hấp phân thành các thể bệnh khác nhau, mỗi loại bệnh đều có triệu chứng riêng. Tuy nhiên, người mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp đa phần đều gặp các triệu chứng chung:
Khó thở
Ho dai dẳng
Thở rít,…
Ho là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp
2. Các triệu chứng bệnh đường hô hấp trên
Người mắc bệnh đường hô hấp trên thường phải đối mặt với các triệu chứng như: Chảy nước mũi, nghẹt mũi, sốt cao, hắt xì hơi liên tục,… Riêng với bệnh cảm lạnh, người mắc bệnh hầu như không sốt. Đây là điểm khác biệt so với các bệnh lý đường hô hấp trên khác.
Các triệu chứng viêm của bệnh đường hô hấp trên thường không quá nghiêm trọng, chỉ kéo dài vài ngày và đa phần không để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan mà cần theo dõi liên tục và thực hiện điều trị.
3. Các triệu chứng bệnh đường hô hấp dưới
Các triệu chứng bệnh hô hấp dưới nhiều và thường nghiêm trọng hơn so với bệnh đường hô hấp trên. Triệu chứng chuyển biến từ nhẹ sang nặng với tốc độ nhanh chóng, với các biểu hiện lâm sàng: ho dai dẳng, ho ra máu, sốt cao, có nhiều dịch mũi, dịch đờm, thở gấp, tức ngực khi ho,… Một số bệnh lý nghiêm trọng như viêm phổi khi tiến triển nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: Tràn dịch màng phổi, suy hô hấp, thậm chí là tử vong.
Khi có các triệu chứng của bệnh đường hô hấp dưới, người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế thăm khám, điều trị. Đặc biệt, khi có dấu hiệu: không thở được, toàn thân tím tái, đau thắt ngực,… người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức để tránh bệnh chuyển biến xấu gây ảnh hưởng đến tính mạng.
⇒ Xem thêm: 15 bệnh về đường hô hấp thường gặp: Cách nhận biết và phòng tránh.
Viêm đường hô hấp dưới gây sốt cao trên 38 độ, kèm theo các biểu hiện khác: ho dai dẳng, dịch đờm,…
Xem thêm video: Phân biệt các triệu chứng nặng nhẹ của bệnh đường hô hấp
Cách phòng ngừa các bệnh đường hô hấp
Mỗi người có thể chủ động phòng ngừa các bệnh đường hô hấp bằng cách hạn chế ảnh hưởng từ tác nhân gây bệnh lên cơ thể. Một số giải pháp phòng ngừa hiệu quả được các chuyên gia y tế khuyến cáo như: tiêm chủng, có chế độ dinh dưỡng khoa học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, bỏ thói quen xấu như hút thuốc,…
Tiêm chủng: Chủ động tiêm chủng phòng các bệnh hô hấp như ho gà, viêm phổi, cảm cúm, viêm tai giữa,… được xem là giải pháp đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả. Tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, hạn chế biến chứng nặng và giảm nguy cơ tử vong. Các mũi tiêm phòng bệnh đường hô hấp nên được tiêm đầy đủ để tăng cường miễn dịch, chủ động phòng ngừa bệnh đường hô hấp cho bản thân và gia đình.
Nhiều người nước ngoài chủ động đến VNVC tiêm chủng vắc xin để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp khi đang có đợt dịch
Tích cực vệ sinh cá nhân và môi trường: Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh họng, mũi hàng ngày để chủ động phòng bệnh. Ngoài ra, để hạn chế tiếp xúc và lây bệnh do tác nhân từ bên ngoài, nên vệ sinh không gian sống sạch sẽ, sử dụng máy lọc không khí trong phòng, hút bụi và thay ga giường thường xuyên,…
Chế độ dinh dưỡng khoa học: Bổ sung các thực phẩm thiết yếu, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể: rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm chức năng,…
Bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe giúp tăng cường sức đề kháng chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh
Tăng cường thể dục thể thao: Tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, sản sinh kháng thể tốt chống lại tác nhân gây bệnh.
Giữ ấm cơ thể: Giữ ấm cho cơ thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh, cúm và các vấn đề về đường hô hấp nghiêm trọng khác.
Mang khẩu trang: Chỉ số ô nhiễm không khí cao, vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Vì vậy, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh hít phải bụi mịn.
Mang khẩu trang khi ra ngoài để tránh hít phải bụi mịn và ngăn các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập qua đường hô hấp
Hạn chế đến những nơi đông người: Nơi đông người là môi trường thuận lợi để bệnh đường hô hấp dễ dàng lây nhiễm và để phòng bệnh, nên hạn chế tụ tập ở những nơi đông người.
Hạn chế đến những nơi nhiều khói bụi: Công trường đang thi công, nhà máy sản xuất khoáng sản, vật liệu xây dựng, đường phố,…là những nơi có nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm. Nên hạn chế đến những địa điểm này để tránh hít phải khói bụi, ảnh hưởng đến cơ quan thuộc hệ hô hấp.
Bỏ các thói quen xấu như hút thuốc: Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây bệnh mạn tính như viêm họng, hen suyễn, viêm phế quản, viêm xoang,…Vì vậy, nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe.
Chẩn đoán bệnh đường hô hấp như thế nào?
Để chẩn đoán các bệnh đường hô hấp, các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý, tiến hành kiểm tra hơi thở bằng cách sử dụng ống nghe để lắng nghe âm thanh bất thường trong phổi khi thở. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng quan sát cổ họng, tai, mũi của bệnh nhân. Nếu có các dấu hiệu mắc bệnh đường hô hấp, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp X-quang, chụp CT hoặc kiểm tra tình trạng phổi.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng phổi để chẩn đoán chính xác bệnh đường hô hấp. Thiết bị kiểm tra độ bão hòa của oxy trong máu được sử dụng giúp bác sĩ xác định được lượng oxy mà phổi đã hấp thu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy mẫu đờm sau ho của bệnh nhân để xét nghiệm, xác định vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp.
Phương pháp điều trị bệnh đường hô hấp
Các bệnh lý đường hô hấp chủ yếu do virus gây ra. Do đó, phương pháp điều trị chủ yếu là tập trung vào điều trị các triệu chứng bệnh. Hầu hết có thể tự điều trị khỏi tại nhà mà không cần đến thăm khám bác sĩ và sử dụng thuốc. Ngoài ra, nếu tình trạng viêm đường hô hấp do vi khuẩn gây ra, có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị.
Trong trường hợp bệnh nặng liên quan đến chức năng phổi, việc điều trị cần được chỉ định từ bác sĩ bao gồm: Sử dụng các loại thuốc đặc trị, phẫu thuật, sử dụng nguồn cung cấp oxy bổ sung, hoạt động phục hồi chức năng phổi,…
Kết luận
Bệnh hô hấp là một bệnh lý rất thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Hiện nay một số bệnh hô hấp như cúm, viêm phổi do phế cầu, viêm phổi do HIB, ho gà, bạch hầu… đã có thể phòng ngừa được bằng vắc xin, phụ huynh cần chủ động tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ và cả gia đình để giảm nguy cơ mắc bệnh, triệu chứng bệnh giảm nhẹ và hạn chế tối đa nguy cơ tử vong. |
https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-tang-huyet-ap-lai-gay-nhoi-mau-co-tim-16924030208402768.htm | 03-03-2024 | Tăng huyết áp có thể gây nhồi máu cơ tim | Đối với người bệnh
tăng huyết áp
, việc sử dụng thuốc đòi hỏi lâu dài, trọn đời. Nhưng ở một số người tăng huyết áp không được điều trị đúng có thể gây hậu quả nghiêm trọng như
nhồi máu cơ tim
.
Tăng huyết áp có thể liên quan đến những bệnh nào?
Lý giải về nguyên nhân này, các nhà khoa học cho rằng huyết áp tăng cao làm tăng áp lực trên thành động mạch nuôi tim, lâu ngày tạo thành mảng xơ cứng khiến lớp vỏ thành động mạch bị xơ vữa. Khi có mảng xơ vữa, áp lực dòng máu lớn sẽ dễ gây bong, vỡ mảng xơ vữa. Các mảng này sẽ di chuyển trong lòng mạch, làm bít tắc lòng mạch. Hơn nữa, mảng xơ vữa bong ra cũng là một yếu tố dẫn đến hình thành cục máu đông – là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim.
Người bệnh tăng huyết áp cần dùng thuốc trị theo chỉ định của bác sĩ tránh biến chứng tim mạch.
Mối liên quan giữa tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim khá rõ. Một nghiên cứu cho thấy 30 – 40% bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên, 70% nhồi máu cơ tim không ST chênh lên có bệnh nền tăng huyết áp trước đó. Huyết áp cao làm tăng xơ vữa mạch máu, thành mạch cứng hơn và dễ bị tổn thương. Các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch vành (là mạch máu nuôi cơ tim) gây hẹp dần lòng mạch, không dẫn đủ máu nuôi cơ tim khi tim cần làm việc gắng sức, gây ra triệu chứng mệt,
đau ngực
khi gắng sức.
Mảng xơ vữa này có thể đột ngột bị vỡ ra do stress hoặc do huyết áp cao, các tế bào máu (hồng cầu, tiểu cầu) đến bám vào chỗ thành mạch bị tổn thương này, tạo nên cục huyết khối cấp tính, gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành và đưa đến nhồi máu cơ tim cấp.
Biểu hiện của tăng huyết áp gây biến chứng nhồi máu cơ tim
Có thể nói nhồi máu cơ tim cấp là một trong những biến chứng của tăng huyết áp, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
Bệnh tiến triển thầm lặng kéo dài, ít thấy các triệu chứng lâm sàng, nhưng đau ngực là dấu hiệu nổi bật của nhồi máu cơ tim cấp. Người bệnh thường thấy đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc ngực trái, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út, đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải hoặc vùng bụng trên, cơn đau kéo dài hơn 20 phút và không đỡ khi dùng Nitroglycerin.
Các dấu hiệu khác đi kèm có thể gặp như vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn,
rối loạn tiêu hóa
…, tăng sinh xơ hóa cơ tim, phì đại tế bào cơ tim dần dần xuất hiện các tổn thương của tim như phì đại thất trái kèm giãn hay không giãn buồng thất,
suy tim
, bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp, nhồi máu cơ tim.
Kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông bằng thuốc, bằng chế độ sinh hoạt.
Biến chứng nhồi máu cơ tim có thể xảy ra sớm trong giai đoạn cấp và những biến chứng muộn sau đó. Cho dù được điều trị, qua khỏi giai đoạn cấp, nhồi máu cơ tim có thể gây ra những biến chứng muộn có tỉ lệ tử vong cao và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, kinh tế cho gia đình và xã hội.
Vì tình trạng nghiêm trọng của nó, phòng ngừa nhồi máu cơ tim là việc mà mỗi người đều cần phải chú ý thực hiện. Trong đó, phòng ngừa và kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông bằng thuốc, bằng chế độ sinh hoạt cũng là một trong những cách ngăn ngừa nguyên nhân quan trọng dễ gây nên nhồi máu cơ tim.
Ngăn chặn biến chứng tăng huyết áp
Để giảm thiểu tình trạng biến chứng do tăng huyết áp gây ra, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không bỏ thuốc hoặc không tái khám vì không có triệu chứng. Các nghiên cứu cho thấy khi kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu thì giảm được 30% nguy cơ
đột quỵ
, 25% nhồi máu cơ tim và 23% bệnh thận mạn.
Để ngăn ngừa và phát hiện sớm biến chứng của tăng huyết áp, người bệnh cần khám sức khỏe định kỳ. Đối với người ≥ 50 tuổi nên đo tầm soát huyết áp mỗi 6 tháng – 1 năm/lần.
Nếu đã được chẩn đoán tăng huyết áp, người bệnh cần uống thuốc đều đặn, theo dõi mức huyết áp khi điều trị. Mức huyết áp mục tiêu thông thường là ≤ 130/80 mmHg, trừ một số trường hợp đặt biệt có mức mục tiêu khác sẽ được bác sĩ thông báo.
Cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh như tập thể dục đều đặn, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, kiểm soát cân nặng, ăn uống hợp lý, giảm căng thẳng, áp lực trong cuộc sống cũng góp phần phòng ngừa các biến chứng do tăng huyết áp gây ra.
Khi có các dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp như: Đau tức ngực trái hoặc sau xương ức dữ dội, đau lúc nghỉ ngơi, kéo dài trên 20 phút, đau lan lên cổ, cằm, vai, cánh tay hay sau lưng. Trong cơn đau kèm vã mồ hôi, hốt hoảng, khó thở, bứt rứt, huyết áp và nhịp tim thường tăng trong cơn đau… cần nhập viện ngay để được thăm khám và điều trị.
Tăng huyết áp có thể liên quan đến những bệnh nào?
SKĐS - Tăng huyết áp là bệnh lý khá phổ biến và được xem là căn bệnh tiềm ẩn có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Đây là một bệnh mạn tính phải điều trị kéo dài nên người bệnh thường mệt mỏi. Nếu không kiên trì có thể chuyển nặng.
BS. Nguyễn Quang Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy nhập họ và tên
Đăng nhập để tham gia bình luận
Bình luận không đăng nhập
Gửi
Đăng nhập với socail
Facebook
Google
Ghi nhớ tài khoản
Đăng nhập
Thông báo
Bạn đã gửi thành công. |
https://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-tram-cam-sau-sinh-169133671.htm | 10-04-2019 | Điều trị trầm cảm sau sinh | Theo một nghiên cứu nhỏ tại Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM, tỉ lệ bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm sau sinh là 41%, còn theo báo cáo mới hơn tại Bệnh viện Từ Dũ con số này chỉ là 12,5% trong đó 5,3% trầm cảm thực sự.
Trầm cảm sau sinh
Các biểu hiện trầm cảm ban đầu thường không được gia đình phát hiện. Chỉ đến khi nhiều hậu quả đau lòng xảy ra và bệnh ở giai đoạn nặng, người ta mới chú ý thì đã muộn.
Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu. Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh có thể điều trị và trong một số trường hợp có thể dự phòng.
Sau đây là những triệu chứng tâm lý gợi ý tình trạng trầm cảm sau sinh:
- Tâm trạng buồn bã.
- Giảm hứng thú hoạt động.
- Cảm thấy vô dụng hay tội lỗi.
- Khó tập trung hoặc không quyết đoán.
- Thường nghĩ đến cái chết và tự tử.
- Thay đổi khẩu vị và tăng hoặc giảm cân.
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
- Suy nghĩ, hành động, phản ứng chậm.
- Mệt mỏi, thiếu sinh lực.
Trong Đông y cũng có một chứng bệnh do trạng thái tâm lý quá căng thẳng, áp lực kéo dài làm tinh thần bồn chồn không yên, dễ tức giận, hay hờn khóc, bụng có cảm giác đầy, đau, trong cổ như có vật gì ngăn nghẹn, chóng mặt, mất ngủ… được gọi là chứng uất.
Theo sách
Đan khê tân pháp - lục uất
thì có tới các loại uất: Khí uất, Huyết uất, Thực uất, Thấp uất và Đờm uất, và nêu ra bài Lục uất thang, Việt cúc hoàn để trị. Tuy nhiên trong các loại này, trước hết do khí uất sau đó thấp, đờm, nhiệt, huyết, thức ăn mới uất lại sinh ra bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu do lo nghĩ quá độ, mong muốn không đạt, uất giận không tháo gỡ được, Can khí uất kết, Mộc không sơ Thổ, Tỳ khí không thăng, đàm thấp chất chứa ở trong, đàm khí uất kết gây các triệu chứng tinh thần uất ức hoặc nói lảm nhảm một mình, nói năng lẫn lộn hoặc cười khóc bất thường, lúc vui, lúc buồn, hoặc như ngơ ngẩn, không thiết ăn uống. Hoặc do giận dữ làm hại Can, Mộc uất hóa hỏa, Can hỏa thịnh ảnh hưởng đến Tâm Phế, khiến cho Tâm hỏa nội động, Phế mất chức năng tuyên giáng. Hoặc Can hỏa thịnh thì Thận âm bị suy tổn, tinh huyết khô, cân mạch mất sự nuôi dưỡng, gây nên chứng nội phong.
Điều trị
Về điều trị, trên lâm sàng thường gặp các thể sau:
Can khí uất kết:
Triệu chứng:
tinh thần uất ức, hay tức giận, thở dài, ngực cảm thấy đầy, khó chịu, hông sườn đầy đau, ợ hơi, kém ăn, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền.
Pháp trị:
sơ can, lý khí, giải uất.
Bài thuốc:
Sài hồ sơ can tán (Cảnh Nhạc toàn thư): bạch thược, chỉ xác, hương phụ, sài hồ đều 8g, trần bì 6g, xuyên khung 6g, chích thảo 4g.
Khí trệ đờm uất:
Triệu chứng:
trong họng cảm thấy như có vật gì ngăn nghẹn, khạc không ra, nuốt không xuống, ngực đầy tức, sườn đau, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch huyền hoạt.
Pháp trị:
hóa đờm, lý khí, giải uất.
Bài thuốc:
Bán hạ hậu phác thang (Kim quỹ yếu lược): bán hạ, phục linh, tía tô đều 12g; hậu phác 2g, sinh khương 3 lát. Thêm chỉ xác, hương phụ, phật thủ, toàn phúc ngạnh.
Tâm tỳ đều hư:
Triệu chứng:
hay lo âu, buồn phiền, sợ hãi, hồi hộp, mệt mỏi, hay quên, mất ngủ, kém ăn, chóng mặt, sắc mặt không nhuận, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược.
Pháp trị:
kiện tỳ, dưỡng tâm, ích khí, bổ huyết.
Bài thuốc:
Quy tỳ thang gia giảm (Tế sinh phương): bạch linh, đương quy, toan táo nhân, viễn chí đều 8g; bạch truật, nhân sâm, hoàng kỳ, long nhãn đều 10g, cam thảo, mộc hương đều 2g.
Ưu uất thương thần:
Triệu chứng:
hoảng hốt, không yên, hay buồn lo, khóc, có lúc hay ngáp, chất lưỡi nhạt, mạch tế.
Pháp trị:
dưỡng tâm, an thần.
Bài thuốc:
Cam mạch đại táo thang (Kim quỹ yếu lược): cam thảo 12g, đại táo 10 quả, tiểu mạch 40g, thêm bá tử nhân, hợp hoan hoa, phục thần, táo nhân.
Song song với điều trị bằng thuốc còn có các biện pháp không dùng thuốc như: tư vấn, tập luyện, thư giãn, thiền, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… góp phần cải thiện các triệu chứng căng thẳng, đau nhức, giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ ngon hơn. Trong đó, quan trọng nhất phải huy động sự hỗ trợ từ người thân, gia đình, chuyên gia tư vấn giúp cho bệnh nhân không cảm thấy cô độc, luôn được gần gũi, chia sẻ, tin tưởng rằng bản thân sẽ tốt hơn và sớm phục hồi, mọi lo lắng chỉ là tạm thời. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cay-rieng-vi-thuoc-chua-benh-vi | Cây riềng: Vị thuốc chữa bệnh hiệu quả | Cây riềng là một trong những loại gia vị phổ biến, góp phần tạo nên hương vị của rất nhiều món ăn Việt Nam. Ngoài ra, theo Đông y với tên gọi cao lương khương thì cây riềng là một vị thuốc phổ biến để chữa nhiều bệnh lý liên quan đến da, khớp, hô hấp.
1. Các đặc điểm của cây riềng
Cây riềng là loài cây cỏ nhỏ cao tầm 0,7 - 1,2m với thân rễ dài mọc ngang. Hoa của cây riềng có màu trắng đính kèm theo 2 lá hình mo, gồm màu xanh và trắng. Lá cây riềng có bẹ, không cuống, hình mác dài. Cây riềng mọc hoang hoặc dễ dàng trồng ở nước ta. Có thể thu hoạch riềng quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa thu đông hoặc trước khi mưa phùn của mùa xuân tới.Ngoài loại riềng thường thấy ra còn có riềng nếp. Với sự khác biệt lớn nhất ở kích thước, riềng nếp to nhưng vị lại ít hăng cay hơn. Một loại khác chính là cây rong riềng hay còn gọi cây riềng đỏ, thuộc họ chuối hoa, trung bình cao từ 1,2 - 1,5m. Rễ cây rong riềng phình ra thành củ chứa nhiều tinh bột. Vốn dĩ đó là thân cây nhưng do nằm sát mặt đất nên thường gọi là củ riềng đỏ. Cây rong riềng có vị ngọt, mát với tác dụng thanh nhiệt, an thần... Cây riềng thường bắt gặp trong cuộc sống thường ngày 2. Cây riềng có tác dụng gì trong điều trị bệnh?
Phần được sử dụng để điều trị bệnh là củ riềng. Củ riềng trong Đông y gọi là Cao lương khương, với ý nghĩa mang lại độ ấm. Có một số bệnh có thể sử dụng thêm hạt và lá riềng nhưng sẽ ít hơn.Theo Đông y, riềng có những tác dụng điều trị như:Tiêu thực, tiêu sưng, giảm đau;Trị phong hàn;Nôn mửa, khó tiêu;Ợ hơi, ợ chua;Đau dạ dày;Đau bụng do lạnh, tiêu chảy;Đau nhức xương khớp;Chữa đau răng.Ngoài những công dụng trên trong Đông y, Y Học Hiện Đại đã chứng minh thêm những tác dụng của cây riềng như:Kháng viêm, giúp sát trùng vết thương;Thải độc, thanh lọc cơ thể;Chống oxy hóa;Cải thiện chức năng lưu thông máu, giúp máu tuần hoàn tốt hơn;Kích thích tiêu hóa, chữa bệnh chán ăn;Điều trị tiêu chảy, chống buồn nôn;Ngăn ngừa sự lão hóa của não bộ;Tăng nhận thức;Phòng chống căn bệnh trầm cảm;Hỗ trợ tái tạo tế bào, giúp vết bỏng nhanh hồi phục;Ngăn ngừa ung thư vú;Hỗ trợ bảo vệ hệ miễn dịch giúp khỏe mạnh hơn;Tăng cường khả năng sinh lý.Cây rong riềng còn được chứng minh khả năng tổng hợp các hạt nano bạc, giúp ức chế các vi sinh vật gây bệnh. Hơn nửa cây riềng đỏ có thể chống sự kết tập tiểu cầu, chặn đông máu và đặc biệt chống oxy hóa. Các công dụng này có ý nghĩa giống với các loại thuốc điều trị các bệnh về tim mạch như thiếu máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tắc mạch máu,... Cây riềng có công dụng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh lý 3. Một số bài thuốc từ cây riềng
Có thể điều trị một số căn bệnh đơn giản với thành phần chính là cây riềng như:Đau bụng do cảm lạnh: Sấy khô 200gr riềng tươi với 80gr hậu phác cùng với 120gr quế, bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát. Hàng ngày sắc 200ml nước với 12gr hỗn hợp cô thành 50ml. Dùng để uống từ 2 đến 4 ngày sẽ đỡ đau bụng.Đau bụng kinh: Với phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt bị đau bụng, có thể trực tiếp nhai và nuốt một lát riềng tươi. Ngay lập tức bụng sẽ ấm lên giúp cơn đi giảm nhanh hơn.Phong thấp: Một liệu trình liên tục từ 5 đến 7 ngày. Người bệnh có thể sử dụng 60gr củ riềng với 60gr vỏ quýt, 60gr hạt tía tô phơi khô tán nhỏ. Trong thời gian trị bệnh mỗi ngày hai lần lấy 4gr hỗn hợp khô pha với nước sôi để nguội để uống.Đau dạ dày: Bốc một thang thuốc gồm các dược liệu 6gr củ riềng, 4gr đinh hương, 6gr thanh bì, 15gr sơn tra, 6r vỏ quýt, 6gr mộc hương và 6gr cửu tiết xương bồ. Sắc thành thuốc đặc chia thành 3 lần uống trong ngày.Hắc lào: Đem giã nát 100gr củ riềng ngâm với 200ml cồn 90 độ. Thời gian ngâm càng lâu thì dược liệu càng có tác dụng. Dùng chất này bôi lên vùng da bị hắc lào nhiều lần trong ngày sẽ thấy tình trạng bệnh giảm dầnLang ben: Dùng 100gr củ riềng với 100gr củ chút chít, gọt vỏ rửa sạch và giã nát ra. Trộn hai dược liệu này với một quả chanh rồi đem đun nóng. Sử dụng bằng cách lấy bông y tế thấm đều dung dịch xoa lên vùng da cần điều trị. Chăm chỉ thực hiện trong 5 đến 7 ngày, mỗi ngày 2 lần sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.Viêm họng: Đem gừng tươi cạo sạch vỏ rồi cho vào dung dịch với tỉ lệ 10gr muối - 100ml nước sôi để nguội. Ngâm trong vài ngày, mang ra giã nhỏ rồi phơi hoặc sấy khô. Cuối cùng đem bột riềng thu được ngâm với nước chanh tươi khoảng 10 phút đến 15 phút rồi lại đem sấy khô. Lặp lại bước cuối cùng từ 3 đến 4 lần là có thể sử dụng. Khi viêm họng, lấy một nhúm bột ngậm chặt trong miệng, nuốt từ từ. Mỗi ngày hãy kiên trì ngậm từ 2 đến 3 lần sẽ giúp giảm đau họng. Bài thuốc này còn có hiệu quả với chứng đầy bụng, ho, đau răng,...Tóm lại, trong Y Học Cổ Truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị nên có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn, chữa đau bụng do lạnh, phong thấp, sốt rét, hắc lào, lang ben... |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tim-hieu-ve-phau-thuat-cay-ghep-tim-nhan-tao-ban-phan-vi | Tìm hiểu về phẫu thuật cấy ghép tim nhân tạo bán phần | Bài viết được viết bởi Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Doãn Lợi, Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City Sự kiện nữ y tá Vi Thị Tân (sinh năm 1985) bị bệnh tim 10 năm, suy tim giai đoạn cuối, quả tim dãn to và được cấy ghép tim nhân tạo bán phần (HVAD) đã cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống đã đem lại hy vọng cho hàng ngàn người bệnh suy tim. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về phương pháp này, làm cơ sở tham khảo để người bị bệnh suy tim lựa chọn điều trị.
1. Cấy ghép tim nhân tạo bán phần là gì?
Cấy ghép tim nhân tạo bán phần, hay còn gọi cấy ghép tim nhân tạo hỗ trợ tâm thất trái là phẫu thuật gắn thiết bị nhân tạo: dụng cụ hỗ trợ tâm thất trái (Left Ventricular Assist Device LVAD do hãng Medtronic sản xuất) vào tim người bệnh nhằm hỗ trợ chức năng cho một phần quả tim (tâm thất trái hoặc tâm thất phải) đang bị suy yếu, giãn cơ tim giai đoạn cuối. Thiết bị hỗ trợ tâm thất (LVAD) là một bơm cơ học. Khi một trong các bơm tự nhiên của tim (một tâm thất) không hoạt động tốt, thiết bị hỗ trợ tâm thất sẽ được sử dụng để giúp tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể, duy trì hoạt động bình thường cho hệ tuần hoàn của người bệnh.Hiện nay phẫu thuật cấy ghép tim nhân tạo bán phần còn là một kỹ thuật mới tại Việt Nam do giá thành khá cao. Trên thế giới, kỹ thuật này đã được triển khai gần 20.000 ca. Công nghệ luôn luôn được cải tiến và hiệu quả được hoàn thiện nhanh chóng với thời gian: đã có những bệnh nhân sống được tới 10 năm và hiện nay cấy ghép tim nhân tạo bán phần không chỉ là cầu nối cho những bệnh nhân chờ ghép tim mà có thể là biện pháp điều trị đích cho những bệnh nhân suy tim.
2. Cấy ghép tim nhân tạo bán phần chỉ định điều trị với đối tượng bệnh nhân nào?
Nếu bạn được chẩn đoán mắc chứng suy tim, điều đó không có nghĩa là tim của bạn dừng hoạt động; điều này chỉ cho biết tim của bạn yếu, do đó không thể cung cấp đủ máu giàu oxy và các chất dinh dưỡng đến các tế bào, các cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng thông thường của suy tim bao gồm mệt mỏi và khó thở. Những hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang hoặc xách đồ vật có thể khó khăn hơn. Suy tim làm tưới máu thận kém và ảnh hưởng đến khả năng của thận xử lý chất thải, nước dư thừa và gây phù. Suy tim thường là một tình trạng tiến triển mạn tính, tim sẽ yếu dần đến mức không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể nữa. Khi tình trạng suy tim ở giai đoạn cuối, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị ghép tim hoặc cấy ghép tim nhân tạo bán phần Các triệu chứng thông thường của suy tim bao gồm mệt mỏi và khó thở 3. Làm sao biết tôi có phù hợp điều trị bệnh suy tim bằng cấy ghép tim nhân tạo bán phần?
Thông qua tham khảo ý kiến của bác sĩ lâm sàng, bạn sẽ cùng bác sĩ mới có thể quyết định việc sử dụng hệ thống cấy ghép tim nhân tạo bán phần có phù hợp với mình hay không. Bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về các lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của việc phẫu thuật và cấy ghép hệ thống cấy ghép tim nhân tạo bán phần. Bạn có thể hỏi bác sĩ của mình để được giải đáp tất cả các câu hỏi, các vấn đề còn băn khoăn, mối lo ngại trước khi điều trị.
4. Điều trị bằng cấy ghép tim nhân tạo bán phần, thời gian sống và chất lượng cuộc sống của người bệnh như thế nào?
Hệ thống cấy ghép tim nhân tạo bán phần được thiết kế để hỗ trợ chứng suy tim, làm giảm các triệu chứng suy tim tiến triển trong khi đang chờ ghép tim. Nhờ giảm các triệu chứng suy tim nên bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn và có thể hoạt động tốt hơn.Phương pháp này cho phép người bệnh kéo dài cuộc sống chất lượng 5 – 7 năm, thậm chí có ca tới hơn 10 năm.
5. Sau khi phẫu thuật cấy ghép tim nhân tạo bán phần, người bệnh cần làm gì để đảm bảo thiết bị cấy ghép hoạt động bình thường và phát huy tác dụng tốt?
Để duy trì hoạt động của thiết bị tim bán phần nhân tạo trong cơ thể, bạn cần hiểu về cơ chế hoạt động của thiết bị này.Bơm HVAD được phẫu thuật cấy ghép vào ngực. Bơm được nối trực tiếp với mỏm tâm thất trái. Tại đây, tâm thất trái cùng với máy bơm lấy máu giàu oxy và đẩy máu vào động mạch chủ của bạn (mạch máu lớn mang máu từ tim của bạn đến toàn bộ cơ thể). Bác sĩ lâm sàng sẽ lập trình bơm HVAD để bơm cung cấp lưu lượng máu phù hợp với nhu cầu cơ thể của bạn. Đường truyền lực được kết nối với bơm và đi ra khỏi cơ thể thông qua một vết rạch nhỏ trên da. Đường truyền lực kết nối với bộ điều khiển.Bộ điều khiển này là một máy tính mini giám sát bơm HVAD. Bộ điều khiển hiển thị các số liệu và báo động âm thanh khi các thông số thay đổi hoặc sắp hết pin để giúp bạn quản lý hệ thống. Bộ điều khiển luôn có hai nguồn cấp điện: hai pin (có thể sạc được) hoặc một pin và điện từ ổ cắm điện lưới hoặc trên xe ô tô. Bộ điều khiển và pin được xếp trong túi đeo vai.Vì thế, hàng ngày, người bệnh cấy ghép tim nhân tạo bán phần chỉ cần mang theo bên mình pin chuyên dụng trong dây thắt lưng hoặc túi xách khoác vai nhỏ gọn và vẫn có thể hoạt động, làm việc gần như bình thường sau phẫu thuật.Ngoài ra, sau khi cấy tim nhân tạo bán phần, bệnh nhân vẫn phải tuân thủ các yêu cầu đặc biệt của bệnh nhân tim mạch, đặc biệt tuân thủ uống thuốc chống đông máu như người có van tim nhân tạo. Máy tính mini giám sát bơm HVAD Vinmec cấy ghép thành công tim nhân tạo hổ trợ tâm thất cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối |
|
https://suckhoedoisong.vn/thuc-pham-sieu-che-bien-co-lien-quan-ung-thu-169155916.htm | 14-04-2019 | Thực phẩm siêu chế biến có liên quan ung thư? | Chuyên gia lo ngại rằng, với thực trạng tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn quá nhiều sẽ gia tăng bệnh tật, nguy cơ ung thư cũng sẽ tiếp tục gia tăng.
Nhận biết thực phẩm siêu chế biến
Đặc trưng của thực phẩm siêu chế biến là chúng chứa các thành phần lạ, không thường được sử dụng trong nấu ăn hàng ngày, chẳng hạn như các phụ gia để ngụy trang hoặc biến thực phẩm có cảm quan như chưa qua chế biến hoặc chế biến tối thiểu, bao gồm: casein, lactose, whey, gluten, dầu hydro hóa, protein hydrolysed, protein đậu nành cô đặc, maltodextrin, xi-rô ngô hàm lượng cao fructose (HFCS)…
Tuy nhiên, một điều đáng báo động là trong thực phẩm siêu chế biến từ bánh kẹo cho đến những loại súp đóng hộp có chứa nhiều hương vị nhân tạo, chất phụ gia, nhưng rất khó để nhận ra và không thể đọc được trong danh sách các thành phần gây hại sinh ra qua quá trình chế biến có trong thực phẩm đó. Thực phẩm siêu chế biến rất hấp dẫn bởi vì chúng thường rẻ hơn và ngon miệng do có hàm lượng đường, muối và chất béo bão hòa cao; được bán rộng rãi trên thị trường, có thể ăn ngay và thời hạn sử dụng dài. Tuy tiện lợi và ngon miệng, nhưng việc tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến (bao gồm bánh mì tinh chế, cùng với với bánh kẹo và thịt chế biến) có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp và ung thư. Ăn nhiều thịt chế biến như xúc xích cũng đã được cho là tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Trường hợp thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn cũng có nhiều khả năng bị bệnh tim và các vấn đề về tuần hoàn hoặc đái tháo đường.
Sử dụng nhiều thực phẩm siêu chế biến có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim mạch, béo phì và ung thư...
Mối liên quan với ung thư?
Trước đây, chế biến và sản xuất thực phẩm theo lối công nghiệp đã bị cáo buộc làm giảm chất lượng và độ dinh dưỡng của thực phẩm. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng thấp không phải là một nguyên nhân gây ung thư. Có thể lượng đường, chất béo và muối cao trong thực phẩm siêu chế biến là vấn đề. Hoặc cũng có thể là một chất phụ gia đã được sử dụng. Tác nhân đầu tiên đề cập đến là thủ phạm gây ung thư bao gồm cả các chất có trong bao bì thực phẩm. Một khả năng khác là các hợp chất có khả năng gây ung thư, như acrylamide, sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm công nghiệp.
Với lo ngại việc chế biến thực phẩm đã và đang làm biến đổi thuộc tính của chúng, qua đó ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng và nguy cơ sức khỏe của con người trong vài thập niên trở lại đây, trong một nghiên cứu quy mô lớn và mang tính đột phá, các nhà khoa học chỉ ra mối liên hệ giữa thực phẩm siêu chế biến với ung thư. Theo đó, cứ mỗi 10% thực phẩm siêu chế biến có trong khẩu phần, nguy cơ mắc ung thư sẽ tăng thêm 12%.
Các loại thực phẩm nên hạn chế ăn
Khoai tây chiên
có thể là một món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn này rất có hại cho sức khỏe nếu bạn ăn quá nhiều. Khoai tây chiên có chứa hương nhân tạo, màu nhân tạo và chất bảo quản, đồng thời chứa nhiều chất béo bão hòa gây tắc động mạch. Ngoài ra, chất béo bão hòa còn làm giảm lượng cholesterol tốt và làm tăng lượng cholesterol xấu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hơn nữa, khoai tây chiên có thể chứa cái loại axit béo gây hại cho cơ thể. Vì thế, tốt hơn hết nên tránh xa loại thức ăn này.
Cũng có thể chọn loại khoai tây chiên, bắp rang bơ làm từ ngô xanh hữu cơ - chứa hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ và chất chống ôxy hóa. Tốt hơn nữa, bạn có thể tự làm món ăn vặt gây nghiện này tại nhà.
Thịt xông khói và xúc xích:
Xúc xích được làm từ thịt nhiều mỡ, xúc xích giàu năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng, không hề có lợi cho sức khỏe. Xúc xích chứa hóa chất, chất phụ gia, chất bảo quản, buộc gan phải hoạt động nhiều để giải độc cho cơ thể. Cả thịt xông khói và xúc xích đều là loại thực phẩm được chế biến rất ngon nhưng nó chứa hàm lượng cao natri, chất béo bão hòa và nhiều chất bảo quản, sử dụng nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim mạch và béo phì.
Bánh ngọt đóng gói:
Những chiếc bánh ngọt đựng trong bao bì nylon có vẻ không hỏng trong nhiều năm thực ra chứa đầy đường và chất bảo quản. Chính vì vậy, nó mới có tuổi thọ lâu đến thế. Hãy dùng các loại bột thay thế giàu dinh dưỡng cho bột mì trắng tinh luyện như đậu gà hay bột hạnh nhân. Ngoài ra, nên cắt giảm lượng đường và bơ bằng cách sử dụng những sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn có sử dụng từ bơ hạnh nhân, yến mạch và quế.
Một số loại bánh mỳ:
Bạn hẳn đã biết tránh xa các loại bánh mỳ trắng siêu tinh luyện và thay bằng bánh mỳ ngũ cốc giàu chất xơ. Nhưng chọn được đúng ổ bánh mỳ có thể không hề dễ bởi ngay cả những loại có vẻ tốt cho sức khỏe cũng có thể chứa chất phụ gia. Bánh mỳ là một trong những loại thực phẩm mà người dùng rất cần chú ý khi đọc thành phần của nó. Người tiêu dùng nên tìm kiếm loại bánh mỳ nguyên cám hoặc không gluten, không chứa chất phụ gia, chất bảo quản. Nếu nghi ngờ, hãy kiểm tra khu vực thực phẩm đông lạnh. Bởi một số loại bánh mỳ tốt cho sức khỏe nhất cần phải được đông lạnh do chúng không chứa bất cứ chất bảo quản nào.
Mì ăn liền:
Là món ưa thích của nhiều người, đặc biệt là sinh viên do sự tiện lợi của nó. Tuy nhiên, một gói mì có thể chứa gần 2.000mg natri, cao hơn 500mg so với mức mà cơ thể cần hấp thụ. Do vậy, sử dụng nhiều mỳ ăn liền dễ làm tăng huyết áp và có nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra trong mì ăn liền có rất ít chất dinh dưỡng. Chất béo có trong mì ăn liền có thể là nguyên nhân khiến cơ thể thừa cholesterol.
Nước ngọt có ga:
Đã đến lúc nên loại bỏ nước ngọt có ga, kể cả loại dành cho người ăn kiêng, ra khỏi gian bếp của bạn. Ngoài thực tế loại đồ uống này chẳng có chút giá trị dinh dưỡng nào, nó còn chứa chất tạo ngọt nhân tạo như aspartame, saccharin và sucralose cũng như liên quan tới chứng đau đầu, trầm cảm và tăng nguy cơ đái tháo đường typ 2. |
https://tamanhhospital.vn/benh-tieu-duong-nen-an-trai-cay-gi/ | 10/06/2022 | Người bệnh tiểu đường nên ăn loại trái cây gì? | Hoa quả, trái cây tươi luôn là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin rất tốt đối với sức khỏe, có thể được sử dụng trong các bữa ăn vặt dành cho mọi người, đặc biệt là người bệnh tiểu đường. Thạc sĩ, bác sĩ Trần Nguyễn Quỳnh Trâm, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM cho biết, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, tránh sử dụng một số loại hoa quả có chỉ số đường huyết cao ảnh hưởng đến mức insulin, không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Để biết được loại trái cây nào nên ăn, loại nào không nên ăn, chỉ số đường huyết của mỗi loại trái cây, ăn bao nhiêu là đủ, người bệnh tiểu đường chỉ cần ghi nhớ quy tắc đơn giản “táo, cam, nho, quả mọng” và quy tắc một khẩu phần trái cây phù hợp là bằng một nắm tay. Nếu mỗi lần ăn số lượng trái cây nhiều hơn một nắm tay, có thể ảnh hưởng đến mức insulin của người bệnh tiểu đường.
Mục lụcCác loại trái cây có thể dùng trong bữa phụ1. Bưởi, cam, quýt2. Dâu, nho, mâm xôi, việt quất, cherry3. Bơ4. Táo, lê, ổi, mận, đào5. Sầu riêng6. Mít7. Chuối xiêm8. Quả vải, nhãn9. Xoài chín10. Dưa hấuKhông ăn cái loại quả sấy khô, hoặc nước ép chứa nhiều đườngCác loại trái cây có thể dùng trong bữa phụ
1. Bưởi, cam, quýt
Bưởi, cam, quýt là các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp và chứa nhiều chất xơ. Nhờ tác động tương tự isulin nên bưởi giúp giảm đường huyết. Trong các bữa phụ, người bệnh đái tháo đường có thể ăn khoảng 4 múi bưởi, hoặc một trái cam, hoặc hai trái quýt.
2. Dâu, nho, mâm xôi, việt quất, cherry
Những loại quả mọng này chứa nhiều chất xơ, vitamin C và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đồng thời có khả năng kiểm soát đường máu, giảm mỡ máu thích hợp cho người bị tiểu đường.
3. Bơ
Bơ là loại quả giàu chất béo, axit amin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt cho người bệnh tiểu đường. Bơ cũng giúp làm giảm chất béo trung tính triglyceride và mức cholesterol xấu trong cơ thể. Ngoài ra, chỉ số đường huyết của bơ rất thấp và an toàn.
4. Táo, lê, ổi, mận, đào
Nhóm trái cây này chứa nhiều chất xơ dễ hòa tan, giàu vitamin và chỉ số isulin thấp, có lợi rất nhiều cho người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trong táo còn có chất pectin giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, trong khi lê giúp giảm cơn thèm ngọt ở người bệnh. Mận đào cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
5. Sầu riêng
Sầu riêng giàu chất béo và vitamin. Theo bác sĩ Trâm, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn 1 múi trong bữa phụ để hạn chế việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng.
6. Mít
Mít chứa vitamin C và giàu các chất dinh dưỡng thực vật giúp tăng cường hệ miễn dịch rất hiệu quả. Người bệnh tiểu đường có thể ăn một lượng phù hợp 3-4 miếng/ ngày thì vẫn ở mức độ cho phép.
7. Chuối xiêm
Nếu chọn chuối xiêm cho bữa phụ, bác sĩ khuyến cáo ăn 1 quả sẽ tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.
8. Quả vải, nhãn
Bổ sung một chén nhỏ nhãn hoặc vải trong bữa phụ là khối lượng phù hợp nhất cho người bệnh đái tháo đường.
9. Xoài chín
Nhiều người lầm tưởng xoài chứa nhiều đường và người bệnh tiểu đường không được ăn. Theo bác sĩ Trâm, có thể sử dụng xoài chín cho bữa phụ thay thế trong ngày, với khẩu phần là một má xoài, cung cấp khoảng 65 Kcal.
10. Dưa hấu
Dưa hấu chứa lượng nước cao, các vitamin và chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể, người bệnh có thể sử dụng 2 lát nhỏ trong bữa phụ.
Xem thêm: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?
Không ăn cái loại quả sấy khô, hoặc nước ép chứa nhiều đường
Nếu các loại quả tươi có tác dụng tốt cho sức khỏe thì trái cây sấy khô hoặc đóng hộp lại chứa rất nhiều đường. Do đó, các loại trái cây đã qua chế biến như nho khô và sữa chua dâu tây không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường.
Theo bác sĩ Trâm, trong thực đơn mỗi ngày của người bệnh đều được khuyến cáo bổ sung ít nhất 1- 2 loại trái cây và ít nhất là 5 khẩu phần rau quả để đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết. Vì thế, việc cân bằng liều lượng trái cây phù hợp sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát được lượng đường nạp vào, đảm bảo cơ thể hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng không làm tăng chỉ số đường huyết cho phép. |
https://suckhoedoisong.vn/bai-tap-cho-nguoi-suy-gian-tinh-mach-169240325151359102.htm | 26-03-2024 | Bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch | 1. Vai trò của tập luyện với người bệnh suy giãn tĩnh mạch
Điều trị bệnh
suy giãn tĩnh mạch
là một quá trình lâu dài với sự kết hợp của nhiều hình thức bao gồm từ việc thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt lao động,
luyện tập
, dược phẩm, vật lý trị liệu, mang vớ y khoa chống suy giãn tĩnh mạch và các phương tiện hỗ trợ điều trị khác.
Việc luyện tập phù hợp đóng vai trò quan trọng trực tiếp hoặc gián tiếp giúp giảm nhẹ các triệu chứng và kiểm soát tình trạng bệnh:
- Máu tĩnh mạch trở về tim là nhờ sự co bóp của thành mạch và có liên quan mật thiết với sự vận cơ. Tập luyện giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, tăng cường khả năng co bóp của cơ tạo sức ép lên thành mạch, nhờ đó tăng cường
lưu thông máu
trong lòng mạch, hạn chế ứ trệ tuần hoàn gây giãn mạch.
- Tập luyện đều đặn giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, giảm nhẹ tải trọng cơ thể lên hai chân, giảm áp lực máu tĩnh mạch hồi lưu về tim.
- Tập luyện cũng góp phần tăng cường sức đề kháng, giảm mỡ máu, chống xơ vữa mạch, cải thiện năng lực hoạt động của các cơ quan và nâng cao thể lực chung của cơ thể. Thay đổi lối sống tĩnh tại, xây dựng và duy trì thói quen tập luyện đều đặn, thường xuyên góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm bớt áp lực cuộc sống, công việc, xua tan
mệt mỏi
, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào, người bị suy giãn tĩnh mạch nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để lựa chọn chương trình tập luyện phù hợp và an toàn cho tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người.
Bơi là loại hình vận động tốt cho người suy giãn tĩnh mạch.
2. Những bài tập phù hợp cho người suy giãn tĩnh mạch
-
Đi bộ
là loại hình vận động đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với hầu hết các lứa tuổi nên được nhiều người yêu thích tập luyện. Tuy nhiên, nhiều người cũng băn khoăn suy giãn tĩnh mạch chi dưới có nên tập đi bộ không. Thực tế cho thấy với bài tập đi bộ trong thời gian khoảng 30 phút, có thể cải thiện các triệu chứng ở người bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Đối với những người suy tĩnh mạch có dấu hiệu "đi cách hồi" hoặc đau, tê khi đi bộ dài sẽ phải bắt đầu tập với quãng đường và thời gian dưới ngưỡng đau, sau đó tăng dần khi tình trạng bệnh cải thiện. Người bệnh nên mang vớ chống suy giãn tĩnh mạch nếu thấy đau bắp chân khi tập.
- Đạp xe đạp,
bơi
là hai loại hình vận động phù hợp hơn với những người suy giãn tĩnh mạch bị đau khi tập đi bộ, những người có các bệnh lý khác như thoát vị đĩa đệm, đau do thoái hóa khớp gối, người thừa cân, béo phì không phù hợp với tập đi bộ. Đây là hai loại hình vận động giúp làm giảm áp lực cho đôi chân trong khi cơ khớp vận động đều đặn, đồng thời nhờ áp lực của nước khi bơi tác động lên da cơ tạo điều kiện thuận lợi cho máu tĩnh mạch lưu thông dễ dàng hơn.
- Các bài tập ở tư thế nằm:
+ Gấp - duỗi cổ - bàn - ngón chân:
Nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân thực hiện động tác gấp cổ - bàn - ngón chân hướng về phía đầu, duy trì tư thế khoảng 20 - 30 giây, nghỉ thả lỏng khoảng 2 - 3 giây. Sau đó duỗi cổ - bàn ngón chân, duy trì 20 - 30 giây rồi thả lỏng 2 - 3 giây. Tiếp tục lặp lại toàn bộ các động tác 5 - 10 lần tùy thuộc mỗi người.
Bài tập nâng cao:
Luân phiên nâng từng chân cách mặt giường 30 - 60 độ, duy trì tư thế đó và thực hiện các động tác gấp - duỗi cổ - bàn - ngón chân tương tự như trên.
+ Xoay cổ chân:
Xoay cổ chân từ trái qua phải (thuận chiều kim đồng hồ) 5 -10 lần, sau đó xoay ngược lại.
+ Nâng hạ hai chân, bắt chéo chân:
Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, nâng hạ hai chân luân phiên theo chiều thẳng cách mặt giường khoảng 30 - 60 độ. Cũng tư thế đó tiến hành bắt chéo chân nọ qua chân kia và đổi bên. Tốc độ vừa phải, thực hiện 20 lần mỗi động tác.
+ Đạp xe đạp ngược
:
Nằm ngửa, nâng hai chân lên và tiến hành thực hiện động tác như khi đạp xe đạp ở các góc độ 30 - 60 độ so với mặt giường. Thực hiện động tác này 20 lần.
Đạp xe là loại hình vận động giúp làm giảm áp lực cho đôi chân trong khi cơ khớp vận động đều đặn.
- Các bài tập khi ngồi trên ghế:
+ Nâng đùi
:
Ngồi thẳng lưng trên ghế, hai gối gấp vuông góc, hai bàn chân đặt nằm trên sàn. Thực hiện nâng hai đùi, bàn chân nhấc khỏi mặt sàn lần lượt từng chân, luân phiên hai chân đồng thời cả hai bên, mỗi động tác 10 lần.
+ Nhón chân:
Vẫn tư thế ngồi như trên, thực hiện luân phiên giữa việc nhón chân trái, chân phải 10 lần. Tiếp theo nhón cả hai chân cùng lúc thêm 10 lần nữa.
+ Gấp duỗi cổ bàn ngón chân:
Ở tư thế ngồi, thực hiện các động tác gấp duỗi cổ - bàn - ngón chân tương tự như khi nằm.
+ Xoay cổ chân
:
Thực hiện tương tự các động tác xoay cổ chân như khi nằm.
+ Di chuyển hai chân lên xuống:
Ở tư thế ngồi trên ghế, hai bàn chân đặt song song, bước một chân lên trước để gót chạm đất và mũi của chân sau chạm đất, luân phiên đổi chân. Thực hiện động tác này 20 lần.
+ Nâng chân lên và đạp ra xa:
Đầu tiên cần nâng chân lên, gập bàn chân lại, nâng gối và sau đó duỗi thẳng chân, thực hiện luân phiên cho mỗi bên chân 10 lần.
- Các bài tập khi đứng:
+ Dậm chân tại chỗ:
Thực hiện động tác này 20 lần.
+ Ngồi xuống và đứng lên nhón chân
:
Đầu tiên người bệnh đứng với tư thế thẳng lưng, ngồi xuống trong khoảng 3 giây rồi đứng dậy, nhón chân và giữ nguyên tư thế này trong 3 giây, sau đó trở về với tư thế ban đầu, thực hiện động tác này khoảng 20 lần.
+ Đi bằng mũi chân, gót chân:
Đi bằng mũi chân (nhón chân) 20 - 30 bước, sau đó chuyển đi bằng gót chân khoảng 20 - 30 bước.
+ Gấp duỗi cổ - bàn ngón chân; xoay cổ chân:
Thực hiện các động tác tương tự như khi nằm và ngồi.
Suy giãn tĩnh mạch chân chữa thế nào, có cần phải phẫu thuật?
ĐỌC NGAY
3. Những lưu ý khi tập luyện
- Trước khi tập nên được tư vấn của bác sĩ để hiểu rõ tình trạng bệnh của bản thân, lựa chọn bài tập phù hợp và đảm bảo tập đúng cách. Nếu có thể, tốt nhất nên bắt đầu tập dưới sự hướng dẫn và giám sát của chuyên gia vật lý trị liệu. Chọn địa điểm, thời gian tập luyện phù hợp với điều kiện thời tiết, nhiệt độ. Môi trường tập luyện vệ sinh, an toàn.
- Thảm tập, ghế ngồi, trang phục tập luyện phù hợp với mỗi người tập. Đặc biệt chú ý giầy tập phải đúng cỡ chân. Chú ý chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ tập luyện nếu cần thiết. Người suy giãn tĩnh mạch nếu có đau,
tê chân
được khuyên mang vớ chống suy giãn tĩnh mạch khi tập.
- Thời gian, số lần, tốc độ thực hiện các động tác của mỗi bài tập tùy thuộc khả năng của người bệnh, tránh tập quá sức; không cố gắng tập khi đang có các vấn đề về sức khỏe được khuyến cáo cần nghỉ ngơi.
- Sau khi tập, ngâm chân nước lạnh khoảng 15 - 20 phút là phương pháp hồi phục vừa đơn giản dễ thực hiện vừa hiệu quả. Người bệnh cũng được khuyên nên ngâm chân nước lạnh vào cuối ngày cũng như sau lao động, vận động. Không ngâm nước nóng vì không có bằng chứng khoa học nào cho thấy hiệu quả điều trị
bệnh giãn tĩnh mạch
của các loại nước lá cây theo các công thức dân gian truyền miệng.
Hiệu quả điều trị chỉ có thể có được khi tập luyện một cách có hệ thống, đúng phương pháp, tuần tự tăng dần, kiên trì, đều đặn, phù hợp với đặc điểm cá thể và tình trạng bệnh của mỗi người.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Người phụ nữ suy giãn tĩnh mạch lầm tưởng mình bị thiếu canxi. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/su-thay-doi-tuyen-vu-trong-va-sau-khi-mang-thai-vi | Sự thay đổi tuyến vú trong và sau khi mang thai | Nếu bạn đang mai thai, bạn hẳn sẽ đặt nhiều câu hỏi xung quanh sự thay đổi của tuyến vú trong giai đoạn mang tính bước ngoặt này. Điều quan trọng là bạn phải tự cảm nhận được tuyến vú của mình trong và sau quá trình mang thai. Điều này có nghĩa là bạn nên làm quen với bộ ngực về hình dạng cũng như cảm giác để nhận biết sớm nhất bất kỳ sự thay đổi bất thường nào đang diễn ra đối với tuyến vú. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và cũng dễ dàng phát hiện được bất kỳ sự thay đổi bất thường nào xảy ra đối với tuyến vú.
1. Nhận biết tình trạng bầu vú khi mang thai
Vú thay đổi rất nhiều khi mang thai, vì vậy có thể khó nhận thấy bất kỳ bất thường nào vào thời điểm này. Nếu bạn không chắc chắn về bất kỳ thay đổi nào đối với bộ ngực của mình, hãy nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ gia đình.Vú được tạo thành từ các tiểu thùy (tuyến sản xuất sữa) và ống dẫn (ống dẫn sữa đến núm vú). Chúng được bao quanh bởi các mô tuyến, sợi và mỡ. Mô này tạo nên kích thước và hình dạng của vú. Vùng da sẫm màu quanh núm vú được gọi là quầng vú. Trên quầng vú có một số vết sưng nhỏ gọi là tuyến Montgomery, tạo ra chất lỏng để giữ ẩm cho núm vú. Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?
Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé! Bắt đầu 2. Ngực thay đổi như thế nào trong quá trình mang thai
Ngực của bạn sẽ thay đổi trong suốt quá trình mang thai để chuẩn bị cho em bé bú. Những thay đổi này được gây ra bởi sự gia tăng hormone. Bạn có thể gặp những điều sau đây:Đau hoặc thay đổi cảm giác của vú và núm vú;Tăng kích thước vú;Thay đổi màu sắc và kích thước của núm vú và quầng vú;Các tuyến Montgomery lớn hơn và đáng chú ý hơn.Từ khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ, ngực đã có thể sản xuất sữa. Vì thế bạn có thể có một chút sữa non rỉ ra từ núm vú bắt đầu từ thời gian này. Nếu điều này làm bạn cảm thấy khó chịu thì bạn có thể sử dụng một miếng đệm ngực (một miếng vải dùng một lần hoặc có thể giặt được) đặt bên trong áo ngực của bạn. Hoặc bạn có thể mặc áo lót ngực mỏng khi ngủ nếu nó giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.Phụ nữ thường được khuyên nên tránh một số loại thuốc giảm đau khi mang thai, nhưng nếu ngực của bạn đặc biệt đau, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để được tư vấn về việc thuốc giảm đau hoặc bất kỳ biện pháp nào khác Phụ nữ thường được khuyên nên tránh một số loại thuốc giảm đau khi mang thai 3. Các khối u vú có phổ biến trong thai kỳ?
Khối u vú đôi khi cũng có thể phát triển trong thai kỳ. Những cái loại khối u phổ biến nhất là:U nang (túi chứa đầy chất lỏng)Galactocele (u nang chứa đầy sữa)U xơ tuyến (phát triển trong các tiểu thùy của vú)Đây là những tình trạng vú lành tính (không phải ung thư). Nếu bạn bị u xơ tử cung trước khi mang thai, bạn có thể thấy khối u sẽ trở nên lớn hơn khi mang thai.Ung thư vú ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trong khi mang thai là không phổ biến. Tuy nhiên, khi bạn phát hiện thấy bất kỳ một khối u vú mới nào, hoặc một khối u cũ có sự thay đổi như là phát triển to hơn thì bạn nên gặp Bác sĩ để được thăm khám.
4. Núm vú rỉ máu có phải dấu hiệu bình thường không?
Một vài phụ nữ có thể thỉnh thoảng bị rò rỉ máu từ núm vú. Điều này là do sự gia tăng số lượng và kích thước của các mạch máu trong quá trình mang thai. Mặc dù điều này có thể là bình thường trong khi mang thai, nhưng tốt nhất bạn nên đến Bác sĩ để làm các xét nghiệm kiểm tra nếu có triệu chứng này.
5. Sử dụng áo ngực phù hợp khi mang thai
Khi ngực của bạn tăng kích thước, bạn nên kiểm tra xem áo ngực của bạn có quá chật không. Bạn có thể thấy thoải mái hơn khi mặc áo bà bầu hoặc áo ngực mềm. Bạn cũng có thể mặc các loại áo ngực khi đi ngủ nếu bạn cảm thấy ngực của bạn cần hỗ trợ thêm trong khi ngủ.Nếu bạn muốn nuôi con bằng sữa mẹ, bạn có thể muốn mua một vài chiếc áo ngực cho con bú. Những chiếc áo ngực này giúp cho bé dễ dàng hơn. Bạn nên mua áo ngực cho con bú vài tuần trước thời điểm em bé của bạn chào đời cũng là lúc bộ ngực đã phát triển đến một kích thước phù hợp.
6. Ngực thay đổi thế nào sau khi sinh? Từ ngày thứ 3 sau sinh trở đi, ngực có thể bắt đầu rò rỉ sữa Sau khi sinh em bé, nồng độ estrogen và progesterone giảm nhanh chóng. Khoảng từ ngày thứ ba trở đi sau khi sinh, sữa non lúc này đã bị loãng bởi các chất lỏng bổ sung khiến sữa trông trắng hơn nhiều. Trong khoảng thời gian này, ngực của bạn có thể bắt đầu rò rỉ sữa.Khi em bé bú, vú kích hoạt các dây thần kinh mang thông điệp đến não rằng sữa là cần thiết, em bé đang cần sữa. Một số phụ nữ cho biết họ thấy sữa rỉ ra từ núm vú khi họ nghe thấy con mình khóc, hoặc nếu ngực của họ đầy hoặc khi họ cảm thấy xúc động.Rỉ sữa có thể xảy ra khá thường xuyên trong vài ngày đầu sau khi bạn sinh con và đôi khi bạn có thể cảm thấy bối rối. Đặt miếng đệm vú dùng một lần hoặc đệm có thể giặt được trong áo ngực của bạn có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
7. Thay đổi của vú trong quá trình cho con bú
Những thay đổi xảy ra với bộ ngực khi mang thai là sự chuẩn bị của cơ thể để nuôi em bé sau này. Bộ Y tế khuyến cáo nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong vòng 6 tháng đầu và tiếp tục giai đoạn sau kèm với ăn dặm. Nghiên cứu cho thấy việc cho con bú có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú.Cho con bú là một quá trình tự nhiên, nhưng đôi khi bạn có thể mất một chút thời gian để làm quen và có thực hành đúng. Nếu bạn thấy việc cho con bú khó khăn thì hãy nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc điều dưỡng để được giúp đỡ.Một số phụ nữ chọn không cho con bú vì một số khó khăn hoặc họ cảm thấy đó không phải là lựa chọn phù hợp cho cả mẹ và em bé. Sẽ không có sự phán xử đúng hay sai, bà mẹ chỉ cần cân nhắc và đưa ra quyết định mình cảm thấy tốt nhất cho em bé.Ví dụ, những phụ nữ đã phẫu thuật vú - do ung thư vú, cắt bỏ vú, phẫu thuật núm vú hoặc cấy ghép vú - có thể thấy rằng họ không thể cho con bú. Điều này là do sự hình thành của mô sẹo ở vú. Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn có thể cho con bú sau phẫu thuật. Bạn có thể nhờ nữ hộ sinh, hoặc nhân viên tư vấn cho con bú giúp đỡ nếu cần.
