id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
37
44
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
0
258k
5230
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5230
Boson Z
Boson Z, hay hạt Z, là một hạt cơ bản, có khối lượng khoảng 91 Ge·V/c, tương tương với khối lượng của nguyên tử Zirconium. Boson Z là hạt trung hòa và không có sự khác biệt trong số lượng tử. Vì thế phản hạt của boson Z chính là boson Z. Boson Z là hạt trung gian trong tương tác yếu và không làm ảnh hưởng đến điện tích và hương. Do khối lượng của boson Z là rất lớn so với khối lượng của photon; trong lớp năng lượng thấp, các hiệu ứng trao đổi boson Z là bé nếu so sánh với sự trao đổi photon. Boson Z được tạo ra bởi quá trình va chạm của electron và positron – phản hạt của electron. Năng lượng của vụ va chạm này vừa đủ để sinh ra một boson Z, và đã được nghiên cứu trong máy va chạm tuyến tính ở SLAC. Boson Z phân rã sang hoặc là quark hoặc là một phản quark với cùng hương hoặc là một lepton và một phản lepton của nó.
5242
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5242
Phản vật chất
Trong vật lý hiện đại, phản vật chất là vật chất được cấu tạo bởi phản hạt của các hạt tương ứng trong vật chất thường. Trong tự nhiên, phản vật chất được sinh ra trong các quá trình như va chạm với tia vũ trụ và một số loại phóng xạ. Trong điều kiện thí nghiệm, các máy gia tốc hạt có thể tạo ra phản hạt, nhưng tổng khối lượng phản hạt nhân tạo từ trước đến nay chỉ dừng lại ở con số một vài nanogam và chưa lần nào một lượng phản hạt có thể nhìn thấy bằng mắt thường được tạo ra, mà nguyên nhân là chi phí khổng lồ cũng như sự khó khăn trong chế tạo và xử lý. Phản vật chất bắt đầu từ trí tưởng tượng của con người ở những năm 1930. Những người hâm mộ của bộ phim khoa học giả tưởng nổi tiếng Star Trek ("Du hành giữa các vì sao"), đã biết đến một loại phản vật chất được sử dụng giống như nhiên liệu với năng lượng cao để đẩy những chiếc tàu không gian đi nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng. Loại phi thuyền không gian này dường như không thể thiết kế được, nhưng các nhà lý thuyết đã có khả năng biến dạng nhiên liệu tưởng tượng ấy thành hiện thực. Ý tưởng trong truyện tiểu thuyết đã trở thành hiện thực bằng việc khám phá ra sự tồn tại của phản vật chất, ở những thiên hà khoảng cách xa và ở thời nguyên sinh của vũ trụ. Điều thú vị nhất đó là từ trong trí tưởng tượng, phản vật chất trở thành hiện thực, và mang tính thuyết phục. Năm 1928, nhà vật lý người Anh Paul Dirac đã đặt ra một vấn đề: làm sao để kết hợp các định luật trong thuyết lượng tử vào trong thuyết tương đối đặc biệt của Albert Einstein. Thông qua các bước tính toán phức tạp, Dirac đã vạch định ra hướng để tổng quát hóa hai thuyết hoàn toàn riêng rẽ này. Ông đã giải thích việc làm sao mọi vật càng nhỏ thì vận tốc càng lớn; trong trường hợp đó, các electron có vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng. Đó là một thành công đáng kể, nhưng Dirac không chỉ dừng lại ở đó, ông nhận ra rằng các bước tính toán của ông vẫn hợp lệ nếu electron vừa có thể có điện tích âm, vừa có thể có điện tích dương - đây là một kết quả ngoài tầm mong đợi. Dirac biện luận rằng, kết quả khác thường này chỉ ra sự tồn tại của một "đối hạt", hay "phản hạt" của electron, chúng hình thành nên một "cặp ma quỷ". Trên thực tế, ông quả quyết rằng mọi hạt đều có "đối hạt" của nó, cùng với những tính chất tương đồng, duy chỉ có sự đối lập về mặt điện tích. Và giống như proton, neutron và electron hình thành nên các nguyên tử và vật chất, các phản proton, phản neutron, positron (còn được gọi là phản electron) hình thành nên phản nguyên tử và phản vật chất. Nghiên cứu của ông dẫn đến một suy đoán rằng có thể tồn tại một "vũ trụ ảo" tạo bởi các phản vật chất này. Và dự đoán của ông đã được kiểm chứng trong thí nghiệm của Carl David Anderson vào năm 1932, cả hai ông đều được giải Nobel cho thành tựu này. Các nhà vật lý đã học được nhiều hơn về phản vật chất so với thời điểm của Anderson khám phá ra nó. Một trong những hiểu biết mang tính kịch bản đó là vật chất và phản vật chất kết hợp lại sẽ tạo ra một vụ nổ lớn. Giống như những cặp tình nhân gặp nhau trong ngày sau cùng vậy, vật chất và phản vật chất ngay lập tức hút nhau do có điện tích ngược nhau, và tự phá hủy nhau. Do sự tự huỷ tạo ra bức xạ, các nhà khoa học có thể sử dụng các thiết bị để đo "tàn dư" của những vụ va chạm này. Chưa có một thí nghiệm nào có khả năng dò ra được các phản thiên hà và sự trải rộng của phản vật chất trong vũ trụ như trong tưởng tượng của Dirac. Các nhà khoa học vẫn gửi các tín hiệu thăm dò để quan sát xem có tồn tại các phản thiên hà này hay không. Nhưng câu hỏi vẫn làm bối rối các nhà vật lý cũng như những người có trí tưởng tượng cao đó là: phải chăng vật chất và phản vật chất tự hủy khi chúng tiếp xúc nhau. Tất cả các thuyết vật lý đều nói rằng khi vụ nổ lớn ("Big Bang"), đánh dấu sự hình thành khoảng 13,8 tỉ năm trước, vật chất và phản vật chất có số lượng bằng nhau. Vật chất và phản vật chất kết hợp lại, và tự hủy nhiều lần, cuối cùng chuyển sang năng lượng, được biết như dạng bức xạ phông vũ trụ. Các định luật của tự nhiên đòi hỏi vật chất và phản vật chất phải được tạo dưới dạng cặp. Nhưng một vài phần triệu giây sau vụ Nổ Lớn Big Bang, vật chất dường như nhiều hơn so với phản vật chất một chút, do đó cứ mỗi tỉ phản hạt thì lại có một tỉ + 1 hạt vật chất. Trong giây đầu hình thành vũ trụ, tất cả các phản vật chất bị phá hủy, để lại sau đó là dạng hạt vật chất. Hiện tại, các nhà vật lý vẫn chưa thể tạo ra được một cơ chế chính xác để mô tả quá trình "bất đối xứng" hay khác nhau giữa vật chất và phản vật chất để giải thích tại sao tất cả các vật chất đã không bị phá hủy. Một số bằng chứng về sự tồn tại của phản vật chất đã được đưa ra. Quan trọng nhất là việc quan sát các phi đạo của các hạt sơ cấp trong buồng bọt ("bubble chamber"). Thí nghiệm được tiến hành bởi Carl David Anderson vào năm 1932. Ông đã chụp hình được một số cặp phi đạo bị biến mất ngay khi gặp nhau. Dữ liệu này đã làm tăng sự tin tưởng rằng có tồn tại các hạt phản vật chất mà khi một hạt tương tác với chính phản hạt cùng loại sẽ triệt tiêu nhau và sinh năng lượng. Năm 1996, Phòng thí nghiệm Fermi, (Chicago, Mỹ) đã tạo ra 7 phản nguyên tử hydro trong một máy gia tốc hạt. Có điều các hạt này tồn tại trong thời gian quá ngắn ngủi, lại chuyển động với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng, nên không thể lưu giữ để nghiên cứu. Tháng 10 năm 2002, Phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân châu Âu (European Organization for Nuclear Research-CERN) thông báo kết quả thí nghiệm ATRAP, tiếp nối thí nghiệm ATHENA tháng 9, tạo ra phản nguyên tử Hydro từ phản proton và positron. Kết quả đo mức năng lượng của các phản hạt trong phản nguyên tử hydro cho thấy, positron chuyển động trên quỹ đạo khá xa tâm phản proton, dẫn đến hệ thống này tồn tại hết sức kém bền vững. Để có được các phản nguyên tử (anti-atom) bền vững, toàn bộ thí nghiệm cần đặt trong môi trường nhiệt độ sát độ không tuyệt đối (-273,15 độ C hay 0K), vì ở nhiệt độ cao, các phản nguyên tử sẽ kết hợp với các nguyên tử của môi trường và biến mất ngay lập tức. Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore công bố tháng 11 năm 2008 họ đã tạo ra một số lượng Positron lớn hơn hẳn các kết quả trước đó. Phản vật chất không thể được lưu trữ trong các thùng chứa làm bằng vật liệu thông thường vì phản ứng của nó với bất kỳ vật chất nào mà nó tiếp xúc. Có thể để được trong chân không. Nhiều nhà khoa học cho rằng phản vật chất là vật liệu đắt tiền nhất trong số những vật liệu mà con người từng biết đến. Năm 2006, Gerald Smith ước tính để sản xuất 10 miligam positron cần 250 triệu đô la. (tương đương 25 tỉ USD mỗi gam. Năm 1999, NASA đã đưa ra con số 62,5 nghìn tỷ USD mỗi gam phản hydro. Nguyên nhân do sản xuất rất khó khăn (chỉ có rất ít phản proton được tạo ra trong các phản ứng trong các máy gia tốc hạt), và bởi vì có nhu cầu khác cao hơn về việc sử dụng các máy gia tốc hạt. Theo CERN ước tính, phải tốn vài trăm triệu franc Thụy Sĩ để sản xuất khoảng 1 phần tỷ gam (số tiền chi được sử dụng cho đến nay đối với va chạm hạt / phản hạt). Để so sánh, hãy hình dung với việc sản xuất vũ khí nguyên tử đầu tiên, chi phí của Dự án Manhattan ước tính khoảng 23 tỷ đô la với lạm phát tính đến năm 2007. Một số nghiên cứu được tài trợ bởi Viện khái niệm tiên tiến của NASA đang nghiên cứu xem liệu có thể sử dụng các bẫy từ để thu thập phản vật chất xuất hiện tự nhiên trong vành đai Van Allen của Trái Đất hay không, và cuối cùng là đai của những hành tinh khí khổng lồ, như sao Mộc, với chi phí thấp hơn cho mỗi gam. Một số vật liệu khác có giá thành thấp hơn phản vật chất có thể kể đến như Endohedral fullerene, Californi 252, Painit, Kim cương, Triti, Taaffeite, Plutoni, LSD, Ma túy đá, Bạch phiến, Sừng tê giác...
5243
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5243
Thực vật
Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lục lạp của thực vật. Như vậy thực vật chủ yếu là các sinh vật tự dưỡng. Quá trình quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng được hấp thu nhờ sắc tố màu lục - Diệp lục có ở tất cả các loài thực vật (không có ở động vật) và nấm là một ngoại lệ, dù không có chất diệp lục nhưng nó thu được các chất dinh dưỡng nhờ các chất hữu cơ lấy từ sinh vật khác hoặc mô chết. Thực vật còn có đặc trưng bởi có thành tế bào bằng xenluloza (không có ở động vật). Thực vật không có khả năng chuyển động tự do ngoại trừ một số thực vật hiển vi có khả năng chuyển động được. Thực vật còn khác ở động vật là chúng phản ứng rất chậm với sự kích thích, sự phản ứng lại thường phải đến hàng ngày và chỉ trong trường hợp có nguồn kích thích kéo dài. Thực vật là một nhóm các sinh vật quen thuộc bao gồm: cây gỗ, cây hoa, cây cỏ, dương xỉ hay rêu. Khoảng 350.000 loài thực vật, được xác định như là thực vật có hạt, rêu, dương xỉ và các dạng gần giống như dương xỉ, đã được ước tính là đang tồn tại. Vào thời điểm năm 2004, khoảng 287.655 loài đã được nhận dạng, trong đó 258.650 loài là thực vật có hoa và 15.000 loài rêu. Aristotle phân chia sinh vật ra thành thực vật, nói chung là không di chuyển được, và động vật. Trong hệ thống của Linnaeus, chúng trở thành các giới Vegetabilia (sau này là Plantae) và Animalia. Kể từ đó trở đi, một điều trở nên rõ ràng là giới thực vật như trong định nghĩa nguyên thủy đã bao gồm vài nhóm không có quan hệ họ hàng gì, và người ta đã loại nấm và một vài nhóm tảo ra để tạo thành các giới mới. Tuy nhiên, chúng vẫn còn được coi là thực vật trong nhiều ngữ cảnh. Thực vậy, bất kỳ cố gắng nào nhằm làm cho "thực vật" trở thành một đơn vị phân loại đơn duy nhất đều chịu một số phận bi đát, do thực vật là một khái niệm được định nghĩa một cách gần đúng, không liên quan với các khái niệm được cho là đúng của phát sinh loài, mà phân loại học hiện đại đang dựa vào nó. Chữ Hán: 植物; "thực" (植) ở đây nghĩa gốc Hán là "trồng trọt", không phải "thực" (食) trong "thực phẩm"; "vật" trong "sinh vật". Hơn 500.000 loài thực vật, gồm thực vật có hạt, rêu, dương xỉ và cận dương xỉ (fern ally) được thống kê hiện đang tồn tại. Năm 2004, 287.655 loài được xác định, trong số đó 258.650 là loài có hoa, 16.000 loài rêu, 11.000 loài dương xỉ và 8.000 loài tảo xanh. Quen thuộc nhất là các loài thực vật đa bào sống trên mặt đất, được gọi là thực vật có phôi ("Embryophyta"). Chúng bao gồm các loài thực vật có mạch, là các loại thực vật với các hệ thống đầy đủ của lá, thân và rễ. Chúng cũng bao gồm cả một ít các loài có quan hệ họ hàng gần với thực vật có mạch, thường được gọi trong khoa học là "Bryophyta", với các loài rêu là phổ biến nhất. Tất cả các loại thực vật này đều có các tế bào nhân chuẩn với các màng tế bào được tạo thành từ xenluloza và phần lớn thực vật thu được nguồn năng lượng thông qua quang hợp, trong đó chúng sử dụng ánh sáng và dioxide cacbon để tổng hợp thức ăn. Khoảng 300 loài thực vật không quang hợp mà sống ký sinh trên các loài thực vật quang hợp khác. Thực vật là khác với tảo lục, mà chúng đã tiến hóa từ đó, ở điểm là chúng có các cơ quan sinh sản chuyên biệt được các mô không sinh sản bảo vệ. Các loài rêu trong nhóm Bryophyta lần đầu tiên xuất hiện từ đầu đại Cổ Sinh. Chúng chỉ có thể sống sót trong các môi trường ẩm ướt, và giữ nguyên kích thước nhỏ trong suốt chu trình sống của chúng. Nó bao gồm sự luân phiên giữa hai thế hệ: giai đoạn đơn bội, được gọi là thể giao tử và giai đoạn lưỡng bội, được gọi là thể bào tử. Thể bào tử có thời gian sống ngắn và là phụ thuộc vào cha, mẹ của chúng. Thực vật có mạch xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ của kỷ Silur (409-439 Ma), và vào kỷ Devon (359-416 Ma) chúng đã đa dạng hóa và lan rộng trong nhiều môi trường đất khác nhau. Chúng có nhiều cơ chế thích nghi, cho phép chúng vượt qua các hạn chế của Bryophyta. Các cơ chế này bao gồm lớp biểu bì (chất cutin) chống bị khô và các mô có mạch để vận chuyển nước trong khắp cơ thể. Ở nhiều loài, thể bào tử đóng vai trò như một cá thể tách rời, trong khi thể giao tử vẫn là nhỏ. Thực vật có hạt nguyên thủy đầu tiên, "Pteridospermatophyta" (dương xỉ có hạt) và nhóm "Cordaitales", cả hai nhóm này hiện nay đã tuyệt chủng, đã xuất hiện vào cuối kỷ Devon và đa dạng hóa trong kỷ Than Đá (280-340 Ma), với sự tiến hóa kế tiếp diễn ra trong kỷ Permi (248-280 Ma) và kỷ Trias (200-251 Ma). Ở chúng, giai đoạn thể giao tử bị suy giảm hoàn toàn, và thể bào tử bắt đầu cuộc sống bên trong lớp bao bọc, gọi là hạt, chúng phát triển khi đang ở trên thực vật cha mẹ và với sự thụ phấn bằng các hạt phấn. Trong khi các loài thực vật có mạch khác, chẳng hạn như dương xỉ, sinh sản nhờ các bào tử và cần có sự ẩm ướt để phát triển thì một số thực vật có hạt có thể sinh sống và sinh sản trong các điều kiện cực kỳ khô cằn. Các loài thực vật có hạt đầu tiên được nói đến như là thực vật hạt trần ("Gymnospermae"), do phôi hạt không được bao bọc trong một cấu trúc bảo vệ khi thụ phấn, với các hạt phấn trực tiếp hạ xuống phôi. Bốn nhóm còn sống sót hiện vẫn phổ biến rộng khắp, cụ thể là thực vật quả nón, là nhóm cây thân gỗ thống trị trong một vài quần xã sinh vật. Thực vật hạt kín ("Angiosperm"), bao gồm thực vật có hoa, là nhóm thực vật chính cuối cùng đã xuất hiện, nảy ra từ thực vật hạt trần trong kỷ Jura (146-200 Ma) và đa dạng hóa nhanh chóng trong kỷ Phấn Trắng (65-146 Ma). Chúng khác với thực vật hạt trần ở chỗ các phôi hạt được bao bọc, vì thế phấn hoa cần phải phát triển một ống để xâm nhập qua lớp vỏ bảo vệ hạt; chúng là nhóm thống trị trong giới thực vật ngày nay ở phần lớn các quần xã sinh vật. Phát sinh loài dưới đây của Plantae lấy theo Kenrick và Crane, với biến đổi đối với Pteridophyta lấy theo Smith và ctv.. Prasinophyceae có thể là nhóm cơ sở cận ngành đối với toàn bộ thực vật xanh. Tảo bao gồm vài nhóm sinh vật khác biệt, sinh ra nguồn năng lượng thông qua quang hợp. Dễ thấy nhất là các loài tảo biển, là các loại tảo đa bào thông thường rất giống với thực vật trên đất liền, được tìm thấy bao gồm tảo lục, tảo đỏ và tảo nâu. Các nhóm tảo này cùng với các nhóm tảo khác cũng bao gồm các sinh vật đơn bào khác nhau. Thực vật có phôi đã phát triển và tiến hóa từ tảo lục; cả hai được gọi tổng thể như là thực vật xanh ("Viridaeplantae"). Giới thực vật ("Plantae") hiện nay thông thường được chọn lựa sao cho nó là một nhóm đơn ngành, như chỉ ra trên đây. Với một ít ngoại lệ trong nhóm tảo lục, tất cả các dạng này đều có màng tế bào chứa xenluloza và lạp lục chứa các chất diệp lục "a" và "b", và lưu trữ nguồn thức ăn dưới dạng tinh bột. Chúng trải qua sự phân bào có tơ khép kín mà không có các trung thể, và thông thường có các ti thể với các nếp màng trong thể sợi hạt phẳng. Các lạp lục của thực vật xanh cũng được 2 màng bao quanh, gợi ý rằng chúng có nguồn gốc trực tiếp từ vi khuẩn lam nội cộng sinh. Điều này cũng đúng với tảo đỏ (xem Archaeplastida), và hai nhóm này nói chung được coi là có nguồn gốc chung. Ngược lại, phần lớn các nhóm tảo khác có các lạp lục với 3 hoặc 4 màng. Về tổng thể chúng là không có quan hệ họ hàng gần gũi với thực vật xanh, có lẽ có được các lạp lục tách rời khỏi các nhóm tảo lục hay tảo đỏ cộng sinh. Không giống như thực vật có phôi và tảo, nấm không có cơ chế quang hợp, mà là dạng sinh vật hoại sinh: chúng thu được nguồn thức ăn bằng cách phân hủy và hấp thụ các vật chất xung quanh chúng. Phần lớn các loài nấm được tạo thành bởi các ống cực nhỏ, gọi là sợi nấm, chúng có thể hoặc không thể phân chia thành các tế bào nhưng chứa nhân tế bào. Phần giống như quả, trong đó các loài nấm đất là thông thường nhất, trên thực tế chỉ là các cấu trúc sinh sản của nấm. Chúng không có quan hệ tới bất kỳ nhóm thực vật quang hợp nào, mà có quan hệ họ hàng gần gũi với động vật. Quang hợp và cố định dioxide cacbon của thực vật có phôi và tảo là nguồn năng lượng cũng như nguồn các chất hữu cơ cơ bản nhất trong gần như mọi môi trường sống trên Trái Đất. Quá trình này cũng làm thay đổi hoàn toàn thành phần của khí quyển Trái Đất, với kết quả là nó có thành phần oxy cao. Động vật và phần lớn các sinh vật khác là các sinh vật hiếu khí, phụ thuộc vào oxy; chúng không thể sinh sống được trong các môi trường hiếm khí. Phần lớn nguồn dinh dưỡng của loài người phụ thuộc vào ngũ cốc. Các loại thực vật khác mà con người cũng dùng bao gồm các loại hoa quả, rau, gia vị và cây thuốc. Một số loài thực vật có mạch, được coi là cây thân gỗ hay cây bụi, sản sinh ra các thân gỗ và là nguồn vật liệu xây dựng quan trọng. Một số các loài cây khác được sử dụng với mục đích làm cảnh hay trang trí, bao gồm nhiều loại cây hoa. Như vậy, có thể cho rằng thực vật là yếu tố cơ bản của sự sống trên Trái Đất. Không có thực vật thì nhiều sinh vật khác cũng không thể tồn tại, vì các dạng sinh vật cao hơn đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào thực vật và về cơ bản đều sử dụng thực vật như là nguồn thức ăn. Trong khi đó, hầu hết mọi thực vật đều có thể sử dụng ánh sáng Mặt Trời tự tạo thức ăn cho mình. Quang hợp do thực vật đất liền và rong, tảo thực hiện là nguồn năng lượng và vật chất hữu cơ cơ bản trong gần như mọi hệ sinh thái. Quá trình quang hợp đã làm thay đổi căn bản thành phần của khí quyển Trái Đất thời nguyên thủy, với kết quả là 21% oxy như ngày nay. Động vật và phần lớn các sinh vật khác là các sinh vật hiếu khí, phụ thuộc vào oxy; những sinh vật không hiếu khí là những loài có môi trường sống bị giam hãm trong các môi trường kỵ khí. Thực vật là các nhà sản xuất chính trong phần lớn các hệ sinh thái mặt đất và tạo thành nền tảng của chuỗi thức ăn trong các hệ sinh thái này. Nhiều động vật dựa vào thực vật như là nơi trú ẩn cũng như nguồn thức ăn và oxy. Thực vật đất liền là thành phần quan trọng trong chu trình nước và một vài chu trình hóa địa sinh khác. Một số thực vật cộng sinh cùng với các vi khuẩn cố định đạm, làm cho thực vật trở thành một phần quan trọng trong chu trình nitơ. Các rễ thực vật đóng vai trò thiết yếu trong sự hình thành và phát triển của các loại đất và ngăn cản xói mòn đất. Các quần xã sinh vật trên Trái Đất được gọi tên theo loại thực vật là do thực vật là các sinh vật thống lĩnh trong các quần xã này. Hàng loạt các động vật đã cùng tiến hóa với thực vật. Nhiều động vật thụ phấn cho hoa để đổi lấy là nguồn thức ăn trong dạng phấn hoa hay mật hoa. Nhiều động vật cũng làm các hạt được phân tán rộng khắp do chúng ăn quả và để lại hạt trong phân của chúng. Cây ổ kiến gai ("Myrmecodia armata") là những thực vật đã cùng tiến hoa với kiến. Cây cung cấp nơi cư trú, và đôi khi là thức ăn cho kiến. Để đổi lại, kiến bảo vệ cây tránh khỏi các loài động vật ăn cỏ và đôi khi là các loài cây cạnh tranh khác. Các chất thải của kiến lại cung cấp một lượng phân bón hữu cơ cho cây. Phần lớn các loài thực vật gắn liền với nhiều loại nấm tại hệ rễ của chúng, trong dạng cộng sinh phụ thuộc, được biết đến như là nấm rễ (mycorrhiza). Nấm giúp cho cây thu được nước và các chất dinh dưỡng từ đất, trong khi cây cung cấp cho nấm các loại cacbohyđrat được sản xuất nhờ quang hợp. Một số thực vật còn là nơi ở cho các loại nấm sống trên cây, chúng bảo vệ cây khỏi các loài ăn cỏ bằng cách tiết ra các chất có độc tính. Một loại nấm như vậy là "Neotyphodium coenophialum", có trên những cây cỏ đuôi trâu cao ("Festuca arundinacea") đã gây ra nhiều tổn thất kinh tế cho ngành chăn nuôi bò của Hoa Kỳ. Các dạng khác nhau của sự sống ký sinh cũng khá phổ biến giữa các loài thực vật, từ dạng bán ký sinh như cây tầm gửi (một phần bộ "Santalales") chỉ đơn thuần lấy đi một số chất dinh dưỡng từ cây chủ và vẫn có các lá có khả năng quang hợp, tới các loài ký sinh hoàn toàn như các loài cỏ chổi (chi "Orobanche") hay các loài cỏ thuộc chi "Lathrea" lấy tất cả các loại chất dinh dưỡng chúng cần thông qua sự kết nối vào rễ các loài thực vật khác, và không có diệp lục. Một số loài thực vật, được biết đến như là dị dưỡng nấm, chúng ký sinh các loài nấm rễ, và vì thế có cơ chế hoạt động ký sinh ngoài trên các loài thực vật khác. Nhiều loài thực vật là biểu sinh, nghĩa là chúng sống trên các loài thực vật khác, thường là trên các cây thân gỗ, mà không ký sinh các cây này. Thực vật biểu sinh có thể gián tiếp gây hại cho cây chủ bằng cách ngăn chặn nguồn chất khoáng và ánh sáng mà nếu không có chúng thì cây chủ đã nhận được. Một lượng lớn thực vật biểu sinh có thể làm gãy các cành cây to. Nhiều loài lan, dứa, dương xỉ và rêu thường có kiểu sống này. Một số ít loài thực vật lại là cây ăn thịt, chẳng hạn như bẫy ruồi Venus ("Dionaea muscipula") và các loài gọng vó. Chúng bẫy các loài động vật nhỏ và phân hủy con mồi để hấp thụ các khoáng chất, đặc biệt là nitơ. Những thực vật đơn giản như tảo có thể có khoảng thời gian sống ngắn khi tính theo từng cá thể, nhưng các quần thể tảo nói chung có tính chất theo mùa. Các loại thực vật khác có thể được sắp xếp theo kiểu phát triển mang tính theo mùa của chúng thành: Trong số các thực vật có mạch, cây lâu năm bao gồm cả cây thường xanh, chúng giữ lá trong cả năm, và cây lá sớm rụng, thường rụng lá trên một số phần nhất định. Ở những vùng có khí hậu ôn đới và phương bắc, nói chung chúng bị rụng lá khi mùa đông tới; nhiều loài thực vật miền nhiệt đới rụng lá vào mùa khô. Tốc độ tăng trưởng của thực vật nói chung là rất khác nhau. Một số loại rêu lớn chậm hơn 1 μm/h, trong khi phần lớn các cây thân gỗ đạt 25-250 μm/h. Một số loài dây leo, chẳng hạn sắn dây, không cần sản sinh ra các mô hỗ trợ dày, có thể tăng trưởng tới 12.500 μm/h. Các hóa thạch thực vật, bao gồm rễ, gỗ, lá, hạt, quả, phấn hoa, bào tử và hổ phách (nhựa hóa thạch do một số loài thực vật sinh ra). Hóa thạch của thực vật sống trên đất liền được ghi nhận lại trong các trầm tích đất liền, sông, hồ và ven biển. Các phấn hoa, bào tử và tảo (Dinoflagellata và Acritarch) được sử dụng để xác định niên đại các tầng đá trầm tích. Các phần còn lại của thực vật hóa thạch là không phổ biến như của động vật, mặc dù các hóa thạch thực vật là khá phổ biến mang tính cục bộ trong nhiều khu vực trên thế giới. Các thực vật hóa thạch sớm nhất được biết đến từ kỷ Devon, bao gồm đá phiến silic Rhynie tại Aberdeenshire, Scotland. Các mẫu được bảo quản tốt nhất, mà từ đó kết cấu tế bào của chúng đã được miêu tả, được tìm thấy trong khu vực này. Sự bảo quản hoàn hảo đến mức các phần của các thực vật cổ này chỉ rõ từng tế bào riêng biệt trong mô thực vật. Kỷ Devon cũng cho thấy sự tiến hóa của những thực vật mà nhiều người tin là của loại cây thân gỗ hiện đại đầu tiên, "Archaeopteris". Cây này giống như dương xỉ và có thân gỗ và lá lược của dương xỉ, không sinh ra hạt. Các đơn vị than đá là nguồn chính của hóa thạch thực vật thuộc đại Cổ Sinh, với nhiều nhóm thực vật đã tồn tại vào thời kỳ này. Các đống đổ nát trong các mỏ than là các khu vực tốt nhất để thu thập; than tự bản thân nó là các phần còn lại của thực vật hóa thạch, mặc dù các chi tiết cấu trúc của các hóa thạch thực vật là ít rõ ràng trong than. Trong rừng hóa thạch tại công viên Victoria ở Glasgow, Scotland, các gốc cây của nhóm thực vật "Lepidodendron" được tìm thấy ở các vị trí phát triển nguyên thủy của chúng. Các phần hóa thạch của thực vật quả nón và thực vật hạt kín như rễ, thân và cành có thể khá phổ biến trong các lớp đá trầm tích trong các hồ và ven bờ từ đại Trung Sinh và đại Tân Sinh. Tùng đỏ duyên hải (chi Sequoia) và các liên minh của nó như mộc lan, sồi và các loài cọ cũng thường được tìm thấy. Gỗ hóa đá cũng khá phổ biến ở một số nơi trên thế giới, chủ yếu tìm thấy trong các khu vực khô cằn và sa mạc, những nơi chúng hay bị lộ thiên sớm do xói mòn. Gỗ hóa đá thường chứa nhiều silic (các chất hữu cơ bị thay thế bằng dioxide silic), và các mô thụ phấn thường được bảo quản khá chi tiết. Các mẫu vật như thế có thể cắt và đánh bóng bằng các dụng cụ chạm trổ đá. Các rừng hóa thạch chứa gỗ hóa đá đã được tìm thấy ở mọi châu lục. Các hóa thạch của dương xỉ có hạt như "Glossopteris" được phân bổ khá rộng rãi ở vài châu lục thuộc Nam bán cầu, một thực tế hỗ trợ ý tưởng ban đầu của Alfred Wegener về thuyết trôi dạt lục địa. Quá trình quang hợp chia làm hai pha: Pha sáng và pha tối: Giai đoạn quang lý: Là giai đoạn hấp thu năng lượng ánh sáng nhờ hoạt động của các phân tử sắc tố quang hợp gọi chung là diệp lục và chuyển năng lượng giữa các sắc tố. Năng lượng ánh sáng hấp thu bởi các sắc tố khác sẽ được chuyển tới diệp lục a và bản thân phân tử diệp lục a hấp thu năng lượng ánh sáng. Sau khi hấp thu năng lượng ánh sáng, phân tử diệp lục ở trạng thái kích động (ký hiệu là DL*), dồi dào năng lượng. Giai đoạn quang hoá: Là giai đoạn chỉ sử dụng năng lượng photon hấp thu được vào các phản ứng quang hoá để hình thành nên các hợp chất dự trữ năng lượng và các hợp chất khử. Bao gồm quá trình quang hoá khởi nguyên, quá trình quang phân li nước và quá trình photphoril hoá quang hoá. Các quá trình đó được thực hiện cùng với dòng vận chuyển điện tử vòng và không vòng - Dòng vận chuyển điện tử vòng: Điện tử từ diệp lục qua chuỗi truyền điện tử, sau đó lại quay về diệp lục và trong quá trình truyền điện tử ATP được tổng hợp. Dòng vận chuyển điện tử không vòng Sản phẩm của pha sáng: ATP, NADPH2, O2b.Pha tối của quá trình quang hợp Pha tối của quang hợp diễn ra cả khi có ánh sáng và trong tối tại stroma. Pha tối sử dụng sản phẩm của pha sáng (ATP, NADPH2), các enzim trong stroma và đường ribozơ 1,5đi (P) để cố định CO2. Như vậy, để khử ba phân tử CO2 cần 9ATP và 6NADPH2, tạo ra một phân tử C3 (glixeraldehit chứa liên kết cao năng)
5245
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5245
Sắt
Sắt hay thiết là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Fe (từ tiếng Latinh "ferrum"), số nguyên tử bằng 26, phân nhóm 2, chu kỳ 4. Sắt là nguyên tố có ích trên Trái Đất, cấu thành lớp vỏ ngoài và trong của lõi Trái Đất. Sắt và nickel được biết là 2 nguyên tố cuối cùng có thể tạo thành qua tổng hợp ở nhân sao (hình thành qua phản ứng hạt nhân ở tâm các vì sao) mà không cần phải qua một vụ nổ siêu tân tinh hay các biến động lớn khác. Do đó sắt và nickel khá dồi dào trong các thiên thạch kim loại và các hành tinh lõi đá (như Trái Đất, Sao Hỏa). Ở trạng thái kim loại sắt rất tốt trong vỏ Trái Đất, bị giới hạn bởi sự lắng đọng của thiên thạch. Bề mặt sắt mới tạo ra xuất hiện màu xám bạc bóng loáng, nhưng sẽ oxy hóa trong không khí bình thường để tạo ra các oxide sắt ngậm nước màu nâu đến đen, thông thường được gọi là gỉ sắt. Giống như các nguyên tố nhóm 0 khác, rutheni và osmi, sắt tồn tại trong một loạt các trạng thái oxy hóa từ −2 đến +8, mặc dù +2 và +3 là phổ biến nhất. Sắt ở trạng thái nguyên tố tồn tại trong các thiên thạch và môi trường oxy thấp khác, nhưng phản ứng với oxy và nước. Bề mặt sắt mới tạo ra xuất hiện màu xám bạc bóng láng, nhưng sẽ oxy hóa trong không khí bình thường để tạo ra các oxide sắt ngậm nước, thường được gọi là rỉ sét. Không giống như các kim loại hình thành các lớp oxide thụ động, các oxide sắt chiếm thể tích lớn hơn kim loại và do đó bị bong ra, làm lộ ra các bề mặt sắt mới để ăn mòn tiếp. Sắt kim loại đã được sử dụng từ thời cổ đại, mặc dù hợp kim đồng, có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, đã được sử dụng thậm chí sớm hơn cả sắt trong lịch sử loài người. Sắt nguyên chất tương đối mềm, nhưng không thể thu được bằng cách nấu chảy vì nó được làm cứng và cường lực đáng kể do các tạp chất, đặc biệt là carbon, từ quá trình nấu chảy. Một tỷ lệ carbon nhất định (từ 0,002% đến 2,1%) tạo ra thép, có thể cứng hơn 1000 lần sơ với sắt nguyên chất. Kim loại sắt thô được sản xuất trong lò cao, nơi quặng sắt được khử bằng than cốc thành gang, có hàm lượng carbon cao. Tinh chế sắt hơn nữa với oxy làm giảm hàm lượng carbon đến tỷ lệ chính xác để tạo ra thép. Thép và hợp kim sắt hình thành với các kim loại khác (thép hợp kim) cho đến nay là những kim loại công nghiệp phổ biến nhất vì chúng có một loạt các tính chất mong muốn và quặng sắt có rất nhiều trong tự nhiên. Các hợp chất hóa học sắt có nhiều công dụng. Oxide sắt trộn với bột nhôm có thể được đốt cháy để tạo ra phản ứng nhiệt nhôm, được sử dụng trong hàn xì và tinh chế quặng. Sắt tạo thành các hợp chất phân cực với các halogen và chalcogen. Trong số các hợp chất organometallic của nó là ferrocene, hợp chất sandwich đầu tiên được phát hiện. Sắt đóng một vai trò quan trọng trong sinh học, tạo thành các phức chất với oxy phân tử trong hemoglobin và myoglobin; hai hợp chất này là các protein xử lý oxy phổ biến ở động vật có xương sống (hemoglobin để vận chuyển oxy và myoglobin để lưu trữ oxy). Sắt cũng là kim loại tại vị trí hoạt động của nhiều enzyme oxy hóa khử quan trọng liên quan đến hô hấp tế bào và oxy hóa và khử ở thực vật và động vật. Sắt được phân phối khắp cơ thể con người, và đặc biệt có nhiều trong huyết sắc tố. Tổng hàm lượng sắt trong cơ thể người trưởng thành là khoảng 3,8 gam ở nam và 2,3 gam ở nữ. Sắt là một yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa hàng trăm protein và enzyme liên quan đến các chức năng cơ thể khác nhau, như vận chuyển oxy, tổng hợp DNA và tăng trưởng tế bào. Từ "sắt" trong tiếng Việt là một từ Hán Việt cổ, bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán thượng cổ của một từ tiếng Hán được viết bằng chữ Hán là "鐵". Chữ Hán "鐵" có âm Hán Việt hiện hành là "thiết". Phan Ngộ Vân (潘悟云) phục nguyên cách phát âm trong tiếng Hán thượng cổ của từ "鐵" là "*kh-lit". M,6%) tạo ra Trái Đất; sự tập trung của sắt trong các một nguyên tử sắt điển hình có khối lượng gấp 56 lần khối lượng một nguyên tử hiđrô điển hình. Sắt là kim loại phổ biến nhất, và người ta cho rằng nó là nguyên tố phổ biến thứ 10 trong vũ trụ. Sắt cũng là nguyên tố phổ biến nhất (theo khối lượng, 34 lớp khác nhau của Trái Đất dao động từ rất cao ở lõi bên trong tới khoảng 5% ở lớp vỏ bên ngoài; có thể phần lõi của Trái Đất chứa các tinh thể sắt mặc dù nhiều khả năng là hỗn hợp của sắt và nickel; một khối lượng lớn của sắt trong Trái Đất được coi là tạo ra từ trường của nó. Ký hiệu của sắt Fe là từ viết tắt của "ferrum", từ Latinh để chỉ sắt. Sắt là kim loại được tách ra từ các mỏ quặng sắt, và rất khó tìm thấy nó ở dạng tự do. Để thu được sắt tự do, các tạp chất phải được loại bỏ bằng phương pháp khử hóa học. Sắt được sử dụng trong sản xuất gang và thép, đây là các hợp kim, là sự hòa tan của các kim loại khác (và một số á kim hay phi kim, đặc biệt là carbon). Hạt nhân của sắt có năng lượng liên kết cao nhất, vì thế nó là nguyên tố nặng nhất được sản xuất trong các phản ứng nhiệt hạch và là nhẹ nhất trong phản ứng phân rã hạt nhân. Các ngôi sao có khối lượng lớn khi gần cháy hết nhiên liệu hiđrô, sẽ bắt đầu các chuỗi phản ứng hạt nhân tạo ra các chất có khối lượng nguyên tử tăng dần, bao gồm cả sắt, trước khi bùng nổ thành các siêu tân tinh. Các mô hình vũ trụ trong vũ trụ mở dự đoán rằng có một giai đoạn ở đó do kết quả của các phản ứng nhiệt hạch và phân hạch chậm lại, mọi thứ sẽ trở thành sắt. Các đặc điểm cơ học của sắt và các hợp kim của nó có thể được xác định bằng nhiều thí nghiệm khác nhau, như thử nghiệm Brinell, thử nghiệm Rockwell và thử nghiệm độ cứng Vickers. Các dữ liệu đối với sắt rất phù hợp trong việc sử dụng nó để so hiệu chỉnh các đo đạc hoặc so sánh các thử nghiệm. Tuy nhiên, các đặc điểm cơ học của sắt cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi độ tinh khiết của mẫu: các tinh thể sắt riêng lẻ nguyên chất dùng cho mục đích nghiên cứu thực sự mềm hơn nhôm, và sắt sản xuất trong công nghiệp tinh khiết nhất (99,99%) có độ cứng 20–30 Brinell. Việc tăng hàm lượng carbon trong sắt sẽ làm tăng đáng kể độ cứng và độ bền kéo của sắt. Độ cứng lớn nhất của 65 R đạt được khi hàm lượng carbon là 0,6%, mặc dù loại này làm cho kim loại có độ bền kéo thấp. Sắt là một đại diện ví dụ cho tính chất thù hình của kim loại. Có ít nhất 4 dạng thù hình của sắt gồm α, γ, δ, và ε; ở áp suất rất cao, một vài bằng chứng thực nghiệm còn tranh cãi cho thấy sự tồn tại của pha ổn định β ở áp suất và nhiệt độ rất cao. Khi sắt nóng chảy nguội đi, nó kết tinh ở 1538 ℃ ở dạng thù hình δ, dạng này có cấu trúc tinh thể lập phương tâm khối (bcc). Khi nó nguội nhiều hơn cấu trúc tinh thể của nó chuyển sang dạng lập phương tâm mặt (fcc) ở 1394 ℃, khi đó nó có ở dạng sắt γ, hay austenit. Ở 912 ℃ cấu trúc tinh thể lại chuyển sang dạng bcc là sắt α, hay ferrit, và ở 770 ℃ (điểm Curie, T) sắt trở thành sắt từ. Khi sắt đi qua điểm Curie sẽ không có sự thay đổi cấu trúc tinh thể, nhưng có sự thay đổi về "cấu trúc domain", ở đây mỗi domain chứa các nguyên tử sắt với các spin electron cụ thể. Ở sắt chưa bị từ hòa, tất cả các spin electron của các nguyên tử bên trong một domain có cùng hướng; các domain kề bên chỉ các hướng khác nhau và do đó triệt tiêu nhau. Đối với sắt bị từ hóa, các spin electron của tất cả các domain đều được xếp cùng hướng, vì vậy các hiệu ứng từ của các domain lân cận tăng cường lẫn nhau. Mặc dù mỗi domain chứa hàng tỉ nguyên tử, chúng rất nhỏ với bề rộng chỉ khoảng 10 micromet. Ở áp suất trên 10 GPa và nhiệt độ hàng trăm K hoặc thấp hơn, sắt α chuyển thành cấu trúc sáu phương kết chặt (hcp), hay còn gọi là sắt ε; pha γ có nhiệt độ cao hơn cũng biến đổi thành sắt ε, nhưng ở áp suất cao hơn. Pha β, nếu tồn tại, có thể ở áp suất ít nhất 50 GPa và nhiệt độ ít nhất 1500 K; nó được cho là có cấu trúc trực thoi hoặc hcp kép. Các vật dụng bằng sắt có niên đại lớn hiếm hơn các vật dụng làm bằng vàng hay bạc do tính dễ ăn mòn của sắt. Những hạt là từ sắt thiên thạch năm 3500 TCN hoặc sớm hơn được G. A. Wainwright tìm thấy ở Gerzah, Ai Cập. Các hạt chứa 7,5% nickel, là một dấu hiệu về nguồn gốc thiên thạch vì sắt được phát hiện trong vỏ Trái Đất có rất ít hoặc không có thành phần nickel. Sắt thiên thạch có chất lượng cao do nguồn gốc của nó từ vũ trụ và thường được dùng làm vũ khí và các dụng cụ hoặc các mẫu vật được đặt trong các nhà thờ. Các vật dùng có thể làm từ sắt bởi những người Ai Cập có tuổi khoảng 3000 đến 2500 TCN. Sắt có lợi thế hơn đồng trong việc làm dụng cụ chiến tranh. Nó cứng hơn và bền hơn đồng, mặc dù dễ bị rỉ sét. Trevor Bryce cho rằng trước khi công nghệ rèn sắt tiến bộ được phát triển ở Ấn Độ, các vũ khí làm từ sắt thiên thạch đã được sử dụng bởi quân đội Mesopotamia trước đó đã chiếm ưu thế trong chiến đấu do dùng hàm lượng carbon cao. Những dấu hiệu đầu tiên về việc sử dụng sắt là ở những người Sumeria và người Ai Cập vào khoảng 4000 năm TCN, các đồ vật nhỏ như mũi giáo và đồ trang trí, đã được làm từ sắt lấy từ các thiên thạch. Vì các thiên thạch rơi từ trên trời xuống nên một số nhà ngôn ngữ học phỏng đoán rằng từ tiếng Anh "iron", là từ có cùng nguồn gốc với nhiều ngôn ngữ ở phía bắc và tây châu Âu, có xuất xứ từ tiếng Etruria "aisar" có nghĩa là "trời". Vào khoảng những năm 3000 đến 2000 Trước Công Nguyên (TCN), đã xuất hiện hàng loạt các đồ vật làm từ sắt nóng chảy (phân biệt rõ với sắt từ thiên thạch do thiếu nickel trong sản phẩm) ở Lưỡng Hà, Anatolia và Ai Cập. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng có lẽ là thuộc về hình thức trong tế lễ, và sắt đã từng là kim loại rất đắt, hơn cả vàng. Trong Illiad, các vũ khí chủ yếu làm từ đồng thau, nhưng các thỏi sắt đã được sử dụng trong buôn bán. Một số nguồn (xem phần tham khảo "Cái gì tạo ra thời đại đồ sắt?" dưới đây) cho rằng sắt được tạo ra khi đó như sản phẩm đi kèm của việc tinh chế đồng, như là những bọt sắt, và không được tái sản xuất bởi ngành luyện kim khi đó. Vào khoảng năm 1600 đến 1200 TCN, sắt đã được sử dụng nhiều hơn ở Trung Cận Đông, nhưng vẫn chưa thay thế được sự thống trị của đồng thau. Trong thời kỳ từ thế kỷ XII đến thế kỷ X TCN, đã có sự chuyển đổi nhanh chóng từ công cụ, vũ khí đồng thau sang sắt ở Trung Cận Đông. Yếu tố quyết định của chuyển đổi này không phải là sự xuất hiện của các công nghệ luyện sắt cao cấp hơn mà là sự cạn kiệt của các nguồn cung cấp thiếc. Thời kỳ chuyển đổi này diễn ra không đồng thời trên thế giới, là dấu hiệu cho thời kỳ văn minh mới được gọi là thời đại đồ sắt. Cùng với việc chuyển đổi từ đồng thau sang sắt là việc phát hiện ra quy trình "carbide hóa", là quy trình bổ sung thêm carbon vào sắt. Sắt được thu lại như bọt sắt, là hỗn hợp của sắt với xỉ với một ít carbon và/hoặc carbide, sau đó nó được rèn và tán phẳng để giải phóng sắt khỏi xỉ cũng như oxy hóa bớt carbon, để tạo ra sắt non. Sắt non chứa rất ít carbon và không dễ làm cứng bằng cách làm nguội nhanh. Người Trung Đông đã phát hiện ra là một số sản phẩm cứng hơn có thể được tạo ra bằng cách đốt nóng lâu sắt non với than củi trong lò, sau đó làm nguội nhanh bằng cách nhúng vào nước hay dầu. Sản phẩm tạo thành có bề mặt của thép, cứng hơn và ít gãy hơn đồng thau, là thứ đang bị thay thế dần. Ở Trung Quốc, những đồ vật bằng sắt đầu tiên được sử dụng cũng là sắt lấy từ thiên thạch, các chứng cứ khảo cổ học về các đồ vật làm từ sắt non xuất hiện ở miền tây bắc, gần Tân Cương trong thế kỷ VIII TCN. Các đồ vật làm từ sắt non có cùng quy trình như sắt được làm ở Trung Đông và châu Âu, và vì thế người ta cho rằng chúg được nhập khẩu bởi những người không phải là người Trung Quốc. Trong những năm muộn hơn của nhà Chu (khoảng năm 550 TCN), khả năng sản xuất sắt mới đã bắt đầu vì phát triển cao của công nghệ lò nung. Sản xuất theo phương pháp lò nung không khí nóng có thể tạo ra nhiệt độ trên 1300 K, người Trung Quốc bắt đầu sản xuất gang thô và gang đúc. Nếu quặng sắt được nung với carbon tới 1420–1470 K, một chất lỏng nóng chảy được tạo ra, là hợp kim của khoảng 96,5% sắt và 3,5% carbon. Sản phẩm này cứng, có thể đúc thành các đồ phức tạp, nhưng dễ gãy, trừ khi nó được phi-carbide hóa để loại bớt carbon. Phần chủ yếu của sản xuất sắt từ thời nhà Chu trở đi là gang đúc. Sắt, tuy vậy vẫn là sản phẩm thông thường, được sử dụng bởi những người nông dân trong hàng trăm năm, và không có ảnh hưởng đáng kể đến diện mạo của Trung Quốc cho đến tận thời kỳ nhà Tần (khoảng năm 221 TCN). Việc sản xuất gang đúc ở châu Âu bị chậm trễ do các lò nung chỉ có thể tạo ra nhiệt độ khoảng 1000 K. Trong thời Trung cổ, ở Tây Âu sắt bắt đầu được làm từ bọt sắt để trở thành sắt non. Gang đúc sớm nhất ở châu Âu tìm thấy ở Thụy Điển, trong hai khu vực là Lapphyttan và Vinarhyttan, khoảng từ năm 1150 đến 1350. Có giả thuyết cho rằng việc sản xuất gang đúc là do người Mông Cổ thông qua nước Nga truyền đến các khu vực này, nhưng không có chứng cứ vững chắc cho giả thuyết này. Trong bất kỳ trường hợp nào, vào cuối thế kỷ 14 thì thị trường cho gang đúc bắt đầu được hình thành do nhu cầu cao về gang đúc cho các súng thần công. Việc nung chảy sắt thời kỳ đầu tiên bằng than củi như là nguồn nhiệt và chất khử. Trong thế kỷ XVIII, ở Anh việc cung cấp gỗ bị giảm xuống và than cốc, một nhiên liệu hóa thạch, đã được sử dụng để thay thế. Cải tiến của Abraham Darby đã cung cấp năng lượng cho cuộc cách mạng công nghiệp. Sắt là kim loại được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 95% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên toàn thế giới. Sự kết hợp của giá thành thấp và các đặc tính tốt về chịu lực, độ dẻo, độ cứng làm cho nó trở thành không thể thay thế được, đặc biệt trong các ứng dụng như sản xuất ô tô, thân tàu thủy lớn, các bộ khung cho các công trình xây dựng, giày nhảy thiết hài. Thép là hợp kim nổi tiếng nhất của sắt, ngoài ra còn có một số hình thức tồn tại khác của sắt như: Sắt là một trong những nguyên tố phổ biến nhất trên Trái Đất, chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ Trái Đất. Phần lớn sắt được tìm thấy trong các dạng oxide sắt khác nhau, chẳng hạn như khoáng chất hematit, magnetit, taconit. Khoảng 5% các thiên thạch chứa hỗn hợp sắt-nickel. Mặc dù hiếm, chúng là các dạng chính của sắt kim loại tự nhiên trên bề mặt Trái Đất. Trong công nghiệp, sắt được trích xuất ra từ các quặng của nó, chủ yếu là từ hematit (FeO) và magnetit (FeO) bằng cách khử với carbon trong lò luyện kim sử dụng luồng không khí nóng ở nhiệt độ khoảng 2000 ℃. Trong lò luyện, quặng sắt, carbon trong dạng than cốc, và các chất tẩy tạp chất như đá vôi được xếp ở phía trên của lò, luồng không khí nóng được đưa vào lò từ phía dưới. Than cốc phản ứng với oxy trong luồng không khí tạo ra carbon monoxide: carbon monoxide khử quặng sắt (trong phương trình dưới đây là hematit) thành sắt nóng chảy, và nó trở thành carbon dioxide: Chất khử tạp chất được thêm vào để khử các tạp chất có trong quặng (chủ yếu là silic dioxide cát và các silicat khác). Các chất khử tạp chất chính là đá vôi (calci carbonat) và đolomit (magie carbonat). Các chất khử tạp chất khác có thể cho vào tùy theo các tạp chất có trong quặng. Trong sức nóng của lò luyện đá vôi bị chuyển thành vôi sống (CaO): Sau đó calci oxide kết hợp với silic dioxide tạo ra xỉ. Xỉ nóng chảy trong lò luyện (silic dioxide thì không). Ở phần dưới của lò luyện, xỉ nóng chảy do nhẹ hơn nên nổi lên phía trên sắt nóng chảy. Các cửa lò có thể được mở để tháo xỉ hay sắt nóng chảy. Sắt khi nguội đi, tạo ra gang thô, còn xỉ có thể được sử dụng để làm đường hay để cải thiện các loại đất nông nghiệp nghèo khoáng chất. Khoảng 1,1 tỷ tấn quặng sắt được sản xuất trên thế giới vào năm 2000, với tổng trị giá trên thị trường vào khoảng 25 tỷ đôla Mỹ. Việc khai thác quặng sắt diễn ra trên 48 quốc gia, nhưng 5 nhà sản xuất lớn nhất là Trung Quốc, Brasil, Úc, Nga và Ấn Độ, chiếm tới 70% lượng quặng khai thác trên thế giới. 1,1 tỷ tấn quặng sắt này được sử dụng để sản xuất ra khoảng 572 triệu tấn sắt thô. Sắt có vai trò rất cần thiết đối với mọi cơ thể sống, ngoại trừ một số vi khuẩn. Nó chủ yếu liên kết ổn định bên trong các protein kim loại, vì trong dạng tự do nó sinh ra các gốc tự do nói chung là độc với các tế bào. Nói rằng sắt tự do không có nghĩa là nó tự do di chuyển trong các chất lỏng trong cơ thể. Sắt liên kết chặt chẽ với mọi phân tử sinh học vì thế nó sẽ gắn với các màng tế bào, acid nucleic, prôtêin v.v. Tuy nhiên, hàm lượng Fe trong cơ thể là rất ít, chiếm khoảng 0,004% được phân bố ở nhiều loại tế bào của cơ thể. Sắt là nguyên tố vi lượng tham gia vào cấu tạo thành phần Hemoglobin của hồng cầu, myoglobin của cơ vân và các sắc tố hô hấp ở mô bào và trong các enzim như: catalaz, peroxidaza… Fe là thành phần quan trọng của nhân tế bào. Cơ thể thiếu Fe sẽ bị thiếu máu nhất là phụ nữ có thai và trẻ em. Trong cơ thể động vật sắt liên kết trong các tổ hợp heme (là thành phần thiết yếu của cytochromes), là những prôtêin tham gia vào các phản ứng oxy hóa-khử (bao gồm nhưng không giới hạn chỉ là quá trình hô hấp) và của các prôtêin chuyên chở oxy như hêmôglôbin và myoglobin. Sắt vô cơ tham gia trong các phản ứng oxy hóa-khử cũng được tìm thấy trong các cụm sắt-lưu huỳnh của nhiều enzym, chẳng hạn như các enzym nitrogenase (tham gia vào quá trình tổng hợp amonia từ nitơ và hiđrô) và hydrogenase. Tập hợp các prôtêin sắt phi-heme có trách nhiệm cho một dãy các chức năng trong một số loại hình cơ thể sống, chẳng hạn như các enzym metan monooxygenase (oxy hóa mêtan thành mêtanol), ribonucleotide reductase (khử ribose thành deoxyribose; tổng hợp sinh học DNA), hemerythrins (vận chuyển oxy và ngưng kết trong các động vật không xương sống ở biển) và acid phosphatase tía (thủy phân các este phosphat). Khi cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn, nó để riêng sắt trong prôtêin vận chuyển transferrin vì thế vi khuẩn không thể sử dụng được sắt. Sự phân phối sắt trong cơ thể được điều chỉnh trong cơ thể động vật có vú. Sắt được hấp thụ từ duodenum liên kết với transferrin, và vận chuyển bởi máu đến các tế bào khác nhau. Vẫn chưa rõ cơ chế liên kết của sắt với các prôtêin. Các nguồn thức ăn giàu sắt bao gồm: thịt, cá, thịt gia cầm, đậu lăng, các loại đậu, rau chân vịt, tào phớ, đậu Thổ Nhĩ Kỳ, dâu tây và mầm ngũ cốc. Sắt được bổ sung cho những người cần tăng cường chất này trong dạng sắt(II) fumarat. Tiêu chuẩn của RDA về sắt dao động dựa trên tuổi tác, giới tính, và nguồn sắt ăn kiêng (sắt trên cơ sở heme có khả năng sinh học cao hơn) Cần lưu ý tới phần cảnh báo dưới đây. Sắt tác dụng với hầu hết tất cả các phi kim khi đun nóng. Với các phi kim có tính oxy hóa mạnh như clo thì sẽ tạo thành những hợp chất trong đó sắt có số oxy hóa là +3. Còn khi tác dụng với oxy sẽ tạo ra sắt (II, III) oxide – oxide sắt từ. Ví dụ: FeO là một hợp chất ion, tinh thể được tạo nên bởi các ion O, ion Fe và ion Fe. Trong quá trình phản ứng, một phần sắt bị oxy hóa thành Fe, một phần bị oxy hóa thành Fe.Trong chất rắn trung bình cứ có 1 ion Fe thì có 2 ion Fe và 4 ion O. Trong không khí ẩm sắt dễ bị gỉ theo phản ứng: Đối với các phi kim yếu hơn như lưu huỳnh..tạo thành hợp chất trong đó sắt có số oxy hóa +2: Thế điện cực chuẩn của sắt là: Fe(dd) + 2e → Fe E= -0,44 V Qua đó ta thấy sắt có tính khử trung bình. Sắt dễ tan trong dung dịch acid HCl và HSO loãng: Hay FeO + 2H(dd) → Fe(dd) + H↑ Đối với các acid có tính oxy hóa mạnh như HNO hay HSO đặc nóng thì sản phẩm phản ứng sẽ là muối sắt với sắt có số oxy hóa +3 và các sản phẩm khử của N: NO, NO, NO hoặc của S: SO. Ở nhiệt độ thường, trong acid nitric đặc và acid sunfuric đặc, sắt tạo ra lớp oxide bảo vệ kim loại trở nên "thụ động", không bị hòa tan. Sắt đẩy các kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của chúng: Các trạng thái oxy hóa chung của sắt bao gồm: "Xem thêm: Sắt oxide" Sắt có bốn đồng vị tự nhiên ổn định là Fe, Fe, Fe và Fe. Sự phổ biến tương đối của các đồng vị sắt trong tự nhiên là: Fe (5,8%), Fe (91,7%), Fe (2,2%) và Fe (0,3%). Fe là đồng vị phóng xạ đã biến mất, nó có chu kỳ bán rã dài (2,6 triệu năm). Đồng vị này không được tìm thấy trên Trái Đất mà nó là sản phẩm phân rã từ đồng vị nickel-60. Phần lớn các công việc trong quá khứ để đo thành phần đồng vị của sắt tập trung vào việc xác định các biến thể của Fe vì các quá trình kèm theo sự tổng hợp hạt nhân (ví dụ nghiên cứu thiên thạch) và sự hình thành khoáng sản. Đồng vị Fe cũng gây ra sự đặc biệt chú ý của các nhà khoa học vì nó có thể là hạt nhân ổn định nhất. Không thể thực hiện các phản ứng phân hạch hay nhiệt hạch trên Fe mà có thể giải phóng năng lượng. Điều này thì lại không đúng với các nguyên tố khác. Trong số các đồng vị ổn định, chỉ có Fe có spin −1/2. Vì lý do này, Fe có ứng dụng như là đồng vị spin trong hóa học và hóa sinh học. Trong các pha của các thiên thạch "Semarkona" và "Chervony Kut" mối tương quan giữa mật độ của Ni (sản phẩm sinh ra của Fe) và sự phổ biến của các đồng vị ổn định của sắt có thể được tìm thấy, nó chứng tỏ sự tồn tại của Fe trong thời gian hình thành của hệ Mặt Trời. Có khả năng là năng lượng giải phóng bởi sự phân rã của Fe góp phần cùng với năng lượng giải phóng bởi sự phân rã của hạt nhân phóng xạ Al, để nung chảy lại và làm phân biệt các tiểu hành tinh sau sự hình thành của chúng trước đây 4,6 tỷ năm. Sự phổ biến của Ni hiện diện trong các vật chất ngoài Trái Đất có thể cung cấp thông tin để nhìn sâu hơn nữa vào nguồn gốc của hệ Mặt Trời cũng như lịch sử sơ kỳ của nó. Việc hấp thụ quá nhiều sắt gây ngộ độc, vì các sắt(II) dư thừa sẽ phản ứng với các peroxide trong cơ thể để sản xuất ra các gốc tự do. Khi sắt trong số lượng bình thường thì cơ thể có một cơ chế chống oxy hóa để có thể kiểm soát quá trình này. Khi dư thừa sắt thì những lượng dư thừa không thể kiểm soát của các gốc tự do được sinh ra. Một lượng gây chết người của sắt đối với trẻ 2 tuổi là ba gam sắt. Một gam có thể sinh ra sự ngộ độc nguy hiểm. Danh mục của DRI về mức chấp nhận cao nhất về sắt đối với người lớn là 45 mg/ngày. Đối với trẻ em dưới 14 tuổi mức cao nhất là 40 mg/ngày. Nếu sắt quá nhiều trong cơ thể (chưa đến mức gây chết người) thì một loạt các hội chứng rối loạn quá tải sắt có thể phát sinh, chẳng hạn như hemochromatosis. Vì lý do này, mọi người không nên sử dụng các loại hình sắt bổ sung trừ trường hợp thiếu sắt và phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
5249
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5249
Hàn Tín
Hàn Tín (; 230 TCN – 196 TCN), thường gọi theo tước hiệu là Hoài Âm hầu (淮陰候), là một danh tướng của nhà Hán được người đời sau ca ngợi là Binh Tiên, cầm quân bách chiến bách thắng, thiên hạ vô địch, thiên cổ không có người thứ hai, được Hán Cao Tổ Lưu Bang ca ngợi là ""Nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hoài Âm hầu."" thời Hán Sở tranh hùng. Cùng với Trương Lương và Tiêu Hà, ông là một trong "Hán sơ tam kiệt" (汉初三杰) có công rất lớn giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ, lập nên triều đại nhà Hán kéo dài hơn 400 năm. Theo sách "Tây Hán chí" thì Hàn Tín, người ở Hoài Âm, nước Sở. Cha mẹ mất sớm phải sống côi cút từ bé, nhà nghèo phải làm nghề câu cá. Khi mẹ mất, vì muốn xây cất cho mẹ ngôi mộ ở nơi đẹp đẽ trên núi cao mà bán cả nhà cửa, xách kiếm đi lang thang ngoài chợ. Thấy Hàn Tín "tuy cao lớn lại thích mang đao kiếm", có gã hàng thịt ở chợ thách đâm, nếu không dám đâm thì phải chui qua háng của gã. Hàn Tín chọn chui qua háng, mọi người thấy vậy đều chê cười. Cũng có một người hàng xóm thấy Tín không phải người tầm thường, cũng gọi Tín đến ăn cùng bữa. Được một thời gian, vợ người này khó chịu ra mặt với ông khách "vô tích sự suốt ngày đến ăn chực" nên cố tính làm bữa ăn trước, Hàn Tín đến thì họ đã ăn xong cả rồi, ông biết ý nên từ đó không đến nữa, lại bỏ ra sông câu cá tiếp. Có hôm không câu được cá, Tín không có gì ăn, được một bà lão giặt lụa (phiếu mẫu) cho ăn, ông hứa hẹn: "Sau này Tín tôi làm nên, nhất định báo ơn ngàn vàng". Phiếu mẫu đáp: "Cậu là con trai , còn không lấy nổi miếng ăn, lão thấy tội nên mới giúp. Không cần báo đáp làm chi" Mọi người thấy thế đều cho ông là người thấp kém, hèn hạ. Năm 209 TCN, Trần Thắng khởi nghĩa chống nhà Tần, các thế lực khác theo đó cũng nối nhau nổi dậy, Hàn Tín ra bờ sông Vị Thủy cầm kiếm xin tham gia nghĩa quân của hai chú cháu họ Hạng. Ông được Hạng Lương là thế tộc nước Sở thu nhận. Tuy nhiên, Hạng Lương và cháu là Hạng Vũ xem thường Hàn Tín xuất thân thấp kém, lại mang nỗi nhục chui háng kẻ khác nên chỉ cho làm chấp kích lang (vác kích đứng hầu). Hạng Lương giao chiến với Chương Hàm ở Định Đào, Hàm cố thủ không ra, Hàn Tín nhận ra âm mưu đánh úp cướp trại của y, nói với Hạng Lương nhưng bị ông coi thường, quát đuổi đi. Quả nhiên đến đêm Chương Hàm mở cửa thành đánh úp, Hạng Lương bị chém chết do không nghe lời Hàn Tín. Sau đó Hàn Tín vẫn làm chấp kích lang ở trướng Hạng Vũ. Nhiều lần ông bày mưu cho Hạng Vũ, nhưng Hạng Vũ không dùng. Lưu Bang dẫn quân vào Quan Trung, nhà Tần kết thúc, theo lời ước của Sở Hoài vương thì ông sẽ được phong làm vua Quan Trung. Hạng Vũ đánh bại và thu hàng Chương Hàm, dẫn chư hầu vào bội ước. Lưu Bang không dám kháng cự, Hạng Vũ gọi ông đến Hồng Môn yến định giết đi nhưng cuối cùng lại tha. Khi ra về, Trương Lương, người đi cùng Lưu Bang gặp một lính canh ngồi ngoài cửa, người này vỗ kích mà hát rằng: "Gấu đói mà xuống sườn non;" "Lật đá thấy kiến, nuốt luôn tức thì." "Bật ho, kiến lại thoát đi;" "Nguy sao nguy bấy, kìa kìa có hay!"" Trương Lương ngoảnh lại, thấy người ấy cười nhạt, hỏi tại sao cười, người này đáp ""Phạm Tăng uổng phí tâm cơ, Trương Lương giỏi biết chân chúa. Hôm nay thoát nạn Hồng Môn, ngày sau trấn giữ hoàn vũ."" rồi bỏ đi. Người này chính là Hàn Tín. Lưu Bang được phong làm Hán vương, cắt đất Hán Trung, đường đi phải qua sạn đạo, giữa đường, Trương Lương bái biệt, nói: "Thần ra đi lần này, để làm cho đại vương ba việc, một là thuyết phục Bá vương (Hạng Vũ) dời đô về Bành Thành, để Quan Trung là nơi đại vương đóng đô; hai là thuyết phục chư hầu phản Sở theo Hán và khiến Bá vương không có ý định Tây chinh nữa; ba là tìm cho đại vương một nguyên soái phá Sở, định thiên hạ. Người này thần sẽ viết một bức thư để làm tin, thấy thư này thì nguyên soái phá Sở tức là người mang thư." Nói rồi ông quay ngựa, đi được một đoạn thì phóng lửa đốt rụi sạn đạo, Hán vương hết đường trở ra. Trương Lương về Hàm Dương, đến chơi nhà Hạng Bá, đọc được một bản sớ bày cách phòng bị Hán vương cho Bá vương, ông giật mình toát mồ hôi, cảm thấy cực kỳ may mắn vì kế này chưa được Hạng Vũ dùng, bèn hỏi thăm Hạng Bá, biết người viết sớ là Hàn Tín, ông đã biết đây là người hiền sĩ, cần phải tiến lên Hán vương. Sau đó, Hạng Vũ trúng kế Trương Lương, ra lệnh dời đô về Bành Thành, một người văn sỹ là Hàn Sinh hết sức khuyên can, Vũ tức giận sai Hàn Tín đem Hàn Sinh bỏ vạc dầu. Hàn Sinh ra đến trước vạc dầu, lớn tiếng nói với đám đông đang đứng xem về tương lai Hán diệt Sở. Hàn Tín nói: "Ông can thiên đô, trăm họ đều cho là chết oan, nhưng riêng tôi lại cho là đáng chết." Hàn Sinh không phục, Tín nói: "Ông làm gián nghị, khi Bá vương giết Tống Nghĩa, phó tướng giết chủ tướng, sao ông không can gián? Khi chôn sống hai mươi vạn quân Tần đã đầu hàng, khiến người Tần oán hận thấu xương, sao ông không can gián? Khi chém Tử Anh, quật mộ Thủy Hoàng, sao ông không can gián? Nay tội ác đã nhiều, chẳng sao mà gỡ được nữa ông mới can gián, chẳng phải muộn lắm sao? Thế nên ông phải chịu bị giết vậy. Phạm Tăng so với ông thế nào, còn không can gián nổi. Nay ông chết, chỉ có thể oán kẻ đã tác động khiến Bá vương muốn dời đô, ta dám nói, kẻ đó đang đứng trong đám đông kia, và cũng chính là kẻ đã đốt rụi sạn đạo dạo trước.", nói rồi bỏ Hàn Sinh vào vạc nấu chết. Quả thật Trương Lương đang đứng xem, nghe thấy vậy giật mình vội nấp đi. Khi Hàn Tín về nhà, Trương Lương bám theo sau, biết được nhà Tín, bèn bày ra kế bán kiếm để thuyết phục ông sang phe Hán. Trương Lương mang một thanh kiếm đến chỗ Tín, nói rằng mình có ba thanh kiếm, một là kiếm thiên tử Bạch Hồng Tử Điện (白虹紫電) vốn của Ngô vương Hạp Lư, đã bán cho Hán vương Lưu Bang, hai là kiếm tể tướng Long Tuyền Thái A (龍泉太阿), đã bán cho Tiêu Hà, còn một thanh kiếm nguyên soái Can Tương Mạc Tà (干將莫邪), chưa chủ. Lương bèn tặng Tín thanh kiếm này, nói rằng người xứng với kiếm thì tặng chứ không lấy tiền. Hàn Tín đồng ý theo về Hán, nhận thư của Trương Lương, bỏ đi về Quan Trung. Vì sạn đạo không còn nên ông phải đi đường núi. Trước đó Phạm Tăng cũng biết tài Hàn Tín, khuyên Hạng Vũ dùng, nếu không dùng thì giết đi, Vũ không nghe, cho Tín là kẻ hèn hạ, không dùng cũng chẳng giết. Phạm Tăng không biết làm thế nào, bèn ra lệnh cho quân gác ở lối vào Quan Trung không cho Tín đến hàng Hán, Hàn Tín gặp một nhóm mấy người bèn giết sạch rồi đi tiếp. Giữa đường núi gặp người tiều phu, Hàn Tín hỏi đường rồi lại sợ người này bị quân Sở bắt sẽ khai ra mình, bèn chém chết rồi chôn đi, khấn: "Chẳng phải Hàn Tín này hạnh kém, thực là vì bất đắc dĩ vậy! Ngày sau nếu làm nên, nhất định sẽ quay lại đây hậu táng cho ông để báo đáp ân đức". Đi tiếp gặp một người thợ săn là Tân Kỳ, được tiếp đãi, Hàn Tín bèn kết nghĩa huynh đệ, hẹn sau này đi đánh Sở sẽ gọi Tân Kỳ đi cùng. Hàn Tín đi đến đất Thục, nhưng không muốn đưa thư tiến cử của mình cho Đằng công Hạ Hầu Anh (lúc này chịu trách nhiệm về việc chiêu hiền đãi sĩ). Ông đến gặp Hạ Hầu Anh. Hai người nói chuyện cả nửa ngày, Đằng công thấy Hàn Tín mười ba môn thao lược, kiêu dũng, tán kỵ, thiên văn, địa lý, ghi chép, cơ biến, thuyết khách, toán pháp, học sỹ, y học, gián điệp, quân lương đều nói trôi chảy, cái gì cũng biết, cũng tinh, bái phục vô cùng, liền đến nhà Tiêu Hà giới thiệu. Tiêu Hà sau đó cũng kinh ngạc tài Hàn Tín, hai người bàn nhau tiến cử lên Hán vương. Hai người cùng vào tâu với Lưu Bang. Lưu Bang cũng có định kiến về quá khứ xin ăn, chịu nhục chui háng của Hàn Tín, lại vẫn chờ người Trương Lương tiến cử, chỉ cho ông làm đô úy coi lương thực. Đường từ Hàm Dương vào Thục xa xôi, hiểm trở, Lưu Bang cùng các tướng di chuyển trong thời gian khá lâu. Khi Hán Vương đến đất Nam Trịnh, trên đường đi, các tướng thấy cõi Thục độc địa bỏ trốn đến mấy chục người. Hàn Tín xem chừng Tiêu Hà và Hạ Hầu Anh đã mấy lần tâu với Lưu Bang nhưng Lưu Bang không dùng mình, nên cũng bỏ đi. Tiêu Hà nghe tin Hàn Tín bỏ đi, nói: "Nếu không có Hàn Tín thì chúng ta sẽ đều chết già ở Bao Trung này hết" rồi vội vàng lên ngựa đuỏi theo ngay, không kịp báo cho Hán vương biết. Đến bờ sông thấy Tín chưa tìm được cách qua sông, ông liền đến thuyết phục, gặp cả Hạ Hầu Anh cũng đi tìm Hàn Tín, Hàn Tín nghe lời, liền quay lại cùng hai người. Từ sự việc này mà có điển tích "Tiêu Hà dưới nguyệt tìm Hàn Tín". Lưu Bang coi Tiêu Hà như cánh tay phải, lúc đó đứng ngồi không yên. Mãi hai hôm sau Tiêu Hà mới về, giãi bày hết với Hán vương và ra sức tiến cử Hàn Tín: Lưu Bang dù chưa thật tin nhưng vì sự khẩn khoản của Tiêu Hà mà phong cho Hàn Tín làm đại tướng. Khi Hán vương làm trai giới, lập đàn để phong ông, cả ba quân đều kinh ngạc, không nghĩ rằng người như ông lại được lên làm đại tướng. Hàn Tín lên đàn nhận phong xong, bèn phân tích cho Hán vương về những thế mạnh, yếu của Hạng Vũ và phương sách đánh bại Sở. Hán vương bắt đầu nhận ra tài năng của ông. Về sau mới biết Tín là người được Trương Lương tiến cử nên Lưu Bang lại càng xem trọng. Tháng tám năm 206 TCN, Hàn Tín được phong làm đại tướng, bắt đầu ra quân bình định Tam Tần, do các vua chư hầu Chương Hàm (Ung vương), Tư Mã Hân (Tắc vương) và Đổng Ế (Địch vương) án ngữ làm phiên giậu cho Sơn Đông để cản đường Lưu Bang. Ông giả cách sai người đi sửa đường sạn đạo, vốn mất rất nhiều công sức thời gian, khiến Tam Tần yên trí rằng quân Hán còn lâu mới ra được cửa ải. Nhưng thực ra Hàn Tín dẫn đại quân đi theo đường Trần Thương đi qua huyện Cố Đạo đánh úp Ung Vương Chương Hàm. Chương Hàm đón đánh quân Hán ở Trần Thương. Hàn Tín giả thua chạy, sau đó dùng kế hỏa công mai phục đốt Chương Hàm. Ung vương bị thua chạy về, dừng lại đánh đất Hạo Trĩ, lại thua trận, bỏ chạy đến Phế Khâu. Hán vương đuổi theo, bình định đất đai của Ung vương, đi về đông đến Hàm Dương, lại cho một cánh quân riêng vây Ung vương ở Phế Khâu, còn sai các tướng bình định Lũng Tây, Bắc Địa, Thượng Quận. Hàn Tín sau đó đánh Phế Khâu, thấy thành kiên cố dễ thủ khó công. Sau khi đi thị sát, ông nói với Tào Tham: Tào Tham theo kế, đem 1000 quân xuống phía nam Phế Khâu lấy bao cát lấp nước, dẫn nước chảy thẳng vào thành. Chương Hàm phải bỏ thành chạy về Đào Lâm. Năm 207 TCN, Hàn Tín lại điều quân đánh Tắc Vương Hân, Địch vương Ế. Bị đánh bất ngờ, Tư Mã Hân và Đổng Ế đầu hàng. Hàn Tín kéo về đông, Hà Nam vương Thân Dương cũng đầu hàng theo. Hán Vương muốn đánh ngay Hàm Dương, Hàn Tín chủ trương diệt Chương Hàm trước, được Hán Vương đồng ý. Hàn Tín đem quân đánh Đào Lâm, Chương Hàm tự sát, Hàm Dương nghe tin liền đầu hàng. Đến đây thì Tam Tần bị diệt, Quan Trung rơi vào tay Hán Vương. Sau khi giết Hàn vương Thành, Hạng Vũ cho người thân tín của mình là Trịnh Xương làm Hàn vương. Hàn vương không chịu đầu hàng Hán. Hàn Tín mang đại quân đánh bại Xương. Hàn bị đánh bại, Lưu Bang lập người tôn thất nước Hàn, đang làm thái uý, cũng tên là Hàn Tín làm Hàn vương, gọi là Hàn vương Tín. Tây Nguỵ vương Báo hàng Hán, cùng hợp binh với Hán đánh Ân. Ân vương Tư Mã Ngang bị bắt sống. Hàn Tín ở lại giữ Quan Trung, Hán vương cùng các tướng tiếp tục đông tiến, dụ thêm nước Triệu hội quân đánh Sở. Lúc đó Tây Sở Bá vương Hạng Vũ đang sa lầy chiến tranh ở nước Tề, chưa diệt được Điền Quảng và Điền Hoành, Hán vương gom quân chư hầu 5-6 vạn rầm rộ tiến vào chiếm cứ kinh đô Sở là Bành Thành. Hạng vương mang 3 vạn tinh binh trở về đánh tan tành quân Hán ở Bành Thành. Quân Hán tan tác trở về. Một loạt chư hầu thấy Sở thắng Hán lại theo Sở như Tư Mã Hân, Đổng Ế, Triệu Yết. Cả Điền Hoành nước Tề cũng giảng hoà với Sở. Thế quân Sở mạnh lên, Hạng Vũ mang quân tây tiến đánh Hán. Hàn Tín thu binh, họp với Hán Vương ở Huỳnh Dương. Hạng Vũ tiến quân truy đuổi Lưu Bang. Hàn Tín tâu với Hán Vương: Hán Vương nghe nói liền sai thợ ngày đêm theo mẫu của Hàn Tín chế tạo, được hơn 3,000 chiếc dự bị để đánh Sở. Hạng Vương đem quân đến, được Hàn Tín gửi thư cho, đại để viết: Hạng Vương xem xong tức lắm, quát: Hôm sau Hạng Vương đem quân ra đánh với Hàn Tín, Hàn Tín thua chạy, đến sông Kinh Sách thì qua cầu xong quay mặt lại chờ Hạng Vương. Hạng Vương đuổi theo, vừa qua cầu thì Hàn Tín sai quân chặt cầu, lại sai đem chiến xa ra làm tường lũy, bắn tên tua tủa vào quân Sở. Quân Sở không thoát được đều bị giết hết, Hạng Vương dẫn theo Quý Bố phá vây mà chạy. Hai nước Hán Sở lại lâm vào thế giằng co. Tháng 6 năm 205 TCN, Ngụy vương Báo lấy cớ xin nghỉ để về thăm cha bị bệnh. Về đến nước, Ngụy vương liền cắt đường giao thông ở Hà Quan, phản lại Hán, giao hiếu với Sở. Hán vương sai Lịch Tự Cơ thuyết phục Báo, nhưng Báo không nghe. Tháng tám năm 205 TCN, Lưu Bang phong Hàn Tín làm Tả thừa tướng để đánh Ngụy. Ngụy Báo đem nhiều binh đến Bồ Bản chặn cửa sông Lâm Tấn. Hàn Tín dàn thêm nghi binh, bày thuyền bè như muốn vượt qua sông Lâm Tấn; nhưng trái lại dùng phục binh đi đường đất Hạ Dương, lấy thùng gỗ để cho quân vượt qua sông, đánh úp đất An Ấp. Ngụy vương Báo cả tin, đem binh quan về đánh trả nhưng đã muộn. Hàn Tín đánh chiếm đất Nguỵ, bắt Báo cầm tù, bình định đất Ngụy, làm thành quận Hà Đông. Hán vương sai Trương Nhĩ cùng với Hàn Tín đem binh sang đông đi về hướng Bắc, đánh nước Triệu và nước Đại. Tháng chín nhuận năm 205 TCN, Hàn Tín phá quân Đại, bắt được Thừa tướng Hạ Duyệt, người được Đại vương Trần Dư ủy quyền cai quản nước Đại ở đất Ứ Dự. Lúc đó chiến sự giữa Hán và Sở đang rất gay go, Hán vương bị Sở Bá vương tấn công mạnh mẽ. Hán Vương nghe tin ông diệt liền hai nước, liền sai người thu tinh binh của ông đem đến Huỳnh Dương để chống Sở. Hàn Tín và Trương Nhĩ mộ quân mới, được mấy vạn quân, đi về phía Đông xuống Tỉnh Hình để đánh Triệu. Vua Triệu và Trần Dư nghe tin quân Hán sắp đánh úp, bèn tụ tập quân đội ở Tỉnh Hình, phao tin là hai mươi vạn. Tướng Triệu là Lý Tả Xa bày mưu cho Trần Dư nên cố thủ và chặn đường vận lương của quân Hán nhưng Trần Dư không nghe theo. Hàn Tín sai người sang thám thính, biết mưu của Lý Tả Xa không được dùng, bèn đem quân thẳng xuống. Chưa đến cửa Tỉnh Hình, cách ba mươi dặm, dừng lại cắm trại. Nửa đêm truyền lệnh xuất phát. Chọn hai nghìn quân kỵ trang bị nhẹ, mỗi người cầm một lá cờ đỏ đi theo đường tắt lén lút sang nói theo dõi quân Triệu. Ông ra lệnh: Sau đó ông sai các tỳ tướng truyền bảo ăn cơm lót lòng thôi, và nói: "Hôm nay phá quân Triệu xong sẽ họp nhau ăn tiệc." Các tướng nghe lệnh nhưng vẫn nghi hoặc không ai tin. Sau đó Hàn Tín nói với tướng sĩ: Rồi ông sai một vạn người đi trước bày trận quay lưng ra sông. Đó là phép tối kỵ trong binh pháp vì theo binh pháp, phải dựa vào núi và nhìn ra sông, nếu tựa vào sông sẽ bị kẻ địch đánh dồn tới hết đường chạy, đó là chỗ chết. Vì thế quân Triệu ở xa nhìn thấy, cười vang. Lúc bình minh, Tín dựng cờ đại tướng, đánh trống lên, kéo quân ra cửa Tỉnh Hình. Quân Triệu mở cửa lũy, đánh nhau to một hồi lâu. Bấy giờ Hàn Tín, Trương Nhĩ vờ bỏ cờ trống chạy đến đạo quân gần sông. Đạo quân gần sông rẽ ra, đón lấy họ, rồi lại chiến đấu dữ dội. Quân Triệu quả nhiên bỏ thành ra tranh lấy cờ trống của Hán, đuổi theo Hàn Tín, Trương Nhĩ. Sau khi Hàn Tín, Trương Nhĩ đã nhập vào đạo quân ở gần sông thì quân đội đều liều chết chiến đấu không thể nào đánh bại được. Hai nghìn quân kỵ mà Tín đã cho đi từ trước chờ đến khi quân Triệu bỏ lũy trống đuổi theo để lấy cờ trống của Hán, liền ruổi nhanh vào trong thành, nhổ tất cả cờ xí của Triệu để dựng hai nghìn lá cờ đỏ của Hán. Quân Triệu đã không thắng, không bắt được Hàn Tín và các tướng Hán, muốn quay trở về đồn, nhưng trong thành toàn là cờ đỏ của Hán thì cả sợ, cho rằng quân Hán đã bắt được tướng của Triệu vương rồi. Quân sĩ hỗn loạn bỏ chạy. Tướng Triệu chém cũng không ngăn được. Quân Hán hai bên áp lại, phá tan quân Triệu, chém Trần Dư trên sông Chi Thủy, bắt sống Triệu vương Yết. Hàn Tín ra lệnh cho quân đội không được giết Lý Tả Xa, ai bắt sống được ông ta thì thưởng ngàn vàng. Có người trói Tả Xa nộp dưới cờ, Tín bèn cởi trói cho ông ta và cho ngồi quay mặt về hướng Đông, còn mình ngồi quay mặt về hướng Tây, thờ làm thầy. Các tướng đem thủ cấp và tù binh đến nộp đâu đấy và chúc mừng. Các tướng nhân dịp hỏi ông: Ông đáp: Theo kế của Lý Tả Xa, Hàn Tín cho quân nghỉ ngơi, bình định nước Triệu, rồi sai người mang một bức thư sang nước Yên dụ Yên vương Tang Đồ. Tang Đồ sợ thế quân Hán bèn xin theo. Tín lại sai sứ báo với Hán, nhân tiện xin lập Trương Nhĩ làm Triệu vương để cai trị và vỗ về nước này. Vua Hán ưng thuận, bèn lập Trương Nhĩ làm Triệu vương. Hạng Vũ mấy lần sai kỳ binh vượt qua sông Hoàng Hà đánh Triệu. Triệu vương Nhĩ và Hàn Tín đi đi lại lại để cứu Triệu, nhân lúc đi lại bình định các thành ấp ở Triệu, đem binh đến giúp Hán vương. Hạng vương đang bận vào việc vây Hán vương ở Huỳnh Dương, nên không thể dồn đại quân đánh Triệu. Hán vương bị quân Sở vây ngặt, phải trốn ra về phía Nam, đến giữa miền Uyển và Diệp, chạy vào Thành Cao. Hạng Vũ lại bao vây rất gấp. Tháng Sáu năm 204 TCN, Hán Vương ra khỏi Thành Cao, chạy về hướng đông, vượt qua sông Hoàng Hà, chỉ có một mình Hạ Hầu Anh cùng đi. Hán vương theo quân của Trương Nhĩ đến Tu Vũ. Đến nơi, Hán vương nghỉ ở ngoài quán trọ. Sáng sớm, Hán vương tự xưng là sứ thần nhà Hán, phi ngựa vào trong thành Triệu. Trương Nhĩ, Hàn Tín chưa dậy, Hán vương vào trong phòng ngủ, lấy ấn tín và binh phù, dùng cờ mao để triệu tập các tướng, thay đổi chức vị các tướng. Khi ông và Trương Nhĩ thức dậy, mới biết là Hán vương đã đến. Hán vương liền ra lệnh cho Trương Nhĩ giữ lấy đất Triệu, phong Hàn Tín làm Tướng quốc, thu quân đội của Triệu chưa phái đến Huỳnh Dương để đánh Tề. Tín đem quân sang Đông, chưa vượt qua bến sông Bình Nguyên thì nghe tin sứ thần của Hán vương là Lịch Tự Cơ đã thuyết phục được nước Tề đầu hàng. Hàn Tín muốn dừng lại. Người biện sĩ đất Phạm Dương là Khoái Triệt bàn với Hàn Tín: Hàn Tín cho là phải, theo kế của Khoái Triệt, mang quân vượt qua sông Hà. Nước Tề đã nghe lời Lịch Sinh nên giữ Lịch Sinh ở lại uống rượu, triệt bỏ các quân đội để phòng ngự quân Hán. Hàn Tín nhân đó đánh úp quân Tề ở Lịch Hạ, đi đến Lâm Tri. Vua Tề là Điền Quảng cho rằng Lịch Sinh lừa mình nên nấu Lịch Sinh và trốn đến đất Cao Mật, sai sứ đến nước Sở để cầu cứu. Sau khi đã bình định Lâm Tri, Hàn Tín đi về hướng Đông, đuổi Quảng đến phía Tây đất Cao Mật. Hạng vương nghe cầu cứu của Tề, bèn sai Long Thư làm tướng, phao là hai mươi vạn quân, đem quân đến cứu Tề. Vua Tề là Quảng cùng Long Thư dồn quân để đánh nhau với Hàn Tín. Long Thư bày trận hai bên sông Tuy Thủy. Hàn Tín đang đêm sai người làm hơn một vạn cái đẫy đổ đầy cát chặn lấy thượng lưu dòng sông rồi đem quân qua nửa chừng đánh Long Thư, giả vờ thua, quay lưng bỏ chạy về. Long Thư quả nhiên mừng rỡ nói: Bèn dẫn quân đuổi theo, qua sông. Lúc đó Hàn Tín cho người phá các bao đựng cát, nước sông chảy ào ào, đại quân của Long Thư quá nửa không qua được. Hàn Tín mới thúc quân đánh gấp, giết được Long Thư. Bộ phận quân của Long Thư phía đông dòng sông bỏ chạy tán loạn. Vua Tề là Quảng chạy trốn. Hàn Tín liền đuổi theo đến đất Thành Dương, bắt bỏ tù tất cả lính Sở. Năm 203 TCN, Hàn Tín bình định nước Tề, sai người nói với Lưu Bang: Lúc bấy giờ quân Sở đang vây Hán vương rất gấp ở thành Huỳnh Dương. Sứ giả của Hàn Tín đến, Hán vương mở phong thư ra, cả giận mắng: Các mưu sĩ Trương Lương, Trần Bình giẫm vào chân Hán vương, nhân đấy ghé vào tai Hán vương nói: Hán vương nghe theo, liền sai Trương Lương đi lập Hàn Tín làm Tề vương, trưng dụng binh của ông đến đánh Sở. Nghe tin Long Thư chết, Hạng vương lo lắng sai Vũ Thiệp, người Vu Thai đến nói với Tề vương Tín hãy phản Hán để chia ba thiên hạ nhưng ông từ tạ rằng: Sau khi Vũ Thiệp đi rồi, người nước Tề là Khoái Triệt biết rằng thiên hạ ai thắng ai bại là ở Hàn Tín, cũng ra sức thuyết phục ông cắt đất Tề, Yên, Triệu để chia ba thiên hạ, tạo thế chân vạc. Nhưng ông nói với Khoái Triệt rằng: Khoái Triệt cố phân tích mọi lẽ để thuyết phục ông thêm mấy lần nữa cũng không nổi vì Hàn Tín do dự không nỡ phản lại nhà Hán. Ông lại tự cho rằng mình lập được nhiều chiến công, vua Hán dẫu sao cũng không lấy mất nước Tề của mình, nên ông bèn từ tạ Khoái Triệt. Khoái Triệt nói không được, bèn giả điên, làm người thầy cúng. Sau hoà ước Hồng Câu, năm 202 TCN, Hán vương theo kế của Trương Lương, bội ước mang quân đánh úp Hạng vương, nhưng vẫn bị Hạng vương quay lại đánh cho đại bại ở Cố Lăng. Lưu Bang lo sợ, bèn theo kế của Trương Lương, triệu Hàn Tín cùng Bành Việt mang quân về giúp, hứa sẽ phong cho nhiều đất. Hàn Tín cùng Bành Việt nghe theo, đem binh họp nhau với Hán vương ở Cai Hạ. Hạng vương thấy quân Hán ngày càng đông, biết không thắng được, bèn hạ lệnh quay về phía đông rút về Bành Thành. Hàn Tín đem quân tập kích quân Sở giữa đường, Hạng vương tức giận đem quân đuổi theo. Hàn Tín rút lui, trên đường đã đặt sẵn quân mai phục khắp các mặt. Hạng vương không biết là bẫy, đi đến đâu cũng bị quân Hán đổ ra tập kích, không sao thoát được, cuối cùng thì phải rút vào Cai Hạ. Mấy mươi vạn quân Hán siết chặt vòng vây, sử gọi kế đó của Hàn Tín là Thập diện mai phục. Theo kế Trương Lương, Lưu Bang cho quân Hán bốn phía cùng ca bài ca nước Sở ("tứ diện Sở ca"). Quân Sở nghe tiếng hát, nghĩ là Sở bị Hán chiếm rồi, bèn đào ngũ trốn đi hết. Ái thiếp của Hạng vương là Ngu Cơ tự sát, Hạng vương cùng 800 thân binh phá vây, đến bờ Ô Giang thì chỉ còn 28 người. Có người đình trưởng chờ ở bờ sông muốn đưa Hạng vương qua sông về Giang Đông nhưng Hạng Vương từ chối rồi cùng 26 kỵ binh bỏ ngựa tử chiến. Hạng vương một mình giết mấy trăm người, chịu mười mấy vết thương, cuối cùng đâm cổ tự sát. Tây Sở bị diệt. Sau khi Hạng Vũ đã bị phá, Lưu Bang lập tức đoạt lấy quân của Tề vương Tín lần thứ hai (sau lần ở thành Tu Vũ). Hàn Tín vừa lập được công xong lập tức bị tước binh quyền. Tới tháng 1 năm 202 TCN, Lưu Bang dời Tề vương Tín làm Sở vương, đóng đô ở Hạ Bì. Lưu Bang lên ngôi hoàng đế, lập ra vương triều Đại Hán, tức là Hán Cao Đế. Hàn Tín về nước, biếu ngàn vàng đền ơn phiếu mẫu. Rồi ông lại gọi tên hàng thịt đã bắt mình luồn qua háng đến, gã này phủ phục xuống run cầm cập, Hàn Tín lại phong cho một chức trung úy. Tên này nói: "Trước đây tôi ngu lậu thô bỉ, chẳng biết ngài là bậc đại quý, ngộ phạm tôn nhan. Nay đội ơn không giết ngay, đã là độ lượng lắm rồi, sao còn dám nhận thêm phong thưởng." Tín nói: "Ta há lại làm như những kẻ tiểu nhân, ghi niềm tư phẫn mà báo phục, nhớ đức hay oán mà cho là mừng hay giận ư ? Ngươi cứ nhận lấy, chớ có nói nhiều.". Rồi ông nói với các tướng văn võ: Viên tướng bỏ trốn của Hạng vương là Chung Ly Muội nhà ở núi Y Lư, vốn chơi thân với Tín. Sau khi Hạng vương chết, Muội bỏ trốn đến chỗ ông. Hán Cao Đế truy lùng hai ái tướng của Hạng Vũ là Chung Ly Muội và Quý Bố, Quý Bố ra hàng, được trọng dụng, nói với Hán đế về ý định đến chỗ Tín của Muội trước đó trong quân Sở. Hán đế bèn ra lệnh cho Hàn Tín bắt Muội. Năm 201 TCN, có người đưa thư lên báo Sở vương Tín làm phản. Cao Đế dùng mưu kế của Trần Bình, giả cách thiên tử đi tuần thú hội họp chư hầu. Ở phương Nam có đất Vân Mộng, Hán Đế bèn sai sứ báo cho chư hầu sẽ họp ở đất Trần: "Ta sẽ đi chơi Vân Mộng", kỳ thực vua Hán muốn bắt Hàn Tín, nhưng ông không biết. Cao Tổ sắp đến Sở, Hàn Tín lo lắng vì chứa Chung Ly Muội trong nhà. Có người khuyên ông chém Muội để ra mắt nhà vua thì sẽ khỏi tội. Ông bèn đến gặp Muội nói về việc ấy, Muội nói: Rồi Muội mắng Hàn Tín: Sau đó đâm cổ chết. Hàn Tín ôm đầu Muội ra mắt Lưu Bang ở đất Trần. Lưu Bang sai võ sĩ trói ông lại chở ở xe sau. Ông nói: Lưu Bang đáp: Rồi sai áp giải ông về kinh. Đến Lạc Dương thì tha tội cho ông, giáng phong làm Hoài Âm hầu. Ý kiến của các nhà nghiên cứu thống nhất rằng, Lưu Bang nghe theo các cận thần, hoặc tự đặt ra chuyện có người tố cáo Hàn Tín mưu phản để lấy cớ bắt ông mang về kinh quản thúc và giáng chức, kỳ thực Hàn Tín không có tội. Vì vậy khi đưa Hàn Tín từ nước Sở về kinh, lập tức Lưu Bang hạ lệnh tha ông do ông không còn binh quyền trong tay để đe doạ ngai vàng của Lưu Bang. Lúc thung dung nói chuyện với Hàn Tín về tài năng của các tướng, xem tài năng họ như thế nào, Lưu Bang hỏi ông: Hàn Tín nói: Lưu Bang lại hỏi: Hàn Tín trả lời: Lưu Bang cười nói: Hán Tín đáp: Sau lần đó, Lưu Bang càng sợ tài của Tín và quyết trừ khử cho được. Sử ký Tư Mã Thiên ghi đại ý: "" Năm 196 TCN, Trần Hy làm phản. Lưu Bang thân hành làm tướng, đem quân đi đánh. Hàn Tín mưu tập hợp người nhà làm phản ở kinh đô để làm nội ứng cho Trần Hy. Nhưng vì có người môn hạ có tội với Hàn Tín bị ông bỏ tù, muốn giết đi nên em của người này ra đầu thú báo tin với triều đình, tố cáo ông muốn làm phản"." Lã hậu muốn gọi Hàn Tín vào, nhưng sợ ông không đến, nên bàn với Tướng quốc Tiêu Hà, giả vờ sai người từ ngoài chiến trường chỗ Lưu Bang trở về báo tin rằng: Trần Hy đã chết, các chư hầu, các quan đều đến mừng. Tiêu Hà lừa Hàn Tín rằng: Hàn Tín theo Tiêu Hà vào cung, Lã hậu lập tức sai võ sĩ trói ông, rồi mang chém ở nhà treo chuông trong cung Trường Lạc. Lúc sắp bị chém, Hàn Tín nói: Lã hậu bèn giết cả ba họ nhà Hàn Tín. Sau khi Lưu Bang đã dẹp xong quân của Trần Hy trở về kinh đô, thấy ông đã chết nhà vua vừa mừng vừa thương. Tiêu Hà trước kia là ân nhân của Hàn Tín, ra sức tiến cử ông với Lưu Bang, nhưng cuối cùng lại chính Tiêu Hà lừa ông vào cung cho Lã hậu giết. Bởi vậy đời sau nói rằng Hàn Tín "làm nên sự nghiệp nhờ bởi Tiêu Hà mà chết cũng do tay Tiêu Hà" (). Cuộc đời của Hàn Tín thành bại tồn vong đều bởi một Tiêu Hà và hai người phụ nữ, do đó có câu "sinh tử nhất tri kỷ, tồn vong lưỡng phu nhân" (). Theo các nhà nghiên cứu, triều đình kết tội ông đồng mưu với phản thần Trần Hy làm nội gián, nhưng thực ra đây chỉ là sự vu cáo. Hàn Tín không có tội mà đây là do Lưu Bang, Lã hậu bày đặt vu hãm Hàn Tín do tài năng, công lao của ông quá lớn. Hàn Tín là người thực sự trung thành, đến mức ngu trung, với Lưu Bang, bởi Lưu Bang đã trọng dụng ông khi ông còn hàn vi, thất thế bên chính quyền Hạng Vũ. Cho nên, lúc Tín diệt Tề, thiên hạ 7 nước thì 6 đã theo Hán, nước Sở thế cô, Hạng Vũ sai thuyết khách đến dụ ông phản Hán nhưng ông không nghe. Mưu sĩ của ông là Khoái Triệt nhân đó cũng khuyên ông phản Hán để chia ba thiên hạ, nhưng Hàn Tín không nỡ. Khi nắm hàng chục vạn binh hùng tướng mạnh trong tay như thế, Hàn Tín đã không hề có ý làm phản. Kể cả khi làm Sở vương, ông cũng giết bạn cũ Chung Ly Muội để chứng tỏ lòng trung thành, chứng tỏ ông không hề có ý phản Lưu Bang. Vì vậy, việc đặt điều nói rằng ông định tập hợp vài trăm nô tỳ mà làm phản thì quả là sự vu cáo vụng về, vì ông là nhà cầm quân lão luyện, không thể ngu muội làm một việc ngớ ngẩn để rước cái chết vào mình như vậy. Mà khi ông đã có ý làm phản thì sẽ không dám theo Tiêu Hà vào cung để cho Lã hậu bắt chém. Sách "Sử ký Chí nghi" của Lương Ngọc Thắng nói: Các sử gia đều nói Hàn Tín bị oan. Cái chết của ông cũng như cái chết của nhiều công thần khai quốc nhà Hán khác như Bành Việt, Anh Bố, v.v... đều có sự khuất tất, do những mưu đồ vu cáo, hãm hại của chính vợ chồng Lưu Bang và các cận thần như Trần Bình, Trương Lương. Công lao, tài năng của Hàn Tín quá lớn khiến cho Lưu Bang không bao giờ yên tâm và phải tìm cách trừ khử, đúng như nhận định của Khoái Triệt và Vũ Thiệp trước kia. Không phải một mình Hàn Tín, các khai quốc công thần làm vua chư hầu đều bị giết hoặc bị đuổi, phế truất (như Hàn vương Tín, Lương vương Bành Việt, Hoài Nam vương Anh Bố, Yên vương Tang Đồ, thậm chí cả Yên vương Lư Quán là bạn chí thân, Triệu vương Trương Ngao là con rể...) bởi những tội trạng không rõ ràng để thay vào là các hoàng tử nhà họ Lưu. Dù trước ông đã có trường hợp đại phu Văn Chủng nước Việt bị vua Câu Tiễn đối xử tương tự, nhưng khi nhắc đến câu "Thịt thỏ hết chó săn bị mổ", người ta vẫn thường nhắc đến chuyện của ông. Hàn Tín là một danh tướng bách chiến bách thắng. Không có ông quân Hán không thể vượt qua Tần Lĩnh mà tiến về phía đông và thắng được quân Sở mạnh mẽ, trong tam kiệt đóng góp của ông là to lớn nhất. Một tay ông đã diệt Tam Tần và nước Hàn, sau đó đánh bại quân Sở giải vây cho Hán Vương ở Huỳnh Dương, bắc phạt diệt các nước Ngụy, Triệu, Yên, Tề. Tại trận Cai Hạ, phải có sự xuất hiện của Hàn Tín thì Hạng Vương mới bị đánh bại. Sau này khi muốn bình thiên hạ, Tào Tháo đã cố gắng tìm một tướng quân như ông, nhưng nhân tài ngàn năm có một như ông không xuất hiện vào thời Tam Quốc. Tào Tháo thường khen Tào Nhân là Hàn Tín nhưng thật ra là lời nói quá mà thôi. Người đời sau thường hay so sánh ông với danh tướng vô địch của nước Tần thời Chiến Quốc là Bạch Khởi. Hán Cao Tổ Lưu Bang từng khen ông: Tên tuổi của ông gắn liền với những trận đánh nổi tiếng, được hậu thế nhắc đến như những điển hình về nghệ thuật quân sự như trận thế "bối thủy" phá Triệu, ngăn nước sông Tuy Thủy giết danh tướng Sở là Long Thư. Những chiến thuật mà ông sử dụng được trở thành thành ngữ của Trung Quốc như: "Hàn Tín điểm binh"; "Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương" (sau này được biên tập lại thành một trong 36 kế); "Thập diện mai phục". Có thể nói không ngoa rằng về mặt quân sự trong tranh chấp giữa Hán và Sở, gần như một mình Hàn Tín quyết định cán cân nghiêng về phía nào. Ông theo Sở thì Sở thắng, theo Hán thì Hán thắng. Ông rất giỏi về quân sự nhưng về chính trị, ông không phải là đối thủ của Lưu Bang. Dù sao đi nữa, hậu thế vẫn luôn nhìn nhận ông là một trong các đại tướng cầm quân xuất sắc nhất. Đền ơn bà giặt lụa, lại không báo oán anh hàng thịt chứng tỏ ông là người trung hậu, đạo đức, nhân từ và bị Lưu Bang, người bị các sử gia Trung Quốc gọi là "hoàng đế vô lại", lợi dụng. Sau bị Lã Hậu hành hình rất ác: xẻo mũi, róc thịt, vứt xương cho chó ăn, giết cả ba họ của ông, trước khi chết ông hận mình không nghe mưu của Khoái Triệt. Nỗi oan của Hàn Tín khiến người đời sau hết sức cảm thông, thương xót cho một viên tướng tài năng, trung thành nhưng bị đối xử quá bạc bẽo và phải chết oan khuất. Một văn nhân Trung Quốc đời sau đã sáng tác truyện thơ hư cấu mang tên Trọng Tương vấn Hán, được chuyển thể sang tiếng Việt bằng thơ lục bát vào đầu thế kỷ 20. Nội dung cơ bản của "Trọng Tương vấn Hán" nói về tiền căn báo hậu kiếp hay luân hồi quả báo kể từ thời Hán Sở tranh hùng cho đến cuối đời Đông Hán - Tam Quốc. Theo đó, Hàn Tín kiếp sau được đầu thai làm Tào Tháo, còn Lưu Bang phải đầu thai làm Hán Hiến Đế Lưu Hiệp, còn Lã Hậu đầu thai làm Phục Hậu. Kiếp trước Hàn Tín bị Lưu Bang phụ bạc giết oan, kiếp sau Tào Tháo vẫn làm bầy tôi của Hiến Đế, nhưng chèn ép ức hiếp Hiến Đế và giết hại vợ Hiến Đế là Phục Hậu - Lã Hậu đầu thai. Những hành động của Tào Tháo với nhà Hán chính là việc làm báo oán kiếp trước của Hàn Tín. "Trọng Tương vấn Hán" còn nói về nhiều sự đầu thai khác vào thời Tam Quốc của nhiều nhân vật thời Hán Sở. Cùng thời với Hàn Tín, còn một nhân vật khác cũng có tên Hàn Tín. Ông là con cháu nước Hàn thời Chiến Quốc. Khi các nước ở Sơn Đông nổi dậy chống Tần, để có danh nghĩa tập hợp lực lượng, người ta tìm lại con cháu của chư hầu cũ đưa lên ngôi. Đại thần nước Sở là Hạng Lương đã sai Trương Lương tìm Hàn Thành làm Hàn vương. Hàn Tín là người cùng họ nên cũng được làm tướng. Sau khi Hàn Thành bị Hạng Vũ giết, Hàn Tín được Lưu Bang lập làm Hàn vương để có vây cánh chống Hạng Vũ. Năm 204 TCN, Hạng Vũ vây ngặt Huỳnh Dương. Lưu Bang nhờ Kỷ Tín đóng giả ra hàng để chạy thoát về Thành Cao, cử Hàn vương Tín cùng Tung Công, Ngụy Báo và Chu Hà ở lại giữ thành. Hạng Vũ biết bị Kỷ Tín lừa, giết Tín rồi đánh thành mạnh hơn. Chu Hà, Tung Công giết Ngụy Báo vì sợ Báo lại phản Hán lần nữa. Cuối cùng Hạng Vũ vẫn hạ được thành, Tung Công và Chu Hà không hàng nên bị giết, Hàn Tín bị cầm tù. Lúc này Đại tướng quân Hàn Tín kia đang bình định nước Triệu. Khi diệt xong Hạng Vũ, Lưu Bang "cải phong" Hàn Tín lên Thái Nguyên là vùng xa xôi, giáp địa giới Hung Nô (hệt như cách làm với Sở vương Hàn Tín), do đó dẫn đến việc Tín làm phản, dẫn Hung Nô vào đánh Hán. Sau này Tín chạy sang nương nhờ bên Hung Nô. Rất ngẫu nhiên là cả hai Hàn Tín đều nổi danh trong thời Tần mạt Hán hưng, đều theo thờ Lưu Bang và cả hai đều bị vua phụ và chết cùng năm. Đây có lẽ là sự trùng hợp ngẫu nhiên có một không hai trong lịch sử.
5259
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5259
Charles Messier
Charles Messier (26 tháng 7 năm 1730 ở vùng Badonviller, tỉnh Meurthe-et-Moselle, Pháp – 12 tháng 4 năm 1817 tại Paris) là một nhà thiên văn, người đã xuất bản một danh mục với lúc đầu 45, sau này 110 thiên thể, như đám sao và tinh vân, hiện này vẫn gọi là các thiên thể Messier. Danh mục này đã được xuất bản lần thứ nhất vào năm 1774. Những thiên thể Messier được đánh số được từ M1 đến M110 – hiện nay các tên này vẫn thường dùng. Mục đích của danh mục ông đã là giúp đỡ những người săn sao chổi (như chính ông), qua quan sát bằng mắt thường, phân biệt các thiên thể thường trực (như các sao) và các thiên thể di chuyển thoáng qua (như sao chổi). Một số thiên thể Messier là các thiên hà: Một số khác là các tinh vân:
5260
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5260
Nhóm bor
Nhóm bor là các nguyên tố hóa học thuộc nhóm 13 của bảng tuần hoàn, bao gồm bor (B), nhôm (Al), gali (Ga), indi (In), thali (Tl) và nihoni (Nh). Nhóm này nằm trong khối p của bảng tuần hoàn. Các nguyên tố trong nhóm bor có đặc điểm là có ba electron hóa trị. Bor là một á kim, ít phổ biến trên Trái Đất. Các nguyên tố còn lại là kim loại yếu (nằm giữa kim loại và á kim trong bảng tuần hoàn). Nhôm là nguyên tố xuất hiện nhiều trên Trái Đất và là nguyên tố phổ biến thứ ba trong vỏ Trái Đất (8,3%). Nihoni hiện tại chưa phát hiện trong tự nhiên, đây là một nguyên tố tổng hợp. Một số nguyên tố nhóm 13 có vai trò trong hệ sinh thái. Bor là một nguyên tố vi lượng ở người và cần thiết cho một số loài thực vật. Thiếu bor làm cây cối phát triển còi cọc, trong khi dư thừa bor cũng ức chế sự phát triển. Nhôm không có vai trò sinh học, không có độc tính đáng kể, được coi là an toàn. Indi và gali có thể kích thích sự trao đổi chất; gali có khả năng tự liên kết với các protein sắt. Thali có độc tính cao, can thiệp vào chức năng của nhiều loại enzym quan trọng. Nguyên tố này được sử dụng làm thuốc trừ sâu. Mặc dù nằm trong khối p, các nguyên tố trong nhóm bor, đặc biệt là bor và nhôm trong liên kết hóa học thường vi phạm quy tắc octet. Tất cả các nguyên tố của nhóm bor đều có hóa trị ba. Hầu hết các nguyên tố trong nhóm bor đều có xu hướng dễ phản ứng theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử. Bor, nguyên tố đầu tiên trong nhóm, thường không phản ứng với nhiều nguyên tố ở nhiệt độ thường. Bor tạo thành nhiều hợp chất với hydro gọi là "boran". Boran đơn giản nhất là diboran BH. Các nguyên tố nhóm 13 tiếp theo là nhôm và gali, tạo thành ít muối hydride bền hơn, mặc dù cả AlH và GaH có tồn tại. Indi chưa có dữ liệu cho thấy có tạo muối hydride, ngoại trừ indi có trong các phức chất như phức phosphin HInP(Cy). Muối thali và hydro không bền, chưa tổng hợp được trong phòng thí nghiệm. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm bor được biết là tạo thành oxide hóa trị ba, với hai nguyên tử liên kết cộng hóa trị với ba nguyên tử oxy. Những yếu tố này cho thấy xu hướng tăng pH (từ acid đến base).
5262
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5262
Bor
Bor (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp "bore" /bɔʁ/) là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu B và số hiệu nguyên tử bằng 5, nguyên tử khối bằng 11. Bo là nguyên tố thiếu hụt điện tử, có quỹ đạo p trống. Các hợp chất của bo thông thường có tính chất như các acid Lewis, sẵn sàng liên kết với các chất giàu điện tử. Các đặc trưng quang học của nguyên tố này bao gồm khả năng truyền tia hồng ngoại. Ở nhiệt độ phòng Bo là một chất dẫn điện kém nhưng là chất dẫn điện tốt ở nhiệt độ cao. Bo là nguyên tố có sức chịu kéo giãn cao nhất. Nitride bo (BN) có thể sử dụng để chế tạo vật liệu có độ cứng như kim cương. Nó có tính chất của một chất cách điện nhưng dẫn nhiệt giống như kim loại. Nguyên tố này cũng có các độ nhớt giống như than chì. Bo cũng giống như cacbon về khả năng của nó tạo ra các liên kết phân tử cộng hóa trị ổn định. Là một nguyên tố á kim hóa trị +3, bo xuất hiện chủ yếu trong quặng borax. Có hai dạng thù hình của bo; bo vô định hình là chất bột màu nâu, nhưng bo kim loại thì có màu đen. Dạng thù hình kim loại rất cứng (9,3 trong thangon Mohs) và là chất dẫn điện kém ở nhiệt độ phòng. Không tìm thấy bo tự do trong tự nhiên. Hợp chất có giá trị kinh tế nhất của bo là tetraborat decahydrat natri NaBO·10HO, hay borax, được sử dụng để làm lớp vỏ cách nhiệt cho cáp quang hay chất tẩy trắng perborat natri. Các ứng dụng khác là: Hydride bo là một chất bị oxy hóa dễ dàng giải phóng ra một lượng đáng kể năng lượng. Vì thế nó được nghiên cứu để sử dụng làm nhiên liệu cho tên lửa. Các hợp chất của bo (tiếng Ả Rập "buraq" từ tiếng Ba Tư "burah") đã được biết đến từ hàng nghìn năm trước. Ở Ai Cập cổ đại, việc ướp xác phụ thuộc vào quặng được biết đến như là natron, nó chứa muối borat cũng như một số muối phổ biến khác. Các loại men sứ từ borax đã được sử dụng ở Trung Quốc từ năm 300, các hợp chất của bo được sử dụng trong sản xuất thủy tinh ở La Mã cổ đại. Nguyên tố này được phân lập năm 1808 bởi Sir Humphry Davy, Joseph Louis Gay-Lussac và Louis Jacques Thénard, với độ tinh khiết khoảng 50%. Những người này không biết chất tạo thành như là một nguyên tố. Năm 1824 Jöns Jakob Berzelius đã xác nhận bo như là một nguyên tố; ông gọi nó là "boron", một từ tiếng Latin có nguồn gốc là "burah" trong tiếng Ba Tư. Bo nguyên chất được sản xuất lần đầu tiên bởi nhà hóa học người Mỹ W. Weintraub năm 1909. Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ là hai nước sản xuất Bo lớn nhất thế giới. Bo trong tự nhiên tìm thấy ở dạng muối borat, acid boric, colemanit, kernit, ulexit. Acid boric đôi khi tìm thấy trong nước suối có nguồn gốc núi lửa. Ulexit là khoáng chất borat tự nhiên có thuộc tính của cáp quang học. Nguồn có giá trị kinh tế quan trọng là quặng rasorit (kernit) và tincal (quặng borax), cả hai được tìm thấy ở sa mạc Mojave (California) (với borax là khoáng chất chủ yếu). Thổ Nhĩ Kỳ là nơi mà các khoáng chất borax cũng được tìm thấy nhiều. Bo tinh khiết không dễ điều chế. Phương pháp sớm nhất được sử dụng là khử oxide bo với các kim loại như magiê hay nhôm. Tuy nhiên sản phẩm thu được hầu như có chứa borua kim loại. Bo nguyên chất có thể được điều chế bằng việc khử các hợp chất của bo với các halôgen dễ bay hơi bằng hiđrô ở nhiệt độ cao. Năm 1997 bo kết tinh (99% nguyên chất) có giá khoảng USD 5 cho 1 gam và bo vô định hình giá USD 2 cho 1 gam. Bo có 2 đồng vị tự nhiên ổn định là B (80,1%) và B (19,9%). Sự sai khác về khối lượng tạo ra một khoảng rộng của các giá trị δB-11 trong các loại nước tự nhiên, dao động từ -16 đến +59. Có 13 đồng vị đã biết của bo, chu kỳ bán rã ngắn nhất là B, nó phân rã bởi bức xạ proton và phóng xạ alpha. Chu kỳ bán rã của nó là 3,26500x10 s. Sự phân đoạn đồng vị của bo được kiểm soát bởi các phản ứng trao đổi của các chất B(OH) và B(OH). Các đồng vị của bo cũng phân đoạn trong sự kết tinh khoáng chất, trong các thay đổi pha của HO trong hệ thống thủy phân, cũng như trong phong hóa các loại đá bởi nước. Hiệu ứng cuối cùng chuyển đổi các ion B(OH) trong đất sét thành B(OH) có thể là nguyên nhân của lượng lớn B trong nước biển, điều này có liên quan tới các lớp vỏ của các đại dương và lục địa. Bo nguyên tố và các borat là không độc vì thế không có yêu cầu đặc biệt nào khi làm việc với chúng. Tuy nhiên, một số hợp chất chứa hydro của bo là độc và có yêu cầu đặc biệt khi tiếp xúc. Natri orthoborat có thể gây hại cho gan.
5265
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5265
Phần mềm gián điệp
Phần mềm gián điệp, còn được dùng nguyên dạng Anh ngữ là spyware, là loại phần mềm chuyên thu thập các thông tin từ các máy chủ (thông thường vì mục đích thương mại) qua mạng Internet mà không có sự nhận biết và cho phép của chủ máy. Một cách điển hình, spyware được cài đặt một cách bí mật như là một bộ phận kèm theo của các phần mềm miễn phí ("freeware") và phần mềm chia sẻ ("shareware") mà người ta có thể tải về từ Internet. Một khi đã cài đặt, spyware điều phối các hoạt động của máy chủ trên Internet và lặng lẽ chuyển các dữ liệu thông tin đến một máy khác (thường là của những hãng chuyên bán quảng cáo hoặc của các tin tặc). Phần mềm gián điệp cũng thu thập tin tức về địa chỉ thư điện tử và ngay cả mật khẩu cũng như là số thẻ tín dụng. Spyware "được" cài đặt một cách vô tội vạ khi mà người chủ máy chỉ muốn cài đặt phần mềm có chức năng hoàn toàn khác. Spyware là một trong các "biến thể" của phần mềm quảng cáo ("adware"). "Spyware" là chữ viết tắt của "spy" (gián diệp) và "software" (phần mềm máy tính) trong tiếng Anh; tương tự, "adware" là từ "advertisement" (quảng cáo) và "software" mà thành. Ngoài các vấn đề nghiêm trọng về đạo đức và tự do cá nhân bị xâm phạm, spyware còn sử dụng (đánh cắp) từ máy chủ các tài nguyên của bộ nhớ ("memory resource") ăn chặn băng thông khi nó gửi thông tin trở về chủ của các spyware qua các liên kết Internet. Vì spyware dùng tài nguyên của bộ nhớ và của hệ thống, các ứng dụng chạy trong nền ("background") có thể dẫn tới hư máy hay máy không ổn định. Bởi vì là một chương trình độc lập nên spyware có khả năng điều khiển các tổ hợp phím bấm ("keystroke"), đọc các tập tin trên ổ cứng, kiểm soát các ứng dụng khác như là chương trình trò chuyện trực tuyến hay chương trình soạn thảo văn bản, cài đặt các spyware mới, đọc các cookie, thay đổi trang chủ mặc định trên các trình duyệt web, cung cấp liên tục các thông tin trở về chủ của spyware, người mà có thể dùng các tin tức này cho quảng cáo/tiếp thị hay bán tin tức cho các chỗ khác. Và tệ hại nhất là nó có khả năng ăn cắp mật khẩu truy nhập ("login password") cũng như ăn cắp các tin tức riêng tư của người chủ máy (như là số tài khoản ở ngân hàng, ngày sinh và các con số quan trọng khác...) nhằm vào các mưu đồ xấu. Bất kì một trong các dấu hiệu sau đây xảy ra cũng có thể là máy của bạn đã bị tấn công: Cách hay nhất để phòng chống phần mềm gián điệp là sử dụng một hệ điều hành không phải là Windows (như OS X, Linux, v.v.) vì có rất ít phần mềm gián điệp được viết cho những hệ điều hành này. Hơn nữa, rất nhiều phần mềm gián điệp được cài đặt dùng ActiveX trong Internet Explorer (IE), cho nên nếu một người dùng một trình duyệt khác như Firefox, Opera, thì họ sẽ bị ít phần mềm gián điệp hơn. Sau đây là một số cách phòng chống cho Windows (hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay): Một số chương trình chống spyware rất hữu hiệu và bổ sung cho nhau có thể tải miễn phí về máy, đó là: Hãng Microsoft có xuất bản vài công cụ tăng cường an ninh cho hệ windows là 'Microsoft Antispyware' (mua lại của Giant Anti Spyware), Microsoft Defense, Security Analyser... Các phần mềm trên có tải về miễn phí bằng cách vào www.download.com và gõ đúng tên các phần mềm chống gián điệp mà bạn muốn tải về. Dẫu sao, không có một phần mềm chống gián điệp nào là tuyệt đối hiệu nghiệm cả. Giống như virus, người ta chưa hoàn toàn thống nhất ý kiến với nhau về lịch sử của spyware và cũng có ít tài liệu trình bày rõ ràng đầy đủ về đề tài này. Các nguyên do đầu tiên nảy sinh ra phần mềm gián điệp là do việc các cá nhân chế tạo phần mềm miễn phí (và một số các phần mềm chia sẻ) muốn có thêm khoản tài chính để phát triển phần mềm của họ trong khi số tiền chính thức mà họ nhận được từ những người tải về thì lại quá ít. Do đó, một cách để kiếm thêm thu nhập là thu thập thông tin từ người đã tải về các phần mềm này (như là tên tuổi, địa chỉ và các thị hiếu) rồi đem bán thông tin này cho các hãng chuyên làm quảng cáo. Cách thu thập ban đầu chỉ là dựa vào sự điền vào các mẫu đăng ký ("register"). Nhưng sau đó, để chủ động hơn, cách thức đọc thông tin được chuyển sang dạng cài lén phần mềm phụ để tự nó đọc thông tin của chủ và gửi thẳng về cho nơi mà phần mềm gián điệp này được chỉ thị. Sau này khi đã có các luật lệ cấm tự ý thu thập các thông tin riêng của máy chủ thì các loại phần mềm gián điệp này chuyển hẳn sang hai hướng: Từ "spyware" xuất hiện đầu tiên trên USENET vào năm 1995. Cho đến đầu năm 2000 thì các phần mềm chống gián điệp ("antispyware") cũng ra đời.
5269
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5269
IE
IE hoặc ie có thể dùng để chỉ:
5277
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5277
Óc Eo
Óc Eo (tiếng Khmer: , "Ou Kaev") là một di chỉ khảo cổ tại khu vực núi Ba Thê thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam. Di chỉ này do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret ở trường Viễn Đông Bác Cổ chủ trì khai quật lần đầu tiên vào năm 1944. Vào năm 1879, bác sĩ hải quân A.Corre đã thông báo về những cổ vật đầu tiên được cho là thuộc một nền văn hóa cổ đại mà ông thu thập được tại chân núi Ba Thê. Nhiều thập niên sau đó, có nhiều quan chức và nhà khoa học Pháp cũng đã đến đây và phát hiện thêm nhiều cổ vật. Từ năm 1937, L.Malleret đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu tại khu vực Ba Thê và ghi nhận hàng loạt di tích phân bố trên các gò thấp, hệ thống kênh cổ. Qua các không ảnh, ông đã xác định được dấu vết một thành phố cổ. Trên cơ sở các cuộc khai quật vào năm 1944, L.Malleret cũng đã xác định được vòng thành. Ông nhận định cánh đồng ở phía đông nam núi Ba Thê là một đô thị cổ và đặt tên là thị cảng Óc Eo (theo tên địa điểm gò Óc Eo, một gò đất trên cánh đồng). Bên cạnh đó, với những phát hiện này, giới khảo cổ học đã chính thức công nhận nền văn hóa hình thành, phát triển ở khu vực đồng bằng Nam Bộ từ thế kỷ I đến thế kỷ VII sau Công nguyên (lúc bấy giờ thuộc vương quốc Phù Nam) và đặt tên là văn hóa Óc Eo. Sau cuộc khai quật năm 1944, việc nghiên cứu khảo cổ tạm thời bị gián đoạn do chiến tranh. Từ những năm 1980, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã có nhiều đợt khai quật và nghiên cứu các di tích thuộc văn hóa Óc Eo ở An Giang nói riêng và các tỉnh thành Nam Bộ nói chung. Một số di tích tiêu biểu tại khu vực Óc Eo – Ba Thê đã được khai quật và bảo tồn bao gồm: Nam Linh Sơn Tự, Gò Cây Me, Gò Út Trạnh, Gò Óc Eo, Gò Cây Thị A và B, Gò Giồng Cát... Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê nằm trên địa bàn thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, có tổng diện tích quy hoạch bảo tồn khoảng 433,2 ha; trong đó, diện tích khu vực sườn và chân núi Ba Thê (khu A) là 143,9 ha, cánh đồng Óc Eo (khu B) là 289,3 ha. Di tích gồm các loại hình tiêu biểu: di tích kiến trúc, di chỉ cư trú, di chỉ mộ táng, di chỉ xưởng, hệ thống giao thông thủy, baray (hồ chứa nước). Ngày 27 tháng 9 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1419/QĐ-TTg xếp hạng di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê là di tích quốc gia đặc biệt.
5292
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5292
Lepton
Lepton (tiếng Việt đọc là Lép tôn hay Lép tông) là những hạt cơ bản, có spin bán nguyên (spin ) không tham gia vào tương tác mạnh, nhưng tuân theo nguyên lý loại trừ Pauli. Hạt lepton nổi tiếng nhất đó là electron, nó chi phối gần như mọi phản ứng hóa học cũng như chiếm các vị trí trong obitan nguyên tử và gắn liền trực tiếp tới mọi tính chất hóa học của các nguyên tố. Có hai nhóm lepton: các lepton mang điện (còn gọi là các lepton "kiểu electron"), và các lepton trung hòa (hay được biết đến là các hạt neutrino). Lepton mang điện kết hợp với những hạt khác tạo thành nhiều loại hạt tổ hợp khác nhau như nguyên tử và phản nguyên tử positronium, trong khi các hạt neutrino rất hiếm tham gia tương tác, và do đó chúng rất khó khảo sát. Có sáu loại lepton, còn gọi là "vị", tạo thành ba "thế hệ". Thế hệ thứ nhất là "lepton electron", bao gồm electron () và neutrino electron (); thế hệ thứ hai là "lepton muon", bao gồm muon () và neutrino muon (); và thế hệ thứ ba là "lepton tau", bao gồm tau () và neutrino tau (). Electron là hạt có khối lượng nhỏ nhất trong ba lepton mang điện. Các hạt muon và tau nặng hơn sẽ nhanh chóng biến đổi thành electron thông qua quá trình phân rã hạt: chúng biến đổi từ trạng thái có khối lượng lớn hơn thành trạng thái có khối lượng thấp hơn. Do vậy electron là bền và là lepton mang điện phổ biến nhất trong Vũ trụ, trong khi muon và tau chỉ có thể hình thành từ các va chạm năng lượng cao (như từ các tia vũ trụ và trong các máy gia tốc hạt). Lepton có nhiều tính chất cơ bản, bao gồm điện tích, spin, và khối lượng. Tuy nhiên không giống như các quark, lepton không bị ảnh hưởng bởi tương tác mạnh, nhưng chúng tham gia vào cả ba tương tác cơ bản còn lại: tương tác điện từ (ngoại trừ các neutrino do chúng trung hòa điện), tương tác yếu, và tương tác hấp dẫn. Đối với mỗi vị lepton, có tương ứng một phản hạt, hay phản lepton, mà chỉ khác các lepton trong một số tính chất mà có độ lớn bằng nhau nhưng ngược dấu. Tuy thế, theo một số lý thuyết, các neutrino có thể là là phản hạt của chính chúng, nhưng hiện nay các nhà vật lý chưa có thể khẳng định được điều này là đúng hay không. Một số nhà khoa học đã mô tả bằng lý thuyết hạt lepton mang điện đầu tiên, electron, từ giữa thế kỷ 19 và vào năm 1897 nhà vật lý J. J. Thomson đã phát hiện ra nó trong các tia âm cực. Lepton được quan sát tiếp theo đó là muon, do Carl D. Anderson phát hiện vào năm 1936 từ quan sát tia vũ trụ, mà hồi đó nó được xếp thành meson. Sau khi nghiên cứu, các nhà vật lý nhận thấy muon không có những tính chất như mong đợi có ở meson, nhưng nó lại hành xử giống với electron hơn, tuy chỉ có khối lượng cao hơn. Và cho tới tận năm 1947 khái niệm về họ các hạt "lepton" mới được đề xuất đầu tiên. Neutrino đầu tiên, neutrino electron, do Wolfgang Pauli đề xuất đầu tiên vào năm 1930 nhằm lý giải vấn đề bảo toàn năng lượng trong phân rã beta. Tới năm 1956 hạt này mới được Clyde Cowan và Frederick Reines quan sát trong thí nghiệm neutrino Cowan–Reines. Neutrino muon được phát hiện vào năm bởi Leon M. Lederman, Melvin Schwartz và Jack Steinberger, và hạt tau được phát hiện trong giữa các năm 1974 và 1977 bởi Martin Lewis Perl và cộng sự ở Trung tâm máy gia tốc thẳng Stanford và Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley. Neutrino tau vẫn còn lảng tránh cho tới tận tháng 7 năm 2000, khi đội DONUT từ Fermilab thông báo đã phát hiện thấy nó. Lepton là những hạt cơ bản quan trọng của Mô hình Chuẩn. Các electron là những hạt cấu thành lên nguyên tử, cùng với proton và neutron. Những nguyên tử ngoại lai với muon và tau thay thế cho electron cũng đã được tổng hợp, và các hạt lepton–phản lepton như positronium đã được tạo ra trong các phòng thí nghiệm. Tên gọi "lepton" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại "leptós", nghĩa là "mảnh, nhỏ, mịn" (dạng trung tính: λεπτόν "leptón"); bản thảo cổ nhất chứa tên này xuất hiện từ ngôn ngữ Hy Lạp Mycenaean , "re-po-to", viết trong bản âm tiết "Linear B". Nhà vật lý Léon Rosenfeld là người đầu tiên sử dụng tên gọi "lepton" vào năm 1948: Theo như gợi ý của giáo sư C. Møller, tôi chấp nhận cách gọi — một cách mô phạm cho "nucleon" — đặt tên cho những hạt có khối lượng nhỏ là "lepton" (bắt nguồn từ λεπτός, nghĩa là nhỏ, mảnh). Tên gọi này hàm ý không đúng rằng mọi lepton có khối lượng nhỏ. Khi Rosenfeld đặt tên cho chúng, mới chỉ có hai lepton được biết đến là electron và muon, mà chúng thực sự có khối lượng nhỏ— khối lượng nghỉ của electron () và của muon (với giá trị ) bằng một phần nhỏ so với hạt proton nặng hơn (). Tuy nhiên, khối lượng của hạt tau (khám phá vào thập niên 1970) () gần bằng hai lần của proton, và khoảng 3.500 lần của electron. Lepton được phát hiện là electron, do nhà vật lý J.J. Thomson và các cộng sự người Anh khám phá ra vào năm 1897. Sau đó vào năm 1930 Wolfgang Pauli đề xuất ra neutrino electron để "cứu" định luật bảo toàn năng lượng, định luật bảo toàn động lượng, và định luật bảo toàn mô men động lượng trong phân rã beta. Lý thuyết của Pauli cho rằng có một hạt chưa được phát hiện đã mang theo năng lượng, động lượng, và mômen động lượng đi khỏi sau phản ứng hạt nhân. Neutrino electron khi ấy được đơn giản gọi là neutrino, bởi vì các nhà vật lý hạt vẫn chưa biết neutrino có các vị khác nhau (hay các "thế hệ" khác nhau). Gần 40 năm kể từ khi phát hiện ra electron, Carl D. Anderson mới phát hiện ra hạt muon vào năm 1936. Do nó có khối lượng lớn hơn electron, ban đầu người ta xếp nó vào loại hạt meson hơn là hạt lepton. Dần dần sau đó hạt muon thể hiện ra các tính chất tương tự như với electron hơn là của meson, vì muon không tham gia vào tương tác mạnh, do vậy các nhà vật lý đã phải phân loại lại muon: electron, muon, và neutrino (electron) được xếp vào một nhóm hạt mới – họ lepton. Năm 1962, Leon M. Lederman, Melvin Schwartz và Jack Steinberger chỉ ra tồn tại nhiều hơn một loại neutrino khi lần đầu tiên họ phát hiện thấy sự tương tác của neutrino muon, với phát hiện này ba nhà vật lý hạt nhận Giải Nobel Vật lý năm 1988, cho dù đến lúc đó lớp các vị neutrino khác nhau đã được lý thuyết tiên đoán là tồn tại. Hạt tau được phát hiện lần đầu tiên trong một loạt những quan sát thí nghiệm trong các năm 1974 và 1977 bởi Martin Lewis Perl và các cộng sự tại nhóm LBL group thuộc SLAC. Giống nhu electron và muon, ngay lập tức các nhà vật lý hạt tiên đoán nó sẽ phải đi kèm với một loại neutrino. Chứng cứ đầu tiên về neutrino tau đến từ quan sát sự "thiếu hụt" năng lượng và động lượng khi hạt tau phân rã, tương tự như sự thiếu năng lượng và động lượng trong phân rã beta dẫn tới khám phá ra neutrino electron. Bằng chứng trực tiếp về tương tác của neutrino tau được công bố vào năm 2000 bởi nhóm DONUT tại Fermilab, và nó cũng là hạt cuối cùng trong Mô hình Chuẩn được quan sát trực tiếp, trong khi boson Higgs được phát hiện một cách gián tiếp thông qua các kênh phân rã vào năm 2012 tại LHC. Mặc dù mọi dữ liệu hiện tại là tương thích với ba thế hệ lepton, một số nhà vật lý hạt đang hướng tới tìm kiếm thế hệ thứ tư. Giới hạn dưới hiện tại về khối lượng của lepton mang điện thế hệ thứ tư là bằng , trong khi neutrino đi kèm với nó sẽ có khối lượng ít nhất bằng . Lepton là những hạt có spin-. Từ đó định lý thống kê spin nói rằng chúng là các fermion và phải tuân theo nguyên lý loại trừ Pauli; không có hai lepton trong cùng một thế hệ nào có thể ở cùng một trạng thái giống nhau trong cùng một thời gian. Hơn nữa, điều này có nghĩa rằng một lepton chỉ có thể ở một trong hai trạng thái spin, lên hoặc xuống. Một tính chất có liên hệ gần gũi với spin đó là tính chiral, mà hóa ra lại có liên hệ gần với một tính chất có thể dễ dàng hình dung gọi là tính xoáy ốc (helicity). Tính xoáy ốc của một hạt là hướng của spin so với động lượng của nó; các hạt với spin có hướng cùng hướng với vectơ động lượng của nó được gọi là "hạt định hướng phải" (hay xoay phải); right-handed) và trường hợp khác gọi là "hạt định hướng trái". Khi một hạt không có khối lượng, hướng của vectơ động lượng so với spin của hạt là không phụ thuộc vào hệ quy chiếu, trong khi đối với các hạt có khối lượng có thể tránh sự phụ thuộc hệ quy chiếu thông qua phép biến đổi Lorentz làm đảo tính định hướng. Tính chiral là một tính chất kỹ thuật (xác định thông qua phép biến đổi đối với nhóm Poincaré) mà khớp với tính định hướng đối với những hạt (xấp xỉ) phi khối lượng và vẫn còn xác định tốt cho hạt mang khối lượng. Trong nhiều lý thuyết trường lượng tử—như điện động lực học lượng tử và sắc động lực học lượng tử—các fermion định hướng trái và phải là đồng nhất giống nhau. Tuy nhiên trong Mô hình Chuẩn các fermion định hướng trái và phải được coi là bất đối xứng. Chỉ ó nhũng fermion định hướng trái là tham gia vào tương tác yếu, trong khi không có neutrino định hướng phải. Đây là một ví dụ về sự vi phạm tính chẵn lẻ. Trong các giáo trình vật lý hạt, các trường định hướng trái thường được ký hiệu bằng chữ "L" hoa ở dưới (như ) các trường định hướng phải thường được ký hiệu bằng chữ "R" hoa ở dưới. Một trong những tính chất điển hình của lepton là điện tích "Q" của chúng. Điện tích xác định lên cường độ của tương tác điện từ chúng tham gia vào. Nó xác định cường độ của điện trường sinh ra bởi hạt (xem định luật Coulomb) và hạt phản ứng mạnh tới mức nào khi nó nằm trong một điện trường ngoài hay từ trường ngoài (xem lực Lorentz). Mỗi một thế hệ bao gồm một hạt lepton mang điện tích "Q" = −1 (thường điện tích của hạt được biểu diễn bằng đơn vị của điện tích cơ bản) và một lepton với điện tích bằng 0. Các lepton mang điện thường được đơn giản coi là 'lepton mang điện dương' trong khi lepton trung hòa được gọi là neutrino. Ví dụ thế hệ đầu tiên gồm electron với điện tích âm và neutrino electron trung hòa điện . Trong ngôn ngữ của lý thuyết trường lượng tử, các lepton mang điện tham gia vào tương tác điện từ được thể hiện bằng cách chúng tương tác với lượng tử của trường, hay photon. Biểu đồ Feynman của tương tác electron-photon được vẽ ra ở bên trái. Bởi vì các lepton sở hữu một tính chất quay lượng tử nội tại của spin, các lepton mang điện sinh ra một từ trường. Giá trị độ lớn mômen lưỡng cực từ của chúng "μ" tính bằng, với "m" là khối lượng của lepton, S là spin của hạt và "g" là hệ số-g cho lepton. Đối với phép xấp xỉ bậc nhất trong cơ học lượng tử tiên đoán hệ số-g bằng 2 đối với mọi lepton. Tuy nhiên, những hiệu ứng lượng tử bậc cao hơn nguyên do từ những hiệu chỉnh chân không nhỏ trong biểu đồ Feynman làm ảnh hưởng tới giá trị này. Những đóng góp này, được gọi là mômen lưỡng cực từ dị thường, rất nhạy đối với những chi tiết của một mô hình lý thuyết trường lượng tử và do đó cung cấp cơ hội cho những kiểm nghiệm chính xác của Mô hình chuẩn. Các giá trị lý thuyết và thực nghiệm cho mômen lưỡng cực từ dị thường đã khớp với nhau đến 8 chữ số sau dấu phẩy. Trong Mô hình Chuẩn các lepton mang điện định hướng trái và neutrino định hướng trái được xếp thành cặp song tuyến (doublet) mà biến đổi trong biểu diễn spinor ("T" = ) của đối xứng chuẩn spin đồng vị yếu SU(2). Điều này có nghĩa rằng những hạt này là trạng thái riêng của hình chiếu spin đồng vị "T" với giá trị riêng tương ứng và −. Trong khi đó, lepton mang điện định hướng phải biến đổi như là spin đồng vị vô hướng ("T" = 0) và do đó không tham gia vào tương tác yếu, trong khi không tồn tại các neutrino định hướng phải. Cơ chế Higgs tái kết hợp trường chuẩn của spin đồng vị yếu SU(2) và các đối xứng siêu tích yếu U(1) với ba boson vectơ có khối lượng (, , ) là những hạt truyền tương tác yếu, và một boson vectơ không có khối lượng, photon, chịu trách nhiệm truyền tương tác điện từ. Điện tích "Q" có thể được tính toán từ hình chiếu spin đồng vị "T" và siêu tích yếu "Y" thông qua công thức Gell-Mann–Nishijima, Để thu được điện tích mà như quan sát thấy ở mọi hạt spin đồng vị yếu song tuyến định hướng trái buộc phải có "Y" = −1, trong spin đồng vị vô hướng định hướng phải e phải có "Y" = −2. Tương tác của các lepton với các boson vectơ yếu được thể hiện ở hình bên trái. Trong Mô hình Chuẩn mỗi lepton bắt đầu với khối lượng nội tại bằng 0. Các lepton mang điện (như electron, muon, và tau) thu được khối lượng hữu hiệu thông qua tương tác với trường Higgs, nhưng các neutrino vẫn không có khối lượng. Vì lý do kỹ thuật các neutrino không có khối lượng hàm ý rằng không có sự trộng giữa các thế hệ lepton mang điện khác nhau tương tự như đối với quark. Điều này gần khớp với quan sát thực nghiệm hiện tại. Tuy nhiên từ các thí nghiệm đã biết – chủ yếu từ các quan sát neutrino dao động – cho thấy các neutrino thực tế lại có khối lượng rất nhỏ, có lẽ nhỏ hơn . Điều này hàm ý sự tồn tại của nền vật lý ngoài phạm vi Mô hình Chuẩn. Sự mở rộng được ủng hộ nhiều nhất hiện nay đó là cơ chế lắc lư (seesaw mechanism), mà có thể giải thích đồng thời tại sao các neutrino định hướng trái có khối lượng rất nhỏ so với các lepton mang điện tương ứng, và tại sao chúng ta vẫn chưa nhìn thấy bất kỳ một neutrino định hướng phải nào. Các thành viên trong mỗi thế hệ song tuyến spin đồng vị yếu được gán cho các số lepton mà bảo toàn trong các phương trình của Mô hình Chuẩn. Electron và neutrino electron có "số electronic" là "L" = 1, trong khi muon và neutrino muon có "số muon" là "L" = 1, và các hạt tau và neutrino tau có "số tau" là "L" = 1. Các phản lepton có số lepton của thế hệ tương ứng bằng −1. Sự bảo toàn số lepton có nghĩa là số các hạt lepton của cùng một loại sẽ không đổi khi các hạt tương tác với nhau. Điều này ngụ ý các lepton và phản lepton phải được tạo ra theo cặp trong một thế hệ. Ví dụ, quá trình sau tuân theo sự bảo toàn số lepton: nhưng quá trình này không đúng: Tuy nhiên, neutrino dao động được biết tới là quá trình vi phạm sự bảo toàn số lepton của từng thế hệ. Những sự vi phạm này được coi là chứng cứ thuyết phục về nền vật lý ngoài phạm vi Mô hình Chuẩn. Một sự bảo toàn mạnh hơn đó là định luật bảo toàn số lepton toàn phần ("L"), nó bảo toàn ngay cả khi neutrino dao động, nhưng vẫn có một sự vi phạm khá nhỏ bởi tính dị thường chiral (chiral anomaly).
5293
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5293
Hạng Vũ
Hạng Tịch (chữ Hán: 項籍; 232 TCN - 202 TCN), biểu tự là Vũ (羽), do đó ông được biết đến rộng rãi qua cái tên Hạng Vũ (項羽) hoặc Tây Sở Bá vương (西楚霸王), là một nhà chính trị, một tướng quân nổi tiếng, người có công trong việc lật đổ Nhà Tần và tranh chấp thiên hạ với Hán Cao Tổ (Lưu Bang) đầu thời Nhà Hán. Hạng Vũ người đất Hạ Tương, là cháu nội đại tướng Hạng Yên nước Sở thời Chiến Quốc, người bị tướng nước Tần là Vương Tiễn giết. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, họ Hạng đời đời làm tướng nước Sở, được phong đất ở Hạng cho nên lấy họ là họ Hạng. Có thuyết cho rằng tổ tiên Hạng Vũ vốn mang họ Mị, là hoàng tộc nước Sở. Sau này, khi Sở diệt Lỗ năm 256 TCN, gia đình Hạng Yên lúc này do lập được nhiều công trạng nên được phong đất Hạng- trước kia thuộc nước Lỗ. Gia tộc Hạng Yên theo đó mà lấy Hạng làm họ. Cha Hạng Vũ không rõ tên, một số gia phả ghi chép thì lại có những cái tên khác nhau như Hạng Siêu (項超) hay Hạng Vinh (項榮). Vì cha mất sớm nên ông sống với chú là Hạng Lương, con thứ tư của Hạng Yên. Lúc còn nhỏ, Hạng Vũ học chữ nhưng học không thành, nên bỏ đi học kiếm thuật, cũng không nên. Hạng Lương nổi giận mắng, Hạng Vũ nói: Hạng Lương bèn dạy cháu binh pháp. Hạng Vũ rất mừng, nhưng ông cũng chỉ học để biết qua ý nghĩa, chứ không chịu học đến nơi đến chốn. Thuở trước, Hạng Lương phạm tội và bị bắt ở Lạc Dương, Lương bèn nhờ quan cai ngục ở đất Kỳ là Tào Cửu viết thư cho Tư Mã Hân làm quan cai ngục ở Lạc Dương, vì thế việc mới thu xếp xong. Hạng Lương có lần giết người, để tránh báo thù, bèn cùng Hạng Vũ bỏ trốn đến đất Ngô Trung. Các hiền sĩ và đại phu ở đất Ngô Trung đều thua kém Hạng Lương. Những khi Ngô Trung có việc lao dịch hay tang lễ thì Hạng Lương thường đứng ra lo liệu. Lén lút dùng binh pháp để tập hợp tân khách và trai tráng, vì thế biết được khả năng của họ. Còn Hạng Vũ khi lớn lên mình cao hơn tám thước, có sức khỏe nâng được cả cái đỉnh nặng nghìn cân, tài năng, chí khí hơn người. Đời sau có câu ""Bạt sơn cử đỉnh"" để khen ông và cũng để chỉ những người có sức khỏe phi thường. Các con em ở đất Ngô Trung đều sợ ông. Khi Tần Thủy Hoàng đi chơi đất Cối Kê, vượt qua Chiết Giang, chú cháu Hạng Lương và Hạng Vũ cùng đi xem. Hạng Vũ trông thấy vua Tần, rồi nói: Hạng Lương nghe nói vội bịt miệng cháu: Tuy mắng cháu nhưng nhân việc này, Hạng Lương coi cháu là kẻ khác thường. Tháng bảy, năm thứ nhất đời Tần Nhị Thế (năm 209 TCN), Trần Thắng khởi nghĩa ở Đại Trạch, tự xưng là Trương Sở Vương. Tháng 9 năm ấy, thái thú quận Cối Kê tên là muốn cùng Hạng Lương khởi nghĩa hưởng ứng. Hạng Lương giả cách nhận lời, nhưng muốn tự lập chứ không muốn ở dưới quyền Thông. Vì vậy hôm sau hai chú cháu vào phủ thái thú bàn việc rồi theo ám hiệu của Hạng Lương, Hạng Vũ tuốt kiếm chém đầu thái thú. Hạng Lương tay cầm đầu Thông, mang ấn và dây buộc ấn của thái thú lên người. Các môn hạ của Thông hoảng hốt, rối loạn. Một mình Hạng Vũ giết chết ngót trăm người, cả phủ đều sợ hãi, cúi đầu không dám chống cự. Hạng Lương liền triệu tập quan lại và hào kiệt đã quen biết từ trước, hiểu dụ duyên cớ khởi nghĩa rồi trưng quân ở Ngô Trung và sai người thu gọi các trai tráng ở các huyện trong phủ, được tám ngàn quân tinh nhuệ. Hạng Lương cất nhắc những hào kiệt ở Ngô Trung làm các chức hiệu úy, hậu, tư mã. Mọi người đều phục. Hạng Lương tự xưng làm thái thú Cối Kê, Hạng Vũ làm kì tướng, chiêu hàng các huyện trong quận. Đầu năm 208 TCN Trần Thắng bị tướng Tần là Chương Hàm đánh bại thua trận bỏ chạy rồi chết. Nhưng tin đó vẫn chưa truyền tới phía đông. Một tướng của Trần Thắng là Thiệu Bình đi chiêu hàng đất Quảng Lăng, nhưng chưa hạ được thành. Nghe tin Trần Vương thua chạy, quân Tần sắp đến, Bình liền vượt Trường Giang, giả làm mệnh lệnh của Trần Vương, phong Hạng Lương làm Thượng trụ quốc nước Sở và giục Hạng Lương sang sông Tây tiến đánh Tần. Hạng Lương bèn đem tám ngàn người, vượt Trường Giang đi về hướng tây. Sau khi thu hàng các tướng khởi nghĩa chống Tần khác là Trần Anh, Anh Bố, Bồ tướng quân, quân của Hạng Lương được tất cả sáu bảy vạn, mạnh lên rất nhiều, đóng ở Hạ Bì. Hạng Lương mang quân qua sông Hoài, sai Hạng Vũ cầm một cánh quân đi một đường khác đánh Tương Thành. Tương Thành cố sức giữ nên Hạng Vũ không hạ được. Đến khi hạ được thành, Vũ sai chôn sống tất cả dân trong thành rồi trở về báo tin cho Hạng Lương. Sau khi đánh bại và tiêu diệt một lực lượng chống Tần nhưng không thần phục mình của Tần Gia, Hạng Lương biết tin vua Sở Ẩn Vương Trần Thắng đã chết, bèn theo kế của mưu sĩ Phạm Tăng, bèn lập dòng dõi nước Sở cũ là Hùng Tâm lên ngôi, cũng gọi là Sở Hoài Vương. Nghe tin Sở Hoài Vương lên ngôi, nhiều tướng chống Tần về theo, trong đó có Lưu Bang. Hạng Lương sai Hạng Vũ cùng Lưu Bang đem binh đi theo đường riêng đến Thành Dương làm cỏ quân dân trong thành. Sau đó hai người tiến quân về hướng tây đánh phá quân Tần ở phía đông thành Bộc Dương. Quân Tần rút vào thành Bộc Dương. Hạng Vũ và Lưu Bang bèn đánh thành Định Đào. Chưa hạ được thành, liền bỏ đi, cướp đất đai ở phía tây cho đến Ung Khâu, đánh quân Tần thua to, chém được con thừa tướng Nhà Tần Lý Tư là Lý Do, rồi quay lại đánh Ngoại Hoàng, nhưng chưa hạ được. Trong khi Hạng Vũ và Lưu Bang tác chiến ở phía tây thì tại chiến trường phía đông, Hạng Lương kịch chiến với quân chủ lực Tần của Chương Hàm. Sau khi thắng Hàm 2 trận, vây hãm Hàm trong thành Định Đào, Hạng Lương chủ quan khinh địch. Chương Hàm được tiếp viện, nửa đêm đánh úp quân Sở một trận tan tành ở Định Đào. Hạng Lương tử trận. Khi đó Hạng Vũ và Lưu Bang rời bỏ Ngoại Hoàng đến đánh huyện Trần Lưu, chưa đánh được thì nghe tin Hạng Lương tử trận. Hạng Vũ bàn với Lưu Bang rút quân về phía đông để lấy lại nhuệ khí, hợp với quân của một tướng cũ của Trần Thắng là Lã Thần, về cố thủ ở Bành Thành thuộc nước Sở. Sau khi đã đánh bại quân của Hạng Lương, Chương Hàm cho rằng quân của nước Sở không đáng lo, nên vựơt Hoàng Hà qua đánh nước Triệu, phá tan quân Triệu. Vua Triệu là Yết cùng tướng quốc Trương Nhĩ bị hãm trong thành Cự Lộc. Chương Hàm sai [Vương Ly; ] (cháu nội Vương Tiễn), Thiệp Nhàn vây Cự Lộc. Chương Hàm đóng quân ở phía nam thành này, xây một con đường ống để chuyên chở thóc tiếp tế cho Ly. Tướng Triệu Trần Dư đem vài vạn quân đóng ở phía bắc thành Cự Lộc, cùng mấy cánh quân chư hầu đến cứu nước Triệu nhưng không dám đụng độ với quân Tần. Nghe tin quân Sở đã bị thua to ở Định Đào, Sở Hoài Vương lo sợ, từ Vu Thai đến Bành Thành, dồn cả quân của Hạng Vũ, Lã Thần làm một và thân hành cầm quân. Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, việc Hoài Vương lấy quân của Hạng Vũ và Lã Thần, lại không lấy quân của Lưu Bang chứng tỏ vua Sở đã có ý nghi ngại Hạng Vũ. Quân Sở về hội ở Bành Thành, nước Triệu sai sứ đến cầu cứu khẩn cấp. Sở Hoài Vương bèn phát lệnh đánh Tần, ra giao ước với các đạo quân trong chư hầu rằng: Theo lời các lão thần, Sở Hoài Vương phong Lưu Bang làm Bái công, cử cầm quân theo đường chính diện phía tây để tiến vào Quan Trung; còn với cánh quân của Hạng Vũ, vua Sở sai đi lên phía bắc cứu nước Triệu. Để kìm chế Hạng Vũ, Hoài Vương còn cử Tống Nghĩa làm thượng tướng quân của cánh quân cứu Triệu này, còn Hạng Vũ chỉ được làm thứ tướng, phong làm Lỗ Công, cùng mưu thần Phạm Tăng làm mạt tướng đi đánh cánh quân chủ lực của Tần do Chương Hàm chỉ huy. Các biệt tướng đều ở dưới quyền Tống Nghĩa đi đến An Dương, ở lại 46 ngày không tiến quân, mà sứ giả nước Triệu liên tục tới cáo cấp. Hạng Vũ sốt ruột muốn tiến quân, nhưng Tống Nghĩa không nghe theo. Nghĩa nói với Hạng Vũ: Có ý kiến cho rằng Tống Nghĩa chủ trương đợi cho quân Tần và Triệu đánh nhau cho cùng hao tổn và mệt mỏi mới tới cứu để tốn ít sức mà lập công; lại có ý kiến cho rằng Nghĩa cũng toan tính như Lưu Bang, không dám đụng độ với đạo quân lớn của Chương Hàm mà muốn tránh đạo quân này để tìm cơ hội vào Quan Trung trước. Và để răn đe ý định tiến quân của Hạng Vũ, Tống Nghĩa bèn ra lệnh trong quân: Nghĩa lại sai con là Tống Tương sang làm tướng nước Tề thân hành tiễn con đến đất Vô Diệm, uống rượu hội họp linh đình. Trời lạnh, mưa to, quân sĩ đều đói rét. Hạng Vũ bèn quyết định giết Tống Nghĩa để ra quân. Buổi sáng hôm sau, Hạng Vũ lấy cớ vào hầu thượng tướng quân Tống Nghĩa rồi bước vào trướng chặt đầu Nghĩa và ra lệnh trong quân: Bấy giờ các tướng đều sợ hãi cúi đầu xin theo. Họ bàn nhau lập Vũ làm quyền thượng tướng quân, sai người đuổi theo giết chết Tống Tương. Hạng Vũ sai Hoàn Sở báo với Hoài Vương. Hoài Vương nhân đó phong Vũ làm thượng tướng quân, Anh Bố và Bồ tướng quân đều ở dưới quyền Hạng Vũ. Sau khi giết Tống Nghĩa, uy thế của Hạng Vũ vang dội ở nước Sở, nổi tiếng khắp các chư hầu. Ông sai hai mãnh tướng là Anh Bố và Bồ tướng quân cầm hai vạn quân vượt sông Hoàng Hà đến cứu Cự Lộc. Vì chiến sự còn ít thắng lợi, nên Trần Dư lại xin quân tiếp viện, Hạng Vũ liền đem tất cả đại quân vượt Hoàng Hà, bắt quân lính phải dìm đắm thuyền, đập vỡ nồi nấu cơm, đốt lều trại, chỉ mang lương thực trong ba ngày để tỏ rõ sĩ tốt quyết tâm liều chết, không chịu quay về. Hạng Vũ cầm quân tiến tới đến vây Vương Ly, đánh quân Tần 9 trận thắng cả 9, cắt đứt con đường ống. Kết quả ông phá tan quần Tần, giết Tô Giác, bắt sống Vương Ly; Thiệp Nhàn không đầu hàng Sở, tự thiêu mình mà chết. Bấy giờ thanh thế quân của Sở át cả quân các nước chư hầu. Quân của chư hầu đến cứu Cự Lộc đóng ở gần đó hơn 10 doanh trại, nhưng không ai dám đem quân ra đánh. Đến khi Sở đánh Tần, các tướng đều đứng trên tường mà nhìn. Các chiến sĩ nước Sở ai cũng đủ sức một người chống lại mười người, tiếng reo hò của quân Sở vang trời, quân chư hầu không ai không run sợ. Do đó, sau khi đã đánh tan quân Tần, Hạng Vũ triệu tập tướng các nước chư hầu đến, khi vào cửa viên môn, mọi người đều quỳ gối xuống mà đi tới, không ai dám ngẩng lên nhìn. Vì vậy, Hạng Vũ bắt đầu làm thượng tướng quân của chư hầu, chư hầu đều ở dưới quyền ông. Chương Hàm đóng quân ở Cức Nguyên, Hạng Vũ đóng quân ở phía nam sông Chương. Hai bên cứ giữ thế nhau chưa giao chiến. Quân Tần sợ uy thế quân Sở, nhiều lần rút lui. Tần Nhị Thế sai người đến trách Chương Hàm. Hàm sợ, sai Tư Mã Hân đi yết kiến vua Tần để tâu xin định đoạt. Hân đến Hàm Dương đợi ở cửa tư mã ba ngày, quyền thần Triệu Cao không cho yết kiến, vì muốn giấu tin bại trận và hại Chương Hàm. Trưởng sử Hân sợ hãi chạy về quân mình, nhưng không dám đi theo con đường lần trước, về đến doanh trại báo lại tình hình trong triều và khuyên Hàm hàng Sở. Tướng Triệu là Trần Dư cũng đưa thư cho Chương Hàm khuyên nên hàng Hạng Vũ. Chương Hàm còn do dự vì sợ trước đây mình đã giết Hạng Lương là chú Hạng Vũ nên Hạng Vũ sẽ không dung tha, bí mật sai sứ đến chỗ Hạng Vũ, muốn cùng giao ước. Để uy hiếp tinh thần Chương Hàm, nhân khi giao ước chưa xong, Hạng Vũ sai Bồ tướng quân ngày đêm đem quân vượt bến Tam Hộ đóng quân ở phía nam sông Chương, đánh nhau với quân Tần, lại đánh tan quân Tần lần thứ hai. Sau đó Hạng Vũ đem tất cả quân đánh quân Tần trên sông Vu Thủy, phá tan tành. Chương Hàm thua trận sợ cuống cuồng, sai người yết kiến Hạng Vũ, muốn giao ước đầu hàng. Lúc đó Hạng Vũ mới đồng ý cho Chương Hàm yết kiến. Hạng Vũ bèn hẹn với Hàm gặp nhau ở Ân Khư phía nam sông Hoàn Thủy. Sau khi ăn thề, Chương Hàm nhìn thấy Hạng Vũ, chảy nước mắt ròng ròng, kể lại việc Triệu Cao. Hạng Vũ bèn lập Chương làm Ung Vương, giữ lại ở trong quân đội của Sở, cho trưởng sử Hân làm thượng tướng quân, cầm quân Tần để đi tiên phong đánh Tần. Quân của Hạng Vũ đến Tân An, tướng sĩ các nước chư hầu xưa kia làm xâu hay đi thú ở trong đất Tần đều bị tướng sĩ của Tần đối đãi không ra gì. Đến khi quân Tần đầu hàng chư hầu, tướng sĩ của chư hầu lợi dụng lúc thắng thế, đối đãi với họ như là nô lệ, tù binh, tha hồ làm nhục tướng sĩ Nhà Tần. Tướng sĩ Nhà Tần nhiều người nói trộm với nhau: Các tướng nghe mang máng việc họ bàn, đem báo lại với Hạng Vũ. Hạng Vũ liền gọi Anh Bố và Bồ tướng quân bàn rằng: Việc Hạng Vũ giết hàng vạn tù binh Tần không được sử sách Trung Quốc chép lại cụ thể. Giai thoại kể rằng Hạng Vũ đã bí mật lên kế hoạch giết hết tù binh, bằng cách bắt họ đào một cái hố lớn. Ở phía Tây của thành Tân An lúc bấy giờ vừa vặn có một đồng cỏ ngoại ô rất lớn. Hạng Vũ liền ra lệnh cho 20 vạn tù binh đào hố sâu, để rồi chính họ bị chôn sống trong hố sâu đó mà không có cách nào thoát ra được. Những người cố gắng tìm cách chạy thoát đều bị chém chết và ném xác vào chính hố sâu do họ đào ra. Ngày nay, mồ chôn tập thể của quân Tần vẫn thường được nhắc đến gần xã Nghĩa Mã, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Khu vực này bốn hướng đều có đồng cỏ bằng phẳng giống như sử sách chép lại. Đây là sự kiện được xem là một trong những vụ thảm sát lớn nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc và được ví với việc chôn sống 40 vạn quân Triệu đầu hàng của tướng Tần là Bạch Khởi trong trận Trường Bình thời Chiến Quốc. Trong khi Hạng Vũ kịch chiến với Chương Hàm thì Lưu Bang theo đường thẳng tiến về phía tây, không đụng độ với cánh quân nào đáng kể của Tần, vì thế đã tiến vào Quan Trung trước. Vua Tần là Tử Anh ra hàng. Hạng Vũ có 40 vạn quân, từ Tân An đi, muốn đánh chiếm đất Quan Trung nhưng cửa Hàm Dương có binh giữ cửa ải không vào được. Nghe tin Lưu Bang đã vào Hàm Dương trước, Hạng Vũ nổi giận, sai Anh Bố đánh cửa ải. Quân Lưu Bang không chống nổi phải rút lui. Hạng Vũ bèn vào đến phía tây sông Hí Thủy. Lưu Bang có 10 vạn quân đóng quân ở Bá Thượng, Quan tả tư mã của Bang là Tào Vô Thượng sai người đến nói với Hạng Vũ: Hạng Vũ nổi giận, truyền lệnh cho quân sĩ ngày hôm sau ăn no để đánh quân Lưu Bang. Hạng Bá là chú của Hạng Vũ, vốn quen thân với mưu sĩ của Lưu Bang là Trương Lương, thương bạn bị giết khi chiến sự xảy ra, bèn đến mật báo cho Trương Lương biết để trả ơn và khuyên nên tránh đi. Không ngờ Lương báo luôn cho Lưu Bang biết, rồi dắt Bá vào gặp Bang. Bang biết Bá là người nhân từ, bèn làm bộ khiêm tốn tiếp đãi và nhờ nói hộ với Hạng Vũ rằng mình không có ý tranh giành với Hạng Vũ. Hạng Bá trở về nói lại với Hạng Vũ, Vũ nghe theo. Sau đó Hạng Vũ và Lưu Bang gặp nhau tại Yến Hồng Môn. Mưu thần Phạm Tăng mấy lần tìm cách sát hại Lưu Bang trên bàn tiệc nhưng Hạng Vũ do dự không quyết đoán vì thấy thái độ của Lưu Bang quá khép nép. Ông tin rằng Lưu Bang thực lòng nhường lại Quan Trung và không dám chống lại ông, kết quả để Bang trở về Bá Thượng. Mấy ngày sau, Hạng Vũ đem binh về hướng tây làm cỏ thành Hàm Dương, giết vua Tần đã đầu hàng là Tử Anh, đốt cung thất Nhà Tần, lửa cháy liền ba tháng không tắt. Ông thu của cải châu báu, phụ nữ muốn đem về nước Sở. Hầu Sinh khuyên ông: Hạng Vũ thấy cung thất Nhà Tần đều bị đốt phá lòng chạnh nhớ quê, muốn về miền đông, liền nói: Sau đó Hạng Vũ sai người xin mệnh lệnh của Sở Hoài Vương, Hoài Vương nói rằng: Hạng Vương bèn tôn Hoài Vương lên làm Nghĩa Đế và tự mình phân phong cho các chư hầu. Hạng Vũ phân phong chư hầu như sau: Điền Vinh đã mấy lần không nghe theo Hạng Vương lại không chịu đem binh theo Sở đánh Tần cho nên không được phong đất. Thành An quân Trần Dư bỏ tướng ấn mà đi, không theo Hạng Vũ vào Quan Trung, nhưng nghe nói ông là người hiền, có công với nước Triệu, lại nghe tin ông ta lúc bấy giờ ở Nam Bì cho nên phong cho ba huyện ở xung quanh đấy. Tướng của Phiên Quân là Mai Quyên lập được nhiều công, cho nên được phong thập vạn hộ hầu. Trong nước Sở, Hạng Vũ oán Sở Hoài Vương nên tôn lên làm Nghĩa đế (hoàng đế trên danh nghĩa) và gần như là đày ải vua này sống lưu đày tới một nơi xa xôi, rồi sai người giết đi. Trong cuộc phân phong, Hạng Vũ đã giành lấy mọi thứ tốt nhất cho mình và những người đi theo. Hơn thế nữa, nhiều vị tướng, những người nghĩ rằng họ có thể trở thành Vương của một nước nào đó nhưng Hạng Vũ đã không để ý đến họ nên bất mãn với Hạng Vũ. Điền Vinh làm phụ chính cho Điền Thị nghe tin Hạng Vũ đã đổi vua Tề là Thị đi Giao Đông, và lập tướng nước Tề là Điền Đô làm Tề Vương, liền nổi giận, không cho Tề Vương Thị đi Giao Đông, rồi giữ lấy nước Tề và đón đánh Điền Đô. Điền Đô bỏ chạy sang Sở, Tề Vương là Thị, sợ Hạng Vương nên bỏ trốn về nước mình là Giao Đông. Điền Vinh tức giận, đuổi theo, giết Tề Vương ở Tức Mặc, Vinh bèn tự lập làm Tề Vương, đem quân về hướng tây, giết vua Tề Bắc là Điền An, làm vua cả Tam Tề. Vinh giao ấn tướng quân cho tướng ở Lương là Bành Việt, ra lệnh chống Sở. Trần Dư ngầm sai thủ hạ đến mượn quân Điền Vinh đánh Trương Nhĩ ở Triệu. Tề Vương bằng lòng, bèn sai quân đi đến Triệu. Trần Dư đem tất cả quân của ba huyện cùng hợp sức với Tề Vương đánh Thường Sơn, phá tan quân của Thường Sơn vương. Trương Nhĩ bỏ chạy theo hàng Hán. Trần Dư đón Yết, trước đấy bị cải phong làm Đại Vương, đưa về làm Triệu Vương. Yết bèn lập Trần Dư làm vương đất Đại. Dư ở lại Triệu giúp Yết. Chỉ có Tang Đồ theo Hạng Vũ là người duy nhất thắng thế. Tang Đồ về nước Yên, muốn đuổi Hàn Quảng đi Liêu Đông, nhưng Quảng không nghe, Tang Đồ giết Quảng ở Vô Chung và lấy luôn đất của Quảng để làm vương. Hàn Vương là Thành không có quân công, Hạng Vương không cho về nước, đưa về Bành Thành và giáng chức làm hầu, sau đó Hạng Vương lại sai người giết đi. Trong khi các chư hầu phía đông nổi dậy chống Sở thì Lưu Bang cũng ra sức chuẩn bị đông tiến. Để che mắt các nước Tam Tần, Lưu Bang cho đốt đường sạn đạo (con đường nối vùng đất phong của mình với Tần) khiến các nước này không chú ý tới mình. Theo tiến cử của Tiêu Hà và Hạ Hầu Anh, Lưu Bang đưa Hàn Tín, một hàng tướng bất mãn bên Sở sang, làm đại tướng. Hàn Tín làm đại tướng, giả cách sai người đi sửa đường sạn đạo, vốn mất rất nhiều công sức thời gian, khiến Tam Tần yên trí rằng quân Hán còn lâu mới ra được cửa ải. Nhưng thực ra Hàn Tín dẫn đại quân đi theo đường Trần Thương đánh úp nước Ung. Chương Hàm trở tay không kịp, phải rút về cố thủ ở Phế Khâu. Các nước Địch, Tắc cũng bị đánh bất ngờ, Tư Mã Hân và Đổng Ế đầu hàng. Sau khi giết Hàn Vương Thành, Hạng Vũ phong người của mình là Trịnh Xương làm Hàn Vương. Hán Vương sai Trương Lương đi đưa thư cho Hạng Vương, nói: Lại nghe tin Điền Vinh đánh các chư hầu do mình phong ở Tề, Hạng Vũ lại nghe theo lời đánh lạc hướng của Trương Lương, mang đại quân lên phía bắc đánh Tề mà không chú ý đến Lưu Bang đang lấn tới ở phía tây. Lưu Bang, Hàn Tín rảnh tay mang quân sang đông, lần lượt đánh và thu hàng một loạt các chư hầu mà không gặp phải sự phản kháng lớn nào của phía Sở: Hàn (Trịnh Xương), Ân (Tư Mã Ngang), Ngụy (Ngụy Báo), Hà Nam (Thân Dương) và Triệu (Triệu Yết). Lưu Bang được tin Sở Nghĩa Đế bị Hạng Vũ giết, lại lấy cớ để tang Nghĩa Đế để đánh Sở, tập trung các chư hầu được 56 vạn quân, rầm rộ tiến vào kinh đô Tây Sở là Bành Thành. Theo sự tiến cử của Trương Lương, Lưu Bang lập người con cháu nước Hàn khác là Hàn Tín làm Hàn Vương. Năm 205 TCN, Hạng Vương đem quân về hướng bắc, đến Thành Dương, Điền Vinh cũng đem binh đến giao chiến. Điền Vinh đánh không lại, chạy đến Bình nguyên. Dân Bình Nguyên giết Điền Vinh. Hạng Vũ bèn đem quân đi theo phía bắc, san phẳng và đốt thành quách nhà cửa của nước Tề, chôn sống tất cả quân lính của Điền Vinh đầu hàng, tàn sát rất nhiều. Người Tề hợp nhau lại làm phản. Vì vậy, em của Điền Vinh là Điền Hoành thu thập được mấy vạn lính Tề đã đi trốn từ trước, nổi dậy ở Thành Dương, lập con Vinh là Quảng lên ngôi Tề Vương. Hạng Vương vì vậy phải dừng lại, đánh mấy trận, nhưng không hạ được. Hạng Vương nghe tin quân Hán vào Bành Thành, bèn sai các tướng đánh nước Tề, còn mình thì đem ba vạn tinh binh đi về hướng nam do đất Lỗ qua thành Hồ Lăng. Tháng tư năm 205 TCN, quân Hán đều đã vào Bành Thành, thu của cải châu báu, gái đẹp, ngày nào cũng đặt tiệc rượu hội họp linh đình. Hạng Vương bèn đem quân về hướng tây, sáng sớm đi qua Tiêu huyện, đánh quân Hán, rồi kéo về hướng đông đến Bành Thành. Giữa trưa, Hạng Vũ phá tan quân Hán; quân Hán đều bỏ chạy, xô nhau nhảy xuống sông Cốc và sông Tứ. Hạng Vương giết hơn mười vạn quân Hán, quân Hán đều bỏ chạy sang hướng nam về phía núi. Quân Sở lại truy kích đến phía đông Linh Bích trên sông Tuy Thủy. Quân Hán rút lui bị quân Sở đánh ráo riết, giết rất nhiều. Hơn mười vạn quân Hán đều nhảy xuống sông Tuy Thủy. Theo Sử ký: "nước sông vì vậy không chảy được". Lưu Bang bị quân Sở vây chặt, nhờ may mắn trời nổi gió lốc làm rối loạn quân Sở nên chạy thoát cùng hai con nhỏ. Nhưng cha và vợ Hán Vương (Lữ Trĩ) bị quân Sở bắt. Sau khi quân Sở đại thắng ở Bành Thành, các chư hầu còn sống đều bỏ Hán theo Sở. Tư Mã Hân, Đổng Ế, Ngụy Báo lần lượt về theo Hạng Vũ. Trần Dư phát hiện Trương Nhĩ còn sống, biết mình bị lừa cũng xui vua Triệu theo Sở. Điền Hoành, Điền Quảng nước Tề thấy quân Hán thua to cũng xin bãi binh giảng hòa với nước Sở. Thế bên Sở lại mạnh lên. Nhưng nội bộ bên Sở vẫn không yên. Trần Bình sợ tội Hạng Vương hỏi về chuyện Ân Vương Tư Mã Ngang làm phản mà Bình có trách nhiệm nên theo hàng Hán. Cửu Giang Vương Anh Bố vốn được Hạng Vũ ra lệnh phối hợp đánh Hán cứu Bành Thành nhưng Bố cáo bệnh không đi, bị Hạng Vũ trách. Lưu Bang bèn sai người đến dụ Bố về Hán. Bố bèn mang đất Cửu Giang theo Hán. Hạng Vũ sai Long Thư mang quân tiến vào Cửu Giang, đánh bại Bố. Bố bỏ chạy về phía Tây theo Lưu Bang. Hạng Vũ phong Chu Ân trấn thủ đất của Anh Bố. Hạng Vũ nhân đà thắng lợi ở Bành Thành mang quân đánh Lưu Bang. Bang được tiếp viện quân và lương của Tiêu Hà (huy động cả thanh thiếu niên tòng quân để có vài chục vạn người) từ Quan Trung ra, tập hợp lực lượng ở Huỳnh Dương, thanh thế lại mạnh. Hán Vương dùng Hàn Tín làm chỉ huy, đón đánh bại quân Sở ở giữa đất Kinh và đất Sách. Sau đó Hán Vương lại dùng kế dẫn nước vào thành Phế Khâu, làm ngập thành. Ung Vương Chương Hàm cố thủ lâu ngày, không chống được, bèn tự sát. Tam Tần hoàn toàn thuộc về Hán. Ngụy Báo mang nước Ngụy theo Sở phản Hán. Hán Vương sai Hàn Tín mang quân đi đánh diệt Nguỵ, bắt Nguỵ Báo giải về Huỳnh Dương. Sau đó Hàn Tín liên tục thắng trận, đánh bại quân Đại và quân Triệu, chém được tướng Triệu Trần Dư và bắt vua Triệu là Yết. Hạng Vương nghe tin Triệu mất, mấy lần sai kỳ binh vượt qua sông Hoàng Hà đánh giành lại Triệu. Trương Nhĩ và Hàn Tín đi đi lại lại vừa chống quân Sở, vừa bình định nốt các thành ấp ở Triệu và điều binh đến giúp Hán Vương. Hạng Vũ lúc này mới chú trọng vào việc diệt Lưu Bang. Ông dồn đại quân vào vây đánh Lưu Bang ở Huỳnh Dương. Hán Vương xây đường ống ra đến Hoàng Hà để lấy thóc ở Ngao Thương, chống nhau với Hạng Vương hơn một năm. Hạng Vương mấy lần đưa quân cướp đường ống của Hán, quân Hán thiếu lương thực. Hạng Vũ vây quân Hán. Hán Vương xin giảng hòa và cắt đất từ Huỳnh Dương đến phía tây cho Sở, nhưng Hạng Vương không nghe. Lưu Bang bèn dùng kế của Trần Bình, cho Trần Bình bốn vạn cân vàng để ly gián vua tôi Sở. Sứ giả nước Sở mắc mưu Trần Bình nên đưa tin sai cho Hạng Vũ. Do đó, Hạng Vũ nghi ngờ quân sư Phạm Tăng, người được Hạng Vũ tôn là Á phụ. Phạm Tăng khuyên Hạng Vũ lấy Huỳnh Dương nhưng khi thấy mình bị ngờ vực bèn nổi giận, cáo bệnh, xin về hưu. Khi chưa về đến Bành Thành thì Phạm Tăng chết, Hạng Vương tổn thất một mưu tướng giỏi. Quân Hán bị cắt đứt đường lương thực, rất nguy cấp, Lưu Bang sai Kỷ Tín đóng giả mình, ngồi xe vàng giả cách ra đầu hàng để lừa quân Sở. Quân Sở cùng nhau chạy đến phía đông thành để xem vua Hán. Nhờ vậy, Lưu Bang thoát ra cửa tây với vài chục quân kỵ và bỏ trốn, nhưng vẫn để Chu Hà, Ngụy Báo, Hàn Vương Tín và Tung Công ở giữ Huỳnh Dương. Các tướng và binh sĩ không đi theo được đều ở lại trong thành. Chu Hà và Tung Công giết Ngụy Báo vì Báo từng phản Hán. Lưu Bang chạy thoát, gặp được Anh Bố, cùng vào Thành Cao. Lúc đó, tướng cầm quân ở Lương là Bành Việt đã theo Hán, vượt qua sông Tuy Thủy đánh tan quân Sở, lấy Hạ Bì. Hạng Vũ đang muốn truy kích Lưu Bang lại phải đem binh về hướng đông đánh Bành Việt. Sau khi đánh quân Bành Việt thua chạy, Hạng Vũ lại đem binh về hướng tây phá được thành Huỳnh Dương, bắt sống cả Chu Hà, Tung Công và Hàn Vương Tín. Chu Hà và Tung Công không chịu hàng nên bị giết, Hàn Vương Tín bị giam. Hạng Vương lại kéo tới bao vây Thành Cao rất gấp. Tháng 6 năm 204 TCN, Lưu Bang không chống nổi, bỏ thành vượt vòng vây ra khỏi Thành Cao, vượt qua sông Hoàng Hà, chỉ có một mình Hạ Hầu Anh cùng đi, tới địa phận do Trương Nhĩ và Hàn Tín cai quản. Lưu Bang đến thành Tu Vũ, phải dùng thủ đoạn đoạt lấy quân của Hàn Tín, rồi liền ra lệnh cho Trương Nhĩ giữ lấy đất Triệu, phong Hàn Tín làm tướng quốc, thu gom quân ở Triệu đi đánh Tề. Hàn Tín đánh úp nước Tề, vua Tề là Điền Quảng thua chạy, cầu cứu Hạng Vương. Ông sai Long Thư làm tướng, đem 20 vạn quân đến cứu Tề. Điền Quảng cùng Long Thư hợp quân để đánh nhau với Tín. Hàn Tín dùng mưu phá tan quân Sở trên sông Tuy Thủy, giết chết Long Thư. Tề Vương Quảng chạy trốn. Hàn Tín liền mang quân đuổi theo đến đất Thành Dương, bắt sống tất cả lính Sở. Sau khi đã nắm được quân của Hàn Tín, uy thế Hán Vương lại mạnh. Lưu Bang đắp thành cao, đào hào cho sâu cố thủ không đánh nhau với quân Sở, rồi sai Lư Quán và Lưu Giả đem 2 vạn quân và vài trăm quân kỵ vượt bến Bạch Mã, vào đất Sở cùng với Bành Việt đánh phá quân Sở phía tây đất Yên, đất Quách, rồi lấy lại hơn mười thành đất Lương. Lúc bấy giờ Bành Việt cầm quân ở đất Lương, qua lại quấy rối hậu phương của Hạng Vũ, cắt đứt đường lương thực của quân Sở. Năm 203 TCN, Hạng Vũ giao cho Tào Cữu, Tư Mã Hân và Đổng Ế giữ Thành Cao, dặn chỉ cần cố thủ trong 15 ngày không giao chiến với quân Hán để mình đi đánh Bành Việt ở đất Lương. Hạng Vũ bèn lên đường đánh các thành Trần Lưu, Ngoại Hoàng đều lấy được. Quân Hán khiêu chiến mắng nhiếc 6 ngày, Tào Cữu nổi giận cho binh vượt sông Tự Thủy, quân sĩ ra sông liền bị quân Hán đánh úp thua to. Tào Cữu, Tư Mã Hân và Đổng Ế đều tự đâm cổ chết trên sông Tự Thủy. Hạng Vũ đánh Lương đến Tuy Dương, nghe tin quân Tào Cữu bị thua, bèn đem quân trở về, giải vây được cho tướng Chung Ly Muội ở phía đông Huỳnh Dương. Nghe tin Hàn Tín đánh tan viện binh của Long Thư cứu Tề, Hạng Vương lo lắng sai Vũ Thiệp đến làm thuyết khách khuyên Tín phản Hán nhưng Tín không nghe. Hạng Vũ và Lưu Bang tiếp tục cầm cự chưa phân thắng bại. Hai bên gặp nhau ở Quảng Vũ nói chuyện. Hạng Vũ muốn một mình khiêu chiến với Hán Vương. Hán Vương kể 10 tội Hạng Vũ, Hạng Vũ tức giận bắn trúng Lưu Bang. Bang bị thương vào bụng nhưng giả cách chỉ bị thương ở ngón chân để yên lòng quân sĩ. Hán vương cố đi ra trước hàng quân bệnh càng nặng thêm, chạy vào Thành Cao. Khi khỏi bệnh lại trở về trong quân, đóng ở Quảng Vũ. Binh sĩ ở Quan Trung lại ra theo rất đông. Lúc bấy giờ Bành Việt cầm quân ở đất Lương, luôn qua lại làm quân Sở khổ cực, cắt đứt lương thực của quân Sở. Hạng Vũ mấy lần đánh bọn Bành Việt thì Tề Vương Hàn Tín lại tiến quân đánh Sở. Hạng Vũ không thể một mình chống lại ba phía, đành cùng Hán Vương giao ước chia khoảng giữa thiên hạ, cắt đất từ Hồng Câu về phía tây là của Hán; từ Hồng Câu về phía đông là của Sở. Hạng Vương trả lại cha và vợ Hán Vương. Sau đó hai bên trở về. Lúc đó đất đai trên toàn cõi Trung Hoa, 7 nước chư hầu cũ thì 6 nước đã về Hán. Lực lượng giữa Hán và Sở lúc đó đã rất chênh lệch. Hán Vương muốn đem quân về phía tây nhưng theo kế của Trần Bình và Trương Lương, liền bội ước tiến quân đuổi Hạng Vũ đến phía nam thành Dương Hạ. Hán Vương hẹn với Hàn Tín và Bành Việt cùng họp nhau để đánh Sở, nhưng khi quân Hán Vương đến Cố Lăng thì vẫn không gặp quân của Hàn Tín, Bành Việt. Quân Sở đánh quân Hán thua to. Lưu Bang lại vào thành cố thủ. Lưu Bang dùng kế của Trương Lương, hứa phong đất cho Hàn Tín và Bành Việt nên hai người mang quân đến. Trong khi đó tướng Hán là Lưu Giả vào đất Sở vây đất Thọ Xuân. Hán Vương sai sứ giả triệu tướng Sở mới hàng là Chu Ân, điều động quân ở Cửu Giang đi theo quân Lưu Giả, Anh Bố làm cỏ dân Thành Phủ. Năm 202 TCN, Lưu Bang cùng quân của chư hầu đánh quân Sở thắng Hạng Vũ một trận quyết liệt ở Cai Hạ. Riêng cánh quân Tề của Hàn Tín đã có 30 vạn người, ngoài ra Khổng tướng quân ở cánh trái, Phí tướng quân ở cánh phải, Lưu Bang ở phía sau, Chu Bột, Sài Vũ ở sau lưng Lưu Bang. Toàn thể quân Hán có đến năm sáu chục vạn. Quân của Hạng Vũ chỉ vào khoảng 10 vạn, lực lượng rất chênh lệch. Tuy nhiên Hàn Tín cầm quân Tề đánh đầu tiên cũng không thắng nổi, phải rút lui. Khổng tướng quân và Phí Tướng quân đem quân đến giúp. Quân Hán quá đông nên quân Sở không thắng được. Hàn Tín nhân lúc ấy lại tiến lên đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ phải rút vào thành. Hạng Vương lên ngựa, tráng sĩ cưỡi ngựa ở dưới cờ chỉ còn hơn 800 người, đang đêm phá vỡ vòng vây xông ra phía nam, phi ngựa chạy. Đến tảng sáng, quân Hán mới biết, sai kỵ tướng là Quán Anh mang năm ngàn kỵ binh đuổi theo. Hạng Vương vượt qua sông Hoài, quân kỵ theo kịp chỉ còn hơn trăm người. Hạng Vương đến Âm Lăng lạc đường, hỏi một cụ già làm ruộng. Cụ già nói dối, bảo ông đi qua bên trái. Hạng Vương rẽ qua bên trái, sa vào trong đồng lầy, cho nên quân Hán đuổi kịp. Hạng Vương lại đem quân đi về phương đông, đến Đông Thành, bấy giờ chỉ còn 28 kỵ binh. Kỵ binh Hán đuổi theo mấy ngàn. Hạng Vương tự liệu chẳng thoát được, bảo các kỵ binh: Hạng Vương bèn chia kỵ binh ra bốn đội, quay về bốn phía. Quân Hán vây Hạng Vương mấy vòng. Hạng Vương nói với các kỵ binh: Hạng Vương sai phi ngựa xuống cả bốn mặt, hẹn xông qua phía đông núi rồi tập hợp làm ba nơi. Hạng Vương phi ngựa xuống, quân Hán đều giạt ra một bên, Hạng Vương chém một viên tướng Hán. Tướng Hán là Xích Tuyền hầu đuổi theo. Hạng Vương trợn mắt quát, Xích Tuyền hầu người ngựa đều hoảng kinh, chạy lui đến mấy dặm. Hạng Vương cùng quân kỵ tập hợp lại làm ba nơi khác nhau, quân Hán không biết Hạng Vương ở đâu, bèn chia quân làm ba và vây lại lần thứ hai. Hạng Vương bèn phi ngựa chém một viên đô uý, giết mấy trăm người, rồi hợp các kỵ binh lại thì chỉ mất hai kỵ binh mà thôi. Hạng Vương giết tướng Hán xong thì quay lại hỏi quân kỵ: Quân sĩ thấy Hạng Vương làm đúng như lời ông đã nói, hết sức khâm phục, cùng quỳ xuống thưa: Hạng Vương đi sang phía đông. Người ngựa chạy đến bờ sông Dương Tử, Ô Giang đình thì cùng đường. Có người đình trưởng Ô Giang cắm thuyền đợi, bảo Hạng Vương: Hạng Vương cười nói: Rồi ông bảo người đình trưởng: Quân Hán đến, Hạng Vương sai kỵ binh đều xuống ngựa đi bộ, cầm khí giới ngắn để tiếp chiến. Một mình Hạng Vũ giết mấy trăm quân, thân bị hơn 10 vết thương. Ông quay lại thấy kỵ binh tư mã của Hán là Lã Mã Đồng vốn là tướng cũ của mình, bèn bảo Đồng: Nói rồi, Hạng Vương tự đâm cổ chết. Năm đó ông 31 tuổi, ở ngôi Tây Sở Bá Vương được 5 năm (206 - 202 TCN). Các tướng sĩ Hán kéo tới giày xéo lên nhau giành xác ông để lĩnh thưởng, giết nhau mấy mươi người. Cuối cùng có năm người mang về được 5 mảnh xác dâng Lưu Bang, họp nhau chắp lại xác thì thấy ăn khớp. Lưu Bang phong cho cả năm người tước hầu. Các sử gia Trung Quốc từng bàn luận sôi nổi về cái chết của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ. Khi đó, có ba luồng ý kiến chính. Quan điểm đầu tiên dựa trên những gì chép lại trong cuốn Sử ký của sử gia Tư Mã Thiên thời Hán. Theo đó, Hạng Vũ vì không còn mặt mũi nào gặp phụ mẫu ở Giang Đông, nên thà chết chứ không chịu qua sông. Hạng Vũ cũng không có lý do để sống khi Ngu Cơ, người vợ yêu của mình đã tự sát. Vậy nên khi thấy mình bị bao vây, ông cảm thấy thẹn với lòng mình, thẹn với phụ mẫu và Ngu Cơ rồi rút kiếm tự sát. Quan điểm thứ hai cho rằng, Hạng Vũ chọn cái chết vì muôn dân bách tính. Chỉ Hạng Vũ chết, Trung Hoa mới chấm dứt được nạn máu chảy đầu rơi, vốn kéo dài suốt gần 10 năm kể từ khi Tần Thủy Hoàng qua đời. Hạng Vũ từng nói thẳng với Lưu Bang: ""Thiên hạ náo loạn đã nhiều năm, cũng vì hai người chúng ta. Nay bổn vương muốn đơn phương độc mã khiêu chiến với Hán Vương, hai ta sống mái một phen, đừng để thiên hạ tiếp tục chịu khổ"". Rất có thể trong giờ phút quyết định, Hạng Vũ nghĩ đến cảnh dân chúng chịu cảnh lầm than vì mình, nên đã tự sát. Tuy nhiên giả thiết mâu thuẫn với tính cách bạo ngược, không chịu nghe ai của Hạng Vũ. Cuối cùng, giả thuyết thứ ba cho rằng, Hạng Vũ không có cơ hội vượt sông Dương Tử. Theo đó, Hạng Vũ có thể đã bị "quân Hán vây hãm và tàn sát mà chết" ở Đông Thành. Sau khi trở tay không kịp trước đòn tấn công của Lưu Bang và các nước chư hầu, Hạng Vũ mang theo 800 kỵ binh mở đường máu, phá vòng vây định chạy về hướng Giang Đông. Nếu thành công, Hạng Vũ vẫn có thể tiếp tục gây dựng lực lượng, chờ cơ hội báo thù. Tuy nhiên, Hạng Vũ có thể chỉ chạy được tới Đông Thành thì bị quân Hán bao vây. Trong cuộc hỗn chiến cuối cùng, Hạng Vũ dù sức lực hơn người song vẫn bị Quán Anh – một tướng Nhà Hán giết chết. Giả thuyết này nghe có vẻ hợp lý nhưng lại đi ngược với nội dung trong cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên. Đó là lý do người đời sau đa số đều tin vào ghi chép của Tư Mã Thiên, người đã tổng hợp lại tác tài liệu lịch sử sau khi Hạng Vũ chết được khoảng 100 năm. Hạng Vương chết rồi, đất Sở đều hàng Hán, riêng nước Lỗ theo Sở không chịu hàng. Hán Vương Lưu Bang bèn sai mang đầu Hạng Vương đến cho dân Lỗ xem, nước Lỗ bèn đầu hàng. Trước kia Sở Hoài Vương phong Hạng Vũ làm Lỗ Công, đến khi ông chết, nước Lỗ đầu hàng cuối cùng cho nên Lưu Bang hạ lệnh chôn cất Hạng Vương ở Cốc Thành theo lễ Lỗ Công. Hán Vương đến cử ai và khóc. Dòng họ Hạng Vương đều không bị Hán Vương giết. Hán Vương phong Hạng Bá làm Xạ dương hầu. Những người họ Hạng khác là Đào hầu Hạng Hãn, Bình Cao hầu Hạng Đà, Huyền Vũ hầu đều đổi họ làm họ Lưu. Dù cuối cùng thất bại trong cuộc chiến Hán Sở tranh hùng, Hạng Vũ vẫn được các thi sĩ đời sau nhắc tới nhiều hơn so với "Lưu Bang". Thơ ca của người đời sau viết về ông không thiếu lời ca ngợi, sự khâm phục và nuối tiếc cho thất bại của một vị anh hùng cái thế. Nhà thơ Đỗ Mục đời nhà Đường có bài "Đề Ô Giang đình" như sau: Dịch: Thừa tướng nhà Tống là Vương An Thạch cũng có một bài "Đề Ô Giang đình" như sau: Dịch: Nữ thi sĩ đời nhà Tống là Lý Thanh Chiếu có bài từ "Ô Giang" được truyền tụng rộng rãi: Dịch: Vương Đàn thời nhà Thanh viếng Hạng Vũ một bài thơ như sau: Dịch: Vua Lê Thánh Tông viết: Tước hiệu tự phong Sở Bá Vương hay Bá Vương của Hạng Vũ đã trở thành tên gọi riêng cho ông. Nhân vật Tôn Sách ở Đông Ngô thời Tam Quốc là một nhân vật anh dũng dị thường, và được gọi là "Tiểu Bá Vương". Hạng Vũ cũng là chủ đề của nhiều tác phẩm văn hóa tại Trung Quốc, như vở Kinh kịch nổi tiếng "Bá Vương biệt cơ" được xây dựng trên hình ảnh Hạng Vũ và mối tình của ông với Ngu cơ. Cuộc đời và sự nghiệp của Hạng Vũ là nội dung cho không ít kịch bản của các bộ phim điện ảnh và truyền hình nổi tiếng, trong đó hình tượng của ông được chuyển thể qua bộ phim sau : Trong "Sử ký", Tư Mã Thiên không giấu sự thán phục đối với Hạng Vũ - người đối địch với vị vua khai lập (Lưu Bang) ra vương triều mà ông phục vụ (Nhà Hán). Khi chép truyện Hạng Vũ, Tư Mã Thiên đặt tên là ""Hạng Vũ bản kỷ"", có nghĩa đặt ngang Hạng Vũ với các hoàng đế Tần Thủy Hoàng, Lưu Bang chứ không hạ Hạng Vũ xuống ngang với các chư hầu như Câu Tiễn hay Trần Thắng (chỉ gọi là "thế gia"). Đồng thời, ông cũng chỉ ra nguyên nhân thất bại của Hạng Vũ:
5295
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5295
Hadron
Hadron (tiếng Việt đọc là Ha đ-rôn hay Ha đ-rông) là hạt tổ hợp có vai trò trọng yếu trong lực tương tác mạnh. Hadron bao gồm: Mô hình quark, được xây dựng độc lập năm 1964 bởi Murray Gell-Mann và George Zweig, miêu tả các hadron giống như thành phần tổ hợp của các quark hóa trị ("valence") hoặc phản quark ("anti quark"), dính lại bởi lực màu, do sự xuất hiện của hạt truyền tương tác là gluon. Đa số Hadron không bền vững, là các hạt cộng hưởng có thời gian sống nhỏ hơn 10s, bị phân rã thành các Hadron nhẹ hơn do tương tác mạnh. Các Hadron gần bền vững sống lâu hơn, phân rã do tương tác yếu và tương tác điện từ.
