text
stringlengths 1
32.6k
| label_pred
float64 -1
1
|
---|---|
Trong một chiến dịch được mô tả là "quyết liệt nhất" nhằm lập lại trật tự các thành phố, ngày 30/11, Sở cảnh sát thành phố Los Angeles (bang California) ở bờ Tây và Sở cảnh sát thành phố Philadelphia (bang Pennsylvania) ở bờ Đông nước Mỹ đã huy động hàng nghìn cảnh sát trang bị các phương tiện chống bạo loạn, vây ráp và ép người biểu tình "Chiếm Phố Wall" ra khỏi các khu quảng trường và khu công viên ở trung tâm hai thành phố này mà họ đã cắm trại chiếm giữ hơn 2 tháng qua.
Gần 300 người biểu tình đã bị bắt giữ, nâng tổng số những người bị bắt giữ kể từ khi làn sóng biểu tình bùng nổ tới nay lên gần 2.000 người.
Theo thông báo của Sở cảnh sát Los Angeles, ngay từ đêm 29/11, hơn 1.400 cảnh sát và các lực lượng chức năng khác, từ nhiều hướng, đồng loạt ập vào khu quảng trường trước cửa Hội đồng thành phố, dồn và bắt giữ hơn 200 người biểu tình.
Cuộc đột kích này được thực thi hai ngày sau hạn chót mà chính quyền thành phố ra lệnh phải kiên quyết giải tán người biểu tình, tháo dỡ các lán trại để lập lại trật tự giao thông và an ninh công cộng.
Trong cuộc đột kích này, cảnh sát đã được trang bị cả khiên sắt, dùi cui, chó nghiệp vụ, đạn cao su và hơi cay. Trong khi tại Philadelphia, một lực lượng cảnh sát đông đảo được huy động từ 1 giờ 30 phút sáng 30/11 để "dọn sạch" khu công viên trước cửa Hội trường thành phố bị những người biểu tình chiếm giữ hơn hai tháng qua.
Cuộc biểu tình "Chiếm Phố Wall" bùng nổ ngày 17/9 tại khu công viên Zuccotti gần trung tâm tài chính "Phố Wall" và trong hơn hai tháng qua đã phát triển thành một phong trào, lan rộng trên khắp các thành phố lớn ở Mỹ và nhiều thành phố trên thế giới.
Mục tiêu của của người biểu tình là phản đối các chính sách và luật lệ bất công, chỉ mang lại lợi ích cho thiểu số người giầu, dẫn tới nợ nần chồng chất trong khi người lao động Mỹ phải đóng thuế cao hơn để trả nợ./.
(Vietnam+).
| -1 |
Nhà máy nội thất bị hỏa hoạn khiến 25 người chết.
Theo Ibtimes , nhà máy 3 tầng này hoạt động trong khi không có giấy chứng nhận an toàn của chính phủ.
Ngọn lửa được cho là bùng lên sau khi một bình khí phát nổ khi đang được vận chuyển trong thang máy, các nhân viên an ninh cho biết. Chủ nhà máy và nhiều người khác liên quan đã bị cảnh sát bắt giữ.
Xe cứu hỏa tại hiện trường vụ cháy.
Một nhân viên của nhà máy tên Islam Yousri cho biết: Chúng tôi đang làm việc sáng 28/7 thì nghe thấy một tiếng nổ lớn tầng dưới. Họ đang vận chuyển các thùng oxy và hóa chất. Một trong số các thùng phát nổ.
Người phát ngôn của Bộ Y tế, ông Hossam Abdel-Ghaffar cho biết, chính phủ đã tuyên bố đặt khu vực trong trạng thái khẩn cấp, các nạn nhân đã được đưa tới bệnh viện địa phương, theo AP.
Các vụ việc tương tự thường xuyên xảy ra ở Ai Cập do thiếu tiêu chuẩn an toàn và cơ sở hạ tầng lỗi thời. Cũng trong hôm 28/7, một vụ nổ khác cũng xảy ra tại một chợ thực phẩm ở Alexandria khiến 11 người bị thương.
Xe cứu hỏa tại hiện trường vụ cháy.
| -1 |
Phát thanh viên Triều Tiên tuyên bố nước này thử thành công bom H.
KCNA cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã kiểm tra loại bom H có thể gắn vào ICBM nói trên trong chuyến thăm Viện nghiên cứu Vũ khí hạt nhân. Theo KCNA, viện nghiên cứu nói trên đã thành công trong việc phát triển "một loại vũ khí hạt nhân hiện đại hơn", tạo ra "một bước ngoặt" đối với quá trình sản xuất vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
KCNA khẳng định các nhà khoa học Triều Tiên đã nâng cấp các đặc tính kỹ thuật của loại bom H nói trên đến một mức độ vô cùng tối tân, dựa trên những thành công thu được từ vụ thử bom H đầu tiên. Loại bom H này có thể được kích nổ ở độ cao lớn để tạo ra những vụ tấn công bằng xung điện từ (EMP) vô cùng nguy hiểm.
Cùng ngày, Nhật Bản kết luận những chấn động phát hiện tại Triều Tiên sáng 3-9 là một vụ nổ hạt nhân. Phát biểu tại cuộc họp báo được đài NHK đưa tin, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono khẳng định: "Sau khi phân tích những số liệu, chúng tôi kết luận rằng đây là một vụ thử hạt nhân".
Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố đã điều động ít nhất 3 máy bay quân sự tại những căn cứ của Nhật Bản để đo độ phóng xạ. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cho biết trận động đất được cho là do một vụ thử hạt nhân của Triều Tiên mạnh hơn ít nhất 10 lần so với lần Bình Nhưỡng cho nổ một quả bom nguyên tử cách đây một năm. Các chuyên gia ước tính vụ thử hạt nhân trước đó của Triều Tiên có sức công phá khoảng 10 kiloton.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Hàn Quốc Kim Young-woo cho biết nếu xác định đây là vụ thử hạt nhân thì sức công phá của nó lên tới 100 kiloton (1 kiloton tương đương 1.000 tấn thuốc nổ TNT), mạnh gấp 4-5 lần so với quả bom hạt nhân từng thả xuống thành phố Nagasaki năm 1945 tại Nhật Bản.
Theo TTXVN.
| -1 |
Đoàn người biểu tình phản đối tham nhũng ở TP Paris, Pháp. Ảnh: AFP.
Tại TP Paris, có ít nhất 700 người tập trung trước tòa nhà Quốc hội Pháp, mang theo nhiều biểu ngữ ghi các dòng chữ "Bỏ tù những kẻ làm giầu bất chính", "Chấm dứt tham nhũng. Chấm dứt đặc quyền đặc lợi" tuần hành phản đối tình trạng tham nhũng, đặc biệt là phản đối những nghị sĩ dính líu tới tham nhũng nhưng không bị xử lý dứt điểm.
Còn tại TP Toulouse và Clermont-Ferrand cũng có hàng trăm người tập trung biểu tình phản đối hành vi tham nhũng của các quan chức chính quyền và của các nghị sĩ.
Trước đó, 3 thẩm phán hình sự của Tòa án Tối cao Pháp đã cùng quyết định mở cuộc điều tra độc lập về những cáo buộc "biển thủ công quỹ, lạm dụng tài sản công, lạm dụng chức vụ quyền hạn, không công khai minh bạch trong khai báo thu nhập", nhằm vào gia đình ông Francois Fillon, cựu Thủ tướng (nhiệm kỳ 2007 - 2012 dưới thời cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy), người đang nỗ lực để giành quyền ứng cử tại cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vào cuối tháng 4 tới đây.
Không riêng gì ông Francois Fillon và gia đình bị điều tra vì cáo buộc gian lận, biển thủ, ngay cả ứng cử viên chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống của Đảng Mặt trận Dân tộc (FN) Marine Le Pen hiện cũng bị điều tra vì cáo buộc gian lận trong tuyển dụng nhân sự vào làm việc tại Nghị viện châu Âu.
Hay như Frederic Chatillon, cố vấn thân cận của bà Marine Le Pen, đang bị giám sát trong khuôn khổ cuộc điều tra về cáo buộc vận động tài trợ bất hợp pháp cho FN trong khoảng thời gian 2014 - 2015.
Một loạt cuộc điều tra nhằm vào các quan chức, nghị sĩ đã làm nảy sinh làn sóng mới biểu tình phản đối tình trạng tham nhũng. Nhóm biểu tình yêu cầu Chính phủ phải cách chức và cấm tham gia chính trường vĩnh viễn đối với tất cả quan chức bị kết án tham nhũng, cũng như dừng toàn bộ chức vụ của các quan chức khi đang bị điều tra, đồng thời kiểm tra, giám sát lại toàn bộ các khoản thu nhập, tài sản của các quan chức, nghị sĩ hiện đang bị cáo buộc gian lận, biển thủ, lạm dụng chức vụ quyền hạn cũng như của những người thân trong gia đình các quan chức này.
Ngoài việc cách chức, cấm tham gia chính trường, nếu bị điều tra kết luận có tội, những quan chức, nghị sĩ này sẽ bị xét xử hình sự như một loại tội phạm kinh tế nghiêm trọng.
"Chúng tôi không phản đối tất cả chính trị gia. Chúng tôi chỉ phản đối những người làm giầu bất chính, gian lận, biển thủ và lạm dụng quyền miễn trừ để thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật", một người biểu tình gay gắt nói.
Nhật Minh.
| -1 |
Ibrahim Abdeslam, tên khủng bố đánh bom tự sát tại một quán cà phê ở Pháp vào ngày 13/11, từng sở hữu một quán bar ở Bỉ trước khi trở thành một con nghiện ma túy.
Và em trai của hắn Salan 26 tuổi , hiện đang bị Cảnh sát châu Âu truy nã từng quản lý quán rượu Les Beguines trước khi bọn chúng gia nhập IS tấn công Paris.
Cảnh sát phát hiện trong phòng của tên khủng bố 26 tuổi có 4 ống chích và một kim tiêm.
Hiện các nhà chức trách Pháp đang điều tra liệu số ma túy bị tịch thu có liên quan đến những kẻ thủ ác gây ra vụ thảm sát ở Paris. Thông tin này xuất hiện vào đêm 17/11, khi cảnh sát Pháp cho biết nghi phạm thứ 2 đang chạy trốn sau vụ tấn công.
Ống chích và heroin được cảnh sát Pháp phát hiện trong phòng khách sạn mà tên Salah đặt nghỉ.
Tên Salah và dụng cụ sử dụng ma túy.
Quán Les Beguines nơi 2 anh em Abdeslam thường lui tới để sử dụng ma túy.
Báo chí quốc tế từng đưa tin, những tên khủng bố thường dùng chất gây nghiện như heroin hoặc cocaine để thực hiện hành vi giết người hàng loạt.
Quán bar của anh em Abdeslam đã được bán cho một cặp vợ chồng 6 tuần trước.
Một trong những người từng quen biết chúng, anh Hachim 25 tuổi kể: Anh em chúng thường sử dụng ma túy. Chúng bao giờ đến thánh đường hoặc làm việc gì. Anh Hachim xác nhận, Ibramhim 31 tuổi, có lúc lên cơn điên vì phê ma túy.
Một người khác từng chơi thân với anh em Ibrahim, anh Nabil 25 tuổi cho biết anh rất sốc khi biết tin bọn chúng sử dụng ma túy để thực hiện hành động tội ác.
Họ trông như những thanh niên bình thường, thường cười đùa, không có biểu hiện cực đoan. Họ chỉ đến đây vào cuối tuần đi vui chơi. Tôi nghĩ họ bị tẩy não, Nabil trả lời phỏng vấn báo chí Bỉ.
Truyền thông Bỉ cũng đưa tin Salah từng có thời gian phải ngồi tù 5 năm trước vì tội trộm cắp cùng với một đối tượng khác có tên Abdelhamid Abaaoud, 28 tuổi, nghi phạm chính gây ra vụ tấn công khủng bố Paris.
Các nhà điều tra Pháp tin rằng tên Abaaoud có thể đã nhận lệnh tấn công Paris từ Syria, hắn lén lút liên lạc với tổ chức khủng bố qua internet dưới cái tên giả Abu Omar al Belgiki-một người có quốc tịch Bỉ.
Theo cảnh sát Pháp, Ibrahim đã giật khối thuốc nổ được gài trên áo khoác để tự sát bên ngoài quán cà phê Comptoir Voltaire gần nhà hát Bataclan sau khi hắn cùng đồng bọn giết 89 người. Vụ nổ làm một số người dân bị thương.
Cảnh sát Pháp thừa nhận, Salah thuê một chiếc xe Volkswagen mang biển số Bỉ, hắn bị kiểm tra ở gần biên giới Bỉ-Pháp, trên xe có chở 2 đối tượng khác, nhưng không bị nghi ngờ nên được lực lượng bảo vệ biên giới cho đi sang Pháp. Chiếc xe sau đó được cảnh sát Pháp phát hiện gần nhà hát Bataclan.
Phạm Trúc.
| -1 |
Quốc vương Bhumibol Adulyadej là một người được người dân Thái sùng kính và họ đang trông chờ vào lời phát biểu của người về những biến động chính sự đang xảy ra trong nước thời gian gần đây. Tuy nhiên, nhà vua đã tránh đề cập đến vấn đề này.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej là vị vua trị vì Thái Lan lâu nhất thế giới, hiện sức khỏe của ông không được tốt sau khoảng thời gian bạo bệnh.
Trong gương mặt u buồn và giọng nói chậm rãi, đứt quãng trước mặt các nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước, Quốc vương đã kêu gọi các thần dân của mình hãy làm tròn bổn phận, hỗ trợ mọi người vì lợi ích của đất nước. Trách nhiệm của tất cả mọi người Thái là đưa đất nước về sự ổn định và an ninh.
Lễ kỷ niệm sinh nhật của Quốc vương được tổ chức tại hoàng cung nằm bên bờ biển Hua Hin, cách Bangkok 190km về phía nam. Tại buổi lễ có sự tham dự của thủ tướng, người đứng đầu lực lượng quân sự và cảnh sát, các quan chức hàng đầu và lãnh đạo của đảng đối lập.
Trong buổi lễ được phát trên truyền hình, Thái tử Vajiralongkorn đã gửi tới vua cha lời chúc sinh nhật, còn hoàng hậu, người bị đột quỵ vào tháng 7 năm ngoái, không thấy xuất hiện.
Vũ Kiều (theo Reuters).
| 0 |
LTS: Ngày 17-5, Tòa án Hình sự quốc tế đã ra lệnh bắt giam đối với Tổng thống Libya Gaddafi cùng con trai Saif al-Islam Gaddafi và người đứng đầu cơ quan tình báo Abdullah al-Sanousi. Vai trò của Tòa án Hình sự quốc tế đối với cuộc xung đột ở Libya như thế nào? Tòa án Hình sự quốc tế (ICC - International Criminal court theo tiếng Anh và Cour pénale internationale theo tiếng Pháp) được thành lập theo Quy chế Rome (gọi tắt là Quy chế) tại hội nghị ngoại giao do Đại hội đồng LHQ tổ chức tại Rome (Ý) ngày 17-7-1998. Quy chế có hiệu lực ngày 1-7-2002 sau khi quốc gia thứ 60 phê chuẩn. Hội đồng các quốc gia thành viên đã bầu thẩm phán vào tháng 2-2003. 18 thẩm phán được bầu đã tuyên thệ nhậm chức vào ngày 11-3-2003. Đến tháng 3-2011, ICC đã có 114 quốc gia thành viên gồm hầu hết các quốc gia ở châu Âu, Nam Mỹ và châu Phi. Tuy nhiên, đến nay các cường quốc như Nga, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chưa gia nhập ICC. Thẩm quyền tài phán Về thẩm quyền tài phán, theo Điều 5 của Quy chế Rome, ICC có thẩm quyền xét xử những tội phạm nghiêm trọng nhất đối với cộng đồng quốc tế, đó là tội diệt chủng, tội chống lại nhân loại, tội phạm chiến tranh và tội xâm lược. Tuy nhiên, ICC không có hiệu lực hồi tố, có nghĩa là ICC chỉ có thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc xảy ra sau khi Quy chế Rome có hiệu lực (sau ngày 1-7-2002). Về đặc điểm, ICC là một tòa án hình sự quốc tế thường trực (permanent court) được thành lập và hoạt động dựa trên Quy chế Rome, một điều ước quốc tế do các quốc gia ký kết và thực hiện. ICC có cơ cấu tổ chức chặt chẽ với đội ngũ thẩm phán, công tố viên, nhân viên chuyên nghiệp làm việc theo các điều kiện và quy định của Quy chế Rome. Hiện ICC có 454 nhân viên thường trực đến từ 70 quốc gia và đội ngũ nhân viên, tư vấn, thực tập sinh, chuyên gia không thường trực giúp việc. ICC hoạt động độc lập với LHQ và các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác. ICC không phải là tòa án thay thế hay đứng trên tòa án quốc gia mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ, bổ sung cho các tòa án quốc gia. Theo quy định tại Điều 17 Quy chế Rome, ICC chỉ thực hiện thẩm quyền xét xử khi các quốc gia không muốn hoặc không thể tiến hành điều tra hay truy tố một cách thực sự. Biếm họa của PAVEL CONSTANTIN ở Romania. Chính vì vậy, ICC sẽ không thụ lý các vụ việc đang được một quốc gia có thẩm quyền điều tra hoặc truy tố, các vụ việc mà quốc gia đó đã quyết định không truy tố các cá nhân có liên quan, các vụ việc mà quốc gia có thẩm quyền đã xét xử và các vụ việc không đủ mức nghiêm trọng cần ICC giải quyết. Đồng thời, ICC cũng không xét xử các cá nhân đã bị các tòa án khác xét xử về các tội diệt chủng, chống lại nhân loại và tội phạm chiến tranh, trừ trường hợp việc xét xử đã bao che cho người bị xét xử không phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm nói trên hoặc việc xét xử không được tiến hành một cách độc lập và khách quan theo các chuẩn mực tố tụng quốc tế. Như vậy, việc thực hiện thẩm quyền xét xử và hoạt động của ICC sẽ không làm ảnh hưởng và chi phối đến thẩm quyền và hoạt động của các tòa án trong nước mà trái lại ICC sẽ bổ sung cho quyền tài phán hình sự quốc gia. Cơ cấu tổ chức của ICC Về cơ cấu tổ chức, ICC có 18 thẩm phán được Hội đồng quốc gia thành viên bầu trực tiếp bằng phiếu kín từ danh sách ứng cử viên là công dân của các quốc gia thành viên đề cử. Theo quy định tại Điều 34 của Quy chế Rome, ICC bao gồm ban chánh án, bộ phận dự thẩm, bộ phận sơ thẩm, bộ phận phúc thẩm, văn phòng công tố, văn phòng lục sự. Ban chánh án gồm chánh án và hai phó chánh án do 18 thẩm phán bầu theo đa số tuyệt đối, có nhiệm kỳ ba năm và có thể được bầu lại thêm một nhiệm kỳ. Ban chánh án chịu trách nhiệm quản lý tòa án trừ văn phòng lục sự. Bộ phận dự thẩm gồm phó chánh án thứ nhất và sáu thẩm phán có chức năng xác nhận hoặc từ chối cho phép tiến hành điều tra vụ việc và đưa ra quyết định sơ bộ trong việc xác định vụ việc đó thuộc thẩm quyền tài phán của tòa án hay không. Bộ phận dự thẩm cũng có thể ban bố lệnh bắt và lệnh triệu tập tới tòa án theo đề nghị của trưởng công tố. Bộ phận sơ thẩm gồm phó chánh án thứ hai và năm thẩm phán có chức năng thực hiện việc xét xử. Bộ phận phúc thẩm gồm chánh án và bốn thẩm phán có chức năng xem xét lại quyết định, phán quyết hoặc bản án của bộ phận dự thẩm và bộ phận sơ thẩm. Văn phòng công tố hoạt động độc lập và là cơ quan riêng biệt của tòa án. Văn phòng công tố chịu trách nhiệm nhận thông báo và thu thập thông tin về các tội phạm thuộc quyền tài phán của tòa án, tiến hành điều tra và truy tố tội phạm. Văn phòng công tố đặt dưới sự lãnh đạo của trưởng công tố. Trưởng công tố có toàn quyền quản lý các hoạt động của văn phòng kể cả nhân sự, thiết bị và các nguồn lực khác với sự giúp việc của một hoặc một số phó công tố và các cố vấn. Văn phòng lục sự chịu trách nhiệm về các công việc hành chính như điều hành việc trợ giúp pháp lý, quản lý tòa án, các vấn đề liên quan đến nạn nhân, nhân chứng, luật sư bào chữa, bộ phận giam giữ, cung cấp các dịch vụ tài chính, mua sắm các trang thiết bị, quản lý xây dựng, dịch thuật và là nơi tiếp nhận và cung cấp thông tin, thiết lập các kênh liên lạc giữa tòa án với các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ. Đứng đầu văn phòng lục sự là chánh lục sự do các thẩm phán bầu bằng bỏ phiếu kín theo đa số tuyệt đối trên cơ sở khuyến nghị của các quốc gia thành viên. Về cơ chế khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án, theo Điều 5 của Quy chế Rome, ICC chỉ thực hiện quyền tài phán khi vụ việc được quốc gia thành viên yêu cầu với trưởng công tố; khi vụ việc được Hội đồng Bảo an LHQ yêu cầu với trưởng công tố và trưởng công tố tự mình quyết định việc điều tra. Như vậy, các quốc gia không phải là thành viên của ICC, các cá nhân, tổ chức quốc tế không có quyền yêu cầu ICC giải quyết các vụ việc nhưng có thể cung cấp thông tin, chứng cứ về tội phạm cho trưởng công tố của ICC. - Ngày 22-5, trong chuyến thăm TP Benghazi ở Libya, Cao ủy Ngoại giao EU Catherine Ashton (ảnh: Reuters) cam kết EU sẽ ủng hộ phe nổi dậy càng lâu càng tốt. Bà cũng khai trương văn phòng đại diện của EU tại Benghazi. Bà là nhân vật nước ngoài có chức vụ cao nhất đến Benghazi từ khi phe nổi dậy biến Benghazi thành thủ phủ cách đây hơn ba tháng. Trước đó, phe nổi dậy đã đón tiếp Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski và thượng nghị sĩ Mỹ John McCain. - Cùng ngày, NATO thông báo đêm hôm trước đã ném bom hai trung tâm chỉ huy ở Tripoli, một tàu chiến ở Surt và hai xe quân sự ở Zenten trong khi chính phủ Libya thông báo máy bay NATO lại ném bom khu dinh thự của ông Gaddafi và cảng ở Tripoli. Tính từ ngày 19-5 đến nay đã có chín tàu của Libya bị NATO phá hủy. - Ngày 21-5, sau cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ và Hội đồng Hòa bình và an ninh của Liên minh châu Phi ở Addis Abeba (Ethiopia), hai tổ chức này cùng ra thông cáo yêu cầu ngừng bắn ngay tức khắc, chấm dứt hoàn toàn bạo lực và tấn công dân thường ở Libya, đồng thời tìm giải pháp chính trị cho xung đột ở Libya đáp ứng yêu cầu hợp pháp của nhân dân Libya. TNL (Theo THX, AFP, RIA Novosti) Ths NGÔ HỮU PHƯỚC (Trưởng bộ môn Công pháp quốc tế - Trường ĐH Luật TP.HCM) (Còn tiếp).
| 0 |
Có tổng cộng 17 ứng cử viên, trong đó có đương kim Tổng thống Alexander Lukashenko, sẽ tham gia cuộc đua giành chiếc ghế tổng thống trong cuộc bầu cử diễn ra ngày 19/12 tới. Đây là lần thứ tư đương kim Tổng thống Lukashenko ra tranh cử chức nguyên thủ quốc gia Belarus. Các nhóm đề cử ứng cử viên tổng thống sẽ tiến hành thu thập chữ ký của cử tri ủng hộ việc đề cử từ ngày 30/9 đến 29/10. Để được chính thức trở thành ứng cử viên tổng thống cần thu thập được không dưới 100.000 chữ ký ủng hộ của cử tri./. (TTXVN/Vietnam+).
| 0 |
Hệ thống tên lửa phòng không S-300.
Theo đó, việc triển khai các hệ thống tên lửa phòng không S-300 tới Odessa và Kherson nằm trong kế hoạch của Bộ Quốc phòng Ukraine, nhằm tăng cường bảo vệ không phận của đất nước.
Được biết, sau khi bán đảo Crimea chính thức sáp nhập vào Nga, Ukraine cũng đã tăng cường các hệ thống S-300 tới gần khu vực biên giới với Nga.
Có thông tin cho rằng, quân đội chính phủ Ukraine hiện sở hữu khoảng 30 hệ thống tên lửa phòng không S-300.
S-300 (NATO định danh là SA-10) là hệ thống đánh chặn tầm xa, có thể bắn hạ cả tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân. Hệ thống radar tối tân tích hợp trên S-300 cho phép nó theo dõi đồng thời 100 mục tiêu, trong khi giám sát chặt chẽ và bắn hạ được cùng lúc 12 mục tiêu nguy hiểm nhất.
Ngay sau khi radar phát hiện thấy mối nguy hiểm, tên lửa S-300 chỉ mất 5 phút để triển khai và sẵn sàng phóng. Ngoài ra, radar của S-300 còn cho phép phát hiện, theo dõi và bắn hạ các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn hay thậm chí là các mục tiêu bay ở tầm cực thấp.
T.Quân.
Nguồn:
| 0 |
Trong cuộc phỏng vấn với trang tin quân sự Defense News tại TP Venice - Ý, ông Richardson nhắc lại phát biểu của Phó Đô đốc Viên Dự Bách, chỉ huy Hạm đội Bắc của Hải quân Trung Quốc hôm 14-9, trong đó tuyên bố: Biển Đông , như tên gọi của nó (biển Hoa Nam, theo cách gọi của Bắc Kinh) là một vùng biển thuộc về Trung Quốc. Kể từ thời nhà Đường một thời gian dài trong quá khứ, người dân Trung Quốc đã đánh bắt cá quanh vùng biển này.
Vị tư lệnh Mỹ kịch liệt bác bỏ luận điểm nói trên và khẳng định: Đó là vùng biển của tất cả mọi người. Như các bạn đã biết, 30% dòng chảy thương mại thế giới đi qua biển Đông. Không ai sở hữu nó và nó là một vùng biển mở, một vùng biển quốc tế.
Đô đốc John Richardson phát biểu tại Bahrain hôm 18-10. Ảnh: US Navy.
Mới đảm nhận vị trí trên được 1 tháng, ông Richardson đã dành phân nửa khoản này đi công du khắp thế giới, đặt chân đến Hawaii, Nhật Bản, Hàn Quốc, Vịnh Ba Tư và Ý để gặp các đối tác quốc tế của Mỹ. Ngoài ra, ông cũng lãnh nhiệm vụ đánh giá các hoạt động của Hải quân Nga và Trung Quốc.
Ông nhận xét: Nga và Trung Quốc đều tìm cách gây ảnh hưởng tới những sự kiện có lợi cho họ. Trung Quốc có thể vì mục đích phát triển thịnh vượng, còn Nga có động cơ khác. Họ đang cùng chuyển hướng sang lĩnh vực hàng hải. Nếu (quốc gia) bạn muốn khẳng định vị thế toàn cầu, phải vươn ra biển để tăng cường ảnh hưởng, phạm vi và sự thịnh vượng.
Khi được hỏi về kế hoạch tuần tra trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở biển Đông, ông Richardson từ chối cung cấp thông tin chi tiết. Nhưng ông nói Hải quân Mỹ sẵn sàng triển khai tại vùng biển quốc tế để thể hiện cam kết tự do hàng hải vững chắc của Washington.
Theo nguồn tin từ Lầu Năm Góc, tàu khu trục Lassen đã chuẩn bị sẵn sàng tham gia sứ mệnh tuần tra. Tuy nhiên, Mỹ chưa tiết lộ có điều máy bay tham gia hoạt động tương tự hay không.
P.Nghĩa (Theo Defense News).
| 0 |
Máy bay của hãng hàng không Lion Air tại sân bay ở Palu, Indonesia ngày 7/10. Ảnh: AFP/TTXVN.
Máy bay thực hiện chuyến bay số hiệu JT610 của Lion Air nói trên bị mất liên lạc chỉ 13 phút sau khi cất cánh.
Máy bay thực hiện lộ trình từ thủ đô Jakarta đến Pangkakpinang trên đảo Sumatra và được xác nhận đã rơi xuống biển Java. Công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn đang được triển khai khẩn trương./.
Phương Hồ/TTXVN.
| -1 |
Hình ảnh cuộc phóng thử ngày 29.11.
Rạng sáng 29.11, Triều Tiên bất ngờ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới mang tên Hwasong-15. Hãng thông tấn KCNA tuyên bố ICBM này mạnh hơn nhiều so với các loại vũ khí tầm xa đã thử nghiệm trước đó, có khả năng gắn đầu đạn hạt nhân siêu lớn và đủ sức tấn công toàn bộ lục địa Mỹ.
