url
stringlengths
47
237
tags
sequencelengths
0
8
question
stringlengths
10
547
answer
stringlengths
23
10.7k
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/choc-hut-nang-vu-duoi-huong-dan-sieu-am-vi
[ "Siêu âm vú", "Nang vú lành tính", "Chọc hút nang vú", "Siêu âm hướng dẫn chọc hút tế bào", "Ung thư vú", "Nang vú" ]
Các biến chứng có thể gặp khi thực hiện chọc hút nang vú?
Chảy máu: chảy máu nhiều (thường hiếm gặp). Để tránh nguy cơ chảy máu, bác sỹ có thể sẽ băng ép chặt chặt sau khi thực hiện xong thủ thuật, đồng thời kiểm tra siêu âm lại sau 1 giờ.Nhiễm trùng: Là biến chứng ít gặp. Biện pháp đề phòng là sát khuẩn cẩn thận trước khi thực hiện kỹ thuật. Đồng thời, có thể sử dụng kháng sinh dự phòng nếu cần thiết sau khi chọc hút.Ngộ độc thuốc tê: hiếm do liều dùng ít, nếu xảy ra bác sĩ sẽ xử trí theo phác đồ ngộ độc thuốc têBầm da vú: Tình trạng này thường sẽ tự biến mất sau vài tuần.Trường hợp tổn thương quá sâu sát thành ngực thì kỹ thuật chọc hút có thể gây tràn khí hoặc chảy máu màng phổi. Để xử trí, nếu nghi ngờ cần chụp X-quang ngực, siêu âm kiểm tra và đặt dẫn lưu màng phổi nếu có chỉ định;Sẹo: Thường ít để lại sẹo trên da ở vị trí chọc kim hoặc khó thấy. Sẹo sẽ mờ dần theo thời gian.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-cong-huong-tu-pho-tuyen-tien-liet-vi
[ "Chụp cộng hưởng từ", "Chụp cộng hưởng từ tiền liệt tuyến", "Tuyến tiền liệt", "Viêm tiền liệt tuyến", "MRI", "Ung thư tuyến tiền liệt", "tiền liệt tuyến", "Chẩn đoán hình ảnh" ]
Tuyến tiền liệt đóng vai trò gì trong việc sinh sản?
Nhiệm vụ của tuyến tiền liệt là tiết ra chất dịch để hình thành tinh dịch, đồng thời cung cấp năng lượng cho tinh trùng để tinh trùng có thể thụ tinh cho trứng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-cong-huong-tu-pho-tuyen-tien-liet-vi
[ "Chụp cộng hưởng từ", "Chụp cộng hưởng từ tiền liệt tuyến", "Tuyến tiền liệt", "Viêm tiền liệt tuyến", "MRI", "Ung thư tuyến tiền liệt", "tiền liệt tuyến", "Chẩn đoán hình ảnh" ]
Chụp cộng hưởng từ phổ tuyến tiền liệt có vai trò gì trong chẩn đoán bệnh?
Chụp cộng hưởng từ phổ tuyến tiền liệt giúp bác sĩ đánh giá được nồng độ các chất chuyển hóa trong các tổn thương khu trú ở tuyến tiền liệt, đóng góp thêm thông tin giúp bác sĩ sớm phân biệt được tình trạng phì đại tuyến tiền liệt lành tính, tổn thương viêm khu trú hay ung thư tuyến tiền liệt.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-cong-huong-tu-pho-tuyen-tien-liet-vi
[ "Chụp cộng hưởng từ", "Chụp cộng hưởng từ tiền liệt tuyến", "Tuyến tiền liệt", "Viêm tiền liệt tuyến", "MRI", "Ung thư tuyến tiền liệt", "tiền liệt tuyến", "Chẩn đoán hình ảnh" ]
Ngoài chụp cộng hưởng từ phổ tuyến tiền liệt, những phương pháp nào khác được sử dụng để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt?
Các trường hợp nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt sau khi đã thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm khác.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/choc-hut-hach-hoac-u-duoi-huong-dan-cat-lop-vi-tinh-vi
[ "Chụp CT", "Chọc hút khối u", "Chọc hút hạch", "MRI hướng dẫn chọc hút hạch", "Cắt lớp vi tính", "Chụp cắt lớp vi tính" ]
Kỹ thuật chọc hút hạch hoặc khối u dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính là gì?
Chọc hút (hay chọc hút bằng kim nhỏ) là thủ thuật sử dụng một cây kim nhỏ, rỗng để đâm xuyên qua da vào tổn thương, lấy mẫu tế bào hoặc dịch từ khối u hoặc hạch. Mẫu tế bào thu được sẽ được gửi tới phòng xét nghiệm để khảo sát dưới kính hiển vi. Đây là kỹ thuật rất hữu ích để phát hiện ung thư.Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) còn được gọi là chụp cắt lớp điện toán. Đây là phương pháp sử dụng máy CT chạy vòng quanh cơ thể bệnh nhân, phát ra sóng X-quang và đo độ hấp thụ năng lượng tia X của các cấu trúc cơ thể. Sau đó, các thông tin này được tổng hợp với nhau, tạo thành hình ảnh của cơ thể trên không gian 2 chiều hoặc 3 chiều.Chọc hút hạch hoặc khối u dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính giúp bác sĩ định vị rõ tổn thương trong khi thực hiện thủ thuật, từ đó xác định được hướng đi của kim một cách chính xác tới vị trí tổn thương để cắt (hoặc hút) bệnh phẩm. Kỹ thuật này thường được áp dụng trong trường hợp không thực hiện được siêu âm khi tổn thương ở sâu, người bệnh thừa cân hoặc sau phẫu thuật,...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/choc-hut-hach-hoac-u-duoi-huong-dan-cat-lop-vi-tinh-vi
[ "Chụp CT", "Chọc hút khối u", "Chọc hút hạch", "MRI hướng dẫn chọc hút hạch", "Cắt lớp vi tính", "Chụp cắt lớp vi tính" ]
Những trường hợp nào chống chỉ định thực hiện kỹ thuật chọc hút hạch hoặc khối u dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính?
Các trường hợp bị rối loạn đông máu;Người bệnh không hợp tác: Người già hoặc trẻ em,...;Không có đường vào an toàn để chọc hút.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/choc-hut-hach-hoac-u-duoi-huong-dan-cat-lop-vi-tinh-vi
[ "Chụp CT", "Chọc hút khối u", "Chọc hút hạch", "MRI hướng dẫn chọc hút hạch", "Cắt lớp vi tính", "Chụp cắt lớp vi tính" ]
Kỹ thuật chọc hút hạch hoặc khối u dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính có thể gây ra những tai biến gì?
Kỹ thuật chọc hút hạch hoặc u dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính có thể xảy ra một số tai biến không mong muốn như:Thủng ruột, viêm phúc mạc;Tràn máu trong ổ bụng hoặc khoang sau phúc mạc;Tràn dịch màng phổi;Tăng huyết áp kịch phát trong các trường hợp sinh thiết khối u tủy thượng thận hoặc u cận hạch;Có thể làm tế bào ung thư lan ra theo đường chọc.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-xet-nghiem-tim-mau-trong-phan-vi
[ "Hemoglobin", "Xét nghiệm", "Xét nghiệm tìm hồng cầu ẩn", "Xét nghiệm định lượng", "Test máu ẩn trong phân", "Xét nghiệm định tính" ]
Có những phương pháp xét nghiệm máu ẩn trong phân nào được sử dụng trong phòng xét nghiệm?
Có 2 phương pháp xét nghiệm chính tìm máu ẩn trong phân được sử dụng trong phòng xét nghiệm bao gồm:Xét nghiệm máu ẩn trong phân Guaiac (Guaiac fecal occult blood test - gFOBT): Xét nghiệm này yêu cầu bệnh nhân lấy 2-3 mẫu phân và phải thay đổi chế độ ăn uống, thuốc men (dừng các thuốc chống viêm không steroid trước 7 ngày lấy mẫu; tránh bông cải xanh, củ cải, thịt đỏ, vitamin C liều trên 250 mg/1 ngày trong 3 ngày).Xét nghiệm miễn dịch tìm máu ẩn trong phân (Immunochemical FOBT or Faecal immunochemical tests - FIT): xét nghiệm này thường được sử dụng rộng rãi hơn do có nhiều ưu điểm hơn gFOBT vì độ nhạy cao hơn. Nó không đòi hỏi bất kỳ chế độ ăn kiêng trước khi thu thập mẫu và có thể được thực hiện trên một mẫu phân ngẫu nhiên.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-xet-nghiem-tim-mau-trong-phan-vi
[ "Hemoglobin", "Xét nghiệm", "Xét nghiệm tìm hồng cầu ẩn", "Xét nghiệm định lượng", "Test máu ẩn trong phân", "Xét nghiệm định tính" ]
Xét nghiệm máu ẩn trong phân định lượng cho kết quả như thế nào?
Xét nghiệm định lượng (thực hiện trên máy OC-sensor pledia-Nhật): đưa ra con số ước tính nồng độ hemoglobin của người trong phân để đưa ra hướng dẫn chỉ định soi đại tràng:Lượng hemoglobin 100-200 ng/ml: chỉ định soi đại tràng. Với trường hợp này, độ đặc hiệu của xét nghiệm cho phát hiện chảy máu đường tiêu hóa dưới do ung thư đại trực tràng lên đến 97%.Lượng hemoglobin <100 ng/dl: không có chỉ định soi đại tràng
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-xet-nghiem-tim-mau-trong-phan-vi
[ "Hemoglobin", "Xét nghiệm", "Xét nghiệm tìm hồng cầu ẩn", "Xét nghiệm định lượng", "Test máu ẩn trong phân", "Xét nghiệm định tính" ]
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City sử dụng những loại xét nghiệm máu ẩn trong phân nào?
Hiện tại, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City sử dụng 2 loại xét nghiệm tìm máu ẩn (hay còn gọi là hồng cầu ẩn) trong phân. Cả 2 loại này đều có nguyên lý dựa trên phương pháp xét nghiệm miễn dịch:Xét nghiệm định tính (test nhanh): chỉ đưa ra có hay không máu ẩn trong phân với ngưỡng 25 ng/dl. Xét nghiệm này không cho biết lượng hemoglobin của người trong phân là bao nhiêu. Nếu xét nghiệm dương tính cần làm thêm thử nghiệm soi đại tràng.Xét nghiệm định lượng (thực hiện trên máy OC-sensor pledia-Nhật): đưa ra con số ước tính nồng độ hemoglobin của người trong phân để đưa ra hướng dẫn chỉ định soi đại tràng:Lượng hemoglobin 100-200 ng/ml: chỉ định soi đại tràng. Với trường hợp này, độ đặc hiệu của xét nghiệm cho phát hiện chảy máu đường tiêu hóa dưới do ung thư đại trực tràng lên đến 97%.Lượng hemoglobin <100 ng/dl: không có chỉ định soi đại tràng
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-gay-te-ket-hop-tuy-song-ngoai-mang-cung-phau-thuat-sa-sinh-duc-vi
[ "Gây tê tủy sống", "Phẫu thuật sa sinh dục", "Gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng", "gây tê ngoài màng cứng", "Sa sinh dục" ]
Sa sinh dục là gì?
Sa sinh dục là từ dùng để chỉ các cơ quan sinh dục rớt xuống hoặc sa xuống. Rối loạn cơ quan vùng chậu liên quan đến sự sa xuống của các cơ quan sàn chậu như: bàng quang, tử cung, âm đạo,...Phần lớn các trường hợp mắc sa sinh dục là do áp lực tăng lên trong bụng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cơ quan vùng chậu. Ngoài ra những trường hợp sau đây sẽ tăng nguy cơ mắc sa sinh dục, đó là: phụ nữ mang thai, chuyển dạ và sinh con, béo phì, táo bón, ung thư cơ quan vùng chậu.Phẫu thuật là phương pháp điều trị sa sinh dục hiệu quả. Gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng trong phẫu thuật sa sinh dục là một trong các phương pháp vô cảm được lựa chọn nhằm vô cảm cho phẫu thuật kết hợp với giảm đau sau phẫu thuật sa sinh dục.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-gay-te-ket-hop-tuy-song-ngoai-mang-cung-phau-thuat-sa-sinh-duc-vi
[ "Gây tê tủy sống", "Phẫu thuật sa sinh dục", "Gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng", "gây tê ngoài màng cứng", "Sa sinh dục" ]
Phương pháp gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng phẫu thuật sa sinh dục được áp dụng trong trường hợp nào?
Phẫu thuật là phương pháp điều trị sa sinh dục hiệu quả. Gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng trong phẫu thuật sa sinh dục là một trong các phương pháp vô cảm được lựa chọn nhằm vô cảm cho phẫu thuật kết hợp với giảm đau sau phẫu thuật sa sinh dục.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-gay-te-ket-hop-tuy-song-ngoai-mang-cung-phau-thuat-sa-sinh-duc-vi
[ "Gây tê tủy sống", "Phẫu thuật sa sinh dục", "Gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng", "gây tê ngoài màng cứng", "Sa sinh dục" ]
Những trường hợp nào chống chỉ định gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng phẫu thuật sa sinh dục?
Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có thể thực hiện phương pháp này. Nếu như người bệnh và người nhà bệnh nhân từ chối điều trị bằng phương pháp này thì sẽ chống chỉ định thực hiện. Ngoài ra, các trường hợp sau đây cũng sẽ không được chỉ định thực hiện:Bệnh nhân dị ứng thuốc tê, các chống chỉ định gây tê tủy sống, ngoài màng cứng khác.Rối loạn đông máu nặng.Dừng các thuốc chống đông chưa đủ thời gian.Hẹp van hai lá khít, van động mạch chủ khít.Vùng chọc kim gây tê bị viêm nhiễm.Gù sẹo cột sống nặng, viêm cột sống dính khớp...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-thuc-hien-chup-x-quang-so-hoa-tim-phoi-thang-vi
[ "Chụp cộng hưởng từ", "Chụp X quang", "X quang tim phổi", "Chụp X quang tim phổi thẳng", "Chụp x quang số hoá tim phổi thẳng", "Chẩn đoán hình ảnh" ]
Nêu những vấn đề về phổi có thể được chẩn đoán thông qua chụp X quang tim phổi?
