id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
389
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 5
274k
|
---|---|---|---|
4198 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Xanh%20l%C6%A1 | Xanh lơ | Màu xanh lơ (cyan) (còn gọi là màu cánh trả hay màu hồ thủy) là một màu cơ bản trong quang phổ, nhưng một vài biến thể về sắc thái có thể tạo ra bằng cách trộn các lượng bằng nhau của ánh sáng màu xanh lá cây và màu xanh lam. Vì vậy, màu xanh lơ là màu bù của màu đỏ: các chất màu xanh lơ hấp thụ ánh sáng đỏ. Màu này đôi khi còn gọi là màu xanh Thổ (tuy rằng không đúng) và nó rất khó phân biệt dưới ánh sáng màu xanh lam.
Mực màu xanh lơ là một trong các loại mực phổ biến sử dụng trong công nghệ in màu, cùng với mực màu hồng sẫm, vàng và đen; một bộ gồm bốn màu này được gọi là CMYK.
Lưu ý rằng tuy gọi là mực xanh lơ nhưng mực xanh lơ và ánh sáng màu xanh lơ tạo ra cảm giác màu khác nhau. Mực màu xanh lơ tạo ra cảm giác màu ít chói hơn, thực tế công nghệ in CMYK không thể tái tạo chính xác màu xanh lơ thuần khiết (100% xanh lam + 100% xanh lá cây) trên giấy.
Tọa độ màu
Số Hex = #00FFFF
RGB (r, g, b) = (0, 255, 255)
CMYK (c, m, y, k) = (100, 0, 0, 0)
HSV (h, s, v) = (180, 100, 100)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc
Cách phối màu |
4199 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%20ba | Vi ba | Vi ba hay vi sóng (Tiếng Anh: microwave) là sóng điện từ có bước sóng dài hơn tia hồng ngoại, nhưng ngắn hơn sóng radio. Vi ba còn gọi là sóng tần số siêu cao (SHF), có bước sóng khoảng từ 30 cm (tần số 1 GHz) đến 1 cm (tần số 30 GHz). Tuy vậy, ranh giới giữa tia hồng ngoại, vi ba và sóng radio tần số cực cao (UHF) là rất tuỳ ý và thay đổi trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Sự tồn tại của sóng điện từ, trong đó vi ba là một phần của phổ tần số cao, được James Clerk Maxwell dự đoán năm 1864 từ các phương trình Maxwell nổi tiếng. Năm 1888, Heinrich Hertz đã chế tạo được thiết bị phát sóng radio, nhờ vậy lần đầu tiên chứng minh sự tồn tại của sóng điện từ.
Chú thích: trên 300 GHz, khí quyển Trái Đất hấp thụ bức xạ điện từ mạnh đến nỗi khí quyển thực sự không trong suốt đối với các tần số cao của bức xạ điện từ, nhưng khí quyển lại trở nên trong suốt trong phần quang phổ nhìn thấy được và vùng hồng ngoại.
Phát sinh
Có thể tạo ra vi ba bằng nhiều thiết bị, chia làm hai loại: thiết bị chất rắn và thiết bị ống chân không.
Thiết bị vi ba chất rắn dựa trên chất bán dẫn như silicon hoặc arsenua galli, và ngay cả các transistor hiệu ứng trường (FET), transistor tiếp xúc mặt lưỡng cực (BJT), các diode Gunn và diode IMPATT (diode dòng thác va chạm có thời gian quá cảnh). Từ các transistor tiêu chuẩn người ta phát triển những linh kiện tốc độ cao hơn dùng trong các ứng dụng vi ba. Biến thể vi ba của transistor BJT có loại HBT (heterojunction bipolar transistor), biến thể vi ba của transistor FET thì có loại MESFET (transistor hiệu ứng trường có màng bán dẫn kim loại), loại HEMT (còn gọi là HFET), và transistor LDMOS.
Thiết bị ống chân không hoạt động dựa trên chuyển động của electron trong chân không dưới ảnh hưởng của điện trường hoặc từ trường, gồm có magnetron, klystron, đèn sóng chạy (TWT), và gyrotron.
Ứng dụng
Lò vi sóng (cũng gọi là lò vi ba) dùng một magnetron sinh ra vi ba có tần số khoảng 2,45 GHz để nấu nướng. Vi ba nấu thức ăn bằng cách làm rung các phân tử nước và hợp chất khác. Sự rung này tạo sức nóng làm chín thức ăn. Vì các chất hữu cơ chủ yếu cấu tạo bằng nước nên phương pháp này dễ dàng nấu chín thức ăn.
Vi ba được dùng trong thông tin vệ tinh vì vi ba dễ dàng truyền qua khí quyển Trái Đất, ít bị nhiễu so với các bước sóng dài hơn. Ngoài ra, trong phổ vi ba còn nhiều băng thông hơn phần còn lại của phổ radio.
Vi ba cũng được dùng rộng rãi trong thông tin vô tuyến chuyển tiếp đến nỗi từ vi ba thực tế đồng nghĩa với vô tuyến chuyển tiếp (thường gọi "liên lạc vi ba", "tuyến vi ba", "trạm vi ba"...) mặc dù có một số thiết bị vô tuyến chuyển tiếp hoạt động trong dải tần số 410-470 MHz (thuộc băng tần số cực cao UHF).
Radar cũng dùng bức xạ vi ba để phát hiện khoảng cách, tốc độ và các đặc trưng khác của những đối tượng ở xa, như ô-tô và các phương tiện giao thông.
Các giao thức mạng không dây (wireless LAN) như Bluetooth và các chuẩn IEEE 802.11g và 802.11b dùng vi ba trong dải 2,4 GHz (thuộc băng tần ISM, tức băng tần công nghiệp, khoa học và y tế), còn chuẩn 802.11a dùng băng tần ISM dải 5,8 GHz. Nhiều nước (trừ Hoa Kỳ) cấp phép cho dịch vụ truy cập Internet không dây tầm xa (đến 25 km) trong dải 3,5–4,0 GHz.
Truyền hình cáp và truy cập Internet bằng cáp đồng trục cũng như truyền hình quảng bá dùng vài tần số vi ba thấp. Một số mạng điện thoại di động tế bào cũng dùng dải tần số vi ba thấp.
Vi ba có thể dùng để truyền tải điện đường dài; sau Chiến tranh thế giới thứ hai người ta đã khảo sát khả năng đó. Thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 NASA tiến hành nghiên cứu khả năng dùng hệ thống Vệ tinh sử dụng năng lượng Mặt Trời (SPS, Solar Power Satellite) với những tấm pin mặt trời lớn có thể truyền tải điện xuống bề mặt Trái Đất bằng vi ba.
Maser là thiết bị tương tự laser, chỉ khác là hoạt động trên tần số vi ba.
Băng tần vi ba
Phổ vi ba thường được xác định là năng lượng điện từ có tần số khoảng từ 1 GHz đến 1000 GHz, nhưng trước đây cũng bao gồm cả những tần số thấp hơn. Những ứng dụng vi ba phổ biến nhất ở khoảng 1 đến 40 GHz. Băng tần vi ba được xác định theo bảng sau:
Bảng trên theo cách dùng của Hội vô tuyến điện Anh (Radio Society of Great Britain, RSGB). Đôi lúc người ta ký hiệu dải tần số cực cao (UHF) thấp hơn băng L là băng P. Xem thêm các định nghĩa khác: Letter Designations of Microwave Bands
Tác động của vi sóng đến sức khỏe
Do vi ba là sóng điện từ có tần số dao động trùng với tần số cộng hưởng của nhiều phân tử chất hữu cơ có trong sinh vật, dẫn đến các phân tử hữu cơ hấp thụ vi sóng mạnh. Nó làm cho các phân tử protein bị biến tính, tức là thay đổi một số liên kết trong cấu trúc phân tử. Trong lò vi sóng thì quá trình biến tính xảy ra trước cả khi phát sinh nhiệt làm chín thức ăn.
Sự biến tính protein diễn ra theo các mức độ khác nhau, tùy theo cường độ và thời gian bị vi sóng tác động, và được gọi là bỏng vi sóng, phần lớn khó nhận thấy theo cảm giác:
Ở mức nhẹ thì protein biến tính có thể vẫn tham gia vào hoạt động sống của tế bào. Nếu phân tử protein đó là DNA thì sẽ gây lỗi di truyền, sự phân bào sau đó sẽ tạo ra các "tế bào lạ" dẫn đến ung thư.
Ở mức nặng hơn thì phân tử protein bị coi là chết, tế bào phải đào thải nó.
Nếu số phân tử biến tính chết nhiều vượt khả năng xử lý của tế bào thì tế bào đó chết. Cơ thể sẽ dọn dẹp tế bào chết nếu mô còn sống.
Khi số tế bào chết nhiều, dẫn đến tắc mạch máu, mô sẽ mất nguồn máu nuôi dưỡng, thì mô đó chết. Đó là trạng thái bỏng thật sự và ta mới nhận biết được.
Vì thế làm việc với vi sóng như ra đa, lò vi sóng, điện thoại di động, laptop,... cần tuân theo các quy định an toàn .
Đặc biệt tháng 2/2016 vừa qua các nhà khoa học Israel công bố nghiên cứu xác định sóng điện thoại di động có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của nam giới, làm hư hại đến tinh trùng . Tuy nhiên cách đưa tin làm người đọc hiểu là "do sức nóng của điện thoại di động". Sự thật là điện thoại di động gửi mã liên lạc và lời thoại (đã số hóa) lên mạng bằng dãy xung vi ba ngắn liên tiếp nhau và khá mạnh, cỡ vài Watt, đủ làm biến tính protein của tinh trùng và của lò sản xuất chúng. Trong quá trình đó điện thoại nóng lên không đáng kể.
Nghiên cứu nói trên cũng là cảnh báo cho việc sử dụng thiết bị điện tử. Các thiết bị điện tử như máy tính (trạm, bàn, hay laptop),... hiện nay sử dụng tần số nhịp (clock) làm việc cực cao, cỡ từ 0,5 đến 3,5 GHz, cũng như các mạch dao động khác. Chúng có thể phát ra vi ba ký sinh nếu các tấm che không tốt. Về nguyên tắc có những tiêu chuẩn cho mức nhiễu này, sao cho không gây rối loạn các thiết bị điện tử khác. Song ở tầm sát vỏ máy, ví dụ để máy lên đùi, trong túi quần thì vi ba sẽ tác động lên vùng cơ thể gần đó.
Lịch sử và nghiên cứu
Để biết thêm về lịch sử phát triển lý thuyết điện từ đến các ứng dụng vi ba hiện đại, xem:
Michael Faraday
James Clerk Maxwell
Heinrich Hertz
Nikola Tesla
Guglielmo Marconi
Samuel Morse
Lord Kelvin
Oliver Heaviside
Lord Rayleigh
Oliver Lodge
Những thành tựu nổi bật về nghiên cứu vi ba và ứng dụng:
Thiết bị tích hợp vi ba (Mạch tích hợp vi ba đơn khối, Monolithic Microwave Integrated Circuit, MMIC) được sản xuất với những tấm arsenua galli (GaAs).
Xem thêm
Bức xạ nền vi ba vũ trụ
Đồ gia dụng
Hiệu ứng thính giác vi ba
Radio
Quang học
Hoá học vi ba
Tham khảo
Sóng điện từ
Phổ điện từ |
4201 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%A5c%20b%E1%BA%A3o | Lục bảo | Màu lục bảo (emerald) là một sắc thái của màu xanh lá cây (màu lục) với đặc thù là nhạt và sáng hơn, và thiên hướng xanh lam rất mờ. Nó có tên gọi như vậy là do rất gần với màu của ngọc lục bảo.
Ireland thường được gọi là "Hòn đảo Lục bảo" (the Emerald Isle) vì tại đó mưa quá nhiều nên cây cối luôn xanh.
Tọa độ màu
Số Hex = #50C878
RGB (r, g, b) = (80, 200, 120)
CMYK (c, m, y, k) = (60, 0, 40, 22)
HSV (h, s, v) = (140, 60, 78)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc
en:Shades of green#Emerald |
4203 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A0ng%20kim%20lo%E1%BA%A1i%20%28m%C3%A0u%29 | Vàng kim loại (màu) | Màu vàng kim loại hay màu vàng kim (gold) là một sắc thái của màu "vàng" (yellow) rất gần với màu của kim loại vàng.
Cảm giác về màu vàng kim này có liên quan đến vàng kim loại vì ánh kim của nó. Nó không thể tái tạo bằng một màu thuần nhất vì hiệu ứng ánh kim có quan hệ với độ sáng của vật liệu là cái dao động theo các góc của người quan sát cũng như của nguồn sáng.
Điều này có nghĩa là tại sao trong nghệ thuật người ta thông thường sử dụng sơn kim loại (sơn nhũ) trông lấp lánh như vàng thật, nhưng màu thuần nhất như trong hình thuộc trang này thì lại không thể xem như là màu vàng kim. Đặc biệt trong các nhà thờ Kitô giáo hay đền chùa của đạo Phật các lá vàng thật được sử dụng để thể hiện màu vàng kim trong nghệ thuật sơn, thiếp vàng. Ví dụ như các vầng hào quang của các vị thánh hay thiên thần.
Tuy nhiên trong nghệ thuật sơn gần đây, ví dụ trong phái Art Nouveau người ta sử dụng sơn có màu vàng ánh kim là từ bột nhôm và chất sơn tạo màu vàng chứ không phải vàng kim loại thật.
Tọa độ màu
Số Hex = #FFD700
RGB (r, g, b) = (255, 215, 0)
RRGGBB (rr, gg, bb) = (808000)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 16, 100, 0)
HSV (h, s, v) = (51, 100, 100)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc |
4205 | https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A1m | Xám | Màu xám, đôi khi còn được gọi là màu ghi (gray, bắt nguồn từ từ tiếng Pháp gris /ɡʁi/), là màu thông thường được nhìn thấy trong tự nhiên. Nó được tạo ra bằng cách trộn màu trắng và màu đen trong các tỷ lệ khác nhau. Phụ thuộc vào nguồn sáng, mắt người có thể cảm nhận màu sắc của một vật hoặc là màu xám hoặc màu khác.
Hai màu được gọi là các màu bù nếu màu xám được tạo ra khi ánh sáng của hai màu này tổ hợp với nhau. Các màu gốc thuộc tâm lý là:
Đen và Trắng
Xanh lam và Vàng
Đỏ và Xanh lá cây
Các tập hợp khác của các màu bù bao gồm:
Màu da cam và màu xanh nước biển
Màu vàng chanh và màu tía
Màu xám là tự bù (trong ảo giác quang học thì màu sắc có thể bị chuyển sang màu bù của nó nếu nhìn lâu vào một vật).
Sử dụng, biểu tượng, biểu hiện thông thường
Màu xám đôi khi tượng trưng cho cuộc sống tẻ nhạt, chán ngắt, không có mục đích hay những người có cuộc sống khắc khổ.
Chất tạo thành não người được nhắc tới như là có màu xám và được gọi là "chất xám", vì thế nó còn có nghĩa là những cái gì đó thuộc về trí thức. "Lý thuyết chỉ là màu xám..."
Ở châu Âu và châu Mỹ, màu xám làm người ta liên tưởng tới mùa thu, thời tiết xấu và nỗi buồn.
Màu xám được sử dụng để miêu tả chủ nghĩa công nghiệp, ngược lại với màu xanh lá cây để miêu tả chủ nghĩa môi trường.
Tóc trở thành có màu xám khi người ta đứng tuổi, vì thế màu xám liên tưởng tới những người cao tuổi, và nó truyền cảm hứng cho việc đặt tên của tổ chức Gray Panthers ở Mỹ.
Màu xám được sử dụng như màu của trang phục cho quân đội Liên minh miền Nam trong Nội chiến Hoa Kỳ, ngược lại với trang phục màu xanh lam của binh lính Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ.
Tọa độ màu
(Của màu mẫu)
Số Hex = #808080
RGB (r, g, b) = (128, 128, 128)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 0, 0, 50)
HSV (h, s, v) = (0, 0, 50)
RGB Các giá trị màu xám trong thang độ màu xám là các phương án của bất đẳng thức:
CMYK Các giá trị màu xám trong thang độ màu xám là các phương án của bất đẳng thức:
khi .
Trên lý thuyết, có thể đạt được thang độ màu xám với mực hoàn hảo khi:
và
HSV Các giá trị màu xám trong thang độ màu xám là các phương án của bất đẳng thức:
khi .
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc
Từ gốc Pháp |
4210 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Da%20cam | Da cam | Màu da cam (hay chỉ là cam) là màu nằm giữa màu đỏ và màu vàng trong quang phổ, ở bước sóng khoảng 620-585 nm. Nó có tên như vậy do có màu gần với màu của vỏ quả cam. Với các chất liệu màu như sơn hay bút chì màu, phấn màu thì màu da cam là màu phụ, có thể được tạo ra từ các màu gốc bằng cách trộn màu đỏ và vàng.
Sử dụng, biểu tượng, biểu hiện thông thường
Màu da cam là màu quốc gia của Hà Lan vì các vương triều của họ có nguồn gốc từ công quốc Oranje-Nassau (trong đó từ oranje có nghĩa là da cam). Đội tuyển bóng đá quốc gia và các đội thể thao quốc gia khác của Hà Lan thường sử dụng màu da cam làm màu áo truyền thống. Do đó, biệt danh của đội bóng này là "Cơn lốc màu da cam".
Màu da cam là biểu trưng của đạo Tin lành ở Bắc Ireland và đạo Hinđu ở Ấn Độ.
Màu da cam còn để chỉ quả cam 🍊
Màu da cam là màu của bi số 5 (bi trơn) và bi số 13 (bi sọc) trong pool.
Tại Việt Nam, màu da cam được biết đến và gắn liền với chất độc da cam, một loại chất độc do đế quốc Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam để tiêu diệt hoa màu và cây trồng.
Tọa độ màu
Số Hex = #FFA500
RGB (r, g, b) = (255, 165, 0)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 35, 100, 0)
HSV (h, s, v) = (38, 100, 100)
Biến thể
Màu da cam được sử dụng để tăng khả năng nhìn thấy. Các chất liệu màu da cam được tìm thấy là trong đất màu ochre hay các chất liệu chứa cadmi. Màu nâu là thực sự trên phần da cam của quang phổ.
Màu da cam quốc tế
Màu tiêu chuẩn, da cam quốc tế hay da cam chói được sử dụng chủ yếu và được cho là đem lại sự tương phản tối ưu đối với các màu sắc trong tự nhiên. Các loại mũ, quần áo và phụ kiện cho thợ săn và công nhân làm đường cao tốc và những người (yêu cầu về an toàn phụ thuộc vào việc nhìn thấy từ xa) hầu như có màu da cam. Điện thoại và cáp quang thông thường có vỏ bọc bằng pôlyêtylen nhuộm màu da cam. Cầu Golden Gate (tại San Francisco) được sơn màu da cam quốc tế.
Tọa độ màu của nó
Số Hex = #FF4F00
RGB (r, g, b) = (255, 79, 0)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 69, 100, 0)
HSV (h, s, v) = (19, 100, 100)
Màu cam cháy
Màu cam cháy như là một biến thể khác của màu da cam, được sử dụng trong trường Đại học tổng hợp Texas. Cụ thể xem bài màu cam cháy.
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc
Quang phổ
Cầu vồng |
4211 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Cam%20ch%C3%A1y | Cam cháy | Màu cam cháy là một biến thể của màu da cam, được sử dụng như một màu chính thức của trường Đại học tổng hợp Texas tại Austin. Một mẫu của màu cam cháy:
Tọa độ màu
Số Hex = #CC5500
RGB (r, g, b) = (204, 85, 0)
CMYK (c, m, y, k) = (20, 67, 100, 0)
HSV (h, s, v) = (25, 100, 80)
Xem thêm
Danh sách màu
Chú thích
Tham khảo
Màu sắc
en:Orange (colour)#Burnt orange |
4213 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%91%20Hex | Số Hex | Khái niệm số Hex là viết tắt trong tiếng Anh để biểu diễn các số hay chuỗi số dưới dạng của hệ đếm thập lục phân (cơ số 16).
Thiết kế Web
Trong việc thiết kế Web bằng ngôn ngữ HTML hay CSS, khi cần biểu diễn giá trị của màu sắc dưới dạng RGB, người ta thường sử dụng hệ đếm cơ số này. Nó là một chuỗi trong hệ thập lục phân có sáu chữ hay số dạng ghép của ba số dạng một byte. Các byte biểu diễn cho ba thành phần màu của các loại màu sắc khác nhau là màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Mỗi byte đại diện cho một số trong khoảng 00 đến FF (trong hệ thập lục phân), tức 0 đến 255 trong hệ thập phân. Số Hex trong Web được tạo thành bằng cách ghép nối ba số dạng một byte trong hệ thập lục phân.
Ví dụ, một màu có giá trị trong hệ thập phân là đỏ = 36, xanh lá cây = 104, xanh lam = 160 (màu xanh lam ánh xám). Các số 36, 104 và 160 trong hệ thập phân sẽ tương đương với 24, 68 và A0 trong hệ thập lục phân. Để tạo thành số Hex này, đơn giản ta chỉ cần ghép chúng với nhau theo trật tự sau: 2468A0. Lưu ý rằng nếu giá trị của một hay nhiều hơn trong ba thành phần này có giá trị nhỏ hơn 10 (trong hệ thập lục phân) thì cần phải bổ sung thêm một số 0 vào đằng trước. Ví dụ để biểu diễn giá trị màu có đỏ = 12, xanh lá cây = 27, xanh lam = 64 trong hệ thập phân, ta cần viết chuỗi số Hex trong Web như sau: đỏ = 12 = 0C (thập lục phân), xanh lá cây = 27 = 1B (thập lục phân), xanh lam = 64 = 40. Do vậy chuỗi số Hex tạo thành sẽ là 0C1B40.
Byte 1: giá trị của màu đỏ
Byte 2: giá trị của màu xanh lá cây
Byte 3: giá trị của màu xanh lam.
tức là các giá trị cần đọc theo trật tự từ trái qua phải là (Đỏ)-(Xanh lá cây)-(Xanh lam).
Ứng dụng máy tính khác
Chuỗi số Hex tạo thành bằng cách ghép nối ba số dạng một byte trong thiết kế Web là ngược lại với số Hex thực sự được tạo thành trong các ngôn ngữ lập trình để tạo các ứng dụng không phải là Web (chẳng hạn như Visual Basic). Trật tự này là ngược lại với cách ghép chữ và số trong số Hex của Web. Ví dụ chuỗi số 2468A0 trong Web sẽ tương đương với số A06824 (hay 10.512.408 theo hệ thập phân) trong ngôn ngữ này. Có thể hiểu đơn giản như là ghép của ba byte theo trật tự sau (tuy không chính xác):
Byte 1: giá trị của màu xanh lam. (A0)
Byte 2: giá trị của màu xanh lá cây. (68)
Byte 3: giá trị của màu đỏ. (24)
tức là các giá trị cần đọc theo trật tự từ trái qua phải là (Xanh lam)-(Xanh lá cây)-(Đỏ).
Số Hex trong trường hợp này là một số Long (số nguyên lớn) có giá trị 4 byte.
Ví dụ trong VB 6.0, câu lệnh sau sẽ tạo ra màu vàng nhạt ánh xanh cho nền của Form1.
Form1.BackColor = &HABF0D9
Giá trị của xanh lam = AB hay 171 (trong hệ thập phân), xanh lá cây = F0 hay 240, màu đỏ bằng D9 hay 217. Nó tương đương với:
Form1.BackColor = RGB(217, 240, 171)
hay:
Form1.BackColor = 11268313
Xem thêm
Hệ thập lục phân
Tham khảo
Hệ đếm
Màu sắc
ar:نظام عد سداسي عشر
cs:Hexadecimální číslo
en:Hex number
hr:Heksadekadski broj
ja:十六進記数法
nn:Sekstentalsystemet
sv:Sedecimala talsystemet
tr:Heksadesimal |
4214 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Cobalt%20%28m%C3%A0u%29 | Cobalt (màu) | Màu lam cobalt là một màu xanh lam chưa bão hòa, tạo cảm giác lạnh, các chất liệu có màu như thế này chủ yếu tìm thấy trong các muối của cobalt. Màu xanh nhìn thấy trên phần lớn các loại kính, thủy tinh là màu cobalt.
Lam cobalt cũng là tên gọi của một bột màu lam được làm ra bằng cách thiêu kết cobalt(II) oxide với nhôm oxide (alumina) ở 1.200 °C. Về mặt hóa học, bột màu lam cobalt là cobalt(II) oxide - nhôm oxide, hay cobalt(II) aluminat, CoAl2O4. Màu lam cobalt là nhạt và ít chói hơn so với bột màu gốc sắt-cyanide là xanh Phổ. Màu này rất ổn định và theo dòng lịch sử đã được sử dụng làm tác nhân tạo màu trong nghề gốm (đặc biệt là trong đồ sứ Trung Hoa), nghề kim hoàn và trong sơn. Thủy tinh trong suốt được nhuộm màu bằng bột màu cobalt gốc silica là bột màu thủy tinh xanh.
Lịch sử sử dụng và sản xuất
Bột màu lam cobalt ở dạng không tinh khiết đã được sử dụng từ lâu trong đồ sứ Trung Quốc. Ghi chép đầu tiên về việc sử dụng cobalt blue (lam cobalt) như là một tên gọi màu trong tiếng Anh là vào năm 1777. Nó được Louis Jacques Thénard phát hiện một cách độc lập như một chất màu nguyên chất dựa trên alumina vào năm 1802. Sản xuất thương mại ở Pháp bắt đầu năm 1807. Nhà sản xuất bột màu lam cobalt hàng đầu thế giới trong thế kỷ 19 là Công ty Na Uy Blaafarveværket (xưởng bột màu lam) của Jacob Benjamin Wegner thời Đan Mạch–Na Uy). Đức cũng nổi tiếng về sản xuất bột màu lam cobalt, đặc biệt là các xưởng bột màu lam cobalt (Blaufarbenwerke) trong dãy núi Quặng ở Saxony.
Trong văn hóa
Nghệ thuật
Bột màu lam cobalt là chất màu lam chính được sử dụng nhiều thế kỷ trong đồ sứ hoa lam Trung Hoa, bắt đầu từ cuối thế kỷ VII hay đầu thế kỷ IX.
Họa sĩ màu nước John Varley (1778-1842) gợi ý rằng lam cobalt là thay thế tốt cho màu lam sẫm để vẽ màu bầu trời, khi viết trong "J Varley's List of Colours'' (Danh sách các màu của J Varley) năm 1818: "Được sử dụng thay thế cho màu lam sẫm vì độ sáng của màu, và vượt trội hơn khi được sử dụng vẽ màu bầu trời và các đồ vật khác đòi hỏi sắc nhạt đều; thỉnh thoảng được sử dụng để lấy lại độ sáng của các sắc nhạt này khi chúng quá đậm và cho các sắc nhạt trên vải, v.v. Nhờ độ sáng và độ tương phản vượt trội của mình, nó có thể làm giảm độ sáng của các màu xanh lam khác."
Màu lam cobalt được sử dụng trong hội họa kể từ khi Thénard phát hiện ra nó, với các họa sĩ như J. M. W. Turner, các họa sĩ theo trường phái ấn tượng như Pierre-Auguste Renoir và Claude Monet cũng như các họa sĩ trường phái hậu ấn tượng như Vincent van Gogh. Nó ổn định và khó bay màu cũng như tương thích với các chất màu khác. Maxfield Parrish, nổi tiếng một phần vì các bức vẽ cảnh bầu trời của ông bằng việc sử dụng màu lam cobalt, và kết quả là màu lam cobalt đôi khi được gọi là lam Parrish.
Thể thao
Hai đội bóng của Major League Soccer có màu lam cobalt là màu thứ hai: Real Salt Lake từ khi thành lập, và Sporting Kansas City trong trang phục thi đấu sân nhà kể từ mùa giải năm 2008.
Video game
Màu logo chính thức của Sega là lam cobalt. Nhím Sonic, con vật lấy khước hiện tại của Sega, cũng được tô màu lam cobalt.
Kỳ học
Một vài quốc gia như Hà Lan và România, và tiểu bang Hoa Kỳ Nevada, có màu lam cobalt như là một trong ba sắc đậm trên cờ.
Sản xuất, xây dựng
Ô tô
Một vài nhà sản xuất xe ô tô như Jeep và Bugatti có màu lam cobalt nhu là các tùy chọn sơn.
Xây dựng
Do độ ổn định hóa học của lam cobalt trong môi trường kiềm, nên nó được sử dụng làm chất màu trong bê tông xanh.
Độc tính
Bột màu lam cobalt có độc khi nuốt hay hít phải. Các thợ gốm không thực hiện các biện pháp phòng ngừa đầy đủ khi sử dụng bột màu lam cobalt có thể bị ngộ độc cobalt.
Thư viện ảnh
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc
Chất màu
Phát minh Pháp
fa:لاجوردی |
4215 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93ng%20%28m%C3%A0u%29 | Đồng (màu) | Màu đồng (tên tiếng Anh: Copper) là màu nâu ánh đỏ, giống như màu của đồng kim loại.
Tọa độ màu
Số Hex = #B87333
RGB (r, g, b) = (184, 115, 51)
CMYK (c, m, y, k) = (28, 55, 80, 0)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc
Đồng |
4216 | https://vi.wikipedia.org/wiki/San%20h%C3%B4%20%28m%C3%A0u%29 | San hô (màu) | Màu san hô là màu cam ánh hồng, lấy theo màu sắc của các lớp san hô (sinh vật ngành Cnidaria, lớp Anthozoa).
Tọa độ màu
Số Hex = #FF7F50
RGB (r, g, b) = (255, 127, 80)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 69, 50, 0)
HSV (h, s, v) = (16, 69, 100)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc |
4217 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kem%20%28m%C3%A0u%29 | Kem (màu) | Màu kem là màu của kem sữa tức váng sữa sản xuất từ gia súc chăn thả tự nhiên trên đồng cỏ giàu các chất carôten màu vàng, một số các chất này kết hợp với nhau tạo thành kem, có màu từ vàng nhạt tới trắng.
Tọa độ màu
Số Hex = #FFFDD0
RGB (r, g, b) = (255, 253, 208)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 1, 18, 0)
HSV (h, s, v) = (57, 18, 100)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc |
4218 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B2i%20voi%20%28m%C3%A0u%29 | Vòi voi (màu) | Màu vòi voi là màu có sắc từ tím trung bình, nhạt, hay chói tới màu tía ánh đỏ trung bình hay đậm. Ngoài ra nó cũng có thể là màu tía ánh xám. Một mẫu của màu này có giá trị như hình bên.
Tọa độ màu
Số Hex = #DF73FF
RGB (r, g, b) = (223, 115, 255)
CMYK (c, m, y, k) = (13, 55, 0, 0)
HSV (h, s, v) = (286, 55, 100)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc |
4219 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20h%E1%BB%93i%20%28m%C3%A0u%29 | Cá hồi (màu) | Màu cá hồi, hay màu đỏ cá hồi (salmon), là màu đỏ-da cam nhạt, có tên gọi theo màu của thịt cá hồi. Màu thịt cá hồi trên thực tế dao động từ gần như trắng tới đỏ thẫm, phụ thuộc vào lượng carôten astaxanthin của chúng; màu "cá hồi" được công nhận rộng rãi là màu nghiêng về phía nhạt hơn là về phía sẫm của khoảng màu này.
Tọa độ màu
Số Hex = #FF8C69
RGB (r, g, b) = (255, 140, 105)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 45, 59, 0)
HSV (h, s, v) = (14, 59, 100)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc |
4220 | https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%A2u%20%C4%91en | Nâu đen | Màu nâu đen là chất màu nâu sẫm lấy từ túi mực của con mực, và nó còn được gọi là màu mực hay màu nâu xám sẫm hoặc mực xêpia (sepia).
Màu nâu đen này trong quá khứ được sử dụng như mực viết. Trong những năm cuối thế kỷ 18, giáo sư Jacob Seydelmann từ Dresden đã phát triển một quy trình để chiết và sản xuất dạng đặc hơn để sử dụng trong chế tạo màu nước và sơn dầu.
Màu nâu đen cũng là màu ưa thích trong công nghệ nhiếp ảnh; màu này có thể thu được với quy trình rửa ảnh để tạo ra sắc nâu vàng. Ánh đỏ mà chúng ta cho là liên quan đến màu nâu đen thực tế là kết quả của sự mờ dần đi theo thời gian. Do đó, màu nâu đen là một thuật ngữ được định nghĩa rất mơ hồ.
Xem thêm Sắc nâu đen trong nhiếp ảnh.
Tọa độ màu
Số Hex = #704214
RGB (r, g, b) = (112, 66, 20)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 41, 82, 56)
HSV (h, s, v) = (30, 82, 44)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc
Sắc tố |
4221 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Xanh%20chromi | Xanh chromi | Màu xanh crom là chất liệu màu xanh lá cây ánh xanh lam, là màu của crom(III) oxit ngậm nước, có độ bão hòa màu trung bình và tương đối sẫm. Nó được cảm nhận là có màu xanh lá cây nhiều hơn xanh lam.
Tọa độ
Số Hex = #40826D
RGB (r, g, b) = (64, 130, 109)
CMYK (c, m, y, k) = (75, 49, 57, 0)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Liên kết ngoài
Bằng tiếng Anh:
Information about the color viridian, its history, making of, and its chemistry
Màu sắc
Chất màu |
4222 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kaki | Kaki | Kaki (khaki) là một màu sắc pha giữa màu nâu nhạt và màu vàng.
Kaki là một loại màu sắc được sử dụng trong quân đội trên toàn thế giới, đặc biệt là trong những vùng sa mạc hoặc khô cằn. Màu kaki giúp che giấu người mặc trong môi trường chủ yếu là cát và bụi. Từ "kaki" đã được sử dụng như tên của một màu sắc trong tiếng Anh từ năm 1848, khi nó được dùng làm đồng phục cho quân đội lần đầu. Ngoài ra, trong thời trang phương Tây, màu kaki cũng là một lựa chọn phổ biến cho quần áo smart casual, được gọi là "kakis", phù hợp cho môi trường công sở và cuộc sống hàng ngày.
Trong tiếng Anh Anh và một số ngôn ngữ khác của Khối thịnh vượng chung, thuật ngữ "kaki" cũng có thể được sử dụng để chỉ một tông màu xanh ôliu.
Từ nguyên
Khaki là một từ mượn từ tiếng Urdu خاکی 'màu của đất', xuất phát từ tiếng Ba Tư خاک khâk 'đất' + ی (đuôi tính từ); nó đã nhập vào tiếng Anh thông qua Quân đội Ấn Độ Anh.
Xuất xứ
Kaki ban đầu được sử dụng làm bộ quân phục cho Đội Hướng dẫn, một đơn vị quân đội thành lập vào tháng 12 năm 1846 dưới sự chỉ đạo của Henry Lawrence (1806-1857), đại diện của Thống đốc Tổng quyền tại Miền Bắc Biên giới và đóng quân tại Lahore. Ban đầu, binh sĩ biên giới mặc trang phục bản địa của họ, gồm áo ngắn và quần lửng màu trắng làm từ vải bông tự nhiên xù, kèm theo một chiếc nón bằng bông và áo khoác da hoặc áo khoác bông để chống lạnh trong mùa đông. Tuy nhiên, vào năm 1848, một bộ quân phục màu kaki đã được giới thiệu. Sau đó, tất cả các đơn vị quân đội trong khu vực, bao gồm cả người Anh và người Ấn Độ, đều áp dụng màu kaki cho quân phục và trang phục mùa hè. Vải kaki ban đầu được làm từ vải gân chặt, sử dụng chủ yếu là vải lanh hoặc vải bông.
Sử dụng trong quân đội
Các màu sáng truyền thống như áo màu đỏ, đặc biệt là trong các trận đánh nhỏ, đã được nhận thức là không thực tế từ rất sớm trong thế kỷ 19. Màu kaki có khả năng làm che mờ binh sĩ trên chiến trường nhờ sự tiến bộ của các công nghệ như máy bay giám sát từ trên không và bột không khói.
Quân đội Anh chính thức sử dụng quần áo màu kaki lần đầu tiên trong cuộc Thám hiểm Abyssinia năm 1868, khi binh sĩ Ấn Độ tham gia cuộc hành trình đến Ethiopia. Sau đó, màu kaki được áp dụng cho các trang phục chiến dịch thuộc địa và được sử dụng trong Chiến tranh Mahdi (1884-1889) và Chiến tranh Boer thứ hai (1899-1902). Các bộ quần áo này được gọi là áo kaki drill và phiên bản của chúng vẫn là một phần của đồng phục của Quân đội Anh.
Trong Chiến tranh Boer thứ hai, quân đội Anh trở nên nổi tiếng với biệt danh "Khakis" (kaki) do màu quần áo mà họ mặc. Sau khi chiến thắng trong cuộc chiến, chính phủ tổ chức một cuộc bầu cử được gọi là "Bầu cử kaki", thuật ngữ này sau đó được sử dụng để chỉ các cuộc bầu cử được tổ chức để tận dụng sự ủng hộ của công chúng đối với chính phủ ngay sau những chiến thắng quân sự.
Quân đội Hoa Kỳ đã áp dụng màu kaki trong cuộc Chiến tranh Mỹ-Hoa Kỳ (1898), thay thế cho trang phục trường màu xanh truyền thống. Hải quân Hoa Kỳ và thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cũng đã làm tương tự, cho phép sử dụng quần áo kaki cho trang phục trường và làm việc.
Khi màu kaki được áp dụng cho bộ Đồng phục Dịch vụ của Quân đội Anh vào năm 1902, màu sắc được chọn có một tông màu xanh lá cây đậm và đỏ hơn (xem ảnh). Màu nâu-xanh này đã được áp dụng với một số biến thể nhỏ trong tất cả các quân đội thuộc Đế chế Anh. Quy định về đồng phục quân đội Hoa Kỳ năm 1902 cũng áp dụng một tông màu tương tự cho đồng phục mùa đông của binh sĩ dưới tên gọi olive drab (xanh đen dầu ô liu). Tông màu nâu-xanh này đã được sử dụng bởi nhiều quốc gia trong suốt hai Cuộc chiến thế giới.
Các tông màu của kaki
Kaki nhạt
Bên phải là màu kaki nhạt (còn được gọi là kaki tan hoặc chỉ là màu tan).
Kaki
Đây là màu sắc được gọi là kaki trong HTML/CSS.
Màu sắc được hiển thị ở bên phải tương ứng với màu kaki được chỉ định trong cuốn sách A Dictionary of Color năm 1930, tiêu chuẩn cho thuật ngữ màu sắc trước khi máy tính được giới thiệu.
Kaki đậm
Bên phải là màu sắc web kaki đậm.
Nó tương ứng với Kaki đậm trong danh sách màu X11.
Kaki xanh
Bên phải là màu kaki xanh, đôi khi được gọi đơn giản là kaki ở các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung. Nó thường được gọi là xanh ô liu hoặc xanh đen ô liu.
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc |
4223 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%8Dc%20th%E1%BA%A1ch%20%28m%C3%A0u%29 | Ngọc thạch (màu) | Màu ngọc thạch (tiếng Anh: Jade, chữ Hán: 玉石) là màu xanh lá cây ánh xanh lam nhạt, bão hòa màu. Tên gọi có xuất xứ từ màu của loại đá ngọc thạch (tiếng Anh: jade), mặc dù các loại khoáng chất này có rất nhiều biến thái về màu sắc.
Tọa độ màu
Số Hex = #00A86B
RGB (r, g, b) = (0, 168, 107)
CMYK (c, m, y, k) = (100, 34, 58, 0)
Xem thêm
Danh sách màu
Ngọc thạch (đá quý)
Tham khảo
Màu sắc
Chất màu
en:Shades of green#Jade |
4224 | https://vi.wikipedia.org/wiki/O%E1%BA%A3i%20h%C6%B0%C6%A1ng%20%28m%C3%A0u%29 | Oải hương (màu) | Màu oải hương (lavender), hay còn gọi là màu hoa oải hương, là màu tía rất nhạt. Nó rất gần với màu hoa của cây oải hương (một loại cây họ Lamiaceae giống Lavandula).
Tọa độ màu
Số Hex = #B57EDC
RGB (r, g, b) = (181, 126, 220)
CMYK (c, m, y, k) = (18, 43, 0, 14)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc |
4225 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A1c%20%28m%C3%A0u%29 | Bạc (màu) | Màu bạc (silver) là màu xám có ánh kim rất gần với bạc đánh bóng. Trong "phù hiệu học" không có sự phân biệt rõ ràng giữa màu bạc và màu trắng, được miêu tả như là "màu trắng bạc".
Cảm nhận thị giác thông thường liên kết với bạc kim loại là do ánh kim loại của nó. Nó không thể tái tạo bằng một màu thuần nhất, vì hiệu ứng ánh kim là do do độ sáng của vật liệu là cái dao động theo góc của bề mặt vật tới nguồn sáng và của người quan sát. Do đó, trong nghệ thuật người ta thường sử dụng sơn kim loại (sơn nhũ) để tạo độ lấp lánh như bạc kim loại. Mẫu màu xám như trong trang này không thể coi như là màu bạc.
Mẫu sử dụng trong Web
Từ phiên bản 3.2 của HTML, màu bạc (tiếng Anh: silver) là tên của một trong mười sáu (16) màu cơ bản của VGA.
Mẫu HTML: <body bgcolor="silver">
Mẫu CSS: body { background-color:silver; }
Tọa độ màu
Số Hex = #C0C0C0
RGB (r, g, b) = (192, 192, 192)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 0, 0, 25)
HSV (h, s, v) = (0, 0, 75)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc
Bạc |
4227 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%B0%E1%BB%9Bc%20s%C3%B3ng | Bước sóng | Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động cùng pha hay khoảng cách giữa hai đỉnh sóng (điểm mà sóng đạt giá trị lớn nhất), hoặc tổng quát là giữa hai cấu trúc lặp lại của sóng, tại một thời điểm nhất định. Nó thường được viết tắt bằng chữ Hy Lạp lambda (λ).
Liên hệ với chu kỳ
Chu kỳ T của sóng theo định nghĩa là thời gian ngắn nhất mà một cầu trúc sóng lặp lại tại một điểm. Thời gian này bằng khoảng cách giữa hai cấu trúc lặp lại, bước sóng (λ), chia cho vận tốc lan truyền của sóng, v:
Liên hệ với tần số
Tần số f của sóng, hay số đỉnh sóng đi qua một điểm trong một đơn vị thời gian, là nghịch đảo của chu kỳ sóng. Do vậy
Với sóng điện từ (radio, vi sóng,...) liên hệ này là: bước sóng (đo bằng mét) = 300 / tần số (đo bằng MHz).
Trong quang hình
Sóng ánh sáng (và có thể một số sóng điện từ khác) khi đi vào các môi trường (không phải là chân không) thì bước sóng của chúng bị giảm do vận tốc giảm, mặc dù tần số của sóng không đổi. Xem thêm vận tốc ánh sáng.
Trong nhiều môi trường truyền ánh sáng, vận tốc giảm n lần với n là chiết suất của môi trường. Do vậy:
Với:
λ0 là bước sóng trong chân không.
Khi không nói rõ, bước sóng của bức xạ điện từ thường được hiểu là bước sóng trong chân không.
Với sóng hạt
Louis-Victor de Broglie đã khám phá ra rằng mọi hạt với động lượng p đều có thể coi như một "chùm sóng", còn gọi là sóng de Broglie, với bước sóng:
với h là hằng số Planck
Theo công thức này, các sóng có bước sóng càng ngắn có động lượng và do đó năng lượng càng cao.
Xem thêm
Sóng
Chu kỳ
Tần số
Tham khảo
Chuyển động sóng
Khái niệm vật lý |
4240 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Debian | Debian | Debian (), hay còn gọi là Debian GNU/Linux, là một hệ điều hành máy tính phổ biến được cấu thành hoàn toàn từ phần mềm tự do, được phát triển từ sự cộng tác của các tình nguyện viên trên khắp thế giới trong Dự án Debian. Dự án Debian lần đầu tiên được công bố vào ngày 16 tháng 8 năm 1993 bởi Ian Murdock. Debian 0,01 được phát hành vào ngày 15 tháng 9 năm 1993, và bản phát hành stable (ổn định) đầu tiên được phát hành vào năm 1996. Nhánh phát hành stable là phiên bản phổ biến nhất cho máy tính cá nhân và máy chủ sử dụng Debian, và được sử dụng làm nền tảng cho nhiều bản phân phối khác.
Công việc của dự án được thực hiện trên mạng Internet bởi một nhóm tình nguyện viên do Trưởng Dự án Debian hướng dẫn và ba tài liệu cơ bản: Hợp đồng Xã hội Debian, Hiến pháp Debian và Nguyên tắc Phần mềm Tự do Debian.
Từ lúc sáng lập dự án, những thành viên tham gia đã quyết định rằng Debian sẽ được phát triển công khai và tự do phân phối theo tinh thần của Dự án GNU. Quyết định này thu hút được sự chú ý và ủng hộ của Quỹ Phần mềm Tự do, đơn vị đã tài trợ dự án một năm kể từ tháng 11 năm 1994 đến tháng năm 1995. Sau khi tài trợ từ Quỹ Phần mềm Tự do kết thúc, Dự án Debian đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận Software in the Public Interest nhằm huy động hỗ trợ tài chính cho Dự án Debian và một số dự án mã nguồn mở khác.
Tất cả bản phát hành Debian đều có nguồn gốc từ Hệ Điều Hành GNU, sử dụng GNU userland và Thư viện GNU C (glibc), các nhân khác ngoài Linux kernel cũng có sẵn, chẳng hạn như BSD kernels và GNU Hurd microkernel.
Lịch sử
Debian được thành lập vào năm 1993 bởi Ian Murdock khi còn là sinh viên tại Đại học Purdue. Ian Murdock viết Tuyên ngôn Debian kêu gọi xây dựng một bản phân phối Linux được quản lý theo phong cách mở, trong tinh thần của Linux và GNU. Tên "Debian" được Ian Murdock đặt ra bằng cách kết hợp tên của bạn gái lúc bấy giờ (bây giờ là vợ) của anh là Debra với tên của chính anh Ian.
Đặc điểm
Hiện tại có rất nhiều hệ điều hành Linux được xây dựng dựa trên Debian GNU/Linux, trong đó có Ubuntu, Linux Mint, Knoppix, MEPIS, DreamLinux, Damn Small Linux và các hệ điều hành khác.
Debian nổi tiếng với hệ thống quản lý gói của nó, mà cụ thể APT (công cụ quản lý gói cao cấp, Advanced Packaging Tool), chính sách nghiêm ngặt đối với chất lượng các gói và bản phát hành, cũng như tiến trình phát triển và kiểm tra mở. Cách thức làm việc này đã giúp cho việc nâng cấp giữa các bản phát hành và việc cài đặt hay gỡ bỏ các gói phần mềm được dễ dàng hơn.
Phát hành
Các phiên bản của Debian vẫn được lấy tên mã (code name) theo các nhân vật phim hoạt hình Toy Story. Có một đặc điểm là phiên bản unstable (không ổn định) luôn luôn mang tên là sid (tên cậu bé hàng xóm phá phách trong phim Toy Story).
Phiên bản stable là phiên bản phát hành chính thức. Phiên bản testing là phiên bản sẽ trở thành phiên bản chính thức tiếp theo sau khi xác nhận là đã chạy ổn định. Phiên bản unstable là phiên bản rolling (quay), tức là luôn luôn ở trạng thái phát triển liên tục.
Chu kỳ phát hành
Phiên bản ổn định của Debian được phát hành định kỳ mỗi 2 năm. Nó sẽ nhận được hỗ trợ chính thức trong khoảng 3 năm với bản cập nhật cho các bản sửa lỗi bảo mật hoặc các lỗi về sử dụng. Các phát hành phụ của mỗi phiên bản chính gọi là Point Releases được thông báo cứ vài tháng một lần bởi Stable Release Managers (SRM).
Debian cũng đã khởi chạy Dự án Hỗ trợ Dài hạn (LTS) của mình kể từ Debian 6 (Debian Squeeze). Đối với mỗi bản phát hành Debian, nó sẽ nhận được hai năm cập nhật bảo mật bổ sung được cung cấp bởi LTS Team sau khi kết thúc vòng đời (EOL). Tuy nhiên, sẽ không có bản phát hành phụ thêm nào được thực hiện. Hiện tại mỗi bản phát hành Debian có thể nhận được tổng cộng 5 năm hỗ trợ bảo mật.
Các nhánh
Sơ đồ vòng đời của một gói Debian
Debian luôn luôn có ít nhất ba bản trong chế độ bảo trì tích cực, gọi là "stable", "testing" và "unstable".
stable (ổn định) Đây là bản được phát hành chính thức mới nhất của Debian, được xem là bản ổn định và dùng cho môi trường sản xuất, hoạt động chính thức.
testing (thử nghiệm) Bản này chứa các gói chưa được chấp nhận vào "stable" nhưng đang được xếp hàng để vào đó. Ưu điểm của bản này là nó có các phiên bản phần mềm gần như là mới nhất, khuyết điểm chính là nó chưa được kiểm tra hoàn toàn và không được nhóm bảo mật của Debian hỗ trợ.
unstable (không ổn định) Đây là nơi việc phát triển Debian tích cực diễn ra. Thông thường bản này được các nhà phát triển hoặc những người muốn dùng phần mềm mới nhất sử dụng.
Trình quản lý gói
Hoạt động Trình quản lý gói có thể được thực hiện với nhiều công cụ khác nhau có sẵn trên Debian, từ công cụ mức thấp nhất dpkg đến giao diện tương tác như Synaptic. Công cụ tiêu chuẩn được đề nghị cho quản trị các gói trên hệ thống Debian là bộ công cụ apt.
dpkg cung cấp cơ sở hạ tầng cấp thấp cho các trình quản lý gói. Dữ liệu của dpkg chứa danh sách các phần mềm đã cài đặt trên hệ thống. Công cụ dpkg không được biết tới các kho phần mềm(repositories). Công cụ này có thể làm việc cục bộ trên máy với các tệp gói .deb, và thông tin từ cơ sở dữ liệu dpkg.
APT tools
Advanced Packaging Tool (APT) là một công cụ cho phép người quản trị tải và phân giải các gói dependencies từ kho phần mềm. Công cụ APT chia sẻ thông tin phụ thuộc và bộ nhớ cached các gói.
Aptitude là một công cụ yêu cầu một giao diên người dùng text-based. Chương trình có đặc điểm là khả năng tiềm kiếm các gói tốt hơn qua metadata.
apt-get và apt-cache là những lệnh của bộ công cụ quản lý gói tiêu chuẩn apt. apt-get cài đặt và xóa các gói, còn apt-cache được sử dụng để tìm kiếm các gói và hiển thị thông tin của chúng.
Các kho gói phần mềm
Bản tuyên bố Nguyên tắc Phần mềm Tự do Debian (DFSG) tuân thủ nghiêm ngặt định nghĩa của phần mềm tự do (FOSS), mặc dù hệ điều hành này chưa nhận được sự công nhận của Free Software Foundation vì sự có chứa các phần mềm độc quyền trong các kho gói phần mềm. Những gói phần mềm không tự do này được tách ra thành kho phần mềm riêng có tên gọi là non-free.
Danh sách các kho phần mềm khác của Debian:
main chứa các phần mềm đã đạt được tiêu chuẩn DFSG.
contrib chứa các phần mềm đã đạt được tiêu chuẩn DFSG, nhưng không đáp ứng với các tiêu chuẩn phần mềm tự do khác.Ví dụ, phần mềm bị phụ thuộc vào phần mềm độc quyền nào đó.
non-free chứa các phần mềm không hẳn là tự do, tức có chứa các phần mềm độc quyền.
Logo
Biểu tượng "xoáy" được thiết kể bởi Raul Silva vào năm 1999 trong một cuộc thi thiết kế logo chính thức cho dự án.. Người thắng cuộc sẽ nhận được một hòm thư điện tử @debian.org, và một bộ CD cài đặt Debian 2.1 cho kiến trúc họ chọn. Không có tuyên bố chính thức nào về ý nghĩa của logo này, nhưng tại thời điểm logo được lựa chọn, mọi người cho rằng logo đặt diện cho khói ma thuật (hoặc thần) để làm cho máy tính hoạt động.
Một giả thuyết về nguồn gốc của logo Debian là Buzz Lightyear, nhân vật được chọn cho tên bản phát hành Debian đầu tiên, với một vòng xoáy ở cằm nhân vật này. Stefano Zacchiroli cũng gợi ý rằng xoáy này là xoáy Debian.
Tổ chức
Trưởng dự án
Chú thích
Liên kết ngoài
Trang web chính thức của dự án Debian
Bản phân phối Linux
Hệ điều hành tự do
Văn hóa phần mềm và tài liệu tự do |
4242 | https://vi.wikipedia.org/wiki/SI%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | SI (định hướng) | Si hoặc si hoặc SI có thể là:
SI: hệ đo lường quốc tế (hệ mét)
Một khái niệm trong Phật học: si (Phật giáo)
Tên miền Internet của Slovenia: .si
trong âm nhạc, là si ký hiệu cho nốt thứ bảy của ký xướng âm
trong hóa học, Si là ký hiệu hóa học cho silic
trong toán học si hay Si là viết tắt của tích phân sin
trong thần thoại Mohican, Si là thần mặt trăng
mã ISO 639 alpha-2 của tiếng Sinhala
mã quốc gia ISO 3166-1 alpha-2 của Slovenia (SI)
mã IATA của hãng hàng không Skynet Airlines
Thực vật
Mallotus poilanei: cây si ta.
Ficus microcarpa: cây si quả nhỏ.
Ficus stricta: cây si lá nhọn.
Danh sách các từ kết hợp từ hai chữ cái |
4259 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ABu%20%28d%E1%BA%A1ng%20th%E1%BB%A9c%29 | Mẫu (dạng thức) | Mẫu là một dạng, một khuôn thức, hay một mô hình (một cách trừu tượng, là một tập hợp các quy tắc) mà có thể dùng để làm ra hay tạo nên những sự vật hoặc các bộ phận của một vật. Đặc biệt, trong trường hợp nếu các sự vật được tạo nên này hội đủ các điểm chung để cho kết cấu bên trong của nó trở thành dự đoán được hay phân biệt được (với cái khác), thì sự vật (mẫu) này gọi là bày biện mẫu. Sự phát hiện của kết cấu bên trong được gọi là sự thừa nhận mẫu.
Mẫu đơn giản nhất thường có thể tạo nên bằng cách dựa vào sự trùng lặp: nhiều sự sao chép của cùng một khuôn thức được kết hợp mà không cần có sự sửa đổi. Thí dụ, trong ngành hàng không, một "mẫu chờ" là một phi đạo mà có thể lặp lại cho đến khi phi cơ được cho phép hạ cánh.
Sự thừa nhận mẫu thì phức tạp hơn khi mà các khuôn thức của nó được dùng để tạo nên các biến đổi. Thí dụ, trong tiếng Việt, các câu đơn thường theo mẫu "Danh từ + động từ + túc từ", nhưng trong nhiều trường hợp để hiểu đúng đòi hỏi phải có sự phát hiện mẫu (trong trường hợp các câu đối, câu chơi chữ chẳng hạn.)
Sự thừa nhận mẫu được nghiên cứu trong nhiều ngành, bao gồm tâm lý học, phong tục học, và ngay cả khoa học máy tính.
Một số mẫu (chẳng hạn như các mẫu thấy được bằng mắt) thì có thể được quan sát trực tiếp bằng các giác quan.
Các hành tinh trong Thái Dương hệ bị giữ bởi sức hút của mặt trời là một mẫu cổ đại. Các hành tinh dịch chuyển theo các quỹ đạo bầu dục (mà hoàn toàn có thể dự kiến được) trong nhiều tỉ năm.
Tham khảo
Thiết kế
Mẫu
Quan niệm trong siêu hình học |
4263 | https://vi.wikipedia.org/wiki/2%20th%C3%A1ng%209 | 2 tháng 9 | Ngày 2 tháng 9 là ngày thứ 245 trong mỗi năm thường (ngày thứ 246 trong mỗi năm nhuận). Còn 120 ngày nữa trong năm.
Sự kiện
47 TCN – Pharaoh Cleopatra VII tuyên bố con trai bà, Caesarion, là đồng quân chủ của triều đại Ptolemaios
31 TCN – Quân lính ủng hộ Octavianus đánh bại lực lượng của Marcus Antonius và Cleopatra trong Hải chiến Actium trên vùng biển Ionia ngoài khơi Hy Lạp.
1192 – Quốc vương Richard I của Anh và Sultan Ayyub Saladin ký kết hiệp ước Jaffa, kết thúc Cuộc thập tự chinh thứ ba.
1666 – Một ngọn lửa bắt đầu từ đường Pudding Lane ở Luân Đôn gây ra trận đại hỏa hoạn, đốt cháy thành phố trong ba ngày.
1752 – Anh Quốc chấp thuận sử dụng Lịch Gregory, tại đây sau ngày 2 tháng 9 là ngày 14 tháng 9.
1864 – Nội chiến Mỹ: Quân đội Liên bang tiến vào Atlanta, một ngày sau khi quân Liên minh chạy khỏi thành phố, kết thúc Chiến dịch Atlanta.
1870 – Chiến tranh Pháp-Phổ: Quân Phổ bắt giữ Napoléon III và 100.000 binh sĩ làm tù binh trong Trận Sedan.
1939 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Sau khi bắt đầu tiến công Ba Lan vào hôm trước, Đức Quốc xã sáp nhập Thành phố tự do Danzig (nay là Gdańsk, Ba Lan).
1945 – Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Mamoru Shigemitsu ký vào văn kiện thư đầu hàng Đồng Minh trên boong tàu USS Missouri đậu trên Vịnh Tokyo, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.
1945 – Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
1946 - Bộ tem Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên cũng chính là bộ tem đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phát hành năm 1946 để kỷ niệm một năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Ngày Quốc khánh (Việt Nam)
1957 – Ngô Đình Diệm thăm chính thức Australia, chuyến thăm kéo dài đến ngày 9/9/1957. Đây là một phần chuyến công du đến các nước chống Cộng sản của ông Diệm.
1958 – Đài truyền hình Bắc Kinh chính thức bắt đầu phát sóng, tiền thân của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV).
1990 – Transnistria đơn phương tuyên bố là một nước Cộng hòa thuộc Liên Xô; Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachyov tuyên bố rằng quyết định này vô hiệu.
1990 – Công ước về Quyền trẻ em có hiệu lực.
1998 – Chuyến bay 111 của hãng Swissair, trên đường từ Thành phố New York đến Genève, rơi xuống Đại Tây Dương, khiến 229 người trên máy bay thiệt mạng.
2008 – Trình duyệt web miễn phí Google Chrome được phát hành lần đầu tiên.
Sinh
1853 – Wilhelm Ostwald, nhà hóa học người Nga-Đức, đoạt giải Nobel (m. 1932)
1877 – Frederick Soddy, nhá hóa học người Anh Quốc, đoạt giải Nobel (m. 1956)
1878 – Werner von Blomberg, nguyên soái người Đức (m. 1946)
1879 – An Jung-geun, nhà hoạt động, sát thủ người Đại Hàn (m. 1910)
1892 – Tô Bính Văn, tướng lĩnh người Trung Quốc (m. 1975)
1912 – Xuân Thủy, chính trị gia người Việt Nam (m. 1985)
1913 – Bill Shankly, cầu thủ bóng đá và nhà quản lý người Anh Quốc (m. 1981)
1913 – Chu Thiên, nhà văn, nhà phê bình người Việt Nam (m. 1992)
1924 – Daniel arap Moi, nhà sư phạm và chính trị gia người Kenya, Tổng thống Kenya
1931 – Đặng Xuân Kỳ, triết gia người Việt Nam (m. 2010)
1933 – Nguyễn Khánh Dư, đạo diễn, nhà quay phim người Việt Nam (m. 2007)
1946 – Billy Preston, ca sĩ, nghệ sĩ dương cầm, Diễn viên người Mỹ (m. 2006)
1949 – Phạm Quang Nghị, chính trị gia người Việt Nam
1950 – Nguyên Hoa, Diễn viên, võ sư người Trung Quốc
1952 – Lê Công, võ sư người Việt Nam.
1952 – Jimmy Connors, vận động viên và huấn luyện viên quần vợt, bình luận viên người Mỹ
1953 – Ahmed Shah Masoud, sĩ quan và chính trị gia người Afghanistan (m. 2001)
1961 – Hoàng Thu Sinh, Diễn viên người Hồng Kông
1961 – Carlos Valderrama, cựu cầu thủ bóng đá người Colombia
1964 – Keanu Reeves, Diễn viên người Liban-Canada
1966 – Salma Hayek, Diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất người Mexico-Mỹ
1968 – Hoàng Văn Nghiệm, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
1976 – Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.
1977 – Frédéric Kanouté, cầu thủ bóng đá người Mali
1979 – Ngô Trác Hi, Diễn viên và ca sĩ người Hồng Kông
1987 – Tim, nam ca sĩ người Việt Nam
1988 – Javi Martínez, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha
1989 – Zedd, DJ và nhà sản xuất âm nhạc người Nga-Đức
1989 – Alexandre Pato, cầu thủ bóng đá người Brasil
1996 – Jeong Seongha, nghệ sĩ guitar người Hàn Quốc
1999 – Lý Lan Địch, nữ diễn viên người Trung Quốc
Mất
421 – Constantius III, hoàng đế của đế quốc La Mã
1332 – Đồ Thiếp Mục Nhĩ, tức Văn Tông, hoàng đế triều Nguyên, đại khả hãn của đế quốc Mông Cổ, tức ngày Kỉ Dậu (12) tháng 8 năm Nhâm Thân (s. 1304)
1820 – Ái Tân Giác La Ngung Diễm, tức Gia Khánh Đế, hoàng đế của triều Thanh, tức ngày Kỉ Mão (15) tháng 7 năm Canh Thìn (s. 1760)
1834 – Thomas Telford, kỹ sư và kiến trúc sư người Anh Quốc (s. 1757)
1863 – Nguyễn Phúc Miên Khoan, tước phong Lạc Biên Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (s. 1826).
1865 – William Rowan Hamilton, nhà vật lý học, thiên văn họa và toán học người Anh Quốc (s. 1805)
1937 – Pierre de Coubertin, sử gia và nhà sư phạm người Pháp, thành lập Ủy ban Olympic Quốc tế (s. 1863)
1969 − Hồ Chí Minh, chính trị gia người Việt Nam, lãnh tụ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (s. 1890)
1973 – J. R. R. Tolkien, nhà ngữ văn và thi nhân người Nam Phi-Anh Quốc (s. 1892)
1991 – Alfonso García Robles, chính trị gia người Mexico, đoạt giải Nobel (s. 1911)
1992 – Barbara McClintock, nhà di truyền học người Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1902)
1998 – Vinh Sơn Phạm Văn Dụ, giám mục người Việt Nam (s. 1922)
2013 – Ronald Coase, nhà kinh tế học người Anh Quốc-Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1910)
Ngày lễ và kỷ niệm
Việt Nam − Ngày quốc khánh
Sealand − Ngày quốc khánh
Transnistria − Ngày quốc khánh
Tham khảo
Tháng chín
Ngày trong năm |
4269 | https://vi.wikipedia.org/wiki/BCT | BCT | BCT có thể là từ viết tắt cho:
Bộ Chính trị
Danh sách các từ kết hợp từ ba chữ cái |
4271 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%AF%20h%E1%BB%87%20Kra-Dai | Ngữ hệ Kra-Dai | Ngữ hệ Kra-Dai (các tên gọi khác bao gồm: ngữ hệ Tai-Kadai, họ ngôn ngữ Tai-Kadai, ngữ hệ Kradai, họ ngôn ngữ Kradai, ngữ hệ Thái-Kradai, ngữ hệ Thái-Kadai, ngữ hệ Tráng-Đồng, ngữ hệ Thái-Tạp Đại v.v) là một ngữ hệ bao gồm khoảng 70 ngôn ngữ tập trung tại Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Hiện nay ngữ hệ này được coi là bao gồm năm nhánh chính: ngữ chi Lê (Hlai), ngữ chi Đồng-Thủy (Kam-Sui), Ngữ chi Kra, ngữ chi Thái (Tai) và tiếng Ông Bối (OngBe hay Bê) với vị trí chưa rõ ràng.
Các ngôn ngữ chính trong ngữ hệ Kra-Dai bao gồm tiếng Thái và tiếng Lào, ngôn ngữ quốc gia của Thái Lan và Lào.
Khoảng 93 triệu người nói tiếng Tai-Kdai, 60% trong số họ nói tiếng Thái. Ethnologue liệt kê 95 ngôn ngữ trong ngữ hệ này, với 62 ngôn ngữ này thuộc nhánh Tai.
Sự đa dạng cao của các ngôn ngữ Kra-Dai ở miền nam Trung Quốc chỉ ra nguồn gốc ngữ hệ Kra-Dai ở miền nam Trung Quốc. Chi nhánh Tai di chuyển về phía nam vào Đông Nam Á chỉ khoảng 1000 năm sau Công nguyên.
Các mối liên quan ngoài
Ngữ hệ Kradai trước đây được coi là một phần của ngữ hệ Hán-Tạng (tại Trung Quốc khi đó gọi là ngữ tộc Tráng-Đồng, ngữ tộc Đồng-Thái, ngữ tộc Tráng-Thái, ngữ tộc Thái hay ngữ tộc Kiềm Thái v.v.), nhưng hiện nay nó được phân loại như là một ngữ hệ độc lập. Ngữ hệ này chứa một lượng lớn các từ cùng gốc với ngữ hệ Hán-Tạng. Tuy nhiên, chúng chỉ được tìm thấy một cách ngẫu nhiên trong mọi nhánh của ngữ hệ này, và không bao gồm từ vựng cơ bản, chỉ ra rằng chúng chỉ là các từ vay mượn từ thời cổ.
Tại Trung Quốc, ngữ hệ này trước đây được gọi là ngữ tộc Tráng-Đồng và nói chung được coi là một phần của Ngữ hệ Hán-Tạng cùng với ngữ hệ H'Mông-Miền (Miêu-Dao). Hiện tại, các học giả về ngôn ngữ học tại Trung Quốc vẫn còn tranh luận về việc liệu các ngôn ngữ trong Ngữ chi Cờ Ương như tiếng Ngật Lão, tiếng Pu Péo và tiếng La Chí có thể được gộp trong ngữ hệ Tráng-Đồng hay không, do chúng thiếu các từ cùng gốc Hán-Tạng, một điều kiện để gộp các ngôn ngữ Tráng-Đồng khác trong ngữ hệ Hán-Tạng.
Một vài học giả phương Tây tin rằng ngữ hệ Kradai có liên quan tới hay là một nhánh của ngữ hệ Nam Đảo (Austronesia), trong một ngữ hệ được gọi là ngữ hệ Nam-Thái (Austro-Tai). Ở đây có một lượng đáng kể nhưng hạn chế các từ cùng gốc trong từ vựng cốt lõi. Vẫn chưa có sự đồng thuận về việc chúng là nhánh Ngữ hệ Nam Đảo trên đại lục, được di cư ngược từ Đài Loan vào đại lục hay chúng là sự di cư muộn hơn từ Philippines tới Hải Nam trong thời kỳ mở rộng của Ngữ hệ Nam Đảo.
Phân loại nội bộ
Ngữ hệ Kradai bao gồm năm nhánh được thiết lập khá vững chắc, bao gồm 4 ngữ chi là Lê (Hlai), Cờ Ương (Kra), Đồng-Thủy (Kam-Sui), Thái (Tai) và tiếng Ông Bối (Ong Be/Bê):
Tiếng Ông Bối (Ong Be/Bê) hay phương ngữ Lâm Cao (Hải Nam)
Ngữ chi Cờ Ương hay Tạp Đại trong tiếng Trung (Kra) (gọi là Kadai trong Ethnologue)
Ngữ chi Đồng-Thủy (Kam-Sui): Trung Hoa đại lục.
Ngữ chi Lê (Hlai): Hải Nam.
Ngữ chi Thái (Tai): Hoa Nam và Đông Nam Á.
Dựa trên một lượng lớn từ vựng mà các ngôn ngữ trong ngữ hệ chia sẻ, các nhánh Kam-Sui, Be, Tai thường được gộp cùng nhau. (Xem ngữ tộc Đồng-Thái (hay Kam-Tai)). Tuy nhiên, nó cũng chỉ là chứng cứ phủ định, có lẽ là do sự thay thế từ vựng học ở các nhánh khác, và các nét tương đồng hình thái học gợi ý rằng Kra và Kam-Sui nên gộp cùng nhau như là nhánh Bắc Kradai, còn Hlai và Tai như là nhánh Nam Kradai.
Vị trí của tiếng Ông Bối trong đề xuất này là chưa xác định.
Nguồn gốc và di cư
Nghiên cứu trên 100 quần thể dân cư Đông Á, bao gồm 30 các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai đã đạt được các kết luận sau:
Thứ nhất, các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai có một lượng lớn các điểm tương đồng di truyền học mặc dù sự pha trộn với cư dân bản địa khu vực đã xảy ra sau sự mở rộng của nó.
Thứ hai, một tỷ lệ đáng kể dân cư miền nam Trung Quốc có các dấu hiệu của dân cư nói các tiếng Kradai.
Thứ ba, thổ dân Đài Loan trông tương tự như các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai hơn là giống các quần thể dân cư Austronesia khác, chẳng hạn như người Malay-Polynesia.
Thứ tư, việc tập trung thành cụm của các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai tương ứng khá tốt với sự phân chia dựa theo các điểm tương đồng di truyền học, chỉ ra rằng chỉ một luồng gen hạn chế giữa họ sau khi có sự chia tách của các quần thể dân cư này.
Các quần thể dân cư nói các tiếng Kradai có nguồn gốc từ phần phía nam Đông Á và sau đó đã di cư về phía bắc và phía đông với nhánh Kam-Sui có lẽ là cổ nhất.
Chú thích
Tham khảo
Edmondson, J.A., D.B. Solnit (chủ biên). 1997. Comparative Kadai: the Tai branch. Dallas: Viện ngôn ngữ Summer (SIL) và Đại học Texas tại Arlington. ISBN 0-88312-066-6
Blench, Roger. 2004. Stratification in the peopling of China: how far does the linguistic evidence match genetics and archaeology? Bài viết cho hội nghị chuyên đề "Human migrations in continental East Asia and Taiwan: genetic, linguistic and archaeological evidence". Geneva, 10-13/6/2004. Đại học Geneva.
Sagart, Laurent. 2004. The higher phylogeny of Austronesian and the position of Tai-Kadai. Oceanic Linguistics 43. 411-440.
Đọc thêm
Tai-kadai Languages. (2007). Curzon Pr. ISBN 978-0-7007-1457-5
Diller A. (2005). The Tai-Kadai languages. London [etc.]: Routledge. ISBN 0-7007-1457-X
Edmondson J. A. (1986). Kam tone splits and the variation of breathiness.
Edmondson J. A., & Solnit, D. B. (1988). Comparative Kadai: linguistic studies beyond Tai. Summer Institute of Linguistics publications in linguistics, no. 86. [Arlington, Tex.]: Summer Institute of Linguistics. ISBN 0-88312-066-6
Somsonge Burusphat, Sinnott M. (1998). Kam-Tai oral literatures: collaborative research project between. Salaya Nakhon Pathom, Thailand: Institute of Language and Culture for Rural Development, Mahidol University. ISBN 974-661-450-9 |
4274 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ABu%20%28%C4%91%C6%A1n%20v%E1%BB%8B%20%C4%91o%29 | Mẫu (đơn vị đo) | Mẫu là một đơn vị đo lường diện tích cũ của một số nước trong khu vực Đông Á, như Trung Quốc và Việt Nam.
Việt Nam
Trong hệ đo lường cổ của Việt Nam, mẫu (chữ Nho 畝, là một đơn vị đo diện tích. Một mẫu bằng 10 công (1 công = 1 sào).
1 công hay 1 sào đất nam bộ là 1 000 m², ở trung bộ là 500 m², ở Bắc bộ là 360 m².
Một mẫu tính theo mét hệ bằng 3600 mét vuông và một công là 360 m².
Cách tính diện tích theo đơn vị mẫu hay sào khá tùy tiện, tùy theo từng vùng. Chẳng hạn, ở Bắc Bộ 1 mẫu là 3600 m²; Trung Bộ thì 1 mẫu là 4 970 m²; còn ở Nam Bộ thì 1 mẫu là 10 000 m².
Đơn vị mẫu cũng như sào hiện vẫn còn được sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam.
Tuy nhiên, để thông dụng nhất, dễ dàng tính toán người ta hay dùng theo hệ thập phân của Nam Bộ, tức 1 công đất là 1 000 m², 1 mẫu đất bằng 10 công, tương đương 10 000 m², bằng 1 hecta.
Trung Quốc
Tại Trung Quốc, mẫu có nguồn gốc từ tỉnh điền chế thời Hạ, Thương, Chu, trong đó mỗi thửa ruộng hình vuông được chia đều thành 9 mảnh, với mảnh ở trung tâm do dân gieo trồng nhưng thuộc về nhà nước còn sản phẩm thu được từ tám miếng bao quanh là của dân. Một mẫu (亩/畝) bằng khoảng 667 m² hay 60 phương trượng (mỗi phương trượng bằng khoảng 11,111 m²). Khoảng 15 mẫu bằng một hecta sau này.
Khác
Mẫu cũng có thể là viết tắt của mẫu Anh (tiếng Anh Acre), đơn vị thường dùng để đo diện tích đất đai tại Anh, Mỹ, tương đương 4.046,8564224 mét vuông.
Xem thêm
Hệ đo lường cổ của Việt Nam
Mẫu Anh
Tham khảo
Liên kết ngoài
Định nghĩa tại trang Vdict.com
Định nghĩa tại trang Trung tâm từ điển học
Đơn vị đo diện tích
Hệ đo lường cổ của Việt Nam
Hệ đo lường cổ của Trung Quốc |
4276 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Anh%20%C4%91%C3%A0o%20%28m%C3%A0u%29 | Anh đào (màu) | Màu anh đào là màu đỏ ánh tía, dao động từ thẫm đến chói. Nó có tên gọi này là do có màu giống như màu của quả anh đào chín.
Tọa độ màu
Số Hex = #DE3163
RGB (r, g, b) = (222, 49, 99)
CMYK (c, m, y, k) = (13, 81, 61, 0)
HSV (h, s, v) = (343, 78, 87)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Liên kết ngoài
Check out the entire crayola crayon history including Cerise, added in 1993
Màu sắc |
4277 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A0ng%20chanh | Vàng chanh | Màu vàng chanh (lime, hay màu vàng-lục) là tổ hợp của màu vàng và màu xanh lá cây, nó có tên gọi như vậy do màu sắc rất gần với vỏ quả chanh. Nó rất gần với màu xanh nõn chuối, nhưng nó có sắc vàng nhiều hơn xanh nõn chuối.
Tọa độ màu
Số Hex = #CCFF00
RGB (r, g, b) = (204, 255, 0)
CMYK (c, m, y, k) = (20, 0, 100, 0)
HSV (h, s, v) = (72, 100, 100)
Xem thêm
Danh sách màu
Vàng (màu)
Chanh
Tham khảo
Màu sắc |
4280 | https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%B2ng%20%C4%91%C3%A0o | Lòng đào | Màu lòng đào (peach) là màu vàng ánh hồng. Nó có tên gọi như vậy do giống màu của ruột quả đào (một loại cây họ Rosaceae giống Prunus loại P. persica) và cũng giống với nước da trung bình của người Kavkaz.
Tọa độ màu
Số Hex = #FFE5B4
RGB (r, g, b) = (255, 229, 180)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 10, 29, 0)
HSV (h, s, v) = (40, 29, 100)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc |
4281 | https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%ABa%20c%E1%BA%A1n%20%28m%C3%A0u%29 | Dừa cạn (màu) | Màu dừa cạn (periwinkle) là màu chưa bão hòa trong nhóm màu xanh lam - tím. Tên gọi của nó có xuất xứ từ cây dừa cạn hay sim thân thảo (họ Apocynaceae giống Vinca minor) có hoa có màu giống như vậy.
Tọa độ màu
Số Hex = #C3CDE6
RGB (r, g, b) = (195, 205, 230)
CMYK (c, m, y, k) = (15, 11, 0, 10)
HSV (h, s, v) = (223, 15, 90)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc |
4288 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%AF%20h%E1%BB%87%20Nh%E1%BA%ADt%20B%E1%BA%A3n-L%C6%B0u%20C%E1%BA%A7u | Ngữ hệ Nhật Bản-Lưu Cầu | Ngữ hệ Nhật Bản-Lưu Cầu hay họ ngôn ngữ Nhật Bản-Lưu Cầu là một nhóm ngôn ngữ tập trung tại Nhật Bản và Quần đảo Lưu Cầu đã phát triển độc lập với các ngôn ngữ khác sau nhiều thế kỷ. Ngữ hệ Nhật Bản được chia ra làm 2 nhóm chính: tiếng Nhật và Nhóm Lưu Cầu (Ryukyu). Chi tiếng Nhật chỉ gồm duy nhất tiếng Nhật. Chi Lưu Cầu (Ryukyu) chia làm 2 nhóm ngôn ngữ, một nhóm bao gồm trực tiếp các ngôn ngữ thành viên và nhóm còn lại tiếp tục phân thành 2 nhánh ngôn ngữ (hay trong một số trường hợp còn được định danh là tiểu nhóm ngôn ngữ, tùy thuộc vào mức độ chính xác của từng định nghĩa chi, nhóm, nhánh khác nhau đang được sử dụng). Ngữ hệ Nhật Bản có 12 ngôn ngữ thành viên, tất cả trong số đó đều đang được duy nhất những cư dân đang sống trên đất Nhật sử dụng.
Tuy các ngôn ngữ thuộc hệ này đã được phát triển biệt lập, nhiều nhà ngôn ngữ học vẫn đang tìm kiếm các liên hệ giữa chúng với các ngôn ngữ khác. Một thuyết được để ý nhất đề nghị xếp hệ này cùng với một ngôn ngữ đã mai một – tiếng Goguryeo – vào Nhóm Fuyu. Một thuyết khác nhắc đến những điểm giống nhau về ngữ pháp giữa các ngôn ngữ trong hệ này và tiếng Triều Tiên – tuy không giải thích được về sự khác biệt về từ vựng.
Sơ đồ của ngữ hệ Nhật Bản
Sự phân chia cụ thể của ngữ hệ này như sau:
Ngữ hệ Nhật-Lưu
Tiếng Nhật
Tiếng Lưu (Ryukyu)
Nhóm Yểm-Xung (Amami-Okinawa)
Nhánh phía Bắc:
tiếng Yểm Mĩ (Amami-Oshima)
Hỉ Giới (Kikai)
Đức Chi Đảo (Toku-No-Shima).
Nhánh phía Nam:
Xung Vắng Lương Bộ (Oki-No-Erabu)
Xung Thằng (Okinawa)
Quốc Đầu (Kunigami)
Dữ Luận (Yoron).
Nhóm Tiên Đảo (Sakishima):
Cung Cổ (Miyako)
Bát Trọng Sơn (Yaeyama)
Dữ Na Quốc (Yonaguni).
Nhiều nhà ngôn ngữ học lại có ý kiến khác về nhóm Lưu Cầu như sau đây:
Nhóm ngôn ngữ Lưu Cầu (Ryukyuan)
Nhóm Yểm Mĩ (Amami)
Các giọng bắc: Ốc Cửu Đảo (Yakushima), Bắc Đại Đảo (Bắc Oshima)
Các giọng nam: Dữ Luận (Yoron), Nam Đại Đảo (Nam Oshima)
Nhóm Xung Thằng (Okinawa)
Giọng Quốc Đầu (Kunigami), hay Bắc Xung Thằng (Bắc Okinawa)
Giọng Xung Thằng (Okinawa), hay Nam Xung Thằng (Nam Okinawa)
Nhóm Cung Cổ (Miyako)
Nhóm Bát Trọng Sơn (Yaeyama)
Nhóm Dữ Na Quốc (Yonaguni)
Trong các ngôn ngữ trên, tuyệt đại đa số là được sử dụng bởi một thiểu số rất ít người, một số ngôn ngữ chỉ có vài trăm người sử dụng. Ngoài tiếng Nhật, duy có một ngôn ngữ có số người sử dụng gần 1 triệu là tiếng miền Trung Okinawa (xem thêm Bàn đồ Okinawa, 1990). Tất cả 11 ngôn ngữ còn lại đều không thể dùng để giao tiếp với tiếng Nhật vì sự dị biệt tới mức không hiểu nổi giữa các ngôn ngữ này.
Các ngôn ngữ chính
Bảng dưới tóm tắt một số đặc điểm của các ngôn ngữ chính trong ngữ hệ Nhật:
Tham khảo
Số liệu do S. Wurm và S. Hattori công bố vào năm 1981.
Số liệu do M. Shibatani công bố vào năm 1990.
James Patric, Academic Publications, Toba, Sueyoshi, 1983.
Tư liệu năm 2000 của tổ chức WCD
Xem thêm
Ngôn ngữ tại Nhật Bản
Tiếng Nhật Bản
Tiếng Lưu
Tiếng Ainu
Người Ainu
Liên kết ngoài
Tiếng Nhật http://japanese.about.com/ |
4293 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8F%20y%C3%AAn%20chi | Đỏ yên chi | Màu đỏ yên chi là chất màu có màu đỏ sáng thu được từ rệp son (Dactylopius coccus), và nó là thuật ngữ chung cho các màu sắc đỏ thẫm cụ thể nào đó.
Nó có thể được chế ra bằng cách cô đặc (sắc) rệp son với nước sôi và sau đó xử lý dung dịch trong suốt với phèn chua, kem tartar (muối tartarat kali, KHC4H4O6), chloride thiếc II, hay ôxalat kali; các chất màu có trong chất lỏng sẽ kết tủa. Các phương pháp khác cũng được sử dụng; đôi khi lòng trắng trứng, bột nhão cá, hay giêlatin được bổ sung trước khi cho kết tủa.
Chất lượng của chất màu yên chi bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ chiếu sáng trong quá trình kết tủa, ánh sáng mặt trời là cần thiết để sản xuất bột màu có sắc màu chói. Nó cũng khác nhau về màu theo tỷ lệ oxide nhôm trong đó. Nó đôi khi được pha trộn với chất màu đỏ son,hồ và các chất liệu khác; từ những hỗn hợp này chất màu đỏ yên chi có thể được tách ra bằng cách hòa tan nó trong amonia. Chất liệu màu yên chi tốt có thể dễ dàng bóp vụn bằng các ngón tay khi khô.
Thành phần hóa học
Về phương diện hóa học, chất liệu màu yên chi là hỗn hợp của acid carminic với oxide nhôm, vôi sống và một vài acid hữu cơ khác. Màu đỏ yên chi chủ yếu là do acid carminic và thành phần này đôi khi được chiết ra để sử dụng như là chất liệu màu nguyên chất. Chất liệu màu yên chi được sử dụng trong sản xuất các loại hoa giả,màu nước, phấn, mỹ phẩm và mực màu đỏ thắm cũng như để sơn các vật nhỏ. Chất màu yên chi là chất màu thu được bằng cách bổ sung oxide nhôm tinh khiết để sắc bọ yên chi.
Tọa độ màu
Số Hex = #960018
RGB (r, g, b) = (150, 0, 24)
CMYK (c, m, y, k) = (41, 100, 91, 0)
HSV (h, s, v) = (350, 100, 59)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc
Chất màu
Britannica 1911
Thuốc nhuộm sinh học |
4295 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94liu%20%28m%C3%A0u%29 | Ôliu (màu) | Màu ôliu (olive) là màu xanh lá cây ánh vàng xỉn, sẫm thông thường nhìn thấy trên lá cây ôliu. Nó có thể tạo thành bằng cách bổ sung một chút màu đen vào thuốc nhuộm hay sơn màu vàng.
Các biến thể của màu ôliu, chẳng hạn như màu ôliu xám, được sử dụng thường xuyên để ngụy trang, hay cho quân đội nói chung.
Đôi khi có những người được gọi là có "nước da màu ôliu", để chỉ tới nước da có màu nâu trung bình với sắc thái vàng và lục nhạt.
Tương tự như màu xanh lá cây là caca d'oie. ("phân ngỗng").
Tọa độ màu
Số Hex = #808000
RGB (r, g, b) = (128, 128, 0)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 0, 100, 50)
HSV (h, s, v) = (60, 100, 50)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc |
4296 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Lan%20t%C3%ADm | Lan tím | Màu lan tím (orchid) là màu tía từ nhạt đến sáng; (từ màu hồng ánh xám đến tía cho tới màu tía ánh đỏ mạnh. Có tên gọi này là do nó rất gần với màu hoa của một số cây lan (họ Orchidaceae), chẳng hạn như Laelia furfuracea và Ascocentrum pusillum, là những loại có cánh hoa có sắc màu tím nhạt.
Tọa độ màu
Số Hex = #DA70D6
RGB (r, g, b) = (218, 112, 214)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 49, 2, 15)
HSV (h, s, v) = (302, 49, 85)
Xem thêm
Danh sách màu
Hoa lan
Tham khảo
Màu sắc
Chất màu |
4298 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%8Dc%20lam%20%28m%C3%A0u%29 | Ngọc lam (màu) | Màu ngọc lam hay xanh Thổ (turquoise) là màu có giá trị trung bình do pha trộn của màu xanh lam và xanh lá cây, là màu của loại đá quý ngọc lam.
Cảm giác về màu sắc này là nữ tính, ngọt ngào, trong khi đó các sắc thái sẫm hơn thông thường là phức tạp và tao nhã hơn. Nó có liên hệ mật thiết với vùng Trung Đông và tây nam nước Mỹ. Thuật ngữ turquoise có xuất xứ từ tiếng Pháp với nghĩa Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ).
Tọa độ màu
Số Hex = #40E0D0
RGB (r, g, b) = (64, 224, 208)
CMYK (c, m, y, k) = (71, 0, 7, 12)
HSV (h, s, v) = (174, 71, 88)
Xem thêm
Danh sách màu
Ngọc lam
Tham khảo
Màu sắc
tr:Turkuaz
yi:טורקיז (קאליר) |
4300 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B2ng%20k%C3%A9t%20%28m%C3%A0u%29 | Mòng két (màu) | Màu xanh mòng két (teal) là màu xanh lá cây ánh xanh lam, với sắc lục nhiều hơn xanh lơ và, vì thế, sẫm hơn. Nó có tên như vậy là do có màu gần với màu lông cánh của mòng két (động vật họ Anatidae giống Anas loài Crecca).
Tọa độ màu
Số Hex = #008080
RGB (r, g, b) = (0, 128, 128)
CMYK (c, m, y, k) = (100, 0, 0, 50)
HSV (h, s, v) = (180, 100, 50)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc |
4302 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa%20c%C3%A0%20%28m%C3%A0u%29 | Hoa cà (màu) | Màu hoa cà còn gọi là màu hoa tử đinh hương do nó rất gần với màu hoa của hai loại cây này.
Tọa độ màu
Số Hex = #C8A2C8
RGB (r, g, b) = (200, 162, 200)
CMYK (c, m, y, k) = (22, 36, 22, 0)
HSV (h, s, v) = (300, 19, 78)
Xem thêm
Danh sách màu
Hoa cà
Tham khảo
Màu sắc |
4306 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A9m%20qu%E1%BB%B3%20%28m%C3%A0u%29 | Cẩm quỳ (màu) | Cẩm quỳ (tiếng Anh: mauve, tiếng Pháp: malva, bắt nguồn từ tên gọi chung của các loài cẩm quỳ (chi Malva họ Malvaceae)) là tên gọi của một màu, giống như màu hoa cà có ánh hồng xám nhạt, là một trong rất nhiều màu sắc trong dãy màu tía. Nó có ánh xám và lam hơn là ánh của màu hồng sẫm.
Phát hiện
Bài chính: Mauvein
Màu cẩm quỳ được đặt tên lần đầu tiên năm 1856. Nhà hóa học William Perkins, khi đó mới 18 tuổi, đã thử điều chế ký ninh nhân tạo để làm thuốc chống sốt rét. Phần còn lại ngoài dự kiến đã vô tình được ông để ý và nó đã trở thành thuốc nhuộm anilin đầu tiên — chính xác là mauvein, đôi khi được gọi là anilin màu tía. Perkins đã rất thành công trong việc giới thiệu phát kiến của mình cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc nhuộm, vì thế tiểu sử của ông do Simon Garfield viết được đặt tiêu đề là Mauve, tức "màu cẩm quỳ" (2001).
Thập niên cẩm quỳ (The Mauve Decade) là nhan đề mà Thomas Beer (1889-1940) tìm ra để đặc tả cho "lối sống Mỹ vào cuối thế kỷ 19" vào năm 1926. Nhìn lại thời gian này, Beer không thích xu hướng mà nước Mỹ tiến tới, ông tin rằng nó đã rời xa khỏi các truyền thống của Tân Anh tới thời gian của "sự suy sụp và những cách nói vô nghĩa". Ông lấy nhan đề từ trích dẫn từ nghệ sĩ James Whistler: "Cẩm quỳ chỉ là hồng cố trở thành tía."
Tọa độ màu
Số Hex = #E0B0FF
RGB (r, g, b) = (224, 176, 255)
CMYK (c, m, y, k) = (12, 31, 0, 0)
HSV (h, s, v) = (276, 31, 100)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Hoàn toàn không có nguồn tham khảo
Màu sắc |
4308 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ADn%20%28m%C3%A0u%29 | Mận (màu) | Màu mận là một màu sẫm giống với màu tía.
Tọa độ màu
Số Hex = #8E4585
RGB (r, g, b) = (142, 69, 133)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 51, 6, 44)
HSV (h, s, v) = (307, 51, 56)
Xem thêm
Danh sách màu
Mận
Tham khảo
Màu sắc
en:Lavender (color)#Medium lavender magenta.28web color plum.29 |
4311 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A7n%20s%E1%BB%91 | Tần số | Tần số là số lần của một hiện tượng lặp lại trên một đơn vị thời gian.
Để tính tần số, chọn một khoảng thời gian, đếm số lần xuất hiện của hiện tượng trong thời gian ấy, rồi chia số này cho khoảng thời gian đã chọn.
Như vậy đơn vị đo tần số là nghịch đảo đơn vị đo thời gian. Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị này là Hz đặt tên theo nhà vật lý Đức, Heinrich Rudolf Hertz. 1 Hz cho biết tần số lặp lại của sự việc đúng bằng 1 lần trong mỗi giây:
Đơn vị khác của tần số là:
Số vòng quay một phút (rpm) (revolutions per minute) cho tốc độ động cơ,...
Số nhịp đập một phút (bpm) (beats per minute) cho nhịp tim, nốt nhạc trong âm nhạc...
Liên hệ với chu kỳ
Tần số có thể tính qua liên hệ với chu kỳ, thời gian giữa hai lần xuất hiện liên tiếp của sự việc. Tần số f bằng nghịch đảo chu kỳ T:
Trong chuyển động sóng
Trong chuyển động sóng, tần số là số lần quan sát thấy đỉnh sóng tại một điểm trong một đơn vị thời gian. Tần số sóng âm trong âm nhạc còn được đặc trưng bởi nốt nhạc.
Liên hệ với bước sóng
Bước sóng của sóng bằng chu kỳ nhân vận tốc sóng. Do vậy tần số f bằng vận tốc sóng v chia cho bước sóng λ:
Trong các môi trường truyền sóng
Khi sóng đi qua các môi trường khác nhau, tần số không thay đổi (nhưng vận tốc và bước sóng có thể thay đổi).
Ví dụ
Nốt La trên nốt Đô trung nay được chuẩn hoá tại tần số 440 Hz. Các nốt nhạc khác đều được điều chỉnh theo chuẩn này.
Âm thanh tai người nghe thấy được có tần số trong khoảng 20 Hz đến 20000 Hz.
Tần số dòng điện xoay chiều trong sinh hoạt đời thường ở Việt Nam và ở Châu Âu là 50 Hz; trong khi ở Bắc Mỹ là 60 Hz.
Xem thêm
Sóng
Chu kỳ
Bước sóng
Tần số góc
Dao động điều hoà
Nốt nhạc
Phổ điện từ
Tham khảo
Chuyển động sóng
Đại lượng vật lý
Âm thanh
Bài cơ bản sơ khai
Âm học |
4312 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Xanh%20n%C3%B5n%20chu%E1%BB%91i | Xanh nõn chuối | Màu xanh nõn chuối, hay còn gọi là xanh đọt chuối (tên tiếng Anh: Chartreuse) chứa nhiều phần xanh lục pha chút vàng. Nó có tên như vậy vì giống phần lá non của cây chuối. Nó giống màu vàng chanh nhưng có nhiều sắc xanh lục hơn màu vàng chanh.
Màu websafe gần nhất của nó là #66ff00.
Tọa độ màu
Số Hex = #7FFF00.
RGB (r, g, b) = (127, 255, 0).
CMYK (c, m, y, k) = (50, 0, 100, 0).
HSV (h, s, v) = (90, 100, 100).
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc |
4313 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A0u | Màu | Màu trong tiếng Việt có thể chỉ:
Màu sắc.
Màu vẽ: dụng cụ dùng để vẽ như chì màu, sáp màu, màu nước, v.v...
Hoa màu: cây thực phẩm trồng ở đất khô ngoài lúa, như ngô, sắn, lạc, khoai, v.v... |
4314 | https://vi.wikipedia.org/wiki/To%C3%A0n%20c%E1%BA%A7u%20h%C3%B3a | Toàn cầu hóa | Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.
Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Lịch sử của toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá, theo nghĩa cổ điển, đã bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ XV, sau khi có những thám hiểm hàng hải quy mô lớn. Cuộc thám hiểm lớn lần đầu tiên vòng quanh thế giới do Ferdinand Magellan thực hiện vào năm 1522. Cũng như việc xuất hiện các trục đường trao đổi thương mại giữa châu Âu, châu Á, châu Phi và châu Mỹ không phải là hiện tượng gần đây. Ngoài những trao đổi về hàng hoá vật chất, một số giống cây cũng được đem trồng từ vùng khí hậu này sang vùng khí hậu khác (chẳng hạn như khoai tây, cà chua và thuốc lá).
Do có hai khía cạnh kỹ thuật và chính trị, "toàn cầu hoá" sẽ có nhiều lịch sử khác nhau. Thông thường trong phạm vi của môn kinh tế học và kinh tế chính trị học, toàn cầu hoá chỉ là lịch sử của việc trao đổi thương mại không ngừng giữa các nước dựa trên những cơ sở ổn định cho phép các cá nhân và công ty trao đổi hàng hoá với nhau một cách trơn tru nhất.
Thuật ngữ "tự do hoá" xuất hiện để chỉ sự kết hợp của học thuyết kinh tế về thị trường tự do tuyệt đối và sự hủy bỏ các rào cản đối với việc lưu thông hàng hoá. Điều này dẫn tới sự chuyên môn hoá không ngừng của các nước trong lĩnh vực xuất khẩu, cũng như tạo ra áp lực chấm dứt hàng rào thuế quan bảo hộ và các rào cản khác. Thời kỳ bắt đầu dùng vàng làm tiêu chuẩn của hệ thống tiền tệ (bản vị vàng) và tự do hoá trong thế kỷ thứ XIX thường được chính thức gọi là "thời kỳ đầu của toàn cầu hoá". Cùng với thời kỳ bành trướng của đế quốc Anh (Pax Britannica) và việc trao đổi hàng hoá bằng các loại tiền tệ có sử dụng tiền xu, thời kỳ này là cùng với giai đoạn công nghiệp hoá. Cơ sở lý thuyết là công trình của David Ricardo nói về lợi thế so sánh và luật cân bằng chung của Jean-Baptiste Say, cho rằng, về cơ bản các nước sẽ trao đổi thương mại một cách hiệu quả, và bất kỳ những bất ổn tạm thời về cung hay cầu cũng sẽ tự động được điều chỉnh. Việc thiết lập bản vị vàng bắt đầu ở các nước công nghiệp hoá chính khoảng giữa năm 1850 và năm 1880, mặc dù chính xác khi nào các nước này áp dụng bản vị vàng vẫn còn là đề tài gây nhiều tranh cãi.
"Thời kỳ đầu của toàn cầu hoá" rơi vào thoái trào khi bắt đầu bước vào Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và sau đó sụp đổ hẳn khi xảy ra khủng hoảng bản vị vàng vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930.
Trong môi trường hậu Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thương mại quốc tế đã tăng trưởng đột ngột do tác động của các tổ chức kinh tế quốc tế và các chương trình tái kiến thiết. Kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các Vòng đàm phán thương mại do GATT khởi xướng, đã đặt lại vấn đề toàn cầu hoá và từ đó dẫn đến một loạt các hiệp định nhằm gỡ bỏ các hạn chế đối với "thương mại tự do". Vòng đàm phán Uruguay đã đề ra hiệp ước thành lập Tổ chức thương mại thế giới hay WTO, nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại. Các hiệp ước thương mại song phương khác, bao gồm một phần của Hiệp ước Maastricht của châu Âu và Hiệp ước mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng đã được ký kết nhằm mục tiêu giảm bớt các thuế quan và rào cản thương mại. Từ thập kỷ 1970, các tác động của thương mại quốc tế ngày càng rõ rệt, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Ý nghĩa
Thuật ngữ toàn cầu hoá xuất hiện vào những năm 1950, với sự phổ biến các phương tiện vận tải có động cơ và sự gia tăng các trao đổi thương mại; và được chính thức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 của thế kỷ thứ XX.
"Toàn cầu hóa" có thể có nghĩa là:
Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu — dưới tác động của những tiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các "công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh toàn cầu,
Toàn cầu hoá kinh tế — "thương mại tự do" và sự gia tăng về quan hệ giữa các thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trên thế giới (toàn cầu hoá một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trong phạm vi kinh tế.
Xem bài nói riêng về toàn cầu hoá kinh tế
Tác động tiêu cực của các tập toàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận — việc sử dụng các phương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt qua giới hạn của các tiêu chuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhân công và dịch vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau.
Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển.
Khái niệm này cũng chia sẻ một số tính chất với khái niệm quốc tế hoá và có thể dùng thay cho nhau được, mặc dù có một số người thích dùng "toàn cầu hoá" để nhấn mạnh sự mờ nhạt của ý niệm nhà nước hay biên giới quốc gia.
Toàn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan nhất là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoá hay xã hội.... Rõ ràng cần phân biệt toàn cầu hoá kinh tế với khái niệm rộng hơn là toàn cầu hoá nói chung.
Khái niệm chủ nghĩa toàn cầu, nếu chỉ được sử dụng trong phạm vi kinh tế, có thể được xem là trái ngược hẳn với khái niệm chủ nghĩa kinh tế quốc gia và chủ nghĩa bảo hộ. Nó có liên quan đến khái niệm chủ nghĩa tư bản không can thiệp và chủ nghĩa tân tự do.
Biểu hiện của toàn cầu hóa
Có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một số xu hướng, hầu hết các xu hướng đó bắt đầu từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong số đó có lưu thông quốc tế ngày càng tăng đối với hàng hoá, tiền tệ, thông tin và người; cùng với việc phát triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông này. Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh sự tồn tại của một số xu hướng.
Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới
Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại
Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo.
Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước nghèo.
Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu hướng hướng đến đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông qua sự đồng hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá của văn hoá.
Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC
Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế
Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép
Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu
Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế
Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia
Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý các giao dịch quốc tế
Gia tăng số lượng các tiêu chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d. luật bản quyền
Các rào cản đối với thương mại quốc tế đã giảm bớt tương đối kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai thông qua các hiệp ước như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Các đề xuất của GATT cũng như WTO bao gồm:
Thúc đẩy thương mại tự do
Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có
Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản
Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương
Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ
Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia (nói chung là thắt chặt hơn)
Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước (v.d. bằng sáng chế do Việt Nam cấp có thể được Mỹ thừa nhận)
Có khá nhiều thảo luận mang tính học thuật nghiêm túc quanh việc xem toàn cầu hoá là một hiện tượng có thật hay chỉ là một sự đồn đại. Mặc dù thuật ngữ này đã trở nên phổ biến, nhiều học giả lý luận rằng các tính chất của hiện tượng này đã từng được thấy ở một thời điểm trước đó trong lịch sử. Tuy vậy, nhiều người cho rằng những dấu hiệu làm người ta tin là đang có tiến trình toàn cầu hoá, bao gồm việc gia tăng thương mại quốc tế và vai trò ngày càng lớn của các tập đoàn gia quốc gia, thực sự không rõ ràng như ta tưởng. Do vậy, nhiều học giả thích dùng thuật ngữ "quốc tế hoá" hơn là "toàn cầu hoá". Để cho đơn giản, vai trò của nhà nước và tầm quan trọng của các quốc gia lớn hơn nhiều trong khái niệm quốc tế hoá, trong khi toàn cầu hoá lại loại trừ vai trò các nhà nước quốc gia theo bản chất thực sự của nó. Chính vì vậy, các học giả này xem biên giới quốc gia, trong một nghĩa rộng, còn lâu mới mất đi, do vậy tiến trình toàn cầu hoá căn bản này vẫn chưa thể xảy ra, và có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra vì dựa trên lịch sử thế giới người ta thấy rằng quốc tế hoá sẽ không bao giờ biến thành toàn cầu hoá — chẳng hạn như trường hợp Liên hiệp châu Âu và NAFTA hiện tại.
Tác động của toàn cầu hoá
Khía cạnh kinh tế
Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực (xem ảnh hưởng về khía cạnh chính trị phía dưới), quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổ chức đa phương như WTO. Các tổ chức này sẽ mở rộng việc tự do đối với các giao dịch thương mại, và thông qua các hiệp ước đa phương hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan để điều chỉnh thương mại quốc tế. Mặt tích cực của thương mại tự do là nó cho phép các nước đang phát triển tiếp cận với thị trường thế giới do đó phát triển nền sản xuất của họ đến một quy mô vượt quá nhu cầu của thị trường nội địa. Đồng thời thông qua việc nhập khẩu hàng hóa, công nghệ từ các nước phát triển trình độ kỹ thuật của các nước đang phát triển tăng lên. Tuy nhiên tự do thương mại cũng có những mặt trái của nó như các nước phát triển với trình độ khoa học kỹ thuật cao có thể độc quyền sản xuất ra những mặt hàng công nghệ cao như phần mềm, thiết bị điện tử, thuốc chữa bệnh do đó có thể bán với giá cao để thu được lợi nhuận lợi nhuận siêu ngạch do độc quyền kỹ thuật mang lại trong khi các nước đang phát triển sản xuất các loại hàng hóa đơn giản, ít hàm lượng chất xám lại phải cạnh tranh với nhau do đó bán với giá rẻ, thu được tỷ suất lợi nhuận rất thấp. Các nước đang phát triển không thể sử dụng hàng rào thuế quan để bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ của mình trước sự tấn công của các công ty đa quốc gia từ các nước phát triển.
Toàn cầu hóa cũng làm cho sự di chuyển lao động giữa các quốc gia diễn ra nhiều và dễ dàng hơn, kéo theo hiện tượng lao động có trình độ cao di chuyển khỏi các nước đang phát triển đến các nước phát triển. Hiện tượng này góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa từng khu vực riêng biệt trong một đất nước.
Toàn cầu hóa còn làm tăng mức độ tự do hóa tài chính của các quốc gia. Mặt tích cực là các quốc gia đang phát triển dễ dàng nhận được vốn đầu tư hơn từ các nước phát triển để phát triển kinh tế. Mặt trái của tự do hóa tài chính là các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu cơ trên thị trường tài chính của các quốc gia đang phát triển để kiếm lời sau đó rút vốn ra khỏi các quốc gia này khiến nền tài chính của các quốc gia này suy yếu do thất thoát ngoại tệ dẫn đến khủng hoảng tài chính. Tự do hóa tài chính cũng có thể khiến lãi suất ngân hàng tăng cao ảnh hưởng xấu đến đầu tư sản xuất làm một quốc gia tăng trưởng chậm lại.
Khía cạnh văn hoá, xã hội và ngôn ngữ
Toàn cầu hoá sẽ tạo ra những hiệu quả trái ngược ở mức độ cá nhân hay dân tộc, mà kết cục thế nào đến nay cũng vẫn chưa ngã ngũ. Toàn cầu hoá sẽ tạo ra:
Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hoá và văn minh khác nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá;
Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn hoá mạnh. Trên thực tế, thông tin tạo ra chính kiến và vì thế một vài tập đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là phương Tây có thể tạo ra (và làm giả) thông tin đưa đến dân chúng. Sự độc quyền trong lĩnh vực văn hoá và thông tin này được xem như một sự " Mỹ hoá " thế giới.
Mỗi người nhìn toàn cầu hoá theo một kiểu khác nhau. Có hai xu hướng chính:
nỗ lực che giấu những khác biệt về bản sắc, thay vì để lộ ra.
cảm giác toàn cầu hoá sẽ mang lại sự tự do cá nhân, ngay cả khi điều đó đi cùng với một sự đồng nhất hoá toàn cầu một cách tương đối.
Ở góc độ ngôn ngữ, chúng ta thấy khuynh hướng rõ ràng hướng tới đồng nhất hoá việc dùng "tiếng Anh toàn cầu" ("globish", viết tắt của global English), một thứ tiếng Anh nghèo nàn do những người không phải là người Anglo-Saxon dùng khi họ ở nước ngoài.
Sự phổ cập của tiếng Anh toàn cầu gắn với việc mất đi quyền lực chính trị ở cấp độ thế giới: thay vì một chính sách văn hoá quốc tế có sự phối hợp để có thể dẫn đến việc chọn một thứ tiếng có quy luật rõ ràng và ngữ âm học rõ ràng, phần lớn các nước đều chọn dạy tiếng Anh cho giới trẻ dựa trên lựa chọn của các nước khác! Do sự bắt chước một cách máy móc và sự trơ ì chính trị, tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ của thế giới và được gọi là "tiếng Anh toàn cầu" ("globish") vì các yếu tố cơ bản của tiếng Anh Oxford đã bị biến dạng về phát âm, ngữ pháp, từ vựng. Đối với một số những người nói tiếng Anh, "tiếng Anh toàn cầu" là kết quả của chủ nghĩa đế quốc về ngôn ngữ của nước họ. Vấn đề là liệu có thể dễ dàng cho rằng các nỗ lực hướng đến việc dạy tiếng Anh thay vì giảng dạy các thứ tiếng khác sẽ làm giảm chất lượng của các ngôn ngữ khác hay không (như tiếng Pháp lai Anh - franglais).
Khía cạnh chính trị
Toàn cầu hóa làm cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn. Marx nhận xét "Với sự phát triển của giai cấp tư sản, tự do buôn bán, thị trường thế giới, sự đồng đều của sản xuất công nghiệp và những điều kiện sinh hoạt thích ứng với nền sản xuất ấy thì những sự cách biệt dân tộc và những sự đối lập giữa nhân dân các nước cũng ngày càng mất đi.".
Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân trên thế giới và cũng như các cơ hội cho từng người. Tuy nhiên nó đặt ra vấn đề là phải tìm ra một giải pháp thay thế cho hệ thống chính trị và hiến pháp hiện tại dựa trên khái niệm nhà nước-quốc gia. Các thực thể này đã từng gây ra những tác động tiêu cực trong suốt lịch sử do tính chất can thiệp mạnh bạo của nó. Ảnh hưởng của chúng giảm dần do sự toàn cầu hoá, và không còn đủ tầm xử lý nhiều thách thức mang tính toàn cầu ngày nay.
Từ đó nảy sinh thách thức cần thiết lập một toàn cầu hoá dân chủ thể chế nào đó. Kiểu toàn cầu hoá này dựa trên khái niệm "công dân thế giới", bằng cách kêu gọi mọi người sống trên hành tinh này tham gia vào quá trình quyết định những việc liên quan đến họ, mà không thông qua một bức màn "quốc tế".
Các tổ chức phi chính phủ muốn thay vào khoảng trống này, tuy nhiên họ thiếu tính hợp pháp và thường thể hiện các tư tưởng đảng phái quá nhiều để có thể đại diện tất cả công dân trên thế giới.
Phản ứng xung quanh toàn cầu hoá
Chống toàn cầu hoá
Các nhà hoạt động xã hội vì lợi ích cộng đồng coi một số khía cạnh của toàn cầu hoá là nguy hại. Phong trào này không có tên gọi thống nhất. "Chống toàn cầu hoá" là thuật ngữ mà báo chí hay dùng nhất. Ngay chính các nhà hoạt động xã hội như Noam Chomsky đã cho rằng tên này không có ý nghĩa gì cả vì mục tiêu của phong trào là toàn cầu hoá sự công bằng. Trên thực tế, có một tên phổ biến là "phong trào đòi công bằng toàn cầu". Nhiều nhà hoạt động xã hội cũng tập hợp dưới khẩu hiệu "có thể có một thế giới khác", từ đó ra đời những tên gọi như altermondisme hay altermondialisation, đến từ tiếng Pháp.
Có rất nhiều kiểu "chống toàn cầu hoá" khác nhau. Nói chung, những phê phán cho rằng kết quả của toàn cầu hoá hiện không phải là những gì đã được hình dung khi bắt đầu quá trình tăng cường thương mại tự do, cũng như nhiều tổ chức tham gia trong hệ thống toàn cầu hoá đã không xét đến lợi ích cho các nước nghèo cũng như giới lao động.
Các lý luận kinh tế của các nhà kinh tế theo học thuyết thương mại công bằng thì cho rằng thương mại tự do không giới hạn chỉ đem lại lợi ích cho những ai có tỷ lệ vốn lớn (v.d. người giàu) mà không hề quan tâm đến người nghèo.
Nhiều nhà hoạt động xã hội "chống toàn cầu hoá" coi toàn cầu hoá là việc thúc đẩy chương trình nghị sự của những người theo chủ nghĩa tập đoàn, một chương trình này nhằm mục tiêu giới hạn các quyền tự do cá nhân dưới danh nghĩa lợi nhuận. Họ cũng cho rằng sự tự chủ và sức mạnh ngày càng tăng của các tập đoàn dần dần hình thành nên các chính sách chính trị của nhà nước quốc gia.
Một số nhóm "chống toàn cầu hoá" lý luận rằng toàn cầu hoá chỉ đơn thuần là hình thức đế quốc, là một trong những lý do căn bản dẫn đến chiến tranh Iraq và là cơ hội kiếm tiền của Mỹ hơn là các nước đang phát triển.
Một số khác cho rằng toàn cầu hoá áp đặt một hình thức kinh tế dựa trên tín dụng, kết quả là dẫn tới các nợ nần và khủng hoảng nợ nần chồng chất không tránh khỏi.
Sự phản đối chủ yếu nhắm vào sự toàn cầu hoá không kiểm soát (như trong các chủ nghĩa tân tự do và tư bản tự do tuyệt đối) do các chính phủ hay các tổ chức gần như chính phủ (như Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới) chỉ đạo và không chịu trách nhiệm đối với quần chúng mà họ lãnh đạo mà thay vào đó gần như chỉ đáp ứng lợi ích của các tập đoàn. Rất nhiều các cuộc hội thảo giữa các vị bộ trưởng tài chính và thương mại các nước trong trục toàn cầu hoá đã gặp phải những phản kháng rầm rộ, đôi khi cũng có bạo lực từ các đối tượng chống đối "chủ nghĩa toàn cầu tập đoàn".
Phong trào này quy tụ nhiều thành phần, bao gồm các nhóm tín ngưỡng, các đảng phái tự do dân tộc, các đảng phái cánh tả, các nhà hoạt động vì môi trường, các hiệp hội nông dân, các nhóm chống phân biệt chủng tộc, các nhà chủ nghĩa xã hội tự do và các thành phần khác. Đa số theo chủ nghĩa cải cách (hay ủng hộ chủ nghĩa tư bản nhưng mang tính nhân bản hơn) và một thiểu số tương đối thuộc thành phần cách mạng (ủng hộ một hệ thống nhân bản hơn chủ nghĩa tư bản). Nhiều người đã chê trách sự thiếu thống nhất và định hướng của phong trào, tuy nhiên một số khác như Noam Chomsky thì cho rằng sự thiếu tập trung hoá kiểu này trên thực tế có thể lại là một sức mạnh.
Những người phản đối bằng phong trào công bằng toàn cầu đã tổ chức các cuộc gặp mặt quốc tế lớn ở những thành phố nhỏ thay vì những trung tâm đô thị lớn như trước đây.
Nguồn: United Nations Development Program. 1992 Human Development Report
Ủng hộ toàn cầu hoá (chủ nghĩa toàn cầu)
Những người ủng hộ toàn cầu hoá dân chủ có thể được gọi là những người ủng hộ chủ nghĩa toàn cầu. Họ cho rằng giai đoạn đầu của toàn cầu hoá là hướng thị trường, và sẽ được kết thúc bởi giai đoạn xây dựng các thiết chế chính trị toàn cầu đại diện cho ý chí của toàn thể công dân thế giới. Sự khác biệt giữa họ với những người ủng hộ chủ nghĩa toàn cầu khác là họ không định nghĩa trước bất kỳ hệ tư tưởng nào để định hướng ý chí này, mà để cho các công dân được tự do chọn lựa thông qua một tiến trình dân chủ.
Những người ủng hộ thương mại tự do dùng các học thuyết kinh tế như lợi thế so sánh để chứng minh thương mại tự do sẽ dẫn đến một sự phân phối tài nguyên hiệu quả hơn, với tất cả những ai tham gia vào quá trình tìm kiếm lợi ích từ thương mại. Thương mại tự do sẽ cho những nhà sản xuất tại các nước một thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Đồng thời tạo ra sự cạnh tranh giữa các nguồn tư bản, từ đó đem lại lợi ích cho người lao động trên toàn thế giới; cũng như cạnh tranh giữa nguồn nhân công trên toàn thế giới sẽ mang lại lợi ích cho các nhà tư bản và trên hết là cho người tiêu thụ. Nói chung, họ cho rằng điều này sẽ dẫn đến giá thành thấp hơn, nhiều việc làm hơn và phân phối tài nguyên tốt hơn. Toàn cầu hoá đối với những người ủng hộ dường như là một yếu tố dẫn đến phát triển kinh tế cho số đông. Chính từ điều này mà họ chỉ nhìn thấy trong sự truyền thông hoá khái niệm "toàn cầu hoá" một cố gắng biện minh đầy cảm tính và không duy lý của chủ nghĩa bảo hộ kinh tế.
Những người ủng hộ chủ nghĩa tự do cá nhân và những người ủng hộ chủ nghĩ tư bản tự do tuyệt đối cho rằng mức độ tự do cao về kinh tế và chính trị dưới hình thức dân chủ và chủ nghĩa tư bản ở phần thế giới phát triển sẽ làm ra của cải vật chất ở mức cao hơn. Do vậy họ coi toàn cầu hoá là hình thức giúp phổ biến nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản.
Họ phê phán phong trào chống toàn cầu hoá chỉ sử dụng những bằng chứng vụn vặt để biện minh cho quan điểm của mình, còn họ thì sử dụng những thống kê ở quy mô toàn cầu. Một trong những dẫn chứng này là tỉ lệ phần trăm dân chúng ở các nước đang phát triển sống dưới mức 1 đôla Mỹ (điều chỉnh theo lạm phát) một ngày đã giảm một nửa chỉ trong hai mươi năm. Tuổi thọ gần như tăng gấp đôi ở các nước đang phát triển kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai và bắt đầu thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển nơi ít có sự cải thiện hơn. Tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh đã giảm ở các khu vực đang phát triển trên thế giới. Bất bình đẳng trong thu nhập trên toàn thế giới nói chung đang giảm dần.
Nhiều người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cũng phản đối Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế với lý luận rằng những tổ chức này đều tham ô, quan liêu do các nhà nước kiểm soát và cung cấp tài chính, chứ không phải các tập đoàn kinh doanh. Nhiều khoản cho vay chỉ đến tay những lãnh đạo độc tài không thực hiện bất kỳ một cải cách nào, rốt cuộc chỉ dân thường là những người phải trả những khoản nợ này về sau. Một số nhóm đặc biệt như các liên đoàn thương mại của thế giới phương Tây cũng phản kháng sự toàn cầu hoá vì mâu thuẫn quyền lợi.
Tuy nhiên, thế giới ngày càng chia sẻ những vấn đề và thách thức vượt qua khỏi quy mô biên giới quốc gia, nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên, và như vậy phong trào được biết đến trước đây với tên gọi phong trào chống toàn cầu hoá từ nay đã biến thành một phong trào chung của các phong trào vì toàn cầu hoá; họ tìm kiếm, thông qua thử nghiệm, các hình thức tổ chức xã hội vượt qua khỏi khuôn khổ nhà nước quốc gia và nền dân chủ đại diện. Do đó, cho dù các lý lẽ của phe chống toàn cầu hoá lúc ban đầu có thể bác bỏ thông qua các thực tế về quốc tế hoá như ở trên, song sự xuất hiện của một phong trào toàn cầu là không thể chối cãi và do đó chúng ta có thể nói về một tiến trình thực sự hướng tới một xã hội nhân bản ở quy mô toàn cầu của tất cả các xã hội.
Xem thêm
Kinh tế và thương mại
Chỉ số toàn cầu hóa
Khối mậu dịch lục địa
G11n (quốc tế hoá và khu vực hoá)
WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), GATT (Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch)
Danh sách các chủ đề thương mại quốc tế
Di dời kinh tế (tiếng Anh: offshoring)
Cạnh tranh thuế
Khối mậu dịch
Thương mại công bằng
Thương mại tự do
Hệ thống Bretton Woods
Chủ nghĩa kinh tế quốc gia
Chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa bảo hộ kinh tế
Chính trị
Xã hội 20-80
Chủ nghĩa tập đoàn kinh tế (tiếng Anh: Corporatism)
Tập đoàn trị (tiếng Anh: Corporatocracy)
Chủ nghĩa đế quốc văn hoá
Toàn cầu hoá dân chủ
Văn minh toàn cầu
Luật quốc tế
Trật tự thế giới mới
Dân chủ thế giới
Chính sách một thế giới
Toàn cầu hoá kiểu khác
Truyền thông
Phương tiện truyền thông rộng rãi
Viễn thông
Mạng không biên giới
Mạng lưới vạn vật kết nối Internet
Lĩnh vực khác
Toàn khu hoá (tiếng Anh: Globalisation)
Khu vực hoá
Chú thích
Thư mục
Jagdish Bhagwati: In Defence of Globalization (2004), Oxford University Press, ISBN 0195170253
David Held, Anthony McGrew, David Goldblatt, & Jonathan Perraton (1999). Global Transformations: Politics, Economics, and Culture. Stanford University Press, ISBN 0804736278 — The difinitive academic publication on globalization
Hirst & Thompson: Globalization in Question (1996), Polity Press, ISBN 0-7456-2164-3
Naomi Klein: No Logo (2001). A popular book which is very much against globalization. ISBN 0006530400
Philippe Legrain: Open World: The Truth About Globalization (2002) ISBN 034911644X — A largely pro-globalization book which responds to many of the complaints of the anti-globalization movement, written by a former Special Adviser to the World Trade Organisation Director-General.
Hans-Peter Martin: The Global Trap: Globalization and the Assault on Prosperity and Democracy (Die Globalisierungsfalle, 1996) ISBN 1856495302
David Ransom: The Trojan Horse: A Radical Look at Foreign Aid (1975), pp. 93–116
Arundhati Roy, Ordinary Person's Guide To Empire, Consortium Book Sales and Dist, ngày 15 tháng 9 năm 2004, hardcover, ISBN 089608728X; trade paperback, Consortium, ngày 15 tháng 9 năm 2004, ISBN 0896087271
Manfred Steger: Globalization: A Very Short Introduction (2003), Oxford University Press, ISBN 019280359X - A good short introduction.
Joseph Stiglitz, Globalization and its discontents (2002) — A book largely sympathetic to the theory of globalization from the 2001 Economics Nobel Prize winner. However, he is sharply critical of the global institutions, the International Monetary Fund, the WTO and the World Bank, regulating the process. ISBN 014101038X
Thomas Friedman, The Lexus and the Olive Tree (2000), ISBN 0374185522. Deals with the conflicting processes of tradition and progress, which ultimately influence the progression of globalization throughout the Middle East and the world.
Bản tiếng Việt: Thomas L. Friedman, Chiếc Lexus và cây ô liu, Lê Minh dịch, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2005.
Le Cauchemar de Darwin, một phim tài liệu năm 2005
Thế giới phẳng (The World Is Flat: A Brief History of the Twenty-first Century) của tác giả Thomas L. Friedman.
Bastardas-Boada, Albert (2002), "World Language Policy in the Era of Globalization: Diversity and Intercommunication from the Perspective of 'Complexity'", Noves SL, Revista de Sociolingüística (Barcelona), http://www6.gencat.net/llengcat/noves/hm02estiu/metodologia/a_bastardas1_9.htm .
Peter Berger, Four Faces of Global Culture (The National Interest, Fall 1997).
Gernot Kohler and Emilio José Chaves (Editors) "Globalization: Critical Perspectives" Haupauge, New York: Nova Science Publishers (http://www.novapublishers.com/) ISBN 1-59033-346-2. With contributions by Samir Amin, Christopher Chase Dunn, Andre Gunder Frank, Immanuel Wallerstein
Raffaele Feola, La Globalizzazione dell'Arte. L'UTOPIA DEL GLOBALE, Napoli 2009.
Liên kết ngoài
Tiếng Việt
Toàn cầu hóa và vận hội của Việt Nam
Tiếng Anh
Global Politician: In Defense of Globalization, Free-Trade and Free-Market
Yale Global Online
Foreign Policy Magazine's Annual Index of Globalization
Free Trade and Globalization — discusses the negative aspects of globalization, WTO and many others related to globalization
Tiếng Pháp
Les 10 mensonges de la globalisation
Dossier mondialisation du Québécois Libre
Association pour la Taxation des Transactions financières et l'Aide aux Citoyens (ATTAC)
6 mythes de la mondialisation
Các ấn bản tin tức
Evaluating The World Bank's Approach to Global Programs: Addressing the Challenges of Globalization
The Globalist
Văn hóa
Chủ nghĩa hậu hiện đại
Chủ nghĩa tư bản
Thương mại quốc tế
Địa lý kinh tế
Địa lý văn hóa
Liên văn hóa
Lý thuyết về lịch sử
Lịch sử thế giới |
4319 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Virus%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Virus (định hướng) | Virus có hai nghĩa:
Trong sinh học, virus là tác nhân lây nhiễm, nhỏ hơn vi khuẩn và chỉ có thể tái tạo sau khi lây nhiễm vào tế bào chủ. Xem bài Virus. Để tiếp cận một cách dễ hiểu hơn về chủ đề này, xem bài Giới thiệu về virus. Để đọc bài viết về một ngành khoa học nghiên cứu virus, xem Virus học.
Trong khoa học máy tính, virus là đoạn chương trình máy tính (thông thường là độc hại) có khả năng lan truyền một cách lén lút từ máy tính này sang máy tính khác. Xem bài Virus (máy tính).
Không nhầm lẫn với streamer, Youtuber Việt Nam tên là Đặng Tiến Hoàng, có nghệ danh là ViruSs. |
4353 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn%20X%C3%B4 | Liên Xô | Liên Xô hay Liên bang Xô viết, tên chính thức là Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết, là một cựu quốc gia nằm ở phía bắc lục địa Á-Âu, tồn tại từ năm 1922 đến cuối năm 1991. Đây là một quốc gia đơn đảng, do Đảng Cộng sản Liên Xô lãnh đạo, với Moskva là thủ đô của nước cộng hòa lớn và đông dân nhất Liên Xô, Nga Xô viết. Các trung tâm đô thị lớn khác gồm Leningrad (Nga Xô viết), Kiev (Ukraina Xô viết), Minsk (Byelorussia Xô viết), Tashkent (Uzbekistan Xô viết), Alma-Ata (Kazakhstan Xô viết) và Novosibirsk (Nga Xô viết). Đây từng là quốc gia có diện tích lớn nhất trên thế giới với khoảng hơn và trải dài qua 11 múi giờ. Năm cảnh quan chính của Liên Xô là lãnh nguyên, rừng taiga, thảo nguyên, sa mạc và núi. Các sắc tộc đa dạng của quốc gia này được gọi tên chính thức là người Liên Xô.
Liên Xô được thành lập từ cuộc Cách mạng tháng 10 năm 1917 với tên gọi là Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga (Nga Xô viết, Р.С.Ф.С.Р), khi Đảng Bolshevik do Vladimir Ilyich Lenin lãnh đạo lật đổ Chính phủ lâm thời Nga, chính phủ đã thay thế chế độ quân chủ chuyên chế của Sa hoàng Nikolai II trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Năm 1922, sau cuộc nội chiến kết thúc với chiến thắng của Đảng Bolshevik, Liên Xô được thành lập, thống nhất những quốc gia cộng hòa bao gồm Nga, Ngoại Kavkaz, Ukraina và Belarus. Lenin qua đời vào năm 1924, kế nhiệm là Iosif Vissarionovich Stalin lên nắm quyền trong giữa những năm thập niên 1920. Stalin đã chính thức hóa hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô là chủ nghĩa Marx–Lenin và thay thế nền kinh tế thị trường bằng nền kinh tế kế hoạch, từ đó mở ra một thời kỳ công nghiệp hóa nhảy vọt và tập trung hóa. Trong suốt thời kỳ này, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tạo nên những tiến bộ ấn tượng về mức sống, y tế và giáo dục, đặc biệt trong những khu vực đô thị; Liên Xô đã vươn lên trở thành cường quốc đứng thứ 2 thế giới. Bên cạnh những tiến bộ này, một số thất bại đã xảy ra. Nạn hạn hán, thiên tai liên tục ập đến trong khu vực, chính sách tập trung nông nghiệp, tất cả đã dẫn tới một nạn đói lớn trong năm 1932-1933. Những hoài nghi chính trị sôi sục, đặc biệt sau sự nổi lên của chủ nghĩa phát xít tại nước Đức Quốc xã năm 1933 và nguy cơ chiến tranh thế giới, đã tạo ra cuộc thanh lọc lớn, hàng trăm nghìn người bị buộc tội gián điệp hoặc chống chính phủ đã bị bắt giữ hoặc xử bắn.
Ngày 23 tháng 8 năm 1939, sau những nỗ lực không thành công để thành lập một liên minh chống phát xít với các cường quốc phương Tây, Liên Xô đã ký thỏa thuận không xâm lược lẫn nhau với Đức Quốc xã. Sau khi thế chiến thứ hai xảy ra, Liên Xô đã tấn công Ba Lan nhằm giành lại những lãnh thổ đã bị Ba Lan chiếm mất năm 1921, và sáp nhập 3 nước vùng Baltic sau những cuộc trưng cầu dân ý địa phương. Tháng 6 năm 1941, Đức xâm chiếm Liên Xô, mở màn Chiến tranh Xô-Đức. Đây là mặt trận có quy mô lớn nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai, thương vong của Liên Xô chiếm số lượng cao nhất trong cuộc chiến, và cuối cùng họ đã giành thế thượng phong trước lực lượng phe Trục sau những trận đánh khốc liệt như ở Stalingrad và Kursk. Trong hầu hết các vùng lãnh thổ mà Hồng quân đánh chiếm khi tiến về nước Đức, những người cộng sản địa phương đã lên nắm quyền lực và thành lập các chính phủ liên minh với Liên Xô. Sau Thế chiến 2, châu Âu bị phân chia thành hai vùng có hệ tư tưởng khác nhau: tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu và xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã dẫn đến căng thẳng gia tăng với Khối phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo, được gọi là Chiến tranh Lạnh. Stalin qua đời năm 1953 và Nikita Sergeyevich Khrushchyov kế nhiệm. Đến năm 1956, Khruschev lên tiếng tố cáo Stalin và bắt đầu một thời kỳ cải cách được gọi là phi Stalin hóa. Khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra trong thời kỳ lãnh đạo của Khrushchev, một trong nhiều yếu tố dẫn đến việc ông bị miễn nhiệm vào năm 1964. Trong những năm 1970, có một giai đoạn ngắn gọn hòa dịu trong quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng những căng thẳng tiếp tục diễn ra với Chiến tranh Xô-Afghanistan vào năm 1979. Sau năm 1985, tổng bí thư cuối cùng của Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev đã cố gắng cải tổ đời sống chính trị và nền kinh tế của đất nước thông qua các chính sách mới mang tính cực hữu của glasnost (cởi mở) và perestroika (tái cấu trúc). Những chính sách này thất bại, gây ra sự bất ổn chính trị phát sinh từ các phong trào dân tộc và ly khai. Năm 1989, chính phủ tại những quốc gia vệ tinh của Liên Xô ở Đông Âu cũng liên tục sụp đổ, chấm dứt sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản.
Là một phần trong nỗ lực ngăn chặn sự tan rã của đất nước, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức vào tháng 3 năm 1991, phần lớn cử tri đã ủng hộ việc duy trì nhà nước Liên Xô. Nhưng trong giới lãnh đạo lại phát sinh mâu thuẫn khi Tổng thống đầu tiên của Nga, Boris Nikolayevich Yeltsin đã chống lại một cuộc đảo chính của những người cứng rắn trong đảng. Cuối năm 1991, Gorbachev từ chức, Xô viết Tối cao Liên Xô đã chính thức tuyên bố Liên Xô tan rã. Mười hai nước cộng hòa Xô Viết còn lại tuyên bố độc lập. Liên bang Nga (trước đây là Cộng hòa Nga Xô viết) đã tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của Liên Xô và được công nhận là quốc gia kế thừa trên thực tế của Liên bang Xô viết. Đồng thời, Ukraina theo luật pháp tuyên bố rằng họ cũng là một nước kế thừa nhà nước của cả Cộng hòa Ukraina Xô viết và Liên Xô. Ngày nay, Nga và Ukraina vẫn đang có tranh chấp đối với những lãnh thổ và di sản để lại của Liên Xô trước đây.
Liên Xô đã tạo ra nhiều thành tựu công nghệ và đổi mới quan trọng của thế kỷ 20, bao gồm cả nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người, người đầu tiên bay vào vũ trụ và tàu thăm dò đầu tiên đáp xuống hành tinh khác (Sao Kim). Trước khi giải thể, đất nước này từng là một siêu cường, có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và quân đội thường trực lớn nhất thế giới. Liên Xô được công nhận là một trong năm quốc gia có vũ khí hạt nhân. Quốc gia này từng là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đồng thời là thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), Liên hiệp Công đoàn Thế giới (WTFU) và là thành viên hàng đầu của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (CMEA) và Khối Hiệp ước Warszawa (WP). Liên Xô thực hiện mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ở Đông-Trung Âu và trên toàn thế giới với sức mạnh quân sự và kinh tế, chiến tranh ủy nhiệm, tài trợ cho các nước đang phát triển và phát triển nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong công nghệ vũ trụ và vũ khí.
Quốc hiệu
Từ "Liên Xô" là gọi tắt của "Liên bang Xô viết" (). Trong tiếng Việt, "Xô viết" là từ được viết theo kiểu đọc phiên âm tiếng Việt cho từ Soviet. Từ "Soviet" () trong tiếng Nga có nghĩa là "hội chúng", "đại hội", "hội đồng" hay "nghị viện". Nhà nước Xô viết trong tiếng Nga có nghĩa là một nước cộng hòa được thành lập theo "cấu trúc nghị viện".
Tên chính thức của 15 quốc gia thành viên Liên Xô là:
Trong số 14 ngôn ngữ nói trên, ngoài tiếng Nga, tiếng Uzbek, tiếng Kazakh, tiếng Azerbaijan, tiếng Moldova, tiếng Kyrgyz và tiếng Turkmen sử dụng các từ gốc "Xô viết" hoặc từ nhận thức, từ vựng như dịch thuật.
Vì lý do lịch sử và địa lý (Liên Xô có phần lãnh thổ kế thừa từ Đế quốc Nga, gồm chủ yếu là Nga và Kazakhstan và các quốc gia cấu thành Trung Á khác, phần lớn dân số Liên Xô nói tiếng Nga), nên Liên Xô đôi khi bị gọi nhầm là "Nga" hoặc "Nga Xô viết". Điều tương tự cũng đúng trong tiếng Anh. Ví dụ, cách giải thích Từ điển tiếng Anh Oxford của từ Russian là "Nga", nghĩa là "thường đề cập đến các quốc gia Liên Xô cũ trong lịch sử".
