url
stringlengths
47
237
tags
sequencelengths
0
8
question
stringlengths
10
547
answer
stringlengths
23
10.7k
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-cat-lop-vi-tinh-cot-song-lung-co-tiem-thuoc-can-quang-vi
[ "Chụp CT", "Thoát vị đĩa đệm", "Chụp cắt lớp vi tính", "Thoái hóa cột sống thắt lưng", "Cột sống thắt lưng", "Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng", "Thuốc cản quang" ]
Liệt kê các bệnh thường gặp ở cột sống thắt lưng?
Cột sống thắt lưng là cấu trúc trung tâm của cơ thể người, giữ vai trò chống đỡ sức nặng của toàn cơ thể. Theo khảo sát, có tới 80% dân số trên thế giới ít nhất 1 lần từng mắc các bệnh lý liên quan tới cột sống thắt lưng.Một số bệnh lý thường gặp ở cột sống thắt lưng, gây triệu chứng đau gồm:● Thoái hóa cột sống thắt lưng do lão hóa hoặc từng bị chấn thương do tai nạn, đặc thù nghề nghiệp, chơi thể thao,...;● Thoát vị đĩa đệm;● Lao cột sống;● Viêm đốt sống;● Ung thư.Tình trạng đau vùng cột sống thắt lưng nếu nhẹ sẽ làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân, gây khó khăn khi đứng lên, ngồi xuống, xoay mình,... Nếu đau do thoát vị đĩa đệm thì có thể gây đau dây thần kinh tọa, lâu dần dẫn tới teo cơ đùi và cẳng chân, rối loạn tiểu tiện, thậm chí để lại di chứng nặng nề như liệt.Để phát hiện các bệnh lý ở vùng cột sống thắt lưng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện chụp CLVT cột sống thắt lưng có tiêm thuốc cản quang.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-cat-lop-vi-tinh-cot-song-lung-co-tiem-thuoc-can-quang-vi
[ "Chụp CT", "Thoát vị đĩa đệm", "Chụp cắt lớp vi tính", "Thoái hóa cột sống thắt lưng", "Cột sống thắt lưng", "Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng", "Thuốc cản quang" ]
Chụp CLVT cột sống thắt lưng có tiêm thuốc cản quang được chỉ định trong những trường hợp nào?
● Chỉ định: Các trường hợp nghi ngờ bệnh lý chấn thương, viêm, khối u xương và phần mềm cột sống thắt lưng; Những trường hợp nghi ngờ tổn thương mạch máu vùng cột sống thắt lưng như phình mạch, dị dạng động tĩnh mạch...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-cat-lop-vi-tinh-cot-song-lung-co-tiem-thuoc-can-quang-vi
[ "Chụp CT", "Thoát vị đĩa đệm", "Chụp cắt lớp vi tính", "Thoái hóa cột sống thắt lưng", "Cột sống thắt lưng", "Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng", "Thuốc cản quang" ]
Những ai không nên chụp CLVT cột sống thắt lưng có tiêm thuốc cản quang?
● Chống chỉ định: Kỹ thuật này không có chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên, chụp CT cột sống thắt lưng chống chỉ định tương đối với phụ nữ có thai, bệnh nhân suy thận hoặc người bị dị ứng thuốc cản quang i ốt.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kho-ngu-mat-ngu-cac-huong-dan-co-ban-can-biet-vi
[ "Ngủ rũ", "Rối loạn giấc ngủ", "Ngừng thở khi ngủ", "Khó ngủ", "Giấc ngủ", "Chu kỳ ngủ", "Mất ngủ" ]
Liệt kê những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ?
Các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ thường bao gồm:Cảm thấy rất buồn ngủ vào ban ngàyKhó ngủ hoặc ngủ không ngon giấcNgủ ngáyThường xuyên ngưng thở trong khi ngủCó cảm giác khó chịu ở chân và luôn muốn nhúc nhích, động đậy (hội chứng chân không yên)
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kho-ngu-mat-ngu-cac-huong-dan-co-ban-can-biet-vi
[ "Ngủ rũ", "Rối loạn giấc ngủ", "Ngừng thở khi ngủ", "Khó ngủ", "Giấc ngủ", "Chu kỳ ngủ", "Mất ngủ" ]
Những vấn đề về sức khỏe tinh thần nào có thể dẫn đến chứng mất ngủ?
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần như: trầm cảm, lo lắng và sang chấn tâm lý... cũng có thể gây ra chứng mất ngủ. Không những thế, một số loại thuốc được kê đơn để điều trị các rối loạn tâm lý kể trên cũng dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ. Nếu bạn nghi ngờ những loại thuốc mình đang sử dụng là nguyên nhân gây mất ngủ, hãy trình bày với bác sĩ để được thay đổi phương pháp điều trị.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/kho-ngu-mat-ngu-cac-huong-dan-co-ban-can-biet-vi
[ "Ngủ rũ", "Rối loạn giấc ngủ", "Ngừng thở khi ngủ", "Khó ngủ", "Giấc ngủ", "Chu kỳ ngủ", "Mất ngủ" ]
Nêu các tình trạng y tế có thể gây khó ngủ?
Khó ngủ thường liên quan đến các vấn đề sức khỏe như:Viêm khớpỢ nóngĐau mãn tínhHen suyễnBệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)Suy timCác vấn đề về tuyến giápRối loạn thần kinh, như đột quỵ, Alzheimer hoặc Parkinson
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nang-dam-roi-mach-mac-tren-sieu-am-co-nguy-hiem-khong-vi
[ "Nang đám rối mạch mạc 2 bên", "Nang đám rối mạch mạc", "Dị tật thai nhi", "Sàng lọc dị tật", "Bất thường nhiễm sắc thể" ]
Nang đám rối mạch mạc là gì?
Nang đám rối mạch mạc là một cấu trúc chứa đầy chất lỏng nhỏ trong màng mạch của các não thất bên của não thai nhi. Tỷ lệ nang đám rối mạch mạc được xác định trong khoảng từ 1 - 2% thai nhi trong ba tháng tam cá nguyệt thứ hai.Nang đám rối mạch mạc có thể thấy một hoặc hai bên não thất trên siêu âm với nhiều kích thước khác nhau.Theo nghiên cứu, chẩn đoán xác định khi đường kính nang mạch mạc:Ít nhất 2,5mm trong giai đoạn sàng lọc từ 13 đến 21 tuần tuổiÍt nhất 2mm trong giai đoạn từ 22 – 38 tuần tuổiĐiều này sẽ giúp tránh gây nhầm lẫn xung quanh đám rối màng mạch echo không đồng nhất như u nang. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần thực hiện siêu âm, thăm khám đầy đủ để sớm phát hiện những bất thường.Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nang đám rối mạch mạc gồm:Trisomy 18Trisomy 21Hội chứng Klinefelter và Aicard
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nang-dam-roi-mach-mac-tren-sieu-am-co-nguy-hiem-khong-vi
[ "Nang đám rối mạch mạc 2 bên", "Nang đám rối mạch mạc", "Dị tật thai nhi", "Sàng lọc dị tật", "Bất thường nhiễm sắc thể" ]
Nang đám rối mạch mạc trên siêu âm có nguy hiểm không?
Nang đám rối mạch mạc trên siêu âm có nguy hiểm không? Theo đó, khi được chẩn đoán có nang đám rối mạch mạc trên siêu âm, thông thường biến chứng nang đám rối mạch mạc 2 bên gây nên khá nghiêm trọng như:Não úng thủy tắc nghẽn;U nang não thất;Xuất huyết não thất bán cấpTổn thương nội sọ dạng nang,...Nang đám rối mạch mạc thường biến mất ở tuần 26 – 28 nhưng nếu phát hiện nang đám rối mạch mạc cần siêu âm tầm soát dị tật thai nhi để loại trừ các bất thường khác.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nang-dam-roi-mach-mac-tren-sieu-am-co-nguy-hiem-khong-vi
[ "Nang đám rối mạch mạc 2 bên", "Nang đám rối mạch mạc", "Dị tật thai nhi", "Sàng lọc dị tật", "Bất thường nhiễm sắc thể" ]
Phát hiện nang đám rối mạch mạc trên siêu âm phải làm sao?
Khi phát hiện thai nhi có nang đám rối mạch mạc 2 bên, cấu trúc bất thường, tuổi thai phụ trên 32 hoặc sàng lọc huyết thanh cho kết quả bất thường, thai phụ cần theo dõi thường xuyên và sát sao. Thông thường, khi phát hiện nang đám rối mạch mạc trên siêu âm, bác sĩ thường chỉ định thêm các phương pháp sau đây để xác định chẩn đoán và có hướng xử trí đúng:Chọc ối: Khi có những bất thường hoặc thai nhi có nguy cơ cao với trisomy 18.Siêu âm thai theo chỉ định của bác sĩ: Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, hãy thực hiện khám thai đúng hẹn và làm theo lời khuyên của các bác sĩ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dat-stent-khi-phe-quan-qua-noi-soi-vi
[ "Hẹp khí phế quản", "Nội soi phế quản", "Tràn khí màng phổi", "Hen phế quản", "Đặt stent khí - phế quản" ]
Nội soi phế quản để đặt stent khí quản hay đặt stent phế quản là kỹ thuật gì?
Đặt stent (được biết đến như là khung chống đỡ) trong lòng khí phế quản là kỹ thuật hỗ trợ đường thở của người bệnh một dụng cụ như giá đỡ thành khí phế quản giúp đảm bảo sự thông thoáng cho đường thở của người bệnh cũng như tránh tái hẹp ở những bệnh nhân bị hẹp khí phế quản do u đè từ ngoài vào và sẹo hẹp hay sau cắt khối u bít tắc trong lòng. Vật liệu làm stent có thể là kim loại dạng lưới hay chất dẻo cũng như hỗn hợp lưới và chất dẻo và silicon.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dat-stent-khi-phe-quan-qua-noi-soi-vi
[ "Hẹp khí phế quản", "Nội soi phế quản", "Tràn khí màng phổi", "Hen phế quản", "Đặt stent khí - phế quản" ]
Đặt stent khí quản và đặt stent phế quản được chỉ định trong trường hợp nào?
Đặt stent khí quản và đặt stent phế quản được chỉ định trong trường hợp sau: Trường hợp khối u lành tính hoặc ác tính nguyên phát hay thứ phát trong lòng khí phế quản của bệnh nhân gây chít hẹp sau khi đã loại bỏ một phần bằng điện đông hay lazer mà có nguy cơ bị tái hẹp lại. Trường hợp sẹo hẹp khí phế quản sau lao cũng như sau khi đặt nội khí quản hay mở khí quản ở người bệnh và trường hợp phẫu thuật nối đoạn khí quản, bị chít hẹp sau xạ trị. Đặt stent khí - phế quả nhằm nâng đỡ các vòng sụn đối với các trường hợp nhuyễn sụn khí phế quản. Các trường hợp bị bịt lỗ rò khí quản - thực quản hay phế quản - màng phổi
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dat-stent-khi-phe-quan-qua-noi-soi-vi
[ "Hẹp khí phế quản", "Nội soi phế quản", "Tràn khí màng phổi", "Hen phế quản", "Đặt stent khí - phế quản" ]
Các trường hợp chống chỉ định nội soi phế quản để đặt stent khí – phế quản là gì?
Nội soi phế quản để đặt stent khí – phế quản không được thực hiện trong các trường hợp sau: Bệnh nhân bị các rối loạn tim mạch như phình tách động mạch chủ hay tăng áp lực động mạch phổi nặng và có cơn đau thắt ngực, bị nhồi máu cơ tim < 1 tháng cũng như bị rối loạn nhịp tim hay tăng huyết áp chưa kiểm soát được. Người bị rối loạn đông cầm máu như bị giảm tiểu cầu hay bị xơ gan và các bệnh ưa chảy máu. Các trường hợp bị suy hô hấp cấp nặng cũng như hen phế quản chưa kiểm soát được. Các trường hợp tăng áp lực nội sọ. Các trường hợp có nguy cơ dị ứng với các thuốc gây tê, gây mê. Các trường hợp bị suy gan, suy thận nặng, suy tim nặng. Bệnh nhân bị tổn thương đè ép từ bên ngoài.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-cat-lop-vi-tinh-cot-song-lung-khong-tiem-thuoc-can-quang-vi
[ "Chụp CT", "Thoát vị đĩa đệm", "Chụp cắt lớp vi tính", "Thuốc cản quang.", "Chụp CT cột sống thắt lưng", "Chụp cắt lớp vi tính cột sống", "thoái hóa cột sống" ]
Kể tên những bệnh lý thường gặp ở cột sống thắt lưng?
Đau cột sống thắt lưng là bệnh lý thường gặp ở nhiều nhóm tuổi hiện nay. Những nguyên nhân chính gây bệnh đau lưng gồm: Thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa cột sống, viêm khớp và ung thư. Để tránh nguy cơ mắc phải bệnh lý ở cột sống thắt lưng, mỗi người cần tạo cho mình một lối sống lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ. Chụp cắt lớp vi tính là một kỹ thuật được sử dụng rộng rãi để phát hiện, đánh giá các bệnh lý ở cột sống thắt lưng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-cat-lop-vi-tinh-cot-song-lung-khong-tiem-thuoc-can-quang-vi
[ "Chụp CT", "Thoát vị đĩa đệm", "Chụp cắt lớp vi tính", "Thuốc cản quang.", "Chụp CT cột sống thắt lưng", "Chụp cắt lớp vi tính cột sống", "thoái hóa cột sống" ]
Nêu những trường hợp cần chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng?
Chụp CT cho ra các hình ảnh chi tiết về thắt lưng một cách nhanh chóng. Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này có thể được sử dụng để kiểm tra các vấn đề sau:● Dị tật bẩm sinh cột sống;● Thoát vị đĩa đệm;● Hẹp ống sống;● Chấn thương ở cột sống phần thấp.● Định hướng can thiệp cột sống và đánh giá sau điều trị.● Đánh giá vấn đề ở cột sống ở bệnh nhân chống chỉ định chụp MRI.Chụp CT cột sống thắt lưng cũng có thể được sử dụng trong hoặc sau khi chụp X-quang cột sống và tủy sống hoặc chụp hình đĩa đệm bằng tia X (chụp đĩa quang).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-cat-lop-vi-tinh-cot-song-lung-khong-tiem-thuoc-can-quang-vi
[ "Chụp CT", "Thoát vị đĩa đệm", "Chụp cắt lớp vi tính", "Thuốc cản quang.", "Chụp CT cột sống thắt lưng", "Chụp cắt lớp vi tính cột sống", "thoái hóa cột sống" ]
Cần lưu ý gì khi chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng?
Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng không tiêm thuốc cản quang là một thủ thuật không xâm lấn nên rất an toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình thực hiện kỹ thuật thì có thể phải chụp lại, gây mất thời gian. Do đó, khi chụp CT, đòi hỏi người bệnh phải phối hợp với mọi chỉ dẫn của bác sĩ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-benh-run-chan-tay-nen-tap-luyen-nhu-nao-vi
[ "Run tay chân", "Rối loạn tâm sinh lý", "rối loạn cảm xúc", "Chứng run chân tay", "Tập hơi thở", "Tập luyện giảm run chân tay", "Hạn chế căng thẳng" ]
Sự căng thẳng trong cơ thể ảnh hưởng như thế nào đến chứng run chân tay?
Sự căng thẳng đến từ suy nghĩ và cả trong các chu kỳ bình thường khi cơ bắp làm việc. Điện học của bộ não bị kích thích cùng với tín hiệu co thắt cơ liên tục càng khiến cho bệnh run tay chân dễ xuất hiện hay trở nên nặng nề hơn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-benh-run-chan-tay-nen-tap-luyen-nhu-nao-vi
[ "Run tay chân", "Rối loạn tâm sinh lý", "rối loạn cảm xúc", "Chứng run chân tay", "Tập hơi thở", "Tập luyện giảm run chân tay", "Hạn chế căng thẳng" ]
Luyện tập hơi thở có tác động gì đến chứng run chân tay?