8. Các vấn đề có thể gặp sau khi sinh em bé Sau khi đã có sữa, bạn có thể gặp tình trạng áp xe vú Dưới đây là một số vấn đề bạn có thể gặp khi cơ thể đã có sữa xuất hiện (khi cơ thể bạn đã bắt đầu sản xuất sữa mẹ và không còn sữa non). Đồng thời, đây cũng là một số vấn đề các bà mẹ đều có thể gặp cho dù có cho con bú hay không. Các vấn đề có thể bao gồm:Núm vú bị nứt;Tắc tia sữa;Viêm vú;Áp xe vú;Bệnh tưa miệng ở trẻ;Nếu bạn chọn không cho con bú thì cơ thể bạn sẽ ngừng sản xuất sữa. Bạn có thể thấy ngực cảm thấy nặng nề, khó chịu và đau trong vài ngày đầu. Mặc áo ngực hỗ trợ và giảm đau có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn. Cơ thể sẽ tiếp tục sản xuất sữa miễn là bạn tiếp tục cho con bú. Khi bạn ngừng cho con bú, có thể mất một thời gian để việc sản xuất sữa chấm dứt hoàn toàn.Để quá trình mang thai và sau sinh an toàn, thuận lợi và được trang bị các kiến thức nuôi dạy trẻ cơ bản, bạn nên tham gia các dịch vụ thai sản trọn gói tại cơ sở y tế uy tín. Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn caoThăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thườngThai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻTrẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện Nguồn tham khảo: breastcancer.org, ncbi.nlm.nih.gov Vú bị sưng đỏ là bệnh gì? Các loại vắc xin cần tiêm phòng cho bà bầu trong suốt thai kỳ |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/khac-phuc-tinh-trang-kho-an-cua-benh-nhan-ung-thu-phoi-giai-doan-cuoi-20230109073800092.htm | 20230109 | Khắc phục tình trạng khó ăn của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối | Theo Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ung thư phổi được chia làm 2 thể chính đó là: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 80% trên tổng số ca bệnh.
Ung thư phổi tế bào nhỏ có tốc độ phát triển nhanh gấp đôi và di căn xa. Người bệnh khi mắc phải thường có triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm, sụt cân bất thường, khó thở và đau tức ngực… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Thời gian sống của người mắc bệnh ung thư phổi đa phần sẽ phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của bệnh như: Ung thư tế bào nhỏ hay không tế bào nhỏ, giai đoạn sớm hay muộn.
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng đúng cách là rất cần thiết với người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối (Ảnh: Cancerconnect).
Từ đó, trong trường hợp người bệnh ung thư phổi giai đoạn sớm được điều trị đầy đủ thì có thể sống thêm được khoảng 5 năm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ung thư phổi tế bào nhỏ di căn thì cho dù có duy trì áp dụng các biện pháp điều trị cũng chỉ sống thêm được từ 6 - 18 tháng (tùy thể trạng).
Bên cạnh đó, những trường hợp sống trên 5 năm của người mắc bệnh ung thư phổi chỉ được xét trong các giai đoạn bệnh như:
- Ở giai đoạn khu trú tỷ lệ sống của người bệnh trên 5 năm chiếm khoảng 52%.
- Khi ung thư lan tới các hạch bạch huyết lân cận người bệnh sống được trên 5 năm chỉ còn chiếm tỷ lệ là 25%.
- Với trường hợp xuất hiện di căn xa thì tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh lúc đó chỉ còn khoảng 4%.
Phần lớn những người điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ xuất hiện các tình trạng mất vị giác, ăn không ngon miệng, chán ăn. Theo nghiên cứuthì có khoảng 60% bệnh nhân điều trị ung thư phổi bị mắc chứng suy dinh dưỡng. Tình trạng này kéo dài làm người bệnh không nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và dễ dẫn đến:
- Không đảm bảo đáp ứng với phác đồ điều trị điều trị.
- Sức đề kháng giảm sút, ảnh hưởng đến quá trình điều trị và phục hồi của người bệnh.
Như vậy có thể thấy rằng việc xây dựng chế độ dinh dưỡng đúng cách là rất cần thiết với người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.
Có được chế độ ăn hợp lý và khoa học là chìa khóa giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh. Từ đó cải thiện sức khỏe, giảm tác dụng phụ sau quá trình điều trị ung thư.
Để giúp người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối cải thiện vị giác, tạo cảm giác ngon miệng hơn thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp cụ thể như sau:
- Có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, khoảng 2 đến 3 tiếng ăn một lần.
- Lựa chọn thực phẩm mềm và dễ ăn
- Hạn chế ăn đồ ăn lạnh để tránh bị đau bụng. |
https://vnvc.vn/viem-gan-b-man-tinh/ | 04/10/2023 | Viêm gan B mạn tính có chữa khỏi được không? Có nguy hiểm không? | Viêm gan B mạn tính là bệnh lý xảy ra khi virus viêm gan B vẫn còn nằm trong cơ thể sau 6 tháng. Thống kê cho thấy có khoảng 5-10% người trưởng thành sau nhiễm HBV có nguy cơ thành bệnh mạn tính. Hầu như các trường hợp viêm gan B mạn tính là hậu quả của viêm gan B cấp tính, tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm, không có bất cứ triệu chứng nào và khi phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn muộn. Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan nguy hiểm và tử vong.
Virus Viêm gan B có ở khắp nơi trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cho biết có hơn 2 tỷ người nhiễm virus viêm gan B trên thế giới và là nguyên nhân gây ra khoảng 600.000 ca tử vong mỗi năm, với khả năng lây nhiễm cao gấp 50-100 lần so với HIV.
Mục lụcViêm gan B mạn tính là gì?Viêm gan B mãn tính có nguy hiểm không?Tỷ lệ viêm gan B cấp tính tiến triển thành viêm gan B mạn tínhTriệu chứng viêm gan B mạn tínhViêm gan B mạn tính có lây không?Chẩn đoán viêm ban B mãn tínhViêm gan B mạn tính có chữa được không?Phòng ngừa viêm gan B mạn tínhViêm gan B mạn tính là gì?
Viêm gan B mạn tính xảy ra khi cơ thể không thể tự đào thải virus viêm gan B ra khỏi cơ thể sau 6 tháng. Bệnh tiến triển khá âm thầm, các triệu chứng không đặc hiệu rất khó nhận biết, nếu có thì các triệu chứng này tương tự các triệu chứng viêm gan B cấp tính. Điều này khiến người bệnh chủ quan không đi thăm khám sớm đến khi phát hiện ra thì đã ở giai đoạn muộn, cơ thể không còn sức đề kháng để chống lại bệnh do lượng virus sản sinh quá lớn.
Viêm gan B mạn tính nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ xơ gan, suy gan, ung thư gan và có khả năng dẫn đến tử vong. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) ước tính có hơn 800.000 người ở Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 296 triệu người mắc viêm gan B mạn tính (2019), với 1.5 triệu ca mắc mới mỗi năm. (1)
Xét nghiệm máu là phương pháp duy nhất giúp chẩn đoán hiệu quả viêm gan B và giúp bác sĩ định lượng nồng độ virus viêm gan B trong cơ thể. Người bệnh có thể lưu ý đến các dấu hiệu nghi ngờ bệnh viêm gan như cơ thể mệt mỏi, chán ăn, vùng bụng đau tức, da vàng, mắt vàng hoặc ngứa. Một số trường hợp virus hoạt động và tấn công trực tiếp vào gan sẽ khiến gan to, xơ gan và men gan tăng cao.
Viêm gan B mãn tính có nguy hiểm không?
CÓ! Viêm gan B mãn tính là giai đoạn bệnh đã chuyển biến nặng, cần sự điều trị can thiệp. Ở giai đoạn này, gan dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan, nặng hơn có thể là ung thư gan.
Viêm gan B mãn tính được nhận xét là giai đoạn nghiêm trọng, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh dễ gặp các biến chứng xơ gan, ung thư gan
Tỷ lệ viêm gan B cấp tính tiến triển thành viêm gan B mạn tính
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) ước tính có hơn 800.000 người ở Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 296 triệu người mắc viêm gan B mạn tính (2019), với 1.5 triệu ca mắc mới mỗi năm.
Tại Việt Nam, thống kê cho thấy hơn 10% dân số bị nhiễm virus viêm gan B mạn tính. Ở người lớn, có khoảng 5%-10% người mắc viêm gan B cấp tính trở thành viêm gan B mạn tính. Đối với trẻ em, có đến 90% trẻ sơ sinh và 25-50% trẻ nhỏ viêm gan B cấp trở thành viêm gan B mạn tính.
Trẻ em bị vàng da do mắc bệnh viêm gan B
Triệu chứng viêm gan B mạn tính
Không giống viêm gan B cấp tính, các triệu chứng viêm gan B mạn tính thường mơ hồ trong thời gian đầu, bệnh tiến triển âm thầm. Nếu có thì người bệnh thường chỉ là cảm thấy mệt mỏi dễ lầm tưởng với những vấn đề sức khỏe thông thường, từ đó chủ quan đến khi phát hiện thì bệnh đã chuyển biến nặng. Khoảng 2/3 trường hợp mắc bệnh không có dấu hiệu viêm gan B mãn tính cho tới khi bệnh tiến triển thành xơ gan, suy gan và ung thư gan.
Các triệu chứng viêm gan B mãn tính có thể gặp phải khi bệnh nặng dần có thể là:
Người bệnh sốt nhẹ
Cảm thấy chán ăn
Khó chịu ở vùng bụng trên
Đau nhức khắp cơ thể
Khi bệnh tiến triển nặng có bằng chứng của xơ gan dần xuất hiện, các dấu hiệu viêm gan B mãn tính ở người bệnh có thể gặp bao gồm:
Lá lách sưng
Các mạch máu có hình mạng nhện nhỏ (hay còn gọi là u mạch mạng nhện)
Lòng bàn tay đỏ
Cổ trướng (ổ bụng có tụ dịch)
Hay xuất huyết (rối loạn đông máu) do gan bị tổn thương làm ảnh hưởng chức năng gan không thể tổng hợp đủ các protein giúp máu đông.
Vàng da kèm ngứa ngáy
Suy giảm chức năng não (hay còn gọi là bệnh não gan) vì gan bị tổn thương nặng chức năng gan ảnh hưởng không thể tự loại bỏ các chất độc hại ra khỏi máu như bình thường. Sau đó, những chất độc hại này sẽ tích tụ trong máu và đến não.
Viêm gan B mạn tính có lây không?
CÓ! Đặc biệt viêm gan do virus B, C mạn tính là tình trạng nguy hiểm. Bệnh có thể xâm nhập qua 3 con đường: đường tình dục, đường máu và lây từ mẹ sang con khi sinh. Viêm gan B mạn tính không lây qua các tiếp xúc thông thường như ho, hắt hơi, nước bọt hoặc cho con bú.
Viêm gan B mạn tính có thể lây qua đường tình dục
Chẩn đoán viêm ban B mãn tính
Nếu thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng cảnh báo hoặc nghi ngờ mắc viêm gan B mạn tính, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám sức khỏe, đồng thời thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh chính xác:
Xét nghiệm máu: giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân gây bệnh và mức độ của tổn thương nghiêm trọng của lá gan.
Siêu âm bụng: phương pháp này được chỉ định để xác định độ cứng của mô gan.
Đo độ đàn hồi của gan: cho phép bác sĩ chẩn đoán gan đã chuyển qua xơ hóa hay xơ gan chưa.
Sinh thiết gan: phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương các bệnh lý ở gan. Trường hợp người viêm gan B mạn tính, sinh thiết gan có vai trò giúp đánh giá tình trạng xơ gan hoặc u gan nếu có.
Viêm gan B mạn tính có chữa được không?
Viêm gan B mạn tính KHÔNG CHỮA ĐƯỢC DỨT ĐIỂM, điều trị viêm gan B chủ yếu là khống chế các hoạt động của virus HBV. Theo các bác sĩ, viêm gan B mãn tính vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả và dứt điểm hoàn toàn. Thay vào đó, các phương pháp phổ biến điều trị viêm gan B mạn tính nhằm mục đích khống chế hoạt động nhân lên của HBV, giảm tổn thương gan từ đó giúp người bệnh có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.
Viêm gan B mạn tính có chữa khỏi không được rất nhiều người quan tâm
Phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh ở từng người bệnh. Ví dụ người bệnh mắc viêm gan B mạn tính có liên quan đến thuốc thì cần ngưng thuốc hoặc chuyển qua thuốc khác, viêm gan B mạn tính theo đó cũng sẽ được cải thiện.
Nếu bị viêm gan B mạn tính, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng virus với hiệu quả cao và cần thời gian lâu dài để điều trị viêm gan virus B.
Với trường hợp viêm gan B mạn tính nguyên nhân do bia rượu, hướng điều trị đầu tiên người bệnh cần làm là cai và bỏ bia rượu hoàn toàn.
Người bệnh cần chú trọng tới việc rèn luyện sức khỏe để giảm cân nếu mắc gan nhiễm mỡ không do bia rượu. Bên cạnh đó, người mắc gan nhiễm mỡ cũng có nguy cơ cao mắc tiểu đường loại 2 bởi mức đường huyết cao hơn bình thường, do đó cần kiểm soát lượng đường trong máu để hạn chế chất béo tích tụ nhiều trong gan.
Đối với trường hợp viêm gan B mãn tính có liên quan tới viêm gan tự miễn, thông thường sẽ cần đến corticosteroid kết hợp azathioprine (thuốc ức chế hệ miễn dịch). Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo dùng corticosteroid trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Do đó cần có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ về liều corticosteroid giảm dần để người bệnh có thể ngừng sử dụng và sau đó tiếp tục dùng azathioprine (2) duy trì.
Thuốc kháng virus khi điều trị viêm gan B chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ
Phòng ngừa viêm gan B mạn tính
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để chủ động phòng ngừa hiệu quả viêm gan B mạn tính người bệnh cần:
Phương pháp phòng ngừa viêm gan B mãn tính hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Việc tiêm phòng cần chủ động thực hiện với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người có bệnh mạn tính và những đối tượng chưa có kháng thể chống lại HBV.
Không dùng chung kim tiêm, đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, bấm móng tay, dao cạo râu,… với bất kỳ ai.
Quan hệ tình dục thủy chung một vợ/một chồng/một bạn tình, nếu đối phương nhiễm viêm gan B cần sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ.
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh viêm gan B, tuyệt đối không tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh.
Không lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá để tránh gây hại cho gan.
Khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm để theo dõi sức khỏe gan, mật để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường liên quan đến viêm gan B.
Người mắc viêm gan B mạn tính cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, hợp lý, và tuân thủ các phương pháp điều trị của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Người bệnh không nên lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá để tránh gây hại cho gan
Viêm gan B mạn tính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ để lại gánh nặng bệnh tật lớn không chỉ cho cá nhân mà còn cho gia đình, xã hội. Chính vì vậy, thay vì lo lắng “viêm gan B mạn tính có chữa khỏi không” cần chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin đầy đủ. Đồng thời, nếu nghi ngờ hoặc phát hiện mắc viêm gan B cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán đưa ra hướng điều trị thích hợp, tránh biến chứng nặng nề. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nen-dap-mat-na-trong-bao-lau-thi-bo-ra-vi | Nên đắp mặt nạ trong bao lâu thì bỏ ra? | Đắp mặt nạ đúng cách giúp cho làn da săn chắc và khoẻ mạnh. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng có thể gây kích ứng cho da cùng với các triệu chứng như da sưng tấy, mọc mụn, nhiễm khuẩn. Vì vậy, thời gian đắp mặt nạ trong bao lâu rất quan trọng trong quá trình chăm sóc da.
1. Lựa chọn mặt nạ phù hợp với từng làn da
Khi đắp mặt nạ bạn cần lưu ý không chỉ lựa chọn những loại mặt nạ phụ thuộc vào nhu cầu hoặc sở thích bản thân mà còn cần quan tâm đến cả chức năng và tác dụng của nó.Mặt nạ giấy có tác dụng giúp dưỡng ẩm cho da.Mặt nạ đất sét hoặc mặt nạ bùn có tác dụng hút dầu nhờn, loại bỏ bụi bẩn đồng thời thải độc cho làn da.Mặt nạ dạng lột có tác dụng giúp tẩy tế bào chết, làm sạch da và thu nhỏ lỗ chân lông.Mặt nạ dạng gel hoặc kem có tác dụng làm sạch da, dưỡng ẩm, và có khả năng kiểm soát lượng dầu thừa trên da.Mặt nạ ngủ có tác dụng cấp nước và dưỡng ẩm chuyên sâu cho da.Mỗi làn da đều cần có những yêu cầu khác nhau để có thể lựa chọn được loại mặt nạ phù hợp.Nếu bạn có làn da dầu, thì bạn nên lựa chọn mặt nạ có thành phần bao gồm đất sét hoặc than hoạt tính, hai thành phần này sẽ rất tốt cho da giúp cho da thải độc, đồng thời loại bỏ dầu thừa làm cho lỗ chân lông được se khít và làm cho da mịn màng hơn.Nếu da mặt bạn khô thì bạn nên lựa chọn những loại mặt nạ có thành phần dưỡng ẩm như acid hyaluronic, glycerin, dầu thực vật và bơ.Nếu bạn có làn da nhạy cảm thì bạn nên sử dụng loại mặt nạ không kích ứng cùng với thành phần bao gồm chất chống viêm như nha đam và yến mạch.Nếu bạn có làn da hỗn hợp hoặc da thường thì bạn nên lựa chọn những loại mặt nạ có nguyên liệu tự nhiên. Đắp mặt nạ giấy bao lâu là thắc mắc của nhiều bạn trẻ mới sử dụng 2. Trước khi đắp mặt nạ cần chuẩn bị những gì?
Làm sạch da mặt được xem như bước cực kỳ quan trong trong tất cả mọi quy trình dưỡng da kể cả ban ngày hay ban đêm. Da cần được loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa trước khi thực hiện các bước chăm sóc giúp cho da có thể hấp thụ các dưỡng chất được dễ dàng hơn.Hầu hết đầu tiên của bước làm sạch, bạn sẽ sử dụng tẩy trang để loại bỏ tạp chất trên da, sau đó mới sử dụng đến sữa rửa mặt để loại bỏ nốt phần tạp chất còn sót lại. Các bước này sẽ làm cho da trở nên sạch sẽ hơn. Và thực hiện làm sạch da đúng cách sẽ giúp cho da hấp thu dưỡng chất tốt hơn.Sau khi thực hiện làm sạch da xong thì bạn nên sử dụng nước hoa hồng hay toner để cân bằng độ pH của da về mức từ 5 đến 5.5. Khi da không ở mức pH này có thể da sẽ bị khô quá mức hoặc thậm chí có thể làm cho da mọc mụn và bong tróc.Tiếp theo bạn nên thực hiện tẩy tế bào chết cho da giúp da được làm sạch chuyên sâu hơn đồng thời cân bằng được làn da. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các sản phẩm tẩy tế bào chết nhẹ nhàng có thể ở dạng hạt hoặc dạng keo. Số lần tẩy da chết sẽ tùy thuộc vào từng loại da:Da hỗn hợp hoặc da dầu thì có thể thực hiện tẩy da chết từ 3 lần/tuần trở lên.Da khô hoặc da nhạy cảm có thể thực hiện tẩy da chết từ 2 lần/tuần.Da thường bạn có thể thực hiện tẩy da chết khoảng từ 2 đến 3 lần tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe của làn da.
3. Thời gian và tần suất sử dụng mặt nạ cho da
Đắp mặt nạ trong bao lâu là tốt nhất cho từng loại da? Thông thường thời gian đắp mặt nạ của từng loại sản phẩm đều được ghi rõ và chỉ dẫn trên tờ hướng dẫn.Các sản phẩm mặt nạ ngủ thường sẽ được khuyến nghị sử dụng trong khoảng từ 10 đến 15 phút. Bởi vì loại mặt nạ này khá nhiều dưỡng chất nên có thể có tác dụng ngược lại.Các nghiên cứu cho rằng các bạn để mặt nạ trong thời gian lâu hơn thời gian được khuyến nghị có thể khiến cho thành phần của dinh dưỡng của mặt nạ tưởng chừng vô hại nhưng để quá thời gian có thể làm cho dạ bị khô hoặc thậm chí có thể làm cho da bị kích ứng và mọc mụn.Vậy, với mặt nạ giấy thì đắp mặt nạ giấy bao lâu? Riêng với mặt nạ giấy thì trong khoảng 10 đến 15 phút đầu da sẽ hấp thu các tinh chất dưỡng da từ mặt nạ, nhưng nếu thời gian này kéo dài hơn thì quy trình đắp mặt nạ dưỡng da sẽ bị đảo ngược khiến cho độ ẩm của khuôn mặt bị hút ngược trở lại.Một số bạn có làn da dầu có thể sử dụng mặt nạ bù hoặc đất sét để giúp loại bỏ dầu thừa. Tuy nhiên, bạn nên đắp mặt nạ bùn bao lâu để phát huy những tác dụng này? Với loại mặt nạ này, bạn nên thoa đều trên khuôn mặt và khuôn mặt đã được làm sạch trước đó. Sau đó bạn có thể để từ 10 đến 15 phút để mặt nạ có thể hấp thụ và loại bỏ dầu giúp cho săn chắc và se khít lỗ chân lông.Sau khi đắp mặt nạ với khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút thì bạn nên rửa sạch mặt và chuẩn bị các bước chăm sóc da tiếp theo. Nhưng với mặt nạ ngủ thì khác, do tác dụng của mặt nạ ngủ còn giúp dưỡng ẩm cho da nên bạn có thể để mặt nạ ngủ qua đêm. Đắp mặt nạ khoảng bao lâu? Bạn có thể đắp qua đêm Ngoài vấn đề đắp mặt nạ trong bao lâu bạn cần quan tâm đến tần suất đắp mặt nạ.Đối với mặt nạ giấy bạn có thể sử dụng mỗi ngày giúp tăng cường độ hợp cho da. Tuy nhiên, nếu thành phần của mặt nạ giấy có chứa acid glycolic thì bạn nên giảm tần suất sử dụng. Bởi vì, acid glycolic có tác dụng tăng cường chống lão hoá và dưỡng ẩm cho da, nhưng nếu sử dụng quá nhiều thì gây tình trạng khô da và kích ứng da. Hơn nữa, với những trường hợp làn da mụn hoặc nhạy cảm thì sử dụng mặt nạ mỗi ngày có thể khiến cho lỗ chân lông bị bít lại dẫn đến tình trạng mụn xuất hiện trên da mặt nhiều hơn và trầm trọng hơn.Còn với các loại mặt nạ khác thì bạn nên sử dụng với tần suất khoảng từ 2 đến 3 lần một tuần để tránh tác dụng ngược lại tác động lên làn da của bạn.
4. Một vài điểm cần lưu ý sau khi đắp mặt nạ
Thời gian đắp mặt nạ quyết định hiệu quả của quá trình chăm sóc da. Tuy nhiên, ngoài việc đắp mặt nạ khoảng bao lâu thì chăm sóc da sau khi đắp mặt nạ cũng có vai trò khá quan trọng. Khi da đã được làm sạch, được bổ sung dưỡng chất thì quá trình phục hồi và duy trì làn da sẽ khiến cho da trở nên khỏe mạnh và săn chắc hơn.Sau khi đắp mặt nạ bạn có thể sử dụng kem dưỡng da giúp cho da giữ được độ ẩm phù hợp.Trong trường hợp bạn có làn da dầu hoặc da hỗn hợp thì những loại kem dưỡng ẩm có gốc nước sẽ giúp cho da ngậm nước tốt hơn và không gây bít lỗ chân lông.Còn với những bạn có làn da khô hoặc da thường thì kem dưỡng ẩm có cấu trúc đặc sẽ phát huy tác dụng tốt hơn trong việc dưỡng ẩm cũng như nuôi dưỡng da.Và trước khi sử dụng kem dưỡng ẩm để khoá ẩm cho da bạn có thể sử dụng serum đặc trị để có một làn da đẹp như mong muốn. Nếu bạn muốn da sáng hơn thì bạn có thể sử dụng các loại serum có chứa thành phần vitamin C, còn nếu bạn muốn chống lão hoá thì sử dụng các loại serum có chứa thành phần retinol hoặc AHA, BHANgoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kem dưỡng mắt để đặc trị vùng da mắt. Vùng da mắt khá mỏng so với các vị trí còn lại nên dễ bị khô hơn, và cũng là nơi đầu tiên thể hiện dấu hiệu lão hoá một cách rõ ràng nhất. Và bạn có thể sử dụng kem dưỡng mắt để giải quyết các vấn đề nếp nhăn, quầng thâm hay bọng mắt. Kem dưỡng mặt được thiết kế dành riêng cho vùng này chứa nhiều dầu hơn kem dưỡng ẩm và kèm theo một số hoạt chất đặc trị riêng cho vùng da đặc biệt này.Tóm lại, có thể nói thời gian đắp mặt nạ trong bao lâu ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình chăm sóc da. Do vậy, lựa chọn và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp cần phải kỹ càng. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phau-thuat-noi-soi-tao-hinh-va-noi-lai-voi-tu-cung-vi | Phẫu thuật nội soi tạo hình và nối lại vòi tử cung | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Bác sĩ Sản Phụ Khoa - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long Phẫu thuật nội soi tạo hình và nối lại vòi tử cung là phẫu thuật khôi phục lại vòi tử cung sau các thủ thuật như triệt sản, hoặc do viêm dính vòi tử cung. Sau phẫu thuật, kết hợp với các biện pháp điều trị khác như thụ tinh nhân tạo, giúp làm tăng cơ hội được làm mẹ của người bệnh.
1. Chỉ định phẫu thuật nội soi tạo hình vòi tử cung
Phẫu thuật được chỉ định nội soi tạo hình vòi tử cung trong trường hợp:Nối lại vòi tử cung sau triệt sảnViêm dính vòi tử cung, tắc vòi tử cung đoạn xaĐối với tắc vòi tử cung đoạn gần (đoạn kẽ, đoạn eo) do viêm nhiễm hoặc tổn thương vòi tử cung không có khả năng phục hồi thì không được chỉ định phẫu thuật.
2. Người bệnh cần chuẩn bị gì trước phẫu thuật nội soi
Để tiến hành phẫu thuật nội soi tạo hình và nối lại vòi tử cung, người bệnh viêm vòi tử cung cần:Khám tổng quát và chuyên khoa nhằm đánh giá các bệnh lý kèm theo.Tìm hiểu về nguy cơ, biến chứng, tai biến của phẫu thuật.Thực hiện các xét nghiệm vô sinh đầy đủ.Chụp tử cung - vòi tử cung nhằm đánh giá chức năng của 2 vòi tử cung và buồng tử cung. Người bệnh khám tổng quát và chuyên khoa trước khi tiến hành phẫu thuật 3. Các bước tiến hành phẫu thuật nội soi tạo hình và nối lại vòi tử cung
Sau khi chuẩn bị tư thế và được gây mê, người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật lần lượt theo các bước như sau:Bước 1: Soi ổ bụng chẩn đoánĐặt các trocar lần lượt vào mép dưới rốn và 2 hố chậu trái - phải. Trong trường hợp cần thêm thì đặt thêm trocar vào bờ trên khớp vệ.Tiến hành quan sát các cơ quan trên rốn, đặc biệt là ganQuan sát các cơ quan dưới rốn nhằm đánh giá tử cung, 2 buồng trứng, 2 vòi trứng, túi cùng Douglas.Đánh giá độ thông của vòi tử cung.Bước 2: Tạo hình vòi tử cungTiến hành tạo hình vòi tử cung dựa trên nguyên tắc hạn chế gây chấn thương tối đa tới các cơ quan lân cận và tại vị trí tiếp xúc.Gỡ dính tại 2 vòi tử cung, 2 buồng trứng, túi cùng Douglas.Mở rộng loa vòi nếu phát hiện bị chít hẹp, cầm máu chọn lọc sau thủ thuậtMở loa vòi, tạo các tua loa, cầm máu chọn lọc hạn chế làm tổn thương vòi trong trường hợp loa vòi hình thành túi bịt.Kiểm tra độ thông của vòi tử cung.Kiểm tra lại lần cuối, cầm máu và rửa ổ bụng.Bước 3: Nối lại vòi tử cungSau khi thực hiện gỡ dính, cắt sẹo và kiểm tra mức độ thông của vòi tử cung, phẫu thuật viên sẽ tiến hành nối lại vòi tử cung theo kỹ thuật nối tận - tận.Mũi nối được khâu ở bờ mạc treo vòi nhằm ráp 2 đầu vòi lại với nhau.Các mũi nối còn lại có thể khâu xung quanh thêm 1 đến 3 mũi.Kiểm tra lại độ thông của vòi tử cung.Tiến hành kỹ thuật tương tự ở vòi tử cung đối diện.Kiểm tra lại để tìm các tổn thương nếu có, cầm máu và rửa ổ bụng. Phẫu thuật nội soi tạo hình và nối lại vòi tử cung Sau phẫu thuật nội soi tạo hình và nối lại vòi tử cung cần theo dõi dịch sau phẫu thuật, dấu hiệu sinh tồn, nước tiểu. Chụp lại buồng tử cung sau vài tháng (nếu cần thiết). Chỉ định thụ tinh nhân tạo (IUI) từ 4 đến 6 chu kỳ. |
|
https://tamanhhospital.vn/bi-tac-voi-trung-co-kinh-nguyet-khong/ | 11/11/2022 | Bị tắc vòi trứng có kinh nguyệt không? Trứng có rụng không? | Tắc vòi trứng là bệnh lý phụ khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng mang thai. Vậy bị tắc vòi trứng có kinh nguyệt không? Trứng có rụng không?
Bài viết có sự tư vấn chuyên môn của Bác sĩ Đặng Tuấn Anh Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh.
Mục lụcTổng quan về tắc ống dẫn trứngTắc vòi trứng có kinh nguyệt không?Tắc với trứng thì trứng có rụng không?Bệnh nhân cần làm gì khi bị tắc ống dẫn trứngLời khuyên của bác sĩTổng quan về tắc ống dẫn trứng
Vòi trứng là một cấu trúc hình ống có chức năng như một con đường giúp tinh trùng và trứng gặp nhau và thụ tinh. Sau khi thụ tinh phôi sẽ di chuyển về buồng tử cung. Vòi trứng có cấu trúc thông ở 2 đầu, phía đầu gần thông với buồng tử cung, đầu xa có kích thước rộng hơn, có nhiều tua vòi thông với ổ bụng để vợt hứng lấy nang noãn sau khi noãn được phóng ra.
Tắc vòi trứng hay tắc ống dẫn trứng là tình trạng mà ống dẫn trứng bị chít hẹp dẫn đến vòi trứng bị tắc nghẽn. Tình trạng tắc có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên. Nếu 2 vòi trứng bị tắc hoàn toàn người vợ sẽ không thể mang thai tự nhiên được vì trứng và tinh trùng không gặp nhau để có thể thụ tinh. Theo nghiên cứu của I.Briceag và cộng sự được đăng tải trên tạp chí Y học và Đời sống, khoảng 30% trường hợp vô sinh ở nữ có liên quan đến tắc vòi trứng. (1)
Trong trường hợp 2 vòi trứng không tắc hoàn toàn hay giãn ứ dịch, trứng và tinh trùng vẫn có cơ hội gặp nhau và thụ tinh, tuy nhiên phôi sau thụ tinh khó di chuyển đến tử cung để làm tổ, điều này dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như phôi có thể làm tổ ngay vòi trứng và dẫn đến việc thai ngoài tử cung. Trong một số trường hợp như chỉ tắc một bên vòi trứng, trứng vẫn có thể di chuyển và kết hợp với tinh trùng qua ống dẫn trứng còn lại.
Tắc vòi trứng là bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, vì vậy nhận biết sớm các triệu chứng cũng như điều trị sớm sẽ giúp chị em sớm cải thiện sức khỏe sinh sản trong tương lai.
Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?
Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra khi trong quá trình nang trứng phát triển, chín phóng noãn sẽ tiết ra nội tiết, nếu sau rụng trứng noãn không được thụ tinh dẫn đến sự sụt giảm của nội tiết tố, lúc này lớp niêm mạc bong tróc tống xuất ra ngoài gọi là kinh nguyệt. (2)
Theo các chuyên gia, phụ nữ bị tắc vòi trứng 1 hoặc cả 2 bên vẫn hoàn toàn có kinh nguyệt bình thường. Do khi vòi trứng bị tắc nhưng các nang trứng vẫn phát triển và phóng noãn bình thường. Khi phụ nữ bị tắc hai vòi tử cung sẽ dẫn đến vô sinh và phải can thiệp làm thụ tinh ống nghiệmmới có thể có thai được, còn có thể có trường hợp bị viêm tắc vòi trứng dẫn tới ứ dịch vòi tử cung dẫn tới người bệnh bị đau vùng chậu, ổ bụng, khi đau hoặc căng thẳng quá có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt
Tắc với trứng thì trứng có rụng không?
Quá trình trứng rụng ở nữ được tác động bởi hệ trục buồng trứng, tuyến yên và hormone sinh dục, vì vậy khi bị tắc vòi trứng, các nang trứng vẫn hoạt động, phát triển, chín và phóng noãn. Vì vậy phụ nữ bị tắc vòi trứng thì trứng vẫn rụng như bình thường.
Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến tắc vòi trứng có thể do bị viêm vòi trứng hay bạn mắc các bệnh lây truyền qua đường sinh dục… những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng khiến cho quá trình rụng trứng bị rối loạn, gây nên hiện tượng như trứng rụng không đều, kinh nguyệt thất thường. (3)
Bệnh nhân cần làm gì khi bị tắc ống dẫn trứng
Tắc ống dẫn trứng thường không có biểu hiện cụ thể, nhiều chị em chỉ phát hiện bệnh trong quá trình điều trị hiếm muộn. Nếu 2 vợ chồng đã cố gắng mang thai trong một năm (hoặc 6 tháng với phụ nữ trên 35 tuổi), bác sĩ có thể yêu cầu làm một số chẩn đoán như chụp X-quang kiểm tra ống dẫn trứng và một số xét nghiệm cơ bản khác. Nếu được chẩn đoán bị tắc ống dẫn trứng, bạn cần tuân thủ điều trị để cải thiện khả năng sinh sản và sức khỏe của mình.
Tùy vào tình trạng ống dẫn trứng bị tắc bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị riêng cho từng trường hợp.
Nếu bạn bị tắc hoàn toàn một bên ống dẫn trứng và bên còn lại thông bình thường, bạn có thể có thai mà không cần hỗ trợ quá nhiều, bác sĩ có thể kê một số thuốc hỗ trợ sinh sản để tăng khả năng rụng trứng. Tuy nhiên phương pháp này không áp dụng cho trường hợp tắc hai bên vòi trứng.
Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng để thông tắc ống dẫn trứng hoặc loại bỏ các mô sẹo, tuy nhiên độ hiệu quả của phương pháp này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng tắc nghẽn, nguyên nhân và tuổi của người phụ nữ. Nếu trường hợp bạn trẻ tuổi và chỉ tắc nhẹ, dính giữa buồng trứng và vòi trứng ít, thì tiên lượng có thai sau mổ sẽ cao hơn.
Bạn có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn sau khi phẫu thuật điều trị tắc ống dẫn trứng. Vì vậy bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm để tư vấn giúp bạn phương pháp nào tốt nhất.
>> Xem thêm:Tắc vòi trứng có chữa được không? Có thể trị khỏi hẳn không?
Phẫu thuật sửa chữa không phải lúc nào cũng là phương pháp tốt nhất. Nếu trường hợp tắc ống dẫn trứng do các mô sẹo, lạc nội mạc tử cung kết hợp với các yếu tố vô sinh đến từ người chồng… Bác sĩ có thể xem xét giúp bạn nên làm phẫu thuật hay thực hiện hỗ trợ sinh sản thụ tinh ống nghiệm.
Lời khuyên của bác sĩ
Phần lớn việc tắc vòi trứng là do nhiễm trùng vùng chậu, những nhiễm trùng này xảy ra phần lớn do nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục đặc biệt là nhiễm vi khuẩn Chlamydia. Việc tầm soát cũng như kiểm tra các triệu chứng của bệnh là một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa vô sinh do tắc ống dẫn trứng. Nếu phát hiện sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì việc điều trị sẽ tích cực hơn, ngăn ngừa các mô sẹo phát triển. (4)
Theo bác sĩ Đặng Tuấn Anh hầu hết các bệnh viêm nhiễm âm đạothường không gây ra các triệu chứng đặc biệt nào. Tuy nhiên điều này vô tình trở thành điểm yếu khi các chị em không có thói quen thăm khám phụ khoa thường xuyên. Nếu để tình trạng nhiễm trùng càng lâu thì nguy cơ hình thành mô sẹo và viêm tắc ống dẫn trứng càng cao.
Sau khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, việc quan trọng là điều trị sớm. Việc điều trị sớm các bệnh nhiễm trùng sẽ giảm nguy cơ hình thành tổn thương và mô sẹo, ngăn ngừa tổn thương tăng nặng và giúp tăng khả năng thành công cho việc điều trị sinh sản cũng cũng các phẫu thuật sửa chữa sau này.
Nên sử dụng bao cao su và thăm khám và tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục để bảo vệ sức khỏe sinh sản, ngăn ngừa tổn thương ống dẫn trứng.
Bác sĩ Đặng Tuấn Anh khuyên các chị em phụ nữ đang mong con có tiền sử viêm nhiễm vùng tiểu khung, từng can thiệp vòi tử cung trước đó như mổ tạo hình vòi tử cung, bóc chửa ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung… tiền sử phẫu thuật bệnh lý ổ bụng hay mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục trước đó đặc biệt là Chlamydia và lậu nên đi thăm khám, đánh giá vòi tử cung trước khi can thiệp các phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Với trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán và điều trị, chuyên gia giàu kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật kỹ thuật mới, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh đã điều trị thành công cho hàng nghìn gia đình vô sinh hiếm muộn như: phụ nữ bị tắc vòi trứng, dự trữ buồng trứng (AMH) thấp, niêm mạc mỏng…; đàn ông không có tinh trùng, tinh trùng yếu, tinh trùng dị dạng… với tỷ lệ thành công trung bình cao hàng đầu cả nước.
Để biết thêm chi tiết về lịch thăm khám và các phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản tại IVFTA, xin vui lòng liên hệ:
Thắc mắc của chị em về vấn đề tắc vòi trứng có kinh nguyệt không đã được các bác sĩ tại IVFTA giải đáp chi tiết. Tùy và tình trạng tắc vòi trứng sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến với chu kỳ kinh nguyệt. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng – 1 năm để sớm phát hiện tình trạng xấu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. |
https://tamanhhospital.vn/viem-khop-vay-nen/ | 15/05/2021 | Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa | Viêm khớp vảy nến là bệnh lý viêm khớp tự miễn nằm trong nhóm bệnh lý khớp cột sống huyết thanh âm tính, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, từ hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa đến các khớp lớn ở các chi dưới, các khớp ngón tay, ngón chân và cột sống. Nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có nguy cơ tàn phế.
Theo các nghiên cứu, có khoảng 0,3 – 1% dân số mắc bệnh, tần suất ca mắc mới khoảng 3,4 – 8 trường hợp trong số 100.000 người. Thêm vào đó, khoảng 6 – 42% bệnh này do biến chứng của bệnh vảy nến. Bệnh viêm khớp do vảy nến có thể khởi phát sau 10 – 12 năm từ lúc có tổn thương ở da, hoặc có thể xảy ra cùng lúc. (1)
Mục lụcViêm khớp vảy nến là gì?Phân loại viêm khớp vảy nến1. Viêm khớp đối xứng2. Viêm khớp không đối xứng3. Viêm các khớp xa ngón chân và tay4. Viêm ở cột sống5. Viêm khớp phá hủy sụn khớpĐối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp vảy nếnTriệu chứng viêm khớp vảy nếnNguyên nhân gây bệnh viêm khớp vảy nếnBiến chứng của viêm khớp vảy nến1. Đối với da, tóc và móng2. Đối với hệ cơ xương khớp3. Đối với hệ miễn dịch4. Đối với thị lực5. Đối với hệ tiêu hóa6. Đối với hệ hô hấp7. Đối với hệ tim mạch8. Đối với sức khỏe tâm thầnChẩn đoán viêm khớp vảy nếnTriệu chứng lâm sàngChẩn đoán hình ảnhXét nghiệmPhương pháp điều trị viêm khớp vảy nếnBiện pháp phòng ngừaChăm sóc bệnh nhânChế độ dinh dưỡng cho bệnh nhânViêm khớp vảy nến là gì?
Viêm khớp vảy nến (tiếng Anh là Psoriatic Arthritis – PsA) là một bệnh lý viêm khớp xảy ra ở một số bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Các triệu chứng ban đầu của bệnh vảy nến thường bắt đầu từ tổn thương da như hiện tượng phát ban đỏ, có vảy, thường xuất hiện nhiều ở khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân, bàn tay và bàn chân người bệnh.
Đau khớp, cứng khớp và sưng ở các khớp chính là những triệu chứng điển hình của bệnh. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, từ ngón tay, cột sống đến hệ tiêu hóa, mức độ ảnh hưởng từ nhẹ đến nặng.
Hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp vảy nến, các biện pháp can thiệp chủ yếu nhằm kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương cấu trúc, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm đến hệ cơ xương khớp. Trong trường hợp bệnh phát hiện muộn, không được can thiệp điều trị đúng cách có thể gây “vô hiệu hóa” toàn bộ hệ khớp của bệnh nhân.
Phân loại viêm khớp vảy nến
Dựa theo vị trí khớp bị viêm và tổn thương, viêm khớp vảy nến được chia thành 5 thể (2), gồm:
1. Viêm khớp đối xứng
Thống kê cho thấy khoảng 50% trường hợp bệnh nhân ở thể này. Đây là thể viêm khớp ảnh hưởng đến các khớp đối xứng 2 bên, như khớp gối trái và phải của bệnh nhân. Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng tương tự như bệnh viêm khớp dạng thấp, nhưng thường có xu hướng nhẹ hơn và ít bị biến dạng khớp hơn. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan vì thể này có thể gây vô hiệu hóa toàn bộ các khớp.
2. Viêm khớp không đối xứng
Thể này gây ảnh hưởng khớp ở một bên cơ thể, hầu hết là từ 4 khớp trở xuống. Khoảng 35% trường hợp người bệnh ở thể này.
3. Viêm các khớp xa ngón chân và tay
Thể này liên quan đến các khớp gần nhất với móng tay, được gọi là khớp xa. Thống kê cho thấy khoảng 10% bệnh nhân viêm khớp vảy nến ở thể này.
Tham khảo: Viêm khớp ngón chân cái
Thể viêm khớp vảy nến các khớp xa ngón chân và tay
4. Viêm ở cột sống
Thể này liên quan đến cột sống của bệnh nhân, toàn bộ cột sống từ cổ đến thắt lưng dưới có thể bị ảnh hưởng, gây cảm giác đau nhức mỗi khi cử động, triệu chứng tương tự như viêm cột sống dính khớp. Các bộ phận xung quanh như bàn tay, bàn chân, cánh tay, cẳng chân, hông cũng có thể bị ảnh hưởng.
5. Viêm khớp phá hủy sụn khớp
Đây là thể bệnh viêm khớp vảy nến nghiêm trọng nhất, có thể phá hủy sụn khớp, gây biến dạng các khớp. Có khoảng 5% bệnh nhân mắc bệnh ở thể này.
Đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp vảy nến
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp do vảy nến gồm:
Bệnh vảy nến: Đây được xem là yếu tố nguy cơ lớn nhất tiến triển thành bệnh. Bệnh nhân vảy nến bị tổn thương trên móng tay có khả năng tiến triển thành bệnh rất cao.
Tiền sử gia đình: Thăm hỏi bệnh sử bản thân và gia đình người bệnh cho thấy rằng, nhiều bệnh nhân có cha mẹ, anh, chị và em ruột mắc căn bệnh này.
Tuổi tác: Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi nhưng phổ biến nhất trong khoảng từ 30 – 50 tuổi. (3)
Triệu chứng viêm khớp vảy nến
Đây là bệnh lý mạn tính, có thể tiến triển tồi tệ hơn theo thời gian, tuy nhiên có những thời điểm các triệu chứng bệnh được cải thiện, bệnh thuyên giảm xen kẽ những đợt cấp. Viêm khớp do bệnh vảy nến có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ xương khớp ở hai bên cơ thể hoặc chỉ một bên. Giống như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh này cũng gây cảm giác đau đớn, sưng phồng và ấm khớp khi chạm tay vào.
Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như:
Sưng phồng các ngón tay, ngón chân: Người bệnh có thể gặp tình trạng đau nhức, sưng ở ngón tay, ngón chân hoặc cũng có thể dẫn đến các dị tật ở tay chân.
Đau nhức khắp các điểm mà gân và dây chằng bám vào xương, đặc biệt là phần lòng trong bàn chân hoặc mặt sau của gót chân (viêm gân Achilles).
Đau lưng: Một số trường hợp bệnh tiến triển gây triệu chứng viêm cột sống, hay còn gọi là viêm cột sống dính khớp các khớp đốt sống giữa cột sống và ở trong các khớp nằm giữa cột sống và xương chậu.
Một số trường hợp viêm khớp vảy nến tiến triển thành viêm cột sống dính khớp gây đau vùng lưng dưới
PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Nội Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội khuyến cáo: “Các triệu chứng của viêm khớp vảy nến có thể tiến triển chậm hoặc xuất hiện đột ngột, ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh, vì thế người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được khám, chẩn đoán chính xác và can thiệp điều trị kịp thời, tránh trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng gây hư hại toàn bộ khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động.”
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến là một trong những bệnh viêm khớp do bệnh lý tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn và tấn công các mô và tế bào khỏe mạnh bên trong cơ thể. Chính các phản ứng bất thường này của hệ miễn dịch gây ra hiện tượng viêm ở khớp xương, cùng như việc sản xuất quá mức của các tế bào ở da.
Hiện nay vẫn chưa rõ lý do khiến hệ miễn dịch tự tấn công các mô và tế bào khỏe mạnh, nhưng một số yếu tố được cho là căn nguyên gây bệnh gồm:
Yếu tố di truyền: Thống kê cho thấy nhiều người bệnh có tiền sử gia đình mắc một trong hai bệnh vảy nến và viêm khớp do vảy nến. Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng yếu tố di truyền có liên quan đến bệnh.
Yếu tố môi trường: Người bệnh có thể tiếp xúc với hóa chất, các chất phóng xạ, nhiễm vi khuẩn, virus…
Biến chứng của viêm khớp vảy nến
Bệnh viêm khớp vảy nến có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, cụ thể là:
1. Đối với da, tóc và móng
Bệnh thường gặp ở người bệnh vảy nến với các triệu chứng mảng sần sùi, có màu đỏ trên da và móng, thường gặp nhất là các vị trí khớp gần móng ở ngón tay, ngón chân. Lúc này, móng tay có thể trở nên dày, cứng và thô, màu móng cũng thay đổi theo và có dấu hiệu bong tróc. Một số trường hợp khác móng có thể tách khỏi giường móng, gọi là ly móng.
2. Đối với hệ cơ xương khớp
Cùng với sự tác động lên da, bệnh vảy nến gây viêm đau, cứng và sưng ở một khớp hoặc nhiều khớp (viêm đa khớp) khiến người bệnh di chuyển khó khăn.
Trường hợp ngón tay, ngón chân sưng phù và có hình dạng giống xúc xích gọi là viêm Dactyl.
Viêm khớp vảy nến gây sưng phù các khớp ngón tay có hình dạng giống xúc xích còn gọi là viêm Dactyl
Ngoài ra, một số bệnh nhân có triệu chứng đau ở cổ, lưng, khó gập duỗi cột sống.
Bệnh có thể ảnh hưởng đến hệ thống dây chằng và gân xung quanh, làm mòn xương, gia tăng các bệnh lý ở hệ cơ xương khớp.
3. Đối với hệ miễn dịch
Viêm khớp vảy nến là một trong những bệnh lý tự miễn của hệ cơ xương khớp, tức là hệ thống miễn dịch cơ thể nhầm lẫn và tấn công chính các tế bào có lợi trong cấu trúc của mình. Kết quả là có thể dẫn đến một số bệnh nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn, viêm da…
4. Đối với thị lực
Thống kê có khoảng 7% trường hợp bệnh nhân gặp biến chứng viêm màng bồ đào – một bệnh lý liên quan đến viêm mắt. Bên cạnh đó, một số ít trường hợp không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời gây mất thị lực vĩnh viễn.
5. Đối với hệ tiêu hóa
Bệnh nhân viêm khớp vảy nến có nguy cơ mắc bệnh Crohn (một loại bệnh viêm ruột gây nên triệu chứng tiêu chảy và các vấn đề khác ở hệ tiêu hóa) gấp 8 lần so với người bình thường.
6. Đối với hệ hô hấp
Khi tình trạng viêm khớp lan rộng đến phổi có thể dẫn đến bệnh viêm phổi mô kẽ, bệnh nhân có thể ho nhiều, cảm thấy mệt mỏi và có thể khó thở.
7. Đối với hệ tim mạch
Thống kê cho thấy bệnh nhân có nhiều nguy cơ mắc phải những tổn thương ở tim mạch và hệ thống mạch máu như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, cholesterol cao… Khi tình trạng viêm làm tổn thương các mạch máu khiến thành mạch cứng và dày hơn, có thể để lại sẹo, lâu dài làm tăng nguy cơ đột quỵ.
8. Đối với sức khỏe tâm thần
Bệnh nhân có nguy cơ trầm cảm kéo dài, thường xuyên lo lắng, mất đi sự tự tin, lạc quan… khi sống cùng các triệu chứng khó chịu và dai dẳng của bệnh.
Chẩn đoán viêm khớp vảy nến
Bác sĩ Đặng Hồng Hoa cho biết, không có một thử nghiệm nào là duy nhất để phát hiện bệnh viêm khớp vảy nến. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định nhiều xét nghiệm và kiểm tra cận lâm sàng khác nhau để loại trừ các nguyên nhân gây đau khớp. (4)
Triệu chứng lâm sàng
Đau mắt đỏ;
Đau khớp, sưng khớp trong một thời gian ngắn;
Nổi mẩn đỏ, có kèm theo cảm giác nóng tại chỗ sưng và đau khớp;
Đau nhức ở dây chằng và mặt sau gót chân.
Chẩn đoán hình ảnh
X-quang: Hình ảnh chụp X-quang cho thấy rõ nét những thay đổi ở khớp, chỉ xảy ra trong viêm khớp vảy nến mà không có ở những bệnh viêm khớp khác.
Cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp chụp MRI sẽ sử dụng sóng radio và từ trường mạnh để tạo ra những hình ảnh chi tiết nhất của cả mô cứng, mô mềm bên trong cơ thể. Đây chính là phương pháp chẩn đoán được sử dụng nhiều nhất trong các trường hợp kiểm tra chấn thương ở gân, khớp và dây chằng.
Xét nghiệm
Yếu tố dạng thấp (RF): Yếu tố dạng thấp là một kháng thể có ở trong máu của những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, nhưng không có trong máu của bệnh nhân viêm khớp vảy nến. Do đó, việc phát hiện yếu tố này giúp các bác sĩ phân biệt chính xác hai bệnh, tránh sự nhầm lẫn khiến việc điều trị kéo dài, không trúng đích.
Dịch tiết: Sử dụng một cây kim dài để thu mẫu dịch ở những khớp bị viêm, thường là khớp gối để xác định các tinh thể bệnh lý. Ví dụ, nếu dịch khớp bệnh nhân có tinh thể acid uric, thì xác suất bệnh nhân mắc bệnh gout cao hơn bệnh viêm khớp vảy nến.
Phương pháp điều trị viêm khớp vảy nến
Hiện chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh viêm khớp vảy nến. Các phương pháp hiện tại chủ yếu tập trung kiểm soát tình trạng viêm khớp, tránh làm ảnh hưởng nặng nề đến khớp và các cơ quan xung quanh, ngăn ngừa các cơn đau và nguy cơ tàn tật vĩnh viễn.
Phác đồ điều trị viêm khớp vảy nến là sự kết hợp điều trị các triệu chứng bệnh ngay khi xuất hiện, song song đó kết hợp chữa lành các tổn thương ở da và khớp. Cụ thể:
Kết hợp điều trị bằng thuốc và hướng dẫn các biện pháp khắc phục cho người bệnh; tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng các cơ quan vận động.
Đối với các tổn thương khớp nhẹ: Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) đơn hoặc phối hợp cùng tiêm corticosteroid tại vị trí viêm.
Đối với tổn thương thể trung bình và nặng: Sử dụng các loại thuốc điều trị cơ bản như methotrexate hoặc các chế phẩm sinh học.
Hầu hết các loại thuốc dùng trong điều trị bệnh đều phát huy tác dụng trên những tổn thương ở da, cụ thể các nhóm thuốc gồm:
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) giúp giảm tình trạng đau nhức, sưng tấy và cứng khớp mỗi buổi sáng, được dùng trong những liệu trình đầu tiên cho bệnh nhân viêm khớp. Tuy nhiên, khuyến cáo bệnh nhân chỉ nên sử dụng những thuốc này đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, tránh việc quá liều gây kích ứng dạ dày, ruột, lâu ngày dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Thêm vào đó, có thể gây hại cho thận, huyết áp, suy tim, làm trầm trọng các vấn đề ở da…
Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): Bên cạnh công dụng làm giảm các triệu chứng đau và viêm, nhóm thuốc này còn có tác dụng hạn chế một phần những tổn thương xảy ra do viêm khớp vảy nến. Tuy nhiên, DMARDs có tác dụng chậm, người bệnh có thể nhận thấy tác dụng của thuốc sau vài tuần hoặc cả tháng.
Thuốc ức chế miễn dịch: Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn hệ thống miễn dịch cơ thể, bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây bệnh có hại tấn công tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có tác dụng phụ có thể dẫn đến thiếu máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác như gan, thận… Do đó, khuyến cáo người bệnh chỉ nên dùng thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Chất ức chế TNF – alpha: Nhóm thuốc này thường được chỉ định sử dụng trong những trường hợp viêm khớp vảy nến có yếu tố hoại tử có tác dụng ngăn chặn các protein gây viêm, cải thiện các triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh. Tuy nhiên, chất ức chế TNF – alpha này có tác dụng phụ đặc biệt nghiêm trọng, có thể gây nguy hại đến tính mạng, do đó người bệnh cần tham khảo ý kiến và chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ.
Người bệnh cần lưu ý: Việc điều trị chỉ phát huy hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Khuyến cáo người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị, không tự ý dừng, đổi thuốc hoặc tự ý sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định.
Biện pháp phòng ngừa
Hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp vảy nến, do đó khuyến cáo người bệnh cần thay đổi lối sống để có thể phòng ngừa được các nguy cơ mắc bệnh, cũng như làm giảm thiểu các triệu chứng khó chịu và biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra:
Thiết lập thói quen tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày nhằm giữ các khớp được linh hoạt, tránh tình trạng cứng khớp. Vận động thường xuyên cũng góp phần giúp giảm cân, cung cấp năng lượng cho cơ thể khỏe mạnh.
Loại bỏ những thói quen xấu gây hại đến sức khỏe cơ thể cũng như có hại cho khớp như hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá…
Tránh những căng thẳng, stress kéo dài làm các cơn đau khớp bùng phát mạnh và tồi tệ hơn. Những bài tập yoga, ngồi thiền có thể làm dịu tâm trí, xoa dịu cơn đau nhức.
Đặc biệt, đến nay cơ sở uy tín để được khám, chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời để ngăn bệnh tiến triển nặng.
PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị cho bệnh nhân
Chăm sóc bệnh nhân
Các biện pháp chăm sóc bệnh nhân tại nhà bao gồm:
Thay đổi tư thế, cách thức làm việc và sinh hoạt hàng ngày làm ảnh hưởng đến xương khớp.
Duy trì mức cân nặng cân đối, hợp lý.
Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng kéo dài.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân
Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân viêm khớp vảy nến cần bổ sung nhiều trái cây, rau củ quả tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày; hạn chế chất đường, chất béo gây viêm nhiễm; tập trung vào các nguồn chất béo an toàn như cá, các loại hạt…
Chế độ ăn của người bệnh nên bổ sung rau củ quả tươi và các chất béo từ cá, các loại hạt…
Viêm khớp vảy nến có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Do đó, chuyên gia khuyến cáo người bệnh đến ngay cơ sở y tế uy tín khi có những triệu chứng đau khớp bất thường. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dieu-gi-tao-nen-he-thong-noi-tiet-vi | Điều gì tạo nên hệ thống nội tiết? | Hệ thống nội tiết được tạo nên từ nhiều tuyến khác nhau. Vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến tùng ở trong bộ não. Tuyến giáp và tuyến cận giáp nằm trong cổ. Tuyến ức nằm giữa phổi, tuyến thượng thận nằm trên thận và tuyến tụy nằm sau dạ dày. Buồng trứng (nếu là phụ nữ) hoặc tinh hoàn (nếu là đàn ông) nằm trong vùng xương chậu.