Cũng theo KCNA, sau khi quan sát cuộc phóng tên lửa, nhà lãnh đạo Kim Jong-un tự hào tuyên bố nước này cuối cùng đã hiện thực hóa sứ mệnh lịch sử vĩ đại là hoàn thành lực lượng hạt nhân quốc gia. Triều Tiên cũng tự gọi mình là cường quốc hạt nhân có trách nhiệm, nhấn mạnh vũ khí chiến lược được phát triển chỉ nhằm tự vệ trước chính sách của Mỹ.
Tên lửa mới nhất của Triều Tiên được phóng từ khu vực Pyongsong, đông bắc thủ đô Bình Nhưỡng. Theo KCNA, tên lửa đạt độ cao 4.475 km, bay xa 950 km trong vòng 53 phút trước khi rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Thông tin này tương đối trùng khớp với phân tích của quân đội Mỹ và Hàn Quốc đưa ra trước đó.
Đây là lần thứ ba Triều Tiên thử ICBM và cũng là tên lửa mạnh nhất từ trước đến nay. Theo các chuyên gia, nếu phóng theo quỹ đạo và độ cao chuẩn, Hwasong-15 có thể đạt tầm bắn đến 13.000 km và đặt toàn bộ lãnh thổ Mỹ, Úc lẫn một số nước châu Âu vào tầm ngắm.
Lược đồ tầm bắn tên lửa Triều Tiên.
Bên cạnh đó, chính quyền Bình Nhưỡng khẳng định cuộc thử nghiệm được khai hỏa bằng bệ phóng di động cho thấy đầu đạn tên lửa đã chịu được áp suất khi quay lại bầu khí quyển. Lâu nay, đây là một trong những thách thức về công nghệ khiến giới chuyên gia nước ngoài luôn nghi ngờ về chương trình tên lửa Triều Tiên.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ xử lý vấn đề đồng thời kêu gọi Trung Quốc dùng mọi lợi thế để thuyết phục Triều Tiên chấm dứt khiêu khích và quay lại con đường phi hạt nhân hóa. Ông cũng điện đàm khẩn với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Nhật và Mỹ nhanh chóng yêu cầu HĐBA LHQ họp khẩn còn Hàn Quốc triển khai diễn tập khai hỏa hàng loạt tên lửa để phản ứng.
Đến chiều qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố quan ngại sâu sắc sau vụ phóng. Tuy nhiên, Bắc Kinh nhấn mạnh các bên cần hành động thận trọng để đảm bảo hòa bình, ổn định, đồng thời kêu gọi Washington dừng tập trận trong khu vực. Phía Nga thì cho rằng hành động của Triều Tiên sẽ làm gia tăng căng thẳng, đồng thời khiến các bên ngày càng xa rời khả năng giải quyết khủng hoảng.
Hai tờ giấy viết tay.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đích thân viết lệnh tiến hành phóng tên lửa đạn đạo mới. Theo tờ giấy viết tay được Đài truyền hình trung ương Triều Tiên đăng phát, lãnh đạo Kim viết: Cuộc phóng thử được phê chuẩn. Diễn ra vào sáng sớm 29.11. Phóng bằng dũng khí vì đảng và tổ quốc. Bức lệnh cũng kèm theo chữ ký của nhà lãnh đạo. Đây là lần đầu tiên truyền thông Triều Tiên công bố mệnh lệnh phóng tên lửa có bút tích của ông Kim. Cùng ngày, tại Nhà Trắng, sau khi nghe báo cáo tình hình, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng viết bằng mực đen lên một tờ giấy với nội dung: Tên lửa đã được phóng ra từ Triều Tiên, sẽ xử lý.
Ngọc Mai.
| -1 |
Một nhân viên an ninh soi chiếu ở sân bay New Chitose vui vẻ đứng đợi hành khách chuyển hành lý vào máy soi. Ở họ toát lên vẻ chuyên nghiệp, thái độ phục vụ, tôn trọng thậm chí là lễ phép, chứ không phải quản lý hay kiểm soát.
Một nhân viên phục vụ mặt đất của Hãng hàng không ANA (Nhật) quỳ gối dưới sàn để giúp khách soạn bớt hành lý trong vali vượt tiêu chuẩn.
Những nhân viên phục vụ mặt đất chủ động dừng lại, lễ phép cúi đầu chào và hỏi: Tôi có thể giúp gì cho ông, bà? khi thấy hành khách có vẻ ngập ngừng trên lối đi.
Chiếc thiệp nhỏ được cô tiếp viên hãng Air Do gửi đến tận ghế ngồi khi biết chuyến bay có đoàn khách Việt Nam lần đầu đến Hokkaido (phía bắc Nhật Bản).
Những cử chỉ đều không quá khó khăn nhưng vì sao lại quá khó tìm ở những sân bay và các hãng hàng không tại Việt Nam?
Trọng Phước.
Ảnh : Trọng Phước - Đức Liên.
| 1 |
Đề nghị được nêu lên tại các cuộc họp trù bị ngày 22 và 23.10 trước cuộc họp chính thức của bộ trưởng quốc phòng 10 nước ASEAN (ADMM) vào hôm nay 24.10 tại Bali, Indonesia. Một thành viên đoàn VN cho Thanh Niên hay quyết định về đề xuất này sẽ được đưa ra trong cuộc họp ngày 24.10. Ngoài ra, các đại biểu có thể cũng sẽ thảo luận về định kỳ các cuộc họp ADMM. Việc thảo luận 2 nội dung trên xuất phát từ các vấn đề an ninh nổi cộm gần đây trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là tình hình biển Đông.
Ông Leon Panetta (trái) nhận món quà lưu niệm từ Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Yusgiantoro - Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Cuộc họp ADMM lần này còn gây chú ý với sự xuất hiện của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, vừa đến Bali đêm 22.10. Trong ngày 23.10, ông đã có cuộc gặp song phương với người tương nhiệm nước chủ nhà Purnomo Yusgiantoro và tham dự cuộc họp với tất cả bộ trưởng quốc phòng ASEAN. Báo Jakarta Post bình luận đây là cơ hội để Mỹ thể hiện mối quan tâm sâu sắc trước các nỗ lực của ASEAN trong việc giữ cân bằng và đảm bảo an ninh, ổn định trong khu vực.
Trước đó, Bộ trưởng Panetta đã có cuộc trao đổi với các phóng viên ngay trên chuyến bay đến Indonesia. Reuters dẫn lời ông nói: Trung Quốc cần hợp tác trong nỗ lực đi tới thừa nhận công pháp quốc tế để tất cả các quốc gia cùng chung hưởng an ninh và quyền tự do lưu thông trên biển. Trong chuyến thăm châu Á đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Panetta tuyên bố Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện tích cực ở châu Á - Thái Bình Dương và với một lực lượng vì hòa bình và thịnh vượng của khu vực. Sau khi rời Indonesia, ông Panetta sẽ thăm 2 đồng minh lớn ở châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi Mỹ có đến tổng cộng 80.000 binh sĩ đồn trú.
Ngoài ra, được biết Bộ trưởng Panetta cũng tỏ ý muốn gặp gỡ song phương với Thứ trưởng Quốc phòng VN, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, người thay mặt Bộ trưởng Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh tham dự ADMM lần này.
Thục Minh.
(VP Singapore).
| 0 |
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian. (Nguồn: 20minutes.fr).
Phát biểu tại Câu lạc bộ báo chí Mỹ ở châu Âu có trụ sở tại thủ đô Paris của Pháp, Bộ trưởng Le Drian tái khẳng định cam kết lâu nay của Pháp, theo đó không triển khai các lực lượng bộ binh trong một nỗ lực quốc tế đã được lên kế hoạch do các lực lượng phối hợp châu Phi đứng đầu nhằm giúp Chính phủ Mali giành lại quyền kiểm soát khu vực miền Bắc từ tay các lực lượng Hồi giáo cực đoan.
Ông Le Drian đồng thời khẳng định sẽ không có cuộc tấn công nào từ trên không. Tuy nhiên, ông cho hay Pháp có thể giúp các lực lượng châu Phi thu thập thông tin tình báo hoặc giúp huấn luyện các binh sĩ.
Trước đó hai ngày, người đứng đầu ngành quốc phòng Pháp tuyên bố việc các phần tử Hồi giáo cực đoan chiếm đóng khu vực miền Bắc Mali không chỉ đe dọa an ninh vùng này mà còn đe dọa cả an ninh của châu Âu, trong đó có Pháp.
Ông Drian cũng bày tỏ lo ngại cho các con tin người Pháp đang bị các nhóm Hồi giáo cực đoan giam giữ và cho rằng can thiệp quân sự có thể là cách tốt nhất giúp chấm dứt nạn bắt cóc con tin. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Franois Hollande khẳng định nước ông có "nghĩa vụ" phải hỗ trợ các nước châu Phi nếu các nước này quyết định can thiệp quân sự vào miền Bắc Mali.
[Kêu gọi tìm giải pháp chính trị cho khủng hoảng Mali].
Lâu nay, Pháp vẫn lo ngại khu vực sa mạc rộng lớn hiện do nhánh Al-Qaeda ở Bắc Phi kiểm soát có thể trở thành nơi ẩn náu của những phần tử khủng bố âm mưu tấn công châu Âu và bắt giữ các con tin người phương Tây.
Theo kế hoạch can thiệp quân sự được thông qua tại cuộc họp khẩn cấp của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) hôm 11/11 vừa qua tại thủ đô Abuja của Nigiêria, một lực lượng 3.300 quân sẽ được triển khai tại Bắc Mali trong thời hạn một năm, nhằm giành lại vùng lãnh thổ bị các nhóm vũ trang chiếm đóng. Số quân tham gia chiến dịch chủ yếu từ các nước thành viên tổ chức này gồm Nigeria, Senegal, Niger, Burkina Faso, Togor và Ghana.
Mali rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng từ tháng Ba vừa qua, khi các binh sĩ nổi loạn lật đổ Tổng thống được bầu Amadou Toumani Toure. Tình trạng rối ren đã tạo cơ hội cho lực lượng phiến quân người Tuareg mở rộng kiểm soát ở miền Bắc và tuyên bố ly khai, lập ra "Nhà nước Azawad" và áp đặt luật Hồi giáo Sharia.
Tuy nhiên, lực lượng Tuareg sau đó đã bị các nhóm vũ trang Hồi giáo lật đổ. Hiện khu vực miền Bắc Mali đang dưới sự kiểm soát của các nhóm Ansar Dine và Phong trào vì thống nhất và Jihad ở Tây Phi (MUJAO), được sự hậu thuẫn của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda tại khu vực Bắc Phi Hồi giáo (AQIM).
Theo thống kê của Cao ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR), khoảng hơn 200.000 người dân Mali đã phải rời bỏ nhà cửa do cuộc khủng hoảng tại miền Bắc nước này./.
(TTXVN).
| 0 |
Ngọn núi lửa cao 2.914m này đã có hai đợt phun nham thạch cùng những cột mây tro bụi khổng lồ và khói nóng bốc cao hàng trăm mét vào lúc 8 giờ 30 và 14 giờ 27, trong đó đợt phun trào buổi chiều kéo dài suốt hơn hai giờ và được đánh giá là mạnh nhất từ trước đến nay. Chính quyền địa phương đã mở rộng giới hạn khu vực nguy hiểm xung quanh núi lửa Merapi lên 15km. Khoảng 75.000 cư dân trong khu vực được yêu cầu sơ tán để đảm bảo an toàn. Khu vực Tây Papua ở miền Đông Indonesia ngày 3/11 đã bị rung chuyển bởi một trận động đất mạnh sáu độ Richter. Theo Cơ quan Khí tượng và Địa lý của Indonesia, trận động đất xảy ra lúc 18 giờ 18 giờ địa phương, với tâm chấn nằm sâu dưới đáy biển 50km ở ngoài khơi bờ biển phía Đông của nước này. Trong khi đó, số liệu của Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho rằng trận động đất có cường độ 6,1 độ Richter, với tâm chấn cũng nằm tại khu vực trên nhưng sâu 29km. Hiện chưa có báo cáo về thiệt hại trong trận động đất này. Tuy nhiên, theo giới chức địa phương, khu vực bị ảnh hưởng của trận động đất là nơi thưa thớt dân cư và hầu như không có người nước ngoài cũng như giới báo chí qua lại. Indonesia đang nỗ lực phục hồi vết thương trong đợt "thiên tai kép" động đất và sóng thần xảy ra hồi tuần trước ở Mentawai và Trung Java, khiến hơn 436 người thiệt mạng./. (TTXVN/Vietnam+).
| -1 |
Ngày 10/4, Nhật Bản đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo nhằm đối phó với những tình huống xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó Mỹ và các nước đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản đều có lý do để lo ngại khi Triều Tiên đưa tên lửa musudan tới bờ biển phía Đông từ tuần trước và sẵn sàng nhằm vào các mục tiêu đối địch.
Tên lửa của Triều Tiên (Ảnh Reuters).
Các phương tiện truyền thông tại Hàn Quốc và Nhật Bản đều cho rằng, Triều Tiên có khả năng cao sẽ phóng tên lửa trong ngày 10/4.
Để đối phó với nguy cơ tấn công, ngày 9/4 Nhật Bản đã dàn hàng rào phòng thủ tên lửa PAC-3 tại Tokyo và tên lửa đất đối không trên khắp cả nước. Nhà chức trách Nhật Bản từ chối thông báo chi tiết về hệ thống phòng thủ tên lửa với lý do không muốn người dân hoảng sợ hay để lộ thông tin với Triều Tiên. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định, sẽ làm bất kể điều gì để bảo vệ người dân.
Trong khi đó, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, khẳng định, Mỹ có thể chặn đứng các tên lửa của Triều Tiên.
Phát biểu trước Quốc hội hôm qua, ông Locklear cho biết, nếu Triều Tiên tấn công trong những ngày tới thì Mỹ sẽ hành động, nhưng nếu tên lửa của Triều Tiên không phải là mối đe dọa thì Mỹ sẽ lựa chọn giải pháp khác. Ông nhấn mạnh: Tôi tin rằng, Mỹ có khả năng để bảo vệ lãnh thổ của mình, bảo vệ các căn cứ của Mỹ và các đồng minh trong khu vực. Hệ thống phòng vệ của Mỹ có khả năng phản ứng nhanh nhạy ở bất cứ địa điểm hay tình huống nào.
Trong tuyên bố trước đó, Nhà Trắng kêu gọi Triều Tiên lựa chọn một con đường hòa bình. Phát biểu trước báo chí, người phát ngôn Nhà trắng Jay Carney nói: Việc Triều Tiên cảnh báo người nước ngoài tại Hàn Quốc sơ tán là hành động vô nghĩa và chỉ làm căng thẳng leo thang. Những tuyên bố như vậy sẽ khiến Triều Tiên ngày càng bị cô lập khỏi cộng đồng thế giới. Chúng tôi mong rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên chú ý đến kêu gọi của Tổng thống Mỹ Obama về việc lựa chọn con đường hòa bình và hành động theo nguyên tắc quốc tế.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhấn mạnh: "Tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang rất phức tạp và nhạy cảm. Chúng tôi phản đối chiến tranh và bất ổn ngay tại ngưỡng cửa của mình. Trung Quốc đề nghị tất cả các bên liên quan hướng tới hòa bình và ổn định khu vực, bảo vệ một cách nghiêm túc các quyền hợp pháp và sự an toàn của người dân.
Trong một diễn biến liên quan, trước những thông tin và lo ngại về khả năng Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 4. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã bác bỏ thông tin này, đồng thời cho biết, không có dấu hiệu nào cho thấy một vụ thử hạt nhân sắp diễn ra./.
| -1 |
Tổng thống Nga Vladimir Putin vốn luôn ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al Assad (Nguồn: AFP).
Tổng thống Nga Vladimir Putin coi quân đội Syria và đồng minh Iran là các lực lượng không có khả năng đánh bại Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria.
Điều này buộc ông Putin phải trực tiếp can thiệp trong mấy tuần gần đây, thông qua việc thành lập một căn cứ không quân ở Syria và gửi tới những chiếc máy bay, xe tăng, và pháo.
Theo Washington Times, đây là thông tin nêu trong một báo cáo gửi tới Quốc hội Mỹ.
Theo báo Mỹ, động thái mạnh nhưng đầy rủi ro này của ông Putin sẽ đẩy binh lính trên bộ tới chỗ đối đầu trực tiếp với IS. Điều này tương phản hẳn với chiến lược của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama, khi chỉ tiến hành không kích và thực hiện ít hoạt động quân sự tại Syria.
Các nhà phân tích tại tổ chức Congressional Research Service đã chuyển một bản đánh giá tới các nghị sĩ Mỹ trong ngày thứ Sáu tuần trước, nói rằng ông Putin đang giúp đỡ đồng minh, Tổng thống Syria Bashar Assad và bảo vệ sườn phía Nam của Nga ở khu vực Kavkaz, nơi các chiến binh Hồi giáo tập hợp và được triển khai đi khắp nơi.
"Các hoạt động gần đây của Nga ở Syria có thể xuất phát từ một đánh giá rằng quân đội Syria đang trở nên ít khả năng hơn và rằng sự hỗ trợ của Iran là không đủ để bảo vệ chính quyền Syria" - báo cáo viết, đánh giá rằng các mục tiêu chủ chốt của Moskva là duy trì khả năng tiếp cận của Hải quân Nga tới Syria, bảo vệ chính quyền Syria và thách thức chính sách của Mỹ ở Syria".
Báo cáo đánh giá lời kêu gọi gần đây của ông Putin, nói rằng cần dốc toàn lực chống IS, có thể hình thành từ việc một số lượng chiến binh cực đoan từ Bắc Kavkaz đang chiến đấu ở Syria. Những kẻ này sẽ gây vấn đề lớn khi trở lại Nga.
Sự thay đổi của Nga đã khiến chính quyền Obama phải vội vã điều chỉnh chính sách với Syria. Kế hoạch của Washington, nhằm đưa bộ binh vào Syria dưới dạng các tay súng phiến loạn Syria "ôn hòa" được Mỹ đào tạo, đã thất bại. Chỉ còn vài tay súng như thế đang ở lại Syria, sau khi nhiều đồng đội của họ bị giết.
Tuần trước, Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Peter Cook cho biết rằng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã gọi điện cho người đồng cấp Nga Sergei Shoigu, để đảm bảo rằng đôi bên hiểu được ý định của nhau.
Nga lâu nay luôn ủng hộ chính quyền Syria, vốn đã cho phép nước này sử dụng một căn cứ Hải quân, giúp Nga có thể gây ảnh hưởng lớn tới Trung Đông. Đồng thời Syria còn mang tới cho Nga con đường để duy trì quan hệ kinh tế và quân sự với Iran.
Tuy nhiên, giới phân tích vẫn cho rằng việc Nga mang quân tới Syria không chỉ nhằm bảo vệ chính quyền Syria. Nhà phân tích James Russell, hiện là một giáo viên tại một Trường đào tạo sau đại học của Hải quân Mỹ, đánh giá ông Putin đang tìm cách thể hiện vị thế của mình.
Cuộc nội chiến ở Syria đã kéo dài suốt 4 năm qua, khiến quốc gia này trở nên kiệt quệ (Nguồn: AFP).
Theo Russell, Putin có thể đã nhìn ra một số lợi thế về chiến thuật và đang tác động để tạo ra cảm giác rằng Nga đã thành công, còn phương Tây thì thất bại. "Putin đang cố tạo ra cảm giác rằng Nga là một quốc gia có ảnh hưởng trên sân chơi toàn cầu" - Russell nói.
Ken Allard, một cựu sĩ quan tình báo lục quân, thì đánh giá việc Nga điều quân tới Syria giờ sẽ mang lại cho Nga "sự ảnh hưởng, vũ khí và quân đội để hỗ trợ một điểm chốt địa chính trị quan trọng, nằm kẹp giữa vùng Trung Đông và toàn bộ biên giới Tây Bắc của Israel"./.
| 0 |
Biểu tình phản đối chính phủ tại Sanaa ngày 18/8. (Nguồn: THX/TTXVN).
Theo một số quan chức giấu tên trong quân đội Yemen, lực lượng tinh nhuệ của tổng thống nước này đã được bố trí gần các tòa nhà chính phủ, các phái bộ ngoại giao và nhiều giao lộ, sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp xảy ra tấn công.
Ủy ban An ninh cấp cao Yemen cũng cảnh báo sẽ áp dụng mọi biện pháp đảm bảo an ninh cho đất nước trước "những dấu hiệu đáng lo ngại" cho thấy các phần tử phiến quân Huthi đã cắm chốt trên tầng thượng của một số tòa nhà ở Sanaa, nhiều toán quân có vũ trang tiến vào lập đồn bốt trong lòng thành phố và dựng hàng chục lều trại ở các cửa ngõ ra vào thành phố.
Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Yemen Abdrabuh Mansur Hadi tuyên bố các cuộc biểu tình trên là "không thể chấp nhận" và khẳng định sẽ đối phó bằng "hành động kiên quyết và hợp pháp" với bất cứ cá nhân nào gây rối loạn an ninh quốc gia.
Trong khi đó, 10 đồng minh quốc tế và phương Tây của Yemen đã ra tuyên bố chung chỉ trích gay gắt các động thái của lực lượng Huthi, kêu gọi nhóm vũ trang này rút khỏi thủ đô và giao nộp vũ khí. Người phát ngôn của Huthi đã phản bác thông điệp trên bằng tuyên bố "tiếp tục cuộc cách mạng trong hòa bình.".
Biểu tình nổ ra tại thủ đô Sanaa từ ngày 18/8 vừa qua giữa tiến trình chuyển tiếp chính trị chật vật của Chính phủ Yemen. Thủ lĩnh phiến quân Abdulmalik al-Huthi tuyên bố ngày 22/8 là hạn chót để chính phủ đáp ứng yêu cầu của người biểu tình, bao gồm khôi phục trợ cấp nhiên liệu và từ bỏ quyền lực.
Nhóm vũ trang Huthi từng tiến hành cuộc nổi dậy kéo dài sáu năm đến 2010, chống lại Tổng thống Yemen lúc bấy giờ Ali Abdullah Saleh. Hiện tại, lực lượng này bị tình nghi có âm mưu mở rộng phạm vi ảnh hưởng nhằm thành lập một nhà nước liên bang ở sáu tỉnh miền Bắc, trong đó tỉnh Amran đã lọt vào tay nhóm này sau chín tháng giao tranh rải rác với quân đội Yemen.
Theo thống kê của Liên hợp quốc, hàng trăm người đã thiệt mạng và gần 40.000 người phải sơ tán khỏi Amran trong thời gian xung đột nói trên./.
| -1 |
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki. (Nguồn: AFP/TTXVN).
Phát biểu trong cuộc họp báo hàng ngày tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki phủ nhận cáo buộc từ phía Trung Quốc nói rằng sự can dự của Mỹ vào những diễn biến mới nhất ở Biển Đông đã phá hoại hòa bình và ổn định ở khu vực.
Trả lời câu hỏi của một phóng viên Trung Quốc rằng Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đánh giá các căng thẳng ở Biển Đông không phải do Trung Quốc, Mỹ đã thổi phồng câu chuyện, đồng thời kêu gọi Mỹ phải thận trọng hơn khi phát ngôn, bà Jen Psaki trả lời rằng việc khẳng định Trung Quốc khiêu khích gây căng thẳng ở Biển Đông không chỉ là của Mỹ mà còn là quan điểm của nhiều nước.
Bà Psaki nói: "Tôi cũng xin nhắc lại hành động khiêu khích đơn phương này nằm trong chuỗi hành động chiến lược của Trung Quốc nhằm thôn tính các vùng biển tranh chấp. Chẳng có lý do nào để cho rằng các quan điểm của Mỹ làm xói mòn hòa bình và ổn định ở khu vực. Hơn nữa, ngoài Mỹ cũng có rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới cùng có cách nhìn như thế.".
Bà Psaki cho biết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã có cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh trong ngày 11/5.
Trong cuộc đàm thoại, ông Kerry bày tỏ quan ngại về căng thẳng ở Biển Đông, kêu gọi kiềm chế và một lần nữa lại chia sẻ quan điểm cho rằng các hành động của Trung quốc là khiêu khích.
"Như vậy là Ngoại trưởng Kerry đã điện đàm với cả Ngoại trưởng Trung Quốc và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, tại đó ông đã bày tỏ quan điểm các tranh chấp cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình," bà Psaki cho biết./.
| 0 |
RIA Novosti.
Theo Tiếng nói nước Nga, Liên đoàn người nhập cư tại Nga tuyên bố những người nước ngoài cư trú ở Nga sẵn sàng nhập ngũ phục vụ trong lực lượng vũ trang của đất nước.
Hàng triệu di dân trong đó có công dân các nước thuộc Liên Xô cũ hiện đang sống ở Nga sẵn sàng phục vụ trong lực lượng vũ trang và tham gia bảo vệ nền quốc phòng của Liên bang Nga như nêu trong tuyên bố của tổ chức di dân.
Liên đoàn người nhập cư tại Nga bày tỏ sự lo ngại trước "áp lực hiếu chiến của phương Tây với cộng đồng quốc tế như là phương tiện để tăng cường sự thống trị trên toàn thế giới.
Chúng ta không thể chỉ giữ vai trò người quan sát những gì đang xảy ra xung quanh được nữa. Đã đến lúc phải đoàn kết lại, thống nhất đại biểu các dân tộc đang sinh sống tại Nga, không phân biệt ý thức hệ và không phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ hoặc tín ngưỡng. Chỉ sức mạnh thống nhất các dân tộc của thế giới mới có thể bảo vệ chúng ta, tuyên bố của Liên đoàn nêu rõ, như "Interfax" trích dẫn.
| 0 |
Trong một cuộc họp báo ngày 1/10 tại Liên hợp quốc, ông John Holmes phụ trách các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc dẫn các số liệu mới nhất cho biết số người thiệt mạng trong hai trận động đất tại Indonesia đã lên đến 1.100 người, hàng trăm người khác bị thương. Theo ông Holmes, con số thương vong dự kiến sẽ còn tăng cao. Tại hiện trường, các nhân viên cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm những người còn sống đang mắc kẹt trong các đống đổ nát, thậm chí đào bới các đống đổ nát bằng tay, tuy nhiên nhiều khu vực chưa tiếp cận được. Các chuyến bay cứu trợ đầu tiên chở lương thực, thuốc men và túi ngủ đã đến khu vực bị động đất trên đảo Sumatra. Trong khi đó, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono vừa trở về từ Liên hợp quốc và đã bay thẳng tới Padang (trên đảo Sumatra), chỉ thị cho các cơ quan giải quyết tình trạng khẩn cấp phải chuẩn bị đối phó với trường hợp xấu nhất, đồng thời tăng cường cứu hộ để giúp những người đang bị kẹt dưới đống đổ nát. Bộ trưởng Phúc lợi xã hội Indonesia, ông Aburizal Bakri cho biết chính phủ đã chi ban đầu 5 tỷ rupiah (tương đương gần 520.000 USD), trong quỹ trợ cấp đã duyệt chi 100 tỷ rupiah của nước này để cứu trợ các nạn nhân động đất. Theo ông Bakri, số tiền này sẽ được dùng để cung cấp quần áo, chăn màn và thực phẩm cho trẻ em. Chính phủ cũng đã quyết định cấp 200 tấn gạo cho người bị nạn. Tham gia nỗ lực cứu trợ, Anh đã cử một nhóm chuyên gia cứu hộ 60 người mang theo các trang thiết bị cứu hộ đặc biệt đến Padang để trợ giúp tìm kiếm nạn nhân. Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ chia buồn với gia đình các nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất. Tổng thống Syria Bashar Al-Assad cũng gửi điện "chia buồn sâu sắc" tới lãnh đạo và nhân dân Indonesia. Hai trận động đất 7,6 độ richter và 7 độ richter xảy ra liên tiếp trong hai ngày 30/9 và 1/10 đã làm rung chuyển đảo Sumatra của Indonesia. Thành phố Padang bị thiệt hại nặng nề nhất, với ít nhất 500 công trình kiến trúc bị sập. Phần lớn số người thiệt mạng là ở thành phố này. Padang là một thành phố duyên hải với dân số khoảng 900.000 người. Thành phố này là nơi tập trung các thảm họa thiên tai như núi lửa, lở đất, động đất do các vết nứt địa chất. Từ nhiều năm qua, các chuyên gia đã cảnh báo nhiều thảm họa nghiêm trọng sẽ xảy ra tại đây, trong đó có cảnh báo trước vụ động đất và sóng thần khủng khiếp năm 2004 làm hơn 220.000 người thiệt mạng. Theo các chuyên gia, điều tồi tệ nhất vẫn còn ở phía trước. Theo tin mới nhất, ngày 2/10 lại xảy ra một trận động đất mạnh 6,3 độ richter ở vùng biển ngoài khơi Tonga và quần đảo Samoa. Tuy nhiên, Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương tại Hawaii chưa đưa ra cảnh báo sóng thần. Trong khi đó, các nhân viên cứu hộ cho biết số người thiệt mạng trong trận động đất 8,3 độ richter ngày 30/9 gây ra sóng thần ngoài khơi đảo Samoa thuộc Mỹ tính đến 1/10 đã lên tới gần 200 người. Các nhà chức trách lo ngại con số này còn tăng cao vì hàng trăm người đang mất tích. Công tác cứu hộ đang tiếp tục được triển khai./. (TTXVN/Vietnam+).
| -1 |
Chương trình bao gồm ba hoạt động chính: Triển lãm sách Moskva; Triển lãm ảnh Dạo quanh Moskva và chương trình biểu diễn của Dàn hợp xướng dân ca hàn lâm quốc gia Nga mang tên Pyatnhitsky. Về triển lãm sách, sẽ giới thiệu đến người xem các ấn phẩm nổi bật trong số 440 đầu sách của 150 nhà xuất bản tham gia chương trình xuất bản của Moskva trong 18 năm qua. Cùng với đó, Triển lãm ảnh Dạo quanh Moskva công bố các tác phẩm cổ nhất tại Nga và các nước CIS của hãng thông tấn Itar-TASS. Biểu diễn trong 2 tối (8 và 9.10), chương trình của Dàn hợp xướng dân ca hàn lâm quốc gia Nga mang tên Pyatnhitsky, gồm 47 thành viên. Đây là dàn hợp xướng lâu đời nhất ở Nga, cũng là dàn hợp xướng lần đầu tiên đưa các bài hát dân ca vào lĩnh vực nghệ thuật cao và tôn vinh chúng trên toàn thế giới. KHUÊ MINH.
| 1 |
Hệ thống phòng không S-300 của Nga.