Địa lý
Với diện tích là 22.402.200 km² (8.649.538 sq mi), Liên Xô là quốc gia rộng lớn nhất thế giới và vị thế này vẫn được Liên bang Nga (kế thừa hơn 17 triệu km² lãnh thổ của nó) giữ lại. Liên Xô bao phủ bề mặt Trái Đất, kích thước gần tương đương với Bắc Mỹ, với diện tích là 24.709.000 km² (9.540.000 sq mi). Lãnh thổ phía Châu Âu chiếm một phần tư diện tích, là 3.960.000 km² (1.528.560 sq mi) đất nước và là trung tâm văn hóa và kinh tế. Phần phía đông ở châu Á diện tích là 13.100.000 km² (5.057.938 sq mi) mở rộng ra đến Thái Bình Dương ở phía đông và Afghanistan ở phía nam, ngoại trừ một số khu vực ở Trung Á, ít đông dân hơn nhiều. Liên Xô trải rộng trên 10.000 km (6,200 mi) theo hướng đông sang tây qua 10 múi giờ từ UTC+2 đến UTC+12 và hơn 7.200 km (4.500 mi) từ bắc xuống nam. lãnh thổ có đến năm vùng khí hậu: lãnh nguyên, taiga, thảo nguyên, sa mạc và núi. Do lãnh thổ trải dài từ Âu sang Á nên Liên Xô được xem là một đất nước nửa Châu Âu, nửa Châu Á, nửa phương Đông, nửa phương Tây. Vị trí địa lý như vậy ảnh hưởng lớn đến văn hóa, phong tục tập quán, tư duy của Liên Xô cũng như thái độ của phương Tây đối với Liên Xô cũng như nước Nga sau này.
Liên bang Xô viết có đường biên giới dài nhất trên thế giới, ước tính hơn 60.000 km (37.000 mi), hay chu vi của Trái Đất. Hai phần ba số đó là đường biên giới trên biển. Liên Xô giáp với Afghanistan, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Phần Lan, Hungary, Iran, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Na Uy, Ba Lan, România và Thổ Nhĩ Kỳ từ 1945 đến 1991. Băng qua eo Biển Bering là Hoa Kỳ.
Ngọn núi cao nhất của Liên Xô là đỉnh Cộng sản (nay là đỉnh Ismail Samani) ở Tajikistan, ở độ cao 7.495 mét (24.590 ft). Liên Xô cũng sở hữu nhiều hồ lớn trên thế giới; biển Caspi (cùng với Iran) và hồ Baikal, đây là hồ nước ngọt lớn nhất và sâu nhất thế giới nằm hoàn toàn trong Liên Xô.
Lãnh thổ
Thành phần Liên bang Xô viết như sau:
Theo Hiệp ước về thành lập Liên Xô (30 tháng 12 năm 1922), 4 nước đầu tiên kí vào hiệp ước thành lập Liên Xô bao gồm:
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (sau tách ra thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmenia, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tajikistan, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakhstan, Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kirghizia),
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina,
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Belorussia,
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz (từ năm 1936 tách thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Azerbaijan, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Armenia và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia).
Năm 1940 có thêm Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Latvia, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Estonia
Trong thời kỳ 1940 – 1954 tồn tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Karelia-Phần Lan, về sau là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tự trị Karelia trong Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga.
Ở thời điểm 1990, Liên Xô có tổng cộng 15 nước Cộng hòa trực thuộc.
Lịch sử
Cách mạng và sự hình thành
Sự hình thành Liên Xô gắn liền với sự sụp đổ của Đế quốc Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và hoạt động của Đảng Cộng sản Nga (Bolshevik) do Vladimir Ilyich Lenin lãnh đạo.
Vào đầu thế kỷ XX, Đế quốc Nga là một nước lớn ở châu Âu có tiềm lực đất đai và dân số to lớn, nhưng trình độ phát triển kinh tế – xã hội còn rất lạc hậu so với các cường quốc châu Âu khác như Anh, Đức, Pháp... Xã hội ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt không được giải tỏa: xã hội Nga là xã hội chuyên chế độc tài của quý tộc và tư sản lớn, tự do tư tưởng bị bóp nghẹt không làm hài lòng giới trí thức (интеллигенция – intelligentsia), trung lưu thành thị và giới tư sản quý tộc nhỏ. Nước Nga lại là nơi có phong trào Marxist cấp tiến mạnh nhất, do Lenin lãnh đạo với đảng Bolshevik chủ trương làm cách mạng xã hội chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Những mâu thuẫn trên trong Chiến tranh thế giới thứ nhất không những không được cởi bỏ mà còn trầm trọng thêm với những thất bại to lớn của quân Nga trong chiến tranh, xã hội Nga đi vào bất ổn. Quốc khố cạn kiệt, nợ nước ngoài tăng cao, lạm phát không kiểm soát được, dân chúng cực khổ, chiến tranh làm phá sản hàng loạt doanh nghiệp gây thất nghiệp đô thị trầm trọng, nạn đói lan tràn tại nông thôn, các tầng lớp nhân dân, binh lính oán ghét nhà cầm quyền và chiến tranh, trong quân đội mâu thuẫn giữa binh lính và tầng lớp sĩ quan quý tộc phát triển thành chống đối. Tháng 2 năm 1917 đã nổ ra Cách mạng tháng Hai: khởi nghĩa vũ trang tại Petrograd đã lật đổ chính phủ Nga hoàng và thành lập Chính phủ Lâm thời do Aleksandr Fyodorovich Kerensky – một đảng viên của Đảng Cách mạng Xã hội đứng đầu. Chính phủ Lâm thời chủ trương phá bỏ chế độ độc tài chuyên chế, tự do hóa xã hội Nga theo các tiêu chuẩn như các quốc gia châu Âu đương thời, đồng thời hứa đảm bảo quyền lợi của giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp xã hội khác. Nhưng Chính phủ Lâm thời vẫn chủ trương theo đuổi thế chiến thứ nhất bên phía khối Hiệp ước với Anh – Pháp, bất chấp việc đất nước đã kiệt quệ vì chiến tranh. Việc không có được hòa bình như mong đợi khiến nhân dân và binh sỹ Nga trở nên bất bình.
Sau Cách mạng tháng Hai, tại các địa phương ở Nga đồng loạt xuất hiện các tổ chức "hội đồng" (tiếng Nga: совет) hay Xô viết của công nhân, nông dân và binh lính để bảo vệ quyền lợi của chính họ. Thời gian giữa hai cuộc cách mạng là khi hai chính quyền song song tồn tại: chính quyền trung ương là của Chính phủ Lâm thời, nhưng các sắc lệnh muốn được thi hành phải có sự chấp thuận của các Xô viết gồm công – nông – binh địa phương, mà các Xô viết này lại ủng hộ sự lãnh đạo của đảng Bolshevik. Đảng Bolshevik rầm rộ tung khuếch trương cho cách mạng vô sản với khẩu hiệu "tất cả chính quyền về tay các Xô viết" và kêu gọi nhân dân, binh lính phản chiến làm cách mạng "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng".
Chính phủ Lâm thời trong thời gian tám tháng tồn tại đã tiếp tục tiến hành chiến tranh với Đức-Áo-Hung, song đã bất lực trong cả nỗ lực chiến tranh và ổn định tình hình trong nước. Sau một loạt thất bại do quân Đức gây ra, quân đội trở nên chán nản, binh lính tan rã không còn tuân lệnh cấp trên, bắt giết sĩ quan và tự động đào ngũ. Tướng Kornilov - Корнилов tiến quân về thủ đô để lập lại trật tự theo yêu cầu của Kerensky nhưng có âm mưu thiết lập chế độ độc tài quân sự. Chính phủ lâm thời không còn có thể kiểm soát được tình hình, buộc phải dựa vào sự trợ giúp của lực lượng công-nông-binh thuộc các Xô viết do những người Bolshevik lãnh đạo. Kornilov bị đánh bại, nhưng sau biến cố này, Chính phủ lâm thời cũng thể hiện rõ sự yếu ớt, bất lực, không đủ khả năng lãnh đạo đất nước. Nước Nga bước vào đêm trước của Cách mạng Tháng Mười.
Ngày 25 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius, thời đó Nga còn dùng lịch Julius), tức ngày 7 tháng 11 theo lịch Gregory, Lenin và các đảng viên Bolshevik lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng Tháng Mười lập chính quyền Xô viết của công - nông - binh. Sau khi cách mạng thành công, chính quyền lập tức ban hành sắc lệnh về hòa bình, sắc lệnh về ruộng đất và thực hiện cam kết rút ra khỏi chiến tranh với các điều kiện rất ngặt nghèo của phía Đức (Hòa ước Brest-Litovsk).
Sự sụp đổ của chế độ Sa hoàng dẫn đến việc các dân tộc thiểu số trên Đế quốc Nga thành lập các quốc gia độc lập. Tại các quốc gia mới thành lập cũng xảy ra tranh chấp quyền lực giữa những người Bolsevik địa phương và các xu hướng chính trị khác như Melsevik, tự do chủ nghĩa, dân tộc chủ nghĩa, vô chính phủ,... tương tự những gì đang diễn ra ở nước Nga.
Ngay sau Cách mạng Tháng Mười, nước Nga rơi vào thời kỳ nội chiến đẫm máu (1918-1922). Hồng quân Xô viết có thành phần chủ yếu là tầng lớp dưới của xã hội, học vấn thấp nhưng có số lượng đông đảo như công nhân, nông dân, cựu quân nhân và một bộ phận cựu sĩ quan của Đế quốc Nga cũ. Phía bên kia là các thành phần thuộc lực lượng bảo hoàng, các đảng phái đối lập, một bộ phận trung lưu thành thị, sĩ quan, một bộ phận nông dân, Cossack... gọi chung là Bạch vệ. Lực lượng Bạch vệ nhận được sự giúp đỡ của các quốc gia châu Âu để chống lại chính quyền Xô viết. Đặc trưng của cuộc nội chiến là tính ác liệt không khoan nhượng. Đến cuối năm 1920 về cơ bản Hồng quân đã giành chiến thắng, quân bạch vệ bị thất bại và mất quyền lực hoàn toàn, thay vào đó những người Bolshevik giành được chính quyền trên phần lớn lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga. Tuy nhiên, tại một số vùng lãnh thổ như Ba Lan, Phần Lan, các nước Baltic, các lực lượng dân tộc chủ nghĩa thắng thế.
Ngày 30 tháng 12 năm 1922, đại biểu Xô viết đến từ những vùng lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga cũ (trừ Ba Lan, Phần Lan và các nước Baltic) đã nhóm họp và thành lập liên minh các nhà nước tự trị trên lãnh thổ Đế quốc Nga, thống nhất quốc hiệu là Liên bang Các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết. Các nhà nước hợp thành Liên Xô đều có điểm chung là do những người Bolsevik địa phương lãnh đạo chính vì thế về cơ bản Liên Xô là một quốc gia được thành lập trên nền tảng ý thức hệ chung là chủ nghĩa cộng sản, ý thức hệ là nhân tố gắn kết các nhà nước này lại với nhau.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai
Sau thế chiến thứ nhất và nội chiến, nền kinh tế nước Nga đứng trước nguy cơ phá sản: ở nông thôn nạn đói hoành hành, cướp bóc thổ phỉ nổi lên khắp nơi, đất nông nghiệp bị tàn phá, nông dân đói chạy vào thành phố ăn xin; còn ở thành phố, công nghiệp đình đốn, thất nghiệp cực điểm, tiền không còn giá trị, nguyên liệu, tài chính cạn kiệt – tình hình xã hội lúc đó cực kỳ căng thẳng. Trong khoảng 2 năm 1921-1922, do chiến tranh đã tàn phá nông nghiệp, nạn đói lớn đã xảy ra tại các vùng nông thôn của nước Nga, đặc biệt là ở khu vực sông Volga và Ural, giết chết khoảng 2 triệu tới 5 triệu người. Nạn đói đã gây ra một cuộc khủng hoảng lớn, nhà văn Nga Maxim Gorky đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ. Nhiều quốc gia trong đó có Mỹ và các nước châu Âu đã cung cấp viện trợ lương thực để giúp nước Nga Xô viết giải quyết nạn đói.
Để khắc phục những khó khăn của nền kinh tế nước Nga sau cuộc nội chiến, Lenin đã cho tiến hành chính sách kinh tế mới, hay NEP (Новая экономическая политика – НЭП), để thay thế cho chính sách cộng sản thời chiến đã được áp dụng trong nội chiến. NEP là chính sách dùng cơ chế kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, kêu gọi đầu tư tư bản dưới sự định hướng kiểm soát của nhà nước. Đối với nông nghiệp, thay vì trưng thu và áp giá tối đa lên nông sản như trong thời chiến, NEP dùng cơ chế thuế để điều tiết, nông dân sau khi nộp thuế thì có thể mua bán nông sản trên thị trường tự do. Tại thành phố, chính sách mới khuyến khích đầu tư của tư bản trong nước và nước ngoài, nhà nước chỉ kiểm soát những ngành quan trọng với quốc gia như điện lực, ngân hàng... NEP của Lenin đã nhanh chóng cho kết quả rất tốt: nạn đói nhanh chóng bị đẩy lùi dần và hoàn toàn sau đó, công nghiệp, thương mại được phục hồi, tình hình nông thôn và thành thị được ổn định, xã hội có tích luỹ và đời sống người dân tốt lên nhanh chóng. Từ năm 1922, thành thị đã có đủ lương thực - thực phẩm, năm 1925 sản xuất nông nghiệp đạt mức 87%; công nghiệp đạt 75% sản lượng của năm 1913 (năm cao nhất của Đế quốc Nga cũ); đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt, chính trị ổn định, chính quyền Liên Xô được củng cố, phát triển. Các nguy cơ lớn đe dọa đến sự tồn vong của nhà nước Liên Xô về cơ bản đã được giải quyết. Liên Xô bước vào thời kỳ mới: xây dựng và phát triển đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa.
Ngay sau khi Lenin mất (1924), trong ban lãnh đạo đất nước này đã diễn ra cuộc đấu tranh nội bộ quyết liệt do những bất đồng về đường lối xây dựng đất nước, chủ yếu là giữa hai nhóm của Iosif Vissarionovich Stalin và Lev Davidovich Trotsky. Dần dần Stalin thắng thế, nắm vị trí độc tôn trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước. Để củng cố vị trí lãnh đạo cũng như giữ vững kỷ cương xã hội, Stalin kiểm soát phần lớn cơ cấu quyền lực vào tay mình, dùng trấn áp trong nội bộ đảng, nhà nước và ngoài xã hội để loại bỏ mọi mầm mống bất ổn ngay từ trước khi bộc lộ. Bộ máy Bộ dân ủy nội vụ (NKVD – Народный коммисариат внутренних дел – НКВД) được dùng như công cụ để phát hiện các đối tượng cần phải loại bỏ, từ những nhóm đối lập với Stalin, các nhóm ly khai vũ trang, gián điệp cho tới quan chức tham nhũng, tội phạm hình sự... Stalin đã dùng bộ máy cảnh sát mật như công cụ hỗ trợ thanh lọc chính trị, ông là người quyết định và ra lệnh ai là kẻ phản bội cần phải bị loại trừ.. Sự theo dõi, tố cáo cũng được khuyến khích, đề cao trong nhân dân như một phẩm chất trung thành với đảng và đất nước. Ngay từ trong thập niên 1930 Stalin đã bắt đầu loại trừ những nhân vật bị xem là phản bội ra khỏi đảng Cộng sản Liên Xô. Các nhân vật này có khi bị xét xử thông qua những vụ án điểm được công khai để tác động dư luận quần chúng hoặc xử kín, bản án là xử bắn hoặc giam giữ trong các trại cải tạo lao động.. Theo các tài liệu Liên Xô được giải mật, trong khoảng thời gian từ năm 1937 tới năm 1938, có 1.548.367 người bị bắt giữ, trong đó 681.692 bị xử bắn. Sử gia Michael Ellman ước đoán rằng số người chết trực tiếp hoặc gián tiếp do cuộc thanh lọc của Stalin trong khoảng hai năm đó là chừng 950.000 tới 1,2 triệu người
Stalin coi các cuộc thanh trừng là biện pháp chống nạn quan liêu, cán bộ tham nhũng và biến chất, để nâng cao trình độ lãnh đạo và sự liêm chính của tổ chức Đảng. Theo một số nguồn thì các nhóm lớn nhất bị khai trừ trong Đại thanh trừng chính là các đảng viên kém năng lực, những người mang trọng trách nhưng không nhiệt tình với công việc. Tiếp đến là những cá nhân đã vi phạm kỷ luật đảng, quan chức tham nhũng và những người đã che giấu quá khứ phạm tội . Một số nguồn khác thì thống kê rằng 70% người bị xử bắn không phải là thành viên của Đảng Cộng sản Liên Xô mà chủ yếu là dân thường, với cáo trạng là hoạt động gián điệp hoặc tham gia các nhóm thổ phỉ, ly khai vũ trang, tổ chức bạo loạn.
Sự lãnh đạo cứng rắn của Stalin bắt nguồn từ 2 nguyên nhân: đầu tiên là truyền thống chuyên chế lâu đời của nước Nga, kết hợp với quan điểm "đấu tranh giai cấp" của Marx và chủ nghĩa "anh hùng sáng tạo lịch sử" của người dân Nga, kết hợp với kinh nghiệm từ những cuộc cách mạng và chiến tranh đầy bạo lực ở châu Âu và châu Mỹ (vốn là đặc trưng trong thời kỳ này). Thứ hai là việc Liên Xô thời kỳ này bị bao vây bởi các nước phương Tây, phải liên tục đối phó với các kế hoạch lật đổ của nước ngoài, cần phải có chính sách tập quyền và bảo đảm an ninh cao độ để không bị tiêu diệt. Có nhận xét cho rằng, về cơ bản, chính sách này là phù hợp với tình hình Liên Xô cũng như bối cảnh chính trị thế giới lúc đó Sách giáo khoa lịch sử của nước Nga ngày nay thì đánh giá rằng cuộc trấn áp của Stalin nhằm dập tắt các phong trào ly khai, củng cố sự thống nhất của Liên bang Xô-Viết. Vấn đề thanh lọc nội bộ cũng không phải để lạm sát, mà bản ý của Stalin là loại bỏ những cán bộ kém năng lực, suy thoái đạo đức, tham nhũng trong nội bộ chính quyền, nhằm bảo đảm cho bộ máy Nhà nước trong sạch và phát huy hiệu quả lớn nhất.
Đời sống tâm lý xã hội tại Liên Xô trong những năm 1920 – 1930 là kết hợp của hai yếu tố:
Một mặt, kỷ luật sắt tạo nên kỷ cương xã hội: trừ Stalin, bất cứ ai dù ở cương vị hay tầng lớp nào cũng có khả năng bị Bộ Dân ủy Nội vụ điều tra, nỗi sợ bị pháp luật điều tra xử lý là chính sách nhất quán để duy trì kỷ luật xã hội và đạo đức cán bộ Nhà nước. Người ta đã lập ra GULAG (Tổng cục quản lý các trại lao động tập trung – Главное управление лагерей – ГУЛАГ) trực thuộc bộ dân ủy nội vụ NKVD. Chức năng của Tổng cục quản lý các trại lao động không chỉ là để giam giữ tù nhân mà còn có tác dụng tích cực là cách giải quyết vấn đề nhân lực để khai phá những vùng đất hoang dã và thiếu thốn của đất nước. Kỷ luật sắt cũng có tác động tốt trong việc chống nạn quan liêu - tham nhũng, một phần do bị người dân giám sát, tố cáo và pháp luật trừng trị nặng nên đa số cán bộ, công chức Liên Xô trong thời kỳ này rất gương mẫu và liêm chính, qua đó cũng tăng thêm hiệu quả quản lý của Chính phủ.
Mặt khác, những nhân tố giải phóng tích cực của cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa (thanh toán mù chữ và giáo dục miễn phí cho trẻ em, hệ thống y tế miễn phí, thực hiện bình đẳng nam nữ, chia ruộng đất cho nông dân, quốc hữu hóa tài nguyên và các nhà máy, mức sống ngày càng được nâng cao...) đã tạo động lực lớn, gây nên những làn sóng phấn khởi trong cuộc sống xã hội, những phong trào lớn được sự hưởng ứng của nhân dân, tâm lý chung của xã hội là chấp nhận cống hiến, hy sinh cho tương lai tươi sáng của đất nước và Chủ nghĩa xã hội, với niềm tin tuyệt đối vào lãnh tụ Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô.
Về mặt kinh tế và xã hội, những năm 1920 – 1930 sau Lenin được đặc trưng bởi việc chấm dứt chính sách kinh tế mới và thiết lập nền kinh tế nhà nước tập trung cao độ theo kinh tế kế hoạch hóa toàn diện. Stalin đã hiện thực hóa ý tưởng của Lenin về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mà theo quan điểm của Lenin "Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội" và "chủ nghĩa tư bản nhà nước là cái gì có tính chất tập trung, được tính toán, được kiểm soát và được xã hội hoá", trong đó nhà nước là nhà tư bản duy nhất sở hữu phần lớn tư liệu sản xuất của xã hội. Lenin cho rằng "Không có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên những phát minh của khoa học hiện đại, không có một tổ chức Nhà nước có kế hoạch khiến cho hàng chục triệu người phải tuân theo một cách nghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống nhất trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm, thì không thể nói chủ nghĩa xã hội được". Đất nước đặc trưng bởi sự bao trùm của bộ máy đảng trong mọi chức năng xã hội và các kế hoạch phát triển kinh tế.
Một quá trình to lớn có ảnh hưởng lâu dài của Liên Xô ở thời gian này là việc tiến hành thành công quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay trong và ngoài nước Nga vẫn còn nhiều nghiên cứu về sự nghiệp công nghiệp hóa này của Liên Xô trong các thập kỷ 1920, 1930. Đầu thập niên 1920, công nghiệp Liên Xô tụt hậu hoảng 50 - 100 năm so với các cường quốc phương Tây. Chỉ sau 15 năm, Liên Xô đã vươn lên trở thành một nước công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới trong một thời gian rất ngắn và điều này là nền tảng kinh tế cho chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặt khác, công nghiệp hóa với tốc độ và quy mô rất lớn đã đòi hỏi các nỗ lực cực cao của xã hội và đã gây ra các căng thẳng, mất cân đối kinh tế. Để khắc phục nền nông nghiệp manh mún, Ban lãnh đạo Xô viết đã tiến hành tập thể hóa nông nghiệp ở nông thôn, với mục tiêu xóa bỏ sở hữu tư nhân ruộng đất và biến nền nông nghiệp từ sản xuất gia đình nhỏ lẻ thành nền sản xuất tập trung quy mô lớn (nông trường) để có thể áp dụng cơ giới hóa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, qua đó làm tăng năng suất và giảm chi phí nhờ lợi thế quy mô. Tập thể hóa nông nghiệp đã vấp phải sự phản đối dữ dội của tầng lớp địa chủ giàu có, là thiểu số nhưng lại sở hữu phần lớn ruộng đất tại Nga (được gọi là Kulak). Kulak không muốn chia đất cho nông dân nghèo, họ huy động nông dân làm thuê tiến hành bạo động để chống lại tập thể hóa. Ngoài ra việc tập thể hóa được tiến hành không tuân theo nguyên tắc tự nguyện, mang nặng tính cưỡng ép cũng đã khiến nhiều nông dân trở nên bất bình. Năm 1929, đã có 1.300 vụ bạo động nông dân xảy ra với hơn 200.000 người tham gia Tới tháng 3 năm 1930, đã có hơn 6.500 cuộc bạo động với 1,4 triệu nông dân tham gia. Để hỗ trợ cho tập thể hóa, Stalin đã cho tiến hành chiến dịch cưỡng bức tầng lớp Kulak rất quyết liệt: toàn bộ tài sản của Kulak bị tịch thu, gia đình họ bị đưa đến những vùng xa xôi hẻo lánh, những vụ bạo động của nông dân cũng bị trấn áp mạnh tay. Thiên tai (hạn hán ở Kazakstan, mưa lớn bất thường ở Ukraina), dịch bệnh trên cây trồng, việc tập trung tài chính cho công nghiệp hóa và những sai lầm trong việc tập thể hóa đã tạo nên nạn đói quy mô lớn ở Liên Xô từ cuối năm 1932 đến đầu năm 1933, trong đó khoảng 3 triệu người chết, 1/3 là tại Ukraina Đầu năm 1933, chính phủ Liên Xô thực hiện chiến dịch cứu trợ lớn và gửi hơn 20.000 công nhân công nghiệp về nông thôn hỗ trợ người dân, tất cả các thành viên Đảng Cộng sản cũng tham gia việc đồng áng. Bất chấp những điều kiện tự nhiên khủng khiếp, vụ thu hoạch rất thành công vào năm 1933 đã chấm dứt nạn đói ở hầu hết các khu vực.
Sau tập thể hóa, nông thôn Liên Xô đã có những biến đổi to lớn. Việc canh tác thủ công trên các mảnh ruộng nhỏ, dùng gia súc kéo cày đã được thay thế bởi các nông trường cỡ lớn được cơ giới hóa. Nông nghiệp Liên Xô đã cơ bản được cơ giới hóa, năm 1938 đã có 483.500 máy kéo và 153.500 máy gặt đập liên hợp, thay thế cho ngựa kéo trước đây Từ 1938 đến 1940, Liên Xô đã xây dựng mới hơn 1.200 trạm cơ giới kỹ thuật, nền nông nghiệp nhận được 92.000 máy kéo mới. Tới đầu năm 1941 đã điện khí hoá hơn 10 nghìn nông trang và 2.500 trạm cơ giới kỹ thuật. Sản lượng lương thực của nước Nga Sa hoàng năm 1913 là 4,8 triệu pud, còn Liên Xô năm 1937 đã tăng lên tới 6,8 triệu pud. Theo các học giả, mặc dù Stalin đã thực hiện tập thể hóa nông nghiệp theo lối cưỡng chế, chính sách này đã "hiện đại hóa đáng kể nền sản xuất nông nghiệp truyền thống ở Liên Xô và đặt cơ sở cho mức sản xuất lương thực tương đối cao vào những năm 1970 và 1980"
Liên Xô còn thi hành chính sách cấm phân biệt chủng tộc, bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc trên lãnh thổ Liên bang Xô Viết và thực hiện nam nữ bình quyền. Liên Xô cho phép phụ nữ có quyền bầu cử sớm hơn Hoa Kỳ, đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện để phụ nữ được giáo dục ở bậc cao và tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội. Chính phủ Liên Xô chi ra những khoản đầu tư lớn để phát triển kinh tế xã hội tại các vùng kém phát triển như Trung Á, Siberia... nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của các dân tộc chậm tiến tại các vùng này.
Giáo dục ở Liên Xô được phổ cập và miễn phí ngay sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa được thành lập. Công dân trực tiếp tham gia lực lượng lao động có quyền hiến định về việc làm và đào tạo nghề miễn phí. Ước tính năm 1917, có 75-85% dân số Nga không biết chữ và các nhà chức trách của Liên Xô rất chú trọng đến việc loại bỏ nạn mù chữ. Những người biết chữ đã được thuê làm giáo viên. Trong một thời gian ngắn, số người được xóa mù chữ đã tăng nhanh. Vào năm 1940, Liên Xô đã có thể tự hào thông báo rằng nạn mù chữ đã được loại bỏ, điều mà nhiều cường quốc tư bản phương Tây đương thời như Mỹ, Pháp... cũng chưa hoàn thành được. Nền giáo dục Liên Xô đã đào tạo ra một đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học đạt đẳng cấp quốc tế. Chính vì vậy Liên Xô có nền khoa học cơ bản đứng đầu thế giới cùng khả năng nghiên cứu phát triển ra công nghệ mới không hề thua kém phương Tây. Nền giáo dục Liên Xô không những đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực cho nền kinh tế mà còn thúc đẩy kinh tế phát triển nhờ sự phát triển của vốn con người.
Về y tế, nguyên tắc xã hội chủ nghĩa về chăm sóc sức khỏe đã được hình thành ngay trong năm 1918. Chăm sóc sức khỏe được kiểm soát bởi nhà nước và sẽ được cung cấp miễn phí cho mọi công dân, điều này đồng thời là một khái niệm mang tính cách mạng, chưa từng có trên thế giới vào thời kỳ đó. Tuy vậy trong thời kỳ đầu hệ thống chăm sóc sức khỏe miễn phí của Liên Xô chưa đủ rộng để phổ cập toàn dân, đến năm 1969 thì hệ thống này mới được phổ cập tới toàn bộ người dân ở vùng nông thôn Điều 42 của Hiến pháp Liên Xô năm 1977 đã quy định: tất cả công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe và phục vụ miễn phí tại bất kỳ cơ sở y tế nào ở Liên Xô. Sau cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, tuổi thọ trung bình của người dân Liên Xô ở tất cả các nhóm tuổi đã tăng lên. Trong giai đoạn 1922-1950, nhờ việc thiết lập hệ thống y tế rộng khắp, tỷ lệ tử vong trẻ em đã giảm nhanh chóng, từ 286,6/1000 trẻ (năm 1913) xuống còn 81/1000 trẻ (năm 1950). Tiêu thụ rượu giảm 2 lần, các bệnh do nghiện rượu gây ra cũng giảm theo. Tỷ lệ dân số tử vong hàng năm giảm từ 2,91% (năm 1913) xuống còn 1% (năm 1950).
Việc được tiếp cận chăm sóc sức khoẻ và giáo dục miễn phí đã giúp dập tắt các dịch bệnh như sốt rét, dịch tả... và tuổi thọ trung bình của công dân Liên Xô đã tăng lên hàng chục năm. Trước cách mạng Tháng Mười, số lượng bác sĩ ở Đế quốc Nga là 20.000; con số này tăng lên 105.000 vào năm 1937. Số giường bệnh cũng tăng từ 175.000 lên đến 618.000 Phụ nữ Liên Xô lần đầu tiên được sinh đẻ trong những bệnh viện an toàn, với khả năng tiếp cận chăm sóc trước khi sinh đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tai biến khi sinh đẻ. Chăm sóc y tế rộng rãi và miễn phí được nhìn nhận là sự ưu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa so với hệ thống tư bản chủ nghĩa .
Năm 1927, chính sách công nghiệp hóa được đưa ra với một nỗ lực rất cao, nhằm khắc phục tình trạng lạc hậu, biến Liên Xô thành một quốc gia hiện đại trong thời gian ngắn. Nhà lãnh đạo Stalin tuyên bố rằng "Phải hợp lực và ra sức tăng tốc. Kéo dài tốc độ công nghiệp hóa là sẽ bị lạc hậu, mà lạc hậu thì sẽ phải ăn đòn (bị nước ngoài xâm chiếm)". Tháng 2/1931, Stalin phát biểu về tầm quan trọng sống còn của việc công nghiệp hóa Xô viết trước sự đe dọa ngày càng tăng từ các nước phương Tây:
Chúng ta lạc hậu hơn so với các cường quốc phương Tây cả 100 năm. Cần phải xây dựng nền công nghiệp bắt kịp phương Tây trong 10 năm. Ngành công nghiệp nặng. Nếu không thì chúng ta sẽ bị phương Tây tiêu diệt. (thực tế, đúng 10 năm 4 tháng sau đó, nước Đức Quốc xã đã tấn công Liên Xô)
Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932), Liên Xô đề ra kỷ luật lao động nghiêm khắc đối với công nhân công nghiệp; các định mức sản lượng cao, đòi hỏi thợ mỏ phải làm việc ba ca (khoảng 10-12 giờ một ngày). Việc không hoàn thành định mức có thể dẫn đến trách nhiệm cá nhân, bị trừ lương và giảm tiêu chuẩn sinh hoạt. Sau khi Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất kết thúc, Liên Xô đã xây dựng được nền công nghiệp nặng với kỹ thuật tiên tiến với 1.500 xí nghiệp, chủ yếu là loại lớn và hiện đại. Giá trị tổng sản phẩm công nghiệp tăng 2 lần, trong đó công nghiệp nặng tăng 2,7 lần. Công nghiệp đã cho ra đời những ngành mới như sản xuất máy kéo, ô tô, máy bay, máy liên hợp, đầu máy chạy điện, sản xuất cao su nhân tạo, tơ tổng hợp và chất dẻo Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã hoàn thành trước khi thời hạn (4 năm 3 tháng), nền công nghiệp Liên Xô lúc này có khả năng trang bị kỹ thuật mới không chỉ trong công nghiệp và cả trong các ngành giao thông vận tải, xây dựng và nông nghiệp.
Với sự hỗ trợ của chuyên gia thuê từ nước ngoài và sau đó là sự tự lực trong nước, Liên Xô đã xây dựng được một loạt các tổ hợp công nghiệp khổng lồ ở dọc sông Dniepr, các nhà máy luyện kim như Magnitogorsk, Lipetsk và Chelyabinsk, Novokuznetsk, Norilsk và Uralmash, nhà máy máy kéo ở Volgograd, Chelyabinsk, Kharkov, Uralvagonzavod... và nhiều nơi khác.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1933-1937) đặc biệt chú trọng công nghiệp nặng, đã xây dựng 4.500 nhà máy; giá trị tổng sản phẩm công nghiệp tăng 2,2 lần, trong đó nhóm A tăng 2,4 lần. Công nghiệp nhẹ cũng tăng nhưng không đạt kế hoạch (do số vốn đầu tư phải rút bớt cho công nghiệp quốc phòng để đề phòng nguy cơ chiến tranh).
Công nghiệp hóa nông nghiệp được chú trọng hàng đầu. Với sự xuất hiện của ngành công nghiệp máy kéo trong nước, năm 1932 Liên Xô đã không cần nhập khẩu máy kéo từ nước ngoài và trong năm 1934 các nhà máy Kirov ở Leningrad bắt đầu sản xuất nhãn hiệu máy kéo "Universal", nhãn hiệu máy kéo đầu tiên xuất khẩu ra nước ngoài. Trong mười năm (1932-1941), Liên Xô đã xuất khẩu khoảng 700 nghìn máy kéo, chiếm 40% sản lượng thế giới.
Năm 1935, Liên Xô đã khởi công giai đoạn đầu tiên của Tuyến tàu điện ngầm Moskva với tổng chiều dài 11,2 km, một công trình hiện đại thời bấy giờ và vẫn được sử dụng cho tới ngày nay. Tới năm 1940, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng gấp 7,7 lần so với năm 1922, bình quân hàng năm tăng 14%. Công nghiệp Liên Xô đã chiếm 77,4% cơ cấu nền kinh tế và chiếm 10% toàn thế giới.
Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1938-1942) đã đề ra nhiệm vụ "đuổi kịp và vượt qua các nước tư bản tiên tiến về mặt kỹ thuật và kinh tế". Dự tính đến cuối năm 1942 sẽ tăng sản lượng công nghiệp lên 88%, nông nghiệp tăng 52% so với năm 1937.
Sau công nghiệp hóa và tập thể hóa kinh tế, Liên Xô chỉ còn hai thành phần kinh tế nhà nước và tập thể với đặc điểm quản lý tập trung hóa và kế hoạch hóa cao độ.
Chính sách công nghiệp hóa của Liên Xô đã được thực hiện với một quyết tâm cao độ và kỷ luật sắt: Để nhanh chóng hoàn thành chỉ tiêu đề ra, chính phủ thắt chặt kỷ luật lao động, ví dụ, bộ luật lao động năm 1932 đã thông qua điều luật sa thải bất cứ người lao động nào vắng mặt không có lý do tại nơi làm việc. Lao động bị sa thải sẽ bị mất nhiều quyền lợi (bị đuổi khỏi nhà ở do Nhà nước cấp phát, không được cấp tem phiếu...) và có nguy cơ rất lớn rơi vào tình trạng đói nghèo. Bộ luật lao động sửa đổi năm 1938 quy định rằng bất cứ người lao động nào vắng mặt hoặc thậm chí đi làm trễ 20 phút mà không có lý do đều phải bị sa thải, trong khi hành vi tự ý bỏ việc có thể bị truy tố hình sự và bị phạt từ 2-4 tháng tù. Việc không hoàn thành chỉ tiêu có thể bị khép vào tội phản quốc. Tiền lương thực tế của công nhân bị sụt giảm trong những năm 1928-1937, điều kiện lao động thấp, có những người thợ mỏ đã phải làm việc 16 - 18 giờ mỗi ngày để hoàn thành chỉ tiêu. Các công đoàn bị bãi bỏ, việc xử lý quyền lợi lao động thuộc về chi bộ Đảng tại nhà máy, việc đình công hay bãi công cũng bị cấm. Khoảng 127.000 vụ tai nạn lao động đã xảy ra trong bốn năm (từ 1928 đến 1932). Do phân bổ tối đa nguồn lực cho ngành công nghiệp cùng với năng suất nông nghiệp giảm kể từ khi tập thể hóa, nạn đói đã xảy ra. Ngoài ra, Stalin tập trung phát triển công nghiệp nặng mà ít chú trọng tới các ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng, kết quả là người dân Liên Xô thường phải đối mặt với tình trạng thiếu hàng tiêu dùng. Nhiều học giả cho rằng công cuộc công nghiệp hóa của Stalin mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu lớn, nhưng người dân Liên Xô cũng phải trải qua một giai đoạn phấn đấu gian khó để có được những thành tựu đó. Alec Nove cho rằng những chính sách công nghiệp hóa của Stalin không thực sự cần phải cứng rắn như vậy, ông cho rằng có những biện pháp khác "ít quyết liệt" hơn để đưa nền kinh tế Liên Xô đi lên . Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới khi đó, nhất là việc Đức Quốc xã đang nổi lên khiến thế chiến thứ hai sắp nổ ra, chỉ một chút chậm trễ và thiếu kiên quyết cũng có thể khiến đất nước phải trả giá đắt. Ngay từ đầu thập niên 1930, Stalin đã biết rằng thế chiến thứ hai sắp xảy ra và Liên Xô sẽ bị tiêu diệt nếu không có nền công nghiệp đủ mạnh, ông nói "Không có thời gian để mất, Hiệp ước Versailles không có gì hơn một lệnh ngừng bắn giữa hai cuộc chiến tranh". Vì vậy, có nhận xét cho rằng chính sách công nghiệp hóa quyết liệt và kỷ luật lao động cứng rắn mà chính phủ Liên Xô đề ra là điều cần thiết trong bối cảnh đó.
Tới trước Chiến tranh thế giới thứ hai, từ xuất phát điểm là Đế quốc Nga với nền sản xuất lạc hậu với tổng sản lượng công nghiệp chỉ đứng thứ 6 thế giới (năm 1917), Liên Xô đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới và đứng đầu châu Âu, vượt qua Anh-Pháp-Đức và chỉ đứng sau Mỹ. Sản lượng công nghiệp năm 1937 đã tăng gấp 4,5 lần so với năm 1927 (so với năm 1917 thì tăng gần gấp 10 lần) và chiếm 77,4% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Sản lượng nông nghiệp tăng 2 lần so với 1927, thu nhập bình quân đầu người tăng 3 lần so với 1927. Nạn mù chữ vốn chiếm gần 90% dân số Nga năm 1917, sau 20 năm đã cơ bản được thanh toán. Sản xuất quốc phòng tăng 2,8 lần chỉ sau 5 năm, vũ khí trang bị và trình độ cơ giới hóa cho quân đội Liên Xô đã đạt tương đương với các cường quốc khác trên thế giới.
Nếu tổng sản lượng công nghiệp năm 1913 được coi là 100 đơn vị, các chỉ số tương ứng của năm 1938 là 93,2 cho Pháp; 113,3 cho Anh, 120 cho Hoa Kỳ; 131,6 đối với Đức và 908,8 cho Liên Xô (tức là tăng gấp 9 lần). Trong chuyến thăm mùa hè năm 1944 của Eric Johnston, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ, người đã đến thăm Ural, Siberia và Kazakhstan, đã tuyên bố rằng tiến bộ kinh tế của Liên Xô từ năm 1928 là "một thành tựu phi thường trong lịch sử phát triển công nghiệp của cả thế giới"
Năm 1940, tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Liên Xô (quy đổi theo thời giá USD năm 1990) đạt 417 tỷ USD, so với Anh là 316 tỷ USD, Pháp là 164 tỷ USD, Italy là 147 tỷ USD, Đức là 387 tỷ USD, Nhật Bản là 192 tỷ USD. Nền kinh tế Liên Xô đã có quy mô đứng đầu châu Âu và đứng thứ 2 thế giới, chỉ kém Mỹ (943 tỷ USD)
Trong lịch sử, nước Anh cần 200 năm để trở thành một nước công nghiệp, nước Mỹ cần 120 năm, Nhật Bản cần 40 năm. Trong khi đó, Liên Xô chỉ cần 18 năm để hoàn thành về cơ bản quá trình công nghiệp hóa của mình. Đây là tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất mà thế giới từng ghi nhận.
Nói một cách hình tượng, trong một khoảng thời gian ít hơn 1/4 thế kỷ, trình độ kỹ thuật của nước Nga đã nhảy vọt từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XX. Kenneth Neill Cameron nhận xét:
"Rõ ràng là chúng ta đang chứng kiến một sự tiến bộ kinh tế to lớn nhất từng được ghi nhận, ngay cả so với các cuộc cách mạng công nghiệp. Trong thời hạn 10 năm, một xã hội chủ yếu là phong kiến đã thay đổi thành một đất nước công nghiệp. Và lần đầu tiên trong lịch sử, một bước tiến như vậy không phải do chủ nghĩa tư bản, mà là do chủ nghĩa xã hội tiến hành.
Các nhà kinh tế học khi nghiên cứu nghiêm túc nguồn gốc sự phát triển của nền kinh tế Liên Xô thấy rằng sự phát triển đó khá ấn tượng nhưng không có gì thần bí. Sản lượng của nền kinh tế Xô Viết phát triển nhanh chóng có thể giải thích bằng sự phát triển nhanh của những yếu tố đầu vào của nền sản xuất như: số việc làm tăng, phát triển giáo dục và trên tất cả là đầu tư khổng lồ vào tư liệu sản xuất. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Liên Xô dựa hoàn toàn vào tiết kiệm: Nhà nước hạn chế tiêu dùng để dồn ngân sách cho đầu tư phát triển sản xuất, đó là việc hy sinh sự hưởng thụ hiện thời cho lợi ích lâu dài đạt được trong tương lai. Theo nghiên cứu của Mankiw, Romer và Weil, tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ dẫn đến thu nhập cao hơn trong tình trạng kinh tế ổn định, đồng thời làm tăng vốn đầu tư cho con người cũng như tăng năng suất của nền kinh tế. Liên Xô đã sử dụng các nguồn lực thiên nhiên và con người hiệu quả hơn, có một định hướng kinh tế rõ ràng hơn thời Sa Hoàng, hệ thống chính trị có khả năng tập trung các nguồn lực để thực hiện các định hướng đó, do đó đã đạt được những thành tựu mà nước Nga phong kiến không thể nào đạt được. Ngoài ra sự thành công của Liên Xô dưới thời Stalin còn có sự đóng góp của những yếu tố đặc trưng của nước Nga như lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên; tầng lớp trí thức sót lại từ thời Sa Hoàng và tầng lớp khoa học gia mới được đào tạo có trình độ cao; sự siêng năng, ham hiểu biết, chính trực và những nỗ lực lao động vượt bậc của người Nga... Nếu không có những yếu tố này thì các chính sách, biện pháp kinh tế của chính quyền Xô Viết cũng không phát huy được hiệu quả đến vậy.
Sự thành công của Liên Xô trong thời kỳ này cũng tạo ra sức ép với các nước tư bản chủ nghĩa. Ở Mỹ thời kỳ Đại suy thoái (1929-1933), mỗi ngày có 350 lá đơn của công dân Mỹ muốn được di cư sang Liên Xô. Tháng 7 năm 1934, Herbert George Wells nói với Stalin rằng: "Bây giờ các nhà tư bản nên học hỏi các ông để lãnh hội tinh thần chủ nghĩa xã hội. Tôi tin rằng với nước Mỹ, vấn đề nằm ở chỗ phải cải tạo sâu sắc, xây dựng nền kinh tế có kế hoạch, tức là kinh tế xã hội chủ nghĩa". Chính sách kinh tế mới của Hoa Kỳ năm 1934 nhằm khắc phục Đại suy thoái chính là tiếp thu những thế mạnh trong chính sách của Liên Xô
Giáo sư Kolesov tin rằng nếu không có các chính sách công nghiệp hóa của Stalin thì Liên Xô không thể duy trì nền độc lập chính trị và kinh tế của đất nước. Giá trị của công nghiệp hóa đã được xác định trước bởi tình trạng lạc hậu về kinh tế và một thời hạn quá ngắn để loại bỏ nó. Liên Xô đã loại bỏ tình trạng lạc hậu của đất nước chỉ trong thời gian rất ngắn là 13 năm (ngay trước khi Đức Quốc xã tấn công Liên Xô), thành quả rất lớn này đã cho phép Liên Xô chiến đấu và cuối cùng giành chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Năm 1939, nguy cơ chiến tranh thế giới đã hiển hiện rất rõ ràng tại châu Âu. Liên Xô trước đó vài năm đã theo đuổi chính sách an ninh tập thể, Liên Xô kêu gọi một sự hợp tác với các nước Anh, Pháp để cùng kiềm chế nước Đức phát xít của Adolf Hitler đang quân phiệt hóa rất mạnh, nhưng Anh-Pháp đã không hồi đáp đề nghị này.
Năm 1939, sau khi Anh-Pháp ký với Đức Hiệp ước München và làm ngơ cho việc Đức chiếm toàn bộ Tiệp Khắc, ban lãnh đạo của Liên bang Xô viết tin rằng Anh-Pháp muốn hướng cỗ máy chiến tranh Đức nhắm vào họ. Phản ứng lại, Liên Xô thay đổi đột ngột chính sách đối ngoại của mình: quay sang hòa hoãn với Hitler. Liên Xô và Đức đã ký hiệp định không xâm phạm lẫn nhau (Hiệp ước Molotov-Ribbentrop) và đi xa hơn nữa hai bên ký biên bản thỏa thuận bí mật (секретный протокол) phân chia ảnh hưởng ở các nước khác. Khi Đức tấn công Ba Lan, phần lãnh thổ Tây Ukraina, Tây Belarusia vốn bị quân Ba Lan chiếm năm 1919 sẽ được quay trở về Liên Xô. Liên Xô có quyền đòi lại những lãnh thổ từng thuộc nước Đế quốc Nga cũ: 3 quốc gia vùng biển Baltic (Estonia, Latvia, Litva), phần đất Karelia (bị Phần Lan chiếm năm 1921) và Bessarabia (Moldova ngày nay) bị România chiếm năm 1920. Đổi lại Liên Xô sẽ trung lập trong chiến tranh giữa Đức và khối Anh – Pháp.
Theo đúng tinh thần của biên bản bí mật, sau khi Đức tấn công Ba Lan mở đầu Chiến tranh thế giới thứ hai (1 tháng 9 năm 1939), Quân đội Xô viết kéo vào Ba Lan, thu hồi lại Tây Belarusia, Tây Ukraina. Vùng Bessarabia cũng được România trao trả để lập nên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Moldavia (ngày nay là Moldova). Năm 1940, Liên Xô sáp nhập ba quốc gia vùng biển Baltic: Estonia, Latvia, Litva và lập nên ba nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa vùng Baltic (ban đầu không được phương Tây công nhận) và gây chiến tranh chống Phần Lan để thu hồi dải đất Karelia (bị Phần Lan chiếm năm 1921) để lập nên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Karelia. Trong Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940) quân đội Xô viết đã bộc lộ những yếu kém, lạc hậu của mình và đó cũng là một trong những nguyên nhân để Hitler tấn công Liên Xô năm 1941.
Ngày 22 tháng 6 năm 1941, nước Đức Quốc xã tấn công Liên bang Xô viết và bắt đầu "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại" của Liên Xô (1941 – 1945). Liên Xô tham gia vào khối Đồng Minh gồm Anh, Pháp Tự do và sau này có thêm Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Trung Quốc... Quân đội Liên Xô trong giai đoạn đầu 1941 – 1942 đã chịu nhiều thất bại lớn, bị đẩy lùi với tổn thất rất lớn vì những nguyên nhân sau:
Quân đội Xô viết dù đã nỗ lực hoàn thiện nhưng năm 1941 vẫn còn kém khá xa Wehrmacht (quân đội Đức Quốc xã) về mọi mặt: quân số, trang bị vũ khí (quân đội Đức được vũ trang từ trước, rất hiện đại, nhất là sau khi chiếm được nước Pháp với các nguồn công nghiệp chiến tranh khổng lồ của nước này), trình độ tác chiến, tinh thần chiến đấu và nhất là quân đội Đức đã đi trước các nước khác khá xa về tư duy quân sự trong nghệ thuật chiến tranh: Đức đã phát kiến ra các chiến thuật chiến tranh cơ động, đây là cuộc cách mạng trong nghệ thuật quân sự với sự sử dụng tập trung các mũi nhọn xe tăng thiết giáp, không quân và bộ binh cơ giới... Trong khi đó quân đội Xô viết cũng như các quân đội châu Âu khác vẫn còn nặng về tư duy chiến tranh trận địa của Chiến tranh thế giới thứ nhất (thảm bại của liên quân Anh – Pháp năm 1940 tại chiến trường châu Âu cũng cho thấy rất rõ điều này).
Nền kinh tế của Đức đã được chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh, nước Đức vốn đã có tiềm lực công nghiệp khổng lồ lại được tăng cường thêm nhờ các nhà máy và nguồn nhân công chất lượng cao của cả chục nước châu Âu bị chiếm đóng hoặc quy phục (Pháp, Tiệp Khắc, Ba Lan, Áo, Hà Lan, Nam Tư, România, Hungary...), cộng với lao động nô lệ của người Do Thái.
Stalin biết rằng chiến tranh với Đức sẽ nổ ra nhưng không thể sớm hơn năm 1942, do vậy ông không cho phép quân đội cũng như toàn quốc áp dụng các biện pháp quốc phòng ở mức độ cao vì sợ là sẽ khiêu khích Đức tấn công sớm hơn.
Các cuộc thanh lọc trong tầng lớp sĩ quan của Hồng quân Liên Xô từ năm 1937 – 1938 khiến nhiều tướng lĩnh, sĩ quan các cấp có kiến thức và kinh nghiệm quân sự bị cách chức, bắt giam hoặc bị xử bắn. Các tổn thất về cán bộ quân sự khiến Hồng quân bị thiếu sĩ quan có kinh nghiệm chiến đấu.
Trong hai năm 1941 – 1942, quân Đức đã chiếm đóng một phần lớn lãnh thổ phía tây của phần châu Âu của Liên Xô, nơi có 40% dân số và một phần đáng kể tiềm lực kinh tế của đất nước. Cuộc chiến tranh này đối với Liên Xô là có tính chất sống còn: nếu họ thất bại thì không chỉ mất lãnh thổ mà toàn bộ dân tộc sẽ đứng trước nguy cơ bị diệt chủng (đối với Đức, chiến tranh chống Liên Xô không phải là để kết thúc bằng một hiệp ước có lợi như các cuộc chiến tranh trước đó, mà là để tiêu diệt số lớn giống người Slav "hạ đẳng", đuổi số còn lại sang vùng Siberia hoang dã để chiếm đất cho "không gian sinh tồn" của giống người Đức Aryan "thượng đẳng" (xem kế hoạch Barbarossa và chủ nghĩa phát xít).
Đảng Cộng sản Liên Xô lãnh đạo xã hội tiến hành kháng chiến. Các nhà máy lớn, các nông trường đều thành lập chi bộ Đảng để thực hiện nhanh chóng chỉ đạo từ trung ương. Nửa cuối năm 1941, hơn 1 triệu đảng viên nhập ngũ, chiếm 1/3 số binh sỹ Hồng quân (đến cuối chiến tranh, có tới 2,7 triệu chiến sỹ Hồng quân là Đảng viên). Chính phủ Liên Xô đã có những nỗ lực vô cùng to lớn để di chuyển toàn bộ các nhà máy và nguồn lực kinh tế sang các vùng sâu sau dãy Ural và Siberia và thiết lập dây chuyền sản xuất tại chỗ mới. Chỉ trong 4 tháng (từ tháng 7 tới tháng 11 năm 1941), đã tổ chức cho 1500 xí nghiệp và 10 triệu người sơ tán về phía Đông, xa khỏi đòn tấn công của Đức. Tại nơi ở mới, người dân bắt tay ngay vào sản xuất với những dây chuyền sản xuất được di tản cùng họ, thậm chí có nhà máy được dựng tạm ở ngay trên đất trống ngoài trời.
Chỉ sau một năm, sản xuất đã đạt mức trước chiến tranh và sau đó tiếp tục tăng lên với tốc độ rất cao, người Xô viết đã lao động tự giác, quên mình vì chiến thắng với các nỗ lực rất phi thường. Phần lớn các dân tộc các nước Cộng hòa của Liên bang Xô viết đã đoàn kết hiệp lực tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng cộng sản Liên Xô và lãnh tụ Stalin để đẩy lùi mối họa phát xít.
Quân đội Xô Viết tuy liên tục gặp thất bạị, bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh hàng triệu người nhưng đã chống trả rất kiên cường theo khẩu hiệu "tử thủ" (стоять насмерть) và gây cho quân Đức những tổn thất lớn, khiến đà tiến của Đức chậm dần. Đến cuối năm 1941, họ đã chặn đứng được quân đội Đức quốc xã tại cửa ngõ thủ đô Moskva. Đây cũng là trận thua lớn đầu tiên của quân đội Đức quốc xã trong thế chiến 2, cho thấy chiến tranh đã đảo chiều theo hướng bất lợi cho Đức và có lợi cho phía Liên Xô.
Khi quân Đức tấn công, đã có những dân tộc thiểu số muốn ly khai như người Chechen và người Thổ tại Kavkaz, người Tartar ở Krym, người Kozak tại Ukraina đã cộng tác với Đức quốc xã và được tham gia các lực lượng như Waffen-SS Đức, lực lượng Don Cossack (Kozak sông Đông)... Vì lý do này, nhiều dân tộc thiểu số do cộng tác với Đức Quốc xã đã bị trục xuất khỏi quê hương và bị tái định cư cưỡng bức. Trong giai đoạn từ 1941 đến 1948, Liên Xô trục xuất 3.266.340 người dân tộc thiểu số đến các khu định cư đặc biệt bên trong Liên Xô, 2/3 trong số đó bị trục xuất hoàn toàn dựa trên sắc tộc của họ, hơn một phần mười trong số đó qua đời trong thời gian này. Theo số liệu của Bộ Nội vụ Liên Xô vào tháng 1 năm 1953, số người "định cư đặc biệt" từ 17 tuổi trở lên là 1.810.140 người, trong đó có 56.589 người Nga.. Theo Krivosheev, có khoảng 215.000 người Liên Xô đã tử trận khi phục vụ trong hàng ngũ quân đội Đức Quốc xã (quân Đức gọi những người Liên Xô phục vụ cho họ là Hiwi).
Trong các năm 1942 – 1943, các nỗ lực chiến tranh và kinh tế to lớn của Liên bang Xô viết cộng với sự giúp đỡ của đồng minh Anh – Mỹ trong Liên minh chống Phát xít đã tạo được bước ngoặt cơ bản của chiến tranh bằng các chiến thắng lớn tại Stalingrad và Kursk. Với tiềm lực công nghiệp rất mạnh có được nhờ công nghiệp hóa thành công, sản lượng vũ khí của Liên Xô sớm bắt kịp rồi vượt xa Đức, đây là nhân tố quyết định cho chiến thắng của Liên Xô trong chiến tranh tổng lực với Đức. Đến cuối năm 1944, Liên Xô đã giải phóng được toàn bộ đất đai của mình và đánh đuổi quân Đức trên lãnh thổ các nước Đông Âu và Trung Âu và đưa chiến tranh vào chính nước Đức. Tháng 4 năm 1945, Hồng quân Liên Xô chiếm được Berlin. Nước Đức Quốc xã sụp đổ và đầu hàng.
Ngay sau chiến thắng đối với nước Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản và vào đầu tháng 8 năm 1945, đã dễ dàng đánh tan 800.000 quân thuộc đạo quân Quan Đông của Nhật tại Mãn Châu. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện và Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt.
Mặt trận Xô-Đức là mặt trận có quy mô lớn nhất trong thế chiến thứ 2. Đức đã tung ra 70% binh lực với các sư đoàn mạnh và tinh nhuệ nhất, cùng với khoảng 81% số đại bác, súng cối; 67% xe tăng; 60% máy bay chiến đấu, chưa kể binh lực góp thêm của các nước đồng minh của Đức (Ý, România, Bulgaria, Hungary, Phần Lan...) Có những thời điểm hai bên chiến tuyến đồng thời hiện diện đến 12,8 triệu quân, 163.000 khẩu pháo và súng cối, 20.000 xe tăng và pháo tự hành, 18.800 máy bay. Ngay cả sau khi Mỹ, Anh mở mặt trận phía Tây, Đức vẫn sử dụng gần 2/3 binh lực để chiến đấu với Liên Xô. Các trận đánh như Trận Moskva, Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagration là những chiến dịch có quy mô, sức tàn phá và số thương vong ghê gớm nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Kết quả tại mặt trận Xô-Đức, quân Đức và chư hầu đã bị tổn thất 607 sư đoàn, trong đó có 507 sư đoàn Đức tinh nhuệ, chiếm 75% tổng số tổn thất của quân Đức trong chiến tranh thế giới 2. Về trang bị, Đức bị mất 75% số xe tăng, 70% số máy bay, 74% số pháo binh và 30% số tàu hải quân tại mặt trận Xô-Đức. Để so sánh, các nước đồng minh khác (Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Canada...) gộp lại đã đánh tan được 176 sư đoàn.
Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm hơn 20 tới 26 triệu người Xô viết thiệt mạng (bao gồm 8,67 triệu binh sỹ và 12-18 triệu thường dân), 1.710 thành phố, thị trấn và hơn 70.000 làng mạc bị phá huỷ, 32.000 cơ sở công nghiệp, 98.000 nông trang tập thể, nhiều công trình văn hóa của Liên bang Xô viết bị phá huỷ, hơn 25 triệu người mất nhà cửa. Tổng cộng, Liên Xô mất gần 30% tài sản quốc gia và gần 1/8 dân số. Các trận đánh như Trận Moskva, Trận Stalingrad, Trận Kursk, Chiến dịch Bagration là những chiến dịch có quy mô, sức tàn phá và số thương vong ghê gớm nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Dù vậy, mỗi người dân Liên Xô đã có những nỗ lực lao động phi thường để bù đắp tổn thất và góp phần làm nên chiến thắng chung cuộc. Chỉ trong 1 năm rưỡi (từ tháng 6/1941 đến hết 1942), Liên Xô đã sơ tán hơn 2.000 xí nghiệp và 25 triệu dân và sâu trong hậu phương. Các nhà máy tăng nhanh tốc độ sản xuất, năm 1942, sản lượng vũ khí đã tăng gấp 5 lần so với 1940 và đã bắt kịp Đức, tới năm 1944 thì đã cao gấp đôi Đức.
Giai đoạn 1941-1945, trung bình mỗi năm Liên Xô sản xuất được 27.000 máy bay chiến đấu, 23.774 xe tăng và pháo tự hành, 24.442 khẩu pháo (từ 76mm trở lên); con số này ở phía Đức là 19.700 máy bay chiến đấu, 13.400 xe tăng và pháo tự hành, 11.200 khẩu pháo. Nhờ sản lượng vũ khí khổng lồ, sau chiến tranh, Liên Xô đã có trong tay một lực lượng lục quân mạnh nhất thế giới với 11 triệu người, trang bị 40.000 xe tăng và pháo tự hành và hơn 100.000 khẩu pháo các loại. Nhiều loại vũ khí như xe tăng T-34, máy bay Il-2, pháo Kachiusa... được xem là có chất lượng đứng đầu thế giới. Quân đội Liên Xô có nhiều xe tăng và trọng pháo hơn tất cả các nước Anh - Pháp - Mỹ gộp lại và một số lượng lớn các sĩ quan và binh lính có rất nhiều kinh nghiệm trận mạc.
Sau chiến tranh, tại những vùng lãnh thổ của Đế chế Nga cũ đã xuất hiện các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa mới thuộc Liên Xô: Moldavia, Estonia, Latvia, Litva, Karelia.
Với chiến thắng trong thế chiến, Liên Xô trở thành siêu cường thế giới, đủ sức cạnh tranh với Hoa Kỳ. Nước Anh từng là bá chủ thế giới trong thế kỷ XIX, nay đã bị tụt xuống chỉ còn là cường quốc hạng 2. Thủ tướng Anh Winston Churchill đã bình luận về tình hình châu Âu tại Hội nghị Yalta tháng 2 năm 1945: "Ở bên này là con gấu Nga to lớn, ở bên kia là con voi Mỹ khổng lồ, còn ở giữa là con lừa Anh còm cõi tội nghiệp". Sau thế chiến, Ủy ban Tham mưu của Anh đã từng lên kế hoạch đem 127 sư đoàn Anh-Mỹ tấn công Liên Xô và đẩy Hồng quân ra khỏi châu Âu, nhưng kế hoạch bị coi là không khả thi do quân đội Liên Xô có lực lượng còn mạnh hơn gấp đôi và kế hoạch này bị gọi là "Chiến dịch Không tưởng".
Mặc dù có những khó khăn to lớn do hậu quả của chiến tranh, Liên Xô bước ra khỏi chiến tranh với tư thế người chiến thắng góp phần quan trọng nhất vào việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít với uy tín quốc tế cực kỳ cao và niềm phấn khởi tự hào lớn lao của nhân dân đối với cường quốc xã hội chủ nghĩa của mình tạo tiền đề để Liên Xô mạnh lên thành siêu cường thế giới sau thế chiến.
Sau chiến tranh
Sau chiến tranh, Liên Xô đã xây dựng lại và mở rộng nền kinh tế trong khi vẫn duy trì sự kiểm soát tập trung nghiêm ngặt. Liên Xô kiểm soát hiệu quả hầu hết các nước Đông Âu (trừ Nam Tư và Albania sau này) như là các quốc gia vệ tinh. Liên Xô đã kết hợp các quốc gia Đông Âu vào năm 1955 với một liên minh quân sự, Khối Hiệp ước Warszawa và một tổ chức kinh tế, Hội đồng Tương trợ Kinh tế hoặc Comecon (đối tác của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC)). Liên Xô tập trung vào việc tự phục hồi kinh tế, chuyển giao hầu hết các nhà máy công nghiệp của Đức và sử dụng các tập đoàn do Liên Xô lãnh đạo để thu tiền bồi thường chiến tranh từ Đông Đức, Hungary, România và Bulgaria. Liên Xô cũng có các thỏa thuận thương mại được thiết kế để mang lại lợi ích cho đất nước. Moskva có ảnh hưởng mạnh lên các Đảng cộng sản tại các quốc gia Đông Âu và họ thường ủng hộ các chính sách của Kremlin. Sau đó, Khối Comecon đã cung cấp hỗ trợ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, cuối cùng đã giành chiến thắng và ảnh hưởng của nó đã phát triển ở những nơi khác trên thế giới. Lo sợ tầm ảnh hưởng ngày cành tăng của Liên Xô, các đồng minh thời chiến của Liên Xô, gồm Anh và Hoa Kỳ, trở thành đối thủ của họ. Trong Chiến tranh Lạnh sau đó, hai bên đã đụng độ gián tiếp trong cuộc chiến ủy nhiệm, cạnh tranh ngoại giao, chạy đua khoa học công nghệ.
Phục hồi (1945 – 1955)
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, ngay lập tức các mâu thuẫn tư tưởng, chính trị giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản đã phân các đồng minh cũ ra hai chiến tuyến của Chiến tranh Lạnh: Hoa Kỳ đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa muốn hạn chế và triệt tiêu sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản, còn Liên bang Xô viết lãnh đạo phe xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa cộng sản và truyền bá hệ tư tưởng này ra khắp thế giới.
Sự căng thẳng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ và Vương quốc Anh bắt đầu gia tăng. Liên Xô vào năm 1948 đã thiết lập các chính phủ ủng hộ chủ nghĩa cộng sản ở các nước Đông Âu mà Liên Xô đã giải phóng khỏi sự kiểm soát của Đức Quốc Xã trong chiến tranh. Mỹ và Anh lo sợ sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản vào Tây Âu và trên toàn thế giới, vào năm 1949, Hoa Kỳ, Canada và các đồng minh châu Âu đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), là liên minh giữa các quốc gia thuộc khối phương Tây là một chương trình chính trị có hiệu lực chống lại Liên Xô và các đồng minh. Để đáp trả NATO, Liên Xô năm 1955 đã liên kết quyền lực giữa các nước thuộc Khối Đông dưới một liên minh có tên là Khối Warszawa, khởi đầu Chiến tranh Lạnh. Cuộc đấu tranh giữa 2 khối trong Chiến tranh Lạnh đã diễn ra trên các mặt trận chính trị, kinh tế và tuyên truyền giữa Khối Đông và phương Tây, sẽ tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau cho đến khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Sau chiến tranh thế giới hai, Liên Xô bị tàn phá nặng nề. Tổn thất vật chất ước tính là 2,5 nghìn tỷ rúp, tương đương với 30% toàn bộ nguồn của cải của đất nước. Sự phát triển các ngành kinh tế quan trọng bị thụt lùi tới 10-15 năm. Khoảng 20 tới 27 triệu người Liên Xô đã chết trong chiến tranh, hơn 5 triệu ngôi nhà bị phá hủy, 25 triệu người vô gia cư, thu hoạch nông nghiệp giảm 1/3. Hơn 70.000 ngôi làng, 7 vạn thôn trang, 32.000 nhà máy, 65.000 km đường sắt, 1.135 mỏ khoáng sản bị phá hủy. Trước những tổn thất nặng nề đó, Liên Xô đề ra một kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục nền kinh tế và đã hoàn thành mục tiêu này trong 4 năm 3 tháng. Đến năm 1950, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 73% so với năm 1940, nông nghiệp cũng khôi phục 99%. Liên Xô đã đạt tổng sản phẩm quốc dân là 153 tỷ đôla (thời giá 1950), đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ (287 tỷ đôla).
Tại châu Âu sau chiến tranh, các nước Đông Âu (Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Dân chủ Đức, Bulgaria, Tiệp Khắc, România, Albania, Nam Tư) mặc nhiên được Hoa Kỳ và phương Tây coi là khu vực ảnh hưởng của Liên Xô. Tại đây Liên Xô giúp đỡ tài chính và quân sự cho các nước này phục hồi nền kinh tế, thành lập các nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự kiểm soát của mình. Phần lớn các nước này vào năm 1955 đã tham gia Khối Warszawa với Liên bang Xô viết làm trụ cột để đối đầu với khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo. Sau này các quốc gia này tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế COMECON. Liên Xô thông qua lực lượng quân sự hùng hậu của mình đóng trên lãnh thổ Đông Âu và bằng thỏa thuận kinh tế trong COMECON để uốn nắn đường lối chính trị của các đồng minh Đông Âu và sau này từng can thiệp trực tiếp để ngăn chặn các cuộc bạo động tại các nước này như tại Hungary (1956), Tiệp Khắc (1968) và Ba Lan (1982).
Ở châu Á sau chiến tranh, Liên Xô giúp Đảng Lao động Triều Tiên thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên của Kim Nhật Thành tại phần phía bắc bán đảo Triều Tiên. Đặc biệt vào năm 1949, với sự giúp đỡ về viện trợ của Liên Xô, Đảng Cộng sản Trung Quốc của Mao Trạch Đông đã chiến thắng trong Nội chiến Trung Quốc và thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa tại quốc gia đông dân nhất thế giới, làm cho thế và lực của phong trào cộng sản trên toàn thế giới tăng lên rất mạnh. Cùng với Chiến tranh Triều Tiên giữa Bắc và Nam Triều Tiên với sự ủng hộ tích cực của Liên Xô và Trung Quốc cho Bắc Triều Tiên, tình hình thế giới trở nên rất căng thẳng: hai phe đã đụng độ quân sự trực tiếp, nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân là rất nghiêm trọng.
Sau chiến tranh, lãnh thổ Liên Xô được mở rộng từ các quốc gia thất trận: Nam Sakhalin (Южный Сахалин) và quần đảo Kuril (Курильские острова) từ Nhật Bản, vùng Petsamo (Петсамо – Печенга) từ Phần Lan, Klaipeda (Kлайпеда), Koenisberg (Кёнигсберг, tên Nga là Kaliningrad – Калининград) từ Đông Phổ của Đức, Ukraina Ngoại Karpat (Закарпатская Украина) từ România. Chính quyền Xô viết tiến hành trấn áp rất mạnh các cuộc bạo loạn vũ trang ly khai tại Tây Ukraina, Tây Belarus, các nước cộng hòa Baltic và trấn áp các thành phần bất mãn đặc biệt là các quan chức, sĩ quan quân đội, cảnh sát, các lực lượng tư sản, địa chủ và dân tộc chủ nghĩa từng phục vụ cho chính quyền cũ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tuy không còn quy mô và ở mức độ như những năm 1930 nhưng theo dõi, bắt giữ vẫn là một thành tố của chính sách nhất quán giữ yên kỷ cương xã hội Liên Xô. Sau chiến tranh và đến trước khi qua đời (1953), Stalin còn kịp chỉ đạo NKVD tiến hành vài đợt thanh lọc như vụ Leningrad (bắt giam thành viên tỉnh uỷ Leningrad), vụ các bác sĩ giết người (bắt giam một số giáo sư bác sĩ nổi tiếng của Liên Xô chủ yếu là người Do Thái, vụ này mang sắc thái bài Do Thái rất rõ), vụ chống chủ nghĩa thế giới (cosmopolitism)... Chỉ sau khi Stalin chết, lãnh đạo mới Khrushchov phát động chống sùng bái cá nhân Stalin và xử bắn Beria (Лаврентий Павлович Берия) (giám đốc NKVD) thì Liên Xô mới đoạn tuyệt hẳn với chính sách kỷ luật sắt của chủ nghĩa Stalin.
Nhìn chung, Thời kỳ 1945 – 1955 là thời kỳ niềm phấn khởi tự hào của dân chúng Liên Xô dâng cao, nền kinh tế hồi phục và phát triển khá nhanh, làm cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại và chạy đua vũ trang. Liên Xô lúc này (và cả sau này) chủ yếu phát triển kinh tế theo chiều rộng: gia tăng sản xuất bằng việc xây dựng thêm các công trường, nhà máy mới, khai phá thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, huy động thêm nguồn nhân lực... và bắt đầu bước vào phát triển theo chiều sâu bằng cách tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thông qua nghiên cứu những công nghệ mới (công nghệ hạt nhân, công nghệ tự động hóa, công nghệ vũ trụ, viễn thông, luyện kim). Cả đất nước như một công trường lớn với các dự án rất ấn tượng như chinh phục Angara, chinh phục Bắc Băng Dương, chinh phục Taiga và miền Siberia...
Về khoa học - kỹ thuật và quân sự, vào ngày 10/10/1948, Liên Xô đã bắn quả tên lửa đạn đạo đầu tiên (P-1). Tiếp đến ngày 29/8/1949, bom nguyên tử được Liên Xô thử thành công, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mỹ. Năm 1954, Liên Xô là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng được nhà máy điện nguyên tử (Nhà máy điện hạt nhân Obninsk được xây dựng tại thành phố Obninsk). Đồng thời đất nước này còn chế tạo được tuốc-bin hơi nước có công suất 100 triệu oát, lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Công nghệ vũ trụ được nghiên cứu, tạo tiền đề cho việc phóng tàu vũ trụ đầu tiên trên thế giới vào năm 1957 mang theo vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người. Những sự việc này ngoài những ý nghĩa quân sự, chiến lược, kinh tế còn có ý nghĩa tinh thần tượng trưng rất lớn: nó đánh dấu Liên Xô đã trở thành siêu cường thế giới mới với mục tiêu vươn lên vượt qua Hoa Kỳ.
Siêu cường thế giới (1955 – 1975)
Thời kỳ sau Stalin, nhất là từ đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô (1956) đến năm 1965 khi Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Khrushchyov đã bị bãi chức được gọi là thời kỳ "tan băng". Trong thời kỳ này Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Sergeyevich Khrushchyov phát động phong trào chống sùng bái cá nhân Stalin: công khai lên án những sai lầm của Stalin, phục hồi danh dự cho những người bị oan, giải tán các trại tập trung lao động của GULAG và cho phép các dân tộc bị định cư cưỡng bức trở về quê hương, truy cứu trách nhiệm hình sự các lãnh đạo NKVD và các cơ cấu quyền lực đã lạm quyền trong trấn áp, khôi phục pháp chế nhà nước. Việc này có tiếng vang lớn và gây ra hệ quả hai mặt:
Một mặt phong trào này rất được lòng giới trí thức và những thành phần muốn nới lỏng kiểm soát xã hội và được họ gọi là thời kỳ "tan băng", nó gây nên một trào lưu tự do tư tưởng, văn hóa văn nghệ tự do và các xu hướng mới trong giới trí thức, văn hóa, khoa học. Phần lớn các tác phẩm văn hóa nổi tiếng, các trường phái mới gây tiếng vang của Liên Xô là kết quả của thời kỳ tan băng này. Các tầng lớp nhân dân cũng phấn khởi vì đời sống được nâng cao, các quyền tự do dân chủ được mở rộng, dân chúng không còn sống trong tâm lý sợ bị điều tra xử lý như thời Stalin.
Mặt khác phong trào này cũng gây ra các hệ lụy tiêu cực cho Liên Xô. Việc buông lỏng kỷ luật, coi nhẹ điều tra, giám sát cán bộ khiến tệ tham nhũng, tâm lý hưởng thụ trong bộ máy Nhà nước bắt đầu nảy sinh từ thời Khrushchyov (trong khi dưới thời Stalin, những tệ nạn này là rất hiếm bởi công cuộc thanh lọc hệ thống chính trị, thắt chặt kỷ luật Đảng mà Stalin thường xuyên tiến hành) Ngoài ra, nó cũng khiến Mao Trạch Đông cảm thấy bị động chạm và gây ra chia rẽ với Trung Quốc, tạo ra sự phân ly trong phong trào Cộng sản thế giới: từ nay phe xã hội chủ nghĩa phân thành hai phía coi nhau như đối thủ. Nó đồng thời động chạm đến một bộ phận lớn các cán bộ ủng hộ chính sách thời Stalin và tạo ra bất mãn với nhà lãnh đạo mới, những người này bỏ phiếu phản đối Nikita Khrushchyov và sau này đã buộc ông từ chức.
Liên Xô vào thời kỳ Khrushchyov đã có sự tiếp cận mới về đối ngoại: tìm cách hòa hoãn với Hoa Kỳ, thi hành chính sách cùng tồn tại hòa bình, ngoại giao nhân dân được phát triển, xóa bỏ tâm lý coi đế quốc như quỷ dữ, tránh gây căng thẳng có thể làm phương hại đến hòa bình thế giới. Tuy nhiên trong thời kỳ này trên thế giới đã xảy ra vài sự kiện làm căng thẳng tình hình thế giới đó là việc trấn áp cuộc bạo động tại Hungary (1956) và Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Thời kỳ của Khrushchyov ngoài sự nới lỏng tương đối về kỷ luật chính trị, tư tưởng còn có sự chuyển dịch lớn về kinh tế xã hội: Các nguồn lực thay vì trước đây chỉ dồn cho các mặt hàng công nghiệp nặng cho nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất (công nghiệp nhóm A) nay nhà nước Liên Xô tập trung hơn đến các ngành công nghiệp nhẹ (nhóm B) và xây dựng, nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Xô viết. Trong nông nghiệp đã cho phép kinh doanh vườn tược nhỏ của các hộ. Ở thời kỳ này, người dân Liên Xô đã được Nhà nước cấp phát cho các căn hộ tiện nghi và các tiện nghi sinh hoạt cao cấp, phát triển tâm lý hưởng thụ: có xe ô tô riêng và nhà nghỉ ngoại ô (tuy chưa nhiều). Đời sống của dân chúng sung túc lên rất nhiều. Đây là thời kỳ Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên và đưa người đầu tiên vào vũ trụ, biểu tượng của sự vượt lên của Liên Xô đối với đối thủ tư bản chủ nghĩa Hoa Kỳ. Những thay đổi to lớn này đã tạo ra sự phấn chấn trong các tầng lớp người Xô viết.
Về cơ bản, chính sách của thời kỳ này vẫn là cố gắng cải cách xã hội trong khuôn khổ một xã hội tập quyền do Đảng lãnh đạo. Tuy đã đạt được một số thành quả quan trọng, nhưng mặt trái trong các cải cách của Khrushchyov đã gây ra một số bất mãn và gặp phải sự phản đối trong nội bộ đảng và cuối cùng các lực lượng phản đối đã thành công trong việc buộc Khrushchyov phải từ chức.
Nhìn chung, đây là giai đoạn Liên Xô đạt mức phát triển cao nhất và có vị thế chưa từng có trong lịch sử, ngay cả khi so với nước Nga đầu thế kỷ XXI:
Về kinh tế, năm 1972, tổng sản lượng công nghiệp Liên Xô đã tăng 321 lần so với năm 1922 (năm Liên Xô thành lập), thu nhập quốc dân tăng 112 lần. Năm 1975, chỉ cần 2 ngày rưỡi, Liên Xô đã sản xuất ra lượng sản phẩm bằng cả năm 1913 (năm cao nhất của Đế quốc Nga cũ). Sản lượng công nghiệp Liên Xô chiếm 20% thế giới, tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế (GDP) chỉ đứng sau Mỹ.
Liên Xô là nước dẫn đầu trên thế giới về trình độ học vấn tại thập niên 1970, với gần 3/4 công dân có trình độ đại học và trung học.
Năm 1959, Tàu phá băng dùng năng lượng hạt nhân (nuclear icebreaker) mang tên Lenin được Liên Xô chế tạo và thử nghiệm thành công, đây là mô hình đầu tiên của loại tàu này trên thế giới.
Một số lĩnh vực như khoa học vũ trụ, điện hạt nhân, luyện kim, công nghệ vũ khí... Liên Xô đã có được vị trí dẫn đầu thế giới. Liên Xô có rất nhiều thành tựu về toán học, vật lí học, đại dương học, luyện kim, xúc tác hóa học, thủy động lực học từ trường. Các nhà khoa học Liên Xô giành được 14 giải Nobel vật lí, 1 giải nobel hóa học, 1 giải về kinh tế học và ba giải Fields về toán học.
Trong lĩnh vực thể thao, Liên Xô đã vươn lên vị thế dẫn đầu thế giới. Kể từ khi bắt đầu tham gia Thế vận hội (Olympic) vào năm 1952 cho tới năm 1988, trong tổng số 9 đại hội Olympic mà đoàn thể thao Liên Xô tham gia, họ đứng đầu thế giới tại 6/9 kỳ đại hội, 3 kỳ đại hội còn lại họ cũng chỉ chịu đứng thứ 2. Năm 1960, Đội tuyển bóng đá quốc gia Liên Xô đã trở thành đội bóng đầu tiên đăng quang tại giải vô địch bóng đá châu Âu (giải đấu năm đó có 17 đội tham dự vòng loại, 4 đội lọt vào vòng chung kết). Danh thủ Lev Yashin của đội tuyển bóng đá Liên Xô trở thành thủ môn đầu tiên và cũng là duy nhất tới nay giành giải Quả bóng vàng châu Âu.
Đặc biệt, Liên Xô đã có được vị trí dẫn đầu trong công nghệ vũ trụ (lĩnh vực được xem là tập trung tinh hoa của nhiều lĩnh vực khác, từ thiên văn học, toán học cho tới tự động hóa, vật liệu siêu bền). Liên Xô đã trở thành quốc gia đầu tiên mở màn cho kỷ nguyên thám hiểm vũ trụ của loài người với hàng loạt thành tựu:
Ngày 4 tháng 10 năm 1957, con tàu Sputnik 1 được Liên Xô phóng lên vũ trụ từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, mang theo vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người được đưa vào quỹ đạo Trái Đất.
Ngày 3 tháng 11 năm 1957, chó Laika đã trở thành sinh vật sống đầu tiên trên Trái Đất bay lên vũ trụ trên tàu Sputnik 2.
Ngày 19 tháng 8 năm 1960, hai chú chó Belka và Strelka đã trở thành những sinh vật sống đầu tiên trên Trái Đất bay vào vũ trụ và trở về an toàn.
Ngày 12 tháng 4 năm 1961, phi hành gia Liên Xô Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên của nhân loại bay vào vũ trụ trên chuyến bay kéo dài 1 giờ 48 phút cùng con tàu Vostok 1. Khi hạ cánh ở một nông trang, Gagarin gặp một bà già, anh nói: "Bác đừng hoảng sợ. Con là một người Xô Viết!". Câu nói của Gagarin thể hiện niềm tự hào về đất nước Xô viết, song anh đã trở thành anh hùng - không chỉ ở Liên Xô mà trên toàn thế giới.
Tiếp sau Gagarin là phi hành gia Gherman Titov với chuyến bay kéo dài 25 giờ, Titov là người đầu tiên ngủ trong không gian vũ trụ.
Ngày 16 tháng 6 năm 1963, Valentina Tereshkova là người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ.
Ngày 18 Tháng 3 năm 1965, phi hành gia Alexei Leonov bước ra khỏi tàu vũ trụ Voskhod 2, trở thành người đầu tiên đi bộ ngoài không gian vũ trụ.
Ngày 3 tháng 2 năm 1966, tàu thám hiểm không người lái Luna-9 đã trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh trên mặt trăng.
Ngày 17 tháng 11 năm 1970, Lunokhod 1 đã trở thành chiếc xe tự hành đầu tiên được điều khiển từ Trái Đất để đến một thiên thể khác (Mặt trăng). Nó đã tiến hành phân tích bề mặt của Mặt Trăng và gửi hơn 20.000 bức ảnh về Trái Đất.
Ngày 19 tháng 4 năm 1971, Salyut 1 trở thành Trạm không gian đầu tiên trong lịch sử loài người.
Năm 1975, Venera 9 trở thành con tàu thám hiểm đầu tiên hạ cánh trên một hành tinh khác (sao Kim), nó cũng là con tàu thám hiểm đầu tiên đã chụp và gửi lại hình ảnh kỹ thuật số từ bề mặt của một hành tinh khác trở về Trái Đất.
Theo tài liệu của Chính phủ Mỹ thống kê về kinh tế các nước trên thế giới, năm 1975, tổng sản lượng kinh tế của Liên Xô đã đạt 943,5 tỷ USD (đứng thứ 2 thế giới và bằng 62% so với Hoa Kỳ), bình quân đầu người đạt 4.135 USD (bằng 52% so với Hoa Kỳ) tính theo thời giá năm 1977
Công dân Liên Xô được hưởng mức phúc lợi xã hội rất tốt so với nhiều nước cùng thời:
Liên Xô là một trong những nước đầu tiên trên thế giới quy định chế độ làm việc 8 giờ một ngày (nước đầu tiên là Uruguay). Người lao động Liên Xô được phép nghỉ một tháng mỗi năm và trong thời gian nghỉ phép đó, họ vẫn được hưởng lương bình thường. Người lao động cũng sẽ không bị sa thải nếu không có sự chấp thuận của công đoàn,
Người dân Liên Xô được đưa tới nơi làm việc bằng phương tiện công cộng mà không phải trả tiền.
Người dân Liên Xô được miễn học phí tại mọi cơ sở giáo dục, từ mẫu giáo cho tới đại học.
Nhà nước đảm bảo các sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học đều có việc làm sau khi nhận bằng.
Người dân Liên Xô được khám chữa bệnh miễn phí hoàn toàn (đến năm 1969 hệ thống chăm sóc sức khỏe miễn phí ở Liên Xô về cơ bản đã được phổ cập tới toàn thể người dân ở cả thành thị lẫn nông thôn ). Mỗi thành phố đều có hàng chục cơ sở y tế nơi người dân có thể gặp bác sĩ, được khám bệnh, chụp X-quang, chữa răng. Tất cả dịch vụ đều không mất tiền. Liên Xô còn là nước có số lượng giường bệnh trên đầu người lớn nhất trên thế giới.
Các bà mẹ Liên Xô mới sinh sẽ được phát sữa miễn phí cho tới khi con được ba tuổi. Các sản phụ có quyền nghỉ thai sản trong ba năm. Năm đầu tiên, họ vẫn được nhận lương bình thường, sau đó nếu không muốn trở lại đi làm thì sẽ được nhận trợ cấp xã hội.
Người dân Liên Xô được Nhà nước cấp nhà ở miễn phí. Từ năm 1957 Liên Xô đã xây được hơn 2,2 triệu căn nhà mỗi năm cho người dân nước này.
Tuy vậy, một báo cáo của "Ủy ban quốc gia nghiên cứu Liên Xô và Đông Âu" (thuộc chính phủ Hoa Kỳ) cho rằng mô hình phúc lợi xã hội của Liên Xô thời kì này vẫn còn tồn tại những hạn chế. Hệ thống y tế miễn phí của Liên Xô vẫn có sự phân hóa: Những người có vị trí cao hơn trong xã hội (ví dụ quan chức cấp cao, sĩ quan quân đội, khoa học gia nối tiếng) thường sẽ được hưởng dịch vụ y tế cao cấp hơn so với dân thường. Nhiều cơ sở khám chữa bệnh của Liên Xô thời kì này bị thiếu hụt thuốc men và các trang thiết bị y tế, nguyên nhân một phần là do ngân sách chi cho lĩnh vực y tế không đủ (một thống kê cho thấy tỷ trọng GNP dành cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ chiếm một tỉ lệ khá nhỏ tại Liên Xô, chỉ bằng 1/3 so với Hoa Kỳ). Hệ thống y tế của Liên Xô tập trung vào việc chữa bệnh hơn là phòng ngừa, theo một bản báo cáo mật của CIA trình lên chính phủ Hoa Kỳ (được công khai vào năm 1999) thì tỷ lệ mắc bệnh thương hàn vào năm 1979 ở Liên Xô cao gấp 30 lần và tỷ lệ mắc bệnh sởi cao hơn gấp 20 lần so với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo Mark Britnell thì nền y tế Liên Xô vẫn xứng đáng đạt huy chương vàng vào thời kỳ đó, khi mà vào năm 1985 thì số lượng bác sỹ và số giường bệnh bình quân đầu người của Liên Xô đã cao gấp 4 lần so với Hoa Kỳ. Truyền thống thu thập và nguyên cứu y tế giúp Liên Xô sở hữu một kho dữ liệu y tế và các thực nghiệm liên quan rất đồ sộ, với rất nhiều trung tâm và viện nghiên cứu phát triển vaccine rất mạnh và được liên kết với nhau. Cho đến mãi 30 năm sau, khi Đại dịch COVID-19 xảy ra, di sản về y tế của Liên Xô vẫn giúp nước Nga chế tạo vacxin với tiến độ rất nhanh chóng.
Cũng theo Ủy ban nghiên cứu Liên Xô và Đông Âu, nền giáo dục của Liên Xô hay xảy ra bệnh thành tích khi điểm số ở các trường được chấm một cách dễ dãi và nhiều khi không đúng với năng lực của học sinh. Việc chính phủ Liên Xô xây nhà ở hàng loạt để cấp miễn phí cho người dân đã dẫn tới hệ lụy là kiến trúc dân dụng thường chỉ coi trọng số lượng mà không coi trọng chất lượng, nên nhà ở tại Liên Xô thường có tiêu chuẩn kém hơn so với nhà ở tại các nước phát triển. Việc cung cấp nhà ở cũng có sự phân hóa đáng kể: người có địa vị cao trong xã hội thường được cấp cho những căn nhà tốt hơn hẳn so với những người bình thường Tình trạng thiếu hụt hàng tiêu dùng vẫn thường xuyên xảy ra, sự sẵn có của các loại hàng hóa và dịch vụ giải trí ở Liên Xô cũng ít hơn nhiều so với các nước phương Tây . Bất chấp những hạn chế, mô hình phúc lợi xã hội của Liên Xô nhìn chung đã hoạt động hiệu quả, đảm bảo tương đối tốt cho đời sống của mọi người dân cho đến những năm 1980, khi Liên Xô lâm vào khủng hoảng chính trị.
Trên bình diện quốc tế, Liên Xô xem hệ thống kinh tế - chính trị của mình là ưu việt đáng để người khác noi theo, họ mở rộng ảnh hưởng ra toàn thế giới và thiết lập hệ thống các quốc gia đồng minh bằng các biện pháp chính trị, quân sự hoặc kinh tế. Liên Xô từng can thiệp vào chính trị nội bộ nước khác như đưa quân đội vào các nước Đông Âu, Afghanistan... Họ cũng duy trì một hệ thống căn cứ quân sự ở nước ngoài để bảo vệ lãnh thổ và ảnh hưởng của mình. Những hành động này bị chỉ trích bởi các lực lượng chống Liên Xô. Phương Tây chỉ trích Liên Xô là Đế quốc Xô viết, các nhóm sắc tộc theo chủ nghĩa ly khai ở Nga thì coi Liên Xô là nhà nước kế vị của Đế quốc Nga với tham vọng mở rộng lãnh thổ cho dân tộc Nga. Một số cáo buộc Liên Xô là một nhà nước thực dân kiểu cũ, trong khi những người theo chủ nghĩa Mao kể từ sau mâu thuẫn Trung Xô đã cáo buộc Liên Xô là một đế chế trá hình trong hình thức quốc gia xã hội chủ nghĩa. Việc Nga hóa và Xô viết hóa hệ thống giáo dục và xã hội ở các quốc gia tự trị trên lãnh thổ Liên Xô cũng bị những nhóm này chỉ trích. Ngược lại, những người ủng hộ Liên Xô bác bỏ những quan điểm này. Họ dẫn chứng rằng Liên Xô đã giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc ở Á – Phi – Mĩ Latinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập, chống lại chủ nghĩa thực dân của các nước Châu Âu, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ và phương Tây, ủng hộ các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Những năm 1960, trong cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc được Liên Xô ủng hộ, đã có khoảng 100 quốc gia giành được độc lập dân tộc, một số nước không ngừng ủng hộ mạnh mẽ phong trào Xã hội chủ nghĩa, chọn đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa với những mức độ khác nhau. Ngược lại cũng có một số nước chống Cộng và một số nước khác theo đường lối trung lập. Liên Xô đã viện trợ kinh tế, quân sự cho rất nhiều nước kém phát triển trên thế giới, giúp cho các nước này củng cố nền độc lập của họ và phát triển kinh tế - xã hội. Các nước Đông Âu là điển hình mà sự trợ giúp của Liên Xô đã phát huy tác dụng tích cực nhờ đó họ nhanh chóng phục hồi sau thế chiến thứ II và xây dựng nền tảng công nghiệp quốc gia để trở thành các nước công nghiệp hóa. Tại hội nghị ở Havana, Liên Minh các quốc gia châu Phi do Oliver Tambo dẫn đầu đã nhận xét về những lời chỉ trích Liên Xô từ các nước phương Tây: "Liên bang Xô viết, Cuba, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã giúp cho nhiều đất nước ở đây tồn tại đến ngày hôm nay, trở thành các quốc gia độc lập. Đó là một "tội ác" chống lại các nước đế quốc. Chúng tôi hiểu điều đó".
Các nước thuộc địa vừa giành được độc lập trở thành khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc. Khi các nước hậu thuộc địa đầu tiên bắt đầu xuất hiện ở châu Phi, Trung Đông, châu Á và Mỹ Latinh, Liên Xô đã hỗ trợ vật chất to lớn đối với các quốc gia này. Ai Cập của Gamal Abdel Nasser, Indonesia của Sukarno và Ấn Độ của Jawaharlal Nehru đều được hưởng lợi từ chính sách này. Đến năm 1965, viện trợ của Liên Xô cho các nước mới giành độc lập đã vượt qua 9 tỷ USD, gồm cả hỗ trợ kinh tế lẫn quân sự. Dù không trở thành một phần của hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhà máy thép đầu tiên của Ấn Độ đã được xây dựng như là quà tặng của Liên Xô. Khi Vương quốc Anh, Pháp và Israel xâm lược Ai Cập vào năm 1956, Liên Xô đã hỗ trợ nước này đẩy lui các thế lực thực dân cũ. Nhiều nước châu Phi và Mỹ La tinh cũng được hỗ trợ tương tự. Hàng triệu sinh viên từ các nước nghèo được Liên Xô giáo dục miễn phí về kỹ thuật, nông nghiệp và các ngành khác. Sức mạnh của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa có thể coi là một cực tiến bộ trong hơn 70 năm, không chỉ chống lại các cuộc chiến tranh đế quốc mà còn là nguồn cảm hứng và cơ sở cho chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc.
Với sự trợ giúp của Liên Xô, các quốc gia thuộc khối xã hội chủ nghĩa đã có bước tiến rất nhanh. Từ năm 1950 tới 1984, thu nhập quốc dân và sản lượng công nghiệp Bulgaria tăng tương ứng là 14 lần và 29 lần; Hungary là 5,1 lần và 9,2 lần; Đông Đức là 7,6 lần và 11 lần; Ba Lan là 5,9 lần và 14 lần; România là 17 lần và 38 lần; Tiệp Khắc là 5,3 lần và 9,4 lần. Để so sánh, trong cùng thời kỳ, các chỉ số của Mỹ tăng tương ứng là 1,8 lần và 2,1 lần; Pháp là 2,7 lần và 2,9 lần; Tây Đức là 3,4 lần và 3,9 lần. Từ năm 1948 tới 1984, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng tăng trưởng rất nhanh với sự hỗ trợ về kỹ thuật của Liên Xô: sản lượng công nghiệp năm 1984 tăng 431 lần so với năm 1946, sản xuất lương thực tăng 5,6 lần, thu nhập bình quân tăng 65 lần, đạt tới 2.400 USD theo thời giá năm 1986. Ở bên kia bán cầu, đất nước Cuba với sự hỗ trợ của Liên Xô cũng đã đạt được những thành tựu lớn về kinh tế (tăng trưởng bình quân 7% trong thập niên 1970, 8% trong nửa đầu thập niên 1980), nền giáo dục và y tế đạt mức tương đương các quốc gia phát triển trên thế giới.
Năm 1958, Giáo sư Viktor Zhdanov, Thứ trưởng Bộ Y tế Liên Xô, đã kêu gọi Đại hội đồng Y tế Thế giới thực hiện một chiến dịch toàn cầu để diệt trừ bệnh đậu mùa, và đề nghị được Liên hiệp quốc thông qua năm 1959. Liên Xô đã cung cấp một tỷ rưỡi liều vắc-xin chống đậu mùa cho các nước nghèo từ năm 1958 đến năm 1979, cũng như các nhân viên y tế để giúp đỡ các nước này Bệnh đậu mùa, căn bệnh đã giết hàng trăm triệu người khắp thế giới trong thế kỷ 20, đã được thanh toán vào năm 1979. Cho đến nay, đậu mùa là căn bệnh truyền nhiễm trên người duy nhất mà loài người đã tiêu diệt dứt điểm.
Sự lớn mạnh của Liên Xô trong giai đoạn này đã tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các nước phương Tây. Do sức hút từ mô hình phúc lợi xã hội của Liên Xô, trong nội bộ các nước phương Tây nổ ra nhiều phong trào đòi quyền lợi cho người lao động, đòi tăng lương và giảm giờ làm, chống sa thải tùy tiện... Các đảng phái cánh tả tại phương Tây nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng nhờ những cương lĩnh cải cách xã hội theo hướng tăng phúc lợi xã hội, giảm bất công và bất bình đẳng, mở rộng dân chủ. Để thu hút cử tri, các đảng phái cánh hữu cũng phải đưa những chính sách tương tự vào chương trình hành động của mình. Điều này dẫn đến việc chính phủ các nước phương Tây dù do cánh hữu hay cánh tả lãnh đạo cũng phải đề ra những biện pháp cải tổ kinh tế, tăng ngân sách an sinh xã hội cho y tế, giáo dục, tăng quyền lợi cho người lao động... để làm dịu đi những mâu thuẫn nội bộ. Trong thập niên 1970, ở một số nước phương Tây như Đức, Thụy Điển, Phần Lan... đã hình thành những kiểu Nhà nước xã hội với mô hình kinh tế thị trường xã hội, các nước này vẫn áp dụng kinh tế thị trường nhưng Nhà nước đề ra các chính sách an sinh xã hội rộng khắp để làm giảm đi những khiếm khuyết và bất công của chủ nghĩa tư bản đồng thời làm giảm sức hấp dẫn của mô hình xã hội chủ nghĩa do Liên Xô tạo ra. Có thể nói rằng: trong cuộc chạy đua với Liên Xô, nhiều nước phương Tây cũng phải tự biến đổi mình, giảm bớt sự bất công xã hội và người lao động đã có quyền lợi tốt hơn so với trước.
Tổng thống Nga Putin nhận định: "mô hình xã hội và ý thức hệ nói chung không tưởng đó, mà nhà nước mới thành lập cố gắng thực hiện lúc đầu sau cách mạng 1917, đã là đầu máy chuyển hóa mạnh mẽ trên toàn thế giới (điều này là rõ ràng và cũng phải thừa nhận), cái mô hình đó đã khiến người ta phải đánh giá lại các mô hình phát triển, tạo ra cạnh tranh và mâu thuẫn, từ đó có lợi ích mà theo tôi phần lớn do phương Tây được hưởng... Nhiều thành tựu phương Tây của thế kỷ XX là phản ứng trước thách thức của Liên Xô. Tôi còn đang nói về việc nâng cao chất lượng sống, hình thành giới trung lưu mạnh, cải tổ thị trường lao động và không gian xã hội, thúc đẩy giáo dục, đảm bảo nhân quyền gồm cả quyền cho người thiểu số và phụ nữ, vượt qua phân biệt chủng tộc mà quý vị nhớ đã từng là hành vi xấu hổ ở nhiều nước kể cả Mỹ, chỉ vài thập niên trước đây."
Nhìn chung, trong thời kỳ này, với tư cách là nhà nước Xã hội chủ nghĩa lớn và hùng mạnh nhất, Liên Xô đã trở thành đối trọng cân bằng với khối Tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và là nguồn viện trợ chính cho các phong trào giải phóng dân tộc tại các nước Á-Phi-Mỹ latinh. Các phong trào cách mạng tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh liên tiếp thành công, nhiều phong trào coi Liên Xô là đồng minh hữu hảo, khiến vị thế quốc tế của Liên Xô tăng lên rất cao, khiến Mỹ và phương Tây lo ngại rằng "làn sóng Đỏ" dường như sắp bao vây họ.
Trì trệ (1980 – 1985)
Năm 1964, Hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã bãi nhiệm Bí thư thứ nhất Khrushchov và đưa Leonid Ilyich Brezhnev (Леонид Ильич Брежнев) vào cương vị Bí thư thứ nhất (từ ngày 8 tháng 4 năm 1966 gọi là Tổng Bí thư). Phần lớn thời gian từ năm 1965 đến 1985 là những năm nắm quyền của Brezhnev, thường được gọi đơn giản là thời kỳ "trì trệ" mặc dù thật ra "trì trệ" chỉ thực sự diễn ra vào nửa cuối giai đoạn lãnh đạo của Brezhnev (tức là từ năm 1980 trở về sau) và khái niệm này có tính tương đối (tức là có người cho rằng như vậy, nhưng có người thì không).
Thời kỳ này là thời kỳ mà những mâu thuẫn của xã hội Liên Xô đã chín muồi và phát tác gây những hệ quả xấu cho nền kinh tế và đời sống chính trị, xã hội. Trong kinh tế, nền sản xuất duy trì theo phương thức kế hoạch hóa và bao cấp không tạo được kích thích quyền lợi cho các đơn vị sản xuất nên kỷ luật lao động suy giảm, năng suất tăng chậm. Việc trả lương theo mức chỉ tiêu kế hoạch và kế hoạch hóa theo sản lượng đã triệt tiêu động lực của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: sản phẩm chế tạo càng nhanh hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng thì càng có lợi cho người sản xuất, việc nâng cao chất lượng ít được tính đến, nên hàng hóa của Liên Xô nhanh chóng kém hơn về chất lượng, mẫu mã so với hàng hóa của Tây Âu. Nền kinh tế không được khuyến khích chuyển sang phát triển theo chiều sâu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mà vẫn dựa nhiều vào khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên nên ô nhiễm môi trường gia tăng. Hàng hóa trong thị trường nội địa bị thừa các sản phẩm khó tiêu thụ đồng thời lại khan hiếm hàng hóa dễ tiêu thụ, làm phát sinh đầu cơ, tích trữ và các loại kinh tế ngầm bất hợp pháp. Liên Xô cố gắng tăng thu nhập quốc dân bằng cách tăng đầu tư nhưng hiệu quả đầu tư ngày càng giảm, năng suất lao động tăng chậm do kỹ thuật sản xuất chậm cải tiến, trong khi đó phương Tây tăng trưởng bằng việc cải tiến công nghệ và phát triển các ngành công nghiệp mới khiến năng suất lao động và hiệu quả đầu tư đều tăng. Liên Xô có trình độ khoa học cơ bản và khả năng nghiên cứu phát triển ra công nghệ mới không thua kém phương Tây nhưng họ thiếu động lực ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật đó vào nền kinh tế, nên việc ứng dụng công nghệ mới vào nền kinh tế dân dụng của Liên Xô ngày càng chậm so với Hoa Kỳ, Tây Âu và Nhật Bản. Nhiều nhà máy của Liên Xô trong thập niên 80 vẫn sử dụng các loại máy móc có từ những năm 1930. Nguyên soái Liên Xô Nikolai Ogarkov trong cuộc phỏng vấn với một nhà báo người Mỹ vào năm 1982 đã nói rằng "Ở Mỹ, đến cả trẻ con cũng có thể chơi với máy tính. Trong khi đó chúng tôi thậm chí còn không có bất cứ chiếc máy tính nào trong tất cả các văn phòng của Bộ Quốc phòng. Và bạn biết lí do rồi đó, chúng tôi đã không thể làm cho máy tính trở nên phổ biến rộng rãi trong xã hội" .
Tâm lý dân chúng trở nên thờ ơ đối với các chính sách của Đảng và Chính phủ. Công tác giám sát, kỷ luật cán bộ của Đảng và nhà nước – bộ máy theo chỉ định (Номенклатура) bị buông lỏng khiến tệ tham nhũng gia tăng và làm suy thoái đạo đức xã hội mà như sau này Mikhail Gorbachov đã từng gọi là các vị "cường hào mới" gây bất bình lớn trong xã hội. Trong nội bộ Liên Xô các mâu thuẫn dân tộc càng ngày càng sâu sắc. Tuy được chính quyền kiềm chế nhưng ở nhiều nước Cộng hòa (đặc biệt là ở ba nước cộng hòa Baltic – điểm đầu của sự phân rã Liên Xô sau này), dân địa phương không che giấu thái độ căm ghét người Nga, xuất hiện rất nhiều căng thẳng giữa các nhóm sắc tộc giữa các nước Cộng hòa và trong nội bộ từng nước. Trong nội bộ các nước cộng sản Đông Âu thái độ chống Liên Xô cũng được bộc lộ công khai. Năm 1968 Quân đội Xô viết đã phải can thiệp để ngăn cản Tiệp Khắc thoát khỏi tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và điều này càng làm gia tăng chủ nghĩa bài Nga trong dân chúng các nước Đông Âu, họ coi sự hiện diện của Liên Xô đã kìm hãm sự phát triển của dân tộc mình. Việc Liên Xô đem quân tiến vào Afghanistan (1979) và sa lầy tại đây lại càng làm nước này bị mất đi nguồn lực cho phát triển đất nước.
Đây là thời kỳ Liên Xô chạy đua vũ trang và chạy đua vũ trụ với cường độ cao và coi ưu thế quân sự và vũ trụ so với Hoa Kỳ như một minh chứng cho tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và đã có lúc Phương Tây cho rằng Liên Xô đã phá vỡ thế cân bằng chiến lược. Thời kỳ này đối đầu giữa hai phe khá căng thẳng nhưng cả hai bên đều có ý thức kiềm chế trong phạm vi an toàn. Trong thời gian này, Liên Xô còn giúp đỡ các lượng lượng cánh tả trên thế giới chống lại sự can thiệp của phương Tây và viện trợ kinh tế - quân sự cho các nước đồng minh. Việc sử dụng một tỷ lệ lớn ngân sách cho quốc phòng, chinh phục không gian và viện trợ cho các nước đồng minh khiến Liên Xô không thể nhanh chóng cải thiện hệ thống an sinh xã hội, tăng mức sống cho nhân dân, tạo ra gánh nặng rất lớn cho ngân sách của Xô viết và sau này nhiều người Nga cho đó cũng là một trong các nguyên nhân khiến Liên Xô tan rã.
Trong cuốn sách The Politics of Bad Faith, tác giả David Horowitz đã đưa ra những thống kê cho thấy rằng tiêu chuẩn sống của người dân Liên Xô trong những năm 1980 ngày càng sụt giảm. Tình trạng thiếu hụt hàng tiêu dùng xảy ra thường xuyên bởi Liên Xô hạn chế phát triển công nghiệp nhẹ và tập trung nguồn lực cho các ngành công nghiệp nặng. Đến cuối thập niên 70, chỉ có 1/20 số hộ gia đình tại Liên Xô sở hữu ô tô, trong khi chỉ có 1/7 số hộ gia đình tại thành thị sở hữu điện thoại. Tỉ lệ sở hữu TV ở Liên Xô vào năm 1976 là 223 trên 1000 dân, chưa bằng một nửa so với Hoa Kỳ (571 trên 1000 dân) Nhiều nơi ở Liên Xô người dân đã phải đối mặt với tình trạng không có giấy vệ sinh để sử dụng (mặc dù Liên Xô có diện tích rừng lớn nhất trên thế giới). Cũng theo Horowitz, 1/3 số hộ gia đình ở Liên Xô không có hệ thống cấp nước, 2/3 số hộ gia đình không có hệ thống nước nóng. Hệ thống y tế từng là niềm tự hào của Liên Xô cũng đối mặt với nhiều khó khăn: 1/3 các bệnh viện ở Liên Xô thời kỳ này không có hệ thống cấp nước tự động, trang thiết bị y tế tại nhiều bệnh viện trở nên lỗi thời, tình trạng khan hiếm thuốc men tiếp tục diễn ra. Việc hối lộ các bác sĩ, y tá để có được sự chăm sóc y tế tốt và cả những tiện nghi cơ bản nhất như chăn ở các bệnh viện của Liên Xô đã trở nên phổ biến. Một hệ quả là tuổi thọ trung bình của người dân Liên Xô bị tụt thấp hơn so với các nước có nền kinh tế tư bản phát triển (kém hơn 9 tuổi so với người dân Hoa Kỳ và 12 tuổi so với người dân Nhật Bản) . Có những thời điểm mà các loại thực phẩm phổ biến như sữa, thịt, pho mát, đường, rau quả, bánh mì, khoai tây, và kể cả rượu vodka trở nên khan hiếm, còn xà phòng, bột giặt, và kem đánh răng thì gần như không còn tại các cửa hàng mậu dịch trên cả nước. Tình trạng thiếu hụt nhà ở tại Liên Xô cũng bắt đầu diễn ra, hàng ngàn người vô gia cư ở thủ đô Moscow đã phải sống trong những căn lều dựng tạm hoặc những trạm xe điện .
Tình trạng thiếu hụt diễn ra không phải vì quy mô sản xuất của Liên Xô thấp, mà bởi tính cứng nhắc của kinh tế kế hoạch tập trung. Việc kinh tế tăng trưởng nhanh trong suốt 25 năm (1950-1975) khiến nhu cầu tiêu dùng của người dân Liên Xô tăng lên nhanh chóng và ngày càng đa dạng, khiến các kế hoạch kinh tế tập trung không thể tính toán được hết nhu cầu của thị trường dân dụng. Ví dụ, năm 1979, công nghiệp xe hơi Liên Xô đã đạt mức sản lượng 1,32 triệu xe ô-tô và 776.000 xe tải mỗi năm, quy mô đứng thứ 5 thế giới, nhưng theo kế hoạch định trước, phần lớn số xe được dùng để phục vụ sản xuất, vận tải công cộng hoặc xuất khẩu ra nước ngoài, số xe bán ra thị trường dân dụng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Do vậy, nguồn cung ô-tô dân dụng bị thiếu, dù sản lượng chế tạo ô-tô của Liên Xô lớn tới mức đủ để xuất khẩu được hơn 400.000 xe mỗi năm Năm 1976, số xe ô tô riêng ở Hoa Kỳ là 98 triệu, trong khi của Liên Xô chỉ là 5 triệu. Rất nhiều người dân Liên Xô có đủ điều kiện sở hữu ô tô riêng, thế nhưng họ thường phải chờ từ 4-6 năm, thậm chí là tới 10 năm để có thể mua một chiếc xe. Tỷ lệ người sở hữu ô-tô riêng ở Liên Xô năm 1985 là 45 xe/1.000 dân, thấp hơn so với mức của các quốc gia phát triển trong cùng thời kỳ đó.
Thời kỳ này Liên Xô tiếp tục lập kế hoạch và triển khai các dự án lớn rất tốn kém, được tuyên truyền rầm rộ và phô trương nhưng sau này thực tế cho thấy hiệu quả kinh tế thấp, nặng về ý nghĩa tuyên truyền hình thức... Tỷ lệ tiết kiệm lớn để đầu tư mở rộng sản xuất đã không thể tạo ra tăng trưởng cao như dưới thời Stalin vì Liên Xô không còn khả năng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực mà họ có được. Đây là bằng chứng cho thấy nếu không có áp lực của thị trường và tiến bộ kỹ thuật thì tiết kiệm sẽ bị lãng phí, trong khi sự phát triển của kỹ thuật và nhu cầu của thị trường sẽ dẫn đến tiết kiệm. Cũng chính vì không có động lực kinh tế nên dù đất đai rộng lớn, phì nhiêu nhưng sản xuất nông nghiệp của Liên Xô lại bị sa sút trong thập niên 1970, không đáp ứng đủ nhu cầu xã hội, đến đầu thập niên 1980 thì đã thật sự nóng bỏng. Tài liệu của Ủy ban nghiên cứu Liên Xô và Đông Âu (của chính phủ Mỹ) cho rằng dù tổng GDP cao nhưng mức sống ở Liên Xô vẫn thấp hơn nhiều mức sống ở Mỹ và Tây Âu. Điều này bắt nguồn từ việc chính quyền Liên Xô có truyền thống hạn chế tiêu dùng để tập trung nguồn lực cho công nghiệp nặng, vì thế họ chỉ sử dụng một phần nhỏ hơn nhiều trong tổng thu nhập quốc dân Liên Xô cho tiêu dùng so với phương Tây, do vậy người dân thường bị thiếu hàng tiêu dùng. Người Liên Xô phải dùng đến 2/3 thu nhập của họ cho các nhu cầu cơ bản như thực phẩm và quần áo, điều này giống các nước đang phát triển hơn là các nước phát triển đã công nghiệp hóa. Tuy nhiên, các nhu cầu cơ bản khác là nhà ở, chăm sóc y tế và giáo dục ở Liên Xô thì người dân được cung cấp hoàn toàn miễn phí.
Để khắc phục những khó khăn, chính quyền Xô Viết đã có cố gắng cải cách mà điển hình nhất là cố gắng cải cách kinh tế của thủ tướng Aleksei Nikolayevich Kosygin (Алексей Николаевич Косыгин), cải cách đạt một số kết quả tuy chưa xử lý được nguyên nhân gốc rễ gây ra sự trì trệ. Kinh tế Liên Xô không lâm vào suy thoái và vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhưng không nhanh như giai đoạn trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1965-1970 là 7,7% mỗi năm, đến giai đoạn 1980-1985 giảm xuống còn 3,6% mỗi năm. Năm 1980, sản lượng công nghiệp của Liên Xô vẫn giữ vững vị trí thứ 2 thế giới và bằng 80% so với Mỹ, sản lượng nông nghiệp vẫn đứng đầu châu Âu.
Trong 18 năm (từ 1965 tới 1982), hơn 1,6 tỷ mét vuông nhà ở được Liên Xô xây dựng và cung cấp miễn phí cho hơn 160 triệu người dân. Đồng thời, chi tiêu sinh hoạt trung bình không vượt quá 3% thu nhập của gia đình, bởi các nhu cầu cơ bản là nhà ở, chăm sóc sức khỏe và giáo dục được miễn phí hoặc có giá cả phải chăng. Theo khảo sát được thực hiện tại Nga vào năm 2006, 75% số người từ 36 tới 54 tuổi (những người đã sống vào thời kỳ này) cho rằng giai đoạn 1964-1982 vẫn là một thời kỳ thịnh vượng của đất nước và chỉ có 14% đánh giá tiêu cực về tiêu chuẩn sống trong giai đoạn này.
Đến cuối những năm 1980, Liên Xô vẫn duy trì được vị thế siêu cường với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (chỉ kém Mỹ) với GDP theo sức mua tương đương đạt 2,66 nghìn tỷ USD (năm 1990). Thu nhập bình quân đầu người của Liên Xô đạt 9.500 USD, đứng thứ 28 thế giới và thuộc nhóm các nước phát triển (của Nhật là 15.600 USD, Mỹ là 21.082 USD, Singapore là 10.300 USD, Hong Kong là 10.000 USD, Đài Loan là 6.000 USD, Hàn Quốc là 4.600 USD).
Tuy vẫn giữ thứ hạng cao, song nền kinh tế Liên Xô đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết so với các nước phương Tây phát triển nhất gồm Mỹ, Nhật và Đức. Vào năm 1984 Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô là Eduard Shevardnadze nói với Gorbachov rằng: "Mọi thứ đã trở nên thối rữa. Cần có một sự thay đổi" . Các mâu thuẫn càng ngày càng tích tụ và đến năm 1985 thì Liên Xô cần có một cải cách cơ bản sâu rộng và đó là nguyên nhân để Tổng bí thư Gorbachov tiến hành cải cách cải tổ (perestroika).
Năm 1986, Liên Xô đề ra cải cách mới, tập trung vào trang bị máy móc mới, tự động hóa bằng rô-bốt, công nghệ máy tính, vi xử lý, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp và công nghiệp năng lượng. Hầu hết các nhà quan sát tin rằng ít nhất một phần của cải cách sẽ có hiệu quả, tạo động lực phát triển mới và khắc phục những điểm yếu của nền kinh tế Tăng trưởng kinh tế Liên Xô giai đoạn 1986-1990 vẫn đạt mức 1,5% mỗi năm Tuy nhiên những cải cách về mặt chính trị của Gorbachov lại thất bại, dẫn tới phá vỡ cơ cấu nhà nước và sự tan rã của Liên bang Xô Viết.
Cải tổ và tan rã
Năm 1982, Brezhnev qua đời. Hai người kế nhiệm ông cũng không tại vị được lâu. Yuri Andropov lên nắm quyền vào năm 1982 và chết hai năm sau đó. Konstantin Chernenko trở thành Tổng bí thư vào năm 1984 và qua đời chỉ sau đó một năm. Năm 1985 Mikhail Sergeyevich Gorbachev được bầu làm Tổng bí thư mới. Gorbachev và những người cùng chí hướng với ông như Aleksandr Nikolayevich Yakovlev bắt đầu tiến hành chính sách cải tổ (perestroika – Перестройка) và công khai hóa (glasnost – Гласность) để thúc đẩy các tiềm năng chưa được khai thác của xã hội. Cải tổ tìm cách nới lỏng sự kiểm soát tập trung của Đảng và nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tự do hóa ngôn luận, bầu cử cạnh tranh và tiến đến loại bỏ sự can thiệp của các cơ cấu đảng vào kinh tế và một số mặt của đời sống chính trị xã hội. Theo Gorbachev hồi tưởng - trích dẫn bởi Sputnik - "Niềm tin sâu sắc của tôi nằm ở con đường dẫn đến chủ quyền chính trị của các nước cộng hòa, đưa đến sự độc lập kinh tế, giữ gìn bản sắc của họ, cũng như phát triển văn hóa thông qua cải tổ liên bang, chuyển đổi thành một nhà nước liên bang dân chủ, thực chất, hiệu quả, mà các nước cộng hòa được ủy quyền". Nhưng những nỗ lực cải cách đã không thu được kết quả như mong đợi. Sự tích cực của dân chúng dâng cao nhưng lại đi theo hướng khiến khủng hoảng chính trị trở nên sâu sắc: các tổ chức phi chính phủ, các nhóm dân tộc chủ nghĩa xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng có xu hướng chống chính quyền trung ương, đòi ly khai độc lập.
Tốc độ và quy mô của các sự kiện làm những người chủ xướng cải cách không còn kiểm soát được tình hình. Nền kinh tế chưa có chuyển biến đáng kể thì khủng hoảng chính trị đã trở nên trầm trọng: các lực lượng ly khai dần dần nắm các vị trí lãnh đạo của các nước cộng hòa và ra các tuyên bố về đòi ly khai độc lập. Xung đột sắc tộc trở nên phức tạp có đổ máu, thậm chí có nơi chính quyền nước cộng hòa thành viên lại xung đột với các nước cộng hòa lân cận. Mâu thuẫn dân tộc rất lớn trong lòng Liên Xô trước đây được kiềm chế thì nay đã bộc lộ và tiến triển không thể kiểm soát được. Một khi tình hình hỗn loạn thì các mối liên hệ kinh tế giữa các vùng miền và các nước cộng hòa cũng bị gián đoạn làm tình hình kinh tế trở nên sa sút, tình hình xã hội trở nên hỗn loạn. Các đảng viên cộng sản không còn chịu sự kiểm soát và không tuân thủ kỷ luật của Đảng, nhiều người quay sang trở thành các lực lượng dân tộc chủ nghĩa đòi ly khai. Ngay cả cộng hòa Xô viết Nga, nước trụ cột của Liên Xô, cũng ra nghị quyết đặt luật pháp nước cộng hòa Xô viết Nga cao hơn hiến pháp Liên Xô, quyền lực của nhà nước trung ương Liên Xô dần dần bị tan rã.
Trong bối cảnh đó, nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô lại dần bị khống chế bởi những nhân vật do Gorbachev bổ nhiệm. Tháng 4/1989, Gorbachev kêu gọi các ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tuổi đã cao hãy nghỉ hưu. 115 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tự viết đơn xin nghỉ hưu vì tin rằng đất nước sẽ phát triển hơn với đội ngũ được trẻ hóa. Đây chính là sai lầm của những người cộng sản trung thành với các nguyên tắc Marx-Lenin trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Chỉ trong ba năm 1987-1989, đã có 8 ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, hơn 20 bộ trưởng, 92,5% trong 150 bí thư tỉnh ủy đã bị cách chức hoặc thay thế; khoảng 50% cán bộ cơ quan chiến lược trong quân đội, hơn 100 cán bộ chính trị cấp chiến dịch - chiến lược và 30% tướng lĩnh bị cách chức hoặc loại khỏi quân đội với lý do "tư tưởng bảo thủ, không ủng hộ cải tổ", thay thế họ là những phần tử "cấp tiến" Sức kháng cự của những Đảng viên trung thành dần suy yếu và cuối cùng đã tê liệt.
Năm 1988, Gorbachev cử Vadim Bakatin làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ (MVD). Bakatin đã làm tê liệt Lực lượng Cảnh sát Liên Xô khi biệt phái nhiều sĩ quan sang các cơ quan, tổ chức khác và xóa bỏ mạng lưới đặc tình của lực lượng này. Sau đó, Bakatin đã hủy bỏ chính MVD, khi cho tách lực lượng này thành 15 cơ quan riêng biệt cho các nước Cộng hòa tự trị. Như vậy, về cơ bản Bakatin đã xóa sổ lực lượng cảnh sát của Nhà nước trung ương Liên Xô.
Những nhân vật ủng hộ Gorbachev cũng được bổ nhiệm tại các cơ quan truyền thông, báo chí, tuyên truyền lớn của Liên Xô. Tháng 7/1985, Gorbachev bổ nhiệm A. Yakovlev làm Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Yakovlev có sự thù hận đặc biệt đối với Cách mạng Tháng Mười và luôn muốn phủ định chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô. Từ 1986 đến 1988, một loạt cán bộ chủ chốt của các tờ báo lớn tại Liên Xô được Yakovlev thay thế bởi những người có tư tưởng giống như Yakovlev, mặt trận báo chí của Đảng Cộng sản Liên Xô dần bị "đánh chiếm". Từ đó, báo chí Liên Xô liên tục gây khuynh đảo dư luận khi ngấm ngầm (rồi sau đó công khai) viết bài chỉ trích lịch sử cách mạng, xét lại lịch sử, trong khi lại tán dương phương Tây. Ảnh hưởng từ báo chí, tư tưởng Đảng viên và nhân dân Liên Xô trở nên dao động dữ dội, ngày càng có nhiều người bi quan về đất nước trong khi lại ảo tưởng về "thiên đường giàu có" ở phương Tây Được sự che đỡ của Yakovlev, truyền thông Liên Xô cũng bắt đầu khai thác các mặt trái về kinh tế xã hội, gồm điều kiện nhà ở xuống cấp, nạn nghiện rượu, sử dụng ma tuý, ô nhiễm, các nhà máy từ thời Stalin đã quá cũ kỹ và tình trạng tham nhũng trong bộ máy Nhà nước, những sai lầm của chính phủ Liên Xô dưới thời Stalin, đây vốn là những điều mà truyền thông chính thức đã cố tình bỏ qua. Hơn nữa, cuộc chiến tranh đang diễn ra tại Afghanistan và việc xử lý kém trong thảm hoạ Chernobyl năm 1986, càng làm xấu đi hình ảnh của chính phủ Xô viết ở thời điểm sự bất mãn đang gia tăng.
Gorbachev cũng khuyến khích đẩy mạnh sự tiếp xúc giữa công dân Liên Xô và thế giới phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ. Hạn chế về du lịch, việc kinh doanh và giao lưu văn hoá với nước ngoài được nới lỏng. Chính sách này đã góp phần làm cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cá nhân kiểu phương Tây tràn vào Liên Xô dễ dàng, khiến nhiều người dân Liên Xô bị dao động về tư tưởng, ngày càng mất niềm tin vào chủ nghĩa xã hội cũng như Đảng và chính phủ Liên Xô. Hàng hóa phương Tây dần được người dân ưa chuộng hơn là hàng hóa ở trong nước, khiến cho các ngành công nghiệp nhẹ đặc biệt là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Liên Xô gặp nhiều khó khăn Lối sống phương Tây được du nhập ồ ạt thông qua phim ảnh, sách báo... đã gây ảnh hưởng ngày càng sâu sắc về tư tưởng, đặc biệt là trong giới trẻ. Chúng đã khiến tâm lý sùng bái phương Tây ngày càng gia tăng, làm suy yếu lý tưởng chính trị và tinh thần phấn đấu vì tập thể của người dân, đồng thời kích động tư tưởng chống lại Đảng và nhà nước Xô viết..
Trong giáo dục, môn triết học Marxist bị báo chí chế nhạo và năm 1989, chính phủ Liên Xô ra lệnh bãi bỏ môn học Chủ nghĩa Marx - Lenin trong trường đại học. Năm 1994, nhà văn Yuri Boldarev khi nhìn lại sự biến chất của báo chí, truyền thông Liên Xô trong thời kỳ này đã nói: "Trong sáu năm, báo chí Liên Xô đã thực hiện được mục tiêu mà quân đội Đức Quốc xã với hàng triệu quân tinh nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được khi xâm lược nước ta, đó là đánh đổ Nhà nước Liên Xô. Quân đội Đức có thiết bị kỹ thuật hàng đầu nhưng thiếu một thứ, đó là hàng triệu ấn phẩm mang vi khuẩn hủy diệt tư tưởng của nhân dân Liên Xô".
Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Liên Xô (từ 28/6 đến 1/7/1988), Gorbachev đã giải tán 23 ủy ban trực thuộc Trung ương Đảng, như vậy là gần như xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tháng 7/1990, Gorbachev công khai phê phán nguyên tắc tập trung dân chủ, điều lệ Đảng chính thức xóa bỏ nguyên tắc quan trọng nhất của Đảng mà Vladimir Ilyich Lenin đã lập ra.
Bất bình trước những chính sách của Gorbachev, ngày 19 tháng 8 năm 1991, một số nhà lãnh đạo theo đường lối cứng rắn (Chủ tịch Quốc hội Lukyanov, Chủ tịch KGB Kryuchkov, Phó Tổng bí thư Yanaev, Thủ tướng Pavlov) tiến hành đảo chính với mục tiêu chấm dứt sự hỗn loạn do Gorbachev gây ra, bảo toàn sự thống nhất của Liên bang Xô viết, lập Ủy ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp, đưa quân đội vào thủ đô Moskva để phế bỏ chức vụ của Gorbachev. Thế nhưng phe đảo chính đã thất bại khi không thể giành được sự ủng hộ của quần chúng. Người dân Moscow đã tập trung gần Tòa nhà Quốc hội Liên bang Nga để bày tỏ sự ủng hộ cho Yeltsin và Gorbachev, họ cùng nhau xây các chướng ngại vật xung quanh Tòa nhà Quốc hội để chặn xe tăng của phe đảo chính.. Phe đảo chính đã cố gắng bắt giữ Yeltsin nhưng thất bại, và chính Yeltsin đã huy động người dân tham gia chống lại cuộc đảo chính. Một đơn vị xe tăng rời bỏ hàng ngũ quân đảo chính đến bảo vệ tòa nhà quốc hội. Hơn 200.000 người dân ở thành phố Leningrad đã tổ chức tuần hành để phản đối cuộc đảo chính
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikolai Ryzhkov nhận xét rằng các thành viên Ủy ban khẩn cấp đã lập kế hoạch một cách thiếu nghiêm túc: "Tất cả những chuyện đó, có cái gì đó giống như trò chơi của trẻ thơ vậy. Không nghiêm túc... nếu như những người đó suy nghĩ một cách nghiêm túc thì họ đã không hành động như vậy. Họ đưa xe tăng vào, mọi người chắc còn nhớ rất rõ cảnh các cô gái ngồi trên đùi các anh lính tăng và trên tháp pháo. Như thế là thế nào? Tất cả những cái đó thật là gàn dở. Tôi biết là cùng thời gian ấy Elsin đang ở Kazakhstan và đã uống ở đấy kha khá... Nhưng những người ở đấy (dân Kazakhstan) là những con người thông minh và tìm cách đuổi khéo... Như vậy là ông ta đã bay tới (Matxcova), đi đến nhà nghỉ ngoại ô, thế thì bắt ông ta đi, ai ngăn cản anh làm việc đó? Cả một nhóm KGB ngồi trong bụi cây và nhìn Elsin ngất ngưởng đi về nhà ngủ.". Sau 3 ngày, ngày 21 tháng 8 năm 1991, đại đa số quân đội được gửi tới Moskva công khai đứng về phía những người phản đối cuộc đảo chính, ủng hộ Yeltsin, như vậy cuộc đảo chính đã hoàn toàn thất bại. Những người cầm đầu cuộc đảo chính bị bắt giữ. Cuộc đảo chính không đạt được mục tiêu mà càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước cộng hòa thành viên và các nhà nước trung ương.
Sau đảo chính, ngày 24/8/1991, Gorbachev tự ý tuyên bố giải tán Ban Chấp hành Trung ương Đảng và từ chức Tổng bí thư và tự phong mình là "Tổng thống Liên Xô". Ngày 29/8/1991, Gorbachev ra lệnh giải thể các cơ quan chính trị, chấm dứt các hoạt động Đảng trong quân đội. Hồng quân Liên Xô, thành trì quan trọng nhất bảo vệ nhà nước Xô Viết và Đảng Cộng sản Liên Xô, dù có lực lượng hùng mạnh nhưng đã hoàn toàn bị Gorbachev vô hiệu hóa do không còn công tác chỉ huy chính trị.
Không còn phải e ngại sự chống trả của Hồng quân Liên Xô, tổng thống Cộng hòa Xô viết Nga là Boris Yeltsin ra sắc lệnh quốc hữu hóa tất cả các tài sản, trụ sở của Đảng Cộng sản Liên Xô ở Nga. Yeltsin cũng ra sắc lệnh cấm tất cả các hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô ở Nga (dù bản thân ông ta cũng từng là đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô). Đầu năm 1991, chính phủ 6 nước cộng hòa thành viên nhỏ (gồm Armenia, Estonia, Georgia, Latvia, Lithuania, và Moldova), chiếm 3,5% dân số Liên Xô, tuyên bố tẩy chay và không tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc duy trì Liên Xô (tuy nhiên các điểm bỏ phiếu vẫn được chính phủ Trung ương tổ chức, cử tri tại các nước này không bị cấm đi bầu cử nếu muốn và phiếu của họ vẫn được tính, ví dụ như Moldova vẫn có 841.507 cử tri đi bầu và 98,7% ủng hộ duy trì Liên Xô) Sau cuộc đảo chính, ngày 24/8/1991, Gorbachev tự ý tuyên bố giải tán Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chính phủ Liên Xô về cơ bản đã tan vỡ từ cuối tháng 8/1991. Tâm lý người dân Liên Xô và các nước cộng hòa thành viên bị khủng hoảng dữ dội khi hệ thống chính trị đầu não của đất nước đã không còn tồn tại. Ngay lập tức trong ngày hôm đó, Xô viết tối cao Ukraine tuyên bố độc lập, đổi tên thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine. Trong cuộc trưng cầu dân ý tại Ukraine vào đầu tháng 12 năm 1991 với câu hỏi "Bạn có ủng hộ Đạo luật Tuyên ngôn Độc lập của Ukraine không?", 92.3% cử tri đã bỏ phiếu ủng hộ độc lập (kết quả này hoàn toàn trái ngược với kết quả của cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào tháng 3 năm đó khi đa số cử tri vẫn ủng hộ duy trì tư cách của Ukraine là một nước cộng hòa thành viên thuộc Liên Xô) Một số nước thành viên khác cũng tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý về việc ly khai, kết quả là đa số đều ủng hộ độc lập và tách khỏi Liên Xô (ở Estonia tỉ lệ ủng hộ độc lập là 78,4%, ở Litva là 93%, ở Georgia là 99,5%, ở Latvia là 74,9%, ở Armenia là 99,5%) Liên Xô được thành lập dựa trên sự đoàn kết các nước cộng hòa thành viên có chung ý thức hệ là chủ nghĩa cộng sản, khi ý thức hệ này bị lãnh đạo các nước cộng hòa thành viên từ bỏ thì Liên Xô cũng tan rã.
Đến tháng 10, do khủng hoảng chính trị và việc chính phủ trung ương bị giải thể, kinh tế đất nước không còn được điều phối và lâm vào đình đốn. Lương thực thực phẩm khan hiếm trên diện rộng, nhiều nông dân từ chối thanh toán bằng tiền rúp Liên Xô, trong khi tỉ lệ lạm phát đã lên tới hơn 300%, các nhà máy giờ đây không còn đủ khả năng để trả lương cho công nhân, nguồn nhiên liệu dự trữ ở một số nơi thì chỉ đáp ứng 50-80% nhu cầu cho mùa đông đang đến. Ước tính kinh tế Liên Xô đã sụt giảm 20% do cuộc khủng hoảng chính trị năm 1991. Tổng thống Gorbachev kêu gọi sự hỗ trợ từ các nước phương Tây nhưng bị từ chối . Các tổ chức kinh tế- tài chính toàn cầu như IMF và WB cũng tuyên bố rằng nền kinh tế của Liên Xô hiện đã tê liệt và mọi sự giúp đỡ của họ vào thời điểm này là vô ích. Chính phủ Liên Xô đã buộc phải nhận viện trợ lương thực và thuốc men từ Ấn Độ - một nước còn kém phát triển.