5296
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5296
Baryon
Baryon hay còn gọi là baryon fermion là các hạt hadron có spin bán nguyên (do đó là fermion) chứa 3 quark hóa trị và 3 phản quark hóa trị. Tên Baryon xuất phát từ chữ Hy Lạp βαρύς (barys) có nghĩa là nặng vì thời gian khi đặt tên, các hạt cơ bản khác hầu hết là nhẹ hơn. Ví dụ: ít nhất 1 triệu tỉ tỉ tỉ năm (10). Xem phân rã proton. đúng với các nơtron tự do; trong hầu hết các hạt nhân thông thường, nơtron là bền.
5297
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5297
Meson
Meson (tiếng Việt đọc là Mê dông), bao gồm meson nguyên sinh, là các hạt hadron có spin nguyên (do đó là các boson) chứa 1 quark hóa trị cùng 1 phản quark hóa trị, pion và kaon cùng một số dạng meson biến thể khác. Trong các mô hình của Hadron động lực học lượng tử, "quantum hadrondynamic", lực hạt nhân mạnh giữa các thành phần hạt nhân có được là do sự xuất hiện của các hạt trung gian meson này. Một cách đơn giảm Meson là hạt có khối lượng trung gian giữa electron và proton.
5298
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5298
Chúa Nguyễn
Chúa Nguyễn (chữ Nôm: ; chữ Hán: / Nguyễn vương) (1558-1777, 1780-1802) là tên gọi dùng để chỉ người đứng đầu, cai trị xứ Đàng Trong, tức dải đất từ Thuận Hóa (phía nam đèo Ngang hiện nay) trở vào miền Nam của Việt Nam, đối lập với xứ Đàng Ngoài của các Chúa Trịnh trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh của lịch sử Việt Nam. Các Chúa Nguyễn bắt đầu từ đầu giai đoạn Lê Trung hưng của Nhà Hậu Lê, hay giữa thế kỷ XVI, cho đến khi bị Nhà Tây Sơn tiêu diệt vào năm 1777, tuy nhiên Nguyễn Phúc Ánh một tàn dư của Chúa Nguyễn đã xưng vương và đến năm 1802 thì tiêu diệt Tây Sơn và lập ra triều đại mới thông qua việc xưng đế. Các Chúa Nguyễn chính là tổ tiên của các Hoàng đế Nhà Nguyễn (1802-1945). Năm 1527, Mạc Đăng Dung soán ngôi Nhà Lê và lập ra Nhà Mạc. Nguyễn Kim (1468–1545), vốn là một tướng giỏi của Nhà Hậu Lê, nhờ có công giúp vua Lê chống lại Nhà Mạc nên được phong chức Thái sư Hưng Quốc công (sau này khi Nhà Nguyễn thành lập đã truy tôn ông là "Triệu tổ Tĩnh hoàng đế"). Nguyễn Kim có ba người con. Con gái đầu tên Ngọc Bảo, lấy Trịnh Kiểm, người sau này trở thành người mở đầu cho sự nghiệp của các Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài; hai người con trai kế của Nguyễn Kim cũng là tướng giỏi và được phong chức Quận công. Sau khi người con trai lớn là Nguyễn Uông bị anh rể là Trịnh Kiểm giết, người con trai còn lại là Nguyễn Hoàng đã xin vua Lê cho vào cai trị vùng đất Thuận Hóa để rời xa sự kiểm soát của anh rể mà nhằm mưu đồ tạo dựng 1 cơ nghiệp riêng cho dòng họ Nguyễn, cụ thể từ năm 1600, việc này dẫn đến sự chia cắt với Chúa Trịnh ở miền Bắc và hai miền chỉ được thống nhất khi cả hai thế lực bị Nhà Tây Sơn tiêu diệt năm 1787. Năm 1744, Chúa Nguyễn Phúc Khoát tự xưng tước vị "vương" để chứng tỏ quyền lực ngang hàng với Chúa Trịnh và chỉ đứng dưới Hoàng đế Đại Việt (tức vua Nhà Lê Trung hưng). Các Chúa Nguyễn về danh nghĩa là quan lại của Nhà Lê Trung hưng. Họ vẫn nhận sắc phong và dùng niên hiệu của vua Lê, vẫn tuyên bố mình là bề tôi trung thành của Nhà Lê, có nhiệm vụ giúp vua Lê cai quản vùng lãnh thổ phía Nam của nước Đại Việt, dù trên thực tế họ cai trị lãnh thổ Đàng Trong một cách tương đối độc lập, ít khi nhận mệnh lệnh từ vua Lê. Tổng cộng có 9 Vhúa Nguyễn cai quản xứ Đàng Trong trong hơn 2 thế kỷ cho tới khi bị lật đổ vào năm 1777. Tình trạng chia cắt Việt Nam thành Đàng Trong (của Chúa Nguyễn) với Đàng Ngoài (của các Chúa Trịnh) kéo dài suốt khoảng thời gian đó. Đến khoảng cuối thế kỷ XVIII, Chúa Nguyễn Phúc Khoát bỏ bê chính sự, triều chính rối ren khiến lòng dân chán ghét, việc này đã tạo ra điều kiện cho nhà Tây Sơn nổi dậy, đánh đổ cả hai tập đoàn Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, kết thúc tình trạng chia cắt ở phía Bắc và Nam của nước Việt Nam. Nguyễn Kim, cha của Chúa Nguyễn đầu tiên Nguyễn Hoàng, được một số sách chép là con của Nguyễn Hoằng Dụ, và là cháu của Nguyễn Văn Lang. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Đinh Công Vĩ thì cha của Nguyễn Kim là Nguyễn Văn Lưu, em họ của Trường Lạc hoàng thái hậu Nguyễn Thị Hằng và là anh họ của Nguyễn Văn Lang. Tức Nguyễn Kim chỉ là cháu họ của Nguyễn Đức Trung và là anh họ của Nguyễn Hoằng Dụ. Theo tác giả Đinh Công Vĩ, khảo cứu 7 nguồn gia phả họ Nguyễn khác nhau tại sách ‘‘Nhìn lại lịch sử’’, các phả họ Nguyễn nói chung có sự "khác nhau về vấn đề khẳng định hoặc không khẳng định việc đưa Nguyễn Trãi vào", cho rằng Ông là cha của Nguyễn Công Duẩn; còn thông tin "từ đời Nguyễn Đức Trung trở đi, các gia phả đều thống nhất rằng: Nguyễn Hoằng Dụ chỉ là em họ của Nguyễn Kim". Theo đó, Nguyễn Công Duẩn sinh bảy con trai, sau phân thành 7 chi. Chỉ xét 4 chi: Còn một minh chứng nữa mà tác giả Đinh Công Vĩ nêu ra: "Ở Triệu miếu (Huế) và Nguyên miếu (Gia Miêu ngoại trang) chỉ thờ Nguyễn Văn Lưu là cha đẻ thực của Nguyễn Kim mà không thờ Nguyễn Hoằng Dụ, cha Nguyễn Kim như sử chép. Mặt khác, mộ cha Hoằng Dụ là Nguyễn Văn Lang ở làng Tam Quy xã Hà Tân, Hà Trung, Thanh Hoá chỉ do con cháu chi 5, nay đã đổi ra họ Đỗ Nguyễn trông nom, họ Nguyễn Phúc không có nhiệm vụ trông nom mộ Nguyễn Văn Lang. Trong các nguồn gia phả, có cuốn do Quỳnh Sơn hầu Nguyễn Lữ là em ruột Nguyễn Văn Lang soạn năm 1515, khi đó những người đang được đề cập còn sống". Vào thời Chúa Tiên Nguyễn Hoàng khi mà họ Nguyễn vẫn chưa ra mặt chống đối với họ Trịnh thì quan lại vẫn do chính quyền Trung ương ngoài Bắc bổ nhiệm. Tới đời Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, với việc tuyển dụng nhiều nhân tài (đơn cử như Đào Duy Từ), chấm dứt việc nộp thuế cho nhà Lê-Trịnh và đem quân chống giữ họ Trịnh ở Bắc Bố Chính, các Chúa Nguyễn đã thực sự bắt đầu xây dựng một chính quyền riêng ở Đàng Trong, việc bổ nhiệm quan lại từ đó đều do các Chúa tự đặt. Ở Chính dinh (Thủ phủ của Chúa Nguyễn) đặt ra tam ty để giúp chúa chăm lo việc chính sự, tam ty đó là: Dưới mỗi ty lại có quan Cai hợp, Thủ hợp và các Lại ty giúp điều hành mọi việc. Ngoài Chính dinh thì tùy theo tầm quan trọng của các dinh mà phân bổ số lượng quan viên, ví dụ có những dinh chỉ đặt một ty là Lệnh sứ ti nhưng trông coi công việc của cả hai ty còn lại. Các cấp hành chính ở dưới dinh bao gồm: phủ, huyện được trông coi bởi Tri phủ, Tri huyện và các quan dưới quyền như Đề lại, Thông lại, Huấn đạo, Lễ sinh... Đến thời Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan đặt thêm các chức Nội tả, Ngoại tả, Nội hữu, Ngoại hữu, gọi là tứ trụ triều đình để giúp chúa trông coi việc nước. Do nhu cầu sống còn về việc phải chống trả các cuộc tấn công từ Đàng Ngoài của Chúa Trịnh với lực lượng đông đảo hơn, Chúa Nguyễn quan tâm xây dựng quân đội mạnh ngay từ thời gian đầu cát cứ tại đây. Việc quân dịch được chia làm hai loại: những trai tráng khỏe mạnh được sung thẳng vào quân ngũ, số còn lại là quân trừ bị được gọi dần dần tùy từng đợt tuyển quân. Quân lính được chia làm 5 cơ: Trung, Tả, Hữu, Hậu và Tiền. Quân số Đàng Trong vào khoảng độ 30.000 người, và theo sự khảo cứu của các sử gia Pháp thì quân số của các đơn vị trong quân đội Đàng Trong thường không ổn định, tăng giảm không nhất quán, khi có chiến trận thì tăng quân, khi hòa bình thì lại giảm bớt. Quân đội Chúa Nguyễn được chia làm ba loại: quân túc vệ ở kinh thành Phú Xuân, quân chính quy thường trực tại các dinh và thổ binh tại các địa phương. Về binh chủng, quân Đàng Trong cũng khá giống với Đàng Ngoài, gồm có bộ binh, thủy binh, pháo binh và thêm tượng binh. Thủy binh Đàng Trong khá mạnh, mỗi thuyền có khoảng 30 chèo, có 3 khẩu đại bác ở mũi và 2 khẩu ở đuôi. Trong cuộc chiến với Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn đã tranh thủ mua vũ khí phương Tây và học cách đóng tàu thuyền, đúc súng của họ. Tại Phú Xuân có xưởng đúc súng do người Bồ Đào Nha giúp, được mở năm 1631 và hiện nay vẫn còn di tích ở Huế. Năm Tân Mùi (1631), Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên cho mở trường bắn, trường tập voi, tập ngựa và sở đúc súng đại bác (một người Pháp lai Bồ Đào Nha tên là Jean de la Croix đã giúp Chúa Sãi xây dựng cơ sở này, gọi là phường Đúc, ở Thuận Hóa ngày nay). Trong 200 năm, quân đội Đàng Trong đã lập được 2 thành tích quan trọng: Tuy nhiên, đến cuối thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát, do chúa bỏ bê công việc, chính sự rối ren khiến lòng dân chán nản. Quân đội của Chúa Nguyễn cũng theo đó mà sút kém theo, cuối cùng bị nhà Tây Sơn đánh bại. Việc tuyển dụng quan lại ở kinh đô và các dinh được thực hiện bằng khoa cử, ngoại trừ một số trường hợp đã từ Bắc vào Nam theo Chúa Nguyễn Hoàng vào năm 1558 và năm 1600. Từ năm 1632, Chúa Sãi bắt đầu cho mở khoa thi để lấy người vào các chức vụ Tri phủ, Huấn đạo, Lễ sinh. Năm Đinh Hợi (1647), Chúa Nguyễn Phúc Tần cho lập ra hai bậc thi: thi Chính đồ và thi Hoa văn. Chương trình thi Chính đồ gồm có ba kỳ: kỳ thứ nhất thi tứ lục, kỳ thứ hai thi thơ phú và kỳ thứ ba thi văn sách. Hội đồng giám khảo có quan Tri phủ, Tri huyện làm sơ khảo, quan Cai bạ, Ký lục, Vệ úy làm Giám khảo. Khóa sinh trúng tuyển được chia theo ba hạng: đứng nhất là Giám sinh, được bổ nhiệm làm Tri phủ, Tri huyện, đứng thứ nhì là Sinh đồ được bổ nhiệm làm Huấn đạo, và đứng hạng ba cũng được gọi là Sinh đồ nhưng được bổ nhiệm làm Lễ sinh hoặc Nhiêu học. Kỳ Thi Hoa văn cũng trải qua ba ngày, mỗi ngày khóa sinh phải làm một bài thơ, những khóa sinh thi đậu được bổ nhiệm làm việc trong Tam ty (phủ chúa). Năm 1675, đời Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần, Chúa cho mở thêm một kỳ vấn đáp thay vì chỉ có thi viết như truyền thống. Trong kỳ thi vấn đáp này, các khóa sinh được hỏi về nhiệm vụ của quân nhân và công dân đối với thời cuộc và chính quyền cùng với quan niệm của họ đối với vua Lê và Chúa Trịnh. Bên cạnh những kì thi vấn đáp như trên, những khoa thi viết truyền thống được tổ chức 6 năm một lần tại các tỉnh vào dịp đầu Xuân. Những thí sinh thi đỗ được miễn các loại tạp dịch cho tới kỳ đại khảo sau. Qua được kỳ thi ở các tỉnh, khóa sinh được dự kỳ thi bậc cao hơn tổ chức vào mùa Thu. Năm Ất Hợi (1695), Chúa Nguyễn Phúc Chu mở khoa thi tại phủ chúa gọi là thi Văn chức và thi Tam ty. Năm Canh Thân (1740), thời Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, quyền lợi của khóa sinh được quy định như sau: những người đậu kỳ đệ nhất gọi là Nhiêu học được miễn sai dịch 5 năm, đậu kỳ đệ nhị và đệ tam được miễn sai dịch vĩnh viễn, ai đậu kỳ đệ tứ thì được gọi là Hương cống và được bổ nhiệm làm Tri phủ, Tri huyện. Xem xét chương trình thi cử của Đàng Trong thời bấy giờ, ta nhận thấy việc thi cử khá sơ lược nếu so sánh với các triều đại trước đó (triều Trần và Hậu Lê). Điều này xuất phát từ việc chính quyền của các Chúa Nguyễn mới chỉ tập trung lo việc chiến tranh và quân bị nhằm so kè với Đàng Ngoài, nhân dân cũng bị ảnh hưởng và lôi cuốn vào vòng chiến sự dai dẳng, dẫn tới việc hơn một thế kỷ trôi qua mà việc văn học, khoa cử không đạt được nhiều tiến bộ. Việt Nam nói chung và Đàng Trong nói riêng đến thế kỷ XVII tồn tại 3 tôn giáo chính: Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, trong đó Nho giáo và Phật giáo giữ vai trò quan trọng nhất. Xét về Nho giáo, nó có vị trí quan trọng đối với các triều đại phong kiến. Nho giáo với thuyết hình nhi thượng học (quan niệm về Thiên đạo, Nhân đạo và Luận lý học) và hình nhi hạ học (Quân tử, Tiểu nhân, Hiếu, Lễ Nhạc, Chính trị, Học vấn) được các nhà Nho triển khai qua nhiều thời luôn dùng “văn chương để lấy kẻ sĩ”, triều đình tổ chức lối học khoa cử theo Nho giáo. Bên cạnh đó, Phật giáo xứ Đàng Trong cũng rất phát triển. Chùa chiền được các Chúa Nguyễn chăm lo xây dựng, trùng tu. Nhiều Tăng sĩ Trung Hoa đến xứ Đàng Trong truyền đạo thành công như Viên Cảnh, Viên Khoan, Hưng Liên, Giác Phong, Pháp Bảo, Tử Dung... Các thiền phái phát triển mạnh lúc bấy giờ là phái thiền Trúc Lâm được phục hưng trở lại với sự có mặt của thiền sư người Việt là Hương Hải, phái thiền này sau được Hương Hải truyền ra Đàng Ngoài và rất thịnh; Hai thiền phái từ Trung Hoa là phái thiền Lâm Tế do Tổ sư Nguyên Thiều và phái thiền Tào Động do Hòa thượng Thạch Liêm (Thích Đại Sán) truyền sang; Đời Chúa Nguyễn Phúc Chu trở đi phát triển chi phái thiền Liễu Quán của Tổ sư Liễu Quán. Trong đó, Nguyên Thiều là người có công truyền đạo tại xứ Đàng Trong, thiền phái Lâm Tế đã ảnh hưởng lớn đến triều đình và dân chúng, Ngài được chúa Nguyễn Phúc Chu ban hiệu Hạnh Đoan thiền sư và khen ngợi rằng: "Cao vút trí tuệ. Phạm hạnh vun trồng. Giới đao một lưỡi, Hoằng pháp lợi người. Quán thân vốn không. Mây từ che khắp trời tuệ chiếu cùng". Chính vì lẽ ấy mà trong hoàng tộc Chúa Nguyễn luôn giữ lễ "Cư Nho mộ Thích" xem Phật giáo và Nho giáo là quốc giáo, trong giới Phật giáo lúc bấy giờ cũng có xu hướng dung hòa tam giáo (Phật, Nho, Lão) để phát triển. Trong thời kì này các tôn giáo của phương Tây như Công giáo cũng được chấp nhận với một lượng tín đồ khá ít ỏi, nhưng đôi khi vì lý do chính trị mà bị cấm hoạt động ở Đàng Trong. Về việc lập sổ thuế, định các ngạch thuế, năm 1632, Sãi vương đã áp dụng phương pháp Bắc Hà (của vua Lê Thánh Tông đặt ra năm 1465, tại thời điểm đó vẫn đang được thi hành ở miền Bắc), cụ thể là cứ mỗi sáu năm lại thực hiện một cuộc kiểm tra lớn, ba năm một cuộc kiểm tra nhỏ. Chia dân chúng ra làm 8 hạng (so với 6 hạng ở Đàng Ngoài). Thuế nộp bằng thực chất (tức là thóc gạo hay ngô khoai v.v..) hoặc bằng tiền bạc. Để việc đánh thuế ruộng được sát với thực tế, sau vụ gặt chính (vụ mùa) sẽ có quan lại đến từng địa phương khám rồi mới định hạng ruộng nào phải nộp bao nhiêu thuế. Điền thổ được chia ra làm 3 hạng để đánh thuế, ruộng đất xấu thì thuế đánh nhẹ hơn ruộng đất thường hoặc đất tốt. Thuế hoa màu thì căn cứ vào diện tích của điền thổ và loại hoa màu (ngô, khoai, đậu, v.v...) được trồng trọt, cùng với giá trị của ruộng đất. Những công điền (ruộng đất công) thì cấp cho dân cày cấy để nộp thuế, còn ai khai khẩn được đất hoang ra làm ruộng thì được phong cho tư điền (tài sản cá nhân) Đến đời Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1620–1687), Chúa cho đặt ra một Ty Khuyến nông để giải quyết vấn đề khẩn hoang và để phân hạng các đất ruộng đã cày cấy, trồng trọt. Nhiều dinh điền hay đồn điền đã có từ thế kỷ thứ XV do các vua chúa miền Bắc chiếm được của Champa nay nằm trong khu vực của các Chúa Nguyễn được đem cấp phát cho các quan lại có nhiều công trạng với triều đình để sử dụng làm thực ấp. Một số loại thuế được áp dụng: Thuở ban đầu khi Nguyễn Hoàng mới vào trấn thủ đất Thuận Hóa thì cho đóng dinh ở làng Ái Tử (thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị). 13 năm sau (1570) Nguyễn Hoàng lại dời dinh vào làng Trà Bát ở cùng huyện, gọi là Cát Dinh. Đến năm Bính Dần (1626), Chúa Sãi là Nguyễn Phúc Nguyên, trong quá trình chuẩn bị cho việc chống đối với Chúa Trịnh đã cho dời dinh vào làng Phúc An (thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế bây giờ). Năm Bính Tý (1636), Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan lại dời phủ vào làng Kim Long (thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). Năm Đinh Mão (1687) chúa Nguyễn Phúc Thái dời phủ về làng Phú Xuân, gọi là chính dinh, Phú Xuân từ đó trở thành chính dinh của các đời Chúa Nguyễn tiếp theo và là kinh đô của triều đại Nhà Nguyễn sau này. Nơi phủ cũ ở làng Kim Long được dùng làm Thái tông miếu, thờ Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần. Năm Giáp Tý (1744), Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát chính thức xưng vương, ra lệnh đổi phủ ra làm điện, sửa sang phép tắc, định ra triều phục, chia Đàng Trong làm 12 dinh: Cai quản mỗi dinh là một võ quan mang chức Trấn thủ trông coi cả công việc hành chính lẫn quân sự. Các phụ tá có quan Cai bộ trông coi về Ngân khố và một phán quan gọi là Ký lục.  Nguyên nước Chân Lạp ở vào quãng dưới sông Mê-kông, có lắm sông nhiều ngòi, ruộng đất thì nhiều mà nước ta thường hay mất mùa, dân tình phải đói khổ luôn, và lại vào lúc Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh đánh nhau, cho nên nhiều người bỏ vào khẩn đất, làm ruộng ở Mô-xoài (Bà Rịa) và ở Đồng Nai. Năm Mậu Tuất (1658), vua nước Chân Lạp mất, chú cháu tranh nhau ngôi vị, sang cầu cứu bên Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn bấy giờ là Chúa Hiền sai quan đem 3.000 quân sang đánh ở Mỗi-xuy (nay thuộc tỉnh Đồng Nai) bắt được vua nước ấy là Nặc Ông Chân đem về giam ở Quảng Bình một độ, rồi tha cho về nước, bắt phải triều cống và phải bênh vực người Việt sang làm ăn ở bên ấy. Năm Giáp Dần (1674), nước Chân Lạp có người tên Nặc Ông Đài đi cầu viện nước Xiêm-la để đánh Nặc Ông Nộn. Nặc Ông Nộn bỏ chạy sang cầu cứu ở dinh Thái Khang (nay là Khánh Hòa). Chúa Hiền bèn sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm cùng với Nguyễn Đình Phái làm tham mưu đem binh chia ra hai đạo sang đánh Nặc Ông Đài, phá được đồn Sài Gòn, rồi tiến quân lên vây thành Nam Vang (Phnom Pehn). Nặc Ông Đài phải bỏ thành chạy vào chết ở trong rừng. Nặc Ông Thu ra hàng. Nặc Ông Thu là chính dòng con trưởng cho nên lại lập làm chính vương đóng ở Longúc, để Nặc Ông Nộn làm phó vương, đóng ở Sài Gòn, bắt hằng năm phải triều cống. Năm Kỷ Tỵ (1679) có quan nhà Minh là tổng binh trấn thủ đất Long Môn (Quảng Tây) Dương Ngạn Địch, phó tướng Hoàng Tiến, tổng binh châu Cao, châu Lôi, và châu Liêm (thuộc Quảng Đông) là Trần Thượng Xuyên, phó tướng Trần An Bình, không chịu làm tôi nhà Thanh, đem 3000 quân cùng 50 chiếc thuyền sang xin ở làm dân Việt Nam. Chúa Hiền nhân muốn khai khẩn đất Chân Lạp, bèn cho vào ở đất Đông Phố (tức là đất Gia Định). Bọn Ngạn Địch chia nhau ở đất Lộc Đã (tức là đất Đồng Nai), ở Mỹ Tho (thuộc Tiền Giang), ở Ban Lân (thuộc Đồng Nai) rồi cày ruộng làm nhà lập ra phường phố, có người phương Tây, người Nhật Bản, người Chà Và (Java) đến buôn bán đông lắm. Năm Mậu Thìn (1688) những người khác ở Mỹ Tho làm loạn. Hoàng Tiến giết Dương Ngạn Địch đi, rồi đem dân chúng đóng đồn ở Nan Khê, làm tàu đúc súng để chống nhau với người Chân Lạp. Vua Chân Lạp là Nặc Ông Thu cũng đào hào đắp lũy để làm kế cố thủ và bỏ không chịu thần phục chúa Nguyễn nữa. Bấy giờ Chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Trăn sai quan đem quân đi đánh dẹp, dùng mưu giết được Hoàng Tiến và bắt vua Chân Lạp phải theo lệ triều cống. Năm Mậu Dần (1698), Chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Chu sai ông Nguyễn Hữu Kính làm kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố ra làm dinh, làm huyện, lấy Đồng Nai làm huyện Phước Long và Sài Gòn làm huyện Tân Bình. Đặt Trấn Biên dinh (tức là đất Biên Hòa, Đồng Nai) và Phiên Trấn dinh (tức là Gia Định) sai quan vào cai trị. Lại chiêu mộ những lưu dân từ Quảng Bình trở vào để lập ra thôn xã và khai khẩn ruộng đất. Còn những người Tàu ở đất Trấn Biên (Đồng Nai) thì lập làm xã Thanh Hà, những người ở đất Phan Trấn (Gia Định) thì lập làm xã Minh Hương. Những người ấy đều thuộc về sổ bộ nước ta. Bấy giờ lại có người khách Quảng Đông tên là Mạc Cửu, trong khi nhà Thanh cướp ngôi nhà Minh bên Tàu, bỏ sang ở Chân Lạp, thấy ở phủ Sài Mạt có nhiều người các nước đến buôn bán, bèn mở sòng đánh bạc, rồi lấy tiền chiêu mộ những lưu dân lập ra 7 xã, gọi là Hà Tiên. Năm Mậu Tý (1708) Mạc Cửu xin nội thuộc Chúa Nguyễn, được Chúa Nguyễn phong cho làm chức Tổng trấn giữ đất Hà Tiên. Đến khi Mạc Cửu mất, Chúa Nguyễn lại phong cho con Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ làm chức Đô đốc, trấn ở Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ đắp thành, xây lũy, mở chợ, làm đường và rước thầy về dạy Nho học để khai hóa đất Hà Tiên. Thời bấy giờ đất Chân Lạp cứ loạn lạc luôn. Năm Kỷ Mão (1699), vua nước ấy là Nặc Ông Thu đem quân chống với quân Chúa Nguyễn. Chúa sai quan Tổng suất Nguyễn Hữu Kính sang đánh. Quân Chúa Nguyễn sang đến thành Nam Vang, Nặc Ông Thu bỏ chạy, con Nặc Ông Nộn là Nặc Ông Yêm mở cửa thành ra hàng. Sau Nặc Ông Thu cũng về hàng, xin theo lệ triều cống như cũ. Quân Chúa Nguyễn rút về. Được ít lâu vua thứ hai là Nặc Ông Nộn mất, vua thứ nhất là ông Nặc Ông Thu phong cho con Nặc Ông Nộn là Nặc Ông Yêm làm quan và lại gả con gái cho. Sau Nặc Ông Thu già yếu, truyền ngôi cho con là Nặc Ông Thâm. Năm Ất Dậu (1705), Nặc Ông Thâm nghi cho Nặc Ông Yêm có ý làm phản, bèn khởi binh đánh nhau. Nặc Ông Thâm lại đem quân Xiêm-la về giúp mình. Nặc Ông Yêm phải chạy sang cầu cứu ở Gia Định. Chúa Nguyễn sai quan Cai cơ là Nguyễn Cửu Vân sang đánh Nặc Ông Thâm. Nguyễn Cửu Vân sang phá được quân Xiêm-la; đem Nặc Ông Yêm về thành La Bích. Từ đó Nặc Ông Thâm ở Xiêm-la, thỉnh thoảng đem quân về đánh Nặc Ông Yêm. Năm Giáp Ngọ (1714) quân của Nặc Ông Thâm về lấy thành La Bích và vây đánh Nặc Ông Yêm nguy cấp lắm. Nặc Ông Yêm sai người sang Gia Định cầu cứu. Quan Đô đốc Phiên Trấn (Gia Định) là Trần Thượng Xuyên và quan Phó tướng Trấn Biên (Biên Hòa) là Nguyễn Cửu Phú phát binh sang đánh, vây Nặc Ông Thu và Nặc Ông Thâm ở trong thành La Bích. Nặc Ông Thu và Nặc Ông Thâm sợ hãi, bỏ thành chạy sang Xiêm-la. Bọn ông Trần Thượng Xuyên lập Nặc Ông Yêm lên làm vua Chân Lạp. Năm Tân Hợi (1729), quân Chân Lạp sang quấy nhiễu ở Gia Định. Chúa Nguyễn bèn đặt Sở Điều khiển để thống nhiếp việc binh ở mạn ấy. Năm Bính Thìn (1736) Nặc Ông Yêm mất, con là Nặc Ông Tha lên làm vua. Đến năm Đinh Mão (1747), Nặc Ông Thâm lại ở bên Xiêm-la về, cử binh đánh đuổi Nặc Ông Tha đi, rồi chiếm lấy ngôi làm vua. Nặc Ông Tha phải bỏ chạy sang Gia Định. Được ít lâu thì Nặc Ông Thâm mất, con là Nặc Đôn, Nặc Hiên và Nặc Yếm tranh nhau. Chúa Nguyễn bèn sai quan Điều khiển là Nguyễn Hữu Doãn đem quân sang đánh bọn Nặc Đôn và đem Nặc Ông Tha về nước. Nặc Ông Tha về được mấy tháng lại bị người con thứ hai của Nặc Ông Thâm là Nặc Nguyên đem quân Xiêm-la sang đánh đuổi đi. Nặc Ông Tha chạy sang, chết ở Gia Định. Nặc Nguyên về làm vua Chân Lạp thường hay hà hiếp rợ Côn-man và lại thông sứ với Chúa Trịnh ở ngoài Bắc để lập mưu đánh Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn biết tình ý ấy, đến năm Quý Dậu (1753), sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh Nặc Nguyên. Năm Ất Hợi (1755) Nặc Nguyên thua bỏ thành Nam Vang chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ. Năm sau, Mạc Thiên Tứ dâng thư về nói rằng Nặc Nguyên xin dâng hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp để chuộc tội, và xin cho về nước. Chúa Nguyễn không muốn cho. Bấy giờ ông Nguyễn Cư Trinh dâng sớ bày tỏ cách khai thác nên dùng kế "tầm thực" nghĩa là nên lấy dần dần như con tầm ăn lá, thì mới chắc chắn được. Chúa Nguyễn nghe lời ấy bèn nhận hai phủ và cho Nặc Nguyên về Chân Lạp. Năm Đinh Sửu (1757), Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận làm giám quốc. Nặc Nhuận còn đang lo để xin Chúa Nguyễn phong cho làm vua, thì bị người con rể là Nặc Hinh giết đi, rồi cướp lấy ngôi làm vua. Quan Tổng suất là Trương Phúc Du thừa kế sang đánh, Nặc Hinh thua chạy bị thuộc hạ giết chết, bấy giờ con Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy sang nhờ Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ dâng thư về xin lập Nặc Tôn làm vua Chân Lạp. Chúa Nguyễn thuận cho, sai Mạc Thiên Tứ đem Nặc Tôn về nước. Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long để tạ ơn Chúa Nguyễn. Chúa bèn sai ông Trương Phúc Du và Nguyễn Cư Trinh đem dinh Long Hồ về xứ Tầm Bào, tức là chỗ tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Long bây giờ, và lại đặt ra ba đạo là Đông Khẩu đạo ở Đồng Tháp, Tân Châu đạo ở Tiền Giang và Châu Đốc đạo ở An Giang. Nặc Tôn lại dâng 5 phủ là Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt và Linh Quỳnh để tạ ơn Mạc Thiên Tứ. Mạc Thiên Tứ đem những đất ấy dâng Chúa Nguyễn, Chúa cho nhập trấn Hà Tiên để cai quản. Năm 1702, Chúa Nguyễn Phúc Chu thấy giang sơn Đàng Trong đã ổn định, đủ sức chống đối với Đàng Ngoài mà không cần e dè ẩn núp dưới chiêu bài phù Lê như xưa nữa, đã cho cử một đoàn sứ bộ mang đồ tiến cống và một tờ biểu sang Quảng Đông xin cầu phong với phương Bắc, lúc này đang đặt dưới sự cai trị của Nhà Thanh. Triều đình Nhà Thanh lúc đó vẫn đang công nhận vua Lê nên không đồng ý nhận cầu phong của Chúa Nguyễn và cho đem trả lại đồ tiến cống. Nguyễn Phúc Chu xưng là Quốc chúa và cho đúc "Kim bảo ấn Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo" để làm ấn vàng truyền quốc. Đây là chiếc ấn truyền quốc duy nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam còn được lưu truyền tới thời nay và hiện đang được lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.. Các đời Chúa Nguyễn đầu tiên có chính sách tương đối cởi mở với các thương nhân Tây phương. Từ thời Chúa Sãi – Thụy quận công Nguyễn Phúc Nguyên (1613–1635), người Hà Lan đã đến Đàng Trong buôn bán. Họ tụ tập ở Hội An, mở thương cuộc lớn. Cùng lúc đó Nhà Minh có lệnh cấm xuất cảng một số mặt hàng, còn Nhật Bản dưới quyền của Mạc phủ Tokugawa cũng có lệnh Tỏa Quốc nên việc giao thương phải qua trung gian thứ ba. Trung gian đó là hải cảng Hội An nơi người Hà Lan mua bán hàng hóa Tàu và Nhật, cùng trao đổi sản vật Đàng Trong. Khoảng 1640, có sự tranh chấp với người Hà Lan, có lẽ vì tình nghi họ buôn bán khí giới và làm gián điệp cho Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài nên có lệnh trục xuất và dẹp thương cuộc Hà Lan ở Hội An, hàng hóa bị đốt. Năm 1644, ba tàu chiến Hà Lan đến ngoài khơi cửa Thuận An do Baeck chỉ huy muốn trả thù. Sáu chiến thuyền Đàng Trong ra nghênh chiến dưới quyền của thế tử Nguyễn Phúc Tần. Hai tàu chiến Hà Lan bị đánh đắm, chiếc thứ ba giong buồm thoát được ra Bắc. Chúa Nguyễn từ đó ra lệnh nghiêm cấm không cho người Hà Lan lui tới và cũng cấm thần dân Đàng Trong không được buôn bán với người Hà Lan. Chiếm được Thủy Chân Lạp và nhiều lần can thiệp vào tình hình Cao Miên (Campuchia), sự phát triển cơ nghiệp các Chúa Nguyễn lên tới cực thịnh. Năm 1744, Nguyễn Phúc Khoát chính thức xưng vương, tức là Nguyễn Vũ Vương, tỏ ý ngang hàng với các Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, danh hiệu mà các đời trước vẫn chỉ xưng là "Công". Sau khi xưng vương, Nguyễn Phúc Khoát đặt ra nhiều nghi lễ, phong tục để tỏ ý là một xứ độc lập với Đàng Ngoài. Ngoài ra, Chúa Nguyễn còn tăng cường xây dựng cung điện, đền đài nguy nga. Các quan lại, tôn thất cũng đua nhau xây cất. Vì thế dân gian phải phục dịch và đóng nhiều thuế hơn trước. Nhiều nông dân bị bóc lột bần cùng. Trong những năm cuối đời, Nguyễn Vũ Vương đâm ra say mê tửu sắc, không còn thiết tha việc nước nữa. Trương Phúc Loan là cậu ruột của Nguyễn Vũ Vương nên dù không có công trạng gì mà vẫn được cho phụ chính thân cận với chúa. Phúc Loan đã dùng nhiều cách dẫn dụ Chúa Nguyễn vào con đường tửu sắc, bỏ bê việc nước hòng âm mưu chiếm đoạt quyền lực sau này. Loan tạo điều kiện để Nguyễn Vũ Vương loạn luân với người em họ (con chú ruột) là công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu (con của Dận quốc công Nguyễn Phúc Điền là em ruột của Ninh vương Nguyễn Phúc Chú (Thụ) - cha của Vũ vương) sinh được một người con trai là công tử Nguyễn Phúc Thuần. Để tránh tai tiếng, Nguyễn Phúc Thuần được nuôi kín ở hậu cung. Theo thông tin trên trang Nguyễn Phúc tộc, thì: Hệ thống thuế của Chúa Nguyễn rất cồng kềnh và phức tạp. Năm 1741, Nguyễn Vũ Vương ra lệnh truy thu thuế của cả những người đã bỏ trốn với gia đình họ, tới năm 1765 lại ra lệnh truy thu thuế của 10 năm trước. Giai cấp quý tộc và địa chủ tìm nhiều cách để chiếm đoạt đất đai của dân để hưởng thụ xa hoa. Sử ghi lại rằng đại thần Trương Phúc Loan, sau một trận lụt phải trải vàng ra khắp sân nhà để phơi, từ xa trông lại sáng chóe một góc. Nhiều nông dân bị phá sản. Điều đó khiến mâu thuẫn xã hội Đàng Trong trở nên gay gắt. Dấu hiệu suy vong của dòng Chúa Nguyễn bắt đầu lộ rõ. Năm 1765, Nguyễn Phúc Khoát qua đời, chính sự Họ Nguyễn rối ren quanh việc chọn người lên ngôi chúa. Nguyễn Vũ Vương vốn trước lập con thứ 9 là Hiệu làm Thế tử, nhưng Hiệu mất sớm, để lại người con là Dương. Con cả của Nguyễn Vũ Vương là Chương cũng đã mất. Đáng lý ra theo thứ tự khi Nguyễn Vũ Vương mất, phải lập người con thứ hai là Luân lên ngôi, nhưng quyền thần Trương Phúc Loan nắm lấy triều chính, tự xưng là "Quốc phó", giết Luân mà lập người con thứ 16 của Nguyễn Vũ Vương là Thuần mới 12 tuổi lên ngôi, tức là Định vương, để dễ bề thao túng. Trong triều đình cũng như bên ngoài dư luận nhiều người bất bình vì khi Luân đã chết thì ngôi chúa lẽ ra phải thuộc về Nguyễn Phúc Dương. Trương Phúc Loan trở thành quyền thần lấn lướt, mọi quyền hành đều do Trương Phúc Loan thao túng, Chúa Nguyễn Phúc Thuần chỉ còn là bù nhìn trên ngai. Loan tự nhận là Quốc phó, giữ Bộ Hộ, quản cơ Trung tượng kiêm Tàu vụ, thâu tóm mọi quyền lực về chính trị và kinh tế. Thuế sản vật các mỏ vàng Thu Bồn, Đồng Hương, Trà Sơn, Trà Vân... đều rơi vào tay Loan, hàng năm Loan chỉ nộp vào ngân sách quốc gia 1–2 phần mười số thuế thu được. Sử sách còn ghi lại rằng ngày nắng, Loan cho phơi của cải châu báu ra sân làm sáng rực cả một góc trời. Cả nhà họ Trương chia nhau nắm giữ mọi chức vụ chủ chốt. Người bấy giờ gọi là Trương Tần Cối. Các quan lại cấp dưới cũng học theo thói xa xỉ đó, nạn tham ô, hối lộ cũng vì thế mà ngày càng nghiêm trọng. Lê Quý Đôn trong "Phủ Biên tạp lục" có nhận xét về thời kỳ này của Chúa Nguyễn Đàng Trong là: "“… từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa – dây cương đều nạm vàng, nạm bạc, quần áo là lược, nệm hoa, chiếu mây, lấy phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng…”". Cùng lúc đó, Lại bộ thượng thư Nguyễn Cư Trinh, trụ cột của triều Nguyễn qua đời (tháng 5 năm 1767). Họ Trương không còn ai ngăn trở, càng ra sức lộng hành: bán quan tước, ăn tiền tha tội, hình phạt phiền nhiễu, thuế má nặng nề, nhân dân cực khổ. Những người có tài như Tôn Thất Dục bị Trương Phúc Loan tìm cách hãm hại. Tài chính vô cùng kiệt quệ. Cơ nghiệp Chúa Nguyễn đến đây là suy vong không thể cứu vãn nổi. Nhận thấy chính sự của Chúa Nguyễn quá rối ren, lòng dân ly tán, năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ khởi binh ở Tây Sơn với danh nghĩa ủng hộ Nguyễn Phúc Dương. Lực lượng Tây Sơn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và nêu cao khẩu hiệu: ""Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo"", do đó Tây Sơn có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng, nhất là những người nông dân nghèo bị bần cùng hóa bởi tình trạng địa chủ chiếm đất và sưu cao thuế nặng của Chúa Nguyễn. Những năm đầu tiên, lực lượng của nghĩa quân còn yếu, nhưng được sự giúp đỡ của nhân dân quanh vùng nên ngày càng mạnh lên. Năm 1772, cuộc khởi nghĩa lan rộng, nghĩa quân đã thắng một số trận chống lại quân Chúa Nguyễn được phái tới trấn áp cuộc khởi nghĩa. Năm 1773, quân Tây Sơn chiếm thành Quy Nhơn (Bình Định). Thành này là nơi các nhà buôn, vì đã phải chịu nhiều luật lệ ngăn cấm do chính quyền Chúa Nguyễn đưa ra, đã quay sang ủng hộ tài chính cho Tây Sơn. Quân Trịnh ở phía bắc nhân cơ hội Chúa Nguyễn rối loạn bèn đem quân đánh vào. Chúa Nguyễn không địch nổi hai kẻ địch phải bỏ chạy vào Gia Định. Tây Sơn bèn hợp tác với quân Trịnh để đánh Nguyễn. Năm 1777, Nguyễn Huệ đem quân vào đánh chiếm Gia Định, quân Tây Sơn truy lùng gắt gao, cả Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương cùng một số quan lại đã bị bắt và bị giết. Con Nguyễn Phúc Luân là Nguyễn Phúc Ánh đã bắt đầu sống một mình long đong vất vả và dần dần thu thập binh lính từ các nơi về đảo Thổ Châu và lấy lại Sài Gòn rồi tiến ra Bình Thuận. Sau khi đã củng cố lực lượng, năm Canh Tý 1780, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vương tại Gia Định và xưng là Nguyễn vương. Sự nghiệp của các Chúa Nguyễn dày công xây dựng 200 năm đã tiêu tan và lịch sử bước sang một trang mới. "Nguyễn Kim" là người đặt nền móng cho các Chúa Nguyễn sau này. Sinh thời ông không tự xưng danh chúa nhưng được con cháu Chúa Nguyễn sau này tôn miếu hiệu Triệu Tổ và được phong thụy hiệu Huệ Triết Hiển Hựu Hoành Hưu Tế Thế Vĩ Tích Chiêu Huân Tĩnh vương xem như là chúa. Tuy nhiên ông không được xem là vị Chúa Nguyễn đầu tiên. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Di Mưu Thùy Dụ Khâm Cung Huệ Triết Hiển Hựu Hoành Hưu Tế Thế Khải Vận Nhân Thánh Tĩnh hoàng đế (貽謀垂裕欽恭惠哲顯祐宏休濟世啟運仁聖靖皇帝). Người Đàng Trong kỵ húy các Chúa Nguyễn nên đọc biến âm một số từ ngữ: Ngoài ra còn nhiều chữ kiêng húy nữa nhưng ít ảnh hưởng đến đời sống xã hội hơn.
5313
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5313
Giỗ
Giỗ là một buổi lễ, nghi thức theo phong tục tập quán nhằm tưởng nhớ đến những người đã qua đời. Ý nghĩa của giỗ là để nhắc nhở con cháu về những người đã đi trước; gắn kết tình cảm của các thành viên trong cùng một gia đình, dòng họ, đôi khi trong cùng nghề. Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt, được tính theo Âm lịch (Người Công giáo Việt Nam thường cúng giỗ theo Dương lịch). Ngày này là ngày để thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót của người đang sống với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên. Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, một đôi nến và vài món ăn giản dị cúng người mất cũng đã có lòng Thành kính đối với người đã mất. Lòng thủy chung, thương xót người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày người mất để làm giỗ, không liên quan đến việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Thân bằng, cố hữu của những người quá cố nếu thấy lưu luyến thì đến dự giỗ theo ngày đã định sẵn từ trước, không cần phải đợi đến thiệp mời như tiệc cưới, lễ mừng, không nên có chuyện "hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo" (有請有来, 无请不到), nghĩa là "có mời thì đến, không mời không đến". Theo sách "Thọ Mai Gia Lễ" (tác giả là Hồ Sỹ Tân (1690-1760) hiệu Thọ Mai người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, đậu Tiến sĩ năm 1721 (năm thứ 2 triều Bảo Thái), làm quan đến Hàn lâm Thị chế) việc cúng giỗ chỉ thực hiện trong 5 đời theo phép "Ngũ đại đồng đường", đến đời thứ 6 người chịu trách nhiệm cúng giỗ sẽ mang "thần chủ" của cụ 6 đời đem đi chôn mà không thờ cũng nữa gọi là "ngũ đại mai thần chủ". Tất cả các "thần chủ" đều được sửa lại nâng lên 1 đời tính từ người chịu trách nhiệm cúng giỗ, còn về phần cụ 6 đời sẽ rước vào nhà thờ họ để khấn chung với cộng đồng Gia Tiên trong những dịp Xuân Tế hay Chạp Tổ. Sau khi cúng giỗ, gia đình thường dọn thức ăn vừa cúng xong để cùng ăn, coi như hưởng lộc của tiền nhân. Bạn bè thân thuộc cũng được mời đến dùng bữa, tức là đi ăn giỗ. Một biến thể của việc cúng giỗ là tục thờ "hậu" do nhà chùa hay đình làng đảm nhiệm. Trong trường hợp này người quá cố đã cúng tiền hay ruộng vào chùa hay đình để được hưởng lễ vật vào những ngày kỵ nhật. Trước khi hạ xuống, chủ nhà phải vái 3 vái ngắn (gọi là Lễ Tạ). Phải làm như vậy để tạ ơn gia tiên đã về thừa hưởng những lễ mà con cháu đã dâng lên. Dịp này là để con cháu trong dòng họ tề tựu lại để cùng ăn giỗ, thăm hỏi tình hình lẫn nhau. Ngày Cát kỵ thường chỉ mời khách nằm gọn trong gia đình, dòng tộc đến ăn giỗ (diện mời không rộng như Tiểu Tường và Đại Tường). Gia chủ khăn áo chỉnh tề, bước vào khấn Tổ tiên. Khách đến dự giỗ thì đặt đồ lễ lên bàn thờ, cùng gia chủ vái 4 lạy 3 vái. Sau khi gia chủ, khách khứa, bạn bè thân hữu khấn lễ xong xuôi thì đợi hết ba tuần hương thì gia chủ đứng trước bàn thờ để lễ tạ bằng ba vái ngắn rồi lấy đồ vàng mã đem đi đốt. Cuối cùng, gia chủ bày bàn để mời khách khứa ăn giỗ, để cùng ôn lại những kỷ niệm về người đã khuất đồng thời thăm hỏi về công việc lẫn nhau. Sau khi ăn giỗ xong, gia chủ hạ tất cả lễ vật trên bàn thờ, chia đều mỗi túi một hay nhiều thứ cho từng gia đình - thân khách gọi là "lộc" của Tổ tiên, bao gồm: hoa quả, bánh kẹo... Trong thờ cúng tổ tiên, có 3 ngày giỗ: Giỗ Đầu, Giỗ Hết, Giỗ Thường. Giỗ Đầu gọi là "Tiểu Tường" (chữ Hán: 小祥), là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa. Vào ngày Giỗ Đầu, ngoài mâm lễ mặn và hoa, quả, hương, phẩm oản... thì người ta thường mua sắm rất nhiều đồ hàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã làm bằng giấy mà còn cả các vật dụng như quần, áo, nhà cửa, xe cộ và một hình nhân. "Hình nhân" ở đây không có nghĩa là thế mạng cho người thật (người còn sống) mà là do nhân dân tin rằng, với phép thuật của thầy phù thủy thì hình nhân này sẽ hóa thành một người thật, xuống dưới Âm giới để hầu hạ vong linh người mất. Gia chủ sẽ đem những đồ lễ này lên bàn thờ để cúng. Cúng xong thì đem ra ngoài mộ để đốt. Những đồ vàng mã trong ngày Tiểu Tường được gọi là "mã biếu", vì khi những đồ lễ này được gửi từ cõi Dương gian xuống dưới cõi Âm ty thì người quá cố và Gia tiên không được dùng, mà phải đem những đồ lễ này đi biếu các Ác thần để tránh sự quấy nhiễu. Sau khi lễ Tạ và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Khách đến ăn giỗ ăn mặc trang nghiêm, vẫn còn một sự bi ai, sầu thảm như ngày để tang năm trước. Sau lễ này, người ta sẽ sửa sang lại mộ cho người quá cố, thi hài vẫn nằm dưới huyệt hung táng. Giỗ Hết gọi là "Đại Tường" (chữ Hán: 大祥), là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm, vẫn nằm trong thời kỳ tang. Thời gian hai năm cũng vẫn chưa đủ để hàn gắn những vết thương trong lòng những người còn sống. Trong lễ này, người ta vẫn tổ chức trang nghiêm. Lúc tế lễ người được giỗ và Gia tiên, con cháu vẫn mặc đồ tang phục và vẫn khóc giống như Giỗ Đầu và ngày đưa tang, vẫn bi ai sầu thảm chẳng kém gì Giỗ Đầu. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa. Vào ngày Giỗ Hết, ngoài mâm lễ mặn và hoa, quả, hương, phẩm oản... thì người ta thường mua sắm rất nhiều đồ hàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã làm bằng giấy mà còn cả các vật dụng như quần, áo, nhà cửa, xe cộ giống như trong ngày Giỗ Đầu. Vàng mã được đốt cho người quá cố cũng nhiều hơn ngày Giỗ Đầu. Những đồ vàng mã trong ngày Đại Tường được gọi là "mã biếu", vì khi những đồ lễ này được gửi từ cõi Dương gian xuống dưới cõi Âm ty thì người quá cố và Gia tiên không được dùng, mà phải đem những đồ lễ này đi biếu các Ác thần để tránh sự quấy nhiễu. Sau khi lễ Tạ và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Diện mời đến ăn giỗ dịp này thường đông hơn lễ Tiểu Tường, cỗ bàn cũng làm linh đình và công phu hơn. Khách đến ăn giỗ vẫn mặc đồ tang phục, vẫn còn một sự bi ai, sầu thảm như ngày để tang hai năm trước và Tiểu Tường. Sau ngày lễ này hết hai tháng, đến tháng thứ ba người ta sẽ chọn ngày tốt để "Trừ phục" (còn gọi là "Đàm tế") tức có nghĩa là "Bỏ tang", người thân sẽ đốt hết những áo quần tang, gậy chống. Sau đó, người đang sống sẽ trở lại cuộc sống thường nhật, có thể tổ chức hay tham gia các cuộc vui, đình đám và người vợ mới có thể đi bước nữa (nếu chồng mình mất). Đây là một buổi lễ vô cùng quan trọng, vì nó là một bước ngoặt đối với người đang sống và vong linh của người đã mất. Giỗ Thường còn gọi là ngày "Cát Kỵ" (chữ Hán: 吉忌), là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi. "Cát kỵ" nghĩa là "Giỗ lành". Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không khóc như ngày đưa ma nữa, không còn cảnh bi ai, sầu thảm, là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như hai lễ Tiểu Tường và Đại Tường. Ngày giỗ thường được duy trì đến hết năm đời. Đến sau năm đời, vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế. Nhưng quan trọng hơn là con cháu còn nhớ đến tổ tiên và người đã khuất, thể hiện lòng thành kính. Cúng giỗ không nhất thiết phải quá đắt đỏ, linh đình hay quá cầu kỳ, nhà nghèo chỉ cần có đĩa muối, bát cơm úp, quả trứng luộc thì cũng đã giữ được đạo hiếu với tổ tiên. Trong lễ giỗ này, người ta thường làm cỗ bàn bình thường, có thể lớn hay nhỏ tùy từng gia đình. Người ta cũng đốt nhiều vàng mã cho người cõi âm có cái dùng như ngày Tiểu Tường và Đại Tường. Sau khi lễ Tạ và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ, cùng thăm hỏi lẫn nhau và ôn lại những kỷ niệm của người đã khuất. Diện này chỉ thường mời khách gọn trong phạm vi họ hàng (không rộng như hai giỗ trước). Ngày này, khách đến ăn giỗ không còn quá đau buồn như hai lễ Tiểu Tường và Đại Tường trước, có thể mặc trang phục bình thường. Trong việc cúng vào ngày Giỗ thì bao gồm gồm 2 lễ quan trọng: Lễ Tiên thường (先嘗 lễ cúng vào ngày trước ngày người chết qua đời 1 ngày), Lễ Chính kỵ (正忌 chính ngày mất). Ngày Cáo Giỗ còn được gọi là "Tiên Thường" là ngày giỗ trước ngày người quá cố qua đời. Trong ngày này, con cháu cúng cáo giỗ để mời người đã khuất hôm sau về hưởng giỗ, xin phép Thổ công cho phép vong hồn người được giỗ và nội ngoại cùng về hưởng giỗ cùng con cháu. Ngày cúng cáo giỗ chỉ được áp dụng đối với giỗ trọng (tức những người hàng trên hoặc ngang hàng trưởng gia như kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, chồng, vợ, anh, chị, em...) mà không cần thiết phải áp dụng đối với giỗ mọn (tức những người hàng dưới trưởng gia như con, cháu, chắt, chít...) mà chỉ cúng ngày chính giỗ. Vào ngày này, trưởng gia mang lễ ra mộ mời vong hồn về, sửa sang lại mộ phần cho ngay ngắn. Ngày này, bàn thờ được dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ từ sáng sớm để chuẩn bị cho việc cúng lễ Tiên Thường vào buổi chiều. Họ hàng nội ngoại thường gửi giỗ và sửa soạn để làm giỗ hôm sau. Lúc đầu sẽ cúng gia tiên và con cháu sẽ ăn uống với nhau. Phải cúng Công thần Thổ Địa trước, Gia Tiên sau. Bàn thờ lúc nào cũng hương khói nghi ngút cho đến hết lễ Chính Kỵ vào buổi sáng hôm sau. Khi cúng, Gia chủ cần phải cúng để mời người được hưởng giỗ trước, tiếp theo mới đến mời Gia tiên nội/ngoại từ bậc cao nhất đến thấp nhất và cáo thỉnh Gia thần cùng về đây để dự tiệc Giỗ. Ngày Chính Giỗ còn được gọi là "Chính Kỵ" là ngày mất của người được giỗ. Điều bắt buộc trong cỗ cúng là phải có bát cơm úp và một quả trứng luộc kèm gia vị (ngày nay không bắt buộc). Gia chủ có thể mời khách khứa trong làng xóm, trong họ đến dự. Khách khi đến đều mang theo trà, cam, rượu... đến lễ giỗ. Khi khách đến thì đón đồ lễ đưa lên bàn thờ. Sau đó chủ nhà mời khách uống trà, ăn trầu hay bánh kẹo... Cỗ bàn được sắp thành từng mâm đặt trên chiếc cũi tầm, mỗi mâm có bốn hoặc sáu người ngồi ăn. Thành phần mâm cỗ gồm vài món ăn tinh khiết, thơm ngon mà chủ nhà đã chuẩn bị cùng với nước uống, bát đũa... Những người cùng lứa tuổi, ngôi vị được ngồi vào một mâm. Đàn ông và đàn bà không nên ngồi chung. Cỗ hay được làm vào buổi trưa có khi còn được lai rai đến buổi chiều. Sau khi khách ra về hết chủ nhà lên bàn thờ thắp thêm một tuần hương, lễ tạ xin hóa vàng. Có gia đình thường mời cả hai lễ Tiên Thường và Chính Kỵ, đôi khi lễ tiên thường đông hơn vì vào buổi chiều, khi làm xong việc thì tới nhà hàng xóm ăn giỗ tiện hơn. Có những gia đình cả hai vợ chồng được mời đến dự cả hai lễ, một người đi ăn lễ Tiên Thường và một người đi ăn lễ Chính Kỵ. Dần dần, người ta đã giản lược đi, chỉ mời khách đến dự trong một lễ nhưng vẫn cúng vàng hương, rượu trong cả hai lễ. Theo phong tục, lễ tiên thường phải cũng buổi chiều, lễ chính kỵ phải cúng buổi sáng kể cả khi đến chiều hoặc tối hôm đó mới mất. Người quá cố có rất nhiều con cháu, chỉ cúng giỗ tại nhà con trai trưởng, nếu con trai trưởng mất thì làm tại nhà cháu đích tôn. Con cháu sẽ tề tựu ở nhà con trai trưởng làm giỗ. Nếu người được giỗ là hàng cao thì con cái, cháu chắt đến nhà trưởng tộc. Lễ gửi giỗ trọng hay mọn, lớn hay nhỏ thì tùy thuộc theo hoàn cảnh và mối quan hệ với người chết của từng gia đình. Con cháu sẽ là những người đóng góp nhiều nhất. Để giảm bớt gánh nặng chi phí cho trưởng chi hay trưởng họ, con cháu hay gửi giỗ bằng tiền, đồ lễ vật có giá trị khác như: vài cân hoa quả, vàng hương hoặc có thể chỉ là thẻ hương. Cũng có thể gửi giỗ theo sở thích của người mất mà gửi. Những người sống ở xa không có khả năng về dự giỗ thì cúng vọng mời vong hồn về hưởng giỗ, gửi đồ lễ cho trưởng họ. Những đồ lễ được gửi đến được trưởng tộc đem lên bàn thờ cúng hết. Khi ăn giỗ xong, con cháu được chia lộc của ông bà tổ tiên. Làng xã cổ truyền trước năm 1945 còn có ruộng hương hỏa để góp phần lợi nhuận cho người làm giỗ. Là một người có công lớn đối với một nghề nào đó hoặc giúp phát triển hoặc sáng tạo ra nghề đó. Do đó được các thế hệ sau tôn trọng và suy tôn là làm người sáng lập vì đã có công tạo ra nghề, gọi là "Thánh Sư". Thánh Sư chỉ là những con người bình thường, nhưng lại được người đời sau tôn thờ vì đã có công sáng tạo ra nghề, truyền lại cho các thế hệ sau.
5318
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5318
Ethanol
Ethanol, còn được biết đến như là rượu ethylic, alcohol ethylic, rượu ngũ cốc hay cồn, là một hợp chất hữu cơ nằm trong "dãy đồng đẳng của alcohol", dễ cháy, không màu, là một trong các rượu thông thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn . Ethanol là một alcohol mạch hở, công thức hóa học của nó là CHO hay CHOH. Một công thức thay thế khác là CH-CH-OH thể hiện carbon ở nhóm methyl (CH–) liên kết với carbon ở nhóm methylen (–CH–), nhóm này lại liên kết với oxy của nhóm hydroxyl (–OH). Nó là đồng phân nhóm chức của dimethyl ether. Ethanol thường được viết tắt là EtOH, sử dụng cách ký hiệu hoá học thường dùng đại diện cho nhóm ethyl (CH) là Et. Ethanol đã được con người sử dụng từ thời tiền sử như là một thành phần gây cảm giác say trong đồ uống chứa cồn. Các cặn bã khô trong các bình gốm 9000 năm tuổi tìm thấy ở miền bắc Trung Quốc đã gián tiếp cho thấy việc sử dụng các đồ uống chứa cồn trong số những người sống ở thời kỳ đồ đá mới. Việc chiết nó ra dưới dạng tương đối nguyên chất đã được thực hiện lần đầu tiên bởi các nhà giả kim thuật Hồi giáo và họ là những người đã phát triển ra nghệ thuật chưng cất rượu trong thời kỳ của chế độ khalip (vua chúa Hồi giáo) thời kỳ Abbasid. Các ghi chép của Jabir Ibn Hayyan (Geber) (721-815) đã đề cập tới hơi dễ cháy của rượu được đun sôi. Al-Kindī (801-873) cũng đã miêu tả rõ ràng quá trình chưng cất rượu. Việc chưng cất ethanol ra khỏi nước có thể tạo ra các sản phẩm chứa tới 96% ethanol. Ethanol nguyên chất lần đầu tiên đã thu được vào năm 1796 bởi Johann Tobias Lowitz, bằng cách lọc ethanol chưng cất qua than củi. Antoine Lavoisier đã mô tả ethanol như là một hợp chất của carbon, hydro và oxy, và năm 1807, Nicolas-Théodore de Saussure đã xác định được công thức hóa học của nó. Năm 1858, Archibald Scott Couper đã công bố công thức cấu trúc của ethanol: điều này làm cho ethanol trở thành một trong các hợp chất hóa học đầu tiên có sự xác định cấu trúc hóa học. Ethanol lần đầu tiên được Michael Faraday tổng hợp nhân tạo vào năm 1825. Ông phát hiện rằng acid sulfuric có thể hấp thụ một lượng lớn khí than. Ông đưa ra kết quả lời giải cho Henry Hennel ở Anh, người đã phát hiện ra ethanol có trong "acid sulphovinic" (ethyl hydro sulfat). Năm 1828, Hennell và nhà hóa học Pháp Georges-Simon Sérullas đã phát hiện một cách độc lập rằng acid sulphovinic có thể được phân rã thành ethanol. Do vậy, năm 1825 Faraday đã vô tình phát hiện ra ethanol có thể được tạo ra từ ethylen (thành phần của khí than) từ việc hydrat hóa xúc tác acid, một quá trình tương tự hiện được dùng để tổng hợp ethanol quy mô công nghiệp. Ethanol đã từng được dùng làm nhiên liệu đốt đèn ở Hoa Kỳ khoảng năm 1840, nhưng thuế đánh vào cồn công nghiệp trong cuộc nội chiến làm cho việc sử dụng này không có tính kinh tế. Thuế đã được thay thế năm 1906. Ethanol được sử dụng làm nhiên liệu động cơ vào khoảng năm 1908, khi đó Ford Model T có thể chạy bằng xăng hoặc ethanol. Ethanol được sử dụng trong công nghiệp thường được sản xuất từ ethylen. Rượu ethylic là một chất lỏng, không màu, trong suốt, không mùi và đặc trưng, vị cay, nhẹ hơn nước (khối lượng riêng 0,7936 g/ml ở 15 độ C), dễ bay hơi (sôi ở nhiệt độ 78,39 độ C), hóa rắn ở -114,15 độ C, tan trong nước vô hạn, tan trong ether và chloroform, hút ẩm, dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh da trời. Sở dĩ rượu ethylic tan vô hạn trong nước và có nhiệt độ sôi cao hơn nhiều so với ester hay aldehyde có khối lượng phân tử xấp xỉ là do sự tạo thành liên kết hydro giữa các phân tử rượu với nhau và với nước. Ethanol có tính khúc xạ hơi cao hơn so với của nước, với hệ số khúc xạ là 1,36242 (ở λ=589,3 nm và 18,35 °C). Điểm ba trạng thái của ethanol là ở áp suất . Ethanol là một dung môi linh hoạt, có thể pha trộn với nước và các dung môi hữu cơ khác như acid acetic, acetone, benzen, carbon tetrachlorua, chloroform, diethyl ether, ethylen glycol, glycerol, nitromethan, pyridin và toluen. Nó cũng có thể trộn với các hydrocarbon béo nhẹ như pentan và hexan, và với các chloride béo như trichloroethan và tetrachloroethylen. Tính hòa tan của ethanol với nước trái ngược với tính không thể trộn lẫn của các chất cồn có chuỗi dài hơn (có từ 5 nguyên tử cácbon trở lên), tính chất không thể trộn lẫn này giảm mạnh khi số nguyên tử carbon tăng. Sự trộn lẫn của ethanol với các ankan chỉ xảy ra ở những ankan đến undecan, hòa trộn với dodecan và các ankan cao hơn thể hiện một khoảng cách trộn lẫn ở một nhiệt độ nhất định (khoảng 13 °C đối với dodecan). Khoảng cách trộn lẫn có khuynh hướng rộng hơn với các ankan cao hơn và nhiệt độ cao hơn để tăng tính hòa trộn toàn bộ. Hỗn hợp ethanol-nước có thể tích nhỏ hơn tổng thể tích thành phần với một tỷ lệ nhất định. Khi trộn lẫn cùng một lượng ethanol và nước chỉ tạo thành 1,92 thể tích hỗn hợp. Hỗn hợp ethanol và nước có tính tỏa nhiệt với lượng nhiệt lên đến 777 J/mol ở nhiệt độ 298 K (25 độ C). Hỗn hợp ethanol và nước tạo thành một azeotrope với tỉ lệ mol 89% ethanol và 11% mol nước hay một hỗn hợp 96% thể tích ethanol và 4% nước ở áp suất bình thường và nhiệt độ 351 K. Thành phần azeotropic này phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ và áp suất và biến mất ở nhiệt độ dưới 303 K. Các liên kết hydro làm cho ethanol nguyên chất có tính hút ẩm, làm chúng sẵn sàng hút hơi nước trong không khí. Sự phân cực tự nhiên của nhóm chức hydroxyl làm cho ethanol có thể hòa tan một số hợp chất ion như natri và kali hydroxide, magnesi chloride, calci chloride, ammoni chloride, ammoni bromide, và natri bromide. Natri và kali chloride ít tan trong ethanol Do phân tử ethanol có một đầu không phân cực, nó cũng sẽ hòa tan các hợp chất không phân cực, bao gồm hầu hết tinh dầu và nhiều chất hương liệu, màu, và thuốc. Phản ứng thế với kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ. Ví dụ: Phản ứng este hóa, phản ứng giữa rượu và acid với môi trường là acid sulfuric đặc nóng tạo ra ester. Ví dụ: Phản ứng loại nước như tách nước trong một phân tử để tạo thành olefin, trong môi trường acid sulfuric đặc ở 170 độ C: <chem>C2H5OH ->[H_2SO_4,dense][170^oC] C2H4 + H2O</chem> Hay tách nước giữa 2 phân tử rượu thành ether Phản ứng oxy hóa, trong đó rượu bị oxy hóa theo 3 mức: (hữu hạn) thành aldehyde, acid hữu cơ và oxy hóa hoàn toàn (đốt cháy) thành CO và HO. Ví dụ ở mức 1, trong môi trường nhiệt độ cao Mức 2, có xúc tác men giấm: Mức 3: Phản ứng tạo ra butadien-1,3: cho hơi rượu đi qua chất xúc tác hỗn hợp, ví dụ Cu + AlO ở 380-400 độ C, lúc đó xảy ra phản ứng tách loại nước Phản ứng lên men giấm: oxy hóa rượu ethylic 10 độ bằng oxi không khí có mặt men giấm ở nhiệt độ khoảng 25 độ C. Ethanol được sản xuất bằng cả công nghiệp hóa dầu, thông qua công nghệ hydrat hóa ethylen, và theo phương pháp sinh học, bằng cách lên men đường hay ngũ cốc với men rượu. Ethanol được sử dụng như là nguyên liệu công nghiệp và thông thường nó được sản xuất từ các nguyên liệu dầu mỏ, chủ yếu là thông qua phương pháp hydrat hóa ethylen bằng xúc tác acid, được trình bày theo phản ứng hóa học sau. Cho ethylen hợp nước ở 300 độ C, áp suất 70-80 atm với chất xúc tác là acid tungstic hoặc acid phosphoric: Chất xúc tác thông thường là acid phosphoric, được hút bám trong các chất có độ xốp cao chẳng hạn như điatomit (đất chứa tảo cát) hay than củi; chất xúc tác này đã lần đầu tiên được công ty dầu mỏ Shell sử dụng để sản xuất ethanol ở mức độ công nghiệp năm 1947. Các chất xúc tác rắn, chủ yếu là các loại oxide kim loại khác nhau, cũng được đề cập tới trong các sách vở hóa học. Trong công nghệ cũ, lần đầu tiên được tiến hành ở mức độ công nghiệp vào năm 1930 bởi "Union Carbide", nhưng ngày nay gần như đã bị loại bỏ thì ethylen đầu tiên được hydrat hóa gián tiếp bằng phản ứng của nó với acid sulfuric đậm đặc để tạo ra ethyl sulfat, sau đó chất này được thủy phân để tạo thành ethanol và tái tạo acid sulfuric: Ethanol để sử dụng công nghiệp thông thường là không phù hợp với mục đích làm đồ uống cho con người ("biến tính") do nó có chứa một lượng nhỏ các chất có thể là độc hại (chẳng hạn methanol) hay khó chịu (chẳng hạn denatonium- CHNO•CHO-là một chất rất đắng, gây tê). Ethanol biến tính có số UN là UN 1987 và ethanol biến tính độc hại có số là UN 1986. Ethanol để sử dụng trong đồ uống chứa cồn cũng như phần lớn ethanol sử dụng làm nhiên liệu, được sản xuất bằng cách lên men: khi một số loài men rượu nhất định (quan trọng nhất là "Saccharomyces cerevisiae") chuyển hóa đường trong điều kiện không có oxy (gọi là yếm khí), chúng sản xuất ra ethanol và carbon dioxide CO. Phản ứng hóa học tổng quát có thể viết như sau: Quá trình nuôi cấy men rượu theo các điều kiện để sản xuất rượu được gọi là ủ rượu. Men rượu có thể phát triển trong sự hiện diện của khoảng 20% rượu, nhưng nồng độ của rượu trong các sản phẩm cuối cùng có thể tăng lên nhờ chưng cất. Để sản xuất ethanol từ các nguyên liệu chứa tinh bột như hạt ngũ cốc thì tinh bột đầu tiên phải được chuyển hóa thành đường. Trong việc ủ men bia, theo truyền thống nó được tạo ra bằng cách cho hạt nảy mầm hay ủ mạch nha. Trong quá trình nảy mầm, hạt tạo ra các enzyme có chức năng phá vỡ tinh bột để tạo ra đường. Để sản xuất ethanol làm nhiên liệu, quá trình thủy phân này của tinh bột thành glucose được thực hiện nhanh chóng hơn bằng cách xử lý hạt với acid sulfuric loãng, enzyme nấm amylase, hay là tổ hợp của cả hai phương pháp. Về tiềm năng, glucose để lên men thành ethanol có thể thu được từ cellulose. Việc thực hiện công nghệ này có thể giúp chuyển hóa một loại các phế thải và phụ phẩm nông nghiệp chứa nhiều cellulose, chẳng hạn lõi ngô, rơm rạ hay mùn cưa thành các nguồn năng lượng tái sinh. Cho đến gần đây thì giá thành của các enzyme cellulase có thể thủy phân cellulose là rất cao. Hãng Iogen ở Canada đã đưa vào vận hành xí nghiệp sản xuất ethanol trên cơ sở cellulose đầu tiên vào năm 2004. Phản ứng thủy phân cellulose gồm các bước. Bước 1, thủy phân cellulose thành maltose dưới tác dụng của men amylase. Bước 2, thủy phân tiếp maltose thành glucose hoặc fructose dưới tác dụng của men maltase. Bước 3, phản ứng lên men rượu có xúc tác là men zima. Với giá dầu mỏ tương tự như các mức giá của những năm thập niên 1990 thì công nghệ hydrat hóa ethylen là kinh tế một cách đáng kể hơn so với công nghệ lên men để sản xuất ethanol tinh khiết. Sự tăng cao của giá dầu mỏ trong thời gian gần đây, cùng với sự không ổn định trong giá cả nông phẩm theo từng năm đã làm cho việc dự báo giá thành sản xuất tương đối của công nghệ lên men và công nghệ hóa dầu là rất khó. Đối với hỗn hợp ethanol và nước, điểm sôi hỗn hợp ("azeotrope") cực đại ở nồng độ 96% ethanol và 4% nước. Vì lý do này, chưng cất phân đoạn hỗn hợp ethanol-nước (chứa ít hơn 96% ethanol) không thể tạo ra ethanol tinh khiết hơn 96%. Vì vậy, 95% ethanol trong nước là dung môi phổ biến nhất. Hai hướng cạnh tranh nhau có thể sử dụng trong sản xuất ethanol tinh chất. Để phá vỡ điểm sôi hỗn hợp nhằm thực hiện việc chưng cất thì một lượng nhỏ benzen có thể thêm vào, và hỗn hợp lại được chưng cất phân đoạn một lần nữa. Benzen tạo ra điểm sôi hỗn hợp cấp ba với nước và ethanol nhằm loại bỏ ethanol ra khỏi nước, và điểm sôi hỗn hợp cấp hai với ethanol loại bỏ phần lớn benzen. Ethanol được tạo ra không chứa nước. Tuy nhiên, một lượng rất nhỏ (cỡ phần triệu benzen vẫn còn, vì thế việc sử dụng ethanol đối với người có thể gây tổn thương cho gan. Ngoài ra, "sàng phân tử" có thể sử dụng để hấp thụ có chọn lọc nựớc từ dung dịch 96% ethanol. Zeolit tổng hợp trong dạng viên tròn có thể sử dụng, cũng như là bột yến mạch. Hướng tiếp cận bằng zeolit là đặc biệt có giá trị, vì có khả năng tái sinh zeolit trong hệ khép kín về cơ bản là không giới hạn số lần, thông qua việc làm khô nó với luồng hơi CO nóng. Ethanol tinh chất được sản xuất theo cách này không có dấu tích của benzen, và có thể sử dụng như là nhiên liệu hay thậm chí khi hòa tan có thể dùng để làm mạnh thêm các loại rượu như rượu vang pooctô (có nguồn gốc ở Bồ Đào Nha hay rượu vang sherry (có nguồn gốc ở Tây Ban Nha) trong các hoạt động nấu rượu truyền thống. Ethanol có thể sử dụng như là nhiên liệu cồn (thông thường được trộn lẫn với xăng) và trong hàng loạt các quy trình công nghiệp khác. Ethanol cũng được sử dụng trong các sản phẩm chống đông lạnh vì điểm đóng băng thấp của nó. Tại Hoa Kỳ, Iowa là bang sản xuất ethanol cho ô tô với sản lượng lớn nhất. Nó dễ dàng hòa tan trong nước theo mọi tỷ lệ với sự giảm nhẹ tổng thể về thể tích khi hai chất này được trộn lẫn nhau. Ethanol tinh chất và ethanol 95% là các dung môi tốt, chỉ ít phổ biến hơn so với nước một chút và được sử dụng trong các loại nước hoa, sơn và cồn thuốc. Các tỷ lệ khác của ethanol với nước hay các dung môi khác cũng có thể dùng làm dung môi. Các loại đồ uống chứa cồn có hương vị khác nhau do có các hợp chất tạo mùi khác nhau được hòa tan trong nó trong quá trình ủ và nấu rượu. Khi ethanol được sản xuất như là đồ uống hỗn hợp thì nó là rượu ngũ cốc tinh khiết. Dung dịch chứa 70% ethanol chủ yếu được sử dụng như là chất tẩy uế. Ethanol cũng được sử dụng trong các gel vệ sinh kháng khuẩn phổ biến nhất ở nồng độ khoảng 62%. Khả năng khử trùng tốt nhất của ethanol khi nó ở trong dung dịch khoảng 70%; nồng độ cao hơn hay thấp hơn của ethanol có khả năng kháng khuẩn kém hơn. Ethanol giết chết các vi sinh vật bằng cách biến tính protein của chúng và hòa tan lipid của chúng. Nó có hiệu quả trong việc chống lại phần lớn các loại vi khuẩn và nấm cũng như nhiều loại virus, nhưng không hiệu quả trong việc chống lại các bào tử vi khuẩn. Rượu vang chứa ít hơn 16% ethanol không tự bảo vệ được chúng trước vi khuẩn. Do điều này, vang Bordeaux thông thường được làm nặng thêm bằng ethanol tới ít nhất 18% ethanol theo thể tích để ngăn chặn quá trình lên men nhằm duy trì độ ngọt và trong việc pha chế để lưu trữ, từ thời điểm đó nó trở thành có khả năng ngăn chặn vi khuẩn phát triển trong rượu, cũng như có thể lưu trữ lâu năm trong các thùng gỗ có thể 'thở', bằng cách này vang Bordeaux có thể lưu trữ lâu năm mà không bị hỏng. Do khả năng sát khuẩn của ethanol nên các đồ uống chứa trên 18% ethanol theo thể tích có khả năng bảo quản lâu dài. Nhóm hydroxyl trong phân tử ethanol thể hiện tính acid cực yếu, nhưng khi xử lý bằng kim loại kiềm hay các base cực mạnh, ion H có thể bị loại khỏi để tạo ra ion ethoxide, CHO. Kể từ ngày 1/1/2018 Việt Nam đưa xăng E5 (Ron92 95%, ethanol 5%) vào sử dụng trong toàn quốc. So với thế giới có lẽ chậm một bước vì một số quốc gia đã đưa vào sử dụng xăng E10, E15... Trong sự hiện diện của chất xúc tác acid (thông thường là acid sulfuric) ethanol phản ứng với các acid carboxylic để tạo ra ethyl ester: Hai ethyl ester được sản xuất nhiều nhất là ethyl acrylat (từ ethanol và acid acrylic) và ethyl acetat (từ ethanol và acid acetic). Ethyl acrylat là một đơn phân tử được sử dụng trong sản xuất polyme acrylat có công dụng làm chất kết dính hay các vật liệu che phủ. Ethyl acetat là dung môi phổ biến sử dụng trong sơn, các vật liệu che phủ và trong công nghiệp dược phẩm. Các ethyl ester khác cũng được sử dụng trong công nghiệp nhưng với sản lượng ít hơn như là các chất tạo mùi hoa quả nhân tạo. Giấm là dung dịch loãng của acid acetic được điều chế bằng phản ứng của vi khuẩn "Acetobacter" trên dung dịch ethanol. Mặc dù theo truyền thống người ta điều chế giấm từ các đồ uống chứa cồn như rượu vang, rượu táo vàbia nhưng giấm cũng có thể điều chế từ các dung dịch ethanol công nghiệp. Giấm điều chế từ ethanol chưng cất được gọi là "Giấm chưng cất" và nó được sử dụng phổ biến trong ngâm giấm thực phẩm hay làm gia vị. Khi nung nóng tới 150–220 °C trên chất xúc tác niken gốc silica- hay alumina-, ethanol và amonia phản ứng với nhau để tạo ra ethylamin. Các phản ứng tiếp theo tạo ra diethylamin và triethylamin: Các ethylamin được sử dụng trong việc tổng hợp các dược phẩm, hóa chất nông nghiệp và các chất hoạt tính bề mặt. Ethanol là nguồn nguyên liệu hóa học đa dụng, và trong thời gian qua đã được sử dụng với phạm vi thương mại để tổng hợp hàng loạt các mặt hàng hóa chất với sản lượng lớn khác. Hiện nay, nó đã được thay thế trong nhiều ứng dụng bằng các nguyên liệu hóa dầu khác rẻ tiền hơn. Tuy nhiên, trên thị trường của các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhưng các cơ sở hạ tầng của công nghiệp hóa dầu thì còn chưa phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Brasil thì ethanol có thể được sử dụng để sản xuất các hóa chất mà được các nước phương Tây phát triển sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ, bao gồm ethylen và butadien.
5319
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5319
Hán hóa
Hán hóa () hay còn gọi là Trung Quốc hóa () hoặc Hoa hóa () dùng để chỉ quá trình tiếp thu, chuyển đổi của các nền văn hóa của các dân tộc khác sang nền văn hóa Hán. Trong lịch sử Trung Quốc nói riêng, và Châu Á nói chung, nền văn hóa Hán đã tác động rất lớn đến sự phát triển của các dân tộc xung quanh nó một cách tự nhiên hoặc cưỡng ép. Điển hình là sự học hỏi văn hóa một cách tự nguyện của người Nhật hay sự đồng hóa dân Việt và Triều Tiên. Có thể thấy văn hóa Hán là sự kết tinh của hai dòng văn hóa lớn, đó là nền văn hóa lúa nước ở Trường Giang và văn hóa nông nghiệp lúa mì, kê ở Hoàng Hà, ngoài ra có sự tiếp thu các nền văn hóa khác như văn hóa Ấn Độ và nền văn hóa du mục ở phương bắc. Lãnh thổ Trung Quốc phía đông là biển, phía tây và phía bắc là những cánh đồng cỏ, những sa mạc mênh mông, bạt ngàn, từ đó, các dân tộc du mục phương bắc, hết lớp này tới lớp khác, xâm nhập vào đất Trung Hoa, cướp phá mùa màng, súc vật..., người Hán phải xây trường thành để ngăn chặn các dân tộc này (Vạn Lý Trường Thành); từ nhà Chu đã phải chiến đấu với các dân tộc này, dồn họ về các cánh đồng cỏ, mới đầu có lẽ chỉ là để tự vệ, sau nhân đó mà mở mang thêm bờ cõi, thành một cuộc tranh giành đất đai suốt hai ngàn năm giữa Hán và Hồ (du mục). Hễ người Hán (Trung Hoa) thịnh thì Hồ (du mục) lùi về phương bắc để đợi thời Hán suy để vượt trường thành vào chiếm đất: mới đầu họ chiếm được một phần miền Hoa Bắc (các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây...), lần lần họ mạnh lên, chiếm trọn được Hoa Bắc, tới bờ sông Dương Tử, sau cùng, đời Nguyên, Thanh, có thời các dân tộc này làm chủ hoàn toàn non sông của người Hán hai lần: lần đầu một thế kỷ (nhà Nguyên), lần sau hai thế kỷ rưỡi (nhà Thanh). Họ chiếm đất, cai trị dân tộc Hán, dùng văn tự, ngôn ngữ Hán, chỉ trong vài thế hệ thì đã bị Hán hóa, thành người Hán, và khi người Hán giành lại được chủ quyền, thì đất đai của người Hồ (du mục) thành đất đai của Hán, con dân Hồ cũng thành con dân Hán, nhờ vậy mà sau thời Nam Bắc triều, các tộc Tiên Ti, Tây Tạng, Thác Bạt đã đồng hóa với người Hán, sau thời Ngũ Đại, có thêm tộc người Sa Đà. Sau thời Thanh thêm được dòng máu Mãn, Mông, Hồi Hột (Hồi) và đế quốc của họ rộng hơn tất cả các đời trước, trừ đời Nguyên. Về phía Nam, từ nhà Chu đến nhà Hán, người Trung Hoa đánh chiếm dần xuống, dần đồng hóa các bộ tộc mà họ gọi là "Bách Việt". "Hán hóa" là một đặc điểm nổi bật xuyên suốt lịch sử của Trung Hoa. Bắt đầu là nền văn minh ở trung tâm Trung Quốc (nhà Chu), rồi văn hóa của họ lan dần, đồng hóa các dân tộc ở phía nam như Bách Việt, phía tây như Tạng, tây bắc như Mông Cổ... Bên cạnh quá trình đồng hóa các dân tộc khác. Nền văn hóa Hán còn ảnh hưởng rất lớn đến các nền văn hóa khác trong khu vực như Triều Tiên, Nhật Bản (còn gọi là Phù Tang), Việt Nam.
5320
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5320
Slovakia
Cộng hòa Slovakia (tiếng Việt: Xlô-va-ki-a; tiếng Anh: Slovakia ; tiếng Slovak: , đầy đủ ) là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Đông Âu với dân số trên 5 triệu người và diện tích khoảng 49,000 km2. Slovakia giáp biên giới với Cộng hoà Séc và Áo ở phía tây, Ba Lan ở phía bắc, Ukraina ở phía đông và Hungary ở phía nam. Lãnh thổ chủ yếu là miền núi của Slovakia trải dài khoảng , với dân số hơn 5,4 triệu người. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Slovakia là Bratislava, và thành phố lớn thứ hai là Košice. Người Slav đến lãnh thổ của Slovakia ngày nay vào thế kỷ thứ 5 và thứ 6. Vào thế kỷ thứ 7, họ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra Đế chế của Samo. Vào thế kỷ thứ 9, họ thành lập Công quốc Nitra, sau đó bị Công quốc Moravia chinh phục để thành lập Great Moravia. Vào thế kỷ thứ 10, sau khi Đại Moravia tan rã, lãnh thổ này được hợp nhất vào Công quốc Hungary, sau đó trở thành Vương quốc Hungary vào năm 1000. Vào năm 1241 và 1242, sau cuộc xâm lược của người Mông Cổ vào châu Âu, phần lớn lãnh thổ đã bị phá hủy. Khu vực này được phục hồi phần lớn nhờ Béla IV của Hungary, người cũng đã định cư người Đức, khiến họ trở thành một nhóm dân tộc quan trọng trong khu vực, đặc biệt là ở khu vực ngày nay thuộc miền trung và miền đông Slovakia. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và sự tan rã của Đế quốc Áo-Hung, nhà nước Tiệp Khắc được thành lập. Cộng hòa Slovak đầu tiên tồn tại trong Chiến tranh thế giới thứ hai với tư cách là một quốc gia phụ thuộc được Đức Quốc xã công nhận một phần. Vào cuối Thế chiến thứ hai, Tiệp Khắc được tái lập thành một quốc gia độc lập. Sau cuộc đảo chính năm 1948, Tiệp Khắc nằm dưới sự quản lý của cộng sản, và trở thành một phần của Khối phía Đông do Liên Xô lãnh đạo. Các nỗ lực nhằm tự do hóa chủ nghĩa cộng sản ở Tiệp Khắc lên đến đỉnh điểm là Mùa xuân Praha, nhưng đã bị cuộc xâm lược của Khối Warszawa vào Tiệp Khắc đè bẹp vào tháng 8 năm 1968. Năm 1989, Cách mạng Nhung đã chấm dứt một cách hòa bình sự cai trị của chủ nghĩa cộng sản ở Tiệp Khắc. Slovakia trở thành một quốc gia độc lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1993 sau khi Tiệp Khắc được giải thể một cách hòa bình, đôi khi được gọi là Cuộc ly hôn nhung. Slovakia là một quốc gia phát triển với nền kinh tế tiên tiến có thu nhập cao, xếp hạng rất cao trong Chỉ số Phát triển Con người. Quốc gia này cũng có các chỉ số cao về quyền tự do dân sự, tự do báo chí, tự do internet, quản trị dân chủ và hòa bình. Quốc gia này duy trì sự kết hợp giữa nền kinh tế thị trường với hệ thống an sinh xã hội toàn diện, cung cấp cho công dân dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân, giáo dục miễn phí và là một trong những quốc gia trong OECD có thời gian nghỉ việc hưởng lương lâu nhất của cha mẹ. Slovakia là thành viên của NATO, CERN, Liên minh Châu Âu, Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Khu vực Schengen, Liên Hợp Quốc, OECD, WTO, Hội đồng Châu Âu, Nhóm Visegrád và OSCE. Quốc gia này là nước sản xuất ô tô bình quân đầu người lớn nhất thế giới, với lượng ô tô sản xuất tổng cộng 1,1 triệu chiếc vào năm 2019, chiếm 43% tổng sản lượng công nghiệp toàn quốc gia. Xác định niên đại các bon cho thấy những đồ tạo tác khảo cổ lâu đời nhất còn tại Slovakia – được tìm thấy gần Nové Mesto nad Váhom năm 270.000 trước Công Nguyên, thời kỳ Đầu Đồ đá cũ. Những công cụ cổ đó, được làm theo kỹ thuật Clactonian, là bằng chứng về dân cư cổ tại Slovakia. Các dụng cụ đá khác từ thời kỳ Giữa Đồ đá cũ (200.000 – 80.000 trước Công Nguyên) có tại hang Prévôt gần Bojnice và những địa điểm lân cận. Khám phá quan trọng nhất từ thời kỳ này là một sọ người Neanderthal (khoảng năm 200.000 trước Công Nguyên), được phát hiện gần Gánovce, một làng ở phía bắc Slovakia. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những bộ xương "người thông minh" tiền sử trong vùng, cũng như một số đồ vật và dấu tích của văn hoá Gravettian, chủ yếu tại các châu thổ sông Nitra, Hron, Ipeľ, Váh và cả ở tận thành phố Žilina, và gần chân Núi Vihorlat, Inovec, và Tribeč, cũng như tại núi Myjava. Những khám phá nổi tiếng nhất gồm tượng phụ nữ cổ nhất làm bằng xương voi mammoth (22 800 trước Công Nguyên), tượng Venus của Moravany. Bức tượng được tìm thấy trong thập niên 1940 tại Moravany nad Váhom gần Piešťany. Nhiều vòng tay làm bằng vỏ ốc từ Cypraca thermophile gastropods thuộc giai đoạn Tertiary có tại các địa điểm Zákovská, Podkovice, Hubina, và Radošinare. Những khám phá đó cung cấp bằng chứng sớm nhất về sự trao đổi thương mại được tiến hành giữa Địa Trung Hải và Trung Âu. Từ khoảng năm 500 trước Công Nguyên, lãnh thổ Slovakia ngày nay là nơi định cư của người Celt, họ đã xây dựng nên oppida trên các địa điểm tại Bratislava và Havránok hiện nay. Các Biatec, đồng xu bạc với tên của các vị Vua người Celt, là bằng chứng sớm nhất về việc sử dụng chữ viết tại Slovakia. Từ năm thứ hai của Công Nguyên, Đế chế La Mã đang mở rộng đã thiết lập và duy trì một loạt các tiền đồn xung quanh và ngay ở phía bắc Danube, tiền đồn lớn nhất là Carnuntum (những tàn tích lớn nhất của chúng nằm trên con đường chính giữa Vienna và Bratislava) và Brigetio (Szöny hiện nay tại biên giới Slovakia-Hungary). Gần đường cực bắc của các vùng nội địa La Mã, Limes Romanus, là nơi có trại mùa đông của Laugaricio (Trenčín hiện nay) nơi Đơn vị phụ trợ của Lữ đoàn II đã chiến đấu và giành chiến thắng trong một trận chiến quyết định trước bộ tộc Quadi Germanic năm 179 AD trong thời Những cuộc chiến tranh Marcomannic. Vương quốc Vannius, một vương quốc dã man được các bộ tộc Germanic Suebi Quadi và Marcomanni thành lập, cũng như nhiều bộ tộc Celtic và Germanic, gồm Osi và Cotini, tồn tại ở phía Tây và Trung Slovakia từ năm 8–6 trước Công Nguyên tới năm 179 của Công Nguyên. Thời kỳ đồ đồng tại Slovakia kéo dài suốt ba thời kỳ phát triển, từ năm 2000 đến 800 trước Công Nguyên. Phát triển kinh tế, chính trị và văn hoá lớn có thể gắn liền với sự tăng trưởng vượt bậc trong sản xuất đồng, đặc biệt tại trung Slovakia (ví dụ tại Špania Dolina) và tây bắc Slovakia. Đồng trở thành một nguồn cung cấp tài sản ổn định cho dân cư địa phương. Sau sự biến mất của các nền văn hoá Čakany và Velatice, người Lusatian mở rộng và xây dựng các pháo đài mạnh và phức tạp, với những toà nhà và trung tâm hành chính lớn. việc khai quật các pháo đài Lusatian cung cấp bằng chứng về sự phát triển thương mại và nông nghiệp ổn định ở thời kỳ đó. Sự phong phú và đa dạng các đồ vật trong các ngôi mộ tăng đều. Những người dân trong khu vực này sản xuất vũ khí, khiên, đồ trang sức, đĩa và các bức tượng. Sự xuất hiện của các bộ tộc từ Thrace khiến nền văn hoá của người Calenderberg ngắt quãng. Người Calenderberg sống tại đồng bằng (Sereď), và cả tại các pháo đài đồi trên các đỉnh núi (Smolenice, Molpí). Quyền lực địa phương của các "Hoàng tử" của văn hoá Hallstatt biến mất tại Slovakia trong giai đoạn cuối cùng của Thời đồ sắt sau sự xung đột giữa người Scytho-Thracian và các bộ tộcCeltic tribes, tiến từ phía nam tới phía bắc, theo các con sông của Slovakia. Ở thế kỷ thứ hai và ba của Công Nguyên người Huns bắt đầu rời các thảo nguyên Trung Á. Họ vượt sông Danube năm 377 và chiếm Pannonia, và sử dụng nó trong 75 năm làm căn cứ tung ra các cuộc tấn công cướp bóc vào Tây Âu. Tuy nhiên, cái chết của Attila năm 453 đã dẫn tới sự biến mất của bộ tộc Hun. Năm 568 một bộ tộc tiền Mông Cổ, người Avar, tiến hành cuộc xâm lược của họ vào vùng Trung Danube. Người Avar chiếm các vùng đất thấp thuộc Đồng bằng Pannonian, lập ra một đế chế thống trị Châu thổ Karpat. Năm 623, dân cư Slavơ sống tại các vùng phía tây Pannonia rút khỏi đế chế của họ sau một cuộc cách mạng do Samo, một thương gia người Frankish lãnh đạo. Sau năm 626 quyền lực của người Avar dần suy tàn. Các bộ tộc Slavơ đã định cư ở lãnh thổ Slovakia hiện nay từ thế kỷ thứ V. Vùng tây Slovakia từng là trung tâm của đế chế Samo ở thế kỷ VII. Một nhà nước Slavơ được gọi là Công quốc Nitra nổi lên ở thế kỷ VIII và người cầm quyền ở đó Pribina đã cho xây dựng nhà thờ Công giáo đầu tiên của Slovakia năm 828. Cùng với nước Moravia láng giềng, công quốc đã thành lập nên cốt lõi của Đế chế Đại Moravia từ năm 833. Đỉnh cao của đế chế Slavơ này diễn ra trùng với sự xuất hiện của Saints Cyril và Methodius năm 863, trong thời cai trị của Hoàng tử Rastislav, và lãnh thổ mở rộng dưới thời Vua Svätopluk I. Đại Moravia nổi lên khoảng năm 830 khi Moimír I thống nhất các bộ tộc Slavơ định cư ở phía bắc sông Danube và mở rộng sự cai trị của Moravia tới đó. Khi Mojmír I cố thoát khỏi sự cai quản của vua Đông Francia năm 846, Vua Louis the German đã hạ bệ ông và ủng hộ cháu của Moimír, Rastislav (846–870) lên ngôi. Triều đình mới theo đuổi một chính sách độc lập: sau khi ngăn chặn cuộc tấn công của người Frankish năm 855, ông cũng tìm cách làm suy yếu ảnh hưởng của các thầy tu Frankist đang truyền giáo trong lãnh thổ của mình. Rastislav đã yêu cầu Hoàng đế Byzantine Michael III gửi các giáo viên có khả năng dịch thánh kinh sang ngôn ngữ Slavơ. Theo yêu cầu của Rastislav, hai người anh em, các quan chức Byzantine và là các nhà truyền giáo Cyril và Methodius tới đây năm 863. Cyril (Kyrillô) đã phát triển bảng chữ cái Slavơ đầu tiên và dịch Phúc âm sang ngôn ngữ Slavơ Giáo hội cổ. Rastislav cũng quan tâm tới việc đảm bảo an ninh và quản lý hành chính cho nhà nước của mình. Nhiều lâu đài có hệ thống phòng thủ mạnh được xây dựng khắp nước có niên đại từ thời cầm quyền của ông và một số chúng ("ví dụ.", "Dowina", thỉnh thoảng được gọ là Devín Castle) cũng được cho là có liên quan tới Rastislav theo những cuốn biên niên sử Frankish. Trong thời cầm quyền của Rastislav, Công quốc Nitra được trao cho cháu của ông Svatopluk như một thái ấp. Vị hoàng tử nối loạn liên kết với người Frank và lật đổ người chú của mình năm 870. Tương tự với người tiền nhiệm của ông, Svatopluk I (871–894) đã lên giữ ngôi Vua ("rex"). Trong thời cai trị của ông, Đế chế Đại Moravia phát triển tới cực điểm về lãnh thổ, khi không chỉ Moravia và Slovakia hiện nay mà cả bắc và trung Hungary, Hạ Áo, Bohemia, Silesia, Lusatia, nam Ba Lan và bắc Serbia hiện nay đều thuộc đế chế, nhưng các biên giới chính xác của đế quốc của ông vẫn bị các học giả hiện đại tranh cãi. Năm 880, Giáo hoàng John VIII lập ra một tỉnh đại hội độc lập tại Đại Moravia với Tổng Giám mục Methodius là người đứng đầu. Ông cũng chỉ định tu sĩ người German Wiching làm Giám mục Nitra. Sau cái chết của Vua Svatopluk năm 894, các con trai của ông Mojmír II (894–906?) và Svatopluk II nối ngôi làm Vua Đại Moravia và Hoàng tử Nitra. Tuy nhiên, họ bắt đầu tranh cãi về việc cai trị toàn bộ đế chế. Bị suy yếu bởi cuộc xung đột bên trong cũng như những cuộc chiến tranh thường xuyên với Đông Francia, Đại Moravia mất các lãnh thổ ngoại vi của mình. Cùng lúc ấy, các bộ tộc Magyar, có thể vì sự thất bại trước một bộ tộc du mục khác là Pechenegs, rời lãnh thổ của họ ở phía đông dãy núi Karpat, xâm lược Châu thổ Karpat và bắt đầu chiếm dần lãnh thổ khoảng năm 896. Quân đội của họ có thể đã được khuyến khích bởi những cuộc chiến tranh liên tục giữa các quốc gia trong vùng và thỉnh thoảng các vị vua cai trị những quốc gia đó vẫn thuê họ can thiệp vào các cuộc chiến tranh của mình. Có lẽ cả Mojmír II và Svatopluk II đều chết trong các trận chiến với người Magyar trong khoảng từ năm 904 đến năm 907 bởi tên của họ không được đề cập tới trong các văn bản sau năm 906. Trong ba trận chiến (4–5 tháng 7 và 9 tháng 8 năm 907) gần Bratislava, người Magyar đánh bại quân đội Bavaria. Các nhà lịch sử thường coi đây là năm tan rã của Đế chế Đại Moravia. Đại Moravia để lại phía sau một di sản vĩnh cửu tại Trung và Đông Âu. Ký tự Glagolitic và hậu duệ của nó ký tự Cyrillic đã đồng hoá vào trong các quốc gia Slavơ khác, lập ra một con đường mới trong sự phát triển văn hoá của họ. Hệ thống hành chính của Đại Moravia có thể có ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống hành chính của Vương quốc Hungary. Sau sự tan rã của Đế chế Đại Moravia đầu thế kỷ thứ X, người Hungary dần sáp nhập lãnh thổ bao gồm Slovakia ngày nay. Cuối thế kỷ thứ X, các vùng phía tây nam của Slovakia hiện nay trở thành một phần của công quốc Hungary đang nổi lên, trở thành Vương quốc Hungary sau năm 1000. Sau đó vùng này trở thành một phần không thể tách rời của nhà nước Hungary cho tới sự sụp đổ của Đế chế Áo-Hung năm 1918. Thành phần sắc tộc trở nên đa dạng hơn với sự xuất hiện của người German Carpathian ở thế kỷ XIII, và người Do thái ở thế kỷ XIV. Một sự sụt giảm dân số mạnh là kết quả của cuộc xâm lược của người Mông Cổ năm 1241 và nạn đói sau đó. Tuy nhiên, trong thời trung cổ vùng Slovakia hiện nay có đặc điểm bởi các thị trấn đang phát triển, việc xây dựng nhiều lâu đài đá, và sự phát triển nghệ thuật. Năm 1465, Vua Matthias Corvinus đã lập ra trường đại học thứ ba của Vương quốc Hungary, tại Bratislava (khi ấy là Pressburg hay Pozsony), nhưng nó bị đóng cửa năm 1490 sau khi ông qua đời. Sau khi Đế chế Ottoman mở rộng tới Hungary và sự chiếm đóng Buda đầu thế kỷ XVI, trung tâm của Vương quốc Hungary (dưới cái tên Hoàng gia Hungary) chuyển tới Pozsony (trong tiếng Slovakia: Prespork ở thời điểm đó, hiện là Bratislava) trở thành thành phố thủ đô của Hoàng gia Hungary năm 1536. Nhưng các cuộc chiến tranh Ottoman và những cuộc nổi dậy sau đó chống lại Triều đình Habsburg cũng gây nên sự phá hoại rất lớn, đặc biệt tại các vùng nông thôn. Khi người Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi Hungary hồi cuối thế kỷ XVII, tầm quan trọng của vùng đất gồm Slovakia hiện đại ngày nay giảm bớt, dù Bratislava vẫn giữ được vị thế thủ đô Hungary cho tới năm 1848, khi nó được chuyển cho Buda. Trong cuộc cách mạng năm 1848–49 người Slovak ủng hộ Hoàng đế Áo, với hy vọng có được độc lập từ Hungary, một phần của Triều đình Kép, nhưng họ đã không đạt mục tiêu. Sau đó quan hệ giữa các quốc gia xấu đi (xem Hungary hoá), lên tới đỉnh điểm là sự ly khai của Slovakia khỏi Hungary sau Thế chiến I. Năm 1918, Slovakia và các vùng Bohemia và Moravia thành lập một nhà nước chung, Tiệp Khắc, với các biên giới được xác nhận theo Hiệp ước Saint Germain và Hiệp ước Trianon. Năm 1919, trong thời gian hỗn loạn sau sự tan rã của Áo-Hung, Tiệp Khắc được thành lập với nhiều người Đức và người Hungary bên trong lãnh thổ mới được lập ra của họ. Một người Slovak yêu nước Milan Rastislav Štefánik (1880–1919), đã giúp tổ chức các trung đoàn Tiệp Khắc chống Áo-Hung trong Thế chiến I, thiệt mạng trong một vụ đâm máy bay trong cuộc chiến này. Trong thời kỳ hoà bình sau cuộc Thế chiến, Tiệp Khắc xuất hiện như một nhà nước châu Âu có chủ quyền. Trong giai đoạn giữa hai cuộc Thế chiến, Tiệp Khắc dân chủ là đồng minh với Pháp, và với România và Nam Tư (Little Entente); tuy nhiên, Các hiệp ước Locarno năm 1925 khiến anh ninh Đông Âu còn để ngỏ. Cả người Séc và người Slovak đều có một giai đoạn khá thịnh vượng. Không chỉ ở quá trình phát triển nền kinh tế đất nước, mà cả ở văn hoá và các cơ hội giáo dục. Cộng đồng Đức thiểu số chấp nhận vai trò của họ trong quốc gia mới và các quan hệ với Áo khá tốt. Tuy thế cuộc Đại giảm phát đã gây ra sự suy giảm kinh tế, tiếp theo là sự tan rã chính trị và mất an ninh ở châu Âu. Sau đó Tiệp Khắc ở dưới áp lực liên tục từ các chính phủ xét lại của Đức và Hungary. Cuối cùng việc này đã dẫn đến Thoả thuận Munich vào tháng 9 năm 1938, cho phép Đức Phát xít chia cắt một phần lãnh thổ đất nước bằng cách chiếm đóng cái gọi là Sudetenland, một vùng có đa số người nói tiếng Đức giáp với biên giới Đức và Áo. Phần còn lại của Tiệp Khắc được đổi tên thành Czecho-Slovakia và người Slovak có mức độ tự chủ chính trị lớn hơn. Tuy nhiên, vùng phía nam và phía đông Slovakia, bị Hungary tuyên bố chủ quyền tại Hội đồng trọng tài Vienna lần thứ nhất tháng 11 năm 1938. Sau Thoả thuận Munich và Hội đồng trọng tài Vienna của họ, Phát xít Đức đe doạ sáp nhập một phần Slovakia và cho phép các vùng còn lại được phân chia bởi Hungary hay Ba Lan trừ khi họ tuyên bố độc lập. Vì thế, Slovakia ly khai khỏi Tiệp Khắc vào tháng 3 năm 1939 và liên kết, theo yêu cầu của Đức, với liên minh của Hitler. Chính phủ Đệ Nhất Cộng hoà Slovak, dưới sự lãnh đạo của Jozef Tiso và Vojtech Tuka, bị ảnh hưởng mạnh từ Đức và dần trở thành một chế độ bù nhìn ở nhiều khía cạnh. Hầu hết người Do Thái bị trục xuất khỏi đất nước và bị đưa tới các trại lao động tại Đức, tuy nhiên hàng nghìn người Do Thái vẫn ở lại trong các trại lao động tại Slovak ở Sered, Vyhne, và Nováky. Tiso, nhờ có thể trao quyền miễn trừ của tổng thống, được cho là đã cứu tới 40,000 người Do thái trong thời gian cuộc chiến, dù những ước tính khác cho rằng con số đó là khoảng 4,000 hay thậm chí chỉ 1,000. Tuy nhiên, dưới chế độ chính phủ Tiso 83% người Do thái tại Slovakia, trong tổng cộng 75,000 người, đã bị giết hại. Tiso trở thành lãnh đạo châu Âu duy nhất thực tế trả cho chính quyền Đức để trục xuất người Do Thái trong nước ông. Sau khi rõ ràng rằng Hồng quân Nga đang đẩy lùi quân Phát xít khỏi đông và trung Âu, một phong trào kháng chiến xuất hiện với sự phản công vũ trang mạnh mẽ, được gọi là Khởi nghĩa Quốc gia Slovak, năm 1944. Một thời kỳ chiếm đóng đẫm máu của Đức và một cuộc chiến tranh du kích diễn ra sau đó. Sau Thế chiến II, Tiệp Khắc được tái lập và Jozef Tiso bị treo cổ năm 1947 vì tội hợp tác với Phát xít. Hơn 80,000 người Hungary và 32,000 người Đức bị buộc phải rời Slovakia, trong một loạt các cuộc di chuyển dân số theo sáng kiến của Đồng Minh tại Hội nghị Potsdam. Sự trục xuất này vẫn là một nguồn gốc gây căng thẳng giữa Slovakia và Hungary. Trong số khoảng 130,000 người Đức Carpathian tại Slovakia năm 1938, đến năm 1947 chỉ còn khoảng 20,000 người ở lại. Tiệp Khắc rơi vào tầm ảnh hưởng của Liên Xô và Khối hiệp ước Warszawa của họ sau một cuộc đảo chính năm 1948. Nước này bị chiếm đóng bởi các lực lượng Khối Warszawa (ngoại trừ România) năm 1968, chấm dứt một giai đoạn tự do hoá dưới sự lãnh đạo của Alexander Dubček. Năm 1969, Tiệp Khắc trở thành một liên bang gồm Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Séc và Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Slovak. Chế độ cộng sản cầm quyền tại Tiệp Khắc chấm dứt năm 1989, sau cuộc Cách mạng Nhung hoà bình, một lần nữa quốc gia lại bị giải tán, lần này thành hai nhà nước kế tục. Tháng 7 năm 1992 Slovakia, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Vladimír Mečiar, tuyên bố mình là một nhà nước có chủ quyền, có nghĩa luật pháp của họ được ưu tiên hơn luật pháp của chính phủ liên bang. Trong mùa thu năm 1992, Mečiar và Thủ tướng Séc Václav Klaus đã đàm phán các chi tiết về việc giải tán liên bang. Tháng 11 nghị viện liên bang bỏ phiếu chính thức giải tán đất nước vào ngày 31 tháng 12 năm 1992. Slovakia và Cộng hoà Séc trở thành hai quốc gia độc lập kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1993, một sự kiện thỉnh thoảng được gọi là sự Ly hôn Nhung. Slovakia vẫn là một đối tác chặt chẽ với Cộng hoà Séc, cả hai nước hợp tác với Hungary và Ba Lan trong Nhóm Visegrád. Slovakia trở thành một thành viên của NATO ngày 29 tháng 3 năm 2004 và của Liên minh châu Âu ngày 1 tháng 5 năm 2004. Ngày 1 tháng 1 năm 2009, Slovakia chấp nhận đồng Euro trở thành đồng tiền tệ quốc gia. Phong cảnh Slovak chủ yếu là núi non, với dãy núi Karpat chạy suốt hầu hết nửa phía bắc đất nước. Trong số những rặng núi đó có những đỉnh của dãy núi Tatra. Ở phía bắc, gần biên giới Ba Lan, là High Tatras địa điểm trượt tuyết nổi tiếng và là nơi có nhiều hồ cùng thung lũng đẹp cũng như các điểm cao nhất Slovakia, Gerlachovský štít ở độ cao 2,655 mét (8,711 ft), và ngọn núi mang tính biểu tượng quốc gia Kriváň. Các con sông chính của Slovakia là Danube, Váh và Hron. Sông Tisa là biên giới Slovak-Hungary với đoạn chỉ kéo dài 5 km. Khí hậu Slovak ở giữa các vùng khí hậu ôn hoà và khí hậu lục địa với mùa hè khá ấm và mùa đông lạnh, ẩm, nhiều mây. Lãnh thổ Slovakia có thể chia thành ba vùng khí hậu và vùng thứ nhất lại có thể được chia thành hai vùng nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 9–10 °C. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất khoảng 20 °C và nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất lớn hơn −3 °C. Kiểu thời tiết này xảy ra tại Záhorská nížina và Podunajská nížina. Đây là khí hậu đặc trưng của thành phố thủ đô Bratislava. Nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 5 °C đến 8.5 °C. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất trong khoảng 15 °C và 18.5 °C và nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất trong khoảng −3 °C và −6 °C. Kiểu khí hậu này có thể tháy ở hầu hết mọi vùng châu thổ tại Slovakia. Ví dụ Podtatranská kotlina, Žilinská kotlina, Turčianska kotlina, Zvolenská kotlina. Đây là khí hậu đặc trưng của các thị trấn Poprad và Sliač. Nhiệt độ trung bình năm chưa tới 5 °C. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất chưa tới 15 °C và nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất chưa tới −5 °C. Kiểu khí hậu này diễn ra tại các vùng núi và một số làng trong thung lũng Orava và Spiš. Đa số dân sống tại Slovakia là người Slovak (85,8%). người Hungary là sắc tộc thiểu số lớn nhất (9,5%). Các nhóm sắc tộc khác, theo cuộc điều tra dân số năm 2001, gồm người Di-gan 1,7%, Người Rusyn hay người Ukraina 1%, và các nhóm khác hay không xác định 1.8%. Những ước tính không chính thức về số người Di-gan lớn hơn, khoảng 9%. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Slovak, một thành viên của nhóm ngôn ngữ Slavơ. Tiếng Hungary được sử dụng rộng rãi tại các vùng phía nam và tiếng Ruthenia từng được dùng tại một số vùng đông bắc. Các ngôn ngữ thiểu số cũng có vị thế đồng chính thức tại các khu đô thị nơi cộng đồng dân cư thiểu số đạt mức quy định 20%. Năm 2007, Slovakia ước tính có tổng tỷ suất sinh 1.33. (ví dụ, một phụ nữ trung bình sẽ có 1.33 con trong đời), khá thấp dưới ngưỡng thay thế và là một trong những tỷ lệ thấp nhất trong số các quốc gia EU. Năm 1990, theo cuộc Điều tra dân số Hoa Kỳ người Mỹ gốc Slovak chiếm tỷ lệ lớn thứ hai trong các nhóm sắc tộc Slavơ. Cũng theo cuộc điều tra này khoảng 1.8 triệu người Mỹ có tổ tiên là người Slovak. Hiến pháp Slovakia đảm bảo quyền tự do tôn giáo. Đa số công dân Slovak (68.9%) tự coi mình là tín đồ Công giáo Rôma, hay có tổ tiên Công giáo Rôma. Dù số lượng người tới nhà thờ thấp hơn con số này. Đất nước này có tỷ lệ người vô thần ở mức trung bình của châu Âu, khoảng 40% hiện tại là vô thần hay bất khả tri theo 2004 Eurobarometer do phái bộ châu Âu xuất bản. Khoảng 6.93% tự nhận là người theo Giáo hội Luther, 4.1% Chính Thống giáo Hy Lạp, và 2.0% tin vào Thần học Calvin. Khoảng 0.9% dân số là tín đồ Chính Thống giáo Đông phương, và các thành viên của các nhà thờ khác, gồm cả những người không đăng ký, chiếm khoảng 1.1% dân số. Tuy trước Thế chiến II nước này có số người Do Thái khoảng 90,000, nhưng ngày nay chỉ còn khoảng 2,300 người. Slovakia là một nền cộng hoà dân chủ nghị viện với một hệ thống đa đảng. Cuộc bầu cử gần nhất được tổ chức ngày 17 tháng 6 năm 2006 và hai vòng của cuộc bầu cử tổng thống diễn ra ngày 3 tháng 4 và 17 tháng 4 năm 2004. Nguyên thủ quốc gia Slovak là tổng thống (Ivan Gašparovič, 2004 – 2009), được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ năm năm. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và là người lãnh đạo chính thức của nhánh hành pháp, dù với quyền lực rất hạn chế. Hầu hết quyền hành pháp thuộc lãnh đạo chính phủ, thủ tướng (Robert Fico, 2006 – 2010), thường là lãnh đạo đảng thắng cử, nhưng ông/bà ta cần hình thành một liên minh đa số trong nghị viện. Thủ tướng được tổng thống chỉ định. Tất cả thành viên khác trong nội các cũng được tổng thống chỉ định theo giới thiệu của thủ tướng. Cơ quan lập pháp cấp cao nhất của Slovakia là Hội đồng Cộng hoà Slovak ("Národná rada Slovenskej republiky") đơn viện. Các đại biểu được bầu với nhiệm kỳ bốn năm trên cơ sở đại diện tỷ lệ. Cơ quan hành pháp cấp cao nhất của Slovakia là Toà án Hiến pháp Slovakia ("Ústavný súd"), xét xử các vấn đề về hiến pháp. 13 thành viên của Toà án này do Tổng thống chỉ định từ một danh sách ứng cử viên do nghị viện đề nghị. Slovakia là một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và NATO từ năm 2004. Là một thành viên của Liên hiệp quốc (từ năm 1993), ngày 10 tháng 10 năm 2005, Slovakia được bầu làm thành viên Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc với nhiệm kỳ hai năm từ 2006 đến 2007. Slovakia cũng là một thành viên của WTO, OECD, OSCE, và các tổ chức quốc tế khác. Một việc gây tranh cãi, Các nghị định Beneš, theo đó, sau Thế chiến II, dân cư người Đức và Hungary tại Tiệp Khắc bị quy trách nhiệm có tội trong Thế chiến II, bị tước bỏ quyền công dân, và nhiều người bị trục xuất, vẫn chưa được phục hồi. Hiến pháp Cộng hoà Slovak được phê chuẩn ngày 1 tháng 9 năm 1992, và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1993). Nó được sửa đổi vào tháng 9 năm 1998 để cho phép bầu cử trực tiếp tổng thống và một lần nữa vào tháng 2 năm 2001 vì các yêu cầu chấp nhận gia nhập của EU. Hệ thống luật dân sự dựa trên các điều luật của Áo-Hung. Luật pháp đã được sửa đổi để tương tích với các quy định của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và để xoá bỏ lý thuyết pháp luật Marxist-Leninist. Slovakia chấp nhận tính pháp lý của Toà án Công lý Quốc tế với sự bảo lưu. Liên minh chính phủ ở thời điểm tháng 7 năm 2006 gồm Smer, SNS (nổi tiếng về khuynh hướng phát xít công khai và một lập trường chống các sắc tộc thiểu số) and HZDS. Để phân chia hành chính, Slovakia được chia thành 8 "krajov" (số ít – "kraj", thường được dịch thành "vùng", nhưng thực tế có nghĩa "hạt"), mỗi vùng được đặt tên theo thành phố thủ phủ. Các vùng có một số mức độ tự chủ từ năm 2002. Các cơ quan tự quản của họ được gọi là các Vùng Tự quản (hay tự trị) (số ít "samosprávny kraj", số nhiều "samosprávne kraje") hay Các đơn vị Lãnh thổ Ba cấp trên cùng (số ít "vyšší územný celok", số nhiều "vyššie územné celky", viết tắt VÚC). (từ "kraj" có thể được thay thế bằng "samosprávny kraj" hay "VÚC" ở mỗi trường hợp) "kraje" được chia nhỏ tiếp thành nhiều "okresy" (số ít "okres", thường được dịch thành quận). Slovakia hiện có 79 quận. Về kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp, các vùng phía tây giàu có hơn các vùng phía đông; tuy nhiên sự khác biệt tương đối không lớn hơn hầu hết các quốc gia EU cũng có các vùng khác biệt. Kinh tế Slovak economy được coi là một nền kinh tế tiên tiến, và nước này được gọi là một con Hổ Tatra. Slovakia đã chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang một nền kinh tế thị trường. Các chương trình tư nhân hoá lớn hầu như đã hoàn tất, lĩnh vực ngân hàng hầu như nằm trong tay tư nhân, và khoản đầu tư nước ngoài đã tăng lên. Gần đây Slovakia nổi bật nhờ có mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Năm 2006, Slovakia có mức tăng trưởng GDP (8.9%) cao nhất trong số các thành viên OECD. Tăng trưởng GDP năm 2007 được ước tính ở mức 10.4% với một mức kỷ lục 14.3% đạt được ở quý bốn. Theo dữ liệu của Eurostat, GDP theo sức mua tương đương trên đầu người của Slovakia đứng ở mức 72% so với mức trung bình của EU năm 2008. Thất nghiệp, lên tới đỉnh điểm ở mức 19.2% cuối năm 1999, đã giảm xuống 7.51% vào tháng 10 năm 2008 theô Văn phòng Thống kê của Cộng hoà Slovak. Ngoài tăng trưởng kinh tế, di cư công nhân tới các quốc gia EU khác cũng góp phần vào sự sụt giảm này. Theo Eurostat, vốn sử dụng cách tính khác biệt so với cách tính của Văn phòng Thống kê Cộng hoà Slovak, tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức cao thứ hai sau Tây Ban Nha trong nhóm EU-15, với 9.9%. Lạm phát đã giảm từ mức trung bình năm 12.0% năm 2000 xuống chỉ còn 3.3% trong năm bầu cử 2002, nhưng tăng lại vào năm 2003–2004 vì chi phí nhân công tăng và thuế cao. Đạt mức 3.7% năm 2005. Slovakia đã chấp nhận đồng euro vào ngày 1 tháng 1 năm 2009 và là thành viên thứ 16 của Eurozone. Đồng euro tại Slovakia đã được Hội đồng châu Âu thông qua ngày 7 tháng 5 năm 2008. Đồng Slovenská koruna được định giá lại ngày 28 tháng 5 năm 2008 ở mức 30.126 cho 1 euro, đây cũng là tỷ giá trao đổi với đồng euro. Slovakia là một đất nước hấp dẫn đầu tư nước ngoài chủ yếu bởi mức lương thấp, thuế thấp và lực lượng lao động có đào tạo. Những năm gần đây, Slovakia đã theo đuổi một chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài. FDI đã tăng hơn 600% từ năm 2000 và lên tới đỉnh điểm ở mức $17.3 tỷ USD năm 2006, hay khoảng $22,000 trên đầu người cuối năm 2008. Dù có đủ số lượng các nhà nghiên cứu và một hệ thống giáo dục tốt, Slovakia, cùng với các quốc gia hậu Cộng sản khác, vẫn phải đối mặt với các thách thức trong lĩnh vực kinh tế trí thức. Chi phí nghiên cứu và phát triển kinh doanh và công cộng ở mức thấp hơn mức trung bình của EU. Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế, được điều phối bởi OECD, hiện xếp giáo dục cấp hai của Slovakia ở hạng 30 trong bảng xếp hạng (ngay dưới Hoa Kỳ và trên Tây Ban Nha). Tháng 3 năm 2008, Bộ Tài chính thông báo rằng kinh tế Slovakia đã phát triển đủ để ngừng nhận viện trợ từ Ngân hàng Thế giới. Slovakia đã trở thành một nước cung cấp viện trợ từ cuối năm 2008. Tính đến năm 2016, GDP của Slovakia đạt 90.263 USD, đứng thứ 65 thế giới và đứng thứ 23 châu Âu. Dù GDP của Slovakia chủ yếu từ lĩnh vực dịch vụ, ngành công nghiệp của nước này cũng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các lĩnh vực công nghiệp chính là sản xuất ô tô và kỹ thuật điện. Từ năm 2007, Slovakia đã trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới tính theo đầu người, với tổng số 571,071 chiếc xe được sản xuất trong nước riêng trong năm 2007. Hiện có ba nhà sản xuất chính: Volkswagen tại Bratislava, PSA Peugeot Citroen tại Trnava và Kia Motors tại Žilina. Về các công ty điện tử, Sony có một nhà máy tại Nitra sản xuất LCD TV, Samsung tại Galanta sản xuất màn hình máy tính và các bộ linh kiện TV. Vị trí địa lý của Bratislava ở Trung Âu từ lâu đã khiến Bratislava trở thành ngã tư trên các con đường thương mại quốc tế. Nhiều tuyến đường thương mại cổ, như Đường Amber và tuyến đường thủy Danube đã đi qua vùng Bratislava hiện nay. Bratislava ngày nay là một đầu mối đường bộ, đường sắt, đường thủy và hàng không. Bratislava là một điểm nút đường cao tốc quốc tế lớn: Đường cao tốc D1 nối Bratislava với Trnava, Nitra, Trenčín, Žilina và các địa điểm ở xa hơn, trong khi Đường cao tốc D2, chạy theo hướng bắc nam, nối thành phố này với Praha, Brno và Budapest. Đường cao tốc D4 (đường vòng phía ngoài), sẽ làm giảm áp lực trên hệ thống đường cao tốc của thành phố, hầu như mới ở giai đoạn lập kế hoạch. Đường cao tốc A6 tới Viên nối trực tiếp Slovakia với hệ thống đường cao tốc Áo và mở cửa ngày 19 tháng 11 năm 2007. Hiện tại, có năm cây cầu bắc qua sông Danube (thứ tự theo dòng chảy): Lafranconi Bridge, Nový Most (Cầu Mới), Starý most (Cầu Cũ), Most Apollo và Prístavný most (Cầu Cảng). Mạng lưới đường bộ bên trong thành phố được làm theo hình tròn xuyên tâm. Hiện nay, giao thông đường bộ tại Bratislava đang phát triển nhanh chóng, tăng áp lực lên mạng lưới đường. Có khoảng 200,000 xe đăng ký tại Bratislava, (xấp xỉ 2 người trên mỗi chiếc xe). Sân bay M. R. Štefánik tại Bratislava là sân bay quốc tế chính tại Slovakia. Nó nằm cách trung tâm thành phố 9 kilômét (5.59 dặm). Đây là nơi đón tiếp các chuyến bay dân sự và chính phủ, các chuyến bay nội địa và quốc tế định kỳ và không định kỳ. Các đường băng hiện thích hợp cho mọi loại máy bay đang được sử dụng. Sân bay có lượng hành khách gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây; năm 2000 sân bay phục vụ 279,028 hành khách, 1,937,642 hành khách năm 2006 và 2,024,142 năm 2007. Smaller airports served by passenger airlines include those in Košice và Poprad. Cảng Bratislava là một trong hai cảng đường sông quốc tế tại Slovakia. Cảng nối Bratislava với các tuyến đường biển quốc tế, đặc biệt là nối từ Biển Bắc đến Biển Đen qua Kênh Rhine–Main–Danube. Ngoài ra, các tuyến đường du lịch cũng hoạt động từ cảng hành khách Bratislava, gồm các tuyến đường tới Devín, Viên và những nơi khác. Slovakia có nhiều địa điểm tự nhiên, các dãy núi, hang động, các lâu đài trung cổ, các thị trấn, kiến trúc dân gian, các khu spa và các khu trượt tuyết. Hơn 1.6 triệu du khách tới thăm Slovakia năm 2006, và các địa điểm thu hút nhiều du khách nhất là thành phố Bratislava và High Tatras. Hầu hết khách du lịch tới từ Cộng hoà Séc (khoảng 26%), Ba Lan (15%) và Đức (11%). Các món quà tặng đặc trưng từ Slovakia là những con búp bê mặt trang phục truyền thống, các đồ sành sứ, pha lê, tượng gỗ khắc, črpák (bình đựng nước bằng gỗ), fujara (một nhạc cụ truyền thống trong danh sách của UNESCO) và valaška (một loại rìu dân gian khắc) và hơn hết là các sản phẩm làm từ vỏ ngô và dây, đáng chú ý nhất là các hình người. Những đồ quà tặng có thể được mua tại các cửa hàng của tổ chức nhà nước ÚĽUV ("Ústredie ľudovej umeleckej výroby" – Trung tâm sản xuất nghệ thuật dân gian). Dãy cửa hàng "Dielo" bán các đồ chế tạo của các nghệ sĩ và thợ thủ công Slovak. Những cửa hàng này hầu hết có mặt tại các thị trấn và các thành phố. Giá cả các mặt hàng nhập khẩu nói chung tương đương với các nước láng giềng, trong khi giá các mặt hàng địa phương và các loại dịch vụ, đặc biệt là thực phẩm, thường thấp hơn. Một số người Slovak đã có những đóng góp đáng chú ý về kỹ thuật. Jozef Murgaš góp phần vào sự phát triển điện báo không dây; Ján Bahýľ đã chế tạo một trong những chiếc trực thăng hoạt động bằng động cơ đầu tiên; Štefan Banič chế tạo chiếc dù được sử dụng nhiều trong thực tế đầu tiên; Aurel Stodola đã chế tạo một vũ khí sinh học năm 1916 và là người tiên phong trong lĩnh vực turbine hơn nước và gas. Gần đây hơn, John Dopyera đã chế tạo một chiếc đàn guitar cộng hưởng, một đóng góp quan trọng vào việc phát triển nhạc cụ dây. Nhà du hành vũ trụ Mỹ Eugene Cernan (Čerňan), người cuối cùng tới Mặt Trăng, có nguồn gốc Slovak. Ivan Bella là công dân Slovak đầu tiên vào vũ trụ, đã tham gia vào phi vụ hỗn hợp Nga-Pháp-Slovak kéo dài 9 ngày trên trạm vũ trụ Mir năm 1999. Những người đoạt Giải Nobel Daniel Gajdusek và David Politzer cũng có tổ tiên Slovak. Mã số bưu điện tại Slovakia, được bắt đầu sử dụng từ năm 1973 trong phạm vi quốc gia Tiệp Khắc cũ, nay do công ty cổ phần nhà nước, Bưu điện Slovakia, quản lý. Mã số bưu điện được viết trước tên thành phố (hay nói rộng là địa phận bưu điện), ba số đầu và hai số cuối được viết tách ra. Ví dụ: Gửi đến ông ABC, đường CBA số 1, 949 11 thành phố XYZ, trong đó 949 11 là mã số bưu điện của thành phố XYZ. Ba số đầu không theo thứ tự số vì mang nhiều các ý nghĩa lịch sử của ngành bưu điện Tiệp Khắc cũ và việc phân chia quốc gia Tiệp Khắc thành hai nước Séc và Slovakia. Các số bắt đầu từ 1 đến 7 thuộc Séc, các số bắt đầu bằng 8,9,0 thuộc Slovakia. Sau khi phân chia quốc gia, Séc và Slovakia dùng tiếp các mã số bưu điện này. Hai số cuối chỉ số thứ tự của các sở bưu điện trong một thành phố, số 01 thuộc sở bưu điện chính. Mã số bưu điện là thông tin bắt buộc phải có trong địa chỉ người nhận của thư từ, phiếu chuyển tiền hay các bưu phẩm khác. Nhờ việc dùng mã số bưu điện, thư từ được phân chia tự hóa bằng các dây chuyền phân loại thư ILV, hiện nay chúng dần được thay thế bằng các dây chuyền mới CRS 1000, do công ty Siemens cung cấp. Hiện nay (2007), Slovakia có dự kiến lập lại hệ thống mã số bưu điện để sử dụng tất cả các số còn lại mà trước kia thuộc các vùng của Séc. Thay đổi này còn liên quan đến các dự kiến thay đổi công nghệ và thiết bị của ngành bưu điện Slovakia, nhằm tăng số lượng thư bảo đảm, chuyển được đến người nhận trong ngày làm việc kế tiếp, từ 43% lên 90%. Nghệ thuật Slovakia có thể truy nguồn gốc từ thời Trung Cổ, khi một số trong những tuyệt tác lớn nhất trong lịch sử quốc gia được sáng tác. Các nhân vật đáng chú ý của thời kỳ này gồm nhiều bậc thầy, trong số đó có Master Paul of Levoča và Master MS. Nghệ thuật đương đại gần đây hơn có các nhân vật Koloman Sokol, Albín Brunovský, Martin Benka, Mikuláš Galanda, và Ľudovít Fulla. Những nhà soạn nhạc quan trọng nhất Slovakia là Eugen Suchoň, Ján Cikker, và Alexander Moyzes, ở thế kỷ XXI là Vladimir Godar và Peter Machajdik. Slovakia cũng nổi tiếng về các học giả của mình, trong đó có Pavol Jozef Šafárik, Matej Bel, Ján Kollár, và các nhà cách mạng và cải cách chính trị như Milan Rastislav Štefánik và Alexander Dubček. Có hai nhân vật hàng đầu đã hệ thống hoá ngôn ngữ Slovak. Người đầu tiên là Anton Bernolák với ý tưởng của ông dựa trên phương ngữ tây Slovak năm 1787. Đây là sự hệ thống hoá của ngôn ngữ văn học đầu tiên của người Slovak. Người thứ hai là Ľudovít Štúr, ông đã lập ra ngôn ngữ Slovak dựa trên các nguyên tắc từ phương ngữ trung Slovak năm 1843. Anh hùng nổi tiếng nhất Slovakia là Juraj Jánošík (một người hùng kiểu Robin Hood của Slovakia). Nhà thám hiểm nổi tiếng Móric Benyovszky cũng có tổ tiên là người Slovak. Về thể thao, những người Slovak có lẽ nổi tiếng nhất (tại Bắc Mỹ) nhờ các ngôi sao môn hockey của họ, đặc biệt là Stan Mikita, Peter Šťastný, Peter Bondra, Žigmund Pálffy và Marián Hossa. Để có một danh sách xem Danh sách nhân vật Slovak. Về một danh sách các tác gia và nhà thơ Slovak, xem Danh sách các tác gia Slovak. Các chủ đề Kitô giáo gồm: bài thơ Proglas như là một lời mở đầu cho bốn Sách Phúc Âm, những bản dịch một phần của Kinh thánh sang ngôn ngữ Nhà thờ Slavơ Cổ, "Zakon sudnyj ljudem", vân vân. Văn học trung cổ, ở giai đoạn từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, được viết bằng tiếng Latin, các ngôn ngữ Séc và Séc slovakia hoá. Lời (lời cầu nguyện, những bài hát và các cách thức) vẫn thuộc kiểm soát của nhà thờ, trong khi chủ đề tập trung trên các huyền thoại. Các tác gia của thời kỳ này gồm Johannes de Thurocz, tác giả của Chronica Hungarorum và Maurus, cả hai đều là người Hungary. Văn học trần tục cũng xuất hiện và các cuốn biên niên sử cũng được viết trong giai đoạn này. Thịt lợn, thịt bò và thịt gà là ba loại thịt chính được tiêu thụ ở Slovakia, và thịt lợn là phổ biến nhất. Gà là loại gia cầm được tiêu thụ nhiều nhất, tiếp đó là vịt, ngỗng và gà tây. Một dồi lợn được gọi là jaternice, được làm từ mọi phần của lợn, cũng được tiêu thụ nhiều. Thịt săn, đặc biệt là lợn lòi, thỏ và thịt nai, cũng có trong cả năm. Thịt cừu và dê cũng được tiêu thụ, nhưng không rộng rãi. Rượu được tiêu thụ trên khắp Slovakia. Rượu Slovak chủ yếu tới từ các vùng phía nam dọc sông Danube và các phụ lưu; nửa phía bắc đất nước quá lạnh và nhiều đồi núi để trồng nho. Theo truyền thống, rượu trắng được dùng nhiều hơn rượu đỏ hay rosé (ngoại trừ ở một số vùng), và rượu ngọt phổ biến hơn rượu nặng, nhưng những năm gần đây thị hiếu dường như đang thay đổi. Beer (chủ yếu theo kiểu pilsener, dù bia đen cũng được tiêu thụ) cũng phổ biến trên cả nước. Âm nhạc đại chúng bắt đầu thay thế âm nhạc dân gian từ những năm 1950, khi Slovakia vẫn còn là một phần của Tiệp Khắc; nhạc jazz, R&B, và rock and roll Mỹ cũng phổ biến, bên cạnh đó là waltz, polka, và czardas, cùng với các hình thức nhạc dân gian khác. Cuối những năm '50, radio là vật thường thấy trong các gia đình, dù chỉ có các đài phát thanh nhà nước. Âm nhạc đại chúng Slovak bắt đầu như một sự tổng hợp bossa nova, cool jazz, và rock, với lời mang tính tuyên truyền. Những người bất mãn nghe ORF (Austrian Radio), Radio Luxembourg, hay Slobodna Europa (Radio Free Europe), với nhiều bản nhạc rock hơn. Vì sự cách biệt của Tiệp Khắc, thị trường trong nước sôi động và nhiều ban nhạc trong nước xuất hiện. Slovakia có một nền văn hoá pop mạnh trong thập niên 70 và 80. Chất lượng âm nhạc xã hội rất cao. Các ngôi sao như Karel Gott, Olympic, Elan, Modus, Prazsky Vyber, Tublatanka, Team và nhiều người khác rất được ca ngợi và nhiều người ghi các LP của họ bằng tiếng nước ngoài. Sau Cách mạng Nhung và tuyên bố thành lập nhà nước Slovak, thị trường âm nhạc trong nước phát triển mạnh khi các doanh nghiệp tự do khuyến khích việc thành lập các ban nhạc mới và sự phát triển của các loại âm nhạc mới. Tuy nhiên, ngay lập tức nhiều nhãn hiệu lớn đã đưa nhạc pop tới Slovakia và khiến nhiều công ty nhỏ phá sản. Thập niên 1990, American grunge và alternative rock, và Britpop có rất nhiều người hâm mộ, cũng như một sự nhiệt tình mới với nhạc kịch.
5331
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5331
Chữ Hán
Chữ Hán, Hán tự (漢字), hay Chữ Nho, là loại văn tự ngữ tố - âm tiết xuất phát từ tiếng Hán thượng cổ. Chữ Hán từ khu vực Trung Quốc sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước. Kiểu chữ viết được ổn định như ngày nay đã có từ thời đại nhà Hán. Tại Trung Quốc thời cổ đại, ở trong tiếng Hán không có tên gọi nào chỉ riêng chữ Hán được đông đảo người nói tiếng Hán biết đến. Người nói tiếng Hán thường chỉ dùng những từ ngữ có nghĩa là chữ, chữ viết để chỉ chữ Hán. Trong các thư tịch tiếng Hán được viết trước thời nhà Tần còn lưu truyền được đến ngày nay có các từ sau để chỉ văn tự: Từ 名 “danh” có nghĩa gốc là tên, tên gọi. Tên gọi của sự vật đều là từ ngữ. Từ nghĩa gốc chỉ tên gọi, từ danh 名 “danh” có thêm nghĩa chuyển chỉ từ. Người xưa không phân biệt từ với chữ, họ đánh đồng ký hiệu họ dùng để ghi lại từ ngữ với từ ngữ nên họ đã lấy tên gọi của từ ra dùng để chỉ chữ. William H. Baxter và Laurent Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 名 là /*C.meŋ/. Từ 書 “thư” có nghĩa gốc là viết. Chữ là thứ người ta viết ra khi viết, người xưa đã dùng từ 書 “thư” làm tên gọi của chữ. Baxter và Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 書 là /*s-ta/. Từ 文 “văn” có nghĩa gốc là hoa văn. Trong chữ Hán có nhiều chữ được tạo ra bằng cách vẽ mô phỏng hình dạng của sự vật mà từ được ghi bằng chữ Hán đó biểu thị. Thí dụ: hình dạng cổ xưa nhất của chữ Hán 月 “nguyệt” (được dùng để ghi từ tiếng Hán có nghĩa là mặt trăng) là hình mặt trăng. Hoa văn thường cũng là hình mô phỏng hình dạng của sự vật, người xưa hình dung những chữ Hán có hình dạng là hình vẽ mô phỏng lại hình dạng của sự vật cũng giống như là hoa văn nên họ đã gọi chữ là 文 “văn”. Baxter và Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 文 là /*mə[n]/. Từ 字 “tự” bắt đầu được dùng để chỉ văn tự từ thời Chiến quốc. Nghĩa gốc của từ 字 “tự” là sinh, đẻ. Có nhiều chữ Hán được tạo ra bằng cách đem ghép các chữ Hán đã có sẵn lại với nhau, tạo thành chữ mới. Thí dụ: chữ 字 “tự” được tạo ra bằng cách đem ghép chữ 宀 “miên” với chữ 子 “tử”. Người xưa hình dung việc đem ghép chữ này với chữ nọ tạo thành chữ khác giống như là nam nữ giao hợp với nhau, sinh ra con cái, nên họ đã gọi chữ là 字 “tự”. Baxter và Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 字 là /*mə-dzə(ʔ)-s/. Từ "chữ" trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ tiếng Hán thượng cổ 字. Sang đến thời nhà Tần, tiếng Hán có thêm một từ khác để chỉ chữ viết là từ 文字 “văn tự”. Từ này được tạo ra bằng cách ghép hai từ đã có từ trước đó là 文 “văn” và 字 “tự” lại với nhau. Từ thời nhà Tần cho đến trước thời cận đại, trong tiếng Hán, văn tự thường được gọi là 字 “tự” hoặc 文 “văn” hoặc 文字 “văn tự”. Tên gọi thông dụng hiện nay - “Hán tự” (漢字), ra đời từ nhu cầu của tăng lữ Phật giáo cần có tên gọi chỉ riêng chữ Hán để phân biệt chữ Hán với chữ Phạm nảy sinh khi dịch tiếng Phạm sang tiếng Hán. Thư tịch cổ nhất đã biết trong đó có gọi chữ Hán là Hán tự 漢字 “Hán tự” là sách 梵語千字文 “Phạm ngữ thiên tự văn” do tỷ khâu đời Đường Nghĩa Tịnh viết năm Hàm Hanh (咸亨) thứ hai (Tây lịch năm 671). Sách 梵語千字文 “Phạm ngữ thiên tự văn” còn có tên gọi khác là 唐字千鬘聖語 “Đường tự thiên man thánh ngữ”, 梵唐千字文 “Phạm Đường thiên tự văn”. Theo truyền thuyết thì Hoàng Đế là người sáng tạo ra văn tự Trung Hoa từ 4-5 ngàn năm trước nhưng ngày nay không còn ai tin rằng Hoàng Đế là nhân vật có thật nữa. Cả thuyết "Thương Hiệt cho chữ" mà các học giả thời Chiến Quốc đưa ra cũng không thuyết phục vì không ai biết Thương Hiệt ở đời nào. Gần đây người ta đào được ở An Dương (Hà Nam) nhiều mu rùa, xương loài vật, và đồ đồng trên đó có khắc chữ, và các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng chữ viết ở Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công nguyên. Chữ Hán được hình thành theo các cách chính: Bốn cách tạo chữ (Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Hình thanh) và hai cách sử dụng chữ (Chuyển chú, Giả tá) được gọi chung là Lục Thư (六書). Chữ Hán có đến hàng ngàn chữ nhưng được phân loại thành 214 bộ chữ, mỗi bộ chữ được đại diện bằng một thành phần cấu tạo chung gọi là bộ thủ, dựa theo số nét. Tuy nhiên số bộ thủ không phải bất biến mà có sự thay đổi theo thời gian. Số bộ thủ nói trên là dạng chữ phồn thể, dựa theo "Khang Hi tự điển" (1716) và các từ điển thông dụng sau này như "Trung Hoa đại tự điển" (1915), "Từ hải" (1936). Trước đó, trong "Thuyết văn giải tự" của Hứa Thận (thời Đông Hán) có 9350 chữ phân làm 540 bộ thủ. "Tự lâm" của Lã Thầm (đời Tấn) và "Loại biên" của Vương Chu và Tư Mã Quang (đời Tống) cũng có 540 bộ thủ. "Ngọc thiên" của Cố Dã Vương đời Lương có 542 bộ thủ. Với việc giản thể hóa chữ Hán, vì phải thêm các bộ thủ giản thể nên số bộ thủ tăng lên thành 227 bộ. Tuy nhiên, một số cách ghép bộ thủ đã làm giảm số bộ thủ, chẳng hạn "Tân Hoa tự điển" có 189 bộ thủ, "Hiện đại Hán ngữ từ điển" có 188 bộ thủ, "Hán ngữ đại từ điển" có 200 bộ thủ. Riêng cuốn "Từ nguyên" xuất bản năm 1979 có tới 243 bộ thủ. Chữ Hán khắc phục sự hiểu sai nghĩa do đồng âm khác nghĩa: ví dụ như từ Hán-Việt "vũ" có các chữ Hán là 宇(trong "vũ trụ"), 羽(trong "lông vũ"), 雨(trong "vũ kế" - nghĩa là "mưa"), 武 (trong "vũ khí"), 舞(trong "vũ công" - nghĩa là "múa"). Nếu chỉ viết "vũ" theo chữ Quốc ngữ thì người đọc phải tự tìm hiểu nghĩa, còn nếu viết bằng chữ Hán thì nghĩa của "vũ" sẽ được thể hiện rõ ràng. Ứng dụng này được sử dụng nhiều nhất ở Hàn Quốc, khi bố mẹ đi khai sinh cho con ngoài việc viết tên con bằng hangul để biểu thị cách đọc thì họ cũng phải viết cả hanja để biểu thị ý nghĩa cho tên của con mình. Ví dụ: Kim Ki Bum (cựu thành viên Super Junior) và Key (thành viên SHINee) đều có tên thật là ""Gim Gi-beom"", viết bằng hangul là 김기범, nhưng tên chữ Hán thì khác nhau. Kim Ki Bum có tên chữ Hán là 金起範 ("Kim Khởi Phạm"), còn Key có tên chữ Hán là 金基范 ("Kim Cơ Phạm"). Trong tiếng Việt, việc chỉ sử dụng chữ Quốc ngữ (chữ Latinh) chỉ có thể biểu âm mà không dùng kèm chữ Hán và chữ Nôm có tính biểu nghĩa tốt, đang khiến tình trạng đồng âm khác nghĩa trong tiếng Việt trở nên nghiêm trọng hơn. Tiêu biểu như ngay chính người Việt không hiểu đúng chữ "Thị" thường có trong tên phụ nữ Việt Nam mang nghĩa là gì, nhầm họ (họ "Tôn" và họ "Tôn Thất", họ "Âu" và họ Âu Dương), dịch "Vĩnh Long" thành "Vĩnh Dragon"... đã gián tiếp chứng minh rằng việc chỉ sử dụng chữ Quốc ngữ thì không đủ khả năng để biểu nghĩa đầy đủ cho tiếng Việt như chữ Hán và chữ Nôm. Chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại chữ Giáp Cốt (Giáp cốt văn 甲骨文), chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân (殷) vào khoảng 1600-1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú vật và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được. Chữ Giáp Cốt tiếp tục được phát triển qua các thời: Ngoài ra còn có chữ Hành thư (行書) và chữ Thảo thư (草書). Chữ Khải thư là loại chữ được dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy và rất gần với hình dáng chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng ở Nhật, Đài Loan hay Hương Cảng. Chữ Thảo thư là loại chữ được viết bằng bút lông có lược bớt hoặc ghép một số nét lại. Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một số chữ sau: Giáp cốt văn → Kim văn → Triện thư → Lệ thư → Thảo thư → Khải thư → Hành thư Ngày nay tại Trung Quốc đại lục, bộ chữ giản thể (简体字) đã thay thế cho bộ chữ phồn thể (繁體字). Công cuộc cải cách chữ viết được thực hiện sau khi đảng Cộng sản đánh bại phe quốc dân đảng ra khỏi đại lục (1949).Tháng 10 năm 1954 tại đại lục thành lập ủy ban cải cách chữ viết (中国文字改革委员会), cuộc cải cách nhằm đơn giản hóa chữ Hán để quần chúng nhân dân dễ dàng học biết chữ, xóa mù chữ, thống nhất nhân tự trên các khu vực vốn dĩ có nhiều khác biệt do điều kiện địa lí và lịch sử, đồng thời thúc đẩy việc dạy và học tiếng Hán đối với người nước ngoài. Các khu vực ngoài đại lục, đảng Cộng sản không kiểm soát như Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao, và cộng đồng người Hoa ở hải ngoại hay các khu vực có sử dụng tiếng Hán như Singapore tiếp tục sử dụng chữ phồn thể, tuy nhiên cũng có những cải biến nhất định. Có ý kiến cho rằng chữ Hán đã hiện diện ở Việt Nam từ trước Công nguyên, dựa trên suy diễn về dấu khắc được coi là chữ trên một con dao găm . Tuy nhiên đó là lúc chữ Hán chưa hình thành và chưa có tư liệu xác định vào thời kỳ trước Công nguyên cư dân Việt cổ đã sử dụng chữ. Từ đầu công nguyên đến thế kỷ X, Việt Nam chịu sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa, chữ Hán và tiếng Hán được giới quan lại cai trị áp đặt sử dụng. Theo Đào Duy Anh thì nước Việt bắt đầu có Hán học khi viên Thái thú Sĩ Nhiếp (137 - 226) đã dạy dân Việt thi thư. Trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán. Nước Nam Việt được Triệu Đà thành lập vào thế kỷ thứ III TCN, khi nhà Tần đang thống nhất chữ viết (vào thời chiến quốc, mỗi nước phát triển chữ viết khác nhau). Hơn một thế kỷ sau, khi Lưu Bang lật đổ nhà Tần lập nhà Hán, nhà Hán mới thôn tính được Nam Việt (khoảng năm 111 TCN). Cổ vật trong lăng mộ của Hán Văn Đế cho thấy chữ viết của Nam Việt khá hoàn chỉnh . Sau này, nhà sử học Lê Mạnh Thát phát hiện rằng ngay cả Hán thư cũng dùng phương ngôn của người Việt. Trong suốt thời gian Bắc thuộc đó, với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt đã chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Tuy người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán nhưng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán-Việt. Từ đó đã có rất nhiều từ Hán-Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, người Việt đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn đậm ảnh hưởng của tiếng Hán. Sang thời kỳ tự chủ chữ Hán giữ địa vị là văn tự chính thức nhưng cách đọc đã phát triển theo hướng riêng, khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc. Trong quá trình đó chữ Hán vẫn được người Việt dùng và phát triển thêm nhưng cách phát âm chữ Hán lại bị chi phối bởi cách phát âm của người Việt, tạo ra và củng cố dần âm Hán-Việt. Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết riêng, tức chữ Nôm. Trong khi đó cổ văn Hán vẫn được coi là mẫu mực để noi theo. Mặc dù hiện nay rất ít được sử dụng ở Việt Nam, nhưng chữ Hán cùng với chữ Nôm vẫn là dạng kí tự quan trọng với tiếng Việt bởi tác dụng biểu thị nghĩa cho từ ngữ (khi mà chữ Quốc Ngữ chỉ có tác dụng biểu thị âm) do vấn đề đồng âm khác nghĩa, nghĩa của từ bị sai lệch (đặc biệt là hiểu nhầm ý nghĩa của tên người hoặc tên địa danh). Các di chỉ lịch sử thời xưa bằng chữ Hán và chữ Nôm vẫn được bảo tồn. Người Việt đôi khi dùng chữ Hán-Nôm trong một số dịp như viết thư pháp, xin chữ ngày tết hay dán chữ 囍 - "song hỉ" ở nhà và tiệc khi có lễ cưới và vẫn thường xuyên được dùng trong các nghi lễ tôn giáo. Hiến pháp 2013 tại Chương I Điều 5 Mục 3 quy định: ""Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình"," do vậy không có luật lệ hay quyền hành nào cấm người Việt hiện nay viết tiếng Việt bằng chữ Hán và chữ Nôm như người Việt xưa. Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khá lâu, khoảng thời kỳ đồ sắt. Đến thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên, xuất hiện các văn bản viết tay của người Triều Tiên. Các bản viết tay này được sử dụng chữ Hán. Tiếng Hán là thứ ngôn ngữ khó, dùng chữ Hán để viết tiếng Triều Tiên trở nên phức tạp, cho nên các học giả người Triều Tiên đã tìm cách cải biến chữ Hán để phù hợp với âm đọc của tiếng Triều Tiên. Vào khoảng thế kỷ thứ XV, ở Triều Tiên xuất hiện chữ ký âm, được gọi là Hangul (한글) hay Chosŏn'gŭl (조선글), chữ này trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng trầm, cuối cùng chính thức được dùng thay thế cho chữ Hán cho tới ngày nay. Chosŏn'gŭl lúc ban đầu gồm 28 ký tự, sau đó còn 24 ký tự giống như bảng chữ cái La Tinh, và được dùng để ký âm tiếng Triều Tiên. Tuy Hangul đã xuất hiện nhưng chữ Hán ("Hanja") vẫn còn được giảng dạy trong trường học. Năm 1972, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã quy định, phải dạy 1800 chữ Hán cơ bản cho học sinh. Còn ở Triều Tiên, người ta đã bỏ hẳn chữ Hán. Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên. Chữ Hán ở Nhật được gọi là "Kanji" (漢字 Hán tự) và được du nhập vào Nhật theo con đường giao lưu buôn bán giữa Nhật và Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ IV, V. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ "Man-yogana" (萬葉假名 Vạn Diệp Giả Danh). Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán và khá phức tạp. "Man-yogana" được đơn giản hóa thành "Hiragana" ひらがな (平假名 Bình Giả Danh) và "Katakana" カタカナ (片假名 Phiến Giả Danh). Cả hai loại chữ này trải qua nhiều lần chỉnh lý và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay ở Nhật. Tiếng Nhật hiện đại được viết bằng ba loại ký tự: Chữ Hán trong tiếng Nhật thường có ít nhất hai cách đọc, cách đọc theo âm Hán cổ, được gọi là "On-yomi" và cách đọc theo âm tiếng Nhật được gọi là "Kun-yomi" . Trong quá trình phát triển chữ viết cho tiếng Nhật, người Nhật còn mượn chữ Hán để sáng tạo ra một số chữ (khoảng vài trăm chữ) và mỗi chữ này chỉ có cách đọc theo âm tiếng Nhật; các chữ này được gọi là "Kokuji" , tiếng Nhật gọi là Quốc Tự Quốc Huấn (國字國訓), nghĩa là "chữ quốc ngữ âm quốc ngữ". Những chữ quốc ngữ này của người Nhật có cách hình thành khá giống chữ Nôm của Việt Nam (xin xem phần sau về chữ Nôm). Tháng 11 năm 1946, Bộ Giáo dục Nhật đề nghị đưa vào giảng dạy 1850 chữ Hán cơ bản trong trường học, và được Quốc hội Nhật thông qua năm 1947. Đến năm 1981 thì lượng chữ Hán thông dụng được điều chỉnh lại gồm khoảng 1945 chữ thường dùng, khoảng 300 chữ thông dụng khác dùng để viết tên người. Đến năm 2000, các chữ Hán dùng để viết tên người được điều chỉnh thêm, số lượng tăng lên trên 400 chữ. Các chữ Hán này được lập thành bảng gọi là Bảng chữ Hán thường dùng ("Jyoyo Kanji Hyo", 常用漢字表 Thường Dụng Hán Tự Biểu) và Bảng chữ Hán dùng viết tên người ("Jinmeiyo Kanji Hyo", 人名用漢字表 Nhân Danh Dụng Hán Tự Biểu). Thư pháp là nghệ thuật viết chữ. Nghệ thuật Thư pháp Á Đông là nghệ thuật viết chữ Hán. Chữ Hán là loại chữ tượng hình và viết chữ Hán phải dùng bút lông để làm tăng thêm sức thể hiện của nhà thư pháp. Chữ Hán trong lịch sử đã một mặt làm nhiệm vụ là phương tiện để ghi chép, trao đổi tưởng truyền đạt văn hóa... của thế hệ này đến thế hệ khác, mặt khác nó còn tự tạo cho mình một môn nghệ thuật tạo hình độc đáo, sáng tạo.
