url
stringlengths
47
237
tags
sequencelengths
0
8
question
stringlengths
10
547
answer
stringlengths
23
10.7k
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/soc-keo-dai-co-dan-den-hoi-chung-suy-da-phu-tang-vi
[ "Sốc giảm thể tích máu", "Sốc phục hồi,", "Suy đa phủ tạng", "Sốc kéo dài", "Sốc", "Sốc phục hồi", "Sốc nhiễm khuẩn", "Sốc không phục hồi" ]
Các nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng suy đa phủ tạng do sốc kéo dài là gì?
Hầu như bất kỳ lý do nào thúc đẩy người bệnh rơi vào tình trạng sốc đều có thể dẫn đến biến chứng suy đa phủ tạng:Nhiễm trùng huyếtChấn thương lớnBỏng diện tích lớnViêm tụy cấpMất máu cấp tínhTruyền máu nhiều lầnNhồi máu cơ timSuy tim cấpBệnh lý tự miễnBệnh do nhiệtSản giậtNgộ độc, quá liều thuốc.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/soc-keo-dai-co-dan-den-hoi-chung-suy-da-phu-tang-vi
[ "Sốc giảm thể tích máu", "Sốc phục hồi,", "Suy đa phủ tạng", "Sốc kéo dài", "Sốc", "Sốc phục hồi", "Sốc nhiễm khuẩn", "Sốc không phục hồi" ]
Cách tiếp cận hội chứng suy đa phủ tạng do sốc kéo dài như thế nào?
Hội chứng suy đa phủ tạng là bệnh cảnh nặng nề, mức độ biểu hiện toàn thân nên cần được tiếp cận trong các hội chứng bệnh nguyên gây ra sốc và dẫn đến biến chứng này. Do đó, bác sĩ khi tiếp cận hội chứng suy đa phủ tạng do sốc kéo dài cần nhận định được các bệnh cảnh sau đây:Sự hiện diện của phản ứng viêm toàn thân và rối loạn chức năng của ít nhất hai hệ cơ quan với mức độ có thể nhẹ hoặc nặng hay có thể dẫn đến tử vong.Rối loạn chức năng của các hệ cơ quan được biển hiện bằng:Tổn thương thận cấp tính và nhiễm toan chuyển hóa máuHội chứng nguy kịch hô hấp (ARDS)Bệnh lý cơ timBệnh lý nãoRối loạn chức năng đường tiêu hóa với các biểu hiệu của: Tăng tính thấm thành ruột do độc tố của vi khuẩn và nội độc tố, giảm nhu động ruột, viêm tụy cấp, loét niêm mạc dạ dày ruột do căng thẳng, viêm túi mật phản ứng, thiếu máu cục bộ tại ruột hay nhồi máu ruột.Rối loạn chức năng ganRối loạn đông máu và ức chế tủy xương tạo các dòng tế bào máu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-so-hoa-xoa-nen-dong-mach-lach-vi
[ "Động mạch lách", "Dị dạng mạch lách", "Chụp số hóa xóa nền động mạch lách", "Chấn thương lách", "Khối u lách", "Vỡ lách" ]
Lách của một người trưởng thành khỏe mạnh có kích thước như thế nào?
Lách của một người trưởng thành và khỏe mạnh thường có chiều dài từ 7 – 14cm, có trọng lượng khoảng 150 – 200 gam.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-so-hoa-xoa-nen-dong-mach-lach-vi
[ "Động mạch lách", "Dị dạng mạch lách", "Chụp số hóa xóa nền động mạch lách", "Chấn thương lách", "Khối u lách", "Vỡ lách" ]
Kỹ thuật chụp số hóa xóa nền động mạch lách được chỉ định cho những trường hợp nào?
Kỹ thuật chụp số hóa xóa nền động mạch lách được chỉ định và chống chỉ định cho những trường hợp sau đây.Chỉ địnhGiả phình động mạch láchChấn thương vỡ láchXuất huyết tiêu hóa cao có nguồn cấp máu từ động mạch láchHội chứng cường láchBệnh mạch máu cầu dòng lympho mạn tínhNút mạch tiền phẫu cắt lách qua nội soiU lympho lách
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-so-hoa-xoa-nen-dong-mach-lach-vi
[ "Động mạch lách", "Dị dạng mạch lách", "Chụp số hóa xóa nền động mạch lách", "Chấn thương lách", "Khối u lách", "Vỡ lách" ]
Kỹ thuật chụp số hóa xóa nền động mạch lách được thực hiện theo các bước nào?
2.2.1 Mở đường vào lòng mạch Đầu tiên, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ cho bệnh nhân và rạch da vùng cần kiểm tra. Sau đó dùng bộ kim chọc động mạch đủ chung phải rồi luồn dây dẫn qua kim. Cuối cùng là đặt ống vào lòng mạch qua dây dẫn. 2.2.2 Chụp mạch và đánh giá tổn thương Bác sĩ sẽ tiếp tục chụp động mạch thân tạng và động mạch mạc treo tràng trên nhờ ống thông tiêu chuẩn. Cần chụp chọn lọc động mạch lách bằng các vi ống thông. 2.2.3 Can thiệp điều trị Để can thiệp điều trị những tổn thương ở lá lách, bác sĩ dùng vi ống thông chọn lọc nhánh động mạch cần phải can thiệp. Sau đó tiến hành gây tắc mạch máu bằng vật liệu thích hợp được chỉ định qua vi ống. 2.2.4 Đánh giá sau can thiệp Sau khi kết thúc can thiệp vào các động mạch, bác sĩ sẽ tiến hành chụp mạch để đánh giá tuần hoàn sau nút mạch. Cuối cùng đóng đường vào lòng mạch và kết thúc thủ thuật.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/11-cach-giam-lao-hoa-da-som-vi
[ "Bổ sung collagen", "Da dầu", "Da khô", "Trẻ hóa da", "Lão hóa da", "Da liễu" ]
Liệt kê một số dấu hiệu cho thấy da đang bị lão hóa sớm?
Quá trình lão hóa có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng sẽ có một số dấu hiệu lão hoá nhất định được coi là sớm trước khi bạn nhận ra chúng. Đốm đồi mồi. Hay còn gọi là đốm gan. Nó là những đốm phẳng trên da được gây ra do phơi nắng trong thời gian dài. Những đốm này phát triển ở trên mặt, mu bàn tay hoặc cẳng tay Da khô hoặc bị ngứa. Tình trạng này có thể xảy ra thường xuyên hơn ở giai đoạn này. Bởi vì, lúc này da mỏng đi nhiều và dễ bị mất nước. Nếp nhăn và chảy xệ. Khi bước vào tuổi 30, làn da sẽ làm chậm quá trình sản xuất collagen và protein. Bởi vì, collagen là hợp chất giúp cho làn da đàn hồi và đầy đặn. Khi da ít collagen, da sẽ xuất hiện các nếp nhăn và bị chảy xệ. Vị trí có thể thấy rõ nhất tình trạng này là trán hoặc những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/11-cach-giam-lao-hoa-da-som-vi
[ "Bổ sung collagen", "Da dầu", "Da khô", "Trẻ hóa da", "Lão hóa da", "Da liễu" ]
Hút thuốc lá có ảnh hưởng như thế nào đến làn da?
Các độc tố trong khói thuốc làm cho làm da bị stress oxy hóa. Điều này, khiến cho da khô, có nhiều nếp nhăn và các dấu hiệu lão hoá sớm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/11-cach-giam-lao-hoa-da-som-vi
[ "Bổ sung collagen", "Da dầu", "Da khô", "Trẻ hóa da", "Lão hóa da", "Da liễu" ]
Nêu một số cách bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời?
Có nhiều cách để giúp cho làn da tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời như: đội mũ rộng vành, mặc quần áo chống nắng, sử dụng kem chống nắng có phổ rộng và chỉ số chống nắng SPF tối thiểu là từ 30 trở lên đồng thời có các tác dụng chống nước.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-so-hoa-xoa-nen-dong-mach-tuy-vi
[ "Nút dị dạng động tĩnh mạch tủy", "Dị dạng động mạch tủy", "Nút động mạch", "Chụp động mạch tủy", "Chụp DSA mạch tủy" ]
Dị dạng mạch máu tủy là gì?
Dị dạng mạch máu tủy sống là tình trạng rối loạn ở trong hay gần dây sống. Đây là một trường hợp khá hiếm gặp.Thông thường, máu sẽ đem oxy qua các động mạch và dẫn tới mao mạch nuôi sống tủy, máu khi hết oxy sẽ trở về tim, phổi theo đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân bị dị dạng mạch máu tủy thì máu sẽ đi từ động mạch tới tính mạch mà không hề tới mao mạch.Hiện tượng này sẽ làm cạn kiệt oxy cần thiết và gây chết tế bào mô tủy sống. Động mạch và tĩnh mạch có thể bị vỡ ra gây xuất huyết. Dị dạng mạch máu cũng có thể lớn dần theo thời gian và ép vào tủy sống gây khuyết tật cũng như nhiều biến chứng khác.Bệnh sẽ phát triển âm thầm mà không có triệu chứng nên rất khó chẩn đoán sớm. Kỹ thuật chụp số hóa xóa nền động mạch tủy là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hữu dụng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh dị dạng mạch máu tủy sống.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-so-hoa-xoa-nen-dong-mach-tuy-vi
[ "Nút dị dạng động tĩnh mạch tủy", "Dị dạng động mạch tủy", "Nút động mạch", "Chụp động mạch tủy", "Chụp DSA mạch tủy" ]
Chụp số hóa xóa nền mạch tủy và nút dị dạng được chỉ định trong trường hợp nào?
Nút mạch làm giảm kích thước ổ dị dạng, giảm nguy cơ phát triển của dị dạng Dị dạng thông động tĩnh mạch tủy bị vỡ hoặc có nguy cơ cao Phối hợp điều trị trong phẫu thuật
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-so-hoa-xoa-nen-dong-mach-tuy-vi
[ "Nút dị dạng động tĩnh mạch tủy", "Dị dạng động mạch tủy", "Nút động mạch", "Chụp động mạch tủy", "Chụp DSA mạch tủy" ]
Kỹ thuật chụp số hóa xóa nền mạch tủy và nút dị dạng có những bước thực hiện nào?
2.3.1 Phương pháp vô cảm Gây mê toàn thân hoặc gây mê tại chỗ là phương pháp vô cảm được dùng trong trường hợp này. Người bệnh sẽ được đặt nằm ngửa trên bàn chụp rồi tiến hành đặt đường truyền tĩnh mạch. Với trường hợp trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chưa có ý thức cộng tác cần tiêm thuốc tiền mê Người bệnh sẽ được đặt nằm ngửa trên bàn chụp rồi tiến hành đặt đường truyền tĩnh mạch để gây mê hoặc gây tê 2.3.2 Chọn kỹ thuật sử dụng đường vào của ống Thông thường sẽ chọn đường vào từ động mạch đùi. Tuy nhiên nếu đường này không dùng được sẽ phải chọn cách đường khác như động mạch nách, động mạch cảnh gốc, động mạch cánh tay, động mạch quay. 2.3.3 Chụp động mạch tủy Sát khuẩn gây tê tại chỗ chọc Chọc kim và đặt ống lòng mạch Tùy vào vùng tủy cần nghiên cứu bác sĩ sẽ luồn ống thông vào vị trí thích hợp rồi bơm thuốc Thuốc đối quang được bơm qua máy với thể tích 6ml, áp lực 300 PSI và tốc độ 2ml/s Ghi hình, chụp hình tập trung vào vùng tủy, có thể chụp nghiêng hoặc chếch nếu phát hiện có tổn thương. 2.3.4 Nút dị dạng động tĩnh mạch tủy Các vi ống thông 1.3-1.4F sẽ được luồn vào cuống mạch nuôi đến ổ dị dạng với dây dẫn 0.08-0.11” Các phương pháp gồm có: Nút bằng keo NBCA: NBCA được pha với Lipiodol tùy vào mức độ luồng thông. Nút bằng Onyx: Dùng vi ống thông để tách rời. Nút bằng các vòng xoắn kim loại (Coil) 2.3.5 Nhận xét kết quả Sau khi thực hiện kỹ thuật, ổ dị dạng động tĩnh mạch sẽ bị bít tắc một phần hay hoàn toàn và sẽ không còn giãn các tĩnh mạch màng cứng tủy. Các động mạch tủy trước và sau, cùng bên và đối diện vẫn lưu thông bình thường.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/khi-nao-can-chup-x-quang-rang-khon-vi
[ "Răng sâu", "răng khôn", "Trồng răng", "X quang 3D", "X quang răng khôn", "Răng khôn mọc lệch", "Nhổ răng khôn" ]
Tại sao nha sĩ thường chỉ định chụp Xquang răng khôn trước khi tiến hành điều trị?
Chụp Xquang răng đóng một vị trí rất quan trọng trong việc chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh răng miệng chính xác và hiệu quả nhất. Đó chính là một trong những lý do, các nha sĩ thường chỉ định chụp x quang răng khôn trước khi tiến hành điều trị.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/khi-nao-can-chup-x-quang-rang-khon-vi
[ "Răng sâu", "răng khôn", "Trồng răng", "X quang 3D", "X quang răng khôn", "Răng khôn mọc lệch", "Nhổ răng khôn" ]
Ngoài việc nhổ răng khôn, chụp Xquang răng còn được chỉ định trong những trường hợp nào?
Bên cạnh việc nhổ răng khôn, chụp Xquang răng còn được chỉ định như một yếu tố quan trọng trong việc chỉnh nha và thực hiện các thủ thuật khác trong nha khoa để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/khi-nao-can-chup-x-quang-rang-khon-vi
[ "Răng sâu", "răng khôn", "Trồng răng", "X quang 3D", "X quang răng khôn", "Răng khôn mọc lệch", "Nhổ răng khôn" ]
Điều gì nên lưu ý trước khi chụp Xquang răng?
