text
stringlengths 1
32.6k
| label_pred
float64 -1
1
|
---|---|
Nhà báo Igal Sarna đã viết trên mạng xã hội Facebook 2 năm trước rằng bà Sara Netanyahu, vợ Thủ tướng Netanyahu, đã cho dừng đoàn xe hộ tống trên đường cao tốc vào ban đêm và đuổi chồng ra ngoài.
Vợ chồng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ra tòa hôm 14-3 tham dự phiên xử kiện ông bà bị nhà báo bôi nhọ. Ảnh: AP.
Ông Sarna, đang làm việc cho tờ báo Yediot Aharonot , viết rằng đoàn xe của Thủ tướng Netanyahu đã dừng trên cao tốc Tel Aviv - Jerusalem và một người đàn ông không quá trẻ bị đuổi xuống xe trong đêm cùng những tiếng la hét chỉ bởi vì một người phụ nữ không muốn ông ta ngồi chung xe với mình.
Tuy nhiên, tại phiên xử kiện bị bôi nhọ hôm 14-3, ông Netanyahu tuyên bố thông tin của nhà báo trên là lời nói dối. Về phần mình, ông Sarna nhấn mạnh điều đó hoàn toàn là sự thật và dựa trên các nguồn tin đáng tin cậy.
Theo báo Haaretz , vợ chồng Thủ tướng Isreal kiện ông Sarna có hành động kinh tởm, hoài nghi, thấp kém, hèn hạ và quá quắt đối với họ cũng như cố tình làm cả hai xấu hổ trước công chúng. Hai ông bà Netanyahu yêu cầu nhà báo Sarna bồi thường số tiền tương đương 76.400 USD vì tổn hại danh dự.
Nhà báo Igal Sarna. Ảnh: EPA.
Báo Haaretz trích lời Thủ tướng Netanyahu nói tại tòa án: Mọi thứ ông Sarna nói đều là dối trá. Bất kỳ ai hiểu biết về an ninh của đoàn xe hộ tống đều rõ những chuyện như thế không thể xảy ra.
Bà Netanyahu cũng đã xác nhận rằng bà từng tranh cãi với chồng trong nhiều năm qua nhưng không thể nhớ được có trường hợp nào như thế xảy ra.
Luật sư của ông Sarna đã hỏi lý do bà Netanyahu không kiện các nhà báo khác viết những câu chuyện không đúng sự thật về mình. Nếu tôi phải kiện những người viết lời bịa đặt về tôi trong 20 năm qua, tôi sẽ phải ra tòa mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút bà Netanyahu đáp. Trong khi đó, ông Sarna khẳng định những gì ông viết dựa trên thông tin từ một số người cung cấp, trong đó có thành viên đội an ninh của thủ tướng Israel.
Tuy nhiên, nhà báo này từ chối tiết lộ danh tính những người cung cấp thông tin cho ông và nói với tòa rằng họ đã từ chối làm chứng vì lo sợ bị ảnh hưởng.
Xuân Mai (Theo BBC).
| -1 |
Ảnh minh họa.
Mãi tới gần đây sai lầm này mới được sửa chữa nhưng ông vẫn coi cả 2 ngày sinh đều là những ngày may mắn. Chính vì thế mà mới đây, ông ghi cả 2 ngày đó vào tấm vé số ông mua cầu may. Và ông vừa ngạc nhiên vừa vui sướng khi đọc báo thấy mình trúng số 1,9 triệu USD.
Ngọc Thoa.
Theo Newsru.co.il.
| 1 |
Gói cứu trợ trên gồm 10 tỷ euro huy động vốn cho các ngân hàng, 25 tỷ euro dự trữ đề phòng trường hợp khẩn cấp và 50 tỷ euro dành cho kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách của Chính phủ Ireland. Trong gói cứu trợ này, Ireland đóng góp 17,5 tỷ euro, phần lớn lấy từ quỹ lương hưu. Phần còn lại chia đều cho Cơ chế ổn định tài chính châu Âu (EFSM), Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các khoản vay song phương từ Anh, Đan Mạch và Thụy Điển, những nước tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Ireland đối phó với nguy cơ vỡ nợ. Một nguồn tin của EU cho biết các bộ trưởng tài chính EU cũng nhất trí về các điều kiện nghiêm ngặt mà Dublin phải đáp ứng để đổi lấy khoản cứu trợ tài chính trên, bao gồm cải tổ hệ thống ngân hàng của Ireland, thực hiện các cải cách thúc đẩy tăng trưởng và đến năm 2015 giảm thâm hụt ngân sách của chính phủ xuống mức dưới 3% GDP. Kế hoạch trên được EU thông qua vài giờ trước khi Quốc hội Ireland dự kiến bỏ phiếu về ngân sách "thắt lưng buộc bụng" năm 2011, trong đó dự kiến tăng thuế và cắt giảm chi tiêu tổng cộng 6 tỷ euro (8 tỷ USD)./. (TTXVN/Vietnam+).
| 0 |
Ngày 2/3, phát biểu tại buổi họp báo cùng người đồng cấp Syria đang ở thăm Tehran, Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi nói: Trong cuộc bầu cử sắp tới, giống như những người khác, Tổng thống Assad sẽ tham gia và nhân dân Syria sẽ chọn ra người mà họ mong muốn... Ông Salehi còn nhấn mạnh ngoài Syria, sẽ không có quốc gia nào được phép quyết định số phận của người dân Syria.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Các tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh quân đội Syria đang có những chiến thắng mang tính chiến lược trước quân nổi dậy.
Trong khi đó, hôm 27-2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố rằng chính quyền Obama đã đưa ra thêm 60 triệu USD hỗ trợ cho phe đối lập chính trị ở Syria và sẽ lần đầu tiên, cung cấp viện trợ phi vũ khí trực tiếp cho quân nổi dậy.
Bộ trưởng Ngoại giao Syria và Iran thì cáo buộc Washington đang trì hoãn việc kết thúc cuộc nội chiến.
Tổng thống Syria, Assad, nói với tờ Sunday Times trong một cuộc phỏng vấn vào thời điểm trùng với chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông Kerry rằng: Sự hỗ trợ tình báo, truyền thông và tài chính là cực kỳ nguy hiểm.
Ông Assad cũng nói với tờ Sunday Times rằng ông không có ý định sẽ sống lưu vong. "không có người dân yêu nước nào lại nghĩ về cuộc sống bên ngoài đất nước mình" ông Assad nói.
Liên hợp quốc ước tính, khoảng 70.000 người đã chết kể từ khi cuộc nổi dậy chống Assad bắt đầu từ tháng 3-2011.
| 0 |
Trùm ma túy Guzman đã được đưa lại nhà tù liên bang Altiplano, nơi tên này trốn thoát hồi tháng 7 năm ngoái. Lực lượng an ninh tăng cường một loạt biện pháp để ông trùm không có thêm cơ hội vượt ngục. Theo đó, họ lắp thêm 400 camera mới ở khắp nơi, các sĩ quan hy vọng sẽ có thêm 600 chiếc vào tháng 4 này. Các nhân viên an ninh có nhiệm vụ không rời mắt Guzman và mang theo camera gắn trên mũ của họ.
Ngoài ra, Guzman không được giam ở một phòng trong thời gian dài, hắn bị di chuyển vài phút hoặc vài giờ một lần. Nhằm tránh để ông trùm lợi dụng đường hầm một lần nữa, nhà chức trách gia cố sàn phòng giam bằng các thanh sắt dày gần 2 cm.
Bùi Loan.
| 0 |
Lãnh đạo các nước Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Mỹ hôm 26-5 bày tỏ quan ngại về hiện trạng của các nền kinh tế mới nổi tại ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) tại Ise-Shima, tỉnh Mie - Nhật Bản.
Nỗi lo về kinh tế.
Thủ tướng nước chủ nhà Shinzo Abe thậm chí còn đưa ra dữ liệu cho thấy giá hàng hóa cơ bản trên toàn cầu đã giảm 55% trong giai đoạn từ tháng 6-2014 đến tháng 1-2016. Tỉ lệ này cũng tương tự như giai đoạn từ tháng 7-2008 đến tháng 2-2009, tức sau khi xảy ra vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothers (Mỹ) dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, không phải ai cũng bi quan như nhà lãnh đạo Nhật Bản. Các nhà lãnh đạo G7 đánh giá thực trạng các nền kinh tế đang phát triển là nghiêm trọng nhưng vẫn có quan điểm cho rằng tình hình kinh tế lúc này không phải là một cuộc khủng hoảng - phó chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hiroshige Seko nói với các phóng viên sau ngày làm việc đầu tiên. Dù vậy, theo ông Seko, các nhà lãnh đạo G7 nhất trí phải thúc đẩy chi tiêu để tạo động lực cho tăng trưởng thế giới nhưng thời điểm và số tiền cụ thể còn tùy thuộc từng nước. Anh và Đức cho đến giờ vẫn không đáp lại lời kêu gọi tung ra các gói kích thích tài chính.
Các nhà lãnh đạo G7 tại Nhật Bản hôm 26-5 Ảnh: REUTERS.
Ngoài kinh tế, những nội dung khác được thảo luận tại hội nghị là chủ nghĩa khủng bố, khủng hoảng di cư, an ninh mạng và an ninh hàng hải, nhất là sự hung hăng của Trung Quốc tại biển Đông và biển Hoa Đông. Theo ông Seko, các nhà lãnh đạo G7 nhất trí về tầm quan trọng của việc phát đi tín hiệu rõ ràng về những gì xảy ra tại các vùng biển trên. Quan chức này nói thêm cái tên Trung Quốc đã được nhắc đến trong các cuộc thảo luận về vấn đề an ninh hàng hải hôm 26-5.
Phớt lờ sức ép của Trung Quốc.
Phát biểu bên lề hội nghị, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nhấn mạnh G7 cần có lập trường rõ ràng và cứng rắn về những yêu sách chủ quyền gây tranh cãi của Trung Quốc.
Chính sách của G7 là rõ ràng: bất kỳ tranh chấp lãnh thổ hoặc hàng hải nào cũng cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Các hành động đơn phương, ép buộc hoặc sử dụng vũ lực sẽ không được chấp nhận - ông Tusk khẳng định.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nhấn mạnh Washington muốn thấy giải pháp hòa bình cho tranh chấp biển Đông sau cuộc gặp Thủ tướng Abe hôm 25-5. Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron giục Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về vụ Philippines kiện đường lưỡi bò sai trái của Bắc Kinh ở biển Đông.
Những phát biểu trên cho thấy Trung Quốc đã thất bại trong việc vận động một số thành viên G7, như Ý, ngăn Mỹ và Nhật đưa vấn đề biển Đông ra thảo luận tại hội nghị. Trước thềm hội nghị, Trung Quốc còn tìm đủ mọi cách gây sức ép lên G7. Ngoại trưởng Vương Nghị hôm 26-5 kêu gọi G7 phải duy trì lập trường khách quan và công bằng, không nên leo thang căng thẳng. Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ cuộc thảo luận hoặc hành động nào có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực - ông Vương nhắc G7. Cứ như cuộc chạy đua tiếp sức, Tân Hoa Xã cùng ngày cũng lớn tiếng cảnh báo các thành viên G7 không nên can thiệp vào vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Bài viết còn cáo buộc Nhật Bản lèo lái hội nghị thượng đỉnh G7 theo ý đồ của mình nhằm thu hút thêm nhiều đồng minh để cô lập Trung Quốc. Bất chấp sức ép này, theo hãng Kyodo, các nhà lãnh đạo G7 dự kiến ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ hành vi xây đảo nhân tạo và quân sự hóa các tiền đồn ở biển Đông sau khi hội nghị kết thúc.
HUỆ BÌNH.
| 0 |
Chính phủ Iran ngày 6/11 tuyên bố, tới thời điểm hiện tại, nước này vẫn bán được đủ lượng dầu cần thiết bất chấp các lệnh trừng phạt mới của Mỹ. Tuy nhiên, nước Cộng hòa Hồi giáo cũng hối thúc châu Âu hành động quyết liệt hơn nữa nhằm bảo vệ Iran trước sức ép của Mỹ.
Iran tuyên bố vẫn bán được dầu bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ. Ảnh: Indian Express.
Hồi đầu tuần này, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khôi phục các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ, ngân hàng và giao thông của Iran, đồng thời cảnh báo sẽ triển khai các biện pháp bổ sung nhằm làm thất bại điều mà nước này gọi là chính sách ngoài vòng phát luật của Iran. Mỹ hi vọng có thể buộc Iran đàm phán về việc chấm dứt các chương trình hạt nhân và tên lửa, cũng như sự can dự vào các cuộc xung đột tại khu vực như Yemen và Syria.
Lần trừng phạt này của Mỹ không chỉ nhằm vào nguồn thu nhập chính của nền kinh tế Iran là xuất khẩu dầu mỏ, mà còn nhằm vào lĩnh vực tài chính, cắt đứt 50 ngân hàng của Iran và các chi nhánh khỏi các cơ quan tài chính nước ngoài. Theo Phó Tổng thống Iran Eshaq Jahangiri, người Mỹ vẫn luôn nói, họ sẽ đưa xuất khẩu dầu mỏ của Iran về con số không, song tới thời điểm hiện tại, tức là 2 ngày sau các lệnh trừng phạt của Mỹ, Iran vẫn đủ khả năng bán lượng dầu cần thiết.
Giám đốc Ngân hàng trung ương Iran Abdolnasser Hemmati thì tuyên bố, với kinh nghiệm trước đây, các ngân hàng nước này có đủ khả năng xoay xở với các lệnh trừng phạt để thúc đẩy ngoại thương và các giao dịch tài chính.
Liên minh châu Âu, Pháp, Đức và Anh, những bên tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đều bày tỏ lấy làm tiếc về bước đi của Mỹ và mong muốn bảo vệ các doanh nghiệp châu Âu làm ăn hợp pháp với Iran. Liên minh châu Âu đang có kế hoạch thành lập một thực thể pháp lý đặc biệt có tên SPV để bảo vệ hoạt động kinh doanh dầu mỏ và các lĩnh vực khác với Iran, mà vẫn tránh được các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Ngoại trưởng Đức Heiko Mass nhấn mạnh: Chúng tôi coi bước đi vừa qua của Mỹ là một sai lầm và đã nói điều này nhiều lần trong suốt những tuần qua, tháng qua. Toàn bộ Liên minh châu Âu đều nhất trí với quan điểm này. Trên tất cả, chúng tôi tin chắc thảo thuận mà chúng ta đạt được năm 2015 là phương tiện hữu hiệu nhất để ngăn chặn Iran theo đuổi việc làm giàu urani cho các mục đích quân sự.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra với Iran cũng không hề nhỏ. Bởi bất chấp sự bảo vệ của Liên minh châu Âu, các doanh nghiệp lớn của châu lục như Total, Allianz và Siemens, PSA hay A.P Moller- Maersk đều lần lượt ngừng hoặc giảm các hoạt động tại Iran nhằm tránh phải chịu tổn thất từ lệnh trừng phạt của Mỹ. Theo Thứ trưởng Iran Mohammad Kazem Sajjadpour, SPV là một cơ chế rất đáng quan tâm, song thiếu tốc độ và tính hiệu quả:
Liên minh châu Âu đã bắt đầu làm việc về cơ chế này. Về mặt cá nhân, tôi nghĩ đây là một biện pháp rất thú vụ, rất đáng quan tâm. Nhưng những gì họ còn thiếu là tốc độ và tính hiệu quả như chúng ta trong đợi. Tôi nghĩ rằng những gì chúng ta cần là tốc độ, sự nhanh chóng và một quá trình được xây dựng dựa trên kết quả. Bởi điều chúng ta muốn đó là kết quả.
Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dù tới nay vẫn chưa cho thấy ý định sẽ rời Iran, song các nước châu Âu vẫn đang tìm cách giữ chân những công ty này. Trên trang mạng cá nhân Twitter, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho rằng, Tổng thống Mỹ cuối cùng cũng sẽ phải tôn trọng Iran. Theo ông, những người tiền nhiệm của ông Donald Trump khi bắt đầu cũng theo đuổi một cách tiếp cận tương tự, song sau đó khi đã có đủ kinh nghiệm về quyền lực, họ đã phải chấp nhận và tôn trọng thực tế của Iran.
Tám nước, trong đó có Trung Quốc nhận được quyền miễn trừ tạm thời của Mỹ và có thể tiếp tục mua dầu thô của Iran. Một số nguồn tin cho biết, theo quyết định này, Trung Quốc có thể nhập khẩu 360.000 thùng dầu mỗi ngày trong vòng 180 ngày. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 6/11 cho rằng, các lệnh trừng phạt của Mỹ chống Iran là bất hợp pháp.
Trong phát biểu chính thức đầu tiên của Nga về vấn đề này sau khi các lệnh trừng phạt của hiệu lực, ông Lavrov tuyên bố, Mỹ đã viện đến những phương cách không thể chấp nhận được để ép buộc các công ty tài chính quốc tế cắt đứt các mối liên hệ với lĩnh vực ngân hàng của Iran. Về phần mình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố, nước này sẽ không thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ chống Iran, bởi không muốn sống trong một thế giới của chủ nghĩa bá quyền.
Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đều nằm trong số 8 nước và vùng lãnh thổ được hưởng quyền miễn trừ tạm thời của Mỹ, cùng với Ấn Độ, Hàn Quốc, Hy Lạp, Italy, Nhật bản và Đài Bắc Trung Hoa./.
Thu Hoài/VOV1.
| 0 |
Bộ đội Việt Nam tham gia duyệt binh kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại TP. Hồ Chí Minh ngày 30.4.2015Reuters.
Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam. Điều này là phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước, Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời phỏng vấn Reuters ngày 12.5.
\Hồi tháng 10.2014, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại thủ đô Washington.
Nhà Trắng trong thông cáo ngày 17.11.2015 cũng đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương trên biển đối với Việt Nam, đồng thời tăng cường hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lực bảo đảm an ninh hàng hải.
Dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương là một bước tiến mới trong quan hệ Mỹ - Việt Nam, 21 năm sau khi hai bên bắt đầu bình thường hóa quan hệ, theo nhận định của Reuters.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng hoan nghênh nhiều tiếng nói ủng hộ ở Mỹ đã kêu gọi dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 22.5.2016 Reuters.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Việt Nam không có ý định thiết lập liên minh quân sự để chống lại bất kỳ quốc gia nào và chính sách quốc phòng của Việt Nam chỉ nhằm mục tiêu tự vệ.
Việt Nam mua sắm các thiết bị quốc phòng từ các nước đối tác là điều hoàn toàn bình thường, tuân thủ chính sách phòng vệ, đảm bảo hòa bình. Chúng tôi không làm đồng minh, không liên kết quân sự với bất kỳ quốc gia nào để chống lại những nước khác, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Reuters cũng tiết lộ các công ty quốc phòng Mỹ bao gồm Boeing và Lockheed Martin trong tuần này đã tham dự một cuộc hội thảo về quốc phòng tại Việt Nam, ngay trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam từ ngày 22.5.
Việt Nam cũng đã đàm phán với các nhà sản xuất vũ khí Mỹ và phương Tây nhằm bổ sung các phi đội chiến đấu cơ, trực thăng và máy bay tuần tra biển. Loại máy bay tuần tra biển và săn ngầm P-3 Orion của Lockheed Martin hay loại tiên tiến như P-8 Poseidon của Boeing đang được quan tâm, theo Reuters.
Phúc Duy.
| 0 |
Tân Hoa Xã ngày 12/1 đưa tin Quốc hội của Tajikistan đã bỏ phiếu thông qua việc từ bỏ phần đất rộng khoảng 1.000 km2 ở khu vực dãy núi Pamir thưa thớt dân cư của mình. Hiện vẫn chưa có thông tin cập nhật về số người định cư trên vùng lãnh thổ nhượng lại cho Trung Quốc. Như vậy là Tajikistan đã đồng ý nhượng một phần lãnh thổ của nước này cho Trung Quốc trong nỗ lực nhằm chấm dứt tranh chấp lãnh thổ có từ hơn 100 năm trước khi nước này là một phần của nước Nga dưới thời Sa Hoàng. Quyết định của Quốc hội Tajikistan dĩ nhiên vấp phải sự phản đối của không ít nhân vật ở nước này. Thủ lĩnh phe đối lập Mukhiddin Kabiri cho rằng việc nhượng đất là vi hiến và cho thấy sự thất bại trên mặt trận ngoại giao của Tajikistan. Trà My (Tổng hợp).
| -1 |
Photo: Flickr.com.
Tiếng nói nước Nga đưa tin, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier đã phản bác những lời chỉ trích cho rằng Berlin quá nhu nhược trong quan hệ với Nga, ông tuyên bố, sẽ không giải quyết nổi cuộc khủng hoảng Ukraine nếu thiếu Moscow, còn đường lối đối ngoại không thể để cảm xúc nhất thời chi phối.
Tại Đức, nhiều người bắt đầu cáo buộc Ngoại trưởng Steinmeier không đủ cứng rắn trong quan hệ với Nga.
Trả lời phỏng vấn của báo Frankfurter Allgemeinen Sonntagszeitung, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Đức giải thích rằng Berlin không để gián đoạn kênh tương tác với Nga vì "sự bột phát ngây thơ", mà luôn xuất phát từ quan điểm thực dụng.
"Thiếu sự hiệp lực của Moscow sẽ rất khó đạt tới giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Ukraine, thậm chí không thể đạt tới, Bộ trưởng Frank-Walter Steinmeier nhận định.
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng "không nghi ngờ gì, lòng tin đối với Nga đã suy giảm nghiêm trọng" Bộ trưởng Steinmeier cũng tuyên bố, gánh nặng của biện pháp trừng phạt chống Nga "ở mức độ nhất định được phân bố đồng đều" giữa các quốc gia EU.
Nhiều doanh nghiệp châu Âu trước đó đã tuyên bố họ sẽ phải đón nhận thiệt hại do lệnh trừng phạt mà Liên minh châu Âu ban hành chống các hãng và công ty Nga.
Cũng theo Tiếng nói nước Nga, sau khi chiếc máy bay Boeing của Malaysia mang số hiệu MH17 bị rơi ở Ukraine, Hoa Kỳ và châu Âu áp đặt những biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga, gán trách nhiệm làm máy bay rơi cho dân quân miền Đông Ukraine, còn Nga bị họ cáo buộc cung cấp vũ khí cho phái ly khai Ukraine.
Moscow kiên quyết bác bỏ những lời cáo buộc này. Cho tới nay biện pháp trừng phạt cứng rắn chủ yếu do Hoa Kỳ thực thi, đồng thời Washington ráo riết vận động hành lang hối thúc các nước châu Âu áp dụng biện pháp tương tự, trong khi các quốc gia này miễn cưỡng thực hiện động thái như vậy bởi có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nga. Những nước ủng hộ lối tiếp cận kiềm chế là Đức và Pháp.
| 0 |
Thủ tướng Bok đã nhận được 868 phiếu ủng hộ trong tổng số 1.400 đại biểu dự đại hội của DLP, trong khi hai ứng cử viên khác gồm cựu Bộ trưởng Nội vụ Vasile Blagu và cựu Bộ trưởng Kinh tế Teodor Paleologu chỉ nhận được 499 và 24 phiếu bầu. Đại hội DLP cũng đã bầu Ngoại trưởng Teodor Bakonski và Chủ tịch Quốc hội Robert Anastase làm Phó Chủ tịch chính đảng thuộc liên minh cầm quyền ở Romania. Phát biểu với báo giới cùng ngày, Thủ tướng Bok tuyên bố nền kinh tế Romania sẽ thoát khỏi cuộc khủng hoảng vào cuối năm 2011. Ông nhấn mạnh hiện đại hóa Romania và giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2012 là những nhiệm vụ chính của DLP. DLP là hạt nhân của liên minh cầm quyền tại Romania gồm Hiệp hội Dân chủ của người gốc Hungary và các nhóm đại biểu Quốc hội. Đối trọng với liên minh này có đảng Xã hội-Dân chủ (CDP), đảng Tự do (LP) và đảng Bảo thủ (CP) - ba chính đảng đối lập tháng Hai vừa qua đã ký thỏa thuận về thành lập Khối Xã hội-Dân chủ với mục đích lật đổ Tổng thống Trajan Besescu, Thủ tướng Bok và LDP cầm quyền. Trong vòng hai năm qua, phe đối lập Romania đã sáu lần đề nghị Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ của Thủ tướng Bok nhưng cả sáu lần đều không hội đủ số phiếu cần thiết. Romania đã nhận được 16 tỷ euro tín dụng của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức quốc tế khác để khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng mà Thủ tướng Bok đánh giá là "trầm trọng nhất trong vòng 60 năm qua" đối với nước ông./. (TTXVN/Vietnam+).
| 0 |
Ông Assange tiết lộ, hiện ông đang nắm giữ trong tay quả bom thông tin tác chiến nhanh với mã khóa 256 ký tự. Để có thể phá được mã khóa này thì phải cần ít nhất 10 năm làm việc cật lực của các lập trình viên giàu kinh nghiệm có trình độ chuyên môn cao. Trong tay tôi hiện đang nắm giữ một nút bấm, khi tôi đặt tay lên nó hoặc tôi nói với các bạn tôi làm điều này thì quả bom thông tin tác chiến nhanh sẽ được khai hỏa khẳng định của Julian Assange. Ngoài Assange còn có một vài biên tập viên của WikiLeaks cũng biết mã khóa để mở bom thông tin tác chiến nhanh. Tuy nhiên, tên và chỗ ở hiện nay của các biên tập viên này không được tiết lộ. Dung lượng của "quả bom thông tin" nguy hiểm này rơi vào khoảng 1,4 GB tương đương với dung lượng của tất cả các thông tin mà website này đã cho công bố từ tháng 7 vừa qua bao gồm: 90.000 tài liệu mật về cuộc chiến ở Afghanistan, 400.000 trang thông tin về cuộc chiến ở Iraq và khoảng gần 300.000 bức điện tín của Bộ Ngoại giao Mỹ. Theo một số nguồn tin không chính thức cho biết, bom thông tin tác chiến nhanh mà WikiLeaks đang nắm giữ có thể bao gồm các thông tin về ngân hàng trung ương Mỹ/Bank of America, tập đoàn British Petroleum và kế hoạch chiến lược của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Trong khi có không ít người đồng cảm với Tổng Biên tập Assange, thậm chí còn coi việc làm của ông là hữu ích cho xã hội và cộng đồng. Chính Ngoại trưởng Úc cũng lên tiếng ủng hộ Assange vì cho rằng lỗi là do phía Mỹ đã không quản lý tốt tài liệu của mình. Không chỉ có Úc mà gần đây Nga cũng lên tiếng ủng hộ trao giải Nobel hòa bình cho hoạt động của Assange. Trước đó, thời báo Time danh tiếng của Mỹ cũng dự định trao tặng danh hiệu "Người của năm" cho Assange. Tuy nhiên, cũng không ít chuyên gia phân tích tỏ ra hoài nghi về mức độ tin cậy của tuyên bố này, đồng thời coi đó chỉ là những lời "bịt bợm rẻ tiền. Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo News).
| 0 |
Hãng tin Sputnik dẫn một tuyên bố của Quân khu miền Đông cho hay: "Phi hành đoàn của chiến đấu cơ Su-24MR từ Quân khu miền Đông đã thực hiện chuyến bay theo kế hoạch trên biển Nhật Bản".
Máy bay Nga bay trên biển Nhật Bản. (Nguồn: Sputnik).
Chuyến bay đã được thực hiện theo đúng các quy định quốc tế về việc sử dụng không phận. Tuyên bố cũng cho biết, chuyến bay không xâm phạm biên giới của các quốc gia khác.
Su-24 là loại máy bay tấn công siêu thanh, có thể chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết, được thiết kế từ thời Liên Xô trước đây.
(theo Tân Hoa Xã/Sputnik).
| 0 |
Nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu của quân đội Afghanistan về đêm, quân đội Mỹ đã tiến hành phối hợp với lực lượng này tiến hành buổi huấn luyện về đêm ngày 13/10 vừa qua. Tham gia buổi diễn tập lần này quân đội Mỹ chủ yếu sử dụng vũ khí tấn công cá nhân và đạn pháo.
Trời đêm bỗng rực sáng sau những loạt đạn pháo đầu tiên của quân đội Mỹ tại Afghanistan.
Theo đại diện quân đội Afghanistan thì đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ và quân đội nước này có những buổi diễn tập huấn luyện như vậy.
Do đòi hỏi về việc tác chiến trong đêm, khi đây là thời điểm các tay súng vũ trang thường tiến hành những hoạt động gây rối loạn tại Afghanistan. Trong ảnh là cảnh binh sĩ Mỹ dùng súng AK, loại súng được trang bị trong quân đội Afghanistan tiến hành tấn công trong đêm.
Buổi diễn tập lần này được kéo dài trong 2 đêm với sự hỗ trợ từ lực lượng trực thăng chuyển quân, khoa mục tác chiến là tấn công tìm diệt các phần tử khủng bố.
Đại diện quân đội Mỹ cho biết, quân đội Mỹ đang nỗ lực huấn luyện cho lực lượng quân đội Afghanistan những kỹ năng tốt nhất để lực lượng này có đủ sức bảo đảm an ninh quốc gia.
Hình ảnh trực thăng Mỹ tham gia cuộc diễn tập vào đêm 13/10 vừa qua.
Địa hình tiến hành diễn tập là trong những ngôi làng của Afghanistan, nơi được cho là địa bàn ưa thích của những tay súng được vũ trang.
Với sự hỗ trợ tích cực từ những phương tiện chiến tranh tối tân, quân đội Mỹ cùng lực lượng quân đội Afghanistan đã hoàn thành tốt buổi diễn tập thực chiến của mình.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều mối quan ngại đặt ra khi Mỹ rút hết quân đội đang còn đồn trú tại Afghanistan, bởi dù được huấn luyện kỹ nhưng rõ ràng các tay súng trong lực lượng quân đội của quốc gia này vẫn chưa thực sự tinh nhuệ để có thể bảo đảm an ninh ở một quốc gia vốn ẩn chứa nhiều mối mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội.
| 0 |
Nhiều giờ sau khi Trung Quốc công bố đội ngũ lãnh đạo mới, Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon tuyên bố Tổng thống Barack Obama sẽ ưu tiên duy trì mối quan hệ với Trung Quốc khi bước vào nhiệm kỳ tổng thống thứ hai.
Ông Donilon nói: Chúng tôi thiết lập các cơ chế để có một mối quan hệ hữu ích cũng như mang tính xây dựng và trông đợi cộng tác với đội ngũ lãnh đạo mới ở Bắc Kinh. Tất nhiên, quan hệ Mỹ - Trung có cả các nhân tố hợp tác lẫn cạnh tranh. Chính sách kiên định của chúng tôi là nhằm cân bằng các nhân tố này theo phương cách gia tăng lượng và chất trong sự hợp tác với Trung Quốc cũng như năng lực cạnh tranh của chúng tôi.
Ngoài ra, phát biểu trước báo giới cùng ngày, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói: Chúng tôi đã cộng tác tốt với đội ngũ lãnh đạo cũ và trông đợi cộng tác với ban lãnh đạo mới của Trung Quốc. Chúng tôi cam kết xây dựng một mối quan hệ đối tác hợp tác với Trung Quốc./.
Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 của Trung Quốc ra mắt (Nguồn: AFP).