Những vấn đề về phổi: khối u, viêm nhiễm hay tràn dịch phổi. Chụp x quang tim phổi còn hỗ trợ các bác sĩ đánh giá các bệnh lý phổi mãn tính như xơ nang hay các biến chứng có liên quan.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-thuc-hien-chup-x-quang-so-hoa-tim-phoi-thang-vi
[ "Chụp cộng hưởng từ", "Chụp X quang", "X quang tim phổi", "Chụp X quang tim phổi thẳng", "Chụp x quang số hoá tim phổi thẳng", "Chẩn đoán hình ảnh" ]
Liệt kê những trường hợp cần chụp x quang tim phổi?
Bác sĩ sẽ chỉ định chụp x quang tim phổi nếu người bệnh có những triệu chứng sau: Ho kéo dài; ho ra máu; khó thở; đau tức vùng ngực; bệnh nhân có biểu hiện của bệnh lao; ung thư phổi; biểu hiện của triệu chứng tim mạch hoặc kiểm tra sức khỏe...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-thuc-hien-chup-x-quang-so-hoa-tim-phoi-thang-vi
[ "Chụp cộng hưởng từ", "Chụp X quang", "X quang tim phổi", "Chụp X quang tim phổi thẳng", "Chụp x quang số hoá tim phổi thẳng", "Chẩn đoán hình ảnh" ]
Trong trường hợp người bệnh đang mang thai, cần thực hiện những biện pháp gì trước khi chụp x quang tim phổi?
Lưu ý nếu bệnh nhân đang mang thai cần báo ngay cho bác sĩ để có những biện pháp bảo vệ để giảm thiểu nguy cơ bức xạ tới thai nhi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nen-chup-cong-huong-tu-thong-khi-phoi-de-chan-doan-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-vi
[ "Viêm phế quản", "Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính", "Chụp MRI", "Khí phế thủng", "COPD", "Chụp cộng hưởng từ thông khí phổi" ]
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì và bao gồm những tình trạng nào?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease – COPD) là bệnh lý bao gồm hai tình trạng chính là viêm phế quản tắc nghẽn và khí phế thũng Đây cũng là bệnh lý hô hấp thường gặp nhất ở người lớn tại các nước phát triển.Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là tình trạng viêm và sưng mạn tính các đường dẫn khí, làm chúng trở nên nhỏ hơn bình thường. Sự thu hẹp này cản trở không khí đi ra trong thì thở ra của bệnh nhân, gây nên tình trạng ứ khí. Lâu dần các phế nang bị giãn nở, vách phế nang bị tổn thương mất tính đàn hồi. Kết quả hình thành các túi khí ứ đọng trong phổi. Đây được gọi là tình trạng khí phế thủng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nen-chup-cong-huong-tu-thong-khi-phoi-de-chan-doan-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-vi
[ "Viêm phế quản", "Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính", "Chụp MRI", "Khí phế thủng", "COPD", "Chụp cộng hưởng từ thông khí phổi" ]
Chụp cộng hưởng từ thông khí phổi có những ưu điểm gì trong việc chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?
Đây được xem là một công cụ mới mang lại nhiều ưu điểm trong chẩn đoán COPD, không những đánh giá được chức năng hô hấp mà còn khảo sát được đặc điểm hình thái đường dẫn khí của bệnh nhân.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nen-chup-cong-huong-tu-thong-khi-phoi-de-chan-doan-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-vi
[ "Viêm phế quản", "Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính", "Chụp MRI", "Khí phế thủng", "COPD", "Chụp cộng hưởng từ thông khí phổi" ]
Ngoài bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chụp cộng hưởng từ thông khí phổi còn được chỉ định trong những trường hợp nào?
Ngoài chỉ định đánh giá chức năng thông khí phổi trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chụp cộng hưởng từ thông khí phổi còn được chỉ định ở những bệnh lý hô hấp khác như hen phế quản, xơ phổi, đánh giá chức năng phổi sau phẫu thuật cắt thùy phổi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-toi-co-mac-benh-thuy-dau-cac-trieu-chung-cua-benh-la-gi-vi
[ "Bệnh giời leo", "Điều trị thủy đậu", "Vacxin thủy đậu", "Tiêm phòng thủy đậu", "Thủy đậu khi mang thai", "Thủy đậu" ]
Bệnh thuỷ đậu là do nguyên nhân nào gây ra?
Bệnh thuỷ đậu là một bệnh lây nhiễm rất nhanh do virus gây ra (varicella zoster virus- viết tắt là VZV). Virus này cũng gây bệnh zona (còn gọi là bệnh giời leo).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-toi-co-mac-benh-thuy-dau-cac-trieu-chung-cua-benh-la-gi-vi
[ "Bệnh giời leo", "Điều trị thủy đậu", "Vacxin thủy đậu", "Tiêm phòng thủy đậu", "Thủy đậu khi mang thai", "Thủy đậu" ]
Những triệu chứng đầu tiên của bệnh thủy đậu là gì?
Sau khi bị nhiễm virus, thời gian ủ bệnh thường từ 10 đến 21 ngày. Những triệu chứng đầu tiên thường là sốt, mệt, đau họng, chán ăn. Sau đó xuất hiện các ban trên da, ban đầu là nốt đỏ nhỏ, sau đó thành các nốt phỏng chứa dịch trong, thường ngứa. Các nốt phỏng này sau đó vỡ ra, khô đi, đóng vảy và sau cùng bong vảy. Các nốt phỏng này có thể mọc trên toàn thân, và hết sau khoảng 1 tuần.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-toi-co-mac-benh-thuy-dau-cac-trieu-chung-cua-benh-la-gi-vi
[ "Bệnh giời leo", "Điều trị thủy đậu", "Vacxin thủy đậu", "Tiêm phòng thủy đậu", "Thủy đậu khi mang thai", "Thủy đậu" ]
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thủy đậu là gì?
Các biến chứng chính của bệnh là viêm phổi và viêm gan. Đôi khi gặp viêm não.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thong-khi-nhan-tao-tho-may-vi
[ "Thông khí nhân tạo không xâm lấn", "Thông khí nhân tạo xâm lấn", "Thông khí nhân tạo", "Thở máy", "Hồi sức cấp cứu" ]
Liệt kê các phương thức thông khí nhân tạo?
Thông khí nhân tạo không xâm lấn: Người bệnh được hỗ trợ hô hấp từ máy thở thông qua ”mặt nạ” thở.Thông khí nhân tạo xâm lấn: Người bệnh cần phải đặt nội khí quản “ống thở” vào khí quản đường hô hấp và máy thở sẽ được kết vào ống thở hỗ trợ hô hấp cho người bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thong-khi-nhan-tao-tho-may-vi
[ "Thông khí nhân tạo không xâm lấn", "Thông khí nhân tạo xâm lấn", "Thông khí nhân tạo", "Thở máy", "Hồi sức cấp cứu" ]
Những bệnh lý nào cần sử dụng thông khí nhân tạo?
Viêm phổi nặng dẫn đến suy hô hấp Đợt cấp tính COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) Hen phế quản nặng hoặc một số bệnh lý về phổi khác gây tình trạng suy hô hấp. Phù phổi cấp do suy tim Chấn thương tủy sống trên, bại liệt, xơ cứng teo cơ bên trái (ALS), nhược cơ và các bệnh hoặc yếu tố khác ảnh hưởng đến dây thần kinh và cơ bắp liên quan đến hô hấp Chấn thương não hoặc đột quỵ Dùng thuốc quá liều
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thong-khi-nhan-tao-tho-may-vi
[ "Thông khí nhân tạo không xâm lấn", "Thông khí nhân tạo xâm lấn", "Thông khí nhân tạo", "Thở máy", "Hồi sức cấp cứu" ]
Thông khí nhân tạo có thể gây ra những biến chứng nào?
Thông khí nhân tạo là biện pháp hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu hô hấp cho bệnh nhân, tuy nhiên nó cũng gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân. 4.1. Tổn thương nhu mô phổi và phế nang Vỡ phế nang gây tràn khí màng phổi: áp lực đẩy khí vào phổi cao 80 – 100cm nước mới đảm bảo khí vào tới phế nang có thể gây vỡ phế nang nhất là các bệnh lý mãn tính có sẵn tại phổi như: Hen phế quản, COPD... 4.2. Tim mạch Giảm cung lượng tim: áp lực đẩy khí làm áp lực khí ở phế nang tăng cao dẫn đến tuần hoàn mao mạch chậm lại, máu về tim giảm, lưu lượng máu ở phổi giảm. Ngoài ra khi thở máy sẽ tác động đến chức năng của tim mạch dẫn đến giảm chức năng của tim mạch. 4.3. Các vấn đề ở dây thanh âm Khi bác sĩ tháo ống thở ra khỏi người bệnh, dây thanh âm của họ có thể bị tổn thương. Ban đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức vùng họng và có giọng nói khàn khàn. Vì thế, hãy trao đổi với bác sĩ, nếu cảm thấy khó thở hoặc khó nói chuyện sau khi tháo ống ra. 4.4. Biến chứng khác Rối loạn tiêu hoá: trướng bụng, liệt ruột, táo bón do nằm lâu. Rối loạn tiết niệu: do giảm tưới máu thận, ức chế bài tiết natri, giảm độ thanh lọc dẫn đến ứ máu toàn thân. Loét ép: do bệnh nhân mê, nằm thở máy dài ngày là nguyên nhân chính gây nên loét tì đè vùng xương cùng cụt, các gót chân.. Nhiễm khuẩn: Bệnh nhân thở máy thường trong tình trạng bệnh nặng, được thực hiện nhiều kỹ thuật như: đặt nội khí quản, mở khí quản, đặt tĩnh mạch dưới đòn, thông tiểu, thông dạ dày, các kỹ thuật tiêm truyền,... dễ bị nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện. Thay đổi trạng thái tâm thần: do tính chất bệnh và do can thiệp nhiều kỹ thuật, thời gian điều trị dài ngày,... Thở máy là phương pháp can thiệp để kiểm soát hô hấp mang tính chất nguy kịch, sống còn, giúp điều trị những bệnh lý nặng nề để giúp cứu sống người bệnh. Nhưng qua đó cũng có rất nhiều những bất lợi xung quanh việc thở máy nhất là các bệnh lý nặng phải thở máy dài ngày.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nang-nieu-urinoma-sau-chan-thuong-vi
[ "Xạ hình xương", "Chấn thương thận kín", "Chụp cắt lớp vi tính", "Nang niệu sau chấn thương thận", "Urinoma", "Nang niệu" ]
Nang niệu sau chấn thương thận là gì?
Nang niệu (urinoma) là một biến chứng hiếm gặp sau chấn thương thận, được định nghĩa là một túi nước tiểu nằm bên cạnh thận và có thông thương với đường bài xuất nước tiểu (đài thận, bể thận hoặc niệu quản). Đây là hậu quả của một chấn thương thận nặng (độ 3 hoặc 4 theo ASST) có vỡ nhu mô thận thông vào đường bài xuất, gây trào nước tiểu ra xung quanh thận.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nang-nieu-urinoma-sau-chan-thuong-vi
[ "Xạ hình xương", "Chấn thương thận kín", "Chụp cắt lớp vi tính", "Nang niệu sau chấn thương thận", "Urinoma", "Nang niệu" ]
Phương pháp nào được sử dụng chủ yếu trong chẩn đoán rò rỉ nước tiểu ở thận và nang niệu?
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong chẩn đoán rò rỉ nước tiểu ở thận và nang niệu. Hình ảnh CT thu được ngoài hỗ trợ chẩn đoán còn giúp xác định thêm mức độ tổn thương của bệnh nhân. Do đó ngay cả khi không có nghi ngờ nang niệu khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính thì chẩn đoán nang niệu vẫn có thể được khẳng định sau khi có kết quả.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nang-nieu-urinoma-sau-chan-thuong-vi
[ "Xạ hình xương", "Chấn thương thận kín", "Chụp cắt lớp vi tính", "Nang niệu sau chấn thương thận", "Urinoma", "Nang niệu" ]
Khi nào cần phải dẫn lưu nang niệu?
Trong hầu hết các trường hợp thì nang niệu nhỏ sẽ được tái hấp thu một cách tự nhiên và không cần dẫn lưu. Tuy nhiên nếu các nang niệu lớn, tồn tại nhiều ngày hoặc bệnh nhân sốt, có dấu hiệu nhiễm trùng bất kể kích thước của nang niệu thì cần phải dẫn lưu qua da dưới sự hướng dẫn của chẩn đoán hình ảnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phong-ngua-tac-sua-sau-sinh-vi
[ "Viêm tuyến vú", "Tắc tia sữa", "Áp-xe vú", "Massage bầu vú", "Sữa mẹ", "Tắc sữa" ]
Những dấu hiệu nào cho thấy mẹ đang bị tắc sữa?
Tắc sữa là tình trạng khá phổ biến sau sinh, với các dấu hiệu như căng đau hai vú, sữa ra ít, có khối tắc lớn nhỏ rải rác hai vú, có thể có mảng đỏ trên da và đau nhiều, một số trường hợp có sốt. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp-xe vú và sẽ phải phẫu thuật. Phòng ngừa tắc tia sữa là điều rất quan trọng mà sản phụ nên biết để tránh các biến chứng, khó chịu xảy ra trong quá trình cho con bú.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phong-ngua-tac-sua-sau-sinh-vi
[ "Viêm tuyến vú", "Tắc tia sữa", "Áp-xe vú", "Massage bầu vú", "Sữa mẹ", "Tắc sữa" ]
Làm thế nào để phòng ngừa tắc tia sữa?