Luyện tập hơi thở một cách đều đặn sẽ giúp cảm nhận mỗi nhịp thở trở nên hiệu quả hơn. Khi cố gắng hít vào từ từ và sâu, luồng dưỡng khí sẽ được cảm nhận thấy đi đến tận các đường thở rất nhỏ trong phổi, tăng cường cung cấp khí oxy cho mao mạch phế nang. Ngược lại, khi thở ra, việc thở ra chậm rãi và thở ra hết sức cũng giúp cho lượng thán khí, khí cặn đào thải hết ra ngoài.Việc luyện tập hơi thở thực sự rất đơn giản, khó khăn chỉ là cần có sự tập trung và cố gắng thực hiện các động tác đúng cách, cảm nhận cơ thể được thư giãn. Chính vì vậy, khi bị run tay chân do căng thẳng, cần giữ bình tĩnh và hít thở 15 lần sẽ thấy triệu chứng cải thiện rất nhiều, thậm chí tần số nhịp tim cũng chậm rãi hơn và tăng khả năng chú ý sau đó.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguoi-benh-run-chan-tay-nen-tap-luyen-nhu-nao-vi
[ "Run tay chân", "Rối loạn tâm sinh lý", "rối loạn cảm xúc", "Chứng run chân tay", "Tập hơi thở", "Tập luyện giảm run chân tay", "Hạn chế căng thẳng" ]
Bài tập xoay vai có tác dụng gì trong việc cải thiện chứng run chân tay?
Xoay vai: Tư thế ngồi hoặc đứng, hai tay ở hai bên, mắt hướng về phía trước. Bắt đầu bằng cách xoay vai lên trên, trở lại, xuống dưới và về phía trước. Lặp lại xoay vòng này nhiều lần cho đến khi cảm thấy giải phóng được căng thẳng trong cơ và sau đó đảo ngược hướng, lặp lại quy trình này.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tu-ngu-co-anh-huong-gi-toi-suc-khoe-khong-vi
[ "ngủ ngáy", "Thần kinh", "Nằm nghiêng", "Đau lưng", "Tư thế ngủ", "Đột tử", "Nằm sấp" ]
Tư thế ngủ sấp có tác động gì đến hệ tiêu hóa?
Nằm sấp giữ cho đường thở trên rộng mở, nhờ vậy giảm ngáy ngủ. Nhưng nếu nằm lâu ở tư thế này, có thể có tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa, đồng thời gây đau và tê liệt cơ. Nếu bạn bị khó ngủ, tư thế nằm ngủ sấp trên bụng sẽ làm cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Bạn sẽ khó nằm yên và liên tục trở mình hoặc xoay người để thoải mái khi nằm ngủ sấp. Tư thế này cũng có thể làm căng, tạo áp lực cho vùng cổ và lưng dưới của bạn. Nếu thích nằm ngủ sấp, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng một chiếc gối thật mềm mại hoặc không cần dùng gối để giữ cho cổ được thoải mái.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tu-ngu-co-anh-huong-gi-toi-suc-khoe-khong-vi
[ "ngủ ngáy", "Thần kinh", "Nằm nghiêng", "Đau lưng", "Tư thế ngủ", "Đột tử", "Nằm sấp" ]
Nằm ngủ ngửa có lợi ích gì cho phụ nữ?
Ưu điểm của nằm ngủ ngửa là giảm trào ngược axit dạ dày, giúp duy trì hình dáng bộ ngực của phụ nữ và giảm thiểu nếp nhăn trên khuôn mặt.Tuy nhiên, tư thế này có thể gây đau thắt lưng cho một số người. Nếu bạn vốn đã bị đau lưng thì việc nằm ngửa khi ngủ có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Tương tự, tư thế này cũng không thích hợp cho người ngủ ngáy hoặc bị ngưng thở khi ngủ. Khi nằm ngửa, trọng lực buộc cơ lưỡi hạ xuống vào đường thở, gây cản trở hô hấp và tạo tiếng ngáy.Nếu bạn gặp một trong những vấn đề kể trên, đồng thời không cảm thấy thoải mái khi nằm ngủ theo những cách khác, hãy nói chuyện với bác sĩ để được giúp đỡ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tu-ngu-co-anh-huong-gi-toi-suc-khoe-khong-vi
[ "ngủ ngáy", "Thần kinh", "Nằm nghiêng", "Đau lưng", "Tư thế ngủ", "Đột tử", "Nằm sấp" ]
Nằm ngủ nghiêng có thể gây ra vấn đề gì?
Mặc dù ngủ nghiêng rất tốt, nhưng cũng có thể dẫn đến lão hóa da do trọng lực đè lên và dễ gây đau cổ. Có nhiều cách để nằm ngủ nghiêng, nhưng thoải mái nhất là tư thế của thai nhi - khi đầu gối hơi cong về phía ngực.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-va-lay-mau-tinh-mach-thuong-sieu-chon-loc-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "U tuyến thượng thận", "Lấy máu tĩnh mạch thượng thận siêu chọn lọc số hoá nền", "Lấy máu tĩnh mạch thượng thận", "Tĩnh mạch thượng thận", "Suy giảm tuyến thượng", "Tuyến thượng thận", "Chụp số hóa xóa nền" ]
Vai trò chính của tuyến thượng thận là gì?
Tuyến thượng thận có vị trí nằm bên trên hai quả thận, có nhiệm vụ tiết ra các hormone cân bằng cơ thể như hormone điều tiết huyết áp, hormone chống lại sự stress,....Cụ thể, tuyến thượng thận còn là nơi tiết ra cortisol và adrenalin, đây là hai hormone đặc biệt quan trọng, giúp làm giảm thiểu stress của con người. Trong đó, adrenalin có thời gian hoạt động tương đối ngắn còn cortisol thì ngược lại, chúng có vai trò chính là kiểm soát stress trong thời gian dài.Khi cơ thể con người gặp phải stress, ban đầu tuyến thượng thận sẽ tiết ra một lượng adrenalin nhằm giảm căng thẳng trong tức thời, điều hòa nhịp tim và huyết áp. Sau đó thì tuyến thượng thận mới tiết ra một lượng lớn cortisol nhằm khống chế stress lâu dài.Cả hai hormone này đều có xu hướng là làm tăng lượng đường, một phần dựa trên khả năng điều khiển các quá trình di chuyển những nguyên liệu không chứa đường như acid amin thành glucose. Ngoài ra, những hormone này cũng có nhiệm vụ quan trọng trong toàn bộ quá trình điều khiển các hoạt động khác của hệ miễn dịch.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-va-lay-mau-tinh-mach-thuong-sieu-chon-loc-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "U tuyến thượng thận", "Lấy máu tĩnh mạch thượng thận siêu chọn lọc số hoá nền", "Lấy máu tĩnh mạch thượng thận", "Tĩnh mạch thượng thận", "Suy giảm tuyến thượng", "Tuyến thượng thận", "Chụp số hóa xóa nền" ]
Những dấu hiệu nào cho thấy tuyến thượng thận của một người đang suy giảm chức năng?
Khi tuyến thượng thận bị suy giảm chức năng sẽ kéo theo những tác động tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. Đặc điểm chung của những người đang bị suy giảm tuyến thượng thận chính là cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, huyết áp không ổn định, stress và căng thẳng. Đa số các trường hợp thì người bị suy giảm tuyến thượng thận sẽ không nhận ra tình trạng sức khỏe của bản thân, họ luôn cố gắng làm việc dù năng suất không cao như trước, đồng thời họ cũng dễ bị căng thẳng và cáu gắt hơn người bình thường.Đặc biệt, tập thể dục chính là một cách thức phản ánh rõ hơn tình trạng này. Những người có thận điều tiết tốt sẽ luôn cảm thấy phấn chấn và sảng khoái sau khi tập thể dục, nhưng những người bị suy tuyến thận thì chỉ cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi và thể chất cũng ngày càng suy yếu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-va-lay-mau-tinh-mach-thuong-sieu-chon-loc-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "U tuyến thượng thận", "Lấy máu tĩnh mạch thượng thận siêu chọn lọc số hoá nền", "Lấy máu tĩnh mạch thượng thận", "Tĩnh mạch thượng thận", "Suy giảm tuyến thượng", "Tuyến thượng thận", "Chụp số hóa xóa nền" ]
Phương pháp chụp và lấy máu tĩnh mạch thượng thận siêu chọn lọc số hóa xóa nền được áp dụng trong trường hợp nào?
Suy giảm thượng thận có thể hình thành do những hội chứng cường aldosteron hay cường tuyến thượng thận tự phát, u tuyến thượng thận,...Trong nhiều trường hợp, việc xác định chẩn đoán dựa trên những thăm khám về hình ảnh hay huyết thanh không mang lại kết quả như mong muốn, đặc biệt là những bệnh lý liên quan đến tuyến thượng thận một bên.Do đó, việc áp dụng lấy máu siêu chọn lọc từ những tĩnh mạch thượng thận chính là một hình thức thăm khám mang đến giá trị cao, góp phần xác định chính xác nguyên nhân vị trí của tuyến thượng thận bệnh lý, nhằm bổ sung thêm những kỹ thuật chẩn đoán khác.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/noi-soi-ho-tro-trong-phau-thuat-giai-ep-day-kinh-v-vi
[ "Đau dây thần kinh V", "Giải ép thần kinh", "Nội soi", "Đau dây thần kinh", "Nguyên phát", "Đau dây thần kinh V mãn tính", "Dây thần kinh V", "Giải ép mạch" ]
Đau dây thần kinh V là gì và có những loại nào?
Đau dây thần kinh V (Trigeminal neuralgia, Tic douloureux) là tình trạng đau xảy ra ở một hay nhiều vùng chi phối của nhánh cảm giác dây TK V chi ở vùng đầu-mặt.Có hai loại đau dây V: đau nguyên phát chiếm hơn 90%, đau dây V thứ phát thường có nguyên nhân cụ thể (khối u, nang bì...). Đau dây V nguyên phát (idiopathic), hay còn tên khác là đau dây V kinh điển (classical TN).Khái niệm đau dây V trong bài này tương đương với đau dây V nguyên phát, loại trừ các nguyên nhân khối u chèn ép dây V.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/noi-soi-ho-tro-trong-phau-thuat-giai-ep-day-kinh-v-vi
[ "Đau dây thần kinh V", "Giải ép thần kinh", "Nội soi", "Đau dây thần kinh", "Nguyên phát", "Đau dây thần kinh V mãn tính", "Dây thần kinh V", "Giải ép mạch" ]
Những yếu tố nguy cơ nào có thể dẫn đến đau dây thần kinh V?
Nguyên nhân của chứng bệnh này được cho là do sự chèn ép dây thần kinh bởi các mạch máu liền kề. Mặc dù đã có khá nhiều loại thuốc để chữa căn bệnh này, nhưng có một số khá đông bệnh nhân vẫn cần đến phẫu thuật vì có kháng thuốc hoặc không chịu được thuốc.Có một số yếu tố nguy cơ được xác định của bệnh đau dây V bao gồm: độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, bệnh xơ cứng rải rác. Nguy cơ hay mắc phải bệnh thường sau 50 tuổi, nữ giới nguy cơ bị bệnh cao hơn gấp khoảng 1,5 lần giới nam. Có khoảng 5% bệnh nhân có yếu tố gia đình liên quan đến di truyền. Đặc biệt trên những bệnh nhân xơ cứng rải rác có khoảng 3-5% bị mắc đau dây V.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/noi-soi-ho-tro-trong-phau-thuat-giai-ep-day-kinh-v-vi
[ "Đau dây thần kinh V", "Giải ép thần kinh", "Nội soi", "Đau dây thần kinh", "Nguyên phát", "Đau dây thần kinh V mãn tính", "Dây thần kinh V", "Giải ép mạch" ]
Làm sao để chẩn đoán đau dây thần kinh V?
Chẩn đoán đau dây thần kinh V nguyên phát dựa vào hướng dẫn phân loại của Hội Đau đầu Quốc tế (IHS), năm 2004, bao gồm: Cơn đau kéo dài tối thiểu trên 2 phút trên một hay nhiều vùng chi phối của dây thần kinh số V. Cơn đau có tối thiểu một trong các triệu chứng sau: + Đau dữ dội, như dao cắt, trên da bề mặt. + Có thể có vùng khởi phát. Rối loạn cảm giác thần kinh không có. Dùng thuốc giảm đau không giảm các cơn đau. Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán đau dây thần kinh V nguyên phát đã được xác định rõ ràng. Với các máy CHT có độ phân giải cao (trên 1.5 Tesla) với các xung đặc biệt như: Dựng mạch máu não (MRA), xung cắt mỏng trên T2 (T2 CISS), kỹ thuật cung cấp chính xác (SPGR), hay dựng mạch 3 chiều có thể xác định: Loại trừ các khối choán chỗ (u não, dị dạng mạch) vùng hố sau. Xác định dây V, mạch máu và xung đột mạch máu - thần kinh. Mức độ của xung đột và vị trí mạch tiếp xúc trên dây thần kinh V (trước, sau)
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hinh-anh-u-thuong-bi-voi-hoa-pilomatrixoma-tren-sieu-am-vi
[ "Siêu âm", "U thượng bì vôi hóa", "Pilomatrixoma", "Nang thượng bì", "Nang bã" ]
U thượng bì vôi hoá thường xuất hiện ở vị trí nào trên cơ thể?
U thượng bì vôi hoá xuất hiện tại vùng mặt của người bệnh
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hinh-anh-u-thuong-bi-voi-hoa-pilomatrixoma-tren-sieu-am-vi
[ "Siêu âm", "U thượng bì vôi hóa", "Pilomatrixoma", "Nang thượng bì", "Nang bã" ]
Triệu chứng lâm sàng của bệnh u thượng bì vôi hoá là gì?
Một khối sưng tròn, nhỏ bên dưới da, thường ở mặt, cổ và thân mình Có một lỗ nhỏ xíu ở trung tâm của U Đôi khi nang rỉ ra chất dịch màu vàng sệt, có mùi khó chịu Vùng đó có thể sưng, nóng, đỏ, đau nếu nang thượng bì viêm hay nhiễm trùng. U thượng bì vôi hóa thường có kèm vôi hóa ở tổn thương, sờ có cảm giác cứng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/hinh-anh-u-thuong-bi-voi-hoa-pilomatrixoma-tren-sieu-am-vi
[ "Siêu âm", "U thượng bì vôi hóa", "Pilomatrixoma", "Nang thượng bì", "Nang bã" ]
Hình ảnh U thượng bì vôi hóa (pilomatrixoma) trên siêu âm như thế nào?
Khối hỗn hợp hình bầu dục, thường có vôi hóa đi kèm, tại vị trí nối giữa chân bì và lớp mỡ dưới da có một lớp da mỏng phủ lên. Xuất hiện như dấu hiệu hình bia bắn với vùng giảm âm kết nối với bao mô và tăng âm ở trung tâm của vùng tế bào biểu mô.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/can-luu-y-gi-truoc-va-sau-khi-chup-ct-vung-co-vi
[ "Chụp CT", "chụp x-quang", "Chẩn đoán hình ảnh", "Chụp CT vùng cổ", "MRI", "Thuốc cản quang", "U xương" ]
Khi nào thì cần thực hiện chụp CT vùng cổ?
Do quá trình chụp CT diễn ra trong thời gian ngắn và cho ra kết quả rất nhanh nên thường được áp dụng trong các tình huống cấp cứu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp CT ở vùng cổ để phát hiện:Dị tật cột sống cổ bẩm sinh ở trẻ nhỏ.Tổn thương cột sống cổ đối với những bệnh nhân chống chỉ định thực hiện MRI.Những tổn thương ở phần cột sống trên.Gãy xương.Ung thư hoặc các khối u xương.Tổn thương gây chèn ép cột sống cổ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/can-luu-y-gi-truoc-va-sau-khi-chup-ct-vung-co-vi
[ "Chụp CT", "chụp x-quang", "Chẩn đoán hình ảnh", "Chụp CT vùng cổ", "MRI", "Thuốc cản quang", "U xương" ]
Những lưu ý gì cần biết trước khi thực hiện chụp CT vùng cổ?
Tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc xem có sử dụng thuốc cản quang hay không. Do đó, nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc bị dị ứng thuốc cản quang thì phải thông báo trước với bác sĩ. Tuy hiếm khi xảy ra nhưng vẫn có một số trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với thuốc cản quang và dẫn đến những phản ứng nguy hiểm.Nếu được chỉ định chụp CT có sử dụng chất cản quang thì người bệnh cần lưu ý nhịn ăn và uống ít nhất 4 - 6 giờ trước đó. Ngoài ra, để tránh ảnh hưởng đến kết quả chụp, bệnh nhân cần phải tháo bỏ hết những vật dụng kim loại trên cơ thể như đồ trang sức, kính, máy trợ thính, điện thoại,...Bên cạnh đó, cân nặng của bệnh nhân cũng là một vấn đề cần lưu ý bởi một số loại máy chụp sẽ có giới hạn về cân nặng. Do đó, nếu cân nặng của bạn vượt quá 100kg thì nên báo với bác sĩ. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai nên cân nhắc kỹ lưỡng về việc chụp CT bởi có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Thai phụ chỉ nên tiến hành chụp CT nếu thật sự cần thiết và có chỉ định từ bác sĩ lâm sàng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/can-luu-y-gi-truoc-va-sau-khi-chup-ct-vung-co-vi
[ "Chụp CT", "chụp x-quang", "Chẩn đoán hình ảnh", "Chụp CT vùng cổ", "MRI", "Thuốc cản quang", "U xương" ]
Quá trình chụp CT vùng cổ diễn ra như thế nào?
Máy chụp CT sẽ được gắn liền với một bàn chụp. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm trên bàn chụp đó.Khi bắt đầu quá trình chụp CT, bàn chụp sẽ di chuyển và đưa cơ thể vào phía bên trong máy chụp để các đầu dò có thể chiếu tia X-quang xung quanh vùng cần chụp. Thông thường, các loại máy hiện đại như ngày nay sẽ thực hiện chụp liên tục.Hình ảnh thu được sẽ hiển thị trên máy tính dưới dạng từng lát cắt của cơ thể hay còn gọi là ảnh chụp cắt lớp. Những hình ảnh này có thể được quan sát trực tiếp trên máy tính và lưu giữ hoặc in ra phim. Dựa trên những lát cắt này, máy tính cũng sẽ dựng được hình ảnh 3 chiều của cột sống.Lưu ý, trong quá trình chụp người bệnh cần giữ nguyên tư thế để tránh làm rung, mờ ảnh chụp. Đồng thời, khi chụp tốt nhất nên nín thở vài giây. Thông thường, quá trình chụp CT diễn ra trong khoảng từ 5 - 15 phút.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-chung-ta-can-endorphin-vi
[ "Thần kinh", "Cực khoái", "Tập thể dục", "Trầm cảm", "Quan hệ tình dục", "Endorphin" ]
Endorphin là gì?
Từ “endorphin” xuất phát từ việc ghép hai từ “endogenous” nghĩa là nội sinh hoặc bên trong cơ thể và từ “morphine” là một chất giảm đau dạng opioid. Nói cách khác, endorphin có nghĩa là chất giảm đau nội sinh hoặc chất giảm đau tự nhiên.Hormone endorphin được cấu trúc bởi các peptide, sản xuất bởi hệ thần kinh trung ương và tuyến yên. Endorphin tác động lên các thụ thể opioid trong não bộ giúp giảm cảm giác đau và tăng khoái cảm dẫn đến tăng cảm giác hạnh phúc. Ngoài giải phóng để đáp ứng với các cơn đau và căng thẳng, chúng còn được giải phóng trong các hoạt động ăn uống, tập thể dục hoặc quan hệ tình dục.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-chung-ta-can-endorphin-vi
[ "Thần kinh", "Cực khoái", "Tập thể dục", "Trầm cảm", "Quan hệ tình dục", "Endorphin" ]
Lợi ích của endorphin đối với cơ thể là gì?
Bằng cách thúc đẩy cảm giác hạnh phúc, endorphin có thể mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, bao gồm:Giảm trầm cảm: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích tích cực của tập thể dục trong giảm thiểu các triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu thêm về vai trò của endorphin trong điều trị trầm cảm.Giảm căng thẳng và lo lắng: Endorphin có tác dụng làm giảm cảm giác căng thẳng và lo lắng. Các nghiên cứu trên loài chuột đã chứng minh được mối liên hệ trực tiếp giữa nồng độ endorphin và hành vi lo lắng. Để có nhiều bằng chứng chính xác hơn, các nhà khoa học cần thực hiện các nghiên cứu trên cơ thể người.Tăng lòng tự trọng: Cảm xúc tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và lạc quan, từ đó làm tăng lòng tự trọng. Các nhà khoa học đã chứng minh mối liên hệ giữa endorphin và lòng tự trọng ở nam giới trong một nghiên cứu nhỏ. Các nghiên cứu lớn hơn là cần thiết để tăng mức độ tin cậy. Một lợi ích của endorphin đối với cơ thể là giảm căng thẳng Giảm cân: Vai trò của endorphin và các yếu tố kích thích khác trong điều chỉnh cảm giác thèm ăn và lượng thức ăn rất phức tạp. Trong các nghiên cứu trên động vật cho thấy ăn các loại thực phẩm tốt làm tăng hàm lượng endorphin và endorphin tăng lên giúp điều chỉnh cảm giác thèm ăn. Cần thêm nhiều nghiên cứu trên cơ thể người hơn để làm rõ tác động này.Giảm đau khi sinh con: Trong nghiên cứu trên 45 phụ nữ khỏe mạnh trong quá trình sinh con phát hiện rằng nồng độ beta-endorphin thấp vào cuối thai kỳ có liên quan đến nhu cầu dùng thêm thuốc điều trị giảm đau trong quá trình chuyển dạ. Các nghiên cứu bổ sung là cần thiết để xác định nguyên nhân và kết quả chính xác.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-chung-ta-can-endorphin-vi
[ "Thần kinh", "Cực khoái", "Tập thể dục", "Trầm cảm", "Quan hệ tình dục", "Endorphin" ]
Làm thế nào để tăng cường endorphin một cách tự nhiên?
Cơ thể có khả năng sản xuất endorphin một cách tự nhiên khi thực hiện các hành động sau:Ăn sôcôla đenTập thể dục (tất cả mọi loại hình tập thể dục, khuyến khích tập theo nhóm)Quan hệ tình dụcSáng tác âm nhạc hoặc các hoạt động nghệ thuật khácNhảyUống một ly rượuChâm cứuCười Ăn sôcôla đen giúp sản xuất endorphin một cách tự nhiên Thưởng thức món ăn yêu thíchMát xaĐến phòng tắm hơiĂn cayLiệu pháp mùi hươngXem bộ phim truyền hình yêu thíchThiềnLàm công việc tình nguyệnEndorphin được giải phóng giúp cơ thể có cảm giác thoải mái sau khi các hoạt động thể lực được diễn ra, từ đó làm tăng cảm giác hạnh phúc và khoái cảm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sieu-am-dau-do-co-dau-khong-co-anh-huong-gi-khong-vi
[ "Siêu âm bụng", "Bệnh phụ khoa", "Siêu âm", "Siêu âm đầu dò", "Siêu âm đầu dò âm đạo" ]
Siêu âm đầu dò là gì và có những ưu điểm gì so với siêu âm bụng?
Siêu âm đầu dò là kỹ thuật thường được sử dụng để thăm khám cho nữ giới, là hình thức siêu âm tại vùng kín, sử dụng thiết bị đầu dò đưa vào ống âm đạo. Từ đầu dò sẽ chiếu lên màn hình những hình ảnh rõ nét, chuyên sâu và chính xác nhất để từ đó bác sỹ có thể xác định, chẩn đoán được các bệnh phụ khoa. Phát hiện các bất thường ở cơ quan sinh dục bên trong như: âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng 2 bên ... Siêu âm đầu dò sẽ cho chúng ta những hình ảnh rõ nét nhất, giúp bác sĩ có thể quan sát rõ các bộ phận của cơ quan sinh dục bên trong. Để phát hiện các bất thường dựa vào hình ảnh phản chiếu tại tử cung, âm đạo, sừng tử cung, buồng trứng; quan sát được sự phát triển của trứng và dự đoán thời điểm trứng rụng; quan sát được kích thước tử cung, độ dày của niêm mạc tử cung; phát hiện được các khối u ở các vị trí như: tử cung, buồng trứng cùng với nhiều bệnh phụ khoa khác.Khi siêu âm bụng khó đánh giá các bộ phận này, thì siêu âm đầu dò sẽ làm điều đó, nó giúp quan sát thấy tất cả các bộ phận ở vùng tiểu khung mà trên đường siêu âm qua thành bụng không thể thấy được.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sieu-am-dau-do-co-dau-khong-co-anh-huong-gi-khong-vi
[ "Siêu âm bụng", "Bệnh phụ khoa", "Siêu âm", "Siêu âm đầu dò", "Siêu âm đầu dò âm đạo" ]
Khi nào cần thực hiện siêu âm đầu dò?
Đối với phụ nữ mang thai giai đoạn sớm, tiến hành siêu âm đầu dò là bước đặc biệt quan trọng. Trong khi phụ nữ vừa mang thai, phôi còn quá nhỏ, siêu âm bụng chưa thể thấy được, nó sẽ giúp phát hiện có thai hay không?. Không những thế, nó còn biết được vị trí thai, có thể xác định được sự bất thường về vị trí làm tổ của thai ( phát hiện các trường hợp thai nằm ngoài tử cung).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/sieu-am-dau-do-co-dau-khong-co-anh-huong-gi-khong-vi
[ "Siêu âm bụng", "Bệnh phụ khoa", "Siêu âm", "Siêu âm đầu dò", "Siêu âm đầu dò âm đạo" ]
Siêu âm đầu dò có gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh hay không, đặc biệt là với phụ nữ mang thai?
Siêu âm đầu dò giúp đưa ra những kết quả chính xác nhất, thông qua đó hỗ trợ bác sĩ có phác đồ điều trị thích hợp. Kỹ thuật này ít làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Số trường hợp bị ảnh hưởng như trầy xước niêm mạc âm đạo, viêm âm đạo ... là rất hiếm, không đáng kể.Đây là phương pháp khám bệnh được chứng minh là an toàn, đầu dò không cần đưa sâu vào tử cung nên các tổn thương ở tử cung, cổ tử cung là rất hiếm.Ngoài thắc mắc siêu âm đầu dò có đau không, nhiều người còn lo ngại siêu âm đầu dò liệu có gây sảy thai. Có thể khẳng định rằng, đây là kỹ thuật thăm khám hiện đại, không sử dụng bức xạ, sẽ không gây tổn thương cho thai nhi và đặc biệt không gây sảy thai.Vậy siêu âm đầu dò không gây sảy thai không. Siêu âm đầu dò rất an toàn và không gây đau. Tuy nhiên sẽ có những cảm giác hơi khó chịu, nhưng chỉ thời điểm đó chỉ rất ngắn và biến mất sau khi siêu âm xong. Thường những thao tác này thường sẽ được các bác sĩ giàu kinh nghiệm đến từ chuyên khoa sản và chẩn đoán hình ảnh thực hiện nên đảm bảo tính an toàn cũng như giảm bớt sự khó chịu cho người bệnh trong quá trình thực hiện.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phau-thuat-nao-sang-qua-mui-vi
[ "Viêm xoang cấp", "Nạo sàng", "Nạo sàng qua mũi", "Cắt polyp mũi,", "Cắt polyp mũi", "Viêm xoang mũi", "Phẫu thuật xoang mũi" ]
Nạo sàng qua mũi là một loại phẫu thuật nào và nó có mục tiêu gì?
Nạo sàng qua mũi là phẫu thuật xoang mũi tạo đường dẫn lưu tất cả các xoang đổ vào hốc mũi, tránh được sự ứ dịch và nhằm phục hồi hoạt động thanh thải của hệ thống lông - nhầy, đưa niêm mạc các xoang trở lại trạng thái bình thường.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phau-thuat-nao-sang-qua-mui-vi
[ "Viêm xoang cấp", "Nạo sàng", "Nạo sàng qua mũi", "Cắt polyp mũi,", "Cắt polyp mũi", "Viêm xoang mũi", "Phẫu thuật xoang mũi" ]
Trong những trường hợp nào thì nạo sàng xoang mũi được chỉ định?
Nạo sàng xoang mũi được chỉ định khi: Bệnh nhân mắc viêm xoang mũi mãn tính: nhiều thoái hoá polyp kèm mủ trong khe giữa hoặc chảy xuống họng. Viêm đa xoang mạn tính 1 bên hoặc 2 bên tái phát nhiều lần. Phẫu thuật đồng thời với cắt polyp mũi. Phẫu thuật trước mở đường cho phẫu thuật xoang trán. Biến chứng viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phau-thuat-nao-sang-qua-mui-vi
[ "Viêm xoang cấp", "Nạo sàng", "Nạo sàng qua mũi", "Cắt polyp mũi,", "Cắt polyp mũi", "Viêm xoang mũi", "Phẫu thuật xoang mũi" ]
Nêu các bước tiến hành phẫu thuật nạo sàng qua mũi?
Phẫu thuật nạo sàng qua mũi có thể thực hiện dưới gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Đặt co mạch. Người bệnh nằm ngửa, có gối đầu, đầu cao hơn ngực. Phẫu thuật viên chính đứng bên phải người bệnh, người phụ đứng bên đối diện và trên đầu. Thì 1: Cắt polyp, cắt cuốn giữa hoặc bẻ cuốn giữa (nếu cần). Để cho rộng khe mũi giữa. Thì 2: Phá mổ khối sàng, qua mở mũi nhìn xác định bọng sàng ở quãng giữa rồi nạo sàng phá vỡ mở đường đi vào khối sàng, đồng thời dùng vòi hút sạch mủ nhầy ứ đọng tại chỗ. Thì 3:Nạo vét khối sàng, dùng thìa nạo phối hợp với kìm lực để mở rộng thêm phá bỏ các xoang từ trước ra sau. Khi nạo sàng, thìa nạo luôn ở tư thế lưng ra phía sau, mặt sắc của thìa nạo quay ra trước. Kéo thìa nạo từ sau ra trước và từ trên xuống dưới. Lưu ý khi nạo sàng: Không đi quá cao có thể phạm vào sàn não. Không đi quá ra ngoài vì nó có thể gây tổn thương xương giấy hốc mắt. Không đi quá vào trong sẽ phạm vào lá sàng có các lỗ mạch máu và thần kinh nền sọ. Thì 4: Nhét meche mỡ kháng sinh hoặc merocel để cầm máu
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gaba-la-chat-gi-vi
[ "Động kinh", "Thần kinh", "Rối loạn co giật", "GABA", "Bệnh Parkinson", "Trầm cảm", "Axit amin" ]
GABA là gì và tác dụng của nó đối với cơ thể?