Ngày 8 tháng 12 tại Minsk, thủ đô của Belarus, lãnh đạo ba nước cộng hòa Nga, Belarus và Ukraina ra tuyên bố ký thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG – Содружество Независимых Государств), chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết. Ngày 21 tháng 12 tại Alma Alta, thủ đô của Kazakhstan, tất cả các nước cộng hòa trừ ba nước vùng biển Baltic ký tuyên ngôn tôn trọng các tôn chỉ và mục đích của thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập. Trong lá thư ngày 24 tháng 12 năm 1991, Boris Yeltsin, Tổng thống Liên bang Nga, thông báo cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc rằng vị trí của Liên Xô trong Hội đồng Bảo an và tất cả các cơ quan Liên hợp quốc khác sẽ được Liên bang Nga kế tục.
Vào thời điểm 19 giờ 32 phút ngày 25 tháng 12 năm 1991, lá cờ của Liên Xô trên nóc điện Kremlin bị hạ xuống và thay bằng lá cờ của Liên Bang Nga, tiếng chuông của tháp Đấng cứu thế vang lên, đánh dấu sự kiện Liên bang Xô Viết chính thức chấm dứt tồn tại. Khi Liên bang Xô-viết tan rã, tương ứng với Công ước Viên năm 1983, phân định tỷ lệ lãnh thổ của từng quốc gia trên cơ sở phân tích đóng góp và phần của các nước Cộng hòa được phân chia như sau: Nga có 61,34 %, Ukraina - 16,37%, Belarus - 4,13%, Kazakhstan - 3,86%, Uzbekistan - 3,27%, Gruzia - 1,62%, tiếp theo ít dần đến Estonia với 0,62%. Sau này, một số cựu quốc gia cộng hòa Xô viết vẫn giữ quan hệ gần gũi với Nga và đã thành lập những tổ chức đa phương như CIS, Cộng đồng kinh tế Á Âu, Liên bang quốc gia (Union State), Eurasian Customs Union và Eurasian Economic Union để nâng cao kinh tế và hợp tác an ninh.
Ngày 17/3/1991, tại Liên Xô đã có một cuộc trưng cầu dân ý toàn Liên bang về việc có duy trì Liên bang Xô Viết nữa hay không. Tổng cộng 148.574.606 cử tri tại các nước cộng hòa thành viên đã tham gia bỏ phiếu, với kết quả là 113.512.812 phiếu (76%) ủng hộ duy trì Liên Bang Xô Viết. Tại hai nước cộng hòa lớn nhất là Nga và Ukraine, chiếm 70% dân số của Liên Xô, đa số cử tri vẫn ủng hộ duy trì Liên bang. Như vậy, phần lớn người dân Liên Xô vẫn muốn đất nước tồn tại. Nikolai Ivanovich Ryzkov, nguyên Thủ tướng Liên Xô từ năm 1985 đến 1991 cho rằng: "Sự tan rã của Liên Xô không bắt nguồn từ ý nguyện của đa số nhân dân, mà thực chất nó là quyết định của giới lãnh đạo cấp cao Liên Xô: thay vì cải cách mô hình kinh tế thì những nhà lãnh đạo này đã quay sang đập phá hệ thống chính trị, làm suy yếu bộ máy Nhà nước, rồi chính họ tự ý ra quyết định giải tán Nhà nước Liên Xô (dù điều này trái với kết quả trưng cầu dân ý trước đó chỉ vài tháng)"
Theo báo Quân đội nhân dân:"Từ khi dựng nước, Liên Xô đã trải qua rất nhiều khó khăn thử thách và đã vượt qua tất cả: Năm 1917, 35 vạn đảng viên Bolshevik đã lãnh đạo giai cấp công nhân Nga lật đổ ách thống trị của Sa hoàng, cùng nhân dân đánh bại sự can thiệp vũ trang của 14 nước phương Tây để bảo vệ thành công cách mạng. Năm 1941, 5.540.000 đảng viên đã cùng nhân dân chiến thắng quân đội phát xít Đức trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, rồi sau đó lãnh đạo công cuộc xây dựng Liên Xô trở thành siêu cường thế giới. Vậy nhưng, năm 1991, Liên Xô lại sụp đổ, không phải do quân đội kẻ thù tấn công, cũng không phải do kinh tế hay khoa học kỹ thuật yếu kém, mà chính là vì các quan chức cấp cao bên trong nội bộ Đảng và Nhà nước Liên Xô".
Nguyên nhân
Nguyên nhân sự tan rã Liên Xô được nghiên cứu rất nhiều. Tại Trung Quốc, quốc gia có hệ thống chính trị có nhiều điểm chung với Liên Xô, có lãnh thổ rộng lớn, đa sắc tộc, nhiều ngôn ngữ như Liên Xô và cũng khao khát vươn lên vị trí siêu cường, vấn đề này càng được quan tâm. Năm 2000, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc xác lập việc nghiên cứu nguyên nhân Liên Xô tan rã là đề tài cấp quốc gia. Năm 2006, bộ phim tài liệu 8 tập, dài tổng cộng 5 giờ dựa trên đề tài này được phát hành, rút ra những cảnh báo sâu sắc. Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Đảng Cộng sản Trung Quốc và Ủy ban Chính pháp Trung ương đã yêu cầu tất cả các đơn vị trực thuộc đều phải xem và nghiền ngẫm. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc kết luận rằng: Cùng với việc cảnh giác trước "sức mạnh cứng" thì còn phải song song ngăn chặn "sức mạnh mềm" từ các nước phương Tây nhằm làm phân hóa nội bộ Trung Quốc, ngăn chặn sự suy thoái tư tưởng trong nội bộ Đảng, đề phòng các phương thức mới như chiến tranh tiền tệ, thao túng văn hóa, tổ chức phi chính phủ thâm nhập... Mục tiêu là tránh để Trung Quốc lặp lại bi kịch của Liên Xô Chủ tịch Đặng Tiểu Bình từng nói: Trung Quốc phải biết lấy bài học Liên Xô làm tấm gương soi, biến việc xấu thành việc tốt, vĩnh viễn không quên tổ tông, tổ tông đó chính là chủ nghĩa Marx, "chúng ta nói đường lối cơ bản của Đảng phải ổn định suốt 100 năm, muốn nước nhà yên ổn lâu dài, cái thực sự liên quan đến đại cục chính là việc này... chỉ cần có một Bộ Chính trị tốt thì cái loạn nào xuất hiện cũng ngăn chặn được"
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô, bao gồm cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan:
Đường lối cải cách sai lầm: Những cải cách của Gorbachev đã đẩy nhanh sự sụp đổ của Liên Xô hơn là cứu vãn tình hình. Những cải cách nới lỏng quyền kiểm soát đối với người dân và cải cách chính trị và kinh tế lại khiến chính phủ Liên Xô trở nên ngày một yếu đuối và dễ bị tổn thương do họ không còn quyền lực mạnh mẽ như trước đây. Nhiều người Liên Xô đã sử dụng quyền hạn mới của mình để tổ chức phê phán chính phủ và vào năm 1991, những người này đã thành công trong việc khiến chính quyền Liên Xô tan rã. Nhóm cải cách do Mikhail Sergeyevich Gorbachyov đứng đầu đã mắc những sai lầm mới: biến phản biện xã hội thành một quá trình không kiểm soát được, nhiều khi thành một hoạt động bừa bãi, mang tính vô chính phủ. Không còn bị kiểm soát, các lực lượng chống Xô Viết đã tiến hành những hoạt động "diễn biến hòa bình", gây mâu thuẫn giữa các sắc tộc của Liên Xô. Các biện pháp bao gồm: bôi nhọ Chủ nghĩa Mác-Lênin, gây mất lòng tin của người dân vào chính quyền bằng các biện pháp chụp mũ, tạo tin đồn giả.
Diễn biến hòa bình của phương Tây: Chính sách của Gorbachev khiến Nhà nước Liên Xô dần mất đi sự kiểm soát với truyền thông, báo chí và giới lý luận. Xuất hiện rất nhiều bài viết xét lại lịch sử, xét lại chủ nghĩa xã hội, phủ nhận vai trò của Cách mạng Tháng Mười trên báo chí mà không bị ngăn chặn và xử lý. Các "tổ chức phi chính phủ" xuất hiện rất nhiều (hơn 30.000 tổ chức vào năm 1987), trong đó nhiều tổ chức nhận tài trợ nước ngoài, vận động ngầm hoặc công khai truyền bá tư tưởng phủ nhận Nhà nước Liên Xô. Nhiều đơn vị xuất bản, phát thanh, truyền hình được phương Tây tài trợ đã quay sang chỉ trích lịch sử cách mạng, khiến tư tưởng chính trị của Đảng viên và nhân dân Liên Xô trở nên dao động dữ dội, lòng tin vào sự nghiệp cách mạng sụt giảm nghiêm trọng
Sự tha hóa trong nội bộ Đảng và nhà nước: những năm 1960 và 1970 chứng kiến sự tha hóa của một bộ phận Đảng viên có chức vụ cao trong Đảng Cộng sản. Thời kỳ Lenin và Stalin, kỷ luật Đảng được thi hành nghiêm khắc, tham nhũng bị trừng trị rất nặng nên phần lớn Đảng viên các cấp đều liêm chính. Từ thời Khrushchev, do kỷ luật đảng bị buông lỏng, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong hệ thống tổ chức của Đảng không rõ ràng, công tác giám sát không chặt chẽ dẫn đến một số người lợi dụng quyền lực để cất nhắc người thân, củng cố lợi ích nhóm, thu vén lợi ích cho cá nhân nên một phận đảng viên trở nên tha hóa, họ không còn sợ bị xử phạt nghiêm khắc nên đã tham nhũng để sống xa hoa, gây ra sự bất bình cho người dân Liên Xô. Trong thế hệ trẻ có nhiều người không còn cảm tình với Đảng khi thấy có những đảng viên biến chất, không còn tư cách mẫu mực như dưới thời cha mẹ của họ. Khi Liên Xô rơi vào khủng hoảng trong những năm 1980, những người trẻ tuổi này không muốn đứng lên bảo vệ một nhà nước mà họ không có cảm tình. Ngay cả bộ phận Đảng viên tha hóa này cũng muốn phá bỏ Liên Xô, gạt bỏ những Đảng viên trung kiên và sự ràng buộc của điều lệ Đảng để họ có thể trục lợi được nhiều hơn. Trước khi Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ không lâu đã có một cuộc điều tra xã hội học với câu hỏi: "Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho ai?". Kết quả là, số người cho rằng Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho nhân dân chiếm 7%, đại diện cho công nhân chiếm 4%, đại diện cho toàn thể đảng viên chiếm 11%. Trong khi đó, có tới 85% số người được hỏi cho rằng: Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước". Theo ông Tạ Ngọc Tấn, nhiều phần tử cơ hội, phẩm chất đạo đức kém đã xâm nhập vào hàng ngũ Đảng viên, dùng mưu mẹo vụ lợi để thăng tiến, những Đảng viên thực sự tài năng và đạo đức thì lại bị cản trở phát triển. Goóc-ba-chốp là một nhân vật đặc trưng cho điều đó, khi ông ta lên tới vị trí Tổng Bí thư thì đã quay sang phản bội chế độ.
Tình trạng thiếu dân chủ: Đảng Cộng sản Liên Xô đã dần trở thành một tổ chức chính trị độc tôn quyền lực, đứng trên pháp luật, nguyên tắc tập trung dân chủ bị giải thích sai lạc để bảo vệ những nhóm lợi ích của các quan chức biến chất. Hầu hết các ý kiến, quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước đều không được khuyến khích, thậm chí còn bị quy chụp cho những tội danh nặng nề. Các tổ chức quần chúng của Đảng bị hành chính hóa, không còn đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của các nhóm xã hội mà nó đại diện. Tình trạng thiếu dân chủ ảnh hưởng tiêu cực đến sự sáng tạo và vai trò của nhân dân trong giám sát quyền lực, phản biện các chính sách xã hội, dẫn đến những bức xúc về tư tưởng, rạn nứt ngầm trong quan hệ giữa nhân dân với Đảng và nhà nước. Liên Xô còn sai lầm ở phương pháp không đúng khi tiếp cận với chủ nghĩa Marx - Lenin, có thái độ bảo thủ đối với những giá trị bên ngoài, nhất là những gì liên quan đến chủ nghĩa tư bản, khiến hệ thống lý luận không phát triển khoa học, đúng đắn.
Sức ép từ chiến tranh kinh tế của Phương Tây: Sự lãnh đạo của Ronald Reagan đã dẫn đến sự gia tăng lớn trong chi tiêu quân sự của Mỹ, cũng như nghiên cứu và phát triển nhiều vũ khí mới và tốt hơn. Điều này khiến cho Liên Xô cũng phải gia tăng chi tiêu của họ dành cho quốc phòng trong bối cảnh nền kinh tế đang dần rơi vào tình trạng trì trệ. Hoa Kỳ ủng hộ các phong trào phản kháng ở Đông Âu cùng lực lượng Hồi giáo tại Afghanistan buộc Liên Xô phải đưa quân can thiệp làm tăng chi phí quân sự, đồng thời họ phải tăng viện trợ cho các chính phủ ở đây nhằm duy trì ảnh hưởng tại các nơi này. Reagan không chỉ tấn công Liên Xô bằng chi tiêu quân sự; ông cũng tấn công nền kinh tế của họ. Hoa Kỳ đã phối hợp với Ả Rập Saudi tăng xuất khẩu dầu mỏ sang Châu Âu để đẩy giá dầu xuống và hạn chế sản lượng xuất khẩu của Liên Xô sang phương Tây, bên cạnh đó họ còn hạn chế Liên Xô tiếp cận công nghệ cao của phương Tây. Không có nguồn thu từ dầu mỏ, nền kinh tế Liên Xô bắt đầu lâm vào trì trệ.
Các sự kiện trong nước và ngoài nước: cuộc chiến tại Afghanistan của Liên Xô cũng là một yếu tố quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô. Hồng quân Liên Xô, đội quân từng đánh bại phát xít Đức trong Thế chiến II, từng dập tắt thành công các cuộc bạo động tại Hungary và Tiệp Khắc, đã sa lầy trong cuộc chiến khốc liệt tại đây. Có tới một triệu binh lính Liên Xô đã tham gia cuộc chiến, với khoảng 14.000 người đã thiệt mạng và hàng ngàn người khác bị thương, đồng thời đã khiến ngân sách Liên Xô hao tổn nhiều cho cuộc chiến này. Đến năm 1986, vụ tai nạn hạt nhân Chernobyl xảy ra cũng khiến Liên Xô bị tổn thất nặng về kinh tế.
Chính sách kinh tế cứng nhắc: Nền kinh tế của Liên Xô tập trung quá nhiều vào công nghiệp nặng và công nghiệp quân sự, mà không chú trọng phát triển công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng. Điều này đã dẫn đến sự thiếu hụt hàng hóa tiêu dùng, điều kiện để duy trì mức sống cao. Trong những năm 1960-1970, kinh tế tăng trưởng nhanh, sức mua của người dân Liên Xô tăng mạnh, nhưng công nghiệp nhẹ không tăng đủ nhanh, nên đến thập niên 1980 các mặt hàng tiêu dùng như quần áo hay giày dép bị thiếu nguồn cung, nhiều công dân của Liên Xô có tiền nhưng lại không có hàng để mua. Sự thiếu hụt đã dấy lên những nghi ngờ về tính ưu việt của hệ thống Xô viết, khiến cho nhiều người mất niềm tin vào chính phủ và hi vọng về một sự thay đổi về hệ thống chính trị.
Chủ nghĩa dân tộc và phong trào ly khai: Năm 1989, phong trào dân tộc chủ nghĩa ở Đông Âu đã mang lại sự thay đổi chế độ ở Ba Lan và phong trào này nhanh chóng lan sang Tiệp Khắc, Nam Tư và các nhà nước vệ tinh của Liên Xô ở Đông Âu. Điều này đã thúc đẩy các phong trào ly khai ở nhiều nước Cộng hòa thuộc Liên Xô, đặc biệt là ở Ukraina, Belarus và các nước vùng Baltic. Khi các nước Cộng hòa Xô viết này tuyên bố độc lập và tách khỏi Liên Xô, quyền lực của nhà nước trung ương bị suy yếu nghiêm trọng và đến năm 1991, Liên Xô bị giải thể.
Ngày 17/3/1991, tại Liên Xô đã có một cuộc trưng cầu dân ý toàn Liên bang về việc có nên duy trì Liên bang Xô Viết nữa hay không. Trong số 148.574.606 cử tri tham gia bỏ phiếu, đã có 113.512.812 phiếu (76%) ủng hộ duy trì Liên Bang Xô Viết. Như vậy, ý nguyện của phần lớn người dân Liên Xô là vẫn muốn đất nước tồn tại. Nguyên nhân sự tan rã của Liên Xô không bắt nguồn từ ý nguyện của đa số nhân dân, mà thực chất đó là hậu quả do giới lãnh đạo cấp cao Liên Xô tự gây nên: họ đã tự phá hủy hệ thống chính trị, làm suy yếu bộ máy Nhà nước, rồi sau đó tự ý ra quyết định giải tán Nhà nước Liên Xô (dù điều này trái với kết quả trưng cầu dân ý trước đó chỉ vài tháng).
Tháng 5/1993, Gorbachev thăm Pháp đã trả lời phỏng vấn báo "Le Figaro" về khả năng "hỗ trợ bên ngoài" trong việc xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô, Gorbachev lần đầu tiên công nhận rằng trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Ronald Reagan tại Reykjavik, ông đã "trao Liên Xô vào tay Mỹ" (trong hồi ký của mình, Reagan nói rằng ông ta đã bị sốc vì vui mừng khi biết một bộ phận trong giới chính trị cấp cao Liên Xô lại có tư tưởng chống Cộng). Sau này, năm 1999, tại trường đại học Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Gorbachev tự thú nhận: "Mục tiêu của toàn bộ đời tôi là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Chính vì để đạt được mục tiêu này tôi đã sử dụng địa vị của mình trong Đảng và trong Nhà nước... Và để đạt được nó, tôi đã phải thay đổi toàn bộ Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Liên Xô và Xô viết Tối cao cũng như Ban lãnh đạo ở tất cả các nước Cộng hoà. Tôi đã tìm kiếm những người ủng hộ để hiện thực hoá mục tiêu đó, trong số này đặc biệt có A. Yakovlev, Shevardnadze...".
Tuy nhiên, một số người khác cho rằng Gorbachev là một chính khách yếu kém nên các chính sách của ông ta mới dẫn tới sự tan rã của Liên Xô. Nikolai Ryzhkov nhận xét "Nhưng dù không kính trọng Gorbachev, tôi vẫn phải nói lại là ông ta không muốn làm tan rã đất nước, không muốn. Chỉ đơn giản là bằng những hành động ngu ngốc của mình, ông ta đã đưa đất nước đến thảm cảnh đó... Sai lầm của Gorbachev là: bao giờ cũng bắt đầu từ kinh tế, không quan tâm gì đến vấn đề Đảng và Nhà nước.". Còn Lý Quang Diệu cho rằng "Cái ngày ông Gorbachev nói với quần chúng tại Moskva: không việc gì phải sợ KGB, tôi đã hít một hơi thật sâu. Tôi nghĩ con người này là một thiên tài thật sự... Cho tới khi tôi gặp ông ấy và tôi thấy ông ấy hoàn toàn lúng túng trước những gì đang xảy ra quanh mình. Ông ấy đã nhảy xuống phần rất sâu của bể nước mà không hề biết cách bơi.". Lý Quang Diệu nhận xét Gorbachev kém xa Đặng Tiểu Bình, người đã cải cách dần dần mà không hề làm Trung Quốc tan rã. Đến năm 2016, trả lời phỏng vấn của đài BBC, Gorbachev cho rằng "Những gì xảy ra cho Liên Xô là tấn kịch đời tôi. Và là tấn bi kịch cho mọi người sống ở Liên Xô". Ông cho rằng các các lãnh đạo Cộng hòa Xô viết Nga, Belorussia và Ukraina, những người đã ký văn bản giải thể Liên Xô đã "Phản bội ngay sau lưng tôi... Họ đốt cả ngôi nhà chỉ để châm điếu thuốc. Chỉ để có quyền lực... Họ không thể làm thông qua biện pháp dân chủ (vì trưng cầu dân ý cho thấy 76% cử tri vẫn ủng hộ duy trì Liên Xô). Thế là họ phạm tội. Đó là đảo chính." và quyết định từ chức Tổng thống Liên Xô là vì "Chúng tôi đang đi tới nội chiến và tôi muốn tránh nó. Tôi không thể để điều đó xảy ra chỉ để bám níu quyền lực. Từ chức là thắng lợi của tôi.".
Theo Leon Aron, việc Liên Xô tan rã là một điều rất bất ngờ, ngay cả với đa số nhà nghiên cứu về Liên Xô thời kỳ ấy. "Nhiều người cho rằng Liên Xô tan rã là do tình trạng kinh tế yếu kém, nhưng sự thực không phải như vậy". Vào năm 1985, Liên Xô vẫn có nguồn lực kinh tế, khoa học và nhân sự rất mạnh mẽ. Tình trạng thiếu hụt hàng tiêu dùng có diễn ra, điều kiện sống của người dân Liên Xô thấp hơn so với hầu hết các nước Đông Âu và chắc chắn không bằng so với các nước phát triển ở Phương Tây, nhưng vẫn ổn định và tốt hơn nhiều các nước đang phát triển, và Liên Xô đã từng trải qua nhiều giai đoạn gian khó hơn nhiều mà vẫn vượt qua được. Từ năm 1981 đến năm 1990, mức tăng trưởng GDP của Liên Xô, mặc dù có chậm lại, nhưng vẫn đạt 1,9% một năm, tốc độ này không chậm hơn so với nhiều nước phát triển cùng thời kỳ. Thâm hụt ngân sách vẫn ở dưới mức 9% GDP cho đến hết năm 1989, tỷ lệ mà hầu hết các nhà kinh tế cho là hoàn toàn có thể khắc phục được. Mức thu nhập của người dân Xô viết vẫn tiếp tục gia tăng trong 5 năm 1985-1990, ở mức độ trung bình trên 7% mỗi năm. Chi phí cho cuộc chiến ở Afganistan là khoảng 4 - 5 tỷ đôla (thời giá năm 1985), không đáng kể khi so với GDP của Liên Xô. Nguyên nhân cốt lõi của việc Liên Xô tan rã, theo Leon Aron, chính là từ trên xuống: những chính sách phá vỡ nguyên tắc Xô Viết, vừa liều lĩnh lại vừa bạc nhược của Gorbachev; sự chia rẽ nhân tâm được kích động bởi những bài viết của các nhà văn, nhà báo chống Nhà nước Liên Xô mà không bị ngăn chặn..
Sau này, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông phản đối sự tan rã của Liên Xô. Ông cho rằng lẽ ra Liên bang Xô Viết đã không bị sụp đổ, nếu như Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành cải cách đúng hướng và không "thả cửa" cho những tư tưởng phá hoại đất nước của giới báo chí biến chất cũng như các phần tử cơ hội trong nội bộ Đảng.. Mặc dù vậy, bản thân Putin không có ý định đưa mô hình Nhà nước Liên Xô quay trở lại nước Nga bởi nó không phù hợp với bối cảnh hiện nay "Bất cứ ai không cảm thấy tiếc nuối vì sự sụp đổ của Liên Xô là kẻ không có trái tim. Bất cứ ai muốn khôi phục nó thì là kẻ không có não". Khi nhận được câu hỏi về sự kiện nào trong lịch sử Nga mà ông muốn thay đổi nhất, Tổng thống Putin đáp ngắn gọn rằng: "Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết".
Hậu quả sau khi tan rã
Sau khi Liên Xô tan rã, lớp Đảng viên trung thành với chủ nghĩa cộng sản trong Đảng Cộng sản Liên Xô vừa căm phẫn cực độ, vừa bất lực. Tổng Tham mưu trưởng quân đội, Anh hùng Liên Xô, nguyên soái Sergei Fyodorovich Akhromeev đã tự sát bằng khẩu súng ngắn từng theo ông suốt cuộc đời. Trong bức thư tuyệt mệnh, ông để lại sự phẫn nộ và than thở: "Tất cả những gì tôi phấn đấu cho Đảng đều đã tiêu tan... Tôi không thể sống khi tổ quốc của tôi bị hủy hoại và mọi thứ mà tôi coi là ý nghĩa nhất trong cuộc đời mình bị phá hủy".
Ngược lại, bộ phận cựu Đảng viên chống chủ nghĩa cộng sản nay đã đạt được mục đích. Họ giành rất nhiều đặc quyền đặc lợi trong chính phủ mới: 75% số quan chức bên cạnh tân tổng thống, 57,1% cán bộ trong những chính đảng mới và 73,4% quan chức của chính phủ mới ở Nga là cựu Đảng viên. Họ lợi dụng sự hỗn loạn về thương mại hoá, thị trường hoá để trực tiếp chiếm đoạt tài sản nhà nước thành tài sản riêng.. Sau khi Liên Xô tan rã, theo "liệu pháp sốc" do người Mỹ tư vấn, chính phủ Nga tiến hành cưỡng chế tư hữu hóa trong lĩnh vực kinh tế. Hồi thập niên 1980, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikolai Ryzhkov khi thảo luận về kế hoạch chuyển đổi nền kinh tế Liên Xô sang cơ chế thị trường đã từng cảnh báo "Các đồng chí sẽ phá nát đất nước này mất, nước ta tuyệt đối chưa sẵn sàng (cho những bước đi như vậy)! Các đồng chí hãy tưởng tượng xem, ví dụ suốt cả cuộc đời tôi, có ai đó luôn bảo tôi cần phải làm cái gì và đột nhiên tất cả bỏ hết và nói: tự xoay xở lấy! Và để mà có thể tự xoay xở được, ít nhất cũng phải mất có 1 đến 2 năm mò mẫm! Chúng ta hãy thực hiện một giai đoạn chuyển đổi nào đó. Cụ thể là trước mắt giao cho các nhà máy 50% công việc bằng các đơn đặt hàng nhà nước, còn 50% còn lại các nhà máy tự tìm đơn đặt hàng. Ít nhất, họ cũng có cái gì để mà làm việc chứ.". Nền kinh tế - chính trị thời hậu Liên Xô hoàn toàn chưa chuẩn bị gì cho giai đoạn quá độ và "liệu pháp sốc" cuối cùng đem lại vô số hậu quả bi kịch: các công ty quốc doanh bị bán cho tư nhân với mức giá rất rẻ mạt (ví dụ như Zil, hãng sản xuất xe tải rất lớn với 100.000 công nhân, lại được bán với giá chỉ 16 triệu USD). Các trùm tài phiệt nhanh chóng thâu tóm nền kinh tế và lũng đoạn chính trường Nga. Kết quả rất nhanh là đưa đến một nền kinh tế tiêu điều và suy thoái nghiêm trọng. Đất nước nghèo đi nhanh chóng, hệ thống an sinh xã hội suy yếu, xã hội rơi vào hỗn loạn, phạm tội xảy ra tràn lan, phân hóa giàu nghèo tăng mạnh. Hàng chục vạn nhà khoa học và lao động có trình độ cao di cư sang phương Tây.
Theo tài liệu của Bộ Nội vụ Nga, lúc đó toàn quốc xuất hiện hơn 8.000 băng nhóm tội phạm có tổ chức cỡ lớn. Trong Thông điệp tình hình đất nước năm 1996, Boris Yeltsin thừa nhận: "Nước Nga hiện nay đã vượt Italia, trở thành vương quốc băng đảng mafia lớn nhất thế giới". Số vụ giết người tăng nhanh, từ 14.300 vụ (năm 1990) tăng lên 29.800 vụ vào năm 2001. Bình quân cứ 100.000 dân thì có 1000 người phạm tội, tỷ lệ này ở mức cao nhất thế giới. Nạn buôn người để phục vụ cho công nghiệp tình dục và các ngành công nghiệp khác phát triển tại nước Nga sau khi Liên Xô sụp đổ là điều chưa từng có dưới thời Xô Viết.
Từ năm 1991 đến năm 1999, tổng giá trị sản xuất trong nước (GDP) của Nga giảm xuống 52% so năm 1990 (trong khi đó vào thời kỳ chiến tranh từ năm 1941 đến năm 1945 chỉ giảm 22%). Theo Ngân hàng Thế giới, GDP danh nghĩa bình quân đầu người của Nga đã giảm từ 3.429 USD/người năm 1989 xuống còn 1.331 USD/người vào năm 1999, nghĩa là chỉ còn 38,8% so với khi Liên Xô còn tồn tại. Mức suy thoái của Nga trong giai đoạn này thậm chí còn dài hơn và lớn hơn so với mức suy thoái của Mỹ trong thời kỳ Đại khủng hoảng (kéo dài 4 năm và chỉ sụt giảm ở mức 27%). Sản xuất công nghiệp giảm 64,5%, sản xuất nông nghiệp giảm 60,4%. Vật giá tăng cao hơn 5.000 lần.
Số nhân công kỹ thuật ở Nga đã giảm từ 2,5 triệu xuống còn 800.000 trong giai đoạn 1991-2001, rất nhiều nhân tài khoa học đã bỏ ra nước ngoài. Chảy máu chất xám rất nặng nề, nghiên cứu khoa học kỹ thuật cũng bị đình trệ
Hệ thống y tế miễn phí và rộng khắp của Liên Xô bị hủy bỏ, hàng loạt bệnh viện công bị tư hữu hóa. Viện phí theo đó tăng chóng mặt, nhiều người dân không có đủ tiền đi chữa bệnh (điều chưa từng xảy ra dưới thời Liên Xô), tỷ lệ tử vong do bệnh tật cũng tăng lên. Từ năm 1992 trở đi, dân số nước Nga luôn có xu thế giảm. Tuổi thọ bình quân của người Nga năm 1990 là 69,2 tuổi, đến năm 2001 sụt còn 65,3 tuổi. Thậm chí, tuổi thọ bình quân của nam giới ở một số vùng giảm xuống chỉ còn 50 tuổi. Dân số Nga đã giảm từ 147 triệu (1990) xuống còn 145 triệu vào năm 2002
Dưới thể chế đa đảng, hệ thống nhà nước yếu ớt và việc thiếu vắng một lý tưởng đoàn kết xã hội, tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở các nước cộng hòa cũ thuộc Liên Xô đã không ngừng dâng cao, khuynh hướng ly khai, dân tộc hẹp hòi ngày càng trở nên trầm trọng. Thập niên 1990, hàng loạt các cuộc chiến tranh ly khai nổ ra tại các nước thành viên thuộc Liên Xô cũ, khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng.
Quan niệm đạo đức - tinh thần trong xã hội cũng trở nên hỗn loạn, luân lý xã hội và năng lực phân định đúng - sai biến mất, nền tảng đạo đức khủng hoảng toàn diện. Các giá trị đạo đức cũ mất hiệu lực, bị thực tế cuộc sống phủ định trong khi các giá trị đạo đức mới chưa hình thành. Một số phương tiện truyền thông tư nhân chỉ biết tập trung truyền bá các giá trị quan phương Tây, thực chất là khuyến khích người dân khéo léo vơ vét và theo đuổi lợi ích cá nhân, đặt đồng tiền lên trên hết, từ đó mất đi phẩm chất chính trực, yêu lao động vốn có của người dân Xô Viết.
Tại Nga và các nước Đông Âu, tầm ảnh hưởng của các Đảng cộng sản xuống thấp. Trong cuộc bầu cử Duma Quốc gia Nga năm 2016, Đảng Cộng sản Nga đạt được 13.4% tổng số phiếu bầu, qua đó giành được 42 ghế, đứng thứ 2 toàn quốc nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Đảng nước Nga thống nhất.
Sự sụp đổ của Liên Xô sau này được tổng thống Nga Putin gọi là "thảm họa địa chính trị tồi tệ nhất thế kỷ XX. Đối với nước Nga, nó đã trở thành một bi kịch thực sự. Hàng triệu công dân và những người yêu nước của chúng ta bỗng nhiên thấy họ đang sống bên ngoài lãnh thổ Nga.". Ông cho rằng "Hậu quả sụp đổ còn tồi tệ hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ và những gì họ có thể nghi ngờ ngay cả trong những giấc mơ tồi tệ nhất của mình". Cựu Thủ tướng Nga Evgeny Primakov cho rằng: "Cái giá của sự sụp đổ Liên Xô là rất khủng khiếp, nền kinh tế Nga tổn thất còn nhiều hơn Chiến tranh thế giới thứ hai. Sẽ là điên rồ nếu nói rằng đất nước này được hưởng lợi từ những năm 1990."
Đảng Cộng sản Liên Xô biến mất, Liên Xô tan rã đã mang lại hậu quả tai hại cho nhân dân Liên Xô. Rất nhiều học giả Nga cũng rút ra kết luận rằng, Liên Xô tan rã làm cho phát triển kinh tế - xã hội tại Nga thụt lùi mấy chục năm. Viện sỹ khoa học xã hội Dobrinkov nhận xét vào năm 2003 rằng: "Trên thực tế, cái gọi là cải tổ khiến kinh tế nước Nga thụt lùi 20-30 năm, một số tổn thất tinh thần thì không thể nào đo đếm được" Ngay cả nhà văn chống Xô viết là Maksimov, trước khi qua đời vào năm 1994 cũng cảm thấy ân hận về việc xóa bỏ Liên Xô: "Tôi chưa bao giờ nghĩ mình lại cảm thấy đau lòng như vậy... Tổ quốc của mình bị giày xéo thành như vậy, cứ như giương mắt mà nhìn mẹ mình bị hãm hiếp vậy. Không còn gì đau lòng hơn thế". Cựu Tổng thống Ukraina Leonid Kravchuk, một trong ba nhân vật hàng đầu tham gia ký kết hiệp định giải thể Liên Xô sau này đã nói: "Nếu như năm 1991, tôi biết được đất nước sẽ phát triển đến như cục diện như ngày hôm nay thì khi đó tôi đã nhất quyết chặt đứt cánh tay mình chứ không ký vào Hiệp định đó.
Phải đến khi Tổng thống Nga Vladimir Putin (một cựu sỹ quan tình báo Liên Xô) lên nắm quyền năm 2000, nước Nga mới dần khôi phục, đến năm 2005 thì GDP đầu người của Nga cuối cùng cũng đã trở lại mức của năm 1990. Nếu tính GDP đầu người của Nga theo sức mua của năm 2010 thì đến năm 2007, GDP đầu người của Nga đã về lại mức năm 1989 và sau đó tiếp tục tăng trưởng. Tới năm 2010, người Nga đã đạt mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn dưới thời Liên Xô. Số người ủng hộ việc khôi phục Nhà nước Liên Xô với hệ thống chính trị giữ nguyên như trước kia đã giảm dần, theo một khảo sát năm 2016 chỉ có 12% số người được hỏi ủng hộ việc khôi phục nguyên trạng nhà nước Liên Xô, tuy nhiên 46% ủng hộ việc đoàn kết các nước cộng hòa Xô viết cũ trong một liên minh mới tương tự như Liên minh châu Âu..
Theo cuộc khảo sát của Sputnik Mneniya tại 9 nước trong số 11 quốc gia thuộc Liên Xô cũ vào năm 2016, phần lớn cư dân trên 35 tuổi (những người đã trải qua cuộc sống dưới thời Liên Xô) cho rằng cuộc sống ở Liên Xô tốt hơn so với thời kỳ sau khi đất nước tan rã. Ở Nga, 64% số người đã trải qua thời kỳ Liên Xô đánh giá rằng chất lượng cuộc sống thời đó cao hơn. Ở Ukraina, đồng ý với tuyên bố này có 60% số người trả lời, còn tỷ lệ cao nhất là ở Armenia (71%) và Azerbaijan (69%) Trong một cuộc thăm dò do Trung tâm Levada tổ chức vào tháng 4/2016, 56% người được hỏi cho biết họ mong muốn Liên Xô vẫn tồn tại. Một điều tra của Trung tâm Công luận Toàn Nga (VTsIOM) cho thấy 64% người Nga sẽ bỏ phiếu cho việc gìn giữ Liên Xô nếu như tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1991. Trong cuộc khảo sát của Trung tâm Levada năm 2016, 53% số người được hỏi nuối tiếc vì sự sụp đổ của hệ thống kinh tế kế hoạch hóa, 43% nuối tiếc cảm giác được sống trong một siêu cường.
Khảo sát của hai cơ quan điều tra dư luận ở Nga cho thấy: đa số người dân Liên Xô cũng không muốn đất nước Liên Xô tan rã. Cuối năm 2005, kết quả một cuộc điều tra dư luận của hai cơ quan độc lập nổi tiếng ở Nga cho thấy: 66% người Nga ngày nay cảm thấy nuối tiếc cho sự sụp đổ của Liên Xô; 76% số người cho rằng Liên Xô có rất nhiều điểm đáng để tự hào. 72% và 80% số người được hỏi lần lượt cho rằng Gorbachev và Yeltsin đã đẩy đất nước vào con đường sai lầm; chỉ có 1% số người được hỏi mong muốn sống dưới thời Yeltsin., 60% người Nga tin rằng: sự sụp đổ của Liên Xô gây nhiều tác hại nhiều hơn là lợi ích. Trong cơn đại hồng thủy đó, nhiều nước cộng hòa hậu Xô viết đã rơi vào bạo lực sắc tộc sau khi có được độc lập, khiến cả trăm ngàn người thiệt mạng.
Một cuộc thăm dò đã được tiến hành trong năm 2016 cho thấy có 35% người Ukraina nuối tiếc về sự sụp đổ của Liên Xô, 50% không nuối tiếc và 15% thấy phân vân. Trong số này, người miền Đông Ukraina (đa số là người gốc Nga) có tỷ lệ tiếc nuối cao gấp đôi so với người miền Tây (muốn Ukraina gia nhập EU và NATO). Những người già từng sống trong thời kỳ đó, hoặc người đang thất nghiệp có tỷ lệ tiếc nuối cao hơn.
Năm 1991, Tổng thống Hoa Kỳ George H.W. Bush đã bày tỏ cảm xúc sung sướng của mình nhân sự kiện Liên Xô sụp đổ: "Sự kiện vĩ đại nhất từng diễn ra trên thế giới trong suốt cuộc đời của tôi, trong toàn bộ cuộc đời của mỗi chúng ta, chính là sự kiện này đây: Nhờ vào ân sủng của Thiên Chúa, nước Mỹ đã chiến thắng cuộc Chiến tranh Lạnh" . Với việc Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất còn tồn tại trên thế giới.
Theo sử gia Geoffrey Roberts, trên bình diện thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô khiến phương Tây không còn một đối trọng đủ mạnh mẽ, thế giới ngày nay vẫn còn xa mới có thể gọi là an toàn. Theo tiến sĩ Marcus Papadopoulos, một chuyên gia về Nga, việc Liên Xô sụp đổ khiến cho sự can thiệp của Mỹ và phương Tây vào công việc nội bộ của các nước tăng mạnh, với các vi phạm luật pháp quốc tế ở mức độ chưa từng thấy. Nếu Liên Xô còn tồn tại thì những cuộc chiến tranh của phương Tây tấn công Nam Tư, Iraq, Libya, Syria... sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố và Hồi giáo cực đoan sẽ không bao giờ xảy ra.
Chính trị
Lập pháp
Liên Xô là quốc gia theo mô hình xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, mô hình chính trị của nhà nước Liên Xô là hình mẫu chung cho các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác.
Khác với đa số các nhà nước cộng hòa khác trên thế giới theo nguyên tắc tam quyền phân lập, hệ thống chính trị Xô viết theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng Cộng sản lãnh đạo tối cao và toàn diện mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa (điều 6 Hiến pháp Liên Xô). "Cơ quan quyền lực cao nhất" của Liên Xô là Xô viết Tối cao Liên Xô (Верховный Совет), có cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và trực tiếp đảm nhiệm chức năng lập pháp. Cơ quan thường trực của Xô viết Tối cao là Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô. Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa, nhưng Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản mới là nhân vật số một. (Từ năm 1988 "cơ quan quyền lực cao nhất" là Đại hội Đại biểu Nhân dân, cơ quan thường trực của nó là Xô viết Tối cao). Ở các cấp địa phương "cơ quan quyền lực cao nhất" là Xô viết địa phương do nhân dân bầu.
Tư pháp
Xô viết Tối cao bầu ra Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) và phê chuẩn thành phần Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) là cơ quan chấp hành của nó, đảm nhiệm chức năng hành pháp ở trung ương. Tương tự, Xô viết địa phương bầu ra Ủy ban hành chính (Испольнительный коммитет, viết tắt là Исполком - Ispolkom) để đảm nhiệm chức năng hành pháp ở địa phương.
Xô viết Tối cao cũng bầu Chánh án Tòa án Tối cao đứng đầu cơ quan tư pháp trung ương là Toà án Tối cao. Xô viết địa phương bầu chánh án toà án các cấp địa phương.
Hiến pháp Liên Xô cũng quy định về các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp, tự do tín ngưỡng... như các nhà nước hiện đại khác trên thế giới.
Nhưng về thực chất đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị của Liên Xô là sự bao trùm của Đảng Cộng sản lên hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Liên Xô (Коммунистическая партия Советского Союза - КПСС) là cơ quan lãnh đạo theo hiến pháp quy định, không do dân bầu. Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, Liên Xô áp dụng hệ thống nhân sự theo "Nomenclatura" nghĩa là hệ thống cơ cấu cán bộ theo sự chỉ định của Đảng: ở mỗi cấp chính quyền hành chính, Xô viết hoặc tư pháp thì luôn song hành với đảng ủy (Parkom - Партийный коммитет viết tắt là Парком). Các đảng viên lãnh đạo đảng ủy (hay Parkom) luôn nắm các vị trí chi phối của các Xô viết theo một tỷ lệ đảm bảo sự lãnh đạo: ứng cử viên vào các Xô viết đều phải được sự đề cử của các Parkom và các liên danh ứng cử của đảng viên và người ngoài đảng bao giờ cũng có một tỷ lệ áp đảo của đảng viên. Đối với cơ quan hành pháp cũng vậy các chức vụ lãnh đạo của các Ispolkom là từ các Parkom, thường thì các phó bí thư đảng ủy là chủ tịch các uỷ ban hành chính (Ispolkom). Các Xô viết và các Ủy ban hành chính các cấp phải chấp hành các chỉ thị của cấp trên theo ngành dọc của mình và các chỉ thị, nghị quyết của Ủy ban đảng đồng cấp của địa phương mình và thường các chỉ đạo này là nhất quán với nhau. Ở cấp các nước Cộng hòa và cấp Liên bang cũng vậy: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Xô viết tối cao, Chánh án Toà án tối cao thường là các Ủy viên Bộ chính trị của Đảng, đôi khi Tổng bí thư kiêm luôn Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao (như Brezhnev) hoặc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (như Khrushchov). Các Bộ trưởng thường là Ủy viên Bộ chính trị hoặc Trung ương Đảng. Khi họp Chính phủ hoặc Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao thì thực tế là họp Bộ Chính trị mở rộng. Nhân sự các nhiệm kỳ của các cơ quan chính trị, nhà nước trùng với nhân sự của đại hội Đảng, khi một cá nhân thôi chức tại Parkom thì họ cũng thôi nhiệm vụ tại Xô viết hoặc Ispolkom... Tại Liên Xô chỉ đạo của Đảng là trực tiếp: Đảng ủy có thể đưa ra các chỉ đạo thẳng đến các Xô viết và các Ủy ban hành chính chứ không cần thiết phải biến các nghị quyết đảng đó thành các văn bản của các cơ quan này nữa.
Hệ thống chính trị như vậy của nhà nước Liên Xô làm xã hội Xô viết mang đặc tính tập trung quyền lực rất lớn của Đảng. Có lúc nào đó đặc tính này có thể mang lại tác dụng tốt, đảm bảo sự lãnh đạo và thực hiện nhanh chóng, nhất quán về một chính sách mà không bị cuốn vào những tranh cãi mất thời gian, nhưng đồng thời các cấp ủy gần như không bị nhân dân kiểm soát mà chỉ phải chịu sự giám sát từ hệ thống kiểm tra trong nội bộ đảng, nếu hệ thống giám sát mà bị buông lỏng thì dễ dẫn đến hiện tượng lạm dụng quyền lực của các cấp ủy, hiện tượng vi phạm các quyền tự do của công dân được hiến pháp quy định, cũng như các tiêu cực khác ví dụ tình trạng không quy được trách nhiệm cá nhân... Trong giai đoạn sau của Liên Xô, hệ thống giám sát bắt đầu bị buông lỏng vào thời Khruschov, và phát tác vào thời kỳ được gọi là "thời kỳ trì trệ" thập niên 1980.
Để hạn chế các khiếm khuyết của hệ thống chính trị một đảng lãnh đạo tập quyền tập trung như vậy, năm 1985 Tổng bí thư Gorbachov đã tiến hành cải cách chính trị. Cuộc cải cách chính trị của Gorbachov có mục đích giảm bớt sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ cấu nhà nước và xã hội, cho phép thành lập hàng loạt các tổ chức hội đoàn, xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ... nhưng chính sách này là phản tác dụng, gây ra khủng hoảng chính trị và dẫn đến sự tan rã của Liên Xô.
Danh sách lãnh đạo
Kinh tế
Mô hình hệ thống kinh tế Liên Xô cơ bản là kinh tế nhà nước, là nền kinh tế phi cạnh tranh, không định hướng theo thị trường, chịu sự lãnh đạo của Đảng và tập trung hóa, kế hoạch hóa cao độ cả ở cấp vi mô và vĩ mô. Đây cũng là mô hình kinh tế chung của các Quốc gia xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế nhà nước tập trung: Tuy trong nền kinh tế Xô viết còn có thành phần kinh tế tập thể trong nông nghiệp là các nông trang tập thể (Kolkhoz – Коллективное хозяйство, viết tắt là Колхоз), nhưng tỷ trọng áp đảo trong kinh tế là thành phần nhà nước với các nhà máy xí nghiệp trong công nghiệp và nông trường quốc doanh Sovkhoz (Советское хозяйство, viết tắt là Совхоз) trong nông nghiệp, đây là nền kinh tế nhà nước, tập trung điển hình nhất.
Đảng lãnh đạo toàn bộ nền kinh tế: Các định hướng dài hạn của nền kinh tế đất nước và địa phương được thông qua tại Đại hội Đảng các cấp và các cấp ủy Đảng chỉ đạo trực tiếp việc thi hành chính sách kinh tế và giải quyết các khúc mắc trong quá trình kinh tế.
Kế hoạch hóa cao độ: Đại hội Đảng xác định các nhiệm vụ ưu tiên của nền kinh tế và phác thảo ra các chỉ tiêu kinh tế quan trọng của một thời kỳ dài thường là 5 năm và định hướng dài 10 năm, đó là cơ sở để kế hoạch hóa. Sau đó Gosplan Liên Xô (Cơ quan kế hoạch nhà nước – Госплан) sẽ lập ra kế hoạch cho các kế hoạch năm năm, đôi khi có kế hoạch bảy năm với các chỉ số kinh tế cụ thể cho thời hạn 5 năm và từng năm cụ thể. Các kế hoạch của Gosplan sẽ được chuyển giao cho các Bộ kinh tế. Bộ sẽ lập kế hoạch chi tiết cho ngành mình và giao các chỉ tiêu kinh tế cho các doanh nghiệp dưới sự chủ quản của bộ. Các doanh nghiệp trên cơ sở kế hoạch được giao sẽ tính toán các nguồn lực và có thể đệ trình kế hoạch sản xuất lên các cơ quan chủ quản để đề nghị hiệu chỉnh. Một khi kế hoạch được thông qua đó sẽ là pháp lệnh nhà nước. Để đảm bảo tài chính cho các kế hoạch sản xuất các doanh nghiệp sẽ nhận được tiền theo kế hoạch từ Gosbank (Ngân hàng nhà nước – Госбанк) và nhận nhiên, nguyên vật liệu và các sản phẩm trung gian theo kế hoạch từ Gossnab (Cung ứng nhà nước – Госснабжение). Việc lập kế hoạch được thực hiện rất chi tiết: thậm chí Gosplan quy định đến cả giá bán buôn và bán lẻ của các loại sản phẩm, như vậy sẽ rất phức tạp, Gosplan của Liên Xô thực sự là một cơ quan ngang bộ với chức năng đặc biệt của chính phủ Liên Xô thường do một Ủy viên Bộ chính trị - Phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng phụ trách kinh tế chỉ đạo với đội ngũ đông đảo các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý kế hoạch. Vì những lý do trên nền kinh tế của Liên Xô là nền kinh tế phi cạnh tranh và phi thị trường.
Những đặc điểm tập trung hóa, kế hoạch hóa cao độ dưới sự lãnh đạo của Đảng như vậy có tác dụng dễ dàng tập trung được nguồn lực quốc gia cho các mục tiêu trọng điểm, những ưu tiên của đất nước ví dụ điển hình như quá trình Công nghiệp hóa những năm 1930 đã thành công bất kể các căng thẳng của nền kinh tế, cũng như các dự án công nghiệp quốc phòng và các dự án khoa học lớn khác của Liên Xô sau này. Kinh tế có kế hoạch và tách xa thị trường nên kinh tế Liên Xô tránh được lạm phát, tránh được các khủng hoảng và các rủi ro của thị trường như trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giá cả có khi được duy trì cố định trong vài chục năm.
Nhưng về sau, thì kinh tế Liên Xô thường không gắn liền với hiệu quả kinh tế nên thường gây lãng phí rất lớn: kinh tế phát triển nhanh nhờ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng năng suất lao động tăng không tương xứng. Việc lập kế hoạch chi tiết vẫn không thể nào sát được với thực tế cuộc sống, không thể tính được hết các yếu tố cung cầu, mức giá làm cho cung cân bằng với cầu. Các kế hoạch kinh tế không thể phân phối và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả nhất, các chỉ tiêu phát triển được duy trì cao nhưng mức sống của người dân tăng ngày càng chậm lại.
Nền kinh tế không linh hoạt: một doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sẽ ảnh hưởng lây lan, do đó kế hoạch được coi như pháp lệnh nhà nước và có tính bắt buộc rất cao. Vì kế hoạch hóa mang nhiều tính mệnh lệnh quan liêu và không sát nhu cầu xã hội khiến hàng hóa Liên Xô có chất lượng và tính cạnh tranh ngày càng thấp so với nước ngoài. Giá cả cố định trong một thời gian khá dài cộng với thu nhập tăng đều, điều này là có lợi cho đời sống của các tầng lớp dân cư, sức mua của người dân tăng cao, nhưng ngược lại sức mua tăng mà sản lượng và chất lượng hàng tiêu dùng không tăng kịp theo yêu cầu của xã hội nên gây nên nạn khan hiếm hàng hóa, tạo "văn hóa xếp hàng" ở mọi nơi, gây bức xúc trong dân chúng nhất là dân thành thị.
Lợi ích doanh nghiệp và người lao động phụ thuộc vào việc hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao mà ít có áp lực cạnh tranh (ở Liên Xô cạnh tranh chỉ dưới hình thức thi đua Xã hội chủ nghĩa). Từ những năm 1960, khi thị hiếu của người dân nâng cao, việc thi đua vượt chỉ tiêu tạo nên một số loại hàng hóa dư thừa lớn trong xã hội, nhưng một số loại hàng hóa khác thì lại bị thiếu do chính phủ không đầu tư sản xuất. Kết quả là một số loại hàng hóa thì thừa nhiều, một số khác thì lại thiếu gây mất cân đối trong nền kinh tế. Hàng hóa dư thừa cũng ít khi được Liên Xô xuất khẩu để kiếm lợi nhuận, mà nhiều khi được viện trợ cho các nước nghèo ở châu Á, châu Phi dưới hình thức viện trợ không hoàn lại.
Việc không có cạnh tranh và sản xuất theo kế hoạch đồng thời thiếu những biện pháp khuyến khích tăng năng suất làm cho người lao động mất động lực dẫn đến sự sa sút kỷ luật và sự hăng hái lao động, làm nảy sinh thói bàng quan, vô trách nhiệm. Vào những năm Stalin và trong chiến tranh, người lao động làm việc dưới ảnh hưởng của tinh thần yêu nước và kỷ luật sắt, chính sách công nghiệp hóa có hiệu quả cao nên không có sự sa sút, nhưng về sau vì kém động lực kinh tế nên chiều hướng làm biếng dần trở nên phổ biến trong tâm lý người lao động. Đồng thời cách trả lương lao động mang tính bình quân chủ nghĩa không khuyến khích tính năng động và làm bất mãn những người muốn làm giàu. Để khuyến khích người lao động, từ những năm cuối thập kỷ 1970 Liên Xô cho áp dụng khoán sản phẩm trong các xí nghiệp công nghiệp ở phạm vi tổ đội lao động (Бригадный подряд) nhưng kết quả chỉ thành công hạn chế và không gây được động lực lớn.
Tác giả Gregory ở Viện Hoover, trong một bài luận năm 2018, tóm tắt các điểm yếu của nền kinh tế Liên Xô gồm: điểm yếu lớn nhất là lập kế hoạch dựa trên cân đối nguyên vật liệu, và ở mức độ nhẹ hơn là ràng buộc ngân sách mềm. Liên Xô chỉ lập kế hoạch chi tiết đến từng giao dịch cho một số sản phẩm chiến lược, còn các sản phẩm khác chỉ được lập kế hoạch ở mức độ tổng sản lượng. Tất cả mọi kế hoạch đều chỉ là dự thảo, có thể được điều chỉnh bất cứ lúc nào. Việc áp dụng công nghệ mới hoặc làm giảm chi phí sản xuất không được đưa vào kế hoạch. Cơ quan lập kế hoạch không thể cân đối cung cầu bằng cách nâng hoặc hạ giá, vì vậy họ cân đối cung cầu bằng cách so sánh những vật liệu nào đang có sẵn với những vật liệu cần có - gọi là cân đối nguyên vật liệu. Năm 1938 chỉ có 379 sự cân đối nguyên vật liệu ở trung ương được chuẩn bị cho một nền kinh tế có hàng triệu mặt hàng. Những sự cân đối này lại dựa trên những thông tin sai lệch. Các nhà sản xuất phải vận động để được phân bổ những mục tiêu thấp, che giấu năng lực sản xuất thật của họ. Những người sử dụng sản phẩm công nghiệp trong phép cân đối, ngược lại, lại khai vống lên những gì họ cần, để bảo đảm việc hoàn thành kế hoạch của riêng họ. Kế hoạch của mỗi năm là kế hoạch của năm trước đó cộng thêm một số điều chỉnh nhỏ. Việc này được áp dụng đến thập niên 1980, làm cho nền kinh tế giảm động lực tạo ra sản phẩm mới và áp dụng công nghệ mới bởi vì chúng đòi hỏi phải thiết kế lại hệ thống các cân đối. Janos Kornai, trong một nghiên cứu năm 1986, chỉ ra ràng buộc ngân sách mềm - xảy ra khi tương quan thu bù chi của doanh nghiệp không được tôn trọng - là một nguyên nhân khác làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp thua lỗ không được phép phá sản, vì sẽ làm ảnh hưởng dây chuyền tới toàn bộ kế hoạch, do đó ngân hàng trung ương đã thường xuyên phát hành tiền để cứu chúng.
Những điểm yếu này tác động nhiều vào nông nghiệp Xô viết khiến nó trở nên già cỗi, nông nghiệp và nông thôn chậm hiện đại hóa, khoảng cách thành thị – nông thôn ngày càng lớn, thanh niên nông thôn dồn hết vào thành phố, sản xuất nông nghiệp sa sút. Đến giữa những năm 1980 nông nghiệp và nông thôn đã là một vấn đề mất cân đối của kinh tế Xô viết. Tuy tổng sản lượng nông nghiệp Liên Xô vẫn đứng đầu châu Âu, nhưng một số sản phẩm nông nghiệp lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đảng và chính phủ Liên Xô đã có những cố gắng đầu tư cho nông nghiệp trong những năm 1970 – 1980 bằng các dự án thành lập các tổ hợp nông – công nghiệp nhưng vì chưa đánh giá hết những nguyên nhân gốc rễ và cách tiếp cận cũng mang tính quan liêu mệnh lệnh nên chương trình nhiều tham vọng này cũng không thành công.
Đến giữa những năm 1980, nền kinh tế Xô viết đã bộc lộ những điểm yếu rất lớn. Tuy vẫn duy trì được vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (chỉ kém Mỹ) với GDP đạt 2,66 nghìn tỷ USD (năm 1990), có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhưng nền kinh tế Liên Xô đã bị lạc hậu hơn so với các nước kinh tế thị trường phát triển nhất như Mỹ, Nhật, Đức. Vào năm 1987, hàng tiêu dùng chỉ chiếm 24% sản lượng hàng hóa ở Liên Xô, phần còn lại là dành cho đầu tư công nghiệp và nhu cầu quốc phòng. Trong nền kinh tế tích tụ rất nhiều mâu thuẫn ảnh hưởng lớn lên xã hội và đó là nguyên nhân để Tổng bí thư Gorbachov tiến hành cải cách cải tổ (perestroika), tuy nhiên cải cách chỉ tập trung vào cơ cấu chính trị trong khi không quan tâm đến cải cách mô hình kinh tế nên đã thất bại và Liên Xô sụp đổ.
Các quốc gia thành viên của Hội đồng Tương trợ Kinh tế:
– tháng 1 năm 1949
– tháng 1 năm 1949
– tháng 1 năm 1949
– tháng 1 năm 1949
– tháng 1 năm 1949
– tháng 1 năm 1949
– tháng 2 năm 1949
– 1950
Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ– 1962
– 1972
– 1978
Ngoài ra còn một số quan sát viên.
Hội đồng Tương trợ Kinh tế còn ký hiệp định với một số nước như:
Nhân khẩu
Dân số
Đế quốc Nga bị mất vùng lãnh thổ với khoảng 30 triệu người sau khi Cách mạng Nga (Ba Lan: 18 triệu; Phần Lan: 3 triệu; România: 3 triệu; Các nước Baltic khẳng định 5 triệu và Kars đến Thổ Nhĩ Kỳ 400 nghìn người). Theo Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Liên Xô đã chịu 26,6 triệu thương vong trong chiến tranh thế giới thứ hai, bao gồm sự gia tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là 1,3 triệu. Tổng thiệt hại chiến tranh bao gồm các vùng lãnh thổ do Liên Xô sáp nhập năm 1939-1945.
Mặc dù tốc độ tăng dân số giảm theo thời gian, nhưng nó vẫn tích cực trong suốt lịch sử của Liên Xô ở tất cả các nước cộng hòa, và dân số tăng lên hơn 2 triệu mỗi năm trừ thời kỳ chiến tranh, tập thể hoá và nạn đói.
Sắc tộc
Theo điều tra dân số năm 1989 l, dân số Liên Xô bao gồm 70% Đông Slav, 12% Thổ Nhĩ Kỳ và phần còn lại là cư dân thiểu số với tỷ lệ dưới 10% mỗi người. Mặc dù phần lớn dân số Liên Xô chấp nhận chủ nghĩa vô thần 60%, nhưng có đến 20% tôn giáo Chính thống giáo Nga, 15% theo Hồi giáo, và còn lại là các tôn giáo khác.
Ngôn ngữ
Liên Xô đang thịnh hành trong các lĩnh vực châu Âu của Nhóm ngôn ngữ Đông Slav (tiếng Nga, tiếng Belarus và tiếng Ukraina), trong Nhóm ngôn ngữ gốc Balt là tiếng Litva và tiếng Latvia và tiếng Phần Lan, tiếng Estonia và tiếng Moldova (một ngôn ngữ thuộc Nhóm ngôn ngữ Rôman) đã được sử dụng ngoài sang tiếng Nga. Ở vùng Kavkaz, ngoài tiếng Nga, còn có tiếng Armenia, tiếng Azerbaijan và tiếng Gruzia. Ở phía Nga, có một số nhóm thiểu số nói Ngữ hệ Ural khác nhau; hầu hết các ngôn ngữ ở Trung Á là Ngữ chi Iran mà bởi tiếng Tajik trừ là Ngữ hệ Turk.
Mặc dù Liên Xô không có ngôn ngữ chính thức là "de jure" trong phần lớn lịch sử của nó trước năm 1990 và tiếng Nga ngôn ngữ giao tiếp giữa các quốc gia () theo quy định tuy nhiên, trên de facto đã trở thành ngôn ngữ chính thức. Đối với vai trò và ảnh hưởng của nó tại Liên Xô.
Tôn giáo
Liên Xô có nhiều tôn giáo khác nhau như Chính thống giáo (có số lượng tín đồ lớn nhất), Công giáo, Báp-tít và nhiều giáo phái Tin lành khác. Phần lớn Hồi giáo ở Liên Xô là Sunni, ngoại trừ đáng chú ý là Azerbaijan, phần lớn là người Shia. Do Thái giáo cũng có nhiều tín đồ. Các tôn giáo khác, được thực hành bởi một số ít tín đồ, bao gồm Phật giáo và Shaman giáo.
Chương trình vũ trụ
Mở đầu
Vào tháng 8 năm 1957, Liên Xô đã thực hiện thử nghiệm thành công đầu tiên đối với R-7 Semyorka, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICB) đầu tiên trên thế giới. R-7 là đỉnh cao của nghiên cứu và phát triển dựa trên tên lửa V-2 của Đức Quốc xã, đã được phóng vào các quốc gia Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiếc đầu tiên trong số này, tên lửa R-1, là một bản sao của chiếc V-2, do các tù nhân Đức chế tạo dưới sự hướng dẫn của Sergey Korolyov. Korolyov là một kỹ sư tên lửa, người đã sớm cải tiến thiết kế ban đầu của Đức. R-2 có thể bay xa gấp đôi so với R-1 và vào thời R-7, tên lửa đã có tầm bắn gần như toàn cầu, khiến chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho một phương tiện phóng vào không gian. Cuộc chạy đua vào không gian đã bắt đầu.
Tiến xa hơn, đưa con người ra ngoài vũ trụ
Chỉ hai tháng sau khi Semyorka được thử nghiệm, Korolyov đã thành công trong việc đưa vật thể nhân tạo đầu tiên lên quỹ đạo quanh Trái đất. Vệ tinh này được gọi là Sputnik. Sau đó một tháng là Sputnik 2 mang theo động vật du hành vũ trụ đầu tiên, chú chó Laika. Vụ phóng của chúng là một thành công lớn về mặt tuyên truyền đối với Hoa Kỳ và ngay sau đó Korolyov được giao nhiệm vụ xây dựng dựa trên những thành tựu của Liên Xô trong không gian.
Việc lập kế hoạch cho một sứ mệnh có người lái bắt đầu vào năm 1958 và kết quả là chương trình Vostok, chạy từ năm 1960 đến năm 1963. Chương trình đã thành công rực rỡ và vào tháng 4 năm 1961, Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên lên quỹ đạo Trái đất trên tàu Vostok 1, ông đã bay một vòng quanh Trái đất và hạ cánh thành công xuống thảo nguyên Kazakhstan. Ông đã tham gia cùng 5 nhà du hành vũ trụ đồng hành trong vòng 2 năm tới, bao gồm cả Valentina Tereshkova, người phụ nữ đầu tiên lên vũ trụ. Chương trình Vostok được nối tiếp bởi chương trình Voskhod, chương trình đã chứng kiến Liên Xô đạt được những cột mốc quan trọng hơn. Điều quan trọng nhất trong số này là do phi hành đoàn của Voskhod 2 đạt được, khi Aleksei Leonov thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên vào ngày 18 tháng 3 năm 1965.
Chạy đua với Hoa Kỳ
Mục tiêu tiếp theo của Korolyov là cố gắng hạ cánh một người đàn ông lên mặt trăng trước Hoa Kỳ. Để đạt được mục tiêu này, ông đã thiết kế tên lửa N1 cùng với các nhân viên tại phòng thiết kế OKB-1 của mình, cũng như làm việc trên thiết kế cho tàu vũ trụ có người lái Soyuz. Sau đó, vào tháng 1 năm 1966, Korolyov qua đời vì một cơn đau tim trong một cuộc phẫu thuật thường lệ. Chỉ đến thời điểm này, thế giới mới biết được danh tính của thiết kế trưởng người Nga. Danh tính của ông đã được giữ bí mật trong suốt những năm 1950 và 1960, nhưng giờ đây ông đã được chôn cất với danh dự nhà nước tại nghĩa trang điện Kremli.
Trách nhiệm hạ cánh một người lên mặt trăng giờ được giao cho chỉ huy thứ hai của Korolyov, Vasily Mishin, người đã phê duyệt vụ phóng Soyuz 1 vào năm 1967. Con tàu vũ trụ gặp sự cố, giết chết nhà du hành vũ trụ Vladimir Komarov. Các vấn đề khác đã xảy ra khi mỗi chuyến bay thử nghiệm N1 không người lái đều phát nổ. Những bước lùi này đã chứng kiến Mỹ vượt lên trước Liên Xô trong cuộc chạy đua không gian và vào ngày 21 tháng 7 năm 1969, Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã hạ cánh thành công lên mặt trăng. Mặc dù các kế hoạch cho một sứ mệnh của Nga vẫn tiếp tục kéo dài đến những năm 1970, chương trình này cuối cùng đã bị hủy bỏ vào năm 1974.
Xây dựng trạm vũ trụ Hòa Bình
Trạm vũ trụ thành công nhất do Liên Xô xây dựng đã bay từ năm 1986 đến năm 2001. Nó được gọi là Mir (có nghĩa là "hòa bình") và được lắp ráp trên quỹ đạo. Nó đã tổ chức một số thành viên phi hành đoàn từ Liên Xô và các nước khác trong một buổi biểu diễn hợp tác không gian. Ý tưởng là giữ một tiền đồn nghiên cứu lâu dài trong quỹ đạo Trái đất thấp và nó tồn tại nhiều năm cho đến khi nguồn tài trợ bị cắt. Mir là trạm vũ trụ duy nhất được xây dựng bởi chế độ của một quốc gia và sau đó được điều hành bởi người kế nhiệm chế độ đó. Đến vào năm 2001, Nga đã thực hiện phá huỷ trạm Mir, vì nó tồn tại quá lâu, phục vụ nhân loại gấp ba lần thời hạn thiết kế ban đầu là 5 năm và dọn đường cho Trạm Vũ trụ Quốc tế vì Nga không có đủ kinh phí để vận hành cả hai trạm vũ trụ cùng một lúc. Mir cùng với tàu Progress sau đó cháy và tan vỡ trong khí quyển, những mảnh vỡ sót lại đã rơi xuống mặt Thái Bình Dương.
Sau cuộc đua không gian
Ngoài các tàu thăm dò hành tinh của mình, Liên Xô còn rất quan tâm đến các trạm vũ trụ quay quanh quỹ đạo, đặc biệt là sau khi Mỹ công bố (và sau đó hủy bỏ) Phòng thí nghiệm trên quỹ đạo có người lái. Khi Hoa Kỳ công bố Skylab, Liên Xô cuối cùng đã xây dựng và đưa vào hoạt động trạm Salyut. Năm 1971, một phi hành đoàn đã đến Salyut và dành hai tuần làm việc trên trạm. Thật không may, họ đã chết trong chuyến bay trở về do rò rỉ áp suất trong khoang chứa của tàu Soyuz 11.
Cuối cùng, Liên Xô đã giải quyết được các vấn đề về Soyuz và trạm Salyut đã dẫn đến một dự án hợp tác chung với NASA về dự án Apollo–Soyuz. Sau đó, hai nước đã hợp tác xây dựng một loạt tàu con thoi-Mir và việc xây dựng Trạm Vũ trụ Quốc tế cùng với quan hệ đối tác với Nhật Bản và Châu Âu.
Kế tục chương trình vũ trụ của Liên Xô
Chương trình không gian của Liên Xô phải đối mặt với những khó khăn khi Liên Xô tan rã. Thay vì cơ quan vũ trụ Liên Xô, Mir và các phi hành gia Liên Xô của họ (những người đã trở thành công dân Nga khi đất nước thay đổi) đến dưới sự quản lý của Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos), được thành lập vào năm 1992. Nhiều phòng thiết kế từng thống trị không gian và thiết kế hàng không vũ trụ đã bị đóng cửa hoặc được tái thiết thành các tập đoàn tư nhân. Nền kinh tế Nga trải qua những cuộc khủng hoảng lớn khiến chương trình vũ trụ bị ảnh hưởng. Cuối cùng, mọi thứ ổn định và đất nước tiến lên với kế hoạch tham gia vào Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS), cùng với việc tiếp tục phóng các vệ tinh thông tin và thời tiết.
Ngày nay, Roscosmos đã vượt qua những thay đổi trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ của Nga và đang tiến lên với các thiết kế tên lửa và tàu vũ trụ mới. Nó vẫn là một phần của tổ hợp ISS và đã tuyên bố thay vì chương trình vũ trụ Liên Xô, Mir và các phi hành gia Liên Xô của họ (những người đã trở thành công dân Nga khi đất nước thay đổi) thuộc về Roscosmos, Cơ quan Vũ trụ Nga mới thành lập. Nó đã tuyên bố quan tâm đến các sứ mệnh mặt trăng trong tương lai và đang nghiên cứu các thiết kế tên lửa mới và cập nhật vệ tinh. Cuối cùng, Nga muốn lên đặt chân lên sao Hỏa và tiếp tục khám phá Hệ Mặt trời.
Khoa học và công nghệ
Một trong những chủ trương chính sách quan trọng nhất của Nhà nước Xô viết là việc đầu tư, phát triển khoa học. Trong giai đoạn 1921-1930 đầu tư cho khoa học hàng năm tăng 30%, tính trung bình trong suốt thời kỳ Xô viết là 3% đến 3,5% GDP, còn cao hơn các nước tư bản phát triển khi đó. Ngay trong điều kiện kinh tế kiệt quệ do chiến tranh thế giới và cuộc nội chiến 1918-1922, nhà nước Xô viết vẫn dành một nguồn lực lớn để xây dựng cơ sở nghiên cứu cho các nhà khoa học lớn như Ivan Pavlov (giải Nobel năm 1905), Ilya Mechnikov (giải Nobel 1908) và nhiều nhà khoa học tên tuổi khác.
Tốc độ phát triển đội ngũ khoa học kĩ thuật của Nhà nước Xô viết hết sức nhanh chóng, nếu trong 1913 là 11,6 ngàn thì đến 1975 con số này đã tăng lên gần 1,2 triệu, đến năm 1989 là 1,6 triệu người, chiếm 1/4 số lượng cán bộ khoa học của toàn thế giới.
Liên Xô là cường quốc khoa học hàng đầu thế giới, đặc biệt là về toán học, vật lý lí thuyết, đại dương học, luyện kim, xúc tác hóa học, thủy động lực học từ trường. Liên Xô là nước đầu tiên xây dựng nhà máy điện nguyên tử (1954), chế tạo tàu phá băng đầu tiên, phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên (1957), đưa người đầu tiên bay vào vũ trụ (1961), và xây dựng trạm vũ trụ đầu tiên của loài người. Liên Xô cũng dẫn đầu trong nghiên cứu phản ứng nhiệt hạch và bom khinh khí, phát minh ra máy phát lượng tử (laser) cùng lúc với Mỹ. Ngành viễn thông, từ Internet toàn cầu đến các thiết bị di động đều là sản phẩm dựa trên phát minh của Viện sĩ Zhores Alferov (Nobel năm 2000), và còn rất nhiều thành tựu khoa học đỉnh cao khác.
Những thành tựu khoa học Liên Xô được ghi nhận qua 14 Giải Nobel về vật lí, 1 giải nobel về hóa học, 1 giải về kinh tế học và ba giải Fields về toán học. A. Gurshtein, nhà khoa học Mỹ đã viết:
Di sản
Hoài niệm Liên Xô vẫn là một quan niệm phổ biến, và không chỉ đối với Nga. Trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào tháng 3 năm 1991 với đề nghị duy trì Liên Xô, rằng đó sẽ là "liên bang đổi mới của các nước cộng hòa có chủ quyền bình đẳng, trong đó quyền con người và quyền tự do của mọi người thuộc mọi quốc tịch sẽ được bảo đảm hoàn toàn", hơn 76% cử tri đã bỏ phiếu ủng hộ; Belarus (83%) thậm chí còn nhiệt tình hơn Ukraina (70%) và Nga (71%), và cử tri ở Trung Á nhiệt tình với việc duy trì Liên Xô hơn bất kỳ ai trong số họ. Có rất ít sự phản kháng đối với cuộc đảo chính đã cố gắng bảo vệ Liên Xô vào tháng 8 năm 1991, và có rất ít sự ủng hộ cho quyết định vội vàng và có thể vi hiến để chấm dứt Liên Xô vào tháng 12 năm 1991 - một "hiệp ước" khá kỳ dị, được thực hiện bởi tổng thống Nga Boris Yeltsin, người đã không có lập luận rõ ràng nào (theo những người tham gia, ông ta "say đến mức ngã ra khỏi ghế"), và trong bất kỳ trường hợp nào, không có cam kết nào trước đó về việc giải thể liên bang. Mức độ hỗ trợ của người dân cho nguyên tắc của một nhà nước Liên Xô đã luôn rất cao; trong cuộc khảo sát năm 2008 tại Nga, hơn một nửa người dân (57%) phần lớn hoặc hoàn toàn đồng ý rằng sự sụp đổ của Liên Xô đã là một "thảm họa", và gần hai phần ba (64%) cho rằng các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã thành lập Cộng đồng các quốc gia Độc lập (CIS) nên tái lập Liên Xô như một quốc gia duy nhất hoặc ít nhất là hợp tác chặt chẽ hơn.
Những con số đáng kể, thực sự, tiếp tục khẳng định rằng sẽ tốt hơn nếu hệ thống của Liên Xô vẫn còn, và ở dạng mà nó đã có được trước khi perestroika. Chẳng hạn, khoảng một nửa trong số những người được Trung tâm Levada hỏi vào tháng 1 năm 2005, đã nghĩ rằng "sẽ tốt hơn nếu mọi thứ vẫn giữ nguyên như trước năm 1985. Tại sao? Bởi vì chúng ta là một quốc gia lớn, thống nhất và trật tự" (26%); Ngoài ra, có "sự chắc chắn trong tương lai" (24%) và "giá hàng tiêu dùng thấp và ổn định" (20%). Đối với perestroika, chỉ 21% nghĩ rằng đó là một sự phát triển tích cực, nhưng gần gấp ba lần (56%) có quan điểm ngược lại. Và ngay cả khi có nhiều người tin rằng perestroika là cần thiết, thì họ cũng tin nó nên được tiến hành theo một cách khác: "không phá hủy trật tự xã hội chủ nghĩa" (33%), hoặc "phát triển vững chắc quan hệ thị trường trong nền kinh tế, nhưng không thúc đẩy phát triển hệ thống đa đảng" (19%). Nhìn lại, quá trình công nghiệp hóa vào cuối những năm 1920 và 1930 được coi là thời kỳ tích cực nhất trong toàn bộ thế kỷ XX của Nga, tiếp theo là những động thái hướng tới chính phủ hiến pháp vào đầu thế kỷ và 'tan băng' dưới thời Khrushchev ở những năm 1950 và đầu những năm 1960; perestroika được coi là gây thiệt hại nhất trong tất cả các thay đổi diễn ra trong cùng thời kỳ, theo sát sau đó là sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường trong những năm 1990 và tập thể hóa nông nghiệp trong những năm 1930.
Khi được hỏi vào tháng 10 năm 2007, quan điểm của người Nga về cuộc cách mạng tháng Mười, hơn một nửa nghĩ rằng nó đã "mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử Nga" (24%) hoặc "kích thích sự phát triển kinh tế và xã hội" (31%), thay vì chia sẻ ý kiến này vào năm 1990. Lenin là nhân vật trong lịch sử Nga, hơn ai hết, khơi dậy sự ủng hộ lớn nhất (27%); ông được theo sau bởi Giám đốc cục an ninh chính trị Felix Dzerzhinsky và sau đó là Joseph Stalin. Tỷ lệ 17% cho biết họ sẽ ủng hộ những người Bolshevik trong sự kiện giả thuyết về một cuộc cách mạng tháng Mười khác và 13% khác ít nhất sẽ hợp tác với họ, nhiều hơn 6% sẽ ủng hộ đối thủ của họ, mặc dù số lượng lớn hơn sẽ ở thế trung lập hoặc di cư. Ở cả ba quốc gia, những thay đổi diễn ra rõ ràng phức tạp hơn so với "quá trình chuyển đổi sang dân chủ": đó hầu như không phải là quá trình chuyển đổi dân chủ, mà là do quyết định của một bộ phận giới lãnh đạo. Người Nga, ít nhất, thường thích sử dụng thuật ngữ trung lập "sự sụp đổ của Liên bang" (raspad soyuza) cho những gì đã xảy ra vào cuối năm 1991, mà không đưa ra những đánh giá giá trị lớn hơn và phức tạp hơn.
Ảnh hưởng
Liên Xô được cho là đã xây dựng những ảnh hưởng sau:
Có ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Quan hệ chặt chẽ với Đông Âu và các nước đang phát triển.
Là nguồn viện trợ lớn cho các nước nghèo ở châu Á, châu Phi.
Ảnh hưởng mạnh trên các nước xung quanh, đa dạng và giàu có về lịch sử và văn hoá. Vận dụng ảnh hưởng thông qua các chính phủ và các tổ chức trên toàn thế giới. Các tư tưởng cộng sản chủ nghĩa rất hấp dẫn đối với nhiều người trên thế giới.
Là nền kinh tế kế hoạch tập trung lớn nhất thế giới, và đứng hàng thứ hai thế giới về tổng sản lượng nền kinh tế trong suốt giai đoạn 1940-1990 (đạt 2,7 nghìn tỷ USD vào năm 1990). Khả năng tự cung tự cấp lớn, từng sản xuất 20% lượng hàng công nghiệp thế giới, quy mô công nghiệp bằng 80% so với Hoa Kỳ.
Các nước đồng minh/vệ tinh
Những quốc gia liên minh với Liên Xô là thành viên của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (đồng minh kinh tế), hoặc là thành viên Khối Warszawa (đồng minh quân sự) và thuộc khối Đông Âu. Các quốc gia này đều có (hoặc từng có) quân Liên Xô trú đóng trên lãnh thổ và bị Liên Xô chi phối về mặt chính trị và quân sự.
Bulgaria
Tiệp Khắc
Hungary
Mông Cổ
Ba Lan
România
Lực lượng kháng chiến Nam Tư/Nam Tư (kết thúc liên minh năm 1948 do Chia rẽ Tito–Stalin)
Việt Nam (1976-1991)
Albania (chấm dứt làm thành viên Comecon năm 1961)
từ 1945 tới 1950. Sau chiến tranh Triều Tiên, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tiếp tục làm đồng minh của Nga, song lại sử dụng Tư tưởng Chủ thể. Việc lính Trung Quốc rút quân năm 1958, và Liên Xô tan rã năm 1991 đưa nước này trở thành một trong số những quốc gia cô lập nhất thế giới.
Afghanistan (1978-1990) tuy không là thành viên của Comecon và thuộc khối Đông Âu nhưng vẫn được xem là một quốc gia vệ tinh của Liên Xô khi kêu gọi Liên Xô can thiệp quân sự, gây ra cuộc chiến tranh Afghanistan lần 1 và hoàn toàn bị Liên Xô chi phối về mặt đối nội và đối ngoại.
Các quốc gia thân thiết
Đây là những quốc gia thường không tham gia vào bên nào, thuộc về các nước Thế giới thứ ba, song có các chính phủ thân Liên Xô tồn tại. Không phải chính thể nào cũng là đồng minh của Liên Xô mà hầu hết nó đều chỉ mang tính tạm thời.
Các quốc gia thân Liên Xô song không theo chủ nghĩa cộng sản được để nghiêng:
(1954–1973)
(1955–1991)
(1958–1963, 1968–1991)
(1960–1978)
(1960–1968)
(1962–1988)
Cộng hòa Dân chủ Somalia (1969–1977); năm 1977, với việc Somalia xâm lược Ethiopia, Liên Xô cắt ngoại giao với nước này. Phản ứng lại, Somalia cắt ngoại giao với Liên Xô và Hoa Kỳ sau đó ủng hộ nước này thay thế.
(1962–1991)
(1964–1966)
(1968–1975)
(1968–1972)
(1968–1979)
(1969–1991)
Cộng hòa Nhân dân Congo (1963–1991)
(1970–1973)
(1975–1991)
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen (1967–1990)
(1969-1971)
Indonesia (1959–1965)
(1971–1989)
Bangladesh (1971–1975)
Cộng hòa Dân chủ Madagascar (1972–1991)
Guinée Bissau (1973–1991)
Derg (1974–1987)/ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Ethiopia (1987–1991)
(1975–1991)
Cộng hòa Nhân dân Bénin (1975–1990)
Cộng hòa Nhân dân Mozambique (1975–1990)
Cộng hòa Nhân dân Angola (1975–1991)
Chính phủ Cách mạng Nhân dân Grenada (1979–1983)
(1979–1990)
Kampuchea (1979–1989)
Burkina Faso (1983–1987)
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945–1976).
Các nước cộng sản đối lập
Có một số các quốc gia đối lập với Liên Xô và họ gần như không bị Moskva chi phối, trong khi vẫn chia sẻ quan điểm tương đồng về ý thức hệ:
(từ 1948)
Albania (do Chia rẽ Trung – Xô)
(do Chia rẽ Trung -Xô)
Kampuchea (1975–1979, do Chiến tranh Campuchia-Việt Nam)
Somalia (1977–1991), bởi cuộc chiến tranh Ogaden)
Các nước trung lập
Phần Lan là quốc gia hiếm hoi ở phương tây giữ thế trung lập. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Phần Lan đã chống cự thành công các cuộc tấn công từ Liên Xô, và cũng là quốc gia tư bản với kinh tế thị trường. Thế nhưng, Hiệp ước Phần Lan-Liên Xô năm 1948 đã phần nào hạn chế sự độc lập của Phần Lan trong chính sách ngoại giao của nước này. Hiệp ước buộc Phần Lan phải bảo vệ Liên Xô nếu có chiến tranh, đồng nghĩa với việc Phần Lan không thể gia nhập NATO và giúp Liên Xô có chỗ đứng trong vấn đề ngoại giao Phần Lan. Để ứng phó, Phần Lan phát triển chính sách Paasikivi–Kekkonen để vừa phát triển ngoại giao với phương Tây và kinh tế, cũng như giúp họ cân bằng ngoại giao với Nga. Thế nhưng ở phương Tây, nó vô tình tạo nên nỗi sợ Phần Lan hóa về nguy cơ các nước phương Tây không thể hỗ trợ nhau trước sự tấn công của Liên Xô.
Phân cấp hành chính
Giai đoạn 1954–1991, Liên Xô bao gồm 15 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết:
Và phần lớn các nước này lại được phân chia thành các tỉnh (ngoại trừ 5 nước Latvia, Litva, Estonia, Moldavia và Armenia).
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (RSFSR) được phân chia thành 16 nước cộng hòa tự trị (avtonomnaya respublika-автономная республика), 6 khu (krai-край) và 49 tỉnh (oblast-область). Dưới cấp khu có thể có tỉnh tự trị, dưới cấp tỉnh và khu còn có thể có các vùng dân tộc (thiểu số) (nationalny okrug-национальный округ), đến năm 1977 được đổi tên thành vùng tự trị (avtonomny okrug-автономный округ). Có tất cả năm tỉnh tự trị, 10 vùng tự trị.
Trong một số nước cộng hòa (Nga, Gruzia, Azerbaidjan, Uzbekistan, Tadjikistan) còn có các nước cộng hòa tự trị và tỉnh tự trị.
Tất cả các đơn vị hành chính-lãnh thổ nói trên được phân chia thành các huyện (rayon-район) và thành phố trực thuộc tỉnh, vùng và nước cộng hòa.
Văn hóa
Đến thế kỷ 19, nghệ thuật văn học Nga đã đạt đến đỉnh cao của sự nổi tiếng thế giới như Aleksandr Pushkin, Lev Tolstoy, Fyodor Dostoyevsky và Anton Chekov đều được coi là biểu tượng của văn học cổ điển. Mặc dù có truyền thống vĩ đại này, tuy nhiên, các nhà văn và nghệ sĩ Liên Xô của thế kỷ 20 đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi bầu không khí chính trị thay đổi.
Thời kỳ xung quanh Cách mạng Nga năm 1917 được đánh dấu bằng một đợt bùng nổ thử nghiệm và sáng tạo văn hóa. Anna Akhmatova và Marina Tsvetaeva đã sản xuất thơ tuyệt đẹp, trong khi các tác giả văn xuôi như Isaak Babel làm chủ truyện ngắn và tiểu thuyết. Marc Chagall và Vasily Kandinsky quay sang bức tranh trừu tượng, và Ballets Russes của Sergei Diaghilev được công chiếu một cách gây sốc khi Nghi lễ mùa xuân của Igor Stravinsky. Giám đốc nhà hát Vsevolod Meyerhold đã tinh chỉnh các phương pháp diễn xuất được cách điệu cao của ông, điều này ảnh hưởng đến nhà làm phim Sergei Eisenstein trong các bộ phim như Chiến hạm Potemkin.
Khi những năm 1920 phát triển, các nhà lãnh đạo chính trị đã cảnh giác với các loại hình nghệ thuật thử nghiệm này và sự kiểm duyệt được thắt chặt. Chính phủ đã tiếp quản báo in, thay thế các hiệp hội của các nhà văn và nhạc sĩ bằng các công đoàn do nhà nước kiểm soát, và đóng cửa các nhà hát và xưởng vẽ nghệ thuật. Những chiến thuật này đã ngăn chặn một cách hiệu quả bất kỳ tài liệu nào được coi là không phù hợp về mặt chính trị và sự sáng tạo bị kìm hãm nghiêm trọng.
Năm 1934, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được tuyên bố chính thức là phương pháp duy nhất được chấp nhận để thể hiện nghệ thuật. Các nhà lãnh đạo cảm thấy rằng nghệ thuật nên không quá phức tạp, nên được sáng tác với mục đích chính là tuyên truyền và tôn vinh Đảng cộng sản, và thực tế là mô tả văn hóa vô sản. Sự chỉ trích đối với Đảng bị nghiêm cấm. Các nghệ sĩ chọn ở lại Liên Xô đã bị buộc phải làm việc trong giới hạn của Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nhưng phản ứng đối với một số quy định này là không thể tưởng tượng: nhiều người di cư, những người khác đã tự sát, trong khi một số bị cầm tù và thậm chí bị xử tử.
Một sự hồi sinh của văn học và nghệ thuật cuối cùng đã xuất hiện sau cái chết của Stalin. Năm 1954, Thời báo New York đã gọi cuốn tiểu thuyết của Ilya Ehrenburg là The Thaw, vụ đánh bom nhỏ, vì cuộc kiểm tra quan trọng về cuộc sống ở một thị trấn nhà máy và thảo luận về các chủ đề cấm kỵ trước đây. Một phong cách văn xuôi mới khác do Vasily Aksyonov và Vladimir Voinovich dẫn đầu đã mô tả văn hóa giới trẻ hiện đại theo phong cách của J. D. Salinger. Thơ của Yevgeny Yevtushenko đã được đọc trong các sân vận động bóng đá đông đúc và Một ngày trong cuộc đời của Ivan Denisovich Solanchitsyn đã được xuất bản. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1960, những xu hướng này đã bị đảo ngược một lần nữa và nhiều nhà văn trở lại im lặng hoặc rời khỏi đất nước.
Trong suốt thế kỷ 20, đời sống văn hóa ở Liên Xô đã chịu sự kiểm soát chính trị. Mặc dù phần lớn tác phẩm của họ được tạo ra trong bí mật và bị chính phủ lên án, nhưng các nghệ sĩ Liên Xô đã đạt được sự công nhận đúng đắn trong lịch sử văn hóa thế giới.
Thể thao
Truyền thống chuộng thể thao từ Nga trước Chiến tranh thế giới thứ nhất vẫn tiếp tục tồn tại ở Liên Xô, ngoại trừ việc tập thể thao không còn là đặc quyền của giới thượng lưu, mà mở cửa cho toàn dân. Thể dục, thể thao phổ biến cũng như thể thao hàng đầu, được nhà nước Liên Xô thúc đẩy mạnh mẽ. Có một tổ chức được thành lập đặc biệt trong thực thể liên bang, có nhiệm vụ là làm công tác thanh niên và tìm kiếm những tài năng đầy triển vọng, được đào tạo trong các trường thể thao.
Trong Chiến tranh Lạnh, thể thao là một trong nhiều lĩnh vực của Liên Xô và phương Tây đã cạnh tranh gay gắt. Thể thao có ý nghĩa rất lớn đối với chính quyền Liên Xô cũng như các giải thưởng và huy chương vàng. Các vận động viên thường dành phần lớn thời gian của họ để đào tạo trong các cơ sở đẳng cấp thế giới mặc dù họ có thể là công nhân nhà máy hoặc sĩ quan quân đội.
Sự kiện thể thao lớn nhất từng được Liên Xô tổ chức là Thế vận hội Mùa hè 1980 tại Moskva. Nó trở thành một dấu mốc trong lịch sử hiện đại khi tổng cộng 65 quốc gia (chủ yếu là Tây Âu) tẩy chay sự kiện do Chiến tranh Liên Xô–Afghanistan. Trước tháng 7 năm 1980 đã diễn ra Thế vận hội mùa đông tháng hai ở Lake Placid, New York và một trận đấu khúc côn cầu trên băng mà sau đó được biết đến với tên gọi Phép màu trên băng.
Kết quả của Liên Xô trong các giải đấu thể thao quốc tế lớn:
Thế vận hội mùa hè: 395 vàng 319 bạc 296 đồng, tổng cộng đoạt 1010 huy chương (hạng 1 ở châu Âu, hạng 2 trên thế giới)
Thế vận hội mùa đông: 78 vàng 57 bạc 59 đồng 194, tổng cộng đoạt 194 huy chương (hạng 3 ở châu Âu, hạng 4 trên thế giới)
Đại hội Thể thao Sinh viên Mùa hè: 407 vàng 329 bạc 253 đồng, tổng cộng đoạt 989 huy chương (hạng 1 ở châu Âu, hạng 2 trên thế giới)
Đại hội Thể thao Sinh viên Mùa đông: 95 vàng 85 bạc 63 đồng, tổng cộng đoạt 243 huy chương (hạng 2 ở châu Âu, hạng 2 trên thế giới)
Đại hội Thể thao Thế giới: 15 vàng 13 bạc 8 đồng, tổng cộng đoạt 36 huy chương (hạng 11 ở châu Âu, hạng 18 trên thế giới)
Ngày lễ
Liên Xô chủ yếu có 8 ngày lễ, và các ngày lễ và ngày lễ khác tổng cộng khoảng 30 ngày.
Xem thêm
Nga
SNG
Đảng Cộng sản Liên Xô
Danh sách lãnh tụ Liên Xô
Quốc ca Liên Xô
Quốc tế Cộng sản
KGB (КГБ, tức Комитет Государственной Безопасности, Ủy ban An ninh Nhà nước)
Hệ thống xã hội chủ nghĩa
Khối Warszawa
Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu
Liên Xô tan rã
Cuộc đảo chính Xô viết năm 1991
Đồi Thánh Giá
Thể thao Liên Xô
Điện ảnh Liên Xô
Văn học Liên Xô
Ghi chú
Chú thích
Tham khảo
The Cambridge Encyclopedia of Russia and the former Soviet Union. (1994). Cambridge, UK: Cambridge University Press.
Kasack, W. & Atack, R. (1988). Dictionary of Russian literature since 1917. New York, NY: Columbia University Press.
Minahan, J. (2012). The Former Soviet Union's Diverse Peoples: A Reference Sourcebook. Santa Barbara, CA: ABC-CLIO.
Smith, S. A. (2014). The Oxford Handbook of the History of Communism. New York, NY: Oxford University Press.
Vronskaya, J. & Čuguev, V. (1992). The Biographical Dictionary of the Former Soviet Union: Prominent people in all fields from 1917 to the present. London, UK: Bowker-Saur.
Đọc thêm
Bôrít Enxin (Boris Yeltsin), Những ghi chép của tổng thống, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1995
V.A.Métvêđép (Medvedev), Ê kíp Goócbachốp – Nhìn từ bên trong.
V.G.Aphanasiev, Quyền lực thứ tư và bốn đời tổng bí thư Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1995.
E.K.Ligachov, Inside Gorbachev's Kremlin The memoirs of Yegor Ligachev – Bên trong điện Cremli của Gorbachov, Hồi ký của Egor Ligachov, Pantheon Books, New York 1993.
Giải mã những bí mật của CIA'', Nhà xuất bản Thông tấn, 2007
Liên kết ngoài
Câu Chuyện Xô Viết Youtube
Suy nghĩ về cuộc Cách mạng tháng Mười Nga
Hiến pháp Liên Xô 1924
Hiến pháp Liên Xô 1936
Hiến pháp Liên Xô 1977
Liên Xô
Nhật ký của nhân chứng một giai đoạn lịch sử
Hệ thống xã hội chủ nghĩa
Lịch sử Nga
Cựu quốc gia
Cựu quốc gia châu Á
Cựu quốc gia châu Âu
Quốc gia cộng sản
Cựu Cộng hòa Xô viết
Siêu cường
Nga thế kỷ 20
Cựu cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Lịch sử Liên Xô
Nhà nước vô thần
Cộng sản ở Nga
Cựu quốc gia Slav
Cựu quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc
Cựu chính thể trong Chiến tranh Lạnh
Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Nga
Nhà nước Xô viết
Cựu quốc gia ở Trung Á
Cựu quốc gia Tây Á
Cựu đế quốc
Nước Cộng hòa Xô viết
Quốc gia và vùng lãnh thổ chấm dứt năm 1991
Nhà nước toàn trị |
4428 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Si%C3%AAu%20d%E1%BA%ABn | Siêu dẫn | Siêu dẫn là một hiện tượng vật lí xảy ra đối với một số vật liệu ở nhiệt độ đủ thấp và từ trường đủ nhỏ, đặc trưng bởi điện trở bằng 0 dẫn đến sự suy giảm nội từ trường (hiệu ứng Meissner). Siêu dẫn là một hiện tượng lượng tử. Trạng thái vật chất này không nên nhầm với mô hình lý tưởng dẫn điện hoàn hảo trong vật lý cổ điển, ví dụ từ thủy động lực học.
Trong chất siêu dẫn thông thường, sự siêu dẫn được tạo ra bằng cách tạo một lực hút giữa một số electron truyền dẫn nào đó nảy sinh từ việc trao đổi phonon, làm cho các electron dẫn trong chất siêu dẫn biểu hiện pha siêu lỏng tạo ra từ cặp electron tương quan. Ngoài ra còn tồn tại một lớp các vật chất, biết đến như là các chất siêu dẫn khác thường, phô bày tính chất siêu dẫn nhưng tính chất vật lý trái ngược lý thuyết của chất siêu dẫn đơn thuần. Đặc biệt, có chất siêu dẫn nhiệt độ cao có tính siêu dẫn tại nhiệt độ cao hơn lý thuyết thường biết (nhưng hiện vẫn thấp hơn nhiều so với nhiệt độ trong phòng). Hiện nay chưa có lý thuyết hoàn chỉnh về chất siêu dẫn nhiệt độ cao.
Sự khác biệt giữa vật siêu dẫn và vật dẫn điện hoàn hảo
Từ trường bên trong vật dẫn điện hoàn hảo và vật siêu dẫn dưới tác động của môi trường ngoài ở nhiệt độ phòng và nhiệt độ thấp (nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ Curie). Từ trường bị đẩy ra khỏi vật siêu dẫn ở nhiệt độ thấp không phụ thuộc vào trạng thái ban đầu của vật liệu siêu dẫn ở nhiệt độ phòng. Trạng thái của vật siêu dẫn ở nhiệt độ thấp là trạng thái không thuận nghịch.
Lịch sử
Đối với kim loại nói chung, ở nhiệt độ rất cao thì điện dẫn xuất λ tỉ lệ với nhiệt độ T. Ở nhiệt độ thấp, λ tăng nhanh khi T giảm. Nếu kim loại hoàn toàn tinh khiết, có thể nói rằng về nguyên tắc khi T=0 thì λ tiến tới vô cực, nghĩa là điện trở kim loại dần tiến tới 0. Nếu kim loại có lẫn tạp chất thì ở nhiệt độ rất thấp (khoảng vài độ K) kim loại có điện trở dư không phụ thuộc nhiệt độ và tỉ lệ với nồng độ tạp chất. Thực tế không thể đạt tới nhiệt độ T=0 độ K và không thể có kim loại nguyên chất hoàn toàn, nên vật thể có điện trở bằng 0 chỉ là vật dẫn lý tưởng.
Năm 1911, Heike Kamerlingh Onnes làm thí nghiệm với thủy ngân nhận thấy rằng sự phụ thuộc của điện trở thủy ngân vào nhiệt độ khác hẳn sự phụ thuộc đối với kim loại khác. Khi nhiệt độ thấp, điện trở thủy ngân không phụ thuộc vào nhiệt độ nữa, chỉ phụ thuộc vào nồng độ tạp chất. Nếu tiếp tục hạ nhiệt độ xuống tới Tc=4,1 độ K, điện trở đột ngột hạ xuống 0 một cách nhảy vọt. Hiện tượng nói trên gọi là hiện tượng siêu dẫn, và Tc là nhiệt độ tới hạn.
Đến tháng 1 năm 1986 tại Zurich, hai nhà khoa học Alex Muller và Georg Bednorz tình cờ phát hiện ra một chất gốm mà các yếu tố cấu thành là: Lanthan, Đồng, Bari, Oxit kim loại. Chất gốm này trở nên siêu dẫn ở nhiệt độ 35 độ K.
Một thời gian ngắn sau, các nhà khoa học Mỹ lại phát hiện ra những chất gốm tạo thành chất siêu dẫn ở nhiệt độ tới 98 độ K.
Ứng dụng hiện tượng siêu dẫn
Truyền tải điện năng
Đoàn tàu chạy trên đệm từ
Tạo ra máy gia tốc mạnh
Máy đo điện trường chính xác
Cái ngắt mạch điện từ trong máy tính điện tử siêu tốc
Máy quét MRI dùng trong y học
Quá trình tìm kiếm, chế tạo chất siêu dẫn
Chất siêu dẫn có những đặc tính phổ biến như cản từ trường và bóp méo từ trường. Chất siêu dẫn hầu như không tồn tại các dòng chảy electron tự do, sử dụng kĩ thuật đo khe năng lượng sẽ biết được hiệu ứng siêu dẫn trên vật liệu đó. Ngoài ra, vật liệu siêu dẫn không phát ra các bức xạ nhiệt nhưng khi lượng bức xạ đủ mạnh sẽ gây giảm tính siêu dẫn mặc dù chất vẫn trong điều kiện siêu lạnh. Các đặc tính siêu dẫn đó chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định, thường là nhiệt độ thấp.
Xem thêm
Lý thuyết BCS
Siêu dẫn nhiệt độ cao
Tham khảo
Liên kết ngoài
Chất rắn
Khái niệm vật lý
Điện tử học spin
Khoa học và công nghệ Hà Lan
Vấn đề chưa được giải quyết trong vật lý học
Điện trở và điện dẫn |
4431 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Men%20ng%E1%BB%8Dc%20%28m%C3%A0u%29 | Men ngọc (màu) | Màu men gốm (tính từ): nói về tông màu của một sản phẩm hoặc một dòng gốm.
Màu men gốm (danh từ): chỉ những sản phẩm mang sắc men có tính phân biệt hoặc tính đặc trưng.
Ví dụ: Khi nói đến men ngọc, màu men celadon, men celadon, celadon hoặc dòng gốm cổ Trung Hoa là ta hiểu ngay đó là sản phẩm tráng men có màu xanh lục-xanh nước biển nhạt (thực tế thường biến đổi từ lục xám nhẹ đến lục ngả vàng). Nó có tên gọi như vậy do người ta tìm thấy màu này chủ yếu trong nước men của đồ gốm có xuất xứ từ Trung Quốc.
Về mặt kỹ thuật, màu này được tạo thành bằng cách nung sản phẩm đã tráng men có chứa FeO, Cr2O3, NiO, SnO2 và TiO2 với hàm lượng thích hợp trong môi trường khử.
Tọa độ màu
Số Hex = #ACE1AF
RGB (r, g, b) = (172, 225, 175)
CMYK (c, m, y, k) = (21, 0, 19, 12)
HSV (h, s, v) = (123, 24, 88)
Xem thêm
Danh sách màu
Đồ gốm
Men gốm
Tham khảo
Màu sắc
en:Shades of green#Celadon |
4432 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A1t%20d%E1%BA%BB%20%28m%C3%A0u%29 | Hạt dẻ (màu) | Màu hạt dẻ (tên tiếng Anh: Maroon) là màu hỗn hợp của màu nâu và màu tía. Mặc dầu về quan niệm nó là hỗn hợp màu, nó có thể coi như biến thể sẫm của màu đỏ chưa bão hòa.
Tọa độ màu
Số Hex = #5c342c
RGB (r, g, b) = (92, 52, 44)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 100, 100, 50)
HSV (h, s, v) = (0, 100, 50)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc |
4434 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%ACnh%20h%E1%BB%8Dc%20gi%E1%BA%A3i%20t%C3%ADch | Hình học giải tích | Hình học giải tích, cũng được gọi là hình học tọa độ hay hình học Descartes, là môn học thuộc hình học sử dụng những nguyên lý của đại số. Thường sử dụng hệ tọa độ Descartes cho những phương trình theo mặt phẳng, đường, đường cong, và đường tròn, nhiều khi có hai hay ba chiều đo. Theo một số người, hình học giải tích là nguồn gốc của toán học hiện đại.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Hình học |
4435 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Lam%20s%E1%BA%ABm | Lam sẫm | Màu lam sẫm (ultramarine), hay còn gọi là màu xanh hải quân, là biến thái sẫm màu của màu xanh lam. Một số người nhầm màu này với màu đen, đặc biệt khi nó liên quan đến màu quần áo. Nó có tên gọi xanh hải quân do đồng phục của Hải quân Hoàng gia Anh có màu này từ năm 1748 và sau đó được chấp nhận bởi các lực lượng hải quân khác trên thế giới.
Tọa độ màu
Số Hex = #000080
RGB (r, g, b) = (0, 0, 128)
CMYK (c, m, y, k) = (100, 100, 0, 50)
HSV (h, s, v) = (240, 100, 50)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc
Hợp chất nhôm
Sulfide
ca:Blau marí
simple:Navy blue |
4437 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Cao | Nguyễn Cao | Nguyễn Cao (1837 - 1887), tên đầy đủ là Nguyễn Thế Cao, hiệu là Trác Hiên; là một danh tướng nhà Nguyễn và là một nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ 19.
Tiểu sử
Nguyễn Cao sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, khoa bảng tại làng Cách Bi, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc phường Cách Bi, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).
Cha là Nguyễn Thế Hanh, đỗ đầu thi Hương, làm Tri huyện các huyện: Thạch An, Tiên Minh, Thủy Đường. Mẹ là Nguyễn Thị Điềm, tục gọi là Bà Huyện Quế Dương thuộc dòng họ võ quan Nguyễn Đức ở Quế Ổ.
Năm 1867, đời vua Tự Đức, Nguyễn Cao thi đỗ Giải Nguyên kỳ thi Hương khoa Đinh Mão, nhưng không ra làm quan ngay, mà về quê mở trường dạy học.
Năm 1873, quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất, khi ấy ông mới ra làm quan và được giữ chức Tán lý quân vụ tỉnh Bắc Ninh (cho nên người đời còn gọi ông là Tán Cao). Ngay sau đó, ông cùng với Ngô Quang Huy, Phạm Thận Duật, Trương Quang Đản dẫn quân bao vây tỉnh thành Hà Nội, đánh bật đồn bốt của đối phương tại Gia Lâm ngày 4 tháng 12 năm 1873, rồi kéo quân về Siêu Loại đánh dẹp luôn quân phỉ, giữ yên cho dân chúng.
Được triều đình tin cậy, ông được bổ làm tri huyện Yên Dũng, rồi tri phủ Lạng Giang. Khi đương chức, ông xin triều đình cho dân khai khẩn ruộng đất hoang ở vũng Nhã Nam, Phú Bình lập nhiều trang ấp, làng xóm.
Năm 1882, Pháp tiến đánh Hà nội lần thứ hai, Nguyễn Cao lại đem quân về đánh Pháp tại Gia Lâm, rồi sau đó đem quân bao vây tỉnh thành Hà Nội.
Ngày 27 tháng 3 năm 1883 ông đem quân đánh vào phố hàng Đậu, Cửa Đông (Hà Nội), sau đó rút quân về phía bắc sông Hồng. Ngày 15 tháng 5 năm ấy, Nguyễn Cao chỉ huy nghĩa quân đánh một trận lớn tại Gia Lâm. Trận này ông bị thương nặng, nhưng vẫn cố sức chiến đấu. Sau đó, ông còn đánh với Pháp nhiều trận khác nữa, như ở: Phả Lại, Yên Dũng, Quế Dương, Võ Giàng, Từ Sơn, Thuận Thành...
Năm 1884, khi thành Bắc Ninh mất vào tay quân Pháp, Nguyễn Cao rút quân về thành Tỉnh Đạo, rồi cùng với Nguyễn Thiện Thuật, Ngô Quang Huy lãnh đạo phong trào Tam tỉnh Nghĩa Đoàn hoạt động trên các địa bàn Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây.
Ngày 27 tháng 3 năm 1887, tại một trận đánh ở làng Kim Giang (Hà Tây) ông bị quân Pháp bắt. Đối phương dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, nhưng đều bị Nguyễn Cao cự tuyệt. Để giữ tròn khí tiết, ông đã tự rạch bụng, moi ruột, hỏi đối phương: Ruột gan tao đây, bay xem có khúc nào phản thì bảo.
Biết không thể dụ hàng được, ngày 14 tháng 4 năm Đinh Hợi (1887), quân Pháp đã đem Nguyễn Cao ra chém đầu tại vườn Dừa (gần Hồ Gươm, Hà Nội), lúc ấy ông mới 50 tuổi.
Trong Việt Nam vong quốc sử của Phan Bội Châu, cái chết của Nguyễn Cao có phần khác hơn đôi chút:
Bấy giờ hưu quan ở nhà khởi nghĩa rồi tuẫn nạn có Án sát Hải Dương tức giải nguyên Bắc Ninh là Nguyễn Cao. (Ông) tụ đảng hơn nghìn người, mưu lấy lại tỉnh thành, bị quân Pháp bắt được, ông tự mổ bụng, không chết, lại tự cắn lưỡi mà chết. Có người nghĩa sĩ viếng câu đối rằng:Thệ tâm thiên địa lưu trường xích,
Thiết xỉ giang sơn thổ thiệt hồng.
Tạm dịch:
Lòng thề trời đất tuôn ruột đỏ,Răng nghiến non sông nhả lưỡi hồng.Ông Cao chết, quân Pháp còn lấy làm hận vì chưa tự tay chém giết được, liền chặt đầu đem bêu...
Con ông là Nguyễn Hào định làm cuộc kháng Pháp, nhưng bị đối phương phát giác nên bị sát hại. Thấy chồng con đều đã vong thân, bà vợ Nguyễn Cao sau đó cũng tự quyên sinh.
Tác phẩm
Sinh thời, Nguyễn Cao làm thơ để tỏ chí. Hiện còn lưu truyền đôi ba bài, như: "Khấp Ái Bộc" (Khóc chú giúp việc thân yêu), "Văn Hà Nội chế đài Hoàng Diệu ai tín" (Nghe tin Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu mất), "Trách dụ xuất thú" (Trách kẻ dụ ra đầu thú)...Trong đó có bài "Tự Phận Ca" gồm 58 câu thơ chữ Hán, mà mỗi đoạn đều bắt đầu từ câu: Ta ta tạo vật, hề dĩ ngã vi sinh? (Hỡi trẻ tạo hóa, sinh ta làm chi?). Trích một đoạn (dịch nghĩa):Hỡi trẻ tạo hóa, sinh ta làm chi?
Sống mà chìm đắm trong vùng dê chó,(chỉ Pháp)Thà chết đi cùng trời đất đi về
Sống mà làm vật thừa, bướu thịt cõi nhân thếThà chết mà được làm cành quỳnh, hoa ngọc nơi nước đẹp, non kỳ.
Nhị biếc vẫn đó, Nùng xanh vẫn kiaMột tấc đất sạch, nấm mồ lè xè
Dằng dặc thay! Lồng lộng thay!Nào gươm núi Sóc, nào thơ trên trời!, nào cọc sông Đằng!
Khí thiêng lên xuống trên chín tầng mây,Hãy hòa làm gió mưa, sấm sét
Rửa hôi tanh cho dòng nước trôi đi...
Tưởng nhớ
Ngay khi Nguyễn Cao mất, Phụ chính Tôn Thất Thuyết (1835 - 1913), có làm bài Vãn Nguyễn Cao để điếu ông. Và trong dân gian cũng có thơ rằng:
Nhất thế khoa danh bách thế hùng
Điện cơ nguy sự tự thung dung
Thệ tâm thiên địa phi trường bạch,
Khiến sử giang sơn mãn thiệt hồng
Tạm dịch:
Rất mực tài hoa rất mực hùngLiều mình vì nước tự thung dung
Tấc thề trời đất lòng phơi trắng,Răng nghiến non sông lưỡi nhuốm hồng.Nhiều địa phương (mà trước kia ông từng khai lập làng xóm, đóng quân) đã lập đền thờ hoặc thờ ông là Thành hoàng. Tên ông được đặt cho một trong những đường phố lớn của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Bắc Ninh. Nhiều trường học cũng đã mang tên ông.
Chú thích
Sách tham khảo chính
Phan Bội Châu, Việt Nam vong quốc sử. Nhà xuất bản Hà Nội, 1982.
Nhiều người soạn, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (1858-1920), Nhà xuất bản. Văn Học, năm 1984.
Việt Anh-Cao-Lê Thu Hương, Chuyện kể các nhà khoa bảng trong lịch sử Việt Nam''. Nhà xuất bản Thanh Niên, 2010.
Liên kết ngoài
Nguyễn Cao Trên web Bắc Ninh.
Bà huyện Quế Dương Trên web Bình Dương.
Phố Nguyễn Cao từ báo Hà Nội Mới
Khởi nghĩa Bãi Sậy
Quan quân chống Pháp (1858-1884)
Người Bắc Ninh
Võ tướng nhà Nguyễn
Quan lại nhà Nguyễn |
4438 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng%20%C4%91%E1%BA%A5t | Hồng đất | Màu hồng đất nói chung được coi là các biến thái trong khoảng từ màu hồng xậm đến màu tía ánh nâu nhạt.
Tọa độ màu
Số Hex = #CC8899
RGB (r, g, b) = (204, 136, 153)
CMYK (c, m, y, k) = (20, 47, 40, 0)
HSV (h, s, v) = (345, 33, 80)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc
en:Puce |
4439 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Xanh%20th%E1%BB%A7y%20tinh | Xanh thủy tinh | Màu xanh thủy tinh (powder blue) là màu xanh lam nhạt. Tuy nhiên, nó cũng có thể chỉ tới các biến thể nhạt hơn của màu xanh lam, có lẽ là do kết quả của sự mập mờ về nguồn gốc của từ này.
Tọa độ màu
Số Hex = #993366
RGB (r, g, b) = (0, 51, 153)
CMYK (c, m, y, k) = (100, 80, 40, 0)
HSV (h, s, v) = (220, 100, 60)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc |
4440 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu%20k%E1%BB%B3 | Chu kỳ | Trong khoa học và đời sống nói chung, chu kỳ là khoảng thời gian giữa hai lần lặp lại liên tiếp của một sự việc, hay thời gian để kết thúc một vòng quay, một chu trình. Như vậy đơn vị đo chu kỳ là đơn vị đo thời gian.
Trong toán học và một số lĩnh vực khác, chu kỳ có thể hiểu là độ dài giữa hai cấu trúc lặp lại.
Trong chuyển động sóng
Trong chuyển động sóng, chu kỳ là thời gian giữa hai lần xuất hiện liên tiếp của đỉnh sóng tại một điểm.
Liên hệ với tần số
Chu kỳ T là nghịch đảo của tần số f:
T=1/f
Liên hệ với bước sóng
Chu kỳ T bằng thời gian để sóng đi với vận tốc v đi hết một bước sóng λ:
Trong thiên văn
Trong thiên văn học, chu kỳ quay của một thiên thể nói chung quanh một tâm nào đó là thời gian để thiên thể này hoàn thành một vòng quay trên quỹ đạo của nó, ví dụ chu kỳ quay của Mặt Trời và Hệ Mặt Trời xung quanh tâm Ngân Hà, chu kỳ quay của một hành tinh trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, chu kỳ quay của một vệ tinh tự nhiên trên quỹ đạo quanh hành tinh chủ của nó.
Khái niệm chu kỳ quỹ đạo của một hành tinh hay vệ tinh có thể có giá trị khác nhau, tùy theo cách chọn điểm mốc tính.
Chu kỳ tính theo một vị trí cố định trong không gian, tức là lấy nền các sao làm chuẩn, được gọi là chu kỳ theo sao. Đây là chu kỳ đích thực, đúng nghĩa là một vòng quay chính xác của hành tinh hay vệ tinh đó. Thông thường khi nói chu kỳ quỹ đạo mà không nói gì thêm thì đây chính là chu kỳ theo sao.
Các khái niệm chu kỳ khác không đúng nghĩa là một vòng quay chính xác của hành tinh hay vệ tinh đó gồm có:
Chu kỳ điểm nút được tính theo điểm mốc là điểm nút (lên hoặc xuống) của hành tinh hay vệ tinh. Đó là thời gian hành tinh hay vệ tinh đó cần để quay trở lại điểm nút đã chọn.
Chu kỳ giao hội lấy sự lặp lại tương quan vị trí biểu kiến của một thiên thể so với Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất làm chuẩn.
Chu kỳ cận điểm được tính theo điểm mốc là cận điểm hoặc viễn điểm trên quỹ đạo.
Trong toán học
Chu kỳ của hàm tuần hoàn là khoảng biến số mà cấu trúc hàm lặp lại.
Chu kỳ của một số nguyên là độ dài của phần lặp lại trong biểu diễn thập phân của nghịch đảo số đo. Ví dụ: 1/7 = 0.1428571428571... vậy chu kỳ của 7 là 6. Xem thêm số thập phân tuần hoàn.
Trong sinh học
Chu kỳ có thể dùng trong chu kỳ sinh trưởng, thời gian hoàn thành một vòng đời của loài vật.
Trong sức khoẻ phụ nữ
Chu kỳ có thể dùng trong chu kỳ kinh nguyệt, thời gian từ ngày đầu tiên ra máu kinh đến trước lần ra máu kế tiếp.
Ngoài ra
Còn một loại chu kì sinh học nữa trên cơ thể con người. Trong đó có 3 yếu tố mang tính chu kì là sức khỏe, trí tuệ và tình cảm. Một số nghiên cứu cho rằng con người bị ảnh hưởng nhiều bởi các chu kì này (có thời gian khác nhau). Một số người cho rằng có thể tránh các tai họa bằng cách tránh các ngày mà trạng thái của các yếu tố đó ở mức thấp nhất. Họ tránh quyết định các công việc mang tính bước ngoặt vào ngày mà trí tuệ của họ ở mức thấp. Trong cuộc sống sẽ có những ngày cả ba đường đều ở mức cực đại. Đó là những ngày rất tốt cho việc có một đứa con. Người ta cho rằng nếu cả cha và mẹ đứa bé khi giao hợp tại thời điểm đó thì đứa trẻ sinh ra sẽ có những khả năng khác thường. Tuy nhiên điều này không dễ xảy ra. Thế mới có chuyện cha mẹ đều là những người có trí tuệ chậm, kém nhưng con cái lại rất thông minh nhanh nhẹn.
Tham khảo
Khá
Chuyển động sóng
Đại lượng vật lý
Thuật ngữ thiên văn học |
4441 | https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%A2u%20tanin | Nâu tanin | Màu nâu tanin (tan) là màu nâu ánh hung đen. Tên gọi của nó có xuất xứ từ chữ tannum, hay nước ép từ vỏ cây sồi, được sử dụng trong quy trình thuộc da. Kết quả của quy trình này thông thường tạo ra da với màu 'tanin'.
Tọa độ màu
Số Hex = #D2B48C
RGB (r, g, b) = (210, 180, 140)
CMYK (c, m, y, k) = (18, 29, 45, 0)
HSV (h, s, v) = (34, 33, 82)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc |
4442 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng%20y%20%28m%C3%A0u%29 | Hồng y (màu) | Màu hồng y là màu từ ánh đỏ tới hồng, nó có tên như vậy là do màu của áo choàng của các hồng y của Kitô giáo thường mặc. Nó cũng là màu "chính thức" của Viện công nghê Massachusetts và trường Đại học Stanford.
Tọa độ màu
Số Hex = #C41E3A
RGB (r, g, b) = (196, 30, 58)
CMYK (c, m, y, k) = (0, 85, 70, 23)
HSV (h, s, v) = (350, 85, 77)
Xem thêm
Danh sách màu
Tham khảo
Màu sắc |
4445 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%B3m%20ng%C3%B4n%20ng%E1%BB%AF%20R%C3%B4man | Nhóm ngôn ngữ Rôman | Nhóm ngôn ngữ Rôman là một phân nhóm của nhóm ngôn ngữ gốc Ý (thuộc hệ Ấn-Âu). Nhóm này là hậu thân của tiếng Latinh bình dân được dùng bởi các dân bản địa sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ. Nhóm Rôman được chia ra làm ba nhánh: nhánh phía Đông, nhánh phía Nam và nhánh Ý-Tây.
Sơ đồ của Nhóm ngôn ngữ Rôman
Nhóm ngôn ngữ Rôman (thuộc Ngữ hệ Ấn-Âu)
Nhánh phía Đông: tiếng Romania, các loại tiếng Romania tại Croatia, Hy Lạp, Macedonia,Moldova
Nhánh phía Nam
Tiếng Corse
Nhóm Sardegna: các phương ngữ của đảo Sardegna.
Nhánh Ý-Tây
Nhánh Ý-Dalmatia
Nhóm Dalmatia: tiếng Dalmatia, tiếng Istriot đều đã bị mai một.
Nhóm tiếng Ý: tiếng Ý, tiếng Sicilia,Tiếng Napoli.
Nhánh phía Tây
Nhóm ngôn ngữ Gaul-Iberi
Nhóm Gaul-Rôman
Nhóm Gaul-Rhaeti
Nhóm tiếng Oïl
Tiếng Pháp-Provençal
Nhóm tiếng Pháp: tiếng Pháp, tiếng Norman, tiếng Picard, tiếng Wallon.
Nhóm Rhaetia: tiếng Romansh...
Nhóm Gaul-Ý: tiếng Liguria, tiếng Piemonte, tiếng Venetia,Tiếng Lombard
Nhóm Iberia-Rôman
Nhóm Astur-Leone
Nhóm Bồ-Gallici: tiếng Bồ Đào Nha...
Nhóm Occitan-Rôman: tiếng Catalunya, tiếng Oc (tiếng Occitan): tiếng Provençal, tiếng Gascon...
Nhóm Castilia: tiếng Tây Ban Nha...
Nhóm ngôn ngữ Pyrenee-Mozarab
Tiếng Mozarab: đã bị mai một.
Nhóm Pyrenee: tiếng Aragon dùng tại vùng chung quanh dãy núi Pyrenee,Tiếng Asturias
Tham khảo
Liên kết ngoài
Michael de Vaan, Etymological Dictionary of Latin and the other Italic Languages, Brill, 2008, 826pp. (part available freely online)
Lexikon der Romanistischen Linguistik (LRL), edd. Holtus / Metzeltin / Schmitt
Michael Metzeltin, Las lenguas románicas estándar. Historia de su formación y de su uso, Oviedo, 2004
Orbis Latinus, site on Romance languages
Hugh Wilkinson's papers on Romance Languages
Spanish is a Romance language, but what does that have to do with the type of romance between lovers?, dictionary.com
Comparative Grammar of the Romance Languages
Comparison of the computer terms in Romance languages
Rôman
Nhóm ngôn ngữ Latinh-Faliscan |
4446 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%B3m%20ng%C3%B4n%20ng%E1%BB%AF%20g%E1%BB%91c%20Balt | Nhóm ngôn ngữ gốc Balt | Nhóm ngôn ngữ Balt là một nhóm ngôn ngữ trong nhánh Balt-Slav của ngữ hệ Ấn-Âu. Nhón ngôn ngữ Balt là tiếng nói của các dân tộc Balt, ngày nay sống ở khu vực phía đông và đông nam của biển Balt.
Các học giả thường xem nhóm này là một ngữ tộc gồm hai nhánh: Balt Tây (gồm toàn ngôn ngữ tuyệt chủng) và Balt Đông (gồm hai thứ tiếng còn tồn tại, tiếng Litva và tiếng Latvia). Phạm vi ảnh hưởng của nhóm Balt Đông có lẽ có thời từng chạm đến tận dãy Ural, nhưng tính xác thực của điều này còn chịu nhiều ngờ vực.
Tiếng Phổ cổ, một ngôn ngữ Balt Tây biến mất vào thế kỷ XVIII, được coi là mang nhiều nét nguyên thủy nhất nhóm Balt.
Tham khảo
Balt |
4455 | https://vi.wikipedia.org/wiki/17%20th%C3%A1ng%204 | 17 tháng 4 | Ngày 17 tháng 4 là ngày thứ 107 trong lịch Gregory. Còn 258 ngày trong năm (259 ngày trong năm nhuận).
Sự kiện
1492 – Tây Ban Nha và Christopher Columbus ký thoả thuận cử ông đi thuyền đến châu Á để mua gia vị.
1824 – Ký Hiệp ước Nga – Mỹ về xác định biên giới các lãnh thổ Nga ở Bắc Mỹ.
1877 – Lev Nikolayevich Tolstoy hoàn thành tiểu thuyết Anna Karenina.
1895 – Đại diện của Đại Nhật Bản và Đại Thanh ký Hiệp ước Shimonoseki, theo đó triều Thanh nhượng Đài Loan, Bành Hồ và bán đảo Liêu Đông cho Nhật Bản, kết thúc Chiến tranh Thanh – Nhật.
1941 – Vương quốc Nam Tư đầu hàng và trở thành một phần của Đức quốc xã.
1961 – Cuộc đổ bộ Vịnh Con Lợn bắt đầu: Một nhóm người Cuba lưu vong do CIA tài trợ và huấn luyện đổ bộ lên Vịnh Con Lợn nhằm lật đổ Fidel Castro.
1969 – Lãnh tụ Đảng Cộng sản Tiệp Khắc Alexander Dubček bị truất phế.
1970 – Chương trình Apollo: Phi thuyền Apollo 13 trở về Trái Đất an toàn.
1989 – Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan được hợp pháp hoá.
1991 – Lần đầu tiên Chỉ số Dow Jones công nghiệp (DJIA) lúc thị trường đóng cửa vượt qua mốc 3000 (3004,46).
Sinh
897 – Ngô Quyền, Vua nhà Ngô (m. 944)
1837 – J. P. Morgan, nhà tài phiệt, nhà sưu tập nghệ thuật, nhà từ thiện Mỹ (m. 1913).
1894 – Nikita Sergeyevich Khrushchyov, chính khách Liên Xô, bí thư thứ nhất Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô 1953–1964, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng 1958–1964, khởi đầu chương trình vũ trụ của Liên Xô (m. 1971).
1921 – Christopher Okoro Cole, tổng thống Sierra Leone một ngày năm 1971 (m. 1990).
1951 – Ngọc Đáng, nghệ sĩ cải lương người Việt Nam (m. 2022).
1974 – Victoria Beckham, ca sĩ và nhà thiết kế người Anh
1977 – Frederik Magle, nhà soạn nhạc và nghệ sĩ dương cầm người Đan Mạch.
1985 – Rooney Mara, diễn viên người Mỹ
1985 – Jo–Wilfried Tsonga, tay vợt người Pháp
1982 – Lee Joon–gi, nam diễn viên Hàn Quốc
1992 – Shkodran Mustafi, cầu thủ bóng đá người Đức
1995 – Paul Ahn, nam diễn viên, ca sĩ, vũ công người Canada gốc Hàn Quốc
1997 – Jung Whee-in, ca sĩ người Hàn Quốc (nhóm Mamamoo)
Mất
1790 – Benjamin Franklin, chính khách, nhà sáng chế, nhà ngoại giao, họa sĩ Mỹ (s. 1706).
1892 – Nguyễn Phúc Trang Nhàn, phong hiệu Triêm Đức Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1825)
2014 – Gabriel García Márquez, nhà văn người Colombia, nhà báo, nhà hoạt động chính trị
1998 – Linda McCartney, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1941).
2018 – Barbara Bush, cựu Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ, vợ Tổng thống George H. W. Bush (s.1925).
Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày quốc khánh Syria 1946
Tham khảo
Liên kết ngoài
BBC: On This Day (tiếng Anh)
Tháng tư
Ngày trong năm |
4467 | https://vi.wikipedia.org/wiki/18%20th%C3%A1ng%204 | 18 tháng 4 | Ngày 18 tháng 4 là ngày thứ 108 trong mỗi năm dương lịch thường (ngày thứ 109 trong mỗi năm nhuận). Còn 257 ngày nữa trong năm.
Sự kiện
1506 – Viên đá đầu tiên của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô được đặt, hiện là một trong bốn nhà thờ lớn nhất ở Vatican.
1906 – Một trận động đất 7,6 độ cùng hỏa hoạn tại San Francisco của Hoa Kỳ, khiến ít nhất 3.000 người thiệt mạng.
1942 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hoa Kỳ tiến hành không kích Tokyo và các thành phố khác của Nhật Bản, là cuộc tấn công đầu tiên vào Chính quốc Nhật Bản.
1951 – Pháp, Tây Đức, Ý và 3 nước Benelux là Bỉ, Luxembourg và Hà Lan ký kết Hiệp định Paris về việc thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu.
1978 – Quân đội Campuchia Dân chủ vượt qua biên giới, bắt đầu tiến hành cuộc thảm sát Ba Chúc tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Sinh
1163 – Kim Tuyên Tông, Hoàng đế nhà Kim (m. 1224)
1480 – Lucrezia Borgia, lãnh chúa thời Phục hưng, con gái của Giáo hoàng Alexander VI (m. 1519)
1829 – Nguyễn Phúc Miên Dần, tước phong Trấn Tĩnh Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1885).
1868 – Dương Thị Thục, tôn hiệu Khôn Nghi Hoàng thái hậu, thứ thất của vua Đồng Khánh (m. 1944).
1985 – Lukasz Fabianski, thủ môn người Ba Lan
1989 – Jessica Jung, cựu thành viên nhóm nhạc Girls Generation
1990 – Wojciech Szczęsny, thủ môn người Ba Lan
1995 – Divock Origi, cầu thủ bóng đá người Bỉ
1997 – Donny van de Beek, cầu thủ bóng đá người Hà Lan
Mất
1884 – Nguyễn Phúc Hồng Đĩnh, tước phong Kỳ Phong Quận công, hoàng tử con vua Thiệu Trị (s. 1843).
1892 – Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh, phong hiệu Quy Đức Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (s. 1824)
1955 – Albert Einstein, nhà vật lý vĩ đại (s. 1879)
2002 – Thor Heyerdahl, nhà thám hiểm Na Uy, đã vượt Thái Bình Dương trên chiếc bè Kon–Tiki (s. 1914)
Ngày lễ và kỷ niệm
Lễ Phục sinh năm 1976
Zimbabwe – Ngày Độc lập
Tham khảo
Liên kết ngoài
BBC: On This Day (tiếng Anh)
Tháng tư
Ngày trong năm |
4468 | https://vi.wikipedia.org/wiki/19%20th%C3%A1ng%204 | 19 tháng 4 | Ngày 19 tháng 4 là ngày thứ 109 trong mỗi năm dương lịch thường (ngày thứ 110 trong mỗi năm nhuận). Còn 256 ngày nữa trong năm.
Sự kiện
Thế kỷ 19 trở về trước
1320 - Thạc Đức Bát Lạt lên ngôi tại Đại Đô, trở thành Hoàng đế thứ 5 của triều Nguyên
1770 – Thuyền trưởng James Cook lần đầu tiên nhìn thấy đất Úc.
1775 - Chiến tranh Cách mạng Mỹ bắt đầu với chiến thắng của quân đội thuộc địa trước quân Anh tại concord
1775 – Trận Lexington và Concord mở màn cuộc chiến giành độc lập của 13 thuộc địa Bắc Mỹ chống lại thực dân Anh.
1783 – Nữ hoàng Ekaterina II sáp nhập Krym và tỉnh Kuban nước Nga.
1810 – Venezuela giành được sự tự trị: Dân chúng Caracas lật đổ Toàn quyền Emparan và lập một uỷ ban hành chính.
1839 – Hiệp ước Luân Đôn thành lập Vương quốc Bỉ.
1892 – Charles Duryea nói rằng đã chạy được chiếc xe hơi đầu tiên ở Hoa Kỳ, tại Springfield (bang Massachusetts).
Thế kỷ 20
1903 – Bắt đầu cuộc thảm sát Kishinev, một trong những vụ thảm sát dân Do Thái đẫm máu nhất ở Nga (đến ngày 21 tháng 4).
1919 – Leslie Irvin, người Mỹ, lần đầu tiên nhảy dù thành công.
1928 – Xuất bản tập cuối cùng của bộ Từ điển tiếng Anh Oxford (Oxford English Dictionary - OED).
1937 – Hoàn tất việc xây dựng cầu Cổng Vàng tại California, Hoa Kỳ.
1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân Đức tiến vào khu ghetto Warzsawa để bố ráp những người Do Thái còn lại, gây ra Cuộc nổi dậy ghetto Warzsawa.
1943 – Ngày Xe đạp - Nhà hoá học Thuỵ Sĩ, tiến sĩ Albert Hofmann chủ tâm dùng LSD lần đầu tiên.
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Các sĩ quan cấp cao của Anh được chỉ thị không được tiết lộ tin tức rằng mã Enigma đã bị phá.
1956 – Hôn lễ của nữ diễn viên Mỹ Grace Kelly và Hoàng thân Rainier III của công quốc Monaco.
1960 – Sinh viên Hàn Quốc tổ chức phản kháng toàn quốc, ủng hộ dân chủ, chống lại tổng thống Lý Thừa Vãn, buộc ông này từ chức.
1961 – Cuộc đổ bộ Vịnh Con Heo ở Cuba kết thúc thất bại.
1965 – Định luật Moore lần đầu tiên được công bố rộng rãi trên Electronics Magazine.
1971 – Sierra Leone trở thành một nước cộng hoà.
1971 – Liên Xô phóng Salyut 1, trạm vũ trụ đầu tiên.
1975 – Giải phóng Bình Thuận.
1993 – 51 ngày bao vây trụ sở của giáo phái Branch Davidian tại ngoại ô Waco, Texas, Hoa Kỳ kết thúc khi hỏa hoạn bùng phát, khiến hơn 70 người thiệt mạng.
1995 – Toà nhà liên bang Alfred P. Murrah ở Thành phố Oklahoma (bang Oklahoma, Hoa Kỳ) bị đánh bom, 168 người chết.
1999 – Quốc hội Đức dọn trở về Berlin.
2000 – Máy bay Boeing 737-200 của hãng Air Philippines rơi gần phi trường Davao, 131 người chết.
Thế kỷ 21
2005 – Joseph Ratzinger được bầu làm giáo hoàng trong Mật nghị Hồng y, tức Biển Đức XVI, ông là giáo hoàng đầu tiên sinh ra ở Đức trong gần 500 năm.
2011 – Fidel Castro chính thức từ nhiệm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Cuba, người kế nhiệm là Raúl Castro.
2005 – Hồng y người Đức Joseph Ratzinger được bầu làm giáo hoàng vào ngày thứ hai của Mật nghị Hồng y, lấy hiệu là Biển Đức XVI.
2018 – Quốc vương Mswati III thông báo thay đổi tên của Vương quốc Swaziland thành Vương quốc eSwatini, vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Swaziland độc lập.