"Chúng tôi hài lòng với mức độ và phạm vi hợp tác của chúng tôi trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật quân sự với Iran", Thứ trưởng Quốc phòng Nga- Đại tá Alexander Fomin cho biết trong cuộc trò chuyện với Thứ trưởng Quốc phòng Iran Qassem Taqizadeh bên lề diễn đàn Quân đội-2018.
Quan chức Nga cũng nhấn mạnh đến sự hợp tác của hai nước trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế.
"Ở một số vùng, chúng ta cùng nhau hỗ trợ các nỗ lực chống khủng bố, tất nhiên là điều đúng đắn và hợp lý cần làm. Thế giới rất mong manh, và cuộc chiến chống khủng bố là một trong những ưu tiên trong sự hợp tác của chúng tôi. Mối đe dọa này không nên được đánh giá thấp, chúng ta cần phải tăng cường hợp tác và hợp tác nhiều hơn nữa trong cuộc chiến chống lại cái ác này", ông Fomin nói, đồng thời không quên cảm ơn các đồng nghiệp Iran vì sự tham gia của họ trong tất cả các sự kiện lớn do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức, bao gồm các cuộc thi quân đội quốc tế và Diễn đàn Quốc phòng Quân đội -2018.
Về phần mình, Thứ trưởng Quốc phòng Iran thể hiện sự hài lòng của mình với những tiến bộ trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Theo ông Taqizadeh, hợp tác Nga-Iran phát triển theo chiếu hướng tích cực không chỉ ở định dạng song phương, mà còn ở cấp độ khu vực và đa phương.
Hoàng Nguyễn (Theo TASS).
| 1 |
Theo đó, ông Putin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải cẩn thận khi nhắc đến vũ khí hạt nhân và khẳng định mặc dù Nga có sở hữu hạt nhân nhưng sẽ không bao giờ sử dụng loại vũ khí này để nhằm vào bất kỳ ai. Tôi hy vọng không một ai trên trái đất lại ngớ ngẩn đến nỗi sử dụng vũ khí hạt nhân, Putin nói.
Về vấn đề nước ngoài can thiệp quân sự vào chuyện nội bộ của một nước, Tổng thống Nga cho rằng những hạn chế của một chính quyền không nên xem là lý do để can thiệp. Điều quan trọng nhất không phải là đục khoét các chính phủ lập pháp, không nên phá hủy bộ máy này cho dù nó không hoàn hảo. Tôi nghĩ rằng không một ai nên áp đặt bất kỳ giá trị nào mà anh ta cho là đúng lên người khác. Nước Nga cũng có những giá trị riêng và lý tưởng riêng về công lý, ông Putin giải thích.
Putin bày tỏ suy nghĩ về trật tự thế giới hiện nay.
Theo ông, một số quốc gia ngoài kia cho rằng họ có thể chỉ bảo Nga nên điều hành bộ máy chính trị như thế nào nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Ông khẳng định: Tôi cho rằng những kẻ mới phất về chính trị có rất nhiều tư tưởng thực tế. Có một số quốc gia sẽ không bao giờ chấp nhận một vai trò thứ hai, vai trò của một nước đi xâm chiếm hoặc đại loại như vậy. Tư tưởng đó sẽ sớm phải chấm dứt.
Địa chính trị là một vấn đề quan trọng mà thế giới luôn phải đối mặt. Ông Putin cho rằng nếu đấu tranh địa chính trị không thể tránh được thì ít nhất nó cần phải được tiến hành một cách văn minh với các điều khoản được thấu hiểu và giám sát một cách thống nhất.
Tất nhiên, vấn đề Ukraine vẫn luôn ở trong tâm trí Putin. Về mối quan hệ với Ukraine và các nước Liên Xô cũ nói chung, các đối tác phương Tây, châu Âu và Mỹ không nhúng tay vào vì lợi ích của Ukranie mà chỉ để đảm bảo rằng một Liên bang Xô Viết như trước kia không được hình thành. Nhưng không một ai tin Nga không có ý định lập lại Liên Xô, Tổng thống Nga cho biết.
Theo ông Putin, phương Tây giờ đã nhận ra sai lầm của mình khi ủng hộ cho cuộc lập đổ chính phủ ở Ukraine nhưng họ không sẵn sàng thừa nhận nó. Putin cũng bày tỏ sự tiếc nuối dành cho châu Âu khi cho rằng vấn đề của châu Âu là ở chỗ lục địa này không có một chính sách đối ngoại độc lập.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.
Tuệ Minh (Lược dịch).
| 0 |
Nguồn gốc của trò câu sóc này thực tế vẫn chưa được biết rõ, mặc dù theo Wikipedia (trang web bách khoa toàn thư), nó xuất hiện đầu tiên ở Mỹ trong khuôn viên trường đại học Harvard. Tuy nhiên, trò chơi này lại phổ biến khắp Nhật Bản. Mục tiêu của trò chơi này là làm sao nhấc được một chú sóc lên trên cao chỉ bằng một cái cần câu và hạt đậu gắn vào sợi dây câu làm mồi. Chiếc cần câu có thể là loại cần dùng để câu cá, cũng có thể chỉ là một cái que dài có một sợi dây buộc vào một đầu. Cả hai loại cần này đều có thể được dùng để đưa ra trước mũi các chú sóc đang đói meo, nhằm dụ chúng nhảy lên bắt lấy hạt đậu và người câu sóc có thể nhấc con vật bé nhỏ lên khỏi mặt đất. Để hình dung dễ hơn, hãy xem đoạn clip sau:
| 0 |
Xem clip:
Lan Hương.
| 0 |
SCMP cho biết lữ đoàn thủy quân lục chiến mới của Nhật Bản được thành lập vào ngày 7/4. Đây là đơn vị thủy quân lục chiến đầu tiên được thành lập kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Đơn vị được thành lập nhằm chống lại những kẻ thù tiềm năng xâm chiếm các hòn đảo dọc theo bờ biển phía Đông Trung Quốc.
Trong một buổi lễ được tổ chức tại căn cứ quân sự gần Sasebo, đảo Kyushu, khoảng 1.500 thành viên lữ đoàn đổ bộ phản ứng nhanh (ARDB) mặc áo ngụy trang đứng xếp hàng trong thời tiết lạnh giá.
Thủy quân lục chiến Nhật Bản tổ chức diễn tập ngay sau lễ thành lập. Ảnh: Reuters.
Thứ trưởng Quốc phòng Tomohiro Yamamoto nói tại buổi lễ: Trong bối cảnh quốc phòng và an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng trở nên phức tạp, việc bảo vệ các hòn đảo của đất nước chúng ta trở thành nhiệm vụ quan trọng.
Sau buổi lễ thành lập, lữ đoàn thủy quân lục chiến mới tổ chức đợt diễn tập chiếm lại hòn đảo từ tay kẻ thù chỉ trong 20 phút. Việc thành lập đơn vị thủy quân lục chiến đang trở thành vấn đề gây tranh cãi. Các nhà phê bình cảnh báo các đơn vị đổ bộ và việc tăng sức mạnh quân đội có thể được sử dụng để đe dọa các nước láng giềng.
Việc thành lập đơn vị ARDB đầu tiên, Nhật Bản đang tiến gần tới việc tạo ra một lực lượng tương tự như Đơn vị Viễn chinh (MEU) của Thủy quân lục chiến Mỹ, có thể lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động tác chiến hàng hải xa bờ.
Mời độc giả xem video: Lữ đoàn Thủy quân Lục quân chiến đầu tiên của Nhật Bản sau Thế chiến thứ 2. (nguồn RT).
Grant Newsham, một nhà nghiên cứu tại Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược Nhật Bản nói: Họ đã chứng minh được khả năng kết hợp MEU đặc biệt, nhưng để có được năng lực vững chắc, khả năng MEU đòi hỏi sự phối hợp. Nếu Nhật Bản quan tâm đến nó, trong một năm hoặc một năm rưỡi là hợp lý để xây dựng khả năng này.
Newsham, người đóng vai trò cố vấn giúp đào tạo đơn vị thủy quân lục chiến đầu tiên của Nhật Bản, ông cũng là cựu sĩ quan Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết thêm Nhật Bản cần tổ chức trụ sở đổ bộ chung để điều phối hoạt động cũng như mua sắm thêm nhiều tàu đổ bộ và trang thiết bị khác.
Quốc Minh.
| 0 |
Một trong bốn hòn đảo thuộc quần đảo Nam Kuril do Nga kiểm soát và được gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc theo cách gọi của Nhật Bản, tháng 1/2013. (Nguồn: AP/TTXVN).
Theo TASS, báo Asahi Shimbun của Nhật Bản ngày 21/6 dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết, các chính phủ Nhật Bản và Nga sẽ nhất trí tổ chức cuộc họp 2+2 giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước, phù hợp với một thỏa thuận cấp cao đạt được hồi đầu năm nay.
Một cuộc họp như vậy có thể sẽ diễn ra tại Moskva vào ngày 21/7 tới.
Theo báo này, một chủ đề trọng tâm của cuộc họp có thể là các vấn đề liên quan đến quần đảo Nam Kuril (Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc).
Phía Nhật Bản có kế hoạch nêu ra vấn đề về sự hiện diện quân sự mở rộng của Nga ở khu vực này, đặc biệt là việc triển khai các hệ thống tên lửa.
Ngoài ra, các bộ trưởng cũng sẽ thảo luận về tình hình trên Bán đảo Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh gần đây giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nhật Bản nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng vẫn sẽ được duy trì cho đến khi nước này phi hạt nhân hóa hoàn toàn và hy vọng Nga sẽ hỗ trợ trong vấn đề này.
Bên cạnh đó, phía Nhật Bản có kế hoạch thảo luận về khả năng diễn ra các cuộc tiếp xúc giữa Nhật Bản và Triều Tiên tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông tại thành phố Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông của Nga.
Trước đó, Kyodo đưa tin diễn đàn ở Vladivostok này được Tokyo xem là lựa chọn tốt nhất cho một cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Ngày 18/6, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov nói rằng một cuộc đối thoại Nga-Nhật theo định dạng 2+2 có thể được tổ chức tại Moskva trong nửa cuối năm nay./.
(Vietnam+).
| 0 |
Người phát ngôn quân đội Ukraine Andriy Lysenko cho biết 3 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng và 5 người khác bị thương trong các vụ tấn công bằng vũ khí hạng nặng của lực lượng đối lập tại miền Đông.
Quân nhân Ukraine cầm cờ trắng trong lúc chuyển lính tử vong trong lãnh thổ trung lập gần làng Dibrova thuộc tỉnh Donetsk. (ảnh: Sputnik).
Theo người phát ngôn Lysenko, lực lượng đối lập đã bắn khoảng 70 quả súng cối vào các vị trí của quân đội Ukraine và đây là những vũ khí hạng nặng bị cấm trong thỏa thuận hòa bình Minsk.
Trong khi đó, Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk tại miền Đông Ukraine đã bác bỏ tuyên bố này của ông Lysenko, đồng thời cáo buộc ngược lại quân đội Ukraine vi phạm thỏa thuận ngừng bắn 56 lần trong vòng 24 giờ qua.
Trước đó một ngày, các đại diện của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và Nhóm tiếp xúc về Ukraine thông báo xung đột đã gia tăng trong tháng này tại vùng chiến sự miền Đông Ukraine, với việc các bên sử dụng vũ khí hạng nặng./.
Hoàng Lê/VOV-Trung tâm Tin Theo Tân Hoa xã.
| -1 |
Đồng rúp của Nga. (Nguồn: themoscowtimes).
Phát biểu trước Quốc hội Ba Lan hôm 20/8, ông Czarnecki nói: "Đồng Rúp của Nga cần phải bị loại khỏi doanh thu tài chính quốc tế.".
Theo nhà chính trị này, việc các cường quốc trên thế giới từ chối giao dịch bằng đồng Rúp phải trở thành một biện pháp "trừng phạt phòng ngừa" đối với nền kinh tế Nga./.
| -1 |
Khu định cư mới ở Givat Zeev thuộc khu Bờ tây, phía bắc Jerusalem. (Ảnh: AFP/ TTXVN).
Theo ông Erekat, Tổng thống Abbas đã đưa ra yêu cầu trên trong một cuộc gặp đêm 26/12 với các quan chức cấp cao của Mỹ tại Bờ Tây.
Ông "đã yêu cầu Mỹ can thiệp nhằm ngăn Chính phủ Israel ra quyết định về hoạt động định cư mới để bảo vệ tiến trình hòa bình giữa Palestine-Israel cũng như các nỗ lực của Washington.".
Trước đó, một quan chức Israel tuyên bố Tel Aviv sẽ công bố kế hoạch xây nhà định cư mới vào tuần tới.
Theo kênh 2 TV, kế hoạch này sẽ bao gồm hàng trăm căn nhà mới ở Bờ Tây và Đông Jerusalem./.
| -1 |
Chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ xảy ra trong năm 2017 tới?
Nhà tiên tri người Pháp Nostradamus đã đưa ra tiên đoán rợn người về những biến cố xảy ra trong năm 2017 bao gồm cả những dự báo về cuộc chiến tranh thế giới thứ 3, theo Jobs & Hire.
Nhà tiên tri Nostradamus (1503-1566) là dược sĩ và nhà tiên tri người Pháp. Trong suốt cuộc đời của mình, Nostradamus đã tiên đoán chính xác rất nhiều thảm họa xảy ra đối với thế giới và được sử sách lưu lại kỹ lưỡng.
Ông Nostradamus đã dự đoán đúng các sự kiện như cách mạng Pháp, chiến tranh thế giới thứ I và thứ II, cái chết của Napoleon cũng như trùm phát xít Hitler.
Những tài liệu để lại viết về Nostradamus cho thấy nhà tiên tri này cũng đã dự đoán về những sự kiện sẽ xảy ra trong năm 2017.
Cụ thể, vào năm 2017, thế giới sẽ xảy ra một cuộc "Chiến tranh nóng" bắt nguồn từ sự ấm lên và suy giảm tài nguyên toàn cầu. Cuộc chiến này nếu leo thang sẽ dẫn đến các mối đe dọa từ nạn khủng bố và chiến tranh sinh học.
Bên cạnh đó, vào năm sau, có thể sẽ có những mầm mống của cuộc chiến tranh thế giới thứ 3. Người được dự đoán tham gia cuộc chiến toàn cầu này chính là Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Ngoài ông Donald Trump, nhà tiên người Pháp còn cho rằng Tổng thống Nga Putin cũng chính là một nhân tố làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 3.
Theo đó, khi Nga và NATO xảy ra xung đột, quân đội của ông Putin được dự đoán là sẽ đánh bại hoàn toàn quân đội của phương Tây và thiết lập một trật tự thế giới mới.
Tuy chưa được kiểm chứng nhưng có rất nhiều lý do để hoài nghi những dự đoán của nhà tiên tri Nostradamus về khả năng chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ xảy ra vào năm 2017 tới.
Điển hình là việc gần đây Nga đã đồng ý đưa các thiết bị quân sự bao gồm các máy bay quân sự, hệ thống tên lửa hạt nhân tối tân C-400 tới Serbia sau khi nhận được đề nghị từ nước này, theo Daily Star ngày 13/12.
Trước đó, Thủ tướng Serbia đã đề nghị Nga đưa các hệ thống vũ khí , thiết bị quân sự tới nước này và phía Moscow đã đồng ý.
Trước thông tin này, các nước phương Tây đã vô cùng lo lắng bởi Serbia được coi là trung tâm của châu Âu. Một khi Nga làm chủ được nơi này, châu Âu sẽ khó tránh được hậu quả từ một cuộc chiến tranh khốc liệt.
Như vậy, ngay từ thời điểm điểm hiện tại, những mâu thuẫn, xung đột lợi ích của NATO chính là mầm mống của một cuộc chiến tranh thế giới mới mà các dự báo của Nostradamus đã đề cập.
Bên cạnh dự báo về chiến tranh thế giới thứ 3, trong năm 2017 tới, dự báo của Nostradamus cho rằng Nga và Ukraine sẽ đạt được một thỏa thuận hòa bình, chấm dứt cuộc xung đột ở Đông Âu.
Không những thế, nhà tiên tri người Pháp còn dự báo rằng năm 2017, người ngoài hành tinh sẽ tấn công Trái Đất và con người sẽ rơi vào một cuộc chiến vô cùng khốc liệt.
Dù chưa thể chắc chắn rằng những tiên đoán của Nostradamus có chính xác hay không tuy nhiên với tiếng tăm của một nhà tiên tri từng dự đoán đúng sự kiện 11/9, cái chết của Bin Laden, Napoleon thì ông Nostradamus đang đem đến cho nhiều người sự lo ngại về tương lai mù mịt của thế giới trong năm 2017.
Hán Hiển.
| -1 |
Hàng trăm lính cứu hỏa đã phải vật lộn với đám cháy bùng phát tại thị trấn Toodyay, cách thủ phủ Perth thuộc bang Western Australian 80km, nhưng do gió thổi mạnh cộng với thời tiết khô hanh khiến ngọn lửa càng lan rộng hơn. Đây là vụ hỏa hoạn có sức tàn phá lớn. Tôi muốn bày tỏ sự cảm thông đối với những người đã mất nhà cửa Thủ hiến bang Western Australian, Colin Barnett, cho biết sẽ mở quỹ cứu trợ khẩn cấp. Theo Cơ quan dịch vụ khẩn cấp và hỏa hoạn, khoảng 37 ngôi nhà cùng với các trang trại, nhà kho đã bị ngọn lửa thiêu rụi khi cháy rừng quét qua khu vực rộng hơn 3.000ha. 3 lính cứu hỏa đã được điều trị vì ngạt khói còn một người dân bị thương nhẹ. Trong khi đó, đám cháy lớn khác cũng xảy ra tại Badgingarra, cách thủ phủ Perth 160km về phía bắc, lan rộng 10.500ha, rất may không có nhà cửa nào bị thiêu rụi. Đây được coi là vụ cháy rừng tồi tệ nhất tại Australia kể từ thảm họa Ngày thứ 7 đen tối xảy ra vào tháng 2-2009 ở nước này, khiến 173 người thiệt mạng. Australia hiện vẫn đang khắc phục hậu quả của Ngày thứ 7 đen tối khi hơn 2.000 ngôi nhà tại bang Victoria bị ngọn lửa thiêu rụi.
| -1 |
Truyền thông Trung Quốc ngày 20-7 đưa tin một chiếc máy bay trong lúc thực hiện màn biểu diễn bay đã đâm vào một cây cầu tại quận Kim Sơn. Đây là mẫu thủy phi cơ Cessna 208B thuộc sở hữu của hãng hàng không Joy Air General, chở theo 2 thành viên phi hành đoàn và 8 khách mời.
Chiếc thủy phi cơ Cessna 208B thuộc sở hữu của hãng hàng không Joy Air General Ảnh: SCMP.
Chiếc máy bay đâm vào một cây cầu tại quận Kim Sơn, Thượng Hải. Ảnh: REUTERS.
Chiếc máy bay đã đâm vào cây cầu mang số hiệu 7835, nằm trên trục đường cao tốc Thượng Hải Hàng Châu, chỉ 10 phút sau khi cất cánh từ bãi biển vào trưa nay (theo giờ địa phương). Hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy phần mũi máy bay nằm trên cầu còn phần đuôi dưới nước. Những người bị thương đã được đưa đến bệnh viện để điều trị. Trong 5 người bị thương có 1 trường hợp bị thương nặng.
Cơ trưởng chuyến bay có 46 năm kinh nghiệm lái máy bay. Ảnh: EPA.
Nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn đang được điều tra. Ảnh: TADALL.COM.
Theo báo chí địa phương, cơ trưởng chuyến bay tên Chu Hoa, có 46 năm kinh nghiệm lái máy bay. Các khách mời là đại diện truyền thông địa phương, trong chiến dịch của Joy Air, hãng thủy phi cơ lớn nhất Trung Quốc, để quảng cáo tour mới tham quan bằng thủy phi cơ. Tân Hoa Xã cho biết Joy Air General là hãng hàng không đầu tiên khai thác dịch vụ chở khách bằng thủy phi cơ ở miền đông Trung Quốc.
H.Bình (Theo Reuters, SCMP).
| -1 |
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, cơ quan chức năng Colombia đã phát hiện ra lô hàng trên trong một côngtenơ tại một ga hàng thuộc cảng Turbo, bang Antioquia, trên vùng biển Caribe. Lượng ma túy trên có giá trị ước tính khoảng 350 triệu euro (khoảng 434 triệu USD) và được cho là sẽ được chuyển tới chợ đen tại châu Âu.
Hải quân Quốc gia Colombia cho biết đây là lượng cocaine lớn nhất mà quốc gia Nam Mỹ thu giữ kể từ đầu năm 2018 đến nay. Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ Colombia trong cuộc chiến chống ma túy, quốc gia Nam Mỹ này hiện vẫn là một trong những nơi sản xuất cocaine hàng đầu thế giới với sản lượng gần 910 tấn mỗi năm.
Theo nguồn tin an ninh, ngoài các băng nhóm tội phạm, trong các hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp tại Colombia có sự tham gia của các nhóm đối địch với Lực lượng vũ trang Cách mạng Colombia (FARC), nhóm Quân đội Giải phóng Dân tộc (ELN) và các băng nhóm nhỏ lẻ khác.
* Cùng ngày, Lực lượng không quân Brazil (FAB) đã thu giữ 500 kg cocaine trong một chiếc máy bay xuất phát từ Bolivia xâm phạm không phận nước này.
Chiếc máy bay chở số lượng lớn ma túy trên đã bị tiêm kích của FAB chặn ngay khi xâm phạm không phận Brazil do phát hiện máy bay này không có kế hoạch bay, cũng như chưa được phép bay vào không phận của Brazil. Khi bị buộc phải hạ cánh khẩn cấp, chiếc máy bay trên đã đáp xuống một khu vực trồng trọt ở Mato Grosso, một bang sát với biên giới Bolivia. Khi cảnh sát tiếp cận với hiện trường thì viên phi công đã kịp thời trốn thoát, để lại chiếc máy bay với số lượng lớn cocaine nêu trên.
Việc phát hiện vụ vận chuyển ma túy lớn này là một phần của chiến dịch phối hợp giữa không quân và cảnh sát liên bang nhằm tăng cường tuần tra vùng không phận và biên giới của Brazil sát với các nước láng giềng Bolivia và Paraguay, nơi mà các băng nhóm buôn bán ma túy lớn ở khu vực thường sử dụng để tuồn hàng vào Brazil.
TTXVN/Báo Tin tức.
| -1 |
Phó Giám đốc McCabe là mục tiêu trung tâm của những chỉ trích từ Tổng thống Donald Trump và phe Cộng hòa đối với FBI thời gian qua, về vai trò của cơ quan này trong cuộc điều tra quanh nghi vấn Chiến dịch Trump và giới chức Nga thông đồng trong cuộc bầu cử năm 2016.
Phe Dân chủ mô tả sự chỉ trích này là một phần nỗ lực làm suy yếu cuộc điều tra do Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller Mueller đứng đầu.
Andrew McCabe từng dự định sẽ rời FBI vào tháng 3. (Ảnh: AP).
Andrew McCabe quyết định rời nhiệm chỉ một tuần sau khi có tin Tổng thống Donald Trump muốn ông rút lui. CNN dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho biết, Tổng thống đã biết tin này và bản thân ông Trump không trả lời câu hỏi của một phóng viên về vụ việc.
Cùng ngày, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders khẳng định Nhà Trắng không đóng bất kỳ vai trò nào về quyết định ra đi của ông McCabe. "Tôi có thể nói với các bạn rằng không hề có phần nào trong quyết định này do Nhà Trắng đưa ra", bà nhấn mạnh.
Từng giữ vị trí Quyền Giám đốc FBI khi Tổng thống Trump sa thải ông James Comney, Andrew McCabe đã dẫn dắt cơ quan điều tra này cho đến khi tân Giám đốc FBI Christopher Wray được phê chuẩn.
James Comey cũng đã gửi thông điệp ủng hộ McCabe ngay sau khi hay tin ông từ chức.
"Đặc vụ Andrew McCabe đã đứng vững hơn 8 tháng qua, khi những người nhỏ nhen cố gắng phá vỡ một tổ chức mà tất cả chúng ta đều phải dựa vào. Ông ấy đã phụng sự một cách ưu tú trong 2 thập kỷ qua. Tôi chúc Andy tốt lành", ông Comey viết trên mạng xã hội Twitter. "Tôi cũng cầu mong sức mạnh tiếp tục cho phần còn lại của FBI. Nước Mỹ cần các bạn".
Phát ngôn viên của FBI từ chối bình luận về động thái của McCabe.
Thanh Hảo.
| 0 |
Tại cuộc thảo luận của Hội đồng Bảo an về tình hình Trung Đông, Đại sứ Araud cho biết: "Công nhận Nhà nước Palestine là một trong những lựa chọn mà Paris và các đối tác đang cân nhắc, dựa trên quan điểm nhằm tạo ra triển vọng chính trị cho việc tái khởi động tiến trình hòa bình Trung Đông.". Ông Araud đưa ra tuyên bố trên sau khi Tổng thống Palestine Mahmud Abbas có cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tại Paris. Trước đó, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe hôm 19/4 cũng đã đề cập tới khả năng công nhận Nhà nước Palestine. Ông Juppe cho biết Pháp đang phối hợp với các đối tác trong Liên minh châu Âu (EU) để tìm cách đưa Israel-Palestine "trở lại bàn đàm phán" và điều này có thể dẫn tới việc công nhận Nhà nước Palestine vào cuối năm nay./. (Vietnam+).
| 0 |
Ứng cử viên Tổng thống Donald Trump phát biểu trước những người ủng hộ tại Manchester, bang New Hampshire (Mỹ) ngày 13/6. (Nguồn: EPA/TTXVN).
Theo tờ Washington Post và Politico ngày 14/6, những tuyên bố mang tính kích động của tỷ phú Donald Trump sau khi xảy ra vụ xả súng đẫm máu tại Orlando, bang Florida hôm 12/6 đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ của chính giới Mỹ, trong đó có Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan.
Cùng ngày, Tổng thống Obama cho rằng những phát biểu tùy tiện của ông Trump sẽ gây hại cho chiến dịch chống khủng bố của Mỹ trên toàn cầu. Việc gọi những kẻ khủng bố là Hồi giáo cực đoan hay không đều không thể giải quyết được vấn đề, không làm cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng yếu đi hay ngăn được nguy cơ nước Mỹ bị tấn công.
Đó chỉ đơn giản là một thủ thuật chính trị và sẽ khiến IS hài lòng, nhưng làm cho người Hồi giáo tại Mỹ cũng như trên toàn thế giới lo lắng.
Ông Obama cũng cho biết cuộc chiến chống IS trên thế giới đã đạt được những thành công và IS đang suy yếu.
Báo chí nhận xét đây là những chỉ trích nặng nề nhất của Tổng thống Obama nhằm vào ông Trump kể từ khi ông Trump được coi là đại diện Đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống.
Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan cũng cho rằng đề xuất của ông Trump về việc cấm người Hồi giáo nhập cư là đi ngược lại các nguyên tắc của Mỹ.
Đây không phải lần đầu tiên ông Ryan có quan điểm trái ngược với ông Trump. Tuần trước, ông Ryan đã chỉ trích Trump có hành động phân biệt chủng tộc khi phát biểu về gốc gác Mexico của một thẩm phán.
Trước đó, ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump đã liên tiếp có những phát biểu chỉ trích chính quyền Obama thiếu cứng rắn, không có năng lực trong việc ngăn chặn các vụ khủng bố.