(Vietnam+).
| 0 |
Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario hôm 2.5 cho biết Philippines đã gửi cho chính phủ Mỹ một danh sách các yêu cầu gồm tàu tuần tra và máy bay, hệ thống radar và các trạm quan sát bờ biển, theo AP.
Tiết lộ của ông del Rosario được đưa ra sau các cuộc hội đàm cấp cao giữa hai nước tại Washington trong tuần này.
Vào năm ngoái, Mỹ đã chuyển cho Philippines một chiến hạm cũ, hiện là soái hạm của hải quân Philippines. Một chiến hạm thứ hai sẽ được chuyển giao trong năm nay.
Ông del Rosario phát biểu với tổ chức nghiên cứu Heritage Foundation rằng việc hỗ trợ Philippines là lợi ích của các quốc gia khác nhằm bảo đảm quyền tự do hàng hải và thương mại cũng như dàn xếp hòa bình các tranh chấp, theo AP.
Những gì đang xảy ra là biểu hiện của một mối đe dọa lớn hơn. Chúng tôi đang làm chuyện này một minh, song thật sự chúng tôi không nên làm một mình. Tôi nghĩ các quốc gia khác nên lo ngại cho lợi ích của chính họ, ông del Rosario nói.
Ngoại trưởng Philippines cũng cho biết Trung Quốc đã khước từ lời mời của Philippines về việc đưa tranh chấp chủ quyền tại bãi cạn Scarborough ở biển Đông ra tòa án quốc tế.
Vụ đụng độ giữa tàu Philippines và Trung Quốc bắt đầu vào ngày 10.4.2012 sau khi hải quân Philippines cáo buộc tàu cá Trung Quốc đánh bắt trộm tại khu vực bãi cạn nói trên.
Ông del Rosario nói Philippines sẽ tiếp tục theo đuổi con đường ngoại giao, pháp lý và chính trị để giải quyết tranh chấp, song tỏ ý rằng nước này muốn xây dựng khả năng phòng thủ đáng tin cậy tối thiểu nhằm củng cố vị thế ngoại giao.
Mỹ cần một đồng minh mạnh hơn trong khu vực, nước sẽ có thể gánh vác trách nhiệm lớn hơn trong việc bảo đảm ổn định khu vực. Do đó, việc đầu tư phát triển năng lực quân sự và quốc phòng của Philippines là lợi ích chiến lược của Mỹ, ông del Rosario phát biểu.
Sơn Duân.
>> Philippines tố Trung Quốc ức hiếp trên biển.
>> Nhật Bản sẽ hiện diện quân sự ở Philippines.
>> Vụ bãi cạn Scarborough: Philippines nhờ chuyên gia luật nước ngoài.
>> Tin tặc Trung Quốc và Philippines choảng nhau.
>> Philippines kêu gọi tỏ rõ lập trường về biển Đông.
>> Trung Quốc lúng túng về đường lưỡi bò.
| -1 |
Hãng thống tấn ISNA trích lời ông Larizani cho biết, Quốc hội Iran sẽ cáo kiện Mỹ đến một số các tổ chức quốc tế và Liên Hợp Quốc về việc Mỹ đã phạm tội gây áp lực về thể chất và tinh thần đối với các nhà ngoại giao Iran mà Mỹ bắt giữ, đồng thời giam giữ cách ly họ trong một thời gian quá dài. Ông Larizani đưa ra tuyên bố này sau cuộc gặp với các nhà ngoại giao cấp trung Iran vừa được Mỹ thả tự do vào tháng 7 vừa qua. Vào tháng 1/2007, trong cuộc tấn công vào văn phòng liên lạc của Iran tại thành phố Arbil, Iraq, quân đội Mỹ bắt giữ 5 nhà ngoại giao của Iran./. Theo Tân Hoa xã.
| -1 |
Chiếc Boeing 737 của hãng hàng không Bhoja xuất phát từ Karachi và dự kiến sẽ hạ hánh tại Islamabad vào lúc 6h40 chiều (giờ địa phương).
Cục hàng không dân sự nước này xác nhận vụ tai nạn và cho biết nguyên nhân ban đầu là do thời tiết xấu, trời có giông bão và tầm nhìn hạn chế.
Vụ tai nạn xảy ra gần căn cứ không quân Chaklala của Pakistan và tiếp giáp với sân bay quốc tế Benazir Bhutto ở Islamabad.
AFP dẫn lời một quan chức cảnh sát tại địa điểm vụ tai nạn cho biết, máy bay đã bị phá hủy hoàn toàn.
Các đội cứu hộ đã được điều động tới hiện trường vụ tai nạn gần căn cứ Chaklala của Lực lượng Không quân Pakistan. Hiện chưa có thông tin chi tiết về số thương vong. Tuy nhiên, theo một nguồn tin, toàn bộ số hành khách và phi hành đoàn có mặt trên máy bay đã thiệt mạng.
Kênh truyền hình nhà nước của Pakistan cho biết, hiện tất cả các bệnh viện ở Islamabad và thành phố lân cận của Rawalpindi đã được đặt trong tình trạng báo động cao.
Theo CNN, chiếc máy bay chở 131 người. Trong khi đó, Reuters dẫn lời phát ngôn viên của hãng hàng không xác nhận, máy bay chở 116 hành khách cùng 6 người thuộc phi hành đoàn.
Năm 2011, một chiếc máy bay chở khách Pakistan cũng đến từ Karachi đã bị rơi ở ngoại ô Islamabad, làm 152 người thiệt mạng./.
| -1 |
Các quan chức Lầu Năm Góc giấu tên cho biết vụ chặn máy bay hôm 6-6 có sự tham gia của máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc và máy bay trinh sát RC-135 của không quân Mỹ. Các quan chức cho biết phi công Mỹ coi cuộc chạm trán là không an toàn vì máy bay Trung Quốc di chuyển với tốc độ cao.
Đài CNN dẫn lời các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết máy bay Trung Quốc bay chỉ cách máy bay Mỹ trong khoảng 30 m. RC-135 khi đó đang làm nhiệm vụ thường xuyên trên không phận quốc tế ở ở biển Hoa Đông.
Các quan chức Mỹ không nói rõ liệu máy bay nước này có tránh chiến đấu cơ Trung Quốc hay không hoặc J-10 bay tách ra vào thời điểm nào. Họ cũng chưa rõ liệu Washington có phản ứng ngoại giao sau sự việc hay không. Bắc Kinh cũng chưa đưa ra bình luận nào.
Máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc Ảnh: TÂN HOA XÃ.
Lần cuối Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu chặn máy bay do thám Mỹ gần biển Hoa Đông là vào quý cuối của năm 2015. Ngày 15-9, hai máy bay chiến đấu Trung Quốc chặn phi cơ RC-135 ở cách bán đảo Sơn Đông khoảng 130 km về phía Đông trên biển Hoàng Hải.
Hai máy bay chiến đấu Trung Quốc tháng trước bay cách máy bay EP-3 của Mỹ trong khoảng 15 m trên biển Đông. Lầu Năm Góc xác định vụ việc hồi tháng 5 vi phạm thỏa thuận hai chính phủ ký năm ngoái.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trên biển Đông đang ở mức cao sau khi Trung Quốc ngang nhiên bồi lấp nhiều bãi đá mà họ chiếm trái phép thành đảo nhân tạo, đồng thời ráo riết thực hiện chủ trương quân sự hóa vùng biển này.
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định Mỹ xem việc Trung Quốc muốn đơn phương thành lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông như là một hành động khiêu khích và gây mất ổn định khu vực.
Trái lại, Bắc Kinh nhiều lần chỉ trích Nhà Trắng điều tàu và phi cơ tuần tra gần những đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp cũng như việc diễn tập ở châu Á.
H.Bình (Theo Reuters, The Diplomat).
| -1 |
Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D được Trung Quốc khoe trong Lễ duyệt binh ngày 3/9/2015. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc.
Tờ "Bình luận Tài chính" Australia ngày 21/7 đặt vấn đề: Nếu chiến tranh nổ ra vì tranh chấp Biển Đông thì ai có thể thắng?
Bài viết cho rằng 10 năm trước đáp án cho vấn đề này chắc chắn là ủng hộ Mỹ giành chiến thắng một cách quả quyết. Mặc dù cơ thắng hiện nay vẫn nghiêng về siêu cường này, nhưng chuyên gia quân sự cho rằng việc trả giá cho cuộc chiến tranh này sẽ rất cao, Trung Quốc có thể gây ra một số thiệt hại thực sự cho Mỹ.
Đương nhiên, đây là một trường hợp cực đoan. Đa số nhà phân tích cho rằng khả năng nổ ra chiến tranh thông thường giữa Trung Quốc và Mỹ do vấn đề Biển Đông là cực kỳ thấp, bởi vì hậu quả của nó rất nghiêm trọng.
Trung Quốc và Mỹ nổ ra chiến tranh sẽ làm chia rẽ toàn thế giới, dẫn tới kinh tế toàn cầu rơi vào tê liệt. Vì vậy, đây là một trường hợp không có nhiều khả năng xuất hiện, nhưng cũng không thể hoàn toàn loại trừ.
Như vậy trong tình hình nổ ra chiến tranh, Trung Quốc có thể chống lại Mỹ hay không?
Tên lửa đạn đạo Đông Phong-26 được Trung Quốc khoe trong Lễ duyệt binh ngày 3/9/2015. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc.
Nói thuần túy về hỏa lực, kinh nghiệm và vũ khí, Mỹ dẫn trước Trung Quốc 10 năm. Nhưng, Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách, đầu tư quân sự thực sự của họ dự tính cao hơn ngân sách chính thức.
Công ty RAND, một cơ quan nghiên cứu Mỹ cho rằng trong 5 - 15 năm tới, nếu hai bên tiếp tục duy trì chi tiêu quốc phòng hiện có, "châu Á sẽ chứng kiến vị thế bá chủ của Mỹ dần dần bị cạnh tranh". Trung Quốc luôn gia tăng dự trữ tên lửa chống hạm, trở thành một bộ phận buộc Mỹ rút lui chiến lược đến vùng biển xa hơn.
Tháng 9/2015, trong Lễ duyệt binh kỷ niệm tròn 70 năm chiến thắng chống Nhật, Trung Quốc đã khoe những vũ khí trang bị mới nhất, trong đó có tên lửa Đông Phong-21D, có thể tấn công tàu chiến đang di chuyển trên biển, tốc độ bay gấp 10 lần tốc độ âm thanh. Nó được gọi là "sát thủ tàu sân bay". Một loạt tên lửa khác xuất hiện trong lễ duyệt binh là tên lửa YJ-12 bay lướt biển.
Chuyên gia nghiên cứu chiến lược Hugh White từ Đại học Quốc lập Australia cho rằng: "Vũ khí Mỹ nhiều hơn nhiều, tốt hơn nhiều, nhưng đây không phải là vấn đề quan trọng. Vấn đề quan trọng là làm thế nào mới có thể ngăn chặn đối thủ? Phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc luôn rất coi trọng phát hiện và bắn chìm tàu chiến Mỹ".
Hai cụm tấn công tàu sân bay USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan phô diễn sức mạnh trên Biển Đông. Ảnh: Đa Chiều, Mỹ.
"10 năm trước bạn sẽ nói Mỹ có thực lực tất thắng. Hiện nay, khả năng Mỹ đối mặt với tổn thất lo lớn... thậm chí có thể sẽ tổn thất một chiếc tàu sân bay".
Hugh White cho rằng từ năm 1996 đến nay, Trung Quốc luôn tập trung các nỗ lực cho phát triển tàu ngầm, tên lửa chống hạm và tàu tuần tra linh hoạt, tìm cách ngăn chặn Mỹ điều động lực lượng hải quân đến khu vực này.
Peter Jennings, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách chiến lược Australia cũng cho rằng Trung Quốc đã đưa ra một chiến lược tìm cách có thể làm cho Quân đội Mỹ rời xa đất liền Trung Quốc.
Ông đặc biệt đề cập đến đến tên lửa Đông Phong-21D "thực sự là một nguy hiểm đối với bất cứ đối thủ nào". Ông nói: "Trung Quốc luôn chuyên tâm tăng cái giá phải trả cho Mỹ".
Tuy nhiên, Peter Jennings cho rằng Trung Quốc hiện nay còn chưa địch nổi Mỹ, trong khi đó Mỹ còn có sự ủng hộ đặc biệt của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. "Trong 10 năm qua, Quân đội Trung Quốc đã đi một con đường dài, trở thành một đội quân khu vực đáng tin cậy, nhưng họ còn lâu mới sánh nổi thực lực của Quân đội Mỹ".
Hai cụm tấn công tàu sân bay USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan phô diễn sức mạnh trên Biển Đông. Ảnh: Sina Trung Quốc.
Khả năng này đã được phô diễn đầy đủ khi Mỹ điều 2 cụm tấn công tàu sân bay tới Biển Đông vào tháng 6/2016. Đây là một hoạt động phô trương sức mạnh trước khi Tòa trọng tài vụ kiện giữa Trung Quốc và Philippines có trụ sở ở The Hague đưa ra phán quyết.
Peter Jennings nhấn mạnh, thực lực trên không của tàu sân bay USS John C. Stennis và tàu sân bay USS Ronald Reagan tương đương với thực lực trên không của toàn bộ Quân đội Australia. Tàu chiến xung quanh mỗi cụm tấn công tàu sân bay đều mạnh hơn toàn bộ Hải quân Australia.
Trương Kiếm, chuyên gia vấn đề an ninh Trung Quốc từ Đại học New South Wales, Australia cho rằng trọng điểm ưu tiên xem xét của Trung Quốc là có thể gây tổn thương đầy đủ cho Mỹ, buộc Mỹ không muốn can thiệp.
Ông nói: "Then chốt trong khả năng đe dọa của Trung Quốc là tàu ngầm và tên lửa đạn đạo. Rất khó đánh giá khả năng quân sự của Trung Quốc, bởi vì tất cả vũ khí đều chưa được thử nghiệm thực sự".
Viettimes.vn.
| 0 |
Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin ngày 23-2. Ông Gazmin cho biết: Sẽ thuận lợi cho Manila nếu Bắc Kinh không tham gia và vụ việc sẽ vẫn được đưa ra phán xét ngay cả khi họ không tham gia.
Khi đưa vụ tranh chấp chủ quyền ra tòa án trọng tài quốc tế của Liên Hiệp Quốc (LHQ) hồi tháng trước, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết Manila đã thử gần như tất cả các biện pháp cho một giải pháp hòa bình. Philippines cũng cho biết nước này đang đi đúng hướng trong nỗ lực tìm kiếm một phán quyết từ tòa án trọng tài sau khi chính phủ Trung Quốc từ chối theo kiện.
Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định cách xử lý của Philippines là một giải pháp thân thiện, hòa bình và cần được các bên có liên quan hoan nghênh.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho rằng.
Manila dễ dàng trong kiện tụng khi Trung Quốc rút lui. Ảnh: SINA.
Trước đó, trợ lý của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, ông Rene Almendras, cho biết Manila đã dự đoán được việc Bắc Kinh phớt lờ kế hoạch đưa vụ việc lên LHQ và nhấn mạnh rằng vụ kiện vẫn sẽ được tiến hành mà không cần tới sự chấp thuận của Trung Quốc.
Giờ đây, Philippines có 2 tuần để đề nghị Chánh án Tòa án Quốc tế về Luật biển bổ nhiệm một thẩm phán thay thế vị trí mà Trung Quốc bỏ trống trong ban hội thẩm.
| 0 |
Đây được coi là một sự thừa nhận về sức mạnh to lớn của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu. Ông Zhu, 58 tuổi, từng là Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và là cố vấn đặc biệt của Tổng Giám đốc IMF từ năm 2010. IMF cũng bổ nhiệm ông David Lipton, một phụ tá của Nhà Trắng, thay thế Phó Tổng Giám đốc điều hành thứ nhất sắp mãn nhiệm là ông John Lipsky. Ông Lipton, 57 tuổi, là cố vấn của Tổng thống Mỹ Barack Obama về các vấn đề kinh tế quốc tế và là một cựu nhân viên IMF. Đây là những bổ nhiệm nhân sự đầu tiên của bà Christine Lagarde, người vừa nhậm chức tân Tổng Giám đốc IMF trong tuần qua./. (Vietnam+).
| 0 |
Tôi sẽ không tham dự tiệc tối của Hiệp hội báo chí Nhà Trắng năm nay. Chúc mọi người có một buổi tối vui vẻ, Tổng thống Trump viết lên tường Twitter.
Quả thực, trong suốt thời gian vận động tranh cử vào Nhà Trắng, ông Donald Trump và cánh báo chí có những xung đột mà tới nay vẫn chưa thể chấm dứt. Ông cũng thường xuyên chỉ trích tờ báo và phóng viên viết bài có nội dung mà theo ông đó là không chính xác.
Ông Donald Trump dự cuộc họp báo thường niên của Hiệp hội báo chí do Nhà Trắng tổ chức hồi năm 2015. Ảnh Daily Mail.
Thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump không dự tiệc tối thường niên WHCA này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa chính quyền Tổng thống Trump và báo giới không mấy mặn mà.
Hôm 24/2, các tờ báo hàng đầu như New York Times, CNN và The Guardian đã không nhận được lời mời tham dự họp đại diện của báo giới ở Nhà Trắng trong khi một số tờ báo bảo thủ thân thiện hơn lại được mời dự.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 25/2, người chịu trách nhiệm tổ chức WHCA, ông Jeff Mason cho biết rằng WHCA mong đợi có một tiệc tối thường niên tuyệt vời và nói thêm rằng họ sẽ lưu tâm tới thông báo trên Twitter của Tổng thống Trump.
| -1 |
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Ảnh: AP/TTXVN.
Vào hồi 15h ngày 09/12 (theo giờ địa phương), Quốc hội Hàn Quốc đã nhóm họp phiên toàn thể với 300/300 nghị sỹ để tiến hành biểu quyết theo hình thức bỏ phiếu kín (không ghi danh) đối với thủ tục luận tội Tổng thống Park Geun-hye theo đề xuất của phe đối lập.
Kết quả, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua đề xuất luận tội Tổng thống Park Geun-hye với 234 phiếu tán thành, 56 phiếu chống, 7 phiếu vô hiệu và 2 phiếu trắng. Chủ tịch Quốc hội Chung Sye-kyun không tham gia bỏ phiếu.
Với kết quả này, Tổng thống Park Geun-hye sẽ ngay lập tức bị đình chỉ tạm thời chức vụ Tổng thống. Thủ tướng đương nhiệm Hwang Kyo-ahn sẽ thay thế bà Park đứng đầu chính phủ. Tòa án Hiến pháp sẽ có thời hạn 180 ngày để xem xét và ra phán quyết cuối cùng đối với đề xuất luận tội tổng thống.
Trong trường hợp có ít nhất 6/9 thẩm phán tại Tòa án Hiến pháp chấp thuận với đề xuất luận tội thì bà Park sẽ bị đình chỉ chức vụ Tổng thống ngay lập tức, thủ tướng đương nhiệm sẽ đứng đầu chính phủ tạm thời và chính giới có 60 ngày để tổ chức cuộc bầu tổng thống mới. Trong trường hợp còn lại, bà Park Geun-hye sẽ được khôi phục chức vụ và tiếp tục nắm quyền Tổng thống.
Bên ngoài tòa nhà quốc hội Hàn Quốc, hàng nghìn người dân Hàn Quốc thuộc các nhóm dân sự đã tập trung biểu tình từ đầu buổi chiều cùng ngày nhằm kêu gọi và gây áp lực đến các nghị sỹ đòi biểu quyết thông qua thủ tục luận tội Tổng thống. Cảnh sát cũng đã bố trí lực lượng dày đặc xung quanh tòa nhà quốc hội.
Phóng viên các báo đài Hàn Quốc và quốc tế đã được cho phép vào bên trong phòng họp chính của quốc hội để đưa tin trực tiếp về sự kiện này.
Trong lịch sử chính trường Hàn Quốc, đây là lần thứ hai một Tổng thống đương nhiệm bị Quốc hội tiến hành thủ tục luận tội. Lần đầu tiên diễn ra vào tháng 3/2004, khi đó Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua thủ tục luận tội cố Tổng thống Roh Moo-hyun vì cho rằng ông đã có phát biểu kêu gọi cử tri ủng hộ đảng của mình trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng Sáu cùng năm.
Việc này vi phạm luật bầu cử của Hàn Quốc trong đó yêu cầu tổng thống phải duy trì quan điểm trung lập. Tuy nhiên đến tháng 5/2014, Tòa án hiến pháp nước này đã phán quyết rằng hành vi vi phạm của ông tương đối nhẹ và không đáng bị luận tội. Cố Tổng thống Roh Moo-hyun sau đó đã quay trở lại nắm quyền.
Phạm Duy (P/v TTXVN tại Hàn Quốc).
| 0 |
Truyền thông Bình Nhưỡng vừa công bố đoạn video quay cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un xuất hiện trong vai trò một phi công lái máy bay, bay qua các cảnh núi non kỳ vĩ của nước này.
Hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un trổ tài lái máy bay.
Theo truyền thông Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã lái một chiếc Antonov AN-148 do Ukraine sản xuất. Toàn bộ video được quay từ góc phía sau lưng và bên cạnh nhà lãnh đạo Triều Tiên. Theo đó, khán giả có thể chứng kiến nhiều thao tác thuần thục trên bàn điều khiển máy bay của nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng như những hướng dẫn của phi công phụ lái. Đoạn video được thể hiện trên nền nhạc sôi nổi, mang âm hưởng diễu hành, chiến thắng.
Video truyền thông Triều Tiên đưa tin về việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang lái máy bay.
Đoạn video này cho thấy, nhà lãnh đạo Kim Jong-un không mắc bệnh "sợ máy bay" như cha mình, cố lãnh đạo Kim Jong-il. Trong suốt 7 chuyến thăm Trung Quốc, cũng như chuyến đi dài một tháng tới Nga năm 2001, ông Kim Jong-il luôn chọn tàu bọc thép để làm phương tiện đi lại vì sợ đi máy bay và sợ bị ám sát.
Trái lại, Chủ tịch Kim Nhật Thành, ông nội của nhà lãnh đạo Kim Jong-un lại thường xuyên đi lại bằng máy bay. Dường như với khả năng lái máy bay, nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên càng chứng tỏ mình giống ông nội hơn là cha từ trang phục, ngoại hình, kiểu tóc đến tính cách.
Còn vợ nhà lãnh đạo Kim Jong-un dường như cũng thích thú với việc đi lại bằng máy bay hơn là tàu hỏa hoặc đường bộ bởi bố vợ của nhà lãnh đạo Triều Tiên vốn là một phi công.
Trong một diễn biến khác, ngay đầu năm mới 1.1.2015, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sẵn sàng đàm phán cấp cao nhất với Hàn Quốc. Hãng tin Yonhap cho biết, lời đề nghị của ông Kim được đưa ra trong thông điệp đầu năm mang tính truyền thống của quốc gia này, được phát sóng trực tiếp trên truyền hình nhà nước, được xem là đáp lại thiện chí từ phía Hàn Quốc.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đáp lại thiện chí của Hàn Quốc trong ngày đầu tiên của năm mới bằng quyết định nối lại các đàm phán liên Triền.
Trước đó, hôm 29.12, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-Jae có đề xuất một cuộc đàm phán cấp cao với Triều Tiên vào tháng 1.2015 để thảo luận các vấn đề chung, trong đó có việc đoàn tụ các gia đình bị ly tán trong chiến tranh, ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc hoặc ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.
Vòng đàm phán cấp cao chính thức gần đây nhất giữa hai miền Triều Tiên diễn ra hồi tháng 2.2014, Tháng 10 vừa qua, hai bên đã nhất trí tái khởi động đối thoại sau khi một phái đoàn cấp cao của Triều Tiên thăm Hàn Quốc nhân Đại hội thể thao châu Á (ASIAD 17).
Đây là động thái mới nhất mà nhà lãnh đạo Triều Tiên đưa ra nhằm cải thiện quan hệ với Hàn Quốc.
| 0 |
Máy bay MV-22 Osprey tại căn cứ Okinawa. (Nguồn: theguardian).
Tin cho biết chiếc Osprey nói trên đã tới căn cứ không quân Futenma của Mỹ tại Ginowan, thuộc Okinawa, hợp nhất đội hình với 11 chiếc Osprey khác được triển khai hồi tháng 8 vừa qua bất chấp sự phản đối của dư luận Nhật Bản do lo ngại về mức độ an toàn của loại máy bay này.
[Mỹ tiếp tục triển khai máy bay Osprey tới Okinawa].
Trước đó, 12 chiếc Osprey đã được triển khai tại căn cứ này hồi tháng 10/2012.
Cùng ngày, tỉnh trưởng Okinawa, ông Hirokazu Nakaima đã bày tỏ quan ngại rằng việc triển khai các máy bay Osprey "không nên chỉ tập trung ở Okinawa mà nên phân bố trên khắp đất nước Nhật Bản"./.
(Vietnam+).
| -1 |
Một chiến binh người Kurd ở Syria.
Trước đó, hôm 1/12, Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Yildiz nói với tờ Sputnik, Washington vẫn chưa chứng minh được rằng Lầu Năm Góc đang cắt giảm tài trợ vũ khí cho người Kurd ở Syria với những bằng chứng, tài liệu cụ thể như những gì Nhà Trắng trước đó tuyên bố.
Vâng. Chúng tôi đang thực hiện theo đúng những gì mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đáp lời ông Ahmet Yildiz khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Washington có ngừng hỗ trợ vũ khí cho người Kurd ở Syria.
Vào ngày 24/10, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái khẳng định với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ về việc cho ngừng hỗ trợ đạn dược, khí tài cho người Kurd ở Syria.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc về sau lại nói rằng họ cần xem xét lại về quá trình hỗ trợ cho các đơn vị YPG (thuộc Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd).
Quan hệ giữa Washington và Ankara vẫn đang trượt dài sau nhiều bất đồng khác nhau, đặc biệt là việc Mỹ hỗ trợ quân sự cho YPG - lực lượng hiện đang chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria.
Ankara nhiều lần bày tỏ hy vọng rằng Mỹ sẽ ngừng viện trợ cho người Kurd bởi thực tế rằng IS sẽ sớm bị đánh bại.
Ankara coi YPG là một nhánh của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) vốn được Thổ Nhĩ Kỳ coi là một tổ chức khủng bố. PKK từ lâu đã chiến đấu đòi giành độc lập và quyền tự trị chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng lúc đó, YPG cũng như Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) lại nhận được nhiều sự trợ giúp từ phía Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria.
| 0 |
Xe quân sự hạng nặng của phe ly khai. (Ảnh: AFP/TTXVN).
Trước dư luận phản ánh về việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố, chiều 18/3, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND TP Hà Nội - yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo rà soát việc cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn. Thời gian qua, dư luận phản ánh về việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố, điển hình trong đó có bức thư ngỏ của ông Trần Đăng Tuấn gửi Chủ tịch UBND thành phố nêu lên những băn khoăn về việc chặt hạ hàng nghìn cây xanh trên địa bàn Thủ đô. (Xem chi tiết).
Khi đang trên đường đi học bằng xe đạp, nữ sinh bất ngờ va chạm với một chiếc xe tải nên đã tử vong tại chỗ. Sự việc xảy ra vào khoảng 6h35 ngày 18/3 tại km 43+900 trên QL5 (ngã 3 Lai Sách) Lai Sách, Cẩm Giàng, Hải Dương. Vào thời điểm trên chiếc xe tải từ QL5 rẽ vào đường 394 va chạm với chiếc xe đạp do cháu Trần Thị T.L (SN 2002, trú thôn Trằm, Lai Sách, Cẩm Giàng, Hải Dương) điều khiển đi cùng chiều trên đường đi học làm cháu T.L chết tại chỗ. (Xem chi tiết).
Ngày 18/3, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dẫn đầu đã đi kiểm tra đột xuất công tác tổ chức lễ hội tại tỉnh Phú Thọ. Theo Bộ trưởng, tại Phú Thọ vẫn có một số tục lệ được tổ chức trong lễ hội chưa phù hợp, gây dư luận không tốt, điển hình như lễ hội Cầu trâu. "Lễ hội Cầu trâu mặc dù được thực hiện theo truyền thống của làng xã nhưng với tục lệ đập trâu đến chết trong lễ hội mang nhiều yếu tố bạo lực, gây phản cảm, tạo dư luận không tốt, không còn phù hợp và phải loại bỏ," Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ký Quyết định số 69/QĐ-CT-CLT về việc công nhận đặc cách với 3 giống ngô biến đổi gen của Công ty Syngenta. Đây là một sự kiện đánh dấu việc cây ngô chuyển gen chính thức được phép thương mại hóa đưa vào sản xuất đại trà tại Việt Nam. Cụ thể, 3 giống ngô biến đổi gen là giống NK66 Bt, NK 66 GT và Nk66 BT/GT sẽ chính thức được áp dụng cho các vùng trồng ngô trên cả nước.
Một vụ vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vừa xảy ra tại khu vực xã Dào San, huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (cách biên giới Việt Nam 4km) khiến 3 người chết, 18 người bị thương. Trong đó tất cả nạn nhân đều trú tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Phía Trung Quốc đã hỗ trợ mỗi nạn nhân hơn 300 nghìn tệ, tương đương 115 triệu đồng. Chính quyền và cơ quan chức năng của Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn tất các thủ tục theo quy định, đưa ba nạn nhân trên về quê nhà an táng theo phong tục địa phương. (Xem chi tiết).
Sáng 18/3, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã hội kiến với Ngài Kevin Andrew, Bộ trưởng Quốc phòng Australia nhân dịp cùng tham gia Đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân dẫn đầu thăm chính thức Australia. Tại buổi hội kiến, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh và Bộ trưởng Kevin Andrews đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Bộ Quốc phòng hai nước trên các lĩnh vực như trao đổi, chia sẻ thông tin chống khủng bố, đào tạo, chống khủng bố và kinh nghiệm tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Truyền thông quốc tế và báo chí Ukraine cuối tuần qua, tiếp tục đăng tải một loạt ảnh với chú thích chung chung vũ khí tiến về tiền tuyến. Dường như Quân đội Ukraine đang tiếp tục tăng cường thêm vũ khí hạng nặng tới miền đông Ukraine. Các hình ảnh mới nhất cho thấy, tiếp tục có một lượng lớn vũ khí hạng nặng gồm loạt pháo đủ kiểu loại đang tiến "tiền tuyến" như từ ngữ mà báo chí Ukraine sử dụng. (Xem chi tiết).
Các thủ lĩnh của lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine đang đe dọa từ bỏ lệnh ngừng bắn sau khi chính quyền Ukraine sửa đổi đạo luật về quyền tự trị của khu vực này. Trong một tuyên bố ngày 18/3, hai thủ lĩnh Alexander Zakharchenko và Igor Plotnitsky cáo buộc đạo luật trao cho các khu vực Donetsk và Lugansk quy chế đặc biệt đã bị suy yếu do những sửa đổi trên. Hai thủ lĩnh này cảnh báo họ sẵn sàng nối lại các hành động thù địch trừ phi chính quyền Ukraine nhượng bộ.