Các lần chụp Xquang răng cũng như các loại Xquang khác nên cách nhau khoảng 3 - 5 tháng. Trước khi chụp bạn không cần phải chuẩn bị bất cứ thứ gì, tuy nhiên, nếu đang trong thời gian mang bầu, bạn cần thông báo với bác sĩ. Dựa trên hiện trạng sức khỏe và mức độ khó dễ của thủ thuật, bác sĩ sẽ chỉ định có cần thiết chụp Xquang răng hay không. Vì tia X có tác dụng không tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt là mẹ và thai nhi. Trong trường hợp bất khả kháng, bác sĩ sẽ phủ 1 tấm tạp dề chì lên bụng, tấm tạp dề chì sẽ giúp hạn chế ngăn chặn tia X ảnh hưởng đến thai nhi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/run-do-roi-loan-kinh-thuc-vat-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-vi
[ "Rối loạn thần kinh thực vật", "Nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật", "Run do rối loạn thần kinh thực vật", "Tâm thần", "Lo âu", "Tâm lý", "Thần kinh" ]
Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Hệ thống thần kinh thực vật bao gồm hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm là một hệ thống của các dây thần kinh kiểm soát các chức năng của cơ thể độc lập với ý thức. Đây là trung tâm điều khiển và kiểm soát của nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ, tiêu hóa, các ống tuyến bài tiết, chức năng bàng quang và cả tình dục.Chất dẫn truyền các tín hiệu thần kinh được sản xuất và giải phóng vào đầu tận thần kinh và cơ quan đích, nhằm mục tiêu kích thích hay ức chế các cơ quan, trong bối cảnh phối hợp cùng lúc nhiều hệ cơ quan khác nhau một cách cân bằng. Ví dụ khi một người gặp căng thẳng, hệ thần kinh thực vật khiến nhịp tim tăng lên, tăng huyết áp, tay chân run, vã mồ hôi. Ngược lại, khi nghỉ ngơi, thư giãn, các kích thích giao cảm sẽ giảm hơn, tim chậm lại, huyết áp về bình thường, các cơ bắp thả lỏng.Các bệnh lý có gây tổn thương tại mức độ dây thần kinh là có thể dẫn đến các rối loạn thần kinh thực vật. Trong đó, mắc bệnh đái tháo đường lâu năm là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh lý thần kinh thực vật. Lúc này, các triệu chứng xảy ra và cách thức điều trị khác nhau là dựa trên nguyên nhân khiến cho các dây thần kinh bị tổn thương.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/run-do-roi-loan-kinh-thuc-vat-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-vi
[ "Rối loạn thần kinh thực vật", "Nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật", "Run do rối loạn thần kinh thực vật", "Tâm thần", "Lo âu", "Tâm lý", "Thần kinh" ]
Run do rối loạn thần kinh thực vật như thế nào?
Chứng run là một rối loạn vận động khá thường gặp. Đây là một tình trạng bó cơ co thắt liên tục, tạo ra các cử động theo những biên độ, tần số nhất định và người bệnh hoàn toàn không kiểm soát được. Trong đó, run do rối loạn thần kinh thực vật có đặc điểm xảy ra ở ngọn chi nhiều hơn gốc chi, như ở bàn tay, bàn chân, đối xứng cả hai bên cơ thể và không liên quan đến vận động, sự tập trung; đôi khi run tay kèm hồi hộp.Ngoài ra, người bệnh cũng có thể có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý thần kinh thực vật, phụ thuộc vào loại dây thần kinh bị ảnh hưởng. Hơn nữa, khi tiếp cận người bệnh đến khám vì triệu chứng run, việc khảo sát nhiều nguyên nhân là cần thiết; tuy nhiên, nếu có kèm theo các biểu hiện sau đây, khả năng run do rối loạn thần kinh thực vật sẽ được nghĩ đến hàng đầu.Chóng mặt và ngất xỉu khi đứng, gây ra do huyết áp giảm đột ngột Run do rối loạn thần kinh thực vật gây rối loạn cương dương ở nam giới Các vấn đề về tiết niệu, như khó bắt đầu đi tiểu, tiểu không tự chủ, khó cảm nhận được bàng quang đầy và không có khả năng làm trống hoàn toàn bàng quang, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần.Gặp khó khăn về hoạt động tình dục, bao gồm rối loạn cương dương hoặc các vấn đề xuất tinh ở nam giới; ở phụ nữ là các vấn đề khô âm đạo, độ ham muốn thấp và khó đạt cực khoái.Khó tiêu hóa thức ăn, chẳng hạn như cảm thấy no sớm, chán ăn, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ nóng.Không có khả năng tự nhận biết khi hạ đường huyết, nhất là ở bệnh nhân đái tháo đường.Bài tiết mồ hôi bất thường, chẳng hạn như đổ mồ hôi quá nhiều hoặc quá ít, ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.Chức năng tim mạch không dung nạp với tập thể dục hay gắng sức, nhịp tim không thay đổi tương xứng khi tăng kích thích.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/run-do-roi-loan-kinh-thuc-vat-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-vi
[ "Rối loạn thần kinh thực vật", "Nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật", "Run do rối loạn thần kinh thực vật", "Tâm thần", "Lo âu", "Tâm lý", "Thần kinh" ]
Nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Có nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau có thể ảnh hưởng trên hệ thần kinh thực vật. Trong một số ít trường hợp, rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể là tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc điều trị cho các bệnh khác, chẳng hạn như ung thư. Một số nguyên nhân phổ biến của rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:Sự tích tụ protein bất thường trong các cơ quan với bệnh amyloidosis, ảnh hưởng cả đến hệ thần kinh.Bệnh tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công vào các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả dây thần kinh như hội chứng Sjogren, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp và bệnh celiac. Trong đó, quan trọng nhất là hội chứng Guillain-Barre là một bệnh tự miễn tiến triển nặng nề một cách nhanh chóng, ảnh hưởng đến các dây thần kinh thực vật và cả vận động, cảm giác.Hội chứng cận ung do bất thường của hệ thống miễn dịch xảy ra trong một số bệnh ung thư cũng có thể gây ảnh hưởng trên bệnh thần kinh thực vật.Bệnh đái tháo đường, nhất là khi thời gian mắc bệnh dài và kiểm soát glucose kém, là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn thần kinh thực vật trên toàn cơ thể. Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật Một số loại thuốc, bao gồm một số loại thuốc được sử dụng trong hóa trị ung thư.Một số bệnh truyền nhiễm với tác nhân virus và vi khuẩn như ngộ độc, bệnh Lyme và HIVRối loạn di truyền.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-te-ngoai-mang-cung-phau-thuat-lay-thai-o-nguoi-me-bi-tien-san-giat-nang-vi
[ "Sinh thường", "Gây tê sau lưng", "Gây tê vùng gây tê ngoài màng cứng", "Tiền sản giật nặng", "Sản phụ khoa", "Gây tê cột sống", "Chuyển dạ", "Quy trình gây tê ngoài màng cứng" ]
Trong trường hợp người mẹ bị tiền sản giật nặng, khi nào vẫn có thể sinh thường?
Nếu thai kỳ phát triển đến tuần 35-36 và cổ tử cung người mẹ đã mềm thì vẫn có thể sinh thường.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-te-ngoai-mang-cung-phau-thuat-lay-thai-o-nguoi-me-bi-tien-san-giat-nang-vi
[ "Sinh thường", "Gây tê sau lưng", "Gây tê vùng gây tê ngoài màng cứng", "Tiền sản giật nặng", "Sản phụ khoa", "Gây tê cột sống", "Chuyển dạ", "Quy trình gây tê ngoài màng cứng" ]
Gây tê ngoài màng cứng là một trong những phương pháp vô cảm thường được sử dụng trong phẫu thuật lấy thai ở người mẹ bị tiền sản giật nặng, vậy phương pháp này được thực hiện như thế nào?
Gây tê ngoài màng cứng được thực hiện bằng cách tiêm thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng để ức chế tạm thời dẫn truyền thần kinh qua tủy sống.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-te-ngoai-mang-cung-phau-thuat-lay-thai-o-nguoi-me-bi-tien-san-giat-nang-vi
[ "Sinh thường", "Gây tê sau lưng", "Gây tê vùng gây tê ngoài màng cứng", "Tiền sản giật nặng", "Sản phụ khoa", "Gây tê cột sống", "Chuyển dạ", "Quy trình gây tê ngoài màng cứng" ]
Tại sao phụ nữ bị tiền sản giật nặng thường được khuyến khích sinh mổ?
Phần lớn phụ nữ bị tiền sản giật nặng thường được khuyến khích sinh mổ vì có nguy cơ sinh thiếu tháng và khó khăn trong quá trình chuyển dạ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-ky-thuat-noi-soi-phe-quan-chan-doan-va-dieu-tri-vi
[ "Nội soi phế quản", "Nội soi phế quản chẩn đoán", "Nội soi siêu âm", "Nội soi phế quản điều trị", "Nội soi ánh sáng hẹp" ]
Nội soi phế quản là gì và hoạt động như thế nào?
Nội soi phế quản (bằng ống mềm) là một thủ thuật ít xâm lấn hay xâm lấn tối thiểu. Bằng cách đưa một ống mềm có gắn camera quan sát ở đầu ống, bác sĩ có thể giúp bác sĩ quan sát được bên trong lòng đường dẫn khí, phát hiện được tổn thương rõ ràng hơn. Ngoài ra, nội soi phế quản còn phép bác sĩ sinh thiết mẫu mô từ tổn thương nghi ngờ, lấy tế bào và dịch của phổi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh chẩn đoán. Bên cạnh đó, những kỹ thuật nội soi phế quản chẩn đoán và điều trị mới được phát triển hiện nay có khả năng kết hợp với những phương tiện khác như chẩn đoán hình ảnh, y học hạt nhân, laser hoặc siêu âm giúp tăng hiệu quả chẩn đoán.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-ky-thuat-noi-soi-phe-quan-chan-doan-va-dieu-tri-vi
[ "Nội soi phế quản", "Nội soi phế quản chẩn đoán", "Nội soi siêu âm", "Nội soi phế quản điều trị", "Nội soi ánh sáng hẹp" ]
Nội soi phế quản có những kỹ thuật nào để chẩn đoán bệnh lý đường hô hấp?
Bao gồm các kỹ thuật :- Kỹ thuật nội soi dải ánh sáng hẹp (Narrow Band Imaging)- Kỹ thuật nội soi huỳnh quang (Autofluorescence Bronchoscopy)- Kỹ thuật nội soi siêu âm (Endobronchial Ultrasound)- Kỹ thuật nội soi định vị điện từ (Electromagnetic Navigation)- Kỹ thuật nội soi cắt lớp (Optical coherence tomography)- Kỹ thuật nội soi vi thể huỳnh quang/laser đồng tâm (Confocal Fluorescence/laser Endomicroscopy)
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-ky-thuat-noi-soi-phe-quan-chan-doan-va-dieu-tri-vi
[ "Nội soi phế quản", "Nội soi phế quản chẩn đoán", "Nội soi siêu âm", "Nội soi phế quản điều trị", "Nội soi ánh sáng hẹp" ]
Nội soi phế quản được ứng dụng như thế nào trong điều trị tắc nghẽn đường thở?
- Kỹ thuật điều trị quang hóa : Khi các nhà nghiên cứu phát hiện được tính nhạy cảm của khối u với hematoporphyrin, kỹ thuật điều trị quang hóa bắt đầu được ứng dụng. Những tế bào tăng sinh ác tính thường tích tụ các chất nhạy cảm với ánh sáng, vì vậy khi chiếu các dòng ánh sáng đơn sắc sẽ làm những tế bào ác tính này hoại tử do cá gốc tự do được tạo ra và tổn thương các tế bào nội mạch gây nghẽn mạch thứ phát.- Kỹ thuật điều trị cơ học ; sử dụng kìm sinh thiết để phá hủy khối u- Kỹ thuật điều trị bằng laser : chiếu laser vào mô tổn thương, các tế bào ác tính sẽ hấp thu năng lượng và bị phát hủy bởi laser.- Kỹ thuật điều trị bằng nhiệt đông : Dùng các điện cực đốt được đưa qua ống nội soi, nhiệt năng hoặc điện năng sẽ làm mất nước các tế bào và gây hoại tử tế bào.- Kỹ thuật điều trị lạnh : sử dụng nhiệt lạnh làm mất nước tế bào, gây hiện tượng ưu trương nội bào, tạo ra các tinh thể đá trong và ngoài tế bào. Từ đó, các tế bào bị vỡ màng bào tương và vỡ nhân, gây co mạch thứ phát, tạo ra các cục vi tắc nghẽn làm hoại tử tế bào u.- Kỹ thuật đặt stent khí phế quản : trong những trường hợp khối u đã xâm lấn đến những giai đoạn muộn làm tắc nghẽn đường dẫn thở, các dụng cụ giá đỡ (stent, prothese) có thể được chỉ định giúp làm tái thông đường hô hấp cho bệnh nhân.- Kỹ thuật điều trị xạ trị nội phế quản : được chỉ định ở những khối u ác tính ở trung tâm, u hạt sau ghép phổi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bai-tap-dieu-tri-benh-nhan-suy-van-tinh-mach-chan-vi
[ "Suy van tĩnh mạch chân", "Giãn tĩnh mạch chân", "Giãn tĩnh mạch chi dưới", "Huyết khối tĩnh mạch sâu", "Suy giãn tĩnh mạch", "Bài tập suy giãn tĩnh mạch" ]
Suy van tĩnh mạch chân là gì?
Các tĩnh mạch ở chân có chức năng mang máu về tim, chúng có van một chiều giúp máu không bị chảy ngược trở lại. Suy van tĩnh mạch mạn tính là tình trạng các van không hoạt động như bình thường và một phần máu có thể chảy ngược xuống chân. Tình trạng này kéo dài khiến cho suy giảm chức năng hệ tĩnh mạch chi dưới làm cho máu ứ lại ở tĩnh mạch, gây biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, tạo ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò... Thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa và nguy hiểm như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu,... ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bai-tap-dieu-tri-benh-nhan-suy-van-tinh-mach-chan-vi
[ "Suy van tĩnh mạch chân", "Giãn tĩnh mạch chân", "Giãn tĩnh mạch chi dưới", "Huyết khối tĩnh mạch sâu", "Suy giãn tĩnh mạch", "Bài tập suy giãn tĩnh mạch" ]
Những yếu tố nguy cơ nào có thể gây ra suy van tĩnh mạch chân?
Nguyên nhân gây ra tình trạng này hiện chưa được xác định rõ ràng nhưng có một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên như: Một cục máu đông trong tĩnh mạch sâu ở chân (được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu) có thể làm hỏng van Quá trình thoái hóa do tuổi tác (trên 50 tuổi) Giới tính: nữ có nguy cơ mắc nhiều hơn nam Do tư thế sinh hoạt, làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng, làm việc trong môi trường ẩm thấp... Béo phì Mang thai hoặc đã mang thai nhiều lần Gia đình có người từng mắc bệnh suy van tĩnh mạch chân Người đã có tiền sử huyết khối Hút thuốc lá
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bai-tap-dieu-tri-benh-nhan-suy-van-tinh-mach-chan-vi
[ "Suy van tĩnh mạch chân", "Giãn tĩnh mạch chân", "Giãn tĩnh mạch chi dưới", "Huyết khối tĩnh mạch sâu", "Suy giãn tĩnh mạch", "Bài tập suy giãn tĩnh mạch" ]
Làm thế nào để phòng ngừa suy van tĩnh mạch chân?