Ông Trump cho rằng Tổng thống Obama nên từ chức vì không dám gọi thẳng những kẻ khủng bố là Hồi giáo cực đoan và tuyên bố sau khi trở thành Tổng thống sẽ ngăn chặn tất cả những người Hồi giáo đến từ các quốc gia có bọn khủng bố nhập cư vào Mỹ.
Tỷ phú Donald Trump - ứng cử viên của đảng Cộng hòa ra tranh cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, đang thu hẹp khoảng cách dẫn điểm của ứng cử viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton.
Theo kết quả cuộc thăm dò đầu tiên do Reuters/Ipsos thực hiện sau vụ xả súng đẫm máu tại Orlando và công bố ngày 14/6, có 44,6% số người được hỏi ủng hộ cựu Ngoại trưởng Hilary trở thành vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, trong khi cũng có tới 33% bày tỏ hy vọng ông Trump sẽ là chủ nhân mới của Nhà Trắng. Như vậy, ở thời điểm hiện tại, bà Hilary dẫn trước ông Trump 11,6%, giảm so với mức cách biệt 13% theo kết quả thăm dò công bố vào thời điểm 1 ngày trước khi xảy ra vụ xả súng.
Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ bà Clinton sụt giảm không hoàn toàn do cử tri dồn số phiếu cho ông Trump. Số cử tri tuyên bố sẽ không bỏ phiếu cho cả 2 ứng cử viên này đã tăng đáng kể trong 1 tuần qua. Cụ thể, có 22,4% số người được hỏi nói rằng họ không ủng hộ ai trong số 2 ứng cử viên - giảm so với tỷ lệ 20,6% trong cuộc thăm dò công bố tuần trước đó.
Theo các chuyên gia, vụ xả súng tại Orlando hôm 12/6 vừa qua, khiến 49 người thiệt mạng và 53 người khác bị thương, đã phần nào mang lại lợi thế cho ứng cử viên Trump của đảng Cộng hòa, người chủ trương "cấm cửa" người Hồi giáo vào Mỹ.
Trong bài phát biểu sau đó một ngày, tỷ phú Trump tuyên bố nếu được bầu làm tổng thống sẽ ngừng tiếp nhận người nhập cư từ các khu vực có quá khứ khủng bố chống lại nước Mỹ, châu Âu hay các nước đồng minh của Mỹ.
Ông cảnh báo chủ trương chính sách về nhập cư của bà Clinton sẽ cho phép những "kẻ tấn công tiềm tàng" lọt vào nước Mỹ, đồng thời chất vấn động cơ của Tổng thống Barack Obama khi từ chối sử dụng thuật ngữ "khủng bố Hồi giáo cực đoan" để mô tả những vụ tấn công kiểu này.
Trong khi đó, ứng cử viên Clinton của đảng Dân chủ cho rằng việc biến một tôn giáo thành thứ xấu xa và đưa ra các lệnh cấm đối với những người theo tôn giáo đó sẽ làm tổn thương phần lớn người Hồi giáo, những người cũng căm ghét chủ nghĩa khủng bố, và làm lợi cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Mới đây nhất, ngày 14/6, Tổng thống Obama cũng đã chỉ trích tuyên bố mới đây của ông Trump về người Hồi giáo, cho rằng đây là những phát ngôn "nguy hiểm" và "chống lại các quyền lợi chính trị của nước Mỹ.".
Cuộc thăm dò dư luận đối với hơn 1.000 cử tri Mỹ được Reuters/Ipsos công bố trong bối cảnh tiến trình bầu cử sơ bộ chọn ứng cử viên tổng thống của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã ngã ngũ, với việc ông Trump và bà Clinton chắc chắn sẽ trở thành đại diện chính thức của mỗi đảng ra tranh cử vào Nhà Trắng./.
| -1 |
Hình ảnh mô phỏng vụ MH17 bị tấn công bằng tên lửa.
Máy bay bị cho là bị bắn rơi bằng tên lửa Nga chế tạo trên bầu trời phía Tây Ukraina vào năm 2014 làm chết 298 người. Phương Tây và Ukraina nói những người nổi dậy có trách nhiệm, nhưng Nga buộc tội lực lượng Ukraina.
Theo trang News.com.au, việc khởi kiện của các gia đình nạn nhân dựa trên sự vi phạm về quyền sống của hành khách. Cáo buộc này đòi 10 triệu đôla Australia (7,2 triệu USD) cho từng nạn nhân, vụ kiện đưa ra tên bị đơn là chính quyền và Tổng thống Nga.
Jerry Skinner, một luật sư hàng không làm việc tại Mỹ sẽ đứng đầu vụ kiện. Ông này nói với News.com.au rằng, rất khó cho các gia đình khi phải chịu đựng việc những tội ác chưa được xử lý. "Người Nga không có bằng chứng chứng buộc tội Ukraina. Chúng tôi có dữ liệu, hình ảnh, bản ghi nhớ, rất nhiều thứ" - ông Skinner nói.
Ông Skinner cho biết sẽ chờ nghe từ phía Tòa án Nhân quyền Châu Âu xem vụ việc có được chấp nhận hay không. Theo tờ Sydney Morning Herald, có 33 người nhà nạn nhân trong hồ sơ khởi kiện. Trong đó có 8 người từ Australia, một người từ New Zealand và hầu hết số còn lại từ Malaysia.
Chuyến bay MH17 rơi trong bối cảnh căng thẳng xung đột giữa quân chính phủ Ukraina và lực lượng ly khai ủng hộ Nga. Một nguồn tin từ Hà Lan năm ngoái kết luận chuyến bay này bị bắn hạ bởi tên lửa Buk do Nga chế tạo, nhưng không nói ai bắn tên lửa. Phần lớn nạn nhân là người Hà Lan. Một cuộc điều tra hình sự độc lập đang được diễn ra.
| -1 |
Mỹ cân nhắc can thiệp quân sự vào Syria.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, chính quyền của Tổng thống Obama buộc phải xem xét lại các lựa chọn của mình vì thỏa thuận ngừng bắn do Nga-Mỹ khởi xướng ở Syria hồi tháng 9 đã thất bại.
Hôm nay, 5.10, các quan chức an ninh quốc gia Mỹ dự kiến có cuộc họp tại Nhà Trắng để thảo luận khả năng tấn công quân sự vào chính quyền của Tổng thống Assad.
Các cuộc họp hành lang của các cơ quan an ninh quốc gia đã được tiến hành kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn sụp đổ sau vụ không kích vào đoàn xe nhân đạo của Liên Hợp Quốc ở Aleppo hôm 19.9.
Các cơ quan an ninh Mỹ cũng đã tiến hành họp trong vài tuần qua để cân nhắc lựa chọn mới nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Aleppo, nơi lực lượng chính phủ Syria đang đạt được nhiều tiến bộ trên mặt đất, trong khi các cuộc không kích vẫn nhằm vào mục tiêu cơ sở y tế và hạ tầng nước ở phía đông thành phố.
Trong khi lựa chọn quân sự hiện vẫn đang được Mỹ xem xét, tờ Washington Post dẫn một nguồn tin giấu tên trong chính quyền Mỹ cho biết, trong số những lựa chọn này bao gồm cả đánh bom đường băng của không quân Syria bằng các loại vũ khí tầm xa, như tên lửa hành trình bắn đi từ máy bay và tàu chiến của liên quân.
Những diễn tiến ở Washington diễn ra cùng ngày Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã điều hệ thống tên lửa S-300 đến căn cứ hải quân ở thành phố cảng Tartus của Syria, nhằm tăng cường an ninh.
Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 4.10 cho biết chính quyền Mỹ sẽ "theo dõi sát sao những diễn biến quân sự và vũ khí ở Syria, đặc biệt là khi chúng ảnh hưởng đến hoạt động của liên quân".
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nhắc lại rằng, S-300 "hoàn toàn là hệ thống phòng thủ và không gây ra mối đe dọa cho bất cứ ai". "Không rõ vì sao việc triển khai S-300 ở Syria lại gây ra một sự khuấy động trong các đồng nghiệp phương tây của chúng tôi" - ông Konashenkov nói.
Căn cứ không quân Hmeimim ở Latakia đã có hệ thống phòng không S-400 hiện đại nhất trong kho vũ khí Nga, được đưa đến Syria vào cuối năm 2015 để tăng cường phòng thủ cho chính quyền Syria và máy bay của Nga, sau khi một chiếc Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ hôm 28.11.2015.
V.A.
| 0 |
Vào sáng sớm ngày hôm nay, bão chỉ còn cách phía Nam của đảo Tanegashima 250 km và cách thủ đô Tokyo 1000 km. Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn của Nhật Bản thì bão sẽ chạm tới khu vực trung tâm quốc gia vào trưa ngày hôm nay. Siêu bão đã gây ra mưa lớn và gió mạnh cùng sóng cao ở bờ Nam và bờ Trung của Nhật. Chính quyền thành phố Tokyo cũng đã đề nghị người dân chuẩn bị những vật dụng cần thiết bảo vệ nhà cửa và tài sản phòng khi mực nước tại các con sông và kênh rạch lên cao bất ngờ. Trước đó, khi bão Melor di chuyển qua 2 hòn đảo nhỏ ở phía Nam Nhật Bản khiến gần 80 người dân phải di tản, mất điện và các cửa kính bị phá hủy hoàn toàn. Nguyễn Hường (theo Rian).
| -1 |
Thử nghiệm tàu ngầm Kilo Thành phố Hồ Chí Minh tại nhà máy Admiralty Verfi (Nguồn: Nhà máy).
Nguồn tin từ nhà máy cho hay, cuộc khủng hoảng tại Crimea không ảnh hưởng tới tiến độ của dự án.
Nga và Việt Nam ký hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm điện-diesel dự án 636M Varshavyanka (NATO định danh là Kilo 636) vào cuối năm 2009 nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Phía Nga cho biết các tàu ngầm đóng cho Việt Nam sẽ được ứng dụng các công nghệ đóng tàu tiên tiến nhất hiện nay. Trong số các vũ khí hiện đại được trang bị cho tàu ngầm của Việt Nam đáng chú ý nhất là tổ hợp tên lửa Club-S.
Các tàu ngầm Kilo nổi tiếng có độ ồn cực thấp, được các chuyên gia quân sự NATO đặt cho biết danh Hố đen trong đại dương.
Việt Nam đã tiếp nhận hai chiếc tàu ngầm đầu tiên mang tên Hà Nội (HQ 182) và Thành phố Hồ Chí Minh (HQ 183), đều đã về tới cảng Cam Ranh. Chiếc thứ ba đang trong giai đoạn thử nghiệm và dự kiến sẽ được bàn giao trong mùa Hè năm nay.
Nguồn tin của RIA Novosti cho biết, chiếc thứ năm đã được khởi đóng tại nhà máy. Chiếc thứ sáu cũng sẽ được khởi đóng trong năm nay./.
| 0 |
Đây là năm thứ 18 liên tiếp Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết Sự cần thiết chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính của Mỹ chống Cuba với sự ủng hộ của đa số tuyệt đối của 187/192 nước thành viên Liên hợp quốc. Số phiếu ủng hộ trong năm nay tăng 2 phiếu so với năm ngoái, 3 nước bỏ phiếu chống gồm Mỹ, Israel và Belao. Phát biểu tại cuộc họp này, Đại sứ Lê Lương Minh, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, khẳng định trên tinh thần đoàn kết, Việt Nam sẽ tiếp tục cùng cộng đồng quốc tế ủng hộ, giúp đỡ Chính phủ và nhân dân Cuba khắc phục các hậu quả của chính sách cấm vận của Mỹ. Đại sứ Lê Lương Minh phê phán chính sách áp đặt cấm vận của Mỹ chống Cuba, coi đó là sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế Cuba và khó khăn cho đời sống của nhân dân nước này, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Đại sứ cũng yêu cầu Mỹ chấm dứt ngay chính sách cấm vận chống Cuba nhằm giảm căng thẳng, tạo điều kiện cho các nỗ lực xây dựng tiến tới sớm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước vì lợi ích của hòa bình, ổn định và phát triển của cả khu vực. Các nhà bình luận tại chỗ nhấn mạnh số nước ủng hộ Cuba chiếm tuyệt đại đa số thành viên Liên hợp quốc cho thấy sự phản đối trên phạm vi toàn cầu đối với việc Mỹ tiếp tục bao vây, cấm vận chống Cuba kéo dài qua nhiều đời tổng thống. Theo họ, bao vây, cấm vận Cuba là sản phẩm lỗi thời tàn nhẫn và trái với luật pháp quốc tế. Trả lời báo giới sau cuộc bỏ phiếu, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez một lần nữa khẳng định Habana sẵn sàng đối thoại với Washington ở bất kỳ cấp nào trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và bình đẳng. Ông cũng cho biết Cuba đang chờ ý kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama về đề xuất đàm phán trên nhiều lĩnh vực và đánh giá rằng vào thời điểm hiện tại, luận điệu chống Cuba của Mỹ đã bớt gây hấn. Ngoại trưởng Cuba nhấn mạnh nếu Mỹ có thiện chí cải thiện quan hệ với nước này, hai bên có thể tiến hành bàn thảo về hợp tác song phương. Cùng ngày, ngay sau khi Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua với tỷ lệ áp đảo dự thảo nghị quyết yêu cầu Mỹ dỡ bỏ bao vây, cấm vận Cuba, các phương tiện truyền thông của Cuba đã đưa tin đậm nét về thắng lợi này. Phóng viên TTXVN tại Habana dẫn trang web của báo "Granma", cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, nêu rõ: Một lần nữa chính sách dã man mà Mỹ theo đuổi chống lại nhân dân Cuba đã bị cô lập trước cộng đồng quốc tế, thể hiện sự phản đối những kẻ muốn phá hủy cuộc Cách mạng Cuba. Báo "Thanh niên quật khởi" của Đoàn Thanh niên Cộng sản Cuba nhấn mạnh Cuba tiếp tục giành chiến thắng và Mỹ đã bị cô lập. Có thêm hai quốc gia nữa bỏ phiếu ủng hộ Cuba năm nay chứng tỏ sự chính nghĩa của việc yêu cầu Washington dỡ bỏ cấm vận chống Habana. Cùng ngày, phát biểu trên truyền hình trung ương, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez khẳng định đây là chiến thắng tinh thần của cuộc Cách mạng Cuba và gửi lời chúc mừng tới lãnh tụ Cuba Fidel Castro và Chủ tịch Raul Castro. Ông Chavez cũng kêu gọi Tổng thống Mỹ Obama dỡ bỏ cấm vận do Washington đơn phương áp đặt chống Cuba trong suốt 47 năm qua./. (TTXVN/Vietnam+).
| -1 |
Theo Sputnik, hội thao quân sự quốc tế International Army Games 2016 đã chính thức khép lại vào hôm 13/8 sau gần hai tuần tranh tài với sự tham gia của hơn 3.000 binh sĩ đến từ 20 quốc gia khác nhau trên thế giới. Tại 22 phần thi dành cho cả ba binh chủng lục quân, không quân và hải quân. Hình ảnh chiếc T-72B3 của Iran khai hỏa trong phần thi Tank Biathlon tại thao trường Alabino năm nay.
Hình ảnh những lính tham gia International Army Games 2016 trao nhau kỷ vật lưu niệm tại lễ bế mạc hội thao quân sự này.
Trong ảnh là phần thi Open Water dành cho các đơn bị công binh tại hội thao năm nay.
Mỗi phần thi tại International Army Games 2016 cũng có các mục thi riêng lẻ dành cho các hoạt động thể thao quân sự như bắn súng, ném lựu đạn hay một số phần thi thể lực.
Khoảng khắc chiếc T-72B3 lao xuống chướng ngại nước tại phần thi Tank Biathlon. Tank Biathlon là phần thi đầu tiên trong lịch sử phát triển của International Army Games 2016, nó được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2013.
Kíp lái BMD-3 của Nga và Iran trao đổi trước khi bước vào phần thi "trung đội đổ bộ". Dù tham gia phần thi này nhưng đại diện Iran vẫn chưa thực sự có kinh nghiệm điều khiển các xe bọc thép đổ bộ đường không BMD của Nga.
Chiếc T-72B3 của Ấn Độ gần như bay lên trên không khi vượt dốc. Tại Tank Biathlon năm nay cũng có khá nhiều sự cố hy hữu liên quan đến những chiếc xe tăng tham gia tranh tài.
Một thợ lặn người Iran trong phần thi bơi tại Sevastopol. Được biết Bộ Quốc phòn Nga tổ chức mỗi phần thi của International Army Games tại nhiều địa điểm khác nhau trên khắp nước Nga.
Hình ảnh hiếm hoi của một chiếc Mi-2 thuộc Không quân Nga tại International Army Games.
Trong ảnh là đội tăng đại diện của Zimbabwe tại Tank Biathlon năm nay.
T-72B3 của Nga lao qua một chướng ngại tại Tank Biathlon, cũng chính tại đoạn đường này chiếc Type 96 của Trung Quốc đã xảy ra sự cố khi lao qua nó với tốc độ quá nhanh khiến bánh xe rớt cả ra ngoài.
Trong ảnh là màn trình diễn của Phi đội máy bay biểu diễn Chim Yến tại phần thi không quân Aviadarts-2016.
Phi đội tiêm kích bom Su-34 của Nga tấn công các mục tiêu giả định dưới mặt đất bằng bom xuyên phá tại Aviadarts-2016.
Phi đội tiêm kích bom Su-34 của Nga tấn công các mục tiêu giả định dưới mặt đất bằng bom xuyên phá tại Aviadarts-2016.
Phần thi dành cho các nước sở hữu tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cũng lần đầu tiên xuất hiện tại International Army Games năm nay.
Đội tăng Angola quan sát các đối thủ của mình tại trận bán kết Tank Biathlon.
Trà Khánh.
| 0 |
Vị chuyên gia cũng cho biết chiến đấu cơ Nga có những đặc điểm vượt trội hơn những máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác. "Tôi sẽ nói rằng đây là thế hệ 5+. Thế hệ này đòi hỏi động cơ kéo riêng, mức tiêu thụ cụ thể và có trọng lượng khác biệt", chuyên gia lưu ý.
Nhà thiết kế nhấn mạnh rằng, về mặt sức kéo riêng, động cơ là sản phẩm hoàn toàn mới và không liên quan gì đến động cơ Su-35. Nó cho phép máy bay chiến đấu cất cánh và đạt được độ cao nhanh hơn, chịu được tải trọng lớn khi tham gia không chiến, cũng như bay ở tốc độ siêu âm mà không cần đến bộ phận đốt sau.
Trước đó, Thượng tướng Viktor Bondarev, Chủ tịch Ủy ban Hội đồng Liên bang về Quốc phòng và An ninh cũng đưa ra nhận định về các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 và vũ khí trang bị cho loại phi cơ này, cũng như sự khác biệt giữa Su-57 và các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác.
Theo đó, ông cho biết: "Su-57 được trang bị một cách hoàn hảo. Có thể sử dụng tên lửa hành trình, tên lửa điều khiển không đối đất, tên lửa lớp không đối không với các tầm xa khác nhau, vũ khí thông thường và có độ chính xác cao, bao gồm cả bom điều chỉnh trên không. Thêm vào đó, toàn bộ kho vũ khí này là "vô hình" đối với hệ thống radar".
Ông cũng cho rằng, loại máy bay chiến đấu tối tân nhất sẽ trở thành phương tiện răn đe phi hạt nhân hiệu quả, nhờ được trang bị pháo 30-mm 9-A1-4071K, là loại vũ khí có thể bắn đạn ở bất kỳ chế độ khai hỏa nào. Ngoài ra, chiếc máy bay quân sự có thể mang đến 14 loại vũ khí khác nhau.
Thượng nghị sĩ nhấn mạnh, tại thời điểm này không có loại máy bay tương tự nào vượt mặt được Su-57. Theo ông, máy bay chiến đấu mới nhất không chỉ được phân loại là phi cơ thế hệ thứ năm, mà là "thế hệ thứ năm cộng". Đồng thời, thiết bị bay vẫn đang tiếp tục ứng dụng các công nghệ mới mà các chuyên gia đánh giá là thuộc về máy bay thế hệ thứ sáu.
Theo ông này, Su-57 có những thứ mà máy bay chiến đấu của Mỹ và Trung Quốc phải thèm muốn.
Ngoài ra, ông Bondarev nói rằng Su-57 cũng có thể biến thành máy bay không người lái.
Su-57 là thế hệ máy bay hoàn toàn mới đầu tiên được Nga thiết kế kể từ khi Liên Xô tan rã. Nga đặt mục tiêu đưa phi cơ chiến đấu tàng hình tối tân này vào phục vụ trong Không quân từ năm 2015.
Máy bay chiến đấu Su-57 của Nga được cho là là đối thủ đáng gờm của F-22 Raptor của Mỹ. F-22 hiện là phi cơ chiến đấu thế hệ 5 duy nhất trên thế giới.
Thuộc dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm, Su-57 có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ tiêm kích cũng như cường kích, kể cả nhiệm vụ do thám. Về vũ khí, tùy theo mục đích sử dụng, Su-57 có thể mang theo 8 tên lửa không đối không R-77 hoặc 2 bom có điều khiển nặng 1500 kg.
Chiến đấu cơ Su-57 được phát triển theo chương trình PAK FA tại Cục thiết kế thử nghiệm Sukhoi.
Su-57 đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 1/2010 và cho tới nay đã có 4 nguyên mẫu được tiến hành bay thử nghiệm và số lượng chiến đấu cơ Su-57 tham gia thử nghiệm sẽ tăng lên 14 chiếc vào năm 2015.
Siêu chiến đấu cơ Sukhoi Su-57 được cho là sẽ sở hữu nhiều đặc điểm ưu việt như khả năng tàng hình cao, di chuyển với tốc độ siêu thanh, có hệ thống điều khiển điện tử tiên tiến nhất hiện nay, có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, cất cánh từ đường băng ngắn chỉ cần 300-400 mét, và có thể thực hiện đồng thời các cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu trên không và dưới mặt đất. Các máy bay -50 có thể bay với tốc độ tối đa lên tới 2100km/h với tầm hoạt động 5500km.
Thuộc dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm, Su-57 có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ tiêm kích cũng như cường kích, kể cả nhiệm vụ do thám. Về vũ khí, tùy theo mục đích sử dụng, Su-57 có thể mang theo 8 tên lửa không đối không R-77 hoặc 2 bom có điều khiển nặng 1500 kg.
Chiến đấu thế hệ thứ 5 này đã lần đầu tiên được ra mắt công chúng tại triển lãm hàng không MAKS-2011 cũng được tổ chức tại Zhukovsky, gần thủ đô Moscow hồi tháng 8/2011.
Dự kiến Sukhoi Su-57 sẽ chính thức được đưa vào sản xuất hàng loạt trong năm 2017 này và sẽ gia nhập Không lực Nga sau đó.
Theo các chuyên gia quân sự, Sukhoi Su-57 được Nga phát triển để cạnh tranh với chiếc F-22 Raptor của Mỹ (có giá bán 140 triệu USD một chiếc) và chiếc F-35 Lightning II của liên doanh Mỹ - Anh, hay chiếc Typhoon của châu Âu. Giá của mỗi chiếc Su-57 được cho là sẽ không quá 100 triệu USD. Hiện chiến đấu cơ F-22 của Mỹ là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 duy nhất đang được vận hành.
Lực lượng Không quân Nga sẽ nhận lô Su-57 đầu tiên vào năm 2019.
Đan Khanh (tổng hợp).
| 1 |
Trẻ em ở Dài Gaza. (Nguồn: plenglish.com).
Điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc tại Palestine Robert Piper ngày 24/8 cho biết Liên hợp quốcđã quyết định viện trợ 2,5 triệu USD để đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp ở Dải Gaza của Palestine.
Trong thông cáo báo chí, ông Piper cho biết khoản viện trợ trên chủ yếu để hỗ trợ duy trì hoạt động của gần 190 trung tâm chăm sóc sức khỏe, cung cấp nước sạch và vệ sinh ở Gaza, cũng như cung cấp các loại thuốc men chính và một số hỗ trợ liên quan đến năng lượng và nông nghiệp.
Dải Gaza đang trong cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng từ 4 tháng nay. Nguồn cung điện cho các hộ gia đình và các dịch vụ hiếm khi đáp ứng đủ 25% nhu cầu.
Tháng 7 vừa qua, các tổ chức nhân đạo đã đưa ra cảnh báo nghiêm túc kèm theo danh sách can thiệp ưu tiên để đối phó với cuộc khủng hoảng này, đồng thời kêu gọi gây quỹ 25 triệu USD. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ quyên góp được 30% số tiền cần thiết.
Dải Gaza nằm dưới sự chiếm đóng của Israel kể từ khi phong trào Hamas kiểm soát khu vực này giữa năm 2007. Kể từ đó tới nay, Israel đã phát động 3 chiến dịch quân sự quy mô lớn vào Gaza vào tháng 12/2008, tháng 11/2012 và mùa Hè năm 2014.
Các chiến dịch quân sự này dẫn tới tình trạng nghèo đói và thất nghiệp tràn lan ở Gaza, cũng như thiếu nghiêm trọng các dịch vụ cơ bản, đặc biệt là năng lượng và nước sạch./.
(TTXVN/Vietnam+).
| -1 |
Thời điểm tấn công dự kiến sẽ diễn ra trong các lễ hội tháng 5, có thể là xả súng trong ngày lễ Lao động 1-5 hay lễ mừng chiến thắng phát xít Đức ngày 9-5.
Danh tính các nghi can chưa được tiết lộ. Tổng cục An ninh Liên bang Nga chỉ cho biết đó là công dân các nước Trung Á. Thông báo nêu các vụ tấn công đã được lên kế hoạch theo lệnh của các thủ lĩnh khủng bố quốc tế ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, một lượng lớn vũ khí và chất nổ đã bị tịch thu và các nghi can bị bắt đã khai nhận.
Cùng ngày, trả lời đài truyền hình CNN, Giám đốc Cơ quan Tình báo Mỹ James Clapper (ảnh) nhận xét: Điều làm cho chúng tôi lo ngại là IS có khả năng tấn công ở Mỹ như đã từng tổ chức tấn công ở Paris hay Brussels. Ông cảnh báo thế giới không thể chấm dứt Hồi giáo cực đoan chừng nào còn bất công về kinh tế-xã hội và các khu vực ngoài tầm kiểm soát của nhà nước.
Trong khi đó, báo Washington Post đưa tin ngày 4-5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã gặp đại diện 11 quốc gia đồng minh trong cuộc họp kín ở Stuttgart (Đức) nhằm thảo luận về các bước đi tiếp theo trong cuộc chiến chống IS. Đại diện các nước chủ chốt trong chiến dịch chống IS của Mỹ tham gia cuộc họp gồm Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Tây Ban Nha, Anh và Úc.
Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter cho biết các nước dự họp đều có nhận thức chung rằng cần phải sẵn sàng đóng góp thêm nữa. Các nước đã cam kết cung cấp thêm thiết bị và nhân lực cần thiết cho chiến dịch quân sự sắp tới ở Iraq và Syria. Hôm 2-5, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg đã tuyên bố sẽ điều động lực lượng đặc nhiệm đến Jordan để huấn luyện cho các nhóm nổi dậy ôn hòa Syria chống IS.
Trong lần họp trước vào đầu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter khoe có 60% số nước tham gia liên minh chống IS đồng ý tăng thêm mức đóng góp. Thế nhưng ba tháng sau vẫn chưa rõ được bao nhiêu nước đóng góp thực sự. Báo Washington Post dẫn nguồn tin từ một quan chức quốc phòng Mỹ ghi nhận phép thử quan trọng sắp tới đối với liên minh là cuộc chiến tái chiếm Mosul từ tay IS.
ANH ĐÀO TNL.
| -1 |
Tướng Adel Emara - thành viên của CSFA, khẳng định ông vừa nhận được tin báo một số đối tượng quá khích âm mưu đốt tòa nhà Quốc hội, và hiện có một đám đông tại quảng trường Tahrir ở trung tâm thủ đô Cairo sẵn sàng thực hiện âm mưu này.
[Thêm nhiều thương vong vì bạo lực ở thủ đô Cairo].
Thông báo của Tướng Emara được đưa ra trong bối cảnh vừa có thêm một người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh, nâng tổng số người thiệt mạng do xung đột bốn ngày qua lên 11 người.
Các vụ đụng độ giữa người biểu tình chống chính quyền và lực lượng an ninh tiếp tục diễn ra tại thủ đô Cairo đang phủ bóng đen lên quá trình kiểm phiếu sau cuộc bầu cử Hạ viện đợt thứ hai trong hai ngày 14-15/12 vừa qua.
Người biểu tình đòi các tướng lĩnh chuyển giao toàn bộ quyền lực cho một chính phủ dân sự. Tuy nhiên, CSFA cho biết sẽ chỉ chuyển giao quyền lực cho một tổng thống được dân bầu ra vào tháng 6/2012 sau khi kết thúc cuộc tổng tuyển cử hiện nay.