Báo Handelsblatt (Đức) nhận định sự kỳ vọng của Ukraine vào lòng hảo tâm tài chính của Đức có thể không thành hiện thực, vì trong tương lai Ukraine cần tới ít nhất 40 tỷ USD cho các hoạt động bình ổn nền kinh tế. Trong chuyến thăm Berlin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói rằng ông có mối quan hệ tốt đẹp với Thủ tướng Đức. Ông Poroshenko thúc đẩy tình hữu hảo với Đức không chỉ bởi đất nước của ông đang bên bờ vực sụp đổ tài chính mà còn bởi trong tương lai nước này cần tới ít nhất 40 tỷ USD theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong khi khoản cho vay mới đây của IMF cũng không thấm vào đâu.
Lực lượng cảnh sát địa phương thông báo ít nhất 2 người thiệt mạng và 5 người khác bị thương trong một vụ xả súng ở một cửa hàng tạp hóa ở thành phố Stockton, bang California. Nguồn tin trên cho hay vụ xả súng xảy ra tối 17/3. Cảnh sát nói rõ họ đã tìm thấy thi thể một người phụ nữ ở lối đi bộ, bên ngoài hiện trường, và một người khác đã tử vong ở bệnh viện. Ngoài ra, một số nạn nhân khác bị thương cũng được tìm thấy bên trong cửa hàng.
| -1 |
Đó là nhận định của tờ China Daily trước sự kiện Mỹ điều tàu sân bay hạt nhân USS George Washington vào khu vực Biển Đông vừa qua. Theo tờ báo này, trong bối cảnh khu vực bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) đã trở nên lắng dịu sau những căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines vào hồi tháng 4 vừa qua, việc tàu sân bay USS George Washington đi qua bãi cạn Scarborough trước khi đến Philippines (như thông tin báo chí đưa) cho thấy, Manila và Washington một lần nữa tìm cách gia tăng căng thẳng tại vùng biển này.
Tàu sân bay USS George Washington được cho là đã đi qua bãi cạn Scarborough.
Cũng theo bình luận của China Daily , sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ ở khu vực có thể coi là hành động khiêu khích, làm phức tạp thêm tình hình khu vực. Việc điều tàu chiến tới cửa ngõ nước khác rõ ràng không phải là một hành động thiện chí.
USS George Washington là tàu sân bay thứ 4 đến Philippines trong năm nay. Những chuyến thăm thường xuyên như vậy của Hải quân Mỹ cho thấy, Philippines đang tìm kiếm sự hậu thuẫn của Mỹ trong vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông. Đây chính là lý do Manila có thể cho phép quân đội Mỹ trở lại Vịnh Subic sau khi đã rút lui cách đây 20 năm. Theo tạp chí quân sự Jane's Defence Weekly , các quan chức Mỹ và Philippines đã xác nhận rằng, Vịnh Subic, từng là một trong những căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài, sẽ trở thanh căn cứ bán thường trực của quân đội Mỹ.
Những nỗ lực muốn dựa vào Mỹ của Manila đều nằm trong toan tính của Washington trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Barack Obama đang triển khai chiến lược tái cân bằng ở châu Á - Thái Bình Dương. Washington cần nhận thức rằng, Mỹ cũng có một phần trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực và bất kỳ tính toán sai lầm nào đều có thể phản tác dụng và tác động xấu đến ổn định khu vực, tờ China Daily kết luận.
Thanh hương.
Theo Infonet.
| -1 |
(ĐVO) Ngày 26/6, Vedomosti dẫn nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, việc chuyển S-300 sang Syria đã bị bãi bỏ theo chỉ thị của cấp trên.
Trước đây, Nga có hợp đồng với Algieria và Syria về bán S-300 trị giá lần lượt là 39 triệu USD và 105 triệu USD.
Các hợp đồng này lẽ ra phải được thực hiện vào cuối năm 2012, đầu năm 2013. Theo đại diện của Rosoboroneksport, việc gửi ba tiểu đoàn S-300 sang Algieria đã được thực hiện.
Nhiều nước phương Tây, trong đó có Mỹ và các nước Liên minh châu Âu phản đối bán vũ khí cho Syria. Theo dự đoán của Vedomosti , Nga có thể đã từ chối bán S-300 cho chế độ của Tổng thống Syria Bashar al Assad để không làm phức tạp quan hệ với các đối tác phương Tây.
Năm 2010, Nga đã hủy bỏ hợp đồng bán S 300PMU2 cho Iran cũng vì lý do tương tự (>> chi tiết ).
Theo nguồn tin, Nga tiếp tục (hoặc là đã kết thúc) việc bán cho Syria các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk M2, các tổ hợp pháo tên lửa phòng không Pantsir-S, cũng như các tổ hợp Pechora2M (>> xem thêm ).
Trong trường hợp đưa những tổ hợp như vậy vào trang bị, Syria sẽ có được ưu thế đáng kể trước không quân của kẻ thủ tiềm tàng.
>> Cuộc chiến phòng không ở Syria, nếu xảy ra sẽ rất ác liệt.
>> Khám phá lưới lửa phòng không Syria.
>> Nga bí mật gửi S-300 tới Syria.
>> Nga hiện đại hóa radar cảnh giới bảo vệ Syria.
>> Điểm qua vũ khí Nga ở Syria.
>> Pechora-2M, sự lựa chọn hợp lý của Việt Nam.
Nguyễn Vũ (theo Lenta).
| 0 |
Đại diện các bên tại vòng đàm phán thứ hai ở Algiers. (Nguồn: THX/TTXVN).
Ông Mohamed Mouaazab, đại diện của phái đoàn GNC cho biết đã gửi tới Liên hợp quốc quan điểm của GNC về dự thảo thỏa thuận nhằm đạt được sự đồng thuận về những người lãnh đạo Libya trong giai đoạn chuyển tiếp tới đây.
Trong khi đó, ông Mohamed Chouaib, thành viên phái đoàn HoR, cho biết đã nêu rõ quan điểm của họ với Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Libya Bernardino Leon, đồng thời nhấn mạnh cuộc đàm phán sẽ tiếp tục nhằm đi tới một thỏa thuận cuối cùng trong 2 ngày tới.
Về phía Liên hợp quốc, ông Leon chưa đưa ra bất cứ tuyên bố nào.
Trước đó hôm 16/4, các đại diện của HoR và GNC đã nối lại đàm phán tại thành phố Skhirat (Maroc) nhằm thành lập một chính phủ đoàn kết để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Libya.
Liên hợp quốc hôm 24/3 đã công bố đề xuất gồm 6 điểm nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực tại Libya bằng cách thiết lập một chính phủ chuyển tiếp điều hành đất nước cho đến khi hiến pháp mới được thông qua và bầu cử được tiến hành.
Theo đề xuất, một chính phủ đoàn kết sẽ do 1 tổng thống đứng đầu và bao gồm 1 hội đồng tổng thống với các các nhân vật độc lập, bên cạnh 1 quốc hội đại diện cho nhân dân Libya và 1 hội đồng nhà nước tối cao./.
| 0 |
Duch bị buộc tội đã tham gia sát hại 17.000 tù nhân ở nhà tù Toul Sleng, trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ em. Ngay sau khi quan tòa công bố bản án dành cho Duch, nhiều nạn nhân may mắn sống sót và thân nhân gia đình những người đã thiệt mạng trong nhà tù này đã lên tiếng phản đối và cho rằng, Duch cần bị trừng phạt nhiều hơn thế bởi những gì mà hắn đã gây ra. Trả lời phỏng vấn báo giới, Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong cũng cho rằng, bản án vẫn còn quá nhẹ. Chum Mey (79 tuổi), một trong số 140 người bị giam ở nhà tù Toul Sleng may mắn sống sót nói, ông sẽ cùng nhiều người Campuchia khác khiếu kiện về bản án dành cho Duch, đòi tòa phải tăng mức hình phạt cho tên đồ tể gây bao tội ác này. Theo dự kiến, sau phiên xử Duch, vào đầu năm 2011, tòa án xét xử Khmer Đỏ sẽ tiếp tục mở các phiên xét xử 4 thủ lĩnh Khmer Đỏ còn lại gồm Nuon Chea, Khieu Samphan, Ieng Sary và vợ là Ieng Thirith.
| -1 |
Giả đến làm việc tại Công ty trực thăng miền Bắc, bọn khủng bố tấn công, sát hại lực lượng bảo vệ khu vực để máy bay...
...Chúng chiếm giữ máy bay...
...Bắt cán bộ, nhân viên của công ty đang làm việc tại khu đỗ máy bay và khu kỹ thuật...
...chiếm giữ một số tòa nhà để nhốt con tin, cố thủ và ra yêu sách.
Được lệnh của trên, một chiếc trực thăng của Công ty Trực thăng miền Bắc bí mật tiếp cận khu vực sân bay...
...Và tiến hành thả lực lượng đặc công tinh nhuệ.
...Các chiến sĩ đặc công bí mật, bất ngờ, khôn khéo cơ động tiếp cận mục tiêu.
Một chiếc trực thăng hiện đại EC-155B1 cũng "treo" trên nóc tòa nhà bị khủng bố chiếm giữ...
Bằng kỹ thuật điêu luyện, chuẩn xác, các chiến sĩ đặc công tiếp cận các phòng bọn khủng bố giam giữ con tin.
Phía chiếc trực thăng bị con tin chiếm giữ, các chiến sĩ đặc công đã đột nhập và làm chủ.
Bị tấn công quyết liệt, bọn khủng bố lên ô tô bỏ chạy khỏi tòa nhà. Song vừa đến khu vực đường băng, chúng đã bị đặc công "đánh chặn".
Bọn khủng bố chiếm giữ chiếc trực thăng cũng bị tóm gọn.
Sau khi xác minh, phân loại, các con tin được đưa lên xe.
Một tên khủng bố ngoan cố bị tiêu diệt.
Sau khi nhiệm vụ đánh bắt khủng bố kết thúc, lực lượng bảo vệ của Công ty Trực thăng miền Bắc tiếp tục cơ động về vị trí bảo vệ sân bay. (Theo QĐND).
| -1 |
"Cuộc chiến hồi tháng 8 năm 2008 đã được châm ngòi từ chính một kịch bản tương tự như thế này. Quân lính Gruzia sau đó đã mở một chiến dịch xâm lược vào Nam Ossetia và tấn công các binh lính gìn giữ hòa bình của Nga," tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho hay. Trong những ngày gần đây, Gruzia đã nhiều lần nã súng vào lãnh thổ của Nam Ossetia. Mới đây nhất, ngày hôm qua, các quan chức Nam Ossetia đã cáo buộc Gruzia bắn súng cối vào lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, Gruzia đã phủ nhận cáo buộc trên đồng thời nói rằng đó thực chất là một hành động khiêu khích của Nam Ossetia. "Không hề xảy ra vụ bắn súng nào trong khu vực xung đột," lực lượng cảnh sát Gruzia khẳng định. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết: Những hành động như trên đang khiến Moscow đặc biệt lo ngại.". "Trong trường hợp có thêm những hành động khiêu khích đe dọa đến sự an toàn của người dân Nam Ossetia cũng như các binh lính Nga đang được triển khai tại Nam Ossetia, Bộ Quốc phòng Nga sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp, kể cả các hành động quân sự để bảo vệ họ," Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố. Moscow đã công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia, hai khu vực ly khai của Gruzia, sau cuộc chiến ngắn ngày giữa Nga và Gruzia hồi tháng 8 năm ngoái. Hầu hết các công dân Nam Ossetia và Abkhazia đều mang quốc tịch Nga từ nhiều năm nay. Các binh lính Gruzia đã tấn công Nam Ossetia trong một nỗ lực nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Kể từ khi Nga công nhận nền độc lập của hai khu vực trên, Nga và Gruzia đã cắt đứt các mối quan hệ ngoại giao. Kiệt Linh - (theo RIA).
| -1 |
Thủ tướng Nga Medvedev khiến người dân nước này nổi giận và đòi Tổng thống Putin cách chức ông.
Hãng tin AP ngày 5/8 đưa tin vụ việc Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev khuyến khích một giảng viên có thu nhập thấp bỏ nghề để tìm việc làm khác vẫn tiếp tục gây bão tại nước này khi hàng nghìn người Nga đòi ông phải từ chức.
Theo đó, tính đến ngày 5/8 đã có tới hơn 168.000 người Nga ký vào đơn kiến nghị trực tuyến để đòi ông Medvedev rời ghế thủ tướng.
Vụ việc dẫn đến đông đảo người Nga đòi ông Medvedev từ chức diễn ra khi một giảng viên đại học ở vùng Dagestan nghèo đói tham gia diễn đàn giáo dục dành cho giới trẻ hôm 2/8.
Cô giáo này đã đặt câu hỏi tại sao những người làm nghề ươm mầm tương lai ở Nga lại chỉ được nhận tiền lương bằng phân nửa cảnh sát.
Thay vì khuyên nhủ hay an ủi người giảng viên đó, Thủ tướng Nga Medvedev lại cho rằng người này đừng nên so sánh, và nghề giáo không phải dành cho những đối tượng muốn kiếm tiền nhanh chóng.
Do vậy, ông Medvedev đã khuyên những ai đang đứng trên bục giảng mà muốn giàu nhanh thì nên tìm công việc khác.
Sự việc trên đã gây ra cơn bão thực sự trong dư luận Nga, khiến gần 170.000 người tức giận và ký tên vào đơn kiến nghị trên trang change.org để đòi Tổng thống Nga Putin cách chức đồng minh thân thiết của ông.
Xem thêm video:
Hán Hiển (Theo AP).
| -1 |
Căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây liên quan tới vụ cựu điệp viên Nga Sergei Skripal bị đầu độc tại Anh tiếp tục gia tăng khi mà các nước phương Tây muốn giữ lập trường cứng rắn lâu dài nhằm ngăn ngừa một hành động tái diễn từ phía Moscow. Trong khi đó, giới chức Nga hôm qua tiếp tục khẳng định, hành động đáp trả các nước phương Tây về việc trục xuất các nhà ngoại giao của nước này là điều chắc chắn.
Căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây liên quan tới vụ cựu điệp viên Nga Sergei Skripal bị đầu độc tại Anh tiếp tục gia tăng. Ảnh: Sputnik.
Dẫu vậy, một cuộc điều tra chung về vụ việc mà phía Nga đang kêu gọi Anh hay một cơ chế điều tra chung của Liên Hợp Quốc do Mỹ vừa mới đề xuất đang là hy vọng duy nhất có thể làm tan băng những căng thẳng ngoại giao hiện nay giữa các bên.
19 trong tổng số 28 quốc gia thuộc liên minh châu Âu (EU) và một số quốc gia khác đã quyết định trục xuất gần 150 nhà ngoại giao Nga, nhằm ủng hộ quan điểm của nước Anh liên quan tới vụ cựu điệp viên Nga Skripal bị đầu độc trước đó.
Theo nguồn tin từ châu Âu, Ngoại trưởng các nước thành viên EU sẽ tiếp tục thảo luận về những căng thẳng ngoại giao với Nga vào ngày 16/4 tới, với hy vọng có thể duy trì các biện pháp trừng phạt cứng rắn lâu dài đối với Moscow. Tuy nhiên, một lằn ranh đỏ về việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga cũng đã được EU chỉ rõ là các nước châu Âu sẽ không được đi quá xa, để tránh trở về thời kỳ chiến tranh lạnh.
Còn về phía Nga, nước này hôm qua tiếp tục khẳng định sẽ đưa ra các biện pháp đáp trả vào một thời điểm thích hợp, đồng thời yêu cầu Anh và các nước ủng hộ London đưa ra các bằng chứng khi cho rằng Nga đứng đằng sau vụ việc.
Người phát ngôn điện Kremlin nói: Chúng tôi hy vọng rằng, các quốc gia thể hiện tình đoàn kết với Vương quốc Anh và đưa ra quyết định trục xuất các nhà ngoại giao của chúng tôi, sẽ thấy được sự cần thiết phải xem xét lại thông tin mà họ đã nhận được có đáng tin cậy hay không. Hãy đưa ra bằng chứng khi cho rằng Nga có liên quan đến vụ việc tại Salisbury.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga cũng ra tuyên bố kêu gọi Anh hợp tác chặt chẽ với cơ quan điều tra Nga để làm rõ vụ việc. Tuyên bố nêu rõ Ủy ban điều tra của Nga đã khởi tố hình sự vụ giết hại có chủ đích nữ công dân Nga Yulia Skripal con gái cựu điệp viên Skripal, đồng thời cũng soạn thảo xong yêu cầu hỗ trợ hợp tác với phía Anh.
Tuyên bố thậm chí còn cáo buộc chính quyền Anh không có khả năng bảo vệ an toàn cho công dân Nga trên lãnh thổ của mình, cũng như không quan tâm đến việc làm rõ động cơ đích thực của kẻ đã gây ra tội ác. Do đó, Nga đang nghi ngờ ngược lại khả năng cơ quan tình báo Anh có liên quan đến vụ này.
Nhiều Nghị sĩ Nga hôm qua cũng lên tiếng yêu cầu Anh cung cấp bằng chứng cho các cáo buộc của nước này nhằm vào Nga. Theo đại diện ngoại giao của Nga tại Anh, gần 160 quốc gia trên thế giới - những nước thuộc và không thuộc khối đồng minh phương Tây với Anh cũng đã đưa ra lời đề nghị tương tự.
Trước những diễn biến trên, hôm qua, Bộ Ngoại giao Mỹ quốc gia trục xuất nhiều nhất nhân viên Ngoại giao Nga, đã lên tiếng kêu gọi thiết lập một Cơ chế chung để điều tra các vụ việc tương tự như trường hợp cựu điệp viên Skripal. Phát biểu tại cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nhấn mạnh, Washington muốn sớm kết thúc cuộc điều tra do Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) đang tiến hành tại Anh. Theo bà Nauert, Mỹ cũng hy vọng rằng Nga sẽ nhất trí tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về một cơ chế giống như Cơ chế điều tra chung mà Liên hợp quốc từng thành lập, để điều tra vụ việc.
Theo thông tin điều ra mới nhất từ cảnh sát Anh, cựu điệp viên Nga Skripal và con gái ông này nhiều khả năng bị phơi nhiễm chất độc thần kinh ngay tại khu vực cửa trước nhà của họ./.
Đình Nam/VOV1 -.
| -1 |
Clinton cứng nhắc những vẫn đủ dồn ép Trump.
Theo Washington Post , bà Clinton không có được sự hoàn hảo trong lần tranh luận này. Đôi lúc bà có vẻ quá tập trung và xơ cứng. Câu trả lời của bà Clinton về vấn đề sắc tộc tại Mỹ được cho là quá giáo điều và không chạm được đến tim người xem truyền hình. Dù vậy, câu trả lời của bà Clinton được cho là vẫn tốt hơn nhiều so với của ông Trump.
Bà Clinton đã thể hiện rất tốt trước đối thủ Donald Trump. Ảnh: AP.
Bà Clinton đã chuẩn bị rất kỹ cho gần như mọi câu hỏi và trích dẫn rất nhiều nhiều số liệu giúp bà ghi điểm trước người xem truyền hình. Không những thế, bà Clinton còn lấn lướt ông Trump nhất là trong vấn đề thuế.
Phản ứng của bà Clinton trước lời chỉ trích của ông Trump về khả năng kiềm chế của mình bằng một cái lắc đầu nhẹ là rất ấn tượng. Phản ứng của bà trước tuyên bố của ông Trump về vấn đề nơi sinh của Tổng thống Obama cũng ấn tượng không kém.
Tuy nhiên, bà Clinton cũng có chút thất thế khi bị ông Trump công kích trúng vào điểm yếu nhất của bà- bê bối sử dụng email cá nhân vào việc công khi còn là Ngoại trưởng Mỹ. Trước sự dồn épcủa ông Trump, bà Clinton chỉ còn biết đứng ra xin lỗi và công khai nhận trách nhiệm của mình trong vụ này. Dù vậy, những gì bà Clinton đã làm được là rất đáng hoan nghênh.
Trong cuộc tranh luận lần này, truyền hình Mỹ đã có một sự thay đổi nhỏ khi cho xuất hiện đồng thời hình ảnh của 2 ứng viên trên một màn hình được chia làm 2 phần để cử tri có thể theo dõi mọi động thái của họ. Một lần nữa, bà Clinton lại chiếm ưu thế khi thể hiện một phong thái chững chạc, tự tin và cuốn hút.
Trong khi đó, ông Trump bị mất điểm rất nhiều khi liên tục thay đổi biểu hiện trên mặt, đôi lúc ông còn húng hắng ho và thực sự nhìn không được giống một ứng viên Tổng thống cho lắm.
Donald Trump thực sự lúng túng.
Tỷ phú Mỹ dường như không chuẩn bị đủ kỹ cho cuộc tranh luận lần này. Ông Trump đã phải rất khó khăn để trả lời những câu hỏi mà ông biết chắc là sẽ phải trả lời.
Câu trả lời của ông Trump liên quan đến việc ông khẳng định Tổng thống Obama không sinh ra tại Mỹ là quá nhàm chán. Trong khi đó, câu trả lời của tỷ phú Mỹ về việc tại sao ông không muốn công khai thuế thu nhập cá nhân cũng chẳng khá hơn.
Mọi chuyện còn tệ hơn khi ông Trump đề cập đến cuộc chiến Iraq. Quan điểm của ông Trump không chỉ hoàn toàn đi ngược lại với thực tế diễn biến cuộc chiến này mà còn khá vô nghĩa.
Tỷ phú Trump cũng bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để tung ra những đòn chí mạng vào đối thủ của mình. Ông không lại sử dụng cụm từ một lũ tệ hại mà bà Clinton đã dùng để chỉ trích những người ủng hộ ông và đã phải lên tiếng xin lỗi vì lỡ lời sau đó.
Thậm chí, ông cũng không nhắc nhiều đến bê bối sử dụng email cá nhân vào việc công và cũng không nhắc đến nhiều cụm từ quan trọng như thành thật hay đáng tin vốn được các cử tri Mỹ đưa ra để bày tỏ nghi ngờ về tính cách của bà Hillary Clinton.
Thay vì thế, trong suốt thời gian tranh luận, ông Trump lại thể hiện mình một cách rất bản năng khi liên tục ngắt lời bà Clinton hay hét lên không đúng trước mỗi cáo buộc mà bà Clinton nhằm vào ông. Thậm chí, ông Trump gần như không nêu ra được bất kỳ lý do nào để phản bác bà Clinton.
Điểm cộng cho người dẫn chương trình Lester Holt.
Dù có thể chỉ trích về 2 điểm chính trong quá trình dẫn dắt cuộc tranh luận giữa ông Trump và bà Clinton đó là không xác minh những gì ông Trump nói có đúng hay không trong rất nhiều trường hợp và thường xuyên mất tích khi 2 ứng viên tranh luận, người dẫn chương trình Lester Holt vẫn được các đồng nghiệp đánh giá cao và những gì ông Holt bị chỉ trích lại được coi là dấu ấn về sự chuyên nghiệp của một trong những người dẫn chương trình hàng đầu của Mỹ.
Điều này là bởi, trong thời lượng phát sóng chương trình có hạn, việc thường xuyên xác minh những gì ông Trump nói sẽ tốn rất nhiều thời gian và có thể khiến cuộc tranh luận kéo dài tới 7 giờ thay vì 1 giờ rưỡi như kế hoạch.
Ngoài ra, việc một người dẫn chương trình thường xuyên không có mặt trên sân khấu khi hai ứng viên tranh luận cho thấy ông Holt là một người rất thạo nghề.
Người dẫn chương trình Holt đã chứng tỏ mình thực sự là trọng tài cho cuộc tranh luận giữa ông Trump và bà Clinton, để cho họ có đất diễn và chỉ xuất hiện tại những thời điểm nóng nhất.
Ông Holt cũng tránh dồn ép họ theo một chương trình đã định sẵn và biết cách hướng họ tới vấn đề khác khi cả hai bên tỏ ra bế tắc và không đồng thuận với nhau. Có thể sau cuộc tranh luận này, ông Holt sẽ không được ai nhắc đến nữa nhưng đó mới chính là thắng lợi của người dẫn chương trình./.
Trần Khánh/VOV.VN.
| 1 |
Ông Nawaz Sharif trong cuộc họp báo sau phiên điều trần tại Tòa án tối cao điều tra về cáo buộc gia đình ông có tên trong Hồ sơ Panama, tại Islamabad ngày 15/6. Ảnh: EPA/TTXVN.
Tuyên bố chính thức từ Văn phòng Thủ tướng cho biết ông Sharif đã quyết định rời khỏi nhiệm sở, tuy nhiên bày tỏ một số nghi ngại "nghiêm trọng" đối với phán quyết của Tòa án Tối cao.
Trước đó cùng ngày, Thẩm phán Ejaz Afzal Khan của Tòa án Tối cao Pakistan tuyên bố ông Sharif không đủ tư cách là thành viên của Quốc hội, do đó ông sẽ phải thôi giữ chức Thủ tướng, liên quan tới các cáo buộc tham nhũng trong một thời gian dài. Tòa án trên cũng yêu cầu Cơ quan Chống tham nhũng quốc gia mở cuộc điều tra thêm về các cáo buộc liên quan đến ông Sharif.
Hồi năm 2016, Tòa án Tối cao cũng đã ra lệnh mở cuộc điều tra về số tài sản ở nước ngoài của gia đình ông Sharif sau khi vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama" bắt nguồn từ công ty luật Mossack Fonseca cho thấy con gái và 2 con trai của Thủ tướng Sharif sở hữu nhiều công ty bình phong được đăng ký ở quần đảo British Virgin - Vương quốc Anh- và đứng tên các công ty này để mua bất động sản ở London. Phe đối lập chỉ trích ông Sharif không thể giải thích về nguồn gốc số tiền của các công ty nước ngoài do các con ông sở hữu, đồng thời cáo buộc ông không trung thực trước Quốc hội. Thủ tướng Sharif và gia đình đã bác bỏ những cáo buộc trên.
Đây là lần thứ 2 trong lịch sử 70 năm qua của Pakistan, Tòa án Tối cao nước này phế truất một thủ tướng đang tại nhiệm. Năm 2012, Thủ tướng khi đó Yousaf Raza Gilani đã bị Tòa án Tối cao phế truất vì tội khinh thường tòa án, từ chối yêu cầu nhà chức trách Thụy Sĩ mở lại điều tra nghi án tham nhũng chống lại cựu Tổng thống Asif Ali Zardari.
TTXVN/Báo Tin Tức.
| -1 |
Kết thúc các cuộc đối thoại 2 ngày với thủ lĩnh Taliban tại khu vực bộ lạc Waziristan, một quan chức của Ủy ban đối thoại Taliban Mohammad Ibrahim cho biết, các cuộc đối thoại rất tích cực và Thủ lĩnh Taliban đã nhất trí tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với nhóm đàm phán của chính phủ.
Taliban cũng đã đề xuất địa điểm cho các cuộc đối thoại sắp tới. Một nhà hòa giải trung gian trong các cuộc đối thoại giữa Taliban và chính phủ Pakistan Maulana Sami-ul-Haq bày tỏ mong muốn cuộc gặp sẽ sớm diễn ra. Ông Sami-ul-Haq cũng hối thúc chính phủ Pakistan và Taliban thể hiện sự linh hoạt để đạt được bước tiến trong các cuộc đối thoại trực tiếp, kêu gọi chính phủ thả một số tù nhân và Taliban thả những người mà lực lượng này bắt giữ. Theo ông Sami-ul-Haq, đây sẽ là một thiện chí tốt giúp thúc đẩy các cuộc đối thoại hòa bình.
Chính phủ Pakistan vừa thành lập một Ủy ban cấp cao bao gồm các quan chức chính phủ để tham gia đối thoại trực tiếp với Taliban. Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif cũng bắt đầu tham vấn với các đảng chính trị để tiến tới sự đồng thuận về các cuộc đối thoại sắp tới, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ đối với những nỗ lực hòa bình của ông./.
Phạm Hà/VOV- Trung tâm Tin.
Theo Tân Hoa xã.
| 1 |
Phóng sự trên đài CCTV cho biết: Trong khoảng chục năm trở lại đây Trung Quốc đang phát triển một số lượng tên lửa đạn đạo chiến lược mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nếu có bất kỳ mối đe dọa nào từ bên ngoài cũng như xảy ra chiến tranh, để tiêu diệt kẻ thù Trung Quốc sẽ cho phóng tất cả các tên lửa Đông Phong mình đang sở hữu.
Dư luận bên ngoài cho rằng, Trung Quốc hiện có 400 đầu đạn hạt nhân, phần lớn lắp đặt cho tên lửa đạn đạo DF-5 kiểu cũ và DF-31 kiểu mới, những tên lửa này chỉ có một số ít có tầm phóng vươn tới Mỹ.
Trong 20 năm qua, Trung Quốc sở hữu khoảng 24 quả tên lưa đạn đạo DF-5, một loại duy nhất có thể tấn công Mỹ, hơn nữa chúng rất ít có khả năng tác chiến bởi các vấn đề như độ tin cậy, bảo trì.
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 của Trung Quốc. Loại tên lửa này biên chế cho Quân đội Trung Quốc vào năm 1999, hiện đã trang bị hơn 100 quả. Tên lửa này là tên lửa lớp 2 (cấp 2), nặng 15 tấn, sử dụng nhiên liệu rắn, một phần mang đầu đạn thông thường, nhưng cũng có thể mang theo đầu đạn hạt nhân lớp 300.000 tấn với tầm phóng hơn 1.800 km, phóng từ Tây Tạng có thể tấn công nhiều mục tiêu chủ yếu của Ấn Độ.
17 năm trước, Trung Quốc trang bị tên lửa đạn đạo dòng DF-31.Tên lửa DF-31 nặng 41 tấn, dài 21 m, đường kính 2,25 m, chủ yếu áp dụng giếng phóng ngầm hoặc trên mặt đất, xe cơ động để phóng. So với giếng phóng, sử dụng xe phóng cơ động trên đường cao tốc có chuyên dụng có thể nâng cao khả năng đề phòng đối phương đáp trả hạt nhân.
Tất cả các tên lửa Đông Phong Trung Quốc sở hữu khoảng 15 năm trở lại đây đều được dẫn đường bằng tín hiệu vệ tinh nên có tầm chính xác rất cao.
Một tên lửa Đông Phong của Trung Quốc đang được phóng lên bầu trời.
Có khoảng 50 ICBM của Trung Quốc có thể vươn tới Mỹ, trong đó, có khoảng 25 quả là DF-31A. Thời gian tới, Trung Quốc sẽ thay thế dần các ICBM cũ bằng các tên lửa mới như DF-31A. Đến năm 2025, số lượng tên lửa ICBM của Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại, tuy nhiên, giới tình báo Mỹ nhận định, khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc thấp hơn nhiều so với Nga và Mỹ.
Bên ngoài suy đoán, Trung Quốc có 2/3 đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa đạn đạo DF-21, thông thường những đầu đạn hạt nhân này được dự trữ riêng, chỉ khi nào chiến đấu thực tế hoặc diễn tập chiến đấu thực tế mới lắp cho tên lửa.
Quang cảnh Trung Quốc phóng thử tên lửa Đông Phong tầm trung.
Các loại vũ khí này nhằm đảm bảo độ tin cậy cho các loại vũ khí răn đe của Trung Quốc trước những diễn tiến mới đây của Mỹ và ở một mức độ nào đó là Nga. Trung Quốc luôn chủ trương không tấn công trước đối với vũ khí nguyên tử mà chỉ sử dụng trong trường hợp nước này là mục tiêu của một cuộc tấn công hạt nhân.
| 0 |
Lãnh đạo đảng Ôn hòa ở Thụy Điển, ông Ulf Kristersson. (Nguồn: Getty Images).