Ngoài các bài tập kể trên, các hình thức tập luyện như bơi lội, đi bộ, đi bộ nhanh, chạy bộ, tập aerobics, khiêu vũ, cũng rất tốt cho sức khỏe cũng như tốt cho hệ mạch máu. Người bị suy van tĩnh mạch chân nên đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày có đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất, đồng thời có đủ chất xơ như trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc...và hạn chế ăn nhiều chất béo để tránh bị táo bón; không nên để bị béo phì, nếu thừa cân béo phì cần giảm trọng lượng. Nếu không duy trì cân nặng phù hợp, quá nhiều chất béo trong cơ thể của bạn cũng làm giảm lưu lượng máu lưu thông. Ngoài ra, cần đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày (từ 1,5- 2 lít nước một ngày). Quần áo: không nên mặc loại quần áo chật, đặc biệt là quần chật bó sát ở vùng chậu hông, chân. Giày dép: nên mang giày có đế mềm và gót thấp vừa phải (tầm 3-4cm), không nên mang giày cao gót, nên bước đi tự nhiên sao cho trọng lượng dồn đều lên cả hai bàn chân. Nằm, ngồi đúng tư thế: Khi nằm nên kê chân lên cao hơn mức của tim 15-20cm tạo thuận lợi cho máu về tim qua đường tĩnh mạch. Ghế ngồi có chiều cao phù hợp để khi ngồi hai bàn chân sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc; lưng thẳng; trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân; không ngồi đung đưa chân, mặt dưới đùi vừa chạm mặt ghế để giảm tối đa lực ép lên mặt dưới đùi, không cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc mặt sau đùi; cần tránh những tư thế ngồi gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân... Bệnh nhân suy van tĩnh mạch chân cần từ bỏ lối sống ít vận động và phải phát triển thói quen gắng sức. Nên đi bộ thường xuyên, hãy sử dụng thang bộ thay vì đi thang máy nếu có thể để có nhiều cơ hội tập cho tĩnh mạch, nếu phải đứng nhiều thì thỉnh thoảng nên chạy tại chỗ để giảm tải lên hệ thống tĩnh mạch . Tránh mang vác, khiêng xách nặng vì sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải. Nên tập thể dục thường xuyên, có thể tập và chơi những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng như, đi bộ, bơi lội, xe đạp khiêu vũ... Không nên chơi những môn thể thao có cử động mạnh và chuyển hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân như cử tạ, nhảy cao, nhảy xa, chạy tốc độ, tennis, bóng đá... Tập thể dục cũng giúp duy trì cân nặng đầy đủ. Không nên xoa dầu nóng vào chân, không ngâm chân trong nước nóng vì nóng càng làm cho tĩnh mạch giãn nở, làm giảm khả năng vận chuyển máu trở về tim. Không tắm nước quá nóng, sau khi tắm xong nên xối lại chân bằng nước lạnh, nước lạnh sẽ làm co tĩnh mạch giúp cho sự chuyển máu về tim dễ dàng hơn. Và một điều quan trọng nữa, nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng khó chịu ở chân như cảm giác đau hay nặng tức ở chân, sưng mắt cá chân hay tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo... gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sinh hoạt, đi lại hàng ngày thì nên đến ngay những cơ sở y tế có uy tín, có trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao để được khám và tư vấn điều trị sớm nhằm ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-cong-huong-tu-tim-mri-danh-gia-cac-benh-ly-tim-bam-sinh-vi
[ "Chụp cộng hưởng từ", "Tim mạch", "Chụp MRI tim", "Suy tim", "Tim bẩm sinh", "Chụp cộng hưởng từ tim", "bệnh mạch vành" ]
Chụp cộng hưởng từ tim có những ưu điểm gì so với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác?
Ưu điểm của phương pháp chụp MRI tim mạch là độ tương phản mô mềm cao, độ phân giải không gian cao, có nhiều mặt cắt, không sử dụng tia xạ và không xâm lấn. Toàn bộ quá trình chụp không gây tác dụng phụ như khi chụp X-quang hoặc chụp CT nhưng vẫn có khả năng phát hiện các vấn đề bất thường sau các lớp xương - điều mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác khó làm được. Đồng thời, phương pháp này còn cho hình ảnh nhanh, chính xác hơn so với tia X trong chẩn đoán các bệnh lý tim mạch.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-cong-huong-tu-tim-mri-danh-gia-cac-benh-ly-tim-bam-sinh-vi
[ "Chụp cộng hưởng từ", "Tim mạch", "Chụp MRI tim", "Suy tim", "Tim bẩm sinh", "Chụp cộng hưởng từ tim", "bệnh mạch vành" ]
Chụp cộng hưởng từ tim được chỉ định trong những trường hợp nào?
Chỉ định Bệnh tim bẩm sinh: Đánh giá các bất thường về giải phẫu, luồng thông,... Những bệnh lý bẩm sinh ở tim thường gặp gồm thông liên nhĩ, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot, tắc nghẽn đường ra thất phải, hẹp eo động mạch chủ,... Bệnh lý cơ tim: Cơ tim giãn, cơ tim phì đại, cơ tim không kết bè, viêm cơ tim, lắng đọng sắt trong cơ tim,... Bệnh lý mạch vành: Đánh giá chức năng và vận động của thất trái, đánh giá tính sống còn cơ tim trong bệnh lý nhồi máu cơ tim; U tim nguyên phát và thứ phát: Cung cấp các tính chất khối u, giúp chẩn đoán xác định, đánh giá mức độ xâm lấn của khối u; Bệnh lý khác: Bệnh lý van tim, bệnh lý màng ngoài tim, bệnh lý chuyển hóa cơ tim.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-cong-huong-tu-tim-mri-danh-gia-cac-benh-ly-tim-bam-sinh-vi
[ "Chụp cộng hưởng từ", "Tim mạch", "Chụp MRI tim", "Suy tim", "Tim bẩm sinh", "Chụp cộng hưởng từ tim", "bệnh mạch vành" ]
Chụp cộng hưởng từ tim có những chống chỉ định nào?
Chống chỉ định Bệnh nhân có thiết bị kim loại cấy ghép trong cơ thể (máy tạo nhịp, máy phá rung) cần lấy ra trước khi chụp vì từ trường cao của máy MRI có thể gây hại cho các thiết bị này; Người mắc hội chứng sợ ở trong không gian kín; Người có dị vật kim loại trong hộp sọ; Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chung-run-phan-loai-va-cach-dieu-tri-vi
[ "Run tay chân", "Run sinh lý", "Run bệnh lý", "Bệnh run", "Run Parkinson", "Chứng run", "Phân loại bệnh run", "Căng thẳng" ]
Phân loại chứng run theo những cách nào?
Chứng run được phân loại theo nhiều cách khác nhau nhưng phổ biến nhất là cách phân loại theo sự xuất hiện và nguyên nhân hoặc nguồn gốc của nó.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chung-run-phan-loai-va-cach-dieu-tri-vi
[ "Run tay chân", "Run sinh lý", "Run bệnh lý", "Bệnh run", "Run Parkinson", "Chứng run", "Phân loại bệnh run", "Căng thẳng" ]
Nguyên nhân gây ra chứng run cơ bản là gì?
Nguyên nhân chính xác của chứng run cơ bản cho đến nay vẫn chưa được hiểu biết rõ ràng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chung-run-phan-loai-va-cach-dieu-tri-vi
[ "Run tay chân", "Run sinh lý", "Run bệnh lý", "Bệnh run", "Run Parkinson", "Chứng run", "Phân loại bệnh run", "Căng thẳng" ]
Chứng run do tiểu não được gây ra bởi những yếu tố nào?
Nguyên nhân của chứng run do tiểu não được cho là do sự phá hủy tiểu não hay trên các con đường nối kết tiểu não trong chức năng kiểm soát hàng động đến các vùng não khác có chức năng chỉ huy hành động. Tổn thương thường gặp là do đột quỵ nhồi máu não hoặc có khối u chèn ép. Ngoài ra, chứng run do tiểu não cũng có thể gây ra trong các bệnh lý như đa xơ cứng, rối loạn thoái hóa di truyền như mất điều hòa trương lực cơ, tổn thương tiểu não mạn tính do nghiện rượu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-khoa-trong-nguyen-nhan-va-trieu-chung-vi
[ "Hội chứng khóa trong", "Nguyên nhân hội chứng khóa trong", "Triệu chứng hội chứng khóa trong", "Hôn mê", "Liệt tứ chi" ]
Hội chứng khóa trong là gì và nó ảnh hưởng đến bệnh nhân như thế nào?
Hội chứng khóa trong được mô tả là một tình trạng rối loạn thần kinh mà bệnh nhân vẫn tỉnh táo, ý thức nhưng mọi cơ bị tê liệt, hoàn toàn không thể cử động, nói chuyện, nuốt thức ăn hay thậm chí là thở bình thường. Ở bệnh nhân bị hội chứng khóa trong, thị giác và thính giác là những giác quan duy nhất còn sót lại. Tuy nhiên, những cử động ở hai cơ quan mắt và tai cũng không được hoàn thiện. Ví dụ, một số cá nhân có thể di chuyển mắt theo chiều dọc nhưng không thể đảo mắt theo chiều ngang.Mặc dù bị tê liệt về thể chất, các hoạt động nhận thức vẫn diễn ra bình thường mà không bị ảnh hưởng. Bệnh nhân có thể nhìn và có chu kỳ giấc ngủ được bảo tồn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-khoa-trong-nguyen-nhan-va-trieu-chung-vi
[ "Hội chứng khóa trong", "Nguyên nhân hội chứng khóa trong", "Triệu chứng hội chứng khóa trong", "Hôn mê", "Liệt tứ chi" ]
Liệt kê các triệu chứng chính của hội chứng khóa trong.
Triệu chứng hội chứng khóa trong tương đối dễ nhận biết và rất rõ nét:Bệnh nhân bị liệt tứ chi và toàn bộ cơ thể, ngoại trừ chuyển động dọc của mắt và chớp mắt, vì vậy chỉ có thể phản ứng hoặc giao tiếp với người ngoài bằng cử động mắt.Hoàn toàn không có đáp ứng với các chất kích thích đauĐa số trường hợp không thể đảo mắt theo chiều ngangBệnh nhân không thể nuốt hoặc nhai thức ăn, do đó vấn đề tiêu hóa của bệnh nhân cần có sự can thiệp y tếTương tự như vậy, bệnh nhân cũng không thể thở và nói chuyệnTất cả các chức năng cơ bản như đi vệ sinh cần phải dựa vào sự chăm sóc từ người nhàBệnh nhân vẫn có chu kỳ ngủ bình thườngBệnh nhân có đầy đủ nhận thức, khả năng nhìn, nghe và suy nghĩ, tư duy ổn định.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hoi-chung-khoa-trong-nguyen-nhan-va-trieu-chung-vi
[ "Hội chứng khóa trong", "Nguyên nhân hội chứng khóa trong", "Triệu chứng hội chứng khóa trong", "Hôn mê", "Liệt tứ chi" ]
Có những yếu tố nào có thể dẫn đến hội chứng khóa trong?
Nguyên nhân hội chứng khóa trong bắt nguồn từ các tổn thương ở vùng cầu não, bao gồm nhiều sợi dây thần kinh quan trọng có liên quan đến việc chuyển động tự giác và truyền tải thông tin đến não bộ. Đồng thời, khu vực cầu não cũng có liên quan đến chứng tê liệt khi ngủ với các triệu chứng tương tự với hội chứng khóa trong, tuy nhiên chỉ diễn ra trong một thời gian xác định.Bệnh nhân khi gặp hội chứng khóa trong sẽ có tâm lý hoang mang và sợ hãi vì không thể tạo ra phản ứng nào với tác nhân bên ngoài. Hội chứng này là rối loạn thần kinh khá hiếm gặp, có thể ảnh hưởng đến mọi giới tính và mọi độ tuổi.Các đối tượng có nguy cơ cao mắc phải hội chứng khóa trong là những bệnh nhân có tiền sử xuất huyết não hoặc nhồi máu não, có khối u trong não, bị nhiễm trùng não... Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe khác cũng có thể ảnh hưởng đến não và gây ra hội chứng này như: chấn thương não, mất túi myelin bảo vệ dây thần kinh, viêm đa cơ (viêm dây thần kinh), bệnh xơ cứng teo cơ...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-me-mat-na-thanh-quan-phau-thuat-di-dang-tu-cung-vi
[ "Gây mê", "Thuốc mê", "Gây mê mặt nạ thanh quản", "Gây mê mask thanh quản", "Dị dạng tử cung" ]
Nêu một số biến chứng có thể xảy ra sau khi bệnh nhân được gây mê mặt nạ thanh quản trong phẫu thuật dị dạng tử cung?
Sau gây mê phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng như: Trào ngược dịch dạ dày vào đường thở: Cần theo dõi và đề phòng nhiễm trùng phổi sau mổ Rối loạn huyết động: Hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, loạn nhịp, mạch chậm, nhanh,... Tai biến do mặt nạ thanh quản như: Không đặt được mask thanh quản, co thắt thanh-khí-phế quản, chấn thương khi đặt mặt nạ thanh quản,... Biến chứng hô hấp: gập, tuột mặt nạ thanh quản, hở hệ thống hô hấp,... Biến chứng sau rút mặt nạ thanh quản: suy hô hấp, đau họng, khàn tiếng, viêm đường hô hấp trên, co thắt thanh-khí-phế quản,...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-me-mat-na-thanh-quan-phau-thuat-di-dang-tu-cung-vi
[ "Gây mê", "Thuốc mê", "Gây mê mặt nạ thanh quản", "Gây mê mask thanh quản", "Dị dạng tử cung" ]
Liệt kê các dụng cụ cần thiết để thực hiện gây mê mặt nạ thanh quản trong phẫu thuật dị dạng tử cung.
Ngoài ra, cần chuẩn bị một số dụng cụ để phục vụ trong việc gây mê như: Máy gây mê, máy hút, đèn đặt nội khí quản, ống nội khí quản các kích cỡ, mask thanh quản các loại. Ống hút khí quản, canuyn mayo Bơm tiêm các loại dùng để tiêm thuốc mê, morphin và thuốc giãn cơ, bơm bóng chèn ống nội khí quản. Các loại thuốc mê sử dụng trong gây mê như: Diprivan 200mg/20ml, esmeron 50mg/5ml hoặc tracrium 25mg/2,5ml, fentanyl 0,1mg/2ml Thuốc giảm đau: paracetamol, morphin Dịch truyền các loại: ringer lactat, ringerfundin,... Hộp chống shock
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-me-mat-na-thanh-quan-phau-thuat-di-dang-tu-cung-vi
[ "Gây mê", "Thuốc mê", "Gây mê mặt nạ thanh quản", "Gây mê mask thanh quản", "Dị dạng tử cung" ]
Trong giai đoạn duy trì mê, những chỉ số nào cần được theo dõi trong phẫu thuật dị dạng tử cung khi bệnh nhân được gây mê mặt nạ thanh quản?