5333
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5333
Loài
Trong sinh học, loài là một bậc phân loại cơ bản. Loài (hay giống loài) là một nhóm các cá thể sinh vật có những đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao phối với nhau và sinh sản ra thế hệ tương lai. Còn theo định nghĩa của Ernst Mayr, loài là nhóm các quần thể tự nhiên có khả năng giao phối với nhau và tương đối cách ly sinh sản với các nhóm khác. Trong nhiều trường hợp chính xác, loài được định nghĩa là nhóm cá thể có bộ nhiễm sắc thể giống nhau nhất định. Sự thích nghi các đặc điểm địa phương và phân cách địa lý đã làm cho loài có nhiều đặc điểm được chia nhỏ hơn tới phân loài (hay loài phụ). Trong phân loại khoa học, một loài được gọi tên bằng danh pháp hai phần, in nghiêng, chữ thứ nhất là tên chi (ở động vật còn gọi là giống) được viết hoa, chữ thứ hai chỉ một đặc điểm nổi bật của loài, có thể kèm theo tên người phát hiện và/hoặc đặt tên loài. Ví dụ, tên khoa học của loài người là "Homo sapiens": "Homo" là tên chi, "sapiens" chỉ đặc điểm "khôn ngoan" của loài người. Một loài bất kỳ thì thường viết tắt là "sp." còn số nhiều là "spp.". Những từ viết tắt này thường đặt sau tên một chi/giống để chỉ một hay nhiều loài nào đó trong cùng một chi/giống, ví dụ "Canis" sp. nghĩa là một (sp.) hay một số loài (spp.) chó nào đó thuộc chi/giống "Canis". Định nghĩa về "loài" và các phương pháp tin cậy trong việc xác định một loài cụ thể là rất cần thiết để tuyên bố và kiểm tra các học thuyết sinh học và đo đạc đa dạng sinh học, dù các cấp phân loại sinh học khác như họ có thể được xem xét ở các nghiên cứu trên quy mô lớn. Các loài tuyệt chủng chỉ được biết qua các hóa thạch nhìn chung rất khó để xác định chính xác đến cấp độ loài, đó cũng là lý do tại sao các cấp phân loại cao hơn loài như "họ" thường được sử dụng trong nghiên cứu dựa trên hóa thạch. Ngoại trừ vi khuẩn và vi khuẩn cổ, tổng số loài trên thế giới ước tính 8,7 triệu, so với ước tính trước đây từ 2 triệu đến 100 triệu. Các nhà sinh vật học và phân loại học đã có nhiều nỗ lực để định nghĩa "loài", bắt đầu từ hình thái cho tới di truyền học. Những nhà phân loại học thời đầu như Linnaeus không có lựa chọn nào ngoài cách mô tả những gì quan sát được: về sau được chính thức hóa thành quan điểm loài loại hình hoặc loài hình thái. Ernst Mayr nhấn mạnh về cách li sinh sản nhưng cũng giống như các quan điểm khác về loài, vấn đề này rất khó hoặc thậm chí không thể kiểm tra. Các nhà sinh vật học về sau đã cố gắng hoàn thiện định nghĩa của Mayr bằng những quan điểm khác như thừa nhận và liên kết... Nhiều quan điểm tương tự hoặc chồng lấn lên nhau nên không dễ đếm cho rõ ràng: nhà sinh vật học Mayden ghi lại khoảng 24 quan điểm, còn triết gia khoa học John Wilkins đếm được 26. Wilkins tiếp tục nhóm các quan điểm thành bảy loại cơ bản: (1) loài vô tính cho sinh vật không giới tính, (2) loài sinh học cho sinh vật hữu tính cách ly sinh sản, (3) loài sinh thái dựa trên ổ sinh thái, (4) loài tiến hóa dựa trên dòng giống, (5) loài di truyền dựa trên vốn gen, (6) loài hình thái dựa trên dạng hoặc kiểu hình và (7) loài phân loại do nhà phân loại học xác định. Loài phân loại là một nhóm sinh vật trong đó các cá thể có cùng một đặc tính cố định nhất định (một loại), nên ngay cả những người không được học cũng có thể nhận ra đơn vị phân loại giống như cách các nhà phân loại học hiện đại. Các cụm biến thể hoặc kiểu hình trong mẫu vật (ví dụ đuôi dài ngắn khác nhau) sẽ phân biệt loài. Đây là phương pháp "cổ điển" để xác định loài, như Linnaeus thời kỳ đầu thuyết tiến hóa. Tuy nhiên, kiểu hình khác nhau không quyết định loài khác nhau (ví dụ "Drosophila" bốn cánh sinh ra từ mẹ hai cánh vẫn cùng loài). Những loài được đặt tên theo cách này gọi là "loài hình thái". Thập niên 1970, Robert R. Sokal, Theodore J. Crovello và Peter Sneath đề xuất một biến tấu về quan điểm loài hình thái là loài phân loại theo ngoại hình, được định nghĩa là tập hợp những sinh vật có kiểu hình tương tự nhau nhưng khác với các nhóm sinh vật khác. Khác với "loài hình thái", quan điểm này bao gồm số đo định lượng khoảng cách hoặc độ tương đồng cụm cá thể dựa trên so sánh đa biến số lượng lớn các tính trạng kiểu hình. Loài thừa nhận giao phối là nhóm sinh vật sinh sản hữu tính nhận ra nhau về khả năng kết đôi. Mở rộng khái niệm này để cho phép cách li sau giao phối, loài gắn kết là quần thể bao gồm nhiều nhất những cá thể có tiềm năng gắn kết kiểu hình thông qua cơ chế gắn kết nội tại; dù cho có thể lai được hay không, quần thể vẫn là loài gắn kết riêng biệt nếu số lượng lai không đủ để trộn lẫn hoàn toàn vốn gen tương ứng. Quan điểm thừa nhận được phát triển thêm nữa nhờ những quan điểm ký hiệu học sinh học về loài. Trong vi sinh vật học, gen có thể di chuyển tự do ngay cả giữa vi khuẩn có họ hàng xa, khả năng mở rộng ra toàn bộ vực vi khuẩn. Theo nguyên tắc chung, các nhà sinh vật học giả định rằng những loại vi khuẩn hay cổ khuẩn với trình tự gen rRNA 16S giống nhau hơn 97% cần được kiểm tra bằng lai DNA-DNA để quyết định xem chúng có thuộc cùng một loài không. Khái niệm này được làm chặt lại với mức tương tự 98,7% vào năm 2006. Phương pháp nhận dạng nucleotide trung bình định lượng khoảng cách di truyền giữa toàn bộ bộ gen, dùng các vùng chứa khoảng 10.000 cặp bazơ. Với dữ liệu gen đầy đủ cho một chi, xếp loại các loài có thể dùng thuật toán như "Pseudomonas avellanae" năm 2013, cho tới tất cả vi khuẩn và cổ khuẩn được giải trình tự từ năm 2020. Mã vạch DNA được đề xuất là cách phân biệt các loài giúp cho những người không phải chuyên gia cũng có thể sử dụng. Mã vạch là một vùng DNA ty thể trong gen cytochrome c oxidase. Hệ thống Dữ liệu mã vạch sự sống ("Barcode of Life Data Systems") chứa các chuỗi mã vạch DNA từ hơn 190.000 loài. Tuy nhiên, các nhà khoa học như Rob DeSalle bày tỏ lo ngại rằng phương pháp mã vạch DNA có sai lệch và cần thiết phải hòa hợp với phân loại cổ điển vì hai phương pháp phân định các loài khác nhau. Sự dung hợp di truyền qua nội cộng sinh và các vectơ khác có thể làm cho mã vạch không hiệu quả trong việc nhận dạng loài. Loài chủng loại phát sinh hoặc miêu tả theo nhánh học là "tập hợp nhỏ nhất của các quần thể (hữu tính) hoặc dòng giống (vô tính) có thể chẩn đoán được bằng sự kết hợp duy nhất những trạng thái đặc tính trong cá thể tương đương (semaphoronts)". Những trạng thái đặc điểm được quan sát là cơ sở thực nghiệm cung cấp bằng chứng hỗ trợ các giả thuyết về dòng giống tiến hóa khác nhau đã duy trì tính toàn vẹn di truyền qua thời gian và không gian. Những đánh dấu phân tử có thể được dùng để xác định khác biệt di truyền chẩn đoán trong hạt nhân hoặc DNA ty thể của các loài khác nhau. Ví dụ, trong một nghiên cứu thực hiện trên nấm, việc dùng loài miêu tả theo nhánh để nghiên cứu đặc trưng nucleotide sẽ cho kết quả chính xác nhất về các loài nấm khác nhau theo tất cả các quan niệm loài đã được nghiên cứu. Các phiên bản của quan niệm loài phát sinh chủng loại nhấn mạnh tính đơn ngành hoặc khả năng chẩn đoán có thể dẫn đến việc chia tách các loài hiện có (như trong họ Bovidae) khi nhận diện loài phụ trước đây thành loài, dù thực tế cho thấy không có rào chắn sinh sản và quần thể có thể biến đổi hình thái. Một số tác giả coi cách tiếp cận này là lạm phát phân loại ("taxonomic inflation") vì làm khái niệm loài mất chặt chẽ và gây bất ổn cho phân loại học. Bên cạnh đó, số khác bảo vệ cách tiếp cận này, cảm thấy đáng tiếc khi bị coi là "lạm phát phân loại" và phản pháo gọi quan điểm đối lập là "bảo thủ phân loại" ("taxonomic conservatism"). Họ tuyên bố việc tách loài và công nhận các quần thể nhỏ hơn ở cấp độ loài là phù hợp về mặt chính trị, với lý do chúng có thể dễ dàng được đưa vào danh sách Loài nguy cấp trong Sách đỏ IUCN, thu hút được chế tài bảo tồn và vốn tài trợ. Không giống với khái niệm loài sinh học, loài miêu tả theo nhánh không dựa vào cách ly sinh sản mà có bộ tiêu chí độc lập với những quá trình thiết yếu trong các khái niệm khác. Do đó, khái niệm này còn áp dụng được cho dòng vô tính, nhưng không phải lúc nào cũng cung cấp ranh giới phân loại rõ ràng và trực quan mà có thể phải cần nhiều nguồn bằng chứng bổ trợ (như locus đa hình) để đưa ra kết quả hợp lý. Năm 1951, George Gaylord Simpson đề xuất khái niệm loài tiến hóa là "thực thể gồm các sinh vật duy trì nhận dạng của mình so với những thực thể khác qua thời gian và theo không gian, và có số phận tiến hóa và khuynh hướng lịch sử độc lập riêng". Quan niệm này khác với loài sinh học ở chỗ thể hiện sự bền bỉ của giống loài theo thời gian. Wiley và Mayden tuyên bố khái niệm loài tiến hóa "tương tự" như khái niệm dòng dõi loài của Willi Hennig, và khẳng định rằng khái niệm loài sinh học, "một số phiên bản" của khái niệm loài phát sinh chủng loại cũng như ý kiến xếp loài cùng loại với các đơn vị phân loại cao hơn không thích hợp cho nghiên cứu đa dạng sinh học (nhằm ước tính chính xác số lượng loài). Họ đề xuất thêm rằng khái niệm này phù hợp với cả loài sinh sản vô tính lẫn hữu tính. Kevin de Queiroz đề ra "Khái niệm dòng dõi chung về loài" cũng thuộc khái niệm này. Loài sinh thái là tập hợp các sinh vật thích nghi với một tập hợp ổ sinh thái cụ thể trong môi trường. Theo khái niệm này, các quần thể tạo ra những cụm phân loại (theo ngoại hình) rời rạc được nhận công nhận là loài, dưới xu hướng kiểm soát của những quá trình sinh thái và tiến hóa. Baker và Bradley địng nghĩa loài di truyền là tập hợp các quần thể giao phối được cách ly về mặt di truyền. Khái niệm này giống với khái niệm loài sinh học của Mayr nhưng nhấn mạnh vào yếu tố di truyền hơn là cách ly sinh sản. Trong thế kỷ 21, loài di truyền có thể xác định bằng cách so sánh trình tự DNA, nhưng trước đây đã có các phương pháp khác như so sánh karyotype (bộ nhiễm sắc thể) và allozyme (biến thể enzym). Đơn vị giữ tầm tiến hóa ("Evolutionarily significant unit" - ESU) hay "loài hoang dã" là quần thể sinh vật được xét là riêng biệt cho mục đích bảo tồn. Ngành cổ sinh vật học áp dụng khái niệm Chronospecies vì chỉ có hóa thạch làm bằng chứng giải phẫu so sánh (hình thái học). Trong tiến trình tái sinh mô (theo tiến hóa, không nhất thiết liên quan đến rẽ nhánh), các nhà cổ sinh vật học tìm cách xác định một chuỗi các loài, mỗi loài trong đó đều phát sinh từ loài giả định trước đó đã tuyệt chủng thông qua biến đổi liên tục, chậm chạp và ít đồng đều. Theo trình tự thời gian như vậy, các nhà cổ sinh vật học đánh giá mức độ thay đổi cần thiết cho một dạng hình thái khác biệt được coi là một loài mới so với loài tổ tiên. Virus có những quần thể đông đảo, được đặt câu hỏi về tình trạng sống khi cơ thể chỉ gồm nhiều hơn một chuỗi DNA hoặc RNA nằm trong lớp vỏ protein, cũng như khả năng đột biến nhanh chóng. Tất cả những yếu tố này khiến cho hầu như không thể áp dụng các khái niệm loài thông thường. Giả loài virus là nhóm các kiểu gen có liên hệ với nhau do đột biến tương tự, cùng cạnh tranh trong môi trường gây đột biến cao và bị quá trình cân bằng đột biến - chọn lọc chi phối. Có dự đoán rằng trong khung tiến hóa thích nghi, một giả loài virus tại miền thấp nhưng trung tính và khả năng liên kết cao sẽ vượt trội hơn giả loài ở đỉnh nhưng miền hẹp cùng với các đột biến xung quanh không phù hợp, điều này gọi là "hiệu ứng giả loài". Không có đề xuất nào về giả loài tương thích với khái niệm loài sinh học truyền thống. Ủy ban quốc tế về phân loại virus từ năm 1962 đã phát triển hệ thống phân loại virus phổ quát; giúp cho việc phân loại virus được ổn định. Tên thường dùng cho các loài thường không rõ ràng chính xác: "mèo" có thể là mèo nhà "Felis catus" hoặc tất cả những loài trong Họ Mèo "Felidae". Các tên này cũng thay đổi tùy theo ngôn ngữ hay địa phương: ví dụ trường hợp báo puma, báo sư tử, báo núi... đều chỉ về loài "Puma concolor" mà ngay từ "báo" cũng có thể liên tưởng đến báo đốm "Panthera onca" ở châu Mỹ Latinh hay báo hoa mai ("Panthera pardus") tại châu Phi và châu Á. Ngược lại, tên khoa học hay danh pháp khoa học của mỗi loài sẽ là duy nhất và phổ quát khắp nơi, gồm hai phần: tên chi như "Puma", và tên cụ thể như "concolor". Một loài được đặt tên phân loại khi một mẫu chuẩn được mô tả chính thức, được gán một tên khoa học duy nhất trong một ấn phẩm. Mô tả loài thường cung cấp các phương tiện để xác định loài mới, phân biệt với các loài khác đã được mô tả trước đó và các loài có liên quan hoặc dễ gây nhầm lẫn. Đồng thời cung cấp tên được công bố hợp lệ (trong thực vật học) hoặc tên dùng được (trong động vật học) khi chấp nhận xuất bản. Mẫu chuẩn thường được lưu giữ trong kho lưu trữ lâu dài, thường là bộ sưu tập nghiên cứu của bảo tàng hoặc trường đại học lớn, cho phép xác minh độc lập và là phương tiện để so sánh mẫu vật. Theo Bộ danh pháp Động vật học Quốc tế khuyến nghị những người mô tả loài mới chọn tên "thích hợp, ngắn gọn, thuận tai, dễ nhớ và không gây xúc phạm". Sách báo đôi lúc không viết đủ định danh loài mà dùng từ viết tắt như "sp." ở số ít hoặc "spp." (viết tắt của "species pluralis" tiếng Latinh nghĩa "nhiều loài"), ví dụ như ""Canis" sp.". Việc này áp dụng khi một số cá thể chắc chắn thuộc một chi cụ thể nhưng không chắc thuộc loài nào, như thường thấy trong cổ sinh vật học. Tác giả cũng có thể dùng "spp." làm cách diễn đạt ngắn gọn về vấn đề áp dụng cho nhiều loài nhưng không phải tất cả trong cùng một chi. Còn nếu muốn bày tỏ rằng áp dụng cho tất cả loài trong một chi thì chỉ dùng tên chi mà không có tên loài. Tên chi và loài thường được in nghiêng nhưng chữ viết tắt như "sp." không nên in nghiêng. Khi định danh một loài không rõ, có thể dùng "cf." (confer) trước tên loài để chỉ rằng cần thêm thông tin xác nhận. Các chữ viết tắt "nr." (near) hoặc "aff." (affine) có thể được dùng khi định danh chưa rõ nhưng giống với loài được đề cập sau. Với sự gia tăng của cơ sở dữ liệu trực tuyến, mã nhận dạng các loài đã được khởi tạo và xác định, bao gồm: Việc đặt tên cho một loài cụ thể, hay cả chi (và đơn vị phân loại cao hơn) chứa loài đó, là "giả thuyết" về mối quan hệ tiến hóa và khả năng phân biệt các loài trong nhóm sinh vật đó. Khi có thêm thông tin sẽ có thể chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết. Đôi lúc đặc biệt là trước kia khi còn khó khăn trong trao đổi thông tin, các nhà phân loại học làm việc riêng rẽ nên có thể đặt hai tên khác nhau mà sau này lại xác định đó lại cùng một loài. Khi đó, tên loài đặt trước thường được ưu tiên để giữ lại, còn các tên đặt sau coi là "Danh pháp đồng nghĩa". Ngược lại cũng có khi một đơn vị phân loại phải "tách" thành các đơn vị khác. Việc "gộp" hay "tách" tùy thuộc vào cách tiếp cận cá nhân chỉ ra khác biệt hoặc điểm chung giữa các sinh vật. Bộ mã danh pháp như Bộ danh pháp Động vật học Quốc tế ("International Code of Zoological Nomenclature" - ICZN) và Bộ danh pháp Quốc tế về tảo, nấm và thực vật ("International Code of Nomenclature for algae, fungi, and plants" - ICN) chỉ hướng dẫn về việc đặt tên mà không đưa ra quy tắc để xác định ranh giới loài. Ranh giới loài có thể thay đổi dựa trên các nghiên cứu, nghĩa là định nghĩa loài cũng có thể thay đổi dựa trên bằng chứng mới. Định nghĩa ranh giới dùng để phân biệt các loài, tên loài có thể mang nghĩa "sensu stricto" (s.s. - "theo nghĩa hẹp") theo cách chính xác do tác giả đưa ra, còn "sensu lato" (s.l. - "theo nghĩa rộng") biểu thị cách dùng rộng hơn, như bao gồm cả các loài phụ khác. Các chữ viết tắt khác như "auct." ("auctōrum" - "tác giả") hay hạn định như "non" ("không") có thể được dùng làm rõ thêm nghĩa chủ đích tác giả muốn diễn tả. Hầu hết sách giáo khoa hiện đại sử dụng Khái niệm loài sinh vật của để phát triển định nghĩa loài. Khái niệm này còn được gọi là khái niệm về sinh sản hay cách ly. Theo đó, loài được định nghĩa là "nhóm quần thể tự nhiên thực sự hoặc có khả năng giao phối với nhau, được cách ly sinh sản với các nhóm khác". Lập luận cho rằng định nghĩa này là hệ quả tất nhiên từ tác động của sinh sản hữu tính lên động lực chọn lọc tự nhiên. Việc Mayr dùng từ "có khả năng" ("potentially") là điểm tranh cãi; một số diễn giải đã loại trừ giao phối bất thường hoặc do con người can thiệp, hay với những động vật có khả năng giao phối nhưng thường không xảy ra trong tự nhiên. Rất khó có một định nghĩa loài chung cho tất cả các sinh vật. Tranh luận về khái niệm loài gọi là vấn đề loài ("species problem"). Vấn đề này đã tồn tại từ khi Darwin viết "Nguồn gốc các loài": Định nghĩa đơn giản của Mayr khá phù hợp với sinh vật đa bào nhưng không áp dụng được trong một số trường hợp như: Việc xác định loài trở nên khó khăn khi không thể dung hòa nghiên cứu phân tử và hình thái học; từ đó có thể phân thành hai loại: (i) một hình thái, nhiều dòng (hội tụ hình thái, phức hợp loài...) với (ii) một dòng, nhiều hình thái (ví dụ: tính mềm dẻo phenotype, nhiều giai đoạn vòng đời... ). Thêm nữa, chuyển gen ngang (horizontal gene transfer - HGT) gây khó khăn cho việc xác định loài. Tất cả các định nghĩa về loài đều giả định sinh vật thừa hưởng gen từ một hoặc cả hai bố mẹ, nhưng điều này không xảy ra với HGT. Có bằng chứng rõ ràng về HGT giữa các nhóm sinh vật nhân sơ rất khác nhau và cũng đôi khi giữa các nhóm sinh vật nhân thực khác nhau, như một số giáp xác và da gai. Nhà sinh học tiến hóa James Mallet kết luận rằng: Wilkins dẫn lại lập luận của các nhà sinh học như Brent Mishler về tính hợp lệ của khái niệm loài: "nếu chúng ta đang thực sự tiến hóa và tiếp cận phân loại bằng phương pháp chủng loại phát sinh, chúng ta nên thay thế khái niệm này bằng ý tưởng "nhánh nhỏ nhất"" (khái niệm loài chủng loại phát sinh). Wilkins đồng tình với cách tiếp cận này đồng thời lưu ý những khó khăn mà nó sẽ gây ra cho phân loại học. Ông trích dẫn nhận xét đầu thế kỷ 20 của nhà ngư học Charles Tate Regan rằng "loài là bất cứ thứ gì mà một nhà sinh vật học có trình độ thích hợp lựa chọn gọi là loài". Wilkins dẫn tiếp Nhà triết học Philip Kitcher gọi điều này là "khái niệm loài hoài nghi", nhưng cho rằng vấn đề này không phải hoài nghi mà giúp ích nhiều cho thực nghiệm phân loại bất cứ nhóm sinh vật nào dựa trên kinh nghiệm các nhà phân loại học. Khái niệm loài càng lộ rõ vấn đề trước sự tồn tại của nhiều loài phụ (vi loài), như những nhóm như nhiều loài thực vật ít có biến đổi di truyền thường tạo thành phức hợp loài. Ví dụ, địa đinh "Taraxacum officinale" và mâm xôi "Rubus fruticosus" là tập hợp nhiều loài phụ, có đến 400 vi loài mâm xôi "fruticosus" và hơn 200 vi loài địa đinh, đa dạng phức tạp do lai hóa, tiếp hợp vô tính và đa bội hóa gây khó khăn khi xác định dòng gen giữa các quần thể và tranh cãi khi phân loại. Phức hợp loài xảy ra ở côn trùng như bướm "Heliconius", động vật có xương sống như ếch cây "Boana" và nấm như "Amanita muscaria". Lai tạo tự nhiên đặt ra thách thức với khái niệm về loài cách ly sinh sản, vì các con lai có khả năng sinh sản cho phép dòng gen trao đổi giữa hai quần thể. Ví dụ, quạ mỏ nhỏ "Corvus corone" và quạ "Corvus cornix" được phân loại là các loài riêng biệt, nhưng chúng lai tạp tự do ở những vùng phân bố trùng lên nhau. Loài vành đai là một chuỗi liên kết của các quần thể loài có mối quan hệ láng giềng, mỗi quần thể trong số đó có thể giao phối hữu tính với các quần thể có quan hệ gần nhau, nhưng tồn tại ít nhất hai quần thể đóng vai trò kết thúc trong chuỗi có huyết thống quá xa để dẫn đến việc lai tạo, mặc dù có một dòng gen tiềm ẩn giữa mỗi quần thể "liên kết". Những quần thể "kết thúc", không giao phối dù được kết nối về mặt di truyền như vậy có thể có cùng khu vực phân bố nên đóng vành đai. Do đó, các loài vành đai là vật cản cho bất kỳ khái niệm loài nào dựa vào sự cách ly sinh sản. Tuy nhiên, loài vành đai rất hiếm, các ví dụ thường gặp như quần thể mòng biển cá trích - mòng biển nhỏ lưng đen xung quanh cực Bắc, nhóm "Ensatina" gồm 19 quần thể kỳ nhông ở Mỹ và chích xanh lục châu Á. Nhưng nhiều loài được gọi là loài vành đai hóa ra là do phân loại sai dẫn đến câu hỏi liệu thực sự có bất kỳ loài vành đai nào hay không. Các loài có thể biến đổi, như tiến hóa thành loài mới, trao đổi gen với loài khác, hợp nhất với loài khác hoặc tuyệt chủng. Quá trình quần thể sinh vật tiến hóa thành các loài khác biệt hoặc trở nên cách ly sinh sản được gọi là hình thành loài. Charles Darwin là người đầu tiên mô tả vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với sự hình thành loài trong tác phẩm "Nguồn gốc các loài" năm 1859. Hình thành loài phụ thuộc vào chừng mức cách li sinh sản, dòng gen suy giảm. Việc này dễ xảy ra đối với hình thành loài khác vùng, nơi các quần thể bị tách biệt về mặt địa lý và có thể phân hóa dần dần khi tích lũy các đột biến. Lai hóa tác động đến cách ly sinh sản, nhưng có thể chống lại điều này một khi cặp quần thể có alen không tương thích của cùng một gen, như được miêu tả trong mô hình Bateson – Dobzhansky – Muller. Một cơ chế khác là hình thành phát sinh chủng loài liên quan đến một dòng giống thay đổi dần theo thời gian trở thành dạng mới khác biệt, mà không làm tăng số lượng loài phát sinh. Sự truyền gen theo hàng ngang giữa những sinh vật khác loài, thông qua lai hóa, chuyển đổi kháng nguyên, hoặc tái sắp xếp, đôi khi là nguồn biến dị di truyền quan trọng. Virus có thể chuyển gen giữa các loài. Vi khuẩn có thể trao đổi plasmid với vi khuẩn loài khác, kể cả một số loài có quan hệ họ hàng xa trong các vực phát sinh loài khác nhau, gây khó khi phân tích mối quan hệ giữa chúng và làm khái niệm loài vi khuẩn không còn vững chắc. Louis-Marie Bobay và Howard Ochman gợi ý có thể nhóm các loại vi khuẩn thành "các cộng đồng thường xuyên hoán đổi gen" dựa trên phân tích nhiều bộ gen. Như vậy, vi khuẩn cũng có thể nhóm thành loài giống như khái niệm loài sinh học của Mayr, chỉ là bao gồm các quần thể sinh sản vô tính trao đổi gen bằng cách tái tổ hợp tương đồng. Một loài gọi là tuyệt chủng khi cá thể cuối cùng của loài đó chết, nhưng loài đó cũng có thể đã tuyệt chủng về chức năng từ trước đó. Ước tính hơn 99% tất cả các loài từng sống trên Trái Đất (khoảng 5 tỷ loài) hiện đã tuyệt chủng. Có nhiều loài tuyệt chủng hàng loạt như ở cuối kỷ Ordovic, Devon, Permi, Tam Điệp và Phấn Trắng. Tuyệt chủng hàng loạt do nhiều nguyên nhân khác nhau như núi lửa hoạt động, biến đổi khí hậu, thay đổi hóa học trong khí quyển và đại dương, từ đó ảnh hưởng lớn đến sinh thái, khí quyển, bề mặt đất và nước trên Trái Đất. Một hình thức tuyệt chủng khác là hiện tượng đồng hóa loài thông qua lai tạo với loài khác, kết quả phát sinh gọi là loài chuyển dịch (compilospecies). Các nhà sinh vật học và nhà bảo tồn cần phân loại và nhận diện sinh vật trong lĩnh vực chuyên môn tương ứng. Khó khăn khi xếp các cá thể vào một loài theo cách chuẩn xác tạo ra nguy cơ không hợp lệ cho kết quả nghiên cứu, ví dụ như phép đo mức độ phong phú của một loài trong nghiên cứu hệ sinh thái. Các khảo sát dùng khái niệm loài phát sinh chủng loại cho kết quả số loài nhiều hơn 48%, cũng như quần thể và phạm vi nhỏ hơn khi áp dụng khái niệm khác. Điều này được gọi là "lạm phát phân loại", có thể tạo ra thay đổi hình thức sai lệch về số lượng các loài có nguy cơ tuyệt chủng, từ đó dẫn đến khó khăn về vấn đề chính trị và thực tiễn. Một số nhà quan sát cho rằng tồn tại mâu thuẫn cố hữu giữa mong muốn thấu hiểu các quá trình hình thành loài với nhu cầu nhận diện và xếp loại. Luật bảo tồn tại nhiều quốc gia có những điều khoản đặc biệt nhằm ngăn ngừa các loài sinh vật bị tuyệt chủng. Với các loài lai, ví dụ lai giữa một loài được bảo vệ với một loài không được bảo vệ, đôi khi kéo theo xung đột cho các nhà lập pháp, chủ đất và nhà bảo tồn. Trường hợp kinh điển ở Bắc Mỹ có thể kể đến tranh cãi pháp lý đối với cú đốm phương bắc được bảo vệ lai với cú đốm California và cú lông sọc không được bảo vệ. Các lập luận cho rằng vấn đề loài thực ra tồn tại là do dùng nhiều khái niệm loài khác nhau, giải pháp là loại bỏ khái niệm loài và tất cả thứ bậc phân loại khác, thay vào đó sử dụng nhóm đơn ngành không có thứ bậc. Lập luận tiếp theo là vì các loài không so sánh được với nhau, nên việc đếm số loài không nói lên đa dạng sinh học; từ đó đề xuất các cách thức về đa dạng sinh học phát sinh loài để thay thế. Trong "Sinh vật học", Aristoteles dùng thuật ngữ "γένος" ("génos") để gọi phân loại giống như "lớp" (ví dụ Chim hay Cá, và "εἶδος" ("eidos") cho dạng nằm trong "γένος" như sếu, đại bàng, quạ hay sẻ. Các thuật ngữ này được dịch tương ứng sang chữ Latinh là "genus" và "species" nhưng không mang ý nghĩa phân loại Linnaeus đang dùng, ngày nay chim là một lớp, sếu là một họ còn quạ là một chi. Các "γένος" phân loại riêng rẽ nhờ vào thuộc tính; như chim thì có lông vũ, mỏ, cánh, máu nóng và đẻ trứng vỏ cứng. Còn "εἶδος" thì phân biệt nhờ các đặc điểm chung toàn bộ cá thể, con non thừa hưởng các biến thể từ cha mẹ. Aristoteles tin rằng tất cả "γένος" là khác biệt và không biến đổi. Cách tiếp cận của ông vẫn ảnh hưởng cho đến thời Phục Hưng. Khi bắt đầu hệ thống hóa các sinh vật sống, các nhà quan sát thời kỳ cận đại từng xếp động vật và thực vật theo những tiêu chí riêng. Giờ đây, nhiều tiêu chí ấy sẽ bị coi là kỳ cục: sắp xếp dựa trên màu sắc (thực vật có hoa màu vàng) hoặc hành vi (rắn, bọ cạp và một số loài kiến có thể cắn, chích, đốt). Năm 1686, nhà tự nhiên học Anh John Ray là người đầu tiên cố gắng định nghĩa sinh học về loài như sau: Vào thế kỷ 18, nhà khoa học Thụy Điển Carl Linnaeus phân loại sinh vật theo các đặc điểm cơ thể chung chứ không chỉ dựa trên sự khác biệt. Ông đưa ra ý tưởng về một trật tự phân loại học dựa trên các đặc điểm có thể quan sát được và nhằm phản ánh những mối quan hệ tự nhiên. Tuy nhiên vào thời điểm đó, niềm tin phổ biến vẫn cho rằng dù ngoại hình giống nhau thế nào chăng nữa thì cũng không hề có mối liên hệ hữu cơ nào giữa các loài. Quan điểm này bị ảnh hưởng từ nền giáo dục học thuật và tôn giáo châu Âu hằn sâu tư tưởng Thượng Đế sắp xếp cõi sinh vật, tạo thành phân loại Aristoteles gọi là "scala naturae" hay "nấc thang tạo vật". Nhưng dù loài có cố định hay không thì "scala" (thang) cho thấy hàm ý phát triển đi lên. Khi xem xét bằng chứng về sự lai tạo, Linnaeus nhận ra rằng các loài không cố định và có thể thay đổi. Tuy vậy, ông không cho rằng các loài mới có thể phát sinh mà duy trì quan điểm loài được cố định theo thiết kế thiên thượng thì có thể thay đổi thông qua lai hóa hoặc thích nghi. Đến thế kỷ 19, các nhà tự nhiên học hiểu rằng các loài có thể thay đổi hình dạng theo thời gian và lịch sử trái đất đủ dài cho những biến đổi lớn. Trong tác phẩm "Philosophie Zoologique" ("Triết học Động vật học") năm 1809, Jean-Baptiste Lamarck đã mô tả sự chuyển đổi loài, đề xuất rằng một loài có thể thay đổi theo thời gian, khác biệt hoàn toàn với tư tưởng Aristoteles. Năm 1859, Charles Darwin và Alfred Russel Wallace đưa ra học thuyết về tiến hóa và hình thành loài mới. Darwin cho rằng các quần thể đã tiến hóa chứ không phải các cá thể, bằng chọn lọc tự nhiên tạo ra biến thể tự nhiên giữa các cá thể. Điều này đòi hỏi định nghĩa loài mới. Với kết luận loài về hình thức là ý tưởng, tạm thời hữu ích để định danh các nhóm cá thể tương tác với nhau, ông viết:
5356
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5356
Hương
Hương trong tiếng Việt có nhiều nghĩa. Nó có thể là:
5360
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5360
Cồn
Cồn có thể là:
5363
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5363
Nad Tatrou sa blýska
Nad Tatrou sa blýska ("Tia chớp trên dãy Tatra") là quốc ca Slovakia, lời thơ được Janko Matúška sáng tác cuối năm 1843 trên nền nhạc bài dân ca "Kopala studienku". Lời thơ mang thông điệp chống áp bức và thức tỉnh dân tộc được viết khi phong trào hồi sinh dân tộc Slovak đòi độc lập đang đến cao điểm, cùng thời với các dân tộc Slav khác phụ thuộc vào các dân tộc lớn đang khao khát quyền tự quyết dân tộc. Bài hát được ghi nhận lần đầu năm 1844 khi nhóm sinh viên Trường Tin lành Batislava bỏ học lên đường về Levoča để phản đối việc Ľudovít Štúr bị sa thải do các hoạt động lãnh đạo phong trào dân tộc của ông. Bài hát được yêu chuộng trong Khởi nghĩa Slovakia trong những năm 1848 - 1849, lời thơ được dùng làm một phần quốc ca Tiệp Khắc năm 1918 và quốc ca Slovakia độc lập năm 1993. Vấn đề tác giả bị tranh cãi trong nhiều thời gian cho đến năm 1967, sau khi các nhà nguyên cứu tìm thấy và công bố bài thơ được bạn học của Janko Matúška ghi lại vào sổ tay của mình từ năm 1844. =Bối cảnh= Các tư tưởng trụ cột về tự do và bình đẳng của Phong trào Khai sáng đã thúc đẩy các dân tộc riêng lẻ phụ thuộc vào các dân tộc lớn đi tìm sự tồn tại riêng cho mình như Bạch Nga, Séc, Slovak, Ucraina, Serbia v.v. bằng nổ lực độc lập ngôn ngữ, văn hóa và chính trị. Dân tộc Slovak trong Vương quốc Hungary khởi đầu công cuộc hình thành dân tộc Slovak hiện đại qua Phong trào Hồi sinh dân tộc Slovak từ thế kỉ 18 với hai luồn chính: bên Tin lành muốn giữ lập trường về sự thống nhất các dân tộc Slav, nhưng cánh Công giáo đứng đầu là Anton Bernolák theo xu hướng tách riêng cho dân tộc Slovak. Đến giữa thế kỉ 19, khuynh hướng độc lập dân tộc và yêu cầu quyền tự quyết của người Slovak biểu hiện mạnh mẽ trong phong trào Štúr đứng đầu là Ľudovít Štúr và ngược lại, Hungary hóa cũng đã quá mạnh, công chức và cảnh sát thẳng tay với các nổ lực độc lập của các dân tộc phụ thuộc Hungary. Từ năm 1839, nhà thơ trẻ Janko Matúška là thành viên Viện Ngôn ngữ và Văn học Séc-Slovak thuộc Trường Tin lành Bratislava, trung tâm hoạt động quan trọng nhất của phong trào dân tộc Slovak. Ông bắt đầu làm thơ, trong đó ông đã thể hiện rung động về nhịp điệu lấy từ các bài dân ca. Cải biên các bài dân ca vào thơ là một trong những xu hướng của nhiều nhà thơ lãng mạn Slovak thời này. Trong bầu không khí sáng tạo của viện, Juraj Palkovič và Ľudovít Štúr đã thúc dục những nhà dân tộc trẻ gần gũi với dân chúng hơn, kêu gọi sinh viên từ bỏ tiếng Bernolák của Anton Bernolák, người đã có công khơi thủy các nổ lực thống nhất ngôn ngữ Slovak tản mát và chyển sang dùng tiếng Slovak chuẩn của Ľudovít Štúr. Cuối năm 1843, giáo hội của trường dưới áp lực chính trị đã quyết định cách chức và sa thải Ľudovít Štúr, người đang thay thế các công việc của giáo sư Juraj Palkovič đã già ốm. Những lời thơ khuấy động đấu tranh này được các sinh viên theo phong trào Štúr hát lên lần đầu tiên khi họ chia tay nhóm bạn học rời bỏ Trường Tin lành Bratislava về Levoča để phản đối vào tháng 3 năm 1844, Quốc ca là một trong các biểu tượng quan trọng của quốc gia. Các biểu tượng có thể mang nhiều câu chuyện huyền thoại cũng như những trang sử tỉnh táo. Việc ra đời quốc ca Slovak còn có một huyền thoại Câu chuyện này có nhiều liên hệ đến các sự kiện đến với sinh viên của Viện Ngôn ngữ và Văn học Séc-Slovak với các tuần tự thời gian khác. Đó là những cha đạo và những người giảng đạo tương lai, họ thường tụ họp sau giờ học để giải trí. Một trong những thú vui của họ là ca hát và họ chơi được nhiều nhạc cụ khác nhau. Họ lập thành các nhóm chơi đàn vi ô lông, kèn túi, đàn gita, đàn bas, sáo và cùng hát các bài hát đấu tranh dân tộc. Vào giao thừa 1843, nhóm 22 sinh viên đã họp nhau trong một ngôi nhà nhỏ không xa trường ở Bratislava để quyết định bỏ trường để biểu hiện thái độ phản đối, họ quyết định về Trường Tin lành ở Levoča để học tiếp. Một số trong số họ ra đi còn do lo ngại của phụ huynh từ các áp lực của chính quyền. Kế hoạch được thực hiện vào đầu tháng 3 năm 1844 khi vẫn còn tuyết lạnh, tuy nhiên, chỉ có 13 sinh viên đến Levoča và học hết khóa. Theo tài liệu của cảnh sát còn được giữ lại về việc tìm kiếm các sinh viên thất lạc, chín sinh viên vắng mặt được ghi nhận khi nhóm sinh viên 13 người đã đến gần đích tại ngôi làng Batizovce. Việc tìm kiếm các sinh viên vắng mặt diễn ra trên những chiếc xe ngựa đường dài trong mùa đông lạnh giá giữa các ngôi làng dưới các ngọn núi Tatra hùng vĩ trên trục đường Svit – Veľký Slavkov – Poprad – Abrahámovce – Jánovce – Spišský Štvrtok – Levoča. =Tác giả lời thơ= Do nguyên bản của Janko Matúška không được lưu giữ, mặc dù bài hát mang phong cách quốc ca này xuất hiện từ giữa hai năm 1843 và 1844, một thời gian dài sau đó nó được sử dụng vô danh hoặc tác giả là vấn đề tranh cãi. Bản thân Janko Matúška sau khi rời Trường Tin lành Bratislava ông tham gia khởi nghĩa Slovakia 1848 - 1849. Sau 1849, Janko Matúška ngừng xuất bản các sáng tác của mình và làm công chức nhà nước ở quê nhà Dolný Kubín. Ông không hạnh phúc với vợ, bà Žofia Veselovská xứ Námestovo, không toại nguyện với kết cục của khởi nghĩa cũng như với công việc công chức của mình, cuối cùng ông rơi vào cờ bạc và mất ở tuổi 56. Trong những năm Khởi nghĩa Slovak, những người tình nguyện viên thường hát bài này, từ đó nó mang tên "Tình nguyện viên" trong cả hai thế chiến và cả khi Tiệp Khắc ra đời năm 1918. Cuối chiến tranh thế giới thứ nhất, bài ca được hát lên trong các chiến hào và các trại tù binh nhiều hơn các bài ca mang phong cách quốc ca cùng thời như "Hej Slováci" (Samo Tomášik, 1834) hay "Kto za pravdu horí" (Karol Kuzmány, 1848). Bài thơ "Tình nguyện viên" bốn khổ không tên tác giả được in lần đầu trên tờ rơi năm 1849 tại Banská Bystrica cùng với bài thơ Do zbroja! của Karol Kuzmány. Cùng năm, bài thơ với đúng nội dung như thế được phát hành ở Banská Štiavnica. Hai năm sau đó, năm 1851 Daniel Lichard phát hành bài thơ không tên tác giả trên ấn phẩm lịch Domová pokladnica của mình tại Banská Bystrica. Bản in cũ nhất của bài thơ "Tình nguyện viên" không có tên tác giả in vào năm 1851 còn giữ được đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Slovakia. Đầu thế kỉ 20, quyền tác giả vẫn còn được coi là của Karol Kuzmány. Năm 1893, Jozef Podhradský, bạn học của Janko Matúška đăng bài về Ján Kollár trên tạp chí Slovenské pohľady trong đó có đoạn ông kể ông phải chơi đàn gita khi bạn học của ông, Janko Matúška viết thơ như bài "Nad Tatrou sa blýska, hromy divo bijú". Mãi đến năm 1966 các nhà nguyên cứu mới nhận được di vật từ gia đình của Viliam Pauliny - Tóth, bạn học của Janko Matúška, trong đó có sổ tay ghi lại bài thơ Ponad Tatrou blýska. Trong sự kiện năm 1844, Viliam Pauliny - Tóth quyết định không về Levoča mà ở lại trường, ông đã ghi lại bài hát tiễn biệt vào sổ tay của mình để làm kỉ niệm. Đây là phiên bản quốc ca lâu đời nhất còn được lưu trữ được ghi chép vào năm 1944 với tựa đề "Prešporský Slowáci, budaucj Lewočané", có 6 khổ thơ và tên tác giả là Janko Matúška. Trong tựa đề, Viliam Pauliny - Tóth nói về những người bạn học Slovak rời bỏ thành phố Bratislava, lúc này mang tên Prešporok (Prešporský Slowáci - người Slovak ở Prešporok), và sẽ trở thành sinh viên trường Tin lành Levoča (budaucj Lewočané - người Levoča tương lai). Nhờ di vật này, Janko Matúška được khẩng định là tác giả của bài thơ sau xuất bản năm 1967 của Pavol Vongrej. =Lời thơ qua các thời kì= Bốn năm sau khi Janko Matúška viết lời, khởi nghĩa vũ trang Slovakia nổ ra trong hai năm 1848 - 1849 giữa vài chục nghìn tình nguyện viên Slovak với sự ủng hộ của Đế quốc Áo chống lại Vương quốc Hungary. Bài hát "Nad Tatrou sa blýska" không tác giả được các tình nguyện viên yêu thích và được gọi là "Tình nguyện viên". Bài thơ được in ấn lần đầu với bốn khổ thơ mang tên "Tình nguyện viên", từ đó đến vài thập kỉ sau đa số đều chấp nhận rằng bài thơ chỉ có bốn khổ thơ, cho đến khi tìm thấy sổ tay của Viliam Pauliny - Tóth. Viliam Pauliny - Tóth ghi lại bài thơ của Janko Matúška bằng ngôn ngữ Slovak trong thời kì đang được hoàn thiện, lời thơ ghi chép từ năm 1844 còn mang những dấu tích từ tiếng Séc và chính tả ngữ âm của Ľudovít Štúr. Sổ tay Viliam Pauliny - Tóth không chỉ thay đổi quan điểm về tác giả mà còn mang đến đầy đủ 6 khổ thơ của Janko Matúško. Tài liệu lâu năm nhất này đang được được lưu trữ trong kho lưu trữ văn học của Thư viện Quốc gia Slovakia tại Martin. Khi Tiệp Khắc hình thành năm 1918, các cuộc tranh luận nảy lửa đã diễn ra về vấn đề quốc ca. Quốc ca có những giới hạn có nhiệm vụ thay mặt cho nhiều dân tộc trong một quốc gia mới hình thành vói nhiều dân tộc, trong đó có nhiều dân tộc lớn chiếm tỉ lệ dân số cao vào đầu thế kỉ 20 trên lãnh thỏ Séc và Slovakia trong quốc gia Tiệp Khắc như Séc, Slovak, Morava, Hung. Ngoài ra, nó còn phải đại diện cho nhiều xu hướng chính trị cùng thời. Về phần người Slovak, bài thơ của Janko Matúška được chọn từ các bài hát mang phong cách quốc ca: Hej, Slováci của Samo Tomášik, Kto za pravdu horí của Karol Kuzmány và Nad Tatrou sa blýska của Jank Matúška. Bên Séc chọn bài Kde domov můj. Quốc ca Tiệp Khắc ra đời không nhận được sự đồng thuận từ tất cả các bên về việc chọn bài hát, nội dung lời và hình thức, nhiều năm sau khi quốc gia hình thành nó vẫn không được ghi nhận trong bộ luật quốc gia. Đến năm 1930, hội đồng bộ trưởng quyết định về quốc ca Tiệp Khắc: khổ thơ đầu của bài thơ "Nad Tatrou sa blýska" tiếng Slovak đã trở thành phần hai của quốc ca song ngữ của Tiệp Khắc, trong đó phần đầu là bài Kde domov můj tiếng Séc. Các phản ứng của những người Slovak không đồng tình tiếp diễn sau đó, nhất là những người theo chủ nghĩa tự trị, họ vẫn hát bài Hej, Slováci hay Kto za pravdu horí thay cho quốc ca chính thức. Trong thời kì phụ thuộc Phát xít Đức, chính bài Hej, Slováci đã là quốc ca của Cộng hòa Slovakia (1939–1945). Một chi tiết quan trọng trong phần Slovak, trong câu "Zastavme sa bratia" khác với nội dung thơ của Janko Matúška "Zastavme ich bratia" trong cả lịch sử Tiệp Khắc. Hoán đổi này nhiều khả năng đã xảy ra do sai lẫn hay do một quyết định quan liêu vào năm 1918 khi Tiệp Khắc hình thành. Câu thơ "Zastavme ich bratia" (Hới những người anh em hãy chặn chúng lại) bị viết lại thành một nội dung thụ động "Zastavme sa bratia" (Hỡi những người anh em hãy dừng lại) để giữ vần với chữ sa trong câu thứ ba. Quốc ca còn được viết bằng tiếng Đức cho người dân tộc Đức sống tại Tiệp Khắc. Giữa các năm 1918 - 1938 còn tồn tại phiên bản quốc ca Tiệp Khăc tiếng Hung nhưng chỉ lấy lời từ phần quốc ca Séc Kde domov můj, chỉ có câu cuối cùng tiếng Séc země česká, domov můj (đất nước Séc, quê hương tôi) được dịch và chuyền lời sang tiếng Hung thành Csehszlovák föld a hazám (Đất nước Tiệp Khắc, quê hương tôi). "Nad Tatrou sa blýska" là quốc ca Slovakia từ năm 1993. Vào những ngày thâng 11 năm 1989, khi cách mạng Nhung đang diễn ra, các cuôc biểu tình đều kết thúc bằng quốc ca Slovak, khi này mọi người vẫn hát câu "Zastavme sa bratia" trong quốc ca Tiệp Khắc. Một lần, khi Milan Kňažko chuẩn bị bắt nhịp bài quốc ca cho người biểu tình hát, Ľubomír Feldek đứng cạnh đã khuyên ông hãy hát thành Zastavme ich (Hãy chặn chúng lại). Milan Kňažko đã hát như thế vào microfon và cả quảng trường cùng hát theo, từ đó câu thơ của Janko Matúška đã trở lại quốc ca Slovakia. Đây là thay đổi duy nhất được thực hiện giữa phần Slovak trong quốc ca Tiệp Khắc và quốc ca Slovak hiện tại. Qua thời gian, có nhiều tác giả nổ lực viết quốc ca mới nhưng không có kết quả. =Nhạc= Kopala studienku là một bài hát dân gian của Slovakia. Năm 1844, Janko Matúška đã đề nghị dùng nhạc bài dân ca Kopala studienku cho lời thơ mang chất quốc ca của mình, sau đó nó đã trở thành quốc ca chính thức của Slovakia, ban đầu như phần thứ hai trong quốc ca Tiệp Khắc năm 1818 và sau này là quốc ca Slovakia riêng biệt từ 1993. Béla Bartók sưu tầm các bài dân ca Slovak từ năm 1906. Năm 1908 trong sưu tập các bài hát dân ca, ông có ghi nhận một bài hát có lời Hungary Azt mondják, nem adnak engem galambomnak có cùng nhạc của bài Kopala studienku. Trong quyển sách Các bài dân ca Slovak ông còn ghi nhận thêm hai bài khác hơi khác về lời và nhạc. Bài hát được Ján Levoslav Bella hòa âm cho dàn hợp xướng nam trong B-moll năm 1864. Trong thời Tiệp Khắc, phần Slovak trong quốc ca chung qua sửa đổi của nhà soạn nhạc người Séc Václav Trojan chỉ có một đoạn trong bài thơ Nad Tatrou sa blýska của Janko Matúška. Năm 1992, quốc ca của Slovakia độc lập được hoàn thiện và cải biên từ các phát họa của nhà soạn nhạc Alexander Moyzes cho quốc ca Slovak từ những năm 1934 - 1945 và được nhà soạn nhạch Ladislav Burlas hoàn thiện tổng thể. Bài nhạc được dàn nhạc giao hưởng Slovak thực hiện vào tháng 12 năm 1992 dưới sự chỉ đạo của nhạc trưởng Ondrej Lenárd. =Quốc ca trong hiện thực= Quốc ca dân tộc Slovak xuất hiện cùng thời với các dân tộc khác trong Phong trào Khai sáng. Quốc ca các dân tộc phụ thuộc như Slovak đều mang niềm khát khao thay vì biểu tượng thực tiễn do các quốc gia này chưa tồn tại so với quốc ca các nước lớn như Hungary với lãnh thổ tồn tại trải dài từ các cao nguyên Carpat đến sông Danube, Đức từ Maas đến Memel từ Etsch qua Balt. Trong lời thơ của Janko Maúška, sấm dữ (Hromy divo bijú) trong câu đầu ám chỉ các thế lực thù địch mà người Slovak phải chặn lại, sét sấm (blesky hromu) trong câu thứ hai mang ý nghĩa tích cực như một cơn bão đánh thức đất nước Slovakia còn say ngủ. Có những ý kiến cho rằng, quốc ca đã lỗi thời và không phản ánh hiện thực dân tộc ngày nay. Tuy nhiên đó cũng là tình trạng của nhiều quốc ca khác trên thế giới, nhưng ít có trường hợp quốc ca truyền thống được thay đổi ngoài trường hợp quốc ca Nga. Tuy nhiên yếu tố tinh thần bất biến trong nhạc điệu của quốc ca cũng là điều không thể bỏ qua trong mục tiêu nâng cao lòng yêu nước và khẳng định bản sắc quốc gia. = Tham khảo =
5364
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5364
Nguyên tố vi lượng
Nguyên tố vi lượng, còn được gọi là vi lượng tố (tiếng Anh: trace element, còn được gọi là minor element) là một nguyên tố hóa học có nồng độ (hoặc các cách đo lượng khác) rất thấp. Chúng được phân thành hai nhóm: thiết yếu và không thiết yếu. Các nguyên tố vi lượng cần thiết cho nhiều quá trình sinh lý và sinh hóa ở cả thực vật và động vật. Các nguyên tố vi lượng không chỉ đóng vai trò trong các quá trình sinh học mà còn đóng vai trò là chất xúc tác tham gia vào các cơ chế oxy hóa khử.
5367
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5367
Bảng tuần hoàn
Bảng tuần hoàn (tên đầy đủ là Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, còn được biết với tên Bảng tuần hoàn Men-đê-lê-ép, là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành dạng bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng. Các nguyên tố được biểu diễn theo trật tự số hiệu nguyên tử tăng dần, thường liệt kê cùng với ký hiệu hóa học trong mỗi ô. Dạng tiêu chuẩn của bảng gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng, với hai dòng kép nằm riêng nằm bên dưới cùng. Các hàng trong bảng gọi là các chu kỳ, trong khi các cột gọi là các nhóm, một số có tên riêng như halogen hoặc khí hiếm. Bởi vì theo định nghĩa một bảng tuần hoàn thể hiện những xu hướng tuần hoàn, bất kỳ bảng dưới dạng nào cũng có thể dùng để suy ra mối quan hệ giữa các tính chất của nguyên tố và tiên đoán tính chất của những nguyên tố mới, chưa được khám phá hoặc chưa tổng hợp được. Do đó, một bảng tuần hoàn-dù ở dạng tiêu chuẩn hay các biến thể-cung cấp khuôn khổ hữu ích cho việc phân tích thuộc tính hóa học, và các bảng như vậy được sử dụng rộng rãi trong hóa học và các ngành khoa học khác. Mặc dù có những người tiên phong trước đó, Dmitri Ivanovich Mendeleev thường được xem là người công bố bảng tuần hoàn phổ biến đầu tiên vào năm 1869. Ông đã phát triển bảng tuần hoàn của mình để minh họa các xu hướng tuần hoàn trong thuộc tính các nguyên tố đã biết khi đó. Mendeleev cũng tiên đoán một số thuộc tính của các nguyên tố chưa biết mà ông hi vọng sẽ lấp vào những chỗ trống trong bảng này. Hầu hết những tiên đoán của ông tỏ ra chính xác khi các nguyên tố đó lần lượt được phát hiện. Bảng tuần hoàn của Mendeleev từ đó đã được mở rộng và hiệu chỉnh với sự khám giá hoặc tổng hợp thêm những nguyên tố mới và sự phát triển của các mô hình lý thuyết để giải thích thuộc tính hóa học. Tất cả các nguyên tố có số nguyên tử từ 1 (Hydro) đến 118 (oganesson) đã được phát hiện hoặc ghi nhận tổng hợp được, trong khi các nguyên tố 113, 115, 117 và 118 vẫn chưa được thừa nhận rộng rãi. 98 nguyên tố đầu tồn tại trong tự nhiên mặc dù một số chỉ tìm thấy sau khi đã tổng hợp được trong phòng thí nghiệm và tồn tại với lượng cực nhỏ. Các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 99 đến 118 chỉ được tổng hợp ra, hoặc được tuyên bố là đã tổng hợp được trong phòng thí nghiệm. Người ta hiện vẫn đang theo đuổi việc tạo ra các nguyên tố có các số hiệu nguyên tử lớn hơn, cũng như tranh cãi về câu hỏi rằng bảng tuần hoàn có thể cần phải hiệu chỉnh ra sao để tương thích với những nguyên tố mới sẽ thêm vào. Tất cả các phiên bản của bảng tuần hoàn chỉ bao gồm các nguyên tố hóa học, không bao gồm hỗn hợp, hợp chất hay các hạt hạ nguyên tử. Mỗi nguyên tố hóa học có một số hiệu nguyên tử đặc trưng đại diện cho số proton có trong hạt nhân của nó. Hầu hết các nguyên tố có thể có số neutron khác nhau giữa các nguyên tử, các biến thể này gọi là các đồng vị của nguyên tố đó. Chẳng hạn, cacbon có 3 đồng vị tồn tại trong tự nhiên: hầu hết cacbon tự nhiên có 6 proton và 6 neutron, nhưng cỡ khoảng 1% có 8 neutron và một lượng rất nhỏ có 7 neutron. Đồng vị không tách rời mà gộp lại trong một ô của bảng tuần hoàn như một nguyên tố duy nhất với khối lượng trung bình theo hàm lượng. Những nguyên tố không có đồng vị bền nào có khối lượng nguyên tử bằng của đồng vị bền nhất và được đặt trong dấu ngoặc đơn. Trong bảng tuần hoàn tiêu chuẩn, các nguyên tố được liệt kê theo thứ tự số hiệu nguyên tử tăng dần. Một hàng mới (tức một chu kỳ) bắt đầu khi một lớp electron mới thêm vào. Các cột (tức nhóm) được xác định bởi cấu hình electron của nguyên tử; những nguyên tố có cùng số electron trong một phân lớp cụ thể rơi vào cùng cột (chẳng hạn oxi và seleni nằm cùng cột bởi vì chúng đều có 4 electron ở phân lớp p ngoài cùng). Các nguyên tố với tính chất hóa học tương tự nhau thường nằm trong cùng nhóm, mặc dù ở khối f và ít nhiều ở khối d, các nguyên tố cùng chu kì cũng thường có tính chất tương tự nhau. Do đó, người ta có thể tiên đoán tương đối dễ dàng tính chất hóa học của một nguyên tố nếu biết tính chất của các nguyên tố xung quanh nó. Tính tới tháng 12 năm 2016, bảng tuần hoàn có 118 nguyên tố đã được xác nhận, bao gồm các nguyên tố từ 1 (hiđrô) tới 118 (oganesson) trong đó các nguyên tố 113, 115, 117 và 118 đã được tổng hợp trong phòng thí nghiệm và những tuyên bố tổng hợp thành công chúng đã được IUPAC chính thức công nhận lần lượt là nihoni (Nh), moscovi (Mc), tennessine (Ts), và oganesson (Og). Tổng cộng 98 nguyên tố xuất hiện trong tự nhiên; 20 nguyên tố còn lại, từ ensteini tới oganesson, chỉ xuất hiện trong phép tổng hợp nhân tạo. Trong số 98 nguyên tố đó, 84 là nguyên tố nguyên thủy, nghĩa là xuất hiện trước khi Trái Đất hình thành. 14 nguyên tố còn lại chỉ xuất hiện trong các chuỗi phân rã của các nguyên tố nguyên thủy. Không có nguyên tố nào nặng hơn einsteini (số hiệu 99) từng quan sát thấy với lượng vĩ mô ở dạng tinh khiết. Một nhóm, còn gọi là một họ, là một cột đứng trong bảng tuần hoàn. Các nhóm thường thể nhiều xu hướng tuần hoàn quan trọng hơn là các chu kỳ và các khối. Các thuyết về cấu trúc nguyên tử trong cơ học lượng tử hiện đại giải thích rằng các nguyên tố trong cùng một nhóm có cấu hình electron như nhau trong lớp hóa trị của chúng, và do đó các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất hóa học giống nhau và thể hiện một xu hướng rõ ràng trong các tính chất với số hiệu nguyên tử tăng dần. Tuy nhiên, trong một vài phần của bảng tuần hoàn, như các khối d và f, tính tương đồng theo chiều ngang có thể quan trọng không kém, hoặc thậm chí quan trọng hơn, tính tương đồng theo chiều dọc. Theo quy ước đặt tên quốc tế, các nhóm đánh số từ 1 đến 18 từ cột đầu tiên bên trái (kim loại kiềm) đến cột cuối cùng bên phải (khí hiếm). Trước đây, chúng được đánh thứ tự theo số La Mã. Ở Hoa Kỳ (và một số nước khác) trước kia, người ta phân các nhóm vào loại "A" nếu nhóm đó chỉ chứa lớp s hoặc p, hoặc "B" nếu nhóm đó chứa lớp d. Số La Mã bằng hàng đơn vị của thứ tự cột từ trái sang phải (chẳng hạn, cột thứ 4 là nhóm IVB, và cột thứ 14 là IVA). Các nhóm thứ 8, 9, 10 được xếp chung thành một nhóm lớn là VIIIB. Tiêu chuẩn cũ của IUPAC từng lưu hành ở châu Âu cũng tương tự, trừ chữ "A" được dùng nếu nhóm nằm trước 10 và "B" được dùng cho nhóm 10 trở về sau; ngoài ra nhóm VIIIB ở đây gọi là nhóm VIII còn nhóm VIIIA là nhóm 0. Năm 1988, hệ thống đặt tên IUPAC mới có hiệu lực, và các tên gọi nhóm cũ theo chữ số La Mã đã bị loại bỏ, nhưng vẫn tồn tại ở một số nước như Việt Nam. Tham khảo các cách gọi tên nhóm cũ và mới ở bảng phía dưới. Một số nhóm này có tên thông thường, chẳng hạn nhóm 2 được gọi là nhóm kim loại kiềm thổ. Nhóm 3–10 không có tên chung của 3 nhóm và được xem là đơn giản bởi các nhóm của chúng hoặc bởi tên gọi của nhóm đầu tiên trong nhóm của chúng (như 'nhóm scandi' cho nhóm 3), vì chúng thể hiện các xu hướng ít tương đồng hơn theo phương đứng. Các nguyên tố cùng nhóm có khuynh hướng thể hiện các dáng điệu tương tự về bán kính nguyên tử, năng lượng ion hóa, và độ âm điện. Từ trên xuống trong cùng một nhóm, bán kính nguyên tử tăng dần. Do có nhiều mức năng lượng được lấp đầy hơn, các electron hóa trị xuất hiện ở xa hạt nhân hơn. Từ trên xuống, các nguyên tố sau có mức năng lượng ion hóa thấp hơn, tức là dễ tách electron ra khỏi nguyên tử bởi liên kết lỏng lẻo đi. Tương tự, trong một nhóm từ trên cuống sẽ giảm độ âm điện do khoảng cách giữa các electron hóa trị và hạt nhân tăng dần. Tuy nhiên các xu hướng này cũng có ngoại lệ, ví dụ trong nhóm 11 thì độ âm điện tăng từ trên xuống. Một chu kỳ là một hàng ngang trong bảng tuần hoàn. Mặc dù nhóm thông thường có các xu hướng quan trọng hơn, có những vùng trong bảng mà xu hướng theo chiều ngang quan trọng hơn chiều dọc, như ở khối f, với các họ Lanthan và họ Actini tạo nên hai chuỗi hàng ngang quan trọng. Trong một chu kì từ trái sang phải, bán kính nguyên tử giảm dần do mỗi nguyên tố thêm vào proton khiến cho electron lớp ngoài bị kéo lại gần hạt nhân hơn. Bán kính nguyên tử giảm làm năng lượng ion hóa và độ âm điện tăng dần Ái lực electron cũng ít nhiều có một xu hướng, với kim loại (phía trái) thường có ái lực electron thấp hơn phi kim (phía bên phải) với ngoại lệ là các khí hiếm. Các vùng khác nhau trên bảng tuần hoàn đôi khi được xem là "khối" (tiếng Anh: "block") theo cách mà các vỏ electron của các nguyên tố được lấp đầy. Mỗi lớp được đặt tên theo sự sắp xếp các electron cuối cùng trong vỏ. Khối s gồm hai nhóm đầu tiên (kim loại kiềm và kiềm thổ) cũng như hydro và heli. Khối p gồm 6 nhóm cuối từ số 13 đến 18 theo IUPAC (3A đến 8A theo bảng hiện hành ở Việt Nam), trong đó có tất cả các á kim và một số kim loại cùng phi kim. Khối d gồm các nhóm thứ 3 đến 12 theo IUPAC (tức 3B đến 2B) và chứa tất cả kim loại chuyển tiếp. Khối f, thường xếp riêng bên dưới bản tuần hoàn, gồm những nguyên tố kim loại thuộc các họ lanthan và actini. Tùy theo tính chất, các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể chia làm các loại chính là kim loại, phi kim và á kim. Kim loại thường nằm bên trái và phía dưới bảng tuần hoàn. Đặc trưng của chúng là chất rắn, có ánh kim, dẫn điện và nhiệt tốt, có thể tạo thành hợp kim với nhau và hợp chất với phi kim. Phi kim nằm ở bên phải và phía trên. Chúng thường là các khí có màu hoặc không màu, cách điện và nhiệt, hình thành hợp chất hóa trị với nhau. Ở giữa kim loại và phi kim là á kim, có tính chất trung gian hoặc kết hợp giữa hai loại trên. Kim loại và phi kim có thể chia làm các tiểu loại thể hiện nguyên tố giảm tính kim loại và tăng tính phi kim từ trái sang phải. Kim loại chia làm kim loại kiềm hoạt động mạnh, kim loại kiềm thổ ít hoạt động hơn, rồi đến các họ lanthan và actini, rồi tới các kim loại chuyển tiếp nguyên hình, và kết thúc ở các kim loại yếu hơn về hóa học lẫn vật lý. Các phi kim đơn giản chia làm phi kim đa nguyên tử, nằm gần á kim nhất, thể hiện chút ít đặc tính kim loại, các phi kim hai nguyên tử, thể hiện tính phi kim rõ ràng, và cuối cùng là các phi kim đơn nguyên tử tức khí hiếm, gần như hoàn toàn trơ và phi kim. Các loại đặc biệt như kim loại chịu nhiệt và các kim loại hiếm đều thuộc vào kim loại chuyển tiếp và đôi khi cũng được thể hiện trong bảng tuần hoàn. Việc phân loại như thế này tồn tại từ rất lâu, ít nhất là từ năm 1869 khi Hinrichs khẳng định rằng có thể vạch những đường đơn giản trên bảng tuần hoàn để chia ra thành kim loại, phi kim hay nguyên tố khí. Thực tế cách phân loại này không hoàn hảo vì có rất nhiều chồng lấn về tính chất ở gần biên của các loại trên bảng tuần hoàn, và có những nguyên tố, như beryli, khó mà phân vào một loại nào. Trong cách biểu diễn bảng tuần hoàn, họ lanthan và họ actini thường thể hiện thành hai hàng dưới thân chính của bảng tuần hoàn, với các vị trí giữa bari và hafni, giữa radi và rutherfordi được đánh dấu bằng ký hiệu hoặc bằng một nguyên tố đại diện (lanthan và actini hoặc luteti và lawrenci) Quy ước này thuần túy là một vấn đề thẩm mỹ và tính tiện lợi; một dạng bảng rộng hiếm gặp chèn các họ nguyên tố này vào vị trí chính xác của chúng, tức là một phần của các hàng (chu kỳ) 6 và 7. Một quy ước khác cũng hay gặp là một đường chia giữa kim loại và phi kim, tuy đường này cũng có những biến thể khác nhau và không nằm trong bảng tuần hoàn chính thức của IUPAC. Cấu hình electron, tức cách phân bố electron quay quay xung quanh các nguyên tử trung hòa, thể hiện một dáng điệu tuần hoàn. Electron chiếm một chuỗi các lớp vỏ electron (đánh dấu bằng các chữ cái in hoa từ K,L,M,N... ứng với số lượng tử chính n=1,2,3,4...). Mỗi lớp lại chứa một hoặc nhiều phân lớp (gọi là s,p,d,f và g, ứng với số lượng tử phụ m=0,1,2,3,4). Khi số hiệu nguyên tử tăng, số electron sẽ lần lượt lấp đầy các lớp và phân lớp này theo quy tắc Klechkowski hay quy tắc thứ tự năng lượng thể hiện ở giản đồ hình bên. Trong bảng tuần hoàn, mỗi khi electron bắt đầu chiếm một lớp mới tương ứng với một chu kỳ mới bắt đầu bởi một kim loại kiềm. Vì tính chất cả một nguyên tố chủ yếu phụ thuộc vào cấu hình electron của nó, cho nên những tính chất này cũng thể hiện dáng điệu tuần hoàn. Chính tuần hoàn này đã dẫn tới sự hình thành định luật tuần hoàn (tính chất của các nguyên tố lặp lại với những khoảng đều nhau) và những bảng tuần hoàn đầu tiên, mặc dù biểu hiện của nó chỉ nhận được sự chú ý khi mô hình Bohr về cấu trúc nguyên tử ra đời. Bán kính nguyên tử thay đổi theo cách có thể dự đoán và giải thích được trong toàn bảng tuần hoàn. Ví dụ, bán kính nguyên tử thường giảm dọc theo mỗi chu kỳ của bảng tuần hoàn, từ các kim loại kiềm đến các khí hiếm; và tăng theo chiều từ trên xuống trong mỗi nhóm. Bán kính tăng mạnh giữa khí hiếm ở cuối mỗi chu kỳ và kim loại kiềm ở đầu chu kỳ tiếp theo. Các xu hướng này của bán kính nguyên tử (cũng như nhiều tính chất vật lý và hóa học khác của các nguyên tố) có thể giải thích bằng lý thuyết về lớp vỏ electron của nguyên tử; chúng cung cấp bằng chứng quan trọng cho sự phát triển và xác nhận của cơ học lượng tử. Các electron trong phân lớp 4f, được lấp đầy dần dần từ xeri ("Z" = 58) đến ytterbi ("Z" = 70) tỏ ra không hiệu quả trong việc che chắn điện tích hạt nhân tăng lên từ các phân lớp ra ngoài. Kết quả là các nguyên tố ngay sau nhóm lanthan có bán kính nguyên tử nhỏ hơn như dự đoán và hầu như bằng đúng bán kính nguyên tử các nguyên tố nằm ngay phía trên chúng. Hiện tượng này được gọi là sự co ở họ lanthan, mổi bật từ đầu họ này tới platin ("Z" = 78), từ sau đó bị che khuất bởi một hiệu ứng tương đối tính gọi là "hiệu ứng cặp trơ" Một hiệu ứng có nguồn gốc và biểu hiện tương tự, sự co khối d, xảy ra giữa khối d và khối p và khó nhận thấy hơn so với sự co ở họ lanthan. Mức năng lượng ion hóa thứ nhất (IE hay I) là năng lượng cần thiết để tách một electron ra khỏi nguyên tử, và các mức năng lượng thứ 2, thứ 3.. định nghĩa tương tự. Đối với một nguyên tử cho trước, các mức năng lượng ion hóa tiếp theo tăng theo mức độ ion hóa. Các electron ở các orbital càng gần thì chịu lực hút tĩnh điện càng lớn; do đó lượng năng lượng cần thiết để tách electron tăng càng nhiều. Năng lượng ion hóa tăng về phía trên bên phải của bảng tuần hoàn. Các bước nhảy lớn trong năng lượng ion hóa phân tử liên tiếp xuất hiện khi tách một electron khỏi cấu hình khí hiếm (lớp vỏ bão hòa). Chẳng hạn, năng lượng ion hóa thứ nhất và thứ hai của magnesi lần lượt là 738 kJ/mol và 1450 kJ/mol, nhưng năng lượng ion hóa thứ ba, từ Mg (có cấu hình khí hiếm 1s2s2p) xuống Mg(1s2s2p1) đạt tới 7730 kJ/mol. Độ âm điện là khuynh hướng một nguyên tử hút các electron. Độ âm điện của nguyên tử chịu ảnh hưởng của cả số hiệu nguyên tử và khoảng cách giữa các electron hóa trị và các hạt nhân. Độ âm điện càng cao thì khả năng hút electron càng mạnh. Khái niệm này được Linus Pauling đề xuất đầu tiên năm 1932 và thang Pauling vẫn là cơ sở tham chiếu rộng rãi cho độ âm điện tới ngày nay, tuy cũng tồn tại các phương pháp khác. Nhìn chung, độ âm điện tăng từ trái qua phải trong một chu kỳ, và giảm từ trên xuống trong một nhóm. Do đó fluor có độ âm điện lớn nhất trong các nguyên tố,trong khi Caesi có độ âm điện thấp nhất, chí ít là theo các nguồn dữ liệu chủ chốt đã có. Có những ngoại lệ về nguyên tắc chung này. Galli và germani có độ âm điện cao hơn nhôm và silic theo thứ tự do sự co khối d. Những nguyên tố của chu kỳ 4 nằm ngay sau dòng đầu tiên của các kim loại chuyển tiếp có bán kính nguyên tử nhỏ bất thường do các electron 3d không che chắn hiệu quả điện tích hạt nhân gia tăng, và kích thước nguyên tử nhỏ hơn tương ứng độ âm điện lớn hơn. Độ âm điện cao bất thường của chì, nhất là khi so sánh với thalli và bismuth, dường như là một hệ quả của sự chọn lọc dữ liệu công bố (cũng như sự thiếu thốn dữ liệu)-các phương pháp tính toán khác phương pháp Pauling đều thể hiện xu hướng tuần hoàn bình thường của các nguyên tố này. Ái lực electron của một nguyên tử là lượng năng lượng giải phóng ra khi electron thêm vào nguyên tử trung hòa để tạo thành ion âm. Mặc dù ái lực electron thay đổi với những khoảng rất lớn, người ta vẫn quan sát thấy có những dáng điệu nhất định. Nhìn chung, phi kim có giá trị ái lực electron dương nhiều hơn kim loại, với clo có giá trị ái lực electron cao hơn cả. Ái lực electron của khí hiếm chưa đo đạc được một cách thuyết phục, cho nên chúng có hoặc không có các giá trị âm nhỏ. Ái lực electron tăng theo chu kỳ. Điều này là do sự lấp đầy lớp vỏ hóa trị của nguyên tử; một nguyên tử nhóm 17 giải phóng nhiều năng lượng hơn nguyên tử nhóm 1 nhận một electron vì nó đạt đến lớp vỏ hóa trị bão hóa và do đó bền hơn. Với cách giải thích tương tự, ta có thể trông đợi quan sát thấy xu hướng giảm ái lực electron từ trên xuống trong một nhóm. Electron thêm vào sẽ rơi vào orbital nằm xa hạt nhân hơn. Do vậy electron này sẽ ít bị hút vào hạt nhân hơn và có thể giải phóng ít năng lượng hơn khi được thêm vào. Tuy nhiên, theo chiều từ trên xuống, khoảng 1/3 các nguyên tố là bất thường, với các nguyên tố nặng hơn có ái lực electron cao hơn so với nguyên tố cùng nhóm mà nhẹ hơn. Phần lớn điều này là do sự che chắn kém bởi các electron lớp d và f. Việc giảm đều đặn ái lực electron chỉ đúng với các nguyên tử nhóm 1. Năng lượng ion hóa, độ âm điện và ái lực electron càng thấp thì tính kim loại càng mạnh và ngược lại, tính phi kim tăng thì các giá trị trên càng lớn. Theo đó, tính kim loại có khuynh hướng giảm trong chu kỳ và, với một số vị trí không đều đặn chủ yếu do khả năng chắn hạt nhân kém bởi electron các phân lớp d và f cùng hiệu ứng tương đối tính, có khuynh hướng tăng dần trong một nhóm. Vì vậy, hầu hết các nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất (như xezi và franci) nằm ở góc dưới bên trái của bảng tuần hoàn truyền thống và hầu hết các nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất (ôxi, fluor, clo) ở góc trên bên phải. Sự kết hợp các xu hướng theo chiều đứng và chiều ngang của tính kim loại giải thích ranh giới gấp khúc chia tách giữa kim loại và phi kim trên một số phiên bản bảng tuần hoàn, và việc xếp nhóm một số nguyên tố nằm cạnh đường ranh này thành á kim. Năm 1789, Antoine Lavoisier công bố danh sách 33 nguyên tố hóa học, xếp nhóm thành các chất khí, kim loại, phi kim và "đất". Các nhà hóa học đã dành cả một thế kỉ sau đó để tìm kiếm một sơ đồ phân loại chính xác hơn. Năm 1829, Johann Wolfgang Döbereiner nhận thấy nhiều nguyên tố có thể nhóm thành các bộ ba dựa trên tính chất hóa học. Lithi, natri và kali chẳng hạn, có thể xếp vào nhóm các kim loại mềm, dễ phản ứng. Döbereiner cũng nhận thấy rằng khi sắp xếp theo khối lượng, nguyên tố thứ hai trong mỗi bộ ba thường gần bằng trung bình cộng của hai nguyên tố kia; sau này được gọi là "định luật bộ ba nguyên tố". Nhà hóa học Đức Leopold Gmelin làm nghiên cứu hệ thống này, và tới năm 1843 ông đã nhận diện được 10 bộ ba, ba nhóm bộ 4 và 1 nhóm bộ 5. Năm 1857 Jean-Baptiste Dumas công bố công trình mô tả mối quan hệ giữa các nhóm kim loại khác nhau. Mặc dù nhiều nhà khoa học có thể nhận diện mối quan hệ giữa các nhóm nguyên tố nhỏ, họ chưa thể dựng lên một sơ đồ định hướng toàn bộ chúng. Năm 1858, August Kekulé quan sát thấy rằng cacbon thường có 4 nguyên tử khác liên kết với nó. Ví dụ như Metan có một nguyên tử cacbon và 4 nguyên tử hiđrô. Quan niệm hóa trị hình thành từ đây; các nguyên tố khác nhau liên kết với những số nguyên tử khác nhau. Năm 1862, Alexandre-Emile Béguyer de Chancourtois, một nhà địa chất Pháp, công bố một dạng bảng tuần hoàn sơ khai, mà ông gọi là "đường xoắn teluride" hay "đinh vít teluride" (tiếng Pháp: "vis tellurique"). De Chancourtois là người đầu tiên nhận thấy tính tuần hoàn của các nguyên tố. Khi tố xếp theo một đường xoắn trên một hình ống theo khối lượng nguyên tử tăng dần, ông chỉ ra rằng các ngyên tố với tính chất tương tự nhau dường như xuất hiện theo những khoảng cách đều đặn. Bảng mà de Chancourtois đề xuất bao gồm một số ion và hợp chất bên cạnh các nguyên tố. Bài viết của ông cũng sử dụng các thuật ngữ địa chất hơn là hóa học và không sử dụng một giản đồ nào; kết quả là nó không nhận được chú ý cho đến khi công trình của Dmitri Mendeleev xuất hiện. Năm 1864, Julius Lothar Meyer, một nhà hóa học Đức, công bố một bảng bao gồm 44 nguyên tố xếp theo hóa trị. Bảng này chỉ ra các nguyên tố với tính chất tương tự thường có chung hóa trị. Đồng thời, nhà hóa học William Odling cũng công bố một bảng sắp xếp 57 nguyên tố dựa trên khối lượng nguyên tử. Với một số chỗ trống và tính không đều đặn, ông nhận thấy rằng cái có vẻ như là tính tuần hoàn về khối lượng nguyên tử trong số các nguyên tố đó và rằng điều này tương ứng với "các cách ghép nhóm được ghi nhận của chúng." Odling ám chỉ tới ý tưởng về một định luật tuần hoàn nhưng không theo đuổi đến cùng. Về sau (năm 1870) ông quay sang đề xuất một sự phân loại nguyên tố dựa trên hóa trị. Nhà hóa học người Anh John Newlands công bố một loạt bài báo từ năm 1863 tới năm 1866 ghi nhận rằng khi các yếu tố được xếp theo thứ tự khối lượng nguyên tử tăng dần, các tính chất vật lý và hóa học tái tục theo những khoảng 8 đơn vị, ông gọi chúng là "octave" (bộ tám) theo cách gọi các quãng tám trong âm nhạc. Điều này cũng được gọi là Định luật về các bộ tám, tuy nhiên bị những người cùng thời chế diễu, và Hội Hóa học Luân Đôn từ chối ấn hành công trình này. Tuy nhiên Newlands đã thảo ra một bảng nguyên tố và dùng nó để tiên đoán sự tồn tại của những nguyên tố còn thiếu, chẳng hạn germani. Hội Hóa học chỉ ghi nhận ý nghĩa những khám phá của ông 5 năm sau khi họ công nhận Mendeleev. Năm 1867, Gustavus Hinrichs, một nhà hóa học gốc Đan Mạch làm việc ở Hoa Kỳ, công bố một hệ thống tuần hoàn xoắn ốc dựa trên phổ và khối lượng nguyên tử, và những tính tương đồng hóa học. Công trình của ông bị xem là lập dị, khoe mẽ, rắm rối và điều này có thể đã cản trở sự thừa nhận của cộng đồng khoa học. Hai nhà hóa học, Dmitri Mendeleev người Nga và Julius Lothar Meyer người Đức độc lập với nhau đã công bố bảng tuần hoàn lần lượt vào năm 1869 và 1870. Bảng của Mendeleev là phiên bản đầu tiên của ông công bố, bản của Meyer là phiên bản mở rộng của một bảng khác năm 1864. Cả hai đều xây dựng bảng bằng cách liệt kê các nguyên tố theo hàng hoặc cột theo thứ tự khối lượng nguyên tử và bắt đầu mỗi hàng hoặc cột mới khi các thuộc tính của nguyên tố bắt đầu lặp lại. Sự ghi công dành cho bảng của Mendeleev đến từ hai quyết định quan trọng của ông. Thứ nhất là ông để dành chỗ trống mà dường như tương ứng với những nguyên tố còn chưa được khám phá. Mendeleev không phải là nhà khoa học đầu tiên làm vậy, nhưng ông là người đầu tiên được công nhận là sử dụng các xu hướng trong bảng tuần hoàn để tiên đoán tính chất của những nguyên tố bị thiếu, như galli và germani. Quyết định thứ hai là đôi khi bỏ qua trật tự cứng nhắc theo khối lượng nguyên tử và hoán chuyển các nguyên tố lân cận, chẳng hạn như teluride và iod, để phân loại chúng thành các họ hóa học tốt hơn. Với sư phát triển của các lý thuyết về cấu trúc nguyên tử, người ta nhận thấy rõ ràng là Mendeleev đã vô tình liệt kê các nguyên tố theo trật tự số hiệu nguyên tử (hay điện tích hạt nhân) tăng dần. Tầm quan trọng của số hiệu nguyên tử đối với việc tổ chức bảng tuần hoàn không được thừa nhận cho tới khi sự tồn tại và tính chất của proton và neutron được nghiên cứu chi tiết hơn. Các bảng tuần hoàn của Mendeleev sử dụng khối lượng nguyên tử thay vì số hiệu nguyên tử để tổ chức các nguyên tố, thông tin có thể xác định với độ chính xác tương đối cao ở thời bấy giờ. Khối lượng nguyên tử thỏa mãn hầu hết các trường hợp, đem lại một sự mô tả có khả năng tiên đoán tính chất của các nguyên tố chưa biết chính xác hơn bất kỳ phương pháp cùng thời nào khác. Việc thay thế bằng số hiệu nguyên tử sau này đem lại mỗi chuỗi xác định, dựa trên số nguyên cho nguyên tố vẫn được sử dụng tới ngày nay ngay cả khi các nguyên tố tổng hợp đang được chế tạo và nghiên cứu. Năm 1871, Mendeleev công bố một dạng bảng tuần hoàn, có các nhóm nguyên tố tương tự nhau xếp thành các cột từ I tới VIII (như hình trên). Ông cũng đưa ra các tiên đoán chi tiết về tính chất của các nguyên tố mà trước đó ông từng ghi nhận là bị khuyết nhưng hẳn phải tồn tại. Những khoảng trống này lần lượt lấp đầy khi các nhà khoa học khám phá thêm những nguyên tố tồn tại trong tự nhiên. Người ta từng nghĩ rằng nguyên tố tự nhiên cuối cùng được khám phá là franci (mà Mendeleev gọi "eka-caesium") vào năm 1939. Nhưng một nguyên tố được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1940 là plutoni về sau (1971) lại tìm thấy với một lượng rất nhỏ xuất hiện trong tự nhiên, và tới năm 2011 người ta biết rằng tất cả các nguyên tố cho tới californi có thể xuất hiện trong tự nhiên ít nhất là dưới dạng vết (hàm lượng cực nhỏ) trong các mỏ quặng urani do bắt giữ neutron và phân rã beta. Dạng bảng tuần hoàn phổ biến hiện nay, thường gọi là dạng tiêu chuẩn hay dạng thông thường, là bản do Horace Groves Deming hiệu chỉnh. Năm 1923, nhà hóa học Hoa Kỳ này công bố các bảng tuần hoàn dạng ngắn (gọi là kiểu Mendeleev) và vừa (dạng 18 cột) Merck and Company chuẩn bị dạng bảng vừa 18 cột của Deming năm 1928 và phát hành rộng rãi trong các trường học ở Hoa Kỳ. Tới những năm 1930 bảng của Deming đã xuất hiện trong các cuốn sổ tay và từ điển bách khoa hóa học. Sự phổ biến của nó cũng một phần nhờ được Sargent-Welch Scientific Company phát hành trong nhiều năm. Với sự phát triển của các lý thuyết cơ học lượng tử về cấu hình electron trong nguyên tử, người ta nhận thấy rằng mỗi chu kỳ (hàng) trong bảng ứng với sự lấp đầy một lớp vỏ lượng tử electron. Những nguyên tử lớn hơn có nhiều phân lớp electron hơn, cho nên các bảng về sau có những chu kỳ ngày càng dài hơn. Năm 1945, Glenn Seaborg, một nhà khoa học Hoa Kỳ, đề xuất rằng các nguyên tố họ actini, cũng giống họ lanthan lấp đầy một phân lớp f. Trước đó họ actini được cho là tạo thành một hàng khối d thứ tư. Đồng nghiệp của Seaborg khuyên ông không nên công bố một đề xuất táo bạo như vậy vì nó có thể làm hỏng toàn bộ sự nghiệp của ông. Seaborg vẫn bất chấp công bố và giả thuyết này về sau được chứng minh là đúng, góp phần giúp ông nhận giải Nobel Hóa học năm 1951. Mặc dù những lượng rất nhỏ một vài nguyên tố siêu urani tồn tại trong tự nhiên, con người biết tới chúng đầu tiên qua tổng hợp nhân tạo. Việc chế tạo ra chúng đã mở rộng bảng tuần hoàn đáng kể, với thành viên đầu tiên là neptuni (1939). Vì nhiều nguyên tố siêu urani hết sức không bền và phân rã nhanh chóng, chúng thách thức việc phát hiện và tìm hiểu tính chất. Đã có nhiều tranh cãi liên quan tới việc các phòng thí nghiệm khác nhau đòi ghi công phát minh và kéo theo đó là quyền đặt tên cho các nguyên tố mới. Các nguyên tố có tên riêng chính thức được công nhận gần đây nhất là flerovi (nguyên tố 114) và livermori (nguyên tố 116), cả hai được đặt tên ngày 31 tháng 5 năm 2012. Năm 2010, một nhóm cộng tác nghiên cứu giữa Nga và Hoa Kỳ ở Dubna, Moskva, Nga, tuyên bố tổng hợp thành công 6 nguyên tử của nguyên tố thứ 117 ununsepti, khiến nó trở thành nguyên tố được tuyên bố phát hiện gần đây nhất. Có nhiều bảng tuần hoàn với dạng khác dạng tiêu chuẩn. Trong khoảng 100 năm từ khi bảng của Mendeleev xuất hiện năm 1869 người ta ước tính có khoảng 700 phiên bản bảng tuần hoàn khác nhau ấn hành. Cùng với rất nhiều biến thể hình chữ nhật, cũng có những hình dạng khác, như các dạng tròn, lập phương, ống trụ, mặt tiền (kiều ngôi nhà), chuỗi xoắn, lăng trụ 8 cạnh, kim tự tháp, dạng chia cắt, dạng cầu, tam giác và, lemniscate... Mục đích của những bảng này thường là nhằm tô đậm hoặc nêu bật các thuộc tính hóa học hoặc vật lý của các nguyên tố khó nhận thấy trong bảng tuần hoàn thông thường. Trong số các biến thể, một phiên bản khá phổ biến là bản của Theodor Benfey (1960), trong đó các nguyên tố được sắp xếp theo một chuỗi xoắn ốc liên tục, với hiđrô ở trung tâm và các nguyên tố kim loại chuyển tiếp, các họ lanthan và actini chiếm các bán đảo. Hầu hết các bảng tuần hoàn ở dạng phẳng nhưng cũng có những phiên bản ba chiều tồn tại ít nhất là từ năm 1862 (trước cả bảng 2 chiều của Mendeleev). Các ví dụ gần đây hơn bao gồm Phân loại Tuần hoàn của Courtines (1925), Hệ thống Phiến của Wringley (1949), Chuỗi xoắn tuần hoàn của Giguère (1965) và Cây Tuần hoàn của Dufour (1996). Đi xa hơn nữa, Stowe mô tả Bảng tuần hoàn cho Nhà vật lý (1989) của mình là 4 chiều (ba chiều không gian và một chiều màu sắc). Các dạng bảng khác nhau được cho là nằm trên một continuum hóa-lý. Về cực điểm phía hóa học trong continuum này có thể thấy bảng Bảng tuần hoàn hóa học của Nhà hóa học vô cơ 'vô nguyên tắc' của Rayner-Canham (2002), nhấn mạnh các xu hướng và hình thái tuần hoàn, và các mối quan hệ cùng thuộc tính hóa học dị thường. Ở gần cực vật lý là Bảng tuần hoàn hóa học bước trái của Janet (1928). Bảng này có một cấu trúc thể hiện mối liên hệ gần gũi hơn với mức độ lấp đầy lớp vỏ electron và do đó gầm hơn với cơ học lượng tử. Ở khoảng giữa là dạng tiêu chuẩn phổ biến, được xem là mô tả các xu hướng tuần hoàn thực nghiệm trong các trạng thái vật lý, tính dẫn điện và dẫn nhiệt, và các số oxy hóa, cùng các nguyên tố khác dễ dàng suy ra từ các kĩ thuật truyền thống trong phòng thí nghiệm hóa học. Mặc dù tất cả những nguyên tố cho tới ununocti đã được khám phá, trong số các nguyên tố sau hassi (nguyên tố 108), chỉ có copernici (nguyên tố thứ 112) là đã xác định được tính chất hóa học. Các nguyên tố khác có thể biểu hiện khác với cách ngoại suy từ các chu kỳ thấp hơn, do các hiệu ứng tương đối tính; chẳng hạn, người ta tiên đoán flevori là thể hiện tính chất giống khí hiếm, mặc dù nó hiện được đặt trong nhóm cacbon. Tuy nhiên các thí nghiệm gần đây lại đề xuất rằng flevori lại biểu hiện hóa học giống như chì do vị trí trong bảng tuần hoàn của nó. Người ta hiện không rõ liệu các nguyên tố mới có tiếp tục theo trật tự bảng tuần hoàn hiện tại, làm thành chu kỳ 8 hay không, hay sẽ cần những sự cải tiến hay hiệu chỉnh thêm. Glenn T. Seaborg cho rằng chu kỳ 8 sẽ đi theo đúng trật tự, bao gồm một khối s hai nguyên tố cho các nguyên tố 119 và 120, một khối g mới cho 18 nguyên tố tiếp theo, và 30 nguyên tố tiếp tiếp tục các khối f, d và p. Gần đây, các nhà vật lý như Pekka Pyykkö đưa ra giả thuyết rằng những nguyên tố này sẽ không theo quy tắc Klechkowski về cách thức lấp đầy lớp vỏ electron và do đó sẽ ảnh hưởng tới hình dạng bảng tuần hoàn hiện tại. Các nhà khoa học cũng chưa biết có thể có tất cả bao nhiêu nguyên tố. Từ năm 1911 Elliod Adams đã đề xuất, dựa trên sự sắp xếp các nguyên tố theo các hàng ngang của bàng tuần hoàn, rằng các nguyên tố với khối lượng lớn hơn khoảng 256 khối lượng hiđrô (tức bằng khoảng giữa nguyên tố 99 và 100 hiện nay) không tồn tại, một tiên đoán sớm tỏ ra sai lầm. Một ước tính gần đây hơn là bảng tuần hoàn có thể kết thúc ngay sau miền đảo ổn định, có tâm xung quanh nguyên tố 126, do sự mở rộng bảng tuần hoàn các nguyên tố (cũng như các nuclid nói chung) bị giới hạn bởi proton và neutron trong những thứ gọi là "đường nhỏ giọt" (tức các đường giới hạn của tính ổn định hạt trong bảng nuclid). Các tiên đoán khác bảng tuần hoàn kết thúc ở nguyên tố 128 như bởi John Emsley, nguyên tố 137 như bởi Richard Feynman và nguyên tố 155 bởi Albert Khazan. Hạn chế của các mô hình cơ học lượng tử hiện tại khiến cho việc xác định nguyên tố cuối cùng khả dĩ của bảng tuần hoàn trở nên khó khăn. Mô hình Bohr tiên đoán rằng với số hiệu nguyên tử lớn hơn 137, một nguyên tử sẽ cần electron phân lớp 1s di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng, một điều bất khả; nhưng mô hình này chưa chính xác vì không xét tới hiệu ứng tương đối tính. Các phương trình tương đối tính của Paul Dirac cũng gặp vấn đề với các nguyên tố có nhiều hơn 137 proton. Với các nguyên tố như vậy, hàm sóng của trạng thái Dirac cơ bản có tính dao động hơn là liên kết, và không có khoảng cách nào giữa các phổ năng lượng dương và âm, như trong nghịch lý Klein. Các bổ chính đưa vào liên quan tới hiệu ứng kích thước hữu hạn của hạt nhân chỉ ra rằng năng lượng liên kết thứ nhất sẽ vượt giới hạn cho các nguyên tố nhiều hơn 137 proton. Đối với những nguyên tố nặng hơn, nếu orbital trong cùng (1s) không bão hoàn, trường điện từ của hạt nhân sẽ kéo một electron ra khỏi chân không, dẫn tới bức xạ positron tự phát; tuy nhiên điều này không xảy ra nếu 1s bão hòa, do đó nguyên tố 137 không nhất thiết là điểm tận cùng của bảng tuần hoàn. Bảng tuần hoàn có một số phần không tương hợp gây nên các tranh luận tới ngày nay. Một trong số đó là vị trí của hiđrô và heli thường được đặt ở những vị trí không tương ứng với cấu hình electron của chúng. Hiđrô nằm trên lithi trong bảng tiêu chuẩn, nhưng có khi nằm trên fluor, hoặc thậm chí cacbon vì tính chất ít nhiều tương tự với các nguyên tố này. Đôi khi hiđrô được đặt ở một nhóm riêng, vì biểu hiện của nó không đủ giống với bất kì nguyên tố nào khác để nằm chung một nhóm. heli thường đặt ở trên neon, nhưng cũng có lúc nằm trên beryli theo cấu hình electron(heli: 1s; beryli: [He] 2s). Một vấn đề khác liên quan tới các nhóm chứa các kim loại chuyển tiếp. Định nghĩa của IUPAC về kim loại chuyển tiếp là những nguyên tố có nguyên tử với phân lớp d chưa hoàn thành, hoặc có thể tạo ra các cation với phân lớp d chưa hoàn thành. Theo định nghĩa này tất cả các nguyên tố trong các nhóm từ 3 tới 11 là kim loại chuyển tiếp. Tuy nhiên một số nhà hóa học vẫn xem "nguyên tố khối d" và "kim loại chuyển tiếp" là những thuật ngữ hoán đổi được cho nhau, và do đó bao gồm cả nhóm 12 (kẽm, cadmi, thủy ngân), mặc dù nhóm này là ngoại lệ với các electron phân lớp d thường không tham gia vào liên kết hóa học. Gần đây người ta phát hiện ra rằng thủy ngân có thể sử dụng electron phân lớp d để hình thành thủy ngân fluorrit (HgF), cổ vũ cho lập luận rằng thủy ngân (và do đó nhóm 12) nên được chính thức công nhận là kim loại chuyển tiếp. Tuy nhiên, những nhà bình luận như Jensen cho rằng sự hình thành một hợp chất HgF chỉ xảy ra dưới những điều kiện hết sức không bình thường; và do đó thủy ngân không thể được xem là kim loại chuyển tiếp theo bất cứ cách diễn giải hợp lý về nghĩa thông thường của thuật ngữ này.. Cũng đi theo cách diễn giải về hóa tính, một số nhà hóa học khác đi xa hơn tới chỗ loại trừ các nguyên tố nhóm 3 ra khỏi nhóm kim loại chuyển tiếp. Lập luận của họ là nhóm 3 không hình thành bất kì ion nào có phân lớp d bị chiếm giữ một phần và do đó không thể hiện bất kì tính chất nào đặc trưng cho kim loại chuyển tiếp. Ngoài ra, ở nhóm 3 cũng có một vấn đề khác liên quan tới các chu kỳ sau của nhóm này. Người ta không thống nhất được hai nguyên tố sau scandi và ytri là gì, một số cho là lanthan và actini, nhưng số khác cho là luteti và lawrenci. Có một vài lập luận, dựa trên cả hóa học và vật lý, ủng hộ mạnh mẽ cách sắp xếp sau nhưng không phải ai cũng cảm thấy chúng đủ thuyết phục. Bảng tuần hoàn chính thức của IUPAC hiện nay chọn cách thể hiện tất cả họ lanthan và actini bằng cách đánh dấu chúng trong một ô của nhóm 3. Định nghĩa của IUPAC về thuật ngữ "lanthanoid" (hay "lanthanide", tức họ lanthan) bao gồm 15 nguyên tố gồm cả lanthan và luteti, và "transition element" (nguyên tố chuyển tiếp) áp dụng cho lanthan và actini, cũng như luteti nhưng "không" có lawrenci, bởi vì nó không tương hợp với nguyên lý Aufbau. Thông thường electron thứ 103 sẽ đi vào phân lớp d, nhưng các nghiên cứu cơ học lượng tử cho thấy cấu hình thực tế là [Rn]5f7s7p do hiệu ứng tương đối tính. IUPAC hiện không khuyến nghị một dạng cụ thể nào cho khối f trong hàng của bảng tuần hoàn, khiến cho vấn đề còn để ngỏ..<ref name="7p1/2"></ref> Sự tồn tại nhiều dạng bảng tuần hoàn khác nhau làm dấy lên câu hỏi liệu có một dạng tối ưu xác định rõ ràng của bảng tuần hoàn. Câu trả lời có lẽ phụ thuộc vào liệu tính tuần hoàn hóa học xảy ra với các nguyên tố có một chân lý ngầm ẩn, gắn kết vào bản thể vũ trụ, hay là tính tuần hoàn đó chỉ là sản phẩm của cách diễn dịch chủ quan của con người, tùy thuộc vào hoàn cảnh, niềm tin và thiên kiến của người quan sát. Bất kì cơ sở khách quan nào về tính tuần hoàn hóa học cũng sẽ phải giải quyết các câu hỏi về vị trí của hiđrô và heli hay cấu tạo của nhóm 3 như đã nêu trên. Một chân lý như thế, nếu tồn tại, hiện nay vẫn chưa tìm thấy cho nên với sự vắng mặt của nó, các dạng bảng tuần hoàn khác nhau có thể dược xem như là những biến thể trên chủ đề về tính tuần hoàn hóa học, mỗi biến thể khám phá và nhấn mạnh những khía cạnh, tính chất và những mối quan hệ khác nhau giữa các nguyên tố. Sự phổ biến của dạng bảng vừa của Deming mà ngày nay ta gọi là dạng "tiêu chuẩn" có thể là kết quả của sự cân bằng tốt giữa kích thước và cấu trúc tiện dụng, và sự minh họa trật tự nguyên tử và các xu hướng tuần hoàn.
5370
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5370
Hương (tế lễ)
Hương, còn được gọi là nhang được chế tạo từ các chất của thực vật có mùi thơm, thông thường được bổ sung thêm tinh dầu chiết ra từ thực vật hay có nguồn gốc động vật, dùng để tỏa ra khói có mùi thơm khi cháy. Nhang được sử dụng trong các mục đích tôn giáo, chữa bệnh theo kinh nghiệm hay đơn thuần mang tính thẩm mĩ. Hương ở dạng bột hay hạt nhỏ được bỏ vào than nóng hay trong bình hương, lư hương. Hương cũng được làm ở dạng thuận tiện hơn cho việc đốt như que, vòng hình nón hay dạng cái nêm. Với những dạng này, người ta đốt hương để cho nó bắt lửa sau đó dập tắt ngọn lửa để nó cháy chậm hơn và tỏa ra khói có mùi thơm. Hương đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người châu Á, thường được sử dụng trong ngày rằm, ngày lễ, tết. Loại hương được nhiều người Việt cũng như Á Đông ưa thích nhất và giá trị của nó cũng cao nhất đó là hương trầm. Trong hương trầm có một thành phần tham gia trích ly từ cây trầm hương . Một số chất tạo mùi thơm bao gồm: - Một số chuyên gia cho biết, giống như khói thuốc lá, khói than, khói các loại hương hóa chất có chứa các hoạt chất độc hại như benzen, toluen, xylene… có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong. - Ngoài ra khi đốt qua nhiều hương, có thể gây ngạt thở cho những người mẫn cảm hay làm tăng nguy cơ hỏa hoạn. - Các loại hương có tàn trắng như vôi được làm bằng bột đá vôi dùng trong xây dựng (CaCO) có lần nhiều tạp chất, và có thể (tùy từng vùng khai thác) chứa các kim loại như chì, thủy ngân, v.v... Nếu người sản xuất nhang sử dụng quá nhiều bột đá vôi, nhang đó sẽ có tác hại vô cùng lớn với người sử dụng. - Các cơ quan chức năng cũng đã phát hiện về việc nhang tẩm hóa chất như HPO để cuốn tàn (nhang có tàn uốn cong). Đến nay, nhiều loại nhang giá siêu rẻ đều có mặt hóa chất này và tung ra bình thường. Chất độc hại sẽ tồn tại trong không khí, khi tác động lên da sẽ làm da bị mẫn cảm; tác động lên hệ hô hấp gây viêm nhiễm phù nề, co thắt, khó thở; tác động lên giác mạc gây ngứa mắt, sung huyết, chảy nước mắt. - HPO, lưu huỳnh, Kali Nitrat: các chất độc hại được tìm thấy nhiều trong bột và tăm hương. Không chỉ độc hại trong quá trình bị đốt cháy, bản thân HPO với nồng độ lên đến 85% (độ độc rất mạnh) và bột lưu huỳnh trong quá trình sản xuất cũng gây hại đối với người làm hương. - SO, CO, NO: các khí độc được tìm thấy nhiều trong khói hương. - Khí formaldehyd độc hại có trong khói hương cao hơn mức cho phép 125 lần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp.
5374
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5374
Lithi
Lithi là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Li và số hiệu nguyên tử bằng 3, nguyên tử khối bằng 7. Lithi là một kim loại mềm có màu trắng bạc thuộc nhóm kim loại kiềm. Trong điều kiện tiêu chuẩn, Lithi là kim loại nhẹ nhất và là nguyên tố rắn có mật độ thấp nhất. Giống như tất cả các kim loại kiềm, Lithi là chất phản ứng mạnh và dễ cháy khi tiếp xúc với nước nên nó được bảo quản đặc biệt trong dầu khoáng. Lithi có ánh kim loại nhưng khi tiếp xúc với không khí ẩm nó bị ăn mòn bề mặt và bị chuyển màu nhanh chóng thành xám bạc mờ, sau đó là xỉn đen. Do có khả năng phản ứng mạnh, Lithi không bao giờ có mặt ở dạng nguyên tố trong tự nhiên, do vậy nó chỉ có ở dạng hợp chất ở dạng liên kết ion. Lithi có mặt nhiều trong các khoáng sản pegmatit, nhưng do tính dễ hòa tan ở dạng ion, nó cũng có mặt trong nước biển, và thường được tách ra từ muối và đất sét. Ở quy mô thương mại, lithi được tách ra bằng phương pháp điện phân từ hỗn hợp của lithi chloride và kali chloride. Hạt nhân của lithi tương đối kém ổn định, vì hai đồng vị bền của lithi tự nhiên có năng lượng liên kết thấp nhất trên mỗi hạt nhân của tất cả các hạn nhân bền. Do tính kém ổn định hạt nhân tương đối nên lithi ít phổ biến trong hệ mặt trời so với 25 trong số 32 nguyên tố hóa học đứng đầu mặc dù hạt nhân của nó có khối lượng rất nhẹ. Cũng lý do tương tự, lithi có mối liên lệ quan trọng với vật lý hạt nhân. Sự chuyển hóa hạt nhân của nguyên tử lithi thành heli năm 1932 là phản ứng hạt nhân được thực hiện thành công đầu tiên, và lithi-6 deuteride có vai trò là nhiên liệu phân hạch trong các vũ khí nhiệt hạch. Lithi và các hợp chất của nó có nhiều ứng dụng công nghiệp như thủy tinh cách nhiệt và gốm sứ, dầu nhờn lithi, phụ gia trong sản xuất sắt, thép và nhôm, pin lithi và pin ion lithi. Các ứng dụng này tiêu thụ gấp 3/4 sản lượng lithi. Bằng chứng thực nghiệm có sẵn là đủ để chấp nhận lithi là cần thiết; một RDA tạm thời cho một người trưởng thành nặng 70 kg trong 1,000 μg/ngày đã được đề nghị. Lithi dạng vết cũng có mặt trong các sinh vật. Nguyên tố này không thể hiện chức năng sinh học rõ ràng, vì các động và thực vật sống tốt mà không cần nó. Các chức năng không quan trọng cũng không loại trừ. Ion lithi Li ảnh hưởng đến nhiều muối lithi đã được chứng minh là hữu ích trong việc ổn định tinh thần trong một số loại thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, do những ảnh hưởng thần kinh của ion đến cơ thể con người. Giống như các kim loại kiềm khác, lithi có một electron hóa trị nên nó dễ dàng cho đi electron này để tạo thành cation. Do đó, đây là một chất bán dẫn nhiệt và điện tốt đồng thời cũng là một chất phản ứng mạnh. Lithi có khả năng phản ứng thấp hơn so với các kim loại kiềm khác do electron hóa trị gần với hạt nhân (hai electron còn lại trong orbitan s của lithi có mức năng lượng thấp hơn, và do đó nó không tham gia tạo các liên kết hóa học). Kim loại lithi đủ mềm để có thể cắt bằng dao. Vết cắt tươi có màu trắng bạc và đổi thành xám nhanh do sự oxy hóa tạo thành lithi oxide. Lithi là một trong số các kim loại có điểm nóng chảy thấp nhất (180 °C), nhưng nó lại là kim loại có điểm sôi và nóng chảy cao nhất so với các kim loại kiềm. Lithi có tỉ trọng rất thấp đạt 0,534 g/cm³, tương đương với gỗ thông. Nó có mật độ thấp nhất so với các nguyên tố ở dạng rắn trong điều kiện nhiệt độ phòng, nguyên tố rắn xếp sau nó (kali có tỉ trọng 0,862 g/cm³) có mật độ lớn hơn nó 60%. Thêm vào đó, ngoài heli và hydro, nó có mật độ nhỏ hơn bất kỳ nguyên tố ở dạng lỏng nào, nó chỉ bằng 2/3 so với nitơ lỏng (0,808 g/cm³). Lithi có thể nổi trên các hydrocarbon nhẹ và là một trong 3 kim loại có thể nổi trên nước, hai kim loại còn lại là natri và kali. Hệ số giãn nở nhiệt của Lithi lớn gấp đôi so với nhôm và gần 4 lần của sắt. Lithi là một chất siêu dẫn ở dưới 400 μK trong điều kiện áp suất tiêu chuẩn và ở nhiệt độ cao hơn (trên 9 K) ở áp suất rất cao (>20 GPa). Ở nhiệt độ dưới 70 K, lithi, giống như natri, trải qua sự chuyển pha không khuếch tán. Ở 4,2 K lithi có cấu trúc tinh thể trực thoi; ở nhiệt độ cao hơn nó chuyển sang cấu trúc lập phương tâm diện và sau đó là lập phương tâm khối. Ở nhiệt độ heli lỏng (4 K) cấu trúc thoi là dạng thường gặp nhất. Nhiều dạng thù hình của lithi đã được quan sát ở áp suất cao. Lithi có nhiệt dung riêng đạt 3,58 kJ/kgK, là giá trị cao nhất trong tất cả các chất rắn. Do vậy, kim loại lithi thường được dùng làm chất làm mát trong các ứng dụng truyền tải nhiệt. Lithi dễ phản ứng với nước nhưng tạo năng lượng ít hơn so với các kim loại kiềm khác. Phản ứng tạo ra khí hydro và lithi hydroxide trong dung dịch. Do phản ứng với nước nên lithi thường được lưu trữ trong bằng cách ngâm trong hydrocarbon, thường là dầu. Mặc dù các kim loại kiềm nặng hơn có thể được trữ trong các chất nặng hơn, như dầu khoáng, lithi thì không đủ nặng để chìm trong các chất lỏng như thế. Trong không khí ẩm, lithi nhanh chóng bị xỉn do tạo thành một lớp lithi hydroxide (LiOH và LiOH·HO) màu đen phủ bên ngoài, lithi nitride (LiN) và lithi cacbonat (LiCO, đây đều là các sản của phản ứng thứ cấp giữa LiOH và CO). Khi đốt bằng ngọn lửa, các hợp chất của lithi tạo ra một màu đỏ thẫm, nhưng khi cháy mạnh nó cho ra màu bạc sáng. Lithi bắt lửa và bốc cháy trong oxy khi tiếp xúc với nước hoặc hơi nước. Lithi là một chất dễ cháy, và nó có thể nổ khi tiếp xúc với không khí và đặc biệt là với nước, mặc dù nó ít xảy ra so với các kim loại kiềm khác. Phản ứng lithi-nước ở nhiệt độ thường thì nhanh nhưng không mãnh liệt, vì hydro được tạo ra sẽ không tự cháy. Giống như tất cả kim loại kiềm, các đám cháy lithi rất khó dập tắt, nó cần các bột chữa cháy phải khô (loại nhóm D). Lithi là kim loại duy nhất phản ứng với nitơ ở nhiệt độ thường. Lithi có quan hệ chéo với magiê, một nguyên tố có cùng bán kính ion và nguyên tử. Sự tương đồng giữa hai kim loại như tạo thành các hơp chất nitride khi phản ứng với N, sự hình thành lithi oxide () và peroxide () khi cháy trong O, các muối có tính tan tương tự, và khả năng kém bền nhiệt của các hợp chất cacbonat và nitride của chúng. Kim loại lithi phản ứng với khí hydro ở nhiệt độ cao tạo ra lithi hydride (LiH). Các hợp chất hai cấu tử khác như halide (LiF, LiCl, LiBr, LiI) và (), superoxide (), carbide (). Các hợp chất vô cơ khác cũng tồn tại khi lithi kết hợp với các anion để tạo thành nhiều muối khác nhau như Lithi borat, Lithi amua, Lithi cacbonat, Lithi nitrat, hay bohydride (). Lithi nhôm hydride () được sử dụng phổ biến làm chất khử trong phản ứng tổng hợp hữu cơ. Nhiều chất vô cơ của lithi được biết ở dạng liên kết cộng hóa trị giữa các nguyên tử cacbon và lithi tạo ra carbanion. Đây là những chất base và ái lực hạt nhân cacbon mạnh. Trong nhiều hợp chất lithi hữu cơ này, các ion lithi có khuynh hướng tập hợp thành các ô mạng có tính tự đối xứng cao, đây là trường hợp khá phổ biến đối với các kim loại kiềm. LiHe, là một chất van der Waals tương tác yếu, đã được phát hiện ở nhiệt độ rất thấp. Lithi cũng được phát hiện thể hiện từ tính ở dạng khí trong các điều kiện nhất định. Lithi trong tự nhiên là hỗn hợp của 2 đồng vị ổn định Li và Li với Li là phổ biến nhất (92,5% trong tự nhiên). Cả hai đồng vị tự nhiên đều có năng lượng liên kết hạt nhân thấp trên mỗi hạt nhân so với các nguyên tố nhẹ hơn và nặng hơn nằm kề nó trong bảng tuần hoàn là heli và berylli, tức các nguyên tố nhẹ ổn định, lithi có thể sinh năng lượng qua phản ứng phân hạch hạt nhân. Hai hạt nhân có năng lượng liên kết thấp hơn trên mỗi hạt nhân so với các hạt nhân ổn định khác là deuterium và heli-3. Do đó, mặc dù khối lượng nguyên tử nhẹ, lithi ít phổ biến trong hệ mặt trời so với 25 trong 30 nguyên tố hóa học đầu tiên. Nó có 7 đồng vị phóng xạ đã biết với ổn định nhất là Li có chu kỳ bán rã 838 ms và Li có chu kỳ bán rã 178,3 ms. Các đồng vị còn lại có chu kỳ bán rã dưới 8,6 ms. Đồng vị có chu kỳ bán rã ngắn nhất là Li, bị phân rã theo bức xạ proton và có chu kỳ bán rã 7,6x10 s. Lithi-7 là một trong những nguyên tố nguyên thủy (sản xuất trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân của Vụ nổ lớn "Big Bang"). Một lượng nhỏ của 2 đồng vị Li và Li được tạo ra trong các sao, nhưng chúng được cho là bị đốt nhanh hơn tốc độ chúng được tạo ra. Một lượng khác lithi bao gồm các đồng vị Li and Li có thể được tạo ra từ gió mặt trời, các tia vũ trụ va vào các nguyên tử nặng hơn, và từ thời kỳ đầu của hệ mặt trời Be và Be phân rã phóng xạ. Trong khi lithi được tạo ra trong các sao qua sự tổng hợp hạt nhân sao, sau đó nó bị đốt cháy.Li cũng có thể được tạo ra trong các sao cacbon. Tỉ lệ các đồng vị lithi ổn định đáng kể trong nhiều quá trình tự nhiên, bao gồm sự thành tạo các khoáng vật (sự kết tủa hóa học), trao đổi chất, và trao đổi ion. Các đồng vị của lithi phân chia trong một loạt các quá trình tự nhiên, bao gồm cả việc hình thành khoáng chất (kết tủa hóa học), thủy phân, trao đổi ion (Lithi thay thế cho for magiê và sắt trong các cấu trúc bát giác của đất sét, trong đó Li-6 là có ưu thế hơn Li-7), trong các quá trình siêu lọc cũng như sự biến đổi đá. Đồng vị Li được biết là có tính chất quang hạt nhân. Quá trình chia tách hạt nhân bằng laser có thể được sử dụng để tác các hạt nhân lithi. Sản xuất vũ khí hạt nhân và các ứng dụng vật lý hạt nhân khác chiếm tỷ lệ sử dụng lithi nhân tạo chính, với đồng vị nhẹ Li được lưu giữ trong công nghiệp và quân sự có sự thau đổi nhỏ nhưng có thể đo đạc được những thay đổi của tỉ lệ Li so với Li thậm chí trong các nguồn tự nhiên như sông suối. Điều này dẫn đến một điều không chắc chắn bất bình thường trong việc chuẩn hóa khối lượng hạt nhân lithi, vì đại lượng này phụ thuộc vào tỉ lệ có mặt trong tự nhiên của các đồng vị lithi bền, cũng do chúng là các nguồn khoáng sản lithi thương mại. Theo lý thuyết vũ trụ hiện đại, lithi (bao gồm cả hai đồng vị bền lithi-6 và lithi-7) nằm trong 3 nguyên tố được tổng hợp trong vụ nổ Big Bang. Mặc dù số lượng lithi được tạo ra trong sự tổng hợp hạt nhân Big Bang bị phụ thuộc vào số lượng các photon trong baryon, các giá trị lithi phổ biến được chấp nhận có thể tính toán được, và có một "sự khác biệt lithi vũ trụ học" trong Vũ trụ: các sao già có vẻ có ít lithi hơn mọi người vẫn nghĩ, và một số sao trẻ hơn có nhiều hơn nhiều. Sự thiếu vắng lithi trong các sao già hơn dường như được gây ra bởi sự trộn lẫn lithi vào bên trong sao đó, tại đó nó bị phân hủy. Hơn thế nữa, lithi được tạo ra trong các sao trẻ hơn. Mặc dù nó chuyển hóa thành 2 nguyên tử heli do sự va chạm với một proton ở nhiệt độ trên 2,4 triệu độ C (hầu hết các sao dễ dàng có được nhiệt độ này bên trong lòng của nó), lithi có nhiều hơn lượng dự đoán trong các sao được hình thành sau, còn về nguyên nhân thì chưa được hiểu rõ. Mặc dù nó là một trong 3 nguyên tố (cùng với heli và hydro) được tổng hợp từ Big Bang, lithi cùng với berylli và boron có số lượng thấp hơn đáng kể so với các nguyên tố lân cận. Đây là kết quả của nhiệt độ thấp cần thiểt để phân hủy lithi, và sự thiếu vắng một quá trình phổ biến để tạo ra nó. Lithi cũng được tìm thấy trong sao lùn nâu và có giá trị dị thường trong các sao cam. Do lithi có mặt trong các sao lùn nâu có khối lượng nhỏ hơn, lạnh hơn, nhưng nó bị phân hủy ở các sao lùn đỏ nóng hơn, sự có mặt của nó trong phổ của các sao có thể được sử dụng làm thí nghiệm lithi để phân biệt các nhóm sao này, cũng như các sao nhỏ hơn Mặt trời. Một số ngôi sao màu cam cũng có thể chứa một nồng độ lithi cao. Các sao màu cam này được tìm thấy có hàm lượng lithi cao hơn so với hàm lượng bình thường (chẳng hạn như Centaurus X-4) quay quanh các vật thể lớn (có thể là các sao neutron hoặc các lỗ đen) toàn bộ lực hấp dẫn rõ ràng đã kéo lithi nặng hơn lên bề mặt của các sao hydro-heli, làm cho lithi được quan sát có nhiều hơn. Mặc dù lithi phân bố rộng rãi trên Trái Đất, nó không xuất hiện tự nhiên ở dạng nguyên tố do tính phản ứng cao của nó. Tổng lượng lithi trong nước biển là rất lớn, ước tính khoảng 230 tỉ tấn, tức nồng độ ổn định khoảng 0,14 đến 0,25 ppm, hay 25 micromol; hàm lượng cao hơn đạt đến 7ppm được tìm thấy trong các mạch nhiệt dịch. Hàm lượng lithi trong vỏ Trái Đất ước tính dao động trong khoảng 20 đến 70 ppm. Lithi là một thành phần phủ trong các đá magma với hàm lượng cao nhất trong các đá granit. Các đá pegmatit cũng có hàm lượng lithi lớn nhất ở dạng khoáng vật, với spodumene và petalite là các nguồn khai thác lithi thương mại phổ biến. Khoáng vật lithi đáng kể khác là lepidolit. Một nguồn lithi mới là sét hectorit, các hoạt động khai thác chủ yếu thông qua công ty Western Lithium Corporation ở Hoa Kỳ. Với hàm lượng 20 mg lithi/kg trong vỏ Trái Đất, lithi là nguyên tố phổ biến thứ 25. Theo cẩm nang Lithi và Calci tự nhiên, "Lithi là một nguyên tố tương đối hiếm, mặc dù nó được tìm thấy trong nhiều khối đá và một vài vùng nước mặn, nhưng luôn ở nồng độ rất thấp. Có một số lượng khá lớn của cả khoáng lithi và mỏ muối nhưng chỉ một ít trong số chúng thực sự hoặc có tiềm năng giá trị thương phẩm. Trong những nơi có trữ lượng lithi lớn nhất là Salar de Uyuni ở Bolivia, với trữ lượng 5,4 triệu tấn. USGS ước tính năm 2010, Chile có trữ lượng lớn nhất (7,5 triệu tấn) và sản lượng hàng năm cao nhất (8.800 tấn). Các nhà cung cấp chính khác như Úc, Argentina và Trung Quốc. Tính đến năm 2015, một Khảo sát địa chất tại cộng hòa Séc coi toàn bộ Dãy núi Quặng tại Cộng hòa Séc là khu vực lithi. Năm mỏ đã được đăng ký, một mỏ gần "Cínovec" được coi là mỏ kinh tế tiềm năng với 160 000 tấn lithi. Tháng 6 năm 2010, New York Times đưa ra thông báo rằng các nhà địa chất Hoa Kỳ đã tiến hành khảo sát vùng khô hạn của các hồ muối ở miền tây Afghanistan và tin rằng có trữ lượng lithi lớn nhất ở đây."Các quan chức Lầu Năm Góc cho rằng các phân tích ban đầu của họ tại một địa điểm ở tỉnh Ghazni cho thấy tiềm năng tạo mỏ lithi lớn cỡ mỏ ở Bolivia, mà mỏ này hiện có trữ lượng lithi lớn nhất đã được biết đến." Các ước tính này "chỉ dựa trên dữ liệu cũ, được thu thập chủ yếu từ thời Liên Xô trong khi họ chiếm đóng Afghanistan giai đoạn 1979–1989" và "Stephen Peters, trưởng dự án khoáng sản Afghanistan của USGS, cho rằng ông ta không ông biết về mối liên quan của USGS đến bất kỳ cuộc thăm dò khoáng sản mới nào tại Afghanistan trong 2 năm qua. 'Chúng tôi cũng không chắc có bất kỳ phát hiện nào mới về lithi." Lithi được tìm thấy ở dạng vết trong nhiều nhóm thực vật, thực vật phù du, và động vật không xương sống với hàm lượng 69 đến 5.760 ppb. Trong các động vật không xương sống thì hàm lượng hơi thấp hơn, và hầu như tất cả tế bào và chất dịch của động vật có xương sống có mặt lithi với mức dao động trong khoảng 21 đến 763 ppb. Các sinh vật ở biển có khuynh hướng tích tụ sinh học lithi nhiều hơn các sinh vật trên cạn. Hiện con người không rõ liệu lithi có vai trò sinh lý học như thế nào trong các sinh vật trên, nhưng các nghiên cứu về dinh dưỡng ở các động vật có vú chỉ ra rằng lithi có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng, điều này cho thấy rằng lithi có thể được xếp vào nhóm nguyên tố vết thiết yếu với RDA of 1 mg/ngày. Các nghiên cứu quan sát ở Nhật Bản thông báo năm 2011 cho rằng lithi tự nhiên có trong nước uống có thể giúp kéo dài tuổi thọ của con người. Petalit (LiAlSiO) được một nhà hóa học người Brazil José Bonifácio de Andrada e Silva phát hiện năm 1800 trong một mỏ trên đảo Utö Thụy Điển. Tuy nhiên mãi cho đến năm 1817, Johan August Arfwedson, làm việc trong một phòng thí nghiệm hóa của Jöns Jakob Berzelius, phát hiện sự có mặt của một nguyên tố mới trong khi phân tích quặng petalit. Nguyên tố này tạo thành các hợp chất tương tự như các hợp chất của natri và kali, mặc dù hợp chất cacbonat và hydroxide của nó ít tan trong nước và có tính base hơn. Berzelius đặt tên vật liệu kiềm này là ""lithion"/"lithina"", từ tiếng Hy Lạp "λιθoς" (nghĩa là "đá"), để chỉ trạng thái được phát hiện của nó là một khoáng chất rắn, trái với kali được phát hiện trong tro của thực vật, và natri được biết là một phần từ nồng độ của nó cao trong máu động vật. Ông đặt tên kim loại trong vật liệu này là ""lithium"". Arfwedson sau đó chỉ ra rằng nguyên tố cùng tên này có mặt trong các khoáng vật như spodumene và lepidolit. Năm 1818, Christian Gmelin là người đầu tiên quan sát các muối lithi tạo ngọn lửa đỏ rực khi cháy. Tuy nhiên, cả Arfwedson và Gmelin đã cố thử và thất bại về việc cô lập nguyên tố tinh khiết từ các muối của nó. Nó không được tách ra mãi cho đến năm 1821, khi William Thomas Brande đã tách được lithi kim loại bằng phương pháp điện phân lithi hydroxide, một quá trình mà trước kia nhà hóa học Humphry Davy đã tách các kim loại kiềm natri và kali. Brande cũng đã mô tả các muôi lithi tinh khiết, ở dạng chloride, và ước tính rằng lithia (lithi oxide) chứa khoảng 55% kim loại, ước tính khối lượng nguyên tử lithi khoảng 9,8 g/mol (giá trị ngày nayy là ~6,94 g/mol). Năm 1855, Một lượng lớn hơn lithi được tạo ra bằng phương pháp điện phân lithi chloride do Robert Bunsen và Augustus Matthiessen thực hiện. Việc phát hiện ra quy trình này đã dẫn đến việc sản xuất lithi thương mại kể từ năm 1923 do một công ty của Đức là Metallgesellschaft AG. Công ty này đã dùng phương pháp điện phân hỗn hợp lithi chloride và kali chloride. Việc sản xuất và sử dụng lithi đã trãi qua nhiều thay đổi mạnh mẽ về lịch sử. Ứng dụng quan trọng đầu tiên của lithi là chất bôi trơn lithi nhiệt độ cao cho các động cơ máy bay hay các ứng dụng tương tự trong thế chiến thứ 2 và một thời gian ngắn sau đó. Ứng dụng này được ủng hộ mạnh mẽ do xá phòng gốc lithi có điểm nóng chảy cao hơn các xà phòng nhóm kiềm khác, và ít bị ăn mòn hơn so với các xà phòng gốc calci. Thị trường nhỏ về các loại xà phòng lithi và dầu mỡ bôi trơn dựa vào lithi được hỗ trợ từ nhiều mỏ nhỏ chủ yếu ở Hoa Kỳ. Nhu cầu lithi tăng mạnh trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh do cung cấp cho việc sản xuất vũ khí hạt nhân. Cả lithi-6 và lithi-7 đều tạo ra tritium khi chiếu các hạt neutron, và do đó nó rất hữu ích trong việc sản xuất tritium, cũng như ở dạng nhiên liệu nhiệt hạch rắn được dùng trong các bom hydro ở dạng lithium deuterua. Hoa Kỳ trở thành nhà sản xuất lithi chínhtrong giai đoạn cuối thập niên 1950 và giữa thập niên 1980. Vào Cuối cùng các do dự trữ lithi chứa gần 42.000 tấn lithi hydroxide. Lithi trong kho bị làm nghèo lithi-6 khoảng 75%, lượng này không đủ để ảnh hưởng đến khối lượng nguyên tử cần thiết về lithi trong các chất hóa học chuẩn, và thậm chí trọng lượng nguyên tử lithi trong một số ion "nguồn tự nhiên" đã bị "nhiễm" bởi các muối lithi từ các nhà máy tách đồng vị, các nguồn này cũng được tìm thấy trong nước dưới đất. Lithi đã được sử dụng để làm giảm nhiệt độ nóng chảy của thủy tinh và làm tăng nhiệt độ nóng chảy của nhôm oxide khi dùng công nghệ Hall-Héroult. Hai ứng dụng này được sử dụng chính trên thị trường mãi cho đến giữa thập niên 1990. Vào cuối cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, nhu cầu lithi tăng và giá bán của "Department of Energy stockpiles" trên thị trường giảm mạnh. Nhưng vào giữa thập niên 1990, nhiều công ty bắt đầu tách lithi từ nước biển - một phương pháp được cho là rẻ hơn việc khai thác hầm lò hoặc thậm chí là khai thác lộ thiên. Hầu hết các mỏ bị đóng cửa hoặc chuyển trọng tâm của họ các loại vật liệu khác trong khi đó chỉ có nguồn quặng khai thác từ các mạch pegmatit là có thể mang lại giá cạnh tranh. Sự phát triển của pin lithi làm gia tăng nhu cầu lithi và trở thành đối tương sử dụng chính trong năm 2007. Với dự dao động nhu cầu lithi làm pin trong thập nhiên 2000, các công ty mới đã mở rộng việc khai thác lithi từ nguồn nước biển để đáp ứng nhu cầu gia tăng này. Từ cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, sản xuất lithi đã tăng lên đáng kể. Kim loại này được tách ra từ khoáng sản liên quan đến các đá mácma như Lepidolit, spodumen, petalit và amblygonit. Các muối lithi được tách ra từ các suối nước khoáng, các hồ nước mặn và các mỏ trầm tích nguồn gốc biển. Kim loại được sản xuất bằng phương pháp điện phân hỗn hợp gồm 55% lithi chloride và 45% kali chloride ở khoảng 450 °C. Năm 1998, kim loại này có giá khoảng . Việc tách lithi (* là đồng vị của lithi, ví dụ * bằng 7 hay 6) bằng điện phân được thực hiện như sau: catốt: formula_1 anốt: formula_2 Trữ lượng lithi chắc chắn năm 2008 theo ước tính của USGS khoảng 13 triệu tấn, nhưng cực kỳ khó để ước tính trữ lượng tài nguyên lithi trên toàn cầu. Mỏ Lithi được tìm thấy ở Nam Mỹ trong suốt dãy núi Andes. Chile là nhà sản xuất hàng đầu, tiếp theo là Argentina. Cả hai nước thu hồi Lithi từ các hồ nước mặn. Ở Hoa Kỳ Lithi được thu hồi các hồ nước mặn ở Nevada. Tuy nhiên, phân nửa trữ lượng trên thế giới phân bố ở Bolivia, một quốc gia nằm ở sườn phía đông trung tâm dãy Andes. Năm 2009, Bolivia đã thương lượng với Nhật Bản, Pháp, và Hàn Quốc để bắt đầu khai thác. Theo USGS, sa mạc Uyuni của Bolivia có trữ lượng 5,4 triệu tấn lithi. Một mỏ mới được phát hiện ở đới nâng Rock Springs ở Wyoming ước tính đạt 228.000 tấn. Những mỏ cùng thành tạo này được ngoại suy trữ lượng khoảng 18 triệu tấn. Sau dự tụt giảm giá quy mô công nghiệp của sản phẩm lithi cacbonat sau cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, nhiều nhà cung cấp chính như Sociedad Química y Minera (SQM) họ đã giảm giá bán 20% trong việc khai thác các nguồn tài nguyên lithi trong thời gian tới và cũng để giữ vững thị trường của họ, giá năm 2012 tăng lên do nhu cầu lithi tăng. Bài báo Business Week năm 2012 đã nêu ra sự độc quyền về lithi như sau: "SQM, được điều hành bởi tỉ phú Julio Ponce, đứng vị trí thứ hai, sau Rockwood được chống lưng bởi Henry Kravis thuộc KKR & Co., và FMC có trụ sở ở Philadelphia". Lượng tiêu thụ toàn cầu có thể tăng lên 300.000 tấn vào năm 2020 từ khoảng 150.000 tấn năm 2012, vì nhu cầu sản xuất pin lithi đã và đang tăng với tỉ lệ 25% mỗi năm, tăng nhanh hơn 4-5% trong overall gain in lithium Một nguồn lithi tiềm năng khác là từ các giếng địa nhiệt. Các dòng địa nhiệt cò thể mang các chất này lên trên bề mặt; việc thu hồi lithi có thể được chứng minh trong lĩnh vực này. Một khi lithi được tách ra bằng các kỹ thuật lọc đơn giản, chi phí xử lý và môi trường về cơ bản là đã bao gồm trong việc vận hành các giếng địa nhiệt này; do đó các tác động của hoạt động này là tích cực. Có nhiều quan điểm khác nhau về sản xuất tiềm năng tăng trưởng sản xuất lithi. Một nghiên cứu năm 2008 đã kết luận rằng "việc sản xuất lithicacbonat thực tế đạt được sẽ đủ chỉ cho một phần nhỏ nhu cầu thị trường PHEV và EV toàn cầu trong tương lai", và "nhu cầu từ phân khúc thị trường điện tử cầm tay sẽ tiêu thụ hầu hết trữ sản phẩm gia tăng trong kế hoạch trong thập niên tới", và "việc sản xuất hàng loạt lithi cacbonat không có vẻ thân thiện môi trường, nó sẽ gây ra thiệt hại không thể khắc phục các hệ sinh thái sinh thái cần được bảo vệ và các động cơ đẩy LiIon là không phù hợp với các khái niệm về "Green Car". Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được tiến hành năm 2011 tại Phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley, Hoa Kỳ và Đại học California Berkeley, trữ lượng ước tính hiện tại về lithi không thể là một yếu tố hạn chế cho việc sản xuất pin quy mô lớn cho các xe chạy điện, theo nghiên cứu chỉ ra rằng 1 tỉ pin Li 40 kWh có thể được sản xuất với trữ lượng hiện tại. Một nghiên cứu khác được thực hiện năm 2011 bởi các nhà nghiên cứu từ đại học Michigan và Ford Motor cho thấy rằng có đủ tài nguyên lithi để cung cấp cho nhu cầu toàn cầu cho đến năm 2100, bao gồm lượng lithi cần cho các ứng dụng tiềm năng rộng rãi của các xe lai điện, plug-in hybrid electric và pin xe điện. Nghiên cứu đã ước tính trữ lượng lithi toàn cầu đạt khoảng 39 triệu tấn, và nhu cầu cho lithi trong chu kỳ 90 năm phân tích đạt 12-20 triệu tấn theo kịch bản phát triển kinh tế và tỷ lệ tái chế. Vào ngày 9 tháng 6 năm 2014, ấn phẩm "Financialist" đươợc xuất bản bởi Credit Suisse chỉ ra rằng nhu cầu lithi đang tăng trưởng với tốc độ 12% mỗi năm; theo Credit Suisse, tốc độ này vượt quá giá trị tính toán 25%. Bài báo so sánh tình trạng lithi 2014 với dầu, theo đó "giá dầu tăng cao đã thúc đẩu đầu tư vào các công nghệ sản xuất cát dầu và dầu trong vùng nước sâu tốn kém"; tức là giá lithi sẽ tiếp tục tăng cho đến khi các phương pháp sản xuất đắt tiền hơn có thể làm tăng tổng sản lượng đầu ra được sự chú ý của các nhà đầu tư. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, những nhà cung cấp lớn như Sociedad Química y Minera (SQM) giảm giá Lithi cacbonat đến 20%. Lượng tiêu tụ toàn cầu có thể tăng đến 300,000 tấn một năm vào năm 2020 so với 150,000 tấn năm 2012, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng pin lithi tăng trưởng khoảng 25% một năm, nhanh hơn mức tăng trưởng chung từ 4-5% trong sản xuất lithi. Tính đến năm 2015 hầu hết lithi trên thế giới được sản xuất tại Nam Mỹ, nơi các mỏ chứa lithi được chiết xuất từ bể ngầm và tập trung bằng bốc hơi năng lượng mặt trời. Kĩ thuật khai thác tiêu chuẩn là làm bay hơi nước từ mỏ, mỗi lô hàng mất từ 18 đến 24 tháng. Lithi hiện tại vẫn nằm trong nước biển, nhưng những cách thức khai thác thương mại khả thi vẫn chưa được phát triển. Vì nhiệt dung riêng lớn của nó (lớn nhất trong số các chất rắn), lithi được sử dụng trong các ứng dụng truyền nhiệt. Nó cũng là vật liệu quan trọng trong chế tạo anốt của pin vì khả năng điện hóa học cao của nó. Các ứng dụng khác còn có: Lithi oxide được sử dụng rộng rãi làm chất tẩy trong việc xử lý silica, giảm điểm nóng chảy và độ nhớt của vật liệu và làm men sứ trong việc cải thiện các tính chất vật lý bao gồm các hệ số giãn nở nhiệt thấp. Trên toàn cầu đây là ứng dụng đơn lớn nhất đối với hợp chất lithi. Lithi cacbonat (LiCO) thường được sử dụng trong ứng dụng này vì nó chuyển đổi oxide khi nung nóng. Vào các năm cuối của thế kỷ XX, do sở hữu thế điện cao của nó, lithi trở thành một thành phần quan trọng trong các chất điện phân và một trong các thành phần quan trọng trong pin. Do có khối lượng nguyên tử thấp, lithi có tỉ lệ khối lượng tích điện và năng lượng cao. Loại pin ion lithi có thể tạo ra khoảng 3 vôn mỗi ô, so với 2,1 vôn đối với pin acid chì hay 1,5 vôn đối với pin kẽm-cacbon. Các pin ion lithi, có thể sạc được và có mật độ năng lượng cao, không thể nhầm lẫn với pin lithi không thể sạc được. Các loại pin sạc khác sử dụng lithi như pin polymer ion lithi, pin lithi sắt phốtphat, và pin dây nano. Ứng dụng phổ biến thứ ba của lithi là làm các chất bôi trơn. Lithi hydroxide là một chất base mạnh và khi nung với mỡ, nó tạo ra một loại xà phòng lithi có tên là stearat. Xà phòng lithi có khả năng thicken oils, và nó được sử dụng để sản xuất các chất bôi trơn nhiệt độ cao nhiều mục đích. Lithi (cũng như lithi cacbonat) được dùng làm phụ gia trong hoạt động đúc liên tục trong xỉ làm tăng tính linh động, chiếm khoảng 5% lượng lithi toàn cầu (2011). Các hợp chất lithi cũng được sử dụng làm phụ gia trong cát đúc cho hoạt động đúc sắt nhằm giảm veining. Lithi (ở dạng lithi fluoride) được sử dụng làm phụ gia trong nấu chảy nhôm (công nghệ Hall–Héroult), làm giảm nhiệt độ nóng chảy và làm tăng điện trở suất, nguồn này chiếm 3% sản lượng toàn cầu năm 2011. Các hợp kim của lithi với nhôm, cadmi, đồng và mangan được sử dụng trong các bộ phần của máy bay (xem thêm hợp kim lithi-nhôm). Lithi còn có hiệu quả trong việc hỗ trợ sự hoàn hảo của mối hàn silicon nano trong những thành phần điện tử cho pin điện và các thiết bị khác. Một số hợp chất aforementioned hay lithi perchlorat, được sử dụng làm nến oxy để cung cấp oxy cho các tàu ngầm. Loại này có thể chứa một lượng nhỏ boron, magie, nhôm, silicon, titan, mangan, và sắt. Lithi fluoride có một trong những chỉ số khúc xạ thấp nhất và phạm vi truyền dẫn xa nhất trong tia UV sâu của hầu hết các vật liệu thông thường. Tính chia bột lithi fluoride đã được sử dụng cho Liều lượng phát quang (TLD): khi một mẫu như vậy tiếp xúc với bức xạ, nó tích lũy phần thiếu tinh thể khi nóng lên, phát ra một ánh sáng xanh có cường độ lớn tỉ lệ với độ hấp thụ, cho phép cách này định lượng. Đôi khi lithi fluoride còn được sử dụng trong các ống tiêu cự của kính viễn vọng. Ứng dụng lithi được sử dụng trong hơn 60% điện thoại di động. Hợp chất Organolithium được sử dụng rộng rãi trong sản xuất polyme hóa học. Trong ngành công nghiệp polyme mà người tiêu dùng chi phối những hợp chất này, hợp chất lithi ankyl là chất xúc tác trong trùng hợp anionic của nhóm chức Anken. Hợp chất Organolithium được chuẩn bị từ lithi kim loại và alkyl halide. Lithi kim loại và hỗn hợp Hydride của nó như Li[AlH] được sử dụng làm chất phụ năng lượng cao để đẩy tên lửa. Li[AlH4] cũng có thể tự chế thành nhiên liệu rắn. Một quả ngư lôi MK-50 chứa hệ thống năng lượng đẩy hóa học (SCEPS) sử dụng một chiếc xe tăng nhỏ chứa khí SF6 rải xuống một khối lithi rắn. Phản ứng sau đó sinh nhiệt, tạo ra hơi nước để đẩy ngư lôi trong một chu kì Rankine khép kín. Hydride lithi chứa lithi-6 được sử dụng trong vũ khí nhiệt hạch để bọc thành lõi của bom hạt nhân. Lithi-6 có giá trị làm nguồn nguyên liệu để sản xuất Triti và chất hấp thụ neutron trong phản ứng tổng hợp hạt nhân. Lithi tự nhiên chứa khoảng 7.5% lithi-6, từ đó một lượng lớn lithi-6 được sản xuất bằng phép tách đồng vị để sử dụng trong vũ khí hạt nhân. Lithi-7 cũng được quan tâm để sử dụng trong chất lỏng của lò phản ứng hạt nhân. Tritium hòa lẫn với Hydro nặng trong phản ứng tổng hợp hạt nhân chỉ mang tính tương đối để sinh ra sản phẩm. Mặc dù các chi tiết được giữ bí mật, Hydro lithi-6 nặng dường như vẫn có một vai trò làm vật liệu nhiệt hạch trong các vũ khí hạt nhân hiện đại. Lithi fluoride có tính hóa học ổn định khác thường và hỗn hợp LiF-BeF đạt độ nóng chảy thấp. Ngoài ra, Li, Be và F là một trong số ít các nuclid với những mặt cắt ngang nhiệt neutron thấp vừa đủ để không đầu độc các phản ứng phân hạt nhân bên trong một lò phản ứng phân hạt nhân. Lithi cũng được sử dụng làm nguyên liệu cho hạt alpha hoặc hạt nhân heli. Khi Li bởi các proton tăng tốc hình thành từ Be, nó trải qua quá trình phân hạch để tạo nên hai hạt alpha. Chiến công này do Cockroft và Walton phát hiện năm 1932, được gọi là "tách nguyên tử vào thời điểm đó, đồng thời là phản ứng hạt nhân đầu tiên hoàn toàn do con người thực hiện. Các lò phản ứng sử dụng pin lithi để chống lại những tác động ăn mòn từ Acid boric, chất được đưa vào nước để hấp thụ neutron dư thừa. Các muối lithi như cacbonat lithi (LiCO), citrat lithi và orotat lithi là các chất ổn định thần kinh được sử dụng để điều trị các rối loạn lưỡng cực, vì không giống như phần lớn các loại thuốc ổn định thần kinh khác, chúng trung hòa cả hai sự cuồng và trầm cảm. Lithi có thể được sử dụng để tăng thêm hiệu quả của các thuốc chống trầm cảm khác. Lượng có ích của lithi trong việc này thấp hơn so với mức có độc tính chỉ một chút, vì thế các nồng độ của lithi trong máu phải được kiểm soát kỹ trong quá trình điều trị. Các muối lithi có thể cũng giúp ít trong việc chẩn đoán liên quan như rối loạn schizoaffective và trầm cảm có chu kỳ. Phần tác dụng của muối này là ion lithi Li. Chúng có thể làm tăng nguy cơ phát triển dị tật Ebstein ở trẻ sinh ra từ các phụ nữ uống lithi trong ba tháng đầu của thai kỳ. Lithi cũng được nghiên cứu với khả năng trị bệnh đau đầu từng chùm. Giống như các kim loại kiềm khác, lithi trong dạng đơn chất là một chất dễ cháy và nổ khi để trần ngoài không khí và đặc biệt là trong nước. Lithi kim loại là một chất ăn mòn và yêu cầu có trang thiết bị bảo hộ lao động đặc biệt để chống tiếp xúc trực tiếp với da. Lithi có thể lưu giữ trong các hợp chất không có phản ứng như napta hay hydrocarbon. Các hợp chất lithi không đóng vai trò sinh học tự nhiên gì và được coi là chất độc nhẹ. Khi sử dụng như thuốc, nồng độ Li trong máu phải được kiểm soát chặt chẽ. Một số điều luật hạn chế việc bán pin lithi, nguồn có sẵn nhất của lithi dành cho người tiêu dùng bình thường. Lithi có thể được sử dụng để làm giảm Pseudoephedrine và Ephedrine đến ma túy đá trong phương pháp giảm Birch, trong đó sử dụng những giải pháp của kim loại kiềm hòa tan trong muối amonia khan. Những thiếu hụt nội bộ từ khiếm khuyết trong sản xuất hoặc thiệt hại về vật lý có thể dẫn đến sự phát nổ tự phát.
5377
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5377
Nhang
Trong tiếng Việt, nhang có thể nói đến:
5383
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5383
Kim loại kiềm thổ
Các kim loại kiềm thổ là một dãy các nguyên tố trong nhóm nguyên tố IIA của bảng tuần hoàn các nguyên tố. Đó là beryli, magiê, calci, stronti, bari và radi (không phải lúc nào cũng được xem xét do chu kỳ bán rã ngắn của nó). Các kim loại kiềm thổ được đặt tên theo các oxide của chúng, các "đất kiềm", có tên gọi cũ là berylia, magiêsia, vôi sống, strontia và baryta. Chúng được gọi là kiềm thổ vì các thuộc tính tự nhiên trung gian của chúng giữa các chất kiềm (oxide của các kim loại kiềm) và các loại "đất hiếm" (oxide của các kim loại đất hiếm). Sự phân loại của một số chất bề ngoài trơ như là 'đất' có lịch sử hàng thiên niên kỷ. Hệ thống được biết sớm nhất được sử dụng bởi những người Hy Lạp cổ đại gồm có 4 nguyên tố, bao gồm cả đất. Hệ thống này sau đó được làm rõ hơn bởi các nhà triết học và giả kim thuật như Aristotle (thế kỷ IV TCN), Paracelsus (nửa đầu thế kỷ XVI), John Becher (giữa thế kỷ XVII) và Georg Stahl (cuối thế kỷ XVII), với việc phân chia 'đất' thành ba hay nhiều loại hơn. Sự nhận thức về 'đất' không phải là một nguyên tố mà là hợp chất được đề cập bởi nhà hóa học Antoine Lavoisier. Trong tác phẩm "Traité Élémentaire de Chimie" (Các nguyên tố hóa học) năm 1789 ông gọi chúng là "Substances simples salifiables terreuses", tức "các nguyên tố đất tạo thành muối". Sau đó, ông thấy rằng các đất kiềm có thể là các oxide kim loại, nhưng ông thừa nhận rằng đó chỉ là phỏng đoán. Năm 1808, dựa trên tư tưởng của Lavoisier, Humphry Davy trở thành người đầu tiên thu được các mẫu kim loại bằng cách điện phân các loại 'đất kiềm' nóng chảy. Chúng là các nguyên tố hoạt động mạnh và ít khi tìm thấy ở dạng đơn chất trong tự nhiên. Trong lớp vỏ Trái Đất kim loại kiềm thổ chiếm tỉ lệ 4,16 % (trong đấy 67 % Calci, 31 % Magnesi, 1,4 % Bari, 0,6 % Stronti và 1 lượng rất ít Beryli và Radi). Các kim loại kiềm thổ là các kim loại có màu trắng bạc, mềm, có khối lượng riêng thấp, có phản ứng tức thời với các nguyên tố thuộc nhóm halôgen để tạo thành các muối điện ly và với nước để tạo thành các hiđroxide kiềm thổ mạnh về phương diện hóa học tức các base (hay bazơ). Ví dụ natri và kali có phản ứng với nước ở nhiệt độ phòng, còn magiê chỉ có phản ứng với hơi nước nóng, calci thì phản ứng với nước nóng. Các nguyên tố này chỉ có hai êlectron ở lớp ngoài cùng xs, vì thế trạng thái năng lượng ưa thích của chúng là dễ mất đi hai êlectron này để tạo thành ion có điện tích dương 2. Bảng so sánh - Trừ Mg: Mg + 2HO → Mg(OH) + H và Mg + HO → MgO + H 1. HCl, HSO loãng: Mg + 2HCl → MgCl + H 2. HNO, HSO đặc nóng: n=(n.2 + n.2 + n.6 + n.8):2 Ngoài ra
5384
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5384
Hermann Hesse
Hermann Hesse (2 tháng 7 năm 1877 ở Calw, Đức – 9 tháng 8 năm 1962 ở Montagnola, Thụy Sĩ) là một nhà thơ, nhà văn và họa sĩ người Đức. Năm 1946 ông được tặng Giải Goethe và Giải Nobel Văn học. Hermann Hesse xuất thân từ một gia đình truyền giáo Kitô giáo. Cha mẹ của ông đều nhận nhiệm vụ của Hội truyền giáo Basel hoạt động tại Ấn Độ, nơi mà mẹ của ông, bà Marie Gundert, sinh ra đời năm 1842. Cha của ông, Johannes Hesse, đến từ Estonia. Ông bà điều khiển một nhà xuất bản sách truyền giáo từ năm 1873 dưới sự lãnh đạo của ông ngoại ông là Hermann Gundert. Sau khi học xong trường tiếng Latin ở Göppingen (Đức), năm 1891 ông vào Trường thần học Tin lành ở Maulbronn (Đức). Ở đây cá tính chống đối của ông đã thể hiện: vào tháng 3 năm 1892, Hesse trốn khỏi trường và chỉ được tìm được một ngày sau đó trên một cánh đồng trống. Từ đấy, kèm theo nhiều xung đột dữ dội với cha mẹ là một cuộc phiêu lưu qua nhiều học viện và trường học. Hermann Hesse trở nên trầm cảm, biểu lộ trong một lá thư vào ngày 20 tháng 3 năm 1892 những ý định tự tử ("Tôi muốn ra đi như ánh hồng của hoàng hôn"). Tháng 5 năm 1892 trong học viện Bad Boll dưới dự chăm nom của nhà thần học và mục sư Christoph Friedrich Blumhardt ông đã toan tự tử. Ngay sau đó Hermann được chuyển về học viện ở Stetten im Remstal rồi về học viện thiếu niên ở Basel. Bắt đầu từ cuối năm 1892 ông đi học ở trường trung học tại Cannstatt thuộc thành phố Stuttgart (Đức). Mặc dầu đỗ kỳ thi của năm đầu ông đã bỏ học. Bỏ học nghề bán sách chỉ sau ba ngày theo học, đầu mùa hè năm 1894 Hesse bắt đầu theo học khóa thợ cơ khí trong một nhà máy sản xuất đồng hồ ở Calw kéo dài 14 tháng. Công việc hàn giũa đơn điệu chẳng bao lâu lại cổ vũ cho mong muốn quay lại với các công việc trí óc của ông. Tháng 10 năm 1895 ông chấp nhận bắt đầu học lại nghiêm túc nghề bán sách ở Tübingen. Sau này ông đã chuyển các từng trải thời trẻ này của mình vào trong quyển tiểu thuyết "Unterm Rad" (Dưới bánh xe). Bắt đầu từ ngày 17 tháng 10 năm 1895 Hermann Hesse làm việc tại tiệm bán sách Heckenhauer ở Tübingen, chủ yếu bán các sách về thần học, triết học và luật. Là người học nghề, nhiệm vụ của Hesse bao gồm đối chiếu, đóng gói, phân loại và lưu trữ sách. Sau mỗi ngày làm việc 12 tiếng Hesse tiếp tục tự học lấy và sách cũng đã đền bù lại các thiếu thốn trong giao thiệp xã hội vào những ngày Chúa nhật dài được nghỉ ngơi. Sau những sách về thần học, Hesse đọc đặc biệt là các tác phẩm của Goethe, sau đấy là của Lessing, Schiller và các bài về thần thoại Hy Lạp. Năm 1896 bài thơ đầu tiên của ông, "Madonna", được in trong một tạp chí xuất bản ở Wien, các bài thơ khác lần lượt được đăng trong các số phát hành sau đó của "Organ für Dichtkunst und Kritik" (Cơ quan về nghệ thuật thơ và phê bình). Năm 1898 Hesse trở thành người phụ việc bán sách và có một thu nhập kha khá, giúp ông không phụ thuộc tài chính vào cha mẹ. Thời gian này ông đọc chủ yếu các tác phẩm của thời kỳ lãng mạn Đức, trước tiên là của Clemens Brentano, Joseph Freiherr von Eichendorff và Novalis. Trong các bức thư gửi cha mẹ ông đã bày tỏ quan điểm của mình là "đạo đức của người nghệ sĩ đã được thay thế bởi thẩm mỹ". Ngay từ khi vẫn còn là một người bán sách, vào mùa thu 1898 Hesse đã xuất bản tập thơ nhỏ đầu tiên của mình, "Romantische Lieder" (Các bài hát lãng mạn), và trong mùa hè 1899 tập văn xuôi "Eine Stunde hinter Mitternacht" (Một giờ đằng sau nửa đêm). Cả hai tác phẩm đều thất bại về mặt kinh doanh. Trong vòng hai năm chỉ bán được 54 bản trong tổng số 600 quyển "Romantische Lieder" được phát hành, "Eine Stunde hinter Mitternacht" cũng được phát hành 600 quyển và được bán rất chậm. Mặc dầu vậy nhà xuất bản Eugen Diederichs ở Leipzig vẫn tin tưởng vào chất lượng văn học của các tác phẩm này và ngay từ đầu đã xem việc xuất bản như là một hình thức khuyến khích cho tác giả trẻ này hơn là một việc kinh doanh cần mang lại lợi nhuận. Bắt đầu từ mùa thu 1899 Hesse làm việc cho một tiệm bán sách cũ có uy tín ở Basel. Vì cha mẹ ông có giao thiệp mật thiết với nhiều gia đình học giả ở Basel, tại đây cả một thế giới tri thức nghệ thuật với nhiều cổ vũ phong phú đã mở cửa ra đón chào ông. Thành phố Basel đồng thời cũng mang lại cho một con người sống cô độc như Hesse nhiều khả năng để lui về ẩn náu, sống một cuộc sống rất cá nhân qua những cuộc du ngoạn và đi dạo để tự tìm tòi nghệ thuật và luôn giúp ông thử nghiệm lại khả năng miêu tả những cảm xúc của mình bằng bút mực. Năm 1900 Hesse được miễn phục vụ quân sự vì thị lực yếu. Bệnh tật này tồn tại mãi suốt cuộc đời cũng như bệnh đau đầu của ông. Năm 1901 Hesse thực hiện được niềm mơ ước lớn lao của mình là đi du lịch nước Ý. Cùng năm đó ông chuyển về làm tại tiệm bán sách cũ Wattenwyl ở Basel. Thời gian này ông ngày càng có nhiều cơ hội để đăng các bài thơ và văn ngắn trên các tạp chí và tiền nhuận bút đã góp thêm phần vào thu nhập của ông. Chẳng bao lâu nhà xuất bản Samuel Fischer đã chú ý đến ông và quyển tiểu thuyết "Peter Camenzind", được in thử năm 1903, chính thức được Fischer phát hành năm 1904, trở thành bước đột phá: từ đây Hesse có thể sống như một nhà văn tự do. Vinh quang về văn chương tạo điều kiện cho Hesse cùng với người vợ đầu tiên, Maria Bernoulli, định cư thành lập gia đình tại Gaienhofen, huyện Konstanz ở Bodensee. Nơi đây ông viết quyển tiểu thuyết thứ hai của mình, "Unterm Rad", được xuất bản vào năm 1906. Thời gian sau đó ông chủ yếu viết các chuyện kể và thơ. Quyển tiểu thuyết kế tiếp của ông, "Gertrud", vào năm 1910, đã biểu lộ Hesse trong một cơn khủng hoảng sáng tạo; ông đã rất vất vả với tác phẩm này và nhiều năm sau ông xem nó là một thất bại. Trong hôn nhân cũng ngày càng nhiều bất hòa. Để tạo khoảng cách, năm 1911 Hesse bắt đầu một hành trình dài đi đến Tích Lan và Indonesia. Thế nhưng ở đó ông đã không tìm thấy được sự giải phóng nội tâm như đã hy vọng. Sau khi Hesse trở về, gia đình ông dọn nhà về Bern năm 1912, nhưng việc thay đổi chỗ ở này cũng không thể giải quyết được các vấn đề trong hôn nhân như Hesse đã bộc lộ trong quyển tiểu thuyết "Roßhalde" vào năm 1914. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ Hesse đăng ký tình nguyện đi lính tại Đại sứ quán. Bị chẩn bệnh không có khả năng đi lính nên ông được cử làm nhiệm vụ chăm sóc tù binh cho Đại sứ quán. Trong khuôn khổ này, từ đó Hesse đi quyên góp và gửi sách cho các tù binh người Đức. Ngày 3 tháng 10 năm 1914 ông đăng trên tờ "Neue Zürcher Zeitung" (Báo Zürich mới) bài luận văn "O freunde, nicht diese Töne" (Các bạn ơi đừng nói như vậy) kêu gọi giới trí thức Đức đừng xông vào cuộc bút chiến giữa các quốc gia. Những gì xảy ra sau đó được Hesse miêu tả sau này như là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của ông. Lần đầu tiên ông đứng bên trong một cuộc xung đột chính trị dữ dội: giới báo chí Đức tấn công ông, nhiều thư hăm dọa được gửi tới và bạn bè cũ từ chối ông. Mặc dầu vậy ông tiếp tục nhận được sự đồng tình của Theodor Heuss và của cả nhà văn người Pháp Romain Rolland, người đã đến thăm viếng ông vào tháng 8 năm 1915. Các mâu thuẫn với giới báo chí Đức chưa lắng xuống thì Hesse lại bị đẩy vào một cuộc khủng hoảng khác trầm trọng hơn qua cái chết của cha ông vào ngày 8 tháng 3 năm 1916. Ông phải ngưng phục vụ cho cơ quan chăm sóc tù binh và đi chữa trị bằng tâm lý liệu pháp. Việc chữa trị này chẳng những mang lại mối quen biết trực tiếp với Carl Gustav Jung mà còn dẫn ông đi đến một đỉnh cao sáng tạo mới: Tháng 9 và tháng 10 năm 1917, trong một cơn say mê làm việc ông đã viết quyển tiểu thuyết "Demian" của mình chỉ trong vòng ba tuần. Quyển sách được xuất bản sau khi chiến tranh chấm dứt năm 1919 dưới bút danh Emil Sinclair. Vào năm 1919, khi Hesse có thể trở về với cuộc sống dân sự thì hôn nhân của ông tan vỡ. Vợ của ông trong lúc đấy bị rối loạn tâm thần trầm trọng, nhưng ngay cả sau khi bà lành bệnh, Hesse nhận thấy không còn có thể chia sẻ tương lai chung với Maria nữa. Ngôi hộ ở Bern tan rã, Hesse chuyển về Tessin một mình vào giữa tháng 4. Đầu tiên ông sống trong một căn nhà nhỏ ở đầu làng Minusio gần Locarno và sau đó từ ngày 25 tháng 4 đến 11 tháng 5 tại Sorengo. Ngày 11 tháng 5 ông mướn bốn phòng nhỏ trong một căn nhà xây giống như một lâu đài kỳ lạ ở làng Montagnola gọi là "Casa Canuzzi". Ở đây ông không những tiếp tục viết văn mà còn bắt đầu vẽ, việc có thể nhận thấy rõ trong truyện kể kế tiếp của ông "Klingsors letzter Sommer" (Mùa hè cuối cùng của Klingsor) vào năm 1920. Năm 1922 quyển tiểu thuyết về Ấn Độ của ông, "Siddharta", được xuất bản. Tình yêu nền văn hóa Ấn Độ và các học thuyết Á châu, những cái mà ông đã biết đến ngay từ khi còn ở với cha mẹ, đã được biểu lộ trong quyển tiểu thuyết này. Năm 1923 Hesse cưới người yêu của mình là Ruth Wenger, con gái của nữ văn hào người Thụy Sĩ Lisa Wenger và là cô của Meret Oppenheim (trong cuộc hôn nhân này bà trở thành mẹ của nghệ sĩ Ezard Haussmann). Cuộc hôn nhân thất bại ngay từ đầu và chưa từng được thực hiện. Cũng trong năm này Hesse nhận được quốc tịch Thụy Sĩ. Các tác phẩm lớn kế tiếp của ông, "Kurgast" (Khách dưỡng bệnh) năm 1925 và "Die Nürnberger Reise" (Chuyến đi Nürnberg) năm 1927, là các tự truyện mang giọng mỉa mai, báo hiệu trước cuốn tiểu thuyết thành công nhất của Hesse, "Der Steppenwolf" (Sói thảo nguyên) năm 1927. Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50 của ông cũng vào năm này, bạn của ông, Hugo Ball, đã xuất bản cuốn tiểu sử đầu tiên về Hesse. Ngay sau quyển tiểu thuyết thành công này con sói cô độc Hesse đã trải qua một bước ngoặt lớn nhờ vào quan hệ với Ninon Dolbin, người sau này trở thành người vợ thứ ba của ông. Kết quả của việc biến chuyển trở về cùng sống đôi lứa này là quyển tiểu thuyết "Narziß und Goldmund" năm 1930. Vào năm 1931 Hesse rời căn hộ mướn ở Casa Camuzzi cùng với Nino dời về một căn nhà lớn hơn (Casa Hesse), phía trên Montagnola. Căn nhà này được xây theo ý muốn của ông và được người bạn của ông là H. C. Bodmer để ông sử dụng dài hạn. Ngôi nhà này ngày nay thuộc về sở hữu tư nhân và trong thời gian này không thể đến thăm viếng được. Năm 1931 Hesse kết hôn lần thứ ba và cùng Ninon dời về căn nhà riêng bên ngoài Montagnola. Ông bắt đầu phác thảo tác phẩm lớn cuối cùng của mình, "Das Glasperlenspiel" (Trò chơi hạt ngọc thủy tinh). Năm 1932 ông xuất bản quyển truyện kể "Die Morgenlandfahrt" (Hành trình về phương Đông) như là bản phác thảo trước cho tác phẩm này. Hesse theo dõi việc những người thuộc đảng quốc xã lên cầm quyền ở Đức với một nỗi lo âu lớn. Trên đường rời khỏi nước vào năm 1933, Bertolt Brecht và Thomas Mann đều lần lượt tạm dừng ở nhà ông. Hesse cố gắng chống lại sự phát triển trong nước Đức bằng cách của ông: ông đã viết nhiều bài bình luận về sách trên các báo Đức kêu gọi ủng hộ các tác giả người Do Thái và các tác giả khác đang bị người của Đảng quốc xã theo dõi. Bắt đầu từ giữa thập niên 1930 không một báo Đức nào dám đăng bài của ông nữa. Hesse trốn tránh các xung đột chính trị và sau đó trước những tin tức khủng khiếp của Chiến tranh thế giới thứ hai bằng cách viết quyển tiểu thuyết "Das Glasperlenspiel" của mình, được in ở Thụy Sĩ vào năm 1943. Ông nhận Giải Nobel văn chương năm 1946 không chỉ vì tác phẩm lớn lao này. Tiếp theo sau đó là Giải thưởng Goethe của thành phố Frankfurt trong cùng năm, Giải thưởng Wilhelm Raabe năm 1950 và Giải thưởng hòa bình của hội bán sách Đức năm 1955. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai sức sáng tạo của ông giảm sút, ông chỉ viết truyện kể và thơ nhưng không còn viết tiểu thuyết nữa. Hermann Hesse mất ngày 9 tháng 8 năm 1962 và được an táng tại nghĩa trang của San Abbondio gần Montagnola, cũng là nơi chôn cất Hugo Ball. Các tác phẩm đầu tiên của Hesse vẫn còn mang tính truyền thống của thế kỷ thứ 19: các bài thơ của ông đều thuộc về trường phái lãng mạn, lời văn và phong cách của quyển "Peter Camenzind" cũng vậy, quyển sách được tác giả hiểu như là một tiểu thuyết giáo dục tiếp nối quyển "Grüne Heindrich" của Gottfried Keller. Về nội dung Hesse phản đối sự công nghiệp hóa và đô thị hóa, đi theo xu hướng của phong trào thanh niên thời kỳ này. Sau này Hesse từ bỏ quan điểm lãng mạn mới này. Thế nhưng cấu trúc đối chọi của quyển "Peter Camenzind" thông qua sự đối chiếu giữa thành thị và nông thôn và tương phản nam nữ vẫn còn có thể tìm thấy trong các tác phẩm sau đó của Hesse (thí dụ như trong "Demina" hay "Steppenwolf"). Sự quen biết với học thuyết về nguyên mẫu ("archetype") của nhà tâm lý học Carl Gustav Jung đã có ảnh hưởng quyết định đến các tác phẩm của Hesse, được biểu lộ đầu tiên trong quyển tiểu thuyết "Demian": con đường của một người trẻ tuổi đi tìm chính mình trở thành một trong những đề tài chính của ông. Chính vì thế mà không biết bao nhiêu thanh niên đã và vẫn chọn Hesse là tác giả mà họ thích nhất. Truyền thống tiểu thuyết giáo dục cũng được tìm thấy trong "Demian", nhưng trong tác phẩm này (cũng như trong "Steppenwolf") các hành động không diễn ra trong hiện thực mà trong một cảnh quang nội tâm. Một khía cạnh quan trọng khác trong các tác phẩm của Hesse là sự duy linh ("spirituality"), không những chỉ có trong quyển tiểu thuyết "Siddharta". Các đạo giáo Ấn Độ, đạo Lão và thuyết thần bí của Thiên chúa giáo là nền tảng của việc này. Một số nhà phê bình chỉ trích Hesse là ông đã sử dụng văn chương để diễn đạt thế giới quan của mình. Người ta cũng có thể đảo ngược phê bình này để nói là các nhà phê bình chỉ phản đối thế giới quan của Hesse chứ không chỉ trích văn chương của ông. Tất cả các tác phẩm của Hesse đều chứa đựng một phần tính tự truyện, đặc biệt có thể thấy rõ trong "Steppenwolf", quyển tiểu thuyết có thể được lấy làm thí dụ cho một "tiểu thuyết về một cơn khủng hoảng trong cuộc sống". Chỉ trong các tác phẩm sau đó phần tự truyện này giảm đi. Trong hai quyển tiểu thuyết liên kết với nhau, "Die Morgenlandfahrt" và "Das Glasperlenspiel", Hesse trở về đề tài ông đã viết trong "Peter Camenzind": sự đối lập giữa "vita activa" (sống để làm việc từ thiện cho người khác) và "vita contemplativa" (sống để tìm sự giải thoát cho bản thân). Chất lượng văn học và ý nghĩa của các tác phẩm của Hesse đã được tranh cãi ngay từ khi ông còn sống và nay vẫn còn đang được tiếp tục. Các nhà văn đồng nghiệp như Thomas Mann hay Hugo Ball đánh giá ông rất cao trong khi Kurt Tucholsky lại nói: "Tôi cho rằng Hesse là một nhà văn mà chất lượng văn tiểu luận của ông cao hơn các tính chất thơ rất nhiều." Alfred Döblin còn cho đó là "nước ngọt tẻ nhạt". Mặc dầu vậy các tác phẩm đầu của Hesse được đa số giới phê bình văn học cùng thời đánh giá cao. Việc tiếp nhận Hesse ở Đức trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới mang dấu ấn của cuộc công kích báo chí chống lại tác giả vì các phát biểu chống chiến tranh và chống chủ nghĩa Quốc xã của ông. Từ năm 1937 các tác phẩm của Hesse thuộc vào dạng sách cấm và chỉ còn được bán lén lút. Các thế hệ trẻ "khám phá" ra Hesse phần lớn là sau năm 1945. Ông được trao Giải Hòa bình của ngành kinh doanh sách Đức năm 1955. Hơn mười năm sau khi Hesse được tặng Giải thưởng Nobel về văn học, năm 1957 Karlheinz Deschner viết trong bài văn tranh luận "Kitsch, Konvention und Kunst": "Việc Hesse xuất bản quá nhiều các vần thơ hoàn toàn không có trình độ như vậy là một điều vô kỷ luật đáng tiếc, một sự man rợ về văn học" và về phần văn xuôi ông cũng đi đến một đánh giá không có gì thuận lợi hơn. Trong các thập kỷ sau đó một phần giới phê bình văn chương Đức nối tiếp sự đánh giá này, Hesse được một vài người xuất bản xếp vào loại văn chương giả mạo. Việc chấp nhận Hesse giống như chuyển động con lắc: vừa khi việc chấp nhận Hesse xuống đến điểm thấp nhất ở Đức vào thập niên 1960 thì trong giới thanh niên Mỹ phát ra một sự "bùng nổ Hesse" chưa từng có lan tràn về lại đến Đức; đặc biệt quyển "Der Steppenwolf" trở thành quyển sách bán chạy nhất ("bestseller") và Hesse trở thành tác giả người Đức được đọc và dịch nhiều nhất. Hơn 100 triệu quyển sách của ông đã được bán trên khắp thế giới. Để tưởng niệm Hesse hai giải thưởng văn chương được đặt theo tên ông: Giải thưởng Hermann Hesse và Giải thưởng văn học Hermann Hesse.