Để phòng ngừa tắc tia sữa, các sản phụ có thể sử dụng một trong các cách sau đây:Massage vú: Sau khi sinh, bà mẹ thường xuyên xoa bóp nhẹ nhàng hai bầu vú, xoa theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, đồng thời xoa nhẹ đầu vú để kích thích vú tiết sữa. Cũng có thể dùng khăn ấm massage bầu vú khi thấy hai vú căng tức.Cho con bú: Các bà mẹ cần cho con bú theo nhu cầu trong 1 tháng đầu, sau đó sẽ cho bú 2-3 giờ mỗi lần và nên giữ đều khoảng cách cho bú cũng như hút sữa. Không nên để khoảng cách quá dài sẽ dễ gây tắc sữa do ứ đọng sữa quá lâuHút sữa: Sau khi cho con bú nếu thấy vú còn căng thì dùng máy hút sữa hút hết sữa còn lại để tránh ứ đọng sữa gây tắc, hút cho đến khi nào thấy hai vú mềm đi thì có thể dừng lại.Vệ sinh đầu vú: Đây là vấn đề rất quan trọng và cũng là nguyên nhân gây viêm tuyến vú và abces vú, vì vậy các bà mẹ cần lưu ý vấn đề này. Cần vệ sinh đầu vú và bầu vú trước và sau khi cho con bú. Có thể dùng gạc vô khuẩn và nước muối sinh lý để vệ sinh đầu vú trước và sau khi cho con bú. Hạn chế dùng khăn sữa lau vú nhiều lần trong ngày. Khi vệ sinh đầu vú, cần lau vú từ trong ra ngoài, lau sạch kẽ đầu vú, sau khi trẻ bú xong lau khô và sạch đầu vú.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phong-ngua-tac-sua-sau-sinh-vi
[ "Viêm tuyến vú", "Tắc tia sữa", "Áp-xe vú", "Massage bầu vú", "Sữa mẹ", "Tắc sữa" ]
Nên làm gì khi bị tắc sữa?
Khi thấy vú căng tức và đau nhiều thì thực hiện massage vú, đồng thời dùng tay ép bầu vú lên thành ngực, vừa ép vừa day để tạo lực làm tan sữa đông kết, vón cục bên trong. Ép nhẹ nhàng trong mức đau mẹ có thể chịu được, day từ từ theo chiều kim đồng hồ, khoảng 20-30 lần, sau đó làm ngược lại. Thực hiện nhiều lần cho đến khi cảm thấy dễ chịu, bớt căng tức ngực. Sau khi ép và massage vú thì cho trẻ bú, sau đó dùng máy hút sữa hết lượng sữa còn đọng lại. Nếu sau khi làm như vậy vẫn còn đau thì các sản phụ nên đến đến phòng khám, bệnh viện để kiểm tra vú vì có trường hợp phần tắc quá sâu, massage không hiệu quả thì phải dùng máy để làm tan chỗ tắc. Các bà mẹ không nên để tắc quá lâu vì có thể gây abces vú và phải phẫu thuật rất nguy hiểm Nếu bà mẹ thấy đau nhói hai bầu vú nhưng vú vẫn không căng nhiều đồng thời có sốt, ớn lạnh, có hạch nách thì khả năng bị viêm tuyến vú. Do đó, trong trường hợp này chúng ta không nên massage hay dây ép hai vú mà nên đến các cơ sở khám bệnh để thăm khám, nếu càng massage vú thì tình trạng viêm sẽ càng nặng hơn.Tắc sữa là bệnh thường gặp và có thể xử lý tại nhà. Tuy nhiên nếu thấy đau nhiều kèm có sốt, sữa có màu vàng khác thường, ớn lạnh, có hạch nách thì bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời, tránh gây abces vú. Ngoài ra, người mẹ cũng không nên tự ý mua thuốc điều trị để tránh tình trạng ảnh hưởng đến sự tiết sữa và chất lượng sữa cho bé.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/so-luoc-truyen-mau-o-viet-nam-va-cac-tien-bo-vi
[ "Tai biến truyền máu", "Xét nghiệm", "Huyết học", "Hạ thân nhiệt", "Chế phẩm máu", "Tan máu cấp", "Sốc phản vệ", "Truyền máu" ]
Trước năm 1954, truyền máu ở Việt Nam do ai tổ chức đầu tiên?
Truyền máu ở Việt Nam do quân đội Pháp tổ chức đầu tiên tại Bệnh viện Đồn Thủy (BV Quân Y 108 hiện nay), cung cấp máu cho quân đội Pháp. Sau đó là một số Bệnh viện ở Sài Gòn cũng do quân đội Pháp tổ chức và quản lý truyền máu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/so-luoc-truyen-mau-o-viet-nam-va-cac-tien-bo-vi
[ "Tai biến truyền máu", "Xét nghiệm", "Huyết học", "Hạ thân nhiệt", "Chế phẩm máu", "Tan máu cấp", "Sốc phản vệ", "Truyền máu" ]
Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong việc phát triển truyền máu ở Việt Nam?
Năm 1995, Bộ Y tế và Hội Chữ thập đỏ quyết định lấy ngày 6/1 là ngày bầu cử khoá Quốc hội đầu tiên 1946 làm ngày động viên toàn dân tham gia hiến máu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/so-luoc-truyen-mau-o-viet-nam-va-cac-tien-bo-vi
[ "Tai biến truyền máu", "Xét nghiệm", "Huyết học", "Hạ thân nhiệt", "Chế phẩm máu", "Tan máu cấp", "Sốc phản vệ", "Truyền máu" ]
Nêu những thay đổi về phương tiện thu gom và bảo quản máu từ năm 1993 đến 2005?
Thay chai thủy tinh bằng túi chất dẻo (1/1995) như Quốc tế Thay giường bằng ghế lấy máu như Quốc tế (từ 1/1996),Tủ lạnh bảo quản máu và huyết tương (1996) (chương trình viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Luxembourg).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/con-thieu-mau-nao-thoang-qua-vi
[ "Đột quỵ não", "Tai biến mạch máu não", "Cục máu đông", "Tăng huyết áp", "Di chứng đột quỵ não", "Cơn thiếu máu não thoáng qua" ]
Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) khác biệt gì với đột quỵ não cấp (stroke)?
Trong TIA không có tổn thương phá hủy não vĩnh viễn trong khi đột quỵ não cấp có tổn thương phá hủy não vĩnh viễn, tuy nhiên biểu hiện triệu chứng ban đầu là giống nhau hoàn toàn và rất khó để nói với người bệnh rằng bệnh nhân bị cơn thiếu máu não thoáng qua hay là đột quỵ não cấp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/con-thieu-mau-nao-thoang-qua-vi
[ "Đột quỵ não", "Tai biến mạch máu não", "Cục máu đông", "Tăng huyết áp", "Di chứng đột quỵ não", "Cơn thiếu máu não thoáng qua" ]
Làm sao để nhận biết người nào đó có thể đang bị cơn thiếu máu não thoáng qua?
Có một cách rất dễ để nhớ các dấu hiệu của đột quỵ, đó là các dấu hiệu thường xuất hiện đột ngột với 4 dấu hiệu đặc trưng bao gồm các biểu hiện sau đây:Mặt (Face): Nhìn 2 bên mặt không đối xứng nhau hoặc một bên mặt bị xệ xuốngTay (Arm): Bệnh nhân có bị yếu hay bị tê bì 1 hoặc cả hai bên tay không? Cánh tay bệnh nhân có rơi xuống khi cố cử độngNói (Speech): Bệnh nhân có gặp khó khăn khi nói không? có nói các tiếng khác thường hay không?Thời gian là vàng (Time): Nếu bạn ghi nhận bất kỳ dấu hiệu nào như trên, cần phải gọi ngay xe cấp cứu (quay số 115) và đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, giảm thiểu di chứng đột quỵ (càng sớm càng tốt). 4 biểu hiện đáng chú ý trên có thể ghép trong một từ dễ nhớ là “NHANH” trong tiếng Anh là “FAST” như sau (hình 1)
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/con-thieu-mau-nao-thoang-qua-vi
[ "Đột quỵ não", "Tai biến mạch máu não", "Cục máu đông", "Tăng huyết áp", "Di chứng đột quỵ não", "Cơn thiếu máu não thoáng qua" ]
Người bị cơn thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ bị đột quỵ não cấp như thế nào?
Một người trước đó đã xảy ra cơn thiếu máu não thoáng qua sẽ có nguy cơ rất cao xảy ra đột quỵ não cấp. Nguy cơ này là cao nhất sau vài ngày đến vài tuần đầu sau khi có cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là lí do tại sao một người có hoặc nghi ngờ có cơn thiếu máu não thoáng qua cần được theo dõi sát sao từ người thân cũng như các nhân viên y tế.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vai-tro-chan-doan-hinh-anh-trong-day-thi-som-vi
[ "Chẩn đoán dậy thì sớm", "Dậy thì sớm", "Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên", "Sàng lọc dậy thì sớm", "Xuất tinh lần đầu" ]
Dậy thì sớm là gì và có dấu hiệu nhận biết nào?
Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ bắt đầu thay đổi thành người trưởng thành quá sớm. Chẩn đoán dậy thì sớm được đánh giá khi quá trình dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Tuổi dậy thì bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương và cơ bắp, thay đổi hình dạng, kích thước cơ thể và khả năng sinh sản của cơ thể. Dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm bao gồm: Tăng trưởng vú và chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở trẻ gái. Tinh hoàn và dương vật to lên, tóc trên khuôn mặt và giọng nói trầm ở bé trai. Có lông mu hoặc lông nách Tăng trưởng nhanh Xuất hiện mụn Mùi cơ thể người lớn
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vai-tro-chan-doan-hinh-anh-trong-day-thi-som-vi
[ "Chẩn đoán dậy thì sớm", "Dậy thì sớm", "Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên", "Sàng lọc dậy thì sớm", "Xuất tinh lần đầu" ]
Dậy thì sớm có ảnh hưởng gì đến trẻ em?
Sự phát triển sớm có thể khiến các bé ban đầu cao hơn khi so sánh với các bạn cùng lứa. Khi dậy thì kết thúc, sự tăng trưởng chiều cao sẽ dừng lại. Bởi vì bộ xương trưởng thành và sự phát triển xương dừng ở độ tuổi sớm hơn bình thường, nên trẻ bị dậy thì sớm nếu không được điều trị sẽ khó đạt được chiều cao thông thường. Ngoài ra, dậy thì sớm cũng có thể gây khó khăn cho trẻ về mặt cảm xúc và xã hội. Chúng làm cho các bé gái cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ vì cảm thấy khác biệt so với bạn bè, bị bạn bè trêu chọc do có bộ ngực lớn và trở nên già dặn hơn so với bạn đồng trang lứa. Ngay cả cảm xúc và hành vi có thể thay đổi ở trẻ em dậy thì sớm. Các bé gái có thể trở nên ủ rũ và cáu kỉnh. Các bé trai cũng có thể trở nên hung dữ hơn và có thể phát triển xu hướng tình dục không phù hợp với độ tuổi của trẻ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vai-tro-chan-doan-hinh-anh-trong-day-thi-som-vi
[ "Chẩn đoán dậy thì sớm", "Dậy thì sớm", "Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên", "Sàng lọc dậy thì sớm", "Xuất tinh lần đầu" ]
Những xét nghiệm nào được sử dụng để chẩn đoán dậy thì sớm?
Để chẩn đoán dậy thì sớm, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như sau: Xét nghiệm máu để tìm mức độ hormone giới tính cao. Chụp X-quang xương bàn tay có thể cho thấy xương có trưởng thành quá sớm hay không. Siêu âm tuyến vú giúp đánh giá được sự trưởng thành của mô vú một cách khách quan. Siêu âm tử cung – buồng trứng giúp xác định kích thước của tử cung – buồng trứng, số lượng nang noãn, có nang noãn trội không, có các khối u bất thường hay không. Siêu âm tinh hoàn xác định được kích thước của tinh hoàn và các khối u bất thường. Siêu âm bụng tìm các khối u tiết ra các hormon sinh dục như u tuyến thượng thận, u gan,... Đôi khi, chụp MRI được chỉ định thực hiện để loại trừ các nguyên nhân hiếm gặp của dậy thì sớm, chẳng hạn như một khối u trong não, buồng trứng hoặc tinh hoàn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chan-doan-hinh-anh-lao-phoi-vi
[ "Hô hấp", "Lao", "Phổi", "Chẩn đoán hình ảnh lao phổi", "Lao phổi" ]
Nêu 2 thể bệnh lao thường gặp ở trẻ em?
Lao sơ nhiễm là bệnh ở trẻ em, đặc biệt là trẻ 1-5 tuổi, bệnh hiếm gặp ở người lớn. 60% lao sơ nhiễm ở trẻ em có hạch to ở rốn phổi. 40% có hạch quanh khí quản, 80% hạch dưới Carina. Đôi khi có thể gặp hình ảnh đông đặc phổi ở 1 thùy hoặc phân thùy (do hạch chèn ép) hoặc do tràn dịch màng phổi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chan-doan-hinh-anh-lao-phoi-vi
[ "Hô hấp", "Lao", "Phổi", "Chẩn đoán hình ảnh lao phổi", "Lao phổi" ]
Liệt kê các triệu chứng nghi ngờ mắc lao phổi?
Những bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ lao phổi đều có chỉ định chụp phổi để kết hợp cùng các thăm khám khác giúp chẩn đoán. Các triệu chứng bao gồm: Ho kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng quan trọng nhất liên quan đến lao phổi Đau ngực, thỉnh thoảng khó thở Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc Đổ mồ hôi trộm về đêm Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều Chán ăn, gầy sút.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chan-doan-hinh-anh-lao-phoi-vi
[ "Hô hấp", "Lao", "Phổi", "Chẩn đoán hình ảnh lao phổi", "Lao phổi" ]
Kết quả chẩn đoán lao phổi có ý nghĩa gì?