Duy trì mê bằng thuốc mê tĩnh mạch hoặc thuốc mê bốc hơi, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ (nếu cần), kiểm soát hô hấp bằng máy Theo dõi độ sâu của gây mê dựa vào nhịp tim, huyết áp, các thông số thở máy: áp lực đường thở, thở, tần số thở,... Và các triệu chứng như vã mồ hôi, chảy nƣớc mắt, MAC, BIS và Entropy (nếu có)... Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn bao gồm: Nhịp tim, huyết áp, độ bão hòa oxy trong máu SpO2, EtCO2, và thân nhiệt. Theo dõi sát đề phòng tụt mask thanh quản. Đảm bảo bệnh nhân được thông khí tốt, mê sâu bắt đầu tiến hành sát trùng và phẫu thuật.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tim-hieu-cac-nguyen-nhan-hon-me-thuong-gap-trong-cap-cuu-vi
[ "Nguyên nhân hôn mê", "Nội Thần kinh", "Khám gây mê", "Hôn mê", "Tụt huyết áp", "Đặt nội khí quản" ]
Hôn mê là gì và người bị hôn mê có những biểu hiện gì?
Hôn mê là khi một người bất tỉnh trong thời gian dài và không phản ứng với các kích thích từ bên ngoài, ngay cả khi chịu tác động lực, ánh sáng, âm thanh... Tuy nhiên, những chức năng tự động khác của cơ thể như thở, tuần hoàn máu... vẫn tiếp tục hoạt động.Theo Viện nghiên cứu rối loạn thần kinh và đột quỵ quốc gia (NINDS), một người hôn mê có thể nhăn mặt, khóc hay cười. Những bệnh nhân bị bất tỉnh sâu có thể có nguy cơ bị ngạt thở, vì vậy bệnh nhân cần được can thiệp y tế để đảm bảo hơi thở của họ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tim-hieu-cac-nguyen-nhan-hon-me-thuong-gap-trong-cap-cuu-vi
[ "Nguyên nhân hôn mê", "Nội Thần kinh", "Khám gây mê", "Hôn mê", "Tụt huyết áp", "Đặt nội khí quản" ]
Những nguyên nhân nào có thể gây hôn mê?
Một người khi càng hôn mê lâu, các nguy cơ về sức khỏe nói chung và não bộ nói riêng sẽ càng tăng cao. Trong đó, tử vong hoặc mất chức năng não là những biến chứng cực đoan nhất. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà các rủi ro sức khỏe do tình trạng hôn mê có thể khác nhau. Một số nguyên nhân hôn mê sau đặc biệt thường gặp khi bệnh nhân được đưa vào cấp cứu. Sưng và chảy máu đầu Các chấn thương đáng kể ở đầu gây chảy máu hoặc sưng trong não có thể khiến chất lỏng não trong não chèn ép lên hộp sọ. Khi áp lực quá lớn, bộ não sẽ đè xuống thân não và khiến Hệ thống kích hoạt dạng lưới (RAS) bất hoạt. Đây là cơ quan giữ cho ý thức của cơ thể tỉnh táo. Do đó, nếu hoạt động tại hệ thống này gặp trở ngại, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng sưng và chảy máu là: Não có thể bị sưng do một số rối loạn trong cơ thể như mất cân bằng nội tiết, mất cân bằng chất điện giải hoặc do thiếu hụt oxy lên não. Não có thể bị chảy máu khi huyết áp cao, khối u, có túi phình động mạch não... Đường huyết trong máu Ở bệnh nhân tiểu đường, nếu lượng đường trong máu tăng quá cao hoặc quá thấp cũng có thể dẫn đến tình trạng hôn mê. Trong hầu hết trường hợp hôn mê do đường máu bất thường, bệnh nhân có thể tỉnh lại nếu như được cấp cứu kịp thời. Sử dụng chất kích thích quá liều Những người lạm dụng thuốc hoặc rượu/bia/chất kích thích quá liều cũng có thể gây ra hôn mê trong khoảng thời gian không xác định (tùy theo tác nhân). Trường hợp này nếu như không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Đột quỵ Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu lên não bị ngăn chặn/hạn chế hoặc ngừng hoàn toàn. Đột quỵ rất dễ dẫn đến tử vong hoặc hôn mê sâu đối với những đối tượng may mắn sống sót. Đột quỵ là một trong những nguyên nhân dễ dẫn tới hôn mê sâu Thiếu oxy lên não Não có thể bị thiếu oxy do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là khi luồng khí đến cơ thể bị chặn đứng: Như nghẹt thở, đuối nước, hạn chế đường thở... sẽ rơi vào trạng thái hôn mê. Ngoài việc hạn chế lưu lượng khí từ bên ngoài, các cơn đau tim cũng có khả năng hạn chế lưu lượng máu và oxy lên não, dẫn đến hôn mê. Do chứng động kinh mãn tính Các cơn động kinh mãn tính sẽ hạn chế khả năng phục hồi của não nếu như gặp chấn thương. Bệnh nhân có tình trạng co giật càng thường xuyên, thì tình trạng hôn mê của bệnh nhân do chấn thương càng kéo dài. Các chất độc hại Những chất độc hại với cơ thể (như carbon monoxide [CO]) ở liều lượng đủ lớn có thể gây hôn mê và ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung của con người. Nếu như hàm lượng quá cao, các chất này có thể gây tử vong. Tình trạng nhiễm trùng Một số loại nhiễm trùng trong hệ thống thần kinh trung ương (bao gồm viêm não và viêm màng não, viêm tủy...) sẽ dẫn đến sưng não và có thể gây hôn mê tương tự như cơ chế của các chấn thương vùng đầu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tim-hieu-cac-nguyen-nhan-hon-me-thuong-gap-trong-cap-cuu-vi
[ "Nguyên nhân hôn mê", "Nội Thần kinh", "Khám gây mê", "Hôn mê", "Tụt huyết áp", "Đặt nội khí quản" ]
Để chẩn đoán hôn mê, bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm nào?
Chẩn đoán nguyên nhân hôn mê thường dựa trên tiền sử bệnh, các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm vật lý và quét hình ảnh... để có kết quả chính xác, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. 3.1 Tiền sử bệnh Người nhà của bệnh nhân bị hôn mê sẽ được yêu cầu trả lời một số vấn đề như: Tình trạng hôn mê và triệu chứng bắt đầu chậm hay đột ngột Bệnh nhân có vấn đề về thị lực, có choáng váng, tê liệt hay chóng mặt trước khi hôn mê không Tiền sử về bệnh tiểu đường, động kinh, đột quỵ... và bất kì tình trạng nào khác Các loại thuốc hoặc hóa chất mà bệnh nhân đã sử dụng 3.2 Xét nghiệm vật lý Đây là một bài kiểm tra phản xạ của người hôn mê, mục đích là để biết cách bệnh nhân phản ứng với các cơn đau và kích thước đồng tử của bệnh nhân. Những xét nghiệm này sẽ tập trung kích hoạt các chuyển động mắt hoặc các phản xạ khác nhau. Tùy theo phản ứng mà nguyên nhân gây ra hôn mê sẽ có sự khác biệt. 3.3 Xét nghiệm máu Xét nghiệm máu trong chẩn đoán hôn mê sẽ được tiến hành nhằm xác định: Công thức máu của bệnh nhân Ngộ độc Carbon Monoxide (nếu có) Sự hiện diện và mức độ của các hóa chất Mức độ chất điện giải của cơ thể Nồng độ glucose Chức năng gan của bệnh nhân Xét nghiệm máu trong chẩn đoán hôn mê sẽ được tiến hành nhằm xác định một số vấn đề như công thức máu, mức độ điện giải,... 3.4 Chọc dò tủy sống Được thực hiện để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng. 3.5 Quét hình ảnh não Hỗ trợ xác định các tổn thương bất kì trong não: Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp CT não: kiểm tra các tắc nghẽn bất kỳ trong não. Điện não đồ EEG sẽ đo hoạt động điện trong não. Tình trạng hôn mê có tương đối nhiều nguyên nhân gây ra và mỗi nguyên nhân sẽ để lại các hậu quả cũng như thời gian bất tỉnh khác nhau. Do đó, cần phải nhanh chóng tiến hành xác định nguyên nhân hôn mê, từ đó có biện pháp cấp cứu và can thiệp kịp thời.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chich-ap-xe-quanh-amidan-vi
[ "Viêm amidan cấp", "Chích áp xe quanh amidan", "Viêm amidan có mủ", "Viêm amidan mạn", "viêm amidan", "Áp xe quanh amidan" ]
Nguyên nhân chính nào gây ra áp xe quanh amidan?
Nguyên nhân hay gặp của áp xe quanh amidan là do viêm amidan cấp, viêm amidan mạn, nhất là viêm amidan có mủ không được điều trị hoặc điều trị không đúng.Ngoài ra, còn các tác nhân gây bệnh như:Do vi khuẩn có độc lực mạnh hoặc vi khuẩn đã kháng thuốc nên kháng sinh điều trị ít tác dụng hoặc vô tác dụng.Thường gặp ở người vệ sinh họng, miệng, răng kém hoặc lười không vệ sinh.Môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, hút thuốc hoặc hít khói thuốc thường xuyên, nhất là người có sức đề kháng kém như trẻ còi xương suy dinh dưỡng, người cao tuổi sức yếu.Khi thời tiết thay đổi đột ngột, mưa, lạnh, áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc tràn về amidan cấp dễ xuất hiện và mạn tính dễ tái phát, đây cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến áp xe quanh amidan.Có thể do biến chứng của răng khôn hàm dưới mọc lệch bị nhiễm khuẩn lan sang amidan gây viêm, sau đó là gây áp xe quanh amidan.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chich-ap-xe-quanh-amidan-vi
[ "Viêm amidan cấp", "Chích áp xe quanh amidan", "Viêm amidan có mủ", "Viêm amidan mạn", "viêm amidan", "Áp xe quanh amidan" ]
Liệt kê các triệu chứng của bệnh áp xe quanh amidan.
Bệnh áp xe quanh amidan thường xuất hiện sau viêm amidan cấp tính, mãn tính hoặc viêm amidan có mủ. Kem theo các triệu chứng như:Sốt vừa hoặc cao (38-39 độ C), mạch nhanh, nước tiểu ít, sẫm màu thường gặp kèm theo đó là đau, rát họng.Đau họng còn lan lên tai, góc hàm nhất là khi ăn uống, nuốt nước bọt và nước dãi chảy nhiều.Đau họng dữ dội bên phía áp xe quanh amidan, đau nhói lên tai, khi nuốt đau nhiều hơn nên bệnh nhân không dám nuốt và có thể thấy đau nhức vùng góc hàm.Há miệng khó khăn, hơi thở hôi.Nếu không được phát hiện sớm, khối áp xe sẽ lan ra vùng cơ cắn gây hiện tượng khít hàm, kèm theo là khó thở do khối áp xe lấp kín họng miệngNgoài ra, triệu chứng áp xe quanh amidan thường thấy là môi khô, lưỡi bẩn, mệt mỏi (do sốt gây mất nước, chất điện giải và do nhiễm độc độc tố của vi khuẩn), hơi thở hôi, giọng nói bị thay đổi, khó nghe do eo họng bị thu hẹp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chich-ap-xe-quanh-amidan-vi
[ "Viêm amidan cấp", "Chích áp xe quanh amidan", "Viêm amidan có mủ", "Viêm amidan mạn", "viêm amidan", "Áp xe quanh amidan" ]
Phương pháp điều trị áp xe quanh amidan như thế nào?
Để điều trị áp xe quanh amidan hiệu quả, người bệnh cần tới các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng. Tùy vào từng giai đoạn và triệu chứng bệnh áp xe quanh amidan mà có phương pháp điều trị khác nhau.Chích áp xe quanh amidan nhằm là phương pháp chích tháo mủ. Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong điều trị áp xe quanh amidan.Thì 1: Chọc kim thăm dò ổ áp xe, chọc vào điểm phồng nhất sâu 1-1,5cm vừa đẩy vừa hút. Nếu chọc không có mủ thì chỉ là viêm tấy thì điều trị nội khoa. Nếu chọc có mủ thì tiến hành chích sạch.Thì 2: Chích sạch tháo mủ. Dùng dao đầu nhỏ rạch ở điểm vừa chọc kim, sau đó dùng kim kocher tách vào ổ áp xe và banh rộng để tháo mủ.Thì 3: Có thể rửa ổ áp xe bằng nước muối sinh lí hoặc oxy già, sau đó đặt dẫn lưu.Theo dõi sau chích áp xe quanh amidan:Kháng sinh toàn thân.Chống viêm, giảm đau, chống phù nề.Sử dụng thuốc hàng ngày: dùng kèm Lube-Bacbông banh rộng vết rạch, rửa ổ áp xe.Chỉ định cắt amidan sau 3 - 4 tuần để đề phòng tái phát.Các tai biến có thể xảy ra:Choáng do đau và quá sợ hãi: giải thích kỹ càng cho người bệnh về thủ thuật, dùng thuốc trợ tim, trợ lực, an thần.Chảy máu ít: dùng bông tẩm dung dịch oxy già 12 đơn vị đặt vào vết rạch.Khi bị viêm amidan có mủ cần điều trị sớm để tránh tiến triển thành áp xe quanh amidan, thực hiện điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi. Cần vệ sinh họng, miệng, răng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy, tốt hơn, súc họng bằng nước muối nhạt trước khi đánh răng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-x-quang-cot-song-co-chech-34-vi
[ "Chụp X quang cột sống cổ chếch ¾", "Dính 2 đốt sống cổ bẩm sinh", "Chụp X quang cột sống", "Cơ xương khớp", "Quy trình chụp x quang cột sống cổ chếch ¾", "Thoái hóa đốt sống cổ", "cột sống cổ" ]
Bác sĩ chỉ định chụp X-quang cột sống cổ chếch 3⁄4 trong trường hợp nào?
Một số bệnh lý liên quan đến cột sống cổ, được bác sĩ chỉ định chụp X-quang cột sống cổ chếch 3⁄4 bao gồm:● Dị dạng cột sống cổ do rối loạn chuyển tiếp có 8 đốt sống cổ● Dính hai đốt sống cổ bẩm sinh● Thoái hóa đốt sống cổCác chấn thương đốt sống cổ với nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông, tai nạn trong tập luyện thể thao, bị ngã từ nơi cao xuống... Các chấn thương ở cột sống cổ bao gồm: Trật cổ, gãy mỏm nha, gãy qua eo C2...Để chẩn đoán chính xác các bệnh lý hoặc chấn thương liên quan đến cột sống cổ, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh đi chụp X-quang cột sống cổ chếch 3⁄4. Đây là phương pháp chụp X-quang giúp bác sĩ thấy rõ được các đốt sống cổ và các khe khớp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-x-quang-cot-song-co-chech-34-vi
[ "Chụp X quang cột sống cổ chếch ¾", "Dính 2 đốt sống cổ bẩm sinh", "Chụp X quang cột sống", "Cơ xương khớp", "Quy trình chụp x quang cột sống cổ chếch ¾", "Thoái hóa đốt sống cổ", "cột sống cổ" ]
Khi chụp X-quang cột sống cổ chếch 3⁄4, bệnh nhân cần phải ở tư thế nào?