Sinh
476 – Phạm Tu, danh tướng, công thần khai quốc nhà Tiền Lý Việt Nam (m. 545)
1320 – Vua Pedro I của Bồ Đào Nha (m. 1367)
1825 – Nguyễn Phúc Hồng Bảo, tước phong An Phong Quận vương, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (m. 1854)
1912 – Glenn Seaborg, nhà khoa học nguyên tử Mỹ, tổng hợp ra các nguyên tố siêu-urani, giải Nobel hoá học năm 1951 (m. 1999)
1931 – Út Tịch, nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (m. 1968)
1933 – Jayne Mansfield, nữ diễn viên (m. 1967)
1968 – Ashley Judd, nữ diễn viên Mỹ
1972 – Rivaldo, cầu thủ bóng đá Brasil, quả bóng vàng châu Âu, cầu thủ xuất sắc nhất thế giới năm 1999
1979 – Kate Hudson, nữ diễn viên
1980 – Đổng Khiết, nữ diễn viên, vũ công người Trung Quốc
1987 – Maria Sharapova, nữ đấu thủ quần vợt Nga
1999 – Đoàn Văn Hậu, cầu thủ bóng đá Việt Nam
Mất
Thế kỷ 19 trở về trước
1390 – Vua Robert II của Scotland (s. 1316)
1578 – Uesugi Kenshin, samurai, lãnh chúa Nhật Bản (s. 1530)
1632 – Sigismund, vua Thuỵ Điển và Cộng đồng Ba Lan-Litva (s. 1561)
1689 – Nữ hoàng Christina của Thuỵ Điển (s. 1626)
1824 – George Gordon Byron, Nam tước Byron đời thứ 6, nhà thơ vĩ đại người Anh (s. 1788)
1863 – Nguyễn Phúc Hồng Phi, tước phong Vĩnh Quốc công, hoàng tử con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn (s. 1835)
1881 – Benjamin Disraeli, nguyên Thủ tướng Anh (s. 1804)
1882 – Charles Darwin, nhà sinh vật học vĩ đại người Anh, tác giả cuốn Nguồn gốc các loài, căn bản của thuyết chọn lọc tự nhiên và đấu tranh sinh tồn (s. 1809)
Thế kỷ 20
1906 – Pierre Curie, nhà vật lý Pháp, tìm ra poloni và radi, giải Nobel vật lý năm 1903 (s. 1859)
1965 - Phạm Phú Quốc, Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa
1967 – Konrad Adenauer, nguyên Thủ tướng Đức (s. 1876)
1974 – Ayub Khan, nguyên Tổng thống Pakistan (s. 1907)
1987 – Maxwell Taylor, tướng Mỹ (s. 1901)
1989 – Daphne du Maurier, nhà văn nữ người Anh, tác giả tiểu thuyết Rebecca (s. 1907)
1998 – Octavio Paz, nhà văn, nhà thơ, nhà ngoại giao México, giải Nobel văn chương năm 1990 (s. 1914)
Thế kỷ 21
2021 – Walter Mondale (s. 1928).
2023 – Moon Bin, nam ca sĩ, diễn viên và người mẫu người Hàn Quốc, thành viên của nhóm nhạc nam Astro (s. 1998).
Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Ái quốc (bang Massachusetts, Hoa Kỳ)
Ngày Tuyên bố Độc lập (Venezuela)
Ngày Cộng hoà (Sierra Leone)
Cuộc đổ bộ của 33 người (Uruguay)
Ngày Hoa anh thảo (Anh) - Vào ngày mất của cố thủ tướng Anh Benjamin Disraeli, người ta đặt hoa anh thảo trước tượng ông trên Quảng trường Quốc hội (Luân Đôn). Hoa anh thảo là loại hoa yêu thích của ông.
Kết thúc ngày hội Cerealia của La Mã, hội tôn vinh nữ thần mùa màng Ceres. (Đế quốc La Mã)
Ngày Xe đạp
Lễ Phục sinh vào các năm 1908, 1981, 1987, 1992, 1998. Ngày lễ Phục sinh rơi vào ngày 19 tháng 4 nhiều hơn bất cứ ngày nào khác.
Tham khảo
Liên kết ngoài
BBC: On This Day (tiếng Anh)
19
Ngày trong năm |
4469 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B3ng | Sóng | Trong vật lý, toán học và các lĩnh vực liên quan, sóng là sự xáo trộn của một trường trong đó một thuộc tính vật lý dao động liên tục tại mỗi điểm hoặc truyền từ một điểm đến các điểm lân cận khác, hoặc dường như di chuyển trong không gian.
Các sóng thường được nghiên cứu trong vật lý là sóng cơ học và sóng điện từ. Sóng cơ học là một biến dạng cục bộ trong một số môi trường vật lý mà truyền từ hạt này sang hạt khác bằng cách tạo ra các ứng suất cục bộ gây ra biến dạng ở các hạt lân cận. Ví dụ, sóng âm thanh trong không khí là các biến thể của áp suất cục bộ lan truyền do va chạm giữa các phân tử khí. Các ví dụ khác về sóng cơ học là sóng địa chấn, sóng trọng lực, sóng xoáy và sóng xung kích. Một sóng điện từ bao gồm sự kết hợp của các trường điện và từ biến đổi, lan truyền trong không gian theo các phương trình của Maxwell. Sóng điện từ có thể truyền qua môi trường điện môi phù hợp hoặc qua chân không; ví dụ như sóng vô tuyến, bức xạ hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, bức xạ cực tím, tia X và tia gamma.
Các loại sóng khác bao gồm sóng hấp dẫn, là nhiễu loạn trong trường hấp dẫn lan truyền theo thuyết tương đối rộng; sóng khuếch tán nhiệt; sóng plasma, kết hợp biến dạng cơ học và trường điện từ; sóng khuếch tán phản ứng, như trong phản ứng Belousov-Zhabotinsky; và nhiều loại khác.
Sóng cơ học và điện từ dường như thường truyền qua không gian; nhưng, trong khi chúng có thể mang năng lượng, động lượng và thông tin thông qua vật chất hoặc không gian trống, chúng có thể làm điều đó mà không chuyển bất kỳ khối lượng nào. Trong toán học và điện tử học sóng được nghiên cứu như là tín hiệu. Mặt khác, một số sóng dường như không di chuyển chút nào, như sóng đứng (vốn là nền tảng cho âm nhạc) và sóng nhảy thủy lực. Một số loại sóng, giống như sóng xác suất của cơ học lượng tử, có thể hoàn toàn tĩnh.
Một sóng phẳng dường như truyền theo một hướng xác định và có giá trị không đổi trên bất kỳ mặt phẳng nào vuông góc với hướng đó. Về mặt toán học, sóng đơn giản nhất là sóng hình sin. Sóng phức tạp thường có thể được mô tả là tổng của nhiều sóng phẳng hình sin. Một sóng phẳng có thể là sóng ngang, nếu hiệu ứng của nó tại mỗi điểm được mô tả bằng một vectơ vuông góc với hướng truyền hoặc truyền năng lượng; hoặc sóng dọc, nếu các vectơ mô tả song song với hướng truyền năng lượng. Trong khi sóng cơ học có thể là cả ngang và dọc, sóng điện từ là ngang trong chân không.
Một sóng vật lý hầu như luôn bị giới hạn trong một số vùng hữu hạn của không gian, được gọi là miền của nó. Ví dụ, sóng địa chấn do động đất tạo ra chỉ có ý nghĩa trong phần bên trong và bề mặt của hành tinh, vì vậy chúng có thể bị bỏ qua bên ngoài hành tinh. Tuy nhiên, sóng có miền vô hạn, trải rộng trên toàn bộ không gian, thường được nghiên cứu trong toán học và là công cụ rất có giá trị để hiểu sóng vật lý trong các miền hữu hạn.
Các ví dụ
Sóng biển là sự lan truyền của dao động thẳng đứng hoặc vòng tròn của nước biển. Xem thêm sóng thần.
Âm thanh là sự lan truyền của dao động của các phân tử không khí hay chất lỏng và chất rắn ở tần số làm rung động màng nhĩ của tai người tạo nên tín hiệu thần kinh cảm nhận được.
Sóng địa chấn trong động đất là lan truyền của các dao động mạnh của các khu vực địa chất. Có ba loại sóng địa chấn là P (Primary), S (Secondary) và L.
Ánh sáng, sóng radio, tia X,.... là các bức xạ điện từ, sự lan truyền của dao động của trường điện từ, có thể truyền trong chân không. Xem thêm vận tốc ánh sáng.
Sóng hấp dẫn, sự lan truyền của dao động của trường hấp dẫn, tiên đoán bởi thuyết tương đối rộng. Các sóng này phi tuyến tính.
Mô tả sóng vật lý
Phương trình sóng
Mọi sóng đều thoả mãn một phương trình vi phân riêng phần gọi là phương trình sóng. Các phương trình sóng có thể có nhiều dạng, phụ thuộc vào môi trường truyền và kiểu lan truyền.
Dạng đơn giản nhất, dành cho sóng lan truyền theo phương x, theo thời gian t và dao động sóng thay đổi trên biến y:
Ở đây, v là vận tốc lan truyền sóng. Hàm sóng tổng quát thoả mãn phương trình trên, giải bởi d'Alembert, là:
Một ví dụ khác về phương trình sóng là phương trình Schrödinger mô tả chuyển động của sóng hạt trong vật lý lượng tử. Nghiệm của phương trình này là hàm sóng mô tả xác suất tìm thấy hạt tại một điểm trong không-thời gian.
Trong một môi trường đồng nhất và đẳng hướng, Joseph Fourier đã tìm thấy là mọi hàm sóng sẽ có dạng tổng quát sau:
có thể được miêu tả như là sự chồng nhau của nhiều sóng điều hoà
Ở đây A(x, t) là biên độ của sóng điều hòa, ω là tần số góc, k là số sóng và φ là pha ban đầu. Nếu biên độ của sóng không phụ thuộc thời gian:
thì sóng gọi là sóng dừng.
Tần số góc liên hệ với tần số qua:
Còn số sóng liên hệ với vận tốc lan truyền v của sóng qua:
Ở đây λ là bước sóng và f là tần số. Tần số f liên hệ với chu kỳ T qua:
Mọi sóng điều hoà đều có thể đặc trưng bởi biên độ, tần số, vận tốc và pha. Ngoài ra, sóng có thể được mô tả theo phương dao động.
Thể loại sóng
Sóng ngang
Sóng ngang là sóng vật lý với các dao động vuông góc với phương lan truyền. Ví dụ: sóng lan truyền trên dây đàn khi gẩy đàn, sóng điện.
Sóng dọc
Sóng dọc là sóng vật lý với các dao động nằm trùng với phương lan truyền, hoặc liên quan đến các biến đổi của các đại lượng vô hướng. Ví dụ: sóng âm thanh, sóng ánh sáng,
Tính chất
Mọi sóng đều có thể biểu diễn bằng một sóng có một bước sóng λ di chuyển với một vận tốc v và có biên độ sóng thay đổi theo hàm số sin
{| class="wikitable" width=100% align=center
! Bước Sóng!! Vận Tốc Di Chuyển!! Vận Tốc Góc!! Chu Kỳ Sóng!! Hàm Số Sóng!! Biên Độ Sóng
|-
| 2π || || || || || ở các góc ở các góc
|-
|}
Phản ứng sóng
Khi sóng di chuyển đụng vật cản sẽ tạo ra các phản ứng sóng sau
{| class="wikitable" width=100% align=center
! Phản ứng Sóng!! Định nghĩa!! Minh họa
|-
|Phản xạ || Sóng bị vật cản trên đường di chuyển phản hồi trở về ||
|-
|Khúc xạ || Sóng bị lệch khi di chuyển qua vật cản ||
|-
|Chiết xạ || Sóng bị tách ra Nhiều Sóng Tần Số khi di chuyển qua vật trong suốt ||
|-
|Khuếch xạ || Sóng di chuyển qua khe hẹp tạo Sóng Khuếch đại ||
|-
|Nhiễu xạ || Sóng cùng chiều hay khác chiều di chuyển hướng vào nhau giao thoa với nhau cho ra nhiễu sóng cộng hay nhiễu sóng trừ ||
|-
|}
Phân cực
Các sóng ngang đều là có phân cực theo phương nào đó trong mặt phẳng vuông góc với phương lan truyền. Phân cực có thể có nhiều dạng.
Chỉ nằm theo một phương cố định vuông góc với phương lan truyền.
Phân cực xoay, từ xoay tròn đến không quy tắc.
Có những sóng có dao động tròn, kết hợp cả sóng ngang và sóng dọc. Ví dụ: sóng nước với các phân tử nước trên bề mặt dao động xoay tròn theo hình elíp.
Phân cực của sóng điện từ ở dải bước sóng mà tính hạt photon thể hiện rõ hơn thì bị phân cực photon ngẫu nhiên che mất, và chỉ hiện ra khi lọc bằng kính phân cực.
Lưỡng tính Sóng Hạt của Phổ Tần Phóng Xạ
Theo nghiên cứu vật lý phóng xạ cho thấy Phóng Xạ Điện Từ có Phổ tần phóng xạ lưởng tính
Hạt , ,
Sóng , ,
Xem thêm
Hiệu ứng Doppler
Vận tốc nhóm
Vận tốc pha
Sóng dừng
Tham khảo
Liên kết ngoài
Khái niệm vật lý
Phương trình vi phân riêng
Phương trình vi phân |
4473 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%A7n%20s%E1%BB%91%20g%C3%B3c | Tần số góc | Trong vật lý, tần số góc (hay tốc độ góc; ký hiệu là Ω hay ω) của một chuyển động tròn là đại lượng đo bằng góc mà bán kính quét được trong một đơn vị thời gian. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng không đổi. Nó cũng là độ lớn vô hướng của vector vận tốc góc. Ngoài ra vector tần số góc cũng được hiểu như vận tốc góc. Tần số góc (hay tốc độ góc) là độ lớn của vận tốc góc vectơ.
Tần số góc có đơn vị đo là nghịch đảo thời gian. Trong hệ đo lường quốc tế (SI), tần số góc được đo bằng rad trên giây.
Một vòng quay là 2π rad, bằng tốc độ góc ω nhân với thời gian đi hết một vòng quay (chính là chu kỳ Τ). Vậy nên:
Trong đó:
ω là tần số góc hoặc tốc độ góc (tính bằng radian trên giây),
T là khoảng thời gian để quay hết 1 vòng (tính bằng giây)
f là tần số thông thường (được đo bằng hertz)
Tần số góc có thể hiểu như là một bội số của tần số. Nó được sử dụng thay tần số để tránh việc xuất hiện nhiều của π, trong các lĩnh vực liên quan nhiều đến chuyển động quay và dao động, như cơ học lượng tử, điện động lực học
Xem thêm
Tần số
Rad
Góc
Tham khảo
Liên kết ngoài
Đại lượng vật lý
Góc |
4478 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1nh%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20M%E1%BB%B9%20S%C6%A1n | Thánh địa Mỹ Sơn | Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanmar), Wat Phou (Lào), Angkor Wat (Campuchia) và Prasat Hin Phimai (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
Lịch sử
Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc (thể hiện qua các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ), và về văn hóa—thể hiện qua các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.
Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ IV. Hơn 2 thế kỷ sau, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ VII, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu). Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí; và kỹ thuật xây dựng các tháp này của người Chăm cho tới nay vẫn còn bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp nào về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.
Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIV, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ IV. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm Pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.
Khảo cổ học
Sau khi vương quốc Chiêm Thành lụi tàn, Thánh địa Mỹ Sơn đã chìm trong lãng quên hàng thế kỷ, đến năm 1885, nó mới được phát hiện. Mười năm sau, các nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện các cuộc phát quang, nghiên cứu khu di tích này.
Có thể chia việc nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp về Mỹ Sơn thành hai giai đoạn:
Từ năm 1898 đến 1899: Louis Finot và Launet de Lajonquere nghiên cứu các văn bia.
Từ năm 1901 đến 1902: Henri Parmentier nghiên cứu về nghệ thuật, năm 1904 ông cùng Olrpeaus tổ chức khai quật khảo cổ học tại đây.
Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được L. Finot và H. Parmentier công bố. Từ công trình nghiên cứu của H. Parmentier, người ta biết cách đây hơn 100 năm Mỹ Sơn còn 68 công trình kiến trúc, và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A’ đến N.
Nhà nghiên cứu nghệ thuật F.S. Tern chia di tích Chăm Việt Nam thành 7 phong cách nghệ thuật theo quá trình tiến triển của nó. Mỹ Sơn có đủ đại biểu các phong cách, trong đó có 2 phong cách xuất phát từ Mỹ Sơn. Đặc biệt phong cách Mỹ Sơn A1 với xuất phát là đền A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm.
Các nhà khảo cổ học Pháp chia các công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn ra làm 10 nhóm chính: A, A', B, C, D, E, F, G, H, K để đặt tên cho mỗi công trình theo kiểu ghép chữ cái và số.
Kiến trúc
Về mặt kiến trúc thì các đền tháp, lăng mộ ở Mỹ Sơn là nơi hội tụ của các kiểu dáng khác nhau, từ những kiểu cổ đại hay kiểu Mỹ Sơn E1 (thế kỷ VIII, Mỹ Sơn E1 và F1), kiểu Hòa Lai (cuối thế kỷ VIII - đầu thế kỷ IX, Mỹ Sơn A2, C7 và F3), kiểu Đồng Dương (cuối thế kỷ IX - đầu thế kỷ X, Mỹ Sơn A10, A11-13, B4, B12), kiểu Mỹ Sơn A1 (thế kỷ X, Mỹ Sơn B5, B6, B7, B9, C1, C2, C5, D1, D2, D4), kiểu chuyển tiếp Mỹ Sơn A1-Bình Định (đầu thế kỷ XI - giữa thế kỷ XII, Mỹ Sơn E4, F2, nhóm K) và kiểu Bình Định (cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XIV, Mỹ Sơn B1 và các nhóm G, H).
Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Khu Thánh địa gồm nhiều cụm tháp, bố cục mỗi cụm tháp đều có một tháp chính (Kalan) ở giữa và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Kalan thường thờ Linga (sinh thực khí) hay linh tượng Shiva. Mặt trước mỗi cụm tháp là một tháp cổng (Gopura), tiếp đến tiền đình (Mandapa), hạng mục công trình có chức năng là nơi sắp xếp lễ vật và múa hát nghi thức hành lễ. Bên cạnh là một kiến trúc luôn quay về hướng Bắc (hướng thần tài lộc Kuvera), gồm 1 hay 2 phòng, gọi là Kósa Grha dùng để chứa đồ tế nhuyễn và thức ăn (cỗ) cúng chư thần. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần Thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía đông để tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với nhiều loại hoa văn. Phần lớn những kiến trúc này hiện nay đã bị suy tàn, nhưng đây đó vẫn còn sót lại những mảng điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm Pa huyền thoại. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ linga hoặc hình tượng của thần Shiva - thần bảo hộ của các triều vua Chăm Pa. Những người cầu nguyện thời trước thường đi vòng quanh tháp theo chiều kim đồng hồ trên một lối nhỏ.
Cụm tháp A (Kalan Mỹ Sơn A1) thờ một bộ Linga, có 6 ngôi đền nhỏ từ A2-A7 đối xứng nhau bao quanh thờ các vị thần phương hướng (trừ 2 hướng Đông, Tây): hướng Đông-thần sấm Indra, hướng Đông Nam-thần lửa Agni, hướng Nam-Diêm vương Yama, hướng Tây-thần bầu trời Varuna, hướng Tây Nam-thần Nirrti, hướng Tây Bắc-thần gió Vayu, hướng Bắc-thần Kuvera, hướng Đông Bắc-thần toàn năng Isána. Tháp A1 có 2 cửa chính đối diện nhau, quay về 2 hướng Đông và Tây. Bao phía ngoài, xa tháp chính A1 hơn, là các tháp phụ tương đối lớn, được ký hiệu từ A8-A12, phân bố trên một mặt bằng vuông vắn.
Đối diện với cụm tháp A, là cụm tháp B (Kalan Mỹ Sơn B1) là cụm tháp trung tâm của Thánh địa Mỹ Sơn.
Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo, song biểu tượng của Phật giáo cũng tìm thấy ở Mỹ Sơn, vì đạo Phật Đại Thừa (Mahayana) đã trở thành tín ngưỡng chính của người Chăm vào thế kỷ X. (Một số đền đài đã được xây dựng trong thời gian này, tuy nhiên vào thế kỷ XVII nhiều tòa tháp ở Mỹ Sơn đã được tu sửa và xây dựng thêm) thông tin này không chính xác.
Đền đá
Tại Thánh địa Mỹ Sơn có một đền xây dựng bằng đá, nó cũng là đền đá duy nhất của các di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234. Nhưng rất tiếc là xây dựng chưa hoàn thành. Khi người Pháp khám phá Mỹ Sơn nó có nền như ngày nay, phía trên là đống gạch khổng lồ mà họ phải dọn dẹp 2 tháng mới xong (theo Vòng tròn Mỹ Sơn, tác giả Parmentier, 1904) Ngày nay, ngôi đền này đã bị sập (có lẽ do bom Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, vì ngay sát tháp là một hố bom sâu hoắm vẫn dấu tích) nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30 m và đây là ngôi đền cao nhất của Thánh địa này. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây là vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ IV.
Bảo tồn
Công việc bảo tồn đầu tiên diễn ra năm 1937 bởi các nhà khoa học người Pháp. Trong giai đoạn từ năm 1937 đến 1938, đền A1 và các đền nhỏ xung quanh nó được trùng tu. Các năm sau, từ năm 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 được trùng tu và gia cố lại. Tuy nhiên, nhiều tháp và lăng mộ (bao gồm tổ hợp A với tháp A1 đã từng rất tráng lệ - gồm tháp chính A1 cao 24 mét và 6 tháp phụ xung quanh, bị hủy diệt năm 1969) đã bị hủy diệt trong Chiến tranh Việt Nam.
Phần lớn các đền đài trong các nhóm khu vực trung tâm như B, C và D còn tồn tại, và mặc dù rất nhiều pho tượng, bệ thờ và linga đã bị lấy về Pháp trong thời kỳ thực dân hay gần đây được chuyển tới các viện bảo tàng như Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng, vẫn có một viện bảo tàng thứ ba được thiết lập trong 2 ngôi đền với sự trợ giúp của người Đức và Ba Lan để trưng bày các mô hình các lăng mộ và hiện vật còn lại. Ngày 24 tháng 3 năm 2005 tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ khánh thành nhà trưng bày, giới thiệu di tích Mỹ Sơn với diện tích 5.400 m² với nhà trưng bày chính rộng 1.000 m² ngay lối dẫn vào di tích (khoảng 1 km) do Nhật Bản tài trợ không hoàn lại. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều lo ngại về tình trạng của các công trình kiến trúc, một số trong đó có khả năng sập đổ. Trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2004, Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam đã chi khoảng 7 tỷ VNĐ (USD 440.000) cho dự án phục chế khẩn cấp Thánh địa Mỹ Sơn; một dự án của UNESCO được hỗ trợ bởi chính phủ Ý với số tiền là USD 800.000 và các cố gắng phục chế có nguồn vốn từ Nhật Bản hiện nay cũng đang góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp của chúng. Các công việc phục chế tại đây cũng được World Monuments Fund (WMF) góp vốn.
Hình ảnh
Tham khảo
Xem thêm
Phong cách nghệ thuật các tháp Chăm
Danh sách đền tháp Chăm Pa
Tháp Chăm
Di tích Việt Nam
Liên kết ngoài
Thánh địa Mỹ Sơn
Mỹ Sơn
Loạt bài liên quan đến công tác khảo cổ, trùng tu tại Mỹ Sơn
Du lịch Quảng Nam
Di tích tại Quảng Nam
Mỹ Sơn, Thánh địa
Đền tại Việt Nam
T
Chấm dứt thế kỷ 13
Khởi đầu thế kỷ 4
Amaravati (Chăm Pa)
Việt Nam cổ đại
Lịch sử Chăm Pa |
4480 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n%20%C4%91%E1%BA%A3o%20C%C3%A1t%20B%C3%A0 | Quần đảo Cát Bà | Quần đảo Cát Bà là một quần đảo gồm 367 đảo, trong đó có đảo Cát Bà ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cơ sở hạ tầng khá phát triển với tổ hợp nhiều khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, chùa chiền và đặc biệt là toàn bộ khu vực đảo đã được thành phố Hải Phòng triển khai các trạm thu phát sóng vô tuyến (Wifi). Cát Bà đang không ngừng được đầu tư và phát triển để trở thành địa điểm du lịch mang tầm vóc quốc tế trong tương lai.
Vị trí địa lý
Quần đảo có tọa độ 106°52′- 107°07′Đông, 20°42′- 20°54′độ vĩ Bắc. Diện tích khoảng gần 300 km². Dân số 45.000 người (năm 2019). Các đảo nhỏ khác: hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xa, hòn Tai Kéo,...
Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo trên vịnh Lan Hạ.Theo truyền thuyết địa phương thì tên Cát Bà còn được đọc tên Các Bà. Vì có một thời các bà, các chị ở đây đứng ra lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một hòn đảo lân cận. Đảo có tên là đảo các Ông (Cát Ông). Như vậy, Cát Bà là đọc chệch của các Bà.
Cát Bà là một hòn đảo đẹp và thơ mộng lịch sử
Tương truyền xưa kia tên đảo là Các Bà, là hậu phương cho Các Ông theo Thánh Gióng đánh giặc Ân. Ở thị trấn Cát Bà hiện nay có đền Các Bà. Các bản đồ hành chính thời Pháp thuộc (như bản đồ năm 1938) còn ghi là Các Bà. Như vậy có lẽ tên gọi Các Bà đã bị đọc chệch thành Cát Bà.
Trước đây đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Bà, năm 1977 mới sáp nhập với huyện Cát Hải thành huyện Cát Hải mới. Trước đây đảo thuộc tỉnh Quảng Yên, sau thuộc khu Hồng Quảng, đến năm 1956 mới chuyển về thành phố Hải Phòng.
Thị trấn Cát Bà hiện nay là huyện lị huyện Cát Hải. Trước năm 1945, thị trấn Cát Bà là phố Cát Bà, rồi đại lý Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, tỉnh Quảng Yên. Sau năm 1945, trở thành thị xã Cát Bà. Đến năm 1957 thị xã Cát Bà đổi thành thị trấn và huyện Cát Bà mới thành lập.
Khí hậu:
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của đại dương nên các chỉ số trung bình về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa cũng tương đương như các khu vực xung quanh, tuy nhiên có đặc điểm là mùa đông thì ít lạnh hơn và mùa hè thì ít nóng hơn so với đất liền. Cụ thể là:
Lượng mưa: 1.700-1.800 mm/năm, dao động theo mùa. Mùa mưa chủ yếu là tháng 7, 8.
Nhiệt độ trung bình: 25-28 °C, dao động theo mùa. Về mùa hè có thể lên trên 30 °C, về mùa đông trung bình 15-20 °C nhưng có thời điểm có thể xuống dưới 10 °C (khi có gió mùa đông bắc).
Độ ẩm trung bình: 85%.
Dao động của thủy triều: 3,3-3,9 mét.
Độ mặn nước biển: Từ 0,930% (mùa mưa) đến 3,111% (mùa khô)
Địa hình
Quần đảo gồm 367 hòn đảo lớn nhỏ nằm trên diện rộng khoảng 300 km². Đảo Cát Bà lớn nhất có diện tích 153 km², là đảo lớn thứ ba ở Việt Nam sau Phú Quốc và Cái Bầu, có đỉnh cao nhất 331m. Các đảo còn lại ít khi độ cao đạt 100-250m, phần nhiều là đảo nhỏ có độ cao dưới 100m và các hòn rất nhỏ thường chỉ cao 20-50m . Đây là một khu vực địa hình karst nhiệt đới bị ngập chìm do biển tiến Holocen, có cảnh quan độc đáo tương tự vịnh Hạ Long là phổ biển các chóp kiểu Phong Tùng và các chóp kiểu Phong Linh, các thung karst và phễu karst. Các hòn đảo là các chóp hoặc tháp kart đơn lẻ hoặc thành cụm, vách bờ dốc đứng nổi trên mặt nước biển trong xanh. Nhiều tên đảo gọi theo hình dáng của vạn vật như Ớt, Chuông, Mai Rùa, Lã Vọng, Đuôi Rồng, Báo và Sư Tử v.v. Ăn mòn sinh hóa và cơ học của nước biển do sóng và thủy triều tạo nên rìa bờ lõm vòng quanh đảo làm tăng vẻ kì dị, độc đáo hình dạng các hòn đảo. Trên đảo Cát Bà có các thung lũng karst như Trung Trang, Gia Luận, Tai Lai và Việt Hải. Chúng có độ cao 5-8m, chiều rộng 100-600m, có nơi rộng tới 1 km, kéo dài một vài tới chụckm, được lấp đầy bằng các trầm tích sông-biển Pleistocen muộn. QĐCB có rất nhiều hang động đẹp thuộc ba nhóm: hang ngầm cổ, hang nền và hang hàm ếch biển. Các hang ngầm cổ như động Hùng Sơn, động Hoa, hang Trung Trang v.v thường có độ cao trên 10m. Các hang nền phổ biến nhưng thường có kích thước nhỏ và thường có độ cao dưới 10m. Hang hàm ếch biển có khi xuyên thủng các khối đá vôi tạo thành hang luồn như hang Xích, hang Thủng, v.v. Địa hình đáy ven bờ QĐCB Bà gồm các dạng tùng áng, rạn san hô, đồng bằng đáy vịnh và luồng lạch. Tùng, áng là các thung lũng hoặc phễu karst bị biển ngập chìm. Tùng có 26 chiếc với hình dạng kéo dài (tùng Gấu, tùng Chàng .v.v.). Áng có 33 chiếc với hình dạng đẳng thước (áng Thảm, áng Vẹm và áng Kê, v.v.).
Địa chất
Về cấu trúc địa chất, quần đảo nằm trên bể Đông Bắc Bắc Bộ, ưu thế các đá trầm tích carbonat Paleozoi và trầm tích bở rời Đệ Tứ. Biểu hiện magma ở QĐCB không đáng kể với vài thể đá magma xâm nhập dạng mạch đã được xác định là spesartit và minet tại Hùng Sơn và Bến Bèo. Hệ tầng Phố Hàn (D3-C1 ph) có tuổi Đevon muộn - Cac bon sớm, phân bố chủ yếu ở phía TN Nam và giữa đảo Cát Bà, lộ ít hơn ở phía Bắc đảo, dày khoảng 400 – 650 m, gồm đá vôi xám đen phân lớp xen các đá lục nguyên và đá silic. Ở bờ vụng Cát Bà lộ ra mặt cắt địa tầng chuyển tiếp giữa Đevon và Carbon rất có giá trị khoa học và di sản địa chất. Hệ tầng Bắc Sơn (C1-P2 bs) (C1-P2 bs), tuổi Carbon sớm - Permi muộn, phân bố rộng khắp, dày khoảng 700–1000 m, chủ yếu gồm đá vôi màu xám, xám sáng, phân lớp dày và dạng khối. Các trầm tích Đệ Tứ gồm trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13 vp) tuổi Pleistocen muộn, thành phần cát, cuội cấu tạo nên bậc thềm biển cao 5-8m ở Ao Cối và các trầm tích sông - biển ở các thung lũng Gia Luận, Trung Trang; Trầm tích hệ tầng Hải Hưng (Q11-2 hh), tuổi Holocen sớm - giữa và Trầm tích hệ tầng Thái Bình (Q22-3 tb). Các trầm tích hiện đại gồm có trầm tích bãi biển, bãi triều, bãi lầy sú vẹt và trầm tích đáy biển nông, thành phần từ sét, bột đến cát sạn. Biển tiến sau băng hà lần cuối cùng bắt đầu từ 17-18 nghìn năm trước, khi mực biển thấp hơn hiện nay 100 - 120m, đến khoảng 7-8 nghìn năm trước bắt đầu tràn ngập khu vực Cát Bà, mở rộng nhất vào 5-6 nghìn năm trước chính thức biến nơi này thành quần đảo.
Lễ hội
Lễ hội của người dân Cát Bà giống như lễ hội của những người Kinh ở khu vực khác, tuy nhiên có thêm ngày 1 tháng 4 dương lịch là lễ hội ngày Bác Hồ về thăm làng cá.Còn có thêm lễ hội " Đền Bà " ở xã Hiền Hào. Đây cũng là một trong những lễ hội lớn của người dân địa phương. ngoài ra còn rất nhiều lễ hội khác.
Du lịch
Trên đảo chính Cát Bà có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơi đang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. phía đông nam của đảo có vịnh Lan Hạ, phía tây nam có vịnh Cát Gia có một số bãi cát nhỏ nhưng sạch, sóng không lớn thuận tiện cho phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. Trên biển xuất hiện nhiều núi đá vôi đẹp tương tự vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Ở một số đảo nhỏ, cũng có nhiều bãi tắm đẹp.
Đường xuyên đảo Cát Bà: dài 27 km, có nhiều đèo dốc quanh co, xuống khoăn, qua áng, men theo mép biển, xuyên qua vườn quốc gia, phong cảnh kỳ thú, non nước hữu tình.
Vườn quốc gia Cát Bà: có diện tích 15.200 ha, trong đó có 9.000 ha rừng, 5.400 ha biển tạo nên một môi trường sinh thái lý tưởng.
Động Trung Trang: Nằm cách thị trấn 15 km cạnh đường xuyên đảo, có nhiều nhũ đá thiên nhiên. Động này có thể chứa hàng trăm người.
Động Hùng Sơn: Cách thị trấn 13 km, trên đường xuyên đảo. Động còn có tên Động Quân y vì trong Chiến tranh Việt Nam người ta đã xây cả một bệnh viện hàng trăm giường nằm ở trong lòng núi.
Động Phù Long (Cái Viềng) mới tìm ra, được cho là đẹp hơn động Trung Trang.
Các bãi tắm: Cát Cò 1, Cát Cò 2, Cát Dứa (bãi tắm đảo Khỉ), Cát Ông, Cát Trai Gái, Đường Danh v.v... là những bãi tắm nhỏ, đẹp, kín đáo, có nhiều mưa, che nắng, cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt tới đáy. Một số bãi tắm có các khu resort như Monkey Island Resort ở đảo Khỉ, Nam Cát resort ở đảo Nam Cát, Cover Beach resort ở đảo Vách Đá... Người ta dự định xây dựng ở đây những "thủy cung" để con người có thể trực tiếp quan sát các đàn cá heo, tôm hùm, rùa biển, mực ống, cá mập bơi lượn quanh những cụm san hô đỏ.
Cát Bà với vẻ đẹp nguyên sơ và hùng vĩ, nó được mệnh danh là Hòn Ngọc của Vịnh Bắc Bộ
Các nhà tổ chức tour du lịch Cát Bà: Cat Ba Express, Kivo travel, Vietnam travel, Pys Travel...
Khu dự trữ sinh quyển
Quần đảo Cát Bà có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rặng san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các yêu cầu của khu dự trữ sinh quyển thế giới theo quy định của UNESCO.
Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 02 tháng 12 năm 2004. Ngày 1 tháng 4 năm 2005 tại đây đã diễn ra lễ đón nhận bằng quyết định của UNESCO và kỷ niệm sự kiện này. Việt Nam hiện có 06 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận là: Cần Giờ, Cát Tiên, châu thổ sông Hồng, miền Tây Nghệ An, Kiên Giang và quần đảo Cát Bà.
Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển Cát Bà rộng hơn 26.000 ha, với 2 vùng lõi (bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người), 2 vùng đệm (cho phép phát triển kinh tế hạn chế song kết hợp với bảo tồn) và 2 vùng chuyển tiếp (phát triển kinh tế). Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động.
Sách đỏ Việt Nam
Gần 60 loài đã được coi là các loài đặc hữu và quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam như các loài động vật: ác là, quạ khoang, voọc đầu vàng, voọc quần đùi trắng và các loài thực vật như chò đãi, kim giao (Podocarpus fleurii), lá khôi (Ardisia spp.), lát hoa (Chukrasia tubularis),dẻ hương, thổ phục linh, trúc đũa, sến mật. Ngoài ra còn 8 loài rong, 7 loài động vật đáy cũng cần được bảo vệ.
Đề cử di sản thế giới
Thất bại với đề cử di sản thiên nhiên thế giới (độc lập) năm 2014
Năm 2014, tại kỳ họp thứ 38 của Ủy ban Di sản thế giới tại Qatar Quần đảo Cát Bà từng được đưa ra bầu chọn là di sản thiên nhiên thế giới nhưng bị thất bại (Hồ sơ Quần đảo Cát Bà được các cơ quan tư vấn của UNESCO đặt ở mức N - Not recommended for inscription, tức không được khuyến khích để ghi danh vì lý do Cát Bà & Vịnh Lan Hạ nằm cùng quần thể với Vịnh Hạ Long, cần được đệ trình như là một quần thể). Trước đó, Cát Bà ứng cử hồ sơ di sản theo các tiêu chí sau:
Tiêu chí (ix):Di sản Quần đảo Cát Bà là những ví dụ nổi bật, tiêu biểu cho các hệ sinh thái nhiệt đới, cận nhiệt đới điển hình của châu Á. Nổi trội là hệ sinh thái quần đảo đá vôi lớn nhất châu Á. Đây cũng là khu vực có mức độ đa dạng cao nhất của các hệ sinh thái nhiệt đới và cận nhiệt đới điển hình, liền kề, kế tiếp nhau trong một Di sản như rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh trên đảo, tiếp theo là rừng ngập mặn, vùng triều, hồ nước mặn, san hô. Các hệ sinh thái này đại diện cho các quá trình sinh thái và sinh học đang tiếp diễn trong quá trình tiến hoá và phát triển của các hệ sinh thái biển và hải đảo, thể hiện qua sự đa dạng cao của các quần xã động vật, thực vật trên đảo và dưới biển cùng với trên 21 loài động vật, thực vật đặc hữu cho khu vực. Trải qua 18000 năm phát triển, di sản vẫn giữ được tính tự nhiên cao, không hề bị xuống cấp, mặc dầu đã có sự xuất hiện của con người cách đây 7000 năm.
Tiêu chí (x): Quần đảo Cát Bà là Trung tâm đa dạng sinh học cao của thế giới với nhiều loài quý hiếm có giá trị toàn cầu được IUCN xếp loại. Tiêu biểu là sự có mặt của 3.860 loài thực vật và động vật trên cạn và dưới biển. Có tới 130 loài được xác định là các loài quý hiếm đưa vào sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Trong đó có 76 loài nằm trong danh mục quý hiếm của IUCN, 21 loài đặc hữu. Đặc biệt loài Voọc Đầu vàng Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) là loài đặc hữu hiện nay trên thế giới chỉ còn một quần thể với 63 cá thể phân bố duy nhất ở Cát Bà, được IUCN đánh giá là giá trị bảo tồn ngoại hạng toàn cầu. Ngoài ra còn có nhiều loài thực vật, và động vật cũng được IUCN xếp hạng ở cấp cực kỳ nguy cấp (CR).
Đệ trình Vịnh Hạ Long - Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới
Với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) sáng kiến Liên minh Vịnh Hạ Long - Cát Bà được khởi xướng vào năm 2014 nhằm xây dựng cơ chế hợp tác giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương từ đó thúc đẩy hoạt động bảo tồn, bảo vệ môi trường tại Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà.
Năm 2015, Liên minh đã thành lập Ban lãnh đạo với định hướng tăng cường sự tham gia của DN, giải quyết những thách thức về môi trường từ hoạt động của các du thuyền, hỗ trợ kỹ thuật cho UNESCO trong công tác quản lý Vịnh Hạ Long cũng như đề xuất mở rộng Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long bao gồm quần đảo Cát Bà.
Đại diện TP Hải Phòng cũng thông tin, tháng 7/2017, Hải Phòng đã nộp báo cáo tóm tắt về di sản đến Trung tâm Di sản thiên nhiên thế giới và đã được chấp nhận. Từ đó đến nay đã tập trung xây dựng hồ sơ và đến nay Hồ sơ chính đã được hoàn thành, đang lấy ý kiến các sở, ban ngành trước khi chuyển sang Quảng Ninh và trình Ủy ban Di sản quốc gia... Theo lộ trình, đầu tháng 9/2018, sẽ nộp Bộ hồ sơ lên Thường trực Trung tâm Di sản thiên nhiên thế giới và sẽ hoàn thiện lại theo ý kiến tham vấn, tháng 2/2019, sẽ trình bộ hồ sơ chính thức
Xem thêm
Vườn quốc gia Cát Bà
khu du lịch trọng điểm quốc gia
Tham khảo
Liên kết ngoài
Website chính thức của Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà
Thông tin về Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà trên trang thông tin điện tử của Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB)/UNESCO
Cat Ba Archipelago
Cát Bà
Du lịch Hải Phòng
C
Cát Bà
Thắng cảnh thiên nhiên xứ Đông |
4481 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%93%20S%C6%A1n | Đồ Sơn | Đồ Sơn là một quận nội thành thuộc thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
Địa lý
Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5 km với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m. Quận nằm ở phía đông nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 22 km về hướng đông nam, có vị trí địa lý:
Phía đông và phía nam giáp vịnh Bắc Bộ
Phía tây giáp huyện Kiến Thụy
Phía bắc giáp quận Dương Kinh.
Đồ Sơn có một khu nghỉ mát gồm nhiều bãi biển có phong cảnh đẹp ở miền bắc Việt Nam.
Do ở phía bắc và phía nam của quận là hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa, cộng thêm việc quai đê lấn biển ở Đảo Hòn Dấu để xây dựng khu Resort cao cấp, nên nước biển ở khu vực này đục (nhất là khu II) nhưng vẫn có sức thu hút du khách.
Quận Đồ Sơn có diện tích tự nhiên là 42,37 km² và dân số là 102.234 người.
Hành chính
Quận Đồ Sơn có 6 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: Bàng La, Hải Sơn, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Xuyên, Vạn Hương.
Đường phố
Ấp Bắc
Bà Đế
Bàng Đông
Bàng La
Biên Hòa
Bình Minh
Đại Bàng
Đại Phong
Đại Thắng
Đình Đoài
Độc Lập
Đức Hậu
Đức Thắng
Hiếu Tử
Hoàng Kim Giao
Hoàng Thị Nghị
Long Khánh
Lý Thái Tổ
Lý Thánh Tông
Minh Tiến
Nghĩa Phương
Nguyễn Hữu Cầu
Nguyễn Quang Khuê
Nguyễn Văn Thức
Phạm Ngọc
Phạm Văn Đồng
Quý Kim
Sơn Hải
Suối Chẽ
Suối Rồng
Tân Hòa Hợp
Thanh Niên
Thung Lũng Xanh
Thượng Đức
Trung Hòa
Trung Nghĩa
Vạn Hoa
Vạn Hương
Vạn Lê
Vạn Sơn
Vinh Quang
Vũ Đình Can
Xóm Chẽ
Lịch sử
Đồ Sơn là bãi biển nổi tiếng từ thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc. Cũng được nhắc đến trong truyện Trống mái (1936) của nhà văn Khái Hưng.
Thị xã Đồ Sơn được thành lập ngày 14 tháng 3 năm 1963 trên cơ sở tách khu vực Đồ Sơn và 2 xã: Vạn Sơn, Ngọc Hải thuộc huyện Kiến Thụy; cũng từ đó, thành lập 4 tiểu khu Vạn Hương, Vạn Sơn, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên.
Ngày 7 tháng 4 năm 1966, chuyển xã Bàng La thuộc huyện Kiến Thụy vào thị xã Đồ Sơn.
Ngày 26 tháng 12 năm 1970, giải thể xã Bàng La, chuyển các thôn của xã Bàng La thành các tiểu khu trực thuộc thị xã Đồ Sơn.
Ngày 5 tháng 3 năm 1980, thị xã Đồ Sơn nhập với 21 xã của huyện An Thụy là: Tú Sơn, Đại Hợp, Đoàn Xá, Hợp Đức, Hòa Nghĩa, Anh Dũng, Minh Tân, Tân Phong, Đông Phương, Đại Đồng, Hưng Đạo, Đa Phúc, Ngũ Đoan, Đại Hà, Tân Trào, Thụy Hương, Kiến Quốc, Ngũ Phúc, Thanh Sơn, Hữu Bằng, Thuận Thiên thành huyện Đồ Sơn, nội thị của thị xã Đồ Sơn trở thành thị trấn Đồ Sơn thuộc huyện cùng tên, tái lập xã Bàng La. Từ đó, huyện Đồ Sơn gồm 1 thị trấn Đồ Sơn và 24 xã: Bàng La, Anh Dũng, Hưng Đạo, Đa Phúc, Hải Thành, Tân Thành, Hòa Nghĩa, Hợp Đức, Đông Phương, Đại Đồng, Hữu Bằng, Thuận Thiên, Ngũ Phúc, Kiến Quốc, Thụy Hương, Thanh Sơn, Đại Hà, Ngũ Đoan, Tân Trào, Đoàn Xá, Đại Hợp, Tú Sơn, Tân Phong, Minh Tân. Tuy nhiên, thị trấn Đồ Sơn không phải là huyện lỵ của huyện cùng tên Đồ Sơn, huyện lỵ của huyện đặt tại xã Thanh Sơn.
Ngày 14 tháng 2 năm 1987, thành lập thị trấn Núi Đối, thị trấn huyện lỵ huyện Đồ Sơn trên cơ sở một phần các xã Minh Tân và Thanh Sơn.
Tháng 6 năm 1988, huyện Đồ Sơn chia lại thành thị xã Đồ Sơn và huyện Kiến Thụy. Thị xã Đồ Sơn được tái lập gồm 4 phường: Ngọc Hải, Vạn Sơn, Vạn Hương, Ngọc Xuyên và xã Bàng La.
Ngày 12 tháng 9 năm 2007, thị xã Đồ Sơn sáp nhập thêm xã Hợp Đức thuộc huyện Kiến Thụy và được chuyển thành quận Đồ Sơn theo Nghị định số 145/2007/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam. Đồng thời, chuyển xã Bàng La thành phường Bàng La; chia xã Hợp Đức thành 2 phường: Hợp Đức và Minh Đức.
Ngày 1 tháng 2 năm 2020, sáp nhập phường Ngọc Hải và phường Vạn Sơn thành phường Hải Sơn.
Từ đó, Quận Đồ Sơn có 6 phường như hiện nay.
Nguồn gốc tên gọi Đồ Sơn
Đồ Sơn (塗山) nghĩa Hán là núi bùn, núi đất. Tên gọi này có từ xa xưa. Vào thời Mạc thì Nguyễn Bỉnh Khiêm có viết: "Ông cùng với các lão tăng đàm luận và thường thả thuyền dạo chơi ở Kim Hải hay Úc Hải để xem đánh cá. Các danh sơn thắng cảnh như An Tử, Ngọa Vân, Kính Chủ, Đồ Sơn, nơi nào ông cũng chống gậy trèo lên, thừa hứng ngâm vịnh, quên cả sớm chiều".
Tiềm năng du lịch của Đồ Sơn mới bắt đầu được khai thác bởi người Pháp từ những năm đầu thế kỷ XX. Còn trước đó hơn 2 thế kỷ, trong các thế kỷ XVII - XVIII, dù tên gọi Đồ Sơn chưa được nhắc tới nhưng trong thư tịch và bản đồ cổ của những nhà hàng hải, thương nhân châu Âu tới Đàng Ngoài (chủ yếu là người Hà Lan và người Anh) thì tên gọi Batsha hay Batshaw đã xuất hiện phổ biển. Ngày nay người ta đã xác định được vị trí của Batsha (Batshaw) ở các thế kỷ XVII - XVIII là một làng chài (hoặc xóm chài) nằm trên bán đảo Đồ Sơn.
Theo như mô tả của nhà hàng hải người Anh ở thế kỷ XVII William Dampier trong cuốn sách Du hành và Khám phá năm 1688, cư dân sống ở làng chài mang tên Batsha (Đồ Sơn ngày nay) không chỉ làm nghề đánh cá mà còn kiêm luôn vai trò làm hoa tiêu dẫn đường cho những thuyền buôn phương Tây vào vùng cửa sông Thái Bình thuộc khu vực các huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Đây là khu vực chủ yếu ở Đàng Ngoài nơi mà các thương thuyền đến từ phương Tây như Hà Lan hay Vương quốc Anh được tự do ra vào, buôn bán trao đổi hàng hoá và lưu trú lâu dài vào thời đó.
Nhưng không phải chỉ những nhà hàng hải hay thương nhân châu Âu mới chú ý đến vai trò của Batsha (Batshaw) trên con đường thương mại của xứ Đàng Ngoài mà đến cả những tên tuổi vĩ đại trong lịch sử khoa học như Isaac Newton và Pierre-Simon Laplace cũng nhắc đến địa danh Batsha (Đồ Sơn) trong các tác phẩm của họ bởi hiện tượng thủy triều đặc biệt ở vùng biển Đồ Sơn.
Trong tác phẩm khoa học kinh điển Principia Mathematica của nhà vật lý kiêm toán học vĩ đại người Anh Isaac Newton xuất bản (nguyên bản tiếng Latinh) lần đầu vào năm 1687 có nhắc đến địa danh cảng Batsha nằm trong vĩ độ 20°50' bắc, thuộc vương quốc Tunquini (xứ Đàng Ngoài), nơi mà thủy triều lên xuống chỉ một lần trong ngày. Newton cũng cho biết ông có được thông tin đó từ những nhà hàng hải, những người có thể đã từng du hành tới Đàng Ngoài trong thế kỷ XVII.
Hơn một thế kỷ sau đó, một nhà nhà vật lý kiêm toán học vĩ đại khác là Pierre-Simon Laplace (người được giới khoa học mệnh danh là Newton của nước Pháp) đã nhắc lại hiện tượng thủy triều ở Batsha trong tác phẩm nổi tiếng của ông xuất bản năm 1796 có tựa đề Exposition du système du monde.
Nguồn gốc của Kinh tộc Tam Đảo
Vào năm Hồng Thuận thứ 3 (1511) đời vua Lê Tương Dực, một nhóm ngư dân khoảng trên dưới 100 người từ bán đảo Đồ Sơn (khi đó thuộc huyện Nghi Dương, trấn Hải Dương, vốn là đất phát tích của Nhà Mạc) đã di cư theo đường biển đến lập nghiệp và bảo vệ chủ quyền biển đảo trên ba hòn đảo nhỏ (được gọi chung là Tam Đảo) thuộc châu Vĩnh An, trấn An Bang. Đến Hiệp định Pháp Thanh năm 1885 thì bị cắt về Trung Quốc. Sau này trở thành các thôn Vạn Vĩ (Wanwei), Vu Đầu (Wutou) và Sơn Tâm (Shanxin), ngày nay thuộc thành phố cấp huyện Đông Hưng, Phòng Thành Cảng, nằm trong địa phận quản lý của địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc, gần biên giới Trung-Việt, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái khoảng 25 km theo đường bộ. Trải qua hơn 500 năm hòa nhập vào nền văn hóa địa phương, họ vẫn sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu và vẫn còn lưu giữ được nhiều truyền thống của người Việt từ xa xưa. Do chưa bị Hán hóa nên họ được gọi chung là Kinh tộc Tam Đảo.
Kinh tế - xã hội
Cơ cấu kinh tế của toàn quận trong đó ngành Du lịch và dịch vụ chiếm khoảng 70%, đánh bắt thủy sản và nông nghiệp: chiếm 23% và Công nghiệp và xây dựng: 7%. Ước lượng đến năm 2005 GDP trên đầu người đạt khoảng 1.100 USD.
Du lịch
Đồ Sơn là khu nghỉ mát lớn nhất miền Bắc. Đồ Sơn rất đông du khách từ khắp mọi miền Việt Nam cũng như khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi, cắm trại, ngắm nhìn phong cảnh biển đẹp buổi chiều tà:
Đồ Sơn là khu nghỉ mát và tắm biển nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam, nơi đây có sự kết hợp hài hòa giữa một bên là cát trắng mịn màng, biển cả mênh mông đậm màu phù sa và một bên là những ngọn núi đồi thông, phi lao... Trong thời kỳ phong kiến, Đồ Sơn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa, quan lại đô hộ. Đồ Sơn có ba bãi tắm chính: khu Một, khu Hai và khu Ba.
Khu du lịch đảo Dáu với bể bơi nhân tạo thuộc hàng lớn nhất Châu Á, có vườn chim, vườn thú, khu vui chơi giải trí, các khách sạn đẳng cấp 3 đến 5 sao, đặc biệt không thể thiếu ngọn hải đăng cổ kính hơn trăm năm tuổi. Kể từ khi được tu sửa khang trang, nơi đây còn có thêm khu "Đà Lạt thu nhỏ", hằng năm được rất đông du khách đến vui chơi giải trí vào những ngày hè.
Ngoài ra,khu du lịch Đồ Sơn còn vinh dự là nơi có hòn đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Nam - đảo Hoa Phượng, toạ lạc tại trung tâm khu du lịch, được trang bị đầy đủ các tiện nghi hiện đại cực kỳ sang trọng như trung tâm thương mại cao cấp ở giữa đảo, bể bơi nhân tạo, phố ăn uống, khách sạn đẳng cấp 5 sao, khu biệt thự, bến du thuyền,... là nơi lý tưởng để khách du lịch đến dừng chân và nghỉ dưỡng:
Đến với Đồ Sơn, du khách có thể đến thăm di tích bến tàu không số, nằm ở chân đồi Nghĩa Phong,tìm hiểu về con đường Hồ Chí Minh trên biển đầy gian khổ.
Tại đây hiện nay có sòng bạc Do Son Casino, là nơi rất nhiều du khách quốc tế đến chơi, đặc biệt là người Trung Quốc, tuy nhiên sòng bạc không cho phép người dân nội địa vào giải trí.
Từ Đồ Sơn bằng tàu cao tốc du khách có thể đi ra đảo Cát Bà, Tuần Châu (TP Hạ Long) hoặc vịnh Hạ Long,để thăm thú hết những tinh hoa của Hải Phòng nói riêng, Việt Nam nói chung.
Tệ nạn
Mại dâm
Đồ Sơn nổi tiếng với dịch vụ mại dâm, tập trung ở 2 khu vực. Một là Xó Lặng ở khu 1 (10 nhà nghỉ). Hai là khu 203 hay còn gọi là Bộ Xây dựng (20 nhà nghỉ).
Mỗi năm công an ra quân bắt được 1-3 vụ mại dâm tại đây, mỗi vụ khoảng 2 người. Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, báo cáo của Hải Phòng cho thấy không phát hiện ra tệ nạn mại dâm tại Đồ Sơn, chỉ có một vài trường hợp, không đáng kể.
Văn hóa
Trong dịp Tết, người dân khắp nơi đổ về Đồ Sơn viếng thăm đền Bà Đế, cầu phúc cho mưa thuận gió hoà. Ngoài ra hàng năm ở Đồ Sơn còn lễ hội đảo Dấu. Vào ngày này, người dân Đồ Sơn nói riêng và người dân buôn bán khắp nơi đi thuyền ra đảo cúng và thắp hương cầu may cho một năm buôn bán thuận lợi và sức khỏe bình an.
Một trong các hoạt động văn hóa nổi bật là Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Lễ hội được tổ chức 2 vòng: Vòng sơ loại vào ngày 8 tháng 6 âm lịch và vòng chung kết vào ngày 9 tháng 8 âm lịch, thu hút rất đông du khách cả ở trong và ngoài nước. Các trận đấu vòng chung kết được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình Hải Phòng.
Xem thêm
Chọi trâu Đồ Sơn
Quận He
Táo Bàng La
Hoàng Kim Giao.
Chú thích
Bãi biển Việt Nam
Bán đảo Việt Nam |
4482 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ba%20B%E1%BB%83%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Ba Bể (định hướng) | Ba Bể là một địa danh, tên một hồ nước ngọt tại tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam. Ngoài ra, danh xưng này còn được đặt cho:
Huyện Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn.
Vườn quốc gia Ba Bể, có trung tâm là hồ Ba Bể.
Bắc Kạn |
4483 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%8Bnh%20H%E1%BA%A1%20Long | Vịnh Hạ Long | Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo của thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 335 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa karst đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. 17 loài thực vật đặc hữu và khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại vịnh.
Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong 7.000-5.000 năm trước Công Nguyên và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500-5.000 năm. Tiến trình dựng nước và truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trình lịch sử, cũng khẳng định vị trí tiền tiêu và vị thế văn hóa của vịnh Hạ Long qua những địa danh mà tên gọi gắn với điển tích còn lưu truyền đến nay, như núi Bài Thơ, hang Đầu Gỗ, Bãi Cháy v.v. Hiện nay, vịnh Hạ Long là một khu vực phát triển năng động nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có như có một tiềm năng lớn về du lịch, nghiên cứu khoa học, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy đối với khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.
Từ hơn 500 năm về trước trong bài thơ Lộ nhập Vân Đồn, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là "kỳ quan đá dựng giữa trời cao". Năm 1962 Bộ Văn hóa - Thông tin (Việt Nam) đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ. Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ (tiêu chuẩn vii), và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo (tiêu chuẩn viii) vào năm 2000. Cùng với vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.
Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà tạo thành một trong 21 khu du lịch quốc gia đầu tiên ở Việt Nam. Năm 2015, Cục Di sản văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan vịnh Hạ Long là trên 2,5 triệu lượt khách.
Truyền thuyết về vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long có từ xa xưa do những kiến tạo địa chất. Tuy nhiên, trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết cho rằng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và nơi đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ. Tuy nhiên, tên gọi Hạ Long hay Bái Tử Long chỉ mới có từ thời Pháp thuộc.
Lại có truyền thuyết khác nói rằng, vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chặn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.
Điều kiện tự nhiên và xã hội
Vị trí
Là một vịnh nhỏ, bộ phận của vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long được giới hạn với phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120 km kéo dài từ thị xã Quảng Yên, qua thành phố Hạ Long, Thành phố Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ. Trong diện tích 1.553 km² gồm vùng lõi và vùng đệm, nằm tại các tọa độ từ 106°58'-107°22' Đông và 20°45'-20°50' Bắc, vịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa được đặt tên.
Môi trường và khí hậu
Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo có khí hậu phân hóa 2 mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm với nhiệt độ khoảng 27-29 °C và mùa đông khô lạnh với nhiệt độ 16-18 °C, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 15-25 °C. Lượng mưa trên vịnh Hạ Long vào khoảng từ 2.000 mm–2.200 mm tuy có tài liệu chi tiết hóa lượng mưa là 1.680 mm với khoảng trên 300 mm vào mùa nóng nhất trong năm (từ tháng 6 đến tháng 8) và dưới 30 mm vào mùa khô nhất trong năm (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau). Hệ thủy triều tại vịnh Hạ Long rất đặc trưng với mức triều cường vào khoảng 3,5-4m/ngày. Độ mặn trong nước biển trên vùng vịnh dao động từ 31 đến 34.5 MT vào mùa khô nhưng vào mùa mưa, mức này có thể thấp hơn. Mực nước biển trong vùng vịnh khá cạn, có độ sâu chỉ khoảng 6m đến 10m và các đảo đều không lưu giữ nước bề mặt.
Dân số
Trong số 1.969 đảo của Hạ Long hiện nay chỉ có khoảng 40 đảo là có dân sinh sống, những đảo này có quy mô từ vài chục đến hàng ngàn hecta tập trung chủ yếu ở phía Đông và Đông Nam vịnh Hạ Long. Mấy chục năm gần đây, nhiều vạn chài sống trôi nổi trên mặt nước, bắt đầu lên một số đảo định cư biến những đảo hoang sơ trở thành trù phú như đảo Sa Tô (thành phố Hạ Long), đảo Thắng Lợi (huyện đảo Vân Đồn).
Dân số trên vịnh Hạ Long hiện nay khoảng 1.540 người, tập trung chủ yếu ở các làng đánh cá Cửa Vạn, Ba Hang, Cặp Dè (thuộc phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long). Cư dân vùng vịnh phần lớn sống trên thuyền, trên nhà bè để thuận tiện cho việc đánh bắt, nuôi trồng và lai tạo các giống thủy sản, hải sản. Ngày nay đời sống của cư dân vịnh Hạ Long đã phát triển do kinh doanh dịch vụ du lịch.
Hiện nay, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã có chủ trương di dời các hộ dân sống trong lòng vịnh lên bờ tái định cư, ổn định cuộc sống và bảo vệ cảnh quan môi trường vùng di sản. Đã có hơn 300 hộ dân sinh sống trên các làng chài trên vịnh Hạ Long đã được di dời lên bờ sinh sống tại Khu tái định cư Khe Cá (nay là Khu 8, phường Hà Phong, thành phố Hạ Long) từ tháng 5/2014, công việc này sẽ còn tiếp tục được triển khai. Tỉnh sẽ chỉ giữ lại một số làng chài để phục vụ du lịch tham quan.
Tên gọi Hạ Long qua các thời kỳ lịch sử
Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hải. Các thời Lý, Trần, Lê vịnh mang các tên Hoa Phong, Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long (rồng đáp xuống) mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ XIX.
Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là vịnh Hạ Long ngày nay với nhan đề Rồng xuất hiện trên vịnh Hạ Long, khi viên thiếu úy người Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902). Có lẽ người châu Âu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng châu Á, loài vật huyền thoại được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước đồng văn châu Á nói chung. Bên cạnh những truyền thuyết của Việt Nam về Rồng Mẹ và Rồng Con đáp xuống khu vực vịnh đảo vùng Đông Bắc này, sự xuất hiện con vật lạ hiện hữu như rồng trong thực tại, có thể đã trở thành các lý do khiến vùng biển đảo Quảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.
Cảnh quan
Vùng di sản trên vịnh Hạ Long được thế giới công nhận (vùng lõi) có diện tích 434 km², như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đông), bao gồm 775 đảo với nhiều hang động, bãi tắm. Vùng kế bên (vùng đệm), là di tích danh thắng quốc gia đã được bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng từ năm 1962. Địa hình Hạ Long là đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng đất mặn có sú vẹt mọc và những đảo đá vôi vách đứng tạo nên những vẻ đẹp tương phản, kết hợp hài hòa, sinh động các yếu tố: đá, nước và bầu trời.
Biển và đảo
Các đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam vịnh Hạ Long. Theo thống kê của ban quản lý vịnh Hạ Long, trong tổng số 1.969 đảo của vịnh Hạ Long có đến 1.921 đảo đá với nhiều đảo có độ cao khoảng 200 m. Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250-280 triệu năm về trước, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển. Quá trình carxtơ bào mòn, phong hóa gần như hoàn toàn tạo ra một vịnh Hạ Long độc nhất vô nhị, với hàng ngàn đảo đá nhiều hình thù, dáng vẻ khác nhau lô nhô trên mặt biển, trong một diện tích không lớn của vùng vịnh.
Vùng tập trung các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp là vùng trung tâm Di sản Thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm phần lớn vịnh Hạ Long (vùng lõi), một phần vịnh Bái Tử Long và vịnh Lan Hạ thuộc quần đảo Cát Bà (vùng đệm).
Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào. Có chỗ đảo quần tụ lại nhìn xa ngỡ chồng chất lên nhau, nhưng cũng có chỗ đảo đứng dọc ngang xen kẽ nhau, tạo thành tuyến chạy dài hàng chục kilômét như một bức tường thành. Đó là một thế giới sinh linh ẩn hiện trong những hình hài bằng đá đã được huyền thoại hóa. Đảo thì giống khuôn mặt ai đó đang hướng về đất liền (hòn Đầu Người); đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng); đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Lã Vọng); phía xa là hai cánh buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi (hòn Cánh Buồm); đảo lại lúp xúp như mâm xôi cúng (hòn Mâm Xôi); rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước (hòn Trống Mái); đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất (hòn Lư Hương); đảo khác tựa như nhà sư đứng giữa mặt vịnh bao la chắp tay niệm Phật (hòn Ông Sư); đảo lại có hình tròn cao khoảng 40m trông như chiếc đũa phơi mình trước thiên nhiên (hòn Đũa), mà nhìn từ hướng khác lại giống như vị quan triều đình áo xanh, mũ cánh chuồn, nên dân chài còn gọi là hòn Ông v.v.
Bên cạnh các đảo được đặt tên căn cứ vào hình dáng, là các đảo đặt tên theo sự tích dân gian (núi Bài Thơ, hang Trinh Nữ, đảo Tuần Châu), hoặc căn cứ vào các đặc sản có trên đảo hay vùng biển quanh đảo (hòn Ngọc Vừng, hòn Kiến Vàng, đảo Khỉ v.v.). Dưới đây là một vài hòn đảo nổi tiếng:
Hòn Con Cóc
Hòn Con Cóc nằm cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 12 km về phía Đông Nam, trên Vùng vịnh Hạ Long. Đây là hòn núi đá rất đẹp có góc nghiêng và hình dáng như một con cóc ngồi xổm giữa biển nước, cao khoảng 9 m.
Hòn Đỉnh Hương (Lư Hương)
Hòn Đỉnh Hương nằm phía tây nam hang Đầu Gỗ, nằm ngay sát với hòn Chó Đá. Hiện nay hình ảnh Hòn Đỉnh Hương được in trên tờ tiền 200.000 vnđ.
Hòn Gà Chọi
Là một trong những hòn đảo nổi tiếng trên vịnh Hạ Long, hòn Gà Chọi (hay đôi khi gọi là Hòn Trống Mái) nằm gần hòn Đỉnh Hương ở phía Tây Nam của vịnh, cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 5 km. Đây là cụm gồm 2 đảo có hình thù giống như một đôi gà, một trống một mái, có chiều cao khoảng hơn 10m với chân thót lại ở tư thế rất chênh vênh. Là biểu tượng trên logo của vịnh Hạ Long, hòn Gà Chọi cũng là biểu tượng trong sách hướng dẫn du lịch Việt Nam nói chung.
Đảo Ngọc Vừng
Đảo Ngọc Vừng nằm cách cảng tàu du lịch khoảng 34 km, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, có đặc điểm là một trong số ít đảo đất trên vùng vịnh Hạ Long. Xung quanh đảo có nhiều bãi biển đẹp, có núi Vạn Xuân cao 182m và có di chỉ khảo cổ thuộc văn hoá Hạ Long rộng 45.000m².
Đảo Ngọc Vừng rộng 12 km², có người ở, có bến cảng cổ Cống Yên thuộc hệ thống thương cảng cổ Vân Đồn từ thế kỷ XI, và có di tích thành cổ nhà Mạc, thành nhà Nguyễn. Phía đông của đảo có bãi cát dài tới hàng kilômét với cát trắng trải ra tới tận bến tàu.
Khu vực này tương truyền trước kia có nhiều ngọc trai, đêm đêm phát sáng cả một vùng trời biển, nên có một số đảo mang tên đảo Ngọc như đảo Ngọc Vừng (ngọc phát sáng), hay Minh Châu (ngọc châu, ngọc sáng). Trước kia cư dân trên đảo sống bằng nghề đánh bắt hải sản và khai thác ngọc trai. Ngày nay cư dân ở đây vẫn còn mò trai lấy ngọc, đồng thời nghề nuôi trai lấy ngọc cũng đang phát triển mạnh.
Đảo Ti Tốp
Đảo Ti Tốp, thời Pháp thuộc mang tên hòn Cát Nàng, nằm trên khu vực vịnh Hạ Long cách Bãi Cháy chừng 14 km về phía Đông. Đảo được đặt tên Ti Tốp từ khi chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm vịnh Hạ Long cùng với nhà du hành vũ trụ người Nga Gherman Titov, vào năm 1962.
Đảo Ti Tốp có bờ dốc đứng và bãi cát trắng phẳng hình vầng trăng nằm dưới chân. Các tour du lịch thường ghé tàu vào đảo để du khách lên bờ leo núi ngắm toàn cảnh vùng vịnh, tắm biển, chèo thuyền kay-ắc, kéo phao và kéo dù.
Đảo Tuần Châu
Nằm cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 4 km về phía Tây Nam trên vùng vịnh Hạ Long, đảo Tuần Châu là một đảo đất rộng khoảng 3 km², gần bờ, có làng mạc và dân cư thưa thớt. Trước kia trên đảo các nhà khoa học đã tìm được nhiều di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Hạ Long. Từ năm 2001, một con đường lớn đã được xây dựng nối đảo với đất liền. Một tổ hợp dịch vụ vui chơi, giải trí, quần thể khách sạn, nhà hàng và bãi tắm sang trọng được xây dựng, đưa vào phục vụ góp phần làm thay đổi bộ mặt của Hạ Long từ năm du lịch 2003 tới nay.
Các hang động nổi tiếng
Không chỉ những biến đổi của những đảo đá màu xanh đen trên mặt nước biếc vùng vịnh hấp dẫn du khách, trên những chiếc thuyền dơi màu nâu đỏ xuất phát từ bến tàu Hạ Long bắt đầu hành trình ngoạn cảnh, những khám phá lại tiếp tục khi du khách lên đảo, thăm thú những hang động ẩn chứa nhiều chứng tích lịch sử. Những hang động tại Hạ Long, theo các nhà thám hiểm địa chất người Pháp, khi nghiên cứu về vịnh Hạ Long đầu thế kỷ XX, khẳng định rằng hầu hết trong số chúng đều được kiến tạo trong thế Pleistocen kéo dài từ 2 triệu đến 11 ngàn năm trước, nằm trong 3 nhóm hang ngầm cổ, hang nền carxtơ và các hàm ếch biển.
Hang Sửng Sốt
Hang Sửng Sốt, hay động Sửng Sốt nằm trên đảo Bồ Hòn ở trung tâm vịnh Hạ Long, được người Pháp đặt tên "Grotte des surprises" (động của những kỳ quan). Đây là một hang động rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long. Nằm ở vùng trung tâm du lịch của vịnh với hệ thống trong tuyến du lịch bao gồm bãi tắm Ti Tốp - hang Bồ Nâu - động Mê Cung - hang Luồn - hang Sửng Sốt.
Vị trí và diện tích:
Hang Sửng Sốt là một hang dạng ống, nằm ở độ cao 25 m so với mực nước biển hiện tại. Diện tích khoảng 10.000 m², chiều dài hơn 200 m, chỗ rộng nhất 80 m, khoảng cách lớn nhất từ nền tới trần hang xấp xỉ 20 m. Hang được chia thành 2 ngăn chính.
Quá trình phát hiện và quản lý:
Do có cửa hang mở rộng, hang Sửng Sốt được phát hiện khá sớm trên vịnh Hạ Long (cuối thế kỷ thứ XIX). Tên của hang mãi đến năm 1946 mới được xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng do một số đoàn thám hiểm đã đến đây.
Năm 1999, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã đầu tư tôn tạo Hang Sửng Sốt. Hệ thống đường đi, ánh sáng để du khách có thể quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của những khối nhũ, măng đá trong lòng hang.Ánh sáng được thiết kế phù hợp với kiến trúc hang đồng thời hài hoà với ánh sáng tự nhiên từ phía cửa hang.
Hiện nay Hang Sửng Sốt thuộc sự quản lý của Trung tâm bảo tồn Công viên hang động (BQL vịnh Hạ Long).
Đường lên hang Sửng Sốt quanh co uốn lượn dưới những tán lá rừng, với những bậc đá ghép cheo leo, khúc khuỷu. Động được chia làm hai ngăn chính, toàn bộ ngăn thứ nhất như một nhà hát lớn rộng thênh thang với trần hang được phủ bằng nhũ đá, những tượng đá, voi đá, hải cẩu, mâm xôi, hoa lá, mở ra một thế giới của cổ tích. Ngăn 2 cách biệt với ngăn 1 qua một lối đi hẹp. Bước vào lòng ngăn này, động mở ra một khung cảnh mới khác lạ hoàn toàn với lòng ngăn rộng có thể chứa được hàng ngàn người. Trong lòng ngăn 2 của hang Sửng Sốt có những hình tượng được gắn với truyền thuyết Thánh Gióng: cạnh lối ra vào là khối đá hình chú ngựa, thanh gươm dài và trong lòng hang có những ao hồ nhỏ như vết chân ngựa Gióng.
Động Thiên Cung
Cách thành phố Hạ Long khoảng 8 km và cách bến tàu du lịch 4 km là đảo Vạn Cảnh, còn gọi là đảo Canh Độc có tọa độ 107°00'54" và 20°54'78". Trong sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: hòn Canh Độc lưng chừng đảo có động rộng rãi chứa được vài ngàn người, gần đó có hòn Cặp Gà, Hòn Mèo, Hòn La.... Ngày nay, qua khảo cứu, đảo Vạn Cảnh có đỉnh cao 189m, hình dáng như một chiếc ngai ôm hai hang động là hang Đầu Gỗ nằm chênh vênh trên cao và động Thiên Cung ở cách mép nước không xa. Hang Đầu Gỗ và động Thiên Cung cách nhau chừng 100m, được thông nhau bằng những lối đi quanh co, uốn lượn dưới tán lá rừng.
Động Thiên Cung nằm ở lưng chừng đảo Canh Độc, ở độ cao 25m so với mực nước biển. Du khách vừa bước vào cửa động Thiên Cung, lòng động đột ngột mở ra không gian có tiết diện hình tứ giác với chiều dài hơn 130 mét, với những măng đá như một đền đài mỹ lệ. Vách động cao và thẳng đứng được bao bọc bởi những nhũ đá và trên mỗi vách động ấy thiên nhiên đã khảm nhiều hình thù kỳ lạ, hấp dẫn người xem. Đó là 4 cột trụ to lớn giữa động mà từ chân cột tới đỉnh đều được chạm nổi nhiều hình thù kỳ lạ như chim cá, cảnh sinh hoạt của con người, hoa lá cành; là những thạch nhũ mang hình tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, tiên nữ múa hát; là trần hang với những điêu khắc người, chim, hoa, muông thú đang dự tiệc, hoàn toàn do bàn tay nhào nặn của tạo hóa tác thành qua hàng vạn năm. Cửa động nhỏ hẹp được giấu kín trong lòng núi nhưng càng đi vào bên trong, lòng động càng mở lớn và rộng, dẫn dắt người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Hang Đầu Gỗ
Từ cửa Suốt nhìn vào hòn Canh độc, người ta thấy đầu của hòn núi này nhô ra trông giống như đầu một cây gỗ nổi lập lờ trên mặt nước. Hai bên "đầu gỗ" có hai hốc lõm vào, trông tựa như "mắt gỗ" mà thợ sơn tràng thường khoét vào đầu gỗ để kéo - lôi khi khai thác. Những cư dân vạn chài của vùng sông nước dã căn cứ vào hình dáng đó mà đặt tên cho cái hang mà họ thường lưu lại tại đảo này trong những ngày nghỉ ngơi, tránh mùa dông bão. Tên đảo Đầu gỗ; hang Đầu gỗ phải chăng đã được hình thành như vậy. Người Pháp khi lập bản đồ khu vực này, y cứ theo lời kể của cư dân sông nước mà ghi tên thành hang "daugo", cũng như tên "hòn đảo của những búi gai" thành "hongai" để rồi thành Hồng Gai.
Có lẽ vì quá yêu lịch sử chiến công của thời Trần mà người ta cố ghép tên hang "Đầu gỗ", "Giấu gỗ" cho trận chiến Bạch Đằng năm 1288, gắn với tên tuổi của vị anh hùng Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư.
Trong sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: hòn Canh Độc lưng chừng đảo có động rộng rãi chứa được vài ngàn người, gần đó có hòn Cặp Gà, Hòn Mèo, Hòn La.... Động nói ở đây chính là hang "Đầu gỗ"; Động Thiên cung chỉ mới được phát hiện vào những năm tám mươi của thế kỉ trước.
Đi hết động Thiên Cung cũng là lúc du khách bước chân sang hang Đầu Gỗ, còn gọi là hang Giấu Gỗ, một hang động với những nhũ đá tráng lệ. Tên gọi Hang Đầu Gỗ (tập trung gỗ) có từ sau khi tướng Trần Hưng Đạo chỉ huy ba quân giấu các cọc gỗ lim tại đây, trước khi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng để bày thế trận cùng thủy quân đánh úp, đốt cháy đoàn thuyền tải lương thực của giặc Nguyên Mông vào mùa xuân năm 1288. Hiện các nhà khảo cổ còn tìm thấy rất nhiều khúc gỗ và mẩu gỗ vụn còn sót lại trong động. Nếu động Thiên Cung hoành tráng khoẻ khoắn, hiện đại thì hang Đầu Gỗ trầm mặc uy nghi nhưng cũng rất đồ sộ. Cuốn Merveilles du Monde (kỳ quan thế giới) của Pháp xuất bản năm 1938 chuyên về du lịch giới thiệu về các danh thắng nổi tiếng thế giới đã mệnh danh hang Đầu Gỗ là "Grotte des merveilles" (động của các kỳ quan).
Cửa hang Đầu Gỗ ở lưng chừng vách núi và trong lòng hang được chia thành 3 ngăn chính. Ngăn phía ngoài hình vòm cuốn tràn ánh sáng tự nhiên, với trần hang như một bức tranh khổng lồ vẽ phong cảnh thiên nhiên hoang sơ với những đàn voi, những chú hươu sao, sư tử trong những tư thế sinh động. Phía dưới là rừng măng đá, nhũ đá nhiều màu với nhiều hình thù tùy theo trí tưởng tượng của từng người. Chính giữa lòng hang là một cột trụ đá khổng lồ hàng chục người ôm, từ phía dưới chân cột lên trên là những hình mây bay, long phi phượng vũ, hoa lá, dây leo. Qua ngăn thứ nhất, vào ngăn thứ 2 bằng một khe cửa hẹp lòng hang mở ra với ánh sáng chiếu vào mờ ảo, những bức tranh đá trở nên long lanh hơn và những chùm hoa đá lúc ẩn lúc hiện. Tận cùng hang là một chiếc giếng nước ngọt và những hình tượng bằng đá như đang diễn tả một trận hỗn chiến kỳ lạ.
Năm 1917, hang Đầu Gỗ được vua Khải Định lên thăm và cho khắc một tấm văn bia với nội dung ca ngợi cảnh đẹp của non nước Hạ Long nói chung và hang Đầu Gỗ nói riêng. Hiện nay, tấm bia đá vẫn còn ở phía bên phải cửa động tuy chữ đã bị mài mòn.
Một số hang động khác
Ngoài hai hang động trên, du khách còn tham quan hàng chục hang động đẹp và quyến rũ khác như hang Bồ Nâu có cửa uốn vòng cung với nhũ đá buông xuống mềm mại như cành liễu; hang Hanh cách thành phố Cẩm Phả 9 km về phía tây, là một hang động đẹp và dài nhất so với các hang động hiện có trên vịnh Hạ Long, với chiều dài 1.300m chạy xuyên suốt dãy núi đá Quang Hanh ra tới biển; hang Trinh Nữ với tảng đá hình cô gái đứng xõa mái tóc dài hướng ra biển, và đối diện với nó là hang Trống (hay hang Con Trai) với bức tượng chàng trai hóa đá quay mặt hướng về phía hang Trinh Nữ; rồi hang Tiên Long, Ba Hang, hang Luồn, động Tiên Ông, động Tam Cung, động Lâu đài, Ba Hầm v.v. Báo cáo của ban quản lý vịnh Hạ Long cho biết hiện nay vẫn chưa thể thống kê hết được tất cả hang động trên 1.969 đảo.
Địa chất địa mạo
Giá trị lịch sử địa chất của vịnh Hạ Long được đánh giá qua 2 yếu tố: lịch sử kiến tạo và địa chất địa mạo (karst):
Lịch sử kiến tạo
Vịnh Hạ Long và các vùng lân cận là một phần của lãnh địa liên hợp (composite terrane) Việt-Trung, trải qua các quá trình tiến hoá tách trôi, va chạm và biến cải trong Tiền Cambri - Phanerozoi. Móng Tiền Cambri và Paleozoi hạ phần lớn bị che phủ, chỉ lộ ra vài nơi quanh vịnh Bắc Bộ, nhưng các thành tạo từ Ordovic đến nay lộ ra khá đầy đủ trên các vùng này.
Lịch sử địa chất địa mạo của vịnh Hạ Long trải qua ít nhất 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau, với nhiều lần tạo sơn-biển thoái và sụt chìm-biển tiến. Vịnh Hạ Long từng là khu vực biển sâu vào các kỷ Ordovic-Silua (khoảng 500-410 triệu nẳm trước); khu vực biển nông vào các kỷ Cacbon-Pecmi (khoảng 340-250 triệu năm trước); biển ven bờ vào cuối kỷ Paleogen đầu kỷ Neogen (khoảng 26-20 triệu năm trước) và trải qua một số lần biển lấn trong kỷ Nhân sinh (khoảng 2 triệu năm trước?). Vào kỉ Trias (240-195 triệu năm trước) khu vực vịnh Hạ Long là những đầm lầy ẩm ướt với những cánh rừng tuế, dương xỉ khổng lồ tích tụ nhiều thế hệ.
Địa chất địa mạo
Vịnh Hạ Long có quá trình tiến hóa karst đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm nhờ sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và quá trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể, với nhiều dạng địa hình karst kiểu Phong Tùng gồm một cụm đá vôi thường có hình chóp nằm kề nhau có đỉnh cao trên dưới 100m, cao nhất khoảng 200m; hoặc kiểu Phong Linh đặc trưng bởi các đỉnh tách rời nhau tạo thành các tháp có vách dốc đứng, phần lớn các tháp có độ cao từ 50-100m. Tỉ lệ giữa chiều cao và rộng khoảng 6 lần.
Cánh đồng karst của Hạ Long là lòng chảo rộng phát triển trong các vùng karst có bề mặt tương đối bằng phẳng, thường xuyên ngập nước, được tạo thành theo những phương thức: hoặc nhờ kiến tạo liên quan các hố sụt địa hào; hoặc nhờ sụt trần của các thung lũng sông ngầm, hang động ngầm; hoặc cũng có thể nhờ tồn tại các tầng đá không hòa tan bị xói mòn mạnh mẽ nằm giữa vùng địa hình karst cao hơn vây quanh mà thành.
Vịnh Hạ Long còn bao gồm địa hình karst ngầm là hệ thống các hang động đa dạng trên vịnh, được chia làm 3 nhóm chính: nhóm 1 là di tích các hang ngầm cổ, tiêu biểu là hang Sửng Sốt, động Tam Cung, động Lâu đài, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, Thiên Long, v.v. Nhóm 2 là các hang nền karst tiêu biểu là Trinh Nữ, Bồ Nâu, Tiên Ông, Hang Trống. Nhóm 3 là hệ thống các hàm ếch biển mà tiêu biểu như 3 hang thông nhau ở cụm hồ Ba Hầm, hang Luồn, Ba Hang.
Karst vịnh Hạ Long có ý nghĩa toàn cầu và có tính chất nền tảng cho khoa học địa mạo. Môi trường địa chất vịnh Hạ Long còn là nền tảng phát sinh các giá trị khác như đa dạng sinh học, văn hóa khảo cổ và các giá trị nhân văn khác.
Đa dạng sinh học
Vịnh Hạ Long là nơi tập trung đa dạng sinh học với 2 hệ sinh thái điển hình là "hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới" và "hệ sinh thái biển và ven bờ". Trong mỗi hệ lớn nói trên lại có nhiều dạng sinh thái.
Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở vịnh Hạ Long rất đặc trưng, phong phú với tổng số loài thực vật sống trên các đảo khoảng trên 1.000 loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá. Các nhà nghiên cứu của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã phát hiện 7 loài thực vật đặc hữu của vịnh Hạ Long. Những loài này chỉ thích nghi sống ở các đảo đá vôi vịnh Hạ Long mà không nơi nào trên thế giới có được, đó là: thiên tuế Hạ Long, khổ cử đại tím (Chirieta halongensis), cọ Hạ Long (Livisona halongensis), khổ cử đại nhung (Chirieta hiepii), móng tai Hạ Long, ngũ gia bì Hạ Long, hài vệ nữ hoa vàng. Một số tài liệu khác mở rộng danh sách thực vật đặc hữu của Hạ Long lên 14 loại, bao gồm cả những loại đã được người Pháp khám phá và đặt tên gắn với địa danh từ trước như sung Hạ Long, nhài Hạ Long, sóng bè Hạ Long, giềng Hạ Long, phất dụ núi, phong lan Hạ Long v.v. Danh sách những loài thực vật đặc hữu khác tại vịnh Hạ Long rất có thể còn được bổ sung nhiều hơn, do chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự đầy đủ, toàn diện về thực vật trên tất cả các đảo trong khu vực vịnh và vùng lân cận. Chẳng hạn loài trúc mọc ngược mà mấy năm gần đây các nhà khoa học mới phát hiện ra trên một số đảo đá của vịnh Hạ Long, một giống trúc có cành chĩa xuống đất, khác các giống trúc thông thường chĩa cành lên trời.
Theo thống kê, hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long có 477 loài mộc lan, 12 loài dương xỉ và 20 loài thực vật ngập mặn; đối với động vật người ta cũng thống kê được 4 loài lưỡng cư, 10 loài bò sát, 40 loài chim và 14 loài thú. Ở vùng này còn có loại khỉ thân nhỏ, hiện được nuôi theo phương pháp đặc biệt tại đảo Khỉ.
Hệ sinh thái biển và ven bờ
Hệ sinh thái biển và ven bờ của vịnh Hạ Long bao gồm trong đó "hệ sinh thái đất ướt" và "hệ sinh thái biển" với những điểm đặc thù:
Hệ sinh thái đất ngập nước:
Sinh thái vùng triều và vùng ngập mặn trên vịnh: bao gồm 20 loài thực vật ngập mặn; là nơi sống cho 169 loài giun nhiều tơ, 91 loài rong biển, 200 loài chim, 10 loài bò sát và 6 loài khác.
Dạng sinh thái đáy cứng, rạn san hô: tập trung ở Hang Trai, Cống Đỏ, Vạn Giò, có 232 loài san hô đã được tìm thấy. Rặng sinh thái đáy cứng, san hô là nơi sinh cư của 81 loài chân bụng, 130 loài hai mảnh vỏ, 55 loài giun nhiều tơ, 57 loài cua.
Dạng sinh thái hang động và tùng, áng: dạng sinh thái này tại vịnh Hạ Long rất tiêu biểu và hiếm nơi có được. Đặc biệt khu vực Tùng Ngón là nơi cư trú của 65 loài san hô, 40 loài động vật đáy, 18 loài rong biển. Tại đây cũng có 4 loài sinh vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Dạng sinh thái đáy mềm: đây là dạng sinh thái của quần xã cỏ biển với 5 loài, là nơi sống của 140 loài rong biển, 3 loài giun nhiều tơ, 29 loài nhuyễn thể, 9 loài giáp xác.
Dạng sinh thái bãi triều không có rừng ngập mặn: sinh vật sống trên vùng triều đặc trưng là động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ và giun biển có giá trị dinh dưỡng cao như sá sùng, hải sâm, sò, ngao v.v
Hệ sinh thái biển:
Thực vật phù du: ở vịnh Hạ Long có 185 loài.
Động vật phù du: vùng Hạ Long-Cát Bà có 140 loài động vật phù du sinh sống.
Động vật đáy: thống kê sơ bộ, vùng Hạ Long có đến 500 loài động vật đáy, trong đó có 300 loài động vật nhuyễn thể, 200 loài giun nhiều tơ, 13 loài da gai.
Động vật tự du: đã xác định được 326 loài động vật tự du, phân bố trong vịnh Hạ Long.
Đến nay sơ bộ đánh giá hệ thực vật trong vùng vịnh Hạ Long có khoảng 347 loài, thực vật có mạch thuộc 232 chi và 95 họ. Trong tổng số 347 loài thực vật đã biết, có 16 loài đang nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam đã nguy cấp và sắp nguy cấp. Trong các loài thực vật quý hiếm, có 95 loài thuộc cây làm thuốc, 37 loài cây làm cảnh, 13 loài cây ăn quả và 10 nhóm có khả năng sử dụng khác nhau.
Các đảo tại vịnh Hạ Long có các loài động vật thân mềm đa dạng, đặc biệt là các loài cư trú trong hốc đá, và có tới 60 loài động vật đặc hữu. Hải sản Hạ Long được khai thác và nuôi trồng bao gồm bào ngư, hải sâm, sá sùng, tôm, cá, mực (mực ống, mực nang, mực thước), bạch tuộc, sò huyết, trai và điệp nuôi lấy ngọc. Tài liệu của Phân viện Hải dương học Hải Phòng cho thấy trong 1.151 loài động vật tại Hạ Long thì đã có tới gần 500 loài cá, 57 loài cua.
Di chỉ khảo cổ và chứng tích lịch sử
Di chỉ khảo cổ
Năm 1937, ông Vũ Xuân Tảo, một công nhân lò nấu thủy tinh, trong lúc đào cát để làm nguyên liệu chế tạo thủy tinh đã tình cờ phát hiện được một chiếc rìu đá trên đảo Ngọc Vừng. Phát hiện này đã gây xôn xao các nhà khảo cổ học Pháp thời ấy, bước đầu xác định Hạ Long không chỉ là kỳ quan thiên nhiên mà còn là cái nôi của người tiền sử. Những nghiên cứu từ phía các nhà khảo cổ học Andecxen người Thụy Điển và chị em nhà Colani người Pháp sau đó đã cho thấy những công cụ đá, đồ đựng bằng gốm, đồ trang sức bằng đá và xương được phát hiện, thu thập ở Hạ Long đều thuộc thời đại hậu kỳ đá mới. Những di chỉ khảo cổ tại vịnh Hạ Long ban đầu được các nhà khoa học Pháp xếp vào khái niệm văn hóa Danhdola, trong đó Danhdola là tên đảo Ngọc Vừng do người Pháp đặt.
Khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng, các nhà khoa học Việt Nam và các chuyên gia khảo cổ học Liên Xô đã tiến hành nhiều cuộc thám sát điều tra trên diện rộng, quy mô lớn trong khu vực vịnh Hạ Long và vùng lân cận. Những cuộc khảo sát năm 1960 đã phát hiện tại di chỉ Tấn Mài trên vùng vịnh những mảnh ghè của người vượn và tiếp đó là khai quật được những mũi tên đồng từ thời Hùng Vương. Những kết quả nghiên cứu đó đã cho phép khẳng định về một nền văn hóa Hạ Long cách nay khoảng từ 3.500-5.000 năm.
Từ 1960 đến nay, sự thám sát và nghiên cứu rộng mở về khảo cổ học, văn hóa học tại trên 40 địa điểm, bao gồm trong đó Đồng Mang, Xích Thổ, Cột 8, Cái Dăm (thành phố Hạ Long) Soi Nhụ, Thoi Giếng (Móng Cái), Hà Giắt (Vân Đồn), hòn Hai Cô Tiên v.v. đã đưa đến kết luận quan trọng chứng minh cho sự tồn tại của người tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long lùi xa hơn nữa. Không chỉ có một văn hóa Hạ Long từ khoảng 3-5 thiên niên kỷ trước, còn có nền văn hóa Soi Nhụ cách ngày nay trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, phân bố rộng trong khu vực vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long với các di chỉ tiêu biểu tại Mê Cung, Tiên Ông, Thiên Long. Các di vật còn lại chủ yếu là sản phẩm đã được sử dụng làm thức ăn như ốc núi (cyclophorus) và ốc suối (melania), một số hóa thạch của nhuyễn thể nước ngọt và một số công cụ lao động thô sơ tích tụ cấu tạo thành tầng văn hóa. Các nhà khoa học nhận thấy, phương thức sống chủ yếu của cư dân Soi Nhụ là bắt sò ốc, hái lượm, đào củ, đào rễ cây, biết bắt cá nhưng chưa có nghề đánh cá. So sánh với các cư dân văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn đương thời thì cư dân Soi Nhụ sống gần biển hơn nên chịu sự chi phối từ biển nhiều hơn, trực tiếp hơn.
Bên cạnh nền văn hóa Soi Nhụ không thể không nói đến văn hóa Cái Bèo, cách ngày nay 7000-5000 năm trước Công Nguyên, được coi như giai đoạn gạch nối giữa văn hóa Soi Nhụ trước đó và văn hóa Hạ Long về sau. Di chỉ khảo cổ Cái Bèo tập trung chủ yếu thuộc đảo Cát Bà (Hải Phòng) và Giáp Khẩu, Hà Gián thuộc vịnh Hạ Long. Văn hóa Cái Bèo là một trong những bằng chứng chắc chắn về sự đương đầu với biển khơi từ rất sớm của người Việt cổ, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố, sắc thái khác biệt vào một dòng văn hóa đá cuội truyền thống rất lâu đời trong khu vực Việt Nam và Đông Nam Á. Phương thức cư trú và sinh sống của người cổ đại Cái Bèo ngoài săn bắt hái lượm đã có thêm nghề khai thác sản vật từ biển.
Tiếp nối không gián đoạn trong suốt tiến trình sơ sử, ba nền văn hóa mang tên Soi Nhụ-Cái Bèo-Hạ Long trên khu vực vịnh Hạ Long chứa đựng những giá trị nhất định, cho thấy vịnh Hạ Long và khu vực lân cận một thời đã từng là một cái nôi văn hóa của nhân loại. Những đặc điểm của nền văn hóa này chưa được giải mã toàn diện, và những kết quả thám sát khảo cổ học trong những năm gần đây vẫn tiếp tục hé lộ những bất ngờ mới mà một trong số đó là sự phát hiện di chỉ Đông Trong vào năm 2006. Trong một hang động tại Đông Trong, các nhà khảo cổ học phát hiện được di cốt người tiền sử, rìu đá, mảnh nồi gốm, trầm tích nhuyễn thể được sử dụng làm thức ăn và hàng trăm hạt chuỗi làm từ vỏ ốc, là một trong ba khu vực trên vùng vịnh Hạ Long tìm thấy di cốt người tiền sử sau Soi Nhụ và hòn Hai Cô Tiên.
Chứng tích lịch sử, văn hóa và phong tục
Vịnh Hạ Long là nơi gắn liền với những trang sử của quân dân Việt Nam trong suốt thời kỳ dựng nước và giữ nước với những địa danh như Vân Đồn, nơi có hải cảng cổ tại miền Bắc Việt Nam vào thế kỷ XII. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết sự hình thành thương cảng Vân Đồn: "Kỷ Tỵ, (Đại Định) năm thứ 10 (1149). Mùa xuân, tháng hai, thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào cảng Hải Đông (vịnh Hạ Long) xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở hải đảo, gọi là Vân Đồn, để mua bán hàng hóa quý, dâng tiến sản vật địa phương". Thương cảng Vân Đồn với đặc điểm là có nhiều đảo đất, đảo đá ngang dọc, chia cắt biển thành nhiều vũng, luồng lạch sâu và kín gió, giúp cho thuyền bè neo đậu an toàn, không bị gió bão uy hiếp, đã khiến khu vực này trở nên sầm uất trong thông thương với khu vực và nhiều nơi trên thế giới.
Bên cạnh thương cảng Vân Đồn, tại vùng vịnh Hạ Long còn có Núi Bài Thơ lịch sử, nơi lưu lại bài thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông hoàng đế khắc trên đá từ năm 1468, nhân chuyến tuần du vùng biển phía Đông; và bút tích của chúa Trịnh Cương năm 1729. Bãi Cháy phía bờ Tây của vịnh, tương truyền gắn với sự tích những chiến thuyền chở lương thực của quân Nguyên-Mông bị quân dân nhà Trần do Trần Khánh Dư chỉ huy đốt cháy, dạt vào làm cháy cả cánh rừng trong khu vực. Trên vịnh còn có hang Đầu Gỗ, nơi còn vết tích hiện vật là những cây cọc gỗ được Trần Hưng Đạo cho đem giấu trước khi đóng xuống lòng sông Bạch Đằng, và cách vịnh không xa là cửa Sông Bạch Đằng, chứng tích của hai trận thủy chiến trong lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc.
Hàng trăm đảo, hang động, nhũ đá trong vịnh Hạ Long được đặt tên theo các huyền thoại, truyền thuyết, hoặc theo trí tưởng tượng dân gian phong phú của cộng đồng cư dân nơi đây.
Về phong tục và văn hóa, ngư dân làng chài Cửa Vạn trên vùng vịnh Hạ Long hiện nay còn lưu giữ những câu hát giao duyên cổ xưa, đó là lối hát đúm, hò biển và hát đám cưới. Trong đó, theo cụ Nguyễn Văn Cải, ngư dân cao tuổi của làng chài Cửa Vạn, hát đám cưới của Hạ Long không kém gì lối hát của người quan họ Kinh Bắc, và đám cưới của cư dân vạn chài cũng khá đặc biệt vì theo phong tục chỉ được tổ chức trong những ngày rằm. Đây là lúc trên vịnh có trăng sáng, cá ăn tản, người dân chài không đi đánh cá.
Các tiềm năng của vịnh Hạ Long
Tiềm năng du lịch, nghiên cứu
Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo, lại là trung tâm của khu vực có nhiều yếu tố đồng dạng bao gồm vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc, quần đảo Cát Bà với vịnh Cát Bà và vịnh Lan Hạ phía Tây Nam, vịnh Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng. Đến vịnh Hạ Long, du khách có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, bơi thuyền, thả dù, lặn khám phá rặng san hô, câu cá giải trí. Hiện nay, khách đến vịnh Hạ Long chủ yếu tham quan ngắm cảnh, tắm biển và bơi thuyền. Các loại hình du lịch du thuyền tại vịnh Hạ Long bao gồm tham quan vịnh ban ngày, đi tour buổi chiều ngắm hoàng hôn trên vịnh, du thuyền đêm để ngắm cảnh vịnh về đêm kết hợp với câu cá mực, thậm chí có thể tự chèo thuyền để khám phá vịnh. Trong những năm tới, ngành du lịch sẽ mở thêm nhiều tuyến điểm tham quan và tăng thêm nhiều loại hình du lịch khác. Hiện nay, Quảng Ninh là một trong những điểm du lịch lớn nhất cả nước.
Quá trình đô thị hóa thành phố Hạ Long đang diễn ra mạnh mẽ về mọi mặt là một tiền đề vững chắc để phát triển du lịch. Hiện thành phố Hạ Long có khoảng 300 khách sạn từ 1 sao đến 5 sao với 4500 phòng nghỉ và nhiều khách sạn mini cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Sự tăng trưởng về số lượng khách ở Hạ Long được đánh giá là nhanh nhất ở Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 1996, vịnh Hạ Long đón 236 lượt khách, thì năm 2003 vịnh Hạ Long đón tới 1.306.919 lượt khách. Năm 2005, lượng khách đến vùng vịnh ước đạt 1,5 đến 1,8 triệu, và đến năm 2010 dự đoán vịnh Hạ Long sẽ là điểm đón tiếp 5-6 triệu lượt khách. Tuy nhiên, đã không đạt được.
Là một trong 2 vịnh biển đẹp nhất Việt Nam bên cạnh vịnh Nha Trang, vịnh Hạ Long là nơi thường xuyên đón tiếp các tàu du lịch quốc tế chọn làm điểm dừng tham quan.
Tiềm năng cảng biển và giao thông thủy
Bên đặc điểm là vịnh kín ít chịu tác động của sóng gió, vịnh Hạ Long cũng có hệ thống luồng lạch tự nhiên dày đặc và cửa sông ít bị bồi lắng. Điều kiện thuận lợi này cho phép xây dựng hệ thống giao thông cảng biển lớn bên cạnh cảng nước sâu Cái Lân (Hạ Long) và Cửa Ông (Cẩm Phả). Ngoài ra, Quảng Ninh còn có một hệ thống cảng phụ trợ như: Mũi Chùa, Vạn Gia, Nam Cầu Trắng. Mục tiêu đến năm 2010 sẽ xây dựng hoàn chỉnh cảng Cái Lân với 7 cầu cảng, công suất hơn 14 triệu tấn cho phép tiếp nhận tàu trọng tải trên 5 vạn tấn.
Tiềm năng thủy hải sản
Vùng biển Quảng Ninh nói chung và vùng biển vịnh Hạ Long nói riêng chứa đựng nhiều hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học, trữ lượng hải sản lớn. Vùng vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có các điều kiện thuận lợi: khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm, bào ngư, trai ngọc các loại.
Vấn đề tổ chức
Tuy thế, gần đây vịnh Hạ Long bị phản ánh trên các phương tiện truyền thông vì nạn "chặt chém", chất lượng dịch vụ kém, buông lỏng quản lý, gây ấn tượng xấu với du khách và sự đô thị hóa làm hại thắng cảnh thiên nhiên và tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm dầu đáng quan ngại ở vịnh Hạ Long.
Di sản Việt Nam và thế giới
Di sản quốc gia Việt Nam
Năm 1962, vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553 km² bao gồm 1969 hòn đảo.
Các đảo trong vùng vịnh Hạ Long được quy hoạch là khu bảo tồn các di tích văn hoá-lịch sử và cảnh quan quốc gia, theo Quyết định Số 313/VH-VP của Bộ Văn hoá-Thông tin Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 1962 (ADB 1999). Các đảo này cũng có trong danh sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định Số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
Năm 1995, vịnh Hạ Long, cùng với đảo Cát Bà, được Phân viện Hải dương học Hải Phòng đề nghị đưa vào danh sách hệ thống các khu bảo tồn biển.
Năm 1999, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB 1999) đề xuất thành lập một khu bảo vệ có tên là Khu cảnh quan thiên nhiên vịnh Hạ Long rộng 155.300 ha, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa thực hiện được.
Di sản thế giới lần 1: giá trị thẩm mỹ
Ngày 21 tháng 12 năm 1991 Chính phủ Việt Nam cho phép xây dựng hồ sơ về cảnh quan vịnh Hạ Long để trình lên Hội đồng Di sản Thế giới xét duyệt di sản thiên nhiên thế giới. Năm 1993, hồ sơ khoa học về vịnh Hạ Long được hoàn tất và chuyển đến UNESCO để xem xét. Trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ, UNESCO lần lượt cử các đoàn chuyên gia đến Quảng Ninh khảo sát, hướng dẫn, nghiên cứu, thẩm định hồ sơ tại chỗ. Hồ sơ vịnh Hạ Long được chấp nhận đưa vào xem xét tại hội nghị lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới.
Ngày 17 tháng 12 năm 1994, trong kỳ họp thứ 18 tại Phuket, Thái Lan, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mĩ (tiêu chí VII), theo tiêu chuẩn của Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản tự nhiên và văn hóa của thế giới.
Di sản thế giới lần 2: giá trị địa chất địa mạo
Đầu năm 1998, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã đề nghị TS. Trần Đức Thạnh ở Phân Viện Hải dương học tại Hải Phòng (nay là Viện Tài nguyên và Môi trường biển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tiến hành nghiên cứu và đánh giá các giá trị địa chất và khả năng trình UNESCO công nhận vịnh Hạ Long là di sản Thế giới theo tiêu chí địa chất học. Kết quả nghiên cứu [4] cho thấy tính khả thi cao của việc trình UNESCO công nhận Di sản Địa chất vịnh Hạ Long và cần phải nghiên cứu bổ sung chi tiết về địa mạo karst.
Tháng 9 năm 1998, theo đề nghị của Ban quản lý vịnh Hạ Long và IUCN, Tiến sĩ Tony Waltham, chuyên gia địa chất học, trường Đại học Trent Nottingham đã tiến hành nghiên cứu địa mạo vùng đá vôi karst vịnh Hạ Long với sự trợ giúp của TS.Trần Đức Thạnh. Tiến sĩ Waltham Tony đã gửi bản báo cáo về giá trị địa mạo karst vịnh Hạ Long tới UNESCO tại Paris, Văn phòng IUCN tại Thụy Sĩ và Hà Nội, đồng gửi Ban quản lý vịnh Hạ Long. Ngày 25 tháng 2 năm 1999, sau khi nhận được báo cáo của Tiến sĩ Tony Waltham, UNESCO đã gửi thư tới Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và Ban quản lý vịnh Hạ Long yêu cầu xúc tiến việc chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận về giá trị địa chất, địa mạo vùng đá vôi vịnh Hạ Long.
Tới tháng 7 năm 1999, hồ sơ trình Hội đồng Di sản Thế giới để công nhận vịnh Hạ Long về giá trị địa chất với tư vấn khoa học của TS.Trần Đức Thạnh đã hoàn tất và được gửi đến Trung tâm Di sản thế giới tại Paris. Tháng 12 năm 1999 tại hội nghị lần thứ 23 Hội đồng Di sản Thế giới họp tại Thành phố Marrakech của Maroc, Hội đồng Di sản Thế giới đã đưa việc thẩm định hồ sơ để công nhận giá trị địa chất vịnh Hạ Long vào năm 2000. Tháng 3 năm 2000 Giáo sư Erery Hamilton Smith, chuyên gia của tổ chức IUCN được cử đến Hạ Long để thẩm định. Tháng 7 năm 2000, kỳ họp giữa năm của Trung tâm Di sản thế giới tại Paris đã chính thức đề nghị Ủy ban Di sản Thế giới công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thế giới bởi giá trị toàn cầu về địa chất, địa mạo, theo tiêu chuẩn VIII của UNESCO "là ví dụ nổi bật đại diện cho các giai đoạn của lịch sử Trái Đất, bao gồm bằng chứng sự sống, các tiến triển địa chất đáng kể đang diễn ra trong quá trình diễn biến của các kiến tạo địa chất hay các đặc điểm địa chất và địa văn".
Ngày 2 tháng 12 năm 2000, căn cứ Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và kết quả xét duyệt hồ sơ địa chất vịnh Hạ Long, tại Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Di sản Thế giới tại Thành phố Cairns, Queensland, Úc, Hội đồng Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long là di sản thế giới lần thứ 2 theo tiêu chuẩn (viii) về giá trị địa chất với hai giá trị nổi bật toàn cầu về lịch sử địa chất và địa mạo caxtơ.
Đề cử di sản thế giới lần thứ 3
Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến đệ trình UNESCO công nhận vịnh Hạ Long là Di sản thế giới lần thứ 3, dựa trên những giá trị về khảo cổ học và đa dạng sinh học trong vùng vịnh.
Bình chọn trong Bảy Kì quan Thiên nhiên Mới của Thế giới
Trong 4 năm từ 2007-2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng kết hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, báo Tuổi Trẻ các hội đoàn như Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên v.v... cùng tỉnh Quảng Ninh và nhiều địa phương khác, tổ chức vận động quy mô bầu chọn cho Hạ Long là một trong Bảy Kì quan Thiên nhiên Mới của Thế giới, là một cuộc bình chọn do Tổ chức tư nhân NewOpenWorld (NOWC). Cuộc bình chọn này không phải do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc tổ chức và kết quả bầu chọn cũng không được tổ chức này công nhận, nên có những dư luận không đồng tình cũng như chỉ trích. Nhưng theo ông Trần Nhất Hoàng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thì cuộc thi là "một cơ hội quảng bá cho Việt Nam, Thứ hai nữa là sau khi có danh hiệu, sẽ tiếp tục quảng bá, thu hút thêm nhiều khách du lịch tới Việt Nam thêm nữa". Khi so với việc quảng bá trên kênh truyền thông quốc tế như CNN, BBC, mỗi lần mất khoảng 160.000 USD-200.000 USD (4 tỷ đồng) mà chỉ quảng cáo được trong 1 clip dài 30 giây, thì chi phí vận động là không đáng kể trong khi hiệu quả lại cao hơn nhiều. So với chi phí quảng bá du lịch hàng năm ở các nước cùng khu vực cũng là rất nhỏ, như Malaysia đầu tư 80 triệu USD, Thái Lan 70 triệu USD, và Singapore gần 60 triệu USD.
Lúc 7h ngày 11 tháng 11 năm 2011 nhằm 2h ngày 12 tháng 11 năm 2011 (giờ Việt Nam), vịnh Hạ Long được tổ chức New7Wonders tuyên bố là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới sau cuộc kiểm phiếu sơ bộ.
Vấn đề bảo tồn
Tác động của chủ quan và khách quan đối với vùng vịnh
Hạ Long, Hải Phòng và Hà Nội là các Thành phố trung tâm quan trọng của sự phát triển kinh tế ở miền Bắc Việt Nam. Sự phát triển kinh tế của các khu đô thị này, cùng với sự vươn lên nhanh chóng của các khu vực phía Nam Trung Quốc kể cả Hồng Kông, đều dẫn đến sự gia tăng về sức ép của con người tới vịnh Hạ Long. Khu vực ven biển tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng hiện có mức tăng trưởng rất nhanh về sự phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt về mặt giao thông, tàu biển, khai thác than và các ngành du lịch, dịch vụ. Từ năm 1999, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã cảnh báo rằng việc xây dựng cảng mới ở vùng vịnh Hạ Long có thể dẫn đến sự gia tăng về giao thông đường biển trong khu vực, và phát triển cơ sở hạ tầng của du lịch sẽ là các mối đe dọa đối với vịnh. Ô nhiễm do chất thải công nghiệp, sự khai thác và đánh bắt tận diệt thủy sản cũng mang lại những đe dọa nghiêm trọng. Có những ý kiến cho thấy cần tiếp tục xem xét một cách thận trọng về sự phát triển trong vùng vịnh thông qua cơ cấu quản lý vì các giá trị quan trọng về mặt môi trường cho toàn vùng.
Hiện nay, sự phát triển mở rộng đô thị và sự gia tăng dân số cơ học, việc xây dựng bến cảng và nhà máy; các hoạt động du lịch và dịch vụ, rác thải trong sinh hoạt và chế xuất, hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đã không chỉ còn là nguy cơ, mà sự ô nhiễm môi trường và sự biến đổi cảnh quan của vịnh Hạ Long đã ở mức báo động. Do ô nhiễm, tình trạng những bãi san hô ở đáy biển sâu của vịnh Hạ Long đang trụi dần đi<ref>Vịnh Hạ Long: San hô chết hàng loạt Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 25/7/2006</ref> mà gần đây các nhà môi trường Việt Nam mới phát hiện ra. Mặt nước trong xanh của vịnh đang ngày càng đục dần, bồi lắng khiến các nhà khoa học lên tiếng cảnh báo nguy cơ vịnh Hạ Long có thể bị "đầm lầy hóa". Thêm vào đó, do khu vực vịnh Hạ Long có hàng ngàn hòn đảo mà phần lớn là núi đá vôi, nguồn nguyên liệu xây dựng tốt lại thuận tiện cho khai thác nên rất dễ bị tư nhân lợi dụng, gây biến dạng cảnh quan.
Ở một khía cạnh khác, biến đổi khí hậu toàn cầu với mực nước biển dâng cao sẽ tác động mạnh tới cảnh quan, hệ thống đảo, hang động và đa dạng sinh học của vịnh mà Việt Nam chưa đủ nhân lực, vật lực để sẵn sàng ứng phó.
Về văn hóa cộng đồng, một vấn đề mà nhiều du khách quốc tế đã phàn nàn là ý thức về bảo vệ môi trường di sản của khách du lịch và của cộng đồng địa phương còn chưa cao, chưa xây dựng được hình ảnh, thương hiệu du lịch Hạ Long hiện đại, văn minh và lịch sự. Vẫn còn hiện tượng người ăn xin đeo bám khách du lịch, ảnh hưởng tới môi trường du lịch của di sản. Việc giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong mỗi người dân; sự hạn chế các khu lưu trú nghỉ dưỡng trên các đảo; nỗ lực kiểm soát theo tiêu chuẩn du lịch sinh thái và quy định bảo tồn di sản đối với cả mặt nước vùng đệm của di sản, đang là những vấn đề lớn đặt ra nhiều thách thức với chính quyền địa phương. Các nhũ đá trong hệ thống các hang động của di sản vịnh Hạ Long đang bị đập phá, cưa trộm, mang về bán cho những người muốn dùng để trang trí hòn non bộ (2016). Một số hang động còn bị đổ bê tông lên nền hang để lấy nơi bày bàn tiệc. Thêm vào đó, hoạt động của các thuyền chài và du khách cũng tạo ra nguồn rác thải gây ô nhiễm mà chính quyền còn chưa thể xử lí triệt để.
Công tác bảo tồn
Trong những động thái nhằm ngăn chặn sự tác động tiêu cực của con người đến thiên nhiên vùng vịnh Hạ Long, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã cấm các loại xuồng máy cao tốc phục vụ du khách trong khu vực vịnh để bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học trong vùng vịnh. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh cũng thực hiện di dời các hộ dân sinh sống trên các vạn chài vào đất liền để bảo vệ môi trường nước của vịnh Hạ Long; đồng thời cấm bốc dỡ than đá trong khu vực di sản để chống ô nhiễm bụi than và bùn than cho vịnh theo khuyến cáo của UNESCO. Tại vịnh, một số người dân đã có ý thức tự nguyện giữ gìn cảnh quan, thông qua việc lập tổ hợp tác tự nguyện thu gom và xử lý rác thải. Từ ngày 1 tháng 9 năm 2019, UBND thành phố Hạ Long nghiêm cấm việc dùng sản phẩm từ nhựa sử dụng một lần trên vịnh. Đây là một động thái quyết liệt, quan trọng nhằm bảo tồn môi trường vịnh.
Sự tương đồng về cảnh quan, địa chất địa mạo, đa dạng sinh học, cũng như những giá trị văn hóa, khảo cổ của toàn vùng, bao gồm không chỉ vịnh Hạ Long mà còn cả quần đảo Cát Bà và vùng biển đảo vịnh Bái Tử Long khiến những nghiên cứu khoa học địa chất, khảo cổ, văn hóa, và những hoạt động du lịch, khai thác hải sản v.v. không còn bó hẹp trong phạm vi vùng vịnh. Đã có những ý kiến cho rằng cần xem xét việc mở rộng ngoại biên của khu vực bảo tồn, không chỉ giới hạn trong diện tích nhỏ hẹp của vùng vịnh Hạ Long hiện nay mà còn bao quát cả vùng biển đảo có những yếu tố đồng dạng, kéo dài từ Quần đảo Cát Bà lên sát biên giới Việt Trung. Với chiều dài khoảng 300 km và chiều rộng khoảng 60 km, toàn bộ khu vực này có thể được nhìn nhận và bảo tồn như một vùng sinh thái đặc biệt về biển của Việt Nam.
Vịnh Hạ Long trong thi ca
Cách đây hơn 5 thế kỷ, Nguyễn Trãi đi ngang qua khu vực này và lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là kỳ quan, khi viết trong bài "Lộ nhập Vân Đồn":Lộ nhập Vân Đồn san phục sanThiên khôi địa khiết phó kỳ quan(Đường tới Vân Đồn lắm núi sao!
Kỳ quan đất dựng giữa trời cao)
Vua Lê Thánh Tông đề trên vách đá Núi Bài Thơ năm 1468:Cự lẫm uông dương triều bách xuyênLoạn sơn kì bố bích liên thiênTráng tâm sơ cảm hàm tam cổTín thủ dao đề tốn nhị quyềnThần bắc khu cơ sân hổ lữHải Đông phong toại tức lang yênThiên nam vạn cổ sơn hà tạiChính thị tu văn yển vũ niênNăm 1729, chúa Trịnh Cương cũng có những vần thơ ứng tác trước vẻ đẹp của Hạ Long:Minh bộ vô nhai hối tổng xuyênSơn liên tiêu thủy, thủy man thiênBể lớn mênh mông họp cả con con sông lại,
Núi lấp loáng bóng nước, nước lênh láng lưng trời.
Trong số thơ chữ Nho của Hồ Xuân Hương có bài "Độ Hoa Phong" vịnh cảnh Hạ Long:
Hình ảnh Hạ Long cũng xuất hiện trong thơ của những nhà thơ hiện đại, như Xuân Diệu:Đây bản thảo tạo vật còn nặn dở...Đá thuở trước khổng lồ chơi ném thử.Không chỉ cảnh đẹp của Hạ Long, nguồn tài nguyên phong phú ở đây cũng là đề tài cho thi ca. Huy Cận viết trong bài Đoàn thuyền đánh cá:Cá nhụ, cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồngCái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long?
Hình ảnh
Xem thêm
Danh sách vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam
Hiệp ước vịnh Hạ Long năm 1948
Lịch sử địa chất Việt Nam
Vịnh Bái Tử Long
Danh sách đảo tỉnh Quảng Ninh
Danh sách đảo thành phố Hải Phòng
Tham khảo
Đọc thêm
Mục từ Hạ Long-cảnh đẹp thần tiên trong cuốn Văn hóa Việt Nam tổng hợp (1989-1995), Ban Văn hóa Văn nghệ trung ương xuất bản, Hà Nội, 1989.
Trần Đức Thạnh, Tony Waltham, Giá trị nổi bật về địa chất vịnh Hạ Long, tài liệu lưu trữ của Ban quản lý vịnh Hạ Long
Nguyễn Văn Hảo, Hà Hữu Nga, Hạ Long thời tiền sử, Ban quản lý vịnh Hạ Long, Hạ Long năm 2002.
Trần Đức Thạnh, Lịch sử địa chất vịnh Hạ Long,Nhà xuất bản Thế giới - Ban quản lý, Hà Nội, 1998.
Giáo sư Smith, Báo cáo thẩm định của IUCN về địa chất vịnh Hạ Long.
Tony Waltham, Karst đá vôi vịnh Hạ Long - báo cáo nghiên cứu về địa mạo Di sản thế giới vịnh Hạ Long.
Vịnh Hạ Long, di sản thế giới, Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Hạ Long 2002.
Địa chí Quảng Ninh - tập 3, Tỉnh ủy - ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh 2003.
Di sản thế giới trong tay thế hệ trẻ - tập 2, Bộ tài liệu nguồn dành cho giáo viên, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, 2002.
Mục từ Vịnh Hạ Long trong cuốn Almanach, những nền văn minh thế giới, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 1996.
Trần Mạnh Thường, Những di sản nổi tiếng thế giới, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 2000.
Nguyên Ngọc, Hạ Long, Đá và Nước, Ban quản lý vịnh Hạ Long.
Đỗ Kha, Vịnh Hạ Long (sách ảnh), Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ninh, Quảng Ninh 2000.
Vịnh Hạ Long, những lời đánh giá và ngợi ca, Ban quản lý vịnh Hạ Long, Hạ Long 2001.
Trần Đức Thạnh, 2012. Kỳ quan địa chất Vịnh Hạ Long. Tạp chí Các khoa học về Trái Đất.No.34(2), trang 162-172
Trần Văn Trị, Lê Đức An, Lại Huy Anh, Trần Đức Thạnh, Tony Waltham, 2003. Di sản thế giới Vịnh Hạ Long: Những giá trị nổi bật về địa chất. Tạp chí Địa chất, Loạt A, số 277, 7-8/2003, tr. 6-20.
Liên kết ngoài
Vịnh Hạ Long trên trang của UNESCO
Hạ Long
Du lịch Quảng Ninh
Khu du lịch Việt Nam
Kỳ quan thiên nhiên
Bài Việt Nam chọn lọc
Hạ Long |
4484 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93%20Ba%20B%E1%BB%83 | Hồ Ba Bể | Hồ Ba Bể là một hồ nước ngọt ở Bắc Kạn, Việt Nam. Đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam và là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Hồ nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể, nơi đây được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam.
Tên gọi
Hồ Ba Bể có tên tiếng địa phương (tiếng Tày) là "Slam Pé" - nghĩa là ba hồ. Tên gọi này bắt nguồn từ việc lòng hồ bị những dãy núi đá vôi chia thành ba hồ lớn thông với nhau bởi những eo nước hẹp. Ba hồ nước này đều có tên riêng: Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng.
Đặc điểm địa lý
Toàn bộ diện tích của Hồ Ba Bể nằm trong địa giới xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Hồ cách thành phố Bắc Kạn 70km về phía Tây Bắc.
Hồ Ba Bể nằm ở cánh cung sông Gâm, địa hình gồ ghề và cắt xé bởi các ngọn núi cao từ 1.400m đến 1.600m và xen kẽ là các thung lũng. Hồ được hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm. Cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối kỷ Cambri, đã đưa một khối nước khổng lồ với diện tích bề mặt xấp xỉ 5 triệu m² và chiều dày hơn 30m lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ Ba Bể.
Hồ Ba Bể nằm ở độ cao khoảng 145m so với mực nước biển, có diện tích mặt nước là hơn 650 ha, được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều hang động và những suối ngầm. Độ sâu trung bình của hồ là 20-25 m vào mùa mưa nhưng có thể xuống xấp xỉ 10 m vào mùa khô.
Hồ được cấp nước bởi hai con sông nhỏ là sông Chợ Lèng và sông Nam Cường rồi đổ ra sông Năng. Nước trong hồ di chuyển với vận tốc khoảng 0,5 m/s. Vào mùa lũ, vận tốc tăng lên đến 2,5-3 m/s. Có hai đảo nhỏ nổi lên giữa hồ là đảo An Mã và đảo Bà Góa.
Hồ Ba Bể trong văn hóa
Từ lâu, hồ Ba Bể đã là một phần quan trọng trong cuộc sống của người Tày trong vùng. Điều này được thể hiện ở các truyền thuyết và lễ hội trong văn hóa.
Sự tích hồ Ba Bể:
Ngày xưa, ở vùng Bắc Kạn, mỗi năm dân làng Nam Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Giá. Dân chúng khắp miền quay về tụ tập rất đông. Một hôm, có một bà lão bệnh cùi đến làng để xin ăn. Quần áo bà rách rưới, tả tơi. Người bà có mùi hôi hám, rất khó chịu, khiến mọi người phải lánh xa. Bà lão cui hủi này đến nhà nào xin ăn đều phì phào mấy tiếng đói lắm các ông các bà ơi, nhưng bà lão đi đến đâu cũng đều bị xua đuổi.
Tuy nhiên, có người biết động lòng thương hại. Đó là một người đàn bà goá, ở với con trai. Bà góa này không những không kinh tởm mà còn kêu bà lão vào nhà cho ăn uống no đủ. Sau đó, bằng lòng cho bà lão ăn mày ngủ nhờ một đêm, ở góc vựa lúa, trong lều. Đến nửa đêm, hai mẹ con bỗng giật mình thức giấc, nghe có tiếng động ầm ầm dữ dội từ phía vựa thóc. Mở cửa vựa thóc ra, không thấy bà lão bị cùi đâu, mà là một con giao long lớn uốn mình ầm ầm như tiếng sấm, đầu gác lên giường đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con kinh hãi trở ra, thao thức, lo sợ, không ngủ được nữa. Đến sáng, thấy bà lão đi ra từ vựa thóc, nói:
Tôi thật sự không phải là người, tôi là một con giao long, chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Nam Mẫu lễ Phật. Tất cả mọi người đều xua đuổi tôi, ngoại trừ hai mẹ con nhà cô. Họ đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không tránh khỏi hình phạt của bề trên đã giao phó cho tôi thi hành, đó là một trận đại hồng thủy. Tôi cho hai mẹ con nhà cô gói tro này hãy rải quanh nhà để tránh khỏi kiếp nạn này. còn có hai mảnh vỏ trấu này sẽ biến thành hai chiếc thuyền giúp hai mẹ con
Nói xong, bà lão liền biến mất. Hai mẹ con liền vội chia nhau báo cho dân làng nhưng ai nấy đều không tin
Ngày hôm sau, trong lúc mọi người đang chen nhau đến dự lễ Phật giữa làng, bỗng nhiên, nước từ đâu cuồn cuộn chảy đến làm ngập cả một vùng rộng lớn. riêng nhà của bà góa và cậu con trai lương thiện đã được rải tro nên hễ nước dâng đến đâu là mảnh đất liền dâng cao hơn đến đấy. Hai mẹ con bà góa không chịu được cảnh dân làng chết trước mắt mình nên liền đem hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước lập tức biến thành hai chiếc thuyền giúp hai mẹ con cứu vớt dân làng.
Cả làng bị nước tràn ngập thì hoá thành ba cái hồ rộng lớn người ta gọi là Hồ Ba Bể. Nước không thể đi được từ hồ này sang hồ kia, vì có các đập đá lớn ngăn trở. Hồ Ba Bể rộng bát ngát, nước trong xanh như ngọc bích, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ của miền thượng du Bắc Việt.Giữa hồ là một hòn đảo nhỏ,người địa phương gọi đó là Hòn Bà Góa, đồng thời những người còn sống đã lập đèn thờ có tên An Mạ (nơi an nghỉ của dân làng).
Lễ hội:
Người Tày sinh sống ở các bản làng bên bờ hồ Ba Bể đều tổ chức hội "Lồng tồng" (có nghĩa là "xuống đồng" trong tiếng Tày) vào ngày mùng 9 đến 11 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội Lồng tồng được người dân nơi đây coi là lễ hội quan trọng bậc nhất vào dịp đầu năm mới, gắn liền với nền nông nghiệp trồng trọt, được tổ chức nhằm gửi gắm những mong ước của con người, cầu cho mưa thuận gió hòa, cây trồng tốt tươi, mang lại no ấm.
Giá trị và hiện trạng
Giá trị lớn nhất của Hồ Ba Bể là cảnh quan địa chất độc đáo, giá trị nổi bật về địa chất địa mạo và giá trị to lớn về đa dạng sinh học. Năm 1995, Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ, công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Cuối năm 2004, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn di sản ASEAN. Ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký "Quyết định số 1419/QĐ-TTG" xếp hạng Danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể là Di tích quốc gia đặc biệt .
Với thảm thực vật và động vật hoang dã phong phú, môi sinh hồ Ba Bể nay bị đe dọa nặng vì việc khai thác khoáng sản, nhất là mỏ sắt ở lưu vực hồ. Mặc dù Vườn Quốc gia Ba Bể đã quy định hơn 10.000 ha dưới sự bảo vệ của cơ quan này, việc thi hành vẫn còn nhiều thiếu sót khiến một số nhà khoa học đã báo động rằng hồ đang "chết dần".
Hình ảnh
Tham khảo
Xem thêm
Liên kết ngoài
Ba Bể Du lịch Bốn Mùa
Hồ Ba Bể lung linh, huyền thoại
Báo Bắc Kạn
Ba Bể
Ba Bể
Du lịch Bắc Kạn
Khu du lịch Việt Nam
Ba Bể (huyện) |
4485 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sa%20Pa%20%28ph%C6%B0%E1%BB%9Dng%29 | Sa Pa (phường) | Sa Pa là phường trung tâm của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam.
Địa lý
Phường Sa Pa nằm ở trung tâm thị xã Sa Pa, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp phường Sa Pả và xã Mường Hoa
Phía tây giáp phường Phan Si Păng
Phía nam giáp phường Cầu Mây
Phía bắc giáp các phường Phan Si Păng, Hàm Rồng, Sa Pả.
Phường có diện tích 6,25 km², dân số năm 2018 là 9.412 người, mật độ dân số đạt 1.506 người/km².
Hành chính
Phường Sa Pa được chia thành 7 tổ dân phố đánh số từ 1 đến 7.
Lịch sử
Trước đây, Sa Pa là một thị trấn huyện lỵ thuộc huyện Sa Pa. Điạ bàn phường Sa Pa hiện nay tương ứng với khu vực trung tâm của thị trấn này.
Cuối năm 2018, thị trấn Sa Pa có 23,65 km² diện tích tự nhiên và 31.010 người.
Ngày 11 tháng 9 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 767/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
Thành lập thị xã Sa Pa trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Sa Pa
Giải thể thị trấn Sa Pa để điều chỉnh về 6 phường mới thuộc thị xã Sa Pa. Trong đó, phường Sa Pa được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 2,33 km² diện tích tự nhiên, 9.297 người của thị trấn Sa Pa; 2,38 km² diện tích tự nhiên, 115 người của xã Lao Chải và 1,54 km² diện tích tự nhiên của xã Sa Pả.
Sau khi thành lập, phường Sa Pa có 6,25 km² diện tích tự nhiên và 9.412 người.
Chú thích
Xem thêm |
4486 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0%20L%E1%BA%A1t | Đà Lạt | Đà Lạt là thành phố tỉnh lỵ trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sĩ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó. Trải qua những khoảng thời gian thăng trầm của hai cuộc chiến tranh cùng giai đoạn khó khăn những thập niên 1970–1980, Đà Lạt ngày nay là một thành phố khá đông dân, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên, hướng đến là thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.
Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ XX. Những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp Đà Lạt trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. Đà Lạt còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện... một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa. Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như "Thành phố mù sương", "Thành phố ngàn thông", "Thành phố ngàn hoa", "Xứ hoa Anh Đào" hay "Tiểu Paris".
Tên gọi
Địa danh Đà Lạt được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, tên gọi của con suối Cam Ly. Khởi nguồn từ huyện Lạc Dương, thác Cam Ly chảy qua khu vực Đà Lạt theo hướng Bắc – Nam, trong đó đoạn từ khoảng Hồ Than Thở tới thác Cam Ly ngày nay được gọi là Đạ Lạch. Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước, tên gọi Đà Lạt có nghĩa nước của người Lạt, hay suối của người Lạt (người Cơ Ho). Trong một bài phỏng vấn đăng trên tạp chí Revue Indochine tháng 4 năm 1944, công sứ Cunhac, một trong những người tham gia xây dựng thành phố từ ngày đầu, đã nói: "Cho mãi tới những năm sau này, khung cảnh ban sơ vẫn không có gì thay đổi. Ở tại chỗ của cái hồ nước trước đó, con suối nhỏ của bộ lạc người Lát đã chảy qua và người ta đã gọi suối này là Đà Lạt". Vào thời kỳ đầu, các bản đồ cũng như sách báo thường chỉ nhắc đến địa danh Dankia hay Lang Biang. Nhưng sau khi Đà Lạt được chọn làm nơi nghỉ dưỡng thay vì Dankia, và đặc biệt từ khi nơi đây trở thành một thành phố, địa danh Đà Lạt mới xuất hiện thường xuyên.
Những người có công kiến thiết thành phố còn sáng tạo một câu cách ngôn khéo léo bằng tiếng La Tinh: Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem, có nghĩa Cho người này nguồn vui, cho người khác sự mát mẻ. Tác giả André Morval đã viết câu cách ngôn chiết tự này ở đầu một bài báo nhan đề Dalat: Cité de la Jeunesse với nội dung: "Những người khai sinh ra nơi nghỉ mát trên miền núi danh tiếng của chúng ta đã xác định một cách rất hợp lý những nét hấp dẫn và những đặc tính tốt bằng một câu cách ngôn ghép chữ đầu rất khéo léo để liền theo huy hiệu thành phố". Năm 1937, khi xây dựng chợ Đà Lạt mới thay cho ngôi chợ cũ bằng gỗ bị cháy, người ta đã đề dòng chữ Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem trên tường đầu hồi của công trình, phía trên là huy hiệu thành phố hình tròn, tạc hình một đôi thanh niên nam nữ người dân tộc cùng với hình núi đồi nhấp nhô và hình hiệu một con cọp Với khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và những di sản kiến trúc Pháp phong phú, Đà Lạt còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như "Thành phố mù sương", "Thành phố ngàn thông", "Thành phố ngàn hoa", "Xứ hoa anh đào" hay "Tiểu Paris".
Lịch sử
Vùng cao nguyên Lâm Viên từ xa xưa là địa bàn cư trú của người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, nhiều nhà thám hiểm người Pháp đã thực hiện những chuyến đi xuyên sâu vào vùng đất này. Tiên phong trong số họ là bác sĩ Paul Néis và trung úy Albert Septans với chuyến thám hiểm thực hiện đầu năm 1881. Năm 1893, nhận nhiệm vụ từ Toàn quyền Jean-Marie de Lanessan, bác sĩ Alexandre Yersin đã tiến hành khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn xuyên qua vùng đất của người Thượng và kết thúc ở một địa điểm trên bờ biển Trung Kỳ. Ngày 21 tháng 6 năm 1893, trên hành trình thám hiểm, Alexandre Yersin đã tới cao nguyên Lâm Viên. Năm 1897, trong khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng (station balnéaire d'altitude) cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer gửi thư hỏi ý kiến Alexandre Yersin. Khi nhận được thư của Paul Doumer, Alexandre Yersin gợi ý chọn cao nguyên Lâm Viên, một vùng đất lý tưởng thỏa mãn đầy đủ các điều kiện: độ cao thích hợp, diện tích đủ rộng, nguồn nước bảo đảm, khí hậu ôn hòa và có thể thiết lập đường giao thông. Cuối tháng 3 năm 1899, Paul Doumer cùng với Alexandre Yersin đích thân đến khảo sát thực tế tại cao nguyên Lâm Viên.