5387
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5387
Louis Malleret
Louis Malleret, phiên âm tiếng Việt: Lưu- i Ma- lơ- ret, (1901-1970) là nhà khảo cổ học người Pháp, thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ–École Française d'Extrême-Orient (EFEO), người đã tiến hành các cuộc khai quật ở Đông Nam Á vào những năm 1940, chủ yếu tại khu vực thuộc vương quốc Phù Nam và Óc Eo ở đồng bằng sông Cửu Long. Các cuộc khai quật của ông tại Óc Eo bị ngưng lại do Chiến tranh thế giới lần thứ hai khi quân Nhật đổ bộ vào Việt Nam vào tháng 3 năm 1945.
5391
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5391
Tàu
Tàu hay tầu là từ dùng để chỉ:
5393
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5393
Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam, có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới. Quảng Ninh có vị trí ở địa đầu đông bắc Việt Nam, lãnh thổ trải theo hướng đông bắc - tây nam. Quảng Ninh nằm cách thủ đô Hà Nội 125 km về phía Đông Bắc. Quảng Ninh tiếp giáp: Quảng Ninh là 1 trong số 7 tỉnh thành tại Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc, nhưng lại là tỉnh duy nhất có cả đường biên giới trên bộ và trên biển với nước này. Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hòn đảo núi đá vôi nổi trên mặt biển, phần lớn chưa được đặt tên. Địa hình của tỉnh đa dạng có thể chia thành 3 vùng gồm có Vùng núi, Vùng trung du và đồng bằng ven biển, và Vùng biển và hải đảo. Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.472 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, phía bắc các thành phố Hạ Long, Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc thị xã Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hạ Long. Cánh cung Đông Triều chạy theo hướng tây - đông ở phía nam và hướng đông bắc - tây nam ở phía bắc, được coi là xương sống của lãnh thổ Quảng Ninh, có vai trò quan trọng trong việc hình thành các yếu tố tự nhiên ở hai sườn bắc - nam. Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Quảng Yên, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng nam Uông Bí, nam Quảng Yên (đảo Hà Nam), đông Quảng Yên, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh. Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp và diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thủy tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...). Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rặng san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thủy rất lớn. Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào (611.081,3 ha). Trong đó: 10% là đất nông nghiệp, đất có rừng chiếm 38%, 43,8% là diện tích chưa sử dụng tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Với ưu thế của tỉnh miền núi, ven biển, khí hậu ẩm rất thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển các loài cây lấy gỗ, lấy nhựa như thông nhựa, thông mã vĩ, keo, bạch đàn... Đặc biệt, với đặc thù điều kiện lập địa trên diện tích đất đồi núi của tỉnh rất thích hợp với các loài cây gỗ quý, đặc sản, cây dược liệu, các loài cây mang tính bản địa.   Quảng Ninh có nhiều loại đất. Chiếm diện tích lớn nhất là đất feralit vàng đỏ và đất feralit đồng cỏ thứ sinh phát triển ở địa hình đồi núi thấp. Tổng diện tích rừng và đất rừng là 243.833,2 ha, chiếm 38% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%, còn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100.000 ha, đất thành rừng khoảng 230.000 ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng nông nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn. Quảng Ninh có thế mạnh và tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển, có chiều dài đường ven biển lớn thứ hai 250 km với 2.077 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước, trong đó trên 1.000 đảo đã có tên; có ngư trường rộng lớn trên 6.100 km², là nơi sinh sống của vô vàn các loài sinh vật biển quý hiếm. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác. Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển đặc biệt là cảng nước sâu tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn và cảng thủy nội địa, nhất là ở thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, thành phố Móng Cái và huyện Hải Hà đáp ứng cho việc giao lưu hàng hóa với các tỉnh trong vùng. Quảng Ninh nằm ở vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm đặc trưng cho các tỉnh miền bắc, có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình nên Quảng Ninh chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng yếu của gió mùa Tây Nam so với các tỉnh phía bắc. Vì nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm Quảng Ninh có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú. Các quần đảo ở Cô Tô, Vân Đồn... có đặc trưng của khí hậu đại dương. Do ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa gồm có mùa hạ thì nóng ẩm với mùa mưa, còn mùa đông thì lạnh với mùa khô. Độ ẩm trung bình 82 – 85%. Mùa lạnh thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, trong khi đó mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô và mùa mưa  là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10). Ngoài ra, do tác động của biển, nên khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác. Quảng Ninh có tất cả khoảng 30 sông, suối với chiều dài trên 10 km. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km, trong đó có bốn con sông lớn là hạ lưu sông Bạch Đằng, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Mỗi sông hoặc đoạn sông thường có nhiều nhánh, các nhánh đa số đều vuông góc với đoạn sông chính. Tuy nhiên, hầu hết các sông suối đều ngắn, nhỏ và độ dốc lớn, khả năng điều tiết nước yếu và chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Đại bộ phận sông có dạng xoè hình cánh quạt, trừ sông Cầm, sông Ba Chẽ, sông Tiên Yên, sông Phố Cũ có dạng lông chim. Phù hợp với chế độ mùa mưa, chế độ dòng chảy của sông ngòi cũng có hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung từ tháng 6 đến tháng 8; mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, cạn nhất vào tháng 3. Lưu lượng nước các sông ở đây có sự dao động rất lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Vào mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45 m/s, mùa mưa lên tới 1500 m/s, chênh nhau 1.000 lần. Sông Tiên Yên ở Bình Liêu lưu lượng nhỏ nhất là 1,45m³/s, lớn nhất lên tới 1500m³/s. Hầu hết các sông chảy qua khu vực địa hình miền núi có cấu tạo bằng các nham cứng nên lưu lượng phù sa không đáng kể. Nước ngập mặn xâm nhập vào vùng cửa sông khá xa. Lớp thực vật che phủ chiếm tỷ lệ thấp ở các lưu vực nên thường hay bị xói lở, bào mòn và rửa trôi làm tăng lượng phù sa và đất đá trôi xuống khi có lũ lớn do vậy nhiều nơi sông suối bị bồi lấp rất nhanh, nhất là ở những vùng có các hoạt động khai khoáng như ở các đoạn suối Vàng Danh, sông Mông Dương. Về phía biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Chế độ thủy triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3–4 m. Nét riêng biệt ở đây là hiện tượng sinh "con nước" và thủy triều lên cao nhất vào các buổi chiều các tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đông những ngày có con nước cường. Trong vịnh Bắc Bộ có dòng hải lưu chảy theo phương bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ có khi xuống tới 13 °C. Lượng nước các sông khá phong phú, ước tính 8.777 tỷ m³ phát sinh trên toàn lưu vực. Dòng chảy lên tới 118 l/s/km² ở những nơi có mưa lớn. Vào mùa mưa (tháng 5 - tháng 9), chiếm 75-80% tổng lượng nước trong năm; mùa khô (tháng 10 - tháng 4), chiếm 20-25% tổng lượng nước trong năm. Theo kết quả thăm dò, trữ lượng nước ngầm tại vùng Cẩm Phả là 6.107 m³/ngày, vùng Hạ Long là 21.290 m³/ngày. Lượng nước ngầm tại hồ Yên Lập là 118 triệu m³, hồ Chúc Bài Sơn 11,5 triệu m³ và hồ Quất Đông 10 triệu m³. Quảng Ninh có từ 2.500 đến 3.000 ha mặt nước ao, hồ, đầm có điều kiện nuôi trồng thủy sản. Thời kỳ tiền sử ở Quảng Ninh sớm nhất được biết đến tại các địa điểm thuộc văn hóa Soi Nhụ. Vào thời kỳ của các văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn từ khoảng 18.000 năm về trước lúc mà lần cuối cùng băng hà còn phát triển, mực nước Biển Đông hạ thấp tới độ sâu 110 - 120 mét dưới mực nước biển ngày nay. Khi đó vịnh Bắc Bộ (gồm cả vịnh Hạ Long) là một đồng bằng tam giác châu rộng lớn. Trên vùng đất khoảng vài nghìn km2 của Quảng Ninh và khu vực vịnh Hạ Long ngày nay là một đồng bằng cổ. Ở nơi này đã từng tồn tại một cộng đồng dân cư tiền sử lớn. Những người họ sống trong các hang động đá vôi trên một địa bàn độc lập so với các cư dân Hòa Bình - Bắc Sơn cùng thời. Họ đã sáng tạo ra một nền văn hóa tồn tại song song với hai nền văn hóa kia mà ngày nay chúng ta gọi đây là nền văn hóa Soi Nhụ, làm cơ sở để các loại hình văn hóa tiến bộ mới hình thành tại Cái Bèo, tiếp sau nền văn hóa Hạ Long nổi tiếng. Mặc dù các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu nhưng với khối tư liệu thu được sau cuộc khai quật di chỉ Đầu Rằm thì có thể nói rằng từ tiền sử tới sơ sử Quảng Ninh là một quá trình phát triển liên tục, không hề có bất cứ một sự đứt đoạn nào. Việc phát hiện các di tích sơ sử tại Quảng Ninh cũng đã tạo khẳng định rằng vào thời Hùng Vương, Quảng Ninh đã là một bộ phận của nhà nước Văn Lang. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng ngay từ thời Hùng Vương, Việt Nam đã được chia thành 15 bộ, trong đó có các bộ Ninh Hải, Lục Hải. Địa bàn của bộ Ninh Hải, Lục Hải thời đó không hoàn toàn trùng với địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay, ngoài Quảng Ninh thì tối thiểu hai bộ đó còn bao gồm một phần Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng và một phần Lưỡng Quảng ngày nay, nhưng khu vực trung tâm của Ninh Hải, Lục Hải chính là khu vực tỉnh Quảng Ninh bây giờ. Thời phong kiến, khu vực Quảng Ninh từng trải qua nhiều lần đổi tên: Thời nhà Lý, khu vực Quảng Ninh được gọi với cái tên Hải Đông. Sử liệu về thời Lý - Trần còn lại quá ít ỏi nên chưa thể hiểu đầy đủ về quá trình biến đổi của đất Hải Đông. Tuy nhiên, về đại thể có thể biết được là năm 1023, sau khi dẹp yên cuộc nổi dậy của người Đại Nguyên Lịch (tên một dân tộc thiểu số ở vùng biển Việt Trung), nhà Lý đổi trấn Triều Dương thành châu Vinh An, xác định biên giới đông bắc của Đại Việt. Ít lâu sau, cả vùng Ninh Hải - Lục Châu cũ được đặt thành một phủ là phủ Hải Đông. Khoảng năm 1242, nhà Trần nâng Hải Đông lên thành lộ và đến cuối thế kỷ 14 thì đổi gọi là An Bang. Đông Triều bấy giờ còn là một châu của lộ Hải Dương. Cùng với sự phát triển của Đại Việt, cư dân An Bang cũng ngày càng tăng, ruộng đất làng xóm được mở rộng, các đơn vị hành chính như huyện Hoa Phong, Hoành Bồ, Yên Hưng, Đông Triều, các châu Tiên Yên, Vĩnh An, Vân Đồn, Vạn Ninh đã được hình thành. Tổ tiên nhà Trần, vào cuối đời Lý đã đến ở vùng An Sinh (thuộc Đông Triều) làm nghề đánh cá. Sau này khu vực An Phụ, An Dưỡng, An Sinh và An Bang được đặt thành thái ấp của An Sinh Vương Trần Liễu, anh của Trần Thái Tông. Nhà Trần tuy phát tích ở đất Thiên Trường (Nam Định) song vẫn nhớ về quê gốc Đông Triều nên lăng mộ các vua Trần đều được di dời về đây. Vùng thái ấp này biến thành khu mộ các vua nhà Trần. Vào đời Lê Anh Tông (1556 - 1573) vì kỵ húy nhà vua đổi gọi An Bang thành An Quảng. Đến thời nhà Tây Sơn, các trấn từ Sơn Nam Hạ và Bắc được đổi gọi là Bắc Thành. Phủ Kinh Môn với 7 huyện, trong đó có cả Đông Triều đã được sáp nhập vào An Quảng. Lúc này An Quảng trở thành một trấn lớn. Đến thời Nguyễn Ánh, sau 24 năm chinh chiến với nhà Tây Sơn, đến ngày 3 tháng 5 năm Tân Dậu (1801), ông đã thu phục được Kinh đô Phú Xuân và năm 1802 chính thức lên ngôi Hoàng đế. An Quảng được giữ nguyên là một ngoại trấn, với một phủ Hải Đông, ba huyện Hoành Bồ, Yên Quảng, Hoa Phong và ba châu Vạn Ninh, Tiên Yên và Vân Đồn. Năm Minh Mạng thứ 3, trấn An Quảng được đổi tên thành trấn Quảng Yên. Đến năm 1831, trấn Quảng Yên được đổi thành tỉnh do Tổng đốc Hải An (Hải Dương - An Quảng) kiêm quản. Năm 1836, phủ Hải Đông được đổi tên gọi là phủ Hải Ninh, châu Vân Đồn được gộp vào huyện Hoa Phong và được gọi là tổng Vân Hải. Sau đó, nhà Nguyễn tách huyện Hoành Bồ, huyện Hoa Phong và huyện Yên Hưng ra khỏi phủ Hải Đông lập thành phủ Sơn Định, cho tri huyện Hoành Bồ kiêm quản. Tỉnh Quảng Ninh có những địa danh gắn lịch sử như: Vào ngày 12-3-1883, sau khi đánh chiếm xong Hà Nội, 500 lính Pháp do đích thân Henri Rivière - tên tổng chỉ huy cuộc xâm lược Bắc Kỳ lần thứ hai cầm đầu - đã tiến hành đánh chiếm khu mỏ Quảng Ninh. Kể từ đó, Quảng Ninh đã cùng toàn thể dân tộc ta chịu chung ách thống trị dã man của thực dân Pháp. Biên giới giáp với Trung Quốc trước năm 1887 là sông Dương Hà (còn gọi là An Nam Giang) bao gồm cả mũi Bạch Long nhưng Công ước Pháp-Thanh 1887 nhận kinh tuyến đông 105 độ 43 phút Paris làm đường phân định thì phần đất này Pháp nhường cho nhà Thanh. Phần đất bị cắt gồmː đất thuộc tổng Hà Môn là mũi Bạch Long Vĩ (là vùng đất có xã An Lương, Thanh Lãng, Trường Bình (tức Đông Giang)), vạn Mễ Sơn, xã Vạn Vĩ, Mi Sơn, Vạn Xuân (vùng Tam Đảo quanh vịnh Vạn Xuân); cùng hơn bảy xã thuộc tổng Bát Tràng (là các xã: Bắc Nham, Thượng Lại, Cổ Hoằng, Hoằng Mông, Vụ Khê, Tuy Lai, và Nật Sơn) và hai xã của tổng Kiến Duyên (là Kiến Duyên, và Đồng Tông). Hiện nay có một số ý kiến cho rằng vùng đất của huyện Phòng Thành Cảng, tỉnh Quảng Tây, bao gồm khu vực Đông Hưng, Phòng Thành, Cảng Khẩu, Bạch Long, Trung Quốc là thuộc Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập và tuyên bố hủy bỏ mọi hiệp ước về Việt Nam của thực dân Pháp với các nước khác. Như vậy vùng Bạch Long - Trường Bình đúng ra phải được trả lại về Quảng Ninh nhưng việc này đã không được thực hiện. Rất nhiều người Kinh sống ở khu vực này tuyệt nhiên trở thành người mất quê hương và trở thành một trong 56 dân tộc của Trung Quốc, gọi là dân tộc Việt. Trong giai đoạn từ 1885 đến những năm đầu thế kỷ XX, các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng phong trào Cần Vương yêu nước chống Pháp đã liên tiếp và rầm rộ nổi lên tại Quảng Ninh. Một số địa bàn như đảo Cái Bầu, đảo Cái Bàn, vùng rừng núi thị xã Đông Triều có tới hai, ba cuộc nổi dậy một lúc, có cuộc kéo dài gần chục năm. Nhìn chung, phong trào chống Pháp tại Quảng Ninh trong thời kỳ này là một phong trào dân tộc, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần dân tộc dưới ngọn cờ yêu nước. Năm 1899 thực dân Pháp lại tách một phần bắc tỉnh Quảng Yên mà lập tỉnh Hải Ninh. Thấy được tài nguyên khoáng sản than đá, thực dân Pháp tăng cường khai thác tại các khu Hồng Quảng, Mạo Khê, Vàng Danh, Cẩm Phả, Hà Tu. Họ thành lập Công ty than Bắc Kỳ thuộc Pháp (S.F.C.T) độc quyền khai thác và tiêu thụ than đá, ra sức vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân công thuộc địa. Như vậy, Quảng Ninh trở thành một vùng điển hình của tội ác khai thác thuộc địa. Cùng với công nghiệp than, Quảng Ninh là một trong những nơi giai cấp công nhân Việt Nam hình thành sớm nhất, đồng thời đây cũng là nơi trở thành trường rèn luyện cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giác ngộ ý thức giai cấp cho giai cấp công nhân Việt Nam. Vốn xuất thân từ những người nông dân có truyền thống dân tộc lâu đời, mang trong lòng ngọn lửa căm thù sôi sục đối với quân xâm lược Pháp, cũng chính là bọn thực dân đang áp bức, đọa đày họ trong nhà máy, hầm mỏ, thợ mỏ Quảng Ninh ngay trong giai đoạn đầu đã rất nhạy bén với vấn đề dân tộc, sẵn sàng và tự nguyện tham gia vào các cuộc khởi nghĩa chung của dân tộc. Dần dần cùng với sự phát triển về số lượng, thông qua cuộc đấu tranh quyết liệt với kẻ thù, người thợ mỏ Quảng Ninh cũng ngày càng trưởng thành về chất lượng, sớm đi đến chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm thấy ở đó "cẩm nang thần kỳ" trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giai cấp. Quá trình đẩy mạnh khai thác của tư bản Pháp tại Quảng Ninh đã dẫn tới sự phân hóa sâu sắc xã hội, làm cho khu mỏ trở thành nơi phân chia rõ ràng giữa hai tầng lớp thống trị - bọn chủ mỏ thực dân và bè lũ tay sai của chúng với tầng lớp bị trị - đó là đội ngũ công nhân mỏ và đồng bào các dân tộc trên đất Quảng Ninh. Song song với quá trình phân hóa ấy là sự phát triển không ngừng của giai cấp công nhân mỏ Quảng Ninh. Đó chính là một quá trình chuyển hóa của giai cấp công nhân mỏ từ tự phát lên tự giác, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin, từ chưa có Đảng đến có một chính đảng của mình. Cuộc Tổng bãi công của hơn 30,000 thợ mỏ ngày 12 tháng 11 năm 1936 đòi tăng lương giảm giờ làm giành thắng lợi vẻ vang đã trở thành một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất của phong trào cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ và độc lập dân tộc. Sau này ngày này trở thành ngày truyền thống của Công nhân vùng mỏ, gọi là Ngày vùng mỏ bất khuất. Trong thời kì Cách mạng tháng 8 năm 1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Ninh hoàn toàn không dễ dàng, giặc Nhật còn ngoan cố chưa đầu hàng thì quân Tưởng tràn đến kéo theo bọn Việt gian phản động đã được nuôi dưỡng từ trước, bọn phản động người Hoa cũng nổi lên nắm quyền hành, hàng ngàn tên thổ phỉ hoành hành và sau đó quân Pháp đã quay lại chiếm ngay Cô Tô, Vạn Hoa... Do vị trí đặc biệt là vùng biên giới, vùng rừng núi, lại là vùng "vàng đen" – những yếu tố tạo nên những thuận lợi ở nhiều thời kỳ thì lúc này lại là tiền đề tạo nên những khó khăn chồng chất. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trở nên hết sức gay go, quyết liệt, phức tạp, thật sự là một cuộc giành giật và tốn không ít xương máu. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam giành độc lập, bước sang giai đoạn dân chủ hiện đại. Chính quyền nhân dân được thiết lập trên toàn bộ địa bàn tỉnh Quảng Yên. Gần một năm sau ngày tổng khởi nghĩa, Hải Ninh mới hoàn thành về cơ bản việc giành chính quyền trong tỉnh. Trừ hai huyện Hà Cối, Ba Chẽ và quần đảo Cô Tô lúc này còn bị tàn quân Pháp và bọn phỉ chiếm đóng, tất cả các huyện, thị xã còn lại trong tỉnh đã được giải phóng và có chính quyền cách mạng của nhân dân. Để thống nhất chỉ đạo kháng chiến, ngày 31 tháng 3 năm 1947, liên tỉnh Quảng Hồng được thành lập bao gồm tỉnh Quảng Yên, đặc khu Hòn Gai và các huyện Thủy Nguyên, Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Đông Triều. Tháng 8 năm 1947, phần lớn địa bàn hai huyện Sơn Động, Lục Ngạn thuộc tỉnh Bắc Giang được sáp nhập vào liên tỉnh Quảng Hồng. Ngày 16 tháng 12 năm 1948, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu I đã quyết định tách tỉnh Quảng Hồng thành tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hòn Gai. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và binh vận, quân và dân Hải Ninh, Quảng Yên, Hòn Gai đã làm tan rã một mảng lớn lực lượng vũ trang của địch trên chiến trưòng Đông Bắc, góp phần đáng kể vào thắng lợi to lớn của chiến cuộc đông - xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Ngày 22 tháng 2 năm 1955, theo sắc lệnh của Chủ tịch nước, khu Hồng Quảng gồm đặc khu Hồng Gai và tỉnh Quảng Yên (trừ các huyện Sơn Động, Kinh Môn, Nam Sách, Chí Linh nhập về Hải Dương và Bắc Giang) đã được thành lập. Khu ủy Hồng Quảng đã phát động phong trào đấu tranh chống địch vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ, chuẩn bị tiếp quản vùng mỏ, đưa lực lượng vào thị xã Quảng Yên làm nhiệm vụ. Ngày 22 tháng 4 năm 1955, bộ đội ta tiếp quản các thị xã Quảng Yên, Cửa Ông, Cẩm Phả trong không khí tưng bừng náo nhiệt của nhân dân. Ngày 24 tháng 4, tên lính viễn chinh Pháp cuối cùng đã bước xuống khoang của chiếc tàu há mồm rời bến Bài Cháy. Tiếp theo đó, Đại đội 915 của khu đội Hồng Quảng đã tiến vào tiếp quản thắng lợi đảo Bạch Long Vĩ. Mảnh đất cuối cùng của khu Hồng Quảng đã được hoàn toàn giải phóng. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Quảng Ninh đã kết thúc thắng lợi. Ngày 25 tháng 4, tại thị xã Hòn Gai, quân dân Hồng Quảng mít tinh trọng thể mừng giải phóng. Để triển khai nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, từ năm 1961 đến năm 1965, Đảng bộ khu Hồng Quảng và Đảng bộ tỉnh Hải Ninh đã trải qua hai kỳ đại hội. Đó là Đại hội đại biểu lần thứ V (kỳ II) từ ngày 16-1 đến ngày 2-2-1961 và lần thứ VI từ ngày 10-6 đến ngày 16-6-1963 của Đảng bộ Hải Ninh; Đại hội đại biểu lần thứ I (kỳ 10) từ ngày 31-1 đến ngày 9-2-1961 và Đại hội Đại biểu lần thứ II từ ngày 11-9 đến ngày 16-9-1963 của Đảng bộ Hồng Quảng. Ngày 30 tháng 10 năm 1963 với nền tảng là khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập tỉnh Quảng Ninh, theo cách đặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tên tỉnh là ghép tên của hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh cũ; thị xã Móng Cái chuyển thành huyện Móng Cái. Diện tích của toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km². Khi hợp nhất, tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính gồm 3 thị xã: thị xã Hồng Gai (tỉnh lị), thị xã Cẩm Phả, thị xã Uông Bí và 11 huyện: Ba Chẽ, Bình Liêu, Cẩm Phả, Đầm Hà, Đình Lập, Đông Triều, Hà Cối, Hoành Bồ, Móng Cái, Tiên Yên, Yên Hưng. Từ ngày 1-1-1964, tỉnh Quảng Ninh đi vào hoạt động chính thức, tạo thành một thể liên hoàn cả vể chính trị, kinh tế, quân sự, phát huy được sức mạnh tổng hợp của vùng Đông Bắc rộng lớn của Tổ quốc. Đó là những dấu mốc rất quan trọng để giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh bước vào thời kỳ cách mạng mới. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đang trên đà phát triển thì nhân dân ta lại phải đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Bị thua đau trong cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam, ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ đã cho máy bay và tàu chiến ném bom và bắn phá miền Bắc, trong đó có Quảng Ninh. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quân và dân Quảng Ninh đã chuẩn bị sẵn sàng, kịp thời đập tan cuộc chiến tranh phá hoại của kẻ thù. Với khẩu hiệu "Tay cày tay súng", "Tay búa tay súng", "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", nhân dân Quảng Ninh bất chấp bom đạn ác liệt, vừa sản xuất tốt, vừa chiến đấu giành thắng lợi, bảo vệ và ổn định đời sống nhân dân. Ngày 4 tháng 6 năm 1969, hợp nhất 2 huyện Đầm Hà và Hà Cối thành huyện Quảng Hà. Ngày 29 tháng 12 năm 1978, chuyển huyện Đình Lập về tỉnh Lạng Sơn vừa được tái lập quản lý. Ngày 18 tháng 1 năm 1979, huyện Móng Cái đổi tên thành huyện Hải Ninh. Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Chính phủ bàn hành Nghị định số 102/CP, thành phố Hạ Long được chính thức thành lập trên cơ sở thị xã Hồng Gai. Ngày 23 tháng 3 năm 1994, đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn; tách quần đảo Cô Tô khỏi huyện Cẩm Phả để thành lập huyện Cô Tô. Ngày 20 tháng 7 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 52/1998/NĐ-CP, thành lập lại thị xã Móng Cái trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Hải Ninh. Ngày 29 tháng 8 năm 2001, huyện Quảng Hà được tách thành 2 huyện: Đầm Hà và Hải Hà (tức huyện Hà Cối trước đây). Ngày 24 tháng 9 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 03/NĐ-CP thành lập thành phố Móng Cái trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Móng Cái. Ngày 25 tháng 2 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP thành lập thành phố Uông Bí trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Uông Bí. Ngày 25 tháng 11 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP tái lập thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Yên Hưng <ref name="100/NQ-CP">Nghị quyết số 100/NQ-CP của Chính phủ: Về việc thành lập thị xã Quảng Yên và thành lập các phường thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh</ref>. Ngày 21 tháng 2 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP thành lập thành phố Cẩm Phả thuộc trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Cẩm Phả.<ref name="04/NQ-CP"></ref> Ngày 11 tháng 3 năm 2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 891/NQ-UBTVQH13 thành lập thị xã Đông Triều trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Đông Triều. Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long. Tỉnh Quảng Ninh có 4 thành phố, 2 thị xã và 7 huyện như hiện nay. Tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 4 thành phố, 2 thị xã và 7 huyện với 177 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 72 phường, 7 thị trấn và 98 xã. Quảng Ninh là một trong hai tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất Việt Nam cùng với tỉnh Bình Dương. Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đến năm 2022 đạt 68,5% và là một trong 5 địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước. Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Từ năm 2017 tới 2022, Quảng Ninh là tỉnh liên tục 6 lần có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đứng thứ 1 ở Việt Nam. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 11,1%; thu nhập bình quân đầu người đạt 5110 USD (gấp hơn gần 2 lần bình quân chung cả nước); tiếp tục đứng trong nhóm 7 địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân sách với tổng thu ước đạt trên 40.500 tỷ đồng trong đó thu nội địa đạt 30.500 tỷ đồng đứng thứ 4 toàn quốc; thực hiện tiết kiệm triệt để nguồn chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển với tỷ trọng trên 64% tổng chi ngân sách; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 67.600 tỷ đồng. Lương bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện, cảng biển, cửa khẩu và du lịch đều ở mức cao. Là trung tâm lớn nhất Việt Nam về tài nguyên than đá, công nghiệp điện, cơ khí, xi măng, vật liệu xây dựng, Quảng Ninh có số lượng công nhân mỏ đông nhất cả nước, là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp, phân phối hàng hóa.   Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 95%, đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh. Quảng Ninh còn là trung tâm nhiệt điện của cả nước với sản lượng nhiệt điện chiếm 15% và xi măng chiếm 14% của cả nước. Quảng Ninh là địa bàn có tiềm năng lớn để phát triển hoạt động thương mại dịch vụ, nhất là thương mại qua biên giới và thương mại qua đường biển. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, ngành dịch vụ thương mại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ thương mại đã đạt trung bình trên 13%/năm. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh. Chỉ tính riêng năm 2017, giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ đã đạt 27.610 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2016. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt trên 72.691 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Những năm gần đây, Quảng Ninh đang nỗ lực tạo bước phát triển đột phá để trở thành tỉnh đi đầu trong cả nước về đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh". Hàng loạt các dự án trọng điểm, các giải pháp sáng tạo trong điều hành đã và đang được triển khai tạo động lực quan trọng giúp Quảng Ninh bứt phá trong phát triển toàn diện và hình thành ngành dịch vụ chuyên nghiệp, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế. Theo đó, thương mại nội địa đã có bước phát triển mạnh về chất và được mở rộng ở cả ba khu vực: Thành thị, nông thôn, miền núi. Hệ thống các chợ loại I, loại II, một số trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng phát triển mạnh. Theo thống kê của Sở Công Thương, đến nay toàn tỉnh có 133 chợ (trong đó: 22 chợ hạng 1, 23 chợ hạng 2 và 88 chợ hạng 3). Cơ bản các chợ hạng 1 đã được đầu tư xây dựng kiên cố, chợ hạng 2 có 20 chợ đã được đầu tư xây dựng kiên cố, chợ hạng 3 có 40 chợ đã được đầu tư xây dựng kiên cố. Tổng số điểm kinh doanh tại các chợ là 26.240 điểm, trong đó điểm kinh doanh của người Trung Quốc tại các chợ biên giới, chợ cửa khẩu là 1.043 điểm. Hoạt động kinh doanh của các chợ tương đối ổn định, hàng hóa đa dạng, phong phú. Công tác tuyên truyền cho các hộ kinh doanh được chú trọng nên thái độ phục vụ của các hộ kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực. Bên cạnh việc đầu tư nâng cấp các chợ truyền thống thì hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh đã được tăng cường. Để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này, tỉnh đã tạo điều kiện tối đa về mặt bằng, về thủ tục hành chính và luôn đồng hành cùng nhà đầu tư trong suốt quá trình triển khai dự án. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 27 siêu thị (6 siêu thị hạng I, 4 siêu thị hạng II, 17 siêu thị hạng III; 16 siêu thị chuyên doanh và 11 siêu thị tổng hợp) và 5 trung tâm thương mại đang hoạt động. Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh đã hình thành hệ thống hơn 30 trung tâm, cửa hàng, điểm giới thiệu sản phẩm OCOP và hầu hết sản phẩm OCOP của tỉnh đã được trưng bày, giới thiệu tại các địa điểm này. Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh không những được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến mà còn được du khách nước ngoài quan tâm, biết đến, như: Đồ gốm sứ Quang Vinh, ngọc trai Hạ Long, ghẹ lột Móng Cái... Năm 2019, dân số tỉnh Quảng Ninh đạt 1.324.800 người, với diện tích 6178,2 km² thì mật độ dân số là 214 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị là 853.700 người, chiếm 64,4% dân số toàn tỉnh. Quảng Ninh hiện là một trong số các địa phương có mức độ đô thị hóa cao nhất Việt Nam, vượt xa cả thủ đô Hà Nội. Tại Quảng Ninh, dân số nam đông hơn dân số nữ. Tỉnh này cũng là tỉnh có tỷ số giới tính giữa nam trên nữ cao nhất khi xét chung với vùng đồng bằng sông Hồng, với 103,5 nam trên mỗi 100 nữ. Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hoá lâu đời. Văn hoá Hạ Long đã được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt. Cũng như các địa phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng để tôn thờ: Đạo Phật đến với vùng đất này rất sớm. Trước khi vua Trần Thái Tông (1225-1258) đến với đạo Phật ở núi Yên Tử thì đã có nhiều các bậc chân tu nối tiếp tu hành ở đó. Vua Trần Nhân Tông (1279-1293) chọn Yên Tử là nơi xuất gia tu hành và lập nên dòng Thiền trúc Lâm ở Việt Nam. Thế kỷ XIV, khu Yên Tử và Quỳnh Lâm (Đông Triều) là trung tâm của Phật giáo Việt Nam, đào tạo tăng ni cho cả nước. Nhiều thế kỷ sau đó, Đạo Phật vẫn tiếp tục duy trì với hàng trăm ngôi chùa ở Quảng Ninh, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Lôi Âm, chùa Long Tiên (Hạ Long), chùa Cái Bầu (Vân Đồn), Linh Khánh (Trà Cổ - Móng Cái), Ba Vàng (Uông Bí), Hồ Thiên (Đông Triều), Linh Quang (Quan Lạn)... Những người tôn thờ các tôn giáo khác cũng có nhưng không đông như tín đồ Đạo Phật. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Quảng Ninh có 6 tôn giáo khác nhau chiếm 89.455 người, trong đó, nhiều nhất là Công giáo có 44.330 người (hiện có 27 nhà thờ Kitô giáo của 9 xứ thuộc 41 họ đạo nằm ở 8 huyện, thị xã, thành phố), Phật giáo có 44.278 người, Đạo Tin Lành có 552 người, Đạo Cao Đài có 87 người, Hồi Giáo có bảy người, ít nhất là Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có một người. Tín ngưỡng phổ biến nhất đối với cư dân sống ở Quảng Ninh là thờ cúng tổ tiên, thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần có công với dân với nước, các vị Thành Hoàng, các vị thần (sơn thần, thủy thần), thờ các mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải). Các đặc sản, ẩm thực địa phương trong tỉnh như: hải sản Quảng Ninh, hải sản khô, miến rong Bình Liêu, bánh chưng cơm lông Hải Hà, bánh gật gù Tiên Yên, ba kích tím, nộm sứa Cô Tô, bánh ngải Bình Liêu, vải thiều Bình Khê, rượu mơ Yên Tử, chả mực giã tay Hạ Long, cam bản Sen, phở xào Bình Liêu, nem chua - chạo Quảng Yên, bánh tro Phong Cốc, măng trúc Yên Tử, sá sùng Quan Lạn, khâu nhục Tiên Yên, gà đen Bình Liêu, mật ong rừng, gỏi hải sản, na dai Đông Triều, giò lợn Móng Cái, chè Hà Cối, rượu ngán Hạ Long, bánh bạc đầu, hoa hồi Đồng Văn, xôi chả mực, củ cải khô Đầm Hà, dưa chua úp thảm Tiên Yên, bánh giầy Hà Nam, ruốc lỗ Hoành Bồ, canh hà Quảng Yên, chè lam Yên Tử, trứng vịt biển Đồng Rui, xôi ngũ sắc người Dao, trám đen Bình Liêu, bánh cuốn chả mực, nước mắm Quan Lạn, rươi Đông Triều, quế, bánh cooc mò Bình Liêu, cu kỳ Móng Cái, bún tươi Hiệp Hòa, cà ra Đồn Đạc, măng ớt Yên Tử, gà Tiên Yên, bánh tài lồng ệp, rượu chua Bằng Cả, ốc xào tương ớt, trà hoa vàng Ba Chẽ, cà sáy Tiên Yên. Quảng Ninh là nơi sản sinh và nuôi dưỡng rất nhiều các tài năng nghệ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực âm nhạc. Có thể kể đến các nghệ sĩ thế hệ đầu như Nghệ sĩ ưu tú Dương Phú, Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung, Nghệ sĩ Nhân dân Quang Thọ, Nghệ sĩ ưu tú Đức Long và sau này là Hồ Quỳnh Hương, Ngọc Anh, Bích Phương, Kim Tiểu Phương, Masew, Hoàng Thái, Hà Hoài Thu, Hoàng Tùng, Tô Minh Thắng, Trang Nhung, Hồng Chinh, Đen Vâu, nhạc sĩ Huy Tuấn,Nhạc sĩ Đỗ Hòa An,Nhạc sĩ Vũ Việt Hồng, người mẫu Nguyễn Oanh, Nguyễn Hợp v.v.. Đoàn Chèo Quảng Ninh là đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp thuộc chiếng chèo Đông. Chèo Quảng Ninh hiện được đưa vào khai thác du lịch. Trên địa bàn tỉnh hiện có 660 cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học, trong đó: 218 trường mầm non, 179 trường tiểu học, 1 trường liên cấp mầm non - tiểu học, 186 trường trung học cơ sở, 59 trường có cấp trung học phổ thông, 13 trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện, 1 trung tâm HN-GDTX tỉnh, 2 trường đại học, 1 phân hiệu đại học. Với hệ thống trường học như vậy, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Quảng Ninh góp phần đạt phổ cập giáo dục các cấp bậc học trong những năm tới. Cùng với đó, ngành giáo dục cũng đã triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn theo đúng kế hoạch, nhiệm vụ năm học, duy trì kết quả đã đạt được. Đáng chú ý, kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng. Năm 2017, toàn tỉnh có 100% đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Trong đó, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt chuẩn 100%; phổ cập giáo dục tiểu học đạt chuẩn mức độ 1 là 0,5%, mức độ 2 là 6%, mức độ 3 là 93,5%; phổ cập giáo dục THCS đạt chuẩn mức độ 1 là 9,7%, mức độ 2 là 31,7%, mức độ 3 là 58,6%. Tính đến ngày 15/6/2018, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 80,87% (520/643 trường, trong đó: THPT có 37 trường; THCS có 144 trường; tiểu học có 161 trường; mầm non có 178 trường). Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 91,18%.. Quảng Ninh có 1 trường THPT Chuyên là THPT Chuyên Hạ Long, các trường có lớp chuyên khác bao gồm THPT Hòn Gai (Hạ Long) và THPT Trần Phú (Móng Cái). Tỉnh có nhiều học sinh giỏi tham dự nhiều kỳ thi và các cuộc thi của quốc gia và quốc tế, nổi bật là cuộc thi đường lên đỉnh Olympia với 3 thí sinh từng đạt vô địch năm 12, 18 và 21 là Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Hoàng Cường và Nguyễn Hoàng Khánh. Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế được đầu tư đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của người dân và các du khách trong và ngoài nước. Tính đến năm 2010, toàn tỉnh Quảng Ninh có 15 bệnh viện, 09 phòng khám đa khoa khu vực, 10 trung tâm y tế tuyến tỉnh, 14 trung tâm y tế tuyến huyện, 186 trạm y tế xã, phường. Trong đó, Đội ngũ bác sĩ, y sĩ rất chuyên nghiệp với 02 tiến sĩ y học, 53 thạc sĩ y học, 24 bác sĩ chuyên khoa II, 218 bác sĩ chuyên khoa I, 437 bác sĩ, 478 y sĩ, 109 kỹ thuật viên, 960 điều dưỡng viên, 225 nữ hộ sinh, 43 dược sĩ đại học, 99 dược sĩ trung học và 982 cán bộ chuyên môn khác. Năm 2015 đạt tỷ lệ 42,3 giường bệnh trên 10.000 dân, cao gần gấp 2 lần trung bình cả nước, đạt tỷ lệ 12,26 bác sĩ trên 10.000 dân, cao hơn trung bình cả nước gần 1,6 lần. Năng lực hệ thống y tế dự phòng Quảng Ninh được xếp vào top đầu toàn quốc. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, VSATTP, DS-KHHGĐ và phòng, chống HIV/AIDS được thực hiện đồng bộ hiệu quả. Tỉnh cơ bản đã hoàn thành mục tiêu 100% xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, về đích trước 5 năm so với quy định của Bộ Y tế. Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện đã thực hiện được nhiều kỹ thuật của tuyến trên, nhiều kỹ thuật khó, chuyên sâu: Quảng Ninh là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu Việt Nam, giàu tiềm năng du lịch, sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hoạt động du lịch có bước tăng trưởng ấn tượng trong năm 2017 với gần 10 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế tăng mạnh với 4,3 triệu lượt. Tổng doanh thu du lịch ước đạt gần 18.000 tỷ đồng, đã góp phần tăng tỷ trọng dịch vụ lên 41,2% trong cơ cấu kinh tế. Đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Đối thoại chính sách cao cấp APEC về Du lịch bền vững tạo tiền đề tích cực, sẵn sàng tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2018. Quảng Ninh có hàng trăm di sản văn hoá phi vật thể thuộc bảy loại hình: Lễ hội truyền thống (77 di sản), nghề thủ công truyền thống (25 di sản), nghệ thuật trình diễn dân gian (22 di sản), ngữ văn dân gian (14 di sản), tập quán xã hội (168 di sản), tiếng nói chữ viết (7 di sản), tri thức dân gian (50 di sản). Trong đó có 4 di sản đã được đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, gồm: Nghi lễ then cổ của người Tày (Bình Liêu), hát nhà tơ - hát (múa) cửa đình, lễ hội đền Cửa Ông (Cẩm Phả) , lễ hội miếu Tiên Công (Quảng Yên). 1. TP. Hạ Long 2. TP. Cẩm Phả 3. TP. Móng Cái 4. TP. Uông Bí 5. TX. Đông Triều 6. TX. Quảng Yên 7. Huyện Vân Đồn 8. Huyện Hải Hà 9. Huyện Ba Chẽ 10. Huyện Bình Liêu 11. Huyện Đầm Hà 12. Huyện Tiên Yên Hệ thống giao thông của Quảng Ninh bao gồm giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và cảng hàng không. 1. Quốc lộ: Hệ thống đường bộ có 7 tuyến Quốc lộ dài 558,79 km gồm: 2. Tỉnh lộ: 16 tuyến, tổng chiều dài 409,93 km. 3. Cao tốc: 3 tuyến, bao gồm: 4. Bến xe, tuyến vận tải khách: Hiện có 16 bến xe khách đang hoạt động, các huyện Đầm Hà, Ba Chẽ và Cô Tô chưa có bến xe khách; trong đó có 6/15 bến xe đạt loại 3 trở lên, chỉ có 03 bến xe đạt loại 1 (bến xe Bãi Cháy, bến xe Móng Cái, bến xe Cửa Ông). Về cơ bản hệ thống bến xe khách trên địa bàn tỉnh đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên hiện nay không còn đủ quỹ đất để phát triển, mở rộng các bến xe, vị trí các bến xe hiện nay cũng không còn phù hợp với quy hoạch chung của các đô thị và định hướng phát triển mạng lưới các trục đối ngoại của tỉnh. Theo số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 213 cảng, bến gồm: 59 cảng và 103 bến thủy nội địa. Trong đó cảng hàng hóa chiếm 174; cảng bến khách chiếm 39. Cụ thể: Tỉnh có một tuyến đường sắt cấp quốc gia đi qua dài 64,08 km kết nối từ ga Kép (Bắc Giang) đến Đông Triều, Uông Bí và Hạ Long. Dự án xây dựng tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân hiện nay đang tạm dừng, mới hoàn thành xây dựng đoạn tuyến từ ga Hạ Long tới cảng Cái Lân. Mật độ đường sắt của Quảng Ninh là 0,9 km/100 km. Tốc độ tối đa của tàu hỏa hiện đạt 54 km/h, thời gian đi từ Quảng Ninh đến Hà Nội hết khoảng 7 tiếng, chậm hơn nhiều so với đường bộ. Ngoài tuyến đường sắt quốc gia Kép - Hạ Long trên địa bàn còn có một số tuyến đường sắt chuyên dùng của ngành than phục vụ vận chuyển cho hai khu vực chính là vùng than Uông Bí và vùng Than Cẩm Phả: (1) Tuyến đường sắt Vàng Danh – Thành phố Uông Bí - Điền Công. (2) Tuyến đường sắt Cao Sơn - Mông Dương – Thành phố Cẩm Phả. (3) Tuyến đường sắt Cọc 6 – Cọc 4 – Cảng Cửa Ông (4) Tuyến đường sắt Thống Nhất – Cọc 4 Nhìn chung giao thông đường sắt Quảng Ninh chưa được khai thác tốt. Một phần do hệ thống hạ tầng đầu tư xây dựng đã lâu xuống cấp, yếu tố về hướng tuyến và dòng vận tải hành khách, hàng hóa chưa phù hợp với nhu cầu. Do trục liên kết và hướng thu hút dòng hành khách, hàng hóa lớn vẫn nằm trên trục Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, vì vậy khối lượng vận tải chính trên trục này vẫn do giao thông đường bộ đảm nhiệm. Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn nằm trên địa bàn xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, cách trung tâm Hạ Long 90 km. Đây là sân bay phục vụ cho Đặc khu Vân Đồn trong tương lai, cho hành khách tham quan Quảng Ninh cũng như Vịnh Hạ Long. Cổng thông tin khởi nghiệp Quảng Ninh
5397
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5397
Chuyển mạch gói
Nối chuyển gói, hay đơn giản hơn chuyển gói, (Anh ngữ: "packet switching"), có nơi còn gọi là nối chuyển khung hay chuyển khung, là một loại kĩ thuật gửi dữ liệu từ máy tính nguồn tới nơi nhận (máy tính đích) qua mạng dùng một loại giao thức thoả mãn 3 điều kiện sau: Mỗi gói dữ liệu có kích thước được định nghĩa từ trước (đối với giao thức TCP/IP thì kích thước tối đa của nó là 1500 bytes) và thường bao gồm 3 phần: Kĩ thuật này rất hiệu quả để vận chuyển dữ liệu trong các mạng phức tạp bao gồm rất nhiều hệ thống máy tính nối với nhau.
5402
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5402
Hoa kiều
Hoa kiều () là những người sinh sống ở bên ngoài Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc đại lục) và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) nhưng có nguồn gốc sắc tộc là người Trung Quốc (người Hán). Có khoảng 40 triệu Hoa kiều, hầu hết sống tại vùng Đông Nam Á, là thành phần sắc dân đa số ở Singapore, là thiểu số quan trọng ở Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Malaysia. Kiều dân người Hoa đến các vùng này vào khoảng giữa thế kỷ 16-19, hầu hết xuất phát từ các tỉnh ven biển Quảng Đông và Phúc Kiến (nhóm người Mân Nam), tiếp đó là Hải Nam. Thuật ngữ "Hoa Kiều" có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn là bao gồm người Trung Quốc thiểu số (phi Hán), ví dụ như người Tây Tạng lưu vong hoặc gồm những người chỉ có một phần là người Hoa. Nói chung là dù có phải là người dân tộc Hán đa số của Trung Quốc hay không thì cứ từ Trung Quốc đi ra là Hoa kiều dù người Trung Quốc thường được coi là người Hán. Gần đây, đích đến di cư của người dân Trung Quốc nhắm về Bắc Mỹ và châu Úc, chủ yếu là đến ở Hoa Kỳ, Úc, Canada và New Zealand. Hoa kiều khác nhau nhiều về mức độ đồng hoá, tương tác với cộng đồng xung quanh (xem Phố Tàu) và mối liên hệ với Trung Quốc. Ở Thái Lan và Indonesia, phần lớn Hoa kiều kết hôn và đồng hoá với cộng đồng bản xứ. Ở Myanmar, người Hoa hiếm khi kết hôn với người bản xứ nhưng lại theo văn hoá Miến Điện, duy trì đặc tính Hoa và Miến. Trái lại, ở Malaysia, Việt Nam và Singapore, Hoa kiều vẫn giữ đặc tính chủng tộc riêng biệt (tại khu vực Đông Nam Á). Thường những làn sóng di dân khác nhau dẫn đến hình thành các phân nhóm trong số Hoa kiều, như những di dân cũ và mới ở Campuchia và Indonesia. Người Hoa ở các nước Đông Nam Á thường tham gia vào thương mại và tài chính. Ở Bắc Mỹ, nhờ các chính sách di trú, Hoa kiều thường có mặt trong các ngành nghề chuyên môn, các nghề có thứ hạng cao trong y khoa và học thuật. Tiếng Hoa có nhiều thuật ngữ khác nhau để đề cập đến khái nhiệm này. Huáqiáo (, "Hoa Kiều") hay "Hoan-kheh" trong tiếng Phúc Kiến () dùng để đề cập đến công dân Trung Quốc sinh sống ngoài Trung Quốc. Huáyì (, "Hoa duệ") dùng để đề cập đến người thuộc dân tộc Hán sinh sống ngoài Trung Quốc. thuật ngữ thường dùng khác là 海外华人 (hǎiwài huárén, "hải ngoại hoa nhân"); và từ này thường được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng để đề cập đến những người thuộc sắc tộc Trung Hoa sinh sống ngoài Trung Quốc nói chung mà không xét tới quốc tịch. Trong tiếng Việt, cụm từ Hoa kiều vẫn được dùng phổ biến và tồn tại song song với từ Việt kiều để đề cập đến những người gốc Việt nói chung tại nước ngoài mà không kể tới quốc tịch, mặc dù vậy, thuật ngữ "kiều" có nghĩa là "ở nhờ" và không thích hợp để chỉ những người đã mang quốc tịch nước ngoài. Hoa kiều thuộc sắc tộc Hán như Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu hay Khách Gia đề cập tới Hoa kiều với tên gọi 唐人 (tángrén, "đường nhân"), đọc là "tòhng yàn" trong tiếng Quảng Đông, "Tn̂g-lâng" trong tiếng Phúc Kiến, "Dẹung nāng" trong tiếng Triều Châu và "tong nyin" trong tiếng Khách Gia. Từ "đường nhân" ám chỉ đến nhà Đường khi chế độ này kiểm soát toàn bộ Trung Nguyên.
5406
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5406
Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất
Một Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (tiếng Anh viết tắt MSDS từ "Material Safety Data Sheet") là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó. Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) phải bao gồm ít nhất là các mục sau: Tại Mỹ, OSHA yêu cầu rằng MSDS phải báo cho người lao động về các khả năng gây thương tổn tiềm ẩn của mọi hóa chất trong khu vực sản xuất theo luật "Các quyền người lao động được biết". MSDS chủ yếu được sử dụng trong các khu vực sản xuất có sử dụng hóa chất được coi là độc hại mà không phải là cho các hóa chất được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Ví dụ, MSDS cho các chất tẩy rửa là không thích hợp lắm cho những người chỉ sử dụng một can hóa chất này trong năm, nhưng nó là cực kỳ cần thiết cho những người làm công việc tẩy rửa trong một khu vực chật hẹp tới 40 h trong tuần. Tại Việt Nam, các xí nghiệp sản xuất công nghiệp hiện đại đều bắt buộc phải có MSDS.
5410
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5410
Nhiệt độ nóng chảy
Nhiệt độ nóng chảy, còn gọi là điểm nóng chảy hay nhiệt độ hóa lỏng, là nhiệt độ mà khi đạt tới ngưỡng đó thì quá trình nóng chảy của một chất xảy ra, tức là chất đó chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng. Nhiệt độ của thay đổi ngược lại (tức là từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn) gọi là nhiệt độ đông đặc hay điểm đông đặc. Thông thường, điểm nóng chảy trùng với điểm đông đặc. Nhiệt độ nóng chảy rất nhạy cảm với những thay đổi cực lớn về áp suất, nhưng nói chung, độ nhạy này nhỏ hơn nhiều so với nhiệt độ sôi, bởi vì quá trình chuyển đổi chất rắn sang chất lỏng có ít sự thay đổi về thể tích. Có một số chất, như thủy tinh, có thể làm cứng lại không qua giai đoạn kết tinh được gọi là chất rắn vô định hình. Các chất rắn vô định hình không có điểm nóng chảy cố định. Với các chất này, nhiệt độ solidus là nhiệt độ mà ở dưới đó chất hoàn toàn ở trạng thái rắn, trong đó nhiệt độ liquidus là nhiệt độ mà ở trên đó chất hoàn toàn ở trạng thái lỏng. Hầu hết các chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ. Chẳng hạn, đối với thủy ngân, điểm nóng chảy và đông đặc là . Tuy nhiên một số chất có tính chất có thể bước vào trạng thái siêu lạnh và do đó có thể đông đặc ở nhiệt độ bên dưới điểm đông đặc lý thuyết. Nước là một ví dụ cho điều này bởi vì áp suất căng bề mặt của nước tinh khiết khó bị loại bỏ và các giọt nước lạnh tới −42 °C có thể được tìm thấy trong các đám mây nếu chúng không chứa hạt nhân kích thích sự đông đặc. Khi một khối chất rắn tinh khiết được làm nóng, nhiệt độ của nó tăng tới khi nó đạt tới điểm nóng chảy. Tại điểm này, nhiệt độ của nó giữ nguyên tới khi vật đã chuyển hoàn toàn sang trạng thái lỏng. Năng lượng cần thiết để gây ra sự nóng chảy hoàn toàn của chất tinh khiết do đó không chỉ gồm nhiệt lượng cần cấp để tới nhiệt độ nóng chảy, mà còn gồm ẩn nhiệt formula_1 để chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. Theo nhiệt động lực học, khi nóng chảy entanpi (formula_2) và entropy (formula_3) của khối vật liệu "m" do đó sẽ tăng (formula_4) tại nhiệt độ nóng chảy formula_5 sao cho chúng có thể được biểu diễn theo các công thức sau: suy ra: trong đó: Không giống nhiệt độ hóa hơi (điểm sôi), nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc rất ít vào thay đổi áp suất, bởi vì thể tích mol của pha rắn và pha lỏng gần bằng nhau. Để thay đổi nhiệt độ nóng chảy tới 1 K, áp suất phải tăng trung bình cỡ 100 bar. Do đó, thay đổi trong áp suất khí quyển – có thể gây biến động dễ nhận thấy trong điểm sôi – trên thực tế không có tác động đến điểm nóng chảy. Đối với sự nóng chảy, cũng như hầu hết sự chuyển pha khác, quan hệ cụ thể được biểu diễn trong phương trình Clausius-Clapeyron, đưa ra công thức xấp xỉ biến thiên nhiệt độ Δ"T" nóng chảy ở các áp suất khác nhau: Ở đây, "T" là nhiệt độ nóng chảy, Δ"V" là biến thiên thể tích riêng khi nóng chảy, Δ"p" là sự chênh lệch áp suất đang xét, và "H" là entanpi nóng chảy. Tuy nhiên, do biến thiên thể tích Δ"V" khi nóng chảy là rất nhỏ, sự phụ thuộc vào áp suất của điểm nóng chảy cũng cực kỳ nhỏ. Lấy ví dụ, nếu áp suất tăng lên 100 bar, nhiệt độ nóng chảy của băng chỉ thay đổi giảm tới −0.76 K. Do đó băng tan dễ dàng hơn khi có áp suất lớn tác động, trong khi đó điểm nóng chảy của carbon tetrachloride tăng lên +3.7 K. Nhận xét rằng do điểm nóng chảy của băng, hay chẳng hạn bismuth, giảm khi áp suất tăng, suy ra thể tích của các chất này giảm đi khi nóng chảy: do đó ở phương trình trên dấu của Δ"V" và Δ"T" là âm. Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là . Chất có nhiệt độ nóng chảy (dưới áp suất khí quyển) cao nhất hiện nay được biết là than chì (hay còn gọi là graphit), có điểm nóng chảy 3.948 K. Heli có điểm nóng chảy ở nhiệt độ 0.95 K.
5411
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5411
Sự suy giảm điểm đóng băng
Sự suy giảm điểm đóng băng là sự sai khác giữa các điểm đóng băng của một chất lỏng nguyên chất và dung dịch của các chất không điện li trong chất lỏng đó. Nó tỷ lệ thuận với mật độ mol của dung dịch theo phương trình sau: Sự suy giảm điểm đóng băng = i × K × độ mol Ví dụ:
5423
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5423
Điểm ba
Trong vật lý, điểm ba trạng thái của một chất là nhiệt độ và áp suất mà ở đó ba pha của chất đó (khí, lỏng, rắn) có thể cùng tồn tại trong cân bằng nhiệt động lực học. Ví dụ, điểm ba trạng thái đối với thủy ngân có nhiệt độ -38,8344 °C và áp suất 0,2 mPa. Điểm ba trạng thái của nước được sử dụng để định nghĩa Kelvin (tức độ K), đơn vị của nhiệt độ nhiệt động lực học trong hệ đo lường quốc tế. Con số được đưa ra cho nhiệt độ của điểm ba trạng thái của nước là một định nghĩa khoa học hơn là một đại lượng được đo. Tổ hợp đơn giản của nhiệt độ và áp suất ở đó nước, nước đá và hơi nước có thể cùng tồn tại trong trạng thái cân bằng diễn ra ở chính xác 273,16 K (0,01 °C) và áp suất 611,73 pascal (khoảng 6 miliba). Tại điểm này, nó có thể thay đổi toàn bộ chất này (HO) thành nước đá hay nước hoặc hơi nước bằng cách tạo ra sự thay đổi rất nhỏ về áp suất và nhiệt độ. (Lưu ý rằng áp suất ở đây là áp suất của hơi nước, không phải tổng áp suất của toàn bộ hệ thống này.) Ở nhiệt độ cao hơn, việc tăng áp suất sẽ tạo ra đầu tiên là nước ở trạng thái lỏng. Ở áp suất thấp, việc giảm nhiệt độ thì trạng thái lỏng giảm đi để chuyển trực tiếp từ trạng thái hơi sang trạng thái rắn. Điểm ba trạng thái là nhiệt độ thấp nhất, cho bất kỳ giá trị nào của áp suất, ở đó trạng thái lỏng được chuyển qua trạng thái rắn. Với một áp suất cố định lớn hơn điểm ba trạng thái, việc tăng nhiệt độ từ nhỏ hơn điểm ba sẽ cho nước đá chuyển trạng thái từ rắn sang trạng thái lỏng và sau đó là hơi nước. Với việc cố định nhiệt độ nhỏ hơn điểm ba, áp suất giảm dần cho đến nhỏ hơn của điểm ba trạng thái, chẳng hạn như trong khoảng không vũ trụ với áp suất cực thấp, nước lỏng không thể tồn tại; nước đá bỏ qua giai đoạn lỏng mà trở thành hơi nước khi bị đốt nóng, trong một quá trình gọi là thăng hoa.
5426
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5426
Thali
Thali là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Tl và số nguyên tử bằng 81. Nó có màu xám của kim loại yếu, trông giống thiếc nhưng thay đổi màu khi tiếp xúc với không khí. Thali rất độc và đã được dùng trong thuốc diệt chuột và côn trùng. Tuy nhiên các thuốc này gây ung thư và đã bị đình chỉ hay hạn chế tại một số nước. Nó cũng được dùng trong các máy dò hồng ngoại. Kim loại này rất mềm, dễ dát mỏng, có thể cắt bằng dao. Khi cho tiếp xúc lần đầu với không khí, Thali lúc đầu có sắc sáng bóng đặc trưng của kim loại, nhưng nhanh chóng bị mờ xỉn đi thành màu xám xanh do bị oxy hóa giống như chì. Nó có thể được bảo quản chống oxy hóa bằng cách ngâm trong dầu lửa hay dầu khoáng. Nếu để trong không khí lâu, một lớp oxide rất dày sẽ hình thành trên bề mặt khối thali. Nếu có thêm nước, lớp thali hydride sẽ hình thành. Thali (xuất phát từ tiếng Hy Lạp "thallos" nghĩa là "nhánh cây non màu xanh lá cây") được phát hiện bởi William Crookes năm 1861 tại nước Anh khi ông đang nghiên cứu quang phổ phát xạ của chất Teluride trong một mẫu acid sulfuric của thực vật. Quang phổ vạch màu xanh lá cây sáng của thali đã khiến Crookes đặt tên nó như vậy. Năm 1862 cả Crookes và Claude-Auguste Lamy đều, độc lập với nhau, tách được kim loại này ra từ hợp chất của nó. Trong vỏ Trái Đất Thali chiếm tỷ lệ 0,7 mg/kg, thuộc loại tương đối phổ biến, chủ yếu liên kết với khoáng chất kali trong bùn, đất, và đá granite nhưng thường khó chiết tách thương mại được từ các nguồn này. Nguồn thali thương mại lấy từ sản phẩm phụ của các quặng đồng, chì, thiếc... Thali có 25 đồng vị với khối lượng nguyên tử từ 184 đến 210. Chỉ có Tl–203 và Tl–205 là các đồng vị bền. Tl–204 là đồng vị phóng xạ bền nhất có chu kỳ bán rã là 3,78 năm. Thali và các hợp chất của nó rất độc, cần cẩn trọng khi làm việc với chúng. Độc tính của thali là khả năng thay kali trong cơ thể, làm ngưng trệ nhiều hoạt động tế bào. Một số triệu chứng đặc trưng của nhiễm độc thali là rụng tóc, tổn thương thần kinh ngoại biên. Thali là một chất có thể gây ung thư. Cần có thông gió tốt khi nấu chảy kim loại này. Việc tiếp xúc với các dung dịch thali không được vượt 0,1 mg trên m da trong trung bình 8 tiếng mỗi ngày.
5428
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5428
Than chì
Than chì hay graphit (được đặt tên bởi Abraham Gottlob Werner năm 1789, từ tiếng Hy Lạp "γραφειν": "để vẽ/viết", vì ứng dụng của nó trong các loại bút chì) là một dạng thù hình của carbon. Các khoáng chất tự nhiên chứa graphit bao gồm: thạch anh, calcit, mica, thiên thạch chứa sắt và tuamalin. Các đặc trưng khác: các lớp mỏng graphit dẻo nhưng không đàn hồi, khoáng chất này có thể để lại dấu vết màu đen trên tay, giấy và nhiều bề mặt khác, dẫn điện và có độ nhớt cao. Xem Thù hình của cacbon để so sánh với kim cương. Các kích thước của một đơn vị tinh thể là a = b = 245,6 picômét, c = 669,4 pm. Độ dài liên kết cacbon-cacbon là 141,8 pm, và khoảng cách giữa các lớp là c/2 = 334,7 pm. Trong cấu trúc tinh thể của graphit, mỗi nguyên tử cacbon chiếm hữu một obitan sp lai. Các điện tử pi obitan phân bố ngang qua cấu trúc lục giác của nguyên tử cacbon góp phần vào tính dẫn điện của graphit. Trong một tấm graphit định hướng, suất dẫn điện theo hướng song song với các tấm này lớn hơn so với suất dẫn điện theo hướng vuông góc với chúng. Các thuộc tính âm học và nhiệt học của graphit là không đẳng hướng, vì các phonon lan truyền rất nhanh dọc theo các mặt phẳng liên kết chặt chẽ, nhưng lại chậm hơn khi lan truyền từ một mặt phẳng sang mặt phẳng khác. Các khoáng vật thường đi kèm với than chì như thạch anh, canxit, mica, sắt, meteorit, và tourmalin. Trung Quốc là một trong những nước sản xuất than chì lớn trên thế giới, đứng sau là Ấn Độ và Brazil. Graphit có phổ biến ở New York và Texas (Mỹ); Nga; Mêxicô; Greenland. Theo USGS, lượng than chì tự nhiên sản xuất trên thế giới năm 2006 đạt khoảng 1.03 tỷ tấn và trong năm 2005 là 1.04 tỷ tấn, chủ yếu từ các nước như: Trung Quốc: 720,000 tấn trong cả hai năm (2005 và 2006), Brazil: 75,600 tấn trong năm 2006 và 75,515 trong năm 2005, Canada: 28,000 tấn trong cả hai năm, và Mexico (dạng vô định hình): 12,500 tấn trong năm 2006 và 12,357 tấn năm 2005. Ngoài ra, còn có các nước khác như: Sri Lanka: 3,200 tấn năm 2006 và 3,000 tấn năm 2005 dạng mạch, và Madagascar là 15,000 trong cả hai năm. Cũng theo USGS, sản lượng điện cực than chì tại Mỹ trong năm 2006 đạt 132,000 tấn, trị giá 495 triệu USD, 146,000 tấn trong năm 2005 trị giá 391 triệu USD, và sản lượng sợi cacbon năm 2006 là 8,160 tấn trị giá 172 triệu USD và trong năm 2005 là 7,020 tấn trị giá 134 triệu USD. Công dụng được biết đến nhiều nhất của than chì là làm ruột các loại bút chì (không liên quan gì về mặt hóa học với chì kim loại). Không giống như kim cương, graphit là một chất dẫn điện và có nhiều ứng dụng liên quan, ví dụ như là vật liệu chế tạo các điện cực của đèn hồ quang, điện cực của pin, acquy... Than chì còn có các ứng dụng trong sản xuất thép, vật liệu composite, vật liệu chịu lửa... Graphit thông thường không được sử dụng trong dạng nguyên chất như là vật liệu có cấu trúc (ngoại trừ RCC) vì tính dễ vỡ của nó, nhưng các thuộc tính cơ học của các composit sợi cacbon và gang đúc xám chịu ảnh hưởng rất mạnh của graphit trong chúng. Graphit cũng được sử dụng như là vỏ bọc (khuôn) và phần điều tiết trong các lò phản ứng nguyên tử. Thuộc tính cho neutron đi qua rất ít theo mặt cắt ngang làm cho nó cũng được sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân. Sự liên kết lỏng lẻo giữa các tấm trong graphit đóng góp vào một ứng dụng quan trọng trong công nghiệp khác - bột graphit được sử dụng như chất bôi trơn dạng khô. Các nghiên cứu gần đây cho rằng hiệu ứng gọi là siêu nhớt có thể cũng được tính cho ứng dụng này.
5437
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5437
Teluri
Teluri (tiếng Latinh: Tellurium) là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Te và số nguyên tử bằng 52. Nó có màu sáng óng ánh bạc của á kim, giòn và có độc tính trung bình, trông giống thiếc. Teluri có quan hệ hóa học gần gũi với selen và lưu huỳnh. Nó hay được dùng trong pha chế hợp kim và chất bán dẫn. Nó thường được tìm thấy trong ở dạng tự sinh trong tự nhiên như các tinh thể nguyên tố. Teluri phổ biến trong vũ trụ hơn là trên Trái Đất. Nó là nguyên tố cực kỳ hiếm trong vỏ Trái Đất, hiếm tương đương platin, một phần là do sự hình thành của hợp chất với hydro dễ bay hơi làm cho nguyên tố này bị mất trong không gian ở dạng khí trong quá trình hình thành tinh vân nóng của hành tinh. Teluri không có chức năng sinh học, mặc dù nấm có thể kết hợp nó trong vị trí của lưu huỳnh và selen trong các amino acid như telluro-cysteine và telluro-methionine. Trong cơ thể con người, teluri một phần được chuyển hóa thành dimethyl teluride, (CH)Te. Teluri là nguyên tố hiếm, có tính chất hóa học giống oxy, lưu huỳnh, selen và poloni (các nguyên tố của nhóm nguyên tố 16). Ở dạng tinh thể, teluri có màu sáng bạc và khi ở trạng thái nguyên chất, nó có óng ánh kim loại. Nó giòn, dễ vỡ, dễ nghiền thành bột. Teluri vô định hình có thể được tạo ra từ kết tủa trong axit chứa teluri (Te(OH)). Tuy nhiên có tranh cãi rằng dạng kết tủa có thể không thực sự vô định hình mà gồm các vi tinh thể. Teluri là một chất bán dẫn loại p, có độ dẫn điện phụ thuộc hướng sắp xếp của các nguyên tử trong tinh thể. Liên hệ hóa học với selen và lưu huỳnh, độ dẫn điện của teluri tăng nhẹ khi được chiếu sáng. Chất bán dẫn teluri có thể được pha thêm đồng, vàng, bạc hay kim loại khác. Teluri cháy trong không khí tạo lửa màu lục lam và sinh ra teluri oxide. Khi nóng chảy, teluri ăn mòn đồng, sắt và thép không gỉ. Teluri (tiếng Latin nghĩa là "đất") được khám phá năm 1782 bởi Franz-Joseph Müller von Reichenstein ở Rumani. Năm 1798 nó được đặt tên bởi Martin Heinrich Klaproth, người đã chiết tách được chất này. Những năm 1960, các ứng dụng nhiệt điện và công nghệ chế tạo thép thuận tiện đã nâng nhu cầu sử dụng teluri. Teluri thỉnh thoảng có thể tìm thấy ở dạng nguyên chất trong tự nhiên, nhưng thường hay thấy trong các hợp chất với vàng, hay các kim loại khác. Do cùng chuỗi hóa học với selen và lưu huỳnh, teluri cũng tạo hợp chất tương tự với các kim loại, hiđrô and hay các ion kiểu này, gọi là telurit. Vàng và bạc telurit được coi là các quặng tốt. Độ phổ biến của teluri trong vỏ Trái Đất có thể so sánh với platin, teluri là một trong những nguyên tố rắn bền và hiếm trong vỏ Trái Đất. Nó chiếm khoảng 1 µg/kg, trong khi nguyên tố đất hiếm nhóm Lanthan trong vỏ Trái Đất chiếm 500 µg/kg. Teluri có 30 đồng vị đã biết, với khối lượng nguyên tử từ 108 đến 137. Teluri là một trong những nguyên tố nhẹ nhất trải qua phân rã anpha, với các đồng vị Te đến Te được biết là phân rã theo cơ chế này. Trong tự nhiên tồn tại 8 đồng vị teluri (bảng bên), Te, Te, Te và Te là bền, trong khi 4 đồng vị còn lại Te, Te, Te and Te có tính phóng xạ. Các đồng vị bền chỉ chiếm 33,2% trong các teluri tự nhiên; điều này có thể do chu kỳ bán rã dài của các đồng vi phóng xạ. Chu kỳ bán rã của chúng dao động từ 10 đến 2,2.10 năm (đối với Te). Do đó, Te là đồng vị có chu kỳ bán rã lâu nhất trong tất cả các hạt nhân phóng xạ, bằng khoảng 160 tỉ (10) lần tuổi của vũ trụ. Nguồn thu teluri chủ yếu từ bùn dính tại các điện cực anode trong lúc điện phân tinh lọc các xốp đồng. Xử lý 500 tấn quặng đồng thu hồi được 0,45 kg teluri. Teluri được sản xuất chủ yếu ở Hoa Kỳ, Peru, Nhật Bản và Canada. Năm 2009, theo Cục Địa chất Anh, Hoa Kỳ sản xuất 50 tấn, Peru 7 t, Nhật 40 t và Canada 16 t. Nồng độ teluri 0,01 mg/m hay ít hơn trong không khí gây nên mùi giống mùi tỏi. Teluri và các hợp chất của nó được coi là độc và cần phải cẩn trọng khi làm việc với chúng.
5438
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5438
Nhôm
Nhôm (hay Aluminium hay Aluminum theo cách gọi của Hoa Kỳ và Canada) là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al và số hiệu nguyên tử bằng 13. Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ ba (sau oxy và silic), và là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Nhôm chiếm khoảng 17% khối lớp rắn của Trái Đất. Kim loại nhôm hiếm phản ứng hóa học mạnh với các mẫu quặng và có mặt hạn chế trong các môi trường khử cực mạnh. Tuy vậy, nó vẫn được tìm thấy ở dạng hợp chất trong hơn 2700 loại khoáng vật khác nhau. Quặng chính chứa nhôm là bô xít. Nhôm có điểm đáng chú ý của một kim loại có tỷ trọng thấp và có khả năng chống ăn mòn hiện tượng thụ động. Các thành phần cấu trúc được làm từ nhôm và hợp kim của nó là rất quan trọng cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và rất quan trọng trong các lĩnh vực khác của giao thông vận tải và vật liệu cấu trúc. Các hợp chất hữu ích nhất của nhôm là các oxide và sunfat. Mặc dù nhôm có mặt phổ biến trong môi trường nhưng các muối nhôm không được bất kỳ dạng sống nào sử dụng. Tuy vậy với sự phổ biến của nó, các hợp chất nhôm được thực vật và động vật dung nạp đáng kể. Các từ "aluminium" và "aluminum" xuất phát từ từ "alumine", một thuật ngữ đã cũ để chỉ "alumina", một oxide nhôm tự nhiên. "Alumine" được mượn từ tiếng Pháp, từ đó xuất phát từ "alumen", từ tiếng La-tinh cổ điển để chỉ alum, khoáng chất mà từ đó nó được thu thập. Từ tiếng La-tinh "alumen" bắt nguồn từ nguyên âm gốc Tiếng Ấn-Âu nguyên thủy " *alu-" có nghĩa là "đắng" hoặc "bia". Nhà hóa học người Anh Humphry Davy, người đã thực hiện một số thí nghiệm nhằm tách riêng kim loại này, được ghi nhận là người đã đặt tên cho nguyên tố này. Tên đầu tiên được đề xuất cho kim loại được tách riêng từ alum là "alumium", mà Davy đề xuất trong một bài viết năm 1808 về nghiên cứu điện hóa của mình, được đăng trên tạp chí Philosophical Transactions of the Royal Society. Dường như tên này được tạo từ từ "alum" tiếng Anh và hậu tố "-ium" tiếng La-tinh; tuy nhiên, vào thời điểm đó, thường quy ước đặt tên các nguyên tố bằng tiếng Latinh, do đó tên này không được áp dụng rộng rãi. Tên này đã bị chỉ trích bởi những nhà hóa học đương thời từ Pháp, Đức và Thụy Điển, người đã yêu cầu kim loại này được đặt theo tên của oxide, alumina, từ đó nó được tách riêng. Tên tiếng Anh "alum" không xuất phát trực tiếp từ tiếng La-tinh, trong khi "alumine"/"alumina" rõ ràng xuất phát từ từ tiếng La-tinh "alumen" (khi biến hóa, "alumen" trở thành "alumin-"). Một ví dụ là "Essai sur la Nomenclature chimique" (tháng 7 năm 1811), được viết bằng tiếng Pháp bởi nhà hóa học Thụy Điển Jöns Jacob Berzelius, trong đó tên gọi "aluminium" được đặt cho nguyên tố sẽ được tổng hợp từ alum. (Một bài viết khác trong cùng số báo cũng đặt tên "aluminium" cho kim loại có oxide là cơ sở của sapphire). Một tóm tắt của một bài giảng của Davy tại Royal Society vào tháng Một năm 1811 cũng đề cập đến tên "aluminium" như một khả năng. Năm sau đó, Davy đã xuất bản một sách giáo trình hóa học trong đó ông sử dụng cách viết "aluminum". Cả hai cách viết đã tồn tại song song kể từ đó. Sử dụng của chúng theo khu vực: "aluminum" phổ biến ở Hoa Kỳ và Canada; "aluminium" phổ biến ở các nước nói tiếng Anh khác. Năm 1812, một nhà khoa học người Anh, Thomas Young, đã viết một bài đánh giá ẩn danh về cuốn sách của Davy, trong đó ông đề xuất tên "aluminium" thay vì "aluminum", ông cho rằng tên này có "âm thanh ít cổ điển hơn". Tên này đã trở nên phổ biến: mặc dù chính tả ' được sử dụng đôi khi ở Anh, ngôn ngữ khoa học của Mỹ sử dụng ' từ đầu. Hầu hết các nhà khoa học trên toàn thế giới đã sử dụng ' trong thế kỷ 19; và nó đã được củng cố trong nhiều ngôn ngữ châu Âu khác, như tiếng Pháp, tiếng Đức, và tiếng Hà Lan. Năm 1828, một từ điển gia người Mỹ, Noah Webster, chỉ ghi lại chính tả "aluminum" trong cuốn "Từ điển Anh ngữ của Mỹ" của ông. Vào những năm 1830, chính tả ' được sử dụng ở Hoa Kỳ; đến những năm 1860, nó đã trở thành chính tả phổ biến hơn ở đó ngoài lĩnh vực khoa học. Năm 1892, Hall sử dụng chính tả ' trong tờ rơi quảng cáo phương pháp điện phân mới của ông để sản xuất kim loại này, mặc dù ông đã liên tục sử dụng chính tả ' trong tất cả các bằng sáng chế mà ông nộp từ năm 1886 đến 1903: không biết liệu việc chính tả này đã được giới thiệu do lỗi hay cố ý; nhưng Hall ưa thích "aluminum" kể từ khi nó được giới thiệu vì nó giống với "platinum", tên của một kim loại danh giá. Đến năm 1890, cả hai cách viết đã phổ biến ở Hoa Kỳ, nhưng chính tả ' lại phổ biến hơn một chút; đến năm 1895, tình hình đã đảo ngược; đến năm 1900, "aluminum" đã trở nên gấp đôi "aluminium"; trong thập kỷ tiếp theo, chính tả ' đã thống trị việc sử dụng ở Mỹ. Năm 1925, Hội Hóa học Hoa Kỳ chấp nhận chính tả này. Hiểu theo cách khác, vào năm 1990, Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và Hóa học ứng dụng (IUPAC) đã chấp nhận "aluminium" là tên tiêu chuẩn quốc tế cho nguyên tố này. Năm 1993, họ công nhận "aluminum" là một biến thể chấp nhận được; phiên bản mới nhất phiên bản 2005 của IUPAC về tên hóa học không hữu cơ cũng công nhận cách viết này. Các xuất bản chính thức của IUPAC sử dụng chính tả "" làm chính, và liệt kê cả hai cách khi phù hợp. Nhôm là một kim loại mềm, nhẹ với màu trắng bạc ánh kim mờ, vì có một lớp mỏng oxy hóa tạo thành rất nhanh khi nó để trần ngoài không khí. Tỷ trọng riêng của nhôm chỉ khoảng một phần ba sắt hay đồng; nó rất mềm (chỉ sau vàng), dễ uốn (đứng thứ sáu) và dễ dàng gia công trên máy móc hay đúc; nó có khả năng chống ăn mòn và bền vững do lớp oxide bảo vệ. Nó cũng không nhiễm từ và không cháy khi để ở ngoài không khí ở điều kiện thông thường. Sức bền của nhôm tinh khiết là 7–11 MPa, trong khi hợp kim nhôm có độ bền từ 200 MPa đến 600 MPa. Các nguyên tử nhôm sắp xếp thành một cấu trúc lập phương tâm mặt (fcc). Nhôm có năng lượng xếp lỗi vào khoảng 200 mJ/m². Nhôm là một trong những kim loại có tính khử mạnh, chỉ sau các kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ. Nhôm dễ nhường đi 3 electron để trở thành ion dương (cation): <chem>Al ->Al^3+ +3e </chem> Nhôm dễ dàng khử các nguyên tử phi kim thành các anion: <chem>2Al + 3Cl2 -> 2 AlCl3</chem> <chem>4Al + 3O2 -> 2 Al2O3</chem> Nhôm dễ dàng khử ion <chem>H+</chem> trong các dung dịch <chem>HCl</chem> và <chem>H2SO4</chem>loãng tạo thành khí <chem>H2</chem>: <chem>2Al + 6H+ -> 2 Al^3+ +3H2</chem> Nhôm tác dụng mạnh với dung dịch <chem>H2SO4</chem>đặc, nóng và <chem>HNO3</chem>loãng hoặc đặc, nóng. Khi tham gia phản ứng, nhôm khử ion <chem>S^6+</chem> trong <chem>H2SO4</chem>hoặc <chem>N^5+</chem> trong <chem>HNO3</chem> xuống thành số oxy hóa thấp hơn. Nhôm không thể phản ứng trong <chem>H2SO4</chem>đặc, nguội và <chem>HNO3</chem> đặc, nguội do bị thụ động hóa bởi lớp oxide bao bọc bên ngoài (AlO). Khi tác dụng với dung dịch <chem>H2SO4</chem>đặc, nóng, nhôm khử <chem>S^6+</chem> trong <chem>H2SO4</chem>thành <chem>S^4+</chem> trong <chem>SO2</chem>: <chem>2Al +6H2SO4 ->[t] Al2(SO4)3 +3SO2 +6H2O</chem> Khi tác dụng với dung dịch <chem>HNO3</chem> loãng, nhôm khử <chem>N^5+</chem> trong <chem>HNO3</chem> thành <chem>N^2+</chem> trong <chem>NO</chem>: <chem>Al +4HNO3 ->[t] Al(NO3)3 +NO +2H2O </chem> Khi tác dụng với dung dịch <chem>HNO3</chem> đặc, nóng, nhôm khử <chem>N^5+</chem> trong <chem>HNO3</chem> thành <chem>N^4+</chem> trong <chem>NO2</chem>: <chem>Al +6HNO3 ->[t] Al(NO3)3 +3NO2 +3H2O</chem> Ở nhiệt độ cao, nhôm khử được các ion kim loại hoạt động yếu hơn trở thành các đơn chất kim loại. Phản ứng này được gọi là phản ứng nhiệt nhôm. Ở điều kiện thường, nhôm không phản ứng với nước vì có lớp oxide AlO bên ngoài bảo vệ. Nhưng khi phá bỏ lớp oxide (hoặc tạo hỗn hống Al-Hg, vì hỗn hống sẽ ngăn không cho nhôm tác dụng với oxy tạo oxide), nhôm phản ứng ngay với nước giải phóng hydro và năng lượng: </chem> Tính chất này có thể dùng để sản xuất hydro, tuy nhiên phản ứng này mau chóng dừng lại vì tạo lớp kết tủa keo lắng xuống, ngăn cản phản ứng xảy ra. Khi ngâm trong dung dịch kiềm đặc, lớp màng này sẽ bị phá hủy theo phản ứng: Tiếp tục Al lại tác dụng với nước như phản ứng trên. Quá trình này lại diễn ra đến khi Al bị hòa tan hết. Nhôm có thể đẩy được kim loại đứng sau trong dãy hoạt động hóa học kim loại ra khỏi dung dịch muối của chúng: <chem>2 Al +3CuSO4 -> 2 Al2(SO4)3 + 3 Cu </chem> Tham chiếu đầu tiên tới nhôm (mặc dù không thể chứng minh) là trong "Naturalis Historia" của Gaius Plinius Secundus (tức Pliny anh): "Có một ngày một người thợ vàng ở Roma được phép cho hoàng đế Tiberius xem một chiếc đĩa ăn làm từ một kim loại mới. Chiếc đĩa rất nhẹ và có màu sáng như bạc. Người thợ vàng nói với hoàng đế rằng ông đã sản xuất kim loại từ đất sét thô. Ông cũng cam đoan với hoàng đế rằng chỉ có ông ta và chúa Trời biết cách sản xuất kim loại này từ đất sét. Hoàng đế rất thích thú, và như một chuyên gia về tài chính ông đã quan tâm tới nó. Tuy nhiên ông nhận ngay ra là mọi tài sản vàng, bạc của ông sẽ mất giá trị nếu như người dân bắt đầu sản xuất kim loại màu sáng này từ đất sét. Vì thế, thay vì cảm ơn người thợ vàng, ông đã ra lệnh chặt đầu ông ta". Những người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã sử dụng các loại muối của kim loại này như là thuốc cẩn màu (nhuộm) và chất làm se vết thương, phèn chua vẫn được sử dụng như chất làm se. Năm 1761 Guyton de Morveau đề xuất cách gọi gốc của phèn chua là "alumine". Năm 1808, Humphry Davy xác định được gốc kim loại của phèn chua ("alum"), mà theo đó ông đặt tên cho nhôm là "aluminum". Tên tuổi của Friedrich Wöhler nói chung được gắn liền với việc phân lập nhôm vào năm 1827. Tuy nhiên, kim loại này đã được sản xuất lần đầu tiên trong dạng không nguyên chất hai năm trước bởi nhà vật lý và hóa học Đan Mạch Hans Christian Ørsted. Nhôm được chọn làm chóp cho "đài kỷ niệm Washington" vào thời gian khi một aoxơ (28,35 g) có giá trị bằng hai lần ngày lương của người lao động. Trước năm 1880, nhôm có giá trị rất cao, hơn cả vàng và bạc. Nguyên do của việc này chính là và thời điểm đó, khoa học chỉ mới có cách tách những mẫu nhôm rất nhỏ. Một vài dẫn chứng cụ thể là việc Napoleon III - tổng thống Pháp cho dùng dụng cụ ăn uống bằng nhôm khi tiếp đón các vị khác quan trọng nhất; vua Đan Mạch đội vương miện bằng nhôm và các quý bà ở Paris thường đeo trang sức và sử dụng ống nhòm bằng nhôm nhằm thể hiện sự giàu có. Charles Martin Hall nhận được bằng sáng chế (số 400655) năm 1886, về quy trình điện phân để sản xuất nhôm. Henri Saint-Claire Deville (Pháp) đã hoàn thiện phương pháp của Wöhler (năm 1846) và thể hiện nó trong cuốn sách năm 1859 với hai cải tiến trong quy trình. Phát minh của quy trình Hall-Héroult năm 1886 đã làm cho việc sản xuất nhôm từ khoáng chất trở thành không đắt tiền và ngày nay nó được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nước Đức trở thành nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền. Tuy nhiên, năm 1942, những nhà máy thủy điện mới như "Grand Coulee Dam" đã cho phép Mỹ những thứ mà nước Đức quốc xã không thể hy vọng cạnh tranh: khả năng sản xuất đủ nhôm để có thể sản xuất 60.000 máy bay chiến đấu trong bốn năm.. Sản xuất nhôm toàn cầu vào năm 2016 đạt 58,8 triệu tấn (theo hệ đo lường mét khối). Số này vượt qua bất kỳ kim loại nào khác trừ sắt (1.231 triệu tấn). Nhôm hầu như luôn được hợp kim, điều này cải thiện đáng kể tính cơ học của nó, đặc biệt là khi được rèn nhiệt. Ví dụ, các loại bạc nhôm thông thường và lon đựng đồ uống là hợp kim từ 92% đến 99% nhôm. Các tác nhân hợp kim chính là đồng, kẽm, magiê, mangan và silic (ví dụ như duralumin) với mức độ của các kim loại khác là vài phần trăm theo trọng lượng. Nhôm, cả rèn và đúc, đã được hợp kim với mangan, silic, magiê, đồng và kẽm, và còn nhiều hợp kim khác nữa. Ví dụ, gia đình hợp kim Kynal được phát triển bởi công ty hóa chất Anh Quốc Imperial Chemical Industries. Các ứng dụng chính của kim loại nhôm bao gồm: Hầu hết nhôm oxide (khoảng 90%) được chuyển đổi thành nhôm kim loại. Nhôm oxide có độ cứng cao (độ cứng Mohs 9), nên được sử dụng rộng rãi như một chất mài; và rất bền hóa học, nên hữu ích trong môi trường có tính chất phản ứng cao như đèn natri ánh sáng cao áp. Nhôm oxide thường được sử dụng làm chất xúc tác trong các quy trình công nghiệp; ví dụ quá trình Claus để chuyển đổi hydro sunfur thành lưu huỳnh trong nhà máy lọc dầu và để alkyl hoá amine. Nhiều chất xúc tác công nghiệp được hỗ trợ bằng nhôm oxide, có nghĩa là chất xúc tác đắt tiền được phân tán trên bề mặt của nhôm oxide không hoạt động. Một ứng dụng chính khác của nhôm oxide là làm chất hấp thụ hoặc chất hút. Một số sulfat của nhôm có ứng dụng công nghiệp và thương mại. Aluminium sulfate (dưới dạng hydrat) được sản xuất hàng triệu tấn mỗi năm. Khoảng hai phần ba được sử dụng trong xử lý nước. Ứng dụng chính tiếp theo là trong sản xuất giấy. Nó cũng được sử dụng làm chất mordant trong quá trình nhuộm, trong việc muối hạt hạt giống, khử mùi dầu khoáng, trong quá trình nhuộm da, và trong sản xuất các hợp chất nhôm khác. Hai loại muối đá, muối đá ammonium và muối đá kali, trước đây được sử dụng làm chất mordant và trong quá trình nhuộm da, nhưng việc sử dụng của chúng đã giảm đáng kể sau khi có sẵn nhôm sulfate tinh khiết cao. Aluminium clorexit không hydrat được sử dụng làm chất xúc tác trong ngành hóa và petro, trong ngành nhuộm và trong quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ và vô cơ khác. Nhôm hydroxyclorexit được sử dụng trong việc làm sạch nước, trong ngành giấy và như chất chống mồ hôi. Natri aluminat được sử dụng trong việc xử lý nước và là một chất tăng tốc quá trình đông cứng của xi măng. Nhiều hợp chất nhôm có ứng dụng đặc biệt, ví dụ: Đồng vị bền của nhôm được tạo ra khi hydro hợp hạch với magiê hoặc trong các sao lớn hoặc trong các vụ nổ siêu tân tinh. Mặc dù nhôm là nguyên tố phổ biến trong vỏ Trái Đất (8,3% theo khối lượng), nó lại hiếm trong dạng tự do và đã từng được cho là kim loại quý có giá trị hơn vàng (Người ta nói rằng Napoleon III của Pháp có các bộ đồ ăn bằng nhôm dự phòng cho những người khách quý nhất của ông. Những người khách khác chỉ có bộ đồ ăn bằng vàng). Vì thế nhôm là kim loại tương đối mới trong công nghiệp và được sản xuất với số lượng công nghiệp chỉ khoảng trên 100 năm. Nhôm khi mới được phát hiện là cực kỳ khó tách ra khỏi các loại đá có chứa nó. Vì toàn bộ nhôm của Trái Đất tồn tại dưới dạng các hợp chất nên nó là kim loại khó nhận được nhất. Lý do là nhôm bị oxy hóa rất nhanh và oxide nhôm là một hợp chất cực kỳ bền vững, không giống như gỉ sắt, nó không bị bong ra. Sự tái chế nhôm từ các phế thải đã trở thành một trong những thành phần quan trọng của công nghiệp luyện nhôm. Việc tái chế đơn giản là nấu chảy kim loại, nó rẻ hơn rất nhiều so với sản xuất từ quặng. Việc tinh chế nhôm tiêu hao nhiều điện năng; việc tái chế chỉ tiêu hao khoảng 5% năng lượng để sản xuất ra nó trên cùng một khối lượng sản phẩm. Mặc dù cho đến đầu thập niên 1900, việc tái chế nhôm không còn là một lĩnh vực mới. Tuy nhiên, nó là lĩnh vực hoạt động trầm lắng cho đến tận những năm cuối thập niên 1960 khi sự bùng nổ của việc sử dụng nhôm để làm vỏ của các loại đồ uống, kể từ đó việc tái chế nhôm được đưa vào trong tầm chú ý của cộng đồng. Các nguồn tái chế nhôm bao gồm ô tô cũ, cửa và cửa sổ nhôm cũ, các thiết bị gia đình cũ, contenơ và các sản phẩm khác. Nhôm là một kim loại hoạt động và rất khó phân lập nó ra từ quặng, oxide nhôm (AlO). Việc khử trực tiếp, ví dụ với cacbon, là không kinh tế vì oxide nhôm có điểm nóng chảy cao (khoảng 2.000 °C). Vì thế, nó được tách ra bằng cách điện phân – oxide nhôm được hòa tan trong cryôlit nóng chảy và sau đó bị khử bởi dòng điện thành nhôm kim loại. Theo công nghệ này, nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp chỉ còn khoảng 950-980 °C. Phương trình để điều chế nhôm là: Cryôlit nguyên thủy được tìm thấy như một khoáng chất ở Greenland, nhưng sau đó được thay thế bằng cryôlit tổng hợp. Cryôlit là hỗn hợp của các fluoride nhôm, natri và calci (NaAlF). Oxide nhôm trong dạng bột màu trắng thu được từ quặng boxide tinh chế, quặng này có màu đỏ vì chứa khoảng 30-40% oxide sắt. Nó được tinh chế theo công nghệ Bayer. Trước khi có công nghệ này, công nghệ được sử dụng là công nghệ Deville. Công nghệ điện phân thay thế cho công nghệ Wöhler, là công nghệ khử chloride nhôm khan với kali. Các điện cực trong điện phân oxide nhôm làm từ cacbon. Khi quặng bị nóng chảy, các ion của nó chuyển động tự do. Phản ứng tại catốt mang điện âm là: Ở đây các ion nhôm bị biến đổi (nhận thêm điện tử). Nhôm kim loại sau đó chìm xuống và được đưa ra khỏi lò điện phân. Tại cực dương (anode) oxy dạng khí được tạo thành: Cực dương cacbon bị oxy hóa bởi oxy. Cực dương bị hao mòn dần và phải được thay thế thường xuyên, do nó bị tiêu hao do phản ứng: Ngược lại với anốt, các catốt gần như không bị tiêu hao trong quá trình điện phân do không có oxy ở gần nó. Catốt cacbon được bảo vệ bởi nhôm lỏng trong lò. Các catốt bị ăn mòn chủ yếu là do các phản ứng điện hóa. Sau 5-10 năm, phụ thuộc vào dòng điện sử dụng trong quá trình điện phân, các lò điện phân cần phải sửa chữa toàn bộ do các catốt đã bị ăn mòn hoàn toàn. Điện phân nhôm bằng công nghệ Hall-Héroult tiêu hao nhiều điện năng, nhưng các công nghệ khác luôn luôn có khuyết điểm về mặt kinh tế hay môi trường hơn công nghệ này. Tiêu chuẩn tiêu hao năng lượng phổ biến là khoảng 14,5-15,5 kWh/kg nhôm được sản xuất. Các lò hiện đại có mức tiêu thụ điện năng khoảng 12,8 kWh/kg. Dòng điện để thực hiện công việc điện phân này đối với các công nghệ cũ là 100.000-200.000 A. Các lò hiện nay làm việc với cường độ dòng điện khoảng 350.000 A. Các lò thử nghiệm làm việc với dòng điện khoảng 500.000 A. Năng lượng điện chiếm khoảng 20-40% trong giá thành của sản xuất nhôm, phụ thuộc vào nơi đặt lò nhôm. Các lò luyện nhôm có xu hướng được đặt ở những khu vực mà nguồn cung cấp điện dồi dào với giá điện rẻ, như Nam Phi, đảo miền nam New Zealand, Úc, Trung Quốc, Trung Đông, Nga và Québec ở Canada. Trung Quốc hiện là nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới (năm 2004). Nhôm có chín đồng vị, số A của chúng từ 23 đến 30. Chỉ có Al-27 (đồng vị ổn định) và Al-26 (đồng vị phóng xạ, t = 7,2 × 10 năm) tìm thấy trong tự nhiên, tuy nhiên Al-27 có sự phổ biến trong tự nhiên là 100%. Al-26 được sản xuất từ argon trong khí quyển do va chạm sinh ra bởi các tia vũ trụ proton. Các đồng vị của nhôm có ứng dụng thực tế trong việc tính tuổi của trầm tích dưới biển, các vết mangan, nước đóng băng, thạch anh trong đá lộ thiên, và các thiên thạch. Tỷ lệ của Al-26 trên beryli-10 được sử dụng để nghiên cứu vai trò của việc chuyển hóa, lắng đọng, lưu trữ trầm tích, thời gian cháy và sự xói mòn trong thang độ thời gian 105 đến 106 năm (về sai số). Al-26 nguồn gốc vũ trụ đầu tiên được sử dụng để nghiên cứu Mặt Trăng và các thiên thạch. Các thành phần của thiên thạch, sau khi thoát khỏi nguồn gốc của chúng, trong khi chu du trong không gian bị tấn công bởi các tia vũ trụ, sinh ra các nguyên tử Al-26. Sau khi rơi xuống Trái Đất, tấm chắn khí quyển đã bảo vệ cho các phần tử này không sinh ra thêm Al-26, và sự phân rã của nó có thể sử dụng để xác định tuổi trên Trái Đất của các thiên thạch này. Các nghiên cứu về thiên thạch cho thấy Al-26 là tương đối phổ biến trong thời gian hình thành hệ hành tinh của chúng ta. Có thể là năng lượng được giải phóng bởi sự phân rã Al-26 có liên quan đến sự nấu chảy lại và sự sai biệt của một số tiểu hành tinh sau khi chúng hình thành cách đây 4,55 tỷ năm. Trong tạp chí "Science" ngày 14 tháng 1 năm 2005 đã thông báo rằng các cụm 13 nguyên tử nhôm (Al) được tạo ra có tính chất giống như nguyên tử iod; và 14 nguyên tử nhôm (Al) có tính chất giống như nguyên tử kim loại kiềm thổ. Các nhà nghiên cứu còn liên kết 12 nguyên tử iod với cụm Al để tạo ra một lớp mới của pôlyiodide. Sự phát kiến này được thông báo là mở ra khả năng của các đặc tính mới của bảng tuần hoàn các nguyên tố: "các nguyên tố cụm". Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Shiv N. Khanna (Đại học Virginia Commonwealth) và A. Welford Castleman Jr (Đại học tiểu bang Penn). Nhôm là một trong ít các nguyên tố phổ biến nhất mà không có chức năng có ích nào cho các cơ thể sống, nhưng có một số người bị dị ứng với nó — họ bị các chứng viêm da do tiếp xúc với các dạng khác nhau của nhôm: các vết ngứa do sử dụng các chất làm se da hay hút mồ hôi (phấn rôm), các rối loạn tiêu hóa và giảm hay mất khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn nấu trong các nồi nhôm, nôn mửa hay các triệu chứng khác của ngộ độc nhôm do ăn (uống) các sản phẩm như Kaopectate® (thuốc chống tiêu chảy), Amphojel® và Maalox® (thuốc chống chua). Đối với những người khác, nhôm không bị coi là chất độc như các kim loại nặng, nhưng có dấu hiệu của ngộ độc nếu nó được hấp thụ nhiều, mặc dù việc sử dụng các đồ nhà bếp bằng nhôm (phổ biến do khả năng chống ăn mòn và dẫn nhiệt tốt) nói chung chưa cho thấy dẫn đến tình trạng ngộ độc nhôm. Việc tiêu thụ qua nhiều các thuốc chống chua chứa các hợp chất nhôm và việc sử dụng quá nhiều các chất hút mồ hôi chứa nhôm có lẽ là nguồn duy nhất sinh ra sự ngộ độc nhôm. Người ta cho rằng nhôm có liên quan đến bệnh Alzheimer, mặc dù các nghiên cứu gần đây đã bị bác bỏ. Cần cẩn thận để không cho nhôm tiếp xúc với một số chất hóa học nào đó có khả năng ăn mòn nó rất nhanh. Ví dụ, chỉ một lượng nhỏ thủy ngân tiếp xúc với bề mặt của miếng nhôm có thể phá hủy lớp oxide nhôm bảo vệ thông thường có trên bề mặt các tấm nhôm. Trong vài giờ, thậm chí cả một cái xà có cấu trúc nặng nề có thể bị làm yếu đi một cách rõ rệt. Vì lý do này, các loại nhiệt kế thủy ngân không được phép xuất hiện trong nhiều sân bay và hãng hàng không, vì nhôm là thành phần cấu trúc cơ bản của các máy bay. Các tác động môi trường bao gồm việc xảy ra mức độ cao về nhôm gần các khu vực khai thác; một lượng nhỏ nhôm được thải ra môi trường tại các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hoặc các nhà đốt cháy rác. Nhôm trong không khí được rửa sạch bởi mưa hoặc thường lắng xuống nhưng các hạt nhôm nhỏ vẫn còn trong không khí trong một thời gian dài. Nước mưa có tính axit là yếu tố tự nhiên chủ yếu gây di chuyển nhôm từ nguồn tự nhiên, và cũng là nguyên nhân chính gây tác động môi trường của nhôm; Tuy nhiên, yếu tố chính gây hiện diện nhôm trong nước mặn và nước ngọt là quá trình công nghiệp cũng thải nhôm vào không khí. Trong nước, nhôm hoạt động như một chất độc đối với các sinh vật hô hấp qua mang như cá khi nước có tính axit, trong đó nhôm có thể kết tủa trên màng mang, gây mất các ion trong huyết tương và hemolymph dẫn đến sự mất cân bằng trong quá trình tự điều hòa nước. Các hợp chất hữu cơ của nhôm có thể dễ dàng được hấp thụ và can thiệp vào quá trình chuyển hóa trong động vật và chim, mặc dù điều này hiếm khi xảy ra trong thực tế. Nhôm là một trong những yếu tố chính làm giảm sự phát triển của cây trên đất axit. Mặc dù nó không gây hại đến sự phát triển cây trên đất có pH trung tính, nhưng trên đất axit, nồng độ các ion nhôm Al độc hại tăng lên và làm xáo trộn sự phát triển và chức năng của rễ. Lúa mì đã phát triển khả năng chịu đựng nhôm, giải phóng các hợp chất hữu cơ kết hợp với các ion nhôm gây hại. Tin rằng cơ chế chịu đựng này cũng tồn tại trong cây ngô. Sản xuất nhôm gặp các thách thức riêng về môi trường ở từng giai đoạn trong quá trình sản xuất. Thách thức chính là khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các khí này là kết quả từ sự tiêu thụ điện của các nhà luyện kim và các sản phẩm phụ của quá trình chế biến. Các khí mạnh nhất trong số này là perfluorocarbons từ quá trình luyện kim. Sulfur dioxide được thải ra là một trong những chất tiên đồ chính của mưa axit. Quá trình sinh hủy nhôm kim loại rất hiếm; hầu hết các sinh vật gây ăn mòn nhôm không tấn công hoặc tiêu thụ trực tiếp nhôm, mà thay vào đó tạo ra chất thải gây ăn mòn. Nấm "Geotrichum candidum" có thể tiêu thụ nhôm trong các đĩa CD. Vi khuẩn "Pseudomonas aeruginosa" và nấm "Cladosporium resinae" thường được phát hiện trong bình nhiên liệu máy bay sử dụng nhiên liệu dựa trên ke-rô-xên (không phải avgas), và các nền văn phòng có thể phân hủy nhôm.
5447
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5447
Nhạc cổ điển
Nhạc cổ điển là dòng nhạc nghệ thuật được sản xuất, hoặc được bắt nguồn từ truyền thống tế lễ ở phương Tây bao gồm cả nhạc tôn giáo và nhạc thế tục, một khoảng thời gian rộng lớn từ khoảng thế kỷ thứ Xl đến thời điểm hiện tại. Các tiêu chuẩn chính của loại nhạc truyền thống này được hệ thống hóa giữa những năm 1550 và 1900, gọi là giai đoạn thực hành chung. Nhạc Âu Châu được phân biệt rõ ràng với nhiều loại nhạc không có nguồn gốc từ châu Âu và nhạc thị trường bởi những hệ thống ký hiệu âm nhạc của chính nó được sử dụng từ thế kỷ XVI. Ký hiệu âm nhạc ở phương Tây được các nhà soạn nhạc sử dụng để quy định cho người biểu diễn về cao độ, tốc độ, phách, nhịp điệu riêng và cách thể hiện chính xác nhất của một đoạn nhạc. Thể loại nhạc này cho phép mọi người có thể biểu diễn tùy hứng và cải biên tự do, mà chúng ta thường xuyên được nghe trong những dòng nhạc nghệ thuật không bắt nguồn từ châu Âu (như trong nhạc Ấn Độ cổ điển và nhạc dân gian của Nhật Bản) và nhạc thị trường. Thuật ngữ "nhạc cổ điển" không xuất hiện cho đến đầu thế kỷ XIX, khi người ta nỗ lực "phong thánh" cho khoảng thời gian vàng son của Johann Sebastian Bach và Beethoven. Tham khảo mới nhất của thuật ngữ này được ghi lại bởi "Từ điển tiếng Anh Oxford" là khoảng vào năm 1836. Các tác phẩm âm nhạc cổ điển được phân chia theo các giai đoạn chính sau: Việc chia các thời kỳ âm nhạc phương Tây ở một mức độ nào đó là không hoàn toàn chặt chẽ, các giai đoạn có thể gối lên nhau. Ngoài ra mỗi giai đoạn lại có thể được chia nhỏ theo thời gian hoặc phong cách. Biểu đồ dưới đây liệt kê các nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng nhất theo các thời kỳ. Xem danh sách đầy đủ hơn tại Biểu đồ niên đại các nhà soạn nhạc cổ điển. Đặc điểm nổi bật nhất của âm nhạc cổ điển là tác phẩm được ghi lại bằng ký hiệu âm nhạc. Các chất lượng bằng văn bản của âm nhạc thể hiện sự bảo tồn các tác phẩm. Việc thực hiện tiết mục âm nhạc cổ điển đòi hỏi một mức độ đáng kể, sự hiểu biết thấu đáo các nguyên tắc âm và hài hòa, kiến thức thực hành hiệu suất, và quen thuộc với phong cách, nhà soạn nhạc là trong số các kỹ năng cần thiết nhất cho các nhạc sĩ được đào tạo. Âm nhạc là một nghệ thuật, có thể nói âm nhạc cổ điển là nghệ thuật âm nhạc phát triển sớm ở châu Âu và có sức ảnh hưởng đến nhân loại; trong âm nhạc cổ điển, các nhạc sĩ đã gửi tâm tư, ý nguyện của mình trong các giai điệu, lời ca và một phần rõ rệt nữa là đã thể hiện được ranh giới giữa các giai đoạn phát triển trong âm nhạc cổ điển nói riêng và sự liên quan với lịch sử châu Âu nói chung. Đã quá rõ ràng để thấy được sự phát triển của âm nhạc cổ điển, đó là sự phát triển lên một cấp bậc mới qua các giai đoạn; tại thời kì chuyển giao chúng ta thấy được sự phát triển, thay thế các nhạc cụ; sự phát triển, thay thế các thể loại nhằm mục đích làm mới hơn và phù hợp với thời kì lịch sử đương thời. Nghệ thuật do con người tạo nên, do vậy nghệ thuật cũng đáp ứng cho nhu cầu con người mà con người làm nên xã hội nên nghệ thuật cũng có tính xã hội trong đó. Chúng ta đã được biết về lịch sử phát triển của châu Âu vì vậy âm nhạc cổ điển cũng dựa trên đó mà phát triển theo nên trong âm nhạc cổ điển cũng thể hiện những đặc trưng của từng mốc giai đoạn lịch sử. Âm nhạc cổ điển cũng đóng góp một phần không nhỏ cho ngành công nghiệp âm nhạc được thể hiện qua các hình thức giải trí. Như chúng ta đã biết việc hằng năm các ca sĩ, nghệ sĩ tung các sản phẩm của mình ra thị trường dưới các hình thức như băng đĩa nhạc, các buổi hòa nhạc góp phần không nhỏ cho vấn đề tài chính. Âm nhạc cổ điển đã xuất hiện trong các ấn phẩm của ngành giáo dục, các sách báo tạp chí về âm nhạc và đồng thời cũng là những bài tập vỡ lòng khi bước chân vào thế giới âm nhạc; từ thời cổ điển cho đến thời lãng mạn đã thể hiện điều đó. "Bài chính: Âm nhạc phương Tây giai đoạn Cổ điển" Trong lịch sử âm nhạc, thuật ngữ "nhạc cổ điển" còn có một nghĩa ít khi dùng để chỉ âm nhạc thuộc giai đoạn trong lịch sử âm nhạc tính từ thời Carl Philipp Emanuel Bach cho đến Beethoven—tính ra khoảng từ 1730–1820. Khi dùng theo nghĩa này, thông thường hai chữ c và đ trong "nhạc cổ điển" được viết hoa để tránh nhầm lẫn. Trong nhạc cổ điển, số lượng và chủng loại nhạc cụ để diễn tấu thường có số lượng lớn và rất phong phú. Danh sách dưới đây chỉ nêu nhữnng nhạc cụ trong Dàn nhạc giao hưởng. Đây là danh sách những nhà soạn nhạc cổ điển xếp theo giai đoạn. Không phải tất cả các nhà soạn nhạc đều có thể xếp vào một giai đoạn vì các nhạc sĩ hoạt động ở cuối một thời kì âm nhạc thì cũng hoạt động vào đầu thời kì âm nhạc tiếp theo. Về các thuật ngữ trong âm nhạc cổ điển phương Tây, xin đọc:
5452
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5452
Định lý Taniyama–Shimura
Định lý Taniyama–Shimura là một định lý xây dựng một mối liên hệ quan trọng giữa các đường cong elip, một khái niệm trong hình học đại số và các dạng modular, là các hàm holomorphic tuần hoàn được miêu tả trong lý thuyết số. Định lý này bắt nguồn từ giả thuyết Taniyama-Shimura, còn phần chứng minh được Andrew Wiles, Christophe Breuil, Brian Conrad, Fred Diamond và Richard Taylor hoàn chỉnh. Việc Andrew Wiles hoàn tất chứng minh định lý Taniyama-Shimura trực tiếp dẫn đến chứng minh định lý lớn Fermat nổi tiếng của Pierre de Fermat. Nếu "p" là một số nguyên tố và "E" là một đường cong elip trên tập "Q", tập số hữu tỉ, ta có thể rút gọn phương trình xác định "E" modulo "p" với mọi giá trị của "p". Nhưng nếu với giá trị của "p" hữu hạn, ta có thể tìm được một đường cong elip trên trường hữu hạn formula_1 với formula_2 phần tử. Khi đó dãy: là một bất biến quan trọng của đường cong elip "E". Mọi dạng modular đều phát triển thành một dãy số bằng biến đổi Fourier. Một đường cong elip có dãy số thích hợp với một dạng modular thì được gọi là modular. Định lý Taniyama–Shimura phát biểu như sau:
5453
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5453
Công thức Euler
Công thức Euler là một công thức toán học trong ngành giải tích phức, được xây dựng bởi nhà toán học người Thụy Sĩ Leonhard Euler. Công thức chỉ ra mối liên hệ giữa hàm số lượng giác và hàm số mũ phức. Cụ thể, với mọi số thực x, ta có: Ở đây "e" là cơ số logarit tự nhiên, i là đơn vị của số phức, và cos và sin lần lượt là các hàm số lượng giác cosin và sin. Học sinh Anh, Mỹ còn viết là cis x vì các chữ cái c, i, s nhắc nhở đến cos, i, sin. Khai triển từ công thức trên, các hàm số:formula_2 và:formula_3 có thể được viết dưới dạng sau: Trường hợp đặc biệt: khi: formula_5, ta có:formula_6, từ đó dẫn đến công thức rút gọn nổi tiếng: Sau đây là một cách chứng minh công thức Euler bằng cách sử dụng khai triển chuỗi Taylor cũng như các tính chất cơ bản về lũy thừa của số "i": Các hàm "e", cos("x") và sin("x") (với giả sử "x" là số thực) có thể được viết như sau: Do bán kính hội tụ của mỗi chuỗi nêu trên là vô hạn, chúng ta có thể thay thế "x" bởi "iz", với "z" là số phức. Khi đó: Việc sắp xếp lại các số hạng là thích hợp do mỗi chuỗi đều là chuỗi hội tụ tuyệt đối. Lấy "z" = "x" là một số thực sẽ dẫn đến đẳng thức nguyên thủy mà Euler đã khám phá ra. Xét hàm số formula_22 xác định bởi: formula_23 Ta sẽ chứng minh rằng formula_24 khác 0 với mọi "x" Thật vậy; giả sử formula_25 thì formula_26; do đó formula_27; vậy formula_28 (vô lý) Do đó mẫu của:formula_29 khác 0 Bây giờ tính đạo hàm của:formula_29 theo quy tắc chia; dễ thấy formula_31 Vì vậy:formula_29 phải là hàm hằng; có nghĩa là với mọi:formula_33 thì Bây giờ cho:formula_35 ta thấy:formula_36; do đó:formula_37 vậy formula_38 Xét hàm số formula_39 xác định bởi Chú ý rằng formula_41 là hằng số, đạo hàm bậc nhất và bậc hai của formula_39 sẽ là do formula_45 theo định nghĩa. Từ đó chúng ta xây dựng phương trình vi phân thường tuyến tính có bậc 2 như sau: hay Đây là một phương trình vi phân thường bậc 2, do đó nó sẽ có hai nghiệm độc lập tuyến tính là: Cả formula_50 và formula_51 đều là các hàm số thực có đạo hàm bậc hai đồng nhất với giá trị âm của chính nó. Ngoài ra, bất kỳ một tổ hợp tuyến tính nào của các nghiệm của một phương trình vi phân thuần nhất cũng sẽ lại là một nghiệm của nó. Do vậy, nghiệm tổng quát của phương trình vi phân đã nêu là với mọi hằng số formula_52 và formula_53 Tuy nhiên, không phải mọi giá trị của các hằng số này đều thỏa mãn điều kiện ban đầu của hàm formula_39: Các điều kiện ban đầu giống nhau này (áp dụng cho nghiệm tổng quát) sẽ dẫn đến kết quả sau Từ đó cho và sau cùng là Elements ò Algebra
5454
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5454
Tiền Giang
Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam, Việt Nam. Tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh lỵ của tỉnh là Thành phố Mỹ Tho, nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Tây Nam và cách Thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Đông Bắc theo đường Quốc lộ 1. Tiền Giang có đường bờ biển dài 32 km với địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền,sông Vàm Cỏ và sông Soài Rạp. Phần dọc sông Tiền chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Năm 2018, Tiền Giang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 14 về dân số, xếp thứ 21 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 32 về GRDP bình quân đầu người và đứng thứ 45 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.772.785 người dân, GRDP của tỉnh năm 2021 đạt 100.315 tỉ Đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 56,4 triệu đồng (tương đương 2.405 USD). Tỉnh Tiền Giang nằm trong tọa độ địa lý 105°49'07" đến 106°48'06" kinh độ Đông và 10°12'20" đến 10°35'26" vĩ độ Bắc, có vị trí địa lý: Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ bắc sông Tiền (một nhánh của sông Cửu Long) với chiều dài 120 km, kéo dài đến các cửa biển đổ vào Biển Đông. Nhờ vị trí thuận lợi, Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả Đồng bằng sông Cửu Long, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ. Đồng thời giúp Tiền Giang trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực Tây Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tiền Giang có khu vực giáp Biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông với bờ biển dài 32 km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn là Xoài Rạp và cửa Tiểu, cửa Đại thuộc hệ thống sông Tiền. Vị trí này rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Thủy sản nước lợ gồm con giống và con non sinh sản và di chuyển vào sâu trong bờ, trữ lượng hàng năm ước tính về tôm, cua, cá, sò, nghêu... tại các vùng cửa sông là 156.000 tấn. Hải sản, tiềm năng hải sản khá dồi dào với trữ lượng hàng năm về sinh vật nổi lên đến 12.000 triệu tấn thực vật phiêu sinh, 5,96 triệu tấn động vật phiêu sinh, 4,7 triệu tấn sinh vật đáy và hơn 1 triệu tấn cá. Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0 mét đến 1,6 mét so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8 mét đến 1,1 mét. Nhìn chung, toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung. Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,1 mét nổi hẳn lên trên các đồng bằng xung quanh. Đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4% là nhóm đất phèn và 14,6% là nhóm đất phù sa nhiễm mặn... Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân trong năm là 27C - 27,9C. Với 2 mùa rõ rệch là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424 mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Tiền Giang là tỉnh có nhiều trữ lượng về khoáng sản, các khoáng sản chủ yếu là than bùn, sét, trữ lượng cát trên sông, và trữ lượng nước ngầm...Trong đó, các mỏ than bùn bị phủ một lớp sét, mùn thực vật dày 0-0,7 mét, trung bình là 0,3 mét. Mỏ sét Tân Lập có nguồn gốc trầm tích hỗn hợp sông biển, tuổi Holocen, có lớp phủ dày 0,2 - 3 mét, phân bố trên diện tích 2 – 3 km với chiều dày 15 - 20m. Trữ lượng tương đương 6 triệu m. Các mỏ cát được xác định, phân lớp tập trung tại địa bàn các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành với 9 thân cát có trữ lượng lớn với chiều dài 2 – 17 km, rộng 300 - 800m, dày 2,5-6,9 mét, có chất lượng đáp ứng nhu cầu vật liệu san lấp. Nước dưới đất trên phạm vi tỉnh có 3 tầng chứa nước có triển vọng, có độ giàu nước từ lớn đến trung bình, có chất lượng tốt, đủ điều kiện khai thác với quy mô lớn và vừa gồm các phân vị Pliocen trên, Pliocen dưới và Miocen. Tiền Giang có mạng lưới sông, rạch chằng chịt, bờ biển dài thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các khu vực lân cận đồng thời là môi trường cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Trong đó, sông Tiền là nguồn cung cấp nước ngọt chính, chảy 115 km ngang qua lãnh thổ Tiền Giang. Sông Vàm Cỏ Tây là một sông không có nguồn, lượng dòng chảy trên sông chủ yếu là từ sông Tiền chuyển qua, là nơi nhận nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra và là một tuyến xâm nhập mặn chính từ biển vào. Hầu hết sông, rạch trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều. Đặc biệt vùng cửa sông có hoạt động thủy triều rất mạnh, biên độ triều tại các cửa sông từ 3,5 - 3,6m, tốc độ truyền triều 30 km/h, tốc độ độ chảy ngược trung bình 0,8 - 0,9 m/s, lớn nhất lên đến 1,2 m/s và tốc độ chảy xuôi đến 1,5 - 1,8 m/s. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, tổng diện tích đất có rừng 2.426,8 ha; tỷ lệ che phủ rừng là 0,9%. Đất rừng thuộc địa bàn các huyện: Gò Công Đông (518,6 ha), Tân Phú Đông (846,8 ha), Tân Phước (1.061,4 ha). Diện tích rừng trồng lại là 2.363,5 ha. Từ tây sang đông, hướng thượng lưu chảy xuống hạ lưu sông Tiền có các cù lao: Nhiều cù lao ven biển đã trở thành bãi bồi. Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện với 172 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 8 thị trấn, 22 phường và 142 xã. Phần lớn diện tích của tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Mỹ Tho cũ. Tuy nhiên, cũng có thời kỳ toàn bộ diện tích tỉnh Tiền Giang ngày nay đều thuộc tỉnh Mỹ Tho, bao gồm cả vùng Gò Công. Tên gọi cũ của tỉnh trước năm 1976 là Định Tường. Năm Gia Long thứ 5 (1806), Nhà Nguyễn đổi tên huyện Kiến Khang thành huyện Kiến An thuộc trấn Định Tường, đến năm 1808 thăng huyện Kiến An thành phủ Kiến An với 3 huyện mới (trước là tổng) là: Kiến Hưng, Kiến Hòa, Kiến Đăng. Tỉnh Định Tường (chữ Hán: "定祥(省)") được thành lập năm Minh Mạng thứ 13 (1832) và là một trong 6 tỉnh của Nam Kỳ ("Nam Kỳ lục tỉnh"). Lập thêm huyện Tân Hòa thuộc phủ Kiến An, tách từ đất huyện Kiến Hòa. Năm 1833, tỉnh thành Định Tường (nay là thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang) thất thủ vào tay Lê Văn Khôi, Nhà Nguyễn phải điều binh đánh dẹp và lấy lại được thành. Năm Minh Mạng 19 (1838), Lập một phủ mới mang tên Kiến Tường, trích huyện Kiến Đăng thành 2 huyện Kiến Đăng và Kiến Phong cho vào phủ Kiến Tường. Năm Thiệu Trị thứ 1 (1841), Thiệu Trị cắt huyện Tân Hòa từ phủ Kiến An, nhập sang tỉnh Gia Định. Thời vua Tự Đức (1847-1862), tỉnh Định Tường gồm 2 phủ với 4 huyện: Kiến Hưng, Kiến Hòa (phủ Kiến An), Kiến Đăng, Kiến Phong (phủ Kiến Tường). Tỉnh thành Định Tường ban đầu là đồn Trấn Định ở thôn Tân Lý Tây giồng Kiên Định huyện Kiến Khang (tức thôn Tân Hiệp huyện Kiến Hưng, đến thời Gia Long thì chuyển đến thôn Mỹ Chánh huyện Kiến Hòa, năm Minh Mạng thứ 7, rời về địa phận 2 thôn Điều Hòa và Bình Biên huyện Kiến Hưng. Phủ Kiến An: lỵ sở nằm ở vị trí là đồn Trấn Định cũ tại thôn Tân Hiệp huyện Kiến Hưng, dựng năm 1833. Phủ Kiến Tường: lỵ sở ở thôn Mỹ Trà (Cao Lãnh) huyện Kiến Phong từ năm 1838. Theo thống kê đầy đủ, trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, tỉnh Định Tường có tỉnh lỵ đặt tại Mỹ Tho, gồm 2 phủ trực thuộc như sau: Năm 1859, Pháp xâm chiếm thành Gia Định. Năm 1861, Pháp đánh chiếm Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long. Thời Pháp thuộc (1862-1945), theo Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, Định Tường cùng với Biên Hòa và Gia Định bị cắt nhượng cho Pháp đô hộ. Năm 1863, thực dân Pháp đặt viên chức cai trị, song vẫn giữ phân ranh hành chính cũ của tỉnh Định Tường. Năm 1869, sau 2 năm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây (gồm Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên), Pháp còn giữ 6 tỉnh nhưng chia cắt lại các phủ huyện lệ thuộc. Như tỉnh Định Tường đổi là tỉnh Mỹ Tho và coi 4 hạt ("inspection"): Mỹ Tho (huyện Kiến Hưng cũ), Chợ Gạo (huyện Kiến Hòa cũ), Bến Tre (phủ Hoằng Trị trực thuộc tỉnh Vĩnh Long cũ), Cai Lậy (huyện Kiến Đăng cũ). Còn hạt Cần Lố (huyện Kiến Phong cũ) thì lại chuyển sang cho tỉnh Vĩnh Long cai quản. Từ năm 1872, thực dân Pháp bỏ hẳn cả hệ thống hành chính lục tỉnh và phủ huyện cũ. Nam Kỳ được chia thành 18 hạt và 2 thành phố (Sài Gòn, Chợ Lớn). Địa bàn tỉnh Định Tường chia ra cho 5 hạt: toàn hạt Mỹ Tho (nằm trên 3 huyện Kiến Hưng, Kiến Hòa, Kiến Đăng cũ), một nửa Đồng Tháp Mười cho hạt Tân An (lấy đất tổng Hưng Long của huyện Kiến Hưng cũ), nửa còn lại (huyện Kiến Phong cũ) chia nhau cho 3 hạt Châu Đốc, Long Xuyên và Sa Đéc. Từ ngày 5 tháng 1 năm 1876, các hạt Thanh tra được thay bằng hạt Tham biện. Năm 1876, tỉnh Định Tường chính thức bị Pháp giải thể: Theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương vào ngày 20 tháng 12 năm 1899 thì kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900, đổi tất cả các hạt ở Nam Kỳ thành tỉnh. Địa bàn tỉnh Định Tường cũ chia ra thành 5 tỉnh giống như thời kỳ trước đây: tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Tân An, tỉnh Châu Đốc, tỉnh Long Xuyên và tỉnh Sa Đéc. Tình hình đó kéo dài cho đến năm 1956. Tỉnh Định Tường được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Ngô Đình Diệm để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Định Tường được thành lập trên phần đất tỉnh Mỹ Tho (trừ vùng nằm phía nam sông Tiền Giang là quận An Hóa thì đổi tên thành quận Bình Đại và nhập vào tỉnh Kiến Hòa) và tỉnh Gò Công cũ. Tỉnh lỵ tỉnh Định Tường đặt tại Mỹ Tho và vẫn giữ nguyên tên là "Mỹ Tho", về mặt hành chánh thuộc xã Điều Hòa, quận Châu Thành. Định Tường là một trong 22 tỉnh của Nam Phần lúc đó. Tỉnh Định Tường bắc giáp tỉnh Kiến Tường, đông bắc giáp tỉnh Long An, đông giáp tỉnh Gò Công, tây nam và nam giáp hai tỉnh Vĩnh Long và Kiến Hòa, tây giáp tỉnh và Kiến Phong, tây nam giáp tỉnh Sa Đéc khi tỉnh này được tái lập. Ranh giới phía nam của tỉnh Định Tường là sông Tiền Giang (đoạn này còn gọi là sông Mỹ Tho). Định Tường có diện tích khoảng 1.900 km². Dân số năm 1965 là 514.146 người. Ngày 24 tháng 4 năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh. Tỉnh Định Tường có tỉnh lỵ đặt tại Mỹ Tho, bao gồm 7 quận ban đầu: Trong đó, các quận Bến Tranh, Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành và Chợ Gạo trước năm 1956 cùng thuộc tỉnh Mỹ Tho cũ. Riêng 2 quận Gò Công và Hòa Đồng lại thuộc tỉnh Gò Công cũ, đặc biệt quận Gò Công lúc bấy giờ chính là quận Châu Thành của tỉnh Gò Công trước đây. Ngày 5 tháng 12 năm 1957, dời quận lỵ quận Bến Tranh từ xã Lương Hòa Lạc đến xã Tân Hiệp. Ngày 8 tháng 11 năm 1960, quận Châu Thành đổi tên thành quận Long Định, đồng thời dời quận lỵ từ xã Điều Hòa tới xã Long Định. Ngày 9 tháng 8 năm 1961, tách đất quận Cái Bè lập quận mới Giáo Đức, quận lỵ tại xã An Hữu, gồm 2 tổng: Phong Phú với 5 xã; An Phú (mới lập) với 5 xã. Quận Cái Bè đổi tên thành quận Sùng Hiếu. Quận Cai Lậy đổi tên thành quận Khiêm Ích. Ngày 20 tháng 12 năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập tỉnh Gò Công, tỉnh lỵ đặt tại Gò Công, gồm 2 quận: Châu Thành (đổi tên từ quận Gò Công) và Hòa Đồng với 4 tổng, 31 xã. Phần đất còn lại tương ứng với tỉnh Mỹ Tho trước năm 1956, tuy nhiên Việt Nam Cộng hòa vẫn giữ tên gọi tỉnh Định Tường cho vùng đất này đến năm 1975. Ngày 23 tháng 5 năm 1964 chia quận Long Định thành 2 quận: Châu Thành và Long Định. Quận Châu Thành, quận lỵ tại xã Trung An, có 2 tổng: tổng Thuận Trị với 6 xã; tổng Thuận Hòa (mới lập) với 6 xã. Quận Long Định, quận lỵ dời về xã Vĩnh Kim, có 2 tổng: tổng Thuận Bình với 7 xã; tổng Lợi Trường với 7 xã. Ngày 10 tháng 11 năm 1964, đổi lại tên quận Sùng Hiếu thành quận Cái Bè, quận Khiếm Ích thành quận Cai Lậy như cũ. Sau năm 1965 các tổng giải thể, các xã trực thuộc các quận. Ngày 24 tháng 3 năm 1969, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Long Định (tỉnh Định Tường) thành quận Sầm Giang. Ngày 30 tháng 9 năm 1970, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 114/SL-NV cải biến xã Điều Hòa thuộc quận Châu Thành thành thị xã Mỹ Tho, là thị xã tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Việt Nam Cộng hòa, đồng thời kiêm tỉnh lỵ tỉnh Định Tường. Từ đó cho đến năm 1975, thị xã Mỹ Tho, tỉnh Định Tường và tỉnh Gò Công là ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau theo sự phân chia sắp xếp hành chính của Việt Nam Cộng hòa. Ngày 12 tháng 7 năm 1974, lập quận mới Hậu Đức thuộc tỉnh Định Tường, quận lỵ tại Thiên Hộ, xã Hậu Mỹ trở thành một phần của quận Hậu Đức, do tách một phần đất của các quận Cái Bè, Giáo Đức, Cai Lậy cùng tỉnh Định Tường, quận Kiến Bình (tỉnh Kiến Tường) và của quận Mỹ An (tỉnh Kiến Phong). Các đơn vị hành chính của quận Hậu Mỹ chưa sắp xếp xong thì chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tuy nhiên chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tỉnh Định Tường và vẫn giữ tên cũ là tỉnh Mỹ Tho. Tháng 2 năm 1976, tỉnh Định Tường sáp nhập với tỉnh Gò Công và thị xã Mỹ Tho thành tỉnh Tiền Giang. Ngày 24 tháng 2 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh Tiền Giang (trừ huyện Bình Đại nằm phía nam sông Tiền Giang đã nhập vào tỉnh Bến Tre từ trước). Tỉnh Tiền Giang gồm thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và 5 huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công. Tỉnh lỵ là thành phố Mỹ Tho, vốn được Trung ương công nhận là đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh Tiền Giang vào năm 1976. Ngày 26 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 77-CP về việc chuyển thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang thành thị trấn Gò Công thuộc huyện Gò Công cùng tỉnh. Ngày 13 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 155-CP về việc chia huyện Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang thành huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây. Ngày 16 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 37-HĐBT về việc thành lập thị xã Gò Công trực thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở một phần diện tích, dân số của huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây. Trước năm 1994, tỉnh Tiền Giang có 8 đơn vị hành chánh trực thuộc là: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây. Ngày 11 tháng 7 năm 1994, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 68-CP về việc thành lập huyện Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của các huyện Cai Lậy và Châu Thành. Huyện Tân Phước có diện tích 32.991,44 hécta; nhân khẩu 42.031. Ngày 21 tháng 1 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2008/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây để mở rộng thị xã Gò Công và thành lập huyện Tân Phú Đông thuộc tỉnh Tiền Giang. Theo đó, thành lập huyện Tân Phú Đông bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh, Tân Thạnh của huyện Gò Công Tây và toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Phú Đông và xã Phú Tân của huyện Gò Công Đông. Huyện Tân Phú Đông có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Phú Đông, Phú Tân, Tân Thới, Tân Phú, Tân Thạnh và Phú Thạnh. Ngày 7 tháng 10 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 248/2005/QĐ-TTg<ref name="QUYẾT ĐỊNH 248/2005/QĐ-TTg"></ref> về việc công nhận thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang là đô thị loại II. Ngày 21 tháng 1 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 09/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây để mở rộng thị xã Gò Công và thành lập huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Theo đó, thành lập huyện Tân Phú Đông thuộc tỉnh Tiền Giang trên cơ sở điều chỉnh 8.632,88 ha diện tích tự nhiên và 33.296 nhân khẩu của huyện Gò Công Tây; 11.575,43 ha diện tích tự nhiên và 9.630 nhân khẩu của huyện Gò Công Đông. Ngày 29 tháng 6 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP<ref name="NGHỊ QUYẾT 28/NQ-CP"></ref> về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo để mở rộng địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho; điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Ngày 26 tháng 12 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 130/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cai Lậy để thành lập thị xã Cai Lậy và huyện Cai Lậy còn lại; thành lập các phường thuộc thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ngày 05 tháng 2 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 242/QĐ-TTg<ref name="QUYẾT ĐỊNH 242/QĐ-TTg"></ref> về việc công nhận thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang. Tỉnh Tiền Giang có 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện như hiện nay. Trong 6 tháng đầu năm 2012, Tổng sản phẩm trên địa bàn ước tính đạt 8.232 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2011. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có chậm lại so với 2 năm trước liền kề. So với 6 tháng đầu năm 2011, Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 5,6%, trong đó nông nghiệp tăng 6,2%. Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 13,1%, tăng cao hơn 6 tháng đầu năm 2011 là 0,9%, trong đó công nghiệp tăng 18,1%. Khu vực dịch vụ tăng trưởng 10,4%, tăng thấp hơn 6 tháng đầu năm 2011 là 0,8%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch chậm, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và tỷ trọng nông nghiệp giảm. Khu vực nông lâm thủy sản chiếm 47,2%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 26,3%, khu vực dịch vụ chiếm 26,5%. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng thu ngân sách đạt 4.126 tỷ đồng, tăng 9,6% so cùng kỳ. Tính đến ngày 11 tháng 6 năm 2012, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 19.546 tỷ đồng, tăng 2.301 tỷ đồng so đầu năm và tăng 21,7% so cùng kỳ. Dư nợ cho vay là 16.039 tỷ đồng giảm 37 tỷ so đầu năm và tăng 6,1% so cùng kỳ, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 11.552 tỷ đồng, chiếm 72% trong tổng dư nợ cho vay. Nợ xấu 6 tháng qua có xu hướng tăng lên, tăng 421 tỷ đồng so đầu năm và chiếm 3,7% trong tổng dư nợ. Uớc đạt trong 6 tháng đầu năm 2012, Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6.208,8 tỷ đồng, đạt 34,8% kế hoạch, bằng 98,9% so cùng kỳ. Vốn khu vực Nhà nước 953,6 tỷ đồng, chiếm 15,2% trong tổng vốn đầu tư, khu vực ngoài Nhà nước 4.660,6 tỷ đồng, tăng 9,5%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 594,6 tỷ đồng, bằng 60,1% so cùng kỳ. Vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện 742,9 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương 88,6 tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng số, vốn ngân sách địa phương 731 tỷ đồng, chiếm 88,1%. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được 7 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 152,6 triệu USD. Sáu tháng đầu năm 2012, Tỉnh có 165 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng vốn đăng ký là 393,9 tỷ đồng, giảm 27% về số doanh nghiệp và giảm 51,8% về lượng vốn đăng ký. Ngoài ra, còn có 90 doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn với tổng vốn bổ sung thêm là 1.495,2 tỷ đồng và 321 doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 4.112 doanh nghiệp, trong đó có 2.793 doanh nghiệp đang hoạt động, 207 doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa hoạt động, 159 doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chờ giải thể 121, doanh nghiệp không tìm thấy, không xác minh 166, doanh nghiệp thuộc đối tượng khác 666. Tổng số hợp tác xã hiện có trên địa bàn tỉnh là 104 hợp tác xã và 1 Liên hiệp hợp tác xã. Trong sáu tháng đầu năm 2012, Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội thực hiện được 15.438 tỷ đồng, đạt 46,5% kế hoạch năm và tăng 16,7% so cùng kỳ. Xuất khẩu hàng hóa không được thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 360 triệu USD, đạt 41,9% kế hoạch. Hàng thủy sản xuất 60.476,8 tấn tăng 13,4%, về trị giá tương đương 159,8 triệu USD tăng 7,2% so cùng kỳ. Hàng rau quả xuất 3.345 tấn giảm 30,3%, về trị giá đạt 3,7 triệu USD chỉ bằng 64,6% so cùng kỳ. Xuất khẩu Gạo đạt được 89.592 tấn bằng 63,8% so cùng kỳ, về trị giá đạt 41,4 triệu USD giảm 35,7% so cùng kỳ (giảm 22,9 triệu USD). Hàng dệt may xuất được 5.341,8 ngàn sản phẩm giảm 8,5% so cùng kỳ, về trị giá tương đương 57 triệu USD tăng 10,7% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 125,3 triệu USD, đạt 36,9% kế hoạch và bằng 80,4% so cùng kỳ, gồm kinh tế nhà nước đạt 26,2 triệu USD, tăng 38%; kinh tế tư nhân đạt 40,2 triệu USD, bằng 58,8%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 59 triệu USD, bằng 86% so cùng kỳ. Doanh thu vận tải đạt 655,4 tỷ đồng, tăng 28,5% so cùng kỳ, trong đó vận tải hàng hóa đạt 394,3 tỷ đồng, tăng 32,2%, vận tải hành khách đạt 239,3 tỷ đồng, tăng 23,3%. Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 5.805 nghìn tấn, tăng 17,8% so cùng kỳ, khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 552.206 nghìn tấn, tăng 24,6% so cùng kỳ. Doanh thu Bưu chính viễn thông đạt 538,2 tỷ đồng tăng 17,7% so 6 tháng đầu năm 2011. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,33% so với tháng 12 năm 2011, bình quân 1 tháng tăng 0,22%. Năm 2019, tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh đạt 7,26%; khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,17%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,19%; khu vực dịch vụ tăng 7,55%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 34.521 tỉ đồng, tăng 10,5%, đạt 100,1% so với kế hoạch đề ra. Tổng thu ngân sách đạt 11.260 tỉ đồng, đạt 121,01% so với kế hoạch. Tổng chi ngân sách đạt 16.508,4 tỉ đồng, đạt 145% so với kế hoạch, tăng 134,4% so với năm 2018. Mạng lưới viễn thông Tiền Giang đã được hiện đại hóa và triển khai đồng loạt trong toàn tỉnh, đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt trong nước và quốc tế. Theo thống kê năm 2021, tỉnh Tiền Giang có diện tích 2.510,60 km², dân số là 1.772.785 người, mật độ dân số đạt 706 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 247.742 người, chiếm 14% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.516.443 người, chiếm 86% dân số. Dân số nam đạt 865.821 người, trong khi đó nữ đạt 898.364 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,54 ‰. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 chỉ đạt 15%. Hệ thống giáo dục của tỉnh Tiền Giang bao gồm đầy đủ các cấp học như mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đến 30 tháng 9 năm 2018 tỉnh Tiền Giang có 407 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 7 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các trường Đại học, Cao đẳng tiêu biểu ở Tiền Giang gồm: Tình hình cơ sở khám chữa bệnh và nhân lực y tế đến 30/11/2016 Tỉnh Tiền Giang như sau: <nowiki>*</nowiki> Trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh: 08, Chi cục thuộc Sở Y tế: 02 <nowiki>*</nowiki> Tổng số Bệnh viện trong toàn tỉnh : 11, trong đó: + BV đa khoa tuyến tỉnh : 03 + BV chuyên khoa        : 05 + BV huyện                  : 03 <nowiki>*</nowiki> Trung tâm y tế huyện                  : 11 <nowiki>*</nowiki> Phòng khám Trung tâm Y tế         : 07 <nowiki>*</nowiki> Phòng khám Quân Dân Y            : 01 (trực thuộc Sở Y tế) <nowiki>*</nowiki> Phòng khám trực thuộc TTYT     : 14 <nowiki>*</nowiki> Trạm y tế xã                                : 173 <nowiki>*</nowiki> Số giường bệnh                            : 4.558 - Giường bệnh viện (công lập)       : 2.585 - Giường ngoại trú                         : 40 - Giường bệnh viện (tư nhân)         : 30  (BV Anh Đức) - Giường y tế tư nhân                     : 380 - Giường bệnh phòng khám TTYT  : 432 - Giường bệnh PK trực thuộc TTYT: 246 - Giường bệnh Trạm Y tế xã            : 845 <nowiki>*</nowiki> 100% trạm y tế có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh. <nowiki>*</nowiki> 100% số ấp có nhân viên y tế hoạt động. Tổng số nhân viên y tế ấp: 1.299 người/1.025 ấp. <nowiki>*</nowiki> Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang được xem là tuyến cao nhất của hệ thống bệnh viện ở tỉnh Tiền Giang. Hiện nay bệnh viện đang được xây mới với quy mô lớn tại Quốc Lộ 1A. Với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên dồi dào, bệnh viện Tiền Giang liên kết với bệnh viện Chợ Rẫy phấn đấu trở thành bệnh viện vệ tinh của vùng. Hiện tại, UBND tỉnh Tiền Giang đang có chính sách ưu đãi thu hút bác sĩ mới ra trường về phục vụ. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 11 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Phật giáo đạt 736.700 người, Công giáo có 5.957 người, đạo Cao Đài có 53.679 người, đạo Tin Lành có 726 người, Phật giáo Hòa Hảo chiếm 3.367 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đạt 543 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam đạt 431 người, Hồi giáo đạt 119 người. Còn lại các tôn giáo khác như Bửu Sơn Kỳ Hương có 26 người, Minh Sư Đạo và Minh Lý Đạo mỗi đạo 15 người. Trục đường bộ quan trọng nhất tỉnh là Quốc lộ 1, tỉnh lộ 865, tỉnh lộ 864, chạy theo hướng chủ yếu từ tây sang đông. Các trục tỉnh lộ có hướng bắc - nam và hướng khác là tỉnh lộ 861, 862, 863, 866, 866B, 867, 868, 869, 870, 870B, 871, 872, 873, 873B, 874, 874B, 875, 875B, 876, 877, 877B, 878, 878B, 878C, 879D. Tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh còn nhiều phức tạp tập trung ở những nơi đông dân cư. Tính đến tháng 6 năm 2012, Giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh xảy ra 124 vụ tai nạn, so cùng kỳ giảm 16 vụ. Số người chết 131 người so cùng kỳ giảm 17 người. Số người bị thương 74 người, so cùng kỳ giảm 7 người. Vi phạm trật tự an toàn giao thông 76.413 vụ so cùng kỳ tăng 15.749 vụ. Đã xử lý tạm giữ phương tiện 10.340 vụ, tước giấy phép lái xe 3.737 vụ, phạt tiền 66.073 vụ với số tiền phạt 25.810 triệu đồng. Giao thông đường thủy xảy ra 3 vụ tai nạn, so cùng kỳ tăng 1 vụ. Thiệt hại tài sản 707 triệu đồng. Vi phạm giao thông đường thủy từ đầu năm đến nay 7.950 vụ so cùng kỳ giảm 1.341 vụ. Đã xử lý lập biên bản tạm giữ giấy tờ 1.427 vụ, phạt tiền 6.523 vụ với số tiền phạt 3.079 triệu đồng. Tiền Giang không có sân bay dân sự. Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến Tiền Giang đều tăng. Trong năm 2009, lượng khách tham quan Tiền Giang vẫn đạt 866.400 lượt người. Thế mạnh của du lịch chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành từ thế kỷ I đến thế kỷ VI sau công nguyên, các di tích lịch sử Trận Rạch Gầm – Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài, và nhiều lăng mộ, đền chùa, nhà thờ như: Lăng Trương Định, Lăng Hoàng gia, Lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ, chùa Linh Thứu, thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, nhà thờ chính tòa Mỹ Tho, nhà thờ Tin Lành Ấp Bắc, nhà thờ Thánh Giuse Lao Công, nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình, nhà thờ Cái Bè,… các điểm du lịch sinh thái mới được khai thác như vườn cây ăn quả ở Cù lao Thới Sơn, Chợ nổi Cái Bè, Trại rắn Đồng Tâm, Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười, Biển Tân Thành, Giếng Nước Mỹ Tho, Bến Tắm Ngựa, Bờ kè sông Tiền, Quảng trường Mỹ Tho... Trong 6 tháng đầu năm 2012, số khách tham quan du lịch đạt 519.700 lượt khách, tăng 5,2% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 271.700 lượt khách, đạt 50,7% kế hoạch và giảm 1,5% so cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch thực hiện được 1.475,4 tỷ đồng, tăng 18,3% so cùng kỳ, trong đó doanh thu du lịch lữ hành chiếm 1,7%. Tiền Giang là vùng đất xuất thân của rất nhiều nhân vật nổi tiếng tại Việt Nam, điển hình như:
5456
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5456
Leonhard Euler
Leonhard Euler ( , ; 15 tháng 4 năm 170718 tháng 9 năm 1783) là một nhà toán học, nhà vật lý học, nhà thiên văn học, nhà lý luận và kỹ sư người Thụy Sĩ. Ông đã có những khám phá quan trọng và có ảnh hưởng trong nhiều ngành toán học, như vi tích phân và lý thuyết đồ thị, đồng thời có những đóng góp tiên phong cho một số ngành như tô pô và lý thuyết số giải tích. Ông cũng giới thiệu nhiều thuật ngữ và ký hiệu toán học hiện đại, đặc biệt cho ngành giải tích toán học, nổi bật là khái niệm hàm số toán học. Ông cũng được biết đến với những nghiên cứu về cơ học, thủy động lực học, quang học, thiên văn học và lý thuyết âm nhạc. Euler là một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất của thế kỷ 18 và được coi là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông cũng được nhiều người coi là nhà toán học có năng suất nhất mọi thời đại. Sau khi ông qua đời, các công trình của ông được tập hợp lại trong quyển ""Leonhard Euler Opera Omnia"" gồm 85 quyển cỡ lớn với hơn 40.000 trang, (ước tính một người phải làm việc khoảng 40 năm mới có thể ghi lại lượng công trình này). Ông đã dành phần lớn cuộc đời của mình ở Saint Petersburg, Nga, và Berlin, khi ấy là thủ đô của nước Phổ. Một nhận xét của Pierre-Simon Laplace đã thể hiện ảnh hưởng của Euler đối với toán học: ""Hãy đọc Euler, đọc Euler đi, ông ấy là bậc thầy của tất cả chúng ta."" Tên của ông đã được đặt cho một miệng núi lửa trên Mặt Trăng và cho tiểu hành tinh 2002 Euler. Leonhard Euler sinh ngày 15 tháng 4 năm 1707 tại Basel, Basel-Stadt, Thụy Sĩ. Ông là con của Basela Paul III Euler, mục sư thần học Calvin và Marguerite née Brucker, con gái của một mục sư. Ông có hai chị em gái là Anna Maria và Maria Magdalena, và một em trai là Johann Heinrich. Ngay sau khi Leonhard chào đời, cha ông chuyển từ Basel đến thị trấn Riehen, đây là nơi Euler đã dành hầu hết thời thơ ấu của mình. Paul Euler là một người bạn của dòng họ Bernoulli; Johann Bernoulli sau này được coi là nhà toán học hàng đầu của châu Âu, và sẽ là nguồn ảnh hưởng quan trọng nhất đối với cậu bé Leonhard. Euler thừa hưởng nền giáo dục chính thức bắt đầu tại Basel, nơi ông đến sống với bà ngoại của ông. Năm 1720, lúc 13 tuổi, ông theo học tại Đại học Basel, và năm 1723, ông nhận bằng Thạc sĩ Triết học với luận văn so sánh các triết luận của Descartes và Newton. Trong thời gian đó, ông cũng đã được học các bài giảng từ Johann Bernoulli vào những buổi chiều thứ bảy, người đã nhanh chóng khám phá ra tài năng toán học lạ thường ở cậu học sinh mới của mình. Vào thời điểm đó, các nghiên cứu chính của Euler bao gồm thần học, tiếng Hy Lạp và Hebrew tuân theo sự thúc giục của cha ông để Euler trở thành mục sư, nhưng Bernoulli đã thuyết phục cha của Leonhard rằng cậu bé đã được định để trở thành một nhà toán học vĩ đại. Năm 1726, Euler hoàn thành luận văn về sự truyền âm thanh với tiêu đề "De Sono." Vào thời điểm đó, ông không thành công khi cố gắng có được một vị trí tại Đại học Basel. Năm 1727, Leonhard lần đầu tiên tham gia "Cuộc thi giải toán" của Viện Hàn lâm Paris; câu đố năm đó là tìm cách tốt nhất để đặt cột buồm trên tàu. Pierre Bouguer, người sau này được biết đến như là "cha đẻ của kiến ​​trúc hải quân", đã chiến thắng và Euler đứng thứ hai. Euler sau đó đã giành chiến thắng cuộc thi hàng năm này đến mười hai lần. Trong khoảng thời gian này, hai con trai của Johann Bernoulli, là Daniel và Nicolaus, đang làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học Đế quốc Nga ở Saint Petersburg. Vào ngày 31 tháng 7 năm 1726, Nicolaus mất do viêm ruột thừa trong lúc ở Nga dưới một năm, và khi Daniel đảm nhận vị trí của anh trai tại phân viện toán học/vật lý, ông đã đề nghị rằng vị trí ở phân viện sinh lý học mà anh trai ông bỏ trống có thể được đảm trách bởi người bạn Euler. Vào tháng 11 năm 1726, Euler háo hức chấp nhận lời đề nghị, nhưng trì hoãn chuyến đi đến Saint Petersburg vì trong lúc đó ông đã không thành công khi nộp đơn làm giáo sư vật lý tại Đại học Basel. Euler đến Saint Petersburg vào ngày 17 tháng 5 năm 1727. Một thời gian sau ông được đề cử từ vị trí nhân viên ở phân viện y học của Viện Hàn lâm chuyển sang vị trí trong phân viện toán học. Ông được ở cùng Daniel Bernoulli - mà hai ông thường làm việc hợp tác chặt chẽ với nhau. Lâu ngày Euler đã quen với nước Nga và quyết định sống tại Saint Petersburg. Ông cũng nhận thêm một công việc là y sĩ trong Hải quân Nga. Viện Hàn lâm Saint Petersburg, được thành lập bởi Peter Đại đế, có mục đích cải thiện giáo dục ở Nga và để thu hẹp khoảng cách khoa học với Tây Âu. Kết quả là, hoạt động của Viện đặc biệt hấp dẫn với các học giả nước ngoài như Euler. Viện có nguồn tài chính phong phú và một thư viện toàn diện được trích ra từ chính các thư viện riêng của Peter và của tầng lớp quý tộc. Rất ít học sinh được ghi danh vào Viện Hàn lâm để làm giảm gánh nặng dạy học của giảng viên, và Viện nhấn mạnh vào công tác nghiên cứu và đề nghị các thành viên dành nỗ lực của họ cũng như thời gian và sự tự do để theo đuổi các câu hỏi khoa học. Người bảo trợ của Học viện, nữ hoàng Yekaterina I, đã tiếp tục các chính sách tiến bộ của người chồng quá cố. Giới quý tộc Nga sau đó đã giành được quyền lực với sự lên ngôi của Pyotr II lúc 12 tuổi. Giới quý tộc đã nghi ngờ các nhà khoa học ngoại quốc của học viện, do vậy họ đã cắt giảm kinh phí hoạt động và gây ra những khó khăn khác cho Euler và các đồng nghiệp của ông. Các điều kiện làm việc được cải thiện nhẹ sau khi Pyotr II băng hà, và Euler nhẹ nhàng vượt qua hàng ngũ trong Viện và tiến đến làm giáo sư vật lý vào năm 1731. Hai năm sau đó, Daniel Bernoulli, người bị ảnh hưởng nặng bởi việc kiểm duyệt và những thù địch mà ông phải đối mặt tại Saint Petersburg, đã rời Nga đến Basel. Euler đã kế nhiệm ông làm trưởng phân viện Toán học. Vào ngày 7 tháng 1 năm 1734, ông kết hôn với Katharina Gsell (1707-1773), con gái của Georg Gsell, một họa sĩ của Học viện giáo dục. Cặp vợ chồng trẻ mua một căn nhà bên cạnh sông Neva. Trong số mười ba đứa con của họ, chỉ có năm người sống đến lúc trưởng thành. Lo ngại về tình trạng bất ổn đang diễn ra ở Nga, Euler rời St. Petersburg ngày 19 tháng 6 năm 1741 để đảm nhiệm vị trí tại Viện Hàn lâm Berlin - theo lời mời của Friedrich Đại đế vương quốc Phổ. Ông sống 25 năm tại Berlin, nơi ông viết hơn 380 bài báo. Ở Berlin, ông xuất bản hai tác phẩm mà sẽ trở thành nổi tiếng nhất: "Introductio in analysin infinitorum", một cuốn về các hàm toán học được xuất bản năm 1748, và cuốn "Institutiones calculi differentialis", xuất bản năm 1755 về giải tích vi phân. Năm 1755, ông được bầu làm thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển. Ngoài ra, Euler được yêu cầu dạy học cho Friederike Charlotte vùng Brandenburg-Schwedt, hay chính là công chúa vùng Anhalt-Dessau và là cháu gái của Friedrich. Euler đã viết hơn 200 lá thư cho cô vào đầu thập niên 1760, sau đó đã được biên soạn thành một cuốn bán rất chạy với tựa đề đầy đủ là "Thư của Euler" "về các chủ đề triết học tự nhiên khác nhau gửi đến một công chúa Phổ". Tác phẩm này chứa đựng những giải thích của Euler về nhiều chủ đề liên quan đến vật lý và toán học, cũng như cung cấp thêm hiểu biết có giá trị về tính cách và niềm tin tôn giáo của Euler. Cuốn sách này được đọc rộng rãi hơn bất kỳ tác phẩm toán học nào của ông và được xuất bản trên khắp châu Âu và ở Hoa Kỳ. Sự phổ biến của cuốn "Thư của Euler" chứng minh cho khả năng của Euler trong việc truyền đạt các vấn đề khoa học một cách có hiệu quả đến đối tượng đại chúng (tức không có chuyên môn trong ngành), một khả năng thường ít có ở một nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu. Mặc dù có đóng góp to lớn của Euler cho uy tín của Viện Hàn lâm Khoa học Phổ, ông lại làm Friedrich nổi giận và cuối cùng phải rời khỏi Berlin. Xung quanh nhà vua Phổ có đông đảo trí thức trong triều đình, và ông đã thấy Euler không tinh tế và không có nhiều kỹ năng ngoài tính toán và con số. Euler là người đơn giản và sùng kính tôn giáo, cũng như không bao giờ đặt câu hỏi về trật tự xã hội hiện tại hay những niềm tin thông thường; và trong nhiều trường hợp là cực đối nghịch với Voltaire - người thích vị trí cao trong triều đình của Friedrich. Euler không phải là một nhà tranh biện giỏi và thường thể hiện ra khi ông tranh luận về các đối tượng mà ông biết rất ít, biến ông thành mục tiêu thường xuyên của mưu kế Voltaire. Friedrich Đại đế cũng bày tỏ sự thất vọng với kỹ năng thực tiễn của Euler trong lá thư gửi đến Voltaire:Trẫm muốn có một vòi nước trong vườn: Euler tính toán lực của bánh xe nước cần thiết để nâng nước vào một hồ chứa, từ đó nước sẽ chảy tuôn vào các kênh, cuối cùng đến đài nước phụt lên tại Sanssouci. Vòi nước của ta đã được thiết kế mang tính hình học như thế và không thể đẩy lượng nước nằm gần hơn năm mươi bước vào hồ chứa. Đúng là vớ vẩn của vớ vẩn! Thứ hình học phù phiếm! Thị giác của Euler ngày càng tệ hơn trong sự nghiệp toán học của ông. Năm 1738, ba năm sau khi gần khỏi sốt, mắt phải của ông trở nên gần như bị mù, nhưng Euler lại đổ lỗi tình trạng này là do công việc vẽ bản đồ cho Viện Hàn lâm St Petersburg. Thị lực của Euler ngày càng tệ hơn trong suốt thời gian ông ở Đức, thậm chí lúc đó Friedrich còn gọi ông là "Một mắt". Mắt trái Euler sau đó còn xuất hiện cườm khô ở thủy tinh thể mà được được phát hiện vào năm 1766. Chỉ vài tuần sau khi phát hiện ra nó, ông đã gần như bị mù hoàn toàn. Tuy nhiên, tình trạng đó dường như ít ảnh hưởng đến khả năng làm việc của ông, vì ông có thiên bẩm về kỹ năng tính nhẩm và trí nhớ siêu phàm - bù lại cho thị lực kém. Khi cả hai mắt đều không nhìn được, Euler nói: "Bây giờ tôi sẽ ít xao nhãng hơn". Ví dụ, Euler có thể đọc thuộc lòng sử thi "Aeneid" của Publius Vergilius từ đầu đến cuối mà không vấp, và ông cũng có thể chỉ ra dòng nào là đầu tiên và là cuối cùng của mỗi trang trong bản in. Với sự trợ giúp của các phụ tá ghi chép, năng suất của Euler trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu lại thực sự tăng lên. Trong năm 1775, trung bình, ông viết một trang toán học mỗi tuần. Gia đình dòng họ Euler còn mang một cái tên kép, Euler-Schölpi, phần sau của nó có nguồn gốc từ "schelb" và "schief", có nghĩa là mờ mắt, hoặc tàn tật. Điều này cho thấy một số người trong dòng họ Euler từng có những vấn đề liên quan đến mắt. Năm 1760, trong chiến tranh Bảy Năm, trang trại của Euler ở Charlottenburg, Berlin bị cướp phá bởi lính Nga khi họ tràn qua. Khi biết được sự việc này, tướng Ivan Petrovich Saltykov đã bồi thường thiệt hại tài sản cho Euler, sau đó Nữ hoàng Elizaveta đã đền bù thêm 4000 rúp - một khoản tiền rất lớn vào thời đó. Tình hình chính trị ở Nga đã ổn định sau khi Ekaterina II Đại đế lên ngôi, vì vậy, năm 1766 Euler chấp nhận lời mời trở lại Viện Hàn lâm St. Petersburg. Các điều kiện của ông khá là cao - với mức lương hàng năm đến 3000 rúp, tiền trợ cấp cho vợ ông, và những hứa hẹn sẽ bổ nhiệm các vị trí danh giá cho các con trai ông. Tất cả những điều kiện này đều được chấp thuận. Ông đã sống những năm tháng cuối đời ở Nga. Tuy nhiên, một bi kịch đã xảy đến. Một trận hỏa hoạn tại St. Petersburg năm 1771 khiến ông mất nhà và suýt nữa là mạng sống. Năm 1773, vợ ông, Katharina, mất sau gần 40 năm chung sống. Ba năm sau cái chết của Katharia, Euler kết hôn với người em (không cùng cha/mẹ) của vợ mình, Salome Abigail Gsell (1723-1794). Cuộc hôn nhân này kéo dài đến khi ông qua đời. Năm 1782, ông được bầu làm Thành viên Danh dự ngoại quốc của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Hoa Kỳ. Tại Saint Petersburg vào ngày 18 tháng 9 năm 1783, sau bữa ăn trưa với gia đình, khi Euler đang thảo luận về hành tinh mới được khám phá sao Thiên vương và quỹ đạo của nó với viện sĩ Anders Johan Lexell, người ông đổ sụp xuống do xuất huyết não. Ông qua đời vài giờ sau đó. Jacob von Staehlin-Storcksburg đã viết một bài cáo phó ngắn cho Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Sau đó, nhà toán học người Nga Nicolas Fuss, một trong các học trò của Euler, đã viết điếu văn chi tiết hơn, và chính ông đọc tại buổi lễ tưởng niệm. Trong bài viết tưởng niệm gửi đến Viện Hàn lâm Pháp, nhà toán học và triết gia người Pháp Marquis de Condorcet, đã viết:"il cessa de calculer et de vivre -... ông đã ngừng tính và ngừng sống". Euler được chôn bên cạnh người vợ Katharina tại nghĩa trang Smolensk Lutheran trên đảo Goloday. Vào năm 1785, Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã đặt bức tượng bán thân bằng đá cẩm thạch của Leonhard Euler trên một bệ, ngay cạnh ghế Chủ tịch viện. Năm 1837, Viện đã đặt bia mộ cho huyệt của ông. Để tưởng nhớ 250 năm ngày sinh của Euler vào năm 1956, bia mộ được di dời và ông được cải táng đến tu viện Alexander Nevsky - một nghĩa trang hơn 200 tuổi. Euler đã làm việc trong hầu hết các lĩnh vực của toán học, như hình học, số vô cùng bé (infinitesimal), vi tích phân, lượng giác, đại số, lý thuyết số, cũng như cơ học môi trường liên tục, thuyết mặt trăng và các lĩnh vực khác của vật lý học. Ông là một nhân vật tiêu biểu trong lịch sử toán học; nếu được in, các tác phẩm của ông, đa số đều là các tác phẩm cơ bản, sẽ chiếm từ 60 đến 80 pho sách. Tên gọi Euler được gắn cùng rất nhiều chủ đề toán học, đến nổi trong ngành toán học có câu nói rằng các khám phá và định lý được đặt tên theo người chứng mình chúng "sau" Euler. Euler là nhà toán học duy nhất có hai số mang theo tên của ông: Số e trong vi tích phân, "e", xấp xỉ 2,71828, và hằng số Euler–Mascheroni γ (gamma) đôi khi được gọi là "hằng số Euler", xấp xỉ 0.57721. Các nhà toán học vẫn chưa biết được số γ là số hữu tỉ hay số vô tỉ. Euler đã giới thiệu và phổ biến một vài khái niệm và ký hiệu quy ước thông qua các cuốn sách được lưu truyền rộng rãi của ông. Nổi bật nhất, ông giới thiệu khái niệm hàm số và là người đầu tiên viết "f"("x") để ký hiệu hàm "f" áp dụng cho đối số "x". Ông cũng đưa ra các ký hiệu hiện đại cho các hàm lượng giác, chữ cái cho cơ số của logarit tự nhiên (mà ngày nay còn gọi là số Euler), chữ cái Hy Lạp Σ viết hoa cho ký hiệu tổng và chữ ký hiệu cho đơn vị ảo. Việc sử dụng chữ cái Hy Lạp "π" ký hiệu cho tỷ số giữa chu vi và đường kính của hình tròn cũng được phổ biến bởi Euler, mặc dù nguồn gốc của nó được nhà toán học xứ Wales William Jones đưa ra. Các nghiên cứu của Euler về hình học trên phạm vi rộng lớn bao gồm trong hình học phẳng lẫn hình học không gian. Ông tìm hiểu tính chất các đường trong tam giác với các kết quả như: định lý đường thẳng Euler, định lý Euler liên hệ giữa tâm đường tròn nội tiếp và tâm đường tròn ngoại tiếp, đường tròn chín điểm trong một tam giác. Ông cũng khám phá ra mối liên hệ giữa tổng bình phương các cạnh một tứ giác với tổng bình phương hai đường chéo của nó. Về hình học không gian, ông đưa ra định nghĩa góc Euler nhằm miêu tả phương hướng của vật rắn trong không gian 3 chiều và định lý quay vật rắn. Euler cũng tìm hiểu mối liên hệ giữa hình học và số học thông qua bài toán tìm các hình hộp chữ nhật mà cả ba cạnh và 3 đường chéo của mỗi mặt đều là các số tự nhiên. Sự phát triển của ngành giải tích vô cùng bé (infinitesimal calculus) là lĩnh vực được các nhà toán học thế kỷ 18 ưu tiên nghiên cứu hàng đầu, và các nhà toán học trong gia đình Bernoulli—những người bạn gia đình của Euler—có vai trò chính trong sự tiến triển đầu tiên của lĩnh vực. Nhờ ảnh hưởng của họ, việc nghiên cứu giải tích trở thành trọng tâm chính của Euler. Trong khi một số chứng minh của Euler không được chấp nhận nếu dựa theo các tiêu chuẩn hiện đại về mức độ chặt chẽ toán học (ông đặc biệt dựa trên nguyên tắc tính tổng quát của đại số, generality of algebra), các ý tưởng của ông đã đưa đến nhiều đột phá lớn. Euler còn nổi tiếng trong ngành giải tích với việc sử dụng thường xuyên và phát triển các chuỗi lũy thừa, trong đó các hàm số được biểu diễn dưới dạng tổng vô hạn các số hạng, như Đặc biệt, Euler đã chứng minh trực tiếp công thức khai triển thành chuỗi lũy thừa cho và hàm tang lượng giác ngược (chứng minh gián tiếp thông qua kỹ thuật chuỗi lũy thừa ngược đưa ra bởi Newton và Leibniz trong giai đoạn từ 1670 đến 1680). Việc táo bạo sử dụng chuỗi lũy thừa cho phép ông giải được bài toán nổi tiếng vấn đề Basel vào năm 1735 (và ông đưa ra các lập luận kỹ lưỡng hơn vào năm 1741), tính tổng các nghịch đảo bình phương các số tự nhiên: ở đó formula_3 là hàm Euler zeta (không nên lầm lẫn với hàm Riemann zeta vốn không hoàn toàn giống nhau ở miền giá trị của x). Euler giới thiệu cách sử dụng các hàm mũ và logarit trong các chứng minh giải tích. Ông khám phá ra cách biểu diễn nhiều hàm logarit khác nhau dưới dạng các chuỗi lũy thừa, và ông đã định nghĩa thành công logarit cho các số âm và số phức, do đó giúp mở rộng xa hơn phạm vi ứng dụng toán học của logarit. Ông cũng nêu định nghĩa hàm mũ cho các số phức, và khám phá ra mối liên hệ của nó với các hàm lượng giác. Đối với một số thực bất kỳ (đơn vị đo theo radian), công thức Euler về hàm mũ phức được viết như sau Một trường hợp đặc biệt của công thức trên đó là đồng nhất thức Euler, được nhà vật lý Richard P. Feynman coi là "công thức đáng chú ý nhất trong toán học", vì trong một công thức có xuất hiện của các phép toán cộng, nhân, lũy thừa, và dấu bằng, cũng như thể hiện mối liên hệ giữa các hằng số quan trọng 0, 1, , và . Năm 1988, bạn đọc của tạp chí "Mathematical Intelligencer" bầu chọn đây là "công thức toán học đẹp nhất từ trước đến nay". Trong số công thức được bình chọn, có 3 công thức của Euler trong tổng số 5 công thức dẫn đầu ở cuộc bình chọn này. Ngoài ra, công thức de Moivre do Abraham de Moivre khám phá ra trước đó vào năm 1707 trở thành hệ quả trực tiếp của công thức Euler. Thêm vào đó, Euler đã nghiên cứu sâu hơn lý thuyết các hàm siêu việt (transcendental functions) bằng đưa ra hàm gamma và phương pháp mới để giải các phương trình bậc bốn. Ông cũng tìm ra một cách tính các tích phân biến số phức giúp khai phá sơ bộ cho sự phát triển của giải tích phức hiện đại. Ông phát minh ra phép tính biến phân với kết quả nổi tiếng trong ngành này, đó là phương trình Euler–Lagrange. Euler là người tiên phong sử dụng phương pháp giải tích để giải các vấn đề trong lý thuyết số. Với phương pháp này, ông đã kéo gần lại hai lĩnh vực dường như tách biệt của toán học và giới thiệu ra một ngành nghiên cứu mới, lý thuyết số giải tích. Các đột phát trong lĩnh vực này của Euler có thể liệt kê ra bao gồm chuỗi siêu hình học (hypergeometric series), q-series, hàm lượng giác hypebolic và lý thuyết giải tích liên phân số tổng quát hóa. Ví dụ, ông chứng minh định lý có vô hạn số nguyên tố bằng cách sử dụng tính phân kỳ của các chuỗi điều hòa (harmonic series), và ông sử dụng phương pháp giải tích để thu thêm hiểu biết về sự phân bố của các số nguyên tố. Công trình của Euler trong lĩnh vực này dẫn đến sự phát triển của định lý số nguyên tố (prime number theorem, định lý phát biểu về sự phân bố của số nguyên tố giữa hai số nguyên dương cho trước). Mối quan tâm của Euler về lý thuyết số có thể lần lại từ ảnh hưởng của nhà toán học Christian Goldbach, một người bạn của ông ở Viện hàn lâm St. Petersburg. Nhiều tác phẩm ban đầu của Euler về lý thuyết số dựa trên các nghiên cứu của Pierre de Fermat. Euler đã phát triển một số ý tưởng của Fermat và bác bỏ một số phỏng đoán của nhà toán học này. Euler đã liên hệ bản chất của sự phân bố các số nguyên tố với các ý tưởng trong lĩnh vực giải tích. Ông chứng minh được sự phân kỳ của tổng nghịch đảo các số nguyên tố (xem Wikipedia tiếng Anh). Trong quá trình nghiên cứu tổng này, ông đã phát hiện ra mối liên hệ giữa hàm zeta Riemann và các số nguyên tố; mà kết quả được biết dưới dạng chứng minh của Euler về công thức tích cho hàm zeta Riemann (xem Wikipedia tiếng Anh). Euler chứng minh được đồng nhất thức Newton (xem Wikipedia tiếng Anh), định lý nhỏ Fermat, định lý Fermat về tổng của hai số chính phương, và có đóng góp quan trọng cho định lý Lagrange về tổng bốn bình phương (xem Wikipedia tiếng Anh). Ông phát minh ra hàm phi φ("n"), số các số nguyên dương nhỏ hơn hoặc bằng số nguyên "n" mà nguyên tố cùng nhau với "n". Sử dụng các tính chất của hàm này, ông đã tổng quát hóa định lý nhỏ Fermat thành dạng mà ngày nay biết đến là định lý Euler. Ông có đóng góp đặc biệt quan trọng cho lý thuyết số hoàn hảo, lý thuyết đã làm say mê các nhà toán học từ thời Euclid. Euler đã chứng minh mối liên hệ tường minh giữa số hoàn hảo và số nguyên tố Mersenne được chứng minh trước đó bởi Euclid là quan hệ một - một, kết quả ngày nay được biết đến với định lý Euclid–Euler (mỗi số nguyên tố Mersenne sẽ cho tương ứng một số hoàn hảo, và ngược lại). Euler cũng nêu ra phỏng đoán về luật tương hỗ bậc hai. Khái niệm này được coi như là định lý cơ bản của lý thuyết số, và ý tưởng của ông đặt cơ sở cho công trình của Carl Friedrich Gauss về luật tương hỗ bậc hai sau này. Năm 1772, Euler chứng minh được 2 − 1 = 2,147,483,647 là số nguyên tố Mersenne. Nó là số nguyên tố lớn nhất được biết cho đến tận năm 1867. Năm 1735, Euler trình bày lời giải về bài toán nổi tiếng bảy cây cầu ở Königsberg. Thành phố Königsberg, khi ấy thuộc Vương quốc Phổ nằm bên bờ sông Pregel, trong đó có hai đảo lớn được nối với nhau và với đất liền bằng 7 cây cầu. Bài toán đặt ra là liệu có con đường nào để đi liền một mạch mà mỗi lần chỉ đi qua đúng một cầu và quay trở lại điểm xuất phát. Câu trả lời là không tồn tại con đường như vậy: hay không tồn tại một đường đi Euler. Lời giải này được coi như là định lý đầu tiên trong lĩnh vực lý thuyết đồ thị, đặc biệt là lý thuyết đồ thị phẳng. Euler cũng khám phá ra công thức formula_6 liên hệ giữa số đỉnh, số cạnh và số mặt của một đa diện lồi, và cũng được áp dụng cho đồ thị phẳng. Hằng số trong công thức này về sau được gọi là đặc trưng Euler của đồ thị (hoặc cho những đối tượng toán học), và có liên hệ với giống của đối tượng. Các công trình nghiên cứu tổng quát hóa công thức này, đặc biệt bởi Cauchy và L'Huilier, cùng nhiều nhà toán học khác đặt cơ sở cho sự phát triển của lĩnh vực tô-pô học sau này. Một vài thành công lớn nhất của Euler là ở giải quyết những vấn đề thực tiễn bằng phương pháp giải tích, và nghiên cứu nhiều ứng dụng của số Bernoulli, chuỗi Fourier, số Euler, hằng số và , liên phân số và tích phân. Ông kết hợp phép tính vi tích phân của Leibniz với phương pháp đạo hàm của Newton, và phát triển các công cụ giúp nó dễ dàng sử dụng hơn khi áp dụng giải tích vào các vấn đề thực. Ông đã có cải thiện lớn trong việc tính tích phân bằng phương pháp xấp xỉ số, phát minh ra xấp xỉ Euler như được biết ngày nay. Nổi bật nhất trong những xấp xỉ này đó là phương pháp Euler và công thức Euler–Maclaurin. Ông cũng làm đơn giản hóa cách sử dụng phương trình vi phân, đặc biệt giới thiệu ra hằng số Euler–Mascheroni: Một trong những mối quan tâm kỳ lạ của Euler đó là áp dụng các ý tưởng toán học vào trong âm nhạc. Năm 1739 ông viết cuốn "Tentamen novae theoriae musicae," với hy vọng có thể đưa lý thuyết âm nhạc trở thành một bộ phận của toán học. Tuy nhiên, lĩnh vực nghiên cứu này của ông không nhận được sự quan tâm rộng rãi và từng được miêu tả như là mang quá nhiều nội dung toán học đối với các nhạc sĩ và quá nhiều nội dung âm nhạc đối với các nhà toán học. Euler giúp phát triển phương trình dầm Euler–Bernoulli, sau này trở thành nền tảng của vật lý kỹ thuật. Bên cạnh việc ông áp dụng thành công các công cụ giải tích của mình vào các bài toán của cơ học cổ điển, Euler cũng áp dụng các kỹ thuật này cho các vấn đề của cơ học thiên thể. Nghiên cứu của ông trong thiên văn học đã được nhận một số giải thưởng từ Viện hàn lâm khoa học Pháp trong sự nghiệp của mình. Thành tựu của ông bao gồm xác định độ chính xác cao quỹ đạo của các sao chổi và các thiên thể khác, tìm hiểu bản chất của sao chổi, và tính toán thị sai của Mặt Trời. Các tính toán của ông cũng đóng góp cho sự phát triển của việc lập bảng kinh độ chính xác sau này. Thêm vào đó, Euler đã có những đóng góp quan trọng cho lĩnh vực quang học. Ông không tán thành lý thuyết hạt ánh sáng của Newton nêu trong cuốn "Opticks", mà ở thời điểm ấy là một lý thuyết nổi bật chiếm ưu thế. Các bài báo của ông trong thập niên 1740 đã giúp đảm bảo rằng lý thuyết sóng ánh sáng do Christiaan Huygens đề xuất trở lại thành một lý thuyết được chấp thuận rộng hơn, cho đến tận khi có sự phát triển của lý thuyết lượng tử về ánh sáng. Năm 1757 ông công bố một hệ phương trình quan trọng miêu tả dòng chất lưu không nhớt (inviscid flow), mà ngày nay được biết đến là phương trình Euler của cơ học chất lưu (nó là trường hợp đặc biệt của phương trình Navier-Stokes). Ở dạng vi phân, các phương trình này là: với Euler cũng được biết đến trong cơ học kết cấu với công thức tính lực tới hạn tác dụng lên thanh đứng thẳng lý tưởng, mà tính chất chỉ phụ thuộc vào độ dài và độ cứng kháng uốn của nó: với Euler cũng sử dụng đường cong kín để minh họa các lý giải tam đoạn luận (1768). Các sơ đồ này ngày nay gọi là sơ đồ Euler. Sơ đồ Euler là một cách biểu diễn bằng sơ đồ về các tập hợp và mối liên hệ giữa chúng. Sơ đồ Euler bao gồm các đường cong kín đơn giản (thường là hình tròn) trong mặt phẳng và biểu diễn cho các tập hợp. Mỗi đường cong kín Euler chia mặt phẳng ra thành hai vùng hoặc "miền": miền trong chứa các phần tử của tập hợp, và miền ngoài là những phần tử không thuộc tập hợp. Kích thước hoặc hình dạng của các đường cong kín không mang tính quan trọng; ý nghĩa quan trọng của sơ đồ là ở chỗ các đường cong có chung một miền. Mối liên hệ không gian giữa các miền bị chặn bởi các đường cong kín (chung một miền, chứa trong hoặc tách rời) tương ứng với các quan hệ của lý thuyết tập hợp (giao, tập con và không giao nhau). Các đường con kín mà các miền trong không giao nhau gọi là các tập không giao nhau. Hai đường cong kín có chung một miền trong biểu diễn hai tập hợp có chung các phần tử; một miền nằm bên trong hai miền khác biểu diễn các phần tử chung nhau của hai tập hợp (giao của hai tập hợp). Một đường cong kín nằm hoàn toàn bên trong một đường cong kín khác biểu diễn tập con của một tập hợp. Sơ đồ Euler cùng với sơ đồ Venn được đưa vào nội dung giảng dạy của lý thuyết tập hợp như là một phần trong chương trình toán học mới của thập niên 1960. Kể từ đó, sơ đồ biểu diễn tập hợp đã được chấp nhận và sử dụng cho cả các lĩnh vực khác. Ngay cả khi nghiên cứu âm nhạc, cách tiếp cận của Euler chủ yếu dựa trên mô hình toán học. Các bài luận của ông về âm nhạc không quá nhiều (chỉ dày vài trăm trang, trong tổng số khoảng 30 nghìn trang giấy), nhưng chúng phản ánh mối bận tâm từ sớm và không rời khỏi tâm trí trong suốt cuộc đời của ông. Điểm đầu tiên trong lý thuyết âm nhạc của Euler là định nghĩa "thể loại", hay số khả năng chia một quãng tám sử dụng các số nguyên tố 3 và 5. Euler miêu tả 18 thể loại này, với định nghĩa tổng quát 2A, trong đó A là "số biểu diễn" của thể loại (hay tổng lũy thừa các cơ số 3 và 5) và 2 (với "m là một số tùy ý, lớn hoặc nhỏ, cho đến khi vẫn còn cảm nhận được âm thanh"), biểu diễn các liên hệ thỏa mãn độc lập với các số quãng tám được xét. Thể loại đầu tiên, với A = 1, chính là quãng tám (hay bản sao của nó); thể loại thứ hai, 2.3, là quãng tám chia bởi quãng 5 (5 + 4, C–G–C); thể loại thứ 3 là 2.5, quãng 3 trưởng + quãng 6 thứ (C–E–C); thể loại 4 là 2.3, hai quãng 4 và một âm (C–F–B–C); thể loại 5 là 2.3.5 (C–E–G–B–C); vv. Các thể loại 12 (2.3.5), 13 (2.3.5) và 14 (2.3.5) là những loại chỉnh cho tương ứng âm giai 7 nốt (diatonic), nửa cung (chromatic) và trùng âm của người cổ đại. Thể loại 18 (2.3.5) là thể loại "diatonico-chromatic", "thường sử dụng trong mọi hợp âm", mà trở thành đồng nhất với hệ thống miêu tả bởi Johann Mattheson. Euler sau đó thử tới khả năng miêu tả các thể loại bằng việc thêm vào số nguyên tố 7. Euler nghĩ ra một đoạn nhạc đặc biệt, "Speculum musicum", để minh họa thể loại diatonico-chromatic,và thảo luận các con đường trong đồ thị này cho mỗi quãng nhạc cụ thể, gợi lại sự quan tâm của ông tới bài toán Bảy cây cầu Königsberg (xem ở trên). Công cụ này được áp dụng vào khái niệm Tonnetz trong lý thuyết mới của Hugo Riemann (xem thêm Dàn (âm nhạc)). Euler tiếp tục sử dụng nguyên lý biểu diễn số "lũy thừa" để đề xuất cách tìm ra "gradus suavitatis" (độ dễ chịu) của quãng và cung nhạc từ các hệ số nguyên tố – lưu ý rằng ông chỉ xem xét đến âm điệu, ví dụ chỉ số 1 và các số nguyên tố 3 và 5. Các công thức được đề xuất mở rộng từ hệ này cho hệ chứa các số nguyên tố bất kỳ, ví dụ có dạng với "p" là các số nguyên tố và "k" là các số mũ của chúng. Euler và người bạn Daniel Bernoulli là những người chống đối chủ nghĩa đơn tử (monadism) của Leibniz và triết học của Christian Wolff. Euler quả quyết rằng kiến thức hiểu biết là một phần nền tảng của cơ sở của các định luật miêu tả định lượng chính xác, một số thứ mà chủ nghĩa đơn tử và triết học Wolff không nhắc đến. Những định hướng tôn giáo của Euler cũng có thể có ảnh hưởng đến sự không thích giáo lý; ông đi đến cho rằng các ý tưởng của Wolff là "ngoại đạo và vô thần". Những hiểu biết về niềm tin tôn giáo của Euler có thể dựa theo cuốn "Lá thư gửi đến công chúa Đức" và một công trình trước đó, "Rettung der Göttlichen Offenbahrung Gegen die Einwürfe der Freygeister" ("Bảo vệ Khải Huyền của Thiên Chúa chống lại Phản đối của Người tự do"). Những tác phẩm này cho thấy Euler là một Kitô hữu mộ đạo, người tin rằng Kinh thánh sẽ được truyền cảm hứng; "Rettung" chủ yếu là một luận cứ cho cảm hứng thiêng liêng của thánh thư. Có một huyền thoại nổi tiếng lấy cảm hứng từ lập luận của Euler với các triết gia thế tục về tôn giáo, đặt trong thời gian Euler làm việc tại Viện hàn lâm St Petersburg lần thứ hai. Nhà triết học người Pháp Denis Diderot đã đến thăm Nga với lời mời của Ekaterina II Đại đế. Tuy nhiên, Hoàng hậu đã được cảnh báo rằng các luận cứ của nhà triết học cho thuyết vô thần có thể ảnh hưởng đến các thành viên của tòa án của bà, và do đó Euler đã được yêu cầu phải tranh luận với nhà triết Pháp. Diderot được thông báo rằng một nhà toán học đã đưa ra chứng minh về sự tồn tại của Chúa: ông đồng ý đến tòa án để xem chứng minh này. Euler xuất hiện, tiến đến Diderot, và với giọng nói mang đầy tính thuyết phục tự tin tuyên bố: "Thưa ngài, ="x", do đó Chúa tồn tại—ông đáp lại!" Diderot, (theo như câu chuyện) người không hiểu gì về toán học, đứng chết lặng trong khi những người xung quanh tòa án cười vang. Cảm thấy bối rối, ông đề nghị rời khỏi nước Nga, một lời yêu cầu được Nữ hoàng chấp thuận ngay lập tức. Tuy nhiên đây có thể là một giai thoại gây cười, bởi vì thực tế Diderot cũng là một nhà toán học. Giai thoại này đã được Dieudonné Thiébault kể lần đầu tiên với những thông tin thêm thắt vào từ phía Augustus De Morgan. Hình ảnh Euler đã được thiết kế trên đồng 10 Franc Thụy Sĩ cũng như ở nhiều con tem Thụy Sĩ, Đức, và Nga. Tiểu hành tinh 2002 Euler được đặt tên để vinh danh ông. Ông cũng được tổ chức tưởng nhớ bởi giáo hội Luther vào ngày Thánh lễ của họ tức ngày 24 tháng 5 (cũng là ngày tưởng niệm Nikolaus Kopernikus của giáo hội)—ông là một người Kitô hữu sùng tín (người tin tưởng vào sự bất khả sai lầm trong Kinh thánh), người đã viết biện giải và lập luận mạnh mẽ chống lại các nhà vô thần nổi tiếng thời ông. Lý thuyết dầm Euler–Bernoulli do Leonhard Euler và Daniel Bernoulli là những người đầu tiên nêu ra, là lý thuyết đàn hồi tuyến tính được đơn giản hóa để tính toán dầm chịu tải và độ võng của dầm trong thiết kế xây dựng. Công thức Euler liên hệ giữa hàm số lượng giác và hàm số mũ phức formula_10 với dạng suy biến là đồng nhất thức Euler formula_11 khi formula_12. Euler có khối lượng sách viết đồ sộ nhưng những cuốn sách nổi tiếng nhất của ông bao gồm: Tập các tác phẩm của Euler đầu tiên được tạo bởi Paul Heinrich von Fuss vào năm 1862. Tập hợp các tác phẩm của Euler, tiêu đề "Opera Omnia", đã được xuất bản từ 1911 bởi Hội đồng Euler thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thụy Sĩ. Danh sách đầy đủ liệt kê các tác phẩm của Euler có thể xem tại "Chỉ mục Eneström " (PDF).