● Hướng dẫn bệnh đứng hoặc ngồi trước giá phim 2 tay xuôi dọc cơ thể.● Mặt bệnh nhân nhìn thẳng cằm ngửa.● Chỉnh trục cột sống theo chiều dọc đầu bệnh nhân chếch về phía bóng 1 góc 15-20 độ .● Bóng tia x chiếu ngang vuông góc với giá phim● Căn dặn bệnh nhân giữ nguyên tư thế● Khoảng cách bóng phim 1m, khu trú chùm tia X.● Kiểm tra các nút bấm trên tủ điều khiển, quan sát bệnh nhân qua kính và ấn nút phát tia X.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-x-quang-cot-song-co-chech-34-vi
[ "Chụp X quang cột sống cổ chếch ¾", "Dính 2 đốt sống cổ bẩm sinh", "Chụp X quang cột sống", "Cơ xương khớp", "Quy trình chụp x quang cột sống cổ chếch ¾", "Thoái hóa đốt sống cổ", "cột sống cổ" ]
Kết quả chụp X-quang cột sống cổ chếch 3⁄4 đạt yêu cầu cần phải đáp ứng những tiêu chí nào?
Sau khi có kết quả chụp X-quang, phim chụp phải đạt được những yêu cầu như sau:● Thấy rõ lỗ tiếp hợp bên cần chụp, có hình lỗ chìa khóa .● Thấy rõ đốt sống cổ từ C1-C7 và các khe khớp.● Phim có độ nét tương phản, phim sạch không bị xước.● Có họ tên bệnh nhân, dấu P và T, ngày tháng năm chụp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bi-viem-gan-b-co-nen-uong-canxi-khong-vi
[ "Viêm gan", "Uống canxi", "Gan", "Viêm gan B", "Bổ sung canxi" ]
Vai trò của canxi đối với cơ thể là gì?
Canxi thuộc chất khoáng đa lượng, không sinh năng lượng nhưng nó tham gia nhiều chức năng đối với cơ thể sống như: Chức năng tạo xương, tạo răng, phát triển cơ thể và điều hoà các phản ứng sinh hoá của cơ thể.Thiếu canxi gây ra các bệnh lý:Đối với trẻ em: Trẻ hay khóc đêm, khó ngủ, ăn kém hay cáu gắt, đau nhức cơ bắp, thiếu kéo dài dẫn đến còi xương, chân vòng kiềng. Đối với các bé gái thiếu canxi gây rối loạn kinh nguyệt, chậm dậy thì.Mẹ bầu thiếu canxi ảnh hưởng tới quá trình hình thành, phát triển của thai nhi.Người trưởng thành thiếu canxi lâu dài gây loãng xương, gãy xương ở người già.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bi-viem-gan-b-co-nen-uong-canxi-khong-vi
[ "Viêm gan", "Uống canxi", "Gan", "Viêm gan B", "Bổ sung canxi" ]
Người bị viêm gan B có nên uống canxi không?
Gan là bộ máy sinh hóa lớn nhất trong cơ thể, vitamin D được chuyển hóa thành vitamin D hoạt tính trong tế bào gan. Đây là một trong những nguyên tố quan trọng trong việc tạo xương, có tác dụng thúc đẩy ruột và thận hấp thu canxi, thúc đẩy sự hình thành và khoáng hóa của xương.Khi gan bị bệnh, sự hoạt hóa vitamin D bị gặp trở ngại, lúc này những người bị viêm gan B cần phải bổ sung canxi cho cơ thể.Việc bổ sung canxi cho những người bệnh viêm gan B không làm ảnh hưởng đến men gan.Tuy nhiên, khi bổ sung canxi cần lưu ý thành phần của thuốc canxi có kèm thành phần khác như nicotinamide ( nếu uống nhiều và lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng gan). Khi đi tái khám, nên dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Không nên tự ý bổ sung canxi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/bi-viem-gan-b-co-nen-uong-canxi-khong-vi
[ "Viêm gan", "Uống canxi", "Gan", "Viêm gan B", "Bổ sung canxi" ]
Ngoài canxi, người bị viêm gan B nên uống gì để cải thiện sức khỏe?
Ngoài vấn đề bổ sung canxi cho người viêm gan B thì người bị viêm gan B còn cần phải bổ xung thêm một số vitamin cùng các chất dinh dưỡng khác để đảm bảo gan luôn trong trạng thái khỏe mạnh. 3.1 Uống bổ sung vitamin A và sắt Bổ sung đồng thời vitamin A cùng với sắt sẽ giúp giải quyết tình trạng thiếu máu do thiếu sắt tốt hơn so với chỉ dùng sắt hoặc vitamin A. 3.2 Uống bổ sung vitamin D Hơn 90% người mắc bệnh viêm gan B đều thiếu vitamin D. Vì vậy việc bổ sung vitamin D rất quan trọng với người viêm gan B. 3.3 Uống bổ sung vitamin E Vai trò của vitamin E đã được các chuyên gia xác nhận có ích đối với người bị bệnh gan. Tuy nhiên, hấp thụ vitamin E quá mức sẽ gây phản tác dụng. Với liều lượng 800–1.000mg mỗi ngày, vitamin E sẽ gây loãng máu và xuất huyết. 3.4 Uống bổ sung vitamin B12 Vitamin B12 là vitamin duy nhất có thể được lưu trữ trong gan. Tuy nhiên, không nên tự ý lạm dụng các loại vitamin này khi chưa được chỉ định của bác sĩ vì nếu sử dụng sai có thể làm tình trạng viêm gan B diễn tiến nặng hơn.Người bị viêm gan B nên bổ sung canxi cùng một số loại vitamin khác dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của gan ngày một tốt hơn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguon-goc-va-lich-su-cua-phau-thuat-noi-soi-vi
[ "iêu âm nội soi", "Nội soi", "Phẫu thuật nội soi", "Lợi ích phẫu thuật nội soi", "Quy trình phẫu thuật nội soi" ]
Kỹ thuật phẫu thuật nội soi là một bước tiến quan trọng trong lịch sử y học, và nó được nhắc đến lần đầu tiên khi nào?
Ý tưởng về phẫu thuật mổ nội soi đã được nhắc đến lần đầu hơn một thế kỷ trước. Tuy nhiên, việc đưa kỹ thuật vào lĩnh vực phẫu thuật nói chung mới chỉ phát triển gần đây.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguon-goc-va-lich-su-cua-phau-thuat-noi-soi-vi
[ "iêu âm nội soi", "Nội soi", "Phẫu thuật nội soi", "Lợi ích phẫu thuật nội soi", "Quy trình phẫu thuật nội soi" ]
Liệt kê các nhà khoa học đầu tiên tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển kỹ thuật phẫu thuật nội soi.
Các bác sĩ đầu tiên như Albukasim (936-1013 A.D.), bác sĩ sinh ra ở Frankfurt, Phillip Bozzini, là một trong những người đầu tiên phát triển các phương pháp để kiểm tra bên trong cơ thể thông qua các lỗ nhỏ thay vì mổ mở. Trong suốt giữa những năm 1800, một số nhà khoa học đã cố gắng chế tạo các dụng cụ giống như máy nội soi. Máy nội soi ống mở hiệu quả đầu tiên được phát triển vào năm 1853 bởi Desormeaux. Dụng cụ này được sử dụng để kiểm tra niệu đạo và bàng quang. Vào cuối những năm 1800, các bác sĩ Kussmaul và Nitze đã tinh chỉnh các mô hình nội soi ban đầu và bắt đầu sử dụng các công cụ mới của họ trong thực hành y tế. Nội soi hoặc kiểm tra nội soi khoang phúc mạc được thử lần đầu tiên vào năm 1901 bởi George Kelling, người đã gọi phương pháp kiểm tra này là “Celioscopy”. Đầu những năm 1930, các báo cáo đầu tiên về các can thiệp nội soi cho các mục đích không chẩn đoán đã được công bố. Các thủ thuật ban đầu của mổ nội soi bao gồm ly giải bám dính bụng và sinh thiết chẩn đoán các cơ quan bụng dưới hình ảnh trực tiếp. Trong suốt những năm 1960 và 1970, nội soi ổ bụng đã trở thành một phần quan trọng trong thực hành phụ khoa. Bất chấp những tiến bộ công nghệ này, mãi đến sau năm 1986, sau sự phát triển của chip máy tính video cho phép phóng đại và chiếu hình ảnh lên màn hình tivi, thì các kỹ thuật phẫu thuật nội soi mới thực sự được tích hợp vào chuyên ngành phẫu thuật nói chung. Ca phẫu thuật cắt túi mật nội soi đầu tiên được thực hiện trên bệnh nhân vào năm 1987 bởi bác sĩ người Pháp Mouret.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguon-goc-va-lich-su-cua-phau-thuat-noi-soi-vi
[ "iêu âm nội soi", "Nội soi", "Phẫu thuật nội soi", "Lợi ích phẫu thuật nội soi", "Quy trình phẫu thuật nội soi" ]
Máy ảnh dạ dày (Gastrocamera) được phát triển với mục đích gì?
Năm 1949, một bác sĩ làm việc tại Trung tâm Y tế Đại học Tokyo đã yêu cầu công ty Olympus phát triển một máy ảnh có thể chụp ảnh và kiểm tra bên trong dạ dày của bệnh nhân. Olympus thực hiện thử thách khó khăn này và gastrocamera ra đời. Việc sản xuất ra một máy ảnh dạ dày gặp rất nhiều khó khăn như sản xuất ống kính cực nhỏ, phát hiện ra nguồn chiếu sáng mạnh, tìm kiếm vật liệu cho ống linh hoạt và phim thích hợp nhất, cũng như các biện pháp chống rò rỉ nước. Các nhà nghiên cứu đã phải khám phá ra con đường của riêng họ và vượt qua những trở ngại thông qua rất nhiều lần thử nghiệm. Năm 1950, các nhà nghiên cứu cũng đã cho ra đời nguyên mẫu đầu tiên. Thiết bị được trang bị một ống kính chụp ảnh nằm ở đầu ống linh hoạt. Hình ảnh được chụp trên phim đơn sắc bằng bóng đèn thu nhỏ trong ống nghiệm, được kích hoạt bằng tay. Thiết bị này vẫn còn quá sơ khai để sử dụng cho mục đích lâm sàng đầy đủ.Với nỗ lực của nhóm phát triển tại công ty Olympus và các bác sĩ tại Trung tâm Y tế Đại học Tokyo. Họ đã phát triển hoàn thiện một máy ảnh chụp dạ dày với các ưu điểm không gây nguy hiểm cho bệnh nhân, tạo ra sự khó chịu tối thiểu, cho phép chụp ảnh bất kỳ phần nào của dạ dày trong một khoảng thời gian ngắn và cung cấp hình ảnh sắc nét cho chẩn đoán dễ dàng hơn. Sự phát triển và hoàn thiện của gastrocamera là một bước tiến triển nhanh chóng và thiết bị đã được nhiều bác sĩ chấp nhận rộng rãi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-mo-lien-ket-co-bien-chung-gi-vi
[ "Bệnh mô liên kết hỗn hợp", "Biến chứng bệnh mô liên kết", "Bệnh mô liên kết", "Bệnh tự miễn", "Miễn dịch - dị ứng" ]
Bệnh mô liên kết là gì và nguyên nhân gây ra chúng?
Bệnh mô liên kết là những rối loạn liên quan đến mô giàu protein. Ví dụ mô mỡ, mô xương và mô sụn. Những rối loạn này thường liên quan đến khớp, cơ và da. Có hơn 200 rối loạn khác nhau có khả năng ảnh hưởng đến các mô liên kết. Nguyên nhân và triệu chứng cụ thể khác nhau tùy theo từng loại rối loạn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-mo-lien-ket-co-bien-chung-gi-vi
[ "Bệnh mô liên kết hỗn hợp", "Biến chứng bệnh mô liên kết", "Bệnh mô liên kết", "Bệnh tự miễn", "Miễn dịch - dị ứng" ]
Hội chứng Ehlers-Danlos (EDS) là gì và những triệu chứng chính của nó?
Trên thực tế đây là một nhóm gồm hơn 10 rối loạn EDS được đặc trưng bởi các triệu chứng khớp quá linh hoạt, căng da và sự phát triển mô sẹo bất thường. Các triệu chứng trong hội chứng EDS có thể từ nhẹ đến tàn tật. Tùy thuộc vào từng dạng cụ thể của EDS, các triệu chứng khác có thể bao gồm:Cong vẹo cột sốngMạch máu yếuChảy máu nướuCác vấn đề về phổi, van tim hoặc tiêu hóa.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-mo-lien-ket-co-bien-chung-gi-vi
[ "Bệnh mô liên kết hỗn hợp", "Biến chứng bệnh mô liên kết", "Bệnh mô liên kết", "Bệnh tự miễn", "Miễn dịch - dị ứng" ]
Bệnh xương thủy tinh là gì và những triệu chứng chính của nó?
Bệnh xương thủy tinh là một tình trạng xương giòn, khối lượng cơ bắp thấp, các khớp và dây chằng lỏng lẻo. Các triệu chứng bao gồm các biểu hiện sau đây:Phần lòng trắng của mắt có màu xanh hoặc màu xámDa mỏngCột sống congVấn đề về hô hấpMất thính lựcRăng dễ gãy.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sa-lech-thuy-tinh-nhung-dieu-can-biet-vi
[ "Sa lệch thuỷ tinh thể", "Đục thủy tinh thể", "Lệch thuỷ tinh thể", "Sa thuỷ tinh thể", "Mắt" ]
Dây chằng Zinn là gì và chức năng của nó là gì?
Để cố định thủy tinh thể cần có dây treo thể thủy tinh là dây chằng Zinn, dây chằng Zinn một hệ thống những sợi cấu trúc dạng gel, nối liền từ vùng ngoại biên thể thuỷ tinh đến mi, có tác dụng giữ thể thuỷ tinh tại chỗ và truyền các hoạt động của cơ thể mi đến bao quanh thể thuỷ tinh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sa-lech-thuy-tinh-nhung-dieu-can-biet-vi
[ "Sa lệch thuỷ tinh thể", "Đục thủy tinh thể", "Lệch thuỷ tinh thể", "Sa thuỷ tinh thể", "Mắt" ]
Sa lệch thủy tinh thể là gì và có những dạng nào?
