text
stringlengths
1
32.6k
label_pred
float64
-1
1
Tổng chưởng lý thứ nhất Ukraine Viktor Shishkin cho rằng Tổng thống Petro Poroshenko đã phạm tội "sơ suất và xao lãng nhiệm vụ. Ảnh Sputnik/ Ông Shishkin tuyên bố điều này với trang tin Gordonua.com. Theo Tổng chưởng lý thứ nhất của Ukraine, cần phải bắt Poroshenko vì tội sơ suất và xao lãng nhiệm vụ, Yatsenyuk về âm mưu phản quốc. "Còn Groisman thì tôi nghĩ rằng can tội thao túng, làm giả tài liệu trong Quốc hội", ông Shishkin nói thêm. Ông Shishkin cũng lưu ý rằng chính phủ Ukraine "đã bị mất cân bằng.". HOÀNG ANH.
-1
Bangkok Post đưa tin, sáng 23/1, hai ngư dân Wilai Charoenkhun và Somsak Sinchoo ở tỉnh Nakhon Si Thammarat đã phát hiện một mảnh vỡ nghi của máy bay MH370 mất tích gần hai năm trước. Mảnh vỡ nghi của chiếc máy bay MH370 vừa được phát hiện trên bờ biển của Thái Lan. Trưởng làng Phraya Pramote Ruangdit dẫn lời các sĩ quan quân đội nói rằng, vật thể bị trôi dạt vào bờ biển Pak Phanang dài khoảng 3m và nặng khoảng 100 kg. Nó thuộc phần mũi của một chiếc máy bay và có thể thuộc về một chiếc phi cơ chở khách quốc tế. Tanyapat Patthikongpan, người đứng đầu quận Pak Phanang, nói rằng kết quả xác định mảnh vỡ này thuộc loại máy bay nào sẽ có trong hai ngày tới. Giới chức Thái Lan sẽ cố gắng để xác định phần mảnh vỡ này đã ở Vịnh Thái Lan trong thời gian bao lầu, ông Thanyapat nói. Như tin tức đã đưa, ngày 8/3/2014, chuyến bay mang số hiệu MH370 của hãng Malaysia Airlines mất tích bí ẩn sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia) để tới Bắc Kinh (Trung Quốc) với 239 người trên khoang. Vụ MH370 mất tích trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng không thế giới. Thiên An (Theo Bangkok Post).
0
Lần đầu của F-35A và sự lạc quan người Mỹ F-35 gặp sự cố: Mỹ bao biện, Nga cười. Dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Mỹ, tờ Lợi ích quốc gia (National Interest) cho biết máy bay chiến đấu động cơ phản lực Sukhoi T-50 mới linh hoạt và mạnh mẽ hơn nhiều máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ chế tạo. Theo phân tích của một số chuyên gia thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, sức mạnh vượt trội nhất của T-50 trước F-35 là sự cơ động và khả năng tàng hình cực mạnh. Ngoài ra, T-50 còn được trang bị hệ thống hỏa lực không đối không và không đối đất cực mạnh, trong đó bao gồm tên lửa không đối không R77 và hai quả bom chống hạm 1.500 kg. Đặc biệt, Sukhoi T-50 còn được trang bị 2 khẩu pháo 30 mm GSh-30-1, có thể bắn 1.800 viên đạn/phút. Sự yếu kém của F-35 khiến Mỹ phải lên kế hoạch phát triển máy bay thế hệ 6 nhằm đối trọng với T-50 thuộc thế hệ 5. Thông tin này được trang National Interest (Mỹ) dẫn lời chuyên gia quân sự Dave Majumdar đăng tải ngày 14/4 cho biết, cụ thể tiêm kích F/A-XX được nghiên cứu và sản xuất chỉ với mục đích duy nhất nhằm khắc chế các dòng máy bay chiến đấu T-50 của Nga và J-20 của Trung Quốc. Tiêm kích F-35. Nước ngoài bóc mẽ. Không chỉ có Mỹ, các chuyên gia quốc phòng Nga cũng đã nhiều lần chỉ ra sự yếu kém của F-35 trước T-50 khi phân tích kết quả các cuộc thử nghiệm được công khai. Mới đây, Trung tướng Viktor Bondarev thuộc Không quân Nga đã có so sánh giữa tiêm kích T-50 với F-35 và đưa ra kết luận, T-50 vượt trội ở mọi chỉ số. Đây cũng là kết quả phân tích được tờ Daily Beast hồi đầu năm 2015 đăng tải, sự vượt trội lớn nhất giữa T-50 và F-35 là khả năng tàng hình. Theo phân tích của Daily Beast, 70% vỏ của máy bay T-50 được làm bằng chất liệu composite, có thể giảm khả năng bị radar kẻ thù phát hiện. Diện tích tán xạ hiệu quả của thân máy bay T-50 được thể hiện ở diện tích radar phản xạ, đây là tham số quan trọng nhất, chỉ 0,5m2. Điều này có nghĩa là nếu nhìn vào radar thì T-50 chỉ bé như một quả bóng chày. Để làm được điều này, ngoài chất liệu composite, T-50 được trang bị công nghệ tàng hình độc đáo của người Nga - công nghệ plasma. Ngoài ra hình dạng của thân máy bay và cánh máy bay không chỉ có thể làm cho T-50 thực hiện bay góc AOA, mà còn có thể bảo đảm yêu cầu của tính năng siêu cơ động của máy bay. Tàng hình cơ T-50. Không chỉ nổi trội nhờ tính năng tàng hình, T-50 còn được coi là tiêm kích tàng hình thông minh. Theo Daily Beast, T-50 là máy bay rất thông minh nhờ có 2 máy tính có nhiều vi xử lý được kết nối với giao diện sợi quang học, băng thông 1G/giây. Hệ thống trinh sát điện tử có thể thu được tín hiệu qua radio, radar, cảm biến quang học và cảm biến khác để hình thành bức tranh tổng thể những gì diễn ra trên không, trên mặt đất. T-50 sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS kết hợp GLONASS. Nó có thể đồng thời sử dụng 2 loại hệ thống dẫn đường vệ tinh tiêu chuẩn, cũng có thể không sử dụng dẫn đường vệ tinh, mà chỉ sử dụng dẫn đường quán tính, giống như tên lửa đạn đạo. T-50 sử dụng hệ thống la bàn và đồng hồ tốc độ để đo tốc độ góc bay của máy bay, ngoài ra T-50 còn được trang bị hệ thống điện tử tính toán phương vị hiện tại. Hệ thống kiểm soát bay hoàn toàn mới có thể đảm nhận nhiệm vụ lái, để phi công của T-50 tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ tác chiến. Phi công sử dụng 3 thiết bị hiển thị đa năng để nhận thông tin ảnh, ngoài ra còn có thiết bị hiển thị trên kính chắn, mũ bảo hiểm có chỉ dẫn mục tiêu và thiết bị thông tin bằng âm thanh. Trong khi đó, đối thủ của T-50 là F-35 dù được quảng bá là mẫu mực trong dòng tiêm kích thế hệ 5, tuy nhiên nó liên tiếp "hiện nguyên hình" trước hệ thống radar của cả Nga và Trung Quốc. Theo phân tích của tạp chí Jane's hôm 30/4, những hạn chế của F-35 được công khai, đáng kể nhất là F-35 hầu như mất khả năng tàng hình trước một số hệ thống radar mới của Nga và Trung Quốc. Ngoài ra, dòng máy bay thế hệ 5 này còn mất khả năng tạo nhiễu nền trước các hệ thống radar trên (khả năng giúp F-35 biến mất vào nền nhiễu địa vật, môi trường). Theo chuyên gia Bill Sweetman, tại triển lãm hàng không tại Moscow tổ chức hồi tháng 8/2013, ông này đã có điều kiện nói chuyện với một số nhà thiết kế các hệ thống radar chuẩn kỹ thuật số mới trang bị cho quân đội Nga. Dòng radar tần số cao này có thừa đủ khả năng vạch mặt F-35 trong nhiều điều kiện tác chiến cụ thể. Vì vậy, dù F-35 là chiến đấu cơ tàng hình nhưng người Mỹ vẫn phải cần tới sự hỗ trợ của các máy bay đối kháng điện tử đi kèm nếu muốn F-35 sống sót trên chiến trường. Kẻ thay thế của EA-6B có gì đặc biệt? Thùy Dung.
-1
Phát biểu từ một trung tâm ứng phó khẩn cấp, bà Bachelet nói: "Chúng tôi đã phải hứng chịu một trận động đất mạnh với nhiều dư chấn sau đó," và kêu gọi người dân Chile không nên hoảng loạn. Bà cho biết theo thông báo đến nay, riêng ở khu vực Maule thuộc miền Nam Chile đã có hơn 85 người bị thiệt mạng do động đất. Trước đó, Chính phủ Chile thông báo động đất đã làm ít nhất 78 người chết tính trên cả nước. Sau khoảng 2 giờ rưỡi kể từ khi xảy ra trận động đất kéo dài 90 giây nói trên, cơ quan địa chất Mỹ thông báo đã ghi nhận được 11 dư chấn, trong đó có 5 cơn mạnh từ 6 độ Richter trở lên. Cảnh báo sóng thần được ban bố trên diện rộng tại 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả Hawaii, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Philippines. Kênh truyền hình CNN cho biết trận động đất này có cường độ gấp 1.000 lần trận động đất vừa qua ở Haiti. Tại thủ đô của Chile, sân bay quốc tế Santiago đã bị đóng cửa và sẽ đóng cửa trong ít nhất 24 giờ do hư hại. Đảo hoang Robinson Crusoe của Chile cũng bị một cơn sóng khổng lồ tấn công và tàu cứu trợ đã được phái tới đó. Hoạt động cứu trợ đã ngay lập tức được triển khai. Các tổ chức viện trợ quốc tế có trụ sở tại Anh cho biết đã nhanh chóng cử nhân viên tới Chile để giúp nước này khắc phục hậu quả động đất. Hội Chữ thập đỏ của Anh đã chuyển 50.000 bảng (76.000 USD) từ quỹ thiên tai của nước này sang hỗ trợ người dân Chile. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đã liên lạc với các quan chức Chính phủ Chile và gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân trong vụ động đất./. (TTXVN/Vietnam+).