5460
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5460
Titan (định hướng)
Titan có thể hiểu là:
5462
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5462
Vật lý thiên văn
Vật lý thiên văn là một phần của ngành thiên văn học có quan hệ với vật lý ở trong vũ trụ, bao gồm các tính chất vật lý (cường độ ánh sáng, tỉ trọng, nhiệt độ, và các thành phần hóa học) của các thiên thể chẳng hạn như ngôi sao, thiên hà, và không gian liên sao, cũng như các ảnh hưởng qua lại của chúng. Công việc nghiên cứu Vật lý vũ trụ học là vật lý thiên văn mang tính lý thuyết trong phạm vi rộng nhất. Bởi vì ngành vật lý thiên văn là một lĩnh vực mênh mông, nên các "nhà vật lý học thiên thể" thường áp dụng các ngành khoa học khác trong vật lý, bao gồm cơ khí, điện từ học, cơ học thống kê, nhiệt động lực học, cơ học lượng tử, tính tương đối, vật lý nguyên tử, vật lý hạt nhân, và vật lý nguyên tử, phân tử và quang học. Trong thực nghiệm, ngành nghiên cứu thiên văn hiện đại bao gồm một phần quan trọng dựa trên nền tảng vật lý cơ bản. Tên gọi của ngành học trong các trường đại học ("vật lý thiên văn" hay "thiên văn học") thường liên quan nhiều đến lịch sử của ngành hơn là nội dung nghiên cứu. Vật lý thiên văn được đào tạo trong rất nhiều trường đại học với bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thông qua các khoa như kỹ thuật hàng không vũ trụ, vật lý hoặc thiên văn học. Mặc dù thiên văn học đã có lịch sử lâu đời nhưng vẫn được xét là một ngành riêng biệt với vật lý. Trong quan điểm về thế giới của Aristotle, Trời đất luôn gắn liền với sự hoàn hảo, các vật thể trên bầu trời tồn tại như một quả cầu hoàn hảo có quỹ đạo tròn hoàn hảo; trong khi đó Trái Đất thuộc về sự không hoàn hảo; 2 quan điểm này không được xem là có liên quan với nhau. Aristarchus của Samos (khoảng 310-khoảng 250 trước Công Nguyên) đầu tiên đề ra sự vận động của các thiên thể được giải thích rằng Trái Đất và tất cả các hành tinh trong Hệ mặt trời đều quay xung quanh Mặt trời. Thuyết nhật tâm của Aristarchus không được chấp nhận trong thế giới Hy Lạp cổ đại trong nhiều thế kỷ, và quan điểm Mặt trời và các hành tinh quay xung quanh Trái Đất trở thành cơ bản không thể chối cãi, cho đến khi Nicolaus Copernicus làm sống lại mô hình Nhật tâm trong thế kỷ 16. Năm 1609, Galileo Galilei phát hiện ra 4 vệ tinh sáng nhất của Sao Mộc, và ghi nhận quỹ đạo của chúng so với Sao Mộc, điều đó mâu thuẫn với giáo lý Địa tâm của Nhà thờ Cơ đốc giáo vào lúc đó, và thoát khỏi sự trừng phạt bằng cách bảo vệ quan điểm của ông được sinh ra bởi toán học, không phải từ những triết lý tự nhiên, mặc dù nó thật sự khó hiểu. Phần lớn các số liệu thiên văn chính xác được quan sát bởi Tycho Brahe đã đặt nền móng cho sự phát triển các học thuyết sau này về vũ trụ. Đầu tiên là các quy tắc dựa trên số liệu thực nghiệm, điển hình là ba định luật của Kepler về sự chuyển động của các hành tinh, đề xướng vào thế kỷ 17. Sau đó, Newton đã tạo một cầu nối giữa các định luật của Kepler và động lực học của Galileo bằng việc cho rằng có sự giống nhau giữa động lực học của các vật thể trên Trái Đất và động lực học giữa của các hành tinh và Mặt Trăng. Cơ học thiên thể - sự áp dụng định luật hấp dẫn và các định luật của Newton để giải thích các định luật của Kepler về sự chuyển động của các hành tinh, đã trở thành sự hợp nhất đầu tiên của vật lý và thiên văn học. Sau khi Isaac Newton công bố quyển Principia, ngành hàng hải đã bắt đầu có những chuyển biến. Bắt đầu vào những năm 1970, thế giới bắt đầu để ý đến việc sử dụng một hệ vĩ độ mới, cũng như dùng những chiếc đồng hồ chuẩn xác. Nhu cầu của ngành hàng hải thời bấy giờ đã đặt ra yêu cầu cho một cuộc chạy đua về các số liệu liệu quan sát thiên văn và phương tiện ngày càng chính xác hơn, cũng như một nền tảng khoa học mạnh mẽ hơn nữa. Vào những năm cuối thế kỉ 19, người ta tìm ra rằng khi phân tích ánh sáng mặt trời, ta sẽ quan sát được một hệ thống các vạch quang phổ (trong vùng tồn tại rất ít hoặc không có ánh sáng trắng). Thực nghiệm đã cho thấy rằng các khí nóng cũng phát ra quang phổ vạch, điều đặc biệt là mỗi một nguyên tố hóa học chỉ phát ra những vạch quang phổ đặc trưng riêng biệt tương ứng. Điều này chứng tỏ rằng chúng ta có thể tìm hiểu xem trên Mặt trời có các nguyên tố hóa học nào, bằng cách so sánh các vạch quang phổ từ ánh sáng mặt trời với các vạch quang phổ của các nguyên tố hóa học đã có sẵn ở Trái Đất. Thực vậy, nguyên tố heli đầu tiên đã được tìm thấy từ quang phổ mặt trời, sau đó mới tìm thấy trên Trái Đất, người ta đã nhân điều này mà đặt tên cho nó. Trong suốt thể kỷ 20, với sự tiến bộ của quang phổ học (môn học nghiên cứu về các vạch quang phổ), đặc biệt là những kết quả của vật lý lượng tử, đã cho phép chúng ta sự hiểu biết rõ hơn về thiên văn học, cũng như lý giải các số liệu thực nghiệm của nó. Phần lớn các ngành quan sát của vật lý thiên văn đều dựa trên phổ sóng điện từ: Ngành thiên văn vô tuyến nghiên cứu các bức xạ có bước sóng lớn hơn vài milimet. Sóng vô tuyến thường được phát ra bởi các vật thể lạnh, bao gồm cả các khí và các đám mây bụi trong không gian. Bức xạ viba nền và sự dịch chuyển về phía đỏ đã minh chứng cho lý thuyết Big Bang, các Pulsar cũng được phát hiện ở tần số của sóng viba. Việc nghiên cứu các sóng này đòi hỏi phải có những kính thiên văn vô tuyến rất lớn. Ngành thiên văn học hồng ngoại nghiên cứu các bức xạ có bước sóng dài hơn bước sóng thuộc vùng nhìn thấy, nhưng ngắn hơn bước sóng của sóng viba. Ngành thiên văn học hồng ngoại thường sử dụng các kính thiên văn tương tự như kính thiên văn quang học. Các vật thể lạnh hơn các sao (chẳng hạn như hành tinh) thừong là đối tựong chính của ngành này. Ngành thiên văn quang học là ngành lâu đời nhất của thiên văn học, những chiếc kính được trang bị bộ cảm biến hình ảnh hoặc kính quang phổ là loại thường được sử dụng nhất]]. Vì khí quyển của Trái Đất gây ảnh hưởng lên các quan sát bằng quang học, nên kính viễn vọng không gian được đưa vào sử dụng, nhằm tạo ra các bức ảnh có chất lượng cao nhất. Ở khoảng cách này, các ngôi sao và nhiều quang phổ của chúng được quan sát rất rõ, tạo điều kiện cho nghiên cứu thành phần hóa học của sao, thậm chí của các thiên hà.
5466
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5466
Pha (vật chất)
Trong các ngành khoa học vật lý, một pha là một vùng không gian (một hệ nhiệt động), trong đó tất cả các tính chất vật lý của vật liệu về cơ bản là đồng nhất. Ví dụ về tính chất vật lý bao gồm mật độ, chỉ số khúc xạ, từ hóa và thành phần hóa học. Một mô tả đơn giản là một pha là một vùng vật liệu đồng nhất về mặt hóa học, khác biệt về mặt vật lý và thường là có thể tách rời về mặt cơ học. Trong một hệ thống bao gồm nước đá và nước trong bình thủy tinh, các khối nước đá là một pha, nước là pha thứ hai và không khí ẩm là pha thứ ba so với nước đá và nước. Thủy tinh của bình là một pha riêng biệt khác. Thuật ngữ pha đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa với trạng thái của vật chất, nhưng có thể có một số pha trộn lẫn của cùng một trạng thái của vật chất. Ngoài ra, thuật ngữ pha đôi khi được sử dụng để chỉ một tập hợp các trạng thái cân bằng được phân định theo các biến trạng thái như áp suất và nhiệt độ theo ranh giới pha trên sơ đồ pha. Do các ranh giới pha liên quan đến những thay đổi trong tổ chức vật chất, chẳng hạn như thay đổi từ lỏng sang rắn hoặc thay đổi tinh tế hơn từ cấu trúc tinh thể này sang cấu trúc tinh thể khác, nên cách sử dụng sau này tương tự như sử dụng "pha" như một từ đồng nghĩa với trạng thái vật chất. Tuy nhiên, trạng thái của vật chất và cách sử dụng sơ đồ pha không tương xứng với định nghĩa chính thức được nêu ở trên và ý nghĩa dự định phải được xác định một phần từ bối cảnh sử dụng thuật ngữ này. Vật chất thông thường có thể ở các dạng sau:
5473
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5473
Nhiệt độ
Nhiệt độ là tính chất vật lý của vật chất hiểu nôm na là thang đo độ "nóng" và "lạnh". Nó là biểu hiện của nhiệt năng, có trong mọi vật chất, là nguồn gốc của sự xuất hiện nhiệt, một dòng năng lượng, khi một vật thể tiếp xúc với vật khác lạnh hơn. Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế. Nhiệt kế được hiệu chuẩn trong các thang nhiệt độ khác nhau mà trước đây đã sử dụng các điểm chuẩn và chất đo nhiệt khác nhau để định nghĩa. Thang đo nhiệt độ phổ biến nhất là thang đo Celsius (trước đây gọi là "C," ký hiệu là °C), các thang đo Fahrenheit (ký hiệu là °F), và thang đo Kelvin (ký hiệu là K). Thang đo Kelvin chủ yếu sử dụng cho các mục đích khoa học của công ước của Hệ đơn vị quốc tế (SI). Nhiệt độ lý thuyết thấp nhất là độ không tuyệt đối, tại đó không thể rút thêm nhiệt năng từ một vật thể. Bằng thực nghiệm, người ta thấy con người chỉ có thể tiếp cận đến rất gần, nhưng không thể đạt tới nhiệt độ này. Điều này được công nhận trong định luật thứ ba của nhiệt động lực học. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, bao gồm vật lý, hóa học, khoa học Trái Đất, thiên văn học, y học, sinh học, sinh thái và địa lý cũng như hầu hết các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Nhiều quá trình vật lý liên quan đến nhiệt độ, chẳng hạn như: Các thang đo nhiệt độ khác nhau theo hai cách: điểm được chọn là 0 độ và độ lớn của các đơn vị hoặc độ tăng dần trên thang đo. Thang độ C (°C) được sử dụng để đo nhiệt độ phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Đó là một thang đo thực nghiệm được phát triển bởi một tiến bộ lịch sử, dẫn đến điểm của nó được xác định theo điểm đóng băng của nước và các độ bổ sung được xác định sao cho là điểm sôi của nước ở áp suất khí quyển tại mực nước biển. Vì khoảng cách 100 độ này, nó được gọi là thang độ bách phân. Kể từ khi tiêu chuẩn hóa kelvin trong Hệ thống đơn vị quốc tế, sau đó nó đã được xác định lại theo các điểm cố định tương đương trên thang Kelvin, và do đó nhiệt độ tăng một độ C giống như tăng một độ kelvin, mặc dù chúng khác nhau bởi một hiệu số xấp xỉ 273,15. Hoa Kỳ thường sử dụng thang đo Fahrenheit, trên đó nước đóng băng ở và sôi ở ở áp suất khí quyển mực nước biển.) Ở nhiệt độ không tuyệt đối, không thể rút được bất kỳ năng lượng nào nữa khỏi vật chất dưới dạng nhiệt, một thực tế được thể hiện trong định luật thứ ba của nhiệt động lực học. Ở nhiệt độ này, vật chất không chứa nhiệt năng vĩ mô, nhưng vẫn có năng lượng điểm không cơ lượng tử như nguyên lý bất định đã dự đoán. Điều này không đi vào định nghĩa của nhiệt độ tuyệt đối. Về mặt thực nghiệm, độ không tuyệt đối chỉ có thể được tiếp cận rất gần, nhưng không bao giờ có thể đạt được trên thực tế. Nếu có thể làm nguội một hệ thống đến độ không tuyệt đối, tất cả chuyển động cổ điển của các hạt của nó sẽ ngừng lại và chúng sẽ hoàn toàn nghỉ ngơi theo nghĩa cổ điển này. Độ không tuyệt đối, được định nghĩa là , xấp xỉ bằng -273.15°C, hoặc -459.67°F Đề cập đến hằng số Boltzmann, đến phân bố Maxwell – Boltzmann, và định nghĩa cơ học thống kê Boltzmann về entropy, khác với định nghĩa Gibbs, cho các hạt vi mô chuyển động độc lập, không tính đến thế năng giữa các hạt, theo thỏa thuận quốc tế, nhiệt độ thang đo được xác định và được cho là tuyệt đối vì nó không phụ thuộc vào các đặc tính của các chất và cơ chế nhiệt kế cụ thể. Ngoài độ không tuyệt đối, nó không có nhiệt độ tham chiếu. Nó được gọi là thang đo Kelvin, được sử dụng rộng rãi trong khoa học và công nghệ. Kelvin (từ được viết bằng chữ thường k) là đơn vị nhiệt độ trong Hệ đơn vị quốc tế (SI). Nhiệt độ của một vật ở trạng thái cân bằng nhiệt động học luôn luôn dương, so với độ không tuyệt đối. Bên cạnh thang đo Kelvin đã được quốc tế thống nhất, còn có một thang đo nhiệt độ nhiệt động lực học, do Kelvin phát minh, cũng với số 0 của nó ở nhiệt độ không tuyệt đối, nhưng liên quan trực tiếp đến các khái niệm nhiệt động lực học vĩ mô thuần túy, bao gồm entropy vĩ mô, mặc dù về mặt kính hiển vi có thể coi là định nghĩa cơ học thống kê Gibbs về entropy cho tập hợp chính tắc, có tính đến thế năng giữa các hạt, cũng như chuyển động của các hạt độc lập, để nó có thể tính đến các phép đo nhiệt độ gần độ không tuyệt đối. Thang đo này có nhiệt độ chuẩn tại điểm ba trạng thái của nước, giá trị số của nhiệt độ này được xác định bằng các phép đo sử dụng thang đo Kelvin đã được quốc tế thống nhất nói trên. Nhiều phép đo khoa học sử dụng thang nhiệt độ Kelvin (ký hiệu đơn vị: K), được đặt tên để vinh danh nhà vật lý đầu tiên đã định nghĩa nó. Đây là một thang đo tuyệt đối. Điểm 0 bằng số của nó, , ở nhiệt độ không tuyệt đối. Kể từ tháng 5 năm 2019, mức độ của nó đã được xác định thông qua lý thuyết động học hạt và cơ học thống kê. Trong Hệ đơn vị quốc tế (SI), độ lớn của kelvin được xác định thông qua các phép đo thực nghiệm khác nhau về năng lượng động học trung bình của các hạt vi mô. Nó được đánh giá bằng số theo hằng số Boltzmann, giá trị của hằng số này được xác định là cố định theo quy ước quốc tế. Kể từ tháng 5 năm 2019, độ lớn của kelvin được xác định liên quan đến các hiện tượng vi mô, được đặc trưng theo cơ học thống kê. Trước đó, kể từ năm 1954, Hệ thống Đơn vị Quốc tế đã xác định thang đo và đơn vị cho kelvin là nhiệt độ nhiệt động lực học, bằng cách sử dụng nhiệt độ tái lập đáng tin cậy của điểm ba của nước làm điểm chuẩn thứ hai, điểm chuẩn đầu tiên là ở độ không tuyệt đối. Trong lịch sử, nhiệt độ ba điểm của nước được xác định bằng 273,16 đơn vị của gia số đo. Ngày nay nó là một đại lượng được đo lường theo kinh nghiệm. Điểm đóng băng của nước ở áp suất khí quyển mực nước biển xảy ra ở khoảng 273.15°C = Có nhiều loại thang đo nhiệt độ. Có thể thuận tiện khi phân loại chúng theo kinh nghiệm và lý thuyết. Các thang đo nhiệt độ theo kinh nghiệm có lịch sử lâu đời hơn, trong khi các thang đo dựa trên lý thuyết đã xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX. Thang đo nhiệt độ theo kinh nghiệm dựa trực tiếp vào các phép đo các đặc tính vật lý vĩ mô đơn giản của vật liệu. Ví dụ, chiều dài của một cột thủy ngân, được giới hạn trong ống mao dẫn có thành thủy tinh, phụ thuộc phần lớn vào nhiệt độ, và là cơ sở của nhiệt kế thủy ngân trong thủy tinh rất hữu ích. Các thang đo như vậy chỉ có giá trị trong phạm vi nhiệt độ thuận tiện. Ví dụ, trên nhiệt độ sôi của thủy ngân, nhiệt kế thủy ngân trong thủy tinh là không thể thực hiện được. Hầu hết các vật liệu nở ra khi nhiệt độ tăng, nhưng một số vật liệu, chẳng hạn như nước, co lại khi nhiệt độ tăng trong một số phạm vi cụ thể, và sau đó chúng hầu như không hữu ích như vật liệu đo nhiệt. Một vật liệu không được sử dụng làm nhiệt kế ở gần một trong những nhiệt độ thay đổi pha, ví dụ như điểm sôi của nó. Bất chấp những hạn chế này, hầu hết các nhiệt kế thực tế thường được sử dụng là loại dựa trên kinh nghiệm. Đặc biệt, nó được sử dụng để đo nhiệt lượng, góp phần to lớn vào việc khám phá ra nhiệt động lực học. Tuy nhiên, nhiệt kế thực nghiệm có những hạn chế nghiêm trọng khi được coi là cơ sở cho vật lý lý thuyết. Nhiệt kế dựa trên thực nghiệm, ngoài cơ sở là phép đo trực tiếp đơn giản về các đặc tính vật lý thông thường của vật liệu nhiệt, có thể được hiệu chuẩn lại, bằng cách sử dụng lý luận vật lý lý thuyết, và điều này có thể mở rộng phạm vi đầy đủ của chúng. Các thang đo nhiệt độ dựa trên lý thuyết dựa trực tiếp vào các lập luận lý thuyết, đặc biệt là các lý thuyết động học và nhiệt động lực học. Chúng ít nhiều được hiện thực hóa một cách lý tưởng trong các thiết bị và vật liệu thực tế khả thi. Các thang đo nhiệt độ dựa trên lý thuyết được sử dụng để cung cấp các tiêu chuẩn hiệu chuẩn cho các nhiệt kế dựa trên kinh nghiệm thực tế. Trong vật lý, thang đo nhiệt độ thông thường được quốc tế đồng ý được gọi là thang Kelvin. Nó được hiệu chuẩn thông qua giá trị được quốc tế đồng ý và quy định của hằng số Boltzmann, đề cập đến chuyển động của các hạt cực nhỏ, chẳng hạn như nguyên tử, phân tử và electron, thành phần trong cơ thể có nhiệt độ cần đo. Ngược lại với thang nhiệt độ nhiệt động lực học do Kelvin phát minh, nhiệt độ Kelvin thông thường hiện nay không được xác định thông qua việc so sánh với nhiệt độ của trạng thái chuẩn của vật chuẩn, cũng như nhiệt động lực học vĩ mô. Ngoài nhiệt độ không tuyệt đối, nhiệt độ Kelvin của một vật thể ở trạng thái cân bằng nhiệt động lực học bên trong được xác định bằng các phép đo về các tính chất vật lý được lựa chọn phù hợp của nó, chẳng hạn như đã biết chính xác lý thuyết giải thích về hằng số Boltzmann. Hằng số đó đề cập đến các loại chuyển động được chọn của các hạt cực nhỏ trong cấu tạo của cơ thể. Trong các loại chuyển động đó, các hạt chuyển động riêng lẻ, không có sự tương tác lẫn nhau. Các chuyển động như vậy thường bị gián đoạn do va chạm giữa các hạt, nhưng đối với phép đo nhiệt độ, các chuyển động được chọn sao cho giữa các va chạm, các đoạn không tương tác của quỹ đạo của chúng được biết là có thể đo được chính xác. Vì mục đích này, thế năng giữa các hạt bị bỏ qua. Trong khí lý tưởng, và trong các vật thể hiểu theo lý thuyết khác, nhiệt độ Kelvin được định nghĩa là tỷ lệ thuận với động năng trung bình của các hạt vi mô chuyển động không tương tác, có thể được đo bằng các kỹ thuật thích hợp. Hằng số tỷ lệ là bội số đơn giản của hằng số Boltzmann. Nếu các phân tử, nguyên tử hoặc điện tử, được phát ra từ một vật liệu và vận tốc của chúng được đo, thì phổ vận tốc của chúng thường gần như tuân theo một định luật lý thuyết được gọi là phân bố Maxwell – Boltzmann, một phép đo có cơ sở. nhiệt độ mà luật áp dụng. Vẫn chưa có thí nghiệm thành công nào thuộc loại tương tự sử dụng trực tiếp phân bố Fermi – Dirac để đo nhiệt, nhưng có lẽ điều đó sẽ đạt được trong tương lai. Tốc độ âm thanh trong chất khí có thể được tính theo lý thuyết từ đặc điểm phân tử của chất khí, từ nhiệt độ và áp suất của nó, và từ giá trị của hằng số Boltzmann. Đối với một chất khí có đặc tính phân tử và áp suất đã biết, điều này cung cấp mối quan hệ giữa nhiệt độ và hằng số Boltzmann. Những đại lượng đó có thể được biết hoặc đo lường chính xác hơn những biến nhiệt động lực học có thể xác định trạng thái của một mẫu nước tại điểm ba của nó. Do đó, lấy giá trị của hằng số Boltzmann làm tham chiếu chủ yếu được xác định của giá trị được xác định chính xác, phép đo tốc độ âm thanh có thể cung cấp một phép đo chính xác hơn về nhiệt độ của chất khí. Phép đo phổ bức xạ điện từ từ vật đen ba chiều lý tưởng có thể cung cấp phép đo nhiệt độ chính xác vì tần số bức xạ phổ cực đại của bức xạ vật đen tỷ lệ thuận với nhiệt độ của vật đen; đây được gọi là định luật dịch chuyển Wien và có giải thích lý thuyết trong định luật Planck và định luật Bose – Einstein. Phép đo phổ công suất nhiễu do một điện trở điện tạo ra cũng có thể cung cấp phép đo nhiệt độ chính xác. Điện trở có hai đầu cuối và thực chất là phần thân một chiều. Định luật Bose-Einstein cho trường hợp này chỉ ra rằng công suất nhiễu tỷ lệ thuận với nhiệt độ của điện trở và giá trị của điện trở và độ rộng dải nhiễu. Trong một dải tần nhất định, công suất nhiễu có đóng góp bằng nhau từ mọi tần số và được gọi là nhiễu Johnson. Nếu biết giá trị của điện trở thì nhiệt độ có thể được tìm thấy. Về mặt lịch sử, cho đến tháng 5 năm 2019, định nghĩa về thang đo Kelvin được Kelvin phát minh ra, dựa trên tỷ lệ năng lượng trong các quá trình trong động cơ Carnot lý tưởng, hoàn toàn là về mặt nhiệt động lực học vĩ mô. Động cơ Carnot đó hoạt động giữa hai nhiệt độ, nhiệt độ của cơ thể có nhiệt độ cần đo và một tham chiếu, của cơ thể ở nhiệt độ của điểm ba của nước. Sau đó, nhiệt độ chuẩn, nhiệt độ của điểm ba, được xác định là chính xác Kể từ tháng 5 năm 2019, giá trị đó không được cố định theo định nghĩa, mà được đo lường thông qua các hiện tượng vi mô, liên quan đến hằng số Boltzmann, như đã mô tả ở trên. Định nghĩa cơ học thống kê vi mô không có nhiệt độ tham chiếu. Vật liệu có thể dựa trên thang nhiệt độ xác định vĩ mô là khí lý tưởng. Áp suất do một thể tích và khối lượng cố định của khí lý tưởng tác dụng tỷ lệ thuận với nhiệt độ của nó. Một số khí tự nhiên thể hiện các đặc tính gần như lý tưởng trong phạm vi nhiệt độ thích hợp nên chúng có thể được sử dụng để đo nhiệt; điều này rất quan trọng trong quá trình phát triển của nhiệt động lực học và ngày nay vẫn có tầm quan trọng thực tế. Tuy nhiên, nhiệt kế khí lý tưởng không hoàn hảo về mặt lý thuyết cho nhiệt động lực học. Điều này là do entropi của khí lý tưởng ở nhiệt độ không tuyệt đối của nó không phải là một đại lượng bán xác định dương, điều này làm cho chất khí vi phạm định luật thứ ba của nhiệt động lực học. Trái ngược với vật liệu thực, khí lý tưởng không hóa lỏng hoặc đông đặc, cho dù nó có lạnh đến đâu. Theo cách khác, định luật khí lý tưởng, đề cập đến giới hạn của nhiệt độ cao vô hạn và áp suất bằng không; những điều kiện này đảm bảo chuyển động không tương tác của các phân tử cấu thành. Độ lớn của kelvin hiện được xác định theo lý thuyết động học, suy ra từ giá trị của hằng số Boltzmann. Lý thuyết động học cung cấp một cái nhìn vi mô về nhiệt độ cho một số vật chất, đặc biệt là chất khí, dựa trên hệ thống vĩ mô 'được cấu tạo bởi nhiều hạt cực nhỏ, chẳng hạn như phân tử và ion của nhiều loài khác nhau, các hạt của một loài đều giống nhau. Nó giải thích các hiện tượng vĩ mô thông qua cơ học cổ điển của các hạt vi mô. Định lý trang bị của lý thuyết động năng khẳng định rằng mỗi bậc tự do cổ điển của một hạt chuyển động tự do có động năng trung bình là trong đó hằng số Boltzmann. Chuyển động tịnh tiến của hạt có ba bậc tự do, do đó, ngoại trừ ở nhiệt độ rất thấp nơi hiệu ứng lượng tử chiếm ưu thế, động năng tịnh tiến trung bình của hạt chuyển động tự do trong hệ có nhiệt độ sẽ là . Các phân tử, chẳng hạn như oxy (O), có nhiều bậc tự do hơn các nguyên tử hình cầu đơn lẻ: chúng trải qua các chuyển động quay và dao động cũng như chuyển động tịnh tiến. Đun nóng làm tăng nhiệt độ do động năng tịnh tiến trung bình của các phân tử tăng lên. Hệ thống sưởi cũng sẽ khiến năng lượng liên quan đến các chế độ dao động và quay tăng lên thông qua phân vùng trang bị. Do đó, một chất khí diatomic sẽ cần nhiều năng lượng đầu vào hơn để tăng nhiệt độ của nó lên một lượng nhất định, tức là nó sẽ có nhiệt dung lớn hơn một chất khí đơn nguyên. Như đã nói ở trên, tốc độ âm thanh trong chất khí có thể được tính từ đặc điểm phân tử của chất khí, từ nhiệt độ và áp suất của nó, và từ giá trị của hằng số Boltzmann. Lấy giá trị của hằng số Boltzmann làm tham chiếu chủ yếu được xác định của giá trị được xác định chính xác, phép đo tốc độ âm thanh có thể cung cấp một phép đo chính xác hơn về nhiệt độ của chất khí. Có thể đo động năng trung bình của các hạt vi mô cấu thành nếu chúng được phép thoát ra khỏi khối lượng lớn của hệ, qua một lỗ nhỏ trên thành chứa. Phổ của vận tốc phải được đo và tính trung bình từ đó. Không nhất thiết trường hợp các hạt thoát ra và được đo có phân bố vận tốc giống như các hạt còn lại trong hệ thống, nhưng đôi khi có thể có một mẫu tốt. Nhiệt độ là một trong những đại lượng chính trong nghiên cứu nhiệt động lực học. Trước đây, độ lớn của kelvin được định nghĩa theo thuật ngữ nhiệt động lực học, nhưng ngày nay, như đã đề cập ở trên, nó được định nghĩa theo lý thuyết động học. Nhiệt độ nhiệt động lực học được cho là tuyệt đối vì hai lý do. Một là đặc tính hình thức của nó độc lập với các đặc tính của vật liệu cụ thể. Lý do khác là số 0 của nó, theo một nghĩa nào đó, là tuyệt đối, ở chỗ nó biểu thị sự vắng mặt của chuyển động cổ điển vi mô của các hạt cấu thành của vật chất, do đó chúng có nhiệt lượng riêng giới hạn bằng 0 đối với nhiệt độ không, theo định luật thứ ba của nhiệt động lực học. Tuy nhiên, nhiệt độ nhiệt động học trên thực tế có một giá trị số xác định đã được lựa chọn tùy ý theo truyền thống và phụ thuộc vào tính chất của một vật liệu cụ thể; nó chỉ đơn giản là ít tùy ý hơn các thang "độ" tương đối như độ C và độ F. Là một thang đo tuyệt đối với một điểm cố định (không), chỉ có một bậc tự do còn lại cho sự lựa chọn tùy ý, thay vì hai bậc như trong thang tương đối. Đối với thang đo Kelvin kể từ tháng 5 năm 2019, theo quy ước quốc tế, lựa chọn đã được thực hiện để sử dụng kiến thức về các phương thức hoạt động của các thiết bị đo nhiệt khác nhau, dựa trên các lý thuyết động học vi mô về chuyển động phân tử. Thang số được giải quyết bằng một định nghĩa thông thường về giá trị của hằng số Boltzmann, liên hệ giữa nhiệt độ vĩ mô với động năng vi mô trung bình của các hạt như phân tử. Giá trị số của nó là tùy ý và tồn tại một thang nhiệt độ tuyệt đối thay thế, ít được sử dụng rộng rãi hơn được gọi là thang Rankine, được tạo ra để phù hợp với thang Fahrenheit vì Kelvin là độ C. Định nghĩa nhiệt động lực học của nhiệt độ là do Kelvin. Nó được đóng khung dưới dạng một thiết bị lý tưởng hóa được gọi là động cơ Carnot, được tưởng tượng là chạy trong một chu kỳ liên tục giả tưởng của các quá trình liên tiếp đi qua một chu kỳ các trạng thái của cơ thể hoạt động của nó. Động cơ nhận một lượng nhiệt từ bình nóng và truyền nhiệt lượng nhỏ hơn cho bình lạnh. Sự khác biệt về năng lượng được chuyển, khi nhiệt động lực học, đến một bình chứa làm việc, và được coi là sản lượng của động cơ. Chu kỳ được tưởng tượng là chạy chậm đến mức tại mỗi điểm của chu kỳ, cơ thể làm việc ở trạng thái cân bằng nhiệt động lực học. Do đó, các quá trình liên tiếp mà chu kỳ được hình dung là chạy thuận nghịch mà không tạo ra entropi. Khi đó lượng entropi lấy vào từ bình nóng khi cơ thể làm việc được đốt nóng bằng lượng được truyền vào bình lạnh khi cơ thể làm việc được làm lạnh. Sau đó, nhiệt độ tuyệt đối hoặc nhiệt động lực học, và , của các bể chứa được xác định sao cho Định luật 0 của nhiệt động lực học cho phép định nghĩa này được sử dụng để đo nhiệt độ tuyệt đối hoặc nhiệt động lực học của một vật thể quan tâm tùy ý, bằng cách làm cho vật chứa nhiệt khác có cùng nhiệt độ với vật thể quan tâm. Công trình ban đầu của Kelvin đưa ra giả thuyết về nhiệt độ tuyệt đối được xuất bản vào năm 1848. Nó được dựa trên công trình của Carnot, trước khi xây dựng định luật đầu tiên của nhiệt động lực học. Carnot không hiểu rõ về nhiệt, và không có khái niệm cụ thể về entropi. Ông viết về 'caloric', và nói rằng tất cả calo đi từ bể chứa nóng được chuyển vào bể chứa lạnh. Kelvin đã viết trong bài báo năm 1848 của mình rằng quy mô của ông là tuyệt đối theo nghĩa là nó được định nghĩa "độc lập với các thuộc tính của bất kỳ loại vật chất cụ thể nào". Ấn phẩm cuối cùng của ông, đưa ra định nghĩa vừa nêu, được in năm 1853, một bản sao của bài đọc của ông năm 1851. Các chi tiết số đo trước đây được giải quyết bằng cách biến một trong những bể chứa nhiệt trở thành một ô ở điểm ba của nước, được xác định là có nhiệt độ tuyệt đối là 273,16 K. Ngày nay, thay vào đó, giá trị số được lấy từ phép đo thông qua thống kê vi mô của định nghĩa quốc tế cơ học như trên. Theo thuật ngữ nhiệt động lực học, nhiệt độ là một biến số chuyên sâu vì nó bằng hệ số vi phân của một biến bao quát đối với một biến rộng khác, đối với một vật nhất định. Do đó, nó có kích thước của một tỷ lệ của hai biến mở rộng. Trong nhiệt động lực học, hai vật thể thường được coi là kết nối với nhau bằng cách tiếp xúc với một bức tường chung, có một số tính chất thẩm thấu cụ thể. Độ thấm cụ thể như vậy có thể được coi là một biến chuyên sâu cụ thể. Một ví dụ là bức tường diathermic chỉ có thể thấm qua nhiệt; biến chuyên sâu cho trường hợp này là nhiệt độ. Khi hai cơ thể đã tiếp xúc trong một thời gian rất dài, và đã ổn định ở trạng thái ổn định vĩnh viễn, thì các biến chuyên sâu liên quan trong hai cơ thể là bằng nhau; đối với một bức tường hai lớp, phát biểu này đôi khi được gọi là định luật số 0 của nhiệt động lực học. Đặc biệt, khi vật thể được mô tả bằng cách nêu nội năng của nó , một biến mở rộng, như một hàm của entropy của nó, cũng là một biến mở rộng, và các biến trạng thái khác , với ), thì nhiệt độ bằng đạo hàm riêng của nội năng đối với entropy: Tương tự như vậy, khi vật thể được mô tả bằng cách nêu entropi của nó như một hàm của nội năng và các biến trạng thái khác , với , thì nghịch đảo của nhiệt độ bằng đạo hàm riêng của entropi đối với nội năng: Định nghĩa trên, phương trình (1), về nhiệt độ tuyệt đối là do Kelvin. Nó đề cập đến các hệ thống đóng cửa để chuyển vật chất, và đặc biệt chú trọng đến các quy trình thực nghiệm trực tiếp. Phần trình bày về nhiệt động lực học của Gibbs bắt đầu ở mức độ trừu tượng hơn và đề cập đến các hệ thống mở ra cho việc chuyển giao vật chất; trong sự phát triển này của nhiệt động lực học, các phương trình (2) và (3) ở trên thực sự là các định nghĩa thay thế cho nhiệt độ. Các thiên thể trong thế giới thực thường không ở trạng thái cân bằng nhiệt động và không đồng nhất. Để nghiên cứu bằng các phương pháp nhiệt động lực học không thể đảo ngược cổ điển, một cơ thể thường được phân chia theo không gian và thời gian về mặt khái niệm thành các 'tế bào' có kích thước nhỏ. Nếu các điều kiện cân bằng nhiệt động lực học cổ điển đối với vật chất được đáp ứng gần đúng trong một 'ô' như vậy, thì nó là đồng nhất và tồn tại một nhiệt độ cho nó. Nếu điều này xảy ra với mọi 'tế bào' của cơ thể, thì trạng thái cân bằng nhiệt động cục bộ được cho là chiếm ưu thế trong toàn bộ cơ thể. Chẳng hạn, nếu nói về biến mở rộng , hoặc biến mở rộng , thì nó có mật độ trên một đơn vị thể tích, hoặc đại lượng trên một đơn vị khối lượng của hệ thống, nhưng không có ý nghĩa gì khi nói về mật độ nhiệt độ trên một đơn vị thể tích hoặc đại lượng nhiệt độ trên một đơn vị khối lượng của hệ thống. Mặt khác, không có ý nghĩa gì khi nói về nội năng tại một điểm, trong khi khi cân bằng nhiệt động lực học cục bộ chiếm ưu thế, thì việc nói về nhiệt độ tại một điểm là hoàn toàn hợp lý. Do đó, nhiệt độ có thể thay đổi theo từng điểm trong một môi trường không ở trạng thái cân bằng nhiệt động toàn cục, nhưng trong đó có cân bằng nhiệt động cục bộ. Do đó, khi trạng thái cân bằng nhiệt động cục bộ chiếm ưu thế trong một vật thể, nhiệt độ có thể được coi là một đặc tính cục bộ thay đổi theo không gian trong vật thể đó, và điều này là do nhiệt độ là một biến số sâu. Nhiệt độ là thước đo chất lượng trạng thái của vật chất. Chất lượng có thể được coi là một thực thể trừu tượng hơn bất kỳ thang nhiệt độ cụ thể nào đo lường nó, và được một số tác giả gọi là "độ nóng". Chất lượng của độ nóng chỉ trạng thái của vật chất chỉ ở một địa phương cụ thể, và nói chung, ngoài các vật thể được giữ ở trạng thái cân bằng nhiệt động ổn định, độ nóng thay đổi theo từng nơi. Không nhất thiết phải có trường hợp vật liệu ở một địa điểm cụ thể ở trạng thái ổn định và gần như đồng nhất đủ để cho phép vật liệu đó có độ nóng hoặc nhiệt độ xác định rõ. Độ nóng có thể được biểu diễn một cách trừu tượng dưới dạng đa tạp một chiều. Mỗi thang nhiệt độ hợp lệ đều có một bản đồ riêng của nó trong biểu đồ độ nóng. Khi hai hệ thống tiếp xúc nhiệt ở cùng một nhiệt độ thì không có sự truyền nhiệt nào giữa chúng. Khi có sự chênh lệch nhiệt độ, nhiệt sẽ tự phát chảy từ hệ thống ấm hơn sang hệ thống lạnh hơn cho đến khi chúng ở trạng thái cân bằng nhiệt. Sự truyền nhiệt như vậy xảy ra bằng dẫn truyền nhiệt hoặc bức xạ nhiệt. Các nhà vật lý thực nghiệm, ví dụ như Galileo và Newton, nhận thấy rằng có vô hạn các thang đo nhiệt độ thực nghiệm. Tuy nhiên, định luật 0 của nhiệt động lực học nói rằng tất cả chúng đều đo lường với chất lượng như nhau. Điều này có nghĩa là đối với một vật thể ở trạng thái cân bằng nhiệt động bên trong, mọi nhiệt kế đã được hiệu chuẩn chính xác, thuộc bất kỳ loại nào, khi đo nhiệt độ của vật thể, đều sẽ ghi lại một và cùng một nhiệt độ. Đối với một vật thể không ở trạng thái cân bằng nhiệt động bên trong, các nhiệt kế khác nhau có thể ghi lại các nhiệt độ khác nhau, tùy thuộc vào cơ chế hoạt động của các nhiệt kế. Đối với vật lý thực nghiệm, độ nóng có nghĩa là, khi so sánh bất kỳ hai vật thể nhất định nào trong các cân bằng nhiệt động lực học riêng biệt tương ứng của chúng, hai nhiệt kế thực nghiệm bất kỳ đã cho phù hợp với các số đọc thang số sẽ đồng ý với nhau về vật nóng hơn trong hai vật thể đã cho hoặc chúng có cùng nhiệt độ. Điều này không yêu cầu hai nhiệt kế phải có quan hệ tuyến tính giữa các số đọc thang đo của chúng, nhưng nó yêu cầu rằng mối quan hệ giữa các số đọc của chúng phải là đơn điệu. Có thể có một cảm giác rõ ràng về độ nóng lớn hơn, độc lập với nhiệt lượng, nhiệt động lực học và các tính chất của các vật liệu cụ thể, từ định luật dịch chuyển Wien của bức xạ nhiệt: nhiệt độ của một bể bức xạ nhiệt tỷ lệ với một hằng số phổ quát, với tần số cực đại của phổ tần số của nó; tần số này luôn dương, nhưng có thể có các giá trị có xu hướng bằng không. Bức xạ nhiệt ban đầu được xác định cho một khoang ở trạng thái cân bằng nhiệt động. Các dữ kiện vật lý này biện minh cho một tuyên bố toán học rằng độ nóng tồn tại trên một đa tạp một chiều có thứ tự. Đây là đặc điểm cơ bản của nhiệt độ và nhiệt kế đối với các vật thể ở trạng thái cân bằng nhiệt động lực học của chính chúng. Ngoại trừ một hệ đang trải qua sự thay đổi giai đoạn bậc nhất, chẳng hạn như sự tan chảy của băng, khi một hệ kín nhận nhiệt, không thay đổi thể tích và không thay đổi trường ngoại lực tác động lên nó, nhiệt độ của nó tăng lên. Đối với một hệ thống trải qua sự thay đổi pha chậm đến mức có thể bỏ qua việc rời khỏi trạng thái cân bằng nhiệt động lực học, thì nhiệt độ của nó không đổi khi hệ thống được cung cấp nhiệt tiềm ẩn. Ngược lại, sự mất nhiệt từ một hệ kín, không thay đổi pha, không thay đổi thể tích và không thay đổi trường ngoại lực tác dụng lên nó, làm giảm nhiệt độ của nó. Trong khi đối với các vật thể ở trạng thái cân bằng nhiệt động lực học của riêng chúng, khái niệm nhiệt độ yêu cầu tất cả các nhiệt kế thực nghiệm phải đồng ý là nhiệt kế nào trong hai vật thể nóng hơn hoặc chúng có cùng nhiệt độ, yêu cầu này không an toàn cho các vật thể đang ở trạng thái ổn định. trạng thái mặc dù không ở trạng thái cân bằng nhiệt động. Sau đó, rất có thể là các nhiệt kế thực nghiệm khác nhau không thống nhất về việc cái nào nóng hơn, và nếu đúng như vậy, thì ít nhất một trong các vật thể không có nhiệt độ nhiệt động lực học tuyệt đối được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, bất kỳ thân máy nhất định nào và bất kỳ nhiệt kế thực nghiệm thích hợp nào vẫn có thể hỗ trợ các khái niệm về độ nóng và nhiệt độ thực nghiệm, không tuyệt đối, cho một phạm vi quy trình thích hợp. Đây là một vấn đề để nghiên cứu trong nhiệt động lực học không cân bằng. Khi một vật thể không ở trạng thái ổn định, thì khái niệm về nhiệt độ thậm chí còn kém an toàn hơn đối với một vật thể ở trạng thái ổn định không ở trạng thái cân bằng nhiệt động lực học. Đây cũng là một vấn đề cần nghiên cứu trong nhiệt động lực học không cân bằng. Để xử lý tiên đề về cân bằng nhiệt động lực học, từ những năm 1930, người ta thường đề cập đến định luật số 0 của nhiệt động lực học. Phiên bản tối giản được tuyên bố thông thường của định luật như vậy chỉ giả định rằng tất cả các vật thể, khi kết nối nhiệt sẽ ở trạng thái cân bằng nhiệt, theo định nghĩa phải được cho là có cùng nhiệt độ, nhưng bản thân nó không thiết lập nhiệt độ như một đại lượng được biểu thị dưới dạng thực số trên thang điểm. Một phiên bản thông tin vật lý hơn của định luật như vậy xem nhiệt độ thực nghiệm như một biểu đồ trên đa tạp độ nóng. Trong khi định luật số 0 cho phép định nghĩa nhiều thang nhiệt độ thực nghiệm khác nhau, thì định luật thứ hai của nhiệt động lực học chọn định nghĩa về một nhiệt độ tuyệt đối ưu tiên duy nhất, duy nhất cho đến một hệ số tỷ lệ tùy ý, khi đó được gọi là nhiệt độ nhiệt động lực học. Nếu nội năng được coi là hàm của thể tích và entropi của một hệ đồng nhất ở trạng thái cân bằng nhiệt động lực học, thì nhiệt độ tuyệt đối nhiệt động lực học xuất hiện dưới dạng đạo hàm riêng của nội năng đối với entropi ở thể tích không đổi. Điểm gốc tự nhiên, nội tại hoặc điểm rỗng của nó là độ không tuyệt đối mà tại đó entropy của bất kỳ hệ thống nào là nhỏ nhất. Mặc dù đây là nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất được mô tả bởi mô hình, định luật thứ ba của nhiệt động lực học cho rằng không thể đạt được độ không tuyệt đối bởi bất kỳ hệ vật lý nào. Khi một năng lượng truyền đến hoặc từ một cơ thể chỉ là nhiệt, trạng thái của cơ thể sẽ thay đổi. Tùy thuộc vào môi trường xung quanh và các bức tường ngăn cách chúng với cơ thể, cơ thể có thể có những thay đổi khác nhau. Chúng bao gồm các phản ứng hóa học, tăng áp suất, tăng nhiệt độ và thay đổi pha. Đối với mỗi loại biến đổi trong điều kiện xác định, nhiệt dung là tỉ số giữa nhiệt lượng truyền với độ lớn của sự thay đổi. Ví dụ, nếu sự thay đổi là sự tăng nhiệt độ ở thể tích không đổi, không thay đổi pha và không thay đổi hóa học, thì nhiệt độ của cơ thể tăng lên và áp suất của nó tăng lên. Nhiệt lượng truyền, , chia cho sự thay đổi nhiệt độ quan sát được, , là nhiệt dung của vật thể ở thể tích không đổi: formula_1 Nếu nhiệt dung được đo cho một lượng chất xác định rõ thì nhiệt dung riêng là nhiệt lượng cần thiết để tăng nhiệt độ của một lượng chất đó thêm một đơn vị nhiệt độ. Ví dụ, để tăng nhiệt độ của nước thêm một kelvin (bằng một độ C) thì cần 4186 jun trên kilogam (J / kg). Phép đo nhiệt độ bằng cách sử dụng nhiệt kế khoa học hiện đại và thang đo nhiệt độ ít nhất là vào đầu thế kỷ 18, khi Gabriel Fahrenheit điều chỉnh nhiệt kế (chuyển sang thủy ngân) và một thang đo do Ole Christensen Rømer phát triển. Thang đo Fahrenheit vẫn đang được sử dụng ở Hoa Kỳ cho các ứng dụng phi khoa học. Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế có thể được hiệu chuẩn theo nhiều thang nhiệt độ. Ở hầu hết thế giới (ngoại trừ Belize, Myanmar, Liberia và Hoa Kỳ), thang độ C được sử dụng cho hầu hết các mục đích đo nhiệt độ. Hầu hết các nhà khoa học đo nhiệt độ bằng thang độ C và nhiệt độ nhiệt động lực học bằng thang Kelvin, là độ lệch thang độ C sao cho điểm rỗng của nó bằng = , hoặc độ không tuyệt đối. Nhiều lĩnh vực kỹ thuật ở Hoa Kỳ, đặc biệt là công nghệ cao và các thông số kỹ thuật của liên bang Hoa Kỳ (dân dụng và quân sự), cũng sử dụng thang đo Kelvin và độ C. Các lĩnh vực kỹ thuật khác ở Mỹ cũng dựa vào thang đo Rankine (thang đo độ F đã thay đổi) khi làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến nhiệt động lực học như đốt cháy. Đơn vị cơ bản của nhiệt độ trong Hệ đơn vị quốc tế (SI) là Kelvin. Nó có ký hiệu K. Đối với các ứng dụng hàng ngày, thường thuận tiện khi sử dụng thang độ C, trong đó tương ứng rất gần với điểm đóng băng của nước và là điểm sôi của nó ở mực nước biển. Bởi vì các giọt chất lỏng thường tồn tại trong các đám mây ở nhiệt độ dưới , được xác định rõ hơn là điểm nóng chảy của nước đá. Trong thang đo này, chênh lệch nhiệt độ 1 độ C giống như tăng , nhưng thang đo được bù đắp bởi nhiệt độ tại đó nước đá tan chảy (). Theo thỏa thuận quốc tế, cho đến tháng 5 năm 2019, thang độ Kelvin và độ C được xác định bằng hai điểm cố định: độ không tuyệt đối và điểm ba của Nước đại dương trung bình tiêu chuẩn Vienna, là nước được pha chế đặc biệt với sự pha trộn cụ thể của các đồng vị hydro và oxy. Độ không tuyệt đối được định nghĩa chính xác là và Đó là nhiệt độ tại đó tất cả chuyển động tịnh tiến cổ điển của các hạt bao gồm vật chất chấm dứt và chúng ở trạng thái nghỉ hoàn toàn trong mô hình cổ điển. Tuy nhiên, về mặt cơ học lượng tử, chuyển động điểm 0 vẫn còn và có một năng lượng liên kết, năng lượng điểm không. Vật chất ở trạng thái cơ bản, và không chứa nhiệt năng. Nhiệt độ và được định nghĩa là điểm ba của nước. Định nghĩa này phục vụ các mục đích sau: nó cố định độ lớn của kelvin là chính xác 1 phần trong 273,16 phần của sự khác biệt giữa độ không tuyệt đối và điểm ba của nước; nó xác định rằng một kelvin có độ lớn chính xác bằng một độ trên thang độ C; và nó thiết lập sự khác biệt giữa các điểm rỗng của các thang đo này là ( = và = ). Kể từ năm 2019, đã có một định nghĩa mới dựa trên hằng số Boltzmann, nhưng các thang đo hầu như không thay đổi. Ở Hoa Kỳ, thang đo Fahrenheit được sử dụng rộng rãi. Trên thang điểm này, điểm đóng băng của nước tương ứng với và điểm sôi đến Thang đo Rankine, vẫn được sử dụng trong các lĩnh vực kỹ thuật hóa học ở Hoa Kỳ, là một thang đo tuyệt đối dựa trên gia số Fahrenheit. Bảng sau đây cho thấy các công thức chuyển đổi nhiệt độ cho các chuyển đổi sang và từ thang độ C. Lĩnh vực vật lý plasma đề cập đến các hiện tượng có bản chất điện từ liên quan đến nhiệt độ rất cao. Thông thường, biểu thị nhiệt độ dưới dạng năng lượng bằng đơn vị electronvolt (eV) hoặc kiloelectronvolt (keV). Năng lượng, có thứ nguyên khác với nhiệt độ, sau đó được tính là tích của hằng số Boltzmann và nhiệt độ, formula_2. Sau đó, 1 eV tương ứng với .Trong quá trình nghiên cứu vật chất QCD, người ta thường gặp các nhiệt độ có bậc vài trăm MeV, tương đương với khoảng . Về mặt lịch sử, có một số cách tiếp cận khoa học để giải thích nhiệt độ: mô tả nhiệt động lực học cổ điển dựa trên các biến thực nghiệm vĩ mô có thể đo được trong phòng thí nghiệm; lý thuyết động học của khí liên quan đến mô tả vĩ mô với sự phân bố xác suất của năng lượng chuyển động của các hạt khí; và một giải thích vi mô dựa trên vật lý thống kê và cơ học lượng tử. Ngoài ra, các phương pháp xử lý toán học nghiêm ngặt và thuần túy đã cung cấp một cách tiếp cận tiên đề đối với nhiệt động lực học và nhiệt độ cổ điển. Vật lý thống kê cung cấp sự hiểu biết sâu sắc hơn bằng cách mô tả hành vi nguyên tử của vật chất và suy ra các tính chất vĩ mô từ các trung bình thống kê của các trạng thái vi mô, bao gồm cả trạng thái cổ điển và lượng tử. Trong mô tả vật lý cơ bản, sử dụng các đơn vị tự nhiên, nhiệt độ có thể được đo trực tiếp bằng đơn vị năng lượng. Tuy nhiên, trong các hệ thống đo lường thực tế dành cho khoa học, công nghệ và thương mại, chẳng hạn như hệ đơn vị mét hiện đại, mô tả vĩ mô và hiển vi có mối quan hệ với nhau bởi hằng số Boltzmann, một hệ số tỷ lệ cân bằng nhiệt độ với động năng trung bình vi mô. Mô tả vi mô trong cơ học thống kê dựa trên một mô hình phân tích một hệ thống thành các hạt vật chất cơ bản của nó hoặc thành một tập hợp các dao động cơ cổ điển hoặc cơ lượng tử và coi hệ thống như một tập hợp thống kê của các vi vật chất. Là một tập hợp các hạt vật chất cổ điển, nhiệt độ là thước đo năng lượng trung bình của chuyển động, gọi là động năng, của các hạt, cho dù ở dạng rắn, lỏng, khí hay plasmas. Động năng, một khái niệm của cơ học cổ điển, là một nửa khối lượng của một hạt nhân với bình phương tốc độ của nó. Trong cách giải thích cơ học về chuyển động nhiệt này, động năng của các hạt vật chất có thể nằm trong vận tốc của các hạt chuyển động tịnh tiến hoặc dao động của chúng hoặc trong quán tính của các chế độ quay của chúng. Trong các chất khí hoàn hảo về mặt giải phẫu và, gần đúng, trong hầu hết các chất khí, nhiệt độ là thước đo động năng trung bình của hạt. Nó cũng xác định hàm phân phối xác suất của năng lượng. Trong vật chất cô đặc, và đặc biệt là chất rắn, mô tả cơ học thuần túy này thường ít hữu ích hơn và mô hình dao động cung cấp mô tả tốt hơn để giải thích các hiện tượng cơ lượng tử. Nhiệt độ xác định sự chiếm hữu thống kê của các vi hạt trong quần thể. Định nghĩa vi mô của nhiệt độ chỉ có ý nghĩa trong giới hạn nhiệt động lực học, nghĩa là đối với các tập hợp lớn của các trạng thái hoặc các hạt, để đáp ứng các yêu cầu của mô hình thống kê. Động năng cũng được coi là một thành phần của nhiệt năng. Năng lượng nhiệt có thể được phân chia thành các thành phần độc lập do bậc tự do của các hạt hoặc các phương thức của bộ dao động trong hệ nhiệt động lực học. Nhìn chung, số lượng những bậc tự do mà có sẵn cho equipartitioning năng lượng phụ thuộc vào nhiệt độ, tức là khu vực năng lượng của tương tác đang được xem xét. Đối với chất rắn, nhiệt năng liên quan chủ yếu với dao động của các nguyên tử hoặc phân tử của nó về vị trí cân bằng của chúng. Trong một chất khí lý tưởng, động năng chỉ được tìm thấy trong chuyển động tịnh tiến của các hạt. Trong các hệ thống khác, chuyển động dao động và chuyển động quay cũng đóng góp bậc tự do. Maxwell và Boltzmann đã phát triển một lý thuyết động học mang lại sự hiểu biết cơ bản về nhiệt độ trong chất khí. Lý thuyết này cũng giải thích định luật khí lý tưởng và nhiệt dung quan sát được của các chất khí đơn thể (hoặc 'khí trơ'). Định luật khí lý tưởng dựa trên các mối quan hệ thực nghiệm quan sát được giữa áp suất ("p"), thể tích ("V") và nhiệt độ ("T"), và được công nhận từ rất lâu trước khi lý thuyết động học của chất khí được phát triển (xem định luật Boyle và Charles). Định luật khí lý tưởng phát biểu như sau: formula_3 với "n" là số mol khí và . .   J⋅mol ⋅K là hằng số khí. Mối quan hệ này cho chúng ta gợi ý đầu tiên rằng có một số không tuyệt đối trong thang nhiệt độ, bởi vì nó chỉ đúng nếu nhiệt độ được đo trên một thang tuyệt đối như Kelvin's. Định luật khí lý tưởng cho phép người ta đo nhiệt độ trên thang đo tuyệt đối này bằng nhiệt kế khí. Nhiệt độ tính bằng kelvins có thể được định nghĩa là áp suất tính bằng pascal của một mol khí trong bình chứa một mét khối, chia cho hằng số khí. Mặc dù nó không phải là một thiết bị đặc biệt tiện lợi, nhưng nhiệt kế khí cung cấp một cơ sở lý thuyết thiết yếu để tất cả các nhiệt kế có thể được hiệu chuẩn. Trong thực tế, không thể sử dụng nhiệt kế khí để đo nhiệt độ không tuyệt đối vì các chất khí có xu hướng ngưng tụ thành chất lỏng rất lâu trước khi nhiệt độ bằng không. Tuy nhiên, có thể ngoại suy về độ không tuyệt đối bằng cách sử dụng định luật khí lý tưởng, như thể hiện trong hình. Lý thuyết động học giả định rằng áp suất là do lực liên kết với các nguyên tử riêng lẻ tác động lên các bức tường, và tất cả năng lượng là động năng tịnh tiến. Sử dụng một lập luận đối xứng phức tạp, Boltzmann đã suy ra cái mà ngày nay được gọi là hàm phân phối xác suất Maxwell-Boltzmann cho vận tốc của các hạt trong khí lý tưởng. Từ hàm phân phối xác suất đó, động năng trung bình (trên mỗi hạt) của khí lý tưởng dạng đơn nguyên tử là formula_4 trong đó hằng số Boltzmann k là hằng số khí lý tưởng chia cho số Avogadro, và formula_5 là tốc độ căn bậc hai bình phương trung bình. Do đó, định luật khí lý tưởng phát biểu rằng nội năng tỷ lệ thuận với nhiệt độ. Tỷ lệ thuận giữa nhiệt độ và nội năng là một trường hợp đặc biệt của định lý phân chia, và chỉ nằm trong giới hạn cổ điển của khí lý tưởng. Nó không giữ cho hầu hết các chất, mặc dù đúng là nhiệt độ là một hàm đơn điệu (không giảm) của nội năng. Khi hai vật thể cô lập khác được kết nối với nhau bằng một con đường vật chất cứng không thấm vào vật chất, thì sẽ có sự truyền năng lượng tự phát dưới dạng nhiệt từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn của chúng. Cuối cùng, chúng đạt đến trạng thái cân bằng nhiệt lẫn nhau, trong đó quá trình truyền nhiệt chấm dứt, và các biến trạng thái tương ứng của các vật thể đã ổn định trở nên không thay đổi. Một phát biểu của định luật 0 của nhiệt động lực học là nếu hai hệ đều ở trạng thái cân bằng nhiệt với hệ thứ ba, thì chúng cũng cân bằng nhiệt với nhau. Tuyên bố này giúp xác định nhiệt độ nhưng bản thân nó không hoàn thiện định nghĩa. Nhiệt độ thực nghiệm là một thang số cho độ nóng của hệ nhiệt động lực học. Tính nóng như vậy có thể được định nghĩa là tồn tại trên một ống góp một chiều, trải dài giữa nóng và lạnh. Đôi khi định luật số 0 được phát biểu bao gồm sự tồn tại của đa tạp độ nóng phổ quát duy nhất, và các thang số trên đó, để cung cấp một định nghĩa đầy đủ về nhiệt độ thực nghiệm. Để phù hợp với phép đo nhiệt thực nghiệm, vật liệu phải có mối quan hệ đơn điệu giữa độ nóng và một số biến trạng thái dễ đo, chẳng hạn như áp suất hoặc thể tích, khi tất cả các tọa độ liên quan khác được cố định. Một hệ thống đặc biệt thích hợp là khí lý tưởng, có thể cung cấp thang nhiệt độ phù hợp với thang Kelvin tuyệt đối. Thang đo Kelvin được xác định trên cơ sở định luật thứ hai của nhiệt động lực học. Để thay thế cho việc xem xét hoặc xác định định luật số 0 của nhiệt động lực học, sự phát triển lịch sử trong nhiệt động lực học là xác định nhiệt độ theo định luật thứ hai của nhiệt động lực học liên quan đến entropy. Định luật thứ hai tuyên bố rằng bất kỳ quá trình nào cũng sẽ dẫn đến không thay đổi hoặc làm tăng thực entropy của vũ trụ. Điều này có thể hiểu theo nghĩa xác suất. Ví dụ, trong một loạt các lần tung đồng xu, một hệ thống có thứ tự hoàn hảo sẽ là một hệ thống trong đó mọi lần tung đều xuất hiện mặt ngửa hoặc mọi lần tung đều có mặt sấp. Điều này có nghĩa là kết quả luôn là kết quả giống nhau 100%. Ngược lại, nhiều kết quả hỗn hợp ("rối loạn") có thể xảy ra và số lượng của chúng tăng lên theo mỗi lần tung. Cuối cùng, sự kết hợp của ~ 50% ngửa và ~ 50% sấp chiếm ưu thế và thu được một kết quả khác biệt đáng kể với 50/50 ngày càng trở nên khó xảy ra. Do đó hệ thống tiến triển một cách tự nhiên đến trạng thái rối loạn tối đa hoặc rối loạn entropy. Vì nhiệt độ chi phối sự truyền nhiệt giữa hai hệ thống và vũ trụ có xu hướng tiến tới cực đại của entropi, người ta cho rằng có một số mối quan hệ giữa nhiệt độ và entropi. Động cơ nhiệt là thiết bị biến đổi nhiệt năng thành cơ năng mang lại hiệu quả công việc. và phân tích động cơ nhiệt Carnot cung cấp các mối quan hệ cần thiết. Công của động cơ nhiệt ứng với hiệu giữa nhiệt lượng đưa vào hệ ở nhiệt độ cao "q" và nhiệt lượng trích ra ở nhiệt độ thấp "q" Hiệu suất là công chia cho nhiệt lượng đầu vào: trong đó "w" là công việc được thực hiện mỗi chu kỳ. Hiệu suất chỉ phụ thuộc vào "q" / "q" Vì "q" và "q" tương ứng với sự truyền nhiệt ở các nhiệt độ "T" và "T" tương ứng, "q" / "q" nên một số hàm của các nhiệt độ này: Định lý Carnot phát biểu rằng tất cả các động cơ đảo chiều hoạt động giữa cùng một bình chứa nhiệt đều có hiệu suất như nhau. Do đó, động cơ nhiệt hoạt động trong khoảng thời gian từ "T" đến "T" phải có cùng hiệu suất với động cơ gồm hai chu kỳ, một giữa "T" và "T" , và chu kỳ thứ hai giữa "T" và "T" . Điều này chỉ có thể xảy ra nếu formula_6 nghĩa là formula_7 Vì chức năng thứ nhất độc lập với "T" nên nhiệt độ này phải triệt tiêu ở phía bên phải, nghĩa là "f" ("T" , "T" ) có dạng "g" ("T" ) / "g" ("T" ) (tức là = = = , trong đó "g" là hàm của một nhiệt độ duy nhất. Một thang nhiệt độ hiện có thể được chọn với thuộc tính thỏa mãn Việc thay thế (6) trở lại (4) cho một mối quan hệ đối với hiệu suất về mặt nhiệt độ: Đối với "T" = 0 hiệu suất là 100% và hiệu suất đó lớn hơn 100% dưới 0K. Vì hiệu suất lớn hơn 100% vi phạm định luật đầu tiên của nhiệt động lực học, điều này ngụ ý rằng 0K là nhiệt độ nhỏ nhất có thể. Trên thực tế, nhiệt độ thấp nhất từng thu được trong một hệ thống vĩ mô là 20 nK, đã đạt được vào năm 1995 tại NIST. Trừ phần bên phải của (5) khỏi phần giữa và sắp xếp lại ta được formula_8 trong đó dấu trừ cho biết nhiệt thoát ra từ hệ thống. Mối quan hệ này cho thấy sự tồn tại của một hàm trạng thái, "S", được xác định bởi trong đó chỉ số phụ chỉ ra một quá trình có thể đảo ngược. Sự thay đổi của chức năng trạng thái này xung quanh bất kỳ chu kỳ nào cũng bằng không, như cần thiết cho bất kỳ chức năng trạng thái nào. Hàm này tương ứng với entropy của hệ thống, đã được mô tả trước đây. Sắp xếp lại (8) đưa ra một công thức cho nhiệt độ về các phần tử bán nghịch đảo vô số thập phân hư cấu của entropi và nhiệt: Đối với một hệ, trong đó entropi "S" ("E") là một hàm của năng lượng "E" của nó, nhiệt độ "T" được cho bởi tức là nghịch đảo của nhiệt độ là tốc độ tăng của entropi đối với năng lượng.
5475
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5475
Quy tắc Fajans
Trong hóa vô cơ, quy tắc Fajans được nêu ra bởi Kasimir Fajans. Quy tắc này được sử dụng để dự báo xem các liên kết hóa học là liên kết cộng hóa trị hay là liên kết ion, nó phụ thuộc vào điện tích của cation và kích thước tương đối của cation và anion. Chúng có thể được tổng quát hóa trong bảng sau. Ví dụ natri chloride NaCl (với điện tích dương thấp (+1), với cation tương đối lớn và anion nhỏ) là liên kết ion; nhưng nhôm iodide AlI (với điện tích dương cao (+3) và anion lớn) là liên kết cộng hóa trị.
5476
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5476
Ion
Ion hay điện tích là một nguyên tử hay nhóm nguyên tử bị mất hay nhận thêm được một hay nhiều electron. Một ion mang điện tích âm, khi nó thu được một hay nhiều electron, được gọi là anion hay điện tích âm, và một ion mang điện tích dương khi nó mất một hay nhiều electron, được gọi là cation hay điện tích dương. Quá trình tạo ra các ion hay điện tích gọi là ion hóa. Các nguyên tử hay nhóm nguyên tử bị ion hóa được biểu diễn dưới dạng các số viết nhỏ lên trên, bên phải ký hiệu của nguyên tử hay nhóm nguyên tử, thể hiện số lượng electron mà nó thu được hay mất đi (nếu lớn hơn 1) và dấu + hay − tùy theo nó mất hay thu được (các) electron. Trong trường hợp mất hay thu được chỉ một electron thì không cần ghi giá trị số. Ví dụ H hay Cl. Các kim loại có xu hướng tạo ra các cation (mất đi electron) trong khi các phi kim loại có xu hướng tạo ra anion, ví dụ natri tạo ra cation Na trong khi clo tạo ra các anion Cl. Năng lượng cần thiết để tạo ra cation bằng cách loại bỏ electron từ một nguyên tử trung hòa về điện là năng lượng ion hóa. Nói chung, năng lượng ion hóa thứ n của nguyên tử là năng lượng cần để loại bỏ electron thứ n sau khi n - 1 electron trước đã bị loại bỏ. Mỗi một năng lượng ion hóa kế tiếp là lớn hơn một cách đáng kể so với năng lượng ở mức trước đó. Đặc biệt, sự thay đổi năng lượng tăng lên một cách đột ngột khi các electron của một lớp obitan nào đó trong nguyên tử đã bị loại bỏ hết. Vì lý do này, các cation có xu hướng được tạo ra theo hướng bỏ hết các electron của cùng một lớp obitan. Ví dụ, natri được tìm thấy như là Na, nhưng không phải là Na vì cần năng lượng lớn để ion hóa. Tương tự, magnesi được tìm thấy như là Mg, mà không phải là Mg, và nhôm có thể tồn tại ở dạng cation Al. Khi một nhóm các nguyên tử thu được các electron, chúng cũng trở thành các ion, chẳng hạn như SO. Các ion lần đầu tiên được lý thuyết hóa bởi Michael Faraday khoảng năm 1830, để miêu tả các thành phần của phân tử mà chuyển động về phía anion hay cation. Tuy nhiên, cơ chế mà các chuyển động này có thể diễn ra đã không được miêu tả cho đến tận năm 1884 khi Svante August Arrhenius trong luận án tiến sĩ của mình trong trường đại học tổng hợp Uppsala đã miêu tả chúng. Lý thuyết của ông ban đầu đã không được chấp nhận (ông nhận được học vị tiến sĩ với điểm thấp nhất để được vượt qua) nhưng luận án tiến sĩ của ông đã đoạt giải Nobel về hóa học năm 1903. Từ "ion" đã được đặt tên bởi Michael Faraday, từ tiếng Hy Lạp ', động tính từ thời hiện tại của ', "chuyển động", vì thế là "người đi lại". Danh pháp này dựa trên xu hướng của các anion chuyển động về phía anốt, và của các cation chuyển động về phía catốt. Vì thế, anion (') và cation ("κ") có nghĩa là "(một thứ) đi lên" và "(một thứ) đi xuống", một cách tương ứng, và "anốt", ', và "catốt", "κ", có nghĩa là "đi lên" và "đi xuống", tương ứng từ "", "đường". tích
5486
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5486
Muỗi
Muỗi (danh pháp khoa học: Culicidae) là tên gọi chung cho một họ côn trùng gồm khoảng 3600 loài, thuộc bộ Hai cánh ("Diptera"). Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài cm. Đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5 mg. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến 2,5 km/h. Muỗi đã tồn tại trên hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu năm. Họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm "Anopheles", "Culex", "Psorophora", "Ochlerotatus", "Aedes", "Sabethes", "Wyeomyia", "Culiseta", "Haemagoggus"... Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước. Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng. Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho muỗi cái. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. Cũng có một nhánh muỗi, tên là Toxorhynchites, không hút máu. Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc biệt nhạy cảm với Carbon dioxide (hay còn gọi là Cacbonic) trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi. Một số người, ví dụ nam giới, béo và thuộc nhóm máu O, hấp dẫn muỗi nhiều hơn. Muỗi cảm nhận được tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng. Bọ gậy hay lăng quăng là một dạng ấu trùng của muỗi, hình thành ở giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của muỗi. Muỗi có 4 giai đoạn trong vòng đời là trứng muỗi, bọ gậy(ấu trùng), cung quăng (nhộng) và muỗi trưởng thành. Muỗi cái trưởng thành đẻ trứng theo từng đợt. Sau khi muỗi đẻ trứng, sau 2 - 3 ngày, trứng thường nở thành bọ gậy. Sau khi nở, bọ gậy không phát triển liên tục mà trải qua 4 giai đoạn khác nhau, gồm: Ở tuổi thứ nhất, bọ gậy có kích thước khoảng 1,5 mm và ở tuổi thứ tư nó có kích thước khoảng 8 - 10mm. Bọ gậy không có chân nhưng có đầu phát triển, mình phủ nhiều lông, bơi được bằng các chuyển động của cơ thể. Bọ gậy ăn tảo, vi khuẩn và các vi sinh vật trong nước. Nơi khí hậu ấm áp, thời gian bọ gậy phát triển cần khoảng 4 - 7 ngày hoặc dài hơn nếu thiếu thức ăn. Sau đó, bọ gậy khi đã phát triển đến tuổi thứ tư chuyển hóa thành cung quăng có hình dấu phẩy. Các biện pháp diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh không làm giảm ngay số lượng muỗi đốt, có khi phải mất vài ngày hoặc vài tuần mới giảm được số lượng muỗi đốt. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh bao gồm các biện pháp khác nhau như thau vét bọ gậy, làm thay đổi nơi sinh sản của muỗi, làm cho bọ gậy không sinh sôi, nảy nở được. Khống chế không cho muỗi trưởng thành đến được nơi sinh sản. Thả cá và các loài sinh vật ăn bọ gậy khác vào những nơi có bọ gậy muỗi. Đồng thời có thể dùng các loại hóa chất diệt bọ gậy. Các biện pháp can thiệp này nhắm tới mục đích là giảm nguồn truyền Việc làm thoát nước ở các khu vực đầm lầy, nước tù đọng, đất đai khai khẩn và các biện pháp lâu dài khác được thực hiện từ đầu thế kỷ 20 ở nhiều nơi đã góp phần rất tích cực trong các biện pháp phòng chống và giảm thiểu những bệnh do muỗi truyền. Diệt bọ gậy muỗi truyền bệnh cần phải được thực hiện chung quanh nơi sinh sống của con người trong phạm vi lớn hơn phạm vi dự định diệt muỗi. Đối với nhiều loài muỗi, phạm vi này khoảng 1,5–2 km. Các biện pháp không có hiệu quả lâu dài cần phải được duy trì suốt trong thời gian có muỗi truyền bệnh hoạt động mạnh. Có trên 3.500 loài muỗi đã được mô tả. Chúng được chia thành 2 phân họ với 43 chi. Dữ liệu này có thể thay đổi do việc bổ sung các loài mới hoặc do các nghiên cứu DNA. Một số loài muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người. Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong cao gồm sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da... Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Mùa hè năm 2004, có vài chục nghìn người Việt Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vài chục ca tử vong, do muỗi truyền. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi. Năm 2017, đại dịch Zika bùng phát gây nên hiện tượng teo não ở người mà tác nhân cũng là do muỗi gây ra Trước đây, các hóa chất độc thường được sử dụng để diệt muỗi, như bằng bình xịt, hay đốt hương muỗi. Nhưng các biện pháp hiện đại sử dụng các sinh vật có khả năng tiêu diệt muỗi, hoặc các phương pháp sinh học và vật lý khác, tránh sử dụng chất hóa học độc hại cho cơ thể con người. Sử dụng thiên địch để diệt muỗi: Mục đích là thu hẹp môi trường sinh trưởng của muỗi: Có thể tạo ra chủng muỗi đực bị mất khả năng sinh sản khi chiếu phóng xạ rồi thả chúng vào tự nhiên. Các con muỗi đực vô sinh sẽ cạnh tranh giao phối với muỗi đực thường, giảm tỷ lệ sinh của muỗi. Một cách khác để giảm thiểu khả năng bị muỗi ảnh hưởng đến sức khỏe là ngăn cản không cho chúng tiếp xúc với cơ thể. Muỗi rất sợ đèn sáng vào buổi tối. nhưng với đèn có tia uv cao thì sẽ lại thu hút chúng. các đèn bẫy muỗi thông thường là loại đèn phát tia cực tím để thu hút chúng. nhưng với tia uv thì lại có hại cho con người đặc biệt là trẻ nhỏ. nhìn nhiều hại mắt, tiếp xúc nhiều hại da... vì vậy đặc biệt cách ly với con nhỏ. (hậu quả làm mờ mắt sớm, lão hóa sớm...) Các biện pháp dùng màn và lưới không gây hại cho sức khỏe hay môi trường, chi phí không cao và phát huy tác dụng trong thời gian dài. (tiếng Anh)
5488
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5488
Bụi
Bụi là tên chung cho các hạt chất rắn có đường kính nhỏ cỡ vài micrômét đến nửa milimét, tự lắng xuống theo trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng trong không khí một thời gian sau. Các hạt to hơn có thể gọi là cát, sỏi. Khi bụi phân tán mạnh trong không khí hay các chất khí nói chung, hỗn hợp khí và bụi được gọi là aerosol rắn. Bụi có nhiều tính chất vật lý khác so với khi chúng ở trạng thái chất rắn hay chất lỏng vĩ mô. Xem thêm vật lý sỏi. Trong khí quyển Trái Đất, bụi sinh ra từ một số nguồn: đất mịn bị gió cuốn lên, các hoạt động núi lửa, và ô nhiễm không khí. Các hạt bụi trôi nổi trong khí quyển có thể hấp thụ và bức xạ nhiệt năng của ánh sáng Mặt Trời và tạo nên hiệu ứng mạnh cho khí hậu của Trái Đất. Bụi trong nhà, gồm bụi trong khí quyển trộn với bụi sinh ra do ma sát của các đồ vật trong nhà, chủ yếu từ da người, sợi vải trên quần áo, chăn... Một số côn trùng nhỏ trong nhà ăn các thành phần hữu cơ của bụi này. Các chất thải của chúng cũng trở thành bụi và có thể gây dị ứng cho người. Cũng tương tự bụi trong nhà, bụi ngoài đường xuất phát từ đất, từ ma sát trong hoạt động của con người và động vật. Đặc biệt hiện nay ở những nơi dân cư đông đúc, xe cộ qua lại nhiều, làm cho lượng bụi trong khong khí tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Sử dụng máy lọc không khí Thường ở những nơi đông đúc, nhiều khói bụi, xuất hiện nhiều xe có tính năng phun nước xuống lòng đường, làm sạch đường và làm giảm bụi trong không khí. Ngoài ra cũng phải kể đến tác dụng của các hồ chứa, hồ điều hòa, cây cối góp phần làm không khí trong lành hơn. Bụi luôn tồn tại trong khoảng không vũ trụ và có thể quan sát thấy khi chúng làm nhòe ảnh các ngôi sao, hay tạo nên các nền hấp thụ hoặc phát xạ sóng điện từ. Bụi và khí trong vũ trụ có thể tự tụ tập lại dưới lực hấp dẫn để sinh ra các hệ hành tinh. Kích thước các hạt bụi này lớn hơn hạt bụi thông thường, khoảng từ vài milimét đến vài mét.
5490
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5490
Natri
Natri (bắt nguồn từ từ tiếng Latinh mới: "natrium") hay Sodium là một nguyên tố hóa học hóa trị một trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Na và số nguyên tử bằng 11, nguyên tử khối bằng 23. Natri là kim loại mềm, màu trắng bạc, hoạt động mạnh, và thuộc nhóm kim loại kiềm; nó chỉ có một đồng vị bền là Na. Kim loại nguyên chất không có mặt trong tự nhiên nên để có được dạng này phải điều chế từ các hợp chất của nó; natri được Humphry Davy cô lập đầu tiên năm 1807 bằng cách điện phân natri hydroxide. Natri là nguyên tố phổ biến thứ 6 trong vỏ Trái Đất, và có mặt trong nhiều loại khoáng vật như felspat, sodalit và đá muối. Phần lớn muối natri là những hợp chất hòa tan mạnh trong nước, và natri của chúng bị rò rỉ do hoạt động của nước nên chlor và natri là các nguyên tố hòa tan phổ biến nhất theo khối lượng trong các vùng biển trên Trái Đất. Nhiều hợp chất natri được sử dụng rộng rãi như natri hydroxide để làm xà phòng và tẩy trắng nhựa bị ố vàng, và natri chloride dùng làm chất tan băng và là một chất dinh dưỡng (muối ăn). Natri là một nguyên tố thiết yếu cho tất cả động vật và một số thực vật. Ở động vật, các ion natri được dùng làm chất đối nghịch với các ion kali để tạo thành các điện tích trên các màng tế bào, cho phép truyền các xung thần kinh khi điện tích bị mất đi. Nhu cầu thiết yếu của natri đối với động vật làm cho nó được phân loại là một khoáng vô cơ trong khẩu phần ăn. Natri ở điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn là một kim loại mềm, màu bạc, khi bị oxy hóa chuyển sang màu trắng xám trừ khi nó được cất giữ trong dầu hoặc khí trơ. Natri có thể bị cắt dễ dàng bằng dao, và là một chất dẫn nhiệt và điện tốt. Các tính chất này thay đổi rõ rệt khi tăng áp suất: ở 1,5 Mbar, màu sắc thay đổi từ bạc sang đen; ở 1,9 Mbar vật liệu trở nên trong, có màu đỏ; và ở 3 Mbar natri là chất rắn trong suốt không màu. Tất cả các đồng phân ở áp suất cao này là chất cách điện và electride. Khi natri hoặc các hợp chất của natri cháy, chúng chuyển thành màu vàng, do các electron ở lớp 3s của natri bị kích thích phát ra photon khi chúng từ phân lớp 3p trở về 3s; bước sóng của các photon này tương ứng với đường D có giá trị 589,3 nm. Tương tác orbitan liên quan đến electron trong phân lớp 3p chia đường D thành 2; cấu trúc siêu mịn liên quan đến cả hai orbitan tạo ra nhiều đường hơn. Natri thường ít phản ứng hơn kali và phản ứng mạnh hơn lithi. Natri nổi trong nước và có phản ứng mãnh liệt với nước, tạo ra hydro và các ion hydroxide. Nếu được chế thành dạng bột đủ mịn, natri sẽ tự bốc cháy trong không khí. Kim loại natri có tính khử mạnh, để khử các ion natri cần −2,71 vôn. Do đó, để tách natri kim loại từ các hợp chất của nó cần sử dụng một lượng năng lượng lớn. Tuy nhiên, kali và lithi còn có mức âm nhiều hơn. Có 20 đồng vị của natri đã được biết đến. Đồng vị ổn định duy nhất là Na. Natri có hai đồng vị phóng xạ nguồn gốc vũ trụ là (Na, chu kỳ bán rã = 2,605 năm; Na, chu kỳ bán rã ≈ 15 giờ). Tất cả các đồng vị còn lại có chu kỳ bán rã nhỏ hơn một phút. Hai đồng phân hạt nhân đã được phát hiện, đồng phân có thời gian tồn tại lâu hơn Na có chu kỳ bán rã khoảng 20,2 micro giây. Phát xạ neutron cấp, như các vụ tai nạn hạt nhân, chuyển đổi một số Na trong máu người thành Na; bằng cách đo hàm lượng Na tương quan với Na, liều trị phát xạ neutron cho bệnh nhân có thể tính toán được. Na được tạo ra từ quá trình đốt cháy carbon trong các sao bởi sự hợp hạch của hai nguyên tử carbon; quá trình này cần nhiệt độ trên 600 megakelvin và ngôi sao có khối lượng ít nhất bằng 3 lần khối lượng Mặt Trời. Natri là nguyên tố tương đối phổ biến trong các ngôi sao và quang phổ vạch D của nguyên tố này là nằm trong số các vạch rõ nhất từ ánh sáng của các sao. Natri chiếm khoảng 2,6% theo khối lượng của vỏ Trái Đất, làm nó trở thành nguyên tố phổ biến thứ sáu nói chung và là kim loại kiềm phổ biến nhất. Trong môi trường liên sao, natri được xác định bằng đường D; mặc dù nó có nhiệt độ hóa hơi cao, sự phổ biến của nó cho phép tàu Mariner 10 phát hiện nó trong khí quyển của Sao Thủy. Natri còn được phát hiện trong ít nhất một sao chổi; các nhà thiên văn học trong quá trình quan sát sao chổi Hale-Bopp năm 1997 đã quan sát được đuôi sao chổi bằng natri, nó bao gồm các nguyên tử trung hòa điện và kéo dài khoảng 50 triệu km. Muối ăn là một loại hàng hóa quan trọng trong các hoạt động của con người, các tấm muối đôi khi được giao cho lính La Mã cùng với lương thực của họ. Ở châu Âu thời Trung cổ các hợp chất của natri với tên Latin sonadum đã được sử dụng như là thuốc chữa đau đầu. Tên gọi "sodium" trong tiếng Anh được cho là có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập "suda", nghĩa là đau đầu, vì tính chất giảm đau của natri carbonat hay soda được biết khá rõ từ rất sớm. Ký hiệu của natri được Jöns Jakob Berzelius công bố đầu tiên trong hệ thống ký hiệu nguyên tử của ông, và có tên trong tiếng Latinh mới là "natrium", nhằm ám chỉ tên gọi trong tiếng Hy Lạp của "natron", một loại muối tự nhiên ban đầu được làm từ natri carbonat ngậm nước. Về tính lịch sử, natron có nhiều ứng dụng quan trọng trong công nghiệp và gia đình, sau đó trở nên ít chú ý khi có nhiều hợp chất natri khác. Mặc dù vậy, natri, đôi khi còn được gọi là "soda" một thời gian dài được xem là một hợp chất, bản thân kim loại không được cô lập mãi cho đến năm 1807 khi Sir Humphry Davy điện phân natri hydroxide. Có khoảng 100.000 tấn natri kim loại được sản xuất hàng năm. Natri kim loại được sản xuất thương mại đầu tiên năm 1855 bằng cách khử carbon nhiệt từ natri carbonat ở 1100 °C, hay còn gọi là công nghệ Deville: Quá trình liên quan dựa trên sự khử natri hydroxide được phát triển năm 1886. Natri hiện được sản xuất thương mại bằng phương pháp điện phân natri chloride nóng chảy, theo công nghệ được cấp bằng sáng chế năm 1924. Phương pháp này rẻ tiền hơn so với phương pháp cũ là điện phân xút ăn da nóng chảy. Natri kim loại có giá khoảng 15 đến 20 cent Mỹ trên một pound (0,30 USD/kg đến 0,45 USD/kg) năm 1997 nhưng loại dùng trong các phản ứng hóa học (ACS) của natri có giá khoảng 35 USD trên pound (75 USD/kg) vào năm 1990. Nó là kim loại rẻ tiền nhất tính theo khối lượng. Natri dạng thuốc thử được cung cấp với số lượng hàng tấn có giá khoảng 3,30 $US/kg năm 2009; số lượng mua ít hơn có giá khác nhau dao động trong khoảng 165 $US/kg; giá cao một phần là do chi phí vận chuyển vật liệu độc hại. Vì natri là kim loại kiềm đứng trước Mg nên muốn sản xuất natri phải điện phân nóng chảy các muối của natri: Natri trong dạng kim loại của nó là thành phần quan trọng trong sản xuất ester và các hợp chất hữu cơ. Kim loại kiềm này là thành phần của natri chloride (NaCl, muối ăn) là một chất quan trọng cho sự sống. Các ứng dụng khác còn có: Natri chloride, được biết đến nhiều hơn như muối ăn, là hợp chất phổ biến nhất của natri được sử dụng làm các chất chống đông đá, tan đá, chất bảo quản và nấu ăn. Natri bicarbonat, mononatri glutamat được sử dụng chủ yếu trong nấu ăn. Cùng với kali, nhiều dược phẩm quan trọng đã cho thêm natri vào để cải thiện ứng dụng sinh học của chúng; mặc dù trong hầu hết các trường hợp, kali là loại ion tốt hơn, natri được chọn do chi phí và khối lượng nguyên tử thấp. Natri hiđrat được dùng làm chất nền cho nhiều phản ứng khác nhau (như phản ứng aldol) trong hóa hữu cơ, và là chất khử trong hóa vô cơ. Natri còn có mặt trong nhiều khoáng chất, chẳng hạn amphibol, cryôlit, muối mỏ, diêm tiêu, zêôlit, v.v. Các hợp chất của natri rất quan trọng trong các công nghiệp hóa chất, thủy tinh, luyện kim, sản xuất giấy, dầu mỏ, xà phòng và dệt may. Nói chung xà phòng là muối của natri với các acid béo. Các xà phòng natri là cứng hơn (độ nóng chảy cao hơn) so với xà phòng kali. Các hợp chất quan trọng nhất đối với công nghiệp là muối (NaCl), sôđa khan (NaCO), bột nở (NaHCO), xút ăn da (NaOH), diêm tiêu Chile (NaNO), đi- và tri-natri phosphat, natri thiosulfat (hypo, NaSO·5HO), và borac (NaBO·10HO). Trong các hợp chất của nó, natri thường tạo liên kết ion với nước và các anion, và được xem là một acid Lewis mạnh. Dạng bột của natri là chất nổ mạnh trong nước và là chất độc có khả năng liên kết và rời liên kết với nhiều nguyên tố khác. Làm việc hay tiếp xúc với natri phải cực kỳ cẩn thận trong mọi lúc, mọi nơi. Natri phải được bảo quản trong khí trơ hay dầu mỏ. Các ion natri đóng vai trò khác nhau trong nhiều quá trình sinh lý học. Ví dụ, các tế bào dễ bị kích thích dựa vào sự tiếp nhận ion Na để sinh ra sự phân cực. Một ví dụ của nó là biến đổi tín hiệu trong hệ thần kinh trung ương.
5497
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5497
Địa chất học
Địa chất học là môn khoa học nghiên cứu về các vật chất rắn và lỏng cấu tạo nên Trái Đất, đúng ra là nghiên cứu thạch quyển bao gồm cả phần vỏ Trái Đất và phần cứng của lớp phủ. Địa chất học tập trung nghiên cứu: cấu trúc, đặc điểm vật lý, động lực, và lịch sử của các vật liệu trên Trái Đất, kể cả các quá trình hình thành, vận chuyển và biến đổi của các vật liệu này. Giải quyết các vấn đề của địa chất liên quan đến rất nhiều chuyên ngành khác nhau. Lĩnh vực này cũng rất quan trọng trong việc khai thác khoáng sản và dầu khí. Ngoài ra, nó cũng nghiên cứu giảm nhẹ các tai biến tự nhiên và cổ khí hậu cùng các lĩnh vực kỹ thuật khác. Thuật ngữ "địa chất học" được Jean-André Deluc sử dụng lần đầu tiên vào năm 1778 và được Horace-Bénédict de Saussure sử dụng là thuật ngữ chính thức từ năm 1779. Là khoa học không có tên trong "Encyclopædia Britannica" xuất bản lần thứ 3 năm 1797, nhưng 10 năm sau nó đã được khẳng định trong tái bản thứ 4 vào năm 1809. Một nghĩa cổ hơn được Richard de Bury sử dụng lần đầu tiên để phân biệt giữa thuyết về thần học và về Trái Đất. Công trình "Peri Lithon" ("bên trong hòn đá") của học giả người Hy Lạp cổ đại Theophrastus (372-287 BC), là một học trò của triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle, là công trình có giá trị trong khoảng 10 thế kỷ. "Peri Lithon" được dịch sang tiếng Latin và một số ngoại ngữ khác. Sự giải đoán về các hóa thạch của nó là học thuyết nổi trội nhất trong thời cổ đại và đầu thời Trung cổ, cho đến khi nó được thay thế bởi học thuyết về các dòng chảy hóa đá của Avicenna vào cuối thời Trung cổ. Trong thời đại La Mã, Pliny the Elder đưa ra rất nhiều các thảo luận mở rộng về một số các khoáng vật và kim loại sau đó được sử dụng rộng rãi trong thực tế. Ông là một trong số những người đầu tiên xác định một cách chính xác nguồn gốc của hổ phách, là một loại nhựa của các cây thông bị hóa thạch, từ việc quan sát các côn trùng bị giữ trong một số mẫu. Ông cũng đặt ra nền tảng của tinh thể học thông qua việc nhận biết dạng thù hình bát diện của kim cương. Một số học giả hiện đại như Fielding H. Garrison, đưa ra ý tưởng về địa chất học hiện đại bắt đầu trong thế giới đạo Hồi thời Trung cổ. Abu al-Rayhan al-Biruni (973-1048 SCN) là một trong những nhà địa chất đạo Hồi đầu tiên, với công trình bao gồm các bài viết đầu tiên về địa chất Ấn Độ, và cho rằng tiểu lục địa Ấn Độ trước kia là biển. Ibn Sina (Avicenna, 981-1037), thì có những đóng góp đặc biệt hơn cho địa chất học và các khoa học tự nhiên (ông được gọi là "Attabieyat") cùng với các nhà triết học tự nhiên khác như Ikhwan AI-Safa và những người khác. Ông viết một công trình bách khoa toàn thư với tựa đề ""Kitab al-Shifa"" (sách về sự chữa bệnh từ sự thiếu hiểu biết), trong phần 2, mục 5 có bài viết về khoáng vật học và thiên thạch học, gồm sáu chương: Sự hình thành núi, Ưu điểm của núi trong việc hình thành các đám mây; Nguồn nước; Nguồn gốc động đất; Sự thành tao khoáng vật; Sự đa dạng địa hình trên Trái Đất. Các nguyên tắc này sau này được biết đến như luật xếp chồng trong địa tầng, gồm ý tưởng về thuyết tai biến, và hiện tại luận vào thời Phục Hưng của Châu Âu. Các khái niệm này cũng được nhắc đến trong các học thuyết về Trái Đất của James Hutton vào thế kỷ 18 C.E. Các học giả như Toulmin và Goodfield (1965), nhận xét về sự đóng góp của Avicenna như sau: "Khoảng 1000 Sau CN, Avicenna đã từng đề xuất học thuyết về nguồn gốc của các dãy núi, trong thế giới Công giáo vẫn được đề cập đến khá căn bản vào 800 năm sau ". Phương pháp khoa học của Avicenna về quan sát thực địa cũng là nguồn gốc của các khoa học về Trái Đất, và vẫn còn được giữ một phần trong các cuộc khảo sát thực địa hiện đại. Ở Trung Quốc, học giả Shen Kua (1031-1095) tính toán một học thuyết về các quá trình tạo ra đất liền: dựa trên sự quan sát của ông ta về các vỏ sò hóa thạch trong cột địa tầng địa chất xuất hiện ở một dãy núi cách biển hàng trăm dặm. Ông ta cho rằng đất liền được hình thành từ sự xói mòn của các dãy núi và sự tích tụ của bột. Georg Agricola (1494-1555), một nhà vật lý, viết luận án đầu tiên một cách hệ thống hóa về các công trình khai thác mỏ và nung chảy, "De re metallica libri XII", với phụ lục "Buch von den Lebewesen unter Tage" (sách về các loài vật bên trong Trái Đất). Ông cũng quan tâm đến năng lượng gió, thủy điện,các lò nung chảy, vận chuyển quặng, chiết tách soda, lưu huỳnh và nhôm, và các vấn đề quản trị. Quyển sách được xuất bản năm 1556. Nicolas Steno (1638-1686) công nhận luật xếp chồng, nguyên tắc phân lớp ngang nguyên thủy, và nguyên tắc liên tục theo chiều ngang: là 3 nguyên tắc xác định địa tầng. Vào thập niên 1700 Jean-Étienne Guettard và Nicolas Desmarest quan sát vùng trung tâm nước Pháp và ghi nhận những quan sát của họ trên các bản đồ địa chất; Guettard ghi nhận quan sát đầu tiên của ông về các nguồn gốc núi lửa ở khu vực này của Pháp. William Smith (1769-1839) đã vẽ một vài bản đồ địa chất đầu tiên và bắt đầu quá trình xếp các lớp đá theo cột địa tầng bằng cách kiểm tra các hóa thạch được chứa trong chúng. James Hutton thường được xem là nhà địa chất học hiện đại đầu tiên. Năm 1785 ông ta đăng một bài báo có tựa là "Học thuyết về Trái Đất" trên tạp chí Khoa học Hoàng gia Edinburgh. Trong bài báo này, ông đã giải thích học thuyết của ông rằng Trái Đất phải cổ hơn các nghiên cứu được đưa ra trước đây, nhằm có đủ thời gian để các dãy núi bị bào mòn và tạo ra các trầm tích để tạo thành đá mới dưới đáy biển, sau đó các đá này được nâng lên thành đất liền. Hutton xuất bản hai quyển sách về các ý tưởng của ông vào năm 1795 (quyển 1, quyển 2). Các nhà nghiên cứu sau Hutton được biết đến là các nhà theo "học thuyết hỏa thành" bởi vì họ tin rằng một số đá được hình thành từ núi lửa, là loại lắng đọng từ dụng nham của các núi lửa, ngược lại các nhà theo "học thuyết thủy thành", tin rằng tất cả các đá lắng đọng trong bồn biển rộng lớn và sau đó bị lộ ra khi mực nước biển bị hạ thấp liên tục theo thời gian. Năm 1811 Georges Cuvier và Alexandre Brongniart xuất bản các giải thích của họ về sự cổ xưa của Trái Đất, dựa trên các khám phá của Cuvier về xương voi hóa thạch ở Paris. Để chứng minh quan điểm này, họ đã tính toán theo nguyên tắc kế thừa trong địa tầng của các lớp đá trên Trái Đất. Họ thực hiện trước một cách độc lập với William Smith về địa tầng ở Anh và Scotland. Sir Charles Lyell lần đầu tiên xuất bản quyển sách nổi tiếng về "các nguyên tắc trong địa chất", vào năm 1830. Lyell tiếp tục xuất bản các tái bản cho đến khi ông mất vào năm 1875. Quyển sách đã ảnh hưởng đến Charles Darwin, và đề cập đến lý thuyết hiện tại luận. Lý thuyết này đề cập đến các quá trình địa chất diễn ra trong suốt lịch sử Trái Đất và vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay. Ngược lại, thuyết tai biến là học thuyết về tương lai của Trái Đất đề cập đến các sự kiện riêng lẻ, thảm họa và lưu truyền không đổi sau đó. Hutton tin vào hiện tại luận, là ý tưởng mà không được chấp nhận rộng rãi vào thời điểm đó. Địa chất thế kỷ 19 phát triển xung quanh câu hỏi về tuổi chính xác của Trái Đất. Các phỏng đoán đưa ra vào khoảng vài trăm ngàn triệu năm. Các tiến bộ về sự phát triển của địa chất trong thế kỷ 20 được ghi nhận bởi thuyết kiến tạo mảng vào thập niên 1960. Thuyết kiến tạo mảng giải quyết được hai vấn đề chính đó là: tách giãn đáy đại dương và trôi dạt lục địa. Học thuyết này cách mạng hóa các khoa học Trái Đất. Thuyết trôi dạt lục địa được Frank Bursley Taylor đưa ra năm 1908, và được phát triển bởi Alfred Wegener năm 1912 và bởi Arthur Holmes, nhưng nó không được chấp nhận cho đến cuối thập kỷ 1960 khi thuyết kiến tạo mảng được phát triển. Chu trình thạch học là một quan điểm quan trọng trong địa chất học, nó mô tả mối quan hệ giữa đá mácma, đá trầm tích, đá biến chất và mác ma. Khi đá kết tinh từ dạng nóng chảy thì gọi là đá mác ma. Loại đá này sau đó hoặc bị bào mòn và tái lắng đọng để tạo thành đá trầm tích hoặc bị biến đổi thành đá biến chất bởi nhiệt độ và áp suất. Đá trầm tích có thể sau đó bị biến đổi thành đá biến chất bởi nhiệt độ và áp suất, và đá biến chất có thể bị phong hóa, bào mòn, lắng đọng và hóa đá để trở thành đá trầm tích. Tất cả các loại đá này có thể bị tái nóng chảy và tạo thành mác ma mới, rồi mác ma này chúng có thể kết tinh để tạo ra đá mác ma một lần nữa. Chu trình này được thể hiện rõ nét bởi các yếu tố động lực liên quan đến học thuyết kiến tạo mảng. Vào thập niên 1960, một phát hiện quan trọng nhất đó là sự tách giãn đáy đại dương. Theo đó, thạch quyển của Trái Đất bao gồm vỏ và phần trên cùng của manti trên, bị chia tách thành các mảng kiến tạo và di chuyển trên manti trên ở dạng rắn, dẻo, dễ biến dạng hay trên quyển astheno. Đây là sự chuyển động cặp đôi giữa các mảng trên mặt và dòng đối lưu manti: sự di chuyển mảng và các dùng đối lưu manti lúc nào cũng cùng hướng. Sự dịch chuyển cặp đôi của các mảng trên bề mặt của Trái Đất và dòng đối lưu manti được gọi là kiến tạo mảng. Sự phát triển của kiến tạo địa tầng cung cấp những kiến thức vật lý cơ bản cho việc quan sát Trái Đất rắn. Các khu khực dạng tuyến kéo dài trên Trái Đất có thể được giải thích đó là ranh giới giữa các mảng. Các sống núi giữa đại dương, là các khu vực cao trong đáy biển, tại đây tồn tại các quá trình thủy nhiệt và hoạt động núi lửa cũng được giải thích đó là ranh giới tách giãn. Các vòng cung núi lửa và các trận động đất cũng được giải thích đó là ranh giới hội tụ, nơi mà một mảng bị hút chìm dưới một mảng. Ranh giới biến dạng, như hệ thống đứt gãy San Andreas, tạo ra các trận động đất mạnh và thường xuyên. Kiến tạo địa tầng cũng góp phần làm sáng tỏ cơ chế thuyết trôi dạt lục địa của Alfred Wegener, theo đó, các lục địa di chuyển trên mặt Trái Đất trong suốt thời gian địa chất. Kiến tạo địa tầng cũng nêu ra các tự tác động làm biến dạng và trạng thái mới của vỏ Trái Đất trong việc nghiên cứu địa chất cấu tạo. Điểm mạnh của thuyết kiến tạo địa tầng là hợp thức hóa việc kết hợp các học thuyết riêng lẻ về cách thức mà thạch quyển di chuyển trên các dòng đối lưu của manti. Dựa trên học thuyết này, hiện tại, người ta đã làm rõ được lịch sử phát triển địa chất Trái Đất nói chung và địa chất khu vực nói riêng. Tiến hóa địa chất khu vực là sự hình thành các loại đá trong một khu vực tuân theo chu trình thạch học và các quá trình tác động lên chúng làm chúng bị biến dạng và thay đổi vị trí. Sự biến đổi đổi này được thể hiện bởi các dấu vết được lưu lại trên các đơn vị địa chất. Các đơn vị đá đầu tiên được hình thành hoặc bởi sự tích tụ trên bề mặt hoặc xâm nhập vào trong các lớp đá khác. Sự tích tụ có thể xảy ra khi trầm tích lắng đọng trên bề mặt Trái Đất và sau đó hóa đá tạo thành đá trầm tích, hoặc khi vật liệu núi lửa như tro núi lửa hoặc các dòng dung nham phủ lên bề mặt. Đá xâm nhập như batholith, laccolith, đê, và sàng, xâm nhập vào các đá, và kết tinh tại đó. Sau khi một chuỗi các đá ban đầu được tạo ra, các đá này có thể bị biến dạng và biến chất. Sự biến dạng tạo ra bởi sự căng giãn, sự nén ép, hoặc bình đoạn tầng (phay ngang). Các cơ chế này liên quan đến các ranh giới hội tụ, ranh giới phân kỳ, và ranh giới chuyển dạng giữa các mảng kiến tạo. Khi đá chịu tác động bởi lực nén ngang, chúng trở nên ngắn và dày hơn. Bởi vì các đá ít bị biến dạng về thể tích, và ứng xử theo hai cách là tạo thành đứt gãy và uốn nếp. Trong các phần nông của vỏ Trái Đất, thường xảy ra biến dạng giòn, hình thành các đứt gãy nghịch, đây là trường hợp các đá ở sâu di chuyển lên trên các đá ở trên. Các đá ở sâu thường cổ hơn, theo nguyên tắc chồng lớp, lại di chuyển lên nằm trên các đá trẻ hơn. Sự dịch chuyển dọc theo đứt gãy có thể tạo ra nếp uốn, hoặc do các đứt gãy không có mặt phẳng, hoặc do các lớp đá trượt dọc theo nó, tạo thành các nếp uốn kéo, khi trượt xuất hiện dọc theo đứt gãy. Các đá nằm sâu hơn trong lòng đất thì có ứng xử như vật liệu dẻo, và tạo ra nếp uốn thay vì đứt gãy. Các nếp uốn này có thể hoặc là nếp uốn lồi nếu lõ của nếp uốn trồi lên hoặc nếp uốn lõm khi lõi bị hạ thấp. Nếu một số phần của nếp uốn bị sụt xuống, thì cấu trúc này được gọi là nếp lồi đảo hoặc nếp lõm đảo. Khi đá chịu nép ép ở nhiệt độ và áp suất cao hơn có thể gây uốn nếp và biến chất đá. Sự biến chất có thể làm thay đổi thành phần khoáng vật của đá; sự phân phiến liên quan đến các khoáng vật được phát triển khi chịu nén; và vó thể làm mất đi cấu tạo ban đầu của đá, như đá gốc trong đá trầm tích, dạng dòng chảy của dung nham, và cấu tạo kết tinh của đá kết tinh. Căng giãn làm cho các đá trở nên dài và mỏng hơn, và thường tạo ra các đứt gãy thuận. Sự căng giãn làm các đá mỏng hơn: như ở vùng nếp uốn và đai đứt gãy nghịch Maria, được cấu tạo toàn bộ là trầm tích của Grand Canyon có thể quan sát được chiều dài nhỏ hơn 1m. Các đá ở độ sâu dễ bị kéo giãn cũng thường bị biến chất. Các đá bị kéo giãn cũng có thể tạo thành dạng thấu kính, được gọi là boudin, sau này tiếng Pháp gọi là "xúc xích", vì chúng nhìn giống nhau. Khi các đá bị dịch chuyển tương đối nhau theo mặt phẳng thì gọi là đứt gãy ngang, các đứt gãy này phát triển trong các khu vực nông, và trong đới cắt ở sâu hơn khi đá bị biến dạng dẻo. Khi các đá mới hình thành, cả tích tụ và xâm nhập, thường tạo ra sự biến dạng. Khi đó sẽ thình thành các đứt gãy và gây ra các biến dạng khác làm cho địa hình phân dị, từ đó xuất hiện sự xâm thực, bào mòn dọc theo sườn và các dòng chảy. Quá trình này tạo ra các trầm tích, và sau đó chúng được lắng đọng và nhấn chìm. Trong trường hợp sự dịch chuyển dọc theo đứt gãy diễn ra liên tục sẽ duy trì sự gia tăng gradient địa hình một cách liên tục và tiếp tục tạo ra các khoảng không gian cho trầm tích lắng đọng. Các sự kiện biến dạng thường liên quan đến các hoạt động xâm nhập và núi lửa. Tro núi lửa và dung nham lắng đọng trên bề mặt, còn sự xâm nhập thì tạo thành các đá nằm bên dưới mặt đất. Ví dụ như xâm nhập kiểu đê là sự xâm nhập theo mặt phẳng thẳng đứng và kéo dài, và thường gây ra các biến dạng trên quy mô rộng lớn. Loại này có thể quan sát ở khiên Canada, hay vòng đê xung quanh ống dung nham núi lửa. Tất cả các quá trình này không nhất thiết phải xảy ra trong một môi trường, và không xuất hiện riêng lẻ. Quần đảo Hawaii, là một ví dụ gồm hầu hết là dung nham bazan. Các loạt trầm tích giữa lục địa ở Hoa Kỳ và vùng Grand Canyon ở tây nam Hoa Kỳ còn sót lại các ống khói bằng đá trầm tích hầu như không bị biến dạng có tuổi Cambri. Các khu vực khác có đặc điểm địa chất phức tạp hơn: ở vùng tây nam Hoa Kỳ, các đá trầm tích, đá núi lửa và đá xâm nhập đều bị biến chất, đứt gãy, và uốn nếp. Thậm chí các đá có tuổi cổ hơn như đá gơnai Acasta thuộc nền cổ Slav ở tây bắc Canada, đá cổ nhất trên thế giới đã bị biến chất tại điểm mà nguồn gốc của nó không thể nhận ra được bằng các phân tích trong phòng thí nghiệm. Thêm vào đó, các quá trình này có thể xảy ra trong nhiều giai đoạn. Ở một vài nơi, Grand Canyon ở tây nam Hoa Kỳ là một ví dụ đơn giản nhất, các đá nằm bên đưới bị biến chất và biến dạng, và sau đó sự biến dạng kết thúc; còn phần trên, các đá không bị biến dạng thì được tích tụ. Mặc dù số lượng các đá được thay thế và biến dạng có thể xảy ra và chúng có thể xuất hiện nhiều lần, thì các khái niệm này vẫn cung cấp những hiểu biết về lịch sử của một khu vực... Các tiến bộ về địa chấn học, mô hình trên máy tính, và khoáng vật học-tinh thể học ở nhiệt độ và áp suất cao cũng đã cho bức tranh về thành phần và cấu tạo bên trong của Trái Đất. Các nhà địa chấn học có thể sử dụng thời gian đến của các sóng địa chất phản hồi để hình dung cấu tạo bên trong của Trái Đất. Các khám phá trước đây trong lĩnh vực này cũng đã cho thấy nhân ngoài ở thể lỏng (tại đây "sóng ngang" (S) không thể truyền qua) và nhân trong ở thể rắn đặc sít. Các phát hiện này đã phát triển mô hình lớp của Trái Đất gồm lớp vỏ và thạch quyển ở trên cùng, manti ở dưới (được phân chia bởi sự gián đoạn sóng địa chấn ở độ sâu 410 đến 660 km), và nhân ngoài và nhân trong ở bên dưới. Gần đây, các nhà địa chấn có thể tạo ra các bức ảnh chi tiết về tốc độ truyền sóng trong Trái Đất giống như các bức ảnh mà bác sĩ chụp cơ thể người bằng máy quét CT. Các bức ảnh này cho nhiều thông tin chi tiết về cấu tạo của Trái Đất và có thể thay thế mô hình lớp được đơn giản bằng mộ mô hình mang tính động lực hơn. Các nhà khoáng vật học cũng có thể sử dụng dữ liệu áp suất và nhiệt độ từ các nghiên cứu về địa chấn và mô hình cùng với sự hiểu biết về thành phần nguyên tố cấu tạo nên Trái Đất bằng cách tái tạo các điều kiện này bằng thực nghiệm và đo đạc các biến đổi trong cấu trúc tinh thể. Các nghiên cứu này giải thích các biến đổi hóa học liên quan đến sự gián đoạn địa chấn quan trọng trong manti, và cho thấy các cấu trúc tinh thể học dự đoán trong nhân trong của Trái Đất. Đầu ngữ "geo (γῆ)" theo tiếng gốc Hi Lạp hay "địa (地)" gốc tiếng Trung Quốc có nghĩa là Trái Đất, còn thuật ngữ "địa chất" ("geology" hay "地质") thường được sử dụng chung với tên của các hành tinh khác khi mô tả thành phần và các quá trình nội sinh của chúng như: "địa chất Sao Hỏa" và "địa chất Mặt Trăng". Các thuật ngữ đặc biệt như "selenology" (nghiên cứu Mặt Trăng, tức là Nguyệt Học), "areology" (của Sao Hỏa, Hỏa Tinh Học) cũng được sử dụng. Cùng với sự tiến bộ về khám phá không gian trong thế kỷ 20, các nhà địa chất đã bắt đầu nghiên cứu đến các hành tinh khác có dạng giống như Trái Đất. Các nghiên cứu này đã sinh ra nhánh địa chất học hành tinh, đôi khi còn được gọi là địa chất học vũ trụ, theo đó các nguyên tắc địa chất học được áp dụng để nghiên cứu các hành tinh khác trong hệ mặt trời. Mặc dù các nhà địa chất học hành tinh cũng quan tâm đến bề mặt của các hành tinh, nhưng chỉ chú ý đến sự sống trong quá khức và hiện tại của các thế giới khác. Điều này đã đặt ra một số nhiệm vụ với mục tiêu (một trong những mục tiêu) là tìm hiểu sự sống trên các hành tinh. Ví dụ như Tàu đáp xuống Phoenix đã phân tích đất ở bắc cực Sao Hỏa để tìm kiếm nước, các hợp chất hóa học và khoáng vật liên quan đến các quá trình sinh học. Một phương pháp truyền thống và quan trọng trong việc định tuổi các yếu tố địa chất là sử dụng các nguyên tắc địa chất. Có nhiều nguyên tắc quan trọng được phát triển từ khi sơ khai đến khi nó trở thành một ngành khoa học chính thức. Các nguyên lý này vẫn được áp dụng cho đến ngày nay theo cách mà nó cung cấp thông tin về lịch sử địa chất và thời gian diễn ra các sự kiện địa chất. Nguyên tắc quan hệ xâm nhập, khi đá mácma xâm nhập lên bề mặt đất nó xuyên cắt qua các tầng nằm bên trên nó, thường là các tầng đá trầm tích. Khi đó dựa trên quan hệ này có thể xác định được các đá mác ma trẻ hơn các đá trầm tích bị nó cắt qua. Có một số kiểu xâm nhập khác nhau như laccolith, batholith, sàng và đê. Nguyên tắc quan hệ cắt theo mặt cắt, đề cập đến các đứt gãy và tuổi của đứt gãy. Đứt gãy trẻ hơn đá mà chúng cắt qua; nếu các đứt gãy này cắt qua hai hay nhiều loại đá theo thứ tự địa tầng, nếu chúng phát triển liên tục trên đá này mà không phát triển trên đá kia thì các đá bị cắt có tuổi cổ hơn đứt gãy, còn các đá không bị cắt có tuổi trẻ hơn đứt gãy. Tìm các dấu hiệu này trên đá có thể xác định được loại đứt gãy đó là đứt gãy thường hay đứt gãy sâu (trong toàn vỏ Trái Đất). Nguyên tắc bắt tù hay chứa, thường dùng trong đá trầm tích, khi mà một loại đá ngoại lai có mặt trong đá trầm tích, thì nó có tuổi cổ hơn tuổi đá trầm tích. Tương tự, trong đá mácma, khi một loại đá bị bao bọc bởi một đá mácma khác thì đá bị bao bọc có tuổi cổ hơn tuổi đá mácma chứa nó. Nguyên tắc tương tự đề cập đến các quá trình địa chất diễn ra trong hiện tại cũng giống với các quá trình diễn ra trong quá khứ. Nguyên tắc này được phát triển từ nguyên tắc của nhà vật lý và địa chất học James Hutton thế kỷ 18, là "hiện tại là chìa khóa mở cách cửa quá khứ" nguyên văn: "the past history of our globe must be explained by what can be seen to be happening now" (Lịch sử trong quá khứ có thể được giải thích giống như những gì xảy ra trong hiện tại). Nguyên tắc lớp nằm ngang nguyên thủy đề cập đến các lớp trầm tích tồn tại trong môi trường ở dạng đá gốc nằm ngang. Quan sát các lớp trầm tích hiện đại (đặc biệt là trầm tích biển) ở nhiều môi trường khác nhau cũng chứng minh cho nguyên tắc này (mặc dù trong tự nhiên các lớp này hơi nghiêng, nhưng xu hướng chung là nó nằm ngang). Nguyên tắc xếp chồng để chỉ các lớp đá trầm tích trẻ hơn nằm trên các lớp đá trầm tích cổ trong vùng yên tĩnh kiến tạo. Nguyên tắc này dùng để phân tích quan hệ của các lớp trầm tích trong cùng một mặt cắt đứng, theo đó có thể phân tích sự gián đoạn trầm tích trong toàn địa tầng. Nguyên tắc động vật hóa thạch dựa trên sự xuất hiện của hóa thạch trong các đá trầm tích. Khi các loài xuất hiện cùng thời điểm trên toàn thế giới, sự có mặt hoặc không có mặt (thỉnh thoảng) của chúng có thể cung cấp tuổi tương đối của các hệ tầng chứa chúng. Dựa trên nguyên tắc của William Smith, đã ra đời trước thuyết tiến hóa của Charles Darwin gần 100 năm, nguyên tắc này phát triển độc lập với thuyết tiến hóa. Nguyên tắc trở nên khá phức tạp, tuy nhiên đã đưa ra được sự hóa thạch của các loài dễ biến đổi và hóa thạch địa phương dựa trên sự thay đổi theo chiều đứng trong môi trường sống (các loài thay đổi trong tầng trầm tích), và không phải tất cả hóa thạch có thể được tìm thấy trên toàn thế giới trong cùng một thời điểm. Một sự kiện lớn của ngành địa chất trong thế kỷ 20 là khả năng sử dụng tỷ lệ đồng vị phóng xạ để xác định khoảng thời gian mà đá chịu tác động bởi một nhiệt độ cụ thể. Các phương pháp này đo đạc thời gian từ lúc một hạt khoáng vật cụ thể nguội đi ở nhiệt độ kết thúc của nó, tại điểm này các đồng vị phóng xạ khác nhau không còn khuếch tán trong các cấu trúc tinh thể. Việc sử dụng định tuổi đồng vị đã làm thay đổi các hiểu biết về thời gian địa chất. Trước đây, các nhà địa chất chỉ có thể sử dụng hóa thạch để định tuổi trong các mặt cắt của đá trong mối quan hệ với các mặt cắt khác. Trong khi đó, định tuổi đồng vị, có thể định tuổi chính xác, và tuổi chính xác này có thể được ứng dụng đối với các chuỗi hóa thạch trong các vật liệu đã được định tuổi, đổi từ tuổi tương đối thành tuổi tuyệt đối. Các nhà địa chất đã dùng phân rã phóng xạ để xác định tuổi của Trái Đất vào khoảng 4,54 tỉ năm (4,5x10) và tuổi của các vật liệu tạo thành hành tinh cổ nhất (các thiên thạch Chondrit kỷ Cacbon) là 4,567 tỉ năm. Đồng hồ thang thời gian địa chất về lịch sử của Trái Đất từ lúc hình thành hệ Mặt Trời cách đây 4,567 Ga (Ga: tỉ năm) đến hiện tại. Dòng thứ 2 và 3 là phần mở rộng của các phần được đánh dấu sao. Holocen (thế cuối cùng) rất nhỏ nên thể hiện không rõ trên thang này. Các nhà địa chất sử dụng các phương pháp thực địa, phân tích trong phòng thí nghiệm, và mô hình số để giải mã lục sử Trái Đất và hiểu các quá trình xảy ra trên Trái Đất. Trong các cuộc khảo sát địa chất, các nhà địa chất thường dùng các thông tin nguyên thủy liên quan đến thạch học (nghiên cứu về các loại đá), địa tầng học (nghiên cứu các lớp trầm tích), và địa chất cấu tạo (nghiên cứu về thế nằm và sự biến dạng của đá). Trong một số trường hợp, các nhà địa chất cũng nghiên cứu đất, sông, địa hình, và băng hà; khảo sát sự sống hiện tại và quá khứ và các con đường địa hóa, và sử dụng các phương pháp địa vật lý để khảo sát phần bên dưới mặt đất. Công việc khảo sát địa chất thực tế hay thực địa thay đổi tùy theo nhiệm vụ được giao (đặt ra). Các công việc thông thường bao gồm: Trong lĩnh vực thạch học, các nhà thạch học xác định các mẫu đá trong phòng thí nghiệm bằng hai phương pháp là soi mẫu dưới kính hiển vi quang học và dưới kính hiển vi điện tử. Trong các phân tích khoáng vật quang học, mẫu lát mỏng được phân tích bằng kính hiển vi thạch học, nhờ đó các khoáng vật có thể được xác định qua các thuộc tính khác nhau của chúng bởi ánh sáng phân cực xuyên qua và mặt phẳng phân cực, gồm các tính chất của nó như khúc xạ kép, đa sắc, song tinh, và sự giao thoa bởi lăng kính lồi. Khi dùng máy dò điện tử, các vị trí riêng lẻ được phân tích về thành phần hóa học chính xác và sự thanh đổi về thành phần trong các tinh thể riêng lẻ. Các nghiên cứu về đồng vị bền và phóng xạ giúp con người hiểu hơn về thành phần vật chất bên trong, cũng như sự phát triển của địa hóa học về các loại đá. Các nhà thạch học sử dụng dữ liệu về các bao thể và các thí nghiệm vật lý ở nhiệt độ và áp suất cao để tìm hiểu nhiệt độ và áp suất mà tại đó hình thành các pha tạo khoáng vật khác nhau, và bằng cách nào chúng biến đổi trong các quá trình mácma và biến chất. Nghiên cứu này có thể được ngoại suy từ thực tế để hiểu các quá trình biến chất và các điều kiện kết tinh của các đá mácma. Công trình này cũng giúp giải thích các quá trình xuất hiện trong lòng Trái Đất như sự hút chìm và sự tiến hóa của lò mácma. Các nhà địa chất cấu tạo sử dụng phương pháp phân tích thạch học lát mỏng để quan sát cấu tạo thớ của đá vì chúng cung cấp thông tin về ứng suất bên trong cấu trúc tinh thể của đá. Họ cũng vẽ và kết hợp các đo đạc về địa chất cấu tạo nhằm hiểu rõ hơn xu hướng của đứt gãy hoặc nếp uốn để hồi phục lại lịch sử biến dạng đá của một khu vực hay rộng hơn là lịch sử phát triển kiến tạo của khu vực. Thêm vào đó, họ tiến hành phân tích các thí nghiệm dạng mô phỏng trên máy tính về sự biến dạng của đá ở phạm vi lớn trong môi trường nhỏ. Các phân tích về cấu tạo thường được tiến hành bằng cách vẽ đồ thị xu hướng về các đặc điểm biến đổi trên lưới chiếu nổi. Lưới chiếu nổi là một lưới chiếu hình cầu được thể hiện trên mặt phẳng, trên lưới này các mặt phẳng được biểu diễn thành những đường thẳng và các đường thẳng được biểu diễn thành các điểm. Lưới này có thể được sử dụng để tìm vị trí của các trục nếp uốn, quan hệ giữa các đứt gãy, và quan hệ giữa các cấu tạo địa chất khác nhau. Mộ trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất về địa chất cấu tạo là thí nghiệm liên quan đến các nêm bồi kết, nó là các khu vực tạo ra các dãy núi dọc theo các ranh giới mảng hội tụ. Trong các lần thí nghiệm khác nhau, các lớp cát nằm ngang bị kéo dọc theo bề mặt bên dưới tạo ra các kiến trúc giống như với thực tế và sự phát triển của đai tạo núi vuốt nhọn giới hạn (tất cả các góc giống nhau). Các mô hình số cũng thực hiện bằng cách tương tự, chúng thường phức tạp và có thể bao gồm các kiến trúc xói mòn và nâng trong đai tạo núi. Thí nghiệm này giúp thể hiện quan hệ giữa xói mòn và hình dạng của dãy núi. Các nghiên cứu trên cũng cung cấp thông tin có ích cho việc tìm hiểu cách biến chất do áp lực, nhiệt độ, không gian và thời gian. Trong phòng thí nghiệm, các nhà địa tầng học phân tích các mẫu trong các mặt cắt địa tầng được thu thập từ thực địa, như các mẫu lõi khoan. Các nhà địa tầng học cũng phân tích dữ liệu thu thập được ở những vị trí lộ ra các đơn vị địa tầng từ các cuộc khảo sát địa chất. Dữ liệu địa vật lý và log lỗ khoan cũng được kết hợp để mô phỏng theo không gian ba chiều trên máy tính để giúp hiểu rõ hơn về các đặc điểm bên dưới mặt đất. Sau đó, các dữ liệu này được sử dụng để tái lập lại các quá trình trong quá khứ đã diễn ra trên bề mặt của Trái Đất, giải đoán các môi trường trong quá khứ, và các khu vực dùng cho khai thác nước hoặc dầu khí. Trong phòng thí nghiệm, các nhà sinh địa tầng học phân tích các mẫu đá lộ ra trên mặt và các mẫu lõi khoan để tìm kiếm các hóa thạch. Các hóa thạch này giúp các nhà khoa học định tuổi của đá chứa nó và biết được môi trường trầm tích của đá đó. Các nhà địa thời học xác định chính xác tuổi đá trong mặt cắt địa tầng nhằm cung cấp các ranh giới tuổi tuyệt đối chính xác hơn về thời gian và tốc độ trầm tích. Các nhà từ địa tầng học cũng dùng dấu hiệu đảo cực từ trong lõi khoan của các đá mácma để định tuổi của đá. Các nhà khoa học khác nghiên cứu đồng vị ổn định trong các đá cũng nhằm cung cấp thêm thông tin về khí hậu trong quá khứ. Các nhà kinh tế địa chất giúp xác định và quản lý tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất như dầu khí, than cũng như tài nguyên khoáng sản kim loại (đồng, sắt, urani) và phi kim loai (vật liệu xây dựng, vật liệu gốm sứ). Địa chất mỏ bao gồm các công việc khai thác tài nguyên trên Trái Đất. Một số tài nguyên có giá trị kinh tế được chú ý nhiều nhất như các loại đá quý, kim loại, và một số khoáng vật như amiăng, perlit (đá trân châu), mica, phosphat, zeolit, sét, đá bọt, thạch anh, và silica, cũng như các nguyên tố như lưu huỳnh, clo, và heli. Các nhà địa chất dầu khí nghiên cứu các vị trí trong lòng đất nơi mà có thể khai thác hydrocarbon, đặc biệt là dầu mỏ và khí thiên nhiên. Bởi vì các bể chứa dầu này được tìm thấy trong các bồn trầm tích, họ cũng nghiên cứu các thành hệ trong các bồn này cũng như sự trầm tích và tiến hóa kiến tạo của chúng và thế nằm hiện tại của các lớp đá. Trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng, các nguyên tắc địa chất và các phép phân tích được sử dụng để xác định chắc chắn các nguyên tắc ứng xử cơ học của vật liệu được sử dụng trong công trình. Điều náy giúp cho các đường hầm không bị sập, các cây cầu và các tòa nhà cao tầng được xây dựng trên móng vững chắc, và các tòa nhà có thể đứng vững trên nền đất bùn, sét. Địa chất và các nguyên tắc địa chất có thể ứng dụng trong các vấn đề về môi trường như khôi phục dòng chảy, phục hồi các vùng đất bỏ hoang, và hiểu các tương tác giữa môi trường sống tự nhiên và môi trường địa chất. Thủy văn học nước dưới đất hay địa chất thủy văn được sử dụng để tìm kiếm nước dưới đất, nó chỉ ra các vị trí nước cấp không bị ô nhiễm và rất quan trọng trong các khu vực khô cằn, và để theo dõi sự khuếch tán chất ô nhiễm trong các giếng nước. Các nhà địa chất thu được dữ liệu thông qua cột địa tầng, lỗ khoan, mẫu lõi khoan và mẫu lõi băng. Các mẫu lõi băng và lõi trầm tích được sử dụng để tái lập các điều kiện cổ khí hậu, vì chúng cho biết về nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển trên toàn cầu trong quá khứ và hiện tại. Các dữ liệu này là dữ liệu gốc cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu toàn cầu nằm ngoài các dữ liệu lấy được từ các đo đạc hiện tại. Các nhà địa chất học và địa vật lý học nghiên cứu các tai biến tự nhiên nhằm mục đích đưa ra các hệ số an toàn trong xây dựng các tòa nhà và hệ thống cảnh báo nhằm giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản. Các ví dụ về các tai biến tự nhiên liên quan đến địa chất (đối lập với những gì liên quan chủ yếu đến khí tượng):
5501
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5501
Calci
Calci (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp "calcium" /kalsjɔm/), còn được viết là canxi, là nguyên tố hoá học ký hiệu Ca, số thứ tự 20 trong bảng tuần hoàn. Nó là một kim loại kiềm thổ có nguyên tử khối là 40. Calci là nguyên tố thiết yếu cho sinh vật sống, đặc biệt trong sinh lý học tế bào và tồn tại dưới 3 dạng trong máu: 50% dưới dạng ion Ca, gần 50% kết hợp với protein huyết tương, chủ yếu là albumin và chỉ còn rất ít dưới dạng phức hợp với phosphat, citrat, cacbonat. Ở đây có sự di chuyển ion Ca vào và ra khỏi tế bào chất có vai trò mang tín hiệu cho nhiều quá trình tế bào. Là một khoáng chất chính trong việc tạo xương, răng và vỏ sò, calci là kim loại phổ biến nhất về khối lượng có trong nhiều loài động vật. Về hóa học, calci là một kim loại mềm và phản ứng mạnh (mặc dù chỉ cứng hơn chì, nó có thể bị cắt bằng dao một cách khó khăn). Nó là nguyên tố kim loại có màu bạc phải được tách ra bằng phương pháp điện phân từ muối nóng chảy như calci chloride. Khi được tạo ra, nó nhanh chóng hình thành một lớp áo oxide và nitrit màu trắng xám do tiếp xúc với không khí. Ở dạng khối, kim loại khó đốt cháy, thậm chí còn khó hơn các miếng magnesi; nhưng khi cắt ra, kim loại cháy trong không khí cho ngọn lửa cam-đỏ có độ chói cao. Kim loại calci phản ứng với nước tạo khí hydro với tốc độ nhanh đến mức có thể nhận biết được, nhưng không đủ nhanh ở nhiệt độ phòng để tạo ra nhiều nhiệt, do vậy nên nó rất hữu ích trong việc dùng sản xuất hydro. Tuy nhiên, khi ở dạng bột nó phản ứng với nước cực kỳ nhanh do diện tích bề mặt tiếp xúc tăng do ở dạng bột. Một phần phản ứng với nước bị chậm lại do nó tạo ra sản phẩm không hòa tan là calci hydroxide có tính bảo vệ. Calci có tỉ trọng 1,55 g/cm³, là kim loại kiềm thổ nhẹ nhất; magie (1,74) và beryli (1,84) nặng hơn mặc dù chúng có số khối nhỏ hơn. Kể từ stronti trở đi, các kim loại kiềm thổ có tỷ trọng tăng theo số khối. Calci có hai đồng hình. Calci có điện trở suất lớn hơn đồng và nhôm, tính trên cùng khối lượng, do nó có khối lượng riêng thấp hơn, nó cũng là chất dẫn điện tốt hơn hai loại trên. Tuy nhiên, trong thực tế nó ít khi được sử dụng bởi rất dễ phản ứng với không khí. Các muối của calci không màu cho dù calci ở dạng nào đi nữa, và ion calci hòa tan (Ca) cũng không màu. Cùng với các muối của magnesi và các muối của kim loại kiềm thổ khác, các muối calci thường tan khá trong nước ngoại trừ calci hydroxide, calci sulfat, calci cacbonat và calci phosphat. Khi ở trong dung dịch, ion calci cho nhiều vị giác ấn tượng như mặn, chua, trơn. Vôi ở dạng vật liệu xây dựng đã được sử dụng từ thời tiền sử cách nay khoảng 7000 đến 14000 TCN. Lò vôi được định tuổi đầu tiên có niên đại 2500 TCN và được tìm thấy ở Khafajah Mesopotamia. Calcium (từ tiếng Latin , thuộc về "calcis", nghĩa là "vôi") đã được biết từ rất sớm vào thế kỷ I khi người La Mã cổ đại điều chế vôi ở dạng calci oxide. Văn liệu năm 975 ghi nhận rằng calci sulfat là chất hữu ích trong việc hình thành xương. Nó không được tách biệt mãi cho đến năm 1808 ở Anh khi Sir Humphry Davy điện phân một hỗn hợp gồm vôi và thủy ngân oxide.. Calci là một thành phần quan trọng của khẩu phần dinh dưỡng. Sự thiếu hụt rất nhỏ của nó đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương và răng. Thừa calci có thể dẫn đến sỏi thận (vì khi nồng độ cao dễ bị kết tinh gây ngưng trệ quá trình bài tiết). Vitamin D là cần thiết để hấp thụ calci. Các sản phẩm sữa chứa một lượng lớn calci. Để hiểu thêm về vai trò của calci trong thế giới sự sống, xem thêm bài Calci trong sinh học. Các ứng dụng khác còn có: Vôi sống (CaO) được sử dụng trong nhiều quy trình làm sạch hóa học và được sản xuất bằng cách nung nóng đá vôi. Khi thêm nước vào vôi sống thì nó tạo ra vôi tôi Ca(OH). Khi Ca(OH) được trộn với cát nó tạo ra vữa sử dụng trong xây dựng, vữa này cứng lại khi để lâu trong không khí do carbon dioxide có phản ứng chậm với vôi tôi tạo ra cacbonat calci. Trộn với các chất khác, chẳng hạn đất sét và thạch cao khi bị nung nóng ở nhiệt độ cao, CaO tạo ra một thành phần quan trọng của xi măng Portland là cờ lanh ke ("clinker"). Khi nước thấm qua đá vôi hoặc các loại đá cacbonat,nó hòa tan một phần của đá (do sự hiện diện của khí CO) và sinh ra các loại hình nhũ đá cũng như hình thành nên nước cứng. Các hợp chất quan trọng của calci là nitrat, sulfide, chloride, carbide, xyanua và hypôclorit calci. Calci có 6 đồng vị ổn định, hai trong chúng có nguồn gốc tự nhiên: đồng vị Ca và đồng vị phóng xạ Ca với chu kỳ bán rã = 103.000 năm. 97% của nguyên tố này là ở dạng Ca. Ca là một trong các sản phẩm sinh ra bởi sự phân rã của K, cùng với Ar. Trong khi tỷ lệ K/Ar được sử dụng rộng rãi trong địa chất học thì sự phổ biến của Ca trong tự nhiên đã cản trở việc sử dụng chỉ số K/Ca này trong địa chất. Không giống như các đồng vị có nguồn gốc vũ trụ được tạo ra trong khí quyển, Ca được sản xuất do việc hấp thụ neutron của Ca. Phần lớn của việc tạo ra đồng vị này là ở những mét cao nhất hay ở những lớp đất đá mà ở đó các bức xạ neutron vũ trụ là đủ mạnh. Ca đã thu được sự chú ý của các nhà khoa học trong nghiên cứu các chòm sao vì Ca phân rã thành K, một chỉ số quan trọng của các bất thường trong hệ Mặt Trời. Calci là nguyên tố thiết yếu cho sự sống. Mức calci trong động vật có vú được kiểm soát chặt. regulated, Trong cơ thể thì 98% calci nằm ở xương và răng; 2% còn lại là ion calci nằm trong máu để thực hiện các chức năng thần kinh cơ, đông máu. Trong máu, Ca ở dưới 3 dạng: 50% dưới dạng ion Ca++, gần 50% kết hợp với protein huyết tương, chủ yếu là albumin và chỉ còn rất ít dưới dạng phức hợp với phosphat, citrat, carbonat. Nếu tuyến cận giáp bị kích thích do thiếu calci, tuyến cận giáp phải liên tục tiết ra quá nhiều hooc môn, chức năng tuyến cận giáp làm việc quá mức nên không còn kiểm soát được nồng độ calci trong máu nữa, do vậy nồng độ calci trong máu tăng cao, dẫn đến loạn nhịp tim. Khi nhịp tim loạn thì tuyến giáp lại phải tiết ra hooc môn để giảm nồng độ calci trong máu, chuyển lượng calci thừa đó ra ngoài tới các tổ chức khác để duy trì ổn định nồng độ calci trong máu. Quá trình đó gọi là "calci di chuyển". CaO + HO → Ca(OH) CaO + 2CO + HO → Ca(HCO) CaCO (t) → CaO + CO↑ Ca + 2HCl → CaCl + H↑ CaO + 3C → CaC + CO (xảy ra ở nhiệt độ 3.000 °C)
5504
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5504
HĐH
HĐH có thể là từ viết tắt cho:
5517
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5517
Tantal
Tantal (tiếng Latinh: Tantalum) là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Ta và số nguyên tử bằng 73. Nó là nguyên tố hiếm, cứng, có màu xám-xanh óng ánh, là kim loại chuyển tiếp, chống ăn mòn rất tốt, thường có trong khoáng chất tantalít. tantal được dùng trong các dụng cụ phẫu thuật và cấy ghép trong cơ thể, vì nó không phản ứng với các dịch thể. Tantal màu xám, nặng, dễ uốn, cứng, dễ gia công, chống ăn mòn bởi acid rất tốt, dẫn điện và nhiệt tốt. Ở nhiệt độ dưới 150 C tantal không phản ứng hóa học với chất nào, ngay cả với nước cường toan, và chỉ bị ăn mòn bởi acid hydrofluoric, dung dịch acid chứa ion fluor và sulfide trioxide. Nhiệt độ nóng chảy của tantal chỉ thấp hơn wolfram và rheni (chảy tại 3.290 K, sôi tại 5.731 K). tantal có điện dung lớn nhất trong số các hóa chất dùng trong tụ điện. Tantal (tiếng Hy Lạp là "tantalos", một nhân vật huyền thoại) được tìm thấy ở Thụy Điển năm 1802 bởi Anders Ekeberg và được chiết tách năm 1820 bởi Jöns Berzelius. Nhiều nhà hóa học thời đó đã tin là niobi và tantal là một nguyên tố cho mãi đến năm 1844 và 1866 khi các nghiên cứu đã cho thấy acid niobic và tantalic là khác nhau. Các nghiên cứu đầu tiên chỉ tạo ra được tantal không nguyên chất và mẫu nguyên chất đầu tiên được tạo ra bởi Werner von Bolton năm 1903. Các dây tóc làm bởi tantal được dùng cho bóng đèn cho đến khi wolfram thay thế nó. Tên tantal được đặt theo tantalus, cha của Niobe trong thần thoại Hy Lạp. Tantal được ước tính chiếm khoảng 1 ppm hoặc 2 ppm trong lớp vỏ Trái Đất theo khối lượng. Có một số loại khoáng vật tantal, chỉ vài loại trong số đó được dùng làm nguyên liệu thô trong công nghiệp sản xuất tantal như: tantalt, microlit, wodginit, euxenit, polycrase. tantalt (Fe,Mn) TaO là khoáng vật tách tantal quan trọng nhất. tantalt có cùng cấu trúc khoáng vật với columbit (Fe,Mn) (Ta,Nb)O; nếu Ta nhiều hơn Nb thì nó được gọi là tantalt và ngược lại thì gọi là columbit (hay niobit). Tỷ trọng của tantalt và các khoáng vật chứa tantal khác cao làm cho nó được tác ra bằng phương pháp trọng lực. Các khoáng vật khác gồm samarskit và fergusonit. Quặng tantal có ở Úc, Brasil, Canada, Congo, Mozambique, Nigeria, Bồ Đào Nha, Thái Lan... Tantalt hay lẫn với columbit trong quặng coltan. Việc khai khoáng quặng này ở Congo đã gây nên nhiều vấn đề về quyền con người và bảo vệ môi trường thiên nhiên. Nhiều quy trình phức tạp cần thực hiện để tách tantal khỏi niobi. Các phương pháp điều chế thương mại có thể gồm: điện phân hợp chất kali florotantalat nóng chảy, khử hợp chất trên bằng natri, hay bằng phản ứng giữa hợp chất tantal Carbide với tantal oxide. tantal còn là sản phẩm phụ của tinh luyện thiếc. Các nhà khoa học tại Los Alamos National Laboratory đã chế tạo được chất composít chứa tantal và cacbon thuộc vào loại vật liệu cứng nhất mà con người tạo ra. Tantal tự nhiên có hai đồng vị. Ta-181 là đồng vị bền còn Ta-180m là đồng vị phóng xạ chuyển hóa chậm thành chất đồng phân nguyên tử với chu kỳ bán rã khoảng 10 năm. Các hợp chất chứa tantal rất hiếm gặp, và kim loại này thường không gây nên vấn đề gì trong phòng thí nghiệm, nhưng nó vẫn nên được coi là rất độc. Có bằng chứng cho thấy hợp chất của tantal có thể gây nên khối u, và bụi kim loại tantal có thể gây cháy hay nổ.
5524
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5524
Chuyển động
Chuyển động, trong vật lý, là sự thay đổi vị trí trong không gian theo thời gian của chất điểm hay một hệ chất điểm. Trong đó chất điểm là một điểm hình học không có kích thước hoặc kích thước vô cùng nhỏ bé nhưng có khối lượng. Chất điểm không thay đổi vị trí trong không gian theo thời gian thì đứng yên. Chuyển động của chất điểm chỉ có 2 dạng là chuyển động đều (tức là chuyển động với vận tốc không đổi) và chuyển động có gia tốc (tức là có sự thay đổi vận tốc khi chuyển động). Chất điểm không chịu tác dụng của lực thì sẽ đứng yên hoặc chuyển động đều, tức là gia tốc bằng 0. Tập hợp nhiều chất điểm gọi là hệ chất điểm. Các chất điểm trong hệ chất điểm có thể độc lập chuyển động hay đứng yên, và giữa chúng có thể có sự thay đổi hay không thay đổi khoảng cách tương đối với nhau theo thời gian. Sự chuyển động tương đối của hệ chất điểm có được là nhờ các loại lực tương tác giữa chúng với nhau (trong bốn loại lực cơ bản). Hệ chất điểm mà luôn giữ các khoảng cách tương đối giữa các chất điểm trong hệ không đổi, dù các chất điểm thuộc hệ có chuyển động hay đứng yên, thì được gọi là vật rắn hay ngắn gọn là vật (Như vậy, vật rắn là hệ chất điểm có khối lượng, luôn giữ khoảng cách với nhau không đổi khi chuyển động). Khoảng cách không đổi của các chất điểm trong vật rắn đem lại sự phụ thuộc không tự do của các chất điểm gọi là liên kết của chất điểm trong vật rắn. Các dạng chuyển động cơ bản của vật rắn bao gồm chuyển động tịnh tiến, và chuyển động quay quanh trục hay tâm. Các loại chuyển động phức tạp của vật rắn đều có thể phân tích thành 2 dạng chuyển động cơ bản trên. Vào thế kỷ 17, Newton là nhà khoa học gia người Anh đầu tiên nghiên cứu về Chuyển động của vật từ các khái niệm cơ học cơ bản ban đầu và tìm ra các loại Chuyển động cơ bản của vật cùng với các tính chất của các chuyển động được thể hiện qua các công thức chuyển động. Vật và lực tương tác với nhau theo định luật vạn vật hẫp dẫn và 3 định luật Newton: Vận tốc là đạo hàm của quỹ đạo chuyển động theo thời gian. Vận tốc cho biết tốc độ di chuyển của vật. Trong chuyển động đều vận tốc là hằng số và trị số được tính bằng tỉ lệ quãng đường chia thời gian: "Bài chi tiết: Gia tốc" Gia tốc là đạo hàm của vận tốc theo thời gian. Gia tốc cho biết thay đổi của vận tốc di chuyển. Trong chuyển động đều hoặc đứng yên gia tốc có trị số bằng 0. Trong chuyển động nhanh dần đều hay chậm dần đều gia tốc là hằng số và trị số được tính bằng tỉ lệ của vận tốc chia thời gian: Quãng đường là trị số độ dài quỹ đạo chuyển động của vật. Quãng đường tính bằng tích của vận tốc nhân thời gianː Lực là một đại lượng tương tác với vật để thực hiện một việc. Lực tác động gây ra chuyển động cho chất điểm có trị số bằng tích số giữa khối lượng của chất điểm chuyển động với gia tốc chuyển động của chất điểm đó, phương chiều của lực trùng với phương chiều của gia tốc. Công cho biết khả năng của lực thực hiện một việc. Tính bằng tích của Lực với quãng đường Năng lượng là khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất.