Lãnh đạo đảng Ôn hòa ở Thụy Điển, ông Ulf Kristersson, ngày 14/10 cho biết ông chưa thể tận dụng cơ hội đầu tiên để thành lập một chính phủ liên minh sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng trước, vốn đẩy quốc gia vùng Scandinavia này vào thế bế tắc chính trị do không đảng nào giành đa số quá bán để tự thành lập chính phủ.
Sau cuộc tổng tuyển cử tại Thụy Điển ngày 9/9 vừa qua, Liên minh trung tả cầm quyền nhiệm kỳ vừa qua của Thủ tướng Stefan Lofven - gồm đảng Dân chủ Xã hội, đảng Xanh và đảng Cánh tả - giành được 144 ghế quốc hội, chỉ nhỉnh hơn 1 ghế so với Liên minh trung hữu đối lập (gồm đảng Ôn hòa, đảng Trung tâm, đảng Dân chủ cơ đốc giáo và đảng Tự do), và như vậy không giành đủ quá bán trong tổng số 349 ghế nghị sỹ Quốc hội để có thể đứng ra thành lập chính phủ.
Tuy nhiên, cả hai lực lượng chính trị này đều nỗ lực để tìm kiếm đa số sau khi từ chối thỏa thuận với đảng Dân chủ Thụy Điển chống người nhập cư, vốn chiếm 62 ghế Quốc hội.
Trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội Thụy Điển ngày 25/9 vừa qua, Thủ tướng Lofven đã không thể vượt qua, đồng nghĩa ông phải từ chức. Quốc hội Thụy Điển sau đó đã lựa chọn lãnh đạo đảng Ôn hòa lớn nhất trong Liên minh trung hữu đứng ra thành lập một chính phủ mới.
Thông báo nêu trên của ông Kristersson được đưa ra sau khi một số đồng minh trong Liên minh trung hữu chỉ trích đề xuất thành lập một chính phủ thiểu số với đảng Dân chủ cơ đốc giáo mà không có thêm đảng nào khác trong liên minh trung hữu.
Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen sẽ phải tìm một ứng cử viên mới để thành lập chính phủ và người được giao nhiệm vụ tiếp theo (trong tổng số 4 cơ hội) có thể là cựu Thủ tướng Lofven. Nếu cả 4 cơ hội này đều thất bại, Thụy Điển có thể phải tiến hành bầu cử sớm./.
Trần Mạnh Hùng (TTXVN/Vietnam+).
| 0 |
Thông tin này nổi lên chỉ 1 ngày sau khi các nhà lập pháp từ đảng Pheu Thai của ông Thaksin nói rằng họ đã bay tới Hồng Kông vào cuối tuần rồi để gặp vị cựu lãnh đạo đảng này. Họ cho biết ông Thaksin đã kêu gọi thống nhất trong đảng trước khi tiến tới cuộc tổng tuyển cử ở Thái Lan.
Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra và em gái Yingluck Shinawatra xuất hiện gần đây tại Nhật Bản trong một bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội, lại vừa được bắt gặp hôm 20-2 ở Singapore. Ảnh: Reuters.
Cựu Thủ tướng Thaksin đang sống lưu vong tại Dubai song ảnh hưởng chính trị của ông tại chính trường Thái Lan được cho là vẫn còn lớn. Đảng của ông với nhiều lần đổi tên khác nhau - đều giành chiến thắng trong mỗi cuộc bầu cử từ năm 2001 tới nay.
Trong khi đó, bà Yingluck trốn khỏi Thái Lan hồi tháng 8-2017 để tránh nhận bản án liên quan đến chương trình trợ giá gạo thời bà còn là thủ tướng. Các nguồn tin từ đảng Pheu Thai nói rằng nữ cựu lãnh đạo hiện sống ở Anh.
Các thành viên đảng cũng nói rằng anh em nhà Shinawatra đã đi Trung Quốc, Nhật Bản và Hồng Kông trước khi đến Singapore hôm 20-2.
Theo Reuters, người phát ngôn của Hội đồng Quốc gia vì Hòa bình và Trật tự (NCPO) của Thái Lan, ông Piyapong Klinpan, nói với báo giới ở Bangkok rằng các cơ quan hữu trách, trong đó có cảnh sát, đang theo dõi bà Yingluck và ông Thaksin. Ông này không cho biết chi tiết rõ hơn.
Được biết, ông Thaksin và bà Yingluck xuất hiện ở Singapore cùng lúc với sự kiện Tướng tư lệnh lục quân Thái Lan Sittisart Chalermchai Sittisart cũng tới đây để nhận một giải thưởng từ Bộ Quốc phòng Singapore.
Ông Chalermchai nói với báo giới trước khi rời Bangkok rằng ông sẽ không gặp anh em nhà Shinawatra ở Singapore.
Đỗ Quyên (Theo Reuters).
| 0 |
Tuy nhiên, cả ba bộ trưởng: Bộ trưởng tài chính Situmbeko Musokotwane, Bộ trưởng Thông tin Mike Mulongoti và Bộ trưởng phát triển cộng đồng Michael Kaingu, đã được xác nhận là sống sót và không ai bị thương. Độ an toàn của máy bay ZAF rất kém Chuyến đi này của của ba vị bộ trưởng là một phần trong kế hoạch để chào đón Tống thống Zambia Rupiah Banda đến thăm Kasempa. Nguyên nhân của vụ tai nạn chưa được tiết lộ. Độ an toàn của những chiếc máy bay của ZAF rất kém, vào năm 1994, toàn bộ các cầu thủ trong đội tuyển bóng đá quốc gia của Zambia đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay tại ngoài khơi bờ biển Gabon. Phú Cao Theo Zambian.
| -1 |
Lễ bàn giao tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam.
Tàu KN-781 được đóng mới theo thiết kế và chuyển giao kỹ thuật của Damen (Hà Lan) theo tiêu chuẩn Châu Âu.
Tàu có chiều dài 90,5 mét, rộng 14 mét, cao 7m, được trang bị 4 máy công suất lớn 12.016 mã lực, tải trọng 500 tấn.
Về lý thuyết, tàu đạt tốc độ hơn 21 hải lý/giờ, có thể hoạt động liên tục trong điều kiện bình thường 5.000 hải lý cho một hành trình và chịu đựng được các cấp độ sóng lớn.
KN-781 là loại tàu hoạt động xa bờ dài ngày và được trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại tham gia tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; trên có sàn đáp và nhà chứa trực thăng.
Ngoài ra, trên tàu còn có vũ khí âm thanh LRAD do Mỹ chế tạo và 2 vòi rồng công suất lớn với khả năng phun nước xa 150m.
Bãi đỗ cho máy bay trực thăng phía đuôi tàu.
Súng máy 12 ly 7 và loa phóng thanh công suất lớn LRAD trang bị trên tàu.
Một trong 2 súng phun nước có thể vươn xa tới 150 mét.
Cabin điều khiển tàu.
Phần đuôi tàu KN-781.
| 1 |
Ông Vladimir Putin (trái) và ông Recep Tayyip Erdogan tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 hồi tháng 11.2015 ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tin bài liên quan.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẵn sàng từ chức.
"Chúng tôi có lý do để khẳng định rằng, Thổ Nhĩ Kỳ quyết định bắn hạ máy bay của chúng tôi vì mong muốn bảo vệ các đường cung cấp dầu vào nước này, ở các cảng tập kết tàu chở dầu. Chúng tôi đã thu thập được nhiều thông tin xác thực vấn đề này. Dầu được sản xuất trong khu vực kiểm soát bởi IS và các tổ chức khủng bố khác, sau đó vận chuyển trên một quy mô lớn vào Thổ Nhĩ Kỳ", Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với các phóng viên trong ngày đầu tiên của Hội nghị COP 21. Ông Putin cũng cho rằng, việc bắn hạ máy bay Nga là một sai lầm lớn của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, phía Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng cho rằng, chiếc máy bay phản lực của Nga vừa mới hoàn thành nhiệm vụ đánh bom ở Syria đã tiến vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp những lời cảnh báo trước đó. Trong khi Moscow khẳng định, chiếc máy bay ném bom Su-24 hoàn toàn bay trong không phận của Syria và Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay vì âm mưu nào đó.
Đáp trả lại cáo buộc của Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định, ông sẵn sàng từ chức nếu Nga chứng minh được những buộc của mình. "Nếu như những cáo buộc được chứng minh là đúng, tôi sẽ từ chức vì sự cao quý của quốc gia, ông Erdogan cho biết trong bài phát biểu được hãng tin Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ trích dẫn lại. Tổng thống Erdogan cũng khẳng định, nguồn dầu mỏ và khí đốt mà nước này nhập khẩu hoàn toàn hợp pháp và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thận trọng trong việc đáp trả những đòn trừng phạt kinh tế của Nga.
Gia tăng căng thẳng Nga - Thổ.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiếc máy bay phản lực của Nga trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria đã làm căng thẳng mối quan hệ giữa hai nước. "Bảo vệ không phận, biên giới quốc gia không chỉ là quyền mà còn là nhiệm vụ của chúng tôi. Thủ tướng hay Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ không xin lỗi vì đã thực thi nhiệm vụ, Thủ tướng Davutoglu nói trong cuộc họp báo chung với người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg ở Brussels (Bỉ) thời gian gần đây.
Nga đã công bố các biện pháp trả đũa nhằm vào kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ mà trọng tâm là lĩnh vực nông nghiệp. Moscow sẽ tạm dừng nhập khẩu rau quả của Thổ Nhĩ Kỳ, hủy bỏ chế độ miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ và tiến tới hạn chế các hãng vận chuyển của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như thắt chặt kiểm soát các hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng.
"Quan hệ kinh tế phải dựa trên lợi ích chung và chúng tôi sẽ tiếp cận với bất kỳ biện pháp trừng phạt nào của Nga một cách bình tĩnh. Chúng tôi không có ý định làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa hai quốc gia cũng như không bao giờ làm bất cứ điều gì gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhân dân Nga, ông Davutoglu nói.
| -1 |
Hành khách bị thương được đưa vào bệnh viện hôm 3/8. (Ảnh: AP) Sự cố xảy ra lúc 4h30 sáng 2/8 trên không phận giữa Puerto Rico và đảo Grand Turk phía bắc Cộng hòa Dominica, khi chiếc Boeing 767 đang thực hiện hành trình từ Rio de Janeiro (Brazil) tới Houston (Mỹ). Đến 5h30, phi cơ đã hạ cánh an toàn tại sân bay Quốc tế Miami. Lúc đó, trên máy bay có 168 hành khách và 11 thành viên phi hành đoàn. Phát ngôn viên Sở Cứu hỏa Miami thông báo có 4 người bị thương nặng và 22 người bị thâm tím sau tai nạn; tổng cộng 14 người đã được đưa đến bệnh viện. Theo lời hành khách tên Fabio Ottolini, cư dân Houston, máy bay bay cất cánh được khoảng 6 tiếng thì anh cảm thấy đột ngột rơi: Mọi người không có thời gian để làm bất cứ điều gì!, anh nói. Phi cơ ở trong trạng thái hỗn loạn đúng lúc các tiếp viên đang phục vụ đồ ăn thức uống giữa các lối đi. Ottolini cho biết vài người bị hất lên trần của khoang máy bay và có thể đã bị thương. Carolina Portella (18 tuổi) cũng có mặt trên chuyến bay này và đang hướng đến trường đại học ở San Francisco. Cô kể, máy bay hơi rung chuyển rồi bất ngờ hạ độ cao, các mặt nạ oxy vọt ra. Máy bay rơi xuống. Tôi chỉ biết nắm chặt tay người ngồi bên cạnh mình, Portella nói. Trước đó, chuyến bay rất yên ả và suôn sẻ. Đến nay, nguyên nhân và mức độ của tình trạng hỗn loạn trên máy bay vẫn đang được điều tra. Tôi sẽ không rút ra bất kì kết luận hay sự so sánh nào lúc này!, Kathleen Bergen - thuộc Ban Quản lý Hàng không Liên bang - phát biểu. Rio de Janeiro cũng là điểm đến của chiếc Air France 447, phi cơ đã rơi trên Đại Tây Dương hôm 1/6 cách bờ biển đông bắc Brazil gần 1.500 km và khiến toàn bộ 228 người thiệt mạng.
| -1 |
Một cảnh sát nằm nghỉ tại trụ sở Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan hôm 2/12.
Theo Bangkokpost hôm nay, Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Thái Lan, tướng Adul Saengsingkaew đã tuyên bố, nhân viên nào để lộ thông tin về các kế hoạch của cảnh sát cho người biểu tình, sẽ bị coi là phản bội và phải bị trừng trị.
Chúng ta là những cảnh sát chuyên nghiệp. Chúng ta không được phép phản bội sự nghiệp bản thân, tướng Adul Saengsingkaew tuyên bố.
Tuyên bố của Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Thái Lan, cho thấy ông đang nghi ngờ một số cảnh sát đang tuồn thông tin nội bộ cho các lãnh đạo cuộc biểu tình.
Cũng theo Bangkokpost, người đứng đầu cơ quan thanh tra cảnh sát đã được lệnh xử lý nghiêm bất cứ nhân viên nào vi phạm.
Phan Yến.
Theo Bangkokpost.
| 0 |
Ngày 27/3, Bộ Giao thông Đan Mạch cho biết đã gửi một khuyến nghị đến tất cả các hãng hàng không có trụ sở tại nước này, yêu cầu cần phải có 2 người trong buồng lái.
Đan Mạch cũng sẽ xem xét lại tất cả các cuộc kiểm tra sức khỏe về thể chất và tinh thần của phi công bay đến và đi từ Đan Mạch.
Hiện trường vụ đâm máy bay khiến toàn bộ 150 người thiệt mạng.
Các hãng hàng không trên toàn thế giới đang bắt đầu thực hiện các quy tắc mới sau vụ tai nạn của Hãng hãng không Germanwings ( Đức) ở vùng núi Alps miền Nam nước Pháp.
Kết quả phân tích thiết bị hộp đen ghi âm lại các cuộc hội thoại trong khoang lái máy bay cho biết, cơ phó đã khóa cửa bên trong khi cơ trưởng rời khỏi buồng lái, sau đó người phi công này đã cố tình hạ độ cao máy bay để nó đâm vào sườn một ngọn núi ở một khu vực hẻo lánh.
Truyền thông Đức cho biết, phi công này cũng có tiền sử bị bệnh trầm cảm và đã phải điều trị tâm lí./.
| -1 |
Khủng hoảng Trung Cận Đông với tiêu điểm là cuộc vây hãm thành phố Aleppo tiếp tục là tâm điểm thời sự của nhiều tuần báo Pháp, không chỉ về những diễn biến khốc liệt, mà còn là những câu hỏi lớn về chiến tranh và hòa bình đang đặt ra trước nhân loại, trước hết là đối với các nền dân chủ hàng đầu thế giới, RFI bình luận.
Về chiến sự khốc liệt tại vùng phía đông thành phố Aleppo, Syria , nơi quân đội Damas được Nga hậu thuẫn, đang khép chặt vòng vây, mà rất nhiều nạn nhân là dân thường, Le Nouvel Observateur có bài Aleppo, một chiến lược tàn ác, với nhận định chế độ Syria và đồng minh đang tiến hành một cuộc chiến tổng lực chống lại phe nổi dậy và thường dân.
Tại các khu phố phía đông Aleppo, nơi cư trú của khoảng 275.000 thường dân khốn khổ, tội ác chiến tranh đang xảy ra hàng giờ. Hôm thứ bảy vừa qua, bệnh viện lớn nhất còn lại bị trúng bảy trái tên lửa từ máy bay Nga và Damas. LObs đặt câu hỏi: Phải chăng trật tự của thế giới chúng ta đang được quyết định tại Aleppo?.
Việc chiếm được Aleppo sẽ là một bước ngoặt, một thắng lợi quyết định cho phép chính quyền Assad làm chủ toàn bộ một khu vực từ trục Damas - Aleppo đến vùng duyên hải. Tuy nhiên, chiến thắng không phải dễ dàng, bởi quân đội chính phủ đã yếu đi rất nhiều sau 5 năm chiến tranh, trong khi đó phe nổi dậy thì quyết tâm kháng cự đến cùng. Người phát ngôn của nhóm nổi dậy lớn nhất đông Aleppo cho biết Assad sẽ phải biến thành phố này thành tro bụi mới có thể giành được chiến thắng.
Dù sao, LObs cũng ghi nhận là bất kể kết cục của chiến dịch Aleppo như thế nào, Moscow đã giành thắng lợi với chiến lược oanh kích, buộc phe nổi dậy ôn hòa phải hợp nhất với các nhóm thánh chiến cực đoan nhất.
Từ một góc nhìn khác, Le Courrier International đánh giá chiến lược của Nga với bài Cú đánh cược mạo hiểm của Moscow. Bài viết trích từ nhật báo Liban LOrient-Le Jour cảnh báo: Chiến thắng về quân sự không bảo đảm cho ông Putin một thắng lợi về chính trị và ngoại giao.
Ngược lại với cam kết rút quân sau ba tháng không kích, chính quyền Nga ngày càng can dự sâu vào xung đột Syria. Cho đến nay, theo tờ báo Liban, cho dù giành được nhiều thắng lợi chiến trường, nhưng Moscow vẫn không làm thay đổi được quan điểm đòi Assad phải ra đi của phương Tây và nhiều nước Ả Rập. Chiến dịch Aleppo đang trở thành nơi Nga thử nghiệm chiến lược tiêu diệt hoàn toàn đối lập Syria, để buộc phương Tây phải lựa chọn giữa tổng thống Assad và quân thánh chiến.
Trọng Thành.
| -1 |
Theo đó, Không quân Nga sẽ đưa trung đoàn máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 tới căn cứ không quân Gvardeiskiy tại Crimea. Ngoài ra, Nga còn sẽ đưa các máy bay tiêm kích Su-27, máy bay săn ngầm Tu-142, Il-38, trực thăng săn ngầm Ka-27/29 tới đây.
Trong đó, việc Nga điều Tu-22M3 tới Crimea thu hút rất nhiều sự chú ý. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc này, trang mạng Regnum (trụ sở ở Nga) đã có bài phân tích cán cân quân sự trong khu vực và toàn châu Âu sẽ thay đổi thế nào sau khi bố trí Tu-22M3 ở Gvardeiskiy.
Theo Regnum, trước tiên phải tìm hiểu khả năng của Tu-22M3 mà NATO. Máy bay ném bom Tu-22M3 được chế tạo trong khuôn khổ khái niệm máy bay đa chế độ và trang bị cánh hình mũi tên thay đổi - ở tốc độ thấp và khi cất cánh, cánh gần như duỗi thẳng, còn ở tốc độ siêu âm, góc hình tên của cánh đạt 65 độ. Điều đó cho phép sử dụng máy bay ở dải tốc độ và độ cao rộng.
Tu-22M3 có bán kính chiến đấu khoảng 2.400 km. Máy bay được trang bị hệ thống avionics và dẫn đường cực mạnh. Hệ thống lái tự động tham gia nhiều vào công tác điều khiển máy bay nên giảm rất nhiều tải làm việc cho các phi công.
Vũ khí chính của Tu-22M3 là các tên lửa hành trình Kh-22 có tầm bắn 500 km và tốc độ đến 4000 km/h (có thể lắp đầu đạn hạt nhân và tấn công hạm tàu) và các tên lửa Kh-15 với tầm bắn 250 km và tốc độ đến 6000 km/h (cũng có thể mang đầu đạn nhiệt hạch).
Tên lửa Kh-32 đang được phát triển và dự đoán sẽ có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1.000 km với độ chính xác cao. Đến năm 2020, 30 chiếc Tu-22M3 sẽ được nâng cấp thành Tu-22M3 và sẽ được trang bị Kh-32. Có thể dự đoán, Nga sẽ bố trí tại Crimea chính là các máy bay Tu-22M3.
Với bán kính chiến đấu của Tu-22M3, cộng với tầm bắn của tên lửa hành trình, sự uy hiếp của các máy bay này có thể bao trùm toàn bộ lãnh thổ Tây Âu, kể cả nước Anh.
Tu-22M3 có thể bay đến các nước Đông Âu ngay cả ở tốc độ siêu âm bình thường của mình. Những điều này là một đòn nặng nữa đánh vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.
Ngoài ra, Nga còn đe triển khai hệ thống tên lửa Iskander- với tầm bắn lên tới 500 km để đáp trả việc triển khai lá chắn tên lửa châu Âu. Tên lửa của hệ thống này sử dụng các thủ đoạn cơ động khi bay nên gần như các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa không thể đối phó.
Sự kết hợp Tu-22M3 và Iskander- sẽ hoàn toàn triệt tiêu tác dụng của các trận địa phòng thủ tên lửa mà họ bắt đầu triển khai ở Tây Ban Nha ngày 11/2, ở Ba Lan và Rumani vào năm 2018-2020.
Các hướng khác mà Nga đang tăng cường là khu vực Biển Đen, Balkans và Cận Đông. Biển Đen vốn đã bị một số lượng lớn tên lửa bờ biển Nga khống chế nay sẽ còn nằm dưới sự kiểm soát của các máy bay ném bom cực mạnh trang bị tên lửa hành trình, làm cho nhiệm vụ tiêu diệt hạm đội của Thổ Nhĩ Kỳ hay hạm đội của bất kỳ nước nào khác đang hoạt động ở Biển Đen trở nên khá dễ dàng.
Có thể nói rằng, quyết định bố trí Tu-22M3 ở Crimea do lãnh đạo nước Nga đưa ra sẽ gia tăng đáng kể khả năng của quân đội Nga tại các khu vực then chốt hiện nay khiến nó có thể biến lá chắn tên lửa mà Mỹ triển khai tại châu Âu trở nên vô dụng.
| -1 |
Đó là tuyên bố của ông Pavel Zolotarev, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Mỹ và Canada, khi ông phát biểu trên đài Tiếng nói nước Nga.
Chuyên viên dự đoán về sự bùng phát cuộc chiến thông tin ẩn giấu giữa Bắc Kinh và Washington cũng như những mâu thuẫn lợi ích rõ ràng của họ ở nơi mà Trung Quốc đã sẵn có căng thẳng trong quan hệ với các nước láng giềng.
"Cuộc xuất quân thứ nhất của tàu sân bay đầu tiên của Trung QuốcLiêu Ninh, và những chuyến bay của lực lượng hàng không chiến lược Mỹ vào khu vực mà Bắc Kinh đã công bố là hạn chế với máy bay nước ngoài. Đó là những sự kiện mang tính chất dấu hiệu trong quan hệ Trung-Mỹ năm 2013", chuyên viên Pavel Zolotarev nhận xét.
Trung Quốc bắt đầu thăm dò tình hình địa bàn và ranh giới hoạt động cho phép của họ tại khu vực. Bởi Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh chính trị, nên người ta cho rằng, thế mạnh quân sự và kinh tế của đất nước cho họ quyền hành xử kiên quyết hơn nữa. Và đó là thực tế mà chúng ta đang thấy", vị phó giám đốc nói.
Ngoài ra, ông Pavel cũng cho biết. "Người Mỹ cũng tuyên bố hoàn toàn rõ ràng rằng, nhân danh lợi ích quốc gia ở châu Á, họ sẵn sàng điều động sức mạnh quân sự của mình tới. Cả hai bên đều tìm kiếm những khả năng vượt qua giới hạn hành động được phép. Như vậy, có thể rất tai hại có nguy cơ hoàn toàn thực tế phát sinh xung đột vũ trang khi các bên cố gắng thăm dò ranh giới hành xử".
Quan hệ Trung-Mỹ sẽ đầy chông gai trong năm 2014?
Chuyên viên Pavel Zolotarev tin chắc rằng, những cáo buộc lẫn nhau về hoạt động gián điệp mạng năm 2013 đã đạt tới cấp độ chính sách quốc gia cả của Trung Quốc lẫn Mỹ. Washington cũng phát động chiến dịch chưa từng có về qui mô khi liên tục cáo buộc Bắc Kinh ăn cắp công nghệ và những bí mật khác. Điều này chính là những tác nhân kích động làm ảm đạm quan hệ Trung-Mỹ trong năm tới.
Căng thẳng hơn cả sẽ chính là trong lĩnh vực thông tin. Hiện diễn ra cuộc chiến thông tin chưa công nhiên, nhưng nó sẽ leo thang và bùng phát. Sẽ bộc lộ những mâu thuẫn có thể nhìn thấy và nghe thấy đối lập với lĩnh vực quân sự truyền thống. Ở đây cũng có khả năng căng thẳng trong bang giao. Nhưng cuộc đụng độ quyền lợi của Trung Quốc và Mỹ, chủ yếu sẽ bột phát tại không gian mà Trung Quốc đã sẵn có tranh chấp với những quốc gia khác của khu vực. Trước hết, hiển nhiên, là chuyện nói về quan hệ Trung-Nhật.
Dù thế nào chăng nữa, Trung Quốc và Mỹ vẫn có ràng buộc chặt chẽ với nhau về kinh tế. Do vậy, đó sẽ là "tuyến đường đỏ" để kiềm chế tham vọng quân sự của cả hai bên.
Dòng tài chính, đầu tư cơ bản của Trung Quốc vẫn hướng tới Mỹ. Từ đó, Trung Quốc sẽ nhận được những công nghệ tiên tiến của Mỹ thông qua chu trình sản xuất. Cộng thêm, Mỹ là nơi đào tạo nhân sự kỹ thuật dành cho Trung Quốc. Đây chính là lợi ích quan trọng để phát triển kinh tế, buộc Bắc Kinh cần căn nhắc. Do vậy, có thể đoán rằng Trung Quốc sẽ không vượt quá ranh giới cho phép.
Thêm vào nữa, tại Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cập Bình đã nêu ra đường hướng chỉ đạo trong quan hệ Trung-Mỹ, đó là không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác và cùng có lợi.
Tuy nhiên, trở ngại chính trên con đường này trong điểu kiện Trung Quốc ngày càng mở rộng tiềm lực quân sự, còn Mỹ cố gắng phát huy sức mạnh thống lĩnh của Washington ở châu Á.
Thanh Thanh (theo VOR).
| -1 |
Nổi bật.
Tờ Straits Times ngày 12/6 cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã phải lên tiếng chỉ trích cơ quan dự báo thời tiết nước này vì đã đưa ra quá nhiều "dự báo thiếu chính xác".
Những lời chỉ trích của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã được đưa ra trong một chuyến đi thị sát của ông tới Cơ quan Khí tượng thủy văn Triều Tiên, tờ báo trên cho biết thêm.
Ông Kim Jong Un đang phê bình các nhân viên khí tượng. (Ảnh: Rodong Sinmun).
Dẫn bản tin của Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên, tờ báo trên cho biết, ông Kim đã chỉ trích phương pháp khoa học được dùng để quan sát và yêu cầu sử dụng các thiết bị hiện đại.
"Có quá nhiều dự báo sai bởi vì việc quan sát khí tượng không được dựa trên cơ sở khoa học và hiện đại", ông Kim nói và yêu cầu cơ quan này nâng cao hiệu quả công việc của mình.
Ông Kim đề cao sự cần thiết của các dự báo thời tiết chính xác trong việc bảo vệ "sinh mạng và tài sản" của người dân, trước các thảm họa xuất phát từ hiện tượng thời tiết bất thường.
Theo kênh CNN, tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên còn đăng những bức ảnh cho thấy ông Kim giận đỏ mặt đang mắng té tát trong khi các nhân viên khí tượng thì tỏ ra ngượng ngùng.
Việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un công khai chỉ trích một cơ quan của chính phủ như Cơ quan Khí tượng thủy văn Triều Tiên là một điều hiếm có, báo Straits Times nhận định.
Tuy nhiên sự giận dữ này có thể hiểu được. Tháng trước, báo chí Triều Tiên đưa tin, nước này đang trải qua thời kỳ khô hạn nhất ba thập kỷ, gây thiệt hại cho hàng nghìn hecta cây trồng.
Tin vắn.
- Đại sứ Iraq tại Pháp, Fareed Yasseen, ngày 12/6 đã lên tiếng kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua quyết định viện trợ quân sự bổ sung cho Baghdad.
- Phát ngôn viên lực lượng chiến binh ở Kirkuk hôm 12/6 cho hay, lực lượng người Kurd đã giành quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố giàu dầu lửa Kirkuk của Iraq.
- Tư lệnh Không quân Hoàng gia Malaysia cho biết, lực lượng này sẽ nâng cấp những hệ thống radar nhằm tăng cường khả năng phòng thủ đảm bảo an ninh quốc gia.
- Trong ngày 12/6, Nga đã cáo buộc Ukraina sử dụng "vũ khí bị cấm" trong một nỗ lực nhằm giành lại quyền kiểm soát thành phố Slavyansk từ tay lực lượng ly khai.
- Nhật Bản trong ngày 12/6 đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc, để chỉ trích về việc các máy bay chiến đấu Trung Quốc "lượn sát" 2 máy bay quân sự Nhật ở Hoa Đông.
- Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 12/6 phản bác tố cáo của Tokyo, tuyên bố chính máy bay Nhật Bản mới là bên cố tình khiêu khích khi áp sát phi cơ Trung Quốc.
- Lãnh đạo biểu tình chống chính quyền quân sự Thái Lan, Sombat Boonngamanong, có khả năng đối mặt với án tù 14 năm, sau khi bị cáo buộc tội xúi giục bạo động.
- Theo Chosun Ilbo, Hàn Quốc sẽ phát triển một loại tên lửa tầm cao để ngăn chặn tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, với ngân sách 1.000 tỷ Won (hơn 983 triệu USD).
- Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã bày tỏ sự ngưỡng mộ trong thông điệp gửi tới Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhân kỷ niệm "Ngày nước Nga" 12/6/2014.
Phát ngôn.
Báo chí Philippines cho biết, Manila tuyên bố sẽ không chấp nhận bất cứ sự thỏa hiệp nào với Bắc Kinh, trước khi tòa án quốc tế về Luật Biển khẳng định những quyền lợi hàng hải của Philippines trên biển Đông.
"Với lòng tôn trọng đối với vấn đề biển Đông, chúng tôi đã đưa ra quan điểm của mình. Chúng ta hãy nhờ trọng tài phân xử. Đây là cách duy nhất", Edwin Lacierda, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, nói.
Tin ảnh.
Hạ viện Nhật Bản ngày 11/6 ra nghị quyết lên án hành động đơn phương của Trung Quốc ở biển Đông. Trong ảnh, tàu Trung Quốc đang ngăn cản tàu Việt Nam trên biển Đông. (Ảnh: Getty).
Kỷ niệm.
James Clerk Maxwell (13/6/1831 - 5/11/1879) là nhà vật lý đã chứng minh ở cùng nhiệt độ, động nng trung bình của các phân tử chất không tùy thuộc bản chất của chúng.
Thanh Vân.
| -1 |
Hình ảnh một chiếc Piper PA-34-200T. Ảnh: Adrian Pingstone.
Sau đó, cảnh sát đến hiện trường máy bay rơi, tìm thấy thi thể phi công và ba hành khách. Bé gái sống sót bị thương nhẹ và đã được đưa tới bệnh viện.