-1
Tờ China Daily dẫn lời ông Wang Mengshu làm việc ở Học viện Kỹ thuật Trung Quốc cho biết, dự án mới đầy tham vọng trên là phần mở rộng của tuyến đường sắt Thanh Hải-Tây Tạng nối Xining (thủ phủ tỉnh Thanh Hải) tới Lhasa (thủ phủ của Khu tự trị Tây Tạng). Theo đó, phần mở rộng này đã được lên kế hoạch theo đề nghị của Chính phủ Nepal và dự kiến hoàn tất vào năm 2020. Đoàn tàu chạy trên tuyến đường sắt Thanh Hải-Tây Tạng. Ông Wang nói: Tuyến đường sắt mới chạy xuyên qua núi Qomolangma (núi Everest theo tiếng Tây Tạng). Vì thế, người ta phải đào nhiều đường hầm rất dài. Địa hình hiểm trở của dãy Himalaya khiến cho các đoàn tàu chạy trên tuyến này chỉ có vận tốc tối đa 120 km/h, Các quan chức Trung Quốc đang xem xét dự án đường sắt nối tới Thủ đô Kathmandu của Nepal và có thể xa hơn nữa tới Ấn Độ. Tuy nhiên, dự án đường sắt mới nối liền Tây Tạng và Nepal lại khiến cho Ấn Độ không mấy hài lòng bởi nước này luôn coi Nepal là quốc gia nằm trong tầm ảnh hưởng. Đây sẽ là hồi chuông cảnh báo đối với New Delhi, khi Bắc Kinh sử dụng các mối quan hệ với Nepal, Pakistan, quốc đảo Maldives và cả Sri Lanka để thực hiện chiến lược bao vây Ấn Độ.
-1
Một chiếc trực thăng tấn công AH-64 Apache của UAE đang cùng với lực lượng quân đội Saudi Arabia tham gia chiến dịch quân sự tấn công lực lượng Houthi tại Yemen, nhưng nó đã bị rơi khiến Thiếu tá Ali al-Mismari và Đại tá Badr al-Murshedah thiệt mạng. Theo cơ quan tin tức WAM chính thức của UAE, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định do lỗi kỹ thuật của máy bay. Tuy nhiên, địa điểm chiếc máy bay gặp nạn khiến xuất hiện nhiều nghi ngờ, rất có thể máy bay đã bị phiến quân khủng bố Houthi dùng tên lửa phòng không vác vai QW-1M do Trung Quốc bắn rơi. Trước đây đã có 2 chiếc AH-64 Apache đã bị bắn rơi bởi loại tên lửa này tại tỉnh al-Jawf của Yemen, hồi đầu năm 2017. Vụ việc này cũng đã được chính lực lượng phiến quân Houthi lên tiếng xác nhận và cho biết vũ khí sử dụng trong vụ bắn hạ này chính là loại tên lửa phòng không vác vai QW-1M có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trực thăng tấn công AH-64 Apache do Mỹ sản xuất. Theo một số nguồn tin quân sự cho biết, tên lửa QW-1M được Trung Quốc sao chép từ tên lửa FIM-92 Stinger của Mỹ. Loại tên lửa từng được Mỹ viện trợ cho phiến quân Mujahideen trong chiến tranh Afghanistan-Liên Xô, bằng nhiều cách Trung Quốc đã có được mẫu, "mổ xẻ" và sản xuất thành công. Chúng được đưa vào sử dụng từ thập niên 1990 và từng nhượng quyền sản xuất cho Pakistan. Sau đó chúng được xuất qua các nước Trung Đông, không hiểu bằng cách nào nhiều tên lửa này đã rơi vào tay phiến quân khủng bố. Tên lửa phòng không QW-1M do Trung Quốc sản xuất. Không chỉ bị bắn hạ tại Yemen, theo thống kê được Janes Defense Weekly công bố, đã có ít nhất 10 trực thăng Apache bị bắn hạ ở Iraq kể từ khi cuộc tấn công do Mỹ phát động vào nước này năm 2003. Việt Hùng.
-1
Trong bài phát biểu tại thành phố Isfahan được phát trên truyền hình, ông Ahmadinejad nêu rõ Iran sẽ tự sản xuất nhiên liêu hạt nhân (urani làm giàu) ở mức 20% và bất cứ thứ gì nước này cần. Ông cũng khẳng định đối với Iran, vấn đề hạt nhân đã "chấm dứt" và nước này sẽ không từ bỏ các quyền của mình. Iran sẽ không thương lượng với 6 cường quốc trên thế giới gồm 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức về vấn đề hạt nhân. Ông nêu rõ nghị quyết của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ngày 27/11 yêu cầu Iran "hợp tác toàn diện" tất cả các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân và ngừng xây dựng các cơ sở làm giàu urani, là "trái luật, phi lý và bất công". Iran sẽ vẫn xây dựng 10 cơ sở làm giàu urani ở thành phố miền Trung Natanz./. (TTXVN/Vietnam).
-1
Người di cư Maroc được cứu ở ngoài khơi eo biển Gibraltar thuộc Tây Ban Nha. Ảnh: AFP/TTXVN. Nguồn tin quân đội Maroc cho biết lực lượng bảo vệ bờ biển nước này đã đưa tổng cộng 15 thi thể nói trên ra khỏi con thuyền trôi dạt suốt 4 ngày trên Địa Trung Hải sau khi phương tiện này bị hỏng động cơ trong hành trình tới Tây Ban Nha. 53 người may mắn sống sót, trong đó có 8 phụ nữ, đã được đưa tới cảng Nador của Maroc. Trong thời gian qua, ngày càng nhiều người di cư Maroc và khu vực phía Nam sa mạc Sahara tìm cách tới Tây Ban Nha bằng đường biển hoặc bằng cách vượt biên trái phép qua 2 vùng Ceuta và Melilla của Tây Ban Nha nằm giáp biên giới với Maroc - cửa khẩu biên giới trên bộ duy nhất của châu Âu với châu Phi. Theo thống kê của Tổ chức Di trú quốc tế (IOM), tính từ đầu năm đến nay, đã có khoảng 51.000 người di cư đến Tây Ban Nha bằng đường biển, cao hơn con số 47.170 người đến đây trong vòng 6 năm từ 2012-2017. Ước tính hơn 630 người thiệt mạng hoặc mất tích trong những hành trình nguy hiểm này. Ngày 23/11 vừa qua, Hải quân Maroc cũng đã giải cứu 289 người di cư ngoài khơi cảng Nador và phần lớn trong số đó đến từ phía Nam sa mạc Sahara. Nhà chức nước này cho biết từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, các lực lượng chức năng Maroc đã ngăn chặn khoảng 68.000 trường hợp tìm cách vượt biên trái phép vào châu Âu, đồng thời triệt phá 122 băng nhóm buôn người. Minh Tâm (TTXVN).
-1
Trước đó, bà Nina Karpacheva, phụ trách vấn đề nhân quyền của quốc hội Ukraine, cho biết cựu Thủ tướng Tymoshenko đang gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và ốm liệt giường trong tù. Bà Karpacheva cũng cho rằng không nên để các điều tra viên hỏi cung bà Tymoshenko trong phòng giam. Tuy nhiên, lãnh đạo trại giam khẳng định bà Tymoshenko luôn từ chối mọi sự trợ giúp y tế, một mực đòi được điều trị bên ngoài. Bà Tymoshenko từng là nhân tố chủ chốt của cuộc Cách mạng Cam ở Ukraine năm 2004. Ảnh: AFP. Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau buổi hội đàm được cho là lãnh đạm với Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite ngày 22-11, ông Yanukovich cho biết ông đã liên hệ với trưởng công tố và các bộ trưởng liên quan để nắm tình hình sức khỏe của địch thủ một thời. Ông nói: Tôi được thông báo rằng hệ thống y tế trong tù không đạt yêu cầu, nên việc điều trị hoặc các dịch vụ y tế sẽ do các cơ sở y khoa ở Kiev cung cấp trong những ngày tới, có thể là trong ngày 22 hoặc 23-11. Trước đó, cũng tại buổi họp báo trên, Tổng thống Lithuania Grybauskaite đã chuyển cho ông Yanukovich một thông điệp cứng rắn mà bà được Liên minh châu Âu (EU) ủy quyền phát ngôn. Châu Âu rất sốc trước bản án dành cho bà Tymoshenko. Nhiều ý kiến khẳng định bà Tymoshenko và các đồng sự là là nạn nhân của một quá trình trung lập hóa chính trị bà Grybauskaite nói. Bà Tymoshenko và những người ủng hộ bên ngoài phiên tòa ở Kiev hồi tháng 10. Ảnh: AFP. Bà Tymoshenko, 50 tuổi, bị kết án 7 năm tù hồi tháng 10 với tội lạm dụng chức quyền trong vụ ký hợp đồng mua bán khí đốt với Nga năm 2009 và buộc bà phải bồi thường cho tập đoàn năng lượng quốc gia Naftogaz số tiền 1,5 tỉ grípna (tương đương 189,5 triệu USD). Vụ án này bị bà Tymoshenko lẫn nhiều lãnh đạo châu Âu chỉ trích là có động cơ chính trị. Vụ xử cũng khiến quan hệ giữa Ukraine và EU trở nên u ám dù trước đó Kiev rất mong muốn thắt chặt hợp tác và thúc đẩy tự do thương mại với EU. EU cho rằng bà Tymoshenko là nạn nhân của một vụ xử mang tính chính trị. Ảnh: AFP. EU kêu gọi Ukraine trả tự do cho bà Tymoshenko nhưng ông Yanukovich, người đã thắng sít sao bà Tymoshenko trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 2-2010, đáp lại rằng ông chỉ đang đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng và hành vi lợi dụng chức quyền trong hàng ngũ quan chức cao cấp của Ukraine. Dự kiến, Tòa phúc thẩm Kiev sẽ xem xét đơn kháng cáo của bà Tymoshenko vào ngày 13-12 tới.
-1
Theo ông Max Tutor, trưởng một nhóm cứu hộ, người dân ở các khu vực thấp trong thị trấn San Francisco, thuộc tỉnh Agusan del Sur đã phải sơ tán đến nơi cao hơn. Tại thành phố Surigao gần đó, nhiều ngôi làng bị nhấn chìm trong nước lũ. Cơ quan Mỏ và địa chất của tỉnh kêu gọi người dân địa phương đang sống gần núi cao và đang làm việc trong mỏ tránh các khu vực sườn núi, đề phòng lở đất. Cơ quan giám sát thiên tai địa phương đang theo dõi sát tình hình và đã chuẩn bị phương án di dời dân nếu tình hình tiếp tục xấu đi./. (TTXVN/Vietnam+).