Theo kế hoạch, đợt ba cuộc bầu cử Hạ viện diễn ra ngày 3/1/2012 và bầu bổ sung vào ngày 10/1. Kết quả của cả ba đợt bầu cử dự kiến được công bố vào ngày 13/1/2012. Tiếp sau đó, cử tri Ai Cập cũng sẽ bầu Hội đồng Shura (tức Thượng viện) trong 3 đợt, bắt đầu từ ngày 29/1/2012 và kết thúc vào ngày 11/3.
Quốc hội mới sẽ chịu trách nhiệm soạn thảo Hiến pháp mới để dọn đường cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 6/2012./.
(TTXVN/Vietnam+).
| -1 |
Tổng cộng có tất cả chín người trên chiếc máy bay, trong số này có cựu Giám đốc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) Sean O'keefe. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ ông này có nằm trong số những người thiệt mạng hay không. Ông Mitch Rose, người phát ngôn của gia đình cựu Thượng nghị sỹ Cộng hòa Ted Stevens, nói rằng gia đình đã nhận được tin ông Ted, 86 tuổi, đã bị chết trong vụ rơi máy bay vào tối 9/8. Trong khi đó, Thiếu tá Guy Hayes, người phát ngôn của lực lượng Vệ binh Quốc gia bang Alaska, cho biết lực lượng cứu hộ đã dùng trực thăng đến địa điểm rơi máy bay vào sáng sớm ngày 10/8 và chăm sóc y tế cho những người sống sót. Tuy nhiên, ông này từ chối không cho biết thêm các chi tiết về vụ tai nạn, ngoại trừ khả năng sẽ có thêm nạn nhân tử vong. Ông Ted Lopatkiewicz, người phát ngôn của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB), nói rằng địa điểm xảy ra vụ tai nạn máy bay ở bên ngoài Dillingham ở phía bắc của Vịnh Bristol. Chiếc máy bay mang nhãn hiệu DeHavilland DHC-3T đăng ký với hãng GCI có trụ sở ở Anchorage. Chiếc máy bay này cất cánh hồi 2 giờ chiều ngày 9/8 từ một sân bay của GCI ở gần hồ Nerka và bay về hướng Agulowak Lodge. Chiếc máy bay này bị rơi vào khoảng thời gian 7 giờ tối cùng ngày, tuy nhiên, thời tiết xấu đã cản trở các nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn. Đây là tai nạn máy bay thứ ba trong chưa đầy 2 tuần lễ tại tiểu bang rộng lớn thưa dân này. Thượng nghị sỹ Stevens là một trong hai người sống sót trong vu tai nạn máy bay ở sân bay quốc tế Anchorage năm 1978, khiến cho vợ ông và một số người khác thiệt mạng. Vài năm sau vụ tai nạn máy bay này, ông Stevens đã tái hôn với bà Catherine và có một con gái tên là Lily./. Khắc Hiếu (Vietnam+).
| -1 |
FBNC.
| 0 |
Hãng tin BBC dẫn lời ông Gates cho hay bộ phận hành chính đã ngốn đến 40% ngân sách quốc phòng và ông muốn cắt giảm từ 10 tỉ đến 15 tỉ USD mỗi năm từ bộ phận này để tăng cường cho các chiến dịch trên trận địa. Bộ trưởng so sánh việc chi tiêu của Bộ Quốc phòng hiện nay giống như một giếng dầu đang phun xối xả và cần phải bị khóa lại. Để minh họa cho sự phí phạm và quan liêu của bộ máy hành chính, ông Gates dẫn ví dụ nội chuyện xét duyệt cấp dây dắt chó cho quân đội ở Afghanistan cũng phải cần ít nhất 5 chữ ký của các phòng ban khác nhau ở Lầu Năm Góc mới thông qua được. Ngân sách quốc phòng hiện nay của Mỹ, không tính đến chi phí đổ vào chiến trường Iraq và Afghanistan, đã là 535 tỉ USD. Bộ trưởng Gates muốn tăng lên 549 tỉ USD vào năm tới. Thụy Miên.
| -1 |
Nguồn tin từ Hải quân Trung Quốc cho biết, sau khi được tháo dỡ hết các thiết bị hạt nhân, hôm15/10, tàu ngầm Type 091 lớp Hán trên đã được kéo tới cầu cảng của Bảo tàng Hải quân Trung Quốc ở thành phố Thanh Đảo - nơi tàu sẽ được trưng bày cho công chúng.
Việc cho tàu ngầm trên ngừng hoạt động và xử lý an toàn, triệt để, kỹ lưỡng phế thải hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân cùng các thiết bị khác cho thấy khả năng của Trung Quốc trong việc chế tạo, vận hành, quản lý cũng như cho ngừng hoạt động đối với một tàu ngầm hạt nhân, Hải quân Trung Quốc cho biết trong một thông báo.
Chuyến hải trình hiếm thấy của Type 091 trong đội tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.
Vậy thời gian hoạt động 40 năm có phải là nguyên nhân khiến chiếc tàu này được nghỉ ngơi? Để trả lời câu hỏi này cần quay lại thời điểm con tàu được khởi đóng và công nghệ đóng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc thời đó.
Dự án phát triển tàu ngầm hạt nhân được Trung Quốc manh nha trong những năm 1950, nếu không có sự kiện xung đột với Liên Xô vào những năm 1960, Trung Quốc có thể đã nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô để phát triển tàu ngầm hạt nhân.
Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc được khởi đóng từ năm 1967 song mãi đến năm 1974, chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân đầu tiên lớp Hán Type 091 mới được hoàn thành. Trong việc phát triển tàu ngầm hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân chính là khâu quan trọng nhất quyết định chất lượng con tàu.
Do không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài, nền tảng công nghệ còn hạn chế, động cơ đẩy năng lượng hạt nhân do Trung Quốc sản xuất vẫn tồn tại những vấn đề kỹ thuật chưa thể khắc phục cho đến tận hôm nay.
Việc tàu ngầm hạt nhân lớp Hán đưa vào sử dụng như là một "trò chơi may rủi" nó mang nhiều tính biểu tượng hơn là một hệ thống vũ khí thực thụ. Các báo cáo cho biết, hệ thống lò phản ứng trên tàu ngầm Type 091 quá ồn khi hoạt động, hệ thống che chắn bức xạ hạt nhân hoạt động không hiệu quả.
Các thủy thủ trên tàu ngầm này buộc phải sống chung với bức xạ hạt nhân cao hơn tiêu chuẩn cho phép, ngoài ra, tàu ngầm này không có khả năng phóng tên lửa trong trạng thái ngập nước, đối với tác chiến hải quân hiện đại, việc ngoi lên để phóng tên lửa có thể coi là cửa tử đối với bất kỳ tàu ngầm nào.
Những vấn đề kỹ thuật của lò phản ứng khiến tàu ngầm Type 091 nằm tại cảng nhiều hơn là hoạt động, đến những năm 1990, tàu ngầm Type 091 đã có thể hoạt động nhiều hơn song bức xạ hạt nhân trên tàu chỉ mới được hạn chế chưa thể khắc phục tuyệt đối.
Vì vậy, mặc dù đã trải qua 40 năm có mặt trong Hải quân Trung Quốc nhưng thời gian hoạt động thực tế trên biển của con tàu này có thể chỉ được đếm trên đầu ngón tay. Và có thể đây mới chính là nguyên nhân khiến Trung Quốc thẳng tay loại bỏ Type 091.
Clip Hải quân Trung Quốc khoe cơ bắp.
Tuấn Vũ.
| 0 |
Bộ Ngoại giao Mỹ thông tin đang theo dõi sát sao vụ tấn công hóa học ở thị trấn Douma hôm 7/4 khiến ít nhất 150 người chết.
Theo các thông tin bức ảnh từ nhóm tình nguyện cứu hộ của tổ chức Mũ bảo hiểm trắng đăng tải trên trang Twitter, hàng chục thi thể nằm trong tầng hầm một căn nhà và có thể còn nhiều hơn.
Các cảnh cấp cứu vì vũ khí hóa học ở Syria. Ảnh: Mũ bảo hiểm trắng.
Trong khi đó, Tổ chức cứu trợ y tế Hiệp hội Y tế Mỹ (Sams) cho biết một quả bom khí clo đã đánh vào bệnh viện ở Douma, làm chết 6 người. Một cuộc tấn công khác tiến hành ngay sau đó nhằm vào một tòa nhà là quả bom chứa các "tác nhân hỗn hợp" bao gồm cả các chất độc thần kinh.
Basel Termanini, Phó Chủ tịch Sams cho hay, tổng số người chết trong vụ tấn công là 35. "Chúng tôi đang liên lạc với LHQ, chính phủ Mỹ và các chính phủ châu Âu" - ông nói.
Còn Đài quan sát Syria về Nhân quyền thì cho hay 11 người đã chết và 70 người ở trong tình trạng khó thở tại Douma do bị ngạt khói từ vũ khí thông thường chứ không phải vũ khí hóa học. Cuộc tấn công được tiến hành bởi Chính phủ Syria.
Bộ Ngoại giao Mỹ gọi các báo cáo về thương vong là "khủng khiếp" và sẽ yêu cầu một phản ứng quốc tế nếu được xác nhận.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nhắc lại các cuộc tấn công hóa học trước đây đã được cơ quan cáo buộc do Syria và Nga tiến hành ở thị trấn Khan Sheikhoun thuộc tỉnh Idlib, đồng thời kết luận Chính phủ Syria và Nga - quốc gia đang hậu thuẫn cho Chính quyền của Tổng thống Bashar al- Assad sẽ phải chịu trách nhiệm trước "bất cứ cuộc tấn công nào".
"Lịch sử của chế độ Syria cho thấy họ từng sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường. Nga phải chịu trách nhiệm cuối cùng về việc nhằm mục tiêu tàn bạo vào vô số người Syria vô tội" - Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc.
Mỹ kêu gọi Nga chấm dứt "ngay lập tức" sự ủng hộ chính quyền Syria và "hợp tác với cộng đồng quốc tế để ngăn chặn các cuộc tấn công hóa học ở Syria".
"Chế độ Assad và những người ủng hộ nó phải chịu trách nhiệm trước bất cứ cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học nào" - bà Nauert tuyên bố rõ.
Nhóm Jaish al-Islam đối lập tố Nga sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công hôm 7/4.
Trung tâm truyền thông Ghouta của nhóm nổi dậy Jaish al-Islam thì khẳng định, hơn 1.000 người bị ảnh hưởng, 35 người chết bởi vụ tấn công hóa học hôm 7/4 khi một quả bom được thả xuống từ trực thăng có chứa khí độc thần kinh.
Theo mô tả của nhóm các chiến binh đối lập -Jaish al-Islam thì các lực lượng chính phủ Syria đã bắt đầu cuộc tấn công Douma vào ngày 6/4 sau khi một cuộc ngừng bắn kéo dài 10 ngày sụp đổ vì sự bất đồng trong việc sơ tán các chiến binh phe đối lập.
Bạo lực trở lại ngay sau khi hàng trăm chiến binh phe đối lập và thân nhân của họ đã rời Douma tới các khu vực nổi dậy ở miền bắc Syria.
Đài quan sát nhân quyền Syria tại Anh cho biết, Nga đã thỏa thuận với Quân đội Hồi giáo bằng một danh sách các yêu cầu bao gồm việc giao nộp các vũ khí hạng nặng trong vòng ba ngày, sau đó là giao nộp vũ khí hạng nhẹ và lực lượng chính phủ sẽ rút lui khỏi vùng ngoại ô Douma trong vòng một tuần.
Nga đã hứa với những chiến binh nổi dậy rằng, khi họ giao nộp vũ khí, các cuộc không kích sẽ dừng lại.
Thêm vào đó các tay súng chiến đấu có thể tham gia lực lượng cảnh sát địa phương sẽ được thành lập tại Douma, chủ yếu bao gồm các thành viên của Quân đội Hồi giáo, những người sẽ được trao vũ khí Nga để chiến đấu với các thành viên của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo và các chiến binh liên hệ với al-Qaida.
Phát ngôn viên của nhóm Jaish al-Islam là Hamza Bayraqdar nói với tờ The Associated Press bằng tin nhắn văn bản: "Người Nga đang yêu cầu các đòi hỏi quá đáng khi muốn chúng tôi đầu hàng và tự giao nộp mảnh đất của mình. Đây là điều chúng tôi dứt khoát từ chối".
Syria phủ nhận.
Các phương tiện truyền thông của nhà nước Syria từ chối tiến hành các cuộc tấn công hóa học sau khi các báo cáo bắt đầu xuất hiện, theo Reuters.
SANA đã trích dẫn một nguồn tin chính thức nói rằng các phương tiện truyền thông của các chiến binh đang cố tạo các cuộc tấn công hóa học nhằm cản trở sự tiến quân của quân đội Ả-rập Syria trong lãnh thổ này.
Khi chưa có báo cáo xác minh độc lập về vụ việc, Chính phủ Syria gọi các cáo buộc tấn công hóa học là "bịa đặt".
Quân đội Syria tìm thấy các kho chứa và điều chế vũ khí hóa học của nhóm Jaish al-Islam có nguồn gốc Ả-rập và phương Tây.
Các cáo buộc của phe đối lập và Mỹ đưa ra sau khi hồi tháng trước, quân đội Chính phủ Syria đã phát hiện ra nhà máy hóa chất bí mật được sử dụng bởi các chiến binh đối lập ở Đông Ghouta.
Nhà máy nằm ở thị trấn al-Shefounieh trong khu vực Douma. Trong số các hóa chất độc hại khác, clo được tìm thấy tại khu vực này, hãng tin SANA đưa tin, các bài báo của nhóm chiến binh Jaysh al-Islam cũng đã được phát hiện.
Theo một cơ quan của Syria, các thiết bị công nghệ cao đã được tìm thấy tại nhà máy, điều này cho thấy các chuyên gia châu Âu và Saudi có thể tham gia sản xuất chất độc hóa học sử dụng cho chiến tranh một cách bất hợp pháp.
Tuần trước, các nhà chức trách Syria đã gửi hơn 100 lá thư tới Hội đồng Bảo an LHQ xác nhận rằng, các nhóm khủng bố đã sở hữu các hóa chất và sử dụng chúng để chống lại thường dân.
Sơn Dương.
| -1 |
Bố của Singh, ông Mangelal Singh, anói con trai mình bị thương rất nặng ở tay nên không thể tự treo cổ. Ông cũng nói rằng, con trai mình bị các tù nhân khác cưỡng hiếp và bị lính gác liên tục đe dọa.
Ram Singh cùng bốn nghi phạm trưởng thành khác, trong đó có em trai Mukesh, dự kiến tiếp tục hầu tòa ngày 12-3. Một nghi phạm nữa được xét xử ở tòa án dành cho vị thành niên. Họ đối mặt 13 tội danh, trong đó có giết người, hiếp dâm tập thể, bắt cóc, phá hủy chứng cứ. Nếu bị tuyên là có tội, họ có thể phải đối mặt án tử hình.
Thái An.
Theo Times of India, BBC.
| -1 |
5 nhân viên an ninh đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong một vụ nổ bom được chính quyền gọi là một vụ tấn công khủng bố. Kẻ tấn công đã gài chất nổ vào một chiếc xe máy và cho nó phát nổ tại quận Rukn al-Din thuộc thủ đô Damascus, đài truyền hình quốc gia cho biết.
Mưa bom bão đạn rung chuyển thủ đô Syria.
Ngoài vụ tấn công trên, một vụ nổ bom xe hơi cũng đã xảy ra ngay giữa trụ sở của Bộ Thông tin Syria và tòa án chính của thủ đô Damascus. Hiện tại, chưa có báo cáo nào về tình hình thương vong trong vụ đánh bom xe hơi này.
Trong khi đó, ở phía nam thủ đô, lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad đã trút cơn mưa rocket xuống Yarmouk một khu vực đông dân tị nạn người Palestinian. Một phụ nữ sống gần đó đã đếm được ít nhất 11 cuộc tấn công nhằm vào Yarmouk. Những hình ảnh mà các nhà hoạt động ghi lại được cho thấy, những cột khói nâu khổng lồ cuồn cuộn bốc lên trời sau mỗi đợt tấn công.
"Ít nhất 10 người đã thiệt mạng và 15 người bị thương kể từ khi quân đội tấn công vào khu vực. Có nhiều thi thể cháy xém và những bộ phận cơ thể người nằm rải rác trên đường. Không ai chắc chắn được có bao nhiều người đã chết", người phụ nữ trên cho biết qua điện thoại. Bà yêu cầu được giấu tên vì lo cho sự an toàn của bản thân.
Những người dân khác cho biết, họ đã nghe thấy hàng loạt tiếng nổ rung chuyển và tiếng đạn đì đùng liên tục suốt từ sáng sớm ngày hôm qua.
"Tôi có thể đếm được ít nhất 10 cột khói bốc lên từ các quận phía nam xung quanh khu tị nạn", nhà hoạt động Samir al-Shami cho biết. Theo ông này, xe tăng và quân chính phủ đang thực hiện những cuộc đột kích vào một số quận phía nam.
Quân của Tổng thống Assad đang nỗ lực tái thiết lập quyền kiểm soát hoàn toàn đối với thủ đô Damascus. Lực lượng này đã bắt đầu oanh tạc Yarmouk từ hôm 6/9, có thể là nhằm mục tiêu vào phe nổi dậy. Các chiến binh nổi dậy được cho là đang xâm nhập vào khu tị nạn của người Palestine ở thủ đô Damascus.
"Tại sao họ lại làm vậy? Họ có lợi gì khi tấn công vào một khu tị nạn với nhà cửa và các cửa hàng bánh. Họ đang khiến cho tất cả người dân Syria và Palestine quay lưng lại với họ, một người dân Palestine sống gần Yarmouk cho biết.
Người Palestine ở Syria được cho là đang phân vân không biết nên ủng hộ Tổng thống Assad hay không. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy, ngày càng nhiều người tị nạn Palestine có xu hướng ủng hộ phe nổi dậy.
Kênh truyền hình tin tức khu vực Al Arabiya đã phát đi những hình ảnh sống về một cuộc biểu tình của phe đối lập ở Yarmouk một giờ trước khi quân đội nối lại các cuộc tấn công vào đây.
Mặc dù thủ đô Damascus đang rung chuyển vì cơn mưa bom đạn nhưng chiến trường ác liệt nhất Syria vẫn nằm ở Aleppo thành phố lớn nhất cũng là trung tâm thương mại của Syria. Phe nổi dậy tiếp tục giao tranh với quân chính phủ dù họ đang gặp bất lợi trên chiến trường này. Các chiến binh nổi dậy đang phải chật vật đối phó với những cuộc không kích của máy bay chiến đấu của quân đội Syria.
Hiểu được thế bất lợi của mình trên chiến trường là do sức mạnh không quân của Syria, phe nổi dậy đang áp dụng một chiến thuật mới là tấn công vào các sân bay, căn cứ không quân của chính quyền. Mục đích của phe nổi dậy là ngăn không cho các máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công của Syria cất cánh, thực hiện các cuộc không kích nhằm vào họ. Như thế, phe nổi dậy có thể chặt đứt được sức mạnh của không quân Syria.
Cuộc nổi dậy ở Syria đã kéo dài suốt hơn 17 tháng qua và chưa hề có dấu hiệu dịu đi. Thay vào đó, cuộc nổi dậy này đang biến thành một cuộc nội chiến đẫm máu và khốc liệt. Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở ở London, hơn 23.000 người đã thiệt mạng trong các vụ bạo lực ở Syria trong suốt hơn một năm qua. Khoảng 200.000 người Syria đã rời bỏ nhà cửa, chạy sang các nước láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và Iraq để trốn tránh tình trạng xung đột đáng sợ trong nước.
Theo VnMedia.
| -1 |
Vụ nổ bom bên ngoài một khu ngoại giao đoàn của Ấn Độ ở Nepal. Ảnh: indiatimes.com.
Thiết bị tự tạo trên phát nổ cuối ngày 16/4 (giờ địa phương) tại thành phố Biratnagar, cách thủ đô Kathmandu của Nepal 200 km về phía Đông Nam và giáp biên giới Ấn Độ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ ra tuyên bố cho biết không có người bị thương trong vụ nổ bom này. Đại sứ quán Ấn Độ tại Kathmandu đã liên lạc với Chính phủ Nepal, trong khi giới chức an ninh sở tại đang tiến hành điều tra vụ việc. Cảnh sát địa phương cũng xác nhận không có người bị thương. Hiện chưa có cá nhân hay tổ chức nào thừa nhận là thủ phạm.
Mối quan hệ giữa Nepal và Ấn Độ xuất hiện dấu hiệu rạn nứt sau khi những người biểu tình thuộc cộng đồng sắc tộc thiểu số phong tỏa khu vực biên giới giữa hai nước trong nhiều tháng hồi năm 2015.
Kathmandu cáo buộc New Delhi áp đặt "biện pháp phong tỏa không chính thức" đối với Nepal nhằm ủng hộ nhóm người biểu tình có nền văn hóa, ngôn ngữ và mối liên kết phả hệ gần gũi với Ấn Độ dọc khu vực biên giới trên.
Hồi đầu tháng này, tân Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli đã có chuyến công du Ấn Độ trong một nỗ lực nhằm cải thiện mối quan hệ với quốc gia láng giềng. Hiện Nepal phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung dầu mỏ và nhiều nguồn cung khác từ Ấn Độ.
TTXVN/Báo Tin tức.
| 0 |
Theo Mirror , nghi phạm đầu tiên bị cảnh sát Bỉ bắt giữ trong cuộc bố ráp diễn ra tối 24/6 được xác định là một thanh niên 20 tuổi. Người này được tin rằng bị bắt ở Verviers, một thị trấn thuộc miền đông của Bỉ, trong khi người kia bị cảnh sát tóm tại Tournal (Bỉ), gần biên giới của nước Pháp.
"Còn quá sớm để nói về một cuộc tấn công khủng bố. Hai người bị bắt sẽ phải trải qua cuộc thẩm vấn trước," người đại diện của cảnh sát Bỉ cho biết. Trong khi đó, báo Mirror dẫn nguồn tin từ RTL của Pháp cho biết, cảnh sát đã thực hiện cuộc đột kích nhắm vào các nghi phạm vào rạng sáng ngày thứ bảy.
Cảnh sát Bỉ tuần tra trên đường phố. Ảnh: Getty Images.
Tờ báo Anh (Mirror) còn cho biết, nghi phạm tính "thổi tung" bản thân ở khu vực fanzone, nơi sẽ có hàng ngàn người tụ tập trước những màn ảnh TV trực tiếp các trận.
Tuần rồi, lực lượng cảnh sát chống khủng bố đã bắt giữ 3 người do bị tình nghi giết các CĐV bóng đá tại khu vực fanzone của Euro 2016. Cũng trong cuộc tấn công được cảnh sát chống khủng bố Bỉ thực hiện mới đây, đã có 40 người bị tình nghi dính đến đường dây khủng bố. 12 người trong số này bị tạm giữ qua đêm, tuy nhiên, đã có 9 người được phóng thích.
Thời gian qua, Bỉ được đặt trong mức báo động cao nhất sau khi khủng bố tấn công sân bay ở Brussels và hệ thống ga tàu điện ngầm của thành phố làm 32 người thiệt mạng. Nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ việc.
Nguyên Trí.
| -1 |
Thông tin này đã được phát ngôn viên của Ủy ban điều tra nước Nga, ông Vladimir Markin xác nhận. Theo các cáo buộc mà nhà chức trách Nga đưa ra, ông Dmitry Kamenshchik đã vi phạm vào Điều 238 của Bộ luật Hình sự Nga và bị cáo buộc cung cấp dịch vụ không an toàn, dẫn đến nhiều người thiệt mạng.
16h40 ngày 24-11-2011, những kẻ khủng bố đã cho nổ bom tại sảnh đến quốc tế của sân bay Domodedovo khiến 37 người thiệt mạng và 170 người bị thương.
| -1 |
"Bộ tứ Normandy" đã nhất trí những công việc cần thực hiện trong thời gian tới, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với các phóng viên về cuộc gặp bàn tình hình Ukraine tại Berlin với sự tham gia của các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine, Pháp và Đức.
"Điều thứ nhất, liên quan đến việc thực hiện các hiệp định Minsk. Tất cả các bên tham gia cuộc gặp đã khẳng định rằng, các hiệp định Minsk phải là cơ sở cho việc giải quyết ở đông-nam Ukraine, tất cả đều khẳng định những cam kết theo hiệp định", ông Putin nói sau cuộc đàm phán tại Berlin.
Ngoài ra, Tổng thống Nga cho biết, "bộ tứ" đã xác nhận sẵn sàng mở rộng sứ mệnh OSCE tại Donbass, đặc biệt ở khu vực rút lui và bố trí vũ khí hạng nặng.
Ông cũng lưu ý rằng, các nhà đàm phán mới chỉ quyết định được một phần những vấn đề nhân đạo ở Ukraine. "Đáng tiếc là ở đây đã không thể đạt được nhiều, nhưng các bên bày tỏ sự sẵn sàng giải quyết những vấn đề mang tính nhân đạo," ông Putin tuyên bố tại một cuộc họp báo.
Cuộc đàm phán đã được tổ chức tại Berlin với sự tham gia của các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine, Pháp và Đức. Cuộc họp kéo dài hơn ba giờ.
Kim Ngân.
| 0 |
Thành phố Idlib, Syria bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
"Ngoại trưởng Mỹ và Nga đã thảo luận về những thách thức đang diễn ra tại Syria và mối quan ngại của Washington liên quan đến hoạt động quân sự ở Idlib. Ông Pompeo cũng đề nghị ông Lavrov hỗ trợ nỗ lực cho tổ chức Cấm vũ khí hóa học, cũng như nỗ lực để Syria phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng vũ khí hóa học", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói với phóng viên hôm 23-8.
Idlib là khu vực tránh leo thang căng thẳng ở phía bắc được lập nên theo tiến trình hòa giải Astana. Hầu hết tỉnh này hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy, bao gồm cả nhóm khủng bố Mặt trận al-Nusra.
Trước đó, người đứng đầu Trung tâm hòa giải Nga về các bên tham chiến ở Syria nói rằng, phiến quân hoạt động trong khu vực tránh leo thang ở Idlib tiếp tục bắn phá các khu định cư ở Syria.
Hoàng Nguyễn (Theo Sputnik).
| -1 |
Thủ tướng Anh Theresa May trong bài phát biểu ở London ngày 9/6. Ảnh: EPA/TTXVN.
Các dự luật bao gồm Dự luật Hủy bỏ lớn và các dự luật riêng rẽ về thuế quan, thương mại, nhập cư, ngư nghiệp và nông nghiệp. Nữ hoàng Elizabeth tuyên bố Dự luật Hủy bỏ lớn sẽ bãi bỏ Đạo luật năm 1972 về các cộng đồng châu Âu (ECA), bộ luật được cho là có vai trò nền móng đối với tư cách thành viên EU của Anh.
Trong bài phát biểu, Nữ hoàng Elizabeth nhấn mạnh: Ưu tiên của chính phủ của tôi là đảm bảo một thỏa thuận tốt nhất có thể khi Anh rời khỏi EU. Bà nêu rõ chính phủ sẽ tìm cách xây dựng sự đồng thuận rộng rãi nhất có thể đối với tương lai của đất nước bên ngoài EU, trong bối cảnh tồn tại chia rẽ trong Nội các của bà liên quan tới chiến lược nào tốt nhất.
Cũng trong bài phát biểu, Nữ hoàng Elizabeth đã không đề cập tới chuyến thăm đã được lên kế hoạch từ trước của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Anh vào cuối năm nay, động thái làm dấy lên hoài nghi liệu chuyến thăm có diễn ra hay không.
Trước đó truyền thông cho hay nhà lãnh đạo Mỹ không còn muốn tới Anh vì sự phản đối của dư luận Anh đối với chuyến thăm này, sau khi một đơn kiến nghị hủy bỏ chuyến thăm nhận được hơn 1,8 triệu chữ ký ủng hộ. Tuy nhiên, một người phát ngôn của Thủ tướng May thì cho rằng: "Chuyến thăm chưa được đề cập trong bài phát biểu của Nữ hoàng vì chưa ấn định ngày cụ thể".
TTXVN/Tin Tức.
| 0 |
Ông Al-Baghdadi Al-Mahmoudi - Ảnh: Reuters.
Sau phán quyết ngày 25.11, ông Al-Baghdadi Al-Mahmoudi có thể được đưa trở lại Libya, chỉ còn chờ sự phê duyệt của chính phủ và tổng thống Tunisia.
Trước đó vào ngày 8.11, Tòa sơ thẩm Tunisia đã ra phán quyết dẫn độ ông Al-Baghdadi Al-Mahmoudi về Libya, nhưng các luật sư của ông này đã kháng cáo.
Chính quyền mới ở Libya khi đó đã yêu cầu Tunisia dẫn độ ông Al-Mahmoudi về nước.