5525
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5525
Mạng
Mạng trong tiếng Việt có nhiều nghĩa:
5529
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5529
Chiến dịch Hồ Chí Minh
Chiến dịch Hồ Chí Minh, tên ban đầu là Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn – Gia Định là chiến dịch cuối cùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và Chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là chiến dịch quân sự diễn ra trong thời gian ngắn nhất trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Sài Gòn và kéo theo là sự tiếp quản của chính phủ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long trong hai ngày 1 và 2 tháng 5. Chiến dịch này dẫn đến việc chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự về mặt lãnh thổ giữa hai miền Nam – Bắc của Việt Nam vào năm 1975, đưa đến việc thống nhất xã hội, chế độ chính trị, dân cư và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền, vùng lãnh hải, vùng trời và một số hải đảo khác của Việt Nam vào năm 1976. Tên Chiến dịch Hồ Chí Minh do Bộ Chính trị quyết định. Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký chỉ thị của Quân ủy Trung ương mở "Chiến dịch Hồ Chí Minh" mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh; Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh và Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh; chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng của Tổng Bí Thư Lê Duẩn chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là: Ngày 8 tháng 4 năm 1975, tại Lộc Ninh, Bộ Chỉ huy "Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn - Gia Định" được thành lập với thành phần: Tư lệnh: Đại tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy: Phạm Hùng, các Phó Tư lệnh: Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện, Quyền Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền, Chủ nhiệm Hậu cần: Thiếu tướng Bùi Phùng, sau đó bổ sung Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Phó Tư lệnh và Trung tướng Lê Quang Hòa làm Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị. Có hai nhân vật lãnh đạo không phải là quân nhân tham gia là các ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt. Ông Nguyễn Văn Linh được giao phụ trách công tác phát động quần chúng nổi dậy trong thành phố. Ông Võ Văn Kiệt được giao phụ trách công tác tiếp quản các cơ sở kinh tế, kỹ thuật sau khi Quân Giải phóng miền Nam chiếm được thành phố. Các thành viên dự hội nghị đã nhất trí đề nghị Bộ Chính trị cho lấy tên gọi "Chiến dịch Hồ Chí Minh" thay cho tên gọi "Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn - Gia Định". Ngày 14 tháng 4, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam gửi Bức điện số 37/TK cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn – Gia Định: Do kết quả của Chiến dịch Phan Rang - Xuân Lộc và các trận tấn công của Quân Giải phóng tại đồng bằng sông Cửu Long, đến ngày 25 tháng 4 năm 1975, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã mất hầu hết các vị trí then chốt trong tuyến phòng thủ từ xa quanh Sài Gòn. Thành phố lúc này trở thành một ốc đảo chỉ còn giao lưu với bên ngoài bằng đường không. Tuy nhiên, đến ngày 26 tháng 4, các hãng hàng không nước ngoài đã đổi hướng tất cả các chuyến bay quá cảnh Tân Sơn Nhất và hủy bỏ hầu hết các chuyến bay đến và đi từ Sài Gòn. Đại sứ quán các nước lần lượt đóng cửa, hạ cờ. Theo mô tả của nhà báo Pháp Paul Drayfrus, thành phố này đã gần như điên loạn và đang chứng kiến sự kết thúc của một chế độ. Ngay khi sắp sửa phải rời đi khỏi Sài Gòn, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng vẫn không buông tha Việt Nam. Ngày 25 tháng 4, một đài phát thanh bí mật của CIA giả danh Đài Phát thanh Giải phóng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt tại Okinawa đã tung ra một tin thất thiệt là có một cuộc đảo chính vừa xảy ra tại Hà Nội và ba sư đoàn Quân Giải phóng đã phải quay lại miền Bắc. Nhưng chính những người của CIA tại Sài Gòn khi đó cũng nhận định rằng đây là một trò bịp tồi và phần lớn người Sài Gòn đều cho rằng đó là một tin ngớ ngẩn và rằng mọi cố gắng nhằm lung lạc ý chí của đối phương ngay trước cửa ngõ Sài Gòn đều là những cố gắng vô ích, làm trò cười cho thiên hạ. Trên thực tế, vào đầu năm 1973 đúng là có ba sư đoàn của Hà Nội bị tổn thất nặng sau chiến cuộc năm 1972 và phải rút ra Bắc an dưỡng. Nhưng họ đã quay lại chiến trường vào cuối năm 1974 với đội hình được trang bị đầy đủ. Do sức ép lớn từ các tướng dưới quyền như Trần Văn Đôn, Cao Văn Viên, Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, Bộ trưởng Kinh tế Nguyễn Văn Hảo, Tổng thống Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu buộc phải từ chức vào ngày 21 tháng 4 năm 1975. Khi từ chức, Nguyễn Văn Thiệu đã xuất hiện trên truyền hình phát biểu suốt 3 giờ đồng hồ để trách móc việc thoái thác trách nhiệm của chính phủ Mỹ. Ông Thiệu đổ lỗi thất bại là do người Mỹ bằng những lời lẽ nửa tức giận, nửa thách thức: "“Mỹ đánh không lại Cộng sản nên bỏ mặc Việt Nam Cộng hòa đánh một mình thì làm sao ăn nổi. Có giỏi thì Mỹ vô đây lần nữa…”" Ông Thiệu lên án thẳng Hoa Kỳ là ""một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo"." Cũng trong bài diễn văn từ chức, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố mạnh mẽ rằng ông ta sẽ tiếp tục cầm súng chiến đấu: ""Dù mất một Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, quân đội vẫn còn Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kề bên anh em chiến sĩ..."" Nhưng những tuyên bố đó đã không được Nguyễn Văn Thiệu thực hiện. Chỉ 4 ngày sau, Nguyễn Văn Thiệu đã bí mật lên máy bay thoát khỏi Sài Gòn vào đêm ngày 25 tháng 4 năm 1975. Cuộc ra đi của Nguyễn Văn Thiệu diễn ra bí mật trong đêm tối, dưới sự sắp đặt của Thomas Polgar – Trưởng Chi nhánh CIA ở Sài Gòn Trong một nỗ lực cuối cùng để mở được cuộc nói chuyện với Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cho dù kết quả là rất mong manh, ngày 28 tháng 4, hai viện của Quốc hội Việt Nam Cộng hòa đã "mời" Tổng thống Trần Văn Hương từ nhiệm sau một tuần nắm giữ chức vụ và đưa tướng Dương Văn Minh, một người chịu ảnh hưởng của Pháp và là tác giả chủ chốt của cuộc đảo chính lật đổ anh em Diệm – Nhu ngày 3 tháng 11 năm 1963, lên ghế tổng thống. Họ cho rằng với sự giúp đỡ và vận động của Đại sứ Pháp tại Sài Gòn Jean Marie Merillon và người phó của ông ta là Vanussème, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sẽ chấp nhận thương lượng. Tướng Minh cho biết ""người Pháp cho rằng có một cường quốc nào đó không muốn cho một Việt Nam thống nhất trở thành hùng cường nên họ có thể ngăn chặn thắng lợi của Hà Nội"". Ông ta cũng tin rằng ""Hà Nội chưa chắc đã có một bộ máy hành chính để quản lý toàn quốc nên họ có thể sẵn sàng chấp nhận một chế độ quá độ"". Tuy nhiên, đến chiều tối ngày 28 tháng 4 thì tất cả hy vọng vào những lá bài ngoại giao cuối cùng đều tan vỡ khi những loạt đạn 130 mm của Trung đoàn Pháo binh 45 (Đoàn Tất Thắng - Quân Giải phóng) đặt tại trận địa Nhơn Trạch nã cấp tập vào Sân bay Tân Sơn Nhất ngay sau trận ném bom của phi đội A-37 do Nguyễn Thành Trung dẫn đường. Ba "sứ giả" do Tổng thống Dương Văn Minh phái đi đàm phán với đối phương về một giải pháp ngừng bắn đã phải ngủ đêm tại trụ sở của hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong "Ban Liên hiệp Quân sự bốn bên" tại Trại Davis cạnh sân bay Tân Sơn Nhất. Cùng lúc đó, tại Hội nghị La Celle Saint Cloud, phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố nội các Trần Văn Hương bản chất là nội các Nguyễn Văn Thiệu nhưng không có Nguyễn Văn Thiệu nên họ tiếp tục từ chối đàm phán với Việt Nam Cộng hòa. Họ chỉ đàm phán khi toàn bộ nội các của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phải ra đi. Trước đó, trong tuyên bố từ chức của mình, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn cương quyết không đàm phán với Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Để tiếp tục nối lại đàm phán, Dương Văn Minh cử con trai tới lâu đài La Celle Saint Cloud để thông báo phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam rằng nếu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam chấp nhận chính quyền Dương Văn Minh thì Việt Nam Cộng hòa sẽ ngừng bắn ngay để tiến hành đàm phán nhưng chính quyền Trần Văn Hương lại cử tướng Nguyễn Khánh sang Hoa Kỳ cầu viện. Do đó, phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp tục từ chối đàm phán. Tới 28/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố sẵn sàng đàm phán nhưng lúc này Sài Gòn đã hoàn toàn bị bao vây, phía Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố dành cho Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa một ngày để di tản. Ngày 30 tháng 04 năm 1975, Việt Nam Cộng hòa chính thức đầu hàng vô điều kiện Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Từ ngày 5 đến ngày 26 tháng 4 năm 1975, để vận chuyển các đơn vị chiến lược vào Đông Nam Bộ, hơn 7.064 xe ô tô (có 3.364 xe của Tổng cục hậu cần và Bộ Tư lệnh Trường Sơn), 32 tàu biển của hải quân, 311 toa tàu hỏa... được huy động vận chuyển lực lượng và binh khí kỹ thuật vào Nam Bộ. Việc điều chỉnh lực lượng, thế bố trí và bổ sung vật chất cho tác chiến được gấp rút hoàn thiện: Điều thêm ra phía trước 10.000 người, 15 bệnh viện dã chiến, 17 đội điều trị có khả năng thu dung 10.000 thương binh; thành lập 8 tiểu đoàn cơ động phục vụ bốc xếp và làm đường. Để kịp bổ sung 20.000 tấn vật chất còn thiếu (chủ yếu là đạn pháo lớn và xăng dầu), Tổng cục hậu cần đã chỉ đạo thu gom từ miền Trung, Tây Nguyên, tuyến Trường Sơn được 5.100 tấn đạn, 600 tấn xăng dầu và chỉ đạo hậu cần các đơn vị mang theo hành quân 5.000 tấn đạn, 1.500 tấn xăng dầu. Nhờ đó, chiến dịch Hồ Chí Minh đã có dự trữ 55.000 tấn vật chất các loại, đạt 90% nhu cầu tác chiến Ngày 24 tháng 4 năm 1975, các đơn vị tác chiến đã vào vị trí tập kết, sẵn sàng chiến đấu. Song song với tổng tấn công của bộ đội chủ lực, Chiến dịch còn được thực hiện với quá trình nổi dậy của quần chúng nhân dân. Quá trình nổi dậy của quần chúng nhân dân đã diễn ra sôi nổi và được chuẩn bị từ sớm. Ngay từ cuối năm 1974, Trung ương Cục miền Nam và Quân Giải phóng đã có các biện pháp chính trị để chuẩn bị cho quần chúng tiến hành nổi dậy, đặc biệt đã có trên 40.000 người tham gia quá trình nổi dậy với 7.000 người công khai. Các biện pháp đấu tranh bao gồm: ra đường phố làm công tác địch vận, phổ biến lôi kéo, tranh thủ hù dọa đối với lực lượng bảo an tại chỗ của Việt Nam Cộng hòa, thúc đẩy binh sĩ vứt bỏ vũ khí, cởi bỏ trang phục, rút khỏi trụ sở, đồn bốt, về nhà hoặc tháo chạy, ẩn náu... Sau khi Quân Giải phóng tiến vào tiếp quản các đô thị, quần chúng tiến hành dẫn đường hoặc chở bộ đội, bảo vệ nhà máy xí nghiệp, kho bãi, nhà ga, bến cảng, thu các giấy tờ, hồ sơ, hạ cờ Việt Nam Cộng hòa, kéo cờ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam , cử đại diện chính quyền cách mạng... Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết thắng) Quân đội nhân dân Việt Nam gồm các Sư đoàn bộ binh 312 - Sư đoàn trưởng Nguyễn Chuông ("Sư đoàn Chiến Thắng"), 320B - Sư đoàn trưởng Lưu Bá Xảo (F390); Trung đoàn Pháo binh 45 ("Đoàn Tất Thắng"); Lữ đoàn Tăng Thiết giáp 202; Sư đoàn Phòng không 367; Lữ đoàn Công binh 299; được tăng cường Lữ đoàn Pháo binh 38 ("Đoàn Bông Lau"), Trung đoàn Tên lửa Phòng không 236 ("Đoàn Sông Đà"), ba Trung đoàn Công binh 239, 259, 279; một Trung đoàn Phòng không hỗn hợp, ba Tiểu đoàn Pháo binh độc lập rút từ Bộ Tư lệnh Pháo binh. Tổng quân số 31.227 người; 778 xe vận tải, 44 xe tăng; 36 khẩu pháo 130 mm, 105 mm và 75 mm; 120 khẩu pháo cao xạ 57 mm và 37 mm; 9 xuồng máy, 2 ca nô, 12 xe công binh chuyên dụng. Riêng Sư đoàn 308 không tham gia chiến dịch này mà ở lại miền Bắc làm nhiệm vụ cảnh giới thủ đô. Nhiệm vụ của Quân đoàn 1 là bao vây tiêu diệt đối phương ở Phú Lợi, Bến Cát, Bình Dương, Lai Khê, Tân Uyên; ngăn chặn Sư đoàn 5 Việt Nam Cộng hòa rút về nội đô và vô hiệu hóa đơn vị này; tấn công đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu Việt Nam Cộng hòa, các bộ tư lệnh binh chủng ở Gò Vấp, Bình Thạnh; tổ chức một lực lượng tấn công hợp điểm với các quân đoàn khác tại Dinh Độc Lập. Do phải hành quân gấp từ miền Bắc vào bằng mọi phương tiện thủy, bộ và đường không nên Quân đoàn 1 bắt đầu tấn công chậm một ngày so với các đơn vị khác. Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) Quân đội nhân dân Việt Nam ban đầu gồm các Sư đoàn bộ binh 325 ("Sư đoàn Bình Trị Thiên") – Sư đoàn trưởng Phạm Minh Tâm, Sư đoàn 304 ("Sư đoàn Vinh Quang") – Sư đoàn trưởng Nguyễn Ân; Lữ đoàn Pháo binh 164; Lữ đoàn Tăng Thiết giáp 203; Sư đoàn Phòng không 673; Lữ đoàn Công binh 219; Trung đoàn Đặc công 116. Tổng số xe chở hàng, chở người của Quân đoàn 2 lên tới 2.267 chiếc, trong đó có 54 xe tăng, 35 xe thiết giáp, 223 xe kéo pháo, 87 khẩu pháo 130 mm và 105 mm, 136 pháo cao xạ. Do được phối thuộc Sư đoàn 3 ("Sư đoàn Sao Vàng") - Sư đoàn trưởng Trần Bá Khuê từ Quân khu 5 và một số đơn vị rút từ Quân khu 4, tổng quân số của Quân đoàn lên đến hơn 40.000 người (trước đó là 32.418 người). Sư đoàn 324 ("Sư đoàn Ngự Bình") ở lại bảo vệ Huế – Đà Nẵng. Quân đoàn 2 được giao nhiệm vụ tiến công trên chính diện rộng 86 km với chiều sâu nhiệm vụ từ 68 đến 70 km. Nhiệm vụ ban đầu của quân đoàn là đánh chiếm căn cứ Nước Trong, chi khu Long Bình, Tổng kho Long Bình, chi khu Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, cảng và bến phà Cát Lái, chi khu Đức Trạch, pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất, đánh chiếm Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, quận 9 và quận 4 Sài Gòn. Tổ chức lực lượng thọc sâu đánh chiếm quận 1 và quận 3, hợp điểm tại Dinh Độc Lập. Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên) Quân đội nhân dân Việt Nam gồm các Sư đoàn bộ binh 316 - đồng Sư đoàn trưởng Đàm Văn Ngụy - Nguyễn Hải Bằng ("Sư đoàn Bông Lau"), 320A - Sư đoàn trưởng Bùi Đình Hòe ("Sư đoàn Đồng Bằng"), 10 - Sư đoàn trưởng Đoàn Hồng Sơn ("Sư đoàn Đắc Tô"); Trung đoàn Đặc công 198 (đoàn đặc công hậu cứ); hai Trung đoàn Pháo mặt đất 40 và 575 ("đoàn Anh Dũng"); Trung đoàn Xe tăng 273 ("đoàn Sơn Lâm"); các Trung đoàn Phòng không hỗn hợp 234 ("đoàn Tam Đảo"), 593 (mới bổ sung) và 232 (chuyển thuộc từ Đoàn 559); hai Trung đoàn Công binh 7 ("đoàn Hùng Vương"), 575 (chuyển thuộc từ Đoàn 559); Trung đoàn Thông tin 29; các Trung đoàn Gia Định 1 và 2. Tổng quân số 47.400 người, 54 xe tăng, 64 xe bọc thép, gần 100 khẩu pháo 130 mm, 105 mm và hỏa tiễn H12, trên 250 khẩu cối từ 61 mm đến 120 mm, 110 pháo phòng không 57 mm và 37 mm, hơn 250 khẩu súng máy phòng không các cỡ 12,4 mm và 14,5 mm. Khác với Quân đoàn 2, Quân đoàn 3 phải tấn công trên một chính diện hẹp từ 7 đến 10 km nhưng có chiều sâu nhiệm vụ lên đến 100 km. Nhiệm vụ của quân đoàn trong giai đoạn 1 là sử dụng Sư đoàn 316 cùng binh chủng phối thuộc chặn đánh Sư đoàn 25 Việt Nam Cộng hòa tại Gò Dầu, Trảng Bàng, cắt đường 1B, bao vây, chia cắt không cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa điều các đơn vị ở Tây Bắc Sài Gòn lui về Đồng Dù, Củ Chi. Trong giai đoạn 2, Quân đoàn có nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Đồng Dù, sân bay Tân Sơn Nhất, các quận Tân Bình, Phú Nhuận đưa một bộ phận lực lượng thọc sâu, hợp điểm với các đơn vị khác tại Dinh Độc Lập. Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long) Quân đội nhân dân Việt Nam đã sứt mẻ gồm các Sư đoàn 6, 7 ("Sư đoàn Bến Tre"), 341 ("Sư đoàn Sông Lam") của Quân khu 4 và Lữ đoàn Bộ binh 52; một Tiểu đoàn Pháo 130 mm; một Trung đoàn và một Tiểu đoàn Phòng không hỗn hợp, ba Tiểu đoàn Xe tăng - Thiết giáp. Sau trận Xuân Lộc, quân số của quân đoàn còn khoảng 30.000 người. Nhiệm vụ của quân đoàn là đánh chiếm khu vực Biên Hòa - Hố Nai (gồm cả Sở Chỉ huy Không lực Việt Nam Cộng hòa và Sân bay Biên Hòa), tiến về Sài Gòn chiếm các quận 1, 2, 3, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Đài phát thanh Sài Gòn. Cũng như Quân đoàn 1, đến 17 giờ chiều 27 tháng 4, Quân đoàn 4 mới chuẩn bị xong bàn đạp tiến công và bắt đầu nổ súng chậm hơn một ngày. Đoàn 232 Quân đội nhân dân Việt Nam gồm các Sư đoàn 5, 9 chủ lực Miền, Sư đoàn Phước Long (tên ban đầu là đoàn C30B); sáu Trung đoàn độc lập 16, 88, 24, Trung đoàn 271, 172 và 27B; Tiểu đoàn 26 Xe tăng (17 xe T-54), một Trung đoàn Đặc công, Tiểu đoàn Xe tăng 24 (18 xe PT-85), Tiểu đoàn 23 Xe bọc thép (22 xe BTR-60 và 8 xe M-113); 5 Đại đội Pháo binh gồm 27 khẩu từ 85 mm đến 130 mm, bốn khẩu cối 160 mm và một giàn hỏa tiễn H12; Trung đoàn Phòng không hỗn hợp 595, một Tiểu đoàn Pháo phòng không 23 mm và một Tiểu đoàn Súng máy phòng không 12,7 mm. Sau khi được tăng cường Sư đoàn 8 (Quân khu 8), tổng quân số của Đoàn 232 lên đến khoảng 42.000 người. Nhiệm vụ của đoàn là cắt đường số 4 (Bến Lức - ngã ba Trung Lương), chiếm Tân An, Mỹ Tho, chia cắt Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ, thọc sâu đánh chiếm Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, cầu Nhị Thiên Đường, Tổng Nha Cảnh sát, các quận 5, 6, 7, 8, 10, 11. Ngoài ra, đoàn 232 còn có nhiệm vụ đánh chiếm các tỉnh lỵ Long An, Kiến Tường; chốt chặn đường số 4 không cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa ở Sài Gòn rút về đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù Sài Gòn - Gia Định là một thành phố lớn, rộng trên dưới 1000 km², vào thời điểm tháng 4 năm 1975 có hơn 3,5 triệu dân nhưng Bộ Tư lệnh chiến dịch đã chọn 5 mục tiêu quan trọng nhất cần đánh chiếm trong thời gian ngắn nhất: Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Tổng Nha Cảnh sát, Sân bay Tân Sơn Nhất và Dinh Độc Lập. Đến thời điểm mở chiến dịch, Quân lực Việt Nam Cộng hòa chỉ còn trong tay hai quân đoàn (III và IV), trong đó Quân đoàn III đã bị tổn thất đáng kể trong Chiến dịch Phan Rang - Xuân Lộc và các trận đánh ở vùng ven đô. Quân số 245.000 người (bao gồm cả tàn binh từ Quân đoàn I và Quân đoàn II nhập vào), 406 khẩu pháo, 624 xe tăng và xe thiết giáp, hơn 800 máy bay, 852 tàu các loại và xuồng chiến đấu. Các tuyến phòng thủ gồm có: Tuyến ngoài: Tuyến trong: Vùng đồng bằng sông Cửu Long do Quân khu IV - Quân đoàn IV Việt Nam Cộng hòa quản lý vẫn còn nguyên vẹn, có 175.000 quân được biên chế thành 3 sư đoàn bộ binh 7, 9, 21, một Lữ đoàn Bộ binh độc lập, Sư đoàn 4 Không quân, ba Trung đoàn Thiết kỵ, hai Hải đoàn Tuần duyên, ba giang đoàn; được trang bị 493 xe tăng, xe thiết giáp, 366 khẩu pháo, 409 máy bay (trong đó có 118 máy bay chiến đấu), 579 tàu, xuồng chiến đấu các loại. Các lực lượng này được bố trí trong các cụm đề kháng quanh các thành phố lớn, thị xã, các trục đường giao thông lớn trong đó có hai trọng điểm là Thành phố Cần Thơ và đường số 4. 7 giờ sáng ngày 26 tháng 4, một số đơn vị thám báo của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại cụm căn cứ Nước Trong – Long Thành đã có vài cuộc chạm súng nhỏ với các đơn vị trinh sát của Sư đoàn 304. Quân đoàn III (Việt Nam Cộng hòa) tăng phái cho cụm quân ở Nước Trong – Long Thành Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến 468. Từ 7 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút, tướng Nguyễn Văn Toàn lệnh cho Sư đoàn 5 Không quân đánh phá tuyến chuẩn bị của Quân đoàn 2 nhưng bị bắn rơi bốn chiếc A-37, một chiếc UH-1A, lại không gây được thiệt hại đáng kể cho đối phương. 17 giờ ngày 26 tháng 4, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu với tiếng gầm thét của cuộc pháo kích cấp tập từ hơn 20 tiểu đoàn pháo binh thuộc các Quân đoàn 2, 3 và 4 Quân Giải phóng nã vào các căn cứ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Nhơn Trạch, Hố Nai, Biên Hòa, Nước Trong, Long Thành, Đức Thạnh, Bà Rịa, Đồng Dù, Trảng Bàng, Gò Dầu. Trận pháo kích kéo dài gần 1 giờ liền đã làm rung chuyển nội đô Sài Gòn. Pháo binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa phản ứng yếu ớt và nhanh chóng bị hỏa lực của Quân Giải phóng dập tắt. Trên hướng Đông, Quân đoàn 2 sử dụng Sư đoàn 304 mở màn cuộc tấn công vào cụm Long Thành – Nước Trong, đánh bật được Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến 468 ra rừng cao su, bắn cháy gần 20 xe tăng, xe bọc thép và chỉ bị tổn thất một xe tăng. Đến đêm 26 tháng 4, Sư đoàn 304 chỉ chiếm được trường thiết giáp, chưa giải quyết được khu vực trường bộ binh và ngã ba đường 15 với các chốt công sự kiên cố vẫn ở trong tay Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tại mũi thứ yếu, Sư đoàn 3 Sao Vàng đã chiếm được các khu vực Bình Giã, Ngãi Giao và Núi Đất sau 2 giờ giao chiến. 17 giờ chiều 27 tháng 4, Trung đoàn 141 của sư đoàn này và Đại đội Xe tăng 4 có pháo binh yểm hộ đã đánh chiếm thị xã Bà Rịa và huyện Xuyên Mộc. Quân lực Việt Nam Cộng hòa chốt giữ tại cầu Cỏ May đã phá cầu nhưng không chặn được mũi vu hồi sâu của Sư đoàn 3 Sao Vàng và phải rút chạy. 16 giờ ngày 29 tháng 4, Sư đoàn 3 chiếm thị xã Vũng Tàu. Các phân đội Z23, Z22 Lữ đoàn 316 và Tiểu đoàn 81 (Trung đoàn Đặc công Cơ giới) chiếm 2 đầu cầu Rạch Chiếc nhưng bị Quân lực Việt Nam Cộng hòa phản kích nên có 30 người hi sinh. Các lực lượng địa phương giải phóng các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và các mảng nông thôn 2 bên quốc lộ 15, 25, 19, 1 và 2. Sáng ngày 27 tháng 4, Sư đoàn 325 từ mũi thứ yếu chuyển thành mũi chủ yếu đánh vu hồi vào sườn trái cụm quân Việt Nam Cộng hòa tại Nước Trong – Long Thành, phối hợp với Sư đoàn 304 tấn công từ hướng đối diện. Sư đoàn 5 Không quân Việt Nam Cộng hòa điều động hơn 114 phi vụ oanh kích vào đội hình Quân Giải phóng nhưng không cản được đường tiến của Lữ đoàn Xe tăng 203 Quân Giải phóng và bị bắn rơi 2 chiếc F-5, 4 chiếc A-37, 3 chiếc A-1 và 1 chiếc HU-1A. 16 giờ 30 phút chiều 27 tháng 4, Sư đoàn 325 đánh chiếm Long Thành, bắt hơn 500 tù binh. Sang ngày 28 tháng 4, căn cứ Nhơn Trạch bị Sư đoàn 304 đánh chiếm. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 cho triển khai ngay Lữ đoàn Pháo binh 164 tại đây để pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất. Tuyến phòng thủ hướng Đông Nam Sài Gòn của Quân đoàn III - Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị vỡ một mảng lớn. Để yểm trợ cho mặt trận, Đoàn Pháo binh 75 đặt trận địa tại Hiếu Liêm từ ngày 14 tháng 4 liên tục khống chế tê liệt sân bay Biên Hòa. Trên hướng Đông Bắc, 4 giờ 7 phút sáng 27 tháng 4, Quân đoàn 4 gồm Sư đoàn 341 và Sư đoàn 6 tấn công Trảng Bom, Suối Đỉa và Long Đạt, tướng Lê Minh Đảo điều Chiến đoàn 52 có 8 xe tăng yểm hộ đánh vào sườn đội hình tấn công của Sư đoàn 7 nhưng lại bị Sư đoàn 341 tấn công từ bên sườn, 4 xe tăng bị bắn cháy. 8 giờ 30 phút sáng ngày 27 tháng 4, yếu khu quân sự Trảng Bom bị Quân Giải phóng đánh chiếm, gần 500 sĩ quan, binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị bắt làm tù binh. 9 giờ sáng ngày 27 tháng 4, số quân còn lại của Sư đoàn 18 và một chi đoàn của Lữ đoàn 3 Thiết giáp Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút từ Trảng Bom về Suối Đĩa đã bị phục kích hai bên đường, khoảng 2000 quân và gần 100 xe các loại bị Sư đoàn 341 Quân đội nhân dân Việt Nam bắt giữ. Trên hướng thọc sâu, Sư đoàn 7 (Quân đoàn 4) phát triển đến Hố Nai thì phải dừng lại để phối hợp với sư đoàn 341 và sư đoàn 6 thực hiện đòn tấn công tổng hợp vào các lực lượng của Lữ đoàn 3 Thiết giáp và Lữ đoàn Dù 4 Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đến quá nửa đêm ngày 28 tháng 4, do bị thệt hại nặng, Lữ đoàn 3 Xe tăng và Lữ đoàn 4 Dù phải lùi về Gò Vấp. Trung đoàn Đặc công 113 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm cầu Ghềnh, cầu Rạch Cát nhưng không giữ được, chưa chiếm được cầu Mới. Trên hướng Tây Bắc, từ chiều ngày 26 tháng 4, Sư đoàn 316 (Quân đoàn 3 Quân Giải phóng) và lực lượng vũ trang Tây Ninh đã liên tiếp đánh chiếm một loạt đồn bốt của Quân lực Việt Nam Cộng hòa dọc theo Quốc lộ số 1 và Đường 22, chia cắt Sư đoàn 25 Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Gò Dầu - Trảng Bàng với Sài Gòn và chặn nốt cả đường rút của sư đoàn này về Đồng Dù, Củ Chi. Ngày 27 tháng 4, Sư đoàn 316 tiếp tục đẩy lùi cuộc phản kích của viện quân Việt Nam Cộng hòa. Trong các trận đấu pháo từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 4 trên hướng này, 39 khẩu pháo các cỡ của Quân đoàn 3 Quân Giải phóng đã phá hủy 33 khẩu pháo các cỡ 155 mm và 105 mm của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Đồng Dù, Phước Mỹ, Đồng Chùa, Trảng Bàng, Gò Dầu Hạ, Bến Kéo, Khiêm Hạnh, phá hủy 11 trận địa pháo, gây thiệt hại nặng cho 7 trận địa pháo khác của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trong đội hình Quân đoàn 3, Sư đoàn 10, Trung đoàn Xe tăng 273 và lực lượng Công binh của Quân đoàn đã chuẩn bị xong các phương tiện vượt sông Sài Gòn. Sư đoàn 320A đã tiềm nhập vào khu vực Củ Chi, áp sát căn cứ Đồng Dù. Trên hướng Nam và Tây Nam, 22 giờ ngày 26 tháng 4, Sư đoàn bộ binh 5 mở đầu chiến dịch trên hướng này bằng đòn đánh chia cắt Đường số 4 tại bốn điểm Rạch Chanh, ngã ba Nhị Thành, ấp Bình Yên, Phú Mỹ và áp sát thị xã Tân An, chi khu Thủ Thừa. Đến ngày 27 tháng 4, Sư đoàn 5 đã cắt hẳn Đường số 4 tại hai đoạn từ Bắc Tân An đến Bến Lức và từ Nam Tân An đến Tân Hiệp. Sư đoàn 303 - Phước Long đánh chiếm tiểu khu Hậu Nghĩa và các chi khu Đức Hòa, Đức Huệ. Trung đoàn 27 Đặc công tập kích các chốt Bà Hom, Vĩnh Lộc, căn cứ ra đa Phú Lâm, mở hành lang cho Sư đoàn 9 đột kích trên mũi tiến công chủ yếu. Sư đoàn 8 (Quân khu 8) tấn công các vị trí của Sư đoàn 22 Quân lực Việt Nam Cộng hòa dọc hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, đưa một lực lượng thọc sâu tấn công thành phố Mỹ Tho, cắt đứt hoàn toàn Đường số 4, cô lập Sài Gòn với đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù Tỉnh trưởng Long An gọi điện cho tướng Nguyễn Khoa Nam yêu cầu cho dùng thuốc nổ phá hủy hai cầu Tân An và Bến Lức nhưng tướng Nam không đồng ý do các cầu này được dùng cho phương án dự phòng để rút Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ Sài Gòn về Cần Thơ. Trên đường biển, Đô đốc Chung Tấn Cang cũng dành riêng một chiến hạm để di tản chính phủ Việt Nam Cộng hòa về Cần Thơ. Cả tướng Lê Văn Hưng và tướng Lê Minh Đảo, những ""người hùng Xuân Lộc"" một thời cũng đặt hy vọng vào việc biến Quân khu IV thành căn cứ để kéo dài cuộc chiến thêm một thời gian. Thế nhưng sự xuất hiện đột ngột của một đơn vị mới tương đương quân đoàn (Đoàn 232) của Quân Giải phóng tại đồng bằng sông Cửu Long đã đặt những hy vọng và kế hoạch nói trên trước nguy cơ phá sản. Do tiếp cận chiến trường muộn hơn các đơn vị khác, phải đến 16 giờ chiều ngày 27 tháng 4, Quân đoàn 1 - Quân Giải phóng mới đưa được những đơn vị chủ lực của mình bước vào chiến đấu. Trên mũi tấn công chủ yếu, Sư đoàn 320B - được tăng cường Tiểu đoàn Xe tăng 66 của Lữ đoàn 202, một Đại đội Xe tăng độc lập, một Tiểu đoàn Công binh công trình, một Tiểu đoàn Pháo 130 mm, có cụm pháo của Lữ đoàn Pháo binh 45 ("đoàn Tất Thắng") yểm hộ - đã tấn công Chi khu Tân Uyên và sân bay Ông Lĩnh, đánh thông đoạn phía đông Đường 16, mở đường đột phá sâu vào trung tâm Sài Gòn, tiến đến Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, một trong năm mục tiêu quan trọng nhất của chiến dịch. Một số trận đánh ác liệt nổ ra tại Chi khu quân sự Tân Uyên, ngã ba Bình Chuẩn, Thuần Giáo, Búng, Tân Hiệp. Tiểu đoàn Bảo an 316 Quân lực Việt Nam Cộng hòa và một Trung đội Cảnh sát Dã chiến tại Tân Uyên đã dựa vào công sự vững chắc, cầm cự được suốt đêm 27 tháng 4. Trên đường tiến, Sư đoàn 320B chỉ để lại một số lực lượng đủ để cô lập các chốt chặn dọc đường của các Tiểu đoàn Bảo an 317, 321, 346; còn các lực lượng chủ yếu đều nhanh chóng vượt sông Sài Gòn, tiến vào nội đô. Đến sáng 28 tháng 4, viên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 316 và 35 binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn sống sót đã đầu hàng. Đường tấn công của Quân đoàn 1 - QĐNDVN (Đường 16) từ Tân Uyên qua Búng đến Lái Thiêu đã được mở thông. Tại mũi thứ yếu, phát hiện Sư đoàn 312 đang bao vây căn cứ Phú Lợi, tiến công Lai Khê; tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5 Quân lực Việt Nam Cộng hòa sử dụng Chiến đoàn 7, có xe tăng yểm hộ, cố giải tỏa Đường 13 và 14, đồng thời tăng cường cho cứ điểm An Lợi. Nhưng khi đoàn xe di chuyển đến khu vực Tam Giáo thì rơi đúng vào mũi tấn công của chủ lực sư đoàn 312, có Lữ đoàn Xe tăng 202 (thiếu) yểm hộ. Sau khi bị bắn cháy ba chiếc xe đi đầu, Chiến đoàn 7 Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã bị tách khỏi chủ lực Sư đoàn 5 ở Lai Khê và toàn bộ Sư đoàn 5 cũng bị cô lập ở phía Bắc Thủ Dầu Một. Trên đường vào nội đô, Quân đoàn 1 còn phải khắc phục các bãi mìn, vật cản chống xe tăng, xe cơ giới, có chỗ rộng đến 100 m, dài hơn 200 m. Đến 15 giờ ngày 29 tháng 4, sau khi gỡ hết các mìn chống tăng, mở đường vòng tránh và sử dụng tù binh dẫn đường, Quân đoàn 1 đã tập kết trước cứ điểm Lái Thiêu và chỉ còn cách trung tâm Sài Gòn - Gia Định khoảng 15 km. 3 giờ sáng 30 tháng 4, Sư đoàn 320B tấn công đánh chiếm Lái Thiêu và Trung tâm huấn luyện quân sự Huỳnh Văn Lương, bức hàng hơn 2000 sĩ quan, binh lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa, trong đó có viên Chỉ huy trưởng trung tâm, Trung tá Nguyễn Văn Hinh và Trung tá Nguyễn Thái Bình, Chỉ huy trưởng Chi khu Lái Thiêu. Trước nguy cơ bị tiêu diệt và tan rã, ngày 29 tháng 4, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh thứ 19 của Sư đoàn 5 - Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tự sát trong căn cứ. Đại tá Nguyễn Mạnh Tường, phó Tư lệnh Sư đoàn 5, Tiểu khu trưởng Bình Dương, các viên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 7, 8, 9 đã kéo cờ trắng xin hàng. 10 giờ sáng 30 tháng 4, Sư đoàn 312 đã đánh chiếm xong các căn cứ Lai Khê, Bến Cát, Lái Thiêu. Cụm phòng thủ phía Bắc Sài Gòn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tan vỡ. Từ 9 giờ ngày 30 tháng 4, Quân đoàn 1 lần lượt đánh chiếm Bộ Tư lệnh Thiết giáp, Bộ Tư lệnh Lục quân công xưởng, Tổng kho Quân nhu, Tổng y viện Quân lực Việt Nam Cộng hòa, căn cứ 31, căn cứ 60, quận lỵ Gò Vấp, Trung tâm Truyền tin Điện tử; đánh tan cụm phòng thủ Bắc cầu Bình Triệu do các Thiết đoàn 15, 18, 22 của Lữ đoàn 3 Kỵ binh và 2 Tiểu đoàn Dù chốt giữ, thu 144 xe tăng, xe thiết giáp, bắt hơn 1500 tù binh. Lúc 10 giờ 30 phút, Sư đoàn 320B đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Sư đoàn 312 đánh chiếm trụ sở Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa. Những mục tiêu quan trọng cuối cùng trong nội đô Sài Gòn được giao cho Quân đoàn 1 chiếm lĩnh đều được giải quyết trong ngày 30 tháng 4. Tại các mục tiêu quan trọng bị đánh chiếm như Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa, Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa, Tổng nha Cảnh sát: QGP thu được rất nhiều tài liệu cơ mật của các cơ quan này. Tất cả đều được giao cho Bộ Tổng Tham mưu Quân Giải phóng miền Nam và Công an Giải phóng miền Nam Việt Nam quản lý, khai thác. Đêm 28 tháng 4, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 QGP đã điều động Sư đoàn 320A (thiếu) tiềm nhập vào khu vực Củ Chi bằng một cuộc hành quân bí mật ban đêm. Đơn vị này được tăng cường một Tiểu đoàn Pháo 155 mm, một Trung đoàn Phòng không. 5 giờ 30 phút sáng ngày 29 tháng 4, các đơn vị này bất ngờ nổ súng tấn công căn cứ Đồng Dù, sở chỉ huy của Sư đoàn 25 - Quân lực Việt Nam Cộng hòa do Chuẩn tướng Lý Tòng Bá làm Sư đoàn trưởng. Tại căn cứ này, tướng Bá nắm trong tay hơn 3000 quân, 34 xe tăng, xe bọc thép, 4 khẩu pháo M107 175 mm, 4 khẩu 155 mm, 10 khẩu 105 mm để thực hiện ý đồ tử thủ đến cùng. Sau cuộc pháo kích kéo dài 2 giờ đồng hồ, Sư đoàn 320A và các đơn vị phối thuộc tràn vào căn cứ Đồng Dù. Lúc 8 giờ, ba chiếc xe tăng T-54 được phối thuộc cho Sư đoàn 320A bị bắn cháy tại cửa mở nhưng cũng đổi được ba chiếc M-48 của Trung đoàn 10 Thiết giáp Quân lực Việt Nam Cộng hòa đóng tại căn cứ này. Lúc 9 giờ 30 phút, Đại tá Nguyễn Kim Tuấn và Ban Chỉ huy Sư đoàn 320A điều Trung đoàn 9 và 8 xe tăng còn lại của Tiểu đoàn Thiết giáp từ lực lượng dự bị tiếp tục tăng cường cho Trung đoàn 48 tấn công dứt điểm căn cứ Đồng Dù. Đến 10 giờ 30 phút cùng ngày, các chốt kháng cự của Sư đoàn 25 - Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Đồng Dù lần lượt bị dập tắt. Quân lực Việt Nam Cộng hòa điều Trung đoàn 46 từ Trảng Bàng phản kích nhưng đã bị Trung đoàn 9 chặn đứng. 11 giờ cùng ngày, Sư đoàn 320A hoàn thành việc đánh chiếm căn cứ Đồng Dù. Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 25 Lý Tòng Bá và Đại tá Sư đoàn phó Trần Thăng Chức chạy trốn ra rừng cao su Bắc Hà nhưng đã bị du kích Củ Chi phục bắt. Và ngày này trở thành ngày kỷ niệm giải phóng Củ Chi. Căn cứ Đồng Dù thất thủ làm cho phía sau tuyến phòng thủ vòng ngoài của Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ Củ Chi đến Gò Dầu Hạ bị hở sườn, hở lưng. Sư đoàn 316 tại Phước Mỹ, Phước Hiệp, Trảng Bàng chuyển từ thế vây ép sang thế tấn công vào Liên đoàn 32 Biệt động quân, bắt sống Trung tá Liên đoàn trưởng Lê Khải Toàn, đồng thời tiêu diệt các lực lượng còn sót lại của Sư đoàn 25 Quân lực Việt Nam Cộng hòa và lực lượng Biệt động quân trên Đường số 1 và 2, chiếm chi khu Trảng Bàng, giải phóng hầu hết tỉnh Tây Ninh. Sư đoàn 10 được tăng cường Trung đoàn 64 (từ Sư đoàn 320A), Trung đoàn Xe tăng 273, Trung đoàn Đặc công 198 đã chia thành 2 hướng và mở cuộc tấn công từ Củ Chi vào Liên đoàn 9 Biệt động quân và hai Liên đoàn Bảo an tại Hậu Nghĩa, phát triển đến khu vực cầu Bông và chiếm cầu chỉ sau 50 phút giao chiến. Mũi thứ hai của cánh quân này là Trung đoàn 28 đánh chiếm cầu Sáng, thành Quan Năm, quận lỵ Hóc Môn, Quân trường Quang Trung, đến trưa ngày 29 đã có mặt tại ngã tư Bà Quẹo; Trung đoàn Gia Định được tăng cường Tiểu đoàn 195 gây thiệt hại cho một Đại đội Biệt động quân ở Tân Thới Thượng, tiến công các chi khu Xuân Thế Thượng, Tân Thới Thất rồi phát triển ra Quốc lộ 1, làm chủ Tham Lương. Tại khu nhà máy dệt Vinatexco và ngã tư Bảy Hiền, Quân lực Việt Nam Cộng hòa sử dụng một Tiểu đoàn Biệt động quân, một Tiểu đoàn Bảo an và một Chi đoàn Thiết giáp tổ chức chống cự nhưng bị đánh tan lúc 19 giờ 30 phút cùng ngày sau ba đợt phản kích. Cánh cửa phía Tây Bắc Sài Gòn đã được mở ra. 5 giờ 30 phút sáng 30 tháng 4, sau một trận pháo kích từ tất cả các cỡ súng lớn của Quân đoàn, Sư đoàn 10 và hai Đại đội Xe tăng của Trung đoàn Thiết giáp 273 - Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh Thiết giáp, Bộ Tư lệnh Không quân và Sở Chỉ huy Trung đoàn 5 Không quân Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Lữ đoàn Dù 4 (thiếu), một Tiểu đoàn của Liên đoàn Bảo an 391 cùng hai Đại đội Quân cảnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa lùi về phòng thủ tại khu vực cổng số 5 của sân bay nhưng chỉ chống cự được hơn một giờ và tan rã sau hai đợt tập kích. Đến 10 giờ 30 phút, Sư đoàn 10 với sự dẫn đầu của nữ biệt động Nguyễn Thị Trung Tiên đã tiến vào sân bay Tân Sơn Nhất qua hai cổng 4, 5 và hầu như đã chiếm trọn sân bay Tân Sơn Nhất, khu ra đa điều hành không lưu, Sở Chỉ huy Sư đoàn 5 Không quân, Sở Chỉ huy Sư đoàn Dù, bắt liên lạc với hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại trại Davis. Sư đoàn 320A tách Trung đoàn 28 sang phối hợp với Quân đoàn 1 đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, điều Trung đoàn 64 có một Đại đội Xe tăng K-63 (PT-85) đi kèm tiến về phía sau Dinh Độc Lập qua đường Lê Văn Duyệt và đường Hồng Thập Tự còn Trung đoàn 24 và 2 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn Xe tăng 273 thì phối hợp với Trung đoàn 48 Sư đoàn 320B (Quân đoàn 1) đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu Việt Nam Cộng hòa. Khi các đơn vị này đến nơi thì các đơn vị phái đi trước của Lữ đoàn Xe tăng 203 và Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304) đã có mặt tại Dinh Độc Lập trước đó 30 phút. Ngoài ra 2 Trung đoàn 316 và 320 thì tiếp tục truy quét Sư đoàn 25 Quân lực Việt Nam Cộng hòa, giải phóng Củ Chi, Hóc Môn và Tây Ninh. Chướng ngại cuối cùng đối với Quân đoàn 4 QGP trên đường tiến vào Sài Gòn là khu phòng thủ Hố Nai - Long Bình - Tam Hiệp do những lực lượng còn lại của Sư đoàn 18, 2 tiểu đoàn còn lại của Lữ đoàn Kỵ binh Thiết giáp số 3 và Liên đoàn Bảo an 318 phòng thủ. Tại đây, tướng Lê Minh Đảo đã cho đào 4 lớp hào chống tăng, đặt âm các xe tăng trong công sự, hình thành nhiều ổ đề kháng cố định và cơ động. Để giải quyết nhanh cụm phòng thủ này, ngày 29 tháng 4, tướng Hoàng Cầm một mặt sử dụng một trung đoàn của Sư đoàn 341 và Trung đoàn Pháo binh 55 dùng hỏa lực chế áp các cứ điểm phòng thủ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, mặt khác điều hai trung đoàn 266 và 270 phối hợp với Sư đoàn 6 vòng qua cụm chốt đánh chiếm sân bay Biên Hòa, Sở Chỉ huy Quân đoàn III - Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Sở Chỉ huy Sư đoàn 3 Không quân, trận địa pháo Hốc Bà Thức và Tổng kho Long Bình. 4 giờ sáng ngày 30 tháng 4, Sư đoàn 7 (Quân đoàn 4) đã có mặt tại cầu Ghềnh. Do cầu yếu (trọng tải 12 tấn/lượt xe), toàn bộ xe tăng của Quân đoàn 4 phải di chuyển qua cầu Xa lộ để vào Sài Gòn. Tại ngã ba Tam Hiệp, tướng Lê Minh Đảo cố gắng lập một cụm chốt phòng ngự nhưng cũng bị đánh tan lúc 11 giờ trưa ngày 30 tháng 4. 12 giờ 30 phút, các đơn vị phái đi trước của Trung đoàn 14, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 hội quân với Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tại Dinh Độc Lập đúng lúc Tổng thống Dương Văn Minh đọc xong lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện trên Đài phát thanh Sài Gòn. Đêm 29 tháng 4, Sư đoàn 9 đảm nhận mũi tấn công chủ yếu của đoàn 232 cùng với hai tiểu đoàn xe tăng sau khi vượt qua các chướng ngại đồng lầy, sông nước tại Long An đã sử dụng Trung đoàn 1 đánh chiếm cầu Bà Lác, ngã năm Vĩnh Lộc, theo đường Lê Văn Duyệt tấn công Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô; Trung đoàn 2 được tăng cường 7 xe tăng T-54, 16 xe bọc thép BTR-60, 2 xe M-113 hình thành mũi tấn công thứ hai vào Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô qua ngả An Ninh, Mỹ Hạnh. Trung đoàn 3 của sư đoàn này có 3 xe tăng T-54, 6 xe BTR-60 đã tiêu diệt Sở Chỉ huy Liên đoàn 8 và Tiểu đoàn quân 88 trên tuyến vành đai Đại Hàn; tiếp đó đánh tan Tiểu đoàn Bảo an 327 ở nam Vĩnh Lộc, diệt chi khu Bà Hom, đánh chiếm trường đua Phú Thọ. Mặc dù bị hai phi đội A-37 của Sư đoàn 4 - Không lực Việt Nam Cộng hòa từ Cần Thơ lên đánh bom trúng đội hình đi đầu nhưng các đơn vị này vẫn vây chặt được Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Không còn đường thoát, lúc 10 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4, tướng Lâm Văn Phát, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô đã dẫn các thuộc cấp ra đầu hàng và kêu gọi sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền hạ vũ khí, chấm dứt kháng cự. Trong khi đó Trung đoàn 24 cùng Đặc công diệt đồn Bình Hưng Đông, chiếm giữ cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chữ Y, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia. Trung đoàn 88 diệt chi khu Bà Hom, tiến công đồn Ông Thìn, ngã ba An Phú, khu Nhà Bè. Trung đoàn 16 đánh chiếm ga An Lộc, cầu Bình Điền. Sư đoàn 5 tấn công tiêu diệt và bức hàng toàn bộ Sư đoàn 22 và các Liên đoàn Biệt động quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cùng lực lượng địa phương đánh chiếm thị xã Tân An, chi khu Thủ Thừa. Các đơn vị đặc công chiếm các quận Tân Bình, Bình Chánh và khu Rừng Sác. Đây là hướng tấn công chủ yếu của Quân đoàn 2 và đồng thời cũng là hướng phản kích quyết liệt nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa để mở đường máu thoát ra biển qua sông Lòng Tàu và căn cứ hải quân Cát Lái. Vì vậy cuộc chiến ở khu vực này cũng diễn ra ác liệt không kém các cuộc chiến tại hướng Đông, Bắc và Tây Bắc Sài Gòn. Sáng 28 tháng 4, những đơn vị còn lại của hai Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến và Chiến đoàn 322 Quân lực Việt Nam Cộng hòa mới được điều từ lực lượng dự bị ra đã dùng hơn 20 tàu đổ bộ của hải quân bất ngờ mở cuộc phản kích vào Lữ đoàn Pháo binh 164 và Sở Chỉ huy Sư đoàn 325. Trung đoàn Pháo binh 84 (thuộc Sư đoàn 325) và Trung đoàn Cao xạ 824 (Sư đoàn Phòng không 673) đã lập tức dùng hỏa lực pháo bắn thẳng phá vỡ đội hình phản kích của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, bắn chìm 7 tàu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đến 15 giờ chiều ngày 28 tháng 4, Trung đoàn 101 (Sư đoàn 325) đã tiếp cận chiến trường, giành lại trận địa, đẩy các lực lượng phản kích của Quân lực Việt Nam Cộng hòa lùi về Cát Lái. Sáng 29 tháng 4, Sư đoàn 304 QGP tổ chức hai mũi đột kích vu hồi gồm Trung đoàn 24, Trung đoàn 9 và một Đại đội Xe tăng của Lữ đoàn 203. Đến 10 giờ cùng ngày, các đơn vị này đã dập tắt các ổ đề kháng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, làm chủ tình hình ở khu vực Nước Trong và ngã ba Đường 15. Trưa 29 tháng 4, các tướng Hoàng Cầm (Tư lệnh Quân đoàn 4) và Nguyễn Hữu An (Tư lệnh Quân đoàn 2) đều nhận được mật lệnh của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh: "Tấn công vào nội đô Sài Gòn từ 16 giờ cùng ngày"; sớm hơn dự kiến 12 giờ. 14 giờ chiều 29 tháng 4, Quân đoàn 2 đã đánh chiếm các mục tiêu còn lại tại Nhơn Trạch, bến phà Cát Lái, khu kho hậu cần Thành Tuy Hạ, vượt sông Đồng Nai đánh chiếm căn cứ hải quân Cát Lái. Tối 29 tháng 4, lực lượng đột kích sâu của Quân đoàn 2 đã sẵn sàng tiến quân từ Long Nha. Cụm quân này gồm có Lữ đoàn 203 Tăng - Thiết giáp đi đầu và đi giữa đội hình, Trung đoàn 66 Bộ binh Cơ giới (có hơn 50 xe ô tô chở quân), một Đại đội Bộ binh Cơ giới của Trung đoàn 18 sử dụng xe thiết giáp V-100, Tiểu đoàn 7 Cao xạ (Trung đoàn 284), một Đại đội Tên lửa Phòng không Strela-2 (A-72), Tiểu đoàn 4 Pháo binh (Lữ đoàn 164), hai Đại đội Pháo 85 mm (Trung đoàn 68, Sư đoàn 304), một Tiểu đoàn Công binh và hai Đại đội Cầu phà (Lữ đoàn Công binh 219). Lực lượng đột kích sâu được lệnh bỏ qua các ổ đề kháng lẻ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, để lại cho Trung đoàn 18 (Sư đoàn 325) hành quân theo sau giải quyết. Mục tiêu cuối cùng là tiến thẳng đến Dinh Độc Lập. Sáng 30 tháng 4, cụm đột kích sâu nhanh chóng dập tắt các ổ đề kháng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại cầu Xa Lộ, Căn cứ Rạch Chiếc, căn cứ Nguyễn Huệ, Học viện Cảnh sát, cầu Sài Gòn. Pháo binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa trụ lại tại căn cứ Thủ Đức dùng hỏa lực súng cối và súng chống tăng M-72 chặn đánh và chia cắt đội hình Tiểu đoàn Xe tăng 5 (Lữ đoàn 203). Một phân đội của Lữ đoàn 203 liền kéo vào tiêu diệt nhóm pháo binh này. Tại đây "xe tăng 707" của lữ đoàn đã phải chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và người cuối cùng. Đến 9 giờ sáng 30 tháng 4, sau khi dồn bộ phận còn lại của đối phương vào trong căn cứ Thủ Đức, Tiểu đoàn 5 để lại cụm quân này cho Trung đoàn 18 (Sư đoàn 325) xử lý và đuổi theo các đơn vị đi đầu lúc này đã đến cầu Sài Gòn. Sau khi đánh tan sức kháng cự của 8 xe tăng có sự phối hợp của 6 tàu chiến hải quân Quân lực Việt Nam Cộng hòa đậu tại Tân Cảng, cụm đột kích sâu nhanh chóng vượt qua cầu Sài Gòn tiến vào đường Hồng Thập Tự, nhưng cũng mất 4 xe tăng và Tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhã của Lữ đoàn Xe tăng 203 hi sinh. Sau khi tiêu diệt cụm chốt cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại cầu Thị Nghè gồm 4 xe tăng và 6 lô cốt chỉ trong vòng 15 phút, Tiểu đoàn Xe tăng 1 (Lữ đoàn 203) đã tiếp cận cổng Dinh Độc Lập qua ngả Thảo Cầm Viên. Xe tăng 843 lao vào húc cánh cổng phụ bên trái của dinh nhưng bị kẹt lại. Còn xe tăng 390 do Chính trị viên Đại đội Vũ Đăng Toàn chỉ huy húc đổ cánh cổng chính và tiến vào sân Dinh Độc Lập. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe 843, lấy lá cờ trên xe của mình đem vào treo lên cột cờ trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút. Ít phút sau, Đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 và hai Đại đội Bộ binh đã có mặt tại Dinh Độc Lập. Toàn bộ Nội các của chính quyền Việt Nam Cộng hòa có mặt tại dinh lúc đó gồm: Tổng thống Dương Văn Minh, Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, Phó thủ tướng Bùi Tường Huân, Tổng trưởng Kinh tế Nguyễn Văn Hảo, Tổng trưởng Thông tin Lý Quí Chung, Tổng trưởng Thương mại và Kỹ nghệ Nguyễn Văn Diệp, Tổng trưởng Tài chính Lê Quang Trường, Thứ trưởng Thông tin Nguyễn Văn Ba, Thứ trưởng Quốc phòng Bùi Thế Dũng, Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Hạnh, Chánh văn phòng Phủ Thủ tướng Vũ Trang Chiêm. Tại đây, ông Dương Văn Minh nói: ""Chúng tôi chờ cách mạng đến để bàn giao chính quyền"". Ông Phạm Xuân Thệ tuyên bố: ""Các ông chẳng còn gì để bàn giao, các ông phải đầu hàng vô điều kiện"". 11 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông Phạm Xuân Thệ và các sĩ quan dưới quyền đã đưa ông Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cho đến ngày 21 tháng 4, khi các tuyến phòng thủ Phan Rang và Xuân Lộc lần lượt sụp đổ, Nguyễn Văn Thiệu đã từ chức và bay sang Đài Loan, nhường lại ghế Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cho Trần Văn Hương, người Pháp vẫn tin rằng họ có thể dàn xếp được một giải pháp chính trị. Tại Paris, ông Jean Sauvagnargues, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Pháp đã nhiều lần triệu kiến Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Ba và Trưởng đoàn đại diện Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Võ Văn Sung đến trụ sở Bộ Ngoại giao để tham vấn và liên tiếp đưa ra các đề nghị về một giải pháp chính trị. Phía Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố đàm phán chỉ bắt đầu khi chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phải ra đi. Phía Pháp đồng thuận và chuẩn bị phương án đưa Dương Văn Minh lên thay để tạo điều kiện cho đàm phán được tiến hành. Tại Sài Gòn, ngay khi bắt đầu chiến dịch di tản người Mỹ khỏi miền Nam, Đại sứ Hoa Kỳ Martin cũng tìm gặp trao đổi với Đại sứ Pháp Jean Marie Merillon về khả năng mở ra một giải pháp chính trị. Ngày 21 tháng 4, hai ông này đã gặp Nguyễn Văn Thiệu để bàn về việc đưa Dương Văn Minh lên ghế tổng thống nhưng Nguyễn Văn Thiệu lại yêu cầu ""làm đúng Hiến pháp"". Điều đó có nghĩa là Phó Tổng thống Trần Văn Hương sẽ lên thay. Và cả hai vị đại sứ Hoa Kỳ và Pháp chấp nhận một giải pháp trung gian với chức vụ thủ tướng được trao cho Dương Văn Minh. Mặc dù không thể lật ngược được tình huống nhưng việc chậm trễ khi đưa ông Dương Văn Minh lên ghế tổng thống đã không cho các quan chức CIA ở Sài Gòn thêm bất cứ một cơ hội nào để thực hiện một giải pháp thương lượng. Trong lúc vội vã tìm kiếm sự ủng hộ của "lực lượng thứ ba" để làm một giải pháp thương lượng, ngày 28 tháng 4, ông Dương Văn Minh đã bổ nhiệm ông Triệu Quốc Mạnh, là người được phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cài vào "lực lượng thứ ba", vào chức vụ Giám đốc Cảnh sát Đô thành. Lấy cớ thực hiện ý định của tổng thống, ông Mạnh đã giải tán các phòng cảnh sát đặc biệt, các bộ chỉ huy cảnh sát các quận và các tổ chức cảnh sát ở cơ sở. Ông còn lệnh cho các đồn cảnh sát không được nổ súng và cho phép các sĩ quan cảnh sát được về nhà để lo cho gia đình. Những hoạt động của ông Triệu Quốc Mạnh đã vô hiệu hóa gần như toàn bộ lực lượng cảnh sát tại Sài Gòn từ ngày 29 tháng 4. 19 giờ ngày 28 tháng 4, ngay sau khi tân Tổng thống Dương Văn Minh vừa thu âm xong bản tuyên bố của mình với yêu cầu cả hai bên ngừng bắn, thương lượng để bàn giao chính quyền thì ông Vanussème, tùy viên quân sự và an ninh của Đại sứ quán Pháp tại Sài Gòn xuất hiện. Ông này yêu cầu ngưng phát cuộn băng và đưa ra một đề nghị khiến ông Dương Văn Minh cũng phải kinh ngạc vì sợ mình nghe nhầm. Đề nghị đó là: chính quyền mới do ông Dương Văn Minh đứng đầu hãy ra tuyên bố chống Liên Xô và kêu gọi Bắc Kinh can thiệp, ngăn chặn cộng sản Việt Nam tiến vào Sài Gòn. Ông ta nói có những nguồn tin ở Washington, Paris và Bắc Kinh cho biết Trung Quốc không ủng hộ một thắng lợi hoàn toàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Vanusseme còn nói cứng: ""Trung Quốc sẽ vào và các ông sẽ đứng vững"". Tuy nhiên, ông Dương Văn Minh đã lấy cớ không còn thời gian và Sài Gòn không có liên lạc trực tiếp với Bắc Kinh để từ chối đề nghị của Vanussème. Ông Dương Văn Minh, vốn đã được Ban Binh vận Trung ương Cục miền Nam thông qua em trai là Dương Văn Nhựt (bí danh Mười Ty, Đại tá Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) và gia đình thuyết phục từ trước, đã từ chối và nói: Vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 28 tháng 4, ông ra lệnh cho phát cuộn băng đã ghi âm với lời kêu gọi ""những người anh em ở phía bên kia ngừng bắn để thu xếp một giải pháp bàn giao chính quyền"" nhưng Đài phát thanh Hà Nội cũng như những đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ở Paris vẫn chỉ có một yêu cầu là phía Việt Nam Cộng hòa phải đầu hàng không điều kiện. Sau này, khi trả lời phỏng vấn của một số nhà báo tại Sài Gòn về quyết định đầu hàng ngày 30 tháng 4 của mình, ông Dương Văn Minh cho rằng: "Sài Gòn và xã hội miền Nam đã mục ruỗng, nhất là càng về cuối thì tình hình càng trở nên hỗn loạn, không sao kiểm soát được... Trước sức mạnh vũ bão của quân Giải phóng, Quân lực Việt Nam Cộng hòa không còn đủ sức chống cự, chỉ có quyết định đầu hàng không điều kiện là điều hợp thời duy nhất mà thôi". Tại Hội nghị La Celle Saint Cloud, phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố: ""Xây dựng miền Nam Việt Nam hòa bình, độc lập, hòa hợp dân tộc, dân chủ, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc"" khi được hỏi về chủ trương của họ sau khi Việt Nam Cộng hòa đầu hàng. Trong các diễn biến của Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Quân đoàn IV Việt Nam Cộng hòa tại đồng bằng sông Cửu Long là đơn vị ít chịu thiệt hại nhất. Ngay sau các cuộc thất thủ tại Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, theo lệnh của Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân đoàn đã hoàn chỉnh kế hoạch lập "mật khu" để giữ đồng bằng sông Cửu Long làm căn cứ tiếp tục chống cự nếu Sài Gòn thất thủ. Tướng Nam hy vọng với ba Sư đoàn Bộ binh 7, 9, 21 còn tương đối nguyên vẹn trong tay, gần nửa triệu địa phương quân và phòng vệ dân sự, cộng với các lực lượng còn sống sót rút từ các quân khu đã thất thủ về, ông ta có thể lập được vành đai Alpha xung quanh thành phố Cần Thơ, trung tâm chỉ huy của Quân đoàn. Trong trường hợp không giữ được Cần Thơ, tướng Nam còn có phương án dựa vào tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia với dãy núi Thất Sơn và các vùng có đông tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, có hàng trăm hang động hiểm trở để cầm cự lâu dài và chờ thời cơ phản công. Trong tháng 4 năm 1975, một số công trình kiên cố dự định sử dụng cho Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút về đây đã được xây dựng. Các tướng Lê Minh Đảo và Lê Văn Hưng cũng đặt nhiều hy vọng vào kế hoạch này khi từ chối lời mời của tướng Nguyễn Hữu Hạnh đề nghị các ông này quay về Sài Gòn hợp tác với tướng Dương Văn Minh. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không thể thực hiện được do một số tướng tá cấp dưới đã bỏ chạy, bộ máy chỉ huy của Quân đoàn IV đã rối loạn đến mức không thể điều khiển được các đơn vị dưới quyền trong khi các lực lượng cách mạng đang ở thế áp đảo. Đến 10 giờ ngày 30 tháng 4, (trước lúc khởi sự 4 giờ), viên Chuẩn tướng Tham mưu trưởng Quân đoàn và viên Đại tá phụ trách an ninh chịu trách nhiệm giao nhiệm vụ cho các cấp đã bỏ trốn cùng vợ con qua ngả sông Hậu ra biển. Cùng đi còn có viên Thiếu tá Chánh Văn phòng Tiểu khu Phong Dinh. 18 giờ chiều ngày 30 tháng 4, một số thân hào, nhân sĩ Cần Thơ đã có mặt tại cổng tư dinh của tướng Lê Văn Hưng tại Cần Thơ yêu cầu ông ta hãy vì dân chúng mà đừng ra lệnh phản công vì sợ rằng nếu Quân lực Việt Nam Cộng hòa phản công, Cần Thơ sẽ bị pháo binh đối phương bắn nát như An Lộc năm 1972. 18 giờ 45 phút chiều ngày 30 tháng 4, tướng Nam điện cho tướng Hưng thông báo việc ông ta đã cho phát cuộn băng lời kêu gọi của mình trên đài phát thanh Cần Thơ. Nhưng việc này đã không được thực hiện do Đài phát thanh đã bị một đơn vị Biệt động quân Giải phóng do Thiếu tá Hoàng Văn Thạch chỉ huy giành quyền kiểm soát trước đó một giờ. Thay vào đó, cuốn băng ghi lại lời kêu gọi đầu hàng của tướng Dương Văn Minh hồi 12 giờ trưa ngày 30 tháng 4 được phát lên sóng của đài Cần Thơ. Chiều tối 30 tháng 4, tướng Lê Văn Hưng tự sát tại tư dinh. Nửa đêm ngày 30 tháng 4, tướng Nguyễn Khoa Nam ra lệnh dỡ bỏ các bản đồ, kế hoạch, mật hiệu hành quân dưới tầng hầm của Sở Chỉ huy Quân đoàn IV Quân lực Việt Nam Cộng hòa và tự sát ngay trong phòng làm việc rạng sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975. Kế hoạch "mật khu" của Quân đoàn IV phá sản. Từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 2 tháng 5, các đơn vị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Quân khu 8 đã tổ chức nhiều mũi tấn công vào các đơn vị Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại đồng bằng sông Cửu Long, phối hợp với sự nổi dậy của dân chúng trong vùng. Ngày 27 tháng 4, Sư đoàn 7 Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị Sư đoàn 8 QGP bao vây tại căn cứ Đồng Tâm, chịu để mất thành phố Mỹ Tho cách đó khoảng vài dặm. Trong các ngày 29 và 30 tháng 4, các tiểu khu Định Tường, Kiến Tường, Sa Đéc lần lượt bị giành quyền kiểm soát bởi lực lượng vũ trang địa phương. Thậm chí Quân lực Việt Nam Cộng hòa và chính quyền địa phương của họ tại tỉnh Gò Công đã hạ vũ khí đầu hàng trước cuộc biểu tình của dân chúng chỉ có một đội tự vệ võ trang hỗ trợ. Tại Khu 9, tình hình cũng diễn biến rất nhanh chóng. Ngày 30 tháng 4, tại Bến Tre, ba Tiểu đoàn Bảo an 401, 418 và 593 Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị các Tiểu đoàn địa phương 263 và 596 của quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đánh thiệt hại nặng trong một cuộc phản kích định chiếm lại chi khu Lương Quới. Đến ngày 1 tháng 5, chính quyền toàn tỉnh Bến Tre (Kiến Hòa) rơi vào tay các lực lượng cách mạng. Đêm ngày 29 tháng 4, Sư đoàn 4 (chủ lực khu 9) đã bao vây và giành quyền kiểm soát sân bay Trà Nóc. Sư đoàn 4 không quân và tiểu đoàn bảo vệ sân bay không kháng cự và đầu hàng tại chỗ. Đến chiều tối ngày 30 tháng 4, hầu hết các cứ điểm quan trọng còn lại của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong vành đai Alpha như căn cứ Bình Thủy, sân bay Lộ Tẻ, Nha Cảnh sát, Bộ Tư lệnh Vùng chiến thuật IV, đài phát thanh, dinh tỉnh trưởng Phong Dinh bị QGP giành quyền kiểm soát. Sáng 30 tháng 4, tại Vĩnh Long, Trung đoàn 18 (Sư đoàn 21, Quân lực Việt Nam Cộng hòa) đầu hàng và tan rã tại chỗ. Viên Đại tá Tỉnh trưởng ra hàng sáng ngày 1 tháng 5. Tại Trà Vinh, 11 giờ ngày 30 tháng 4, viên Tỉnh trưởng và hơn 100 binh lính còn lại cũng hạ vũ khí đầu hàng. 11 giờ ngày 1 tháng 5, toàn bộ Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Long Xuyên hạ vũ khí trước sức ép của Trung đoàn 101 (Sư đoàn 4 - chủ lực khu 9) có một Tiểu đoàn Thiết giáp M-113 tăng cường. Tại Sóc Trăng, ngày 30 tháng 4, bốn Tiểu đoàn Phú Lợi 1, 2, 3, 4 của Tỉnh đội Sóc Trăng lần lượt giành quyền kiểm soát trại Lý Thường Kiệt, sân bay Vọng Hoàn, chi khu Khánh Hưng, khu Hoàng Diệu, Ty Cảnh sát. Lúc 14 giờ cùng ngày, hơn 100 binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại dinh Tỉnh trưởng kéo cờ trắng ra hàng. Tại Bạc Liêu, sáng 30 tháng 4, viên Tỉnh trưởng và bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại đây đã chấp nhận đầu hàng trước cuộc biểu tình của gần một vạn người dân trước tòa Thị chính Bạc Liêu. 22 giờ đêm ngày 30 tháng 4, bốn Tiểu đoàn chủ lực khu 9 (QGP) đã giành quyền kiểm soát toàn bộ tỉnh Rạch Giá. 10 giờ 30 phút sáng ngày 1 tháng 5, các lực lượng vũ trang cách mạng địa phương đã làm chủ thị xã và toàn tỉnh Cà Mau. Tuy không nằm trong kế hoạch Chiến dịch Hồ Chí Minh nhưng các hoạt động đánh đuổi quân Khmer Đỏ ra khỏi các vùng đất liền Việt Nam ở Tây Nam Bộ bị họ lấn chiếm cũng là một trong các hoạt động quân sự để chiến dịch này có được kết quả hoàn chỉnh, bảo vệ vững chắc lãnh thổ vừa mới được thống nhất của Việt Nam. Ngay sau khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại đồng bằng sông Cửu Long tan rã và đầu hàng Quân Giải phóng, từ ngày 3 đến ngày 12 tháng 5 năm 1975, chính quyền Khmer Đỏ đã lợi dụng ""khoảng trống về quyền lực"" tại các địa phương trên khu vực biên giới giữa các tỉnh Hà Tiên, Châu Đốc của Việt Nam giáp với các tỉnh Takeo và Campot của Campuchia, sử dụng quân chính quy mở các cuộc tấn công lấn chiếm nhiều địa điểm của Việt Nam. Đặc biệt là khu vực Ba Chúc (huyện Tri Tôn), Phú Cường, Phú Hiệp (huyện Tịnh Biên), thị xã Châu Đốc, huyện lỵ An Phú; quân Khmer Đỏ đã sát hại trên 500 thường dân Việt Nam, kể cả một số cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã buông súng, rời bỏ quân ngũ; bắn vào những thường dân Việt Nam từ Campuchia chạy trốn khỏi chế độ Khmer Đỏ về Việt Nam. Tại Tây Ninh, quân Khmer Đỏ cũng tấn công lấn chiếm nhiều địa điểm tại Xa Mát, Ta Nốt, Lò Gò (huyện Tân Biên), Phước Thạnh, Phước Tân, (huyện Châu Thành), Cây Me, Mộc Bài (huyện Bến Cầu) sát hại hàng trăm thường dân Việt Nam. Song song với các chiến dịch chiếm lại các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, Polou Wai, quần đảo Nam Du trên Vịnh Thái Lan, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đã sử dụng Sư đoàn 4 Bộ binh được tăng cường Trung đoàn Hải quân Đánh bộ 101 từ Bộ Tư lệnh Hải quân mở cuộc phản công đẩy lùi quân Khmer Đỏ. Ngày 7 tháng 5, giải phóng Châu Đốc. Đến đầu tháng 6, các đơn vị này đã giải phóng toàn bộ khu vực biên giới thuộc tỉnh An Giang bị quân Khmer Đỏ lấn chiếm; loại khỏi vòng chiến đấu một Tiểu đoàn quân chính quy Khmer Đỏ, thu giữ một khẩu pháo 105 mm, hai khẩu súng cối 82 và 60 mm, tám đại liên 12,7 mm, hơn 40 súng bộ binh các loại. Sau khi giành lại chủ quyền lãnh thổ, các đơn vị này đã tổ chức rào dây thép gai trên 40 km đường biên giới và bố trí phòng thủ tại chỗ đề phòng quân Khmer Đỏ tiếp tục lấn chiếm. Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch quân sự lớn nhất của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong toàn bộ cuộc Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc thắng lợi với sự tan rã hoàn toàn của quân đội và chế độ Việt Nam Cộng hòa, toàn bộ lực lượng cố vấn quân sự còn lại của Mỹ ở Việt Nam phải rút chạy. Kết quả của chiến dịch này là sự thống nhất, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trên đất liền, vùng trời, vùng biển của Việt Nam sau hơn 100 năm bị nước ngoài xâm lược, chiếm đóng và chia cắt. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Quân Giải phóng đã làm tan rã toàn bộ lực lượng chủ lực, địa phương, cảnh sát thuộc Quân khu 3 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và lực lượng dự bị là tàn quân của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút về, tổng cộng trên 45 vạn quân. Quân Giải phóng tịch thu 500 khẩu pháo, hơn 400 xe tăng - xe thiết giáp, hơn 800 máy bay, hơn 600 tàu xuồng, 270.000 khẩu súng các loại, hơn 3.000 xe quân sự và toàn bộ kho tàng. Trên phương tiện thông tin đại chúng, sự kết thúc chiến dịch này được truyền đi bằng một bức điện từ Bưu điện Trung tâm Sài Gòn bởi một phóng viên UPI đến hơn 7500 máy teletype trên toàn cầu: Và một bức điện cụ thể hơn sau đó 60 giây để xác nhận: Đằng sau bức điện đơn giản nhưng được cả thế giới quan tâm ấy là kết quả của một chiến dịch đã đặt dấu chấm hết cho cuộc Chiến tranh Việt Nam; một cuộc chiến đã làm thương vong hơn 360.000 quân nhân Mỹ, trong đó có 58.191 quân nhân chết; (chưa kể thương vong của các đội quân đồng minh của Mỹ là Việt Nam Cộng hòa, Hàn Quốc, Úc, New Zealand). Phía QGP có khoảng 850.000 quân nhân hy sinh, trong đó khoảng 200.000 người đến nay vẫn còn mất tích (chưa tìm được thi thể), gần 600.000 quân nhân bị thương. Ngoài ra, gần 2 triệu dân thường Việt Nam bị chết, hơn 2 triệu dân thường mang thương tật suốt đời, khoảng 2 triệu người bị phơi nhiễm các loại hóa chất độc hại do Hoa Kỳ rải xuống. Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Norodom Sihanouk, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc đoàn kết dân tộc Campuchia- Penn Nouth, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Ilyich Brezhnev, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Cuba Fidel Castro, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào yêu nước Souphanouvong, Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông, Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Anbani Enver Hoxha, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Bungari Todor Zhivkov, Bí thư thứ nhất Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan Edward Gierek, Bí thư thứ nhất Đảng Xã hội Thống nhất Đức Erich Honecker, Bí thư thứ nhất Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Hungari János Kádár, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Rumani Nicolae Ceauşescu, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc Gustáv Husák, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Mông Cổ Yumjaagiin Tsedenbal, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành... đã gửi điện chúc mừng Việt Nam. Bộ ngoại giao Thái Lan, Ngoại trưởng Philippines, Quyền Thủ tướng Sri Lanka, Thủ tướng Thụy Điển, Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestin Yasser Arafat, Chủ tịch Algérie Houari Boumédiènne, Tổng thống Tanzania Julius Nyerere, Tổng thống Bangladesh Sheikh Mujibur Rahman, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Ấn Độ, các Đảng Cộng sản Rumani, Pháp, Ý, Nhật Bản, Mỹ, Triều Tiên... có lời chúc mừng. Một số cuộc mít tinh được tổ chức ở một số nước (Congo-Brazzaville, Jamaica...). Chính phủ Liên hiệp Dân tộc Lâm thời Lào, chính phủ Thái Lan, Thụy Điển, Phần Lan, Ấn Độ, Đan Mạch, Pakistan, Jamaica, Síp, Nigeria, Kuwait, Nhật Bản, Úc, Nepal, New Zealand, Anh, Ý, Pháp, Bỉ, Canada... đã công nhận Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (nửa đầu tháng 5). Ấn Độ từ ngày 15 tháng 5 thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Ngày 18 tháng 5, Jordan công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Việt Nam Dân chủ cộng hòa thiết lập quan hệ ngoại giao với Nepal, Mozambique, Mexico, Miến Điện (tháng 5). Thượng nghị sĩ Michael Mansfield, thủ lĩnh đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ phát biểu: ""Chúng ta cần phải từ bỏ ý nghĩ chúng ta có thể là "anh cả" hoặc "bố lớn" của toàn thế giới còn lại..."" Thượng nghị sĩ George McGovern phát biểu: ""Tôi cho rằng sự dính líu của chúng ta ở Đông Dương là một sự tìm kiếm đáng ghê sợ trong chính sách của Mỹ trong nhiều năm nay"." Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cho rằng ""Tôi nghĩ rằng có lẽ việc đưa các lực lượng quân sự Mỹ vào là biện pháp giải quyết tồi nhất vì điều đó có nghĩa là đưa một yếu tố ngoại lai vào"." Hạ viện Mỹ ngày 1 tháng 5 với 246 phiếu thuận, 162 phiếu chống đã bác bỏ đề nghị chi 372 triệu USD của Tổng thống dành cho di tản những người tị nạn ở Đông Dương. Ngày 11 tháng 5 khoảng 75.000 người Mỹ tổ chức mít tinh tại một công viên tại New York chào mừng thắng lợi của các nước Đông Dương. Trước đó ngày 4 tháng 5, khoảng 500 người Mỹ tại Boston tổ chức mít tinh chào mừng thắng lợi của Việt Nam. Tại Campuchia, ngày 14 tháng 5, máy bay, tàu chiến Mỹ tại cảng Sihanoukville ven biển Campuchia bị Quân Khmer Đỏ đánh thiệt hại gần 100 lính bị chết, thương, mất tích. Tại Lào, ngày 9 tháng 5 hơn 5.000 học sinh, công nhân, viên chức biểu tình tại Viêng Chăn tố cáo phe cực hữu, đòi cách chức các bộ trưởng, thứ trưởng phe cánh hữu. Sisouk na Champassak từ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng các bộ trưởng, thứ trưởng phe cánh hữu thân Mỹ, tướng Vàng Pao (Tư lệnh Quân khu 2), Phoui Sananikone, cựu Chủ tịch Quốc hội... lần lượt chạy sang Thái Lan. Tại Thái Lan, từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 5, hàng vạn sinh viên đại học và nhân dân Băng Cốc biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ đòi rút lính Mỹ tại Thái Lan về nước.
5533
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5533
Silic
Silic là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Si và số nguyên tử bằng 14 Nó là nguyên tố phổ biến sau oxy trong vỏ Trái Đất (25,8 %), cứng, có màu xám sẫm - ánh xanh kim loại, là á kim có hóa trị +4. Trong dạng tinh thể, silic có màu xám sẫm ánh kim. Mặc dù là một nguyên tố tương đối trơ, silic vẫn có phản ứng với các halogen và các chất kiềm loãng, nhưng phần lớn acid (trừ tổ hợp acid nitric và acid flohiđric) không tác dụng với nó. Silic nguyên tố truyền khoảng hơn 95% các bước sóng hồng ngoại. Tinh thể silic nguyên chất hiếm tìm thấy trong tự nhiên, thông thường nó nằm trong dạng silic dioxide (SiO). Các tinh thể silic nguyên chất tìm thấy trong tạp chất của vàng hay dung nham núi lửa. Nó có hệ số kháng nhiệt âm. Silic hoạt động hóa học kém hơn cacbon là nguyên tố tương tự nó về mặt hóa học. Nó có trong đất sét, fenspat, granit, thạch anh và cát, chủ yếu trong dạng dioxide silic (hay silica) và các silicat (Các hợp chất chứa silic, oxy và kim loại trong dạng R-SiO). Silic (tên Latinh: "silex", "silicis" có nghĩa là đá lửa) lần đầu tiên được nhận ra bởi Antoine Lavoisier năm 1787, và sau đó đã bị Humphry Davy vào năm 1800 cho là hợp chất. Năm 1811 Gay Lussac và Thénard có lẽ đã điều chế ra silic vô định hình không nguyên chất khi nung nóng kali với tetraflorua silic SiF. Năm 1824 Berzelius điều chế silic vô định hình sử dụng phương pháp giống như của Lussac. Berzelius cũng đã làm tinh khiết sản phẩm bằng cách rửa nó nhiều lần. Vì silic là nguyên tố quan trọng trong các thiết bị bán dẫn và công nghệ cao, nên khu vực công nghệ cao ở California được đặt tên là "Silicon Valley" (Thung lũng Silicon), tức đặt tên theo nguyên tố này. Silic là nguyên tố rất có ích, là cực kỳ cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp. Dioxide silic trong dạng cát và đất sét là thành phần quan trọng trong chế tạo bê tông và gạch cũng như trong sản xuất xi măng Portland. Silic là nguyên tố rất quan trọng cho thực vật và động vật. Silica dạng nhị nguyên tử phân lập từ nước để tạo ra lớp vỏ bảo vệ tế bào. Các ứng dụng khác có: Silic là thành phần cơ bản của các loại aerolit là một loại của các thiên thạch và của các tektit là dạng tự nhiên của thủy tinh. Theo khối lượng, silic chiếm 29,5% vỏ Trái Đất, là nguyên tố phổ biến thứ hai sau oxy. Silic nguyên tố không tìm thấy trong tự nhiên. Nó thường xuất hiện trong các oxide và silicat. Cát, amêtít, mã não ("agate"), thạch anh, đá tinh thể, đá lửa, jatpe, và opan là những dạng tự nhiên của silic dưới dạng oxide. Granit, amiăng, fenspat, đất sét, hoócblen, mica là những dạng khoáng chất silicat. Silic được sản xuất công nghiệp bằng cách nung nóng silica siêu sạch trong lò luyện bằng hồ quang với các điện cực cacbon. Ở nhiệt độ trên 1900 °C, Silic lỏng được thu hồi ở đáy lò, sau đó nó được tháo ra và làm nguội. Silic sản xuất theo công nghệ này gọi là silic loại luyện kim và nó ít nhất đạt 99% tinh khiết. Năm 2000, silic loại này có giá khoảng $ 0,56 trên một pao ($1,23/kg). . Việc sử dụng silic trong các thiết bị bán dẫn đòi hỏi phải có độ tinh khiết cao hơn so với sản xuất bằng phương pháp trên. Có một số phương pháp làm tinh khiết silic được sử dụng để sản xuất silic có độ tinh khiết cao. Các kỹ thuật làm tinh khiết silic đầu tiên dựa trên cơ sở thực tế là nếu silic nóng chảy và sau đó đông đặc lại thì những phần cuối khi đông đặc bao giờ cũng chứa nhiều tạp chất. Các phương pháp sớm nhất để làm tinh khiết silic, lần đầu tiên được miêu tả năm 1919 và sử dụng trong một số hữu hạn nền tảng để sản xuất các thành phần của rađa trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, bao gồm việc đập vỡ silic phẩm chất công nghiệp và hòa tan từng phần bột silic trong acid. Khi bị đập vỡ, silic bị làm vỡ để những khu vực có nhiều tạp chất yếu hơn sẽ nằm ra phía ngoài của các hạt silic được tạo ra, chúng sẽ bị acid hòa tan, để lại sản phẩm tinh khiết hơn. Trong khu vực nung chảy, phương pháp đầu tiên làm tinh khiết silic được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, các thỏi silic phẩm cấp công nghiệp được nung nóng tại một đầu. Sau đó, nguồn nhiệt chuyển động rất chậm dọc theo chiều dài của thỏi, giữ cho chỉ một đoạn ngắn của thỏi nóng chảy và silic được làm nguội và tái đông đặc ở phía sau nó. Vì phần lớn các tạp chất có xu hướng nằm trong phần nóng chảy hơn là trong phần tái đông đặc, nên khi quá trình này kết thúc, phần lớn tạp chất của thỏi sẽ chuyển về đầu nóng chảy sau cùng. Đầu này sau đó bị cắt bỏ, và quy trình này được lặp lại nếu muốn có silic với phẩm cấp cao hơn. Ngày nay, silic được làm sạch bằng cách chuyển nó thành các hợp chất silic để dễ dàng làm tinh khiết hơn là làm tinh khiết trực tiếp silic, và sau đó chuyển hợp chất của nó trở lại thành silic nguyên chất. Triclorosilan là hợp chất của silic được sử dụng rộng rãi nhất như chất trung gian, mặc dầu tetrachloride silic và silan cũng được sử dụng. Khi các khí này được thổi qua silic ở nhiệt độ cao, chúng phân hủy để tạo ra silic có độ tinh khiết cao. Trong công nghệ Siemens, các thỏi silic có độ tinh khiết cao được đưa vào triclorosilan ở nhiệt độ 1150 °C. Khí triclorosilan phân hủy và lắng đọng silic bổ sung trên thỏi, làm to nó theo phản ứng sau: Silic sản xuất từ phương pháp này và các công nghệ tương tự gọi là "silic đa tinh thể". Silic đa tinh thể thông thường có tạp chất ở mức một phần tỷ hoặc thấp hơn. Cùng thời gian đó, DuPont đã sản xuất silic siêu sạch bằng cách cho tetrachloride silic phản ứng với hơi kẽm nguyên chất ở nhiệt độ 950 °C, theo phản ứng: Tuy nhiên, kỹ thuật này đã vấp phải những vấn đề thực tế (chẳng hạn như sản phẩm phụ chloride kẽm đông đặc lại và dính vào sản phẩm) và cuối cùng nó đã bị bỏ đi để sử dụng chỉ mỗi công nghệ Siemens. Công nghệ Czochralski thông thường được sử dụng để sản xuất các tinh thể silic đơn có độ tinh khiết cao để sử dụng trong các thiết bị bán dẫn bằng silic ở trạng thái rắn. Silic có chín đồng vị, với số A từ 25 đến 33. Si (đồng vị phổ biến nhất, 92,23%), Si (4,67%) và Si (3,1%) là ổn định; Si là đồng vị phóng xạ sản xuất bằng phân rã agon. Chu kỳ bán rã của nó, được xác định là khoảng 276 năm, và nó phân rã bằng bức xạ beta thành P (có cả chu kỳ bán rã 14,28 năm) và sau đó thành Si. Các bệnh nghiêm trọng về phổi được biết đến như bệnh nhiễm silic ("silicosis") thường gặp ở những người thợ mỏ, cắt đá và những người phải làm việc trong môi trường nhiều bụi silic.
5535
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5535
Chlor
Chlor (hay clo, danh pháp IUPAC là chlorine) là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Cl và số nguyên tử bằng 17, thường tồn tại ở phân tử dạng 2 nguyên tử (Cl). Nguyên tố này là một halogen, nằm ở ô số 17, thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Ion chlor là một thành phần của muối ăn và các hợp chất khác, nó phổ biến trong tự nhiên và chất cần thiết để tạo ra phần lớn các loại hình sự sống, bao gồm cả cơ thể người. Chlor có ái lực điện tử cao nhất và có độ âm điện đứng thứ 3 trong tất cả các nguyên tố. Ở dạng khí, nó có màu vàng lục nhạt, nó nặng hơn không khí khoảng 2,5 lần, có mùi hắc khó ngửi, và là chất độc cực mạnh. Ở dạng nguyên tố trong điều kiện chuẩn, chlor là một chất oxy hóa mạnh, được sử dụng làm chất tẩy trắng và khử trùng rất mạnh, cũng như là thuốc thử cần thiết trong ngành công nghiệp hóa chất. Là một chất khử trùng thông thường, các hợp chất chlor được sử dụng trong các bể bơi để giữ sạch sẽ và vệ sinh. Ở thượng tầng khí quyển, chlor chứa trong phân tử chlorofluorocarbons, ký hiệu "CFC", có liên quan trong việc gây hại tầng ozone. Chlor được phát hiện năm 1774 bởi Carl Wilhelm Scheele, là người đã sai lầm khi cho rằng nó chứa oxy. Chlor được đặt tên năm 1810 bởi Humphry Davy, là người khẳng định nó là một nguyên tố. Chlor là khí có mùi xốc rất độc, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Chlor là khí hóa lỏng dưới áp suất 8 bar ở nhiệt độ phòng. Kích thước cột chất lỏng là ca. 0.3x 3 cm. Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, hai nguyên tử chlor hình thành các phân tử có hai nguyên tử Cl. Đây là một chất khí màu vàng xanh có mùi đặc biệt mạnh mẽ của nó, mùi thuốc tẩy. Sự gắn kết giữa hai nguyên tử là tương đối yếu (chỉ 242,58 ± 0,004 kJ/ mol), mà làm cho phân tử Cl phản ứng cao. Điểm sôi bầu không khí thường xuyên là khoảng -34˚C, nhưng nó có thể được hóa lỏng ở nhiệt độ phòng với áp lực trên 8 atm. Nguyên tố này là thành viên của nhóm halogen tạo ra một loạt các muối và được tách ra từ các chloride thông qua quá trình oxy hóa hay phổ biến hơn là điện phân. Chlor là một khí có khả năng phản ứng ngay lập tức gần như với mọi nguyên tố. Ở 10 °C một lít nước hòa tan 3,10 lít chlor và ở 30 °C chỉ là 1,77 lít. Ngoài những tính chất hóa học của một phi kim như tác dụng với hầu hết kim loại tạo thành muối chloride, tác dụng với hydro tạo khí hydro chloride (phản ứng này cần ánh sáng mặt trời hoặc Mg cháy, ở nhiệt độ thường trong bóng tối không xảy ra, tỉ lệ mol 1:1 là hỗn hợp nổ). Phương pháp chlor hóa là sử dụng khí chlor mới sinh (khí chlor mới sinh có khả năng hoạt hóa rất cao hơn hẳn khí chlor đã được cất giữ trong các bình chứa một thời gian) tác dụng trực tiếp với đối tượng cần chlor hóa như các kim loại, oxide kim loại hoặc các hợp chất hữu cơ (benzen, toluen...), với nước, base... Chlor thể hiện một số hóa tính trong phản ứng chlor hóa như sau: "a)Tác dụng với nước tạo dung dịch nước chlor:" Dung dịch nước chlor là dung dịch hỗn hợp giữa Cl, HCl và HClO nên có màu vàng lục, mùi hắc của chlor; dung dịch acid lúc đầu làm giấy quỳ chuyển sang màu đỏ nhưng nhanh chóng bị mất màu ngay sau đó do tác dụng oxy hóa mạnh của acid hypochlorơ HClO. "b)Tác dụng với dung dịch natri hydroxide NaOH tạo dung dịch nước Giaven:" Dung dịch nước Javen là hỗn hợp hai muối Natri chloride NaCl và natri hypochlorit NaClO, có tính tẩy màu vì tương tự như acid hypochlorơ HClO, natri hypochlorit NaClO là chất oxy hóa mạnh. "c)"Tác dụng với kim loại tạo muối chloride (trừ Au, Pt..) Cu + Cl -> CuCl (Cần nhiệt độ) 2Fe + 3Cl 2FeCl "d)Ngoài ra, Cl còn có thể tác dụng với kiềm dạng rắn ở nhiệt độ cao:" Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, hai nguyên tử chlor hình thành các phân tử có hai nguyên tử Cl. Đây là một chất khí màu vàng xanh có mùi đặc biệt mạnh mẽ của nó, mùi thuốc tẩy. Sự gắn kết giữa hai nguyên tử là tương đối yếu (chỉ 242,580 ± 0,004 kJ / mol), mà làm cho phân tử Cl phản ứng cao. Điểm sôi bầu không khí thường xuyên là khoảng -34 ˚ C, nhưng nó có thể được hóa lỏng ở nhiệt độ phòng với áp lực trên 8 atm. Ở dạng nguyên tố, chlor có dạng khí (ở điều kiện tiêu chuẩn) nhị nguyên tử (phân tử) có màu vàng lục nhạt. Nguyên tố này là thành viên của nhóm halogen tạo ra một loạt các muối và được tách ra từ các chloride thông qua quá trình oxy hóa hay phổ biến hơn là điện phân. Chlor là một khí có khả năng phản ứng ngay lập tức gần như với mọi nguyên tố. Ở 10 °C một lít nước hòa tan 3,10 lít chlor và ở 30 °C chỉ là 1,77 lít. Có hai đồng vị chính ổn định của chlor, với khối lượng 35 và 37, tìm thấy trong tự nhiên với tỷ lệ 3:1, tạo ra các nguyên tử chlor trong tự nhiên có khối lượng nguyên tử chung xấp xỉ 35.453. Chlor có 9 đồng vị với khối lượng nguyên tử trong khoảng 32 đến 40. Chỉ có hai đồng vị là có trong tự nhiên: Cl (75,77%) và Cl (24,23%) là ổn định, Chlor là một hóa chất quan trọng trong làm tinh khiết nước, trong việc khử trùng hay tẩy trắng và là khí gây ngạt (mù tạt). Chlor được sử dụng rộng rãi trong sản xuất của nhiều đồ vật sử dụng hàng ngày. Trong hóa hữu cơ chất này được sử dụng rộng rãi như là chất oxy hóa và chất thế vì chlor thông thường tạo ra nhiều thuộc tính có ý nghĩa trong các hợp chất hữu cơ khi nó thây thế hydro (chẳng hạn như trong sản xuất cao su tổng hợp). Chlor cũng được sử dụng trong sản xuất các muối chlorat, chloroform, carbon tetrachloride và trong việc chiết xuất brom. Trong tự nhiên chlor chỉ được tìm thấy trong dạng các ion chloride (Cl). Các ion chloride tạo ra các loại muối hòa tan trong nước biển — khoảng 1,9% khối lượng của nước biển là các ion chloride. Trong nước của biển Chết và các mỏ nước mặn ngầm thì nồng độ của các ion chloride còn cao hơn nữa. Phần lớn các muối chloride hòa tan trong nước, vì thế các chloride rắn thông thường chỉ tìm thấy trong những vùng khí hậu khô hoặc ở sâu dưới đất. Trong lớp vỏ Trái Đất, chlor có giá trị trung bình khoảng 126 ppm, chủ yếu ở dạng halit (muối mỏ) (natri chloride), sylvit (kali chloride) và carnalit (magnesi chloride, kali chloride ngậm sáu phân tử nước). Có hơn 2000 hợp chất của chlor vô cơ tồn tại trong tự nhiên. Trong vũ trụ, chlor được tạo ra trong các vụ nổ siêu tân tinh. Về công nghiệp, chlor nguyên tố được sản xuất bằng cách điện phân dung dịch natri chloride bão hòa. Cùng với chlor, quy trình khử chlor của kim loại kiềm sinh ra khí hydro và natri hydroxide, theo phản ứng sau:
5539
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5539
Vẻ đẹp của toán học
Vẻ đẹp của Toán học mô tả quan niệm rằng một số nhà toán học có thể lấy được niềm vui từ công việc của họ, và từ toán học nói chung. Họ thể hiện niềm vui này bằng cách mô tả toán học (hoặc, ít nhất, một số khía cạnh của toán học) là "đẹp". Các nhà toán học mô tả toán học dưới dạng một hình thức nghệ thuật hoặc, ở mức tối thiểu, là một hoạt động sáng tạo. So sánh thường được thực hiện với âm nhạc và thơ. Bertrand Russell đã thể hiện ý thức về vẻ đẹp toán học của mình bằng những lời này:Paul Erdős bày tỏ quan điểm của mình trên ineffability của toán học khi ông nói: "Tại sao những con số đẹp? Nó giống như hỏi tại sao Giao hưởng số 9 của Beethoven đẹp. Nếu bạn không thấy lý do tại sao, ai đó không thể cho bạn biết. Tôi "biết" con số đẹp. Nếu chúng không đẹp, không có gì đẹp hơn". 12345679 x 09 = 111.111.111 12345679 x 18 = 222.222.222 12345679 x 27 = 333.333.333 12345679 x 36 = 444.444.444 12345679 x 45 = 555.555.555 12345679 x 54 = 666.666.666 12345679 x 63 = 777.777.777 12345679 x 72 = 888.888.888 12345679 x 81 = 999.999.999 2. Bình phương 1 x 1 = 1 11 x 11 = 121 111 x 111 = 12321 1111 x 1111 = 1234321 11111 x 11111 = 123454321 111111 x 111111 = 12345654321 1111111 x 1111111 = 1234567654321 11111111 x 11111111 = 123456787654321 111111111 x 111111111 = 12345678987654321 Các nhà toán học miêu tả các phương pháp chứng minh của mình một cách thanh nhã. Phụ thuộc vào nội dung của bài toán, họ có thể: Trong công việc nghiên cứu một cách chứng minh thanh nhã, các nhà toán học đi theo nhiều con đường chứng minh khác nhau để dẫn tới kết quả, cách chứng minh đầu tiên chưa chắc đã là cách chứng minh hoàn hảo nhất. Định lý Pytago, formula_1, là một ví dụ điển hình vì nó có rất nhiều các cách chứng minh được đưa ra. Một ví dụ khác là Định lý tương hỗ bậc II ("quadratic reciprocity"), riêng Carl Friedrich Gauss đã đưa ra trên 10 cách chứng minh khác nhau cho định lý này. Định lý tương hỗ phát biểu: Nếu tồn tại một số nguyên "x" và các số nguyên dương "n", "p", "q" sao cho formula_2, "q" được gọi là phần dư bậc "n" của "p" khi và chỉ khi formula_2 có khả năng tìm được nghiệm "x". Định lý tương hỗ (hay định lý nghịch đảo) là sự liên hệ giữa ""q" là phần dư bậc "n" của "p"" và ""p" là phần dư bậc "n" của "q"". Viết theo ký hiệu của Lâm Đức Chung là: formula_4 và formula_5. Với trường hợp "n" = 2, gọi là Định lý tương hỗ bậc II, được Gauss đưa ra chứng minh hoàn thiện lần đầu tiên. Gauss đồng thời cũng giải quyết với trường hợp "n" = 3, gọi là Định lý tương hỗ bậc III, sử dụng dạng nguyên formula_6, trong đó "β" là nghiệm của phương trình formula_7 và "a', "b" là các số nguyên hữu tỉ. Gauss có gợi ý với trường hợp "n" = 4 (Định lý tương hỗ bậc IV), sử dụng số nguyên Gaussian (một số nguyên Gaussian là một số phức có dạng a + b"i", trong đó a và b là các số nguyên). Phần chứng minh tổng quát, với bậc n là số nguyên tố, được đưa ra bởi Ferdinand Eisenstein trong những năm 1844–1850, và Ernst Eduard Kummer trong những năm 1850–1861. Và định lý tương hỗ dạng tổng quát với mọi "n" được chứng minh bởi Emil Artin vào những năm 1920, do đó, định lý này còn gọi là Định lý tương hỗ Artin. Nhà toán học người Hung Paul Erdős thì tưởng tượng rằng Thượng đế có một cuốn sách chứa tất cả những các chứng minh đẹp đẽ nhất trong toán học. Mỗi khi Erdos muốn miêu tả một cách chứng minh độc đáo, ông đều nói ""Cách chứng minh ấy nằm trong cuốn sách này đó"". Ngược lại, các kết quả từ suy luận lôgic, chứa các bước tính tỉ mỉ, không được xếp vào hàng các cách chứng minh thanh nhã, mà gọi là các chứng minh khó coi hay thô kệch. Ví dụ những cách chứng minh phụ thuộc vào việc giới hạn các trường hợp riêng biệt, như phương pháp vét cạn được sử dụng trong chứng minh Định lý bốn màu. Các nhà toán học nhận ra cái đẹp trong các kết quả của bài toán, như việc nó liên hệ giữa hai lĩnh vực toán học, mà với cái nhìn đầu tiên ta sẽ cho rằng chúng hoàn toàn không có mối liên hệ gì với nhau. Những kết quả như này được coi là độc đáo và sâu sắc. Một trong những kết quả sâu sắc đó chính là biểu thức Euler formula_8, được Richard Feynman cho là ""công thức đặc biệt nhất trong toán học"". Một ví dụ khác chính là định lý Taniyama-Shimura, định lý này được phát biểu một cách ngắn gọn như sau: ""mọi đường cong ellip trên tập Q đều là modular"". Nó là cầu nối quan trọng giữa đường cong ellip, một khái niệm trong hình học đại số, và các dạng modular, là những hàm holmorphic tuần hoàn được miêu tả trong lý thuyết số. Tên gọi của định lý này bắt nguồn từ giả thuyết Taniyama-Shimura, còn phần chứng minh được hoàn thành bởi Andrew Wiles, Christophe Breuil, Brian Conrad, Fred Diamond và Richard Taylor. Một số nhà toán học biểu lộ niềm tin về toán học như với những thuyết thần bí. Tiêu biểu là nhóm Pythagoras, họ là những nhà toán học và triết gia sống ở những năm 582–496 trước công nguyên, là những người "khai sinh ra các con số" và tin tưởng một cách xác thực về các con số này. Họ tin vào sự tuyệt đối của các con số, do đó đã không chấp nhận việc Hippasus chứng minh sự tồn tại của số vô tỉ. Còn Galileo Galilei, một nhà vật lý nổi tiếng thì cho rằng ""Toán học là ngôn ngữ mà Thượng đế đã viết lên vũ trụ"." Một nhà vật lý khác là Johannes Kepler tin tưởng rằng tỷ số của các vòng quỹ đạo của các hành tinh trong hệ Mặt Trời đã được sắp xếp bởi bàn tay Thượng đế, ứng với năm khối Platonic đồng tâm, mỗi quỹ đạo nằm trên mặt cầu ngoại tiếp của một đa diện và mặt cầu nội tiếp của một đa diện khác. Vì chỉ có đúng 5 khối Platonic nên giả thuyết của Kepler chỉ cung cấp 5 quỹ đạo hành tinh, và nó đã bị bác bỏ với sự phát hiện ra Sao Thiên Vương, hành tinh thứ bảy. Paul Erdos thì biểu lộ quan điểm của mình về sự không thể diễn tả được của toán học khi ông nói rằng ""Tại sao các con số lại mang một vẻ đẹp? Nó giống như việc hỏi tại sao bản Giao hưởng số 9 của Beethoven lại đẹp. Nếu bạn không nhận ra nó thì người khác không thể nói cho bạn được. Tôi biết các con số là đẹp. Chúng mà không đẹp thì chẳng có thứ gì là đẹp nữa."" Tiếng Anh: Tiếng Việt:
5540
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5540
Không gian đa chiều
Không gian đa chiều (tiếng Anh: "hyperspace") là không gian có số chiều nhiều hơn 3, được biểu diễn dưới dạng toán học có số lượng tọa độ nhiều hơn 3. Một số khái niệm được nhắc đến trong không gian đa chiều như:
5548
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5548
Fluor
Fluor (danh pháp cũ: flo) là một nguyên tố hóa học có ký hiệu là F và số hiệu nguyên tử là 9. Đây là halogen nhẹ nhất và tồn tại dưới dạng chất khí rất độc, màu vàng nhạt ở điều kiện tiêu chuẩn. Do có độ âm điện cao nhất, fluor hoạt động hóa học rất mạnh: phản ứng với hầu hết nguyên tố khác, bao gồm một số khí hiếm, để tạo thành hợp chất với fluor. Trong các nguyên tố, fluor là nguyên tố phổ biến thứ 24 trong vũ trụ và thứ 13 trong lớp vỏ Trái Đất. Fluorit, nguồn khoáng vật cơ bản của fluor với tên gọi được lấy làm tên nguyên tố, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1529; vì nó được cho thêm vào quặng kim loại để làm hạ điểm nóng chảy trong nấu luyện nên từ "fluo", có nghĩa là "dòng chảy" trong tiếng Latinh, được lấy làm tên của khoáng vật này. Được cho là một nguyên tố hóa học vào năm 1810, fluor lúc bấy giờ là một chất gây nguy hiểm và khó phân lập từ các hợp chất của nó, và một số nhà khoa học thời điểm đó bị thương tật hoặc tử vong khi cố gắng thực hiện thí nghiệm này. Phải đến năm 1886, nhà hóa học người Pháp Henri Moissan mới phân lập được nguyên tố fluor qua điện phân ở nhiệt độ thấp, một quá trình vẫn còn được áp dụng trong sản xuất hiện đại. Công cuộc sản xuất khí fluor trong công nghiệp để làm giàu urani, một trong những ứng dụng lớn nhất của fluor, bắt đầu từ dự án Manhattan trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Do vấn đề về chi phí tinh chế fluor tinh khiết, đa số ứng dụng thương mại chủ yếu đến từ các hợp chất của nó, trong đó khoảng một nửa fluorit khai thác được sử dụng trong chế tạo thép. Lượng fluorit còn lại được chuyển thành hydro fluoride ăn mòn để sản xuất fluoride hữu cơ hoặc cryolite, chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình luyện nhôm. Fluoride hữu cơ rất bền về mặt hóa học và nhiệt, thường được sử dụng làm chất làm lạnh, chất cách điện và trong chế tạo dụng cụ nhà bếp (dưới dạng PTFE hay Teflon). Một số dược phẩm như atorvastatin và fluoxetine cũng chứa fluor, và ion fluoride làm ức chế ổ răng, được sử dụng trong kem đánh răng và fluor hóa nước. Doanh số của các sản phẩm hóa học liên quan đến fluor ước tính khoảng hơn 15 tỷ USD mỗi năm. Khí fluorocarbon là loại khí nhà kính với nguy cơ gây ấm lên toàn cầu cao hơn từ 100 đến 20.000 lần so với carbon dioxide. Các hợp chất hữu cơ của fluor tồn tại lâu trong môi trường do độ bền của liên kết giữa carbon và fluor. Fluor không có vai trò trao đổi chất ở động vật; một số thực vật tổng hợp chất độc hữu cơ của nó để ngăn chặn các loài động vật ăn thực vật. Nguyên tử fluor có 9 electron, ít hơn 1 so với neon, và có cấu hình electron là 1s2s2p: hai electron ở lớp trong đã được lấp đầy và bảy ở lớp ngoài cùng, cần thêm một electron lấp vào. Các electron ngoài cùng bị vô hiệu hóa tại lá chắn nguyên tử và có điện tích hạt nhân hữu hiệu ở mức cao, bằng 9 − 2 = 7; đặc điểm này làm ảnh hưởng đến tính chất vật lý của nguyên tử. Năng lượng ion hóa thứ nhất của fluor cao thứ ba trong tất cả nguyên tố chỉ sau heli và neon, làm phức tạp thêm quá trình tách electron từ nguyên tử fluor trung hòa. Nó cũng có ái lực electron cao, đứng thứ hai chỉ sau chlor, và có xu hướng lấy một electron để trở thành nguyên tử ở trạng thái bền vững có cùng số electron với khí hiếm neon; nó có độ âm điện cao nhất trong tất cả nguyên tố. Nguyên tử fluor có bán kính liên kết cộng hóa trị nhỏ, khoảng 60 picomet, gần bằng với hai nguyên tố lân cận trong cùng chu kỳ là oxy và neon. Năng lượng liên kết của difluor F nhỏ hơn rất nhiều so với Cl hoặc Br và gần bằng với liên kết peroxide dễ gãy đôi; đặc điểm này, cùng với độ âm điện cao, là lý do làm fluor dễ bị phân ly, hoạt động hóa học rất mạnh, và tạo liên kết bền với các nguyên tử nguyên tố khác. Ngược lại, liên kết giữa fluor với các nguyên tử khác là rất bền do nó có độ âm điện cao. Một số chất trơ như bột thép, mảnh kính, và sợi amiăng phản ứng nhanh với khí fluor lạnh; gỗ và nước tự bốc cháy dưới tia khí fluor. Phản ứng của nguyên tố fluor với kim loại yêu cầu điều kiện khác nhau. Kim loại kiềm gây nổ và kim loại kiềm thổ thể hiện phản ứng mãnh liệt ở dạng khối; để tránh sự thụ động hóa từ việc tạo thành lớp fluoride kim loại, phần lớn kim loại khác như nhôm và sắt phải được nghiền bột, và kim loại quý cần khí fluor tinh khiết ở nhiệt độ 300–450 °C (575–850 °F). Một số phi kim rắn như lưu huỳnh và phosphor phản ứng mãnh liệt trong fluor lỏng ở nhiệt độ không khí. Hydro sulfide và lưu huỳnh dioxide dễ phản ứng với fluor tạo thành hợp chất; acid sulfuric có phản ứng ở mức độ yếu hơn nhiều, yêu cầu nhiệt độ cao. Hydro, giống như một số kim loại kiềm khác, khi phản ứng với fluor sẽ gây nổ. Carbon dưới dạng muội đèn phản ứng ở nhiệt độ phòng sinh ra fluoromethan. Than chì kết hợp với fluor ở nhiệt độ trên 400 °C (750 °F) để tạo thành carbon monofluoride phi thức; ở nhiệt độ cao hơn, phản ứng còn sinh ra khí fluorocarbon và đôi lúc gây nổ. Carbon dioxide và carbon monoxide phản ứng ở nhiệt độ bằng hoặc cao hơn một chút so với nhiệt độ phòng, trong khi parafin và các chất hữu cơ khác tạo phản ứng mạnh: thậm chí, các haloalkan đã thế hết nguyên tử hydro như carbon tetrachloride, những chất thường không bắt lửa, có thể phát nổ. Mặc dù nitơ trifluoride trơ về mặt hóa học, nitơ cần được phóng điện ở nhiệt độ cao để phản ứng với fluor xảy ra do liên kết ba rất bền trong phân tử nitơ; amonia có thể phản ứng gây nổ. Oxy không kết hợp với fluor ở điều kiện môi trường xung quanh, nhưng có thể phản ứng được khi phóng điện ở nhiệt độ và áp suất thấp; sản phẩm tạo ra thường bị phân hủy thành các nguyên tố cấu tạo nên chúng khi đun nóng. Các halogen nặng hơn cũng như khí hiếm radon dễ phản ứng với fluor; trong các khí hiếm khác, chỉ có xenon và krypton là có thể phản ứng được, nhưng phản ứng đó chỉ xảy ra trong điều kiện đặc biệt. Ở nhiệt độ phòng, fluor là một chất khí dạng phân tử hai nguyên tử; khí fluor nguyên chất có màu vàng nhạt (đôi khi còn nói là màu vàng lục). Nó có mùi hắc đặc trưng cảm nhận được ở mật độ 20 ppb. Fluor ngưng tụ tạo thành chất lỏng màu vàng sáng ở −188 °C (−306 °F), là nhiệt độ chuyển tiếp gần bằng với oxy và nitơ. Fluor có hai dạng thù hình rắn là α- và β-fluor. β-fluor kết tinh ở −220 °C (−364 °F), có màu trong suốt và mềm dẻo, với cấu trúc hệ tinh thể lập phương không trật tự giống như tinh thể oxy rắn, không giống với hệ tinh thể trực thoi trong các halogen rắn khác. Khi nhiệt độ tiếp tục giảm xuống −228 °C (−378 °F), quá trình chuyển pha xảy ra tạo thành α-fluor rắn đục có cấu trúc hệ tinh thể đơn nghiêng với các lớp phân tử dày đặc và bo góc. Quá trình chuyển pha từ β- sang α-fluor tỏa nhiệt nhiều hơn so với quá trình ngưng tụ của fluor và có thể diễn ra mạnh mẽ. Đồng vị ổn định F là đồng vị duy nhất của fluor tồn tại trong tự nhiên. Nó có tỷ số hồi chuyển từ cao và độ nhạy đặc biệt với từ trường, và vì là đồng vị ổn định duy nhất nên nó được sử dụng trong chụp cộng hưởng từ. Có 17 đồng vị phóng xạ với số khối từ 14 đến 31 đã được tổng hợp, trong đó F là đồng vị ổn định nhất với chu kỳ bán rã là 109,77 phút. F là một vết đồng vị phóng xạ tự nhiên được tạo thành qua phản ứng phá vỡ argon khí quyển bằng tia vũ trụ cùng với phản ứng của proton với oxy tự nhiên: O + p → F + n. Các đồng vị phóng xạ khác có chu kỳ bán rã dưới 70 giây; trong đó, đa số bị phân rã trong vòng dưới nửa giây. Hai đồng vị F và F trải qua quá trình phân rã β và bắt giữ electron, các đồng vị nhẹ hơn phân rã qua phát xạ proton, và các đồng vị nặng hơn F đi qua quá trình phân rã β (riêng các đồng vị nặng nhất qua phát xạ neutron chậm). Fluor có hai đồng phân siêu bền đã biết là F với chu kỳ bán rã 162(7) phần tỷ giây, và F với chu kỳ bán rã 2,2(1) phần nghìn giây. Trong số các nguyên tố nhẹ, mật độ phân bố 400 ppb (phần tỷ) của fluor – đứng thứ 24 trong các nguyên tố trong vũ trụ – ở mức thấp một cách bất thường: các nguyên tố khác từ carbon đến magnesi có độ phổ biến lớn hơn từ 20 lần trở lên. Đó là vì các quá trình tổng hợp hạt nhân sao đã bỏ qua fluor, và bất kỳ nguyên tử fluor nào lẽ ra được tạo nên có tiết diện hiệu dụng nguyên tử cao, cho phép tiếp tục dung hợp với hydro hoặc heli để tạo thành oxy hoặc neon. Ngoài lý do về sự tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, xa hơn nữa, có ba cách giải thích được đặt ra về sự hiện diện của fluor: Fluor là nguyên tố phổ biến thứ 13 trên vỏ Trái Đất, chiếm khoảng 600–700 ppm (phần triệu) về khối lượng. Nguyên tố fluor trên khí quyển Trái Đất có thể phản ứng dễ dàng với hơi nước, dẫn đến nó không phổ biến trong tự nhiên; nó chỉ được tìm thấy dưới dạng khoáng vật chứa fluoride, trong đó fluorit, fluorapatite và cryolite có tầm quan trọng lớn nhất trong công nghiệp. Fluorit (CaF), một khoáng vật đa dạng về màu sắc và phổ biến trên thế giới, là nguồn chủ yếu dùng để sản xuất fluor; Trung Quốc và Mexico là những nước cung cấp hàng đầu. Hoa Kỳ từng là quốc gia dẫn đầu về chiết tách fluor vào đầu thế kỷ 20 nhưng đã chấm dứt khai thác vào năm 1995. Mặc dù fluorapatite (Ca(PO)F) chiếm tỷ lệ fluoride nhiều nhất trên toàn thế giới, nhưng fluor chỉ chiếm 3,5% khối lượng phân tử, nghĩa là nó phần lớn được sử dụng dưới dạng phosphat. Tại Hoa Kỳ một lượng nhỏ hợp chất của fluor được điều chế qua acid hexafluorosilicic(IV), một sản phẩm phụ của công nghiệp phosphat. Cryolite (NaAlF), một khoáng vật được sử dụng trực tiếp trong sản xuất nhôm, là loại khoáng vật giàu fluor nhất. Mỏ khai thác thương mại chính ở bờ Tây Greenland đóng cửa vào năm 1987, và hiện tại phần lớn cryolite được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp. Một số khoáng vật khác như topaz có chứa fluor. Fluoride, khác với các halide khác, không tan và không tồn tại ở nồng độ thích hợp trong nước muối để có thể được thương mại hóa. Một lượng nhỏ chất hữu cơ của fluor có nguồn gốc không rõ ràng đã được phát hiện trong các vụ phun trào núi lửa và trong các suối nước nóng. Sự tồn tại khí fluor trong tinh thể, dựa vào mùi của antozonite nghiền, là vấn đề còn gây tranh cãi; một nghiên cứu năm 2012 báo cáo sự tồn tại của 0,04% F trong antozonite về khối lượng, cho rằng những bao thể này là do bức xạ có từ sự tồn tại lượng nhỏ urani. Năm 1529, Georgius Agricola mô tả fluorit là một phụ gia được sử dụng để làm giảm nhiệt độ nóng chảy của kim loại trong quá trình nấu luyện. Ông dùng từ Latinh "fluorés" ("fluo", dòng chảy) để chỉ đá fluorit. Tên này sau đó trở thành "fluorspar" (hiện còn được dùng phổ biến) và tiếp đến là "fluorite". Thành phần của fluorit về sau được xác định là calci fluoride. Acid hydrofluoric được sử dụng trong khắc kính từ sau năm 1720. Andreas Sigismund Marggraf lần đầu tiên xác định được đặc tính của hợp chất này vào năm 1764 khi đun nóng fluorit với acid sulfuric, và dung dịch thu được làm ăn mòn bình thủy tinh chứa nó. Nhà hóa học người Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele lặp lại thí nghiệm này vào năm 1771 và gọi tên sản phẩm thu được là "fluss-spats-syran" (hay "fluorspar acid" trong tiếng Anh). Năm 1810, nhà vật lý người Pháp André-Marie Ampère đặt giả thiết rằng hydro và một nguyên tố tương tự với chlor tạo nên acid hydrofluoric. Ba năm sau, Sir Humphry Davy đề xuất gọi tên nguyên tố đó là "fluorine" từ tên tiếng Anh "fluoric acid" và hậu tố "-ine" của các halogen khác, dựa trên tên gọi do Ampère đặt ra trong thư gửi ông vào ngày 26 tháng 8 năm 1812. Từ này được sử dụng trong nhiều ngôn ngữ châu Âu; tiếng Hy Lạp, tiếng Nga, và một số ngôn ngữ khác (sau giả thiết của Ampère) sử dụng tên "ftor" hoặc các tên gọi dẫn xuất của nó, bắt nguồn từ từ φθόριος ("phthorios", phá hủy). Từ "fluorum" trong tiếng Latinh hiện đại đã dẫn đến ký hiệu nguyên tố là F như hiện tại; ký hiệu Fl từng xuất hiện trong các tài liệu trước đây. Các nghiên cứu ban đầu về fluor nguy hiểm đến mức một số nhà thí nghiệm thế kỷ 19 được gọi là "nhà tử đạo fluor" sau khi gặp điều không may với acid hydrofluoric. Việc phân lập nguyên tố fluor gặp trở ngại bởi tính ăn mòn cực mạnh của chính nguyên tố đó và hydro fluoride, cũng như việc thiếu đi một chất điện ly đơn giản và thích hợp. Edmond Frémy đặt giả thuyết rằng việc điện phân hydro fluoride tinh khiết để sinh ra fluor là điều khả thi và nghĩ ra một phương pháp để tạo ra những mẫu khan từ kali bifluoride đã acid hóa; nhưng thay vào đó, ông phát hiện khí hydro fluoride (khô) thu được không dẫn điện. Henri Moissan, một cựu học trò của Frémy, giữ kiên nhẫn và sau nhiều lần thử và sai thì phát hiện ra rằng hỗn hợp kali hydrofluoride và hydro fluoride khô có tính dẫn điện, cho phép quá trình điện phân được diễn ra. Để chống lại tính ăn mòn nhanh của bạch kim trong pin điện hóa, ông làm lạnh phản ứng đến nhiệt độ cực thấp trong một bình chứa đặc biệt và chế tạo pin từ hỗn hợp bạch kim và iridi có sức chống chịu cao hơn, đồng thời sử dụng nút bít fluorit. Năm 1886, sau 74 năm nỗ lực của nhiều nhà hóa học, Moissan phân lập thành công nguyên tố fluor. Năm 1906, hai tháng trước khi qua đời, Moissan được trao giải Nobel Hóa học, với lời tuyên dương rằng để: Công ty con Frigidaire của General Motors (GM) thực hiện các thí nghiệm với chất làm lạnh chlorofluorocarbon vào cuối thập niên 1920, và Kinetic Chemicals được thành lập dưới sự hợp tác liên doanh giữa GM và DuPont vào năm 1930 với hy vọng quảng bá Freon-12 (CClF) trở thành một chất làm lạnh như thế. Nó dần thay thế các hợp chất cũ và độc hại trước đây, làm tăng nhu cầu sử dụng tủ lạnh trong nhà bếp, và trở thành sản phẩm sinh lời; đến năm 1949 DuPont đã mua lại Kinetic và quảng bá một số hợp chất Freon khác. Polytetrafluoroethylen (Teflon) được Roy J. Plunkett tìm ra một cách tình cờ vào năm 1938 khi nghiên cứu về tủ lạnh tại Kinetic, và tính trơ mạnh về mặt hóa học và về nhiệt của nó góp phần làm tăng tốc việc thương mại hóa và sản xuất đại trà đến năm 1941. Nguyên tố fluor bắt đầu được sản xuất đồng loạt trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Đức áp dụng phương pháp điện phân ở nhiệt độ cao để chế tạo hàng tấn chlor trifluoride gây cháy theo kế hoạch và Dự án Manhattan sử dụng lượng lớn cho sản xuất urani(VI) fluoride để làm giàu urani. Vì UF có tính ăn mòn giống fluor, các nhà máy khuếch tán dạng thể khí cần những loại nguyên liệu đặc biệt: nickel dùng làm màng, fluoropolymer làm lớp cản, và fluorocarbon lỏng làm chất làm lạnh và chất bôi trơn. Ngành công nghiệp hạt nhân đang phát triển nhanh chóng này về sau đã giúp đẩy mạnh sự phát triển của ngành hóa học fluor sau chiến tranh. Số lượng hợp chất hóa học liên quan đến fluor là rất lớn, bao gồm cả phạm vi hữu cơ và vô cơ. Fluor kết hợp được với kim loại, phi kim, á kim và phần lớn khí hiếm, và thường có trạng thái oxy hóa là −1 trong các hợp chất này. Ái lực electron cao của fluor dẫn đến ưu tiên về liên kết ion: khi nó tạo thành liên kết cộng hóa trị, chúng là các liên kết có cực và gần như luôn luôn là liên kết đơn. Kim loại kiềm tạo thành muối ion monofluoride và dễ tan; chúng có cấu trúc dạng lập phương như natri chloride và các muối chloride tương tự. Muối difluoride của kim loại kiềm thổ chứa các liên kết ion mạnh nhưng không tan trong nước, ngoại trừ beryli fluoride, một chất biểu thị một số đặc trưng cộng hóa trị và có cấu trúc giống với thạch anh. Đất hiếm và nhiều kim loại khác tạo thành muối trifluoride, đa số trong đó là muối ion. Liên kết cộng hóa trị dễ thấy rõ trước tiên là ở muối tetrafluoride: muối của zirconi, hafni và một số nguyên tố họ Actini là muối ion với nhiệt độ nóng chảy cao, trong khi muối của titani, vanadi, và niobi là muối trùng hợp, nóng chảy hoặc phân hủy ở nhiệt độ không quá 350 °C (660 °F). Muối pentafluoride tiếp tục xu hướng này với các polymer nằm theo đường thẳng và phức hệ oligomer. Có 13 muối hexafluoride kim loại đã biết, tất cả đều có dạng bát diện, và phần lớn chúng là chất rắn dễ bay hơi ngoại trừ chất lỏng MoF và ReF, và chất khí WF. Rheni(VII) fluoride, muối heptafluoride kim loại duy nhất được mô tả rõ ràng, là một chất rắn phân tử nóng chảy chậm có dạng hình học phân tử tháp đôi năm cạnh. Muối fluoride kim loại với nhiều nguyên tử fluor hơn có khả năng phản ứng đặc biệt cao. Hydro kết hợp với fluor để tạo thành hydro fluoride, trong đó các phân tử rời rạc tập trung thành cụm bằng liên kết hydro, tương đồng với nước hơn hydro chloride. Nó sôi tại nhiệt độ cao hơn nhiều so với các hydro halide nặng hơn và bị trộn lẫn hoàn toàn với nước, khác với các hydro halide này. Hydro fluoride dễ bị hydrat hóa khi tiếp xúc với nước để tạo thành dung dịch hydro fluoride, hay còn gọi là acid hydrofluoric. Không giống các acid hydrohalic khác, vốn đều là acid mạnh, acid hydrofluoric là một acid yếu ở nồng độ thấp, có hằng số điện ly acid p"K" bằng 3,17 ở 25 °C. Tuy nhiên, nó có thể làm ăn mòn thủy tinh, điều mà các acid khác không thể làm được. Hợp chất fluoride hai nguyên tố của á kim và phi kim khối p thường là hợp chất cộng hóa trị và dễ bay hơi, với khả năng phản ứng khác nhau. Phi kim chu kỳ 3 trở về sau có thể tạo thành hợp chất fluoride siêu hóa trị. Bor trifluoride có dạng phẳng và chứa một bát tử chưa hoàn chỉnh. Nó hoạt động hóa học như một acid Lewis và kết hợp với base Lewis như amonia để tạo thành sản phẩm cộng. Carbon tetrafluoride có dạng tứ diện và là chất trơ; các hợp chất cùng nhóm với nó, silic và germani tetrafluoride, cũng có dạng tứ diện nhưng hoạt động giống một acid Lewis. Các nguyên tố nhóm nitơ tạo thành hợp chất trifluoride có khả năng phản ứng và tính base tăng dần khi khối lượng mol càng lớn, mặc dù nitơ trifluoride chống lại sự thủy phân và không có tính base. Hợp chất pentafluoride của phosphor, arsenic, và antimon có khả năng phản ứng lớn hơn so với hợp chất trifluoride tương ứng, trong đó antimon pentafluoride là acid Lewis trung tính mạnh nhất đã biết. Hợp chất fluoride của các nguyên tố nhóm chalcogen gồm nhiều loại khác nhau: hợp chất difluoride không bền tồn tại đối với oxy (hợp chất duy nhất đã biết mà trong đó oxy có trạng thái oxy hóa +2), lưu huỳnh, và selen. Hợp chất tetrafluoride và hexafluoride của lưu huỳnh, selen và telu cũng tồn tại; đó là hợp chất bền do có nhiều nguyên tử fluor hơn và các nguyên tử trung tâm nhẹ hơn, nên lưu huỳnh hexafluoride là chất đặc biệt trơ về mặt hóa học. Chlor, brom và iod có thể tạo thành các hợp chất mono-, tri- và pentafluoride, nhưng chỉ có iod heptafluoride là xác định được đặc tính trong số các hợp chất heptafluoride của hợp chất halogen có thể có. Nhiều loại hợp chất trong số này là nguồn chính tạo ra nguyên tử fluor và các hoạt động công nghiệp sử dụng chlor trifluoride yêu cầu biện pháp phòng ngừa tai nạn tương tự như khi sử dụng fluor. Khí hiếm, những nguyên tố có các lớp electron hoàn chỉnh, không có phản ứng nào với các nguyên tố hóa học khác cho đến năm 1962 khi Neil Bartlett phát hiện và tổng hợp được xenon hexafluoroplatinat; xenon difluoride, tetrafluoride, hexafluoride, và nhiều hợp chất oxyfluoride đã được phân lập thành công kể từ đó. Trong các khí hiếm khác, krypton tạo thành muối difluoride, và radon phản ứng với fluor để tạo thành một chất rắn được cho là radon difluoride. Muối fluoride hai nguyên tố của các khí hiếm nhẹ hơn là loại muối không bền cá biệt: argon và hydro fluoride kết hợp với nhau trong điều kiện vô cùng đặc biệt để sinh ra argon fluorohydride. Không có muối fluoride nào của heli và neon tồn tại lâu, và chưa có muối neon fluoride nào từng được quan sát; heli fluorohydride được ghi nhận là có thể thấy được trong vòng vài phần nghìn giây ở áp suất cao và nhiệt độ thấp. Liên kết carbon−fluor là liên kết mạnh nhất trong hóa hữu cơ, và làm cho các hợp chất hữu cơ của fluor có tính bền. Nó gần như không tồn tại trong tự nhiên, nhưng có trong các hợp chất tổng hợp. Các nghiên cứu trong lĩnh vực này thường được thúc đẩy bởi những ứng dụng trong sản xuất thương mại; các hợp chất liên quan rất đa dạng và phản ánh độ phức tạp vốn có trong hóa hữu cơ. Sự thay thế liên tục nguyên tử hydro trong một alkane bằng nguyên tử fluor làm biến đổi tính chất hóa học của nó một cách từ từ: điểm nóng chảy và điểm sôi giảm xuống, khối lượng riêng tăng lên, tính tan trong hydrocarbon giảm và tính bền tổng thể tăng. Perfluorocarbon, những chất trong đó các nguyên tử hydro bị thay thế hết, không tan trong phần lớn dung môi hữu cơ, chỉ xảy ra phản ứng với natri trong amonia lỏng ở điều kiện xung quanh. Thuật ngữ "hợp chất perfluor hóa" được dùng cho những hợp chất vốn có thể là perfluorocarbon nếu không phải do sự xuất hiện của một nhóm chức, thường là acid carboxylic. Các hợp chất này cũng có nhiều tính chất tương tự như perfluorocarbon, chẳng hạn như tính bền và tính kỵ nước, trong khi nhóm chức làm tăng khả năng phản ứng của chúng, cho phép chúng bám vào bề mặt hoặc trở thành chất hoạt động bề mặt; đặc biệt, chất hoạt động bề mặt fluor hóa có thể làm giảm sức căng bề mặt của nước nhiều hơn so với các đồng đẳng gốc hydrocarbon của chúng. Fluorotelome, những chất có một vài nguyên tử carbon chưa bị fluor hóa gần nhóm chức, cũng được xem là hợp chất perfluor hóa. Polymer cũng thể hiện tính bền tăng dần do sự thay thế nguyên tử hydro bằng fluor trong các phân tử rời rạc; điểm nóng chảy của chúng cũng thường tăng lên như vậy. Polytetrafluoroethylen (PTFE), loại fluoropolymer đơn giản nhất và là đồng đẳng perfluoro của polyethylene với đơn vị cấu trúc là –CF–, thể hiện sự thay đổi này theo dự đoán, nhưng điểm nóng chảy rất cao của nó làm nó khó có thể được dập khuôn. Một số dẫn xuất PTFE chịu được nhiệt độ thấp hơn nhưng dễ dập khuôn hơn: nhựa FEP thay một số nguyên tử fluor bằng nhóm trifluorometyl, nhựa PFA làm tương tự với nhóm trifluoromethoxy, và Nafion chứa các xích bên perfluoroete kết thúc bằng nhóm acid sulfonic. Một số fluoropolymer khác vẫn giữ lại một vài nguyên tử hydro; polyvinylidene fluoride chứa lượng nguyên tử fluor bằng một nửa của PTFE và polyvinyl fluoride chứa lượng bằng một phần tư, nhưng cả hai đều có tính chất giống polymer perfluor hóa. Phương pháp của Moissan được áp dụng để sản xuất fluor trong công nghiệp, thông qua điện phân hỗn hợp kali fluoride/hydro fluoride: các ion hydro và ion fluoride được khử và oxy hóa tại một thùng chứa bằng thép làm cathode và một khối carbon làm anode dưới dòng điện 8–12 vôn để tạo ra khí hydro và khí fluor. Nhiệt độ sau đó được tăng lên, KF•2HF nóng chảy ở 70 °C (158 °F) và được điện phân ở 70–130 °C (158–266 °F). KF, chất dùng làm xúc tác, là cần thiết vì HF tinh khiết không thể điện phân được. Fluor có thể được cất trữ trong trụ thép có phần bên trong được thụ động hóa, ở nhiệt độ dưới 200 °C (392 °F); nếu không thì có thể dùng nickel. Van điều chỉnh và đường ống được làm bằng nickel; riêng đường ống thay vào đó có thể làm bằng Monel. Việc thụ động hóa thường xuyên cũng như ngăn nước và dầu mỡ phải được thực hiện. Trong phòng thí nghiệm, dụng cụ thủy tinh có thể trữ được khí fluor ở áp suất thấp và điều kiện không có nước; một số tài liệu thay vào đó khuyến cáo sử dụng hệ thống nickel-Monel-PTFE. Khi đang chuẩn bị một hội nghị kỷ niệm 100 năm thành tựu của Moissan vào năm 1986, Karl O. Christe tìm ra rằng việc điều chế fluor về mặt hóa học là có thể thực hiện được trên cơ sở rằng phản ứng giữa một muối fluoride của kim loại có trạng thái oxy hóa cao và một chất nhận ion fluoride mạnh làm sinh ra fluoride kim loại không bền, một chất sau đó bị phân hủy để tạo ra khí fluor. Ông trình bày một phương pháp để thu được fluor với hiệu suất cao và áp suất ở mức khí quyển: Christe về sau bình luận thêm rằng các chất phản ứng "đã được biết đến trong hơn 100 năm và thậm chí cả Moissan có thể đến được với phương pháp này". Ít nhất đến năm 2008, một số tài liệu vẫn xác nhận rằng fluor có khả năng phản ứng cao đến mức khó có thể điều chế và phân lập được. Khai thác fluorit, nguồn cung cấp fluor chủ yếu cho toàn thế giới, đạt đỉnh vào năm 1989 khi có 5,6 triệu tấn quặng được khai thác. Các quy định hạn chế sử dụng chlorofluorocarbon được ban hành làm con số này giảm xuống còn 3,6 triệu tấn vào năm 1994; việc sản xuất về sau tăng trưởng trở lại. Khoảng 4,5 triệu tấn quặng với tổng giá trị 550 triệu USD được tạo ra vào năm 2003; các báo cáo về sau ước tính tổng doanh số ngành hóa học fluor toàn cầu năm 2011 đạt 15 tỷ USD và dự báo giá trị sản xuất từ năm 2016 đến 2018 là từ 3,5 đến 5,9 triệu tấn cùng tổng doanh thu ít nhất 20 tỷ USD. Lượng fluorit khai thác được chia thành hai phân khúc chính với tỷ lệ bằng nhau: fluorit có độ tinh khiết từ 60–85% (metspar) hầu hết được sử dụng trong nấu luyện sắt trong khi loại tinh khiết trên 97% (acidspar) thường được chuyển thành chất trung gian phản ứng hydro fluoride chủ chốt trong công nghiệp. Ít nhất 17.000 tấn fluor được sản xuất mỗi năm. Nó chỉ có chi phí khoảng từ 5 đến 8 USD mỗi kilôgam dưới dạng urani hoặc lưu huỳnh hexafluoride, nhưng cao hơn nhiều lần dưới dạng nguyên tố do vấn đề về vận chuyển. Đa số quá trình sử dụng lượng lớn fluor tự do áp dụng kỹ thuật tạo ra tại chỗ ("in situ") dưới hình thức hội nhập theo chiều dọc. Ứng dụng lớn nhất của khí fluor, tiêu thụ khoảng 7.000 tấn mỗi năm, là trong quá trình điều chế UF cho chu trình nhiên liệu hạt nhân. Fluor được sử dụng để fluor hóa urani(IV) fluoride, một chất được tự tổng hợp từ urani dioxide và acid hydrofluoric. Fluor là chất đơn đồng vị, nên sự khác nhau về khối lượng giữa các phân tử UF là do sự tồn tại của U hoặc U, cho phép làm giàu urani qua khuếch tán dạng thể khí hoặc máy ly tâm khí. Khoảng 6.000 tấn fluor hàng năm được đi vào sản xuất SF điện môi trơ cho máy biến áp cao thế và cầu dao điện, loại bỏ yêu cầu về chất nguy hại PCB có liên quan với thiết bị sử dụng dầu. Một số hợp chất của fluor được ứng dụng trong điện tử: rheni và wolfram hexafluoride trong lắng đọng hơi hoá học, tetrafluoromethan trong khắc plasma và nitơ trifluoride trong thiết bị tẩy rửa. Fluor cũng được dùng trong việc tổng hợp fluoride hữu cơ, nhưng khả năng phản ứng của nó đòi hỏi nó trước tiên phải được chuyển về ClF, BrF hoặc IF, những chất đồng thời cho phép diễn ra quá trình fluor hoá có hiệu chỉnh. Các loại dược phẩm đã fluor hóa sử dụng lưu huỳnh tetrafluoride để thay thế. Giống như các hợp kim của sắt khác, khoảng 3 kg metspar được thêm vào mỗi tấn thép; các ion fluoride làm giảm nhiệt độ nóng chảy và độ nhớt của nó. Cùng với vai trò làm chất phụ gia trong một số nguyên liệu như men và lớp phủ đũa hàn, phần lớn acidspar được cho phản ứng với acid sulfuric để tạo thành acid hydrofluoric, một chất được sử dụng trong tẩy gỉ thép, khắc kính và cracking alkane. Một phần ba HF được dùng trong tổng hợp cryolite và nhôm fluoride, sau đó cả hai chảy theo dòng trong công nghệ Hall−Héroult để chiết tách nhôm; việc bổ sung là cần thiết do thỉnh thoảng chúng phản ứng với dụng cụ nấu luyện. Mỗi tấn nhôm cần khoảng 23 kg nhôm fluoride. Fluorosilicat tiêu thụ một lượng chiếm tỷ lệ nhiều thứ hai, trong đó natri hexafluorosilicat(IV) sử dụng trong fluor hóa nước và xử lý nước thải, và được dùng dưới dạng chất trung gian phản ứng để sản xuất cryolite và silic tetrafluoride. Một số fluoride vô cơ quan trọng khác bao gồm muối fluoride của cobalt, nickel và amoni. Hợp chất fluoride hữu cơ tiêu thụ khoảng 20% lượng fluorit khai thác và hơn 40% lượng acid hydrofluoric, trong đó khí làm lạnh chiếm ưu thế và fluoropolymer đang tăng trưởng về thị phần. Chất hoạt động bề mặt là một ứng dụng nhỏ của fluor nhưng đem lại khoảng 1 tỷ USD doanh thu hàng năm. Do nguy cơ gây hại từ phản ứng hydrocarbon–fluor trực tiếp ở nhiệt độ trên –150 °C (–240 °F), việc sản xuất fluorocarbon trong công nghiệp được thực hiện gián tiếp, chủ yếu qua các phản ứng trao đổi halogen chẳng hạn như phản ứng fluor hóa Swarts, trong đó các nguyên tử chlor trong chlorocarbon được thay thế bằng fluor bởi acid hydrofluoric kèm xúc tác. Phản ứng fluor hóa điện hóa đưa hydrocarbon ra điện phân trong hydro fluoride, và quá trình Fowler xử lý chúng bằng các chất chứa fluor dạng rắn như cobalt(III) fluoride. Các chất làm lạnh đã halogen hóa, còn có tên gọi là Freon, được định danh bằng số R chỉ lượng fluor, chlor, carbon và hydro có trong nó. Các hợp chất chlorofluorocarbon (CFC) như R-11, R-12 và R-114 từng chiếm vai trò chủ đạo trong nhóm hợp chất hữu cơ của fluor, đạt đỉnh về sản xuất trong thập niên 1980. Được sử dụng trong các hệ thống máy điều hòa, chất nổ đẩy và dung môi, sản lượng sản xuất chúng đến đầu thập niên 2000 chỉ còn bằng dưới một phần mười so với mức đỉnh sau khi nhiều quốc gia ban hành lệnh cấm sử dụng. Hydrochlorofluorocarbon (HCFC) và hydrofluorocarbon (HFC) được xem là những chất thay thế; hơn 90% lượng fluor trong công nghiệp hữu cơ được dùng để tổng hợp chúng. Các chất HCFC quan trọng bao gồm R-22, chlorodifluoromethan và R-141b. Loại HFC chính hiện tại là R-134a cùng với một dạng phân tử mới HFO-1234yf, một hydrofluoroolefin đang dần trở nên nổi bật do có nguy cơ gây ấm lên toàn cầu chỉ bằng dưới 1% so với HFC-134a. Có khoảng 180.000 tấn fluoropolymer được sản xuất vào năm 2006 và 2007, tạo ra doanh thu hơn 3,5 tỷ USD mỗi năm. Tổng doanh số thị trường fluoropolymer toàn cầu được ước tính là gần 6 tỷ USD vào năm 2011 và được dự báo tăng trưởng 6,5% mỗi năm đến năm 2016. Fluoropolymer chỉ có thể được tạo thành bằng cách polymer hóa các gốc tự do. Polytetrafluoroetylen (PTFE), còn được gọi là Teflon theo tên thương hiệu của DuPont, chiếm khoảng 60–80% khối lượng fluoropolymer được sản xuất trên thế giới. Ứng dụng lớn nhất của nó là làm chất cách điện vì PTFE là một chất điện môi rất tốt. Nó cũng được sử dụng làm chất chống ăn mòn trong công nghiệp hóa học khi cần thiết, đặc biệt làm lớp tráng đường ống. Một ứng dụng chủ yếu khác là trong vải sợi thủy tinh bọc bởi PTFE để làm mái che sân vận động. Ứng dụng thương mại lớn nhất của nó là trong dụng cụ nhà bếp chống dính. Phim PTFE bị kéo dãn và giật trở thành PTFE dạng mềm (ePTFE), một loại màng tổng hợp có lỗ rỗ nhỏ với tên thương hiệu là Gore-Tex, được sử dụng để sản xuất áo mưa, thiết bị bảo hộ cá nhân và màng lọc; sợi ePTFE có thể dùng để chế tạo phớt cơ khí và màng lọc bụi. Một số loại fluoropolymer khác, bao gồm etylen propylen fluor hóa, cũng có các tính chất của PTFE và có thể dùng thay thế cho nó; chúng dễ dập khuôn hơn nhưng có chi phí cao hơn và tính chịu nhiệt kém hơn. Phim nhựa từ hai loại fluoropolymer khác nhau thay thế thủy tinh trong pin Mặt Trời. Các chất ionome fluor hóa, những chất bền về mặt hóa học nhưng chi phí cao, được dùng làm màng bọc pin điện hóa, trong đó chất được kể đến đầu tiên và nổi bật nhất là Nafion. Được phát triển từ những năm 1960, Nafion ban đầu được sử dụng làm vật liệu trong pin nhiên liệu của các thiết bị vũ trụ và sau đó thay thế pin xút–chlor làm từ thủy ngân. Gần đây, ứng dụng làm pin nhiên liệu bắt đầu xuất hiện trở lại với những nỗ lực để lắp đặt pin nhiên liệu màng trao đổi proton trên xe ô tô. Các loại fluoroelastome chẳng hạn như Viton là hỗn hợp fluoropolymer liên kết ngang được ứng dụng chủ yếu để làm vòng chữ O; perfluorobutan (CF) được dùng làm chất dập tắt đám cháy. Chất hoạt động bề mặt fluor hóa là các phân tử nhỏ hữu cơ chứa fluor được sử dụng để chống thấm nước và vết bẩn. Mặc dù có giá đắt đỏ (so sánh được với dược phẩm ở khoảng 200 đến 2.000 USD một kilôgam), chúng tạo ra doanh thu hàng năm hơn 1 tỷ USD đến năm 2006; riêng doanh số của Scotchgard là hơn 300 triệu USD vào năm 2000. Chất hoạt động bề mặt fluor hóa chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong thị trường chất hoạt động bề mặt, trong đó các sản phẩm giá rẻ làm từ hydrocarbon chiếm phần lớn thị phần. Ứng dụng trong sơn vẫn còn hạn chế do chi phí pha trộn và tổng hợp, với tổng sản lượng chỉ khoảng 100 triệu USD vào năm 2006. Khoảng 30% sản phẩm nông hóa học có chứa fluor, phần lớn trong đó là thuốc diệt cỏ và thuốc diệt nấm cùng một vài chất kích thích hoặc ức chế cây trồng. Phản ứng thế bởi fluor, thường là của một nguyên tử hoặc nhiều nhất là một nhóm trifluorometyl, làm biến đổi mạnh các tính chất tương tự như dược phẩm fluor hóa. Trifluralin là một ví dụ nổi bật, được sử dụng phổ biến làm chất diệt cỏ dại, nhưng được cho là một chất gây ung thư và đã bị cấm sử dụng tại nhiều quốc gia châu Âu. Natri fluoroacetat (1080) là một chất độc với động vật có vú, trong đó hai nguyên tử hydro trong acid acetic được thế bằng fluor và natri; nó làm phá vỡ trao đổi chất trong tế bào bằng cách thay thế acetat trong chu trình Krebs. Được tổng hợp lần đầu vào thế kỷ 19, nó được xếp loại là thuốc trừ sâu vào đầu thế kỷ 20 và sau này được sản xuất và sử dụng đại trà như ngày nay. New Zealand, quốc gia tiêu thụ 1080 nhiều nhất, sử dụng nó để bảo vệ chim kiwi khỏi sự xâm lấn từ cáo túi đuôi chổi Australia. Châu Âu và Hoa Kỳ đã cấm hoặc hạn chế sử dụng 1080. Các nghiên cứu từ giữa thế kỷ 20 cho thấy điều trị tại chỗ bằng fluoride làm giảm sâu răng. Điều này ban đầu được lý giải là do hydroxyapatite trong men răng được chuyển thành fluorapatite bền hơn, nhưng các nghiên cứu trên răng chưa fluor hóa đã bác bỏ giả thuyết này, và ngày nay hiện tượng này được giải thích là do fluoride giúp phục hồi men răng tại các lỗ sâu nhỏ. Sau các nghiên cứu trong trẻ em tại những khu vực mà fluor có trong nước uống một cách tự nhiên, công cuộc fluor hóa nguồn nước sinh hoạt để chống sâu răng bắt đầu vào thập niên 1940 và đến nay đã được áp dụng với nguồn nước cung cấp cho 6% dân số thế giới, bao gồm hai phần ba người dân Hoa Kỳ. Các bài bình duyệt học thuật vào năm 2000 và 2007 cho thấy có mối liên hệ giữa fluor hóa nước và sự suy giảm mạnh triệu chứng sâu răng ở trẻ em. Mặc dù nhận được sự ủng hộ như vậy, cũng như có bằng chứng cho thấy không có tác dụng bất lợi ngoài triệu chứng răng nhiễm độc fluor ở mức nhẹ ở đa số trường hợp, song những tranh cãi về mặt đạo đức và an toàn vẫn còn tiếp diễn. Lợi ích từ việc fluor hóa này đã và đang giảm xuống có thể do sự xuất hiện của các nguồn fluoride thay thế, nhưng vẫn đong đếm được ở nhóm thu nhập thấp. Natri monofluorophosphat cùng với natri hoặc thiếc(II) fluoride thường được tìm thấy trong các loại kem đánh răng fluoride, một sản phẩm lần đầu tiên được giới thiệu tại Hoa Kỳ vào năm 1955 và hiện rất phổ biến ở các quốc gia phát triển, cùng với nước súc miệng, gel, bọt và vecni fluor hóa. Khoảng 20% dược phẩm hiện đại có chứa fluor. Một trong số đó, thuốc làm giảm cholesterol atorvastatin (Lipitor), có doanh thu nhiều hơn bất kỳ loại thuốc nào khác đến khi nó trở thành thuốc gốc vào năm 2011. Thuốc kê toa chữa hen phế quản Seretide với doanh số đứng trong top 10 vào giữa thập niên 2000 chứa hai thành phần công hiệu, trong đó fluticasone là chất đã fluor hóa. Nhiều loại dược phẩm được fluor hóa để làm chậm lại thời điểm bất hoạt do liên kết carbon–fluor rất bền. Fluor hóa cũng làm tăng tính tan trong chất mỡ do liên kết này có tính kỵ nước cao hơn liên kết carbon–hydro, và tính chất này ảnh hưởng đến sự xâm nhập của thuốc lên màng tế bào, kéo theo sinh khả dụng tăng lên. Thuốc chống trầm cảm ba vòng cùng một số loại thuốc chống trầm cảm khác trước những năm 1980 có một số tác dụng phụ do sự can thiệp không chọn lọc của chúng với chất dẫn truyền thần kinh thay vì tác nhân chính serotonin; fluoxetine đã fluor hóa trở thành một trong những loại thuốc đầu tiên tránh được vấn đề này. Nhiều loại thuốc chống trầm cảm ngày nay cũng có tác dụng tương tự, bao gồm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc: citalopram cùng đồng phân escitalopram, fluvoxamine và paroxetine. Quinolone là kháng sinh phổ rộng nhân tạo thường được fluor hóa để làm tăng phổ tắc dụng. Chúng bao gồm ciprofloxacin và levofloxacin. Fluor cũng có trong một số loại steroid: fludrocortisone là một loại mineralocorticoid làm tăng huyết áp, còn triamcinolone và dexamethasone là các glucocorticoid mạnh. Đa số thuốc gây mê hít vào được fluor hóa mạnh; thuốc đầu tiên như vậy, halothane, có tính trơ và hiệu nghiệm lớn hơn nhiều so với các loại khác cùng thời. Các hợp chất về sau chẳng hạn như ether đã fluor hóa, trong đó gồm sevoflurane và desflurane, được xem là tốt hơn halothane và gần như không tan trong máu, cho phép thời gian tỉnh lại nhanh hơn. Fluor-18 thường được tìm thấy trong chất đánh dấu phóng xạ cho việc chụp cắt lớp phát xạ positron, vì chu kỳ bán rã gần 2 giờ của nó là đủ dài để vận chuyển từ cơ sở sản xuất đến trung tâm tổng hợp ảnh y khoa. Chất đánh dấu phổ biến nhất là fludeoxyglucose, một chất mà sau khi được tiêm vào tĩnh mạch thì được đưa lên bởi các mô đang cần glucose như não và phần lớn khối u ác tính; sau đó, có thể sử dụng công nghệ chụp cắt lớp vi tính để cung cấp hình ảnh chi tiết. Fluorocarbon lỏng có thể tải và vận chuyển lượng lớn thể tích oxy hoặc carbon dioxide, lớn hơn nhiều so với máu, và đã thu hút sự quan tâm với khả năng được ứng dụng trong máu nhân tạo và thở chất lỏng. Do fluorocarbon không thể tạo thành hỗn hợp với nước theo cách thông thường, chúng phải được trộn với nhũ tương (các giọt bắn perfluorocarbon nhỏ lơ lửng trong nước) để thay thế cho máu. Oxycyte, một loại sản phẩm như vậy, đã trải qua các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng ban đầu. Các chất này có thể làm tăng sức bền của vận động viên và đã bị cấm trong thể thao; một trường hợp tay đua xe đạp suýt tử vong vào năm 1998 đã dẫn đến một cuộc điều tra liên quan đến chúng. Một số ứng dụng của thở chất lỏng perfluorocarbon tinh khiết (sử dụng chất lỏng perfluorocarbon tinh khiết thay vì nhũ tương nước) bao gồm hỗ trợ người bị bỏng và trẻ sinh non bằng phổi thiếu khuyết. Các quá trình ghép phổi một phần và đầy đủ đều đã được nghiên cứu và xem xét, dù chỉ có ghép phổi một phần là được thử nghiệm rộng rãi trên người. Phương pháp ghép một phần của Alliance Pharmaceuticals từng được thử nghiệm lâm sàng nhưng đã bị chấm dứt vì hiệu quả không tốt hơn so với các liệu pháp thông thường. Fluor là nguyên tố không thiết yếu đối với người hoặc động vật có vú; một lượng nhỏ fluor có thể làm tăng độ bền chắc của xương, nhưng hiệu quả này vẫn chưa được xác minh một cách rõ ràng. Do có nhiều nguồn chứa fluor lượng nhỏ trong môi trường, khả năng thiếu fluor chỉ có thể xảy ra do chế độ ăn của người; lượng fluor cần thiết và phù hợp trong khẩu phần ăn hàng ngày được khuyến cáo dựa trên nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị do Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Y học, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ ban hành, khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính. Hợp chất cơ fluor tự nhiên đã được tìm thấy trong vi sinh vật và thực vật nhưng không có ở động vật. Loại phổ biến nhất là fluoroacetat, được sử dụng làm chất chống lại động vật ăn thực vật có trong ít nhất 40 loại thực vật ở châu Phi, Australia và Brasil. Một số ví dụ khác bao gồm acid béo fluor hóa, fluoroacetone và 2-fluorocitrat. Fluorinase, một enzyme liên kết fluor với carbon, được phát hiện trong vi khuẩn vào năm 2002. Nguyên tố fluor cực độc đối với sinh vật sống. Ảnh hưởng đến con người bắt đầu tại nồng độ nhỏ hơn so với mức 50 ppm của hydro cyanide và tương đương với mức của chlor: hiện tượng mắt và hệ hô hấp bị tấy lên nặng cùng với tổn thương gan và thận xảy ra ở mức trên 25 ppm, mức độ nguy hiểm tức thời đối với fluor. Mắt và mũi bị tổn thương nghiêm trọng tại 100 ppm, và hít phải 1.000 ppm fluor sẽ gây tử vong trong vài phút, so với mức 270 ppm của hydro cyanide. Acid hydrofluoric là một chất độc tiếp xúc với độc tính cao hơn so với nhiều acid mạnh như acid sulfuric dù đó là acid yếu: nó vẫn trung tính trong dung dịch nước và do đó thấm qua mô nhanh hơn, kể cả khi hít, nuốt phải hoặc tiếp xúc qua da, và ít nhất 9 công nhân Hoa Kỳ tử vong trong các vụ tai nạn như vậy từ năm 1984 đến năm 1994. Nó phản ứng với calci và magnesi trong máu dẫn đến hạ calci máu và tử vong qua rối loạn nhịp tim. Sự hình thành calci fluoride không tan gây cảm giác đau mạnh, và vết bỏng lớn hơn 160 cm² (25 in) có thể gây ngộ độc toàn thân trầm trọng. Vết bỏng acid có thể không thấy được rõ ràng trong 8 giờ đối với HF nồng độ 50% và tối đa 24 giờ ở nồng độ thấp hơn, và ban đầu có thể không thấy đau do hydro fluoride ảnh hưởng đến hoạt động của các dây thần kinh. Nếu da đã bị tiếp xúc với HF, có thể làm giảm tổn thương bằng cách rửa dưới vòi nước trong 10–15 phút và loại bỏ quần áo dính acid. Bước tiếp theo thường là dùng calci gluconat có chứa ion calci để chúng liên kết với fluor; vết bỏng trên da có thể được chữa bằng gel calci gluconat 2,5% hoặc dung dịch rửa chuyên dụng. Trường hợp acid hydrofluoric đã hấp thụ vào cơ thể cần tiếp tục được chăm sóc y tế; calci gluconat có thể được tiêm hoặc truyền trong tĩnh mạch. Sử dụng calci chloride – một thuốc thử phổ biến trong phòng thí nghiệm – thay cho calci gluconat là bị cấm và có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp nặng có thể phải cắt bỏ hoặc cắt cụt những phần bị tổn thương. Fluoride không tan là chất độc ở mức trung bình: 5–10 g natri fluoride, hoặc 32–64 mg ion fluoride trên mỗi kilôgam trọng lượng cơ thể là liều lượng gây chết người đối với người trưởng thành. Liều lượng ở mức một phần năm so với liều gây chết có thể dẫn đến tác hại đối với sức khỏe, và sử dụng quá liều về lâu dài có thể gây nhiễm độc fluor ở xương, căn bệnh ảnh hưởng đến hàng triệu người ở châu Phi và châu Á. Fluoride được tiêm vào sẽ tạo thành acid hydrofluoric trong dạ dày, sau đó acid này được hấp thụ dễ dàng bởi ruột, tại đó nó xuyên qua màng tế bào, liên kết với calci và ảnh hưởng đến các enzyme khác nhau trước khi được thải ra ngoài qua bài tiết nước tiểu. Giới hạn nhiễm độc được xác định bằng cách xét nghiệm nước tiểu về khả năng đào thải ion fluoride của cơ thể. Từ trước đến nay, đa số ca nhiễm độc fluoride là do vô tình uống phải thuốc trừ sâu chứa fluoride vô cơ. Đa số cuộc gọi đến các trung tâm chống độc để phản ánh trường hợp ngộ độc fluoride hiện nay đến từ việc nuốt phải kem đánh răng chứa fluoride. Sự cố xảy ra trong thiết bị fluor hóa nước là một nguyên nhân khác: một vụ ngộ độc xảy ra ở bang Alaska, Hoa Kỳ vào tháng 5 năm 1992 làm 300 người bị ảnh hưởng, trong đó có một ca tử vong. Mối nguy hại từ kem đánh răng càng lớn đối với trẻ nhỏ, và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo nên giám sát trẻ dưới 6 tuổi đánh răng để chúng không nuốt phải kem đánh răng. Một nghiên cứu cấp khu vực năm 1991 về ngộ độc fluor ở trẻ vị thành niên báo cáo tổng cộng 87 ca ngộ độc trong năm 1986, trong đó có một ca tử vong do uống phải thuốc trừ sâu. Đa số ca ngộ độc không có triệu chứng, nhưng khoảng 30% có triệu chứng đau dạ dày. Một nghiên cứu trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ năm 1997 cũng có phát hiện tương tự: 80% số ca ngộ độc có liên quan đến trẻ em dưới 6 tuổi, và có một số ít ca chuyển nặng. Nghị định thư Montreal ký vào năm 1987 đặt ra các quy định nghiêm ngặt về chlorofluorocarbon (CFC) và bromofluorocarbon dựa trên mức độ nguy cơ gây suy giảm tầng ozon (đo bằng chỉ số ODP). Tính trơ mạnh về mặt hóa học vốn đã giúp chúng từng được sử dụng rộng rãi cũng đồng nghĩa với việc chúng không thể bị phân hủy đến khi đi đến độ cao cao hơn, tại đó các nguyên tử chlor và brom tự do phản ứng với các phân tử ozon làm phá hủy tầng ozon theo cơ chế gốc. Kể cả sau lệnh cấm và những dấu hiệu ban đầu cho thấy tính hiệu quả của nó, các nhà khoa học cảnh báo có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ trước khi tầng ozon được phục hồi hoàn toàn. Với ODP bằng một phần mười so với CFC, hydrochlorofluorocarbon (HCFC) là các chất thay thế ở thời điểm hiện tại, và theo dự kiến đến năm 2030–2040 sẽ được thay bằng hydrofluorocarbon (HFC) không chứa chlor và có ODP bằng 0. Năm 2007, thời hạn này được lùi lại sớm hơn sang năm 2020 tại các quốc gia phát triển; Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã cấm sản xuất một loại HCFC và hạn chế sản xuất hai loại khác vào năm 2003. Khí fluorocarbon thường là loại khí nhà kính với mức độ nguy cơ gây ấm lên toàn cầu (đo bằng chỉ số GWP) khoảng từ 100 đến 10.000; riêng lưu huỳnh hexafluoride là khoảng 20.000. Một ngoại lệ là HFO-1234yf, thuộc một dạng chất làm lạnh mới có tên là hydrofluoroolefin (HFO) và đã thu hút sự quan tâm trên toàn cầu do có GWP chỉ bằng 4 so với con số 1.430 của chất làm lạnh phổ biến hiện nay HFC-134a. Các hợp chất hữu cơ của fluor thể hiện sự tồn tại lâu dài trong môi trường do độ bền của liên kết carbon–fluor. Acid perfluoroalkine (PFAA), những chất ít tan trong nước do các nhóm chức acid của chúng, được cho là chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy; acid perfluorooctansulfonic (PFOS) và acid perfluorooctanoic (PFOA) là những chất được nghiên cứu thường xuyên nhất. PFAA đã được tìm thấy ở lượng nhỏ trên thế giới từ gấu Bắc Cực cho đến con người, còn PFOS và PFOA được cho là có trong sữa mẹ và máu của trẻ sơ sinh. Một bài báo năm 2013 cho thấy sự tương quan nhẹ giữa nồng độ PFAA trong nước ngầm và đất với hoạt động của con người; không có dấu hiệu rõ ràng cho thấy một chất hóa học chiếm ưu thế, và lượng PFOS lớn hơn có tương quan với lượng PFOA lớn hơn. Trong cơ thể, PFAA liên kết với các protein như albumin huyết thanh; chúng thường tập trung trong gan và máu của người trước khi được thải ra ngoài qua thận. Thời gian ở lại trong cơ thể khác nhau rất nhiều ở các loài vật khác nhau, với chu kỳ bán rã là vài ngày ở động vật gặm nhấm và vài năm ở người. Hiện tượng quá liều PFOS và PFOA gây ung thư và tử vong ở động vật gặm nhấm sơ sinh nhưng các nghiên cứu trên người vẫn chưa xác định được ảnh hưởng cụ thể tại mức độ nhiễm độc như hiện tại.
5553
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5553
Mật
Mật là dịch màu vàng hơi xanh, vị đắng và có tính kiềm được tiết từ gan ở hầu hết động vật có xương sống. Ở nhiều loài, mật được lưu giữ trong túi mật giữa các bữa ăn và được đổ vào tá tràng khi ăn, ở đó nó hỗ trợ quá trình tiêu hoá thức ăn. Thành phần của dịch mật bao gồm: nước, muối mật, sắc tố mật, cholesterol, muối vô cơ, axit béo, lecithin, mỡ và phosphat kiềm. Muối mật là muối Kali hoặc Natri của các acid mật liên hợp có nguồn gốc từ cholesterol với glycin hoặc taurin. Có hai loại muối mật: glycocholat Natri (Kali) và taurocholat Natri (Kali). Muối mật có chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu lipid (nhũ tương hóa lipid) ở ruột non và giúp cho hấp thu các vitamin tan trong lipid: A, D, E và K. Khi xuống đến hồi tràng, 95% muối mật được tái hấp thu rồi theo tĩnh mạch cửa trở về gan và được tái bài tiết, gọi là chu trình ruột gan (hình trên). Còn lại 5% muối mật được đào thải theo phân có tác dụng giữ nước trong phân và duy trì nhu động ruột già. Các muối mật (glycine và taurine) ở chừng mực nào đó đóng vai trò như chất tẩy giặt, kết hợp với các phospholipid làm vỡ các giọt mỡ trong quá trình nhũ tương hoá mỡ, tạo thành các hạt micelle, nhờ đó hỗ trợ hấp thu mỡ. Ngoài chức năng tiêu hoá, mật còn là đường bài tiết các sản phẩm thoái hoá của hemoglobin là bilirubin, tạo nên màu sắc của mật. Mật cũng chứa cholesterol, đôi khi tích tụ bên trong túi mật tạo thành sỏi cholesterol. Sắc tố mật là sản phẩm chuyển hóa của nhân Hem, có trong hemoglobin và các chất chứa nhân Hem như Myoglobin... (Sắc tố mật hay còn gọi theo thông thường do thành phần chính có chứa bilirubin, Biliverdin) là một chất hình thành ở gan từ sản phẩm thoái hóa Hem trong cơ thể và sau đó được thải ra theo dịch mật.(Bile pigments, including bilirubin and biliverdin, are endogenous compounds belonging to the porphyrin family of molecules) Tế bào gan tổng hợp cholesterol để sản xuất muối mật, một phần cholesterol được thải ra theo dịch mật để giữ hằng định cholesterol máu. Khi xuống đến ruột, 1 lượng cholesterol được tái hấp thu trở lại. Cholesterol không tan trong dịch mật, để tan được nó phải ở dưới dạng micelle cùng với muối mật và lecithin và gọi là sự bão hòa cholesterol của mật. Khi mật mất khả năng bão hòa này (do tăng cholesterol hoặc do giảm muối mật và lecithin), cholesterol sẽ tủa tạo nên sỏi. Mật từ động vật bị giết mổ có thể được trộn với xà phòng; hỗn hợp này có thể dùng để tẩy vết bẩn trên vải dệt. Gan người sản xuất khoảng 1 lit mật mỗi ngày. Vì mật làm tăng hấp thu mỡ, nó cũng giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong mỡ: A, D, E và K.
5554
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5554
Lít
Lít ( theo cách viết Anh Anh hoặc theo cách viết của tiếng Anh Mỹ) (ký hiệu SI là L hay l, ký hiệu khác được sử dụng: ℓ) là một đơn vị đo thể tích. 1 lít tương đương với 1 đêximét khối (dm³), 1.000 xentimét khối (cm³) hoặc 0,001 mét khối (m³). Một đêximét khối (hoặc lít) chiếm thể tích (xem hình vẽ) và bằng một phần nghìn mét khối. Ban đầu, hệ mét của Pháp sử dụng lít làm đơn vị cơ sở. Từ "lít" có nguồn gốc từ "litron," một đơn vị cổ trong tiếng Pháp có tên xuất phát từ Byzantine trong tiếng Hy Lạp. Từ Byzantine vốn không phải một đơn vị tính thể tích mà là một đơn vị trọng lượng theo tiếng La Tinh Hậu Trung Cổ, và bằng khoảng 0,831 lít. Lít cũng được sử dụng trong một số phiên bản sau này của hệ mét. Ngoài ra, Lít cũng là một trong số những đơn vị ngoài Sl và được chấp nhận sử dụng với SI, bên cạnh đơn vị thể tích của SI là mét khối (m³). Cách viết mà Văn phòng Cân đo Quốc tế sử dụng là "litre", một cách viết được hầu hết các quốc gia nói tiếng Anh sử dụng chung. Cách viết "liter" chủ yếu được sử dụng trong tiếng Anh Mỹ. Một lít nước lỏng có khối lượng gần đúng một kilôgam, vì kilôgam ban đầu được định nghĩa vào năm 1795 là khối lượng của một decimet khối nước ở nhiệt độ băng tan (). Về sau, mét và kilôgam được định nghĩa lại làm cho mối quan hệ này không còn chính xác nữa. Một lít là một decimet khối, là thể tích của một hình lập phương (1 L ≡ 1 dm³ ≡ 1.000 cm³). Do đó 1 L ≡ 0,001 m³ ≡ 1.000 cm³ và 1 m³ (tức là mét khối, là đơn vị SI cho thể tích) chính xác là 1.000 L. Từ năm 1901 đến năm 1964, lít được định nghĩa là thể tích của một kg nước tinh khiết ở tỷ trọng tối đa (+4 °C) và áp suất tiêu chuẩn. Kilôgam lại được quy định là khối lượng của Kilôgam nguyên mẫu quốc tế (một hình trụ platin/iridi cụ thể) và được dự tính có cùng khối lượng với 1 lít nước nêu trên. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng xi lanh quá lớn khoảng 28 phần triệu, do đó trong một thời gian, một lít là khoảng 1,000028 dm³. Ngoài ra, cũng như bất kỳ chất lỏng nào, mối quan hệ khối lượng - thể tích của nước phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, độ tinh khiết và tính đồng vị của chất đồng vị. Vào năm 1964, định nghĩa liên quan giữa lít và khối lượng đã được thay thế bằng định nghĩa hiện tại. Mặc dù lít không phải là đơn vị SI, nhưng vẫn được CGPM (cơ quan tiêu chuẩn xác định SI) chấp nhận để sử dụng với SI. CGPM đã xác định các ký hiệu được chấp nhận của lít. Một lít có thể tích bằng milistere, một đơn vị đo lường không phải SI đã lỗi thời thường được sử dụng cho thước đo khô. Không có tiêu chuẩn quốc tế quy định khi nào sử dụng lít và khi nào sử dụng mét khối. Trong thực tế, lít thường được dùng cho những vật được đo bởi dung tích hoặc kích thước của vật chứa nó (như dung dịch hay hạt trái cây), trong khi mét khối (và các đơn vị dẫn xuất) được dùng cho những vật được đo bằng kích thước hoặc sự chiếm chỗ của nó. Lít cũng thường được dùng trong một số phép tính, như tỉ trọng (kg/L), cho phép dễ dàng so sánh với tỉ trọng của nước. Mặc dù không phải là đơn vị SI chính thức, nhưng Lít vẫn có thể được sử dụng với các tiền tố SI. Đơn vị dẫn xuất được sử dụng phổ biến nhất là mililit, được định nghĩa là một phần nghìn lít, và cũng thường được gọi bằng tên đơn vị dẫn xuất SI là "centimet khối". Đây là một biện pháp được sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong y học, nấu ăn và kỹ thuật ô tô. Trong bảng dưới đây là một số đơn vị khác, các thuật ngữ được in đậm là những thuật ngữ thường được sử dụng. Tuy nhiên, một số nhà chức trách không khuyến khích sử dụng một trong số các tiền tố này; ví dụ như ở Hoa Kỳ, NIST ủng hộ việc sử dụng mililit hoặc lít thay vì centilit. Có hai ký hiệu tiêu chuẩn quốc tế cho lít: L và l. Ở Hoa Kỳ, chữ cái trước được ưa chuộng hơn, bởi trong một số phông chữ, chữ và chữ số có nguy cơ bị nhầm lẫn. Ký hiệu nguyên thủy cho lít là l (chữ l thường). Để hạn chế nhầm lẫn với số 1, L (chữ L hoa) được chấp nhận là ký hiệu thay thế từ năm 1979. Viện tiêu chuẩn kĩ thuật quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng chữ L hoa. Chữ L hoa cũng thường được dùng ở Canada và Úc. Trước năm 1979, ký hiệu ℓ (l nhỏ viết tay, U+2113), được sử dụng ở một số nước; thí dụ như nó được khuyến cáo bởi ấn phẩm M33 của Viện tiêu chuẩn Nam Phi ("South African Bureau of Standards") vào thập niên 1970. Ký hiệu này vẫn được sử dụng phổ biến nhưng không được BIPM chính thức công nhận. Năm 1793, lít được giới thiệu ở Pháp như là "Đơn vị đo lường cộng hoà" ("Republican Measures"), và được định nghĩa là một đêximét khối. Nó có nguồn gốc từ một đơn vị cũ của Pháp, "litron", và tên gọi này xuất phát từ tiếng Hy Lạp và Latinh. Năm 1879, CIPM sử dụng định nghĩa của lít, và ký hiệu l (chữ l thường). Năm 1901, tại hội nghị CGPM lần thứ 3, lít được tái định nghĩa dựa trên khoảng không gian chiếm bởi 1 kg nước tinh khiết ở nhiệt độ có tỉ trọng tối đa (3,98 °C) dưới áp suất 1 atm. Với định nghĩa này, 1 lít bằng 1,000028 dm³ (một số tài liệu tham khảo trước kia ghi là 1,000027 dm³). Năm 1964, tại hội nghị CGPM lần 12, lít lại được định nghĩa thêm lần nữa, trong mối liên hệ chính xác với mét, như là một tên gọi khác cho đêximét khối, tức là chính xác 1 dm³. NIST Reference Năm 1979, tại hội nghị CGPM lần 16, ký hiệu thay thế L (chữ L hoa) được đưa vào sử dụng. Nó cũng được chấp thuận. Hội nghị này cũng tuyên bố là tương lai chỉ một trong 2 ký hiệu được giữ lại, nhưng vào năm 1990 hội nghị này nói còn quá sớm để làm điều đó.
5558
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5558
Dioxin
Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Tùy theo số nguyên tử Cl và vị trí không gian của những nguyên tử này, dioxin có 75 đồng phân PCDD (poly-chloro-dibenzo-dioxins) và 135 đồng phân PCDF (poly-chloro-dibenzo-furanes) với độc tính khác nhau. Dioxin còn bao gồm nhóm các poly-chloro-biphényles, là các chất tương tự dioxin, bao gồm 419 chất hóa học trong đó có 29 chất đặc biệt nguy hiểm. Trong số các hợp chất dioxin, TCDD là nhóm độc nhất. Dioxin là sản phẩm phụ của nhiều quy trình sản xuất chất hóa học công nghiệp liên quan đến chlor như các hệ thống đốt chất thải, sản xuất hóa chất và thuốc trừ sâu và dây chuyền tẩy trắng trong sản xuất giấy. Dioxin và furan là các hóa chất độc hại nhất được biết đến hiện nay trong khoa học. Trong bản báo cáo sơ thảo của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) năm 1994 đã miêu tả dioxin như là một mối tác nhân đe doạ nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng. Cũng theo EPA, dường như không có mức độ phơi nhiễm dioxin nào được coi là an toàn. Ngoài chiến tranh Việt Nam, dioxin trong chất độc da cam gây nên thảm hoạ sinh thái ở Seveso (Ý), và Times Beach (Missouri), Love Canal (New York)... Nhưng bị nhiễm nặng nhất và lâu dài nhất vẫn là ở miền Nam Việt Nam, nơi bị Mỹ rải chất độc da cam suốt 10 năm. "Xem thêm:" Danh sách các bệnh có liên quan đến dioxin 2,3,7,8-TC DD là chất độc mạnh nhất trong các hóa chất, nó độc gấp 1 triệu lần tất cả các chất độc đã có trong tự nhiên và là tồn tại lâu bền nhất. Một nghiên cứu năm 2002 của trường Đại học Columbia đã tính rằng chỉ 80 gram Dioxin pha vào nước uống sẽ giết sạch người dân của cả 1 thành phố với 8 triệu dân. Chính các báo cáo của EPA đã công nhận dioxin là một chất gây ung thư cho con người. Năm 1997, Tổ chức quốc tế về nghiên cứu ung thư (IARC) thuộc WHO đã công bố 2,3,7,8-TC DD là chất gây ung thư nhóm 1 (nghĩa là nhóm đã được công nhận là gây ung thư). Đồng thời, tháng 1 năm 2001, chương trình Độc học Quốc gia Hoa Kỳ đã chuyển dioxin vào nhóm "các chất gây ung thư cho người". Cuối cùng, trong một nghiên cứu kiểm định năm 2003, các nhà khoa học cũng khẳng định không có một liều lượng nào là an toàn hoặc ngưỡng dioxin mà dưới nó thì không gây ung thư [1]. Điều này có thể hiểu là nếu một người phơi nhiễm dioxin dù lượng nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thư! Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dục cho cả nam và nữ, thoái hóa trứng (ở nữ)..v.v Các ảnh hưởng sức khỏe của dioxin được trung gian bởi tác động lên thụ thể tế bào, các thụ thể aryl hydrocarbon (AHR) Điều này giúp dioxin xâm nhập, phá thủng hệ thống phòng thủ của tế bào và làm biến dạng DNA. Đó là nguyên nhân tại sao dioxin gây ra bị dị tật thai nhi ở động vật. Các hiệu ứng khác ở người (ở các mức liều cao) có thể bao gồm: Dioxin tích lũy trong chuỗi thức ăn trong một cách tương tự như các hợp chất chlor khác (tích lũy sinh học). Điều này có nghĩa rằng ngay cả nồng độ nhỏ trong nước bị ô nhiễm có thể được tập trung lên một chuỗi thức ăn đến mức nguy hiểm vì chu kỳ phân hủy dài và độ tan trong nước thấp của dioxin. Cơ chế phân tử của dioxin tác động lên các tế bào và cơ thể người, động vật vẫn đang còn nhiều tranh cãi về chi tiết. Thời gian bán phân huỷ của dioxin trong cơ thể động vật là 7 năm hoặc có thể lâu hơn. Thông thường, dioxin gây độc tế bào thông qua một thụ thể chuyên biệt cho các hydratcarbon thơm có tên là AhR ("Aryl hydrocarbon Receptor"). Phức hợp dioxin - thụ thể sẽ kế hợp với protein vận chuyển ArnT ("AhR nuclear Translocator") để xâm nhập vào trong nhân tế bào. Tại đây dioxin sẽ gây đóng mở một số gene giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B... Đồng thời, một số thí nghiệm trên chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào. Điều này, có thể là làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng và, quan trọng hơn cả, nó có thể gây đột biến trên phân tử DNA, dẫn tới các chứng bệnh liên quan là ung thư, bệnh di truyền và quái thai. Trong một đánh giá về rủi ro và nghiên cứu các vấn đề chính sách được đưa ra trong Hội nghị Quốc tế về Dioxin tổ chức tại Berlin, 2004, nhóm tác giả đến từ Cục Môi trường Liên bang Đức ("Federal environmental agency") đã đưa ra kiến nghị không có mức phơi nhiễm dioxin tối thiểu nào có độ an toàn cho phép [2] (theo WHO 2002 thì mức phơi nhiễm dioxin cho phép qua thức ăn của mỗi người là 1-10 pg đương lượng độc (TEQ)/ngày). Bác sĩ Linda Birnbaum, Giám đốc Viện Khoa Học Quốc gia Về Liên Hệ Giữa Môi trường và Sức khỏe, và là một chuyên gia hàng đầu về chất dioxin, nói: ""Tôi chưa từng thấy một hệ thống hormone nào mà chất dioxin không thể phá vỡ. Nó có ảnh hưởng lan rộng trong hầu hết các chủng loài có xương sống, trong hầu hết mọi giai đoạn cơ thể phát triển"". Hiện không có nghiên cứu về quái thai gây ra bởi dioxin trên cơ thể người (do việc thí nghiệm chất độc mạnh như dioxin với người là bị cấm). Tuy nhiên, khi được thí nghiệm trên động vật, có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy Dioxin gây quái thai ở các loài gặm nhấm, bao gồm chuột hamster và lợn guinea chim, và cá Các nghiên cứu động vật cho thấy rằng dioxin có thể ảnh hưởng đến sinh sản bằng cách làm hư hỏng tinh trùng và làm rối loạn hormon điều tiết sự phát triển của bào thai. Ở cấp độ phân tử, dioxin gây đột biến trên chuỗi nhiễm sắc thể, những đột biến này sẽ gây ảnh hưởng đến thông tin di truyền ở tế bào sinh sản (tinh trùng, trứng) do cơ chế sao chép nhân đôi và rồi sẽ truyền sang thế hệ con cháu. Trong nghiên cứu năm 2012 của Đại học Washington trên chuột cho thấy Dioxin có thể gây dị tật suốt nhiều thế hệ. Chuột thí nghiệm được cho nhiễm 1 liều dioxin rất nhỏ (bằng 1/1000 mức gây chết), với mức rất nhỏ này thì không gây nguy hại tức thì. Nhưng tác hại lâu dài đã phát tác trên thế hệ con cháu của chúng. Cho đến tận thế hệ F3 (tức là đời chắt của những con chuột thí nghiệm ban đầu) những dị tật bẩm sinh vẫn xảy ra. Những đột biến này có lẽ là vĩnh viễn và sẽ tiếp tục truyền tới các thế hệ sau. Trong thảm họa Sasevo (nơi 30 kg dioxin đã thoát ra môi trường), người dân đã được sơ tán ngay sau khi thảm họa xảy ra, tất cả gia súc gia cầm đã bị thiêu hủy, đất đai và nguồn nước đã được tẩy rửa để ngăn dioxin xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người. Do vậy, tác động của dioxin với dị tật thai nhi tại Sasevo là không có đủ cơ sở để nghiên cứu. Các nghiên cứu về vấn đề này chỉ có thể được tiến hành ở Việt Nam, nơi bị Mỹ rải 370 kg dioxin trong 8 năm chiến tranh. Người dân và binh sĩ ở đây chịu sự phơi nhiễm lâu dài, dioxin đã ngấm sâu vào mọi con đường (không khí, nguồn nước, cây trồng và thực phẩm) mà không hề có sự sơ tán hoặc tẩy độc. Các khảo sát ở Mỹ trong thập niên 1980-1990 có những kết quả mâu thuẫn nhau (nguồn thì khẳng định dioxin gây dị tật thai nhi, nguồn thì cho rằng chưa đủ cơ sở kết luận) do mẫu khảo sát ở các cựu binh Mỹ có sự khác biệt lớn về độ phơi nhiễm dioxin. Để tìm ra kết luận chung, năm 2006, 4 nhà nghiên cứu (gồm 2 người gốc Việt) đã tiến hành tổng kết tất cả các khảo sát về tác động của dioxin tới dị tật thai nhi. Nghiên cứu sử dụng 13 khảo sát ở những cựu binh Việt Nam (những người phơi nhiễm lâu và nặng nhất) và 9 khảo sát ở cựu binh nước ngoài. Các kết luận rút ra như sau Những ghi chép về việc chất dioxin gây quái thai cho binh lính và thường dân bị phơi nhiễm lâu dài đã được ghi lại bởi những bác sĩ đương thời từ nhiều quốc gia: Chất da cam phát tán qua không khí và nước nên nó lan rộng rất nhanh, không chỉ những chiến sỹ quân Giải phóng mà cả dân thường miền Nam, quân Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa (quân chư hầu của Mỹ) cũng đều bị nhiễm độc nếu có mặt ở khu vực bị rải độc. Nhưng các nạn nhân người Việt thường bị nhiễm độc nặng hơn lính Mỹ do họ sống định cư, uống nước và trồng cây lương thực tại khu nhiễm độc, còn lính Mỹ thì chỉ ở đó một thời gian ngắn rồi hành quân đi chỗ khác hoặc trở về nước. Nhiều nhà hoạt động nhân đạo, nhà nghiên cứu đã kêu gọi những người Mỹ gốc Việt nên học theo các cựu binh Mỹ: khởi kiện những nhà sản xuất chất da cam để đòi bồi thường. Nhưng mọi nỗ lực của họ đã bị những nhóm chống Cộng là cựu binh quân lực Việt Nam Cộng hòa phá rối. Những nhóm cựu binh quân lực Việt Nam Cộng hòa này ""vẫn rất trung thành (với nước Mỹ)"", ngay cả trong thời đại ngày nay mà họ vẫn tin vào những tờ truyền đơn của Mỹ thời thập niên 1960 nói rằng ""chất diệt cỏ không độc hại"", và rằng sự nguy hại của chất độc màu Da cam ""chỉ là một sự lừa bịp của Đảng cộng sản"". Việc các cựu binh Mỹ đã thắng kiện và được bồi thường cũng không thể làm thay đổi định kiến của những nhóm chống Cộng này, họ không chịu chấp nhận sự thật bởi cho rằng như vậy là ""tiếp tay cho Cộng sản để chống lại nước Mỹ"". Ông Ngô Nhân, nhà nghiên cứu tại Đại học New York, nói rằng ""Chỉ còn một nhóm người không chịu thừa nhận vấn đề chất độc da cam - đó chính là người Mỹ gốc Việt"". Ông khuyên người Mỹ gốc Việt phải dẹp bỏ định kiến chính trị để thừa nhận những khổ đau mà chất da cam gây ra cho họ, có như vậy thì mới có thể đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi Trẻ em của các cựu binh Mỹ ở Việt Nam được báo cáo đã gặp một loạt các khuyết tật bẩm sinh, kể cả bệnh khớp, rối loạn đường ruột và bàng quang, bất thường về xương, mất thính lực, các vấn đề sinh sản, rối loạn hành vi và điều kiện da bất thường. Betty Mekdeci, giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu dị tật trẻ em Fluorida, nơi lưu giữ dữ liệu về thai nhi từ các cựu binh đến Việt Nam cho biết: trẻ em của các cựu chiến binh tới Việt Nam có tỷ lệ cao hơn bị mắc bệnh ung thư, các bệnh trí tuệ và rối loạn hành vi. Để chứng minh và đòi bồi thường thì sẽ đòi hỏi phải nghiên cứu toàn diện, nhưng từ lâu nay nó đã bị trì hoãn. Betty Mekdeci cho rằng: ""Vấn đề này không phải là về khoa học, đó là về kinh tế và chính trị"" - nếu được chứng minh dioxin gây dị tật thì khoản đền bù cho trẻ em dị tật sẽ rất lớn, nên chính phủ và các công ty hóa chất không muốn chi tiền cho những nghiên cứu như vậy Theo tài liệu của hội cựu chiến binh Hoa Kỳ, chính phủ Mỹ chỉ công nhận chất da cam gây ra dị tật nứt đốt sống ở con của các cựu binh Mỹ, còn những người mắc các chứng dị tật khác thì chính phủ Mỹ không công nhận và không bồi thường. Theo đó, những người bị dị tật nứt đốt sống là con đẻ của cựu chiến binh Mỹ sau khi họ từng tiếp xúc với chất diệt cỏ ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ 09/1/1962 tới 7/5/1975, hoặc gần khu phi quân sự Triều Tiên từ 1/9/1967 tới 31/8/1971, thì sẽ được nhận bồi thường của chính phủ Mỹ. Hội cựu chiến binh Hoa Kỳ vẫn đang đấu tranh để chính phủ Mỹ chịu bồi thường cho nhiều người con các cựu binh Mỹ bị mắc những chứng dị tật khác. Theo nghiên cứu của Pro Publica dựa trên dữ liệu của Cơ quan Cựu Chiến binh Hoa Kỳ, các cựu chiến binh Mỹ từng phơi nhiễm chất da cam ở Việt Nam có tỷ lệ sinh con bị dị tật cao gấp gần 6 lần so với tỷ lệ sinh con dị tật trước chiến tranh (13,1% so với 2,8%). Linda Schwartz, giáo sư điều dưỡng chuyên khoa tại Đại học Yale, đã khám phá ra rằng ""có bằng chứng khác biệt"" cho thấy những người lính Mỹ bị nhiễm chất da cam có tỷ lệ sinh con bị dị tật bẩm sinh cao hơn. Họ trình bày công trình tại hội nghị về dioxin quốc tế năm 2003, nhưng bản thảo của họ không được chấp nhận để xuất bản trên tạp chí khoa học. Schwartz cho rằng: nếu Hoa Kỳ thừa nhận rằng Chất Da cam gây ra những dị tật trên trẻ em, chính phủ Việt Nam sẽ có đầy đủ lý do để đòi bồi thường cho trẻ em Việt Nam bị tổn hại. Bà nói: ""Chúng tôi đã lao phải một bức tường. Mọi người sợ rằng phía Việt Nam sẽ nộp nhiều đơn kiện khủng khiếp chống lại Hoa Kỳ"". Cho tới nay, chính phủ Mỹ và các công ty hóa chất vẫn không công nhận chất dioxin gây dị tật thai nhi với lý do là thiếu bằng chứng thực nghiệm trên người (điều mà sẽ không thể có do dioxin bị cấm thí nghiệm trên người). Chỉ có các cựu binh nữ sinh con dị tật là được bồi thường (nhưng cựu binh nữ chỉ có 10 ngàn người trong tổng số 3 triệu quân nhân Mỹ chiến đấu ở Việt Nam), các cựu binh nam sinh con dị tật thì vẫn không được bồi thường. 30 năm sau cuộc chiến, vẫn không có cuộc điều tra lớn nào với các cựu binh bị nhiễm dioxin. Paul Sutton, cựu chủ tịch của Hội Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, cho rằng chính phủ Mỹ muốn trì hoãn các nghiên cứu để ỉm đi chuyện này bởi chi phí đền bù sẽ rất cao, họ chỉ cần chờ tới khi tất cả các cựu binh của cuộc chiến đều đã qua đời thì sẽ chẳng còn bằng chứng để nghiên cứu nữa. Ở miền Nam Việt Nam, chất độc màu da cam và các loại thuốc diệt cỏ khác bắt đầu được thử nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ vào năm 1961. Nåm 1961, tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã bật đèn xanh cuộc chiến hóa học này, ban đầu được gọi là "operation Trail Dust" sau đổi thành "chiến dịch Ranch Hand". Chất da cam được sử dụng rộng rãi với hàm lượng cao trong chiến tranh vào các năm 1967 – 1968, rồi giảm xuống và ngừng sử dụng năm 1971. Các loại hợp chất này được trộn vào dầu hỏa hoặc nhiên liệu dầu diesel rồi rải bằng máy bay hoặc các phương tiện khác. 10% của chất này thì được dùng bằng tay, bằng xe thô sơ và thuyền ở các vùng đầm lầy, đồng bằng và vùng ngâp mặn ven biển, 90% phun bằng máy bay C-123 và máy bay trực thăng. Người Việt Nam bị phơi nhiễm hoàn toàn, họ chỉ có thể ngâm 1 miếng vải nhỏ bịt lên mũi và miệng cho đỡ bị ngất xỉu chứ không có cách nào để tẩy độc. Theo công bố của một nhóm tác giả trên tạp chí Nature thì có thể nói chiến dịch dùng hóa chất ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất thế giới [3]. Trong thời gian 10 năm đó, quân đội Mỹ và quân đội Nam Việt Nam đã rải 76,9 triệu lít hóa chất xuống rừng núi và đồng ruộng Việt Nam. Trong số này có 64% là chất độc màu da cam, 27% là chất màu trắng, 8,7% chất màu xanh và 0,6% chất màu tím. Tổng số lượng dioxin Việt Nam hứng chịu là vào khoảng 370 kg. (Trong khi đó vụ nhiễm dioxin ở Seveso, Ý, 1976 chỉ với 30 kg dioxin thải ra môi trường mà tác hại của nó kéo dài hơn 20 năm ). Tổng số diện tích đất đai bị ảnh hưởng hóa chất là 2,63 triệu hécta. Có gần 5 triệu người Việt Nam sống trong 25.585 thôn ấp chịu ảnh hưởng độc chất màu da cam. Tại Hoa Kỳ, hàm lượng dioxin ở ngưỡng cho phép là 0,0064 Picogram/1 kg cơ thể người (Picogram là đơn vị đo khối lượng rất nhỏ, chỉ bằng 1/1.000.000 gram). Trong khi đó, nếu chia bình quân thì Mỹ đã rải 900 picogram chất dioxin cho mỗi 1 kg trọng lượng cơ thể người Việt Nam. Năm 1968, ông Elmo R. Zumwalt Jr., bấy giờ mang hàm phó đô đốc, đến đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Việt Nam. Ngay lập tức, ông đã cho triển khai chiến dịch rải hóa chất làm rụng lá xuống các vùng sông nước ở Việt Nam để bảo vệ hoạt động của Hải quân Mỹ. Đúng 20 năm sau, người con trai Elmo R.Zumwalt III của ông đã qua đời vì bệnh ung thư, hậu quả của phơi nhiễm chất độc da cam thời tham chiến tại Việt Nam. Tác phẩm ""Cha con tôi"" dựa theo lời thuật của đô đốc Elmo Zumwalt phát hành tháng 11-1996, có đoạn viết: Đô đốc Zumwalt, từ năm 1994 đã trở lại Việt Nam, kết hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam với mong muốn làm một điều gì đó bù đắp lại mất mát cho các nạn nhân của ông. Khi được hỏi cảm nghĩ, đô đốc Zumwalt nói: ""Để có thể vĩnh viễn xếp lại quá khứ một cách yên ả, tốt nhất là Chính phủ Mỹ phải có thiện chí hợp tác với Việt Nam, trả lại món nợ lớn lao mà các công ty hóa chất Mỹ đã gây ra. Nhân chứng sống chính là tôi đây. Tôi cũng có bổn phận góp phần bù đắp. Cũng thế, tại Mỹ, quan điểm của đoàn thể lớn nhất nước Mỹ là Hội Cựu binh Mỹ, là vấn đề người Mỹ mất tích (MIA) chỉ là việc của 2.000 gia đình người Mỹ, còn nạn nhân chất độc dioxin là của 3 triệu người Mỹ."" Con trai ông, luật sư Jim với nhiều hoạt động yểm trợ tư vấn tố tụng quốc tế cho nhiều nhóm nạn nhân, đã giải thích: Năm 2007, phản hồi vụ kiện của các nạn nhân chất da cam Việt Nam, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam vẫn ra thông cáo báo chí nói rằng "Không có tác hại sinh thái nào được ghi nhận ở động thực vật mặc dù một lượng lớn chất diệt cỏ và dioxin đã được sử dụng", và rằng "thông tin này chưa được xem xét trong các lần đánh giá trước của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ". Tuy nhiên lưu ý rằng "các chất diệt cỏ đổ thẳng xuống đất và ngấm sâu trước khi thoái biến thì sẽ có tồn dư và vì vậy là một mối lo ngại.". Còn Cựu Đại sứ Mỹ tại VN, ông Michael Marine, vẫn cho rằng mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm dioxin và sức khoẻ con người vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên ông đã công bố khoản tài trợ trị giá 400 nghìn USD để nghiên cứu ô nhiễm dioxin và tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng. Tiến sĩ James Clary, một nhà khoa học quân đội Hoa Kỳ, đã công nhận sự thật năm 1988: ""Khi chúng tôi khởi đầu chương trình sử dụng thuốc diệt cỏ vào những năm 1960, chúng tôi đã ý thức được tiềm năng độc hại của dioxin trong thuốc diệt cỏ. Tuy nhiên, vì hóa chất sẽ được dùng đối với kẻ thù nên không ai trong chúng tôi quá quan tâm"". Hậu quả của Dioxin không chỉ có người Việt Nam quan tâm, nó là vấn đề chung của nhiều nước. Trong đó, chính các cựu binh Hoa Kỳ cũng là nạn nhân. Đồng thời, trong Hội nghị Dioxin Quốc tế năm 2004, các nghiên cứu về ảnh hưởng của dioxin đối với các cựu chiến binh Úc trong chiến tranh Việt Nam đã bắt đầu [5].