-1
Phát biểu tại Nhà Trắng 05/01, Tổng thống Obama rơi nước mắt khi nói về các vụ xả súng ở Mỹ. (Ảnh: Internet). Triều Tiên bất ngờ tuyên bố thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch vào lúc 10h ngày 06/01/2016. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tháng trước tuyên bố Triều Tiên chế tạo được cả bom nguyên tử và bom nhiệt hạch, sẵn sàng sử dụng chúng để bảo vệ lãnh thổ và phẩm giá quốc gia. Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch mới kiểm soát súng đạn trên toàn nước Mỹ ngày 05/01. Trong bài phát biểu cảm động tại Nhà Trắng, Tổng thống Barack Ombama tuyên bố sẽ dùng quyền hành pháp qua mặt Quốc hội để đưa ra các biện pháp hạn chế sở hữu súng đạn. Theo đó, các cơ sở kinh doanh súng hoặc trực tuyến hoặc tại cửa hàng phải có giấy phép kinh doanh. Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, JPMorgan Chase bị phạt 48 triệu USD do bị cáo buộc do xử lý trái với quy định về thời hạn giải quyết tài sản thế chấp. Toyota, thương hiệu ô tô hàng đầu thế giới, cho ra mắt Viện nghiên cứu Toyota bao gồm đội ngũ các nhà khoa học được thuê với mục tiêu nghiên cứu sản xuất loại xe hơi không thể gây tai nạn. Giá dầu tăng lần đầu tiên trong phiên giao dịch ngày thứ Tư 6/1 , sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 11 năm tại phiên giao dịch trước, làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung toàn cầu bất chấp căng thẳng leo thang tại Trung Đông. Mạng xã hội Twitter tuyên bố sẽ sớm cho ra mắt tính năng mới cho phép người dùng chia sẻ nội dung dài hơn 140 ký tự trong một tweet, nhằm cạnh tranh với Facebook và các trang blog như Medium. Công ty lên kế hoạch ra mắt sản phẩm mới vào cuối quý I/2016. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) do Caixin/Markit tháng 12/2015 rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2014. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) do Caixin/Markit công bố giảm 1 điểm xuống mức 50,2 điểm trong tháng 12/2015 thấp nhất kể từ tháng 7/2014, cho thấy ngành công nghiệp Trung Quốc đang trải qua chu kỳ yếu kém nhất kể từ năm 2009. Sony công bố doanh số khủng máy chơi game PlayStation 4s. Trong khuôn khổ hội chợ games tại Las Vegas, Sony lên tiếng thông báo rằng PS4 đã đạt cột mốc doanh số 5,7 triệu máy. Ông trùm bất động sản Donald Trump lên tiếng phản pháo trên trang cá nhân khi ngôi sao Hollywood Samuel L. Jackson cho rằng Ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa gian lận trong trận golf mà anh cùng tham gia vào ngày thứ Ba. Người đứng đầu thương hiệu xe hơi bán chạy nhất Volkswagen tuyên bố ông tự tin sẽ đạt được thỏa thuận với Mỹ cho phép tiêu thụ 500.000 xe động cơ diesel khi đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt về khí thải tại thị trường nước này. Nguyễn Việt Hà (Theo Business Insider).
0
Lễ khai trương tuyến tàu cao tốc Tohoku. (Nguồn: Mainichi). Trong khi đó, tuyến tàu cao tốc Akita cũng lần đầu ra mắt thế hệ tàu E6 với tên gọi Super-Komachi. Tàu Hayabusa chạy trên đoạn Utsunomiya-Morioka đạt tốc độ 320km/giờ, rút ngắn thời gian đoạn nối ga Tokyo với ga ShinAomori xuống còn 2 tiếng 59 phút (nhanh hơn 11 phút so với trước đây). Phát biểu tại lễ khời hành chuyến tàu tại ga ShinAomori vào 6 giờ sáng 16/3 (giờ Nhật Bản), Tỉnh trưởng Aomori Shingo Mimura cho biết: Để vùng Bắc Đông Bắc và Nhật Bản thịnh vượng, tôi muốn mở màn cho chiến dịch tái thiết sau động đất từ tỉnh Aomori này. Tàu cao tốc Hayabusa ra mắt ngày 5/3/2011. Tuy nhiên, do trận thiên tai kinh hoàng tại Đông Bắc sáu ngày sau đó, tuyến tàu này đã phải tạm ngừng. Tuy được khai thông toàn tuyền vào ngày 29/4/2011 nhưng con tàu vẫn bị hạn chế về tốc độ. Tốc độ tối đa hiện nay của tàu là 300 km/giờ trong khi tốc độ thiết kế ngang hàng với tàu TGV của Pháp là 320km/giờ. Trong khi dó, tàu Super-Komachi nối Akita-Tokyo đạt thời gian nhanh nhất 3 tiếng 45 phút, nhanh hơn 5 phút so với tàu Komachi E3 thế hệ trước đó. Thế hệ tàu E6 có chiều dài mũi tới 13m và là đặc trưng rõ rệt nhất của loại tàu này. Ở phần đầu và nóc tàu, màu đỏ của tàu đại diện cho đặc trưng văn hóa của Akita trong lễ hội truyền thống namahage và cũng là màu sắc của loại đèn hoa đăng trong lễ hội này. Đến mùa Xuân năm 2014, Công ty đường sắt Đông Nhật Bản sẽ lần lượt thay thế thế hệ E3 bằng E6 và vận tốc tối đa của tàu lên tới 320km/giờ./. Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+).
1
Ngày 13/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tổ chức tuyến du lịch trái phép đến quần đảo Hoàng Sa và việc tàu hải cảnh Trung Quốc truy đuổi một tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNg 95215 TS ở khu vực đảo Bạch Quy, quần đảo Hoàng Sa, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những hành động như vậy đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc ký tháng 10/2011. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế, chấm dứt ngay và không tái diễn những hoạt động đó, đóng góp xây dựng vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. (nguồn: Bộ Ngoại giao).
-1
Đại sứ đặc biệt của Tổng thống Donald Trump trong liên quân chống lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS của Mỹ, ông Brett McGurk hôm 21/12 cho hay, Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện quân sự ở căn cứ At Tanf, phía đông nam Syria cũng như nhiều khu vực khác ở quốc gia này nhằm đảm bảo IS không quay trở lại các vùng đã được giải phóng. Theo ông McGurk, IS vẫn đang lởn vởn quanh căn cứ At Tanf và liên quân Mỹ còn một chặng đường dài nữa mới kết thúc sứ mệnh tiêu diệt IS. Máy bay quân sự Nga hoạt động ở Syria. Chúng tôi đang có mặt ở căn cứ At Tanf và chúng tôi sẽ vẫn ở lại đây để đảm bảo IS không thể quay trở lại cũng như giải quyết tình hình khủng hoảng nhân đạo hiện nay. Chúng tôi cũng sẽ ở lại nhiều khu vực khác tại Syria để ngăn IS quay trở lại, Sputnik dẫn lời ông McGurk. Bên cạnh đó, Mỹ cũng kêu gọi Nga giúp đỡ đưa hàng cứu trợ tới khu tị nạn Al-Rukban nằm gần At Tanf. Khoảng 45.000 người dân Syria đang có mặt tại trại tị nạn Al-Rukban ngay gần biên giới Jordan và gần căn cứ At Tanf. Chúng tôi hy vọng Nga sẽ đồng thuận với kế hoạch chung hỗ trợ nhân đạo cho khu tị nạn, ông McGurk nói thêm. Trại tị nạn Al-Rukban nằm ở tỉnh Homs và cách căn cứ At-Tanf 18 km về phía nam đồng thời nằm trong vùng lãnh thổ do Mỹ kiểm soát ở khu vực biên giới giữa Syria và Jordan. Hồi đầu tháng 11, Trung tâm Hòa giải dân tộc Syria của Nga đã cáo buộc Mỹ thành lập một căn cứ huấn luyện ngay gần trại tị nạn al-Rukban nhằm mục đích thiết lập một nhóm đối lập ôn hòa mới. Sau đó, Nga đã đề nghị các quân nhân Mỹ hoạt động tại căn cứ At-Tanf hỗ trợ đảm bảo hành lang an toàn cho các tuyến hàng cứu trợ nhân đạo chuyển tới trại Al-Rukban. Phía liên quân Mỹ đã đồng thuận nhưng cho biết thêm, họ không nhận được thông báo chính thức từ chính quyền Syria về việc cho các phái đoàn nhân đạo đi qua. Cũng theo ông McGurk, các thỏa thuận với Nga dù đôi khi trở nên căng thẳng nhưng tất cả đều hướng tới đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêu diệt IS. Tuy nhiên, hôm 21/12, người đứng đầu phái đoàn Nga trong các đối thoại hòa giải Syria ở Astana, ông Alexander Lavrentyev cho rằng việc quân đội Mỹ tiếp tục hiện diện ở Syria là bất hợp pháp và còn đang gia tăng về số lượng. Cũng theo ông Lavrentyev, những lý do mà Mỹ đưa ra liên quan tới sự hiện diện quân sự ở Syria bao gồm tại căn cứ At Tanf chỉ là bao biện. Hồi tháng 10/2015, Nga và Mỹ đã ký một bản ghi nhớ song phương nhằm đảm bảo an toàn trên không cho lực lượng chiến đấu cơ hai nước khi cùng hoạt động trên không phận Syria. Trong khi các lực lượng quân sự Nga hoạt động ở Syria sau lời đề nghị của chính quyền Tổng thống Bashar Assad, thì chiến dịch quân sự của liên quân Mỹ ở Syria lại không nhận được sự đồng thuận từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và chính quyền Damascus. Minh Thu (lược dịch).