Dự án xây dựng Đà Lạt bị gián đoạn khi Toàn quyền Paul Doumer trở về Pháp vào năm 1902 và Toàn quyền Paul Beau, người kế vị, thì không sốt sắng gì về việc xây dựng thị trấn miền núi. Mặc dù vậy, trong khoảng thời gian tiếp theo, nhiều đoàn khảo sát vẫn được gửi đến cao nguyên Lâm Viên để nghiên cứu và các tuyến đường giao thông tới Đà Lạt cũng dần hình thành. Giữa thập niên 1910, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ khiến nhiều người Pháp không thể về quê hương trong những kỳ nghỉ, Đà Lạt dần trở thành nơi họ tìm đến để tìm chút gì của nước Pháp miền ôn đới. Ngày 20 tháng 4 năm 1916, Hội đồng Phụ chính của vua Duy Tân thông báo Vụ thành lập thị tứ Đà Lạt. Toàn quyền Maurice Long đi thêm bước nữa khi bổ nhiệm Ernest Hébrard làm chủ sự quy hoạch thị trấn Đà Lạt. Hébrard là người chủ trương dùng mẫu kiến trúc cổ điển Âu châu nhưng thêm vào đó một số trang trí thuộc mỹ thuật Việt Nam để tạo ra phong cách riêng mà ông gọi là une architecture indochinoise. Hébrard đã thực hiện lối kiến trúc này trong những công trình khác như tòa nhà của Viện Viễn Đông Bác cổ, Hà Nội. Nay lối kiến trúc này được áp dụng quy mô hơn ở Đà Lạt. Đặc biệt là Hébrard vẽ đồ án có vườn hoa, trường sở, sân vận động, biệt thự nhưng hoàn toàn không có công xưởng sản xuất để giữ y nguyên không gian trong lành và yên tĩnh của thị trấn này. Trong vòng ba mươi năm, từ một địa điểm hoang vu, một thành phố đã hình thành với đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng, các trường học, bệnh viện, khách sạn, công sở và dinh thự. Trên diện tích tổng cộng là 1760 ha, thì 500 ha được chính quyền quy hoạch cho các cơ sở công chánh, 185 ha thuộc nhà binh, 173 ha cho công chức và 206 cho dân bản xứ. Phần còn lại còn lại (non 700 ha) thì bán cho người Pháp.
Tới thập niên 1940, Đà Lạt bước vào giai đoạn cực thịnh của thời kỳ Pháp thuộc, "thủ đô mùa hè" của toàn Liên bang Đông Dương. Trong những năm chiến tranh, thành phố vẫn giữ vai trò một trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và khoa học giáo dục của Việt Nam Cộng hòa. Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhiều trường học, trung tâm văn hóa và các công trình kiến trúc tiếp tục ra đời. Đà Lạt cũng là nơi định cư của nhiều người di cư từ miền Bắc. Nhưng kể từ năm 1964, khi cuộc chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn khốc liệt, việc phát triển đô thị ít được coi trọng, thay vào đó là sự xuất hiện của những công trình phục vụ cho mục đích quân sự.
Sau chiến tranh, Đà Lạt tiếp tục bước vào một thời kỳ khó khăn khi phải đối mặt với vấn đề lương thực và thực phẩm, việc xây dựng phát triển thành phố vì thế không còn được chú trọng. Diện tích canh tác nông nghiệp mở rộng đã ảnh hưởng nhiều tới cảnh quan thiên nhiên và môi sinh của thành phố. Du lịch Đà Lạt giai đoạn này cũng trầm lắng bởi sự khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam. Từ cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, thành phố dần phát triển trở lại với làn sóng khách du lịch tìm tới ngày một đông và hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp tục được xây dựng.
Sau năm 1975, thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ thuộc tỉnh Lâm Đồng mới hợp nhất, ban đầu gồm có 6 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 phường:1,2,3,4,5 và 6.
Ngày 10 tháng 03 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 51-CP. Theo đó, sáp nhập xã Lát thuộc huyện Đức Trọng vào thành phố Đà Lạt.
Lúc này, thành phố Đà Lạt có 7 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 phường:1,2,3,4,5,6 và xã Lát.
Ngày 14 tháng 3 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 116-CP. Theo đó:
Sáp nhập xã Lát về huyện Lạc Dương mới thành lập để quản lý.
Sáp nhập 2 xã:Xuân Thọ và Xuân Trường thuộc huyện Đơn Dương về thành phố Đà Lạt quản lý.
Thành lập xã Tà Nung tại vùng kinh tế mới.
Lúc này, thành phố Đà Lạt có 9 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 phường:1,2,3,4,5,6 và 3 xã:Xuân Trường, Trạm Hành, Tà Nung.
Ngày 6 tháng 6 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 67-HĐBT. Theo đó:
Chia phường 1 thành 2 phường:Phường 1 và phường 2.
Chia phường 2 thành 2 phường:Phường 3 và phường 4.
Chia phường 3 thành 2 phường:Phường 5 và phường 6.
Chia phường 4 thành 2 phường:Phường 7 và phường 8.
Chia phường 5 thành 2 phường:Phường 9 và phường 10.
Chia phường 6 thành 2 phường:Phường 11 và phường 12.
Ngày 24 tháng 7 năm 1999, thành phố Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II theo quyết định số 158/1999/QĐ-TTg.
Ngày 6 tháng 3 năm 2009, thành lập xã Trạm Hành trên cơ sở điều chỉnh 5.431,38 ha diện tích tự nhiên và 5.086 nhân khẩu của xã Xuân Trường.
Như vậy, thành phố Đà Lạt có 39.329,01 ha diện tích tự nhiên và 195.365 nhân khẩu với 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 12 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 4 xã: Tà Nung, Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành như hiện nay.
Ngày 23 tháng 3 năm 2009, thành phố Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng theo quyết định số 373/QĐ-TTG.
Ngày 25 tháng 9 năm 2023, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa có báo cáo đề xuất phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Theo đó, sáp nhập Huyện Lạc Dương vào Đà Lạt kể từ năm 2024. Như vậy, Đà Lạt sẽ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích gần 1800km² và dân số khoảng 300.000 người.
Địa lý
Thành phố Đà Lạt có diện tích 394,64 km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, nơi có độ cao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển. Thành phố có tọa độ địa lý 11°48′36″ đến 12°01′07″ vĩ độ bắc và 108°19′23″ đến 108°36′27″ kinh độ đông, cách Thành phố Hồ Chí Minh 307 km về phía bắc, cách Hà Nội 1.500 km và cách Đà Nẵng 658 km về phía nam.
Thành phố có vị trí địa lý:
Phía đông và đông nam giáp huyện Đơn Dương
Phía tây giáp huyện Lâm Hà
Phía nam giáp huyện Đức Trọng
Phía bắc giáp huyện Lạc Dương
Dân số Đà Lạt từ kết quả Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2022 là 237.565 người. Đây là đô thị miền núi đông dân đứng thứ hai cả nước, chỉ sau thành phố Buôn Ma Thuột.
Địa hình
Địa hình Đà Lạt được phân thành hai dạng rõ rệt: địa hình núi và địa hình bình nguyên trên núi. Địa hình núi phân bố xung quanh vùng cao nguyên trung tâm thành phố. Các dãy núi cao khoảng 1.700 mét tạo thành một vành đai chắn gió che cho khu vực lòng chảo trung tâm. Từ thành phố nhìn về hướng bắc, núi Langbiang như một tường thành theo hướng đông bắc – tây nam, kéo dài từ suối Đạ Sar đến hồ Dankia. Hai đỉnh cao nhất của dãy núi này có độ cao 2.167 mét và 2.064 mét. Án ngữ phía đông và đông nam Đà Lạt là hai dãy Bi Doup và Cho Proline. Về phía nam, địa hình núi chuyển tiếp sang bậc địa hình thấp hơn, đặc trưng là khu vực đèo Prenn với các dãy núi cao xen kẽ những thung lũng sâu. Trung tâm Đà Lạt như một lòng chảo hình bầu dục dọc theo hướng bắc – nam với chiều dài khoảng 18 km, chiều rộng khoảng 12 km. Những dãy đồi đỉnh tròn ở đây có độ cao tương đối đồng đều nhau, sườn thoải về hướng hồ Xuân Hương và dần cao về phía các vùng núi bao quanh. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là dinh Nguyễn Hữu Hào trong Bảo tàng Lâm Đồng với độ cao 1.532 mét, còn điểm thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương, độ cao 1.398 mét.
Trên địa phận thành phố Đà Lạt, xen giữa vùng đồi thấp trung tâm thành phố và các dãy núi bao quanh, có thể thấy hơn 20 dòng suối có chiều dài trên 4 km, thuộc các hệ thống suối Cam Ly, Đa Tam và hệ thống sông Đa Nhim. Đây đều là những con suối đầu nguồn thuộc lưu vực sông Đồng Nai, trong đó hơn một nửa là các con suối cạn, chỉ chảy vào mùa mưa và cạn kiệt vào mùa khô. Suối Cam Ly dài 64,1 km, bắt nguồn từ huyện Lạc Dương, chảy theo hướng bắc – nam và đổ vào hồ Xuân Hương. Đây chính là hệ thống suối lớn nhất Đà Lạt, có vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan cho khu vực đô thị trung tâm. Đà Lạt còn nổi tiếng là thành phố của hồ và thác với khoảng 16 hồ lớn nhỏ phân bố rải rác, phần nhiều là các hồ nhân tạo. Hồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thành phố, rộng khoảng 38 ha, được tạo lập năm 1919 trong quá trình xây dựng Đà Lạt. Trước năm 1986, hồ Xuân Hương cùng hồ Chiến Thắng và hồ Than Thở là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố. Ngày nay, nguồn nước sinh hoạt được dẫn về từ hồ Dankia thuộc huyện Lạc Dương, cách Đà Lạt khoảng 17 km.
Khí hậu
Do nằm ở độ cao 1.500 mét và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng, đặc biệt là rừng thông bao quanh, nên đối lập với khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền trung và khí hậu nhiệt đới xavan ở miền nam, thành phố Đà Lạt có một khí hậu miền núi ôn hòa dịu mát quanh năm.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xavan, Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Còn mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Vào mùa khô, Đà Lạt chịu ảnh hưởng của khối không khí biển Đông, mang lại thời tiết nắng ấm, ít mây, không mưa, nhiệt độ hạ thấp về ban đêm và biên độ nhiệt lớn. Trong những tháng mùa mưa, gió mùa đông bắc hầu như không còn ảnh hưởng đến Đà Lạt, thay thế bởi khối không khí xích đạo từ phía nam tràn lên phía bắc. Gió mùa tây nam mang lại nguồn ẩm chủ yếu cho những trận mưa lớn và những đợt mưa kéo dài nhiều ngày. Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của khối không khí nhiệt đới Thái Bình Dương, trong mùa mưa vẫn có những thời kỳ thời tiết tạnh ráo.
Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà Lạt luôn dưới 20°C, ngay cả trong những tháng nóng nhất. Tuy vậy, Đà Lạt cũng không phải là nơi có nhiệt độ trung bình tháng thấp nếu so với các tỉnh thành phố miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới. Trong những tháng mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng vẫn trên 15 °C. Theo số liệu thống kê từ năm 1964 tới năm 1998, nhiệt độ trung bình năm ở Đà Lạt là 2.9 °C, trong đó năm 1973 có nhiệt độ trung bình cao nhất lên đến 18,5 °C, còn năm 1967 nhiệt độ trung bình xuống thấp nhất, 17,4 °C. Nếu so sánh với Sa Pa, thị xã nghỉ dưỡng ở miền Bắc ở độ cao 1.581 mét so với mặt biển và nằm trong vùng cận nhiệt đới, thì nhiệt độ trung bình năm ở Đà Lạt cao hơn 2,6 °C. Vào tháng 12 thời điểm cuối năm, Đà Lạt hạ nhiệt vào ban đêm từ 6 °C đến 8 °C thậm chí xuống 4 °C. Buổi sáng vào mùa đông, Đà Lạt có mưa phùn và trời ít khi có nắng. và nếu xét riêng các tháng mùa đông thì nhiệt độ trung bình của Đà Lạt cao hơn Sapa đến 7 °C (tuy nhiên về mùa hè Sapa thường ấm hơn khoảng 2 °C đến 3 °C so với Đà Lạt không đáng kể).
Biên độ nhiệt độ ngày đêm ở Đà Lạt rất lớn, trung bình năm đạt 11 °C, cao nhất trong những tháng mùa khô, lên tới 13 – 14 °C, và thấp nhất trong những tháng mùa mưa, chỉ khoảng 6 – 7 °C. Ngược lại, biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm lại nhỏ, tháng ấm nhất và tháng lạnh nhất cũng chỉ chênh lệch 3,5 °C. Độ dài ngày trong các mùa ở Đà Lạt không có sự chênh lệch lớn, trung bình khoảng từ 11 đến ít hơn 12 giờ vào mùa đông và trên 12 giờ vào mùa hè. Tổng số giờ nắng trong năm ở đây tương đối cao, khoảng 2.236 giờ một năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 12, 1, 2 và 3 của mùa khô. Tổng lượng bức xạ thu nhập ở Đà Lạt khoảng 140 kCalo/cm²/năm, nhiều nhất vào tháng 4 và ít nhất vào tháng 8. Nếu so với các vùng lân cận, lượng bức xạ Mặt Trời của Đà Lạt không cao, nhưng đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho các quá trình trao đổi nhiệt, mang lại nền nhiệt độ thấp và tương đối ôn hòa.
Mùa mưa ở Đà Lạt thường bắt đầu vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11. Tuy hàng năm, thời điểm bắt đầu và kết thúc của mùa mưa có thể thay đổi, nhưng mùa mưa ở đây thường kéo dài khoảng hơn 6 tháng. Trung bình, một năm Đà Lạt có 160 ngày mưa với lượng mưa 1.768 mm, tập trung nhiều nhất vào ba tháng 7, 9 và 10, ba tháng có sự hoạt động mạnh của trường gió mùa tây nam. Nếu lấy trung bình từ tháng 5 tới tháng 10, tổng lượng mưa trong mùa mưa ở Đà Lạt chiếm đến gần 80% lượng mưa của cả năm. So với vùng đồng bằng, Đà Lạt có số ngày mưa trong năm nhiều hơn, nhưng lượng mưa lại thấp hơn. Ở Đà Lạt còn có một hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác là sương mù, trung bình 80 đến 85 ngày trong một năm, nhưng xuất hiện nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 2 tới tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10. Phổ biến hơn cả là loại sương mù bức xạ được hình thành khi mặt đất bị lạnh đi nhiều do bức xạ vào lúc trời quang, lặng gió. Sương mù dày ít xảy ra hơn, thường gặp vào tháng 9 và tháng 10, trung bình mỗi tháng có tới 4 đến 5 ngày sương mù dày.
Hành chính
Thành phố Đà Lạt có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 12 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 4 xã: Tà Nung, Trạm Hành, Xuân Thọ, Xuân Trường.
Ủy ban nhân dân thành phố nằm tại số 3 đường Trần Hưng Đạo, đối diện Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và không xa trụ sở Hội đồng nhân dân thành phố. Nhiệm kỳ 2011–2016, người giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt là ông Võ Ngọc Hiệp. Thành ủy Đà Lạt có trụ sở tại 31 đường Đinh Tiên Hoàng, Phường 2. Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2010–2015 là ông Đoàn Văn Việt, cũng là người giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng nhân dân Đà Lạt nhiệm kỳ 2011–2016.
Dân cư
Trải qua hơn một trăm năm lịch sử, từ một trung tâm nghỉ dưỡng trở thành một đô thị lớn, cộng đồng dân cư Đà Lạt thay đổi theo quá trình hình thành và phát triển của thành phố. Vào năm 1893, khi bác sĩ Alexandre Yersin đến cao nguyên Lâm Viên, nơi đây chỉ là một vùng dân cư thưa thớt, một vài ngôi làng của người Lạch tập trung ở chân núi. Đến tận năm 1902, khi dự án xây dựng một thành phố của Toàn quyền Paul Doumer dừng lại, cư dân Đà Lạt vẫn chỉ là những nhóm dân tộc thiểu số người Lạch, người Chil cùng một nhóm nhỏ người Việt di cư lên đây từ trước đó. Năm 1906, một lần nữa, nơi đây được chọn làm nơi nghỉ dưỡng dành cho công chức và binh sĩ Pháp, ngoài các cư dân bản địa, ở Đà Lạt bắt đầu có các công chức người Pháp, những du khách châu Âu, và người Việt cũng bắt đầu tới đây nhiều hơn trước. Giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là thời kỳ thành phố phát triển mạnh mẽ. Cơ sở hạ tầng cùng đường sá được xây dựng khiến dân cư từ nhiều nơi tới Đà Lạt định cư, du lịch và nghỉ dưỡng. Dân số Đà Lạt đã tăng lên đáng kể từ 1.500 người vào năm 1923 lên 11.500 người năm 1939. Những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều người Pháp không thể trở về nghỉ ở quê hương và Đà Lạt trở thành điểm đến của họ. Thành phố tiếp tục được mở rộng và dân số tăng lên nhanh chóng, từ 13.000 người năm 1940 lên 25.500 người vào năm 1944.
Những biến cố của cuộc chiến tranh Đông Dương ảnh hưởng mạnh mẽ tới dân số Đà Lạt. Thời kỳ này rất nhiều cư dân của thành phố lánh về Cầu Đất, Đơn Dương, Ninh Thuận, Bình Thuận hoặc trở về quê hương cũ. Vào năm 1946, dân số Đà Lạt chỉ còn khoảng 5.200 người, khiến người Pháp gọi nơi đây là "thành phố quạnh hiu". Nhưng khoảng thời gian tiếp theo, khi Đà Lạt một lần nữa thuộc về người Pháp, các hoạt động kinh tế, xã hội dần ổn định trở lại. Vào cuối năm 1952, dân số thành phố đạt 25.041 người, trong đó có 1.217 người châu Âu, 752 người Hoa, 22.232 người Kinh và 840 người dân tộc bản địa. Cuối năm 1953, đầu năm 1954, cuộc chiến tranh Đông Dương bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, Đà Lạt trở thành nơi dân cư các tỉnh lân cận tìm đến để tỵ nạn chiến tranh. Năm 1954, sau hiệp định Genève, thành phố đón nhận một lượng lớn những di dân từ miền Bắc cùng làn sóng người miền Trung đến lập nghiệp, khiến dân số Đà Lạt tăng vọt từ 25.000 người năm 1954 lên 58.958 người vào năm 1956. Dân số thành phố gia tăng điều đặn trong thập niên 1960, nhưng giảm sút trong thập niên 1970, khi chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn căng thẳng. Khoảng thời gian đầu sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhiều người phục vụ trong quân đội, chính quyền Việt Nam Cộng hòa trở về quê quán khiến dân số Đà Lạt giảm xuống, nhưng sau đó được bổ sung bởi các di dân mới từ miền Bắc và miền Trung. Cuối thế kỷ 20, địa giới hành chính Đà Lạt được mở rộng, dân số thành phố tăng lên mạnh mẽ và có sự gia tăng dân số cơ học đáng kể. Năm 2011, Đà Lạt có dân số 211.696 người, chiếm 17,4% dân số của tỉnh Lâm Đồng, mật độ 536 người/km².
Trong lịch sử, Đà Lạt từng là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân cư có nguồn gốc đa dạng, từ người Kinh, người Cơ Ho đến những người Hoa, người Pháp. Ngày nay, phần lớn cư dân của thành phố là người Kinh, phần nhỏ còn lại gồm những người Hoa, người Cơ Ho và các dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Chăm... Theo số liệu năm 2011, Đà Lạt có 191.803 cư dân thành thị, tương đương 90%. Cấu trúc theo giới tính, thành phố có 100.520 cư dân nam và 111.176 cư dân nữ. Cũng như các đô thị khác, mật độ dân số của Đà Lạt không đồng đều, dân cư tập trung nhiều nhất ở các phường trung tâm như Phường 1, Phường 2, Phường 6. Ở ngoại thành, cư dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp chiếm một phần quan trọng. Khu vực ngoại thành của Đà Lạt rõ nét nhất là các xã Xuân Trường, Xuân Thọ và Tà Nung.
Tôn giáo và tín ngưỡng
Do những đặc điểm trong quá trình hình thành cộng đồng dân cư, đời sống tín ngưỡng và tôn giáo ở Đà Lạt rất đa dạng. Trên thành phố ngày nay có thể thấy sự hiện diện của 43 nhà thờ, tu viện Công giáo hay Tin Lành, 55 ngôi chùa và tịnh xá Phật giáo, 3 thánh thất Cao Đài cùng rất nhiều những ngôi đình làng nằm rải rác. Phần lớn cư dân Đà Lạt hiện nay là những người Việt đến từ nhiều vùng miền, vì thế có thể bắt gặp ở đây tất cả những hình thái tín ngưỡng phổ biến của người Việt như tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng Thành hoàng, tục thờ Mẫu, tục thờ gia thần... Nhưng điểm làm nên sự khác biệt giữa đời sống tín ngưỡng ở Đà Lạt với các vùng khác như miền Bắc và miền Trung chính là tuổi đời mới chỉ một thế kỷ của thành phố. Đà Lạt không có những ngôi từ đường cổ kính, các thôn làng ở đây không có những gốc tích xa xưa, những ngôi đình làng tuy xuất hiện dày đặc nhưng phần lớn đều mới được dựng lên cách đây chỉ 3, 4 thập kỷ và mang quy mô nhỏ. Ở nhiều ngôi đình, trên bàn thờ chính chỉ có một chữ "Thần" bằng chữ Hán và những người tham gia tế lễ cũng không biết danh tính, công đức của vị thánh mà mình thờ phụng. Đặc biệt, trong tín ngưỡng thờ Thành hoàng, những người có công mở làng lập ấp lại không được coi là Thành hoàng làng. Bên cạnh đó, đời sống tâm linh tại Đà Lạt còn có sự góp mặt của những hình thái tín ngưỡng dân gian thuộc các dân tộc thiểu số và cộng đồng người Hoa.
Hầu hết các tôn giáo lớn ở Việt Nam đều có mặt tại Đà Lạt, trong đó đạo Phật là tôn giáo có lượng tín đồ đông đảo nhất, tiếp đến là Công giáo, đạo Cao Đài và đạo Tin Lành. Các tôn giáo du nhập vào vùng cao nguyên Lâm Viên từ khá sớm và sự tăng trưởng về số lượng tín đồ, cơ sở thờ tự đều gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thành phố. Hầu như mỗi cuộc di dân đến đây đều đem lại cho Đà Lạt thêm một số lượng tín đồ cùng sự hình thành các cơ sở thờ tự mới. Có mặt sớm nhất ở Đà Lạt là Công giáo, xuất hiện ngay từ những ngày đầu xây dựng thành phố. Muộn hơn một chút là sự hoằng dương của Phật giáo rồi đến sự du nhập của đạo Tin Lành và đạo Cao Đài. Tuy hội đủ các loại hình tôn giáo khác nhau, nhưng các tôn giáo ở Đà Lạt chung sống hòa bình, trong gần 100 năm qua không hề có những xung đột tôn giáo. Nhiều thánh đường Công giáo nằm bên các chùa chiền và không xa có thể là một thánh thất Cao Đài. Bên cạnh sứ mệnh mở mang tôn giáo, những người tu hành của Thiên Chúa giáo, Tin Lành và Phật giáo ở Đà Lạt còn tham gia vào các hoạt động xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực từ thiện nhân đạo. Rất nhiều những ngôi trường, cô nhi viện của thành phố xuất phát từ các cơ sở do những tổ chức tôn giáo thành lập. Theo số liệu của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt vào năm 2002, có khoảng 63% số hộ và 67% số nhân khẩu ở thành phố là tín đồ của Phật giáo, Cao Đài, Công giáo, hoặc Tin Lành.
Kinh tế - xã hội
Đà Lạt có một nền kinh tế thiên về các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và nông nghiệp. Vào năm 2007, các ngành du lịch và dịch vụ chiếm đến 70% tổng sản phẩm nội địa của thành phố. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của Đà Lạt năm 2011 đạt 2.047,400 tỷ đồng, tương đương với Bảo Lộc, thành phố thứ hai của Lâm Đồng. Trong lĩnh vực công nghiệp, thu hút nhiều lao động nhất là các ngành công nghiệp chế biến. Một số sản phẩm của Đà Lạt như rượu vang, trà Atisô hay mứt trái cây từ lâu đã được biết đến rộng rãi. Nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, Đà Lạt còn là vùng đất trồng nhiều trà và cà phê, cũng là hai sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến của thành phố. Một nghề mới phát triển trong những năm cuối thế kỷ 20 tại Đà Lạt là nghề thêu, nổi bật hơn cả là những sản phẩm tranh thêu của Công ty XQ Đà Lạt. Trong thành phố, còn có thể thấy sự hiện diện của các công ty in ấn, may mặc, dệt, chế biến tinh dầu, sản xuất lâm sản... Năm 2011, thành phố Đà Lạt có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17%, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 42,7 triệu đô la Mỹ và thu nhập bình quân đầu người khoảng 26,6 triệu đồng.
Nông nghiệp
Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, Đà Lạt có điều kiện để phát triển nhiều loại cây ôn đới. Trừ một vài giống rau từ miền Bắc, hầu hết các giống rau của thành phố đều được nhập về từ Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ... Cây rau chiếm diện tích canh tác chủ yếu tại Đà Lạt cả trước đây và hiện nay là cải bắp, nhiều nhất là giống cải bắp của Nhật Bản, được trồng quanh năm. Các cây cải thảo và cải bông cũng có mặt ở khắp các địa phương, tập trung vào vụ đông xuân hàng năm. Một loại cây rau ngắn ngày nổi tiếng của Đà Lạt là xà lách, có thời gian sinh trưởng ngắn nên được trồng xen với những chủng loại cây rau khác. Trên các vùng trồng rau của Đà Lạt còn có thể thấy các giống cây nông nghiệp như khoai tây, cà rốt, hành tây, đậu Hà Lan, rau chân vịt... Đà Lạt được biết đến như vùng đất của những loài hoa, với các giống Mai anh đào Đà Lạt, hoa lan, hoa hồng, hoa lys, hoa lay ơn, hoa cẩm tú cầu, hoa bất tử, hoa cẩm chướng... Các giống lan nhập nội vào Đà Lạt thuộc các chi Lan kiếm, Lan hoàng thảo, Lan hài, Lan hoàng hậu... với trên 300 giống. Từ năm 2000, một số giống lan vùng nhiệt đới và á nhiệt đới cũng được trồng thành công như giống lai trong chi Hồ điệp, Hoàng y Mỵ Nương, Lan nhện. Các loài lay ơn, hoa hồng, hoa lys đều được trồng ở Đà Lạt từ khoảng giữa thế kỷ 20. Trên các vùng đất ngoại ô thành phố, còn có thể thấy những vườn cây ăn trái như đào, mận, hồng, dâu tây... các vùng trồng cây công nghiệp như chè, cà phê, hay atisô, loài cây dược liệu nổi tiếng của Đà Lạt. Vào năm 2011, thành phố có 7.123 hecta gieo trồng rau, 441 hecta trồng cây ăn quả, 25 hecta trồng lúa, và gần 3.500 hecta diện tích trồng hoa, trong đó khoảng 1.500 hecta nhà kính.
Trước đây, tham gia sản xuất nông nghiệp ở Đà Lạt là các gia đình nông dân và một số điền trang tư nhân quy mô nhỏ. Thời kỳ sau năm 1975, với chính sách kinh tế kế hoạch tập trung, ở Đà Lạt xuất hiện các hợp tác xã nông nghiệp và các tập đoàn sản xuất. Sản xuất nông nghiệp khi đó được thực hiện theo kế hoạch đến từng khóm dân cư, việc thu mua rau do Công ty Nông sản Thực phẩm và Công ty Ngoại thương đảm nhận. Nhưng đến cuối thập kỷ 1980, hầu hết các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã đều ngừng hoạt động và tự tan rã, phần lớn đất sản xuất được giao khoán đến từng gia đình nông dân. Những năm gần đây, Đà Lạt xuất hiện nhiều công ty nông nghiệp tư nhân và nước ngoài, như Dalat Hasfarm Agrivina, Bonnie Farm, Rừng Hoa Đà Lạt, Langbiang Farm... trong lĩnh vực trồng hoa hay Golden Garden, Rau Nhà Xanh, Kim Bằng, Bio-Organics... tham gia sản xuất rau quả. Với mục đích ổn định, phát triển ngành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, vào năm 2002 và 2006, Hiệp hội rau quả Đà Lạt và Hiệp hội hoa Đà Lạt lần lượt được thành lập. Nhờ mở rộng diện tích canh tác và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, sản lượng nông nghiệp của thành phố tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Vào năm 1996, Đà Lạt thu hoạch 82.448 tấn rau, đến năm 2002 con số này lên tới 183.300 tấn, và năm 2011, sản lượng rau của thành phố đạt 212.870 tấn.
Tương tự, ngành sản xuất hoa Đà Lạt cũng tăng trưởng trung bình 20% một năm, sản lượng hoa cắt cành ở mức 150 triệu cành năm 2001 đã tăng lên trên 900 triệu cành vào năm 2009 và 1,5 tỷ cành vào năm 2011. Sản phẩm hoa của thành phố được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Việt Nam, trong hơn 10 năm gần đây, chỉ khoảng 5% hoa Đà Lạt xuất khẩu ra nước ngoài.
Y tế
Vào thời kỳ mới thành lập, ở Đà Lạt chỉ có một trạm cứu thương lưu động, đến năm 1921 thành phố mới có được trạm xá đầu tiên. Năm 1922, Bệnh viện Đà Lạt được người Pháp khởi công xây dựng và hoàn thành vào năm 1938. Cũng trong thời kỳ này, Viện Pasteur Đà Lạt được khánh thành vào ngày 1 tháng 1 năm 1936, là đơn vị cuối cùng trong hệ thống các viện Pasteur ở Đông Dương. Thời Việt Nam Cộng hòa, Bệnh viện Đà Lạt được phát triển thành Trung tâm Y tế toàn khoa thuộc Bộ Y tế. Sau năm 1975, trung tâm này được đổi lại thành Bệnh viện Đà Lạt, tiếp đó trở thành Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng khi tỉnh Lâm Đồng được thành lập. Bệnh viện Y học cổ truyền được thành lập trên đường Cô Bắc năm 1986, tới năm 1993 đổi tên thành Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch. Năm 1990, với sự giúp đỡ của Làng Hòa Bình Quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức, thành phố có được một Trung tâm phục hồi chức năng trẻ em dị tật. Cơ sở y tế này sau đó được sáp nhập với Viện Điều dưỡng, vốn được thành lập năm 1988, trở thành Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng.
Ngày nay, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng là ba bệnh viện tuyến tỉnh tại Đà Lạt, với tổng cộng 630 giường bệnh. Cuối năm 2008, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt tọa lạc trên đồi Long Thọ, thuộc Phường 10, bắt đầu hoạt động. Đây là bệnh viện tư đầu tiên của Đà Lạt và vùng nam Tây Nguyên với diện tích sàn sử dụng 30.000 mét vuông và 200 giường bệnh. Năm 2010, Bệnh viện Nhi Đà Lạt bắt đầu được xây dựng trên đồi thông thuộc khu Thánh Mẫu - Tô Hiệu thuộc Phường 8. Dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2013, Bệnh viện Nhi Đà Lạt có quy mô 150 giường bệnh, sẽ là bệnh viện nhi đầu tiên ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Bên cạnh các cơ sở y tế tuyến tỉnh, thành phố cũng có một mạng lưới y tế riêng bao gồm các cơ sở như Nhà hộ sinh Thành phố, Văn phòng Trung tâm Y tế, các phòng khám đa khoa khu vực... cùng các trạm y tế thuộc phường, xã. Những tổ chức hội y tế, gồm Hội Y Dược học, Hội Y học cổ truyền và Hội Chữ thập đỏ, cũng tham gia vào các hoạt động y tế ở thành phố. Theo số liệu thống kê năm 2011, thành phố Đà Lạt có 195 bác sĩ, 146 y sĩ và kỹ thuật viên, 285 y tá và 1.085 giường bệnh. Năm 2019, Phòng khám Đa khoa Phương Nam do tư nhân được thành lập, sở hữu hệ thống phòng khám hiện đại với 20 chuyển khoa, tọa lạc tại trung tâm thành phố Đà Lạt.
Giáo dục
Sau khi triều đình Huế thông báo dụ thành lập thị tứ Đà Lạt vào năm 1916, dân cư Đà Lạt và vùng lân cận dần tăng lên, hệ thống giáo dục ở đây bắt đầu hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của thành phố. Trường học đầu tiên ở Đà Lạt là trường École française, khai giảng vào ngày 20 tháng 12 năm 1919, chỉ dành riêng cho các học sinh người Pháp. Cuối thập niên 1920, những công chức người Pháp tới Đà Lạt ngày một đông, thành phố có thêm hai ngôi trường Pháp mới, Petit Lycée và Grand Lycée. Trường Grand Lycée được khởi công xây dựng vào năm 1929 và khai giảng năm 1933, dành cho con em người Pháp và các quan lại người Việt. Đến năm 1935, trường khánh thành và mang tên Trung học Yersin, tiền thân của Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt ngày nay. Ngôi trường dành cho học sinh Việt Nam đầu tiên là một trường tư được thành lập năm 1927. Năm 1928, ngôi trường công dành cho học sinh Việt mang tên École communale de Dalat, ngày nay là trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, khai giảng khóa đầu tiên. Năm 1934, Trường Couvent des Oiseaux và năm 1939, Trường Thiếu sinh quân Đà Lạt lần lượt được ra đời. Ở bậc giáo dục đại học, niên học 1944-1945, Chính phủ Pháp cho mở một lớp chuyên khoa toán đặt tại Trung học Yersin. Lớp học này có khoảng 40 sinh viên, chỉ tồn tại đến tháng 3 năm 1945, thời điểm Nhật đảo chính Pháp. Thời kỳ 1945 đến 1954, ở Đà Lạt còn xuất hiện thêm hai ngôi trường mới, Trường Hành chính Quốc gia và Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt. Sau năm 1954, dân số Đà Lạt tăng đột biến nhờ một lượng lớn di dân từ miền Bắc và miền Trung, nhiều ngôi trường mới tiếp tục ra đời. Năm 1957, Viện Đại học Đà Lạt được thành lập, xuất phát từ một tổ chức tư thục do giáo hội Thiên Chúa giáo quản lý. Từ 49 sinh viên trong niên học đầu tiên 1958-1959, đến niên học 1974-1975, Viện Đại học Đà Lạt có khoảng 5.000 sinh viên theo học, bao gồm các trường Đại học Sư phạm, Đại học Văn khoa, Đại học Khoa học và Đại học Chính trị - Kinh doanh. Thời điểm trước tháng 4 năm 1975, tại Đà Lạt có đến 61 ngôi trường, cả công lập và tư thục. Bên cạnh các trường phổ thông, đại học, ở đây còn có nhiều trường đào tạo quân sự và tôn giáo như Trường Võ bị Quốc gia, Trường Chiến tranh chính trị, Trường Chỉ huy và Tham mưu, Giáo hoàng học viện.
Ngày nay, Đà Lạt vẫn là một trung tâm giáo dục của miền Nam Việt Nam. Năm 2011, ở bậc giáo dục tiểu học và phổ thông, toàn thành phố Đà Lạt có 44 trường, 1.763 giáo viên và 37.711 học sinh, trong đó 16.712 học sinh tiểu học, 12.311 học sinh trung học cơ sở và 8.688 học sinh trung học phổ thông. Thành phố cũng có 25 trường, 417 giáo viên và 8.972 học sinh bậc mẫu giáo. Tại Đà Lạt còn có thể thấy sự hiện diện của ba trường đại học, bốn trường cao đẳng cùng các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường giáo dục chuyên nghiệp, các cơ sở giáo dục đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật... Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt được thành lập năm 1976, đến năm 1992, trường hợp nhất với Trung học Sư phạm và Sư phạm Mầm non trở thành một trường sư phạm đa hệ. Do nhu cầu giáo viên các bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở giảm bớt nên quy mô đào tạo trường cũng thu hẹp lại, chỉ còn hơn 1.000 sinh viên chính quy. Năm 1976, Trường Đại học Đà Lạt được thành lập trên cơ sở của Viện Đại học Đà Lạt trước đó. Thời gian đầu, trường chỉ đào tạo cử nhân cho các ngành khoa học cơ bản với quy mô nhỏ, 250 sinh viên trong niên học 1977-1979. Ngày nay, Đại học Đà Lạt trở thành một trường đại học đa ngành với 52 ngành nghề của các bậc đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học đến nghiên cứu sinh. Năm 2011, Trường Đại học Đà Lạt có 22.665 sinh viên đang theo học ở tất cả các bậc đào tạo. Từ năm 2004, thành phố Đà Lạt có thêm một trường đại học mới mang tên Alexandre Yersin. Hiện nay, Trường Đại học Dân lập Yersin Đà Lạt gồm 8 khoa, đào tạo 2.329 sinh viên trong năm 2011. Đà Lạt vẫn tiếp tục là địa điểm của một đại học quân sự quan trọng. Sau tháng 4 năm 1975, các trường quân sự của Việt Nam Cộng hòa bị giải thể. Bộ Quốc phòng quyết định chuyển địa điểm của Học viện Quân sự từ Hà Nội vào Đà Lạt, tiếp nhận cơ sở từ các trường quân sự cũ. Học viện Lục quân ngày nay nằm ở phía đông bắc thành phố, là nơi đào tạo sĩ quan trung cao cấp cho Quân đội Việt Nam, cũng là một cơ quan nghiên cứu khoa học quân sự. Bên cạnh các cơ sở giáo dục, ở Đà Lạt còn có sự hiện diện của nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học quan trọng, như Viện Sinh học Tây Nguyên, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt hay Viện Pasteur Đà Lạt.
Văn hóa - du lịch
Kiến trúc
Đà Lạt là đô thị duy nhất ở Việt Nam được quy hoạch bài bản ngay từ khi hình thành. Vào năm 1906, khi nơi đây vẫn còn là một địa điểm hoang vắng, thị trưởng đầu tiên của Đà Lạt Paul Champoudry đã thiết lập một đồ án tổng quát kèm theo Dự án chỉnh trang và phân lô cho thành phố tương lai, áp dụng phương pháp quy hoạch phân khu chức năng rất hiện đại thời kỳ đó. Năm 1921, thời điểm công cuộc kiến thiết thành phố bước vào giai đoạn mạnh mẽ nhất, kiến trúc sư nổi tiếng Ernest Hébrard nhận nhiệm vụ xây dựng đồ án quy hoạch với định hướng Đà Lạt có thể trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương trong tương lai. Đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo vệ cảnh quan và bố cục không gian thẩm mỹ của thành phố, Ernest Hébrard đã sử dụng dòng suối Cam Ly như trục cảnh quan trung tâm, kết hợp cùng hệ thống các hồ nước nhân tạo. Bố cục chính của thành phố được tổ chức dựa trên trục cảnh quan này và mỗi hồ nước là một trung tâm cảnh quan của các công trình trong một phân khu chức năng. Sau hơn 10 năm áp dụng đồ án Hébrard, đến năm 1933, kiến trúc sư Louis Georges Pineau đưa ra nghiên cứu "Chỉnh trang thành phố Đà Lạt" với những quan niệm thực tế hơn. Louis Georges Pineau kế thừa ý tưởng của Ernest Hébrard, đề nghị mở rộng hơn nữa các hồ nước và công viên, bố trí các khu vực xây dựng phù hợp với cảnh trí, khí hậu địa phương, và thiết lập một vùng bất kiến tạo rộng lớn để bảo vệ tầm nhìn về hướng núi Lang Biang. Năm 1940, trong "Tiền dự án chỉnh trang và phát triển Đà Lạt", kiến trúc sư Mondet đề ra phương án không kéo dài thành phố, mà tổ chức hợp nhóm lại và mở rộng bằng cách ưu tiên sử dụng những lô đất gần trung tâm. Đồ án của Mondet tuy không được áp dụng nhưng đã được kiến trúc sư Jacques Lagisquet kế thừa trong "Chương trình chỉnh trang và phát triển Đà Lạt" năm 1943. Vẫn giữ ý tưởng của Ernest Hébrard về một "thành phố phong cảnh", nhưng Jacques Lagisquet quy hoạch xây dựng những khu trung tâm hành chính, thương mại, khu vực khách sạn, bệnh viện, trường học... để tạo nên một Đà Lạt nhiều sức sống và những trung tâm hoạt động hấp dẫn thu hút dân chúng. Tuy có những quan điểm khác biệt, nhưng các đồ án quy hoạch của Hébrard, Pineau, Mondet và Lagisquet mang tính kế thừa lẫn nhau và chung một ý tưởng xuyên suốt: Đà Lạt là một thành phố du dịch với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.
Thành phố Đà Lạt được ví như một bảo tàng kiến trúc phương Tây đầu thế kỷ 20 với nhiều công trình nổi tiếng và những biệt thự xinh đẹp. Các công trình kiến trúc tiêu biểu nơi đây đều chọn lựa bố cục tổng thể theo hình khối nằm ngang ổn định, gắn kết chặt chẽ với địa hình và hòa hợp với thiên nhiên. Những công trình xây dựng dưới thời thuộc địa đều có cơ sở thiết kế phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và điều kiện sinh hoạt của cư dân. Trải qua một thời gian dài xây dựng thành phố, phong cách kiến trúc đã có nhiều thay đổi, từ phong cách kiến trúc thuộc địa tiền kỳ đơn giản với những cửa cuốn vòm và hành lang bao quanh, tới phong cách Tân cổ điển với những trang trí phong phú, đến phong cách kiến trúc địa phương Pháp của những ngôi biệt thự, và phong cách kiến trúc Hiện đại với nhiều hình khối, bố cục phi đối xứng ở các dinh thự. Tuy Đà Lạt mang đậm dấu ấn của những kiến trúc sư người Pháp, nhưng các nhà kiến trúc này khi thiết kế những công trình cho Đà Lạt cũng đã chịu ảnh hưởng của đặc điểm thiên nhiên, đặc biệt là các điều kiện về khí hậu thời tiết, cảnh quan môi trường nơi đây. Hiện tượng giao thao này đã đem lại cho Đà Lạt một phong cách kiến trúc riêng độc đáo và nhiều bản sắc. Tuy vậy, sau nhiều thập niên phát triển thiếu quy hoạch và buông lỏng quản lý, kiến trúc đặc sắc của Đà Lạt đã chịu nhiều biến dạng. Tình trạng xây cất trái phép, không phù hợp với quy hoạch, lấn chiếm những khu vực trống, tàn phá rừng nội ô... khiến bộ mặt kiến trúc đô thị của Đà Lạt ngày nay trở nên nhem nhuốc. Không ít công trình kiến trúc giá trị không được bảo tồn tốt phải hứng chịu sự tàn phá của thời gian. Trong khắp thành phố, nhiều ngôi biệt thự cổ bị bỏ hoang hoặc biến thành chung cư, nhà trọ. Năm 2010, chính quyền tỉnh Lâm Đồng thông báo quyết định mời một nhóm kiến trúc sư thuộc Viện Thiết kế quy hoạch đô thị Paris và một công ty thiết kế quy hoạch khác của Pháp thực hiện quy hoạch lại Đà Lạt.
Địa điểm văn hóa
Mặc dù là một thành phố du lịch nổi tiếng, đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên, Đà Lạt lại rất thiếu vắng các địa điểm văn hóa và giải trí. Thành phố chỉ có một bảo tàng, một rạp chiếu phim (Cinestar) và có một nhà hát hay sân khấu (Dalat Opera House). Trước đây, dù dân số Đà Lạt chỉ khoảng 70 ngàn người, thành phố có đến 4 rạp chiếu phim, gồm rạp Hòa Bình hay rạp 3-4, rạp Ngọc Lan, rạp Ngọc Hiệp, và một rạp mini trên đường Trương Công Định. Sau năm 1975, Đà Lạt còn có thêm rạp hát của Nhà Thiếu nhi. Nhưng cùng với thời gian, bốn rạp chiếu phim đã bị phá bỏ, thay thế bởi các khách sạn hoặc công trình khác. Thành phố hiện nay chỉ còn lại rạp 3-4, xây dựng cách đây hơn nửa thế kỷ. Mặc dù vậy, rạp chiếu này cùng khu Hòa Bình cũng bị dự định dỡ bỏ để quy hoạch lại. Các thiết chế văn hóa chủ yếu ở Đà Lạt ngày nay còn có Thư viện tỉnh Lâm Đồng, Bảo tàng Lâm Đồng và Nhà Thiếu nhi Lâm Đồng.
Thư viện tỉnh Lâm Đồng nằm ở số 22 đường Trần Phú, vốn là Thư viện Đà Lạt thành lập từ năm 1958 trên cơ sở tiếp quản toàn bộ khuôn viên tòa thị chính thị xã Đà Lạt. Sau năm 1975, cơ sở này được giao cho cơ quan văn hóa quản lý. Năm 1976, Thư viện tỉnh Lâm Đồng được thành lập dựa trên nền tảng Thư viện Đà Lạt và hàng ngàn bản sách do Thư viện Hà Giang gửi tặng. Hiện nay, thư viện lưu giữ trên 200.000 bản sách và hàng chục ngàn bản báo và tạp chí, phục vụ 35.397 lượt độc giả trong năm 2011. Năm 1978, Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng được thành lập với các hiện vật về dân tộc học từ một số bộ sưu tập cá nhân và của chính quyền Việt Nam Cộng hòa để lại. Vào thời điểm ra đời, bảo tàng nằm ở số 31 đường Trần Bình Trọng. Sau nhiều lần thay đổi địa điểm, năm 1999, Bảo tàng Lâm Đồng chuyển về số 4 đường Hùng Vương, vốn là biệt thự của điền chủ Nguyễn Hữu Hào, cha của Hoàng hậu Nam Phương. Ngày nay, Bảo tàng Lâm Đồng được xem như bảo tàng tổng hợp về khảo cứu địa phương, lưu giữ khoảng hơn 15.000 hiện vật về các nghiên cứu, phát hiện khảo cổ học, dân tộc học, lịch sử và hai cuộc chiến tranh. Năm 2011, nơi đây đã đón 16.949 lượt khách tới tham quan.
Cơ quan truyền thông
Từ năm 1949, thành phố Đà Lạt đã có đài phát thanh, Radio Dalat là một trong bốn đài phát thanh thành lập đầu tiên ở Việt Nam. Trước đó, vào tháng 8 năm 1945, Ủy ban khởi nghĩa Đà Lạt - Lâm Viên từng thiết lập một trạm truyền thanh trong một căn phòng nhỏ ở trước chợ trung tâm Đà Lạt, ngày nay là rạp 3-4, dùng cho mục đích tuyên truyền. Radio Dalat thời gian đầu được đặt trên tầng ba của khách sạn Hôtel du Parc, phát thanh hàng ngày bằng ba thứ tiếng Việt, Pháp và Cơ Ho. Tháng 4 năm 1975, quân đội miền Bắc tiến vào Đà Lạt, tiếp quản cơ sở của Đài Phát thanh Đà Lạt, thiết lập nên Đài Phát thanh Đà Lạt giải phóng. Nhờ sự trợ giúp kỹ thuật của Truyền hình Việt Nam, tháng 9 năm 1977, một trạm tiếp sóng truyền hình được xây dựng tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế thuộc Phường 7, tiếp sóng kênh 9 Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1984, Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định đổi tên Đài Phát thanh Lâm Đồng thành Đài Phát thanh – Truyền hình Lâm Đồng. Hiện nay, cùng với việc tiếp phát sóng của hai đài quốc gia, chương trình truyền hình của Đài Phát thanh – Truyền hình Lâm Đồng phát sóng 11 giờ mỗi ngày, chương trình phát thanh phát sóng 7 giờ mỗi ngày. Bên cạnh Đài Phát thanh – Truyền hình Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt còn có Đài Truyền thanh – Truyền hình Đà Lạt, nằm ở số 4 đường Thủ Khoa Huân. Là trung tâm hành chính của Lâm Đồng, ở Đà Lạt có sự hiện diện của nhiều tờ báo, tạp chí của tỉnh, trong đó quan trọng nhất là Báo Lâm Đồng. Tờ báo này ra số đầu tiên vào ngày 19 tháng 8 năm năm 1977, hiện nay phát hành 3 số mỗi tuần vào thứ ba, thứ năm và thứ bảy. Báo Lâm Đồng cũng có một ấn bản điện tử cập nhật hàng tuần vào ngày thứ sáu với nội dung tổng hợp từ tin bài của các số báo in. Ngoài ra, báo chí Đà Lạt có thể kể đến các tờ tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ của Sở Khoa học và Công nghệ, tạp chí Lang Bian của Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng, tạp chí Du lịch Đà Lạt của Sở Du lịch và Thương mại.
Lễ hội
Đà Lạt là nơi tổ chức nhiều lễ hội diễn ra như Festival Hoa Đà Lạt, Lễ hội đồi cỏ hồng, Lễ hội mưa,...
Năm 2022, Lần đầu tiên Đà Lạt tổ chức lễ hội Festival hoa Đà Lạt 2022 kéo dài 2 tháng từ ngày 1/11/2022 đến 31/12/2022 với chủ đề " Đà Lạt - Thành phố bốn mùa hoa".
Du lịch
Ở Việt Nam, Đà Lạt từ lâu đã là một thành phố du lịch nổi tiếng. Khí hậu mát mẻ, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp thành phố mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. Sau một thời gian trầm lắng của thập niên 1980, du lịch Đà Lạt thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây. Vào thời điểm năm 2001, thành phố có 369 khách sạn gồm 4.334 phòng với sức chứa 15.821 khách, đến năm 2009 số cơ sở lưu trú tại Đà Lạt đã lên đến 673 cơ sở với hơn 11 ngàn phòng và sức chứa trên 38 ngàn khách. Tuy vậy, phần lớn các cơ sở lưu trú của thành phố có quy mô trung bình hoặc nhỏ, mang tính cá nhân, gia đình và thiếu chuyên nghiệp. Trong 673 cơ sở, chỉ 85 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 đến 5 sao và 11 khách sạn từ 3 đến 5 sao. Các khách sạn lớn tập trung chủ yếu ở khu vực Phường 1 và Phường 2, một số ít nằm rải rác ở các phường lân cận. Hiệu suất thuê phòng của các khách sạn tại Đà Lạt khoảng 30 đến 35% và phân bố không đều trong năm, tập trung vào các ngày lễ và kỳ nghỉ hè.
So với các đô thị khác của Việt Nam, Đà Lạt là thành phố được thiên nhiên dành cho nhiều ưu ái. Những thắng cảnh của thành phố, nằm rải rác ở cả khu vực trung tâm lẫn vùng ngoại ô, như hồ Xuân Hương, đồi Cù, thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở, thác Prenn... từ lâu đã trở nên nổi tiếng. Các địa điểm như thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở hay thác Prenn đã mất đi nét hoang sơ bởi sự xuất hiện của quá nhiều hàng quán, khu trò chơi và cây cảnh. Thác Voi, một thắng cảnh khác không xa Đà Lạt, cũng bị ô nhiễm nặng do những người dân sinh sống ở vùng thượng nguồn thường xả rác và chất bẩn xuống dòng suối. Vào năm 2008, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rút tên hai thác Liên Khương và Gougah khỏi danh sách di tích quốc gia bởi cảnh quan hai danh thắng này đã bị thay đổi.
Lịch sử đã để lại cho Đà Lạt không ít những công trình kiến trúc giá trị, như những công sở, trường học, nhà thờ, tu viện, chùa chiền, công trình công cộng... cùng hàng ngàn biệt thự xinh đẹp hiện diện khắp thành phố. Qua thời gian, những dinh thự, biệt điện xưa kia từng thuộc về các nhân vật quyền lực, ngày nay được mở cửa đón khách viếng thăm. Ba dinh thự nổi tiếng của Đà Lạt trước đây đều là địa điểm du lịch, nhưng hiện nay chỉ Dinh III còn giữ chức năng này và tiếp tục thu hút du khách. Dinh II, hay còn gọi Dinh Toàn quyền, được dùng làm khách sạn, nơi hội thảo của chính quyền địa phương, còn Dinh I đã đóng cửa vài năm gần đây để sửa chữa. Một dinh thự khác của Đà Lạt, biệt điện Trần Lệ Xuân cũng trở thành điểm du lịch ngay từ năm 1964, ngày nay là Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, nơi lưu giữ Mộc bản triều Nguyễn. Bên cạnh những di sản kiến trúc Pháp, một vài công trình xây dựng những thập niên gần đây như thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, biệt thự Hằng Nga hay XQ Sử quán cũng đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn. Khuôn viên nhà ga Đà Lạt, một trong những biểu tượng nổi tiếng của thành phố, trở thành bãi tập kết gốm sứ, cây cảnh và vườn rau bắp cải của người dân. Quần thể di tích kiến trúc Trường Cao đẳng Sư phạm không chỉ xuống cấp mà còn bị "chung cư hóa" bởi sự sinh hoạt của hơn 30 gia đình dân cư. Khu lăng mộ Nguyễn Hữu Hào từng bị bỏ hoang nhiều năm và trở thành địa điểm của những người nghiện ma túy và hoạt động mại dâm.
Từ năm 2005, thành phố bắt đầu tổ chức Festival Hoa Đà Lạt, một lễ hội với nhiều sự kiện cùng các hoạt động nghệ thuật nhằm giới thiệu các loài hoa địa phương cũng như từ những vùng miền khác. Năm 2007, dù chưa thực sự được tổ chức tốt, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ hai đã thu hút khoảng 120 ngàn du khách tới thăm. Festival Hoa Đà Lạt 2010 là sự kiện đầu tiên trong chuỗi bảy sự kiện quốc gia mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Trong dịp này, đã có gần 300 ngàn du khách đến với Đà Lạt trong suốt 4 ngày của lễ hội. Năm 2012, Festival Hoa được tổ chức vào dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch và đã thu hút hơn 300 ngàn du khách tới tham dự. Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch tới Đà Lạt vẫn tiếp tục tăng. Vào năm 2000, thành phố đón 710 ngàn lượt khách tới thăm, đến năm 2009, con số đã tăng gấp ba với trên 2,1 triệu lượt khách, trong đó khoảng 10% là du khách quốc tế. Mặc dù vậy, thời gian trung bình khách lưu lại Đà Lạt chỉ 2 ngày, trong khi tỷ lệ của Bình Thuận là 3,8 đến 4 ngày. Du lịch Đà Lạt phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của Nha Trang và Phan Thiết, hai thành phố du lịch duyên hải không xa Đà Lạt.
Đà Lạt với nghệ thuật
Thành phố Đà Lạt thơ mộng là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt trong các lĩnh vực âm nhạc, nhiếp ảnh và văn chương. Những tác phẩm đầu tiên viết về Đà Lạt chủ yếu là nhật ký và ghi chép của các nhà thám hiểm như bác sĩ Paul Néis, trung úy Albert Septans, bác sĩ Alexandre Yersin... tất cả đều được viết bằng tiếng Pháp. Tác phẩm về Đà Lạt đầu tiên của người Việt có lẽ là Lâm Viên hành trình nhật ký của Đoàn Đình Duyệt, Thượng thư Bộ công của triều đình Huế, người lên Đà Lạt năm 1917 để nghiên cứu việc xây dựng hành cung. Khi nơi đây dần trở thành một thành phố, trên báo chí bắt đầu xuất hiện những bài viết, phóng sự về Đà Lạt. Trong lĩnh vực thi ca, ghi lại dấu ấn trong giai đoạn đầu này là hai bài thơ Đà Lạt trăng mờ của Hàn Mặc Tử và Đà Lạt đêm sương của Quách Tấn. Khoảng thời gian 1954 đến 1975, khi Đà Lạt là một trong những trung tâm tri thức của miền Nam Việt Nam, các tác phẩm với bối cảnh thành phố cũng ra đời nhiều hơn, như truyện dài Hoa bươm bướm của Võ Hồng, Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng, Con đường của Nguyễn Đình Toàn, các tiểu thuyết Tóc Mây và Thung lũng tình yêu của Lệ Hằng hay tập truyện ngắn Bay đi những cơn mưa phùn của Phạm Công Thiện. Đà Lạt cũng là nơi các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng đương thời như Nhất Linh, Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng... thường ghé qua.
Với âm nhạc, trong rất nhiều các tác phẩm viết về Đà Lạt, có thể kể đến những ca khúc nổi tiếng như "Cỏ hồng" của Phạm Duy, "Thành phố buồn" của Lam Phương, "Thương về miền đất lạnh" và "Đà Lạt hoàng hôn" của Minh Kỳ, "Còn nắng trên đồi", "Hãy ngồi xuống đây", "Vũng lầy của chúng ta" của Lê Uyên Phương, "Tuổi đá buồn" của Trịnh Công Sơn hay "Ai lên xứ hoa đào","Bài thơ hoa đào" của Hoàng Nguyên và "Đồi thông hai mộ" của Hồng Vân. Đà Lạt cũng là thành phố gắn bó với nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ tên tuổi của tân nhạc Việt Nam. Trong những năm đầu sự nghiệp, nữ danh ca Khánh Ly sống tại Đà Lạt và hát cho các phòng trà nơi đây. Năm 1964, Khánh Ly gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong quán Café Tùng và cuộc hội ngộ này đã tạo nên một cặp đôi nổi tiếng của âm nhạc Việt Nam. Quán Café Tùng – ngày nay vẫn nằm trong trung tâm thành phố Đà Lạt. Một cặp đôi khác cũng gặp gỡ tại Đà Lạt và gắn liền tên tuổi với thành phố này là nhạc sĩ Lê Uyên Phương và ca sĩ Lê Uyên.
Phong cảnh và con người Đà Lạt, Lâm Đồng đã trở thành đề tài khai thác của rất nhiều nhiếp ảnh gia Việt Nam. Những năm gần đây, không ít những triển lãm với đề tài Đà Lạt đã được tổ chức tại chính thành phố hoặc ở những đô thị khác. Triển lãm ảnh "Đà Lạt xưa" với sự tham gia của các nhiếp ảnh gia danh tiếng của Việt Nam và nước ngoài được tạp chí Xưa & Nay tổ chức tại khách sạn Sammy Đà Lạt năm 2008. Năm 2010, triển lãm ảnh "Đà Lạt - Cadasa" tại Công trường Lam Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh, đã trưng bày tác phẩm của những nữ nghệ sĩ nhiếp ảnh về các biệt thự cổ vừa được trùng tu trên đường Trần Hưng Đạo, phản ảnh sự hồi sinh của quần thể biệt thự cổ và ý thức về trách nhiệm giữ gìn di sản kiến trúc, văn hóa và lịch sử. Năm 2010, những bức ảnh về Đà Lạt được đưa đến tham dự triển lãm tại thành phố Nam Ninh, Trung Quốc nhằm mang hình ảnh của "Đà Lạt - thành phố hoa" đến với ASEAN. Đây là hội chợ triển lãm những thành phố đẹp thuộc các nước ASEAN diễn ra hàng năm tại Trung Quốc và Đà Lạt là thành phố Việt Nam được chọn triển lãm nhằm giới thiệu, trưng bày, quảng bá những hình ảnh địa phương tới du khách. Vào năm 2000, tại Liên hoan ảnh nghệ thuật quốc tế Hasselblad Austrian Super Circuit ở Áo, câu lạc bộ Nhiếp ảnh Đà Lạt đã được ban tổ chức tặng Cúp vàng và bình chọn là câu lạc bộ có bộ ảnh dự thi đẹp nhất trong số 41 ngàn bức ảnh từ hơn 120 nước trên thế giới.
Trong lĩnh vực nghệ thuật thứ bảy, Đà Lạt là nơi lý tưởng mà nhiều đạo diễn truyền hình và điện ảnh trong nước chọn làm địa điểm quay phim. Thành phố thu hút các nhà làm phim nhờ giá sinh hoạt tương đối thấp và dễ dàng tìm được bối cảnh cho những cảnh quay đẹp. Một lý do khác, khí hậu mát mẻ, dễ chịu của Đà Lạt cũng tạo nhiều thuận lợi trong việc làm phim. Với những lợi thế để trở thành một phim trường thực sự, bao gồm phong cảnh thiên nhiên ưu đãi và những thắng cảnh, không gian những tòa kiến trúc, biệt thự, Đà Lạt từng có dự án đầu tư một phim trường và khu công viên nghệ sĩ tại Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, tuy vậy đến thời điểm 2011, dự án này vẫn chưa được triển khai. Trong lịch sử điện ảnh Việt Nam, có thể thấy không ít những bộ phim lấy bối cảnh Đà Lạt, trong số đó có thể kể đến như Con ma nhà họ Hứa (1973), Giỡn mặt tử thần (1975), Tình nhỏ làm sao quên (1993), Khi yêu đừng quay đầu lại (2010), Taxi, em tên gì? (2016), Bí mật của gió (2020),...
Giao thông
Đường bộ
Do đặc điểm địa hình, giao thông Đà Lạt chỉ gồm đường bộ, đường sắt và đường hàng không, nhưng hiện nay chỉ giao thông đường bộ và đường hàng không thực sự hoạt động. Tuyến đường quan trọng nhất nối Đà Lạt với các thành phố khác là quốc lộ 20. Con đường này giao với Quốc lộ 1 tại ngã ba Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai, từ đó hướng về Thành phố Hồ Chí Minh và nối với quốc lộ 27 tại D'Ran để về Phan Rang và các tỉnh Nam Trung Bộ. Quốc lộ 20 còn cắt qua Di Linh, từ đây theo quốc lộ 28 về hướng nam sẽ dẫn đến thành phố Phan Thiết. Xuất phát từ Đà Lạt, tuyến quốc lộ 27C (trước kia là đường 723) đi xuyên qua các huyện Lạc Dương của Lâm Đồng và Khánh Vĩnh, Diên Khánh của Khánh Hòa, tới thành phố Nha Trang. Con đường này được hoàn thành vào năm 2007, giúp hành trình giữa hai thành phố du lịch nổi tiếng chỉ còn khoảng 130 km, so với lộ trình cũ Đà Lạt – Phan Rang – Nha Trang dài 228 km. Đà Lạt còn một tuyến tỉnh lộ khác là đường 722 đi Đam Rông, nối thành phố với các vùng tây bắc của tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là điểm cuối của đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt (phân đoạn Liên Khương – Prenn). Giao thông nội thị, các tuyến xe buýt của thành phố hình thành vào năm 2006, với tuyến đầu tiên nối Đà Lạt với Đức Trọng. Thời điểm 2007, Đà Lạt có ba công ty kinh doanh vận tải xe buýt, gồm Công ty Cổ phần Vận tải Ô tô Lâm Đồng, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thái Hòa và Công ty Cổ phần Phương Trang, tổng cộng 79 đầu xe, khai thác các tuyến nội thị và từ Đà Lạt đến các huyện lân cận. Thành phố cũng có khoảng 10 công ty tham gia kinh doanh vận tải taxi, trong đó có các hãng lớn như Mai Linh, Phương Trang và Thắng Lợi.
Tên đường phố Đà Lạt trước năm 1975:
Đại lộ Gia Long nay là đường Trần Quang Diệu.
Đại lộ Hùng Vương nay là đường Hoàng Văn Thụ.
Đại lộ Lê Thái Tổ nay là đường Hùng Vương.
Đại lộ Nguyễn Trường Tộ nay là đường Hồ Tùng Mậu.
Đại lộ Pasteur nay là đường Lê Hồng Phong.
Đại lộ Tả Quân Duyệt nay là đường Yên Thế.
Đại lộ Thống Nhất và Trần Quốc Toản nay là đường Yersin.
Đại lộ Trịnh Minh Thế nay là đường Khởi Nghĩa Bắc Sơn.
Đại lộ Yersin nay là đường Trần Phú.
Đường Nguyễn Hoàng, Nguyễn Siêu, Tôn Thất Thuyết và một phần đường Dankia nay là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Một phần đường Bà Huyện Thanh Quan nay là đường Trần Quốc Toản.
Đường Cộng Hòa nay là đường Lý Tự Trọng.
Đường Lương Văn Can, Nguyễn Quyền và Tăng Bạt Hổ nay là đường Tăng Bạt Hổ.
Một phần đường Mê Linh nay là đường Ngô Văn Sở.
Đường Nguyễn Tri Phương và Đặng Thái Thân nay là đường 3 tháng 4.
Đường Tiền Quân Thành nay là hai đường Khe Sanh và Mimosa.
Đường Võ Tánh nay là đường Bùi Thị Xuân.
Phố Bá Đa Lộc nay là đường Hà Huy Tập.
Phố Calmette nay là đường Phạm Ngọc Thạch.
Phố Cường Để nay là đường Nguyễn Văn Cừ.
Phố Duy Tân nay là đường 3 tháng 2.
Phố Hàm Nghi nay là đường Nguyễn Văn Trỗi.
Phố Minh Mạng nay là đường Trương Công Định.
Phố Ngô Đình Khôi nay là đường Nguyễn Viết Xuân.
Phố Phạm Phú Thứ nay là đường Pasteur.
Phố Phan Thanh Giản nay là đường Lê Thị Hồng Gấm.
Phố Thành Thái nay là đường Nguyễn Chí Thanh.
Phố Trạng Trình nay là đường Tương Phố.
Phố Trương Vĩnh Ký nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Đường hàng không
Giao thông hàng không của Đà Lạt được thực hiện qua sân bay Liên Khương và sân bay Cam Ly. sân bay Liên Khương cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28 km về phía nam, nằm cạnh quốc lộ 20, thuộc thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng. Phi trường này được người Pháp cho xây dựng và đưa vào hoạt động vào năm 1933, khi đó chỉ có một đường băng bằng đất nện cứng dài 700 mét. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Quân đội Nhật Bản đã nâng cấp sân bay Liên Khương, đường hạ cất cánh được rải cán đá và dùng cho mục đích quân sự. Phi trường còn tiếp tục được xây dựng dưới thời Việt Nam Cộng hòa với nhà ga dân dụng mới và mặt đường băng phủ bê tông nhựa có thể sử dụng cho máy bay dưới 35 tấn. Sau năm 1975, phi trường được Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản và điều hành, tới năm 1980 chuyển về Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam quản lý. Năm 2003, Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam đã nâng cấp sân bay Liên Khương đạt tiêu chuẩn 4C theo phân cấp của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế. Cuối tháng 12 năm 2009, nhà ga mới của sân bay với diện tích sàn 12.000 mét vuông được khánh thành, bắt đầu khai thác các đường bay quốc tế. Thời điểm 2012, Hãng hàng không Vietnam Airlines khai thác mỗi ngày một chuyến bay khứ hồi Đà Lạt – Hà Nội, bốn chuyến bay khứ hồi Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh và một chuyến bay khứ hồi Đà Lạt – Đà Nẵng. Hãng hàng không Air Mekong cũng khai thác mỗi ngày một chuyến bay khứ hồi Đà Lạt – Hà Nội và một chuyến bay khứ hồi Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh. Phi trường thứ hai của Đà Lạt là sân bay Cam Ly, thuộc Phường 5, cách trung tâm thành phố 3 km về phía tây. Trước kia, đây là sân bay quân sự của Quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1975, sân bay Cam Ly thuộc Học viện Lục quân, rồi chuyển giao cho Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam. Do hoạt động không hiệu quả, sân bay này bị bỏ hoang nhiều năm và tới cuối 2010, được giao lại cho Bộ Quốc phòng quản lý.
Đường sắt
Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt được xây dựng từ năm 1903 đến năm 1928, tới năm 1932 bắt đầu khai thác vận tải toàn tuyến. So với các tuyến đường sắt khác ở Việt Nam, tuyến Tháp Chàm – Đà Lạt độc đáo nhờ sử dụng hệ thống đường sắt răng cưa, gồm ba đoạn từ Sông Pha lên tới Đà Lạt, tổng cộng gần 16 km. Điểm cuối của tuyến đường sắt này là nhà ga Đà Lạt, xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938, một công trình kiến trúc độc đáo do hai kiến trúc sư người Pháp Révéron và Moncet thiết kế. Đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt được sử dụng tới năm 1972, khi chiến tranh Việt Nam trở nên khốc liệt, tuyến đường buộc phải ngừng hoạt động. Từ năm 1991, thành phố Đà Lạt cho khôi phục 7 km đường sắt từ Đà Lạt tới Trại Mát, kết hợp cùng nhà ga Đà Lạt để phục vụ du lịch. Nơi đây ngày nay trở thành một trong những điểm hấp dẫn du khách của thành phố. Mặc dù không còn kết nối trực tiếp với hệ thống đường sắt Việt Nam, nhà ga vẫn bán vé tàu cho hành khách và có xe trung chuyển từ ga Đà Lạt đến ga Nha Trang và ga Tháp Chàm.
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
Thanh pho Da Lat tinh Lam Dong - Portal
Bản đồ thành phố Đà Lạt năm 1963 trên website Thư viện Đại học Texas tại Austin (The University of Texas at Austin), Hoa Kỳ.
Đô thị Việt Nam loại I
Bài Việt Nam chọn lọc
Địa mạo Lâm Đồng
Tỉnh lỵ Việt Nam |
4487 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%BA%20Qu%E1%BB%91c | Phú Quốc | Phú Quốc là một thành phố đảo trực thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Đảo Phú Quốc cùng các đảo nhỏ lân cận và quần đảo Thổ Chu hợp lại tạo thành Thành phố Phú Quốc ở vịnh Thái Lan, đây là thành phố đảo đầu tiên được thành lập của Việt Nam.
Lịch sử
Từ thế kỷ thứ V TCN, con người bắt đầu xuất hiện ở Phú Quốc, mang đặc trưng của văn hóa Óc Eo, không có dấu hiệu người Khmer ở đây. Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn.
Năm 1680, Mạc Cửu lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác. Ông lập ra 7 sòng bạc dọc bờ biển: Mán Khảm (hay Mang Khảm, Peam), Long Kỳ (Ream), Cần Bột (Kampot), Hương Úc (Kampong Som), Sài Mạt (Cheal Meas hay Banteay Meas), Linh Quỳnh (Kiri Vong) và Phú Quốc (Koh Tral). Thủ phủ đặt tại Mán Khảm (tức Hà Tiên), sau đổi thành Căn Khẩu (Căn Kháo hay Căn Cáo). Tiếng đồn vang xa, lưu dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan xin vào đây lập nghiệp, dần dần vùng đất này trở thành một lãnh địa phồn vinh với tên gọi mới: Căn Khẩu Quốc. Đảo Koh Tral cũng đổi tên thành Phú Quốc (vùng đất giàu có).
Năm 1708, Mạc Cửu liên lạc được với Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu. Năm 1714, Mạc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn và được phong chức tổng binh cai trị đất Căn Khẩu. Năm 1724, Mạc Cửu dâng luôn toàn bộ đất đai và được phong làm đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu, đổi tên thành Long Hồ dinh. Từ năm 1729, Long Hồ dinh nổi tiếng là vùng đất trù phú nhất vịnh Thái Lan. Năm 1735, Mạc Cửu mất, con là Mạc Sĩ Lân, sau đổi thành Mạc Thiên Tứ, được phong làm đô đốc, kế nghiệp cha cai trị Long Hồ dinh. Gia đình họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Chú nâng lên hàng vương tôn. Long Hồ dinh đổi tên thành Hà Tiên trấn. Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập thêm bốn huyện: Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (Bắc Bạc Liêu).
Năm 1755, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng chúa Nguyễn lãnh thổ hai phủ Tầm Bôn (Tân An) và Lôi Lập (Gò Công) để được về Nam Vang cai trị. Năm 1758, chúa Nguyễn đưa Nặc Tôn (Ang Ton II) lên làm vua và được tặng thêm lãnh thổ Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc). Nặc Tôn tặng riêng Mạc Thiên Tứ lãnh thổ 5 phủ miền đông nam Chân Lạp: Hương Úc (Kampong Som), Cần Bột (Kampot), Châu Sum (Chân Sum có thể là Trực Sâm, Chưng Rừm (Chhuk nay thuộc tỉnh Kampot, Chân Sum cũng có thể là phủ Chân Sum (còn gọi là Chân Chiêm) nằm giữa Châu Đốc và Giang Thành, nay là vùng Bảy Núi An Giang (nơi có núi Chân Sum).), Sài Mạt (Cheal Meas hay Banteay Meas) và Linh Quỳnh (Kiri Vong).
Năm phủ này là vùng duyên hải (ven bờ Vịnh Thái Lan) từ Srae Ambel tỉnh Koh Kong (tức Cổ Công, giáp với vùng người Thái (Xiêm La) kiểm soát) cho đến Mang Khảm (Peam), bờ đất liền đối diện phía Đông Bắc đảo Phú Quốc, đã được Mạc Thiên Tứ dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Võ vương sáp nhập tất cả các vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị.
Năm 1770, nhà truyền giáo Pierre Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) đặt chân lên Phú Quốc và xác nhận cư dân ở đây sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, không sử dụng tiếng Khmer.
Năm 1822, đại sứ nước Anh John Crawfurd trên hành trình đi sứ Xiêm và Cochin China [Việt Nam] đã ghé thăm và khám phá đảo Phú Quốc. Ngày 13 tháng 3 năm 1822, Crawfurd neo tàu để lên hòn đảo lớn nhất ở hướng tây bắc. Đảo này có nhiều người sinh sống, họ mến khách và họ toàn là người Cochin China.
Trên đảo cũng có người Hoa gốc Hải Nam nên dễ dàng cho đoàn của Crawfurd thông dịch. Crawfurd được người trên đảo bảo rằng đoàn người của ông là những người châu Âu đầu tiên mà họ thấy ghé thăm đảo. Ông nhận thấy người dân trên đảo khá cởi mở, già trẻ, gái trai không thấy bị lễ giáo ràng buộc nhiều. Crawfurd trao đổi với các vị quan trên đảo thông qua người thông dịch gốc Hoa của mình. Thực ra họ chỉ dùng bút đàm [viết chữ Hán], chứ không cần hé môi một lời nào. Đảo này tiếng Cochin China gọi là Phu-kok [Phú Quốc], tiếng Thái là Koh-dud, hoặc "đảo xa xôi". Tiếng Campuchia thì gọi đảo này là Koh-trol, hay đảo con thoi. Bản đồ cũ thì gọi là Quadrole.
Đây là đảo lớn nhất phía đông vịnh Xiêm, dài không dưới 34 dặm. Sản vật quý giá nhất trên đảo là lignum aloes hay agila wood [trầm hương]. Dân số Phu-kok từ 4-5 nghìn người, hầu hết là người Việt, một số ít là người Hoa tạm trú [người Khách]. Người dân trên đảo, ngoài trồng cây ăn trái và rau cải, họ trồng nhiều nhất là Convolvulus batatas [khoai lang]. Họ nhập lúa gạo từ Kang-kao [Cảng Khẩu, Hà Tiên]. Đa số dân Phu-kok làm nghề đánh cá, sống chủ yếu ở bờ Đông của đảo. Ngày 17 tháng 3 năm 1822, Crawfurd rời Phu-kok đi Bangkok. Năm 1855, Hoàng để Napoleon III của Pháp xác nhận Phú Quốc thuộc chủ quyền Việt Nam.
Thời Pháp thuộc, Pháp đặt Phú Quốc làm đại lý hành chính, thuộc hạt thanh tra Kiên Giang, rồi Rạch Giá. Ngày 1 tháng 8 năm 1867, Phú Quốc thuộc hạt Hà Tiên. Ngày 25 tháng 5 năm 1874, Pháp thành lập hạt Phú Quốc, bao gồm các đảo nằm trong khu vực 100°Đ - 102°Đ và 9°B - 11°30'B. Đồng thời, Pháp còn mở cảng Dương Đông cho tàu thuyền các nước vào buôn bán.
Ngày 16 tháng 6 năm 1875, giải thể hạt Phú Quốc, tái lập tổng thuộc hạt Hà Tiên, gồm 5 thôn: Lạc Hiệp, An Thới, Dương Quốc, Hàm Ninh, Phú Dự. Từ ngày 5 tháng 1 năm 1876, các thôn gọi là làng, thuộc hạt Hà Tiên. Ngày 18 tháng 5 năm 1878, đổi tên làng Lạc Hiệp thành làng Lạc Phú. Từ ngày 12 tháng 1 năm 1888, tổng Phú Quốc thuộc hạt tham biện Châu Đốc. Từ ngày 27 tháng 12 năm 1892, lại thuộc hạt Hà Tiên. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, thuộc tỉnh Hà Tiên. Ngày 4 tháng 10 năm 1912, nhập hai làng An Thới và Lạc Phú vào làng Dương Đông, do Lanchier làm đại biện Pháp. Từ ngày 09 tháng 2 năm 1913, tổng Phú Quốc đổi thành đại lý Phú Quốc, thuộc tỉnh Châu Đốc, cử Henri Besnard làm đại biện Pháp đầu tiên.
Ngày 25 tháng 4 năm 1924, đặt làm quận Phú Quốc, thuộc tỉnh Hà Tiên, quản lý đầu tiên là tri phủ Ngô Văn Chiêu. Sau năm 1956, quận Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, các làng gọi là xã, giải thể xã Phú Dự, còn hai xã Dương Đông và Hàm Ninh, dân số năm 1965 là 12.449 người. Năm 1949, khi quân Trung Hoa Dân quốc thua trận trước Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Hoàng Kiệt, một tướng lĩnh Quốc dân đảng, gốc tỉnh Hồ Nam, dẫn hơn 30.000 quân chạy sang Việt Nam lánh nạn. Lúc bấy giờ, thực dân Pháp cho họ ra đóng quân tại phía Nam đảo Phú Quốc. Sau đó, năm 1953, họ về Đài Loan theo Tưởng Giới Thạch. Đội quân Trung Hoa này bỏ lại nhà cửa, đồn điền... Pháp thấy vậy tận dụng nhà cửa có sẵn, lập ra nhà tù rộng khoảng 40 ha gọi là "Trại Cây Dừa", có sức giam giữ 14.000 tù nhân.
Thời kì Việt Nam Cộng hòa, Phú Quốc là một duyên khu của hải quân. Năm 1964, vua Sihanouk của Campuchia tuyên bố chấp nhận đường Brevie từ thời thuộc địa là biên giới biển, đồng nghĩa với việc từ bỏ yêu sách của mình đối với Phú Quốc, công nhận Phú Quốc thuộc chủ quyền Việt Nam. Năm 1969, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bác bỏ đề xuất lấy đường Brevie từ thời thuộc địa là biên giới biển và tiến hành mở rộng hải phận của Việt Nam. Khmer Đỏ đã hoàn toàn chấp nhận đường Brevie trong các cuộc đàm phán của họ với người Việt Nam (cho dù Khmer Đỏ đã tiến hành một chiến dịch chiếm đảo thất bại vào năm 1975). Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Phú Quốc là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, gồm thị trấn Dương Đông và 3 xã: Cửa Dương, Dương Tơ, Hàm Ninh.
Ngày 4 tháng 5 năm 1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc. Ngày 10 tháng 5 năm 1975, Khmer Đỏ dùng tàu đổ bộ LSM và 3 tàu tuần tra PCF đưa quân đánh chiếm đảo Thổ Châu, dồn hơn 500 người dân Việt Nam trên đảo đưa về Campuchia và tàn sát toàn bộ. Ngày 27 tháng 5 năm 1975, hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng đảo Thổ Châu.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, chia xã Cửa Dương thành hai xã Cửa Dương và Cửa Cạn, chia xã Dương Tơ thành hai xã Dương Tơ và An Thới.
Ngày 24 tháng 4 năm 1993, thành lập xã Thổ Châu trên cơ sở quần đảo Thổ Châu, thành lập xã Bãi Thơm từ một phần các xã Cửa Dương và Cửa Cạn.
Ngày 18 tháng 3 năm 1997, thành lập xã Gành Dầu trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Cửa Cạn.
Năm 1999, Chính phủ Vương quốc Campuchia và Chính phủ Việt Nam thống nhất về đường Brevie và Phú Quốc thuộc chủ quyền Việt Nam.
Ngày 11 tháng 2 năm 2003, giải thể xã An Thới để thành lập thị trấn An Thới và xã Hòn Thơm.
Ngày 17 tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg công nhận huyện đảo Phú Quốc là đô thị loại II.
Cuối năm 2019, huyện Phú Quốc có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Dương Đông (huyện lỵ), An Thới và 8 xã: Bãi Thơm, Cửa Cạn, Cửa Dương, Dương Tơ, Gành Dầu, Hàm Ninh, Hòn Thơm, Thổ Châu.
Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1109/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021). Theo đó:
Thành lập thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và 179.480 người của huyện Phú Quốc
Thành lập phường Dương Đông trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Dương Đông
Thành lập phường An Thới trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn An Thới và xã Hòn Thơm.
Sau khi thành lập, thành phố Phú Quốc có 2 phường và 7 xã trực thuộc như hiện nay.
Địa lý
Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của Việt Nam. Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′ đến 10°28′ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′ đến 104°05′ kinh đông. Phú Quốc cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thành phố Hà Tiên 45 km. Nhìn trên bảnđồ, Phú Quốc có hình dáng con cá đang vẫy đuôi trong vịnh Thái Lan.
Thành phố Phú Quốc có diện tích 589,27 km², dân số năm 2020 là 144.460 người, mật độ dân số đạt 245 người/km².
Địa hình - Địa chất
Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 580 km², dài 49 km. Địa hình thoải chạy từ bắc xuống nam với 99 ngọn núi đồi. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.
Đảo Phú Quốc được cấu tạo từ các đá trầm tích Mesozoi và Kainozoi, bao gồm cuội kết đa nguồn gốc phân lớp dày, sỏi thạch anh, silica, đá vôi, riolit và felsit. Các đá Mesozoi thuộc hệ tầng Phú Quốc (K pq). Trầm tích Kainozoi thuộc các hệ tầng Long Toàn (Pleistocen giữa - trên), hệ tầng Long Mỹ (Pleistocene trên), hệ tầng Hậu Giang (Holocene dưới - giữa), các trầm tích Holocene trên và các trầm tích Đệ Tứ không phân chia (Q).
Khí hậu - Thủy văn
Thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt.
Mùa khô: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió tín phong bán cầu Bắc. Nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5.
Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, độ ẩm cao từ 85 đến 90%.
Hành chính
Thành phố Phú Quốc có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 phường: An Thới, Dương Đông và 7 xã: Bãi Thơm, Cửa Cạn, Cửa Dương, Dương Tơ, Gành Dầu, Hàm Ninh, Thổ Châu.
Kinh tế
Hồ tiêu Phú Quốc
Hồ tiêu Phú Quốc là một loại gia vị đặc sản của thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
Đặc tính
Hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm nồng, đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác, trong đó phải kể đến tiêu đỏ (tiêu chín). Tiêu được người dân Phú Quốc thu hoạch từng đợt chín và chủ yếu là bằng thủ công, chọn lựa những quả chín phơi riêng gọi là tiêu chín (tiêu đỏ), những quả còn xanh sau khi phơi khô được gọi là tiêu cội (tiêu đen). Do nhu cầu của thị trường, người dân đã dùng tiêu đen tẩy bỏ vỏ chỉ còn lại phần lõi hạt gọi là tiêu sọ. trong các loại tiêu thì tiêu sọ là ngon nhất và đắt tiền nhất.
Một đặc tính canh tác nữa là hàng năm người trồng tiêu thường lấy những vùng đất mới xung quanh vườn bón xung quanh gốc cây (còn gọi là "đất xây thầu"). Cây nọc (choái) chủ yếu là lấy từ lõi của các loại cây quý như ổi rừng, kiềng kiềng, trai, chay, săn đá,... Phân bón chủ yếu là phân bò, phân cá, xác mắm (phần xác cá cơm bị loại bỏ sau khi hoàn tất quy trình sản xuất nước mắm).
Hom giống chủ yếu trồng từ hom thân nên giá thành rất cao. Trung bình để trồng xong một héc-ta từ 300 - 400 triệu/héc-ta nên ít có nông dân đủ tiền trồng một lần đủ diện tích lớn mà phải trồng từ từ nhiều năm, nên một vườn tiêu ở Phú Quốc thường là có nhiều tuổi khác nhau.
Phân bố
Cây hồ tiêu được trồng ở Phú Quốc hàng trăm năm. Với diện tích trung bình là 471 héc-ta tập trung ở 3 xã Cửa Dương, Cửa Cạn và Dương Tơ. Thời điểm diện tích lớn nhất là vào những năm 1995-2000 là hơn 1000 ha. Đây là thời điểm giá tiêu cao nhất (100.000 - 120.000 đồng/kg tương đương 30 – 40 kg gạo) người trồng tiêu có lời từ 200 - 300 triệu/ha (thời điểm năm 1995 - 2000).
Giống và năng suất
Giống hồ tiêu trồng chủ yếu là 2 giống Hà Tiên và Phú Quốc (hồ tiêu lá lớn và hồ tiêu lá nhỏ). Hai nhóm giống này có thời gian thu hoạch gần tương đương nhau từ tháng 11 âm lịch kéo dài hết tháng 2 âm lịch. Giống hồ tiêu Hà Tiên có năng suất cao hơn nhóm Phú Quốc nhưng tuổi thọ và kháng sâu bệnh kém hơn.
Năng suất tiêu ở Phú Quốc trung bình là 2000 – 3000 kg/ha, mật độ trồng từ 2500 - 3000 nọc/ha.
Chó Phú Quốc
Khi kể về những điều đặc biệt ở Phú Quốc, không thể không kể về giống chó Phú Quốc. Đây là loài chó có đặc điểm rất riêng biệt so với các loài chó khác ở Việt Nam. Chó Phú Quốc luôn có một bờm lông dựng đứng và xoáy trên lưng, có chân dài, dáng người thon, và rất khỏe mạnh.
Về đặc tính, chúng là loại chó rất thông minh và có khả năng tự lập rất cao cho dù có sống chung với con người. Loài chó này có khả năng tự săn mồi rất tốt, có thể khả năng bơi lội giỏi, đặc biệt chúng có đặc điểm tự đào hang để trú ẩn, sinh sản nếu sống ở nơi có đất rộng.
Văn hóa
Ở đảo Phú Quốc, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch người dân thường đi chùa tại phường Dương Đông. Vào ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp.
Cũng như những nơi khác ở Việt Nam, Phật giáo là tôn giáo có nhiều tín đồ và có ảnh hưởng nhất ở Phú Quốc với những ngôi chùa có hàng trăm năm tuổi như chùa Sùng Hưng, Sùng Đức, Sư Muôn (còn gọi là chùa Hùng Long),...
Phú Quốc được xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay trên đảo có hai Thánh thất Cao Đài ở phường Dương Đông. Một là Thánh thất Dương Đông thuộc Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, hai là Thánh thất Cao Đài Hội Thánh thuộc phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi.
Phú Quốc này trước đây có một số nhà nguyện, nhà thờ: Khoảng năm 1930, một số giáo dân miền bắc vào đảo này làm đồn điền cao su ở gần Bãi Khem. Hai linh mục người Malaysia là Albelza và Merdrignac đã cho xây một nhà nguyện tạm bằng lá để làm nơi cầu nguyện, lễ lạc. Việc trồng cao su thất bại nên một số lớn dân chúng vào đất liền chỉ còn lại ít dân nhà nguyện dần dần bị bỏ hoang. Năm 1955, một linh mục cho xây nhà thờ ở phường Dương Đông. Sau năm 1975, nhà thờ này lại bỏ trống, hiện nay được nhà nước quản lý.
Sau năm 1954, có khoảng 1.000 giáo dân quê quán ở Nghệ An ra đảo sinh sống, dưới sự dẫn dắt của linh mục Giuse Trần Đình Lữ. Nhà thờ An Thới được thành lập vào năm 1957 để phục vụ nhu cầu đời sống tôn giáo của các giáo dân. Những năm sau đó, nhiều linh mục và thầy giảng đã được Giám mục Giáo phận Long Xuyên sai đến để phục vụ. Hiện tại, chính xứ là Linh mục Gioan Trần Văn Trông, với sự giúp đỡ của 2 phó xứ là Linh mục Hải Đăng và Vinh Sơn Nguyễn Văn Cảnh. Số giáo dân hiện tại khoảng 2.000 người.
Đặc sản ẩm thực
Du lịch
Danh lam thắng cảnh
Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả thành phố này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Phú Quốc được xác định là trung tâm du lịch sinh thái và trung tâm giao thương tầm cỡ khu vực và quốc tế. Tại đây có nhiều thắng cảnh đẹp như:
1/ Vườn quốc gia Phú Quốc
2/ Khu bảo tồn biển Phú Quốc
3/ An Thới
4/ Quần đảo An Thới
5/ Dương Đông
Suối Đá Bàn
Dinh Cậu
6/ Bãi Trường
7/ Rạch Tràm
8/ Rạch Vẹm
9/ Bắc Đảo
Bãi Thơm
Gành Dầu
Bãi Dài
10/ Làng chài Hàm Ninh
Bãi Vòng
Suối Tranh
11/ Vinpearl Safari Phú Quốc (vườn thú bán hoang dã đầu tiên của Việt Nam)
12/ Công viên giải trí VinWonders Phú Quốc 50ha (Khu vui chơi lớn nhất Châu Á)
13/ Đảo sim (Sim Island Phú Quốc)
14/ Cáp treo Hòn Thơm
Giao thông
Phương tiện đến Phú Quốc chủ yếu bằng máy bay đến sân bay quốc tế Phú Quốc, tàu cao tốc hay phà. Dưới đây là các lựa chọn để đến Phú Quốc tùy theo từng điểm xuất phát khác nhau:
Đường thủy
Rạch Giá - Phú Quốc: Khoảng cách 120 km, có thể đi bằng tàu cao tốc hay phà.
Hà Tiên - Phú Quốc: Khoảng cách 45 km, có thể đi bằng tàu cao tốc hay phà.
Chú thích
Liên kết ngoài
Xem vị trí trên Google Maps.
"Đôi nét về đảo Phú Quốc" trên trang web của tỉnh Kiên Giang , Trang chủ của tỉnh Kiên Giang
Giới thiệu về Phú Quốc, The Telegraph Travel
Thông tin đảo Phú Quốc 2014-2015 , Phu Quoc Island Guide
Jeff Mudrick (2014), Cambodia’s Impossible Dream: Koh Tral. The Diplomat.
Đảo Việt Nam
Vịnh Thái Lan
Đô thị Việt Nam loại II
Địa mạo Kiên Giang |
4489 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4n%20%C4%90%E1%BA%A3o | Côn Đảo | Côn Đảo là một quần đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam.
Quần đảo cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý theo đường biển. Nơi gần Côn Đảo nhất trên đất liền là xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, cách 40 hải lý. Côn Đảo từng được biết đến là nơi giam giữ và lưu đày tù nhân lớn nhất Đông Dương trước năm 1975. Ngày nay, Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan với các bãi tắm và khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Côn Đảo.
Tên gọi
Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Sách sử Việt Nam trước thế kỷ XX thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn. Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi Côn Lôn có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai, là "Pulau Kundur" (tạm dịch là "hòn Bí"). Người châu Âu phiên âm thành Poulo Condor (trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp). Riêng tên trong tiếng Khmer là "Koh Tralach".
Năm 1977, Quốc hội Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo. Tên gọi này được sử dụng cho đến tận ngày nay.
Lịch sử
Căn cứ vào các kết quả khảo cổ học, các nhà nghiên cứu cho rằng Côn Đảo đã có sự hiện diện của con người từ thời tiền sử qua các di vật công cụ tạo tác, được xác định ở vào khoảng giữa sơ kỳ thời đại Kim khí và có quan hệ mật thiết với di vật gốm thời tiền Sa Huỳnh sớm ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Nằm cách xa đất liền, nhưng do nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu-Á nên Côn Đảo sớm được người phương Tây biết đến. Những ghi chép ban đầu của một thương gia thương nhân Ả Rập sống ở thế kỷ thứ IX là Soleyman (hay Sulaymân), được các tài liệu Pháp dẫn lại, có ghi nhận một quần đảo có tên gọi là Sender-Foulat (hoặc Cundur-fũlát) nằm ở vùng biển phía Nam Trung Hoa. Theo học giả người Pháp Gabriel Ferrand: Cundur-fũlát là cách đọc cổ, Sundur-fũlát là cách đọc hiện đại; có nghĩa là những hòn đảo trái bí (les iles de la courge) trong tiếng Mã Lai. Ông cũng khẳng định đó chính là đảo Poulo Condore, tọa lạc tại địa điểm cách đồng bằng sông Mékong bốn mươi dặm về phía Nam; tương ứng vị trí quần đảo Côn Đảo ngày nay.
Trong tác phẩm Marco Polo du ký, thương gia người Ý Marco Polo có ghi chép vào năm 1294, đoàn thuyền buôn 14 chiếc của ông trên đường từ Trung Hoa về nước bị một cơn bão nhấn chìm mất 8 chiếc; số còn lại đã dạt vào trú tại Côn Đảo, được ông ghi nhận với tên gọi Poulo Condore.
Giai đoạn thế kỷ XV-thế kỷ XVI: có rất nhiều đoàn du hành của châu Âu ghé qua thăm Côn Đảo.
Cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII: các nhà tư bản Anh, Pháp đã bắt đầu để ý đến các nước phương Đông. Nhiều lần các công ty của Anh, Pháp cho người tới Côn Đảo điều tra, dò xét tình hình mọi mặt với dụng ý chiếm Côn Đảo.
Năm 1702, tức năm thứ 12 đời Chúa Nguyễn Phúc Chu, đích thân giám đốc Công ty Đông Ấn của Anh chỉ huy quân đổ bộ lên Côn Đảo, xây dựng pháo đài và cột cờ.
Sau 3 năm, vào ngày 3 tháng 2 năm 1705 thì xảy ra cuộc nổi dậy của lính Macassar (lính người Sulawesi). Đoàn quân Anh phải rời bỏ Côn Đảo.
Ngày 28 tháng 11 năm 1783, trong chuyến đem vương tử Cảnh và vương ấn của Chúa Nguyễn Ánh về Pháp, Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) tự đứng ra đại diện cho Nguyễn Ánh để ký với Bá tước De Mantmarin (đại diện cho vua Louis XVI của Pháp) một hiệp ước tên gọi là Hiệp ước Versailles. Đây là văn kiện đầu tiên nhượng cho Pháp chủ quyền cửa biển Touron và quần đảo Côn Lôn. Đổi lại, Pháp sẽ giúp Nguyễn Ánh 4 tàu chiến, 1.200 lính, 200 pháo thủ, 250 người lính Phi để chống lại nhà Tây Sơn. Cách mạng Pháp nổ ra khiến nước này không thực hiện được cam kết trên.
Tương truyền trong đợt thứ 3 bị Tây Sơn truy sát thì Nguyễn Ánh và thuộc hạ đã trốn ra Côn Lôn. Ông sống ẩn dật mấy tháng trời ở đây. Vì thế, hiện nay ở đảo Côn Sơn có một ngọn núi cao gọi là núi Chúa; ở làng An Hải có đền thờ thứ phi của Nguyễn Ánh là Hoàng Phi Yến và ở làng Cỏ Ống có Miếu Cậu thờ Hoàng tử Cải con của thứ phi Hoàng Phi Yến.
Vào thời Gia Long, theo Đại Nam nhất thống chí thì Côn Đảo thuộc quyền quản hạt của đạo Cần Giờ, trấn Phiên An, tổng trấn Gia Định (Gia Định thành).
Đến năm Minh Mạng 20 (1839) thì Côn Đảo được chuyển sang thuộc tỉnh Vĩnh Long của Nam Kỳ Lục tỉnh.
Năm 1822, đại sứ nước Anh John Crawfurd trên hành trình đi sứ Xiêm và Cochin China Việt Nam đã ghé thăm và khám phá Côn Đảo.
Thời Pháp thuộc
Ngày 1 tháng 9 năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, chiếm đóng bán đảo Sơn Trà và chuẩn bị đánh Huế.
Tháng 4 năm 1861, Pháp đánh chiếm Định Tường. Chính trong thời gian này, Pháp khẩn cấp đặt vấn đề chiếm đóng Côn Đảo vì sợ Anh chiếm mất vị trí chiến lược quan trọng này.
Vào lúc 10 giờ sáng, ngày 28 tháng 11 năm 1861, Thủy sư đô đốc Hải quân Pháp là Louis Adolphe Bonard hạ lệnh cho tàu thông báo Norzagaray đến chiếm Côn Đảo, thượng cờ Pháp.
Trung úy Hải quân Pháp Lespès Sebastien Nicolas Joachim lập biên bản "Tuyên cáo chủ quyền" của Pháp tại Côn Đảo.
Ngày 14 tháng 1 năm 1862, chiếc tàu chở hàng Nievre đưa một số nhân viên ra đảo. Những người này có nhiệm vụ tìm vị trí thuận lợi dựng tạm hải đăng Côn Đảo nhằm chống chế nếu có nước nào phản kháng hành động tuyên bố chủ quyền.
Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế ký Hòa ước Nhâm Tuất với Pháp. Khoản 3 của Hoà ước ghi rõ rằng nhà Nguyễn phải nhượng hoàn toàn chủ quyền Côn Lôn cho Hoàng đế Pháp. Nguyễn (2012) cho rằng, sở dĩ Pháp ép triều đình Huế là do Anh phản đối việc Pháp chiếm Côn Lôn năm 1861. Lý lẽ của Anh là, Pháp chiếm đảo dựa theo một hiệp ước vốn dĩ không được thi hành (tức Hiệp ước Versailles năm 1783).
Thời Việt Nam Cộng hoà
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143-NV công bố danh sách các đơn vị hành chính Nam Việt, trong đó có tỉnh Côn Sơn.
Ngày 24 tháng 4 năm 1965, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tỉnh Côn Sơn thành Cơ sở Hành chính Côn Sơn trực thuộc Bộ Nội vụ. Chức tỉnh trưởng được đổi thành đặc phái viên hành chính.
Ngày 1 tháng 5 năm 1975, quân Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tiếp quản Côn Đảo.
Tóm lược lịch sử hành chính
Trước thời Pháp thuộc, Côn Đảo thuộc tỉnh Hà Tiên, sau đổi cho tỉnh Vĩnh Long quản lý.
Ngày 16 tháng 5 năm 1882, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh công nhận quần đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ.
Tháng 9 năm 1954, dưới chính quyền Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tiếp tục chế độ nhà tù của Pháp và đổi tên quần đảo Côn Lôn thành hải đảo Côn Sơn.
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, Tổng thống Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143/NV đổi tên các tỉnh thành Nam Việt, trong đó thành lập tỉnh Côn Sơn.
Ngày 24 tháng 4 năm 1965, tỉnh Côn Sơn đổi thành Cơ sở hành chính Côn Sơn, trực thuộc Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa. Chức Tỉnh trưởng được đổi thành Đặc phái viên hành chính.
Ngày 1 tháng 11 năm 1974, dưới thời Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Cơ sở hành chính Côn Sơn đổi tên thành thị xã Phú Hải thuộc tỉnh Gia Định. Các trại tù đều được ghép thêm chữ Phú: Trại I thành Trại Phú Thọ, Trại II thành Trại Phú Sơn, Trại IV thành Trại Phú Tường, Trại V thành Trại Phú Phong, Trại VI thành Trại Phú An, Trại VII thành Trại Phú Bình và Trại VIII thành Trại Phú Hưng. Giai đoạn này số tù nhân lên đến 8.000 người.
Ngày 18 tháng 9 năm 1976, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 164-CP thành lập huyện Côn Sơn trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 15 tháng 1 năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ 2 ban hành nghị quyết phê chuẩn việc đổi tên huyện Côn Sơn thành huyện Côn Đảo và sáp nhập huyện Côn Đảo vào tỉnh Hậu Giang.
Ngày 30 tháng 5 năm 1979, huyện Côn Đảo sáp nhập với thị xã Vũng Tàu và xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai để thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo trực thuộc trung ương. Ngày 10 tháng 12 năm 1979, Côn Đảo được chuyển thành quận trực thuộc đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo giải thể, Côn Đảo trở thành huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như hiện nay.
Hiện nay Côn Đảo là một huyện có chính quyền một cấp, thông qua các cơ quan chức năng huyện, trực tiếp đến địa bàn khu dân cư, không có các cấp phụ thuộc như xã, phường hay thị trấn.
Địa lý tự nhiên
Quần đảo Côn Đảo nằm cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý và cách cửa sông Hậu 45 hải lý, có cùng một kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh (106°36′ Đông) và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau (8°36′ Bắc). Quần đảo gồm 16 hòn đảo, trong đó 14 hòn quây cụm gần nhau; riêng hai hòn Trứng Lớn và Trứng Nhỏ nằm tách biệt về phía tây, vốn dĩ mới được chính quyền Việt Nam nhập vào huyện Côn Đảo từ năm 1995. Côn Đảo có tổng diện tích đất nổi là 76 km², trong đó đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn 51,52 km². Đảo này có địa hình đồi núi, ưu thế bởi các dãy đá granit chạy từ phía tây nam đến đông bắc, che chở cho các vùng vịnh của đảo cả về hai phía khỏi những luồng gió mạnh. Điểm cao nhất của quần đảo là đỉnh núi Thánh Giá trên đảo Côn Sơn, cao 577 m. Địa chất quần đảo có tính đa dạng cao, gồm đá mácma Mesozoi xâm nhập axít, đá mácma phun trào axít và phun trào trung tính và trầm tích Đệ Tứ.
Các đảo
Khí hậu
Khí hậu Côn Đảo mang đặc điểm á xích đạo - hải dương nóng ẩm, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 26,9 °C. Tháng 5 oi bức, có lúc nhiệt độ lên đến 34 °C. Lượng mưa bình quân trong năm đạt 2.200 mm; mưa ít nhất vào tháng 1. Quần đảo Côn Đảo nằm ở vùng giao nhau giữa luồng hải lưu ấm từ phía nam và luồng hải lưu lạnh từ phía bắc. Nhiệt độ nước biển từ 25,7 °C đến 29,2 °C.
Sinh thái
Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập từ năm 1993 trên cơ sở chuyển từ Khu rừng cấm Côn Đảo với diện tích 6.000 ha trên cạn và 14.000 ha vùng nước, bao trùm 14 hòn đảo (không bao gồm hòn Trứng Lớn và hòn Trứng Nhỏ).
Về thực vật, người ta thống kê được 882 loài thực vật rừng bậc cao thuộc 562 chi, 161 họ, trong đó có 371 loài thân gỗ, 30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 202 loài thảo mộc,.... Về động vật rừng, hiện đã biết 144 loài bao gồm 28 loài thú, 69 loài chim, 39 loài bò sát,... Côn Đảo có loài thạch sùng Côn Đảo đặc hữu.
Vùng biển của vườn quốc gia sở hữu 1.383 loài sinh vật biển, trong đó có 127 loài rong biển, 11 loài cỏ biển, 157 loài thực vật phù du, 115 loài động vật phù du, 202 loài cá, 8 loài thú và bò sát biển,... Các rạn san hô nơi đây do 219 loài hợp thành; độ phủ trung bình là 42,6 %. Côn Đảo không chỉ là vùng có nhiều rùa biển nhất nước Việt Nam mà còn là nơi duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển có cuộc sống không tách rời các thảm cỏ biển.
Dân cư
Dân cư trên đảo sống tập trung trong một thung lũng hình bán nguyệt ở tọa độ 8°40′57″ Bắc 106°36′10″ Đông. Thung lũng có chiều dài từ 8 đến 10 km, chiều rộng từ 2 đến 3 km và có độ cao trung bình khoảng 3 m so với mặt nước biển. Một mặt trông ra vịnh Đông Nam trong khi ba mặt còn lại vây quanh là núi. Khu vực này nằm ở khoảng giữa của sân bay Cỏ Ống và cảng Bến Đầm (khoảng cách ước chừng là 12 km). Đây là nơi tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của quần đảo nhưng không mang danh nghĩa đơn vị hành chính thực sự vì Côn Đảo chỉ có chính quyền một cấp (là cấp huyện), không có xã hoặc thị trấn.
Dân số Côn Đảo tính đến năm 2014 8.360 người thuộc 10 khu dân cư.
Huyện Côn Đảo có diện tích là 76,78 km², dân số hiện trạng đến đầu năm 2021 đạt khoảng 10.760 người.
Kinh tế
Tính đến năm 2010, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (71,63%) trong cơ cấu kinh tế của huyện, kế đó là công nghiệp (20,20%) và cuối cùng là nông nghiệp (8,27%). GDP bình quân đầu người là 965 đô la Mỹ. Hàng năm ngành dịch vụ tăng trưởng với nhịp độ khoảng 33,7%; số khách du lịch đến Côn Đảo đạt khoảng 200.000 đến 250.000 người/năm.
Cơ sở hạ tầng
Giao thông
Đường biển
Từ Cảng Cát Lỡ - Vũng Tàu, có thể đi đến Côn Đảo bằng tàu Côn Đảo 9 và Côn Đảo 10. Lịch tàu chạy được cập nhật theo tháng và không thông báo hủy chuyến (tùy thuộc vào điều kiện thời tiết). Thời gian đi từ Vũng Tàu đến Côn Đảo khoảng 12 tiếng với quãng đường 97 hải lý. Vào ngày 15/2/2019, hãng Phú Quốc Express đã đưa vào khai thác tàu cao tốc Côn Đảo Express tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo với thời gian khoảng 3 giờ 15 phút.
Năm 2019, dự kiến sẽ có tàu tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Côn Đảo với thời gian khoảng 5 giờ.
Vào tháng 7 năm 2017, hãng tàu Supperdong thực hiện chuyến tàu thương mại đầu tiên tuyến Sóc Trăng - Côn Đảo.
Vào tháng 3 năm 2019, có tuyến tàu cao tốc từ Thành phố Cần Thơ - Côn Đảo.
Cuộc sống người dân đảo phụ thuộc nhiều vào những chuyến tàu, nhất là trong những ngày gió bão tàu không chạy được. Hàng hóa không ra được đảo sẽ có thể khiến Côn Đảo rơi vào tình trạng thiếu lương thực và mọi sinh hoạt đều bị ảnh hưởng.
Trên hòn Bảy Cạnh có ngọn hải đăng lâu đời được dựng bằng công sức lao động khổ sai của các tù nhân. Lịch sử kể lại rằng vào ngày 27 tháng 8 năm 1883, Pháp cho dời hải đăng dựng tạm ở ngọn đồi phía bắc thung lũng Cỏ Ống (đảo Côn Sơn) về mỏm núi ở phía đông hòn Bảy Cạnh với độ cao và tầm chiếu sáng ưu thế hơn. Hải đăng có chiều cao tâm sáng 212 m; ánh sáng trắng, chớp nhóm 2, chu kì 10 giây. Tầm hiệu lực ban ngày là 35 hải lý còn ban đêm là 26,7 hải lý.
Đường hàng không
Sân bay Côn Đảo là sân bay duy nhất của quần đảo được xây dựng từ thời Pháp thuộc và chính thức khai thác hàng không dân dụng từ năm 2004. Năm 2011, đánh dấu sự phát triển của đường bay Côn Đảo khi hãng không Air Mekong thông báo mở đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Côn Đảo. VASCO cũng mở thêm đường bay từ Cần Thơ đi Côn Đảo và tăng thêm một chuyến từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Côn Đảo lên thành 4 chuyến/ngày. Từ ngày 6 tháng 9 năm 2011, Air Mekong đã mở thêm tuyến bay Côn Đảo - Hà Nội với tần suất 3 chuyến/tuần. Vietnam Airline cũng khai thác đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Côn Đảo với tuần suất 4 chuyến/ngày. Trong 9 tháng đầu năm 2017, công ty dịch vụ Hàng không Vasco cũng vận chuyển được 148.736 lượt khách đến với Côn Đảo, tăng 25,58% so với cùng kỳ năm 2016, tần suất vận chuyển trong mùa cao điểm (từ tháng 2 đến hết tháng 8 dương lịch) lên tới 10 - 12 chuyến/ngày. Việc tăng tần suất vận chuyển đưa đón du khách như trên đã cho thấy sức hút du lịch của huyện đảo này. Theo thông cáo báo chí, sân bay Côn Đảo sẽ tạm ngừng khai thác để nâng cấp trong năm 2023 và trở lại hoạt động vào năm 2024 với nhiều hạng mục được thay đổi, bao gồm đường băng được kéo dài và nhà ga có công suất lớn hơn
Viễn thông
Côn Đảo đã được phủ sóng điện thoại và chất lượng sử dụng rất tốt. Hiện có 4 mạng điện thoại di động phủ sóng là VinaPhone, Mobifone, Viettel Telecom và Vietnamobile. Ngoài ra, còn có mạng điện thoại cố định không dây của Viettel. Cuối tháng 8 năm 2007, Côn Đảo đã có kết nối Internet tốc độ cao ADSL, đảm bảo thông tin liên lạc. Côn Đảo cũng có đài phát thanh và truyền hình.
Du lịch
Côn Đảo là một trong 21 khu du lịch quốc gia của Việt Nam. Nơi đây được nhiều du khách đánh giá là thiên đường của nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên (rừng và biển). Côn Đảo được xem là hòn đảo du lịch với những bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp, làn nước trong xanh mát lạnh, bãi cát dài phẳng mịn. Không khí trên đảo thật trong lành, được ví như thiên đường nghỉ dưỡng. Sở hữu rừng nguyên sinh và biển được bảo tồn đa dạng sinh học, Côn Đảo không chỉ là nơi nghiên cứu của các nhà khoa học mà còn là nơi để du khách đến du lịch khám phá, với các chương trình du lịch sinh thái.
Tháng 5 năm 2011, tạp chí Travel + Leisure gọi Côn Đảo - nơi có "những vách đá dốc đứng bên cạnh những bãi biển hoang sơ và làn nước xanh trong vắt" - là một trong những đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới. Tương tự, Lonely Planet cũng xếp Côn Đảo vào danh sách những đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới, đồng thời ca ngợi Côn Đảo là "thiên đường thiên nhiên với những cánh rừng rậm rạp, làn nước màu ngọc bích, những bãi cát trắng và là ngôi nhà của bò biển, cá heo, rùa biển và những rạn san hô ngoạn mục".
Ngày 5 tháng 9 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký Quyết định số 1518/QĐ-TTG phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030, theo đó định hướng sẽ phát triển Côn Đảo thành khu kinh tế du lịch hiện đại, tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Di tích-danh thắng
Hòn Bà
Nguyên là đảo Côn Lôn Nhỏ. Tương truyền thời còn bị quân Tây Sơn truy sát, chúa Nguyễn Ánh từng trốn ra Côn Lôn ẩn trú và tính kế mượn nhờ sức mạnh người Pháp để phục thù. Một người thiếp của ông tên Yến (tục gọi là Răm) đã khuyên can. Chúa nổi giận, đày bà ra đảo Côn Lôn Nhỏ, từ đó đảo này có tên gọi là hòn Bà.
Hòn Trác và Hòn Tài
Tương truyền chúng bắt nguồn từ tên của hai anh em sinh đôi là Đặng Phong Tài và Đặng Trác Vân. Cả hai đều là tùy tùng phò vua Hàm Nghi chống thực dân Pháp. Năm 1899, Pháp đày Đặng Phong Tài ra Côn Đảo; tại đây ông kết duyên cùng một cô gái tên Đào Minh Nguyệt. Về sau, người em Đặng Trác Vân cũng bị đày ra đây. Người chị dâu nảy sinh tình ý với em chồng, khiến Vân dần cảm thấy lo ngại và bèn quyết định bỏ sang hòn đảo khác. Khi Tài lần sang đảo tìm em thì Vân lại bỏ đi tiếp đảo khác nữa.
Hòn Bảy Cạnh
Hòn Cau
Vườn Quốc gia Côn Đảo
Bãi Đầm Trầu
Nhà tù Côn Đảo
Nhà tù được thành lập ngày 1 tháng 2 năm 1862, do tướng Bonard, tư lệnh quân viễn chinh Pháp ký quyết định thành lập, biến Côn Lôn thành nơi giam giữ các phạm nhân chống Pháp. Về sau, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã phát triển nơi đây thành hệ thống nhà tù và nơi lưu đày, chủ yếu là tù chính trị với hệ thống chuồng cọp nổi tiếng. Dưới chế độ nhà tù Côn Đảo, khoảng 20.000 người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã chết và được chôn cất tại Nghĩa trang Hàng Dương.
Nghĩa trang Hàng Dương
Bãi Sọ Người và Khu di tích Chuồng Bò
Khu di tích Nghĩa trang Hàng Keo
Ghi chú
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
. Xem nội dung
Huyện đảo Việt Nam
Quần đảo Việt Nam
Cựu thuộc địa và xứ bảo hộ Anh tại châu Á
Đảo Biển Đông
Địa mạo Bà Rịa – Vũng Tàu
Xứ lưu đày cũ |
4490 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%91%20c%E1%BB%95%20H%E1%BB%99i%20An | Phố cổ Hội An | Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ XIX, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phân bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999 (ngày 4 tháng 12), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu chí:
Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.
Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.
Tên gọi
Tên gọi "Hội An" ngày nay được hình thành từ rất lâu trong lịch sử, nhưng thật khó có thể xác định chính xác thời điểm ra đời của nó. Theo tác giả Dương Văn An trong cuốn sách Ô Châu cận lục, vào năm 1553, huyện Điện Bàn có 66 xã, trong đó có các xã Hoài Phô, Cẩm Phô, Lai Nghi, nhưng chưa thấy cái tên Hội An được ghi lại. Dưới thời Lê, tấm bản đồ do đại thần Đỗ Bá vẽ in trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ có ghi lần đầu tiên các địa danh Hội An phố, Hội An đàm, Hội An kiều. Trên tấm bia Phổ Đà Linh Sơn Trung Phật tại động Hoa Nghiêm, Ngũ Hành Sơn ghi tên những người góp tiền xây dựng chùa, tên làng Hội An được nhắc tới ba lần. Thời chúa Nguyễn Phúc Lan, làng Minh Hương được thành lập bên cạnh làng Hội An đã có trước đó. Căn cứ vào văn bản của dinh trấn Quảng Nam thời Minh Mạng gửi trưởng bang Hoa kiều, Hội An phố gồm 6 làng: Hội An, Minh Hương, Cổ Trai, Đông An, Diêm Hộ, Hoa Phô. Nhà nghiên cứu người Pháp Albert Sallet cho rằng làng Hội An là làng quan trọng nhất trong năm làng tạo nên quần cư Hội An cổ, gồm Hội An, Cẩm Phô, Phong Niên, Minh Hương và An Thọ.
Người phương Tây xưa kia gọi Hội An bằng cái tên Faifo. Xuất xứ của cái tên này ngày nay vẫn tồn tại nhiều giả thuyết. Trong cuốn Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes in tại Roma năm 1651, chữ Hoài phô được định nghĩa: một làng trong xứ Cochinchine mà người Nhật ở và gọi là Faifo. Một giả thuyết phổ biến cho rằng Faifo xuất phát từ tên Hội An phố, cái tên sử sách và địa chí Trung, Việt đều nhắc tới. Theo một thuyết khác, nhánh sông Thu Bồn chảy qua phố cổ Hội An hiện nay có tên là sông Hoài, nên Hội An còn được gọi là Hoài Phố, sau Hoài Phố biến thành Phai Phố [Faifo]. Trong những thư từ, ghi chép của những giáo sĩ, học giả phương Tây, cái tên Faifo từng xuất hiện nhiều lần. Alexandre de Rhodes trong bản đồ An Nam gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài ấn hành năm 1651 có ghi rõ tên Haifo. Về sau, trên bản đồ chính thức của chính quyền Đông Dương, người Pháp đều sử dụng tên Faifo để chỉ Hội An.
Lịch sử
Thời kỳ tiền Hội An
Khu đô thị cổ Hội An nằm gần cửa sông Thu Bồn, con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Nam. Mặc dù vậy, ngày nay từ trung tâm thành phố tới đến cửa sông cũng không còn gần lắm. Hạ lưu sông Thu Bồn khi đổ ra biển Đông được chia thành nhiều nhánh. Nhánh tiếp xúc với khu phố cổ mang tên sông Hội An, còn dòng chảy giữa hai cồn Cẩm Nam và Cẩm Kim là dòng chính của sông Thu Bồn. Trên những bản đồ cổ thế kỷ 17, 18, Hội An nằm trên bờ Bắc của sông Thu Bồn, thông với biển Đông bẳng cửa Đại Chiêm và một dòng sông nối với cửa Đại của Đà Nẵng, phía ngoài là một doi cát rộng. Dấu vết dòng sông nối liền Hội An với biển Cửa Hàn có thể xác định là con sông Cổ Cò - Đế Võng ngày nay. Trên thủy trình cổ này đã từng tìm thấy nhiều lô tàu, mỏ neo bị chôn vùi trong lòng đất.
Tuy địa danh "Hội An" được cho rằng xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 16, nhưng vùng đất xung quanh đô thị này đã có một lịch sử rất lâu đời. Trong suốt thời kỳ "tiền Hội An", nơi đây từng tồn tại hai nền văn hóa lớn, đó là văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa. Di chỉ đầu tiên của văn hóa Sa Huỳnh là phố Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi bị cát vùi lấp, được các nhà khảo cổ người Pháp phát hiện. Năm 1937, nữ học giả Madeleine Colani chính thức xác nhận đây là một nền văn hóa. Chỉ riêng trong khu vực thành phố Hội An đã phát hiện được hơn 50 địa điểm là di tích của nền văn hóa này, phần lớn tập trung ở những cồn cát ven sông Thu Bồn cũ. Đặc biệt, sự phát hiện hai loại tiền đồng Trung Quốc thời Hán, những hiện vật sắt kiểu Tây Hán... đã minh chứng ngay từ đầu Công nguyên, nơi đây đã bắt đầu có những giao dịch ngoại thương. Một đặc điểm khác có thể nhận thấy là khu vực Hội An không có những dấu tích của thời kỳ đầu và giữa, nhưng mảnh đất nơi đây đã từng tồn tại và có sự phát triển rực rỡ nền văn hóa Sa Huỳnh muộn.
Tiếp sau nền văn hóa Sa Huỳnh, suốt từ thế kỷ 2 đến đến thế kỷ 15, một dải đất miền trung Việt Nam nằm dưới sự thống trị của vương quốc Chăm Pa. Những di tích đặc trưng của nền văn hóa này là các nhóm điện thờ đạo Hindu phân bổ dọc từ miền Trung tới miền Nam, và một trong những trung tâm đó nằm ở lưu vực con sông Thu Bồn. Ở đây, có thể thấy một thủ phủ mang tính chính trị tại Trà Kiệu và một trung trung tâm mang tính tôn giáo nằm tại Sởn Mi. Những dấu tích đền tháp Chăm còn lại, những giếng nước Chăm, những pho tượng Chăm, những di vật của người Đại Việt, Trung Hoa, Trung Đông thế kỷ 2 - 14 làm sáng tỏ giả thuyết nơi đây từng có một Lâm Ấp Phố với một cảng biển là Đại Chiêm phát triển hưng thịnh. Nhiều thư tịch cổ ghi nhận trong một thời gian khá dài, Chiêm cảng - Lâm Ấp Phố đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự phồn vinh của kinh thành Trà Kiệu và khu di tích đền tháp Mỹ Sơn. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, vương quốc Chăm Pa bị Đại Việt đẩy dần về phía Nam. Năm 1471, thủ phủ cuối cùng của Chăm Pa ở Bầu Giá, Bình Định ngày nay, bị nhà Lê chiếm. Vùng đất Hội An trở thành lãnh thổ của Đại Việt từ đó, nhưng phải về sau nơi đây mới phát triển thành một khu vực thương mại. Hội An được hình thành dựa trên sự kế thừa cảng biển của người Chăm và người Việt bắt đầu tới đây từ thế kỷ 15. Đó là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của đô thị Hội An.
Thời kỳ Hội An
Ra đời và phát triển phồn vinh
Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16, thời kỳ Việt Nam nằm dưới sự trị vì của nhà Lê. Vào năm 1527, Mạc Đăng Dung giành ngôi nhà Lê, vùng Đông Kinh thuộc quyền cai quản của nhà Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim nhân danh nhà Lê tập hợp binh sĩ chống lại nhà Mạc. Sau khi Nguyễn Kim chết năm, người con rể Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành, dòng họ Nguyễn Kim bị lấn át. Năm 1558, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng cùng gia quyến và một số binh lính lui về cố thủ ở vùng Thuận Hóa và từ sau năm 1570, Nguyễn Hoàng tiếp tục nắm quyền trấn thủ Quảng Nam. Cùng với con trai là Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Hoàng xây dựng thành lũy, ra sức phát triển kinh tế Đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài và Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á thời kỳ đó.
Thế kỷ 17, trong khi vẫn tiếp tục cuộc chiến với chúa Trịnh ở miền Bắc, chúa Nguyễn không ngừng khai phá miền Nam, lấn chiếm lãnh thổ của người Chăm. Trên những vùng đất do chúa Nguyễn cai quản, có những khu phố nước ngoài hình thành dựa trên một số luật lệ nhằm bảo hộ cho các hoạt động thương mại của người ngoại quốc. Vào năm 1567, triều đình nhà Minh của Trung Quốc từ bỏ chủ trương bế quan tỏa cảng, cho thuyền buôn vượt biển giao thương với các quốc gia vùng Đông Nam Á, nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyên liệu quan trọng sang Nhật Bản. Điều này đã bắt buộc Mạc phủ Toyotomi rồi Mạc phủ Tokugawa cấp phép cho các thuyền buôn Châu Ấn sang mở rộng quan hệ thông thương với Đông Nam Á và mua lại hàng hóa Trung Quốc từ các quốc gia đó. Những con tàu Châu Ấn bắt đầu xuất dương từ năm 1604 dưới thời Mặc phủ Tokugawa, cho tới năm 1635, khi chính sách đóng cửa được ban bố, đã có ít nhất 356 con tàu Châu Ấn ra đời. Nơi thuyền Châu Ấn đi qua nhiều nhất chính là cảng Hội An. Trong vòng 30 năm, 75 con tàu Châu Ấn đã cập cảng nơi đây, so với 37 con tàu cập bến Đông Kinh, khu vực do chúa Trịnh cai trị. Các thương nhân người Nhật khi đó tới bán những đồ đồng, tiền đồng, sắt, đồ gia dụng... và mua lại đường, tơ lụa, trầm hương... Khoảng năm 1617, phố Nhật Bản ở Hội An được hình thành và phát triển cực thịnh trong đầu thế kỷ 17. Qua bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ của Chaya Shinroku, có thể thấy khu phố người Nhật với những công trình kết cấu gỗ hai, ba tầng. Thuyền trưởng người Hà Lan Delft Haven ghi lại năm 1651, Hội An khi đó có khoảng 60 căn nhà của người Nhật nơi dọc bờ sông, nhà cửa xây bằng đá để tránh hỏa hoạn, nằm sát vách nhau. Nhưng khoảng thời gian tiếp sau, do chính sách bế quan của Mạc phủ Tokugawa cũng những chính sách đàn áp người Nhật Công giáo của chúa Nguyễn, khu phố Nhật ở Hội An dần bị lu mờ. Mặc dù vẫn còn một số nhỏ người Nhật định cư lại đây nhưng người Hoa dần thay thế vai trò của người Nhật trong việc buôn bán.
Khác với người Nhật, những người Hoa biết đến Hội An từ rất sớm, ngày từ thời vùng đất này còn thuộc về vương quốc Chăm Pa. Đến thời kỳ người Việt thay thế người Chăm, những thương nhân Trung Hoa vẫn tiếp tục tới buôn bán vì các tỉnh miền Nam của Trung Quốc rất cần các mặt hàng muối, vàng, quế... Mặc dù vậy, trong suốt thời kỳ tiền Hội An, người Hoa chỉ tới buôn bán rồi trở về, không ở lại định cư, lập phố xá. Phải sau loạn Minh Thanh xảy ra khoảng giữa thế kỷ 17, đặc biệt sau khi nhà Minh bị thất thủ, rất nhiều người Hoa di cư tới Trung Bộ Việt Nam và xây dựng nên nhiều cộng đồng Minh Hương Xã. Tại Hội An, người Hoa tới lưu trú ngày một nhiều và thế chân người Nhật nắm quyền buôn bán. Cảng thị Hội An khi đó là nơi tập trung nhiều nhất hàng hóa ngoại quốc. Khu phố dọc bờ sông, được gọi khu Đại Đường, kéo dài 3, 4 dặm. Các cửa hàng hai bên phố không khi nào rảnh rỗi. Dân cư ở đây phần lớn là người Phúc Kiến, mọi người ăn vận theo trang phục của nhà Minh. Nhiều người Trung Quốc tới định cư để buôn bán đã kết hôn với những phụ nữ bản địa. Bên cạnh những người Hoa nhập quốc tịch Việt Nam, nhiều người Hoa khác vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc mà người Việt thường gọi là Khách trú. Năm 1695, sứ giả người Anh Thomas Bowyear của Công ty Đông Ấn Anh đến đàm phán với chúa Nguyễn về việc xây dựng một khu cư trú tại Hội An. Việc thương thảo tuy không thành, nhưng cũng đã để lại một ghi chép:
Thời kỳ suy vong
Thế kỷ 18, khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra ở miền Nam, chúa Trịnh đánh chiếm Quảng Nam dinh năm 1775, cảng thị Hội An rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc. Sau khi chiếm được Hội An, quân Trịnh đã triệt phá những nhà cửa thuộc khu vực thương mại, chỉ để lại các công trình tín ngưỡng. Nhiều nhân vật quan trọng của dòng họ Nguyễn cùng những thương gia người Hoa giàu có đã di cư vào miền Nam, mang theo của cải và lập nghiệp tại Sài Gòn - Chợ Lớn, để lại một Hội An điêu tàn, đổ nát. Năm 1778, một người Anh Charles Chapman đi qua đây sau thời Tây Sơn đã ghi lại: "Khi tới Hội An, thành phố lớn này chẳng còn lại là bao những khu phố được quy hoạch quy củ với những ngôi nhà xây bằng gạch, đường lát đá mà chỉ thấy một cảnh hoang tàn làm cho ta cảm thấy xót xa. Trời ơi, những công trình ấy bây giờ chỉ còn đọng lại trong ký ức mà thôi." Khoảng 5 năm sau, cảng thị Hội An mới dần dần hồi sinh, hoạt động thương mại được phục hồi nhưng không được như trước. Người Việt cùng người Hoa cùng xây lại thành phố từ những đống đổ nát cũ, những ngôi nhà mới mọc lên theo kiến trúc của họ và vô tình, dấu vết của khu phố Nhật Bản đã bị xóa đi mãi mãi.
Thế kỷ 19, cửa sông Cửa Đại ngày càng bị thu hẹp lại và con sông Cổ Cò cũng bị phù sa bồi lấp, khiến các thuyền lớn không còn ghé được cảng Hội An. Bên cạnh đó, triều đình nhà Nguyễn cũng thực hiện chính sách đóng cửa, hạn chế quan hệ với nước ngoài, đặc biệt các quốc gia phương Tây. Từ đó, Hội An dần suy thoái, mất đi vị thế cảng thị quốc tế quan trọng. Mặc dù vậy, với vai trò một trung tâm thương nghiệp lớn, thành phố vẫn được phát triển, những con đường mới về phía Nam dòng sông được xây dựng và các khu phố được mở rộng thêm. Năm Minh Mạng thứ 5, nhà vua có qua Hội An, nhận thấy nơi đây không còn sầm uất như xưa, nhưng vẫn hưng thịnh hơn các thị trấn khác của người Việt. Năm 1888, khi Đà Nẵng trở thành nhượng địa của Pháp, nhiều người Hoa tới đó để bỏ vốn lập các cơ sở vận tải, thương mại, một số khác tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh ở cả Hội An và Đà Nẵng. Nhưng do giao thông đường thủy ngày càng trở nên khó khăn, cùng với chính sách phát triển Đà Nẵng của người Pháp, hoạt động thương nghiệp ở Hội An dần bị đình trệ. Mặc dù vậy, phần lớn các kiến trúc nhà ở trong khu phố cổ, các hội quán còn lại đến ngày nay đều có hình dáng được tạo nên từ giai đoạn này.
Đầu thế kỷ 20, tuy mất đi vai trò cảng thị quan trọng, hoạt động buôn bán ở Hội An chưa khi nào chấm dứt và nơi đây vẫn là thị xã, thủ phủ của tỉnh Quảng Nam. Khi tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được thành lập vào năm 1976, thành phố Đà Nẵng trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới, Hội An rơi vào một thời kỳ bị quên lãng. Chính nhờ sự thay đổi vai trò trong lịch sử, cộng với nhiều yếu tố khác nên Hội An đã may mắn tránh được sự biến dạng của quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở Việt Nam trong thế kỷ 20. Từ thập niên 1980, Hội An bắt đầu nhận được sự chú ý của các học giả Việt Nam, Nhật Bản và phương Tây. Tại kỳ họp lần thứ 23 từ 29 tháng 11 đến 4 tháng 12 năm 1999 ở Marrakech, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc đã ghi tên Hội An vào danh sách các di sản thế giới. Đô thị cổ Hội An dần phồn vinh trở lại nhờ những hoạt động du lịch.
Kiến trúc đô thị
Khu phố cổ
Khu phố cổ nằm trọn trong phường Minh An, diện tích khoảng 2 km², với những con đường ngắn và hẹp, có đoạn uốn lượn, chạy dọc ngang theo kiểu bàn cờ. Nằm sát với bờ sông là đường Bạch Đằng, tiếp đó tới đường Nguyễn Thái Học rồi đường Trần Phú nối liền với Nguyễn Thị Minh Khai bởi Chùa Cầu. Do địa hình khu phố nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, các con đường ngang Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ và Trần Quý Cáp hơi dốc dần lên nếu đi ngược vào phía sâu trong thành phố. Đường Trần Phú xưa kia là con đường chính của thị trấn, nối từ Chùa Cầu tới Hội quán Triều Châu. Vào thời Pháp thuộc, đường này được mang tên Rue du Pont Japonnais, tức Phố cầu Nhật Bản. Ngày nay, đường Trần Phú rộng khoảng 5 mét với nhiều ngôi nhà không có phần hiên, kết quả của lần mở rộng khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Hai con đường Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng hình thành muộn hơn, đều do bùn đất bồi lấp. Đường Nguyễn Thái Học xuất hiện năm 1840, sau đó được người Pháp đặt tên là Rue Cantonnais, tức Phố người Quảng Đông. Đường Bạch Đằng ra đời năm 1878, nằm sát bờ sông nên xưa kia từng có tên gọi là Đường Bờ Sông. Nằm sâu về phía thành phố, tiếp theo đường Trần Phú là đường Phan Chu Trinh, con đường mới được xây dựng thêm vào khoảng thời gian sau này. Trong khu phố cổ còn nhiều đường hẻm khác nằm vuông góc với đường chính kéo dài ra đến tận bờ sông.
Đường Trần Phú là con đường chính, nơi tập trung nhiều nhất những công trình kiến trúc quan trọng, cũng như những ngôi nhà cổ điển hình cho kiến trúc Hội An. Nổi bật nhất trong số này là các hội quán do người Hoa xây dựng để tưởng nhớ đến quê hương của họ. Nếu bắt đầu từ Chùa Cầu, sẽ thấy năm hội quán trên đường Trần Phú, tất cả đều bên số chẵn: Hội quán Quảng Đông, Hội quán Trung Hoa, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Quỳnh Phủ và Hội quán Triều Châu. Ở góc đường Trần Phú và Nguyễn Huệ là miếu Quan Công, di tích đặc trưng cho kiến trúc đền miếu của người Minh Hương ở Việt Nam. Ngay sát miếu về phía Bắc, có thể thấy Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Hội An, nguyên trước đây là ngôi chùa Quan Âm của dân làng Minh Hương. Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh và Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch cũng nằm trên con đường này. Theo đường Trần Phú, đi qua Chùa Cầu sẽ dẫn tới đường Nguyễn Thị Minh Khai. Những ngôi nhà truyền thống ở đây được tu bổ và bảo tồn rất tốt, phần lối đi bộ hai bên được lát gạch đỏ, phía cuối đường là vị trí của đình Cẩm Phô. Phía Tây đường Nguyễn Thái Học có một dãy phố được hình thành bởi những ngôi nhà có kiến trúc mặt tiền kiểu Pháp, còn phần phía Đông là khu phố mua bán nhộn nhịp với những ngôi nhà kiểu hai tầng, diện tích lớn. Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An nằm ở số 33 của con đường này là ngôi nhà cổ lớn nhất khu phố cổ, có chiều dài 57 mét, chiều ngang 9 mét. Trong mùa mưa bão, đường Nguyễn Thái Học và khu vực xung quanh thường bị ngập lụt, dân cư phải sử dụng thuyền để đi mua sắm và đến các quán ăn. Khu phố phía Đông phố cổ từng là khu phố của người Pháp. Trên đường Phan Bội Châu, dãy phố phía Tây được xây dựng san sát những ngôi nhà với mặt đứng kiểu châu Âu, đa số một tầng. Nơi đây từng là nhà ở của các công chức dưới thời Pháp thuộc.