1. Vai trò của hệ thống nội tiết
Hệ thống nội tiết được tạo thành từ các tuyến sản xuất và tiết ra hormone, các chất hoá học được sản xuất trong cơ thể để điều chỉnh hoạt động của các tế bào hoặc các cơ quan. Hormone là sứ giả hoá học được tạo ra bởi cơ thể. Chúng có tác dụng chuyển thông tin từ một tập hợp tế bào khác để phối hợp các chức năng của các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Những hormone này điều chỉnh sự tăng trưởng, trao đổi chất của cơ thể và sự phát triển chức năng tình dục.Hệ thống nội tiết được điều chỉnh bởi sự phản hồi theo cách tương tự như một bộ điều chỉnh nhiệt trong phòng nhiệt độ. Đối với các hormone được điều hòa bởi tuyến yên, tín hiệu được gửi từ vùng dưới đồi đến tuyến yên dưới dạng “hormone giải phóng”, kích thích tuyến yên sản sinh ra “hormone kích thích” vào hệ tuần hoàn.Hormone kích thích sau đó báo hiệu cho tuyến đích tiết ra hormone của nó. Khi mức độ của hormone này tăng lên trong hệ tuần hoàn, vùng dưới đồi và tuyến yên sẽ ngừng sản sinh ra hormone giải phóng và hormone kích thích từ đó làm chậm sự tiết ra của tuyến đích. Hệ thống này dẫn đến sự ổn định của hormone trong máu và được điều hòa bởi tuyến yên. Hình ảnh hệ thống nội tiết 2. Cấu tạo hệ thống nội tiết
Thành phần của tuyến nội tiết bao gồm các tuyến chính như: vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận, tuyến tùng và cơ quan sinh sản (buồng trứng và tinh trùng). Tuyến tuỵ cũng là một phần của hệ thống này, nó có vai trò trong việc sản xuất hormone cũng như tiêu hoá.2.1. Vùng dưới đồiVùng dưới đồi nằm ở phần dưới trung tâm của não. Phần não này rất quan trọng trong việc điều hoà cảm giác no, trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, nó tiết ra các hormone kích thích hoặc ức chế sự giải phóng hormone trong tuyến yên.Trong số các hormone được giải phóng thì các hormone tiết vào động mạch (hệ thống cổng thông tin sinh lý) mang chúng trực tiếp đến tuyến yên, những hormone giải phóng này báo hiệu sự tiết ra các hormone kích thích. Vùng dưới đồi cũng tiết ra một loại hormone gọi là somatostatin khiến cho tuyến yên ngừng sản sinh hormone tăng trưởng. Vị trí vùng dưới đồi 2.2. Tuyến yênTuyến yên nằm ở đáy não bên dưới vùng dưới đồi và không lớn hơn hạt đậu. Nó thường được coi là phần quan trọng của hệ thống nội tiết vì nó tạo ra các hormone kiểm soát nhiều chức năng của các tuyến nội tiết khác. Khi tuyến yên không sản xuất một hoặc nhiều hormone hoặc sản xuất không đủ, nó gây ra tình trạng suy tuyến yên.Tuyến yên được chia thành hai phần: thuỳ trước và thuỳ sau. Thuỳ trước sản sinh ra hormone được điều chỉnh bởi vùng dưới đồi:Hormone tăng trưởng. Kích thích sự phát triển của xương và mô (thiếu hụt hormone tăng trưởng dẫn đến tăng trưởng bị lỗi). Thiếu hormone tăng trưởng ở người trưởng thành dẫn đến các vấn đề duy trì lượng mỡ trong cơ thể và khối lượng cơ, xương. Nó cũng liên quan đến trạng thái cảm xúc.Hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Kích thích tuyến giáp sản sinh hormone tuyến giáp (thiếu hormone tuyến giáp hoặc khiếm khuyết ở tuyến yên hoặc chính tuyến giáp sẽ được gọi là suy giáp).Hormone Adrenocorticotropin (ACTH). Kích thích tuyến thượng thận sản xuất một số hormone steroid liên quan.Hormone kích thích hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH). Hormone kiểm soát chức năng tình dục và sản xuất ra các steroid sinh dục, estrogen và progesterone ở nữ hoặc testosterone ở nam.Prolactin. Hormon kích thích sản xuất sữa ở nữ
Thuỳ sau sản sinh ra các hormone không được điều chỉnh bởi vùng dưới đồi:Hormone giãn niệu. Kiểm soát mất nước của thậnOxytocin. Hormone kích thích sản xuất sữaCác hormone do tuyến yên tiết ra thực sự được sản xuất trong não và được đưa đến tuyến yên qua các dây thần kinh và chúng được lưu trữ ở trong tuyến yên.2.3. Tuyến giápTuyến giáp nằm ở phần dưới phía trước của cổ. Tuyến này sản xuất hormone tuyến giáp điều chỉnh sự trao đổi chất trong cơ thể. Nó cũng đóng vai trò trong sự tăng trưởng và phát triển của xương, hệ thần kinh của trẻ em. Tuyến yên kiểm soát sự giải phóng hormone tuyến giáp đồng thời giúp duy trì huyết áp bình thường, nhịp tim, tiêu hoá, trược lực cơ và chức năng sinh sản. Vị trí tuyến giáp 2.4. Tuyến cận giápCác tuyến cận giáp là hai cặp tuyến nhỏ được lồng vào bề mặt của tuyến giáp. Chúng giải phóng hormone tuyến cận giáp và có vai trò điều chỉnh nồng độ canxi trong máu và chuyển hoá xương.2.5. Tuyến thượng thậnHai tuyến thượng thận là các tuyến hình tam giác nằm trên đỉnh của mỗi quả thận. Các tuyến thượng thận được tạo thành từ hai phần. Phần bên ngoài được gọi là vỏ thượng thận và phần bên trong được gọi là tủy thượng thận.Phần bên ngoài sản xuất hormone corticosteroid điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể, cân bằng muối và nước trong cơ thể, hệ thống miễn dịch và chức năng tình dục. Phần bên trong hoặc tủy thượng thận sản sinh hormone catecholamine (ví dụ adrenaline). Những hormone này giúp cơ thể đối phó với căng thẳng về thể chất và tinh thần bằng cách tăng nhịp tim và huyết áp. Tuyến thượng thận 2.6. Tuyến tùngTuyến tùng nằm sâu trong trung tâm của bộ não. Chức năng của nó là điều chỉnh một số hormone trong đó có melatonin - hormone giúp điều chỉnh giấc ngủ hay còn được gọi là nhịp sinh học.Ngoài ra, tuyến tùng đóng vai trò trong việc điều hoà nội tiết tố nữ, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản.2.7. Tuyến tụyTuyến tụy là một cơ quan dài và phẳng nằm trong bụng, được tạo thành từ hai tuyến ngoại tiết và nội tiết. Tuyến tụy được bao quanh bởi ruột non, dạ dày, gan, túi mật và lá lách.Tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi thức ăn thành nhiên liệu cho các tế bào của cơ thể. Nó thực hiện điều này bằng cách sản xuất các enzyme tiêu hoá được giải phóng vào ruột để tiêu hoá thức ăn. Nó cũng làm cho các hormone khác kiểm soát lượng đường trong máu. Vị trí tuyến tụy Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com, emedicinehealth.com, healthline.comXEM THÊM:Điều trị rối loạn nội tiết tốDấu hiệu cho thấy estrogen suy giảm - điều gì xảy ra khi estrogen giảm?U thần kinh nội tiết: Phân loại và triệu chứng |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-day-kinh-sinh-ba-vi | Đau dây thần kinh sinh ba | Bài viết được viết bởi ThS, BS Nguyễn Văn Thái, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park Đau dây thần kinh sinh ba hay còn gọi là đau dây thần kinh tam thoa gây ra các cơn đau kịch phát một bên mặt. Tần số có thể từ ít lần đến hàng trăm lần/ ngày và thường kèm theo sự co thắt vùng mặt. Cơn đau có thể tự phát không yếu tố khêu gợi, hoặc liên quan các yếu tố triggers khi kích thích vùng mặt hay trong miệng (các vùng triggers).
1. Đại cương
Đại cươngTỉ lệ mắc mới hàng năm khoảng 4.3/100.000 dân, ưu thế nữ so nam.Độ tuổi điển hình mắc bệnh 60-70 tuổi, ít ghi nhận trước 40 tuổi.Hầu hết các trường hợp ghi nhận rải rác, tuy vậy có ghi nhận một số có tính gia đình.Một số thoái lui tự phát, nhưng đa số tình trạng tồn tại.Phân loại bao gồm:Đau thần kinh sinh ba thể kinh điển (còn gọi là đau thần kinh sinh ba vô căn) chiếm trên 85% các trường hợp.Bệnh lý đau thần kinh sinh ba triệu chứng: chiếm tỉ lệ thấp (với sự hiện diện tổn thương nền, nguyên nhân không do xung đột thần kinh-mạch máu).
2. Nguyên nhân - cơ chế bệnh sinh
Cơ chế bệnh sinh không được xác định rõ ràng. Tuy nhiên trong đau thần kinh sinh ba vô căn ghi nhận có sự mất myelin thứ phát do xung đột thần kinh-mạch máu, chèn ép mạch máu của thần kinh sinh ba tại góc cầu tiểu não hoặc trong trường hợp không xác định nguyên nhân. Các xung động lạc chỗ được truyền từ sợi không đau sang sợi đau. Ngoài ra trên bệnh nhân đau thần kinh sinh ba cũng ghi nhận góc cầu não - thần kinh sinh ba nhọn hơn bình thường và teo dây thần kinh xảy ra sau đó.Khác biệt với đau thần kinh sinh ba thể kinh điển, trong đau thần kinh sinh ba triệu chứng ghi nhận các bất thường có thể như tổn thương chiếm chỗ góc cầu tiểu não, u tại vị trí rễ thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, chèn ép xương, nhồi máu não nhỏ vùng cầu não và hành tủy. Mất myelin thứ phát là nguyên nhân gây đau dây thần kinh sinh ba 3. Triệu chứng lâm sàng
Đặc trưng bởi cơn đau kịch phát một bên mặt, đau nhói mức độ nặng, kéo dài từ 1 giây đến 2 phút liên quan phân bố cảm giác dây V. Tần số có thể từ ít lần đến hàng trăm lần/ ngày và thường kèm theo sự co thắt vùng mặt. Cơn đau có thể tự phát không yếu tố khêu gợi, hoặc liên quan các yếu tố triggers khi kích thích vùng mặt hay trong miệng (các vùng triggers). Các yếu tố triggers điển hình thường gặp như nói chuyện, cười, nhai, chải răng, cạo râu cạo mặt, tiếp xúc gió, trang điểm. Bên nửa mặt phải thường ghi nhận hơn nửa bên mặt trái (tỉ lệ 1.5:1). Nhánh thường gặp nhất là nhánh hàm trên, nhánh mắt ít gặp nhất.
4. Phác đồ điều trị
4.1 Mục tiêu và nguyên tắc điều trịMục tiêu:Kiểm soát đau và đạt thoái lui cơn đau hoàn toànCân bằng kiểm soát bệnh-tác dụng phụ thuốcNguyên tắc:Điều trị nội khoa: tất cả trường hợp mới được chẩn đoán đau thần kinh sinh ba thể kinh điển, đáp ứng hạn chế đối với đau thần kinh sinh ba triệu chứng.Phẫu thuật:+ Xem xét khi không đáp ứng điều trị nội khoa, hoặc không thể dungnạp thuốc do tác dụng phụ trầm trọng đối với đau thần kinh sinh ba vô căn+ Phẫu thuật điều trị nguyên nhân đối với đau thần kinh sinh ba triệu chứng. Phẫu thuật được sử dụng để điều trị nguyên nhân gây đau dây thần kinh sinh ba 4.2 Điều trị nội khoaCác loại thuốc điều trị hàng đầuCarbamazepine: Thuốc điều trị hàng đầu trong đau thần kinh sinh ba thể kinh điển. Liều 100-2400 mg/ ngàyOxcarbazepine: Liều 600-1800mg/ ngàyBaclofen: Liều 10-80 mg/ ngàyPhenytoin: Liều 300mg/ ngàyGabapentin: Liều có thể đạt tối đa 2700mg/ ngàyLamotrigine: Liều thông thường 100-400mgLevetiracetam: Khởi đầu 500mg ×2 lần/ ngày, tăng liều gấp đôi sau 2 tuầnTopiramax: Liều thông thường 100-400mg chia 2 lần/ ngày4.3 Điều trị phẫu thuậtChỉ định: trên bệnh nhân kháng trị với thử nghiệm đầy đủ của ít nhất 3 thuốc trong đó có phải bao gồm Carbamazepine phẫu thuật hở, phẫu thuật qua da4.4 Theo dõiTốt nhất nên được đánh giá lại sau mỗi tuần, sau đó khoảng cách thời gian đánh giá lại sẽ dàihơn nếu đau được kiểm soát.Thử nghiệm ngưng thuốc: nên được thực hiện thử nghiệm sau khi đạt được tình trạng khôngđau 4-6 tháng Lược đồ điều trị đau thần kinh sinh ba Khi có những triệu chứng ban đầu của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được khám và tư vấn điều trị sớm từ các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm. |
|
https://suckhoedoisong.vn/dong-y-tri-quang-ga-16938958.htm | 28-02-2011 | Đông y trị quáng gà | Ngưu tất.
Quáng gà, đông y có tên tước mục còn gọi là “Kê manh” hoặc “Cao phong tước mục”, “Can hư tước mục”, “Hoàng hôn bất kiến”, “Tiểu nhi tước mục”...Tùy theo từng cách nhìn nhận về thời gian biểu hiện bất thường hay bệnh lý mà có tên khác nhau nhưng đều thống nhất các chứng trạng lâm sàng là: Mắt nhìn mà không phát hiện chính xác vật vào lúc hoàng hôn.
Có một số bài thuốc Đông y điều trị quáng gà tùy theo từng thể bệnh để bạn đọc tham khảo và sử dụng khi cần thiết.
Thận hư
- Triệu chứng: Bệnh ban ngày nhìn mọi vật bình thường, đến lúc hoàng hôn nhìn không rõ vật, khi trời tối hẳn lại nhìn bình thường, người gày, ngũ tâm phiền nhiệt, thỉnh thoảng choáng váng, nhức đầu, đau ngang lưng, ù tai; mạch tế sác.
- Phương pháp điều trị: Bổ thận minh mục
- Bài thuốc: Hoàn tinh bổ thận hoàn.
Cam thảo 4g, nhân sâm 8g, bạch truật 8g, phục linh 8g, tật lê 8g, khương hoạt 8g, mộc tặc 8g, cúc hoa 8g, phòng phong 8g, xuyên khung 8g, sơn dược 8g, nhục thung dung 8g, mật mông hoa 8g, thanh tương tử 8g, ngưu tất 8g.
Cách dùng: Nhục dung tửu tẩy; tất cả các vị tán mịn tinh; mật hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 - 20g.
Can thận âm hư
- Triệu chứng: Bệnh ban ngày nhìn mọi vật bình thường, đến lúc hoàng hôn nhìn không rõ vật, mắt nhìn thấy nhiều quầng đen vàng, loang loáng trước mắt, bước đi không chuẩn xác; khi trời tối hẳn lại nhìn bình thường, người gầy, bốc nóng lên mặt từng cơn, choáng váng, ngực sườn đầy tức, đau đầu cắn nhức hai thái dương, đau ngang lưng; mạch tế sác.
- Phương pháp điều trị: Tư bổ can thận minh mục.
- Bài thuốc: Bổ thận minh mục hoàn: thanh diêm 4g, đương quy 8g, thục địa hoàng 8g, tri mẫu 8g, tật lê 8g, tri mẫu 8g, thạch xương bồ 8g, cúc hoa 8g, hoàng bá 8g, xuyên khung 8g, sơn dược 8g, viễn chí 8g, ba kích 8g, ngũ vị tử 8g, bạch thược dược 8g, tang phiêu tiêu 8g, sung úy tử 8g, thỏ ty tử 8g, nhục thung dung 8g, câu kỷ tử 8g, mật mông hoa 8g, thanh tương tử 8g, thạch quyết minh 8g.
Cách dùng: Viễn chí bỏ lõi chế, nhục dung tửu tẩy, ba kích bỏ lõi tẩm thanh diêm; tất cá các vị (trừ thục địa hoàng) tán mịn tinh; mật và thục địa luyện tinh trộn với bột hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 -20g.
Tiểu nhi tước mục (trẻ em cam tích tước mục)
- Triệu chứng: Trẻ em người gày bụng ỏng đít beo, mắt kèm nhèm, ăn kém, rối loạn tiêu hóa, ỉa lỏng. Trẻ em ban ngày nhìn mọi vật bình thường, đến lúc hoàng hôn nhìn không rõ vật đi lại không chuẩn xác hay vấp ngã, khi trời tối hẳn lại nhìn bình thường.
- Phương pháp điều trị: Tư bổ can thoái nhiệt, minh mục.
- Bài thuốc: Ngũ đởm hoàn: hùng đởm 1 cái, thanh dương đởm 1 cái, thanh ngư đởm 1 cái, ngưu hoàng đởm 2 cái, lý ngư đởm 2 cái, thạch quyết minh 2 lạng, dạ minh sa 1 lạng, xạ hương nửa lạng.
Cách dùng: Thạch quyết minh, dạ minh sa, xạ hương các vị tán mịn tinh, ngũ trấp đởm hoàn viên. Trẻ em từ 10 đến 15 tuổi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 - 15g với nước chè xanh.
Trẻ nhỏ tùy tuổi mà cho liều thích hợp.
Bữa ăn cho trẻ ăn kèm với gan dê.
TTND.BS. Trần Văn Bản |
https://dantri.com.vn/lam-dep/nhung-goi-y-bo-ich-cho-cac-ban-nu-man-hinh-phang-20180628161322274.htm | 20180628 | Những gợi ý bổ ích cho các bạn nữ “ màn hình phẳng” | Thay đổi tư thế đi đứng
Hãy bắt đầu từ điều đơn giản này. Bạn có biết tư thế ảnh hưởng rất nhiều đến vóc dáng của bạn? Hãy nói “tạm biệt” ngay với những thói xấu như: chùng vai, gù lưng, ưỡn bụng...để vòng 1 không chảy xệ.
Hãy bỏ ngay những thói quen xấu khiến vòng 1 chảy xệ
Hãy nhớ 3 nguyên tắc cải thiện tư thế dưới đây để có vòng 1 săn chắc và khoẻ mạnh:
- Thẳng lưng
- Ưỡn ngực
- Ngẩng đầu
“Say yes” với những thực phẩm tốt cho vòng 1
Mô mỡ là thành phần cấu tạo chính của vòng 1, bởi vậy có thể nói chế độ ăn là một trong những yếu tố quan trọng để kích thích ngực phát triển. Các bác sĩ tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc khuyên bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất béo trong các bữa ăn hàng ngày như: bơ, mỡ cá, hạt,...Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo một số món ăn dành riêng cho những cô nàng ngực lép để tăng size vòng 1 dưới đây:
Chân giò hầm đậu nành
Chân giò vốn là thực phẩm có chứa nhiều dinh dưỡng còn đậu nành chứa nhiều phytoestrogen (tương tự hormone esrogen), sự kết hợp hoàn hảo của hai nguyên liệu này giúp tăng vòng 1 hiệu quả.
Chân giò hầm đậu nành là công thức tăng vòng 1 của nhiều bà mẹ sau sinh
Cách làm:
- Chân giò rửa sạch, chặt miêng vừa ăn và đem luộc sơ và rửa sạch lại để ráo nước
- Ngâm đậu nành trong nước khoảng 20 phút
- Rửa sạch gừng tươi và thái lát
- Cho cả 3 nguyên liệu trên vào nồi áp suất và cho nước vào đun và hẹn chế độ hầm khoảng 1-1,5 tiếng (lưu ý, nước ngập cao hơn thịt khoảng 2cm)
- Kiểm tra nếu thấy chân giò chín nhừ thì nêm gia vị cho vừa ăn
Nước nho ép
Nho là loại quả chứa nhiều vítamin E giúp ngực không chảy xệ, chùng nhão. Bằng cách ăn nho tươi mỗi ngày hoặc pha nước ép nho với nước ép cà chua để uống, như vậy, hiệu quả cao hơn. Nếu bạn kiên trì phương pháp này 2-3 tháng thì bạn sẽ thấy sự thay đổi về số đo vòng 1 của mình đó!
Và còn rất nhiều món ăn khác để tăng kích thước vòng 1 bạn có thể tham khảo như: Gà hầm đu đủ xanh, trứng gà mật ong, sinh tố bơ,... Hãy chọn cho mình những công thức phù hợp để áp dụng ngay từ hôm nay nhé!
Massage vòng 1
Massaege là một cách để máu trong cơ thể lưu thông tốt, đặc biệt là khi massage vòng 1 thì kích cỡ sẽ tăng lên đáng kể đồng thời làn da vòng 1 sẽ trắng hồng tự nhiên. Chỉ cần mất 15’ mỗi ngày để áp dụng các bước dưới đây:
Bước 1 (thực hiện 10 lần):
- Một tay đặt tại bầu ngực, tay còn lại đặt ở chân ngực, và nhẹ nhàng đẩy ngực về phía sau theo hướng lên trên.
Tổng hợp những bài massage vòng 1 hiệu quả tại nhà
Bước 2 (thực hiện 10 lần)
- Một tay đặt tại phần cao nhất của ngực đẩy về bên trong và tay kia thì để ở chân ngực và đẩy ngực về phía ngoài.
Bước 3 (Mỗi bên thực hiện 1 phút)
- Dùng 1 tay đặt ở phần cao nhất của ngực và massage nhẹ nhàng theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
Tập thể dục
Những bài tập thể dục dưới đây không những giúp bạn có cơ thể săn chắc mà còn kích thích cơ ngực phát triển và vòng 1 tăng số đo:
Bài tập 1:
Hai tay chắp ngang rồi dồn lực đẩy vài nhau, hít sâu và thở mạnh khoảng 20s. Áp dụng 10 lần và nghỉ 10s giữa các lần.
Bài tập 2:
Khoanh hai tay trước ngực và rồi xiết hai tay vào nhau, hít sâu thở mạnh khoảng 20s. Thực hiện 8 lần trong bước này, và nghỉ 10s giữa các lần.
Bài tập 3:
Đưa hai tay ra phía trước, di chuyển tay phải lên trên tay trái và ngược lại, lưu ý cần kéo tay hết cỡ, hít sâu thở mạnh khoảng 20s. Thực hiện bước này 10 lần và nghỉ 10s giữa các lần.
Ngoài những bài tập trên bạn có thể tham khảo những bài chống đẩy để tăng kích cỡ vòng ngực
Trên đây chỉ là những công thức đơn giản và tăng vòng 1 hiệu quả để bạn có thể áp dụng tại nhà. Nhưng mỗi phương pháp đều có những rủi ro riêng và hầu hết đều đòi hỏi sự kiên trì thì mới có được kết quả cao. Đó là chưa kể đến việc nếu bạn dừng chế độ ăn hay tập luyện như vậy thì vòng 1 sẽ có thể “biến mất” và “đâu lại hoàn đó”.
Để sở hữu vòng 1 căng tròn, quyến rũ và sexy với thời gian nhanh chóng thì rất nhiều bạn trẻ đã tìm đến giải pháp nâng ngực nội soi. Đề cập đến vấn đề này, bác sĩ thẩm mỹ của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cho biết: “Nâng ngực là giải pháp giúp chị em tăng vòng 1 nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng đồng thời hiệu quả duy trì lâu dài. Hiện nay, mỗi ngày Thu Cúc tiếp nhận rất nhiều ca phẫu thuật nâng ngực và hầu hết khách hàng đều có kết quả ổn định sau khoảng 10 ngày thực hiện.”
Đơn cử như ca sĩ Phùng Khánh Linh, chỉ khoảng 1 tuần sau nâng ngực là cô nàng có thể thoải mái vận động và 1 tháng sau là dáng ngực mềm mại tự nhiên mà không có bất kỳ ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Cô nàng chia sẻ: “Để có được vòng 1 đẹp như thế này mà sức khỏe của mình vẫn đảm bảo thì mình đã phải cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ. Yếu tố mình quan tâm đầu tiên là an toàn trong phẫu thuật, sau đó đến các yếu tố khác như túi ngực, chi phí, chế độ chăm sóc, bào hành sau này. Và cuối cùng mình đã có quyết định sáng suốt”.
Không chỉ ca sĩ Phùng Khánh Linh mà rất nhiều bạn trẻ Việt ngày nay đã lựa chọn phương pháp làm đẹp “thần tốc” này để tạm biệt “màn hình phẳng”, sở hữu vòng 1 căng tròn và tự tin.
Còn bạn thì sao? Hãy thật tỉnh táo và sáng suốt để lựa chọn cho mình giải pháp tăng vòng 1 hiệu quả nhất để tự tin khoe dáng trong những ngày hè nhé! |
https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-canh-bao-ung-thu-khoang-mieng-169240605145707123.htm | 08-06-2024 | Dấu hiệu cảnh báo ung thư khoang miệng | Các yếu tố nguy cơ gây ung thư miệng
SKĐS- Ung thư khoang miệng là bệnh ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lợi, lưỡi, môi, má, vòm việng, sàn miệng.
Khi được phát hiện sớm, ung thư khoang miệng có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư khoang miệng
Khoang miệng có vai trò nhai nghiền thức ăn, đồng thời phơi nhiễm với các tác nhân gây ung thư như kích thích hóa học và cơ học: thuốc lá, rượu bia và thức ăn, răng có bờ sắc cạnh…
1.Thay đổi màu sắc niêm mạc miệng
Ung thư miệng và các tổn thương tiền ung thư có thể biểu hiện bằng sự thay đổi màu sắc niêm mạc miệng nhưng đốm trắng, đen, ban đỏ...
2. Vết loét lâu ngày không lành
Loét miệng
chủ yếu là do chấn thương ở niêm mạc miệng. Ví dụ như một chiếc răng vô tình cắn vào cũng có thể gây tổn thương, nhưng tình trạng loét thường sẽ thuyên giảm sau 2 - 3 tuần. Tuy nhiên, nếu vết loét xuất hiện không rõ nguyên nhân và kéo dài vài tháng, không cải thiện thì nên xem xét và thăm khám kịp thời.
Cùng với đó, những vết loét miệng ác tính có ranh giới vết thương không rõ ràng so với những vùng khác, viền vết thương "nham nhở". Nếu sử dụng thuốc điều trị loét miệng ác tính sẽ không mang lại hiệu quả đáng kể.
Ung thư khoang miệng là một tổn thương ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng.
3. Rối loạn chức năng răng miệng
Răng lung lay không rõ nguyên nhân ở một vùng hạn chế mà không thể giải thích được bằng bệnh nha chu, chấn thương khớp cắn... Cùng với đó, hàm cũng bị sưng dẫn đến mất cân đối.
Một số bệnh nhân
ung thư miệng
có biểu hiện đau dữ dội không rõ nguyên nhân hoặc không thể mở miệng. Khả năng vận động của lưỡi cũng bị hạn chế, gây khó khăn trong việc nhai, nuốt hoặc nói, mất cảm giác hoặc tê một bên lưỡi.
4. Xuất hiện khối u bất thường
Ung thư miệng thường di căn đến các hạch bạch huyết gần đó gây ra các khối u. Chính vì vậy, khi xuất hiện các khối u bất thường và kéo dài cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có cách điều trị đúng đắn.
Nguy cơ mới về ung thư miệng
Cách nhận biết và phòng tránh ung thư miệng
Nguyên nhân gây ung thư miệng
Yếu tố di truyền
Nếu họ hàng hoặc cha mẹ có tiền sử ung thư miệng, những người trong cùng một gia đình có thể mắc bệnh do ảnh hưởng di truyền. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ khả năng có liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt lâu dài của gia đình.
Thói quen sinh hoạt
Những người hút thuốc, uống rượu và các thói quen khác xấu ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng trong hơn 10 năm có nhiều khả năng mắc ung thư miệng. Ngoài ra, đeo răng giả vệ sinh chưa đúng cách, sử dụng nước súc miệng quá liều… cũng dễ gây kích ứng niêm mạc miệng, từ đó làm tăng nguy cơ đột biến tế bào miệng.
Thói quen ăn trầu thuốc, răng lệch lạc, vệ sinh răng miệng kém... gây nên những tổn thương cơ học trong khoang miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho ung thư phát triển.
Yếu tố dinh dưỡng
Những người tiêu thụ nhiều thịt đỏ mỗi ngày hoặc có chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu vitamin A, vitamin B, sắt, kẽm và các nguyên tố vi lượng khác trong thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư miệng cao hơn.
Các tổn thương tiền ung thư khác trong khoang miệng như bạch sản, hồng sản, viêm nấm candida quá sản mạn tính, các vết loét do sang chấn liên tục kéo dài...
Khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần
Cách phòng ngừa ung thư miệng
- Chú ý cân bằng dinh dưỡng, bỏ thuốc lá, tránh uống rượu.
- Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng tốt và đánh răng thường xuyên.
- Điều chỉnh kịp thời các cạnh sắc của hàm giả để tránh ma sát và gây chấn thương mô mềm do hàm giả gây ra...
- Tăng cường các loại trái cây, rau củ.
- Khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần.
- Khi phát hiện vết loét miệng quá hai tuần không lành hoặc trên niêm mạc miệng có những đốm trắng hoặc đỏ không rõ, chảy máu miệng nhiều lần không rõ nguyên nhân...bạn nên đến đến khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Xem thêm video được quan tâm
4 tháng mắc tiểu đường cô gái trẻ tuổi phải mổ mắt do đục thủy tinh thể | SKĐS |
https://vnexpress.net/lieu-phap-hormone-tang-cuong-sinh-ly-nam-4762820.html | 28/6/2024 | Liệu pháp hormone tăng cường sinh lý nam - Báo VnExpress Sức khỏe | Liệu pháp thay thế hormone (HRT) còn gọi là liệu pháp thay thế testosterone (TRT), được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt để điều trị cho nam giới được chẩn đoán mắc chứng suy sinh dục. Nam giới có thể được xác định là suy sinh dục khi tổng mức testosterone dưới 300 nanogram trên mỗi deciliter máu (ng/dL) và có ít nhất một triệu chứng liên quan đến testosterone thấp. Testosterone là hormone sinh dục chính, tham gia vào sự phát triển các đặc điểm giới tính nam, sản xuất tinh trùng và khả năng sinh sản. Nồng độ hormone này đạt đỉnh ở tuổi 30 và sau đó giảm 1% mỗi năm. Nam giới có testosterone thấp có thể bị suy giảm ham muốn tình dục hoặc rối loạn cương dương, mất khối lượng cơ bắp, loãng xương, mỡ bụng, rụng tóc, lo lắng, mệt mỏi, tăng tiết mồ hôi... Liệu pháp HRT giúp nam giới tăng mức năng lượng, cải thiện ham muốn tình dục, chức năng cương dương, tăng cơ, ổn định tâm trạng. HRT cũng có thể làm giảm nguy cơ loãng xương và bệnh tim ở nam giới, dù cần nghiên cứu thêm. Lợi ích của HRT Testosterone có thể được bổ sung qua nhiều hình thức khác nhau bao gồm: - Tiêm bắp (vào cơ), thường 2-3 tuần một lần. - Miếng dán vào lưng, phần trên cánh tay, bụng hoặc đùi và được thay đổi sau mỗi 24 giờ. - Gel và chất lỏng bôi lên da vào buổi sáng. Phương pháp này có khả năng khiến người khác tiếp xúc với testosterone, vì vậy lý tưởng là bôi chúng lên vùng da có quần áo che phủ. - Mô cấy ghép, thường là bên dưới da ở hông sau 3-6 tháng. Đây là thủ thuật xâm lấn và cần phải gây mê. - Gel mũi được bôi vào lỗ mũi ba lần một ngày, không có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng. - Viên nang uống hai lần một ngày cùng với thức ăn. Các phương pháp này đều có hiệu quả đưa testosterone về mức tiêu chuẩn và hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến testosterone thấp. Lựa chọn sử dụng loại nào phụ thuộc vào các yếu tố như chi phí, mức độ dung nạp điều trị của một người, độ thuận tiện...
Hormone testosterone ảnh hưởng đến chức năng sinh lý cũng như khối lượng cơ bắp ở nam giới. Ảnh: Như Quỳnh
Rủi ro và tác dụng phụ Liệu pháp này cũng có thể mang lại một số rủi ro và tác dụng phụ như nổi mụn, giữ nước, tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư tuyến tiền liệt , tăng huyết áp, nở ngực ở nam giới, teo tinh hoàn, vô sinh, kích ứng da. Bác sĩ kiểm tra nồng độ testosterone tùy vào phương thức sử dụng. Ví dụ, nồng độ hormone có thể được kiểm tra 8 tiếng sau khi bôi gel testosterone lên da hoặc trước lần tiêm thứ hai nếu sử dụng phương pháp tiêm bắp. Bất kể liệu pháp nào, người bệnh cần được theo dõi trong vòng 3-6 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị và hằng năm để đánh giá nồng độ testosterone, các tác dụng phụ. Tùy độ tuổi và tiền sử gia đình, nam giới cũng có thể được đánh giá nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt bằng cách khám trực tràng và mức kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA). Nam giới nên ngừng điều trị bằng testosterone nếu không có cải thiện rõ rệt. Đàn ông lớn tuổi nhiều khả năng gặp tác dụng phụ của testosterone hơn người trẻ tuổi. Một trong các nguyên nhân là khi lớn tuổi, cơ thể phân hủy testosterone với tốc độ chậm hơn, dẫn đến nồng độ hormone trong máu cao hơn. Nam giới không nên dùng liệu pháp thay thế testosterone nếu mắc các tình trạng như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, suy tim mạn tính nặng, đau tim hoặc đột quỵ cách đó 6 tháng, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn chưa được điều trị, dự định có con sớm. Testosterone còn có thể tương tác với một số loại thuốc và chất bổ sung. Do đó, nam giới nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem HRT có phù hợp với mình hay không. Anh Ngọc (Theo Verywell Health ) |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cu-den-do-co-tac-dung-gi-vi | Củ dền đỏ có tác dụng gì? | Củ dền là loại rau củ có chứa đa dạng các loại vitamin A, vitamin C, acid folic. Đây là một trong các loại thực phẩm tuyệt vời đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, giảm sự mệt mỏi.
1. Công dụng của củ dền đỏ
1.1 Duy trì chức năng thải độc của ganTrong củ dền đỏ có chứa sắc tố màu betacyanin. Đây là hoạt chất có tác dụng giúp gan giải độc tốt hơn thông qua việc tạo hiệu ứng dây chuyền đến mạch máu giúp loại bỏ các độc tố trong gan. Tính năng này rất hiệu quả trong việc chữa lành độc tính của gan hoặc các bệnh gan mật, như: Vàng da, viêm gan, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy hoặc nôn mửa.Đồng thời, củ dền đỏ có khả năng chống sự hình thành các lớp mỡ trong cơ thể. Khi sử dụng củ dền đỏ làm nước ép hoặc bổ sung dền đỏ vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp hạn chế tình trạng tích tụ mỡ dư thừa và giảm cân hiệu quả.1.2 Điều hoà huyết ápTheo các nghiên cứu gần đây thì mỗi ngày uống 500ml nước ép củ dền đỏ thì sau 24 giờ sẽ có tác dụng điều hoà huyết áp rất tốt. Các nhà khoa học cho rằng chính hàm lượng nitrat cao trong củ dền đỏ có thể góp phần giúp ổn định huyết áp.1.3 Chống đột quỵ và ngăn ngừa các vấn đề tim mạchTác dụng điều hoà huyết áp của củ dền đỏ đã được chứng minh với khoảng 25% dân số thế giới trong độ tuổi trưởng thành. Đây là một nhân tố quan trọng trong việc dự phòng bệnh tim mạch vành và bệnh đột quỵ.Củ dền đỏ có chức năng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, chống oxy hóa. Vì vậy, được cho là một trợ thủ đắc lực trong việc đảm bảo khỏe mạnh cho hệ tim mạch của chúng ta. Củ dền đỏ có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người 1.4 Bổ máuHàm lượng chất sắt cao trong củ dền đỏ có tác dụng giúp tái tạo và tái kích thích tế bào máu và cung cấp oxy cho cơ thể. Đồng thời, hàm lượng chất đồng trong củ dền giúp tạo ra thêm chất sắt cho cơ thể. Củ dền là loại thực phẩm có tác dụng trong phòng và điều trị bệnh thiếu máu.1.5 Tăng cường hệ miễn dịchThành phần các vitamin và chất dinh dưỡng trong củ dền đỏ đã được chứng minh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Các chất dinh dưỡng có trong củ dền đỏ giúp kích thích sự oxy hóa của các tế bào và kích thích sự sản sinh ra những tế bào máu mới.Hợp chất betaine trong củ dền đỏ có vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự sản sinh ra chất serotonin (chất tạo hưng phấn) tự nhiên cho cơ thể. Hiểu theo một cách nôm na thì ăn củ dền đỏ (tươi) khiến tâm trạng bạn sảng khoái, dễ tươi cười.1.6 Ngăn ngừa các bệnh ung thưNước ép củ dền đỏ có vai trò chống sự tích tụ của những hợp chất nitrosamines - vốn được cho là thủ phạm gây ung thư.1.7 Hạn chế chứng táo bónNhư bất kỳ loại rau quả nào khác, trong thành phần của củ dền có hàm lượng chất xơ nhất định. Khi uống nước ép củ dền thường xuyên sẽ giúp giảm được hạn chế chứng táo bón và bài tiết chất độc.
2. Sử dụng củ dền đỏ làm nước ép có công dụng gì?
Theo kết quả từ những nghiên cứu mới đây, việc bổ sung nước ép củ dền chỉ trong 10 ngày có thể làm thay đổi đáng kể hệ vi sinh vật trong miệng. Việc duy trì hệ vi sinh vật trong miệng lành mạnh giúp làm chậm lại những thay đổi tiêu cực về mạch máu và quá trình lão hóa.Việc pha chế nước ép củ dền khá đơn giản và có thể thực hiện tại gia đình bằng cách kết hợp loại rau này với các loại rau củ khác như dưa chuột, táo hoặc cà rốt tạo nên các loại cocktail chống lão hóa tốt.Khi mới mới bắt đầu uống, hãy ép nửa củ dền loại trung bình với tần suất 1 lần/tuần, từ từ tăng lên ép nguyên củ mỗi tuần một lần. Nước ép củ dền có tác dụng làm sạch mạnh khi loại bỏ các chất độc trong cơ thể có thể gây ra tình trạng chóng mặt nếu sử dụng quá nhiều. Sử dụng củ dền đỏ làm nước ép giúp làm chậm quá trình lão hóa 3. Một số lưu ý khi sử dụng củ dền đỏ
Tuy nhiên khi sử dụng củ dền đỏ bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:Hạn chế ăn củ dền hoặc uống nước ép củ dền với những người có tiền sử sỏi thận.Nước ép củ dền đỏ pha sữa có thể gây hại; do vậy không được dùng nước củ dền để pha sữa.Không nên sử dụng nước ép củ dền cho trẻ nhỏ, đặc biệt là với trẻ dưới 4,5 tháng tuổi. Nhiều người cho rằng nước ép củ dền bổ cho máu nên pha chung với sữa cho trẻ uống. Tuy nhiên, do hàm lượng chất nitrat trong củ dền khá cao nên khi pha chung củ dền với sữa có thể gây ngộ độc Các bà mẹ cũng cần lưu ý dấu hiệu ngộ độc nitrat ở trẻ như biểu hiện xanh tím để cấp cứu kịp thời.Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh ngộ độc cho trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không nấu hay pha nước ép củ dền đỏ cho trẻ nhỏ. Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
|
https://tamanhhospital.vn/te-bao-goc-phoi/ | 10/12/2022 | Tế bào gốc phôi là gì? Đặc tính, tiềm năng và những tranh cãi? | Trong các loại tế bào gốc thì tế bào gốc phôi được đánh giá là một loại tế bào gốc có tiềm năng phát triển, biệt hóa vô cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, y học vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh việc thu thập và sử dụng tế bào gốc phôi trong nghiên cứu và điều trị bệnh.
Tế bào gốc phôi có khả năng tạo ra bất kỳ mô nào trong cơ thể người và tái tạo vô hạn trong điều kiện nuôi cấy. Tiềm năng sử dụng tế bào gốc phôi người trong nghiên cứu và ứng dụng rất lớn, song lại vấp phải sự tranh cãi về mặt đạo đức và không nhận được sự đồng thuận của nhiều quốc gia trên thế giới.
Mục lụcTế bào gốc phôi là gì?Đặc tính của tế bào gốc phôiToàn năngTự đổi mới và sửa chữa cấu trúcSự phát triểnTiềm năng ứng dụng của tế bào gốc phôi trong y họcPhục vụ cho các nghiên cứu y họcThay thế các cơ quan tổn thươngVấn đề đạo đức khi áp dụng kỹ thuật tế bào gốc phôiTế bào gốc phôi là gì?
Tế bào gốc là các tế bào có khả năng biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt và thực hiện chức năng trong một mô cụ thể. Phân loại tế bào gốc gồm có tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành, và tế bào gốc đa năng cảm ứng. Tế bào gốc phôi là những tế bào toàn năng, có khả năng tự làm mới bằng cách phân chia và phát triển thành ba lớp tế bào mầm của phôi sớm và thành các mô ngoài phôi như nhau thai. Tế bào gốc toàn năng là duy nhất vì chúng có tiềm năng phát triển lớn hơn so với các tế bào gốc khác.
Trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử lưỡng bội, phân chia thành hai tế bào, sau đó mỗi tế bào này lại phân chia thành hai tế bào nữa và cứ thế cho đến vài ngày sau sẽ bắt đầu có phôi nang chứa từ 10–20 tế bào gốc phôi. Khoảng một tuần sau khi thụ tinh, các tế bào gốc phôi này có khả năng nhân lên và biệt hóa thành các tế bào cần thiết hình thành nên cơ thể người như tế bào da, tế bào cơ, tế bào gan hoặc tế bào não. Vì khả năng này, các tế bào gốc phôi được gọi là tế bào đa năng.
Tế bào gốc phôi thường được lấy từ phôi thai trong khoảng 3-5 ngày tuổi
Hiện nay các nghiên cứu ứng dụng ít tập trung vào tế bào gốc phôi do tính phức tạp về pháp lý cũng như tôn giáo. Do còn nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề đạo đức nên tế bào gốc phôi chỉ mới được nghiên cứu, chưa thể ứng dụng trong y học.
Đặc tính của tế bào gốc phôi
Toàn năng
Một ưu điểm của tế bào gốc phôi khiến cho cho chúng trở thành “độc nhất vô nhị” chính là khả năng biến đổi thành mọi loại tế bào trong cơ thể hay còn gọi là tính vạn năng. Chỉ khoảng một tuần sau khi thụ tinh, các tế bào phôi dần dần mất đi tính toàn năng của chúng và dần dần trở thành các mô và cơ quan khác nhau. Vì vậy, muốn thu thập tế bào gốc phôi, cần thực hiện lấy mẫu ngay khi phôi phát triển từ 3-5 ngày và trễ nhất là 7 ngày.
Xem thêm: Tế bào gốc vạn năng (PSCs) là gì? Nguồn gốc và ứng dụng trong y học
Tự đổi mới và sửa chữa cấu trúc
Tế bào gốc phôi là tế bào có tính linh hoạt cao. Khi các mô hoặc cơ quan trong cơ thể bị tổn thương, không thể phục hồi thì tế bào gốc sẽ đóng vai trò biệt hóa thành các tế bào mô và cơ quan này. Từ đó, tế bào gốc có thể hỗ trợ đổi mới và sửa chữa cấu trúc cho các cơ quan, bộ phận bị tổn thương trên cơ thể.
Sự phát triển
Đặc điểm của tế bào gốc phôi chính là chúng có thể tạo ra bất kỳ loại tế bào nào, điều mà tế bào gốc trưởng thành không làm được.
Tiềm năng ứng dụng của tế bào gốc phôi trong y học
Phục vụ cho các nghiên cứu y học
Trong phòng thí nghiệm, bằng cách sử dụng các tế bào gốc phôi của con người, có thể tạo ra các tế bào chuyên biệt như tế bào thần kinh hoặc tế bào tim. Nhờ đó, các nhà khoa học có thể tiếp cận các tế bào người trưởng thành mà không cần lấy mô từ bệnh nhân. Các tế bào gốc phôi được tạo ra bằng phương pháp chuyển nhân tế bào sinh dưỡng có thể được sử dụng để nghiên cứu bệnh học trên từng cá thể. Ngoài ra, người ta còn sử dụng tế bào này để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh hoặc phản ứng của tế bào với các loại thuốc mới. Những nghiên cứu này cũng có thể đóng góp cho việc cá nhân hóa trong điều trị.
Tế bào gốc phôi có thể được ứng dụng trong việc thử nghiệm các loại thuốc mới
Thay thế các cơ quan tổn thương
Với khả năng biệt hóa thành các tế bào hình thành nên mô và các cơ quan trong cơ thể, tế bào gốc phôi được kỳ vọng có thể thay thế cho các bộ phận bị tổn thương, hư hỏng.
Vấn đề đạo đức khi áp dụng kỹ thuật tế bào gốc phôi
Hiện nay, việc sử dụng tế bào gốc phôi trong nghiên cứu về tế bào gốc vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà khoa học. Với tính toàn năng của tế bào gốc phôi, các nhà khoa học kỳ vọng sẽ nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc phôi nhằm cứu chữa cho những bệnh nhân dường như không còn hy vọng.
Tế bào gốc phôi toàn năng là hợp tử lưỡng bội và tồn tại trong những lần phân chia tiếp theo cho đến trước khi phát triển thành phôi ba lớp mầm. Vì vậy, “nguồn cung” của tế bào gốc phôi trong nghiên cứu lại chính là vấn đề gây cản trở và tranh luận. Theo đó, có 3 nguồn chính để lấy tế bào gốc từ phôi thai, bao gồm:
Các phôi thai dư thừa sau khi thụ tinh trong ống nghiệm
Các phôi thai được tạo ra trong phòng thí nghiệm do tinh trùng và trứng hiến tặng
Các phôi thai được tạo ra bởi kỹ thuật chuyển nhân tế bào sinh dưỡng
Các nguồn trên đều liên quan đến vấn đề đạo đức, nhận được sự phản đối của rất nhiều người. Những lo ngại về mặt đạo đức xung quanh việc sử dụng tế bào gốc phôi người là do câu hỏi cuộc sống của con người chính thức bắt đầu từ khi nào. Bởi một số quan điểm cho rằng, cuộc đời của một con người được tính từ khi chúng ta còn là một phôi thai. Hay hiểu theo một cách khác thì phôi thai chính là một “con người tiềm năng”. Do đó, phá hủy phôi thai để lấy tế bào gốc phôi là một hình thức cắt đứt sự sống của con người.
Việc nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc phôi đang gặp nhiều phản đối do vấn đề đạo đức
Bên cạnh đó, một số người cho rằng việc tạo ra một phôi thai với ý định phá hủy nó để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu còn tồi tệ hơn về mặt đạo đức so với việc tạo ra những phôi thai với mục đích liên quan đến vấn đề điều trị sinh sản.
Nhưng cũng có những quan điểm cho rằng, một phôi thai ban đầu chưa được cấy vào tử cung không có các đặc tính tâm lý, cảm xúc hoặc thể chất mà chúng ta liên tưởng đến việc trở thành một con người. Do đó, các phôi thai này không liên quan gì đến sự sống con người và vẫn có thể thực hiện lấy tế bào gốc phôi phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Hoa Kỳ đã phê chuẩn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu tế bào gốc nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
Tế bào gốc được hiến tặng mà không cần đền bù tài chính cho người hiến tặng
Tế bào gốc được lấy từ các phôi thai dư thừa được tạo ra do mục đích sinh sản
Tế bào gốc phôi được tạo ra dưới sự đồng ý của người hiến tặng và trước khi sử dụng phải được người hiến tặng đồng ý
Trong trường hợp tế bào gốc được lấy từ phôi thai mới bị phá hủy hoặc thực hiện hành động tạo ra phôi thai người để nghiên cứu, cố gắng vô tính phôi thai người sẽ không được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu.
Chính sách này được xem như một giải pháp tạm thời cho những tranh cãi liên quan đến việc nghiên cứu tế bào gốc phôi. Tuy nhiên, ở những quốc gia khác, chưa có chính sách hay biện pháp nào được đề ra.
Hiện nay, tế bào gốc được ứng dụng nhiều nhất vẫn là tế bào gốc trưởng thành, thu thập từ máu cuống rốn hoặc mô cuống rốn của trẻ sơ sinh sau khi chào đời. Các tế bào gốc này cũng được đánh giá cao do chưa tiếp xúc nhiều với môi trường, không chịu tác động hay ảnh hưởng và vẫn còn khả năng tăng sinh, biệt hóa. Việc lưu trữ tế bào gốc lấy từ máu và mô dây rốn của trẻ đang được Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai, đồng thời hướng tới nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và ứng dụng tế bào gốc trong điều trị các bệnh lý cho con người.
Nhìn chung, tế bào gốc phôi – tế bào gốc toàn năng đã mở ra niềm hy vọng to lớn đối với y học. Nhưng việc có thể sử dụng tế bào gốc phôi hay không vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ trong bối cảnh các tranh cãi liên quan đến đạo đức khi sử dụng tế bào gốc phôi vẫn còn gây tranh cãi. |
https://vnvc.vn/benh-gioi-leo/ | 13/10/2023 | Giời leo là gì? Nguyên nhân và triệu chứng khi bị bệnh | Bệnh giời leo là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus Varicella-Zoster – một chủng virus gây ra bệnh thủy đậu, khu trú trong cơ thể sau khi khỏi bệnh. Virus này có khả năng gây ra các triệu chứng như phồng rộp, ngứa và đau vô cùng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và người xung quanh.
BS Phạm Hồng Thuyết – Quản lý Y khoa vùng Mekong, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: “Tiêm vắc xin phòng thủy đậu đã được chứng minh là phương pháp hiệu quả, tiết kiệm, nhanh chóng và đơn giản nhất để phòng ngừa bệnh giời leo. Việc tiêm vắc xin giúp kích thích cơ thể sản sinh kháng thể ngăn chặn sự tấn công và gây bệnh của virus Varicella-Zoster, giảm nguy cơ mắc bệnh giời leo.”
Mục lụcGiời leo là bệnh gì?Nguyên nhân bị giời leoTriệu chứng giời leoDấu hiệu giời leo giai đoạn đầuBiểu hiện giời leo ở giai đoạn sauCác thể bệnh giời leo phổ biếnĐối tượng dễ mắc bệnh giời leoBệnh giời leo có lây không?Biến chứng bệnh giời leoChẩn đoán bệnh giời leo như thế nào?Điều trị giời leoPhòng ngừa bệnh giời leoGiời leo là bệnh gì?
Bệnh giời leo có tên tiếng anh là Shingles, là một bệnh nhiễm trùng do virus thủy đậu Varicella-zoster gây ra. Bệnh thường gây ra những triệu chứng đau đớn và có thời gian kéo dài từ 6 tháng tới vài năm.
Bệnh giời leo thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường là vùng liên sườn, bên dưới tai và các vùng khác. Mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Một biến chứng phổ biến là đau dây thần kinh sau điều trị, do sự tổn thương của dây thần kinh trong quá trình bệnh.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ có thể là giời leo, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách
Nguyên nhân bị giời leo
Giời leo là một bệnh viêm dây thần kinh do virus nhóm Herpes gây nên. Đây là một trong những virus thuộc nhóm Herpes, cùng gây ra bệnh thủy đậu. Vì thế, người bị giời leo thường đã từng mắc bệnh thủy đậu và virus Varicella-zoster có khả năng tồn tại và khu trú trong các hạch thần kinh cảm giác gần cột sống sau khi người bệnh khỏi bệnh thủy đậu. Sau một thời gian im lặng, virus có thể tái hoạt động và gây ra bệnh giời leo.
Các yếu tố gây suy giảm sức đề kháng như tuổi cao, stress, bệnh mãn tính, điều trị hóa trị, xạ trị hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có thể tăng nguy cơ mắc bệnh giời leo. Thời điểm xuất hiện bệnh giời leo thường là vào mùa mưa với thời tiết lạnh, độ ẩm cao, thường xảy ra khi cơ địa mệt mỏi và sức đề kháng yếu.
Virus thủy đậu Varicella-zoster khu trú trong cơ thể người sau khi khỏi bệnh là nguyên nhân chính gây nên bệnh giời leo
Triệu chứng giời leo
Giời leo thường có các triệu chứng tương đối điển hình như sau:
Dấu hiệu giời leo giai đoạn đầu
Khi phát bệnh, da sẽ xuất hiện các ban đỏ và sau đó chuyển thành mụn nước theo từng chùm. Ở giai đoạn ban đầu, các mụn nước sẽ căng lên và chứa dịch trong. Sau vài ngày, chúng sẽ chuyển từ màu trong suốt sang màu đục dần và cuối cùng tiến triển thành mụn mủ.
Biểu hiện giời leo ở giai đoạn sau
Biểu hiện giời leo ở giai đoạn sau có thể bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến:
1. Nóng rát và đau
Những tổn thương trên da có thể gây ra những biểu hiện khó chịu như nóng rát, đau rát hoặc ngứa. Thông thường, những tổn thương này xảy ra do da bị trầy xước hoặc bỏng và xuất hiện ở các vùng da bị hở hoặc có thể phân bố rải rác trên toàn bộ cơ thể. Cảm giác ngứa có thể giống như bị châm chích bằng kim, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, nhức nhối.
Nóng rát và đau nhức tại vùng tổn thương là một trong những triệu chứng phổ biến của giời leo và nên được lưu ý để có thể đưa ra chẩn đoán và điều trị thích hợp
2. Bọng nước có chứa nhiều dịch
Một dấu hiệu khác của giời leo là sự tích tụ dịch ở vùng bị nhiễm. Khi bị giời leo, vùng da bị nhiễm trở nên sưng và có hiện tượng nổi nhiều bọng nước. Đây thường là một đặc điểm rõ rệt, làm cho vùng bị giời leo trông phồng lên, trở nên căng mọng và khiến các vùng da xung quanh trở nên căng và đau rát.
3. Sưng đau ở các vùng lân cận và nổi hạch
Giời leo có thể gây sưng và đau ở các vùng lân cận vùng bị nhiễm. Biểu hiện sưng và đau có thể xuất hiện ở các vùng như cổ, nách, hông hoặc lòng bàn tay. Ngoài ra, có thể xuất hiện những hạch sưng bất thường tại các vùng gần vùng bị giời leo, gây khó chịu và đau nhức.
4. Các dấu hiệu khác của bệnh giời leo
Các dấu hiệu khác của bệnh giời leo cũng có thể bao gồm:
Vùng bị giời leo thường có màu đỏ và có thể gây ra cảm giác ngứa. Các triệu chứng này thường đi kèm với đau và làm cho vùng bị nhiễm trở nên khó chịu.
Bệnh nhân bị giời leo có thể trải qua cảm giác đau nhức cơ và mỏi mệt, đặc biệt ở các vùng gần vùng bị nhiễm. Điều này có thể gây ra sự bất tiện và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
Trong một số trường hợp, giời leo có thể gây ra tăng nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này không xảy ra thường xuyên và không phải lúc nào cũng xuất hiện.
Bệnh giời leo có thể làm cho người bệnh phải chịu đau đớn cả về thể chất lẫn tâm lý, dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Do đó, người bệnh có thể bị sốt nhẹ, là biểu hiện của cơ thể cố gắng đối phó với tình trạng căng thẳng và đau đớn.
Một số người bệnh giời leo có thể trải qua hiện tượng giảm thính lực ở một bên tai do tác động lên hệ thần kinh trong khu vực đó.
Một trong những triệu chứng lạ của giời leo là mất vị giác một phần trước lưỡi, làm cho người bệnh không cảm nhận được mùi vị đúng.
Giời leo có thể gây ra cảm giác chóng mặt hoặc nhìn mờ, kèm theo hiệu ứng hoa mắt.
Một số người bệnh giời leo có cảm giác ù tai hoặc yếu ở một bên mắt do tác động của bệnh lên hệ thần kinh.
Giời leo có thể gây ra tình trạng chảy nước mũi không ngừng từ phần bị tác động, gây khó chịu và phiền toái.
Đối với những người bị giời leo ảnh hưởng đến vùng mặt, tuyến nước mắt có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng khô mắt và mắt khó chịu.
Các triệu chứng này đòi hỏi sự quan tâm và điều trị đúng để giảm bớt khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh
Các thể bệnh giời leo phổ biến
Biểu hiện và mức độ nặng của zona có thể khác nhau tùy thuộc vào các thể bệnh giời leo khác nhau, theo đó phương pháp điều trị và chăm sóc cũng khác nhau. Các thể bệnh giời leo phổ biến gồm có:
Giời leo trên mặt: Zona trên mặt khá phổ biến, có thể xuất hiện trên vùng trán, vùng xung quanh môi hoặc má. Vì mặt chứa nhiều cơ quan nhạy cảm và vùng da mỏng dễ bị tổn thương, việc chăm sóc vùng da bị phát ban cần được thực hiện cẩn thận. Bên cạnh đó, zona trên mặt có thể gây ra các biến chứng kéo dài nên cần tiếp tục điều trị và thăm khám kiểm tra thường xuyên.
Giời leo trên mắt: Zona trên mắt là trường hợp rất phổ biến, chiếm từ 10-25% trên tổng số bệnh nhân zona. Dây thần kinh mắt rất nhạy cảm, khiến virus gây bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm giác mạc, giảm thị lực và thậm chí là mất thị giác vĩnh viễn.
Giời leo trên tai: Ngoài những triệu chứng thông thường, giời leo trên tai còn có thể gây đau tai, liệt mặt, khó ăn uống, loét trong tai và xuất hiện các u nang ở phía trước và phía sau tai. Giời leo trên tai cũng dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng, do đó điều trị tích cực từ khi mới xuất hiện triệu chứng bệnh là cần thiết.
Giời leo trong miệng: Bệnh nhân có thể phát triển giời leo trong miệng hoặc niêm mạc vòm họng. Ban đầu, sẽ xuất hiện các nốt mụn nước nhỏ từ 1-4mm, sau đó nhanh chóng vỡ và để lại các vết loét, gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến việc ăn uống và nói chuyện. Giời leo trong miệng dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng, nhưng thời gian kéo dài hơn và gây đau đớn nhiều hơn so với nhiệt miệng.
Giời leo trên các vùng da khác trên cơ thể: Giời leo cũng có thể xuất hiện trên các vùng da khác nhau trên cơ thể như lưng, ngực, cổ, eo,… Tuyến bệnh này thường tiến triển nhanh hơn, nhưng ít gây biến chứng hơn so với zona trên mặt, mắt hoặc tai. Tuy nhiên, vẫn cần chú ý vệ sinh vùng da bị zona để tránh viêm.
Giời leo dù ở thể bệnh nào cũng có thể gây ra các biến chứng kéo dài nên cần tiếp tục điều trị và thăm khám kiểm tra thường xuyên
Đối tượng dễ mắc bệnh giời leo
Các đối tượng nguy cơ cao hơn bị mắc bệnh giời leo, bao gồm:
Người lớn tuổi, đặc biệt là những người trên 60 tuổi: Tuổi tác là một yếu tố quan trọng trong việc tăng nguy cơ bị giời leo. Hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi thường yếu hơn, dẫn đến khả năng chống lại bệnh tật suy giảm.
Người suy giảm hệ miễn dịch: Những người bị suy giảm hệ miễn dịch do các nguyên nhân như bị HIV/AIDS, sử dụng thuốc chống tác động miễn dịch, trải qua hóa trị hoặc ghép tạng, đang có bệnh mãn tính hoặc tự miễn, đều có nguy cơ cao bị mắc giời leo.
Những bệnh nhân có tiền sử bị thủy đậu: Thủy đậu (varicella) là một bệnh lây truyền do virus Varicella-Zoster gây ra. Những người đã từng mắc bệnh thủy đậu trong quá khứ hoặc đã tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu có thể có nguy cơ bị tái phát dưới dạng giời leo.
Đối với những nhóm người này, nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như duy trì một lối sống lành mạnh, giữ vệ sinh da, tránh tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh và tìm cách tăng cường hệ miễn dịch thông qua việc tiêm phòng hoặc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ bị mắc bệnh giời leo.
Bệnh giời leo có lây không?
CÓ! Bệnh giời leo có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Nếu một người nhiễm Zona đang hoạt động sẽ không thể lây cho người khác nếu người đó cũng đã bị thủy đậu từ trước đó. Tuy nhiên, người mắc zona có thể lây cho những người chưa từng bị mắc thủy đậu trước đây thông qua việc tiếp xúc với dịch của các vết phồng rộp có chứa virus gây bệnh.
Biến chứng bệnh giời leo
Giời leo có thể gây ra một số biến chứng đáng kể, bao gồm:
Loét lâu lành: Trong trường hợp giời leo không được chăm sóc và điều trị đúng cách, các vết thương có thể trở nên sâu và không lành, dẫn đến hình thành loét lâu lành, gây đau và khó chịu, đòi hỏi quá trình điều trị phức tạp và kéo dài.
Rối loạn sắc tố da: Sau khi vết thương giời leo lành, có thể xảy ra rối loạn sắc tố da, dẫn đến vết trắng hoặc vết thâm. Màu sắc da có thể không đồng đều và không đẹp mắt, góp phần vào tình trạng tự ti và khó chấp nhận về ngoại hình.
Các biến chứng khác của giời leo là sự hình thành sẹo lồi, sẹo lõm,…
Các biến chứng này có thể gây ra sự khó chịu và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
Chẩn đoán bệnh giời leo như thế nào?
Để chẩn đoán bệnh giời leo, các phương pháp sau đây có thể được sử dụng:
Khám lâm sàng: Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh giời leo dựa trên triệu chứng và tình trạng của vết phát ban và mụn nước trên da của bệnh nhân thông qua việc kiểm tra vị trí và tính chất của các ban đỏ và phồng rộp trên da. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đặt các câu hỏi về tiền sử bệnh và thuốc bệnh nhân đang dùng để đưa ra chẩn đoán chính xác và loại trừ những nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng tương tự.