0
Bán đảo Triều Tiên đang đứng bên bờ vực của một cuộc đối đầu quân sự mới. Mỹ và Triều Tiên liên tục đưa ra những tuyên bố hủy diệt lẫn nhau. Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ hủy diệt toàn bộ Triều Tiên nếu phải tự vệ hoặc để bảo vệ đồng minh. Đáp lại, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho, ngày 25/9 lên án những phát biểu của Tổng thống Trump. Ông coi đây chính là tuyên bố chiến tranh và Triều Tiên có quyền bắn hạ máy bay Mỹ, ngay cả khi các phi cơ không đi vào không phận nước này. Một ngày sau, Triều Tiên đã điều máy bay đến vùng biển phía đông và tiến hành các biện pháp phòng vệ khác. Trước đó, Mỹ đã điều động máy bay ném bom B-1B Lancer đến bán đảo Triều Tiên. Trong quá khứ, đụng độ trên không giữa Triều Tiên và Mỹ đã từng xảy ra. Theo ABC News , ngày 15/4/1969, máy bay do thám EC-121M, thuộc phi đội trinh sát không lưu VQ-1, Hải quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Atsugi, Nhật Bản. Máy bay sử dụng mã liên lạc Deep Sea 129. Nó được giao nhiệm vụ thu thập thông tin tín hiệu điện tử trên khu vực biển Nhật Bản. Máy bay do thám EC-121 trong một sứ mệnh trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: USAF. Phi cơ EC-121 bay theo lộ trình hướng đến gần cảng Vladivostok, căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Liên Xô. Sau đó, nó quay về bay dọc theo bờ biển phía đông Triều Tiên để quay về hạ cánh ở căn cứ Osan, Hàn Quốc. Phi đội VQ-1 đã thực hiện hơn 200 sứ mệnh theo lộ trình như vậy mà không gặp bất kỳ sự cố nào nhưng biến cố lớn đã xảy ra ngày hôm đó. Khi quay về bay dọc theo bờ biển phía đông Triều Tiên, EC-121 bay cách bờ biển Triều Tiên khoảng 120 km và bắt đầu hoạt động thu thập thông tin tình báo. Khoảng 12h30, biên đội tiêm kích MiG-21 của Triều Tiên cất cánh từ Wonson hướng đến vị trí của máy bay Mỹ. Sự xuất hiện của MiG-21 không nhận được sự quan tâm của radar trinh sát Mỹ bố trí tại Hàn Quốc. EC-121 đã bay theo lộ trình này trong 2 năm trước khi bị bắn hạ. Đồ họa: NBC News. Đến 13h, phi hành đoàn EC-121 liên lạc với căn cứ nhưng không được thông báo gì về việc MiG-21 của Triều Tiên đang tiếp cận. MiG-21 bay với tốc độ siêu âm dễ dàng đuổi kịp EC-21 không được vũ trang và không có chiến đấu cơ hộ tống. Khoảng 13h47, chiếc EC-121 biến mất khỏi màn hình radar ở trung tâm kiểm soát không lưu của Mỹ tại Hàn Quốc. Tình báo Mỹ sau đó xác nhận MiG-21 của Triều Tiên đã bắn hạ EC-121 khiến toàn bộ phi hành đoàn 31 người thiệt mạng. Chi tiết của vụ bắn hạ không được tiết lộ với công chúng. Tuy nhiên, một số nguồn tin giả định rằng một tên lửa không đối không được phóng đi từ MiG-21 đã bắn rơi phi cơ do thám của Mỹ. Hai tiếng sau vụ tấn công, truyền thông Triều Tiên phát sóng bản tin tố cáo máy bay Mỹ xâm phạm không phận nước này và ca ngợi chiến công bắn hạ nó. Chính quyền Tổng thống Richard Nixon vô cùng tức giận với vụ bắn hạ và ra lệnh chuẩn bị tấn công đáp trả. Một loạt các giải pháp quân sự được nêu ra, trong đó có cả tấn công Bình Nhưỡng bằng bom hạt nhân chiến thuật. Bruce Charles, cựu phi công Mỹ tại Hàn Quốc nhớ lại rằng lúc đó một quả bom hạt nhân chiến thuật đã được lắp trên máy bay của ông và sẵn sàng chờ lệnh. Tuy nhiên, không có giải pháp đáp trả Triều Tiên nào được tiến hành. Chính quyền Nixon mới nhậm chức được cho là có quá ít thông tin về lực lượng Mỹ tại bán đảo Triều Tiên, cũng như thiếu sự kết nối với các nước đồng minh trong khu vực. Điều duy nhất mà Mỹ có thể làm lúc đó là tiếp tục duy trì các chuyến bay do thám để chứng minh rằng họ không bị đe dọa bởi bất kỳ ai. Triều Tiên tung video giả định thiêu cháy tàu sân bay Mỹ Triều Tiên công bố một đoạn video với hình ảnh tên lửa của nước này tấn công máy bay ném bom và tàu sân bay của Mỹ. Trung Hiếu.
-1
Vào rạng sáng 15.5, các công tố viên ở New York đã khởi tố ông Strauss-Kahn về tội hiếp dâm và giam người trái phép. Strauss-Kahn dự kiến sẽ xuất hiện trước một thẩm phán ở New York vào tối hôm nay. Luật sư của ông Strauss-Kahn, Benjamin Brafman, cho biết thân chủ của ông sẽ không nhận tội. Tổng Giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn - Ảnh: Reuters Strauss-Kahn là một trong những nhà ngoại giao hàng đầu trên thế giới chịu trách nhiệm xử lý cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước châu Âu. Ông bị dẫn giải xuống khỏi một chiếc máy bay của hãng Air France đậu tại phi trường John F Kennedy chỉ vài phút trước khi chiếc máy bay này cất cánh đến Paris (Pháp). Theo người phát ngôn của Sở cảnh sát New York (NYPD) Paul Browne, trong hôm 14.5, một nữ hầu phòng 32 tuổi đã tố cáo ông Strauss-Kahn về tội cưỡng bức sau khi bỏ chạy khỏi khách sạn Sofitel ở Quảng trường Thời đại (New York), nơi xảy ra vụ việc. Theo tố cáo, Strauss-Kahn đã kéo người nữ hầu phòng vào trong phòng, khóa trái cửa và ép buộc người này quan hệ tình dục. Ông Browne cũng cho biết ông Strauss-Kahn sẽ không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao. Strauss-Kahn, một ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Xã hội Pháp trong cuộc bầu cử vào tháng 4 năm tới, đã nhanh chóng rời khỏi khách sạn sau khi xảy ra vụ việc, bỏ lại điện thoại di động và hành lý trong phòng. Ông dự kiến sẽ tham dự một cuộc họp các Bộ trưởng Tài chính của Liên minh châu Âu ở Brussels (Bỉ) trong hôm 16.5 để bàn về việc cứu trợ tài chính cho Bồ Đào Nha và Hy Lạp. IMF hiện vẫn chưa đưa ra bình luận về sự việc nghiêm trọng này. Khách sạn Sofitel ở New York, nơi xảy ra vụ việc - Ảnh: Reuters Là cựu bộ trưởng Tài chính của Pháp, Strauss-Kahn từng chạy đua vào vị trí lãnh đạo của đảng Xã hội Pháp trong năm 2006 song bị bà Segolene Royale đánh bại. Một năm sau đó, ông được bổ nhiệm vào chức Tổng giám đốc IMF. Chính trị gia 62 tuổi được ca ngợi nhờ thành tích lãnh đạo IMF vượt qua những thời kỳ khó khăn, bao gồm cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới gần đây. Tuy nhiên, năm 2008, ông từng bị ban lãnh đạo IMF điều tra vì mối quan hệ ngoài luồng với một nữ nhân viên của mình. Ban lãnh đạo IMF khi đó nhận định hành động của Strauss-Kahn phản ánh một sai lầm nghiêm trọng về phán đoán song cho rằng đó là mối quan hệ đồng thuận. Sơn Duân.
-1
Lời mời của bà Poklonskaya được đưa ra ngay sau khi Buzzfeed dẫn hai nguồn tin ngoại giao giấu tên cho hay trong một cuộc họp, ông Trump đã phát biểu trước các nhà lãnh đạo nhóm G7 rằng, Crimea là của Nga bởi mọi người dân trên bán đảo đều nói tiếng Nga. Cựu Công tố Crimea và hiện là nghị sĩ Nga Natalya Poklonskaya mời ông Trump tới thăm Crimea. Hôm 15/6, tờ Interfax cho hay thư ký báo chí của Đại sứ quán Mỹ ở Moscow cũng đã lên tiếng bình luận về thông tin trên. Người này nhấn mạnh, quan điểm chính thức của Mỹ là Crimea vẫn là một phần lãnh thổ của Ukraine và các lệnh trừng phạt của Mỹ với Nga sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ quốc gia sẽ vẫn được duy trì chừng nào Nga trả lại quyền kiểm soát Crimea cho Ukraine. Tuy nhiên, vào chiều ngày 15/6, văn phòng báo chí Nhà Trắng đã không đưa ra bình luận xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Trump tuyên bố Crimea là của Nga tại hội nghị G7. Bà Poklonskaya đánh giá Nhà Trắng đã quá hèn nhát trong việc xác nhận thông tin. "Chúng tôi mời Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Crimea để chắc chắn rằng tuyên bố của ông ấy là đúng. Sau chuyến đi, Tổng thống Trump sẽ cho cả thế giới biết ông ấy là một chính trị gia độc lập và xứng đáng", bà Poklonskaya chia sẻ trên trang Facebook cá nhân. Bà Poklonskaya được bổ nhiệm làm người đứng đầu Phòng Công tố Crimea vào năm 2014 sau khi người dân trên bán đảo quyết định tổ chức trưng cầu dân ý và sáp nhập vào Liên bang Nga. Đoạn video về hình ảnh cuộc họp báo đầu tiên của bà Poklonskaya đã ngay lập tức gây bão trên internet vì ngoại hình xinh đẹp của nữ chính trị gia. Thậm chí, đoạn video này còn thu hút hàng triệu lượt xem. Trong đoạn video này, bà Poklonskaya cho hay bà đã bị chính quyền Ukraine đe dọa cầm tù thậm chí là xử tử nếu chấp nhận chức vụ người đứng đầu Phòng Công tố Crimea nhưng bà vẫn quyết không từ chức. Cũng trong năm 2014, cơ quan an ninh Nga cho hay họ đã phá được 2 âm mưu ám sát bà Poklonskaya. Trong đó, một vụ là gài bom ngay tại phòng làm việc của bà Poklonskaya và một lần là bom thư. Tới tháng 9/2016, bà Poklonskaya được bầu làm nghị sĩ trong Hạ viện Nga. Minh Thu (lược dịch).
-1
Người dân thủ đô Paris bàng hoàng sau đợt khủng bố đẫm máu - Reuters. Sự kiện thủ đô Paris bị tấn công gây thiệt hại khủng khiếp chưa từng thấy tại nước Pháp đã tạo ra một làn sóng phản ứng phẫn nộ trong công luận. Bên cạnh quyết tâm đoàn kết quốc gia, báo chí Pháp kêu gọi "phải trả thù" cho các nạn nhân và tiêu diệt thánh chiến, RFI đưa tin. Tất cả các nhật báo dù bảo thủ hay thiên tả đều dành các bài bình luận ngày Chủ nhật 15/11/2015, để kêu gọi "ăn miếng trả miếng" với Daesh, tổ chức Nhà nước Hồi giáo, kẻ đã nhận là thủ phạm khủng bố ngày 13/11 tại Paris giết chết gần 130 người. Với tựa "Buồn thảm và căm hờn", nhật báo cánh hữu Le Figaro phát hành số đặc biệt ngày Chủ nhật, 48 giờ sau loạt khủng bố tự sát của Daesh tại Paris. Tương tự, Libération cũng ra số đặc biệt chủ nhật, in đậm trên trang nhất : "Tôi là Paris", lấy lại khẩu hiệu "Tôi là Charlie" sau vụ khủng bố tấn công tòa soạn tuần báo trào phúng Charlie Hebdo hồi đầu năm 2015. Ngay nhật báo có tiếng chừng mực của Pháp là Le Monde cũng nhận định: "Nước Pháp đang lâm chiến". Cuộc chiến chống khủng bố độc tài mù quáng và sát nhân. Nói chung, báo chí Pháp khẳng định cuộc chiến mới bắt đầu và người dân Pháp từ nay phải sống với đe dọa khủng bố. Truyền thông Pháp gọi đây là cuộc chiến giữa "một nền Cộng hòa đối đầu với man rợ". Tuy nhiên, nhật báo Libération cảnh giác: không nên rơi vào cái bẫy thâm độc của Daesh, xem tín đồ đạo Hồi là kẻ thù, đưa đến xung đột trong xã hội. Nhật báo cánh tả giải thích : Trong tầm nhìn của kẻ sát nhân, họ không phân biệt Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Ả Rập, Tây phương hay thế tục gì cả. Họ giết tất cả mọi người. Cơ sở này hướng dẫn chúng ta trả đũa. Nếu hủy bỏ các quyền tự do để chống khủng bố là thua kẻ thù. Chỉ có tình thương và quyền tự do mới cho chúng ta cuộc sống tự do. TÚ ANH.