Kiến trúc truyền thống
Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống. Những vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đây đều có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt và bão lụt hàng năm của vùng này. Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách. Khuôn viên trung bình của các ngôi nhà có chiều ngang khoảng 4 đến 8 mét, chiều sâu khoảng 10 đến 40 mét, biến thiên theo từng tuyến phố. Bố cục mặt bằng phổ biến của những ngôi nhà ở đây gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau. Thực chất, nhà phố ở Hội An bao gồm nhiều nếp nhà bố trí theo chiều sâu và cấu thành không gian kiến trúc gồm 3 phần: không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng. Cách phân chia này phù hợp với mặt bằng hẹp và kết hợp nhiều công năng của ngôi nhà. Có thể nhận thấy đây là một sản phẩm kiến trúc mang tính văn hóa khu vực.
Ở không gian nhà chính, hệ thống 16 cây cột phân bố 4 x 4 tạo thành phân vị chiều ngang và chiều sâu theo cấu trúc 3 x 3 gian, trong đó 4 cột trung tâm cao hơn hẳn các cột còn lại. Đây chính là không gian dành cho buôn bán với gian đầu từ đường vào là chỗ bán hàng, gian kế tiếp là kho hàng hóa được ngăn bằng vách, gian thứ ba bố trí nhà thờ quay mặt vào bên trong. Điểm đặc biệt này là một đặc trưng rất quan trọng của nhà phố Hội An, dù đôi khi cũng có trường hợp bàn thờ quay ra phía đường. Bên cạnh các nhà chính phổ biến dạng 3 x 3 gian, một số ít ngôi nhà khác có nhà chính rộng hoặc hẹp hơn, kiểu 3 x 2 gian hoặc 3 x 5 gian. Không gian tiếp theo nhà chính là nhà phụ, thường thấy ở những ngôi nhà hai tầng có chiều cao thấp. Khoảng không gian mở này vừa được tiếp nối với mặt đường, vừa tách biệt với những hoạt động buôn bán phía ngoài, lại có thể tiếp nhận ánh sáng của sân trời, được dùng làm nơi gia chủ tiếp khách. Nhà cầu và sân trong là không gian được chia hai phần theo chiều dọc, có kết cấu độc lập với nhà trước và nhà sau, mang chức năng chuyển tiếp. Phần sân trời được lát đá, trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, giúp ngôi nhà thoáng và hòa hợp với thiên nhiên hơn. Ngược lại, phần nhà cầu có mái nối liền nhà trước với nhà sau thành một cơ cấu liên tục, rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiều mưa và nắng nóng ở đây. Dù trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, mọi sinh hoạt trong nhà vẫn có thể diễn ra bình thường. Nhà sau là không gian sinh hoạt của cả gia đình, được ngăn buồng bằng các vách gỗ. Phía sau nhà sau còn một khoảng không gian nữa, dành cho bếp, nhà vệ sinh và các chức năng phụ khác. Đối với một ngôi nhà thông thường, không gian thờ cúng chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng luôn được dành riêng một vị trí quan trọng. Để các công năng buôn bán, vận chuyển hàng hóa, sinh hoạt không bị cản trở, ban thờ thường được chuyển lên gác lửng. Ở những ngôi nhà một tầng, ban thờ được đặt ở phần mái phụ của nhà trước hoặc trung tâm nhà sau. Trong những ngôi nhà hai tầng, toàn bộ tầng hai của nhà chính thường được dùng làm kho hàng và ban thờ cũng được bố trí ở tầng này.
Những ngôi nhà ở Hội An hầu hết được làm theo dạng hai mái, đa số nhà chính và nhà phụ không chung một mái mà là hai nếp mái kế tiếp nhau. Rất ít trường hợp mái nhà chính phủ lên cả phần nhà phụ. Ngược lại, đa số nhà cầu được lợp theo kiểu bốn mái. Trên mặt bằng tổng thể thì nhà trước, nhà cầu và nhà sau được lợp bằng những mái riêng biệt. Ngói ở Hội An là loại ngói làm từ đất, mỏng, nung thô, mang hình vuông, mỗi cạnh khoảng 22 cm và có dạng hơi cong. Khi lợp, đầu tiên người ta xếp một hàng ngói ngửa lên và sau đó tiếp tới một hàng ngói úp xuống. Cách lợp này được gọi là kiểu lợp ngói âm dương. Khi lợp xong mái, các viên ngói được cố định bằng vữa, tạo thành những dải ngói nhô lên dọc xuôi theo mái, khiến toàn bộ mái toát nên một vẻ cứng cáp, mạnh mẽ. Ở trên đỉnh mái, phần nóc mái được xây cao lên hình chữ nhật như một cái hộp, cũng có một số trường hợp hai bên tường hồi cũng được xây cao hẳn làm cho toàn bộ tổng thể dường như bị mất cân đối. Hình thức và cách trang trí của tường hồi luôn gây một ấn tượng mạnh và là yếu tố tạo ra giá trị rất riêng của phố cổ Hội An.
Các di tích kiến trúc
Mặc dù phần lớn các ngôi nhà phố của Hội An ngày nay được hình thành vào thời kỳ thuộc địa, nhưng trong khu phố cổ vẫn gìn giữ được nhiều di tích phản ánh các giai đoạn lịch sử hình thành, hưng hịnh và suy tàn của đô thị. Các loại hình kiến trúc từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 18 thường mang chức năng có bản, bị tác động bởi nền kinh tế, yếu tố cảng thị của Hội An khi đó. Tiêu biểu cho giai đoạn này là những bến thuyền, giếng nước, chùa chiền, đền miếu, cầu, mộ, những nhà thờ tộc và các thương điếm. Từ thế kỷ 18, Hội An không còn vị trí thương cảng bậc nhất nữa. Thời kỳ này xuất hiện phổ biến những văn miếu, văn chỉ, đình, nhà thờ và đặc biệt là các hội quán. Qua sự phân bố, quy mô, hình thức, chức năng của các công trình kiến trúc, có thể thấy sự chuyển đổi của Hội An trong giai đoạn này. Thời kỳ Pháp thuộc, cũng như nhiều đô thị khác của Việt Nam, Hội An chịu ảnh hưởng sâu đậm của kiến trúc Pháp. Những ngôi nhà mang phong cách thuộc địa xuất hiện nhiều và tập trung trên một tuyến phố. Sự đan xen phong cách kiến trúc Pháp giữa những ngôi nhà cổ truyến thống là hệ quả của một lối sống phương Tây đã xuất hiện trong đời sống của cư dân Hội An. Các công trình thời kỳ này giữ được vẻ hài hòa trong ngôn ngữ kiến trúc, mềm dẻo trong trang trí, phù hợp với không gian đô thị, mang lại cho Hội An một dáng vẻ mới. Theo thống kê tháng 12 năm 2000, Di sản thế giới Hội An có 1360 di tích gồm 1068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổ loại đặc biệt và 1 cây cầu. Khoảng hơn 1100 di tích trong số này nằm trong khu vực đô thị cổ.
Chùa, đền miếu
Hội An từng là một trung tâm của Phật giáo sớm của Đàng Trong với đa số các ngôi chùa theo dòng Tiểu thừa. Nhiều ngôi chùa ở đây có niên đại khởi dựng khá sớm, nhưng hầu hết kiến trúc gốc đã bị thay đổi, thậm chí mai một qua những biến thiên của lịch sử và những lần trùng tu. Ngôi chùa sớm nhất được biết đến là chùa Chúc Thánh, tương truyền có gốc gác từ năm 1454, nằm cách trung tâm khu phố cổ khoảng 2 km về phía Bắc. Nơi đây vẫn lưu giữ nhiều di vật, tượng thờ, bia ký liên quan đến quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Đàng Trong. Ngoại ô khu phố cổ còn nhiều ngôi chùa khác như Phước Lâm, Vạn Đức, Kim Bửu, Viên Giác... mang niên đại muộn hơn. Giai đoạn đầu thế kỷ 20 cũng là thời kỳ ra đời của nhiều ngôi chùa mới, nổi bật trong số này là chùa Long Tuyền hoàn thành vào năm 1909. Bên cạnh những ngôi chùa tách khỏi làng xóm, nằm ven những dòng chảy cổ, ở Hội An còn có các ngôi chùa làng gắn với những quần cư như một thành phần hữu cơ của tổng thể làng xóm. Điều này phản ánh giới tu hành gắn bó với thế tục và chứng tỏ Minh Hương Xã ở đây đã có một thiết chế văn hóa sinh hoạt cộng đồng khá mạnh. Trong khu phố cổ, Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Hội An nguyên trước đây là ngôi chùa thờ Phật bà Quan Âm do người Việt và người Minh Hương khởi dựng vào khoảng thế kỷ 17.
Các công trình đền miếu ở Hội An mang chức năng chính là nơi thờ cúng các vị tiên hiền có công sáng lập phố, hội và Minh Hương Xã. Loại hình kiến trúc này thường có hình thức đơn giản, nằm ngay trong làng xóm, bố cục mặt bằng 1 x 3 gian tường gạch chịu lửa, mái ngói âm dương với ban thờ được đặt ở gian chính giữa. Tiêu biểu nhất cho loại hình kiến trúc này chính là miếu Quan Công, còn được gọi là Chùa Ông, nằm trong trung tâm khu phố cổ, số 24 đường Trần Phú. Công trình được người Minh Hương và người Việt khởi dựng vào năm 1653, thờ Quan Công, vị tướng thời Tam Quốc, biểu tượng của trung hiếu, tiết nghĩa. Tuy đã qua nhiều lần trùng tu, miếu Quan Công vẫn không mất đi dáng vẻ ban đầu. Toàn bộ miếu bao gồm nhiều nếp nhà với các mái lợp bằng ngói ống men màu xanh lục, kết cấu gồm ba phần: tiền sảnh, sân trời và hậu sảnh. Ở phần tiền sảnh, công trình nổi bật với màu sơn đỏ, những trang trí cầu kỳ, mái ngói vững trãi và hai cánh cửa chính lớn chạm nổi đôi rồng màu xanh đang uốn mình trong mây. Hai bên, sát với tường là chiếc chuông đồng nặng trên nửa tấn và chiếc trống lớn đặt trên giá gỗ do vua Bảo Đại ban tặng. Tiếp đó đến phần sân trời, khoảng trống lộ thiên trang chí các hòn non bộ, tạo cho miếu vẻ sáng sủa, thoáng mát. Hai bên sân trời là hai nếp nhà dọc Đông, Tây. Một bia gắn vào tường nhà Đông ghi lại lần trùng tu miếu đầu tiên vào năm 1753. Chính điện nằm ở hậu sảnh, nếp nhà sau cùng, là nơi đặt hương án thờ Quan Công. Tượng Quan Công cao gần 3 mét, mặt đỏ, mắt phượng, râu dài, mặc áo bào màu xanh lục, tọa trên mình con ngựa bạch đang quỳ. Hai bên là tượng Quan Bình và Châu Thương, hai người con nuôi, cũng là hai võ quan trung thành của Quan Công. Trước đây, miếu Quan Công là trung tâm tín ngưỡng của các thương gia Hội An, nơi chứng giám, tạo niềm tin cho các thương gia trong những cuộc giao kèo thương mại. Ngày nay, vào ngày 13 tháng 1 và 24 tháng 6 âm lịch hàng năm, lễ hội Chùa Ông được tổ chức thu hút rất đông tín đồ và dân chúng tới dự.
Nhà thờ tộc
Tại Hội An, cũng như nhiều địa phương khác của Việt Nam, các dòng họ đều có nơi thờ cúng tổ tiên, được gọi là miếu tộc hay nhà thờ họ. Đây là một dạng kiến trúc nhà ở đặc biệt, của những dòng họ lớn có công lập làng dựng phố từ thời kỳ sơ khai của Hội An và truyền lại cho con cháu làm nơi thờ tự tổ tiên. Những dòng họ nhỏ, nhà thờ họ kết hợp với nhà ở của vị trưởng họ có nguồn gốc từ Trung Hoa. Hậu duệ về sau có trách nhiệm hương khói và tu sửa kiến trúc tùy theo tình trạng ngôi nhà. Phần lớn các nhà thờ họ tập trung ở khoảng giữa hai đường Phan Chu Trinh và Lê Lợi, một số ít rải rác trên đường Nguyễn Thị Minh Khai hay nằm ngay sau những ngôi nhà phố trên đường Trần Phú. Các nhà thờ tộc có niên đại sớm nhất hầu hết của người Hoa kiều, vào đầu thế kỷ 17, số có niên đại thế kỷ 18 chỉ chiếm một phần nhỏ. Khác với những nhà thờ tộc ở thôn quê, nhà thờ họ ở Hội An thường mang phong cách đô thị. Vì là nơi thờ tự nên nhà thờ tộc được xây dựng theo dạng khuôn viên, có bố cục và kết cấu chặt chẽ, bao gồm cả sân vườn, cổng, tường rào, nhà phụ... Nhiều nhà thờ họ ở đây có quy mô và kiến trúc rất đẹp, như nhà thờ tộc Trần, nhà thờ tộc Trương, nhà thờ tộc Nguyễn hay nhà thờ Tiền hiền Minh Hương.
Nhà thờ tộc Trần nằm ở số 21 đường Lê Lợi, được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Cũng giống như các nhà tộc khác ở Hội An, nhà thờ tọa sâu trong một khuôn viên rộng khoảng 1500 m², tường cao bao quanh, sân trước trồng cây cảnh, hoa, cây ăn quả. Ngôi nhà có kiến trúc chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, dựng từ gỗ quý, 3 gian 2 nếp, mái dốc lợp ngói âm dương. Không gian trong nhà được chia làm hai phần, phần chính để thờ cúng, phần phụ là nơi ở của vị trưởng tộc và tiếp khách. Gian thờ cúng có ba cửa ra vào, trong đó cửa bên phải dành cho nữ, bên trái dành cho nam, cửa chính ở giữa dành cho những người cao tuổi có vai vế trong họ và chỉ mở vào dịp lễ tết. Trên bàn thờ, các hộp nhỏ đựng di vật và tiểu sử những người họ Trần xếp theo vai vế trong dòng tộc. Trong ngày lễ hay giỗ kỵ, vị trưởng tộc sẽ mở những hộp gỗ này để tưởng nhớ đến người quá cố. Phía sau ngôi từ đường có một vạt đất cao dùng để chôn những núm nhau của các thành viên trong tộc khi sinh ra. Cũng trên vạt đất này, phía sau còn trồng một cây khế, tượng trưng cho sự gắn bó với quê hương đất tổ của các thế hệ con cháu trong họ.
Hội quán
Một trong những đặc tính nổi trội của người Hoa là bất cứ nơi cư trú nào của họ ở ngoại quốc đều có các hội quán, sản phẩm sinh hoạt cộng đồng dựa trên cơ sở những người đồng hương. Tại Hội An ngày nay vẫn tồn tại 5 hội quán tương ứng với 5 bộ phận dân cư Hoa kiều lớn ở đây: Phúc Kiến, Trung Hoa (Hội quán Ngũ Bang), Triều Châu, Quỳnh Phủ và Quảng Đông. Các hội quán này có quy mô khá lớn, đều nằm trên trục phố Trần Phú và thống nhất hướng chính ra sông Thu Bồn. Về hình thức, các hội quán ở Hội An được xây dựng theo một nguyên mẫu các hội quán vẫn thường gặp ở những đô thị cổ khác. Đó là một tổng thể bao gồm: cổng lớn phía trước, tiếp đến một khoảng sân rộng có trang trí cây cảnh, non bộ và hai nhà phụ thờ Tả thần và Hữu thần, sau đó là phương đình, nơi tiến hành các nghi lễ, kết thúc bởi nhà thờ, kiến trúc lớn nhất của tổng thể. Các hội quán đều được trang trí cầu kỳ, tỷ mỷ với bộ khung gỗ được chạm trổ, sơn son thếp vàng, phần mái tô điểm các con thú bằng sành tráng men nhiều màu. Ngày nay, các hội quán tuy đã bị thay đổi sửa chữa nhiều, nhưng bộ khung gỗ vẫn bảo lưu được nhiều yếu tố gốc. Ngoài chức năng duy trì sinh hoạt cộng đồng, hội quán còn một chức năng quan trọng khác, đó là tín ngưỡng. Tùy theo tục quán tín ngưỡng của từng cộng đồng mà hội quán lấy cơ sở để thờ phụng.
Trong năm hội quán ở Hội An, Phúc Kiến là hội quán lớn nhất, nằm ở số 46 đường Trần Phú. Buổi ban đầu, nơi đây chỉ là một ngôi chùa lợp tranh do người Việt dựng vào năm 1697 để thờ Phật. Qua thời gian, ngôi chùa bị hư hỏng và người Việt không đủ khả năng để sửa chữa. Những thương nhân Phúc Kiến mua lại ngôi chùa vào năm 1759 và sau nhiều lần trùng tu, năm 1792 đổi thành Hội quán Phúc Kiến. Công trình có kiến trúc theo kiểu chữ Tam, kéo dài từ đường Trần Phú đến đường Phan Chu Trinh, theo thứ tự: cổng tam quan, sân, hai dãy nhà Đông Tây, chính điện, sân sau và hậu điện. Cổng tam quan của hội quán mới được xây dựng trong lần trùng tu lớn đầu thập niên 1970. Chiếc cổng có một hệ mái ngoạn mục gồm 7 mái lợp ngói ống men xanh uốn lượn, xếp nối nhau thấp dần xuống, cân xứng giữa hai bên. Phía cao của cổng, dưới tầng mái trên, một tấm bảng trắng có ghi ba chữ Hán màu đỏ "Kim Sơn Tự". Phía dưới tầng mái dưới cũng có một tấm biển đá xanh đề bốn chữ Hán màu đỏ "Hội quán Phúc Kiến". Hai bức tường hai bên cổng tam quan ngăn cách sân trong của hội quán với một sân bên ngoài. Phần chính điện của hội quán được trang trí những cây cột màu đỏ son, treo những đôi liễn gỗ ca tụng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Chính điện thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đang ngồi thiền, phía trước là một lư hương lớn. Hai bên hương án sẽ thấy hai bức tượng Thiên Lý Nhãn và Thượng Phong Nhĩ, hai vị thần phụ tá cho Thiên Hậu cứu giúp các thuyền buôn người Hoa gặp nạn. Tiếp theo chính điện, băng qua sân sau sẽ tới hậu điện. Ở đây phần chính giữa được dành để thờ sáu vị tướng nhà Minh người Phúc Kiến, bên trái là ban thờ 3 bà chúa Sanh Thai và 12 bà mụ, bên phải là ban thờ Thần Tài. Ngoài ra, hậu điện còn thờ những người đã có công đóng góp tiền của xây dựng hội quán và chùa Kim Sơn. Hàng năm, vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu được người Hoa tổ chức với nhiều hoạt động như múa lân, bán pháo hoa, xộ cỗ, xin lộc... thu hút nhiều người dân Hội An và những vùng khác đến tham dự.
Chùa Cầu
Chiếc cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An ngày nay là Chùa Cầu, còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản. Cây cầu này dài khoảng 18 mét, bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn, nối liền đường Trần Phú với đường Nguyễn Thị Minh Khai. Theo sự tích kể lại thì Cầu Nhật Bản được xây dựng vào năm 1593, nhưng không có một cơ sở chính xác nào để khẳng định điều này. Trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ năm 1630, cái tên "Hội An Kiều" và hình ảnh một cây cầu có mái đã xuất hiện. Nhà sư Thích Đại Sán cũng nhắc tới cái tên "Nhật Bản Kiều" trong cuốn Hải ngoại ký sự năm 1695. Trải qua rất nhiều lần trùng tu, hình dáng cây cầu đã bị thay đổi nhiều, dáng vẻ ngày nay được hình thành trong những lần sửa chữa vào thế kỷ 18 và 19. Những trang trí bằng mảnh sứ tráng men hay đĩa sứ là biểu hiện đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.
Cầu Nhật Bản có một kiến trúc khá độc đáo, kiểu thượng gia hạ kiều, tức trên là nhà dưới là cầu, một loại hình kiến trúc khá phổ biến ở những quốc gia châu Á nhiệt đới. Dù mang tên Cầu Nhật Bản nhưng sau nhiều lần trùng tu, thật khó có thể tìm thấy một chút dấu tích kiến trúc Nhật Bản trên cây cầu này. Nhìn từ bên ngoài, cây cầu nổi bật nhờ hệ mái cong mềm mại nâng đỡ bởi một hệ thống kết cấu gỗ, và phần móng được làm bằng vòm trụ đá. Mặt cầu vồng lên kiểu cầu vồng, được lát ván làm lối qua lại, hai bên có bệ gỗ nhỏ, trước kia làm nơi bày hàng buôn bán. Gắn liền với cầu về phía thượng nguồn là một ngôi chùa rất nhỏ thờ Huyền Thiên đại đế, xây dựng sau cầu khoảng nửa thế kỷ. Ngôi chùa nằm ngay cạnh cầu, ngăn cách bởi một lớp vách gỗ và bộ cửa "thượng song hạ bản", tạo không gian riêng biệt. Trên cửa chùa treo bức hoành màu đỏ với ba chữ "Lai Viễn Kiều" do chúa Nguyễn Phúc Chu ban tặng vào năm 1719 với ý nghĩa cây cầu của những người bạn từ phương xa đến. Ở mỗi đầu cầu, hai bên lối đi đều có hai bức tượng thú, một bên tượng khỉ, bên kia tượng chó. Các tượng đều được chạm bằng gỗ mít trong tư thế ngôi chầu, phía trước mỗi tượng có một bát nhang. Theo truyền thuyết, con thủy quái Mamazu có đầu nằm ở Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ Dương và thân thì ở Việt Nam, mỗi khi cựa mình sẽ gây ra động đất, thiên tai, lũ lụt. Vì vậy những người Nhật đã xây dựng cây cầu cùng tượng Thần Khỉ và Thần Chó để trấn yểm con quái vật. Một thuyết khác cho rằng những bức tượng khỉ và chó xuất hiện trên cầu vì công trình này được khởi dựng vào năm Thân, hoàn thành vào năm Tuất. Cây cầu nhỏ này ngày nay đã trở thành biểu tượng của thành phố Hội An.
Văn hóa
So với các đô thị khác của Việt Nam, Hội An có những đặc điểm lịch sử và địa lý nhân văn rất riêng biệt. Mảnh đất nơi đây có một lịch sử lâu đời và là nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều nền văn hóa. Đặc điểm đầu tiên có thể nhận thấy ở văn hóa Hội An chính là tính đa dạng. Những người Việt vào cư trú ở Hội An từ cuối thế kỷ 15 chung sống hòa bình với bộ phận dân cư người Chăm vẫn định cư rất lâu từ trước đó. Khi Hội An trở thành thương cảng quốc tế sầm uất, nơi đây đã tiếp nhận nhiều cư dân mới đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Điều này giúp cho Hội An có được một nền văn hóa nhiều tầng, nhiều lớp và đa dạng, thể hiện ở tất cả các hình thái văn hóa phi vật thể như phong tục tập quán, văn học dân gian, ẩm thực, lễ hội... Một đặc điểm nổi bật khác của văn hóa Hội An là tính bình dân. Khác với Huế, kinh thành cũ, nơi nhiều di sản văn hóa mang tính chất cung đình, hệ thống di tích của Hội An là những thiết chế văn hóa cổ truyền của cuộc sống đời thường. Ở Hội An, văn hóa phi vật thể vẫn đang sống và tương thích với hình thái văn hóa vật thể.
Tín ngưỡng
Tại Hội An, bên cạnh tục thờ cúng gia tiên, những người dân còn có tục thờ Ngũ tự gia đường. Theo quan niệm ở đây, nước có vua nhà có chủ, thần chủ nhà chính là Ngũ tự gia đường. Phần đông ý kiến cho rằng Ngũ tự gia đường là năm vị thần trong coi cai quản và sắp đặt vận mệnh cho một gia đình, gồm thần Bếp, thần Giếng, thần Cổng, Tiên sư bổn mạng và Cửu thiên huyền. Với một số ít người Hoa, Ngũ tự gia đường gồm năm vị thần Táo quân, Môn thần, Hộ thần, Tỉnh thần và Trung Lưu thần. Khám thờ Ngũ tự gia đường được đặt trang trọng ngay giữa nhà, trên bàn thờ gia tiên. Thực tế, trong các ngôi nhà ở Hội An, ngoài khám thờ chung, mỗi vị thần trong Ngũ tự gia đường lại có nơi thắp hương riêng, như thần Táo được thờ ở bếp, thần Cổng được thắp nhang nơi cổng, thần Giếng có ban thờ gần giếng... Đặc biệt, trong các gia đình người Hoa, thay vì thờ Táo Quân trong bếp, họ lại đặt khám thờ Táo Quân ở không gian sân trời, bên cạnh khám thờ thần Thiên quan tứ phước. Về tôn giáo, có thể thấy ở Hội An tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Công giáo Rôma, Tin Lành, Cao Đài... nhưng Phật giáo vẫn chiếm đa số nhất. Nhiều gia đình ở Hội An không theo Phật giáo những vẫn thờ Phật và ăn chay. Những vị phật được thờ chủ yếu là Phật Bà Quan Âm và Thích Ca Mâu Ni, một số gia đình còn thờ Tam thế phật, gồm Thích Ca Mâu Ni và hai vị Quân Âm Bồ Tát, Thế Chí Bồ Tát. Trong mỗi nhà, khám thờ Phật được đặt nơi trang nghiêm, thanh tịnh, thường cao hơn ban thờ gia tiên một bậc. Thậm chí có những gia đình dành riêng một gian rộng để thờ Phật và làm nơi tụng niệm.
Một điểm khác biệt nữa trong tín ngưỡng ở Hội An là tục thờ Quan Công, tuy ít gặp ở nông thôn nhưng đặc biệt phổ biến ở thành thị. Tuy hệ thống thần thánh được tôn thờ ở Hội An rất đa dạng và phong phú, nhưng Quan Công lại được xem như vị thánh linh thiêng nhất. Miếu thờ Quan Công được xây dựng ngay trong trung tâm khu phố cổ, trở thành một trung tâm tín ngưỡng thiêng liêng, quanh năm hương khói nghi ngút. Trong các gia đình, từ xa xưa người Hội An đã có quan niệm thờ Quan Công như thờ một vị thần hộ mạng, bảo hộ cho sự bình an của gia đình. Trên khám thờ Quan Công thường được đặt bộ tượng hoặc tranh Quan Công, Quan Bình cùng Châu Thương. Trong các di tích của người Hoa, đặc biệt là các hội quán, những vị thần thánh được thờ tùy thuộc vào tín ngưỡng riêng của cộng đồng. Tại Hội quán Phước Kiến, những người Hoa thờ Thiên Hậu Thánh mẫu, vị thần có nguồn gốc Phước Kiến, cùng Lục tánh vương gia, sáu vị trung thần của nhà Minh. Những người Hải Nam lập Hội quán Quỳnh Phủ thờ 108 vị Chiêu Ứng. Họ là 108 người dân Hải Nam đi buôn bán trên biển, không may bị nạn, sau được triều Nguyễn sắc phong làm Chiêu Ứng Công và ban thờ cúng. Người Triều Châu có Hội quán Triều Châu thờ vị thần chém sóng cứu nạn thuyền buôn trên biển Phục Ba Tướng quân. Ở Hội An còn có những hình thức tín ngưỡng khác như thờ bà cô, ông mãnh, vô danh vô vị, thờ đá bùa, đá thạch cảm đương.
Lễ hội truyền thống
Ở Hội An hiện nay vẫn gìn giữ được nhiều loại hình lễ hội truyền thống, như lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ hội tưởng niệm những vị tổ sư ngành nghề, lễ hội kỷ niệm các bậc thánh nhân, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo. Quan trọng nhất chính là những lễ hội đình ở các làng ven đô thị. Thông thường, mỗi làng đều có một ngôi đình để thờ thành hoàng và các vị tiền hiên. Mỗi năm, thường vào đầu mùa xuân, các làng lại mở lễ hội để kính ngưỡng vị thánh của làng mình và tưởng nhớ công lao các vị tiên hiền. Công việc này thường do những người cao niên phụ trách, cứ đến kỳ hạn họ bầu ra một ban tế lễ và dân làng cùng đóng góp kinh phí, tham gia vệ sinh, trang hoàng đình miếu. Lễ cúng thường diễn ra trong hai ngày, ngày thứ nhất chỉ làm lễ cáo yết, ngày thứ hai mới là ngày tế chính thức. Vào dịp rằm tháng giêng và rằm tháng bảy hàng năm, những người dân vùng Hội An tổ chức lễ hội Long Chu tại các đình làng. Dịp tổ chức lễ hội chính là hai thời điểm chuyển từ mùa mưa sang mùa khô và ngược lại, khoảng thời gian dịch bệnh thường xảy ra. Trong suy nghĩ của dân gian, các dịch bệnh cho những thế lực thiên nhiên xấu xa mang tới, vì vậy tất cả mọi người trong làng, không trừ một ai, đều tham gia vào lễ hội. Vào ngày lễ chính, toàn thể dân làng rước Long Chu, một chiếc thuyền làm theo hình rồng, về đình và người chủ bái cùng thầy phù thủy sẽ khai quan điểm nhãn cho Long Chu. Sau nhiều nghi lễ cúng tế, buổi tối các tráng đinh đưa Long Chu đến những nơi cần yểm và sau đó mang đốt rồi thả ra biển.
Tại các làng chài ven sông, biển của Hội An, đua ghe là một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu, thường diễn ra trong dịp mừng xuân từ mùng 2 đến mùng 7 tháng giêng, cầu ngư vào rằm tháng hai và cầu an vào khoảng trung tuần tháng ba âm lịch. Theo quan niệm dân gian, đua ghe là dịp làm vui lòng các thánh thần thượng sơn hạ thủy và những đấng khuất mặt đã phù hộ cho thôn xóm được bình yên. Trước mỗi cuộc đua ghe, các làng xã náo nhiệt chuẩn bị, tập luyện. Chiến thắng trong các cuộc đua là niềm tự hào của dân làng và mang ý nghĩa mang lại một vận may trong mùa màng sắp tới. Trước đây, trong hội đua ghe, các yếu tố lễ, hội đều được xem trọng, nhưng ngày nay, phần hội thường nổi trội hơn và đọng lại lâu trong tâm thức mọi người. Cũng vào dịp cầu ngư hàng năm, dân cư các làng chài Hội An còn tổ chức lễ tế cá Ông, tri ân cá Ông đã cứu giúp những người hoạn nạn trên biển. Trong những lễ tế này, thường có hoạt động hát bả trạo, một loại hình văn nghệ dân gian độc đáo, miêu tả lại cảnh sinh hoạt, lao động trên sông nước. Và giống như các địa phương khác ở ven biển miền Trung, mỗi dịp cá Ông chết trôi dạt vào bờ, ngư dân thường tổ chức chôn cất, cúng tế rất linh đình.
Từ năm 1998, chính quyền Hội An bắt đầu tổ chức Lễ hội đêm rằm phố cổ vào mỗi đêm 14 âm lịch hàng tháng. Ý tưởng độc đáo này xuất phát từ mong ước của kiến trúc sư Ba Lan Kazimierz Kwiatkowski, người đã dành nhiều công sức trong việc bảo tồn hai di sản Hội An và Mỹ Sơn. Trong dịp lễ hội, thời gian từ 17 đến 22 giờ, tất cả các ngôi nhà, hàng quán, tiệm ăn đều tắt điện, toàn bộ khu phố chìm trong ánh sáng của trăng rằm và những ngọn đèn lồng. Trên các con phố, những phương tiện giao thông tạm thời bị cấm, chỉ dành cho người đi bộ. Tại các điểm di tích, nhiều hoạt động ca nhạc, trò chơi dân gian, thi đấu cờ tướng, đành bài chòi, thả hoa đăng... được tổ chức. Khi các ngày lễ lớn khác trùng vào đêm rằm, các hoạt động văn hóa sẽ phong phú hơn với những vũ hội hóa trang, vịnh thơ Đường, múa lân... Khách du lịch đến Hội An vào dịp đêm rằm sẽ được sống trong một không gian đô thị từ những thế kỷ trước.
Âm nhạc, diễn xướng và trò chơi dân gian
Những hình thức diễn xướng, trò chơi dân gian ở Hội An kết tinh từ quá trình lao động của cư dân địa phương, ngày nay vẫn được gìn giữ và là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần nơi đây. Có thể kể đến những điệu hát hò khoan, các điệu hò giựt chì, hò kéo neo, những điệu lý, vè, các hình thức hát tuồng, bả trạo, hô thai, hô bài chòi... Hội An còn có truyền thống về diễn tấu cổ nhạc trong các dịp hội hè, tang ma hiếu hỉ, và truyền thống ca nhạc tài tử với những nghệ nhân khá nổi tiếng. Những người dân ở đây cũng có rất nhiều thú chơi, tiêu biểu có thể kể đến trò bài tới, trò đỗ xăm hường, trò thai đề xổ cử nhân, trò thả thơ, trò chơi thư pháp.
Bài chòi, một thú giải trí đậm nét văn hóa của người dân xứ Quảng và cả vùng duyên hải miền Trung, vẫn được diễn đều đặn vào mỗi tối 14 âm lịch hàng tháng trên khuôn viên nhỏ ở góc đường Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng. Nếu theo đúng thể thức, trong trò chơi bài chòi sẽ có khoảng 10 chiếc chòi được dựng, mỗi chòi sẽ được phát ba quân bài trên đó ghi những chữ khác nhau. Bộ bài này được gọi là bộ bài tới, in theo lối mộc bản trên giấy gió, phủ qua một lớp điệp rồi bồi thêm giấy cứng, mặt sau phết màu đỏ, xanh lá cây hoặc xanh xám. Ở chòi trung tâm có một ống thẻ đựng bài cái. Khi tiếng trống hội đã dứt, những người chơi đã vào chòi con, tay cầm quân bài, anh hiệu sẽ bước đến ống thẻ, xóc đi xóc lại rồi rút ra một quân bài. Mỗi lần rút, anh hiệu lại hô lên những tiếng, ví dụ như "ông ầm", "tam quăn", "tứ cẳng"... chòi nào có đúng quân bài đó sẽ gõ ba tiếng mõ và nhận được một lá cờ từ anh lính lệ. Khi chòi nào nhận được đủ ba cờ thì sẽ hô "Tới". Một hồi mõ kép dài, ở chòi trung tâm tiếng trống tum, trống cán sẽ vang lên. Trong trò bài chòi, tiếng hô của anh hiệu là cốt lõi của trò chơi. Anh hiệu phải là người thuộc những bài truyền khẩu dân gian cộng với tài ứng tác, để nội dung cuộc chơi luôn bất ngờ. Thay vì chỉ hô tên con bài, anh hiệu có thể hô một hay nhiều câu lục bát ứng tác bát có liên quan đến con bài. Hô bài chòi là một hình thức diễn xướng mang đậm nét dân dã, điểm hấp dẫn chính của trò chơi.
Một hình thức diễn xướng dân gian có vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần, tâm linh của cư dân vùng biển Hội An là hát bả trạo. Trình tự một buổi biểu diễn bả trạo có kết cấu như một hoạt cảnh thể hiện những diễn biến từ khi con thuyền ra khơi cho đến khi cập bến an toàn. Bả trạo thuộc thể loại dân ca lễ nghi, có sự kết hợp với hình thức diễn tuồng, một loại hình sân khấu rất được người dân Quảng Nam yêu thích. Ngoài lối múa hát chèo thuyền đã được nghệ thuật hóa, lối hát trong bả trạo còn có lối xướng, hô và trình diễn các điệu dân ca như hò, lý, ngâm, hát... được thể hiện qua tài năng của các nghệ nhân tạo nên sự hấp dẫn với người xem. Trong lễ hội nghinh Ông, hát bả trạo thể hiện sự thành kính, thương tiếc cá Ông "Ngọc Lân Nam Hải", vị thần cứu giúp ngư dân trong cơn hoạn nạn trên biển, đồng thời cũng thể hiện mong ước bình yên trước cảnh sóng nước mênh mông, bão tố rập rình. Những cư dân Hội An còn dùng diễn xướng bả trạo làm nghi thức trong tang lễ những người dân ven biển, than khóc số phận người xấu số, ca ngợi công đức người đã khuất.
Ẩm thực dân gian
Với vị trí vùng cửa sông ven biển, nơi gặp nhau của các tuyến giao thông đường thủy và cũng là nơi hội tụ về kinh tế, văn hóa liên tục trong nhiều thế kỷ, Hội An có được một nền ẩm thực đa dạng và mang những sắc thái riêng biệt. Vùng đất nơi đây không có được những cách đồng rộng lớn như đồng bằng sông Cửu Long hay đồng bằng sông Hồng, nhưng bù lại Hội An có các cồn bãi ven sông màu mỡ và những thửa ruộng hẹp giàu phù sa. Môi trường sông biển này đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, phong tục tập quán, lối sống của cư dân địa phương, trong đó có thói quen ẩm thực. Trong bữa ăn hàng ngày của người dân Hội An, thủy hải sản luôn chiếm một phần lớn, còn ngoài chợ, số lượng tôm cua cá được tiêu thụ thường gấp đôi số lượng thịt. Cá trở thành một món ăn không thể thiếu trong khẩu phần hàng ngày của dân cư Hội An và người ta quen gọi khu vực bày bán thức ăn là chợ cá. Ngày nay tại Hội An vẫn lưu truyền một số thói quen, tập quán ẩm thực của một số gia đình người Hoa. Vào những dịp lễ tết, các dịp hôn hỉ, họ thường nấu một số món ăn riêng như bún xào Phước Kiến, cơm Dương Châu, kim tiền kê, phạch xồi... để cùng nhau thưởng thức, cũng là dịp nhớ lại nguồn gốc dân tộc. Những người Hoa đã góp phần đáng kể làm nên sự phong phú của ẩm thực Hội An, cũng là tác giả của nhiều món đặc sản chỉ có ở đây.
Một trong những món ăn tiêu biểu của ẩm thực Hội An là món cao lầu. Nguồn gốc món ăn, cùng như cái tên Cao lầu, ngày nay rất khó xác định. Những Hoa kiều ở Hội An không công nhận đây là món ăn của họ. Một số nhà nghiên cứu Nhật Bản cho rằng cao lầu có nét giống món mỳ ở vùng Ise, nhưng trên thực tế hương vị và cách chế biến của cao lâu khác món mỳ này. Sợi cao lầu được chế biến rất công phu. Người ta ngâm gạo và nước trong được lọc kỹ, sau đó xay thành nước bột. Bột được dùng vải bòng nhiều lần để khô, dẻo rồi cán thành miếng vừa cỡ và cắt thành con mỳ. Cao lầu không cần nước lèo, nước nhân, thay vào đó là thịt xíu, nước xíu, tép mỡ và để bớt béo người ta dùng kèm với giá trụng, rau sống. Khi bán, người ta trần mỳ, giá đổ ra bát và thêm mấy lát thịt xíu hoặc thịt ba chỉ, đổ tép mỡ, thêm một muỗng mỡ heo rán sẵn ở lò bên. Trước đây ở Hội An có các tiệm cao lầu ông Cảnh, Năm Cơ từng đi vào câu ca dao: Hội An có Hạ Uy Di. Chùa Cầu, Âm Bổn, cao lầu Năm Cơ.
Bên cạnh những món đặc sản mang tính phố thị như cao lầu, hoành thánh, bánh bao, bánh vạc... Hội An còn có nhiều món ăn dân dã hấp dẫn như bánh bèo, hến trộn, bánh xèo, bánh tráng... và đặc biệt là mì Quảng. Đúng như tên gọi, món mỳ này có nguồn gốc xuất phát từ Quảng Nam. Mỳ Quảng cũng như phở, bún đều được chế biến từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương vị rất riêng biệt. Để làm mỳ, người ta dùng gạo tốt ngâm nước cho mềm, đem xay thành bột nước mịn rồi pha thêm phèn sa để sợi mỳ giòn, cứng, đem tráng thành lá mỳ. Khi mỳ chín được vớt ra đặt lên vỉ cho nguội, thoa sơ một lớp mỡ cho mỳ khỏi dính rồi cắt thành sợi. Nước nhân mỳ được làm bằng tôm, thịt lợn hoặc thịt gà, có khi được làm bằng cá lóc, thịt bò. Nước nhân mỳ không cần nhiều màu mè, không nhiều gia vị mà phải trong và có vị ngọt. Ở Hội An, mỳ Quảng được bán khắp nơi, từ các quán ăn thành thị đến những hàng quán ở thôn quê, đặc biệt là những quán mỳ trên hè phố.
Bánh bao, bánh vạc là một trong những món ăn sang trọng, ngon và lạ của phố cổ Hội An. Bánh bao, bánh vạc thường đi đôi với nhau, cả hai đều được làm bằng nguyên liệu chính là bột gạo. Ngay từ khâu chọn gạo đã thấy bánh bao bánh vạc là loại bánh kén chọn nguyên liệu. Bột gạo làm bánh phải lấy từ loại gạo thơm ngon, mua về sàng sảy kỹ rồi cho vào nước và xay thành bột. Nước dùng để xay phải trong, không nhiễm mặn, nhiễm phèn, thường là nước từ giếng cổ Bá Lễ. Sau nhiều lần chắt lọc, bột được vê lại và để trong một chiếc thau sạch. Cùng với việc chế biến bột, người thợ tiến hành làm nhân bánh, gia chế hành, khử vàng hành dùng trải trên bánh trước khi ăn. Nhân bánh được chia làm hai loại, nhân bánh bao và nhân bánh vạc. Nhân bánh bao chủ yếu gồm tôm và gia vị được pha trộn và giã nhiều lần trong cối. Nhân bánh vạc hơi khác và phong phú hơn, ngoài chả tôm còn có giá hột, nấm mèo, măng tre, thịt heo thái hình hạt lựu, lá hành. Tất cả hỗn hợp nhân này được cho vào xoong và xào với muối, mắm. Bắt đầu vào công đoạn chế biến bánh, cả bánh bao và bánh vạc được làm song song, thường có từ 2 đến 4 thợ làm bánh. Bánh bao được làm với lớp bột thật mỏng, cách điệu như những cánh hoa hồng. Bánh vạc lớn hơn bánh bao, trông giống hình quai vạc. Khi làm xong, bánh được chưng cách thủy trên bếp, khoảng chừng 10 đến 15 phút là chín. Lúc ăn, hai loại bánh được dùng chung với nhau, nhưng thực khách có thể chọn bánh bao bánh vạc tùy thích. Những chiếc bánh được bày cầu kỳ, bánh bao xếp ở giữa và bên trên, bánh vạc xếp xung quanh và bên dưới. Bánh xếp xong được trải lớp hành phi vàng, kế đó rưới thêm một muỗng dầu phụng khử chín. Bánh bao, bánh vạc được dùng với nước chấm riêng, pha chế từ nước mắm, có vị ngọt của thịt tôm, có vị chua của chanh và vị cay nồng của những lát ớt vàng được xắt khéo léo.
Không chỉ có những món ăn ngon, phong phú, các hàng quán ở Hội An còn có cách bài trí, phục vụ mang những nét riêng. Những nhà hàng trong khu phố cổ thường treo một vài bức tranh xưa, xung quanh trang trí chậu hoa, cây cảnh hoặc đồ mỹ nghệ. Một số hàng quán còn có thêm hồ cá, hòn non bộ... tạo sự thư giãn, thoải mái cho thực khách. Tên những nhà hàng cũng mang tính truyền thống, được kế thừa từ đời này sang đời khác. Bên cạnh ẩm thực truyền thống, một số món ăn, thói quen xuất phát từ Pháp, Nhật và phương Tây vẫn được duy trì và phát triển, góp phần làm phong phú nếp ẩm thực của Hội An, phục vụ nhu cầu đa dạng của những du khách.
Xem thêm
Khu phố cổ Hà Nội
Phố Hiến
Cảng thị cổ Thanh Hà
Phố cổ Thành Nam
Phố cổ Đồng Văn
Tham khảo
Thư mục
Liên kết ngoài
Di sản văn hóa thế giới Hội An - Trang của Trung tâm Văn hóa và Thể thao Hội An
Trang mạng chính thức của UBND Thành phố Hội An
Nhà phố thương mại
Du lịch Quảng Nam
Thương cảng cổ Việt Nam
Phố cổ tại Việt Nam
Khu du lịch Việt Nam
Di sản Quân chủ Việt Nam
Bài Việt Nam chọn lọc
Công trình kiến trúc Pháp tại Quảng Nam
Lịch sử Đàng Trong |
4493 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ao%20B%C3%A0%20Om | Ao Bà Om | Ao Bà Om hay Ao Vuông là một thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng ở tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
Khái quát chung
Ao Bà Om thuộc khóm 3, phường 8, thành phố Trà Vinh (trước đây là ấp Tà Cụ, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành), cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 7 km dọc theo Quốc lộ 53 về phía Tây Nam. Ao có hình chữ nhật, rộng 300 m, dài 500 m (vì gần với hình vuông nên còn được gọi là Ao Vuông), diện tích hơn 300 ha, gồm 3 phần chính là ao, bờ ao và rừng cây cổ thụ bao quanh. Mặt nước ao trong xanh và phẳng lặng được phủ bởi hoa sen, hoa súng. Ao được bao bọc xung quanh bởi các gò cát mấp mô với các hàng cây sao, cây dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi có rễ nổi lên khỏi mặt đất tạo nên những hình thù kì lạ.
Theo truyền thuyết, để có hồ nước ngọt dùng trong mùa khô, dân làng người Khmer tổ chức cuộc thi đào ao giữa hai nhóm phái nam và nữ đồng thời cũng để quyết định phái nào thua sẽ phải đi cưới hỏi phái kia. Bên phái nam ỷ sức mạnh, vừa làm vừa chơi. Bên phái nữ dưới sự lãnh đạo của người tên Om, dùng nhiều mưu mẹo để trì hoãn nhóm nam. Khi đào gần xong, họ còn cho thả đèn lồng ở phía đông làm cho nhóm nam tưởng là sao Mai đã mọc nên nghỉ sớm. Sau cuộc thi, nhóm nam thua cuộc và ao của họ hiện vẫn còn dấu tích tuy đã cạn nước. Ao của nhóm nữ được đặt tên theo tên của bà Om.
Ngày nay ao Bà Om thường được các học sinh sinh viên chọn làm nơi cắm trại vào những dịp lễ hay lúc nghỉ hè. Đây cũng là nơi hẹn hò của nhưng đôi nam nữ cũng như là nơi các cặp vợ chồng mới cưới đưa nhau ra chụp hình quay phim lưu niệm.
Gần ao có chùa Âng (Chùa Angkorajaborey) là ngôi chùa Khmer cổ nhất Trà Vinh theo truyền thuyết được xây dựng vào năm 990 tức cuối thế kỷ 10, độc đáo và hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên.
Di tích cấp Quốc gia
Ngày 20 tháng 7 năm 1994, Bộ Văn hoá – Thông tin ban hành Quyết định số 921-QĐ/BT công nhận Ao Bà Om là di tích cấp Quốc gia thuộc loại hình danh lam thắng cảnh.
Hình ảnh
Tham khảo
Trà Vinh Mến Yêu
Ao Bà Om, hội Ái Hữu Trà Vinh
Thắng cảnh Trà Vinh, báo Nhân dân
Du lịch Trà Vinh
Di tích tại Trà Vinh
Di tích quốc gia Việt Nam |
4495 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%A7%20%C4%91%C3%B4ng | Ngủ đông | Ngủ đông (tiếng Anh: hibernation) là trạng thái hạ thân nhiệt có điều hòa ở động vật để giảm mức trao đổi chất. Hiện tượng này xảy ra trong vài ngày hoặc hàng tuần giúp cho động vật tiết kiệm năng lượng trong mùa đông, hoặc qua đêm băng giá trên núi cao.
Quá trình ngủ đông
Trong quá trình ngủ đông, một số loài động vật giảm bớt các hoạt động trao đổi chất đến mức rất thấp, thân nhiệt và nhịp thở cũng giảm.Lúc này năng lượng sử dụng để duy trì sự sống được lấy chủ yếu từ chất béo (lipid).
Động vật ngủ đông
Một số loài động vật có hiện tượng ngủ đông là chuột, dơi, sóc, rắn, ếch nhái,... Pliny nghĩ rằng chim ngạn cũng ngủ đông. Gilbert White (The Illustrated Natural History of Selborne) cũng đồng ý, chim điển hình không ngủ đông thay vào đó là trạng thái lờ đờ uể oải, nhưng một loài chim hiếm thấy là Poorwill là có hiện tượng ngủ đông. Động vật sống ở dưới nước có thể ngủ đông ở dưới nước hoặc ở trên cạn. Rùa tai đỏ ngủ đông ở dưới nước bằng cách vùi cơ thể chúng vào bùn ở dưới đáy ao. Con sa giông có thể ngủ đông trên cạn hoặc dưới nước.
Một con vật được xem như là động vật ngủ đông nhưng sự thật không phải như vậy là con gấu. Trong khi nhịp tim của nó chậm, nhiệt độ cơ thể tương đối ổn định và nó có thể dễ dàng bị đánh thức. Những loài vật không phải động vật ngủ đông khác (mà được công nhận như động vật ngủ đông) là con lửng, gấu trúc Mĩ (sống ở Bắc Mỹ) và thú có túi.
Trước khi bắt đầu quá trình ngủ đông phần lớn các loài vật ăn một lượng thức ăn lớn và dự trữ năng lượng để có thể tồn tại qua mùa đông. Một số loài động vật có vú ngủ đông trong khi mang thai và sinh sau khi con mẹ kết thúc quá trình ngủ đông một thời gian ngắn.
Trong thế kỷ 20 có sự ra đời của hai kết luận là cá mập sống ở dưới đáy biển và nó có ngủ đông. Dụng cụ theo dõi đã được cài vào 20 con cá mập vào năm 2002 để chứng thực giả thuyết này.
Cho tới gần đây cả động vật linh trưởng và động vật có vú nhiệt đới đều không ngủ đông. Tuy nhiên nhà sinh lý học động vật Kathrin Dausmann của Đại học Philipps tại Marburg và bạn đồng nghiệp đưa ra bằng chứng trong một loại sách xuất bản năm 2004 của tạp chí Nature chỉ ra rằng vượn cáo lùn đuôi béo ở Madagasca (Madagascan fat-tailed dwarf lemur) ngủ đông trong những cái lỗ trên cây 7 tháng trong năm. Thật là thú vị bởi vì nhiệt độ mùa đông của Madagasca có khi lên tới trên 30 °C (86 °F) nên hiện tượng ngủ đông không phải của riêng sự thích nghi với nhiệt độ thấp xung quanh. Hiện tượng ngủ đông của vượn cáo phụ thuộc mạnh mẽ vào thói quen giữ ấm trong thời tiết lạnh của lỗ cây của nó, nếu cái lỗ mà cách nhiệt kém thì nhiệt độ cơ thể của vượn cáo sẽ dao động mạnh một cách thụ động theo môi trường xung quanh, còn nếu cách nhiệt tốt thì nhiệt độ cơ thể của nó ở mức khá ổn định.
Tiếng ồn và những chấn động từ xe chạy bằng máy trên tuyết, các xe địa hình và những cái tương tự như vậy thỉnh thoảng sẽ đánh thức quá trình ngủ đông của động vật. Kết quả của sự thức dậy sớm này có thể làm nó phải chịu đựng dữ dội hoặc chết vì thiếu lương thực.
Liên kết
Tham khảo
Sinh lý học động vật
Tập tính học
Mùa đông
Ngủ |
4496 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu%20tr%C3%ACnh%20ti%E1%BB%81m%20tan | Chu trình tiềm tan | Chu trình tiềm tan hay Tiềm sinh virus (tiếng Anh là lysogeny hoặc lysogenic cycle) là một pha (phase) trong chu kỳ sinh sản của virus. Pha này bổ sung với pha tan (lytic phase), xảy ra sau giai đoạn xâm nhiễm của virus động vật.
Chu kỳ tiềm tan bao gồm các giai đoạn sau:
virus tiêm bộ gen (genome) vào tế bào vật chủ.
bộ gen của virus gắn xen/chèn vào nhiễm sắc thể của vật chủ.
khi bộ gen tế bào vật chủ nhân đôi trong nguyên phân thì sẽ đồng thời nhân cả bộ gen của virus và truyền virus qua các thế hệ tế bào tiếp theo.
khi được "kích hoạt", bộ gen của virus sẽ tách ra khỏi DNA vật chủ và chuyển sang pha tan. Nghĩa là bộ gen của virus sẽ được khuếch đại và phiên mã tạo ra hạt virus. Virus sẽ thực hiện động tác đóng gói và phá vỡ màng tế bào vật chủ để tự giải phóng.
Hình ảnh
Chú thích
Tham khảo
Virus học
Vi khuẩn học |
4500 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%81m%20sinh | Tiềm sinh | Tiềm sinh là trạng thái sinh lý của sinh vật làm giảm cường độ trao đổi chất đến mức thấp hoặc không thể đo đạc, quan sát được. Tuy nhiên, khi gặp những điều kiện ngoại cảnh thích hợp, sinh vật có thể phục hồi các hoạt động sống của mình.
Các sinh vật có những kỹ thuật tiềm sinh khác nhau như tardigrade (sống không cần nước), cryobiosis (sống trong điều kiện cực lạnh), osmobiosis (trong muối) và anoxybiosis (thiếu oxy).
Xem thêm
Tiềm tan của virus
Ngủ đông của động vật
Bào tử
Chú thích |
4513 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Electrum | Electrum | Electrum là một hợp kim tự nhiên của vàng và bạc, với một lượng nhỏ của đồng và các kim loại khác. Người Hy Lạp cổ đại gọi nó là "vàng" hoặc "vàng trắng", trái ngược với "vàng tinh luyện". Màu sắc của nó từ nhạt đến vàng tươi, tùy thuộc vào tỷ lệ vàng và bạc có trong hợp kim. Nó đã được sản xuất nhân tạo, và còn được gọi là "vàng xanh".
Hàm lượng vàng của electrum tự nhiên ở Tây Anatolia hiện đại dao động từ 70% đến 90%, trong khi đó tỷ lệ này chỉ có 45-55% trong tiền đúc của Lydia cổ đại ở cùng khu vực địa lý. Điều này cho thấy rằng một lý do cho việc phát minh ra tiền đúc trong khu vực đó là để tăng lợi nhuận từ việc lưu hành tiền bằng cách phát hành tiền tệ có hàm lượng vàng thấp hơn so với kim loại lưu hành phổ biến. (Xem thêm: Giảm giá trị/Debasement).
Electrum được sử dụng sớm nhất là vào thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên ở Vương quốc Ai Cập cổ đại, đôi khi được sử dụng như một lớp phủ bên ngoài cho các chóp đỉnh các kim tự tháp và tháp đài (obelisk) của Ai Cập cổ đại. Nó cũng được sử dụng trong việc sản xuất các bình uống cổ. Những đồng tiền kim loại đầu tiên từng được làm bằng electrum và có niên đại vào cuối thế kỷ thứ VII hoặc đầu thế kỷ thứ VI trước Công nguyên. Trong nhiều thập kỷ, các huy chương của giải Nobel được làm bằng hợp kim electrum mạ vàng (gold-plated green gold).
Nguồn gốc tên gọi
Từ "electrum" là dạng Latinh hóa của từ ἤλεκτρον (ḗlektron) trong tiếng Hy Lạp, được đề cập trong thiên sử thi Hy Lạp cổ đại Odyssey để chỉ một loại hợp kim giữa vàng và bạc. Cũng có một từ tương tự sử dụng để chỉ hổ phách, có thể là do màu vàng nhạt của nó giống na ná với hợp kim electrum.
Trong tiếng Anh các từ "Electrostatics" (Tĩnh điện học), "electron" (điện tử) và "electricity" (điện) đều có nguồn gốc từ thuật ngữ hợp kim electrum trong tiếng Hy Lạp cổ đại.
Electrum thường được gọi là "vàng trắng" trong thời cổ đại, nhưng có thể được mô tả chính xác hơn là "vàng nhạt", vì nó thường có màu vàng nhạt hoặc trắng vàng. Cách sử dụng hiện đại của thuật ngữ vàng trắng thường liên quan đến vàng được hợp kim với bất kỳ chất nào hoặc sự kết hợp của nikel, bạc, Platin và palladi để tạo ra vàng có màu bạc.
Thành phần
Hợp kim Electrum chủ yếu bao gồm vàng và bạc, nhưng đôi khi được tìm thấy có thêm bạch kim, đồng và các kim loại khác. Tên này chủ yếu được áp dụng một cách không chính thức cho các chế phẩm có khoảng 20–80% vàng và 20–80% bạc, nhưng chúng được gọi một cách chính xác là vàng hoặc bạc tùy thuộc vào nguyên tố chi phối. Phân tích thành phần của electrum trong tiền đúc Hy Lạp cổ đại có niên đại khoảng 600 năm trước Công nguyên cho thấy hàm lượng vàng khoảng 55,5% trong tiền đúc do Phocaea phát hành.
Vào thời kỳ đầu cổ đại, hàm lượng vàng của electrum dao động từ 46% trong tiền đúc ở Phokaia đến 43% trong tiền đúc ở Mytilene. Trong quá trình đúc tiền muộn hơn từ những khu vực này, có niên đại 326 trước Công nguyên, hàm lượng vàng trung bình từ 40% đến 41%. Vào thời kỳ Hy Lạp hóa, đồng tiền electrum với tỷ lệ vàng giảm thường xuyên đã được người Punic phát hành. Trong Đế chế Đông La Mã sau này do Constantinople kiểm soát, độ tinh khiết của vàng trong tiền đúc đã bị giảm xuống, và một hợp kim có thể được gọi là electrum bắt đầu được sử dụng.
Lịch sử
Electrum đã được đề cập đến trong các thư tịch cổ khá sớm, điển hình như trong phần trường thuật về một cuộc thám hiểm được gửi bởi Pharaon Sahure thuộc Vương triều thứ Năm của Ai Cập. Khái niệm electum cũng đã được thảo luận bởi Gaius Plinius Secundus trong Natural History do ông viết. Electrum cũng được đề cập trong Kinh thánh tiếng Do Thái.
Tiền đúc thời kỳ đầu
Những đồng tiền đúc bằng hợp kim electrum sớm nhất được biết đến, chính là tiền xu Lydia và Đông Hy Lạp được tìm thấy dưới Đền Artemis ở Ephesus, hiện có niên đại vào nửa sau của thế kỷ thứ VII trước Công nguyên (625–600 trước Công nguyên). Electrum được cho là đã được sử dụng trong tiền xu từ 600 năm trước Công nguyên ở Lydia dưới thời trị vì của Alyattes.
Hợp kim Electrum dùng để đúc tiền tốt hơn nhiều so với vàng tinh chất, chủ yếu là vì nó cứng hơn và bền hơn do có thêm bạc và một ít kim loại khác, nhưng cũng vì kỹ thuật tinh chế vàng chưa phổ biến vào thời điểm đó. Sự khác biệt giữa hàm lượng vàng của quặng electrum ở Tây Anatolia hiện đại (70–90%) và tiền đúc Lydia cổ đại (45–55%) cho thấy rằng người Lydia đã giải quyết được công nghệ tinh chế bạc và đã thêm bạc tinh chế vào một số loại tiền đúc electrum ở địa phương, trước khi tiền đúc bằng bạc nguyên chất được giới thiệu vài thập kỷ sau đó.
Ở Lydia, hợp kim electrum được đúc thành tiền xu nặng 4,7 gram (0,17 oz), mỗi đồng có giá trị 1⁄3 stater (nghĩa là "tiêu chuẩn"). Ba trong số những đồng xu này - với trọng lượng khoảng 14,1 gam (0,50 oz) - được tính bằng một stater, khoảng một tháng lương cho một người lính. Để bổ sung cho stater, các phân số được tạo ra: trite (3), hekte (6), v.v., bao gồm 1⁄24 của một stater, và thậm chí xuống 1⁄48 và 1⁄96 của một stater. Hạng 1⁄96 chỉ khoảng 0,14 gam (0,0049 oz) đến 0,15 gam (0,0053 oz). Các mệnh giá lớn hơn, chẳng hạn như đồng stater, cũng được đúc.
Do sự thay đổi trong thành phần của Electrum, rất khó để xác định giá trị chính xác của mỗi đồng xu. Giao dịch rộng rãi đã bị cản trở bởi vấn đề này, vì giá trị nội tại của mỗi đồng tiền electrum không thể dễ dàng xác định được.
Những khó khăn này đã được loại bỏ vào khoảng năm 570 trước Công nguyên khi tiền xu Croeseid được phát hành, là một loại tiền đúc bằng vàng và bạc nguyên chất. Tuy nhiên, tiền bằng hợp kim electrum vẫn phổ biến cho đến khoảng năm 350 trước Công nguyên. Lý do đơn giản nhất cho điều này là do hàm lượng vàng trong một stater 14,1 gam có giá trị tương đương với mười stater bạc 14,1 gam.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Electrum lion coins of the ancient Lydians (about 600 BC)
An image of the obverse of a Lydian coin made of electrum
Hợp kim quý
Hợp kim của vàng
Bạc
Vàng
Hợp kim của đồng
Hóa tệ học |
4523 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tia%20X | Tia X | Bức xạ X (còn gọi là tia X hay X-ray hay tia Röntgen) là một dạng của sóng điện từ. hầu hết tia X có dải bước sóng trong khoảng từ 0,01 đến 10 nano mét tương ứng với dãy tần số từ 30 Petahertz đến 30 Exahertz (3×1016 Hz to 3×1019 Hz) và có năng lượng từ 120 eV đến 120 keV. Trong nhiều ngôn ngữ, bức xạ X được gọi là bức xạ Röntgen, được đặt tên theo nhà khoa học người Đức gốc Hà Lan Wilhelm Röntgen, ngay sau khi ông khám phá ra một loại bức xạ mà chưa ai biết đến.
Các dải năng lượng
Tia X cứng và tia X mềm
Các tia X có năng lượng photon cao (trên 5-10 keV, bước sóng dưới 0,2-0,1 nm) được gọi là tia X cứng, những tia X có năng lượng thấp được gọi là tia X mềm. Do có khả năng đâm xuyên, các tia X cứng được sử dụng rộng rãi để nhìn thấy hình ảnh bên trong các vật thể, thường được dùng để chụp X quang trong y tế và kiểm tra hành lý tại an ninh sân bay. Thuật ngữ X-quang được sử dụng để chỉ một hình ảnh được tạo bởi tia X. Vì các bước sóng của tia X cứng tương đương với kích thước của các nguyên tử, nó rất hữu ích để xác định các cấu trúc tinh thể bằng tinh thể học tia X. Ngược lại, tia X mềm bị hấp thụ dễ dàng trong không khí; độ dài suy giảm khoảng 600 eV (~ 2 nm). Các tia X trong môi trường nước nhỏ hơn 1 micromet.
Tia gamma
Không có sự đồng thuận về một định nghĩa phân biệt giữa tia X và tia gamma. Một thực tế phổ biến là để phân biệt giữa hai loại bức xạ dựa trên nguồn của chúng: tia X phát ra bởi các electron, trong khi các tia gamma được phát ra bởi hạt nhân nguyên tử. Định nghĩa này gặp một số vấn đề: các quá trình khác cũng có thể tạo ra các photon năng lượng cao, hoặc đôi khi phương pháp tạo ra không được biết. Một giải pháp thay thế phổ biến khác là phân biệt X và gamma trên cơ sở bước sóng (tần số hoặc năng lượng photon),Với bức xạ ngắn hơn một số bước sóng tùy ý, chẳng hạn như 10−11 m (0,1 Å), thì là bức xạ gamma.
Phương pháp này chỉ định một photon cho một thể loại đã rõ, nhưng chỉ có thể xác định được nếu biết được bước sóng. Tuy nhiên, hai định nghĩa này thường trùng với nhau vì bức xạ điện từ phát ra bởi các tia X thường có bước sóng và năng lượng photon thấp hơn phóng xạ phát ra từ hạt nhân phóng xạ.
Tính chất
Các photon tia X khi mang đủ năng lượng có thể ion hóa nguyên tử và phá vỡ liên kết phân tử. Điều này làm cho nó trở thành một loại bức xạ ion hoá, do đó gây hại cho mô sống cơ thể. Liều bức xạ cao trong một khoảng thời gian ngắn gây ra bệnh nhiễm xạ, trong khi liều thấp hơn có thể làm tăng nguy cơ ung thư do xạ trị. Chụp X-quang trong y tế có nguy cơ làm tăng bị ung thư mặc dù nó có nhiều lợi ích của việc kiểm tra. Khả năng ion hoá của tia X có thể được sử dụng trong điều trị ung thư để diệt tế bào ác tính bằng cách sử dụng phương pháp xạ trị. Nó cũng được sử dụng để xác định đặc tính vật liệu bằng cách sử dụng quang phổ tia X.
Tia X có bước sóng ngắn hơn nhiều so với ánh sáng nhìn thấy, nó có thể được cấu trúc nhỏ hơn nhiều so với những gì có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi bình thường. Điều này có thể được sử dụng trong kính hiển vi X-quang để có được hình ảnh có độ phân giải cao và xác định vị trí các nguyên tử trong tinh thể.
Các tia X cực mạnh có thể đi qua các vật thể dày mà không bị hấp thu hoặc phân tán nhiều. Vì lý do này, tia X được sử dụng rộng rãi để thu hình ảnh bên trong các đối tượng bọc kín. Các ứng dụng thường thấy nhất là trong chụp X quang y tế và máy quét an ninh sân bay, nhưng các kỹ thuật tương tự cũng quan trọng trong công nghiệp (ví dụ chụp X quang công nghiệp và CT công nghiệp) và nghiên cứu (ví dụ CT động vật nhỏ). Độ sâu thâm nhập thay đổi theo một vài bậc độ lớn so với phổ tia X. Điều này cho phép điều chỉnh năng lượng photon cho ứng dụng để truyền tải đầy đủ thông qua đối tượng và đồng thời có độ tương phản tốt trong hình ảnh.
Khả năng nhìn thấy ở mắt người
Quan điểm thông thường coi mắt người không nhìn thấy tia X. Tuy nhiên ngay sau phát hiện của Röntgen vào năm 1895 đã có thông báo nhìn thấy ánh sáng màu xanh lục-xám yếu khi trong phòng tối. Song vì sự nguy hiểm của tia X nên không có nghiên cứu tiếp theo để xác định cơ chế thật sự. Giả thiết đưa ra là tia X kích thích trực tiếp võng mạc và/hoặc kích thích huỳnh quang và mắt người cảm nhận ánh sáng thường thứ cấp .
Câu chuyện phát hiện ra tia X
Tối ngày 8 tháng 11 năm 1895, Wilhelm Röntgen đang kiểm tra xem liệu tia cathode (tia âm cực) có thể đi xuyên qua kính hay không thì bất ngờ nhận thấy một ánh sáng phát ra từ một tấm được phủ hóa chất gần đó. Ông gọi những tia tạo ra ánh sáng này là tia X, vì bản chất chưa rõ của chúng.
Với đầu óc nhạy bén, đầy kinh nghiệm của một nhà vật lý học, việc này đã lôi cuốn ông và 49 ngày sau ông liên tục ở lỳ trong phòng thí nghiệm, mỗi ngày ông chỉ ngừng công việc nghiên cứu ít phút để ăn uống, vệ sinh và chợp mắt nghỉ ngơi vài giờ. Nhờ thế, ông đã tìm ra tính chất của thứ tia bí mật mà ông tạm đặt tên là tia X và mang lại cho ông giải Nobel về vật lý đầu tiên vào năm 1901.
Nguồn phát tia X
Đèn tia X
Phát hiện của Wilhelm Röntgen dẫn đến việc chế tạo ra đèn phát tia X (hay đèn Röntgen, X-ray tube). Đó là nguồn phát tia X nhân tạo, thứ dụng cụ hiện vẫn đang sử dụng phổ biến trong các ứng dụng tia X. Nguyên lý hoạt động của đèn Röntgen là trong một ống chân không các điện tử được gia tốc tới tốc độ cao, khi đập vào anode sẽ bị hãm đột ngột, và phát xạ ánh sáng năng lượng cao. "Bức xạ khi bị hãm" hay bức xạ hãm theo tiếng Đức là "Bremsstrahlung", trở thành thuật ngữ được sử dụng trong văn liệu tiếng Anh.
Trong thiên nhiên
Trong thiên nhiên thì sự phân rã phóng xạ của các đồng vị phóng xạ trong đất đá, sự xâm nhập của tia vũ trụ,... dẫn đến sự có mặt các hạt tích điện năng lượng cao và tia gamma trong sinh quyển. Tương tác của chúng với vật chất ở đây làm phát sinh tia X theo hai cơ chế chính.
Bức xạ hãm các hạt tích điện, phát ra photon có dải năng lượng từ tia gamma đến tia X.
Các photon của tia gamma và tia X năng lượng cao tán xạ theo hiệu ứng Compton tạo ra tia X thứ cấp.
Các vụ sét đánh tạo ra vùng plasma nhiệt độ cao cũng phát ra tia X, nhưng liều lượng không đáng kể.
Trong thực tế đời sống không phải quan tâm đến phông tia X. Chỉ trong nghiên cứu sinh học di truyền tiến hóa, tia X tự nhiên được coi là đóng góp vào việc tạo ra các biến dị trong DNA.
Trong vũ trụ
Các thiên thể có nhiệt độ cực cao bức xạ tia X theo lý thuyết bức xạ của vật đen tuyệt đối, và là cơ sở để xác định nhiệt độ vì sao đó.
Sử dụng trong Y tế
Từ khi Wilhelm Conrad Röntgen phát hiện ra tia X có thể chẩn đoán cấu trúc xương, tia X được phát triển để sử dụng cho chụp hình y tế.
Năm 1897, tia X lần đầu tiên được sử dụng trên chiến trường quân sự, trong Chiến tranh Balkan, để tìm các mảnh đạn và vị trí xương gãy bên trong cơ thể bệnh nhân.
Khoa X quang là một lĩnh vực chuyên biệt trong y tế sử dụng ảnh tia X và các kĩ thuật khác để chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh nên còn được gọi là Khoa chẩn đoán hình ảnh.
Việc sử dụng tia X đặc biệt hữu dụng trong việc xác định bệnh lý về xương, nhưng cũng có thể giúp ích tìm ra các bệnh về phần mềm. Ưu điểm của ứng dụng này là chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh tật một cách nhanh chóng mà không làm bệnh nhân đau đớn (ví dụ như các bệnh về đường máu, bệnh ung thư,...). Một vài ví dụ như khảo sát ngực, có thể dùng để chẩn đoán bệnh về phổi như là viêm phổi, ung thư phổi hay phù nề phổi, và khảo sát vùng bụng,có thể phát hiện ra tắc ruột (tắc thực quản), tràn khí (từ thủng ruột), tràn dịch (trong khoang bụng). Trong vài trường hợp, sử dụng X quang còn gây tranh cãi, như là sỏi mật (ít khi cản quang) hay sỏi thận (thường thấy nhưng không phải luôn luôn). Hơn nữa, các tư thế chụp X quang truyền thống ít sử dụng trong việc tạo hình các phần mềm như não hay cơ. Việc tạo hình cho phần mềm được thay thế bằng kĩ thuật chụp Cắt lớp vi tính (Tiếng Anh: computed axial tomography, CAT hay CT scanning) hoặc tạo hình bằng chụp cộng hưởng từ (MRI) hay siêu âm.
Tia X còn được sử dụng trong kỹ thuật soi trực tiếp "thời gian thực", như thăm khám thành mạch máu hay nghiên cứu độ cản quang của các tạng rỗng nội tạng (chất lỏng cản quang trong các quai ruột lớn hay nhỏ) bằng cách sử dụng máy chiếu huỳnh quang. Hình ảnh giải phẫu mạch máu cũng như các can thiệp y tế qua hệ thống động mạch đều dựa vào các máy soi X quang để định vị các thương tổn tiềm tàng và có thể chữa trị.
Xạ trị tia X, là một can thiệp y tế, hiện nay dùng chuyên biệt cho các tế bào ung thư nông (là những khối u không nằm quá sâu trong cơ thể), dùng các tia X có năng lượng mạnh.
Phục vụ kiểm tra an ninh tại cửa khẩu
Chiếu X quang để thu được hình ảnh các đồ vật bên trong hành lý gói kín hay trong quần áo trên thân người, được thực hiện tại các cửa khẩu có yêu cầu an ninh cao, như cửa lên máy bay, cửa khẩu sang nước khác, và một số nhà giam đặc biệt.
Hệ thống quét an ninh thường tích hợp chiếu X quang với quét dò kim loại, để thu được thông tin tin cậy hơn về đối tượng được quét.
Hóa phân tích dùng tia X
Phổ tán sắc năng lượng tia X viết tắt là EDX hay EDS (tiếng Anh: Energy-dispersive X-ray spectroscopy), là kỹ thuật phân tích thành phần hóa học của vật rắn dựa vào việc ghi lại phổ tia X phát ra từ vật rắn do tương tác với các bức xạ mà chủ yếu là chùm điện tử có năng lượng cao trong các kính hiển vi điện tử. Có ba biến thể đo như dưới đây.
Phổ điện tử Auger (AES, Auger Electron Spectroscopy): thay vì phát ra các tia X đặc trưng, khi các điện tử có năng lượng lớn tương tác với lớp điện tử sâu bên trong nguyên tử sẽ khiến một số điện tử lớp phía ngoài bị bật ra tạo ra phổ AES.
Phổ huỳnh quang tia X (XPS, X-ray Photoelectron Spectroscopy): tương tác giữa điện tử và chất rắn gây phát ra phổ huỳnh quang của tia X, có thêm các thông tin về năng lượng liên kết.
Phổ tán sắc bước sóng tia X (WDS, X-ray Wavelength-Dispersive Spectroscopy): tương tự như phổ EDX nhưng có độ tinh cao hơn, có thêm thông tin về các nguyên tố nhẹ, nhưng lại có khả năng loại nhiễu tốt hơn EDS và chỉ phân tích được một nguyên tố cho một lần ghi phổ.
Thiên văn học tia X
Thiên văn học tia X nghiên cứu các vật thể vũ trụ ở các bước sóng tia X. Nó xác định ra các đối tượng phát xạ nhiệt có nhiệt đô trên 107 độ Kelvin, là các sao hay vùng khí dày (được gọi là phát xạ vật đen tuyệt đối).
Vì tia X bị khí quyển Trái Đất hấp thụ mạnh, việc quan sát phải được thực hiện trên khí cầu ở độ cao lớn, các tên lửa, hay trên tàu vũ trụ.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Historical X-ray tubes
Röntgen's 1895 article, on line and analyzed on BibNum [click 'à télécharger' for English analysis]
Example Radiograph: Fractured Humerus
A Photograph of an X-ray Machine
X-ray Safety
Vật lý y học
Phổ điện từ
Bức xạ ion hóa
X quang
Wilhelm Röntgen
Khoa học năm 1895
Đức năm 1895 |
4530 | https://vi.wikipedia.org/wiki/KTS | KTS | KTS có thể là từ viết tắt cho:
kiến trúc sư
kỹ thuật số
Tên các công ty vận tải biển KTS ở Iran, Anh và các chi nhánh của chúng.
Tên viết tắt của Klaus Tschira Foundation, một quỹ từ thiện phi lợi nhuận ở Đức
KTS |
4545 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Quang%20tuy%E1%BA%BFn | Quang tuyến | Trong quang học, nhất là trong quang hình, một tia sáng hay một quang tuyến là một đường đi của ánh sáng hoặc các bức xạ điện từ khác từ nguồn đến chỗ thu.
Trong các trường hợp đơn giản nhất của quang hình, quang tuyến trong một môi trường đồng nhất là đường thẳng. Ánh sáng đi từ một môi trường này đến một môi trường khác có thể bị thay đổi hướng đi, ví dụ bởi khúc xạ (theo định luật Snell) hoặc phản xạ. Cũng vì hiện tượng khúc xạ, trong các môi trường không đồng nhất, quang tuyến sẽ không còn là đường thẳng.
Trong mọi trường hợp, đường thẳng trong môi trường đồng nhất hay đường gấp khúc khi qua các bề mặt có biến đổi môi trường đột ngột hoặc đường cong trong môi trường biến đổi liên tục, tia sáng này luôn vuông góc với mặt sóng trong lý thuyết quang sóng.
Xem thêm
Tia X
Tia gamma
Định luật truyền thẳng của ánh sáng
Định luật phản xạ ánh sáng
Định luật Snell
Chiết suất
Phản xạ toàn phần
Tham khảo
Tuyến
Quang hình |
4560 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh%20Xu%C3%A2n | Thanh Xuân | Thanh Xuân là một quận nội thành thuộc thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Nguồn gốc tên gọi
Thế kỷ XII, tại huyện Thanh Oai có chùa Thanh Xuân (tức chùa Phùng Khoang thuộc phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm ngày nay).
Thời Pháp thuộc, ven đường Thiên Lý đi vào nội thành Hà Nội, trước cửa chùa Thanh Xuân xuất hiện một dãy phố nên gọi là phố Thanh Xuân, có bến xe điện Thanh Xuân. Đến đầu những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều khu chung cư được xây dựng thành khu tập thể Thanh Xuân, sau trở thành tiểu khu Thanh Xuân thuộc khu phố Đống Đa (năm 1981 đổi thành phường Thanh Xuân, quận Đống Đa, nay là phường Thanh Xuân Trung trong quận). Năm 1982 thành lập phường Thanh Xuân Bắc, quận Đống Đa (nay là 2 phường Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam trong quận).
Địa lý
Quận Thanh Xuân có vị trí địa lý:
Phía đông giáp quận Hai Bà Trưng với ranh giới là đường Giải Phóng và phố Vọng
Phía tây giáp quận Nam Từ Liêm (với ranh giới là các phố Vũ Hữu và đường Lương Thế Vinh)
Phía nam giáp quận Hà Đông, quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì
Phía bắc giáp quận Đống Đa (với ranh giới là đường Trường Chinh, đường Nguyễn Trãi và sông Tô Lịch) và quận Cầu Giấy (với ranh giới là phố Quan Nhân, phố Hoàng Ngân và phố Nguyễn Thị Thập, đường Lê Văn Lương, phố Hoàng Đạo Thúy, đường Hoàng Minh Giám).
Dân số năm 2018 là 285.400 người.
Hành chính
Quận Thanh Xuân có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 11 phường: Hạ Đình, Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Kim Giang, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình.
Công viên
Công viên hồ điều hòa Nhân Chính (quận Thanh Xuân) chính thức mở cửa phục vụ nhân dân từ ngày 10.9.2018 sau gần 2 năm chậm tiến độ. Nằm trên địa bàn 2 quận Thanh Xuân và Cầu Giấy, với diện tích khoảng 13,2 ha. Dự án công viên hồ điều hòa Nhân Chính được khởi công vào tháng 5.2016 với tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng.
Lịch sử
Quận Thanh Xuân được thành lập ngày 28 tháng 12 năm 1996, trên cơ sở tách 5 phường: Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phương Liệt; 78,1 ha diện tích tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi, 98,4 ha diện tích tự nhiên và 5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng thuộc quận Đống Đa; xã Nhân Chính thuộc huyện Từ Liêm và xã Khương Đình thuộc huyện Thanh Trì.
Theo đó, quận Thanh Xuân có diện tích tự nhiên 913,2 ha và 117.863 nhân khẩu, gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc là
1. Phường Thanh Xuân (được đổi tên thành phường Thanh Xuân Trung) có 106,2 ha diện tích tự nhiên và 11.036 nhân khẩu.
2. Phường Thượng Đình có 65,8 ha diện tích tự nhiên và 13.516 nhân khẩu.
3. Phường Kim Giang có 22,3 ha diện tích tự nhiên và 8.387 nhân khẩu.
4. Phường Phương Liệt có 102,8 ha diện tích tự nhiên và 13.030 nhân khẩu.
5. Phường Thanh Xuân Nam được thành lập trên cơ sở 32,8 ha diện tích tự nhiên và 8.266 nhân khẩu của phường Thanh Xuân Bắc.
Địa giới phường Thanh Xuân Nam: Đông giáp phường Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung; Tây giáp phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm); Nam giáp xã Tân Triều (huyện Thanh Trì), phường Văn Quán (quận Hà Đông), Bắc giáp phường Thanh Xuân Bắc.
6. Phường Thanh Xuân Bắc còn lại 48,4 ha diện tích tự nhiên và 17.857 nhân khẩu.
Địa giới phường Thanh Xuân Bắc: Đông giáp phường Nhân Chính, Tây và Bắc giáp phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm), Nam giáp phường Thanh Xuân Nam.
7. Phường Khương Mai được thành lập trên cơ sở 98,4 ha diện tích tự nhiên và 5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng.
Địa giới phường Khương Mai: Đông giáp phường Phương Liệt; Tây giáp phường Khương Trung; Nam giáp phường Định Công (quận Hoàng Mai); Bắc giáp phường Khương Thượng (quận Đống Đa).
Phường Khương Thượng (quận Đống Đa) sau khi điều chỉnh địa giới hành chính còn lại 33,5 ha diện tích tự nhiên và 10.010 nhân khẩu.
8. Phường Khương Trung được thành lập trên cơ sở 78,1 ha diện tích tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi (quận Đống Đa).
Địa giới phường Khương Trung: Đông giáp phường Khương Mai; Tây giáp phường Thượng Đình; Nam giáp phường Khương Đình và phường Định Công (quận Hoàng Mai); Bắc giáp phường Nguyễn Trãi (quận Đống Đa).
Phường Nguyễn Trãi (quận Đống Đa) sau khi điều chỉnh địa giới hành chính còn lại 23,4 ha diện tích tự nhiên và 11.230 nhân khẩu, được đổi tên thành phường Ngã Tư Sở.
9.Phường Khương Đình được thành lập trên cơ sở 138,9 ha diện tích tự nhiên và 5.929 nhân khẩu của xã Khương Đình.
Địa giới phường Khương Đình: Đông giáp xã Định Công (huyện Thanh Trì); Tây giáp phường Hạ Đình; Nam giáp phường Kim Giang và phường Đại Kim (quận Hoàng Mai); Bắc giáp phường Khương Trung.
10. Phường Hạ Đình được thành lập trên cơ sở phần còn lại của xã Khương Đình gồm 58,6 ha diện tích tự nhiên và 4.245 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Hạ Đình: Đông giáp phường Khương Đình; Tây giáp phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam; Nam giáp xã Tân Triều (huyện Thanh Trì); và phường Kim Giang; Bắc giáp phường Thượng Đình.
11. Phường Nhân Chính được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính, gồm 160,9 ha và 9.229 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Nhân Chính: Đông giáp phường Láng Hạ, phường Thịnh Quang (quận Đống Đa); Tây giáp phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm) và phường Thanh Xuân Bắc; Nam giáp phường Thượng Đình, phường Thanh Xuân Trung; Bắc giáp phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy)
Quận Thanh Xuân có 11 phường: Hạ Đình, Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Kim Giang, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình cho đến ngày nay.
Hạ tầng
Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi các tỉnh phía Tây Bắc bắt đầu từ Ngã Tư Sở đi qua địa bàn quận.
Những điểm nhấn quan trọng nhất về quận Thanh Xuân:
Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính nằm một phần tại phường Nhân Chính (phần còn lại tại quận Cầu Giấy) đang phát triển mạnh như một trung tâm mới của thành phố Hà Nội.
Khu chung cư Mandarin Garden: nằm một phần tại phường Nhân Chính, liền kề với khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính. Phần còn lại nằm ở phường Thanh Xuân Trung.
Khu đô thị Hạ Đình: nằm tại phía tây đường Nguyễn Xiển, thuộc địa bàn phường Hạ Đình.
Khu đô thị Khương Đình: nằm trong khu dân cư Đầm Hồng, thuộc địa bàn phường Khương Đình.
Khu đô thị cao cấp Royal City: nằm tại số 74 đường Nguyễn Trãi, tiền thân là nhà máy Cơ khí Hà Nội. Hiện nay Royal City đang phát triển với rất nhiều dịch vụ, là điểm đến lí tưởng.
Khu đô thị Pandora: nằm tại số 53 phố Triều Khúc, tiền thân là nhà máy sản xuất Ô tô Hòa Bình thủ đô Hà Nội.
Khu đô thị Vinhomes Cao Xà Lá: nằm tại số 235 đường Nguyễn Trãi, xế trước các trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên và khu đô thị Royal City, ghép từ tên của các xí nghiệp cũ: Công ty Cao su Sao Vàng, Nhà máy Xà phòng và Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, hiện đang được triển khai đầu tư xây dựng.
Khu nhà ở 90 Nguyễn Tuân: nằm tại số 90 phố Nguyễn Tuân, tiền thân là xí nghiệp xe đạp Thống Nhất.
Khu tập thể Thượng Đình: là khu nhà ở xây dựng theo phương pháp bê tông lắp ghép tấm lớn, gồm nhiều tòa nhà cao năm tầng, được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ 20, đến nay đã xuống cấp trầm trọng. Khu nhà hiện đang có dự án nâng cấp lên đến 25 tầng. Trong tương lai đây sẽ là một trung tâm hiện đại của quận.
Khu tập thể Thanh Xuân Bắc: nằm tại phía tây nam quận Thanh Xuân, giáp ranh với phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 20, tiền thân là xí nghiệp thoát nước số 4 Hà Nội.
Khu tập thể Phương Liệt: nằm tại phía đông bắc quận Thanh Xuân, nằm cạnh ngã tư Vọng, thuộc địa bàn phường Phương Liệt, tiền thân là Khu tập thể Phùng Khoang.
Khu tập thể Kim Giang: nằm tại phố Hoàng Đạo Thành, từ đường Kim Giang đến đường Nguyễn Xiển, thuộc địa bàn phường Kim Giang.
Ngã tư Sở: nổi tiếng về nạn tắc đường ở Hà Nội, đã được cải tạo và mở rộng.
Đường Nguyễn Trãi: tập trung một số trường đại học (như Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Giáo dục (các trường thành viên của ĐHQGHN), Trường Đại học Hà Nội (trước là Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội), Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW...) là một con đường rộng, lượng bụi khá lớn, có nhiều cây xanh nhưng mật độ dân cư và cụm nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá, ôtô nên lưu lượng người tham gia giao thông rất lớn.
Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá) trong đó tuyến số 2A chính thức vận hành vào quý IV-2021; tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng.
Hệ thống đường sắt đô thị
Tuyến số 2A: (Quận Đống Đa) ← Ga Thượng Đình - Ga Vành Đai 3 → (Quận Hà Đông)
Hệ thống xe buýt
Các tuyến xe buýt hoạt động:
Đường phố
Bùi Xương Trạch
Chính Kinh
Cù Chính Lan
Cự Lộc
Đại La
Định Công
Giải Phóng
Giáp Nhất
Hạ Đình
Hà Kế Tấn
Hoàng Đạo Thành
Hoàng Đạo Thúy
Hoàng Minh Giám
Hoàng Ngân
Hoàng Văn Thái
Hồ Mễ Trì
Hồ Rùa
Khuất Duy Tiến
Khương Đình
Khương Hạ
Khương Trung
Kim Giang
Lạc Hồng
Lê Trọng Tấn
Lê Văn Lương
Lê Văn Thiêm
Lương Thế Vinh
Ngụy Như Kon Tum
Nguyễn Huy Tưởng
Nguyễn Lân
Nguyễn Ngọc Nại
Nguyễn Quý Đức
Nguyễn Thị Định
Nguyễn Thị Thập
Nguyễn Trãi
Nguyễn Tuân
Nguyễn Văn Trỗi
Nguyễn Viết Xuân
Nguyễn Xiển
Nguyễn Xuân Linh
Nhân Hòa
Phan Đình Giót
Phương Liệt
Quan Nhân
Thanh Xuân Bắc
Thượng Đình
Tố Hữu
Tô Vĩnh Diện
Tôn Thất Tùng
Trần Điền
Triều Khúc
Trịnh Đình Cửu
Trường Chinh
Văn Hoá
Vọng
Vũ Hữu
Vũ Tông Phan
Vũ Trọng Phụng
Vương Thừa Vũ
Hệ thống giáo dục
Các trường đại học và học viện
Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Học viện Quản lý Giáo dục
Trường Đại học Hà Nội
Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
Các trường trung học phổ thông
Trường Tiểu học, THCS, THPT Khương Hạ
Trường THPT Khương Đình
Trường THPT Nhân Chính
Trường THPT Trần Hưng Đạo
Trường THPT Phan Bội Châu
Trường THPT Hồ Tùng Mậu
Trường THPT Lương Văn Can
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên
Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trường THPT Hoàng Mai
Di tích lịch sử
Đình Phương Liệt ở phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân thờ Tích Lịch Đại Vương Phạm Tích là tướng nhà Đinh, 3 anh em ông, một người mặt xanh tên là Tích; mặt trắng tên là Thánh; mặt đỏ tên là Thành đã cùng theo giúp Đinh Tiên Hoàng lập được nhiều công lớn.
Danh nhân
Đặng Trần Côn
Nguyễn Huy Thiệp
Nguyễn Thị Minh Khai
Nguyễn Tuân
Trịnh Đình Thảo
Vũ Trọng Phụng
Chú thích
Liên kết ngoài
Trang chủ ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân
Bản đồ Hà Nội trực tuyến
Quận Thanh Xuân nhìn từ vệ tinh
Tóm tắt trên trang mạng Hà Nội |
4563 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Di%20s%E1%BA%A3n%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi | Di sản thế giới | Di sản thế giới là một điểm mốc hay khu vực được lựa chọn bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (viết tắt là UNESCO) có giá trị về văn hóa, lịch sử, khoa học hoặc hình thức có ý nghĩa khác và được pháp luật bảo vệ bởi các điều ước quốc tế. Các địa điểm này được đánh giá là có tầm quan trọng đối với lợi ích tập thể nhân loại.
Một địa điểm có thể là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố... do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Sau đó UNESCO sẽ lập danh mục, đặt tên và bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung. Những vị trí được đưa vào danh sách di sản thế giới có thể được nhận tiền từ Quỹ Di sản thế giới theo một số điều kiện nào đó. Ủy ban này được thành lập bởi Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, gọi tắt là Công ước Di sản thế giới, nó được Đại hội đồng UNESCO chấp nhận ngày 16 tháng 11 năm 1972. Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất.
Tổng quan
Một Di sản thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (viết tắt là UNESCO) công nhận là địa điểm hoặc những địa điểm có chung đặc điểm. Các địa điểm này có thể là rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố... do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề cử cho Ủy ban Di sản thế giới, được công nhận bởi những giá trị văn hóa hay ý nghĩa vật lý đặc biệt và quản lý bởi Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO. Ủy ban này bao gồm 21 quốc gia tham gia ký kết và phê chuẩn Công ước Di sản thế giới. Tính đến nay, có 190 quốc gia thành viên. Chỉ có Bahamas, Liechtenstein, Nauru, Somalia, Nam Sudan, Đông Timor và Tuvalu không là thành viên của Công ước. Đại hội đồng Quốc gia thành viên với nhiệm kỳ 4 năm một lần có nhiệm vụ thảo luận về việc quản lý các di sản thế giới đã được công nhận, đồng thời xem xét việc chấp nhận một di sản mới được đề cử từ các quốc gia thành viên.
Tính đến năm 2023, có tất cả 1172 di sản được liệt kê, trong đó có 901 di sản về văn hóa, 231 di sản về những khu thiên nhiên và 40 di sản thuộc cả hai loại. Các di sản đó hiện diện tại 165 quốc gia. Ý là quốc gia có số lượng di sản thế giới được công nhận nhiều nhất với 50 di sản, tiếp theo là Trung Quốc có 47 di sản và Tây Ban Nha với 44 di sản. Tài liệu tham khảo tại trang web chính thức của UNESCO, mỗi một di sản thế giới được xác định bằng mã số ký hiệu riêng tạo thành một trang nhỏ riêng biệt, có những địa điểm trước đó đã từng được liệt kê và đề cử danh sách nhưng thất bại. Kết quả là, mã số ký hiệu đã vượt quá con số 1.200 mặc dù số lượng di sản thế giới trong danh sách là ít hơn.
Tuy di sản thế giới vẫn là một phần của lãnh thổ quốc gia đó nhưng UNESCO xem xét nó trên mối quan tâm của cộng đồng quốc tế để bảo vệ chúng trước những tác động có thể gây ra.
Lịch sử
Năm 1954, chính phủ Ai Cập quyết định xây dựng đập Aswan (đập Aswan trên), một sự kiện sẽ khiến một thung lũng có chứa những kho báu vô giá của Ai Cập cổ đại như các ngôi đền Abu Simbel bị nhấn chìm trong biển nước. UNESCO sau đó đã phát động một chiến dịch bảo vệ các di tích này trên toàn thế giới. Abu Simbel và ngôi đền Philae đã được tháo rời, di chuyển đến một vị trí cao hơn, và xếp lại với nhau từng khối đá một, trong khi ngôi đền Dendur đã được chuyển đến thành phố New York còn các đền thờ của Debod đã được chuyển đến Madrid.
Chi phí của dự án là 80 triệu USD, trong đó khoảng 40 triệu USD được vận động đóng góp từ 50 quốc gia. Dự án được coi là một thành công, và là nền tảng cho các chiến dịch bảo vệ khác, như Venice và vùng đầm phá ở Ý, tàn tích Mohenjo-daro ở Pakistan, và đền Borobudur ở Indonesia. UNESCO sau đó thành lập Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế, cùng với một dự thảo quy ước bảo vệ di sản văn hóa chung của nhân loại.
Mỹ là quốc gia đầu tiên khởi xướng ý tưởng về bảo tồn văn hóa và thiên nhiên. Một hội nghị tại Nhà Trắng vào năm 1965 nhằm bảo tồn các khu vực tự nhiên tuyệt đẹp trên thế giới, danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử. Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên tổ chức một hội nghị tương tự vào năm 1968 và vào năm 1972 tại hội nghị Liên hợp quốc về Con người và Môi trường tại Stockholm. Theo Ủy ban Di sản thế giới, các nước ký kết được yêu cầu cung cấp dữ liệu và báo cáo định kỳ cho Ủy ban Di sản thế giới tổng quan về việc thực hiện của mỗi quốc gia tham gia Công ước Di sản thế giới và một "bản chụp hình ảnh" điều kiện hiện tại của các Di sản thế giới đã được công nhận.
Một văn bản duy nhất được thống nhất giữa tất cả các quốc gia tham gia, và Công ước liên quan đến bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã được thông qua bởi Đại hội đồng UNESCO vào ngày 16 tháng 11 năm 1972.
Định nghĩa
Di sản văn hóa
Theo Công ước Di sản thế giới thì di sản văn hóa là:
Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các công trình sự kết hợp giữa công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân học.
Di sản thiên nhiên
Theo Công ước Di sản thế giới thì di sản thiên nhiên là:
Các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động sáng tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm các hoạt động kiến tạo có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học.
Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi trường sống của các loài động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.
Các địa điểm tự nhiên hoặc các vùng tự nhiên được phân định rõ ràng, có giá trị nổi bật toàn cầu về mặt khoa học, bảo tồn hoặc thẩm mỹ.
Di sản hỗn hợp
Năm 1992, Ủy ban Di sản thế giới đưa ra khái niệm di sản hỗn hợp hay còn gọi là di sản kép, cảnh quan văn hóa thế giới để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản. Một địa danh được công nhận là di sản thế giới hỗn hợp phải thỏa mãn ít nhất là một tiêu chí về di sản văn hóa và một tiêu chí về di sản thiên nhiên.
Tiêu chuẩn
Để được ghi vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO, một tài sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn về văn hoá hoặc thiên nhiên theo Công ước Di sản thế giới đã được Ủy ban về Di sản thế giới của UNESCO duyệt lại.
Một di tích văn hóa phải xác thực, có ảnh hưởng sâu rộng hoặc có bằng chứng độc đáo đối với sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, hoặc di tích đó phải gắn liền với tư tưởng hay tín ngưỡng có ý nghĩa phổ biến, hoặc là điển hình nổi bật của một lối sống truyền thống đại diện cho một nền văn hóa nào đó.
Một di chỉ thiên nhiên có thể điển hình cho một giai đoạn, các quá trình tiến hóa địa cầu, hoặc cho những biến đổi sinh thái học, hoặc bao gồm những vùng cư trú tự nhiên các Loài cực kỳ nguy cấp. Di chỉ thiên nhiên có thể là một khung cảnh đẹp khác thường, một cảnh quan ngoạn mục, hoặc là một khu bảo tồn số lượng lớn các động vật hoang dã.
Cho đến cuối năm 2004, có 6 tiêu chí cho di sản văn hóa và 4 tiêu chí cho di sản thiên nhiên. Đến năm 2005, điều này đã được sửa đổi để chỉ có một bộ 10 tiêu chí, trong đó 6 tiêu chí đầu thuộc về di sản văn hóa, còn các tiêu chí 7 đến 10 thuộc về di sản thiên nhiên.
Tiêu chuẩn văn hóa
(I) - là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người.
(II) - Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hoá của thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan.
(III) - Là một bằng chứng độc đáo hoặc duy nhất hoặc ít ra cũng là một bằng chứng đặc biệt về một truyền thống văn hoá hay một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất.
(IV) - Là một ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần thể kiến trúc cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại.
(V) - Là một ví dụ tiêu biểu về sự định cư của con người hoặc một sự chiếm đóng lãnh thổ mang tính truyền thống và tiêu biểu cho một hoặc nhiều nền văn hóa, nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được.
(VI) - Gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý nghĩa nổi bật toàn cầu. (tiêu chuẩn này chỉ duy nhất được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt và áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn khác)
Tiêu chuẩn tự nhiên
(VII) - Chứa đựng các hiện tượng, địa điểm tự nhiên hết sức nổi bật hoặc các khu vực có vẻ đẹp tự nhiên độc đáo và tầm quan trọng về thẩm mỹ.
(VIII) - Là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn lớn trong lịch sử của Trái Đất, trong đó có lịch sử về sự sống, các quá trình địa chất quan trọng đang tiếp diễn trong sự phát triển của các địa mạo, hoặc các đặc điểm quan trọng về địa chất hoặc địa lý tự nhiên.
(IX) - Là những ví dụ tiêu biểu cho quá trình sinh thái và sinh học đang tiếp diễn trong quá trình tiến hoá và phát triển của các dạng địa hình, vùng nước ngọt, biển và ven biển và các quần xã động vật, thực vật.
(X) - Là những nơi cư trú tự nhiên quan trọng nhất và tiêu biểu nhất, mang giá trị bảo tồn nguyên trạng sự đa dạng sinh học, trong đó có những môi trường sống chứa đựng những loài động vật hoặc thực vật đang bị đe dọa, có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.
Tính toàn vẹn
Ngoài các tiêu chuẩn như trên, những địa điểm đó còn phải đáp ứng về tính toàn vẹn được quy định dưới đây:
Những địa điểm mô tả ở tiêu chuẩn (VII) phải bao gồm toàn bộ hoặc phần lớn những thành phần chủ yếu liên quan với nhau và phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ tự nhiên; chẳng hạn như thuộc "thời kỳ đóng băng" thì phải bao gồm bãi tuyết, sóng băng cũng như các dạng điển hình của xói mòn do sóng băng, các trầm tích và các di thực thực vật (các vết băng tích, giai đoạn diễn thế của thực vật)
Những địa điểm mô tả ở mục (VIII) phải khá rộng lớn và bao gồm những thành phần cần thiết cho việc minh họa những khía cạnh chủ yếu của địa danh đó. Vì thế, một miền rừng nhiệt đới ẩm thì phải có một số độ cao khác nhau so với mực nước biển, có sự biến đổi địa hình, loại đất, bờ sông, nhánh sông để minh họa cho sự đa dạng và phức tạp.
Những địa điểm mô tả ở mục (IX) phải bao gồm những thành phần của hệ sinh thái cần thiết cho sự bảo tồn của các loài, hay là sự nối tiếp các quá trình hoặc thành phần thiên nhiên cần được bảo tồn, Nhữg thành phần thay đổi tùy từng trường hợp như khu vực được bảo vệ của một thác nước phải bao gồm toàn bộ hoặc đại bộ phận khu vực cung cấp nước cho nó về phía thượng lưu hoặc một địa điểm ám tiêu san hô thì phải bao gồm các khu vực bảo vệ chống lại sự bồi lấp hay gây nhiễm mà các dòng sông đổ ra, các dòng đại dương có thể gây ảnh hưởng tới quá trình cung cấp dinh dưỡng cho ám tiêu san hô.
Những địa điểm chứa đựng những loài bị đe dọa nhưng các loài được mô tả trong tiêu chuẩn (X) phải khá rộng lớn, bao gồm những yếu tố về nơi trú ẩn cần thiết cho sự sống của các cá thể loài tồn tại.
Trường hợp đối với các loài di cư, những vùng cư trú theo mùa cần thiết cho sự tồn tại các loài, bất kể chúng ở đâu tới phải được bảo vệ thích đáng. Ủy ban Di sản thế giới phải đảm bảo bằng các biện pháp cần thiết để bảo vệ các loài suốt chu kỳ sống của chúng. Việc này được thỏa thuận thông qua việc tham gia Công ước quốc tế hoặc dưới hình thức thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên.
Mỗi địa điểm tự nhiên phải được đánh giá một cách tương đối, nghĩa là phải được so sánh với những địa điểm khác cùng loại, cả trong và ngoài quốc gia chủ quyền của địa danh đó, thuộc cùng một vùng địa lý sinh vật hay trên cùng một đường di trú.
Biểu tượng Di sản thế giới
Những di sản được xếp trong danh mục Di sản thế giới sẽ được gắn biển đồng có biểu tượng của Di sản thế giới và được hưởng các quy chế đặc biệt của Công ước quốc tế về bảo tồn các di sản cũng như của Quỹ Di sản thế giới.
Biểu tượng Di sản thế giới là một hình vuông nội tiếp trong một hình tròn nối liền. Trong đó, hình vuông là biểu hiện kiệt tác do loài người sáng tạo còn hình tròn biểu hiện cho thiên nhiên và cũng là Trái Đất, nó thể hiện thái độ trân trọng bảo vệ các di sản của nhân loại. Hình vuông và hình tròn nối liền nhau thể hiện sự hài hòa và thống nhất.
Danh sách các di sản thế giới
Khái quát
UNESCO cố gắng tôn trọng sự cân bằng giữa các châu lục trong vấn đề di sản thế giới. Ban đầu, châu Âu chiếm số đông hơn, nhưng những di sản tự nhiên đã góp phần điều hòa sự cân bằng các châu lục trên thế giới.
. Năm 2017, thế giới có 1.073 di sản trên 167 quốc gia: 832 về văn hóa, 206 tự nhiên và 35 di sản hỗn hợp (tự nhiên và văn hóa). Những di sản này được xếp theo 5 vùng địa lý, trong đó México mặc dù thuộc Bắc Mỹ nhưng các di sản được xếp vào Mỹ Latinh và Caribe. Vùng hoang dã ở Tasmania của Úc và Thái Sơn của Trung Quốc là 2 di sản thế giới kép đáp ứng nhiều tiêu chuẩn nhất với 7/10 tiêu chuẩn.
Châu Phi
Các nước Ả Rập: bao gồm Bắc Phi và Trung Đông
Châu Á - Thái Bình Dương: bao gồm cả Úc và Châu Đại Dương
Châu Âu và Bắc Mỹ
Mỹ Latinh và Caribe
Nga và các nước Kavkaz được xếp vào khu vực châu Âu và Bắc Mỹ
Danh sách cụ thể
Danh sách dưới đây được xếp theo 4 khu vực địa lý là các châu lục, các di sản tại Thổ Nhĩ Kỳ và Nga được xếp vào châu Âu (kể cả các di sản thuộc phần lãnh thổ châu Á), còn di sản tại Bắc Mỹ được xếp vào châu Mỹ Latinh và Caribê. Các di sản tại thuộc địa và vùng lãnh thổ hải ngoại thì vẫn xếp theo quốc gia đề cử và chính quốc. Các nước Ả rập bao gồm một số quốc gia thuộc châu Phi và một số quốc gia thuộc Trung Đông được xếp vào khu vực châu Á và châu Đại Dương.
Danh sách di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương
Danh sách di sản thế giới tại châu Âu
Danh sách di sản thế giới tại châu Mỹ
Danh sách di sản thế giới tại châu Phi
Di sản thế giới trong tình trạng nguy hiểm
Khi một di sản văn hóa hay thiên nhiên có nguy cơ tiêu vong hay hủy hoại nặng nề do bị xuống cấp mạnh bởi các nguyên nhân như: phát triển kinh tế, xã hội, các nguyên nhân tự nhiên (thiên tai, lũ lụt, động đất, độ ẩm cao, quá nóng v.v) thì di sản đó sẽ được ghi vào danh mục "Những di sản trong tình trạng nguy hiểm" để cảnh báo quốc gia, vùng lãnh thổ có di sản đó phải có các biện pháp bảo tồn khẩn cấp cũng như để Ủy ban Di sản thế giới cung cấp các sự hỗ trợ cần thiết về kinh phí, kỹ thuật v.v từ Quỹ Di sản thế giới để bảo tồn các di sản đó.
Trong danh sách năm 2013 có 44 di sản thế giới của 31 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp vào danh mục "Những di sản trong tình trạng nguy hiểm" theo quy định tại Điều 11 (4) của Công ước Di sản thế giới..
Di sản thế giới tại Việt Nam
Hiện tại, Việt Nam đã có 8 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới gồm:
2 Di sản thiên nhiên thế giới:
Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà, được công nhận năm 1994 theo tiêu chí (VII) và năm 2000 theo tiêu chí (VIII) cho riêng Vịnh Hạ Long, năm 2023 mở rộng thêm Quần đảo Cát Bà.
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, năm 2003, là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí (VIII) và năm 2015 theo tiêu chí (IX), (X)
5 Di sản văn hóa thế giới gồm:
Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (IV).
Phố cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (II) (V).
Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (II) (III).
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (II) (III) và (VI).
Thành nhà Hồ, năm 2011, là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí (II) và (IV)
1 Di sản thế giới hỗn hợp:
Quần thể danh thắng Tràng An, năm 2014, theo các tiêu chí (VII) và (VIII) của một di sản thiên nhiên thế giới và tiêu chí (V) của một di sản văn hóa thế giới.
Xem thêm
Danh sách di sản thế giới theo năm công nhận
Di sản thế giới theo quốc gia
Các danh sách di sản thế giới
Di sản thế giới tại Việt Nam
Khu dự trữ sinh quyển thế giới
Di sản tư liệu thế giới
Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Tham khảo
Liên kết ngoài
Tiếng Anh
Di sản thế giới UNESCO – website chính
Danh sách chính thức các di sản thế giới UNESCO
Các tiêu chuẩn chính xác cho những di sản thế giới
Tiếng Việt
UNESCO và việc bảo vệ văn hóa phi vật thể
UNESCO
Danh hiệu UNESCO
Khảo cổ học
Văn hóa
Khu bảo tồn
Môi trường năm 1972
Toàn cầu hóa văn hóa
Văn hóa toàn cầu |
4591 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A1%20Long%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29 | Hạ Long (định hướng) | Hạ Long (下龍, nghĩa là rồng đáp xuống) có thể là tên của:
Địa danh
Vịnh Hạ Long: một vùng biển nằm trong vịnh Bắc Bộ thuộc tỉnh Quảng Ninh và là một trong 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam.
Tên gọi Hạ Long còn được đặt cho nhiều địa danh tại Việt Nam như:
Thành phố Hạ Long: tỉnh lỵ tỉnh Quảng Ninh
Phường Hạ Long, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Tên cũ của phường Hồng Gai thuộc thành phố Hạ Long: phường Hạ Long.
Tên người
Hạ Long (; 1896–1969), Nguyên soái Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Khác
Văn hóa Hạ Long |
4613 | https://vi.wikipedia.org/wiki/24%20th%C3%A1ng%204 | 24 tháng 4 | Ngày 24 tháng 4 là ngày thứ 114 trong mỗi năm dương lịch thường (ngày thứ 115 trong mỗi năm nhuận). Còn 251 ngày nữa trong năm.
Sự kiện
Thế kỷ XIX trở về trước
1479 TCN – Thutmosis III lên ngôi pharaon của Vương triều thứ 18 Ai Cập.
1184 TCN – Nhờ con ngựa gỗ, quân Hy Lạp tiến vào thành Troy.
1066 – Quan sát thấy sao chổi Halley.
1192 – Việc xây dựng cầu Lư Câu tại Trung Đô của Đại Kim được hoàn thành.
1800 – Thành lập Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ.
1877 – Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1877-1878) bùng nổ.
Thế kỷ XX
1967 – Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Vladimir Mikhailovich Komarov chết trong phi thuyền Soyuz 1.
1968 – Mauritius trở thành thành viên Liên hiệp quốc.
1970 – Trung Quốc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên.
1970 – Gambia trở thành một nước cộng hoà.
1981 – Giới thiệu chiếc máy tính cá nhân đầu tiên của IBM.
1990 – NASA phóng Kính viễn vọng Không gian Hubble lên vũ trụ từ Trạm không quân mũi Canaveral, Hoa Kỳ.
Thế kỷ XXI
2004 – Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận kinh tế chống Libya vì nước này đã hợp tác trong việc ngăn chặn vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
2010 – Việt Nam khánh thành cầu Cần Thơ, cây cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á.
Sinh
1815 - Anthony Trollope, nhà văn Anh (m. 1882)
1856 - Henri Philippe Pétain, thống chế Pháp (m. 1951)
1904 - Willem de Kooning, họa sĩ Hà Lan (m. 1997)
1905 - Robert Penn Warren, nhà văn Mỹ, đoạt giải Pulitzer năm 1947, giải thưởng thơ Mỹ đầu tiên năm 1986 (m. 1989)
1906 - William Joyce, nhà văn Anh-Ireland (m. 1946)
1906 - Hà Huy Tập, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (m. 1941)
1908 - Phạm Duy Khiêm, nhà văn, nhà giáo người Việt. Ông từng là đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp. (m. 1974)
1934 - Shirley MacLaine, nữ diễn viên, tác giả
1942 - Barbra Streisand, ca sĩ, nữ diễn viên, đạo diễn người Mỹ
1987 - Jan Vertonghen, cầu thủ bóng đá người Bỉ
1990 - Kim Tae-ri, diễn viên người Hàn Quốc
1993 - Millic, producer người Hàn Quốc
1996 - Ash Barty, vận động viên cricket người Úc.
Mất
Thế kỷ XIX trở về trước
1731 – Daniel Defoe, nhà văn Anh, tác giả cuốn truyện phiêu lưu Robinson Crusoe (s. vào khoảng 1660)
Thế kỷ XX
1935 - Nhà thơ Phạm Tất Đắc (s. 1909) mất lúc 26 tuổi. Ông từng bị thực dân Pháp bắt giam vì dám viết và phổ biến tập thơ dấy lên lòng yêu nước của người Việt.
1967 – Vladimir Mikhailovich Komarov, nhà du hành vũ trụ trên phi thuyền Soyuz 1 (s. 1927)
1972 - Lê Đức Đạt, Chuẩn tướng Việt Nam Cộng hòa (Sinh 1928)
1986 – Wallis Simpson, phu nhân Quận công Windsor (cựu hoàng Edward VIII của Anh) (s. 1896)
Thế kỷ XXI
2011 – Trần Lệ Xuân, em dâu Tổng thống Ngô Đình Diệm. Bà lãnh chức vụ Đệ Nhất Phu nhân thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam (s. 1924).
2020 – Hamilton Bohannon, ca sĩ Mỹ (s. 1942).
Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày tưởng niệm vụ diệt chủng Armenia
Tham khảo
Liên kết ngoài
BBC: On This Day (tiếng Anh)
Tháng tư
Ngày trong năm |
4614 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B3a%20sinh | Hóa sinh | Hóa sinh ( hay ) là phân ngành nghiên cứu các quá trình hóa học bên trong và liên quan tới sinh vật sống. Là một phân ngành của cả hóa học và sinh học, hóa sinh có thể thể được chia làm ba lĩnh vực: sinh học cấu trúc, enzym và trao đổi chất. Suốt những thập niên cuối của thế kỷ 20, ngành hóa sinh đã thành công trong việc giải thích các quá trình sống nhờ ba phân ngành kể trên. Hầu hết mọi lĩnh vực của các môn khoa học sự sống đang được khám phá và phát triển nhờ nghiên cứu và phương pháp hóa sinh học. Hóa sinh chú trọng vào vốn hiểu biết về cơ sở hóa học cho phép những phân tử sinh học tạo nên các quá trình xảy trong tế bào sống và giữa các tế bào, đổi lại liên quan mật thiết tới vốn hiểu biết về mô và cơ quan, cũng như cấu trúc và chức năng của sinh vật. Hóa sinh có mối quan hệ mật thiết tới sinh học phân tử, ngành nghiên cứu các cơ chế phân tử của hiện tượng sinh học.
Phần lớn hóa sinh liên quan tới các cấu trúc, liên kết, chức năng, tương tác của những đại phân tử sinh học, chẳng hạn như protein, acid nucleic, carbohydrate và lipid. Chúng cung cấp cấu trúc của tế bào và thực hiện nhiều chức năng liên quan tới sự sống. Mảng hóa học của tế bào còn phụ thuộc vào phản ứng của những phân tử và ion nhỏ. Chúng có thể là hợp chất vô cơ (ví dụ như nước và ion kim loại) hoặc hữu cơ (ví dụ acid amin, chất được dùng để tổng hợp các protein). Những cơ chế mà tế bào sử dụng để chuyển hóa năng lượng từ môi trường thông qua các phản ứng hóa học được gọi là trao đổi chất. Những phát hiện trong môn hóa sinh được ứng dụng chủ yếu trong y học, dinh dưỡng và nông nghiệp. Trong y học, các nhà hóa sinh nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh và các liều thuốc trị bệnh. Dinh dưỡng thì nghiên cứu cách duy trì sức khỏe và thể trạng và cả những hệ quả của kém dinh dưỡng. Trong nông nghiệp, các nhà hóa sinh nghiên cứu đất và phân bón, bên cạnh đó là các mục tiêu cải thiện canh tác, bảo quản cây trồng và kiểm soát loài gây hại.
Lịch sử
Theo định nghĩa bao hàm trọn vẹn nhất, hóa sinh có thể được xem là ngành nghiên cứu các thành phần và cấu tạo của sinh vật, cách chúng kết hợp với nhau để trở thành sự sống. Theo nghĩa này, do đó lịch sử hóa sinh có thể truy ngược về thời Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, hóa sinh dưới dạng một phân ngành khoa học chuyên biết bắt đầu vào khoảng thế kỷ 19 (hoặc sớm hơn một chút), phụ thuộc vào khía cạnh nào mà hóa sinh đang chú trọng tới. Một số người cho rằng khởi đầu của hóa sinh có thể là phát hiện enzyme đầu tiên, diastase (nay được gọi là amylase) của Anselme Payen vào năm 1833, trong khi một bộ phận khác xem màn trình bày một quá trình lên men rượu hóa sinh phức tạp của Eduard Buchner trong các chiết xuất không tế bào vào năm 1897 là sự ra đời của hóa sinh. Một số người khác cũng chỉ ra rằng hóa sinh khởi đầu bằng một công trình giàu ảnh hưởng của Justus von Liebig vào năm 1842, Animal chemistry, or, Organic chemistry in its applications to physiology and pathology - tác phẩm trình bày lý thuyết hóa học về trao đổi chất, hay thậm chí sớm hơn nữa là những nghiên cứu về lên men và hô hấp của Antoine Lavoisier vào thế kỷ 18. Nhiều nhà tiên phong trong mảng hóa sinh đã giúp tầng phức tạp của hóa sinh và họ được xem là những người đặt nền móng cho hóa sinh hiện đại. Emil Fischer (tác giả nghiên cứu hóa học của protein) và F. Gowland Hopkins (tác giả nghiên cứu enzyme và bản chất động lực học của hóa sinh) là hai ví dụ đại diện cho hóa sinh thời kì đầu.
Bản thân thuật ngữ "biochemistry" (hóa sinh) xuất phát từ sự kết hợp giữa sinh học và hóa học. Năm 1877, Felix Hoppe-Seyler sử dụng thuật ngữ (biochemie trong tiếng Đức) như một từ đồng nghĩa với hóa sinh lý trong phần lời tựa đầu cho số đầu tiên của Zeitschrift für Physiologische Chemie (Tạp chí hóa sinh lý học), nơi ông lập luận cho việc thành lập các viện nghiên cứu dành riêng cho lĩnh vực này. Tuy nhiên nhà hóa học người Đức Carl Neuberg thường được xem là người đặt ra từ này vào năm 1903, trong khi ấy một số người lại ghi công cho Franz Hofmeister.
Người ta thường tin rằng sự sống và các vật chất có một số thuộc tính hoặc chất thiết yếu (thường được xem là "sinh lực luận"), khác với bất kì thứ gì được tìm thấy ở vật thể không sống, và người ta cho rằng chỉ vật thể sống mới có thể tạo ra các phân tử của sự sống. Năm 1828, Friedrich Wöhler xuất bản một bài báo về quá trình tổng hợp ure tình cờ của ông từ potassium cyanat và ammonium sulfat; một số người coi đấy là bàn đạp đổ trực tiếp lên sinh lực luận và thành lập nên hóa học hữu cơ. Tuy nhiên, phép tổng hợp của Wöhler gây tranh cãi vì một số người bác bỏ cái chết của sinh lực luận trên bàn tay ông. Kể từ ấy, hóa sinh đã tiến bộ vượt bậc, đặc biệt từ giữa thế kỷ 20, với sự phát triển của những kỹ thuật mới như sắc ký, tinh thể học tia X, phép đo giao thoa phân cực kép, quang phổ NMR, dán nhãn đồng vị, dùng kính hiển vi điện tử và mô phỏng động lực học phân tử. Những kỹ thuật này cho phép khám phá và phân tích chi tiết nhiều phân tử và các con đường trao đổi chất của tế bào, ví dụ như đường phân và chu trình Krebs (chu trình acid citric), và dẫn tới vốn hiểu biết hóa sinh ở cấp độ phân tử.
Một sự kiện bước ngoặt khác trong lịch sử hóa sinh là việc khám phá ra gen và vai trò của nó trong việc truyền thông tin trong tế bào. Ở thập niên 1950, James D. Watson, Francis Crick, Rosalind Franklin và Maurice Wilkins là những người có công trong việc giải cấu trúc DNA và trình bày mối quan hệ của nó với vận chuyển thông tin di truyền. Năm 1958, George Beadle và Edward Tatum nhận giải Nobel vì công trình nghiên cứu nấm thể hiện một gen tạo ra một enzym. Năm 1988, Colin Pitchfork là người đầu tiên bị kết tội ám sát bằng bằng chứng DNA, dẫn tới sự phát triển của ngành khoa học pháp y. Gần đây hơn, Andrew Z. Fire và Craig C. Mello nhận giải Nobel 2006 vì phát hiện ra vai trò can thiệp RNA (RNAi), trong việc làm vô hiệu biểu hiện gen.
Nguyên vật liệu khởi đầu: những nguyên tố hóa học của sự sống
Khoảng hai tá nguyên tố hóa học là thiết yếu với nhiều kiểu sống sinh học. Hầu hết các nguyên tố hiếm trên Trái Đất không cần thiết đối với sự sống (ngoại trừ seleni và iod), trong khi một số ít loại nguyên tố thông thường (nhôm và titani) không được dùng đến. Hầu hết sinh vật có chung nhu cầu dùng tới nguyên tố, song có một số ít khác biệt giữa thực vật và động vật. Ví dụ, tảo biển sử dụng brom, nhưng thực vật trên cạn và động vật dường như không cần tới nguyên tố ấy. Tất cả động vật đều cần natri, nhưng một vài thực vật thì không. Thực vật cần đến bor và silic, nhưng thực vật có thể không cần (hoặc có thể cần một lượng rất ít).
Chỉ có 6 nguyên tố—carbon, hydro, nitro, oxy, calci và phosphor—chiếm gần 99% khối lượng tế bào sống, tính cả những tế bào ở cơ thể người (xem danh sách hoàn chỉnh ở bài thành phần cơ thể người). Ngoài 6 nguyên tố chính cấu thành nên phần lớn cơ thể người, thì con người cần tới một lượng nhỏ gồm 18 nguyên tố trở lên.
Phân tử sinh học
4 lớp phân tử chính trong ngành hóa sinh (thường gọi là phân tử sinh học) là carbohydrat, lipid, protein và acid nucleic. Nhiều phân tử sinh học là các polymer: theo thuật ngữ này, monomer là những đại phân tử tương đối nhỏ liên kết với nhau để tạo ra đại phân tử lớn còn gọi là các polymer. Khi các monomer liên kết với nhau để tổng hợp một polymer sinh học, chúng trải qua một quá trình gọi là tổng hợp khử nước. Những đại phân tử khác nhau có thể tập hợp ở các phức hợp to hơn, thường để phục vụ hoạt tính sinh học.
Carbohydrat
Hai trong số những chức năng chính của carbohydrat là dự trữ năng lượng và cung cấp cấu trúc. Một trong những loại đường phổ biến nhất, glucose là carbohydrat, nhưng không phải tất cả carbohydrat đều là đường. Có nhiều carbohydrat trên Trái Đất hơn bất kì loại phân tử sinh học nào được biết tới; chúng được dùng để dự trữ năng lượng và thông tin di truyền, cũng như đóng vai trò quan trọng trong các tương tác và liên hệ của tế bào.
Loại carbohydrat đơn giản nhất là monosaccharide, với đặc tính chứa carbon, hydro và oxyg, chủ yếu theo tỷ lệ 1:2:1 (công thức tổng quát là CnH2nOn, n ít nhất từ 3 trở lên). Glucose (C6H12O6) là một trong những carbohydrat quan trọng nhất; những loại khác gồm fructose (C6H12O6) – loại đường thường liên quan tới vị ngọt của trái cây, và deoxyribose (C5H10O4), một thành phần của DNA. Một monosaccharide có thể chuyển đổi giữa dạng mạch hở và mạch vòng. Dạng mạch hở có thể biến thành một vòng nguyên tử carbon, với cầu nối là một nguyên tử oxygen được tạo ra từ nhóm chức carbonyl của nguyên tử cuối và nhóm hydroxyl của một nguyên tử nữa. Phân tử mạch vòng mang nhóm chức hemiacetal hoặc hemiketal, phụ thuộc vào dạng mạch thẳng là một aldose hay một ketose.
Ở những dạng mạch vòng này, vòng thường có 5 hoặc 6 nguyên tử. Những dạng này được gọi là furanose và pyranose — lần lượt tương đương với furan và pyran, những hợp chất đơn giản nhất cùng mang vòng carbon-oxy (mặc dù chúng thiếu liên kết đôi carbon-carbon của hai phân tử này). Ví dụ, aldohexose glucose có thể hình thành một liên kết hemiacetal giữa nhóm hydroxyl trên carbon 1 và oxy trên carbon 4, tạo ra phân tử mang vòng 5-cạnh, gọi là glucofuranose. Phản ứng tương tự có thể xảy ra giữa các carbon 1 và 5 để hình thành nên một phân tử mang vòng 6-cạnh, gọi là glucopyranose. Những dạng mạch vòng có 7-cạnh gọi là heptoses thì hiếm.
Lipid
Lipid tập hợp một lượng lớn phân tử và ở mức độ nào đấy là chất xúc tác đối với các hợp chất không tan trong nước hoặc phi phân cực có nguồn gốc sinh học, bao gồm sáp, acid béo, phospholipid, sphingolipid, glycolipid và terpenoid bắt nguồn từ acid béo (ví dụ, retinoid và steroid). Một số lipid là các phân tử không vòng, mạch hở và thẳng, trong khi số khác có cấu trúc mạch vòng. Một vài là chất thơm (mang cấu trúc mạch vòng và mạch thẳng) trong khi số khác thì không. Một số chất thì ling hoạt, trong khi số khác thì cố định.
Lipid thường được làm một phân tử glycerol kết hợp với các phân tử khác. Trong triglyceride (nhóm chính của lipid lớn), có một phân tử glycerol và ba acid béo. Trong trường hợp ấy, các acid béo được xem là monomer, và có thể là hợp chất bão hòa (không liên kết đôi trong chuỗi carbon) hoặc không bão hòa (một hoặc nhiều liên kết đôi trong chuỗi carbon).
Hầu hết lipid có vài đặc tính phân cực ngoài đa phần là phi phân cực. Nhìn chung, số lượng lớn cấu trúc của chúng là phi phân cực hoặc là chất kị nước, tức là nó không tương tác tốt với các dung môi phân cực như nước. Phần khác trong cấu trúc của chúng là phân cực hoặc chất ưa nước và sẽ có xu hướng liên kết với các dung môi phân cực như nước. Điều này biến chúng thành các phân tử lưỡng phần (tức có cả phần ưa nước lẫn kị nước). Trong trường hợp của cholesterol, nhóm phân cực chỉ là –OH (hydroxyl hoặc alcohol). Trong trường hợp của phospholipid, nhóm phân cực lớn hơn đáng kể và có tính phân cực hơn.
Protein
Protein là những phân tử rất lớn—đại-polymer sinh học—được tạo ra từ những monomer là amino acid. Một amino acid tập hợp gồm một nguyên tử alpha carbon gắn với một nhóm amino, –NH2, một nhóm carboxylic acid, –COOH (mặc dù chúng tồi tại dưới dạng –NH3+ và –COO− trong điều kiện sinh lý), một nguyên tử hydro đơn giản, và một nhánh bên ghi là "–R". Nhánh bên "R" khác nhau với từng amino acid vốn có tới 20 nhóm chuẩn. Chính nhóm "R" này làm từng amino acid khác biệt, và đặc tính của các nhánh bên có ảnh hưởng rất lớn tới hình dạng ba chiều của một protein. Một vài amino acid tự mang chức năng hoặc ở dạng biến đổi; ví dụ, chức năng của glutamic là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. Những amino acid có thể tương tác thông qua một liên kết peptide. Trong phép tổng hợp khử nước này, một phân tử nước bị loại bỏ và liên kết peptide kết nối nitơ của một nhóm amino thuộc amino tới carbon thuộc nhóm acid carboxylic của một amino acid khác. Phân tử ra đời được gọi là một dipeptide, còn các đoạn ngắn của amino acid (thông thường từ 30 trở xuống) được gọi là các peptide hay polypeptide. Những đoạn dài hơn thì được chọn làm các protein chủ đạo. Lấy ví dụ, albumin protein huyết tương chứa 585 gốc amino acid.
Tham khảo
Sách tham khảo
Đọc thêm
Keith Roberts, Martin Raff, Bruce Alberts, Peter Walter, Julian Lewis and Alexander Johnson, Molecular Biology of the Cell
4th Edition, Routledge, March, 2002, hardcover, 1616 pages, 7.6 pounds, ISBN 0-8153-3218-1
3rd Edition, Garland, 1994, ISBN 0-8153-1620-8
2nd Edition, Garland, 1989, ISBN 0-8240-3695-6
Fruton, Joseph S. Proteins, Enzymes, Genes: The Interplay of Chemistry and Biology. Yale University Press: New Haven, 1999. ISBN 0-300-07608-8
Kohler, Robert. From Medical Chemistry to Biochemistry: The Making of a Biomedical Discipline. Cambridge University Press, 1982.
Liên kết ngoài
The Virtual Library of Biochemistry and Cell Biology
Biochemistry, 5th ed. Full text of Berg, Tymoczko, and Stryer, courtesy of NCBI.
SystemsX.ch - The Swiss Initiative in Systems Biology
Full text of Biochemistry by Kevin and Indira, an introductory biochemistry textbook.
Hóa sinh
Sinh học
Công nghệ sinh học |
4616 | https://vi.wikipedia.org/wiki/25%20th%C3%A1ng%204 | 25 tháng 4 | Ngày 25 tháng 4 là ngày thứ 115 trong mỗi năm dương lịch thường (ngày thứ 116 trong mỗi năm nhuận). Còn 250 ngày nữa trong năm.
Sự kiện
1185 – Chiến tranh Genpei tại Nhật Bản kết thúc bằng Hải chiến Dan no Ura, Gia tộc Taira diệt vong.
1490 – Tập Bản đồ Hồng Đức được xuất bản.
1644 – Quân Đại Thuận của Lý Tự Thành tiến vào Tử Cấm Thành, Sùng Trinh Đế tự vẫn, triều Minh diệt vong.
1719 – Truyện phiêu lưu Robinson Crusoe của Daniel Defoe được xuất bản lần đầu tiên.
1792 – Nicolas J. Pelletier trở thành người đầu tiên bị hành quyết bằng máy chém.
1792 – Claude Joseph Rouget de Lisle sáng tác La Marseillaise sau khi hoàng đế Áo tuyên chiến với Pháp, sau được chọn làm quốc ca của Cộng hòa Pháp.
1859 – Bắt đầu xây dựng kênh đào Suez nối Địa Trung Hải và biển Đỏ tại lãnh thổ nay là Ai Cập.
1882 - Chiến tranh Pháp-Đại Nam: Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội từ quân Nguyễn, Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn.
1898 – Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ: Hoa Kỳ tuyên chiến với Tây Ban Nha; Quốc hội Hoa Kỳ tuyên bố rằng tình trạng chiến tranh đã có từ ngày 21 tháng 4.
1926 – Reza Khan đăng quang Quốc vương Iran với tước hiệu "Reza Pahlavi".
1945 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Quân Nga và Mỹ gặp nhau trên sông Elbe, cắt đôi nước Đức.
1945 – 50 nước họp ở San Francisco (bang California, Hoa Kỳ) tổ chức ra Liên hiệp quốc.
1953 – Francis Crick và James D. Watson công bố trong tạp chí Nature bài báo miêu tả cấu trúc chuỗi xoắn kép của DNA, nhan đề "Cấu trúc phân tử của acid nucleid".
1955 – Ngày giải phóng Vùng Mỏ - Quảng Ninh.
1978 - Hội đồng Chính phủ Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định thống nhất tiền tệ trong cả nước.
1986 - Thảm họa hạt nhân Chernobyl
1981 – Hơn 100 công nhân bị phơi ra trước bức xạ trong khi sửa chữa một nhà máy điện hạt nhân ở Tsuruga (tỉnh Fukui, Nhật Bản).
1983 – Phi thuyền Pioneer 10 vượt qua quỹ đạo của Diêm Vương Tinh.
1991 - thành lập Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác.
2015 – Động đất mạnh 7,8 độ ở Nepal làm hơn 7300 người chết và hơn 14.000 người bị thương.
Sinh
1599 – Oliver Cromwell, chính khách Anh (m. 1658)
1840 – Pyotr Ilyich Tchaikovsky, nhạc sĩ Nga (theo lịch Julius) (m. 1893)
1849 – Felix Klein, nhà toán học Đức (m. 1925)
1874 – Guglielmo Marconi, nhà sáng chế người Ý, giải Nobel vật lý năm 1909 (m. 1937)
1900 – Wolfgang Ernst Pauli, nhà vật lý Thụy Sĩ gốc Áo, giải Nobel vật lý năm 1945 (m. 1958)
1903 – Andrey Nikolayevich Kolmogorov, nhà toán học người Nga (m. 1987)
1940 – Al Pacino, diễn viên người Mỹ
1945 – Björn Ulvaeus, ca sĩ, tác giả ca khúc người Thụy Điển, thành viên nhóm ABBA
1946 – Talia Shire, nữ diễn viên người Mỹ
1947 – Johan Cruyff, cầu thủ bóng đá, 3 lần giành Quả bóng vàng châu Âu, huấn luyện viên xuất sắc người Hà Lan (m. 2016)
1963 – David Moyes, là huấn luyện viên bóng đá của câu lạc bộ West Ham United, cũng là một cựu cầu thủ.