Cục Hàng không Liên bang Mỹ nói rằng, các kiểm soát viên không lưu đã mất liên lạc với chiếc máy bay cỡ nhỏ Piper PA-34, sau khi viên phi công báo động cơ bị trục trặc. Cảnh sát cho biết, Trung tâm Không lưu Memphis nhận được một cuộc gọi cầu cứu từ một máy bay tư nhân gần khu vực tai nạn.
Khoảng 30 phút sau khi máy bay mất liên lạc, một cư dân hạt Lyon báo cảnh sát rằng, một bé gái đi bộ tới nhà ông để báo về vụ máy bay rơi.
Thượng sĩ Dean Patterson, cảnh sát bang Kentucky, nói: Cô bé đã tự mình chui ra khỏi xác máy bay và tìm đến ngôi nhà gần nhất để nói về về vụ rơi máy bay. Điều kỳ diệu là cô bé đã sống sót, nhưng cũng bi kịch ở chỗ 4 người đã không qua khỏi.
Thượng sĩ Patterson nói máy bay đang bay từ bang Florida tới bang Illinois thì rơi xuống khu vực nhiều cây cối gần một cái hồ. Cục Hàng không Liên bang Mỹ thông báo, chiếc máy bay cánh cố định Piper PA-34-200T rơi cách Sân bay Kentucky Dam 11,3km về phía đông.
Hiện chưa rõ quan hệ giữa bé gái sống sót diệu kỳ với những người khác trên máy bay.
Piper PA-34 Seneca là dòng máy bay hạng nhẹ 2 động cơ do hãng Piper Aircraft (Mỹ) sản xuất từ năm 1971 tới nay. Dòng máy bay này thường được sử dụng cho các chuyến bay cá nhân hoặc làm ăn. Giá một chiếc vào khoảng 800.000 USD.
| -1 |
Số tiền này tương đương với 0,5% GDP của Israel. Hiện nay, các cuộc thương lượng tại Cairo (Ai Cập) giữa lực lượng Hamas tại Palestine và phái đoàn Israel đã lâm vào tình trạng bế tắc khi các bên cùng bác bỏ điều kiện của nhau để đi đến một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài.
Phản ứng với lập trường cứng rắn của phía Israel, các đại diện của Hamas thẳng thừng từ chối mọi đề xuất của chính quyền Tel Aviv cũng như nhà trung gian Ai Cập, kể cả khả năng kéo dài lệnh ngừng bắn 72 giờ, vốn sẽ hết hiệu lực vào 8 giờ sáng nay giờ địa phương (12 giờ trưa cùng ngày, giờ Việt Nam). Hamas cũng cảnh báo sẽ tiếp tục tấn công vào lãnh thổ Israel, đồng thời sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến lâu dài chống chính quyền Tel Aviv, nếu các điều kiện của họ không được chấp thuận.
Người dân Gaza tháo chạy khỏi nhà.
PHƯƠNG NAM.
>> Israel và Hamas đồng ý ngừng bắn 72 giờ.
| -1 |
Một báo cáo dẫn lời quan chức an ninh tỉnh Shabwa thuộc Bộ Quốc phòng Yemen cho biết, lực lượng an ninh nước này đã đột kích và tiêu diệt thành công phát ngôn viên truyền thông của chi nhánh al-Qaeda trên bán đảo Ả Rập cùng 6 kẻ khủng bố khác ở tỉnh Shabwa vào tối qua (14/10).
Phát ngôn viên truyền thông Ibrahim al-Banna, người Ai Cập được cho là một trong những nhân vật nguy hiểm nhất của chi nhánh al-Qaeda trên bán đảo Ả Rập, đồng thời cũng là phần tử nguy hiểm trong việc lên kế hoạch tấn công khủng bố trong và ngoài Yemen.
Trên website của mình ở Yemen, c hi nhánh al-Qaeda trên bán đảo Ả Rập đã xác nhận việc trùm khủng bố Anwar al-Awlaki đã bị máy bay không người lái của Mỹ tiêu diệt hôm 30/9 vừa qua, đồng thời tuyên bố sẽ trả thù bằng nhiều cuộc tấn công.
Gần đây, nhiều cuộc đánh bom cảm tử nhằm vào các cơ quan chính phủ và quân sự ở tỉnh Abyan và tỉnh Aden, miền nam Yemen đã khiến nhiều người thương vong.
Đỗ Hường.
Tin liên quan.
| -1 |
Hình cắt từ clip.
Theo AP, Yemen - nước nghèo nhất thế giới Arab - đã nội chiến từ khi lực lượng Houthi chiếm được thủ đô Sanaa vào năm 2014.
Sau đó, lực lượng ủng hộ tổng thống Hadi bị phế truất nhưng được Arabia Saudi và Mỹ hậu thuẫn đã tiến hành chiến tranh giành lại những vùng do phiến quân Houthi chiếm giữ kể từ tháng 3/2015.
Tuy nhiên, theo AP, những nỗ lực của lực lượng này là không thành công để chiếm lại thủ đô và phần lớn phía bắc của Yemen. Chiến sự đã làm khoảng 10.000 người ở Yemen đã bị giết hoặc bị thương trong cuộc xung đột.
Trọng Nhân.
| -1 |
Biểu tình phản đối Tổng thống Mohammed Mursi ở Quảng trường Tahrir, Cairo.
Trung Đông không chịu thừa nhận rằng Mỹ đã quyết định chuyển hướng sang châu Á. Khu vực này từ chối bước ra khỏi ánh sáng sân khấu.
Những gì chúng ta chứng kiến ngày nay là bằng chứng cho thấy những quan điểm lâu đời trong khu vực - những thuyết âm mưu xưa cũ, những sự đơn giản hóa quá mức - là không đúng đắn. Các tuyên bố rằng thế giới chú ý đến khu vực chỉ bởi vì nơi đây có dầu lửa hoặc có chìa khóa giải quyết vấn đề ở Trung Đông liên quan đến Israel hóa ra đều là sai lầm.
Trung Đông vẫn tiếp tục giành sự chú ý của giới ngoại giao và các chuyên gia quân sự, tiếp tục khiến các nhà lãnh đạo trên thế giới phải thức đêm thức hôm, và sẽ vẫn là như vậy ngay cả khi nơi đây không có một giọt dầu nào, hoặc nếu xung đột giữa người Ảrập và người Do Thái không tồn tại.
Tại sao?
Trung Đông đứng ở vị trí trung tâm của các dòng chảy lịch sử và các hệ tư tưởng đối lập.
Những gì diễn ra ở đó đang tác động xuyên suốt các biên giới quốc gia và tràn qua các đại dương. Khi phần lớn mọi người đi dự lễ ở nhà thờ vào cuối tuần, hoặc cởi bỏ giày trước khi lên máy bay thì người ta làm điều đó bởi vì một ý tưởng nảy sinh từ Trung Đông.
Khu vực này đang rơi vào khủng hoảng do phải hứng chịu nạn tham nhũng tràn lan, lãnh đạo yếu kém, phân biệt đối xử với phụ nữ cùng nhiều vấn đề kinh tế nghiêm trọng khác.
Các triết lý đối địch đang tranh giành vì tương lai - người Shiite cạnh tranh với người Sunny, những người chủ trương dân chủ phản đối các lãnh đạo độc tài, người Hồi giáo cố áp đảo những người đa nguyên còn các tín đồ Công giáo e ngại cho tương lai của mình. Đó mới chỉ là một vài nhân tố hun đúc nên các cuộc xung đột.
Những người ủng hộ dân chủ có thể đã trở nên mạnh mẽ hơn, nhưng các chiến binh kiên quyết khác đang khao khát tạo ra các nhà nước chống phụ nữ, chống tự do và chống Mỹ. Ẩn ý của những lòng tin đó sẽ trở nên rõ ràng khi lịch sử hé mở. Chẳng hạn như cuộc chiến mới đây ở Gaza, các diễn biến thu hút dư luận ở Ai Cập, chiến dịch trấn áp ở Syria, đánh bom liên tiếp tại Iraq, hay nỗ lực nâng vị thế của người Palestine tại Liên Hợp Quốc.
Ai Cập.
Đường phố ở Cairo ngập tràn nỗi tức giận chống lại Tổng thống Mohammed Mursi, người đã gây bất ngờ cho người dân Ai Cập - và cả Nhà Trắng - khi thông báo ông sẽ nắm giữ các quyền mà nhiều người xem như sự trở lại của một chế độ độc tài. Người biểu tình lo ngại về một cuộc thâu tóm quyền lực của lực lượng Tình Anh em Hồi giáo.
Mursi khẳng định quyết định của ông là cần thiết và chỉ mang tính tạm thời. Cuối cùng thì người ta cũng sẽ thấy ai đúng ai sai. Câu trả lời sẽ giúp định ra một tương lai dân chủ ở thế giới Ảrập, nơi Ai Cập dẫn đầu các xu hướng văn hóa, chính trị và hệ tư tưởng. Đó là lý do khi người Ai Cập nhận lửa từ làn sóng nổi dậy ở Tunisia cách đây 2 năm, các nhà lãnh đạo cố chấp trong khu vực đều phải lo sợ. Tất cả các thủ đô ở phương Tây đều phải đánh giá lại các liên minh chiến lược của mình.
Iran.
Mỹ có thể muốn tập trung vào châu Á, nhưng nước này không thể thôi lo lắng về Iran. Một số người sẽ cho rằng lo ngại đó chẳng qua là về dầu lửa, nhưng Mỹ có thể vẫn mua dầu từ một Iran có vũ khí hạt nhân. Obama, và thế giới, lo ngại chương trình hạt nhân của Iran sẽ gây ra một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở khu vực bất ổn nhất về chính trị của hành tinh này.
Hôm 28/11, Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran tuyên bố nước này sẽ đẩy nhanh tốc độ làm giàu uranium, bất chấp các lệnh cấm vận nặng nề của quốc tế.
Trong khi đó, các nhà chức trách Mỹ cảnh báo Tehran đang tìm kiếm các cách thức để chuyển vũ khí sang cho phong trào Hồi giáo Palestine Hamas ở Gaza, chỉ vài ngày sau khi Washington giúp dàn xếp một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel.
Israel và Palestine.
Cuộc xung đột này vẫn là một điểm nhức nhối của khu vực và là một thách thức đối với ảnh hưởng của Mỹ.
Chính quyền Palestine gửi đề nghị lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và đã được bỏ phiếu nâng cấp tư cách nhà nước tại tổ chức lớn nhất thế giới này.
Israel ngay lập tức tuyên bố mở rộng khu định cư Do Thái bất chấp phản đối từ nhiều nước.
Syria.
Ở Syria, khoảng 40.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ nhỏ đã chết vì nội chiến. Quân nổi dậy đang giành được các lợi thế trong chiến dịch lật đổ chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên, phương Tây, trong đó có Mỹ, lo ngại về những gì sẽ xảy đến sau khi Assad sụp đổ.
Phe đối lập có nhiều người tiến bộ ủng hộ dân chủ nhưng cũng gồm không ít kiểu ý thức hệ khác, từ người Hồi giáo ôn hòa tới những kẻ cực đoan muốn Syria trở thành một phần của Thể chế Đế vương Hồi giáo siêu quốc gia.
Sẽ tốt đẹp nếu một tổng thống Mỹ có thể quyết định khu vực nào sẽ thu hút sự chú ý của ông. Nhưng đây là Trung Đông, và dù thích hay không, khu vực này vẫn cứ nằm ở hoặc gần phần trên cùng của nghị trình.
Thanh Hảo (Theo CNN).
| 0 |
Đảng Cánh tả (Die Linke) đứng thứ hai với 23,6% số phiếu, tiếp theo là đảng Dân chủ Xã hội (SPD) với 21,5% số phiếu. Sau 13 năm vắng bóng tại Nghị viện bang, đảng Xanh đã trở lại với 6,4% số phiếu, tăng mạnh so với 3,6% trong cuộc bầu cử năm 2006. Trái lại, đảng Dân chủ Tự do (FDP) chỉ giành được 3,8% số phiếu, không vượt được ngưỡng 5% để có đại diện trong Nghị viện bang, giảm mạnh so với 6,7% trong cuộc bầu cử cách đây 5 năm. Đảng Dân tộc Đức (NPD) cực hữu cũng chỉ giành được 4,8 % số phiếu, không đủ để có chân trong Nghị viện bang. Như vậy, dự kiến trong 97 ghế của Nghị viên bang Saxony-Anhalt, đảng CDU sẽ có 38 ghế, đảng Cánh tả có 27 ghế, SPD có 25 ghế và đảng Xanh có 7 ghế. Sau khi kết quả thăm dò dư luận được công bố, đảng CDU với ứng cử viên hàng đầu Reiner Haselloff, hiện là Bộ trưởng Kinh tế bang, bày tỏ nguyện vọng thành lập lại liên minh cầm quyền với SPD. Tuy nhiên, ứng cử viên hàng đầu của đảng SPD, Phó Thủ hiến bang Jens Bullerjahn, chưa chính thức xác định tham gia liên minh cầm quyền với CDU. Tuy nhiên, ông này khẳng định sẽ không tham gia liên minh với đảng Cánh tả trong trường hợp phải bầu người của đảng Cánh tả làm Thủ hiến bang. Trong khi đó, ứng cử viên hàng đầu của đảng Cánh tả Wulf Gallert cho biết sẽ có một đa số cánh tả trong Nghị viện bang, song khẳng định sẽ không nhường chức Thủ hiến bang cho SPD. Theo kết quả bầu cử, có tới 52-53% số cử tri đi bỏ phiếu ngày 20/3, tăng mạnh so với tỷ lệ 44,4% cách đây 5 năm./. (TTXVN/Vietnam+).
| 0 |
Mặc dù sẽ mất hàng năm trời để hoàn tất việc dời sứ quán và ông Donald Trump cũng cẩn thận gài thêm rằng biên giới của Jerusalem sẽ cần được xác định thông qua đàm phán, nhưng theo Washington Post , rõ ràng đây là bước chuyển chính sách không thể đảo ngược của Mỹ.
Một khu chợ ở Jerusalem (Ảnh: Lonely planet).
Tuy nhiên, cần phải minh định một số vấn đề về tính toán của Tổng thống Mỹ. Cho đến nay, các ý kiến về quyết định của Tổng thống Mỹ thường xoay quanh hiệu ứng của nó đối với các cuộc đàm phán giữa Israel - Palestine. Nhưng dường như người Mỹ có quan điểm khác.
Mớ bòng bong chính trị khu vực.
Vị thế của Jerusalem đã luôn là một trong những vấn đề chính bị để lại cho các vòng đàm phán cuối cùng. Công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel xưa nay luôn được hiểu là bước nhượng bộ chủ chốt để đổi lấy một thỏa thuận chung về các vấn đề khác như biên giới, việc định cư hay hồi hương những người lưu vong Palestine.
Ông Trump đã biếu không món quà này cho Israel trong khi không cho người Paletine một chút gì để đổi lại. Trong khi việc gạt đi một thứ có thể mang ra đổi chác có vẻ là một chiến thuật đàm phán kỳ lạ, một số nhà bình luận và cựu quan chức ngoại giao cho rằng chuyển sứ quán về Jerusalem thậm chí có thể thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình.
Nhưng cũng việc này lại có thể có tác dụng ngược lại và chính trị khu vực Trung Đông sẽ quyết định canh bạc của ông Trump có thành công hay không. Điều này còn phụ thuộc xu thế. Ảrập Xêút và các đối tác chính của nước này đã nói rõ rằng họ coi sự đối đầu trong khu vực với Iran là ưu tiên chiến lược cấp bách nhất. Chính trị khu vực Ảrập bị phân cực và chia rẽ sâu sắc, một phần bởi chiến dịch kéo dài 6 tháng do Ảrập Xêút phát động chống Qatar.
Trong khi đó, lãnh thổ Palestine tiếp tục là một trong số ít các vấn đề được thống nhất trong khối Ảrập đầy chia rẽ. Các chế độ ở khu vực cho đến nay, tuy cùng bày tỏ sự tức giận về chuyện Israel và Jerusalem, vẫn hiểu rằng họ cần phải ứng xử thận trọng. Nếu tập trung quá vào chuyện lãnh thổ Palestine thì rất có thể một quốc gia trong khối sẽ rời xa khối liên minh Ảrập Xêút và nghiêng về đối thủ của nhóm này là Qatar. Nhưng ngay cả các nước Ảrập đồng minh thân cận với Mỹ cũng công khai lên án việc công nhận Jerusalem, có lẽ họ sợ mất vị thế chính trị trong khu vực trước Qatar và Iran, hoặc nhường lại quyền phát ngôn cho những tổ chức truyền thông như đài truyền hình Al Jazeera của Qatar.
Trump khôn ngoan?
Có lẽ xét trong bối cảnh đó, nhà bình luận Alan Dershowitz cho rằng ông Trump đã đúng trong chuyện Jerusalem. Trên Foxnews , giáo sư luật của Đại học Havard viết: Bước đi của Tổng thống Trump là lời đáp trả hoàn hảo trước quyết định bị xem là sai lầm của người tiền nhiệm Obama khi thay đổi chính sách của Mỹ (ông Obama ủng hộ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tuyên bố các địa điểm linh thiêng của đạo Do Thái ở Jerusalem là lãnh thổ bị chiếm đóng)".
Theo ông Dershowitz, ông Obama đã thay đổi tính nguyên trạng và khiến đàm phán hòa bình càng trở nên khó khăn khi trao vào tay người Palestine nhiều đòn bẩy hơn trong các cuộc đàm phán tương lai, khiến họ khó chấp nhận một vài nhượng bộ để có được hòa bình (Tất nhiên đây là quan điểm riêng của ông Alan Dershowitz).
Mỹ trong thời gian dài luôn phủ quyết bất cứ nghị quyết nào của Hội đồng Bảo an tuyên bố các địa điểm linh thiêng của đạo Do Thái bị chiếm đóng trái phép. Quyết định của ông Obama, theo Dershowitz, là không dựa trên lợi ích của Mỹ, cũng chẳng vì hòa bình khu vực. Hành động này, theo vị giáo sư luật, chỉ đơn giản là đòn trả đũa cá nhân của ông Obama đối với Thủ tướng Israel Netanyahu, và là hành động trong tức giận của một ông tổng thống sắp mãn nhiệm.
Hành động của ông Obama cũng được xem là nhằm trói tay tổng thống đắc cử Trump và vì thế, ông Trump bằng hành động công nhận Jerusalem đã tuyên bố với Liên hợp quốc rằng Mỹ bác bỏ nghị quyết kể trên của Hội đồng Bảo an.
Cần nói thêm rằng nghị quyết của Hội đồng Bảo an tuyên bố rằng bất cứ thay đổi nào đối với các ranh giới được vạch ra ngày 4/6/1967, gồm cả ranh giới Jerusalem, không hợp pháp và vi phạm luật quốc tế. Điều này có nghĩa là quyết định xây khu mua sắm dành cho các tín đồ đến cầu nguyện ở Bức tường phía tây, nơi linh thiêng của đạo hữu Do Thái, cũng vi phạm luật pháp quốc tế.
Trước ngày 4/6/1967, người Do Thái bị cấm đến cầu nguyện tại Bức tường phía tây, bị cấm tham dự các lớp học ở Đại học Tổng hợp Hebrew, mở năm 1925. Người Do Thái cũng không được khám chữa bệnh ở Bệnh viện Hadassah, cho dù nơi này đối xử bình đẳng giữa người Do Thái và người Ảrập từ năm 1918. Những cấm kỵ này do Jordan thúc đẩy sau khi chiếm được vùng này sau cuộc chiến với Israel năm 1948. Mọi thứ chỉ thay đổi khi Israel tái chiếm khu vực nói trên vào năm 1967.
NGUYỄN XUÂN THỦY.
| 0 |
Quân đội Mỹ vừa hạ lệnh đưa một nhóm các tàu chiến di chuyển về phía bản đảo Triều Tiên vào khi đang có những quan ngại ngày càng gia tăng về chương trình vũ khí của Triều Tiên, BBC đưa tin.
Toán tàu chiến Carl Vinson Strike Group gồm một hàng không mẫu hạm và các tàu khu trục, tuần dương khác.
Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ nói việc điều động về phía vùng biển Tây Thái Bình Dương này là một biện pháp khôn ngoan để duy trì tính sẵn sàng chiến đấu tại vùng này.
Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump, cho biết Hoa Kỳ đã sẵn sàng hành động đơn phương nhằm giải quyết đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.
"Triều Tiên tiếp tục là mối đe dọa số một tại vùng do chương trình thử nghiệm hỏa tiễn vô trách nhiệm, liều lĩnh và bất ổn của họ và do việc theo đuổi khả năng có vũ khí hạt nhân của nước này," phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, ông Dave Benham, nói.
Những gì đang được triển khai?
Các tàu chiến đang được triển khai bao gồm Hàng không mẫu hạm loại Nimitz, chiếc USS Carl Vinson, cùng hai khu trục có hỏa tiễn dẫn đường và một tuần dương có hỏa tiễn dẫn đường.
Cùng với sức mạnh tấn công hàng loạt, nhóm tàu chiến do Đô đốc hải quân Nora Tyson dẫn đầu còn có khả năng phá hủy các hỏa tiễn đạn đạo đã được phóng ra.
Nhóm tàu chiến này đáng lẽ sẽ tới cặp bến tại Úc nhưng thay vào đó được điều động từ Singapore tới tây Thái Bình Dương nơi họ mới đây vừa tiến hành tập trận với Hải quân Hàn Quốc.
Kim Ngân.
| 0 |
Tuyên bố đe dọa chiến tranh mà Triều Tiên dành cho Hàn Quốc và Bình Nhưỡng đã không còn xa lạ, nhưng mức độ đe dọa đó ngày càng tăng và nghiêm trọng nhất kể từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền.
Những tuyên bố đe dọa từ lâu đã trở thành yếu tố chính của các nhà lãnh đạo Triều Tiên. Nhưng không thể phủ nhận rằng, kể từ khi nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un lên nắm quyền vào năm 2011, những đe dọa này ngày càng tăng cả về số lượng lẫn mức độ.
Mới đây nhất, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ tấn công hạt nhân nhằm vào Mỹ để trả đũa cho cuộc tập trận của liên minh Mỹ- Hàn. Bình Nhưỡng tuyên bố, hành động tập trận của Mỹ -Hàn là bước chuẩn bị cho xâm lược Triều Tiên và rằng, Bình Nhưỡng đã sẵn sàng để ấn nút hạt nhân hủy diệt kẻ thù. Lời cảnh báo mới nhất được Triều Tiên đưa ra là sẽ biến kẻ thù của họ thành biển lửa và tro bụi bằng những quả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đang "chĩa" vào các mục tiêu trên lãnh thổ Hàn Quốc và Mỹ ở Thái Bình Dương và cả phần lục địa của Mỹ.
Binh lính Hàn Quốc trong cuộc tập trận chung với Mỹ.
Đối phó với mối đe dọa của Triều Tiên, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Moon Sang-Gyun cho biết: Bình Nhưỡng nên tránh những đe dọa hiếu chiến, bởi hành động hiếu chiến này có thể sẽ khiến Triều Tiên tự hủy diệt chính mình.
Tại Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói rằng, Mỹ xem xét những mối đe dọa của Triều Tiên một cách nghiêm túc. Ông kêu gọi Bình Nhưỡng ngừng lời nói và hành vi khiêu khích.
Bình Nhưỡng thường phản ứng một cách tức giận trước các cuộc tập trận vào mùa Xuân của liên quân Hàn-Mỹ vì cho rằng đó là "cuộc tập dượt để xâm lược Triều Tiên".
Theo bình luận của hãng tin AP , những lời cảnh báo về "tấn công hạt nhân" của Triều Tiên thực chất đều chỉ là những lời đe dọa được họ sử dụng nhằm tuyên truyền chứ không phải là dấu hiệu thực sự của một cuộc chiến tranh sắp nổ ra.
Bình Nhưỡng biết rằng chương trình hạt nhân của họ sẽ bị đánh bại trước hàng nghìn đầu đạn hạt nhân mà Mỹ đang sở hữu. Do vậy, rất khó có khả năng Bình Nhưỡng sẽ làm một điều gì đó có thể buộc quân đội Mỹ và Hàn Quốc "trả đũa".
Giới phân tích cũng cho rằng, với lời lẽ đao to búa lớn trên truyền thống, Bình Nhưỡng hy vọng sẽ thu hút được sự chú ý của truyền thông quốc tế. Trên thực tế, khả năng hạt nhân và tên lửa đạn đạo củaTriều Tiên còn rất thô sơ, chưa có thể biến đe dọa thành hành động.
Tuy nhiên, những lời đe dọa lớn tiếng của Triều Tiên không phải là không chứa đựng những mối nguy hiểm. Ngay cả các nhà phân tích ở Hàn Quốc cũng biết rất ít về Triều Tiên nên những lời đe dọa lớn tiếng đó của Bình Nhưỡng đã góp phần làm cho bán đảo Triều Tiên vốn bất ổn trở nên căng thẳng hơn.
Theo đó, chỉ cần một đánh giá sai lầm của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-Un của Triều Tiên cũng có thể dẫn tới việc gia tăng vũ lực nếu nổ ra đụng độ ở quy mô nhỏ. Các nhà phân tích của Hàn Quốc cho rằng sau những lời đe dọa nói trên, Triều Tiên sẽ có những hành động khiêu khích ở cấp độ thấp.
Trong khi đó, từ Washington, những mối đe dọa của Triều Tiên trở thành đề tài thảo luận sôi nổi của các ứng cử viên tổng thống Mỹ. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra, nếu trở thành tổng thống, ông Donald Trump và bà Hillary Clinton sẽ đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên như thế nào? Sẽ nghênh chiến hay lặng lẽ đàm phán? Sẽ cho duy trì các cuộc tập trận thường niên như nó vốn có hay giảm số lượng tập trận để giữ hòa khí với Triều Tiên? Những câu hỏi này cử tri Mỹ đang tìm kiếm ở những cuộc tranh luận tiếp theo trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
| -1 |
Bahrain tuyên bố tình trạng khẩn cấp EU sẽ kết thúc đàm phán với Tunisia Người dân cho biết nhiều kẻ tội phạm là thanh niên từ 25-30 tuổi, mang theo dao găm cướp tiền, đồng hồ, điện thoại di động. Đặc biệt, có nhiều người say rượu trên đường phố và trêu ghẹo phụ nữ - điều chưa bao giờ xảy ra ở Tunisia. Theo Bộ Nội vụ Tunisia, các cơ sở của cả Nhà nước và tư nhân đều trở thành mục tiêu của bọn cướp. Thậm chí có những đối tượng tự xưng là người vô gia cư đến chiếm nhà của người khác. Hãng thông tấn TAP dẫn lời Đảng Xanh Vì sự tiến bộ của Tunisia cho biết các khu bảo tồn thiên nhiên và rừng quốc gia đang bị xâm phạm và phá hoại. Khoảng 9.500 tù nhân đã vượt ngục trong thời gian biểu tình, và ngày 15/2 vừa qua lại có 16 tù nhân khác trốn khỏi nhà tù ở thành phố duyên hải Gabe (miền Nam Tunisia). Hiện Bộ Nội vụ Tunisia vẫn duy trì tình trạng khẩn cấp, trong khi quân đội đã phải huy động lực lượng dự bị để đảm bảo kiểm soát tình hình. Liên quan đến cựu Tổng thống Ben Ali, trong một diễn biến khác, một người bạn của gia đình ông cho biết hiện ông đang hôn mê và "trong tình trạng nguy kịch" tại bệnh viện Jeddah ở Saudi Arabia sau khi bị một cơn đột quỵ hôm 15/2./.
| -1 |
TPP từ khía cạnh thị trường TPP: Cơ hội và thách thức với DN nhỏ TPP: Hiệp định thương mại của thế kỷ 21.
Đây là nỗ lực nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao của các nhà lãnh đạo các nước thành viên TPP, dự kiến sẽ diễn ra bên lề Hội nghị APEC vào tháng 10 tại Bali, Indonesia.
Trong ngày làm việc đầu tiên (thứ Sáu 20/9), các nhà đàm phán đã bàn đến 5 nhóm vấn đề và yêu cầu các tiểu ban đưa ra những vấn đề cần được xử lý trước cuộc gặp cấp cao trong tháng tới.
Phiên họp của các nhà đàm phán chủ chốt được tổ chức cùng thời điểm với phiên họp của nhóm công tác về xóa bỏ hàng rào thuế quan diễn ra từ thứ ngày 20 - 23/9 tại Washington, Mỹ.
Đối với Nhật Bản, nước tham gia đàm phán từ cuối tháng 7/2013 và đến nay cũng mới chỉ tham gia các cuộc đàm phán về thuế quan trong vòng đàm phán thứ 19 tại Brunei vừa qua, vì vậy 2 phiên họp cuối tuần này là cơ hội để Nhật Bản đàm phán duy trì thuế đối với những mặt hàng nông sản của mình, các quan chức Nhật Bản cho hay.
Chính phủ Nhật Bản đang chịu áp lực trong nước đối với việc bảo vệ những mặt hàng nông sản chủ chốt vì lo ngại hàng nhập khẩu giá rẻ sẽ ồ ạt xâm nhập thị trường này.
Trong vòng đàm phán thứ 19, Nhật Bản đã trao đổi danh sách những mặt hàng mà Nhật có thể xóa bỏ thuế với các nước như Brunei, New Zealand, Malaysia, Mexico, Peru và Singapore.
Ngoài thuế quan, những vấn đề gai góc khác của Hiệp định TPP cũng đang được đàm phán như: Quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ có liên quan đến các dự án công.
Hải Minh.
| 0 |
Trận lở tuyết xảy ra vào khoảng 6 giờ 45 phút (giờ địa phương) ngay khu vực cắm trại ở độ cao 5.800m. Theo phát ngôn viên Bộ Du lịch Nepal, một nhóm khoảng 50 người tham gia leo núi, trong đó phần lớn là người hướng dẫn địa phương, đã gặp nạn trong vụ lở tuyết.
M ột số người đã được giải cứu nhưng ít nhất 12 người thiệt mạng, 3 người bị thương và khoảng 5 người khác vẫn còn mất tích. Lực lượng cứu hộ đã được điều động tìm kiếm những người mất tích.
Ít nhất 9 người thiệt mạng trong trận lở tuyết. Ảnh: Reuters.
Nguồn tin cho hay trận tuyết lở diễn ra ngay khi những người hướng dẫn người địa phương đã leo lên dốc núi để chỉnh dây và mở đường đi cho những người leo núi.
Lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm những người mất tích. Ảnh: Reuters.
Tính đến nay đã có hơn 3.000 người leo lên đỉnh Everest kể từ khi 2 nhà leo núi Edmund Hillary vàTenzing Norgay chinh phục nóc nhà thế giới này vào năm1953. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có nhiều người đã thiệt mạng khi cố gắng leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới này - có độ cao 8.848 mét.
Riêng trong năm nay, đã có 334 người nước ngoài được phép leo lên đỉnh Everest trong những tháng tới với sự giúp đỡ của khoảng 400 người hướng dẫn địa phương.
| -1 |
CEO Uber Travis Kalanick.
Tôi phải thay đổi cơ bản với tư cách một lãnh đạo và trưởng thành, Travis Kalanick, CEO Uber, người nổi tiếng vì chuyên phá vỡ quy ước thông thường, nói. Ông nhắc đến điều này trong email 3 đoạn gửi tới nhân viên tối muộn ngày 28/2. Sáng cùng ngày, Bloomberg đăng tải video cho thấy Kalanick đang tranh cãi với tài xế Uber của mình.