Gamma aminobutyric acid (GABA) là một axit amin tự nhiên hoạt động như một chất ức chế dẫn truyền thần kinh vì nó ngăn chặn một số tín hiệu não nhất định và làm giảm mức độ hoạt động của hệ thần kinh.Khi GABA gắn vào một protein trong não được gọi là thụ thể GABA, nó sẽ tạo ra hiệu ứng làm dịu giúp làm giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng và sợ hãi. Nó cũng có thể giúp cải thiện giấc ngủ, ngăn ngừa co giật và tổn thương não bộ. Do đó, nếu hàm lượng GABA thấp sẽ làm tăng cảm giác lo lắng, nguy cơ rối loạn tâm trạng, động kinh và các cơn đau mãn tính.Nhờ các tác dụng đã được biết đến mà GABA đã trở thành sản phẩm chức năng được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây. Điều này một phần vì nó không có sẵn từ nhiều nguồn thực phẩm. Các loại thực phẩm duy nhất có chứa GABA là các loại thực phẩm lên men như kim chi, miso và tempeh.Não bộ thường giải phóng GABA một cách tự nhiên vào cuối ngày để thúc đẩy cơn buồn ngủ và cho phép cơ thể nghỉ ngơi. Một số loại thuốc bác sĩ kê đơn để gây ngủ và giảm lo lắng cũng có thể làm tăng tác dụng của GABA.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gaba-la-chat-gi-vi
[ "Động kinh", "Thần kinh", "Rối loạn co giật", "GABA", "Bệnh Parkinson", "Trầm cảm", "Axit amin" ]
Ngoài việc giảm lo lắng, GABA còn được ứng dụng trong điều trị những bệnh lý nào khác?
GABA có tác dụng làm dịu tự nhiên nên được ứng dụng trong giảm tình trạng căng thẳng - nguyên nhân dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu và tăng nguy cơ trầm cảm. Ngoài ra, nó còn có tác dụng trong điều trị:Rối loạn co giậtRối loạn vận động, chẳng hạn như bệnh ParkinsonRối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)Thường xuyên lo lắngRối loạn hoảng sợRối loạn tâm trạng, chẳng hạn như trầm cảmHội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gaba-la-chat-gi-vi
[ "Động kinh", "Thần kinh", "Rối loạn co giật", "GABA", "Bệnh Parkinson", "Trầm cảm", "Axit amin" ]
Ngoài những loại thực phẩm lên men, còn có những loại thực phẩm nào có thể giúp cải thiện chức năng hoạt động của GABA trong não?
GABA không có sẵn trong các loại thực phẩm nhưng một loạt các loại thực phẩm có chứa các chất như flavonoid có thể giúp cải thiện chức năng hoạt động của GABA trong não bộ. Những thực phẩm này bao gồm:Trái câyRauTràRượu vang đỏ
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-nuoc-tieu-co-vang-vi
[ "Nước tiểu", "Viêm bàng quang", "bệnh thận", "Nước tiểu có váng", "Protein niệu", "Viêm tuyến tiền liệt", "Viêm nhiễm niệu đạo" ]
Nước tiểu có váng thường là dấu hiệu của bệnh gì?
Nước tiểu có váng thường gây ra bởi bệnh lý cầu thận và viêm nhiễm đường tiết niệu. Để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần đi khám sức khỏe để kiểm tra chức năng thận và xét nghiệm nước tiểu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-nuoc-tieu-co-vang-vi
[ "Nước tiểu", "Viêm bàng quang", "bệnh thận", "Nước tiểu có váng", "Protein niệu", "Viêm tuyến tiền liệt", "Viêm nhiễm niệu đạo" ]
Nước tiểu có váng có thể do protein niệu, nguyên nhân nào dẫn đến protein niệu?
Nước tiểu ở người khỏe mạnh có màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến vàng đậm tùy vào lượng nước cung cấp cho cơ thể, nhưng tuyệt nhiên không có hiện tượng nước tiểu có váng. Tuy nhiên, một vài lý do khiến độ lọc của cầu thận suy giảm, sẽ làm các chất có kích thước to không thể đi qua màng lọc, kết quả là được thải ra qua đường nước tiểu, trong đó có protein. Nước tiểu có váng rất phù hợp với triệu chứng của protein niệu. Thêm vào đó, để chứng tỏ trong nước tiểu có protein bạn có thể nhỏ giấm hoặc acid sulfosalicylic vào nước tiểu sẽ có hiện tượng kết tủa, vẩn đục.Protein niệu là một dấu hiệu của tổn thương thận. Nhìn chung, protein niệu dương tính thường gặp trong các trường hợp sau:Bệnh lý ở thận: Hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mãn, suy thận kèm phù, ure, creatinin máu tăng. Viêm cầu thận cấp là nguyên nhân khiến nước tiểu có váng Bệnh lý về máu như bệnh đa u tủy xương, bệnh ung thưProtein niệu ở phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ kèm tăng huyết áp, phù thường có khả năng nhiễm độc thai nghén. Nếu không được điều trị dự phòng có thể gây sản giật, thai chết lưu.Protein niệu do cơ địa: Gặp nhiều ở thanh thiếu niên dưới 30 tuổi với biểu hiện protein niệu thay đổi theo tư thế. Nếu người bệnh nằm nghỉ ngơi, duỗi dài chân tại giường thì protein niệu âm tính. Nếu người bệnh đứng lâu trên một giờ thì protein niệu trở nên dương tính. Bệnh lành tính và thường tự khỏi sau 30 tuổi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-nuoc-tieu-co-vang-vi
[ "Nước tiểu", "Viêm bàng quang", "bệnh thận", "Nước tiểu có váng", "Protein niệu", "Viêm tuyến tiền liệt", "Viêm nhiễm niệu đạo" ]
Nước tiểu có váng do chứa lipid có thể xảy ra ở những trường hợp nào?
Đi tiểu ra lipid chủ yếu là tiểu ra các thành phần acid béo, phospholipid, triglyceride, hầu như không có cholesterol, có thể là nguyên nhân nước tiểu có váng, cụ thể:Hội chứng thận hư: Trong hội chứng thận hư, lipid niệu có thể lên đến 0,4g – 1g trong một ngày và có thể hơn nữa, trong đó tăng hàm lượng các thành phần cholesterol, triglycerid, phospholipid.Thai kỳ: Đái lipid còn xảy ra ở cuối thời kỳ thai nghénBệnh lý khác: Những người mắc bệnh đái tháo đường, xơ gan mật, thiểu năng tuyến giáp, suy thận giai đoạn cuối cũng dễ bị đái lipid.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-chung-ta-co-cam-giac-buon-ngu-vi
[ "Rối loạn giấc ngủ", "Bệnh tăng huyết áp", "Cảm giác buồn ngủ", "MOAZ BÉBÉ MB-037", "Giấc ngủ", "Ngưng thở khi ngủ", "Tiểu đường", "suy giảm trí nhớ" ]
Nguyên nhân gây buồn ngủ là gì?
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người, tuy nhiên chúng ta thường không biết rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến các cơn buồn ngủ, cũng như cơ chế gây buồn ngủ của não bộ.Một số nghiên cứu trên chuột đã cho thấy các tế bào thần kinh đệm hình sao trong não kích thích cơn buồn ngủ bằng cách giải phóng ra adenosine- một chất điều hòa thần kinh có tác dụng gây ngủ bị ức chế bởi caffeine. Ngoài ra, thời gian thức của bạn càng lâu thì sự thôi thúc cơn buồn ngủ càng lớn. Điều này được gọi là áp lực giấc ngủ.Các nhà khoa học cũng cho biết adenosine là một tác nhân gây ra áp lực giấc ngủ. Chất hóa học này sẽ tích tụ lại trong não bộ khi bạn ở trạng thái thức, sau đó sẽ kích thích các mô hình hoạt động não bộ độc đáo xảy ra trong khi ngủ. Không giống như các tế bào thần kinh khác, những tế bào hình sao này không bắn ra các giải điện, và chúng được coi là các tế bào hỗ trợ đơn giản.Nhìn chung, các vấn đề liên quan đến giấc ngủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm hội chứng Jet Lag, làm việc ca đêm, ca làm việc trái với nhịp điệu giấc ngủ tự nhiên của cơ thể, hoặc ngủ trong chốc lát.Một số người có thể cảm thấy mệt mỏi vì không ngủ đủ giấc, trong khi một số người khác mắc phải các vấn đề rối loạn về giấc ngủ, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên hoặc chứng ngủ rũ (Narcolepsy). Bên cạnh đó, những người có tính chất công việc đặc thù như thường xuyên làm ca đêm hoặc các ca luân phiên nhau cũng có thể bị mắc rối loạn giấc ngủ khi làm việc theo ca, được thể hiện rõ rệt với các cơn buồn ngủ quá mức trong lúc làm việc vào ban đêm, nhưng lại mất ngủ khi nghỉ ngơi vào ban ngày.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-chung-ta-co-cam-giac-buon-ngu-vi
[ "Rối loạn giấc ngủ", "Bệnh tăng huyết áp", "Cảm giác buồn ngủ", "MOAZ BÉBÉ MB-037", "Giấc ngủ", "Ngưng thở khi ngủ", "Tiểu đường", "suy giảm trí nhớ" ]
Khủng hoảng giấc ngủ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Hầu hết những người ở độ tuổi trưởng thành sẽ cần ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm, mặc dù một số người có thể cần ít hoặc nhiều thời gian ngủ hơn để được nghỉ ngơi đầy đủ.Khủng hoảng giấc ngủ, hay còn được gọi là ngủ không đủ giấc, hoặc chất lượng giấc ngủ kém có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, bao gồm tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, suy giảm trí nhớ và tăng cân. Nếu bạn đã ngủ đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày thì khả năng cao bạn đã mắc phải một vấn đề về rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này có thể làm gián đoạn khả năng đi vào giấc ngủ hoặc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, thậm chí dẫn đến những hành vi kỳ quặc trong khi ngủ, điển hình như mộng du. Hơn nữa, một số rối loạn giấc ngủ cũng có thể thúc đẩy cơn buồn ngủ không kiểm soát được trong suốt một ngày.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-chung-ta-co-cam-giac-buon-ngu-vi
[ "Rối loạn giấc ngủ", "Bệnh tăng huyết áp", "Cảm giác buồn ngủ", "MOAZ BÉBÉ MB-037", "Giấc ngủ", "Ngưng thở khi ngủ", "Tiểu đường", "suy giảm trí nhớ" ]
Các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ là gì?
Bạn sẽ cần phải trao đổi với bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ, bao gồm:Thường xuyên mất hơn 30 phút để đi vào giấc ngủThức dậy nhiều lần vào ban đêm và khó có thể ngủ trở lạiCảm thấy buồn ngủ liên tục trong ngàyThường xuyên ngủ trưa, ngủ không chủ ý, hoặc ngủ vào những thời điểm không thích hợp trong ngàyNgủ ngáy, thở hổn hển, hoặc ngưng thở trong một thời gian ngắn khi ngủ (thường xuất hiện ở nam giới)Có cảm giác ngứa ran hoặc như kiến bò ở chân và tay, nhất là khi bạn đang ngủChân và tay bị co giật thường xuyên khi ngủCảm thấy đau đầu khi thức dậyGặp ác mộng khi ngủCác cơn yếu cơ đột ngột khi tức giận, sợ hãi hoặc cườiKhông thể di chuyển cơ thể sau khi thức dậy
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-hieu-mo-bo-co-hoanh-tren-hinh-anh-x-quang-nguc-vi
[ "U màng phổi", "Mờ bờ cơ hoành", "X quang ngực", "Chụp cắt lớp vi tính", "Tràn dịch", "Tràn khí màng phổi", "Áp xe phổi", "Cơ hoành" ]
Cơ hoành là gì và vai trò của nó trong sinh lý hô hấp là gì?
Cơ hoành là một vân cơ dẹt, rộng, hình vòm, làm thành một vách gân- cơ ngăn giữa lồng ngực và ổ bụng. Cơ hoành có vai trò quan trọng trong sinh lý hô hấp. Khi cơ hoành co thì vòm hoành hạ xuống, lồng ngực giãn, áp lực trong lồng ngực giảm, không khí được hít vào.Đôi khi có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu ở cơ hoành, mặc dù trong một số trường hợp cơn đau có thể xuất phát từ một bộ phận cơ thể gần đó.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-hieu-mo-bo-co-hoanh-tren-hinh-anh-x-quang-nguc-vi
[ "U màng phổi", "Mờ bờ cơ hoành", "X quang ngực", "Chụp cắt lớp vi tính", "Tràn dịch", "Tràn khí màng phổi", "Áp xe phổi", "Cơ hoành" ]
Dấu hiệu mờ bờ cơ hoành là gì và nguyên nhân gây ra nó là gì?
Dấu hiệu mờ bờ cơ hoành chỉ một hình ảnh bất thường nhỏ dạng tam giác làm mất đi hình dạng bình thường của bờ hoành. Đây là hình ảnh thứ phát sau tổn thương gây xẹp phổi ở phía trên. Hình ảnh này được tạo nên bởi hiện tượng kéo màng phổi hoặc rãnh liên thùy lớn và dây chằng dưới màng phổi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-hieu-mo-bo-co-hoanh-tren-hinh-anh-x-quang-nguc-vi
[ "U màng phổi", "Mờ bờ cơ hoành", "X quang ngực", "Chụp cắt lớp vi tính", "Tràn dịch", "Tràn khí màng phổi", "Áp xe phổi", "Cơ hoành" ]
Liệt kê một số bệnh lý có dấu hiệu mờ bờ cơ hoành trên hình ảnh chụp X quang ngực
Dấu hiệu mờ bờ cơ hoành trên hình ảnh chụp X quang ngực thường gặp trong một số bệnh lý như:Tràn dịch màng phổi khu trú: Dịch có thể khu trú ở vòm hoành, ở thành ngực, ở trung thất, hoặc rãnh liên thùy, ít hoặc không di chuyển khi thay đổi tư thế bệnh nhân. Bóng mờ của dịch khu trú thường có đáy tròn rõ nét, bờ trên mờ và chiều cao lớn hơn chiều rộng.Tràn dịch màng phổi tự do: Trên phim chụp thẳng, tư thế đứng, dịch ở đáy phổi cho hình mờ đậm, đồng nhất; không thấy rõ bờ vòm hoành, bờ tim; có giới hạn trên là đường cong mờ không rõ nét, lõm lên trên vào trong, đó là đường cong Damoiseau X quang; dịch thay đổi vị trí theo tư thế bệnh nhân.Tràn dịch - tràn khí màng phổi: Trên phim chụp X quang ngực thẳng bệnh nhân đứng có hình mức hơi dịch nằm ngang. Nhu mô phổi xẹp quanh rốn phổi, nhô lên khỏi mặt dịch như hòn non bộ. Nếu tràn dịch - tràn khí khu trú có thể thấy nhiều mức hơi dịch cố định. Trên phim chụp cắt lớp vi tính thấy phổi nổi trên bề mặt dịch. Chụp cắt lớp vi tính rất ích lợi để phân biệt tràn khí tràn dịch khu trú với nhiều ổ áp xe phổi ngoại vi.U màng phổi nguyên phát: Khối mờ ngoại vi bờ không đều; tràn dịch màng phổi ít hoặc nhiều. Không có vôi hóa, không loét hang. Có thể có nốt mờ ở nhu mô phổi, tổn thương xương thành ngực.U màng phổi thứ phát: Các nốt mờ di căn màng phổi là u ác tính màng phổi hay gặp nhất, thường có nguồn gốc do u phổi, vú, ống tiêu hóa, thận. Biểu hiện là những nốt mờ, đôi khi cả hai bên, nằm sát màng phổi ngoại vi hoặc màng phổi trung thất, cơ hoành, rãnh liên thùy.Tràn khí màng phổi: Hình ảnh quá sáng ở vùng đỉnh và vùng nách, không thấy huyết quản, có thể thấy lá tạng là đường mờ rất mỏng ngăn cách giữa khí màng phổi và nhu mô phổi bị đẩy xẹp thụ động.Bóng mờ bất thường ở trung thất: Bóng mờ bất thường ở trung thất có đặc điểm là bóng mờ đồng đều; giới hạn ngoài rõ và liên tục, lồi về phía phổi, góc tiếp xúc với trung thất là một góc tù; giới hạn trong không thấy vì bóng mờ lẫn vào bóng mờ của trung thất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/y-nghia-cua-do-ap-luc-tham-thau-nieu-vi
[ "Áp lực thẩm thấu niệu", "Đo áp lực thẩm thấu niệu", "Nước điện giải", "Xét nghiệm độ thẩm thấu niệu", "Rối loạn điện giải" ]
Áp lực thẩm thấu niệu là gì?