Bóc lớp trên cùng của bóng nước và cạo lấy lớp đáy: Để chẩn đoán chính xác bệnh giời leo, bác sĩ có thể tiến hành bóc lớp trên cùng của bóng nước và cạo lấy lớp đáy để xét nghiệm virus.
Các phương pháp hình ảnh: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) (1) hoặc X-quang (2) để loại trừ các bệnh lý khác và xem xét mức độ tổn thương của da và dầu tuyến bị ảnh hưởng bởi virus.
Chẩn đoán bệnh giời leo chính xác giúp việc điều trị trở nên hiệu quả hơn
Điều trị giời leo
Có thể điều trị bệnh giời leo bằng việc áp dụng các phương pháp:
Sử dụng thuốc kháng virus: Virus Varicella-Zoster gây ra bệnh giời leo, do đó, việc sử dụng thuốc kháng virus là cốt yếu trong việc điều trị. Thuốc acyclovir là loại thuốc kháng virus thông thường được sử dụng để giảm triệu chứng và tăng tốc quá trình lành cho bệnh nhân.
Sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm: Trong trường hợp triệu chứng giời leo gây đau và viêm nhiễm, các loại thuốc giảm đau và kháng viêm có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng không thoải mái cho bệnh nhân.
Duy trì chế độ ăn lành mạnh: Việc duy trì một chế độ ăn hợp lý, giàu chất xơ, rau củ quả, và đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin, và khoáng chất cần thiết sẽ tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể đối phó với bệnh giời leo hiệu quả hơn.
Sử dụng các phương pháp truyền thống: Một số phương pháp truyền thống như đậu xanh hoặc lá khổ qua đắp lên vị trí bị giời leo, có thể được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ điều trị, nhưng cần phải được thảo luận và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chăm sóc vết thương: Để tránh nhiễm trùng và giữ vết thương sạch, có thể sử dụng gạc tẩm huyết thanh hoặc dung dịch aluminum acetate 5% để băng bó. Các dung dịch sát khuẩn và milian eosin cũng có thể được sử dụng để giữ vệ sinh vết thương.
Lưu ý rằng, việc điều trị bệnh giời leo nên được thực hiện dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của bác sĩ. Việc tư vấn và theo dõi y tế đều quan trọng để đảm bảo điều trị hiệu quả và tránh các biến chứng có thể xảy ra
Phòng ngừa bệnh giời leo
Bệnh thủy đậu có thể dẫn đến bệnh giời leo. Do đó, tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu càng sớm càng tốt có thể ngăn ngừa sự tấn công của virus Varicella-Zoster, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh giời leo. Vắc xin thủy đậu chỉ phòng thủy đậu, không có tác dụng phòng bệnh giời leo.
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC hiện đang có đầy đủ 3 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu thế hệ mới với số lượng lớn, bao gồm: vắc xin Varivax (Mỹ); Varilrix (Bỉ); Varicella (Hàn Quốc). VNVC luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh của trẻ em và người lớn trên cả nước, nhất là trong thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan nhanh chóng và bùng phát mạnh mẽ.
VNVC đảm bảo tất cả các loại vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng, trực tiếp từ các hãng vắc xin và tập đoàn dược phẩm hàng đầu trên thế giới. Vắc xin được bảo quản trong điều kiện tối ưu với hệ thống dây chuyền lạnh (Cold Chain) cùng hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP (Good Storage Practices), duy trì nhiệt độ bảo quản vắc xin từ 2-8 độ C tại hàng trăm trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc, đảm bảo vắc xin khi tiêm cho Khách hàng là an toàn, chất lượng cao và hiệu quả toàn vẹn.
Tìm hiểu ngay về vắc xin Varivax (Mỹ) phòng bệnh thủy đậu tại đây;
Tìm hiểu ngay về vắc xin Varilrix (Bỉ) phòng bệnh thủy đậu tại đây;
Tìm hiểu ngay về vắc xin Varicella (Hàn Quốc) phòng bệnh thủy đậu tại đây.
Bệnh giời leo lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với phồng rộp hoặc dịch từ vết phồng. Để tránh lây nhiễm, hạn chế tiếp xúc gần với người đang bị giời leo.
Việc rửa tay đúng cách và vệ sinh cơ thể sạch sẽ là cách hiệu quả để ngừng sự lây lan của virus. Cần sử dụng xà phòng và nước ấm để rửa tay ít nhất trong 20 giây, đặc biệt là trước và sau khi tiếp xúc với người đang bị giời leo.
Ngoài ra, đề phòng bệnh giời leo còn có thể bao gồm việc giữ gìn sức khỏe tốt, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vitamin và khoáng chất, và duy trì một lối sống lành mạnh. Cần tránh tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm khác và thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm thông thường như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội và từ chối việc ra khỏi nhà khi bạn có triệu chứng đặc trưng của bệnh giời leo.
Cần linh hoạt kết hợp các phương pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của chuyên gia để tối ưu hóa hiệu quả phòng ngừa giời leo
Phương pháp phòng ngừa bệnh giời leo toàn diện là tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu càng sớm càng tốt, đồng thời kết hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác như giữ gìn vệ sinh cơ thể, không tiếp xúc với người bệnh, xây dựng chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt lành mạnh. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhung-luu-y-sau-khi-mo-buou-co-vi | Những lưu ý sau khi mổ bướu cổ | Chỉ định mổ là một trong những phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị bướu cổ. Theo đó, việc chăm sóc sau khi thực hiện phẫu thuật cũng đóng vai trò hồi phục rất lớn, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Vậy những lưu ý sau khi mổ bướu cổ là gì?
1. Bướu cổ là gì?
Bướu cổ đề cập đến sự mở rộng của tuyến giáp, một cơ quan hình bướm bao quanh phía trước và hai bên của khí quản ở phần dưới của cổ. Tuyến giáp bình thường có kích thước bằng hai ngón tay cái chụm lại với nhau thành hình chữ V. Do mối quan hệ giải phẫu của tuyến giáp với khí quản, thanh quản, dây thần kinh thanh quản trên và dưới, thực quản nên sự phát triển bất thường có thể gây ra nhiều hội chứng chèn ép.Phân loại bướu cổ dựa trên độ lan rộng:Bướu cổ đơn giản (lan tỏa): điển hình với toàn bộ tuyến giáp của bạn sưng lên và sờ vào có cảm giác mịn.Bướu cổ dạng nốt: có một khối u rắn hoặc chứa đầy chất lỏng được gọi là nốt phát triển bên trong tuyến giáp.Bướu cổ đa nhân: có nhiều cục (nốt) trong tuyến giáp của bạn. Các nốt có thể được phát hiện thông qua siêu âm hoặc chụp MRI.Phân loại bướu cổ dựa trên nồng độ của hormon tuyến giáp:Bướu cổ độc: xảy ra khi tuyến giáp mở rộng bất thường và sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp.Bướu cổ không độc: Người bệnh có một tuyến giáp mở rộng nhưng mức độ tuyến giáp bình thường (euthyroid), đây là một bướu cổ không độc.
2. Chỉ định mổ bướu cổ trong trường hợp nào?
Các nhân giáp cũng có thể cần phẫu thuật cắt bỏ hoặc dùng iốt phóng xạ dựa trên kích thước của chúng và liệu chúng có gây ra cường giáp hay không. Ngoài ra, các nhân giáp được phát hiện nghi ngờ ác tính phải được cắt bỏ cùng với phần còn lại của tuyến giáp để ngăn chặn sự lây lan của ung thư tuyến giáp.Hầu hết những người có phát hiện không chắc chắn về mặt tế bào học cũng được khuyên nên cắt bỏ ít nhất một nửa tuyến giáp, vì một phần bảy trong số những người này sẽ được phát hiện mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Việc sử dụng hormone tuyến giáp để đưa tuyến giáp nghỉ ngơi và thu nhỏ các nhân giáp thường được chỉ định trước đây - nay được cho là tương đối kém hiệu quả.Lợi ích của phẫu thuật:Phẫu thuật tuyến giáp có thể loại bỏ một nửa (cắt thùy tuyến giáp hoặc cắt bỏ tuyến giáp) hoặc toàn bộ tuyến giáp (cắt toàn bộ tuyến giáp) để xác định chắc chắn liệu bướu cổ hoặc nốt có phải là ung thư hay không.Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp phì đại có thể làm giảm bớt sự chèn ép của các cấu trúc lân cận và cải thiện các triệu chứng ở những bệnh nhân có liên quan đến khó nuốt, ho hoặc khó thở.Phẫu thuật tuyến giáp cũng có thể chữa một số dạng hoạt động quá mức của tuyến giáp liên quan đến bướu cổ hoặc nốt.Rủi ro của phẫu thuật:Phẫu thuật tuyến giáp cần nằm viện và phải gây mê. Vết mổ gây đau trong một hoặc hai ngày sau khi phẫu thuật và sẽ để lại sẹo, thông thường vết sẹo sẽ mờ sau khoảng một năm. Giống như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, chảy máu và nhiễm trùng có thể sẽ xảy ra.Đằng sau tuyến giáp, có hai bộ cấu trúc quan trọng có thể vô tình bị thương trong quá trình hoạt động của tuyến giáp. Các dây thần kinh thanh quản tái phát chạy dọc theo bên khí quản trên đường đến hộp thoại (thanh quản), nơi chúng điều khiển các cơ di chuyển dây thanh âm. Nếu một trong những dây thần kinh này bị cắt, đập hoặc bị cắt nguồn cung cấp máu thì một người sẽ bị mất giọng ở một mức độ nào đó.Tình trạng tê liệt dây thanh này có thể dẫn đến một loạt các thay đổi về giọng nói, từ mất một hoặc hai quãng tám cao trong khi hát đến không thể hét lên đến giọng thì thầm vô hiệu nghiêm trọng. Nếu cả hai dây thần kinh thanh quản tái phát đều bị thương thì một người có thể bị khó thở và cần phải tạo một lỗ nối khí quản với phía trước cổ (mở khí quản).Bốn tuyến cận giáp cũng nằm phía sau tuyến giáp: hai tuyến mỗi bên. Nếu vô tình cắt bỏ hoặc bị thương các parathyroids thì nồng độ canxi trong máu của bệnh nhân sẽ giảm xuống, dẫn đến ngứa ran, tê và chuột rút cơ. Hiếm khi mức canxi thấp nghiêm trọng có thể dẫn đến co thắt cổ họng hoặc co giật. Nhưng rất may mắn thay, những biến chứng này có thể hạn chế được bởi bàn tay của bác sĩ phẫu thuật tuyến giáp có kinh nghiệm;Chấn thương nhẹ thường tự khỏi trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi phẫu thuật và có những phương pháp điều trị có thể cải thiện vấn đề.
3. Những lưu ý sau khi mổ bướu cổ
3.1. Không la hétTuyến giáp gần với thanh quản nên sau khi mổ bướu cổ, bạn không được la hét hay nói to, hạn chế nói chuyện hoặc chỉ nên nói chuyện nhẹ nhàng để tránh tổn thương đến vết mổ và cũng bởi vùng cổ đang bị tổn thương gây đau và cứng.3.2.Vệ sinh vết mổ bướu cổĐiểm cần lưu ý nhất và phải được quan tâm hàng đầu sau khi mổ bướu cổ là vệ sinh vết mổ. Với đa số các trường hợp, người bệnh sẽ không được tắm với nước (bằng cả vòi hoa sen hay tắm bồn) hay để nước tiếp xúc trực tiếp với vết mổ cho đến khi liền hoàn toàn. Bên cạnh đó, sau khi mổ thì vùng da tại vị trí mổ sẽ hơi sưng nề và thâm tím, sau một thời gian ngắn sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên không có biểu hiện thuyên giảm hay có dấu hiệu nặng hơn thì người nhà cần tái khám ngay lập tức, vì đó có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng.Khi vết mổ lành hoàn toàn sẽ để lại vết sẹo lồi có màu hồng gồ lên trên da, nên sau khi vết mổ đã liền hẳn và để lại sẹo bạn có thể bôi kem dưỡng ẩm, có thể dùng kem chống sẹo nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.3.3.Theo dõi các biến chứng sau mổCần có sự theo dõi thường xuyên và chặt chẽ tình trạng của người bệnh sau mổ bướu cổ để có thể phát hiện kịp thời các biến chứng cũng như có biện pháp khắc phục kịp thời.Các dấu hiệu như sốt cao, rỉ dịch hay máu nhiều, dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc, vết mổ đau nhiều...nếu có các triệu chứng trên cần đến ngay cơ sở y tế đã mổ cho người bệnh để kiểm tra lại.3.4.Vận độngSau ca mổ bướu cổ đơn thuần, bệnh nhân sẽ mất khoảng 10 ngày để hồi phục. Do đó, trong khoảng thời gian trên, bệnh nhân không nhấc bất cứ vật nặng nào hoặc thực hiện các vận động mạnh khiến gia tăng áp lực lên vùng cổ nơi có vết mổ.Sau 10 ngày kể từ khi mổ thì người bệnh khi có thể quay đầu mà không thấy đau đớn hay gặp khó khăn gì. Bệnh nhân có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày khác và có thể tham gia được các hoạt động thể thao nhẹ nhàng.3.5. Ăn gì sau mổ bướu cổ? Chế độ dinh dưỡng sau khi môt bướu cổDo sau mổ cổ của bạn chưa ổn định vẫn còn đau và cứng, vì vậy bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm và dễ nuốt, kiêng đồ ăn chua, cay, cứng khó tiêu. Trong bữa ăn cũng nên nhai kỹ, ăn chậm, uống nhiều nước hoặc ăn cùng với canh để làm mềm thức ăn và tránh bị nghẹn. Tốt nhất, nếu bệnh nhân đã chán ăn cháo, bạn có thể sử dụng máy xay sinh tố xay những thức ăn đã được nấu chín cho bệnh nhân.Theo đó, bệnh nhân nên ăn những loại thực phẩm sau đây:Trái cây tươi và rau quả: Các loại thực phẩm cụ thể như quả việt quất , anh đào, bí, khoai lang và ớt xanh rất giàu chất chống oxy hóa, chất dinh dưỡng giúp đưa tuyến giáp về trạng thái cân bằng.Thực phẩm giàu iốt và selen như muối i ốt, hải sản, nấm, cá tuyết, sữa, tôm và cá ngừ.Rong biển : có hàm lượng iốt cao, là tiền chất của hormon tuyến giáp.Thực phẩm giàu vitamin B: thịt, các sản phẩm từ sữa, cá hồi, nho, dưa hấu.Những thực phẩm cần tránh đó là:Goitrogens: sản xuất thiocyanate làm giảm sản xuất tuyến giáp. Thực phẩm gây goitrogenic bao gồm sắn, đậu lima, ngô, măng và khoai lang.Các loại rau họ cải chứa isothiocyanates làm giảm sự hấp thụ và tái hấp thu iốt của tuyến giáp.Caffeine, đậu phộng, đào, dâu tây, củ cải và rau bina .Gluten có thể làm tăng sự tấn công tự miễn dịch của bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto.Rượu bia, hút thuốc lá và các loại thuốc có ga có tác dụng gây độc cho tuyến giáp.3.6. Tái khámBất cứ bệnh nhân nào sau khi trải qua mọi cuộc phẫu thuật đều phải tuân thủ lịch tái khám để kiểm tra vết mổ, nồng độ hormone và tình trạng sức khỏe. Thông qua các cuộc tái khám này bạn sẽ nhận được lời khuyên của bác sĩ về việc về chế độ ăn uống, sinh hoạt nếu cần thiết.3.7. Chú ý về phòng của người bệnhGiường của bệnh nhân sau mổ bướu cổ phải êm ái, thoải mái chắc chắn, nên đặt giường ở tư thế thấp đầu tránh gây áp lực lên vết mổ.Bạn phải ghi nhớ những lưu ý sau khi mổ bướu cổ này, vì nếu như trời rét phải có đủ chăn ấm, có túi nước nóng đặt xung quanh, bên cạnh đó có thể dùng máy sưởi, bố trí sẵn các đệm hơi nóng,... Mùa nóng thì phòng phải thoáng mát, nên có điều hòa, tránh ngột ngạt, cần tạo cảm giác thoải mái nhất cho người bệnh.Ngoài ra, một số trường hợp sau khi mổ bướu cổ sẽ phải dùng kết hợp thêm thuốc phục hồi theo sự chỉ định của bác sĩ. Hãy ghi nhớ những lưu ý sau khi mổ bướu cổ để bạn phải hỏi bác sĩ chi tiết để sử dụng thuốc đúng liều lượng giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng.Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh bướu cổ cũng như những lưu ý sau khi mổ bướu cổ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ tới bác sĩ Vinmec để được thăm khám và hỗ trợ. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/boc-hoa-man-kinh-keo-dai-khoang-bao-lau-vi | Bốc hỏa mãn kinh kéo dài khoảng bao lâu? | Bốc hỏa là triệu chứng phổ biến nhất của thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh. Hơn 2/3 phụ nữ Bắc Mỹ đang bước vào thời kỳ mãn kinh bị bốc hỏa. Chúng cũng ảnh hưởng đến những phụ nữ bắt đầu mãn kinh sau khi hóa trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. Trung bình một người phụ nữ sẽ trải qua những cơn bốc hỏa trong khoảng 7 năm.
1. Cơn bốc hỏa là gì?
Cơn bốc hỏa là cảm giác nóng đột ngột và đôi khi, mặt đỏ bừng và đổ mồ hôi. Nguyên chính xác gây nên cơn bốc hoả vẫn chưa rõ nhưng chúng có thể liên quan đến những thay đổi trong tuần hoàn.Những sự thay đổi nội tiết tố xảy ra khi những năm cuối trong giai đoạn sinh sản của người phụ nữ kết thúc có thể gây ra một loạt các triệu chứng bốc hỏa. Có đến 80% phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh bị bốc hỏa. Cơn bốc hỏa, còn được gọi là triệu chứng vận mạch, thường được mô tả là cảm giác nóng đột ngột ở ngực, mặt và đầu, sau đó đỏ bừng, đổ mồ hôi và đôi khi còn ớn lạnh. Cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi xảy ra trong khi ngủ có thể khiến bạn khó có được một đêm ngon giấc. Các ước tính về thời gian của các triệu chứng này được lấy từ Nghiên cứu Sức khỏe Phụ nữ Trên Toàn Quốc (SWAN) của Mỹ, một nghiên cứu dài hạn về phụ nữ thuộc các chủng tộc và sắc tộc khác nhau đang trong giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh.Cơn bốc hỏa bắt đầu khi các mạch máu gần bề mặt da giãn ra giúp cơ thể hạ nhiệt, khiến bạn toát mồ hôi. Một số phụ nữ cũng có nhịp tim nhanh hoặc ớn lạnh. Nếu chúng xảy ra trong khi bạn ngủ, chúng được gọi là đổ mồ hôi ban đêm. Chúng có thể khiến bạn tỉnh giấc và khiến bạn khó có thể nghỉ ngơi đầy đủ.
2. Cơn bốc hoả sẽ kéo dài trong bao lâu
Thời gian sẽ tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân. Khoảng 2 trong số 10 phụ nữ không bao giờ bị bốc hỏa. Những người khác có cơn bốc hỏa chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Nhưng cũng có những người khác có thể bị bốc hỏa trong 11 năm hoặc hơn. Tuy nhiên, trung bình, phụ nữ bị bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi ban đêm trong khoảng 7 năm.Người ta từng nói rằng, những cơn bốc hỏa liên quan đến mãn kinh sẽ biến mất sau sáu đến 24 tháng. Nhưng đối với nhiều phụ nữ, cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm thường kéo dài hơn rất nhiều - ước tính từ 7 đến 11 năm.Dữ liệu từ các nghiên cứu xác nhận những triệu chứng mà nhiều phụ nữ đã trực tiếp trải qua. Các cơn bốc hỏa có thể diễn ra trong nhiều năm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của người phụ nữ; Tiến sĩ JoAnn Manson, giáo sư về sức khỏe phụ nữ tại Trường Y Harvard và là giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard cho biết. Triệu chứng của cơn bốc hỏa là khác nhau giữa mỗi phụ nữ. Các nhà nghiên cứu SWAN phát hiện ra rằng, một số phụ nữ có nhiều khả năng đối mặt với các cơn bốc hỏa kéo dài hơn những người khác. Những phụ nữ có cơn bốc hỏa đầu tiên trước khi kỳ kinh nguyệt kết thúc có những cơn bốc hỏa trung bình từ 9 đến 10 năm. Với những phụ nữ có cơn bốc hỏa xảy ra sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng, thời gian trung bình chỉ khoảng 3,5 năm. Tuy nhiên, để đối phó với các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm lại là một “cuộc chiến” rất dài.Những phụ nữ trong nghiên cứu SWAN trải qua cơn bốc hỏa trong thời gian dài lâu hơn có xu hướng là những người đang hoặc trước đây đã từng hút thuốc, thừa cân, căng thẳng, trầm cảm hoặc lo lắng. Sắc tộc cũng đóng một vai trò nhất định. Phụ nữ Mỹ gốc Phi có thời gian bốc hỏa lâu nhất (trung bình hơn 11 năm), trong khi phụ nữ Nhật Bản và Trung Quốc bị bốc hỏa chỉ khoảng một nửa thời gian đó.Những dữ liệu nghiên cứu SWAN cung cấp về các cơn bốc hỏa sẽ khuyến khích phụ nữ tìm kiếm giải pháp. Nếu những cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm thực sự làm phiền bạn, đừng lờ chúng đi. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các lựa chọn điều trị phù hợp.
3. Phòng ngừa cơn bốc hoả
Bạn không thể làm gì để tránh bốc hỏa xung quanh thời kỳ mãn kinh. Nhưng bạn có thể tránh xa những tác nhân có thể khiến chúng xảy ra thường xuyên hoặc trầm trọng hơn. Những yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm:Căng thẳng.Caffeine.Rượu.Thức ăn cay.Quần áo chật.Nhiệt.Khói thuốc lá.Bạn hãy thư giãn. Vào ban đêm, một chiếc "gối thư giãn" chứa đầy nước hoặc vật liệu làm mát khác có thể hữu ích. Bạn nên sử dụng quạt vào ban ngày, mặc quần áo nhẹ, rộng rãi hơn được làm bằng sợi tự nhiên như bông.Thử thở sâu và chậm bằng bụng (6 đến 8 nhịp thở mỗi phút). Tập thở sâu trong 15 phút vào buổi sáng, 15 phút vào buổi tối và khi cơn bốc hỏa bắt đầu.Tập thể dục hàng ngày. Đi bộ, bơi lội, đi xe đạp và khiêu vũ đều là những lựa chọn tốt.Estrogen thực vật, được tìm thấy trong các sản phẩm đậu nành, có thể có tác dụng làm giảm cơn bốc hỏa. Các bác sĩ khuyên bạn nên ăn đậu nành từ các thực phẩm như đậu phụ thay vì thực phẩm bổ sung. Một số nghiên cứu cho thấy, black cohosh có thể hữu ích trong 6 tháng hoặc ít hơn. Botanicals và các loại thảo mộc có thể có tác dụng phụ hoặc thay đổi cách hoạt động của các loại thuốc khác, vì vậy, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng.
4. Điều trị cơn bốc hoả
Một số phụ nữ trải qua các cơn bốc hỏa qua đi mà không cần điều trị. Phương pháp điều trị cơn bốc hỏa hiệu quả nhất là liệu pháp hormone dựa trên estrogen, mặc dù nó có một số nhược điểm. Trong khi liệu pháp hormone rất hiệu quả trong việc giảm các cơn bốc hỏa, phụ nữ ở độ tuổi lớn hơn có nguy cơ bị đột quỵ, đông máu và các vấn đề sức khỏe khác cao hơn. Tiến sĩ Manson khuyên: “Vì vậy, điều quan trọng là phụ nữ phải tìm hiểu đầy đủ các lựa chọn điều trị - đặc biệt là những phụ nữ có khả năng bị bốc hỏa dai dẳng.” Liệu pháp hormone dựa trên estrogen hiện đang là phương pháp điều trị cơn bốc hỏa hiệu quả nhất. Một số loại thuốc không chứa nội tiết tố cũng có thể giúp giảm các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm. Chúng bao gồm một số loại thuốc chống trầm cảm, một số loại thuốc thường được kê cho chứng đau dây thần kinh và một số loại thuốc cao huyết áp. Với bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên chọn liều thấp nhất để làm giảm các triệu chứng của bạn một cách hiệu quả và dùng thuốc trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể.Đối với một số phụ nữ, các biện pháp không dùng thuốc có thể hữu ích. Có thể kể đến các bài tập thở sâu khi cơn bốc hỏa bắt đầu; mặc quần áo nhiều lớp; hạ thấp nhiệt độ; tránh xa caffeine, rượu, đồ uống nóng và thức ăn cay; các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền định và chánh niệm,...Nếu các cơn bốc hỏa gây khó chịu hoặc gây rắc rối cho bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc áp dụng liệu pháp thay thế hormone, hay còn gọi là HRT, trong một thời gian giới hạn, thường là dưới 5 năm. Phương pháp này ngăn ngừa chứng bốc hỏa cho nhiều phụ nữ. Ngoài ra, nó có thể giúp cải thiện các triệu chứng khác của thời kỳ mãn kinh, bao gồm khô âm đạo và rối loạn tâm trạng. Khi bạn ngừng dùng HRT, các cơn bốc hỏa có thể quay trở lại. Một số HRT ngắn hạn có thể khiến bạn có nhiều khả năng bị đông máu, ung thư vú và nội mạc tử cung và viêm túi mật.Nếu HRT không phù hợp với bạn, các phương pháp điều trị khác có thể giúp giảm bớt. Các thuốc điều trị theo toa bao gồm:Thuốc trầm cảm liều thấp như fluoxetine (Prozac, Rapiflux), paroxetine (Paxil, Pexeva) hoặc venlafaxine (Effexor).Clonidine, một loại thuốc huyết áp.Gabapentin, một loại thuốc chống động kinh.Brisdelle, một công thức paroxetine dành riêng cho các cơn bốc hỏa.Duavee, một công thức estrogen/bazedoxifene liên hợp được thiết kế để điều trị chứng bốc hỏa.Vitamin nhóm B, vitamin E và ibuprofen cũng có thể hữu ích.Điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung mới nào, bao gồm cả các sản phẩm không kê đơn.Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin bổ ích khác. Nguồn: webmd.com, health.harvard.edu |
|
https://suckhoedoisong.vn/che-do-an-cho-nguoi-benh-roi-loan-luong-cuc-169240622065949793.htm | 22-06-2024 | Những thực phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn lưỡng cực | 1.
Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh
rối loạn lưỡng cực
Không có chế độ ăn uống cụ thể nào cho người rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, điều quan trọng là thực hiện các lựa chọn chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh và duy trì sức khỏe tốt.
Những điều cần lưu ý trong chế độ ăn cho người rối loạn lưỡng cực bao gồm:
-
Tránh chế độ ăn kiêng theo kiểu phương Tây đó là ăn nhiều thịt đỏ, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, carbohydrate đơn giản.
Chế độ ăn uống này có liên quan đến nguy cơ béo phì, bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim mạch. Ăn ít chất béo bão hòa và carbohydrate đơn giản có thể giúp sức khỏe tổng thể nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến các triệu chứng rối loạn lưỡng cực.
Nên bổ sung nhiều trái cây.
- Chế độ ăn cân bằng đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Những thực phẩm gồm có trái cây tươi, rau, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá nước lạnh, trứng, sữa ít béo, các sản phẩm từ sữa đậu nành và các loại hạt. Các loại thực phẩm này cung cấp mức độ dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật nói chung.
- Theo dõi lượng
calo
và tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng khỏe mạnh. Một số phát hiện cho thấy những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực có thể có nguy cơ thừa cân hoặc béo phì cao hơn những người khác. Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ để biết cách tránh tăng cân khi dùng thuốc lưỡng cực.
2. Rối loạn lưỡng cực nên ăn gì?
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo mọi người nên ăn cá ít nhất hai lần một tuần. Nếu bạn không thích ăn cá, bạn có thể sử dụng thực phẩm bổ sung dầu cá không cần kê đơn. Dầu cá có thể giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.
Nhưng một số chuyên gia cũng tin rằng dầu cá có thể đóng vai trò trong chức năng và hành vi của não. Axit béo omega-3 có thể hữu ích ở một số người mắc chứng rối loạn lưỡng cực, đặc biệt nếu họ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc triglyceride cao.
Axit béo omega-3 trong cá hồi hữu ích cho một số người mắc chứng rối loạn lưỡng cực.
Một số nghiên cứu đã cho thấy việc nhận được nhiều axit béo omega-3 có trong dầu cá có liên quan đến khối lượng lớn hơn trong các khu vực của não, đặc biệt là khu vực liên quan đến tâm trạng và hành vi. Trong một nghiên cứu thực hiện trên 75 bệnh nhân, các nhà nghiên cứu nhận thấy một trong những lợi ích của axit béo omega-3 đó là làm giảm trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực.
Nếu bạn là người ăn chay, bạn có thể lựa chọn các loại hạt giàu axit béo tương tự như dầu cá. Các loại hạt đó bao gồm quả óc chó, hạt lanh và dầu canola có chứa axit alpha-linolenic được chuyển đổi thành axit béo omega-3 trong cơ thể.
3. Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực kiêng ăn uống gì?
Một số khuyến cáo về chế độ ăn uống chung trong điều trị rối loạn lưỡng cực bao gồm:
Chỉ uống một lượng vừa phải caffeine.
Tránh các bữa ăn nhiều chất béo để giảm nguy cơ béo phì.
Theo dõi lượng muối trong chế độ ăn nếu bạn bị huyết áp cao, không được bỏ qua muối nếu bạn đang được kê đơn lithium.
Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh xa các thực phẩm có thể ảnh hưởng đến thuốc điều trị bạn đang sử dụng.
Tránh việc uống quá nhiều caffeine có thể hữu ích để có được một giấc ngủ ngon. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người bị rối loạn lưỡng cực. Khi một người mắc chứng rối loạn lưỡng cực cảm thấy chán nản, việc sử dụng thêm caffeine có thể tạm thời gây ra sự gia tăng năng lượng và ảnh hưởng tới tâm trạng.
Vấn đề ở đây đó là caffeine có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Caffeine cũng có thể gây căng thẳng, tim đập nhanh, đau đầu, làm tăng huyết áp hoặc gây kích thích dạ dày, thực quản ở những người bị trào ngược dạ dày - thực quản.
Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực cần tránh các bữa ăn có nhiều chất béo khi sử dụng một số loại thuốc điều trị. Chế độ ăn nhiều chất béo có thể làm trì hoãn thời gian cần thiết để một số loại thuốc lưỡng cực được hấp thu vào cơ thể của bạn.
Nếu bạn đang dùng thuốc ức chế MAO - một loại thuốc chống trầm cảm - điều quan trọng là bạn cần tránh các thực phẩm có chứa tyramine. Một số thực phẩm có thể gây tăng huyết áp nghiêm trọng ở những người dùng thuốc ức chế MAO, gồm có:
Chuối chín
Bia phô mai lên men
Thịt gà
Một số loại rượu vang
Nước tương với số lượng lớn.
Người bị rối loạn lưỡng cực nên kiêng rượu.
Hướng dẫn sử dụng của hầu hết các loại thuốc tâm thần đều cảnh báo người sử dụng không nên uống rượu, nhưng những người rối loạn lưỡng cực thường lạm dụng rượu. Rượu là một chất gây trầm cảm. Đó là lý do tại sao nhiều người sử dụng rượu như một chất an thần khi gặp chuyện khó khăn hoặc như một trợ giúp cho các tình trạng căng thẳng. Trong khi một số bệnh nhân ngừng uống rượu khi bị trầm cảm, thì nhiều bệnh nhân rối loạn lưỡng cực lại uống rượu trong giai đoạn trầm cảm. Những người rối loạn lưỡng cực có nguy cơ bị lạm dụng và nghiện rượu cao gấp năm lần so với người bình thường.
Rượu là tác nhân hàng đầu gây ra các cơn trầm cảm ở nhiều người dễ bị trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực. Việc lạm dụng rượu có thể làm gián đoạn nghiêm trọng những nỗ lực trong điều trị.
Bệnh nhân rối loạn lưỡng cực cần cẩn thận khi có ý định ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi. Bởi bưởi có thể làm tăng nồng độ trong máu của nhiều loại thuốc tâm thần được sử dụng trong rối loạn lưỡng cực, bao gồm:
Thuốc chống trầm cảm như: Fluvoxamine (Luvox) hoặc Sertraline (Zoloft),....
Thuốc chống lo lắng như Buspirone (Buspar).
Thuốc chống co giật: như Carbamazepine (Carbatrol, Epitol, Equetro, Tegretol)
Thuốc chống loạn thần như Lurasidone (Latuda), Quetiapine (Seroquel) hoặc Ziprasidone Geodon.
Thuốc an thần như Alprazolam (Xanax), Clonazepam (Klonopin), Diazepam (Valium) và Lorazepam..
Các phương pháp hỗ trợ điều trị rối loạn lưỡng cực
SKĐS - Rối loạn lưỡng cực là bệnh rất hay tái phát. Thuốc có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng, nhưng chúng có thể có tác dụng phụ. Do đó bên cạnh thuốc cần phối hợp các liệu pháp khác.
Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh rối loạn lưỡng cực
SKĐS - Rối loạn lưỡng cực còn được gọi là hưng phấn - trầm cảm, là một tình trạng sức khỏe tâm thần gây ra sự thay đổi tâm trạng cực độ bao gồm cảm xúc cao và trầm cảm. Những thay đổi tâm trạng này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, năng lượng, hoạt động, hành vi và khả năng suy nghĩ.
Thuốc và các phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực
SKĐS - Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng lâu dài, người bệnh vẫm có thể giữ kiểm soát tâm trạng bằng cách tuân thủ điều trị. Trong hầu hết trường hợp, rối loạn lưỡng cực có thể được kiểm soát với các thuốc và tư vấn tâm lý.
Rối loạn lưỡng cực: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
SKĐS - Rối loạn lưỡng cực là một căn bệnh rối loạn tâm thần với nhiều triệu chứng phức tạp. Người mắc bệnh thường sẽ có những thay đổi về trạng thái tâm lý, cảm xúc hành vi. Bệnh tác động tiêu cực lên sức khỏe người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. |
https://vnvc.vn/bi-tieu-chay-keo-dai-co-nguy-hiem-khong/ | 10/12/2020 | Bị tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không? | Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, hằng năm có tới 1,3 tỷ trẻ bị tiêu chảy và 4 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong, 80% xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Đáng lo ngại, tiêu chảy kéo dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà người bệnh cần lưu ý để điều trị đúng.
Mục lụcTiêu chảy kéo dài là tình trạng gì?Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, nguyên nhân do đâu?Thời điểm nào trẻ dễ bị tiêu chảy nhất?Tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không?Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài?1. Điều trị mất nước, mất điện giải2. Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài3. Dùng thuốc điều trị tiêu chảy kéo dài có khả năng bảo vệ niêm mạc ruộtNhững sai lầm cần tránh khi trẻ bị tiêu chảy kéo dàiPhòng ngừa tiêu chảy kéo dài như thế nào?Nên uống vắc xin Rotavirus ở đâu?Tiêu chảy kéo dài là tình trạng gì?
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, có nhiều nước hơn bình thường hoặc phân toàn nước, đi ngoài trên 3 lần trong vòng 24 giờ. Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ thường đi ngoài trên 3 lần trong một ngày nhưng phân nát hoặc sền sệt thì không phải là tiêu chảy.
Tiêu chảy là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm dễ gặp ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào, thường phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Những trường hợp bệnh nhẹ, có thể kết thúc sớm trong vòng 1-2 ngày. Tuy nhiên, có những trường hợp diễn biến xấu và kéo dài hơn, đó là khi người bệnh xuất hiện triệu chứng tiêu chảy kéo dài.
Tiêu chảy kéo dài thường xuất hiện trên 14 ngày và được phân làm 2 loại, bao gồm: Tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mãn tính. Với tiêu chảy cấp, thời gian bệnh sẽ kéo dài khoảng 2 tuần. Còn đối với tiêu chảy mãn tính, thời gian bệnh sẽ dai dẳng từ 3-4 tuần. Nói cách khác, người bệnh tiêu chảy kéo dài sẽ gặp tình trạng đi ngoài lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài nếu không tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đúng.
Thời tiết giao mùa nóng, ẩm là điều kiện thuận lợi để các virus, vi khuẩn bùng phát, gây tiêu chảy kéo dài. Bệnh có thể lây lan nhanh và gây thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người, bệnh lây theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Khi bị tiêu chảy, trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, nguyên nhân do đâu?
CDC Hoa Kỳ cảnh báo: Tiêu chảy là 1 trong 9 “sát thủ” gây tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới. Tiêu chảy là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch lớn. Tiêu chảy kéo dài do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể chia ra làm 2 nguyên nhân chủ yếu là nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn.
Tiêu chảy do nhiễm khuẩn gây ra bởi một số loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể từ thực phẩm, đồ uống bị nhiễm bẩn như vi khuẩn Campylobacter, Salmonella, Shigella, Escherichia coli,… hoặc một số loại virus như Rota, Norwalk, Cytomegalo, Herpes… Ngoài ra tiêu chảy cũng có thể gây nên do một số loại ký sinh trùng đường ruột xâm nhập và ký sinh ở hệ tiêu hóa như Giardia lamblia, Entamoeba histolytica, Cryptosporidium …
Theo CDC Hoa Kỳ, khoảng 88% trường hợp tử vong liên quan đến tiêu chảy là do nước không an toàn, vệ sinh không đầy đủ. Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp và có khoảng 40% nhập viện vì tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi.
Tiêu chảy do không nhiễm khuẩn gây ra ở một số người có cơ địa không thể tiêu hóa được một vài thành phần trong thức ăn như không dung nạp lactose, một loại đường có trong sữa; dị ứng thức ăn; bị tác dụng phụ của thuốc hoặc phản ứng của một số thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chống acid dạ dày chứa chất magnesium.
Ngoài ra, các bệnh về đường ruột như viêm ruột (bệnh Crohn), bệnh đường tiêu hóa gây tổn thương ở ruột non và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng (bệnh Coeliac); rối loạn chức năng co bóp ruột như hội chứng tăng nhu động ruột do kích thích… cũng tạo điều kiện cho tiêu chảy xuất hiện.
Tùy theo nguyên nhân khác nhau, ngoài triệu chứng tiêu chảy, người bệnh có thể có một số triệu chứng khác đi kèm như đau quặn bụng, chướng bụng, buồn nôn và nôn, mót rặn, sốt, đi ngoài ra máu…
Thời điểm nào trẻ dễ bị tiêu chảy nhất?
Tại nước ta, bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ em có thể xuất hiện quanh năm, song có hai thời điểm bệnh thường bùng phát, đó là:
Thời điểm vào mùa nóng: đây là thời điểm có điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn. Cùng với đó, người dân thường xuyên ăn uống bên ngoài nhiều hơn, vì vậy dễ mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của WHO, trung bình mỗi năm có khoảng 2 triệu người bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. Chi phí điều trị cho số lượng bệnh nhân này lên đến 2.000 tỷ đồng mỗi năm
Thời điểm vào mùa lạnh: lúc này người dân thường ở trong nhà, tập trung đông đúc, điều này sẽ tạo điều kiện cho virus lây lan. Vì vậy trẻ cũng dễ mắc phải những đợt dịch tiêu chảy do virus, đặc biệt là do Rotavirus.
Tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không?
Mối nguy hiểm tiềm ẩn của tiêu chảy kéo dài đã được CDC Hoa Kỳ khuyến cáo: “Tiêu chảy giết chết nhiều trẻ em hơn cả sốt rét, sởi và AIDS kết hợp.”
Tiêu chảy kéo dài có thể xuất hiện từ một tuần đến 3 – 4 tuần. Nếu được xử lý đúng cách, bệnh sẽ không gây ảnh hưởng nhiều sức khỏe. Tuy nhiên, nếu phụ huynh chủ quan không phát hiện, điều trị kịp thời cho trẻ bị tiêu chảy, một số trường hợp có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, khiến trẻ rơi vào hôn mê, suy kiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây trụy mạch, suy dinh dưỡng, mất nước.
Nếu đi ngoài quá nhiều lần có thể gây hăm loét đỏ ở vùng quanh hậu môn.
Suy dinh dưỡng: Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, tác động bất lợi đến sự tăng trưởng của trẻ em và sự phát triển nhận thức. Trẻ em tử vong vì tiêu chảy phần lớn đều bị suy dinh dưỡng, đồng thời tiêu chảy sẽ khiến cho tình trạng suy dinh dưỡng trở nên tồi tệ hơn.
Mất nước, mất điện giải: Mối đe dọa nghiêm trọng nhất do tiêu chảy là mất nước. Trong giai đoạn tiêu chảy, nước và chất điện giải (natri, clorua, kali và bicarbonate) bị mất qua phân lỏng, nôn mửa, mồ hôi, nước tiểu và thở. Nếu không bù nước kịp thời, người bệnh có thể bị co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.
Tiêu chảy gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.
Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài?
Tiêu chảy là một trong số những bệnh thường gặp ở trẻ em, căn bệnh này tưởng chừng không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Do đó các bậc phụ huynh không được phép chủ quan, lơ là trong việc điều trị.
1. Điều trị mất nước, mất điện giải
Trẻ khi bị tiêu chảy kéo dài thường bị mất nước, cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, trẻ bị tiêu chảy đường ruột vẫn hấp thu nước được, vì vậy phải cho trẻ uống bù nước, điện giải ngay.
Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ít khi được phát hiện sớm ngay, vì vậy điều trị tiêu chảy về cơ bản vẫn dựa vào phòng chống mất nước của cơ thể. Việc sử dụng sớm Oresol nhằm bù nước và điện giải đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các trường hợp tiêu chảy nên được dùng Oresol áp lực thẩm thấu thấp. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi cần được bổ sung chất kẽm để điều trị và phòng chống tiêu chảy.
Những trẻ mất nước nhẹ có thể điều trị tại nhà. Trẻ mất nước vừa thì tùy theo tình trạng chung của trẻ có thể được chữa tại nhà có hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhập viện điều trị. Những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải nhập viện điều trị.
Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC cho biết: “Những trường hợp bị tiêu chảy có dấu hiệu mất nước hoặc có các dấu hiệu nguy hiểm như: tiêu chảy phân toàn nước với khối lượng nhiều, bị sốt cao trên 39 độ C; phân có máu, chất nhầy hoặc có màu đen; đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều… người nhà cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, chẩn đoán, xử trí và điều trị kịp thời; không nên chần chừ, coi thường vì có thể nguy hại đến sức khỏe, kể cả tính mạng của người bệnh, đặc biệt ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng”.
2. Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy kéo dài, chế độ dinh dưỡng hợp lý có tác dụng phục hồi sớm tổn thương niêm mạc ruột, rút ngắn thời gian tiêu chảy. Vì vậy, nên sử dụng các thức ăn dễ tiêu hóa hấp thu, giá trị dinh dưỡng cao, có đủ protein năng lượng. Cần lưu ý đến tình trạng kém dung nạp lactose, dị ứng protein sữa bò và những thức ăn, nước uống có nồng độ đường, muối quá cao dễ gây tiêu chảy.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, bú nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ thì tạm thời pha loãng sữa công thức phù hợp với độ tuổi của trẻ. Lưu ý xem trẻ có dị ứng với lactose khi dùng sữa công thức hay không vì có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Tiếp tục bú sữa mẹ. Pha loãng sữa động vật bằng nước cháo để làm giảm 50% nồng độ đường lactose hoặc sữa chua chua, đậu nành. Cần bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm (ngũ cốc, đạm thực vật hoặc đậu đỗ, rau xanh, dầu mỡ) để trẻ dễ tiêu hóa, chia thức ăn làm nhiều bữa trong ngày.
Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc ăn sữa động vật pha loãng, sữa chua. Bảo đảm năng lượng 100 – 110 kcal/kg mỗi ngày. Chế biến thức ăn dưới dạng mềm, lỏng và thêm dầu thực vật để sớm phục hồi tổn thương niêm mạc ruột, rút ngắn thời gian tiêu chảy.
Khi trẻ đỡ tiêu chảy thì chuyển dần sang chế độ ăn bình thường theo lứa tuổi và cho ăn thêm mỗi ngày một bữa, kéo dài một tháng sau khi khỏi bệnh.
Chế độ dinh dưỡng là điều vô cùng quan trọng với trẻ bị tiêu chảy kéo dài.
3. Dùng thuốc điều trị tiêu chảy kéo dài có khả năng bảo vệ niêm mạc ruột
Niêm mạc ruột có vai trò quan trọng trong các hoạt động hấp thu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh. Khi bị tiêu chảy, niêm mạc ruột rất dễ bị tổn thương, thậm chí bị phá hủy. Do đó, khi điều trị, bảo đảm niêm mạc ruột là cần thiết. Ở trẻ nhỏ bất cứ thuốc tiêu chảy nào cũng nên được chỉ định bởi bác sĩ.
Trong trường hợp cần dùng thuốc, người bệnh nên chọn thuốc có chứa hoạt chất Diosmectite vừa điều trị tiêu chảy hiệu quả, vừa giúp bảo vệ niêm mạc ruột, vừa hấp phụ các vi khuẩn, virus và độc tố trong đường ruột để thải ra ngoài giúp hết bệnh nhanh.
Ngoài ra, có thể dùng kháng sinh để trị tận gốc tiêu chảy do nhiễm khuẩn như: Tetracyclin, Norfloxacin, Ciprofloxacin,… khi đã được sự đồng ý của bác sĩ.
Những sai lầm cần tránh khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài
Sai lầm phổ biến nhất là cho trẻ nhịn ăn. Thông thường, khi trẻ tiêu chảy không nên ép ăn, nhưng cũng không nên bắt trẻ nhịn ăn. Nên ăn thức ăn dễ tiêu và nhẹ vừa phải. Nhiều trường hợp trẻ tiêu chảy nhiều mà không được cho ăn sẽ dẫn đến hạ đường huyết, có thể gây co giật.
“Nhiều phụ huynh cũng không cho trẻ uống nước vì sợ “uống bao nhiêu ra bấy nhiêu”. Cần phải quan niệm ngược lại “ra bao nhiêu thì uống bấy nhiêu và hơn nữa”. Khi trẻ tiêu chảy kéo dài, cơ thể trẻ mất một lượng nước đáng kể, do đó phải cung cấp thêm nước cho trẻ để bù lại lượng nước đã mất. Trẻ có thể khó uống, dễ nôn, do đó nên cho trẻ uống bằng thìa từng ngụm nhỏ và thường xuyên”, bác sĩ Chính nhấn mạnh.
Ngoài ra, không ít bà mẹ còn tự điều trị cho trẻ bằng thuốc cầm tiêu chảy, hoặc tự cho trẻ uống kháng sinh,… Tiêu chảy do vi khuẩn, độc tố vi khuẩn nằm trong ruột nhiều nên thải phân ra càng nhiều càng tốt, chỉ cần cung cấp nước cho trẻ và đưa trẻ đi khám kịp thời. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy ở trẻ em.
Phòng ngừa tiêu chảy kéo dài như thế nào?
Để chủ động phòng chống tiêu chảy kéo dài, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.
Cho ăn dặm đúng cách, hợp vệ sinh và đầy đủ các chất (đạm, béo, đường, hoa quả).
Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt trong chế biến thực phẩm.
Cho trẻ ăn bổ sung đúng và hợp lý, đảm bảo vệ sinh khi chế biến, bảo quản, dùng nguồn nước sạch, thực phẩm sạch và tươi không bị nhiễm khuẩn hoặc hóa chất bảo vệ thực vật.
Rửa tay bằng xà phòng: Sau khi đi vệ sinh, thay tã lót cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ.
Khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng. Uống vắc xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus.
Hiện VNVC đang có sẵn 3 loại vắc xin phòng bệnh tiêu chảy cấp do virus rota, bao gồm Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ) và Rotavin (Việt Nam). Vắc xin phòng virus Rota được sử dụng qua đường uống chứ không phải đường tiêm. Tùy vào mỗi loại vắc xin mà lịch uống có sự khác nhau:
Vắc xin Rotarix (Bỉ): uống 2 liều (mỗi liều 1.5 ml). Liều đầu tiên uống vào lúc 1.5 tháng tuổi và sau tối thiểu 4 tuần uống liều tiếp theo. Cần hoàn thành phác đồ trước 24 tuần tuổi.
Vắc xin Rotateq (Mỹ): uống 3 liều (mỗi liều 2 ml). Liều đầu tiên trong khoảng 7.5 – 12 tuần tuổi, các liều còn lại cách nhau tối thiểu một tháng. Cần hoàn thành phác đồ trước 32 tuần tuổi.
Vắc xin Rotavin (Việt Nam): uống 2 liều, liều đầu vào 6 tuần tuổi, liều thứ 2 sau liều đầu tiên từ 1-2 tháng. Nên cho trẻ hoàn thành uống vắc xin Rotavin trước 6 tháng tuổi.
Uống vắc xin chính là giải pháp đơn giản và hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi tiêu chảy do Rotavirus.
Nên uống vắc xin Rotavirus ở đâu?
Hiện tại, vắc xin Rota chưa được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng, phụ huynh cần đưa trẻ đến các điểm tiêm chủng dịch vụ để nhỏ vắc xin Rota cho trẻ.
Trung tâm tiêm chủng VNVC là hệ thống tiêm chủng quy mô và hiện đại nhất hiện nay. Tại VNVC, 100% khách hàng sẽ được khám sàng lọc và tư vấn miễn phí trước khi tiêm/uống vắc xin. Các loại vắc xin được cập nhật liên tục, bảo quản lạnh theo tiêu chuẩn GSP đạt chuẩn quốc tế. Ngoài ra, hệ thống phòng tiêm chủng, khu vui chơi, phòng chờ sau tiêm, phòng thay bỉm tã miễn phí rộng rãi, thoáng mát cho bé cảm giác thoải mái như đang ở nhà.
Phụ huynh có thể tham khảo giá vắc xin Rota và các vắc xin khác tại đây.
Để được tư vấn và đặt lịch uống vắc xin Rota, khách hàng có thể đăng ký tại đây hoặc liên hệ hotline 028.7102.6595, nhắn tin cho Fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn hoặc liên hệ trực tiếp hệ thống các trung tâm tiêm chủng VNVC trên cả nước. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-xu-ly-khi-tre-so-sinh-bi-tieu-chay-nhieu-lan-vi | Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhiều lần | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Đối với trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu, vì vậy những bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy là tình trạng xảy ra phổ biến. Việc hiểu đúng về tiêu chảy ở trẻ sơ sinh sẽ giúp bậc cha mẹ có thêm kiến thức, chủ động trong vệ sức khỏe của trẻ.
1. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Mặc dù tiêu chảy là tình trạng phổ biến ở trẻ em, nhưng khó để xác định chính xác những gì gây ra nó. Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể có nhiều nguyên nhân, bao gồm:Thay đổi chế độ ăn của bé hoặc thay đổi chế độ ăn của mẹ nếu cho con bú.Sử dụng kháng sinh cho bé, hoặc mẹ sử dụng kháng sinh và cho con bú.Nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùngViêm mãn tính của đường tiêu hóa như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn.Không dung nạp protein hoặc đường.Hội chứng ruột kích thích. Trắc nghiệm: Thế nào là trẻ sơ sinh đủ tháng?
Đặc điểm bên ngoài của trẻ sơ sinh đủ tháng được thể hiện qua các tiêu chuẩn như: Cân nặng, chiều dài và hình thể. Theo dõi bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu thế nào là trẻ sơ sinh đủ tháng, qua đó có thể đánh giá tổng trạng sức khỏe và sự phát triển của bé yêu nhà mình. Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Ma Văn Thấm
, chuyên khoa Nhi
, Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Ma Văn Thấm Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Nhi Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc Đăng ký khám Bắt đầu 2. Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần với những dấu hiệu sau thì có khả năng là trẻ bị tiêu chảy:Số lần đi ngoài nhiều lần hơn so với bình thường của bé.Phân lỏng, tóe nướcPhân có bọt.Thay đổi màu sắc.Có nhầy hoặc máu.Có mùi thối. Trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt,thay đỏi màu sắc có khả năng là trẻ bị tiêu chảy 3. Ảnh hưởng của tiêu chảy đối với sức khỏe trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh tiêu chảy nhiều lần cơ thể sẽ bị mất nước và điện giải nhanh chóng. Mất nước có nghĩa là em bé của bạn không có đủ nước hoặc chất lỏng. Theo dõi chặt chẽ tình trạng của bé để biết các dấu hiệu mất nước, bao gồm:Mắt trũng, khóc không ra nước mắtÍt tã ướt hơn bình thườngÍt hoạt động hơn bình thường, thờ ơKích thíchMôi khôDa khô, nếp gấp da bụng không trở lại hình dạng bình thường ngay sau khi véo nhẹ.
4. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Đầu tiên hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho trẻ để tránh mất nướcTiếp tục cho con bú nếu bạn đang cho con bú. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp ngăn ngừa tiêu chảy, và em bé của bạn sẽ hồi phục nhanh hơn.Nếu em bé của bạn vẫn có vẻ khát sau hoặc giữa các lần cho ăn, hãy báo với bác sĩ để được hướng dẫn, bác sĩ có thể khuyên các mẹ cho bé uống thêm chất lỏng bổ sung có chứa chất điện giải (oresol)Không tự ý cho bé uống thuốc chống tiêu chảy trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.Nếu em bé của bạn đã ăn dặm trước khi tiêu chảy bắt đầu, hãy cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa cho dạ dày, chẳng hạn như: chuối, táo, và ngũ cốcKhông cho bé ăn thức ăn khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn, chẳng hạn như: nước ép trái cây, sữa hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ,...Tiêu chảy do vi khuẩn có thể lây lan dễ dàng do đó những người chăm sóc trẻ cần lưu ý rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa, cho trẻ ăn hoặc thay tã cho trẻ.Trẻ sơ sinh tiêu chảy nhiều lần là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu không biết cách xử lý có thể dẫn đến mất nước, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Trường hợp trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn chuối -thực phẩm dễ tiêu hóa Dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh bị đau |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-hieu-day-mang-phoi-tren-hinh-anh-chup-x-quang-vi | Dấu hiệu dày màng phổi trên hình ảnh chụp x quang | Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Khổng Tiến Đạt, Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm với hơn 14 năm làm việc trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Nguyên nhân dày màng phổi chủ yếu do tràn dịch màng phổi gây nên. Vì vậy, khi xác định được và điều trị dứt điểm thì cũng đồng nghĩa với hiện tượng ngừng tràn dịch màng phổi.
1. Dày màng phổi trên hình ảnh chụp X quang là gì?
Bình thường, màng phổi tạng và màng phổi thành mỏng sát nhau, không nhìn thấy được trên x quang ngực. Khi tràn dịch màng phổi dịch tiết, khoang màng phổi có dịch, màng phổi bị dày lên, tạo ra hình ảnh màng phổi rõ trên phim.Đau ngực là triệu chứng khởi đầu và điển hình của tràn dịch màng phổi. Đau âm ỉ phía bên tràn dịch, nhất là khi nằm nghiêng về phía bên đó thì sẽ đau tăng lên. Ngoài triệu chứng đau ngực các triệu chứng như khó thở cũng là một triệu chứng hay gặp trong tràn dịch màng phổi; sốt thường là biểu hiện của triệu chứng nhiễm trùng do vi sinh vật gây ra khiến cơ thể phản ứng lại. Đau ngực là triệu chứng khởi đầu và điển hình của tràn dịch màng phổi 2. Dấu hiệu dày màng phổi trên hình ảnh chụp X quang
Dấu hiệu dày màng phổi trên hình ảnh chụp X quang phổi thường là hậu quả sau tràn dịch màng phổi. Các dấu hiệu này bao gồm:Dày dính màng phổi: Đám mờ thuần nhất hoặc tương đối thuần nhất, ranh giới thường rõ. Gây co kéo các cơ quan liên quan (vòm hoành, trung thất, khoang gian sườn,..).Dày dính toàn bộ một bên phế mạc: Thường do di chứng của tràn dịch màng phổi điều trị không tốt, tràn máu màng phổi do chấn thương. Hình mờ thuần nhất toàn bộ một bên phổi gây hiệu ứng co kéo rất mạnh. Kéo trung thất về phía tổn thương, khoang gian sườn bên tổn thương bị co hẹp. Có thể có vôi hóa khoang phế mạc. Dấu hiệu dày màng phổi trên hình ảnh chụp X quang phổi thường là hậu quả sau tràn dịch màng phổi Trắc nghiệm: Làm thế nào để có một lá phổi khỏe mạnh?
Để nhận biết phổi của bạn có thật sự khỏe mạnh hay không và làm cách nào để có một lá phổi khỏe mạnh, bạn có thể thực hiện bài trắc nghiệm sau đây. Bắt đầu 3. Điều trị dày dịch màng phổi
Nguyên nhân dày màng phổi chủ yếu do tràn dịch màng phổi gây nên. Vì vậy, khi xác định được và điều trị dứt điểm thì cũng đồng nghĩa với hiện tượng ngừng tràn dịch màng phổi.Tràn dịch màng phổi thường điều trị theo phương pháp chọc hút dịch màng phổi để làm các xét nghiệm và giúp người bệnh dễ thở hơn. Khi đã xác định được nguyên nhân thì vấn đề điều trị căn nguyên để làm giảm hoặc hết hiện tượng tràn dịch màng phổi là hết sức cần thiết.Sau điều trị hết tràn dịch, cần can thiệp bằng các thuốc chống dính màng phổi vì đã tiên lượng được hậu quả hay gặp nhất của tràn dịch màng phổi là gây dày, dính màng phổi ảnh hưởng rất lớn đến chức năng hô hấp.Việc phát hiện sớm bệnh giúp điều trị hiệu quả cao, nên khi có các dấu hiệu như khó thở tăng dân, đau ngực... người bệnh không nên chủ quan mà cần đến các cơ sở Y tế khám để chẩn đoán sớm bệnh. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tre-31-thang-tuoi-phat-trien-chat-van-dong-nhan-thuc-va-cam-xuc-vi | Trẻ 31 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác có 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi - Sơ sinh, nguyên là Phó khoa nhi Bệnh viện Quốc Tế Phương Châu (Cần Thơ). Thế mạnh của bác là khám và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em, hồi sức cấp cứu nhi, điều trị bệnh lý nhi khoa. Khi bé bước vào độ tuổi 31 tháng tuổi trẻ sẽ có nhiều thay đổi về thể hình, trẻ đã có thể nói chuyện nhiều hơn và biết nhiều vốn từ vựng. Mặc dù, phát âm của trẻ vẫn còn khá non nớt nhưng hầu như mọi người đều có thể nghe và hiểu được ý trẻ.
1. Phát triển thể chất và vận động
Trẻ ở giai đoạn này phát triển nhanh và mạnh về chiều cao hơn là cân nặng. Cân nặng và chiều cao của trẻ 31 tháng tuổi có thể đạt tới.Bé trai: Chiều cao - 92cm, cân nặng - 13.5 kgBé gái: Chiều cao - 91.1 cm, cân nặng - 13.2 kgLúc này khả năng vận động của trẻ ngày càng phát triển và thành thạo hơn. Chẳng hạn như: Từ việc trẻ bắt đầu tập đi thì đến giai đoạn này trẻ đã biết nhảy lên trên không và hai chân trẻ có thể nhấc khỏi mặt đất.Hơn nữa, cử động tay của trẻ cũng hết sức khéo léo và thành thục. Đặc biệt, lúc này trẻ có thể sử dụng đũa để ăn, có thể cầm bút để vẽ... hay làm những công việc cần sự tỉ mỉ và khéo léo của đôi tay. Trẻ bắt đầu hoạt động thể chất nhiều hơn. Bố mẹ nên khuyến khích cho trẻ ra sân chơi hay tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
2. Phát triển nhận thức
Khi trẻ bước vào độ tuổi 31 tháng tuổi, kỹ năng vận động của trẻ ngày càng phát triển, đồng thời khả năng nhận thức của trẻ cũng tiếp tục hoàn thiện. Ngay lúc này, trẻ có thể phát hiện các hình dạng tròn, chéo, và hơn nữa trẻ cũng có thể vẽ những hình dạng này một cách khéo léo.Ngoài ra, ở độ tuổi này trẻ khá tò mò với thế giới bên ngoài và thường đặt ra những câu hỏi cho bố mẹ về một số thứ trẻ chưa biết như: Con này là con gì?, cái này dùng để làm gì?.... Khi trẻ đặt ra những câu hỏi như vậy, bạn hãy kiên nhẫn giải thích để trẻ hiểu được mọi thứ dễ dàng hơn. Đồng thời, bố mẹ đừng bao giờ để mất đi sự tò mò của trẻ.