Tài xế này có tên Fawzi Kamal nói với Kalanick rằng ông bất mãn vì chế độ của công ty với lái xe. Tôi phá sản vì anh, Kamal nói. CEO Uber trao đổi qua lại nhưng tỏ ra gay gắt ở phút chót. Theo video của Bloomberg, người đứng đầu dịch vụ đi chung xe nói: Vài người không thích chịu trách nhiệm cho phiền toái của riêng họ. Họ đổ lỗi mọi thứ trong cuộc đời mình cho người khác.
Trong email, Kalanick thừa nhận anh đã đối xử bất kính với tài xế. Nói rằng tôi xấu hổ còn là nói giảm nói tránh, CEO Uber tự nhận xét và gửi lời xin lỗi đến Kamal cũng như các lái xe, khách hàng, nhân viên công ty.
Video của Bloomberg xuất hiện đúng vào lúc Uber đang chịu vô số khủng hoảng truyền thông. Tuần trước, cựu kỹ sư cáo buộc bị phân biệt đối xử và quấy rối tình dục, gây phẫn nộ cho cả cộng đồng công nghệ. Uber phản hồi bằng cách thuê cựu Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder dẫn đầu cuộc điều tra.
Tháng 1/2017, chiến dịch #DeleteUber cũng được chia sẻ rầm rộ khi Uber bị tố lợi dụng cuộc biểu tình của tài xế taxi New York chống lại lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Donald Trump để kiếm lợi. Khách hàng cũng băn khoăn vì Kalanick nằm trong ban cố vấn kinh tế của ông Trump. Sau cùng, Kalanick đã phải rút khỏi hội đồng.
Email của Kalanick chỉ là một trong số các biện pháp kiểm soát thiệt hại của công ty. Dường như, anh hiểu rằng mình phải đứng lên. Công việc của tôi là lãnh đạo và nó bắt đầu bằng cách ứng xử để khiến tất cả chúng ta tự hào. Tôi đã không làm được như vậy và không thể biện minh bằng bất cứ điều gì. Đây là lần đầu tiên tôi sẵn sàng thừa nhận rằng tôi cần sự trợ giúp về lãnh đạo và tôi muốn nhận được điều đó, email viết.
Du Lam (Theo CNN).
| -1 |
(ĐSPL) - Khoảng 50 tàu ngầm của Triều Tiên được điều động tới tiền tuyến kể từ ngày 21/8 đang có dấu hiệu quay trở lại căn cứ sau khi Hàn Quốc và Triều Tiên đạt được thỏa thuận chung.
Hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết, Khoảng 50 tàu ngầm từng rời khỏi căn cứ hôm 21/8 đã có dấu hiệu quay trở về nơi neo đậu. Chúng đã được di chuyển trong vùng biển của Triều Tiên.
Phóng to.
Trước đó, hơn 50 trong tổng số 77 tàu ngầm của Triều Tiên được phía Hàn Quốc khẳng định đã rời căn cứ để lên đường làm nhiệm vụ, sau khi Bình Nhưỡng đe dọa chiến tranh toàn diện với Seoul, đồng thời yêu cầu quân đội sẵn sàng chiến đấu.
Một số nguồn tin quân sự khác cho rằng việc tàu ngầm Triều Tiên quay lại căn cứ có thể liên quan tới cơn bão Goni, đang hướng về bán đảo này, hoặc các tàu không đủ năng lực thực hiện hành trình dưới mặt nước.
Tàu ngầm Triều Tiên được tin là có thể lặn dưới nước tối đa 3 ngày trước khi phải nổi lên để bổ sung oxy, và dễ bị các hệ thống do thám phát hiện.
Các quan chức quân sự Hàn Quốc khẳng định vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động tuần tra chống tàu ngầm nhằm đề phòng khả năng tàu ngầm Triều Tiên vượt qua Đường giới hạn phía Bắc để xuống phía nam.
Cũng theo Yonhap, Triều Tiên hiện đang có 77 tàu ngầm bao gồm các tàu 120 tấn, 325 tấn và 1.800 tấn. Nhiều nguồn tin cho rằng hiện Bình Nhưỡng đang chế tạo một tàu ngầm 2.000 tấn, có thể bắn tên lửa đạn đạo.
Hoạt động quay trở lại căn cứ của tàu ngầm Triều Tiên đã được phát hiện vài giờ sau khi hai miền Triều Tiên đạt thỏa thuận nhằm xoa dịu căng thẳng quân sự tăng cao trên bán đảo sau gần 3 ngày đàm phán tại Bàn Môn Điếm.
AFP dẫn lời ông Kim Kwan Jin, trưởng đoàn đàm phán của Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã bày tỏ lấy làm tiếc về vụ đặt mìn tại vùng biên giới khiến 2 binh sỹ Hàn Quốc bị thương nặng, và cam kết không lặp lại các hành động khiêu khích.
Bình Nhưỡng cũng sẽ dỡ bỏ tình trạng "bán chiến tranh" chống Seoul mà nước này phát động trước đó. Đáp lại, ông Kim Kwan Jin cho biết Hàn Quốc quyết định ngưng hoạt động tuyên truyền bằng loa ở biên giới từ trưa 25/8, với điều kiện Triều Tiên sẽ không có những hành động bất thường mới.
AN LÊ.
Xem thêm video:
[/mecloud].
| 0 |
Tổng thống D. Trump tiếp Phó Thái tử, Bộ trưởng Quốc phòng Ả rập Xê út Mohammed bin Salman tại Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng ngày 14/3/2017. Ảnh REUTERS/Kevin Lamarque.
Một quan chức Mỹ giấu tên đã nói với Reuters rằng, gói mua bán vũ khí này có thể lên tới 300 tỷ USD thực hiện trong vòng một thập kỷ để giúp Ả rập Xê út tăng cường khả năng phòng thủ của mình đồng thời vẫn duy trì ưu thế về chất lượng cho Israel - đồng minh của Mỹ.
Chúng tôi đang trong quá trình hoàn tất loạt thỏa thuận. Thương vụ đang tiến triển trùng khớp với chuyến viếng thăm của Tổng thống Trump đến Ả rập Xê út. Tổng thống sẽ đến Riyadh vào ngày 19/5, chuyến thăm ra nước ngoài đầu tiên của ông".
Hà Khoa /
| 0 |
Ông Tập Cận Bình.
Bưu điện Hoa Nam ngày 11/8 bình luận, từ khi lên nắm quyền vào tháng 12/2012, Tập Cận Bình đã tập trung ưu tiên hàng đầu của mình vào việc giải quyết nạn tham nhũng lan tràn trong bộ máy lãnh đạo khiến hàng chục ngàn quan chức đã bị trừng phạt, trong đó có hơn 30 quan chức cao cấp.
Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình có quy mô lớn nhất kể từ năm 1949 và nó tiếp tục đạt tới cấp độ mới sau khi điều tra Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị và bắt giam Từ Tài Hậu, một cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương. Giữa lúc chiến dịch "đả hổ đập ruồi" của ông Bình đang lên tới cao trào, người ta lại đặt ra câu hỏi về động cơ thực sự của ông sau chiến dịch này.
Người ta đang đặc biệt quan tâm xem chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình sẽ kéo dài trong bao lâu và liệu sự sụp đổ của Chu Vĩnh Khang có đánh dấu một sự khởi đầu hay kết thúc của chiến dịch chống tham nhũng. Những quan điểm hoài nghi cho rằng chiến dịch này chỉ là một phần nỗ lực củng cố quyền lực vào tay Tập Cận Bình bằng cách nhắm mục tiêu vào kẻ thù và bảo vệ đồng minh.
Trong khi hội nghị Bắc Đới Hà, một hội nghị thượng đỉnh phi chính thức giữa các quan chức cấp cao đương nhiệm và nghỉ hưu đang diễn ra tại khu nghỉ dưỡng cao cấp, có ý kiến cho rằng Tập Cận Bình đã phải chịu áp lực rất lớn từ các cựu lãnh đạo về việc giảm quy mô chiến dịch chống tham nhũng để "giữ ổn định trong đảng" và tập trung vào phát triển kinh tế.
Một số nhà đầu tư đã bắt đầu phàn nàn về chiến dịch chống tham nhũng đã tạo ra những hệ quả khôn lường, các quan chức sợ hãi rút về phòng thủ và trì hoãn phê duyệt nhiều dự án bởi họ ngày càng ít chú ý đến công việc hàng ngày của mình. Nhiều người trong số họ đang lo lắng liệu họ có phải là mục tiêu tiếp theo của chiến dịch này hay không.
Nhưng có những dấu hiệu cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình có thể tiếp tục đi xa hơn và nhiều người đã đánh giá thấp quyết tâm của ông để củng cố quyền lực không chỉ cho cá nhân, mà còn cho cả đảng Cộng sản Trung Quốc. Tập Cận Bình đã trở thành 1 nhà lãnh đạo "không thể tranh cãi" với quyền lực bao trùm trong đảng, đời sống kinh tế, quân sự, an ninh quốc gia, internet cũng như chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc bị bắt vì tham nhũng.
Hoạt động củng cố nhanh chóng quyền lực của Tập Cận Bình sẽ không có được thành công nếu không có một sự hậu thuẫn từ tầng lớp trên, bao gồm cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, người được cho là có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới tinh hoa lãnh đạo Trung Quốc từ đằng sau hậu trường. Giới tinh hoa trong đảng Cộng sản Trung Quốc có khả năng hỗ trợ Tập Cận Bình sau khi chứng kiến những gì người tiền nhiệm của ông, Hồ Cẩm Đào đã không thể kiểm soát được 9 thành viên Thường vụ Bộ chính trị.
Trong 10 năm ông Hồ Cẩm Đào nắm quyền, tham nhũng đã lây lan nhanh chóng trong khi không có một cải cách nào đáng kể. Là con trai của một cựu lãnh đạo cải cách, Tập Cận Bình nuôi dưỡng tham vọng lớn để lại một di sản chính trị ngang tầm với Đặng Tiểu Bình, người đã đưa Trung Quốc vào con đường cải cách mở cửa.
Tập Cận Bình cũng đang cố gắng để củng cố tính hợp pháp của đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nạn tham nhũng. Ngay cả các quan chức tham nhũng cũng tin rằng, tham nhũng đã ngoài tầm kiểm soát, điều này đe dọa đến sự tồn vong của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Khi ông quyết định bắt 1 quan chức cấp cao hay 1 con hổ, Tập Cận Bình phải đối mặt với những kháng cự mạnh mẽ từ các nhóm lợi ích khiến các học giả Trung Quốc phải cảnh báo về khả năng những con hổ tấn công trở lại. Theo các phương tiện truyền thông, Tập Cận Bình đã nói trước Bộ chính trị rằng ông đánh cược cả tính mạng và danh dự của mình vào chiến dịch chống tham nhũng. Ông sẽ theo đuổi nó đến cùng.
Tất cả điều này cho thấy Tập Cận Bình sẽ không có lựa chọn nào khác để tiếp tục chiến dịch của mình và không tạo cơ hội cho những con hổ chiến đấu trở lại. Đã có những suy đoán rằng sau Chu Vĩnh Khang sẽ đến lượt 1 cựu Phó Thủ tướng và 1 tay chân thân tín của Hồ Cẩm Đào trở thành mục tiêu của chiến dịch.
Việc ông Tập Cận Bình cho điều tra các quan chức tại Thượng Hải và Chiết Giang, 2 địa bàn ông từng phụ trách trước đây cho thấy chiến dịch chống tham nhũng sẽ tiếp tục không suy giảm trong tương lai gần. Tuy nhiên Tập Cận Bình vẫn phải chịu áp lực phá vỡ sự bế tắc và giảm bớt những lo ngại về ý định của mình mà có thể được thay thế bằng thúc đẩy cải cách triệt để.
| 0 |
Ấn Độ lần đầu cho phép nữ phi công lái chiến đấu cơ - Ảnh: AFP.
Với quyết định này, Không lực Ấn Độ được phép tuyển dụng nữ phi công để lái chiến đấu cơ thay vì chỉ được lái máy bay vận tải quân sự hoặc trực thăng.
Quyết định này mở ra cơ hội cho phụ nữ tham gia vào điều khiển chiến đấu cơ và đủ điều kiện tham gia tất cả các hoạt động của quân đội như nam giới, và đó cũng là xu hướng hiện đại của quân đội các nước phát triển, thông cáo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ viết.
Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, nữ phi công có thể bắt đầu ngồi vào buống lái của chiến đấu cơ từ tháng 6.2017 sau khi trải qua những đợt huấn luyện. Quyết định này của chính phủ Ấn Độ không chỉ áp dụng ở không quân mà cho các binh chủng có máy bay chiến đấu.
Nhiều nước như Mỹ, Israel và Pakistan có nữ phi công lái máy bay chiến đấu. New Delhi lâu nay không cho phép phụ nữ điều khiển chiến đấu cơ vì lo ngại thể trạng sinh lý của phụ nữ và cả việc dễ bị tấn công tình dục, theo AFP.
Tư lệnh không quân Ấn Độ, Thống chế Arup Raha từng phát biểu với sự lo ngại của ông hồi năm 2014 rằng phụ nữ về mặt thể chất tự nhiên không phù hợp để lái chiến đấu cơ trong nhiều giờ.
Theo số liệu của chính phủ Ấn Độ, nữ chiếm 5% trong số 1,32 triệu quân nhân và 2,14 triệu quân dự bị trong lực lượng quốc phòng của nước này.
Minh Quang.
| 1 |
Tại thủ đô Washington, hàng ngàn người biểu tình mang theo các khẩu hiệu phản chiến và cả quan tài bằng bìa cáctông phủ cờ rủ, tập trung tại công viên Lafayette và tuần hành từ khu Nhà Trắng vào trung tâm thủ đô, hô khẩu hiệu kêu gọi Tổng thống Obama rút quân khỏi Iraq và Afghanistan. Vào giai đoạn cuối của cuộc tuần hành, cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 8 người, trong đó có cả nhà hoạt động tên tuổi Cindy Sheehan, sau khi họ đặt các quan tài cáctông tại hàng rào bên ngoài Nhà Trắng. Bà Sheehan chỉ trích cuộc chiến Iraq sau khi con trai Casey (21 tuổi) của bà tử nạn trên chiến trường Iraq hồi tháng 4. Bà đã tổ chức cuộc biểu tình kéo dài năm 2005 bên ngoài khu điền trang của cựu Tổng thống George W. Bush gần Crawford, Texas. Tại New York, đoàn tuần hành phản đối mang theo cả hình ảnh về nhà tù của Mỹ ở vịnh Guantanamo, tập hợp gần một trại tuyển quân ở quảng trường Thời Đại và hô khẩu hiệu phản đối cuộc chiến Iraq. Các cuộc tuần hành phản chiến tương tự, cũng được tổ chức tại Los Angeles, San Francisco... Tham gia xuống đường tại San Francisco có cả gương mặt nổi tiếng Daniel Ellsberg - người đã tiết lộ công trình nghiên cứu tuyệt mật Pentagon Papers về cuộc chiến Việt Nam trước đây trong bộ phim tài liệu The Most Dangerous Man in America. Ông liên tưởng hành động phản chiến hôm nay với làn sóng biểu tình phản đối cuộc chiến Việt Nam diễn ra rầm rộ hồi năm 1969. Làn sóng tuần hành năm nay do tổ chức cựu chiến binh Act Now to Stop War and Racism (ANSWER) phát động, được ước tính thu hút khoảng 10 ngàn người. ANSWER khẳng định, phong trào biểu tình đang có xu hướng mạnh lên do nhiều người dân Mỹ tỏ ra thất vọng với quyết định của Tổng thống Obama gửi thêm quân tới Afghanistan. Theo công bố trên một website độc lập, kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến Iraq đến nay đã có 4.385 lính Mỹ thiệt mạng tại Iraq và 1.024 tại Afghanistan.
| -1 |
Hôm 28/1, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đã có chuyến thăm Trung Quốc, một động thái được xem là nhằm cải thiện mối quan hệ song phương, vốn bị chia rẽ bởi nhiều vấn đề, nhất là vấn đề tranh chấp lãnh thổ liên quan quần đảo Senkaku, mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, và vấn đề nhận thức lịch sử.
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Bắc Kinh, ngày 28/1/2018. Ảnh: Japantimes.
Cũng trong ngày 28/1, ông Taro Kono đã có cuộc thảo luận với người đồng cấp nước chủ nhà Vương Nghị trước khi có cuộc gặp với Thủ tướng Lý Khắc Cường và ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc Vụ Viện phụ trách đối ngoại của Trung Quốc.
Phát biểu với các phóng viên sau các cuộc gặp, ông Taro Kono cho biết, hai bên đã thảo luận nhiều chính sách tích cực nhằm cải thiện quan hệ song phương, cùng nhất trí nâng tầm quan hệ Nhật - Trung lên một tầm cao mới thông qua việc tăng cường các cuộc trao đổi cấp cao song phương, đồng thời phía Trung Quốc cũng thể hiện quan điểm tích cực về việc tham dự hội nghị thượng đỉnh ba bên Nhật - Trung - Hàn dự kiến diễn ra vào mùa Xuân năm nay.
Tuy nhiên, trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ liên quan quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và cách thức giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, quan điểm của hai bên tiếp tục thể hiện sự khác biệt và bất đồng. Trong các cuộc gặp, Ngoại trưởng Nhật Bản đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc đưa các tàu ngầm tiến vào vùng tiếp giáp lãnh hải quanh khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khẳng định đây là phần lãnh thổ Nhật Bản. Tuy nhiên, phía Trung Quốc tiếp tục cho rằng đây là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc.
Quan hệ giữa hai nước đặc biệt trở nên căng thẳng sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 đảo tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2012. Tuy nhiên, hồi đầu tháng 12, hai nước đã đạt được thỏa thuận sâu rộng về việc thiết lập một cơ chế liên lạc nhằm ngăn chặn các sự cố va chạm bất ngờ trên biển hoặc trên không ở khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông, trong đó có vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời hai bên đã nhất trí sẽ cải thiện quan hệ song phương trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị giữa Nhật Bản và Trung Quốc./.
Ngọc Huân/VOV1 - Theo NHK.
| 0 |
Các cường quốc kinh tế, các quốc gia đang có tình hình nhạy cảm trên khắp châu Á đều đang hướng đến Nga như một lối thoát, một giải pháp cho công nghệ vũ khí hiện đại. Trong đó phải kể đến Ấn Độ, Trung Quốc, Iran.
Vừa qua, Iran đã thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa phòng thủ Bavar-373, loại tên lửa này được Iran phát triển sau khi quốc gia này mua hụt tổ hợp tên lửa S-300 của Nga hồi năm 2010. Moscow đã phải dừng bán S-300 cho Iran khi tuân thủ các lệnh trừng phạt mà LHQ áp đặt lên quốc gia này.
Sau khi thương vụ đổ bể, Iran đã liên tiếp đòi Nga phải bồi thường hợp đồng lên tới hàng tỉ USD. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Iran không có động thái nào cụ thể để đòi khoản bồi thường này từ Nga. Và thế giới tiếp tục ngỡ ngàng khi họ trình làng một hệ thống tên lửa nội địa không khác gì S-300.
Hệ thống vũ khí của Lục quân Iran chủ yếu do Nga, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên cung cấp, trong đó có tên lửa tầm trung có khả năng bắn tới Israel và các căn cứ quân sự Mỹ tại Trung Đông. Quân đội Iran đang sử dụng tên lửa đạn đạo Scud-B, Scud-C, dựa trên phiên bản Scud của Nga, cải tiến bộ phận chứa nhiên liệu và đầu đạn (giảm 50% khối lượng) với tầm bắn tăng lên đến 500km, có độ chính xác cao hơn.
Còn với Trung Quốc, không phải bàn cãi nhiều khi quân đội quốc gia này được biên chế hai dòng vũ khí, hoặc mua của Nga, hoặc hàng nội địa tự sản xuất nhưng mang công nghệ Nga, thậm chí là nhái theo công nghệ Nga.
Trong đó phải kể đến chiếc tàu sân bay Liêu Ninh, vốn là một tàu sân bay bị sa thải từ thời Liên Xô, sau đó Bắc Kinh mua lại và tân trang nó trở thành niềm tự hào của hải quân Trung Quốc.
Ngoài ra, hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc một thời gây xôn xao dư luận khi Thổ Nhĩ Kỳ của khối NATO định mua, được cho rằng đã nhái theo nguyên mẫu là hệ thống S-300.
Một loạt các tiêm kích, cường kích của không quân Trung Quốc được tự hào là hàng nội địa cũng bị cáo buộc đã ăn trộm công nghệ của Nga, như J-11, J-15, J-20 (J-15 tập cất cánh trên tàu Liêu Ninh).
Ngoài ra, xương sống của quân đội Trung Quốc vẫn là các vũ khí Nga như tiêm kích Su-30, sắp tới sẽ là Su-35, tàu ngầm Kilo, Amur, hệ thống phòng không S-300, sắp tới có thể sẽ là S-400 Được biết, Trung Quốc đang nuôi mộng trở thành một cường quốc quân sự đủ sức đương đầu với Nhật Bản, Mỹ. (Su-30 trong quân đội Trung Quốc).
Quốc gia tiếp theo sử dụng vũ khí Nga làm xương sống cho quân đội mình là Ấn Độ. Dù họ đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung vũ khí bằng cách tiếp cận với phương Tây, đặc biệt là Mỹ và tự sản xuất. Nhưng đại đa số vũ khí hiện đại trong biên chế Ấn Độ vẫn là hàng Nga.
Tiêu biểu trong đó phải nói đến hạm đội tàu ngầm của Ấn Độ, với toàn bộ là tàu ngầm Kilo phiên bản cũ và một tàu ngầm hạt nhân thuê của Nga.
Ngoài ra, Ấn Độ với Nga vừa hợp tác sản xuất loại tên lửa chống hạm Brahmos, đây là vũ khí hiện đại mà Ấn Độ lựa chọn sẽ đưa vào mặt hàng đầu tien để xuất khẩu.
Sở dĩ những quốc gia này lựa chọn vũ khí Nga cho quân đội của mình bởi họ đều vướng phải những vấn đề mâu thuẫn với Mỹ, trong khi vũ khí Nga có truyền thống sinh ra là để đối đầu với Mỹ. Ngoài ra, tiếp cận với vũ khí Nga sẽ dễ dàng hơn bởi giá thành rẻ hơn, không kén chọn hoặc nhiều yêu cầu đi kèm về chính trị như nước Mỹ.
Phải nhìn nhận rằng, việc bán vũ khí cho những quốc gia đang nổi này cũng góp phần khiến Nga có những cơ hội hợp tác và gia tăng ảnh hưởng với họ. Trong ảnh là cái ôm thân mật của Nga và Trung Quốc trong một cuộc tập trận. (Đỗ Phong).
| 0 |
Phóng viên Pavel Kanygin của tờ Novaya Gazeta đã được trả tự do sau khi bị bắt cóc tại thành phố Artemivsk.
Tờ Novaya Gazeta cho biết phóng viên Pavel Kanygin đã liên lạc với tờ báo của mình sau giờ làm việc ngày hôm qua, nhưng không nói rõ hiện anh ở đang ở đâu.
Theo đài phát thanh Ekho Moskvy, Kanygin những kẻ lạ mặt bắt cóc vào ban đêm tại thành phố Artemivsk và đưa đến Slovyansk.
Trước khi vụ bắt cóc xảy ra, Pavel Kanygin đã viết trên Facebook cá nhân của mình về một số sai sót trong cuộc tổ chức trưng cầu dân ý cho quyền tự trị ở Donetsk, miền đông Ukraine hôm 11.5.
Phóng viên, Ilya Azar của đại phát thanh Ekho Moskvy cho biết ông đã trả 1.000 USD để đổi lấy sự tự do cho Kanygin.
Lâm Nguyên (theo The Moscow Times).
| -1 |
Sáng 23/9, ít nhất 2 người thiệt mạng và 12 người khác bị thương nặng trong một vụ giẫm đạp kinh hoàng tại ngôi đền Radha Rani ở bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.
Người dân Ấn Độ hành hương tại lễ hội của người theo đạo Hindu (Ảnh: AFP).
Thảm kịch xảy ra đúng ngày cuối cùng trong một lễ hội của người theo đạo Hindu. Giới chức địa phương cho biết, hỗn loạn xảy ra khi hàng nghìn người cố gắng thoát ra ngoài qua một hành lang hẹp của ngôi đền. Những người hành hương cho biết, có rất ít cảnh sát được triển khai, vì thế không thể xử lý kịp thời.
Một tín đồ đến từ New Dehli cho biết: Thật kinh khủng, chúng tôi bị mắc kẹt hơn một giờ liền, trong khi đó những người bên trong ngôi đền thì không ngừng tràn ra. Cảnh sát dường như bất lực khi không kiểm soát nổi tình hình bởi vì họ có quá ít người. Nhiều người bị xô ngã mà không thể đứng dậy nổi.
Những người bị thương đã được đưa tới các bệnh viện trong khi nhà chức trách địa phương tiến hành điều tra vụ việc. Thảm họa giẫm đạp xảy ra khá phổ biến tại các ngôi đền ở Ấn Độ, nơi có hàng nghìn người tụ tập vào cùng một thời điểm trong các mùa lễ hội.
Hồi đầu năm 2011, một vụ chen lấn kinh hoàng tại một ngôi đền ở bang Kerala đã cướp đi sinh mạng của hơn 100 người trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em./.
| -1 |
Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ vẫn ở mức cao đang là thách thức lớn với Tổng thống B.Obama.
Nhóm vận động tranh cử của ông M.Romney ngày 9-7 cho hay, đã quyên góp được tới 106 triệu USD trong tháng 6, vượt hơn nhiều so với mức 71 triệu USD của Tổng thống B.Obama trong cùng thời gian. Đây là tháng thứ hai liên tiếp ứng cử viên M.Romney vượt Tổng thống B.Obama trong gây quỹ cho chiến dịch tranh cử tổng thống vào cuối tháng 11 tới. Khả năng gây quỹ của M.Romney thực sự đáng ngạc nhiên khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ còn khoảng 4 tháng nữa mới diễn ra. Giới bảo thủ giàu có được cho là đang đổ tiền vào các nhóm hỗ trợ M.Romney.
Gây quỹ là yếu tố hết sức quan trọng trong bầu cử tổng thống ở Mỹ khi các ứng cử viên phải đi khắp nước trong nhiều tháng với nhiều chiến dịch quảng cáo tiêu tốn tới hàng trăm triệu USD. Tuy ứng viên M.Romney đã vượt lên cách biệt với đương kim Tổng thống B.Obama về tiền quyên góp cho chiến dịch tranh cử nhưng theo một loạt kết quả thăm dò dư luận công bố cùng thời điểm này đều cho thấy một chiều hướng chung là ông B.Obama vẫn đang duy trì được ưu thế dẫn điểm. Trong số 3.147 cử tri trên cả nước Mỹ được phỏng vấn ngẫu nhiên qua điện thoại ở thời điểm hiện tại có 48% cam kết ủng hộ nỗ lực tái tranh cử nhiệm kỳ hai của ông B.Obama so với 43% muốn chọn ông M.Romney làm người thay thế. Dẫn 5% là khoảng cách lớn nhất giữa ông chủ đương quyền của Nhà Trắng so với vị cựu Thống đốc 65 tuổi kể từ tháng 4 vừa qua - thời điểm ông B.Obama dẫn trước ông M.Romney khoảng 7%.
Khoảng thời gian 4 tháng còn lại là thời điểm quan trọng để cả đương kim Tổng thống B.Obama lẫn ứng viên M.Romney vào "nước rút" nhằm cán đích cuộc đua vào Nhà Trắng trong tháng 11 tới. Đến nay, vấn đề kinh tế vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nước Mỹ đang phải vật lộn để phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ những năm 1930. Nếu đến tháng 11-2012, tỷ lệ thất nghiệp không giảm và tình hình kinh tế Mỹ không được cải thiện rõ rệt sẽ gây trở ngại không nhỏ cho Tổng thống B.Obama tái cử. Ngày 6-7, Bộ Lao động Mỹ thông báo mới chỉ tạo được 80.000 việc làm trong tháng trước, thấp hơn so với dự đoán của các chuyên gia. Điều này gây bất lợi cho Tổng thống B.Obama khi đang vận động tranh cử tại các bang quan trọng.
Theo các chuyên gia kinh tế, quý II năm nay là thời kỳ tồi tệ nhất trong quá trình tạo việc làm ở Mỹ trong suốt hai năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức 8,2%. Đây là con số không như mong đợi. Các nhà phân tích còn cho rằng, khó có khả năng Mỹ sẽ tạo thêm được việc làm trong thời gian tới do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu. Sức mua hàng hóa "made in USA" của người tiêu dùng Châu Âu giảm mạnh do phải "thắt lưng buộc bụng" là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản xuất ở Mỹ bị đình trệ. Tận dụng tâm lý "khát việc" của cử tri Mỹ, ứng cử viên M.Romney trong chiến dịch tranh cử đã tung ra chính sách thúc đẩy tạo việc làm trong ngắn hạn. Nhưng, chính sách này dường như cũng không mấy thuyết phục. Ông M.Romney nói rằng sẽ bảo đảm cho người Mỹ có thêm nhiều việc làm trong lĩnh vực năng lượng. Nhưng, thực tế là ngành công nghiệp dầu khí của Mỹ đã phát triển đáng kể từ năm 2007 và hiện vẫn sử dụng ít hơn 200.000 người. Như vậy, nước Mỹ thật khó tạo thêm được việc làm trong lĩnh vực này, ngay cả khi có thể tăng gấp đôi sản lượng khai thác dầu mỏ trong một thời gian ngắn.
Trước tình hình kinh tế chưa thật sự khởi sắc, ngày 9-7, ông B.Obama lại một lần nữa kêu gọi Quốc hội gia hạn mức thuế 1 năm cho các gia đình có thu nhập ít hơn 250.000 USD mỗi năm, bất chấp đề nghị này hứa hẹn một cuộc tranh luận nảy lửa về thâm hụt ngân sách trong những ngày tới của chiến dịch tranh cử. Thông điệp này cho thấy ông B.Obama là ứng cử viên ủng hộ tầng lớp trung lưu trong khi Đảng Cộng hòa và đối thủ M.Romney đứng về phía những người giàu có.
Thời gian diễn ra cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 45 của Mỹ càng đến gần càng khiến chính trường Mỹ nóng lên từng ngày.
| 0 |
Triển lãm hàng không quốc tế Dubai Airshow 2015 đã khai mạc ngày 8/11 tại sân bay quốc tế lớn nhất thế giới Al Maktoum ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Với sự tham gia của hơn 1.000 đơn vị đến từ 60 quốc gia đã góp mặt tại đây để quảng bá những loại máy bay quân sự hiện đại nhất để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Dubai Airshow 2015 khai mạc với hơn 1.000 đơn vị từ 60 quốc gia.
Tất nhiên ngoài những mẫu máy bay quân sự được trưng bày rộng rãi trong triển lãm, không thể thiếu những màn trình diễn nhào lộn ngoạn mục trên không trung của các chiến đấu cơ , cùng xem video và khám phá:
Hàng loạt hợp đồng mua bán thiết bị quốc phòng đã được ký kết trong ngày hôm qua (10/11) phản ánh xu hướng trong năm nay tập trung vào quân sự hơn là dân sự.