5563
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5563
Sách đỏ Việt Nam
Sách đỏ Việt Nam là danh sách các loài động vật, thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút số lượng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Đây là căn cứ khoa học quan trọng để Nhà nước ban hành những Nghị định và Chỉ thị về việc quản lý bảo vệ và những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển những loài động thực vật hoang dã ở Việt Nam. Dự án Sách đỏ Việt Nam được công bố lần đầu tiên năm 1992. Đây là công trình do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thực hiện với sự tài trợ của Quỹ SIDA (Thụy Điển). Các tiêu chuẩn sử dụng trong Sách đỏ Việt Nam được xây dựng trên nền các tiêu chuẩn của Sách đỏ IUCN. Sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên phần động vật được xuất bản năm 1992 với 365 loài nằm trong danh mục, phần thực vật được xuất bản năm 1996 với 356 loài nằm trong danh mục. Kết quả thực hiện Sách đỏ Việt Nam 2004 cho thấy tổng số loài động thực vật hoang dã đang bị đe dọa đã lên đến 857 loài, gồm 407 loài động vật và 450 loài thực vật, tức số loài đang bị đe dọa đã tăng đáng kể. Trong phần động vật, nếu như mức độ bị đe dọa cao nhất trong Sách đỏ Việt Nam 1992 chỉ ở hạng Nguy cấp thì năm 2004 đã có 6 loài bị coi là tuyệt chủng trên lãnh thổ Việt Nam. Số loài ở mức Nguy cấp là 149 loài, tăng rất nhiều so với 71 loài trong Sách đỏ Việt Nam 1992. Có 46 loài được xếp ở hạng Rất nguy cấp. Phiên bản mới nhất hiện nay là Sách đỏ Việt Nam 2007, được công bố vào ngày 26 tháng 6 năm 2008 , theo số liệu này hiện nay tại Việt Nam có 882 loài (418 loài động vật và 464 loại thực vật) đang bị đe dọa ngoài thiên nhiên, tăng 167 loài so với thời điểm năm 1992. Trong đó có 116 loài động vật được coi là "rất nguy cấp" và 45 loài thực vật "rất nguy cấp" (trong số 196 loài thực vật đang "nguy cấp"). Có 9 loài động vật trước kia chỉ nằm trong tình trạng de dọa nhưng nay xem như đã tuyệt chủng là tê giác 2 sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá chép gốc, cá chình Nhật, cá lợ thân thấp, cá sấu hoa cà, hươu sao và hoa lan hài . Ngoài Sách đỏ Việt Nam 2007, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam còn hoàn thành việc soạn thảo Danh lục đỏ Việt Nam 2007. Sách đỏ Việt Nam 2007 sử dụng tiêu chuẩn IUCN 2.3 của Sách đỏ IUCN 1994. Một taxon được coi là tuyệt chủng khi không còn nghi ngờ là cá thể cuối cùng của taxon đó đã chết. Một taxon được coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên khi chỉ còn thấy trong điều kiện gây trồng, nuôi nhốt hoặc chỉ là một (hoặc nhiều) quần thể tự nhiên hóa đã trở lại bên ngoài vùng phân bố cũ. Một taxon được coi là rất nguy cấp khi đang đứng trước một nguy cơ cực kỳ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai trước mắt. Một taxon được coi là nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ rất lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai gần. Một taxon được coi là sẽ nguy cấp khi chưa phải là nguy cấp hoặc rất nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai tương đối gần. Một taxon được coi là ít nguy cấp khi không đáp ứng một tiêu chuẩn nào của các thứ hạng rất nguy cấp, nguy cấp hoặc sẽ nguy cấp. Thứ hạng này có thể phân thành 3 thứ hạng phụ. Bao gồm các taxon hiện là đối tượng của một chương trình bảo tồn liên tục, riêng biệt cho taxon đó hoặc nơi ở của nó; nếu chương trình này ngừng lại, sẽ dẫn tới taxon này bị chuyển sang một trong các thứ hạng trên trong khoảng thời gian 5 năm. Bao gồm các taxon không được coi là phụ thuộc bảo tồn nhưng lại rất gần với sẽ nguy cấp. Bao gồm các taxon không được coi là phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa. Một taxon được coi là thiếu dẫn liệu khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp về nguy cơ truyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể. Một taxon trong thứ hạng này có thể đã được nghiên cứu kỹ, đã được biết nhiều về sinh học, song vẫn thiếu các dẫn liệu thích hợp về sự phân bố và độ phong phú. Như vậy, taxon loại này không thuộc một thứ hạng đe dọa nào, cũng không tương ứng với thứ hạng LR. Một taxon được coi là không đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn phân hạng. Tương đương với mức độ ưu tiên thấp. (LC - Ít quan tâm) Mức độ ưu tiên cho loài ít được biết đến, tương đương với NT - Gần bị đe dọa. Mức độ ưu tiên cao hơn P4, tương đương với VU - Sắp nguy cấp. Mức độ ưu tiên cao hơn P3, tương đương EN - Nguy cấp. Mức độ ưu tiên cao nhất, tương đương với CR - Cực kỳ nguy cấp. Mức độ đe dọa và ưu tiên cao nhất, tương đương CR: PE - Cực kỳ nguy cấp: có nguy cơ tuyệt chủng. Tương đương EX - tuyệt chủng. (tiếng Anh)
5568
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5568
Liên minh châu Âu
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: "European Union"; viết tắt EU), còn được gọi là Liên Âu (tiền thân là Cộng đồng Kinh tế châu Âu), là một thực thể chính trị, kinh tế và quân sự bao gồm 27 quốc gia thành viên tại châu Âu. Liên minh châu Âu được coi là một mô hình tổ chức chính trị độc nhất: chưa thống nhất như 1 quốc gia nhưng với mức độ gắn kết cao hơn nhiều so với một tổ chức quốc tế, với nhiều đặc điểm tương đồng với một thể chế liên bang hoặc hợp bang. Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) miêu tả về EU trong lần đầu tiên đưa thực thể này vào ấn bản The World Factbook như sau: "Mặc dù Liên minh châu Âu không phải là một liên bang theo đúng nghĩa chặt chẽ của từ này, tổ chức này vượt xa các hiệp hội tự do thương mại khác như ASEAN, NAFTA, hay Mercosur, và nó mang nhiều thuộc tính của một quốc gia độc lập, với quốc kỳ, quốc ca, quốc khánh và đồng tiền riêng cũng như một chính sách đối ngoại và an ninh chung đang ở giai đoạn thành hình. Trong tương lai, nhiều thuộc tính quốc gia của Liên minh châu Âu sẽ còn được mở rộng thêm." Những định chế chính trị quan trọng của Liên minh châu Âu bao gồm Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu. Với dân số gần 500 triệu dân vào thời điểm 2020, chiếm 5.8% dân số toàn cầu, Liên minh châu Âu đóng góp khoảng 18% (17,1 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2021) GDP danh nghĩa của nền kinh tế thế giới. Liên minh châu Âu đã phát triển thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. 19 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung (đồng Euro), tạo nên khu vực đồng Euro. Thông qua Chính sách Đối ngoại và An ninh Chung, Liên minh châu Âu đã phát triển vai trò trung tâm trong chính sách đối ngoại và quốc phòng của các nước thành viên, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G7, G20 và Liên Hợp Quốc. Liên minh châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 4 quốc gia không phải là thành viên Liên minh châu Âu. Với tầm ảnh hưởng toàn cầu của Liên minh này trong các vấn đề chính trị, thương mại, công nghệ và văn hóa, nhiều học giả coi Liên minh châu Âu là một trong các siêu cường quốc đang lên của thế giới. Liên minh châu Âu và tư cách Công dân EU được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Liên minh châu Âu có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu từ 6 quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, Liên minh châu Âu đã lớn mạnh hơn về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường thẩm quyền của Liên minh châu Âu. Năm 2012, Liên minh châu Âu được trao Nobel Hòa bình vì những đóng góp của thực thể này trong việc thiết lập và duy trì hòa bình, ổn định tại châu Âu, nơi mà hàng trăm năm trước đó luôn xảy ra xung đột. Năm 2020, Vương quốc Anh trở thành thành viên đầu tiên rời khỏi Liên minh châu Âu. Trong khi đó, nhiều quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán để gia nhập Liên minh. Lãnh thổ của Liên minh châu Âu là tập hợp lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên nhưng cũng có những ngoại lệ. Chẳng hạn như quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch là một bộ phận lãnh thổ của châu Âu nhưng không nằm trong lãnh thổ của Liên minh châu Âu hay đảo Síp, thành viên Liên minh châu Âu thường được xem là một phần của châu Á vì gần Thổ Nhĩ Kỳ hơn châu Âu lục địa. Một vài vùng lãnh thổ khác nằm ngoài châu Âu và cũng không thuộc lãnh thổ của Liên minh châu Âu như trường hợp của Greenland hay Aruba. "Liên minh châu Âu," với diện tích 4.422.773 km² (nước có diện tích lớn nhất là Pháp với 554.000 km² và nhỏ nhất là Malta với 300 km²), chủ yếu nằm ở Tây và Trung Âu . Ngược lại, mặc dù trên danh nghĩa là một bộ phận của Liên minh châu Âu tuy nhiên luật pháp của Liên minh châu Âu không được áp dụng ở "Bắc Cyprus" vì De Facto vùng lãnh thổ này nằm dưới quyền quản lý của "Cộng hòa Bắc Cyprus thuộc Thổ Nhĩ Kỳ" - một quốc gia tự tuyên bố độc lập và chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận. Liên minh châu Âu kéo dài về phía đông bắc đến Phần Lan, tây bắc về phía Ireland, đông nam về phía Cộng hòa Síp và tây nam về phía bán đảo Iberia, là lãnh thổ rộng thứ 7 thế giới và có đường bờ biển dài thứ 2 thế giới sau Canada. Điểm cao nhất trên lãnh thổ Liên minh châu Âu đó là đỉnh Mont Blanc, cao 4810,45 m trên mực nước biển và điểm thấp nhất là Zuidplaspolder ở Hà Lan, thấp hơn mực nước biển 7m. Dân cư của Liên minh châu Âu có tỉ lệ đô thị hóa cao. 75% người dân Liên minh châu Âu sống ở các thành phố (con số này dự kiến sẽ là 90% ở 7 quốc gia thành viên vào năm 2020). Giải thích cho điều này có hai nguyên nhân chính: một là mật độ dân cư đô thị hạn chế vươn ra những khu vực tự nhiên, hai là trong một số trường hợp nguồn vốn của Liên minh châu Âu được dồn vào một khu vực nào đó, chẳng hạn như Benelux. Lịch sử của Liên minh châu Âu bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Có thể nói rằng nguyện vọng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự hội nhập châu Âu. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này là ngày mà hiện nay được coi là ngày sinh nhật của Liên minh châu Âu và được kỉ niệm hàng năm là "Ngày châu Âu". Ban đầu, Liên minh châu Âu bao gồm 6 quốc gia thành viên: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành 9 quốc gia thành viên. Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên thành 15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm 2007, tăng lên thành 27. Năm 2013, tăng lên thành 28. Từ 31 tháng 1 năm 2020, EU có 27 thành viên do Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời khỏi EU. Sau đây là danh sách 28 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập và theo bảng chữ cái tiếng Việt. Hiện nay, Liên minh châu Âu có diện tích là 4.143.600 km² với dân số là 437,9 triệu người (2020); với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (xấp xỉ 15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu. Tính đến cuối năm 2010, có 4 quốc gia được đánh giá là ứng viên chính thức để kết nạp thành viên Liên minh châu Âu đó là: Iceland, Bắc Macedonia, Montenegro và Thổ Nhĩ Kỳ. Albania, Bosnia và Herzegovina và Serbia là những ứng viên tiềm năng. Kosovo cũng được xếp vào danh sách những ứng viên tiềm năng gia nhập vào Liên minh châu Âu vì Ủy ban châu Âu và hầu như tất cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu khác đã thừa nhận Kosovo như một quốc gia độc lập, tách biệt khỏi Serbia. 5 quốc gia Tây Âu không phải là thành viên Liên minh châu Âu nhưng đã có những thỏa thuận hợp tác nhất định kinh tế và pháp luật của Liên minh châu Âu đó là: Iceland (ứng viên gia nhập "Liên minh châu Âu"), Liechtenstein và Na Uy, thành viên thị trường duy nhất thông qua Khu vực kinh tế châu Âu, và Thụy Sĩ, tương tự như trường hợp của Na Uy nhưng thông qua hiệp định song phương giữa nước này và Liên minh châu Âu. Ngoài ra, đồng tiền chung EURO và các lĩnh vực hợp tác khác cũng được áp dụng đối với các quốc gia thành viên nhỏ như Andorra, Monaco, San Marino và Vatican. Tháng 6 năm 2016, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời Liên minh châu Âu sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 6 năm 2016 và nước Anh có vị Thủ tướng mới, nhưng phải đến 3 năm sau đó, tức 2019 thì quyết định này mới chính thức có hiệu lực và đến ngày 31 tháng 1 năm 2020 thì chính thức rời khỏi EU sau 47 năm là thành viên của khối này kể từ năm 1973. Hiệp ước Maastricht hay còn gọi là Hiệp ước Liên minh châu Âu (tiếng Anh, "Treaty of European Union"), ký ngày 7/2/1992 tại Maastricht Hà Lan , đã thành lập nên ba trụ cột chính của Liên minh châu Âu - Cộng đồng châu Âu - Chính sách chung về an ninh và đối ngoại - Hợp tác về tư pháp và nội vụ Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu và dẫn đến việc thành lập Cộng đồng châu Âu. Được chia làm 3 giai đoạn, từ 1/7/1990 tới 1/1/1999, và kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, thành lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu chỉ hội nhập) là: Kể từ ngày 1/1/2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có tỷ giá hối đoái cao hơn đồng đô la Mỹ. Ngày 19/6/1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong. Đến ngày 27/11/1990, 6 nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25/6/1991. Ngày 26/3/1995, hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của một trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Tính đến ngày 19 tháng 12 năm 2011, tổng số quốc gia công nhận hoàn toàn hiệp ước này là 26 nước: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein (trong đó có 22 nước thuộc khối liên minh châu Âu). Hiệp ước Amsterdam còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký ngày 2/10/1997 tại Amsterdam, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/5/1999, đã có một số sửa đổi và bổ sung trong các vấn đề như: Hiệp ước Nice được lãnh đạo các quốc gia thành viên châu Âu ký vào ngày 26/2/2001 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 2 năm 2003. "Hiệp ước Nice" là sự bổ sung cho Hiệp ước Maastricht và Hiệp ước Rome. Hiệp ước Nice tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới theo chính sách mở rộng về phía Đông châu Âu, vốn ban đầu là nhiệm vụ của "Hiệp ước Amsterdam" nhưng không được hoàn thành. Trong cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào tháng 6 năm 2001, các cử tri Ireland đã phản đối việc thông qua "Hiệp ước Nice". Tuy nhiên, sau hơn một năm, kết quả đã bị đảo ngược. Ngày 1 tháng 12 năm 2009, Hiệp ước Lisbon chính thức có hiệu lực và đã cải tổ nhiều khía cạnh của Liên minh châu Âu. Đặc biệt, Hiệp ước Lisbon đã thay đổi cấu trúc pháp lý của Liên minh châu Âu bằng cách sáp nhập cấu trúc 3 trụ cột thành một chính thể pháp lý duy nhất. Hiệp ước là cơ sở pháp lý cho vị trí Chủ tịch thường trực Hội đồng Liên minh châu Âu, chức vụ mà ngài Herman Van Rompuy đang nắm giữ, cũng như vị trí Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về ngoại giao và an ninh, chức vụ mà bà Catherine Ashton đang phụ trách. Liên minh châu Âu có 7 thể chế chính trị chính đó là: Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Tòa án Kiểm toán châu Âu. Thẩm quyền xem xét và sửa đổi hệ thống luật pháp của Liên minh châu Âu - quyền lập pháp - thuộc về "Nghị viện châu Âu" và "Hội đồng Bộ trưởng". Quyền hành pháp được giao cho Ủy ban châu Âu và một bộ phận nhỏ thuộc về Hội đồng châu Âu (trong tiếng Anh, cần tránh nhầm lẫn giữa "Council of the European Union" bản chất thuộc về các quốc gia thành viên và "European Council" bản chất thuộc về "Liên minh châu Âu"). Chính sách tiền tệ của khu vực đồng tiền chung châu Âu (tiếng Anh, "eurozone") được quyết định bởi "Ngân hàng Trung ương châu Âu". Việc giải thích và áp dụng luật của Liên minh châu Âu và các điều ước quốc tế có liên quan - quyền tư pháp - được thực thi bởi "Tòa án Công lý Liên minh châu Âu". Ngoài ra còn có một số cơ quan nhỏ khác phụ trách tư vấn cho Liên minh châu Âu hoặc hoạt động riêng biệt trong các lĩnh vực đặc thù. Hội đồng châu Âu phụ trách điều hành Liên minh châu Âu và có nhiệm vụ nhóm họp ít nhất 4 lần trong năm. Hội đồng châu Âu bao gồm Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu và một đại diện của mỗi quốc gia thành viên "Liên minh châu Âu", có thể là người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ của quốc gia thành viên đó. Hội đồng châu Âu được xem là cơ quan lãnh đạo tối cao của Liên minh châu Âu. Hội đồng châu Âu chủ động xem xét những thay đổi trong các hiệp ước điều chỉnh hoạt động Liên minh châu Âu cũng như xác định chương trình nghị sự và chiến lược cho Liên minh châu Âu. "Hội đồng châu Âu" sử dụng vai trò lãnh đạo của mình để dàn xếp các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên và các thể chế chính trị của Liên minh châu Âu cũng như giải quyết các cuộc khủng hoảng chính trị và bất đồng trong những vấn đề và chính sách gây nhiều tranh cãi. Về đối ngoại, hoạt động của "Hội đồng châu Âu" có thể ví với một nguyên thủ của tập thể các nguyên thủ quốc gia để ký kết, phê chuẩn các thỏa thuận và điều ước quốc tế quan trọng giữa Liên minh châu Âu và các quốc gia khác trên thế giới. Ngày 19 tháng 1 năm 2009, ngài Herman Van Rompuy đã được chỉ định làm Chủ tịch thường trực của Hội đồng châu Âu. Ngày 1 tháng 12 năm 2009 khi Hiệp ước Lisbon bắt đầu có hiệu lực, ngài Herman Van Rompuy chính thức nhận công tác tại nhiệm sở. Chủ tịch Hội đồng châu Âu chịu trách nhiệm đại diện đối ngoại cho "Liên minh châu Âu", giải quyết mâu thuẫn nảy sinh giữa các quốc gia thành viên để hướng tới sự đồng thuận trong các hội nghị của Hội đồng châu Âu cũng như trong các giai đoạn chuyển tiếp giữa các hội nghị đó. Cần tránh nhầm lẫn Hội đồng châu Âu của Liên minh châu Âu với một tổ chức quốc tế độc lập khác của có tên gọi là Hội đồng châu Âu (tiếng Anh, "Council of Europe"). Chủ tịch đương nhiệm của Hội đồng châu Âu là ông Charles Michel, đương kim Thủ tướng Bỉ, chính thức nhận nhiệm vụ này vào ngày 1 tháng 12 năm 2019. Hội đồng Liên minh châu Âu thường được gọi tắt trong tiếng Anh là Council hay còn gọi là Hội đồng Bộ trưởng (tiếng Anh, "Council of Ministers") là một trong hai bộ phận lập pháp của Liên minh châu Âu (bộ phận còn lại là sự kết hợp của Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu) chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên. Các nước thành viên luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng có Ủy ban Thường vụ và Ban Thư ký. Tuy nhiên, dù cơ cấu tổ chức phức tạp nhưng "Hội đồng Bộ trưởng" vẫn được xem là một trong các thể chế chính trị chính thức của Liên minh châu Âu. Từ năm 1975, người đứng đầu nhà nước, hoặc đứng đầu chính phủ, các ngoại trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu có các cuộc họp thường kỳ để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là Hội đồng châu Âu hay Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu. Gồm 751 nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu từ tất cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Trong "Nghị viện châu Âu" các nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo quốc tịch. Nhiệm vụ của "Nghị viện châu Âu" là phối hợp với "Hội đồng Bộ trưởng" (hay "Hội đồng Liên minh châu Âu") thông qua đề xuất lập pháp của Ủy ban châu Âu trong hầu hết các lĩnh vực. "Nghị viện châu Âu" còn có thẩm quyền thông qua ngân sách, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của Liên minh châu Âu. "Ủy ban châu Âu" chịu trách nhiệm trước Nghị viện châu Âu, đối với mọi hoạt động phải có sự chấp thuận của "Nghị viện châu Âu", báo cáo kết quả công tác trước Nghị viện châu Âu để đánh giá, phê bình và rút kinh nghiệm. Chủ tịch Nghị viện châu Âu, được bầu bởi các nghị sĩ với nhiệm kỳ 2 năm rưỡi, đồng thời phải phụ trách vai trò người phát ngôn trong và ngoài nghị viện. Chủ tịch Nghị viện Châu Âu đương nhiệm là ông Antonio Tajani, thuộc Đảng Nhân dân Châu Âu từ ngày 17 tháng 1 năm 2017. Là cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu chịu trách nhiệm đề xuất lập pháp và những hoạt động thường nhật của Liên minh châu Âu. Ủy ban châu Âu bao gồm 27 uỷ viên đại diện cho 27 quốc gia thành viên "Liên minh châu Âu", nhiệm kỳ 5 năm do các chính phủ nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện châu Âu. Chủ tịch Ủy ban châu Âu đương nhiệm là ông Jean-Claude Juncker, cựu Thủ tướng Luxembourg nhiệm kỳ 1995–2013, được Nghị viện châu Âu phê chuẩn ngày 15 tháng 7 năm 2014. Có thẩm quyền tư pháp đối với các vấn đề liên quan đến luật pháp của Liên minh châu Âu. Bao gồm hai tòa án chính, đó là: "Tòa sơ thẩm châu Âu" (tiếng Anh, "European General Court") và "Tòa án Công lý châu Âu" (tiếng Anh, "European Court of Justice"). Cơ sở pháp lý hình thành Liên minh châu Âu là các hiệp ước được ký kết và phê chuẩn bởi các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Các hiệp ước đầu tiên đánh dấu sự thành lập Cộng đồng châu Âu và Liên minh châu Âu. Các hiệp ước kế tiếp chỉnh sửa và bổ sung các hiệp ước đầu tiên ngày một đầy đủ và hoàn thiện hơn. Đó chính là những hiệp ước tạo ra các thể chế chính trị của Liên minh châu Âu cũng như cung cấp cho các thể chế chính trị đó thẩm quyền thực hiện các mục tiêu và chính sách đã đặt ra ngay trong chính các hiệp ước. Những thẩm quyền này bao gồm thẩm quyền lập pháp ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và công dân của các quốc gia thành viên đó. Liên minh châu Âu có đầy đủ tư cách pháp nhân để ký kết các thỏa thuận và điều ước quốc tế. Căn cứ theo nguyên tắc "uy quyền tối cao" (tiếng Anh, "supremacy"), tòa án của các quốc gia thành viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng đắn tất cả quy định và nghĩa vụ đặt ra tuân theo các hiệp ước mà quốc gia thành viên đó đã phê chuẩn, kể cả khi điều đó gây ra các xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật nội địa, thậm chí trong vài trường hợp đặc biệt là hiến pháp của một số quốc gia thành viên. Các điều ước đã ký kết giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu công nhận rằng Liên minh châu Âu được "thành lập trên cơ sở tôn trọng những giá trị nhân phẩm, tự do, dân chủ, công bằng, pháp trị và nhân quyền, bao gồm quyền của những người thuộc những sắc tộc thiểu số... trong một xã hội đa dạng, không phân biệt, khoan dung, công lý, đoàn kết và bình đẳng giới." Hiệp ước Lisbon đã trao hiệu lực pháp lý cho Hiến chương Liên minh châu Âu về những quyền cơ bản vào năm 2009. "Hiến chương" là sự tập hợp có chỉnh sửa những quyền lợi cơ bản của con người mà từ đó các điều luật của Liên minh châu Âu có thể bị xem xét và đánh giá lại trước Tòa án Công lý Liên minh châu Âu. "Hiến chương" cũng là sự hợp nhất nhiều quyền khác nhau vốn trước đây đã được Tòa án Công lý Liên minh châu Âu thừa nhận và đồng thời là "những giá trị truyền thống được thừa nhận trong hiến pháp của nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu." Tòa án Công lý Liên minh châu Âu từ lâu đã công nhận những quyền cơ bản và đôi lúc đã hủy bỏ một số điều luật của Liên minh châu Âu vì đi ngược lại với những quyền cơ bản đó. Hiến chương được soạn thảo vào năm 2000. Mặc dù ban đầu "Hiến chương" không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý nhưng các điều khoản của Hiến chương luôn được nêu ra trước các tòa án Liên minh châu Âu. Bởi vì "Hiến chương", bản thân nó, đã chứa đựng những quyền lợi hợp pháp mà các tòa án Liên minh châu Âu công nhận như các nguyên tắc nền tảng của luật pháp Liên minh châu Âu. Mặc dù việc ký kết Công ước châu Âu về quyền con người (tiếng Anh, "European Convention on Human Rights" hay "ECHR") là một trong những điều kiện để trở thành thành viên "Liên minh châu Âu", nhưng bản thân Liên minh châu Âu không thể tham gia "Công ước" vì Liên minh châu Âu vốn không phải là một quốc gia và cũng không có quyền hạn để tham gia. Hiệp ước Lisbon và "Nghị định thư 14" đối với "Công ước" đã thay đổi bản chất vấn đề này trong đó "Nghị định thư 14" ràng buộc Liên minh châu Âu với "Công ước" trong khi Hiệp ước Lisbon cho phép việc thực thi việc ràng buộc đã nêu. Trên bình diện thế giới, Liên minh châu Âu cũng thúc đẩy các vấn đề về nhân quyền. Liên minh châu Âu phản đối việc kết án tử hình và đề nghị loại bỏ khung hình phạt này trên khắp thế giới. Ngoài ra, việc loại bỏ khung hình phạt tử hình cũng là một điều kiện đối với quy chế thành viên Liên minh châu Âu. Các đạo luật chính của Liên minh châu Âu được thông qua dưới 3 dạng có tính chất pháp lý và phạm vi ảnh hưởng khác nhau: quy chế (tiếng Anh, "regulation"), sắc lệnh (tiếng Anh, "directive") và phán quyết (tiếng Anh, "decision"). Quy chế của Liên minh châu Âu tự động bổ sung vào luật pháp hiện hành của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu vào thời điểm các quy chế này bắt đầu có hiệu lực mà không cần bất kì một biện pháp can thiệp pháp lý hay triển khai nào từ các quốc gia thành viên "Liên minh châu Âu", và có giá trị pháp lý cao hơn nội luật của các quốc gia thành viên đó nếu phát sinh xung đột pháp luật. Sắc lệnh đòi hỏi các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu hoàn tất một yêu cầu nhất định đưa ra bởi Liên minh châu Âu nhưng để cho các quốc gia thành viên đó quyền tự quyết về cách thức thực hiện hoặc triển khai sắc lệnh. Đến hết thời hạn triển khai sắc lệnh, nếu những sắc lệnh đó không được thực thi, thì chúng có thể, trong một số điều kiện nhất định, sẽ có "hiệu lực trực tiếp" (tiếng Anh, "direct effect") vượt trên nội luật của các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Phán quyết là một lựa chọn hoàn toàn khác với hai cách thức lập pháp nêu trên. Phán quyết được hiểu là những đạo luật được áp dụng trực tiếp cho một cá nhân cụ thể, một công ty hay một quốc gia thành viên nhất định. Phán quyết thường được sử dụng trong lĩnh vực luật cạnh tranh hoặc những vấn đề liên quan đến trợ giá của chính phủ (tiếng Anh, State Aid) nhưng mục đích chủ yếu nhất vẫn là xử lý các thủ tục hành chính trong nội bộ các thể chế Liên minh châu Âu. Quy chế, sắc lệnh và phán quyết của Liên minh châu Âu tương đương với nhau về giá trị pháp lý và không phân thứ bậc. Kể từ khi thành lập vào năm 1993, Liên minh châu Âu bước đầu đã có những phát triển trong lĩnh vực tư pháp và nội vụ từ cấp độ liên chính phủ đến chủ nghĩa siêu quốc gia. Hàng loạt các cơ quan được thành lập để phối hợp hành động: Europol giữa lực lượng cảnh sát các quốc gia thành viên "Liên minh châu Âu", Eurojust đối với các công tố viên, và Frontex đối với các cơ quan phụ trách biên giới và cửa khẩu. Liên minh châu Âu cũng triển khai Hệ thống thông tin Schegen (tiếng Anh, "Schengen Information System") có khả năng cung cấp cơ sở dữ liệu chung cho lực lượng cảnh sát và cơ quan nhập cảnh của các quốc gia thành viên. Công tác phối hợp hoạt động được quan tâm đặc biệt kể từ khi Hiệp ước Schengen được ký kết tạo điều kiện cho việc mở cửa biên giới cũng như sự gia tăng đáng kể của vấn đề tội phạm xuyên quốc gia. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu cũng đã có những đạo luật giải quyết vấn đề gây nhiều tranh cãi như dẫn độ, hôn nhân gia đình, tị nạn, và xét xử tội phạm. Ngoài ra, các hiệp ước được ký kết giữa các quốc gia thành viên "Liên minh châu Âu" cũng đề cao việc ngăn cấm sự phân biệt đối xử liên quan đến giới tính và quốc tịch.<ref group="nb" name="art39/141 Rome">See Articles 157 (ex Article 141) of the Treaty on the Functioning of the European Union, on eur-lex.europa.eu</ref> Trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật của Liên minh châu Âu còn được bổ sung thêm vấn đề chống phân biệt sắc tộc, tôn giáo, khuyết tật, tuổi tác và khuynh hướng tình dục (ví dụ) ở nơi làm việc. Việc hợp tác trong các vấn đề đối ngoại giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu được bắt đầu vào năm 1957 với sự hình thành Cộng đồng châu Âu. Vào thời điểm đó, các quốc gia thành viên tập hợp lại như một khối thống nhất trong việc thương lượng các vấn đề thương mại quốc tế theo Chính sách thương mại chung (tiếng Anh, "Common Commercial Policy"). Quan hệ đối ngoại của Liên minh châu Âu chuyển sang một giai đoạn mới vào năm 1970 với nhiều phát triển đáng lưu ý, trong đó có thể kể tới sự ra đời của Tổ chức hợp tác chính trị châu Âu (tiếng Anh, "European Political Cooperation") có vai trò như nơi để các quốc gia thành viên tham vấn một cách không chính thức để hướng tới một chính sách đối ngoại chung. Nhưng phải đến tận năm 1987 khi Luật châu Âu duy nhất (tiếng Anh, "Single European Act") được ban hành, Tổ chức hợp tác chính trị châu Âu mới có được một cơ sở pháp lý hoàn chỉnh. Sau đó, tổ chức này được đổi thành Chính sách an ninh và đối ngoại chung (tiếng Anh, "Common Foreign and Security Policy" hay "CFSP") khi Hiệp ước Maastricht bắt đầu có hiệu lực. Mục tiêu của Chính sách an ninh và đối ngoại chung (CFSP) là thúc đẩy lợi ích của chính Liên minh châu Âu cũng như của cộng đồng thế giới trong việc xúc tiến hợp tác quốc tế, tôn trọng nhân quyền, dân chủ và pháp trị. CFSP đòi hỏi sự thống nhất giữa các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu để quyết định chính sách phù hợp cho bất kì một vấn đề quan trọng nào. Mặc dù không hay xảy ra, nhưng CFSP đôi lúc cũng gây ra những bất đồng giữa các quốc gia thành viên như trong trường hợp của Chiến tranh Iraq. Liên minh châu Âu không có một quân đội chung. 21 trong tổng số 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đang là thành viên của NATO. Trong khi các nước thành viên còn lại theo đuổi chính sách của trung lập. Tuy nhiên, đối với quy chế thành viên Liên minh châu Âu thì tình trạng trung lập của các quốc gia thành viên này đang bị đặt một dấu hỏi lớn bởi Thủ tướng Phần Lan cũng như vấn đề tương hỗ trong trường hợp thiên tai, tấn công khủng bố hay xâm lược vũ trang vốn được quy định trong điều 42 (7) TEU và điều 222 TFEU. Mặt khác, Liên minh Tây Âu (tiếng Anh, "Western European Union"), liên minh quân sự với các điều khoản quốc phòng chung, đã giải thể vào năm 2010 vì vai trò của liên minh này hiện tại đã được chuyển giao cho Liên minh châu Âu. Năm 2009, theo thống kê của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (tiếng Anh, "Stockholm International Peace Research Institute" hay "SIPRI"), Vương quốc Anh đã dành hơn 48 tỷ EUR (tương đương 69 tỷ USD) cho quốc phòng, đứng thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, trong khi Pháp đứng ở vị trí thứ 4 với 47 tỷ EUR (khoảng 67,31 tỷ USD) cho quân đội. Anh và Pháp đóng góp 45% ngân sách quốc phòng, 50% khả năng quân sự và 70% tất cả chi phí nghiên cứu và phát triển quân sự của cả Liên minh châu Âu. Trong năm 2000, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, và Đức chiếm đến 97% tổng ngân sách nghiên cứu quân sự của Liên minh châu Âu so với tất cả 15 quốc gia thành viên còn lại. Sau Chiến tranh Kosovo năm 1999, Hội đồng Châu Âu đã đồng ý rằng "Liên minh phải có năng lực hành động độc lập, được hỗ trợ bởi các lực lượng quân sự đáng tin cậy, các phương tiện để quyết định sử dụng chúng và theo đó là tính sẵn sàng tác chiến, để ứng phó với các cuộc khủng hoảng quốc tế mà không ảnh hưởng đến các hành động của NATO". Để đạt được mục tiêu đó, một số nỗ lực đã được thực hiện để tăng khả năng quân sự của EU, đặc biệt là quy trình Mục tiêu Helsinki. Sau nhiều cuộc thảo luận, kết quả cụ thể nhất là sáng kiến của Nhóm tác chiến EU, với mỗi đơn vị được lên kế hoạch để có thể triển khai nhanh chóng khoảng 1500 quân. Các lực lượng của EU đã được triển khai cho các sứ mệnh gìn giữ hòa bình từ trung và bắc Phi đến tây Balkan và tây Á. Các hoạt động quân sự của EU được hỗ trợ bởi một số cơ quan, bao gồm Cơ quan Quốc phòng Châu Âu, Trung tâm Vệ tinh Liên minh Châu Âu và Bộ Tham mưu Quân đội Liên minh Châu Âu. Bộ Tham mưu Quân đội Liên minh Châu Âu là cơ quan quân sự cao nhất của Liên minh Châu Âu, được thành lập trong khuôn khổ của Hội đồng Châu Âu, và dựa trên các quyết định của Hội đồng Châu Âu Helsinki (10–11 tháng 12 năm 1999), trong đó kêu gọi thành lập các thể chế chính trị - quân sự thường trực. Bộ Tham mưu Quân đội Liên minh Châu Âu chịu sự quản lý của Đại diện Cấp cao của Liên minh về Chính sách An ninh và Đối ngoại và Ủy ban Chính trị và An ninh. Tổ chức này chỉ đạo tất cả các hoạt động quân sự trong bối cảnh EU, bao gồm lập kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động quân sự trong khuôn khổ Chính sách Quốc phòng và An ninh Chung cũng như phát triển năng lực quân sự, đồng thời cung cấp cho Ủy ban Chính trị và An ninh những lời khuyên và khuyến nghị về các vấn đề quân sự. Ngày từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu đã đặt ra mục tiêu trọng tâm là thiết lập một thị trường kinh tế duy nhất ở châu Âu bao gồm lãnh thổ của tất cả các quốc gia thành viên. Hiện tại, hệ thống tiền tệ chung đang được sử dụng ở 16 nước thuộc Liên minh châu Âu, thường biết đến với tên gọi khu vực đồng euro (tiếng Anh, "eurozone"). Vào năm 2009, sản lượng kinh tế của Liên minh châu Âu chiếm khoảng 21% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu, ước tính vào khoảng 14,8 nghìn tỉ USD, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Liên minh châu Âu cũng đạt được sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất thế giới, về hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất đối với các thị trường lớn trên thế giới như Ấn Độ và Trung Quốc. Hai trong số những mục tiêu cơ bản của Cộng đồng Kinh tế châu Âu là việc phát triển của một thị trường chung (tiếng Anh, "common market"), hay sau này thường được biết với tên gọi thị trường duy nhất (tiếng Anh, "single market"), và một liên minh hải quan giữa các quốc gia thành viên. Thị trường duy nhất của Liên minh châu Âu liên quan mật thiết đến bốn vấn đề tự do bao gồm tự do lưu thông hàng hóa, vốn, con người và dịch vụ trong phạm vi của Liên minh châu Âu. Còn liên minh hải quan là việc áp dụng một hệ thống thuế khóa chung cho tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu vào thị trường duy nhất này. Một khi hàng hóa đã được nhập vào thị trường duy nhất, hàng hóa đó sẽ không phải chịu thuế hải quan, các loại thuế về hạn chế nhập khẩu (quota) mang tính chất phân biệt đối xử khi lưu thông trong phạm vi Liên minh châu Âu. Các quốc gia không phải là thành viên của Liên minh châu Âu như Iceland, Na Uy, Liechtenstein hay Thụy Sĩ đều đã gia nhập vào thị trường duy nhất nhưng chưa tham gia vào liên minh hải quan. Một nửa các hoạt động thương mại của Liên minh châu Âu chịu sự điều chỉnh của hệ thống cân đối pháp luật của Liên minh châu Âu (giữa các quốc gia thành viên với pháp luật của Liên minh). "Quyền tự do di chuyển vốn" nhằm mục đích cho phép các hoạt động đầu tư như mua bán tài sản cũng như cổ phần doanh nghiệp giữa các quốc gia thành viên được dễ dàng hơn. Trước khi sử dụng Liên minh về kinh tế và tiền tệ (tiếng Anh, "Economic and Monetary Union"), các quy phạm pháp luật về vốn phát triển rất chậm chạp. Sau Hiệp ước Maastricht, đã có rất nhiều các phán quyết của Tòa án Công lý châu Âu thúc đẩy sự phát triển đối với các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Quyền tự do di chuyển vốn cũng được các quốc gia không phải thành viên Liên minh châu Âu công nhận. "Quyền tự do di chuyển về con người" được hiểu rằng những người mang quốc tịch của một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu có thể tự do đi lại trong phạm vị Liên minh châu Âu để sinh sống, làm việc hoặc nghỉ ngơi. Quyền tự do di chuyển về con người đòi hỏi một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu phải giảm bớt các thủ tục hành chính cũng như công nhận đánh giá về chuyên môn của một quốc gia thành viên khác. "Quyền tự do di chuyển về dịch vụ và cư trú" cho phép công dân của quốc gia thành viên có khả năng cung cấp các hình thức dịch vụ được tự do đi lại để kiếm thu nhập tạm thời hoặc cố định. Mặc dù lĩnh vực dịch vụ chiếm đến 60-70% GDP nhưng hệ thống quy phạm pháp luật đối với vấn đề này chưa thật sự được phát triển đúng mức như các lĩnh vực khác. Sự thiếu sót này vừa được Liên minh châu Âu điều chỉnh với sự thông qua "Luật dịch vụ trong thị trường nội địa" (tiếng Anh, "Directive on services in the internal market"). Căn cứ theo Hiệp ước Lisbon, quy phạm pháp luật về dịch vụ là một quyền dư thừa, chỉ được áp dụng khi các quyền tự do khác không có khả năng thực hiện. Việc tạo ra một đơn vị tiền tệ duy nhất đã trở thành mục tiêu chính thức của Cộng đồng Kinh tế châu Âu từ năm 1969. Tuy nhiên, chỉ cho đến khi Hiệp ước Maastricht có những cải tiến vào năm 1993 thì các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu mới thực sự bị ràng buộc về mặt pháp lý bởi liên minh tiền tệ kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1999. Kể từ thời điểm phát hành đồng tiền chung euro, từ 11 nước ban đầu hiện nay đã có 17 quốc gia sử dụng đồng tiền này. Mới đây nhất là Estonia vào năm 2011. Tất cả các nước thành viên của "Liên minh châu Âu", trừ Đan Mạch, đều bị ràng buộc trên cơ sở pháp lý về việc sử dụng đồng euro như đơn vị tiền tệ chính thức. khi đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn kinh tế đặt ra. Tuy nhiên, chỉ có một vài quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu lên thời gian biểu cụ thể cho việc gia nhập hệ thống tiền tệ này. Ví dụ như Thụy Điển đã cố tình không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thành viên của Liên minh châu Âu để lẩn tránh việc sử dụng đồng euro. Đồng tiền chung euro được tạo ra nhằm mục đích xây dựng một thị trường duy nhất. Ý nghĩa của hành động này bao gồm việc thúc đẩy các quyền tự do di chuyển, xóa bỏ vấn đề trao đổi ngoại tệ, cải thiện sự minh bạch về giá cả hàng hóa và dịch vụ, thiết lập một thị trường tài chính thống nhất, ổn định giá cả và lãi suất thấp và nhất là hạn chế những tác động tiêu cực do khối lượng giao dịch thương mại nội đại khổng lồ trong phạm vi Liên minh châu Âu. Đồng tiền chung euro cũng chính là biểu tượng chính trị cho sự hòa hợp và phát triển kinh tế liên tục. Từ khi ra mắt đồng euro đến nay, đồng euro đã trở thành đồng tiền dự trữ lớn thứ hai trên thế giới với một phần tư ngoại hối dự trữ là bằng đồng euro. Ngân hàng Trung ương châu Âu, căn cứ trên các hiệp ước của "Liên minh châu Âu", chịu trách quản lý chính sách tiền tệ của đồng euro nói chung và Liên minh châu Âu nói riêng. Liên minh châu Âu thực hiện chính sách cạnh tranh nhằm mục đích đảm bảo tính lành mạnh của việc cạnh tranh kinh tế trong thị trường nội địa Liên minh châu Âu. Hội đồng châu Âu với vai trò là người quản lý luật cạnh tranh chịu trách nhiệm xử lý những vấn đề liên quan đến luật này cũng như cho phép việc sáp nhập và hợp nhất các công ty/tập đoàn lớn của Liên minh châu Âu hay giải thế các cartel để phát triển tự do thương mại và giảm bớt trợ giá từ chính phủ của các quốc gia thành viên cho các công ty/tập đoàn lớn của nước mình. Thanh tra Liên minh châu Âu về cạnh tranh, hiện tại là ngài Joaquín Almunia, là một trong những vị trí quyền uy nhất trong Hội đồng châu Âu vì khả năng chi phối đến các lợi ích thương mại của các tập đoàn xuyên quốc gia có liên quan đến Liên minh châu Âu. Điển hình, vào năm 2001, lần đầu tiên Hội đồng châu Âu đã ngăn cản một vụ sáp nhập giữa hai công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ (General Electric và Honeywell), vốn đã được chính quyền quốc gia đồng ý cho tiến hành sáp nhập. Một vụ việc đáng quan tâm khác liên quan đến luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu đó là việc Hội đồng châu Âu tuyên án phạt Microsoft 777 triệu euro sau 9 năm tranh tụng. Ngày 1 tháng 1 năm 2011, tổng dân số của 27 quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu dự tính đạt 501.259.840 người. Năm 2013, Croatia gia nhập, dân số Liên minh châu Âu tăng thêm khoảng 4 triệu người. Đến 1 tháng 2 năm 2020, sau khi Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland rời khỏi, dân số Liên minh giảm xuống, còn khoảng 438 triệu người. Tuy Liên minh châu Âu chỉ chiếm 3% diện tích đất liền, dân số liên minh này chiếm đến 5,6% dân số thế giới (2020). Mật độ dân số lên đến 105 người/km² đã khiến cho Liên minh châu Âu trở thành một trong những khu vực đông dân cư nhất trên thế giới. Liên minh châu Âu là nơi có nhiều thành phố toàn cầu hơn bất cứ khu vực nào khác trên thế giới, có tất cả 16 thành phố trên một triệu dân, trong đó lớn nhất là Berlin. Ngoài các thành phố lớn, Liên minh châu Âu còn có những vùng với mật độ dân cư dày đặc với không chỉ một trung tâm đơn lẻ mà mở rộng kết nối với những thành phố khác, hiện nay đều được những vùng đô thị vây quanh. Vùng đông dân nhất là Rhine-Ruhr với khoảng 11,5 triệu dân (bao gồm Köln, Dortmund, Düsseldorf...), Randstad có xấp xỉ 7 triệu dân (gồm Amsterdam, Rotterdam, The Hague, Utrecht...), Frankfurt/Rhine-Main có khoảng 5,8 triệu dân (gồm Frankfurt, Wiesbaden...), Flemish diamond xấp xỉ 5,5 triệu dân (gồm vùng đô thị giữa Antwerp, Brussel, Leuven và Ghent), vùng Öresund xấp xỉ 3,7 triệu dân (gồm Copenhagen, Đan Mạch và Malmö, Thụy Điển) và vùng công nghiệp Thượng Silesia có khoảng 3,5 triệu dân (gồm Katowice, Sosnowiec...). Trong số rất nhiều ngôn ngữ và tiếng địa phương được sử dụng ở "Liên minh châu Âu", có 24 ngôn ngữ chính thức và tiếng phổ thông: Bungary, Séc, Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý, Ailen, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, Slovak, Slovenia, Tây Ban Nha và tiếng Thụy Điển. Các tài liệu quan trọng, chẳng hạn như luật pháp, được dịch sang mọi ngôn ngữ chính thức. Nghị viện châu Âu cung cấp các bản dịch tài liệu văn bản và phiên toàn thể ở tất cả các ngôn ngữ. Một số tổ chức sử dụng chỉ một số ít các ngôn ngữ phổ thông nội bộ. ​​Chính sách ngôn ngữ do các thành viên trong liên minh quản lý, nhưng các tổ chức Liên minh châu Âu luôn thúc đẩy việc học các ngôn ngữ khác. Tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ thông dụng nhất (khoảng 88,7 triệu người vào năm 2006), tiếp theo là tiếng Anh, tiếng Ý và tiếng Pháp. Tiếng Anh là ngoại ngữ được nói nhiều nhất và được 51% dân số Liên minh châu Âu sử dụng (bao gồm cả người bản ngữ tiếng Anh), sau đó là tiếng Đức và tiếng Pháp. 56% công dân Liên minh châu Âu có thể tham gia vào các cuộc hội thoại bằng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ. Hầu hết các ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu thuộc ngữ hệ Ấn-Âu, ngoại trừ tiếng Estonia, tiếng Phần Lan, và tiếng Hungary thuộc ngữ hệ Ural, tiếng Malta thuộc ngữ hệ Phi-Á. Hầu hết các ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu được viết bằng hệ chữ Latinh trừ tiếng Bungari được viết bằng hệ chữ tiếng Nga và tiếng Hy Lạp được viết bằng chữ cái Hy Lạp. Bên cạnh 23 ngôn ngữ chính thức, có khoảng 150 ngôn ngữ địa phương và dân tộc thiểu số, với số lượng người nói lên đến 50 triệu người. Trong số này, chỉ có những ngôn ngữ vùng Tây Ban Nha (như Catalan/Valencian, Galician và tiếng Basque hệ phi Ấn-Âu), tiếng Gaelic Scotland, và tiếng Wales là công dân có thể dùng trong giao tiếp với các cơ quan chính của Liên minh châu Âu. Mặc dù các chương trình của Liên minh châu Âu có thể hỗ trợ các ngôn ngữ địa phương và dân tộc thiểu số, việc bảo vệ quyền ngôn ngữ là một vấn đề đối với cá nhân các nước thành viên. Hiến chương châu Âu về ngôn ngữ thiểu số và địa phương (tiếng Anh: "European Charter for Regional or Minority Languages", viết tắt ECRML) được phê chuẩn bởi hầu hết cấc quốc gia thành viên, nêu ra những hướng dẫn chung mà các quốc gia có thể theo đó bảo vệ di sản ngôn ngữ của họ. Tôn giáo phổ biến nhất trong Liên minh châu Âu là Kitô giáo, mặc dù nhiều tôn giáo khác cũng được thực hành. Liên minh châu Âu chính thức thế tục, mặc dù một số quốc gia thành viên có giáo hội được nhà nước bảo trợ: Malta (Giáo hội Công giáo Rôma), Hy Lạp (Chính thống giáo phương Đông), Đan Mạch (Giáo hội Luther), và các bộ phận của Scotland (Trưởng Nhiệm), tại Đức và một số quốc gia Bắc Âu khác tôn giáo chiếm phần lớn dân số là các nhóm Kháng Cách. Những lời mở đầu của Hiệp ước Liên minh châu Âu (tiếng Anh, "Treaty on European Union") đề cập đến "di sản văn hoá, tôn giáo và nhân văn của châu Âu" thảo luận trên các văn bản dự thảo Hiến pháp châu Âu. Sau đó, các đề xuất trong lời mở đầu Hiệp ước Lisbon đã đề cập đến Kitô giáo hay Chúa hoặc cả hai nhưng ý tưởng không nhận được sự ủng hộ của phe đối lập và đã bị bác bỏ. Kitô hữu ở Liên minh châu Âu được phân chia giữa người theo đạo Công giáo Rôma, rất nhiều giáo phái Tin Lành (đặc biệt là ở Bắc Âu), và Chính thống giáo Đông Phương và Công giáo Đông phương (ở miền đông nam châu Âu). Các tôn giáo khác, chẳng hạn như Hồi giáo và Do Thái giáo, cũng góp mặt trong Liên minh châu Âu. Đến năm 2009, ước tính số lượng người theo Hồi giáo tại Liên minh châu Âu là 13 triệu người, còn Do Thái là hơn 1 triệu. Eurostat của Eurobarometer thăm dò dư luận cho thấy trong năm 2005 là 52% của công dân Liên minh châu Âu tin tưởng vào thần linh, 27% trong "một số loại lực lượng tinh thần, cuộc sống", và 18% không có hình thức của niềm tin. Nhiều quốc gia đã có kinh nghiệm rơi tại nhà thờ và thành viên trong những năm gần đây. Các quốc gia nơi người dân ít nhất báo cáo một niềm tin tôn giáo đã được Estonia (16%) và Cộng hoà Séc (19%) Các quốc gia tôn giáo nhất là Malta (95%, chủ yếu là Công giáo), và Síp và România cả hai với khoảng 90% công dân tin tưởng vào Thiên Chúa (cả hai chủ yếu là Chính thống giáo Đông). Trên toàn lãnh thổ "Liên minh châu Âu", tín ngưỡng tôn giáo phổ biến ở phụ nữ, tăng theo tuổi tác, những người có sự giáo dục tôn giáo, những người bỏ học ở tuổi 15 với một nền giáo dục cơ bản, và những vị cứ phải quy mô chính trị chiếm (57 %). Kể từ Hiệp ước Maastricht, hợp tác văn hóa giữa các quốc gia thành viên là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Liên minh châu Âu. Những hành động thiết thực của Liên minh châu Âu trong lĩnh vực này bao gồm chương trình "Văn hóa 2000" kéo dài trong 7 năm, các sự kiện trong "Tháng văn hóa châu Âu", hay chương trình hòa nhạc "Media Plus", và đặc biệt là chương trình "Thủ đô văn hóa châu Âu" diễn ra đều đặn hàng năm nhằm mục đích tôn vinh một thủ đô đã được lựa chọn trong số các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Thể thao cũng rất được chú ý ở Liên minh châu Âu. Chính sách của Liên minh châu Âu về tự do di chuyển và lao động đã tác động không nhỏ đến nền thể thao của các quốc gia thành viên, điển hình như luật Bosman, đạo luật ngăn cấm việc áp dụng hạn ngạch đối với các cầu thủ mang quốc tịch thuộc Liên minh châu Âu thi đấu trong các giải bóng đá của các quốc gia thành viên khác. Hiệp ước Lisbon còn đòi hỏi các quy định về kinh tế nếu được áp dụng phải tính đến tính chất đặc biệt của thể thao và phải được xây dựng trên tinh thần tự nguyện. Đây là kết quả của các cuộc vận động hành lang tại Ủy ban Olympic quốc tế và FIFA trước sự ngại về việc gia tăng khoảng cách giàu-nghèo giữa các câu lạc bộ trong Liên minh châu Âu nếu các nguyên tắc về thị trường tự do được áp dụng rộng rãi.
5573
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5573
Neon
Neon là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Ne và số nguyên tử bằng 10, nguyên tử khối bằng 20. Là một khí hiếm không màu, gần như trơ, neon tạo ra ánh sáng màu đỏ khi sử dụng trong các ống phóng điện chân không và đèn neon, nó có trong không khí với một lượng rất nhỏ. Neon là khí hiếm nhẹ thứ hai sau heli, tạo ra ánh sáng da cam ánh đỏ trong ống phóng điện chân không và có khả năng làm lạnh gấp 40 lần heli lỏng và 3 lần so với hiđrô lỏng (trên cùng một đơn vị thể tích). Trong phần lớn các ứng dụng nó là chất làm lạnh rẻ tiền hơn so với heli. Trong số mọi khí hiếm, neon có cường độ xả điện tích mạnh nhất ở các hiệu điện thế và cường độ dòng điện bình thường. Neon (tiếng Hy Lạp: νέος ("neos"), có nghĩa là "mới") được phát hiện năm 1898 bởi William Ramsay và Morris Travers. Neon được phát hiện bởi Sir William Ramsay, một nhà hóa học người Scotland, và Morris M. Travers, một nhà hóa học người Anh, ngay sau khi họ phát hiện ra nguyên tố krypton vào năm 1898. Giống như krypton, neon được phát hiện thông qua nghiên cứu về không khí hóa lỏng. Ánh sáng màu da cam ánh đỏ mà neon phát ra trong các đèn neon được sử dụng rộng rãi trong các biển quảng cáo. Từ "neon" cũng được sử dụng chung để chỉ các loại ánh sáng quảng cáo trong khi thực tế rất nhiều khí khác cũng được sử dụng để tạo ra các loại màu sắc khác. Các ứng dụng khác có: Neon thông thường được tìm thấy ở dạng khí với các phân tử chỉ có một nguyên tử. Neon là khí hiếm tìm thấy trong khí quyển Trái Đất với tỷ lệ 1/65.000, được sản xuất từ không khí siêu lạnh được chưng cất từng phần từ không khí lỏng. Mặc dù neon trong các mục đích thông dụng là một nguyên tố trơ, nhưng nó có thể tạo ra hợp chất kỳ dị với flo trong phòng thí nghiệm. Người ta vẫn không chắc chắn là có các hợp chất của neon trong tự nhiên hay không nhưng một số chứng cứ cho thấy nó có thể là đúng. Các ion, như Ne, (NeAr), (NeH) và (HeNe), cũng đã được quan sát từ các nghiên cứu quang phổ và khối lượng phổ. Ngoài ra, neon còn tạo ra hiđrat không ổn định. Neon có ba đồng vị ổn định: Ne (90,48%), Ne (0,27%) và Ne (9,25%).Ne và Ne có nguồn gốc phóng xạ hạt nhân và các biến đổi của chúng được hiểu rất rõ. Ngược lại, Ne không được coi là có nguồn gốc phóng xạ hạt nhân và nguồn gốc biến đổi của nó trên Trái Đất là một điều gây tranh cãi nóng bỏng. Phản ứng hạt nhân cơ bản để sinh ra các đồng vị neon là bức xạ neutron, phân rã alpha của Mg và Mg, để tạo ra Ne và Ne một cách tương ứng. Các hạt alpha thu được từ chuỗi phân rã dây chuyền của urani, trong khi các neutron được sản xuất chủ yếu bởi phản ứng phụ từ các hạt alpha. Kết quả cuối cùng sinh ra có xu hướng về phía các tỷ lệ Ne/Ne thấp hơn và Ne/Ne cao hơn được quan sát trong các loại đá giàu urani, chẳng hạn như granit. Phân tích đồng vị của các loại đá phơi nhiễm ra ngoài khí quyển đã chỉ ra rằng Ne có nguồn gốc vũ trụ. Đồng vị này được sinh ra bởi các phản ứng va đập trên Mg, Na, Si và Al. Bằng cách phân tích cả ba đồng vị, thành phần nguồn gốc vũ trụ có thể được tách khỏi neon nguồn gốc macma và neon nguồn gốc phản ứng hạt nhân. Điều này cho thấy neon sẽ là công cụ có ích trong việc xác định niên đại phơi nhiễm vũ trụ của các đá bề mặt và các thiên thạch. Tương tự như xenon, thành phần neon được quan sát trong các mẫu khí núi lửa là giàu Ne, cũng như Ne có nguồn gốc phản ứng hạt nhân so với thành phần của Ne. Thành phần các đồng vị neon của các mẫu lấy từ lớp phủ của Trái Đất này đại diện cho các nguồn phi-khí quyển của neon. Các thành phần giàu Ne được cho là thành phần nguyên thủy của khí hiếm này trên Trái Đất, có thể có nguồn gốc từ neon mặt trời. Sự phổ biến của Ne cũng tìm thấy trong kim cương, được coi là nguồn neon mặt trời trên Trái Đất.
5578
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5578
Động đất
Động đất hay Địa chấn (Tiếng Anh: "Earthquake", Chữ Hán: 地震) là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra sóng địa chấn. Hoạt động địa chấn của một khu vực là tần suất, loại và kích thước của trận động đất trải qua trong một khoảng thời gian. Từ "chấn động" cũng được sử dụng cho rung động địa chấn nhưng không gây ra động đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh,vệ tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất. Ở bề mặt Trái Đất, các trận động đất biểu hiện bằng cách rung chuyển và di chuyển hoặc phá vỡ mặt đất. Khi tâm chấn của một trận động đất lớn nằm ngoài khơi, đáy biển có thể bị dịch chuyển đủ để gây ra sóng thần. Động đất cũng có thể kích hoạt lở đất và hoạt động núi lửa. Theo định nghĩa chung, "trận động đất" từ được sử dụng để mô tả bất kỳ sự kiện địa chấn nào dù là tự nhiên hay gây ra bởi con người, người tạo ra sóng địa chấn. Động đất được gây ra chủ yếu là do vỡ các đứt gãy địa chất mà còn do các sự kiện khác như hoạt động núi lửa, lở đất, vụ nổ mìn và thử hạt nhân. Điểm vỡ của trận động đất ban đầu được gọi là chấn tiêu (hypocenter) hoặc trọng tâm của nó. Tâm chấn là điểm ở mặt đất ngay phía trên chấn tiêu. Động đất kiến tạo xảy ra bất cứ nơi nào trên Trái Đất, nơi có đủ năng lượng biến dạng đàn hồi được lưu trữ để thúc đẩy sự lan truyền gãy dọc theo một mặt phẳng đứt gãy. Các mặt của một đứt gãy di chuyển qua nhau một cách trơn tru và không gây ra địa chấn chỉ khi không có sự bất thường hoặc độ dốc dọc theo bề mặt lỗi làm tăng khả năng chống ma sát. Hầu hết các bề mặt lỗi đều có độ sáng như vậy, dẫn đến một dạng hành vi chống trượt. Khi lỗi đã bị khóa, chuyển động tương đối liên tục giữa các tấm dẫn đến sự gia tăng ứng suất và do đó, lưu trữ năng lượng biến dạng trong thể tích xung quanh bề mặt lỗi. Điều này tiếp tục cho đến khi căng thẳng tăng đủ để vượt qua mức độ bất ngờ, đột nhiên cho phép trượt qua phần bị khóa của lỗi, giải phóng năng lượng được lưu trữ. Năng lượng này được giải phóng dưới dạng kết hợp của sóng địa chấn biến dạng đàn hồi bức xạ, gia nhiệt ma sát của bề mặt đứt gãy và nứt vỡ đá, do đó gây ra một trận động đất. Quá trình tích tụ dần dần của căng thẳng và căng thẳng bị chấm dứt do sự cố động đất đột ngột thường xuyên được gọi là lý thuyết phục hồi đàn hồi. Người ta ước tính rằng chỉ có 10 phần trăm hoặc ít hơn tổng năng lượng của trận động đất được tỏa ra dưới dạng năng lượng địa chấn. Hầu hết năng lượng của trận động đất được sử dụng để cung cấp năng lượng cho sự phát triển nứt gãy của trận động đất hoặc được chuyển thành nhiệt do ma sát tạo ra. Do đó, các trận động đất làm giảm năng lượng tiềm năng đàn hồi sẵn có của Trái Đất và tăng nhiệt độ của nó, mặc dù những thay đổi này không đáng kể so với dòng nhiệt dẫn nhiệt và đối lưu từ bên trong sâu của Trái Đất. Có ba loại đứt gãy chính, tất cả đều có thể gây ra một trận động đất giữa các mảng: bình thường, đảo ngược (lực đẩy) và trượt. Đứt gãy thông thường và đảo ngược là các ví dụ về trượt nhúng, trong đó sự dịch chuyển dọc theo đứt gãy theo hướng nhúng và trong đó chuyển động trên chúng liên quan đến một thành phần thẳng đứng. Các lỗi thông thường xảy ra chủ yếu ở các khu vực nơi lớp vỏ được mở rộng như ranh giới phân kỳ. Đứt gãy ngược xảy ra ở những khu vực mà lớp vỏ đang được rút ngắn, chẳng hạn như tại một ranh giới hội tụ. Các lỗi trượt ngang là các cấu trúc dốc trong đó hai bên của lỗi trượt ngang qua nhau; ranh giới biến đổi là một loại lỗi trượt đặc biệt. Nhiều trận động đất được gây ra bởi sự di chuyển trên các đứt gãy có các thành phần của cả trượt và trượt; điều này được gọi là trượt xiên. Các đứt gãy ngược, đặc biệt là các đứt gãy dọc theo ranh giới mảng hội tụ, có liên quan đến các trận động đất mạnh nhất, động đất megathrust, bao gồm hầu hết tất cả các cường độ từ 8 độ trở lên. Các đứt gãy trượt, đặc biệt là các biến đổi lục địa, có thể tạo ra các trận động đất lớn lên tới khoảng 8 độ. Động đất liên quan đến các đứt gãy thông thường thường có cường độ nhỏ hơn 7. Đối với mỗi đơn vị tăng cường độ, năng lượng được giải phóng tăng khoảng ba mươi lần. Chẳng hạn, một trận động đất có cường độ 6.0 giải phóng năng lượng gấp khoảng 32 lần so với trận động đất mạnh 5,0 độ và trận động đất mạnh 7 độ richter sẽ giải phóng năng lượng gấp 1.000 lần so với trận động đất 5,0 độ richter. Một trận động đất mạnh 8,6 độ giải phóng năng lượng tương đương với 10.000 quả bom nguyên tử giống như những quả bom được sử dụng trong Thế chiến II. Động đất mạnh như vậy bởi vì năng lượng được giải phóng trong một trận động đất, và do đó cường độ của nó, tỷ lệ thuận với diện tích của đứt gãy và giảm ứng suất. Do đó, chiều dài càng dài và chiều rộng của vùng bị lỗi càng lớn thì cường độ kết quả càng lớn. Phần trên cùng, giòn nhất của lớp vỏ Trái Đất và các phiến mát của các mảng kiến tạo đang rơi xuống lớp phủ nóng, là những phần duy nhất trên hành tinh của chúng ta có thể lưu trữ năng lượng đàn hồi và giải phóng nó trong các đứt gãy. Đá nóng hơn khoảng dòng chảy để đáp ứng với căng thẳng; chúng không vỡ trong trận động đất. Độ dài tối đa quan sát được của vỡ và đứt gãy được ánh xạ (có thể vỡ trong một lần vỡ) là khoảng Ví dụ như các trận động đất ở Alaska (1957), Chile (1960) và Sumatra (2004), tất cả đều nằm trong các khu vực hút chìm. Trận động đất dài nhất làm vỡ các đứt gãy trượt, như đứt gãy San Andreas (1857, 1906), đứt gãy Bắc Anatilian ở Thổ Nhĩ Kỳ (1939) và đứt gãy Denali ở Alaska (2002), dài khoảng một nửa đến một phần ba chiều dài dọc theo lề tấm chìm, và chiều dài dọc theo các đứt gãy thông thường thậm chí còn ngắn hơn. Tuy nhiên, thông số quan trọng nhất kiểm soát cường độ động đất tối đa đối với một đứt gãy không phải là chiều dài tối đa khả dụng, mà là chiều rộng có sẵn vì độ sau thay đổi theo hệ số 20. Cùng với lề tấm hội tụ, góc nhúng của mặt phẳng vỡ rất nông, thường là khoảng 10 độ. Do đó, chiều rộng của mặt phẳng trong lớp vỏ giòn trên cùng của Trái Đất có thể trở thành (Nhật Bản, 2011; Alaska, 1964), tạo ra những trận động đất mạnh nhất có thể. Các đứt gãy trượt có xu hướng được định hướng gần theo chiều dọc, dẫn đến chiều rộng xấp xỉ trong lớp vỏ giòn. Do đó, các trận động đất với cường độ lớn hơn 8 là không thể. Độ lớn tối đa dọc theo nhiều đứt gãy thông thường thậm chí còn hạn chế hơn vì nhiều trong số chúng nằm dọc theo các trung tâm trải rộng, như ở Iceland, nơi độ dày của lớp giòn chỉ khoảng . Ngoài ra, tồn tại một hệ thống phân cấp mức độ căng thẳng trong ba loại đứt gãy. Các đứt gãy lực đẩy được tạo ra bởi các lỗi cao nhất, trượt do trung gian và các lỗi thông thường theo các mức căng thẳng thấp nhất. Điều này có thể dễ dàng được hiểu bằng cách xem xét hướng của ứng suất chính lớn nhất, hướng của lực "đẩy" khối đá trong quá trình đứt gãy. Trong trường hợp các sự cố thông thường, khối đá được đẩy xuống theo hướng thẳng đứng, do đó lực đẩy (ứng suất chính "lớn nhất") bằng trọng lượng của chính khối đá. Trong trường hợp lực đẩy, khối đá "thoát" theo hướng ứng suất nhỏ nhất, cụ thể là hướng lên, nâng khối đá lên, và do đó, quá tải tương đương với ứng suất chính nhỏ "nhất". Loại đứt gãy trượt ngang là trung gian giữa hai loại khác được mô tả ở trên. Sự khác biệt về chế độ ứng suất này trong ba môi trường đứt gãy có thể góp phần vào sự khác biệt về giảm ứng suất trong quá trình đứt gãy, điều này góp phần tạo ra sự khác biệt trong năng lượng bức xạ, bất kể kích thước của đứt gãy. Khi ranh giới mảng xảy ra trong thạch quyển lục địa, biến dạng được trải ra trên một diện tích lớn hơn nhiều so với ranh giới mảng. Trong trường hợp biến đổi lục địa đứt gãy San Andreas, nhiều trận động đất xảy ra cách xa ranh giới mảng và có liên quan đến các chủng phát triển trong vùng biến dạng rộng hơn gây ra bởi sự bất thường lớn trong dấu vết đứt gãy (ví dụ, khu vực "Uốn cong lớn"). Trận động đất Northridge có liên quan đến chuyển động trên một lực đẩy mù trong khu vực như vậy. Một ví dụ khác là ranh giới mảng hội tụ xiên mạnh giữa các mảng Ả Rập và Á-Âu, nơi nó chạy qua phần phía tây bắc của dãy núi Zagros. Biến dạng liên quan đến ranh giới mảng này được phân chia thành các chuyển động cảm giác lực đẩy gần như thuần túy vuông góc với ranh giới trên một vùng rộng về phía tây nam và chuyển động trượt gần như thuần túy dọc theo đứt gãy Main Recent gần với ranh giới mảng thực tế. Điều này được thể hiện bằng các cơ chế đầu mối động đất. Tất cả các mảng kiến tạo đều có các trường ứng suất bên trong gây ra bởi sự tương tác của chúng với các mảng lân cận và tải hoặc dỡ tải trầm tích. Những ứng suất này có thể đủ để gây ra đứt gãy dọc theo các mặt phẳng đứt gãy hiện có, dẫn đến động đất bên trong. Phần lớn các trận động đất kiến tạo bắt nguồn từ vòng lửa ở độ sâu không quá hàng chục km. Động đất xảy ra ở độ sâu dưới được phân loại là động đất "tập trung nông", trong khi những trận động đất có độ sâu tiêu cự từ thường được gọi là trận động đất "trung tâm" hoặc "độ sâu trung gian". Trong các khu vực hút chìm, nơi lớp vỏ đại dương cũ và lạnh hơn hạ xuống bên dưới một mảng kiến tạo khác, các trận động đất tập trung sâu có thể xảy ra ở độ sâu lớn hơn nhiều (từ ). Các khu vực hút chìm hoạt động địa chấn này được gọi là các khu vực Benadoff của Wadati. Các trận động đất tập trung sâu xảy ra ở độ sâu nơi thạch quyển chìm không còn dễ vỡ, do nhiệt độ và áp suất cao. Một cơ chế có thể cho việc tạo ra các trận động đất tập trung sâu là lỗi do olivine trải qua quá trình chuyển pha thành cấu trúc spinel. Động đất thường xảy ra ở các vùng núi lửa và được gây ra ở đó, cả bởi các đứt gãy kiến tạo và sự di chuyển của magma trong núi lửa. Những trận động đất như vậy có thể đóng vai trò là một cảnh báo sớm về các vụ phun trào núi lửa, như trong vụ phun trào núi St. Helens năm 1980. Các trận động đất có thể đóng vai trò là điểm đánh dấu cho vị trí của magma chảy trong các ngọn núi lửa. Những vị trí này có thể được ghi lại bằng máy đo địa chấn và máy đo độ nghiêng (một thiết bị đo độ dốc mặt đất) và được sử dụng làm cảm biến để dự đoán các vụ phun trào sẽ xảy ra hoặc sắp xảy ra. Động đất diễn ra hàng ngày trên Trái Đất. Chúng có thể có sự rung động rất nhỏ để có thể cảm nhận cho tới đủ khả năng để phá hủy hoàn toàn các thành phố. Hầu hết các trận động đất đều nhỏ và không gây thiệt hại. Tác động trực tiếp của trận động đất là "rung cuộn mặt đất" (Ground roll), thường gây ra nhiều thiệt hại nhất. Các rung động này có biên độ lớn, vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá hay công trình và gây nứt vỡ. Tác động thứ cấp của động đất là kích động lở đất, lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê. Sau cùng là hỏa hoạn do các hệ thống cung cấp năng lượng (điện, ga) bị phá hủy. Trong hầu hết trường hợp, "động đất tự nhiên" là chuỗi các vụ động đất có cường độ khác nhau, kéo dài trong thời gian nhất định, cỡ vài ngày đến vài tháng. Trong chuỗi đó thì trận động đất mạnh nhất gọi là động đất chính (mainshock), còn những lần yếu hơn thì gọi là dư chấn. Dư chấn trước động đất chính gọi là tiền chấn (Foreshock), còn sau động đất chính gọi là "Aftershock" nhưng trong tiếng Việt hiện dùng từ "dư chấn". Năng lượng của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu (hypocentre). Hình chiếu của điểm này lên mặt đất được gọi là chấn tâm (epicenter). Các trận động đất xảy ra dưới "đáy biển" có thể gây ra lở đất hay biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần. Các nhà địa chấn phân chia ra bốn loại "sóng địa chấn", được xếp thành 2 nhóm: hai loại gọi là sóng khối (Body waves) và hai loại gọi là sóng bề mặt (Surface waves). Sóng khối phát xuất từ chấn tiêu và lan truyền ra khắp các lớp của Trái Đất. Tại chấn tâm thì sóng khối lan đến bề mặt sẽ tạo ra sóng mặt. Bốn sóng này có vận tốc lan truyền khác nhau, và tại trạm quan sát địa chấn ghi nhận được theo thứ tự đi đến như sau: Tùy theo tình trạng ghi nhận sóng của trạm, nhà địa chấn tính ra cường độ, khoảng cách và độ sâu chấn tiêu với mức chính xác thô. Kết hợp số liệu của nhiều trạm quan sát địa chấn sẽ xác định được cường độ và tọa độ vụ động đất chính xác hơn. Đây chính là ảnh hưởng chính của động đất. Mức độ nghiêm trọng của nó dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ chấn tâm, và các điều kiện về địa chất, địa mạo tại nơi bị ảnh hưởng. Độ rung lắc được đo bằng PGA (peak ground acceleration). Động đất cũng giống như bão, hoạt động của núi lửa, v.v. chúng có thể gây ra sự bất ổn ở những nơi dốc, dẫn đến sạt lở đất. Sạt lở đất vẫn có thể diễn ra trong công tác cứu hộ. Động đất có thể gây ra hỏa hoạn khi chúng phá hủy các đường dây điện và các đường ống khí. Trong hoàn cảnh mà các đường ống nước bị thiệt hại và các dư chấn vẫn còn tiếp diễn, sẽ rất khó khăn để ứng phó với các đám cháy. Động đất San Francisco 1906 là một ví dụ điển hình khi số người thiệt mạng chủ yếu là vì hỏa hoạn chứ không phải động đất. Sóng thần là một hậu quả nghiêm trọng của động đất. Nó có thể di chuyển với vận tốc lên tới 800 km/h, tùy thuộc vào độ sâu. Sóng thần có thể di chuyển hàng ngàn cây số và quét sạch nơi nó đi qua chỉ vài giờ sau động đất. Thông thường thì động đất với cường độ bé hơn 7,5 độ Richter không tạo ra sóng thần cho dù đã có một số trường hợp ngoại lệ được ghi lại. Động đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, tài sản con người. Nó có thể dẫn tới dịch bệnh, thiếu các nhu cầu cơ bản, ảnh hưởng đến tinh thần... "Dự báo động đất" (Earthquake prediction) là nỗ lực được nhiều thế hệ nhà địa chấn học hướng đến thực hiện, nhằm dự báo thời gian, địa điểm, cường độ và các tính trạng khác, kể cả xây dựng ra phương pháp dự báo như phương pháp VAN (VAN method). Song mục tiêu chính cần đạt là đánh giá nguy cơ xảy ra động đật của từng vùng, thể hiện ở bản đồ phân vùng nguy cơ động đất. Hiện vẫn chưa đạt được dự báo cho từng vụ, nghĩa là động đất là một thiên tai chưa thể dự báo trước được. Cho nên những người sống ở "vùng có nguy cơ động đất" không thể tránh nó được. Có những thông tin nói về một số loài động vật như voi, chó, chồn, mèo, v.v. có hành vi lánh nạn trước khi xảy ra động đất và sóng thần, bằng chứng là chúng ít bị thiệt mạng trong tai biến này, song chưa được nghiên cứu đầy đủ. "Kỹ thuật động đất" (earthquake engineering) là một kỹ thuật với mục tiêu dự báo sự ảnh hưởng của động đất lên các tòa nhà,các công trình, kiến trúc và đồng thời thiết kế các kết cấu mới nhằm có thể hạn chế tối đa các thiệt hại. Các công trình, kiến trúc đã được xây dựng có thể dùng tới phương pháp "trang bị địa chấn" (seismic retrofitting) để nâng cao khả năng chống chịu động đất. "Bảo hiểm động đất" (earthquake insurance) có thể giúp cho các chủ tòa nhà, công trình tránh khỏi những thiệt hại về kinh tế do động đất gây ra. Động đất không thể dự báo trước, song có một số điều ta có thể làm để trước, trong lúc, và sau động đất để tránh hoặc giảm thương tích và thiệt hại do động đất gây ra. Một trong những trận động đất lớn nhất được ghi lại trong lịch sử là động đất Thiểm Tây 1556, xảy ra vào ngày 23 tháng 1. Hơn 830.000 người thiệt mạng trong trận động đất khủng khiếp này. Vào thời gian này, nhà chủ yếu được xây dựng theo kiểu yaodong, tức là được xây dựng trên phần dốc của đồi. Rất nhiều người đã thiệt mạng khi những ngôi nhà này bị phá hủy. Động đất Đường Sơn 1976 là trận động đất khủng khiếp nhất thế kỷ 20, giết chết 240.000 – 650.000 người. Trận động đất năm 1960 xảy ra tại Chile (1960 Valdivia earthquake) chính là trận động đất lớn nhất từng được ghi lại bằng địa chấn kế với cường độ 9,5 độ Richter. Chấn tâm nằm ở gần Cañete, Chile. Năng lượng mà nó giải phóng mạnh gần gấp đôi so với trận động đất mạnh thứ nhì, động đất Alaska 1964. Mười trận động đất mạnh nhất được ghi lại đều là siêu động đất, tuy nhiên chỉ có động đất và sóng thần Ấn Độ Dương 2004 là một trong những trận động đất kinh hoàng nhất với con người. Ngoài ra còn có trận động đất ở Nhật Bản năm 2011 được ghi nhận có cường độ ở mức như vậy, nhưng con số thương vong chưa phải là lớn nhất. Do vùng bán đảo Đông Dương nằm trong một mảng kiến tạo và xa với vùng rìa mảng, nên tại Việt Nam rất hiếm những trận động đất mạnh, và gần như không có động đất và sóng thần ở mức hủy diệt. Chỉ một số ít trận động đất được ghi nhận trong lịch sử. Trận động đất 6,1 độ Richter xảy ra ở vùng ngoài khơi Nam Trung Bộ năm 1923, đi cùng hiện tượng phun trào "núi lửa Hòn Tro". Hai trận trận động đất mạnh ghi nhận là động đất Điện Biên năm 1935 cường độ 6,75 độ Richter, và động đất Tuần Giáo năm 1983 cường độ 6,8 độ Richter. Những động đất này có chấn tiêu nông, nên vùng rung động phá hủy hẹp, không gây thiệt hại đáng kể. Những động đất ở vùng lân cận gây ra rung lắc ở vùng đất Việt Nam gần đây, thì có động đất cường độ khoảng 7,0 độ Richter xảy ra năm 2011 tại khu vực biên giới Myanmar - Lào - Thái Lan, gây rung động cảm nhận được ở các tỉnh miền bắc Việt Nam. Những trận động đất mạnh dưới 6 độ Richter trên đất liền Việt Nam hằng năm có khoảng chục vụ. Điển hình như: Hiện nay Viện Vật lý địa cầu đã xây dựng 10 trạm quan sát địa chấn trên lãnh thổ Việt Nam, gửi số liệu theo thời gian thực về Viện. Viện cũng có quan hệ trao đổi dữ liệu với các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực, hợp tác với Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương (Pacific Tsunami Warning Center) tại Hawaii (Mỹ) và Trung tâm Báo động sóng thần Đại Tây dương (Atlantic Ocean - Tsunami Alarm System ) để nhận thông tin, xử lý và đưa ra khuyến cáo.
5580
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5580
Coenzyme A
Coenzyme A (viết tắt CoA, CoASH hay HSCoA, chữ A viết tắt cho "acetyl hoá") là một trong các phân tử trung tâm trong chuyển hoá, có cấu tạo gồm các đơn vị β-mercaptoethylamine, panthothenate và adenosine triphosphate. Coenzyme A tham gia trong quá trình oxy hoá acid béo và chu trình acid citric. Chức năng chính của CoA là vận chuyển các nhóm acyl bởi liên kết thioester tại đầu tận cùng sulfhydryl của nó, tạo thành chất dẫn xuất gọi là acyl-CoA. Nhóm acyl thường liên kết với CoA là đơn vị acetyl, khi đó chất dẫn xuất được gọi là acetyl-CoA. Acetyl-CoA là một phân tử quan trọng. Nó là tiền chất của HMG CoA, đây là thành phần thiết yếu trong tổng hợp cholesterol và ketone. Acetyl-CoA cũng cung cấp nhóm acetyl cho choline để tạo thành acetylcholine, qua xúc tác của choline acetyltransferase. Nhiệm vụ chính khác của nó là mang nguyên tử carbon của nhóm acetyl vào chu trình acid citric để được oxy hoá tạo năng lượng cho cơ thể. Quá trình chuyển pyruvate thành acetyl-CoA được gọi là Phản ứng pyruvate dehydrogenase. Phản ứng này được xúc tác bởi phức hợp men pyruvate dehydrogenase. Men này gồm 60 bán đơn vị: 24 pyruvate dehydrogenase, 24 dihydrolipoyl transacetylase và 12 dihydrolipoyl dehydrogenase (thường được viết là E1, E2 và E3). 24 pyruvate dehydrogenase chứa coenzyme TPP, 24 dihydrolipoyl transacetylase chứa lipoate và coenzyme A, và 12 dihydrolipoyl dehydrogenase chứa các coenzyme FAD và NAD. Thông qua một phản ứng phức tạp, pyruvate được khử carboxyl và chuyển thành acetaldehyde, sau đó gắn với coenzyme A trong khi NAD được khử thành NADH và H.
5598
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5598
Danh sách nhà soạn nhạc cổ điển
Đây là danh sách những nhà soạn nhạc cổ điển xếp theo giai đoạn. Lưu ý danh sách dưới đây không nêu tất cả các nhà soạn nhạc cổ điển mà chỉ nêu những tác giả có tầm ảnh hưởng lớn đối với từng giai đoạn nói riêng và âm nhạc cổ điển nói chung. Xem dạng biểu đồ tại Biểu đồ niên đại các nhà soạn nhạc cổ điển. "Xem thêm Âm nhạc phương Tây giai đoạn Trung cổ" "Xem thêm Âm nhạc phương Tây giai đoạn Phục hưng" "Xem thêm Âm nhạc phương Tây giai đoạn Baroque" "Xem thêm Âm nhạc phương Tây giai đoạn Cổ điển" "Xem thêm Âm nhạc phương Tây giai đoạn Lãng mạn" "Xem thêm Âm nhạc cổ điển thế kỷ 20, Âm nhạc cổ điển thế kỷ 21"
5601
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5601
Thuật ngữ tiếng Ý trong âm nhạc
Không có gì đáng ngạc nhiên khi có rất nhiều thuật ngữ tiếng Ý trong âm nhạc vì Ý đã từng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển của âm nhạc ở châu Âu ngay từ thời kỳ Phục hưng, đặc biệt trong suốt thời kỳ Barốc. Trong thời kỳ đó các nhạc sĩ đã thống trị gần như toàn bộ đời sống âm nhạc của lục địa này. Và chính từ giai đoạn này mà vô vàn thuật ngữ đã xuất hiện và được sử dụng rộng rãi. (Xem thêm bản nhạc bướm.) Dưới đây là danh sách một số các thuật ngữ được sử dụng:
5603
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5603
Lê là từ có nhiều nghĩa:
5604
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5604
Biểu đồ niên đại các nhà soạn nhạc cổ điển
5612
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5612
Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu (viết tắt BRVT) là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra Biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không và đường thủy. Vũng Tàu, thành phố du lịch biển và là trung tâm của hoạt động khai thác dầu mỏ phía Nam, đã từng là trung tâm hành chính của tỉnh. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ chuyển đến thành phố Bà Rịa. Đây cũng là tỉnh đầu tiên của Đông Nam Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh. Năm 2018, Bà Rịa – Vũng Tàu là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 38 về số dân, xếp thứ bảy về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 47 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.112.900 người dân, GRDP đạt 149.574 tỷ đồng (tương ứng với 6,4961 tỷ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 134,4 triệu đồng (tương ứng với 5.837 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,20%, không tính về ngành dầu khí theo quy định của Tổng cục Thống kê (Việt Nam). Theo số liệu năm 2004 của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh đứng đầu cả nước về GDP bình quân đầu người (đạt 10.543 USD tính theo sức mua tương đương) và về chỉ số phát triển con người HDI (0,828). Tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao, 61.9%. Bà Rịa – Vũng Tàu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, với gió mùa Tây Nam. Mùa khô diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 °C, với mức thấp nhất khoảng 26,8 °C và mức cao nhất khoảng 28,6 °C. Bà Rịa – Vũng Tàu có lượng nắng rất lớn, trung bình hàng năm khoảng 2.400 giờ. Lượng mưa trung bình là 1.500 mm. Vùng này ít bị ảnh hưởng bởi cơn bão. Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo, hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp, diện tích 82,86 km², độ cao trung bình 3–4 m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở thị xã Phú Mỹ và các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của thị xã Phú Mỹ và các huyện Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km². Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện với 82 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 29 phường, 6 thị trấn và 47 xã. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh đạt 1.148.313 người, mật độ dân số đạt 556 người/km². Dân số nam đạt 576.228 người, trong khi đó nữ chỉ đạt 572.085 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1‰ 60,8% dân số sống ở đô thị và 29,2% dân số sống ở nông thôn. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 28 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh đông nhất với 972.095 người, tiếp sau đó là người Hoa có 10.042 người, đông thứ ba là người Chơ Ro với 7.632 người, người Khơ Me có 2.878 người, người Tày có 1.352 người, cùng một số dân tộc ít người khác như người Nùng có 993 người, người Mường có 693 người, người Thái có 230 người, ít nhất là các dân tộc như người Xơ Đăng, người Hà Nhì, người Chu Ru, người Cờ Lao, mỗi dân tộc chỉ có một người, người nước ngoài thì có 59 người. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 13 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Công giáo có 270.996 người, Phật giáo có 220.336 người, Đạo Cao Đài có 23.600 người, các tôn giáo khác như Tin Lành có 4.077 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 1.424 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.168 người, Phật giáo hòa hảo có 468 người, Hồi giáo 169 người, Minh Sư Đạo có 12 người, Bahá'í có năm người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có bốn người, Bà-la-môn có ba người, còn lại là Minh Lý Đạo có hai người. Năm 1658, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đưa 2.000 quân đánh thành Mô Xoài của Chân Lạp (thuộc vùng đất Bà Rịa ngày nay). Lý do của cuộc chinh phạt này được chúa Nguyễn đưa ra là để bảo vệ những cư dân người Việt đã vào đây làm ăn sinh sống. Trận này, chúa Nguyễn bắt được vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân. Chân Lạp xin được làm chư hầu và triều cống hàng năm. Năm Giáp Tuất, Thái Tông thứ 27 (1674), Chúa Hiền lại sai Nguyễn Dương Lâm và Nguyễn Diên đem quân đánh lũy Bô Tâm của Chân Lạp ở xứ Mô Xoài mà về sau người Việt gọi là Lũy cũ Phước Tứ (vùng thị trấn Long Điền ngày nay). Tỉnh Bà Rịa được thành lập tháng 12 năm 1899 trên địa bàn phủ Phước Tuy của tỉnh Biên Hòa. Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịa và quần đảo Trường Sa. Từ tháng 3 năm 1963 đến tháng 12 năm 1963 và từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 10 năm 1967, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sáp nhập tỉnh Bà Rịa với tỉnh Biên Hòa và tỉnh Long Khánh thành tỉnh Bà Biên. Từ tháng 2 năm 1976 sáp nhập vào tỉnh Đồng Nai. Từ ngày 30 tháng 5 năm 1979, thành lập Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo trên cơ sở sáp nhập thị xã Vũng Tàu, xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai và huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, thành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo vừa giải thể và 3 huyện: Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, thành lập thành phố Vũng Tàu và huyện Côn Đảo trên cơ sở đặc khu vừa giải thể. Khi mới thành lập, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gồm thành phố Vũng Tàu (tỉnh lỵ) và 4 huyện: Châu Thành, Côn Đảo, Long Đất, Xuyên Mộc. Ngày 2 tháng 6 năm 1994, chia huyện Châu Thành thành thị xã Bà Rịa và 2 huyện: Châu Đức, Tân Thành. Ngày 9 tháng 12 năm 2003, chia huyện Long Đất thành 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ. Ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được chuyển từ thành phố Vũng Tàu về thị xã Bà Rịa (nay là thành phố Bà Rịa). Ngày 22 tháng 8 năm 2012, chuyển thị xã Bà Rịa thành thành phố Bà Rịa. Ngày 12 tháng 4 năm 2018, chuyển huyện Tân Thành thành thị xã Phú Mỹ. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện như hiện nay. "Giáo dục phổ thông". Tính đến thời điểm ngày 8 tháng 9 năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh có 505 trường học ở cấp phổ thông trong đó có trung học phổ thông có 31 trường, trung học cơ sở có 92 trường, tiểu học có 184 trường, bên cạnh đó còn có 198 trường mẫu giáo. Hệ thống trường học này đã góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. "Giáo dục bậc đại học." Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một trường đại học là Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, được thành lập vào năm 2006 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đào tạo đa ngành. Năm 2019, Trường có tên trong bảng xếp hạng đại học thế giới Hiện nay Trường đào tạo 05 ngành trình độ thạc sĩ (Quản trị Kinh doanh, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh, Đông phuơng học, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật hóa học) 48 ngành/chuyên ngành trình độ đại học (trong đó có các ngành: Marketing, Tài chính – Ngân hàng, Kinh doanh quốc tế, Quản lý công nghiệp, Kế toán, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý vận tải, Luật, Luật kinh tế, Đông phương học, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Anh, Tâm lý học, Quan hệ công chúng, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học, Thú y, Nông nghiệp, Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Điều dưỡng). Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 98 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 10 bệnh viện, 6 phòng khám đa khoa khu vực và 82 trạm y tế phường xã, với 1.445 giường bệnh và 480 bác sĩ, 363 y sĩ, 644 y tá và khoảng 261 nữ hộ sinh. Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ, tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu. Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển như: có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, được nhà nước tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế hiện đại, nằm trong vùng trọng điểm của Chương trình du lịch quốc gia. Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa – Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4.000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm (800.000 tấn/năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại tỉnh có hàng chục nhà máy lớn đang hoạt động gồm VinaKyoei, Pomina, Thép miền Nam (South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm (Flat Steel), Nhà máy thép SMC và Posco Vietnam đang thi công nhà máy thép cán nguội. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đang có 301 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 27 tỷ USD và 450 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 244.000 tỷ đồng. Năm 2019, tỉnh có tăng trưởng kinh tế khá, GRDP (trừ dầu khí) đạt 7,65%. Ngành công nghiệp đóng góp chủ yếu, sản xuất công nghiệp tăng 9,12%. Khai thác khoáng sản và chế biến tăng 9,8–9,9%. Dịch vụ cảng và logistics tăng 4,8%. Du lịch phát triển tốt, doanh thu lưu trú tăng 17,85%, khách nước ngoài tăng 17,92%. Bán lẻ tăng 13,98%, xuất khẩu (trừ dầu khí) tăng 14,02%. Nông nghiệp tăng 3,45%, ngư nghiệp tăng 4,21%... Ngoài ra, tỉnh đã quy hoạch 29 cụm công nghiệp tại các huyện, thành phố trong tỉnh và đang quy hoạch thêm các khu công nghiệp ở huyện Đất Đỏ. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xây dựng mối quan hệ hợp tác về nhiều mặt với nhiều tỉnh thành trong cả nước và quốc tế. Tính đến tháng 9 năm 2015, tỉnh đã ký xác lập quan hệ đối tác kết nghĩa với các địa phương sau đây: Điều đặc biệt nhất của tỉnh là Bà Rịa – Vũng Tàu có 10 đền thờ cá voi, nhiều nhất ở miền Nam. Đương nhiên lễ hội Nghinh Ông, hay Tết của biển, là một sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân chài nơi đây. Tỉnh có ngày lễ Dinh Cô (Long Hải) từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu – Nữ thần và kết hợp cúng thần biển. Bên cạnh đó vào ngày giỗ ông Trần 20 tháng 2 (âm lịch) và tết trùng cửu 9 tháng 9 (âm lịch) tại Nhà Lớn Long Sơn có tổ chức lễ hội long trọng thu hút hàng chục ngàn người từ các nơi về tham dự. Các danh nhân sinh ra và cư trú tại Bà Rịa – Vũng Tàu gồm:
5622
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5622
Siêu acid
Siêu acid có thể định nghĩa như một acid với độ acid lớn hơn của acid sulfuric nồng độ 98%. Một số siêu acid đơn giản bao gồm acid trifluorometansulfonic (CFSOH), còn gọi là "acid triflic", và acid fluorosulfuric (FSOH), cả hai acid này có độ acid mạnh hơn acid sulfuric hàng nghìn lần. Trong nhiều trường hợp, siêu acid không phải là một hợp chất đơn, mà là một hệ của nhiều hợp chất liên kết với nhau để tạo ra độ acid cao. Thuật ngữ "siêu acid" nguyên thủy được tạo ra bởi James Bryant Conant năm 1927 trong phân loại các acid mà chúng mạnh hơn các acid vô cơ thông thường. George A. Olah đoạt giải Nobel năm 1994 về hóa học vì các nghiên cứu của ông về các siêu acid và công dụng của chúng trong các theo dõi trực tiếp về carbocation. "Acid ma thuật" của Olah là tên gọi do khả năng kỳ diệu của chúng để hòa tan sáp nến. Acid ma thuật là hỗn hợp của acid Lewis pentafluorur antimon (SbF) và acid fluorosulfuric (acid Bronsted). Hệ siêu acid mạnh nhất đã biết, gọi là acid fluoroantimonic, là hỗn hợp của acid fluohidric và pentafluorur antimon. Trong hệ này, acid fluohidric giải phóng proton (H), và gốc baz liên hợp (F) bị cô lập một cách có hiệu quả bằng cách tạo ra một liên kết phối hợp rất mạnh với pentafluorur antimon. Kết quả của liên kết này là anion vô cơ lớn (SbF6), đây là một chất thân hạch rất yếu và là baz rất yếu. Nồng độ pH của siêu acid là từ -12 trở xuống.
5626
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5626
Liên kết cộng hóa trị phối trí
Liên kết cộng hóa trị phối trí, còn được gọi là liên kết cộng hóa trị phối hợp, liên kết cộng hóa trị cho–nhận, liên kết phối trí hay liên kết lưỡng cực (tiếng Anh: coordinate covalent bond, dative bond, dipolar bond, hoặc coordinate bond) là một dạng đặc biệt của liên kết cộng hóa trị hai tâm, liên kết cộng hóa trị 2 electron (2c-2e), trong đó cặp electron dùng chung chỉ đến từ một nguyên tử duy nhất. Khi liên kết được tạo thành, độ bền của nó không khác gì so với liên kết cộng hóa trị. Liên kết của các ion kim loại với các phối tử liên quan đến loại tương tác này. Loại tương tác này là trung tâm của lý thuyết acid và base Lewis. Liên kết cộng hóa trị phối trí thường được tìm thấy trong các phức chất. Liên kết cộng hóa trị phối trí khá phổ biến. Trong tất cả các phức chất nước kim loại [M(HO)]"", liên kết giữa nước và cation kim loại được mô tả là liên kết cộng hóa trị phối trí. Tương tác kim loại–phối tử trong hầu hết các hợp chất cơ kim và hầu hết các hợp chất phối trí được mô tả tương tự nhau. Thuật ngữ "liên kết lưỡng cực" được sử dụng trong hóa hữu cơ cho các hợp chất như amin oxide mà cấu trúc electron có thể được mô tả dưới dạng amin cơ bản tặng hai electron cho nguyên tử oxy. Mũi tên → chỉ ra rằng cả hai electron trong liên kết đều bắt nguồn từ moiety amin. Trong một liên kết cộng hóa trị tiêu chuẩn, mỗi nguyên tử đóng góp một electron. Do đó, một cách mô tả khác là amin nhường một electron cho nguyên tử oxy, sau đó, electron này được sử dụng cùng với electron chưa ghép cặp còn lại trên nguyên tử nitơ, để tạo thành liên kết cộng hóa trị tiêu chuẩn. Quá trình chuyển electron từ nitơ sang oxy tạo ra các điện tích hình thức, vì vậy cấu trúc electron cũng có thể được mô tả là:
5628
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5628
Acid và base Lewis
Trong hóa học, một acid Lewis là bất kỳ acid nào mà có thể nhận một cặp điện tử và tạo ra liên kết cộng hóa trị phối hợp, được đặt theo tên của nhà hóa học người Mỹ Gilbert Lewis. Thuật ngữ "acid" là mơ hồ; đây chỉ là một trong các cách diễn giải chấp nhận được. Một electrophil (chất ưa điện tử) là một acid Lewis. Một acid Lewis thông thường có LUMO rỗng. Một số acid Lewis phổ biến là nhôm chloride, sắt(III) chloride, bor trifluoride và yterbi(III) triflat. Không giống như các acid thông thường, một acid Lewis không cần thiết phải có ion hydro như là một electrophil, một phân tử khác sẽ đảm nhận vai trò này. Một base Lewis là bất kỳ phân tử hay ion nào có thể tạo ra liên kết cộng hóa trị phối hợp mới bằng cách cung cấp một (các) cặp electron. Một chất nucleophil (ưa thích điện tích dương) là một base Lewis.
5630
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5630
Base (hóa học)
Trong hóa học, có ba định nghĩa được sử dụng phổ biến cho từ base (thường được phiên âm là bazơ), được gọi là base Arrhenius, base Brønsted và base Lewis. Tất cả các định nghĩa này đều đồng ý rằng base là những chất phản ứng với acid như đề xuất ban đầu của G.-F. Rouelle vào giữa thế kỷ 18. Năm 1884, Svante Arrhenius đề xuất rằng base là một chất phân ly trong dung dịch nước để tạo thành các ion hydroxide OH. Các ion này có thể phản ứng với các ion hydro (H theo Arrhenius) từ sự phân ly của acid để tạo thành nước trong phản ứng acid - base. Do đó, base là một hydroxide kim loại như NaOH hoặc Ca(OH). Các dung dịch hydroxide trong nước như vậy cũng được mô tả bằng một số tính chất đặc trưng. Chúng trơn khi chạm vào, có thể có vị đắng và thay đổi màu sắc của chất chỉ thị pH (ví dụ: giấy quỳ đỏ bị chuyển sang màu xanh). Trong nước, bằng cách thay đổi cân bằng tự ion hóa, các base tạo ra các dung dịch trong đó độ hoạt động của ion hydro thấp hơn trong nước tinh khiết, tức là nước có pH cao hơn 7,0 ở điều kiện tiêu chuẩn. Một base hòa tan được gọi là kiềm nếu nó chứa và giải phóng các ion OH về mặt định lượng. Oxide kim loại, hydroxide và đặc biệt là ankoxide là base, và base liên hợp của acid yếu là base yếu. Base và acid được coi là đối lập hóa học vì tác dụng của acid là làm tăng nồng độ hydronium (HO) trong nước, trong khi base làm giảm nồng độ này. Phản ứng giữa các dung dịch nước của một acid và một base được gọi là phản ứng trung hòa, tạo ra một dung dịch nước và một muối trong đó muối phân tách thành các ion thành phần của nó. Nếu dung dịch nước bão hòa với một chất tan muối nhất định, thì bất kỳ muối nào khác như vậy sẽ kết tủa ra khỏi dung dịch. Theo lý thuyết base-acid-Brønsted-Lowry tổng quát hơn (1923), một base là một chất có thể chấp nhận các cation hydro (H ) —còn gọi là proton. Điều này bao gồm các hydroxide trong nước vì OH phản ứng với H để tạo thành nước, do đó các base Arrhenius là một tập hợp con của các base Brønsted. Tuy nhiên, cũng có những base Brønsted khác chấp nhận proton, chẳng hạn như dung dịch nước amonia (NH) hoặc các dẫn xuất hữu cơ của nó (amin). Các base này không chứa ion hydroxide nhưng vẫn phản ứng với nước, làm tăng nồng độ của ion hydroxide. Ngoài ra, một số dung môi không chứa nước có chứa các base Brønsted phản ứng với các proton hòa tan. Ví dụ trong amonia lỏng, NH là loại ion cơ bản chấp nhận proton từ NH, loại có tính acid trong dung môi này. Gilbert N.Lewis nhận ra rằng nước, amonia và các base khác có thể tạo liên kết với một proton do cặp electron không chia sẻ mà các base sở hữu. Trong lý thuyết Lewis, một base là chất cho cặp điện tử có thể chia sẻ một cặp điện tử với chất nhận điện tử được mô tả là acid Lewis. Lý thuyết Lewis tổng quát hơn mô hình Brønsted bởi vì acid Lewis không nhất thiết phải là một proton, mà có thể là một phân tử (hoặc ion) khác với một quỹ đạo nguyên tử thấp trống có thể nhận một cặp điện tử. Một ví dụ đáng chú ý là bo triflorua (BF). Những tính chất chung của các loại base bao gồm: - Nhóm hydroxide (OH) có hóa trị I: OH - Công thức chung: M(OH). Trong đó, n là hóa trị của kim loại M. Các base được chia làm hai (2)loại tùy vào tính tan của chúng. Một base mạnh là một hợp chất hóa học base có thể loại bỏ một proton (H) từ (hoặc "deprotonate") một phân tử thậm chí là một acid rất yếu (như nước) trong phản ứng acid-base. Các ví dụ phổ biến của các base mạnh bao gồm hydroxide của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ, như NaOH và , tương ứng. Do độ hòa tan thấp, một số base, chẳng hạn như hydroxide kiềm kiềm, có thể được sử dụng khi không tính đến yếu tố hòa tan. Một ưu điểm của độ hòa tan thấp này là rằng "nhiều thuốc kháng acid là huyền phù của hydroxide kim loại như nhôm hydroxide và magiê hydroxide." Các hợp chất này có độ hòa tan thấp và có khả năng ngăn chặn sự gia tăng nồng độ của ion hydroxide, ngăn chặn tác hại của các mô trong miệng, thực quản và dạ dày. Khi phản ứng tiếp tục và muối tan ra, acid dạ dày phản ứng với hydroxide được tạo ra bởi các huyền phù. Các base mạnh bị thủy phân trong nước gần như hoàn toàn, dẫn đến hiệu ứng san bằng. " Trong quá trình này, phân tử nước kết hợp với một base mạnh, do khả năng lưỡng tính của nước, và, một ion hydroxide được tái cho thuê. Các base rất mạnh thậm chí có thể khử các nhóm C C có tính acid rất yếu trong trường hợp không có nước. Dưới đây là danh sách một số base mạnh: Các cation của các base mạnh này xuất hiện trong nhóm thứ nhất và thứ hai của bảng tuần hoàn (kim loại kiềm và kiềm thổ). Tetraalkylated ammonium hydroxide cũng là những base mạnh vì chúng phân ly hoàn toàn trong nước. Guanidine là trường hợp đặc biệt của một loài đặc biệt ổn định khi bị proton hóa, tương tự như lý do tạo ra acid perchloric và acid sulfuric acid rất mạnh. Các acid có p" K" hơn 13 được coi là rất yếu và cơ sở liên hợp của chúng là các base mạnh. Các muối nhóm 1 của carbanion, amit và hydride có xu hướng thậm chí là các base mạnh hơn do sự yếu kém của các acid liên hợp của chúng, đó là hydrocarbon ổn định, amin và dihydrogen. Thông thường, các base này được tạo ra bằng cách thêm các kim loại kiềm tinh khiết như natri vào acid liên hợp. Chúng được gọi là các "siêu base", và không thể giữ chúng trong dung dịch nước vì chúng là base mạnh hơn ion hydroxide. Như vậy, chúng khử nước liên hợp acid. Ví dụ, ion ethoxide (base liên hợp của ethanol) với sự có mặt của nước trải qua phản ứng này. Các ví dụ các siêu base: Base được gọi tên theo trình tự: Tên base: tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hydroxide Ví dụ:NaOH: natri hydroxide Ca(OH): calci hydroxide Cu(OH): đồng (II) hydroxide Fe(OH) sắt (III) hydroxide . Độ pH của nước (không nguyên chất) được đo bởi độ acid của nó. Trong nước nguyên chất, khoảng 1/10 000 000 các phân tử phân ly thành các ion hydro (H) hay hydroni (HO) và các ion hydroxide (OH), tuân theo phương trình sau: Chính xác hơn thì là: Nồng độ (tính theo mol/lít) của các ion được biểu diễn như là [H] và [OH]; tích của chúng là hằng số điện li của nước và có giá trị 10 moll. Độ pH được định nghĩa như là −log [H]; vì thế nước nguyên chất có pH bằng 7. (Các giá trị này đúng ở nhiệt độ 23 °C và sai khác một chút ở các nhiệt độ khác.) Base nhận (loại bỏ) các ion hydroni (HO) từ dung dịch, hoặc là cung cấp các ion hydroxide (OH) cho dung dịch. Cả hai hoạt động này đều làm giảm nồng độ của các ion hydro, và vì thế làm tăng pH. Ngược lại, một acid cung cấp thêm các ion H cho dung dịch hay nhận các ion OH, vì thế làm giảm pH. Độ pH của dung dịch có thể tính toán được. Ví dụ, nếu 1 mol của hydroxide natri (40 g) được hòa tan trong 1 lít nước, nồng độ của các ion hydroxide là [OH] = 1 mol/l. Vì vậy [H] = 10 mol/l, và pH = −log 10 = 14. Quỳ tím chuyển sang màu xanh. Phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng. Base + Acid → Muối + Nước VD: <chem>NaOH + HCl -> NaCl + H2O</chem> <chem>Cu(OH)2 + 2HNO3 -> Cu(NO3)2 + 2H2O</chem> Phản ứng giữa base và acid được gọi là phản ứng trung hoà. Kiềm (base tan) + Oxide acid → Muối + Nước VD: <chem>2NaOH + SO3 -> Na2SO4 + H2O</chem> <chem>Ca(OH)2 + CO2 -> CaCO3 v + H2O</chem> Kiềm (base tan) + Muối tan → Muối mới + Base mới Điều kiện: Muối hoặc base mới tạo thành phải không tan (không phản ứng với các chất ban đầu). VD:  <chem>2NaOH + CuSO4 -> Cu(OH)2 v + Na2SO4</chem> <chem>Ba(OH)2 + Na2SO4 -> BaSO4 v + 2NaOH</chem> Base không tan → Oxide base + Nước VD: <chem>Cu(OH)2 -> CuO + H2O</chem> <chem>2Al(OH)3 -> Al2O3 + 3H2O</chem> Khi hòa tan trong nước, NaOH phân ly thành các ion hydroxide và natri: tương tự, acid clohiđríc (HCl) tạo ra các ion hydroni và chloride: Khi hai dung dịch này được trộn với nhau, các ion H và OH tổ hợp với nhau tạo ra các phân tử nước: Nếu các lượng bằng nhau của NaOH và HCl (đo theo mol, không phải tính theo gam) được hòa tan cùng nhau, base và acid trung hòa nhau một cách chính xác, giải phóng ra NaCl (muối ăn) trong dung dịch. Phản ứng sau đây biểu diễn phản ứng chung giữa một bazơ (B) và nước để tạo ra một axit tương ứng (BH) và một bazơ tương ứng (OH): B + HO ⇌ BH + OH Hằng số phân ly, K, cho phản ứng này có thể được tìm thấy bằng cách sử dụng phương trình tổng quát sau: K = [BH][OH]/[B] Trong phương trình này, bazơ (B) và bazơ cực mạnh (bazơ có gốc OH−) cạnh tranh với nhau để chiếm proton. Kết quả là, các bazơ phản ứng với nước có các giá trị hằng số phân ly tương đối nhỏ. Bazơ yếu hơn khi nó có giá trị hằng số phân ly thấp hơn. Cả cacbonat natri và amonia đều là các base, mặc dù không có chất nào chứa nhóm OH. Có điều này bởi vì cả hai hợp chất đều nhận các ion H khi hòa tan trong nước: và:
5631
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5631
Xây dựng
Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công trình, nhà ở. Hoạt động xây dựng khác với hoạt động sản xuất ở chỗ sản xuất tạo một lượng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau, còn xây dựng nhắm tới những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt. Tại những nước phát triển, ngành công nghiệp xây dựng đóng góp từ 6-9% Tổng sản phẩm nội địa. Hoạt động xây dựng bắt đầu bằng việc lên kế hoạch, thiết kế, lập dự toán và thi công tới khi dự án hoàn tất và sẵn sàng đưa vào sử dụng. Mặc dù hoạt động này thường được xem là riêng lẻ, song trong thực tế, đó là sự kết hợp của rất nhiều nhân tố. Đầu tiên, một nhà quản lý dự án chịu trách nhiệm quản lý công việc chung, sau đó những nhà thầu, kỹ sư tư vấn thiết kế, kỹ sư thi công, kiến trúc sư, tư vấn giám sát... chịu trách nhiệm điều hành, thực hiện và giám sát hoạt động của dự án. Một dự án thành công đòi hỏi một kế hoạch xây dựng hiệu quả, bao gồm việc thiết kế và thi công đảm bảo phù hợp với địa điểm xây dựng và đúng với ngân sách đề ra trong dự toán; tổ chức thi công hợp lý, thuận tiện cho việc chuyên chở, lưu trữ vật liệu xây dựng; đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn lao động; giảm thiểu những ảnh hưởng tới cộng đồng... Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. "Công trình xây dựng" là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác. Các hoạt động xây dựng phải tuân thủ theo quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài, thì phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng. "Giấy phép xây dựng" là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. "Công trường xây dựng" là phạm vi khu vực diễn ra các hoạt động xây dựng đã được sự cho phép của chính quyền. Các thành phần cơ bản hình thành một công trường xây dựng là: Khu lán trại dành cho cán bộ, công nhân; khu vực tập kết vật tư vật liệu; khu vực mà công trình xây dựng được xây dựng trực tiếp trên đó. "Thi công xây dựng" công trình bao gồm: Các công trình xây dựng thường được phân chia thành ba loại chính: công trình nhà, công trình cơ sở hạ tầng và công trình công nghiệp. Công trình nhà thường được phân chia theo mục đích sử dụng dùng làm nơi sinh sống (nhà ở) hay là không (trung tâm thương mại, trường đại học, viện nghiên cứu...). Cơ sở hạ tầng bao gồm những công trình phục vụ cộng đồng như đập, cầu, cống, hầm, đường sá... Công trình công nghiệp bao gồm các nhà máy như lọc dầu, hoá chất, nhà máy điện, sản xuất công nghiệp, hầm mỏ.
5632
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5632
Acid
Acid (bắt nguồn từ ), thường được phiên âm là axít, là một phân tử hoặc ion có khả năng cho 1 proton (tức là ion hydro, H), được gọi là acid Brønsted–Lowry, hoặc hình thành liên kết cộng hóa trị với một cặp electron, được gọi là acid Lewis. Thể loại acid đầu tiên là chất cho proton, hay acid Brønsted–Lowry. Trong trường hợp đặc biệt của dung dịch nước, chất cho proton tạo thành ion hydroni HO và được gọi là acid Arrhenius. Các định nghĩa hiện đại liên quan đến các phản ứng hóa học cơ bản phổ biến cho tất cả các acid. Hầu hết các acid gặp phải trong cuộc sống hàng ngày là dung dịch nước, hoặc có thể hòa tan trong nước, vì vậy định nghĩa Arrhenius và Brønsted–Lowry là phù hợp nhất. Định nghĩa Brønsted–Lowry là định nghĩa được sử dụng rộng rãi nhất, các phản ứng acid–base được cho là liên quan đến việc chuyển proton (H) từ acid sang base. Các ion hydroni là acid theo cả ba định nghĩa. Mặc dù rượu và amin có thể là acid Brønsted–Lowry, chúng cũng có thể hoạt động như các base Lewis do các cặp electron đơn độc trên các nguyên tử oxy và nitơ của chúng. Nhà hóa học người Thụy Điển Svante Arrhenius quy các tính chất của acid cho các ion hydro (H) hoặc proton vào năm 1884. Acid Arrhenius là 1 chất mà khi thêm vào nước sẽ làm tăng nồng độ của các ion H trong nước. Lưu ý rằng các nhà hóa học thường viết H ("aq") và đề cập đến ion hydro khi mô tả các phản ứng acid–base nhưng hạt nhân hydro tự do và 1 proton, không tồn tại một mình trong nước, nó tồn tại dưới dạng ion hydroni, HO. Do đó, acid Arrhenius cũng có thể được mô tả như 1 chất làm tăng nồng độ của các ion hydroni khi thêm vào nước. Ví dụ bao gồm các chất phân tử như acid hydrochloric và acid acetic. Mặt khác, base Arrhenius là 1 chất làm tăng nồng độ của các ion hydroxide (OH) khi hòa tan trong nước. Điều này làm giảm nồng độ hydroni vì các ion phản ứng tạo thành các phân tử HO: <chem>{H3O_{(aq)}+} +{OH^-_{(aq)}} <=>{H2O_{(l)}} +H2O_{(l)}</chem> Do trạng thái cân bằng này, bất kỳ sự gia tăng nồng độ hydroni đều đi kèm với việc giảm nồng độ hydroxide. Do đó, acid Arrhenius cũng có thể được coi là 1 chất làm giảm nồng độ hydroxide, trong khi base Arrhenius làm tăng nó. Trong dung dịch acid, nồng độ của các ion hydroni lớn hơn 10mol/lít. Do pH được định nghĩa là logarit âm của nồng độ các ion hydroni, do đó các dung dịch acid có độ pH nhỏ hơn 7. Mặc dù lý thuyết Arrhenius rất hữu ích để mô tả nhiều phản ứng, nhưng nó cũng khá hạn chế trong phạm vi của nó. Năm 1923, các nhà hóa học, Julian Nicolaus Brønsted và Thomas Martin Lowry đã công nhận độc lập rằng các phản ứng acid–base liên quan đến việc chuyển 1 proton. Acid Brønsted–Lowry (hay đơn giản là acid Brønsted) tặng 1 proton cho base Brønsted–Lowry. Lý thuyết acid–base Brønsted–Lowry có một số lợi thế so với lý thuyết Arrhenius. Hãy xem xét các phản ứng sau đây của acid acetic (CHCOOH), acid hữu cơ mang đến cho giấm hương vị đặc trưng của nó: Cả hai lý thuyết đều dễ dàng mô tả phản ứng đầu tiên: CHCOOH hoạt động như acid Arrhenius vì nó hoạt động như 1 nguồn HO khi hòa tan trong nước và nó hoạt động như 1 acid Brønsted bằng cách cho proton vào nước. Trong ví dụ thứ 2 CHCOOH trải qua quá trình biến đổi tương tự, trong trường hợp này tặng 1 proton cho amonia (NH), nhưng không liên quan đến định nghĩa Arrhenius của 1 acid vì phản ứng không tạo ra hydroni. Tuy nhiên, CHCOOH vừa là Arrhenius vừa là acid Brønsted–Lowry. Lý thuyết Brønsted–Lowry có thể được sử dụng để mô tả các phản ứng của các hợp chất phân tử trong dung dịch không màu hoặc pha khí. Hydro chloride (HCl) và amonia kết hợp trong một số điều kiện khác nhau để tạo thành amoni chloride (NHCl). Trong dung dịch nước HCl hoạt động như acid hydrochloric và tồn tại dưới dạng ion hydroni và chloride. Các phản ứng sau đây minh họa những hạn chế trong định nghĩa của Arrhenius: Như với các phản ứng acid acetic, cả hai định nghĩa đều hoạt động trong ví dụ đầu tiên, trong đó nước là dung môi và ion hydroni được tạo thành bởi chất tan HCl. 2 phản ứng tiếp theo không liên quan đến sự hình thành các ion nhưng vẫn là phản ứng chuyển proton. Trong phản ứng thứ 2 hydro chloride và amonia (hòa tan trong benzen) phản ứng tạo thành amoni chloride rắn trong dung môi benzen và trong khí HCl và NH dạng khí thứ 3 kết hợp với nhau tạo thành chất rắn. 1 khái niệm thứ 3, chỉ liên quan đến lề được đề xuất vào năm 1923 bởi Gilbert N. Lewis, bao gồm các phản ứng với các đặc tính acid–base không liên quan đến việc chuyển proton. Acid Lewis là 1 acid chấp nhận 1 cặp electron từ các chất khác; nói cách khác, nó là 1 acid chấp nhận cặp electron. Phản ứng acid–base Brønsted là phản ứng chuyển proton trong khi phản ứng acid–base Lewis là chuyển cặp electron. Nhiều acid Lewis không phải là acid Brønsted–Lowry. Tương phản như thế nào các phản ứng sau được mô tả về mặt hóa học acid–base: Trong phản ứng đầu tiên, 1 ion fluoride, F, từ bỏ 1 cặp electron thành boron trifluoride để tạo thành sản phẩm tetrafluoroborate. Fluoride "mất" một cặp electron hóa trị vì các electron được chia sẻ trong liên kết B lợi F nằm ở vùng không gian giữa 2 hạt nhân nguyên tử và do đó ở xa hạt nhân fluoride hơn so với ion fluoride đơn độc. Bor trifluoride là acid Lewis vì nó chấp nhận cặp electron từ fluoride. Phản ứng này không thể được mô tả theo lý thuyết Brønsted vì không có sự chuyển proton. Phản ứng thứ 2 có thể được mô tả bằng cách sử dụng 1 trong 2 lý thuyết. 1 proton được chuyển từ acid Brønsted không xác định sang amonia, 1 base Brønsted; cách khác, amonia hoạt động như base Lewis và chuyển 1 cặp electron đơn độc để tạo liên kết với ion hydro. Chất thu được cặp electron là acid Lewis; ví dụ, nguyên tử oxy trong HO thu được 1 cặp electron khi 1t trong các liên kết H–O bị phá vỡ và các electron được chia sẻ trong liên kết trở thành cục bộ trên oxy. Tùy thuộc vào ngữ cảnh, acid Lewis cũng có thể được mô tả là chất oxy hóa hoặc chất điện ly. Các acid Brønsted hữu cơ, như acid acetic, acid citric hoặc acid oxalic, chứ không phải là acid Lewis. Chúng phân ly trong nước để tạo ra acid Lewis, H, nhưng đồng thời cũng tạo ra 1 lượng tương đương với base Lewis (tương ứng acetate, citrate hoặc oxalate cho các acid được đề cập). Làm đổi màu chất chỉ thị (làm quỳ tím hóa đỏ hoặc hồng). Tác dụng với kim loại (lithi, kali, bari, caesi, calci, natri, magnesi, nhôm, mangan, kẽm, chromi, sắt, cobalt, nickel, thiếc, chì) tạo thành muối và giải phóng khí hydro. Ví dụ: <chem>Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2 ^</chem> <chem>Mg + H2SO4 -> MgSO4 + H2 ^</chem> Trong trường hợp kim loại tác dụng với: Acid sulfuric (HSO) đặc sẽ tạo ra muối, khí lưu huỳnh dioxide (SO) và nước (HO). Ví dụ: <chem>Cu + 2H2SO4 -> CuSO4 + SO2 ^ + 2H2O </chem> Acid nitric (HNO) sẽ tan, tạo ra muối, khí nitơ monoxide và nước. Ví dụ: <chem>Al + 4HNO3 -> Al(NO3)3 + NO ^ + H2O</chem> HNO đặc sẽ tạo ra muối, khí nitơ dioxide và HO. Ví dụ: <chem>Ag + 2HNO3 -> AgNO3 + NO2 ^ + H2O</chem> Tác dụng với base: xem phần phản ứng trung hòa. Tác dụng với oxide base / lưỡng tính (tạo thành muối và nước). Ví dụ: <chem>CuO +2HCl ->CuCl2 +H2O</chem> <chem>Al2O3 + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2O </chem> Tác dụng với muối (tạo acid mới và muối mới). Ví dụ: <chem>BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 v +2HCl</chem> <chem>2NaCN + H2SO4 -> Na2SO4 + 2HCN ^</chem> Trong nước phản ứng sau diễn ra giữa acid và nước, là chất đóng vai trò của 1 base: Hằng số acid (hay hằng số phân ly acid) là hằng số cân bằng cho phản ứng của acid với nước: Các acid mạnh có giá trị K lớn (có nghĩa là cân bằng của phản ứng nghiêng về bên phải, có rất nhiều ion HO tồn tại; acid gần như điện ly hoàn toàn). Ví dụ, giá trị của K đối với acid hydrochloric (HCl) là 10. Các acid yếu có giá trị K nhỏ (có nghĩa là ở mức cân bằng thì có 1 lượng đáng kể của AH và A tồn tại cùng nhau trong dung dịch; các ion HO tồn tại ở mức vừa phải; acid chỉ điện ly một phần). Ví dụ, giá trị của K cho acid acetic là 1,8 x 10. Các acid mạnh bao gồm các acid của các halogen như acid hydrochloric, acid hydrobromic và acid hydroiodic. (Tuy nhiên, acid hydrofluoric (HF) lại tương đối yếu). Các acid chứa oxy, có xu hướng với các nguyên tử trung tâm ở các trạng thái oxy hóa cao, được bao quanh bởi oxy, cũng là các acid mạnh chẳng hạn acid nitric, acid sulfuric, acid perchloric. Phần lớn các acid hữu cơ là acid yếu. Chú ý: Phản ứng trung hòa là phản ứng hóa học giữa acid và base. Sản phẩm tạo thành là muối và nước. Vì thế nó còn được gọi là phản ứng tạo nước. Ví dụ: Dạng phản ứng này tạo thành nền tảng của các phương pháp thử chuẩn độ để phân tích acid, trong đó các chất chỉ thị độ pH chỉ ra điểm trung hòa. Một số phân tử acid có thể cung cấp nhiều hơn 1 ion H (proton). Các acid mà chỉ có thể cho 1 ion H trên 1 phân tử được gọi là acid monoproton, các phân tử acid nào mà có thể cung cấp 2 ion H là acid diproton, các phân tử acid nào có thể cho 3 ion H là acid triproton... 1 acid monoproton chỉ có 1 nấc điện ly (đôi khi gọi là ion hóa) như sau và đơn giản chỉ có 1 hằng số điện ly: 1 acid diproton (được ký hiệu tượng trưng là HA) có thể có 1 hoặc 2 nấc điện ly phụ thuộc vào các điều kiện môi trường (tức pH). Mỗi nấc điện ly có hằng số điện ly riêng, là K và K. Thông thường hằng số điện ly thứ nhất lớn hơn so với hằng số điện ly thứ 2; hay K > K. Ví dụ, acid sulfuric (HSO) có thể cho 1 ion H để tạo ra một anion bisulfat (HSO), với hệ số K là rất lớn; sau đó nó có thể cho tiếp ion H thứ 2 để tạo ra anion sulfat (SO) trong đó K là có giá trị trung bình. Giá trị lớn của K cho nấc điện ly thứ nhất làm cho acid sulfuric là 1 acid mạnh. Tương tự, acid yếu và không ổn định như acid carbonic (HCO) có thể mất 1 ion H để tạo ra anion bicarbonat (HCO) và mất tiếp ion H thứ hai để tạo ra anion carbonat (CO3). Cả hai giá trị K đều nhỏ, nhưng K > K. Tương tự, 1 acid triproton (HA) có thể có 1, 2, 3 nấc điện ly và có ba hằng số điện ly, trong đó K > K > K. Một ví dụ của acid triproton vô cơ là acid orthophosphoric (HPO), thông thường gọi là acid phosphoric. 3 nguyên tử hydro của nó có thể kế tiếp nhau mất đi như là ion H (hay HO trong nước) để sinh ra HPO, sau đó là HPO, và cuối cùng là PO, ion orthophosphat mang điện tích -3, thông thường gọi là phosphat. Ví dụ của acid triproton hữu cơ là acid citric, nó cũng có thể kế tiếp nhau mất 3 ion H để cuối cùng tạo ra ion citrat mang điện tích -3. Mặc dù vị trí của cả ba nguyên tử H trong phân tử gốc có thể là tương đương, nhưng các giá trị K kế tiếp nhau sẽ giảm dần do về mặt năng lượng, nó càng khó mất ion H hơn nếu ion mang điện tích âm cao dần lên và thường giảm khoảng 1.000 lần qua mỗi bậc. Chỉ số này được sử dụng để định lượng số lượng acid tồn tại, chẳng hạn như trong dầu diesel sinh học. Nó là lượng base, biểu diễn theo lượng miligam kali hydroxide (KOH), cần phải có để trung hòa các thành phần acid trong 1 g mẫu thử. V là lượng chất thử chuẩn (ml) được tiêu thụ bởi 1 mẫu dầu mỏ và 1 ml (spiking solution?) ở điểm tương đương, và b là lượng chất thử chuẩn (ml) được tiêu thụ bởi 1 ml (spiking solution?) ở điểm tương đương. Nồng độ phân tử gam của chất thử chuẩn (N) được tính như sau: N = 1000 × W / (204,23 × V). Trong đó, W là lượng (g) của KHP trong 50 ml dung dịch KHP tiêu chuẩn, và V là lượng của chất thử chuẩn (ml) được tiêu thụ bởi 50ml dung dịch KHP tiêu chuẩn ở điểm tương đương. Chỉ số acid (mg KOH/g dầu) cho dầu diesel sinh học được ưa chuộng phải thấp hơn 3. Có rất nhiều ứng dụng cho acid. Acid thường được sử dụng để loại bỏ sự gỉ sắt và sự ăn mòn khác từ kim loại trong quá trình được gọi là tẩy. Chúng có thể được sử dụng như 1 chất điện phân trong pin, chẳng hạn như acid sulfuric trong pin xe hơi. Acid mạnh, đặc biệt là acid sulfuric, được sử dụng rộng rãi trong chế biến khoáng sản. Ví dụ, khoáng chất phosphat phản ứng với acid sulfuric để tạo ra acid phosphoric để sản xuất phân bón phosphat, và kẽm được tạo ra bằng cách hòa tan kẽm oxide thành acid sulfuric, làm sạch dung dịch và electrowinning. Trong ngành công nghiệp hóa học, acid phản ứng trong phản ứng trung hòa để tạo ra muối. Ví dụ, acid nitric phản ứng với amonia để tạo ra amoni nitrat, 1 phân bón. Ngoài ra, các acid carboxylic có thể được este hóa với rượu cồn, để tạo ra este. Acid được sử dụng làm chất phụ gia cho đồ uống và thực phẩm, vì chúng làm thay đổi khẩu vị và phục vụ như chất bảo quản. Acid phosphoric, ví dụ, là 1 thành phần của đồ uống cola. Acid acetic được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như dấm. Acid carbonic là một phần quan trọng của một số loại nước uống cola và soda. Acid citric được sử dụng làm chất bảo quản trong nước sốt và dưa chua. Acid tartaric là 1 thành phần quan trọng của một số thực phẩm thông dụng như xoài chưa chín và me. Trái cây và rau quả tự nhiên cũng chứa acid. Acid citric có trong cam, chanh và các loại quả có múi khác. Acid oxalic có trong cà chua, rau bina, và đặc biệt là carambola và đại hoàng; lá rhubarb và carambolas chưa chín là độc tính vì nồng độ cao của acid oxalic. Acid ascorbic (vitamin C) là 1 vitamin cần thiết cho cơ thể con người và có trong các loại thực phẩm như amla (quả mâm xôi Ấn Độ), chanh, quả cam, quýt và ổi. Một số acid được sử dụng làm thuốc. Acid acetylsalicylic (aspirin) được sử dụng như thuốc giảm đau và làm giảm cơn sốt. Acid đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Acid hydrochloric có trong dạ dày giúp tiêu hóa bằng cách phá vỡ các phân tử thức ăn lớn và phức tạp. amino acid được yêu cầu để tổng hợp các protein cần thiết cho sự phát triển và sửa chữa các mô cơ thể. Acid béo cũng cần cho sự phát triển và sửa chữa các mô của cơ thể. Các acid nucleic rất quan trọng cho việc sản xuất DNA và RNA và chuyển các đặc tính sang con lai qua gen. Acid carbonic rất quan trọng để duy trì độ cân bằng pH trong cơ thể. Các acid được đặt tên phù hợp với anion của chúng. Phần cuối của ion bị bỏ đi và thay thế với các hậu tố mới theo bảng dưới đây. Ví dụ: Đối với acid không có oxy: tên acid: acid + hydro + tên phi kim + ic. Ví dụ: HCl: acid hydrochloric; HS: acid hydrosulfuric. Gốc acid tương ứng là: -Cl: chloride; =S: sulfide. Acid có nhiều nguyên tử oxy: tên acid: acid + tên của phi kim + ic. Ví dụ: HNO: acid nitric; HSO: acid sulfuric; HPO: acid phosphoric. NO: nitrat; = SO: sulfat; = PO: phosphat. Đối với acid có ít nguyên tử oxy: tên acid: acid + tên phi kim + ơ. Ví dụ: HSO: acid sulfurơ; SO: sulfit. Acid được phân thành hai loại lớn có cấu tạo phân tử rất khác nhau: acid hữu cơ và acid vô cơ.
5633
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5633
Hoa Lư
Hoa Lư (chữ Hán: 華閭) là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam và là quê hương của vị Anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh. Kinh đô này tồn tại 42 năm (968 - 1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang san, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ,… Ngày nay, Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư có diện tích tự nhiên 13,87 km², là một khu vực của Quần thể danh thắng Tràng An thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình. Kinh đô Hoa Lư xưa, tức khu di tích Cố đô Hoa Lư hiện nay nằm trên địa bàn giáp ranh giới 2 huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phố Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình. Đây là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các động vật trên cạn thuộc sơ kỳ đồ đá cũ thuộc nền văn hóa Tràng An và một số hang động có di chỉ cư trú của con người thời văn hóa Hòa Bình. Sau thời kỳ văn hóa Hòa Bình, vùng đồng đất này là nơi định cư của con người thời đại đồ đá mới Việt Nam. Quần thể Di sản Thế giới Tràng An ở Hoa Lư còn lưu giữ nhiều di vật của người tiền sử từ 30.000 năm trước, dấu tích của các triều đại, kinh đô xưa. Cách nay từ 251 đến 200 triệu năm, Tràng An vốn là vùng biển cổ. Các hang động kasrt đặc sắc nằm ngang xuyên qua lòng các dãy núi lớn, ngập nước thường xuyên ở đây được hình thành cách đây 4.000 năm. Vùng đất này thời Hồng Bàng thuộc bộ Quân Ninh. Thời An Dương Vương, vùng này thuộc bộ lạc Câu Lậu. Từ thời thuộc Hán qua Tam Quốc đến thời Nam Bắc triều, vùng Cố đô Hoa Lư thuộc huyện Câu Lậu, quận Giao Chỉ. Sang thời thuộc Đường, vùng này thuộc Trường châu. Trong thời nhà Ngô, vùng này là nơi cát cứ của Đinh Bộ Lĩnh. Ông ly khai và đã đẩy lui thành công cuộc tấn công của chính quyền trung ương Cổ Loa năm 951 do 2 anh em Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập và Nam Tấn vương Ngô Xương Văn đích thân chỉ huy. Cho tới khi nhà Ngô mất, nơi đây vẫn là vùng cát cứ bất khả xâm phạm của Đinh Bộ Lĩnh. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều đại nhà Đinh và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Vua Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư quê hương là kinh đô. Đặc điểm địa lý tự nhiên của kinh đô Hoa Lư được mô tả: Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, khi lên làm vua, Đinh Tiên Hoàng đã chọn được chỗ đất hẹp ở Đàm Thôn, vua muốn dựng đô ở đó, nhưng vì thế đất hẹp lại không có lợi về đặt hiểm, nên đóng đô ở Hoa Lư. Khi kinh đô Cổ Loa nằm ở vùng đồng bằng không giữ vững được ổn định, triều đình nhà Ngô rối ren dẫn đến loạn 12 sứ quân thì căn cứ quân sự Hoa Lư ở ngoại biên châu thổ sông Hồng trở lên lợi hại hơn cả, Đinh Tiên Hoàng nhờ đó dẹp tan tình trạng cát cứ, giành lại thống nhất cho đất nước. Các vua Lê Đại Hành và Lê Long Đĩnh sau này luôn giữ vững được kinh đô trong các trận đánh dẹp các thế lực thù địch. Theo các chính sử, Đinh Tiên Hoàng Đế ở ngôi được 12 năm thì bị một giám quan là Đỗ Thích ám sát. Con trai thứ 3 còn lại mới 6 tuổi là Đinh Toàn lên ngôi, tức Đinh Đế Toàn. Lấy cớ giặc Tống xâm lược, Thái hậu Dương Vân Nga và triều thần tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi, lập ra nhà Tiền Lê. Đinh Toàn làm vua được 8 tháng, sau trở thành Vệ Vương có mặt trong triều đình Tiền Lê 20 năm. Năm Tân Sửu 1001, trong dịp cùng vua Lê Đại Hành đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cầm Thủy, Thanh Hóa, Đinh Toàn bị trúng tên, hy sinh năm 27 tuổi. Như vậy, dưới triều Đinh, kinh đô Hoa Lư gắn với những chuyển biến trọng đại của dân tộc Việt Nam: thống nhất đất nước, vua Việt Nam đã xưng đế và xây dựng được kinh đô cho riêng mình mà không dựa vào nền tảng hay hình mẫu nào của cường quyền đô hộ. Vị hoàng đế đầu tiên của nước Việt thống nhất đã xây dựng kinh đô Hoa Lư dựa trên địa thế hiểm trở, tận dụng điều kiện tự nhiên với các vách núi đá vôi và hệ thống sông hồ làm thành quách. Kinh đô Hoa Lư là một "quân thành" phòng ngự vững chắc, vừa tiết kiệm sức người và của lại vừa đảm bảo đối phó tối ưu với các thế lực thù địch. Lê Hoàn lên ngôi trong hoàn cảnh đất nước biến loạn cả trong lẫn ngoài. Ngay từ khi ông giành quyền nhiếp chính, các đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ cùng tướng Phạm Hạp nổi dậy chống lại nhưng đều nhanh chóng bị đánh dẹp. Phò mã Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, cùng vua Chiêm Thành với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết. Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống bên Trung Quốc cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng Phạm Cự Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi, Dương Vân Nga lại trở thành Hoàng hậu của Lê Hoàn. Vua Lê Đại Hành tiếp tục cho mở mang, xây dựng thêm nhiều cung điện lộng lẫy ở Hoa Lư. Ông vẫn chọn Hoa Lư làm kinh đô do vị trí nằm ở trung tâm đất nước thời bấy giờ (giữa ngã ba khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ) để phục vụ mục tiêu mở mang bờ cõi xuống phương nam sau này. Khi người Việt chìm dưới ách nô dịch của phong kiến phía Bắc thì ở phía Nam, người Chiêm Thành đã sớm xây dựng được quốc gia độc lập tự chủ. Sinh sống ở các thung lũng Nam Trung Bộ hẹp và nhỏ, vương quốc Chiêm Thành có thế mạnh về hàng hải và các ngành nghề thủ công, nhưng lại thiếu những miền châu thổ rộng lớn. Bởi vậy, từ khi lập nước, Chiêm Thành liên tục tiến hành các hoạt động quân sự với Đại Cồ Việt. Năm 803, vua Chiêm sai viên tướng Senapati Par đem quân xâm phạm An Nam, vây hãm phía nam quận Cửu Chân. Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành bị vua Chiêm bắt giữ. Lê Hoàn tức giận, "sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Bắt sống được quân sĩ nhiều vô kể, cùng với trăm người kỹ nữ trong cung, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư". Các nghiên cứu thống kê cho thấy, trong vòng 26 năm trị vì, Lê Hoàn là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía nam, đã tiến hành 6 hoạt động quân sự lớn ở đây trong số 10 hoạt động quân sự lớn suốt thời gian trị vì của ông, vua đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ vững chắc miền biên giới, mà còn trực tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt, mở rộng thêm cương giới lãnh thổ của quốc gia Đại Việt sau này. Điều đó cũng lý giải vì sao Hoa Lư tiếp tục là đế đô dưới triều đại Tiền Lê. Lê Đại Hành là một vị vua mà "Sứ thần Trung Quốc phải tôn sùng, tù trưởng sơn động hết chuyện làm phản. Thành Hoa Lư phồn vinh hơn cả nhà Đinh. Còn lưu ý đến sức dân, quan tâm đến chính sự của nước, chú trọng nghề làm ruộng, nghiêm ngặt việc biên phòng, quy định pháp lệnh. Tuyển lựa quân ngũ... có thể nói là hết sức siêng năng, hết lòng lo lắng". Ông là một vị vua có tài, dẹp nội loạn, khéo bang giao, giữ thể diện cho quốc gia không bị nước lớn chèn ép. Đó là điều không phải đời vua nào của Việt Nam cũng làm được. Sách Dã sử chép rằng: Đại Hành băng, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung tông vì anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông. Lê Long Đĩnh trong 4 năm cầm quyền thì 5 lần cầm quân đánh dẹp: dẹp tan tranh giành giữa các anh em trong hoàng tộc để thu phục mọi người; sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long; đánh người Man ở hai châu Đô Lương và Vị Long; đánh giặc ở Hoan châu, châu Thiên Liêu và đánh giặc ở các châu Hoan Đường và Thạch Hà. Tuy nhiên cái chết ở tuổi 24 này dẫn đến sự chấm dứt triều đại Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý. Khác với các kinh đô chính thống khác ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư có một vai trò lịch sử đặc biệt: là nơi đánh dấu sự ra đời kinh thành Thăng Long - Hà Nội, thủ đô hiện tại của đất nước Việt Nam. Mốc son Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long mà bằng chứng là Chiếu dời đô được xác định là thời điểm khai sinh lịch sử thủ đô mặc dù với việc mở rộng diện tích phần lớn các vùng đất đế đô của Việt Nam có trước Hoa Lư như Mê Linh (Hai Bà Trưng), Long Biên (nhà Tiền Lý), Cổ Loa (nhà Ngô) nay đều thuộc về Hà Nội. Hoa Lư gắn liền với sự nghiệp của 2 vua đầu triều đại nhà Lý: là nơi Lý Công Uẩn lên ngôi và là quê ngoại, nơi sinh ra Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tổ không tự khởi nghiệp từ Thăng Long để chọn nơi này làm kinh đô mà là người được triều đình Hoa Lư tiến cử lên ngôi thay nhà Tiền Lê. Vì thế mà hệ thống triều đình và cơ sở vật chất của kinh thành Thăng Long sau này đều thừa hưởng từ kinh đô Hoa Lư trước đó. Để tưởng niệm công lao đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước và nhớ đến Cố đô Hoa Lư, nhà Lý đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc giống như ở Hoa Lư tại khu vực ở Thăng Long mà chúng vẫn tồn tại đến tận nay như: Ô Cầu Dền, phố Tràng Tiền, phố Cầu Đông, chùa Một Cột, ngã ba Bồ Đề, cống Trẹm, tháp Báo Thiên, phố Đình Ngang, chùa Vạn Tuế, làng gốm Bát Tràng... Sách Đại Nam nhất thống chí quyển XIV tỉnh Ninh Bình, mục cổ tích chép: "Đô cũ nhà Đinh, nhà Lê ở xã Trường Yên Thượng và Trường Yên Hạ về phía tây bắc huyện Gia Viễn, có nội thành và ngoại thành, có cửa xây bằng đá, lại có các danh hiệu: cầu Đông, cầu Dền, cầu Muống, Tràng Tiền, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ... nền cũ vẫn còn. Về sau Lý Thái Tổ dời đô đến Thăng Long đều dùng theo các danh hiệu ấy...". Theo các thần tích ở Cố đô Hoa Lư thì Lý Thái Tổ có một hoàng hậu là con gái của Lê Đại Hành và Dương Vân Nga tên là Lê Thị Phất Ngân, chính người con gái đó đã sinh ra Lý Thái Tông, vị vua thứ hai của triều Lý có tuổi thơ 10 năm gắn bó với vùng đất cố đô trước khi về với Thăng Long. Lý Thái Tông sau này xây chùa Một Cột, đền Đồng Cổ, đền Phạm Cự Lượng ở Thăng Long; đào kênh Lẫm, đầm Lẫm ở Thần Phù (Hoa Lư) làm phòng tuyến đánh dẹp Chiêm Thành và nghi lễ cày ruộng tịch điền đều noi theo truyền thống từ Vua Lê Đại Hành. Các nhà nghiên cứu cho rằng Lý Thái Tổ đã nhận thấy kinh đô Hoa Lư chật hẹp, không thể mở mang thành nơi đô hội được, không phù hợp với vị thế mới của đất nước. Năm 1010, vị vua này đã ban Chiếu dời đô để xây dựng kinh đô tại Thăng Long. Đây là một sự kiện lịch sử rất quan trọng không chỉ riêng với Hoa Lư và Thăng Long, là mốc son đánh dấu lịch sử hình thành thủ đô Hà Nội của Việt Nam trên cơ sở, nền tảng kinh đô Hoa Lư. Như vậy kinh đô Hoa Lư tồn tại được 42 năm, trong đó 12 năm đầu là triều Đinh (968 - 980), 29 năm kế tiếp là triều Tiền Lê (980 - 1009) và năm cuối (1009 - 1010) là triều Lý. Sau khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, người con trai thứ 2 là Khai Quốc Vương mới hơn 10 tuổi được giao cai quản vùng đất này cùng sự bảo trợ của Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân. Hoa Lư tiếp tục giữ vai trò là một căn cứ quân sự và trung tâm văn hóa của các triều đại nhà Trần, Hậu Lê, nhà Mạc, Tây Sơn. Nhà Trần sử dụng thành Nam, Tràng An của Cố đô Hoa Lư để làm cứ địa kháng chiến chống Nguyên Mông. Vua Trần Thái Tông tiếp tục xây dựng ở Hoa Lư hành cung Vũ Lâm, đền Trần thờ thần Quý Minh và chùa A Nậu. Cung Vũ Lâm là nơi các vua Trần xuất gia tu hành. Nhà Hậu Lê, thời Lê Thánh Tông, Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: "Ngày 16, vua thân hành dẫn đại ngự giá khởi hành, trời mưa nhỏ, gió bấc. Tư thiên giám Tạ Khắc Hải tâu rằng: "Mưa là mưa nhuần quân, gió từ phương bắc là gió hòa". Cho nên khi thuyền đi vua đi, có câu thơ rằng: Vua liền sai Lại bộ thượng thư Nguyễn Như Đỗ tế đền Đinh Tiên Hoàng, để cầu cho quân đi thắng trận. Thời nhà Mạc, quận công Bùi Thời Trung là người Hoa Lư đã cho tu bổ, xây dựng các đền thờ để có được kiến trúc giống hiện nay. Mùa đông năm Canh Dần (1770) chúa Trịnh Sâm đi tuần thú cõi Tây, lúc quay thuyền trở về, đi tắt tới đất Tràng An thăm cảnh Hoa Lư. Nhìn bốn phía núi xanh, nước biếc, cửa khoá mấy lần, từng bước đều là thành vàng và hào nước. Non sông hùng tráng, hình thắng to lớn. Xem dấu vết của triều Đinh mà lạnh lùng xơ xác,… khiến ông cảm khái làm một bài thơ để tả nỗi lòng: Qua triều đại Tây Sơn, một lần nữa đất Hoa Lư trở thành cứ địa phòng ngự để đại phá quân Thanh với các địa danh phòng tuyến Tam Điệp, đồn Gián Khẩu và chùa Bái Đính. Đến triều đại nhà Nguyễn, các vua tiếp tục tôn tạo các di tích Hoa Lư và xây dựng các lăng mộ, nâng cấp lễ hội Cố đô Hoa Lư. Hiện nay, Cố đô Hoa Lư là một di sản văn hóa thế giới trong Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận từ năm 2014. Kinh thành Hoa Lư gồm 2 vòng thành nằm cạnh nhau và một vùng núi kề sát. 3 vòng tạo thành hình giống số 80 hướng về phía đông. Theo cách bố trí thời Đinh Lê các nhà nghiên cứu chia làm 3 vòng thành là thành Đông, thành Tây và thành Nam. Tuy nhiên do thành Nam chỉ là vùng căn cứ quân sự hiểm trở, phòng thủ mặt sau mà nó thường được dân gian gọi riêng là thành Tràng An, 2 vòng thành kia là nơi đặt cung điện nên còn được gọi là thành Hoa Lư. Kinh đô Hoa Lư được bao bọc bởi nhiều ngọn núi, các triều vua đã dựa theo địa hình tự nhiên cho đắp 10 đoạn tường thành nối các núi đá, dựng nên thành Hoa Lư thuộc xã Trường Yên với diện tích hơn 300 ha. Phía Nam thành Hoa Lư là thành Tràng An là khu vực phòng thủ hậu cứ của kinh đô. Thành Hoa Lư có rất nhiều cổng bộ để đi vào, bên cạnh đó còn có cổng thủy do sông Sào Khê chảy xuyên qua thành. Thành Hoa Lư có hai vòng sát nhau: vòng thành ngoài gọi là thành Đông, vòng thành trong gọi là thành Tây. Thành Đông rộng khoảng 140 ha, nằm ở phía đông nên còn được gọi là thành ngoài hay thành ngoại, nay thuộc địa phận các làng cổ Yên Thành và làng cổ Yên Thượng, có 5 đoạn tường thành nối các dãy núi tạo nên vòng thành khép kín. Khu thành Ngoài là nơi làm việc hàng ngày của triều đình Hoa Lư. Đây là cung điện chính mà khu vực Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua Lê Đại Hành nằm ở trung tâm. Thành Đông hiện nay còn lại rất nhiều địa danh như chợ cầu Đông, cầu Dền, chùa Nhất Trụ, chùa Cổ Am, phủ Đông Vương, phủ Vườn Thiên, đình Yên Trạch, núi Mã Yên, núi Cột Cờ, sông Sào Khê (đoạn từ cầu Dền đến hang Luồn).v.v. Thành Tây có diện tích tương đương và nằm phía tây thành Đông, thuộc địa phận làng cổ Chi Phong, cũng có 5 đoạn tường thành nối liền các dãy núi: Khu thành Tây là nơi ở của gia đình vua cùng một số người hoàng tộc và quan lại cao cấp của triều đình. Ngoài vua và số quan lại được quyền cư trú trên, ở thành ngoài và thành trong còn có các doanh trại của 3.000 quân cấm vệ bảo vệ vua và triều đình; dân chúng chỉ được cơ trú ngoài thành. Hiện nay ở thành Tây còn lại các di tích như chùa Kim Ngân xưa là nơi cất vàng bạc và ngân khố quốc gia, chùa Duyên Ninh là ngôi chùa cầu duyên, đền Bim, đền Vực Vông.v.v. Việc qua lại giữa hai tòa thành rất thuận tiện. Cả hai thành đều lợi dụng được ưu thế sông Sào Khê chảy dọc thành, vừa là hào nước tự nhiên, vừa là đường thủy, phục vụ việc di chuyển ra vào thành. Một tổng thể kinh thành gồm hai tòa thành riêng biệt, rất thuận tiện cho việc bố trí từng khu triều đình, quan lại hay quân sĩ. Song việc qua lại giữa hai thành không vì vậy mà trở ngại. Thiên nhiên đã khéo bố trí một con đường kín đáo mà thuận tiện, đó là Quèn Vông, quãng tiếp giáp giữa núi Hang Sung và núi Quèn Dót. Ở mỗi tòa thành còn có một đoạn tường thành ngắn có thể chia làm hai phần, tăng thêm mức độ quanh co hiểm hóc cho công trình. Triều Đinh thành lập sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, khi mà những mô hình thành lũy kiểu Hán ngang bằng sổ ngay, phương hướng tề chỉnh, quy cách xây dựng trở thành công thức, đã mọc lên không ít ở nhiều nơi. Nhưng thành Hoa Lư độc đáo được xây dựng lại không theo một khuôn mẫu Trung Quốc của bất cứ thời nào. Là một căn cứ quân sự, Hoa Lư đã đạt tới đỉnh cao về mức độ kiên cố, hiểm trở của một công trình phòng thủ. Có thể coi Hoa Lư là một công trình kiến trúc quân sự hiếm có trong lịch sử Việt Nam và cả trong lịch sử các nước khác đương thời. Hoa Lư là một tòa nhà điển hình cho phương pháp xây dựng lợi dụng địa thế tự nhiên. Cũng bởi lẽ đó mà thành Hoa Lư có dáng hình độc đáo, có đầy đủ tính chất kiên cố, hiểm trở của một công trình quân sự, lại thêm tính kỳ vĩ, hữu tình của một thắng cảnh. Hiện nay thành thiên tạo vẫn còn, thành nhân tạo và cung điện chỉ còn là những dấu tích đang được khai quật. Các nhà khảo cổ đào một số đoạn tường thành phát hiện ở những khu vực này có móng thành bằng cành cây với nhiều cọc đóng xuống sâu. Phía trong của tường thành xây bằng gạch, dày đến 0,45 m, cao từ 8-10 mét. Chân tường kè đá tảng, gạch bó và đóng cọc gỗ. Loại gạch phổ biến có kích thước 30 x 16 x 4 cm, trên gạch thường có in các dòng chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên" và "Giang Tây quân". Phía ngoài tường gạch là tường đất đắp rất dày. Thành Tràng An nằm ở phía nam kinh thành Hoa Lư nên còn được gọi là thành Nam, có diện tích lớn hơn hai thành kia nhiều, hiện thành này nằm giữa ranh giới 2 huyện Gia Viễn, Hoa Lư với thành phố Ninh Bình. Thành Tràng An với núi cao, hào sâu hiểm trở, bảo vệ mặt sau thành Hoa Lư, từ đây quân lính có thể nhanh chóng cơ động vào ra bằng đường thủy. Tràng An hiện có rất nhiều di tích mô tả cách bố trí phòng tuyến của kinh đô Hoa Lư. Tại đây các nhà khảo cổ còn khai quật được các dấu tích của người tiền sử và nhiều cổ vật từ thời Đinh, Tiền Lê và thời Trần. Vào thời Trần sau này, nơi đây tiếp tục là cứ địa chống quân Nguyên Mông. Hiện tại đây là tuyến du lịch sinh thái - lịch sử thu hút nhiều nhà nghiên cứu địa chất và lịch sử đến làm việc. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi thời Lê Hoàn::"Năm Giáp Thân thứ 5 (984): dựng nhiều cung điện, làm điện Bách Bảo Thiên tức ở núi Đại Vân, cột điện dát vàng, bạc, làm nơi coi chầu; bên đông là điện Phong Lưu, bên tây là điện Tử Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại Vân, rồi lại dựng điện Trường Xuân làm nơi vua ngủ, bên cạnh điện Trường Xuân dựng điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc". Tại khu vực đền vua Lê Đại Hành, Các nhà khảo cổ đã khai quật một phần nền nền cung điện thế kỷ X. Chứng tích nền cung điện nằm sâu dưới mặt đất khoảng 3m đã được khoanh vùng phục vụ khách tham quan. Tại đây còn trưng bày các phế tích khảo cổ thu được tại Hoa Lư phân theo từng giai đoạn lịch sử: Đinh-Lê, Lý và Trần. Sau chương trình điền dã của dự án hợp tác văn hoá Việt Nam - Phần Lan tiến hành khảo sát; vết tích nền móng cung điện thế kỷ X đã được phát hiện bởi đợt khai quật của Viện Khảo cổ học. Trong số hàng trăm hiện vật cổ tìm thấy tại đây, có những viên gạch lát nền có trang trí hình hoa sen tinh xảo, đặc biệt loại lớn có kích thước 0,78m x 0,48m. Có những viên gạch còn hằn dòng chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên" (gạch chuyên xây dựng thành nước Đại Việt). Có những ngói ống có phủ riềm, nằm sâu dưới đất ruộng, khai quật lên, còn lành nguyên và cả những chì lưới, vịt... làm bằng đất nung. Kết quả đợt khai quật tại khu vực đền Lê Hoàn năm 1997 đã hé mở phần nào diện mạo của kinh đô Hoa Lư: thành quách kiên cố, nhiều kiến trúc lớn và trang trí cầu kỳ mang đậm phong cách nghệ thuật riêng thời Đinh - Lê đơn giản, khỏe khoắn. Núi Mã Yên: Để lên thăm lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng phải bước lên 150 bậc đá của núi Mã Yên. Tên núi Mã Yên vì trông xa núi có hình yên ngựa. Tương truyền khi dựng kinh đô Đinh Bộ Lĩnh đã lấy núi này làm án. Đứng ở trên đỉnh núi có thể nhìn rõ toàn cảnh kinh đô. Núi Cột Cờ: Phía đông bắc kinh thành có núi Cột Cờ là nơi treo quốc kỳ Đại Cồ Việt. Phía tây nam có núi ghềnh tháp là nơi Đinh Tiên Hoàng duyệt thủy quân, có hang Tiền, hang muối là nơi cất giữ tài sản quốc gia, động Am Tiên là hang nhốt hổ, báo để xử người có tội; xa hơn là động Thiên Tôn - tiền đồn trình báo vào kinh đô Hoa Lư. Sông Hoàng Long là con sông gắn với những truyền thuyết về Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ được rồng vàng cõng qua sông chạy thoát khỏi sự truy đuổi của người chú. Khi xây dựng kinh đô, Đinh Tiên Hoàng cũng tận dụng ưu thế tự nhiên trong vận tải mà con sông này nằm ở phía bắc kinh thành mang lại. Một nhánh của sông Hoàng Long, nằm uốn lượn trong khu vực thành ngoại Hoa Lư mà người dân địa phương hiện gọi là sông Sào Khê. Tương truyền, bên bến sông này là nơi Lý Công Uẩn hạ chiếu dời đô để xuống thuyền tiến về Thăng Long. Sông Sào Khê hiện nay được nạo vét thành hào nước bảo vệ di tích cố đô Hoa Lư và là một cửa ngõ đường thủy dẫn vào các thắng cảnh Hoa Lư. Khởi nguồn từ nền văn hóa Tràng An, sau thời kỳ văn hóa Đông Sơn, văn minh sông Hồng, lịch sử văn hóa văn minh Việt Nam bước vào thời đại lớn thứ hai của nó là thời đại Đại Cồ Việt - Đại Việt - Việt Nam, với ba thời kỳ văn hóa dài ngắn khác nhau: văn hóa Hoa Lư, văn hóa Thăng Long và văn hóa Phú Xuân. Thế kỷ 10, khi đất nước Đại Cồ Việt bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ lâu dài, cũng là lúc nảy sinh những mầm mống của một nền văn học dân tộc dưới hình thức chữ Hán và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Các danh nhân như Khuông Việt, Pháp Thuận và Vạn Hạnh là những người được triều đình trọng dụng và có tầm ảnh hưởng lớn đến văn hóa dân tộc. Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên lập chức tăng thống đưa phật giáo trở thành quốc đạo. Từ năm Canh Ngọ 970, Đinh Tiên Hoàng truyền cho đúc tiền đồng, là tiền tệ xưa nhất ở Việt Nam, gọi là tiền đồng Thái Bình, đặt nền móng cho nền tài chính - tiền tệ của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Từ năm 976, thuyền buôn của các nước ngoài đến dâng sản vật của nước họ, kết mối giao thương với Đại Cồ Việt. Trong "Lịch triều hiến chương loại chí" (Phan Huy Chú) nhận xét: Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn cũng là người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau đó Lý Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một kỷ nguyên phát triển lâu dài của văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Lê Đại Hành khi làm vua cho xây dựng nhiều công trình, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Ông là vị vua mở đầu cho lễ tịch điền nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp dưới chế độ phong kiến Việt Nam. Mở đầu cho một lễ nghi trọng đại mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp. Lê Đại Hành cũng là vị vua đầu tiên tổ chức đào sông. Công trình đào sông Nhà Lê do Lê Hoàn khởi dựng là con đường giao thông thủy nội địa đầu tiên của Việt Nam. Sự nghiệp mở đầu vĩ đại đó đã trở thành phương châm hành động của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau này. Lê Hoàn là người mở đầu và xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Việt. Nhà Tống là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất châu Á đương thời mang nặng tư tưởng bành trướng đã phải từng bước thừa nhận sức mạnh, thế lực của quốc gia độc lập Đại Cồ Việt, đã phong cho Lê Hoàn các tước vị cao như Giao Chỉ quận vương, Nam Bình vương, sứ thần Tống còn làm thơ tôn Lê Hoàn tài ba không khác gì vua Tống. Phan Huy Chú đánh giá: ""Nhà Tiền Lê tiếp đãi sứ nhà Tống, tình ý và văn thư rất là chu đáo. Khúc hát hay cũng đủ khoe có nhân tài mà quốc thể được thêm tôn trọng làm cho người Bắc phải khuất phục"". Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhà vua còn bố trí sư Pháp Thuận giả làm người chở đò ra đón sứ giả Lý Giác. Câu chuyện hai người đã mượn bài thư Vịnh ngỗng của Lạc Tân Vương đời Đường để nối vần đối đáp với nhau nhân có hai con ngỗng bơi trên mặt sông, đã khiến Lý Giác rất thích thú và bị chinh phục đã trở thành giai thoại thú vị trong bang giao và văn học. Sau đó, về sứ quán Lý Giác đã làm một bài thư gửi tặng ngỏ ý "tôn Lê Hoàn không khác gì vua Tống" như lời Khuông Việt đại sư nói. PGS. Bùi Duy Tân phát hiện bài thơ Nam quốc sơn hà, một kiệt lác văn chương, cũng đồng thời là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam xuất hiện đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất của Lê Hoàn và cũng được Lý Thường Kiệt vận dụng ở lần kháng chiến chống Tống thứ hai. PGS.TS Trần Bá Chí cũng khẳng định: Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập, chỉ có thể ra đời sau hàng ngàn năm bắc thuộc, nhưng không phải vào thời Ngô Quyền còn loạn lạc, chưa tức vị, trước khi chống Nam Hán, mà là ở thời Vua Lê Đại Hành chống Tống khi thể chế, ngôi vị đã vững vàng, an định. Kiệt tác thứ hai, ở triều đại hoàng đế Lê Hoàn là một bài ngũ ngôn tuyệt cú của nhà sư Pháp Thuận. Đây là bài thơ có tên tác giả xuất hiện sớm nhất, nên được đặt vào vị trí khai sáng cho văn học cổ dân tộc. Cũng như Nam quốc sơn hà, Quốc tộ là bài thơ giàu sắc thái chính luận, một bài thơ viết về những vấn đề chính trị xã hội hiện hành của đất nước. Để trả lời nhà vua "hỏi về vận nước ngắn dài", nhà thơ đã lấy ngôn từ giản dị mà thâm thúy, bày tỏ chính kiến của mình: ""Vận mệnh nước nhà dài lâu, bền vững khi nhà vua dựng mở được nền thái bình bằng phương sách" ". Nếu Nam quốc sơn hà có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập, thì các nhà nghiên cứu khẳng định Quốc tộ có giá trị như một bản tuyên ngôn hòa bình. Hai bài thơ là hai kiệt tác văn chương bổ sung cho nhau, hoàn thiện Tuyên ngôn độc lập, Tuyên ngôn hoà bình đầu tiên của dân tộc, chính là cột mốc khai sáng văn học Việt Nam. Là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam, Hoa Lư còn là nơi khởi nguồn sản sinh nhiều giá trị văn hóa thuần Việt. Kinh đô Hoa Lư được xem là vùng đất tổ của nghệ thuật sân khấu điện ảnh Việt Nam. Kinh đô này nơi khai sinh ra dòng văn học viết và là đất tổ của nghệ thuật sân khấu chèo mà người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh. Đây là loại hình sân khâu tiêu biểu nhất của Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư chép:Mùa thu Ất Dậu, nhân ngày kỷ niệm lên ngôi, Lê Đại Hành cho tổ chức hội đèn bơi thuyền, lấy tre làm núi giả, gọi là Nam Sơn. Để cho sứ giả nhà Tống sợ, vua cho ba nghìn quân sĩ có thích ở trán ba chữ “Thiên tử quân” oai phong lẫm liệt, mở cuộc thao diễn vĩ đại, đóng trò giả cùng với dân bơi thuyền, gióng trống hò reo, cắm cờ, làm như bày binh bố trận, để phô trương thanh thế. Và, vẫn dẫn sách trên: Vua Lê Đại Hành ngự giá chinh phạt Chiêm Thành, bắt được hàng trăm ca kỹ ở kinh đô Chiêm quốc mang về nước, bắt họ múa hát vui chơi. Các truyền thuyết lịch sử hát Tuồng cũng ghi rằng loại hình ngày hình thành vào thời Tiền Lê năm 1005, khi một kép hát người Tàu tên là Liêm Thu Tâm đến Hoa Lư và trình bày lối hát xướng thịnh hành bên nhà Tống và được vua Lê Long Đĩnh thâu dụng, bổ là phường trưởng để dạy cung nữ ca hát trong cung. Sau khi nhà Lý dời đô về Thăng Long, kinh đô Hoa Lư trở thành cố đô. Toàn bộ khu di tích Cố đô Hoa Lư hiện nay nằm trên địa bàn giáp ranh giới 3 huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình. Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư hiện nay thuộc quần thể di sản thế giới Tràng An, có diện tích tự nhiên 13.87 km² gồm: Vùng bảo vệ đặc biệt có diện tích 3 km² gồm toàn bộ khu vực nằm trong thành Hoa Lư, trong vùng có các di tích lịch sử: đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua Lê Đại Hành, lăng vua Đinh, lăng vua Lê, đền thờ Công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ, phủ Vườn Thiên, bia Câu Dền, chùa Kim Ngân, hang Bim, núi Mã Yên, núi Phi Vân, núi Cột Cờ, sông Sào Khê, một phần khu sinh thái Tràng An và các đoạn tường thành, nền cung điện nằm dưới lòng đất... Vùng đệm có diện tích 10,87 km² gồm toàn cảnh hai bên sông Sào Khê, khu dân cư các thôn: Yên Hạ, Vàng Ngọc và quần thể Tràng An. Trong vùng có các di tích lịch sử: động Am Tiên, hang Quàn, hang Muối, đình Yên Trạch, chùa Bà Ngô, hang Luồn, hang Sinh Dược, hang Địa Linh, hang Nấu Rượu, hang Ba Giọt, động Liên Hoa, đền thờ thần Quý Minh, phủ Khống, phủ Đột, hang Bói... Các di tích liên quan trực tiếp gồm các di tích không nằm trong 2 vùng trên nhưng có vai trò quan trọng đối với quê hương và sự nghiệp của triều đại nhà Đinh như chùa Bàn Long, chùa Bái Đính, cổng Đông, cổng Nam, động Thiên Tôn, động Hoa Lư, đền thờ Đinh Bộ Lĩnh...