3. Phát triển cảm xúc
Ở giai đoạn này, trẻ vẫn có thể hơi nhút nhát, nhưng điều này sẽ qua nhanh đặc biệt khi trẻ bắt đầu đi học. Lúc này, trẻ sẽ trở nên năng động và hoạt bát hơn. Điều quan trọng nhất đối với trẻ, ba mẹ nên tạo cho trẻ một không gian chơi đùa hoặc tiếp xúc với những bạn nhỏ cùng trang lứa để trẻ làm quen, không bị bỡ ngỡ khi thích nghi với điều kiện hoàn cảnh mới.Một số lời khuyên:Ba mẹ hãy đăng ký cho trẻ tham gia các lớp học ngoại khoá và thường xuyên đưa trẻ ra ngoài chơi càng nhiều càng tốt.Mỗi một khoảnh khắc bên ngoài sẽ là một cơ hội cực tốt để dạy cho trẻ biết cách giao tiếp với mọi người xung quanh. Đồng thời, những điều này cũng dạy cho biết cách biết chia sẻ, chờ đợi, và nhận lại sự chia sẻ từ những người khácNhững trò chơi đóng vai sẽ tạo cho trẻ những ý tưởng thú vị giúp trẻ gắn kết với môi trường sống xung quanh tốt hơn.Ở giai đoạn này, ba mẹ hãy để cho trẻ tự thực hiện các hoạt động hàng ngày của trẻ. Như vậy, trẻ sẽ có cơ hội đưa ra quyết định. Ở giai đoạn này, trẻ vẫn có thể hơi nhút nhát, nhưng điều này sẽ qua nhanh đặc biệt khi trẻ bắt đầu đi học 4. Phát triển ngôn ngữ và lời nói
Trẻ ở giai đoạn này cũng bắt đầu sáng tạo, tự tin và trò chuyện nhiều hơn. Đồng thời vốn từ vựng và ngữ âm của trẻ cũng dần phát triển hoàn thiện. Vì vậy, để kích thích khả năng giao tiếp và giúp trẻ có thêm nhiều vốn từ ngữ hãy giao tiếp thường xuyên với trẻ.Một số lời khuyên:Đây là thời điểm tốt để ba mẹ thực hiện kỷ luật cho trẻ. Nhưng chỉ sử dụng các hình thức kỷ luật mang tính tích cực để giúp bé tuân thủ tốt hơn.Sử dụng nhiều phương tiện giúp bé học tập tốt hơn, chẳng hạn như thẻ flash, phương tiện truyền thông ... Những công cụ này sẽ rất tốt cho bé có thể mở rộng vốn từ vựng cũng như cách sử dụng từ ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh.Ngoài ra, ba mẹ hãy nuôi dưỡng và phát triển vốn từ vựng của con bằng cách đọc truyện cho con nghe. Hơn nữa, bé ở giai đoạn này có thể bắt đầu xâu chuỗi từ để tạo thành câu hoàn chỉnh, nên ba mẹ hãy khuyến khích và động viên con.Với những trường hợp trẻ 31 tháng tuổi chậm nói ba mẹ nên đưa trẻ đi bác sĩ để có thể tìm hiểu được nguyên nhân cũng như cách khắc phục kịp thời.
5. Sức khỏe và dinh dưỡng
Ở tuổi này, trẻ có thể sẽ có những biểu hiện kén ăn, cho nên ba mẹ hãy theo dõi xem những món nào là món con yêu thích, kiên nhẫn với con trong việc ăn uống. Đồng thời lựa chọn các thực phẩm lành mạnh để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.Để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho trẻ, ba mẹ hãy cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa. Số lượng bữa cũng nên điều chỉnh để phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Trẻ cần 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ. Không những thế, ba mẹ nên cân đối thành phần dinh dưỡng ở các bữa ăn. Chẳng hạn bữa sáng khoảng 25% lượng thức ăn cả ngày, bữa trưa chiếm khoảng 35% và bữa tối khoảng 30%. Cha mẹ nên lựa chọn các thực phẩm lành mạnh để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ Trẻ 31 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Nguồn tham khảo: theasianparent.com, whattoexpect.com, nanocanxi.vn Hướng dẫn cha mẹ các kỹ năng ngôn ngữ xã hội của trẻ 1 - 3 tuổi Nhận biết sớm dấu hiệu tự kỷ ở trẻ Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Đối tượng sử dụng:- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:Công ty Cổ phần dược phẩm ElepharmaSố 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam(ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.comXem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkidĐăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong |
|
https://suckhoedoisong.vn/nhung-vi-thuoc-khac-phuc-viem-khop-giam-dau-khop-169166250.htm | 04-12-2019 | Những vị "thuốc" khắc phục viêm khớp, giảm đau khớp | Bình thường, các đầu xương được bao phủ bằng một lớp sụn. Chức năng của lớp sụn khớp này là làm cho các khớp xương chuyển động êm ái, dưới tác dụng bôi trơn của chất hoạt dịch. Lớp sụn còn giúp hấp thu những chấn động từ bên ngoài vào trong ổ khớp. Bệnh viêm khớp xương dần phá hủy lớp sụn, khiến các đầu xương trực tiếp cọ xát vào nhau. Sự cọ xát này gây đau, sưng và hạn chế cử động êm ái của khớp. Theo thời gian, các khớp sẽ biến dạng, đầu xương lại mọc ra những mấu gai xương. Đôi khi, những mảnh xương vỡ còn trôi lơ lửng trong ổ khớp, gây thêm đau đớn.
Sự chắt lọc và kết hợp các thành phần dược liệu lành tính cho khớp có thể phát huy công dụng lớn trong hỗ trợ đẩy lùi và cải thiện bệnh viêm khớp (ảnh DuocFrize)
Các triệu chứng dễ thấy của bệnh là cứng khớp khi thức dậy hoặc ngồi lâu, sưng đau một hay nhiều khớp hoặc có cảm giác vướng khi cử động do các đầu xương trực tiếp cọ xát lên nhau. Khớp thường hay bị ảnh hưởng là đầu gối, cột sống, mắt cá chân, khớp hông và bàn tay. Bệnh lý viêm xương khớp được xếp vào nhóm bệnh thoái hóa khớp do tuổi tác. Một số yếu tố làm thúc đẩy quá trình thoái hóa này là thừa cân, béo phì, tổn thương khớp do một động tác lặp đi lặp lại. Ngoài đau đớn, bệnh còn dễ gây tàn phế, hạn chế khả năng đi lại do các khớp bị hủy hoại.
Y học cổ truyền và y học hiện đại đã tìm ra nhiều thành phần quý được chứng minh có tác dụng trong hỗ trợ khắc phục bệnh viêm khớp như: Đông trùng hạ thảo, nhân sâm, linh chi, glucosamine, collagen type 2 nhập khẩu từ Đức, chondrointine, MSM, chiết xuất vỏ liễu trắng, cao nhũ hương, chiết xuất dứa dại, acid Hyalurolic. Các chuyên gia cho biết, sự chắt lọc và kết hợp các thành phần này có thể phát huy công dụng lớn trong hỗ trợ đẩy lùi và cải thiện bệnh.
So với thoái hóa khớp, viêm khớp gây đau đớn nhiều hơn và dễ gặp các biến chứng nhiều hơn (ảnh minh họa)
Hiện tại, đã có sản phẩm ứng dụng công nghệ sản xuất mới, đạt chuẩn GPM-HS tăng thẩm thấu trực tiếp vào phần xương mô bị viêm sưng, giúp hấp thụ tối đa dưỡng chất cho xương khớp, từ đó ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa khớp với các thành phần hàng đầu:
- Glucosamine, collagen type 2 nhập khẩu từ Đức và chondrointine giúp hỗ trợ phục hồi tái tạo sụn khớp
- Canxi, vitamin D3, vitamin K2 giúp hỗ trợ phục hồi tái tạo xương dưới sụn phòng ngừa loãng xương.
- MSM, chiết xuất vỏ liễu trắng, cao nhũ hương, chiết xuất dứa dại giúp hỗ trợ kháng viêm, tiêu viêm, đào thải độc tố và giảm đau nhanh chóng
- Đông trùng hạ thảo, nhân sâm, linh chi, ginkgo giúp bồi bổ can thận, khí huyết lưu thông cho cơ thể khỏe mạnh.
- Acid Hyalurolic có tác dụng làm trơn khớp, Dùng thường xuyên giúp làm trơn khớp gối, khớp tay chân khớp bả vai. Giảm tình trạng khô khớp.
- Nano curcumin dùng rất tốt cho người bị đau dạ dày khi dùng nhiều các loại thuốc điều trị khớp.
Sự kết hợp các hoạt chất sinh học thiên nhiên này vừa làm tăng tác dụng hỗ trợ khắc phục viêm khớp, đau khớp, thoái hóa khớp tốt hơn vừa hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Chúng không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, có tính an toàn cao. Hợp chất hai thuốc này được bày bán trong các nhà thuốc lớn trên toàn quốc, không cần có toa thuốc.
Thông tin thiết yếu cho người mắc bệnh khớp:
Sản phẩm hỗ trợ khắc phục khớp viêm và thoái hóa hữu hiệu
Well JointBone Splus
Sản phẩm chuyên biệt cho người đau - viêm - thoái hóa khớp
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Well JointBone Splus của CTCP Dược phẩm Frize Việt Nam tiên phong kết hợp các thành phần dưỡng khớp hàng đầu cùng Đông trùng hạ thảo, nhân sâm, linh chi, glucosamine, collagen type 2 nhập khẩu từ Đức, chondrointine, MSM, chiết xuất vỏ liễu trắng, cao nhũ hương, chiết xuất dứa dại, acid hyalurolic…. vừa làm tăng tác dụng hỗ trợ khắc phục viêm khớp, đau khớp, thoái hóa khớp tốt hơn vừa hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn cho người sử dụng:
- Giúp giảm đau khớp, vận động khớp linh hoạt và dễ chịu hơn
- Giảm tình trạng viêm khớp, đặc biệt khi khớp bị sưng, nóng đỏ, đau
- Níu chậm quá trình thoái hóa khớp, tăng tuổi thọ cho khớp
Cách dùng hiệu quả sản phẩm Well JointBone Splus:
- Hỗ trợ điều trị: uống 1 viên x 2 lần/ ngày
- Duy trì hàng ngày: 1 viên x 1 lần/ ngày
- Uống sau khi ăn từ 30-60 phút và duy trì từ 1 -2 tháng để có hiệu quả cao nhất
Tham khảo thêm về sản phẩm Well JointBone Splus tại fanpage
https://www.facebook.com/
WellJointBoneSplus
hoặc hotline
0911.096.616
GPQC số: 01941/2019/ATTP-XNQC
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |
https://tamanhhospital.vn/soi-than/ | 20/05/2021 | Sỏi thận: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị | Sỏi thận là bệnh lý thường gặp nhất của đường tiết niệu. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cơ thể mất nước nhiều, nên từ lâu đã được coi là một vùng dịch tễ sỏi. Khoảng 10-14% người Việt có sỏi trong thận. Tại Mỹ, khảo sát cho thấy có 7-10% người từng bị sỏi thận một lần trong đời mà không hề biết. Tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới vào khoảng 3% dân số và khác nhau giữa các quốc gia.
Mục lụcSỏi thận là gì?Các loại sỏi thậnDấu hiệu của bệnh sỏi thận1. Cơn đau quặn thận2. Tiểu ra máu3. Bế, tắc đường tiểuNguyên nhân gây bệnh sỏi thậnBệnh sỏi thận có nguy hiểm không?1. Giai đoạn chống đối2. Giai đoạn giãn nở3. Giai đoạn biến chứngXét nghiệm – Chẩn đoán sỏi thận1. Siêu âm2. Xét nghiệm nước tiểu3. Soi cặn lắng4. pH nước tiểu5. Protein niệu6. Tìm tế bào và vi trùng7. ASP – Chụp Xquang bụng không chuẩn bị8. UIV – Chụp hệ tiết niệu qua đường tĩnh mạch9. Chụp X quang niệu quản thận ngược dòng và xuôi dòng10. Nội soi bàng quangĐiều trị căn bệnh sỏi thận1. Điều trị nội khoa để giảm các cơn đau quặn thận do sỏi2. Điều trị nội khoa hậu phẫu mổ lấy sỏi3. Điều trị ngoại khoa4. Điều trị dự phòngSỏi thận là gì?
Sỏi thận là bệnh lý sỏi tiết niệu thường gặp ở nam giới trung niên. Tuổi mắc bệnh thường từ 30 – 55 tuổi (1). Nam giới có cấu tạo đường tiết niệu phức tạp hơn nên sỏi thường khó tự đào thải như ở nữ giới.
Sỏi tiết niệu là những phân tử rắn được hình thành do sự kết tinh tự nhiên của các tinh thể vô cơ trong nước tiểu. Chúng có thể gây đau, buồn nôn và nôn, tiểu máu và có thể gây sốt, rét run vì nhiễm trùng thứ phát. Đa phần chúng bắt đầu hình thành từ thận, di chuyển dọc theo đường đi của hệ tiết niệu và bài tiết ra ngoài nên nhiều người quen gọi là sỏi thận.
Khi hệ tiết niệu bắt đầu hiện tượng lắng và kết tinh sỏi, những tinh thể và viên sỏi nhỏ thường đi theo đường tiểu và được bài tiết ra ngoài. Tại một vị trí nào đó trên đường niệu, tinh thể hoặc viên sỏi bị vướng lại, tiếp tục lắng và kết tinh tạo thành những viên sỏi kích thước lớn hơn.
Tại đây, sỏi kích thước lớn dần, có thể làm cản trở dòng lưu thông của nước tiểu dẫn tới ứ đọng nước tiểu, giãn phình ở phần trên vị trí tắc nghẽn. chính tại vị trí này, sẽ xảy ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng, kết tinh và hình thành thêm các loại sỏi khác nhau… phá hủy dần dần cấu trúc thận.
Dựa vào vị trí của viên sỏi trên hệ tiết niệu mà người ta cũng có thể gọi tên hoặc phân loại sỏi:
Sỏi thận là sỏi tiết niệu nằm ở thận, gồm sỏi đài thận và sỏi bể thận.
Sỏi niệu quản: do sỏi di chuyển từ bể thận xuống niệu quản và gây bế tắc đường tiết niệu.
Sỏi bàng quang: 80% là do sỏi từ thận, niệu quản rớt xuống hoặc do bế tắc vùng cổ bàng quang, niệu đạo
Sỏi niệu đạo: khi sỏi theo dòng nước tiểu từ bàng quang xuống niệu đạo, bị mắc kẹt tại đây.
Các loại sỏi thận
Sỏi ở hệ tiết niệu thường được phân loại theo thành phần hóa học (2), bao gồm:
Sỏi calcium là loại sỏi thường gặp nhất, chiếm 80-90%, gồm sỏi Calci Oxalat, Calci Phosphat. Calci Oxalat chiếm tỷ lệ cao ở các nước nhiệt đới như Việt Nam. Sỏi này rất cứng và cản quang, có hình dáng gồ ghề, màu vàng hoặc màu nâu
Sỏi phosphat thường gặp là loại Magnésium Ammonium Phosphate hay còn gọi là sỏi nhiễm trùng, thường do nhiễm trùng niệu lâu ngày gây ra, đặc biệt là do vi khuẩn proteus.. Sỏi có màu vàng và hơi bở. Loại sỏinày thường rất lớn có thể lấp kín các đài bể thận gây ra sỏi san hô.
Sỏi acid uric hình thành do quá trình chuyển hóa chất purine tăng trong cơ thể. Các nguyên nhân có thể làm tăng chuyển hoá purine như sử dụng nhiều thức ăn có chứa nhiều chất purine (như lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, nấm…), hoặc bệnh nhân bị gout, hoặc sỏi hình thành do phân hủy các khối ung thư khi dùng thuốc hóa trị liệu.
Sỏi cystine được hình thành do sai sót của việc tái hấp thu chất cystine ở ống thận. Sỏi này tương đối ít gặp ở Việt Nam. Sỏi cystine là sỏi không cản quang, có bề mặt trơn láng.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận
Triệu chứng của bệnh sỏi thận hoàn toàn là do biến chứng của viên sỏi gây ra với hệ tiết niệu, chứ không phải do hòn sỏi gây ra. (3)
1. Cơn đau quặn thận
Biểu hiện rõ ràng nhất khi thận có sỏi là chúng gây đau dữ dội, đến mức người ta gọi đó là “cơn đau bão thận” hoặc “cơn đau quặn thận”.
Sỏi gây đau ở vùng hố thắt lưng một bên, lan ra phía trước, xuống dưới. Đó là khi khởi phát, xuất hiện rất đột ngột, sau khi có một hoạt động gắng sức. Sau đó cường độ đau mạnh hơn. Người bệnh thường đau quằn quại, vật vã để tìm một tư thế giảm đau nhưng không được.
Khi gặp triệu chứng này, người bệnh cần phải đến ngay cơ quan y tế, bệnh viện để các bác sĩ thực hiện các biện pháp giảm cơn đau do sỏi thận, tuyệt đối không được tự ý thực hiện tại nhà.
1.1. Có thể phân biệt hai trường hợp của cơn đau sỏi thận
Cơn đau do sỏi ở thận do sự tắc nghẽn bể thận và đài thận: Cơn đau xuất hiện ở hố thắt lưng, dưới xương sườn 12, đau lan về phía trước hướng về rốn và hố chậu.
Cơn đau sỏi niệu quản: xuất phát từ hố của thắt lưng lan dọc xuống dưới theo đường niệu quản, đến hố chậu bộ phận sinh dục, mặt trong của đùi.
Triệu chứng đi kèm theo cơn đau sỏi thận là buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng do liệt ruột. Bệnh nhân có thể bị sốt, rét run nếu có nhiễm trùng tiết niệu kết hợp. Khi bác sĩ khám, có thể thấy điểm sườn lưng đau. Các điểm niệu quản bị ấn cũng có cảm giác đau, và có thể thấy thận lớn.
Không có sự liên quan giữa kích thước hay số lượng viên sỏi với việc xuất hiện và cường độ đau của cơn đau quặn thận. Một số trường hợp như Sỏi thể yên lặng, người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng đau, hoặc đau không rõ ràng như ê ẩm vùng thắt lưng một hoặc hai bên…
2. Tiểu ra máu
Các trường hợp sỏi có bề mặt nhám, gai san hô… khi cọ xát vào đường tiểu thì gây tiểu ra máu. Bình thường sỏi thận không gây ra hiện tượng này. Tuy nhiên, do bệnh nhân hoạt động nhiều, hoặc vận động mạnh thì gây tiểu ra máu.
3. Bế, tắc đường tiểu
Đường tiểu như một ống nước, hòn sỏi xuất hiện gây ra tình trạng tắc nghẽn, bế tắc. Bao gồm bí tiểu, bế tắc thận, thận ứ nước căng to. Vì các dấu hiệu này tương tự với nhiều bệnh khác nên cần thăm khám với bác sĩ có chuyên môn để phân tích nguyên nhân và chẩn đoán
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận, bắt đầu từ sự kết tinh, lắng đọng tinh thể trong hệ tiết niệu. Theo các chuyên gia, sỏi tiết niệu hình thành có thể do nước tiểu có chứa quá nhiều hóa chất, điển hình là calci, acid uric, cystine… 85% số lượng sỏi hình thành bắt đầu từ sự lắng đọng canxi.
Các nguyên nhân cụ thể được chỉ ra là:
Uống không đủ nước: Cơ thể không đủ nước cho thận bài tiết, nước tiểu quá đặc. Nồng độ các tinh thể bị bão hòa trong nước tiểu.
Chế độ ăn nhiều muối: Đây là nguyên nhân thường gặp ở người Việt, khẩu vị của người Việt khá mặn. Muối và nước mắm là gia vị quen thuộc hàng ngày… Ăn nhiều muối (NaCl), cơ thể phải tăng đào thải Na+, tăng Ca++ tại ống thận… Do đó, sỏi Calcium dễ hình thành.
Chế độ ăn nhiều đạm: Đạm trong đồ ăn làm tăng nồng độ pH nước tiểu, tăng bài tiết Calcium và lại làm giảm khả năng hấp thu Citrate.
Nạp bổ sung Calcium, Vitamin C sai cách: Chúng ta bổ sung vi chất quá nhiều, dẫn đến tình trạng cơ thể thừa chúng. Đối với Vitamin C, khi chuyển hóa thành gốc Oxalat. Còn ion Ca++ sẽ cạnh tranh và ức chế việc hấp thu các ion khác như Ze++, Fe++,… Khi thận quá thừa các chất sẽ bị quá tải, đương nhiên sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi tại đây.
Hậu quả của bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tiêu chảy… cũng có thể hình thành sỏi Calci Oxalat. Tiêu chảy làm mất nước, mất các ion Na+ K+,… giảm lượng nước tiểu; nồng độ Oxalat trong nước tiểu tăng,… từ đó dễ hình thành sỏi.
Yếu tố di truyền: Bệnh cũng có thể do gen trong gia đình. Nguy cơ mắc bệnh trong các thành viên cùng huyết thống, cao hơn bình thường.
Ở những người bẩm sinh hoặc mắc phải, có dị dạng đường tiết niệu, khiến đường tiểu bị tắc nghẽn ví dụ do Phì đại tuyến tiền liệt, túi thừa trong bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến…. Một số bệnh nhân chấn thương, lâu ngày không di chuyển được. Đường tiết niệu tắc nghẽn làm nước tiểu, mà tích trữ lâu ngày, lắng đọng sinh ra sỏi thận.
Nhiễm trùng đường tiết niệu. Vi trùng xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu dai dẳng, tạo ra mủ, lắng đọng các chất bài tiết lâu ngày cũng là nguyên nhân gây sỏi ở thận
Béo phì: Theo một số nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh của người béo phì sẽ cao hơn người bình thường.
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?
Khi sỏi bị vướng lại ở bên trong đường tiết niệu, nó sẽ ảnh hưởng đến đường tiết niệu qua 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn chống đối
Giai đoạn này, phần trên đường tiết niệu vướng sỏi sẽ gia tăng co bóp để đẩy viên sỏi ra ngoài. Niệu quản và bể thận phía trên đều chưa bị giãn nở. Có sự tăng áp lực đột ngột đài bể thận gây cơn đau quặn thận. Trên lâm sàng ở giai đoạn này bệnh nhân thường biểu hiện bởi những cơn đau bão thận điển hình.
2. Giai đoạn giãn nở
Giai đoạn này là hệ quả của giai đoạn chống đối. Sau khoảng 3 tháng mà không đẩy được sỏi ra ngoài, niệu quản, bể thận và đài thận ở trên vị trí tắc sẽ bị giãn nở. Nhu động niệu quản bị giảm
3. Giai đoạn biến chứng
Viên sỏi lâu không di chuyển do bị bám dính vào niêm mạc. Niệu quản bị xơ dày, có thể bị hẹp lại. Giai đoạn này, chức năng thận sẽ bị suy giảm dần. Thận bị ứ nước. Và nếu có nhiễm trùng sẽ còn có tình trạng ứ mủ.
Sỏi còn tồn tại trong đường tiết niệu, là một yếu tố thuận lợi cho việc tái nhiễm trùng. Để lâu ngày, sẽ gây viêm thận bể thận mạn tính và dẫn đến suy thận mạn tính.
Xét nghiệm – Chẩn đoán sỏi thận
Để chẩn đoán bệnh sỏi thận một cách chính xác và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, bệnh nhân sẽ phải thực hiện nhiều biện pháp xét nghiệm cận lâm sàng (4). Đó là:
1. Siêu âm
Khi nghi ngờ có thận có sỏi, phương pháp chẩn đoán đầu tiên được chỉ định là siêu âm, vì nó khá hiệu quả, đơn giản và ít tốt kém. Khi siêu âm bác sĩ có thể phát hiện sỏi, đồng thời có thể tiên lượng được độ ứ nước của thận, niệu quản và độ dày mỏng của chủ mô thận.
Một số trường hợp bị sỏi nhưng không có biến chứng hoặc triệu chứng rõ ràng, đã được phát hiện ra khi tình cờ khám siêu âm vì một lý do nào đó khác hoặc trong các cuộc thăm khám tổng quát định kỳ.
2. Xét nghiệm nước tiểu
Đây là xét nghiệm bắt buộc trong chẩn đoán sỏi thận. Vì từ kết quả của xét nghiệm này có thể kết luận được nhiều về tình trạng bệnh – các giai đoạn và biến chứng, đặc biệt là Nhiễm trùng đường tiết niệu.
3. Soi cặn lắng
Các tinh thể Oxalat, phosphat, Calci… Đây chính là các thành phần của sỏi thận. Có thể kết luận được loại sỏi đang tồn tại và hình thành trong hệ tiết niệu.
4. pH nước tiểu
Vi trùng sẽ phân hủy Urê thành Amoniac nên khi nồng độ pH>6,5 có thể kết luận là nhiễm trùng đường niệu.
5. Protein niệu
Nếu Protein niệu nhiều, bác sĩ sẽ phải chẩn đoán thêm các bệnh bệnh lý cầu thận vì nếu chỉ nhiễm trùng niệu không thôi, thì trong nước tiểu có rất ít Protein niệu.
6. Tìm tế bào và vi trùng
Xét nghiệm nước tiểu tìm thấy nhiều hồng cầu, bạch cầu. Nếu nghi ngờ sỏi thận có biến chứng nhiễm trùng, khi quay ly tâm, soi và nhuộm Gram có thể thấy vi trùng trong nước tiểu.
7. ASP – Chụp Xquang bụng không chuẩn bị
Đa phần sỏi hệ tiết niệu ở Việt Nam là sỏi cản quang nên chỉ định chụp Xquang rất có giá trị trong chẩn đoán. Biện pháp này giúp bác sĩ xác định vị trí sỏi cản quang, cho biết kích thước số lượng và hình dáng của sỏi.
8. UIV – Chụp hệ tiết niệu qua đường tĩnh mạch
Chụp UIV cho biết hình dáng thận, đài bể thận, niệu quản; vị trí của sỏi trong đường tiết niệu; Mức độ giãn nở của đài bể thận, niệu quản. Thông qua đó có thể xác định được chức năng bài tiết chất cản quang của thận từng bên.
9. Chụp X quang niệu quản thận ngược dòng và xuôi dòng
Đây là biện pháp để phát hiện sỏi không cản quang, nó có giá trị trong trường hợp thận câm trên phim UIV.
10. Nội soi bàng quang
Biện pháp này ít dùng để chẩn đoán mà chỉ dùng trong phẫu thuật nội soi lấy sỏi là chính.
>>>Xem thêm: Sỏi thận ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh
Điều trị căn bệnh sỏi thận
1. Điều trị nội khoa để giảm các cơn đau quặn thận do sỏi
Giảm lượng nước uống vào khi đang có cơn đau quặn thận
Giảm đau: Bác sĩ thường sử dụng thuốc kháng viêm không steroid trong các trường hợp này, tiêm tĩnh mạch Diclofenac (Voltarene ống 75mg). Một số trường hợp không có hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng Morphin.
Thuốc giãn cơ trơn: tiêm tĩnh mạch Buscopan, Drotaverin,…
Kháng sinh: nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, thường được sử dụng nhiều là kháng sinh có tác dụng trên vi khuẩn gram âm như Cephalosporin thế hệ 3, Quinolone và các Aminoside. Nếu bệnh nhân bị suy thận thì tùy theo mức độ suy thận để thay đổi liều lượng, tránh dùng Aminoside
Xử lý nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản (sỏi, dị dạng đường niệu gây ứ nước). Khi điều trị nội khoa không hiệu quả với các cơn đau quặn thận, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật sớm để giải quyết tắc nghẽn. Tùy cơ địa bệnh nhân, số lượng và kích thước sỏi; tình trạng chức năng thận từng bên… bác sĩ sẽ quyết định dẫn lưu tối thiểu bể thận qua da, hoặc mổ cấp cứu.
* Lưu ý điều trị sỏi bằng nội khoa
Đối với sỏi nhỏ và trơn láng: Có thể tăng dòng nước tiểu bằng thuốc lợi tiểu và uống nhiều nước,… viên sỏi có thể được tống ra ngoài tự nhiên nhờ nhu động niệu quản. dùng thêm thuốc chống viêm không steroid, làm cho niêm mạc niệu quản không bị phù nề, tránh cản trở đường di chuyển của sỏi.
Đối với sỏi acid uric – sỏi không cản quang: thường gặp ở các nước phát triển. Sỏi này kết tinh trong nước tiểu pH < 6 và có thể tan khi kiềm hóa. Vì vậy với loại sỏi này có thể điều trị bằng cách:
Cho bệnh nhân uống nhiều nước trên 2 lít nước mỗi ngày, kiêng rượu bia và chất kích thích. Chế độ ăn cần giảm lượng đạm.
Làm kiềm hóa nước tiểu bằng các loại thuốc Bicarbonate de Sodium 5 -10g/ ngày. Ức chế purine bằng Allopurinol 100- 300mg/ngày. Lưu ý có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, ngứa, nổi mẩn ở da, suy chức năng gan. Nên uống thuốc sau khi ăn.
2. Điều trị nội khoa hậu phẫu mổ lấy sỏi
Bệnh nhân cần lưu ý điều trị sỏi thận không có nghĩa là sẽ dứt điểm không tái phát. Bởi lẽ, rất có thể sẽ tiếp tục có nguy cơ sau:
Phẫu thuật vẫn còn sót sỏi.
Đường tiết niệu vẫn có những vị trí hẹp, nên hệ tiết niệu vẫn tiếp tục lắng cặn và kết tinh hình thành sỏi.
Đường tiết niệu vẫn còn bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng niệu là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận, nên cần phải điều trị dứt điểm nhiễm trùng niệu. Tốt nhất, nên điều trị nhiễm trùng tiết niệu theo kháng sinh đồ để đạt hiệu quả triệt để.
3. Điều trị ngoại khoa
Không phải bệnh nhân hay bác sĩ là có thể quyết định hoàn toàn phương pháp điều trị sỏi thận, mà do chính viên sỏi, vị trí của nó và giai đoạn bệnh sẽ quyết định áp dụng phương pháp mổ sỏi thận phù hợp để cho kết quả tốt nhất, tiết kiệm chi phí.
Khi sỏi đã rơi xuống niệu quản gần bàng quang, có thể dùng ống nội soi bán cứng và tia laser phá rồi để lôi ra.
Khi hòn sỏi ở trên cao, có thể dùng phương pháp nội soi ống mềm. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mềm để đưa lên qua đường niệu đạo để tiếp cận sỏi.
Khi sỏi ở trung thận thì dùng máy tán sỏi qua da, đâm một lỗ trên thận nhỏ để phá sỏi. Trong phương pháp lấy sỏi qua da, trực tiếp lấy hòn sỏi ra. Nếu hòn sỏi chỉ 1cm thì bác sĩ có thể tán sỏi ngoài cơ thể, ít xâm lấn, không phải nằm viện, rẻ hơn.
4. Điều trị dự phòng
Bệnh nhân nên uống nhiều nước và thường xuyên vận động, nhảy dây là một lựa chọn rất tốt. Vì sỏi thận thường dính vào trong niêm mạc thận, khi vận động (nhất là nhảy dây) có thể rời ra và tăng cơ hội tự đào thải, nhất là những sỏi đài dưới. (5)
Với bệnh nhân sỏi thận, phải uống nước nhiều để đảm bảo lượng nước tiểu nhiều hơn 2 lít mỗi ngày. Nếu làm trong môi trường nóng nực, chơi thể thao nhiều phải bù đủ lượng nước đã mất.
Để biết uống cụ thể bao nhiêu nước là đủ, có thể dựa theo công thức:
(Ví dụ người 50kg, lượng nước cần uống là: 50 x 40 = 2.000 cc, tức 2 lít nước; Tương tự, người 60kg sẽ cần uống là 2.400 cc)
Quan trọng là, phải đi tiểu đủ, nước tiểu phải trong. Nếu thấy nước tiểu vàng phải xem lại đã uống đủ nước chưa. Mỗi ngày phải tự kiểm tra, khi nào nước tiểu trắng trong là đủ.
Nếu tăng hàm lượng Calci vô căn: duy trì chế độ ăn có lượng muối bình thường (6 – 9 g NaCl/ngày) lượng Protein bình thường (1,2 g/kg/ngày). Đặc biệt là hạn chế nạp calci ở mức 800 – 1000 mg/ngày.
Sỏi Uric: Chế độ ăn giảm cung cấp các chất có chứa nhiều nhân purine). Kiềm hóa nước tiểu để 6,5< pH niệu <7 để tránh lắng đọng tinh thể Calci, phospho.
Sỏi do nhiễm trùng: sau khi phẫu thuật lấy sỏi, tiếp tục dùng kháng sinh kéo dài khoảng 2 – 3 tháng. Chọn kháng sinh tập trung tốt lên nhu mô thận như Cotrimoxazole, Quinolone…
Sỏi Cystin: Uống nước nhiều, 3 lít/ngày. duy trì pH niệu từ 7,5- 8 bằng cách uống Natri Bicarbonate mỗi ngày
Để đặt lịch khám và điều trị các bệnh lý đường tiết niệu, khách hàng có thể điền thông tin tại đây, hoặc liên hệ Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:
Tại Hà Nội:
108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội.
Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
Tại TP.HCM
2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM.
Hotline: 0287 102 6789 – 093 180 6858
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh
Tóm lại, sỏi thận là một bệnh phổ biến, thường gặp nhất trong đời sống hàng ngày đối với chúng ta. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh nguy hiểm nhưng không khó chữa. Đặc biệt, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động dự phòng và chẩn đoán sớm sỏi thận bằng cách quan tâm đến sức khỏe, duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống vệ sinh khoa học. |
https://suckhoedoisong.vn/thai-phu-40-tuoi-len-con-san-giat-ngung-tuan-hoan-luc-chuyen-da-duoc-cuu-song-ngoan-muc-trong-dem-169157205.htm | 10-05-2019 | Thai phụ 40 tuổi lên cơn sản giật, ngừng tuần hoàn lúc chuyển dạ được cứu sống ngoạn mục trong đêm | Chị Lương Thị Hồng Hạnh (ở Việt Trì, Phú Thọ) mang thai khi đã bước sang tuổi ngoài 40. Mặc dù chị cùng gia đình đã ý thức được những nguy hiểm tiềm ẩn khi mang thai lớn tuổi, tuy nhiên chị đã bỏ qua những dấu hiệu về bệnh lý tiền sản giật.
Chị Hạnh cho biết: Do sinh con khi độ tuổi đã cao nên gia đình chị quyết định làm hồ sơ sinh tại một bệnh viện ở Hà Nội. Tuy nhiên gần đến ngày dự kiến sinh, chị Hạnh có dấu hiệu đau bụng, nhanh chóng chị được gia đình đưa vào Trung tâm Sản Nhi – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Tại đây, sau khi được thăm khám, các bác sĩ đã khuyên chị phải nhập viện ngay bởi đã có dấu hiệu chuyển dạ, kèm theo huyết áp tăng cao.
Chứng kiến sự thăm khám ân cần và nhiệt tình của các bác sĩ tại Trung tâm Sản Nhi, chị Hạnh quyết định đăng ký sinh tại đây luôn và không về Hà Nội sinh mặc dù hồ sơ đã hoàn tất.
Sau một thời gian ngắn theo dõi chuyển dạ, sản phụ Hạnh được chỉ định mổ cấp cứu ngay trong đêm nhập viện. BSCKII. Nguyễn Tiến Công – Trưởng khoa Sản thường, bác sĩ trực tiếp phẫu thuật cho chị Hạnh chia sẻ: “Bệnh nhân Hạnh có tiền sử tiền sản giật trong quá trình mang thai, tuy nhiên người bệnh chủ quan và không sử dụng biện pháp điều trị nào. Ngay sau khi nhập viện, sản phụ đã được chúng tôi theo dõi rất sát sao. Sau gần 1 giờ, sản phụ xuất hiện nhiều cơn co tử cung, huyết áp tâm thu tăng lên đến 190mmHg, đó là một dấu hiệu hết sức nguy hiểm cho sản phụ nên chúng tôi nhanh chóng chỉ định mổ lấy thai cấp cứu”.
Tuy nhiên, khi vừa lên bàn mổ, sản phụ Hạnh bắt đầu xuất hiện cơn sản giật, toàn thân co giật liên tục, tinh thần hoảng loạn, khó thở, suy hô hấp và ngừng tuần hoàn. “Tình thế lúc đó vô cùng nguy kịch. Ngay lập tức, chúng tôi đã báo động đỏ đến các bác sĩ của khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, phòng Hồi sức sơ sinh, cùng với kíp gây mê để cấp cứu sản phụ và thai nhi” – bác sĩ Công nói.
Các bác sĩ thăm khám cho sản phụ Hạnh điều trị tại Trung tâm Sản Nhi, BVĐK tỉnh Phú Thọ.
"Báo động đỏ" cứu sống cả mẹ và con thai phụ nguy kịch
ThS.BS Cao Việt Hưng – Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Trung tâm Sản nhi cho biết thêm: “Vào khoảng 23h40 phút ngày 27/4/2019, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc nhận được báo động về tình trạng một sản phụ đã ngừng tuần hoàn trong khi chuẩn bị phẫu thuật lấy thai. Sản phụ cần phải phẫu thuật lấy thai ra ngoài để đình chỉ thai nghén ngay lập tức”.
Một ê kíp các bác sĩ khoa Sản thường, Gây mê hồi sức và Hồi sức tích cực – Chống độc, Nhi sơ sinh đã phối hợp hết sức nhịp nhàng. “Bên dưới phẫu trường các phẫu thuật viên vẫn thực hiện phẫu thuật lấy thai nhi ra nhanh chóng, còn ở phía trên, chúng tôi tích cực tiến hành các biện pháp cấp cứu ngừng tuần hoàn cho sản phụ gồm có: Xoa bóp tim ngoài lồng ngực, đặt ống nội khí quản để thông khí nhân tạo, dùng các thuốc trợ tim và vận mạch. Đến 23h55 phút, cháu bé đã chào đời an toàn và cất tiếng khóc đầu tiên.
Trong khi sản phụ Hạnh vẫn trong tình trạng nguy hiểm, xuất hiện những cơn rung thất sau ngừng tim, mạch và huyết áp chưa thể đo được. Chúng tôi vẫn tiếp tục xoa bóp tim ngoài lồng ngực, sốc điện khử rung tim. Và chính tiếng khóc chào đời của em bé như đã tiếp thêm sức mạnh cho sự khẩn trương và nhịp nhàng không biết mệt mỏi để chúng tôi quyết tâm giành lại sự sống cho mẹ cháu”.
Sau 45 phút cấp cứu tích cực, 2 lần sốc điện, tim của sản phụ đã đập trở lại, huyết áp đo được tại thời điểm đó là 90/60 mmHg, tình trạng oxy máu ổn định. Sản phụ được đưa về khoa Hồi sức tích cực – Chống độc để tiếp tục điều trị. Tại khoa Hồi sức tích cực bệnh nhân tiếp tục được thở máy, an thần, duy trì các thuốc trợ tim mạch, điều chỉnh các rối loạn toan kiềm và điều trị các thuốc phối hợp theo phác đồ, sau 25h thở máy toàn trạng bệnh nhân đã ổn định, bệnh nhân được cho thoát mê, dừng thở máy và rút ống nội khí quản.
Ngày 3/5/2019, sau 5 ngày điều trị, sức khỏe của cả hai mẹ con chị Hạnh đã ổn định và được chỉ định ra viện.
“Thật sự khi ở ranh giới giữa sự sống và cái chết, tôi mới hiểu được giá trị của cuộc sống, hiểu được công lao to lớn của các y bác sĩ đang từng ngày, từng giờ chiến đấu giành lại sự sống cho những bệnh nhân. Đến lúc này tôi chỉ biết nói lời cảm ơn chân thành đến các bác sĩ của Trung tâm Sản Nhi. Mẹ con tôi có được ngày hôm nay là nhờ các y bác sĩ đã tận tình cứu chữa. Sau này khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho gia đình, tôi nhất định sẽ vào đây” – chị Hạnh nói.
Cũng theo ThS.BS Cao Việt Hưng, tiền sản giật (hay nhiễm độc thai nghén) là tình trạng rối loạn nguy hiểm thường gặp đối với phụ nữ mang thai sau tuần thứ 20. Các biểu hiện của tiền sản giật có thể kể đến như: cao huyết áp, có protein trong nước tiểu, phù hai chân, nhức đầu hoa mắt chóng mặt…. Đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây ra tiền sản giật vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Tuy nhiên, một vài giả thuyết cho rằng tình trạng tiền sản giật trong thai kỳ có thể là do sự mất cân bằng prostaglandin, một chất giúp thư giãn cơ thể và duy trì hoạt động co bóp của các cơ trơn, đóng vai trò quan trọng trong sự vận động co lại của mạch máu trong quá trình mang thai của sản phụ
Tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong khi sinh nở, như làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân. Đặc biệt, tiền sản giật có thể dẫn đến tình trạng SẢN GIẬT, trong đó sản phụ bị co giật, mất ý thức, có thể hôn mê nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, tiền sản giật còn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm sau sinh, bao gồm hội chứng HELLP, băng huyết sau sinh, đông máu nội quản rải rác, phù phổi cấp, tai biến mạch máu não, tổn thương thận nghiêm trọng, bệnh thận mạn tính,...
Vì vậy bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai, nhất là vào giai đoạn sau của thai kỳ, càng gần lúc đến ngày dự tính sinh thì cần phải đặc biệt chú ý các dấu hiệu bất thường và có chế độ thăm khám thai hợp lý tại bệnh viện. Bên cạnh đó, các sản phụ nên thường xuyên kiểm tra huyết áp ngay tại nhà để sớm phát hiện các triệu chứng, từ đó cấp cứu và chữa trị tiền sản giật kịp thời, giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc. |
https://suckhoedoisong.vn/xuc-dong-anh-trai-chiu-dau-don-bo-phau-thuat-nhuong-em-doi-chan-169150327.htm | 05-11-2018 | Xúc động anh trai chịu đau đớn, bỏ phẫu thuật, nhường em “đôi chân” | Đó là trường hợp đáng thương của 2 anh em Hoàng Đình Hanh và Hoàng Đình Hiện (quê ở Thái Bình). Bệnh nhân Hiện vào viện trong tình trạng gần như không đi lại được, chỉ ngồi yên một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân cũng cần có sự trợ giúp. Hoàn cảnh gia đình khó khăn lại mắc bệnh trọng, chi phí chữa bệnh tốn kém, những tưởng em sẽ không vượt qua được. Tuy nhiên, với sự tận tâm của các thầy thuốc BV Bạch Mai, sự chung tay của toàn xã hội, ước mơ được đi trên chính đôi chân của mình với chàng thanh niên 23 tuổi đang dần trở thành hiện thực.
Theo TS. BS Đào Xuân Thành - Phó trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình & Cột sống, BV Bạch Mai cũng là bác sĩ trực tiếp thăm khám và điều trị cho bệnh nhân cho biết, em Hoàng Đình Hiện (sinh năm 1995) vào khoa Chấn thương chỉnh hình & Cột sống trong tình trạng hầu như không đi lại được, hai khớp háng dính chặt do di chứng của bệnh viêm cột sống dính khớp.
“Bệnh nhân không thể duỗi chân, không đi được, thậm chí việc ngồi của Hiện cũng rất khó khăn và luôn luôn trong tình trạng đau đớn”- TS. Thành nói.
Không chỉ thế, bác sĩ còn phát hiện bệnh nhân Hiện có rối loạn đông máu cần phải chuyển sang Trung tâm Huyết học để điều trị mới đảm bảo an toàn cho cuộc phẫu thuật thay hai khớp háng.
Ngày 10/10/2018 ca phẫu thuật thay khớp háng toàn phần bên trái cho bệnh nhân Hiện được thực hiện đã thành công tốt đẹp. Hiện tại chân bên trái đã không còn đau và có thể duỗi được.
Được biết, hoàn cảnh nhà bệnh nhân Hiện rất khó khăn: Cả 2 anh em đều mắc bệnh giống nhau và như vậy cần thay 4 cái khớp háng trong khi gia đình chỉ có thể vay mượn đủ tiền để phẫu thuật thay được 1 khớp.
Bệnh nhân Hoàng Đình Hiện trước giờ vào phòng phẫu thuật thay khớp háng thứ 2.
Nén đau vì thương em
BS. Thành cho biết thêm, đây là một trường hợp khá đặc biệt: “Trước đó một vài tháng, tôi đã khám cho một bệnh nhân là Hoàng Đình Hanh và có hẹn mổ nhưng sau đó không thấy bệnh nhân quay lại. Khi khám cho Hiện, tôi lại không hề được biết đó là em trai của Hanh, sau khi đã xếp lịch mổ cho Hiện thì Hanh mới gọi điện cho tôi và nói đó là em trai của mình.
Hanh nói việc đi lại của cháu cũng rất khó khăn nhưng vì thấy em Hiện đau hơn nên Hanh đã nhường cho em trai mổ trước. Hoàn cảnh gia đình 2 cháu rất khó khăn, vì thế không thể phẫu thuật cùng lúc cho cả hai anh em được”
Theo BS Thành, tình trạng của Hanh nặng hơn Hiện: Do tiến triển của bệnh, Hanh đã bị dính toàn bộ cột sống từ cổ đến lưng, khớp háng cũng bị dính nên chỉ ngồi cũng đã rất khó khăn (phải kê vào mép ghế mới có thể ngồi được và rất khó để ngồi thẳng). Chúng tôi đã nhờ đến phòng Công tác xã hội của bệnh viện, kết nối các nguồn lực để Hiện được thay nốt khớp háng thứ 2 và biết đâu sẽ là cơ hội cho Hanh cũng được phẫu thuật.
Nhờ tấm lòng của các nhà hảo tâm, hai anh em Hanh, Hiện có cơ hội đi lại trên chính đôi chân của mình.
Và điều kỳ diệu đã đến, nhờ sự chung tay giúp đỡ của mọi người, ngày 30/10, ca thay khớp háng thứ 2 cho Hiện đã thành công tốt đẹp và các bác sĩ cũng lên kế hoạch để phẫu thuật cho anh trai của Hiện là Hoàng Đình Hanh.
Sau khi phẫu thuật hai khớp háng thành công, bệnh nhân sẽ còn phải tập luyện và tiếp tục điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp - Con đường còn gian nan tuy nhiên được phẫu thuật thay khớp háng là một cơ hội rất lớn để các cháu có thể tự sinh hoạt và viết tiếp những ước mơ của mình khi mới là những chàng trai mới ngoài 20 tuổi. |
https://suckhoedoisong.vn/tac-le-dao-nen-an-gi-de-mat-sang-khoe-169240602192826951.htm | 03-06-2024 | Tắc lệ đạo (viêm tắc tuyến lệ) nên ăn gì để mắt sáng khỏe? | 1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bị tắc lệ đạo (viêm tắc tuyến lệ)
Tắc lệ đạo
xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt của mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Nước mắt không thể dẫn lưu bình thường dẫn đến chảy nước mắt sống, dễ bị kích ứng hoặc nhiễm trùng mắt mạn tính. Bệnh tắc lệ đạo hoàn toàn có thể điều trị khỏi.
Theo TS.BS Đặng Xuân Nguyên, chuyên gia nhãn khoa, không có một chế độ ăn đặc biệt nào với người bị tắc lệ đạo. Do đó, một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, đầy đủ các nhóm chất, trong đó có các thực phẩm tốt cho mắt mang lại những lợi ích cho sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe đôi mắt.
Việc xây dựng chế độ ăn phù hợp, kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chế độ ăn tốt
mang lại những lợi ích sau với người bị tắc lệ đạo:
Góp phần giảm viêm nhiễm:
Chế độ ăn giàu
vitamin và khoáng chất
, nhất là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có đặc tính chống viêm như
vitamin A
, C, E có thể giúp giảm viêm nhiễm, một trong số những nguyên nhân chính gây tắc lệ đạo.
Giúp tăng cường hệ miễn dịch:
Chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C và kẽm, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Giảm
khô mắt
:
Tắc lệ đạo có thể dẫn đến khô mắt. Chế độ ăn giàu omega-3 và acid béo có thể giúp giữ ẩm cho mắt và giảm các triệu chứng khô mắt.
Bệnh tắc lệ đạo hoàn toàn có thể điều trị khỏi.
2. Các dưỡng chất cần thiết với người bị tắc lệ đạo
Duy trì chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein và chất béo lành mạnh sẽ cung cấp cho mọi người, trong đó có người bị tắc lệ đạo các chất dinh dưỡng mà mắt và các cơ quan của cơ thể cần có để có sức khỏe tối ưu.
Nhiều vitamin và chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ chức năng mắt. Sự thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn. Đôi mắt là cơ quan phức tạp cần nhiều loại vitamin và chất dinh dưỡng khác nhau để hoạt động bình thường.
Nghiên cứu cho thấy rằng một số vitamin và chất dinh dưỡng nhất định có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của một số bệnh về mắt khác nhau. Nếu bạn nghi ngờ mình đang thiếu bất kỳ loại vitamin nào trong chế độ ăn uống, tốt nhất là tăng cường bằng thực phẩm. Trường hợp muốn dùng chất bổ sung vitamin phải theo thăm khám, tư vấn và chỉ định của các bác sĩ nhãn khoa.
Sĩ tử có nên dùng thực phẩm bổ sung vitamin?
ĐỌC NGAY
Những vitamin, khoáng chất quan trọng:
Một số loại vitamin quan trọng nhất cho sức khỏe của mắt bao gồm:
Vitamin A
Vitamin E
Vitamin C
Vitamin B phức hợp
Riboflavin
Niacin
Carotenoid
Omega-3
Thiamine
Vitamin A
Vitamin A đóng một vai trò quan trọng đối với thị lực, giúp bảo vệ chống lại các bệnh về mắt khác. Những người thiếu vitamin A có thể bị khô mắt vì đây là một loại vitamin tan trong chất béo giúp cải thiện chất lượng nước mắt. Điều quan trọng cần lưu ý là dùng vitamin A với liều lượng lớn có thể dẫn đến nhiễm độc và một loạt các triệu chứng khó chịu, vì vậy chỉ bổ sung vitamin A theo khuyến nghị của bác sĩ. Tốt nhất để có sức khỏe tổng thể của mắt, nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A được khuyến khích như: Cà rốt, cà chua,
rau lá xanh
, gan bò, ớt chuông đỏ, xoài, bí ngô, khoai lang…
Vitamin E
Nhiều tình trạng về mắt được cho là có liên quan đến stress oxy hóa, đó là sự mất cân bằng giữa chất chống oxy hóa và các gốc tự do trong cơ thể.
Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ các tế bào - bao gồm cả tế bào mắt - khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do, là những phân tử có hại, không ổn định.
Một chế độ ăn uống bao gồm đầy đủ vitamin E được khuyến khích để duy trì sức khỏe của mắt. Một số lựa chọn giàu vitamin E bao gồm các loại hạt, hạt và dầu ăn. Cá hồi, quả bơ và các loại rau lá xanh cũng là những nguồn cung cấp tốt.
Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho mắt.
Vitamin C
Giống như vitamin E, vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh có thể bảo vệ mắt chống lại các gốc tự do gây hại.
Cam quýt và trái cây nhiệt đới, ớt chuông, bông cải xanh và cải xoăn chứa lượng vitamin C đặc biệt cao, khiến chúng trở thành những lựa chọn tuyệt vời để tăng lượng vitamin C hàng ngày.
Vitamin B6, B9 và B12
Các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu một số vitamin B về tác động của chúng đối với sức khỏe của mắt, đặc biệt là vitamin B6, B9 và B12.
Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước được biết là giúp cơ thể sản xuất DNA và tế bào thần kinh. Giống như vitamin A, B12 có thể được bổ sung thông qua việc ăn những thứ như thịt, ngũ cốc tăng cường và trứng.
Sự kết hợp các vitamin này có thể làm giảm mức hormoncysteine, một loại protein trong cơ thể có thể liên quan đến tình trạng viêm và tăng nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa hoàng điểm. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận lợi ích của những chất bổ sung này.
Riboflavin
Một loại vitamin B khác được nghiên cứu liên quan đến sức khỏe của mắt là riboflavin (vitamin B2). Là một chất chống oxy hóa, riboflavin có khả năng làm giảm căng thẳng oxy hóa trong cơ thể, bao gồm cả mắt của bạn.
Nhiều loại thực phẩm có hàm lượng riboflavin cao. Một số ví dụ như: yến mạch, sữa, sữa chua, thịt bò, ngũ cốc tăng cường.
Niacin
Chức năng chính của niacin (vitamin B3) trong cơ thể giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Nó cũng có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa.
Một số nguồn thực phẩm bao gồm thịt bò, thịt gia cầm, cá, nấm, đậu phộng và các loại đậu.
Vitamin D
Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo khác được tạo ra thông qua việc da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Một nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng vitamin D cải thiện tác dụng của thuốc nhỏ mắt bôi trơn trong điều trị khô mắt. Bạn có thể nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời, chất bổ sung hoặc thực phẩm bao gồm: cá hồi, cá ngừ, lòng đỏ trứng…
Lutein và zeaxanthin
Lutein và zeaxanthin là một phần của họ carotenoid, một nhóm các hợp chất có lợi được tổng hợp bởi thực vật. Cả hai loại carotenoid này đều có thể được tìm thấy trong điểm vàng và võng mạc của mắt, nơi chúng giúp lọc ánh sáng xanh có hại, bảo vệ mắt khỏi bị hư hại.
Chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ cung cấp lượng này một cách tự nhiên. Rau bina, cải xoăn và cải rổ nấu chín có hàm lượng carotenoid đặc biệt cao.
Acid béo omega-3 cung cấp cấu trúc cho màng tế bào và giúp làm giảm tình trạng viêm.
Acid béo omega-3
Acid béo omega-3 là một loại chất béo không bão hòa đa. Màng tế bào của võng mạc chứa nồng độ cao acid docosahexaenoic (DHA), một loại omega-3 đặc biệt. Omega-3 là một acid béo hữu ích cung cấp cấu trúc cho màng tế bào và giúp làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể. Một số nghiên cứu cho rằng acid béo này giúp giảm tốc độ bay hơi của nước mắt, giúp mắt bạn khỏe mạnh hơn và được bôi trơn tốt hơn.
Bên cạnh việc giúp hình thành các tế bào của mắt, chất béo omega-3 còn có đặc tính chống viêm, có thể đóng vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường. Chất béo omega-3 cũng có thể có lợi cho những người mắc bệnh khô mắt bằng cách giúp họ tiết ra nhiều nước mắt hơn.
Dầu cá là một chất bổ sung phổ biến có hàm lượng omega-3 cao. Để tăng acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống, hãy ưu tiên các nguồn phong phú có nhiều omega-3 bao gồm: dầu hạt cải, dầu ô liu, cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá cơm, hạt lanh, quả óc chó, đậu nành, hạt chia, trứng cá muối…
Thiamine
Thiamine hay vitamin B1, đóng vai trò quan trọng trong chức năng tế bào và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.
Nguồn thực phẩm chứa thiamine bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, thịt và cá.
Ăn đầy đủ các nhóm chất để nâng cao sức khỏe tổng thể và sức khỏe đôi mắt.
3. Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe mắt người bị tắc lệ đạo
Dưới đây là một số lựa chọn hàng đầu:
Cá
Nếu bạn không phải là người ăn chay, cá là thực phẩm tuyệt vời vì chúng chứa acid béo omega-3. Acid béo omega-3 có thể làm giảm viêm ở mắt, đặc biệt là ở ống dẫn nước mắt.
Có ống dẫn nước mắt khỏe mạnh giúp dễ dàng có được nước mắt khỏe mạnh. Hầu hết các loại cá đều chứa omega-3 nhưng một số loại cá có nhiều chất dinh dưỡng nhất là cá hồi, cá bơn, cá trích, cá ngừ hoặc hàu.
Rau lá xanh
Một số loại rau xanh rất giàu vitamin C, một chất dinh dưỡng khác góp phần tăng cường sức khỏe của mắt. Vitamin C là một chất chống oxy hóa, rất tốt để chống lại các tổn thương do lão hóa. Chúng cũng chứa folate. Folate là chất dinh dưỡng có thể ngăn ngừa các vấn đề về phát triển và giảm thị lực.
Các loại rau xanh giàu vitamin C và folate tốt nhất là cải xoăn, cải rổ và rau bina.
14 loại rau lá xanh tốt nhất
ĐỌC NGAY
Hạt, quả hạch
Các loại hạt như hạt chia và hạt lanh là một nguồn cung cấp acid béo omega-3 tốt khác. Chúng là sự thay thế tuyệt vời cho cá dành cho người ăn chay và thuần chay.
Trên thực tế, dầu hạt lanh thường được khuyên dùng thay thế cho dầu cá và các chất bổ sung omega-3 từ cá khác. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn các loại hạt cùng với nhiều loại cá để có một chế độ ăn uống đầy đủ.
Để có đôi mắt khỏe mạnh và sức khỏe tốt hơn, chế độ ăn uống nên chứa đủ protein và acid béo omega-3.
Các loại hạt chứa nhiều omega-3 và vitamin E. Vitamin E là chất chống oxy hóa giống như vitamin C. Nó có thể chống lại những tổn thương liên quan đến tuổi tác, bao gồm cả tổn thương do sản xuất nước mắt. Các loại hạt tốt nhất giàu acid béo omega-3 và vitamin E là quả óc chó, hạt điều, đậu phộng.
Đậu
Tất cả các loại đậu đều chứa lượng chất dinh dưỡng cao và là một phần tuyệt vời của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ nào. Chúng giàu chất xơ và protein và là nguồn thay thế tuyệt vời cho thịt, rất tốt cho đôi mắt. Đậu chứa folate và kẽm, việc có đủ kẽm rất quan trọng vì nó góp phần sản xuất melanin để bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi bị hư hại. Điều này rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị khô mắt, đặc biệt là do tổn thương do ánh nắng mặt trời.
Nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất nước mắt khỏe mạnh. Khô mắt thường có thể là kết quả của tình trạng mất nước, đặc biệt nếu bạn sống trong môi trường khô và nóng.
Uống nhiều nước có thể giúp ích rất nhiều khi chảy nước mắt. Giữ đủ nước cũng tốt cho sức khỏe của bạn, vì vậy hãy nhớ uống đủ nước mỗi ngày.
Xem thêm:
Bài tập cho người tắc tuyến lệ
SKĐS - Tắc tuyến lệ là tình trạng tắc nghẽn ở bất kỳ vị trí nào dọc theo hệ thống dẫn lưu nước mắt, dẫn đến chảy nước mắt, đỏ mắt, sưng tấy và nhiễm trùng. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sau-khi-tiem-vaccine-astrazeneca-nen-uong-thuoc-gi-vi | Sau khi tiêm vaccine Astrazeneca nên uống thuốc gì? | Covid-19 đã phần nào được kiểm soát thông qua biện pháp chủng ngừa bằng vaccine. Một trong những vacxin thông dụng nhất là sản phẩm của Astrazeneca. Việc tiêm vaccine có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, do đó nhiều người thắc mắc sau khi tiêm vaccine Astrazeneca nên uống thuốc gì?