Không thể thiếu những màn trình diễn nhào lộn ngoạn mục của các chiến đấu cơ tại triển lãm.
Vào cùng ngày 10/11 tại triển lãm, hai hãng hàng không Vietjet và Airbus đã ký kết hợp đồng đặt mua thêm 30 máy bay A321 (21 chiếc A321neo và 9 chiếc A321ceo) thay thế mới với tổng giá trị công bố vào khoảng 3,6 tỷ Đô la Mỹ.
Phan Hoàng.
| 0 |
Chiếc máy bay phản lực trị giá 7 triệu bảng Anh bị rơi đã giết chết ba thành viên của gia đình ông Osama Bin Laden khi nó đang bay ở độ cao 500 feet thì đâm xuống đất. Mặc dù đại sứ quán không bình luận về danh tính của các nạn nhân, song một nguồn tin gần gũi với gia đình Bin Laden nói với truyền thông rằng họ là mẹ và chị gái Sanaa của Bin Laen cùng chồng của người chị này là Zuhair Hashem và một phi công người Jordan.
Bức ảnh đồ họa đường bay diễn tả quỷ đạo quả trình chiếc máy bay đâm xuống đất.
Thời điểm chiếc máy bay bắt đầu có dấu hiệu rơi.
Độ cao chiếc máy bay so với mặt đất bắt đầu giảm dần khi chiếc máy bay đang chuẩn bị hạ cánh tại sân bay Blackbushe ở Hampshire.
Chiếc máy bay tư nhân Phenom 300 trị giá 7 triệu bảng Anh này đã đâm vào một địa điểm tổ chức bán đấu giá xe hơi và bốc cháy.
Người được tin là Sana, chị gái Bin Laden. Đại sứ quán Saudi Arabia cho biết, những người này đang đi nghỉ tại Anh. Đại sứ quán sẽ phối hợp với nhà chức trách Anh điều tra nguyên nhân vụ việc và đưa thi thể các nạn nhân về mai táng ở Saudi Arabia.
Mohammed, cha của Osama bin Laden - một ông trùm ngành xây dựng, cũng chết trong một tai nạn máy bay ở Saudi Arabia hồi năm 1967.
Chiếc may bay trị giá 7 triệu bảng Anh cuối cùng đã thành tro bụi.
Bảo Anh.
| -1 |
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images).
Đó là tuyên bố ngày 6/7 của Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng Tài chính các nước Khu vực sử dụng đồng euro (Eurogroup) Jeroen Dijsselbloem, người còn là Bộ trưởng Tài chính Hà Lan.
Ông Dijsselbloem đánh giá kết quả này đã khiến đàm phán giữa hai bên càng thêm khó khăn hơn khi EU vẫn cho rằng biện pháp kinh tế khắc khổ chính là con đường đưa Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng.
Ông cũng khẳng định dù kết quả trưng cầu dân ý phản đối biện pháp "thắt lưng buộc bụng", tới đây Hy Lạp vẫn sẽ phải tiến hành những cải cách cơ cấu. Theo lời ông, EU đang chờ những đề xuất mới từ phía Hy Lạp về kế hoạch tái cơ cấu nợ.
Trong một tuyên bố khác, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis nhấn mạnh kết quả trưng cầu dân ý tại Hy Lạp không đe dọa sự ổn định trong Eurozone.
Theo ông, các định chế của châu Âu bao gồm Ủy ban châu Âu (EC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cơ chế bình ổn châu Âu (trị giá 500 tỷ euro) sẽ sử dụng tất cả các công cụ cần thiết để đảm bảo cho sự ổn định này.
Trong lúc này, các nước tiếp tục đưa ra những phát biểu khác nhau về tương lai của Xứ sở Thần thoại. Người đứng đầu Bộ Kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos tuyên bố Madrid muốn Athens ở lại Eurozone và sẵn sàng đàm phán về một chương trình cứu trợ mới.
Đã từng phải nhận chương trình cứu trợ do khủng hoảng và chỉ thoát được vào năm 2013, Madrid cho rằng phần lỗi trong thất bại kinh tế của Hy Lạp nằm ở phía bộ ba chủ nợ, song cải cách là việc Athens phải làm nếu muốn thoát khỏi khủng hoảng.
Về phần mình, Thủ tướng Italy Matteo Renzi kêu gọi đàm phán giải quyết nợ của Hy Lạp không chỉ nên tập trung vào các biện pháp kinh tế "khổ hạnh", mà còn phải chú ý đến chiến lược để tạo tăng trưởng. Ông cũng hy vọng cuộc gặp ngày 7/7 của Eurogroup tại Brussels (Bỉ) sẽ tìm ra được con đường chắc chắn để giải quyết vấn đề cho Hy Lạp.
Trong ngày 6/7 cũng đã diễn ra cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó người đứng đầu nước Nga bày tỏ sự ủng hộ đối với nhân dân Hy Lạp trong nỗ lực vượt qua khó khăn.
Trong diễn biến mới nhất, nguồn tin của hãng AFP trong Chính phủ Hy Lạp cho biết ông Tsipras đã đạt được thỏa thuận với người đồng cấp Đức Angela Merkel sẽ đệ trình các đề xuất mới vào ngày 7/7, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Eurogroup.
Trước đó, người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Seibert khẳng định hiện không có cơ sở để bước vào đàm phán cho một chương trình cứu trợ mới với Hy Lạp sau khi người dân nước này nói "Không" với kế hoạch cải cách và khắc khổ của các chủ nợ quốc tế.
Theo tổ chức đánh giá tín dụng Standart & Poor's, khả năng Hy Lạp phải rời khỏi Eurozone lúc này là "rất có thể" so với khả năng ở lại trong khối.
Hiện cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp chưa có tác động trực tiếp nào tới việc đánh giá mức tín nhiệm tín dụng tại các quốc gia Đông Nam Âu như Bulgaria, Albania hay Macedonia.
Trong khi đó, theo các nguồn thạo tin, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có thể vẫn duy trì chương trình Hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) cho các ngân hàng Hy Lạp./.
| 0 |
Phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở của IAEA ở Vienna (Áo), ông Yukiya Amano cho biết cuộc khủng hoảng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 tại Nhật Bản đã đặt ra thách thức lớn đối với IAEA và cộng đồng quốc tế. Thế giới phải rút ra những bài học đúng đắn kể từ sau sự kiện ngày 11/3 tại Nhật Bản và từ đó tăng cường các biện pháp an toàn hạt nhân trên toàn thế giới. Ông Amano đề nghị tổ chức hội nghị cấp cao của IAEA tại Vienna vào cuối tháng Sáu tới (trước mùa Hè này), khẳng định cơ quan an toàn hạt nhân này là tổ chức chuyên môn, có thể đảm bảo sự minh bạch để xử lý sự cố như tại Fukushima. Ông Amano cho rằng cần mất thêm một thời gian nữa mới có thể ổn định được các lò phản ứng hạt nhân tại Fukushima. Đề cập chương trình hội nghị, ông Amano cho rằng hội nghị này cần xem xét những đánh giá ban đầu về sự cố Fukushima, những ảnh hưởng và hậu quả của nó; những bài học rút ra; đưa ra quá trình nhằm tăng cường an toàn hạt nhân và tăng cường các biện pháp khẩn cấp nhằm đối phó với sự cố hạt nhân. Giám đốc IAEA cũng cho biết thêm tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima hiện tại vẫn nghiêm trọng và IAEA đã cử hai đoàn giám sát phóng xạ đến Nhật Bản để theo dõi tình hình, một nhóm khác hỗ trợ Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) theo dõi về vấn đề an toàn thực phẩm. Trong một diễn biến liên quan, Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc ngày 29/3 cho biết các dấu vết phóng xạ iodine, được cho là có xuất xứ từ nhà máy điện Fukushima số 1 của Nhật Bản, đã được phát hiện tại thủ đô Seoul và bảy khu vực khác tại nước này. Trước đó, phóng xạ xenon-133 với hàm lượng nhỏ cũng đã được phát hiện tại tỉnh Gangwon, Đông Bắc Hàn Quốc. Bộ trên khẳng định mức phóng xạ này chưa gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng và môi trường. Cùng ngày, các nhà chức trách Mỹ cho biết đã phát hiện dấu vết chất phóng xạ iodine-131 tại ba bang nước này gồm Nam Carolina, Bắc Carolina và Florida. Tuy nhiên, các nhà chức trách cho rằng lượng phóng xạ này chưa đến mức nguy hại cho sức khỏe người dân. Trước đó, phóng xạ iodine-131 cũng được phát hiện tại các bang Hawaii, California, Nevada và Massachusetts./. (TTXVN/Vietnam+).
| 0 |
Thành viên của phi đội tấn công số 154 khoe hình xăm nghệ thuật ở cánh tay, khi làm nhiệm vụ trên tàu sân bay USS Nimitz.
Các binh sĩ giữ một khẩu súng máy.50-caliber trên tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Ross, khi chiến hạm đang di chuyển trên biển Na Uy.
Chiến đấu cơ F-15E Strike Eagle phóng pháo sáng khi tham gia chiến dịch mang tên Operation Inherent Resolve (tạm dịch là chiến dịch Nhổ tận gốc).
Máy bay trực thăng MH-60 Jayhawk của Lực lượng bảo vệ bờ biển khảo sát khu vực xung quanh chiếc tàu đánh cá, trước khi giải cứu 3 người trên tàu gần cảng Akutan ở Alaska.
Đơn vị Viễn chinh số 11 của Lính thủy đánh bộ Mỹ bắn lựu pháo M777 Howitzer trong chiến dịch Operation Inherent Resolve ở miền bắc Syria.
Thành viên của Phi đội hỗ trợ trên không số 116 nhảy khỏi chiếc máy bay CH-47 Chinook trong cuộc diễn tập Red Flag-Alaska tại căn cứ không quân Eielson, Alaska.
Tàu chiến tương lai USS Billings (LCS 15) của Hải quân Mỹ được hạ thủy xuống Menominee ở Marinette, bang Wisconsin.
Các binh sĩ xả súng máy trong cuộc tập trận bắn đạn thật Saber Junction 17 tại thao trường Hohenfels, Đức.
Chú chó Boomer, con vật may mắn của trạm bảo vệ bờ biển Crisfield ở bang Maryland, ngồi trên boong tàu.
Các thành viên của đơn vị hậu cần thuộc Lính thủy đánh bộ Mỹ tham gia khóa huấn luyện sống sót dưới nước tại Trại Pendleton, bang California.
Binh sĩ trình diễn kỹ năng chiến đấu tay không tại căn cứ không quân Eglin, bang Florida.
Phi công của chiếc F-16 Fighting Falcon thuộc Phi đội may bay chiến đấu số 138, đội mũ bảo hiểm để chuẩn bị màn trình diễn trước phóng viên tại thành phố Houston, bang Texas.
Tàu sân bay USS Nimitz (CVN 68) và tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Howard (DDG 83) tiến hành tiếp liệu trên biển từ tàu chở dầu USNS Yukon.
Lính dù thuộc Lữ đoàn không vận số 173 nhảy dù từ máy bay C-130 Hercules xuống khu vực Juliet ở Pordenone, Italia.
Lính đặc nhiệm xả súng nhằm vào phương tiện của kẻ thù trong cuộc diễn tập tại Fort Bragg, North Carolina.
Các thành viên của đơn vị bảo dưỡng trực thăng số 41 đẩy một chiếc trực thăng HH-60G Pave Hawk lên máy bay vận tải C-17 Globemaster III tại căn cứ không quân Moody, bang Georgia.
Lính thủy đánh bộ Mỹ tham gia diễn tập tại khu huấn luyện Bellows ở Hawaii.
Tàu Cutter Polar Star của Lực lượng bảo vệ bờ biển cắt qua băng Nam Cực tại biển Ross, khi một đàn hải cẩu nằm trên băng phía trước.
| 0 |
Tàu đánh cá Trung Quốc neo đậu trái phép tại bãi đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Nguồn: AFP/ TTXVN).
Tờ "Wall Street Journal" ngày 16/3 dẫn tuyên bố của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Mỹ, Đô đốc Scott Swift cho rằng các hành động xây dựng, cải tạo đảo đá và diễn giải lại luật pháp quốc tế để bào chữa cho các hành động trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông đang làm xói mòn các nguyên tắc ứng xử toàn cầu.
Phát biểu tại hội nghị về an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tổ chức tại thủ đô Canberra của Australia, ông Swift nhấn mạnh hậu quả của những hành động này đã vượt ra khỏi khuôn khổ quân sự và làm ảnh hưởng đến kinh tế khu vực.
Theo ông Swift, tình hình Biển Đông không chỉ đe dọa tự do trên biển mà còn khiến các nước ngày càng sử dụng nhiều tiền của để tăng cường quân sự, vượt quá mức cần thiết để tự vệ./.
| -1 |
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo báo Nhật Bản Asahi Shimbun, khoảng 10 cựu điệp viên KGB được mời đến Bình Nhưỡng hồi tháng 2 năm nay và hiện đang làm việc trong đơn vị chống khủng bố của Triều Tiên.
Asahi Shimbun có được thông tin này từ một người giấu tên sống ở thủ đô của Triều Tiên.
10 cựu điệp viên tinh nhuệ có nhiệm vụ huấn luyện các vệ sĩ bảo vệ ông Kim Jong-un, hướng dẫn vệ sĩ phát hiện và đối phó với các hành động khủng bố nhằm vào nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Nguồn tin nói các quan chức Triều Tiên đặc biệt quan tâm đến việc ngăn chặn âm mưu ám sát của Mỹ và Hàn Quốc, sử dụng các loại vũ khí hiện đại nhất.
Một trong những vũ khí khiến quan chức Triều Tiên lo lắng là máy bay tấn công không người lái (UAV) MQ-1C Gray Eagle. Quân đội Mỹ đang có kế hoạch đưa hàng loạt các máy bay này đến Hàn Quốc vào đầu năm 2018.
MQ-1C Gray Eagle là phiên bản cải tiến từ máy bay không người lái Predator nổi tiếng của quân đội Mỹ. Mỗi chiếc Gray Eagle có thể mang theo 4 tên lửa Hellfire, tấn công mặt đất từ cự ly cách 8 km.
Hiện chưa rõ các cựu điệp viên KGB có phương án nào để bảo vệ ông Kim khỏi đòn tấn công từ xa của máy bay không người lái Mỹ.
Bên cạnh đó, Triều Tiên cũng quan ngại đến kế hoạch của Mỹ nhằm xây dựng đơn vị tinh nhuệ chuyên thực hiện nhiệm vụ tình báo, do thám trên lãnh thổ nước này.
Bình Nhưỡng muốn các cựu điệp viên KGB cung cấp phương pháp truy tìm và vạch mặt những kẻ do thám để tăng cường khả năng bảo vệ nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Hồi tháng 5 năm nay, Triều Tiên từng cáo buộc cơ quan tình báo Hàn Quốc (NIS) hợp tác với Mỹ để lên kế hoạch ám sát nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào năm 2014.
NIS sau đó ra tuyên bố, nói ông Kim Jong-un ít xuất hiện trước công chúng hơn vì lo ngại khả năng bị ám sát.
KGB là cơ quan tình báo lừng danh thời Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã, KGB chia ra thành cơ quan an ninh Liên bang và cơ quan tình báo nước ngoài thuộc Liên bang Nga.
| 0 |
Theo hãng tin RIA Novosti, địa điểm tổ chức cuộc tập trận diễn ra tại hòn đảo không có người nằm gần quần đảo Amami, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản.
Khoảng 500 bộ binh, 820 lính thủy quân đánh bộ và 10 máy bay chiến đấu được huy động tham gia cuộc tập trận. Theo kế hoạch, cuộc tập trận sẽ bắt đầu vào ngày 22/5.
Theo các nhà phân tích, cuộc tập trận là tín hiệu mà giới chức Tokyo gửi tới một số quốc gia đang tiến hành những hoạt động quân sự gần hải phận đất nước Nhật Bản.
Đặc biệt là sự xuất hiện thường xuyên của các tàu Trung Quốc gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), trọng tâm cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc kèo dài từ năm 2013 tới nay.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản trong một tuyên bố nêu rõ, cuộc tập trận liên quan đến việc bảo vệ biên giới phía Nam của Nhật Bản, đồng thời khẳng định việc bảo vệ các hòn đảo nằm trong Kế hoạch trung hạn của quốc phòng Nhật Bản giai đoạn 2014-2018.
Giới chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng cho biết, lực lượng tự vệ trên đảo Okinawa sẽ được củng cố và trang bị các phương tiện tác chiến để có thể sẵn sàng để đối phó với bất kỳ tình hình bất thường tác động từ bên ngoài.
| 0 |
Đó là nhận định của Tổng Thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjorn Jagland, do ông này viết trong bài báo dành cho tờ Klassekampen. Chính trị gia tuyên bố rằng người Thổ Nhĩ Kỳ đã giận dữ vì người châu Âu mãi sau mới lên án cuộc đảo chính.
Jagland viết rằng trong trường hợp tại EU xảy ra vụ khủng bố, các lãnh đạo châu Âu nói rằng "đó là cuộc tấn công nhắm vào tất cả chúng ta", còn trong trường hợp của Thổ Nhĩ Kỳ, thay vì ủng hộ Ankara thì nhiều người lại nghi ngờ chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã ngấm ngầm tổ chức cuộc đảo chính đó.
Châu Âu đã không kịp nhận biết những vấn đề của hệ thống chính trị Thổ Nhĩ Kỳ.
"Nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng Ezgi Basaran cho rằng châu Âu đã không hiểu rằng hiện hữu một mạng lưới bí mật ngay trong lòng các cơ cấu Nhà nước. Bây giờ mạng này đã bộc lộ cho thấy nó nguy hiểm đến chừng nào, rằng từ rất lâu trước đảo chính nó đã là vấn đề lớn đối với nền dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng châu Âu từ chối tiếp thu điều đó một cách nghiêm túc, chỉ đơn giản bởi vì người của Erdogan cam đoan như vậy", Tổng Thư ký Hội đồng châu Âu thuật lại.
Ông Jagland viết tiếp: một số nhà ngoại giao châu Âu thừa nhận rằng cáo buộc của Ankara với Gulen, đối tượng dường như là nhà tổ chức của cuộc đảo chính, là hợp lý.
Ngoài ra, các phương tiện truyền thông phương Tây đã hăng hái công bố những bài viết chống Erdogan, thay vì dành chú ý đến cuộc tranh luận nổ ra xung quanh những sự kiện ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuối bài viết, chính trị gia Thorbjrn Jagland tuyên bố rằng những sự kiện diễn ra tại Ankara và Istanbul sẽ có hậu quả lịch sử to lớn, do đó, "sự hiện diện của châu Âu như một nơi có thể trông đợi" bây giờ đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nhưng để khôi phục lòng tin, trước hết châu Âu cần thừa nhận thực tế là người Thổ Nhĩ Kỳ có quyền "tự mình sắp xếp trật tự" trong đất nước của họ".
Hòa Lộc (theo Sputnik).
| -1 |
Đây có thể được xem là một giải pháp trong bối cảnh các nhà làm luật Mỹ vẫn đang trong thế bế tắc chính trị xung quanh vấn đề nâng trần nợ quốc gia. Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ Moodys cho hay, Mỹ là một trong số ít các quốc gia mà quốc hội đặt trần nợ công. Trần này thường tạo ra bất ổn có tính chu kỳ về khả năng chi trả nợ của chính phủ. Chúng tôi sẽ hạ đánh giá rủi ro nếu Chính phủ Mỹ thay đổi cơ chế quản lý nợ để giảm thiểu bất ổn đó, báo cáo ra ngày 18/7 của Moodys khuyến nghị. Tuần trước, Moodys đã lên tiếng cảnh báo sẽ hạ điểm tín nhiệm của Mỹ từ mức AAA hiện nay nếu Chính phủ Mỹ mất thanh khoản, làm gia tăng áp lực đối với hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ tiến tới một thỏa thuận về nâng trần nợ. Một hãng định mức tín nhiệm lớn khác là S&P; cũng đã có động thái tương tự. Moodys cho biết, họ luôn xem khả năng vỡ nợ công của Mỹ là thấp, vì Quốc hội nước này trong nhiều thập kỷ qua thường tăng trần nợ công mà không tranh cãi gì nhiều. Tuy nhiên, bất đồng hiện nay giữa Hạ viện và chính quyền tổng thống Obama về trần nợ đã gây ra mức độ bất ổn cao và buộc Moodys phải tăng đánh giá rủi ro. Nhiều ý kiến đã cảnh báo, thị trường tài chính toàn cầu sẽ rung chuyển mạnh, kinh tế Mỹ có thể sẽ chịu thiệt hại nặng nếu nước này không thể tăng trần nợ trước ngày 2/8. Đi sâu thêm vào cuộc tranh cãi nảy lửa về nợ của nước Mỹ, Moodys khuyến nghị Washington nên xem xét những cách thức khác để hạn chế nợ, thay vì áp một mức trần. Moodys đã lấy Chile, quốc gia được xem là có tình hình tài khóa ổn nhất ở khu vực Mỹ Latin như một ví dụ. Theo Moodys, Chile hạn chế thâm hụt ngân sách bằng các quy tắc tài khóa mà không cần tới một trần kỹ thuật, và cách này rất hiệu quả. Một ví dụ khác được đưa ra là Hiệp ước Maastricht của châu Âu, trong đó quy định tỷ lệ nợ công so với GDP không được vượt quá 60%. Tuy nhiên, Moodys cũng thừa nhận rằng, quy định như vậy thường bị các chính phủ phá vỡ. Theo hãng định mức tín nhiệm này, việc đặt trần nợ đã không có hiệu quả trong việc hạn chế nợ công, vì các nhà làm luật thường xuyên nâng trần này lên, và trần nợ cũng không liên quan gì tới mức chi tiêu công mà Quốc hội thông qua.
| -1 |
Những ngày qua, cảnh sát Hong Kong phải sử dụng bình xịt hơi cay, thậm chí dùi cui để đẩy lùi làn sóng hàng chục nghìn người biểu tình rầm rộ ở trung tâm thành phố.
Đoạn clip được quay vào ngày 28.9 mô tả cuộc xung đột giữa cảnh sát với bình xịt hơi cay và đám đông người biểu tình với những chiếc ô làm khiên tự vệ. Khi căng thẳng tạm thời lắng xuống, một người đàn ông trung niên đứng lau đôi mắt và mặt mũi đang cay xè, bỏng rát vì vừa bị trúng hơi cay.
Bất thình lình, một sĩ quan cảnh sát vô cớ chĩa bình xịt hơi cay về phía người biểu tình này và phun thẳng vào mặt ông. Người đàn ông vội vàng quay mặt về phía đám đông người biểu tình hét lên cảnh báo họ.
Hình ảnh cắt từ clip cảnh sát Hong Kong bắn hơi cay vào thẳng mặt người đàn ông trung niên ở cự ly gần gây phẫn nộ.
Chiều ngày 1.10, đoạn clip được phát tán trên Facebook và được chia sẻ tới 10.000 lần. Đoạn clip cũng được chia sẻ rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội và được mô tả là minh chứng cho sự trấn áp mạnh tay của chính quyền Hong Kong đối với người biểu tình hòa bình.
Trong khi đó, sáng nay, hơn 3.000 người biểu tình tụ tập bên ngoài văn phòng Trưởng đặc khu Hong Kong để yêu cầu ông này từ chức.
Dòng người ùn ùn đổ về lối vào các văn phòng của Trưởng đặc khu Hong Kong Lương Chấn Anh, trong khi cảnh sát được trang bị mũ bảo hiểm và khiên chờ phía sau rào chắn.
Cuộc biểu tình ôn hòa đến nay đã kéo hàng chục nghìn người tràn xuống các quận chính và các đường cao tốc ở Hong Kong.
Ông Lương, vốn do Bắc Kinh "bổ nhiệm", đã bác bỏ lời yêu cầu từ chức từ phía người biểu tình. Theo Reuters, ông Lương sẽ để cho những cuộc biểu tình kéo dài, tự lắng đi và chỉ can thiệp nếu xảy ra hôi của hay bạo lực.
Một nguồn tin thân cận với Trưởng đặc khu Hong Kong Lương Chấn Anh cũng tiết lộ, ông Lương sẵn sàng để cho những cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong kéo dài trong nhiều tuần và tự lắng đi.
Về phía Bắc Kinh, theo trang tin Duowei của người Trung Quốc ở hải ngoại, có trụ sở tại Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ thị Phó Thủ tướng Uông Dương sẵn sàng đối phó với các cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Hong Kong.
Duowei cũng cho biết thêm rằng, đích thân ông Tập chọn ông Uông để xử lý phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong, nhất là khi Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh có thể sẽ sớm bị thay thế.
Phó Thủ tướng Uông được xem là người có khả năng giải quyết vấn đề linh hoạt và ông từng chứng tỏ năng lực của mình trong vụ biểu tình ở Ô Khảm hồi năm 2011.
Hiện, các đại lý du lịch đã ngừng đưa khách du lịch từ Trung Quốc sang Hong Kong, dù thời gian từ ngày 1 đến ngày 7 tháng này đang là "Tuần lễ vàng", kỳ nghỉ lễ Quốc khánh ở Bắc Kinh. Số du khách đến từ Trung Quốc đại lục chiếm 75% tổng lượng khách tới Hong Kong.
Một số hình ảnh người biểu tình bị phun hơi cay.
| -1 |
South China Morning Post ngày 10/1 đưa tin, tờ Quân Giải phóng Trung Quốc hôm nay đã đăng bài nêu gương một Đại tá quân đội chấp nhận điều chuyển công tác, hạ chức vụ từ Chính ủy Sư đoàn xuống làm chỉ huy lữ đoàn.
Đồng thời tờ báo cũng kêu gọi những sĩ quan chỉ huy khác vui vẻ thực hiện đợt cải tổ hệ thống chỉ huy toàn quân theo hướng gắn chặt chức vụ với quân hàm.
Xã luận tờ Quân Giải phóng Trung Quốc hôm nay viết về Đại tá Ma Baochuan, Chính ủy một sư đoàn thuộc Quân đoàn 16.
Ảnh minh họa: reddit.com.
Theo miêu tả của tờ Quân Giải phóng, Đại tá Ma Baochuan đã vui vẻ tiếp quản vị trí, chức vụ mới tại một lữ đoàn, mặc dù thực tế là ông bị giáng chức trong đợt tái cơ cấu hệ thống chỉ huy quân đội Trung Quốc.
Tờ báo cho hay, những gì xảy ra với Đại tá Ma Baochuan không phải là cá biệt, sẽ có nhiều sĩ quan chỉ huy khác cũng được điều chuyển vị trí, chức vụ cho phù hợp với quân hàm họ đang mang.
Bài xã luận cũng dẫn 2 ví dụ khác là những chỉ huy sư đoàn nay xuống làm chỉ huy lữ đoàn. Ma Baochuan nói với Quân Giải phóng Trung Quốc:
"Tôi nghĩ sẽ có nhiều chỉ huy và chính ủy các sư đoàn chủ lực sẽ được điều chuyển xuống làm chỉ huy, chính ủy các lữ đoàn trong thời gian tới".
Hai năm trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố kế hoạch cải tổ quân sự rộng lớn, bao gồm cắt bỏ 300 ngàn quân từ quân số thường trực 2,3 triệu.
Giai đoạn đầu của chiến lược cải tổ quân đội đã diễn ra với việc tái cấu trúc bộ máy chỉ huy từ 7 đại quân khu xuống 5 chiến khu, xóa bỏ Bộ Tổng tham mưu và 3 Tổng cục để thành lập 15 cơ cấu chỉ huy mới trực thuộc Quân ủy Trung ương để hệ thống vận hành gọn nhẹ và hiệu quả.
Giai đoạn thứ hai của chiến lược cải tổ quân đội liên quan đến sắp xếp lại bộ máy nhân sự với quy định cụ thể: chức vụ gắn chặt với quân hàm, không để tình trạng một cấp hàm có thể đảm đương nhiều chức vụ khác nhau.
Tuy nhiên nhà bình luận quân sự Macau, Antony Wong Dong nói với South China Morning Post, mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn nỗ lực tuyên truyền cho việc sắp xếp lại bộ máy chỉ huy, các sĩ quan chỉ huy cấp sư đoàn sẽ không dễ chấp nhận.
Để đảm bảo không gây ra biến động lớn, Trung Quốc phải đảm bảo một chế độ bồi thường thỏa đáng cho các sĩ quan chỉ huy này. Khá nhiều Sư đoàn trưởng giữ chức vụ này vài năm trước khi được thăng quân hàm Đại tá.
Zeng Zhiping, một chuyên gia quân sự tại Viện Công nghệ quân sự Nam Xương đánh giá, giai đoạn hai của cải cách quân sự chắc chắn sẽ khó khăn hơn vì đụng chạm đến quyền lợi của nhiều sĩ quan chỉ huy.
Tuy nhiên số sĩ quan nằm trong diện tái cấu trúc này không có lựa chọn nào khác, hoặc là chấp nhận bị hạ cấp bậc, chức vụ cho phù hợp với quân hàm, hoặc là về hưu.
Nguồn:
Hồng Thủy.
| 0 |
Ngày 3/12, tại Hội nghị lần thứ 18 về Biến đổi khí hậu (COP-18) tại Dohar (Qatar), EU đã hối thúc gây thêm áp lực với các nước như Trung Quốc và Mỹ nhằm yêu cầu các nước này tăng thêm việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Ảnh: AP.
Gần 200 nước đang cố gắng tiếp tục theo đuổi nỗ lực do Liên Hợp Quốc dẫn đầu nhằm giảm tình trạng ấm lên toàn cầu như ngăn ngừa lũ lụt, các đợt nắng nóng, hạn hán và mực nước biển dâng. Đây cũng là vấn đề chính đang được thảo luận tại Hội nghị lần thứ 18 của các bên tham gia Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP-18) diễn ra từ ngày 26/11 đến 7/12 tại Qatar.
Ủy viên phụ trách vấn đề khí hậu của Liên minh Châu Connie Hedegaard cho biết, trọng tâm Hội nghị lần thứ 18 nhằm vào một nhóm các nước giàu, với mục tiêu bám vào kế hoạch của Liên Hợp Quốc để cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính sau năm 2012. Tuy nhiên, các nước thành viên ký kết nghị định thư Kyôtô chỉ chiếm không đầy 15% lượng khí thải của cả thế giới. Ông nói: Chúng ta đều biết rằng, có quá ít cam kết trong giai đoạn hai. Điều quan trọng là chúng ta đừng để lãng phí những công việc chúng ta đã làm trong thời gian qua. Chúng ta nên tập trung nỗ lực cho những quốc gia có lượng khí thải lớn trên toàn cầu. Những gì mà họ đang làm sẽ thúc đẩy mục tiêu của chúng ta.