Các luật sư của cựu Thủ tướng Libya lo ngại thân chủ của họ sẽ gặp nguy hiểm chết người khi trở về Libya, nơi quân nổi dậy lật đổ chính phủ của ông hồi tháng 8. Cuối tháng 10, nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị bắt sống nhưng sau đó thiệt mạng trong một hoàn cảnh không rõ ràng.
Chính phủ lâm thời Tunisia đã từ chức và một chính phủ mới đang được thành lập.
Tunisia và Libya bị ràng buộc bởi một hiệp định dẫn độ được ký vào năm 1961.
Khang Huy.
| 0 |
Chính phủ Nhật vừa quyết định chi 40 tỷ USD mua khoảng 100 máy bay chiến đấu trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc ngày càng leo thang ở biển Hoa Đông.
Một chiếc F-35 phiên bản Nhật Bản. Ảnh: Air force world.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết Tokyo sẽ tiếp xúc đồng thời với các tập đoàn vũ khí Nhật và nước ngoài vào đầu tháng 7 để bàn bạc về hợp đồng mua hơn 100 máy bay chiến đấu của nước này, theo Reuters.
Theo các nguồn tin quân sự giấu tên, hai công ty của Mỹ là Boeing và Lockheed Martin cùng tập đoàn công nghiệp Mitsubishi của Nhật Bản đã được mời tham gia vào dự án, có tên gọi chương trình máy bay chiến đấu F-3, với mục tiêu trang bị cho quân đội Nhật các chiến đấu cơ thuộc loại hiện đại nhất.
Các chiến đấu cơ này sẽ thay thế các máy bay chiến đấu đa năng F-2 của Mitsubishi hiện nay để phối hợp hoạt động cùng các tiêm kích F-35 của Lockheed mà Nhật đã đặt hàng và tiêm kích F-15J mà nước này đang nâng cấp.
Ngoài Boeing và Lockheed, các tập đoàn như Eurofighter, BAE Systems PLC và Leonardo Finmeccanica SpA vốn chế tạo máy bay chiến đấu Typhoon, và Saab AB của Thụy Điển, cũng là những đối tác tiềm năng.
Với giá trị lên tới 40 tỷ USD, chương trình F-3 là hợp đồng máy bay quân sự đắt giá nhất của Nhật gần đây, được khởi động trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng tỏ ra quyết đoán trên biển. Hiện, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc vẫn tụt hậu so với các máy bay của Mỹ và đồng minh, nhưng các chuyên gia quân sự cho rằng việc Bắc Kinh tăng cường sức mạnh hải quân là nguyên nhân dẫn đến một chính sách an ninh mạnh mẽ hơn của Nhật dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe.
Theo VNE.
| 0 |
Tổng thống Nga Putin và cựu Tổng thống Obama.
Giải thưởng Pulitzer được trao cho các phóng sự chuyên đề về những nỗ lực của ông Vladimir Putin nhằm mở rộng thế lực của Nga ở nước ngoài. Theo ban tổ chức xét thưởng, những bài viết này đã có ảnh hưởng lớn trong việc hình thành chương trình nghị sự báo chí và định hướng tin tức về hành động của Moscow. Tuy nhiên, chính quyền Nga có thể không mấy hài lòng về các giải thưởng này.
Pulitzer là một trong những giải thưởng sáng giá nhất trong ngành báo chí cũng như văn học, âm nhạc và sân khấu thế giới.
Hòa Bình.
| 0 |
Nhiều bên tỏ ra quan ngại khi một học giả Đài Loan đề xuất hợp tác với Trung Quốc đại lục để bảo đảm chủ quyền trên biển Đông.
Tờ Taipei Times ngày 17.6 dẫn lời ông Phan Triệu Dân thuộc Hội Quản lý phòng vệ và chiến lược (AMDS) của Đài Loan cho rằng đảo này nên hợp tác với Bắc Kinh về quân sự và các vấn đề khu vực. Ông Phan lập luận rằng việc Trung Quốc kiểm soát đảo Phú Lâm, đảo lớn thuộc quần đảo Hoàng Sa, còn Đài Loan kiểm soát đảo Ba Bình, đảo lớn nhất ở Trường Sa, sẽ là cơ sở hoàn hảo để hai bên hợp tác. Cả Phú Lâm lẫn Ba Bình đều thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc và Đài Loan chiếm đóng trái phép.
Trước đó, Taipei Times dẫn lời một số học giả khác cho rằng dù ủng hộ nỗ lực cải thiện quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan, giới chức Mỹ vẫn lo ngại khả năng Đài Loan và Trung Quốc hợp tác quân sự trong tranh chấp ở biển Đông. Ngoài ra, nhà nghiên cứu Diêu Trung Nguyên cũng thuộc AMDS nhận định khó có khả năng Đài Loan và Trung Quốc đàm phán về chính trị và quân sự do vẫn còn nhiều bất đồng.
Văn Khoa.
>> Nhật phát hiện tàu chiến Trung Quốc thử nghiệm UAV.
>> Đến lượt Triều Tiên bắt giữ tàu cá Trung Quốc.
>> Trung Quốc chỉ trích Mỹ lập căn cứ quân sự ở Úc.
>> Ngang nhiên thâu tóm biển Đông.
>> Mỹ sắp điều thêm tàu chiến đến biển Đông.
| -1 |
Số người thiệt mạng do động đất ở Ấn Độ lên tới 50 người Nhật Bản lại rung chuyển vì động đất Ngày 19/9, 4 trận động đất xảy ra liên tiếp ở khu vực Đông Nam Guatemala, làm rung chuyển nhiều tòa nhà ở thủ đô. Theo cơ quan cứu hộ khẩn cấp Guatemala, các trận động đất xảy ra ở vùng Santa Rosa, có cường độ mạnh từ 4,7 - 5,8 độ richter, trong đó mạnh nhất là trận động đất xảy ra ở độ sâu 39 km, cách thủ đô Guatemala hơn 50 km về phía Đông Nam. Động đất khiến hơn 400 người phải sơ tán, gây mất điện và dịch vụ viễn thông tại nhiều địa phương. Một người dân cho biết: Động đất rất mạnh. Chúng tôi đã phải rời khỏi nhà để tìm đến nơi an toàn, trong khi việc đi lại cũng rất nguy hiểm do các bức tường xung quanh đây có thể bị sụp đổ. Trước khi xảy ra loạt trận động đất nói trên, Guatemala đã hứng chịu nhiều trận mưa lớn, gây sạt lở đất tại nhiều nơi. Theo Viện nghiên cứu động đất, khí tượng và thủy văn quốc gia Guatemala, khu vực Santa Rosa được biết đến như một "cái nôi" động đất của nước này, với khoảng 4.000 trận động đất cấp độ nhẹ xảy ra trong vài tháng trở lại đây./.
| -1 |
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. (Ảnh: AFP/TTXVN).
AFP đưa tin, tối 3/3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết ông phản đối cuộc tổng tuyển cử sớm, trong bối cảnh các cuộc điều tra tham nhũng nhằm vào ông làm dấy lên nhiều đồn đoán về tương lai của nhà lãnh đạo Israel này.
Truyền thông Israel đã nêu lên khả năng một cuộc bầu cử diễn ra vào tháng Sáu tới, do các cuộc điều tra tham nhũng có thể làm suy yếu khả năng thống nhất liên minh cánh hữu của ông Netanyahu.
Phát biểu với báo giới trước khi có chuyến thăm tới Mỹ, ông Netanyahu nêu rõ: Không có lý do nào để điều này xảy ra nếu có thiện chí. Đối với tôi, thiện chí là có. Tôi hy vọng các đối tác (liên minh) khác cũng có thiện chí.
Dự kiến, Thủ tướng Israel sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong ngày 5/3 tại Nhà Trắng và sẽ có bài phát biểu trước nhóm vận động hành lang ủng hộ Israel mang tên AIPAC trong ngày 6/3 tới.
Trước đó, ngày 2/3 vừa qua, cảnh sát Israel đã bắt đầu thẩm vấn Thủ tướng Netanyahu do những cáo buộc tham nhũng liên quan tới công ty viễn thông Bezeq.
Ông Netanyahu, đang vướng vào hai vụ bê bối tham nhũng khác, đã phủ nhận mọi cáo buộc trên./.
(Vietnam+).
| 0 |
Động thái mới nhất của Mỹ nhằm gia tăng sức ép lên Tehran sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đưa ra những quan ngại mới về khả năng có thiên hướng quân sự trong chương trình hạt nhân của Tehran. Một quan chức Mỹ cho biết Bộ Tài chính Mỹ cũng đã coi Iran là "khu vực quan ngại chính về rửa tiền.".
Trong một tuyên bố bằng văn bản, Tổng thống Obama nêu rõ Iran "đã chọn con đường cô lập với cộng đồng quốc tế... Chừng nào Iran còn tiếp tục đi theo con đường nguy hiểm này, Washington sẽ còn tiếp tục tìm các biện pháp, cả trong phối hợp với các đối tác của chúng ta, cũng như thông qua hành động riêng rẽ, nhằm cô lập và tăng cường gây sức ép lên chế độ Iran.".
Ông Obama cho hay Mỹ, Canada và Anh đang loại Iran khỏi các hệ thống tài chính của các nước này, đồng thời khuyến khích các nước khác cũng làm như vậy. Theo ông, toàn bộ ngành ngân hàng của Iran, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương, là mối đe dọa đối với các chính phủ hoặc các định chế tài chính đang kinh doanh với các ngân hàng của Iran.
Cùng ngày, Pháp cũng lên tiếng kêu gọi các đối tác quốc tế của nước này lập tức áp đặt lệnh phong tỏa đối với tài sản của Ngân hàng Trung ương Iran và cấm vận dầu mỏ nhằm gia tăng áp lực buộc Tehran phải từ bỏ chương trình hạt nhân.
Trong một tuyên bố, Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết những đề xuất "áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chưa hề có tiền lệ" đã được chuyển tới lãnh đạo các nước Anh, Canada, Đức, Nhật Bản và Mỹ cũng như các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU)./.
(Vietnam+).
| -1 |
4 năm đã trôi qua nhưng rất nhiều người Nhật vẫn chưa thể về nhà.
Xem clip:
Nguồn: BBC.
Minh Hân.
| -1 |
Tất cả những nhân vật quan trọng của tổ chức này hoặc là bị giết hoặc là bị bắt giam: Anwar al - Awlaki, một thủ lĩnh Hồi giáo mang hai dòng máu Yemen và Mỹ, một trong những "nhà tuyển dụng" cao cấp nguy hiểm nhất của al - Qaeda bị giết 4 tháng sau Bin Laden; Tư lệnh chiến trường Abu Musab al - Zarqawi, người lập kế hoạch tác chiến Abu al - Libi Layth, chuyên gia vũ khí hóa học Abu Khabab al - Masri và Giám đốc tài chính Saeed al - Masri; ngay cả lái xe, bảo vệ và con trai của Bin Laden cũng đã bị giết. Theo đó, sự hiện diện quân đội của Mỹ tại Iraq được cho là nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bố cũng đã kết thúc.
Lực lượng ủng hộ Chính phủ Syria bên thi thể các tay súng được cho là phiến quân IS tại thị trấn Safireh. Ảnh: AFP/TTXVN.
Tuy nhiên, chủ nghĩa khủng bố không phải là vấn đề về thủ lĩnh hay động cơ của chúng, mà là về một hệ tư tưởng được thúc đẩy bởi những người thuyết giảng, nhân vật quyền lực, người hướng dẫn và các tín đồ của chủ nghĩa cực đoan. Những kẻ này còn nguy hiểm hơn Bin Laden và al - Zarqawi bởi chúng có khả năng "sản sinh" ra các thế hệ lãnh đạo và các tổ chức với các khẩu hiệu khác nhau và ở các khu vực khác nhau. Chúng đã tạo ra Abu Bakr al - Baghdadi để thay thế Bin Laden và Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria để thay thế al - Qaeda. Syria đã trở thành một chiến trường mới và các video của Bin Laden đã được thay bằng cách dùng các trang mạng xã hội "Twitter", "Facebook" và "WhatsApp".
Các cuộc tấn công khủng bố đã bắt đầu tái diễn nhưng "hậu duệ" của các nhóm khủng bố dường như có sự khác biệt so với "bậc tiền bối" khi không chỉ phát triển về quy mô mà còn có thêm nhiều chuyên gia và có tầm ảnh hưởng cũng lớn hơn. Bọn khủng bố đã "hạ gục" một chiếc máy bay dân sự của Nga trên bán đảo Sinai bằng cách gài bom và thực hiện một loạt cuộc tấn công khủng bố đẫm máu ở Paris (Pháp) hôm 13/11 vừa qua. Một chi nhánh khủng bố ở Nigeria đã vượt qua biên giới Mali và bắt giữ con tin ở khách sạn Radisson Blu tại thủ đô Bamako. Sau đó, IS tuyên bố đã bắt giữ và hành quyết một con tin người Trung Quốc và đe dọa tiến hành các hoạt động khủng bố mới tại Mỹ...
Các cuộc tấn công khủng bố đã bắt đầu tái diễn nhưng "hậu duệ" của các nhóm khủng bố dường như có sự khác biệt so với "bậc tiền bối" khi không chỉ phát triển về quy mô mà còn có thêm nhiều chuyên gia và có tầm ảnh hưởng cũng lớn hơn.
Nhà báo Abdulrahman al - Rashed đưa ra 5 sai lầm nghiêm trọng khiến chủ nghĩa khủng bố hồi sinh: Sai lầm nghiêm trọng nhất là nhiều người nghĩ rằng đã hiểu về chủ nghĩa khủng bố mới, với việc tin rằng một tổ chức khủng bố sẽ bị sụp đổ cùng với cái chết của thủ lĩnh. Sai lầm thứ hai là "quá tin" vào các tuyên bố của khủng bố. Lịch sử chứng minh al - Qaeda đã sinh ra 6 năm trước khi cuộc xâm lược Iraq diễn ra và tổ chức này đã lớn mạnh hơn sau khi Mỹ rút quân. Sai lầm thứ ba là giải pháp rút khỏi khu vực khủng hoảng, cụ thể là Mỹ đã rút quân khỏi Iraq và từ chối tham gia các hoạt động quân sự tại Syria. Sai lầm thứ tư là tham gia các "trò chơi giáo phái" bằng cách hỗ trợ người hồi giáo theo dòng Shi'ite hay Sunni chống nhau. Sai lầm thứ năm và quan trọng nhất là dùng phương pháp khoan dung với những tư tưởng cực đoan - đây được coi là một vấn đề lớn và là nguồn gốc sức mạnh của chủ nghĩa khủng bố.
Theo một số nhà nghiên cứu, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ngày nay chính là chủ nghĩa phát xít trước đây khi dựa trên các khái niệm về phân biệt đối xử và tư tưởng loại bỏ. Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan dựa trên lòng trung thành tuyệt đối với một ý thức hệ mù quáng và lòng thù hận, thù địch chống lại những người khác, kể cả người Hồi giáo. Do đó, theo quan điểm của nhà báo Abdulrahman al - Rashed, muốn loại bỏ al - Qaeda, IS, Boko Haram hay al - Shebab... trước hết cần tìm hiểu kỹ ý thức hệ của chúng và sau đó là những biện pháp cứng rắn và lâu dài.
Mạnh Hùng (Theo trang tin "Al Arabiya News").
| -1 |
Việc phát triển tên lửa của Triều Tiên không hề vi phạm bất cứ thỏa thuận quốc tế nào bởi Bình Nhưỡng không hề triển khai các vụ thử tên lửa, tổng biên tập tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc Viktor Murakhovsky giải thích.
Trước đây Triều Tiên thử nghiệm các loại tên lửa có thể phóng tới Mỹ. Theo các thỏa thuận đạt được với Mỹ, CHDCND Triều Tiên ngừng thử vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, tuy nhiên Bình Nhưỡng không hề hứa chuyện phá hủy chúng. Triều Tiên đang phát triển tên lửa nhưng không thử các loại vũ khí này, vì thế không vi phạm các thỏa thuận quốc tế, RIA Novosti dẫn lời ông Murakhovsky.
Tên lửa Hwasong-15 của Triều Tiên rời bệ phóng. (Ảnh: KCNA).
Sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều ngày 12/6, ông Donald Trump và ông Kim Jong-un đồng ý về việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, tuy nhiên không có bất cứ thỏa thuận nào về thời điểm cụ thể và chi tiết về tiến trình này. Sau khi gặp ông Kim Jong-un, ông Trump tuyên bố Triều Tiên không còn là mối đe dọa hạt nhân với Mỹ.
Triều Tiên phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri vào ngày 24/5 theo đúng cam kết trước đó, đồng thời Bình Nhưỡng không hề thực hiện thêm bất cứ vụ thử tên lửa đạn đạo nào trong năm 2018. Lần cuối cùng Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo liên lục địa là vào ngày 29/11/2017, tên lửa Hwasong-15 được phóng thành công từ bãi thử nằm ở khu vực ngoại ô thành phố Pyongsong, tỉnh Nam Pyongan.
Video: Triều Tiên thử nghiệm tên lửa Hwasong.
(Nguồn: RIA Novosti).
Nguyễn Tiến.
| 0 |
Theo Le Figaro, cuộc chiến do phe đối lập phát động chống chính phủ Xyri có thể xem như "Mùa xuân Arập" ở nước này. Cuộc chiến đã kéo dài một năm rưỡi, khiến nhiều người thiệt mạng mỗi ngày và làm cho phương Tây sôi sục khi nói đến cái gọi là các giá trị tự do, dân chủ bị xâm phạm. Ẩn sau đó là một cuộc chiến khác, thầm lặng hơn trên mặt trận ngoại giao, do các cường quốc dẫn đầu nhằm tiến hành một cuộc chiến ủy nhiệm trên đất Xyri. Cuộc chiến thứ hai này không xuất hiện trên truyền hình, không đặt ra những ưu tiên về giá trị đạo đức, nhân quyền. Và đó là cuộc chiến giành giật các lợi ích chiến lược và kinh tế.
Dẫn đầu trong cuộc chơi chiến lược này là sự đối đầu giữa Iran với thành phần dân tộc chủ yếu là người Hồi giáo theo dòng Shi'ite (đồng minh của Xyri) và Arập Xêút, chủ yếu là người Hồi giáo dòng Sunni (ủng hộ phe nổi dậy ở Xyri). Trên thực tế, Arập Xêút muốn quay trở lại vai trò lãnh đạo thế giới Hồi giáo. Iran, vốn chịu sức ép của phương Tây vì các biện pháp trừng phạt trong 30 năm qua, vẫn muốn là một trong những nước mới nổi được tính đến và có tham vọng củng cố vị thế trong khu vực. Đây là cuộc đối đầu gián tiếp giữa hai nước lớn trong khu vực ở Xyri. Theo chuyên gia về Iran, Bernard Hourcade, là đồng minh chính của chính phủ Xyri hiện nay, Iran đã làm tất cả để tránh sự sụp đổ của chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Trong trường hợp chế độ này sụp đổ, sự ủng hộ tài chính và vũ khí của Iran cho lực lượng Hezbollah, cho chính quyền ở Libăng có nguy cơ mất trắng. Không ai có thể nói trước rằng chính quyền mới theo dòng Sunni ở Xyri có thể đảm bảo các lợi ích của Iran trong khu vực.
Nếu Têhêran mất đi ảnh hưởng ở Xyri và Libăng, Arập Xêút và Thổ Nhĩ Kỳ có thể nhân cơ hội đó mà tạo ra một khu vực của người Sunni giữa thế giới của người Shi'ite, chống lại những tham vọng của Iran trong khu vực. Hơn nữa, Irắc có thể bị cuốn theo xu thế của lực lượng theo dòng Sunni. Chuyên gia Bernard Hourcade cho rằng đối với Iran, nước đã trải qua cuộc chiến 8 năm với Irắc, một sự thay đổi như vậy có thể tạo nên nguy hiểm chiến lược trước mắt. Vì thế, Têhêran không có sự lựa chọn nào khác là giúp Đamát chống lại các nhóm Hồi giáo theo dòng Sunni.
Cánh tay sắt ngoại giao thứ hai đang chống lại Nga, đồng minh của Xyri, là Mỹ và các đồng minh phương Tây. Các nhà lãnh đạo Nga có lợi ích kinh tế trong khu vực, khi họ bán vũ khí cho Xyri và có căn cứ hải quân ở Tartus (Xyri). Mátxcơva coi chính quyền Bashar al-Assad là thành trì chính chống lại chủ nghĩa Hồi giáo và nghi ngại rằng sự nổi lên của các nhóm cực đoan ở Xyri sẽ tạo cảm hứng cho những cuộc bạo loạn mới ở Caucasus và Trung Á, khu vực ảnh hưởng của Nga.
Hơn nữa, Nga đặc biệt quan tâm đến Xyri nhằm tăng cường vị thế nước lớn của họ và tránh để mất đi những ảnh hưởng trước đây tại Trung Đông. Xyri giúp mang lại cơ hội cho Nga chống lại ảnh hưởng của phương Tây ở Trung Đông.
Trong cuộc chơi này, Nga đã kéo Trung Quốc về phe mình. Trung Quốc không muốn một hành động can thiệp quân sự mới ở Xyri xâm phạm các nguyên tắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Bắc Kinh muốn duy trì quan hệ với Mátxcơva nhằm nhận được sự ủng hộ của Nga đối với vấn đề mà Trung Quốc xem là một ưu tiên, như trường hợp Mianma. Tuy nhiên, cũng giống như Mỹ ở Libi, Bắc Kinh lùi lại phía sau trong cuộc đối đầu ở Xyri, để Mátxcơva giữ vị trí tranh đấu trên tuyến đầu tại HĐBA LHQ.
Đối mặt với những toan tính của các cường quốc mới nổi, Mỹ đang trong giai đoạn vận động tranh cử tổng thống, và châu Âu tỏ ra tương đối kín đáo, thận trọng. Tuy nhiên, phương Tây đang có những nước cờ được giấu kín, một trong số đó là cách xử sự với Iran. Theo Le Figaro, chương trình hạt nhân và chính sách ngăn chặn Iran quan trọng hơn so với nền dân chủ của Xyri. Vậy nên, sự suy yếu của Đamát có thể góp phần làm suy yếu Têhêran. Và phương Tây đang nỗ lực để thực hiện điều đó.
Trung Dũng (P/v TTXVN tại Pháp).
| -1 |
Trong một bài đăng trên Facebook, cựu giám đốc điều hành của tập đoàn công nghệ Hewlett-Packard bà Carly Fiorina đã tuyên bố sẽ dừng tranh cử.
Trong khi đó, thống đốc bang New Jersey - Chris Christie cũng đã thông báo ý định rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng của mình sau cuộc bầu cử sơ bộ ở bang New Hampshire, theo USA Today.
"Việc lựa chọn cho cuộc bầu cử là những lời hứa y hệt nhau mà không có gì thay đổi. Tôi sẽ không ở lại và im lặng" - bà Fiorina nói. Bà nhấn mạnh sẽ tiếp tục "các ý định đi du lịch khắp đất nước và giúp những người Mỹ mà không hài lòng với các các vấn đề của đất nước".
Tuy nhiên, ông Christie chỉ công bố quyết định của đội ông. Theo The Washington Post, ông đã tổ chức một cuộc họp với các thành viên của đội. New York Times cho biết ông Chris Christie dự kiến cũng sẽ tuyên bố dừng cuộc đua vào Nhà Trắng trong ngày 10-2 (giờ Mỹ).
Hai ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa bà Carly Fiorina và ông Chris Christie. (Ảnh: Rushincrash).
Về phía đảng Cộng hòa, Christie giữ vị trí thứ sáu trong cuộc bầu cử sơ bộ ở bang New Hampshire trong khi bà Fiorina đứng thứ bảy.
Như vậy, hiện tại vẫn còn 7 ứng cử viên đảng Cộng hòa đang tiếp tục đường đua. Tuy nhiên, nếu thống đốc bang New Jersey ông Chris Christie đưa ra tuyên bố dừng tranh cử chính thức thì sẽ còn 6 ứng viên đảng Cộng hòa tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng.
Đối với đảng Cộng hòa, hiện tỷ phú Donald Trump đang chiếm ưu thế trong khi ứng viên sáng giá nhất của đảng Dân chủ là cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ được tổ chức vào ngày 8-11 năm nay.
Bảo Anh.
| 0 |
Shamsiddin Abdumolah, người phát ngôn Hội đồng dân tộc chuyển tiếp của lực lượng nổi dậy, cho hay: "Mọi người phải được xuống đường bày tỏ ý kiến và các binh lính phải trở về doanh trại của mình.". Ông Abdumolah cho biết các nhà trung gian hòa giải cấp cao của Liên minh châu Phi, người đã gặp các quan chức chính phủ nước này ở thủ đô Tripoli một ngày trước đó, dự kiến sẽ tới thành phố Benghazi, thành lũy của phe nổi dậy, trong vài giờ nữa. Tuy nhiên, ông này từ chối cho biết thêm chi tiết về hoạt động của các nhà trung gian hòa giải vì lý do an ninh./. (Vietnam+).
| 0 |
Thủ tướng Anh Theresa May. (Ảnh: THX/TTXVN).
Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố bà sẽ nỗ lực để "tìm ra cách hữu hiệu nhất" nhằm phá vỡ tình trạng bế tắc hiện nay trong tiến trình đàm phán về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit.
Phát biểu tại Hạ viện Anh ngày 22/10, Thủ tướng May cho biết 95% các điều khoản của thỏa thuận Brexit đã được hai bên nhất trí, đồng thời thừa nhận vấn đề đường biên giới Ireland hiện là trở ngại lớn nhất.
Người đứng đầu Chính phủ Anh nêu rõ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Anh là điều vô cùng quan trọng, do vậy bà có nghĩa vụ tìm ra giải pháp để giữ đường biên giới Ireland mở và đảm bảo không có rào chắn nào mới dựng lên giữa Bắc Ireland với phần còn lại của nước Anh.
Thủ tướng May thông báo tiến trình đàm phán vẫn đang đi đúng hướng với các vấn đề như quy chế vùng lãnh thổ hải ngoại Gibraltar và các căn cứ không quân của Anh tại Cộng hòa Cyprus sẽ được giải quyết trong những ngày tới.
Bà cũng bác bỏ những lời kêu gọi yêu cầu tiến hành trưng cầu ý dân một lần nữa về vấn đề Brexit, nhấn mạnh rằng đó là "phiếu của các chính trị gia" chứ không phải "lá phiếu của người dân.".
Về khả năng kéo dài thời kỳ chuyển đổi, Thủ tướng May cho rằng đây là điều "không mong muốn" do Anh có thể sẽ phải tiêu tốn thêm hàng tỷ bảng trong thời gian này, song đó là điều cần thiết để Anh và EU có thêm thời gian nhất trí về quan hệ đối tác kinh tế trong tương lai. Theo bà, thời kỳ này sẽ phải kết thúc trước tháng 5/2022.
Trước đó, ngày 17/10, nhằm tháo gỡ bế tắc trong các cuộc đàm phán liên quan vấn đề đường biên giới giữa vùng lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Anh và thành viên EU Ireland sau Brexit, giới chức EU đã để ngỏ khả năng kéo dài thời kỳ chuyển tiếp thêm một năm.
Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier đã chia sẻ ý tưởng kéo dài quá trình chuyển tiếp Brexit đến năm 2021, thay vì kết thúc vào năm 2020 như kế hoạch. Mục đích của việc kéo dài này là để giới chức hai bên có thêm thời gian thương lượng về thỏa thuận thương mại trong tương lai sau khi London rời khỏi "mái nhà chung," cũng như tìm ra một giải pháp đối với vấn đề đường biên giới Ireland.
Theo dự kiến, nước Anh sẽ rời EU vào ngày 29/3/2019, tuy nhiên nguy cơ xảy ra kịch bản Brexit không thỏa thuận đang lộ rõ khi tới nay hai bên vẫn chưa dàn xếp được bất đồng về vấn đề đường biên giới Ireland.
Lãnh đạo 27 nước EU cũng đã quyết định tạm hoãn kế hoạch chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Brexit vào tháng 11 tới do hai bên chưa đạt tiến bộ trong vấn đề này.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, những người đứng đầu phe chống lại "Kế hoạch Checquers" của Thủ tướng May trong đảng Bảo thủ đã tuyên bố sẽ "hoàn toàn ủng hộ" Thủ tướng May và khẳng định bà May sẽ là vị thủ tướng đưa nước Anh ra khỏi EU vào cuối 3/2019.
Lời tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh báo chí Anh những ngày gần đây đăng tải những câu chỉ trích nặng nề của một số thành viên đảng này nhằm vào Thủ tướng Theresa May.
Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox cho rằng các nghị sỹ của đảng Bảo thủ cần để cho Thủ tướng May có "không gian để hoàn thành sứ mệnh đàm phán" và ông cũng cho rằng "thật khó để vừa phải đàm phán với EU, vừa phải đàm phán với chính những người trong đảng của mình"./.