Lệch thể thuỷ tinh là khi thể thuỷ tinh đã đi lệch khỏi vị trí giải phẫu bình thường, nhưng vẫn còn ở phía sau bờ đồng tử, nguyên nhân do vậy chằng Zinn bị đứt một phần.Sa thể thuỷ tinh là khi toàn bộ dây chằng Zinn bị đứt, thể thuỷ tinh có thể rơi tự do về phía sau, rơi vào buồng dịch kính, hoặc sa ra phía trước về phía tiền phòng hoặc ra ngoài nhãn cầu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sa-lech-thuy-tinh-nhung-dieu-can-biet-vi
[ "Sa lệch thuỷ tinh thể", "Đục thủy tinh thể", "Lệch thuỷ tinh thể", "Sa thuỷ tinh thể", "Mắt" ]
Nguyên nhân nào thường gặp nhất gây sa lệch thủy tinh thể?
Các nguyên nhân gây ra sa lệch thủy tinh thể gồm:Sau chấn thương, đây là nguyên nhân thường thấy nhất. Chủ yếu là sau các chấn thương đụng giập.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-phoi-ke-nhung-dieu-can-biet-vi
[ "Hô hấp", "Bệnh phổi kẽ", "Xơ phổi", "Tăng áp động mạch phổi", "Xơ phổi vô căn" ]
Bệnh phổi kẽ còn được gọi là gì?
Bệnh phổi kẽ còn được gọi là bệnh nhu mô phổi lan tỏa, phế nang viêm xơ hóa vô căn, phế nang viêm. Đây là tên chung của một nhóm bệnh gây tổn thương các tổ chức kẽ của phổi như vách phế nang, tổ chức kẽ liên phế nang, mạch máu. Các bệnh phổi kẽ thường có chung triệu chứng lâm sàng, tiến triển mạn tính, dễ dẫn đến xơ phổi, sau cùng gây ảnh hưởng tới khả năng hô hấp của cơ thể.Bệnh phổi kẽ thường gặp ở nữ giới hơn nam giới. Các bệnh lý di truyền thuộc nhóm bệnh phổi kẽ thường xuất hiện ở người trong độ tuổi 20 - 40. Tình trạng xơ phổi vô căn gặp ở người độ tuổi 50.Bệnh phổi kẽ được phân loại theo nguyên nhân như sau:Hít phải các chất độc hại: Bệnh bụi phổi silic, Berylliosis, Asbestosis, viêm phổi tăng cảm;Do thuốc: Thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh khớp, thuốc chữa ung thư, nhóm thuốc statin;Nhiễm trùng: Viêm phổi không điển hình, lao phổi, viêm phổi do pneumocystis,...;Thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây ra bệnh phổi kẽBan tổ chức liên kết: Viêm đa rễ thần kinh, viêm cơ bì, viêm bì thần kinh, xơ hệ thống, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh thấp khớp;Bệnh ác tính: Viêm bạch mạch ung thư;Không rõ căn nguyên: Xơ phổi vô căn, Sarcoidosis, hội chứng Hamman-Rich.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-phoi-ke-nhung-dieu-can-biet-vi
[ "Hô hấp", "Bệnh phổi kẽ", "Xơ phổi", "Tăng áp động mạch phổi", "Xơ phổi vô căn" ]
Người bệnh phổi kẽ thường có những triệu chứng gì ngoài khó thở gắng sức và tăng dầu, nặng ngực, ho khan?
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị ho ra máu, đau khớp và ngón tay dùi trống.Người mắc bệnh phổi kẽ có thể có các triệu chứng ngoài lồng ngực như sưng đau khớp, hạch ngoại vi, hội chứng Raynaud, sụt cân,... tùy theo từng bệnh lý.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-phoi-ke-nhung-dieu-can-biet-vi
[ "Hô hấp", "Bệnh phổi kẽ", "Xơ phổi", "Tăng áp động mạch phổi", "Xơ phổi vô căn" ]
Nêu một số phương pháp điều trị bệnh phổi kẽ.
Các phương pháp điều trị được lựa chọn tùy theo loại bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Việc trị liệu thường bao gồm:Dùng thuốc: Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống viêm hoặc chống xơ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh phổi kẽ.Sử dụng oxy: Giúp bệnh nhân hô hấp dễ dàng hơn, ngăn chặn hoặc giảm thiểu các biến chứng do nồng độ oxy trong máu thấp, cải thiện giấc ngủ, giảm huyết áp phía bên phải của tim.Phẫu thuật: Nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bệnh nhân mắc bệnh phổi kẽ có thể được chỉ định phẫu thuật cấy ghép phổi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/khoi-pho-trong-chan-doan-lam-sang-vi
[ "Gen", "Sàng lọc sơ sinh", "Chẩn đoán lâm sàng", "bệnh tự miễn", "Rối loạn nội tiết", "Rối loạn di truyền", "Khối phổ" ]
Khối phổ 2 lần (Tandem Mass Spectrometry-MS/MS) là gì và nó có lợi ích gì trong việc chẩn đoán y tế?
Khối phổ 2 lần (Tandem Mass Spectrometry-MS/MS) còn chỉ ra các thành phần hoá học ở nồng độ thấp thậm chí rất thấp trong hỗn hợp phân tích. Hiện tại, các phương pháp chẩn đoán dựa trên nền tảng khối phổ được đưa vào thường quy lâm sàng vẫn ít hơn so với những hệ thống phân tích truyền thống, hóa sinh miễn dịch. Song việc sử dụng khối phổ trong chẩn đoán lâm sàng ngày càng tăng trong những năm gần đây. Các ứng dụng lâm sàng của khối phổ gồm: sàng lọc và phân tích target, trong đó sàng lọc nhằm phát hiện các chỉ thị sinh học cho bệnh, độc chất và dược phẩm. Bên cạnh đó, tính chính xác, độ nhạy và độ đảm bảo của các kết quả là đặc trưng cho các phân tích định lượng đích.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/khoi-pho-trong-chan-doan-lam-sang-vi
[ "Gen", "Sàng lọc sơ sinh", "Chẩn đoán lâm sàng", "bệnh tự miễn", "Rối loạn nội tiết", "Rối loạn di truyền", "Khối phổ" ]
Khối phổ (MS) được ứng dụng như thế nào trong việc chẩn đoán các bệnh tự miễn, bệnh tim mạch và hội chứng suy giảm hô hấp cấp trầm trọng (SARS)?
MS còn được ứng dụng để phân tích và phát hiện các chỉ thị sinh học mới cho các bệnh tự miễn, bệnh tim mạch và hội chứng suy giảm hô hấp cấp trầm trọng (SARS) hay các rối loạn nội tiết ở phụ nữ và trẻ em.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/khoi-pho-trong-chan-doan-lam-sang-vi
[ "Gen", "Sàng lọc sơ sinh", "Chẩn đoán lâm sàng", "bệnh tự miễn", "Rối loạn nội tiết", "Rối loạn di truyền", "Khối phổ" ]
Phương pháp sắc ký lỏng kết hợp khối phổ 2 lần (Liquid Chromatography-LC-MS/MS) có ưu điểm gì so với các phương pháp thông thường trong việc xác định nồng độ vitamin D trong huyết thanh?
Có các phương pháp khác nhau để xác định nồng độ vitamin D trong huyết thanh, thông thường bằng việc định lượng 25-hydroxyvitamin và kết quả chất này luôn bị tăng cao ở các lab lâm sàng. Cho tới gần đây, thông số tăng này mới được đánh giá bằng phương pháp miễn dịch nhưng nó lại không phân biệt được 25-hydroxyvitamin D2 và D3. Thông qua kỹ thuật sắc ký lỏng kết hợp khối phổ 2 lần (Liquid Chromatography-LC-MS/MS), hiện tại, có thể dễ dàng phân biệt được 2 chất này, do đó chẩn đoán trở nên hiệu quả hơn với độ nhạy cao.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vitamin-d-co-hai-neu-khong-co-vitamin-k-vi
[ "Bổ sung vitamin D", "Vitamin D", "Thực phẩm giàu vitamin K", "Vitamin K2", "vitamin K", "Vitamin K1", "Loãng xương" ]
Vitamin D có vai trò gì trong việc duy trì nồng độ canxi trong máu?
Một trong những chức năng chính của vitamin D là duy trì nồng độ canxi trong máu ở mức cân bằng. Vitamin D hoàn thành được mục tiêu này thông qua hai cơ chế: Thứ nhất: Tăng cường quá trình hấp thu canxi: Vitamin D thúc đẩy sự hấp thu canxi từ các loại thực phẩm khác nhau mà cơ thể người tiêu thụ. Thứ hai: Điều hòa lượng canxi: khi cơ thể người không bổ sung đủ lượng canxi cần thiết, vitamin D sẽ huy động canxi từ các xương trong cơ thể để đảm bảo nồng độ của chúng luôn ở mức cân bằng trong máu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vitamin-d-co-hai-neu-khong-co-vitamin-k-vi
[ "Bổ sung vitamin D", "Vitamin D", "Thực phẩm giàu vitamin K", "Vitamin K2", "vitamin K", "Vitamin K1", "Loãng xương" ]
Vitamin K hoạt động như thế nào trong việc điều hòa canxi trong cơ thể?
Vitamin K điều hòa canxi trong cơ thể người theo các cách sau đây: Thúc đẩy canxi hóa các xương: Vitamin K hoạt hóa osteocalcin là một loại protein thúc đẩy sự lắng đọng ion canxi trong xương và răng. Giảm khoáng hóa ở các mô mềm: Vitamin K thúc đẩy phức hợp protein GLA. Đây là protein có khả năng ngăn ngừa sự lắng đọng các ion canxi ở mô mềm như thận và hệ mạch máu. Không có nhiều nghiên cứu bệnh chứng cho câu trả lời về tác dụng của vitamin K lên sự vôi hóa mạch máu nhưng vẫn có nhiều nghiên cứu đang được thực hiện. Sự vôi hóa bên trong các mạch máu là yếu tố nguy cơ cho nhiều bệnh lý mạn tính như bệnh lý thận và bệnh lý tim mạch.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vitamin-d-co-hai-neu-khong-co-vitamin-k-vi
[ "Bổ sung vitamin D", "Vitamin D", "Thực phẩm giàu vitamin K", "Vitamin K2", "vitamin K", "Vitamin K1", "Loãng xương" ]
Có bằng chứng nào cho thấy bổ sung vitamin D ở mức trung bình có thể gây hại cho cơ thể nếu không được bổ sung đủ vitamin K?
Hiện nay, không có bằng chứng nào đủ mạnh để chứng minh được hàm lượng vitamin D ở mức trung bình có thể gây hại cho cơ thể nếu không được bổ sung đủ vitamin K. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu vẫn đang được tiến hành và có nhiều triển vọng trong tương lai. Tóm lại, các nhà khoa học đương thời không chắc chắn được liệu việc bổ sung vitamin D ở liều cao có thực sự gây hại hay không khi sự bổ sung vitamin K không đầy đủ. Các bằng chứng cho rằng vấn đề này nên được xem xét như một kết luận chắc chắn vẫn không thể được đưa ra trong thời điểm này.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-lua-chon-san-pham-cham-soc-da-nhay-cam-vi
[ "Da nhạy cảm", "Dị ứng da", "Chăm sóc da", "Da liễu", "Các loại da" ]
Làm sao để bảo vệ làn da nhạy cảm khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời?
Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời là một việc quan trọng. Bên cạnh việc bảo vệ da khỏi những tổn thương, kem chống nắng còn giúp da khỏi bị bỏng nắng. Những sản phẩm kem chống nắng tốt có chỉ số SPF (Sun Protection Factor) 30 hoặc lớn hơn bao gồm:Oxit kẽm (bảo vệ da hoàn toàn chống lại phổ tia UVA), titanium dioxide hoặc cả hai loạiKem bảo vệ tia phổ rộng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-lua-chon-san-pham-cham-soc-da-nhay-cam-vi
[ "Da nhạy cảm", "Dị ứng da", "Chăm sóc da", "Da liễu", "Các loại da" ]
Tại sao nên tránh sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm?
Bạn nên kiểm tra kỹ nhãn hiệu và nên tránh sử dụng những sản phẩm tẩy tế bào chết. Những sản phẩm này có thể chứa những hạt nhỏ, thô có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo (còn gọi là các hạt vi nhựa - microbeads). Những sản phẩm này sẽ loại bỏ những tế bào chết thông qua sự chà xát. Sử dụng bàn chải hoặc khăn lau cũng có tác dụng tương tự. Tuy nhiên, bạn không cần phải loại bỏ tế bào chết để làm sạch da, điều này có thể làm tổn thương da. Tránh những loại sữa rửa mặt có thành phần hóa học để tẩy tế bào chết như acid salicylic hoặc alpha và beta hydroxy acid.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-lua-chon-san-pham-cham-soc-da-nhay-cam-vi
[ "Da nhạy cảm", "Dị ứng da", "Chăm sóc da", "Da liễu", "Các loại da" ]
Những thành phần nào nên tránh khi lựa chọn sản phẩm trang điểm cho da nhạy cảm?
Khi bạn trang điểm toàn bộ mặt hoặc chỉ trang điểm nhẹ, bạn nên chọn lựa những sản phẩm phù hợp với làn da nhạy cảm của mình dựa trên những lưu ý sau:Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa:AlcoholLong não (camphor)Chất tạo màuChất tạo mùi thơmGlycolic acidLactic acidMentholSodium Lauryl sulfate (một chất tạo bọt thường có trong xà phòng và dầu gội đầu)
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/choc-hut-nuoc-tieu-tren-xuong-mu-vi
[ "Thông tiểu", "Chọc hút nước tiểu trên xương mu", "Bí tiểu cấp tính", "Tiểu ra máu", "Bí tiểu" ]
Chọc hút nước tiểu trên xương mu được chỉ định trong những trường hợp nào?
Chọc hút nước tiểu trên xương mu được chỉ định trong trường hợp: Nghi ngờ người bệnh bị nhiễm trùng thận tiết niệu Người bệnh sốt không rõ nguyên nhân Bí tiểu nhưng không đặt được sonde bàng quang Cấy tìm vi khuẩn niệu làm kháng sinh đồ trong trường hợp khó chữa trị, đặc biệt ở trẻ em Không đặt được sonde tiểu khi người bệnh bí tiểu và cầu bàng quang bị căng to quá mức
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/choc-hut-nuoc-tieu-tren-xuong-mu-vi
[ "Thông tiểu", "Chọc hút nước tiểu trên xương mu", "Bí tiểu cấp tính", "Tiểu ra máu", "Bí tiểu" ]
Chọc hút nước tiểu trên xương mu chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Chọc hút nước tiểu trên xương mu chống chỉ định trong trường hợp: Rối loạn đông máu nặng Trẻ trên 2 tuổi Đang điều trị với chống đông
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/choc-hut-nuoc-tieu-tren-xuong-mu-vi
[ "Thông tiểu", "Chọc hút nước tiểu trên xương mu", "Bí tiểu cấp tính", "Tiểu ra máu", "Bí tiểu" ]
Liệt kê các bước tiến hành chọc hút nước tiểu trên xương mu.