-1
(ĐVO) Hôm 12/11, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin tuyên bố, công ty quốc phòng Kurganmashzavod đang phát triển xe chiến đấu đổ bộ đường không mới. Chúng tôi đã sẵn sàng để tiếp tục làm việc trên các nền tảng mới đang được phát triển tại Kurganmashzavod. Điều này bao gồm cả nền tảng Kurganets cho xe chiến đấu mới của lực lượng đổ bộ đường không, ông Rogozin nói. Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trên các hệ thống được thông qua. Trước đó, Tư lệnh Lục quân tướng Vladimir Chirkin từng nói, quân đội sẽ nhận chuyển giao xe bọc thép mới sau năm 2015. Hiện nay, nhà máy Kurganmashzavod đang phát triển khung gầm xe bọc thép hạng trung đa dụng Kurganet-25 cho phép phát triển nhiều phương tiện chiến đấu trên nền tảng này. Các xe chiến đấu mới sẽ thay thế các loại xe chiến đấu BMP, BMD, xe chở quân MT-LB. Thiên Minh (theo Ria Novosti).
0
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ cảnh sát thành phố Zurich cho biết, vụ tai nạn giữa một đoàn tàu liên tỉnh và một đoàn tàu địa phương xảy ra lúc 6h45' sáng 20/2 tại Rafz, một thị trấn nhỏ gần biên giới Đức, cách thành phố Zurich khoảng 30km. Được biết, đoàn tàu vừa rời nhà ga Rafz và trên đường tới Schaffhouse. Một cảnh sát Zurich cho biết, 5 người bị thương trong vụ tai nạn. Trong khi một nhân viên cứu hộ đề nghị giấu tên nói rằng có tới 49 người đã bị thương. Giao thông tuyến đường sắt giữa hai thị trấn của Blach và Schaffhouse tạm thời ngừng hoạt động.
-1
Người phát ngôn Cục Hàng không dân dụng Philippines (CAAP) Eric Apolonio cho hay chiếc máy bay 2 động cơ Piper 23 Apache, do hãng hàng không Lite Air Express điều hành, đã rơi khi vừa cất cách từ một sân bay gần đó. Chiếc máy bay chở 5-6 người, trong đó có 2 phi công, đã gặp nạn khi đang trên đường tới thành phố Laoag, phía Tây Bắc đảo Luzon. Trong khi đó, người phát ngôn cảnh sát John Bulalacao xác nhận máy bay đã rơi vào một nhà của một phụ nữ 80 tuổi. Vụ việc đã khiến ngôi nhà bốc cháy và máy bay bị phá hủy hoàn toàn. Ngoài toàn bộ những người trên máy bay, vụ tai nạn cũng khiến 3 trẻ em và 2 phụ nữ trong ngôi nhà thiệt mạng. Hiện mọi chuyến bay do Lite Air Express quản lý đều bị đình chỉ để phục vụ công tác điều tra. TTXVN/Báo Tin tức.
-1
Một phiên họp Quốc hội Ukraine. Khu vực này thuộc thẩm quyền của Nga từ hơn 2 năm nay được Kiev đề nghị gọi là "Cộng hòa tự trị Crimea Tatar". Sáng kiến khẩn cấp của Quốc hội đang chờ quyết định ủng hộ cuối cùng từ Tổng thống Petro Poroshenko. Thể theo luật pháp Ukraine, việc đổi tên phải được đưa vào Hiến pháp đất nước. Vì vậy, những thay đổi tương ứng trong bộ luật chủ chốt sẽ do một nhóm chuyên gia, quan chức và lãnh đạo triển khai làm việc. Khối lượng những điều cần làm không hề nhỏ, trong thực tế, song song với đổi tên khu vực còn có những điều chỉnh liên quan đến Sevastopol mà các đại biểu đã đề nghị tước qui chế đặc biệt, công nhận các dân tộc bản địa của Crimea. Theo phương án của Verkhovna Rada, danh sách sẽ bao gồm người Tatar Crimea, người Karaim và Krưmchak, nhưng người Nga và thậm chí người Ukraine sẽ bị loại. Theo Sputnik.
-1
Một trong số 4 người trên máy bay MU-2B mất tích. Ảnh: Getty. Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ cho biết, một máy bay MU-2B đã mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu vào chiều 15.5. Trước khi mất liên lạc, chiếc MU-2B đang ở phía đông đảo Eleuthera ở độ cao 7,3 km. Chiếc máy bay mất tích trên xuất phát từ Puerto Rico và trên đường bay đến Titusville, bang Florida. Trên máy bay có tất cả 4 người trong đó có 2 trẻ em. Lực lượng bờ biển cho biết, hiện đã tìm được các mảnh vỡ máy bay nhưng chưa có thông tin gì về các hành khách. Theo truyền thông Mỹ, những người trên chuyến bay mất tích là Nathan Ulrich và Jennifer Blumin và hai người con trai 4 tuổi và 10 tuổi của họ. Người phát ngôn của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ chia sẻ với ABC News rằng, không có dấu hiệu thời tiết bất thường vào thời điểm máy bay mất tích. Tam giác Bermuda nổi tiếng với tên gọi "Tam giác quỷ", là khu vực nằm ở phía tây biển Bắc Đại Tây Dương. Một số lượng lớn máy bay và tàu thuyền đã biến mất một cách bí ẩn khi đi qua khu vực này. Hà Liên.
-1
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida. (Ảnh: AFP/TTXVN). Các biện pháp trừng phạt này bao gồm đình hoãn các cuộc thảo luận về nới lỏng điều kiện cấp thị thực. Theo Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, các biện pháp trừng phạt cũng bao gồm dừng đàm phán về một thỏa thuận đầu tư cũng như hiệp định song phương về đảm bảo khai thác vũ trụ một cách hòa bình và ngăn chặn các hoạt động quân sự nguy hiểm. Nhật Bản cũng hối thúc Nga không sáp nhập Crimea, đồng thời bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine. Nhật Bản chỉ trích cuộc trưng cầu dân ý tại bán đảo trên Biển Đen này cuối tuần qua là bất hợp pháp bất chấp thực tế đa số người dân Crimea bỏ phiếu ủng hộ đưa khu vực này gia nhập Liên bang Nga./.
-1
Mệnh lệnh hành pháp nói trên được ông Trump ký ngay trong ngày làm việc thứ 3 của ông Trump tại nhà Trắng và 2 ngày sau tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi hiệp định thương mại lịch sử, vốn được coi là ưu tiên lớn nhất của người tiền nhiệm Obama. Ông Trump, người luôn cam kết thúc đẩy các ngành sản xuất ở Mỹ, khẳng định sẽ thay thế TPP bằng các thỏa thuận thương mại song phương, theo đó cho phép Mỹ đạt nhiều ưu thế hơn trong đàm phán. Tổng thống Mỹ Donald Trump và sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP. Ảnh: Reuters. Theo quan điểm của ngươi đứng đầu nước Mỹ, Hiệp định TPP có nhiều điều khoản gây tổn hại đến một số ngành sản xuất tại Mỹ và mang việc làm ra khỏi nước Mỹ. Kết thúc đàm phán tháng 10-2015 sau 5 năm xây dựng, TPP là một hiệp định lịch sử về mở cửa hàng rào thuế quan với sự tham gia của 12 nước: Mỹ, Việt Nam, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore, chiếm 40% GDP toàn cầu. TPP cũng từng được coi là trụ cột căn bản của chính sách "Tái cân bằng", chuyển hướng sang châu Á trong 8 năm cầm quyền của Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama. Thỏa thuận này đang trong giai đoạn 2 năm chờ đợi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn. Hiện nhiều nước thành viên TPP đang cân nhắc khả năng triển khai hiệp định này mà không cần sự tham gia của Mỹ. Tuy nhiên, do các điều khoản được 12 nước công nhận, TPP sẽ chỉ có hiệu lực nếu các nước thông qua đóng góp ít nhất 85% GDP trong khối. Được biết, Quốc hội Mỹ trước khi ông Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP vẫn chưa xem xét để thông qua chính thức hiệp định này, bất chấp những nỗ lực của chính quyền Obama. Phùng Nguyễn.
0
Theo thông báo này, trong chiến dịch đặc biệt được tiến hành trong hai ngày 4-5/5 tại Abkhazia, FSB và SGBA đã phát hiện mười căn hầm bí mật chứa rất nhiều vũ khí các loại cùng chất nổ của tổ chức khủng bố quốc tế Imarat Kavkaz. Trong số này có ba giàn tên lửa phòng không Igla và Strela, hai súng chống tăng, các súng cối, rất nhiều mìn, đạn dược và chất nổ cùng bản đồ chi tiết thành phố nghỉ mát Sochi. Theo tài liệu mà FSB thu giữ được, tổ chức Imarat Kavkaz đã lên kế hoạch thực hiện các vụ khủng bố và phá hoại trong các năm 2012-2014, khi Nga chuẩn bị tiến hành Olympic mùa Đông Sochi-2014./. (TTXVN).
-1
Đây cũng là lý do để chính quyền thủ đô Rome thông qua một kế hoạch phối hợp hành động chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng can thiệp khẩn cấp trong trường hợp có tình huống xảy ra. Trong kịch bản có tấn công khủng bố nhằm vào Colosseo, các đơn vị như Cơ quan An ninh hành động (CNO), Cơ quan Mật vụ (Digos), lực lượng chữa cháy, cứu hộ dân sự, cứu thương sẽ được huy động tức thời để cùng nhau triển khai, tạo thành quy trình khép kín tại khu vực bị tấn công và các vùng đệm. Nếu tình huống có chất nổ, bom được phát hiện sớm, đơn vị chuyên trách chất nổ, hạt nhân, sinh hóa, phóng xạ sẽ giữ vai trò tiên phong. Đấu trường Colosseo, điểm du lịch nổi tiếng tại Italy. Ảnh: AP. Các phương án đảm bảo giao thông thông suốt cũng được các cơ quan chức năng tính toán chi tiết để các phương tiện cấp cứu có thể tiếp cận trực tiếp khu vực bị tấn công trong thời gian sớm nhất. Một số các địa điểm du lịch tại khu vực trung tâm Rome có không gian rộng lớn như khu sân vận động cổ Circus Maximus cũng được dự tính là nơi tập kết máy bay lên thẳng cấp cứu để sơ tán các nạn nhân đến bệnh viện. Kế hoạch phối hợp hành động này được đánh giá là sẽ tối ưu hóa thời gian và tăng hiệu quả hành động giảm thiểu thiệt hại của các cơ quan chức năng trong tình huống khủng bố. Tình hình nhập cư phức tạp từ Bắc Phi, Trung Đông vào Italy qua Địa Trung Hải đang kéo theo nhiều nguy cơ khủng bố từ các phần tử Hồi giáo quá khích trà trộn. Năm 2015 được Vatican coi là năm Thánh đặc biệt, sự kiện này dự kiến sẽ thu hút hàng triệu người hành hương đến Rome. TTXVN/Tin Tức.