Áp lực thẩm thấu niệu biểu thị nồng độ các chất hòa tan trong nước tiểu, là giá trị cho thấy nồng độ nhiều hay ít của các ion như chloride, natri, ure hay kali. Glucose niệu cũng ảnh hưởng đến nồng độ thẩm thấu niệu khi lượng glucose trong nước tiểu tăng cao. Tỷ trọng nước tiểu ở người bình thường cũng phần nào phản ánh áp lực thẩm thấu niệuĐánh giá áp lực thẩm thấu niệu cho phép bác sĩ biết được khả năng của thận bệnh nhân trong việc duy trì cân bằng nước điện giải cho cơ thể. So sánh áp lực thẩm thấu niệu với áp lực thẩm thấu máu còn giúp đánh giá khả năng điều chỉnh của thận hoặc tìm hiểu các chất hòa tan bất thường trong nước tiểu. Tỷ lệ áp lực thẩm thấu niệu/ áp lực thẩm thấu huyết tương bình thường sẽ ở mức 1/3.Đo áp lực thẩm thấu niệu sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:Chẩn đoán và đánh giá các bất thường về dịch và điện giải trong cơ thểQuyết định nhu cầu dịch trong cơ thể
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/y-nghia-cua-do-ap-luc-tham-thau-nieu-vi
[ "Áp lực thẩm thấu niệu", "Đo áp lực thẩm thấu niệu", "Nước điện giải", "Xét nghiệm độ thẩm thấu niệu", "Rối loạn điện giải" ]
Làm cách nào để đo áp lực thẩm thấu niệu?
Về mẫu bệnh phẩm: mẫu bệnh phẩm được sử dụng để đo áp lực thẩm thấu niệu là nước tiểu 24h, bệnh nhân không cần nhịn ăn trước khi đo áp lực thẩm thấu niệu đối với mẫu bệnh phẩm nước tiểu ngẫu nhiên nhưng cần khai thác các thuốc mà bệnh nhân sử dụng trong vòng 72 giờ trước đó (nhất là các thuốc lợi tiểu)Cách đo áp lực thẩm thấu niệu:Áp lực thẩm thấu niệu sẽ được đo bằng máy đo thẩm thấu kế (osmometry)Nguyên tắc đo: dựa vào sự thay đổi điểm nhiệt độ đông đặc của nước tiểu so với nướcTính áp lực thẩm thấu niệu: cứ 1 mOsm/kg sẽ là giảm nhiệt độ đông xuống 0,001858 °C nên nhiệt độ đông của nước tiểu càng thấp thì áp lực thẩm thấu niệu càng cao.Nếu không có máy đo áp lực thẩm thấu niệu thì có thể ước tính bằng công thức sau: Áp lực thẩm thấu niệu = [ Na + K + Urea] là tổng nồng độ 3 chất trong nước tiểu tính bằng mmol/l
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/y-nghia-cua-do-ap-luc-tham-thau-nieu-vi
[ "Áp lực thẩm thấu niệu", "Đo áp lực thẩm thấu niệu", "Nước điện giải", "Xét nghiệm độ thẩm thấu niệu", "Rối loạn điện giải" ]
Sự bất thường trong áp lực thẩm thấu niệu có ý nghĩa gì?
Đối với mẫu bệnh phẩm nước tiểu ngẫu nhiên áp lực thẩm thấu niệu sẽ vào khoảng 50- 1200 mOsm/ kg H2O hay 50- 1200 mmol/kgĐối với mẫu bệnh phẩm sau nhịn ăn 12-14h áp lực thẩm thấu niệu bình thường là: trên 850 mmol/kg Thời gian lấy mẫu bệnh phẩm khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau Các trường hợp tăng áp lực thẩm thấu niệu gồm có:Mất nướcHội chứng tăng tiết ADH bất thườngĐái tháo đườngTăng natri máuBệnh AddisonSuy tim ứ huyếtTiêu chảy, phùXơ ganToan ceton máuChế độ ăn nhiều protidCác trường hợp giảm áp lực thẩm thấu niệu gồm có:Uống nhiều nướcĐái tháo nhạtSuy thận cấpViêm cầu thậnCường AldosterolTăng canxi máuHạ kali máuBệnh đa u tủy xươngThiếu máu hồng cầu hình liềmTắc nghẽn đường tiết niệu Tăng canxi máu làm giảm áp lực thẩm thấu niệu
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhan-mot-truong-hop-suy-gan-trong-icu-chan-doan-xu-tri-va-dieu-tri-vi
[ "Viêm gan C", "Gan nhiễm mỡ", "Viêm gan B", "Ghép gan", "Điều trị suy gan", "Suy gan trong ICU", "Bệnh lý não gan", "Suy gan cấp" ]
Suy gan cấp là gì và diễn biến bệnh như thế nào?
Suy gan cấp là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng do sự suy giảm nhanh chóng chức năng gan trong một thời gian ngắn ở bệnh nhân khỏe mạnh trước đó. Đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, xử trí suy gan cấp trong thời gian đợi gan hồi phục hoặc tối ưu hóa trước khi ghép gan.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhan-mot-truong-hop-suy-gan-trong-icu-chan-doan-xu-tri-va-dieu-tri-vi
[ "Viêm gan C", "Gan nhiễm mỡ", "Viêm gan B", "Ghép gan", "Điều trị suy gan", "Suy gan trong ICU", "Bệnh lý não gan", "Suy gan cấp" ]
Bệnh nhân suy gan cấp có những triệu chứng lâm sàng nào?
Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh suy gan cấp có thể nhận thấy: Đặc trưng: vàng da, mệt mỏi, buồn nôn. Phân chia của Lucke và Mallory: chia làm 3 giai đoạn Tiền triệu là giai đoạn chưa có vàng da Giai đoạn trung gian đánh dấu bằng sự xuất hiện của vàng da Giai đoạn cuối với biểu hiện của bệnh lý não gan. Phân loại lâm sàng kinh điển: dựa vào khoảng cách từ khi biểu hiện vàng da đến khi xuất hiện bệnh lý não. Suy gan tối cấp: 7 ngày Suy gan cấp: 8 – 28 ngày Suy gan bán cấp: 5 – 12 tuần. Bệnh lý não gan: đóng vai trò trung tâm trong chẩn đoán suy gan cấp được chia thành 4 độ: Độ I: thay đổi trạng thái tình cảm, giảm tập tập trung và giảm chức năng tâm thần vận động, có thể kích thích được. Độ II: chậm chạp, ứng xử không phù hợp, còn khả năng nói. Độ III: thờ thẫn, mất định hướng, kích động. Độ IV: hôn mê, có thể còn đáp ứng với kích thích đau.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nhan-mot-truong-hop-suy-gan-trong-icu-chan-doan-xu-tri-va-dieu-tri-vi
[ "Viêm gan C", "Gan nhiễm mỡ", "Viêm gan B", "Ghép gan", "Điều trị suy gan", "Suy gan trong ICU", "Bệnh lý não gan", "Suy gan cấp" ]
Khi bệnh nhân suy gan cấp cần xử trí như thế nào?
Về cơ bản, không có điều trị đặc hiệu cho bệnh suy gan cấp, do vậy các biện pháp điều trị bao gồm: Điều trị hỗ trợ gan, các cơ quan bị suy chức năng. Điều trị các biến chứng trong khi chờ đợi tế bào gan hồi phục hoặc chờ ghép gan. Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu: Ngừng tất cả các thuốc đang uống, gây nôn, uống 20 gam than hoạt nếu nghi ngờ ngộ độc paracetamol. Truyền dung dịch glucose 10% tránh hạ đường huyết Chuyển ngay đến khoa hồi sức tích cực, đảm bảo tư thế an toàn, hô hấp và tuần hoàn trên đường vận chuyển. Xử trí tại bệnh viện Các biện pháp hồi sức cơ bản Nằm đầu cao 30 - 45 độ nếu không có tụt huyết áp, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc an thần. Hồi sức hô hấp: tư thế an toàn, các biện pháp hỗ trợ hô hấp tùy thuộc tình trạng hô hấp của bệnh nhân. Nếu phải đặt nội khí quản thở máy, tránh dùng PEEP quá cao vì làm tăng áp lực nội sọ. Hồi sức tuần hoàn: duy trì huyết áp của người bệnh cao hơn mức bình thường hoặc huyết áp nền để đảm bảo áp lực tưới máu não: sử dụng dịch keo (albumin, gelatin) để đảm bảo thể tích tuần hoàn, duy trì Hb 10g/dl. Sử dụng thuốc vận mạch noradrenalin để duy trì huyết áp nếu huyết áp còn thấp khi đã bù đủ dịch. Điều trị chống phù não: bệnh nhân suy gan cấp ở giai đoạn III và IV hầu hết có phù não. Chết não liên quan đến phù não là nguyên nhân chính của tử vong do suy gan cấp ngoài các biện pháp đảm bảo hô hấp, tuần hoàn như trên cần sử dụng các biện pháp: Manitol 20% :0,5g/kg truyền tĩnh mạch trong 15 phút lặp lại nếu áp lực thẩm thấu dưới 320 mosm/l. Duy trì natri máu 145 - 155 mmol/l bằng truyền dung dịch muối natri clorua 3%. Theo dõi và kiểm soát áp lực nội sọ nếu thực hiện được kỹ thuật này. Chỉ định khi bệnh nhân ở giai đoạn III, IV. Đảm bảo áp lực nội sọ < 25mmHg và áp lực tưới máu não 50 - 80 mmHg. Thuốc an thần nên sử dụng Pentobarbital (3 - 5mg/kg liều ban đầu, sau đó duy trì 1 - 3 mg/kg/giờ). Chỉ định khi bệnh nhân kích thích ,co giật và đau. Các biện pháp hồi sức cơ bản khác Dự phòng chảy máu đường tiêu hóa: sử dụng kháng H2 liều cao: Ranitidin 1 - 3mg mỗi 8 giờ (tĩnh mạch) hoặc ức chế bơm proton. Theo dõi và điều chỉnh nước điện giải, thăng bằng toan kiềm (Lưu ý hạ natri máu không bù nhanh vì làm tăng áp lực nội sọ), cân bằng dịch vào ra. Cung cấp glucose bằng truyền dung dịch glucose 10% hoặc 20%, truyền liên tục và theo dõi đường máu theo giờ, tránh hạ đường máu (làm tăng tỷ lệ tử vong) cũng như tăng đường máu làm tăng áp lực nội sọ. Điều trị rối loạn đông máu: truyền plasma tươi, tiểu cầu, yếu tố tủa khi có xuất huyết tự phát hoặc khi làm thủ thuật xâm lấn mà INR > 1,5 tiểu cầu < 50.000; fibrinogen < 100mg/dl. Vitamin K 10mg tiêm tĩnh mạch để dự phòng. Dinh dưỡng cho bệnh nhân suy gan cấp ưu tiên dinh dưỡng đường miệng, đảm bảo 35 - 40 Kcal/kg/ngày; 0,5 - 1g protein/kg/ngày. Sử dụng kháng sinh: Kháng sinh diệt khuẩn đường ruột chọn lọc Neomycin, Rifampicin. Sử dụng kháng sinh toàn thân khi có bằng chứng nhiễm khuẩn. Thuốc nhuận tràng: Sorbitol, Duphalac.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thieu-vitamin-b12-nguyen-nhan-trieu-chung-va-dieu-tri-vi
[ "Bổ sung vitamin B12", "Thiếu Vitamin B12", "Vitamin", "Tê bì chân tay", "Vitamin B12", "Thiếu máu" ]
Những người lớn tuổi thường gặp khó khăn gì khi hấp thụ vitamin B12?
Càng lớn tuổi, việc hấp thụ vitamin B12 càng trở nên khó khăn hơn. Hấp thụ kém vitamin B12 cũng có thể xảy ra nếu bạn đã phẫu thuật giảm cân hoặc thực hiện phẫu thuật khác để loại bỏ một phần dạ dày hay bạn uống quá nhiều rượu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thieu-vitamin-b12-nguyen-nhan-trieu-chung-va-dieu-tri-vi
[ "Bổ sung vitamin B12", "Thiếu Vitamin B12", "Vitamin", "Tê bì chân tay", "Vitamin B12", "Thiếu máu" ]
Nếu bạn bị thiếu máu ác tính hoặc gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin B12, bác sĩ có thể kê đơn điều trị như thế nào?
Nếu bạn bị thiếu máu ác tính hoặc gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin B12, thường phương pháp điều trị là bạn cần tiêm vitamin này. Bạn có thể cần tiếp tục tiêm bổ sung vitamin B12, uống bổ sung liều cao bằng đường uống hoặc tiêm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thieu-vitamin-b12-nguyen-nhan-trieu-chung-va-dieu-tri-vi
[ "Bổ sung vitamin B12", "Thiếu Vitamin B12", "Vitamin", "Tê bì chân tay", "Vitamin B12", "Thiếu máu" ]
Ngoài các triệu chứng như suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi, việc thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nào khác?
Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể khiến bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe như: Suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi. Các triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng do thiếu ngủ, căng thẳng hoặc làm việc quá sức. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra nồng độ vitamin B12 trong máu nếu tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-me-phau-thuat-ghep-xuong-trong-chan-thuong-cot-song-co-vi
[ "Gây mê phẫu thuật ghép xương", "Chấn thương cột sống cổ", "Cố định cột sống", "Gây mê toàn thân", "Đặt ống nội khí quản" ]
Giai đoạn nào trong quá trình gây mê phẫu thuật ghép xương cho bệnh nhân chấn thương cột sống cổ là khó khăn nhất và tiềm ẩn nguy cơ cao?
Yếu tố khó khăn nhất khi thực hiện gây mê chính là giai đoạn khởi mê nhằm đặt ống nội khí quản. Nếu như động tác đặt ống không chính xác và nhanh gọn, dể xảy ra biến chứng có thể làm tổn thương trầm trọng thêm phần bị chấn thương cột sống cổ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-me-phau-thuat-ghep-xuong-trong-chan-thuong-cot-song-co-vi
[ "Gây mê phẫu thuật ghép xương", "Chấn thương cột sống cổ", "Cố định cột sống", "Gây mê toàn thân", "Đặt ống nội khí quản" ]
Trong quá trình gây mê, điều gì được sử dụng để kiểm tra vị trí chính xác của ống nội khí quản?
Nghe phổi và kết quả EtCO2 được sử dụng để kiểm tra vị trí chính xác của ống nội khí quản.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-me-phau-thuat-ghep-xuong-trong-chan-thuong-cot-song-co-vi
[ "Gây mê phẫu thuật ghép xương", "Chấn thương cột sống cổ", "Cố định cột sống", "Gây mê toàn thân", "Đặt ống nội khí quản" ]
Khi nào người bệnh có thể được rút ống nội khí quản sau khi kết thúc quá trình gây mê?
Tiêu chuẩn rút ống nội khí quản khi người bệnh đã tỉnh táo, thân nhiệt trên 35 độ C, có thể tự thở đều trong giới hạn cho phép. Và nhận thấy bệnh nhân không xuất hiện những biến chứng nguy hiểm của gây mê hoặc phẫu thuật.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-ban-ngay-va-lam-nao-de-dung-lai-vi
[ "Rối loạn giấc ngủ", "ngủ ngáy", "Khó thở", "Hội chứng ngưng thở khi ngủ", "Cảm lạnh", "Điều trị ngủ ngáy", "Huyết áp cao" ]
Tại sao một số người bị nghẹt mũi có thể ngủ ngáy?