Bước 1: Kiểm tra mạch, huyết áp cho người bệnh trước khi tiến hành chọc hút nước tiểu trên xương mu. Bác sĩ khám và có thể siêu âm để chắc chắn người bệnh có cầu bàng quang ở thời điểm tiến hành thủ thuật. Bước 2: Bác sĩ rửa tay, mặc áo thủ thuật, đi găng vô trùng Bước 3: Yêu cầu người bệnh nằm ngửa, chân duỗi thẳng hoặc gập (tư thế chân ếch). Sau đó trải mảnh vải nhựa dưới mông người bệnh sau đó trải săng vô khuẩn không lỗ. Sát trùng rộng toàn bộ vùng chuẩn bị làm thủ thuật. Bước 4: Xác định vị trí sẽ chọc dò là đường trắng giữa, trên nếp lằn da ngay sát xương mu. Điều dưỡng phụ sát trùng vị trí chọc (da bụng từ khớp vệ đến giữa rốn). Bước 5: Gây tê da và tổ chức dưới da vùng chọc hút nước tiểu. Chọc kim thẳng đứng qua da và tổ chức dưới da. Khi kim đã qua thành bàng quang thì hút nước tiểu, bỏ 5ml nước tiểu đầu để loại bỏ hồng cầu khi đầu kim đi qua thành bàng quang, tổ chức dưới da sau đó hút nước tiểu cho vào các ống nghiệm. Trường hợp người bệnh bí tiểu thì có thể tiến hành hút bớt nước tiểu trong bàng quang ra ngoài để làm giảm áp lực trong bàng quang cho người bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dat-stent-khi-phe-quan-qua-noi-soi-vi
[ "Hẹp khí phế quản", "Nội soi phế quản", "Tràn khí màng phổi", "Hen phế quản", "Đặt stent khí - phế quản" ]
Kỹ thuật đặt stent khí quản hay đặt stent phế quản là gì?
Đặt stent (được biết đến như là khung chống đỡ) trong lòng khí phế quản là kỹ thuật hỗ trợ đường thở của người bệnh một dụng cụ như giá đỡ thành khí phế quản giúp đảm bảo sự thông thoáng cho đường thở của người bệnh cũng như tránh tái hẹp ở những bệnh nhân bị hẹp khí phế quản do u đè từ ngoài vào và sẹo hẹp hay sau cắt khối u bít tắc trong lòng. Vật liệu làm stent có thể là kim loại dạng lưới hay chất dẻo cũng như hỗn hợp lưới và chất dẻo và silicon.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dat-stent-khi-phe-quan-qua-noi-soi-vi
[ "Hẹp khí phế quản", "Nội soi phế quản", "Tràn khí màng phổi", "Hen phế quản", "Đặt stent khí - phế quản" ]
Trong những trường hợp nào thì kỹ thuật đặt stent khí quản và đặt stent phế quản được chỉ định?
Đặt stent khí quản và đặt stent phế quản được chỉ định trong trường hợp sau:Trường hợp khối u lành tính hoặc ác tính nguyên phát hay thứ phát trong lòng khí phế quản của bệnh nhân gây chít hẹp sau khi đã loại bỏ một phần bằng điện đông hay lazer mà có nguy cơ bị tái hẹp lại.Trường hợp sẹo hẹp khí phế quản sau lao cũng như sau khi đặt nội khí quản hay mở khí quản ở người bệnh và trường hợp phẫu thuật nối đoạn khí quản, bị chít hẹp sau xạ trị.Đặt stent khí - phế quả nhằm nâng đỡ các vòng sụn đối với các trường hợp nhuyễn sụn khí phế quản.Các trường hợp bị bịt lỗ rò khí quản - thực quản hay phế quản - màng phổi
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dat-stent-khi-phe-quan-qua-noi-soi-vi
[ "Hẹp khí phế quản", "Nội soi phế quản", "Tràn khí màng phổi", "Hen phế quản", "Đặt stent khí - phế quản" ]
Nội soi phế quản để đặt stent khí – phế quản không được thực hiện trong trường hợp nào?
Nội soi phế quản để đặt stent khí – phế quản không được thực hiện trong các trường hợp sau:Bệnh nhân bị các rối loạn tim mạch như phình tách động mạch chủ hay tăng áp lực động mạch phổi nặng và có cơn đau thắt ngực, bị nhồi máu cơ tim < 1 tháng cũng như bị rối loạn nhịp tim hay tăng huyết áp chưa kiểm soát được.Người bị rối loạn đông cầm máu như bị giảm tiểu cầu hay bị xơ gan và các bệnh ưa chảy máu.Các trường hợp bị suy hô hấp cấp nặng cũng như hen phế quản chưa kiểm soát được.Các trường hợp tăng áp lực nội sọ.Các trường hợp có nguy cơ dị ứng với các thuốc gây tê, gây mê.Các trường hợp bị suy gan, suy thận nặng, suy tim nặng.Bệnh nhân bị tổn thương đè ép từ bên ngoài.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-cat-lop-vi-tinh-cot-song-lung-khong-tiem-thuoc-can-quang-vi
[ "Chụp CT", "Thoát vị đĩa đệm", "Chụp cắt lớp vi tính", "Thuốc cản quang.", "Chụp CT cột sống thắt lưng", "Chụp cắt lớp vi tính cột sống", "thoái hóa cột sống" ]
Cột sống thắt lưng có những chức năng gì?
Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống (ký hiệu từ L1 - L5), nằm giữa lồng xương sườn và xương chậu, có đặc điểm thân đốt sống lớn, rộng theo bề ngang; cuống cung ngắn, đường kính lớn; mỏm ngang mỏng, hẹp và dài; mỏm gai hướng ngang ra sau; mỏm khớp trên dẹp theo chiều ngang, mỏm khớp dưới lồi hình trụ.Cột sống thắt lưng gồm 7 bộ phận: Khớp đốt sống, đĩa đệm gian đốt, lỗ ghép thắt lưng, ống sống thắt lưng, các dây chằng thắt lưng, rễ và dây thần kinh tủy sống, đoạn vận động đốt sống. Những mạch máu lớn, dây thần kinh, dây chằng, gân và sụn cũng là một phần của cột sống thắt lưng. ● Giúp cơ thể vận động linh hoạt, cúi, gập người dễ dàng; ● Bảo vệ đường ống tủy sống, cho phép rễ thần kinh chi phối hoạt động của cơ thể; ● Liên kết với các xương sườn thành một bộ khung vững chắc cho cơ bám vào, bảo vệ nội tạng của cơ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-cat-lop-vi-tinh-cot-song-lung-khong-tiem-thuoc-can-quang-vi
[ "Chụp CT", "Thoát vị đĩa đệm", "Chụp cắt lớp vi tính", "Thuốc cản quang.", "Chụp CT cột sống thắt lưng", "Chụp cắt lớp vi tính cột sống", "thoái hóa cột sống" ]
Trong những trường hợp nào thì người bệnh cần chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng?
Chụp CT cho ra các hình ảnh chi tiết về thắt lưng một cách nhanh chóng. Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này có thể được sử dụng để kiểm tra các vấn đề sau: ● Dị tật bẩm sinh cột sống; ● Thoát vị đĩa đệm; ● Hẹp ống sống; ● Chấn thương ở cột sống phần thấp. ● Định hướng can thiệp cột sống và đánh giá sau điều trị. ● Đánh giá vấn đề ở cột sống ở bệnh nhân chống chỉ định chụp MRI. Chụp CT cột sống thắt lưng cũng có thể được sử dụng trong hoặc sau khi chụp X-quang cột sống và tủy sống hoặc chụp hình đĩa đệm bằng tia X (chụp đĩa quang).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-cat-lop-vi-tinh-cot-song-lung-khong-tiem-thuoc-can-quang-vi
[ "Chụp CT", "Thoát vị đĩa đệm", "Chụp cắt lớp vi tính", "Thuốc cản quang.", "Chụp CT cột sống thắt lưng", "Chụp cắt lớp vi tính cột sống", "thoái hóa cột sống" ]
Liệu trình chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng diễn ra như thế nào?
● Người bệnh nằm trên bàn hẹp có thể trượt vào trung tâm máy chụp CT; ● Khi bệnh nhân đã nằm trong máy chụp, máy sẽ phóng ra các chùm tia X-quang xung quanh; ● Máy tính thu nhận tín hiệu và chuyển thành những hình ảnh riêng biệt của vùng cột sống, được gọi là các lát cắt. Hình ảnh có thể được lưu trữ, xem qua màn hình máy tính hoặc in thành phim. Có thể ghép các lát cắt với nhau để dựng hình 3 chiều vùng cột sống thắt lưng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-benh-run-chan-tay-nen-tap-luyen-nhu-nao-vi
[ "Run tay chân", "Rối loạn tâm sinh lý", "rối loạn cảm xúc", "Chứng run chân tay", "Tập hơi thở", "Tập luyện giảm run chân tay", "Hạn chế căng thẳng" ]
Liệu pháp nào được xem là nền tảng cho việc tập luyện giảm run chân tay?
Dù cho có thực hiện các bài tập luyện giảm run chân tay như thế nào, điều quan trọng cốt lõi luôn là hơi thở. Thậm chí, chu kỳ đều đặn của nhịp thở phải luôn được quan tâm ngay cả trong các hoạt động thường ngày. Nếu người bệnh không thể chú ý đến hơi thở được, chứng tỏ họ đang căng thẳng. Lúc này, nếu tập trung vào hơi thở, họ sẽ bớt căng thẳng và run tay chân sẽ cải thiện.Luyện tập hơi thở một cách đều đặn sẽ giúp cảm nhận mỗi nhịp thở trở nên hiệu quả hơn. Khi cố gắng hít vào từ từ và sâu, luồng dưỡng khí sẽ được cảm nhận thấy đi đến tận các đường thở rất nhỏ trong phổi, tăng cường cung cấp khí oxy cho mao mạch phế nang. Ngược lại, khi thở ra, việc thở ra chậm rãi và thở ra hết sức cũng giúp cho lượng thán khí, khí cặn đào thải hết ra ngoài.Việc luyện tập hơi thở thực sự rất đơn giản, khó khăn chỉ là cần có sự tập trung và cố gắng thực hiện các động tác đúng cách, cảm nhận cơ thể được thư giãn. Chính vì vậy, khi bị run tay chân do căng thẳng, cần giữ bình tĩnh và hít thở 15 lần sẽ thấy triệu chứng cải thiện rất nhiều, thậm chí tần số nhịp tim cũng chậm rãi hơn và tăng khả năng chú ý sau đó.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-benh-run-chan-tay-nen-tap-luyen-nhu-nao-vi
[ "Run tay chân", "Rối loạn tâm sinh lý", "rối loạn cảm xúc", "Chứng run chân tay", "Tập hơi thở", "Tập luyện giảm run chân tay", "Hạn chế căng thẳng" ]
Tại sao căng thẳng lại là nguyên nhân khiến run tay chân trở nên nghiêm trọng hơn?
Sự căng thẳng đến từ suy nghĩ và cả trong các chu kỳ bình thường khi cơ bắp làm việc. Điện học của bộ não bị kích thích cùng với tín hiệu co thắt cơ liên tục càng khiến cho bệnh run tay chân dễ xuất hiện hay trở nên nặng nề hơn. Chính vì vậy, cách giải quyết lúc này là hạn chế bớt những việc, suy nghĩ khiến bộ não phải tập trung cao độ; đồng thời, người bệnh cần có một chỗ nghỉ ngơi yên tĩnh, thả lỏng cơ bắp và hít thở sâu, làm giảm những kích thích thần kinh trên cơ thể thì mới có thể làm giảm run tay chân và hồi hộp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-benh-run-chan-tay-nen-tap-luyen-nhu-nao-vi
[ "Run tay chân", "Rối loạn tâm sinh lý", "rối loạn cảm xúc", "Chứng run chân tay", "Tập hơi thở", "Tập luyện giảm run chân tay", "Hạn chế căng thẳng" ]
Bài tập xoay vai có tác dụng gì trong việc giảm run tay chân?
Xoay vai: Tư thế ngồi hoặc đứng, hai tay ở hai bên, mắt hướng về phía trước. Bắt đầu bằng cách xoay vai lên trên, trở lại, xuống dưới và về phía trước. Lặp lại xoay vòng này nhiều lần cho đến khi cảm thấy giải phóng được căng thẳng trong cơ và sau đó đảo ngược hướng, lặp lại quy trình này.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tu-ngu-co-anh-huong-gi-toi-suc-khoe-khong-vi
[ "ngủ ngáy", "Thần kinh", "Nằm nghiêng", "Đau lưng", "Tư thế ngủ", "Đột tử", "Nằm sấp" ]
Nằm ngủ sấp có tác động gì đến hệ tiêu hóa?
Nằm sấp giữ cho đường thở trên rộng mở, nhờ vậy giảm ngáy ngủ. Nhưng nếu nằm lâu ở tư thế này, có thể có tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa, đồng thời gây đau và tê liệt cơ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tu-ngu-co-anh-huong-gi-toi-suc-khoe-khong-vi
[ "ngủ ngáy", "Thần kinh", "Nằm nghiêng", "Đau lưng", "Tư thế ngủ", "Đột tử", "Nằm sấp" ]
Tư thế ngủ ngửa có ưu điểm gì?
Ưu điểm của nằm ngủ ngửa là giảm trào ngược axit dạ dày, giúp duy trì hình dáng bộ ngực của phụ nữ và giảm thiểu nếp nhăn trên khuôn mặt.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tu-ngu-co-anh-huong-gi-toi-suc-khoe-khong-vi
[ "ngủ ngáy", "Thần kinh", "Nằm nghiêng", "Đau lưng", "Tư thế ngủ", "Đột tử", "Nằm sấp" ]
Tại sao nằm ngủ nghiêng là tư thế ngủ phù hợp với người bị đau lưng?
Tương tự, nằm ngủ nghiêng cũng là tư thế ngủ đúng cho người bị đau lưng. Để giảm bớt áp lực từ hông và lưng, bạn có thể đặt một chiếc gối giữa hai chân.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phuc-hoi-chuc-nang-ton-thuong-kinh-giua-vi
[ "Điện cơ", "Phục hồi chức năng", "Hội chứng ống cổ tay", "Thần kinh giữa", "Đám rối thần kinh", "Vật lý trị liệu" ]
Thần kinh giữa xuất phát từ đâu và đi qua những vị trí nào trên cánh tay?