0
Nhật báo Hàn Quốc JoongAng Ilbo ngày 16-2 dẫn lời một quan chức chính phủ Hàn Quốc nói: Đang có thấy hoạt động gần đường hầm số hai và ba tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. Đặc biệt, hoạt động đang gia tăng tại đường hầm số ba với các phương tiện chở đất đi lại tấp nập, rõ ràng nhằm lấp đầy đường hầm. Nguồn tin này cho biết thêm những động thái này tương tự hoạt động ở giai đoạn cuối của quá trình chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân lần ba hôm 12-2. Tin tức về vụ thử hạt nhân thứ ba của Triều Tiên. Ảnh: Reuters. Theo các nguồn tin và hình ảnh vệ tinh, có ba đường hầm tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri, thuộc tỉnh Bắc Hamgyong. Giới quân sự Hàn Quốc tin rằng vụ thử hôm 12-2 diễn ra tại đường hầm số hai, nằm ở phía tây. Cùng ngày 12-2, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin nhận định có khả năng một cuộc thử hạt nhân nữa sẽ được tiến hành vì đường hầm số ba ở phía nam đã được chuẩn bị. Một quan chức quân sự Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên có tiếp tục thử hạt nhân hay không là do quyết định của giới lãnh đạo nước này chứ không phụ thuộc vấn đề kỹ thuật. Tuy nhiên, một quan chức quân sự khác cho rằng ít có khả năng Bình Nhưỡng thử tiếp hạt nhân lần thứ tư. "Triều Tiên đang trong bầu không khí lễ hội khi kỷ niệm ngày sinh của ông Kim Jong-il (16-2). Họ sẽ không tổ chức lễ hội song song với thử hạt nhân - người này phỏng đoán. Hình ảnh vệ tinh cho thấy bãi phóng Tonghae đang dần hoành thiện. Ảnh: JoongAng Ilbo. Trong khi đó, trang web 38 North của Viện Mỹ - Hàn thuộc trường đại học John Hopkins đã đăng tải hình ảnh vệ tinh của một bệ phóng tên lửa ở Triều Tiên, dấy lên lo ngại về một vụ phóng tên lửa nữa. "Trong khi cơ sở phóng tên lửa Sohae là tâm điểm chú ý của quốc tế năm 2012 thì việc xây dựng cơ sở vật chất ở khu vực phóng vệ tinh Tonghae đã có bước tiến triển quan trọng kể từ cuối tháng 10-2012. Đến tháng 1-2013, một nửa bệ phóng quanh giàn cần cẩu đã không còn tuyết và cần trục hiện đang hướng về phía bắc" trang web cho biết. Nằm ở đầu đông bắc của Triều Tiên, trạm phóng vệ tinh Tonghae từng được dùng cho các vụ phóng tên lửa năm 1998, 2006 và 2009.
-1
Tấm bản đồ mới của Trung Quốc đã được đem in hàng loạt (Nguồn: Reuters). Báo India Today trích truyên bố của Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định Arunachal Pradesh là bộ phận không thể tách rời của Ấn Độ. Vấn đề này đã được Ấn Độ nhiều lần chuyển tải đến chính quyền Trung Quốc. Chính quyền bang Arunachal Pradesh cực lực lên án hành động trên của Trung Quốc và đề nghị chính phủ Ấn Độ phải tìm giải pháp. Thủ hiến bang Arunachal Pradesh, ông Nabam Tuki, phát biểu: Chúng tôi phản đối và lên án tuyên bố chủ quyền (của Trung Quốc) đối với Arunachal Pradesh. Chúng tôi muốn Chính phủ đàm phán với Trung Quốc để tìm giải pháp cho vấn đề này". Những tranh cãi liên quan đến bản đồ mới của Trung Quốc xuất hiện khi Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari đang ở Bắc Kinh tham dự các sự kiện kỷ niệm 60 năm ký hiệp định Panchsheel, trong đó có 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Trong cuộc họp báo hôm 26/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình cũng đã khẳng định, việc phát hành bản đồ trên của Trung Quốc là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế khi đưa ra "đường 10 đoạn" nuốt gần trọn Biển Đông. Nhiều nước trên thế giới cũng đã lên án tấm bản đồ phi pháp này, cho rằng nó đi ngược lại luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia./.
-1
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in hôm nay (22/5) tại Nhà Trắng. Cuộc gặp này được cho là đóng vai trò quyết định xem liệu Hội nghị Thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có diễn ra hay không? Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: CNN. Nhiệm vụ của Tổng thống Moon Jae-in trong chuyến thăm Mỹ lần này được cho là vô cùng nặng nề để cứu vãn động thái mở cửa ngoại giao hiếm hoi giữa Mỹ và Triều Tiên, vốn đang gặp rắc rối khi cả hai bên đều tuyên bố bảo lưu khả năng diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh. Trên thực tế, mục đích chuyến thăm Mỹ của ông Moon Jae-in ban đầu là để cân chỉnh lại chiến lược chung giữa hai đồng minh trong việc ứng xử với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy nhiên, mục đích chuyến thăm đã bị điều chỉnh, trở thành chuyến thăm nhằm xử lý khủng hoảng sau khi Triều Tiên dọa rút khỏi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến diễn ra vào ngày 12/6 ở Singapore. Nhà Trắng dường như đã mất cảnh giác trước những thay đổi khó lường từ Triều Tiên. Mặc dù Tổng thống Trump nhấn mạnh rằng ông vẫn giữ cam kết về cuộc gặp với ông Kim nhưng Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence hôm qua (21/5) cảnh báo rằng Mỹ để ngỏ khả năng không tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh với Triều Tiên. Phía Mỹ cũng cảnh báo Triều Tiên không nên tìm kiếm sự nhượng bộ cho những cam kết mà họ không có ý định thực hiện. Trước đó, ông Trump từng cảnh báo Hội nghị Thượng đỉnh với Triều Tiên có thể không diễn ra hoặc chính bản thân ông sẽ rút lui nếu như cuộc gặp với ông Kim Jong-un không cho thấy khả năng đạt được một thỏa thuận. Reuters dẫn lời một quan chức Nhà Trắng giấu tên cho biết, hiện các trợ lý của ông Trump đang trông chờ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in giúp xác nhận xem liệu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có nghiêm túc cam kết phi hạt nhân hóa hay không. Một số quan chức khác của Mỹ đã bày tỏ quan điểm cá nhân cho rằng ông Moon vì quá phấn khích trước những tiến triển trong quan hệ với Triều Tiên có thể đã phóng đại sự sẵn sàng đàm phán của ông Kim về việc từ bỏ kho vũ khí hạt nhân. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cử Cố vấn an ninh Quốc gia của mình đến Nhà Trắng hồi tháng 3, mang theo thông điệp nói rằng Triều Tiên có thể sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân. Đây rõ ràng là một viễn cảnh hấp dẫn. Ông Trump khi đó đã khiến các vị khách đến từ Hàn Quốc và chính các trợ lý của mình bị bất ngờ với việc cơ bản chấp nhận đề nghị gặp gỡ. Có lẽ nhà lãnh đạo Mỹ nhìn thấy một cơ hội đạt được thỏa thuận để tránh xảy ra đối đầu quân sự với Triều Tiên. Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (phải) có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: AFP. Kể từ đó, đã có hàng loạt các cuộc đàm phán ở nhiều cấp độ khác nhau giữa Hàn Quốc và Triều Tiên; hai chuyến đi đến Bình Nhưỡng của ông Mike Pompeo [một chuyến thăm trên cương vị Giám đốc CIA và một trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ - ND]. Triều Tiên cũng đã phóng thích 3 công dân Mỹ, qua đó giải quyết vấn đề được cho là trở ngại cuối cùng trước thềm Thượng đỉnh Mỹ - Triều. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, hai chuyến thăm của ông Pompeo ngoài việc thu được kết quả là sự tự do của 3 công dân Mỹ, dường như đã thất bại trong việc làm rõ ý định thực sự của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong cuộc gặp dự kiến với Tổng thống Trump. Thử thách Trump? Cảnh báo của Triều Tiên về việc rút khỏi Hội nghị Thượng đỉnh với Mỹ được cho là nỗ lực kiểm tra sự sẵn sàng của Tổng thống Trump để đưa ra những nhượng bộ về các yêu cầu của ông đối với việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Đó là chính sách mà Triều Tiên ngay từ đầu muốn theo đuổi, một quan chức Mỹ giấu tên nói với Reuters. Việc Triều Tiên kịch liệt chỉ trích Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton khi ông này đề xuất sử dụng "mô hình Libya" để phi hạt nhân hóa Triều Tiên được cho là đã gây ra sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ chính quyền Mỹ. Dù cho Tổng thống Mỹ Donald Trump không đồng tình với Cố vấn Bolton về quan điểm áp dụng mô hình Libya để giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Bolton sẽ mất đi ảnh hưởng. Hàn Quốc như thường lệ tiếp tục có những tuyên bố nhằm hạ nhiệt cả hai bên, khuyến khích tiếp tục tìm giải pháp để Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra theo đúng kế hoạch. Tuy vậy vai trò của Seoul lại bị đặt dấu hỏi lớn khi mà tuần trước, quan chức đàm phán chính của Triều Tiên cho rằng các đối tác Hàn Quốc không biết gì và không đủ năng lực. Phía Hàn Quốc kiềm chế và không đáp trả. Nam Gwan-pyo, một quan chức Nhà Xanh [Phủ Tổng thống Hàn Quốc ND] cho biết: Lãnh đạo Hàn Quốc và Mỹ dự kiến thảo luận các biện pháp để đảm bảo một tương lai tươi sáng cho Triều Tiên trong trường hợp nước này thực sự hoàn toàn phi hạt nhân hóa. Tổng thống Trump đã tìm cách xoa dịu Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bằng cách đảm bảo khả năng phát triển kinh tế của nước này và cam kết an ninh của Bình Nhưỡng sẽ được đảm bảo trong bất kỳ thỏa thuận nào. Nhưng ông Trump cũng nhấn mạnh Triều Tiên cần phải có các bước đi cụ thể trước khi nghĩ tới việc nới lỏng bất kỳ biện pháp trừng phạt nào, đồng thời cảnh báo việc không đạt được thỏa thuận về phi hạt nhân hóa có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Căng thẳng hiện tại phản ảnh một khoảng cách cực kỳ rộng và nguy hiểm giữa Mỹ và Triều Tiên. Việc phi hạt nhân hóa không nằm ngoài khả năng đàm phán của Triều Tiên nhưng họ hy vọng Mỹ sẽ chấm dứt cái gọi là chính sách thù địch như một điều kiện tiên quyết cho việc loại bỏ vũ khí hạt nhân, chuyên gia Eric Gomez thuộc Viện CATO nhận xét. Định nghĩa chính sách thù địch ở đây khó có thể giải thích cụ thể nhưng nó dường như bao gồm cả việc Mỹ phải rút gần 30.000 quân hiện đang đồn trú ở Hàn Quốc. Hãng thông tấn Yonhap trích lời một quan chức Nhà Xanh nói rằng, trong cuộc gặp tại Nhà Trắng ngày 22/5, Tổng thống Moon "có thể nói với Tổng thống Trump những gì Nhà lãnh đạo Triều Tiên mong đợi và không mong đợi". Rõ ràng, để biến cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Donald Trump và Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thành sự thật và xa hơn là mang lại hòa bình, ổn định cho Bán đảo Triều Tiên, các bên liên quan vẫn còn rất nhiều việc phải làm./. Hùng Cường/VOV.VN.