1. Các loại vaccine Covid-19 được cấp phép ở Việt Nam
Trước khi tìm hiểu về vấn đề sau khi tiêm vaccine Astra uống thuốc gì, chúng ta cần nhắc lại sơ lược về các loại vaccine phòng Covid-19 đã được cấp phép tại nước ta. Theo đó, Bộ Y tế Việt Nam đã đưa vào sử dụng khẩn cấp có điều kiện tổng cộng 6 loại vaccine như sau:Vaccine của AstraZeneca: Đây là vaccine Covid-19 được sử dụng nhiều nhất tại nước ta. Vaccine này là sản phẩm của công ty dược AstraZeneca (thuộc Vương Quốc Anh) phối hợp cùng cùng Đại học Oxford sản xuất và phát triển;Vaccine SPUTNIK V: Do Liên Bang Nga sản xuất, đặc biệt đã được Công ty TNHH MTV Vắc-xin và sinh phẩm số 1 VABIOTECH gia công thành công tại Việt Nam;Vaccine Vero Cell: Được sản xuất bởi công ty Sinopharm của Trung Quốc và đã được cấp phép tại 64 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có Việt Nam);Vaccine Comirnaty: Sản phẩm này được đồng phát triển bởi hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và Công ty Công nghệ sinh học BioNTech (Đức), sau đó được cấp phép tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ và sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới;Vaccine Spike Vax: Do Moderna phối hợp phát triển với Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID), sau đó được Rovi Pharma Industrial Services (Tây Ban Nha) và Recipharm Monts (Pháp) sản xuất;Vaccine của Janssen: Đây là loại vaccine Covid-19 ít thông dụng nhất tại nước ta;Vaccine Abdallah: Do trung tâm công nghệ sinh học và di truyền CIGB nghiên cứu và sản xuất tại Cuba. Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, Cuba đã viện trợ cho nước ta số lượng lớn vaccine này để hỗ trợ phòng chống dịch bệnh.
2. Sau khi tiêm vaccine Astrazeneca nên uống thuốc gì?
Tương tự bất kỳ loại thuốc nào khác, việc sử dụng vaccine Astrazeneca có thể dẫn đến một số tác dụng phụ. Do đó nhiều người dân thắc mắc về việc sau khi tiêm vaccine Astrazeneca nên uống thuốc gì để điều trị vấn đề này. Theo bác sĩ, những phản ứng không mong muốn của với Astrazeneca là hoàn toàn bình thường, do đó chúng ta không nên quá lo lắng. Tùy vào cơ địa và tiền sử bệnh lý của mỗi người mà những tác dụng phụ của với Astrazeneca sẽ khác nhau với các mức độ thay đổi từ nhẹ đến trung bình và thông thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.Một số các tác dụng ngoại ý có thể gặp sau tiêm vaccine của Astrazeneca:Phản ứng tại chỗ như sưng tấy, đau nhức, ngứa, đỏ và phù;Phản ứng toàn thân như mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, sốt (thân nhiệt trên 38 độ trở lên và được xem là tác dụng ngoại ý thường gặp nhất), nôn ói, tiêu chảy...Tác dụng ngoại ý có thể nghiêm trọng nhất là phản vệ lại cực kỳ hiếm gặp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì người dân sau khi tiêm vaccine Astrazeneca nên ở lại địa điểm tiêm khoảng 30 phút để theo dõi và được nhân viên y tế xử trí khi có phản ứng bất thường.Để đối phó với các tác dụng ngoại ý thường gặp sau tiêm vaccine Astrazeneca, người dân có thể tham khảo một số loại thuốc sau đây:2.1. Thuốc hạ sốtTheo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người dẫn không nên sử dụng thuốc hạ sốt trước khi tiêm vaccine Covid-19 của Astrazeneca nhằm phòng ngừa các tác dụng phụ tiềm ẩn vì có thể ảnh hưởng làm giảm hiệu quả chủng ngừa. Tuy nhiên, với câu hỏi sau khi tiêm vaccine Astra uống thuốc gì thì câu trả lời hàng đầu chính là thuốc hạ sốt Acetaminophen (hay còn gọi là Paracetamol) hoặc một số hoạt chất giảm đau, hạ sốt khác. Tuy nhiên, việc uống thuốc sau tiêm Astra cần lưu ý đến vấn đề chống chỉ định để đảm bảo an toàn tuyệt đối.Các chuyên gia khuyến cáo người dẫn cần sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt phù hợp nhằm kiểm soát những tác dụng phụ thường gặp liên quan đến vaccine Astrazeneca như đau nhức cơ, đau đầu và sốt. Đồng thời, khi sử dụng thuốc hạ sốt người dẫn cần tuân thủ liều lượng theo khuyến cáo của bác sĩ và nhà sản xuất. Tuyệt đối không uống quá liều hay lạm dụng thuốc hạ sốt quá mức vì có thể làm tổn thương gan và gây nguy hiểm đến sức khỏe. Những trường hợp sốt cao liên tục với thân nhiệt trên 39 độ C và không đáp ứng với thuốc hạ sốt cần ngay lập tức liên hệ với cơ sở y tế để được xử trí.Một vấn đề được đặt ra liên quan đến thuốc hạ sốt là chúng có làm giảm phản ứng miễn dịch sau tiêm vaccine Astrazeneca hay không? Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng hoặc khuyến cáo của các tổ chức y tế uy tín nào cho thấy việc sử dụng Acetaminophen để kiểm soát tình trạng sốt và triệu chứng đau sau tiêm vaccine Covid-19 làm ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch.2.2. Thuốc chống dị ứngCho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia đều đồng ý rằng việc người dân sử dụng thuốc chống dị ứng trước khi tiêm vaccine Astrazeneca là không nên. Việc này có thể dẫn đến một số hệ quả không mong muốn, do đó người dân nên trao đổi ý kiến bác sĩ hay các chuyên gia để nhận được sự hướng dẫn phù hợp nhất.Sau khi tiêm vaccine thì hầu hết người dân sẽ xuất hiện các phản ứng phụ như ngứa, đau và sốt. Tuy nhiên những tác dụng này hoàn toàn bình thường, thậm chí nó còn cho chúng ta thấy cơ thể đang chủ động tạo ra kháng thể để chống lại tác nhân xâm nhập. Thông thường, những phản ứng ngoại ý của vaccine sẽ nhanh chóng biến mất sau khoảng 48 giờ mà không sử dụng thuốc.Đối với những trường hợp xuất hiện dị ứng sau khi tiêm vaccine mũi đầu tiên, các chuyên gia khuyến cáo có thể sử dụng thuốc chống dị ứng để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của tình trạng dị ứng. Tuy nhiên, việc sử dụng nhóm thuốc này cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời cần được theo dõi cẩn thận. Lưu ý: Người dẫn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc chống dị ứng.2.3. Thuốc bổ sung điện giải và dinh dưỡngNhư đã nhắc đến nhiều lần ở phần trên, quá trình sử dụng vaccine Astrazeneca có thể làm xuất hiện một số tác dụng phụ, trong đó thường gặp là sốt và từ đó tác động đến cơ thể dẫn đến suy nhược hoặc mất nước. Do đó, nhu cầu sử dụng thuốc bổ sung điện giải và bổ sung nhiều nước là rất quan trọng. Đồng thời, người dân mắc phải các tác dụng phụ của vaccine Astrazeneca cũng cần bổ sung thêm một số vitamin thiết yếu có sẵn trong các loại rau củ, trái cây tươi.Lưu ý, người dân không nên uống nhiều nước cùng lúc, thay vào đó hãy uống từng chút một, vì việc bổ sung quá nhiều nước vào cơ thể đột ngột, đặc biệt là trong thời gian ngắn, có thể gây phản ứng ngược, cụ thể là tăng cơn khát, tăng tiết mồ hôi và do đó cơ thể càng trở nên mệt mỏi hơn. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gia-tri-cua-sieu-am-trong-danh-gia-banh-nhau-day-ron-thai-nhi-vi | Giá trị của siêu âm trong đánh giá bánh nhau - Dây rốn thai nhi | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bánh rau và dây rốn là một trong những phần phụ quan trọng khi siêu âm thai cần được đánh giá để phát hiện những bất thường của thai nhi. Khi phát hiện các dấu hiệu nguy cơ mắc bệnh có thể giúp kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ trong cuộc chuyển dạ, hạn chế tai biến xảy ra cho mẹ và thai nhi.
1. Vai trò của bánh nhau và dây rốn
Bánh nhau là phần kết nối giữa mẹ và thai nhi, thường có hình tròn và nằm bám vào cơ tử cung. Bánh nhau đảm bảo nhiệm vụ cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Bánh nhau còn giúp cho bảo vệ thai nhi tránh khỏi nguy cơ bị tác động của nhiều yếu tố từ trong cơ thể mẹ và từ ngoài môi trường.Dây rốn là một cấu trúc giống như ống hẹp, kết nối giữa thai đang phát triển với nhau thai, đưa máu trao đổi qua lại giữa thai và bánh rau để cung cấp chất dinh dưỡng, oxy, đồng thời loại bỏ các chất thải của thai. Dây rốn gồm một tĩnh mạch mang oxy và chất dinh dưỡng từ nhau thai cho thai và hai động mạch vận chuyển chất thải từ thai đến nhau thai (nơi chất thải được chuyển vào máu của người mẹ và được xử lý bởi thận của mẹ.Như vậy, chức năng của bánh nhau và dây rốn rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Nếu một bất thường của hai thành phần này sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi.
2. Giá trị siêu âm bánh nhau
Khi siêu âm bánh nhau giúp đánh giá tình trạng bình thường hay bất thường của bánh rau, từ đó giúp tiên lượng và tư vấn phù hợp cho thai phụ.2.1 Bánh rau bình thườngBánh nhau bình thường có hình bán nguyệt, kế cận với thành tử cung và trên siêu âm có thể được xác định rõ từ khoảng tuần thứ 11.Vị trí bám nhau có thể là bám đáy, bám mặt trước, mặt sau, mặt bên phải hoặc bên trái. Khi siêu âm thấy cấu trúc của bánh nhau và thành tử cung tách biệt với nhau. Bề dày bánh nhau tăng dần theo tuổi thai. Bánh nhau được xác định rõ trên siêu âm từ khoảng tuần thứ 11 2.2 Những bất thường bánh nhauNhau tiền đạo: Nhau tiền đạo là tình trạng khi mép dưới bánh nhau bám gần, hay che phủ cả lỗ trong của cổ tử cung. Phân chia rau tiền đạo bởi vị trí bám của nhau gồm nhau tiền đạo trung tâm (khi nhau che phủ hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung) và nhau tiền đạo bán trung tâm (khi bánh nhau che phủ không hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung). Xác định vị trí bám của mép dưới bánh nhau sau 28 tuần. Tình trạng này cần theo dõi chặt vì nguy cơ chảy máu khi chuyển dạ.Nhau cài răng lược: Nhau cài răng lược là tình trạng vị trí bám bánh nhau bất thường. Trong đó các lông của nhau thai có thể xuyên qua lớp niêm mạc vào trong lớp cơ tử cung. Khoảng 5-10% các trường hợp nhau tiền đạo xuất hiện cùng nhau cài răng lược. Nhau cài răng lược rất khó có thể bong rau sạch sau khi sinh, gây sót rau, nguyên nhân gây chảy máu sau sinh và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thường phải mổ cắt tử cung để loại trừ nguy cơ chảy máu, không những thế tình trạng này có thể xâm lấn vào các cơ quan lân cận.Chửa trứng: Khi một phần hoặc toàn bộ các gai rau thoái hóa thành các nang trứng, không thấy các hình ảnh của thai. Hình ảnh siêu âm bánh nhau thấy bánh nhau phì đại và có nhiều hình ảnh túi nước rải rác. Thai hiện diện thường kém phát triển và đôi khi có dị dạng trong trường hợp chửa trứng bán phần.U máu ở bánh nhau: Rất ít khi gặp, khối u mạch máu do tăng sinh bất thường tạo thành một khối ở màng đệm của bánh nhau. Khối u này thường không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai, tuy nhiên nếu kích thước lớn có thể gây ra biến chứng ở cả mẹ và bé. Siêu âm bánh nhau có thể giúp theo dõi và tiên lượng tình trạng bất thường.Tụ máu dưới màng đệm ở bánh nhau: Siêu âm bánh nhau thấy khối tụ máu dưới màng đệm chứa máu và thường nằm cạnh dây rốn, đây là hậu quả của vỡ mạch máu đi ra từ màng đệm.Tình trạng này có thể gây ra sinh non.Nhau bong non: Sau một chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp, sản phụ thấy đau bụng, có xuất huyết âm đạo hoặc không, thành tử cung căng cứng, có dấu chuyển dạ sanh non và choáng, ảnh hưởng đến tính mạng của sản phụ và thai nhi. Đây có thể là một dấu hiệu của tình trạng rau bong non, tình trạng này có thể phát hiện thông qua siêu âm.
3. Giá trị siêu âm đánh giá dây rốn
3.1 Dây rốn bình thườngVị trí nằm ở trung tâm bánh nhau, đôi khi có thể nằm cạnh trung tâm hoặc mép bánh nhau.Cấu trúc dây rốn gồm có 3 mạch máu, 2 động mạch và 1 tĩnh mạch tạo nên các vòng xoắn.Dây rốn hình thành tuần thứ 5 sau khi thụ thai và phát triển dần dần dài hơn, đạt chiều dài nhất vào tuần thứ 28 của thai kỳ, chiều dài trung bình của dây rốn khoảng 50-60cm. Hình ảnh siêu âm dây rốn 3.2 Những bất thường của dây rốnDây rốn một động mạch: Chiếm khoảng 1% trong thai đơn và khoảng 5% trong trường hợp đa thai. Dây rốn chỉ chứa hai mạch máu, thay vì ba như bình thường. Những thai nhi có một động mạch rốn có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn như dị tật tim, hệ thần kinh, hệ tiết niệu và những bất thường nhiễm sắc thể. Nên khi được chẩn đoán một động mạch rốn, thai phụ nên làm một số xét nghiệm trước sinh chuyên sâu để chẩn đoán hoặc loại trừ dị tật bẩm sinh kết hợp.Dây rốn dài: Khi chiều dài của dây rốn lớn hơn 80cm thì được chẩn đoán là dây rốn dài. Tình trạng này dẫn đến dây rốn quấn quanh cơ thể, cổ thai nhi, nếu quấn chặt có thể gây ra thiếu máu thai nhi.Dây rốn ngắn: Chiều dài dây rốn nhỏ hơn 35cm. Đôi khi chỉ dài 10cm là dây rốn rất ngắn. Thường hay liên quan đến bất thường nghiêm trọng khác của cơ thể.Dây rốn mảnh: Siêu âm dây rốn đo được đường kính dây rốn giảm, từ 5 - 6mm, thường gặp trong trường hợp thiểu dưỡng thai.Dây rốn bám mép: Đây là tình trạng dây rốn không bám vào trung tâm của bánh rau mà bám vào rìa bánh rau. Có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm phát triển thai trong tử cung.Dây rốn bám màng: Tức là mạch máu dây rốn không bám vào bánh rau như bình thường mà chỉ bám vào màng ối rồi mới vào bánh rau. Các mạch máu lưu thông trong màng tự do không được bảo vệ bởi chất keo, có thể bị chèn ép hoặc gây vỡ đoạn trong màng khi chuyển dạ, làm tăng tỷ lệ tử vong khi sinh.U nang dây rốn: U nang cơ năng có thể nhìn thấy ngay trong 3 tháng đầu thai kỳ, và thường mất đi trong 3 tháng giữa. Trường hợp u nang thực thể tồn tại sau 14 tuần thì thường sẽ không mất đi trong suốt thai kỳ. Hiện tại, ý nghĩa tiên lượng của vị trí và kích thước của khối u nang vẫn chưa rõ ràng.
Siêu âm đánh giá dây rốn và bánh nhau rất có ý nghĩa trong chẩn đoán trước sinh, giúp đánh giá nguy cơ và tiên lượng cho thai. Nên khi có thai cần thường xuyên kiểm tra định kỳ để phát hiện bất thường của thai cũng như phần phụ của thai. |
|
https://suckhoedoisong.vn/dieu-triau-dam-nhu-the-nao-169240625115033422.htm | 26-06-2024 | Điều trị ấu dâm như thế nào? | 1. Thuốc
điều trị ấu dâm
Đối với người bệnh
ấu dâm
, dùng thuốc làm
giảm ham muốn tình dục
là một trong những phương pháp được tiến hành. Bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc như thuốc làm giảm testosterone, thuốc medroxyprogesterone và các chất ức chế tái hấp thu serotonin; đồng thời người bệnh cũng cần tiếp nhận điều trị các tình trạng nghiện rượu bia hay chất kích thích nếu có.
- Thuốc làm
giảm testosterone
:
Điều trị và kiểm soát mức testosterone quá cao phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu nguyên nhân do
bổ sung testosterone
hay steroid đồng hóa, bệnh nhân cần ngừng sử dụng những chất này để giảm dần testosterone về mức bình thường. Thông thường sau khi ngừng bổ sung testosterone hay steroid đồng hóa khoảng 6 tháng, testosterone sẽ giảm về mức an toàn.
Ấu dâm là bệnh cần được điều trị sớm để ngăn ngừa hành vi phạm tội.
Nếu nguyên nhân gây testosterone quá cao do bệnh lý, người bệnh sẽ cần điều trị nguyên nhân cùng với kiểm soát testosterone. Bên cạnh điều trị y tế, bệnh nhân tăng testosterone quá cao cần thay đổi lối sống, chế độ ăn ít tinh bột, ít sữa; kiểm soát cân nặng...
- Dùng thuốc medroxyprogesterone:
Là một progestin tương tự như progesterone nội tiết tố nữ. Medroxyprogesterone ngăn tuyến yên phát tín hiệu cho tinh hoàn sản xuất testosterone. Do đó, có tác dụng làm giảm nồng độ testosterone và giảm ham muốn tình dục.
Chứng ấu dâm không dễ lý giải
ĐỌC NGAY
Quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cần được làm xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi ảnh hưởng của các loại thuốc này đối với chức năng gan, cũng như các xét nghiệm khác (bao gồm xét nghiệm mật độ xương, đo nồng độ testosterone). Thuốc được chỉ định chứng ấu dâm ở bệnh nhân nam, còn ở bệnh nhân nữ mắc chứng ấu dâm thì tác dụng của thuốc vẫn chưa được biết rõ.
- Các chất ức chế tái hấp thu serotonin:
Thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) cũng có thể hữu ích đối với chứng ấu dâm. Thuốc có thể giúp kiểm soát những thôi thúc và tưởng tượng về tình dục, làm giảm ham muốn tình dục, có thể gây rối loạn cương dương.
2. Liệu pháp tâm lý điều trị ấu dâm
Điều trị ấu dâm sẽ hiệu quả hơn khi được kết hợp điều trị bằng thuốc với liệu pháp tâm lý và đào tạo các kỹ năng xã hội.
Với liệu pháp tâm lý, kết quả tốt nhất là người mắc bệnh ấu âm tự nguyện tham gia. Quá trình tâm lý trị liệu, người bệnh nên tham gia điều trị nhóm, được đào tạo về các kỹ năng xã hội. Nếu có sử dụng ma túy, người bệnh cần được điều trị lạm dụng ma túy hoặc bệnh trầm cảm.
Trẻ bị xâm hại sẽ để lại những tổn thương nặng nề về tâm lý.
Đối với trẻ em bị xâm hại tình dục hay bị lạm dụng sẽ để lại những tổn thương nặng nề về tâm lý. Thậm chí nhiều trường hợp sẽ là nỗi ám ảnh, có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này.
Phương pháp điều trị tối ưu nhất là bảo vệ trẻ khỏi việc bị xâm hại thêm. Nhiều trẻ là nạn nhân của bệnh ấu dâm cần phải nhập viện để điều trị tâm lý.
3. Lưu ý khi điều trị ấu dâm
Ấu dâm là một bệnh lý, không phải người mắc bệnh này đều có hành vi xâm hại tình dục với trẻ em. Ngược lại, người có hành vi giao cấu với trẻ dưới tuổi vị thành niên cũng không chắc chắn là mắc bệnh ấu dâm. Do đó người mắc bệnh ấu dâm cần được điều trị cũng như sự giám sát chặt chẽ của chính bản thân, người thân và cộng đồng để ngăn ngừa hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
Quá trình điều trị, bệnh nhân cần nghiêm túc thực hiện:
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
- Tái khám định kỳ đúng lịch hẹn để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc. Quá trình điều trị, bác sĩ sẽ tìm hướng điều trị phù hợp hơn trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Trạng thái tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, nên bệnh nhân cần lạc quan. Hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì để giảm stress, giúp thoải mái hơn cả về tinh thần và thể chất.
Để phòng ngừa bệnh ấu dâm tiến triển đến hành vi ấu dâm, người bệnh cần gặp bác sĩ tâm lý để tìm cách điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc. Đặc biệt là khi có ham muốn tình dục, thì cần kết hợp các liệu pháp điều trị ngay... để ngăn chặn những hành động vi phạm pháp luật, đảm bảo cuộc sống tương đối bình thường cho người bệnh.
Đối với những người xung quanh, khi phát hiện hoặc nghi ngờ người bệnh ấu dâm, cần giữ bình tĩnh và tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời từ các chuyên gia.
Mời độc giả xem thêm video:
Tổng hợp các bệnh tình dục nguy hiểm nhất hiện nay | SKĐS |
https://tamanhhospital.vn/kien-ba-khoang-can/ | 30/06/2024 | Bị kiến ba khoang cắn nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu nhận biết | Trong thân kiến ba khoang có chứa độc tố pederine, chất này có độc tính rất mạnh, mạnh gấp 12 – 15 lần nọc rắn hổ mang. Khi tiếp xúc với độc, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng phỏng rộp, ngứa rát, viêm da. Vậy bị kiến ba khoang cắn nguyên nhân do đâu? Cùng theo dõi ở bài viết dưới đây.
Mục lụcBị kiến ba khoang cắn là gì?Nguyên nhân bị kiến ba khoang đốtDấu hiệu nhận biết tổn thương da do kiến ba khoang cắnĐối tượng nào dễ bị tổn thương do kiến ba khoangBị kiến ba khoang cắn phải làm sao?Kiến ba khoang cắn có sao không?Biến chứng có thể gặp khi bị kiến ba khoang cắnKiến ba khoang đốt có thể điều trị không?Cách điều trị vết cắn kiến ba khoangBiện pháp phòng ngừa kiến ba khoangCâu hỏi liên quan1. Bị kiến ba khoang cắn có ngứa không?2. Bị kiến ba khoang cắn bao lâu hết?3. Bị kiến ba khoang cắn có để lại sẹo không?4. Bị kiến ba khoang cắn có lan ra không?5. Kiến ba khoang cắn có bị sốt không?Bị kiến ba khoang cắn là gì?
Bị kiến ba khoang cắn là tình trạng chất độc của kiến ba khoang tiếp xúc với làn da người thông qua hành động bị kiến cắn hoặc vô tình tác động khi kiến đang ở trên người. Chất pederine (C24H43O9N) trong cơ thể kiến sẽ tiếp xúc với da người có khả năng gây cháy, bỏng da giống như chất cangtadin của sâu ban miêu (loài bọ gây phồng rộp da người và một số động vật khác để tự vệ). Chất này có độc tính mạnh, nhưng do lượng chất tiếp xúc nhỏ chỉ ở ngoài da nên không gây chết người như nọc rắn.
Nguyên nhân bị kiến ba khoang đốt
Kiến ba khoang thường tìm thấy trên ruộng đồng, trường học, ký túc xá, khu nhà trọ, nhà ở tập thể, chung cư cao tầng hoặc nơi có nhiều cây cối xung quanh. Khi ruộng xuất hiện sâu cuốn lá, rầy nâu, kiến ba khoang sẽ tìm đến chui vào tổ sâu và ăn thịt từng con. Kiến cũng thường xuất hiện ở khu chung cư cao tầng, nơi tập trung nhiều ánh đèn huỳnh quang để ăn các loại côn trùng trong nhà.
Trong mùa mưa bão, lũ lụt, kiến sẽ di cư đến vùng khô ráo hơn. Sau khi kết thúc những ngày mưa lũ làm ngập ruộng đồng, ao hồ, vào ban đêm, kiến ba khoang sẽ theo ánh đèn bay vào nhà. nếu kiến ba khoang vào bể tắm, bồn tắm; bám vào khăn mặt, quần áo; rơi vào mặt, cổ, thân mình, nếu chúng ta không chú ý, giơ tay đập, quệt, chà sát chúng trên da sẽ gây ra tổn thương da, tạo ra mảng viêm đỏ, rộp mủ, tiết dịch, các tổn thương này có thể lan ra các vùng da xung quanh.
Kiến ba khoang có thể lẫn vào các vật dụng hàng ngày như bàn chải, khăn mặt,…
Ở Việt Nam, kiến ba khoang được phát hiện cách đây vài năm ở những khu chung cư cao tầng gần cánh đồng tại Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, TP.HCM…. Loài này thường xuất hiện vào dịp thu hoạch vụ mùa lúa (mùa thu) với mật độ đông đúc hơn so với các tháng còn lại trong năm.
Dấu hiệu nhận biết tổn thương da do kiến ba khoang cắn
Vết thương do kiến ba khoang đốt sẽ có các đặc điểm như sau:
Tổn thương có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nơi có tiếp xúc với dịch tiết của kiến.
Vết thương xuất hiện thành từng vệt dài hoặc thành đám. Ban đầu chỉ là những nốt ban đỏ tấy, sau đó sưng lên thành mụn mủ và điểm lõm màu trắng vàng ở giữa.
Nếu không giữ gìn cẩn thận, vô tình cọ xát hoặc gãi mạnh có thể làm loét và rỉ dịch.
Vết thương thường đau rát, ngứa ngáy, một số trường hợp thậm chí bị sốt, nổi hạch, có biến chứng nhiễm trùng.
Đối tượng nào dễ bị tổn thương do kiến ba khoang
Những đối tượng sau có nguy cơ cao bị tổn thương da do kiến ba khoang cắn:
Thường xuyên làm việc ngoài trời: khả năng tiếp xúc nhiều với môi trường sống của kiến ba khoang (ruộng đồng, vườn tược,…).
Sống ở khu vực gần đồng ruộng, ẩm thấp: là nơi thuận lợi cho kiến ba khoang sinh sôi và phát triển.
Làm việc dưới ánh đèn huỳnh quang vào ban đêm: vì kiến ba khoang bị thu hút bởi ánh sáng đèn huỳnh quang.
Trẻ em: trẻ thường hiếu động, dễ vô tình chạm vào kiến ba khoang.
Người sống ở chung cư cao tầng.
Bị kiến ba khoang cắn phải làm sao?
Khi bị dính dịch tiết của kiến ba khoang, bạn cần nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước chảy liên tục để sạch dịch tiết, khi da bị tổn thương thì cần điều trị sớm để tránh tổn thương lan ra. Nếu được sơ cứu đúng cách thì những tổn thương sẽ dịu đi rất nhiều.
Xem thêm: Cách xử lý vết thương khi bị kiến ba khoang đốt
Kiến ba khoang cắn có sao không?
Kiến ba khoang cắn có sao không? Mặc dù lượng độc tố truyền từ vết đốt sang da rất nhỏ nhưng vẫn đủ làm da ngứa rát, nổi mụn nước, mụn mủ, khi gãi sẽ làm vỡ và gây lở loét, dẫn tới viêm da.
Đặc biệt, khi người bệnh đập kiến trên da, pederin sẽ lan nhanh và khiến vùng da bị thương lan nhanh và rộng. Thêm nữa là độc tố này tiếp xúc với da sẽ dính chặt vào da, khó gột rửa, làm tăng mức độ tổn thương da.
Kiến ba khoang đốt không đe dọa đến tính mạng, thường chỉ gây tổn thương trên da. Thế nhưng, trên diện tích da lớn sẽ gây tổn thương da nặng, lan tỏa rộng ở vùng da mềm hoặc khi bị kiến đốt trúng vùng mắt, mi mắt có thể gây viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, ảnh hưởng thị lực. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như phồng rộp da, nổi mụn nước sau khi tiếp xúc độc tố từ 12 – 36 giờ.
Chất độc pederin từ kiến ba khoang có độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc độc rắn hổ mang
Biến chứng có thể gặp khi bị kiến ba khoang cắn
Viêm da có thể tương tự như tổn thương Zona. Khi dính độc tố, da sẽ bị viêm đỏ, sau đó bắt đầu nổi mụn mủ, mụn nước, phồng rộp trung tâm, đau rát nhiều. Nếu được điều trị sớm, vùng da này sẽ được cải thiện rõ sau khoảng 1 tuần. Nếu không đi khám hoặc điều trị muộn, tổn thương có thể lây lan các vùng da khác, để lại sẹo thâm nhiều tháng sau mới hết. Nếu bị dính vào mắt sẽ gây viêm kết mạc và sưng nề quanh mắt, thậm chí có trường hợp bị mù tạm thời.
Kiến ba khoang đốt có thể điều trị không?
Sau khi sơ cứu khi bị kiến ba khoang cắn thì cần đưa người bệnh đến bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da ngay để được khám và điều trị kịp thời, hạn chế nguy cơ phát triển biến chứng không mong muốn.
Lưu ý, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị zona hoặc giời leo, bôi thuốc màu, sử dụng lá cây hoặc các biện pháp dân gian khác sẽ dễ làm cho vết thương lở loét và lan rộng, thậm chí nhiễm trùng.
Có thể bạn quan tâm: Gợi ý 3 loại thuốc bôi kiến ba khoang đốt theo từng đối tượng cụ thể
Cách điều trị vết cắn kiến ba khoang
Khi bị kiến ba khoang cắn, bạn cần rửa vùng da dính dịch tiết dưới vòi nước chảy liên tục đến khi sạch dịch tiết, sau đó rửa lại bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ cùng nước sạch để làm sạch độc tố, giúp giảm khó chịu trên da. Nếu tiếp xúc với vùng mắt, cần rửa lại nhiều lần bằng nước muối sinh lý 0.9%.
Tùy vị trí tiếp xúc, tình trạng và diện tích da tổn thương, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị riêng cho từng bệnh nhân. Đối với trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi. Những ca bệnh nặng hơn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bôi tại chỗ. Trường hợp tổn thương trên da lan rộng, phù nề nhiều, xuất hiện những triệu chứng toàn thân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống.
Bác sĩ CKI Võ Thị Tường Duy, khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đang thăm khám cho người bệnh
Biện pháp phòng ngừa kiến ba khoang
Để phòng ngừa kiến ba khoang, nếu sống ở khu vực kiến ba khoang sinh sống, nên thay đèn huỳnh quang bằng bóng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang bị hấp dẫn bởi đèn huỳnh quang nên thường bay vào nhà theo ánh đèn, đậu vào khăn mặt, quần áo, giường chiếu, chăn màn. Tránh đứng dưới bóng đèn huỳnh quang nơi công cộng, lưu ý khi làm việc dưới ánh đèn. Có thể áp dụng các biện pháp sau để ngăn cản kiến ba khoang bay vào nhà:
Sử dụng lưới cửa sổ và cửa ra vào, buông rèm cửa, hạn chế mở cửa nhiều.
Ngủ trong màn.
Vệ sinh phòng, phát quang bụi rậm, cây cỏ quanh nhà để tránh kiến ba khoang trú ẩn.
Giũ kỹ khăn mặt, quần áo trước khi sử dụng.
Khi làm việc trên đồng ruộng hoặc trong vườn cây (nhất là mùa mưa bão), cần trang bị phương tiện bảo hộ lao động như quần áo dài tay, đội mũ, mang khẩu trang, đi ủng.
Xem thêm: Tham khảo 8 cách đuổi kiến ba khoang ở chung cư, khu vực sống triệt để hiệu quả
Câu hỏi liên quan
1. Bị kiến ba khoang cắn có ngứa không?
Có. Khi nọc kiến tiếp xúc với da sẽ làm da bị phồng rộp, ngứa rát khó chịu, căng da, kèm theo đỏ một vùng da.
2. Bị kiến ba khoang cắn bao lâu hết?
Nếu được điều trị kịp thời và đáp ứng với thuốc thì vết thương do kiến ba khoang cắn sẽ hồi phục sau từ 5- 7 ngày.
3. Bị kiến ba khoang cắn có để lại sẹo không?
Nếu không xử lý tốt vết thương, trì hoãn đi khám, độc tố của kiến ba khoang sẽ bị loét, nhiễm trùng da nặng, dễ để lại sẹo. Tổn thương da thường hết sau 1 tuần nếu được điều trị đúng cách, tuy nhiên sẽ để lại dát thẫm màu và sẽ mờ dần đi theo thời gian.
4. Bị kiến ba khoang cắn có lan ra không?
Nếu người bệnh gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng da tổn thương khi bị kiến ba khoang đốt thì tổn thương sẽ có xu hướng lan rộng hơn, thậm chí lan khắp cơ thể.
5. Kiến ba khoang cắn có bị sốt không?
Sau 6-12 giờ khi bị kiến ba khoang cắn, tổn thương trên da sẽ nổi thành vệt cộm, sưng đỏ, nổi nhiều mụn nước to nhỏ không đều, nếu nặng hơn sẽ hình thành mụn mủ hoặc bọng mủ kèm theo loét và hoại tử da. Trường hợp tiến triển nặng, người bệnh có thể bị sốt nhẹ, nổi hạch vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với các tổn thương.
Do triệu chứng tương đối giống nên nhiều người bệnh bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang thường nhầm lẫn chúng với zona. Zona do virus Varricella-zoster gây nên, đặc trưng bởi tình trạng từng mảng mụn nước nhỏ nổi trên nền dát đỏ ở một bên cơ thể, dọc theo đường dây thần kinh, đặc biệt thường kèm các triệu chứng đau rát dữ dội.
Một số trường hợp còn bị nhầm lẫn với bệnh herpes, do virus Herpes simplex gây ra, với đặc điểm tổn thương là từng đám mụn nước nhỏ nổi ở vùng niêm mạc môi, sinh dục,… Người bệnh thường xuất hiện cảm giác ngứa rát, châm chích… và thường hay tái phát. Vì vậy, người bệnh nên đến bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn và đề xuất phương án điều trị kịp thời.
Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da của BVĐK Tâm Anh TP.HCM là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thẩm mỹ da và điều trị các vấn đề về da tại khu vực miền Nam. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm với khách hàng và được đào tạo chuyên môn sâu các kỹ thuật điều trị da tiên tiến, Khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da của bệnh viện đã giúp hàng ngàn bệnh nhân khắc phục các vấn đề về thẩm mỹ và sức khỏe da.
Ngoài ra, bệnh viện còn sở hữu nhiều thiết bị, máy móc tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại cùng quy trình khám chữa bệnh tối ưu giúp mang lại trải nghiệm điều trị và kết quả tốt nhất cho khách hàng.
Để phòng tránh bị kiến ba khoang cắn, người dân nên sử dụng lưới ngăn côn trùng cho gia đình, nhất là ở cửa ra vào và cửa sổ, đặc biệt là vào mùa mưa gió vì đây là điều kiện thuận lợi để kiến ba khoang sinh sôi và phát triển. Khi đi ngủ nên tập thói quen sử dụng màn. Mặc quần áo dài tay khi làm việc tại môi trường có nhiều cây, hoặc nhiều đèn,… Ngoài ra, bạn nên thường xuyên phát quang bụi rậm, bởi vì đây là nơi trú ẩn lý tưởng của rất nhiều loài côn trùng, trong đó có kiến ba khoang. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-massage-mat-dung-cach-tro-nen-tuoi-tre-vi | Cách massage mặt đúng cách trở nên tươi trẻ | Massage mặt đúng cách là kỹ thuật kích thích các huyệt đạo trên mặt, cổ và vai. Bạn có thể sử dụng thêm kem dưỡng da, dầu massage hoặc dầu dưỡng, dụng cụ lăn mặt,... để massage mặt. Massage da mặt đúng cách giúp thư giãn và trẻ hóa làn da.
1. Các loại massage mặt
Các loại massage mặt gồm:Dẫn lưu bạch huyết;Bấm huyệt;Massage kiểu Nhật (Shiatsu);Massage gua sha (cạo gió);Massage Thụy Điển;Massage xoang;Massage phục hồi
2. Lợi ích của massage mặt đúng cách
Massage rửa mặt đúng cách mang lại nhiều lợi ích như:2.1 Chống lão hóa và giảm nếp nhănMột trong những lợi ích lớn nhất của massage mặt là cải thiện làn da. Một nghiên cứu nhỏ vào năm 2017 kiểm tra hiệu quả của massage mặt kết hợp với sản phẩm kem chống lão hóa trong vòng 8 tuần. Kết quả cho thấy tác dụng của kem được tăng cường khi sử dụng kết hợp với massage mặt, giúp làm mờ nếp nhăn da, giảm tình trạng chảy xệ da và tăng cường sự đàn hồi cho làn da.2.2 Giảm áp lực xoangNếu không phải đang bị nhiễm trùng hoặc trong giai đoạn cấp tính của viêm xoang, bạn có thể sử dụng phương pháp massage mặt để giảm áp lực xoang, giảm khó chịu và tắc nghẽn trong xoang. Đồng thời, massage xoang cũng giúp thúc đẩy quá trình thoát chất nhờn, giảm đau đầu và tăng cường tuần hoàn.2.3 Giảm mụn trứng cáMassage da mặt đúng cách giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và giảm sự xuất hiện của mụn trứng cá. Một số người cho biết, họ có thể trị mụn bằng cách massage mặt bằng dầu oliu. Tuy nhiên, hiệu quả trên mỗi người là khác nhau nên bạn hãy thử massage trên một vùng da nhỏ trước khi massage toàn bộ khuôn mặt.Đồng thời, khi thực hiện massage, bạn không nên xoa bóp quá mạnh hoặc sử dụng chất tẩy da chết mạnh, đặc biệt là ở những vùng da nhạy cảm. Massage mặt có thể giúp bạn giảm mụn trứng cá 2.4 Giảm triệu chứng của bệnh rối loạn khớp thái dương hàmNhững người bị bệnh rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ) có thể cảm thấy khó chịu ở hàm hoặc mặt. Tình trạng này dễ gây đau đầu, đau tai hoặc cứng xương hàm.Theo Cleveland Clinic, massage các huyệt đạo có thể giúp làm dịu cơ hàm bị căng cứng, viêm hoặc đau - những cảm giác khó chịu do nhai, nghiến răng. Massage sẽ có hiệu quả tốt hơn khi kết hợp với các bài tập hàm.2.5 Giúp da sáng hơnMassage mặt cũng là một biện pháp giúp mang lại làn da tươi sáng và rạng rỡ hơn. Một nghiên cứu vào năm 2002 cho kết quả: 59% phụ nữ được massage mặt cho biết họ cảm thấy da tươi tắn và trẻ trung hơn. Khoảng 54% cho biết làn da mềm mại hơn, 50% thấy da săn chắc hơn. Nhiều bằng chứng cho thấy việc kích thích cơ mặt giúp làm căng da, giảm căng cơ và tăng cường tuần hoàn máu.2.6 Tăng lưu lượng máu qua daSử dụng các thanh lăn massage mặt có tác động tích cực tới lưu lượng máu trên da, giúp cải thiện làn da. Theo một nghiên cứu năm 2018, những người massage mặt trong 5 phút với thanh lăn massage đã tăng lưu lượng máu đến khu vực này ít nhất 10 phút sau khi massage. Sau 5 tuần massage, lưu lượng máu dưới da đã cải thiện đáng kể.2.7 Trẻ hóa da mặtMassage mặt cũng giúp giảm căng thẳng, tăng cường thư giãn và cải thiện sức khỏe làn da. Một nghiên cứu vào năm 2018 chỉ ra rằng hiệu quả của massage mặt trong việc trẻ hóa da mặt. Các thiết bị massage mặt giúp tăng cường lớp cơ dưới da ở những phụ nữ sử dụng thiết bị 30 giây, 2 lần/ngày trong 8 tuần.2.8 Giảm sẹoNếu bạn có một vết sẹo trên mặt đang trong quá trình lành dần thì massage mặt rất có ích. Massage mô sẹo và các vùng xung quanh vết sẹo giúp làm tăng lưu lượng máu, làm mềm các mô quanh vị trí bị sẹo và làm phẳng sẹo. Ngoài ra, massage mặt còn giúp giảm triệu chứng đau, ngứa ở vết sẹo. Các nhà nghiên cứu vào năm 2014 đã phát hiện ra rằng liệu pháp massage giúp giảm đau, ngứa da và cải thiện tình trạng sẹo lồi do bỏng.
3. Hướng dẫn massage mặt đúng cách
Bạn có thể tự mình massage mặt ngay tại nhà. Nên nhớ, trước khi bắt đầu, cần rửa sạch mặt và tay. Sau đó, sử dụng một lượng nhỏ serum, dầu massage hoặc dầu dưỡng, thoa đều lên tay và da rồi massage da mặt. Dù massage trong thời gian ngắn hay dài, bạn cũng nên kết hợp các thao tác với nhau, lặp lại mỗi thao tác 5 lần hoặc tập trung vào một khu vực cụ thể trong 20 - 30 giây. Đồng thời, chú ý dùng lực ấn nhẹ nhàng nhưng chắc chắn. Hãy rửa sạch tay trước khi bạn massage mặt Có một số kỹ thuật bạn có thể sử dụng để massage mặt. Dưới đây là hướng dẫn sơ bộ:Thực hiện một chuyển động tròn để massage các ngón tay ở vùng thái dương;Dùng lòng bàn tay và các đầu ngón tay để massage 2 bên mặt, bắt đầu từ cắm, hướng lên trán rồi di chuyển tay trở lại vị trí ban đầu;Nhấn 2 ngón tay áp út vào xương lông mày, di chuyển từ góc trong lông mày ra góc ngoài. Sau đó, thực hiện động tác tương tự ở vùng dưới mắt;Dùng ngón cái và ngón trỏ, massage ở các góc ngoài của lông mày, nhẹ nhàng véo nhẹ lông mày và di chuyển dần vào góc trong lông mày;Nhấn các ngón tay lên giữa lông mày, kéo về phía chân tóc. Sau đó, di chuyển dần các ngón tay về phía thái dương;Nhấn mạnh các ngón tay lên khoảng giữa 2 đầu lông mày trong vài giây. Sau đó, bạn tiếp tục nhấn trong khi thực hiện các chuyển động cùng chiều và ngược chiều kim đồng hồ;Dùng ngón trỏ và ngón giữa để ấn xuống dưới gò má. Bắt đầu từ giữa khuôn mặt, di chuyển về phía thái dương;Để có tác dụng mạnh hơn, hãy dùng các đốt ngón tay ấn lên mặt. Bắt đầu từ mũi, di chuyển các ngón tay qua má, đến tai;Dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa để véo nhẹ vùng cằm, véo nhẹ da dần về phía tai,Ấn vào hàm khi di chuyển các ngón tay từ bên ngoài hàm về phía cằm;Thao tác theo chuyển động tròn khi massage vùng dưới dái tai;Dùng mặt ngoài của 2 ngón út, ấn vào cổ theo chiều từ trên xuống dưới;Dùng ngón áp út ấn mạnh vào bên trong lông mày, kéo dần về phía bên ngoài lông mày;Dùng các đầu ngón tay vỗ nhẹ lên khắp các vùng da trên mặt. Sau đó, nhẹ nhàng véo các vùng da có nhiều thịt;Bấm huyệt vào các huyệt đạo trên khuôn mặt hoặc các huyệt đạo trên xoang.Lưu ý: Nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu để massage mặt hoặc nếu bạn muốn điều trị các vấn đề cụ thể như mụn trứng cá, rối loạn khớp thái dương hàm hoặc giảm sẹo. Các chuyên gia có đủ chuyên môn để điều chỉnh kỹ thuật massage mặt cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn. Họ cũng có thể đề nghị thực hiện thêm bất kỳ phương pháp điều trị bổ sung nào.Massage mặt đúng cách là biện pháp tuyệt vời để giúp hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe và giúp trẻ hóa làn da. Ngoài ra, để có làn da sáng đẹp, bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và rèn luyện sức khỏe nhiều hơn.
Nguồn tham khảo: healthline.com, |
|
https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-bien-chung-nhau-bong-non-va-cach-phong-ngua-169211215083513277.htm | 16-12-2021 | Dấu hiệu, biến chứng nhau bong non và cách phòng ngừa | 1.
Nhau bong non
là gì?
Nhau thai
phát triển trong tử cung khi mang thai, bám vào thành tử cung và cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi.
Nhau bong non xảy ra khi nhau thai tách một phần hoặc hoàn toàn khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh. Điều này có thể làm giảm hoặc chặn nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi và gây chảy máu nhiều ở thai phụ.
Hình ảnh nhau bong non.
2. Các triệu chứng của nhau bong non
Nhau bong non rất dễ xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ, đặc biệt là trong vài tuần cuối trước khi sinh. Triệu chứng chính của nhau bong non là chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, đôi khi máu có thể bị tắc lại phía sau nhau thai và khoảng 20% trường hợp không bị chảy máu âm đạo. Lượng máu âm đạo có thể thay đổi rất nhiều và không nhất thiết cho biết nhau thai đã tách khỏi tử cung bao nhiêu phần trăm. Máu có thể bị giữ lại bên trong tử cung, vì vậy ngay cả khi nhau bong non nghiêm trọng, có thể không thấy xuất huyết.
16 bệnh khiến thai phụ có nguy cơ sảy thai, sinh non và dị tật thai nhi
Đọc ngay
Trong một số trường hợp, nhau bong non phát triển chậm (bong nhau thai mạn tính), có thể gây chảy máu âm đạo nhẹ, không liên tục. Thai nhi có thể không phát triển nhanh và thai phụ có thể bị thiểu ối hoặc các biến chứng khác.
Ngoài ra, còn có các dấu hiệu như đau bụng, đau lưng đột ngột, trường hợp nặng sẽ đau dữ dội, tử cung đau hoặc cứng như gỗ, cảm nhận thấy các cơn
co thắt tử cung
, thường đến nối tiếp nhau. Có thể có choáng và có dấu hiệu tiền sản giật.
3. Các biến chứng nhau bong non
Nhau bong non có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé. Đối với người mẹ, nhau bong non có thể dẫn đến tình trạng sốc do mất máu. Thai phụ có thể gặp các vấn đề về đông máu, có nguy cơ suy thận hoặc các cơ quan khác do mất máu. Đối với thai nhi, bong nhau thai có thể làm thai nhi hạn chế tăng trưởng do không nhận đủ chất dinh dưỡng, không nhận đủ oxy dẫn đến sinh non, thai chết lưu.
Khi bị nhau bong non, sản bị mất nhiều máu dẫn đến phải truyền máu.
4. Các phương pháp điều trị nhau bong non
Việc điều trị bong nhau thai phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bong nhau. Bác sĩ sẽ xác định xem bong nhau thai ở mức độ nhẹ, trung bình hay nặng. Nhau bong non nhẹ là hiện tượng mất máu nhưng máu chảy chậm lại và bạn và thai nhi vẫn ổn định.
Phương pháp điều trị cũng sẽ phụ thuộc vào quãng thời gian mang thai. Nếu mất một lượng máu đáng kể, thai phụ có thể cần truyền máu.
Nhau bong non nhẹ ở tuần thứ 24 đến 34:
Nếu thai phụ và thai nhi đang khỏe mạnh, bác sĩ có thể cho thai phụ dùng thuốc để thử và tăng tốc độ phát triển phổi của thai nhi và cho phép chúng tiếp tục phát triển. Nếu thai phụ vẫn ra máu phải ở lại bệnh viện để theo dõi chặt chẽ.
Nhau bong non nhẹ ở tuần thứ 34 trở lên:
Nếu thai phụ sắp sinh đủ tháng, bác sĩ có thể tiến hành biện pháp kích thích chuyển dạ hoặc mổ lấy thai. Nếu thai nhi đã có đủ thời gian để phát triển, sinh sớm hơn có thể làm giảm nguy cơ biến chứng sau này.
Nhau bong non mức độ trung bình đến nặng:
Mức độ bong nhau thai nặng được xác định bằng lượng máu mất đáng kể và để hạn chế các biến chứng cho thai phụ và thai nhi, bác si thường yêu cầu sinh ngay lập tức, thường bằng phương pháp mổ lấy thai.
Trong một số trường hợp nặng, bác sĩ không thể tiến hành cầm máu, có thể phải cắt bỏ tử cung của thai phụ. Tuy nhiên, đây là một trường hợp hiếm gặp của chảy máu nghiêm trọng.
5. Khi nào đến gặp bác sĩ?
Khi thấy các dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhau bong non cần đi khám hoặc liên với bác sĩ ngay lập tức.
Nguyên nhân của nhau bong non có thể bao gồm chấn thương hoặc chấn thương vùng bụng như do tai nạn, ngã hoặc mất nhanh chóng chất lỏng bao quanh và nước ối trong tử cung.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhau bong non ở phụ nữ mang thai bao gồm:
Nhau bong non trong lần mang thai trước không phải do chấn thương bụng
Huyết áp cao
mạn tính (tăng huyết áp)
Các vấn đề liên quan đến tăng huyết áp khi mang thai, bao gồm tiền sản giật, hội chứng
HELLP
hoặc sản giật
Bị ngã, va đập hoặc bị đánh vào bụng
Thai phụ hút thuốc
Sử dụng cocaine trong thời kỳ mang thai
Vỡ ối
sớm, gây rò rỉ nước ối trước khi kết thúc thai kỳ
Nhiễm trùng bên trong tử cung khi mang thai
Lớn tuổi, đặc biệt là trên 40 tuổi.
Khám thai là việc quan trọng để theo dõi sức khỏe của thai phụ và phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn.
6. Phòng ngừa nhau bong non
Có thể giảm các yếu tố nguy cơ nhất định như phụ nữ, nhất là khi mang thai không hút thuốc hoặc sử dụng chất gây nghiện. Giữ huyết áp ở mức ổn định. Nếu thai phụ bị huyết áp cao cần được bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh chặt chẽ.
Nếu bạn bị chấn thương bụng do tai nạn, ngã… cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Nếu đã từng bị bong nhau thai và đang có kế hoạch mang thai khác, cần đi khám để dược bác sĩ tư vấn trước khi thụ thai để xem liệu có cách nào để giảm nguy cơ sảy thai do bong nhau thai hay không.
Nhau tiền đạo ở phụ nữ mang thai và hướng điều trị
SKĐS - Nhau tiền đạo xảy ra khi nhau thai che đi phần mở của cổ tử cung trong những tháng cuối của thai kỳ. Tình trạng này có thể gây chảy máu nghiêm trọng trước hoặc trong khi chuyển dạ.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Trưa 14/12: F0 tăng quá nhanh, Hà Nội khẩn trương lên kịch bản 3000 ca/ngày | SKĐS |
https://suckhoedoisong.vn/dung-thuoc-bo-than-trang-duong-troi-noi-than-chua-bo-duong-chua-trang-da-ruoc-benh-trong-169220815124658538.htm | 16-08-2022 | Suy tuyến thượng thận do dùng thuốc bổ thận tráng dương | 1.
Lạm dụng thuốc
"ông uống bà khen" và cái kết là suy tuyến thượng thận
Một người đàn ông ngoài 50 tuổi (ở Buôn Mê Thuột), đang khỏe mạnh, bỗng dưng gặp phải các triệu chứng mệt mỏi, đau nhức, chán ăn, mặt béo, rậm lông… và đặc biệt là rất "chán đời" trong vấn đề cương dương, quan hệ tình dục…
Sau nhiều lần đi khám ở nhiều bệnh viện từ tuyến dưới lên tuyến trên, bệnh nhân nhận được kết quả
suy tuyến thượng thận
nặng do lạm dụng corticoid.
Bệnh nhân rất ngạc nhiên, bởi chưa bao giờ dùng loại thuốc nào có tên là corticoid. Tuy nhiên, qua biểu hiện lâm sàng và kết quả xét nghiệm máu, đánh giá chức năng tuyến thượng thận, thì ông đã lạm dụng corticoid trong một thời gian dài đã gây ra hậu quả suy tuyến thượng thận nặng.
Theo lời kể của bệnh nhân, trước đó vài năm, vợ ông nghe mách có loại thuốc "bổ thận tráng dương, ông uống bà khen" của Hàn Quốc, nên mua về cho ông sử dụng.
Tuyến thượng thận rất nhỏ nhưng có vai trò rất lớn đối với cơ thể
Thời gian đầu ông thuốc thuốc thấy hiệu nghiệm đúng như lời ca tụng, nên ông uống đều đặn. Một năm sau thuốc hết, nếu không được uống thuốc thì ông thấy mệt mỏi, đau nhức không thể chịu nổi. Do đó vợ ông đã tìm mua một loại thuốc được mách là "có tác dụng tương tự", nhưng của Trung Quốc. Một thời gian sau thì tình trạng mệt mỏi đau nhức triền miên, suy giảm mọi chức năng. Đặc biệt là nếu không uống thuốc thì sức khỏe trở nên tồi tệ, suy sụp...
BS.Võ Đức Chiêu (Phòng khám Nguyễn Dũng - Buôn Mê Thuột), người tiếp nhận ca bệnh nói trên, cho biết: Hiện bệnh nhân đang trong tình trạng lệ thuộc thuốc. Để điều trị "cai corticoid" và phục hồi chức năng của tuyến thượng thận, là một hành trình vô cùng gian nan. Bác sĩ sẽ phải cân nhắc rất kỹ để lựa chọn cai corticoid hay tiếp tục để bệnh nhân sử dụng corticoid. Các biện pháp giải quyết những hậu quả của những loại "thuốc thần thánh" này là rất phức tạp.
Suy tuyến thượng thận nguy hiểm thế nào? Các thuốc dùng để chữa
ĐỌC NGAY
2.Vì sao thuốc nam lại gây suy tuyến thượng thận?
Bản thân thuốc nam,
thuốc gia truyền
, nếu được bào chế chuẩn và dùng đúng, không hề gây ra suy tuyến thượng thận.
Tuy nhiên, các loại thuốc nam, thuốc đông y hiện tại được quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, cũng như các kênh "truyền miệng"… đa phần không rõ nguồn gốc, không có bảo đảm về bào chế cũng như các thành phần của thuốc.
Để tăng nhanh tác dụng của thuốc, khiến người sử dụng tin tưởng ngay chỉ sau một vài lần sử dụng, các thuốc "thần thánh" này thường được trộn một loại tân dược, đó là
corticoid
. Và chính tác dụng phụ của corticoid được pha trộn các loại thuốc nam, gây suy tuyến thượng thận và gây hội chứng giả Cushing cho người sử dụng.
Trong cơ thể, tuyến thượng thận rất nhỏ, nằm ở phía trên 2 quả thận. Đây là tuyến nội tiết gồm phần tủy nằm ở bên trong và phần vỏ nằm ở bên ngoài. Phần tủy có nhiệm vụ tiết các hormon để duy trì, ổn định nhịp tim, huyết áp. Phần vỏ tuyến thượng thân tiết hormon cortisol (corticoid), góp phần tham gia vào quá trình kiểm soát trao đổi chất, chức năng miễn dịch, viêm của cơ thể.
Theo BS.Võ Đức Chiêu: Corticoid khi được phát hiện ra, nó giống như một thần dược, có tác dụng "hồi dương". Nghĩa là khi sử dụng thì cho tác dụng tốt ngay, bệnh nhân khỏe mạnh lạ thường. Tuy nhiên thuốc lại có rất nhiều tác dụng phụ và gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu lạm dụng.
Bệnh nhân cần được lấy máu xét nghiệm nồng độ cortisol và đánh giá chức năng của tuyến thượng thận.
Corticoid dạng thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, chống viêm và thường được dùng trong điều trị rất hiệu quả trong các bệnh liên quan đến miễn dịch và dị ứng, viêm... Tuy nhiên, đây là loại thuốc phải được kê toa và sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.
Khi dùng thuốc, tùy vào liều lượng, thời gian điều trị, đường dùng thuốc (uống, tiêm, hít, xịt, thoa ngoài da...) thành phần tổng hợp của thuốc… mà corticoid gây ra các tác dụng phụ khác nhau.
Trong đó, suy tuyến thượng thận là tác dụng phụ thường gặp do ngưng thuốc đột ngột khi đang sử dụng corticoid liều cao hoặc lạm dụng corticoid kéo dài.
Về tác dụng phụ này, BS.Võ Đức Chiêu giải thích: Hằng ngày, tuyến thượng thận sẽ đều đặn sản xuất ra một lượng corticoid vừa đủ cho cơ thể. Khi nhận được tín hiệu cơ thể đã có corticoid (từ bên ngoài đưa vào) thì tuyến thượng thận sẽ ngưng sản xuất hormon này. Việc lạm dụng corticoidsẽ gây rối loạn chức năng và ức chế hoạt động của tuyến thượng thận. Khi ngưng corticoid đột ngột, tuyến thượng thận không thể hoạt động trở lại bình thường, giảm chức năng tiết hormon, dẫn đến mất cân bằng các quá trình chuyển hóa trong cơ thể và gây suy tuyến thượng thận.
3. Các biểu hiện
do lạm dụng corticoid
Mệt mỏi, yếu cơ, ăn không ngon, sụt cân, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, sốt, đau đầu,hạ đường huyết, hạ huyết áp, rối loạn tâm thần, lơ mơ, hội chứng giả Cushing… là các biểu hiện điển hình của lạm dụng corticoid gây "nghiện" và gây suy tuyến thượng thận. Nếu không tiếp tục được sử dụng thuốc, bệnh nhân sẽ rất khó chịu, thậm chí rơi vào hôn mê.
Hội chứng giả Cushing do sử dụng cortoicoid cần làm các xét nghiệm để chẩn đoán. Hội chứng này cũng có các biểu hiện yếu cơ, teo cơ, nhanh mệt, loãng xương các vết rạm da màu tím và dễ bầm tím, thậm chí gây tăng huyết áp; rối loạn tâm thần có thể nặng từ dễ kích thích, tính tình không ổn định đến trầm cảm nặng, rối loạn hành vi.
4.Điều trị suy tuyến thượng thận do lạm dụng corticoid
Chưa có một loại thuốc nào được dùng để điều trị đặc hiệu cho suy tuyến thượng thận do lạm dụng corticoid. Để điều trị tình trạng này, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa nội tiết điều trị. Tùy tình trạng bệnh sẽ được chỉ định cai thuốc và phải được xét nghiệm máu để theo dõi nồng độ cortisol. Việc cai thuốc nhằm mục tiêu tránh bị suy thượng thận chức năng và các tác dụng phụ khác do thuốc gây ra.
-
Giảm thuốc từ từ thời gian sử dụng
thuốc:
Người bệnh giảm thời gian dùng corticoid một cách từ từ, sau đó, giãn dần thời gian dùng thuốc, đến khi các xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ cortisol và đánh giá chức năng thượng thận cho thấy được ngưng sử dụng hẳn thuốc.
-Giảm từ từ liều thuốc:
Người bệnh cần giảm liều thuốc từ từ, từ liều cao đến liều sinh lý. Sau đó khi các kết quả xét nghiệm kiểm tra nồng cortisol và đánh giá suy thượng thận đạt mức chuẩn thì người bệnh có thể ngưng dùng thuốc.
Lạm dụng corticoid gây ra nhiều tác dụng phụ.
Đa phần suy tuyến thượng thận do lạm dụng quá mức corticoid đềucó thể chữa khỏi.Tuy nhiên, đây là một bệnh lý phức tạp, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cả bác sĩ và bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân rất cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi và điều trị để phục hồi lại chức năng của tuyến thượng thận.
Thời gian để phục hồi chức năng của tuyến thượng thận cũng khác nhau, phụ thuộc vào thời gian người bệnh dùng các thuốc có chứa corticoid trước đó. Nếu dùng càng lâu thì thời gian để phục hồi chức năng tuyến thượng thân càng dài. Một số trường hợp nặng, chức năng tuyến thượng thận có thể không hồi phục được và phải dùng corticoid thay thế suốt đời.
- Đa số các thuốc kháng viêm, giảm đau mạnh đều có nguồn gốc từ corticoid.
- Các thuốc được quảng cáo là thuốc gia truyền, thuốc đông y, thuốc tễ, cao dán… điều trị chứng bệnh đau nhức xương khớp, hoặc viêm mũi xoang, hen suyễn, bổ thận tráng dương… cho tác dụng nhanh cũng thường trộn thành phần corticoid với hàm lượng cao.