Kết quả chẩn đoán lao phổi giúp xác định được: Bệnh nhân có chắc chắn bị lao phổi hay không? Hạn chế khả năng lây lan khi chưa được điều trị theo phác đồ lao Có định hướng cho các chẩn đoán của Lao ngoài phổi khi có triệu chứng Giai đoạn, thể bệnh Đánh giá trong và sau điều trị Đánh giá các di chứng để lại sau khi khỏi bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chuc-nang-cot-loi-cua-dich-te-hoc-vi
[ "Phòng bệnh", "Khám sức khỏe", "Tiêm Vacxin", "Nghiên cứu dịch tễ học", "Dịch tễ học" ]
Giám sát sức khỏe cộng đồng là gì?
Việc thu thập, phân tích, giải thích và phổ biến dữ liệu y tế liên tục để giúp hướng dẫn việc ra quyết định và hành động về sức khỏe cộng đồng chính là giám sát sức khỏe cộng đồng. Đây là một trong những chức năng cốt lõi của dịch tễ học.Mục tiêu của giám sát sức khỏe cộng đồng hay còn được gọi là thông tin cho hành động nhằm miêu tả các dịch bệnh liên tục xảy ra và các dịch bệnh tiềm ẩn để áp dụng điều tra, kiểm soát và các biện pháp phòng ngừa một cách hiệu quả.Những nhiệm vụ này được thực hiện thông qua việc thu thập và đánh giá một cách có hệ thống các báo cáo về tỷ lệ mắc bệnh tỷ lệ tử vong cùng các thông tin sức khỏe có liên quan. Phổ biến và giải thích các dữ liệu này cho những người liên quan đến kiểm soát dịch bệnh và ra quyết định về sức khỏe cộng đồng.Báo cáo về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong là nguồn dữ liệu giám sát phổ biến cho các sở y tế địa phương và tiểu bang. Các báo cáo này thường được gửi bởi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bác sĩ kiểm soát nhiễm trùng hoặc phòng thí nghiệm được yêu cầu thông báo cho bộ phận y tế của bất kỳ bệnh nhân nào mắc bệnh phải báo cáo như ho gà, viêm màng não do não mô cầu hoặc AIDS.Các nguồn dữ liệu liên quan đến sức khỏe khác được sử dụng để giám sát bao gồm các báo cáo từ điều tra các trường hợp cá nhân và cụm bệnh, dữ liệu chương trình y tế công cộng như bảo hiểm tiêm chủng trong cộng đồng, đăng ký bệnh và điều tra sức khỏe cộng đồng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chuc-nang-cot-loi-cua-dich-te-hoc-vi
[ "Phòng bệnh", "Khám sức khỏe", "Tiêm Vacxin", "Nghiên cứu dịch tễ học", "Dịch tễ học" ]
Mục tiêu của điều tra hiện trường là gì?
Các cuộc điều tra thường nhằm mục đích xác định thêm những người bị bệnh không được báo cáo hoặc không được công nhận, những người có thể tiếp tục lây nhiễm cho người khác.Ví dụ, một trong những đặc điểm nổi bật của việc điều tra những người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục là việc xác định bạn tình hoặc mối quan hệ của bệnh nhân. Khi được phỏng vấn, nhiều người trong số những người này bị phát hiện nhiễm bệnh mà không biết và được điều trị mà họ không nhận ra họ cần. Xác định và điều trị các trường hợp này ngăn ngừa tình trạng lây lan.Với một số trường hợp, mục tiêu của một cuộc điều tra có thể chỉ đơn giản là tìm hiểu thêm về lịch sử tự nhiên, phổ lâm sàng, dịch tễ học mô tả và các yếu tố nguy cơ của bệnh trước khi xác định phương pháp can thiệp nào có thể phù hợp.Cần điều tra sớm về dịch SARS năm 2003 để thiết lập định nghĩa ca bệnh dựa trên biểu hiện lâm sàng và đặc trưng cho các quần thể có nguy cơ theo thời gian, địa điểm và con người. Khi đã hiểu nhiều hơn về dịch tễ học về bệnh và khả năng truyền bệnh của virus, các khuyến nghị thích hợp liên quan đến cách ly và kiểm dịch đã được ban hành.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chuc-nang-cot-loi-cua-dich-te-hoc-vi
[ "Phòng bệnh", "Khám sức khỏe", "Tiêm Vacxin", "Nghiên cứu dịch tễ học", "Dịch tễ học" ]
Tại sao cần thiết phải nghiên cứu phân tích trong dịch tễ học?
Để xác định nguyên nhân và phương thức lây truyền cùng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa bệnh thích hợp thường chỉ gần giám sát và điều tra hiện trường là đủ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu phân tích khác cần sử dụng các phương pháp nghiêm ngặt hơn. Điều này là cần thiết.Thông thường các phương pháp được sử dụng kết hợp - với giám sát và điều tra thực địa cung cấp manh mối hoặc giả thuyết về nguyên nhân và phương thức lây truyền, trong khi các nghiên cứu phân tích đánh giá độ tin cậy của các giả thuyết đó.Các cụm hoặc ổ dịch bệnh thường xuyên được bắt đầu điều tra với dịch tễ học mô tả. Phương pháp mô tả liên quan đến việc nghiên cứu tỷ lệ mắc và lây lan bệnh theo thời gian, địa điểm và con người. Điều này bao gồm việc tính toán tỷ lệ và xác định bộ phận dân số có nguy cơ cao hơn những người khác.Đôi khi, khi mối liên quan giữa phơi nhiễm và dịch bệnh khá chặt chẽ, cuộc điều tra có thể dừng lại khi dịch tễ học mô tả hoàn tất và các biện pháp kiểm soát có thể được thực hiện ngay lập tức.Cuộc điều tra bệnh dịch tả năm 1854 của John Snow là một ví dụ. Các nghiên cứu mô tả, như điều tra các trường hợp, tạo ra các giả thuyết có thể được kiểm tra bằng các nghiên cứu phân tích. Trong khi một số điều tra thực địa được thực hiện để đối phó với các vấn đề sức khỏe cấp tính như dịch bệnh, nhiều nghiên cứu khác được lên kế hoạch.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/noi-soi-phe-quan-sinh-thiet-nhung-dieu-can-biet-vi
[ "Hô hấp", "Chỉ định nội soi phế quản", "Sinh thiết phế quản", "Nội soi phế quản sinh thiết", "Nội soi phế quản" ]
Những biến chứng có thể gặp phải khi nội soi phế quản sinh thiết?
Tỷ lệ thành công của kỹ thuật nội soi và sinh thiết phế quản là trên 95%, rất hiếm khi xảy ra trường hợp rủi ro hay biến chứng. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp phải một số biến chứng, rủi ro khi thực hiện kỹ thuật này như:Bệnh nhân bị dị ứng với thuốc tê.Quá trình di chuyển ống soi có thể gây ra tổn thương niêm mạc phế quản cho bệnh nhân.Người bệnh có thể bị chảy máu tại vị trí thực hiện sinh thiết phế quản.Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng, xẹp phổi và tràn khí màng phổi, tuy nhiên những biến chứng này thường rất hiếm khi xảy ra.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/noi-soi-phe-quan-sinh-thiet-nhung-dieu-can-biet-vi
[ "Hô hấp", "Chỉ định nội soi phế quản", "Sinh thiết phế quản", "Nội soi phế quản sinh thiết", "Nội soi phế quản" ]
Nội soi và sinh thiết phế quản được thực hiện như thế nào?
Bước 1: Người bệnh nằm ngửa trên giường và được gây tê cũng nhưthở oxy gọng kính 2 - 3 lít/phút.Bước 2: Tiến hành thủ thuật nội soi phế quản sinh thiết:Ống soi được đưa qua mũi hay miệng của người bệnh vào sâu trong phế quản.Ống soi được di chuyển từ từ để quan sát đường hô hấp, trường hợp phát hiện thấy tổn thương thì sẽ tiến hành sinh thiết.Mẫu sinh thiết của bệnh nhân sau khi lấy sẽ được đưa vào lọ cố định bệnh phẩm chứa dung dịch sinh lý NaCl 0,9%..Khi ống soi được đưa đến các phế quản tận thì người bệnh cần được gây tê nhắc lại, ống soi sau đó tiếp tục di chuyển để quan sát.Bước 3: Kết thúc quá trình nội soi phế quảnBác sĩ kiểm tra và từ từ rút ống nội soi ra khỏi phế quản của bệnh nhân.Các kết quả thu được sẽ được tổng hợp và tiến hành làm xét nghiệm mẫu bệnh phẩm đã lấy để biết tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/noi-soi-phe-quan-sinh-thiet-nhung-dieu-can-biet-vi
[ "Hô hấp", "Chỉ định nội soi phế quản", "Sinh thiết phế quản", "Nội soi phế quản sinh thiết", "Nội soi phế quản" ]
Các trường hợp nào được chỉ định nội soi và sinh thiết phế quản?
Người bệnh thường được chỉ định nội soi phế quản trong các trường hợp sau:Các trường hợp cần chẩn đoán ung thư khí quản, phế quản, phổi.Trường hợp cần phát hiện các khối u lành tính trên đường thở cũng như đánh giá mức độ phát triển của khối u ở người bệnh.Nội soi và sinh thiết phế quản khi cần chẩn đoán các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phế quản - phổi, áp xe phổi, đường hô hấp chứa nhiều dịch mủ...Đối với các trường hợp theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật phổi hay điều trị ung thư phế quản và khí quản.Xác định nguyên nhân gây ho ra máu, ho kéo dài, tràn khí cũng như: Tràn dịch màng phổi và hẹp khí quản, khản tiếng,...Các trường hợp xác định vị trí cũng như theo dõi các tổn thương sau khi mở khí quản hay đặt nội khí quản.....
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-te-ket-hop-tuy-song-ngoai-mang-cung-phau-thuat-cat-tuyen-thuong-vi
[ "Gây tê kết hợp tủy sống", "Gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng", "gây tê ngoài màng cứng", "Phẫu thuật cắt tuyến thượng thận", "Tuyến thượng thận" ]
Tuyến thượng thận là gì?
Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể con người, nằm ở sâu sau phúc mạc. Hormone được tiết ra từ tuyến thượng thận giúp điều hòa huyết áp động mạch nhờ quá trình chuyển hóa phức tạp. Mỗi bên thận có một tuyến thượng thận tương ứng. Tuyến thượng thận gồm 2 bộ phận là vỏ thượng thận và tủy thượng thận.Bệnh lý thường gặp của tuyến thượng thận là u tuyến thượng thận. Bệnh gây nên nhiều hội chứng bệnh lí khó điều trị triệt để bằng nội khoa do sự tăng tiết nội tiết tố. Thông qua việc tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện và khoang ngoài màng cứng, gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng phẫu thuật cắt tuyến thượng thận nhằm đáp ứng yêu cầu vô cảm để phẫu thuật và giảm đau sau phẫu thuật cắt tuyến thượng thận.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-te-ket-hop-tuy-song-ngoai-mang-cung-phau-thuat-cat-tuyen-thuong-vi
[ "Gây tê kết hợp tủy sống", "Gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng", "gây tê ngoài màng cứng", "Phẫu thuật cắt tuyến thượng thận", "Tuyến thượng thận" ]
Phương pháp gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng phẫu thuật cắt tuyến thượng thận được áp dụng như thế nào đối với bệnh nhân?
Phương pháp trên không được áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không đồng ý thực hiện. Gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng cần tiêm thuốc tê, do vậy, khi bệnh nhân bị dị ứng thuốc tê thì cần chống chỉ định. Bệnh nhân rối loạn đông máu, hẹp van hai lá khít, van động mạch chủ khít, suy tim nặng mất bù,... đều không được chỉ định thực hiện. Ngoài ra, một số trường hợp chống chỉ định gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng phẫu thuật cắt tuyến thượng thận là:Viêm nhiễm vùng chọc kim gây têThiếu khối lượng tuần hoàn Dừng các thuốc chống đông chưa đủ thời gian.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-te-ket-hop-tuy-song-ngoai-mang-cung-phau-thuat-cat-tuyen-thuong-vi
[ "Gây tê kết hợp tủy sống", "Gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng", "gây tê ngoài màng cứng", "Phẫu thuật cắt tuyến thượng thận", "Tuyến thượng thận" ]
Trong quá trình tiến hành gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng phẫu thuật cắt tuyến thượng thận, người bệnh cần được chuẩn bị những gì?
Về phía bệnh viện: Để thực hiện gây tê kết hợp tủy sống - ngoài màng cứng phẫu thuật cắt tuyến thượng thận cần ekip phẫu thuật, kíp bác sĩ, điều dưỡng viên chuyên khoa gây mê hồi sức. Đồng thời, các phương tiện, dụng cụ cần chuẩn bị đầy đủ. Cụ thể:Phương tiện hồi sức: nguồn oxy, bóng Ambu, mask, các phương tiện đặt nội khí quản, máy mê kèm thở, máy sốc điện, máy hút,...Thuốc hồi sức tuần hoàn: dịch truyền, thuốc: ephedrin, adrenalin,...Thuốc chống co giật: họ barbituric, benzodiazepin, giãn cơ, intralipid 10-20%,...Phương tiện theo dõi thường quy: điện tim, huyết áp, bão hòa oxy, nhịp thở.Bơm kim tiêm các cỡ, găng tay, gạc vô trùng, pince, cồn sát trùng, khăn lỗ vô trùng,...Bộ gây tê ngoài màng cứng và kim tủy sống; bộ gây tê kết hợp tủy sống-ngoài màng cứng.Thuốc tê: lidocain, bupivacain, levobupivacain, ropivacain,... có thể phối hợp với thuốc họ morphin, adrenalin, clonidin,...Liều dùng dựa vào trọnglượng, chiều cao và thể trạng của cơ thể người bệnh; giảm liều đối với người > 60 tuổi, người thiếu máu hoặc có thai.Về phía người bệnh: Bệnh nhân trước khi mổ cần được thăm khám, giải thích cho người bệnh cùng hợp tác khi gây tê. Bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh vùng gây tê để tránh viêm nhiễm. Trong trường hợp, người bệnh bị kích động, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc an thần từ hôm trước mổ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/trieu-chung-cua-hoi-chung-soc-nhiem-doc-vi
[ "Hội chứng sốc nhiễm độc", "Tụ cầu vàng", "Sốc độc", "Vi khuẩn tụ cầu", "Tampon" ]
Hội chứng sốc nhiễm độc là gì và nguyên nhân gây ra nó?