Tất cả những vấn đề về hô hấp, ngăn cản bạn thở bằng mũi đều có thể tạo tiếng ngáy. Chẳng hạn như nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc dị ứng. Các loại thuốc không kê đơn hoặc miếng dán thông mũi có tác dụng mở đường thở, vừa chữa bệnh vừa là một cách ngủ không ngáy. Tuy nhiên, bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị nghẹt mũi hàng tuần liền không khỏi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-ban-ngay-va-lam-nao-de-dung-lai-vi
[ "Rối loạn giấc ngủ", "ngủ ngáy", "Khó thở", "Hội chứng ngưng thở khi ngủ", "Cảm lạnh", "Điều trị ngủ ngáy", "Huyết áp cao" ]
Làm sao để hạn chế ngủ ngáy khi nằm ngửa?
Tư thế này có thể khiến bạn phát ra tiếng ngáy hoặc làm cho tình trạng ngủ ngáy trở nên tồi tệ hơn. Cách ngủ không ngáy nhất là nằm nghiêng khi ngủ, hoặc xoay người ôm lấy bạn đời nếu cả hai ngủ chung (tư thế úp thìa). Bạn cũng có thể thử lót thêm 2 - 3 chiếc gối xếp chồng lên nhau để tạo không gian hẹp, tránh nằm ngửa khi ngủ. Nếu không hiệu quả, hãy khâu một chiếc túi nhỏ vào lưng áo, sau đó đặt một quả bóng tennis vào đó. Vật cản này sẽ gây khó chịu mỗi khi bạn nằm ngửa ra.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-ban-ngay-va-lam-nao-de-dung-lai-vi
[ "Rối loạn giấc ngủ", "ngủ ngáy", "Khó thở", "Hội chứng ngưng thở khi ngủ", "Cảm lạnh", "Điều trị ngủ ngáy", "Huyết áp cao" ]
Ngoài ngáy, tình trạng nào khác có thể xảy ra khi ngủ mà cần đến bác sĩ?
Ngáy có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng nghiêm trọng hơn, được gọi là ngưng thở khi ngủ. Hiện tượng này khiến bạn liên tục ngừng thở trong một khoảng thời gian ngắn lúc đang ngủ, tạo ra tiếng thở hổn hển hoặc đánh thức bạn dậy trong đêm. Dấu hiệu của hội chứng này bao gồm khô miệng, đau đầu hoặc đau họng vào buổi sáng.Ngưng thở khi ngủ có thể liên quan đến đột quỵ, huyết áp cao và bệnh tim, vì vậy hãy gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình đã mắc phải tình trạng này. Chuyên gia y tế thường chỉ định dùng một thiết bị trợ thở trong khi ngủ hoặc phẫu thuật đối với một số trường hợp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/loi-ich-tam-ly-cua-tap-duc-voi-tram-cam-la-gi-vi
[ "Endorphin", "Tập thể dục", "Trầm cảm", "Điều trị trầm cảm", "Hormone hạnh phúc", "Trầm cảm sau sinh" ]
Tập thể dục có tác động gì đến cảm xúc của con người?
Luyện tập thể dục thường xuyên đã được khoa học chứng minh giúp kích hoạt cảm giác tích cực, giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Ngoài ra, tập thể dục còn mang lại nhiều lợi ích khác như tăng cường sức mạnh cơ bắp, khả năng linh hoạt, tạo ngủ ngon giấc, ...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/loi-ich-tam-ly-cua-tap-duc-voi-tram-cam-la-gi-vi
[ "Endorphin", "Tập thể dục", "Trầm cảm", "Điều trị trầm cảm", "Hormone hạnh phúc", "Trầm cảm sau sinh" ]
Endorphin là gì và nó có vai trò gì trong việc giảm trầm cảm?
Khi tập thể dục, cơ thể sẽ giải phóng một hóa chất gọi là endorphin - hormone hạnh phúc. Những endorphin này tương tác với các thụ thể trong não giúp làm giảm cảm giác đau, tác dụng tương tự như thuốc giảm đau và thuốc an thần. Ngoài ra, nó cũng giúp kích hoạt cảm giác tích cực trong cơ thể, tương tự như morphin. Đó là lý giải tại sao sau khi tập thể dục, cơ thể có cảm giác hưng phấn và tràn đầy năng lượng.Endorphin được sản xuất tại não bộ, tủy sống và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Nó được giải phóng nhằm thực hiện vai trò như một chất dẫn truyền thần kinh. Các thụ thể tế bào thần kinh endorphin có khả năng liên kết với một số loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, không giống như morphin, việc kích hoạt các thụ thể này bởi endorphin không gây ra tình trạng nghiện hay phụ thuộc.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/loi-ich-tam-ly-cua-tap-duc-voi-tram-cam-la-gi-vi
[ "Endorphin", "Tập thể dục", "Trầm cảm", "Điều trị trầm cảm", "Hormone hạnh phúc", "Trầm cảm sau sinh" ]
Nêu một số lợi ích sức khỏe khác của việc tập thể dục thường xuyên?
Tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh giúp làm:Giảm căng thẳngTránh cảm xúc lo lắng và chán nảnTăng lòng tự trọngCải thiện giấc ngủTập thể dục cũng có những lợi ích sức khỏe bổ sung:Củng cố hoạt động tim mạchTăng năng lượngGiảm huyết ápCải thiện sức mạnh cơ bắpCủng cố cấu trúc xương khớpGiảm mỡThân hình cân đối và cơ thể khỏe mạnh
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-cat-lop-vi-tinh-cot-song-lung-co-dung-hinh-3d-vi
[ "Chụp CT", "Thoát vị đĩa đệm", "Gai cột sống", "Chụp cắt lớp vi tính", "Cột sống thắt lưng", "Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng", "Viêm khớp", "thoái hóa cột sống" ]
Cột sống thắt lưng đóng vai trò gì trong cơ thể?
Cột sống thắt lưng là cấu trúc chống đỡ sức nặng của toàn bộ cơ thể nên nó đóng vai trò rất quan trọng. Theo khảo sát, có tới 80% dân số thế giới ít nhất từng một lần trong đời gặp các vấn đề bệnh lý liên quan tới cột sống thắt lưng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-cat-lop-vi-tinh-cot-song-lung-co-dung-hinh-3d-vi
[ "Chụp CT", "Thoát vị đĩa đệm", "Gai cột sống", "Chụp cắt lớp vi tính", "Cột sống thắt lưng", "Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng", "Viêm khớp", "thoái hóa cột sống" ]
Kỹ thuật chụp CLVT cột sống thắt lưng có dựng hình 3D có thể giúp chẩn đoán những bệnh lý nào?
Chụp CLVT cột sống thắt lưng có dựng hình 3D là một kỹ thuật giúp chẩn đoán hiệu quả cho tình trạng đau cột sống thắt lưng. Đau cột sống thắt lưng có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Triệu chứng này là biểu hiện của một số bệnh lý như: Gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp, ung thư,... Chụp CLVT cột sống thắt lưng có dựng hình 3D là một kỹ thuật giúp chẩn đoán hiệu quả cho tình trạng này.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-cat-lop-vi-tinh-cot-song-lung-co-dung-hinh-3d-vi
[ "Chụp CT", "Thoát vị đĩa đệm", "Gai cột sống", "Chụp cắt lớp vi tính", "Cột sống thắt lưng", "Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng", "Viêm khớp", "thoái hóa cột sống" ]
Kỹ thuật chụp CLVT cột sống thắt lưng có dựng hình 3D được thực hiện như thế nào?
Đây là kỹ thuật sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính để tạo ảnh cột sống thắt lưng, giúp đánh giá các tổn thương của xương, ống sống cùng các thành phần lân cận. Về nguyên lý, một cơ quan cơ thể qua chụp cắt lớp vi tính sẽ cho ra vô số lát cắt, nếu chồng chúng lên nhau sẽ cho đúng hình thể ban đầu. Cơ chế dựng hình 3D là dựng hình tuần tự nhiều lát cắt chồng lên nhau theo từng lớp tới khi hoàn thành toàn dạng của cơ quan cần chẩn đoán (ở đây là cột sống thắt lưng).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ngon-tay-co-sung-ngon-tay-bat-nguyen-nhan-trieu-chung-vi
[ "Ngón tay bật", "Ngón tay cò súng trẻ em", "Bệnh ngón tay cò súng ở trẻ em", "Ngón tay cò súng", "Ngón tay lò xo", "Trẻ em" ]
Ngón tay cò súng là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh là gì?
Ngón tay cò súng hay còn gọi là ngón tay bật, là bệnh khiến cho ngón tay bị cứng cố định ở một tư thế. Bệnh chủ yếu tác động đến lớp mô xung quanh gân ngón tay gọi là bao gân. Gân là các mô sợi dày gắn cơ với xương. Viêm bao gân dẫn đến gân không chuyển động một cách trơn tru, làm cho ngón tay bị khóa tại chỗ.Mọi độ tuổi đều có thể bị bệnh ngón tay cò súng nhưng bệnh thường thấy ở những người trên 45 tuổi và ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh được cho là nguy cơ nghề nghiệp của nha sĩ, thợ may và thợ mổ gia súc. Trên bệnh nhân mắc một số bệnh lý sau, cũng tăng tỷ lệ bị ngón tay cò súng như:Đái tháo đườngHội chứng ống cổ tayViêm gân De QuervainSuy giápViêm khớp dạng thấpGútBệnh thận mạn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ngon-tay-co-sung-ngon-tay-bat-nguyen-nhan-trieu-chung-vi
[ "Ngón tay bật", "Ngón tay cò súng trẻ em", "Bệnh ngón tay cò súng ở trẻ em", "Ngón tay cò súng", "Ngón tay lò xo", "Trẻ em" ]
Bệnh ngón tay cò súng ở trẻ em có gì đặc biệt so với người lớn?
Tình trạng ngón tay cò súng trẻ em xảy ra khi hoạt động của gân gấp với bao gân và ròng rọc bị cản trở. Thông thường ở trẻ em đó là sự xuất hiện vô căn những nốt dày lên trên sợi gân ngang vị trí khớp bàn ngón, khác với tình trạng viêm mãn tính gân – bao gân ở người lớn.Bệnh lý này ở trẻ em thường được phát hiện ở trẻ từ 3 tháng – 3 năm tuổi, thường xuất hiện ở ngón cái (khoảng 80%) và có thể ở cả 2 tay (khoảng 25%). Phụ huynh là người trực tiếp phát hiện và được chẩn đoán xác định sau khi thăm khám lại từ bác sĩ.Bệnh lý có 4 giai đoạn, ở giai đoạn 3 và 4, cử động ngón tay đã khó khăn, khi bé cầm nắm đồ vật, ngón tay không trở về tư thế duỗi thẳng, phụ huynh phải mở ra, đôi khi gây đau cho bé.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/ngon-tay-co-sung-ngon-tay-bat-nguyen-nhan-trieu-chung-vi
[ "Ngón tay bật", "Ngón tay cò súng trẻ em", "Bệnh ngón tay cò súng ở trẻ em", "Ngón tay cò súng", "Ngón tay lò xo", "Trẻ em" ]
Triệu chứng của bệnh ngón tay cò súng là gì?
Triệu chứng thường gặp đầu tiên là hiện tượng ngón tay bật nhẹ không đau hoặc đơn giản chỉ là cảm giác khó chịu mỗi khi cử động ngón tay. Khi bệnh tiến triển sẽ có hiện tượng bật, âm thanh bật, ấn đau tại khớp bàn ngón hoặc liên đốt gần ở phía lòng bàn tay.Bệnh ngón tay cò súng thường có các dấu hiệu sau:Ngón tay thường bị cố định, kẹt hoặc khóa trong tư thế gập khi vận động ngón tay.Cần phải có ai đó kéo thẳng hoặc bẻ về vị trí cũ.Đau xảy ra trên vùng gân và thường đau nhiều hơn khi vận động.Ngoài ra cũng có thể xuất hiện sưng.Người lớn bệnh ngón tay cò súng thường bị ở ngón giữa còn trẻ em thường bị ở ngón cái.Bệnh được phân loại thành 4 cấp độ:Cấp độ 1: đau mặt lòng và khó chịu ở ròng rọc, gân gấp ngón tay.Cấp độ 2: bị vướng ngón tay.Cấp độ 3: bị khóa ngón tay, chỉ có thể cử động thụ động.Cấp độ 4: bị khóa cố định ngón tay, không thể cử động.Khi gặp phải những dấu hiệu của ngón tay cò súng tốt nhất là bạn hãy tới gặp bác sĩ chuyên phẫu thuật tay, người có kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề của ngón tay, cổ tay và bàn tay. Các bác sĩ phẫu thuật tay được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng để xử lý mọi cấp độ của bệnh ngón tay cò súng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/9-xet-nghiem-benh-lay-qua-duong-tinh-duc-stds-vi
[ "Viêm gan C", "HIV", "Sùi mào gà", "Bệnh giang mai", "Viêm gan B", "Bệnh lậu", "Herpes", "Bệnh lây truyền qua đường tình dục" ]
Những người nào nên được kiểm tra STDs?
Những người nên được kiểm tra STDs nếu như:Có quan hệ tình dục không an toànTìm hiểu đối tác của bạn có STDsCó triệu chứng của STDsHãy nghĩ rằng bạn đã tiếp xúc với STDsDùng chung dụng cụ tiêm, truyềnĐang mang thai
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/9-xet-nghiem-benh-lay-qua-duong-tinh-duc-stds-vi
[ "Viêm gan C", "HIV", "Sùi mào gà", "Bệnh giang mai", "Viêm gan B", "Bệnh lậu", "Herpes", "Bệnh lây truyền qua đường tình dục" ]
Các triệu chứng của bệnh lậu là gì?
Các triệu chứng của bệnh lậu có thể bao gồm:Chất dịch đặc, đục hoặc có máu từ dương vật hoặc âm đạoĐau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểuChảy máu kinh nguyệt nặng hoặc chảy máu giữa các kỳ kinhĐau, sưng tinh hoànNhu động ruộtNgứa hậu môn
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/9-xet-nghiem-benh-lay-qua-duong-tinh-duc-stds-vi
[ "Viêm gan C", "HIV", "Sùi mào gà", "Bệnh giang mai", "Viêm gan B", "Bệnh lậu", "Herpes", "Bệnh lây truyền qua đường tình dục" ]
Xét nghiệm Herpes được thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm herpes sẽ được bác sĩ thực hiện bằng cách lấy một mô nỏ hoặc nuôi cấy mụn hước hoặc vết loét. Chúng sẽ được thực hiện và kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm máu cũng có thể giúp phát hiện nhiễm trùng herpes trong quá khứ, nhưng kết quả không phải lúc nào cũng có kết luận.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-wilson-la-gi-nguyen-nhan-va-trieu-chung-vi
[ "Bệnh Wilson", "Rối loạn trương lực cơ", "Rối loạn nội tiết", "Wilson", "Rối loạn thần kinh", "Rối loạn tiêu hoá" ]
Bệnh Wilson là gì?
Bệnh Wilson là một loại bệnh rối loạn gen do di truyền khiến cho cơ thể không thải trừ được lượng đồng dư dẫn đến tích lũy đồng trong các mô cơ thể (gan, não, mắt và các cơ quan khác) và gây độc hại cho người bệnh, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.Khi chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ có thể thấy giãn não thất, teo vỏ não và biến đổi tỷ trọng cũng như các dấu hiệu bất thường khác ở các hạt nhân vùng đáy não.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-wilson-la-gi-nguyen-nhan-va-trieu-chung-vi
[ "Bệnh Wilson", "Rối loạn trương lực cơ", "Rối loạn nội tiết", "Wilson", "Rối loạn thần kinh", "Rối loạn tiêu hoá" ]
Nguyên nhân gây ra bệnh Wilson là gì?