1969 – Renée Zellweger, nữ diễn viên người Mỹ
1976 – Kim Jong-kook, ca sĩ người Hàn Quốc
1987 – Jay Park, ca sĩ người Hàn Quốc
1993 – Raphaël Varane, cầu thủ bóng đá người Pháp
1997 – Trần Đình Trọng, cầu thủ bóng đá người Việt Nam
Mất
1644 - Minh Tư Tông, tức Sùng Trinh đế - hoàng đế Trung Quốc (s. 1611)
1595 – Torquato Tasso, nhà thơ Ý (s. 1544)
1744 – Anders Celsius, nhà thiên văn Thuỵ Điển (s. 1701)
1840 – Siméon-Denis Poisson, nhà toán học Pháp (s. 1781)
1882 – Hoàng Diệu, quan Nhà Nguyễn (s. 1829)
1937 – Michał Drzymała, người nông dân Ba Lan nổi tiếng, đã chống lại chính quyền Vương quốc Phổ (s. 1857)
1995 – Ginger Rogers, nữ diễn viên, vũ công (s. 1911)
2014 - Tito Vilanova, cựu huấn luyện viên (s. 1968)
Ngày lễ và kỷ niệm
Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn.
Ngày Quốc kỳ (Eswatini)
Lễ Phục sinh vào các năm 1886, 1943. 25 tháng 4 dương lịch là ngày muộn nhất có thể của lễ Phục sinh (phương Tây) (22 tháng 3 là ngày sớm nhất)
Tham khảo
Liên kết ngoài
BBC: On This Day (tiếng Anh)
Tháng tư
Ngày trong năm |
4620 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n%20gi%C3%A1o | Tôn giáo | Tôn giáo hay đạo (chữ Hán: 宗教, tiếng Latinh: religio, ) là hình thái ý thức xã hội dựa trên sự tin tưởng và sùng bái các yếu tố siêu nhiên (thần linh, thiên chúa, ...) mà ở đó các yếu tố siêu nhiên được cho rằng quyết định nên số phận hay tương lai của con người, hoặc được lấy làm cơ sở để đặt nền tảng cho cuộc sống. Tôn giáo thường được cấu thành bởi một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự đồng thuận học thuật về những gì chính xác cấu thành một tôn giáo.
Các tôn giáo khác nhau có thể chứa hoặc không chứa nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố thần thánh, những điều linh thiêng, tín ngưỡng, một thế lực hoặc nhiều thế lực siêu nhiên hoặc "một số thế lực siêu việt tạo ra các chuẩn mực và sức mạnh cho phần còn lại của cuộc đời ". Các hoạt động tôn giáo có thể bao gồm các nghi lễ, bài giảng, lễ kỷ niệm hay biểu hiện sự tôn kính (các vị Thần, Thánh, Phật), tế tự, lễ hội, nhập hồn, lễ nhập đạo, dịch vụ tang lễ, dịch vụ hôn nhân, thiền, cầu nguyện, âm nhạc, nghệ thuật, múa, dịch vụ công cộng, hoặc các khía cạnh khác của văn hóa con người. Các tôn giáo có lịch sử và các kinh sách linh thiêng, có thể được bảo tồn trong các thánh thư, các biểu tượng và thánh địa, nhằm mục đích chủ yếu là tạo ra ý nghĩa cho cuộc sống. Tôn giáo có thể chứa những câu chuyện tượng trưng, đôi khi được những người tin theo cho là đúng, có mục đích phụ là giải thích nguồn gốc của sự sống, vũ trụ và những thứ khác. Theo truyền thống, đức tin, cùng với lý trí, đã được coi là một nguồn gốc của các niềm tin tôn giáo.
Có khoảng 10.000 tôn giáo khác nhau trên toàn thế giới, nhưng khoảng 84% dân số thế giới theo một trong năm nhóm tôn giáo lớn nhất, đó là Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và các dạng tôn giáo dân gian. Các nhân khẩu học không tôn giáo bao gồm những người không liên kết với bất kỳ tôn giáo cụ thể nào, những người Vô thần hoặc Bất khả tri. Trong khi số lượng những người không có tôn giáo cụ thể càng ngày càng tăng trên toàn cầu, nhiều người trong số những người không theo tôn giáo cụ thể nào vẫn có nhiều niềm tin tôn giáo khác nhau.
Nghiên cứu về tôn giáo bao gồm nhiều ngành học, bao gồm Thần học, tôn giáo so sánh và nghiên cứu khoa học xã hội. Các lý thuyết về tôn giáo đưa ra các giải thích khác nhau về nguồn gốc và hoạt động của tôn giáo, bao gồm các nền tảng bản thể học của các thực thể tôn giáo và niềm tin.
Từ nguyên
Tôn giáo trong tiếng Việt có nguồn gốc từ chữ Hán: 宗敎, vốn đọc là "tông giáo". Sau vì kị húy tên vua Nguyễn Phúc Miên Tông của nhà Nguyễn mà đọc thành "tôn giáo", rồi được sử dụng phổ biến đến tận bây giờ.
Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, tôn giáo là religion - xuất phát từ tiếng Latinh cổ điển: religio, được ghi lại từ thế kỉ 1 TCN vào cuối thời Cộng hòa La Mã, mang ý nghĩa là "tuân thủ một cách nghiêm ngặt và thành khẩn các phong tục và lễ nghi truyền thống ". Trong bối cảnh thế tục, religio có nghĩa là "sự tận tâm, ý thức về quyền, nghĩa vụ đạo đức hay trách nhiệm đối với mọi vật, mọi hành động"; trong bối cảnh tâm linh, nó cũng có nghĩa là cảm giác "kính sợ" do các vị thần và linh hồn gây ra.
Các khái niệm
Tôn giáo xét trên một phương diện nào đó, là một cách thức để giúp con người sống và tồn tại với ý nghĩa cuộc sống, từ đó tạo ra lợi ích cho vạn vật và con người. Tôn giáo đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, linh thiêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: Linh thiêng và Trần tục. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn Linh thiêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự Linh thiêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác.
Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin và sự sùng bái thần thánh hay các quyền lực vô biên, siêu nhiên, vào cuộc sống sau khi đã mất..., tóm lại, là những phát biểu mà vì đó các thành viên của một tôn giáo nào đó gắn bó vào đó. Tín ngưỡng thường phát sinh khi một lãnh tụ tinh thần khẳng định một số hiểu biết đặc biệt về chân lý thần thánh và tổ chức tín đồ của mình. Cũng có quan điểm cho rằng, tín ngưỡng tôn giáo là hoạt động tôn giáo ít hay không có điểm chung với các tổ chức tôn giáo khác trong một xã hội cụ thể. Theo quan điểm này thì tín ngưỡng là một cái gì đó hoàn toàn mới, nó có thể là kết quả của sự truyền bá quan điểm tôn giáo từ một xã hội này sang một xã hội khác, nơi mà nó chưa từng có tiền lệ. Do vậy khi mới hình thành, tín ngưỡng thường chưa được chính thức hóa và hay có mâu thuẫn với xã hội, nếu tiếp tục phát triển, tín ngưỡng sẽ trở nên có tổ chức, nghi lễ chặt chẽ hơn và có thể trở thành tôn giáo. Tuy nhiên tín ngưỡng tôn giáo không phải là các giáo phái, giáo phái là những nhóm ly khai với giáo hội hay tổ chức tôn giáo truyền thống của nó còn tín ngưỡng thì hoàn toàn mới. Tôn giáo là những hệ thống tín ngưỡng thường tìm câu trả lời cho những khái niệm sau:
Thượng đế - Siêu việt tính hay bản chất của tồn tại (hoặc cái được loài người nhận thức là tồn tại) trong mối tương quan với con người;
Tạo hóa, những tín ngưỡng về nguồn gốc của vũ trụ, Trái Đất, sự sống, và nhân loại;
Thần thánh, những tín ngưỡng về sự tồn tại (hay không tồn tại) và bản chất của thần thánh (hay Ông Trời), những gì linh thiên hay siêu phàm;
Những tín ngưỡng về cách liên lạc với thần thánh, vật linh thiêng, những người khác, loài vật, thế giới tự nhiên xung quanh ta và với chúng ta;
Những tín ngưỡng về bản chất đạo lý và đạo đức, như đạo đức khách quan và đạo đức tương đối;
Những cách để nhận dạng và ca tụng những kinh nghiệm giá trị;
Việc tìm ra trọn vẹn về lĩnh vực nhu cầu và thèm muốn;
Sự tìm ra mục đích của sự sống, và nhận dạng các mục tiêu trong đời;
Tìm ra một cơ cấu đạo lý, và định nghĩa những hành vi "thiện" (tốt) và "ác" (xấu);
Những tín ngưỡng về những trạng thái tồn tại khác như thiên đàng, địa ngục, hay Niết bàn và cách chuẩn bị vào những cõi này;
Những giải thích và sự hiểu biết về điều ác và đau khổ, và viết về thiện ác.
Thông thường, những tôn giáo khác nhau và những phe không tôn giáo đều có câu trả lời khác nhau về các khái niệm trên, và nhiều tôn giáo có nhiều trả lời cho mỗi khái niệm.
Ngoài nghĩa rộng về tôn giáo trên, có nhiều cách sử dụng cũng như nhiều nghĩa của từ "tôn giáo." Một số lối giải thích như sau:
Một cách định nghĩa, đôi khi được gọi là "lối theo chức năng", định nghĩa tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng và phong tục nào có chức năng đề cập đến những câu hỏi căn bản về đặc tính con người, đạo đức, sự chiết
và sự tồn tại của thần thánh (nếu có). Định nghĩa rộng ngày bao gồm mọi hệ thống tín ngưỡng, kể cả những hệ thống không tin tưởng vào thần thánh nào, những hệ thống đơn thần, những hệ thống đa thần và những hệ thống không đề cập đến vấn đề này vì không có chứng cớ.
Cách định nghĩa thứ hai, đôi khi được gọi là "lối theo hình thể", định nghĩa tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng nào xác nhận những điều không thể quan sát một cách khoa học được, và chỉ dựa vào chức trách hay kinh nghiệm với thần thánh. Nghĩa này hẹp hơn phân biệt "tôn giáo" với chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa nhân bản thế tục, thuyết vô thần, triết khách quan và thuyết bất khả tri, vì những hệ thống này không dựa vào chức trách hay kinh nghiệm nhưng dựa vào cách hiểu theo khoa học.
Cách định nghĩa thứ ba, đôi khi được gọi là "lối theo chứng cớ vật chất", định nghĩa tôn giáo là những tín ngưỡng về nhân quả mà Occam's Razor loại trừ vì chúng chấp nhận những nguyên nhân quá phức tạp để giải thích những chứng cớ vật chất. Theo nghĩa này, những hệ thống không phải là tôn giáo là những hệ thống không tin tưởng vào những nguyên nhân phức tạp hơn cần thiết để giải thích những chứng cớ vật chất. Những người theo quan điểm này tự xưng là "bất tôn giáo", nhưng cũng có người tôn giáo nhìn nhận rằng "tín ngưỡng" và "khoa học" là hai cách hoàn toàn khác nhau để đi đến chân lý. Quan điểm này bị bác bỏ bởi những người xem rằng những giải thích siêu hình là cần thiết để giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách căn bản.
Cách định nghĩa thứ tư, đôi khi được gọi là "lối tổ chức", định nghĩa tôn giáo là các hội đoàn, tín ngưỡng, tổ chức, phong tục, và luật đạo đức chính thức của tất cả các tôn giáo chính có tổ chức. Nghĩa này đặt "tôn giáo" vào một vị trí trái ngược với "tinh thần", cho nên không bao gồm những luận điệu của "tinh thần" về việc tiếp xúc, phục vụ, hay tôn thờ thần thánh.
Tôn giáo là nền của chánh trị, là cánh tay nối dài của kẻ cầm quyền, là pháp luật đàn áp người nghèo, là thuốc phiện của nhân dân, là thứ cứu rỗi tâm hồn của những người khốn cùng trong xã hội.
Lịch sử
Nếu không kể những chứng tích khảo cổ học cho thấy niềm tin tôn giáo về cuộc sống sau khi chết có từ rất xa xưa, khi mà người ta chôn đồ tùy táng cùng với người chết thì ít nhất cách đây 40.000 năm, tổ tiên con người đã có niềm tin tôn giáo và tham gia các nghi lễ tôn giáo. Trong các xã hội săn bắn và hái lượm, phổ biến là thuyết vật linh, cho rằng vật thể trong thế giới tự nhiên được phú cho nhận thức và tác động đến đời sống con người. Biển cả, núi cao, gió và thậm chí cả cây cối...cũng có thể được coi là những thế lực có tính chất thần thánh sinh ra và chi phối đời sống con người. Xã hội săn bắn, hái lượm có tổ chức chưa phức tạp nên đời sống tôn giáo chủ yếu tồn tại trong gia đình. Địa vị pháp sư (shaman) có thể được trao cho một người như là lãnh tụ tôn giáo nhưng hoạt động này không phải chiếm toàn bộ thời gian của người đó.
Sang đến giai đoạn xã hội trồng trọt và chăn nuôi, niềm tin thần thánh là nguyên nhân hình thành thế giới dần dần được phát triển. Một hệ thống văn hóa đạo đức được ủng hộ bằng việc công nhận thần thánh đồng thời tôn giáo vượt qua khỏi phạm vi gia đình và thường gắn chặt với chính trị, lãnh tụ xã hội thường được xem là vua và tăng lữ như các Pharaoh Ai Cập.
Trước Cách mạng Công nghiệp, tôn giáo đã rất phát triển và là thể chế xã hội vô cùng quan trọng ở khắp các lục địa. Đây cũng là lúc các tôn giáo có nhiều xung đột với nhau: Kitô giáo với Hồi giáo qua nhiều cuộc Thập tự chinh; Ấn Độ giáo xung đột với Phật giáo và về cơ bản đã loại trừ tôn giáo này ra khỏi miền đất phát tích của nó vào thế kỷ 13; người Hồi giáo chinh phục và truyền bá tôn giáo của mình đến những vùng khác...
Từ Thời kỳ Khai sáng và sau khi Cách mạng Công nghiệp nổ ra, những tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự thay đổi cấu trúc xã hội đã khiến cho ảnh hưởng của tôn giáo không còn mạnh mẽ như trước, tôn giáo dần bị tách rời khỏi nhà nước. Trong đời sống văn hóa – xã hội, có các quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học. Ngày nay, bên cạnh các tôn giáo truyền thống và những người không tôn giáo, nhiều phong trào tôn giáo mới nổi lên.
Hoạt động
Những phong tục dựa vào tín ngưỡng tôn giáo thường gồm có:
Cầu nguyện
Thờ phụng
Họp mặt thường lệ với những người khác đồng tôn giáo
Viên chức tôn giáo để lãnh đạo hay giúp đỡ những tín đồ, như nhà tu, mục sư, tăng lữ...
Nghi lễ và phong tục đặc biệt trong tín ngưỡng
Cách giữ gìn niềm tin vào những điều răn trong kinh sách và những tục lệ của tôn giáo đó
Luật lệ ứng xử ngoài đời phù hợp với tín ngưỡng (đạo lý), như Mười điều răn trong Cựu Ước, đặt ra từ tín ngưỡng chứ không phải do tín ngưỡng định nghĩa, và đạo lý thường được tôn trọng đến địa vị giáo luật (luật pháp) và được các tín đồ thi hành
Việc duy trì và học tập những kinh sách ghi chép những tín ngưỡng cơ bản của tôn giáo.
Những tín đồ của một tôn giáo thường họp mặt để làm lễ, đọc hay tụng kinh, cầu nguyện, thờ phụng, và giúp đỡ tinh thần lẫn nhau. Tuy nhiên, cầu nguyện và ngồi thiền một mình cũng thường được xem là quan trọng, cũng như sống theo tín ngưỡng ngoài đời hay với những người không theo đạo đó. Đây thường là một chức năng của tôn giáo đó.
Các tôn giáo chính
Niềm tin và thực tiễn tôn giáo vô cùng đa dạng và có rất nhiều tôn giáo trên thế giới ngày nay, có tôn giáo chỉ hạn chế trong một vùng địa lý không lớn nhưng có những tôn giáo có thể gọi là tôn giáo thế giới với nhiều triệu tín đồ ở khắp nơi trên thế giới. Nói chung có khoảng 87 phần trăm dân số thế giới đang gắn bó với một tôn giáo nào đó; chỉ có khoảng 13 phần trăm là không tôn giáo.
(Nguồn số liệu theo Adherents.com, riêng số lượng tín đồ Khổng giáo theo Macionis.)
Việc thống kê số liệu tín đồ của từng tôn giáo rất phức tạp và nhiều phương pháp khác nhau do đó các nguồn số liệu có thể cho kết quả khác nhau đáng kể, tuy vậy nó cung cấp cái nhìn tương đối về quy mô của các tôn giáo đặc biệt là trong tương quan với nhau.
Kitô giáo: với ba nhánh chính là Công giáo, Chính thống giáo và Tin Lành, là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất trên thế giới, trên 3,4 tỷ tín đồ, chủ yếu ở Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, châu Âu và rải rác ở nhiều nơi khác trên thế giới. Kitô giáo bắt nguồn từ Do Thái giáo ở Trung Đông và do Giê-su sáng lập. Kitô giáo theo thuyết độc thần thể hiện ở quan điểm về Thiên Chúa Ba Ngôi: Đức Chúa Cha - Đấng Tạo hóa; Đức Chúa Con (Jesus Christ) - Đấng Chuộc tội và Đức Chúa Thánh Thần - Đấng Thánh hoá. Jesus Christ bị hành hình, đóng đinh trên cây thập tự, từ đó cây thập tự trở thành biểu tượng linh thiêng của tín đồ Kitô giáo và theo niềm tin của tín đồ Kitô giáo, Chúa phục sinh là bằng chứng về việc Jesus là Con Thiên Chúa, Jesus được phái đến để chịu chết vì tội lỗi nhân loại gây ra. Con người không chỉ là tôi tớ của Chúa, kẻ được cứu rỗi, mà còn là con của Chúa, do vậy con người có bổn phận noi gương Chúa trong tình yêu cuộc sống, tình yêu đồng loại, con người phải sống thánh thiện và đạt đến cuộc sống vĩnh hằng. Từ khi ra đời và trong giai đoạn đầu, Kitô giáo bị ngược đãi, đàn áp nhưng dần dần đã được truyền bá rộng rãi trên thế giới. Đây là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới và là tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nền văn minh phương Tây.
Hồi giáo: là tôn giáo có số lượng tín đồ đông thứ hai trên thế giới, với khoảng 1,8 tỷ tín đồ, chủ yếu tập trung ở Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á và rải rác ở khắp nơi trên Trái Đất. Hồi giáo ra đời vào thế kỷ thứ VII, do Muhammad sáng lập. Cũng như Ki-tô giáo, Hồi giáo thờ phụng một vị Thượng đế duy nhất, không công nhận có những thần thánh nào khác. Nhưng đạo Hồi khác biệt ở chỗ: Muhammad được tín đồ coi là Đấng Tiên tri, sứ giả của Thượng đế chứ không phải là Chúa như Giê-su đối với người Kitô giáo (Hồi giáo cũng chỉ nhìn nhận Giê-su là Đấng Tiên tri chứ không nhìn nhận ông là Chúa). Hồi giáo coi Muhammad là Đấng tiên tri cuối cùng và hoàn thiện nhất, sau các Đấng tiên tri trước đó là Adam, Abraham, Moses và Giê-su. Vai trò của Muhammad là ghi lại lời của Thượng đế và kinh Koran được các tín đồ coi là lời răn của Thượng đế Chí Tôn. Cũng giống Kitô giáo, Hồi giáo tin rằng có địa ngục, thiên đàng và ngày phán xét, mọi người có trách nhiệm giải thích trước Thượng đế về những việc làm của mình trên trần thế. Tín đồ Hồi giáo cũng thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ đức tin, chống lại mọi đe dọa và trong một số trường hợp, giáo lý này của Hồi giáo được sử dụng để biện minh cho các cuộc thánh chiến.
Ấn Độ giáo: được coi là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Ấn Độ khoảng 1500 năm trước Công nguyên. Khác với Kitô giáo và Hồi giáo, Ấn Độ giáo không liên kết với đời sống của một cá nhân nào, hay nói cách khác, không có người sáng lập. Qua hàng ngàn năm, Ấn Độ giáo và xã hội Ấn Độ với hệ thống đẳng cấp đan quyện, gắn bó chặt chẽ với nhau đến mức người ta không thể dễ dàng mô tả riêng biệt, cũng chính vì thế mà Ấn Độ giáo khó truyền bá đến các xã hội khác. Thế nhưng đến nay, Ấn Độ giáo vẫn có khoảng 900 triệu tín đồ chủ yếu ở Ấn Độ, Pakistan và ở nhiều nơi khác trên thế giới với số lượng ít. Trong Ấn Độ giáo, công lý sau cùng không phải thuộc về vị thần tối cao mà thông qua chu kỳ tái sinh theo luật nhân quả. Mọi hành động của con người đều dẫn đến kết quả tinh thần trực tiếp, đó chính là nghiệp chướng (karma), đời sống chính đáng khiến cho tinh thần được hoàn thiện, ngược lại sẽ làm cho tinh thần suy đồi. Trạng thái cực lạc (nirvana) là sự hoàn thiện tinh thần, trong đó linh hồn được sẵn sàng cho việc tái sinh một cách hoàn hảo.
Phật giáo: cũng có nguồn gốc từ Ấn Độ và khởi nguồn khoảng 500 năm trước Công nguyên. Tôn giáo này có nhiều phương diện giống với Ấn Độ giáo nhưng gắn với cuộc đời của người sáng lập - Đức Phật Thích Ca (Siddartha Gautama). Phật giáo là tôn giáo lớn trên thế giới, hiện có khoảng 365 triệu tín đồ chính thức (đã làm lễ Quy y Tam bảo). Phật giáo chủ yếu tập trung ở Châu Á và đang lan truyền khắp thế giới. Sau nhiều năm chu du và thiền định, Siddartha Gautama đạt đến trạng thái giác ngộ (bodhi), Ngài trở thành Phật, hiểu được bản chất của đời sống và biết con đường dẫn đến hạnh phúc thực sự. Tương tự như Ấn Độ giáo, Phật giáo cho rằng có kiếp luân hồi, nhân quả, mọi hành động của con người đều dẫn đến kết quả sẽ nhận được: hoặc là thiện (dẫn đến sự hoàn thiện tinh thần, sẽ nhận được quả thiện) hoặc là ác (dẫn đến sự suy đồi tinh thần,sẽ nhận được quả ác) nhưng khác nhau về bản chất. Cốt lõi là thoát khỏi hoàn toàn sinh tử, khổ đau, không còn bị tác động bởi nghiệp. Vũ trụ có trật tự mà không có vị thần tối cao thực hiện công lý cuối cùng (hay nói cách khác toàn thể Vũ trụ đều là Chân như của Phật tính - Pháp thân của Phật khắp mọi nơi. Mọi sự tồn tại của con người đều có khổ đau và muốn đạt đến sự bình an về tinh thần, Phật giáo phủ nhận mọi hình thức vui thú vật chất - hưởng dục, làm giảm các ham muốn về vật chất hay thể xác. Phật giáo cũng là tôn giáo đầu tiên đưa ra hệ thống phẩm cấp tu hành.
Nho giáo: hình thành ở Trung Quốc và do Đức Khổng Tử (551 - 479 trước Công nguyên) sáng lập. Có ít nguồn số liệu thống kê về các tín đồ Nho giáo nhưng ước tính có hơn 150 triệu người là tín đồ của tôn giáo này và số người chịu ảnh hưởng còn nhiều hơn nữa chủ yếu tập trung ở Trung Quốc, Đông Bắc Á, Việt Nam, Singapore. Cũng như Phật giáo, Nho giáo quan tâm sâu sắc đến những đau khổ trên thế giới nhưng phương cách cứu rỗi, thay vì thủ tiêu ham muốn, là sống theo những nguyên tắc cụ thể về hạnh kiểm, đạo đức. Nho giáo đề cao nhân tính (jen), đạo đức luôn có vị trí cao hơn tư lợi, đạo đức của cá nhân tạo ra gia đình vững chắc và gia đình vững chắc trở thành nền tảng của xã hội vững mạnh. Không giống nhiều tôn giáo khác, Nho giáo không hướng con người vào tương lai mà hướng vào đời sống thực tại một cách có đạo đức trong xã hội có kỷ cương, trật tự. Trong Nho giáo, không có khái niệm rõ ràng về sự linh thiêng, người ta có thể cho rằng Nho giáo xét cho cùng không phải là tôn giáo thuần túy mà đúng ra là nghiên cứu lịch sử Trung Hoa có kỷ cương...Nhưng cũng có điểm giống với tôn giáo là tập hợp niềm tin và hành lễ phấn đấu đạt cái thiện và tạo ra sự đoàn kết xã hội.
Do Thái giáo: cũng hình thành ở vùng Trung Đông như Hồi giáo và Kitô giáo vào thời kỳ Đồ Sắt (khoảng 2000 năm trước Công nguyên). Mặc dù chỉ có khoảng 14 triệu tín đồ, chủ yếu ở Israel, Mỹ và châu Âu nhưng Do Thái giáo là một tôn giáo quan trọng vì đã tạo nền tảng lịch sử cho sự hình thành của Kitô giáo và Hồi giáo. Do Thái giáo do Abraham, tổ phụ và là nhà tiên tri của người Do Thái sáng lập. Do Thái giáo cũng theo thuyết độc thần, chỉ công nhận một mình Đức Chúa toàn năng. Điểm khác biệt của Do Thái giáo là mối quan hệ đặc biệt với Chúa, qua đó người Do Thái là "dân tộc được chọn" thông qua Giao ước (covenant). Giao ước được thể hiện dưới dạng như pháp luật và tập trung vào Mười điều răn Chúa tiết lộ cho Tiên Tri Moses, nhà tiên tri đã dẫn dắt dân tộc Do Thái ra khỏi ách nô lệ Ai Cập. Do Thái giáo coi năm quyển đầu tiên của bộ kinh mà đối với người Kitô giáo chính là Kinh Thánh Cựu ước là Thánh thư - lịch sử cũng như pháp luật của mình. Do Thái giáo cũng không hướng đến thế giới bên kia mà xem quá khứ là nguồn hướng dẫn hiện tại và tương lai. Người Do Thái phục tùng ý Chúa bằng cách thực hiện đầy đủ tinh thần cũng như lời văn của Thánh thư thì một ngày kia, Chúa sẽ phái sứ giả mang thiên đàng xuống Trái Đất. Giê-su được coi chính là sứ giả đó, nhưng người Do Thái không công nhận ông, vì Jesus đã chịu chết khốn cực chứ không vinh hiển như ý tưởng của họ theo lời thánh thư.
Sự khác nhau giữa các tôn giáo
Số thần thánh
Những tôn giáo độc thần chỉ tin vào một thần thánh. Trong những tôn giáo này có Đạo Do Thái, Sikh giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, và Đạo Bahá'í.
Đại đa số các tín đồ Kitô giáo tin vào giáo lý Ba Ngôi, nói rằng có một Chúa trời hiện hữu trong ba ngôi vị. (Hầu hết các nhánh trong Kitô giáo tin vào điều này, trừ một vài nhánh nhỏ như Nhân chứng Giêhôva hay các nhóm đã tồn tại trong quá khứ như phái Sabellius, phái Arius.)
Một số giáo phái của Ấn Độ Giáo hay thường bị gọi nhầm là theo độc thần luận, nhưng thật sự là thuộc về toàn thần luận.
Các tôn giáo đơn nhất thần tin rằng có nhiều thần thánh với nhiều tính chất khác nhau, nhưng chỉ có một thần là cao hơn hết. Trong các tôn giáo này gồm có những nhánh của Ấn Độ giáo (đặc biệt là hai nhánh Shiva và Vishnu) tin vào thiên thần, quỷ thần, deva (chư thiên), asura (atula, phi thiên), hay các thần thánh khác trong đó có một thần cao hơn hết;
Những tôn giáo đa thần như Tôn giáo Hy Lạp - La Mã, cũng như một số tín ngưỡng vật linh như ở châu Phi tin tưởng vào nhiều thần thánh;
Những tôn giáo phiếm thần tin rằng mọi vật trong thiên nhiên điều liên quan đến nhau và không thể tách rời nhau. Những tôn giáo này gồm có: những trường phái phiếm thần của nhánh Shiva và Vishnu trong Ấn Độ giáo, Thần đạo của Nhật Bản, và một vài tín ngưỡng về vạn vật hữu linh.
Những tôn giáo không thần (như Đạo Phật, Nho giáo) không nói gì về sự hiện hữu hay không hiện hữu của thần thánh;
Những tôn giáo vô thần (như Kì na giáo và Phật giáo) không tin tưởng vào thần thánh nào. Phật giáo không tin có một đấng sáng tạo tối thượng nào, các thần thánh thì có tồn tại nhưng các vị thần này cũng chỉ là một chúng sinh trong vũ trụ, sức mạnh và tuổi thọ của họ vẫn có giới hạn chứ không phải là đấng toàn năng bất tử.
Những người bất khả tri thường nói rằng họ không biết được số thần thánh là không, một, hay nhiều.
Giới tính thần thánh
Một số tín đồ cho rằng thần thánh của họ không có giới tính, có cả tính chất nam lẫn nữ;
Một số tín đồ cho rằng thần thánh của họ không có giới tính, nhưng có nhiều tính chất nam.
Một số tín đồ khác cho rằng thần thánh của họ không có giới tính, nhưng có nhiều tính chất nữ.
Một số tôn giáo giáo cho rằng thần thánh của họ là nam hoặc nữ, như trong các tôn giáo thần thoại truyền thống.
Nguồn kinh sách
Các văn bản linh thiêng cung cấp căn cứ cho các tín đồ xem các văn bản đó có thẩm quyền, được linh truyền, linh hứng và/hoặc không thể sai lầm. Ví dụ như kinh Coran, kinh Vệ Đà, kinh Aqdas (Kitáb-i-Aqdas) và Kinh thánh;
Các nhà tiên tri cung cấp căn cứ cho các tín đồ xem những người tiên tri đó có khả năng thông hiểu đặc biệt hoặc có khả năng tương giao cá nhân trực tiếp với đấng linh thiêng. Ví dụ như Giêsu, Môsê, Bahá'u'lláh và Môhamét;
Khoa học và lý trí cung cấp căn cứ cho các tín đồ xem khoa học và lý trí có khả năng trả lời cho nhiều nghi vấn nền tảng của tôn giáo. Ví dụ như chủ nghĩa Nhân bản thế tục và thuyết Vô thần;
Truyền thống cung cấp căn cứ cho các tín đồ xem tập quán của tổ tiên là đặc biệt quan trọng và là nguồn cội của chân lý linh thiêng. Ví dụ như Saman giáo (vu ngưỡng) và một số khía cạnh của Thần đạo;
Kinh nghiệm cá nhân cung cấp căn cứ cho các tín đồ tin rằng họ có tiếp xúc cá nhân trực tiếp với Thượng đế hay thần thánh, hoặc một sự kiện cụ thể nào đó có tầm quan trọng đối với họ về mặt tôn giáo.
Cấu trúc tổ chức
Những tôn giáo có tổ chức trung ương thành lập một tổ chức có cơ cấu nhằm để phát triển và giữ gìn sự trong sạch của niềm tin và giúp đỡ tín đồ sống theo đạo. Những tôn giáo này gồm có Giáo hội Công giáo Rôma, Hồi giáo lúc ban đầu và Đạo Do Thái theo phái Chasidut;
Những tôn giáo không có tổ chức trung ương thường phát triển độc lập với nhau, cho nên các niềm tin và phong tục rất phong phú. Những tôn giáo này gồm có Ấn Độ giáo, các thần thoại của các nước Hy Lạp và Ai Cập cổ và các đạo ngẫu tượng mới như Wicca hay Ásatrú.
Những tôn giáo không có tổ chức trung ương nhưng có những giới luật, kinh sách để chế định hành vi của tín đồ, ví dụ như Phật giáo
Giáo lý
Những tôn giáo chú trọng lối sống và việc tham gia trong các tục lệ, lễ nghi và thái độ của các tín đồ. Những tôn giáo này có đạo Do Thái theo phái Chasidut và nhiều truyền thống hữu linh.
Những tôn giáo có triết lý tinh thần chú trọng vào việc thực hành để dẫn đến hạnh phúc trong đời và ít quan tâm đến thần linh hay đấng tối cao như đạo Phật, đạo Lão và Nho giáo. Một số tôn giáo khác như Ấn Độ giáo chú trọng những điều này nhưng vẫn tin tưởng vào một thần thánh tối cao trong nhiều hình thể.
Những tôn giáo chú trọng việc giữ gìn mối quan hệ đúng đắn với thần thánh, có thể bằng quan hệ cá nhân (như đạo Tin lành), bằng cách tuân theo các ý định của thần thánh (như Hồi giáo) hay bằng cách sám hối và tha thứ tội lỗi (như Kitô giáo truyền thống).
Sau khi chết
Ấn Độ giáo tin rằng loài người sẽ mãi mãi đầu thai cho đến khi họ đến trạng thái giải thoát (Moksha), được hợp nhất với thần (Vishnu hay Shiva) và họ tin vào thuyết quả báo; vì thế, đạo này không tin vào việc bị đọa đày vĩnh viễn sau khi chết vì chúng ta có cơ hội chuộc tội trong các kiếp sau cho đến khi được giải thoát. Tuy thế, nhiều tín đồ tin rằng có một nơi trời trừng trị những kẻ ác trước khi được đầu thai.
Đạo Phật theo hệ phái Nam Tông cho rằng nghiệp của một người khiến người đó liên tục phải sinh ra rồi chết đi (luân hồi) trong các cõi sống, nghiệp xấu thì bị luân hồi vào cõi khổ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh), nghiệp tốt thì được luân hồi vào cõi lành (nhân giới, thiên giới) . Để chấm dứt luân hồi thì phải tu tập phá tan "Vô minh" đạt đến trạng thái Niết bàn (Niết bàn của Phật giáo là một trạng thái hạnh phúc đỉnh cao, giác ngộ giải thoát, an lạc phi điều kiện, không còn các nỗi khổ, niềm đau và nguyên nhân gây tạo ra chúng, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian và do đó không còn bị biến hoại, chi phối bởi cuộc sống vô thường); hệ phái Bắc Tông thì cũng có quan điểm tương tự. Sau khi chết con người tiếp tục tái sanh luân hồi, tuy nhiên khác với Nam Tông ở chỗ: thời gian để tái sanh giữa 2 hệ phái là khác nhau, Nam Tông cho rằng sau khi chết con người lập tức tái sanh, Bắc Tông cho rằng thời gian tái sanh sau khi chết có thể kéo dài nhiều nhất 49 ngày.
Kitô giáo và Hồi giáo có khái niệm Thiên đàng và Địa ngục, và Chúa trời là người định đoạt số phận vĩnh cửu của chúng ta. Trừ điều này, các đạo này có nhiều khái niệm khác nhau.
Công giáo Rôma và đạo Tin lành truyền thống tin rằng mỗi người sẽ được cứu rỗi bằng cách đặt niềm tin vào Chúa trời và sự cứu chuộc của Chúa Giêsu. Công giáo còn tin rằng linh hồn con người cần được thanh luyện cho những tội lỗi mà họ đã phạm nhưng chưa sám hối khi còn sống, trước khi được đưa lên thiên đàng.
Một số tín đồ Kitô giáo khác tin rằng mỗi người tự chọn thiên đàng và địa ngục riêng của họ: nếu một người chọn sống trong một "địa ngục trần gian", họ sẽ tiếp tục chọn điều đó sau khi chết, Chúa trời sẽ cho họ toại nguyện: bị xa cách Chúa trời và niềm hạnh phúc. Ngược lại, những người mưu cầu thiên đàng tại trần gian sẽ tiếp tục mưu cầu thiên đàng sau khi chết, Chúa trời cũng sẽ cho họ toại nguyện: gần gũi với Chúa trời và hạnh phúc.
Dưới hầu hết các tín ngưỡng truyền thống của Hồi giáo, Chúa trời xét xử chúng ta trong việc trung thành với năm cột trụ của Hồi giáo, trong đó có việc công nhận Chúa trời, Môhamét, và sống theo các điều lệ của Chúa trời về Công lý, Tín ngưỡng, và Từ bi, và thưởng chúng ta tùy theo các việc ta làm trên thế gian.
Đạo Do Thái thì nói người chết sẽ được sống lại vào ngày phán xét.
Đạo Bahá'í tin rằng linh hồn của một người sẽ được đến cõi linh hồn của Chúa trời sau khi chết cho đến khi nó gặp Chúa trời.
Đạo Cao Đài cho rằng một linh hồn sẽ trở về với Thượng đế sau khi chết nếu lúc còn sống linh hồn ấy đã sống một cuộc đời thánh thiện và ngược lại nếu lúc sống làm những điều xấu sẽ bị đọa nơi địa ngục.
Đạo Rastafari tin vào bất tử vật chất. Một khi thần Haile Selassie gọi họ về châu Phi để phán xét, họ sẽ được sống mãi mãi với Ngài trong thân thể của họ trong thế giới này.
Nhân Chứng Giêhôva tin rằng cho đến ngày tận thế, những người chết đang trong trạng thái ngủ, không nghe được lời cầu nguyện hay can thiệp vào các chuyện trên đời. Sau khi Satan bịt kín sau ngày tận thế, 144.000 người được chọn sẽ lên thiên đàng để thống trị với chúa Giêsu. Mọi người khác sẽ được phục sinh và được trường sinh bất tử trong địa đàng trên Trái Đất, nay được phục hồi. Sau 1000 năm, Satan sẽ được thả ra và được phép cám dỗ loài người một lần nữa. Những người bị cám dỗ vào tội lỗi sẽ bị chết vĩnh viễn với Satan, và Chúa trời sẽ trở thành người thống trị mới.
Tôn giáo và khoa học
Quan điểm về tôn giáo và khoa học có thể đi từ thái cực cái nọ phủ nhận cái kia cho đến dung hòa hơn. Ở thái cực này, một số người cho rằng những hiểu biết tôn giáo có thể trả lời mọi câu hỏi liên quan đến vũ trụ và đời sống con người. Ở thái cực khác một số người lại cho rằng những hiểu biết tôn giáo là mê tín, phi lý, hoang đường, chỉ có khoa học mới đưa ra được câu trả lời đúng đắn. Ở giữa hai thái cực, có quan điểm coi tôn giáo và khoa học dùng các phương pháp, hay nói đúng hơn, trả lời cho các câu hỏi khác nhau để tìm đến Chân lý và kiến thức đồng thời bổ sung cho nhau. Tôn giáo dùng những phương pháp dựa theo sự hiểu biết chủ quan của trực giác cá nhân và kinh nghiệm và/hoặc căn cứ vào chức trách của các kinh sách hay người được xem là tiên tri. Khoa học, trái lại, dùng phương pháp khoa học, một quá trình khách quan để điều tra nghiên cứu dựa theo chứng cớ vật chất, dùng các hiện tượng có thể quan sát và xác minh được. Tương tự, có hai loại câu hỏi mà tôn giáo và khoa học cố gắng trả lời: những câu hỏi về các hiện tượng có thể quan sát và xác minh được (như các luật vật lý, hay cách hành xử của con người) và những câu hỏi về các hiện tượng không thể quan sát được và việc đánh giá về giá trị, ý nghĩa, mục đích (như làm sao có các luật vật lý, thế nào là "thiện" và "ác"). Quan điểm này có thể được minh họa bằng những lời Hồng y Barberini đã từng nói với Galileo: "Anh dạy cho mọi người biết bầu trời di chuyển như thế nào; còn chúng tôi dạy cho mọi người biết cách lên trời". Nói cách khác, "thế giới này hoạt động ra sao là vấn đề khoa học, nhưng tại sao chúng ta và phần vũ trụ còn lại nói chung lại tồn tại là vấn đề khoa học không sao giải thích được."
Cặp từ "tôn giáo và khoa học" lần đầu xuất hiện vào thế kỷ 19. Mối quan hệ này được miêu tả khác nhau như 'xung đột', 'hòa hợp', 'phức tạp', 'độc lập khỏi nhau'. Từ phương Tây, các triết gia thời Khai sáng phổ biến luận thuyết xung đột về mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo. Tuy nhiên, ngày nay đa số các sử gia về khoa học đã bác bỏ luận thuyết này. Trong lịch sử, Công giáo có vai trò quan trọng bảo trợ cho sự phát triển của khoa học hiện đại.
Tôn giáo và chính trị
Trong lịch sử, tôn giáo thường đi song song với chính trị. Các hoàng đế Trung Quốc lấy căn cứ quyền của họ từ Thiên mệnh (天命). Giáo hội Công giáo Rôma đã thống trị phần lớn châu Âu cho đến cuộc Cải cách Tin lành. Đến Thời đại Ánh sáng vào thế kỷ 18 tại châu Âu, nhiều triết gia tin vào việc tách biệt giữa giáo hội và nhà nước (separation of church and state). Hiện nay tôn giáo đóng nhiều vai trò khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới:
Tôn giáo độc lập: tại một số quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Việt Nam... hiến pháp tách biệt giáo hội và nhà nước. Các quốc gia này thường cho phép người dân tự do tín ngưỡng, nhưng không công nhận bất cứ tôn giáo nào để khỏi bị xem là thiên vị. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, khi một tổng thống nhậm chức, tổng thống phải đặt tay lên cuốn kinh thánh để tuyên thệ.
Quốc giáo: Một số quốc gia có một quốc giáo, một tôn giáo được nhà nước công nhận là chính thức và nhận thuế từ dân, tuy nhiên người dân vẫn được phép tự do tín ngưỡng. Trong các nước này gồm có một số nước Hồi giáo, Công giáo và những nước như Thái Lan (Phật giáo), Anh (Anh giáo). Tuy nhiên, các viên chức quốc giáo không có địa vị quan trọng trong chính quyền, trừ quốc trưởng.
Thần quyền: Tại một số quốc gia, điển hình là Iran và Tòa thánh Vatican, tôn giáo và chính quyền là một. Các viên chức quan trọng trong tôn giáo cũng là viên chức trong chính quyền.
Xem thêm
Tín ngưỡng
Không tôn giáo
Khoa luận giáo
Tham khảo
Macionis John J., Xã hội học, Nhà xuất bản Thống kê (1987)
Schaefer Richard T., Xã hội học, Nhà xuất bản Thống kê (2005)
Almanach những nền văn minh thế giới, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin (tái bản, bổ sung lần 1 năm 2007)
Chú thích
Liên kết ngoài
Tín ngưỡng
Nhân văn học
Văn hóa
Bài viết chủ đề chính
Sinh hoạt |
4627 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20%C4%91%E1%BB%A9ng%20%C4%91%E1%BA%A7u%20ch%C3%ADnh%20ph%E1%BB%A7%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Danh sách người đứng đầu chính phủ Việt Nam | Chính phủ hiện đại ở Việt Nam xuất hiện vào khoảng tháng 4 năm 1945 với sự thành lập của cơ quan Nội các nhà Nguyễn gồm các Bộ trưởng. Tuy nhiên, một Chính phủ đúng nghĩa có quyền thực thi hành pháp lại chỉ xuất hiện vào tháng 9 năm 1945 dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Từ đó cho đến nay, tên gọi cũng như mức độ quyền lực của chức vụ đứng đầu Chính phủ tại Việt Nam có những sự thay đổi qua những thời kỳ. Theo Hiến pháp hiện hành (2013), người đứng đầu Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Thủ tướng Chính phủ, thường được gọi là Thủ tướng.
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hiện tại là Phạm Minh Chính.
Lịch sử
Dưới thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng cho thành lập cơ quan Nội các (1829) theo mô hình Trung Quốc, nhưng Nội các nhà Nguyễn lại đứng dưới Lục bộ. Năm 1934, vua Bảo Đại giải tán Nội các, thay bằng Ngự tiền văn phòng, đứng đầu là một quan viên nhất phẩm gọi là Đổng lý, có hình thái của một Chính phủ. Tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật Bản tiến hành đảo chính, thay thế người Pháp nắm giữ chính quyền thuộc địa Đông Dương. Dưới áp lực của người Nhật, 17 tháng 4, vua Bảo Đại ban hành Đạo dụ số 5, thành lập một Nội các mới mang hình thức của một Chính phủ hiện đại do Trần Trọng Kim làm Tổng trưởng.
Ngày 16 tháng 8, dưới sự chủ trì của Mặt trận Việt Minh, đại biểu các đảng phái, đoàn thể, dân tộc, tôn giáo có mưu cầu giành độc lập cho Việt Nam ở Đông Dương và hải ngoại đã tổ chức Đại hội Quốc dân tại đình Tân Trào (Tuyên Quang). Đại hội đưa ra chủ trương Tổng khởi nghĩa và thành lập Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Cách mạng Tháng Tám nổ ra và xóa bỏ chính quyền thuộc địa ở Việt Nam. Ngày 23 tháng 8, Bảo Đại tuyên bố thoái vị, Nội các Trần Trọng Kim tan rã. Ngày 28 tháng 8, Chính phủ cách mạng lâm thời của nước Việt Nam mới được thành lập trên cơ sở Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, đứng đầu là Hồ Chí Minh, giữ chức vụ Chủ tịch Chính phủ. Ngày 2 tháng 9, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, chính phủ mới ra mắt quốc dân.
Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua bản Hiến pháp đầu tiên. Theo Hiến pháp 1946, Chính phủ gồm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Nội các; Nội các gồm Thủ tướng, (Phó Thủ tướng), các Bộ trưởng, Thứ trưởng, đứng đầu Nội các là Thủ tướng.
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân đội Pháp bắt đầu tái chiếm thuộc địa Đông Dương, Cao ủy d'Argenlieu quyết định trao quy chế tự trị cho thuộc địa Nam Kỳ để tách khu vực này khỏi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 26 tháng 3 năm 1946, Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ ủy nhiệm Nguyễn Văn Thinh làm Thủ tướng để thành lập Chính phủ tự trị. Ngày 27 tháng 5 năm 1948, Chính phủ tự trị ngừng hoạt động. Ngày 5 tháng 6 năm 1948, Thông cáo chung Vịnh Hạ Long được ký kết, chính quyền Pháp đồng ý thành lập một chính quyền Việt Nam khác thuộc Liên hiệp Pháp thay thế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gọi là Quốc gia Việt Nam. Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam được thành lập, đứng đầu là Thủ tướng.
Sau Hiệp định Genève (1954), nước Việt Nam tạm thời chia làm hai khu vực tập kết quân đội, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Quân đội của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập kết ra miền bắc, quân đội Liên hiệp Pháp (gồm Quốc gia Việt Nam) tập kết vào miền nam. Cuộc tổng tuyển cử thống nhất sẻ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956.
Ngày 23 tháng 10 năm 1955, một cuộc trưng cầu dân ý được tiến hành ở miền nam, Bảo Đại bị lật đổ, chính quyền Quốc gia Việt Nam bị xóa sổ. Ngày 26 tháng 10, chính quyền Việt Nam Cộng hòa được thành lập do Ngô Đình Diệm làm Tổng thống. Theo Hiến pháp 1956, Việt Nam Cộng hòa thi hành chế độ Tổng thống chế, với Tổng thống đứng đầu mặt hành pháp, trực tiếp quản lý Chính phủ. Tháng 11 năm 1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự, Hiến pháp 1956 bị hủy bỏ và Nguyễn Ngọc Thơ được quân đội đề cử làm Thủ tướng lâm thời, Việt Nam Cộng hòa lâm vào một loạt các vụ đảo chính trong các năm 1963-1965. Ngày 12 tháng 6 năm 1965, Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ tiến hành đảo chính, Ủy ban Hành pháp Trung ương được thành lập đóng vai trò như một Chính phủ, do Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch. Năm 1967, Hiến pháp mới của chính quyền Việt Nam Cộng hòa được thông qua, Chính phủ dân sự được tái lập với người đứng đầu là Thủ tướng.
Tháng 6 năm 1969, Đại hội Đại biểu Quốc dân miền Nam Việt Nam đã bầu ra Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch Chính phủ.
Tại miền bắc, ngày 31 tháng 12 năm 1959, Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua Hiến pháp mới. Theo đó, cơ quan hành pháp tối cao được gọi là Hội đồng Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng, còn gọi là Thủ tướng Chính phủ.
Tháng 5 năm 1975, Cộng hòa miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân, hoàn toàn xóa bỏ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Tháng 6 năm 1976, hai miền Việt Nam được thống nhất trở thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiếp tục duy trì theo Hiến pháp 1959.
Ngày 18 tháng 12 năm 1980, Quốc hội Việt Nam thông qua Hiến pháp mới. Theo đó, cơ quan Chính phủ được gọi là Hội đồng Bộ trưởng, lãnh đạo bởi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Ngày 15 tháng 4 năm 1992, Quốc hội Việt Nam thông qua Hiến pháp mới, thay cơ quan hành chính cao nhất từ Hội đồng Bộ trưởng thành Chính phủ, lãnh đạo bởi Thủ tướng, còn gọi là Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 13 tháng 8 năm 2013, Quốc hội Việt Nam thông qua Hiến pháp mới, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất vẫn là Chính phủ, người lãnh đạo chính phủ là Thủ tướng Chính phủ.
Danh sách
Dưới đây là danh sách Thủ tướng ở Việt Nam từ năm 1945 trên hai miền nam và bắc Việt Nam.
Từ khi thành lập Chính phủ lâm thời tháng 8 năm 1945 (danh sách Chính phủ lâm thời đầu tiên được đăng trên các báo ngày 28 tháng 8) đến 1954, Hồ Chí Minh giữ chức vụ Chủ tịch Chính phủ, vừa đại diện đất nước, vừa nắm quyền Hành pháp. Tuy Hiến pháp 1946 có quy định chức vụ Thủ tướng đứng đầu Nội các hỗ trợ Chủ tịch Chính phủ, nhưng trước năm 1955 không có ai giữ cương vị này nên Chủ tịch Hồ Chí Minh được coi như kiêm nhiệm cả công việc của Thủ tướng Nội các. Trong công hàm đề ngày 19 tháng 7 năm 1955 gửi Quốc trưởng và Thủ tướng Chính phủ miền Nam Việt Nam về vấn đề hiệp thương chính trị có ghi chức vụ của Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiêm Chủ tịch Chính phủ.
Những người có tên được in đậm và nghiên là người nắm giữ quyền Thủ tướng và phần chức vụ in nghiên chức danh.
Xem thêm
Chính trị Việt Nam
Phó Thủ tướng Việt Nam
Chủ tịch nước Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Tham khảo
Liên kết ngoài
Website chính thức
Hiến pháp CHXHCNVN 2013: Chương VII: Chính phủ
Hiến pháp CHXHCNVN 1992 : Chương VIII: Chính phủ
Hiến pháp VNCH 1967 : Chương IV: Hành pháp
Danh sách nhân vật Việt Nam
Chính phủ Việt Nam
Danh sách thủ tướng theo quốc gia |
4628 | https://vi.wikipedia.org/wiki/KCS | KCS | KCS có thể là:
Viết tắt của Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm: bộ phận (phòng, ban) kiểm tra việc tuân thủ quy trình công nghệ, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Knowledge Centered Support
Korea Chemical Society
Kunama Civic Society |
4629 | https://vi.wikipedia.org/wiki/KCN | KCN | KCN có thể là:
Từ viết tắt của Khu công nghiệp
Công thức hóa học của Kali cyanide
Từ viết tắt của Kem chống nắng |
4630 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Mu%E1%BB%91i%20%C4%83n | Muối ăn | Muối ăn hay trong dân gian còn gọi đơn giản là muối (tuy rằng theo đúng thuật ngữ khoa học thì không phải muối nào cũng là muối ăn) là một khoáng chất, được con người sử dụng như một thứ gia vị cho vào thức ăn. Có rất nhiều dạng muối ăn: muối thô, muối tinh, muối iod. Đó là một chất rắn có dạng tinh thể, có màu từ trắng tới có vết của màu hồng hay xám rất nhạt, thu được từ nước biển hay các mỏ muối. Muối thu được từ nước biển có các tinh thể nhỏ hoặc lớn hơn muối mỏ. Trong tự nhiên, muối ăn bao gồm chủ yếu là natri chloride (NaCl), nhưng cũng có một ít các khoáng chất khác (khoáng chất vi lượng). Muối ăn thu từ muối mỏ có thể có màu xám hơn vì dấu vết của các khoáng chất vi lượng. Muối ăn là cần thiết cho sự sống của mọi cơ thể sống, bao gồm cả con người. Muối ăn tham gia vào việc điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể (cân bằng lỏng). Vị của muối là một trong những vị cơ bản. Sự thèm muối có thể phát sinh do sự thiếu hụt khoáng chất vi lượng cũng như do thiếu chloride natri. Muối có thể tồn tại hàng trăm triệu năm không bị phân hủy trong môi trường bảo quản tốt.
Muối ăn là tối thiết cho sự sống, nhưng việc sử dụng quá mức có thể làm tăng độ nguy hiểm của các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh cao huyết áp. Trong việc nấu ăn, muối ăn được sử dụng như là chất bảo quản cũng như là gia vị.
Lịch sử
Khả năng bảo quản muối là cơ sở của sự buôn bán, trao đổi giữa các nền văn minh. Nó góp phần loại bỏ sự phụ thuộc vào khả năng cung ứng thực phẩm theo mùa và cho phép con người có thể đi xa khỏi nơi cư trú mà không lo sợ thiếu thực phẩm. Vào thời Trung cổ, các đoàn lữ hành cùng với khoảng 40.000 lạc đà đã đi tới 4.000 dặm xuyên qua Sahara có chở theo muối, đôi khi để trao đổi lấy nô lệ.
Cho đến những năm đầu thế kỷ 20, muối vẫn còn là một trong các động cơ chủ yếu của các nền kinh tế và các cuộc chiến tranh. Muối đóng một vai trò nổi bật trong việc xác định quyền lực và sự phân bổ vị trí của các thành phố lớn nhất trên thế giới. Timbuktu đã từng là một trong các thị trường buôn bán muối lớn nhất. Liverpool phát triển từ một cảng nhỏ của Anh để trở thành hải cảng xuất khẩu chủ yếu đối với các loại muối mỏ được khai thác từ mỏ muối lớn Cheshire và vì thế trở thành nguồn của muối thế giới trong những năm thế kỷ 19.
Muối đã tạo ra và hủy diệt các vương quốc. Các mỏ muối ở Ba Lan đã dẫn tới sự ra đời của hoàng loạt các vương quốc trong thế kỷ 16, và chỉ bị tiêu diệt khi người Đức đưa ra loại muối ăn làm từ nước biển (thông thường, đối với phần lớn trên thế giới, được coi là 'hơn hẳn' muối mỏ). Người Venezuela đã đánh nhau và giành thắng lợi trong cuộc chiến với người Genova về vấn đề muối. Tuy nhiên, người Genova mới là người giành thắng lợi cuối cùng. Những công dân Genova như Christopher Columbus và Giovanni Caboto đã "phá hủy" thương mại ở Địa Trung Hải bằng việc giới thiệu Tân Thế giới đối với thị trường.
Muối đã từng là một trong số các hàng hóa có giá trị nhất đối với loài người. Muối đã từng bị đánh thuế có lẽ từ thế kỷ 20 TCN ở Trung Quốc. Trong thời kỳ Đế chế La Mã, muối đôi khi được sử dụng như là đơn vị tiền tệ, và có lẽ là nguồn gốc của từ salary ("salt money"-tức tiền muối, xem dưới đây từ nguyên học). Cộng hòa La Mã và Đế chế La Mã đã kiểm soát giá muối, tăng nó để có tiền cho các cuộc chiến hay giảm nó để đảm bảo cho các công dân nghèo nhất cũng có thể dễ dàng có được phần quan trọng trong khẩu phần thức ăn này. Trong tiến trình lịch sử, muối ăn đã có ảnh hưởng tới diễn biến các cuộc chiến, chính sách tài chính của các nhà nước và thậm chí là sự khởi đầu của các cuộc cách mạng.
Tại đế chế Mali, các thương nhân ở Timbuktu thế kỷ 12 - cánh cửa tới sa mạc Sahara và trung tâm văn học - đánh giá muối có giá trị đến mức chỉ có thể mua nó theo trọng lượng tính đúng bằng trọng lượng của vàng; việc kinh doanh này dẫn tới truyền thuyết về sự giàu có khó tưởng tượng nổi của Timbuktu và là nguyên nhân dẫn tới lạm phát ở châu Âu, là nơi mà muối được xuất khẩu tới. Thời gian sau này, ví dụ trong thời kỳ đô hộ của người Anh thì việc sản xuất và vận chuyển muối đã được kiểm soát ở Ấn Độ như là các biện pháp để thu được nhiều tiền thuế. Điều này cuối cùng đã dẫn tới cuộc biểu tình muối ở Dandi, do Mahatma Gandhi dẫn đầu vào năm 1930 trong đó hàng nghìn người Ấn Độ đã ra biển để sản xuất muối cho chính họ nhằm phản đối chính sách thuế của người Anh.
Việc buôn bán muối dựa trên một thực tế là nó đem lại nhiều lợi nhuận hơn khi bán các thực phẩm có chứa muối chứ không phải chính muối. Trước khi các mỏ muối ở Cheshire được phát hiện thì việc kinh doanh khổng lồ các loại cá của người Anh đối với muối của người Pháp đã từng tồn tại. Điều này không phải là sự hòa hợp tốt đẹp cho mỗi quốc gia khi họ không muốn phụ thuộc vào nhau. Cuộc tìm kiếm cá và muối đã dẫn tới cuộc chiến tranh bảy năm giữa hai nước. Với sự kiểm soát của người Anh đối với nghề muối ở Bahamas và cá tuyết Bắc Mỹ thì tầm ảnh hưởng của họ đã tăng lên nhanh chóng trên thế giới. Việc tìm kiếm các mỏ dầu vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã sử dụng các công nghệ và phương thức mà những người khai thác muối đã dùng, thậm chí đến mức mà họ tìm kiếm dầu ở những nơi có các mỏ muối.
Các dạng muối ăn
Muối thô
Một số người cho rằng muối thô tốt hơn cho sức khỏe hay tự nhiên hơn. Tuy nhiên muối thô có thể chứa không đủ lượng iod cần thiết để phòng ngừa một số bệnh do thiếu iod như bệnh bướu cổ. muối thô thường có vị mặn hơn và hạt muối thường to hơn một chút so với các loại muối khác.
Muối tinh
Muối tinh, được sử dụng rộng rãi hiện nay, chủ yếu là chứa natri clorua (NaCl). Tuy nhiên, chỉ có khoảng 7% lượng muối tinh được sử dụng trong đời sống hàng ngày như là chất thêm vào thức ăn. Phần lớn muối tinh được sử dụng cho các mục đích công nghiệp, từ sản xuất bột giấy và giấy tới việc hãm màu trong công nghệ nhuộm vải hay trong sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa và nó có một giá trị thương mại lớn.
Việc sản xuất và sử dụng muối là một trong những ngành công nghiệp hóa chất lâu đời nhất. Muối có thể thu được bằng cách cho bay hơi nước biển dưới ánh nắng trong các ruộng muối. Muối thu được từ nước biển đôi khi còn được gọi là muối biển. Ở những nước có mỏ muối thì việc khai thác muối từ các mỏ này có thể có giá thành thấp hơn. Các mỏ muối có lẽ được hình thành do việc bay hơi nước của các hồ nước mặn cổ. Việc khai thác các mỏ muối này có thể theo các tập quán thông thường hay bằng cách bơm nước vào mỏ muối để thu được nước muối có độ bão hòa về muối.
Sau khi thu được muối thô, người ta sẽ tiến hành các công nghệ làm tinh để nâng cao độ tinh khiết cũng như các đặc tính để dễ dàng vận chuyển, lưu giữ. Việc làm tinh muối chủ yếu là tái kết tinh muối. Trong quá trình này người ta sẽ làm kết tủa các tạp chất (chủ yếu là các hợp chất của magnesi và calci). Quá trình bay hơi nhiều công đoạn sau đó sẽ được sử dụng để thu được chloride nátri tinh khiết và nó được làm khô.
Các chất chống đông bánh hoặc iodide kali (KI) (nếu làm muối iod) sẽ được thêm vào trong giai đoạn này. Các chất chống đông bánh là các hóa chất chống ẩm để giữ cho các tinh thể muối không dính vào nhau. Một số chất chống ẩm được sử dụng là tricalci phosphat, cacbonat calci hay magnesi, muối của các acid béo, oxide magnesi, dioxide silic, silicat nátri-nhôm, hay silicat calci-nhôm. Cũng lưu ý rằng có thể có độc tính của nhôm trong hai hóa chất sau cùng, tuy nhiên cả liên minh châu Âu (EU) và FDA của Mỹ vẫn cho phép sử dụng chúng với một liều lượng có điều chỉnh.
Muối tinh sau đó được đóng gói và phân phối theo các kênh thương mại.
Muối iod
Muối ăn ngày nay là muối tinh, chứa chủ yếu là chloride natri nguyên chất (95% hay nhiều hơn). Nó cũng chứa các chất chống ẩm. Thông thường nó được bổ sung thêm iod dưới dạng của một lượng nhỏ iodide kali (KI). Nó được sử dụng trong nấu ăn và làm gia vị. Muối ăn chứa iod làm tăng khả năng loại trừ các bệnh có liên quan đến thiếu hụt iod. Iod là chất quan trọng trong việc ngăn chặn việc sản xuất không đủ của các hoóc môn tuyến giáp, thiếu iod là nguyên nhân của bệnh bướu cổ hay chứng đần ở trẻ em và chứng phù niêm ở người lớn.
Các ứng dụng sức khỏe
Natri là một trong những chất điện giải cơ bản trong cơ thể. Quá nhiều hay quá ít muối ăn trong ăn uống có thể dẫn đến rối loạn điện giải, có thể dẫn tới các vấn đề về thần kinh rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây chết người. Việc sử dụng quá nhiều muối ăn còn liên quan đến bệnh cao huyết áp.
Các chất thay thế cho muối ăn (với mùi vị tương tự như muối ăn thông thường) cho những người cần thiết phải hạn chế ion natri Na+ trong cơ thể, chủ yếu là chứa chloride kali (KCl).
Lợi ích khác của muối
Muối dùng để ướp các thực phẩm tươi sống như cá, tôm, cua, thịt trước khi chế biến để tránh bị ươn, hư, dùng làm chất bảo quản cho các thực phẩm, để làm một số món ăn như muối dưa, muối cà, làm nước mắm,...
Do có tính sát trùng nên muối ăn còn được pha loãng làm nước súc miệng hay rửa vết thương ngoài da.
Muối ăn không chỉ dùng để ăn mà còn dùng cho các việc khác trong ngành công nghiệp đặc biệt là ngành hóa chất:
2NaCl + 2H2O (điện phân dung dịch có màng ngăn) → 2NaOH + H2 + Cl2
NaOH dùng làm điều chế xà phòng, công nghiệp giấy. H2 làm nhiên liệu, bơ nhân tạo, sản xuất acid. Cl2 sản xuất chất dẻo, chất diệt trùng và sản xuất HCl
NaCl (điện phân nóng chảy) → Na + 1/2Cl2
Na điều chế hợp kim, chất trao đổi nhiệt,chất tẩy rửa
2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
NaClO là chất sản xuất tẩy rửa, diệt trùng
NaClO + H2O + CO2 → NaHCO3 + HClO
NaHCO3 dùng để sản xuất thủy tinh, xà phòng, chất tẩy rửa tổng hợp
Xem thêm
muối
Tham khảo
Liên kết ngoài
International Council for the Control of Iodine Deficiency Disorders
Salt Institute
Khoáng vật halide
Hợp chất vô cơ
Phụ gia thực phẩm
Bảo quản thực phẩm
Khoáng vật natri
Muối chloride |
4634 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20v%E1%BA%ADt%20l%C3%BD | Đại lượng vật lý | Đại lượng vật lý là các thể hiện về mặt định lượng bản chất vật lý có thể đo lường được của một vật thể hay hiện tượng tự nhiên, như khối lượng, trọng lượng, thể tích, vận tốc, lực, v.v. Khi đo đạc một đại lượng, giá trị đo được là một con số theo sau bởi một đơn vị đo (còn gọi là thứ nguyên của đại lượng đó).
Ký hiệu đại lượng
Thông thường, các ký hiệu của các đại lượng vật lý học được chọn lựa từ các chữ cái đơn của Bảng chữ cái Latinh hay Bảng chữ cái Hy Lạp, và được in nghiêng. Cả chữ in hoa và in thường được sử dụng. Thỉnh thoảng, ta thấy sự xuất hiện của các ký tự in trên hay các ký tự in dưới. Nếu các ký tự in trên hay các ký tự in dưới này tự chúng đã là ký hiệu cho các đại lượng vật lý học, chúng sẽ được in nghiêng.
Ví dụ
Ep là ký hiệu của thế năng
cp là ký hiệu cho nhiệt dung ở áp suất không đổi (Lưu ý: p đại diện cho đại lượng vật lý áp suất)
Biểu diễn giá trị đo được của một đại lượng
Lấy một thí dụ:
P = 42,3 x 103 W
trong đó
P là đại lượng vật lý công suất
42,3 x 103 là một giá trị số
W là đơn vị chuẩn của công suất trong hệ thống đo lường quốc tế SI
Đại lượng cơ bản và đại lượng dẫn xuất
Trong vật lý học có rất nhiều đại lượng nên chúng cần được sắp xếp một cách hệ thống và hợp lý. Đa số các đại lượng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, chẳng hạn như vận tốc là tỉ số giữa quãng đường và thời gian. Do đó, chúng ta cần chọn một số đại lượng làm đại lượng cơ bản và các đại lượng khác được định nghĩa dựa trên các đại lượng cơ bản, nói cách khác chúng được dẫn xuất từ các đại lượng cơ bản, và được là các đại lượng dẫn xuất.
Đại lượng vật lý cơ bản: là các đại lượng tồn tại độc lập, đặc trưng cho các thuộc tính cơ bản nhất của sự vật, hiện tượng. Gồm có bảy loại: chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ, cường độ dòng điện, cường độ sáng và lượng chất.
Đại lượng vật lý dẫn xuất: biểu diện các thuộc tính của sự vật, hiện tượng, chúng được định nghĩa từ các đại lượng cơ bản thông qua các phương trình vật lý.
Xem thêm
Đơn vị đo
SI
Tham khảo
Liên kết ngoài |
4638 | https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1%20ki%E1%BB%87n%2030%20th%C3%A1ng%204%20n%C4%83m%201975 | Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 | Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, thường được gọi là Ngày 30 tháng Tư, Ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước (tên gọi của Nhà nước Việt Nam) hoặc ngày Sài Gòn sụp đổ (Fall of Saigon, cách gọi của báo chí phương Tây), hoặc Ngày Quốc hận và Tháng Tư Đen (trong cộng đồng người Việt chống Cộng ở nước ngoài), là sự kiện chấm dứt Chiến tranh Việt Nam khi Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam tiến vào thành phố Sài Gòn, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng nội các tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Thành phố Sài Gòn sau đó được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên của cố Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh nhằm vinh danh ông và sự kiện này.
Sự kiện 30 tháng 4 diễn ra sau khi tất cả công dân và lính Mỹ cùng hàng ngàn người Việt ở miền Nam Việt Nam di tản khỏi Sài Gòn. Chiến dịch Gió lốc trở thành hoạt động di tản bằng trực thăng lớn nhất trong lịch sử. Vì nhiều người đã di tản và chính phủ Việt Nam Xã hội chủ nghĩa áp dụng quy định mới về hộ khẩu đã góp phần làm cho dân số thành phố giảm xuống sau đó, tuy nhiên tỷ lệ giảm không nhiều (tốc độ giảm trung bình là 10.000 người mỗi năm trong khi dân số Sài Gòn là gần 4 triệu người); nhưng đến năm 1979, dân số thành phố lại bắt đầu tăng trở lại.
Tên gọi
Có rất nhiều tên gọi khác nhau để chỉ về sự kiện này do lập trường chính trị khác nhau giữa các bên. Chính phủ Việt Nam chính thức gọi đây là "Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước" hay "Ngày giải phóng", "Ngày thống nhất", Sách báo của phương Tây thì thường gọi đây là sự kiện "Sài Gòn thất thủ" (Fall of Saigon), hay "Giải phóng Sài Gòn" (Liberation of Saigon). Cộng đồng Việt kiều chống cộng lưu vong ở nước ngoài lại gọi đây là "Tháng tư đen", hay "Ngày Quốc hận", "Ngày Quốc nhục", "Ngày mất nước" và các tên gọi khác tương tự. Có sách của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) thì gọi đây là ngày "Sài Gòn sụp đổ" hay "Sài Gòn thất thủ".
Bối cảnh
Sau Hiệp định Paris năm 1973, tinh thần và khả năng chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng hòa bị suy giảm nghiêm trọng, nhất là sau khi Richard Nixon từ chức vì vụ Watergate vào tháng 8 năm 1974. Sự suy sụp này còn do các mục tiêu tác chiến không thể hoàn thành như đã định cũng như những thất bại liên tiếp trên chiến trường.
Hoa Kỳ giảm viện trợ
Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, viện trợ quân sự của Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa đã dần bị cắt giảm. Theo lời kể của ông Nguyễn Tiến Hưng, Tổng trưởng Kế hoạch của chính phủ Việt Nam Cộng hòa lúc bấy giờ, thì Giáo sư Warren Nutter là cựu Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng, đặc trách phần tài chính của chương trình "Việt Nam hóa". Khi dự điểm tâm với Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu vào sáng ngày 23 tháng 8 năm 1974 tại Dinh Độc Lập, ông Thiệu bày tỏ sự lo ngại về viện trợ:
Mới vài ngày trước đây là một tỷ, bây giờ còn 700 triệu, tôi làm gì được với số tiền này? Như là chuyện cho tôi 12 đô la và bắt tôi mua vé máy bay hạng nhất từ Sài Gòn đi Tokyo.
Giáo sư Nutter cũng rất bối rối và giải thích hành động của Quốc hội:
Quốc hội Hoa Kỳ đôi khi hành động vô trách nhiệm như vậy… Cái Trung tâm Tài nguyên Đông Dương (Indochina Resource Center, một trung tâm của những người phản chiến) đang hết sức tìm cách tiêu diệt quý quốc.
Nền kinh tế và chi tiêu của Việt Nam Cộng hòa duy trì được chủ yếu nhờ viện trợ Mỹ. Nền công nghiệp miền Nam nhỏ bé, nông nghiệp bị chiến tranh tàn phá. Lạm phát phi mã xảy ra cùng với tệ tham nhũng, lợi dụng chức quyền càng làm cho nền kinh tế thêm tồi tệ. Ông Bùi Diễm, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ, nhận định tình hình kinh tế và quân sự của miền Nam Việt Nam rất xấu đã khiến người dân không hài lòng với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, tiền lương quân nhân không đủ sống do đó tình hình chính trị cũng xấu theo. Nạn đào ngũ là một vấn đề nghiêm trọng đối với Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Riêng từ tháng 4 tới tháng 12/1974 đã có 176.000 lính đào ngũ. Tại các lực lượng tinh nhuệ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Biệt động quân có tỷ lệ đào ngũ lớn nhất (55%), tiếp theo là các đơn vị Dù (30%) và Thủy quân Lục chiến (15%). Trong khi đó, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã duy trì một lợi thế tâm lý mạnh mẽ, với những người lính tràn đầy tinh thần sẵn sàng hy sinh mục đích cá nhân để cống hiến cho nỗ lực chiến tranh của tập thể, đó là ưu thế quyết định của họ. Bên cạnh đó, họ đã cố gắng duy trì nỗ lực chiến tranh giải phóng đất nước suốt 30 năm và không có lý do gì để từ bỏ nó khi mà quân đội của mình ngày càng hùng mạnh và chiếm được thế thượng phong. Mọi người lính và chỉ huy quân Giải phóng đều cho rằng ngày chiến thắng đã cận kề, chỉ còn cách họ một trận đánh cuối cùng.
Sự suy yếu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Sau này, trong tập hồi ký Mùa Xuân Đại Thắng, Đại tướng Văn Tiến Dũng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã viết: Một trong những động cơ thúc đẩy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở cuộc tổng tấn công ở miền Nam là do Mỹ đã giảm viện trợ, khiến cho lực lượng quân lực Việt Nam Cộng hòa (vốn được tổ chức rập khuôn theo lối đánh tốn kém của Mỹ) đã không thể có đủ tài chính để duy trì số lượng lớn vũ khí. Đó là vì "hỏa lực không quân đã sút giảm gần 60% vì thiếu bom, đạn; khả năng di động cũng giảm đi 50% vì thiếu máy bay, xe cộ và nhiên liệu". Trong khi quân đội Sài Gòn cần 3 tỉ đô mỗi năm để duy trì bộ máy chiến tranh thì đối thủ của họ chỉ cần 10% con số đó để xây dựng một lực lượng quân sự đủ lớn để vừa giữ vững miền Bắc vừa tăng cường quân đội chiến đấu ở miền Nam. Sự suy yếu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn do yếu tố tâm lý khi tinh thần của binh lính xuống rất thấp, số lượng đào ngũ tăng mạnh. Ngay cả tại những đơn vị tinh nhuệ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tỷ lệ đào ngũ cũng tăng lên mức rất cao. Biệt động quân có tỷ lệ đào ngũ lớn nhất (55% mỗi năm), tiếp theo là các đơn vị Dù (30%) và Thủy quân Lục chiến (15%).
Tuy nhiên, quân số và vũ khí của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn có những sự vượt trội nhất định khi có 1.351.000 quân, 383 xe tăng (162 M48A3, 221 M41) và 1.691 thiết giáp chở quân M-113, không quân vượt trội hoàn toàn với 550 phi cơ A-1H, A-37 và F-5, 23 phi đoàn trực thăng, trang bị khoảng 1.000 phi cơ UH-1 và CH-47, khoảng 200 phi cơ O1, O2 và U17, khoảng 150 phi cơ C7, C-47, C-119 và C-130), 1 không đoàn tân trang chế tạo, 4 phi đoàn hỏa long, trang bị phi cơ AC-119, AC-130 Spectre Gunship. Ngoài ra còn có phi đoàn trắc giác (tình báo kỹ thuật), phi đoàn quan sát RC-119L và biệt đoàn đặc vụ 314, trong khi đó Quân Giải phóng không thể triển khai lực lượng không quân ở miền Nam và lực lượng tăng thiết giáp cũng tương đối hạn chế. Ngay cả lực lượng bộ binh của quân Giải phóng cũng không thể đạt tới con số 1 triệu quân, kể cả ở thời điểm cao nhất.
Theo hồi ký của Đại tướng Văn Tiến Dũng thì cục diện chiến trường đang chuyển biến ngày càng bất lợi cho quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tại Khu 9, các cuộc hành quân lấn chiếm bị thất bại, hơn 2.000 đồn bốt bị phá, 400 ấp chiến lược với gần 800.000 dân bị quân Giải phóng xóa bỏ. Khu 8 có hơn 200 ấp chiến lược với hơn 130.000 dân bị xóa bỏ. Tại Khu 5, quân Giải phóng đã chuyển lên thế tiến công ngày càng mạnh, mở rộng bàn đạp vùng giáp ranh (Nông Sơn, Thượng Đức, Tuy Phước, Minh Long, Giá Vụt), xoá hẳn gần 800 đồn bốt, giải phóng 250 ấp với 200.000 dân.
Trong hồi ký của mình, Đại tướng Văn Tiến Dũng cho rằng tinh thần và sức chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng hòa giảm sút rõ rệt. Do Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ, nhiều binh sĩ mất chỗ dựa tinh thần từ lâu nay (được cường quốc số 1 hỗ trợ), nền kinh tế thì ngày càng khó khăn do kinh tế khủng hoảng và nạn lạm phát 300% trong năm 1974. Có 170.000 lính đào ngũ, rã ngũ trong năm 1974, dù tăng cường thêm lính quân dịch thì tổng số quân vẫn giảm 20.000 so với năm 1973. Cuối 1974, quân Giải phóng chủ lực của miền Đông Nam Bộ phối hợp với lực lượng của địa phương mở chiến dịch Đường 14 - Phước Long giành thắng lợi lớn. Trong hơn 20 ngày quân Giải phóng đã diệt và bắt trên 5.400 lính, thu 3.000 súng các loại, giải phóng thị xã Phước Long và toàn tỉnh Phước Long. Chiến bại này đánh dấu một bước suy sụp mới của quân Sài Gòn. Quân chủ lực của Việt Nam Cộng hòa đã không còn đủ sức hành quân giải tỏa quy mô lớn để lấy lại các vùng, các căn cứ và thị xã quan trọng trên các địa bàn giáp ranh, dù Phước Long chỉ cách Sài Gòn 50 km.
Ngay sau thất bại Phước Long, cố vấn Mỹ John Pilger đã tiên liệu trước về sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn sẽ diễn ra trong nay mai. Ông viết:
Sài Gòn đang sụp đổ trước mắt, một Sài Gòn được người Mỹ hậu thuẫn, một thành phố được coi là "thủ đô tiêu dùng" nhưng chẳng hề sản xuất được một mặt hàng nào ngoài chiến tranh. Trong hàng ngũ của quân đội lớn thứ tư thế giới vào thời điểm đó, binh lính đang đào ngũ với tốc độ cả nghìn người trong một ngày...
Diễn biến chính trị và quân sự
Các động thái của Hoa Kỳ
Tổng thống Gerald Ford không thuyết phục được Quốc hội Hoa Kỳ chi thêm ngân sách cho chiến trường Việt Nam. Đầu năm 1975, sau hai năm ký hiệp định Paris, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã huy động gần như toàn bộ lực lượng của mình gồm 270 ngàn quân chủ lực cho chiến dịch, mở cuộc tấn công lớn trên toàn miền Nam Việt Nam, bắt đầu là ở Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột thất thủ gây chấn động hệ thống phòng thủ của quân đội Việt Nam Cộng hòa và là khởi đầu của những chiến dịch nối tiếp nhau.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa đông hơn nhiều với hơn 1,3 triệu quân nhưng tỏ ra bất lực và đề nghị Mỹ chi viện. Ngày 23 tháng 3, Nguyễn Văn Thiệu nhận được thư của Tổng thống Mỹ là Gerald Ford:
Dù là nói tới quyết tâm ủng hộ nhưng người thảo bức thư đã khôn khéo gài vào: "(tôi) đang khẩn cấp tham khảo ý kiến các cố vấn về những hành động mà tình thế có thể đòi hỏi và pháp luật cho phép".
Ngày 23 tháng 3, Huế rơi vào tay Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong khi ở Đà Nẵng, hàng ngàn binh lính tìm cách chạy thoát một cách thiếu tổ chức bằng đường biển khỏi thành phố đang bị bao vây và nã pháo. Trong 4 sư đoàn bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, 4 liên đoàn Biệt động quân, lữ đoàn thiết giáp, sư đoàn không quân, tổng cộng 12 vạn quân và hàng ngàn nhân viên quân sự và địa phương quân, chỉ có 16.000 rút được. Trong số gần 2 triệu dân thường dồn lại tại Đà Nẵng từ cuối tháng 3, chỉ có hơn 50.000 người sơ tán được bằng đường thủy. Còn lại là 70.000 binh sĩ Việt Nam Cộng hòa bị bắt làm tù binh. Ngoài ra 33 máy bay phản lực A-37 còn nguyên vẹn cùng gần 60 máy bay khác tại căn cứ không quân Phù Cát cũng bị bỏ lại. Trong cuộc sụp đổ của Đà Nẵng, không có một trận chiến nào. Khi Quân Giải phóng tiến vào thành phố, không mấy binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đóng quanh thành phố chống cự. Các trung tâm phòng thủ còn lại dọc theo bờ biển cũng nhanh chóng tan vỡ dây chuyền: Quảng Ngãi ngày 24 tháng 3; Quy Nhơn và Nha Trang ngày 1 tháng 4; và cảng Cam Ranh ngày 3 tháng 4.
Ngày 28/3/1975, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, tướng Frederick C. Weyand, bay sang Sài Gòn khảo sát tình hình để báo cáo cho Tổng thống Mỹ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ là James R. Schlesinger đã chỉ đạo Weyand không được hứa gì nhiều với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vì không thể đảo ngược được tình thế, ông ta thấy tình hình của quân Việt Nam Cộng hòa đã trở nên quá tồi tệ.
Sau khi tướng Weyand về Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Schlesinger tuyên bố một giả thuyết giật gân, rằng "nếu cộng sản nắm chính quyền thì có thể 200.000 người Việt Nam sẽ bị tàn sát”. Sáng hôm sau, tờ báo Pacific Starsand Stripes (tờ báo của quân đội Mỹ), xuất bản ở Sài Gòn, đăng lại lời tuyên bố ấy bằng chữ đậm. Nhiều người dân ở miền Nam Việt Nam tin lời Schlesinger và hoảng sợ, bỏ nhà cửa để tìm cách chạy trốn (tuy nhiên, cuối cùng không có một cuộc tàn sát nào xảy ra, quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn một cách thuận lợi với sự hỗ trợ của nhiều người dân, nhiều người dân khác thì rất ngạc nhiên vì quân Giải phóng có thái độ mềm mỏng và kỷ luật tốt, họ không hề tiến hành cướp bóc hoặc phá phách như những gì báo chí Mỹ-Việt Nam Cộng hòa tuyên truyền).
Thấy rõ sự thất bại không thể cứu vãn nổi, sau khi xem báo cáo của Weyand, Ngoại trưởng Henry Kissinger đã nguyền rủa: “Sao bọn chúng [Việt Nam Cộng hòa] không chết quách đi. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là chúng cứ sống vất vưởng hoài”. Phần lớn các nhân vật trong Quốc hội và Chính phủ Mỹ phản đối việc đưa quân Mỹ trở lại Việt Nam. Vấn đề cấp bách hơn lúc này là phải đưa người Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Các tướng Việt Nam Cộng hòa bỏ ra nước ngoài
Trong nửa đầu tháng 4, với Quân đoàn 2 của quân Giải phóng từ phía bắc tiến vào và Quân đoàn 3 từ Tây Nguyên đổ xuống, các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa lần lượt rơi vào tay Quân Giải phóng.
Ngày 9 tháng 4, Quân đoàn 4 Quân giải phóng định đánh chiếm huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai trên hành tiến - tuyến phòng thủ từ xa cuối cùng của Sài Gòn - nhưng Sư đoàn 18 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã kháng cự ác liệt có tổ chức để giữ vững được thị xã. Đây là trận đánh dài ngày có tổ chức cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trận Xuân Lộc đã gây thương vong rất lớn cho cả hai bên.
Ngày 17 tháng 4, Thượng viện Hoa Kỳ từ chối khoản viện trợ khẩn cấp trị giá 722 triệu Mỹ kim mà chính phủ Gerald Ford đề nghị. Tuy không ai tin rằng viện trợ Mỹ có thể xoay chuyển tình thế, một số chuyên viên như Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger hy vọng rằng ngân khoản đó có thể giúp Việt Nam Cộng hòa lấy lại được đủ vị thế về quân sự để thuyết phục đối phương ngừng tiến quân và đàm phán. Hai ngày sau phán quyết này của Thượng viện, giám đốc CIA William Colby nói với Tổng thống Ford: "Nam Việt Nam đang đối mặt với thất bại hoàn toàn và nhanh chóng". Các chuyến bay di tản do CIA tổ chức đã bắt đầu đưa các cộng tác viên người Việt rời Việt Nam, và Sứ quán Mỹ đã bắt đầu đốt tài liệu mật từ trước đó. Ngày 20 tháng 4 các thủ tục pháp luật được đơn giản hóa cho việc sơ tán người Việt bắt đầu có hiệu lực. Việc sơ tán này được thực hiện tại sân bay quân sự Tân Sơn Nhất, do tướng Homer Smith chỉ huy. Các máy bay C-130 và C-140 liên tục lên xuống vào ban ngày; công việc giấy tờ được tiếp tục suốt đêm. Tướng Smith đã phải dùng đến toàn bộ trung đội Thủy quân Lục chiến số 43 của Mỹ để giữ trật tự tại Tân Sơn Nhất.
Ngày 20 tháng 4, lực lượng phòng thủ Xuân Lộc của Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị buộc phải rút lui. Khi Xuân Lộc thất thủ, không còn gì có thể cứu vãn chế độ Sài Gòn nữa. Việc bỏ Xuân Lộc khiến Sài Gòn gần như bỏ ngỏ, không còn phòng thủ từ xa nữa; quân Giải phóng áp sát thành phố ở các tuyến ngoại vi. Cùng ngày 20 tháng 4, Đại sứ Mỹ Martin đến phủ Tổng thống thuyết phục Nguyễn Văn Thiệu từ chức, bởi phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã liên tục tuyên bố sẽ không đàm phán với Nguyễn Văn Thiệu.
Do sức ép lớn từ các tướng dưới quyền như Trần Văn Đôn, Cao Văn Viên, Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, Bộ trưởng Kinh tế Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối ngày 21 tháng 4 năm 1975. Khi từ chức, Nguyễn Văn Thiệu đã xuất hiện trên truyền hình phát biểu suốt 3 giờ đồng hồ để trách móc việc thoái thác trách nhiệm của chính phủ Mỹ. Ông Thiệu đổ lỗi thất bại là do người Mỹ bằng những lời lẽ nửa tức giận, nửa thách thức: “Mỹ đánh không lại Cộng sản nên bỏ mặc Việt Nam Cộng hòa đánh một mình thì làm sao ăn nổi. Có giỏi thì Mỹ vô đây lần nữa…” Ông Thiệu lên án thẳng Hoa Kỳ là "một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo".
Cũng trong bài diễn văn từ chức, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố mạnh mẽ rằng ông sẽ không bỏ chạy mà sẽ tiếp tục cầm súng chiến đấu:
"Dù mất một Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, quân đội vẫn còn Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kề bên anh em chiến sĩ..."
Tuy nhiên, những tuyên bố đó đã không được Nguyễn Văn Thiệu thực hiện. Sau khi từ chức, ông Thiệu về nhà, đề nghị Mỹ thu xếp một chuyến bay để đưa ông và gia đình ra nước ngoài. Chỉ 4 ngày sau, Nguyễn Văn Thiệu đã bí mật lên máy bay thoát khỏi Sài Gòn vào đêm ngày 25 tháng 4 năm 1975. Cuộc ra đi của Nguyễn Văn Thiệu diễn ra bí mật trong đêm tối, dưới sự sắp đặt của Thomas Polgar - trưởng CIA ở Sài Gòn. Để cho việc ra đi danh chính ngôn thuận, Trần Văn Hương ký quyết định cử Nguyễn Văn Thiệu là đặc sứ của Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch (nhưng thực ra Tưởng Giới Thạch đã qua đời từ trước đó 3 tuần).
Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay nhưng phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam không chấp nhận nói chuyện với ông này. Thời điểm 21 tháng 4 khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức có ý nghĩa quyết định. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói rằng "chìa khóa là ngày 21 tháng 4, khi Thiệu từ chức. Khi đó tôi biết rằng chúng tôi phải tấn công ngay lập tức, cướp lấy thời cơ, tất cả chúng tôi cũng đồng ý như vậy". Đêm hôm đó, tại Sở Chỉ huy Tiền phương tại Lộc Ninh, cách Sài Gòn 75 dặm, tướng Văn Tiến Dũng, người chỉ huy các cánh quân Giải phóng tiến về thành phố, ra lệnh bắt đầu cuộc tổng tiến công.
Để đảm bảo áp đảo chắc thắng, quân Giải phóng đưa thêm cả Quân đoàn 1 (hay còn gọi là Binh đoàn Quyết thắng) bằng tàu biển và hàng không vào chiến trường cho trận cuối cùng có tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Lực lượng tiến công Sài Gòn tương đương 20 sư đoàn, tổ chức thành 5 quân đoàn.
Trong nỗ lực cuối cùng, tướng Nguyễn Cao Kỳ phát biểu trước khoảng 6 nghìn người Thiên Chúa giáo hữu khuynh vào xế trưa ngày 25 tháng 4 về chuyện phòng thủ Sài Gòn, rằng "ông sẽ ở lại Sài Gòn và chiến đấu cho tới chết, những kẻ chạy theo Mỹ là hèn nhát". Phụ nữ và trẻ con sẽ được gửi đi đảo Phú Quốc, còn người dân Sài Gòn "sẽ ở lại chiến đấu". Thậm chí Nguyễn Cao Kỳ còn tuyên bố rằng: Sài Gòn "sẽ trở thành một Leningrad thứ hai" (Leningrad là nơi quân dân Liên Xô đã cầm cự 900 ngày trong vòng vây hãm của quân Đức). Nguyễn Cao Kỳ hứa hẹn: Việc phân phối vũ khí sẽ được ông ta cho làm ngay, mọi người nên ở lại Sài Gòn để chiến đấu. Nhưng tất cả chỉ là những lời nói suông và chẳng được thực hiện một chút nào. Sau khi phát biểu xong, Nguyễn Cao Kỳ bỏ vào sân bay Tân Sơn Nhất để sắp xếp cho các máy bay di tản sang Thái Lan và đồng thời cũng bí mật ra lệnh cho một trực thăng đến đón mình. Sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Cao Kỳ đã dùng trực thăng chạy ra ngoại quốc, bỏ lại sau lưng những lời thề hứa chiến đấu quyết tử mà ông từng hùng hồn tuyên bố trước đó bốn ngày.
Chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn
Lúc 17 giờ ngày 26 tháng 4, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ súng với 5 quân đoàn ở 5 hướng tấn công: hướng Bắc với Quân đoàn 1, hướng Tây Bắc với Quân đoàn 3, hướng Tây và Tây Nam với Đoàn 232, hướng Đông với Quân đoàn 4 và hướng đông nam với Quân đoàn 2.
Ngày 27 tháng 4, sân bay quân sự Tân Sơn Nhất tại Sài Gòn chịu 3 loạt hỏa tiễn của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, lần đầu tiên trong hơn 40 tháng làm nhiều người chết và bị thương, nhà cửa đổ nát. Hai lính Mỹ thiệt mạng do hỏa tiễn, là những lính thiệt mạng cuối cùng của Mỹ trong cuộc chiến.
Tại phía Nam của Sài Gòn, ngay từ ngày 28 tháng 4 năm 1975, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô của chính quyền Sài Gòn không còn quân trù bị để phòng thủ. Họ buộc phải rút một liên đoàn Biệt động quân đang hành quân về quận lỵ Cần Đước và đặt dưới quyền điều động của Bộ tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Liên tỉnh lộ nối liền Chợ Lớn và Cần Đước cũng bị cắt nhiều đoạn nên các lực lượng Việt Nam Cộng hòa không thể phá vỡ được các chốt chận của quân Giải phóng tại cầu Nhị Thiên Đường vốn đã bị chiếm từ rạng sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975.
Các đơn vị nhảy dù phòng ngự tại phòng tuyến khu vực từ ngã tư Quân Vận (gần Trung tâm Huấn luyện Quang Trung) đến cầu Tham Lương Bà Quẹo, khu Bình Thới - Ngã ba Bà Quẹo, khu Bảy Hiền - Lăng Cha Cả đã cố gắng ngăn chặn đối phương. Một chiến đoàn thuộc Liên Đoàn 81 Biệt cách Nhảy dù tại vòng đai Bộ Tổng Tham mưu do Thiếu tá Phạm Châu Tài chỉ huy đã dàn quân và từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng, chiến đoàn này đã bắn cháy 6 chiến xa và đánh bật đối phương ra khỏi trận địa.
Tuy nhiên các nỗ lực kháng cự lẻ tẻ này không làm chậm quân Giải phóng được bao nhiêu. Đến cuối ngày 28 tháng 4, tất cả các tuyến phòng thủ đã bị chọc thủng ở mọi hướng, quân Giải phóng có thể tiến ngay vào thành phố nhưng họ dừng lại để có thêm thời gian cho giải pháp đàm phán. Các lực lượng chính trị thứ ba dàn xếp để đưa Đại tướng Dương Văn Minh lên làm tổng thống trong ngày 28 tháng 4 năm 1975. Ngay khi nhậm chức, để tiến hành đàm phán Tổng thống Dương Văn Minh yêu cầu người Mỹ ra đi.
4 giờ sáng ngày 29/4 tức 16 giờ ngày 28/4 theo giờ Washington, hỏa tiễn và đạn pháo Quân giải phóng đã nã tới tấp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, phá hủy nhiều phi cơ trên mặt đất, vô hiệu hóa phi trường này và làm cho số người Việt đang tụ tập ở đấy sợ hãi trốn chạy, một sự hỗn loạn thực sự.
Tổng thống Ford triệu tập Hội đồng An ninh Quốc gia họp khẩn cấp lúc 19h30, ông đã yêu cầu Đại sứ Graham Martin phải di tản ngay những người Mỹ còn lại và cả những người Việt Nam càng nhiều càng tốt.
Ở Sài Gòn và phần còn lại của Việt Nam Cộng hòa, hàng triệu người dân Việt Nam bắt đầu tự đặt cho mình 1 câu hỏi mấu chốt: họ có thể ở lại sống dưới chế độ mới hay là tự tìm cách bỏ ra nước ngoài bằng đường biển.
Trong các ngày 28, 29 tháng 4 từ các hàng không mẫu hạm của Hạm đội số 7 ngoài khơi, Thủy quân Lục chiến Mỹ dùng trực thăng di tản người nước ngoài và một số người Việt đã từng cộng tác chặt chẽ với họ, trong đó có chiến dịch Babylift. Cuộc di tản đã diễn ra trong hỗn loạn vì rất nhiều người muốn ra đi nhưng không thể đáp ứng hết được. Các điểm đỗ của trực thăng náo loạn. Lính Thủy quân Lục chiến Mỹ đã phải cố gắng mới duy trì được trật tự. Người Mỹ đã phải bỏ lại nhiều người Việt để ưu tiên người Mỹ vì số lượng phương tiện có hạn. Hình ảnh di tản đã in đậm trong trí óc nhiều người Mỹ và Việt Nam như một kỷ niệm buồn. Đại sứ Graham Martin là một trong những người Mỹ cuối cùng ra đi. Trong số 120.000 người Việt và 20.000 người Mỹ được di tản trong đợt này, không có một người nào bị thiệt mạng do hoạt động quân sự của quân Giải phóng.
Quân Giải phóng dừng lại bên ngoài thành phố một ngày để cho người Mỹ di tản hết mới vào. Theo lời tướng Trần Văn Trà, cánh quân của ông đã đợi vì mục đích chính là để giải phóng Sài Gòn chứ không phải để giết người Mỹ và sỉ nhục họ. Ở một cánh quân khác, theo hồi ký của tướng Hoàng Cầm, cánh quân của Quân đoàn 4 mà ông chỉ huy gặp rất nhiều kháng cự trên đường tiến về Sài Gòn và chỉ đến nơi vừa kịp sáng ngày 30 tháng 4.
Theo hồi ký của các tướng tá của quân lực Việt Nam Cộng hòa như Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Chánh Thi, và cựu dân biểu Lý Quí Chung, thì sáng ngày 28/4, tướng tình báo Pháp Francois Vanussème đã tới gặp Tổng thống Dương Văn Minh và đề nghị Việt Nam Cộng hòa kêu gọi Trung Quốc đem quân can thiệp để cứu quân lực Việt Nam Cộng hòa đang trong cơn nguy kịch. Một nhân viên ngoại giao Trung Quốc đề nghị quân lực Việt Nam Cộng hòa hãy cố thủ, án ngữ Vùng 4 Chiến thuật, hứa hẹn Trung Quốc sẽ đem quân đánh vào biên giới miền Bắc Việt Nam để giải vây. Dương Văn Minh, vốn đã được Ban Binh vận Trung ương Cục miền Nam thông qua em trai là Dương Văn Nhựt (bí danh Mười Ty, Đại tá Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) và gia đình thuyết phục từ trước, đã từ chối và nói:
Theo tác giả Trần Viết Đại Hưng, một cựu sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng hòa, thì Nguyễn Cao Kỳ còn tính làm một cuộc đảo chính chính phủ Dương Văn Minh mới thành lập để nắm quyền và ra lệnh cố thủ. Người Mỹ biết chuyện đó và giám đốc CIA ở Sài Gòn lúc đó là Polgar đã cảnh cáo Kỳ là không được manh động. Nguyễn Cao Kỳ nghe vậy thì dẹp bỏ kế hoạch vì ông ta hiểu rằng: nếu chống lại sách lược của Mỹ thì sẽ mang họa vào thân.
Ngày 30 tháng 4
Ngày 29 tháng 4, sau cơn giận dữ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Schlesiger và Cố vấn Henry Kissinger ở Washington vì sự nấn ná của Đại sứ Graham Martin ở Sài Gòn để cố tạo ra vẻ "người Mỹ đàng hoàng ra đi", Tổng thống Mỹ Gerald Ford ra lệnh dứt khoát: "Chấm dứt cuộc di tản vào 3 giờ 30 phút, giờ địa phương, sáng 30 tháng 4". Tuy nhiên, lệnh vẫn không thi hành kịp do sự chần chừ của đại sứ Martin, "cuộc tháo chạy" đã diễn ra cho tới khi chiếc trực thăng Mỹ cuối cùng rời Sài Gòn vào lúc 5 giờ 24 phút ngày 30 tháng 4.
Dương Văn Minh chuẩn bị tuyên bố đầu hàng
8 giờ sáng ngày 30 tháng 4, Tổng thống Dương Văn Minh và Bộ Tổng Tham mưu quân đội Việt Nam Cộng hòa hạ lệnh đơn phương ngừng chiến, sẵn sàng đón quân đối phương tiến vào Sài Gòn:
Theo phía Quân Giải phóng, lệnh này trên thực tế cũng không có nhiều tác dụng do phần lớn quân lực Việt Nam Cộng hòa lúc đó đã tan rã, hầu hết binh lính đã ra hàng hoặc vứt bỏ vũ khí về với gia đình. Do đó khi quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn hầu hết chỉ gặp những ổ kháng cự nhỏ lẻ, thiếu tổ chức. Việc Trung tá Bùi Văn Tùng yêu cầu Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đầu hàng thay vì phương án thành lập chính phủ liên hiệp ba thành phần là nhằm buộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa trên khắp chiến trường buông súng, tránh thương vong không cần thiết cho cả hai bên lẫn dân thường.
Theo Tổng trưởng Thương mại - Kinh tế Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Diệp, trước khi quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn, ký giả Pháp là François Vanuxem đến gặp các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền - Chủ tịch Thượng viện Sài Gòn và Vũ Văn Mẫu vào sáng 30 tháng 4 để đề nghị Việt Nam Cộng hòa tiến hành hoãn binh, không đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam mà tiếp tục đưa ra yêu sách thành lập chính phủ liên hiệp. Nếu chính phủ liên hiệp được thành lập, Pháp sẽ giúp Việt Nam Cộng hòa nhận được sự bảo trợ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, Tổng thống Dương Văn Minh ngay lập tức từ chối do không muốn thêm một lần làm tay sai cho nước ngoài.
Động cơ của Pháp lúc đó là muốn Sài Gòn ngừng bắn để bảo vệ các tài sản của Pháp tại Sài Gòn tránh khỏi sự tàn phá của việc giao tranh, việc bảo vệ Sài Gòn chính là bảo vệ các lợi ích của Pháp. Pháp muốn thiết lập lại ảnh hưởng của họ trên thuộc địa cũ. Trong Bộ Ngoại giao Pháp và các cố vấn ở Phủ Tổng thống có hai xu hướng giải quyết đối với vấn đề Sài Gòn. Một thì ra sức hoạt động cho một sự thu xếp ngừng bắn, một thì chủ trương nên tính chuyện làm ăn với Chính phủ Cách mạng lâm thời. Thậm chí, khi quân Giải phóng bắt đầu chiến dịch giải phóng Đà Nẵng, Pháp đã cử Đại sứ Pháp tại Hà Nội Philippe Richer tới gặp Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng để bàn cách lật đổ chính phủ Nguyễn Văn Thiệu để dựng lên một chính quyền có thể nói chuyện được với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Tổng thống Dương Văn Minh đã nhìn ra ý đồ của Pháp và không muốn Trung Quốc can thiệp vào quá trình thống nhất Việt Nam nên đã từ chối, chấp nhận đầu hàng Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để nhanh chóng có hòa bình và thống nhất.
Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng thống không có ý để thương thuyết với cách mạng vì đã thấy không còn khả năng thương thuyết; cũng không có ý để tiếp tục chiến tranh vì lâu nay ông Minh chủ trương hòa bình, chấm dứt chiến tranh. Điều này thể hiện rõ khi Dương Văn Minh chỉ định hai "cơ sở ngầm" của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh và Luật sư Triệu Quốc Mạnh) nắm hai lực lượng vũ trang là quân đội và cảnh sát; cử một người dân sự (Giáo sư Bùi Tường Huân) làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; chưa đầy một ngày sau khi nhậm chức thì ngày 29 tháng 4 năm 1975 ông đã ra lệnh thả tù chính trị, chấm dứt liên lạc với phái đoàn DAO của Mỹ, không di chuyển quân, không phá cầu,...
Quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn
8 giờ sáng cùng ngày, đúng 3 tiếng đồng hồ sau khi chiếc trực thăng cuối cùng của Mỹ rời nóc tòa Đại sứ quán, tướng Trần Văn Trà lệnh cho quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn từ năm hướng. Họ đã tiến nhanh mà không gặp một sự kháng cự có tổ chức nào.
Đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ tổng tham mưu
Đến tối ngày 29/4, lực lượng thọc sâu của quân đoàn bao gồm Trung đoàn Bộ binh 24 (Sư đoàn 10) và Tiểu đoàn xe tăng 1 (Trung đoàn xe tăng 273) đã tới khu vực Ngã ba Bà Quẹo, sẵn sàng cho trận đánh cuối cùng.
Sáng sớm ngày 30/4, Thê đội 1 của đội hình thọc sâu gồm 7 xe tăng T-54 của Đại đội Xe tăng 1 và 4 xe K63 của Đại đội 11 do quyền đại đội trưởng Nguyễn Hồng Tư chỉ huy cùng với một đại đội BB tiến về phía Ngã tư Bảy Hiền. Bất chấp sự cản phá của không quân và bộ binh địch, lực lượng đi đầu do xe tăng T-54 số 979 của Nguyễn Hồng Tư dẫn đầu vừa đi vừa bắn, chiếm được ngã tư Bảy Hiền. Khi vượt qua ngã tư và rẽ trái để hướng về phía Cổng 5 sân bay thì xe 979 bị 1 xe tăng M48 Patton phục ở hướng bệnh viện Vì Dân bắn trúng. Xe bốc cháy, các thành viên tổ lái hy sinh. Xe tăng số 985 của trung đội trưởng Mai Trọng Hoạt vừa lao lên ngã tư cũng bị bắn hỏng pháo. Trưởng xe Mai Trọng Hoạt ra lệnh cho xe lao thẳng tới, định húc vào chiếc M48 đi đầu. Chiếc M48 vội lùi vào một ngôi nhà ven đường, ngôi nhà đổ sụp trùm lên chiếc xe, kíp lái M48 bỏ xe chạy mất. Chiếc M48 chạy sau quay đầu rồi chạy khỏi khu vực
Thê đội 1 của lực lượng thọc sâu tiếp tục bổ sung lực lượng và tiến về mục tiêu chủ yếu là sân bay Tân Sơn Nhất theo đường Võ Tánh (đường Hoàng Văn Thụ ngày nay). Liên đoàn Biệt cách Dù 81 phòng thủ ở đây có trang bị khá mạnh. 9 giờ 30, xe tăng và bộ binh quân Giải phóng bắt đầu xung phong về hướng sân bay, khi vượt qua Lăng Cha Cả được khoảng 100 mét thì xe tăng số 875 đi đầu trúng đạn bốc cháy, xe T-54 thứ hai vừa vượt qua ngã ba cũng bị bắn cháy. Xe K63 của đại đội trưởng Đại đội 11 bám sát yểm hộ 2 xe tăng cũng bị trúng đạn. Mũi tiến công này của xe tăng và bộ binh bị chặn lại
Trung đoàn trưởng bộ binh và tiểu đoàn trưởng xe tăng điều 2 khẩu pháo 85mm lên bắn trực tiếp, đồng thời điều Đại đội Xe tăng 2 lên thay cho Đại đội xe tăng 1 tiếp tục đột phá. Khẩu pháo đầu tiên của Trung Đoàn Pháo binh 4 do Đại đội trưởng Chính chỉ huy vừa vào tới khu vực bên trái Lăng Cha Cả, đang triển khai thì đã trúng hỏa tiễn. Pháo hỏng, cả khẩu đội cùng Đại đội trưởng Chính hy sinh. Trung đoàn phó Trương Văn Việt quyết định đột phá sang khu vực bên trái Lăng Cha Cả. Bộ binh được chia thành 2 mũi, một mũi cùng xe tăng đánh theo cổng số 5, một mũi đánh vào cổng phía Tây. Xe tăng số 326 vừa vượt qua Lăng Cha Cả lại bị bắn cháy, xe tăng số 815 vượt qua khu vực Lăng được một đoạn cũng bị bắn cháy. Xe tăng số 353 thì bị hư hại, tổ lái không rời xe mà tiếp tục dùng súng 12,7 mm chi viện bộ binh xung phong. Bên cổng phía Tây, sau khi tiêu diệt được một số chốt chặn, 3 xe tăng của Đại đội xe tăng 1 và 4 xe K63 của Đại đội 11 cùng bộ binh xung phong vào sân bay, đánh chiếm Khu truyền tin, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 Không quân, Bộ Tư lệnh Dù...
Trong khi đó, cánh quân của Tiểu đoàn xe tăng 2 và Trung đoàn Bộ binh 28 sau khi đánh chiếm được quân trường Quang Trung thì nhận lệnh nhanh chóng tiến công trụ sở Bộ Tổng tham mưu địch. Cuộc chiến đấu ở cổng Bộ Tổng tham mưu và cổng sân bay vẫn đang quyết liệt thì có tin Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, tuy nhiên một số lính biệt cách dù cho đó là lừa bịp và vẫn tiếp tục bắn trả lẻ tẻ. Đến khi các mũi tiến công khác làm chủ được sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu, quân dù mới đầu hàng hoàn toàn
Đánh chiếm Dinh Độc Lập
Đại đội 9, Lữ đoàn 273, Quân đoàn 3 gồm 4 xe tăng T-54 nhận nhiệm vụ thần tốc tiến về trung tâm Sài Gòn. Dọc đường, 4 xe tăng gặp nhiều chốt chặn. Sau 30 phút, 4 chiếc xe tăng của Đại đội 9 đã tiêu diệt 12 xe tăng - thiết giáp của địch, 12 chiếc khác ra đầu hàng, phía quân Giải phóng bị bắn cháy 1 xe tăng. Sau khi đánh bại quân địch tại các trạm chốt ở khu vực cầu Sài Gòn, Hàng Xanh, cầu Thị Nghè, 2 xe tăng số hiệu 843 và 390 tiến về Dinh Độc Lập. Xe 843 đi trước do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy.
10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4, chiếc xe tăng T-54 mang số hiệu 843 húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập và bị kẹt tại đó. Trung úy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Bùi Quang Thận từ xe 843 nhảy xuống, cầm cờ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chạy bộ vào. Xe tăng 390 của Vũ Đăng Toàn húc sập cánh cửa chính của dinh. Những phút sau đó, tiếp tục có thêm nhiều xe tăng - xe thiết giáp và bộ đội quân Giải phóng kéo vào trong dinh.
11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống sau đó kéo lá cờ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam lên.
Cùng lúc này, Đại úy Trung đoàn phó Trung đoàn 66 Phạm Xuân Thệ cùng lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 và Biệt động thành Sài Gòn tiến vào dinh Độc Lập bắt Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa là ông Dương Văn Minh cùng toàn bộ những nhân vật chủ chốt của nội các chính phủ Sài Gòn. Dương Văn Minh nói: "Tôi chờ các ông tới để bàn giao chính quyền", Bùi Văn Tùng trả lời: "Các ông đã không còn gì để bàn giao. Thay mặt Cách mạng, tôi đề nghị ông ra lệnh đầu hàng vô điều kiện để tránh đổ máu không cần thiết". Dương Văn Minh đồng ý.
Khoảng 12 giờ trưa, Đại úy Phạm Xuân Thệ đưa Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu lên xe Jeep để đến đài phát thanh. Chiếc xe thứ hai chở Trung tá Chính ủy Lữ đoàn Xe tăng 203 Bùi Văn Tùng cùng hai nhà báo Borries Gallasch (người Đức, báo Der Spiegel) và Hà Huy Đỉnh. Đến đài Phát thanh, tất cả lên phòng ghi âm nhỏ chỉ rộng khoảng 20 m vuông. Trong lúc đứng đợi, một nhân viên của Đài giật chân dung Nguyễn Văn Thiệu trên tường xuống, ném qua cửa sổ xuống sân. Không khí căng thẳng thay đổi khi đại uý Thệ thay đổi thái độ, vui vẻ nói:
Anh Minh, anh yên tâm! Chúng tôi chiến đấu cho dân tộc, vì vậy chúng tôi buộc phải đánh bại những kẻ cam tâm bán nước. Nhưng bây giờ chúng tôi đã vào đây, không ai làm gì anh đâu và cũng không ai sẽ bắt tội anh.
Chính uỷ Tùng muốn tướng Minh đọc qua những lời thảo trước khi ghi âm. Song không tìm thấy một chiếc máy ghi âm nào trong Đài Phát thanh do toà nhà vừa trải qua một trận hôi của. Chỉ còn chiếc máy ghi âm nhỏ của báo Spiegel. Việc thu âm tiến hành đến ba lần. Lần thứ nhất ông Minh không đọc tiếp khi đến dòng chữ "Tôi, Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn...". Ông chỉ muốn giản lược là "Tướng Minh" và không muốn nhắc đến chức vị Tổng thống mới tiếp nhận được hai ngày. Cuối cùng mọi người nhất trí với lời văn: "Tôi, tướng Dương Văn Minh ra lệnh cho tất cả binh sĩ hạ vũ khí đầu hàng..."
Tại đài phát thanh, Tổng thống Dương Văn Minh thay mặt toàn bộ nội các của chính phủ Sài Gòn đã đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện với quân đội cách mạng (tức quân Giải phóng miền Nam Việt Nam). Thay mặt các đơn vị quân Giải phóng đánh chiếm dinh Độc Lập, Trung tá Bùi Văn Tùng đọc lời tiếp nhận đầu hàng. Thủ tướng Vũ Văn Mầu cũng tuyên bố đầu hàng sau đó. Chiến tranh kết thúc. Tổng thống Dương Văn Minh khi tuyên bố đầu hàng nêu rõ:
Thủ tướng Vũ Văn Mẫu tuyên bố:
Ngay sau đó Trung tá, Chính ủy Bùi Văn Tùng, người biên soạn tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố:
Sau khi tin đầu hàng phát đi từ Sài Gòn, có 5 tướng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tự sát vào ngày 30 Tháng 4, là Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ và Trần Văn Hai
Theo Jean Louis Margolin, tác giả xác nhận là không có giết chóc trong ngày quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn nhưng ông đưa ra con số 200 ngàn tù binh bị giam giữ theo xác nhận của Phạm Văn Đồng. Ngược lại, một số quan chức Việt Nam Cộng hòa đã cộng tác với chính phủ Cách mạng lâm thời và được giữ chức vụ trong chính phủ mới như Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Hạnh,... Khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, nhiều cựu binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đã được Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam gọi tái ngũ để giúp vận hành các loại vũ khí thu được của Mỹ.
Tom Polgar, nhân viên cao cấp tòa Đại sứ Mỹ ở Việt Nam, một trong những người Mỹ cuối cùng di tản, đã ghi lại cảm tưởng của mình vào ngày hôm ấy:
"Đó là một cuộc chiến tranh [chiến tranh Việt Nam] lâu dài và khó khăn mà chúng ta đã thua. Thất bại độc nhất của lịch sử Hoa Kỳ chắc sẽ không báo trước sức mạnh bá chủ toàn cầu của nước Mỹ đã chấm dứt. Nhưng... Ai không học được gì ở lịch sử, bắt buộc sẽ phải lặp lại sai lầm trong lịch sử".
Trong trưa ngày 30 tháng 4, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã liên lạc với quân Giải phóng và tuyên bố trên Đài Phát thanh Sài Gòn sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh:
Chiều ngày 30 tháng 4, ca khúc “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn được chính ông trình bày trên Đài phát thanh Sài Gòn và là ca khúc đầu tiên được phát trên đài sau khi chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ.
Trước đó, chính phủ Sài Gòn đã tuyên truyền về một cuộc tắm máu của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam khi Sài Gòn thất thủ. Do đó, trong sáng ngày 30 tháng 4, rất ít người dám ra đường mà chỉ ở trong nhà nghe phát thanh. Tuy nhiên, theo quan sát của các nhà báo quốc tế, tại Sài Gòn và nhiều thành phố khác của miền Nam Việt Nam đã không hề có bất kỳ một cuộc tắm máu nào xảy ra như những gì bộ máy tuyên truyền của Việt Nam Cộng hòa cảnh báo. Hoàn toàn không có việc bắn giết, cướp bóc, bạo lực. Ngược lại, những binh sĩ đã hạ vũ khí được tự do đi lại trên đường phố mà không bị truy sát. Các hình ảnh do chính phóng viên ảnh và quay phim nước ngoài ghi lại đã cho thấy nhiều người dân đã đón chào và dẫn đường cho quân Giải phóng đánh chiếm các mục tiêu trong trưa 30/4/1975 tại Sài Gòn.
Hoạt động nổi dậy của người dân Sài Gòn
Song song với các hoạt động quân sự của quân Giải phóng là hoạt động nổi dậy giành chính quyền của quần chúng nhân dân. Phía Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã có những hoạt động chuẩn bị để quần chúng nổi dậy ngay từ tháng 3/1975, trong đó xác định lực lượng thanh niên là nòng cốt. Hoạt động nổi dậy sẽ diễn ra ở 5 khu vực, bao gồm:
Khu vực 1 gồm: Ngã Bảy, Bàn Cờ, Vườn Chuối (quận 3) do lực lượng sinh viên học sinh các trường Kỹ thuật Cao Thắng, Gia Long và cơ sở sĩ quan Việt Nam Cộng hòa do quân Giải phóng đã thực hiện binh vận thành công đã trở thành cơ sở cách mạng.
Khu vực 2 gồm: Khánh Hội - Xóm Chiếu thuộc quận 4 và một phần quận Nhì do lực lượng các trường đại học Y, Nha, Dược và Nông súc sản phụ trách.
Khu vực 3 gồm: Cầu Kiệu - Võ Dung Nghiệp, ngã tư Phú Nhuận (nay là Phan Đình Phùng) do Đoàn Công tác xã hội Sinh viên học sinh Sài Gòn phụ trách.
Khu vực 4 gồm: Cầu Bông - chợ Bà Chiểu (nay là đường Đinh Tiên Hoàng) do các cơ sở của các trường nữ, khối trung học tư thục phụ trách.
Khu vực 5 gồm: vùng ven Tân Sơn, Tân Phú, Bà Điểm thuộc quận Tân Bình do là nơi quy tụ nhiều đồng bào công giáo nên thanh niên công giáo cùng với các sở, cha xứ... phụ trách.
Để chuẩn bị cho cuộc nổi dậy thành công, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã lập các chốt phòng vệ để ngăn cản lực lượng Cảnh sát Việt Nam Cộng hòa biết tin. Đặc biệt, trước khi nổi dậy, một số lượng lớn cờ Chính phủ Cách mạng lâm thời đã được may cùng với nhiều khẩu hiệu, trong đó nội dung hướng tới là lực lượng Việt Nam Cộng hòa cần đầu hàng ngay để hưởng khoan hồng, Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ bảo đảm đầy đủ tính mạng và tài sản của người dân. Ngay sau khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, không còn tiếng súng thì người dân bắt đầu đổ ra đường. Lúc này, lực lượng thanh niên tự vệ Giải phóng nhanh chóng giúp quân Giải phóng tiếp quản các cơ sở chính trị của Việt Nam Cộng hòa và ổn định trật tự. Bên cạnh đó, người dân Sài Gòn cũng bắt đầu đổ ra đường để chào đón, cầm cờ Chính phủ Cách mạng lâm thời dẫn đường cho quân Giải phóng tiến về Dinh Độc Lập.
Đại tá Nguyễn Văn Tàu (sinh năm 1928 ở Bà Rịa – Vũng Tàu), biệt danh Tư Cang, nguyên Chính ủy Lữ đoàn Biệt động 316, người trực tiếp chiếm giữ, bảo vệ cầu Rạch Chiếc để xe tăng tiến vào giải phóng Sài Gòn năm 1975 kể lại: "Điều kỳ diệu là thành phố còn nguyên vẹn, điện nước đầy đủ. Theo tôi có được điều ấy là do nhân dân. Lòng dân hướng về cách mạng, các đoàn thể được tổ chức chặt chẽ. Khi các cánh quân tiến vào thì quần chúng đã đứng lên diệt ác ôn, giải phóng phường, treo cờ cách mạng. Đó là sự chuẩn bị, gây dựng quần chúng từ mấy chục năm. Phong trào quần chúng ví như thùng thuốc nổ, khi có ngòi nổ đủ sức công phá thì sức mạnh quần chúng bung ra không gì cản nổi. Quân đội như chúng tôi chỉ đóng vai trò ngòi nổ đủ mạnh".
Chiến dịch Gió lốc
Chiến dịch Gió lốc là chiến dịch của không quân Mỹ nhằm di tản bằng trực thăng người Mỹ và các quan chức, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa ra khỏi Sài Gòn, miền Nam Việt Nam, từ 29 đến 30 tháng 4 năm 1975, những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Hơn 50.000 người đã di tản từ nhiều điểm ở Sài Gòn. Đây là chiến dịch cuối cùng của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
Có 50.493 người (trong đó có 2.678 trẻ mồ côi Việt Nam) được di tản từ Sân bay Tân Sơn Nhất. Các phi công đã bay tổng cộng 1.054 giờ và 682 chuyến bay trong suốt chiến dịch. Chiến dịch diễn ra suôn sẻ, không có máy bay nào bị rơi vì quân Giải phóng có lệnh không bắn vào các máy bay Mỹ di tản.
Kết quả
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 có vai trò rất quan trọng và lâu dài trong lịch sử Việt Nam với kết quả:
Chấm dứt Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh Đông Dương, một quá trình chiến tranh hao người tốn của kéo dài 30 năm với những thương vong, tổn thất rất lớn: khoảng 400.000 quân nhân Mỹ và các đồng minh của Mỹ đã chết, khoảng 1,5 triệu lính khác bị thương (trong đó riêng quân Mỹ có 58.191 chết và 304.000 bị thương). Phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam có gần 850.000 quân nhân chết (trong đó 240.000 người đến nay vẫn còn trong diện mất tích), 600.000 quân nhân bị thương. Gần 2 triệu dân thường Việt Nam bị chết, hơn 2 triệu dân thường bị thương tật, khoảng 2 triệu người bị phơi nhiễm các loại hóa chất độc hại (ví dụ như chất độc da cam).
Kết thúc sự tồn tại của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Sự kiện này đã đánh dấu sự thất bại chung cuộc của phía Hoa Kỳ, đồng minh và Việt Nam Cộng hòa trong cuộc chiến tại Việt Nam; chấm dứt việc các cường quốc thế giới can thiệp trực tiếp bằng quân sự vào Việt Nam trong suốt hơn 100 năm (từ 1858 tới 1975).
Là điều kiện để thống nhất về mặt nhà nước của Việt Nam. Thực hiện quyết định của Hội nghị Hiệp thương Chính trị của đại biểu miền Bắc và miền Nam họp ở Sài Gòn tháng 11 năm 1975, ngày 25 tháng 4 năm 1976 toàn quốc tiến hành tổng tuyển cử bầu quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất. Quốc hội thống nhất họp tại Hà Nội từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976 đã quyết định đặt tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đã bầu các thành viên của cơ quan chính quyền nhà nước. Việt Nam đã bước ra khỏi chiến tranh và thực sự trở thành một quốc gia thống nhất.
Trên phương diện quốc tế, sự chấm dứt Chiến tranh Việt Nam với thắng lợi của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đánh dấu sự thắng thế của phe Xã hội chủ nghĩa trên thế giới trong thập niên 1970 và kết quả là một loạt các phong trào cánh tả thắng thế hoặc lên cầm quyền ở một số nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh hướng tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Kết quả của cuộc chiến đã làm đảo lộn chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ từ chỗ chủ động tấn công phe Xã hội chủ nghĩa sang thế bị động. Điều này kéo dài tới khi Ronald Reagan lên cầm quyền và sự dè dặt trong việc can thiệp quân sự một cách ồ ạt, quy mô lớn chỉ chính thức chấm dứt sau Chiến tranh vùng Vịnh.
Hàng trăm nghìn binh lính thuộc Việt Nam Cộng hòa phải học tập cải tạo trong các trại cải tạo với thời hạn khác nhau từ vài ngày (đối với những viên chức cấp thấp, không có ảnh hưởng trong xã hội, không có tư tưởng chống Cộng) đến 10 năm (đối với những viên chức, sỹ quan cấp cao và có tư tưởng chống Cộng mạnh mẽ). Một trong các mục đích của việc học tập cải tạo là thể hiện Chính sách khoan hồng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam khi họ không đưa các cựu binh đối phương ra xét xử các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người. Đồng thời cũng để chính quyền mới tạm thời ngăn chặn sự chống phá của các thành viên cực đoan của chế độ cũ nhằm giữ ổn định xã hội miền Nam thời kỳ hậu chiến. Sau thời gian đi học tập cải tạo, những người này được phục hồi đầy đủ quyền công dân. Các cơ quan công quyền có trách nhiệm tạo điều kiện để người hoàn thành học tập cải tạo về được lao động sản xuất để có cuộc sống ổn định lâu dài.
Nhận định
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
"Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai." - Lê Duẩn
"Trong quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, ba cái mốc chói lọi bằng vàng: Tổng khởi nghĩa tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng mùa xuân 1975, đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kì tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới.” - Đại tướng Võ Nguyên Giáp
"Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc... Đối với thế giới, thắng lợi của nhân dân ta đã đập tan cuộc phản công lớn nhất của tên đế quốc đầu sỏ chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đẩy lùi trận địa của Chủ nghĩa Đế quốc, mở rộng trận địa của Chủ nghĩa Xã hội, phá vỡ một phòng tuyến quan trọng của đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, đẩy Mỹ vào tình thế khó khăn chưa từng thấy, làm yếu hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của các trào lưu cách mạng thời đại, đem lại lòng tin và niềm phấn khởi cho hàng trăm triệu người trên khắp trái đất đang đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và Chủ nghĩa Xã hội". - Lê Duẩn
Trong thời đại ngày nay, khi các lực lượng cách mạng thế giới ở thế tiến công, một dân tộc nước không rộng, người không đông, song đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo của một đảng Mác-Lê-nin, có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, được sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới, thì hoàn toàn có thể đánh thắng mọi thế lực đế quốc xâm lược, dù đó là tên đế quốc đầu sỏ" (Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam).
"Toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 đã đưa Việt Nam tới đỉnh cao của giải phóng dân tộc và uy tín của quốc tế. Thắng lợi của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ không chỉ là một tác nhân đưa đến những thay đổi rất quan trọng trong chiến lược của các nước lớn mà còn làm chuyển đổi cục diện chính trị khu vực Đông Nam Á". (Trần Quang Cơ)
"Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 là một thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho Tổ quốc ta". (Văn Tiến Dũng)
"Quân đội Nhân dân Việt Nam ở cả miền Bắc và miền Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói là một quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng, có tinh thần quyết chiến rất cao, thông minh và sáng tạo. Còn vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ". (Võ Nguyên Giáp)
"Ngày 30 tháng 4, không có chuyện miền Bắc chiến thắng hay miền Nam chiến bại, mà chỉ có Đế quốc Mỹ thất bại trước nhân dân Việt Nam mà thôi". (Bùi Tín)
"Giữa chúng ta không có kẻ thua người thắng, mà chỉ có dân tộc Việt Nam chúng ta chiến thắng đế quốc Mỹ". (Thượng tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh Quân quản Sài Gòn, nói với Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh)
"Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là một trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc ta. Chúng ta đã hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của độc lập, thống nhất và cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa - dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". - Nguyễn Tấn Dũng
Hoa Kỳ
"Không còn nghi ngờ gì nữa đối với các ý đồ của phe Cộng sản. Họ sẽ tấn công Việt Nam Cộng hòa khi nào có thời cơ thuận lợi; nhưng lần này sẽ là một cuộc tấn công quân sự với khí thế áp đảo!" (William Colby)
"Chiến tranh Việt Nam, theo phân tích cuối cùng, là một trận đấu giữa Mỹ và người được họ bảo vệ và trợ cấp dồi dào với phong trào cách mạng mà gốc rễ giai cấp và cơ sở tư tưởng đưa lại cho họ một sức bật và một sức mạnh to lớn... Nguồn sức mạnh quan trọng nhất của Đảng Cộng sản trên ba mươi lăm năm qua là quan niệm của họ về một đạo đức cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nhấn mạnh của họ đối với ý nghĩa hàng đầu của mọi hành động và giá trị đưa đến một xã hội xã hội chủ nghĩa. Khả năng của Đảng phát triển một tổ chức mà cuộc sống của những thành viên phù hợp với những nguyên tắc nói trên, đã làm cho họ đạt được mục tiêu của họ". (Gabriel Kolko)
"Chiến thắng của họ (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) là chiến thắng của dân tộc Việt Nam - người Bắc cũng như người Nam. Khác xa với một cuộc nội chiến, cuộc đấu tranh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là một sự khẳng định nguyên tắc thống nhất dân tộc mà chính quyền Sài Gòn đã tuyên bố ủng hộ rồi phản bội". - Frances Fitzgerald
"Sau những năm dài tìm cách khuất phục những dân tộc nghèo khổ bằng sự tàn bạo của sức mạnh kỹ thuật của mình, nước Mỹ, một nước giàu mạnh nhất trên quả đất này, cuối cùng có thể bị những người cộng sản Việt Nam đuổi ra khỏi bán đảo Đông Dương. Nếu đúng như vậy, thì thắng lợi của người Việt Nam sẽ là một thí dụ vô song về sự toàn thắng của trí tuệ con người đối với máy móc". (Neil Sheehan)
"Chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ chỉ sau 55 ngày kể từ khi quân Giải phóng bắt đầu tấn công. Điều này cũng chứng minh cho căn bệnh mà chính quyền này đã bị nhiễm phải ngay từ khi thành lập: sự manh mún về chính trị; thiếu các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng và có năng lực; một tầng lớp trên mệt mỏi và tham nhũng không có khả năng điều chỉnh cho thích nghi đã tạo nên một cơ sở quốc gia yếu kém đến mức nguy hiểm... Trước những thực tế khắc nghiệt này, nỗ lực nhằm tạo nên một thành trì chống cộng ở ngay phía nam vĩ tuyến 17 đã có mầm mống thất bại ngay từ đầu". George C. Herring
"Đó là một cuộc chiến tranh (chiến tranh Việt Nam) lâu dài và khó khăn mà chúng ta đã thua. Thất bại độc nhất của lịch sử Hoa Kỳ chắc sẽ không báo trước sức mạnh bá chủ toàn cầu của nước Mỹ đã chấm dứt. Nhưng... Ai không học được gì ở lịch sử, bắt buộc sẽ phải lặp lại sai lầm trong lịch sử". (Tom Polgar, nhân viên cao cấp tòa Đại sứ Mỹ ở Việt Nam)
"Sao chúng [Việt Nam Cộng hòa] không chết phứt đi cho rồi? Điều tệ hại nhất có thể xảy ra là chúng cứ sống dai dẳng hoài". - Henry Kissinger, nói trên chuyến bay ngày 9/4/1975.
"Hà Nội chỉ chiến đấu với một lẽ duy nhất, đó là lòng yêu nước của họ. Và một nước Việt Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản Việt Nam, chiến thắng vào năm 1975, chính là mối đe dọa chiến lược to lớn đối với Trung Quốc còn hơn đối với Mỹ" - Henry Kissinger.
Việt Nam Cộng hòa
"Họ [Hoa Kỳ] đã đâm sau lưng chúng tôi". - Cựu Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu
"Người Mỹ họ có đường lối của họ: đó là họ phải nắm chỉ huy ở miền Nam này. Họ chỉ huy trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế tới ngoại giao... Mỹ nắm hết. Rồi chính Mỹ đã từ bỏ miền Nam Việt Nam". - Tướng Nguyễn Hữu Hạnh
"Ngày 10 tháng 3 năm 1975, Quân đội Bắc Việt Nam đánh chiếm Ban Mê Thuột. Đến ngày 30-4 đã tiến vào Sài Gòn. Tốc độ như vũ bão, vỏn vẹn chỉ có 52 ngày... Nói tới cung cách ra đi, sao thật quá thê thảm. Trong trường kỳ, việc bỏ rơi, nhất là "cung cách tháo chạy" đã làm tổn hại rất nhiều tới "mức độ tin cậy" của chính sách ngoại giao cũng như uy tín Hoa Kỳ. Bạn thì hết tin tưởng, kẻ thù thì hết kính sợ... - Cựu Bộ trưởng Kinh tế Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Tiến Hưng
"Thống nhất xứ sở là nhiệm vụ lịch sử của mỗi một người con Việt Nam nhưng chúng tôi đã không làm được. Nhưng những người anh em phía bên kia đã làm được, phải chấp nhận đó là lịch sử và đất nước đã được thống nhất rồi. Vậy mà còn quay ra nói phục quốc? Nước Việt Nam có mất cho Tây cho Tàu đâu mà phục quốc?" - Cựu Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ (nhận xét về việc các cựu quan chức Việt Nam Cộng hòa lưu vong ở hải ngoại gọi ngày 30/4 là "Quốc hận" và đòi "phục quốc").
"Ngày hôm nay (30/4/1975), đại diện cho các anh em có mặt tại đây, tôi nhiệt liệt hoan nghênh sự thành công của Chính phủ Cách mạng (lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) trong công cuộc vãn hồi hòa bình cho đất nước. Với kỷ nguyên mới này, tôi mong rằng tất cả anh em có mặt tại đây, cũng như các tầng lớp đồng bào, sẽ có dịp đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước… Tôi nghĩ rằng với hành động của mình (đầu hàng), tôi đã góp phần tránh một cuộc đổ máu vô ích cuối cùng cho Sài Gòn. Đó là phần đóng góp cụ thể của tôi trong cuộc chiến đấu này. Riêng cá nhân tôi, hôm nay tôi rất hân hoan khi được 60 tuổi, trở thành một công dân của một nước Việt Nam độc lập" (Tổng thống Dương Văn Minh).
"Chiến thắng 30/4/1975 rất vĩ đại, là chiến thắng của sức mạnh toàn dân tộc Việt Nam... Không còn chiến tranh, không còn bom rơi đạn nổ trên quê hương mình là điều lớn nhất mà việc kết thúc chiến tranh mang lại". (Tướng Nguyễn Hữu Có, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng, đồng thời là Tổng Tham mưu trưởng Việt Nam Cộng hòa)
Học giả, chính trị gia khác
Koike Yuriko, cựu Bộ trưởng Quốc phòng và Cố vấn An ninh Quốc gia Nhật Bản, Chủ tịch Hội đồng Đảng Dân chủ Tự do (LDP), hiện là thành viên của Quốc hội Nhật Bản: "Chiến thắng của nước này [Việt Nam] trước Pháp và Hoa Kỳ đã trở thành định nghĩa cho những cuộc chiến giành độc lập trong thời kỳ hậu thực dân".