Do đó, để an toàn dùng thuốc, tuyệt đối không tự mua các thuốc kháng viêm giảm đau không có toa, không rõ nguồn gốc.
Nếu muốn điều trị bệnh theo phương pháp y học cổ truyền, người bệnh nên đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa hoặc khoa y học cổ truyền. Không nên tin và mua thuốc trên mạng về sử dụng. Không khám và dùng thuốc tại cơ sở đông y tư nhân chưa được cấp phép.
Mời độc giả xem thêm video:
Những bài thuốc giúp phòng ngừa và trị cảm cúm
Thu Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy nhập họ và tên
Đăng nhập để tham gia bình luận
Bình luận không đăng nhập
Gửi
Đăng nhập với socail
Facebook
Google
Ghi nhớ tài khoản
Đăng nhập
Thông báo
Bạn đã gửi thành công. |
https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-dau-hieu-tram-cam-o-thanh-thieu-nien-169230213140153257.htm | 14-02-2023 | Nhận biết dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên | Thế nhưng nhiều bậc cha mẹ không biết con mình bị
trầm cảm
. Họ phát hiện thấy con mình học hành sút kém, hay quên, mất tập trung, một số khác nhận ra con có những thay đổi (ít nói chuyện với người nhà, hay ở một mình, không cởi mở như trước nữa)....
Họ cho rằng con bước vào
tuổi dậy thì
thay đổi tâm tính. Chỉ khi vấn đề trở lên trầm trọng mới tìm kiếm bác sĩ.
Các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên
Các biểu hiện cơ bản của rối loạn trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên tương tự như ở người lớn nhưng có liên quan đến những mối quan tâm điển hình của trẻ em, như học tập và chơi đùa.
Trẻ có thể không giải thích được cảm xúc bên trong hoặc tâm trạng. Trầm cảm nên được xem xét khi những đứa trẻ trước đây hoạt động tốt trở nên kém đi ở trường, rút khỏi xã hội, hoặc có hành vi phạm pháp.
Các biểu hiện cơ bản của rối loạn trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên tương tự như ở người lớn nhưng có liên quan đến những mối quan tâm điển hình của trẻ em, như học tập và chơi đùa.
Ở một số trẻ bị rối loạn trầm cảm, tâm trạng nổi trội là khó chịu hơn là nỗi buồn (một sự khác biệt quan trọng giữa tuổi nhỏ và người lớn). Sự khó chịu liên quan đến trầm cảm ở trẻ em có thể biểu hiện như là hoạt động quá mức và hành vi hung hăng, chống lại xã hội.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, trầm cảm biểu hiện một số hoặc bao gồm tất cả các triệu chứng sau:
Thường xuyên cảm thấy buồn bã hoặc bực bội, khó chịu, hoặc đôi khi cảm thấy đầu óc trống rỗng. Trẻ có thể cáu gắt, quát nạt em, chống đối lại bố mẹ
Giảm hoặc mất quan tâm, hứng thú trong công việc và sinh hoạt mà trước đây trẻ thích, không thích đến những chỗ đông người, nhanh chóng chán nản các trò chơi.
Ăn nhiều hơn hoặc ít hẳn đi, ăn không ngon.
Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, nằm một hai tiếng đồng hồ mới vào giấc, giấc ngủ bị gián đoạn, có thể bị giật mình, thức giấc sớm hoặc cũng một số ít trẻ ngủ nhiều.
Lo lắng nhiều một cách vô cớ, hỏi lặp đi lặp lại nhiều lần
Cảm thấy mình không xứng đáng, mất tự tin hoặc thấy mình là nỗi xấu hổ/ bận tâm cho những người xung quanh
Giảm khả năng tập trung chú ý, dẫn đến không tiếp thu được bài học, do dự, khó khăn khi quyết định công việc
Giảm hoặc mất trí nhớ, hay quên, nói trước quên sau, khó trong việc ghi nhớ bài học.
Mệt mỏi hoặc mất sinh lực, thấy khó khăn ngay cả với việc đơn giản
Có ý nghĩ không muốn sống, có thể thấy cuộc sống vô nghĩa.
Rối loạn cơ thể: Đau đầu, đau bụng, nhức mỏi, buồn nôn... thường xuyên.
Đặc biệt, ở giai đoạn vị thành niên và thanh thiếu niên hay có trạng thái cảm xúc đặc trưng là có ý nghĩ mình vô dụng, có ý nghĩ và hành vi tự xâm hại bản thân, ý nghĩ tự sát, tự tử.
Biện pháp xử lý và cách hạn chế
Các biện pháp đồng thời hướng vào gia đình và trường học và phải kèm theo việc điều trị trực tiếp cho trẻ để tiếp tục tăng cường hoạt động chức năng và cung cấp chỗ ở thích hợp cho việc giáo dục.
Ở một số trẻ bị rối loạn trầm cảm, tâm trạng nổi trội là khó chịu hơn là nỗi buồn (một sự khác biệt quan trọng giữa tuổi nhỏ và người lớn).
Đối với thanh thiếu niên, sự kết hợp của liệu pháp tâm lý và thuốc chống trầm cảm thường có hiệu quả cao hơn phương thức sử dụng đơn lẻ nhưng cần được theo dõi chặt chẽ
Cũng như ở người lớn, sự tái phát là phổ biến. Trẻ em và vị thành niên nên được điều trị trong ít nhất 1 năm sau khi các triệu chứng đã hết. Hầu hết các chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ em có trải qua ≥ 2 giai đoạn trầm cảm chủ yếu được điều trị vô thời hạn.
Mặt khác, các bậc cha mẹ cùng quan tâm chia sẻ mọi khó khăn, vui buồn trong cuộc sống. Học cách làm bạn với con dù trẻ ở bất cứ lứa tuổi nào. Sắp xếp các hoạt động sinh hoạt hàng ngày phù hợp, không đặt ra nhiều kỳ vọng cũng như gây thêm cho trẻ các áp lực về thành tích học tập để trẻ có được tâm lý tốt. Đặc biệt lư tâm đến biểu hiện và những thay đổi nhỏ của trẻ để có hướng xử lý kịp thời.
Xem thêm video được quan tâm
Sáng 13/2: Quân đội điều 76 chiến sĩ đến Thổ Nhĩ Kỳ, Thượng Úy hoãn đám cưới để nhận nhiệm vụ |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/lam-the-nao-de-phau-thuat-tham-my-an-toan-ben-dep-20220531193910501.htm | 20220531 | Làm thế nào để phẫu thuật thẩm mỹ an toàn, bền đẹp? | Theo đó, các cơ sở thẩm mỹ xuất hiện ngày một nhiều, vậy làm sao để cuộc phẫu thuật được an toàn, bền đẹp?
Nhiều người chưa có cái nhìn đúng đắn và chưa chuẩn bị tốt cho bản thân trước khi tham gia phẫu thuật thẩm mỹ nên gặp phải những rủi ro rất đáng tiếc. Hiện nay, các dịch vụ nâng ngực, hút mỡ, cắt mí, nâng mũi… đều nhận được sự quan tâm rất lớn.
Nhằm giúp chị em có cái nhìn đúng đắn hơn và làm đẹp an toàn, chất lượng hơn, bác sĩ thẩm mỹ Đặng Duy Nam chỉ ra các tiêu chí nhất định phải áp dụng để lựa chọn đúng người, tránh rủi ro không đáng có.
Chỉ chọn bác sĩ có chuyên môn tại các bệnh viện lớn
Nâng ngực hay hút mỡ đều là đại phẫu phức tạp, cần được thực hiện tại các bệnh viện lớn và bác sĩ có chuyên môn. Điều này đảm bảo phán đoán nhanh và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình phẫu thuật, dù có gây ảnh hưởng tới sự an toàn hay không.
Trong thẩm mỹ, trình độ và tay nghề của bác sĩ sẽ quyết định 80-90% sự thành công của ca phẫu thuật. Số phần trăm còn lại phụ thuộc vào trang thiết bị và ekip chuyên nghiệp, có chuyên môn, nhạy bén.
Hiểu cơ bản về phẫu thuật thẩm mỹ để không bị "dắt mũi" bởi các "bác sĩ online"
"Có tìm hiểu và tổng hợp kiến thức cơ bản về phẫu thuật thẩm mỹ là cực kì cần thiết. Điều này giúp các bạn có cái nhìn đúng hơn cũng như chọn lọc được thông tin "review" nào là đúng. Việc tham khảo ý kiến thực tế từ những người đã phẫu thuật nâng ngực, hút mỡ bụng là cần thiết. Nhưng các bạn cần chọn lọc thông tin cho tốt vì có nhiều "bác sĩ online" đang hành nghề ở khắp nơi" - bác sĩ Đặng Nam nhận định.
Nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân
Sức khỏe là yếu tố đầu tiên, quyết định bạn có đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật hay không. Có nhiều chị em rất "máu" làm đẹp mà bỏ qua vấn đề thể trạng cơ thể, như vậy rất nguy hại cho sức khỏe.
- Nếu bản thân đang mắc một số bệnh lý về u, tim mạch, huyết áp thấp, xơ gan, bệnh lý tuyến giáp, basedow… thì không được thực hiện phẫu thuật, đặc biệt là đại phẫu như nâng ngực, hút mỡ. Với tiểu phẫu xâm lấn như cắt mí, nâng mũi cũng cần hội chuẩn, xem xét kỹ lưỡng.
- Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt không được thực hiện phẫu thuật, vì dễ gây tình trạng đông máu, khó khăn cho việc cầm máu sau phẫu thuật.
- Xác định tâm lý rõ ràng, thoải mái khi quyết định "dao kéo". Có nhiều chị em hành động theo số đông, cảm tính, sau một thời gian cảm thấy không phù hợp thì hối hận, muốn tháo túi độn... Như vậy vừa tốn thời gian, tốn công sức lại hao tổn kinh tế.
Nhận thức đúng đắn về phẫu thuật thẩm mỹ
Có không ít chị em tham gia phẫu thuật thẩm mỹ với kỳ vọng quá cao. Nhiều chị em tưởng rằng ai phẫu thuật cũng đẹp như mơ ước. Một số trường hợp rất thành công nhưng bản thân chị em lại thấy không vừa ý.
"Tôi hy vọng các chị em hiểu được rằng, trong phẫu thuật thẩm mỹ chỉ có sự phù hợp, hài hòa chứ không có cái gọi là vẻ đẹp tuyệt đối. Hơn nữa, mỗi cơ thể khác nhau, cơ địa khác nhau thì không thể nào có cùng một trải nghiệm, cùng một kết quả giống nhau được. Nếu cứ mãi nhận thức rằng cứ làm là đẹp thì chẳng bao giờ bạn cảm thấy vừa lòng và hạnh phúc"- BS Đặng Nam nhấn mạnh.
"Phẫu thuật thẩm mỹ không chỉ mang lại sắc vóc mới mẻ, đẹp hơn cho chị em mà còn giúp các bạn trở nên tự tin và hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đến vấn đề đẹp thôi là chưa đủ. Trong phẫu thuật thẩm mỹ cần duy trì song song 2 yếu tố: Tính an toàn và tính thẩm mỹ. Trước khi quyết định lựa chọn một cơ sở, một bác sĩ nào đó để trao niềm tin, các bạn cần có những tiêu chí cho việc này để có kết quả tốt hơn. Đặc biệt, tránh đặt nặng vấn đề và kỳ vọng quá mức về một tiêu chuẩn nào đó cho cái đẹp"- bác sĩ Đặng Nam cho biết thêm. |
https://suckhoedoisong.vn/luu-y-dieu-tri-roi-loan-lipid-mau-tren-nen-benh-dai-thao-duong-type-2-169230618002129732.htm | 19-06-2023 | Lưu ý điều trị rối loạn lipid máu trên nền bệnh đái tháo đường type 2 | 1. Thế nào là
rối loạn lipid máu
? Rối loạn lipid máu gây ra những hậu quả gì?
TS.BS. Lê Quang Toàn, Trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Theo TS.BS. Lê Quang Toàn, Trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, rối loạn lipid máu (hay còn gọi là
mỡ máu cao
) là tình trạng bất thường của các thành phần lipid trong máu về lượng hoặc chất.
Những bất thường này làm tăng nguy cơ mắc các
bệnh tim mạch
do
xơ vữa động mạch
mà hậu quả bao gồm
nhồi máu cơ tim
, tắc mạch não.
Các rối loạn lipid máu chính bao gồm tăng các thành phần lipid gây xơ vữa động mạch, đứng đầu là LDL-Cholesterol, sau đó là Triglycerid, hoặc giảm thành phần chống xơ vữa động mạch là HDL-C.
Rối loạn lipid máu, chủ yếu là về các thành phần cholesterol như vậy là nguyên nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch. Tăng Triglycerid là yếu tố thứ yếu gây xơ vữa động mạch, nhưng nếu tăng quá cao, đặc biệt là tình trạng tăng vọt sau uống bia rượu, là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm tụy cấp.
2. Rối loạn lipid máu trên nền bệnh
đái tháo đường type 2
có đặc điểm gì?
TS.BS. Lê Quang Toàn cho biết, người bệnh đái tháo đường type 2 có nguy cơ mắc rối loạn lipid máu cao hơn những người bình thường. Các đặc điểm của rối loạn lipid máu trong đái tháo đường type 2 là tăng Triglycerid, giảm HDL-C và đặc biệt là có tăng thành phần LDL-C nhỏ và đặc.
Chính vì vậy mà người bệnh đái tháo đường type 2 bị các biến cố do bệnh tim mạch xơ vữa động mạch như nhồi máu cơ tim,
tai biến mạch máu não
gấp 2 đến 3 lần so với người không mắc đái tháo đường.
Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.
3.
Điều trị rối loạn lipid máu
trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 như thế nào?
Mục tiêu chính trong điều trị rối loạn lipid máu ở người bệnh đái tháo đường type 2 là giảm mức LDL-C xuống dưới 2,6 mmol/L nếu chưa bị các biến cố tim mạch xơ vữa và xuống dưới 1,8 mmol/L nếu đã có biến cố tim mạch xơ vữa.
Để đạt được mục tiêu đó, người bệnh cần lưu ý:
3.1. Chế độ dinh dưỡng và vận động
Đường huyết ổn định, người bệnh đái tháo đường có nên dừng thuốc?
ĐỌC NGAY
TS.BS. Lê Quang Toàn khuyến cáo người bệnh cần hạn chế tiêu thụ chất béo có nguồn gốc động vật như thịt mỡ, bơ, phomai…; các loại thức ăn nguồn gốc động vật có nhiều cholesterol như phủ tạng, thịt đỏ, hải sản (như tôm, cua...) và lòng đỏ trứng.
Nên ăn chất béo không bão hòa như các loại dầu thực vật. Đặc biệt nên ăn cá 2 – 3 ngày mỗi tuần vì cá chứa nhiều các axit omega-3 có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch xơ vữa.
Ngoài ra, cần hạn chế bia rượu vì nó thường làm tăng Triglycerid, mà có thể gây viêm tụy cấp. Các thức ăn đường bột cũng cần hạn chế vì chúng không chỉ gây tăng đường máu mà còn gây
tăng Triglycerid máu
.
Về vận động, cần đạt được ít nhất 150 phút hoạt động thể lực cường độ trung bình (tương đương đi bộ 5 – 6 km/giờ) mỗi tuần. Tùy vào thể trạng, người bệnh có thể lựa chọn cho mình hình thức vận động phù hợp như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, bơi lội...
3.2. Sử dụng thuốc điều chỉnh lipid máu
Chế độ dinh dưỡng và vận động có vai trò rất cần thiết đối với người bệnh đái tháo đường rối loạn lipid máu. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh dù đã tuân thủ vẫn không đạt được mục tiêu điều trị, do có tới 25% người bệnh có rối loạn lipid máu mức trung bình do yếu tố gene di truyền.
Các thuốc điều chỉnh lipid máu nhằm giúp đạt mục tiêu chính - giảm LDL-cholesterol. Thuốc đầu tay được chỉ định trong trường hợp này là
nhóm statin
với liều thích hợp. Khi sử dụng thuốc này, người bệnh lưu ý không được uống thuốc cùng nước ép bưởi bởi có thể gây tương tác bất lợi nguy hiểm.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn phối hợp statin với ezetimibe cho những người bệnh vừa có hội chứng mạch vành cấp thời gian gần đây, nồng độ LDL-C ≥50 mg/dL (1,3 mmol /L) hoặc cho những bệnh nhân không dung nạp với statin cường độ cao.
Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng thuốc, cách uống thuốc... Không tự ý sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc.
Bên cạnh đó, TS.BS. Lê Quang Toàn cảnh báo, vào mùa hè thời tiết nóng bức, nhiều người bệnh có xu hướng ngại đi khám mà tự ý dừng thuốc hoặc dùng lại đơn thuốc cũ... Điều này đôi khi rất nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần tái khám định kỳ đúng hẹn với bác sĩ để đánh giá tình trạng bệnh cũng như hiệu quả điều trị. Từ đó, bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc sao cho phù hợp.
Mời bạn đọc xem tiếp video:
Loại Quả Màu Tím Giúp Bổ Mắt, Phòng Đủ Bệnh | SKĐS
Minh Tâm
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy nhập họ và tên
Đăng nhập để tham gia bình luận
Bình luận không đăng nhập
Gửi
Đăng nhập với socail
Facebook
Google
Ghi nhớ tài khoản
Đăng nhập
Thông báo
Bạn đã gửi thành công. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ga-tay-va-ga-thuong-loai-nao-co-nhieu-protein-hon-vi | Gà Tây và gà thường: Loại nào có nhiều Protein hơn? | Protein- chất đạm là một thành phần thiết yếu trong một chế độ ăn uống cân bằng. Mặc dù nó có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, gà và gà tây là một trong những thực phẩm giàu protein phổ biến nhất. Bài viết này tìm hiểu về hàm lượng protein của gà tây và thịt gà thường.
1.Tinh đạm trong phần thịt trắng
Hầu hết thịt trắng trong thịt gà và gà tây đến từ phần ngực và cánh. Màu sắc của những phần thịt này thường sáng màu hơn so với các phần thịt đen của gia cầm do hàm lượng protein myoglobin thấp hơn. Myoglobin vận chuyển và lưu trữ oxy trong cơ bắp và chịu trách nhiệm cho màu nâu đỏ của thịt.1.1 Thịt ứcThịt ức là một trong những cách cắt thịt gia cầm phổ biến nhất, đặc biệt phổ biến với những người tập thể dục và ăn kiêng do có hàm lượng protein cao và hàm lượng calo thấp.Dưới đây là so sánh về hàm lượng protein trong 1 ounce (28 gram) thịt ức nướng:Ức gà thường: 9 gramỨc gà tây: 8 gramTuy nhiên, về mặt dinh dưỡng, sự khác biệt này là không đáng kể. Cả hai loại gà đều cung cấp hàm lượng protein tốt cho cơ thể. Thịt ức gà có hàm lượng protein cao và hàm lượng calo thấp 1.2 Thịt cánhThịt trắng từ cánh của cả gà thường và gà tây về mặt dinh dưỡng rất giống với phần thịt ức. Hàm lượng protein gần như giống nhau cho cả hai loài gà.Cả thịt gà và thịt gà tây đều cung cấp khoảng 9 grams protein mỗi ounce (28 gram) thịt cánh.
2.Tinh đạm trong phần thịt đen
Thuật ngữ thịt đen được sử dụng để mô tả các vết cắt của thịt với màu nâu đỏ. Các vết cắt có sắc tố này do nồng độ protein myoglobin cao. Vì myoglobin hỗ trợ trong việc vận chuyển và lưu trữ oxy trong các tế bào cơ, thịt sẫm màu thường được tìm thấy trong các nhóm cơ hoạt động nhiều hơn, chẳng hạn như chân và đùi của gà và gà tây.Mỗi ounce (28 gram) thịt đùi của gà tây cung cấp thêm một gram protein so với thịt gà:Đùi gà thường: 7 gramĐùi gà tây: 8 gramMặc dù thịt đùi gà tây có lượng protein cao hơn trong so sánh này, một gram protein mỗi ounce (28 gram) dường như không tạo ra nhiều khác biệt về tổng thể.
3.Gà tây hay gà thường tốt hơn? Ức gà chứa nhiều vitamin B6 Cả gà và gà tây đều cung cấp hàm lượng protein cao và có thể là một thành phần lành mạnh trong chế độ ăn uống cân bằng. Kết hợp một lượng vừa phải thịt gà hoặc gà tây vào chế độ ăn có thể là một cách lành mạnh để đáp ứng nhu cầu protein của cơ thể.Khi quyết định lựa chọn thực phẩm nào có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cá nhân và mục tiêu sức khỏe tốt nhất, tổng hàm lượng dinh dưỡng, bao gồm calo, chất béo, vitamin và khoáng chất, nên được xem xét cùng với protein.3.1 Calo và chất béoViệc chú ý đến lượng calo và chất béo của thực phẩm là cần thiết tùy thuộc vào mục tiêu sức khỏe của khách hàng.Chất béo cũng là thành phần thiết yếu trong một chế độ ăn uống lành mạnh và các loại gia cầm có chứa các loại chất béo lành mạnh khác nhau. Tuy nhiên, chất béo là nguồn calo cao hơn so với protein. Đồng nghĩa với phần thịt có chất béo cao hơn sẽ có nhiều calo hơn so với những phần thịt nạc.Thịt sẫm màu ở cả gà thường và gà tây đều có nhiều chất béo hơn thịt trắng. Điều này có xu hướng đúng với các loại gia cầm khác. Những miếng thịt gà thường sẫm màu có nhiều chất béo và calo hơn không đáng kể so với những miếng thịt gà tây sẫm màu. Điều tương tự cũng đúng với thịt trắng của hai loại gia cầm này, vì thịt gà tây ít calo hơn thịt gà thường. Việc ăn da gà của bất kỳ loại gà nào đều có thể khiến cơ thể có lượng chất béo và calo cao hơn mức nhu cầu.Vì vậy, việc lựa chọn gà tây hay gà thường là tùy vào sở thích mỗi người và cả hai loại đều là nguồn thực phẩm bổ dưỡng.3.2 Vitamin và chất khoángMặc dù không có sự khác biệt đáng kể về hàm lượng vitamin và khoáng chất giữa thịt gà thường và gà tây, nhưng có thể có một số biến thể của các chất dinh dưỡng này giữa thịt trắng và thịt đen nói chung.Ví dụ, ức gà chứa nhiều niacin và vitamin B6 hơn chân gà, trong khi chân gà chứa nhiều kẽm hơn so với ức gà. Do đó, nếu người dùng muốn tăng lượng kẽm, thịt sẫm màu có thể là lựa chọn tốt hơn, trong khi nếu có nhu cầu tăng vitamin B, thịt trắng có thể là lựa chọn phù hợp hơn. Vì vậy, việc ăn đa dạng các phần thịt là cách tốt để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng. Bài viết tham khảo: Healthline.com |
|
https://suckhoedoisong.vn/xuat-huyet-nao-nguy-hiem-nhu-the-nao-169240201081353306.htm | 03-02-2024 | Xuất huyết não nguy hiểm như thế nào? | Theo nghiên cứu,
xuất huyết não
ít gặp hơn
nhồi máu não
chiếm khoảng 20% nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn.
Nguy kịch do viêm màng não mủ sau tai nạn giao thông
Lợi ích của tập thể dục đối với hoạt động não bộ
Nguyên nhân, đối tượng dễ
mắc xuất huyết não
- Nguyên nhân xuất huyết não
+ Xuất huyết não tiên phát:
Do bệnh lý xơ vữa, thoái hóa vi thể thành mạch thường do hậu quả của
tăng huyết áp
kéo dài, rối loạn mỡ máu. Khi người bệnh có cơn tăng huyết áp sẽ làm tăng áp lực lên thành mạch yếu và vỡ ra gây chảy máu não.
Vùng chảy máu sẽ đè đầy trực tiếp mô não xung quanh, sẽ gây viêm hoại tử mô não và làm nhồi máu não thứ phát, và tiếp diễn quá trình hoại tử và khiến xuất huyết tiếp tục và khó cầm, khiến khối xuất huyết tăng dần. Khi kích thước đủ lớn sẽ chèn ép não, tăng áp lực nội sọ, phù não nặng, gây tụt kẹt não và chết não.
+ Xuất huyết não thứ phát:
Căn nguyên dị dạng mạch máu (phình mạch, thông động-tĩnh mạch, rò động-tĩnh mạch màng cứng, dị dạng mạch thể hang), biến chứng chảy máu sau nhồi máu, bệnh lý rối loạn đông máu, các khối u não chảy máu. Diễn biến sau đó cũng gây vòng xoáy bệnh lý như trên. Xuất huyết não do chấn thương sọ não có cách xử trí khác liên quan đến ngoại khoa nên thường không đề cập trong đột quỵ xuất huyết não.
Về mặt vị trí, chảy máu trong não không do chấn thương được chia thành xuất huyết dưới màng cứng, xuất huyết khoang dưới nhện, xuất huyết trong nhu mô não và xuất huyết trong não thất. Mỗi vị trí chảy máu cỏ thể gợi ý vùng tổn thương, mạch máu tổn thương, dạng xuất huyết để có phương án xử trí thích hợp.
Yếu tố nguy cơ mắc xuất huyết não:
+ Tuổi cao, tiền sử
đột quỵ não
, nghiện rượu, nghiện ma túy
+ Người mắc bệnh lý nền như: tăng huyết áp, rối loạn đông máu, dùng thuốc chống đông, điều trị thuốc tiêu sợi huyết (trong nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim cấp), dị dạng động mạch não, viêm mạch, bệnh amyloidosis não, u tân sinh nội sọ.
HÌnh ảnh tổn thương xuất huyết não
Biểu hiện xuất huyết não
Các triệu chứng xảy ra đột ngột, dữ dội, thường là trong khi vận động nặng. Với biểu hiện bao gồm nôn, đau đầu dữ dội, rối loạn ý thức. Thường nặng trong những giờ đầu ở bệnh nhân xuất huyết não. Sau 12 giờ đầu, bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn.
Đôi khi có dấu hiệu màng não. Ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân có dấu hiệu sốt, bạch cầu ngoại vi tăng cao. Đây là điểm khác biệt so với nhồi máu não.
Ngoài ra, xuất huyết não còn có biểu hiện: Chóng mặt, mất thăng bằng và phối hợp vận động, nhạy cảm với ánh sáng, có vấn đề về tầm nhìn ở một hoặc cả hai mắt, cổ cứng, liệt hoặc bất tỉnh trong trường hợp nặng. Yếu một cánh tay hoặc chân. Mất tỉnh táo, hôn mê. Khó nói hoặc khó hiểu được lời nói. Khó nuốt, có vị lạ trong miệng. Khó đọc hoặc viết.
Điều trị xuất huyết não
Xuất huyết não là một cấp cứu, nên cần tuân theo nguyên tắc ưu tiên ổn định đường thở, hô hấp, mạch huyết áp. Tiếp đến là kiểm soát chảy máu, tình trạng co giật, huyết áp và áp lực nội sọ.
Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ chỉ định có thể sử dụng các loạt thuốc an thần, giảm đau, dùng thuốc cắt cơn co giật. Điều chỉnh rối loạn đông máu (thuốc cầm máu, truyền các yếu tố đông máu nếu thiếu hụt như tiểu cầu, huyết tương).
Chống phù não, giảm áp lực nội sọ…Phẫu thuật lấy huyết khối nội sọ, dẫn lưu não thất, can thiệp nội mạch xử trí dị dạng mạch máu não.
Ngoài ra, người bệnh cần được chăm sóc hỗ trợ, điều chỉnh các tình trạng bệnh đi kèm (ví dụ như sốt, nhiễm trùng, thiếu oxy máu, mất nước, tăng đường máu, tăng huyết áp).
Tóm lại:
Xuất huyết não là một dạng của đột quỵ, khá thường gặp trên lâm sàng và tiên lượng tử vong cao. Đối với bệnh lý này thì việc thực hiện đúng thao tác xử trí xuất huyết não tại chỗ có vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm đến trí tuệ và tính mạng của người bệnh.
Dự phòng và điều trị các biến chứng trong giai đoạn cấp tính cũng như giai đoạn hồi phục giúp hỗ trợ người bệnh tránh biến chứng, vừa giúp nhanh chóng trở về trình trạng bình thường trước đây. Bởi thế khi phát hiện hoặc nghi ngờ cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế, cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ.
Đột quỵ xuất huyết não có biểu hiện thế nào?
SKĐS- Đột quỵ xuất huyết não là một cấp cứu gây ra bởi tình trạng mạch máu não đột ngột vỡ ra, chảy máu vào bên trong nhu mô não, làm tổn thương não. Đột qụy xuất huyết não có tỷ lệ tử vong lên tới 40%, cao hơn đột qụy do thiếu máu não, các triệu chứng cũng xuất hiện nhanh và trầm trọng hơn.
BS. Nguyễn Quang Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hãy nhập họ và tên
Đăng nhập để tham gia bình luận
Bình luận không đăng nhập
Gửi
Đăng nhập với socail
Facebook
Google
Ghi nhớ tài khoản
Đăng nhập
Thông báo
Bạn đã gửi thành công. |
https://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-soi-tiet-nieu-169136208.htm | 20-12-2019 | Điều trị sỏi tiết niệu | Đông y có những bài thuốc điều trị chứng bệnh này tùy theo từng thể bệnh.
Sỏi gây nghẽn tắc đường tiết niệu mà hậu quả có thể dẫn đến ứ nước thận và hủy hoại tổ chức thận, gây nhiễm khuẩn và gây đau, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Sỏi tiết niệu được mô tả trong chứng thạch lâm, một trong 5 chứng lâm được YHCT gọi là chứng ngũ lâm, đó là: nhiệt lâm, huyết lâm, thạch lâm, cao lâm, lao lâm.
Chứng trạng của thạch lâm: bụng dưới đau co cứng, một bên thăn lưng đau quặn, đau lan xuống bụng dưới và bộ phận sinh dục, tiểu tiện đau buốt khó đi, nước tiểu có khi vàng đục có khi ra máu, có khi ra lẫn sỏi cát.
Nguyên nhân do thấp nhiệt nung nấu ở hạ tiêu khiến ngưng kết trong nước tiểu mà gây bệnh.
Kim tiền thảo
Điều trị theo y học cổ truyền
Thể thấp nhiệt:
Triệu chứng: đau từ eo lưng lan xuống đùi và bộ phận sinh dục ngoài; tiểu tiện vàng sẻn, đỏ đục, nóng rát.
Phép trị: thanh nhiệt, bài thạch, trừ thấp, lợi niệu.
Bài thuốc nam kinh nghiệm dân gian:
kim tiền thảo 40g, sa tiền tử 20g, uất kim 16g, ngưu tất 10g, trạch tả 10g.
Bài cổ phương:
Xích đạo tán gia vị gồm: sinh địa 12g, trúc diệp 16g, mộc thông 16g, cam thảo tiêu 10g, sa tiền tử 10g; gia: kim tiền thảo 20g, kê nội kim 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Phân tích bài thuốc:
Thể khí huyết ứ trệ
- Khi đi tiểu thấy đau tức và nặng trước âm nang, tiểu tiện máu đỏ tươi, đi tiểu không hết.
- Nước tiểu vừa có máu vừa đục.
- Lưỡi có điểm ứ huyết.
- Mạch khẩn.
Phép trị: lý khí hành trệ, thông lâm bài thạch.
Phương dược:
Bài thuốc nam:
đào nhân 8g, uất kim 8g, ngưu tất 8g, chỉ xác 6g, kim tiền thảo 20g, sa tiền tử 12g, kê nội kim 8g, ý dĩ 12g, bạch mao căn 16g, ngưu tất 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc cổ phương Huyết phủ trục ứ thang
gồm: đương quy 12g, sinh địa 8g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g, chỉ xác 6g, xích thược 8g, sài hồ 8g, cam thảo 4g, xuyên khung 8g, ngưu tất 8g; gia: kim tiền thảo 20g, hạn liên thảo 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Đương quy
Thể thận hư
- Tiểu ít, đục có mủ, bệnh âm ỉ, sốt kéo dài.
- Người mệt mỏi, bụng trướng hoặc phù thũng, sắc mặt trắng bệch.
- Lưỡi nhợt bệu, rêu trắng dính.
- Mạch tế sác vô lực.
Phép trị: bổ thận, lợi niệu, thông lâm.
Bài thuốc nam kinh nghiệm dân gian:
dây tơ hồng 30g, thổ phục linh 20g, củ mài 30g, tỳ giải 30g, mã đề 16g, hạt sen 30g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài cổ phương:
Tế sinh thận khí hoàn gia vị (Tế sinh phương), gồm: phụ tử 8g, thục địa 16g, hoài sơn 12g, sơn thù 12g, đơn bì 12g, phục linh 12g, trạch tả 8g; gia: kim tiền thảo 20g, sa tiền tử 16g. Tán bột làm hoàn, ngày uống 30g.
Điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp y học cổ truyền có kết quả nhưng phải theo dõi chức năng của thận và có chỉ định đúng. Bệnh nhân cần được thăm khám và chỉ định điều trị tại các đơn vị y tế có uy tín. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quan-he-duong-hau-mon-khi-mang-thai-co-toan-vi | Quan hệ đường hậu môn khi mang thai có an toàn? | Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ chuyên khoa Sản - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Chỉ vì bạn đang mang thai không có nghĩa là đời sống tình dục sẽ bị ảnh hưởng. Các chuyên gia chia sẻ, quan hệ cửa sau khi mang thai là an toàn, miễn bạn cảm thấy khỏe và không có biến chứng thai kỳ.
1. Liệu rằng có thể quan hệ qua đường hậu môn khi mang thai không?
Có bầu quan hệ hậu môn được không là điều mà một số chị em quan tâm khi đang ở trong giai đoạn thai kỳ. Quan hệ qua đường hậu môn khi mang thai là quyết định vô cùng cá nhân, một số phụ nữ mang thai thích kích thích hậu môn trong giai đoạn mang thai hơn bình thường vì họ cho rằng lưu lượng máu tăng lên làm tăng cảm giác thần kinh. Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ nữ không thích quan hệ hậu môn khi mang thai.Bạn có thể lo lắng về sức khỏe của em bé, niềm vui bản thân hoặc tự hỏi liệu quan hệ “cửa sau” khi mang thai có gây chuyển dạ hay không. Trong hầu hết các trường hợp, quan hệ tình dục qua đường hậu môn là an toàn, nhưng bạn nên bôi một lượng chất bôi trơn đủ lớn và yêu cầu đối tác nhẹ nhàng hơn. Bất kỳ cơn đau hoặc khó chịu nào là một dấu hiệu để dừng “cuộc yêu” lại ngay lập tức.
2. Các lưu ý đảm bảo an toàn trong quan hệ qua đường hậu môn khi mang thai
Nếu bạn quyết định quan hệ qua đường hậu môn khi mang thai, điều quan trọng là phải hiểu các mối quan tâm về an toàn. Theo các chuyên gia, đối với những người mới bắt đầu, kích thích hậu môn có thể gây kích ứng bệnh trĩ. Những cơn giãn tĩnh mạch ngứa ngáy, đau đớn cũng thường xuất hiện ở hậu môn và trực tràng khi mang thai, chúng càng khó chịu hơn khi bị kích thích.Quan hệ tình dục qua đường hậu môn cũng có thể gây kích ứng các vết nứt. Những vết rách nhỏ này có thể hình thành trong hậu môn do táo bón (một tình trạng phổ biến khác khi mang thai) và chúng dễ bị rách hay chảy máu. Rò hậu môn bị rách thường không nguy hiểm cho thai nhi nhưng chúng có thể gây khó chịu cho người mẹ. Quan hệ cửa sau khi mang thai là an tàn nếu không có biến chứng thai kỳ Nếu bạn quyết định quan hệ qua đường hậu môn khi mang thai, điều quan trọng là phải hiểu các mối quan tâm về an toàn. Theo các chuyên gia, đối với những người mới bắt đầu, kích thích hậu môn có thể gây kích ứng bệnh trĩ. Những cơn giãn tĩnh mạch ngứa ngáy, đau đớn cũng thường xuất hiện ở hậu môn và trực tràng khi mang thai, chúng càng khó chịu hơn khi bị kích thích.Quan hệ tình dục qua đường hậu môn cũng có thể gây kích ứng các vết nứt. Những vết rách nhỏ này có thể hình thành trong hậu môn do táo bón (một tình trạng phổ biến khác khi mang thai) và chúng dễ bị rách hay chảy máu. Rò hậu môn bị rách thường không nguy hiểm cho thai nhi nhưng chúng có thể gây khó chịu cho người mẹ.Trong một số trường hợp, quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn - thường là khi nam giới chuyển từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn sang quan hệ tình dục qua đường âm đạo mà không thay bao cao su hoặc “rửa sạch” dương vật. Những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm này cũng có thể biểu hiện khi di chuyển đồ chơi tình dục từ hậu môn vào âm đạo mà không rửa sạch trước. Các bệnh nhiễm trùng có thể do quan hệ tình dục qua đường hậu môn bao gồm:Viêm âm đạo do vi khuẩn: Làm tăng nguy cơ sảy thai, cũng như chuyển dạ và sinh non;Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Nếu không được điều trị, nhiễm trùng tiểu có thể gây nhiễm trùng thận khiến phụ nữ có nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân;Bệnh giardia: Do ký sinh trùng Giardia lamblia gây ra, bệnh giardia có liên quan đến suy dinh dưỡng, mất nước và giảm cân. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai kỳ của bạn;Ngoài nhiễm trùng do vi khuẩn, quan hệ qua đường hậu môn khi mang thai làm tăng nguy cơ nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs). Một số STI có thể được truyền sang em bé trong khi sinh (và hiếm khi qua nhau thai), dẫn đến những hậu quả lâu dài về sức khỏe. Ví dụ, bệnh lậu có liên quan đến sinh non và thai chết lưu; vi rút herpes có thể dẫn đến bệnh mụn rộp ở trẻ sơ sinh và các vấn đề về thần kinh; HPV thường gây ra các biến chứng khi sinh nở; viêm gan B có thể làm tổn thương gan.Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong khi quan hệ hậu môn khi mang thai bạn nên:Sử dụng bao cao su: Mục đích là để ngăn ngừa lây truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể truyền sang cho em bé. Nếu bạn chuyển từ quan hệ qua đường hậu môn sang đường âm đạo, hãy thay bao cao su hoặc rửa sạch cậu nhỏ của bạn trước để đảm bảo an toàn, phòng sự nhiễm khuẩn;Sử dụng các chất bôi trơn: Hậu môn không bôi trơn tự nhiên, vì vậy hãy sử dụng chất bôi trơn gốc nước để tránh ma sát. Điều này có thể ngăn các vết nứt hậu môn bị rách và các búi trĩ không bùng phát. Bạn có thể phải sử dụng nhiều chất bôi trơn hơn khi quan hệ bằng đường hậu môn;Quan hệ tình dục từ từ: Mục đích là để tránh bị rách trực tràng;Dừng quan hệ tình dục qua đường hậu môn ngay nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu.Lưu ý, bất kỳ loại quan hệ tình dục nào cũng có thể cảm thấy khác khi bạn mang thai. Nếu cảm thấy khó chịu hoặc đau, hãy nói thẳng với đối tác để họ dừng lại. Sử dụng bao cao su khi quan hệ cửa để đảm bảo an toàn 3. Các trường hợp không nên quan hệ tình dục qua đường hậu môn?
Để đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi, bạn không nên quan hệ cửa sau khi mang thai nếu có các vấn đề sức khỏe sau:Bị trĩ: Quan hệ tình dục qua đường hậu môn có thể làm cho búi trĩ của bạn chảy nhiều máu và có thể gây nguy hiểm cho bạn và thai nhi;Bị nhau tiền đạo thấp (nhau thai tiền đạo): Quan hệ qua đường hậu môn có thể làm hỏng nhau thai nếu nó bao phủ toàn bộ hoặc một phần cổ tử cung của bạn. Cấu trúc giữa âm đạo và trực tràng chỉ có một vách ngăn mỏng, nếu dương vật đẩy vào nhau thai thì có thể gây nguy cơ chảy máu âm đạo;Có vết cắt ở hậu môn (rò hậu môn). Táo bón thường gặp trong thai kỳ và việc rặn mạnh có thể dẫn đến hình thành các vết nứt. Vì thế, bạn có thể chảy máu và đau khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn;Bạn hoặc bạn tình của bạn bị bệnh lây truyền qua đường tình dục: Việc lây truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục qua đường hậu môn dễ dàng hơn so với quan hệ tình dục qua đường âm đạo khiến bạn dễ bị mắc bệnh hơn.Như vậy, quan hệ đường hậu môn khi mang thai là điều có thể xảy ra. Mặc dù có một số nguy cơ nếu quan hệ qua đường hậu môn khi mang thai, nhưng nếu thực hiện đúng các lưu ý đảm bảo an toàn, bạn vẫn có thể tiếp tục và tận hưởng, trừ khi bác sĩ yêu cầu không nên làm như vậy. |
|
https://dantri.com.vn/suc-khoe/cac-trieu-chung-hiem-gap-cua-benh-ung-thu-20220317192208431.htm | 20220317 | Các triệu chứng hiếm gặp của bệnh ung thư | Dưới đây là một số triệu chứng hiếm gặp của bệnh ung thư theo Verywell Health:
Cục máu đông
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra cục máu đông ở chân được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Trong những năm gần đây, người ta ghi nhận rằng một trong những yếu tố này có thể là một bệnh ung thư chưa được chẩn đoán trước đây. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết các triệu chứng của DVT không chỉ vì điều này, mà bởi vì chúng thường bùng phát và di chuyển đến phổi, được gọi là thuyên tắc phổi.
Ảnh:
Thay đổi về nước tiểu
Những thay đổi trong việc đi tiểu như tần suất hoặc khó bắt đầu đi tiểu có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư.
Ợ chua hoặc khó tiêu
Ợ chua mãn tính do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là nguyên nhân quan trọng gây ra ung thư thực quản. Nếu bạn bị ợ chua lâu ngày, hãy đi khám.
Bệnh zona
Bệnh zona, một tình trạng gây ra bởi sự kích hoạt lại của virus thủy đậu, có thể là một triệu chứng của bệnh ung thư tiềm ẩn.
Trầm cảm
Trầm cảm mới khởi phát là một triệu chứng ban đầu khá phổ biến của bệnh ung thư.
Gãy xương với chấn thương tối thiểu
Khi ung thư di căn đến xương, chúng có thể làm suy yếu xương dẫn đến gãy xương dù chỉ với chấn thương tối thiểu. Gãy xương xảy ra ở xương bị suy yếu do ung thư được gọi là gãy xương bệnh lý.
Dễ bị bầm tím
Ung thư xâm nhập vào tủy xương có thể làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu của bạn. Do đó, lượng tiểu cầu giảm có thể dẫn đến việc bạn dễ bị bầm tím.
Các mảng trắng trong miệng
Các mảng trắng trên nướu hoặc lưỡi (gọi là bạch sản) có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư miệng. Trong khi hút thuốc và uống rượu là thủ phạm chính gây ra những bệnh ung thư này trong quá khứ, thì nhiều người hiện nay được cho là do nhiễm virus u nhú ở người (HPV).
Cuối cùng, một số bệnh ung thư gây ra các triệu chứng độc đáo dựa trên các hợp chất mà chúng sản xuất và tiết ra. Các triệu chứng này - được gọi là hội chứng cận ung thư - có thể xuất hiện cùng với các triệu chứng do tác động của các hợp chất đó gây ra.
Ví dụ, một số bệnh ung thư phổi tạo ra một chất giống như hormone làm tăng mức canxi trong máu. Các triệu chứng của tăng canxi huyết (canxi trong máu cao), chẳng hạn như đau nhức cơ, do đó, có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư. |
https://suckhoedoisong.vn/12-cau-hoi-thuong-gap-ve-benh-ung-thu-luoi-169240527164055879.htm | 29-05-2024 | 12 câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư lưỡi | 1. Ung thư lưỡi có phải là ung thư miệng không?
Khoang miệng là khu vực bao gồm: môi, má, lưỡi, nướu, vòm miệng và sàn miệng. Ung thư có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng, nhưng
ung thư lưỡi
là một trong những loại ung thư khoang miệng phổ biến nhất.
Theo tài liệu của Bệnh viện K Trung ương, ung thư lưỡi là u ác tính nguyên phát tại lưỡi, trong đó chủ yếu là ung thư biểu mô vảy (chiếm >95%) và là ung thư thường gặp nhất trong các ung thư vùng khoang miệng (chiếm 30-40%). Vài năm gần đây số ca bệnh ung thư lưỡi tại Bệnh viện K ngày càng gia tăng.
2. Ai dễ mắc ung thư lưỡi?
Ung thư lưỡi chủ yếu gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Những trường hợp có nguy cơ mắc ung thư lưỡi bao gồm: Nhiễm
virus HPV
; hút thuốc, uống rượu, ăn trầu; vệ sinh răng miệng kém (hàm răng giả không tốt, răng mẻ kích thích lâu ngày đưa đến dị sản và ung thư); dinh dưỡng kém (thiếu vitamin A, E, D, sắt...)…
Hình ảnh miêu tả tổn thương ung thư ở rìa lưỡi.
3. Hút thuốc lá gây ung thư lưỡi như thế nào?
Hút thuốc lá nhiều là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư lưỡi. Theo thống kê của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư lưỡi cao gấp 20 lần người không hút thuốc.
Nguyên nhân do hóa chất trong khói thuốc lá có thể gây tổn thương
DNA
trong tế bào lưỡi, dẫn đến đột biến và hình thành các tế bào ung thư. Nguy cơ mắc ung thư lưỡi do hút thuốc lá tăng lên theo thời gian và lượng thuốc lá sử dụng.
Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác về răng miệng, một số bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư lưỡi. Hút thuốc lá cũng làm suy yếu
hệ miễn dịch
, khiến cơ thể dễ bị nhiễm virus HPV, một trong những nguyên nhân quan trọng khác gây ung thư lưỡi.
Một số chủng virus có thể gây gây ung thư như HPV 16 và 18.
4. Cách virus HPV gây ung thư ở lưỡi
Virus HPV có thể gây ung thư lưỡi bằng cách xâm nhập vào tế bào da và niêm mạc của lưỡi, sau đó làm thay đổi DNA của tế bào, khiến chúng phát triển không kiểm soát và hình thành khối u.
Quá trình này diễn ra theo các bước: HPV lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với da hoặc niêm mạc bị nhiễm virus, thường là qua
quan hệ tình dục
bằng miệng hoặc họng.
Khi virus xâm nhập vào tế bào da hoặc niêm mạc của lưỡi, nó sẽ đưa DNA của chính mình vào nhân tế bào. DNA của HPV tích hợp vào DNA của tế bào lưỡi, gây ra các biến đổi di truyền. Những biến đổi này khiến tế bào phát triển không kiểm soát và hình thành các tế bào bất thường.
Các tế bào bất thường do HPV gây ra tiếp tục phân chia và phát triển thành khối u, có thể lan rộng sang các mô lân cận và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
Không phải tất cả các chủng HPV đều có khả năng gây ung thư. Một số chủng HPV, đặc biệt là HPV 16 và 18, có nguy cơ cao gây ung thư lưỡi và các bệnh ung thư khác ở vùng đầu, cổ.
Phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi
ĐỌC NGAY
5. Vết loét ở lưỡi có phải là dấu hiệu sớm của ung thư lưỡi không?
Các triệu chứng ung thư lưỡi giai đoạn đầu thường không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua, nhưng vết loét ở lưỡi kéo dài có thể là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư lưỡi. Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ngoài ra ở lưỡi có một điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc tổn thương là vết loét nhỏ.
Giai đoạn toàn phát, người bệnh thường bị đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, nuốt. Ở giai đoạn này xuất hiện ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi bị hạn chế vận động, không di động được.
Giai đoạn tiến triển, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới, gây đau đớn, gây bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu, thậm chí gây chảy máu trầm trọng…
6. Cách phân biệt ung thư lưỡi và nhiệt miệng
Ở giai đoạn ban đầu thường khó phát hiện bệnh ung thư lưỡi, dễ bị nhầm lẫn với
nhiệt miệng
. Để phân biệt, dựa vào các điểm khác nhau sau đây:
Nhiệt miệng:
Vết loét thường có màu trắng hoặc vàng ở trung tâm và bờ màu đỏ. Kích thước thường nhỏ hơn 1cm. Vùng xung quanh vết loét có thể sưng, đỏ, nóng, đau nhưng vẫn mềm mại. Thường không có chảy máu và không có mùi khó chịu.
Ung thư lưỡi:
Tổn thương có thể là vết loét, vết trợt, hoặc thậm chí là một u sùi trên lưỡi. Màu sắc thường xen lẫn giữa đỏ, vàng, có khi đen do hoại tử, gây đau hoặc không đau. Xung quanh vết loét, có thể có vùng chai cứng. Thường có mùi hôi, khó chịu.
Ung thư lưỡi gây các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi,
sút cân
không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, khó khăn trong việc nhai, nuốt, nói chuyện và cử động lưỡi. Còn nhiệt miệng thường không gây ra các triệu chứng toàn thân nghiêm trọng. Đôi khi, nhiệt miệng nặng và nhiễm trùng có thể gây sốt nhưng thường khỏi khi được điều trị.
Phân biệt ung thư lưỡi và nhiệt miệng.
7. Ung thư lưỡi có phòng ngừa được không?
Để phòng ngừa ung thư lưỡi, trước tiên cần chủ động tránh các yếu tố nguy cơ như: Bỏ hút thuốc lá, hạn chế tối đa uống rượu bia, không nên ăn trầu, vệ sinh răng miệng đúng cách, tiêm phòng HPV…
Ngoài ra, cần có lối sống lành mạnh, vận động thường xuyên và duy trì một chế độ ăn uống cân đối, giàu rau xanh và trái cây tươi có thể giúp bảo vệ sức khỏe miệng, giúp giảm nguy cơ mắc ung thư lưỡi và nhiều loại ung thư khác. Khi có tổn thương trên bề mặt lưỡi 2 tuần không đỡ nên đi khám để loại trừ nguy cơ mắc ung thư.
8. Cần làm xét nghiệm gì để chẩn đoán ung thư lưỡi?
Ung thư lưỡi được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng nhưng quan trọng nhất là
sinh thiết
u để có thể xác định chính xác. Ngoài ra người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm khác để chẩn đoán giai đoạn bệnh như: xét nghiệm tế bào học tại hạch cổ, chụp Xquang xương hàm dưới, Xquang tim phổi, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, cộng hưởng từ sọ não, xạ hình xương, PET/CT... để đánh giá tình trạng di căn.
9. Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?
Theo các bác sĩ, tỷ lệ bệnh nhân ung thư lưỡi đến điều trị ở giai đoạn muộn ở nước ta còn cao. Đa số bệnh nhân ung thư lưỡi đi khám và phát hiện khi các tổn thương đã lan rộng, phải phẫu thuật triệt căn (cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi).
Nếu ung thư lưỡi được phát hiện sớm thì khả năng điều trị thành công cao. Nếu để muộn, ung thư lưỡi sẽ lan rộng, di căn các vị trí xa hơn như phổi, xương, ảnh hưởng đến chất lượng sống cũng như thời gian sống của người bệnh.
Hiện nay điều trị ung thư lưỡi theo phương pháp đa mô thức (nhiều phương pháp điều trị). Ung thư lưỡi phát hiện ở giai đoạn sớm thì có thể được phẫu thuật tạo hình lại, phục hồi chức năng nói nuốt, quay lại cuộc sống thường nhật. Sau điều trị, tỷ lệ sống từ 5 năm trở lên có thể lên tới 70%.
Phẫu thuật cho một bệnh nhân mắc ung thư lưỡi.
10. Đông y có chữa được ung thư lưỡi không?
Theo quan điểm của y học hiện đại, ung thư lưỡi là một bệnh lý nghiêm trọng cần được điều trị bằng các phương pháp y tế tiên tiến như phẫu thuật, xạ trị và
hóa trị
. Đông y có thể đóng vai trò hỗ trợ, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. Người bệnh cần đi khám chuyên khoa và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.
11. Khám ung thư lưỡi ở đâu?
Nếu phát hiện thấy có dấu hiệu bất thường ở vùng miệng, lưỡi hoặc trường hợp có yếu tố nguy cơ, người bệnh nên đi khám và tầm soát ung thư lưỡi tại cơ sở y tế chuyên khoa Ung bướu, Tai mũi họng các bệnh viện như: Bệnh viện K, BV Bạch Mai, BV Đại học Y Hà Nội, BV Ung bướu Hà Nội, BV Ung bướu TPHCM…
12. Chi phí khám và điều trị ung thư lưỡi
Chi phí khám, điều trị ung thư lưỡi có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ bệnh, việc thực hiện các xét nghiệm cần thiết, các phương pháp điều trị… Giai đoạn ung thư càng tiến triển thì chi phí điều trị càng cao.
Người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên khoa uy tín để khám và được tư vấn cụ thể. Trong trường hợp có bảo hiểm y tế sẽ được chi trả theo đúng quy định.
Xem thêm:
Ung thư lưỡi có điều trị khỏi hoàn toàn và phòng ngừa được không?
SKĐS - Vài năm gần đây, số ca ung thư lưỡi ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Trong đó, chủ yếu là nam giới trên 50 tuổi với các triệu chứng không rõ ràng nên người bệnh dễ bị bỏ qua. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/gay-co-xuong-dui-cu-ong-102-tuoi-van-tin-tuong-de-bac-si-fv-phau-thuat-va-di-duoc-tro-lai-20240508104315110.htm | 20240508 | Gãy cổ xương đùi, cụ ông 102 tuổi vẫn tin tưởng để bác sĩ FV phẫu thuật và đi được trở lại | "Chúng tôi chỉ dám hy vọng cha ngồi được nhưng không ngờ là sau phẫu thuật cụ thậm chí còn có thể đi lại được", con trai bệnh nhân chia sẻ.
Cụ Hoàng Phát (102 tuổi) tập đi sau phẫu thuật điều trị gãy cổ xương đùi (Ảnh: FV).
Thách thức khi điều trị gãy cổ xương đùi cho bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh nền
Một ngày đầu tháng 3/2024, trong lúc đi lại trong nhà, cụ Phát bất ngờ vấp vào ghế và té ngã. Cú ngã khiến mông cụ bị đập xuống đất rất mạnh. Cụ được người nhà đưa đến cơ sở y tế gần nhất cấp cứu và được chẩn đoán cụ bị gãy cổ xương đùi bên phải, tình trạng rất nặng. Gia đình lập tức liên hệ với Bệnh viện FV để đưa cụ từ Cần Thơ lên điều trị.
Thăm khám cho cụ Hoàng Phát, bác sĩ Trương Hoàng Vĩnh Khiêm - Khoa Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện FV nhận thấy phải thay khớp háng mới, bệnh nhân mới có cơ hội khôi phục vận động. "Nếu không được điều trị dứt điểm thì bệnh nhân có thể phải nằm một chỗ. Nằm lâu có nguy cơ sinh ra nhiều biến chứng như lở loét, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, viêm đường hô hấp… có thể dẫn tới tử vong", bác sĩ Khiêm cho biết.
Bên cạnh vết thương do té ngã, bệnh nhân 102 tuổi còn có khá nhiều bệnh nền có thể làm cuộc mổ trở nên nguy hiểm, dễ dẫn đến suy tim, đột quỵ trong và sau phẫu thuật.
Bệnh viện FV đã tổ chức hội chẩn đa chuyên khoa nhằm đưa ra kế hoạch thực hiện ca mổ cho bệnh nhân kỹ lưỡng, an toàn. Theo đó, cụ Phát được bác sĩ Khoa Tim mạch kiểm soát tốt về tim mạch trước phẫu thuật. Trong suốt ca mổ, các bác sĩ gây mê hồi sức đồng hành cùng phẫu thuật viên để xử lý những thay đổi trong các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân.
Bác sĩ Trương Hoàng Vĩnh Khiêm thực hiện mổ thay khớp háng cho bệnh nhân (Ảnh: FV).
Ca phẫu thuật do bác sĩ Trương Hoàng Vĩnh Khiêm thực hiện trong hơn 1 giờ đồng hồ với sự hỗ trợ của bác sĩ khoa gây mê hồi sức và các bác sĩ khoa tim mạch. Rất may mắn, nhờ thực hiện kỹ các bước kiểm soát tim mạch và gây mê, ca mổ đã diễn ra suôn sẻ. Sau mổ, cụ Phát được hướng dẫn tập vật lý trị liệu để hồi phục chức năng và xuất viện sau đó 1 tuần.
Chứng kiến người cha 102 tuổi bước những bước đầu tiên sau ca phẫu thuật với sự hỗ trợ của khung tập đi, ông Hoàng Minh (61 tuổi, con trai thứ 3 của bệnh nhân) rất mừng rỡ.
Ông Minh cho biết, cha mình tuổi cao nhưng còn minh mẫn, vẫn làm việc nhà và đọc báo mỗi sáng. Cụ có nhiều bệnh nền nên hơn 20 năm qua gia đình tin tưởng gửi gắm sức khỏe của cụ cho các bác sĩ Bệnh viện FV. Cụ từng thực hiện phẫu thuật tuyến tiền liệt và phẫu thuật túi mật tại đây. "Ở FV, dữ liệu của cha tôi được lưu trữ đầy đủ nên khi xảy ra sự cố té ngã, chúng tôi đưa cụ lên đây ngay để được điều trị kịp thời", ông Minh giải thích.
Bên cạnh đó, khi được bác sĩ Khiêm phân tích về những nguy cơ có thể xảy ra trong ca mổ và đưa ra phương án dự phòng cho mọi tình huống, gia đình cụ Hoàng Phát cũng đồng ý theo chỉ định của bác sĩ.
"Chính vì được bác sĩ dự liệu trước các tình huống khi mổ cho cha nên tôi tin tưởng vào giải pháp của bệnh viện. May mắn là mọi việc đều suôn sẻ. Cảm ơn bác sĩ Khiêm cùng sự phối hợp của các bác sĩ Khoa Tim, Khoa Gây mê hồi sức, Khoa Vật lý Trị liệu và Phục hồi Chức năng đã giúp cho ca phẫu thuật thành công", ông Minh bày tỏ sự cảm kích.
Cụ Hoàng Phát và con trai (ông Minh) chụp hình cùng bác sĩ Khiêm trước ngày xuất viện (Ảnh: FV).
Trước ca mổ, cả gia đình hồi hộp, lo lắng về cuộc mổ lần 3 của cụ Phát nên đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất. Và rồi niềm vui vỡ òa khi ca phẫu thuật thành công ngoài mong đợi. "Chúng tôi chỉ dám hy vọng cha ngồi được nhưng không ngờ là sau phẫu thuật cụ thậm chí còn có thể đi lại được", ông Minh hồ hởi cho biết.
Sau 4 tuần, quay lại tái khám tại FV, cụ Phát cho biết mình đã có thể tự đi lại sinh hoạt bình thường như trước đây.
Những lưu ý về gãy cổ xương đùi do té ngã ở người cao tuổi
Theo bác sĩ Khiêm, ngã gãy cổ xương đùi là chấn thương thường gặp và ngày càng phổ biến ở người lớn tuổi. Trước một số lo ngại người lớn tuổi phẫu thuật điều trị gãy cổ xương đùi phải đối mặt với nhiều nguy cơ, bác sĩ Khiêm khẳng định: "Gãy cổ xương đùi không phải là nguyên nhân khiến bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tử vong mà nguy cơ này do biến chứng của việc nằm lâu, chẳng hạn như viêm phổi hoặc viêm đường tiểu", bác sĩ Khiêm giải thích.
Bác sĩ Khiêm lưu ý, để tránh xảy ra tai nạn té ngã ở người lớn tuổi dẫn đến gãy cổ xương đùi, nhà cửa cần được dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc gọn gàng, sàn không có yếu tố gây trơn trượt và phải đủ ánh sáng. Đặc biệt, những gia đình nuôi chó, mèo cần lưu ý những vật nuôi này hay quấn chân chủ, có thể khiến người cao tuổi bị vấp ngã.