Nguyên nhân bệnh Wilson là do di truyền gây tích tụ quá nhiều đồng trong cơ thể. Bệnh di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Điều này có nghĩa là trong bệnh Wilson, cơ thể phải nhận 2 gen ATP7B bất thường (1 từ cha và 1 từ mẹ). Đây là rối loạn di truyền hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 1/30.000 người.Ở bệnh Wilson, một phần gen nằm trên nhiễm sắc thể số 13 không hoạt động, (ATP7B). Gen giúp kiểm soát việc thải đồng của tế bào gan vào mật. Tuy nhiên, do lỗi gen không hoạt động được nên đồng bị tích tụ trong tế bào gan, khi lượng đồng vượt quá mức, sẽ tràn vào máu và lắng đọng ở các cơ quan khác của cơ thể (não, mắt và các cơ quan khác).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-wilson-la-gi-nguyen-nhan-va-trieu-chung-vi
[ "Bệnh Wilson", "Rối loạn trương lực cơ", "Rối loạn nội tiết", "Wilson", "Rối loạn thần kinh", "Rối loạn tiêu hoá" ]
Triệu chứng của bệnh Wilson là gì?
Các triệu chứng bệnh Wilson có thể kể đến như sau:Về thần kinh: Rối loạn trương lực cơ tăng lan tỏa kiểu ngoại tháp ở các cơ mặt, cơ phát âm, cơ vùng cổ và thắt lưng; khi bệnh nhân gắng sức, đi, nói và đôi khi có thể có co thắt đối động; bất động mặt, miệng, hầu; khó nói, tốc độ chậm, âm thanh đơn điệu, loạn âm; đi và khi đứng khó khăn; rối loạn mắt, nhiều dãi, nhiều trứng cá, rối loạn vận mạch; có thể xảy ra những cơn động kinh hoặc đột quỵ.Về tâm thần: Người bệnh thường bị rối loạn cảm xúc và khí sắc. Nhiều trường hợp suy yếu trí tuệ có khuynh hướng tiến tới tâm thần sa sút, loạn thần.Rối loạn sắc tố: Mắt xuất hiện vòng Kayser - Fleischer màu xanh nâu, quanh giác mạc ở vị trí mặt sau màng Descemet. Đồng có thể lắng đọng ở củng mạc và thể thủy tinh gây đục nhân hình hoa hướng dương; màu da nâu nhạt hoặc xám nhạt.Rối loạn tiêu hóa: Đại tiện lỏng kèm theo sốt, nôn, chán ăn, đau bụng, chảy máu mũi, chảy máu lợi, vàng da. Tình trạng xơ gan diễn ra với các dấu hiệu gan và sau đó teo, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, giãn tĩnh mạch thực quản, lách to.Biến đổi xương khớp, nhuyễn xương, rỗ xương, xương dễ gãy; ở khớp có đóng vôi ở các dây chằng và đầu sụn có thể bị mòn.Rối loạn nội tiết: Hoạt động sinh dục bị rối loạn, kèm rối loạn thực vật vùng gian não như ngủ nhiều, hạ hoặc hơi tăng thân nhiệt, có thể bị đái tháo đường. Một số bệnh nhân có thể gặp thiếu máu huyết tán hoặc tổn thương thận gây protein niệu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lay-di-vat-phe-quan-qua-ong-soi-cung-vi
[ "Ống soi cứng", "Kháng sinh", "Khí phế quản", "Soi phế quản ống mềm", "Suy hô hấp", "Dị vật phế quản", "Gây mê toàn thân", "Viêm khớp" ]
Nêu rõ những chống chỉ định khi lấy dị vật phế quản qua ống nội soi cứng?
Chống chỉ định lấy dị vật phế quản bằng ống soi cứng với những trường hợp: Cột sống cổ không ổn định: viêm khớp, dị dạng, cột sống cổ được cố định Suy hô hấp nặng Đau thắt ngực không ổn định Rối loạn nhịp tim nặng Nhồi máu cơ tim
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lay-di-vat-phe-quan-qua-ong-soi-cung-vi
[ "Ống soi cứng", "Kháng sinh", "Khí phế quản", "Soi phế quản ống mềm", "Suy hô hấp", "Dị vật phế quản", "Gây mê toàn thân", "Viêm khớp" ]
Liệt kê những dụng cụ cần thiết để thực hiện kỹ thuật lấy dị vật phế quản qua ống nội soi cứng.
Ngoài ra nhân viên y tế còn phải chuẩn bị một số thiết bị phụ vụ cho quá trình nội soi như: Hệ thống nội soi phế quản: ống nội soi, nguồn sáng, kìm sinh thiết,... Thuốc: atropin 1⁄4 mg, lidocan 2%, adrenalin 1mg, salbutamol 0,5mg, methylprednisolon 40mg, ventolin 5mg, seduxen 10mg, midazolam 5mg, adalat 10mg, furosemide 20mg, glucose 5%, natriclorua 0,9%. Dụng cụ: bơm tiêm, kim tiêm, bông, băng dính, dây truyền dịch, ống đựng bệnh phẩm, bình đựng dịch, găng vô trùng, gạc vô trùng, găng sạch, áo mổ, máy hút, ống dẫn oxy, mặt nạ oxy, bóng ambu, máy hút, mask khí dung, lam kính, dung dịch cố định bệnh phẩm. Dụng cụ lấy dị vật: kìm gặp chuyên dụng, giỏ, snare, sonde đốt điện cầm máu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lay-di-vat-phe-quan-qua-ong-soi-cung-vi
[ "Ống soi cứng", "Kháng sinh", "Khí phế quản", "Soi phế quản ống mềm", "Suy hô hấp", "Dị vật phế quản", "Gây mê toàn thân", "Viêm khớp" ]
Nêu những biến chứng có thể gặp trong và sau khi lấy dị vật phế quản qua ống nội soi cứng.
Ngoài ra một số biến chứng có thể gặp như: Giảm oxy máu Co thắt thanh quản, khí phế quản. Phù nề thanh quản. Rối loạn nhịp tim, huyết động không ổn định. Vỡ thực quản hoặc khí quản. Chấn thương thanh quản. Gẫy răng
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lay-mau-tinh-mach-ben-nhung-dieu-can-biet-vi
[ "Lấy máu tĩnh mạch bẹn", "Lấy máu", "Chọc hút máu tĩnh mạch đùi", "Lấy máu tĩnh mạch đùi" ]
Trong trường hợp nào lấy máu tĩnh mạch bẹn được chỉ định?
Lấy máu tĩnh mạch bẹn được chỉ định khi: Lấy máu để làm xét nghiệm, đặc biệt là các xét nghiệm khí máu, điện giải ở người bệnh trụy mạch, phù to toàn thân, quá béo, tĩnh mạch dễ vỡ, khó dùng các tĩnh mạch ngoại vi khác do tĩnh mạch bị tổn thương hoặc da vùng lấy máu bị bỏng, loét. Bệnh nhân làm xét nghiệm huyết học – truyền máu: Tổng phân tích máu, đông máu cơ bản, HIV, HBsAg, HCV. Tiêm thuốc trong hồi sức cấp cứu đặc biệt khi có ngừng tuần hoàn, truỵ mạch. Truyền dịch khi không thể dùng mạch khác, đặc biệt là trẻ em, hoặc khi phải dùng nhiều đường truyền trong một lúc.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lay-mau-tinh-mach-ben-nhung-dieu-can-biet-vi
[ "Lấy máu tĩnh mạch bẹn", "Lấy máu", "Chọc hút máu tĩnh mạch đùi", "Lấy máu tĩnh mạch đùi" ]
Những trường hợp nào chống chỉ định lấy máu tĩnh mạch bẹn?
Chống chỉ định lấy máu tĩnh mạch bẹn với các trường hợp sau: Vùng tĩnh mạch bẹn bị tổn thương, bầm tím, bỏng. Thận trọng trong các trường hợp người bệnh bị bệnh rối loạn đông máu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lay-mau-tinh-mach-ben-nhung-dieu-can-biet-vi
[ "Lấy máu tĩnh mạch bẹn", "Lấy máu", "Chọc hút máu tĩnh mạch đùi", "Lấy máu tĩnh mạch đùi" ]
Các tai biến hiếm gặp khi lấy máu tĩnh mạch bẹn là gì?
Các tai biến hiếm gặp khi lấy máu tĩnh mạch bẹn: Chảy máu chỗ chọc gây tụ máu: có thể đã chọc nhầm vào động mạch trong khi thao tác. Băng ép. Có khi phải làm thủ thuật bên chi kia. Nhiễm khuẩn tại chỗ, nhiễm khuẩn máu (sốt cao, rét run): vệ sinh nơi chọc, cấy máu, rút ống thông, kháng sinh. Viêm tắc tĩnh mạch chủ dưới: chi to lên, phù, rút ống thông, tiêm urokinase, hoặc streptokinase, kháng sinh. Trụy mạch ngay sau khi chọc trong 24 giờ đầu: thủ thuật viên đã chọc xuyên thủng tĩnh mạch đùi và chọc quá cao cạnh cung đùi làm cho chảy máu vào hố chậu. Phải truyền máu, nếu không đỡ phải can thiệp phẫu thuật.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-phan-chia-cac-loai-hen-suyen-vi
[ "Hen suyễn do tập thể dục", "hen suyễn dị ứng", "Hen suyễn", "Các loại hen", "Hen suyễn thể ho", "Hen suyễn về đêm" ]
Hen suyễn dị ứng là gì và nó được kích hoạt bởi những yếu tố nào?
Dị ứng và hen suyễn là hai tình trạng bệnh thường đi đôi với nhau. Viêm mũi dị ứng, hay còn gọi là sốt cỏ khô, đây là một căn bệnh dị ứng mãn tính phổ biến nhất, xảy ra khi lớp niêm mạc bên trong mũi bị viêm.Đối với những người bị viêm mũi dị ứng, cơ thể sẽ tăng độ nhạy cảm với một chất khiến các tế bào miễn dịch giải phóng ra histamines để đáp ứng với việc tiếp xúc các chất gây dị ứng. Khi đó, histamines cùng những loại hóa chất khác sẽ kích hoạt các triệu chứng dị ứng. Mặt khác, những chất dễ gây ra phản ứng dị ứng thường xâm nhập vào cơ thể thông qua đường thở.Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:Sổ mũi và hắt hơi liên tụcMũi bị sưng tấyMắt lờ đờCó chất nhầy dư thừa ở mũiCổ họng bị ngứa rátHội chứng chảy dịch mũi sau (postnasal drip) có thể gây ra hoNhiều trường hợp cho thấy các triệu chứng của hen suyễn được kích hoạt bởi tình trạng viêm mũi dị ứng. Do đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân nhằm kiểm soát dị ứng, đồng thời làm giảm ho và các triệu chứng hen suyễn khác. Hắt hơi là triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng Một số nguyên nhân chính gây hen suyễn dị ứng, bao gồm:Phấn hoa từ cây và cỏ dạiCác mảnh vỡ và bào tửLông, da, hoặc nước bọt của động vậtPhân giánPhân của mạt bụiTuy nhiên, các chất gây dị ứng không phải là yếu tố duy nhất khiến bệnh hen suyễn dị ứng của bạn trở nên trầm trọng hơn. Thực tế, các chất kích thích hoàn toàn có thể kích hoạt các cơn hen suyễn, mặc dù chúng thường không gây phản ứng dị ứng. Cụ thể là:Khói từ lò sưởi, thuốc lá, nhang, nên, hoặc pháo hoaKhông khí lạnhKhông khí bị ô nhiễmMùi hóa chất mạnhTập thể dục trong nhiệt độ lạnhCác sản phẩm làm mát không khí, nước hoa, hoặc có mùi thơm
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-phan-chia-cac-loai-hen-suyen-vi
[ "Hen suyễn do tập thể dục", "hen suyễn dị ứng", "Hen suyễn", "Các loại hen", "Hen suyễn thể ho", "Hen suyễn về đêm" ]
Hen suyễn thể ho là gì và những yếu tố nào có thể gây ra nó?
Hen suyễn thể ho cũng có thể được gọi là ho mãn tính, nhằm phản ánh một cơn ho kéo dài hơn 6-8 tuần. Triệu chứng ho của loại hen suyễn này thường xuất hiện vào ban ngày, hoặc ban đêm. Các tác nhân chính gây ra các cơn ho, bao gồm viêm mũi mãn tính, hội chứng chảy dịch mũi sau, viêm xoang, hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GERD hoặc ợ nóng). Trong số đó, ho do viêm xoang với hen là phổ biến hơn cả.Hen suyễn thể ho thường rất hiếm khi được chẩn đoán và điều trị. Loại hen suyễn này phần lớn xảy ra do nhiễm trùng đường hô hấp và việc tập luyện thể dục. Nếu xuất hiện các cơn ho dai dẳng, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để làm các xét nghiệm hen cụ thể, chẳng hạn như xét nghiệm chức năng phổi giúp kiểm tra phổi có hoạt động hiệu quả hay không. Hen suyễn thể ho thường xuất hiện vào ban ngày, hoặc ban đêm
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-phan-chia-cac-loai-hen-suyen-vi
[ "Hen suyễn do tập thể dục", "hen suyễn dị ứng", "Hen suyễn", "Các loại hen", "Hen suyễn thể ho", "Hen suyễn về đêm" ]
Hen suyễn do nghề nghiệp được kích hoạt bởi những yếu tố nào, và những ngành nghề nào có nguy cơ cao?
Hen suyễn do nghề nghiệp là một loại hen suyễn được kích hoạt bởi việc tiếp xúc với các chất nơi làm việc, bao gồm:Một số hóa chất, như shellac, chất kết dính, sơn mài, nhựa epoxy, cao su, thuốc nhuộm, vật liệu cách nhiệt và enzyme trong chất tẩy rửa.Bông, bụi gai dầu hoặc hạt lanh thường được sử dụng trong ngành dệt mayCác loại ngũ cốc, chiết xuất từ đu đủ, hạt cà phê xanhCác kim loại như niken sunfat crom, bạch kim, và khói hànHen suyễn do nghề nghiệp thường gây ra các triệu chứng đặc thù của hen suyễn, như sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở, ho, tức ngực, thở khò khè, hoặc kích ứng mắt. Những công việc có liên quan đến bệnh hen suyễn này, bao gồm nông dân, người chăn nuôi, y tá, thợ làm tóc, thợ mộc, và họa sĩ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tang-sac-da-co-phong-tranh-vi
[ "Nám", "Đồi mồi", "Kem dưỡng da", "Sắc tố da không đều màu", "Tăng sắc tố da", "Chống nắng", "Chàm", "Viêm da" ]
Tăng sắc tố da là tình trạng gì và những biểu hiện thường gặp của bệnh?
Da tăng sắc tố là một tình trạng khá phổ biến, thường vô hại trong đó các mảng da trở nên tối màu hơn so với da bình thường xung quanh khiến sắc tố da không đều màu. Hiện tượng sẫm màu này xảy ra khi có sự dư thừa melanin, sắc tố màu nâu tạo ra màu da bình thường, hình thành các cặn lắng trên da. Tăng sắc tố có thể ảnh hưởng đến màu da của mọi người thuộc mọi chủng tộc.Một số hình thức tăng sắc tố da bao gồm nám và sạm do nắng, có nhiều khả năng ảnh hưởng đến các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bao gồm mặt, cánh tay và chân. Các loại tăng sắc tố khác được hình thành sau một chấn thương hoặc viêm da, chẳng hạn như vết cắt, vết bỏng, mụn trứng cá hoặc lupus. Những tình trạng này có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể.Da tăng sắc tố ở một số vùng thường vô hại nhưng đôi khi đó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khácCác loại tăng sắc tố phổ biến nhất và các triệu chứng của chúng:Đồi mồi hay còn gọi là sạm nắng: Các đốm nâu hoặc đen xuất hiện trên da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chúng thường xuất hiện trên mặt và tay, hoặc trên các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của cơ thể. Đồi mồi thường xuất hiện ở người lớn tuổi hoặc sau khi phơi nắng kéo dài.Bệnh đồi mồi là một loại tăng sắc tố phổ biến nhấtNám da: là tình trạng xuất hiện những mảng da lớn sẫm màu, trên trán, mặt và bụng. Phụ nữ, những người đang mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai và những người có làn da sẫm màu có nhiều khả năng bị nám hơn.Tăng sắc tố da sau viêm: Các đốm hoặc mảng da sẫm màu xuất hiện sau tình trạng da bị viêm, chẳng hạn như mụn trứng cá hoặc chàm, chúng thường xuất hiện trên mặt hoặc cổ ở những người bị viêm hoặc tổn thương da.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tang-sac-da-co-phong-tranh-vi
[ "Nám", "Đồi mồi", "Kem dưỡng da", "Sắc tố da không đều màu", "Tăng sắc tố da", "Chống nắng", "Chàm", "Viêm da" ]
Những nguyên nhân phổ biến nào dẫn đến tăng sắc tố da?