Tuy nhiên, các nước thải lượng khí thải lớn, dẫn đầu là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ và Nga lại không có các mục tiêu và không tham gia bất kỳ thỏa thuận cắt giảm khí thải toàn cầu nào kể từ sau khi đứng ngoài nghị định thư Kyoto. Ông Todd Stern - Trưởng đoàn đàm phán khí hậu của Mỹ tuyên bố, Washington đang hướng tới việc đạt được mục tiêu cắt giảm 17% lượng khí thải dưới mức của năm 2005 nhưng không muốn tham gia bất cứ cam kết hay thỏa thuận cắt giảm khí thải toàn cầu nào. Ông nói: Trong khi chắc chắn cần có sự khác biệt giữa các quốc gia, chúng tôi sẽ lập luận rằng, sự khác biệt này cần được thực hiện trên cơ sở xem xét lại các hoàn cảnh thực tế. Do đó, sự khác biệt đó được xây dựng trên hoàn cảnh của mỗi quốc gia và khả năng của họ. Các bên đều phải có nghĩa vụ.
Mỹ cho đến giờ vẫn từ chối tham gia Nghị định thư Kyoto vì cho rằng, nó không áp đặt những cam kết ràng buộc lên những nước đang phát triển hàng đầu như Ấn Độ và Trung Quốc - đang là nước thải khí cacbon số 1 thế giới.
Hiện nay, bất đồng nêu trên giữa những nước giàu và nghèo đang cản trở nỗ lực đạt thỏa thuận nhằm ngăn nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 2 độ C vào cuối thế kỷ này. Nhiều nhà khoa học cho rằng, những sự kiện thời tiết khắc nghiệt, như siêu bão Sandy gần đây, sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi trái đất ấm dần lên./.
| -1 |
Hóa ra, đó chỉ là tiếng nổ từ việc khai thác vàng và mỏ đá của Công ty Maxam Dantex. Cảnh sát cho biết đó là tiếng nổ của những quả bom siêu âm và chỉ tạo ra các vụ nổ vô hại. T.Khiêm.
| 0 |
Khaltmaa Battulga, Tân Tổng thống Mông Cổ. Ảnh: Chinanews.
Tờ Bành Bái của Trung Quốc ngày 28/7 dẫn các nguồn tin từ Ấn Độ cho biết Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã mời Tân Tổng thống Mông Cổ Khaltmaa Battulga đến thăm Ấn Độ.
Khaltmaa Battulga vừa đắc cử Tổng thống Mông Cổ vào ngày 8/7/2017, ông là người từng lên tiếng phê phán Trung Quốc. Trong thời điểm Trung - Ấn đang xảy ra đối đầu căng thẳng ở biên giới, việc Ấn Độ mời ông Khaltmaa Battulga đến thăm khi ông này trúng cử Tổng thống chưa đầy 1 tháng là việc làm có ý nghĩa quan trọng, đã phát đi tín hiệu tinh tế đối với Trung Quốc.
Trong thời gian bầu cử ở Mông Cổ tiến hành vào đầu tháng 7/2017, ông Khaltmaa Battulga từng nhiều lần công khai đưa ra những phát biểu liên quan đến Trung Quốc, việc thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc là nội dung quan trọng trong cương lĩnh tranh cử của ông.
Vương Đức Hoa, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nam Á - Trung Á, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Thượng Hải, Trung Quốc cho rằng Ấn Độ đang áp dụng sách lược vây Ngụy cứu Triệu. Ấn Độ muốn thông qua tạo sóng gió ở khu vực xung quanh Trung Quốc để thoát khỏi cục diện khó khăn hiện nay. Đối với Ấn Độ, hiện là lúc đâm lao phải theo lao.
Sự xích lại gần nhau giữa Ấn Độ và Mông Cổ phải chăng sẽ tạo ra áp lực cho Trung Quốc? Đối với vấn đề này, Vương Đức Hoa giữ quan điểm phủ định.
Tờ First Post Ấn Độ ngày 27/7 cho rằng, hành động mời ông Khaltmaa Battulga đến thăm của Ấn Độ sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến quan hệ ngoại giao của Nam Á. Ấn Độ và Mông Cổ hứa hẹn sẽ phát triển quan hệ tốt hơn sau khi ông Khaltmaa Battulga đắc cử Tổng thống. Ấn Độ đã cảm nhận được cơ hội này.
Tháng 5/2015, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Mông Cổ. Ảnh: Cri Online.
Trong thời gian tranh cử, ông Khaltmaa Battulga từng tuyên bố kinh tế Mông Cổ bị đe dọa bởi quốc gia phía nam (ám chỉ Trung Quốc). Ngoài ra, ông cũng từng gây khó cho đối thủ cạnh tranh, cho rằng đối thủ có huyết thống người Trung Quốc.
Trong thời gian làm Bộ trưởng Giao thông vận tải, ông Khaltmaa Battulga cũng từng can thiệp vào kế hoạch xây dựng đường sắt xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Mông Cổ, làm cho kế hoạch này gặp trở ngại.
Tờ The Times of India ngày 26/7 tiết lộ, đầu tháng 7/2017, không lâu sau khi ông Khaltmaa Battulga đắc cử, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã mời ông đến thăm Ấn Độ. Thậm chí, ông Narendra Modi nhấn mạnh với ông Khaltmaa Battulga rằng Ấn Độ và Mông Cổ có niềm tin dân chủ chung.
Bản thân ông Narendra Modi từng đến thăm Mông Cổ vào năm 2015, là Thủ tướng Ấn Độ đầu tiên đến thăm nước này. Ngoài ra, sau khi Mông Cổ có Tổng thống mới, Đại sứ Ấn Độ tại Mông Cổ Suresh Babu cũng là một trong những đại sứ nước ngoài đầu tiên đến gặp Tân Tổng thống Mông Cổ.
Bài báo cho rằng: Ấn Độ tích cực mở rộng hiện diện ở Mông Cổ, một nước láng giềng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Vương Đức Hoa cho rằng sự xích lại gần nhau giữa Ấn Độ và Mông Cổ là do thúc đẩy bởi nhu cầu lợi ích. Ông nói: Ấn Độ đang lôi kéo các nước láng giềng, đồng thời mời các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự lễ kỷ niệm Quốc khánh Ấn Độ. Mông Cổ muốn thoát khỏi tình hình khó khăn hiện nay, giảm ảnh hưởng của Trung Quốc, phát triển quan hệ với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ.
Theo số liệu của Phòng Tham tán Kinh tế thương mại Trung Quốc tại Mông Cổ, tổng kim ngạch thương mại với Trung Quốc của Mông Cổ năm 2016 chiếm 60% tổng kim ngạch thương mại đối ngoại của Mông Cổ. Cùng kỳ, xuất khẩu của Mông Cổ sang Trung Quốc chiếm 80% lượng xuất khẩu của họ.
Quan hệ Ấn Độ - Mông Cổ đã phát triển tốt đẹp trong nhiều năm. Ảnh: Cri Online.
Không chỉ vậy, đầu năm 2017, trong thời điểm khủng hoảng kinh tế Mông Cổ bùng phát, Trung Quốc gia nhập kế hoạch cứu trợ quốc tế trị giá 5,5 tỷ USD đối với Mông Cổ của tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm hỗ trợ cho kinh tế Mông Cổ.
Nhiều chuyên gia Trung Quốc cho rằng những phát biểu liên quan đến Trung Quốc của ông Khaltmaa Battulga trong thời gian tranh cử chủ yếu là xuất phát từ chủ nghĩa thực dụng, là sách lược tranh cử lấy dân túy để thu hút phiếu bầu.
Theo các chuyên gia này, tiếp tục tìm kiếm quan hệ cân bằng mang tính xây dựng giữa Trung Quốc và Nga có thể sẽ là sự lựa chọn tốt nhất của ông Khaltmaa Battulga. Sau khi nhậm chức đến nay, ông Khaltmaa Battulga chưa tiếp tục phát đi tín hiệu không hữu nghị với Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự xích lại gần nhau giữa Ấn Độ và Mông Cổ cũng không phải là sự phát triển nhất thời. Trước đó, hai nước đã triển khai hợp tác trên các lĩnh vực như quốc phòng, kinh tế.
Năm 2009, hai nước từng ký kết một thỏa thuận sử dụng hạt nhân dân dụng, Tiểu ban công tác chung hợp tác quốc phòng của hai bên cũng gặp gỡ thường xuyên hàng năm, Ấn Độ cũng đã giúp Mông Cổ tiến hành huấn luyện sĩ quan.
Báo chí Ấn Độ tiết lộ, sau khi đắc cử Tổng thống và gặp gỡ Đại sứ Ấn Độ, Tân Tổng thống Mông Cổ Khaltmaa Battulga đã bày tỏ mong muốn mở Học viện Khoa học kỹ thuật Ấn Độ tại Ulan Bator.
Ngoài ra, một Học viện Khoa học kỹ thuật Thông tin khác do Ấn Độ và Mông Cổ hợp tác cũng sẽ được mở ở Mông Cổ. Chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng sẽ cung cấp khoản vay trị giá 1 tỷ USD cho Mông Cổ.
Ấn Độ và Mông Cổ có quan hệ quốc phòng tốt đẹp. Ảnh: Cri Online.
Giáo sư Mohan Malik, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ cho rằng ông Khaltmaa Battulga đắc cử Tổng thống Mông Cổ đã tạo ra cơ hội cho Ấn Độ và Mông Cổ tăng cường quan hệ song phương. Đây là điều không thể coi thường trong cuộc cạnh tranh địa - chính trị rộng lớn hơn giữa Trung - Ấn.
Đầu năm 2017, khi gặp khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, Mông Cổ từng tìm kiếm sự giúp đỡ của Ấn Độ. Tờ The Times of India cho rằng quan hệ Ấn Độ - Mông Cổ trong các lĩnh vực an ninh và văn hóa đang trải qua thời kỳ tăng trưởng ổn định.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Vương Đức Hoa của Trung Quốc cho rằng sự xích lại gần nhau giữa Ấn Độ và Mông Cổ hoàn toàn không thể giải quyết được các vấn đề thực tế tự thân, nhưng có thể thể hiện được tính độc lập, tăng quân bài cho mình. Vương Đức Hoa cho rằng, việc Ấn Độ và Mông Cổ xích lại gần nhau sẽ không có tác dụng gì trong việc gây sức ép với Trung Quốc.
Phong Vân -.
| 0 |
Châu Âu sẽ bị thiệt hại nặng khi Ukraine cấm Nga vận chuyển khí đốt qua lãnh thổ Ukraine. Ảnh East News/Ukrafoto.
Vào đầu tháng Bảy, giá gas đã giảm bởi sau một mùa đông khá nhẹ nhàng ôn hòa trong các kho tàng của EU còn trữ được nhiều nhiên liệu. Bây giờ giá khí đốt đang tăng trên nền quan hệ căng thẳng giữa Moscow và Kiev.
Liên minh châu Âu lo ngại rằng Ukraine có thể đóng cửa quá cảnh khí đốt Nga qua lãnh thổ đất nước này. Viễn cảnh đáng ngại đó khiến EU phải cố gắng tìm kiếm những nhà cung cấp mới. Một phương hướng thay thế khác là tăng nhập khẩu năng lượng từ Na Uy.
Hôm 8 tháng Tám, Thủ tướng Ukraine Arseni Yatsenyuk tuyên bố rằng tuyến vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine có thể bị chặn lại.
Theo quan điểm của người đứng đầu Chính phủ Ukraine, bằng cách đó Kiev sẽ "đặt dấu chấm hết" cho vấn đề sự phụ thuộc vào khí đốt Nga.
Ngay sau đó ngày 11 tháng Tám, nước Đức đã chính thức lên tiếng đòi Ukraine từ bỏ ý tưởng phong tỏa tuyến vận chuyển khí đốt Nga cho châu Âu.
| -1 |
Bà Kirstjen Nielsen. (Nguồn: Getty Images).
Ngày 5/12, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn bà Kirstjen Nielsen, Phó chánh Văn phòng Nhà Trắng, làm Bộ trưởng An ninh Nội địa (DHS), vị trí đã bỏ trống kể từ khi ông John F.Kelly được bổ nhiệm làm Chánh Văn phòng Nhà Trắng ngày 31/7 vừa qua.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, với tỷ lệ 62 phiếu thuận và 37 phiếu chống, bà Nielsen đã được Thượng viện xác nhận đủ tiêu chuẩn đảm nhận vị trí trên, bất chấp nhiều ý kiến phản đối của phe Dân chủ rằng bà thiếu kinh nghiệm lãnh đạo ở cấp cao và không sẵn lòng đối đầu với Nhà Trắng do mối quan hệ thân cận với ông Kelly.
Trong khi đó, bà Nielsen giành được sự ủng hộ tuyệt đối của các thượng nghị sỹ Cộng hòa.
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, Thượng nghị sỹ Mitch McConnell tuyên bố với tư cách cựu quan chức DHS, bà Nielsen hiểu rõ công việc hàng ngày của bộ này và sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ ngay ngày đầu tiên trên cương vị mới.
Bà Nielsen, 45 tuổi, chính trị gia thuộc đảng Cộng hòa, tốt nghiệp Đại học Georgetown và Đại học Virginia, từng làm Chánh Văn phòng DHS trong những tháng đầu của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Nữ chính khách này được đánh giá là người giàu kinh nghiệm về chính sách và chiến lược an ninh nội địa, an ninh mạng, cơ sở hạ tầng quan trọng và xử lý các vấn đề khẩn cấp.
Là luật sư, bà Nielsen cũng từng làm việc tại Cơ quan An ninh và Vận tải dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush, chuyên giải quyết các vấn đề chính sách pháp lý, trước khi chuyển sang làm việc tại Hội đồng An ninh nội địa của Nhà Trắng, phụ trách các vấn đề an ninh mạng, an ninh hạ tầng cơ sở và tình trạng khẩn cấp.
Bà Nielsen đảm nhiệm vai trò lãnh đạo DHS vào thời điểm cơ quan này đang chịu trách nhiệm thực thi nhiều kế hoạch chính sách gây tranh cãi nhất của Tổng thống Trump, trong đó có việc xây dựng bức tường dọc biên giới với Mexico và cải cách tổng thể hệ thống nhập cư của Mỹ.
Ngoài ra, bà phải chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh hàng không, chống khủng bố trong nước và chuẩn bị đối phó với thiên tai và các thảm họa do con người gây ra.
Bên cạnh đó, bà cũng giám sát việc tuyển dụng 5.000 nhân viên tuần tra biên giới và 10.000 nhân viên cho Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ (ICE).
Thứ trưởng An ninh Nội địa, bà Elaine C.Duke, đảm nhiệm cương vị Quyền Bộ trưởng DHS sau khi ông Kelly được điều sang giữ cương vị mới, cho biết sẽ tiếp tục làm việc tại DHS với tư cách nhân vật số 2 của bộ này, qua đó bác bỏ những đồn đoán rằng bà có thể từ chức sau khi bà Nielsen được Thượng viện phê chuẩn.
DHS được thành lập sau loạt vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, gồm 230.000 nhân viên, với nhiệm vụ xử lý các vấn đề liên quan đến chống khủng bố và an ninh quốc gia, đảm bảo thực thi các quy định về nhập cư và bảo vệ biên giới.
Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang, Cơ quan Mật vụ và Cơ quan An ninh và vận tải đều thuộc DHS.
DHS đóng vai trò quan trọng trong cam kết của Tổng thống Trump nhằm ngăn chặn tình trạng nhập cư trái phép vào Mỹ, đồng thời đóng vai trò chính trong phản ứng của chính phủ đối với các trận bão nhiệt đới gần đây hoành hành tại vịnh Mexcio, bang Florida và vùng lãnh thổ Puerto Rico của Mỹ./.
(TTXVN/Vietnam+).
| 0 |
Đây là những bản án tử hình đầu tiên dành cho thành phần ủng hộ cựu lãnh đạo Gaddafi kể từ khi nội chiến kết thúc.
Tòa án quân sự Benghazi quyết định áp dụng án tử hình đối với năm quân nhân, hai trong số đó là sĩ quan cao cấp. Ba binh sĩ khác cũng bị kết án 10 năm tù giam với các tội danh như bắn vào thường dân và hãm hiếp phụ nữ.
Theo tạp chí Maghreb của Algeria ngày 8/11, một số thành viên gia đình Gaddafi đã rời Algeria sau thời gian trú ngụ tại đây từ tháng 8/2011.
Tạp chí dẫn lời một quan chức cao cấp Libya giấu tên khẳng định con gái Gaddafi là Aicha cùng hai người em là Mohamed và Hannibal đã rời Algeria, nhưng không biết đến nước nào.
Chính quyền Algeria từ mấy ngày trước đó đã thông báo cho phía Libya về chuyến đi này.
Vợ góa ông Gaddafi, bà Safia, không đi cùng ba người con nói trên. Tạp chí trên cho biết nếu bà trở lại Libya sẽ không gây khó dễ cho chính quyền Libya vì Tripoli cho rằng bà không liên quan đến những tội ác chiến tranh trong cuộc xung đột ở Libya năm 2011./.
(Vietnam+).
| -1 |
Máy bay riêng của ông Đoàn Nguyên Đức. Ảnh minh họa. Những ngày gần đây rộ lên những thông tin về những thương nhân giàu có mua máy bay riêng. Hiện nay, Việt Nam đã có ít nhất 3 doanh nhân được coi là thành đạt đã công khai sở hữu máy bay riêng và trong tương lai, con số này chắc chắn sẽ còn tăng lên nữa. Việc mua sắm máy bay hoặc bất kỳ một loại phương tiện nào khác nếu cần thiết và phục vụ có hiệu quả cho công việc kinh doanh sẽ là việc rất nên làm. Tuy nhiên, có vẻ như xu hướng sắm máy bay riêng của doanh nhân Việt lại nghiêng về phía chạy đua, khoe mẽ nhiều hơn là nhu cầu thực sự. Theo một tờ báo đưa tin thì vừa qua một đại gia đã đặt thiết kế một chuyên cơ riêng với đầy đủ phòng tắm, phòng ăn, giường ngủ... Riêng việc thiết kế một mẫu cho cá nhân mình, vị này đã phải bỏ ra hàng triệu đô la. Chắc nhiều người cũng còn nhớ cách đây vài năm thôi, trong giới doanh nhân có máu mặt đã âm thầm diễn ra một cuộc chạy đua mua sắm xe ô tô siêu sang trọng, siêu đắt tiền. Người ta cũng đã sẵn sàng bỏ rất nhiều tiền để đặt hàng những chiếc xế độc, làm sao không để đụng hàng với bất kỳ ai. Nhưng xu thế này cũng không tồn tại lâu, vì những chiếc xe triệu đô được nhập về nhiều khiến xe siêu sang nhanh chóng trở nên mất giá. Sự kiện xe siêu sang có được đăng tải trên báo bây giờ cũng ít được người dân chú ý nữa. Nay chuyện chạy đua này lại đang chuyển sang một loại phương tiện mới là máy bay. Nhưng có lẽ cũng như trào lưu chơi xe, việc mua máy bay riêng chắc cũng có ngày trở thành một câu chuyện nhàm chán. Nói về độ ngông và thích xài đồ xa xỉ thì người Việt Nam chắc không kém bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, kể cả so với người dân những quốc gia giàu tài nguyên ở vùng Vịnh. Tuy nhiên, nền kinh tế và thu nhập đầu người của Việt Nam còn khá thấp nên rõ ràng hành vi khoe mẽ là một sự kệch cỡm, khó coi. Trong khi đó, trên thế giới có nhiều người rất giàu có, nhưng cũng rất nổi tiếng vì họ sống giản dị, tiết kiệm, nghiêm khắc với bản thân nhưng rất giàu lòng nhân ái. Không ai có quyền bắt ép người khác phải sống theo cách sống của một người khác nhưng rõ ràng xã hội luôn nhìn nhận và đánh giá cao sự giản dị, gần gũi và không đồng tình với hành vi phô trương, làm phách. Thế Vũ.
| -1 |
Binh sĩ Triều Tiên tham gia một cuộc diễn tập quân sự.
Theo nguồn tin từ Triều Tiên tiết lộ với NK News, nhiều làng mạc, thị trấn và thành phố của nước này đều được tập huấn các nội dung sơ tán trong điều kiện tắt hết đèn để tránh bị kẻ thù theo dõi khi xảy ra tình huống hứng chịu không kích.
Tuy nhiên, đợt diễn tập này không diễn ra tại thủ đô Bình Nhưỡng mà chủ yếu tại các địa phương lân cận.
Theo giới quan sát, những cuộc diễn tập như trên khá hiếm hoi tại Triều Tiên, và một số người cho biết chỉ nghe đến hoạt động này trước năm 2003.
Tôi chưa bao giờ nghe đến dạng diễn tập này trước đây ở miền Bắc nhưng tôi không hề ngạc nhiên. Ắt hẳn họ đã nhận ra tình hình nghiêm trọng như thế nào, tướng Hàn Quốc về hưu Chun In-bum nhận định.
Hiện tình hình căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trước chuyến công du châu Á quan trọng của Tổng thống Donald Trump vào đầu tháng 11, Mỹ đã triển khai 3 hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đến khu vực.
Hồi cuối tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố tại Hàn Quốc rằng Washington không muốn có chiến tranh với Bình Nhưỡng nhưng nếu thật sự nổ ra xung đột thì Triều Tiên "không phải là đối thủ xứng tầm" với liên minh Mỹ - Hàn.
Thụy Miên.
| -1 |
Trang tin The Guardian dẫn nguồn truyền hình nhà nước Ai Cập cho biết, con số thương vong trên thuộc về vụ tấn công chết người thứ hai xảy ra ở thủ đô Ai Cập trong vòng 2 ngày qua.
Theo hãng thông tấn Mena của Ai Cập, một kẻ tấn công đã ném bom vào bên trong một gian thờ gần tường ngoài của Nhà thờ Thánh Mark, nhà thờ Chính thống giáo Ai Cập và là nơi đặt văn phòng của nhà lãnh đạo tinh thần giáo hội - Giáo hoàng Tawadros II.
Trước đó, hôm 9/12, sáu cảnh sát đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom tại Cairo, mà chính quyền cho là do một nhóm có liên hệ với tổ chức Anh em Hồi giáo thực hiện.
Nhà thờ bị đánh bom.
Hiện chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công hôm nay. Tuy nhiên, cách thức thực hiện vụ đánh bom này rất giống với phong cách của các chiến binh Hồi giáo đang chống lại chính phủ của Tổng thống Abdel-Fattah el-Sisi.
Tháng 7/2013, khi còn là bộ trưởng quốc phòng, ông Sisi đã lãnh đạo cuộc nổi dậy lật đổ ông Mohammed Morsi, một tổng thống Hồi giáo dân cử, người có liên hệ với nhóm Anh em Hồi giáo.
Đáp lại, các chiến binh Hồi giáo đã phát động một làn sóng tấn công vào lực lượng an ninh và những người Công giáo, khi chính phủ tiến hành chiến dịch đàn áp những người ủng hộ ông Morsi và các nhà hoạt động khác.
V.A.
| -1 |
Theo TASS, Tân Hoa xã và TTXVN, ngày 15-1, tại Mát-xcơ-va, Tổng thống Nga V.Pu-tin đã hội đàm với Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la N.Ma-đu-rô đang thăm chính thức LB Nga, thảo luận về việc tăng cường quan hệ song phương. Tại cuộc hội đàm, Tổng thống Nga Pu-tin khẳng định, Vê-nê-xu-ê-la không chỉ là nước bạn, mà còn là một trong những đối tác quan trọng nhất của Nga. Hai bên đã thỏa thuận về việc các doanh nghiệp Nga mở rộng đầu tư tại Dải dầu khí Ô-ri-nô-cô. Theo đó, ngoài tăng vốn trong liên doanh và mở rộng địa điểm thăm dò, hai bên sẽ tăng cường các dịch vụ dầu khí tại Ô-ri-nô-cô, khu vực có trữ lượng được kiểm chứng lớn nhất thế giới.
* Nga là chặng dừng chân cuối cùng của Tổng thống Ma-đu-rô trong chuyến công du sáu nước trong bối cảnh giá dầu rơi tự do ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế Vê-nê-xu-ê-la vốn phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ. Trước đó, ông đã thăm Trung Quốc và bốn nước thành viên OPEC. Trong các chuyến thăm I-ran, A-rập Xê-út, Ca-ta và An-giê-ri, đều là thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), ông Ma-đu-rô đã đưa ra những đề xuất nhằm chặn đà giảm giá dầu mỏ trên thị trường thế giới.
* Theo Đài Tiếng nói nước Nga, ngày 16-1, một nguồn tin ngoại giao ở Brúc-xen cho biết, bảy quốc gia thuộc Liên hiệp châu Âu (EU), gồm Áo, Hung-ga-ri, I-ta-li-a, Síp, Xlô-va-ki-a, Pháp và Séc đều bày tỏ ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga. Nguồn tin này cũng thông báo, các bộ trưởng ngoại giao của 28 nước thành viên EU sẽ không thông qua bất kỳ quyết định nào về các biện pháp trừng phạt đối với Nga trong cuộc họp đầu của năm nay vào ngày 19-1 tới ở Brúc-xen. Trong khi đó, các nước thuộc nhóm G7 cũng bất đồng quan điểm về vấn đề trừng phạt chống Nga trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị cấp cao G-7 vào tháng 6 tới tại Đức. Theo đó, trái với quan điểm của Mỹ đòi tiếp tục trừng phạt, Đức và Nhật Bản lại cho rằng cần tiến hành đối thoại với Nga nhằm giảm căng thẳng.
* Ngày 15-1, Bộ trưởng Quốc phòng Nga X.Sôi-gu tuyên bố, Nga sẽ kiện Pháp ra tòa nếu Pa-ri không bàn giao hai tàu chiến lớp Mistral trong vòng sáu tháng tới. Ông Sôi-gu cho biết, Nga đang thực hiện tất cả các bước theo đúng hợp đồng mà hai bên đã ký năm 2011. Do đó, nếu hợp đồng này không được thực thi, Nga sẽ khởi kiện Pháp. Tuyên bố trên được ông Sôi-gu đưa ra sau khi Mát-xcơ-va đã yêu cầu Pháp đưa ra giải thích chính thức về việc Pháp hoãn bàn giao tàu.
| 0 |
Thái tử Mansour bin Moqren. (Nguồn: dailypakistan.com.pk).
Truyền hình nhà nước Saudi Arabia cho biết một Thái tử của nước này đã bị thiệt mạng ngày 5/11 khi chiếc trực thăng chở ông rơi gần biên giới với Yemen ở phía Nam vương quốc này.
Kênh tin tức Al-Ekhbariya cho hay vị Thái tử xấu số là Mansour bin.
Moqren, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Asir.
Khi xảy ra tai nạn ngoài Thái tử, trên chiếc máy bay còn có vài quan chức đi theo.
Hiện nguyên nhân vụ máy bay rơi này chưa được tiết lộ.
Vụ rơi máy bay xảy ra sau khi Saudi Arabia ngày 4/11 bắn chặn thành công một quả tên lửa đạn đạo gần sân bay quốc tế ở thủ đô Riyadh do lực lượng phiến quân Houthi bắn đi từ Yemen./.
(TTXVN/Vietnam+).
| -1 |
Phát biểu tại cuộc họp báo, Cục Trưởng Cục Chính trị thuộc NDC, ông Pak Rim Su cho biết kết quả điều tra mà Hàn Quốc công bố về việc tàu chiến Cheonan của nước này bị đắm tại Hoàng Hải hôm 26/3 là "không khách quan và không công bằng" do thành phần của nhóm điều tra, gồm các chuyên gia Hàn Quốc, Mỹ, Anh và Australia. Theo ông Pak, Mỹ vẫn ở trong "tình trạng chiến tranh" với Triều Tiên, còn Anh và Australia đã tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên, vì vậy kết quả điều tra sẽ không đáng tin cậy. Ngoài ra, các thành viên dân sự trong nhóm điều tra chỉ được tiếp cận một cách hạn chế với công việc chính của nhóm, trong khi một số điều tra viên thể hiện quan điểm khác biệt đã bị loại khỏi nhóm. Ông Pak nhấn mạnh rằng có rất nhiều mâu thuẫn trong cáo buộc của Hàn Quốc liên quan đến thời gian, địa điểm và các nhân chứng. Một số băng video cũng đã được NDC chiếu tại cuộc họp báo nhằm đáp lại bằng chứng mà Hàn Quốc cung cấp. Đây không phải là lần đầu tiên Triều Tiên bác bỏ kết quả điều tra của Hàn Quốc về vụ đắm tàu chiến Cheonan. Hôm 20/5, ngày Hàn Quốc công bố kết quả này, NDC đã lập tức ra tuyên bố bác bỏ và đề nghị cử một đoàn chuyên gia tới Hàn Quốc để xác minh các vật chứng. Song, đề xuất này đã bị Seoul từ chối. Theo Tân Hoa xã, cùng ngày, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng phản đối việc đưa kết quả cuộc điều tra mà phía Hàn Quốc tiến hành về nguyên nhân gây chìm tàu Cheonan lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, đang ở thăm chính thức Hàn Quốc, cho biết Trung Quốc đang xem xét kỹ lưỡng các kết quả quốc tế cũng như nghiêm túc cân nhắc phản ứng của các bên để đưa ra quyết định "khách quan và hợp lý.". Phát biểu trong cuộc gặp Tổng thống nước chủ nhà Lee Myung-bak, thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định Trung Quốc giữ vững lập trường duy trì hòa bình và sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên và nỗ lực hết mình vì mục tiêu này. Ông cũng bày tỏ hy vọng Chính phủ Hàn Quốc sẽ có cách xử trí đúng đắn vụ đắm tàu Cheonan, đồng thời kêu gọi các bên liên quan hãy bình tĩnh và thể hiện sự kiềm chế, tránh làm nghiêm trọng tình hình. Thủ tướng nhấn mạnh: "Các bên liên quan nên nhìn xa trông rộng, thúc đẩy tiến trình đàm phán sáu bên nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên, từ đó duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo này."/. (TTXVN/Vietnam+).
| -1 |
Các đường hầm tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri bị đánh sập vào tháng 5.2018 - Ảnh: Reuters.
Giới tình báo miền Nam cho hay hoạt động chuẩn bị cho chuyến kiểm tra của thanh sát viên nước ngoài đang diễn ra tại 2 cơ sở nói trên dù vẫn chưa thấy động tĩnh tại khu phức hợp hạt nhân Yongbyon.
Bình Nhưỡng đã ngừng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa từ đầu năm nay song vẫn chưa cho phép thanh sát quốc tế đến kiểm chứng. Tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 9, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cam kết sẽ đóng cửa Trung tâm Sohae và cho phép các chuyên gia quan sát quá trình tháo dỡ khu vực kiểm tra động cơ tên lửa cùng một bệ phóng. Lãnh đạo Kim còn tuyên bố sẽ từ bỏ toàn bộ kho vũ khí, vật liệu và kể cả đóng cửa cơ sở Yongbyon để đạt phi hạt nhân hóa hoàn toàn nhằm đổi lại các biện pháp hòa bình tương ứng từ Mỹ.
Nếu thông tin từ tình báo Hàn Quốc là chính xác thì đây rõ ràng là bước đi lớn của miền Bắc, vì Mỹ trước đó nhấn mạnh chỉ đáp ứng các yêu cầu của Bình Nhưỡng một khi đối phương có bước đi cụ thể và kiểm chứng được về phi hạt nhân hóa. Theo giới quan sát, động thái này nếu thật sự diễn ra sẽ góp phần tháo gỡ vướng mắc trong đàm phán Mỹ -Triều hiện nay.
Huỳnh Thiềm.
| 1 |