Hội chứng sốc nhiễm độc là một hội chứng xảy ra đột ngột và ẩn chứa nguy cơ tử vong đối với người mắc. Nguyên nhân dẫn tới hội chứng sốc nhiễm độc là do sự giải phóng của các độc tố từ tụ cầu vàng - một loại vi khuẩn, sinh trưởng và phát triển quá mức. Hội chứng sốc nhiễm độc ảnh hưởng tới các các phụ nữ vẫn còn kinh nguyệt, đặc biệt là những người sử dụng các loại tampon siêu thấm hút, cũng như những người sử dụng miếng xốp, màng chắn ngừa thai hoặc mũ chụp cổ tử cung. Khi xảy ra hội chứng sốc nhiễm độc, cơ thể sẽ đột ngột tụt huyết áp, dẫn tới các cơ quan bị thiếu máu nghiêm trọng, từ đó đe dọa tử vong, do đó cần phát hiện sớm các biểu hiện để có thể tìm kiếm trợ giúp y tế kịp thời. Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tử vong trong hội chứng sốc nhiễm độc là do phản ứng của cơ thể với các độc tố mà tụ cầu vàng tiết ra. Đa số các trường hợp sẽ sốc tụt huyết áp, ngừng tuần hoàn và hô hấp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/trieu-chung-cua-hoi-chung-soc-nhiem-doc-vi
[ "Hội chứng sốc nhiễm độc", "Tụ cầu vàng", "Sốc độc", "Vi khuẩn tụ cầu", "Tampon" ]
Những ai có nguy cơ mắc hội chứng sốc nhiễm độc?
Hơn 1/3 tổng số trường hợp hội chứng sốc nhiễm độc có liên quan tới phụ nữ dưới 19 tuổi, và có tới 30% số phụ nữ từng trải qua hội chứng sốc nhiễm độc sẽ lại bị mắc lần nữa. Nếu đã từng bị hội chứng sốc nhiễm độc, hãy chú ý tới các triệu chứng để có thể tìm kiếm cấp cứu y tế ngay lập tức. Nếu là phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt mà xuất hiện các triệu chứng như sốt cao kèm theo nôn mửa, đặc biệt là khi đang sử dụng tampon, hãy đi khám ngay lập tức. Chú ý nếu đang sử dụng tampon, miếng xốp, màng chắn ngừa thai hoặc mũ chụp cổ tử cung khi biểu hiện các dấu hiệu thì hãy lập tức bỏ chúng đi ngay, trước cả khi liên hệ với bác sĩ hoặc đi khám.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/trieu-chung-cua-hoi-chung-soc-nhiem-doc-vi
[ "Hội chứng sốc nhiễm độc", "Tụ cầu vàng", "Sốc độc", "Vi khuẩn tụ cầu", "Tampon" ]
Điều kiện nào cần thiết để tụ cầu vàng gây ra hội chứng sốc nhiễm độc?
Bình thường tụ cầu vàng hiện diện ở âm đạo và vô hại, nhưng tại sao tụ cầu vàng lại gây ra hội chứng sốc nhiễm độc hiện vẫn chưa được rõ. Tuy nhiên để xuất hiện hội chứng sốc nhiễm độc cần hai điều kiện cần thiết: Một là tụ cầu vàng cần điều kiện sinh trưởng thích hợp để sinh sôi và giải phóng độc tố, hai là độc tố phải đi được vào trong máu. Tampon thấm máu là một môi trường lý tưởng để tụ cầu vàng phát triển. Chất liệu cấu tạo nên tampon cũng là một vấn đề đáng bàn, bởi bọt polyester (polyester foam) sẽ tạo ra môi trường cho tụ cầu vàng tốt hơn so với sợi cotton hay sợi rayon. Trong trường hợp sử dụng miếng xốp, màng chắn ngừa thai hay mũ chụp cổ tử cung, các dụng cụ này cần ở trong âm đạo đủ lâu (khoảng hơn 30 giờ), hoặc có sót mảnh xốp trong âm đạo sau khi sử dụng. Độc tố tụ cầu vàng xâm nhập vào dòng máu liên quan tới cách sử dụng tampon. Quá trình đưa tampon vào trong âm đạo có thể tạo nên những vết xước rất nhỏ ở thành âm đạo. Tampon loại siêu thấm hút, đặc biệt là khi đã sử dụng quá lâu, hoặc sử dụng khi lượng máu kinh ra ít, có thể khiến âm đạo bị khô và làm gia tăng khả năng xuất hiện các vết xước.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bang-quang-thai-nhi-megacystis-vi
[ "Siêu âm thai", "Bàng quang to thai nhi", "Megacystis", "Chẩn đoán hình ảnh", "Siêu âm bất thường thai nhi" ]
Siêu âm thai trong 3 tháng đầu thai kỳ có những mục đích gì?
Trong 3 tháng đầu, siêu âm thai được thực hiện để:Xác nhận việc bà mẹ mang thai, xác định tuổi thai và dự tính ngày sinhKiểm tra nhịp tim của thai nhi, phát hiện những bất thường nếu cóKiểm tra những bất thường có thể xảy ra của nhau thai, tử cung, buồng trứng...Chẩn đoán thai ngoài tử cung hoặc nguy cơ sảy thai
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bang-quang-thai-nhi-megacystis-vi
[ "Siêu âm thai", "Bàng quang to thai nhi", "Megacystis", "Chẩn đoán hình ảnh", "Siêu âm bất thường thai nhi" ]
Bàng quang to thai nhi (Megacystis) được chẩn đoán như thế nào trong 3 tháng đầu thai kỳ?
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bàng quang to được chẩn đoán khi chiều dài bàng quang lớn hơn 7mm.Bình thường chiều cao bàng quang <7mm;Khi chiều cao bàng quang từ 7-15mm : 20% lệch bội; 10% bệnh lý đường tiết niệu; 70% bình thường.Khi chiều cao bàng quang > 15mm: 10% lệch bội; 90% bệnh lý đường tiết niệu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bang-quang-thai-nhi-megacystis-vi
[ "Siêu âm thai", "Bàng quang to thai nhi", "Megacystis", "Chẩn đoán hình ảnh", "Siêu âm bất thường thai nhi" ]
Những nguyên nhân nào có thể dẫn đến bàng quang to ở thai nhi?
Van niệu đạo sau ( 57%).Hẹp- teo niệu đạo ( 7%)Prune belly syndrome ( 4%).Magacystis – microcolon- untestinal-hypoperistalsis syndrome (MMIHS) (1%).Bất thường ổ nhớp ( 0,7%).Bất thường nhiễm sắc thể ( 15%) bao gồm NST 21, 18, 13.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/axit-beo-omega-6-cong-dung-tac-dung-phu-huong-dan-su-dung-vi
[ "Dinh dưỡng", "Omega 6", "Chất béo", "Axit béo", "Axit béo omega 6" ]
Axit béo Omega-6 là gì và cơ thể con người có thể tự tổng hợp nó được không?
Axit Omega -6 là một loại chất béo không no, bao gồm: Linoleic acid (LA), Gamma linolenic acid (GLA), Dihomo-gamma linolenic acid (DGLA), Arachidonic acid (AA).Axit Omega -6 là chất béo cần thiết cho quá trình hoạt động của cơ thể, tuy nhiên cơ thể không thể tự tổng hợp được mà cần phải bổ sung từ các nguồn thực phẩm hoặc các chất bổ sung.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/axit-beo-omega-6-cong-dung-tac-dung-phu-huong-dan-su-dung-vi
[ "Dinh dưỡng", "Omega 6", "Chất béo", "Axit béo", "Axit béo omega 6" ]
Nêu những lợi ích của axit béo Omega-6 đối với sức khỏe?
Dưới đây là một số lợi ích của Axit Omega-6 đối với sức khỏe: 2.1 Cải thiện phát triển tinh thần hoặc tăng trưởng ở trẻ sơ sinh Omega-6 là acid béo thiết yếu hỗ trợ khả năng phát triển bình thường của trẻ sơ sinh, đặc biệt là sự phát triển của não bộ, thúc đẩy quá trình ghi nhớ và học tập, cải thiện phát triển tinh thần trẻ. Ngoài ra, axit Omega-6 còn được biết đến như một dưỡng chất giúp nâng cao sức đề kháng cũng như tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ. Bởi vậy, trẻ sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn, phát triển khỏe mạnh và toàn diện về thể chất cũng như tinh thần. 2.2 Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) Một số nghiên cứu được thực hiện ở những đối tượng bị rối loạn tăng động giảm chú ý cho thấy, những trường hợp đáp ứng đủ Omega -3 và Omega-6 đã giảm hơn 25% các triệu chứng ADHD trong vòng 6 tháng thử nghiệm. Sau sáu tháng, đã có hơn 47% người bệnh cải thiện triệu chứng của bệnh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ mắc ADHD có phản ứng tích cực sau khi dùng omega-6 2.3 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, acid linoleic có trong omega 6 có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Sử dụng dầu thực vật giàu acid linoleic thay thế chất béo bão hòa có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tim. Ngoài ra, Axit Omega -6 còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số vấn đề sức khỏe sau: Đa xơ cứng (MS) Rối loạn điều phối phát triển (DCD) Giảm mức cholesterol xấu (LDL) Tăng mức cholesterol tốt (HDL) Giảm nguy cơ ung thư.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/axit-beo-omega-6-cong-dung-tac-dung-phu-huong-dan-su-dung-vi
[ "Dinh dưỡng", "Omega 6", "Chất béo", "Axit béo", "Axit béo omega 6" ]
Liều lượng axit béo Omega-6 được khuyến nghị cho người lớn và trẻ em trên 12 tháng tuổi?
Axit béo omega-6 được cho là an toàn đối với người lớn và trẻ em trên 12 tháng tuổi tiêu thụ như một phần của chế độ ăn kiêng với số lượng từ 5% - 10% lượng calo hàng ngày.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-cac-vien-cuc-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-vi
[ "To đầu chi", "Rối loạn hormon tăng trưởng", "Hormon GH", "Bệnh to đầu chi", "Bệnh to các viễn cực" ]
Bệnh to các viễn cực là gì và có thể xảy ra ở những đối tượng nào?
Bệnh to các viễn cực hay còn gọi là hội chứng cường thùy trước tuyến yên do tăng lên quá mức hormone tăng trưởng là bệnh lý rất hiếm gặp hiện nay, có thể diễn ra trên cả trẻ em và người lớn. Đối với người lớn, sự tăng tiết lượng hormone GH quá mức bình thường sẽ dẫn đến sự quá sản xương cũng như những mô mềm bên trong cơ thể gọi là bệnh to các viễn cực. Đối với trẻ em, nhất là trẻ đang trong độ tuổi phát triển, các sụn liên kết vẫn tồn tại thì khi bị bệnh to các viễn cực sẽ khiến xương phát triển nhiều đến mức dài và to vượt mức bình thường, dẫn đến bệnh khổng lồ. Một số bộ phận trên cơ thể mà bệnh to các viễn cực có thể gây ảnh hưởng đó là cánh tay, cẳng chân hoặc thậm chí là khuôn mặt của bệnh nhân.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-cac-vien-cuc-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-vi
[ "To đầu chi", "Rối loạn hormon tăng trưởng", "Hormon GH", "Bệnh to đầu chi", "Bệnh to các viễn cực" ]
Nêu một số nguyên nhân gây bệnh to các viễn cực.
GH được biết đến như là một loại hormone nội tiết điều hòa chức năng tăng trưởng cũng như phát triển của cơ thể người. Nguyên nhân to các viễn cực được tìm ra là do cơ thể người bệnh có quá nhiều hormone GH khiến xương và các bộ phận khác trong cơ thể phì đại quá mức cho phép, trong đó phải kể đến xương là một cấu trúc phát triển quá mức trong bệnh lý này. Hormone GH được sản xuất tại tuyến yên của não bộ và theo một số nghiên cứu thì khi cơ thể xuất hiện khối u tuyến yên lành tính sẽ dẫn đến bệnh to các viễn cực.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-cac-vien-cuc-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-vi
[ "To đầu chi", "Rối loạn hormon tăng trưởng", "Hormon GH", "Bệnh to đầu chi", "Bệnh to các viễn cực" ]
Bệnh to các viễn cực có những triệu chứng nào?
Triệu chứng to các viễn cực trên lâm sàng thường rất khó để phát hiện vì chúng không xuất hiện rầm rộ và cùng lúc mà phát triển âm thầm theo thời gian nên người bệnh thường không để ý và phát hiện được những thay đổi bất thường này trên cơ thể của mình. Triệu chứng to các viễn cực được chia thành 3 nhóm chính đó là bất thường về hình dạng cơ thể, bất thường nội tiết tố và dấu hiệu của u não: Bất thường hình dạng cơ thể Trán thấp Cung lông mày to, nhô ra phía trước Mi mắt dày lên Gò má nhô cao Đoạn dưới của mũi bị bè ra 2 bên Lỗ mũi rộng Môi dày, nhất là môi dưới Răng thưa dần Lưỡi và hàm dưới to ra, hàm dưới đưa ra phía trước Xương sọ to dần lên Phì đại xương vùng mặt, bàn chân, bàn tay Mu chân dày hơn bình thường Ngón tay có hình khúc dồi to Thân hình thường cong xuống dưới, xương mỏ ác nhô ra phía trước Lồng ngực tuy hẹp ngang nhưng lại dài ra theo chiều trước sau Xương đòn, xương bả vai, xương sườn to hơn so với những người không bị bệnh. Bất thường về nội tiết Rối loạn chuyển hóa Glucose Rối loạn chức năng hệ sinh dục như liệt dương đối với nam và mất kinh đối với nữ Dấu hiệu bệnh lý u não Xuất hiện những cơn nhức đầu liên tục, nhất là vị trí sau 2 mắt Nhãn trường bị thu hẹp đáng kể, có thể mất nhãn trường vùng ngoài của mắt hoặc vùng thái dương Tăng huyết áp Vấn đề bất thường về tim mạch Đái tháo đường Suy tuyến giáp Suy tuyến thượng thận Ngoài ra, triệu chứng khác của bệnh to các viễn cực xuất hiện ở một số hệ cơ quan khác như: Rậm lông đối với bệnh nhân nữ Khó ngủ Yếu các cơ Vã mồ hôi Xuất hiện mùi cơ thể Da tiết nhiều dầu nhờn hơn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-va-nong-cau-noi-mach-chi-so-hoa-xoa-nen-vi
[]
Cầu nối mạch chi là gì và tại sao nó lại không phải là một cấu trúc mạch máu có tuần hoàn "bình thường"?