Diễm Quỳnh-Thanh Phương (TTXVN/Vietnam+).
| 0 |
Giám đốc Tổ chức An ninh và hợp tác châu ÂU OSCE, Ngoại trưởng Thụy Sỹ Didier Burkhalter.
i24 News TV ngày 9/11 đưa tin, Tổ chức An ninh và hợp tác châu ÂU (OSCE) cho biết, họ đặc biệt quan ngại trước động thái hàng loạt xe tăng, trọng pháo và lực lượng quân sự "lạ" đang di chuyển vào miền Đông Ukraine hỗ trợ lực lượng ly khai thân Nga.
Báo cáo của OSCE được công bố 1 ngày sau khi quân đội Ukraine cáo buộc lực lượng lớn xe tăng và vũ khí hạng nặng của Nga đã tràn qua biên giới tiến vào khu vực do lực lượng ly khai kiểm soát. Moscow đã phủ nhận việc tham gia vào cuộc chiến ở miền Đông, mặc dù vẫn công khai ủng hộ lực lượng ly khai.
Theo OSCE, tổ chức này đã phát hiện thấy hơn 40 xe tải chở quân và chở dầu cơ động trên đường cao tốc ở ngoại ô phía Đông Makiika. Trong số này có 19 xe tải lớn loại Kamaz và không có biển số hay phủ hiệu chở theo pháo 122 ly và 15 chiếc xe tải loại Kraz vận chuyển quân mặc đồng phục xanh đậm không mang phù hiệu. Ngoài ra còn có 6 chiếc xe chở nhiên liệu và 1 xe bọc thép.
Trong một báo cáo riêng biệt khác, OSCE cho biết họ phát hiện được một đoàn 9 xe tăng, bao gồm 4 chiếc T-72 và 5 chiếc T-64 di chuyển về phía Tây Nam Donetsk mà không rõ tới chính xác địa chỉ nào.
Ngoại trưởng Thụy Sỹ kiêm Giám đốc OSCE Didier Burkhalter cho biết ông rất lo ngại về sự bùng phát bạo lực ở miền Đông Ukraine. Ông kêu gọi tất cả các bên hành động có trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn của mình để tiếp tục củng cố thỏa thuận ngừng bắn.
| -1 |
Boeing đã được trao một hợp đồng trị giá 667,5 triệu USD nhằm sản xuất 24 trực thăng tấn công AH-64E Apache cho Qatar, cùng với đó là các loại radar và thiết bị hỗ trợ tấn công mặt đất, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
Việc chế tạo những chiếc máy bay này sẽ được thực hiện ở Mesa, Arizona với thời gian hoàn thành dự kiến là ngày 31-5-2020.
Apache là trực thăng tấn công rất nổi tiếng của Mỹ.
Apache là một trong những loại máy bay trực thăng tấn công hiện đại nhất hiện nay. Chúng có thể hoạt động ở mọi địa hình, cả ban ngày lẫn ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, phi công còn được trang bị mũ lái có hệ thống quan sát thuận lợi cho việc chiến đấu.
Trực thăng Apache được quân đội Mỹ biên chế hoạt động từ năm 1986, có tốc độ bay tối đa 276 km/giờ, với tầm bay 476 km. Chúng được trang bị pháo 30mm, cùng với các loại tên lửa tự động và tên lửa điều khiển được gắn ở 4 móc treo 2 bên.
Điểm nổi bật là máy bay được trang bị Radar APG-78 Longbow, nên chúng có thể theo dõi đồng thời 128 mục tiêu trên không và trên mặt đất trong khu vực rộng 55 km2.
| 1 |
HMAS Warramunga là tàu hộ tống mang tên lửa dẫn đường của Hải quân Úc.
Tàu HMAS Warramunga đến Việt Nam với 25 sĩ quan và 155 thủy thủ. Trong thời gian tham Việt Nam (đến ngày 5.11), chỉ huy tàu và thủy thủ đoàn sẽ có các hoạt động giao lưu, trao đổi với Hải quân Việt Nam. Các thủy thủ Úc cũng sẽ thi đấu thể thao giao hữu với cán bộ thủy thủ của Vùng 4 Hải quân, tham gia các hoạt động tìm hiểu văn hóa, cuộc sống Việt Nam.
Tàu hộ tống HMAS Warramunga của Úc tại cảng Cam Ranh.
Đại tá Darren Kerr, Tùy viên quốc phòng Úc tại Việt Nam phát biểu: Chuyến thăm này là cơ hội tuyệt vời để củng cố mối quan hệ hợp tác quốc phòng Úc - Việt Nam đã được thiết lập từ năm 1999. Mối quan hệ này đang ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Đại tá Kerr cũng cho biết từ năm 1999, Úc đã góp phần huấn luyện hơn 1.500 quân nhân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hiện nay, quân đội Úc đang hỗ trợ huấn luyện quân đội Việt Nam các kỹ năng để tham gia công tác gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Được biết HMAS Warramunga do đại tá hải quân Dugald Clelland chỉ huy. Đây là là tàu tàu hộ tống mang tên lửa dẫn đường lớp ANZAC, có khả năng phòng không, chống ngầm, đối hải, tuần thám, đánh chặn và trinh sát.
Lễ đón tàu HMAS Warramunga ở cảng Cam Ranh ngày 2.11.
Tàu có lượng giãn nước 3.720 tấn, chiều dài 118 m. HMAS Warramunga được trang bị tên lửa phòng không Sea Sparrow cải tiến, tên lửa diệt hạm Harpoon Block 2, một pháo chính 127 ly loại Mk45 và 6 ống phóng ngư lôi Mk 32. Tàu HMAS Warramunga có sàn đỗ trực thăng và khoang chứa trực thăng, với 1 chiếc MH-60R Sea Hawk. Tàu có thể đạt vận tốc tối đa 27 hải lý (50 km/giờ).
HMAS Warramunga trong một cuộc diễn tập.
Tàu HMAS Warramunga có mang theo 1 trực thăng loại MH-60R Sea Hawk.
Kiều Oanh.
| 1 |
Ngày 13/10 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã có chuyến thăm cấp nhà nước đến Washington nhằm tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ. Vấn đề thương mại và an ninh là các chủ đề chính của chuyến thăm lần này.
Trong cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, Tổng thống Mỹ Obama nhấn mạnh rằng, mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Hàn quốc tại thời điểm hiện nay khăng khít hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong bối cảnh Quốc hội Mỹ ngày 13/10 vừa thông qua Hiệp định Tự do Thương mại giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Theo ông Obama, Hiệp định này sẽ tạo thêm nhiều việc làm và mở rộng đầu tư song phương, đồng thời cũng đóng vai trò như một bộ máy mới nhằm thúc đẩy kinh tế của hai nước tăng trưởng mạnh hơn.
Tổng thống Mỹ Obama tiếp Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak sang thăm Mỹ (Ảnh: Reuters).
Nhận định về quan hệ đồng minh, ông Obama nói: Hiệp định Tự do Thương mại giữa Mỹ và Hàn Quốc sẽ đưa quan hệ hai nước đến gần nhau hơn.
Đồng thời ông Obama cũng nêu rõ, mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ với Hàn Quốc đã cho thấy một sự thật rằng, Mỹ là một quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương.
Về phần mình, Tổng thống Lee Myung-bak cho biết, Mỹ và một trong những đối tác thân nhất của Hàn Quốc. Việc Hiệp định Thương mại Tự do vừa được Quốc hội Mỹ thông qua là chiến thắng lớn cho cả hai nước.
Hai nhà lãnh đạo cũng tổ chức hội đàm về một loạt các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực và trên thế giới.
Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều tiên cũng sẽ được đưa ra thảo luận tại chuyến thăm lần này.
Chiều 14/10, (theo giờ Mỹ), Tổng thống Lee Myung-bak sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ. Sau đó ông Lee Myung-bak sẽ bay đến thành phố Detroit bang Michigan để thăm GM- Một trong những tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ./.
| 1 |
Ngày 5/1/2016, ông Obama có một bài diễn văn đầy xúc động khi kêu gọi thực hiện các biện pháp an toàn súng đạn mới nhằm bảo vệ trẻ em. Xuất hiện trước ống kính, vị tổng thống liên tục đưa tay lau nước mắt khi đề cập đến vụ thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook vào năm 2012. "Các gia đình, họ chưa bao giờ tưởng tượng rằng súng đạn có thể cướp đi mạng sống của những người thân yêu", ông nói trước khi lau nước mắt.
Ảnh: AP.
Ông chủ Nhà Trắng xúc động khi nghe nữ hoàng nhạc Soul Aretha Franklin hát tại lễ trao giải Kennedy Center Honors 2015, giải thưởng thành tựu văn hóa trọn đời uy tín nhất của Mỹ, được tổ chức thường niên từ năm 1978 tại Washington. Ảnh: CBS.
Tháng 6/2015, ông Obama không ngăn được dòng nước mắt trong khi phát biểu tưởng niệm Beau Biden, con trai Phó tổng thống Mỹ Joe Biden và là Tổng chưởng lý bang Delaware. Ông đã tôn vinh Beau là người đủ mạnh mẽ để gánh vác trách nhiệm của bản thân và của cả cộng đồng. Ảnh: AP.
Ngày 18/6/2015, Obama bày tỏ sự đau buồn và giận dữ khi phát biểu về vụ xả súng tại nhà thờ ở thành phố Charleston, bang South Carolina, khiến 9 người da đen thiệt mạng vài ngày trước đó. Giờ là lúc chúng ta bày tỏ lòng thương tiếc và hàn gắn nỗi đau. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận, hành động thảm sát như thế này không thường xảy ra ở các nước phát triển khác và cũng không diễn ra với tần suất thường xuyên như vậy", ông chia sẻ. Ảnh: Getty.
Vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ khóc trong lễ nghỉ hưu của Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder vào tháng 2/2015. Người đàn ông nắm trong tay sức mạnh và uy quyền, sẵn sàng chiến đấu vì lẽ phải, đó là điều hiếm thấy. Điều này giúp định hình tương lại của nước Mỹ theo cách mà chúng ta chưa từng nghĩ tới, ông Obama dành những lời khen cho người bạn thân, đồng minh chính trị quan trọng. Ảnh: Reuters.
Giây phút không kìm được nước mắt của người đứng đầu Nhà Trắng khi ông gửi lời chia buồn sâu sắc tới các gia đình nạn nhân vụ xả súng tại trường tiểu học Sandy Hook bang Connecticut vào tháng 12/2012. "Suy nghĩ và những lời cầu nguyện của chúng ta là không hề đủ. Nó không thể hiện được hết nỗi đau khổ và giận dữ mà chúng ta cảm thấy, và không có tác dụng gì trong việc ngăn chặn cuộc tàn sát ở những nơi khác khắp nước Mỹ trong tuần tới hay vài tháng nữa", Obama nói. Ảnh: IBTimes.
Tôi tự hào vì tất cả các bạn, ông Obama nghẹn ngào chia sẻ niềm vui với các chuyên viên trong bộ máy tranh cử ở Chicago, chỉ vài giờ sau khi tái đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2012. Ảnh: The Week.
Ứng viên đảng Dân chủ phải lau đi những giọt nước mắt lăn xuống má khi đứng trước hàng chục nghìn người ủng hộ tại điểm vận động tranh cử cuối cùng đêm 5/11/2012. Tôi đã trở lại Iowa một lần nữa để kêu gọi lá phiếu của các bạn. Hãy giúp tôi hoàn thành những gì chúng ta đã bắt đầu, bởi đây là nơi khởi nguồn của sự thay đổi", ông nói. Ảnh: Washington Post.
Một lần nữa, vị tổng thống đã rơi lệ khi tham dự đám tang bà Dorothy Height, người đỡ đầu cho phong trào nữ quyền ở Mỹ và là cử tri trung thành luôn ủng hộ ông trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Ảnh: AFP.
Tháng 5/2013, ông Obama rơi lệ khi thảo luận về vụ tấn công đẫm máu vào Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya. Các hãng thông tấn còn đặt ra câu hỏi liệu những giọt nước mắt vì xót thương những người thiệt mạng hay vì danh dự bị ảnh hưởng, khi ông bị so sánh như diễn viên trong việc xử lý vấn đề này. Ảnh: Reuters.
Giây phút trầm tư của ứng cử viên đảng Dân chủ trong một cuộc mít tinh tại ĐH North Carolina, Charlotte vào năm 2008, sau khi biết tin bà ngoại qua đời. Ảnh: New York Times.
Trà My.
| 0 |
Thanh Nga (theo Reuters, The Guardian).
Nét mặt rạng ngời của ứng viên tổng thống thuộc đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton trong buổi gặp gỡ các cử tri ủng hộ tối 19/4 tại Manhattan sau khi có kết quả sơ bộ vòng bỏ phiếu kín tại bang New York.
Tỷ phú Donald Trump cùng vợ xuất hiện tại cuộc mít-tinh với các cử tri ủng hộ ở Manhattan. Đúng như các cuộc thăm dò trước vòng bỏ phiếu kín tại bang New York, cựu Ngoại trưởng Clinton và ông Trump đã giành chiến thắng quan trọng tại bang lớn thứ 4 nước Mỹ này.
Còn đây là hình ảnh đồ họa cho thấy kết quả sơ bộ bỏ phiếu kín đối với các ứng viên hai đảng chạy đua vào Nhà Trắng.
Theo kết quả mới nhất có được, đối với đảng Cộng hòa, trùm hoa hậu Trump dẫn đầu vòng bỏ phiếu kín tại bang New York với 59,9%, sau đó là ứng viên John Kasich với 25,2%. Cuối cùng, Thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz (ảnh trên) nhận được 14,9%.
Thượng nghị sĩ Ohio John Kasich ghé sát vào tai một nữ cử tri ủng hộ sau cuộc vận động tranh cử ở Annapolis, Maryland ngày 19/4/2016.
Trong khi đó, ở đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ Sanders thừa nhận thất bại trước đối thủ Hillary Clinton ở bang New York.
Nữ cử tri bật khóc khi bà Clinton đang có bài phát biểu chiến thắng sau vòng bỏ phiếu kín sơ bộ tại bang New York.
Các cử tri ủng hộ bà Hillary Clinton ăn mừng sau chiến thắng quan trọng của bà ở bang New York.
Cháu gái Arabella (trái), con gái Ivanka (giữa) và vợ Melania đang lắng nghe bài phát biểu về chiến thắng tại bang New York hôm 19/4 của ông Trump.
Bà Hillary Clinton hô hào mọi người tiếp tục ủng hộ mình trong cuộc đua vào Nhà Trắng trong lần phát biểu về chiến thắng tại vòng bỏ phiếu sơ bộ ở bang New York.
Ông Trump làm cử chỉ ngộ nghĩnh trong cuộc phát biểu thông báo chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ tại bang New York.
Bà Clinton cười "thả ga" trong niềm vui chiến thắng.
| 0 |
Người dân Venezuela sang Cucuta, Colombia mua hàng hóa, sau khi hai nước mở cửa lại biên giới. Ảnh: AFP/TTXVN.
Đây là lần thứ tư liên tiếp quốc gia Nam Mỹ này kéo dài tình trạng khẩn cấp vốn được áp dụng từ đầu năm nhằm ứng phó với kinh tế khó khăn.
Quyết định trên được đăng trên tờ Công báo, theo đó tình trạng kinh tế khẩn cấp sẽ được kéo dài thêm 60 ngày, được đưa ra do tình hình chính trị, kinh tế, xã hội tác động tiêu cực đến người dân Venezuela, an ninh quốc gia cũng như an ninh, hòa bình trật tự trong nước. Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro nhấn mạnh chính phủ và nhân dân nước này tiếp tục đối mặt với những khó khăn bắt nguồn từ "cuộc chiến kinh tế" do thế lực cánh hữu kích động.
Ngày 14/1, ông Maduro đã quyết định ban bố lệnh tình trạng kinh tế khẩn cấp nhằm bảo vệ những quyền xã hội cơ bản của người dân như sức khỏe, giáo dục trước cuộc chiến kinh tế do các thế lực thù địch phát động. Theo Điều 338 Hiến pháp Venezuela, chính phủ được quyền tuyên bố tình trạng trên trong những tình huống đặc biệt của quốc gia trong 60 ngày và có thể kéo dài thêm 60 ngày nữa. Sắc lệnh này cũng cho phép tổng thống huy động nguồn lực không cần có sự đồng ý của Quốc hội, hiện do phe đối lập nắm giữ, nhằm đảm bảo cung cấp nhu yếu phẩm và hàng hóa cho người dân.
TTXVN/Tin Tức.
| -1 |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt đội danh dự quân đội Ấn Độ. (Nguồn: AFP).
Một nghị sỹ Ấn Độ giấu tên khẳng định: "Binh lính Trung Quốc đã bắt đầu rút quân. Binh lính Ấn Độ cũng đang rút quân, song vẫn giữ cảnh giác cao độ.".
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Ấn Độ hiện vẫn chưa bình luận về thông tin trên.
Trong bối cảnh ông Tập Cận Bình thăm Ấn Độ hôm 17/9, xuất hiện những thông tin cho rằng 1.000 binh sỹ Trung Quốc đã tiến vào khu vực tranh chấp ở vùng núi Ladakh ở miền Bắc Ấn Độ.
Các nhà phân tích cho rằng những vụ xâm nhập này dường như được diễn ra vào đúng thời điểm để "bắn phát súng cảnh cáo" nhằm vào tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - người từng đánh đi tín hiệu sẽ có quan điểm cứng rắn hơn đối với cái mà ông gọi là "chủ nghĩa bành chướng" của Trung Quốc./.
| -1 |
Xe yểm trợ hỏa lực tăng thiết giáp và chiến tranh đô thị - ảnh minh họa báo RG.
Thứ trưởng thường trực Bộ quốc phòng Liên bang Nga, đại tướng Dmitry Bulgakov cho biết: Công nghiệp quốc phòng và các cơ sở sửa chữa Nga trong 5 năm qua đã bảo đảm 98% các phương tiện kỹ thuật trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Tiến độ cung cấp trang thiết bị mới tăng lên gấp 4 lần so với năm 2012.
Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, Công nghiệp quốc phòng Nga đã cung cấp cho các lực lượng vũ trang một số lượng kỷ lục vũ khí trang bị. Không tính những thế hệ phương tiện chiến đấu cũ hơn đang niêm cất từ thời Xô viết, chỉ riêng số lượng chính thức có trong biên chế đã đưa quân đội Nga lên vị trí hàng đầu thế giới về tăng thiết giáp và pháo phản lực.
Theo tướng Bulgakov, trong những năm qua, Nga đã đưa vào biên chế và sản xuất hàng loạt khoảng 80 nguyên mẫu vũ khí trang bị hoàn toàn mới.
Cho đến ngày hôm nay, các nguyên mẫu vũ khí, trang thiết bị hiện đại đã được định danh phiên hiệu chiếm hơn 50% vũ khí trang bị có trong biên chế. Công nghiệp quốc phòng và các cơ sở sửa chữa đảm bảo được 98% vũ khí trang bị sẵn sàng chiến đấu. Tất cả các phương tiện, vũ khí trang bị đều có thể lập tức đưa vào chiến đấu, sẵn sàng cho khai thác sử dụng theo đúng mục đích yêu cầu.
Trong số đó đặc biệt có xe BMPT Terminator yểm trợ tăng thiết giáp trên chiến trường và chiến tranh đường phố, xe bộ binh chiến đấu hạng nặng T-15 trên khung gầm Armata, pháo tự hành Lotus, xe bọc thép Typhoon-VDV.
Trong thời gian sắp tới sẽ đưa vào biên chế khai thác sử dụng hệ thống pháo phản lực Tornado-S và tổ hợp pháo phản lực nhiệt áp Tosochka.
Các phương tiện tăng - thiết giáp, xe cơ giới mới của Nga trong lễ diễu hành - ảnh RG.
QA.
Quang Anh.
| 1 |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert. Ảnh: AFP/TTXVN.
Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, Washington sẽ hợp tác với Seoul để đảm bảo sự tham dự của Triều Tiên không vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ).
Trong một tuyên bố, người phát ngôn bộ trên, bà Heather Nauert nêu rõ: "Mỹ vẫn tham vấn chặt chẽ với các quan chức Hàn Quốc, những người sẽ đảm bảo sự tham dự của Triều Tiên tại Thế vận hội mùa Đông không vi phạm các lệnh trừng phạt do Hội đồng Bảo an LHQ áp đặt liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo bất hợp pháp của Triều Tiên".
Bà Nauert cũng cho biết như Tổng thống Donald Trump đã trao đổi với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in trong cuộc điện đàm hôm 4/1, Mỹ cam kết đảm bảo cho Thế vận hội mùa Đông diễn ra an toàn và thành công. Tổng thống Mỹ sẽ dẫn đầu phái đoàn cấp cao tới Hàn Quốc tham gia các sự kiện của Thế vận hội.
Cùng ngày, người phát ngôn của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (NSC) cho rằng việc Triều Tiên tham gia Thế vận hội mùa Đông năm 2018 sắp tới có thể là cơ hội để thúc đẩy Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa.
Người phát ngôn trên nêu rõ: "Sự tham gia của Triều Tiên là một cơ hội để chính quyền nước này nhận thấy giá trị của việc chấm dứt sự cô lập quốc tế bằng cách phi hạt nhân hóa".
Trước đó cũng trong ngày 9/1, trong cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên giữa hai miền Triều Tiên trong hơn 2 năm qua ở làng đình chiến Panmunjom, Bình Nhưỡng đã đề nghị cử một phái đoàn gồm các quan chức cấp cao, các vận động viên và cổ động viên tới tham dự Thế vận hội mùa Đông sẽ diễn ra vào đầu tháng 2 tới tại Pyeongchang, Hàn Quốc.
Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế Thomas Bach nhận định những đề xuất này "đánh dấu một bước tiến lớn trên tinh thần Olympic".
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini bày tỏ hy vọng các cuộc đàm phán giữa Hàn Quốc và Triều Tiên ngày 9/1 cũng như những cuộc tiếp xúc sắp tới sẽ mở ra con đường đối thoại rộng mở hơn về các vấn về giải giáp vũ khí hạt nhân.
Trong một thông cáo, bà Federica Mogherini tuyên bố hoan nghênh thông báo chung về việc đoàn Triều Tiên sẽ tham dự Thế vận hội mùa Đông Pyeongchang tại Hàn Quốc vào tháng tới và việc tổ chức cuộc đàm phán quân sự giữa hai bên. Đại diện cấp cao của EU đánh giá những động thái này có thể tạo dựng niềm tin và giúp tháo gỡ căng thẳng.
Bà Federica Mogherini nhấn mạnh EU hy vọng rằng các cuộc đàm phán cùng các trao đổi trong tương lai giữa Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ tạo nên "hòn đá tảng" cho hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên và chuẩn bị cho việc Triều Tiên cam kết tham gia vào một cuộc đối thoại sâu rộng, đáng tin cậy và có ý nghĩa hơn, nhằm theo đuổi tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên một cách hoàn toàn, thực sự và không thể đảo ngược.
TTXVN/Báo Tin tức.
| 0 |
Cuộc biểu tình nhân ngày Đất đai (30/3) tại Palestine đã biến thành cuộc đụng độ đẫm máu giữa người Palestine với lực lượng an ninh Israel tại Dải Gaza, khiến ít nhất 16 người Palestine thiệt mạng và hơn 1.400 người khác bị thương.
Biểu tình biến thành bạo lực tại Dải Gaza. Ảnh: Reuters.
Trước những diễn biến căng thẳng trên, cộng đồng quốc tế đã có phản ứng tức thì, kêu gọi các bên kiềm chế, cũng như đề xuất tổ chức một cuộc họp khẩn tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề này.
Ngày 31/3, chính quyền Palestine sẽ tổ chức lễ quốc tang cho 16 nạn nhân thiệt mạng trong các vụ đụng độ với lực lượng an ninh Israel tại Dải Gaza xảy ra trước đó 1 ngày. Theo đó, tất cả các cơ quan nhà nước và trường học sẽ được nghỉ, để tưởng nhớ các nạn nhân mà nước này xem là những anh hùng tử vì đạo.
Phát biểu trên truyền hình nhà nước, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã cáo buộc Israel sử dụng vũ lực đối với người Palestine tham gia biểu tình hòa bình tại Dải Gaza, đồng thời kêu gọi Liên Hợp Quốc có hành động khẩn cấp nhằm bảo vệ người dân nước này.
Chính quyền Israel phải chịu trách nhiệm đối với những thương vong của người dân Palestine do lực lượng an ninh Israel gây ra trong các cuộc biểu tình hòa bình của người dân. Người dân Palestine đã tiến hành biểu tình hòa bình để đòi quyền lợi của mình như bao dân tộc khác trên thế giới. Tôi đã đề nghị Liên Hợp Quốc cần phải có hành động ngay lập tức đưa ra sự bảo vệ quốc tế đối với người dân Palestine đang phải đối mặt với các hành động gây hấn này hàng ngày, Tổng thống Abbas nhấn mạnh.
Theo truyền thông khu vực, cuộc biểu tình ngày 30/3 tại Palestine là một sự khởi đầu cho một làn sóng biểu tình dự kiến kéo dài hơn 1 tháng, đến ngày 14/5-ngày khai trương văn phòng mới của Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem.
Đây cũng là ngày người Palestine kỷ niệm ngày thảm họa Nakba của mình. Do đó, giới quan sát lo ngại, tình trạng bạo lực tại khu vực này có thể sẽ tiếp tục leo thang nếu cộng đồng quốc tế không đưa ra một phản ứng gay gắt nhằm vào phía Israel trong vụ việc tại Dải Gaza ngày 30/3.
Ngày 30/3, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng đã kêu gọi mở một cuộc điều tra độc lập về vụ việc. Còn đại diện của Nga tại Liên Hợp Quốc Vladimir Safronkov đã đề xuất một cuộc họp cấp cao trực tiếp giữa Israel và Palestine nhằm làm dịu căng thẳng giữa các bên. Ông Vladimir Safronkov cho biết, Nga sẵn sàng đứng ra tổ chức một cuộc họp như vậy nếu các bên sẵn sàng.
Về phía các nước Arab, chính phủ Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar đã ra tuyên bố cho rằng, Israel phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình Palestine.
Trong khi đó, Mỹ, vốn là 1 trong 2 quốc gia được xem là đối tượng mà người Palestine biểu tình phản đối, cũng đã lên tiếng lấy làm tiếc về vụ việc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert kêu gọi các bên liên quan cần có những bước đi nhằm giảm căng thẳng leo thang tại Dải Gaza, cũng như cải thiện cuộc sống của người Palestine cùng với một kế hoạch hòa bình.
Theo nguồn tin ngoại giao, phiên họp kín khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tiến hành đêm 30/3 về tình hình Gaza do Kuwait đề xuất, đã không đưa ra được tuyên bố chung nào./.
Đình Nam/VOV1Tổng hợp.
| -1 |
Tên lửa của quân đội Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng. Ảnh: Getty.
Chúng tôi phát hiện sự gia tăng hoạt động của người và xe tại khu vực thử hạt nhân. Triều Tiên dường như đang trong quá trình đào một đường hầm khác, vị quan chức giấu tên nói với Yonhap.
Một nguồn tin khác cho rằng động thái của Bình Nhưỡng cho thấy ý định tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 4, song cần phân tích tình hình thêm trước khi dự đoán thời điểm họ thử hạt nhân.
Những dấu hiệu nghi vấn xuất hiện sau hơn một tháng Triều Tiên ám chỉ rằng nước này có thể tiến hành một vụ thử hạt nhân theo chính sách chống đối Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ.
Hội nghị thượng đỉnh 3 bên (giữa Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản) dự kiến diễn ra vào hôm 1/11.
Các nhà lãnh đạo tới từ 3 quốc gia lên kế hoạch tổ chức hội nghị lần đầu tiên trong hơn 3 năm, trong đó chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ là một trong những nội dung chính của chương trình nghị sự.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, họ đang theo dõi chặt chẽ động thái của Bình Nhưỡng, dù cơ quan này từ chối cung cấp những phân tích của họ.
Các chuyên gia cho rằng Bình Nhưỡng dường như muốn chứng minh khả năng hạt nhân của họ trước một loạt hội nghị cấp cao liên quan đến 3 quốc gia.
Đến nay, Triều Tiên đã thử hạt nhân 3 lần trong các đường hầm tại khu vực Punggye-ri vào các năm 2006, 2009 và 2013.
Kim Ngân.
| -1 |
BBC dẫn lời một quan chức cảnh sát địa phương cho biết số người chết đã lên tới 68 người, trong đó có nhiều nhân viên bán quân sự. Có hai tiếng nổ lớn, cảnh sát trưởng khu vực Shabqadar tại quân Charsadda, nơi xảy ra vụ đánh bom nói với phóng viên AFP. Đây là vụ đánh bom đẫm máu nhất xảy ra ở Pakistan kể từ sau vụ biệt kích Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ở Abbottabad hôm 2/5. Sau vụ đó, nhiều nhóm khủng bố cũng đã đe dọa trả thù. Hiện chưa có nhóm nào đứng lên nhận trách nhiệm về vụ này, và cũng chưa ai khẳng định vụ đánh bom này có liên quan tới cái chết của bin Laden hay không. * Tiếp tục cập nhật (Vietnam+).
| -1 |
Tại cuộc họp của quốc hội Hàn Quốc, ông Kim Kwang Jin cho biết: Tại bãi thử Pungeri đã hoàn thành công việc chuẩn bị để tiến hành một vụ thử hạt nhân. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng không có dấu hiệu cho thấy một vụ thử hạt nhân sẽ được tiến hành ngay lập tức và tất cả mọi thứ phụ thuộc vào quyết định của Triều Tiên.