Kỷ niệm
Tham khảo
Nguồn
Liên kết ngoài
Tiếng Việt:
Xuất bản ngày 5 tháng 4 năm 2012
Đã tải lên vào ngày 27 tháng 4 năm 2007
30 năm sau chiến tranh: Từ BBC tiếng Việt của chính phủ Anh
Phim tài liệu: "30 năm ngày ấy – bây giờ": Từ Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh của chính phủ Việt Nam
Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến?: Bài viết của giáo sư Lê Xuân Khoa đăng trên BBC Vietnamese 15/2/2005
Báo Tiền Phong Chuyện những người vợ 4 anh lính xe tăng húc đổ cửa chính Dinh Độc lập ngày 30/4 Vũ Bão, 07:55 ngày 09 tháng 4 năm 2005
Bùi Văn Tùng (Đại tá – Nguyên Trung tá, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203), Vì sao tôi thảo lời đầu hàng cho Tổng thống ngụy Sài Gòn? Báo Nhân dân 27/04/2004 - 04:00 PM (GMT+7)
Tiếng Anh:
Đã tải lên vào ngày 20 tháng 9 năm 2007
White Christmas - The Fall of Saigon by Dirck Halstead - The Digital Journalist Các hình ảnh về những ngày cuối cùng trước khi Saigon sụp đổ của các PV Nước ngoài
George J. Church, SAIGON: THE FINAL 10 DAYS. A look at the storm before the long quiet -- through the eyes of the victors, the losers, the ones who got out and the ones who didn't, George J. Church, TIME, ngày 24 tháng 4 năm 1995 Volume 145, No. 17 (số báo kỉ niệm 20 năm sự kiện 30-4). Xem toàn bộ nội dung tại đây
Trang tư liệu của báo The New York Times
Tháng tư
S
Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945–1975
Việt Nam hải ngoại
Trận đánh liên quan tới Việt Nam
Việt Nam năm 1975
Lịch sử miền Nam Việt Nam
Xung đột năm 1975
Di cư bắt buộc |
4640 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%20ho%E1%BA%A1ch%20%C4%91%C3%B4%20th%E1%BB%8B | Quy hoạch đô thị | Quy hoạch đô thị là một khái niệm hay được dùng để chỉ các hoạt động kiểm soát hay tổ chức môi trường sống đô thị. Các hoạt động này có thể bao gồm: ban hành luật, quy định kiểm soát phát triển; xây dựng và vận hành các bộ máy quản lý đô thị; đề ra các tiêu chí, lập và phê duyệt quy hoạch; thực hiện các chương trình đầu tư phát triển đô thị; nghiên cứu đô thị; đào tạo bộ máy nhân lực; trao đổi tranh luận về các vấn đề đô thị...
Điều cần chú ý là trong các bối cảnh khác nhau, các hoạt động này thường không có mục đích, nội dung hay phương pháp thực hiện giống nhau. Nguyên nhân là đô thị thường có các vấn đề khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển. Việc nhìn nhận, đánh giá, giải quyết các vấn đề đô thị không chỉ phụ thuộc vào năng lực các bộ máy chuyên môn mà còn lệ thuộc nhiều và chủ trương của bộ máy cầm quyền và khả năng đáp ứng của nền kinh tế. Trong mỗi giai đoạn phát triển, bộ máy cầm quyền thường chỉ chú trọng kiểm soát hay thúc đẩy một số hoạt động quy hoạch đô thị mà họ cho là quan trọng. Trong khi đó, nghiên cứu và đào tạo nhân lực trong các ngành liên quan quy hoạch đô thị thường được coi là lĩnh vực tách biệt với thực tế hành nghề. Kết quả là luôn có nhiều quan điểm về nội dung và cách thức thực hiện quy hoạch đô thị.
Đặc điểm quy hoạch đô thị Việt Nam sau năm 1954
Tại Việt Nam, quy hoạch đô thị chủ yếu đóng vai trò là công cụ phục vụ các kế hoạch và chương trình phát triển của các cơ quan nhà nước.
Vì lẽ đó, nội dung quy hoạch đô thị chỉ được gói gọn trong tổ chức, xây dựng không gian đô thị. Quy hoạch đô thị được gọi là Quy hoạch xây dựng đô thị. Kiến trúc sư quy hoạch tại Việt Nam thường chỉ làm các công việc của kiến trúc sư: nghĩa là thiết kế, tổ chức xây dựng các không gian đô thị sao cho đẹp mắt, phù hợp nhất với thực tế. Cơ sở các đồ án quy hoạch thường là những chỉ thị, quyết định, các chủ trương đầu tư quy hoạch được phê duyệt bởi lãnh đạo các bộ ngành và cơ quan chính quyền. Hiện trạng phát triển đô thị chỉ có ý nghĩa cụ thể hóa các chủ trương quy hoạch đã được hoạch định bởi các cơ quan nhà nước. Quy chuẩn quy hoạch chỉ mang tính tham khảo bởi mỗi đồ án quy hoạch được phép áp dụng các chỉ tiêu quy hoạch khác nhau, theo sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Đặc điểm này khiến nhiều cơ quan bộ ngành, quản lý nhà nước trở thành các nhà quy hoạch vì họ được phép ra các văn bản, quy định, yêu cầu; thiết lập các dự án, kế hoạch phát triển; định đoạt nội dung đầu tư sử dụng của các lô đất đô thị - làm nền tảng cho các quy hoạch cụ thể - trong khi họ gần như không bị chi phối bởi luật quy hoạch cũng như không phải xin phép Hội đồng nhân dân các cấp. Vì thế, không có cơ quan nào có khả năng kiểm soát hay chịu trách nhiệm về chất lượng quy hoạch. Quy hoạch thường được lập một cách không nhất quán, thiếu cơ sở, và không hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề đô thị.
Trong giai đoạn 1954-1986, các hoạt động kinh tế tư nhân bị hạn chế tối đa tại miền Bắc Việt Nam, quy hoạch chủ yếu nhằm đáp ứng kế hoạch phát triển của các bộ ngành. Nội dung quy hoạch hầu như chỉ bao gồm chuẩn bị quỹ đất cho các dự án nhà nước và tổ chức mạng lưới giao thông kết nối các cơ sở kinh tế văn hóa. Tư liệu xây dựng gần như nằm hoàn toàn trong sự kiểm soát của bộ máy nhà nước, ưu tiên dành cho các dự án xây dựng trọng điểm. Mọi lô đất lớn gần đường giao thông được ưu tiên dành cho các bộ ngành, cơ sở sản xuất để tiết kiệm chi phí đầu tư; Một số quy hoạch bài bản theo mô hình Liên Xô mới bắt đầu được lập, khởi đầu bằng nghiên cứu, lập quy hoạch chung các thành phố. Tuy nhiên chưa có quy hoạch chung nào được triển khai chi tiết đến mức có thể áp dụng để quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị.
Sau năm 1986, nhà nước mở rộng ưu ái cho các dự án đầu tư vốn nước ngoài, ưu tiên phát triển các khu công nghiệp tập trung các dự án khách sạn, khu đô thị mới.
Quy hoạch xây dựng đô thị tại Việt Nam
Quy hoạch xây dựng đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội- môi trường, an ninh - quốc phòng.
Những hoạt động cụ thể liên quan đến ngành quy hoạch đô thị là:
Đầu tư và phát triển bất động sản: Ở đây việc đầu tư và phát triển bất động sản phải tuân theo quy luật phát triển chung của xã hội-kinh tế riêng từng khu vực cụ thể.
Văn hóa, lối sống cộng đồng.
Chính sách quản lý và phát triển bất động sản và nhà ở.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho mỗi vùng, mỗi khu vực.
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
Phát triển và bảo tồn các di sản kiến trúc và thiên nhiên.
Phát triển bền vững của nhân loại.
Bộ khung pháp lý cho các đồ án Quy hoạch đô thị ở Việt Nam gồm:
Luật Quy hoạch Đô thị 2009
Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị - kèm theo Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.
Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị - kèm theo Thông tư 19/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.
Nghị định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị - kèm theo Thông tư 11/2010/TT-BXD hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị do Bộ Xây dựng ban hành.
Hệ thống đồ án Quy hoạch đô thị ở Việt Nam tuân theo Quy định của Luật Quy Hoạch, Nghị định 37/2010, Thông tư 10/2010/TT-BXD, bao gồm:
Quy hoạch chung xây dựng với tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/25.000
Quy hoạch phân khu xây dựng với tỷ lệ từ 1/2.000 đến 1/5.000
Quy hoạch chi tiết xây dựng với tỷ lệ 1/500
Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật
Thiết kế đô thị
Các đồ án khác có liên quan gồm có:
Quy hoạch xây dựng vùng - Theo nội dung của Nghị định 08
Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn - thực hiện theo Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành - kèm theo Thông tư 09/2010/TT-BXD quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới do Bộ Xây dựng ban hành.
Nội dung thiết kế đô thị là một phần trong nội dung lập các đồ án Quy hoạch chi tiết trong đồ án Quy hoạch chung và đồ án Quy hoạch phân khu. Tuy nhiên trong một vài trường hợp nó có thể là một đồ án độc lập, kinh phí được tính khi Thiết kế đô thị của một số khu vực đô thị có yêu cầu phải lập thành đồ án riêng (tối đa là 60% của quy hoạch chung tương ứng) - Thông tư 17/2010/TT-BXD.
Cơ sở của quy hoạch đô thị là hệ thống các tiêu chuẩn và các nguyên tắc tổ chức xây dựng đô thị. Dựa vào hệ thống các nguyên tắc này, theo điều kiện thực tế và chính sách, mục tiêu phát triển ngắn hạn và dài hạn; nhóm bốn đối tượng tác động chính đến kết quả đồ án quy hoạch là: các nhà quy hoạch, các nhà quản lý, các nhà đầu tư và những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của quy hoạch đề xuất ra các giải pháp, mục đích, thời gian và nguồn lực cụ thể để thực hiện.
Hiện nay ở Việt Nam việc lập các đồ án quy hoạch chưa được tổ chức thực hiện còn chưa theo đúng nguyên tắc do điều kiện về kinh phí, trang thiết bị, năng lực chuyên môn còn hạn chế và sự can thiệp tùy tiện của nhiều tổ chức cơ quan tới quá trình lập đồ án Quy hoạch, cũng như các yếu tố khác. Khung luật pháp cho việc thực hiện quy hoạch hiện nay còn thiếu hụt trong khi công tác quản lý và thực thi quy hoạch lại khá lỏng lẻo. Các đồ án Quy hoạch hiện nay đang là công cụ cho việc hợp thức hóa một số chuyển đổi đất sai mục đích hoặc chưa đủ các cơ sở nghiên cứu đánh giá một cách chính xác và khoa học.
Quy hoạch đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông chiến lược hàng đầu của vùng nam Bộ và Tây Nguyên. Thành phố có một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và một hệ thống đường bộ gồm các Quốc lộ 1, Quốc lộ 22, Quốc lộ 13 và hàng chục con đường khác, nối liền Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương Nam Bộ, cả nước và quốc tế.
Vai trò, vị trí với nhiều lợi thế so sánh về kinh tế, khí hậu và việc làm tất yếu dẫn đến sức ép rất lớn về tăng dân số, tiếp theo là nhu cầu mở rộng Thành phố Hồ Chí Minh về không gian phát triển và xây dựng mới ngày càng trở nên cấp bách.
Nhìn xuyên suốt 30 năm qua, tiến trình đô thị hóa của thành phố vừa tự phát, vừa tự giác, hay nói cách khác vừa xây dựng theo quy hoạch, vừa hợp thức hóa xây dựng bằng quy hoạch.
Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh tính tới thời điểm 2010 có khoảng trên dưới 600 dự án quy hoạch tại 13 quận huyện.
Quy hoạch treo
"Quy hoạch treo" là tình trạng diện tích đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi trong kế hoạch sử dụng đất cho một hay nhiều mục đích khác nhau, đã công bố là sẽ thu hồi đất nhưng không thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch . Luật Đất đai không nêu rõ về việc "dự án treo" trong thời hạn bao lâu thì bị hủy bỏ mà chỉ có thời hạn hủy bỏ quy hoạch đối với việc thu hồi hoặc chuyển mục đích sử dụng đất, nếu sau 3 năm không có quyết định thu hồi đất, chưa được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất kể từ ngày công bố quy hoạch theo quy định tại Khoản 8 Điều 49 Luật Đất đai 2013 sửa đổi.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang chủ Bộ Xây dựng cung cấp thông tin về các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực Kiến trúc - Quy hoạch - Online
Khoa học xã hội môi trường
Địa lý học
Thiết kế đô thị |
4649 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20to%C3%A1n%20h%E1%BB%8Dc | Danh sách nhà toán học | Đây là danh sách các nhà toán học nổi tiếng xếp theo thứ tự bảng chữ cái Latinh của chữ cái đầu tiên của họ.
A
Niels Henrik Abel - Na Uy (1802 – 1829)
John Couch Adams - Anh (1819 – 1892)
Jean le Rond d'Alembert - Pháp (1717 – 1783)
Abu Raihan Al-Biruni - Iran (973 – 1048)
Al-Khwarizmi - Iran (780 – 850)
André-Marie Ampère - Pháp (1775 – 1836)
Archimedes - Hy Lạp (287 – 212 TCN)
Aristarchus - Hy Lạp (khoảng 310 – 230 TCN)
Aristotle - Hy Lạp (384 – 322 TCN)
George Atwood - Anh (1746 – 1807)
B
Charles Babbage - Anh (1791 – 1871)
Stefan Banach - Ba Lan (1892 – 1945)
Eric Temple Bell - Scotland-Hoa Kỳ (1883 – 1960)
Richard Bentley - Anh (1662 – 1742)
Jacob Bernoulli - Thụy Sĩ (1654 – 1705)
Johann Bernoulli - Thụy Sĩ (1667 – 1748)
Daniel Bernoulli - Thụy Sĩ (1700 – 1782)
Friedrich Wilhelm Bessel - Đức (1784 – 1846)
Napoléon Bonaparte - Pháp (1769 – 1821)
George Boole - Anh (1815 – 1864)
Henry Briggs - Anh (1561 – 1630)
C
Georg Ferdinand Cantor - Đức (1845 – 1918)
Élie Cartan - Pháp (1869 – 1951)
Henri Cartan - Pháp (1904 – 2008)
Augustin Louis Cauchy - Pháp (1789 – 1857)
Eduard Čech - Tiệp Khắc (1893 – 1960)
Pafnuty Lvovich Chebyshev - Nga (1821 – 1894)
Sarvadaman Chowla - Ấn Độ (1907 – 1995)
Roger Cotes - Anh (1682 – 1716)
Ngô Bảo Châu - Việt Nam (1972 - đến nay)
D
David van Dantzig - Hà Lan (1900 – 1959)
George Dantzig - Hoa Kỳ (1914 – 2005)
Democritos - Hy Lạp (khoảng 460 – 370 TCN)
René Descartes - Pháp (1596 – 1650)
Jean Dieudonné - Pháp (1906–1992)
Johann Peter Gustav Lejeune Dirichlet - Đức (1805 – 1859)
Edsger Dijkstra - Hà Lan (1930 – 2002)
E
Albert Einstein - Đức-Thụy Sĩ-Hoa Kỳ (1879 – 1955)
Paul Erdös - Hungary (1913 – 1996)
Euclid - Hy Lạp (khoảng 365 – 275 TCN)
Leonhard Euler - Thụy Sĩ (1707 – 1783)
F
Pierre de Fermat - Pháp (1601 – 1665)
Leonardo Pisano Fibonacci - Ý (1170 – 1250)
Jean-Baptiste Joseph Fourier - Pháp (1768 – 1830)
G
Évariste Galois - Pháp (1811 – 1832)
Martin Gardner - Hoa Kỳ (1914 – 2010)
Carl Friedrich Gauss - Đức (1777 – 1855)
Kurt Gödel - Áo, Hoa Kỳ (1906 – 1978)
Christian Goldbach - Đức (1690 – 1764)
Hermann Günther Grassmann - Vương quốc Phổ (1809 – 1877)
Alexander Grothendieck - Pháp (1928 – 2014)
H
Galileo Galilei - Ý - (1564 – 1642)
William Rowan Hamilton - Ireland (1805 – 1865)
Peter Andreas Hansen - Đan Mạch (1795 – 1874)
Godfrey Harold Hardy - Anh (1877 – 1947)
Thomas Heath - Anh (1861 – 1940)
Kurt Hensel - Đức (1861 - 1941)
David Hilbert - Đức (1862 – 1943)
Guillaume François Antoine, Hầu tước de L'Hôpital – Pháp (1661 – 1704)
Hoàng Tụy - Việt Nam (1927 – 2019)
Hoàng Xuân Sính - Việt Nam (1933 -)
Christiaan Huygens - Hà Lan (1629 – 1695)
I
Itō Kiyoshi - Nhật Bản (1915 – 2008)
J
Carl Gustav Jakob Jacobi - Đức (1804 – 1851)
James Jurin - Anh (1684 – 1750)
K
Ghiyath al-Kashi - Iran (khoảng 1370 – 1429)
Omar Khayyám - Iran (1028 – 1123)
Johannes Kepler - Đức (1571 – 1630)
Donald Knuth - Hoa Kỳ (s. 1938)
Helge von Koch - Thụy Điển (1870 – 1924)
L
Joseph-Louis de Lagrange - Pháp (1736 – 1813)
Edmond Laguerre - Pháp (1834 – 1886)
Johann Heinrich Lambert - Đức (1728 – 1777)
Pierre-Simon Laplace - Pháp (1749 – 1827)
Estienne de La Roche - Pháp (1470 – 1530)
Henri Leon Lebesgue - Pháp (1875 – 1941)
Adrien-Marie Legendre - Pháp (1752 – 1833)
Gottfried Wilhelm Leibniz - Đức (1646 – 1716)
Sophus Lie - Na Uy (1842 – 1899)
Ernst Leonard Lindelöf - Phần Lan (1870 – 1946)
Jules Antoine Lissajous - Pháp (1822 – 1880)
Nikolai Ivanovich Lobachevsky - Nga (1792 – 1856)
László Lovász - Hungary (s. 1947)
Ada Lovelace - Anh (1815 – 1852)
François-Édouard-Anatole Lucas - Pháp (1842 – 1891)
Lê Văn Thiêm - Việt Nam (1918–1991)
Lương Thế Vinh - Việt Nam (1441 – 1496)
M
Emmy Noether - Đức - (1882 – 1935)
Benoît Mandelbrot - Ba Lan-Pháp-Hoa Kỳ (1924 – 2010)
Andrei Andreevich Markov - Nga (1856 – 1922)
Maryam Mirzakhani - Iran (1977 – 2017)
Hermann Minkowski - Đức (1864 – 1909)
August Ferdinand Möbius - Đức (1790 – 1868)
Georg Mohr - Đan Mạch (1640 – 1697)
Abraham de Moivre - Pháp (1667 – 1754)
N
John Napier - Scotland (1550 – 1617)
John von Neumann - Hungary-Hoa Kỳ (1903 – 1957)
Isaac Newton - Anh (1643 – 1727)
Jakob Nielsen - Đan Mạch (1890 – 1959)
Nilakantha Somayaji - Ấn Độ (1444 – 1544)
Sergei Petrovich Novikov - Nga (s. 1938)
Petr Sergeevich Novikov - Nga (1901 – 1935)
Kristen Nygaard - Na Uy (1926 – 2002)
O
P
Blaise Pascal - Pháp (1623 – 1662)
Roger Penrose - Anh (s. 1931)
Jules-Henri Poincaré - Pháp (1854 – 1912)
Louis Poinsot - Pháp (1777 – 1859)
Alphonse de Polignac - Pháp (1817 – 1890)
Siméon-Denis Poisson - Pháp (1781 – 1840)
Pythagoras - Hy Lạp (582 – 496 TCN)
R
Srinivasa Aaiyangar Ramanujan - Ấn Độ (1887 – 1920)
Frank Plumpton Ramsey - Anh (1903 – 1930)
Bernhard Riemann - Đức (1826 – 1866)
Bertrand Russell - Anh (1872 – 1970)
S
Jean-Pierre Serre - Pháp (s. 1926)
Waclaw Sierpinski - Ba Lan (1882 – 1969)
Stephen Smale - Hoa Kỳ (s. 1930)
Henry John Stephen Smith - Anh (1826 – 1883)
George Gabriel Stokes - Ireland-Anh (1819 – 1903)
T
John Tate - Hoa Kỳ (s. 1925)
Thales - Hy Lạp (khoảng 624 – 547 TCN)
Alan Turing - Anh (1912 – 1954)
Andrey Nikolayevich Tychonoff - Nga (1906 – 1993)
U
Stanislaw Marcin Ulam - Ba Lan-Hoa Kỳ (1909 – 1984)
V
Jurij Vega - Slovenia (1754 – 1802)
John Venn - Anh (1834 – 1923)
Leonardo da Vinci - Ý (1452 - 1519)
Giuseppe Vitali - Ý (1875 – 1932)
Vũ Hữu - Việt Nam (1437–1530)
François Viète - Pháp (1540 - 1603)
W
André Weil - Pháp (1906 – 1998)
Hermann Klaus Hugo Weyl - Đức-Hoa Kỳ (1885 – 1955)
Hassler Whitney - Hoa Kỳ (1907 – 1989)
William Whiston - Anh (1667 – 1752)
Andrew Wiles - Anh (s. 1953)
Josef Wronski - Ba Lan-Pháp (1778 – 1853)
X
Y
Z
Zeno - Hy Lạp (khoảng 490 – 430 TCN)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Danh sách các nữ Tiến sĩ Toán học đầu tiên tại Bắc Mỹ |
4651 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt%20gi%C3%A1o | Phật giáo | Phật giáo (tiếng Hán: 佛教 - tiếng Phạn: बुद्ध धर्म - IAST: buddha dharm, Tiếng Anh: Buddhism) hay đạo Phật là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống của triết học có nguồn gốc từ Ấn Độ bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật và sự việc; các phương pháp thực hành, tu tập dựa trên những lời dạy ban đầu của một nhân vật lịch sử có thật tên là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇, सिद्धार्थ गौतम, Siddhārtha Gautama) và các truyền thống, tín ngưỡng được hình thành trong quá trình truyền bá, phát triển Phật giáo sau thời Tất-đạt-đa Cồ-đàm.
Tất-đạt-đa Cồ-đàm thường được gọi là Bụt, Phật Thích Ca hay Đức Phật hoặc "người giác ngộ", "người tỉnh thức". Theo nhiều các tài liệu kinh điển của Phật giáo, cũng như các tài liệu khoa học và khảo cổ đã chứng minh rằng, Phật đã sống và thuyết giảng ở vùng đông bắc Ấn Độ ngày nay từ khoảng thế kỉ thứ 6 TCN đến thế kỉ thứ 5 TCN. Sau việc Đức Phật nhập niết-bàn (nibbāna) được khoảng hơn 100 năm, khi Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai diễn ra thì Phật giáo bắt đầu phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng khác nhau, với nhiều sự khác biệt, mặc dù cùng có xuất phát từ tư tưởng của Phật giáo Nguyên thủy của Đức Phật. Ngày nay có tồn tại ba truyền thống Phật giáo chính ở trên thế giới.
Phật giáo Nam truyền (Nam tông): truyền thống Phật giáo được truyền từ Nam Ấn đến Sri Lanka, theo đường biển truyền đến khu vực Đông Nam Á. Đại biểu lớn nhất cho truyền thống này là Thượng tọa bộ, với hệ kinh điển Pali được coi là bảo tồn gần nhất với triết lý nguyên thủy của Phật giáo.
Phật giáo Bắc truyền (Bắc tông): truyền thống Phật giáo được truyền từ Bắc Ấn đến Trung Á, theo Con đường tơ lụa truyền đến Trung Quốc, lan sang Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Truyền thống này lấy tư tưởng Đại thừa làm chủ đạo, nên nó còn gọi là Phật giáo Đại thừa, với hệ kinh điển Sankrit - Hán ngữ đồ sộ, phong phú.
Phật giáo Mật truyền (Mật tông): cũng được truyền qua Trung Á, qua Con đường tơ lụa đến Tây Tạng, sau đó lan sang Mông Cổ, Nepal và Bhutan. Chịu ảnh hưởng tư tưởng Chân ngôn, tiêu biểu là hệ phái Kim cương thừa, sử dụng hệ kinh điển Tạng ngữ là chính.
Phật giáo Nam tông thì phát triển mạnh ở Sri Lanka và Đông Nam Á (Campuchia, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Miền Nam Việt Nam). Phật giáo Bắc tông thì phát triển mạnh ở Đông Bắc Á (Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan,Việt Nam) và bao gồm nhiều phân nhánh nhỏ hơn như Tịnh độ tông, Thiền tông,... Còn Phật giáo Mật tông thì phát triển ở Tây Tạng, Mông Cổ, Nepal và Bhutan. Mặc dù phát triển chủ yếu ở châu Á, nhưng hiện nay Phật giáo được tìm thấy ở khắp thế giới. Ước tính số người chính thức theo Phật giáo (đã làm lễ Quy y Tam bảo) vào khoảng 350 triệu đến 750 triệu người, tuy nhiên số người chưa chính thức theo Phật giáo nhưng có niềm tin vào Phật giáo còn đông hơn con số đó rất nhiều, có thể đạt tới 1,5 tỷ người. Chẳng hạn như Trung Quốc với hơn 1,4 tỷ dân thì phần lớn dân số tin một phần hoặc toàn bộ giáo lý Phật giáo và thường đi chùa lễ Phật, dù trên giấy tờ tùy thân thì họ không được xác định là tín đồ Phật giáo.
Phật giáo sơ khởi là duy lý và có tính vô thần, hướng con người đến nhận thức chân lý, hay còn gọi là tỉnh thức, giác ngộ. Phật nguyên tiếng Phạn là Buddha, Bud là giác (biết, nhận thức), dha là người - nghĩa là người hiểu biết. Đức Phật là một nhân vật lịch sử có thật tên là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (625 - 545 TCN) và theo Phật giáo Nam tông thì ông đã dùng 45 năm cuộc đời (còn theo Phật giáo Bắc tông là 49 năm cuộc đời) để đi khắp miền bắc Ấn Độ để truyền bá triết lý. Mặc dù vậy, theo ý niệm nguyên thủy của Phật giáo, Phật là một con người đã giác ngộ nghĩa là đã đạt được sự nhận thức đúng đắn về bản ngã và thế giới xung quanh nên đã được giải thoát. Ai cũng có thể trở thành Phật nếu người đó tự sử dụng trí tuệ của mình để nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới xung quanh do đó được giải thoát. Khi đã vượt qua sự vô minh, con người giác ngộ trở thành Phật và được giải thoát. Phật giáo không theo chủ nghĩa duy vật, cũng không theo chủ nghĩa duy tâm và khuôn mẫu các quan điểm chủ quan khác.
Các trường phái Phật giáo khác nhau ở quan điểm về bản chất của con đường đưa đến giác ngộ để được giải thoát, tính chính thống của các bài thuyết giảng và kinh điển, đặc biệt là ở phương thức tu tập. Vì hướng đến việc nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới khách quan nên hệ thống triết lý Phật giáo chứa đựng nhiều quan điểm bản thể luận và nhận thức luận. Siêu hình học trong triết học Phật giáo đã phát triển đến một trình độ cao. Phương Tây dịch giác ngộ thành khai sáng (enlightenment) vì trong triết học phương Tây, khai sáng là tự sử dụng trí tuệ của mình để nhận thức đúng đắn thế giới, tương đương như giác ngộ trong Phật giáo. Cũng như Nho giáo, Lão giáo và triết học phương Tây hiện đại, Phật giáo là một hệ thống triết học mang tính khai sáng nhằm hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ.
Lịch sử
Phía đông bắc của tiểu lục địa Ấn Độ là dãy núi Hy-mã-lạp-sơn (Himalaya) cao lớn và dài tạo nên một hàng rào cô lập các vùng bình nguyên của xứ này với các vùng còn lại. Để liên lạc với bên ngoài thì chỉ có con đường núi xuyên qua Afghanistan. Khoảng 3000 năm TCN, người Dravidian bản địa xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn và sông Hằng. Sau đó, người Aryan du mục đã dần mở mang và xâm chiếm các vùng lãnh thổ Ấn Độ và lan rộng ra hầu hết bán đảo Ấn Độ khoảng 1000 năm TCN. Nền văn hóa triết học chính ngự trị thời bấy giờ là văn hóa Vệ-đà (Vedas).
Văn hoá Vệ-đà nghiêng về sùng bái nhiều thần thánh cũng như có các quan điểm duy tâm và thần bí về thế giới và vũ trụ. Những sự phát triển về sau đã biến văn hóa Vệ-đà thành Đạo Bà-la-môn (Đạo Brāhmaṇa) và phân hoá xã hội thành bốn giai cấp chính trong đó đẳng cấp Bà-la-môn (tầng lớp tăng lữ) là giai cấp thống trị. Tư tưởng luân hồi cho rằng sinh vật có các vòng sinh tử thoát thai từ đạo Bà-la-môn (hay sớm hơn từ văn hóa Vệ-đà). Đạo Bà-la-môn còn cho rằng tồn tại một bản chất chung của vạn vật, đó là Đại ngã (Brahman).
Tôn giáo gắn liền với nó là triết học phát triển mạnh tại Ấn Độ với sự xuất hiện rất nhiều hướng triết lý và cách hành đạo khác nhau và đôi khi phản bác nhau. Trong thời gian trước khi Phật giáo xuất hiện, đã có rất nhiều trường phái tu luyện. Các xu hướng triết học cũng phân hoá mạnh như là các xu hướng, chủ nghĩa khoái lạc, ngẫu nhiên, hoài nghi mọi thứ, huyền bí pháp thuật, duy vật, duy tâm, tu khổ hạnh, tu đức hạnh, trì niệm chú, đọc tụng kinh...
Phật giáo được Tất-đạt-đa Cồ-đàm, người sáng lập Phật giáo, thuyết giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Được truyền bá trong khoảng thời gian 45 năm theo Phật giáo Nam tông (hoặc 49 năm theo Phật giáo Bắc tông) khi Đức Phật còn tại thế ra đến nhiều nơi, nhiều dân tộc nên lịch sử phát triển của Phật giáo khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức, nghi lễ hay phương pháp thực tập, tu học. Ngay từ buổi đầu, Đức Phật đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Tại Ấn Độ, Phật giáo có thể đã bắt đầu suy tàn từ thế kỉ thứ 7 và đạo Phật thật sự biến mất trên đất Ấn Độ từ đầu thế kỉ thứ 13 bởi sự đàn áp mạnh của chính quyền và quân Hồi giáo bên ngoài. Mãi đến giữa thế kỉ thứ 20, phong trào chấn hưng Phật giáo ở Ấn Độ mới bắt đầu nhờ công của 1 nhà hoạt động chính trị-xã hội và nhà kinh tế học người Ấn Độ tên là Bhimrao Ambedkar. Tuy nhiên, Phật giáo lại phát triển mạnh ở những nước lân cận. Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Tây Tạng, Trung Quốc, Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Nhờ vào tính chất khai sáng cùng sự uyển chuyển, linh hoạt của triết lý, Phật giáo được nhiều người tiếp nhận và có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều tầng lớp giai cấp, nhiều phong tục tập quán ở các thời kỳ, đất nước khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ, Canada, Úc và châu Âu. Triết lý Phật giáo phù hợp với tinh thần khai sáng của châu Âu nên nhiều nhà triết học ở đây chú ý nghiên cứu Phật giáo và truyền bá nó.
Ngay sau khi thành đạo dưới cội cây Bồ-đề (Bodhi) ở tại Bồ-đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) vào khoảng giữa sau thế kỉ thứ 6 TCN - có tài liệu cho đó là vào năm 590 TCN theo Phật giáo Nam tông hay năm 595 TCN theo Phật giáo Bắc tông, Đức Phật đã quyết định thuyết giảng lại sự hiểu biết của mình. Bài kinh đầu tiên mà Đức Phật thuyết giảng đó là Kinh Chuyển pháp luân (Dhammacakkappavattana Sutta) giáo hóa nhóm có năm vị Tỳ-kheo (Bhikkhu) trở thành A-la-hán (Arahant): Kiều-trần-như (Koṇḍañña) trưởng nhóm, Vappa, Bhaddiya, Mahānāma và Assaji tại vườn phóng sinh nai tên gọi Vườn Lộc Uyển (Mrigadava) gần kinh thành Ba-la-nại (Bārāṇasī). 100 đệ tử đầu tiên là những người có quan hệ gần với Đức Phật đã hình thành Tăng-già (hay Tăng Đoàn, saṅgha) đầu tiên. Sau đó, những người này chia nhau đi khắp nơi và truyền bá thêm ngày càng nhiều người muốn theo thực tập và tu học. Để làm việc được với một lượng người theo thực tập và tu học ngày càng đông, Đức Phật đã đưa ra một chuẩn mực cho các đệ tử có thể dựa vào đó mà thu nhận thêm người được gọi là giới luật. Giới luật này phần chính là việc Quy y Tam bảo (Nương tựa Ba ngôi báu cao quý) - tức là chấp nhận theo hướng dẫn của chính Đức Phật, những lời dạy của Đức Phật (Giáo Pháp), và cộng đồng những người xuất gia thực hành theo lời dạy của Đức Phật (Tăng Đoàn).
Trong thời Đức Phật còn tại thế thì những người xuất gia theo Phật giáo được tập hợp trong tổ chức được gọi là Tăng Đoàn, trực tiếp được sự hướng dẫn của Đức Phật về giáo pháp và phương thức thực hành, tu tập. Tăng Đoàn là tổ chức thống nhất, bình đẳng giữa mọi thành viên không phân biệt giới tính, tuổi tác, thân thế, giai cấp xã hội và có mục tiêu tối cao là đem lại giác ngộ cho mọi thành viên. Giới luật của Tăng Đoàn dựa trên nguyên tắc tự giác. Trong các kì họp, giới luật được nêu lên, sau đó thành viên tự xét và nhận vi phạm nếu có. Những điều lệ chính được đề cập là nhẫn nhục, hành thiện tránh ác, tự chủ và kiềm chế trong ăn nói và tinh tấn. Nhờ vào tổ chức có tính bình đẳng và quy củ nên Tăng Đoàn tránh được nhiều chia rẽ. Ngoài những người xuất gia, Đức Phật còn có rất nhiều đệ tử tại gia hay cư sĩ. Giới cư sĩ cũng được Đức Phật thuyết giảng và ngược lại tham gia ủng hộ Tăng Đoàn về nhiều mặt. Khi Đức Phật còn tại thế. Ông là một nhà triết học, một vị chân sư còn các tu sĩ và quần chúng nhân dân là học trò của ông. Chỉ sau khi ông nhập niết-bàn thì Phật giáo mới hình thành với hệ thống giáo lý là những lời dạy của Đức Phật, giáo hội được các đệ tử của Đức Phật thành lập, giáo chúng là những người tin vào lời dạy của Đức Phật và tôn kính Đức Phật.
Sau khi Đức Phật niết-bàn thì Tôn giả Ma-ha-ca-diếp (Maha Kassapa) thay phần lãnh đạo giáo hội. Ông tập họp 500 vị Tỳ-kheo tại thành Vương-xá (Rājagaha) để tổ chức đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất nhằm kết tập những lời dạy của Đức Phật. Tại kỳ kết tập này giáo luật Phật giáo được tôn giả Ưu-ba-li (Upāli) kết tập và được tăng đoàn chấp thuận. Tôn giả A-nan-đà (Ananda) kết tập giáo pháp và được đại chúng nhất trí. Tôn giả A-nan-đa lần lượt kết tập các kinh Tăng nhất, Tăng thập, Đại nhân duyên, Tăng Kỳ Đà, Sa môn quả, Phạm Động và những kinh Phật thuyết giảng cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, chư Thiên và nhân loại. Những kinh dài kiết tập thành một bộ gọi là Trường A Hàm, những kinh trung bình kết tập lại thành một bộ gọi là Trung A Hàm. Những kinh nói cho nhiều đối tượng như Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di và chư Thiên kết tập thành một bộ gọi là Tạp A Hàm. Những kinh lần lượt nói từ một pháp tăng dần đến mười một pháp kết tập thành một bộ gọi là Tăng Nhất A Hàm. Ngoài ra tập họp các kinh bao quát nhiều vấn đề thành một bộ gọi là Tạp Tạng. Sau kỳ kết tập này Luật tạng và Kinh tạng của Phật giáo cơ bản hình thành. Giáo hội giữ nguyên các hoạt động truyền thống của mình cho đến kì kết tập kinh điển lần thứ hai.
Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai diễn ra sau khi Đức Phật niết-bàn khoảng 100 năm do có sự mâu thuẫn về giới luật và tranh cãi về tính không hoàn hảo của một vị A-la-hán. Sự kiện diễn ra như sau, Trưởng lão Da-sá (Ya-za) trong lần tuần du đến thành Tỳ-xá-ly (Vaishali) đã nhận thấy các Tỳ-kheo ở đây thực hiện nhiều hành vi vi phạm giới luật. Trong đó nghiêm trọng nhất là việc nhận vàng bạc của thí chủ cúng dường. Ông nói như thế này với người dân và Tỳ-kheo ở Tỳ-xá-ly: "các ngươi không nên cúng thí tiền, ta từng đích thân theo Phật nghe pháp, nếu ai cầu thí không đúng với giáo pháp, cũng như những ai cúng thí không đúng với giáo pháp, cả hai đều đắc tội". Các vị Tỳ kheo ở đây từ chối cho rằng mình có tội, họ nói đó là những điều chỉnh thích hợp đối với văn hóa và phong tục nơi đây, mâu thuẫn không thể giải quyết và do vậy họ quyết định trục xuất Da-sá. Da-sá sau đó đi đến nhiều vùng đất khác nhau tập hợp các Trưởng lão và những người am hiểu phật pháp nhằm mục đích xem xét các hành vi trái với giới luật là có thể chấp nhận được hay không. Kỳ đại hội này đánh dấu sự phân phái chính thức đầu tiên của Phật giáo thành Trưởng lão bộ và Đại chúng bộ. Đại hội còn có 2 tên khác là Thất bách kết tập và Tỳ-xá-ly kết tập vì cuộc kết tập diễn ra tại thành Tỳ-xá-ly với sự tham giá của 700 vị A-la-hán. Khi đại hội kết thúc, trưởng lão Revata (Ly-bà-đa) kết luận: "Những gì không do Phật chế thì không được tùy tiện chế định, những gì do Phật đã chế thì không được vi phạm. Tăng chúng phải chăm chỉ học tập những gì Phật đã truyền dạy".
Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ ba diễn ra sau Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai đúng 118 năm dưới sự bảo trợ của vua Asoka (A-dục), nghĩa là sau Đức Phật niết-bàn khoảng 218 năm, tức là khoảng 325 năm TCN. Đại hội kéo dài khoảng 9 tháng dưới sự chủ tọa của Mục-kiền-liên-tử Đế-tu (Moggaliputta-Tissa). Địa điểm diễn ra đại hội là vườn Viên-lâm (Uyỳana), thành Hoa-thị (Pàtaliputta), thuộc miền Trung Ấn Độ. Số người tham gia đại hội là 1000 người. Mục đích của đại hội là ngăn chặn việc các sư đem giáo luật ngoại đạo giảng cho tín đồ, qua đó ngăn chặn rạn nứt trong Tăng Đoàn. Thể thức kết tập cũng giống hai lần đại hội trước. Sau khi kết tập, Mục-kiền-liên-tử Đế-tu đã soạn sách Thuyết-sự (Kathàvatnu) để phản bác nghĩa lý của các phái ngoại đạo đương thời. Một công việc quan trọng khác của Đại hội này là biên tập lại các bộ luận. Từ đó, kinh điển Phật giáo được hệ thống hóa đầy đủ thành tam tạng gồm tạng Luật, tạng Kinh và tạng Luận. Mục-kiền-liên-tử Đế-tu giao cho đệ tử phổ biến tam tạng này sang 9 nước khác gồm: Lankadipa (Sri Lanka), Suvannabhumi (Mon / Myanmar, Thái Lan), Himavanta (ở Himalaya), Yona (Hy Lạp)...
Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư là tên gọi chung cho hai đại hội kết tập kinh điển Phật giáo tại Sri Lanka và Kashmir. Năm 25 TCN tại chùa Thūpārama ở kinh đô Anuradhapura của Sri Lanka phái Thượng tọa bộ tổ chức đại hội kết tập kinh điển. Cũng có thuyết cho rằng đại hội này diễn ra vào khoảng 400 năm sau khi Gautama qua đời và được vua Vattagàmani bảo trợ. Lại có thuyết nữa cho rằng Đại hội này diễn ra vào năm 232 TCN (năm Phật lịch 313) thời vua Devanampiya Tissa (trị vì: 307 TCN – 267 TCN, mất 267 TCN). Thành quả của cuộc kết tập này của phái Thượng tọa bộ là bộ kinh điển bằng tiếng Pali, được viết lên lá cọ và được truyền bá sang xứ của người Môn ở Myanmar, Campuchia, Thái Lan, Lào ngày nay. Một đại hội khác được phái Thuyết nhất thiết hữu bộ tổ chức tại Kashmir diễn ra vào khoảng 400 năm sau khi Cồ-đàm qua đời (tức khoảng năm 78) tại thành Kasmira nước Kushan dưới sự bảo hộ của vua nước này là Kanishka. Chủ tọa đại hội là Vasumitra (Thế Hữu). Số đại biểu là 500 người. Mục đích của đại hội là hệ thống hóa lại các bộ luận của phái Thuyết nhất thiết hữu bộ. Thành quả của cuộc kết tập của phái Thuyết nhất thiết hữu bộ là 3 bộ luận bằng chữ Phạn gồm 300 ngàn bài kệ và 9.6 triệu từ được khắc trên các lá đồng.
Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ năm được tổ chức vào năm 1871 ở Mandalay, Miến Điện dưới sự bảo trợ của vua Mindon. Về dự đại hội có 2400 tu sĩ Phật giáo. Chủ trì đại hội là Thượng tọa Pong Yi Sayadaw. Các nhà sư nổi tiếng như Jāgarābhivamsa, Narindābhidhaja, Sumangalasāmi đã tham dự đại hội. Kết quả kết tập là toàn bộ Tam tạng được viết trên 729 phiến đá cẩm thạch, mỗi phiến đá cao hơn 1,5 m và rộng gần 1 m, khắc chữ đầy cả hai mặt. Luật tạng khắc trên 101 phiến đá, Kinh tạng trên 520 phiến, và Luận tạng trên 108 phiến. Phần chú giải của Tam tạng được khắc trên 1774 phiến đá khác. Các phiến đá này được vua cho lưu trữ ở tháp Mahalokamarakhin và tháp Candamunī.
Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ sáu diễn ra từ ngày Phật đản 17 tháng 5 năm 1954 đến ngày Phật đản năm 1956 ở thủ đô Yangon, Miến Điện. Đại hội do Chính phủ Miến Điện bảo trợ. Các đại biểu đến từ Miến Điện và các nước có Thượng tọa bộ gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Sri Lanka, Ấn Độ và Nepal. Chủ tọa Đại hội là Nyungan Sayadaw. Người nêu nghi vấn về kinh điển là Mahasi Sayadaw. Người giải đáp nghi vấn là Mingun Sayadaw (Bhadanta Vicittasāra Bhivamsa). Cuộc vấn đáp được chủ tọa và 2500 tu sĩ Phật giáo theo dõi, chất vấn và ghi chép. Kinh điển được kết tập, xem xét, chú giải bằng ba thứ tiếng Pāli, tiếng Myanmar, và tiếng Anh. Các kinh điển của kỳ Đại hội lần thứ năm được sử dụng làm căn cứ và đối chiếu với các bản kinh cổ của Sri Lanka, Campuchia, Thái Lan và Hiệp hội Thánh điển Pāli ở Luân Đôn.
Giáo lý cốt lõi
Từ bi và trí tuệ là hai trụ cột trong giáo lý Phật giáo. Toàn bộ giáo lý Phật giáo nhằm hướng con người đến việc sử dụng trí tuệ của mình nhận thức thế giới đúng như nó thật là để từ đó sống từ bi.
Toàn bộ giáo pháp của Phật giáo được chứa đựng trong Tam tạng (zh. 三藏, sa. tripiṭaka, pi. tipiṭaka, bo. sde snod gsum སྡེ་སྣོད་གསུམ་) gồm:
Kinh tạng (zh. 經藏, sa. sūtra-piṭaka, pi. sutta-piṭaka, bo. mdo sde`i sde snod མདོ་སྡེའི་སྡེ་སྣོད་) bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử. Kinh điển Phật giáo (Tipitaka) được phiên dịch từ tiếng Pali và được xem là gần gũi với lời Phật dạy nhất; gồm năm bộ: 1. Trường bộ kinh (pi. dīgha-nikāya), 2. Trung bộ kinh (pi. majjhima-nikāya), 3. Tương Ưng Bộ kinh (pi. saṃyutta-nikāya), 4. Tăng chi bộ kinh (pi. aṅguttara-nikāya) và 5. Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya). Ngoài ra còn có chú giải và phụ chú giải.
Luật tạng (zh. 律藏; sa., pi. vinaya-piṭaka, bo. `dul ba`i sde snod འདུལ་བའི་སྡེ་སྣོད་), chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng-già (sa., pi. saṅgha) cũng như các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập Niết-bàn.
Luận tạng (zh. 論藏, sa. abhidharma-piṭaka, pi. abhidhamma-piṭaka, bo. mngon pa`i sde snod མངོན་པའི་སྡེ་སྣོད་) — Phật giáo nguyên thủy gọi là A-tì-đạt-ma hoặc Vi diệu pháp — chứa đựng các kiến thức về tâm.
Tam tạng còn được truyền lại trọn vẹn nhất chính là Tam tạng tiếng Pali. Theo lịch sử, Kinh tạng và Luật tạng bằng tiếng Pali được viết lại trong lần kết tập thứ nhất (năm 480 trước Công nguyên), trong đó Ưu-bà-li nói về Luật và A-nan-đà trình bày giáo pháp. Những lời thuật lại của hai vị đại đệ tử này đã trở thành cơ sở của hai tạng đó. Và tạng vi diệu pháp cũng hình thành ngay sau đó.
Trong kinh Di Giáo, trước khi vào Niết bàn, Phật Thích ca để lại di huấn: "Sau khi Như Lai diệt độ rồi, các Tỳ kheo hãy lấy Giới luật làm Thầy". Trong tam tạng pháp bảo (Tạng Kinh, Tạng Luật, Vi Diệu Pháp), Phật coi Giới Luật là điều quan trọng nhất để duy trì đạo phật - “Giới luật còn, Phật pháp vẫn còn. Giới luật không còn, Phật pháp cũng mất”.
Kinh Phật cũng ghi rằng Đức Phật từng tiên tri giáo pháp của ông sẽ tồn tại được 5.000 năm rồi sẽ bị hoại diệt. Bởi qua thời gian lâu dài, các thế hệ tăng ni - Phật tử sau này ngày càng khó thực hành theo lời giáo huấn của Phật, các giáo lý cũng ngày càng bị pha tạp hoặc bị hiểu nhầm. Dần dần đến thứ cốt yếu - những giới luật thanh tịnh - cũng sẽ không còn giữ được nữa, khi giới luật mất đi thì cũng là lúc đạo Phật cũng tiêu hoại. Đây được gọi là thời kỳ Mạt pháp. Sự hoại diệt này cũng đã từng xảy ra với giáo pháp của tất cả những vị Phật trong quá khứ. Phật Thích ca cũng tiên tri rằng: trong một tương lai rất xa nữa, khi đạo Phật đã hoại diệt và sự tồn tại của Phật Thích Ca đã bị nhân loại lãng quên từ rất lâu rồi, sẽ có vị Phật kế tiếp là Phật Di Lặc xuất hiện, một lần nữa truyền dạy lại đạo Phật cho nhân loại.
Tứ Thánh Đế
Cơ sở tư tưởng và cốt lõi của triết lý Phật giáo là Tứ Thánh Đế. Bốn chân lý giải thích bản chất của sự khổ trong luân hồi (輪回), nguyên nhân của sự khổ, và làm thế nào để giải trừ đau khổ. Nếu như có một ngọn lửa tự cháy giữa hư không, vô nhân, vô duyên, vậy thì khi muốn dập tắt ngọn lửa ấy là điều không thể nào, thế nhưng ngược lại, trong thực tế ngọn lửa nào cháy lên cũng có nhân, có duyên của: chất đốt, không khí, v.v.. Khi chúng ta loại bỏ các điều kiện đó thì ngọn lửa cũng tắt, tương tự như vậy, Đức Phật dạy Ở đời thực có khổ đau (Khổ đế), khổ đau cũng có nguyên nhân (Tập đế), khổ đau có thể dập tắt (Diệt đế), và Bát chánh đạo - Trung đạo là con đường đưa đến khổ diệt (Đạo đế). Tứ diệu đế là sự nhận thức đúng đắn các loại khổ đau, nguyên nhân dẫn đến khổ đau, trạng thái không có khổ đau và con đường để thoát đau khổ. Con người chỉ thoát khỏi đau khổ nhờ nhận thức đúng về đau khổ. Thoát khỏi vô minh thì hết đau khổ. Đây là quan điểm triết học mang tính duy lý.
Khổ đế (苦諦་), chân lý về sự Khổ: đau trên thân gồm: sinh, lão, bệnh, tử; khổ tâm gồm: sống chung với người mình không ưa, xa lìa người thân yêu, mong muốn mà không được, chấp vào thân ngũ uẩn. Khổ đau là một hiện thực, không nên trốn chạy, không nên phớt lờ, cũng không nên cường điệu hóa. Muốn giải quyết khổ đau trước tiên phải thừa nhận nó, cố gắng phân tích nó để nhận thức nó một cách sâu sắc.
Tập đế (集諦་), chân lý về sự phát sinh của khổ: khổ đau đều có nguyên nhân thường thấy do tham ái, sân hận, si mê, chấp thủ. Cần truy tìm đúng nguyên nhân sinh ra khổ, nguồn gốc sâu xa sinh ra khổ trong sinh tử luân hồi là do vô minh và ái dục, những mắt xích liên quan nằm trong 12 nhân duyên.
Diệt đế (滅諦), chân lý về diệt khổ: là trạng thái không có đau khổ, là một sự an vui giải thoát chân thật, là một hạnh phúc tuyệt vời khi chấm dứt dục vọng và chấm dứt vô minh.
Đạo đế (道諦), chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp để đi đến sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh (Bát chính đạo) và xoay quanh ba trụ cột chính là Trí tuệ - Đạo đức - Thiền định. Phương tiện hay pháp môn để thành tựu con đường bát chi thánh đạo là 37 phẩm trợ đạo.
Bát chánh đạo
Chánh kiến (सम्यग्दृष्टिः, 正見, Nhận thức chân chính): Hành giả bằng học tập, bằng kinh nghiệm thực hành có được kiến thức về đạo đức, đạo lý. Cơ sở kiến thức căn cứ theo lời Phật dạy, là những giáo lý Luật Nhân Quả, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Mười Hai Nhân Duyên, Tứ vô Lượng Tâm, Tứ Chánh Cần, Ngũ Căn Ngũ Lực, Thiền Định, Không chấp công, ....
Chánh tư duy (सम्यक्संकल्पः, 正思唯, Suy nghĩ chân chính): Hành giả nhờ những kiến thức từ Chánh Kiến để suy nghĩ đúng đắn, nhằm đem lại lợi ích, an vui cho cộng đồng.
- Hành giả thực hành chánh tư duy để xây dựng tâm hồn, thành đạo đức hiền lương theo từng lần tác ý.
- Khi khởi tâm bất thiện, hành giả quyết chí diệt trừ, biết hối hận ăn năn, biết canh phòng lần khác.
- Khi tiếp xúc với cuộc sống, hành giả luôn chủ động tác ý thiện lành, tự nhắc chẳng có ta, để mà tham sân giận.
- Hành giả thường tự răn tự nhắc, phải biết sống vị tha, luôn cung kính ái hòa, không khoe khoang kiêu mạn.
- Hành giả thường khởi tâm tôn kính Mười phương Phật Pháp Tăng, như ngưỡng vọng cao sơn, còn mình như bụi rác.
- Hành giả thường khỏi tâm từ bi ban rải khắp nơi.
- Hành giả tự nhắc mình tránh khỏi những ô nhiễm thấp hèn, gắng giữ giới hạnh sạch trong theo gương các bậc Thánh.
- Việc tu hành tiến bộ căn cứ vào việc hành giả ngày càng tinh tế, kiểm soát tâm ý mình và phát hiện ra những ý niệm sai.
Chánh ngữ (सम्यग्वाक्, 正語་, Lời nói chân chính): Hành giả thực hành nói những lời mang lại an vui hạnh phúc cho cộng đồng.
- Không chê bai bừa bãi, không nói điều dơ bẩn, không nói điều khen mình, không nói điều đua ganh, không nói điều giả dối,... Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp phải nói ra những lầm lỗi của người khác để họ biết sửa lỗi và tránh thiệt hại cho cộng đồng.
- Cần thực hành nói những lời hòa ái, khen ngợi người tốt cho người khác nghe, thường ngợi ca đạo lý Phật dạy, thường nói về nhân quả, về nhiều kiếp luân hồi,... Hành giả làm được thiện nghiệp hay ác nghiệp căn cứ vào từng lời nói đạo đức hay không đạo đức.
Chánh nghiệp (सम्यक्कर्मान्तः, 正業, Hành vi chân chính): Hành giả thực hiện những việc làm cụ thể và đem lại niềm vui cho cộng đồng.
- Hành giả không thực hiện, ngăn người khác thực hiện những điều ác độc gây đau khổ chúng sinh, chỉ làm những việc lành và khuyến khích người khác làm những việc lành, cho chúng sinh an lạc.
Có khi là nhường người tốt tiến lên, có khi là gánh lấy những trách nhiệm nặng nhọc, có khi là nghiêm khắc ngăn kẻ xấu làm sai, có khi là trợ giúp những ai làm điều thiện.
- Hành giả rất siêng năng lễ kính Phật, sám hối nghiệm nghìn xưa, việc bất thiện không làm nữa, việc thiện lành gắng vun bồi.
- Các bậc Bồ tát lại có những Chánh nghiệp phi thường, thường gián tiếp giúp đỡ mà chúng sinh không biết.
- Hành giả thực hành vô số việc làm cụ thể để tạo thành vô biên phước báo.
Chánh mạng (सम्यगाजीवः, 正命, Sinh kế chân chính): Hành giả làm nghề nghiệp giúp nuôi sống bản thân mình.
- Nhờ phước báo từ Chánh Nghiệp, mà hành giả được tự do chọn lựa nghề nghiệp sao cho phước lành sinh thêm mãi.
- Nghề tốt phải gồm đủ 2 yếu tốt: tạo phước từng ngày và có thời gian tu tập.
- Riêng nghề tu sĩ là "khất thực"(xin ăn), nhưng không luồn cúi thấp hèn mà luôn đĩnh đạc uy nghi.
Chánh tinh tấn (सम्यग्व्यायामः, 正精進, Chuyên cần chân chính): Hành giả thực hành cách nhiệp tâm trong thiền định.
- Ở giai đoạn này, hành giả gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình tu tập. Dù còn nhiều chướng ngại, nhưng hành giả vững lòng thực hành thiền định hướng về mục tiêu Vô ngã.
- Công phu thiền định được thực hành cẩn thận, được sự nhắc nhở của các bậc Chân tu để có thể tiến đạo.
Chánh niệm (सम्यक्स्मृतिः, 正念, Ý thức chân chính): Chánh niệm tỉnh giác. Trải qua thời gian tu hành chân chính, hành giả dần đạt được trạng thái chánh niệm tỉnh giác.
Ở trạng thái này, hành giả kiểm soát tâm, không mờ mịt mê lầm, chạy theo ngoài thanh sắc. Tuy chỉ mới bắt đầu, chưa phải đã vào sâu trong quá trình tu tập, hành giả cần cẩn thận tác ý, tránh kiêu căng kiêu mạn.
Hành giả còn cần trải qua nhiều kiếp an trú vững chắc mới hết giai đoạn Chánh niệm.
Giá trị tu hành của giai đoạn này để hành giả diệt trừ được 5 triền cái theo trình tự: Tham (vị này không còn tham lam, muốn tích trữ bất cứ thứ gì), Sân (vị này không còn nổi nóng vì bất cứ lý do gì), Hôn trầm (nếu cần phải tỉnh táo không ngủ, thì tỉnh rất dễ dàng, dù cơ thể sẽ mệt), Nghi (có trí tuệ thông hiểu rất nhiều điều trong cuộc sống), Trào cử (thân người trong thiền định cứng chắc, có thể ngồi thiền rất lâu dài).
Với đạo đức rất trọn vẹn và thiện nghiệp lớn lao, hành giả có thể chứng đắc được Thánh quả Tu Đà Hoàn (Sơ quả) và Tư Đà Hàm (Nhị quả) trong giai đoạn Chánh niệm.
Chánh định (सम्यक्समाधिः, 正定་, Tập trung chân chính): Hành giả kiên trì thực hành tu tập để vượt qua 4 tầng thiền định.
Cơ sở 4 tầng thiền: sơ thiền (ly dục ly ác pháp sinh hỷ lạc, có tầm, có tứ), nhị thiền (diệt tầm, diệt tứ, định sinh hỷ lạc, nội tĩnh, nhất tâm), tam thiền (ly hỷ, trú xả), tứ thiền (xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh) cùng với những phương pháp hỗ trợ như Tứ Niệm Xứ, quán niệm hơi thở, quán thân vô thường... được đề cập trong kinh tạng Pali.
Với đạo đức rất trọn vẹn và thiện nghiệp lớn lao, hành giả có thể chứng đắc được Thánh quả Tư Đà Hàm (Tam quả).
Sau khi đã đạt Tứ thiền, hành giả quán chiếu đầy đủ về Vô Ngã, vị này sẽ chứng đạt Tam minh gồm: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh. Chứng tam minh xong, hành giả giải thoát hoàn toàn, thành tựu thánh quả A-la-hán, các vị A-la-hán tuyên bố "Tái sinh đã tận, hạnh thánh đã thành, việc nên đã làm, không còn trở lại sinh tử này nữa".
Nhân quả và luân hồi
Trong Phật giáo có hai khái niệm quan trọng là nhân quả và luân hồi.
Nhân Quả:
Phật giáo giải thích mọi sự việc đều là sự biểu hiện của luật nhân - quả. Nghĩa là mọi sự việc đều là kết quả từ nguyên nhân trước đó. Sự việc đó chính nó lại là một nguyên nhân của kết quả sau này. Nhân có khi còn gọi là nghiệp, và một khi đã gieo nghiệp thì ắt sẽ gặt quả (để phân biệt tích cực với tiêu cực một cách tương đối thì có khái niệm "thuận duyên", "nghịch duyên" hoặc "Thiện nghiệp", "Ác nghiệp"). Từ nhân đến quả có yếu tố duyên. Duyên là điều kiện thuận lợi, là cơ hội cho phép kết quả xảy ra (thuận duyên) hoặc điều kiện cản trở, trì hoãn kết quả tới chậm hơn, đôi khi triệt tiêu kết quả (nghịch duyên). Các tương tác nhân - quả phức tạp diễn ra song song hoặc nối tiếp nhau gọi là "trùng trùng duyên khởi".
Nhân quả tương tác theo luật tương ứng: nhân nào thì quả nấy; hạt táo không thể sinh ra quả bưởi, hạt xoài không thể sinh ra quả đào. Kinh Phật ghi rằng "Nếu cái này tồn tại thì cái kia hình thành. Cái này phát sinh thì cái kia phát sinh. Cái này không tồn tại thì cái kia không hình thành. Cái này diệt thì cái kia diệt". Các nguyên nhân cùng loại nhưng trái chiều sẽ tương tác, bù trừ nhau, cái nào mạnh hơn sẽ tạo ra kết quả sau khi bù trừ xong. Học thuyết nhân quả dựa trên kinh tạng nguyên thủy lý giải rằng nghiệp đã gieo có thể chuyển được do gieo nhân mới đối lập với nhân cũ. Luật Nhân quả có sự linh động và uyển chuyển, để có thể phát hiện ra những vấn đề của luật nhân quả đòi hỏi hành giả phải có sự học hỏi, thực hành và chiêm nghiệm. Giai đoạn 1: Luật Nhân Quả giải thích cơ bản bằng câu nói "gieo nhân gì gặt quả nấy" Giai đoạn 2: Luật Nhân quả giải thích cho tình huống: "Một người xin tiền mình đi mua dao để sát hại người khác". Nhân quả ở đây không phải là vì người này cho tiền mà được phúc, mà nếu người sử dụng đồng tiền làm điều ác thì người cho sẽ bị tội. Tới giai đoạn này, người thực hành nhân quả phải cẩn thận trong việc làm của bản thân. Giai đoạn 3: Luật nhân quả giải thích cho tình huống: "Tên trộm lẻn vào nhà người dân, lấy đi một số vàng". Nếu đây là nhân quả mất tài sản của gia đình đó, thì tại sao lại bắt tên trộm khi tên trộm làm đúng nhân quả? Nhân quả đến giai đoạn này trên cơ sở, gia đình này đến thời điểm chịu quả báo mất tài sản, tên trộm đến lúc thực hiện hành vi ăn cắp, hai bên đủ điều kiện để thực hiện. Trong đó, tên trộm đã đủ cơ sở để hưởng quả báo từ những suy nghĩ ác về kế hoạch ăn trộm. Kẻ đó cũng đồng thời gieo một ác nghiệp cho tương lai của hắn. Càng chiêm nghiệm và thực hành nhân quả, con người càng có trí tuệ để sống đúng, sống ích cho cuộc đời, hỗ trợ tu hành và thực hành Bồ tát đạo. Luật Nhân - quả không chỉ tồn tại trong xã hội loài người mà tồn tại trong toàn vũ trụ, ứng nghiệm vào mọi đối tượng vật chất (không có gì hiện tượng nào xảy ra trong vũ trụ mà không có nguyên nhân).
Con người dù không thể thấy được toàn bộ, không thể lý giải được hoàn toàn nhân quả này thì mối quan hệ nhân quả vẫn là một quy luật tự nhiên khách quan. Có những người dù không nhận thức được, thậm chí có thể họ không tin vào nhân quả, nhưng quy luật này vẫn vận hành và chi phối vạn vật, bao gồm chính bản thân họ. Tuy nhiên khác với khoa học hiện đại, khi lý giải về cuộc sống của con người, Phật giáo cho rằng quan hệ nhân quả là xuyên suốt thời gian chứ không chỉ trong một kiếp sống. Việc này dẫn đến khái niệm luân hồi.
Luân hồi:
Luân hồi chỉ cho việc tâm thức trải qua nhiều kiếp sống. Chết là hết một kiếp, tâm thức mang theo nghiệp đi tái sinh kiếp mới. Hình thức của một kiếp sống là khác nhau, có thể chuyển đổi giữa các loài, các thế giới (cõi súc sinh, cõi người, cõi a-tu-la, cõi trời). Quan hệ nhân quả quyết định cách thức luân hồi, hay nói cách khác tùy nghiệp đã tạo mà sẽ luân hồi tương ứng để nhận quả.
Chết là hết một kiếp, nhưng lại là khởi đầu của một kiếp khác, nối tiếp vô cùng tận. Dù có hết một kiếp sống thì vẫn sẽ tiếp tục luân hồi sang kiếp khác để nhận quả. Còn luân hồi là còn khổ. Phật giáo chỉ ra rằng luân hồi chỉ có thể bị phá vỡ nếu giác ngộ, nghĩa là có thể thoát khỏi luân hồi sinh tử nếu biết cách "đoạn diệt" các nguyên nhân dẫn dắt luân hồi, nghĩa là không còn quan hệ nhân quả. Phật giáo gọi đó là giải thoát và toàn bộ giáo pháp của Phật đều nhằm chỉ ra con đường giải thoát, như Phật đã nói "Như mặn là vị của nước biển, còn vị của đạo ta là giải thoát".
Siêu hình học
Trong đạo Phật những vấn đề siêu hình không là vấn đề hệ trọng đối với những ai đang cố thực hiện cuộc thực nghiệm tâm linh. Đối với các vị tỳ kheo hay đặt những thắc mắc siêu hình, đức Phật thường quở phạt là vì lẽ đó. Ông dạy rằng điều hệ trọng nhất là phải tự tinh tiến lên để được giải thoát giác ngộ, đừng phí thì giờ và tâm lực vào những vấn đề siêu hình "Này các tỳ kheo, các thầy đừng thắc mắc về vấn đề thế giới nầy là hữu hạn hay vô hạn, hữu cùng hay vô cùng. Dù thế giới nầy là hữu hạn hay vô hạn, là hữu cùng hay vô cùng, thì điều mà chúng ta phải nhận là thực có ở giữa đời nầy, vẫn là những khổ đau sinh lão bệnh tử". Đức Phật lựa chọn một ít những chân lý căn bản có lợi cho sự giải thoát diệt khổ để dạy cho tứ chúng đệ tử. Trong Kinh có chép câu chuyện của một người bị trúng tên độc không chịu cho người ta nhổ tên để rịt thuốc "Khoan, khoan nhổ mũi tên đã. Để tôi còn phải tìm hiểu kẻ nào đã bắn tôi, mặt mũi ra sao, tên gì, làng nào, có thù hằn gì với tôi không, rồi sau hãy nhổ." Nếu mà tìm hiểu được từng ấy thứ thì thuốc độc đã ngấm vào thân thể rồi, còn cứu làm sao được. Đức Phật cho rằng các đệ tử phải thực hành phương pháp giải thoát diệt khổ, đừng mất thì giờ đi tìm hiểu những chuyện vu vơ.
Những vị đệ tử chưa chứng ngộ thường thắc mắc về Niết Bàn và đặt những câu hỏi về Niết Bàn. Đức Phật có nhiều lần đã im lặng trước những câu hỏi đó. Sự im lặng của ông cũng đã là một cách trả lời. Tìm hiểu về Niết Bàn là một việc làm mất thì giờ lại còn dễ đưa người tới những tưởng tượng hư vọng. Niết Bàn là một thực thể cần được thực chứng chứ không phải là đối tượng của những suy luận duy lý. Không cho những vấn đề siêu hình là quan trọng, đó là một điểm đặc biệt của đạo Phật. Một vị tỳ kheo quyết tâm chứng đạo, không bắt buộc phải có lòng tin của một tín đồ. Người ấy có thể không bận tâm đến các vấn đề cực lạc, thiên đường, luân hồi, địa ngục. Người ấy chỉ cần đặt vấn đề giải thoát diệt khổ. Bởi vì người ấy đã có thể nhận chân được tính cách khổ, không, vô thường, vô ngã của vạn hữu (khổ đế) cùng nguyên nhân của những khổ đau ràng buộc ấy (tập đế) và cương quyết trừ diệt chúng bằng những phương pháp hợp lý (đạo đế) để đi đến sự chiến thắng khổ đau, sống trong tịnh lạc (diệt đế). Một khi thành công, người sẽ biết tất cả, hiểu tất cả, vì bấy giờ người đã sống trong chân lý. Cuộc thực nghiệm tâm linh sẽ đưa đến chỗ chứng đạo, thấu hiểu mọi chân lý mầu nhiệm bằng trí tuệ Bát nhã. Có quan điểm cho rằng chân lý chỉ có thể thấu triệt bằng thực nghiệm, vậy thì những cuộc suy luận về các vấn đề siêu hình đều chỉ là "hý luận" không cần thiết vì vậy chớ nên nghĩ rằng giáo lý đạo Phật chỉ nhằm mục đích giải đáp những thắc mắc siêu hình.
Thế giới quan
Nhiều tôn giáo khác cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, là nơi được Thượng đế ưu ái nhất. Nhưng Đạo Phật thì cho rằng Trái Đất chỉ là một trong muôn vàn các thế giới cùng tồn tại, mỗi thế giới lại có những đặc điểm khác nhau, thế giới mà chúng ta đang sống chỉ giống như một hạt cát trong vũ trụ. Phật Thích Ca nói rằng: ông chỉ là vị Phật truyền đạo trong cõi Ta Bà (tên gọi Trái Đất trong Phật giáo) mà thôi, chứ thực ra còn có vô số các cõi thế giới khác nữa. Cũng tương ứng như vậy, ngoài Phật Thích Ca thì còn có vô số các vị Phật khác đã, đang hoặc sẽ xuất hiện và truyền đạo ở các cõi thế giới khác nhau (tiêu biểu như Phật Nhiên Đăng, Phật Padumuttara, Phật Tỳ Bà Thi... từng xuất hiện cách đây rất lâu ở những cõi thế giới khác, khi cõi Ta Bà (tức Trái Đất hiện nay) còn chưa hình thành).
Phật giáo có khái niệm Tiểu thiên thế giới (1 ngàn hành tinh), Trung thiên thế giới (1 triệu hành tinh), đại thiên thế giới (1 tỷ hành tinh), Tam thiên đại thiên thế giới (3 nghìn tỷ hành tinh). Đức Phật nói vũ trụ này lại có "vô số Tam thiên đại thiên thế giới", tức là số lượng các thế giới khác nhau gần như là vô hạn. Phật Thích Ca từng nói: "Trên vũ trụ này còn vô số những thế giới khác, trong một ly nước cũng có vô số những con trùng trong đó". Đối chiếu theo quan điểm khoa học hiện đại, thì "Tam thiên đại thiên thế giới" chính là tương ứng với một thiên hà, còn những con trùng trong bát nước chính là vi khuẩn, và quả thực là trong vũ trụ có vô số thiên hà, cũng như trong 1 ly nước có vô số vi khuẩn.
Một vài tôn giáo khác coi loài người là sinh vật tối thượng. Còn Phật giáo quan niệm "chúng sinh là bình đẳng", loài người (nhân giới) cũng chỉ là một kiếp sống như các loài sinh vật khác (súc sinh giới, a-tu-la giới, thiên giới), loài người cũng không phải là tối thượng (loài người kém hơn các "chư Thiên" về sức mạnh và trí tuệ). Song dù là loài người, "chư Thiên" hay súc sinh thì cũng đều là sinh vật, phải chịu quy luật Nhân quả (làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác), không sinh vật nào là vĩnh cửu mà đều phải có lúc chết, lúc chết thì sẽ luân hồi sang kiếp sống khác, kiếp sau như thế nào thì phải tùy vào việc làm nhiều thiện nghiệp hay ác nghiệp (ví dụ: một người mà làm nhiều điều thiện thì kiếp sau có thể luân hồi thành 1 vị "chư Thiên", nhưng nếu mà làm nhiều điều ác thì kiếp sau lại trở thành súc sinh).
Phật giáo cũng nói về thần thánh và gọi đó là các "chư Thiên", nhưng Đức Phật nói rằng các vị thần đó cũng chỉ là một dạng sinh vật sống trong 1 thế giới khác. Họ có sức mạnh và trí tuệ vượt trội con người, nhưng bản thân họ cũng có những giới hạn: họ không thoát khỏi được luật Nhân - Quả, không thoát khỏi được sinh tử luân hồi), cũng không phải là bất tử (dù tuổi thọ của họ rất dài lâu, nhưng rồi cũng phải đến lúc họ chết đi). Như vậy, Phật giáo coi các "chư Thiên" không phải là đấng tối cao toàn năng, mà chỉ là một dạng sống văn minh hơn loài người mà thôi. Đối chiếu theo quan điểm khoa học hiện đại, có thể coi các "chư Thiên" mà Phật giáo nói tới chính là những nền văn minh ngoài Trái Đất có trình độ cao hơn hẳn so với loài người.
Lịch trình tu học
Buddha (Phật) chỉ người đã thức tỉnh nhờ sự sáng suốt và nỗ lực của họ, mà không cần ai khác chỉ cho biết giáo pháp tu luyện (Sanskrit; Pali dhamma; "cách sống đúng"). "Trở thành Phật" tức là một người đã giác ngộ, tức đã tìm ra con đường trừ bỏ mọi khổ đau, ở trong trạng thái "không học thêm nữa". Phật nghĩa là một người đã biết tất cả (toàn giác), đã nắm chân lý, đã đạt đến một trình độ khai sáng hoàn thiện nhất có thể tự sử dụng trí tuệ của mình để nhận thức thế giới mà không cần ai chỉ bảo.
Kinh Phạm võng viết:
Phật có hai mức độ giác ngộ:
Độc Giác Phật (sa. pratyeka-buddha), là người giác ngộ, nhưng không có đủ khả năng giáo hóa chúng sinh về những điều mình chứng ngộ.
Toàn Giác Phật (sa. samyak-saṃbuddha) là bậc chính đẳng chính giác, không chỉ giác ngộ mà còn có thể giáo hóa chúng sinh về những điều mình chứng ngộ.
Phật giáo không xem Tất-đạt-đa Cồ-đàm là vị Phật duy nhất. Kinh Phật đã nói đến rất nhiều vị Phật khác từng xuất hiện trong quá khứ, tại các thế giới khác nhau. Phật giáo không có một đấng tối cao phán xét hay có toàn quyền sinh sát. Mỗi người tự làm chủ số phận của mình bằng Nhân Quả do Nghiệp lực của mình tạo ra, không một ai ngoài bản thân có thể phán xét, cứu vớt, xóa tội cho mình. Phật tính bình đẳng trong tất cả chúng sinh, bất cứ ai cũng có khả năng giải thoát niết bàn nếu tích lũy đủ thiện nghiệp và nỗ lực tu luyện. Tăng-già (僧伽) của Phật giáo bao gồm Tỳ-kheo (भिक्खु, 比丘, xuất gia nam), Tỳ-kheo-ni (भिक्खुनी, 比丘尼, xuất gia nữ) và Ưu-bà-tắc (Upāsaka, tại gia Nam), Ưu-bà-di (Upāsikā, tại gia Nữ)
Theo giáo lý nguyên thủy thì một hành giả đạt Bồ-đề, giác ngộ khi người đó đạt được một cái nhìn vạn vật như chúng đích thật là (Như thật tri kiến) tức là đạt đến chân lý, với một tâm thức thoát khỏi phiền não và si mê. Trong các loại phiền não thì tham ái và vô minh, cũng được gọi là si, là những loại nặng nhất. Tham, sân và si được gọi chung là ba chất độc (tam độc), vì chúng gây ảnh hưởng lớn đến tâm thức. Vì phiền não vây phủ tâm thức nên hành giả gắng sức tiêu diệt chúng, và để tiêu diệt được thì người đó phải gắng sức đạt được tri kiến chân chính bằng cách thực hành bát chánh đạo. Khi chưa nhìn vạn vật như chúng đích thật (sự thật tuyệt đối hay còn gọi là chân đế) thì con người sẽ chấp trước, giành giật, tranh luận, tranh chấp trong các luận thuyết như người mù sờ voi vì họ chỉ nhìn một phía. Người ta chìm đắm trong các giáo điều như người mê ngủ. Người thức tỉnh là người đã vứt bỏ hết mọi giáo điều để tự nhận thức vạn vật như chúng thật là (sự thật tuyệt đối của vật chất và ý thức). Không những vậy, muốn đạt được chân lý con người còn phải vô ngã. Khi tâm được trong sáng là lúc trí tuệ hiện ra. Người chấp ngã sẽ khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não. Muốn được giải thoát khỏi mọi đau khổ, an trú trong các thiện pháp, sống an lạc, không ưu phiền thì phải vô ngã.
Người tu học thực hành thiền Tứ Niệm Xứ (thiền minh sát hay còn gọi là thiền tuệ, thiền Vipassana) để thấy rõ bản chất của sự vật, đồng thời cũng không ngừng học hỏi, lắng nghe những ý kiến trái chiều và thực hành giáo pháp. Cách thực hành trong Phật giáo cũng được phân chia theo tam học, cụ thể là tu học về giới (giới luật: giới người tại gia và giới của bậc xuất gia), định (thiền định) và tuệ (thiền tuệ, thiền minh sát). Trước hết hành giả phát lòng tin (tín, sa. śraddhā) vào tam bảo, giữ giới luật đúng theo địa vị của mình (cư sĩ, sa-di hoặc tỳ kheo). Qua đó mà ông ta chuẩn bị cho cấp tu học kế đến là thiền định. Cấp này bao gồm bốn trạng thái thiền (tứ thiền). Một số cách thực hành được nhắc đến nhằm hỗ trợ bốn cấp thiền định trên, đó là Tứ Niệm Xứ, Tứ Vô Lượng Tâm, tức là trau dồi bốn tâm thức Từ, Bi, Hỉ và Xả (cũng được gọi là Tứ Phạm trú). Cách thiền định ở cấp này được phân làm hai loại: 1. Chỉ là phương pháp lắng đọng tâm, và 2. Quán là cách thiền quán lập cơ sở trên chỉ, tức là có đạt định an chỉ xong mới có thể thành tựu công phu Quán. Phần thứ ba của tam học là tuệ học, lập cơ sở trên thiền quán. Đối tượng quán chiếu trong thiền định ở đây có thể là tứ diệu đế, nguyên lý duyên khởi hoặc ngũ uẩn. Ai hoàn tất Tam học này sẽ đạt được sự hiểu biết về giải thoát, biết là mình đã đạt giải thoát. Phiền não của hành giả này đã được tận diệt, các lậu hoặc đã chấm dứt (vô lậu) và hành giả ấy đạt tứ thánh quả A-la-hán. Khi tu học, người học Phật cần phải có sự hiểu biết trong Pháp học (toàn bộ tam tạng Pali) và Pháp Hành (Thiền Tứ Niệm Xứ). Người tu học đi theo Trung đạo để đạt đến giác ngộ nghĩa là xa lìa hai lối sống truy hoan và thực hành ép xác khổ hạnh. Người giác ngộ sẽ thấy được sự sinh, sự diệt của tâm và vật chất, thấy được tam tướng vô thường - khổ não - vô ngã, thấy được chân lý tứ thánh đề bằng trí tuệ thiền tuệ để đạt tới giải thoát cuối cùng là Tứ thánh đạo - Tứ thánh quả - Niết bàn.
Song song với cách tu hành theo Tam học trên ta cũng tìm thấy phương cách theo 37 Bồ-đề phần.
Tông phái
Với thời gian truyền đạo hơn 40 năm, số lượng bài giảng của Đức Phật nằm toàn bộ trong tam tạng Pali. Ngoài ra, do sự khác biệt về căn bản của các đệ tử, ông đã trình bày những bài giảng khác nhau nhằm tương hợp với khả năng tiếp thu của từng người. Sau khi ông qua đời, các thế hệ đệ tử trải qua hơn 2.500 năm truyền đạo, qua nhiều khu vực địa lý, môi trường văn hóa đã dung hợp và bổ túc vào giáo lý căn bản, hình thành nhiều sự dị biệt, dẫn đến sự ra đời của các tông phái khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt của tông phái đã dẫn đến sự sai lệch rất nhiều so với giáo lý nguyên bản. Mặc dù vậy, bản thân giáo lý Phật giáo dù có phát triển qua thời gian, nhưng phật giáo nguyên thủy vẫn giữ toàn vẹn giáo lý nguyên thủy lúc đầu.
Mặc dù đã có những khác biệt đã hình thành trong Tăng Đoàn ngay từ thời Phật tại thế, các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng sự phân chia thành các bộ phái Phật giáo rõ nét đầu tiên là vào khoảng 100 năm sau khi Phật nhập Niết-bàn, trong Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai, khi Tăng đoàn nảy sinh những sự bất đồng về yêu cầu thay đổi 10 điều giới luật. Trải qua hơn 2.500 năm, các cuộc phân phái về sau trở nên phức tạp và đa dạng hơn. Nhiều tông phái đã bị thất truyền, nhưng cũng có nhiều tông phái phát triển ở quy mô lớn hơn phạm vi của một quốc gia. Tại một số quốc gia cũng xuất hiện các tông phái Phật giáo bản địa đặc trưng của quốc gia đó.
Dưới đây là một số tông phái Phật giáo nổi bật nhất:
Phật giáo Nam truyền
Phật giáo Bắc truyền
Tịnh độ tông
Là một tông phái lấy pháp môn niệm danh hiệu A Di Đà, để cầu được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc do Đức Phật A Di Đà là Giáo chủ, tông này lấy Kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, và Tiểu Bản A Di Đà làm căn bản.
Tuệ Viễn (334-416) là đệ nhất Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa, tại Lư Sơn ông dựng chùa Đông Lâm và trụ trỉ ròng rã 30 năm không hề xuống núi, nơi đây ông lập ra hội Niệm Phật gọi là Bạch Liên Xã, có 123 người, trong đó có 18 vị gọi là "Đông Lâm Thập Bát Hiền".
Những vị Tổ Tịnh Độ Tông Trung Hoa lần lượt được tôn vị như sau: 1) Tuệ Viễn, 2) Thiện Đạo, 3) Thừa Viễn, 4) Phát Chiếu, 5) Thiếu Khương, 6) Diên Thọ, 7) Tỉnh Thường, 8) Châu Hoằng, 9) Ngẩu Ích, 10) Hành Sách, 11) Tỉnh Am, 12) Triệt Ngộ, 13) Ấn Quang.
Thiền tông
Tổ Bồ Đề Đạt Ma là vị Tổ thứ 28 truyền thừa từ đệ nhất Tổ Ca Diếp, từ Ấn Độ sang Trung Hoa hoằng dương chánh pháp, ông trở thành đệ nhất Tổ Thiền Tông Trung Hoa.
Thiên Thai tông
Còn gọi là Pháp Hoa Tông.
Hoa Nghiêm Tông
Còn gọi là Hiền Thủ Tông
Pháp Tướng Tông
Tam Luận Tông
Phật giáo Mật truyền
Là một tông phái Phật giáo đặc biệt, do ba vị đại học giả của Mật giáo là Thiện Vô Úy, Kim Cương Trí, và Bất Không đem Mật giáo từ Ấn Độ truyền sang Trung Hoa gọi là Mật Tông, y vào giáo lý bí mật của Kinh Đại Nhật, Kinh Kim Cương Đính gọi là Mật Tông hay Chơn Ngôn Tông.
Mật Tông có "tam mật", nêu về ý thú thực tiễn tu hành, khi tu tới Tam Mật Tương Ứng với nhau, tức là "Tức thân thành Phật", nghĩa là tay thì kiết ấn "Thân mật", miệng đọc chú "Khẩu mật", ý trụ Tam ma địa "Ý mật".
Phật giáo trên thế giới
Phật giáo có số lượng tín đồ vào khoảng 488 triệu người trên khắp thế giới, 495 triệu, hoặc 535 triệu người trong thập niên 2010, chiếm 7% tới 8% dân số toàn thế giới.
Trung Quốc là quốc gia có đông tín đồ Phật giáo nhất, khoảng 244 triệu Phật tử hay 18,2% dân số cả nước. Đa phần họ theo hệ tư tưởng Đại thừa, làm cho hệ phái này trở thành bộ phận đông đảo nhất của Phật giáo. Phật giáo Đại thừa, cũng hiện diện ở các nước có văn hóa Đông Á khác, có hơn phân nửa số Phật tử trên toàn thế giới tu tập.
Bộ phận lớn thứ hai trong các hệ phái Phật giáo là Thượng tọa bộ, chủ yếu thu hút các tín đồ tại Đông Nam Á. Bộ phận thứ ba và cũng là nhỏ nhất của Phật giáo, Kim cương thừa, với tín đồ hầu hết ở Tây Tạng, vùng Himalaya, Mông Cổ và nhiều khu vực ở Nga, nhưng cũng được phổ biến trên khắp thế giới.
Theo báo cáo phân tích nhân khẩu học của Peter Harvey (2013):
Phật giáo phương Đông (Đại thừa) có 360 triệu tín đồ;
Phật giáo phương Nam (Nam truyền) có 150 triệu tín đồ; và
Phật giáo phương Bắc (Kim cương thừa) có 18,2 triệu tín đồ.
Bảy triệu tín đồ Phật giáo đến từ các nước bên ngoài châu Á.
Các con số trên chỉ là ước tính số người chính thức theo Phật giáo (đã làm lễ Quy y tam bảo), còn số người chưa chính thức theo Phật giáo (chưa làm lễ Quy y tam bảo) nhưng có niềm tin vào Phật giáo thì còn đông hơn con số đó rất nhiều. Ví dụ như tại Việt Nam và Trung Quốc, số lượng người đã làm lễ quy y tam bảo chỉ chiếm vài phần trăm dân số, nhưng số người đi chùa lễ Phật, cúng Phật tại gia, tin vào giáo lý đạo Phật... thì chiếm tỷ lệ rất lớn trong xã hội.
Việt Nam
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu Công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử (ở Hưng Yên ngày nay) học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trụ sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Tứ Pháp và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189.
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ 17, Quang Trung cố gắng chấn hưng Phật giáo, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến đời nhà Nguyễn, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị khắp cả nước với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa, Thiện Chiếu,...
Tóm lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:
từ đầu Công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp;
thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần là giai đoạn cực thịnh;
từ đời Lê Sơ đến đời Tây Sơn là giai đoạn suy thoái;
từ đời Nguyễn đến nay là giai đoạn phục hưng.
Những năm đầu Công nguyên, Phật giáo Nam Tông du nhập vào Việt Nam. Mãi đến thời kỳ Bắc thuộc, Phật giáo Mật tông và Phật giáo Bắc Tông có hai tông phái được truyền vào Việt Nam là Thiền tông, Tịnh độ tông.
Phần lớn người dân Việt Nam không quan tâm đến sự phân biệt giữa các tông phái Phật giáo, chỉ cần là chùa thờ Phật thì các tín đồ đều coi trọng như nhau. Các vị sư trong chùa tu hành theo tông phái nào cũng không quan trọng, miễn là các vị sư này giữ gìn được các giáo giới quan trọng nhất của Phật giáo (không sát sinh, không trộm cắp, không phạm sắc giới, không uống rượu, không ăn thịt). Họ cũng không có hiểu biết sâu sắc về giáo lý Phật giáo mà chỉ hiểu đơn giản là thiện nghiệp thiện báo hoặc thậm chí hiểu sai lạc cúng dường cho chùa nhiều thì thiện báo. Có người đến chùa chỉ để cầu xin cho bản thân và coi Phật như là thần linh có thể giúp họ toại nguyện chứ không hiểu rằng những gì họ nhận được chính là kết quả của những gì họ tạo ra. Còn những sinh hoạt như cúng bái, cầu siêu, cầu an, bói toán, thỉnh vong, đốt vàng mã... là những hoạt động được du nhập vào Phật giáo từ Nho giáo, Đạo giáo và Shaman giáo.
Trung Quốc
Bài chi tiết: Phật giáo Trung Quốc
Theo sử liệu cho thấy Phật giáo được giới thiệu đến Trung Quốc do các nhà buôn hay các nhà sư truyền giáo người Ấn qua các ngã đường biển và đường bộ. Về đường biển thì xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua ngã Sri Lanka, Nam Dương để vào hải cảng Quảng Đông. Về đường bộ, còn gọi là con đường tơ lụa (Silk road) nối liền Đông Tây, di chuyển bằng lạc đà, xuất phát từ miền Đông Bắc Ấn, rồi băng qua các sa mạc ở Trung Á để tới Lạc Dương (kinh đô của nhà Hán).
Theo biên niên sử thì Phật giáo truyền đến Trung Quốc vào thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên từ Trung Á nhằm niên hiệu Nguyên Thọ đời vua Hán Ai Đế nhà Tây Hán, nhưng Phật giáo không truyền bá rộng rãi cho đến năm 65 Công nguyên, dưới triều vua Hán Minh Đế (niên hiệu Vĩnh Bình thứ 10 nhà Hậu Hán, 25-220 công nguyên), thì Phật giáo mới bắt đầu cắm rễ và phát triển ở Trung Quốc. Vì muốn thần dân tu học Phật pháp nên vua Minh Đế đã cử một phái đoàn gồm 18 người đến Ấn Độ để thỉnh cầu hai Thiền sư người Ấn là Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapama'tanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa) đến Trung Quốc hoằng pháp. Hai vị Tăng người Ấn này đã mang đến Trung Quốc bộ Kinh Bốn Mươi Hai Chương và trú ngụ tại chùa Bạch Mã (ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc do vua Minh Đế xây dựng, đến nay vẫn còn) ở Lạc Dương để hoằng dương Phật Pháp.
Tiếp theo sau hai nhà sư Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, những nhà truyền giáo khác đến Trung Quốc là An Thế Cao (An Shih-Kao), là người An Tức (Parthian, thuộc Bắc Ấn), Chi Lâu Ca Sấm (Lokaksema), Trúc Phật Sóc (Sangha Buddha) đến Trung Quốc vào năm 148 Công nguyên, mang theo nhiều kinh điển hệ phái Đại thừa để phổ biến nơi vùng đất mới này.
Đầu thế kỷ 20 là thời điểm chấn hưng Phật giáo Trung Quốc. Sau cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã tạo ra một làn sóng mới về dân chủ tự do cho nhân dân Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị của chế độ phong kiến. Năm 1912, Tổng hội Phật giáo Trung Quốc (Chinese Buddhist Association) ra đời tại Thượng Hải, một năm sau đó một hội khác ra mắt tại Bắc Kinh là Trung ương Phật giáo Công hội. Đến năm 1922, công cuộc chấn hưng Phật giáo Trung Quốc đã lên cao với sự lãnh đạo phong trào tích cực của Đại sư Thái Hư (T'ai-Hsu, 1890-1947), người khai sáng Hội Phật giáo Trung Quốc (Buddhist Society of China) có hơn 5 triệu thành viên trên khắp đất nước. Mở đầu ông cho thành lập Phật học viện Pháp Tạng (Fa t'sang Buddhist School), ông nhấn mạnh rằng chương trình dạy được kết hợp hài hòa giữa Phật học và khoa học để thu hút giới thanh niên trí thức, kết quả là học viên theo học rất đông.
Không những Đại sư Thái Hư chăm lo chấn hưng nền Phật giáo trong nước mà sư còn có nhiều đóng góp để chấn hưng Phật giáo thế giới. Chẳng hạn, năm 1924, ông tổ chức Hội nghị Phật giáo thế giới (World Buddhist Conference) tại Lô Sơn, Trung Quốc. Năm 1925, ông tổ chức Hội nghị Phật giáo Đông Á (East Asian Buddhist Conference) ở Tokyo, Nhật Bản. Và từ năm 1928, ông bắt đầu các chuyến đi hoằng pháp ở các nước ở phương Tây. Ông đã trở thành một trong những nhà truyền giáo người châu Á đầu tiên đến diễn thuyết tại Pháp, Đức, Anh và Mỹ, riêng tại Pháp, vào 1931, ông đã cho xây dựng một Học viện Phật giáo tại Paris để hướng dẫn quần chúng Tây phương học Phật.
Nhìn chung với sự góp sức chấn hưng của các Đại sư Thái Sư và sự ủng hộ của chính phủ Trung Quốc, Phật giáo Trung Quốc đã nhanh chóng phục hưng về mọi phương diện từ kiến thiết trùng tu cơ sở cho đến văn hóa nghệ thuật, in ấn kinh điển. Phong trào chấn hưng Phật giáo tại Trung Quốc lúc ấy đã ảnh hưởng và lan tỏa đến các nước láng giềng như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Vào đầu thế kỷ 20, Phật giáo Trung Quốc phải chịu trải qua một thời kỳ cải cách để có thể thích hợp trào lưu mới của xã hội, những tưởng vận mệnh Phật giáo Trung Quốc đã thoát khỏi tai ách của thời cuộc, nhưng không bao lâu sau đó, Phật giáo Trung Quốc lại tiếp tục bị tàn phá trầm trọng qua cuộc chiến Trung-Nhật (1940-1945), rồi tiếp đó là cuộc Cách mạng văn hóa (1966-1976), Phật giáo Trung Quốc đã trở thành nạn nhân của các cuộc đàn áp vô căn cứ của chính sách đổi mới lạ lùng này.
Từ năm 1982 đến nay, tuy Chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách cởi mở hơn để khôi phục lại Phật giáo, nhưng nhìn chung Phật giáo Trung Quốc vẫn chưa lấy lại được sinh khí của mình như thuở nào. Tất cả phải đợi chờ đến một cuộc đổi mới khác trong một tương lai gần.
Hiện nay, Phật giáo tại Trung Quốc gồm dòng là Phật giáo Bắc Tông, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Nam Tông, tăng lữ xuất gia của ba hệ phái lớn này có 200 nghìn người. Hiện nay Trung Quốc có hơn 13.000 chùa mở cửa, có 33 trường Phật giáo và gần 50 loại sách báo, tạp chí Phật giáo xuất bản.
Myanmar
Bài chi tiết: Phật giáo Miến Điện
Truyền thuyết cho rằng Miến Điện (Myanmar) đã tiếp cận với đạo Phật trong thời A-dục vương (zh. 阿育王, sa. aśoka, pi. asoka, thế kỉ thứ 3 trước CN). Theo một thuyết khác, Phật giáo đã đến Miến Điện trong thời đức Phật còn tại thế, do hai thương nhân từ Ấn Độ mang tới. Những vị này mang theo cả tóc Phật, ngày nay được giữ trong đền Shwe-Dagon tại Rangun (Yangon).
Kể từ thế kỉ thứ 5, Phật giáo phát triển rực rỡ với sự có mặt của Thượng tọa và Phát triển. Kể từ thế kỉ thứ 7, hai phái Nguyên Thủy và Phát triển song hành tại Miến Điện, sau đó Mật tông cũng bắt đầu có ảnh hưởng. Thế kỷ 11, nhà vua A-na-ra-tha tuyên bố chỉ chấp nhận Thượng tọa bộ và từ đó, phái Đại thừa biến mất tại đây. Tại Miến Điện, Bagan ở miền bắc trở thành trung tâm Phật giáo. Phật giáo Miến Điện liên hệ chặt chẽ với Phật giáo Sri Lanka, nhất là với Đại Tự. Thế kỉ thứ 15, vua Đạt-ma-tất-đề (pi. dhammaceti) lại xác định lần nữa rằng Phật giáo Miến Điện mang nặng quan điểm của Thượng tọa bộ. Sự có mặt của người Anh trong thế kỉ thứ 19 làm xáo trộn Phật giáo Miến Điện đáng kể. Mãi đến lúc giành lại độc lập năm 1947, Miến Điện mới trở lại cơ chế cũ. Năm 1956 tại Rangun có một cuộc kết tập kinh điển quan trọng do Đại hội Phật giáo thế giới tổ chức. Ngày nay, 90% dân Miến Điện là Phật tử, Phật giáo được xem là quốc giáo.
Sri Lanka
Bài chi tiết: Phật giáo Sri Lanka
Người ta cho rằng Phật giáo đến Sri Lanka khoảng năm 250 trước Công nguyên, do Ma-hi-đà và Tăng-già-mật-đa (pi. saṅghamitta), hai người con của A-dục vương (sa. aśoka, pi. asoka), truyền từ Ấn Độ. Nhà vua Sri Lanka hồi đó là Thiên Ái Đế Tu (pi. devānampiya tissa) trở thành Phật tử và thành lập Đại tự nổi tiếng, nơi đó ông trồng một nhánh cây Bồ-đề có nguồn từ nơi Phật thành đạo, Bồ-đề đạo tràng. Đại tự trở thành trung tâm của Thượng tọa bộ.
Theo thời gian, nhiều tông phái Phật giáo khác thành hình và gây nhiều tranh cãi, đến nỗi có khi nhà vua phải can thiệp. Đó là những tranh luận ban đầu của Tiểu thừa và mầm mống của Đại thừa, của cả Mật tông thời bấy giờ. Cuối cùng, Thượng tọa bộ thắng, trong đó Phật Âm - một Luận sư xuất sắc của Thượng tọa bộ - đóng vai trò quyết định. Tác phẩm của Phật Âm ngày nay vẫn còn ảnh hưởng lên Phật giáo Sri Lanka. Đến thế kỉ thứ 12, vua Ba-lạc-la Ma-bà-ha-y (pi. parakkambahu), họp hội nghị Phật giáo và ép tất cả các trường phái phải theo giáo lý của Thượng tọa bộ tại Đại tự.
Qua thế kỉ thứ 16, người Bồ Đào Nha vào Sri Lanka. Đến thế kỉ thứ 17, người Hà Lan lại ủng hộ việc khôi phục Phật giáo tại Sri Lanka. Ngoài ra, Miến Điện và Thái Lan cũng có ảnh hưởng đáng kể lên nền Phật giáo tại đây. Kể từ khi Sri Lanka giành lại độc lập năm 1948, Phật giáo luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc tín ngưỡng và nền văn hóa của xứ này.
Indonesia
Bài chi tiết: Phật giáo Indonesia
Người ta cho rằng Phật giáo du nhập đến Indonesia khoảng thế kỉ thứ 3 sau Công nguyên. Cao tăng Pháp Hiển, vị tăng Trung Quốc đầu tiên đến Ấn Độ, cũng là người đến Nam Dương năm 418. Cuối thế kỉ thứ 5 thì Phật giáo bắt đầu phát triển tại Indonesia, đến thế kỉ thứ 7 thì Sumatra và Java trở thành hai trung tâm Phật giáo quan trọng. Tại đây, giáo lý Đại thừa được truyền bá rộng rãi, có một số tư tưởng Tiểu thừa, có lẽ của Thuyết nhất thiết hữu bộ, được thừa nhận. Dưới thời vua Shai-len-dra, Phật giáo phát triển rực rỡ, đó là thời kì xây dựng tháp tại Borobudur, là Phật tích lớn nhất còn lưu tới ngày nay. Khoảng cuối thế kỉ thứ 8, Mật tông bắt đầu thịnh hành. Đại thừa và Mật tông tồn tại mãi đến thế kỉ thứ 15, trong suốt thời gian này, Phật giáo Nam Dương liên hệ nhiều với Ấn Độ và với viện Na-lan-đà (sa. nālandā). Với sự xâm nhập của Hồi giáo, Phật giáo bắt đầu tàn lụi tại Nam Dương, kể từ thế kỉ thứ 15. Ngày nay chỉ còn một số nhỏ tín đồ, nhất là trong giới Hoa kiều.
Campuchia
Bài chi tiết: Phật giáo Campuchia
Người ta cho rằng Phật giáo du nhập vào Campuchia trong thế kỉ thứ 3 sau CN, theo văn hệ Phạn ngữ, trường phái Thuyết nhất thiết hữu bộ và đạt được đỉnh cao khoảng thế kỉ thứ 5, thứ 6. Năm 791 người ta tìm thấy gần đền Brahma (Angkor Wat) một văn bản chứng tỏ rằng Đại thừa đã có mặt nơi đây song song với việc thờ thần Shiva (sa. śiva). Sự hỗn hợp này có lẽ bắt nguồn từ việc thờ cúng Bồ Tát Quán Thế Âm, mà Thấp-bà được xem là một hóa thân. Mọi nhà vua của Campuchia cũng đều được xem là hóa thân của Quan Thế Âm. Sau một thời gian thì yếu tố thần Shiva hầu như bị mất đi, nhưng đến thế kỉ thứ 13, người ta lại tôn thờ thần Shiva và tăng giả Phật giáo bị bức hại. Theo các Cao tăng Trung Quốc thì trong thời gian này, Thượng tọa bộ được phát triển trong lúc Đại thừa bị lu mờ. Một số văn bản bằng văn hệ Pali ghi năm 1309 chứng minh rằng Thượng tọa bộ được hoàng gia công nhận và kể từ đó là giáo phái chính thống của Campuchia. Mãi đến cuối thế kỉ thứ 19, Phật giáo truyền từ Thái Lan mới bắt đầu có ảnh hưởng.
Thái Lan
Bài chi tiết: Phật giáo Thái Lan
Người ta biết rất ít việc Phật giáo được truyền bá đến Thái Lan. Kết quả khảo cổ cho thấy Phật giáo đến Thái Lan khoảng thế kỉ thứ 6 từ Miến Điện. Ban đầu giáo lý Therevada tức Phật giáo nguyên thủy Nam tông có ảnh hưởng rộng rãi. Khoảng giữa thế kỉ thứ 8 và 13, Mahayana (hay phái Bắc Tông) được truyền bá rộng hơn. Giữa thế kỉ thứ 11 và 14, ảnh hưởng của Ấn Độ giáo bắt đầu phát triển. Trong thế kỉ 13, Hoàng gia Thái Lan chính thức công nhận Thượng tọa bộ (giáo lý của Phật giáo nguyên thủy Therevada)và mối liên hệ với Sri Lanka trong thời kì này càng làm cho bộ này phát triển thêm rộng rãi. Năm 1782, nhà vua triệu tập một đại hội nhằm kiểm điểm lại Tam tạng kinh điển. Trong thế kỉ thứ 19, nhà vua Ma-ha Mông-cút (mongkut) lên ngôi, bản thân ông cũng đã là một tăng sĩ, ông là người đặt nền tảng cho nền Phật giáo cận đại. Ông thành lập Pháp tông (dhammayut), cơ sở dựa vào Luật tạng và ngày nay có nhiều tín đồ nhất tại Thái Lan. Vua Chulalangkorn - trị vì từ 1868 đến 1910 - cho xuất bản các tạng kinh quan trọng của Phật giáo, có thể gọi là đầy đủ nhất từ xưa đến nay. Ngày nay, 95% dân số Thái Lan theo Phật giáo.
Triều Tiên
Bài chi tiết: Phật giáo Triều Tiên
Trong thế kỉ thứ 4 sau CN, Phật giáo du nhập vào Triều Tiên và phát triển rực rỡ nhất là giữa thế kỉ thứ 6 và thứ 9. Trong thời kì này, các trường phái quan trọng của Trung Quốc đều được thành lập tại Triều Tiên như Thiền tông, Hoa Nghiêm tông, Mật tông (Chân ngôn tông). Bộ kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng được truyền bá rộng rãi rất sớm tại Triều Tiên. Người ta cũng tìm thấy nhiều tác phẩm văn hóa mang đặc tính Phật giáo tại đây. Suốt thời nhà Lý (yi, 1392-1910), nền văn hóa Khổng giáo trở thành quốc đạo và tăng ni Phật giáo bị ép buộc phải vào núi tu hành. Sau năm 1945, Phật giáo được phục hưng và phát sinh một phong trào mới gọi là Viên Phật giáo (en. won-buddhism). Ngày nay, tại Hàn Quốc người ta ít phân biệt các tông phái đạo Phật và thực hành song song với nhau thiền quán, niệm Phật A-di-đà và tụng kinh. Phép niệm thần chú cũng được truyền bá rộng rãi, vốn có nguồn gốc từ Mật tông của thời trung cổ. Trong giới trí thức, Thiền tông được nhiều người theo trong lúc giới bình dân lấy niệm danh hiệu các đức Phật làm chủ yếu. Trộn lẫn với Phật giáo là hình thức thờ đa thần như thần núi, linh vật, thần tinh tú.
Mông Cổ
Bài chi tiết: Phật giáo Mông Cổ
Theo nhà nghiên cứu sử học người Anh Andrew Skilton, Phật giáo được truyền vào Mông Cổ từ Ấn Độ, Trung Á và Trung Hoa vào đầu thế kỷ 4 TCN bằng con đường tơ lụa (Silk Road) qua các nhà buôn người Ấn Độ. Từ đó Phật giáo dần dà phát triển đến thế kỷ 13 với nhiều đợt truyền giáo của Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, Phật giáo Tây Tạng chiếm ưu thế và ảnh hưởng mạnh mẽ vào đời sống của người dân Mông Cổ. Đỉnh cao của sự ảnh hưởng này là Đạt-lại Lạt-ma thứ 4 là người Mông Cổ (1588). Trước khi Phật giáo được truyền vào Mông Cổ, tôn giáo bản địa là Shaman giáo, một tôn giáo chịu ảnh hưởng từ truyền thống tâm linh của người Ba Tư.
Phật giáo Mông Cổ bắt đầu hưng thịnh từ thế kỷ 13 đến cuối thế kỷ 19 khi tôn giáo này trở thành quốc giáo của Mông Cổ. Đến đầu thế kỷ 20, Mông Cổ chịu nhiều đau khổ vì chiến tranh, xung đột chính trị từ các cường quốc bên ngoài, sau Trung Quốc (1912), Nhật Bản đánh chiếm vào Manchuria vào năm 1931, và sau thế chiến thứ 2 vào năm 1945, Hồng quân Liên Xô bắt đầu cuộc giải phóng cho Mông Cổ. Và từ đó trở đi Mông Cổ trở thành quốc gia xã hội chủ nghĩa, với chính sách không khoan nhượng tôn giáo, có hàng chục ngàn tăng ni và cư sĩ Phật giáo Mông Cổ trí thức bị trục xuất hoặc bị tống giam, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi không được xuất gia, hơn 800 tự viện bị phá hủy hoàn toàn trên khắp Mông Cổ.
Từ năm 1989 đến nay, khi Mông Cổ trở thành nước đa đảng thì các rào cản về sinh hoạt tín ngưỡng được tháo bỏ, các hoạt động của Phật giáo đã từng bước trở lại bình thường, có hơn 160 ngôi Tu viện Phật giáo được xây dựng hoặc mở cửa trở lại và rất nhiều người xuất gia tu học và làm công tác truyền giáo. Hiện nay, 50% dân số Mông Cổ theo Phật giáo Tây Tạng.
Lào
Hầu hết nhân dân Lào theo Phật giáo. Phật giáo trở thành quốc giáo của họ. Ở Lào, Phật giáo giữ vị trí quốc giáo từ nhiều thế kỷ nay. Phật giáo có ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách dân tộc, nhân sinh của người Lào.
Theo nhiều nguồn sử liệu còn để lại cho thấy, vào khoảng thế kỷ 12, những người Môn đầu tiên di cư xuống vùng Tây Lào đã truyền bá Phật giáo cho những cư dân tại đây. Những người Môn này đã mang theo rất nhiều kinh Phật, tượng Phật và những tu sĩ am hiểu Phật giáo từ Sri Lanka đến truyền bá Phật pháp. Từ đó họ truyền đi các ngả và phát triển rộng khắp đến các vùng phía Tây của Lào.
Đến thế kỷ 13 khi tộc người Lào Thay chinh phục xong toàn bộ phần đất Bắc Lào rộng lớn họ đã tiếp thu Phật giáo hệ phái Thượng tọa Bộ hay Therevada - Phật giáo Nam tông và phát triển rộng khắp cả vùng Bắc và Trung Lào. Thời gian này, Phật giáo Lào có quan hệ mật thiết với Phật giáo Srilanka. Trong khi đó, từ phía Nam, Phật giáo Lào cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Khmer vốn theo Thượng tọa Bộ - Therevada. Dưới thời của đế chế Angkor, thống trị từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Phật giáo Đại thừa đã được truyền bá vào Lào. Thế kỷ 14 khi vua Phà Ngừm (1316 - 1373) thống nhất toàn bộ lãnh thổ nước Lào, ông đã tiếp thu Phật giáo Thượng tọa Bộ từ Campuchia và phát triển trên khắp đất nước Lào.
Hiện nay, Phật giáo tại Lào tồn tại song song hai hệ phái là Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Thượng tọa Bộ, trong đó hệ phái Phật giáo Thượng tọa Bộ - Therevada chiếm đa số. Theo con số thống kê, hiện nay ở Lào có hơn 20.000 tăng ni, khoảng 6.300 cơ sở thờ tự, chiếm khoảng 85% dân số nước này. Phật giáo Thượng tọa Bộ ở Lào phân chia thành 2 phái nhỏ là Đại tông phái truyền thống chiếm 94% số chùa, 90% số sư sãi. Tông phái này từ Thái Lan truyền sang vào thế kỷ 14. Và Pháp tông phái vốn do nhà vua Mongkut (Rama IV) của Vương triều Chakri (Thái Lan) lập ra khi nhà vua chưa lên ngôi. Phái này chủ trương cải cách Phật giáo, chủ trương bảo vệ giới luật nghiêm túc, do các cao tăng điều hành. Sư tăng của phái nầy tuy hạn chế, nhưng phần lớn là các quý tộc xuất gia, nhiều nhà trí thức, trước kia được Hoàng gia Lào ủng hộ.
Nhật Bản
Phật giáo bắt đầu từ Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Một nhánh chính của Phật giáo, nhánh Mahayana hay gọi là Phật giáo Bắc tông đã du nhập vào Nhật Bản. Phật giáo được du nhập vào Nhật từ Trung Hoa và Triều Tiên dưới dạng món quà của vương quốc thân hữu Triều Tiên Kudara vào thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên. Trong khi Phật giáo được giới quý tộc cai trị ủng hộ, lúc đầu nó lại không phổ biến trong giới thường dân vì những lý thuyết phức tạp của nó. Đến thời Nara, Phật giáo mới phát triển mạnh mẽ trong dân chúng và toàn nước Nhật.
Trong nhiều thế kỷ, Phật giáo là quốc giáo của nước này. Ảnh hưởng lớn đến chính trị, xã hội, văn hóa của quốc gia này. Từ khi Phật giáo truyền đến nước Nhật, sự hợp nhất giữa Phật giáo và Thần đạo đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Phật giáo bắt đầu thời kỳ suy vi tại Nhật vào thế kỉ 19, vào thời Minh Trị, chính quyền lúc bấy giờ đã ra sắc lệnh "Thần Phật phân ly", tách Thần Đạo ra khỏi Phật giáo, đồng thời nỗ lực chấn hưng tôn giáo bản địa. Đây là thời kì Thần Đạo phát triển mạnh mẽ với sự bảo trợ đặc biệt của chính quyền. Thần Đạo trở thành quốc giáo của Nhật Bản, gắn liền với các hoạt động của nhà nước. Phật giáo được khôi phục lại sau Chiến tranh thế giới thứ hai với việc nhiều tổ chức Phật giáo ra đời làm sống dậy các sinh hoạt Phật sự trên khắp nước Nhật.
Theo thống kê gần đây, Phật giáo Nhật Bản có 70.000 ngôi chùa, 250.000 tăng ni, 96 triệu Phật tử, chiếm 3/4 dân số. Việc nghiên cứu và giảng dạy Phật giáo khá phát triển. Có trên 20 trường đại học, trung học và viện nghiên cứu Phật giáo ở khắp đất nước Nhật. Giáo lý Phật giáo được nghiên cứu và quy tập, hiệu đính, chú giải có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu của phương Tây từ đầu thế kỷ XX mà đỉnh cao là sự ra đời của Đại chính tân tu đại tạng kinh. Phật giáo Nhật Bản có rất nhiều tông phái khác nhau, được chia thành mười ba tông phái chính.
So với các tôn giáo khác
1. Bình đẳng:
Trong các tôn giáo độc thần luôn có một đấng tối thượng. Phật giáo thì chỉ coi một trình độ nhận thức được gọi là giác ngộ là tối thượng chứ không tồn tại một đấng tối thượng. Bậc Vô thượng bồ đề hay gọi đơn giản là Phật chính là một bậc mà mọi chúng sinh đều có thể đạt được nếu kiên trì tu tập, tĩnh tâm suy nghĩ, sử dụng trí tuệ của mình để cuối cùng đạt tới giác ngộ.
Trong nhiều tôn giáo, tín đồ sùng bái các vị thần, các vị thần này có quyền lực siêu nhiên, con người không thể đạt tới được. Còn trong Phật giáo, danh hiệu Phật là để chỉ một người đã giác ngộ, đạt tới cảnh giới giải thoát, ra khỏi luân hồi, hoàn toàn trong sạch và hơn nữa phải là người có lòng từ bi thương yêu, cứu giúp tất cả chúng sinh không phân biệt dù hy sinh cả bản thân mình. Danh hiệu này chúng sinh có thể đạt tới, dù thời gian tu tập kéo dài rất lâu. Sự suy tôn trong đạo Phật là do tự cảm phục trước lòng từ bi, đức độ và công hạnh của người đã đạt đến bậc Vô thượng bồ đề, là sự tôn trọng dành cho một nhà hiền triết, là sự tự nguyện noi theo đức độ và giải thoát chứ không hề có sự ép buộc phải phục tùng, cầu lợi. Chính Phật cũng đã khẳng định: "Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành".
Các tôn giáo khác thường có giáo hội và người đứng đầu, lãnh đạo toàn bộ tín đồ (ví dụ như Giáo hoàng của đạo Công giáo, Khalip của Đạo Hồi). Phật giáo có giáo hội nhưng không đặt ra người đứng đầu, các tín đồ đều bình đẳng. Trong Phật giáo, người có thời gian, cấp độ tu hành cao sẽ được các tín đồ khác trọng vọng, nhưng họ không có quyền chỉ đạo các tín đồ khác. Trước khi nhập diệt, Phật Thích Ca đã để lại di ngôn là tăng đoàn sẽ không có người đứng đầu (để tránh tăng đoàn bị sa vào tranh chấp quyền lực, tài sản), các bài kinh và lời dạy của Phật là điều có thể giúp các tín đồ dựa vào đó để sử dụng trí tuệ của mình tự soi sáng cho mình: "Này A-Nan, thầy cho rằng các Tỳ-kheo không có nơi nương tựa, không có ai che chở sau khi Ta nhập diệt ư? Đừng nghĩ như vậy, những Kinh, Luật mà Ta đã giảng dạy từ khi thành Phật đến nay sẽ là chỗ nương tựa che chở cho các thầy đó... Này các đồ đệ, các con hãy tự làm đuốc để soi sáng cho các con, hãy trông cậy vào chính sức mạnh của các con; hãy tinh tấn tu hành". Điều này cũng giống như Kant đã nói "Hãy có can đảm tự sử dụng trí tuệ của chính mình! đó là câu phương châm của Khai sáng".
2. Quan niệm về thế giới:
Trong khi đó, các tôn giáo độc thần cho rằng đấng tối cao của họ là vĩnh hằng, bất biến và sáng tạo ra vạn vật, cho rằng đấng tối cao đó không sinh ra từ đâu mà đã có khi vạn vật chưa tồn tại. Còn Phật giáo thì cho rằng mọi sự vật, hiện tượng (trừ cõi Niết Bàn) đều là vô thường, không thể tồn tại vĩnh hằng, có sinh thì phải có diệt. Duyên khởi thì sinh, duyên tận thì diệt. Ngay cả không gian, thời gian, các hành tinh và cả vũ trụ cũng vậy, cũng có khởi đầu, biến đổi và cuối cùng là kết thúc. Trong Kinh Khởi thế nhân bổn, Phật thuyết giảng rằng đã có vô số các thế giới giống như Trái Đất từng được hình thành, phát triển rồi bị hủy diệt trong quá khứ, và tương lai cũng sẽ có vô số các thế giới sinh ra rồi hủy diệt như vậy (ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh được rằng Mặt trời sẽ tàn lụi sau khoảng 5 tỷ năm nữa, Trái Đất cũng theo đó mà bị hủy diệt)
Nhiều tôn giáo cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ. Đạo Phật thì cho rằng Trái Đất chỉ là một trong muôn vàn các thế giới cùng tồn tại, mỗi thế giới lại có những đặc điểm khác nhau, Trái Đất chỉ giống như một hạt cát trong vũ trụ. Phật giáo có khái niệm Tiểu thiên thế giới (1 ngàn hành tinh), Trung thiên thế giới (1 triệu hành tinh), đại thiên thế giới (1 tỷ hành tinh), Tam thiên đại thiên thế giới (3 nghìn tỷ hành tinh). Đức Phật nói vũ trụ này lại có vô số Tam thiên đại thiên thế giới, tức là số lượng các thế giới khác nhau gần như là vô hạn. Phật Thích Ca từng nói: "Trên vũ trụ này còn vô số những thế giới khác, trong một ly nước cũng có vô số những con trùng trong đó". Quan điểm này hiện nay đã được khoa học hiện đại chứng minh là đúng (theo thuật ngữ của khoa học hiện đại thì "Tam thiên đại thiên thế giới" chính là tương ứng với một thiên hà, còn những con trùng trong bát nước chính là vi khuẩn).
3. Quan niệm về loài người và thần linh:
Các tôn giáo khác coi loài người là sinh vật tối thượng. Còn trong Phật giáo, loài người (nhân giới) cũng chỉ là một kiếp sống như các loài vật khác (súc sinh giới, a-tu-la giới, thiên giới), có kiếp sống còn cao cấp hơn loài người và các kiếp sống có sức mạnh khác nhau. Song dù là người, a-tu-la, trời hay súc sinh thì cũng đều là sinh vật, phải chịu quy luật Nhân quả (làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác), không sinh vật nào là vĩnh cửu mà đều phải có lúc chết, lúc chết thì sẽ luân hồi sang kiếp sống khác, kiếp sau như thế nào thì phải tùy vào việc làm nhiều thiện nghiệp hay ác nghiệp (ví dụ: một người mà nhiều điều thiện thì kiếp sau có thể lên thiên giới, nhưng kiếp sau mà làm điều ác thì kiếp sau nữa lại trở thành súc sinh).
Trong phần lớn các tôn giáo khác, các vị thần thánh được coi là có quyền lực siêu nhiên, loài người không thể nào đạt tới cấp độ năng lực của họ. Đức Phật cũng nói về thần thánh, nhưng ông nói rằng các vị thần cũng chỉ là một dạng sinh vật trong các thế giới. Kiếp trước của các vị thần cũng chỉ là người hoặc loài vật, nhưng vì họ tạo ra nhiều thiện nghiệp nên kiếp này họ được phước báo, được đầu thai làm thần linh. Họ có quyền năng siêu phàm nhưng không phải là toàn năng (họ không thoát khỏi được luật Nhân - Quả, không thoát khỏi được sinh tử luân hồi), họ cũng không phải là bất tử (dù tuổi thọ của họ rất dài lâu, có khi lâu hơn cả một chu kỳ thế giới, nhưng rồi cũng phải đến lúc họ chết đi). Đức Phật giảng như sau: một người nếu hành thiện tích đức, tu luyện thiền căn đủ mức thì kiếp sau họ sẽ được luân hồi vào các cõi Trời, trở thành một vị thần, nhưng khi phước báo hết thì thọ mạng của vị thần đó cũng hết, họ sẽ chết và lại phải tiếp tục đầu thai vào kiếp sau (Phật nói rằng trong một số tiền kiếp, ông từng là Thiên chủ Đế Thích, vua cõi trời Đao Lợi, từng trị vì rất lâu nhưng rồi cũng phải chết đi). Đối chiếu theo quan điểm hiện đại, có thể coi các vị thần mà Đức Phật nói tới chính là những nền văn minh ngoài Trái Đất có trình độ cao hơn hẳn so với loài người.
4. Tôn thờ:
Phật giáo không ép buộc hay khuyến khích thờ cúng bất kỳ ai. Nên phân biệt rõ sự ép buộc thờ cúng để hưởng thụ với sự thành tâm cúng dàng, hỷ xả của một tín đồ. Một vị Phật hay một vị tăng chân chính không coi trọng bản thân mình, sẵn sàng hy sinh vì chúng sinh khiến chúng sinh cảm động. Việc chúng sinh dâng cúng là vì họ muốn tạo công đức, gieo một nhân lành, gieo một duyên tốt để từ đó diệt trừ tham lam, đi vào tu tập, xả bỏ vướng bận và giải thoát.
Sự cúng dường và bái lạy, hầu cận Phật là một sự ngưỡng mộ, noi theo đối với đấng Thế tôn đã giải thoát và từ bi vô lượng. Khi một người đạt đến quả vị Vô thượng bồ đề thì cả vũ trụ đều rúng động và suy tôn vì đức độ vĩ đại của vị Phật đó chứ vị Phật đó không còn mong muốn ai suy tôn, thờ cúng cho mình. Quả vị đó là một sự thật chứ không phải tự phong. Phật đã đạt tới và Phật nhận tất cả tấm lòng của chúng sinh hướng về chính đạo để hướng dẫn cách giải thoát cho chúng sinh. Hơn hết tất cả, quả vị Vô thượng bồ đề là bậc mà mọi chúng sinh đều có thể tự tu tập và đạt được theo sự chỉ bảo của Phật.
Một tôn giáo thường được định nghĩa qua mối tương quan giữa con người với các điều siêu nhiên hoặc thế lực siêu nhiên. Hầu hết các tôn giáo tin vào những thế lực siêu nhiên này, và được hình tượng hóa bằng đấng tối cao, hoặc các vị thánh hay thần linh... sáng tạo ra con người, con người chịu sự chi phối của họ cùng với lý tưởng có thưởng - có phạt tùy theo công trạng và cách sống. Nếu xét theo tiêu chuẩn của định nghĩa đó thì đạo Phật không được xem là một tôn giáo vì thế giới quan đạo Phật không có một đấng tạo hóa tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác dù rằng đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo.
Tóm lại, Phật giáo giống như con đường giải thoát dành cho tất cả chúng sinh, không phân biệt ai. Phật giáo nói lên một con đường khách quan để đi tới chân lý. Giáo lý của Phật giáo không phải do Phật sáng tạo ra mà là chân lý khách quan theo giác ngộ của Phật. Phật chỉ là người phát hiện, dấn thân và chứng đắc, để rồi đi truyền dạy lại cho chúng sinh cách để giải thoát với trí tuệ và lòng từ bi vô lượng. Phật xem tất cả chúng sinh là bình đẳng, và ai cũng hoàn toàn có thể trở thành Phật trong tương lai.
Ảnh hưởng tới văn hóa
Việt Nam
Những danh từ chuyên môn của Phật giáo đã biến thành văn hóa người Việt qua ngôn ngữ của người bình dân Việt Nam thường sử dụng, đã được truyền bá rộng rãi trong dân gian và trở nên phổ biến trong văn hóa người Việt.
Bụt chính là phiên âm của từ Buddha trong tiếng Phạn, chính là chỉ Đức Phật. Trong truyện cổ tích Việt Nam thường thấy nhân vật Bụt xuất hiện để cứu giúp người lương thiện, trừng trị kẻ ác.
Khi khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, người Việt thường mở đầu bằng câu "Con nam mô A Di Đà Phật". A Di Đà Phật là vị Phật cai quản cõi Tây phương cực lạc, người Việt khấn như vậy để thể hiện mong muốn vong linh của tổ tiên được Phật A Di Đà tiếp dẫn, đưa tới tái sinh ở cõi Phật thanh tịnh.
Người Việt có lễ xá tội vong nhân, Vu Lan báo hiếu xuất phát từ một điển tích trong Phật giáo, đó là việc tôn giả Mục Kiền Liên (1 trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) đã báo hiếu bằng việc khẩn cầu công đức của chư Tăng các phương để cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ.
Người Việt có câu ca dao "Dẫu xây chín bậc phù đồ (bảo tháp), chẳng bằng làm phúc cứu cho một người" - hàm ý rằng cứu một mạng người tạo ra công đức còn hơn cả xây bảo tháp thờ Phật, câu nói thể hiện triết lý của đạo Phật là "phổ độ chúng sinh", coi trọng việc hành động theo lời Phật dạy hơn là chỉ phô trương hình thức.
Con người mỗi khi thấy những ai bất hạnh, bị hoạn nạn đau khổ thì liền tỏ lòng thương xót và thốt lên câu: Tội nghiệp quá!... Hai chữ tội nghiệp là danh từ chuyên môn của Phật giáo với ý nghĩa chỉ cho nghiệp báo tội ác đã định. Cụm từ "tội nghiệp quá!" là câu nói của người bình dân hàm súc hai ý nghĩa: Một là phán định tội lỗi, và hai là tâm linh chia sẻ. Phán định tội lỗi, nghĩa là người này đã gây nghiệp tội ác quá nặng trong quá khứ cho nên giờ đây phải chịu quả báo khổ đau không thể trốn tránh. Tâm tình chia sẻ, nghĩa là thấy họ hoạn nạn đau khổ thì bộc lộ tâm tình thương hại để san sớt phần nào niềm đau nỗi khổ của họ.
Người bình dân muốn diễn tả số lượng người ta quá đông đảo hoặc số lượng vật gì quá nhiều thì liền dùng câu "Hằng hà sa số" để tỏ bày. Hằng hà sa số là danh từ chuyên môn của Phật giáo với ý nghĩa là số nhiều như cát sông Hằng. Sông Hằng (sông Gange) là chỉ cho một trong hai con sông lớn nhất của Ấn Độ. Ấn Độ có hai con sông nổi tiếng thế giới là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) và hai con sông này khai nguồn tài nguyên sức sống cho toàn thể dân tộc Ấn Độ phát triển và tồn tại. Trong các kinh luận, Phật giáo cũng thường dùng những ngôn từ “Hằng hà sa số” nhằm để nói lên số lượng quá nhiều không thể đếm được
Khi thấy một số người đi lang thang khắp nơi, sống rày đây mai đó, không chịu dừng chân một chỗ nào lâu dài, người bình dân thường gắn cho họ một ngôn từ đơn giản là kẻ sống Ta bà thế giới. Ta bà thế giới là ngôn từ chuyên môn của Phật giáo nhằm chỉ cho thế giới mà loài người đang sống, bao gồm cả sáu cõi luân hồi chúng sanh sống chung lẫn lộn với nhau, gồm cõi địa Ngục, cõi Ngạ Quỷ, cõi Súc Sanh, cõi loài người, các cõi Trời. 6 cõi nói trên có một danh từ gọi chung là "cõi Dục Giới", bởi chúng sinh ở 6 cõi này bị chi phối mạnh mẽ bởi các Dục (các ham muốn của bản thân). Tuổi thọ của chúng sinh ở cõi Dục giới đa phần là ngắn ngủi, mỗi kiếp sống thường chỉ là tạm bợ rồi lại phải chết và luân hồi sang kiếp sống khác, hạnh phúc thì ít mà khổ đau thì nhiều. Ngôn từ "Ta Bà Thế giới" của Phật giáo đã được người Việt Nam tiếp nhận trở thành văn hóa người Việt, dùng để chỉ cõi trần của con người.
Trung Quốc
Ảnh hưởng rõ ràng nhất của Phật giáo nguyên thủy từ Ấn Độ khi đến Trung Quốc đã phân tách thành các dòng lớn, mang màu sắc văn hóa nước này. Phật giáo Trung Quốc chủ yếu là Phật giáo Bắc tông Hán truyền. Ở những tỉnh như Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải thì có hệ thống Tạng truyền. Tại tỉnh Vân Nam có hệ thống Phật giáo Nam truyền. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng Phật giáo rất phù hợp cho sự phát triển về kinh tế - xã hội và văn hóa của đất nước Trung Quốc. Với sách lược là phải khôi phục toàn bộ văn hóa truyền thống của Trung Quốc, trong đó Phật giáo cũng được khôi phục và phát triển, đã giúp nhu cầu về tín ngưỡng cũng như tu học của con người trong xã hội Trung Quốc ngày càng cao, và do vậy, Phật giáo đã ứng dụng các tiện ích hiện đại để đáp ứng nhu cầu đó một cách trọn vẹn.
Ấn Độ
Ngày nay, Phật giáo không còn tồn tại phổ biến ở Ấn Độ nữa. Tuy nhiên, nhiều hệ phái của Ấn Độ giáo coi Phật Thích Ca là hóa thân thứ 9 của thần Vishnu, hóa thân cuối cùng của vị thần này để giáo hóa nhân gian trước khi kết thúc một chu kì của vũ trụ (ở hóa thân thứ 10, Vishnu sẽ trở lại thế gian, cưỡi trên một con ngựa trắng cùng với thanh gươm rực rỡ để hủy diệt những con quỷ và những con người độc ác còn sót lại trước khi thế giới được thiết lập lại). Do vậy, Phật Thích Ca ngày nay vẫn được tôn thờ trang trọng trong hệ thống tôn giáo Ấn Độ.
Quốc kì Ấn Độ ngày nay có họa tiết trung tâm là Ashoka Chakra (bánh xe pháp của A-dục vương). A-dục vương là vị vua đầu tiên đã thống nhất gần như toàn bộ Ấn Độ, và ngài cũng là một Phật tử thành tín, đã tổ chức truyền bá Phật giáo ra khắp châu Á. Biểu tượng Ashoka Chakra chính là dựa theo Pháp luân của Phật giáo. 24 nan hoa của Ashoka Chakra đại diện cho 12 liên kết nhân quả được dạy bởi Đức Phật và paṭiccasamuppāda (Duyên khởi) theo thứ tự thuận và nghịch. Khi sử dụng biểu tượng này trên quốc kì, Ấn Độ muốn thể hiện tinh thần kế tục di sản của A-dục vương, vị vua thành tín với đạo Phật.
Nhận xét
Nhà bác học Vật lý Albert Einstein có nhắc qua về Phật giáo trên tờ New York Times số ra 09.11 năm 1930 như sau:
Friedrich Nietzsche dù ngưỡng mộ song cũng kèm theo phê phán việc Phật giáo thúc đẩy những thứ ông gọi là "thuyết hư vô" (nihilism). Ông cho rằng, Phật giáo có thể được mô tả như một nỗ lực, thông qua sự kiềm chế từ hành động, để thoát khỏi đau khổ và đi vào trạng thái không tồn tại một cách tuyệt đối, cái mà ông phê phán và cho rằng đó là sự trốn chạy hèn nhát trước thực tại. Nhưng học giả người Mỹ Benjamin A. Elman cho rằng Friedrich Nietzsche đã hiểu biết sai lệch và cực đoan về đạo Phật.
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Conze, Edward:
Buddhism. Its Essence and Development, Oxford 1953.
Buddhist Thought in India, London 1962, (Đức ngữ: Buddhistisches Denken, Frankfurt am Main, 1988)
A Short History of Buddhism, London 1980.
Hirakawa, Akira: A History of Indian Buddhism. From Śākyamuni to Early Mahāyāna. Translated and Edited by Paul Groner. University of Hawaii Press, 1990.
The World of Buddhism, ed. by Richard Gombrich & Heinz Bechert. London 1991.
Xem thêm
Phật giáo Nhật Bản
Phật giáo Tây Tạng
Phật giáo Trung Quốc
Phật giáo Việt Nam
Phật giáo Phương Tây
Phật giáo Triều Tiên
Phật giáo Ấn Độ
Tiên Đạo
Nhơn đạo
Thần Đạo
Tam giới
Thánh Đạo
Phật Mẫu Chuẩn Đề
Chú thích
Thư mục
What the Buddha Taught, by Wapola Rahula. Grove Press, Revised Edition, 1994.
Bechert, Heinz & Richard Gombrich (ed.) (1984). The World of Buddhism, Thames & Hudson.
; reprinted in Williams, Buddhism, volume I; NB in the online transcript a little text has been accidentally omitted: in section 4, between "... none of the other contributions in this section envisage a date before 420 B.C." and "to 350 B.C." insert "Akira Hirakawa defends the short chronology and Heinz Bechert himself sets a range from 400 B.C."
Embree, Ainslie T. (ed.), Stephen N. Hay (ed.), Wm. Theodore de Bary (ed.), A.L. Bashram, R.N. Dandekar, Peter Hardy, J.B. Harrison, V. Raghavan, Royal Weiler, and Andrew Yarrow (1958; 2nd ed. 1988). Sources of Indian Tradition: From the Beginning to 1800 (vol. 1). NY: Columbia U. Press. ISBN 0-231-06651-1.
Gombrich, Richard F. (1988; 6th reprint, 2002). Theravāda Buddhism: A Social History from Ancient Benares to Modern Colombo (London: Routledge). ISBN 0-415-07585-8.
Also available on this websites: saigon.com urbandharma.org vipassana.com
Gyatso, Geshe Kelsang. Introduction to Buddhism: An Explanation of the Buddhist Way of Life, Tharpa Publications (2nd. ed., 2001, US ed. 2008) ISBN 978-0-9789067-7-1
Keown, Damien and Charles S Prebish (eds.) (2004). Encyclopedia of Buddhism (London: Routledge). ISBN 978-0-415-31414-5.
Morgan, Kenneth W. (ed), The Path of the Buddha: Buddhism Interpreted by Buddhists, Ronald Press, New York, 1956; reprinted by Motilal Banarsidass, Delhi; distributed by Wisdom Books
ISBN 0-8021-3031-3.
Robinson, Richard H. and Willard L. Johnson (1970; 3rd ed., 1982). The Buddhist Religion: A Historical Introduction (Belmont, CA: Wadsworth Publishing). ISBN 0-534-01027-X.
ISBN 0-7679-0369-2.
ISBN 0-7734-5985-5.
Williams, Paul (ed.) (2005). Buddhism: Critical Concepts in Religious Studies, 8 volumes, Routledge, London & New York.
Williams, Paul with Anthony Tribe (2000). Buddhist Thought (London: Routledge). ISBN 0-415-20701-0. Truy cập 29 Nov 2008 from "Google Books".
ISBN 0-86171-133-5.
Liên kết ngoài
Phật học
Triết lý Phật giáo
Phật Thích-ca
Tôn giáo
Tôn giáo Ấn Độ
Thuật ngữ tôn giáo |