0
Ông Htin Kyaw là một cộng sự thân cận của bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD). Hồi tháng 11 năm ngoái, đảng này đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử được coi là mang tính lịch sử tại Myanmar. Tân Tổng thống Myanmar Htin Kyaw. Để giành chiến thắng, ông Htin Kyaw đã vượt qua một ứng viên khác do đảng NLD đề cử và một ứng viên do chính quyền quân sự đề xuất. Ông Htin Kyaw đã giành được 360 phiếu bầu trên tổng số 652 lá phiếu. Ứng viên đứng ở vị trí thứ 2 là ông Myint Swe, do chính quyền quân sự đề cử với 200 phiếu. Ông Henry Van Thio, ứng viên còn lại do đảng NLD đề cử giành được 79 phiếu. Hai người này sẽ giữ cương vị là các phó Tổng thống. Theo quy định trong Hiến pháp Myanmar, bà Suu Kyi không thể giữ cương vị Tổng thống do có chồng con là người mang quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, bà đã nhiều lần khẳng định sẽ có quyền lực hơn cả Tổng thống. Bình Minh Theo BBC.
0
Mở đầu thông điệp, ông Putin giới thiệu sơ lược những nội dung sẽ trình bày, trong đó nhấn mạnh đến chủ quyền của nước Nga vào những thời điểm khó khăn. Sau đó, nhà lãnh đạo Nga đề cập về những chính sách đối nội, trong đó có chăm sóc sức khỏe, giáo dục, kinh tế, kinh doanh và cải cách hành chính... Ông Putin thừa nhận đ ất nước đang đối mặt nhiều khó khăn, vấn đề nhưng tin rằng đất nước sẽ vượt qua chúng bởi tinh thần đoàn kết của người dân. Nói về nguyên tắc bảo vệ nhân quyền, nhà lãnh đạo Nga cho rằng "tự do ngôn luận" không cho người ta quyền được xem thường người khác. Ông cho biết cải cách bầu cử đã được tiến hành tại Nga, và những cuộc bầu cử gần đây cho thấy người dân nườc này đang sống trong một xã hội thống nhất. Ông Putin dự báo kinh tế sẽ tiếp tục suy giảm nhưng với tỉ lệ thấp. Lạm phát sẽ giảm xuống dưới mức 6% vào cuối năm nay, so với mức 12% trước đó không lâu. Ông Putin tin rằng mục tiêu lạm phát 4% có thể đạt được. Chuyển sang vấn đề đối ngoại, ông Putin phàn nàn nước Nga đang đối mặt sự "gây hấn" của cộng đồng quốc tế, trong đó có vụ bê bối doping dẫn đến lệnh cấm vận động viên điền kinh Nga tham gia Olympics. Ông nhấn mạnh Moscow cần biết cách tự bảo vệ trước những hành động tấn công như thế. Mặt khác, ông nhận định quan hệ Nga - Trung Quốc là hình mẫu cho các mối quan hệ quốc tế dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Ông cũng đánh giá quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ đang phát triển tốt. Về quan hệ với Mỹ, Nga sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới ở Washington. Theo ông, sự tan vỡ trong mối quan hệ song phương này có thể dẫn đến thảm họa lớn. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga lên tiếng ca ngợi chiến dịch quân sự của nước này ở Syria khi nhận định cuộc chiến chống khủng bố ở đó đang thành công vang dội. Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc thông điệp liên bang hôm 1-12. Ảnh: RT. Đây là thông điệp liên bang lần thứ 13 của ông Putin và là thông điệp thứ 23 trong lịch sử Nga. Sự kiện này luôn thu hút sự tham gia của đông đảo truyền thông trong nước và quốc tế. Năm ngoái, hơn 500 phóng viên đã tham dự buổi đọc thông điệp liên bang của ông Putin. Trước thềm sự kiện này, người phát ngôn tổng thống, ông Dmitry Peskov, nhận định đây sẽ là thông điệp liên bang rất "khác biệt". Năm nay, thông điệp liên bang hoàn toàn khác biệt về nội dung, dù vẫn giữ phong cách của ông Putin - ông Peskov hé lộ. Trong các thông điệp trước đó, ông Putin thường tập trung vào những vấn đề đối nội quan trọng nhất , nhưng cũng không quên chính sách đối ngoại. Lần này, ông Andrey Isaev, nghị sĩ thuộc Đảng nước Nga thống nhất, cho rằng ông Putin sẽ đặt trọng tâm vào vấn đề làm thế nào để vượt qua khủng hoảng tài chính và phát triển kinh tế đất nước. Trong khi đó, ông Vladimir Dzhabarov, Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban đối ngoại thuộc Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện), nhận định thông điệp liên bang sẽ đề cập đến chính sách của Nga với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), trong đó có những bình luận và gợi ý về sự hợp tác mang tính xây dựng với các đối tác phương Tây. P.Võ (Theo RT, TASS).
0
Nếu cất cánh theo dự kiến vào năm 2019, chiếc máy bay có hình dáng khá kỳ lạ Stratolaunch này có thể sẽ phá kỷ lục trong suốt 71 năm qua, trở thành chiếc máy bay có sải cánh lớn nhất thế giới. Chiếc Stratolaunch nặng: 226,769kg; dài: 73m; sải cánh: 117m. Đến nay, chưa máy bay nào có thể vượt qua được kỷ lục sải cánh lớn nhất thế giới do chiếc Howard Hughes' H-4 Hercules nắm giữ. Tuy nhiên, đây không phải yếu tố duy nhất để đánh giá độ khổng lồ của một chiếc máy bay. Howard Hughes' H-4 Hercules nặng: 113,399kg; dài: 66,65m; sải cánh: 97,54m. Cất cánh lần đầu tiên năm 1947 và hiện không còn hoạt động. Antonov An-225 Mriya- chiếc máy bay có 6 động cơ và đang giữ kỷ lục máy bay vẫn đang hoạt động nặng nhất và có sải cánh lớn nhất. Antonov An-225 Mriya nặng: 285.000kg; dài 84m; sải cánh: 88,4m. Cất cánh lần đầu năm 1988. Airbus A380-800 nặng 277.000kg; dài 72,72m; sải cánh 79,75m. Cất cánh lần đầu năm 2005. Đây là máy bay chở được số hành khách nhiều nhất thế giới. Về lý thuyết, A380-800 có thể chở được 850 hành khách. Tuy nhiên, các hãng hàng không hiện chỉ cho phép từ 450-550 hành khách lên máy bay mỗi chuyến. Boeing 747-8, máy bay thương mại xuyên lục địa lớn nhất lịch sử thế giới. Boeing 747 được mệnh danh là Nữ hoàng của bầu trời. Hình dáng của dòng máy bay này còn là một biểu tượng nổi tiếng trong suốt 30 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động đầu năm 1970. Dòng Boeing 747-8 nặng: 220.128kg; dài: 76,3m; sải cánh: 68,4m. Cất cánh lần đầu năm 2010 (chiếc B747-8F). Antonov An-124, máy bay bận tải quân sự lớn nhất thế giới. Nặng: 175.000kg; dài 68,96m; sải cánh: 73,3m. Cất cánh lần đầu năm 1982. Antonov An-124 thuộc biên chế Không quân Nga. Lockheed C-5 Galaxy, một trong những máy bay quân sự lớn nhất thế giới. Nặng: 172.371kg; dài: 75,31m; sải cánh: 67,89m. Cất cánh lần đầu năm 1968. Lockheed C-5 Galaxy có thể chở được 6 trực thăng tấn công Apache hoặc 2 xe tăng M1 với quãng đường 11.000km. Trong nhiều thập kỷ, Lockheed C-5 Galaxy thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ triển khai quân sự Mỹ ở nước ngoài. Tupolev Tu-160, máy bay ném bom chiến lược từ thời Liên Xô. Nặng: 110.000kg; dài: 54,10m; sải cánh: 55,70m. Cất cánh lần đầu năm 1981. Tu-160 hiện vẫn đang phục vụ trong lực lượng Không quân Nga, với thế hệ hiện đại đầu tiên Tu-160M2 ra mắt cuối năm 2017. HAV Airlander 10, sự kết hợp giữa một máy bay và một khí cầu. Nặng: 20.000kg; dài: 92m; sải cánh: 43,5m. Cất cánh lần đầu năm 2012. HAV Airlander 10 thường được gọi là thiết bị bay lớn nhất thế giới. Ra đời với mục đích ban đầu là phục vụ quân sự và do hãng Phương tiện bay (HAV) của Anh sản xuất. Tuy nhiên, sau khi ra mắt, chương trình phát triển tiếp theo của HAV Airlander 10 đã bị hủy bỏ. Thiết bị bay này đang tiếp tục được thử nghiệm sau khi xảy ra nhiều sự cố. Mil Mi-26, trực thăng vận tải lớn nhất thế giới từng được đưa vào sản xuất hàng loạt. Nặng: 28.200kg; dài: 40m; độ dài cánh quạt: 32m. Cất cánh lần đầu năm 1977. Mil Mi-26 không phải là trực thăng vận tải lớn nhất từng được sản xuất, song nó là chiếc lớn nhất được sản xuất hàng loạt và vẫn còn hoạt động đến ngày nay cho các lực lượng Không quân trên khắp thế giới./. Hoàng Lê/VOV.VN.