Nguyên nhân gây tăng sắc tố phụ thuộc vào loại tăng sắc tố. Các nguyên nhân phổ biến nhất là:Phơi nắng: Cơ thể sản xuất nhiều melanin để bảo vệ da khỏi tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời. Điều này có thể gây ra các đốm đen hoặc các mảng trên da được gọi là đồi mồi hay sạm nắng.Viêm da: Các khu vực của da có thể bị sẫm màu sau khi bị viêm da. Tình trạng này có thể bao gồm mụn trứng cá, chàm, lupus hoặc tổn thương da. Những người có làn da sẫm màu có nhiều khả năng phát triển nám sau viêm.Nám da: Các mảng da sẫm màu hơn có thể hình thành khi cơ thể trải qua sự thay đổi nội tiết tố. Loại tăng sắc tố này là phổ biến trong khi mang thai.Phản ứng do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống sốt rét và thuốc chống trầm cảm ba vòng, có thể gây tăng sắc tố. Trong những trường hợp này, các mảng da có thể chuyển sang màu xám. Hóa chất trong điều trị tại chỗ đôi khi cũng có thể gây tăng sắc tố.Bệnh lý: Các nguyên nhân nghiêm trọng hơn của tăng sắc tố bao gồm bệnh Addison và bệnh hemochromatosis (thừa sắt).Bệnh Addison có ảnh hưởng đến tuyến thượng thận. Nó có thể gây tăng sắc tố ở một số khu vực của cơ thể, bao gồm:nếp gấp của da, môi, khuỷu tay, đầu gối, đốt ngón tay, ngón chân, bên trong máHemochromatosis là một tình trạng di truyền khiến cơ thể chứa quá nhiều chất sắt. Nó có thể gây ra tình trạng da tăng sắc tố, làm cho da trông tối hơn hoặc rám nắng. Nên đi khám bác sĩ nếu bạn nhận thấy các triệu chứng sau của bệnh hemochromatosis: mệt mỏi, đau bụng, đau khớp, sụt cân.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tang-sac-da-co-phong-tranh-vi
[ "Nám", "Đồi mồi", "Kem dưỡng da", "Sắc tố da không đều màu", "Tăng sắc tố da", "Chống nắng", "Chàm", "Viêm da" ]
Làm cách nào để phòng tránh tăng sắc tố da?
Để ngăn ngừa da tăng sắc tố, hoặc để ngăn chặn tình trạng tăng sắc tố nặng hơn, bạn nên:Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Mặc áo khoác, khẩu trang, che chắn cẩn thận khi phải tiếp xúc với ánh nắng, đồng thời nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da và ngăn chặn tình trạng nám da trở nên tối hơn.Tránh gãi, nặn da: Để ngăn ngừa tăng sắc tố hình thành sau một chấn thương, tránh gãi, nặn các nốt, vảy hoặc mụn trứng cá trên da.Nếu bạn muốn điều trị tăng sắc tố vì lý do thẩm mỹ, nên tìm lời khuyên từ bác sĩ da liễu, người sẽ có thể tư vấn cho bạn về các phương pháp điều trị tốt hiện có (phương pháp thẩm mỹ, thuốc,...). Không nên tự ý dùng thuốc, kem bôi khi không có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-me-mask-thanh-quan-phau-thuat-ap-xe-duoi-mang-tuy-vi
[ "Mask thanh quản", "Thuốc mê tĩnh mạch", "Phẫu thuật áp xe dưới màng tủy", "Kiểm soát đường thở", "Áp xe dưới màng tuỷ", "Gây mê mask thanh quản" ]
Mask thanh quản là gì và được ứng dụng như thế nào trong gây mê hồi sức?
Mask thanh quản là một phương tiện làm thông suốt đường thở trên, có cấu tạo gồm một ống nòng to và đầu dưới có một bóng chèn hình elip. Sau khi đặt và bơm hơi, bóng này được úp kín với áp lực thấp quanh lối vào thanh quản. Do sự tiện lợi và có tính chất kiểm soát đường thở dễ dàng hơn so với ống nội khí quản. Vì vậy mask thanh quản đã chính thức được đưa vào phác đồ kiểm soát đường thở khó, đặc biệt trong tình huống không thông khí được, không đặt được nội khí quản. Hiện nay, mask thanh quản không chỉ sử dụng trong những tình huống kiểm soát đường thở khó, mà nó còn đang là một xu thế mới trong việc kiểm soát đường thở trong gây mê hồi sức. Một số ưu nhược điểm sử dụng mask thanh quản trong gây mê hồi sức như:
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-me-mask-thanh-quan-phau-thuat-ap-xe-duoi-mang-tuy-vi
[ "Mask thanh quản", "Thuốc mê tĩnh mạch", "Phẫu thuật áp xe dưới màng tủy", "Kiểm soát đường thở", "Áp xe dưới màng tuỷ", "Gây mê mask thanh quản" ]
Kỹ thuật gây mê mask thanh quản trong phẫu thuật áp xe dưới màng tủy gồm những bước nào?
Kỹ thuật gây mê mask thanh quản phẫu thuật áp xe dưới màng tủy đòi hỏi bệnh nhân cần phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ để nâng cao cơ hội trị liệu thành công, giảm nguy cơ xảy ra rủi ro, tai biến. Gây mê mask thanh quản là kỹ thuật gây mê toàn thân, thực hiện đặt mask thanh quản nhằm mục đích kiểm soát đường thở trong suốt quá trình phẫu thuật áp xe dưới màng tủy. 2.1 Chuẩn bị trước khi thực hiện Nhân sự thực hiện: Bác sĩ, điều dưỡng khoa gây mê hồi sức; Phương tiện kỹ thuật: Hệ thống máy gây mê kèm thở, máy theo dõi chức năng sống, nguồn oxy bóp tay, máy phá rung tim, máy hút, mask thanh quản các cỡ, bóng bóp, ống hút, canul miệng hầu, Salbutamol dạng xịt, Lidocain 10% dạng xịt, các phương tiện dự phòng đặt nội khí quản (đèn soi thanh quản và ống nội khí quản); Bệnh nhân: Được thăm khám gây mê trước mổ nhằm phát hiện, phòng ngừa các nguy cơ có thể xảy ra; được bác sĩ giải thích chi tiết về thủ thuật để hợp tác tốt; đánh giá khả năng đặt mask thanh quản khó và nếu cần có thể sử dụng thuốc an thần từ tối hôm trước mổ; Hồ sơ bệnh án: Chuẩn bị đúng theo quy định. 2.2 Tiến hành gây mê mask thanh quản phẫu thuật áp xe dưới màng tủy Kiểm tra hồ sơ và bệnh nhân, đảm bảo đúng người, đúng bệnh; Tư thế nằm sấp được áp dụng để phẫu thuật các bệnh lý ở mặt sau của thân thường gặp nhất trong phẫu thuật cột sống.Tiến hành chung: Cho bệnh nhân nằm sấp, có dụng cụ đỡ đầu (tì vào trán của bệnh nhân), thân hình nằm sấp trên bàn, hai bên ngực kê hai gối tròn để hở xương ức, ngang hông kê một gối tròn khác, có độ đàn hồi tốt (thường làm bằng đệm mút) để thân bệnh nhân không tì sát xuống bàn. Thở oxy 100% khoảng 3 - 6 lít/phút trước khi khởi mê ít nhất 5 phút, đặt máy theo dõi, thiết lập đường truyền có hiệu quả và tiền mê nếu cần; Khởi mê: Cho bệnh nhân sử dụng thuốc ngủ (gồm thuốc mê tĩnh mạch, thuốc mê bốc hơi), thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ nếu cần. Đạt đủ điều kiện đặt mask thanh quản nếu bệnh nhân ngủ sâu và đủ độ giãn cơ; Đặt mask thanh quản: Pro seal LMA(The ProSeal laryngeal mask airway (PLMA)+ Đặt người bệnh nhân ở tư thế nằm sắp với đầu và cổ xoay sang bên trái. Xe đẩy vận chuyển được đặt dọc theo bàn mổ ở mức thấp hơn một chút để bệnh nhân có thể nhanh chóng nằm ngửa nếu đặt mặt nạ đường thở không thành công, cầm mask thanh quản, một tay mở miệng bệnh nhân, tay còn lại đưa mask thanh quản qua các cung răng vào gốc lưỡi, đẩy mask trượt dọc theo khẩu cái cứng vào vùng hạ hầu;+ Dừng lại khi gặp vật cản;+ Bơm cuff đúng theo thể tích từng loại mask theo số được hướng dẫn;+ Vị trí chính xác của mặt nạ thanh quản được xác nhận bằng cách nghe âm phế bào đều rõ cả hai bên phổi và đặt ống thông dạ dày qua ống dẫn lưu. Việc đặt ống thông dạ dày đã được xác nhận bằng cách hút dịch dạ dày và hoặc nghe ở vùng thượng vị+ Kiểm tra độ kín của mask thanh quản (đảm bảo không có rò khí, thông khí dễ dàng) bằng cách nghe phổi và đánh giá dựa trên kết của EtCO2; SPO2+ Cố định bằng băng dính; Duy trì mê:+ Duy trì mê bằng thuốc mê tĩnh mạch, thuốc mê bốc hơi, thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ nếu cần;+ Kiểm soát hô hấp bằng máy thở gây mê+ Theo dõi độ sâu của gây mê thông qua các thông số huyết áp, nhịp tim, tình trạng vã mồ hôi, chảy nước mắt, MAC, BIS, Entropy,...;+ Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân gồm huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt, SpO2 và EtCO2;+ Đề phòng đặt sai vị trí, tụt, gập hoặc tắc mask thanh quản; Tiêu chuẩn rút mask thanh quản:Bệnh nhân tỉnh, có thể thực hiện theo lệnh của bác sĩ, nâng đầy trên 5 giây, tự thở đều, tần số thở trong mức giới hạn bình thường, thân nhiệt trên 36°C, mạch và huyết áp ổn định, không có biến chứng của gây mê và phẫu thuật. 2.3 Nguy cơ tai biến và biện pháp xử trí Nhân sự thực hiện: Bác sĩ, điều dưỡng khoa gây mê hồi sức; Phương tiện kỹ thuật: Hệ thống máy gây mê kèm thở, máy theo dõi chức năng sống, nguồn oxy bóp tay, máy phá rung tim, máy hút, mask thanh quản các cỡ, bóng bóp, ống hút, canul miệng hầu, Salbutamol dạng xịt, Lidocain 10% dạng xịt, các phương tiện dự phòng đặt nội khí quản (đèn soi thanh quản và ống nội khí quản); Bệnh nhân: Được thăm khám gây mê trước mổ nhằm phát hiện, phòng ngừa các nguy cơ có thể xảy ra; được bác sĩ giải thích chi tiết về thủ thuật để hợp tác tốt; đánh giá khả năng đặt mask thanh quản khó và nếu cần có thể sử dụng thuốc an thần từ tối hôm trước mổ; Hồ sơ bệnh án: Chuẩn bị đúng theo quy định.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/gay-me-mask-thanh-quan-phau-thuat-ap-xe-duoi-mang-tuy-vi
[ "Mask thanh quản", "Thuốc mê tĩnh mạch", "Phẫu thuật áp xe dưới màng tủy", "Kiểm soát đường thở", "Áp xe dưới màng tuỷ", "Gây mê mask thanh quản" ]
Những nguy cơ tai biến có thể xảy ra khi thực hiện kỹ thuật gây mê mask thanh quản trong phẫu thuật áp xe dưới màng tủy là gì?
Kỹ thuật gây mê mask thanh quản phẫu thuật áp xe dưới màng tủy đòi hỏi bệnh nhân cần phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ để nâng cao cơ hội trị liệu thành công, giảm nguy cơ xảy ra rủi ro, tai biến. Rối loạn huyết động: Gồm hạ hoặc tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim (loạn nhịp, nhịp chậm hoặc nhịp nhanh). Với trường hợp này, xử trí đúng theo phác đồ chuẩn tùy theo triệu chứng và nguyên nhân; Trào ngược dịch dạ dày vào đường thở: Với biểu hiện có dịch tiêu hóa trong khoang miệng và đường thở. Để xử trí, cần hút sạch dịch, cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên; đặt nhanh ống nội khí quản và hút sạch dịch trong đường thở. Đồng thời, bác sĩ cần theo dõi bệnh nhân và đề phòng nguy cơ nhiễm trùng phổi sau mổ; Tai biến do đặt mask thanh quản:Không đặt được mask thanh quản: Do nhiều nguyên nhân và có thể xử trí bằng cách chuyển sang đặt nội khí quản;Co thắt thanh - khí - phế quản: Có biểu hiện là khó hoặc không thể thông khí, khi nghe phổi có ran rít hoặc phổi câm. Nên xử trí bằng cách cung cấp đầy đủ oxy cho bệnh nhân, cho người bệnh dùng thêm thuốc ngủ và thuốc giãn cơ, đảm bảo thông khí, cho sử dụng thuốc giãn phế quản và corticoid. Nếu vẫn không thể kiểm soát được hô hấp thì chuyển sang áp dụng quy trình đặt ống nội khí quản khó;Chấn thương khi đặt mask thanh quản: Gồm các tình trạng chảy máu, gãy răng, rơi dị vật vào đường thở, tổn thương dây thanh âm,... Nên xử trí đúng phác đồ chuẩn tùy theo loại tổn thương gặp phải; Biến chứng hô hấp: Gồm gập, tuột mask thanh quản, hở hệ thống hô hấp, hết nguồn oxy,... dẫn tới thiếu oxy và ưu thán. Biện pháp xử trí là đảm bảo thông khí ngay cho bệnh nhân và cung cấp oxy 100%, đồng thời tìm và giải quyết nguyên nhân gây biến chứng; Biến chứng sau rút mask thanh quản: Gồm suy hô hấp, đau họng, khàn tiếng, viêm đường hô hấp trên, co thắt thanh - khí - phế quản. Việc xử trí sẽ tùy thuộc triệu chứng và nguyên nhân, tuân thủ đúng phác đồ chuẩn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-chup-va-can-thiep-tinh-mach-lach-cua-so-hoa-xoa-nen-vi
[ "Can thiệp tĩnh mạch", "Chụp dsa", "Giãn tĩnh mạch thực quản", "Chụp số hoá xoá nền tĩnh mạch lách - cửa", "Tĩnh mạch cửa", "Chụp số hóa nền", "Tăng áp lực tĩnh mạch cửa" ]
Liệt kê các bệnh lý có chỉ định chụp và can thiệp tĩnh mạch lách - cửa.
Các bệnh lý có chỉ định chụp và can thiệp tĩnh mạch lách - cửa bao gồm: giãn tĩnh mạch thực quản, u mạch dạng hang tĩnh mạch cửa hoặc nút nhánh phải tĩnh mạch cửa trước khi phẫu thuật cắt gan.