Cần nối động - tĩnh mạch tự thân (Arteriovenous fistula - AVF) cũng như cầu nối động - tĩnh mạch nhân tạo (arteriovenous graft - AVG) là một trong những vấn đề quan trọng sống còn đối với bệnh nhân có bệnh thận giai đoạn cuối, cần phải lọc máu chu kỳ. Cầu nối AVF có thể tồn tại với nhiều dạng khác nhau, nằm ở nhiều vị trí giải phẫu khác nhau như vùng dưới khuỷu, trên khuỷu, dưới bẹn...Cầu nối AVF được hình thành bằng cách phẫu thuật để tạo ra sự thông thương trực tiếp từ động mạch sang tĩnh mạch. Do đó, đặc điểm, cấu trúc và huyết động của cầu nối AVF không giống như một động mạch hay tĩnh mạch điển hình thông thường. Việc tạo ra cầu nối thông trực tiếp từ động mạch sang tĩnh mạch nhằm mục đích lọc máu chu kỳ.Bản thân các cầu nối mạch chi này không phải là một cấu trúc mạch máu có tuần hoàn “bình thường”, mà là một dạng tuần hoàn “bệnh lý”, cướp máu của vùng ngọn chi và gây xơ hóa thành mạch, gây huyết khối lòng mạch, tăng tiền gánh cho tim...Vì vậy việc tạo ra càng nhiều cầu nối đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều vòng tuần hoàn bệnh lý, cơ thể người bệnh sẽ càng dễ bị tổn thương và phát sinh nhiều biến chứng, đặc biệt là biến chứng đối với mô mềm.Có thể thấy việc áp dụng các biện pháp để kéo dài tuổi thọ cầu nối là một trong những quan điểm được chấp nhận rộng rãi, và một trong những phương pháp điều trị tái thông cầu nối AVF/AVG đó là nong tạo hình lòng mạch bằng bóng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-va-nong-cau-noi-mach-chi-so-hoa-xoa-nen-vi
[]
Chỉ định nào được đưa ra cho việc chụp và nong cầu nối mạch chi số hóa xóa nền?
Hẹp tắc cầu nối > 50% đường kính lòng mạchLưu lượng máu đi qua cầu nối giảm < 300ml/phút
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-va-nong-cau-noi-mach-chi-so-hoa-xoa-nen-vi
[]
Những biến chứng nào có thể xảy ra khi thực hiện thủ thuật chụp và nong cầu nối mạch chi số hóa xóa nền?
Biến chứng thường gặp nhất là tụ máu tại vị trí mở đường vào lòng mạch, nguyên nhân là do cầu nối mạch chi sau khi được tái thông sẽ gây tăng áp lực máu trong lòng tĩnh mạch. Xử lý bằng cách băng ép hoặc khâu da, tổ chức dưới da hoặc phục hồi thành mạch.Tắc mạch phía hạ lưu hoặc mạch lân cận do huyết khối hoặc mảng xơ vữa di chuyển. Áp dụng phương pháp hút huyết khối ngay khi can thiệp, đồng thời sử dụng thuốc chống đông sau can thiệp.Tai biến gây co thắt mạch, cần phải theo dõi trong 10 - 15 phút hoặc có thể dùng thuốc giãn mạch chọn lọc để xử trí;Tai biến do đứt/gãy ống thông hoặc dây dẫn trong lòng mạch, khi đó cần dùng dụng cụ chuyên biệt để lấy qua đường can thiệp nội mạch hoặc phải phẫu thuật.Tai biến do thuốc đối quang gây ra.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-va-nut-mach-di-dang-mach-chi-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "Nút mạch dị dạng mạch chi số hoá xoá nền", "Can thiệp nội mạch", "Dị dạng động - tĩnh mạch", "Chụp số hóa nền", "Dị dạng mạch chi" ]
Dị dạng động - tĩnh mạch (AVM) là gì và nó ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Dị dạng động - tĩnh mạch (arteriovenous malformation - AVM) là một dạng bất thường bẩm sinh của mạch máu, hình thành trong quá trình phát triển của phôi thai. Dị dạng động - tĩnh mạch có thể gặp ở mọi nơi trên cơ thể, từ hệ thần kinh trung ương đến các tổ chức mô mềm ngoại vi.Dị dạng mạch chi bao gồm nhiều luồng nối thông trực tiếp giữa hệ thống động mạch và tĩnh mạch mà không thông qua hệ thống mao mạch, từ đó dẫn đến mất khả năng trao đổi chất ở các mô xung quanh ổ dị dạng, hay còn gọi lại hiện tượng cướp máu.Khi các tổn thương dị dạng động - tĩnh mạch tiến triển theo sự phát triển trưởng thành của cơ thể, sẽ dẫn đến tình trạng thiểu dưỡng, loạn dưỡng mô gây biểu hiện: đau, biến dạng, loét - hoại tử và chảy máu.Can thiệp nội mạch tiếp cận và nút mạch dị dạng mạch chi qua đường động mạch, tĩnh mạch hoặc chọc trực tiếp sẽ giúp tuần hoàn của chi phục hồi, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của mô mềm ở hạ lưu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-va-nut-mach-di-dang-mach-chi-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "Nút mạch dị dạng mạch chi số hoá xoá nền", "Can thiệp nội mạch", "Dị dạng động - tĩnh mạch", "Chụp số hóa nền", "Dị dạng mạch chi" ]
Những trường hợp nào được chỉ định và chống chỉ định thực hiện kỹ thuật nút mạch dị dạng mạch chi?
Chỉ định nút mạch dị dạng mạch chi Dị dạng động - tĩnh mạch phần mềm có biến chứng: đau, loạn dưỡng da, loét, hoại tử mô mềm xung quanh hoặc mô mềm phía hạ lưu của ổ dị dạng Dị dạng động - tĩnh mạch phần mềm có hiệu ứng cướp máu hạ lưu. Chống chỉ định nút mạch dị dạng mạch chi Bệnh nhân bị dị ứng thuốc đối quang có thành phần iodine Bệnh nhân suy thận nặng (độ IV) Người bệnh mắc rối loạn đông máu nặng và mất kiểm soát (chỉ số prothrombin <60%, INR > 1.5 và số lượng tiểu cầu < 50 g/l). Phụ nữ đang có thai.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-va-nut-mach-di-dang-mach-chi-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "Nút mạch dị dạng mạch chi số hoá xoá nền", "Can thiệp nội mạch", "Dị dạng động - tĩnh mạch", "Chụp số hóa nền", "Dị dạng mạch chi" ]
Quy trình chụp và nút mạch dị dạng mạch chi số hóa xóa nền diễn ra như thế nào?
Người bệnh nằm ở tư thế ngửa trên bàn chụp DSA, kỹ thuật viên tiến hành đặt đường truyền Gây tê/ gây mê Người bệnh nằm ở tư thế ngửa trên bàn chụp DSA, kỹ thuật viên tiến hành đặt đường truyền, thường dùng là dung dịch huyết thanh mặn đẳng trương 0.9% để truyền. Đối với hầu hết các trường hợp chụp DSA cầu nối mạch chi, bệnh nhân chỉ cần gây tê tại chỗ.Tuy nhiên với các trường hợp ngoại lệ cần phải tiêm thuốc tiền mê như: trẻ em dưới 5 tuổi, chưa có ý thức hợp tác với bác sĩ hoặc bệnh nhân quá kích động, sợ hãi... thì cần tiến hành gây mê toàn thân trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật. Đặt ống vào lòng mạch Bất kỳ ổ dị dạng thể loại nào cũng cần ống mở đường vào lòng mạch để tiến hành chụp mạch. Nếu vào động mạch hay tĩnh mạch thì dùng bộ kim chọc siêu nhỏ 21G, sau đó đặt ống vào lòng mạch 4 - 5Fr. Chụp mạch đánh giá tổn thương và nút mạch dị dạng mạch chi Dùng ống thông, vi ống thông để tiếp cận ổ dị dạng động - tĩnh mạch, sau đó tiến hành chụp mạch không chọn lọc và chọn lọc để đánh giá thể loại và tình trạng huyết động của ổ dị dạng.Tùy vào thể loại ổ dị dạng mà tiếp cận qua động mạch, tĩnh mạch hay chọc trực tiếp. Khi đã tiếp cận được vào trung tâm của ổ dị dạng, tiến hành chụp mạch để xác nhận ổ dị dạng và đánh giá tình trạng huyết động. Tiến hành nt mạch điều trị bằng cách gây tắc mạch ổ dị dạng bằng vật liệu nút mạch. Tùy theo thể loại và đường tiếp cận ổ dị dạng mà lựa chọn vật liệu phù hợp. Chụp mạch kiểm tra sau khi nút mạch, đánh giá các nhánh lân cận và hạ lưu sau đó đóng đường vào lòng mạch, kết thúc can thiệp. Ổ dị dạng được điều trị thành công khi trung tâm ổ bị bịt kín, các cuống mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu không còn dòng chảy đồng thời các nhánh mạch phía hạ lưu, lân cận được bảo tồn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/khi-ngu-nam-nghieng-ben-nao-tot-hon-vi
[ "Nằm nghiêng bên phải", "Rối loạn giấc ngủ", "Nằm nghiêng bên trái", "Tư thế ngủ", "Điều trị mất ngủ", "Đảo lộn giấc ngủ" ]
Lợi ích của việc nằm nghiêng bên trái đối với hệ tiêu hóa là gì?
Tư thế nằm nghiêng bên trái được chứng minh có vai trò hỗ trợ hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Các bữa ăn tối ngay trước khi ngủ, dù với khối lượng thức ăn nhiều hay ít, đều được tiêu hóa trong một thời gian sau đó bao gồm cả khi ngủ. Trong ổ bụng, dạ dày nằm ở bên trái phần bụng trên. Thức ăn từ dạ dày cùng với các enzym tiêu hóa đi xuống ruột non và ruột già được thuận tiện hơn khi cơ thể nằm nghiêng bên trái. Điều này hỗ trợ cho việc tiêu hóa hấp thu thức ăn cũng như cải thiện quá trình bài tiết chất thải vào tháng hôm sau. Ngoài ra, việc nằm nghiêng bên trái khi ngủ cũng phù hợp với những người mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng vì làm giảm triệu chứng ợ hơi ợ nóng. Chỗ nối thực quản và dạ dày được giữ ở vị trí cao hơn mức bình thường nên dịch tiêu hóa có tính axit ở dạ dày không có khả năng trào ngược nên các triệu chứng ợ hơi, đau bụng được giảm nhẹ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/khi-ngu-nam-nghieng-ben-nao-tot-hon-vi
[ "Nằm nghiêng bên phải", "Rối loạn giấc ngủ", "Nằm nghiêng bên trái", "Tư thế ngủ", "Điều trị mất ngủ", "Đảo lộn giấc ngủ" ]
Việc nằm nghiêng bên trái có ảnh hưởng gì đến hệ tuần hoàn?
Tim nằm bên trong lồng ngực với tư thế lệch sang trái khoảng 45 độ. Tim là cơ quan phải làm việc liên tục, không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời của mỗi người. Khả năng co bóp và tống máu đi nuôi cơ thể của tim chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến từ thói quen sinh hoạt vì thế cần duy trì những việc làm hỗ trợ hoạt động của tim. Việc nằm ngủ nghiêng bên trái có tác dụng giảm thiểu áp lực của hệ thống tuần hoàn ngoại biên lên tim, từ đó việc bơm máu đi nuôi các cơ quan khác nhau trong cơ thể của tim được thực hiện một cách dễ dàng hơn. Vì thế nằm nghiêng bên trái khi ngủ có tác dụng hỗ trợ cơ tim, đặc biệt ở những người có sẵn các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, nằm nghiêng bên trái còn có tác dụng cải thiện lưu thông hệ thống mạch bạch huyết trong cơ thể. Dịch bạch huyết là một chất lỏng có mặt khắp các cơ quan trong cơ thể, đóng vai trò miễn dịch nhờ vào khả năng đào thải các chất có hại trong cơ thể. Tắc nghẽn hệ bạch huyết là một trong những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe con người.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/khi-ngu-nam-nghieng-ben-nao-tot-hon-vi
[ "Nằm nghiêng bên phải", "Rối loạn giấc ngủ", "Nằm nghiêng bên trái", "Tư thế ngủ", "Điều trị mất ngủ", "Đảo lộn giấc ngủ" ]
Tại sao nằm nghiêng bên trái lại tốt cho phụ nữ mang thai?