0
Theo Jakarta Post, ngày 18/12, một chiếc máy bay vận tải quân sự mang tên Hercules C-130 chở 12 thành viên tổ bay thuộc lực lượng không quân và 1 kỹ thuật viên phụ trách radar đã rơi xuống một khu vực miền núi ở tỉnh Papua, Indonesia. Những mảnh vỡ máy bay ở hiện trường vụ tai nạn tại vùng núi tỉnh Papua. Chiếc máy bay bị hư hỏng nặng và dường như đã bốc cháy. Tất cả 13 người trên máy bay đều thiệt mạng, Rasbuhani Umar, người đứng đầu hãng hàng không Wamena Airport cho biết. Chiếc Hercules C-130 mang số hiệu chuyến bay A-1334 Navex 32 xuất phát từ thành phố Timika, dự kiến bay tới Wamena. Người điều khiển mặt đất nhận tín hiệu từ máy bay lúc 6 giờ 8 phút giờ địa phương, tới 6 giờ 9 phút thì mất liên lạc, Tư lệnh Không quân Indonesia Agus Supriatna nói với hãng tin AFP. Chiếc máy bay khi đó đang thực hiện nhiệm vụ chở lương thực. Nguyên nhân gây ra vụ tai nạn ban đầu được xác định là do tình hình thời tiết, lúc đó ở Wamena trời nhiều sương và tầm nhìn chỉ trong khoảng 2km. Ông Supriatna cho biết chiếc máy bay đã bay xuyên qua những đám mây trước khi gặp nạn. Các đội điều tra cùng lực lượng cứu hộ đã được đưa tới hiện trường. Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân vụ tai nạn. Chúng tôi vô cùng đau buồn vì vụ tai nạn máy bay vừa xảy ra ở Wamena. Những vụ việc tương tự sẽ không xảy ra lần nữa, Tổng thống Indonesia viết trên trang Twitter. Những năm gần đây, nhiều vụ tai nạn máy bay đã xảy ra tại Indonesia khiến nhiều người chết và bị thương, trong đó có cả những vụ rơi máy bay của lực lượng quân sự, vốn là lực lượng có nguồn ngân sách eo hẹp. Gần đây nhất, hồi tháng 11/2016, chiếc trực thăng quân sự Mi-17 đã gặp nạn trong rừng ở đảo Borneo, trên đường chở những công nhân xây dựng tới căn cứ Bulan. Vụ tai nạn khiến 13 người chết, chiếc trực thăng bốc cháy hoàn toàn. Trước đó, vào tháng 7, chiếc phi cơ Embraer EMB 314 Super Tucano của không quân Indonesia đã lao vào ngôi nhà ở đảo Java khi đang thực hiện chuyến bay kiểm tra định kỳ, khiến 2 người trên khoang và 2 dân thường đang ở trong nhà thiệt mạng. Vụ tai nạn kinh hoàng nhất diễn ra vào tháng 6/2015 khi chiếc Hercules C-130 đâm vào khu dân cư ở thành phố Medan khiến 142 người chết, trong đó có 12 người phi hành đoàn, 109 hành khách và 22 nạn nhân dưới mặt đất. Nguyên nhân được xác định là do động cơ cánh phải máy bay bị hỏng. Danh Tuyên.
-1
Máy bay F18 của Tây Ban Nha. (Nguồn: Reuters). Theo AFP, ngày 17/10, một máy bay tiêm kích F18 đã bị rơi khi đang cất cánh từ một căn cứ quân sự gần thủ đô Madrid (Tây Ban Nha), khiến một phi công thiệt mạng - vụ tai nạn máy bay quân sự thứ hai tại Tây Ban Nha chỉ trong vòng một tuần. Trên trang Twitter, Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha đã xác nhận phi công đã thiệt mạng trong vụ tai nạn xảy ra gần căn cứ Torrejon de Ardoz, cách Madrid khoảng 20km. Một nữ phát ngôn bộ này cho biết: Các đội cứu hộ đang trên đường tới hiện trường vụ tai nạn," đồng thời cho biết thêm nguyên nhân vụ tai nạn hiện chưa được làm rõ. Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi phi công của một máy bay phản lực Eurofighter thiệt mạng khi chuẩn bị hạ cánh tại một căn cứ quân sự ở Albacete, cách Madrid 300km về phía Đông Nam, sau khi tham gia một cuộc trình diễn nhân ngày Quốc khánh Tây Ban Nha 12/10./. (Vietnam+).
-1
Hiện trường vụ rơi máy bay A321 tại Hassana, Ai Cập ngày 1/11. (Ảnh: THX/TTXVN). Trang blog của FlightRadar24, chuyên giám sát các chuyến bay trên toàn thế giới, ngày 4/11 đã công bố độ cao trong 40 giây cuối cùng của chiếc Airbus A321 thực hiện chuyến bay mang số hiệu 7K-9268 của hãng hàng không Kogalymavia, rơi trên bầu trời bán đảo Sinai khiến 224 người thiệt mạng. Số liệu cho thấy chiếc A321 xấu số trước khi rơi đã đột ngột mất độ cao sau một "sự kiện đáng kể" nào đó. Theo FlightRadar24, vào hồi 4 giờ 13 phút 14 giây giờ địa phương, chiếc máy bay bay ở độ cao gần 10.000 m với vận tốc khoảng 175 m/phút. Tuy nhiên ngay sau đó máy bay đột ngột mất độ cao với vận tốc 100 m/phút. Vào thời điểm 4 giờ 13 phút 16 giây, máy bay mất độc cao với vận tốc 1,7 km/phút và sau đó là 2,5 km/phút. Vào thời điểm 4 giờ 13 phút 19 giây, không rõ do nguyên nhân gì mà vận tốc rơi theo phương thẳng đứng của máy bay giảm một nửa. Tuy nhiên đến thời điểm 4 giờ 13 phút 22 giây, máy bay tiếp tục hạ độ cao nhanh. Vận tốc rơi của máy bay giảm tiếp vào hồi 4 giờ 13 phút 24 giây và 4 giây sau máy bay tiếp tục mất độ cao mạnh. Dữ liệu cuối cùng FlightRadar24 nhận được về máy bay trên kể từ 4 giờ 13 phút 31 giây và từ thời điểm đó họ chỉ nhận được dữ liệu qua cảm biến GPS. 8 giây sau, vào thời điểm 4 giờ 13 phút 39 giây, họ không còn nhận được dữ liệu độ cao của máy bay. FlightRadar24 cho biết: "Trong trường hợp bình thường, các dữ liệu về độ cao qua GPS chỉ do cơ quan kiểm soát không lưu yêu cầu, nhưng trong trường hợp này chúng tôi thấy qua các dữ liệu một sự kiện đáng kể đã xảy ra, và máy bay bắt đầu hạ độ cao nhanh chóng.". Trước đó, hôm 3/11, phát ngôn viên Chính phủ Ai Cập Husam al-Kuveysh cho rằng tất cả các bằng chứng, kể cả dữ liệu từ vệ tinh, cho thấy nguyên nhân vụ tai nạn có thể là trục trặc kỹ thuật trên máy bay. Trước đó hãng tin Tass dẫn lời một nguồn tin thân cận với cuộc điều tra cho biết trên thi thể các nạn nhân không tìm thấy dấu vết tác động của chất nổ./.
-1
Được biết đến với tên gọi chính thức là Reaktivnoi Protivotankovii Granatomet (Súng phóng lựu Chống tăng Vác vai). Khẩu súng chỉ bao gồm một cái ống rỗng với phía sau có một chóp hình nón, còn phía trước là một đầu đạn hình kim cương lớn, nhưng cho đến giờ vẫn đóng vai trò quan trong trong chiến tranh hiện đại. Với tầm bắn hiệu quả từ 200m đến tối đa gần 920m RPG-7 luôn là thứ vũ khí thích hợp cho cận chiến, mục tiêu của nó không chỉ bị bó hẹp ở các phương tiện cơ giới mà còn có thể được sử dụng để tấn công các công trình quân sự, chống bộ binh hay thậm chí là cả mục tiêu bay thầm thấp như trực thăng. Súng chống tăng RPG-7. Ảnh: Infonet. Mỗi binh sĩ thông thường có thể mang theo 3 quả đạn PG-7 dành cho súng chống tăng RPG-7 và hầu như họ có thể tác chiến độc lập mà không cần tới sự trợ giúp từ bên ngoài. Trong ảnh là một binh sĩ Afghanistan với đạn phân mảnh OG-7V của RPG-7 được sử dụng chủ yếu để chống bộ binh. Theo tờ Army Recognition, tính từ khi được Quân đội Nga đưa vào trang bị lần đầu tiên vào năm 1961 cho tới nay, đã có hơn 9 triệu đơn vị súng chống tăng RPG-7 được sản xuất vượt xa mọi loại vũ khí chống tăng từng được chế tạo. Vũ khí này có mặt trong quân đội và lực lượng bán vũ trang tại hơn 100 quốc gia trên thế giới và xuất hiện ở hầu hết mọi cuộc xung đột từ Chiến tranh Lạnh cho đến nay. Các biến thể đạn nâng cấp của RPG-7 hiện tại được thiết kế để loại bỏ các điểm yếu trên nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu tác chiến của một dòng súng chống tăng cá nhân. Trong đó có thể kể tới các biến thể đạn xuyên giáp như PG-7VL, PG-7VR với việc cải tiến thiết kế đầu đạn nổ lõm trên các phiên bản đạn PG-7 dành cho RPG-7 trước đó. Dựa trên thiết kế của RPG-7, Nga phát triển các thế hệ tên lửa chống tăng dẫn đường đầu tiên như 9M14 Malyutka và 9M17 Fleyta với tầm bắn xa hơn cũng như hiệu quả hơn. Tuy nhiên các dòng tên lửa chống tăng này vẫn bị đánh giá là kém cơ động hơn so với RPG-7, do đó sau này khi Quân đội Nga đã dần loại biên 9M14 Malyutka hay 9M17 Fleyta thì RPG-7 vẫn còn tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Và không chỉ riêng trong Quân đội Nga, mà quân đội nhiều nước trên thế giới vẫn đang tiếp tục sử dụng súng chống tăng RPG-7 với quy mô ngày càng phổ biến hơn trước đến mức người ta so sánh loại súng phóng lựu chống tăng này với huyền thoại súng trường tấn công Ak-47 cũng do Liên Xô chế tạo. Ngoài sự hiệu quả trên chiến trường thì một yếu tố nữa dẫn đến sự thành công của RPG-7 chính là chi phí tối thiểu dành cho nó. Hàng trăm hay ngàn đơn vị đạn GP-7 dành cho RPG-7 có thể được xuất bán chỉ trong một ngày trên toàn thế giới với nguồn cung gần như vô tận đã khiến loại vũ khí này rẻ hơn bao giờ hết nhất là tại Trung Đông. Nếu không tính tới việc bắn hạ những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại thì ngày nay RPG-7 luôn hoàn thành tốt vai trò vai trò của mình trên chiến trường khi nó đủ khả năng gây thiệt hại nặng đối với mọi loại phương tiện bọc thép chiến đấu lẫn xe bọc thép chở quân. Điển hình như chiếc xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Quân đội Mỹ bị RPG-7 của lực lượng nổi dậy bắn hạ tại Iraq trong hình. An Dương (T/h).
0