Thần kinh giữa xuất phát từ bó ngoài và bó trong của đám rối thần kinh cánh tay, đi xuống cánh tay dọc theo động mạch cánh tay rồi xuống cẳng tay, nằm giữa các cơ gấp chung các ngón nông và gấp chung các ngón sâu. Khi đến cổ tay, thần kinh giữa đi trong ống cổ tay để xuống gan tay và chia ra các nhánh tận ở đó.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phuc-hoi-chuc-nang-ton-thuong-kinh-giua-vi
[ "Điện cơ", "Phục hồi chức năng", "Hội chứng ống cổ tay", "Thần kinh giữa", "Đám rối thần kinh", "Vật lý trị liệu" ]
Hội chứng ống cổ tay là gì? Đối tượng nào có nguy cơ mắc hội chứng này?
Hội chứng ống cổ tay là bệnh lý gây chèn ép thần kinh ngoại biên thường gặp nhất. Đối tượng nguy cơ của hội chứng ống cổ tay là những người làm công việc đòi hỏi vận động cổ tay nhiều, cao tuổi, béo phì, đái tháo đường, suy thận, rối loạn chức năng tuyến giáp, loãng xương.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phuc-hoi-chuc-nang-ton-thuong-kinh-giua-vi
[ "Điện cơ", "Phục hồi chức năng", "Hội chứng ống cổ tay", "Thần kinh giữa", "Đám rối thần kinh", "Vật lý trị liệu" ]
Phương pháp phục hồi chức năng nào được áp dụng cho bệnh nhân bị tổn thương thần kinh giữa trong hội chứng ống cổ tay?
Phương pháp phục hồi chức năng:Tuần 1: Tập ngay sau mổ, gấp duỗi cổ tay nhẹ nhàng, các ngón gấp duỗi tối đa. Mang nẹp cổ tay hỗ trợ.Tuần 2: Cắt chỉ và chăm sóc sẹo mổ. Bắt đầu tập mạnh cơ và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.Tuần 3-4: Tiếp tục tập mạnh cơ. Bệnh nhân được phép thực hiện những hoạt động mạnh hơn và quay trở lại làm việc.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chi-dinh-sinh-thiet-mang-phoi-mu-vi
[ "Suy thận", "Sinh thiết màng phổi mù", "X quang phổi", "Suy hô hấp", "Tràn dịch màng phổi", "Tràn khí màng phổi", "tràn máu màng phổi" ]
Trong trường hợp nào thì sinh thiết màng phổi mù được chỉ định?
Sinh thiết màng phổi mù được chỉ định trong trường hợp có tràn dịch màng phổi tiết dịch hoặc dịch đỏ máu. Trong đó tràn dịch màng phổi là hiện tượng xuất hiện dịch nhiều hơn mức sinh lý bình thường trong khoang màng phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên và làm biến đổi trên lâm sàng và X-quang. Lượng dịch trong khoang màng phổi bình thường ở khoảng 10-15ml.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chi-dinh-sinh-thiet-mang-phoi-mu-vi
[ "Suy thận", "Sinh thiết màng phổi mù", "X quang phổi", "Suy hô hấp", "Tràn dịch màng phổi", "Tràn khí màng phổi", "tràn máu màng phổi" ]
Liệt kê các dụng cụ cần thiết để thực hiện sinh thiết màng phổi mù?
Một số dụng cụ cần thiết để thực hiện sinh thiết màng phổi mù bao gồm: 2 ống atropin 1/4mg và 5 ống lidocain 2% 2ml, hộp thuốc chống shock, bơm tiêm 5ml, bơm tiêm 20ml, kim 20G, kim luồn, gạc N2: 2 gói, dây truyền: 1 bộ, chạc ba: 1 cái, lưỡi dao mổ: 1 cái, bộ kim sinh thiết Castelain bao gồm: kim cắt và kim lấy bệnh phẩm, một bộ trocar, ống đựng bệnh phẩm dịch xét nghiệm: 5 ống, lọ chứa formol bảo quản bệnh phẩm sau sinh thiết: 1, đĩa petri đựng nước muối sinh lý để bệnh phẩm khi sinh thiết: 1 cái, bình dẫn lưu dịch: 1 cái, găng tay vô trùng: 2 đôi, găng sạch: 1 đôi, săng vô trùng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chi-dinh-sinh-thiet-mang-phoi-mu-vi
[ "Suy thận", "Sinh thiết màng phổi mù", "X quang phổi", "Suy hô hấp", "Tràn dịch màng phổi", "Tràn khí màng phổi", "tràn máu màng phổi" ]
Nêu những biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi thực hiện sinh thiết màng phổi mù?
Một số biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi thực hiện sinh thiết màng phổi mù như: Cường phế vị: người bệnh sẽ cảm thấy mệt, choáng, mạch chậm, huyết áp hạ. Cần ngừng thủ thuật, cho người bệnh nằm đầu thấp, tiêm bắp 2 ống Atropin 1/4mg và thở oxy kính mũi. Tiếp tục theo dõi monitor mạch, huyết áp, và độ bão hòa oxy máu. Khi huyết áp < 90/60mmHg cần đặt ngay đường truyền tĩnh mạch ngoại vi. Tràn khí màng phổi: có xuất hiện triệu chứng như đau ngực, ho, khó thở,... Bệnh nhân cần chụp lại X quang phổi thẳng. Nếu trường hợp tràn khí màng phổi ít cho thở oxy và theo dõi, hoặc chọc hút khí bằng kim luồn. Nếu tràn khí màng phổi nhiều cần chỉ định đặt dẫn lưu màng phổi. Tràn máu màng phổi: người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, đau ngực, khó thở, da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ,... Thực hiện mở màng phổi dẫn lưu máu, truyền khối hồng cầu, hội chẩn bác sĩ chuyên khoa ngoại, theo dõi lượng dịch dẫn lưu > 300ml/1giờ xét phẫu thuật. Nhiễm trùng khoang màng phổi: Người bệnh có thể sốt, chọc dò dịch màng phổi ra dịch mủ hoặc xét nghiệm dịch có nhiều bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa, cấy dịch màng phổi tìm vi khuẩn. Cần điều trị: kháng sinh, chọc rửa màng phổi nếu dịch ít và khu trú, mở màng phổi để dẫn lưu và bơm rửa hàng ngày nếu dịch mủ rõ hoặc dịch nhiều. Các tai biến khác ít gặp như: rách cơ hoành, lách, gan và tắc mạch do khí.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-te-ngoai-mang-cung-phau-thuat-cat-tu-cung-hoan-toan-vi
[ "Giảm đau sau cắt tử cung", "Cắt tử cung", "gây tê ngoài màng cứng", "cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi", "Cắt tử cung hoàn toàn" ]
Phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn được thực hiện trong trường hợp nào?
Phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn được thực hiện khi người bệnh mắc các bệnh lý nặng vùng tử cung như ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,...mà các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Nếu tử cung không được cắt bỏ sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tử cung, bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ khối tử cung bao gồm cổ tử cung và thân tử cung. Một khi tử cung bị cắt bỏ, người phụ nữ sẽ không còn khả năng sinh sản, do đó, khi chỉ định cắt tử cung hoàn toàn, bác sĩ phải có sự cân nhắc rất kỹ giữa lợi ích và nguy cơ, đồng thời phẫu thuật chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của người bệnh hoặc người nhà người bệnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-te-ngoai-mang-cung-phau-thuat-cat-tu-cung-hoan-toan-vi
[ "Giảm đau sau cắt tử cung", "Cắt tử cung", "gây tê ngoài màng cứng", "cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi", "Cắt tử cung hoàn toàn" ]
Gây tê ngoài màng cứng được chỉ định trong trường hợp nào khi phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn?
Gây tê ngoài màng cứng được chỉ định là phương pháp vô cảm cho phẫu thuật cắt tử cung khi người bệnh không có chống chỉ định với gây tê. Gây tê ngoài màng cứng còn được dùng để giảm đau sau mổ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-te-ngoai-mang-cung-phau-thuat-cat-tu-cung-hoan-toan-vi
[ "Giảm đau sau cắt tử cung", "Cắt tử cung", "gây tê ngoài màng cứng", "cắt tử cung hoàn toàn qua nội soi", "Cắt tử cung hoàn toàn" ]
Những biến chứng nào có thể xảy ra khi gây tê ngoài màng cứng để phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn?
Các tai biến có thể gặp khi gây tê ngoài màng cứng để phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn và cách xử lý 3.1. Tai biến do thuốc và xử trí Nếu người bệnh có dấu hiệu bị dị ứng, sốc phản vệ với thuốc tê. Bác sĩ sẽ ngay lập tức dừng thuốc và thực hiện phác đồ chống sốc phản vệ. Nếu người bệnh ngộ độc thuốc tê do tiêm nhầm vào mạch máu (hoặc hấp thu thuốc quá nhanh, hoặc do cơ địa...). Bác sĩ sẽ ngay lập tức dừng thuốc, thực hiện cấp cứu hồi sức hô hấp, tuần hoàn, chống co giật và sử dụng thuốc đặc hiệu để giúp hóa giải tác dụng của thuốc tê. 3.2. Các tai biến do kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng và cách xử trí Thủng màng cứng: Nếu gặp tình huống này, người gây mê sẽ rút kim chuyển vị trí chọc khác (trên vị trí cũ) hoặc chuyển phương pháp vô cảm khác. Gây tê tủy sống toàn bộ do tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện: Tiến hành cấp cứu hồi sức hô hấp, tuần hoàn cho người bệnh. Người bệnh hạ huyết áp, mạch chậm: Bác sĩ sẽ điều trị bằng các thuốc co mạch (như phenylephdrin, ephedrin, adrenalin,...), atropin và bù dịch. Người bệnh đau đầu sau gây tê: Bác sĩ sẽ cho người bệnh nằm nghỉ, bù đủ dịch, sử dụng thuốc giảm đau và vá màng cứng bằng máu tự thân (Blood patch) nếu các biện pháp khác không hiệu quả sau 24h. Người bệnh buồn nôn và nôn: Kiểm soát huyết áp và sử dụng thuốc chống nôn cho người bệnh. Người bệnh bí tiểu: Tiến hành chườm ấm và đặt ống thông bàng quang cho người bệnh nếu cần thiết. Ngoài ra, các biến chứng gây tê màng cứng khác có thể gặp là tụ máu ngoài màng cứng, tổn thương rễ thần kinh, viêm màng não tủy, hội chứng đuôi ngựa, áp xe ngoài màng cứng,... Tùy theo từng tình huống gặp phải, các bác sĩ sẽ tiến hành hội chẩn, thăm dò để có hướng xử lý phù hợp. Nếu gây tê ngoài màng cứng thất bại, ê-kíp gây tê sẽ chuyển sang phương pháp vô cảm khác.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-cat-lop-vi-tinh-dinh-luong-trong-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd-vi
[ "Viêm phế quản mạn tính", "Ung thư phổi", "Thuốc giãn phế quản", "Hút thuốc lá", "Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", "COPD" ]
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là gì và đặc điểm nổi bật của nó là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh đặc trưng do sự hạn chế của luồng khí không được hồi phục lại hoàn toàn. Sự hạn chế của luồng khí này thường được tiến triển từ từ, liên quan đến những phản ứng viêm xuất hiện bất thường từ phổi với những phân tử nhỏ và có chứa khí độc. Đặc điểm nổi bật của COPD chính là giới hạn cho lưu lượng thở dai dẳng, có tiến triển và thường sẽ kết hợp cùng với đáp ứng của viêm mạn tính bên trong đường thở cùng với nhu mô phổi của người bệnh, do những hạt và khí độc gây ra. Những đợt cấp cùng với các bệnh lý đi kèm cũng là nguyên nhân khiến bệnh biến chuyển nặng hơn tại từng cá thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-cat-lop-vi-tinh-dinh-luong-trong-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd-vi
[ "Viêm phế quản mạn tính", "Ung thư phổi", "Thuốc giãn phế quản", "Hút thuốc lá", "Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", "COPD" ]
Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở nam giới và nữ giới là bao nhiêu? Và bệnh này có nguy cơ gây tử vong như thế nào?
Theo nghiên cứu, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp ở nam giới với tỷ lệ là 4-6%, và ở nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh là 1-3%, đây là một căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao. WHO dự báo đến năm 2020 thì COPD đóng vai trò là nguyên nhân gây ra tử vong đứng thứ 3 trong tất cả những nguyên nhân dẫn đến tử vong trong y học và đứng thứ 5 về phần gánh nặng bệnh tật cho cộng đồng trên toàn thế giới.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-cat-lop-vi-tinh-dinh-luong-trong-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd-vi
[ "Viêm phế quản mạn tính", "Ung thư phổi", "Thuốc giãn phế quản", "Hút thuốc lá", "Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", "COPD" ]
Chụp cắt lớp vi tính định lượng mang lại lợi ích gì trong việc chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
Chụp cắt lớp vi tính mang đến hình ảnh có độ phân giải cao, tạo nên giá trị cốt lõi để chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạch của các bệnh nhân. Phương pháp này giúp xác định được vị trí cùng với độ rộng, mức độ nặng nhẹ của khí phế thũng khi mà xquang tim phổi và những chỉ số trên đo chức năng hô hấp vẫn cho kết quả bình thường. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng thường được sử dụng khi cần phải phát hiện ra sự giãn phế quản kết hợp cùng với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tu-ngu-tot-nhat-de-co-giac-ngu-ngon-hon-va-suc-khoe-tot-hon-vi
[ "Rối loạn giấc ngủ", "Ngừng thở khi ngủ", "Khó ngủ", "Tư thế ngủ", "Giấc ngủ", "Chu kỳ ngủ", "Mất ngủ" ]
Tư thế ngủ nào được cho là tốt nhất cho người bị đau lưng và phụ nữ mang thai?
Nằm nghiêng kiểu thai nhi không chỉ là tư thế nằm ngủ tuyệt vời cho người bị đau lưng hoặc phụ nữ mang thai, mà còn có thể giúp giảm tiếng ngáy.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tu-ngu-tot-nhat-de-co-giac-ngu-ngon-hon-va-suc-khoe-tot-hon-vi
[ "Rối loạn giấc ngủ", "Ngừng thở khi ngủ", "Khó ngủ", "Tư thế ngủ", "Giấc ngủ", "Chu kỳ ngủ", "Mất ngủ" ]
Tư thế ngủ nghiêng bên nào có lợi cho hệ tiêu hóa và kiểm soát chứng ợ nóng?
Nằm ngủ nghiêng thực sự là tư thế khá tốt, đặc biệt là nghiêng về bên trái. Kiểu ngủ này không chỉ giúp giảm tiếng ngáy, mà còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa, thậm chí là kiểm soát chứng ợ nóng.