5636
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5636
Địa chấn phản xạ
Thăm dò Địa chấn phản xạ (Seismic Reflection), là một phương pháp của "địa vật lý thăm dò", phát sóng đàn hồi vào môi trường và bố trí thu trên mặt các "sóng phản xạ" từ các ranh giới địa chấn ở các tầng trầm tích dưới sâu. Giải đoàn tài liệu sẽ xác định được các ranh giới kết hợp với xem xét định tính "đặc trưng động lực" của sóng cho phép xác lập cấu trúc địa chất của vùng và định vị đối tượng quan tâm, như các tầng chứa khoáng sản, đứt gãy... Địa chấn phản xạ là "công cụ hàng đầu" trong tìm kiếm thăm dò dầu khí, được đầu tư nhiều tiền của và trí tuệ vào phát triển phương tiện và xử lý tài liệu, kết tinh trong các giáo trình ngàn trang . Nó cũng được ứng dụng vào tìm kiếm khoáng sản ở vùng trầm tích chưa biến chất, như mỏ muối Na-K, than nâu, than đá... Đôi khi nó cũng được sử dụng vào khảo sát địa chất công trình, ví dụ trong dự án Nhà máy Điện hạt nhân 1 tại Phước Dinh, Ninh Thuận, Việt Nam, thực hiện năm 2012. Trong đo đạc truyền thống thì một vụ nổ được thực hiện tại điểm nguồn (SP, Source Point), và thu sóng tại điểm thu (GP, Geophone Point) cách SP một độ dịch x (Offset). Coi vụ nổ phát sóng có xung dạng "hàm Dirac" δ có cường độ tại thời điểm "t = 0" là A, phát sóng dọc P tỏa tròn vào nửa không gian bên dưới. Biểu diễn hình học địa chấn của nó trong không gian đồng nhất và đẳng hướng gồm có các tia sóng xuyên tâm, và mặt sóng hình cầu. Khi lan truyền, sự phân kỳ làm cường độ sóng giảm theo khoảng cách L theo công thức: Theo "lý thuyết đàn hồi", khi tia sóng gặp ranh giới phản xạ, là ranh giới giữa hai lớp có trở sóng formula_2 khác nhau, trong đó σ - "mật độ", V - "tốc độ truyền sóng", thì xảy ra phản - khúc xạ theo Định luật Snell. Gọi ranh giới đó là R, có độ sâu tiếng vang (pháp tuyến) h. Khi đó: • Khi tia tới có góc tới formula_3, thì góc phản xạ formula_4, góc khúc xạ formula_5 có quan hệ • Cường độ sóng phản xạ phần còn lại dành cho sóng truyền qua formula_8. Kết quả tại GP thu được xung δ(t) cường độ Ar’ tại thời gian Biểu diễn formula_10 là đường hyperbol. Thời gian phản xạ t còn gọi là "Two-way time" (TWT). Các tia sóng phản xạ từ ranh giới sâu hơn thì trải qua 2x lần khúc xạ ở ranh giới nằm trên. Ngoài các phản xạ chính, sẽ có mặt các "nhiễu thường trực" (Interferences, xem "Sóng địa chấn"): Nó dẫn đến kết cục sẽ thu được một dãy xung δ, gọi là "hàm sự kiện" E(t) (Event), gồm phản xạ chính ứng với số ranh giới thật, và vô hạn đếm được các phản xạ lặp đủ kiểu, cộng với sóng trao đổi nếu có. Sự phân chia năng lượng tại ranh giới làm cho cường độ sự kiện giảm rất nhanh theo thời gian t. Trong thực tế, nguồn phát xung không có dạng "hàm Dirac" δ, mà đặc trưng bởi xung sóng w(t) gọi là "Wavelet", chứa vài kỳ dao động. Mô hình tín hiệu thu được tại GP là s(t) = E(t) ¤ w(t) + n(t), trong đó ¤ là "phép tích chặp" (Convolution), còn n(t) là nhiễu ngẫu nhiên (Noise) tại điểm thu. Vì môi trường không đàn hồi lý tưởng, sóng bị hấp thụ với mức tỷ lệ với "gia tốc dịch chuyển hạt" môi trường, nên theo thời gian, sóng mất dần tần cao, w(t) có chu kỳ chính ngày càng dài ra. Các quan sát thực địa đều là đa kênh, hiện nay là từ 48 đến hàng ngàn, mỗi lần phát sóng thì thu được "băng ghi" "điểm nguồn chung" (CSP, Common Source Point). Các bố trí theo tuyến 2D thu được "hàm tín hiệu" hai chiều s(x,t), hoặc diện 3D thu được hàm tín hiệu ba chiều s(x,y,t). Các thăm dò sâu trên 300 m chỉ dùng sóng dọc P. Có thăm dò nông dùng sóng ngang SH (Shear Horizontal), do lan truyền chậm nên đạt được độ phân giải vị trí ranh giới cao, tuy nhiên nó bị hấp thụ mạnh. Sóng ngang SV (Shear Vertical) không thích hợp cho định vị ranh giới, vì nó làm phát sinh chuyển loại sóng tại ranh giới phản - khúc xạ. Việc sử dụng "phản xạ quá tới hạn" (Overcritical) trong khảo sát nông hiện có những ý kiến khác nhau. Trong môi trường có V>V thì các sóng tới ở "góc tới hạn i" có sin i = V/V, cho ra “tia sóng trượt” ở lớp bên dưới và làm phát sinh "sóng đầu" (Head Wave). Sóng đầu đến GP trước phản xạ quá tới hạn một quãng ngắn, gây giao thoa với phản xạ. Trong thực tế không thể phân biệt được xung là của sóng nào, nhưng nội dung xung và pha của chúng khác với phản xạ chưa tới hạn, nên khi xử lý CDP có thể gây lỗi. Tuy nhiên trong thăm dò than nâu ở châu Âu đã thực hiện quan sát offset lớn để thăm dò tầm sâu 100m mà vẫn thành công. Tập hợp các đường ghi điểm nguồn chung CSP thành băng ghi, dò tìm phản xạ mạnh trước, kết hợp với thông tin địa chất khác để xem đó có phải là phản xạ thật hay không. Sau đó vạch sóng theo các cực trị, rồi hiệu chỉnh về đầu sóng. Đường biểu diễn đầu sóng được gọi là biểu đồ sóng (Travel Time). Dựa theo công thức của hyperbol thực hiện xấp xỉ biểu đồ sóng để tính ra V và h. Việc xấp xỉ thuận lợi nhất ở vùng lân cận cực tiểu của hyperbol, nên trước đây đo thực địa tiến hành ở cả hai phía của SP. Giá trị V tính được cho các ranh giới sâu gọi là tốc độ trung bình V, đại diện thay thế các lớp phủ bên trên về một lớp. Ngày nay có thể dùng cách phân tích cổ điển để kiểm tra nhanh tài liệu, ví dụ tại vị trí có hố khoan hoặc kiểm tra kết quả "chuyển đổi time-depth" của mặt cắt CDP. Biến đổi công thức của hyperbol thành x = V t - 4h để xấp xỉ tuyến tính bằng MS Excel. Từ tập hợp trị số của biểu đồ sóng (x,t) tính ra hai cột Yi = [x] và Xi = [t]. Khi đó [V] = Slope{Yi, Xi} và [-4h] = Intercept{Yi, Xi}. Kết quả tính trực tiếp này tin cậy nếu không bị nhầm vào phản xạ lặp. Từ những năm 1960 các máy ghi địa chấn ghi sóng lên băng từ tính, sau đó là máy ghi số ra đời đã tạo thuận lợi cho chuyển sang ứng dụng kỹ thuật mới để xử lý tín hiệu, và phương pháp ưu việt tồn tại đến ngày nay là "Phương pháp điểm sâu chung" (Common Depth Point, CDP). Nội dung chính của nó là, để làm nổi rõ ranh giới thật ở độ sâu D tại điểm Xc trên mặt cắt, thì thực hiện theo quy trình: Các xung sóng ứng với ranh giới thật sẽ đồng pha và nổi lên, còn nhiễu ngẫu nhiên và các xung của nhiễu thường trực thì lệch pha và bị triệt/giảm. Mức triệt giảm tùy thuộc vào số n, gọi là "bậc cộng", và bước thu d (hoặc offset lớn nhất). Dạng biểu kiến của CDP là "điểm giữa chung" (Common Mid Point, CMP), dẫn đến cách tổ chức thi công trên tuyến 2D là kiểu "đo cuốn chiếu" hay cuốn dọc (Roll-Along). Cuốn chiếu có hình ảnh là hệ thống cố định gồm SP và các GP nằm một phía và đo di chuyển trên tuyến với bước điểm nguồn chẵn d. Ví dụ thu sóng 48 kênh từ offset +2d đến +49d, cuốn với bước điểm nguồn 1d, thì khi dựng hình sẽ có bậc cộng 24. Khi đo trên vùng nước thì đó là hệ thống cáp cố kết, được tàu kéo với tốc độ thích hợp, vừa đi vừa phát sóng. Đo trên bộ thì rải các cáp thu phân đoạn (thường là 12 hoặc 24 kênh) và cuốn từng đoạn cáp. Ngày nay đĩa cứng lưu trữ thoải mái, nên để tránh nhầm lẫn thì trên thực địa ghi sóng theo số kênh của máy, còn việc chọn ra kênh sử dụng thực hiện khi xử lý tài liệu. Đo CDP 3D phức tạp hơn, cần bố trí hàng ngàn kênh ghi. Trên biển thì đó là hệ thống các dãy cáp dọc/ngang cố kết và cho tàu kéo. Trên bộ nó được tính toán thiết kế trước, tuy nhiên thực tế ít dùng 3D thật sự, thường có là quản lý 3D các tuyến 2D. Các nguồn sóng có các đặc trưng chính gồm dạng xung nguồn (wavelet), tần số chính, và tổng năng lượng. Ngoài ra tổng trọng lượng công tác là yếu tố cần tính đến để đảm bảo cơ động khi thu thập số liệu. Nguồn nổ được dùng phổ biến trên bộ, nổ trong hố khoan ở tầng đất đá ổn định, độ sâu cỡ 1 – 15 m. Nguồn nổ cho ra xung lực gần với dạng hàm Dirac formula_11, hướng tỏa tròn nên gần như chỉ tạo ra "sóng dọc". Nổ trong hố khoan thì cần lèn chặt bằng sét/bùn để không sinh ra sóng âm thanh làm giảm chất lượng tài liệu. Các chất nổ thường dùng trong đo địa chấn có : Nhiều nước cấm nổ ở sông biển để bảo vệ môi trường và thủy hải sản. Nguồn đập búa được dùng trên bộ, thực hiện đập lên đe bằng gỗ/sắt đủ lớn truyền rung và để chống lún. Nguồn cho ra xung lực có hướng mạnh nhất ở hướng đập. Các dạng búa có từ búa vài kg do người đập, búa máy chục kg như Geometrics PWD-80 là 80 kg , hoặc dạng nguồn vật năng thả rơi (weight dropping) đặt trên xe chuyên dụng gọi là "Thumper truck" cho ra cú đập tương đương nổ mìn. Khi năng lượng búa thấp có thể phải cộng tích lũy tín hiệu để băng ghi CSP đủ mạnh dùng được cho phân tích tốc độ. Nguồn rung được dùng trên bộ. Có hai dạng: Nguồn rung đáp ứng yêu cầu đo địa chấn trong khu dân cư, không gây phá hủy công trình. Tuy nhiên để hoàn nguyên được đường ghi kết quả tương đương với nguồn nổ, thì đường ghi thực địa dài hơn nó hàng chục lần, và phải ghi được "tín hiệu mốc" (Reference Signal) chất lượng cao để tính tương quan (Correlation) trong phép hoàn nguyên. Nếu "tín hiệu mốc" kém chất lượng thì băng ghi hỏng. Nguồn súng hơi (Air Gun) là loại súng chuyên dụng để bắn trong nước hoặc hố nước. Nguồn tích năng là máy nén khí công suất từ chục đến vài trăm mã lực. Các súng công suất lớn thường có nhiều nòng bắn. Nguồn này được dùng trên sông biển. Khi dùng trên bộ thì phải dùng súng nhỏ và phải tạo bồn hoặc hố chứa nước . Nguồn phóng điện (Sparker) dùng nguồn tích năng điện áp DC cao 3 - 4 KV công năng đến vài KJ, phóng xung vào các điện cực trong môi trường nước mặn ở biển hoặc nước pha muối. Nguồn cho ra xung có tần số chính cỡ 100 Hz. Nguồn được dùng trong khảo sát nông trên sông biển. Có thể dùng cho phát sóng trong hố khoan song cần có bơm nước muối qua đường ống cỡ 7 mm tới đầu điện cực phát . Cùng làm việc với nguồn tích năng của sparker thường có "đầu phát sóng từ giảo" gọi là boomer, phát sóng ở nơi nước ngọt. Boomer có cấu tạo là một đĩa nhôm có quấn vài vòng dây đồng, khi phóng xung điện thì tạo ra xung từ trường mạnh gây biến dạng đĩa nhôm, tạo ra rung động theo hiệu ứng từ giảo . Súng hơi và Sparker có wavelet kéo dài và có các đỉnh thứ cấp do quá trình dãn - nén của khối khí gây ra (Ghost và Residual Bubble Pulses). Cần thu được dạng wavelet để phục vụ lọc ngược. Đầu thu sóng địa chấn kiểu cơ điện (Geophone): Nó giống cái loa nghe nhạc, có thể tháo xem. Điểm khác là màng đỡ được thay bằng vành đàn hồi, phía đáy có chân cắm vào đất, gia cố cách nước, và giải pháp kỹ thuật để chế loạt lớn nhưng đồng nhất về các chỉ tiêu kỹ thuật: Tần số riêng, đặc tuyến tần số, hệ số cơ điện. Dùng cho thu sóng trên bộ. Trở kháng ra của máy nhỏ, cỡ 300Ω, có thể yên tâm ngâm điểm đấu dây và đầu thu trong nước suối khi đo đạc. Đầu thu là loại có hướng, thu thành phần dọc trục cuộn dây, và có hai phiên bản: thu thành phần dao động đứng Z, thu thành phần dao động ngang H. Ví dụ: GeoSpace GS-20DM. Thu phản xạ sóng dọc P dùng đầu thu thành phần dao động đứng Z. Thu phản xạ sóng ngang SH dùng đầu thu thành phần dao động ngang H, đặt trục đầu thu vuông góc với tuyến đo. Đầu thu sóng địa chấn kiểu điện áp hay "đầu thu gốm" (Piezoelectric sensor), là mảnh cắt tinh thể gốm, thường là titanat bari, có gắn điện cực. Nó chuyển sóng áp suất (sóng dọc) sang điện áp, được dùng cho thu sóng trong môi trường nước nên gọi là hydrophone. Đầu thu này không có tính hướng. Chúng thường được ghép thành cáp đa kênh, đặt trong ống nhựa chứa dầu khoáng, thường gọi là con lươn/rắn (Eel Cable). Trở kháng ra của đầu gốm cao, nên phải có tiền khuếch đại tại đầu cáp. Geometrics còn đặt luôn khối số hóa tín hiệu trong cáp và truyền số liệu về máy tính trung tâm theo giao thức mạng, như Digital Marine Streamer System DMS-1 . Từ những năm 1990 các "máy ghi địa chấn" (Seismograph) số hóa và điều hành bằng máy tính PC ra đời, giải quyết nhiều khó khăn của thời kỳ trước. Số liệu được số hóa bằng các chip ADC nhanh, ghép ít hoặc không ghép kênh (Multiplex), và lưu trữ trên đĩa cứng. Các mẫu máy đều phủ kín đòi hỏi kỹ thuật của tất cả các dạng đo trong thăm dò địa chấn. Tuy nhiên khi đo ghép nhiều máy, thì chúng hoạt động độc lập và nối với nhau bằng "đường khởi động đo" (Trigger) để thống nhất thời điểm t=0. Ví dụ Terraloc Mark-6 (Thụy Điển), Seistronix RAS-24 (Mỹ). Sau đó ra đời các máy ghi địa chấn có kết nối mạng LAN, như Geometrics Geode , truyền số liệu về máy tính trung tâm điều khiển. Nó cho phép kết nối hàng trăm máy, trong đó mỗi máy đảm nhận một đoạn, để lập ra hệ thống hàng ngàn kênh đo. Để phục vụ khảo sát ở vùng rải dây khó khăn, một số hãng đưa ra mẫu máy ghi địa chấn 1 hoặc 3 kênh, ghi kết quả vào bộ nhớ bán dẫn, có kết nối qua sóng radio hoặc Wi-Fi. Ví dụ Sercel Unite (Pháp) , Sigma Observer (Nga) . Số liệu có thể được chuyển sang máy tính tại thực địa, hoặc sau khi kết thúc ngày đo đạc. Các xử lý đơn kênh và đa kênh được thực hiện xen nhau trong quá trình chung. Việc lựa chọn trình tự và công đoạn tùy thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của người thực hiện. Tín hiệu sóng suy giảm nhanh theo độ dài đường truyền, nên giá trị hàm s(x,y,t) ở các vùng gần và xa nguồn có thể chênh lệch hàng ngàn lần. Các biến đổi Fourier hay xử lý đa kênh khi thực hiện cộng trừ các giá trị đó với nhau sẽ gây sai lệch. Để thông tin thể "hiện bình đẳng nhau" thì cần cân bằng cường độ tín hiệu. Hiệu chỉnh này nên thực hiện sau khi đã làm trơn và khử phông tần thấp bằng Dewow cho đường ghi, nhằm loại trừ nhiễu và sốc ở khuếch đại nếu có. Vì nhiều lý do trời đất và lỗi thi công mà vị trí và tình trạng các điểm phát và thu sóng không đồng nhất, dẫn đến sai lệch thời gian truyền sóng. Hiệu chỉnh tĩnh (Static Correction) chỉnh các tình trạng trên. Nó có bản chất là sửa lại mốc t=0 của từng đường ghi. Các phần mềm hiện đại có thêm quy trình chuyên sâu hơn, thực hiện nhận dạng các phản xạ đánh dấu trong kết quả CMP Stack tiên nghiệm, và tính tương quan với số liệu ban đầu để xác định lượng hiệu chỉnh, sau đó xử lý lại. Quy trình này cần đến máy tính đủ mạnh. Phân tích tốc độ truyền sóng (Velocity Analysis) nhằm xác định các cột tốc độ, từ đó lập ra Cơ sở dữ liệu (CSDL) 2D/3D tốc độ để nội/ngoại suy tốc độ trung bình V dùng cho "hiệu chỉnh NMO" và cho "tính chuyển kết quả CDP Stack sang độ sâu" (time-depth). Kết quả tốc độ cần có kiểm chứng bằng tài liệu của địa chấn mặt cắt thẳng đứng (Vertical Seismic Profiling, VSP), tài liệu khoan và bằng kinh nghiệm phân tích. Trong menu tương tác, chọn tập con đường ghi theo CSP (hoặc CMP), chỉnh cột mô hình tốc độ lớp, sao cho có ranh giới và biểu đồ sóng tính ra tương ứng phải trùng vào trục đồng pha của các “phản xạ thật” trên băng. Xem "Phép phân tích cổ điển". Hỗ trợ cho phân tích là Submenu tạo ra băng ghi quét tốc độ, chọn trong hai cách Semblance hay UnnormCorr. Đó là "biến đổi Radon" cho hàm s(x,t) với đường tích phân hyperbol có tham số V cách đều và hạn chế trong dải 300–5000 m/s đối với sóng dọc, rồi biểu diễn trong hệ (V,τ). Các trục hyperbol đồng pha nổi lên thành điểm cực trị cường độ, có thể bấm chọn để ấn định ranh giới trong cột tốc độ, chú ý tránh cực trị của Multiple. Sử dụng hỗ trợ này khi chưa có mẫu cột tốc độ; khi đã có thì tìm cách copy rồi chỉnh lại. Các thăm dò sâu có số đường ghi CSP/CMP gather lớn, nên quét tốc độ cho ra biểu diễn Semblance mịn, cho phép ước lượng tốc độ tự động (Automatic velocity estimate using semblance) . Hiệu chỉnh NMO thực hiện tính chuyển đường ghi về offset 0 theo công thức hyperbol, với tốc độ được suy theo cách nào đó từ CSDL tốc độ. Nếu "xác định tốc độ sai", hoặc thiếu điểm phân tích tại đoạn có ranh giới không bình ổn, thì NMO sẽ không chính xác. Lỗi này thể hiện trên băng CMP: Nội dung như trên cho thấy Phân tích tốc độ truyền sóng có "vai trò quyết định" đến thành công của xử lý tài liệu. Trong thăm dò sâu như thăm dò dầu khí sử dụng tần số thấp cỡ 10–30 Hz, các bất đồng nhất bề mặt ảnh hưởng đến phân tích tốc độ không nhiều. Trong thăm dò nông sử dụng tần số cao hơn, thì bất đồng nhất bề mặt ảnh hưởng rất mạnh. Xử lý đơn kênh phát triển có sự tương tác với lý thuyết Xử lý tín hiệu số khác, đặc biệt là loại có dạng xung phản xạ như radar, sonar... Mục tiêu của xử lý là rút ngắn xung wavelet về dạng ngắn nhất có thể, và lọc bỏ nhiễu. Trong lý thuyết truyền thống, tín hiệu s(t) là quá trình liên tục, thường được xử lý trong miền tần số thông qua Biến đổi Fourier liên tục, S(ω), trong đó ω là tần số. Bộ lọc có đặc tuyến lọc F(ω) nào đó được áp dụng để tách tín hiệu khỏi nhiễu, cho ra phổ tín hiệu ra Y(ω) = F(ω)S(ω). Bộ lọc thường được thực thi bằng mạch điện tử với các mắt lọc cắt tần cao (thông thấp) và cắt tần thấp (thông cao), đặc trưng bởi "giới hạn tần" và "độ dốc của sườn" đường abs[F(ω)] tại đó, thường có hai mức Hi/Low. Các biến đổi Fourier ngược của F(ω) và Y(ω) cho ra quan hệ tín hiệu ra y(t) = s(t) ¤ f(t); trong kỹ thuật điện tử thì thường xét tác động lọc tới tín hiệu vào có "dạng nhảy bậc" 1(t), và gọi là "quá trình quá độ". Số hóa rời rạc tín hiệu dẫn đến khái niệm gọi nó là "chuỗi thời gian" (Time series), hữu hạn, có bước số hóa (bước rời rạc) đều và đơn nhất cho một CSDL. Phép tính phổ tổng quát dẫn đến phép biến đổi Laplace, và một biểu diễn mới là biến đổi Z (Z-transform), làm nền tảng cho xử lý số các chuỗi thời gian. Nó dẫn đến biến đổi Z của một chuỗi thời gian có dạng đa thức của toán tử trễ, và trong địa chấn thì dùng số mũ dương : Khi đó kết quả của một phép lọc là tích của đa thức tín hiệu với đặc trưng cho bộ lọc Y(z) = F(z)S(z). Trong xử lý số, các phép lọc trong miền tần số vẫn được chỉ định bằng các tần số/độ dốc tại giới hạn, nhưng có thể phần mềm thực thi theo cách nào đó, chẳng hạn tính ra chuỗi F(z) và thực hiện tích chặp. Lưu ý rằng xử lý số tác động như nhau với t và (-t), ví dụ với cùng một bộ lọc, xung nhảy bậc 1(t) lọc bằng phần cứng (bộ lọc của máy) cho ra xung chỉ ở t≥0, còn lọc số cho ra cả xung về quá khứ. Phép lọc ngược (Deconvolution) được Norbert Wiener và Norman Levinson đưa ra năm 1950, xác định wavelet và thực hiện lọc ngược Y(ω) = S(ω)/W(ω) để hoàn nguyên dãy xung sự kiện E(t). Tuy nhiên do băng tần và quan sát hữu hạn và có nhiễu, nên việc lọc về xung Dirac δ là bất khả thi. Các nghiên cứu wavelet dẫn đến khái niệm gọi là kiểu pha của w(t). Đối với chuỗi W(z) triển khai sang dạng tích ∏(r - z), trong đó r là nghiệm của phương trình W(z)=0, và (r - z) gọi là Couplet, kiểu pha thể hiện ở các giá trị r này (theo biểu diễn địa vật lý trong biến đổi Z). Các dạng pha wavelet có: Triển khai ∏(r - z) cho thấy chỉ cần một Couplet có modul(ri)≤1 thì đã là max-phase. Việc giải toán tử lọc W(z) có thể hội tụ với zero- và min-, nhưng không hội tụ với mix- và max-phase. Trong thực tế dạng wavelet phổ biến lại là "maximum phase". Để giải quyết sự không hội tụ thì một lượng nhiễu trắng cỡ 0,5 đến 10% được cộng vào phép giải, và chấp nhận chỉ có thể rút gọn wavelet về ngắn nhất có thể. Trường hợp tốt nhất là đưa được wavelet về dạng Ricker. Phép lọc Dự báo (Predictive Deconvolution) là thuật toán được Rudolf E. Kálmán đưa ra năm 1960 và gọi là "bộ lọc Kalman". Thuật toán này đưa ra mô hình cho rằng giá trị tương lai của một "Time Series" chứa hai phần: phần dự báo được (predictable) và phần không thể. Phần dự báo được có thể tính từ các trị trước tương lai, thông qua việc giải phương trình tính ra toán tử lọc. Ví dụ vui kinh điển là dự báo giá vàng ở thị trường New York, và kết quả khá sát. Trong địa chấn ứng dụng đơn giản nhất là bộ lọc khử nhiễu ngẫu nhiên cho đường ghi, số liệu ra là lai ghép theo hệ số ghép α nào đó: "trị lọc" = α x["trị quan sát"] + (1- α) x["trị dự báo"]. Trong địa chấn vùng nước nông, lọc dự báo được ứng dụng để khử sóng lặp của lớp nước, trong đó thực hiện loại trừ khỏi số liệu phần xung dự báo được. Thuật lọc này sử dụng nhận dạng đa kênh, nên có sự sai khác với lọc dự báo thuần túy. Lọc ngược tương tự cao nhất (Maximum Likelyhood Deconvolution, MLD) là phép lọc do Mendel J.M. đưa ra năm 1983, thực hiện lặp (iteration) phép ước lượng wavelet và dãy xung phản xạ, đến khi có được đường ghi tổng hợp gần với đường ghi thực tế nhất. Tuy nhiên ít thấy ứng dụng vào các phần mềm xử lý hiện đại. Biến đổi F-K là biến đổi Fourier hai chiều (2D Fourier transform) thực hiện cho hàm tín hiệu từ miền (x,t) sang miền (k,f), trong đó f - tần số, k - số sóng (Wavenumber), với k = 2π/λ trong đó λ là bước sóng. Trong miền (k,f) các sóng cùng tần số nhưng khác nhau về tốc độ biểu kiến sẽ hiện ra ở vùng khác nhau. Áp dụng bộ lọc triệt giảm vùng của nhiễu rồi thực hiện biến đổi F-K ngược để thu về kết quả. Biến đổi Radon (Radon transform) là phép "biến đổi toán học" dạng tích phân hàm số do Johann Radon đưa ra năm 1917. Nó được vận dụng vào xử lý địa chấn với đường tích phân có dạng parabol, hyperbol (như trong quét tốc độ), và đường thẳng (như trong biến đổi Tau-p). Biến đổi Tau-p còn gọi là "Slant Stack", do Tatham R., Keney J. và Noponen I. đưa ra năm 1982 , áp dụng cho CSP, CMP gather hay từng đoạn CMP Stack. Nó là trường hợp vận dụng "biến đổi Radon", trong đó phép tích phân hàm tín hiệu s(x,t) lấy theo đường thẳng t = px + τ, với p gọi là độ chậm (Slowness), và biểu diễn tại điểm (p,τ). Độ chậm là p = 1/V, với V là tốc độ biểu kiến. Trong thực tế thường tính từ p=0 (tức V=∞) đến p (hoặc ±p) nào đó, có thể là 1/1450 s/m (tốc độ sóng trong nước). Các trục đồng pha thẳng sẽ hiện thành điểm, còn hyperbolic hiện thành ellip trong hệ (p,τ). Sau đó áp dụng bộ lọc tốc độ. Nó gồm vùng thông qua, thường là vùng p nhỏ, và vùng triệt (cắt) ở p lớn. Giữa hai vùng trên là vùng ráp nối, để hệ số lọc chuyển dần từ 1 tới 0. Biến đổi Tau-p ngược sẽ cho lại băng ghi đã lọc bớt các sóng có tốc độ biểu kiến thuộc vùng triệt, thường ứng với sóng lặp (Multiples) hay nhiễu thường trực khác. Biến đổi Tau-p không động chạm đến đặc trưng pha. CDP Stack là công đoạn quan trọng nhưng đơn giản, thực hiện cộng các đường ghi về một "đường ghi tổng" cho điểm thu. Nó được thực hiện sau khi các xử lý đơn/đa kênh đã cho kết quả vừa ý. Phần mềm có thể nội suy ra các đường ghi sau CDP Stack theo giãn cách đều. Các dạng Stack khác và Migration là chủ đề hàn lâm cao, được đề cập ở trang riêng. Kết quả CDP cuối cùng có thể được tính chuyển từ trục thời gian sang độ sâu (time-depth), để thuận tiện trong biểu diễn, so sánh với kết quả của các phương pháp khác đặc biệt là địa tầng khoan. Trong chuyển đổi này tốc độ trung bình V cho vị trí tại đường ghi được nội/ngoại suy từ CSDL tốc độ, và chuyển đổi. Nếu cột tốc độ có biến thiên lớn, kết quả CDP có thể có vẻ ngoài khác thường, không thuận tiện cho xác định ranh giới địa chấn bán tự động trên băng số.
5638
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5638
Ân xá Quốc tế
Ân xá Quốc tế, hoặc Tổ chức Ân xá Quốc tế (; AI) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế, đặt ra mục đích bảo vệ tất cả quyền con người đã được trịnh trọng nêu ra trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các chuẩn mực quốc tế khác. Đặc biệt, Ân xá Quốc tế hoạt động nhằm giải thoát tất cả tù nhân lương tâm; nhằm bảo đảm các tù chính trị được xử công bằng và công khai; nhằm bãi bỏ án tử hình, tra tấn, và các hình thức đối xử khác với tù nhân mà họ cho là tàn bạo; nhằm chấm dứt các vụ ám sát chính trị và mất tích cưỡng bức; và chống lại mọi sự vi phạm nhân quyền, bất kể là do chính phủ hay tổ chức khác. Ân xá Quốc tế được ông Peter Benenson, một luật sư người Anh, thành lập năm 1961. Benenson đọc báo và sửng sốt rồi tức giận trước câu chuyện hai sinh viên người Bồ Đào Nha bị xử tù 7 năm vì đã nâng cốc mừng tự do. Benenson liền viết cho David Astor, biên tập viên tờ "The Observer", ông này cho đăng bài báo của Benenson nhan đề "Những người tù bị bỏ quên" ngày 28 tháng 5, kêu gọi độc giả viết thư ủng hộ hai sinh viên. Sự phản hồi thật là dồn dập đến nỗi trong có một năm mà các nhóm viết thư đã được thành lập tại hơn một tá quốc gia, họ viết để bảo vệ những nạn nhân của bất công ở bất cứ đâu. Đến giữa năm 1962, Ân xá Quốc tế đã có các nhóm hoạt động hoặc thành lập ở Đức, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Na Uy, Thuỵ Điển, Ireland, Canada, Tích Lan (nay là Sri Lanka), Hy Lạp, Úc, Hoa Kỳ, New Zealand, Ghana, Israel, México, Argentina, Jamaica, Malaysia, Congo (Brazzaville) (nay là Cộng hoà Congo), Ethiopia, Nigeria, Miến Điện (nay là Myanmar) và Ấn Độ. Cuối năm ấy, Diana Redhouse, một thành viên của một trong các nhóm trên, đã thiết kế biểu tượng của tổ chức là "Ngọn nến trong vòng dây kẽm gai". Trong những năm đầu, Ân xá Quốc tế chỉ tập trung vào các điều 18 và 19 của bản Tuyên ngôn Nhân quyền — 2 điều liên quan đến tù chính trị. Tuy nhiên, với thời gian, tổ chức đã mở rộng sứ mạng để hoạt động vì những nạn nhân của các hình thức vi phạm nhân quyền khác, không chỉ vì những tù nhân lương tâm. Riêng trong năm 2000, Ân xá Quốc tế đã hoạt động nhân danh 3685 cá nhân, và đã cải thiện được điều kiện của tù nhân trong hơn một phần 3 số trường hợp. Ngày nay có hơn 7500 nhóm Ân xá Quốc tế với khoảng 1 triệu thành viên hoạt động ở 162 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ khi thành lập, Ân xá Quốc tế đã bảo vệ hơn 44600 tù nhân ở hàng trăm quốc gia. Năm 1977, Ân xá Quốc tế được trao tặng Giải Nobel Hòa bình vì những hoạt động bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới. Ân xá Quốc tế nhằm mục đích củng cố mọi quyền căn bản của con người như đã nêu trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hiệp quốc. Với niềm tin đó, Ân xá hoạt động để: Việt Nam đã mở cuộc đối thoại với Ân xá Quốc tế (Amnesty International), cho một nhóm các nhà bảo vệ nhân quyền thuộc tổ chức này gặp gỡ các nhà đối lập trọng yếu và các giới chức chính quyền trong những cuộc tiếp xúc diễn ra lần đầu tiên kể từ khi chấm dứt cuộc chiến Việt Nam. Chuyến đi sang Việt Nam của tổ chức này kéo dài 6 ngày, chấm dứt vào ngày 02 tháng 3 năm 2013. Trong Phúc trình thường niên về nhân quyền Việt Nam năm 2012, tổ chức này cho rằng: Bà Janice Beanland, chuyên trách vận động về tình hình nhân quyền Việt Nam, phát biểu với VOA Việt ngữ: ""Nói về tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm qua, nổi bật nhất là tình trạng tiếp tục đàn áp quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân, tiếp tục bỏ tù những người có quan điểm khác biệt với chính quyền, những nhà hoạt động xã hội về quyền đất đai hay quyền của công nhân. Không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Hà Nội sẽ thay đổi xu hướng này. Tình hình nhân quyền Việt Nam càng lúc lại càng tồi tệ đi trong những năm gần đây."". Các chỉ trích tổ chức Ân xá Quốc tế có thể được phân thành hai loại chính: các cáo buộc về thiên vị trong chọn lựa và các cáo buộc về thiên vị có liên quan đến hệ tư tưởng. Trong các chỉ trích thuộc loại thứ hai, nhiều chính phủ, trong đó có Trung Quốc, Congo Kinshasa, Israel, Nga, Hàn Quốc, Mỹ, và Việt Nam đã phản đối Ân xá Quốc tế về những báo cáo mà các chính phủ này khẳng định là một chiều, hay vì Ân xá Quốc tế đã không coi các mối đe dọa an ninh là một nhân tố cần xem xét. Các công ty cũng tham gia chỉ trích, trong đó có hãng Total. . Năm 2016, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã có phản ứng về Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới 2015-2016 của Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), trong đó khẳng định đây là một báo cáo ""không cân bằng"" và ""không xét đến bối cảnh đặc biệt"" của tình hình nước này. Bộ ngoại giao Thái Lan cho rằng báo cáo đã ""phớt lờ các thách thức dai dẳng mà Thái Lan đang đối mặt, đó là nhu cầu cần phải có sự cân bằng giữa quyền tự do tụ tập và tự do bày tỏ quan điểm trong khi phải ngăn chặn các xung đột chính trị tái diễn."".
5645
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5645
Tổng thống Hoa Kỳ
Tổng thống Hoa Kỳ là nguyên thủ quốc gia ("head of state") và cũng là người đứng đầu chính phủ ("head of government") Hoa Kỳ. Đây là viên chức chính trị cao cấp nhất về mặt ảnh hưởng và được công nhận như vậy tại Hoa Kỳ. Tổng thống lãnh đạo ngành hành pháp của Chính phủ liên bang Hoa Kỳ và là một trong hai viên chức liên bang duy nhất được toàn quốc Hoa Kỳ bầu lên (người kia là Phó Tổng thống Hoa Kỳ). Trong số những trách nhiệm và quyền hạn khác, Điều khoản II Hiến pháp Hoa Kỳ giao cho Tổng thống hành xử một cách trung thành luật liên bang, đưa Tổng thống vào vai trò tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, cho phép Tổng thống đề cử các viên chức tư pháp và hành pháp với sự góp ý và ưng thuận của Thượng viện và cho phép Tổng thống ban lệnh ân xá. Tổng thống được dân chúng bầu lên một cách gián tiếp thông qua Đại cử tri đoàn trong một nhiệm kỳ 4 năm. Kể từ năm 1951, các Tổng thống Hoa Kỳ chỉ được phục vụ giới hạn hai nhiệm kỳ theo Tu chính án 22, Hiến pháp Hoa Kỳ. 45 cá nhân đã được bầu hoặc kế nhiệm trong chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ. Tổng thời gian phục vụ của tất cả các tổng thống là 58 nhiệm kỳ bốn năm. Joe Biden hiện đang là đương kim tổng thống, ông nhậm chức vào trưa ngày 20 tháng 1 năm 2021. Năm 1783, Hiệp định Paris đã mang lại cho Hoa Kỳ một nền độc lập và hòa bình nhưng với một cơ cấu chính phủ chưa rõ ràng. Đệ Nhị Quốc hội Lục địa đã phác thảo ra Các điều khoản Hợp bang vào năm 1777 có nói đến một hợp bang vĩnh viễn nhưng chỉ cho phép Quốc hội là cơ quan liên bang duy nhất - quá ít quyền lực để tài trợ cho chính mình hay bảo đảm rằng những nghị quyết của quốc hội có được thi hành hay không. Việc này một phần phản ánh quan điểm chống vương quyền trong thời cách mạng và hệ thống chính trị Mỹ mới này rõ ràng được tạo dựng lên để ngăn chặn sự trỗi dậy của một bạo chúa Mỹ. Tuy nhiên, trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế do sự sụp đổ của đồng tiền Lục địa theo sau cuộc Cách mạng Mỹ, sự sống còn của Chính phủ Mỹ bị đe dọa bởi sự bất ổn chính trị tại một số tiểu bang, bởi những nỗ lực của những người thiếu nợ muốn dùng chính phủ nhân dân để xóa nợ cho họ, và bởi sự bất lực thấy rõ của Quốc hội Lục địa trong việc cưỡng bách công chúng thi hành bổn phận của mình từng được áp dụng trong thời chiến. Quốc hội có vẻ cũng không thể trở thành một diễn đàn hợp tác sản xuất trong số các tiểu bang khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại. Để đối phó, Hội nghị Philadelphia được triệu tập, bề ngoài như có vẻ phác thảo ra các tu chính cho Các điều khoản Hợp bang, nhưng thay vào đó đã bắt đầu thảo ra một hệ thống chính phủ mới gồm có ngành hành pháp có nhiều quyền lực hơn trong khi vẫn duy trì hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực với chủ đích là ngăn chặn bất cứ ai có ý muốn trở thành "đế vương" khi đang làm tổng thống. Các cá nhân chủ trì Quốc hội Lục địa trong thời Cách mạng Mỹ và dưới Hiến pháp Hợp bang có chức danh là "President of the United States in Congress Assembled" (có nghĩa là Chủ tịch Hợp chúng quốc tại Quốc hội nhóm họp), thường viết tắt thành "President of the United States" (Chủ tịch Hợp chúng quốc Hoa Kỳ). Tuy nhiên, chức vụ này có ít quyền lực hành pháp riêng biệt. Sau khi Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua năm 1788, một ngành hành pháp riêng biệt được tạo ra và được Tổng thống Hoa Kỳ lãnh đạo. Quyền hành pháp của tổng thống theo Hiến pháp Hoa Kỳ, bị kiềm chế bởi hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực của hai ngành lập pháp và tư pháp của chính phủ liên bang, được tạo ra để giải quyết một số vấn đề chính trị mà quốc gia non trẻ đang đối diện và lại phải đối phó với các thử thách trong tương lai trong lúc đó vẫn ngăn cản được sự trỗi dậy của một kẻ độc tài. Quyền lực đầu tiên được Hiến pháp Hoa Kỳ quy định dành cho tổng thống là quyền phủ quyết của tổng thống đối với các quy trình lập pháp của Quốc hội Hoa Kỳ. Đoạn 2 và 3, Phần 7, Điều khoản 1, Hiến pháp Hoa Kỳ bắt buộc bất cứ đạo luật nào mà Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đều phải được trình lên tổng thống trước khi trở thành luật. Một khi đạo luật đã được trình lên thì tổng thống có ba sự chọn lựa: Năm 1996, Quốc hội tìm cách nâng cao quyền phủ quyết của tổng thống qua Đạo luật phủ quyết từng phần ("Line Item Veto Act"). Dự luật này cho phép tổng thống ký thành luật bất cứ đạo luật chi tiêu nào trong khi đó có quyền phủ quyết các mục chi tiêu nào đó trong đạo luật này, đặc biệt là bất cứ khoản chi tiêu mới nào, hay bất cứ tổng số chi tiêu nào, hoặc bất cứ lợi ích về thuế có giới hạn mới nào. Một khi tổng thống đã phủ quyết một mục nào đó trong đạo luật thì Quốc hội cũng có thể tái thông qua mục đó. Nếu tổng thống lại phủ quyết thì Quốc hội Hoa Kỳ có thể gạt bỏ sự phủ quyết của tổng thống bằng cách thông thường là biểu quyết với tỉ lệ 2/3 phiếu thuận tại cả hai viện lập pháp. Trong vụ kiện tụng "Clinton đối đầu Thành phố New York", , Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã phán quyết rằng việc thay đổi quyền lực phủ quyết như thế là vi hiến. Có lẽ điều quan trọng nhất trong số những quyền lực của tổng thống là quyền lực tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ trong vai trò tổng tư lệnh. Trong lúc quyền lực tuyên chiến được Hiến pháp đặt nằm trong tay Quốc hội thì tổng thống là người nắm quyền tư lệnh và điều khiển trực tiếp quân đội và có trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược quân sự. Những vị khai sinh ra Hiến pháp Hoa Kỳ đã thận trọng trong việc giới hạn các quyền lực của tổng thống liên quan đến quân sự; Alexander Hamilton giải thích điều này trong bài viết Federalist số 69: Quốc hội, theo Nghị quyết về Quyền lực Chiến tranh, phải cho phép bất cứ một cuộc khai triển quân đội nào kéo dài hơn 60 ngày. Ngoài ra, Quốc hội cũng đảm trách việc theo dõi quyền lực quân sự của tổng thống qua việc kiểm soát các quy định và chi tiêu quân sự. Song song việc nắm giữ các lực lượng vũ trang, tổng thống cũng là người nắm giữ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tổng thống có trách nhiệm bảo vệ người Mỹ ở hải ngoại và công dân ngoại quốc tại Hoa Kỳ. Tổng thống có quyền quyết định việc có nên công nhận các quốc gia mới và chính phủ mới hay không, và thương thuyết các hiệp định với các quốc gia khác. Các hiệp định này có hiệu lực khi được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận với 2/3 số phiếu tán thành. Mặc dù không được quy định trong hiến pháp nhưng tổng thống đôi khi cũng có quyền thực hiện những "thỏa ước hành pháp" trong quan hệ đối ngoại. Thông thường, những thỏa ước này có liên quan đến các vấn đề nằm trong phạm vi quyền lực hành pháp; thí dụ, thỏa ước với một quốc gia nào đó mà Hoa Kỳ có lực lượng quân sự hiện diện tại đó, cách nào để một quốc gia thi hành các hiệp định về bản quyền, hay làm sao để thực hiện việc giao dịch thư từ ngoại quốc. Tuy nhiên, thế kỷ XXI đã cho thấy rằng có một sự mở rộng rất lớn về những thỏa hiệp hành pháp như thế. Những người chỉ trích đã chống lại việc nới rộng việc sử dụng những thỏa ước hành pháp như thế vì chúng đã bỏ qua các quy trình tạo ra hiệp định và cũng như loại bỏ sự kiểm soát và cân bằng quyền lực mà hiến pháp đã quy định đối với ngành hành pháp trong quan hệ đối ngoại. Những người ủng hộ đáp trả lại rằng những thỏa ước như thế tạo ra một giải pháp mang tính thời đại khi nhu cầu hành động nhanh chóng, bí mật và đồng điệu ngày càng gia tăng. Tổng thống là viên chức hành chính trưởng của Hoa Kỳ và như thế ông là người đứng đầu ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ. Trách nhiệm của tổng thống là "trông coi việc luật pháp được thi hành một cách trung thực." Để thực hiện bổn phận này, tổng thống được giao trách nhiệm nắm giữ 4 triệu công chức ngành hành pháp liên bang. Tổng thống bổ nhiệm rất nhiều công chức trong ngành hành pháp: một vị tổng thống sắp nhận nhiệm sở có thể thâu nhận đến 6.000 viên chức trước khi ông nhận chức và thêm 8.000 người nữa trong suốt nhiệm kỳ của mình. Các đại sứ, các thành viên Nội các Hoa Kỳ, và những viên chức liên bang khác là được tổng thống bổ nhiệm với sự góp ý và ưng thuận của đa số tại Thượng viện Hoa Kỳ. Những cuộc bổ nhiệm viên chức được thực hiện vào thời điểm Thượng viện nghỉ họp chỉ có hiệu lực tạm thời và sẽ hết hạn vào lúc Thượng viện nhóm họp lại. Quyền của tổng thống sa thải các viên chức hành pháp từ lâu nay là một vấn đề tranh chấp chính trị. Thông thường, tổng thống có quyền sa thải các viên chức hành pháp theo ý của mình. Tuy nhiên, theo luật định thì Quốc hội có thể ngăn chặn và kiềm chế quyền của tổng thống khi sa thải các ủy viên của các cơ quan độc lập đặc trách về các quy định kiểm soát về các vấn đề đặc biệt nào đó hay một số các viên chức hành pháp cấp thấp. Tổng thống có khả năng điều hành phần nhiều ngành hành pháp bằng các sắc lệnh hành pháp. Những sắc lệnh này dựa vào luật liên bang hay quyền hành pháp mà Hiến pháp Hoa Kỳ ban cho và vì vậy có sức mạnh về mặt luật pháp. Những sắc lệnh hành pháp này có thể bị tòa án liên bang xem xét lại hoặc có thể bị vô hiệu quá bằng quy trình thay đổi luật. Tổng thống cũng có quyền đề cử các thẩm phán liên bang trong đó bao gồm các phẩm phán tòa phúc thẩm và Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các thẩm phán được đề cử này phải được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận. Thật không dễ dàng đối với các vị tổng thống có ý định quay chiều hướng pháp lý liên bang về phía một lập trường tư tưởng đặc biệt nào đó bằng việc đề cử các vị thẩm phán có tư tưởng ủng hộ lập trường đó. Khi đề cử các thẩm phán tòa án sơ thẩm, tổng thống thường tôn trọng truyền thống xưa nay là hỏi thăm ý kiến của thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang mà thẩm phán sẽ được đề cử. Tổng thống cũng có thể ban hành lệnh ân xá hay giảm án và việc này thường hay xảy ra ngay trước khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình. Đặc quyền Hành pháp cho phép tổng thống cất giữ thông tin không cho Quốc hội và các tòa án liên bang xem với lý do vì vấn đề an ninh quốc gia. Tổng thống George Washington là người đầu tiên giành được đặc quyền này khi Quốc hội yêu cầu xem sổ ghi chép của Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ, John Jay có liên quan đến một cuộc thương lượng điều đình không được công bố với Vương quốc Anh. Mặc dù không có ghi trong Hiến pháp Hoa Kỳ hay trong bất cứ luật nào nhưng hành động của Washington đã tạo ra tiền lệ cho đặc quyền này. Khi Tổng thống Richard Nixon tìm cách sử dụng đặc quyền hành pháp này như một lý do để không giao nộp những bằng chứng mà Quốc hội Hoa Kỳ đòi cung cấp trong Vụ tai tiếng Watergate, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã phán quyết vụ "Hoa Kỳ đối đầu Nixon", rằng đặc quyền hành pháp không có hiệu lực trong trường hợp một vị tổng thống cố tìm cách tránh né truy tố hình sự. Khi Tổng thống Bill Clinton tìm cách sử dụng đặc quyền hành pháp có liên quan trong Vụ tai tiếng Lewinsky, Tối cao Pháp viện phán quyết vụ "Clinton đối đầu Jones", rằng đặc quyền hành pháp cũng không được sử dụng trong những vụ thưa kiện dân sự. Các vụ kiện này đã lập nên tiền lệ rằng đặc quyền hành pháp được công nhận tuy nhiên phạm vi giới hạn của đặc quyền này vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng. Mặc dù tổng thống không thể trực tiếp giới thiệu luật nhưng ông có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra luật, đặc biệt nếu đảng chính trị của tổng thống chiếm đa số ghế tại một hoặc hai viện của quốc hội. Mặc dù các viên chức ngành hành pháp bị ngăn cấm không được cùng lúc giữ ghế trong quốc hội và ngược lại nhưng các viên chức hành pháp thường hay thảo ra các quy trình luật và nhờ cậy vào các Thượng nghị sĩ và Dân biểu để giới thiệu luật thay cho họ. Tổng thống có thể tạo thêm ảnh hưởng đối với ngành lập pháp bằng những báo cáo thường kỳ mà Hiến pháp bắt buộc trước Quốc hội. Những báo cáo này có thể bằng văn bản hay được đọc trước Quốc hội. Tuy nhiên trong thời hiện đại, các báo cáo này được đọc trong hình thức "Diễn văn về Tình trạng Liên bang" trong đó tổng thống nêu ra những đề nghị về luật của mình cho năm trước mắt. Theo Đoạn 2, Phần 3 của Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ, tổng thống có thể triệu tập một hoặc cả hai viện của Quốc hội. Ngược lại, nếu cả hai viện không thể đồng ý được với nhau về 1 ngày nhóm họp thì tổng thống có thể chọn 1 ngày cho Quốc hội nhóm họp. Đoạn 5, Phần 1, Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ có ấn định những điều kiện cơ bản mà một người cần hội đủ để trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Một vị tổng thống phải: Một người hội đủ các điều kiện nói trên nhưng vẫn không đủ tư cách để giữ chức tổng thống vì một trong các điều kiện sau đây: Trong thời hiện đại, chiến dịch tranh cử tổng thống sẽ bắt đầu trước khi có các cuộc bầu cử sơ bộ. Hai đảng chính trị lớn của Hoa Kỳ (Dân chủ và Cộng hòa) dùng các cuộc bầu cử sơ bộ để tìm ra một số ứng cử viên trong đảng của mình trước khi đại hội đề cử toàn quốc của đảng mình khai mạc. Tại đại hội đảng đề cử toàn quốc, ứng cử viên nào thành công nhất trong các cuộc bầu cử sơ bộ sẽ được đề cử ra đại diện đảng của mình tranh cử chức vụ tổng thống. Thông thường thì ứng cử viên tổng thống của đảng sẽ tự chọn ra ứng cử viên phó tổng thống cho liên danh của mình và rồi được đại hội đề cử thông qua cho có lệ. Các ứng cử viên tổng thống sau đó sẽ tham gia vào các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình toàn quốc. Mặc dù các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình toàn quốc chỉ thu hẹp vào phạm vi dành riêng cho các ứng cử viên thuộc đảng Dân chủ và Cộng hòa nhưng các ứng cử viên thuộc đảng thứ ba cũng có thể được mời tham dự, thí dụ như trường hợp của Ross Perot không thuộc đảng Cộng hòa hay Dân chủ được mời tham dự các cuộc tranh luận vào năm 1992. Các ứng cử viên sẽ vận động tranh cử khắp nơi tại Hoa Kỳ để giải thích quan điểm của họ, thuyết phục cử tri bầu cho họ và vận động gây quỹ tranh cử. Phần nhiều tiến trình bầu cử hiện đại hay tập trung quan tâm đến việc chiến thắng các tiểu bang chưa rõ ràng thắng bại ("swing states") bằng các cuộc viếng thăm thường xuyên của các ứng cử viên đến các tiểu bang đó hay dựa vào chiến dịch vận động bằng quảng cáo rầm rộ qua các hệ thống truyền thông đại chúng. Tổng thống được bầu gián tiếp tại Hoa Kỳ. Các đại cử tri, được gọi chung là đại cử tri đoàn là những người chính thức bầu chọn tổng thống. Vào ngày bầu cử, các cử tri tại mỗi tiểu bang và Đặc khu Columbia sẽ bỏ lá phiếu của mình để chọn các đại cử tri này. Mỗi tiểu bang được phân bố một con số đại cử tri bằng với tổng số đại diện của họ tại cả hai viện của Quốc hội cộng lại (tổng số dân biểu và thượng nghị sĩ đại diện cho mỗi tiểu bang). Thông thường, liên danh nào thắng được nhiều phiếu nhất tại mỗi tiểu bang sẽ giành được hết số phiếu đại cử tri của tiểu bang đó. Như thế khối đại cử tri thắng cử này sẽ được chọn đại diện cho tiểu bang mình ra bỏ phiếu ở đại cử tri đoàn. Khối đại cử tri thắng cử sẽ họp tại thủ phủ của tiểu bang mình vào ngày thứ hai đầu tiên sau thứ tư lần thứ hai trong tháng 12, khoảng 6 tuần sau khi cuộc bầu cử để bỏ phiếu của mình. Lúc đó họ sẽ gởi một bản báo cáo về cuộc bỏ phiếu đó đến Quốc hội. Phiếu của các đại cử tri sẽ được phó tổng thống đương nhiệm trong tư cách là Chủ tịch Thượng viện mở ra và đọc lớn trước một phiên họp chung gồm có cả hạ viện và thượng viện của Quốc hội sắp tới (Quốc hội này được bầu cùng lúc với cuộc bầu cử tổng thống). Theo Tu chính án 12, nhiệm kỳ của tổng thống bắt đầu vào đúng trưa ngày 20 tháng 1 của năm theo sau cuộc bầu cử. Vào ngày này, được biết là ngày nhậm chức, đánh dấu sự khởi đầu nhiệm kỳ bốn năm của cả tổng thống và phó tổng thống. Trước khi hành xử quyền lực chức vụ, một vị tổng thống, theo hiến pháp quy định, phải tuyên thệ nhậm chức: Mặc dù không bắt buộc nhưng các tổng thống có truyền thống sử dụng một quyển thánh kinh để tuyên thệ nhậm chức và đọc thêm lời cuối "thế xin Thượng đế giúp tôi!" để kết thúc lời tuyên thệ. Hơn nữa, mặc dù không có luật lệ nào quy định rằng lời tuyên thệ nhậm chức phải được một người đặc biệt nào đó chủ trì nhưng theo truyền thống thì người đó là Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ. Nhiệm kỳ chức vụ tổng thống và phó tổng thống là bốn năm. George Washington, Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên, đã tạo ra một tiền lệ không chính thức khi chỉ phục vụ hai nhiệm kỳ bốn năm mà sau đó đã được các tổng thống kế nhiệm làm theo cho đến năm 1940. Trước thời Tổng thống Franklin D. Roosevelt cũng đã có hai tổng thống đã tìm cách ra tranh cử nhiệm kỳ ba vì được những người ủng hộ khuyến khích, đó là Tổng thống Ulysses S. Grant và Theodore Roosevelt. Tuy nhiên cả hai đều không thành công. Năm 1940, Franklin Roosevelt từ chối ứng cử nhiệm kỳ ba nhưng đã cho phép đảng chính trị của mình "chiêu mộ" mình làm ứng cử viên tổng thống cho đảng và sau đó được bầu làm tổng thống nhiệm kỳ 3. Năm 1941, Hoa Kỳ lâm trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chính vì Chiến tranh thế giới thứ hai nên cử tri sau đó lại bầu Roosevelt lần thứ tư vào năm 1944. Sau chiến tranh và để đối phó với tình trạng làm đảo lộn tiền lệ của Roosevelt, Tu chính án 22 được thông qua. Tu chính án này nghiêm cấm không cho bất cứ một ai được bầu làm tổng thống quá hai lần hoặc quá 1 lần nếu như người đó đã phục vụ hơn phân nửa nhiệm kỳ của một vị tổng thống khác (thay thế hoặc làm quyền tổng thống). Tổng thống Harry S. Truman, người làm tổng thống khi tu chính án này được thông qua, và vì thế không bị ảnh hưởng bởi quy định của tu chính án này nên ông đã tìm cách ứng cử lần thứ ba nhưng sau đó rút lui khỏi cuộc bầu cử tổng thống năm 1952. Kể từ khi tu chính án 22 được thông qua, năm vị tổng thống đã phục vụ hết hai nhiệm kỳ của mình: Dwight D. Eisenhower, Ronald Reagan, Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama. Ba vị tổng thống đã tái tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai nhưng bị đánh bại: Jimmy Carter, George H. W. Bush và Donald Trump. Richard Nixon được bầu vào nhiệm kỳ hai nhưng từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ hai của minh. Lyndon B. Johnson là tổng thống duy nhất theo tu chính án 22 có quyền phục vụ hơn hai nhiệm kỳ vì ông thay thế chức vụ tổng thống có 14 tháng sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát (ít hơn 2 năm). Tuy nhiên, Johnson rút tên ra khỏi cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ năm 1968 và làm cho người Mỹ ngạc nhiêm khi tuyên bố rằng "Tôi sẽ không tìm cách và tôi sẽ không chấp thuận sự đề cử từ đảng của tôi cho một nhiệm kỳ nữa trong vai trò tổng thống." Gerald Ford ra tranh cử cho một nhiệm kỳ sau khi phục vụ 2 năm và 5 tháng cuối trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Nixon nhưng thất cử. Ghế tổng thống bị bỏ trống có thể xảy ra trong một số tình trạng khả dĩ như sau: qua đời, từ chức và bị truất phế. Phần 4, Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép Hạ viện Hoa Kỳ luận tội các viên chức cao cấp liên bang trong đó có tổng thống vì tội "phản quốc, hối lộ, hoặc tội đại hình và những sai trái khác." Đoạn 6, Phần 3, Điều khoản I cho phép Thượng viện Hoa Kỳ quyền lực truất phế các viên chức bị luận tội bằng việc biểu quyết với tỉ lệ 2/3 số phiếu để có hiệu lực. Tính đến nay, Hạ viện Hoa Kỳ đã luận tội ba vị tổng thống: Andrew Johnson năm 1868, Bill Clinton năm 1998 và Donald Trump với 2 lần luận tội vào năm 2019 và năm 2021. Đến cuối cùng cả ba đều không bị Thượng viện kết tội; tuy nhiên, Johnson được tha bổng bởi tỉ lệ bằng một lá phiếu. Theo Phần 3, Tu chính án 25, tổng thống có thể chuyển giao quyền lực và trách nhiệm của tổng thống cho phó tổng thống, người sau đó trở thành quyền tổng thống bằng cách gởi 1 lời tuyên bố đến Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ và Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền Hoa Kỳ nói rõ những lý do vì sao có sự chuyển quyền. Tổng thống nhận lại quyền lực và trách nhiệm tổng thống bằng việc chuyển một bản thông báo viết tay đến hai viên chức kể trên, nói rõ việc nhận lại quyền lực. Sự chuyển giao quyền lực này có thể xảy ra vì nhiều lý do khi tổng thống nghĩ rằng thích hợp; năm 1985, Tổng thống Ronald Reagan đã chuyển giao quyền lực tổng thống ngắn ngủi cho Phó Tổng thống George H. W. Bush. Trong một trường hợp, việc chuyển giao quyền lực được thực hiện để giúp tiện lợi cho 1 quá trình kiểm tra y khoa mà khi đó Tổng thống Reagan phải được gây mê; một lần, Tổng thống Reagan nhận lại quyền lực sau đó trong ngày; năm 2002 và rồi năm 2007, Tổng thống George W. Bush đã chuyển giao quyền lực tổng thống ngắn ngủi cho Phó Tổng thống Dick Cheney. Trong cả hai trường hợp, việc chuyển giao quyền lực được thực hiện để giúp tiện lợi cho 1 quá trình kiểm tra y khoa mà khi đó Tổng thống Bush phải được gây mê; cả hai lần, Tổng thống Bush nhận lại quyền lực sau đó trong ngày; năm 2021, Tổng thống Joe Biden đã chuyển giao quyền lực tổng thống ngắn ngủi cho Phó Tổng thống Kamala Harris. Trong một trường hợp, việc chuyển giao quyền lực được thực hiện để giúp tiện lợi cho 1 quá trình kiểm tra y khoa mà khi đó Tổng thống Biden phải được gây mê; một lần, Tổng thống Biden nhận lại quyền lực sau đó trong ngày. Theo Phần 4, Tu chính án 25, phó tổng thống và đa số viên chức trong nội các có thể chuyển giao trách nhiệm và quyền lực tổng thống từ tổng thống đến phó tổng thống một khi họ chuyển đạt một thông báo viết tay đến Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ và Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền rằng tổng thống không thể đảm trách được quyền lực và trách nhiệm tổng thống. Nếu điều này xảy ra, lúc đó phó tổng thống sẽ nhận trách nhiệm và quyền lực tổng thống trong vai trò quyền tổng thống; tuy nhiên, tổng thống có thể tuyên bố rằng không có chuyện tổng thống không thể đảm trách được trách nhiệm và quyền lực tổng thống và như vậy tổng thống có thể tiếp nhận lại quyền lực và trách nhiệm tổng thống của mình. Nếu như phó tổng thống và nội các vẫn tranh chấp tuyên bố của tổng thống thì sự việc phải được đưa ra Quốc hội quyết định. Quốc hội phải họp trong vòng hai ngày nếu Quốc hội đang trong lúc nghỉ họp để quyết định tính xác thật của lời tuyên bố nói trên. Hiến pháp Hoa Kỳ có nói đến sự từ chức tổng thống nhưng không có quy định về hình thức của một sự từ chức như thế hay những điều kiện đáng để từ chức. Theo luật liên bang, bằng chứng của việc từ chức tổng thống có giá trị duy nhất là một văn kiện viết tay đề cập đến hiệu lực của việc từ chức đó, được tổng thống ký tên và được chuyển giao đến văn phòng của bộ trưởng ngoại giao. Vào ngày 9 tháng 8 năm 1974, khi đối mặt với một cuộc luận tội có thể xảy ra vì Vụ tai tiếng Watergate, Tổng thống Richard Nixon đã trở thành vị Tổng thống Hoa Kỳ duy nhất từ chức. Hiến pháp Hoa Kỳ có nói rằng phó tổng thống sẽ trở thành tổng thống nếu như Tổng thống đương nhiệm bị truất phế, qua đời hay từ chức. Nếu như cả hai văn phòng tổng thống và phó tổng thống đều bị bỏ trống hay có người bị thương tật tàn phế thì viên chức kế tiếp trong thứ tự kế nhiệm tổng thống sẽ là Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ. Thứ tự kế nhiệm sau đó được mở rộng xuống đến Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền, rồi đến các thành viên nội các với một thứ tự đã được định trước. Dưới đây là danh sách thứ tự kế nhiệm tổng thống hiện thời, như đã được ghi rõ chi tiết trong Hiến pháp Hoa Kỳ và Đạo luật Kế nhiệm Tổng thống năm 1947 () và các tu chính án sau này để thêm vào các bộ trưởng mới được thành lập. Tổng thống Hoa Kỳ nhận được tiền lương là $400.000/năm cùng với 1 tài khoản chi tiêu $50.000/năm, một tài khoản $100.000 không tính thuế dành cho du hành và $19.000 cho giải trí. Việc tăng lương tổng thống gần đây nhất đã được Quốc hội Hoa Kỳ và Tổng thống Bill Clinton chấp thuận vào năm 1999 và có hiệu lực vào năm 2001. Nhà Trắng ở Washington, D.C. phục vụ trong vai trò là nơi cư ngụ dành cho tổng thống; ông được quyền sử dụng toàn bộ nhân viên và cơ sở của tòa nhà này trong đó gồm có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giải trí, giúp việc nhà, và an ninh. Cơ sở Hỗ trợ Hải quân Thurmont, nổi tiếng với biệt danh Trại David, là một trại quân sự nằm trên núi trong Quận Frederick, Maryland được dùng làm nơi nghỉ ngơi miền quê cũng như được dùng để bảo vệ tổng thống và khách mời của ông khi có mức báo động cao. Blair House, nằm gần Tòa Cựu Văn phòng Hành chính ở Khu phức hợp Tòa Bạch Ốc và Công viên Lafayette, là một tòa nhà phức hợp gồm có bốn ngôi nhà phố dính liền nhau có tổng diện tích sàn rộng hơn và phục vụ trong vai trò của một nhà khách chính thức của tổng thống và nó cũng là nơi cư ngụ thứ hai của tổng thống khi cần thiết. Để du hành bằng đường bộ, tổng thống sử dụng công xa tổng thống, đây là một chiếc xe limousine bọc thép được chế tạo với sườn xe Cadillac được cải tiến rất nhiều. Một trong hai phi cơ Boeing VC-25 giống nhau, phiên bản cải tiến từ loại phi cơ chở khách Boeing 747-200B, phục vụ tổng thống trên những đoạn đường du hành dài. Chúng được gọi tên là "Air Force One" khi tổng thống có mặt trên phi cơ. Tổng thống cũng dùng một chiếc trực thăng của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, được gọi tên là "Marine One" khi tổng thống lên chiếc phi cơ trực thăng này. Sở Mật vụ Hoa Kỳ có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống đương nhiệm và gia đình của ông. Như một phần của công việc bảo vệ họ, tổng thống, Đệ Nhất Phu nhân, con cái và thân nhân gần khác của họ, các yếu nhân khác hay những địa điểm khác đều có mật danh do Sở Mật vụ Hoa Kỳ đặt. Lúc đầu việc sử dụng những mật danh như thế là vì mục đích an ninh và có lịch sử trở về thời kỳ mà việc liên lạc điện tử có yếu tố nhạy cảm chưa được mã hóa; ngày nay, các mật danh này chỉ phục vụ vì mục đích ngắn ngọn, rõ ràng và theo truyền thống. Bắt đầu vào năm 1959, tất cả các cựu tổng thống còn sống được nhận tiền hưu bổng, một văn phòng làm việc và một ban nhân sự. Tiền hưu bổng đã được tăng nhiều lần với sự chấp thuận của Quốc hội. Các tổng thống về hưu hiện nay nhận được tiền hưu bổng theo tiền lương của các bộ trưởng nội các của chính phủ đương nhiệm là $191.300 tính đến năm 2008. Một số cựu tổng thống cũng nhận được tiền hưu bổng quốc hội. Đạo luật Cựu Tổng thống, như đã được tu chính, cũng cung cấp cho các cựu tổng thống quỹ du hành và những đặc quyền ưu tiên. Tính đến năm 1997, tất cả các cựu tổng thống và gia đình của họ đều được Sở Mật vụ Hoa Kỳ bảo vệ cho đến khi cựu tổng thống qua đời. Cựu tổng thống cuối cùng được Sở Mật vụ Hoa Kỳ bảo vệ trọn đời là Bill Clinton. Các cựu tổng thống về sau này như George W. Bush và các cựu tổng thống tương lại sẽ được Sở Mật vụ Hoa Kỳ bảo vệ tối đa là 10 năm sau khi rời nhiệm sở. Một số tổng thống đã có sự nghiệp tương đối nổi bật sau khi rời nhiệm sở. Ví dụ tiêu biểu là William Howard Taft trở thành Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ và Herbert Hoover làm việc trong chương trình tái tổ chức chính phủ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Grover Cleveland thất bại trong cuộc tái ứng cử chức vụ tổng thống vào năm 1888 nhưng lại đắc cử tổng thống 4 năm sau đó vào năm 1892. Hai cựu tổng thống phục vụ tại Quốc hội Hoa Kỳ sau khi rời Nhà Trắng: John Quincy Adams được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ, phục vụ ở đó 17 năm và Andrew Johnson trở lại Thượng viện Hoa Kỳ năm 1875. John Tyler phục vụ trong Quốc hội tạm thời của Liên minh miền Nam Hoa Kỳ trong thời Nội chiến Hoa Kỳ và được bầu vào Hạ viện Liên minh miền Nam nhưng qua đời trước khi hạ viên này nhóm họp. Gần đây hơn, Richard Nixon đã thực hiện rất nhiều chuyến du hành ngoại quốc đến các quốc gia như Trung Quốc, Nga và được ca ngợi như một chính khách lão thành. Jimmy Carter trở thành người vận động cho nhân quyền trên toàn cầu, giám sát bầu cử và phân giải quốc tế và là người nhận Giải Nobel Hòa bình. Bill Clinton đã làm một số công việc như một chính khách lão thành, nổi bật nhất là việc ông thực hiện các cuộc điều đình dẫn đến việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thả hai nhà báo Mỹ là Laura Ling và Euna Lee. Bill Clinton cũng tích cực hoạt động chính trị từ khi rời nhiệm sở. Ông đã làm việc cùng với phu nhân của mình là Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử tổng thống của bà. Tính đến 1 tháng 8 năm 2023, có 5 cựu Tổng thống còn sống. Cựu Tổng thống còn sống cao tuổi nhất là Jimmy Carter và trẻ tuổi nhất là Barack Obama và cựu Tổng thống qua đời gần đây nhất là George H. W. Bush vào ngày 30 tháng 11 năm 2018 ở tuổi 94. Dưới đây là danh sách các cựu Tổng thống còn sống được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ: Mỗi tổng thống kể từ Herbert Hoover đã xây dựng một kho sách được biết với tên gọi là Thư viện Tổng thống để lưu giữ và giúp bạn đọc có thể tìm đọc các bài viết, tài liệu và những văn kiện khác của tổng thống. Các thư viện này khi hoàn thành sẽ được làm chứng thư giao cho Cơ quan Quản trị Văn khố và Hồ sơ Quốc gia Hoa Kỳ bảo trì; ngân quỹ ban đầu để xây dựng và trang bị mỗi thư viện phải là ngân quỹ tư nhân, không phải ngân quỹ liên bang. Hiện thời có tất cả 13 thư viện tổng thống trong hệ thống của Cơ quan Quản trị Văn khố và Hồ sơ. Cũng có một số thư viện tổng thống được chính quyền tiểu bang và quỹ tư nhân bảo trì, thí dụ như Bảo tàng và Thư viện Tổng thống Abraham Lincoln được điều hành bởi tiểu bang Illinois. Những chỉ trích đối với tổng thống thường rơi vào một trong các mục sau đây: Tổng thống Hoa Kỳ là viên chức chính trị cao nhất tại Hoa Kỳ xét về mặt ảnh hưởng và công nhận. Vì địa vị của Hoa Kỳ trong vai trò siêu cường duy nhất còn lại trên thế giới nên Tổng thống Hoa Kỳ thường được xem là cá nhân quyền lực nhất trên thế giới và được gọi theo thông lệ là Nhà lãnh đạo của Thế giới Tự do.
5660
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5660
Nhuận
"Bài này nói về nhuận trong các loại lịch. Nhuận trong tiếng Việt còn có nghĩa khác, xem Nhuận". Nhuận hay nhuần (chữ Hán: 閏) là sự bổ sung thêm ngày, tuần hay tháng vào một số lịch để làm cho lịch phù hợp với các mùa thời tiết. Năm mặt trời hay năm thời tiết không phải là một số nguyên các ngày, nhưng năm trong các lịch thì lại phải là số nguyên ngày. Cách duy nhất để giải quyết sai biệt giữa năm mặt trời và năm trên lịch là biến đổi số ngày của mỗi năm trong các loại lịch. Trong nhiều loại lịch, điều này được làm bằng cách bổ sung thêm một ngày dôi ra vào năm nhuận hay năm nhuần để chúng có 366 ngày thay vì 365 ngày như trong các năm thường. Ngày thêm vào này được gọi là ngày nhuận. Trong lịch Gregory, ngày nhuận là ngày 29 tháng 2. Năm mặt trời cũng không phải là chứa một số nguyên các tháng mặt trăng, vì thế các loại âm dương lịch phải có sự thay đổi về số lượng tháng trong từng năm. Thông thường mỗi năm âm dương lịch có 12 tháng, nhưng thỉnh thoảng lại có năm có 13 tháng. Tháng thêm vào được gọi là tháng nhuận. Năm âm (âm dương) lịch có 13 tháng cũng được gọi là năm nhuận ISO 8601 chứa một thông số cho năm 52-tuần. Năm bất kỳ mà có 53 ngày thứ Năm thì được coi là có 53 tuần; tuần dôi ra này cũng có thể coi như tuần nhuận. Việc xác định năm nào là nhuận có thể được tính toán (lịch Julius, lịch Gregory, lịch Trung Quốc và lịch Do Thái cổ), hoặc được xác định theo các quan sát thiên văn (lịch Iran).
5664
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5664
Lịch
Lịch là một hệ thống để đặt tên cho các chu kỳ thời gian, thông thường là theo các ngày. Các tên gọi này được biết đến như là tên của ngày tháng cụ thể nào đó trong từng loại lịch (ví dụ ngày 2 tháng 6 năm 2005). Các ngày tháng cụ thể có thể dựa trên sự chuyển động thấy được của các thiên thể. Lịch cũng là một thiết bị vật lý (thông thường là trên giấy) để minh họa cho hệ thống (ví dụ- "lịch để bàn") – và đây cũng là cách hiểu thông dụng nhất của từ lịch. Như là một tập hợp con, 'lịch' được sử dụng để biểu thị danh sách của một tập hợp cụ thể nào đó của các sự kiện đã được lập kế hoạch (ví dụ, "lịch xét xử"). Các loại lịch được sử dụng hiện nay trên Trái Đất phần lớn là dương lịch, âm lịch, âm dương lịch hay "lịch tùy ý". Đã từng có một vài loại lịch có lẽ được đồng bộ theo chuyển động của Kim Tinh, chẳng hạn như các loại lịch Ai Cập cổ đại; việc đồng bộ theo chuyển động của Kim Tinh chủ yếu diễn ra ở các nền văn minh gần đường xích đạo. Dương lịch gắn mỗi ngày tháng cụ thể cho từng ngày mặt trời. Một ngày có thể là chu kỳ giữa bình minh và hoàng hôn, với chu kỳ kế tiếp là đêm, hoặc nó có thể là chu kỳ của hai sự kiện giống nhau và kế tiếp nhau, chẳng hạn hai hoàng hôn kế tiếp. Độ dài khoảng thời gian kế tiếp nhau của hai sự kiện như vậy có thể cho phép thay đổi chút ít trong suốt cả năm, hoặc nó có thể là trung bình của ngày mặt trời trung bình. Các dạng khác của lịch có thể sử dụng ngày mặt trời. Dưới thời Cộng hòa La Mã, dương lịch Julius đã được chấp thuận. Số ngày trong tháng của nó là dài hơn so với chu kỳ của Mặt Trăng, vì thế nó không thuận tiện để theo dõi các pha của Mặt Trăng, nhưng nó là đủ tốt để theo dõi thay đổi của các mùa. Mỗi năm trong lịch có 365 ngày, ngoại trừ mỗi năm thứ tư là năm nhuận có 366 ngày. Vì thế năm trung bình của lịch này là 365,25 ngày. Không may là năm chí tuyến Trái Đất là nhỏ hơn một chút so với 365,25 ngày (nó xấp xỉ 365,2422 ngày), vì thế lịch này mặc dù chậm nhưng cũng lệch dần với sự đồng bộ theo mùa. Vì lý do này, sau này lịch Gregory đã được chấp thuận bởi phần lớn các quốc gia ở phương Tây, bắt đầu từ năm 1582, và từ đó nó đã trở thành lịch phổ biến và thông dụng nhất trên thế giới. Đáng chú ý là đế chế Nga đã từ chối thay đổi từ lịch Julius sang lịch Gregory cho đến tận cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, khi những người bôn sê vích đã chuyển sang sử dụng lịch Gregory. Vì thế, ngày tháng trong lịch sử Nga hoặc được ghi cả hai số liệu của hai loại lịch này hoặc được ghi chú rõ là theo lịch nào để tránh nhầm lẫn. Có nhiều đề nghị cải cách lịch, chẳng hạn như lịch thế giới hay lịch cố định quốc tế ("lịch vĩnh viễn quốc tế"). Liên hiệp quốc đã cân nhắc đến việc xem xét các loại lịch cải cách này trong những năm thập niên 1950, nhưng các đề nghị này đã đánh mất phần lớn sự phổ biến của chúng. Không phải tất cả các loại lịch đều sử dụng năm mặt trời như là đơn vị tính. Âm lịch là một trong số các loại lịch khác đó mà ngày trong tháng được tính theo các pha trong chu kỳ của Mặt Trăng. Vì độ dài của tháng Mặt Trăng không phải là một phần thập phân hữu tỷ của độ dài năm chí tuyến nên năm âm lịch thuần túy nhanh chóng sai lệch với sự thay đổi mùa. Tuy nhiên nó là bất biến khi xem xét trong tương quan với một số hiện tượng khác, chẳng hạn như thủy triều ("con nước"). Âm dương lịch là một biến thái của âm lịch nhưng có tính đến sự bù lại cho các sai lệch này bằng cách bổ sung thêm một tháng để có thể điều chỉnh các tháng tương đối phù hợp theo mùa. Âm lịch được cho là lịch cổ nhất được phát minh bởi loài người. Những người Cro-Magnon được coi là đã phát minh ra âm lịch vào khoảng 32.000 năm TCN. Lịch tài chính (chẳng hạn như lịch 5/4/4) cố định mỗi tháng ở một con số cụ thể của tuần để thuận tiện trong so sánh từ tháng qua tháng, từ năm qua năm. Tháng Một luôn luôn có chính xác 5 tuần (từ Chủ Nhật đến thứ Bảy), tháng Hai có 4 tuần, tháng Ba có 4 tuần, v.v. Lưu ý rằng loại lịch này nói chung cần bổ sung tuần thứ 53 cứ sau mỗi 5 đến 6 năm, nó có thể được thêm vào tháng 12 hoặc không, phụ thuộc vào cách thức mà tổ chức sử dụng những ngày này. Có một tiêu chuẩn quốc tế để thực hiện điều này (tuần ISO). Tuần ISO chạy từ thứ Hai đến Chủ Nhật và tuần 1 luôn luôn là tuần chứa ngày 4 tháng 1 của lịch Gregory. Gần như mọi loại lịch đều nhóm một số các ngày kế tiếp nhau thành "tháng" và các tháng thành "năm". Trong dương lịch, năm xấp xỉ bằng năm chí tuyến Trái Đất (là khoảng thời gian Trái Đất cần để thực hiện đủ một chu kỳ các mùa), thông thường được sử dụng để làm thuận tiện cho việc lập kế hoạch của các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp. Trong âm lịch, tháng có độ dài xấp xỉ một chu kỳ của Mặt Trăng. Các ngày kế tiếp nhau có thể được nhóm thành các chu kỳ khác, chẳng hạn như tuần. Vì số lượng ngày trong năm chí tuyến không phải là một số nguyên, dương lịch phải có số lượng ngày khác nhau tùy theo từng năm. Điều này có thể thực hiện được với năm nhuận. Điều tương tự cũng diễn ra với tháng của âm lịch hay của âm dương lịch. Tất cả những cái này được gọi chung là nhuận. Các nền văn hóa có thể định nghĩa các đơn vị thời gian khác, chẳng hạn như tuần hay quý, để phục vụ cho mục đích lập biểu thời gian để điều chỉnh các hoạt động cơ bản mà trong trường hợp đó tháng hay năm không phù hợp cho lắm. Lịch có thể là hoàn thiện hay không hoàn thiện. Lịch hoàn thiện là lịch cung cấp cách để đặt tên cho từng ngày kế tiếp nhau, trong khi lịch không hoàn thiện thì không làm được như vậy. Lịch sớm nhất của người La Mã chẳng hạn đã không có cách để gọi ngày trong các tháng mùa đông, ngoài cách gọi cả mớ là "mùa đông", là một ví dụ của lịch không hoàn thiện, trong khi lịch Gregory là một ví dụ của lịch hoàn thiện. Lịch có thể là thực dụng, lý thuyết hay hỗn hợp. Lịch Gregory, như là một ví dụ cuối cùng, là một loại dương lịch hoàn thiện và hỗn hợp. Mục đích sử dụng quan trọng nhất của lịch hiện đại là theo dõi năm cử hành và việc theo dõi các ngày lễ tôn giáo. Mặc dù lịch Gregorian tự nó có động cơ về mặt lịch sử liên quan đến việc tính ngày lễ Phục sinh, bây giờ nó đã được sử dụng trên thế giới trên toàn thế giới như là tiêu chuẩn "trên thực tế" . Cùng với việc sử dụng lịch Gregorian cho các vấn đề thế tục, vẫn còn một số lịch sử dụng cho các mục đích tôn giáo. Các Kitô hữu phương Đông, kể cả Nhà thờ Chính thống, sử dụng lịch Julian. Các lịch Hồi giáo hoặc Hijri, là một âm lịch bao gồm 12 tháng âm lịch trong một năm 354 hoặc 355 ngày. Nó được sử dụng để ghi lại các sự kiện ở hầu hết các quốc gia Hồi giáo (đồng thời với lịch Gregorian) và được sử dụng bởi người Hồi giáo khắp nơi để xác định ngày thích hợp để tổ chức các ngày thánh lễ và lễ hội Hồi giáo. Kỷ nguyên của nó là Hijra (tương ứng năm 622 của kỷ nguyên Dionysian). Với mức tăng hàng năm 11 hoặc 12 ngày, mối quan hệ theo mùa được lặp lại mỗi năm trong khoảng 33 năm Hồi giáo. Các lịch Hindu khác nhau vẫn được sử dụng tại Tiểu Lục địa Ấn Độ, bao gồm lịch Nepali, lịch Bengali, lịch Malayalam, lịch Tamil, Vikrama Samvat được sử dụng ở miền Bắc Ấn Độ và lịch Shalivahana ở tiểu bang Deccan. Các lịch Phật giáo và lịch âm dương truyền thống của Campuchia, Lào, Myanmar, Sri Lanka và Thái Lan cũng được dựa trên một phiên bản cũ của lịch Hindu. Hầu hết các lịch Hindu đều được thừa hưởng từ hệ thống được tiên đoán trong Vedanga Jyotisha của Lagadha, được chuẩn hóa trong "Sūrya Siddhānta" và sau đó được cải tạo bởi các nhà thiên văn học như Āryabhaṭa (499 CE), Varāhamihira (thế kỷ thứ 6) và Bhāskara II (thế kỷ 12). Các lịch Hebrew được sử dụng bởi người Do Thái trên toàn thế giới cho các vấn đề tôn giáo và văn hóa, cũng ảnh hưởng đến các vấn đề dân sự ở Israel (như ngày lễ quốc gia) và có thể được sử dụng có cho giao dịch kinh doanh (ví dụ như đối với hẹn hò của kiểm tra). Bahá'ís trên toàn thế giới sử dụng lịch Bahá'í  Lịch Trung Quốc, Hebrew, Hindu và Julian được sử dụng rộng rãi cho các mục đích tôn giáo và xã hội. Lịch Iran (Ba Tư) được sử dụng ở Iran và một số vùng của Afghanistan. Các lịch Ethiopia hoặc Ethiopia lịch là lịch chủ yếu được sử dụng trong Ethiopia và Eritrea, với lịch Oromo cũng được sử dụng trong một số lĩnh vực. Tại Somalia lân cận, lịch Somali cùng tồn tại song song với lịch Gregorian và Hồi giáo. Ở Thái Lan, nơi mà lịch Thái dương Thái Lan được sử dụng, tháng và ngày đã thông qua tiêu chuẩn phương Tây, mặc dù những năm đó vẫn dựa trên lịch Phật giáo truyền thống. Lịch năng lượng mặt trời chỉ định một "ngày" cho mỗi ngày mặt trời. Một ngày có thể bao gồm khoảng thời gian giữa mặt trời mọc và hoàng hôn, với một khoảng thời gian sau của đêm hoặc có thể là khoảng thời gian giữa các sự kiện liên tiếp như hai buổi hoàng hôn. Chiều dài của khoảng giữa hai sự kiện liên tiếp như vậy có thể được thay đổi chút ít trong năm, hoặc có thể được tính trung bình vào một ngày mặt trời trung bình. Các loại lịch khác cũng có thể sử dụng một ngày năng lượng mặt trời. Về cơ bản lịch năng lượng mặt trời gần giống đồng hồ mặt trời. Sử dụng cơ bản nhất của lịch là để xác định ngày: để có thể thông báo và/hoặc chấp thuận các sự kiện tương lai và ghi chép lại các sự kiện đã xảy ra. Các ngày có thể có ý nghĩa đối với các mùa thông thường, tôn giáo hay xã hội. Ví dụ, lịch cung cấp cách thức để xác định ngày nào là những ngày lễ tôn giáo hay ngày lễ công cộng, những ngày nào đánh dấu sự bắt đầu hay kết thúc của các chu kỳ hoạt động sản xuất-kinh doanh, cũng như ngày nào là có giá trị pháp lý như ngày hết hạn trong các hợp đồng hay ngày nộp thuế. Cũng có lịch còn cung cấp thêm thông tin khác có ích chẳng hạn như thông tin về ngày hay mùa của nó. Lịch được sử dụng như là một phần của hệ thống duy trì thời gian hoàn hảo: ngày tháng và thời gian của một ngày cùng nhau chỉ ra các thời điểm theo thời gian. Trong thế giới hiện đại, các loại lịch đã không còn là một phần quan trộng trong hệ thống ấy, do sự ra đời của các loại đồng hồ có độ chính xác cao đã làm cho khả năng ghi chép thời gian là độc lập với các sự kiện thiên văn. Lịch được sử dụng rộng rãi nhất ngày nay là lịch Gregory, trên thực tế nó là tiêu chuẩn quốc tế, và nó được sử dụng ở mọi nơi trên khắp thế giới cho các mục đích thông thường, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia trước đây sử dụng lịch khác. Lịch Do Thái là lịch chính thức của chính quyền Israel, nhưng lịch Gregory được sử dụng rộng rãi hơn trong kinh doanh ở Israel và càng ngày càng được ưa chuộng hơn. Lịch Ba Tư được sử dụng ở Iran và Afghanistan. Lịch Hồi giáo được sử dụng bởi những người theo đạo Hồi trên toàn thế giới. Các loại lịch Trung Quốc, Hêbrơ, Hindu và lịch Julius cũng được sử dụng rộng rãi trong các mục đích tôn giáo và/hoặc xã hội. Mặc dù nói chung lịch Gregory được sử dụng rộng rãi nhưng các loại lịch khác cũng được sử dụng, chẳng hạn như lịch tài chính.
5665
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5665
Nhuận (định hướng)
Nhuận trong tiếng Việt có thể là:
5669
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5669
Lao
Lao là bệnh truyền nhiễm thường do vi khuẩn "Mycobacterium tuberculosis" gây ra. Bệnh chủ yếu tác động đến phổi nhưng cũng có thể đến những bộ phận khác của cơ thể. Đa số trường hợp mắc lao không biểu hiện triệu chứng, gọi là lao tiềm ẩn. Khoảng 10% ca lao tiềm ẩn tiến triển thành lao hoạt tính mà nếu không chữa trị sẽ khiến khoảng một nửa số bệnh nhân tử vong. Triệu chứng điển hình của lao hoạt tính là ho dai dẳng kèm dịch nhầy chứa máu, sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân. Nếu các cơ quan khác bị nhiễm khuẩn thì triệu chứng sẽ đa dạng hơn. Lao lây truyền từ người sang người qua không khí khi người bệnh lao hoạt tính ho, khạc nhổ, nói, hay hắt hơi. Người mang lao tiềm ẩn không làm bệnh lây lan. Lao hoạt tính thường xảy ra hơn ở người hút thuốc và mắc HIV/AIDS. Cách thức chẩn đoán lao hoạt tính là X quang ngực, cấy dịch cơ thể và khám nghiệm vi mô. Xét nghiệm Mantoux hay xét nghiệm máu giúp chẩn đoán lao tiềm ẩn. Cách thức phòng bệnh bao gồm tầm soát đối với người nguy cơ cao, phát hiện và điều trị sớm, chủng ngừa bằng vắc-xin BCG (Bacillus Calmette-Guérin). Người nguy cơ cao là người ở chung nhà, nơi làm việc, và tiếp xúc xã hội với bệnh nhân lao hoạt tính. Chữa trị đòi hỏi sử dụng nhiều loại kháng sinh trong thời gian dài. Tình trạng kháng kháng sinh đang ngày một trở nên đáng lo ngại với tỷ lệ lao đa kháng và lao siêu kháng tăng. Vào năm 2018 khoảng một phần tư dân số thế giới được cho là mắc lao tiềm ẩn. Mỗi năm có thêm khoảng 1% dân số mắc bệnh. Trong năm 2018 có hơn 10 triệu người bị lao hoạt tính trong đó 1,5 triệu người tử vong, con số khiến lao là bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu. Căn bệnh xuất hiện chủ yếu ở Đông Nam Á (44%), châu Phi (24%), Tây Thái Bình Dương (18%) với hơn 50% ca được chẩn đoán ở tám quốc gia là Ấn Độ (27%), Trung Quốc (9%), Indonesia (8%), Philippines (6%), Pakistan (6%), Nigeria (4%), và Bangladesh (4%). Số ca mắc mới mỗi năm đã giảm kể từ năm 2000. Khoảng 80% dân số ở nhiều nước châu Á, châu Phi xét nghiệm tuberculin dương tính còn với người dân Hoa Kỳ chỉ là 5–10%. Bệnh lao đã có ở người từ thời cổ đại. Bệnh lao có thể tác động đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là phổi (gọi là lao phổi). Lao ngoài phổi xảy ra khi bệnh phát triển ở bên ngoài phổi, dù vậy hai dạng có thể tồn tại đồng thời. Dấu hiệu và triệu chứng tổng quan gồm có sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, chán ăn, sụt cân, và mệt mỏi. Ngoài ra còn có thể xuất hiện ngón tay dùi trống rõ rệt. Nếu nhiễm khuẩn lao ở trạng thái hoạt động thì phổi là cơ quan hay bị tác động nhất (khoảng 90% ca). Triệu chứng gồm có đau ngực và ho ra đờm kéo dài. Khoảng 25% bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng. Đôi khi người bệnh có thể ho ra máu với lượng nhỏ và trong rất ít trường hợp xảy ra vỡ động mạch phổi hay phình mạch Rasmussen dẫn đến chảy máu ồ ạt. Lao có thể trở thành bệnh mãn tính và gây sẹo khắp những thùy phổi trên. Những thùy dưới ít bị tác động thường xuyên hơn. Không rõ tại sao có sự khác biệt này, có thể do ở phần phổi trên dẫn khí tốt hơn hoặc dẫn lưu bạch huyết kém hơn. Ở 15–20% ca hoạt tính, nhiễm khuẩn lan ra ngoài phổi gây nên những dạng lao khác. Chúng được gọi chung là "lao ngoài phổi". Lao ngoài phổi xảy ra phổ biến hơn ở người có hệ miễn dịch suy yếu và trẻ em. Hơn một nửa số ca nhiễm HIV xuất hiện tình trạng này. Các địa điểm nhiểm khuẩn ngoài phổi đáng chú ý là màng phổi (viêm màng phổi do lao), hệ thần kinh trung ương (viêm màng não do lao), hệ bạch huyết (lao hạch cổ), hệ niệu sinh dục (lao niệu sinh dục), xương và khớp (lao cột sống). Lao kê là một dạng lao có tiềm năng lan rộng và nghiêm trọng hơn, hiện chiếm khoảng 10% trường hợp lao ngoài phổi. Tác nhân chủ yếu gây bệnh lao là "Mycobacterium tuberculosis", một trực khuẩn nhỏ không động, hiếu khí. Việc sở hữu hàm lượng lipid cao lý giải cho nhiều đặc điểm lâm sàng độc nhất của chúng. Vi khuẩn này phân chia cứ 16 đến 20 giờ một lần, một tốc độ cực kỳ chậm so với những vi khuẩn khác thường phân chia trong chưa đến một tiếng. "Mycobacterium" có một màng ngoài hai lớp lipid. Nếu tiến hành nhuộm Gram thì "M. tuberculosis" hoặc "Gram dương" rất yếu hoặc không lưu giữ thuốc nhuộm do hàm lượng mycolic acid và lipid cao của thành tế bào. "M. tuberculosis" có thể chống chịu các chất tẩy uế yếu và sống sót trong môi trường khô vài tuần. Ngoài tự nhiên, "M. tuberculosis" chỉ có thể sinh trưởng trong tế bào của sinh vật chủ nhưng chúng có thể được nuôi trong phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học có thể nhận diện vi khuẩn lao dưới kính hiển vi nhờ tiến hành nhuộm các mẫu đờm dãi của người bệnh. Vì "M. tuberculosis" lưu lại những chất nhuộm nhất định kể cả sau khi được xử lý bằng dung dịch acid nên nó được xếp vào loại trực khuẩn kháng acid. Kỹ thuật nhuộm kháng acid phổ biến nhất là nhuộm Ziehl–Neelsen và nhuộm Kinyoun khiến trực khuẩn có màu đỏ sáng nổi bật trên nền xanh. Nhuộm auramine-rhodamine và soi hiển vi huỳnh quang cũng được áp dụng. Tổ hợp "M. tuberculosis" bao gồm bốn chủng "Mycobacterium" gây lao khác nhau: "M. bovis", "M. africanum", "M. canetti", và "M. microti". "M. africanum" không phổ biến nhưng là tác nhân gây lao đáng kể ở những vùng châu Phi. "M. bovis" từng là nguyên nhân phổ biến nhưng đã bị diệt trừ gần như hoàn toàn từ khi sữa thanh trùng xuất hiện và không còn là vấn đề ở các nước phát triển. "M. canetti" hiếm thấy và dường như hạn chế ở Sừng châu Phi, dù vậy đã quan sát thấy một vài ca ở những người châu Phi di cư. "M. microti" cũng không phổ biến và gần như chỉ thấy ở người bị suy giảm miễn dịch, dù vậy độ thịnh hành của nó có thể bị đánh giá thấp đáng kể. Còn những "Mycobacterium" gây bệnh khác được biết là "M. leprae", "M. avium", và "M. kansasii". "M. avium" và "M. kansasii" thuộc nhóm "Mycobacterium" không điển hình. Loại này không gây lao hay phong mà gây những bệnh phổi khác tương tự lao. Khi người bệnh lao hoạt tính ho, hắt hơi, nói, hát, hay khạc nhổ, họ bắn ra những giọt nước bọt nhỏ (aerosol) có đường kính 0,5 đến 5,0 µm chứa mầm bệnh. Một lần hắt hơi có thể bắn ra tới 40.000 giọt. Chỉ một giọt cũng có thể truyền bệnh bởi số lượng vi khuẩn cần để sinh bệnh là rất ít (dưới 10 vi khuẩn). Người tiếp xúc gần, thường xuyên, thời gian dài với người bị lao có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao với tỷ lệ lây nhiễm ước tính 22%. Một người mắc lao hoạt tính không chữa trị có thể lây cho 10 đến 15 người (hoặc hơn) trong một năm. Sự lây nhiễm chỉ xảy ra từ người mắc lao hoạt tính, người mang lao tiềm ẩn không được xem là nguồn lây. Xác suất lây truyền từ người này sang người khác phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm: số giọt bắn mà người bệnh phát ra, độ thông thoáng của môi trường, thời gian tiếp xúc, độc lực của chủng "M. tuberculosis", năng lực miễn dịch của người không bị bệnh, và những yếu tố khác. Chuỗi lây truyền người sang người có thể ngăn chặn bằng biện pháp cách ly người bệnh lao hoạt tính và điều trị bằng thuốc kháng lao. Sau khoảng hai tuần điều trị hiệu quả thì nhìn chung đối tượng mang vi khuẩn không kháng thuốc sẽ không thể lây bệnh cho người khác. Một người mới nhiễm vi khuẩn lao thường phải sau 3 đến 4 tuần mới có thể lây nhiễm cho người khác. Yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh lao hàng đầu trên toàn cầu là HIV, 13% bệnh nhân lao nhiễm HIV. Vấn đề này nghiêm trọng ở châu Phi hạ Sahara nơi có tỷ lệ nhiễm HIV cao. 30% người đồng nhiễm lao và HIV bệnh phát triển thành thể hoạt tính, trong khi tỷ lệ này ở người không nhiễm HIV là 5–10%. Sử dụng những thuốc nhất định như corticosteroid và infliximab là một yếu tố nguy cơ quan trọng khác, đặc biệt ở các nước phát triển. Yếu tố nguy cơ khác bao gồm: nghiện rượu, hút thuốc lá (nguy cơ tăng gấp đôi), tiểu đường (nguy cơ tăng gấp ba), bụi phổi silic (nguy cơ tăng gấp 30 lần), ô nhiễm không khí trong nhà, suy dinh dưỡng, nhỏ tuổi, mới mắc lao gần đây, sử dụng ma túy, bệnh thận nặng, nhẹ cân, cấy ghép nội tạng, ung thư đầu cổ, và nhạy cảm gen. Nguy cơ nhiễm khuẩn lao gia tăng ở những người hút thuốc lá và trẻ em. Khoảng 90% người nhiễm "M. tuberculosis" không có triệu chứng hay gọi là mắc lao tiềm ẩn và khả năng bệnh tiến triển đến dạng hoạt tính chỉ là 10% trong suốt cuộc đời. Ở người nhiễm HIV nguy cơ xuất hiện lao hoạt tính tăng gần 10% một năm. Nếu không được điều trị hiệu quả, tỷ lệ tử vong ở những ca hoạt tính lên tới 66%. Nhiễm khuẩn lao bắt đầu khi vi khuẩn đến túi khí phế nang của phổi, tại đó chúng xâm nhập và sinh sôi trong thể nội bào của đại thực bào phế nang. Đại thực bào xác định vi khuẩn là ngoại xâm và cố gắng tiêu diệt chúng thông qua sự thực bào. Trong quá trình này, vi khuẩn bị đại thực bào bao bọc và nhốt tạm thời trong một túi có màng bao gọi là thể thực bào. Tiếp đó thể thực bào kết hợp với tiêu thể tạo ra thực bào-tiêu thể (hay nội tiêu thể). Trong nội tiêu thể, tế bào nỗ lực sử dụng những dạng oxy phản ứng và acid để giết vi khuẩn. Tuy nhiên, "M. tuberculosis" có một bao mycolic acid dày, sáp bảo vệ nó khỏi những độc chất mà tế bào sản sinh. "M. tuberculosis" có thể sinh sôi bên trong đại thực bào và cuối cùng tiêu diệt đại thực bào. Vị trí nhiễm khuẩn đầu tiên ở phổi gọi là tụ điểm Ghon nhìn chung nằm ở phần trên của thùy dưới hoặc phần dưới của thùy trên. Lao phổi còn có thể xảy ra do nhiễm trùng từ dòng máu tại vị trí được gọi là tụ điểm Simon thường thấy ở đỉnh phổi. Thông qua đường máu vi khuẩn còn có thể lan đến những địa điểm xa hơn như hạch ngoại vi, thận, não, và xương. Căn bệnh có thể tác động đến mọi bộ phận của cơ thể, dù vậy nó hiếm khi ảnh hưởng đến tim, cơ xương, tụy, hay giáp. Lao được xếp vào nhóm các bệnh viêm u hạt. Đại thực bào, tế bào dạng biểu mô, tế bào T, tế bào B, và nguyên bào sợi tập hợp hình thành nên u hạt với bạch huyết bào bao quanh đại thực bào bị nhiễm. Khi những đại thực bào khác tấn công đại thực bào bị nhiễm, chúng hợp nhất thành một tế bào đa nhân khổng lồ trong khoang phế nang. U hạt có thể ngăn vi khuẩn phát tán và tạo môi trường cục bộ cho các tế bào của hệ miễn dịch tương tác. Tuy nhiên, chứng cứ gần đây hơn gợi ý vi khuẩn lợi dụng u hạt để tránh né bị hệ miễn dịch của vật chủ tiêu diệt. Đại thực bào và tế bào tua trong u hạt không thể trình diện kháng nguyên đến bạch huyết bào nên phản ứng miễn dịch bị kìm hãm. Vi khuẩn bên trong u hạt có thể trở nên bất hoạt dẫn đến nhiễm khuẩn tiềm ẩn. Một đặc điểm khác của u hạt là hoại tử phát triển ở tâm của nốt lao. Nhìn bằng mắt thường nó trông như phô mai trắng mềm và được gọi là hoại tử phô mai. Nếu vi khuẩn lao xâm nhập dòng máu từ một vùng mô bị nhiễm khuẩn thì chúng có thể lan ra khắp cơ thể và tạo ra nhiều tụ điểm nhiễm khuẩn có dạng nốt trắng nhỏ ở mô. Dạng lao nghiêm trọng này được gọi là lao kê phổ biến nhất ở trẻ em và người nhiễm HIV. Tỷ lệ tử vong đối với lao dạng lan tỏa này là cao kể cả có chữa trị (khoảng 30%). Ở nhiều người, tình trạng nhiễm khuẩn lúc nặng lên lúc thuyên giảm. Hoại tử và sự hủy hoại mô thường được cân bằng bởi chữa lành và xơ hóa. Thế chỗ mô bị tác động là sẹo và các khoang chứa đầy vật chất hoại tử màu trắng giống như phô mai. Trong thời gian bệnh phát tác (lao hoạt tính), một số khoang này nhập vào đường khí và vật chất có thể được ho ra. Vật chất chứa vi khuẩn sống nên có thể làm lây bệnh. Chữa trị bằng kháng sinh phù hợp giúp diệt vi khuẩn tạo điều kiện cho sự phục hồi diễn ra. Khi ấy những vùng bị tác động cuối cùng sẽ được mô sẹo thay thế. Các nỗ lực ngăn ngừa và kiểm soát bệnh lao chủ yếu dựa trên việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cũng như phát hiện và điều trị bệnh nhân lao hoạt tính. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đã đạt được những thành công nhất định trong việc cải thiện phác đồ điều trị cũng như làm giảm số ca bệnh. , chỉ có một vắc-xin phòng lao duy nhất là Bacillus Calmette-Guérin (BCG). Ở trẻ em, vắc xin này làm giảm 20% nguy cơ nhiễm bệnh và gần 60% nguy cơ lao tiềm ẩn tiến triển thành lao hoạt tính. BCG là vắc-xin được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới; 90% tất cả trẻ em đã được tiêm vắc-xin này. Khả năng miễn dịch mà vắc-xin mang lại giảm đi sau khoảng 10 năm. Ở Canada, Tây Âu và Hoa Kỳ, lao không phải là một bệnh phổ biến nên chỉ những người có nguy cơ mắc bệnh cao mới được tiêm vắc-xin BCG. Một trong những lý do cho việc hạn chế sử dụng vắc-xin này là nó khiến xét nghiệm Mantoux cho kết quả dương tính giả và làm giảm tác dụng của xét nghiệm này trong việc tầm soát lao. Một số vắc-xin khác đang được phát triển. Việc kết hợp vắc-xin BCG với vắc-xin MVA85A không có hiệu quả trong việc phòng bệnh lao. Trong thế kỷ 19, các chiến dịch y tế công cộng tập trung vào việc giảm thiểu tụ tập đông người và khạc nhổ nơi công cộng cũng như khuyến khích vệ sinh cá nhân thường xuyên (trong đó có rửa tay) đã được triển khai và giúp làm giảm đáng kể sự lây lan của lao nói riêng và các bệnh lây truyền qua không khí nói chung. Nhờ đó, lao đã không còn là một vấn đề y tế công cộng lớn ở hầu hết các nền kinh tế phát triển vào cuối thế kỷ 20. Các yếu tố nguy cơ khác khiến bệnh lao lan rộng, chẳng hạn như suy dinh dưỡng, cũng đã được giảm thiểu. Tuy nhiên, sự xuất hiện của HIV đã hình thành nên một nhóm đối tượng bị suy giảm miễn dịch dễ dàng bị nhiễm lao. Năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố lao là một "tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu". Năm 2006, tổ chức Stop TB Partnership xây dựng Kế hoạch Ngăn chặn Lao Toàn cầu với mục tiêu cứu được 14 triệu mạng sống từ khi kế hoạch này khởi động đên năm 2015. Tuy nhiên, đến năm 2015, kế hoạch này đã không đạt được một số mục tiêu đặt ra, chủ yếu do sự gia tăng các ca lao liên quan đến HIV và sự xuất hiện của chủng lao kháng nhiều loại thuốc. Các chương trình y tế công cộng chủ yếu sử dụng hệ thống phân loại lao do Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ phát triển. Chưa rõ việc sử dụng thuốc trị lao ở người mắc lao kháng nhiều loại thuốc mang lại lợi ích cũng như nguy cơ gì. Việc cung cấp liệu pháp HAART cho bệnh nhân lao dương tính với HIV làm giảm đáng kể (tới 90%) nguy cơ lao tiềm ẩn tiến triển thành lao hoạt tính cũng như hạn chế bệnh phát tán trong cộng đồng những người mang HIV. Lao được điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Việc điều trị lao thường khó hiệu quả bởi cấu trúc và thành phần hóa học bất thường của vách tế bào vi khuẩn gây lao khiến thuốc khó xâm nhập và làm cho nhiều loại kháng sinh không có hiệu quả. Bệnh lao hoạt tính được điều trị bằng cách sử dụng kết hợp một số loại kháng sinh nhằm giảm nguy cơ vi khuẩn gây bệnh trở nên kháng thuốc. Chưa rõ việc sử dụng rifabutin thay cho rifampicin ở bệnh nhân lao dương tính với HIV có mang lại lợi ích gì hay không (). Lao tiềm ẩn được điều trị bằng một trong hai loại thuốc isoniazid và rifampin, hoặc kết hợp isoniazid với một trong hai loại thuốc rifampicin và rifapentine. Phác đồ điều trị có thể kéo dài từ 3 đến 9 tháng tùy theo loại thuốc được chỉ định. Việc điều trị lao tiềm ẩn có mục đích ngăn bệnh không tiến triển thành lao hoạt tính trong tương lai. Giáo dục nhận thức hoặc tư vấn tâm lý có thể cải thiện tỷ lệ hoàn thành việc điều trị lao tiềm ẩn. Phác đồ điều trị đối với bệnh lao hoạt tính vừa khởi phát, , kéo dài 6 tháng, trong đó bệnh nhân sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh chứa rifampicin, isoniazid, pyrazinamide và ethambutol trong 2 tháng đầu tiên, và chỉ sử dụng rifampicin và isoniazid trong 4 tháng còn lại. Nếu bệnh nhân kháng thuốc với isoniazid, có thể thay thế bằng ethambutol trong giai đoạn thứ hai. Việc sử dụng thuốc trị lao trong thời gian ít nhất 6 tháng có tỷ lệ chữa khỏi cao hơn việc điều trị trong thời gian ít hơn 6 tháng; mặc dù sự khác biệt này không quá lớn. Các bệnh nhân gặp vấn đề trong việc tuân thủ điều trị có thể cần được chỉ định phác đồ ngắn hơn. Cũng không có bằng chứng nào cho thấy phác đồ điều trị ngắn có hiệu quả hơn phác đồ điều trị 6 tháng. Nếu bệnh tái phát, cần xét nghiệm để xác định vi khuẩn lao nhạy cảm với loại kháng sinh nào trước khi quyết định cách điều trị. Trong trường hợp phát hiện lao kháng nhiều loại thuốc (tiếng Anh: multiple drug-resistant tuberculosis, hay MDR-TB), người bệnh sẽ cần sử dụng ít nhất 4 loại kháng sinh có hiệu quả trong thời gian từ 18 đến 24 tháng. Bệnh nhân lao có thể gặp phải tình trạng kháng thuốc sơ cấp khi nhiễm chủng lao kháng thuốc, hoặc kháng thuốc thứ cấp khi nhiễm chủng lao không kháng thuốc nhưng lại hình thành sự kháng thuốc khi điều trị do phác đồ điều trị không đủ hiệu quả, không tuân thủ phác đồ điều trị hoặc sử dụng thuốc kém chất lượng. Khả năng kháng thuốc của vi khuẩn lao là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng ở nhiều quốc gia đang phát triển, bởi bệnh nhân kháng thuốc cần được điều trị lâu hơn và dùng các loại thuốc đắt tiền hơn. Nếu người bệnh mắc loại vi khuẩn lao kháng hai loại thuốc điều trị được ưu tiên sử dụng hàng đầu là rifampicin và isoniazid, họ được xem là mắc lao kháng nhiều loại thuốc hay MDR-TB. Nếu người bệnh cũng kháng từ ba trong sáu loại thuốc được ưu tiên điều trị thứ hai trở lên thì được xem là mắc lao kháng thuốc diện rộng (tiếng Anh: "extensively resistant tuberculosis", hay XDR-TB). Trường hợp đầu tiên kháng tất cả các loại thuốc đang được sử dụng được ghi nhận vào năm 2003 ở Ý, nhưng đến năm 2012 mới được công bố rộng rãi. Các trường hợp khác cũng đã được ghi nhận ở Iran và Ấn Độ. Bedaquiline đã bước đầu cho thấy hiệu quả trong việc điều trị lao kháng nhiều loại thuốc. Cứ 10 ca MDR-TB thì có một ca XDR-TB. Các ca XDR-TB đã được ghi nhận ở hơn 90% tất cả các quốc gia trên thế giới. Việc sử dụng linezolid để điều trị XDR-TB có thể mang lại hiệu quả nhất định nhưng thường gây ra tác dụng phụ và khi đó người bệnh thường phải ngưng dùng thuốc. Lao tiềm ẩn tiến triển thành lao hoạt tính khi vi khuẩn lao vượt qua được hàng rào bảo vệ của hệ miễn dịch và bắt đầu sinh sôi. Điều này xảy ra không lâu sau khi người bệnh nhiễm vi khuẩn đối với các ca lao sơ cấp (chiếm từ 1–5% tổng số ca bệnh lao). Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, lao tiềm ẩn không thể hiện triệu chứng rõ rệt nào, và chỉ 5–10% số ca bệnh lao tiềm ẩn tiến triển thành lao hoạt tính, thường là nhiều năm sau khi người bệnh bị nhiễm vi khuẩn. Nguy cơ bệnh tái phát sẽ cao hơn ở người bệnh bị ức chế miễn dịch, chẳng hạn như do bị mắc HIV. Khi người bệnh đồng thời nhiễm "M. tuberculosis" và HIV, nguy cơ lao tái phát tăng lên 10% mỗi năm. Nghiên cứu được thực hiện trên các chủng "M. tuberculosis" khác nhau bằng cách lập hồ sơ DNA cho thấy việc tái nhiễm vi khuẩn lao có tác động lớn hơn đến khả năng bệnh tái phát so với những hiểu biết trước đó. Theo một số ước tính, ở các khu vực mà lao là một bệnh phổ biến, điều này có thể chiếm hơn 50% số ca lao tái phát. Nguy cơ tử vong do lao rơi vào khoảng 4% , so với con số 8% vào năm 1995. Ở bệnh nhân lao không dương tính với HIV, nếu không được điều trị, 50-60% sẽ tử vong còn 20-25% tự khỏi bệnh sau 5 năm. Ở bệnh nhân dương tính với HIV, lao gần như chắc chắn sẽ gây tử vong và nguy cơ tử vong vẫn cao ngay cả khi người bệnh được điều trị HIV bằng thuốc kháng retrovirus. Trong suốt lịch sử, bệnh lao đã được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như "bệnh phthisis" và "bệnh dịch hạch trắng". Người ta thường chấp nhận rằng tác nhân gây bệnh, vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis có nguồn gốc từ các vi khuẩn nguyên thủy khác thuộc cùng một chi Mycobacterium. Năm 2014, kết quả của một nghiên cứu DNA mới về bộ gen bệnh lao được tái tạo lại từ hài cốt ở miền nam Peru cho thấy rằng bệnh lao xuất hiện ở người dưới 6.000 năm trước. Ngay cả khi các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng con người mắc bệnh này lần đầu tiên ở châu Phi khoảng 5.000 năm trước, vẫn có bằng chứng cho thấy ca nhiễm bệnh lao đầu tiên đã xảy ra cách đây khoảng 9.000 năm. Nó lây lan sang người khác dọc theo các con đường thương mại. Nó cũng lây lan sang các động vật được thuần hóa ở châu Phi, chẳng hạn như dê và bò. Hải cẩu và sư tử biển sinh sản trên các bãi biển châu Phi được cho là đã mắc bệnh và mang nó qua Đại Tây Dương đến Nam Mỹ. Những người thợ săn hải cẩu sẽ là những người đầu tiên mắc bệnh ở đó. Công trình khoa học điều tra nguồn gốc tiến hóa của các chủng vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis đã kết luận rằng tổ tiên chung gần đây nhất của nhóm này là một mầm bệnh cụ thể ở người, đã trải qua một đợt thắt cổ chai dân số. Việc phân tích các đơn vị lặp đi lặp lại xen kẽ của mycobacteria đã cho phép xác định niên đại của nút cổ chai cách đây khoảng 40.000 năm, tương ứng với thời kỳ tiếp theo sự mở rộng của loài người hiện đại (Homo sapiens sapiens) ra khỏi châu Phi. Việc phân tích các đơn vị lặp đi lặp lại xen kẽ của mycobacterium cũng xác định niên đại của dòng Mycobacterium bovis đã phân tán khoảng 6.000 năm trước, có thể liên quan đến quá trình thuần hóa động vật và nuôi trồng sơ khai. Xương người từ thời đồ đá mới cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn. Cũng đã có tuyên bố về các bằng chứng cho thấy tổn thương đặc trưng của bệnh lao trong hóa thạch của người Homo erectus cách đây 500.000 năm, mặc dù phát hiện này còn gây tranh cãi. Kết quả của một nghiên cứu về gen được báo cáo vào năm 2014 cho thấy rằng bệnh lao xuất hiện gần đây hơn những gì người ta nghĩ trước đây. Các nhà khoa học đã có thể tái tạo bộ gen của vi khuẩn từ hài cốt của những bộ xương 1.000 năm tuổi ở miền nam Peru. Khi xác định niên đại của DNA, họ phát hiện ra nó chưa đầy 6.000 năm tuổi. Họ cũng phát hiện ra nó có liên quan gần nhất với một chủng vi khuẩn lao ở hải cẩu và đã đưa ra giả thuyết rằng những con vật này là phương thức truyền bệnh từ Châu Phi sang Nam Mỹ. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Tübingen tin rằng con người mắc phải căn bệnh này ở Châu Phi khoảng 5.000 năm trước. Động vật thuần hóa của người châu Phi, chẳng hạn như dê và bò, đã lây bệnh từ họ. Hải cẩu lây nhiễm nó khi đến các bãi biển châu Phi để sinh sản, và mang theo nó khi bơi qua Đại Tây Dương. Ngoài ra, bệnh lao còn lây lan qua người trên các con đường thương mại của Cựu thế giới (châu Á, châu Âu và châu Phi). Các nhà nghiên cứu khác đã lập luận rằng có bằng chứng khác cho thấy vi khuẩn lao đã tồn tại lâu hơn 6.000 năm. Chủng lao tìm thấy ở Peru này khác với chủng lao phổ biến ngày nay ở châu Mỹ, có liên quan chặt chẽ hơn với chủng bệnh Âu-Á sau này có khả năng do thực dân châu Âu mang đến. Tuy nhiên, kết quả này bị chỉ trích bởi các chuyên gia khác trong lĩnh vực này, chẳng hạn như có bằng chứng về sự hiện diện của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis trong các bộ xương 9.000 năm tuổi. Mặc dù tương đối ít thông tin về tần suất xuất hiện của nó trước thế kỷ 19, nhưng tỷ lệ mắc bệnh của nó được cho là đã đạt đến đỉnh điểm từ cuối thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19. Theo thời gian, các nền văn hóa khác nhau trên thế giới đã đặt cho căn bệnh những cái tên khác nhau: "phthisis" (tiếng Hy Lạp) "consumptio" (Latin), "yaksma" (Ấn Độ), và "chaky oncay" (Inca), mỗi cái tên đều ám chỉ đến triệu chứng suy kiệt dần dần do căn bệnh. Vào thế kỷ 19, tỷ lệ tử vong cao của bệnh lao ở thanh niên và trung niên cùng với sự gia tăng của Chủ nghĩa lãng mạn, vốn làm căng thẳng cảm xúc hơn lý trí, khiến nhiều người gọi căn bệnh này là "bệnh lãng mạn". Năm 2008, bằng chứng về sự lây nhiễm bệnh lao đã được phát hiện trong hài cốt người từ thời kỳ đồ đá mới có niên đại từ 9.000 năm trước, ở Atlit Yam, một khu định cư ở phía đông Địa Trung Hải. Phát hiện này đã được xác nhận bằng các phương pháp hình thái học và phân tử; cho đến nay nó là bằng chứng lâu đời nhất về sự lây nhiễm bệnh lao ở người. Bằng chứng về sự lây nhiễm ở người cũng được tìm thấy trong một nghĩa trang gần Heidelberg, trong một bộ xương thời đồ đá mới cho thấy bằng chứng về kiểu đau thắt lưng thường thấy gắn với bệnh lao cột sống. Một số tác giả gọi bệnh lao là căn bệnh đầu tiên được nhân loại biết đến. Dấu hiệu của căn bệnh này cũng đã được tìm thấy trong các xác ướp Ai Cập có niên đại từ năm 3.000 đến 2.400 trước Công nguyên. Trường hợp thuyết phục nhất được tìm thấy trong xác ướp của linh mục Nesperehen, được Grebart phát hiện năm 1881, trong đó có bằng chứng về bệnh lao cột sống với các ổ áp xe đặc trưng Các đặc điểm tương tự cũng được phát hiện trên các xác ướp khác như của linh mục Philoc và khắp các nghĩa trang của Thebes. Có vẻ như vua Akhenaten và vợ là Nefertiti đều chết vì bệnh lao, và bằng chứng chỉ ra rằng các bệnh viện điều trị bệnh lao đã tồn tại ở Ai Cập từ năm 1500 trước Công nguyên Trong Giấy cói Ebers, một chuyên luận y học quan trọng của Ai Cập từ khoảng năm 1550 trước Công nguyên, mô tả sự tổn thương ở phổi. Khuyến cáo rằng nó cần được điều trị bằng cách phẫu thuật và áp dụng một hỗn hợp của cây keo, đậu Hà Lan, trái cây, máu động vật, máu côn trùng, mật ong và muối. Kinh Thánh Cựu Ước đề cập đến một căn bệnh gây suy kiệt sẽ ảnh hưởng đến người Do Thái nếu họ đi lạc khỏi Đức Chúa Trời. Nó được liệt kê trong phần những lời nguyền rủa được đưa ra trước khi họ vào đất Ca-na-an. Các tài liệu tham khảo đầu tiên về bệnh lao trong các nền văn minh ngoài châu Âu được tìm thấy trong kinh Veda. Sách cổ nhất trong số đó (Rigveda, khoảng 1500 TCN) gọi đây là bệnh "yaksma". Atharvaveda gọi nó là balasa. Trong Atharvaveda, mô tả đầu tiên về scrofula được đưa ra. The "Sushruta Samhita", được viết vào khoảng năm 600 trước Công nguyên, khuyến cáo rằng bệnh cần được điều trị bằng sữa mẹ, các loại thịt khác nhau, rượu và nghỉ ngơi. Yajurveda khuyên rằng những người bị bệnh nên di chuyển lên độ cao lớn hơn. Văn bản y học cổ điển của Trung Quốc Huangdi Neijing (khoảng năm 400 TCN - 260 CN), theo truyền thống được cho là của vị vua thần thoại Hoàng đế, mô tả một căn bệnh được gọi là "bệnh ho lao" (虛 癆病), đặc trưng bởi ho dai dẳng, xuất hiện bất thường, sốt, mạch yếu và nhanh, chướng ngực và khó thở. Nó được mô tả là thuốc không mang lại hiệu quả chữa trị; châm cứu cũng không thể chữa khỏi [bệnh] "Sổ tay kê đơn cho trường hợp khẩn cấp", của học giả Đạo giáo Ge Hong (263–420), sử dụng cái tên shizhu 尸疰, tức là ""bệnh xác chết; bệnh lao"" và mô tả các triệu chứng và sự lây lan: ""Bệnh này có nhiều triệu chứng thay đổi khác nhau, từ ba mươi sáu đến chín mươi chín loại khác nhau. Nói chung là phát sốt cao, vã mồ hôi, suy nhược, đau vùng da bao quy đầu, làm mọi vị trí đều ốm yếu. Dần dần, sau nhiều tháng mắc phải, căn bệnh mang lại cái chết cho người mắc phải và sau đó nó lây sang người khác cho đến khi cả gia đình bị xóa sổ."" Thời nhà Tống (920–1279), các tu sĩ kiêm bác sĩ Đạo giáo lần đầu tiên ghi lại rằng bệnh lao, được gọi là shīzhài 尸瘵 ("bệnh xác chết") "bệnh biến một sinh vật thành xác chết", là do lây nhiễm một loại ký sinh trùng cụ thể hoặc mầm bệnh, sớm hơn nhiều thế kỷ so với các đồng nghiệp cùng thời của họ ở các nước khác. Ngoài ra, những bác sĩ Đạo giáo sẽ đốt những lá bùa để "tẩy trùng" quần áo và đồ đạc của người đã chết vì bệnh lao, và sẽ cảnh báo gia đình nạn nhân bệnh lao rằng hãy vứt bỏ mọi thứ đồ dùng bởi lý do phong thủy. Theo Liu Ts'un-yan, ""Điều này chứng tỏ rằng các tu sĩ thời đó thực sự muốn phá hủy tất cả đồ đạc của người đã khuất (để ngăn chặn sự lây nhiễm cho người khác), họ sử dụng bùa chú như một thứ ngụy trang."" Hippocrates, trong Quyển 1 của bộ sách "Bệnh dịch", mô tả các đặc điểm của bệnh: sốt, nước tiểu không màu, ho dẫn đến nước dãi, mất cảm giác khát và thèm ăn. Ông lưu ý rằng hầu hết những người mắc phải đều trở nên mê sảng trước khi họ chết do căn bệnh này. Hippocrates và nhiều người khác vào thời điểm đó tin rằng "bệnh phthisis" là do di truyền một cách tự nhiên. Aristotle không đồng ý, ông tin rằng căn bệnh này có thể lây lan. Pliny Trẻ đã viết một bức thư cho Priscus, trong đó anh kể chi tiết các triệu chứng của bệnh phthisis khi anh nhìn thấy chúng ở Fannia: Galen đã đề xuất một loạt các phương pháp điều trị căn bệnh này, bao gồm: thuốc phiện làm thuốc ngủ và thuốc giảm đau; trích máu; chế độ ăn kiêng với nước lúa mạch, cá và trái cây. Ông cũng mô tả "phyma" (khối u) của phổi, được cho là tương ứng với các nốt lao hình thành trên phổi do hậu quả của căn bệnh này. Vitruvius lưu ý triệu chứng ""lạnh trong khí quản, ho, sưng tấy, ho, khạc đờm, [và] khạc ra máu"", và đây là những căn bệnh phổ biến ở những vùng có gió thổi từ bắc sang tây bắc, và khuyên rằng nên xây tường để che chắn cho các cá nhân khỏi gió Aretaeus là người đầu tiên mô tả một cách chặt chẽ các triệu chứng của căn bệnh này trong văn bản của mình "De causis et signis diuturnorum morborum": Trong cuốn sách khác của mình "De curatione diuturnorum morborum", ông khuyến cáo những người mắc bệnh phải đi du lịch ở độ cao lớn, đi du lịch bằng đường biển, ăn uống đầy đủ và uống nhiều sữa. Tại Nam Mỹ, một nghiên cứu vào tháng 8 năm 2014 cho thấy rằng bệnh lao có khả năng lây lan qua những con hải cẩu đã mắc bệnh trên các bãi biển của châu Phi (lây từ người hoặc động vật thuần hóa) rồi mang nó qua Đại Tây Dương. Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Tübingen đã phân tích DNA của vi khuẩn lao trong các bộ xương 1.000 năm tuổi của nền văn hóa Chiribaya ở miền nam Peru; rất nhiều vật chất di truyền đã được phục hồi để họ có thể tái tạo lại bộ gen. Họ biết được rằng chủng lao này có quan hệ gần nhất với một dạng chỉ có ở hải cẩu. Ở Nam Mỹ, những người có khả năng bị nhiễm bệnh đầu tiên là những thợ săn xử lý thịt bị nhiễm vi khuẩn. Chủng lao này là một chủng khác với chủng phổ biến ngày nay ở Châu Mỹ, có liên quan chặt chẽ hơn với chủng Âu-Á sau này. Trước nghiên cứu này, bằng chứng đầu tiên về căn bệnh này ở Nam Mỹ đã được tìm thấy trong những di tích của nền văn hóa Arawak vào khoảng năm 1050 trước Công nguyên. Phát hiện quan trọng nhất thuộc về xác ướp của một đứa trẻ Nascan từ 8 đến 10 tuổi ở Hacienda Agua Sala, có niên đại năm 700 sau Công nguyên. Các nhà khoa học đã có thể phân lập bằng chứng về loại vi khuẩn này. Trong suốt thời Trung cổ, không có tiến bộ đáng kể nào liên quan đến bệnh lao. Avicenna và Rhazes tiếp tục cân nhắc để tin rằng căn bệnh này vừa dễ lây vừa khó điều trị. Arnaldus de Villa Nova đã mô tả lý thuyết nguyên nhân gây bệnh liên quan trực tiếp đến lý thuyết của Hippocrates, theo đó một luồng khí lạnh đã truyền từ đầu vào phổi. Ở Hungary thời Trung cổ, Tòa án Dị giáo đã ghi lại những thử thách của những người ngoại giáo. Một tài liệu từ thế kỷ 12 đã ghi lại lời giải thích về nguyên nhân gây bệnh. Những người ngoại đạo nói rằng bệnh lao được sinh ra khi một con quỷ hình con chó chiếm giữ cơ thể người đó và bắt đầu ăn phổi của người đó. Khi người bị ám ho, thì con quỷ sẽ sủa và đến gần mục tiêu của nó, đó là giết nạn nhân. Thời trung cổ, các vị vua được coi là những nhân vật tôn giáo có sức mạnh ma thuật hoặc chữa bệnh. Người ta tin rằng khi chạm vào vị vua của Anh hoặc Pháp, có thể chữa khỏi bệnh do "sự thiêng liêng của nền quân chủ". Vua Henry IV của Pháp thường cử hành nghi thức mỗi tuần một lần, sau khi rước lễ. Thực hành chữa bệnh hoàng gia này rất phổ biến ở Pháp, đến nỗi bệnh lao được gọi là "mal du roi" hoặc "Ác ma của nhà vua". Đến thời Louis XIV của Pháp, những tấm bảng chỉ dẫn ngày và giờ mà Nhà vua sẽ có mặt để tiếp xúc với người dân đã được đăng thường xuyên; một số tiền đã được trích ra làm hỗ trợ từ thiện. Ở Anh, quy trình này cực kỳ chính thức và hiệu quả. Cuối năm 1633, Sách Cầu nguyện chung của Nhà thờ Anh giáo có ghi cách tổ chức một buổi lễ Cảm ứng Hoàng gia. Quốc vương (vua hoặc hoàng hậu), ngồi trên ngai vàng được trang hoàng, chạm vào người bệnh đau khổ và trao cho người đó một đồng xu - thường là một "đồng xu Thiên thần", một đồng tiền vàng có giá trị thay đổi từ khoảng 6 shilling đến khoảng 10 shilling - bằng cách ấn nó vào cổ người bệnh. Mặc dù nghi lễ này không có tác dụng về mặt y học, nhưng các thành viên của triều đình thường tuyên truyền rằng những người nhận được "gia ân hoàng gia" đều được chữa lành một cách kỳ diệu. André du Laurens, bác sĩ cấp cao của Henry IV, đã công bố công khai những phát hiện rằng ít nhất một nửa trong số những người nhận được gia ân hoàng gia đã được chữa khỏi trong vòng vài ngày. Buổi lễ này vẫn phổ biến cho đến thế kỷ 18. Sổ đăng ký của giáo xứ từ Oxfordshire, Anh quốc không chỉ bao gồm hồ sơ về các cuộc rửa tội, hôn nhân và cái chết, mà còn cả hồ sơ của những người đủ điều kiện để được tiếp xúc với hoàng gia. Trong tác phẩm De contagione năm 1546, Girolamo Fracastoro trở thành người đầu tiên đề xuất rằng "bệnh phthisis" được lan truyền bởi một loại mầm bệnh vô hình. Trong số những khẳng định của ông là việc mầm bệnh có thể tồn tại từ hai đến ba năm trên quần áo của những người mắc bệnh và nó thường lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc chất dịch thải ra của người bị nhiễm. Ông lưu ý rằng bệnh phthisis có thể lây nhiễm mà không cần tiếp xúc trực tiếp, nhưng ông không chắc chắn về quá trình bệnh lây truyền qua những khoảng cách không gian nhất định. Paracelsus thì lại tin rằng bệnh lao là sự rối loạn do một cơ quan nội tạng không thể hoàn thành chức năng của nó. Khi điều này xảy ra trong phổi, kết tủa dạng rắn sẽ phát triển gây ra bệnh lao mà ông gọi là "quá trình tartaric". Tỷ lệ mắc bệnh lao tăng dần trong thời Trung cổ và Phục hưng, trở nên phổ biến hơn bệnh phong, đạt đỉnh điểm giữa thế kỷ 18 và 19 khi những người nông dân chuyển đến các thành phố để tìm việc làm. Khi công bố nghiên cứu của mình vào năm 1808, William Woolcombe đã rất ngạc nhiên về sự phổ biến của bệnh lao ở Anh vào thế kỷ 18. Trong số 1.571 trường hợp tử vong ở thành phố Bristol của Anh từ năm 1790 đến 1796, có 683 người là do bệnh lao. Các thị trấn hẻo lánh, ban đầu bị cô lập khỏi dịch bệnh, dần dần bị lây nhiễm. Những cái chết do lao ở làng Holycross ở Shropshire giữa năm 1750 và 1759 chiếm 1/6 số người chết; mười năm sau là 1/3. Ở thủ đô London, tỷ lệ 1/7 chết vì bệnh lao vào đầu thế kỷ 18, đến năm 1750, tỷ lệ đó tăng lên 1/5,25 và tăng lên 1/4,2 vào khoảng đầu thế kỷ 19. Cuộc Cách mạng Công nghiệp khiến mật độ dân số tại các thành phố tăng lên, cùng với nghèo đói và bệnh tật đã tạo ra môi trường tối ưu cho sự lây lan của căn bệnh này. Vào thế kỷ 18 và 19, bệnh lao (TB) đã trở thành dịch bệnh ở châu Âu, xuất hiện theo mùa. Vào thế kỷ 18, bệnh lao có tỷ lệ tử vong cao tới 900 ca tử vong (800 – 1000) trên 100.000 dân mỗi năm ở Tây Âu, bao gồm cả ở những nơi như London, Stockholm và Hamburg. Tỷ lệ tử vong tương tự cũng xảy ra ở Bắc Mỹ. Tại Vương quốc Anh, dịch lao có thể đạt đỉnh vào khoảng năm 1750, theo phân tích từ dữ liệu tử vong. Vào thế kỷ 19, bệnh lao đã giết chết khoảng một phần tư dân số trưởng thành của châu Âu. Ở Tây Âu lục địa, dịch lao có thể đã đạt đến đỉnh điểm vào nửa đầu thế kỷ 19. Ngoài ra, từ năm 1851 đến năm 1910, khoảng 4 triệu người chết vì bệnh lao ở Anh và xứ Wales - hơn 1/3 số người từ 15 đến 34 tuổi và một nửa số người từ 20 đến 24 tuổi chết vì bệnh lao. Vào cuối thế kỷ 19, 70–90% dân số thành thị ở châu Âu và Bắc Mỹ đã bị nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, và khoảng 80% những người mà vi khuẩn phát triển thành bệnh lao hoạt động đã chết vì nó Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong bắt đầu giảm vào cuối thế kỷ 19 trên khắp châu Âu và Hoa Kỳ. Vào thời điểm đó, bệnh lao được gọi là ""kẻ cướp đi tuổi trẻ"", vì căn bệnh này có tỷ lệ tử vong ở những người trẻ tuổi cao hơn. Các tên khác bao gồm "Đại dịch hạch trắng" và "Cái chết trắng", trong đó "màu trắng" là do tình trạng xanh xao vì thiếu máu của những người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, TB còn được nhiều người gọi là ""Đội trưởng của Tất cả những kẻ chết chóc"". Trong thế kỷ này, bệnh lao được mệnh danh là Bệnh dịch trắng, "mal de vivre", và "mal du siècle". Nó được xem là một "căn bệnh lãng mạn". Mắc bệnh lao được cho là nguyên nhân khiến người mắc phải tăng thêm độ nhạy cảm. Sự tiến triển chậm của căn bệnh cho phép một "cái chết an lành" vì những người mắc bệnh có thể sắp xếp công việc của họ Căn bệnh này bắt đầu đại diện cho sự thuần khiết về mặt tinh thần và sự giàu có về mặt vật chất, khiến nhiều phụ nữ trẻ, thuộc tầng lớp thượng lưu có chủ đích làm tái xanh làn da của họ để đạt được vẻ ngoài mong manh. Nhà thơ người Anh Lord Byron đã viết, ""Tôi nên chết vì lao"", giúp phổ biến căn bệnh được coi là bệnh của các nghệ sĩ. George Sand nói về người tình của cô, nhạc sĩ Frédéric Chopin, là "thiên thần sầu muộn tội nghiệp". Ở các thành phố lớn, tỷ lệ người nghèo mắc bệnh lao là rất cao do điều kiện sống chật chội, thiếu vệ sinh và suy dinh dưỡng ở tầng lớp này. Các bác sĩ y tế công cộng và các chính trị gia thường đổ lỗi cho cả bản thân người nghèo và những ngôi nhà tập thể xiêu vẹo của họ là nguyên nhân lây lan căn bệnh đáng sợ. Mọi người phớt lờ các chiến dịch y tế công cộng để hạn chế sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như cấm khạc nhổ trên đường phố, các hướng dẫn nghiêm ngặt về chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, và việc cách ly gia đình khỏi những người thân bị bệnh. Mặc dù bị loại bỏ khỏi phong trào văn hóa, sự hiểu biết khoa học vẫn tiến bộ đáng kể. Vào cuối thế kỷ 19, một số đột phá lớn đã mang lại hy vọng rằng có thể tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị bệnh lao. Một trong những bác sĩ quan trọng nhất trong việc nghiên cứu bệnh lao là René Laennec, người đã chết vì căn bệnh này ở tuổi 45, sau khi mắc bệnh lao trong khi nghiên cứu bệnh nhân và cơ thể bị nhiễm bệnh. Laennec đã phát minh ra ống nghe mà ông sử dụng để chứng thực kết quả nghe tim của mình và chứng minh sự tương ứng giữa các tổn thương được tìm thấy trên phổi của bệnh nhân lao được khám nghiệm tử thi và các triệu chứng hô hấp ở bệnh nhân còn sống. Công trình quan trọng nhất của ông là "Traité de l'Auscultation Médiate" trình bày chi tiết những khám phá của ông về công dụng của nghe tim phổi trong chẩn đoán bệnh lao. Cuốn sách này đã nhanh chóng được dịch sang tiếng Anh bởi John Forbes năm 1821; nó đại diện cho sự khởi đầu của sự hiểu biết khoa học hiện đại về bệnh lao. Laennec được bổ nhiệm làm chủ tịch chuyên môn của Hôpital Necker vào tháng 9 năm 1816 và ngày nay ông được coi là một trong những nhà lâm sàng học Pháp vĩ đại nhất. Công việc của Laennec đã đưa ông tiếp xúc với các nhà tiên phong của những cơ sở y tế Pháp, bao gồm cả Pierre Charles Alexandre Louis. Louis sẽ tiếp tục sử dụng các phương pháp thống kê để đánh giá các khía cạnh khác nhau của sự tiến triển của bệnh, hiệu quả của các liệu pháp khác nhau và tính nhạy cảm của từng cá nhân, sau đó ông xuất bản một bài báo trên Annales d'hygiène publique có tựa đề ""Lưu ý về tần suất tương đối của bệnh Phthisis ở hai giới tính ”". Một người bạn tốt và đồng nghiệp khác của Laennec, Gaspard Laurent Bayle, đã xuất bản một bài báo vào năm 1810 với tựa đề ""Recherches sur la Pthisie Pulmonaire"", trong đó ông chia bệnh pthisis thành sáu loại. Ông xây dựng những phát hiện của mình dựa trên hơn 900 cuộc khám nghiệm tử thi. Năm 1869, Jean Antoine Villemin đã chứng minh rằng căn bệnh này thực sự có thể lây lan, ông tiến hành một thí nghiệm trong đó chất dịch từ xác người được tiêm vào thỏ thí nghiệm, sau đó chúng bị nhiễm bệnh. Vào ngày 24 tháng 3 năm 1882, Robert Koch công bố căn bệnh này là do một tác nhân truyền nhiễm gây ra. Năm 1895, Wilhelm Roentgen phát hiện ra tia X, cho phép các bác sĩ chẩn đoán và theo dõi sự tiến triển của bệnh, và mặc dù một phương pháp điều trị y tế hiệu quả sẽ không được tìm ra trong 50 năm nữa, tỷ lệ mắc và tử vong của bệnh lao bắt đầu suy giảm. Các thí nghiệm của Villemin đã xác nhận tính chất lây lan của căn bệnh này và buộc cộng đồng y tế phải chấp nhận rằng bệnh lao thực sự là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền bởi một số tác nhân gây bệnh không rõ nguồn gốc. Năm 1882, bác sĩ người Phổ Robert Koch sử dụng một phương pháp nhuộm mới và áp dụng nó vào đờm của bệnh nhân lao, lần đầu tiên phát hiện ra tác nhân gây bệnh: "Mycobacterium tuberculosis", hay trực khuẩn Koch. Khi bắt đầu cuộc điều tra, Koch đã biết về công việc của Villemin và những người khác đã tiếp tục các thí nghiệm của mình như Julius Conheim và Carl Salmosen. Ông cũng được tiếp cận với "khu pthisis" tại Bệnh viện Charité Berlin. Trước khi đối mặt với vấn đề bệnh lao, ông đã làm việc với bệnh than và đã phát hiện ra tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Bacillus anthracis. Trong cuộc điều tra này, ông kết thân với Ferdinand Cohn, giám đốc Viện Sinh lý Rau quả. Họ cùng nhau làm việc để phát triển các phương pháp nuôi cấy mẫu mô. Ngày 18 tháng 8 năm 1881, trong khi nhuộm mẫu bệnh phẩm lao bằng xanh methylen, ông nhận thấy các cấu trúc thuôn dài, mặc dù ông không thể chắc chắn liệu đó có phải chỉ là kết quả của việc tô màu hay không. Để cải thiện độ tương phản, ông quyết định thêm màu nâu Bismarck, sau đó các cấu trúc thuôn dài được trả lại sáng và trong suốt. Ông đã cải tiến kỹ thuật bằng cách thay đổi nồng độ kiềm trong dung dịch nhuộm cho đến khi đạt được điều kiện quan sát lý tưởng đối với trực khuẩn. Sau nhiều nỗ lực, ông đã có thể ủ vi khuẩn trong huyết thanh đông tụ ở 37 độ C. Sau đó, ông cấy vi khuẩn vào những con thỏ trong phòng thí nghiệm và quan sát thấy chúng chết khi có các triệu chứng của bệnh lao, chứng minh rằng loại trực khuẩn mà ông đặt tên là trực khuẩn lao, chính là nguyên nhân gây ra bệnh lao. Ông đã công bố kết quả của mình tại Hiệp hội Sinh lý học Berlin vào ngày 24 tháng 3 năm 1882, trong một bài giảng nổi tiếng mang tên Über Tuberculose, được xuất bản ba tuần sau đó. Kể từ năm 1882, ngày 24 tháng 3 được gọi là Ngày Thế giới phòng chống lao Vào ngày 20 tháng 4 năm 1882, Koch trình bày một bài báo có tựa đề "Die Ätiologie der Tuberculose", trong đó ông chứng minh rằng Mycobacterium là nguyên nhân đơn lẻ gây ra bệnh lao ở tất cả các dạng của nó. Năm 1890, Koch đã phát triển một dẫn xuất protein tinh khiết của vi khuẩn. Nó được chứng minh là một phương tiện tiêm chủng không hiệu quả nhưng vào năm 1908, Charles Mantoux tìm ra một xét nghiệm máu hiệu quả để chẩn đoán bệnh lao. Sự tiến bộ của hiểu biết khoa học về bệnh lao, và tính chất lây lan của nó đã tạo ra nhu cầu về các cơ sở trị liệu cho những người mắc bệnh. Hermann Brehmer, một bác sĩ người Đức, tin rằng bệnh lao phát sinh từ sự khó khăn của tim trong việc cung cấp máu cho phổi một cách chính xác. Do đó, ông đề xuất rằng tại những vùng cao hơn mực nước biển, nơi áp suất khí quyển thấp hơn, sẽ giúp tim hoạt động hiệu quả hơn. Với sự khuyến khích của nhà thám hiểm Alexander von Humboldt và giáo viên của ông là JL Schönlein, viện điều dưỡng chống bệnh lao đầu tiên được thành lập vào năm 1854, ở độ cao 650 mét so với mực nước biển, tại Görbersdorf. Ba năm sau, ông công bố những phát hiện của mình trên một bài báo "Die chronische Lungenschwindsucht und Tuberkulose der Lunge: Ihre Ursache und ihre Heilung". Brehmer và một trong những bệnh nhân của ông, Peter Dettweiler, đã trở thành những người đề xướng phong trào điều dưỡng, và đến năm 1877, các viện điều dưỡng bắt đầu lan rộng ra ngoài nước Đức và khắp châu Âu. Tiến sĩ Edward Livingston Trudeau sau đó đã thành lập "Adirondack Cottage Sanitorium" ở Saranac Lake, New York vào năm 1884. Một trong những bệnh nhân đầu tiên của Trudeau là tác giả Robert Louis Stevenson; danh tiếng của ông đã giúp thành lập Saranac Lake như một trung tâm điều trị bệnh lao. Năm 1894, sau khi một trận hỏa hoạn thiêu rụi phòng thí nghiệm nhỏ tại nhà của Trudeau, ông đã tổ chức Phòng thí nghiệm Saranac để nghiên cứu về bệnh Lao; đổi tên thành Viện Trudeau, phòng thí nghiệm tiếp tục nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm. Peter Dettweiler tiếp tục thành lập viện điều dưỡng của riêng mình tại Falkenstein vào năm 1877 và vào năm 1886, ông tuyên bố rằng 132 trong số 1022 bệnh nhân của ông đã được chữa khỏi hoàn toàn sau khi ở viện của ông. Cuối cùng, các viện điều dưỡng bắt đầu xuất hiện gần các thành phố lớn và ở độ cao thấp, như Viện điều dưỡng Sharon vào năm 1890 gần Boston. Viện điều dưỡng không phải là cơ sở điều trị duy nhất. Các phòng khám chuyên khoa lao bắt đầu phát triển ở các khu vực đô thị lớn. Ngài Robert Philip đã thành lập Trạm điều dưỡng Hoàng gia Victoria ở Edinburgh vào năm 1887. Các trạm y tế đóng vai trò như những viện điều dưỡng đặc biệt dành cho những trường hợp mắc bệnh lao sớm và được mở cho những người có thu nhập thấp. Việc sử dụng các trạm y tế để điều trị cho những người thuộc tầng lớp trung lưu và hạ lưu ở các khu vực đô thị lớn và sự phối hợp giữa các cấp độ khác nhau của các chương trình dịch vụ y tế như bệnh viện, viện điều dưỡng và các khu bệnh lao được gọi là ""Chương trình chống lao Edinburgh"". Vào đầu thế kỷ 20, bệnh lao là một trong những vấn đề sức khỏe cấp bách nhất của Vương quốc Anh. Một ủy ban hoàng gia được thành lập vào năm 1901, Ủy ban Hoàng gia được bổ nhiệm để điều tra các mối quan hệ của bệnh lao ở người và động vật. Nhiệm vụ của nó là tìm hiểu xem liệu bệnh lao ở động vật và người có phải là cùng một bệnh hay không, và liệu động vật và con người có thể lây nhiễm cho nhau hay không. Đến năm 1919, Ủy ban đã phát triển thành Hội đồng Nghiên cứu Y khoa của Vương quốc Anh. Năm 1902, Hội nghị quốc tế về bệnh lao được triệu tập tại Berlin. Trong số các hoạt động khác, hội nghị đã đề xuất Thánh giá Lorraine là biểu tượng quốc tế của cuộc chiến chống lại bệnh lao. Các chiến dịch quốc gia lan rộng khắp Châu Âu và Hoa Kỳ để ngăn chặn sự lan rộng của bệnh lao. Sau những năm 1880, bệnh lao đã trở thành một căn bệnh đáng quan tâm ở Anh; đã có các chiến dịch cấm khạc nhổ ở những nơi công cộng, và những người nghèo bị nhiễm bệnh bị áp lực phải vào các trại điều dưỡng giống như nhà tù; trong khi các viện điều dưỡng dành cho tầng lớp trung lưu và thượng lưu cung cấp dịch vụ chăm sóc tuyệt vời và chăm sóc y tế liên tục. Bất kể lợi ích của không khí trong lành và trị liệu trong viện điều dưỡng, ngay cả trong điều kiện tốt nhất, 50% bệnh nhân đã chết trong vòng 5 năm (số liệu năm 1916). Việc quảng bá "Con dấu Giáng sinh" bắt đầu ở Đan Mạch trong năm 1904 như một cách để gây quỹ cho các chương trình chống bệnh lao. Nó mở rộng sang Hoa Kỳ và Canada vào năm 1907–1908 để giúp Hiệp hội Lao Quốc gia (sau này được gọi là Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ). Tại Hoa Kỳ, lo ngại về sự lây lan của bệnh lao đã đóng một vai trò trong phong trào cấm khạc nhổ nơi công cộng. Thành công thực sự đầu tiên trong việc tạo miễn dịch chống lại bệnh lao đã được Albert Calmette và Camille Guérin phát triển từ chủng vi khuẩn lao bò giảm độc lực vào năm 1906. Nó được gọi là ""BCG" ( Bacille Calmette-Guérin)". Vắc-xin BCG lần đầu tiên được sử dụng trên người vào năm 1921 tại Pháp nhưng phải đến sau Thế chiến 2, BCG mới được chấp nhận rộng rãi ở Anh và Đức. Trong những ngày đầu của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, máy X-quang phát hiện lao tăng đột biến nhưng tỷ lệ tiêm chủng ban đầu rất thấp. Năm 1953, học sinh trung học đã được thống nhất nên được chủng ngừa, nhưng đến cuối năm 1954 chỉ có 250.000 người được chủng ngừa. Đến năm 1956, con số này đã tăng lên 600.000, khoảng một nửa là trẻ em đi học. Tại Ý, vắc xin khuếch tán Salvioli (Vaccino Diffondente Salvioli; VDS) được sử dụng từ năm 1948 đến năm 1976. Nó được phát triển bởi Giáo sư Gaetano Salvioli (1894–1982) của Đại học Bologna. Thời cận đại, một số can thiệp phẫu thuật, bao gồm cả kỹ thuật thổi khí màng phổi hoặc ghép màng phổi - làm xẹp phổi bị nhiễm trùng để nó "nghỉ ngơi" và cho phép các tổn thương lành lại - đã được sử dụng để điều trị bệnh lao Tràn khí màng phổi không phải là một kỹ thuật mới. Năm 1696, Giorgio Baglivi đã báo cáo về sự cải thiện chung ở những người bị bệnh lao sau khi họ có những vết thương do gươm đâm vào ngực. FH Ramadge gây ra ca tràn khí màng phổi điều trị thành công đầu tiên vào năm 1834, và sau đó được báo cáo rằng bệnh nhân đã được chữa khỏi. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, các nhà khoa học đã tìm cách điều tra nghiêm ngặt tính hiệu quả của các phương pháp như vậy. Carlo Forlanini đã thử nghiệm với kỹ thuật tạo khí màng phổi nhân tạo của ông từ năm 1882 đến năm 1888 và điều này bắt đầu được thực hiện chỉ những năm sau đó. Năm 1939, Tạp chí Lao của Anh đã công bố một nghiên cứu của Oli Hjaltested và Kjeld Törning trên 191 bệnh nhân trải qua quy trình này từ năm 1925 đến năm 1931; năm 1951, Roger Mitchell đã xuất bản một số bài báo về kết quả điều trị của 557 bệnh nhân được điều trị từ năm 1930 đến năm 1939 tại Trudeau Sanatorium ở Saranac Lake. Tuy nhiên, việc tìm kiếm thuốc chữa bệnh vẫn tiếp tục một cách nghiêm túc. Trong thời kỳ Đức Quốc xã chiếm đóng Ba Lan, SS-Obergruppenführer Wilhelm Koppe đã tổ chức hành quyết hơn 30.000 bệnh nhân Ba Lan mắc bệnh lao - ít ai biết hoặc quan tâm rằng việc chữa khỏi gần như nằm trong tầm tay. Ở Canada, các bác sĩ tiếp tục phẫu thuật loại bỏ bệnh lao cho bệnh nhân bản địa trong những năm 1950 và 60, ngay cả khi thủ thuật này không còn được thực hiện trên bệnh nhân không phải là người bản địa. Năm 1944, Albert Schatz, Elizabeth Bugie và Selman Waksman đã phân lập được streptomycin do một chủng vi khuẩn Streptomyces griseus sản xuất. Streptomycin là chất kháng sinh hiệu quả đầu tiên chống lại được vi khuẩn M. tuberculosis. Khám phá này thường được coi là khởi đầu kỷ nguyên hiện đại của điều trị bệnh lao, mặc dù cuộc cách mạng thực sự chỉ bắt đầu vài năm sau đó, vào năm 1952, với sự phát triển của isoniazid, loại thuốc diệt vi khuẩn đường miệng đầu tiên. Sự ra đời của rifampin trong những năm 1970 đã đẩy nhanh thời gian phục hồi và giảm đáng kể số ca bệnh lao cho đến những năm 1980. Hy vọng rằng căn bệnh này có thể được loại bỏ hoàn toàn đã bị tiêu tan vào những năm 1980 với sự gia tăng của các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Các trường hợp mắc bệnh lao ở Anh, khoảng 117.000 trường hợp năm 1913, đã giảm xuống còn khoảng 5.000 trường hợp vào năm 1987, nhưng các trường hợp nhiễm lao đã tăng trở lại, đạt 6.300 trường hợp vào năm 2000 và 7.600 trường hợp vào năm 2005. Do việc loại bỏ các cơ sở y tế công cộng ở New York và sự xuất hiện của HIV, có sự bùng phát trở lại của bệnh lao vào cuối những năm 1980. Số lượng bệnh nhân không hoàn thành liệu trình sử dụng thuốc của họ là khá cao. New York đã phải đương đầu với hơn 20.000 bệnh nhân lao với các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc (ít nhất là kháng cả rifampin và isoniazid). Để đối phó với sự bùng phát trở lại của bệnh lao, Tổ chức Y tế Thế giới đã ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu vào năm 1993. Năm 2008, gần nửa triệu trường hợp mắc bệnh lao đa kháng thuốc mới (MDR-TB) được ước tính xảy ra trên toàn thế giới
5672
https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=5672
Thực tế ảo
Thực tế ảo ( - "VR") là một trải nghiệm mô phỏng có thể giống hoặc khác hoàn toàn với thế giới thực. Các ứng dụng của thực tế ảo có thể bao gồm giải trí (tức là chơi game) và mục đích giáo dục (nghĩa là đào tạo y tế hoặc quân sự). Các loại khác, công nghệ phong cách VR khác biệt bao gồm thực tế tăng cường và thực tế hỗn hợp. Hiện tại các hệ thống thực tế ảo tiêu chuẩn sử dụng tai nghe thực tế ảo hoặc môi trường nhiều dự án để tạo ra hình ảnh thực tế, âm thanh và các cảm giác khác mô phỏng sự hiện diện vật lý của người dùng trong môi trường ảo. Một người sử dụng thiết bị thực tế ảo có thể nhìn xung quanh thế giới nhân tạo, di chuyển xung quanh và tương tác với các tính năng hoặc vật phẩm ảo. Hiệu ứng thường được tạo ra bởi các tai nghe VR bao gồm màn hình gắn trên đầu với màn hình nhỏ trước mắt, nhưng cũng có thể được tạo thông qua các phòng được thiết kế đặc biệt với nhiều màn hình lớn. Thực tế ảo thường kết hợp phản hồi thính giác và video, nhưng cũng có thể cho phép các loại phản hồi cảm giác và lực khác thông qua công nghệ haptic "Ảo" có ý nghĩa "là một cái gì đó thực chất hoặc hiệu ứng, mặc dù không thực sự hoặc thực tế" kể từ giữa những năm 1400. Thuật ngữ "ảo" đã được sử dụng theo nghĩa máy tính "không tồn tại về mặt vật lý nhưng được xuất hiện bằng phần mềm" từ năm 1959.Năm 1938, nhà viết kịch tiên phong người Pháp Antonin Artaud đã mô tả bản chất ảo tưởng của các nhân vật và đồ vật trong nhà hát là "la réalité virtuelle" trong một bộ sưu tập các bài tiểu luận, Le Théâtre et son double. Bản dịch tiếng Anh của cuốn sách này, được xuất bản năm 1958 với tên gọi Nhà hát và đôi của nó, là cách sử dụng xuất bản sớm nhất của thuật ngữ "thực tế ảo". Thuật ngữ "thực tế nhân tạo", được đặt ra bởi Myron Krueger, đã được sử dụng từ những năm 1970. Thuật ngữ "thực tế ảo" lần đầu tiên được sử dụng trong bối cảnh khoa học viễn tưởng trong The Judas Mandala, tiểu thuyết năm 1982 của Damien Broderick. Một phương pháp mà thực tế ảo có thể được nhận ra là thực tế ảo dựa trên mô phỏng. Ví dụ, trình mô phỏng lái xe mang lại cho người lái trên xe cảm giác thực sự lái một chiếc xe thực tế bằng cách dự đoán chuyển động của xe do đầu vào lái xe và đưa lại tín hiệu hình ảnh, chuyển động và âm thanh tương ứng cho người lái xe. Với thực tế ảo dựa trên hình ảnh đại diện, mọi người có thể tham gia vào môi trường ảo dưới dạng video thực cũng như hình đại diện. Người ta có thể tham gia vào môi trường ảo phân tán 3D dưới dạng hình đại diện thông thường hoặc video thực. Người dùng có thể chọn loại tham gia riêng dựa trên khả năng của hệ thống. Trong thực tế ảo dựa trên máy chiếu, mô hình hóa môi trường thực tế đóng một vai trò quan trọng trong các ứng dụng thực tế ảo khác nhau, chẳng hạn như điều hướng robot, mô hình xây dựng và mô phỏng máy bay. Các hệ thống thực tế ảo dựa trên hình ảnh đã trở nên phổ biến trong cộng đồng đồ họa máy tính và thị giác máy tính. Trong việc tạo các mô hình thực tế, điều cần thiết là phải đăng ký chính xác dữ liệu 3D thu được; thông thường, một camera được sử dụng để mô hình các vật thể nhỏ ở khoảng cách ngắn. Thực tế ảo dựa trên máy tính để bàn hiển thị một thế giới ảo 3D trên màn hình máy tính để bàn thông thường mà không sử dụng bất kỳ thiết bị theo dõi vị trí chuyên dụng nào. Nhiều trò chơi video với góc nhìn thứ nhất hiện đại có thể được sử dụng làm ví dụ, sử dụng nhiều kích hoạt, nhân vật phản ứng và các thiết bị tương tác khác để khiến người dùng cảm thấy như đang ở trong một thế giới ảo. Một lời chỉ trích phổ biến về hình thức nhập vai này là không có cảm giác về tầm nhìn ngoại vi, hạn chế khả năng của người dùng để biết những gì đang xảy ra xung quanh họ. Thực tế Augmented (AR) là một loại công nghệ thực tế ảo pha trộn những gì người dùng nhìn thấy trong môi trường thực tế của họ với nội dung số được tạo bởi phần mềm máy tính. Các hình ảnh được tạo bằng phần mềm bổ sung với cảnh ảo thường cải thiện cách nhìn xung quanh thực theo một cách nào đó. Hệ thống AR đưa thông tin ảo qua camera trực tiếp vào tai nghe hoặc kính thông minh hoặc thông qua thiết bị di động cho người dùng khả năng xem hình ảnh ba chiều. Thực tế hỗn hợp (MR) là sự hợp nhất của thế giới thực và thế giới ảo để tạo ra môi trường mới và trực quan hóa nơi các vật thể và kỹ thuật số cùng tồn tại và tương tác trong thời gian thực. Một không gian mạng đôi khi được định nghĩa là một thực tế ảo được nối mạng. Thực tế mô phỏng là một thực tế ảo giả định thực sự nhập vai như thực tế thực tế, cho phép trải nghiệm sống động như thật hoặc thậm chí là vĩnh cửu ảo. VR không phải là một phát minh mới, mà ngay từ năm 1962 Morton Heilig (Mỹ) đã phát minh ra thiết bị mô phỏng SENSORAMA. Tuy nhiên cũng như nhiều ngành công nghệ khác, VR chỉ thực sự được phát triển ứng dụng rộng rãi trong những năm gần đây nhờ vào sự phát triển của tin học (phần mềm) và máy tính (phần cứng). Ngày nay VR đã trở thành một ngành công nghiệp và thị trường VR tăng trưởng hàng năm khoảng 21% và dự tính đạt khoảng 3,4 tỷ $ năm 2005 (theo Machover, 2004). => Theo dự đoán của Gartner (tổ chức nghiên cứu thị trường toàn cầu), VR đứng đầu danh sách 10 công nghệ chiến lược năm 2009. Phần mềm luôn là linh hồn của VR cũng như đối với bất cứ một hệ thống máy tính hiện đại nào. Về mặt nguyên tắc có thể dùng bất cứ ngôn ngữ lập trình hay phần mềm đồ họa nào để mô hình hóa (modelling) và mô phỏng (simulation) các đối tượng của VR. Ví dụ như các ngôn ngữ (có thể tìm miễn phí) OpenGL, C++, Java3D, VRML, X3D...hay các phần mềm thương mại như WorldToolKit, PeopleShop... Phần mềm của bất kỳ VR nào cũng phải bảo đảm 2 công dụng chính: Tạo hình và Mô phỏng. Các đối tượng của VR được mô hình hóa nhờ chính phần mềm này hay chuyển sang từ các mô hình 3D (thiết kế nhờ các phần mềm CAD khác như AutoCAD, 3D Studio, 3Ds Max...). Sau đó phần mềm VR phải có khả năng mô phỏng động học, động lực học, và mô phỏng ứng xử của đối tượng. Phần cứng của một VR bao gồm: Tại các nước phát triển, chúng ta có thể nhận thấy VR được ứng dụng trong mọi lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật, kiến trúc, quân sự, giải trí, du lịch, địa ốc và đáp ứng mọi nhu cầu: Nghiên cứu - Giáo dục - Thương mại - dịch vụ. Thực tế ảo được sử dụng phổ biến nhất trong các ứng dụng giải trí như trò chơi video và rạp chiếu phim 3D. Tai nghe thực tế ảo tiêu dùng được phát hành lần đầu tiên bởi các công ty trò chơi video vào đầu những năm 1990. Bắt đầu từ những năm 2010, các tai nghe buộc dây thương mại thế hệ tiếp theo đã được Oculus (Rift), HTC (Vive) và Sony (PlayStation VR) phát hành, tạo ra một làn sóng phát triển ứng dụng mới. Rạp chiếu phim 3D đã được sử dụng cho các sự kiện thể thao, mỹ thuật, video âm nhạc và phim ngắn. Kể từ năm 2015, tàu lượn siêu tốc và công viên chủ đề đã kết hợp thực tế ảo để phù hợp với hiệu ứng hình ảnh với phản hồi xúc giác. Trong khoa học xã hội và tâm lý học, thực tế ảo cung cấp một công cụ tiết kiệm chi phí để nghiên cứu và tái tạo các tương tác trong một môi trường được kiểm soát. Nó có thể được sử dụng như một hình thức can thiệp trị liệu. Ví dụ, có trường hợp trị liệu phơi nhiễm thực tế ảo (VRET), một hình thức trị liệu phơi nhiễm để điều trị các rối loạn lo âu như rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) và ám ảnh. Trong y học, các chương trình thực tế ảo đang được sử dụng trong các quy trình phục hồi chức năng với những người già được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer. Điều này mang lại cho những bệnh nhân cao tuổi này cơ hội mô phỏng những trải nghiệm thực tế mà họ không thể trải nghiệm do tình trạng hiện tại của họ. 17 nghiên cứu gần đây với các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát đã chỉ ra rằng các ứng dụng thực tế ảo có hiệu quả trong điều trị thiếu hụt nhận thức bằng các chẩn đoán thần kinh. Mất khả năng vận động ở bệnh nhân cao tuổi có thể dẫn đến cảm giác cô đơn và trầm cảm. Thực tế ảo có thể hỗ trợ trong việc tạo ra sự lão hóa trong cuộc sống với thế giới bên ngoài mà họ không thể dễ dàng điều hướng. Thực tế ảo cho phép điều trị phơi nhiễm diễn ra trong một môi trường an toàn. Trong giáo dục, thực tế ảo có thể mô phỏng không gian làm việc thực tế cho mục đích an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, mục đích giáo dục và mục đích đào tạo. Nó có thể được sử dụng để cung cấp cho người học một môi trường ảo nơi họ có thể phát triển các kỹ năng của mình mà không phải chịu hậu quả trong thế giới thực. Nó đã được sử dụng và nghiên cứu giáo dục tiểu học, giảng dạy giải phẫu, quân sự, đào tạo phi hành gia, mô phỏng chuyến bay, đào tạo thợ mỏ... Nó cũng đã được tuyên bố để giảm chi phí huấn luyện quân sự bằng cách giảm thiểu lượng đạn dược sử dụng trong thời gian huấn luyện. Trong kinh doanh, sự phát triển của thực tế ảo mang đến cơ hội và kênh thay thế cho tiếp thị kỹ thuật số. Nó cũng được coi là một nền tảng mới cho thương mại điện tử, đặc biệt là trong nỗ lực thách thức các nhà bán lẻ truyền thống. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2018 tiết lộ rằng phần lớn hàng hóa vẫn được mua trong các cửa hàng vật lý. Bên cạnh các ứng dụng truyền thống ở trên, cũng có một số ứng dụng mới nổi lên trong thời gian gần đây của VR như: VR ứng dụng trong sản xuất, VR ứng dụng trong ngành rô-bốt, VR ứng dụng trong hiển thị thông tin (thăm dò dầu mỏ, hiển thị thông tin khối, ứng dụng cho ngành du lịch, ứng dụng cho thị trường bất động sản...) VR có tiềm năng ứng dụng vô cùng lớn. Có thể nói tóm lại một điều: Mọi lĩnh vực "có thật" trong cuộc sống đều có thể ứng dụng "thực tế ảo" để nghiên cứu và phát triển hoàn thiện hơn. Hiện nay YouTube đã có tính năng hỗ trợ xem video 360 độ với máy VR. Có nhiều cân nhắc về sức khỏe và an toàn của thực tế ảo. Một số triệu chứng không mong muốn đã được gây ra bởi việc sử dụng thực tế ảo kéo dài, và những điều này có thể đã làm chậm sự phát triển của công nghệ. Hầu hết các hệ thống thực tế ảo đi kèm với các cảnh báo của người tiêu dùng, bao gồm: co giật; vấn đề phát triển ở trẻ em; cảnh báo va chạm và va chạm; khó chịu; chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại; và can thiệp với các thiết bị y tế. Một số người dùng có thể bị co giật, co giật hoặc mất điện trong khi sử dụng tai nghe VR, ngay cả khi họ không có tiền sử động kinh và chưa bao giờ bị mất điện hoặc động kinh trước đó. Một trong 4.000 người, hoặc 0,25%, có thể gặp các triệu chứng này. Vì những triệu chứng này phổ biến hơn ở những người dưới 20 tuổi, trẻ em được khuyên không nên sử dụng tai nghe VR. Các vấn đề khác có thể xảy ra trong các tương tác vật lý với môi trường của một người. Trong khi đeo tai nghe VR, mọi người nhanh chóng mất nhận thức về môi trường xung quanh trong thế giới thực của họ và có thể tự làm mình bị thương bằng cách vấp ngã hoặc va chạm với các vật thể trong thế giới thực. Tai nghe VR có thể thường xuyên gây mỏi mắt, cũng như tất cả các công nghệ được sàng lọc, bởi vì mọi người có xu hướng chớp mắt ít hơn khi xem màn hình, khiến mắt họ bị khô hơn. Đã có một số lo ngại về tai nghe VR góp phần gây cận thị, nhưng mặc dù tai nghe VR ngồi sát mắt, chúng có thể không nhất thiết góp phần gây cận thị nếu độ dài tiêu cự của hình ảnh được hiển thị đủ xa. Bệnh thực tế ảo (còn được gọi là chứng sợ ảo) xảy ra khi một người tiếp xúc với môi trường ảo gây ra các triệu chứng tương tự như các triệu chứng say tàu xe. Phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới bởi các triệu chứng do tai nghe gây ra, với tỷ lệ tương ứng khoảng 77% và 33%. Các triệu chứng phổ biến nhất là khó chịu chung, đau đầu, nhận thức dạ dày, buồn nôn, nôn, xanh xao, đổ mồ hôi, mệt mỏi, buồn ngủ, mất phương hướng và thờ ơ. Ví dụ, Virtual Boy của Nintendo đã nhận được nhiều lời chỉ trích vì các hiệu ứng vật lý tiêu cực của nó, bao gồm "chóng mặt, buồn nôn và đau đầu". Những triệu chứng say tàu xe này được gây ra bởi sự mất kết nối giữa những gì được nhìn thấy và những gì phần còn lại của cơ thể cảm nhận được. Khi hệ thống tiền đình, hệ thống cân bằng bên trong của cơ thể, không trải nghiệm chuyển động mà nó mong đợi từ đầu vào thị giác qua mắt, người dùng có thể bị bệnh VR. Điều này cũng có thể xảy ra nếu hệ thống VR không có tốc độ khung hình đủ cao hoặc nếu có độ trễ giữa chuyển động của cơ thể và phản ứng thị giác trên màn hình với nó. Bởi vì khoảng 25 cường40% số người gặp phải một số loại bệnh VR khi sử dụng máy VR, các công ty đang tích cực tìm cách để giảm bệnh VR. Mối quan hệ giữa thực tế ảo và người dùng chưa đủ tuổi của nó đang gây tranh cãi và chưa được khám phá. Trong khi đó, trẻ em ngày càng nhận thức rõ hơn về VR, với con số ở Mỹ chưa bao giờ nghe nói về thực tế ảo giảm một nửa từ mùa thu 2016 (40%) đến mùa xuân 2017 (19%). Valeriy Kondruk, CEO của nền tảng du lịch VR Ascape, cho biết số lượt tải xuống ứng dụng vào tháng 3 năm 2020 tăng 60% so với tháng 12 năm 2019 và tăng gấp đôi so với tháng 1 năm 2020. Theo Kondruk, thông thường, tháng bận rộn nhất đối với các công ty VR là tháng 12, liên quan đến kỳ nghỉ mùa đông và mọi người dành nhiều thời gian hơn ở nhà. Đầu năm 2016, các tai nghe thực tế ảo đã có sẵn trên thị trường với các ưu đãi từ, ví dụ: Facebook (Oculus), HTC và Valve (Vive) Microsoft (HoloLens) và Sony (Morpheus). Vào thời điểm đó và cho đến ngày nay, các thương hiệu này có các hướng dẫn về độ tuổi khác nhau cho người dùng, ví dụ: 12+ hoặc 14+, điều này cho thấy chính sách hoàn toàn tự điều chỉnh. Các nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng VR hoặc ảnh hưởng của nó đối với trẻ em và một bộ quy tắc đạo đức liên quan đến người dùng chưa đủ tuổi đặc biệt cần thiết, do có sẵn nội dung khiêu dâm và bạo lực. Nghiên cứu liên quan về bạo lực trong các trò chơi video cho thấy rằng việc tiếp xúc với bạo lực truyền thông có thể ảnh hưởng đến thái độ, hành vi và thậm chí là tự khái niệm. Tự khái niệm là một chỉ số quan trọng về thái độ cốt lõi và khả năng đối phó, đặc biệt là ở thanh thiếu niên. Các nghiên cứu ban đầu tiến hành quan sát so với việc tham gia các trò chơi VR bạo lực cho thấy đối với những người tham gia trò chơi thực tế ảo, họ có những suy nghĩ kích thích và hung hăng cao hơn.   Việc theo dõi liên tục được yêu cầu bởi tất cả các hệ thống VR làm cho công nghệ này đặc biệt hữu ích và dễ bị giám sát hàng loạt. Việc mở rộng VR sẽ tăng tiềm năng và giảm chi phí cho việc thu thập thông tin về hành động, chuyển động và phản hồi cá nhân.