Để biết thêm về điều trị gãy cổ xương đùi, liên hệ Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện FV hoặc qua số điện thoại: (028) 54 11 33 33. |
https://vnvc.vn/tiem-phong-3-mui-co-khang-dai-duoc-khong/ | 02/08/2023 | Tiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không? [Bác sĩ giải đáp] | Tiêm phòng dại là một biện pháp phòng ngừa bệnh dại đơn giản, hiệu quả nhất, giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm và tử vong, được khuyến cáo bởi tổ chức Y tế thế giới (WHO). Vậy, cần phải tiêm phòng như nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả? Tiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không? Liệu có ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh lý?
Mục lụcBệnh dại có nguy hiểm không?Thực trạng bệnh dại ở Việt NamVắc xin dại tiêm bao nhiêu mũi?Lịch tiêm dự phòng trước phơi nhiễmLịch tiêm sau phơi nhiễmTiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không?Nên tiêm phòng dại ở đâu?Bệnh dại có nguy hiểm không?
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do virus Lyssavirus gây ra, có thể lây truyền từ động vật sang người thông qua nước bọt của động vật máu nóng khi chúng liếm/cào/cắn người. Thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh dại là khoảng từ 1-3 tháng. Ban đầu, bệnh có những triệu chứng như đau đầu, sốt, mệt, yếu, tuy nhiên rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát, virus sẽ di chuyển và tấn công đến hệ thần kinh trung ương, gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn như:
Co cứng, co giật, tay chân run rẩy, thanh khí quản và cổ họng bị co thắt, sợ nước và sợ đau. Nếu người bệnh nghe thấy hoặc nhìn thấy nước chảy, tiếng ồn hoặc ánh sáng, triệu chứng co thắt sẽ tăng lên.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể bị sốt cao kéo dài dai dẳng và nặng, đồng thời vã mồ hôi và đờm dãi ra nhiều, gặp rối loạn tim mạch và hô hấp, ảo giác. Những triệu chứng này sẽ ngày càng trở nên nặng nề hơn và cuối cùng dẫn đến ngừng thở, ngừng tim và sau 3-5 ngày, bệnh nhân sẽ tử vong.
Hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra bất kỳ các phương pháp điều trị hay các loại thuốc đặc trị cho bệnh dại. Do đó, khi virus dại tấn công hệ thần kinh trung ương, khiến cho bệnh dại toàn phát, nguy cơ tử vong của người bệnh gần như là 100%. Tuy nhiên, nguy cơ này có thể được hoàn toàn phòng ngừa nếu người bệnh được tiêm phòng dại kịp thời.
Người mắc bệnh dại thể liệt sẽ gặp đau ở cột sống, liệt các chi, ngừng thở, ngừng tim, liệt thần kinh sọ và cuối cùng là tử vong
Thực trạng bệnh dại ở Việt Nam
Bệnh dại là một trong những bệnh lây nhiễm nguy hiểm và lưu hành rộng rãi ở hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam. Trong những năm 1990 – 1995, tỷ lệ tử vong do bệnh dại đạt tỷ lệ 0,43/100.000 dân (khoảng 350 – 500 ca tử vong mỗi năm). Tuy nhiên, năm 1996, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 92/TTg nhằm tăng cường phòng chống bệnh dại. Nhờ sự kết hợp các biện pháp phòng chống bệnh dại, số ca tử vong đã giảm tới 75% so với năm 1995 trong giai đoạn từ 1996 -2007.
Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2004 – 2016, bệnh dại lại có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tập trung ở một số tỉnh như Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Tây, Gia Lai, Bến Tre và Bình Thuận. Năm 2007, cả nước đã ghi nhận 131 trường hợp tử vong do bệnh dại.
Theo nhận định của Cục y tế dự phòng – Bộ Y tế, Việt Nam đã từng được coi là “điểm nóng” của bệnh dại trong giai đoạn 1990 – 2000 với số lượng ca tử vong do bệnh dại tăng lên hàng trăm trường hợp mỗi năm.
Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng từ 70 đến 100 người chết vì bệnh dại (1). Theo Bộ Y tế, trong hai năm 2020 – 2021, bệnh dại đã có xu hướng tăng đáng kể tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên và miền Nam. Số ca mắc bệnh xảy ra rải rác vào các tháng trong năm, nhưng tăng cao hơn vào các tháng nắng nóng (từ tháng 5 đến tháng 8). (2)
Chỉ tính từ tháng 1 đến tháng 9/2022, cả nước ta đã có 40 trường hợp tử vong do bệnh dại, đa số đều do bị cắn bởi chó nhiễm virus dại (3), tăng 2 trường hợp so với cùng kỳ năm 2021. Trong số các trường hợp này, các tỉnh Bến Tre (12 trường hợp), Kiên Giang (5 trường hợp), và Gia Lai (4 trường hợp) là những nơi có nhiều ca tử vong nhất. Theo đó, cả năm 2022 có đến 70 ca tử vong do bệnh dại. Vào 3 tháng đầu năm 2023, có đến 23 trường hợp tử vong do bệnh dại và nhiều chuyên gia cho rằng, nguy cơ bệnh dại vẫn sẽ tiếp tục xảy ra và gây tử vong là rất cao, có thể dẫn đến nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc đã xảy ra. (4)
Theo nhận định của các chuyên gia, tỷ lệ tiêm phòng dại trên người và vật nuôi (đặc biệt là chó) vẫn còn thấp. Trong khi đó, chó thường được thả rông, ít khi được rọ mõm và sống gần gũi với con người, làm tăng nguy cơ chúng trở thành mối đe dọa với sức khỏe con người.
Việc tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh dại và tăng cường nhận thức cho người dân về bệnh dại là rất cần thiết để giảm thiểu tình trạng mắc bệnh và tử vong do bệnh dại tại Việt Nam
Vắc xin dại tiêm bao nhiêu mũi?
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ vết thương mà bệnh nhân sẽ được chỉ định các phác đồ với số lượng mũi tiêm khác nhau.
Phác đồ tiêm phòng dại bám sát theo khuyến cáo của bộ Y tế trình bày như sau:
Lịch tiêm dự phòng trước phơi nhiễm
Áp dụng phác đồ tiêm bắp với liều dùng 0.5 ml hoặc tiêm trong da với liều dùng 0.1ml
Phác đồ 3 mũi cơ bản: tiêm vào các ngày N0 – N7 – N21 (hoặc N28)
Mũi tiêm nhắc: 1 năm sau liều cơ bản, sau đó nhắc lại mỗi 5 năm (đối với khách hàng có nguy cơ)
Lịch tiêm sau phơi nhiễm
Với người đã tiêm dự phòng:
Áp dụng phác đồ tiêm bắp với liều dùng 0.5 ml hoặc tiêm trong da với liều dùng 0.1ml
Lịch tiêm 2 mũi vào các ngày N0 – N3
Với người chưa tiêm dự phòng:
Áp dụng phác đồ tiêm bắp (liều dùng 0.5 ml) với lịch tiêm 5 mũi vào các ngày N0 – N3 – N7 – N14 – N28
Áp dụng phác đồ tiêm trong da (liều dùng: 2 mũi tiêm trong da, mỗi mũi 0.1 ml tại 2 vị trí khác nhau). Lịch tiêm 2 mũi/1 lần x 4 lần vào các ngày N0 – N3 – N7 – N28
Xem thêm: Tiêm phòng dại mấy mũi là đủ?
Hiện Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đang áp dụng phác đồ tiêm phòng dại theo Bộ Y Tế khuyến cáo nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của người tiêm ở mức tối cao
Tiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không?
Tiêm phòng 3 mũi CÓ THỂ kháng được bệnh dại. Tiêm phòng dại trước khi phơi nhiễm theo Bộ Y Tế được áp dụng theo phác đồ tiêm bắp 3 mũi vào các ngày N0 – N7 – N21 (hoặc N28). Tuy nhiên, đối với hình thức tiêm phòng dại sau khi phơi nhiễm, số lượng mũi tiêm phòng vắc xin kháng dại được xác định dựa trên loại vắc xin, phân độ ảnh hưởng của vết thương, tình trạng động vật sau các mốc thời gian theo dõi, tình trạng bệnh lý hiện tại của người bệnh,… Vì vậy, không phải bất cứ trường hợp nào cùng tiêm phòng 3 mũi kháng dại, bệnh nhân nên đến các trung tâm tiêm chủng uy tín gần nhất để được khám sàng lọc và chỉ định mũi tiêm, số lượng mũi tiêm và phác đồ phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.
Cần đảm bảo tuân thủ, tiêm theo đúng phác đồ đã được chỉ định, theo Bộ Y Tế khuyến cáo.
Phải tiêm đúng lúc: mũi đầu tiên phải được tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị động vật cắn nhằm kích thích cơ thể kịp thời sản sinh kháng thể ngăn chặn sự tấn công của virus dại lên hệ thần kinh trung ương của người bệnh.
Phải tiêm đủ mũi: lịch tiêm được khuyến cáo số lượng mũi và khoảng cách tiêm khoa học nhằm đảm bảo cho cơ thể sản xuất được đủ lượng kháng thể phù hợp để chống lại virus dại.
Phải tiêm đúng liều: Không được tiêm quá liều hoặc thiếu liều, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến độ miễn dịch đủ để phòng ngừa bệnh dại.
Tuyệt đối không chủ quan sau khi tiêm phòng: Sau khi tiêm phòng, cần tuân thủ các quy định về chăm sóc sức khỏe và cách ly trong thời gian quy định để đảm bảo độ miễn dịch đủ để phòng ngừa bệnh dại.
Lựa chọn địa điểm tiêm phù hợp: Việc tiêm phòng dại nên được thực hiện bởi các chuyên gia y tế hoặc nhân viên y tế có kỹ năng để tiêm phòng hiệu quả và an toàn, cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ trang thiết bị hiện đại với công nghệ tiên tiến nhất, sở hữu quy trình tiêm chủng an toàn, hệ thống bảo quản và kiểm soát vắc xin đạt các tiêu chuẩn thế giới,…
Việc tiêm đúng và đủ mũi tiêm phòng dại là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh dại và bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng
Nên tiêm phòng dại ở đâu?
VNVC là Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng hàng đầu Việt Nam với hơn 110 trung tâm phân bố đều trên khắp lãnh thổ Việt Nam, kể cả các địa phương xa xôi và khu vực ngoại ô của các thành phố lớn. VNVC luôn tự hào là Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng sở hữu kho vắc xin quy mô lớn, đạt chuẩn GSP của Thế giới, đảm bảo nhiệt độ theo đúng quyết định 1730/QĐ-BYT hướng dẫn bảo quản vắc xin của Bộ Y Tế từ 2 – 8 độ C với quy trình kiểm soát và bảo quản vắc xin khép kín, khoa học, chặt chẽ.
Trước khi được đưa đến tay Khách hàng, mỗi liều vắc xin được kiểm định chất lượng qua nhiều khâu rõ ràng thông qua các thiết bị, máy móc hiện đại hàng đầu thế giới; thông qua con người – là các chuyên viên y tế có kiến thức chuyên môn vững chắc về vắc xin và y tế dự phòng.
Với hệ thống kho lạnh bảo quản vắc xin quy mô lớn, VNVC có đầy đủ các loại vắc xin với số lượng lớn kể cả các loại vắc xin thường xuyên khan hiếm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. VNVC cam kết 100% liều vắc xin có nguồn gốc rõ ràng, đa dạng, chất lượng cao cùng giá thành bình ổn kể cả vào những thời điểm khan hiếm vắc xin, nhằm bình đẳng hóa nhu cầu tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh của mọi người, mọi nhà, giúp bảo vệ sức khỏe của người dân khỏi những dịch bệnh nguy hiểm, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Khi tiêm phòng dại hoặc bất cứ loại vắc xin nào khác tại VNVC, Khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp, thân thiện cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, khang trang và thiết bị cao cấp. VNVC luôn là điểm đến được ưu tiên hàng đầu khi Khách hàng phát sinh nhu cầu về tiêm chủng tại Việt Nam bởi VNVC sở hữu nguồn nhân lực hùng hậu và chất lượng cao với 100% bác sĩ và nhân viên y tế có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, giàu kinh nghiệm và được tham gia đầy đủ các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ tiêm chủng.
VNVC cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ và sản phẩm vắc xin thế hệ mới, tiên tiến, an toàn và chất lượng nhất. VNVC vẫn luôn nỗ lực không ngừng trong công tác cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong việc tiêm chủng và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.
Xem thêm: Địa chỉ tiêm phòng dại ở đâu là tốt nhất? Tiêu chí chọn thế nào?
VNVC hiện đang có đầy đủ các loại vắc xin tiêm phòng dại thế hệ mới với hiệu quả cao, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêm phòng của người dân, nhất là vào thời điểm khí hậu nồm ẩm, nắng nóng
Đến thời điểm hiện tại, “tiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không?” không còn là vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Điều cần để tâm và chú ý là cần tiêm phòng dại trước phơi nhiễm để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus dại và tiêm phòng dại sau phơi nhiễm càng sớm càng tốt sau khi bị động vật cắn để ngăn chặn sự tấn công lên hệ thống thần kinh trung ương của nạn nhân. Đặc biệt, cần đến các trung tâm tiêm chủng uy tín, gần nhất để thực hiện đúng và đủ phác đồ tiêm phòng dại theo Bộ Y Tế khuyến cáo để đảm bảo tối đa sự hiệu quả và an toàn. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nen-bo-sung-bao-nhieu-axit-folic-truoc-khi-mang-thai-vi | Nên bổ sung bao nhiêu axit folic trước khi mang thai? | Bổ sung đủ lượng axit folic trước và trong khi mang thai có thể giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ như: Mắc các khuyết tật ống thần kinh, dị tật tim bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ.
1. Tại sao axit folic lại quan trọng cho thai kỳ?
Axit folic là một loại vitamin B được tìm thấy trong nhiều chất bổ sung và thực phẩm tăng cường, nó là dạng tổng hợp của folate. Axit folic được cơ thể sử dụng để tạo ra các tế bào mới và sản xuất DNA. Nó cũng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường trong suốt cuộc đời của mỗi người.Bổ sung axit folic đặc biệt quan trọng trong giai đoạn trước và trong khi mang thai, vì nó quan trọng đối với sự phát triển các cơ quan của thai nhi.Nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung axit folic trước khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh bao gồm dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống, bệnh encephalocele và chứng thiếu não. Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về dấu hiệu mang thai sớm?
Các dấu hiệu mang thai sớm không phải chỉ mỗi trễ kinh mà còn có rất nhiều dấu hiệu khác như xuất huyết âm đạo, ngực căng tức,… Điểm xem bạn biết được bao nhiêu dấu hiệu mang thai sớm thông qua bài trắc nghiệm này nhé! Bắt đầu 2. Những lợi ích sức khỏe của việc bổ sung axit folic trong thai kỳ
Ở Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 3.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với dị tật ống thần kinh. Thông thường, ống thần kinh, thành tủy sống và não của trẻ phát triển trong vòng 28 ngày sau khi thụ thai. Một khi ống thần kinh không khép lại đúng cách thì các khuyết tật ống thần kinh sẽ xảy ra. Bổ sung axit folic trong thai kỳ giúp giảm thiểu nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở trẻ Thiếu não là tình trạng não không phát triển bình thường. Trẻ sơ sinh một khi bị mắc chứng thiếu não thì không thể sống sót. Nếu trẻ sinh ra bị nứt đốt sống hoặc viêm não thì có thể phải đối mặt với nhiều cuộc phẫu thuật, bại liệt và tàn tật lâu dài. Theo một đánh giá của các nghiên cứu năm 2015, việc bổ sung axit folic cho mẹ giúp giảm đáng kể nguy cơ dị tật tim bẩm sinh. Những dị tật này xảy ra với tỷ lệ 8 trong số 1.000 ca trẻ sinh ra ở Hoa Kỳ mỗi năm.Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, dị tật tim bẩm sinh xảy ra khi tim hoặc mạch máu không phát triển bình thường trước khi sinh. Chúng có thể tác động đến các thành bên trong tim, van tim hoặc động mạch và tĩnh mạch của tim. Nghiên cứu cũng cho thấy việc bổ sung axit folic trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa sứt môi và hở hàm ếch. Những dị tật bẩm sinh này xảy ra nếu các bộ phận của miệng và môi không kết hợp với nhau đúng cách trong giai đoạn từ 6 đến 10 tuần đầu của thai kỳ và để cải thiện tình trạng này thường cần một hoặc nhiều cuộc phẫu thuật để điều chỉnh tình trạng bệnh.
3. Lượng axit folic cần thiết trước khi mang thai
Lượng axit folic tối thiểu được khuyến nghị hàng ngày cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 400 microgam (mcg), hoặc 0,4 miligam (mg). Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, bổ sung axit folic ít nhất một tháng trước khi thụ thai sẽ làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống tới 70%.Trong thời kỳ mang thai, lượng axit folic khuyến cáo cho mỗi người phụ nữ là từ 600 đến 800 mcg, hoặc 0,6 đến 0,8 mg. Tất nhiên, lượng này còn tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Nếu người có tiền sử gia đình bị dị tật ống thần kinh thì nên bổ sung 4.000 mcg (4 mg) axit folic mỗi ngày và hãy tham vấn với bác sĩ để biết lượng axit folic mà mình cần trước và sau khi thụ thai. Bác sĩ khuyến cáo bạn nên bổ sung axit folic cả trước và trong khi mang thai Bạn có thể mua thuốc bổ sung axit folic ở các hiệu thuốc hoặc có thể chỉ cần uống một loại vitamin tổng hợp trước khi sinh. Nếu bạn dùng một loại vitamin tổng hợp, hãy đảm bảo rằng nó không chứa liều cao hơn mức cho phép hàng ngày, tức là không quá 770 mcg RAE (2,565 IU) vitamin A, trừ khi tất cả đều ở dạng beta-carotene.Việc hấp thụ quá nhiều một loại vitamin A nhất định có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Nếu bạn không chắc chắn mình nên bổ sung loại gì, hãy nhờ bác sĩ, nhân viên y tế hướng dẫn loại thực phẩm bổ sung cho bạn.Axit folic là một loại vitamin hòa tan trong nước, vì vậy cơ thể sẽ đào thải lượng dư thừa ra ngoài nếu bạn tiêu thụ quá nhiều. Tuy nhiên, đối với một số phụ nữ, hấp thụ quá nhiều folate có thể che giấu dấu hiệu của sự thiếu hụt B12, thường xảy ra đối với những người ăn chay. Hãy hỏi bác sĩ của mình nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể gặp rủi ro về vấn đề này.Nhiều loại vitamin dành cho phụ nữ trước khi sinh chứa 600 mcg axit folic. Việc chỉ uống axit folic sau khi phát hiện ra mình có thai có thể không đủ sớm vì rất nhiều phụ nữ không nhận biết các dấu hiệu họ đang mang thai cho đến sáu tuần hoặc hơn sau khi thụ thai. Trong khi đó, dị tật ống thần kinh có thể xảy ra trong tháng đầu tiên của thai kỳ, thường là trước khi bạn nhận ra mình đang mang thai..Nếu bạn đã có một đứa con bị khuyết tật ống thần kinh thì bạn sẽ cần bổ sung liều lượng axit folic cao hơn trong những tháng trước khi mang thai trẻ tiếp theo và trong vài tháng đầu của thai kỳ. Bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn thêm về liều lượng phù hợp. Ngoài ra, những nhóm người sau đây cũng cần phải bổ sung liều lượng axit folic cao hơn:Người bị bệnh thận và đang chạy thận nhân tạoNgười bị bệnh hồng cầu hình liềmNgười bị bệnh ganNgười có thói quen uống nhiều hơn một đồ uống có cồn hàng ngàyNgười đang phải dùng thuốc để điều trị bệnh động kinh, bệnh tiểu đường loại 2, bệnh lupus, bệnh vẩy nến, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh hen suyễn hoặc bệnh viêm ruột.
4. Có thể nhận đủ axit folic từ thực phẩm không?
Một số thực phẩm có tác dụng tăng cường axit folic, bao gồm ngũ cốc, cơm, nước cam, mỳ ống.Trong giai đoạn đầu của thai kỳ nhiều người bị ốm nghén vì vậy rất khó hấp thụ đầy đủ axit folic cần thiết. Để đảm bảo bạn được cung cấp đủ axit folic, bác sĩ thường khuyên bạn nên uống bổ sung axit folic hoặc vitamin chứa axit folic trước khi sinh và trong khi mang thai. Thai phụ có thể tiếp nhận axit folic qua thực phẩm hoặc vitamin Nếu bạn đang có dự định mang thai, hãy cân nhắc việc bổ sung vitamin trước khi sinh. Trao đổi với bác sĩ về việc dùng đúng liều lượng vitamin trước khi sinh vì dùng quá nhiều chất bổ sung có thể gây độc cho thai nhi. Bạn cũng nên bổ sung thực phẩm tăng cường axit folic vào chế độ ăn uống của mình.Ngoài ra, để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.Người vợ nên:Tiêm chủng trước khi mang thai (đặc biệt là ngừa rubella vì rubella trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm)Xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh lý di truyền trước khi mang thaiKiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhiĐặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai (nhất là chưa mang thai lần nào) sẽ phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề: Suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.Người chồng nên:Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện các bệnh lý teo tinh hoàn, yếu sinh lý, tinh trùng yếu...Các bệnh lây qua đường tình dục nhất là những bệnh không thể chữa khỏi vô cùng nguy hiểm Nguồn tham khảo: babycenter.com
XEM THÊMAcid Folic (Vitamin B9): Nên uống trước khi mang thaiHướng dẫn bổ sung vitamin tổng hợp và Acid Folic cho người chuẩn bị mang thaiBà bầu không nên uống sắt và canxi cùng lúc |
|
https://tamanhhospital.vn/tieu-duong-uong-ruou-duoc-khong/ | 08/01/2023 | Tiểu đường uống rượu được không? Uống bao nhiêu là đủ? | Người bị bệnh tiểu đường uống rượu được không? Là vấn đề được nhiều người bệnh phân vân mỗi khi đến dịp lễ, nghỉ Tết… Người xưa có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, thời nay miếng trầu được thay bằng ly rượu, lon bia. Người bệnh tiểu đường không tránh khỏi những lần đi đám tiệc, lễ Tết được mời uống bia rượu. Vậy người tiểu đường uống rượu được không? Hãy xem giải đáp của chuyên gia qua bài viết dưới đây.
Mục lụcRượu và bệnh tiểu đường1. Đồ uống có cồn có gây đái tháo đường không?2. Đồ uống có cồn và cơn hạ đường huyết3. Đồ uống có cồn và chất đường bột4. Đồ uống có cồn và cân nặngBệnh tiểu đường uống rượu được không?Bệnh tiểu đường được uống bao nhiêu rượu?Người đái tháo đường khi sử dụng đồ uống có cồn cần lưu ý những gì?1. Những loại đồ uống có cồn cần lưu ý2. Buổi sáng ngày sau khi uống nhiều đồ uống có cồnRượu và bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi glucose trong máu thành năng lượng đi nuôi tế bào. Cụ thể, mỗi ngày khi chúng ta ăn uống thực phẩm thì cơ thể hấp thụ chuyển thành đường (glucose) tồn tại trong máu. Khi đường trong máu tăng cao tuyến tụy sẽ giải phóng hormon insulin. Insulin hoạt động như “chìa khóa” để đưa đường vào các tế bào chuyển thành năng lượng đi nuôi cơ thể. Nếu tuyến tụy hoặc insulin gặp vấn đề đồng nghĩa việc chuyển đổi đường thành năng lượng bị gián đoạn, nguy cơ cao làm tăng đường huyết. Lâu ngày, người bệnh bị rối loạn đường huyết dẫn đến bệnh tiểu đường.
Rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến mức đường huyết, điều này rõ rệt nhất vào thời điểm người bệnh uống lúc no hay đói. Nếu uống rượu sau ăn, người bệnh có nguy cơ tăng đường huyết. Lúc này, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc kháng insulin nên không xử lý kịp lượng đường từ bia rượu gây tăng đường huyết.
Nếu uống rượu lúc đói có nguy cơ bị hạ đường huyết. Thông thường, khi bị đói cơ thể phân hủy glycogen (phân tử đóng vai trò dự trữ glucose trong các mô gan) thành các phân tử glucose để duy trì lượng đường trong máu. Hoặc cơ thể tổng hợp alanine và glycerol thành glucose. Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa rượu ở gan lại cản trở hoạt động trên, khiến người bệnh bị hạ đường huyết nghiêm trọng. Dấu hiệu dễ nhận biết như, xuất hiện các triệu chứng đổ mồ hôi, suy nhược, run rẩy, căng thẳng, tim đập nhanh… Nếu không được xử trí kịp thời, người bệnh có nguy cơ mất ý thức, rơi vào hôn mê, giảm chức năng thận…
Rượu không phải là thức uống tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường
1. Đồ uống có cồn có gây đái tháo đường không?
Rượu có thành phần chính là cồn ethanol (công thức hóa học C2H5OH) được sản xuất bằng quá trình lên men đường và tinh bột.
Khi uống rượu, ethanol được hấp thu từ ruột non vào máu, ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể, ức chế hệ thần kinh trung ương. Rượu được chuyển hóa ở gan nhờ enzym, tuy nhiên gan chỉ chuyển hóa một lượng nhỏ ethanol trong một thời điểm. Do vậy khi uống nhiều rượu, gan không xử lý kịp, lượng cồn dư thừa lưu thông khắp cơ thể.
Say rượu khi nồng độ cồn trong máu (Blood alcohol content – BAC) ở mức 0.08%
Giới tính
Liều lượng tương đương mức 0.08%
Quy ước uống nhiều
Lưu ý
Nam
5 ly
trên 15 ly/tuần
Say rượu thường dẫn đến nhiễm độc cấp tính (ngộ độc rượu) (1)
Nữ
4 ly
trên 8 ly/tuần
Riêng với người chưa từng bị tiểu đường cũng đối diện nguy cơ bị bệnh nếu uống rượu liên tiếp trong thời gian dài. Bởi lượng cồn dư thừa lưu chuyển trong máu thời gian dài ảnh hưởng đến tuyến tụy làm suy giảm bài tiết insulin, độ nhạy cảm hoặc kháng insulin, tiền đề phát triển bệnh tiểu đường. (2)
2. Đồ uống có cồn và cơn hạ đường huyết
Hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định uống rượu làm tăng hay giảm đường huyết. Một số nghiên cứu cho rằng uống rượu làm tăng đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, tuy nhiên một số nghiên cứu khác có ý kiến trái ngược. (3)
Tổng quan, uống rượu sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết, tăng tỷ lệ biến chứng như: bệnh võng mạc tiểu đường, các bệnh liên quan đến thần kinh ngoại biên.
3. Đồ uống có cồn và chất đường bột
Người tiểu đường phải theo dõi lượng tiêu thụ carbohydrate mỗi ngày. Do đó, người bệnh cần hạn chế chất bột đường và ăn theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ điều trị.
4. Đồ uống có cồn và cân nặng
Một số người bệnh cần duy trì cân nặng ở mức ổn định, tuy nhiên uống rượu bia có thể khiến tăng cân. Bởi năng lượng có trong rượu bia góp phần làm tăng cân.
Bệnh tiểu đường uống rượu được không?
Insulin được sản xuất trong tuyến tụy là chất điều chỉnh lượng đường trong máu. Ở những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không thể phản ứng với insulin hoặc thiếu insulin. Do đó, khi uống rượu sẽ khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn. Với người bệnh thừa cân dễ dẫn đến tăng đường huyết. Ngược lại, với người bệnh tiểu đường hay bỏ bữa, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ nếu uống rượu dễ tụt đường huyết (4). Uống rượu làm tích tụ axit trong máu dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe bao gồm:
Nhiễm toan ceton: là tình trạng axit trong máu tăng cao gây buồn nôn, nôn mửa, suy giảm chức năng thần kinh, hôn mê, thậm chí tử vong.
Rối loạn chuyển hóa lipid: người bệnh tiểu đường thường bị rối loạn chuyển hóa. Việc uống rượu càng làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid, nguy cơ mắc thêm bệnh tim mạch dễ dàng. Rượu gây ra một số tác động làm thay đổi lipid bao gồm: tăng nồng độ chất béo, giảm nồng độ mỡ máu xấu, tăng mỡ máu tốt.
Bệnh thần kinh ngoại biên: tình trạng các dây thần kinh bị tổn thương ảnh hưởng đến chức năng cơ, dây thần kinh cảm giác… gây ra các triệu chứng bao gồm: ngứa ran, nóng rát, đau tê, nhiễm trùng, đặc biệt ở vùng bàn chân.
Bệnh võng mạc tiểu đường: nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ phát triển biến chứng mắt ở người bệnh tiểu đường.
Giảm hoặc thay đổi tác dụng của thuốc điều trị tiểu đường bao gồm: chlorpropamide, metformin, rosiglitazone…
Để tránh những tác dụng không tốt của rượu đến sức khỏe, người bệnh tiểu đường không nên uống rượu. Hãy học cách từ chối khi được mời uống, thẳng thắn chia sẻ tình trạng sức khỏe để mọi quan tâm và không ép uống rượu, bia.
>>>Có thể bạn chưa biết: Tiểu đường uống bia được không?
Bệnh tiểu đường được uống bao nhiêu rượu?
Uống 200 gram rượu nguyên chất khoảng 16 ly rượu/ngày có thể gây nhiễm toan ceton ở cả bệnh nhân tiểu đường và người không mắc tiểu đường. Nhiễm toan ceton là tình trạng nồng độ axit ứ đọng, tăng cao trong máu. Nhiễm toan ceton gây buồn nôn, nôn mửa, suy giảm chức năng thần kinh, hôn mê, dễ tử vong.
Uống ít rượu lúc đói cũng có thể nhiễm toan ceton. Khi đói hay nhịn ăn kéo dài làm giảm lượng đường trong máu, mất khả năng kích thích sản xuất insulin. Không có insulin, chất béo bị phân hủy thành axit béo tự do đi đến gan. Bình thường gan sẽ kết hợp các axit béo tự do thành chất béo trung tính gọi là lipoprotein. Tuy nhiên khi uống rượu, gan sẽ làm việc một cách bất thường. Các axit béo tự do chuyển thành ketone và bài tiết vào máu gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Do vậy việc uống rượu luôn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, không chỉ riêng người bệnh tiểu đường. Do đó, bác sĩ khuyên người bệnh không nên uống rượu bia. Hãy chọn những thức uống lành mạnh khi ăn tiệc, bảo vệ sức khỏe là ưu tiên hàng đầu.
Nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ thay đổi nào cần đến gặp bác sĩ tiểu đường
Người đái tháo đường khi sử dụng đồ uống có cồn cần lưu ý những gì?
Thực tế không có loại rượu, bia nào tốt cho người tiểu đường. Trong rượu và bia có lượng đường nhất định nên khi uống vào người bệnh cần cân nhắc những điều sau:
1. Những loại đồ uống có cồn cần lưu ý
Tránh các loại bia rượu chứa hàm lượng đường thấp được quảng cáo dành cho người tiểu đường. Mặc dù lượng đường thấp nhưng lại chứa nhiều cồn.
Tránh các loại rượu, bia có lượng cồn thấp. Phần lớn loại bia rượu này có chứa nhiều đường hơn.
Lưu ý khi lựa chọn các loại thức uống pha chế không có đường hoặc chứa đường ăn kiêng.
Tránh các loại rượu bia lên men từ trái cây hoặc chứa nhiều đường làm tăng đường huyết.
>>>Xem thêm: Người bệnh tiểu đường có uống được rượu vang không?
2. Buổi sáng ngày sau khi uống nhiều đồ uống có cồn
Nếu uống quá nhiều rượu vào buổi tối người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị choáng, buồn nôn, mất nước, hạ đường huyết vào sáng hôm sau.
Cần theo dõi đường huyết ngay buổi sáng để đảm bảo mức đường huyết ở ngưỡng an toàn.
Nếu thấy đường huyết xuống thấp hoặc cao hơn mức bình thường cần đến gặp bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Với nhiều người việc uống rượu bia có thể giải tỏa căng thẳng; tuy nhiên, đây không phải cách duy nhất và hiệu quả để giải quyết cảm xúc. Vận động thể dục, hoạt động theo sở thích sẽ giảm căng thẳng hơn. Vậy người tiểu đường uống rượu được không? Không có loại rượu bia nào có lợi cho người tiểu đường. Người bệnh nên hạn chế uống rượu bia để phòng tránh những biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. |
https://dantri.com.vn/suc-khoe/ebv-virus-lay-qua-nu-hon-co-gay-ung-thu-20210103103652963.htm | 20210103 | EBV- virus lây qua nụ hôn có gây ung thư? | Ung thư vòm mũi họng gặp chủ yếu loại ung thư biểu mô không biệt hóa của vòm mũi họng là một trong những loại ung thư phổ biến và mang tính khu vực. Các trường hợp ung thư này gặp nhiều ở các nước châu Á và châu Phi. Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới, với tỷ lệ khoảng 2-3 nam/1 nữ.
Một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư nay là virus Epstein-Barr (EBV). Theo BS Đỗ Tất Cường, khoa Xạ trị, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, dựa trên sự tăng cao của kháng huyết thanh anti-EBV có trong máu của các bệnh nhân ung thư vòm họng và sự có mặt của ADN virus trong nhân các tế bào ung thư có thể thấy được vai trò quan trọng của virus này trong nguyên nhân gây bệnh.
EBV là một trong những loại virus thuộc họ herpes phổ biến nhất ở người. Nước bọt là con đường lây nhiễm chủ yếu nên bệnh EBV còn được gọi là bệnh nụ hôn.
Dù vậy, vai trò gây bệnh trực tiếp của virus chưa được khẳng định chắc chắn vì tỷ lệ nhiễm virus EBV này trong dân khá cao trong khi chỉ một số bị ung thư vòm.
Các triệu chứng của ung thư vòm mũi họng
BS Cường cho biết, các dấu hiệu sớm thường nghèo nàn, dễ bỏ qua vì hay bị nhầm với các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm vùng tai mũi họng. Các triệu chứng lúc đầu thường xuất hiện ở một bên hay một vị trí, sau đó tăng dần.
Các triệu chứng có thể gặp:
- Hạch cổ: vị trí hay gặp là hạch cổ vị trí góc hàm hoặc xuất hiện nhiều hạch ở 1 hay 2 bên cổ.
- Các triệu chứng tai: thường biểu hiện một bên như nghe kém, ù tai hoặc hiếm gặp hơn là đau tai hay chảy dịch ở tai.
- Các triệu chứng mũi: ngạt tắc mũi một hoặc 2 bên hoặc chảy máu mũi dai dẳng điều trị nội khoa không cải thiện
- Các triệu chứng thần kinh: nhìn đôi và lác trong, đau nửa mặt hoặc đau họng, đau đầu hoặc đau nửa đầu khi u xâm lấn nội sọ.
- Các triệu chứng mắt: xâm lấn ổ mắt hiếm gặp, chủ yếu gặp lồi mắt hoặc liệt vận nhãn
Cách phát hiện ung thư vòm họng
Thăm khám lâm sàng:
- Soi tai mũi họng và khám hạch cổ: cho phép quan sát rõ tổn thương, đánh giá vị trí tổn thương, hình dạng, kích thước, mức độ lan rộng của bệnh và kết hợp sinh thiết giúp chẩn đoán mô bệnh học. Thăm khám hạch cổ và hạch ngoại vi nhằm phát hiện ra các tổn thương hạch có giá trị trong đánh giá giai đoạn bệnh ung thư vòm.
- Các triệu chứng gợi ý di căn xa: dưới 10% trường hợp có di căn xa tại thời điểm chẩn đoán ban đầu, thường gặp nhất là di căn xương gây đau hoặc gãy xương bệnh lý, hiếm hơn có thể gặp di căn gan hoặc di căn phổi
Thăm khám toàn trạng: giúp cho việc xác định phác đồ điều trị và tiên lượng bệnh cho bệnh nhân.
Các xét nghiệm cận lâm sàng
- Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI): cho phép đánh giá thể tích u, mức độ xâm lấn tại chỗ, tại vùng.
- Các xét nghiệm đánh giá di căn xa: chụp X-quang ngực, siêu âm bụng và xạ hình xương là các xét nghiệm cần thiết trong tìm kiếm di căn xa. PET/CT-scan là phương pháp hiện đại có giá trị cao trong tìm kiếm các di căn xa.
- Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu giúp đánh giá tình trạng toàn thân và chức năng gan, thận, định liều tải lượng virus huyết thanh, kháng thể kháng EBV type IgA/antiEA và IgA/antiVCA. |
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sieu-am-tinh-hoan-giup-phat-hien-nhung-benh-ly-nao-vi | Siêu âm tinh hoàn giúp phát hiện những bệnh lý nào? | Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Hương - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Siêu âm tinh hoàn là kỹ thuật y tế phổ biến nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc khám, chẩn đoán, điều trị các bệnh liên quan đến tinh hoàn - bộ phận trọng yếu của cơ quan sinh dục nam giới. Việc chẩn đoán, phát hiện ra đúng tình trạng bệnh lý có tác động vô cùng lớn đến quá trình điều trị sau này.
1. Tổng quan về tinh hoàn
Tinh hoàn là 1 bộ phận của cơ quan sinh dục nam với chức năng chính là sản xuất tinh trùng và tiết ra hormon sinh dục nam Testosterone hình thành nên đặc tính ở nam giới. Mỗi nam giới đều có 2 tinh hoàn: trái và phải nằm trong bìu, trọng lượng mỗi bên khoảng 8-12gram, dài từ 4-5cm. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện siêu âm tinh hoàn để có chẩn đoán cụ thể hơn. Siêu âm tinh hoàn là kĩ thuật phổ biến sử dụng sóng siêu âm để ghi lại hình ảnh bên trong tinh hoàn nam giới. Kết hợp với xét nghiệm máu và tinh dịch sẽ giúp chẩn đoán các bệnh lý ở cơ quan sinh dục như viêm mào tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, tràn dịch tinh hoàn..v.v.. Vị trí tinh hoàn ở nam giới 2. Siêu âm tinh hoàn để làm gì?
Như đã đề cập ở trên, siêu âm tinh hoàn giúp các bác sĩ:● Kiểm tra một khối u hoặc vị trí sưng đau ở tinh hoàn.● Tìm hoặc kiểm tra vị trí nhiễm trùng ở tinh hoàn● Đánh giá tình trạng xoắn dây thừng tinh (tình trạng khiến nguồn cung cấp máu đến tinh hoàn bị ảnh hưởng).● Theo dõi tình trạng ung thư tinh hoàn có tái phát hay không.● Chẩn đoán tinh hoàn lạc chỗ● Kiểm tra dịch/máu trong bìu, dịch trong mào tinh hoàn hoặc mủ ở bìu.● Kiểm tra chấn thương ở cơ quan sinh dục (đặc biệt là vị trí tinh hoàn) Siêu âm giúp phát hiện bệnh lý bất thường ở tinh hoàn Trắc nghiệm: Bạn biết bao nhiêu về tinh dịch?
Tinh dịch là một phần quan trọng quyết định đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Liệu bạn đã hiểu được bao nhiêu về thành phần quan trọng này? Hãy cùng thử tài thông qua các câu hỏi nhanh về tinh dịch sau đây nhé! Bài dịch từ: webmd.com Bắt đầu 3. Siêu âm tinh hoàn giúp phát hiện những bệnh lý nào?
Mặc dù siêu âm tinh hoàn là phương pháp chẩn đoán khá đơn giản nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện và điều trị các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục của nam giới, cụ thể là một số bệnh lý sau:● Giãn mạch thừng tinh:Giãn mạch thừng tinh (còn được gọi là bệnh “Giãn tĩnh mạch tinh hoàn/ túi giãn tĩnh mạch bìu”) là hiện tượng tĩnh mạch ở phía trên tinh hoàn bị giãn bất thường khiến sưng nặng vùng bìu và giảm số lượng tinh trùng, có thể dẫn đến vô sinh. Khi siêu âm tinh hoàn ta sẽ thấy những búi giãn của thừng tinh khiến máu bị ứ lại không lưu thông được.● Xoắn tinh hoànXoắn tinh hoàn là hiện tượng tinh hoàn bị xoắn quanh trục gây tắc nghẽn mạch máu, khiến tinh hoàn bị phù nề, teo hoặc xung huyết và có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở nam giới 10-25 tuổi. Việc siêu âm tinh hoàn sẽ giúp bác sĩ đánh giá mức độ xoắn tinh hoàn nặng hay nhẹ để có phương án xử lý kịp thời.● Viêm tinh hoànViêm tinh hoàn là tình trạng bị viêm một hoặc cả hai bên tinh hoàn do bị vi khuẩn, virus, tụ cầu liên cầu khuẩn, trực khuẩn thâm nhập vào. Hoặc cũng có thể là do chấn thương, nhiễm trùng cấp tính sau viêm mào tinh. Triệu chứng điển hình của viêm tinh hoàn là sưng đau tinh hoàn, nặng bìu, thấy đau khi đi tiểu hoặc tiểu ra máu...v..v.. Khi siêu âm tinh hoàn sẽ thấy rõ các ổ viêm, sưng tấy, tràn dịch màng tinh hoàn. Viêm tinh hoàn Viêm mào tinh hoànViêm mào tinh hoàn là hiện tượng sưng đau và viêm ở tinh hoàn, cụ thể là ống cuộn ở mặt sau tinh hoàn. Nguyên nhân là do bị nhiễm trùng ngược từ bàng quang và tuyến tiền liệt, hoặc do nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục. Hình ảnh siêu âm sẽ cho thấy tình trạng viêm nhiễm tại mào tinh hoàn.● Nang mào tinh hoànNang mào tinh hoàn là tình trạng tắc nghẽn các ống dẫn tinh ở mào tinh, tạo thành một khối dạng nước lành tính xuất hiện ngay tại mào tinh hoàn. Khối này có thể phát triển to dần theo thời gian và có thể khiến nam giới bị vô sinh.● Chấn thương tinh hoànLà tình trạng khá phổ biến khi nam giới vận động với cường độ mạnh và vô tình tác động mạnh vào bộ phận sinh dục gây chấn thương. Đối với trường hợp này, hình ảnh siêu âm tinh hoàn có thể giúp bác sĩ phát hiện và đánh giá mức độ chấn thương tại cơ quan trọng yếu này. Chấn thương tinh hoàn với cường độ mạnh 4. Kỹ thuật siêu âm tinh hoàn bình thường
Siêu âm tinh hoàn là kỹ thuật hỗ trợ giúp quan sát và đánh giá tình trạng bệnh lý bên trong tinh hoàn. Nó còn có thể cho thấy ống dẫn tinh kết nối tinh hoàn với tuyến tiền liệt. Thiết bị đầu dò sẽ gửi sóng âm đến máy tính phát lại hình ảnh về cơ quan được siêu âm.● Chuẩn bị trước siêu âmĐể thực hiện siêu âm, bệnh nhân hầu như không phải chuẩn bị gì. Nếu sinh thiết hoặc thực hiện xét nghiệm khác đồng thời trong lúc siêu âm người bệnh có thể cần ký một mẫu đơn đồng ý.● Tiến hành siêu âmBước 1: Trước khi thủ thuật bắt đầu, người bệnh sẽ được yêu cầu cởi hết quần từ thắt lưng trở xuống và mặc tạm một áo choàng chuyên dụng.Bước 2: Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nằm ngửa trên bàn siêu âm và dùng một khăn gấp che dương vật và nâng bìu.Bước 3: Một loại gel sẽ được kỹ thuật viên trải trên bìu giúp giảm ma sát trên da và giúp đầu dò thu được hình ảnh tốt hơn.Bước 4: Bệnh nhân cần nằm yên trong khi đầu dò được ấn vào da ở tinh hoàn và di chuyển qua bìu nhiều lần. Nếu thủ thuật được dùng để đánh giá mức độ tổn thương do chấn thương hoặc tìm hiểu nguyên nhân gây đau tinh hoàn, có thể người bệnh sẽ cảm thấy áp lực khi đầu dò đè nhẹ lên vùng bị tổn thương. Nếu trong quá trình siêu âm cần sinh thiết, có thể người bệnh sẽ cảm thấy hơi khó chịu khi lấy mẫu.Bước 5: Kết thúc thủ thuật, kỹ thuật viên lau sạch gel khỏi da người bệnh và hỗ trợ người bệnh ngồi dậy. Kỹ thuật siêu âm tinh hoàn 5. Kết quả đánh giá siêu âm tinh hoàn
Hình ảnh tinh hoàn bình thường: Khi tinh hoàn ở hình dạng và kích thước bình thường sẽ có chiều cao <5cm, rộng khoảng 3cm, dày khoảng 2cm. Ngoài ra tinh hoàn bình thường khi siêu âm sẽ:● Không thấy có dấu hiệu khối u lành tính hay ác tính● Không có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc sưng, viêm mào tinh hoàn● Không bị xoắn dây thừng tinh, tinh hoàn được cung cấp máu bình thường● Không thấy có dấu hiệu có chất dịch, máu, mủ ở bìu.Tinh hoàn được đánh giá bất thường khi:● Nhận diện một khối u trong tinh hoàn hoặc có dấu hiệu ung thư tinh hoàn.● Có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc sưng, viêm mào tinh hoàn.● Thấy dây thừng tinh bị xoắn, tinh hoàn không được cung cấp máu gây teo, nguy cơ hoại tử.● Không có tinh hoàn hoặc chỉ có một tinh hoàn trong túi bìu.● Thấy dịch, máu, mủ ở trong bìu hoặc thấy dịch trong mào tinh hoàn.● Thấy thoát vị ở bìu. Kết quả siêu âm tinh hoàn Ngoài ra, nếu nam giới có những dấu hiệu của ung thư tinh hoàn thì việc siêu âm tinh hoàn là việc cần thiết để phát hiện khối u, từ đó chẩn đoán vị trí, kích thước, tình trạng (có chất lỏng hay không), mức độ xâm lấn nếu có..v..v...để từ đó xác định phương án điều trị hiệu quả nhất. Hiện nay, có nhiều cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm tinh hoàn nhưng người bệnh nên sáng suốt lựa chọn những cơ sở y tế, trung tâm uy tín với các bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao để giúp chẩn đoán chính xác bệnh, đưa ra lời khuyên đúng đắn nhất.Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Văn Hương từng là Giảng viên bộ môn hình ảnh Y tại Trường đại học kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng, nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện như: Bệnh viện Ung thư; Bệnh viện Đà Nẵng; Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng.Với sự tận tụy với công việc của mình, cống hiến hết sức cho ngành y nói chung và chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh nói riêng, bác sĩ Hương luôn được các bệnh nhân yêu mến và tin tưởng.Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
Video đề xuất: Các phương pháp điều trị vô sinh: Hi vọng cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn
XEM THÊM10 lý do gây đau tinh hoàn đáng báo độngDấu hiệu trẻ bị ẩn tinh hoànViêm mào tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bao-ve-tre-voi-sang-loc-so-sinh-va-mau-cuong-ron-vi | Bảo vệ trẻ với sàng lọc sơ sinh và máu cuống rốn | Bài viết được viết bởi Tiến sĩ. Ngô Anh Tiến, Giám đốc Ngân hàng mô Vinmec.
Sàng lọc sơ sinh là một trong những thành công lớn nhất về sức khỏe cộng đồng kể từ khi nó được giới thiệu lần đầu tiên vào những năm 1960. Mục tiêu của sàng lọc sơ sinh là xác định những trẻ em có nguy cơ mắc các tình trạng nghiêm trọng nhưng có thể điều trị được ở giai đoạn sớm có thể đưa ra phương án điều trị kịp thời.
Theo số liệu ghi nhận trong 55 năm qua, sàng lọc sơ sinh được ghi nhận là đã cứu hoặc cải thiện cuộc sống của hàng ngàn trẻ em mắc các chứng rối loạn nghiêm trọng nhưng có thể điều trị với tiên lượng tốt nếu điều trị kịp thời, chẳng hạn như suy giáp bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, thiếu men G6PD gây tan máu vàng da, thiếu máu do hồng cầu hình liềm và xơ nang...Từ 3 – 7 ngày sau sinh, trẻ sẽ được lấy máu gót chân hoặc máu tĩnh mạch để tiến hành các xét nghiệm sàng lọc. Có hai cách thức sàng lọc là sàng lọc với các xét nghiệm sinh hóa và sàng lọc bằng xét nghiệm gen.Danh mục các bệnh lý sử dụng trong sàng lọc sơ sinh được xây dựng bởi đội ngũ chuyên môn của bệnh viện và dựa trên các khuyến cáo của thế giới. Theo đó những bệnh lý di truyền thường gặp, có ý nghĩa nếu chẩn đoán sớm sẽ được ưu tiên chọn lựa, song cũng có thể bổ sung dựa trên tiền sử gia đình của khách hàng.Các xét nghiệm sàng lọc sơ sinh tại Vinmec: Hiện nay tại Vinmec đang triển khai kết hợp xét nghiệm sàng lọc truyền thống (suy giáp bẩm sinh, tăng sản thượng thận bẩm sinh và thiếu men G6PD) theo khuyến cáo của Bộ Y Tế Việt Nam cùng với gói xét nghiệm gen cho hơn 300 bệnh lý khởi phát sớm ở trẻ nhỏ.Cùng với phương pháp sàng lọc tiên tiến thì phương pháp trị liệu tiến bộ - kịp thời là mấu chốt để cứu chữa trẻ khi có kết quả không mong muốn sau sàng lọc sơ sinh.Y học tái tạo hiện đại đã chứng minh, rất nhiều căn bệnh di truyền ở trẻ nhỏ có thể chữa khỏi hoặc cải thiện đáng kể với liệu pháp tế bào gốc. Tế bào gốc có thể được thu thập từ tủy xương, máu ngoại vi của người hiến (người thân trực hệ, người xa lạ) và tiến hành cấy ghép nếu tương thích. Tế bào gốc có thể được thu thập từ tủy xương, máu ngoại vi của người hiến (người thân trực hệ, người xa lạ) và tiến hành cấy ghép nếu tương thích Tế bào gốc cũng có thể được thu thập từ một nguồn lành tính, tự nhiên, an toàn, dồi dào hơn rất nhiều: Máu cuống rốn và dây rốn. Đây là hai nguồn duy nhất cung cấp tế bào gốc non và nguyên thủy, cho khả năng biệt hóa tốt hơn rất nhiều, dễ thu thập mà không mang lại bất cứ đau đớn, rủi ro nào cho chủ thể.Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa kỳ (FDA) đã công nhận việc ghép tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic stem cell transplantation - HSCT) là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn. Đối với một số bệnh, HSCT là liệu pháp duy nhất. Tuy nhiên, đối với một số bệnh khác, HSCT chỉ được sử dụng khi các liệu pháp tiền tuyến thất bại hoặc bệnh rất nguy hiểm.Với những em bé được sinh ra và mang theo một căn bệnh di truyền thì sự sống của em bé sẽ bị đe dọa cùng với sự phát triển của căn bệnh bên ngoài cơ thể mẹ. Nó càng trở nên nguy hiểm hơn khi em bé không thể tự nói ra những khó chịu của mình, chỉ khi căn bệnh diễn tiến và có biểu hiện rõ ràng thì cha mẹ mới nhận biết được.Thời điểm đó cũng lỡ mất “thời điểm vàng” để tiến hành các biện pháp cứu trị hữu hiệu và kịp thời nhất cho bé. Vì thế, ngoài sự tiến bộ của y học thì sự hiểu biết của các bậc cha mẹ về sàng lọc sơ sinh cũng ngày càng trở nên quan trọng.Dưới đây là danh sách các mặt bệnh được điều trị bằng liệu pháp tế bào tạo máu (Bảng 1), không phân biệt nguồn gốc chiết xuất từ tủy xương, máu ngoại vi, hay máu cuống rốn.Ghép tự thân (autologous): Bệnh nhân nhận tế bào gốc của chính mìnhGhép đồng loại (allogeneic): Bệnh nhân nhận tế bào gốc từ một người hiến tặng phù hợp, có thể là anh chị em hoặc người không có quan hệ huyết thốngBảng 1. Danh sách những bệnh được điều trị bằng tế bào gốc tạo máu (HSCT) được FDA cấp phép. Nguồn bảng: parentsguidecordblood.org Ngoài những ứng dụng của tế bào gốc tạo máu (HSCT) ở trên, thì dòng tế bào gốc trung mô từ dây rốn, mô mỡ, tủy xương cũng rất được quan tâm và ứng dụng trong điều trị những bệnh hiểm nghèo.Các kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, tế bào gốc dây rốn có tiềm năng lớn trong y học tái tạo để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như bệnh tim mạch, tiểu đường, tự kỷ, chấn thương não/tủy sống, Alzheimer, Parkinson, các bệnh tự miễn, viêm xương khớp, xơ gan, bệnh phổi, làm lành vết thương, thẩm mỹ, chống viêm, phục hồi các tổn thương của mô/cơ quan ....Tính đến này có trên 1355 thử nghiệm lâm sàng có sử dụng MSCs (https://www.cochranelibrary.com/search)Bảng 2. Một số thử nghiệm và ứng dụng tế bào gốc trung mô để điều trị bệnh Tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, với sự liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng Mô Vinmec, Viện nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ Gen, cùng với các khoa phòng tại Trung tâm Công nghệ cao Vinmec và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sẽ mang lại kết quả sàng lọc chính xác cũng giúp khách hàng an tâm trong quá trình thăm khám cho bé. |
|
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/su-dung-thuoc-dieu-tri-du-phong-lao-vi | Sử dụng thuốc điều trị dự phòng lao | Dự phòng lao là biện pháp điều trị sớm cho người mang vi trùng lao nhưng hoàn toàn khỏe mạnh và bình thường. Thuốc dự phòng lao và điều trị lao là như nhau, tuy nhiên vẫn cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng.
1. Điều trị dự phòng lao là gì?
Điều trị dự phòng lao hay còn gọi là điều trị nhiễm trùng lao tiềm ẩn. Đây là biện pháp điều trị sớm cho những người bình thường, khỏe mạnh nhưng mang vi trùng lao trong cơ thể.Người bị lao tiềm ẩn thực tế mắc bệnh lao và không có khả năng lây cho người khác. Khi tiến hành các xét nghiệm (trên da hoặc trong máu) thì có sự xuất hiện vi trùng lao nhưng khi xét nghiệm đờm và dịch tiết thì không tìm thấy.Điều trị dự phòng lao đã được tiến hành tại nhiều nước phát triển từ rất lâu. Mục đích của việc điều trị dự phòng là nhằm tiêu diệt vi trùng lao ở thể không hoạt động, góp phần ngăn cản chúng tiến triển và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
2. Đối tượng nào cần được điều trị dự phòng lao?
Những đối tượng sau đây cần được điều trị dự phòng lao:Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có mẹ bị lao phổi hoặc thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh;Người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc đang dùng thuốc điều trị làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch;Người mắc các bệnh như HIV, tiểu đường, suy thận...Người bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng;Người bị nhiễm lao trong thời gian khoảng 2 năm trở lại. Những người bình thường mang vi trùng lao cần được điều trị dự phòng lao 3. Điều trị dự phòng lao như thế nào?
Điều trị dự phòng lao bằng thuốc nhằm giảm nguy cơ vi trùng tiến triển thành bệnh lao trong tương lai. Thuốc dự phòng lao và điều trị bệnh lao là giống nhau nhưng khác nhau về thời gian sử dụng. Điều trị dự phòng lao có thời gian ngắn hơn.Có 2 chế độ điều trị nhiễm trùng lao tiềm ẩn, đó là: Điều trị ngắn hạn và ngắt quãng.Điều trị ngắn hạn: Điều trị dự phòng lao ngắn hạn được tiến hành trong khoảng thời gian từ 3 - 4 tháng với thuốc INH đơn lẻ hoặc kết hợp với Rifampicin. Chế độ này được thực hiện trên những người mang vi trùng lao có nguy cơ tiến triển bệnh lao cao và có xét nghiệm trên da dương tính.Điều trị ngắt quãng: Điều trị dự phòng lao ngắt quãng cũng sử dụng thuốc INH với liều dùng là 2 lần/ tuần, được thực hiện trên những người làm việc trong ngành y tế, giáo dục hoặc nhóm người vô gia cư.Có 2 cách thức dùng thuốc điều trị lao mà người bệnh có thể chọn, đó là điều trị có quan sát trực tiếp (direkte observert terapi, viết tắt là DOT) và không có quan sát trực tiếp, cụ thể:Điều trị có DOT: Người điều trị dự phòng lao sẽ được nhân viên, cán bộ y tế theo dõi và hỗ trợ trong quá trình sử dụng thuốc để đảm bảo hoàn tất quá trình. Với cách thức này, người bệnh sẽ được tư vấn, phát hiện và xử trí tác dụng phụ khi dùng thuốc nếu có. Điều trị dự phòng lao có DOT giúp tỷ lệ hoàn thành quá trình điều trị được cao hơn.Điều trị không DOT: Người điều trị dự phòng lao sẽ nhận thuốc để dùng trong 1 tuần. Cần đảm bảo uống thuốc đúng giờ, đúng liều để giúp quá trình điều trị được hoàn tất.Dưới đây là phác đồ dùng thuốc dự phòng lao được khuyến cáo:INH 300mg: Điều trị trong 9 tháng với bệnh nhân nhiễm HIV. Lưu ý là phác đồ điều trị trong 6 tháng không được áp dụng với trẻ em, người bị nhiễm HIV hoặc tổn thương xơ trên X-quang.INH 900mg: Điều trị có quan sát trực tiếp với thời gian 2 lần/tuần trong 6 tháng hoặc 9 tháng.Rifampicin 600mg: Được chỉ định với người kháng INH, thời gian điều trị là 2 tháng hoặc có quan sát trực tiếp với liều dùng là 2 lần/tuần trong 2 - 3 tháng.PZA 1500 - 3000mg: Được chỉ định với người bị nhiễm HIV nhưng không dung nạp với Rifampicin, thời gian điều trị là 2 tháng. Khuyến cáo người bệnh sử dụng thuốc dự phòng lao theo phác đồ điều trị của bác sĩ 4. Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc điều trị dự phòng lao
Việc sử dụng thuốc dự phòng lao có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Tùy khả năng đáp ứng với thuốc của mỗi người mà có thể gặp hoặc không gặp tác dụng phụ, với mức độ có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng.Tác dụng phụ thường gặp nhưng không nguy hiểm khi sử dụng thuốc dự phòng lao: Buồn nôn, nước tiểu có màu đỏ (do thuốc Rifampicin có màu đỏ khiến các dịch trong cơ thể chuyển màu đỏ), gặp các vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày, đại tiện phân lỏng hoặc cứng, sốt, ngứa, phát ban, sưng đau khớp, tê, có cảm giác châm chích ở bàn tay và bàn chân, đau đầu, mệt mỏi, cơ thể yếu. Những tác dụng phụ do dùng thuốc dự phòng lao là không nguy hiểm và đều có thể xử trí được bằng những cách thức đơn giản, tuy nhiên chúng sẽ gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh.Tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm gặp khi sử dụng thuốc dự phòng lao bao gồm: Vàng mắt (phần lòng trắng), đau dạ dày, buồn nôn, nôn nhiều, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt sức lực, phát ban toàn thân. Khi thấy những biểu hiện này, người điều trị cần đến bệnh viện để được thăm khám ngay lập tức.
5. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị dự phòng lao
Không uống rượu trong thời gian điều trị dự phòng lao vì có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan.Việc sử dụng thuốc giảm đau trong khi điều trị dự phòng lao cũng có thể gây ra những vấn đề về chuyển hóa ở gan, vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng.Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh xét nghiệm máu trong quá trình điều trị dự phòng lao để kiểm tra tình trạng gan đáp ứng với thuốc như thế nào. Nếu có bất thường xảy ra thì sẽ phải ngừng dùng thuốc điều trị dự phòng.Có thể mất từ 2 - 4 tuần để cơ thể đáp ứng với thuốc dự phòng lao. Khi đó, tác dụng phụ sẽ thuyên giảm và dần biết mất.Tóm lại, người điều trị dự phòng lao cần chú ý uống thuốc đúng giờ và đủ liều để quá trình điều trị được hoàn tất, hiệu quả cao, giúp phòng ngừa vi trùng lao tiến triển thành bệnh trong tương lai. |