Đồng thời, Bộ trưởng Kim cũng cho rằng, có nhiều dấu hiệu cho thấy, Triều Tiên cũng chuẩn bị tiến hành một vụ phóng tên lửa tầm xa. Trước đây, việc tiến hành phóng tên lửa và thử hạt nhân của Bình Nhưỡng diễn ra hầu như đồng thời.
Ngày 7-2 vừa qua, trang web 38 North của Viện Mỹ-Hàn thuộc đại học Johns Hopkins cũng đưa tin, Triều Tiên cơ bản đã hoàn thành việc mở rộng bệ phóng tên lửa chiến lược, có khả năng phóng tới Mỹ tại khu vực Sohae, phía tây Triều Tiên.
Triều Tiên đang chuẩn bị vừa thử hạt nhân, vừa phóng tên lửa liên lục địa?
Theo những hình ảnh gần đây thu được từ vệ tinh, bãi phóng thử tên lửa của Triều Tiên có một tầng mới đã được nâng cấp thêm để có thể phóng tên lửa dài tới 50m, dài hơn gần 70% so với Unha-3 - loại tên lửa đã mang thành công vệ tinh Kwangmyongsong-3 vào quỹ đạo hồi tháng 12-2012.
Cũng theo trang 38 North, quá trình nâng cấp có thể được hoàn thành trong tháng 3 hoặc tháng 4. Bệ phóng này có thể dùng để phóng tên lửa Unha-3 hoặc biến thể có kích thước dài hơn là Unha-9, loại tên lửa được giới thiệu nguyên mẫu năm 2012.
Được biết, tên lửa đẩy Unha-3 tương đương một tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm phóng từ 6000-7000km có phạm vi tấn công đến hoặc thậm chí vượt qua Los Angeles của Mỹ. Vì thế, rất có thể tầm bắn của tên lửa chuẩn bị phóng có thể bao trùm toàn bộ nước Mỹ.
Theo các phương tiện truyền thông, rất có khả năng Bình Nhưỡng sẽ tiến hành song song 2 kế hoạch này để gia tăng sức ép, buộc Mỹ và Hàn Quốc nối lại vòng đàm phán sáu bên (Mỹ, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản), nhằm đưa ra điều kiện, đổi việc từ bỏ chương trình hạt nhân của mình lấy các gói hỗ trợ, đặc biệt là năng lượng.
Đức Thắng.
Theo Yonhap.
| -1 |
(GD &T;Đ) Hôm qua (28.2), Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết liên minh quân sự không có ý định can thiệp vào Syria hay Iran.
Tôi phải nhấn mạnh rằng NATO không có ý định nào nhằm can thiệp vào Syria Tổng thư ký NATO nói tại một cuộc họp báo ở Washington.
Cho rằng NATO đang theo dõi tình hình sát sao và cực lực phản đối những gì đang xảy ra ở Syria, ông Rasmussen nói: Cách duy nhất ở Syria là chấp nhận những nguyện vọng hợp pháp của người dân Syria và đưa ra tự do, dân chủ.
Lưu ý rằng cuộc khủng hoảng Syria có thể có tác động lên sự ổn định của khu vực, ông Rasmussen nói: Tôi tin rằng, cách tốt nhất để tiến lên sẽ là một giải pháp khu vực.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen.
Ông tuyên dương Liên đoàn A rập vì những nỗ lực tìm một giải pháp. Tôi tin rằng các nước trong khu vực sẽ tích cực tham gia tìm giải pháp.
Trong khi đó, Tổng thư ký NATO bác bỏ một điều tương tự với Libya, nơi các cuộc không kích của NATO giúp phe đối lập lật đổ ông Gaddafi và chính quyền của ông.
Ông nói rằng ở Libya, NATO đã có một sự ủy quyền của Liên hợp quốc và sự hỗ trợ tích cực từ một số nước trong khu vực. Không một điều kiện nào trong số này được đáp ứng ở Syria ông nhấn mạnh.
Tổng thư ký NATO cũng nói rằng NATO không có ý định can thiệp vào Syria và cũng không trang bị vũ khí cho phe đối lập.
Về bất đồng của phương Tây với Iran về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này, ông Rasmussen nói rõ: Tôi không cho rằng một sự can thiệp quân sự là cách làm đúng.
Theo ông Rasmussen, NATO với vai trò là một liên minh, không tham gia ở Iran, nhưng ủng hộ những nỗ lực chính trị và ngoại giao thông qua cá nhân thành viên để tìm ra một giải pháp, cũng như thúc giục lãnh đạo Iran tuân thủ bổn phận quốc tế phù hợp với nghị quyết Liên hợp quốc.
Hà Châu (Theo Xinhua).
| 0 |
Một trong những vụ chết người mới đây nhất liên quan đến phong trào tự sướng xảy ra ở dãy núi Brecon Beacons thuộc Xứ Wales - Vương quốc Anh.
Chết không ngờ tới.
Theo kết quả điều tra, 4 người đàn ông dùng gậy chụp ảnh tự sướng có cấu tạo bằng kim loại và ở quá gần các đám mây tích điện nên đã bị tia sét phóng trúng. Hậu quả, 2 người chết và 2 người bị thương.
Biển báo cấm gậy tự sướng tại một công viên Disney ở Mỹ Ảnh: wdwmagic.com.
Còn tại khu vực Andalusia - Tây Ban Nha, một thanh niên 21 tuổi leo lên nóc tàu lửa để chụp ảnh tự sướng cùng bạn bè. Người này bất ngờ vướng vào dòng điện cao thế ngay phía trên và chết tại chỗ trong khi những người bạn may mắn sống sót. Cũng chết vì điện giật trong lúc chụp ảnh tự sướng là nữ sinh viên Xenia Ignatyeva, 21 tuổi. Cô gái trẻ leo lên một cây cầu ở TP St. Petersburg - Nga để có một bức ảnh đẹp cùng hiệu ứng ánh đèn đường sắt phía sau lưng nhưng bị trượt chân do mất thăng bằng. Cô vội nắm lấy một sợi dây cáp gần đó song không may, đó lại là dây điện. Nạn nhân bị điện giật và té chết từ độ cao 9 m.
Kết cục đau lòng tương tự xảy ra ở Bồ Đào Nha, nơi một cặp vợ chồng người Ba Lan rơi từ vách đá cao hàng trăm mét xuống bờ biển Cabo da Raca sau khi vượt qua rào chắn an toàn để tìm góc chụp cảnh đẹp. Hai đứa con 5 và 6 tuổi của họ tận mắt chứng kiến bi kịch. Chưa hết, dư luận thế giới lại xôn xao khi Oscar Otero Aguilar, người Mexico, vô tình bắn vào đầu mình giữa lúc chụp ảnh tự sướng cùng một khẩu súng. Hành động nông nổi trong khi say xỉn đã lấy đi sinh mạng của nam thanh niên 21 tuổi này. Tại Mỹ, một phụ nữ thiệt mạng trong vụ tông xe ngay khi đăng tải bức ảnh tự sướng trong lúc lái xe lên mạng xã hội Facebook.
Nhiều nơi cảnh báo, ngăn cấm.
Theo đài CNN, ít nhất 10 người thiệt mạng và 100 người bị thương ở Nga khi các tín đồ chụp ảnh tự sướng tìm mọi cách để có được những bức ảnh thú vị nhằm chia sẻ trên mạng xã hội. Tình hình khiến Bộ Nội vụ Nga vừa ban hành chiến dịch chụp ảnh tự sướng an toàn và phát tờ rơi cảnh báo 11 trường hợp chụp ảnh nguy hiểm nên tránh, gồm trên nóc tàu lửa, đường cao tốc, đường ray, chụp cùng vũ khí sát thương, thú dữ... Trước khi chụp ảnh tự sướng, cần bảo đảm rằng bạn đang ở nơi an toàn và không có gì đe dọa mạng sống. Hàng triệu lượt like (thích) trên mạng xã hội cũng không đáng giá bằng sức khỏe và tính mạng của chúng ta - bộ này khuyến cáo. Cảnh sát cũng phát tờ rơi cảnh báo tại các trường học cũng như các sự kiện.
Tại Nhật Bản, nhiều bảo tàng, công viên đã cấm gậy tự sướng. Thiết bị này cũng không được phép sử dụng tại tất cả viện bảo tàng, sở thú ở TP New York - Mỹ với lý do nó có thể gây hại cho du khách, động vật, đồ vật trưng bày Toàn bộ hệ thống công viên Disney, hàng loạt sân vận động ở TP Sydney, Melbourne, TP Brisbane và bang Tây Úc ở Úc cũng chính thức cấm gậy tự sướng.
Nhà chức trách Pháp, TP Mecca - Ả Rập Saudi, thủ đô London - Anh cũng có động thái cứng rắn tương tự tại một số khu vực. Nghiêm khắc hơn, chính phủ Hàn Quốc cấm tiệt việc sử dụng một số loại gậy tự sướng nhất định. Bất kỳ ai bán cũng như nhập khẩu những sản phẩm này có thể phải nộp phạt đến 30.000 USD hoặc đối mặt bản án tối đa 3 năm tù giam.
Xuân Mai.
| -1 |
Ảnh vệ tinh chụp đảo nhân tạo của Triều Tiên.
Các chuyên gia về Triều Tiên đang lo ngại về vùng đất mới của Triều Tiên được tiết lộ qua hình ảnh vệ tinh. Những hòn đảo này được phát hiện gần địa điểm thử nghiệm tên lửa Sohae và có thể được sử dụng để thực hiện các vụ tấn công hạt nhân, Express đưa tin.
Gordon Chang, tác giả của nhiều cuốn sách về Triều Tiên, cho biết các hòn đảo này làm gióng lên hồi chuông cảnh báo ở Seoul, Washington và Tokyo.
Ông nói rằng cơ sở vật chất mới trên hòn đảo có thể được sử dụng cho những hành động quân sự khó lường.
Ông Chang nhận định với sự gia tăng thử nghiệm tên lửa trên bán đảo gần đây, các hòn đảo nhân tạo chắc chắn sẽ được sử dụng cho một vụ phóng vũ khí.
Trước sự phản đối của nhiều nước trên thế giới, Triều Tiên vẫn tiếp tục thử tên lửa trong vài tháng qua, nói rằng cần chuẩn bị để phòng Mỹ tấn công.
Kim Jong-un liệu sẽ sử dụng các hòn đảo này với mục đích gì?
Các chuyên gia về Triều Tiên khác kêu gọi bình tĩnh và cho biết các hòn đảo này có thể được sử dụng cho các hoạt động không bạo lực - thậm chí cả nông nghiệp.
Tiến sĩ Bruce Bechtol nói: "Khi hòn đảo được coi như là mối đe dọa thực sự với Mỹ hoặc Hàn Quốc, tôi lại không nghĩ vậy.
"Diện tích đất của những hòn đảo đó quá nhỏ để di chuyển tên lửa xung quanh".
Ông nói các trang trại nhiều khả năng là thứ ông Kim đang xây dựng. "Điều thú vị là họ đang phát triển những hòn đảo có lẽ được sử dụng cho người dân.
"Họ đã hủy hoại rất nhiều đất trong những năm 80 và 90. Những hòn đảo này có tiềm năng thực sự giúp họ xây dựng những trang trại nuôi cá hoặc hàu.
Và chuyên gia về vũ khí Steve Sin nói rằng ông Kim Jong-un có thể đang kết hợp cả 2 mục tiêu trên hòn đảo.
"Người Triều Tiên xây dựng tất cả mọi thứ với mục đích kép. Vì vậy, họ xây dựng một thứ gì đó phục vụ quân sự trên một dự án nông nghiệp cũng là điều thường".
| -1 |
Tại Manila (Philippines) ngày 1-12, một nhóm nam sinh viên nước này đã khỏa thân biểu tình phản đối cuộc chiến truy quét ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte và việc áp lệnh thiết quân luật ở miền Nam truy quét phiến quân Hồi giáo.
Các nam sinh viên trùm đầu và đeo mặt nạ chạy vòng quanh trường của mình, mang các biểu ngữ: Dỡ bỏ thiết quân luật, Chấm dứt giết người mặc kệ người đi đường chỉ trỏ, cười trêu và cả chụp ảnh.
Mức độ bạo lực trong xã hội đang gia tăng và hội nam sinh chúng ta không thể chỉ biết làm ngơ sự thật rằng hàng ngàn người đã và đang chết - một thành viên biểu tình nói với Reuters.
Nam sinh viên Philippines trùm đầu, đeo mặt nạ và khỏa thân biểu tình tại thủ đô Manila ngày 1-12. Ảnh: REUTERS.
Sau đó nhóm nam sinh này tập hợp lại, cùng ôm vai nhau hát vang. Nhiều cựu nam sinh và người đi đường cũng tham gia.
Lần đầu tôi thấy cảnh này. Họ đã có cách làm hiệu quả, thu hút sự chú ý của mọi người về các vấn đề này - sinh viên Haji Viado nói với một nụ cười.
Sau khi nhậm chức tháng 6-2016, Tổng thống Duterte đã phát động chiến dịch truy quét ma túy, tuyên chiến với loại tội phạm này. Đã có hàng ngàn người chết trong cuộc chiến không khoan nhượng này, phần lớn không qua xét xử.
Đến tháng 5, Tổng thống Duterte ban hành lệnh thiết quân luật ở vùng Mindanao hỗ trợ bao vây truy quét nhóm khủng bố Maute thân IS chiếm đóng TP Marawi.
Đây không phải lần đầu các nam sinh Philippines khỏa thân thể hiện quan điểm chính trị. Thập niên 1980, các nam sinh ĐH Philippines từng khỏa thân chạy biểu tình phản đối chính phủ độc tài Ferdinand Marcos kiểm soát các nhà hoạt động xã hội.
ĐĂNG KHOA.
| -1 |
Tại Syria, việc rời khỏi chiến trường trước khi đặc phái viên Staffan de Mistura thành công trong việc thúc đẩy tiến trình chính trị Geneva mà chúng ta đã ký theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ là sai lầm chiến lược, cắt đứt những nỗ lực ngoại giao của chúng ta và cho khủng bố cơ hội được trỗi dậy, ông James Mattis nói tại trụ sở NATO hôm 10/6.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.
Quan điểm của ông Mattis phản ánh tư tưởng chung của các quan chức trong nội các Mỹ, những người không đồng tình với tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó cho rằng Washington sẽ sớm rút khỏi chiến trường Syria. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng kế hoạch hòa bình của Liên Hợp Quốc cần phải có sự hiện diện quân sự của Mỹ.
Mặt khác, ông Mattis phân tích nếu lính Mỹ rời khỏi thì chính quyền Tổng thống Assad và đồng minh sẽ lấy đó làm lợi, điều mà Washington không hề mong muốn.
Điều này một lần nữa cho thấy quan điểm của Mỹ là cần phải thay đổi chính quyền lãnh đạo Syria. Nó cũng cho thấy Lầu Năm Góc sẽ vẫn duy trì lâu dài hiện diện ở Syria, bởi tình hình tại chiến trường cho thấy khả năng Mỹ sẽ không cho Nga, Syria và đồng minh cơ hội kết thúc chiến sự mà không mang lại điều gì có lợi cho Washington.
Đối với Syria, dường như Mỹ đang thực hiện kế hoạch trong đó giới chức nước này không đưa ra một kế hoạch để chiến thắng nhưng cũng đảm bảo một chiến lược để họ không bao giờ bị thua ở mảnh đất Trung Đông này.
| -1 |
Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng. (Nguồn: Cảnh sát biển Việt Nam).
Theo TTX Việt Nam tại Washington, trong cuộc họp báo thường kỳ tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington, nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psakicho rằng, việc tàu Trung Quốc cố tình đâm vào các tàu của Việt Nam là một cách hành xử nguy hiểm và mang tính hăm dọa.
Bà Jen Psaki phát biểu: Chúng tôi cực kỳ quan ngại về cách hành xử và hăm dọa nguy hiểm của tàu bè tại các vùng biển có tranh chấp. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, hành xử một cách an toàn và thích hợp, giải quyết các yêu sách chủ quyền một cách hòa bình, thông qua ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington cũng đã có thông tin về việc cảnh sát Phillipines bắt giữ các tàu của Trung Quốc và Phillipines cùng các ngư dân chuyên chở rùa biển một cách bất hợp pháp ở Biển Đông.
Bà Jen Psaki hối thúc Trung Quốc và Phillipines hợp tác giải quyết với nhau qua con đường ngoại giao, đồng thời cũng bày tỏ quan ngại về hành động đánh bắt rùa biển, một loại động vật quý hiếm.
Trước đó, ngày 6/5, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ trích việc Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu lớn vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở Biển Đông, coi đây là một hành động khiêu khích, không có lợi cho hòa bình, ổn định và càng làm tăng thêm những căng thẳng trong khu vực.
Video tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam.
(Baodautu.vn) Tại buổi họp báo quốc tế chiều 7/5, giới chức Việt Nam công bố video cho thấy, các tàu kiểm ngư Việt Nam liên tiếp bị tàu Trung Quốc hung hăng tấn công, ngay khi tàu Việt Nam đang thi hành nhiệm vụ tại vùng biển Việt Nam, nơi Trung Quốc vừa đặt giàn khoan trái phép.
Tàu Trung Quốc đâm tàu kiểm ngư Việt Nam trên biển Đông.
(Baodautu.vn) Trong cuộc họp báo quốc tế đang diễn ra tại Hà Nội, ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho báo chí trong nước và quốc tế biết, tàu hải cảnh của Trung Quốc đã hung hăng đâm rách tàu cảnh sát biển Việt Nam, khi tàu Việt Nam làm nhiệm vụ ngăn cản phía Trung Quốc xâm phạm chủ quyền.
Vietnam+.
| -1 |
Về tình hình Bán đảo Triều Tiên gần đây và công tác bảo hộ công dân ta, ngày 9/4/2013, đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho biết:
Bộ Ngoại giao duy trì liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với Đại sứ quán ta tại Hàn Quốc và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Theo thông tin của các cơ quan đại diện ta, cuộc sống và mọi hoạt động của người dân tại Seoul, Bình Nhưỡng và các địa phương khác trên Bán đảo Triều Tiên vẫn diễn ra bình thường.
Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước cũng như Đại sứ quán ta tại Seoul và Bình Nhưỡng theo dõi sát tình hình, chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân Việt Nam tại Hàn Quốc và Triều Tiên.
Đại diện Cục Lãnh sự cho biết, trong các ngày 8/4 và 9/4, đại diện Bộ Ngoại giao đã lần lượt gặp đại diện các Đại sứ quán Triều Tiên và Hàn Quốc tại Hà Nội. Đại diện Bộ Ngoại giao ta bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên hiện nay; mong muốn các bên kiềm chế, có các nỗ lực để giảm căng thẳng, duy trì hòa bình, ổn định trên Bán đảo Triều Tiên; đề nghị Triều Tiên và Hàn Quốc áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của công dân Việt Nam tại hai nước này.
Tại các cuộc gặp, đại diện Đại sứ quán Triều Tiên khẳng định, theo Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao năm 1961, Triều Tiên có trách nhiệm bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của các cơ quan đại diện nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Triều Tiên, trong đó có Đại sứ quán Việt Nam. Đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc cho biết Hàn Quốc sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Hàn Quốc và có các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho công dân các nước tại Hàn Quốc./.
| 0 |
Trả lời phỏng vấn tờ báo Welt am Sonntag của Đức, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EU) Jean -Claude Juncker cho biết: "Lực lượng này sẽ giúp chúng tôi phối hợp tốt hơn về chính sách đối ngoại và quốc phòng, và để đảm nhận trách nhiệm chung của Châu Âu trước cả thế giới".
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EU) Jean -Claude Juncker.
Ông bổ sung thêm: "hình ảnh của EU đã giảm sút đáng kể, và về phương diện chính sách đối ngoại, chúng tôi dường như không đảm đương trách nhiệm một cách nghiêm túc. Lực lượng quân đội chung EU sẽ chứng minh cho cả thế giới, sẽ không bao giờ có một cuộc chiến tranh giữa các quốc gia EU.
Ông khẳng định, với lực lượng quân đội chung EU, khối này có thể "phản ứng nhanh nhạy hơn trước các mối đe dọa về hòa bình mà một nước thành viên hoặc một nước láng giềng phải đối mặt".
Tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm, lực lượng này sẽ không hoạt động ngay lập tức, nhưng sẽ là thông điệp gửi đến Nga, đó là EU rất coi trọng việc bảo vệ các giá trị của liên minh này.
Đề nghị của ông Juncker đã nhận được sự ủng hộ của Đức. Tháng trước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cũng đã đề cập đến quân đội EU, gọi đó là mục tiêu của cả khối trong tương lai.
Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Đức, ông Norbert Rottgen cũng phát biểu: "một lực lượng quân đọi chung là triển vọng của châu Âu khi thời điểm chín muồi. Các quốc gia châu Âu đã rót những khoản tiền khổng lồ vào lĩnh vực quân sự, con số này lớn gấp nhiều lần so với Nga. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm bảo mật, tiềm lực quân sự của chúng tôi vẫn không đạt yêu cầu".
Tuy nhiên, đề xuất của ông Junker vấp phải sự phản đối của một số thành viên khác, đặc biệt là Pháp và Anh. Hai quốc gia này tỏ ra thận trọng với việc cung cấp một vai trò quân sự lớn hơn cho EU, vì điều này có thể làm suy yếu NATO.
Trong khi đó, cựu Tổng thư ký NATO Javier Solana đang lên kế hoạch trình bày một bản báo cáo về Quốc phòng châu Âu. Bản báo cáo này đề xuất tạo ra một phương pháp mới để bảo vệ EU, bao gồm năng lực chính trị và quân sự để tiến hành các hoạt động can thiệp ngoài biên giới các quốc gia châu Âu.
Phản ứng trước đề xuất trên, nghị sĩ cấp cao của Nga Leonid Slutsky nhận định EU đang hoang tưởng về Nga. Ông cho hay: "EU mong muốn thành lập một quân đội thống nhất để đối trọng với Nga, mà lại tuyên bố không có ý định đi đến chiến tranh với bất cứ quốc gia nào. Đó là điều hoang tưởng".
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.
Phương Lâm (lược dịch).
| 0 |
Theo thông báo chính thức của Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia Hoa Kỳ (NNSA) cho biết, giai đoạn cuối cùng của dự án bom hạt nhân mới thay thế cho B-61 đã hoàn thành, và quá trình sản xuất sẽ bắt đầu ngay trong tháng này tại Nhà máy Pantex ở Texas.
Dự kiến đến tháng 3 năm 2020, loạt đầu tiên với 500 quả sẽ được Mỹ triển khai ở Ý, Đức, Bỉ, Hà Lan và có thể một số quốc gia châu Âu khác. B61-12 sẽ là bom hạt nhân đầu tiên trong kho vũ khí của những đồng minh của Washington có hệ thống dẫn đường chính xác.
B61-12 được thiết kế với khả năng xuyên phá để phát nổ dưới lòng đất nhằm phá hủy các trung tâm chỉ huy, các khu hầm trú ẩn của đối phương.
Trước đó Italia và một số đồng minh NATO khác tại châu Âu của Washington đã vi phạm Hiệp ước Không phổ biến khi cho phép Hoa Kỳ đặt các căn cứ quân sự tại nước mình. Do vậy, các phi công và máy bay cho việc triển khai B61-12 tại châu Âu nếu được triển khai sẽ chẳng khác nào đứng ở tuyến đầu trong cuộc đối đầu hạt nhân với Mát-cơ-va.
Trước đó, tên lửa hạt nhân đã được Hoa Kỳ triển khai ở châu Âu vào thập niên 1980 của thế kỷ trước, với mục đích chống lại tên lửa của Liên Xô, loại tên lửa hạt nhân tầm trung (có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km) phóng từ bệ cố định đã bị cấm theo Hiệp ước INF năm 1987.
B61-12 sẽ là boom hạt nhân đầu tiên có hệ thống dẫn đường chính xác trong kho vũ khí của các nước đồng minh với Mỹ tại châu Âu.
Nhưng năm 2014, chính quyền Obama đã cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận khi thử nghiệm với một tên lửa hành trình (# 9M729) bị cấm bởi Hiệp ước. Tuy nhiên, Mát-cơ-va phủ nhận rằng tên lửa thử nghiệm đã vi phạm Hiệp ước INF và, tố cáo ngược Washington là người vi phạm thỏa thuận khi triển khai các tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và Rumani.
Mặc dù Mát-cơ-va không đưa ra được những bằng chứng cụ thể cho những cáo buộc của mình nhưng sau đó Chính quyền của Tổng thống Obama thừa nhận rằng, Mỹ đang phải đối mặt với sự vi phạm Hiệp ước INF của Nga, và Hoa Kỳ đang xem xét việc triển khai các tên lửa phóng từ mặt đất ở châu Âu.
Kế hoạch này đến nay đã được chính quyền của Tổng thống Donald Trump xác nhận trong năm tài chính 2018, Quốc hội Mỹ đã đồng ý với Chương trình nghiên cứu và phát triển tên lửa hành trình có thể được phóng từ một bệ phóng di động.
Kế hoạch này sẽ được hỗ trợ bởi các đồng minh châu Âu trong NATO. Trong một Hội nghị cấp Bộ trưởng của NATO mới đây tổ chức này đã tuyên bố rằng, Hiệp ước INF đang gặp nguy hiểm vì các hành động của Nga, và cáo buộc Nga đang triển khai một hệ thống tên lửa đáng lo ngại tạo thành một nguy cơ nghiêm trọng cho an ninh của NATO.
Do đó, NATO cần thiết phải duy trì lực lượng hạt nhân ổn định, đáng tin cậy và hiệu quả, hội nghị kết luận. Điều này cũng phần nào lý giải tại sao các thành viên của Liên minh đã bác bỏ Hiệp ước Liên Hiệp Quốc về cấm vũ khí hạt nhân.
Luận điệu của Mỹ và đồng minh là vậy. Thế nhưng một khi Mỹ triển khai B61-12 tại châu Âu, ngay sát biên giới Nga thì hành động này chẳng khác gì việc Mát-cơ-va mang tên lửa hạt nhân đặt tại Mexico rồi chĩa thẳng vào Washington.
Như Ý.
| -1 |
Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Mohammad Javad Zarif. Ảnh: Sputnik.
Mở đầu cuộc hội đàm với ông Zarif - người đang có chuyến thăm Nga, ông Lavrov nói rằng tình hình xung quanh Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) về chương trình hạt nhân Iran là một cuộc khủng hoảng.
"Chúng tôi đánh giá cao cơ hội gặp gỡ tại Mátxcơva để trao đổi quan điểm về các vấn đề của JCPOA, và thành thật mà nói, tình hình đang là một cuộc khủng hoảng" - TASS dẫn lời ông Lavrov nhấn mạnh.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cho biết, trong những ngày tới Ngoại trưởng Zarif cũng sẽ họp với tất cả các bên tham gia JCPOA, trừ Mỹ, nước đã rút khỏi thỏa thuận.
"Thật không may, một lần nữa chúng ta lại thấy Washington tìm cách sửa đổi các thỏa thuận quốc tế" - ông Lavrov nhấn mạnh.
"Vì vậy, hôm nay chúng ta hy vọng sẽ xem xét cách thức mà Trung Quốc, Nga , Iran và Châu Âu có thể sử dụng các công cụ hiện hành đó để ngăn chặn sự phá hoại thỏa thuận quan trọng này và gây mất ổn định tình hình trong khu vực" - ông Lavrov nói.
"Theo như chúng ta biết, bộ ba Châu Âu, Trung Quốc, Iran và Nga đã công bố kế hoạch để tuân thủ JCPOA. Chúng tôi muốn thảo luận chi tiết kế hoạch và các bước đi chung" - ông Lavrov cho hay.
Nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran được duy trì trong JCPOA và các bên cần hợp tác để giữ vững lợi ích.
"Tôi hoàn toàn hiểu rõ rằng Iran muốn bảo vệ những lợi ích hợp pháp của mình" - ông Lavrov lưu ý. "Tôi muốn nói, Nga và các nước tham gia thỏa thuận - Trung Quốc và các quốc gia Châu Âu - cũng có những lợi ích hợp pháp trong đó. Đó là lý do vì sao chúng ta cần hợp tác trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình".
Về phần mình, Ngoại trưởng Zarif nói, Iran hy vọng Nga, Trung Quốc và các nước Châu Âu đảm bảo rằng lợi ích của Iran trong thỏa thuận hạt nhân sẽ được bảo vệ.
Hôm 8.5, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, nói rằng đây là thỏa thuận tồi tệ nhất mà Mỹ từng đàm phán.
Ngọc Vân.
| -1 |