Trong thai kỳ, tử cung tăng kích thước lên hàng trăm lần và nằm lệch phía bên phải ổ bụng của người phụ nữ. Vị trí tử cung trong khi mang thai không thuận lợi cho hoạt động lưu thông máu của cơ thể vì chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới và nhiều cơ quan khác. Trong khi đó, quá trình mang thai làm tăng thể tích tuần hoàn bên trong cơ thể và yêu cầu về việc lưu thông máu được đặt ở mức cao hơn. Vì thế nằm nghiêng bên trái là động tác giúp đưa tử cung về vị trí trung gian, giảm chèn ép mạch máu và tăng lưu thông tuần hoàn trong cơ thể người mẹ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-khuan-duong-ruot-dieu-hoa-duong-huyet-khong-can-den-viec-sinh-nhiet-vi
[ "Thừa cân", "Tiểu đường type 2", "Béo phì", "Tiểu đường", "Vi sinh vật ở ruột", "Vi sinh vật", "Rối loạn chuyển hoá" ]
Hệ vi khuẩn đường ruột đóng vai trò gì trong việc duy trì sự trao đổi chất và sự phát triển của rối loạn chuyển hóa ở người?
Hệ vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và duy trì sự trao đổi chất, có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của rối loạn chuyển hóa ở người như béo phì và tiểu đường type 2.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-khuan-duong-ruot-dieu-hoa-duong-huyet-khong-can-den-viec-sinh-nhiet-vi
[ "Thừa cân", "Tiểu đường type 2", "Béo phì", "Tiểu đường", "Vi sinh vật ở ruột", "Vi sinh vật", "Rối loạn chuyển hoá" ]
Hệ vi khuẩn đường ruột điều hòa cân bằng nội môi glucose thông qua cơ chế nào?
Trong chuyên mục này của tạp chí Cell Metabolism, Krisko et al. (2020) chứng minh rằng hệ vi khuẩn đường ruột điều hòa cân bằng nội môi glucose thông qua quá trình sinh tổng hợp glucose ở gan và không thông qua mô mỡ sinh nhiệt như các công bố trước đây.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-khuan-duong-ruot-dieu-hoa-duong-huyet-khong-can-den-viec-sinh-nhiet-vi
[ "Thừa cân", "Tiểu đường type 2", "Béo phì", "Tiểu đường", "Vi sinh vật ở ruột", "Vi sinh vật", "Rối loạn chuyển hoá" ]
Sự phức tạp nào trong việc nghiên cứu tương tác giữa hệ vi khuẩn đường ruột và chuyển hóa của vật chủ?
Với sự phức tạp như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên mà các quan sát của các nhà khoa học thường đa dạng, thường xuyên mâu thuẫn về kết quả của sự tương tác giữa hệ vi sinh vật đường ruột và chuyển hóa của vật chủ. Trong thí nghiệm trên chuột trong phòng thí nghiệm, sự khác biệt này có thể là do sự khác biệt trong Di truyền của chủng chuột, tình trạng vệ sinh, sự khác biệt trong cung cấp thức ăn và nước uống và nhiệt độ nhà ở: tất cả đóng góp các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm sinh học của cộng đồng vi khuẩn đường ruột và vật chủ. Có khả năng các nhà nghiên cứu không thể kiểm soát tất cả các yếu tố gây nhiễu, bất chấp mong muốn của cộng đồng khoa học để thực hiện các thí nghiệm đã chuẩn hóa và do đó chỉ cung cấp một phần kết luận.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mo-thong-da-day-qua-da-duoi-chup-mach-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "Gây mê", "Dạ dày", "Gây tê", "Mở thông dạ dày", "Chụp mạch số hóa xóa nền", "Gây mê toàn thân", "Mở thông dạ dày qua da dưới" ]
Trong trường hợp nào người ta thường chỉ định thực hiện mở thông dạ dày qua da?
Mở thông dạ dày qua da dưới hướng dẫn của chụp mạch số hóa xóa nền được chỉ định đặc biệt trong một số trường hợp: Rối loạn cử động nuốt do bệnh lý thần kinh, chẳng hạn như tai biến mạch não, thoái hóa não (sa sút trí tuệ kiểu Alzheimer), nhiễm độc thần kinh; Bệnh nhân có khối u lớn tại vùng mặt và cổ, thực quản và trung thất, dẫn đến cản trở đường nuốt; Thể trạng suy kiệt: Não úng thủy, chết não, bệnh tim bẩm sinh, tiến triển đến giai đoạn muộn; Bệnh lý gây rối loạn hấp thu thứ phát, bao gồm viêm ruột mạn tính, viêm thực quản, ruột non sau chiếu xạ; Rối loạn tâm thần (không thể nhận thức được hành vi ăn uống).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mo-thong-da-day-qua-da-duoi-chup-mach-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "Gây mê", "Dạ dày", "Gây tê", "Mở thông dạ dày", "Chụp mạch số hóa xóa nền", "Gây mê toàn thân", "Mở thông dạ dày qua da dưới" ]
Liệu kỹ thuật mở thông dạ dày qua da dưới chụp mạch số hóa xóa nền có an toàn và ít tai biến?
Tiến hành mở thông dạ dày qua da dưới chụp mạch số hóa xóa nền khá an toàn, ít tai biến
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/mo-thong-da-day-qua-da-duoi-chup-mach-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "Gây mê", "Dạ dày", "Gây tê", "Mở thông dạ dày", "Chụp mạch số hóa xóa nền", "Gây mê toàn thân", "Mở thông dạ dày qua da dưới" ]
Trong quá trình mở thông dạ dày qua da dưới chụp mạch số hóa xóa nền, bệnh nhân có thể gặp phải những tai biến gì?
Trong quá trình tiến hành mở thông dạ dày qua da dưới chụp mạch số hóa xóa nền, một số hiếm trường hợp xuất hiện tai biến. Tùy vào mức độ và tính chất mà bác sĩ sẽ quyết định xử trí tại chỗ hoặc hội chẩn chuyên khoa trước khi đưa ra phương án xử lý cuối cùng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dat-buong-truyen-hoa-chat-duoi-da-duoi-chup-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "Điều trị ung thư", "Đặt buồng truyền hóa chất dưới da", "Buồng truyền hóa chất", "Truyền hóa chất dưới da", "Hóa trị", "Chụp số hóa xóa nền", "Chụp dsa", "Xạ trị" ]
Buồng truyền hóa chất dưới da được đặt ở đâu trong cơ thể?
Để thực hiện cấy buồng truyền hóa chất dưới da, bệnh nhân cần trải qua một thủ thuật tương đối đơn giản. Theo đó, buồng tiêm dưới da được cấy hoàn toàn vào bên trong cơ thể, một bên của ống thông được đưa vào tĩnh mạch, bên còn lại được kết nối vào buồng tiêm và được cấy hoàn toàn dưới da để truyền hóa chất vào cơ thể. Vị trí thường hay đặt buồng truyền hóa chất là dưới da thành ngực vào tĩnh mạch dưới đòn và tĩnh mạch chủ trên.Cơ sở đặt buồng tiêm dưới da thường cấp thẻ cho bệnh nhân để ghi chú thông tin cụ thể. Vùng da nơi cấy buồng tiêm sẽ gồ lên, tương tự 1 đồng xu chèn dưới da, và bệnh nhân cũng sẽ dễ dàng thích nghi với cảm giác này sau thời gian ngắn. Buồng truyền hóa chất dưới da thông thường được cấy ở vị trí kín đáo, không ảnh đến thẩm mỹ cũng như hoạt động thường ngày của người bệnh.Tuổi thọ của buồng tiêm tùy vào chủng loại, cách chăm sóc, sự thích ứng của cơ thể và số lần đâm kim qua màng buồng tiêm (trung bình 1000 - 3600 lần). Tuy nhiên, bệnh nhân nên liên hệ với bệnh viện mình đặt buồng truyền hóa chất dưới da để được trả lời chính xác, phù hợp với tình hình hiện tại.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dat-buong-truyen-hoa-chat-duoi-da-duoi-chup-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "Điều trị ung thư", "Đặt buồng truyền hóa chất dưới da", "Buồng truyền hóa chất", "Truyền hóa chất dưới da", "Hóa trị", "Chụp số hóa xóa nền", "Chụp dsa", "Xạ trị" ]
Kỹ thuật chụp số hóa xóa nền có ứng dụng gì trong việc đặt buồng truyền hóa chất dưới da?
Ứng dụng chụp số hóa xóa nền để đặt buồng truyền hóa chất sẽ có ưu điểm cải thiện tính chính xác, tăng độ an toàn và hạn chế biến chứng đáng kể cho người bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dat-buong-truyen-hoa-chat-duoi-da-duoi-chup-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "Điều trị ung thư", "Đặt buồng truyền hóa chất dưới da", "Buồng truyền hóa chất", "Truyền hóa chất dưới da", "Hóa trị", "Chụp số hóa xóa nền", "Chụp dsa", "Xạ trị" ]
Tại sao cần phải đặt buồng truyền hóa chất dưới da?
Truyền hóa chất dưới da thường được chỉ định tiến hành trong những trường hợp cụ thể như sau:Bệnh nhân ung thư cần được truyền hóa chất liên tiếp nhiều đợt và thuốc hóa trị có thể gây tổn thương tĩnh mạch hoặc tạo huyết khối;Bệnh nhân đang gặp vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa hoặc tiên lượng không tốt, cần phải bổ sung dinh dưỡng phối hợp ở giai đoạn hậu phẫu và lâu dài sau khi tiến hành hóa trị, xạ trị;Bệnh lý ung thư đã được điều trị ổn định, dự kiến cần sử dụng buồng truyền hóa chất để chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ điều trị đau với những trường hợp có tiên lượng sống trên 3 tháng;Cần truyền thuốc vào tĩnh mạch trung tâm, truyền máu, truyền dịch lâu dài cho bệnh nhân trong khoảng thời gian từ 3 đến 10 năm;Trẻ em hoặc người lớn cần nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn;Hỗ trợ hiệu quả cho các điều dưỡng và bác sĩ gia đình trong công việc chăm sóc tại nhà.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/su-dung-dich-truyen-tinh-mach-trong-gay-me-hoi-suc-vi
[ "Tĩnh mạch", "Truyền dịch", "Truyền dung dịch tĩnh mạch", "Dịch truyền tĩnh mạch", "Truyền tĩnh mạch", "Gây mê hồi sức", "Gây mê" ]
Liệt kê những loại dịch truyền tinh thể đẳng trương thường được sử dụng?
Hiện nay có hai nhóm dung dịch truyền tĩnh mạch được dùng phổ biến tại khoa gây mê hồi sức là: Dịch truyền tinh thể và Dung dịch keo. Trong đó lại chia thành nhiều loại nhỏ khác nhau. Việc chọn lựa các dung dịch này để sử dụng cần phải dựa vào những yếu tố sau:Tính chất sinh hóa;Dược động học;Dược lực học;Tác dụng phụ của dung dịch;Hoàn cảnh sử dụng. Truyền dịch tĩnh mạch trong gây mê hồi sức là việc làm bắt buộc 2. Dịch truyền tinh thể 2.1. Dịch truyền tinh thể đẳng trươngDung dịch NaCl 0,9%Thành phần gồm 154 mmol Na+ và 154 mmol Cl-, áp lực thẩm thấu 308 m0sm/l. Natri là ion chủ yếu của dịch ngoại bào, tạo ra 90% áp lực thẩm thấu của khoang. Truyền Na+ là cần thiết trong trường hợp giảm thể tích tuần hoàn. Dung dịch NaCl 0,9% khi cung cấp vào máu chỉ giữ lại 25% thể tích trong lòng mạch.Dung dịch Ringer LactatThành phần của dung dịch bao gồm 130 mmol/l Na+, 4 mmol/l K+, 1 - 3 mmol/l Ca++, 108 mmol/l Cl- và lactat 28 mmol/l, áp lực thẩm thấu 278m0smo/l. Dung dịch này khi truyền vào máu chỉ giữ lại trong lòng mạch 19% thể tích truyền.Dung dịch ngọt đẳng trương (glucose 5%)Mỗi 100 ml dung dịch có 5,5 gam glucose, chuyển hóa trong cơ thể tạo ra 20 Kcal, áp lực thẩm thấu là 278 m0sm/l.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/su-dung-dich-truyen-tinh-mach-trong-gay-me-hoi-suc-vi
[ "Tĩnh mạch", "Truyền dịch", "Truyền dung dịch tĩnh mạch", "Dịch truyền tĩnh mạch", "Truyền tĩnh mạch", "Gây mê hồi sức", "Gây mê" ]
Nêu ưu điểm của dung dịch truyền tinh thể đẳng trương?
Nhìn chung, truyền dung dịch tinh thể đẳng trương có ưu và nhược điểm sau:Ưu điểm: Có thể dùng cho tất cả trường hợp giảm thể tích tuần hoàn mà không ảnh hưởng đến quá trình đông máu, không có nguy cơ dị ứng, dễ pha chế và giá thành rẻ;
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/su-dung-dich-truyen-tinh-mach-trong-gay-me-hoi-suc-vi
[ "Tĩnh mạch", "Truyền dịch", "Truyền dung dịch tĩnh mạch", "Dịch truyền tĩnh mạch", "Truyền tĩnh mạch", "Gây mê hồi sức", "Gây mê" ]
Liệt kê các trường hợp cần thiết sử dụng dung dịch keo?
Dung dịch keo cần được dùng phối hợp khi bị giảm thể tích tuần hoàn nặng, hoặc có kèm theo thay đổi tính thấm thành mạch. Chẳng hạn như trong trường hợp: nhiễm khuẩn, phù não, hay chạy tuần hoàn ngoài cơ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhan-biet-dac-diem-hinh-anh-viem-tui-thua-cap-tren-chup-cat-lop-vi-tinh-vi
[ "viêm túi thừa cấp", "Viêm túi thừa", "Bệnh viêm túi thừa cấp", "Viêm ruột thừa", "Ung thư đại tràng", "Viêm đại tràng", "Viêm túi thừa đại tràng", "Chụp cắt lớp vi tính" ]
Viêm túi thừa cấp là bệnh gì?
Viêm túi thừa cấp là tình trạng các túi thừa ở ống tiêu hóa (ống tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già) bị viêm hoặc nhiễm trùng. Hầu hết các trường hợp viêm túi thừa được phát hiện là những túi thừa xuất hiện ở đại tràng, do cổ túi thừa bị tắc nghẽn bởi phân hoặc những mảnh thức ăn nhỏ là viêm, loét, nhiễm trùng và gây thủng. Những lỗ thủng nhỏ này làm viêm quanh đại tràng, chủ yếu là ở đại tràng trái.Bệnh viêm túi thừa cấp thường xảy ra ở người trên 40 tuổi, với biểu hiện lâm sàng gần giống với viêm ruột thừa, viêm đại tràng ác tính, do đó rất khó phát hiện bệnh. Vì vậy, chụp cắt lớp vi tính được xem là phương pháp chẩn đoán bệnh, kết quả hình ảnh thu được là cơ sở quan trọng, hỗ trợ cho việc điều trị.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhan-biet-dac-diem-hinh-anh-viem-tui-thua-cap-tren-chup-cat-lop-vi-tinh-vi
[ "viêm túi thừa cấp", "Viêm túi thừa", "Bệnh viêm túi thừa cấp", "Viêm ruột thừa", "Ung thư đại tràng", "Viêm đại tràng", "Viêm túi thừa đại tràng", "Chụp cắt lớp vi tính" ]
Đặc điểm nhận biết hình ảnh viêm túi thừa trên CT là gì?
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) được đánh giá là phương pháp tối ưu trong chẩn đoán và phát hiện, cũng như loại trừ bệnh viêm túi thừa cấp so với những phương pháp khác như chụp đại tràng cản quang Baryt, Siêu âm, Nội soi trực đại tràng. Kỹ thuật này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cho phép phân biệt rõ các mô mỡ xung quanh đại tràng và thành đại tràng, từ đó phân biệt và đánh giá bệnh chính xác hơn, vì đây là bệnh có triệu chứng dễ nhầm lẫn với những bệnh khác.Hình ảnh viêm túi thừa cấp trên chụp cắt lớp vi tính được nhận biết với những đặc điểm như:Mức độ tương quan giữa độ dày của thành đại tràng và chiều dài của đoạn đại tràng bị dày thành cho thấy sự viêm nhiễm của đoạn đại tràng có các túi thừa, tạo thành dải thâm nhiễm mỡ xung quanh đại tràng.Vị trí xuất hiện của các túi thừa thông thường là ở đại tràng Sigma và đoạn đại tràng xuống. Đây là đặc điểm hình ảnh để nhận biết và phân biệt bệnh viêm túi thừa cấp so với bệnh khác, bởi túi thừa có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên ống tiêu hóa nói chung và đại tràng nói riêng. Mặc dù viêm túi thừa thường được phát hiện ở đại tràng, tuy nhiên nếu các túi thừa nằm ở đại tràng bên phải sẽ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm ruột thừa. Do đó, xác định chính xác vị trí của các túi thừa đại tràng sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.Trường hợp túi thừa không xuất hiện ở những vị trí điển hình thường gặp (như đại tràng ngang, đại tràng phải, hỗng tràng, đoạn cuối hồi tràng), gây khó khăn trong việc chẩn đoán xác định bệnh viêm túi thừa cấp, thì hình ảnh chụp CT cho thấy sự không tương xứng giữa vị trí xuất hiện túi thừa và dải thâm nhiễm mỡ là dấu hiệu chẩn đoán bệnh.Dấu hiệu “Comma Sign” cho thấy hiện tượng tụ dịch ở rễ mạc treo đại tràng Sigma do viêm nhiễm trùng gây ra.Dấu hiệu “Centipede Sign” cho thấy tình trạng ứ máu ở những mạch máu mạc treo.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhan-biet-dac-diem-hinh-anh-viem-tui-thua-cap-tren-chup-cat-lop-vi-tinh-vi
[ "viêm túi thừa cấp", "Viêm túi thừa", "Bệnh viêm túi thừa cấp", "Viêm ruột thừa", "Ung thư đại tràng", "Viêm đại tràng", "Viêm túi thừa đại tràng", "Chụp cắt lớp vi tính" ]
Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh viêm túi thừa cấp không?
Chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng là một phương pháp được sử dụng để chẩn đoán bệnh viêm túi thừa cấp. Hình ảnh chụp MRI viêm túi thừa cho thấy đặc điểm như sau:Thành ruột dày gây hẹp khu trú đoạn đại tràng, xung quanh là mô mỡ thâm nhiễm là dấu hiệu cho biết các túi thừa bị viêm.Trên hình ảnh Coronal STIR xuất hiện vùng có cường độ tín hiệu cao cho thấy tình trạng tụ dịch xung quanh mô mỡ thâm nhiễm.Sử dụng thuốc tương phản trong chụp MRI có tác dụng xác định tình trạng thâm nhiễm mô mỡ và biến chứng của bệnh viêm túi thừa cấp (như áp xe hoặc thủng), với đặc điểm là vùng khuếch tán bị hạn chế. Tuy nhiên, chụp MRI chưa mang đến kết quả chính xác tuyệt đối trong đánh giá bệnh và những biến chứng do bệnh gây ra.Do đó, nhìn chung, chụp cắt lớp vi tính vẫn là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đầu tiên được sử dụng khi bệnh nhân bị nghi ngờ mắc chứng viêm túi thừa cấp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dan-luu-ap-xe-cac-tang-duoi-huong-dan-chup-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "Suy thận", "Siêu âm", "MRI", "Áp xe ổ bụng", "Áp xe gan", "Áp xe phổi", "Suy gan", "hẩn đoán hình ảnh" ]
Nêu một số nguyên nhân phổ biến gây ra áp xe gan?
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra áp xe gan là:Vi khuẩn;Amip;Sỏi đường mật;Nhiễm trùng đường mật.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dan-luu-ap-xe-cac-tang-duoi-huong-dan-chup-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "Suy thận", "Siêu âm", "MRI", "Áp xe ổ bụng", "Áp xe gan", "Áp xe phổi", "Suy gan", "hẩn đoán hình ảnh" ]
Ngoài việc dẫn lưu ổ bụng qua da, phương pháp điều trị áp xe ổ bụng nào khác được đề cập trong bài viết?
Hiện nay, áp xe ổ bụng còn được điều trị bằng các phương pháp khác mới hơn thay vì đại phẫu. Cụ thể là dẫn lưu ổ bụng qua da dưới hướng dẫn của siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), màn hình X quang tăng sáng hoặc chụp số hóa xóa nền.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dan-luu-ap-xe-cac-tang-duoi-huong-dan-chup-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "Suy thận", "Siêu âm", "MRI", "Áp xe ổ bụng", "Áp xe gan", "Áp xe phổi", "Suy gan", "hẩn đoán hình ảnh" ]
Trong trường hợp nào kỹ thuật dẫn lưu áp xe các tạng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền được chỉ định?
Kỹ thuật dẫn lưu áp xe các tạng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền được chỉ định trong trường hợp áp xe ở nhiều tạng khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như:Gan;Tụy;Lách;Thận và quanh thận;Áp xe trong ổ bụng, sau phúc mạc;Trong cơ (có thể thay thế cho phẫu thuật)
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-so-hoa-xoa-nen-va-dat-stent-duong-mat-qua-da-vi
[ "Ung thư đầu tụy", "Ung thư đường mật", "Tắc mật", "Chẩn đoán hình ảnh", "Chụp số hóa nền", "túi mật", "Ung thư túi mật", "Mật" ]
Đặt stent đường mật là kỹ thuật điều trị cho bệnh gì?
Đặt stent đường mật là một kỹ thuật cao, được sử dụng để điều trị tắc nghẽn xảy ra trong ống mật.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-so-hoa-xoa-nen-va-dat-stent-duong-mat-qua-da-vi
[ "Ung thư đầu tụy", "Ung thư đường mật", "Tắc mật", "Chẩn đoán hình ảnh", "Chụp số hóa nền", "túi mật", "Ung thư túi mật", "Mật" ]
Có những phương pháp đặt stent đường mật nào?
Có hai phương pháp đặt stent đường mật được áp dụng nhiều nhất là: Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi và Chụp đường mật xuyên gan qua da. Ngoài ra, phẫu thuật là biện pháp thay thế chủ yếu cho đặt stent đường mật.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-so-hoa-xoa-nen-va-dat-stent-duong-mat-qua-da-vi
[ "Ung thư đầu tụy", "Ung thư đường mật", "Tắc mật", "Chẩn đoán hình ảnh", "Chụp số hóa nền", "túi mật", "Ung thư túi mật", "Mật" ]
Những trường hợp nào không được thực hiện đặt stent đường mật qua da?
Không được thực hiện đặt stent đường mật qua da trong trường hợp: Nhiễm khuẩn nặng (nên dẫn lưu đường mật trước để điều trị ổn định); Chẩn đoán hẹp đường mật ác tính chưa rõ ràng; Có khả năng phẫu thuật cắt hoàn toàn tổn thương; Có tiền sử dị ứng với chất I-ốt trong thuốc cản quang.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-so-hoa-xoa-nen-va-sinh-thiet-trong-long-duong-mat-qua-da-vi
[ "Gây mê", "Ung thư đường mật", "Chụp số hóa xóa nền", "sinh thiết", "túi mật", "MRI", "Chẩn đoán hình ảnh", "Ung thư dạ dày" ]
Trong trường hợp nào cần thực hiện sinh thiết trong lòng đường mật?
Kỹ thuật này thường được tiến hành trong trường hợp tắc mật lành tính hoặc ác tính vì bất cứ nguyên nhân gì, đồng thời cũng không thể chẩn đoán xác định khi sinh thiết qua nội soi hoặc qua gan. Cụ thể:Ung thư đường mật trong/ngoài gan, nguyên phát /tái phát;Ung thư dạ dày, tụy hoặc túi mật xâm lấn đường mật;Ung thư di căn đường mật, bao gồm: Ung thư cổ tử cung, ung thư hệ bạch huyết, phế quản;Viêm xơ đường mật mạn tính;Xơ hóa đường mật nguyên phát.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-so-hoa-xoa-nen-va-sinh-thiet-trong-long-duong-mat-qua-da-vi
[ "Gây mê", "Ung thư đường mật", "Chụp số hóa xóa nền", "sinh thiết", "túi mật", "MRI", "Chẩn đoán hình ảnh", "Ung thư dạ dày" ]
Những chống chỉ định khi thực hiện sinh thiết trong lòng đường mật dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền?
Không được thực hiện sinh thiết trong lòng đường mật dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền nếu bệnh nhân bị rối loạn đông máu nặng, các chỉ số:Thời gian đông máu INR > 1.5;Số lượng tiểu cầu < 50 G/l (cần truyền khối tiểu cầu trước khi can thiệp);Yếu tố đông máu Prothrombin < 50% (truyền plasma tươi trước khi can thiệp).Các chống chỉ định khác bao gồm:Nhiễm trùng gan và đường mật cấp tính (áp xe gan hoặc đường mật);Xuất huyết đường mật.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-so-hoa-xoa-nen-va-sinh-thiet-trong-long-duong-mat-qua-da-vi
[ "Gây mê", "Ung thư đường mật", "Chụp số hóa xóa nền", "sinh thiết", "túi mật", "MRI", "Chẩn đoán hình ảnh", "Ung thư dạ dày" ]
Bệnh nhân cần chuẩn bị những gì trước khi thực hiện sinh thiết trong lòng đường mật?
Được giải thích kỹ về thủ thuật để hợp tác tốt với thầy thuốc;Cần nhịn ăn và uống trước 6 giờ có thể uống dưới 50ml nước;Nếu có rối loạn đông máu thì cần điều trị bổ sung vitamin K;Tiêm kháng sinh dự phòng đường tĩnh mạch trước can thiệp 6 giờ;Tại phòng can thiệp: Bệnh nhân nằm ngửa, lắp máy theo dõi các chỉ số sinh tồn. Sát trùng da, sau đó phủ khăn vô khuẩn có lỗ;Trường hợp người bệnh quá kích động, không chịu nằm yên thì cho thuốc an thần...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thao-long-ruot-duoi-huong-dan-cua-chup-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "Lồng ruột", "Điều trị lồng ruột", "Tháo lồng ruột dưới", "Tháo lồng ruột bằng hơi", "Chụp dsa", "Chụp số hóa xóa nền" ]
Lồng ruột là bệnh lý gì và xảy ra khi nào?
Lồng ruột là bệnh lý ngoại khoa phổ biến ở trẻ nhỏ, xảy ra khi một đoạn ruột bị lộn lại, chui vào lòng đoạn ruột kế cận. Đây là nguyên nhân gây tắc ruột cơ học, vừa bít vừa thắt.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thao-long-ruot-duoi-huong-dan-cua-chup-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "Lồng ruột", "Điều trị lồng ruột", "Tháo lồng ruột dưới", "Tháo lồng ruột bằng hơi", "Chụp dsa", "Chụp số hóa xóa nền" ]
Liệt kê những trường hợp chống chỉ định tháo lồng ruột dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền?
Ngược lại, không tiến hành kỹ thuật nếu bệnh nhân bị:Mất nước nặng;Viêm phúc mạc;Sốc;Nhiễm trùng máu;Có khí tự do trong ổ bụng;Thể trạng bị suy kiệt;
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thao-long-ruot-duoi-huong-dan-cua-chup-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "Lồng ruột", "Điều trị lồng ruột", "Tháo lồng ruột dưới", "Tháo lồng ruột bằng hơi", "Chụp dsa", "Chụp số hóa xóa nền" ]
Khi nào thì cần phải điều trị lồng ruột bằng phẫu thuật?
Đa số lồng ruột ở trẻ lớn có nguyên nhân thực thể, do đó cần phải chú ý tìm ra và giải quyết triệt để. Bệnh này cũng dễ tái phát, thường gặp lồng ruột hồi - manh - đại tràng, vì vậy nếu kỹ thuật thất bại thì phương pháp hiệu quả nhất có thể nghĩ đến là phẫu thuật tháo lồng.